Unnamed: 0
int64
0
19.4k
full_text
stringlengths
2
1.06M
title
stringlengths
1
60
url
stringlengths
71
216
attribute
stringlengths
261
1.23k
200
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 6732/TCHQVP V/v ghi quyền hạn của người ký văn bản Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013 Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang. Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1306/HQKGVP ngày 04/11/2013 của Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang v/v xin hướng dẫn thể thức ký. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 12 Thông tư số 01/2011/TT BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính thì "Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức vụ như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q. Giám đốc (Quyền Giám đốc)…, không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định như: cấp phó thường trực, cấp phó phụ trách…". "Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó ký thay cấp trưởng". Do đó, để đảm bảo việc ban hành văn bản hành chính theo đúng quy định hiện hành, tất cả các văn bản do cấp phó được giao phụ trách ký hoặc cấp phó ký đều ghi quyền hạn của người ký như cấp phó ký thay cấp trưởng. Ví dụ: KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG KT. CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố; Lưu: VT, VP (02b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG Nguyễn Duy Thuận
Công văn 6732/TCHQ-VP
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-6732-TCHQ-VP-nam-2013-ghi-quyen-han-nguoi-ky-van-ban-hai-quan-213052.aspx
{'official_number': ['6732/TCHQ-VP'], 'document_info': ['Công văn 6732/TCHQ-VP năm 2013 ghi quyền hạn của người ký văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Duy Thuận'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
201
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 51/2016/NQHĐND Lai Châu, ngày 14 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG, AN NINH CÁC XÃ BIÊN GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 2020 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ BA Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Xét Tờ trình số 1947/TTrUBND ngày 03/10/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết thông qua đề án phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016 2020; Báo cáo thẩm tra số 376/BCHĐND ngày 10/10/2016 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016 2020, nội dung cụ thể như sau: 1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung Đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, đảm bảo an sinh xã hội; sắp xếp ổn định dân cư theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ và phát triển rừng; giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội các xã biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia. b) Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 Thu nhập bình quân đầu người: 18 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực trên 41 nghìn tấn, lương thực bình quân đầu người trên 480 kg. Tốc độ tăng đàn gia súc bình quân 5%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng trên 62%; trồng rừng mới trên 500 ha. Có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt trên 14 tiêu chí/xã. Trên 85% bản có đường xe máy hoặc ô tô đi lại thuận lợi; trên 94% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 85% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Trên 50% bản có nhà văn hóa; 100% xã có trụ sở xã được đầu tư xây dựng kiên cố. Thực hiện hỗ trợ nhà ở cho trên 1.000 hộ dân. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đi học trên 99%; tỷ lệ học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi 99%, tỷ lệ học sinh THCS đi học đúng độ tuổi 96%; huy động học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 THPT: 60%. Có 16 trường đạt chuẩn quốc gia. Trên 56% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trên 69% xã có bác sỹ làm việc tại trạm y tế (trong đó 35% xã có bác sỹ biên chế làm việc tại trạm) ; trên 93% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm đủ 8 loại vắc xin; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 22%; tỷ lệ sinh con thứ ba dưới 30%. Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 56%/năm; giải quyết việc làm bình quân trên 1.300 lao động/năm; đào tạo nghề bình quân trên 1.400 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 40%. Trên 80% hộ gia đình; 65% thôn, bản; 92% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. Trên 80% tổ chức chính quyền cơ sở đạt khá và tốt. Cán bộ, công chức cấp xã: trên 85% có trình độ học vấn trung học phổ thông; 100% có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên (trong đó 30% có trình độ đại học) ; 100% cán bộ cấp xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên (trong đó 3% có trình độ cao cấp) ; 50% công chức xã có trình độ trung cấp lý luận chính trị. 2. Nhiệm vụ a) Phát triển kinh tế Sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 31/2016/NQHĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua đề án phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 2020. Phát huy lợi thế về đất đai, nguồn nước, khí hậu, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã, mở rộng các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân ở những nơi có điều kiện; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi; phát triển một số cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao… hướng tới xây dựng sản phẩm có thương hiệu, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn. + Trồng trọt Cây lúa: Tập trung thâm canh, tăng vụ, đưa giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất, phát triển các loại lúa đặc sản địa phương. Đối với vùng thuận lợi cho phát triển hai vụ lúa, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. Đối với các vùng khác không có điều kiện sản xuất hai vụ lúa, vận động người dân tăng một vụ mầu, đến năm 2020 sản lượng lúa trên 24 nghìn tấn. Cây ngô: Đầu tư thâm canh diện tích ngô hiện có, tăng diện tích ngô trên đất ruộng một vụ; khuyến khích sử dụng các giống ngô lai có năng suất, chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi và xuất khẩu, đến năm 2020 sản lượng đạt trên 16 nghìn tấn. Cây dược liệu: Phát triển các loại cây dược liệu quý có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu, khôi phục và phát triển cây tam thất trên địa bàn một số vùng có điều kiện phù hợp; từng bước phát triển một số cây dược liệu có giá trị như: Sâm ngọc linh, đương quy… Phát triển cây ớt tại các xã Ka Lăng, Thu Lũm; khoanh vùng diện tích sả hiện có, triển khai lập quy hoạch vùng trồng sả gắn với xây dựng cơ sở chế biến và thương hiệu; hỗ trợ tổ chức, cá nhân đầu tư chiết xuất tinh dầu sả tập trung, trước mắt hỗ trợ đổi mới công nghệ chiết xuất cho các hộ gia đình. Duy trì và phát triển diện tích thảo quả, nghiên cứu khắc phục hiện tượng thảo quả giảm năng suất. Cây trồng khác: Mở rộng, phát triển vùng trồng chuối tập trung, khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người dân đầu tư thâm canh chuối. Nghiên cứu phục hồi phát triển diện tích cây ăn quả ôn đới, từng bước đưa những giống cây ăn quả ôn đới mới thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu vào sản xuất. Phục hồi và phát triển diện tích chè truyền thống tại những nơi có điều kiện thuận lợi. + Chăn nuôi: Tập trung hỗ trợ, phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai phát triển mạnh chăn nuôi gia súc (chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê) , gia cầm, có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ phương thức chăn nuôi từ thả rông sang chăn dắt, làm chuồng trại gắn với trồng cỏ, dự trữ thức ăn... Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, nhóm hộ (kết hợp giữa hộ nghèo, cận nghèo và hộ không nghèo). Chú trọng đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm. + Lâm nghiệp: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, tập trung bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng hiện có, giai đoạn 2016 2020 thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên thêm 13 nghìn ha; thực hiện tốt nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy rừng, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ và phát triển rừng. + Xây dựng nông thôn mới: Tuyên truyền, vận động, tổ chức cho người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng nông thôn. Thương mại, Dịch vụ và Du lịch: Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; đảm bảo hoạt động thương mại trên địa bàn các xã biên giới đúng pháp luật. Tổ chức các kênh phân phối hàng Việt Nam đến vùng sâu, vùng xa. Phát triển các mặt hàng xuất, nhập khẩu của địa phương, hoàn thiện các thủ tục pháp lý về quản lý cửa khẩu, lối mở biên giới tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp có năng lực tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, nhân rộng mô hình du lịch cộng đồng tại những nơi có điều kiện. b) Văn hóa, xã hội Giáo dục, Đào tạo: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 34/2016/NQHĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 2020 . Tăng cường và đổi mới công tác quản lý của chính quyền, chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Chăm lo hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh, chú trọng hoạt động đoàn, đội giáo dục kỹ năng sống của học sinh, bảo đảm chất lượng giáo dục phổ thông cho con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng mô hình điểm. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 37/2016/NQHĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở giai đoạn 2016 2020 . Tập trung củng cố, hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở, thực hiện tốt chế độ luân chuyển, điều động y, bác sỹ về xã, tập trung đào tạo đội ngũ bác sỹ cho tuyến xã. Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách theo quy định. Nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân, đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế hiện đại, thực hiện công bằng trong chăm sóc y tế. Thực hiện tốt công tác truyền thông dân số, vận động kế hoạch hóa gia đình, ngăn ngừa tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, tiến tới ổn định mức sinh thay thế. Phối kết hợp quân dân y trong phòng bệnh, khám chữa bệnh khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa; chú trọng công tác kiểm dịch y tế, kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm qua biên giới. Lao động, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với giải quyết việc làm, ưu tiên đào tạo trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng và đào tạo phục vụ xuất khẩu lao động. Tư vấn, tuyên truyền, vận động người dân tham gia xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường huy động sự ủng hộ của các nhà hảo tâm trong việc hỗ trợ xóa nhà tạm cho các hộ nghèo, phòng chống, ngăn chặn, giảm thiểu tệ nạn xã hội, có biện pháp quản lý lao động sang Trung Quốc làm việc trái phép. Giảm nghèo bền vững: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 30/2016/NQHĐND ngày 28/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 2020 . Tiếp tục thực hiện các chính sách giảm nghèo, hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội để thoát nghèo bền vững. Đẩy mạnh và thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục về ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Văn hóa, Thể thao, Thông tin truyền thông: Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc. Đẩy mạnh các hoạt động thể thao quần chúng, chú trọng các hoạt động thể dục, thể thao nhất là hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường. Nâng cao chất lượng, nội dung, thời lượng các chương trình phát thanh, truyền hình địa phương, nhất là các chương trình tiếng dân tộc. Quan tâm đầu tư, phát triển thông tin, truyền thông. Tuyên truyền đấu tranh, bài trừ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội; bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Công tác Dân tộc, Tôn giáo: Thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo đảm bảo hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tuyên truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân. c) Ổn định và sắp xếp dân cư Đầu tư hoàn thành các dự án sắp xếp dân cư giai đoạn 20112015, tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ sản xuất. Thực hiện rà soát quy hoạch và sắp xếp dân cư các xã biên giới theo hướng bền vững gắn với bảo vệ biên giới, bảo vệ và phát triển rừng. Lồng ghép các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ mục tiêu và các nguồn vốn khác để đầu tư, sắp xếp ổn định dân cư đảm bảo các hộ được sắp xếp phải có đủ các điều kiện về đất ở, đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ. d) Xây dựng kết cấu hạ tầng Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh các xã biên giới như: Tuyến đường Nậm Xe Sin Súi Hồ; tuyến kè chống xói, lở bảo vệ bờ sông biên giới khu vực mốc 18(2) đến mốc 19, xã Ka Lăng, huyện Mường Tè; đường ra mốc quốc giới phục vụ việc tuần tra bảo vệ mốc giới các huyện biên giới; tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân; ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn như: Nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác, từng bước hoàn thiện đầu tư cơ sở hạ tầng theo chuẩn nông thôn mới. đ) Quốc phòng, an ninh và đối ngoại Công tác quân sự, quốc phòng: Tiếp tục xây dựng thế trận an ninh nhân dân, gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, xây dựng lực lượng dân quân xã vững mạnh. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân, thành lập các tổ tự quản đường biên, mốc giới, ký cam kết giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ biên giới theo Chỉ thị số 01/CTTTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới . Công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội: Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Các lực lượng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh đấu tranh, triệt phá các loại tội phạm nhất là tội phạm ma túy, buôn bán tàng trữ vũ khí, chất nổ, mua bán người... giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Công tác đối ngoại: Tiếp tục thực hiện tốt quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, nhất là quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các huyện, xã biên giới hai bên. e) Xây dựng hệ thống chính trị Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cơ sở. Xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở vững mạnh, đủ năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu được giao. Rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức đảm bảo tiêu chuẩn, đủ số lượng theo vị trí việc làm, có trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn; chú trọng tạo nguồn cán bộ tại chỗ, lựa chọn cán bộ có trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, nhiệt tình và có triển vọng phát triển để tăng cường, luân chuyển về cơ sở. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn, nâng chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 3. Giải pháp a) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến Nhân dân các dân tộc, tạo sự thống nhất về tư tưởng và sự đồng thuận của Nhân dân. b) Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Nghị quyết, cụ thể hóa từng mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết bằng kế hoạch của tỉnh và của từng sở, ban, ngành, huyện, xã để tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện. Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhân rộng các mô hình, cách thức triển khai đạt hiệu quả cao để chính quyền và người dân áp dụng. c) Cơ chế, chính sách: Ngoài những chính sách đang thực hiện đối với đồng bào các xã biên giới, ưu tiên nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện những chính sách sau: Hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc (Hỗ trợ theo dự án được UBND huyện phê duyệt) Kết hợp giữa chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2017 2021 và chính sách hỗ trợ khác. Tập trung hỗ trợ chăn nuôi theo tổ hợp tác, quy mô nhóm từ 5 hộ trở lên cùng sở thích đầu tư chăn nuôi, trong đó phải đảm bảo có từ 2 hộ nghèo trở lên, các hộ phải có chuồng trại và trồng cỏ tập trung, ưu tiên các nhóm hộ thiếu đất sản xuất. Hỗ trợ 100% lãi suất đối với hộ nghèo, 50% lãi suất đối với hộ không thuộc diện hộ nghèo vay vốn ngân hàng chính sách xã hội và vốn vay các ngân hàng theo Nghị định số 55/2015/NĐCP ngày 09/6/2015 của Chính phủ để phát triển chăn nuôi gia súc. Quy mô 5.000 hộ vay, trong đó: Hộ không thuộc diện hộ nghèo vay 25 triệu đồng/hộ; hộ nghèo, hộ cận nghèo vay 15 triệu đồng/hộ, thời gian hỗ trợ lãi suất cho vay tối đa 5 năm. Đồng thời, ngân sách tỉnh chi trả 100% chi phí tiêm phòng đối với gia súc hỗ trợ. Hợp đồng mỗi xã một người có trình độ chuyên môn cao đẳng hoặc đại học thuộc lĩnh vực nông nghiệp làm công tác khuyến nông, khuyến lâm, tư vấn theo dõi, hỗ trợ, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án. Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản (Hỗ trợ theo dự án được UBND huyện phê duyệt) : Hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị không quá 60% tổng mức đầu tư và không quá 02 tỷ đồng/dự án, ngoài ra các cơ sở chế biến tinh dầu sả được hỗ trợ tiền điện (10kw/lít). Nội dung hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị chỉ được hỗ trợ khi dự án có sức lan tỏa, phù hợp với quy hoạch vùng nguyên liệu . Hằng năm hỗ trợ 500 triệu đồng/xã để thực hiện những vấn đề phát sinh như: Hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất, đầu tư xây dựng công trình cấp thiết quy mô nhỏ, sửa chữa công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu nông thôn mới (nước sinh hoạt, giao thông, trường học, trạm y tế, trụ sở xã...). d) Huy động nguồn lực: Ưu tiên lồng ghép các nguồn lực (nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương, nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác) để thực hiện các chính sách và xây dựng các công trình hạ tầng phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh các xã biên giới. đ) Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động cán bộ, chủ động tạo nguồn cán bộ tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. e) Tổ chức hoạt động kết nghĩa và giúp đỡ giữa 04 huyện, thành phố trong nội địa với 04 huyện biên giới. Các huyện, thành phố trong nội địa chỉ đạo bố trí những xã, phường, thị trấn có năng lực kết nghĩa, giúp đỡ các xã biên giới. 4. Kinh phí Kinh phí: 2.100 tỷ đồng, trong đó: Vốn sự nghiệp: 398 tỷ đồng . Vốn đầu tư: 1.702 tỷ đồng . Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết . Điều 3: Hiệu lực thi hành Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Khóa XIV Kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14 tháng 10 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2016./. CHỦ TỊCH Vũ Văn Hoàn
Nghị quyết 51/2016/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-51-2016-NQ-HDND-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-quoc-phong-an-ninh-bien-gioi-Lai-Chau-2016-2020-328693.aspx
{'official_number': ['51/2016/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 51/2016/NQ-HĐND phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh các xã biên giới giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Lai Châu ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Lai Châu', ''], 'signer': ['Vũ Văn Hoàn'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/10/2016', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
202
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 740/VPCPPL V/v thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số689/TTgPL ngày 29/7/2023 Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2024 Kính gửi: Các bộ, cơ quan ngang bộ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Xét đề nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 28/BCBTP ngày 17 tháng 01 năm 2024 về kết quả rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có quy định vướng mắc, bất cập do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành (gửi kèm), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang có ý kiến như sau: 1. Đồng ý đề xuất của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 28/BCBTP ngày 17 tháng 01 năm 2024 nêu trên. 2. Giao các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, đánh giá các phản ánh, kiến nghị của các bộ, cơ quan về các vướng mắc, bất cập tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, ngành mình được nêu tại các Phụ lục kèm theo Báo cáo số 28/BCBTP ngày 17 tháng 01 năm 2024. Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá cần có sự kết nối, kế thừa kết quả rà soát văn bản các cơ quan đã thực hiện hoặc được tổng hợp báo cáo Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước đó[1]; báo cáo kết quả rà soát, đề xuất phương án xử lý các kiến nghị của các bộ, cơ quan gửi Bộ Tư pháp trước ngày 01 tháng 3 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở kết quả rà soát, đề xuất phương án xử lý của các bộ, cơ quan, giao Bộ Tư pháp tổng hợp, nghiên cứu đề xuất phương án xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 3 năm 2024. 3. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu, xử lý đối với các đề xuất, kiến nghị của các bộ, cơ quan về văn bản quy phạm pháp luật có nội dung vướng mắc, bất cập thuộc trách nhiệm rà soát của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Văn phòng Chính phủ thông báo đến các bộ, cơ quan có liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; TTgCP, các PTTgCP (để b/c); UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; VPCP: BTCN, các PCN; Lưu: VT, PL (2). KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Cao Huy [1] Báo cáo số 587/BCCP của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; Báo cáo số 334/BCTCT ngày 19/10/2023 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06;...
Công văn 740/VPCP-PL
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-740-VPCP-PL-2024-thuc-hien-chi-dao-cua-Thu-tuong-Chinh-phu-tai-van-ban-689-TTg-PL-619793.aspx
{'official_number': ['740/VPCP-PL'], 'document_info': ['Công văn 740/VPCP-PL năm 2024 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 689/TTg-PL do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Cao Huy'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/01/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
203
UBND TỈNH ĐẮK NÔNG SỞ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2609/SXDKT&QLHĐXD V/v công bố Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2024 Đắk Nông, ngày 23 tháng 10 năm 2024 Kính gửi: Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa. Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐCP ngày 09/2/2021 của Chính phủ, về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ Nghị định số 74/2024/NĐCP ngày 30/6/2024 của Chính phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động; Căn cứ Thông tư 11/2021/TTBXD , ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Thông tư số 14/2023/TTBXD ngày 29/12/2023 của Bộ Xây dựng về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2021/TTBXD ngày 31/8/2021; Căn cứ thông tư 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2022 của Bộ trưởng Bộ xây dựng Hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; Căn cứ Thông tư số 14/2023/TTBXD ngày 29/12/2023 của Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2021/TTBXD hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ Quyết định số 361/QĐUBND ngày 17/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông V/v ủy quyền công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá thuê máy và thiết bị thi công; Căn cứ Công văn số 2451/SXDKT&QLHĐXD ngày 09/10/2024 của Sở Xây dựng Đắk Nông V/v công bố đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2024. Sở Xây dựng công bố Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2024 để áp dụng trong việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như sau: 1. Nội dung giá ca máy và thiết bị thi công: Kèm theo Công văn này là Thuyết minh và hướng dẫn áp dụng bảng giá ca máy và thiết bị thi công. 2. Hướng dẫn áp dụng: Đơn giá ca máy thiết bị thi công xây dựng trên được áp dụng kể từ ngày công bố. Trong quá trình thực hiện, trường hợp công tác xây dựng có sử dụng giá ca máy thiết bị thi công chưa được công bố hoặc gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Xây dựng để được hướng dẫn thực hiện hoặc phối hợp đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết./. Nơi nhận: Như trên; Bộ Xây dựng (B/c); UBND tỉnh (B/c); Sở Tư pháp; Lãnh đạo Sở (B/c); Trang TTĐT Sở (đăng tải); Lưu VT, KT&QLHĐXD(Th). KT. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Trần Ngọc Lâm THUYẾT MINH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác, là giá dùng để xác định chi phí máy thi công trong đơn giá xây dựng công trình, là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, áp dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. I. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH VÀ CÁC THÀNH PHẦN CHI PHÍ 1. Cơ sở xác định Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐCP , ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lí chi phí đầu tư xây dựng công trình; Căn cứ Thông tư số 11/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; Căn cứ Thông tư số 14/2023/TTBXD ngày 29/12/2023 của Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2021/TTBXD hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Căn cứ Quyết định số 361/QĐUBND ngày 17/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông V/v ủy quyền công bố chỉ số giá xây dựng, giá vật liệu xây dựng, thiết bị công trình, đơn giá nhân công xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá thuê máy và thiết bị thi công; Căn cứ Công văn số 2451/SXDKT&QLHĐXD ngày 09/10/2024 của Sở Xây dựng Đắk Nông V/v công bố đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2024; Thông cáo báo chí số 43/2024/PLXTCBC ngày 10/10/2024 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) về việc điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 10/10/2024; Quyết định số 1416/QĐEVN ngày 09/11/2023 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh mức bán lẻ điện bình quân; Căn cứ các số liệu và tài liệu thu thập để tham khảo trong việc tính toán. 2. Cách xác định giá ca máy Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là bảng giá ca máy) được xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng; Nguyên giá máy và thiết bị xây dựng tham khảo tại Mục V, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng; Danh mục máy; các định mức khấu hao; sửa chữa; tiêu hao nhiên liệu; số ca năm; thành phần; cấp bậc; số lượng thợ điều khiển máy; được xác định theo Mục V, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng; Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác và được xác định theo công thức sau: CCM = CKH + CSC + CNL + CNC+CCPK (1) Trong đó: + CCM : Giá ca máy (đồng/ca) + CKH : Chi phí khấu hao (đồng/ca) + CSC : Chi phí sửa chữa (đồng/ca) + CNL : Chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca) + CNC : Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đồng/ca) + CCPK : Chi phí khác (đồng/ca) 2.1 Chi phí khấu hao. Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên. Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy. Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo hướng dẫn tại khoản 1, Mục III, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng. 2.2. Chi phí sửa chữa. Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy. Định mức chi phí sửa chữa tính theo tỷ lệ % quy định tại khoản 2, Mục III, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng. 2.3 Chi phí nhiên liệu, năng lượng Là khoản chi phí về nhiên liệu, năng lượng tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy tạo ra động lực cho máy hoạt động (nhiên liệu chính gồm: xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén) và các loại nhiên liệu phụ như dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động. Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng. Giá nhiên liệu, năng lượng (chưa có thuế giá trị gia tăng) sử dụng để tính chi phí nhiên liệu máy thi công được quy định trên Thông cáo báo chí số 43/2024/PLX TCBC ngày 10/10/2024 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) về việc điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 10/10/2024 và theo Quyết định số 1416/QĐ EVN ngày 09/11/2023 của Tập đoàn điện lực Việt Nam về việc điều chỉnh mức bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện (chưa có thuế giá trị gia tăng) là: Giá điện (bình quân): 2.006,79 đ/kwh Xăng RON 92: 18.391 đồng/lít Dầu diesel (0,05S): 17.155 đồng/lít Dầu mazut (3.5S): 14.745 đồng/lít + Hệ số chi phí nhiên liệu phụ (KP): Động cơ xăng: 1,02 Động cơ diesel: 1,03 Động cơ điện: 1,05 2.4 Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy. Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy được quy định tại Mục V, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TT BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng. Đơn giá nhân công để xác định chi phí lương thợ điều khiển máy trong bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xác định như sau: + Chi phí thợ điều khiển trong bảng giá ca máy tính cho vùng III (thành phố Gia Nghĩa) và vùng IV (các huyện còn lại) được xác định tại Công văn số 2451/SXDKT&QLHĐXD ngày 09/10/2024 của Sở Xây dựng Đắk Nông. + Hệ số bậc lương theo Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng; 2.5 Chi phí khác. Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng. Định mức chi phí khác tính theo tỷ lệ % quy định tại Mục V, Phụ lục V của Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng. II. KẾT CẤU BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng được tính toán cho 02 vùng: Vùng III: Thành phố Gia Nghĩa; Vùng IV: Các huyện còn lại; được trình bày theo từng loại máy với các thành phần chi phí: Chi phí khấu hao; Chi phí sửa chữa; Chi phí nhiên liệu, năng lượng; Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; Chi phí khác. III. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Bảng giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình tỉnh Đắk Nông áp dụng đối với các loại máy và thiết bị đang được sử dụng phổ biến để thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông trong điều kiện làm việc bình thường. 2. Đối với những máy, thiết bị thi công chưa có quy định trong bảng giá này hoặc những máy, thiết bị thi công nhập khẩu thì Chủ đầu tư căn cứ vào phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công quy định tại Thông tư số 13/2021/TTBXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng làm cơ sở để lập và gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp công bố. CHƯƠNG I. BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Stt Mã hiệu Loại máy và thiết bị Chi phí tiền lương Vùng III Giá ca máy Vùng III (đồng) Chi phí tiền lương Vùng IV Giá ca máy Vùng IV (đồng) VÙNG III VÙNG IV 1 2 3 4 5 6 7 M101.0000 MÁY THI CÔNG ĐẤT VÀ LU LÈN M101.0100 Máy đào một gầu, bánh xích dung tích gầu: 1 M101.0101 0,40 m3 320.183 1.834.961 308.245 1.823.023 2 M101.0102 0,50 m3 320.183 2.108.908 308.245 2.096.970 3 M101.0103 0,65 m3 320.183 2.365.313 308.245 2.353.375 4 M101.0104 0,80 m3 320.183 2.571.624 308.245 2.559.686 5 M101.0105 1,25 m3 320.183 3.523.938 308.245 3.512.001 6 M101.0106 1,60 m3 320.183 4.312.588 308.245 4.300.650 7 M101.0107 2,30 m3 320.183 5.656.122 308.245 5.644.185 8 M101.0108 3,60 m3 320.183 8.519.323 308.245 8.507.385 9 M101.0115 Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa thủy lực/hàm kẹp 320.183 3.790.871 308.245 3.778.933 10 M101.0116 Máy đào 1,60 m3 gắn đầu búa thủy lực 320.183 4.417.221 308.245 4.405.283 M101.0200 Máy đào một gầu, bánh hơi dung tích gầu: 11 M101.0201 0,80 m3 320.183 2.486.469 308.245 2.474.531 12 M101.0202 1,25 m3 320.183 3.614.579 308.245 3.602.641 M101.0300 Máy đào gầu dây dung tích gầu: 13 M101.0301 0,40 m3 376.457 2.503.820 362.421 2.489.784 14 M101.0302 0,65 m3 376.457 2.718.254 362.421 2.704.218 15 M101.0303 1,20 m3 376.457 4.487.876 362.421 4.473.841 16 M101.0304 1,60 m3 376.457 5.326.187 362.421 5.312.152 17 M101.0305 2,30 m3 376.457 6.849.041 362.421 6.835.005 M101.0400 Máy xúc lật dung tích gầu: 18 M101.0401 0,65 m3 320.183 1.429.527 308.245 1.417.589 19 M101.0402 0,9 m3 320.183 1.797.072 308.245 1.785.134 20 M101.0403 1,25 m3 320.183 2.068.238 308.245 2.056.301 21 M101.0404 1,6m3 ÷ 1,65 m3 320.183 2.823.004 308.245 2.811.066 22 M101.0405 2,30 m3 320.183 3.388.866 308.245 3.376.928 23 M101.0406 3,20 m3 320.183 5.196.469 308.245 5.184.532 M101.0500 Máy ủi công suất: 24 M101.0501 75 cv 320.183 1.473.548 308.245 1.461.611 25 M101.0502 100 cv 320.183 1.760.165 308.245 1.748.227 26 M101.0503 110 cv 320.183 1.844.894 308.245 1.832.956 27 M101.0504 140 cv 320.183 2.505.096 308.245 2.493.159 28 M101.0505 180 cv 320.183 3.109.970 308.245 3.098.032 29 M101.0506 240 cv 320.183 3.704.379 308.245 3.692.442 30 M101.0507 320 cv 320.183 5.166.196 308.245 5.154.258 M101.0600 Máy cạp tự hành dung tích thùng: 31 M101.0601 9 m3 446.315 4.124.003 429.675 4.107.362 32 M101.0602 16 m3 446.315 5.197.515 429.675 5.180.874 33 M101.0603 25 m3 446.315 6.093.944 429.675 6.077.304 M101.0700 Máy san tự hành công suất: 34 M101.0701 110 cv 376.457 2.048.349 362.421 2.034.314 35 M101.0702 140 cv 376.457 2.386.418 362.421 2.372.382 36 M101.0703 180 cv 376.457 2.749.358 362.421 2.735.322 M101.0800 Máy đầm đất cầm tay trọng lượng: 37 M101.0801 50 kg 269.730 364.937 259.673 354.881 38 M101.0802 60 kg 269.730 380.779 259.673 370.723 39 M101.0803 70 kg 269.730 393.771 259.673 383.714 40 M101.0804 80 kg 269.730 415.122 259.673 405.065 M101.0900 Máy lu bánh hơi tự hành trọng lượng tĩnh: 41 M101.0901 9 t 320.183 1.437.464 308.245 1.425.527 42 M101.0902 16 t 320.183 1.578.529 308.245 1.566.591 43 M101.0903 18 t 320.183 1.683.603 308.245 1.671.666 44 M101.0904 25 t 320.183 1.994.068 308.245 1.982.130 M101.1000 Máy lu rung tự hành trọng lượng tĩnh: 45 M101.1001 8 t 320.183 1.296.082 308.245 1.284.144 46 M101.1002 12t 320.183 1.626.064 308.245 1.614.126 47 M101.1003 15 t 320.183 2.038.003 308.245 2.026.066 48 M101.1004 18 t 320.183 2.460.486 308.245 2.448.549 49 M101.1005 20 t 320.183 2.643.454 308.245 2.631.516 50 M101.1006 25 t 320.183 2.820.681 308.245 2.808.744 M101.1100 Máy lu bánh thép tự hành trọng lượng tĩnh: 51 M101.1101 6,0 t 320.183 920.050 308.245 908.113 52 M101.1102 8,5 ÷ 9 t 320.183 1.034.225 308.245 1.022.287 53 M101.1103 10 t 320.183 1.156.982 308.245 1.145.044 54 M101.1104 12 t 320.183 1.295.350 308.245 1.283.413 55 M101.1105 16 t 320.183 1.397.860 308.245 1.385.923 56 M101.1106 25 t 320.183 1.627.345 308.245 1.615.407 M101.1200 Máy lu chân cừu tự hành trọng lượng tĩnh: 57 M101.1201 12 t 320.183 1.711.224 308.245 1.699.286 58 M101.1202 20 t 320.183 2.716.216 308.245 2.704.279 M102.0000 MÁY NÂNG CHUYỂN M102.0100 Cần trục ô tô sức nâng: 59 M102.0101 3 t 599.911 1.511.814 577.544 1.489.447 60 M102.0102 4 t 599.911 1.564.039 577.544 1.541.672 61 M102.0103 5 t 599.911 1.678.154 577.544 1.655.788 62 M102.0104 6 t 599.911 1.858.671 577.544 1.836.304 63 M102.0105 10 t 599.911 2.189.002 577.544 2.166.635 64 M102.0106 16 t 599.911 2.455.641 577.544 2.433.275 65 M102.0107 20 t 599.911 2.672.992 577.544 2.650.625 66 M102.0108 25 t 599.911 2.955.619 577.544 2.933.252 67 M102.0109 30 t 599.911 3.218.194 577.544 3.195.827 68 M102.0110 40 t 599.911 4.032.149 577.544 4.009.782 69 M102.0111 50 t 599.911 5.065.824 577.544 5.043.457 M102.0200 Cần cẩu bánh hơi sức nâng: 70 M102.0201 6t 766.498 1.669.819 737.920 1.641.241 71 M102.0202 16 t 766.498 2.106.794 737.920 2.078.217 72 M102.0203 25 t 766.498 2.331.068 737.920 2.302.491 73 M102.0204 40 t 766.498 3.421.419 737.920 3.392.842 74 M102.0205 63 t ÷ 65 t 766.498 3.943.065 737.920 3.914.487 75 M102.0206 80t 766.498 4.916.537 737.920 4.887.960 76 M102.0207 90 t 846.058 5.758.905 814.514 5.727.361 77 M102.0208 100 t 846.058 6.603.221 814.514 6.571.677 78 M102.0209 110 t 846.058 7.772.264 814.514 7.740.720 79 M102.0210 125 t ÷ 130 t 846.058 8.901.571 814.514 8.870.027 M102.0300 Cần cẩu bánh xích sức nâng: 80 M102.0301 5 t 696.640 1.860.371 670.666 1.834.398 81 M102.0302 10 t 696.640 2.096.867 670.666 2.070.894 82 M102.0303 16 t 696.640 2.485.283 670.666 2.459.310 83 M102.0304 25 t 766.498 2.871.377 737.920 2.842.799 84 M102.0305 28 t 766.498 3.153.646 737.920 3.125.068 85 M102.0306 40 t 766.498 3.606.688 737.920 3.578.111 86 M102.0307 50 t 766.498 4.210.581 737.920 4.182.004 87 M102.0308 60t 766.498 4.418.244 737.920 4.389.666 88 M102.0309 63 t ÷ 65 t 766.498 4.622.447 737.920 4.593.869 89 M102.0310 80 t 766.498 5.108.742 737.920 5.080.164 90 M102.0311 100 t 766.498 6.039.636 737.920 6.011.059 91 M102.0312 110 t 766.498 6.741.357 737.920 6.712.779 92 M102.0313 125 t ÷ 130 t 766.498 8.871.005 737.920 8.842.427 93 M102.0314 150 t 766.498 9.856.175 737.920 9.827.597 94 M102.0315 250t 766.498 23.048.004 737.920 23.019.426 95 M102.0316 300t 766.498 30.555.758 737.920 30.527.180 M102.0400 Cần trục tháp sức nâng: 96 M102.0401 5 t 646.187 1.407.990 622.094 1.383.898 97 M102.0402 10 t 646.187 1.790.978 622.094 1.766.886 98 M102.0403 12 t 646.187 2.030.273 622.094 2.006.181 99 M102.0404 15 t 646.187 2.198.910 622.094 2.174.818 100 M102.0405 20 t 646.187 2.433.081 622.094 2.408.989 101 M102.0406 25 t 716.045 3.116.613 689.348 3.089.916 102 M102.0407 30 t 716.045 3.677.252 689.348 3.650.555 103 M102.0408 40 t 716.045 4.076.914 689.348 4.050.217 104 M102.0409 50 t 766.498 4.926.692 737.920 4.898.114 105 M102.0410 60 t 766.498 6.007.360 737.920 5.978.782 M102.0600 Cổng trục sức nâng: 106 M102.0601 10 t 646.187 1.266.411 622.094 1.242.319 107 M102.0602 20 t 716.045 1.530.761 689.348 1.504.064 108 M102.0603 30 t 716.045 1.602.471 689.348 1.575.774 109 M102.0604 50 t 795.605 1.891.078 765.942 1.861.415 110 M102.0605 60 t 795.605 2.006.430 765.942 1.976.768 111 M102.0606 90 t 795.605 2.395.641 765.942 2.365.978 112 M102.0701 Cẩu lao dầm K3360 1.996.775 5.296.858 1.922.328 5.222.411 113 M102.0702 Thiết bị nâng hạ dầm 90 t 1.356.410 4.921.995 1.305.838 4.871.423 114 M102.0703 Hệ thống xe goong di chuyển dầm (gồm mô tơ điện 3,5 kW và con lăn) 320.183 368.139 308.245 356.201 M102.0800 Cầu trục sức nâng: 115 M102.0801 30 t 716.045 1.018.284 689.348 991.588 116 M102.0802 40 t 716.045 1.068.777 689.348 1.042.080 117 M102.0803 50 t 716.045 1.124.199 689.348 1.097.502 118 M102.0804 60 t 795.605 1.280.309 765.942 1.250.646 119 M102.0805 90 t 795.605 1.405.706 765.942 1.376.043 120 M102.0806 110 t 795.605 1.594.750 765.942 1.565.087 121 M102.0807 125 t 795.605 1.698.157 765.942 1.668.494 122 M102.0808 180 t 795.605 1.928.586 765.942 1.898.923 123 M102.0809 250 t 795.605 2.224.555 765.942 2.194.892 M102.0900 Máy vận thăng sức nâng: 124 M102.0901 0,8 t 269.730 473.186 259.673 463.130 125 M102.0902 2 t 269.730 548.512 259.673 538.456 126 M102.0903 3 t 269.730 594.999 259.673 584.942 M102.1000 Máy vận thăng lồng sức nâng: 127 M102.1001 3 t 269.730 856.301 259.673 846.244 M102.1100 Tời điện sức kéo: 128 M102.1101 0,5 t 269.730 282.778 259.673 272.721 129 M102.1102 1,0 t 269.730 286.190 259.673 276.134 130 M102.1103 1,5 t 269.730 297.445 259.673 287.389 131 M102.1104 2,0 t 269.730 306.506 259.673 296.450 132 M102.1105 3,0 t 269.730 328.452 259.673 318.395 133 M102.1106 3,5 t 269.730 334.151 259.673 324.094 134 M102.1107 5,0 t 269.730 346.837 259.673 336.780 M102.1200 Pa lăng xích sức nâng: 135 M102.1201 3 t 269.730 277.498 259.673 267.441 136 M102.1202 5 t 269.730 279.590 259.673 269.533 M102.1300 Kích nâng sức nâng: 137 M102.1301 5 t 320.183 323.053 308.245 311.115 138 M102.1302 10 t 320.183 325.073 308.245 313.135 139 M102.1303 30 t 320.183 326.349 308.245 314.411 140 M102.1304 50 t 320.183 330.601 308.245 318.664 141 M102.1305 100 t 320.183 340.383 308.245 328.445 142 M102.1306 200 t 320.183 349.313 308.245 337.375 143 M102.1307 250 t 320.183 363.951 308.245 352.013 144 M102.1308 500 t 320.183 415.180 308.245 403.242 145 M102.1309 Hệ kích nâng 25 t (máy bơm dầu thủy lực 3 kW) 320.183 449.141 308.245 437.204 M102.1400 Kích thông tâm 146 M102.1401 RRH 100 t 320.183 404.121 308.245 392.184 147 M102.1402 YCW 150 t 320.183 332.615 308.245 320.678 148 M102.1403 YCW 250 t 320.183 339.319 308.245 327.382 149 M102.1404 YCW 500 t 320.183 375.381 308.245 363.444 150 M102.1501 Kích đẩy liên tục tự động ZLD60 (60t, 6c) 696.640 1.015.791 670.666 989.818 151 M102.1601 Kích sợi đơn YDC 500 t 320.183 341.636 308.245 329.698 M102.1700 Trạm bơm dầu áp lực công suất: 152 M102.1701 40 MPa (HCP400) 320.183 384.531 308.245 372.593 153 M102.1702 50 MPa (ZB4 500) 320.183 403.898 308.245 391.960 M102.1800 Xe nâng chiều cao nâng: 154 M102.1801 9 m 599.911 1.366.861 577.544 1.344.494 155 M102.1802 12 m 599.911 1.582.630 577.544 1.560.263 156 M102.1803 18 m 599.911 1.840.642 577.544 1.818.275 157 M102.1804 24 m 599.911 930.878 577.544 908.512 158 M102.1805 Xe nâng hàng sức nâng 2t 412.438 743.406 397.061 728.029 M102.1900 Xe thang chiều dài thang: 159 M102.1901 9 m 599.911 1.848.563 577.544 1.826.196 160 M102.1902 12 m 599.911 2.199.468 577.544 2.177.102 161 M102.1903 18 m 599.911 2.501.355 577.544 2.478.988 M103.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ GIA CỐ NỀN MÓNG M103.0100 Máy đóng cọc tự hành, bánh xích trọng lượng đầu búa: 162 M103.0101 1,2 t 376.457 2.318.664 362.421 2.304.629 163 M103.0102 1,8 t 376.457 2.462.962 362.421 2.448.926 164 M103.0103 3,5 t 376.457 3.337.619 362.421 3.323.583 165 M103.0104 4,5 t 376.457 3.705.383 362.421 3.691.347 166 M103.0105 8,0 t 376.457 13.118.055 362.421 13.104.020 M103.0200 Máy đóng cọc chạy trên ray trọng lượng đầu búa: 167 M103.0201 1,2 t 376.457 1.309.375 362.421 1.295.339 168 M103.0202 1,8 t 376.457 1.641.129 362.421 1.627.093 169 M103.0203 2,5 t 376.457 1.903.367 362.421 1.889.331 170 M103.0204 3,5 t 376.457 2.221.445 362.421 2.207.409 171 M103.0205 4,5 t 376.457 2.727.325 362.421 2.713.290 172 M103.0206 5,5 T 376.457 3.216.625 362.421 3.202.590 M103.0300 Máy búa rung tự hành, bánh xích công suất: 173 M103.0301 60 kW 376.457 4.396.632 362.421 4.382.596 174 M103.0302 90 kW 376.457 6.264.751 362.421 6.250.715 M103.0400 Búa rung công suất: 175 M103.0401 40 kW 337.161 337.161 176 M103.0402 50 kW 417.975 417.975 177 M103.0403 170 kW 990.293 990.293 M103.0700 Máy ép cọc trước lực ép: 178 M103.0701 60 t 320.183 560.780 308.245 548.843 179 M103.0702 100 t 320.183 649.700 308.245 637.762 180 M103.0703 150 t 320.183 724.713 308.245 712.776 181 M103.0704 200 t 320.183 772.334 308.245 760.396 182 M103.0801 Máy ép cọc Robot thủy lực tự hành 860t 589.912 12.796.780 567.918 12.774.786 183 M103.0901 Máy ép thủy lực (KGK 130C4) lực ép 130 t 320.183 1.201.536 308.245 1.189.599 184 M103.0902 Máy ép cọc thủy lực 45 Hp 320.183 488.911 308.245 476.973 185 M103.1001 Máy cấy bấc thấm 320.183 2.071.828 308.245 2.059.890 M103.1100 Máy khoan xoay: 186 M103.1101 Máy khoan xoay 80kNm÷125kNm 446.315 5.133.146 429.675 5.116.506 187 M103.1102 Máy khoan xoay 150kNm÷200kNm 446.315 5.971.229 429.675 5.954.589 188 M103.1103 Máy khoan xoay > 200kNm÷300kNm 446.315 13.259.859 429.675 13.243.219 189 M103.1104 Máy khoan xoay > 300kNm÷400kNm 446.315 16.132.059 429.675 16.115.419 190 M103.1105 Gầu đào (thi công móng cọc, tường Barrette) 489.536 489.536 191 M103.1201 Máy khoan tường sét 446.315 5.476.678 429.675 5.460.038 M103.1300 Máy khoan cọc đất 192 M103.1301 Máy khoan cọc đất (1 cần) 446.315 6.212.215 429.675 6.195.574 193 M103.1302 Máy khoan cọc đất (2 cần) 446.315 7.022.465 429.675 7.005.825 194 M103.1401 Máy cấp xi măng 13.946 13.946 M103.1500 Máy trộn dung dịch dung tích: 195 M103.1501 750 lít 269.730 320.683 259.673 310.626 196 M103.1502 1000 lít 320.183 501.868 308.245 489.931 M103.1600 Máy sàng lọc năng suất: 197 M103.1601 100 m3/h 320.183 650.742 308.245 638.804 M103.1700 Máy bơm dung dịch năng suất: 198 M103.1701 15 m3/h 320.183 426.388 308.245 414.451 199 M103.1702 200 m3/h 320.183 477.759 308.245 465.821 M104.0000 MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG M104.0100 Máy trộn bê tông dung tích: 200 M104.0101 100 lít 194.050 269.592 186.815 262.357 201 M104.0102 250 lít 269.730 345.272 259.673 335.215 M104.0200 Máy trộn vữa dung tích: 202 M104.0201 80 lít 269.730 303.530 259.673 293.474 203 M104.0202 150 lít 269.730 318.887 259.673 308.830 204 M104.0203 250 lít 269.730 334.348 259.673 324.292 M104.0300 Máy trộn vữa xi măng dung tích: 205 M104.0301 1200 lít 320.183 600.863 308.245 588.925 206 M104.0302 1600 lít 320.183 699.442 308.245 687.504 M104.0400 Trạm trộn bê tông năng suất: 207 M104.0401 16 m3/h 646.187 1.688.490 622.094 1.664.398 208 M104.0402 25 m3/h 646.187 2.062.267 622.094 2.038.174 209 M104.0403 30 m3/h 646.187 2.488.880 622.094 2.464.788 210 M104.0404 50 m3/h 646.187 3.426.471 622.094 3.402.379 211 M104.0405 60 m3/h 646.187 3.771.744 622.094 3.747.652 212 M104.0406 75 m3/h 915.916 4.760.154 881.767 4.726.005 213 M104.0407 90 m3/h 915.916 5.753.348 881.767 5.719.200 214 M104.0408 125 m3/h 915.916 6.776.042 881.767 6.741.894 215 M104.0409 160 m3/h 1.185.646 7.452.114 1.141.440 7.407.909 M104.0500 Máy sàng rửa đá, sỏi năng suất: 216 M104.0501 35 m3/h 320.183 517.670 308.245 505.733 217 M104.0502 45 m3/h 320.183 571.201 308.245 559.263 M104.0600 Máy nghiền sàng đá di động năng suất: 218 M104.0601 20 m3/h 589.912 2.802.425 567.918 2.780.431 219 M104.0602 25 m3/h 589.912 3.298.557 567.918 3.276.563 220 M104.0603 125 m3/h 589.912 8.524.585 567.918 8.502.591 M104.0700 Máy nghiền đá thô năng suất: 221 M104.0701 14 m3/h 589.912 1.118.261 567.918 1.096.267 222 M104.0702 200 m3/h 589.912 4.459.396 567.918 4.437.402 M104.0800 Trạm trộn bê tông asphan năng suất: 223 M104.0801 25 t/h 1.142.955 5.771.366 1.100.341 5.728.753 224 M104.0802 50 t/h 1.142.955 7.695.245 1.100.341 7.652.632 225 M104.0803 60 t/h 1.463.137 9.052.716 1.408.586 8.998.165 26 M104.0804 80 t/h 1.839.594 10.347.030 1.771.007 10.278.444 227 M104.0805 120 t/h 1.839.594 11.854.537 1.771.007 11.785.951 M105.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BỘ M105.0100 Máy phun nhựa đường công suất: 228 M105.0101 190 cv 599.911 3.051.931 577.544 3.029.564 M105.0200 Máy rải hỗn hợp bê tông nhựa năng suất: 229 M105.0201 65 t/h 646.187 2.960.141 622.094 2.936.049 230 M105.0202 100 t/h 646.187 3.557.152 622.094 3.533.060 231 M105.0203 130 cv 140 cv 646.187 5.315.758 622.094 5.291.666 232 M105.0301 Máy rải Novachip 170 cv 646.187 17.735.422 622.094 17.711.330 233 M105.0401 Máy rải cấp phối đá dăm, năng suất 50 m3/h 60 m3/h 646.187 3.651.084 622.094 3.626.992 234 M105.0402 Máy rải xi măng SW16TC (16m3) 646.187 10.392.245 622.094 10.368.153 M105.0500 Máy cào bóc 235 M105.0501 Máy cào bóc đường Wirtgen 1000C 696.640 5.905.903 670.666 5.879.930 236 M105.0502 Máy cào bóc tái sinh, Wigent 2400 846.058 41.059.260 814.514 41.027.716 237 M105.0503 Máy cào bóc tái sinh, công suất > 450 HP 846.058 33.887.285 814.514 33.855.741 238 M105.0601 Thiết bị sơn kẻ vạch YHK 10A 320.183 395.987 308.245 384.050 239 M105.0701 Lò nấu sơn YHK 3A, lò nung keo 320.183 902.828 308.245 890.890 240 M105.0801 Máy rót mastic 320.183 437.583 308.245 425.646 241 M105.0901 Thiết bị nấu nhựa 500 lít 320.183 405.525 308.245 393.587 242 M105.1001 Máy rải bê tông SP500 646.187 9.968.593 622.094 9.944.501 M106.0000 PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ M106.0100 Ô tô vận tải thùng trọng tải: 243 M106.0101 0,5 t 294.956 509.643 283.959 498.646 244 M106.0102 1,5 t 294.956 605.258 283.959 594.261 245 M106.0103 2 t 294.956 728.191 283.959 717.194 246 M106.0104 2,5 t 294.956 779.702 283.959 768.705 247 M106.0105 5 t 294.956 1.086.353 283.959 1.075.356 248 M106.0106 7 t 294.956 1.312.559 283.959 1.301.562 249 M106.0107 10 t 294.956 1.562.499 283.959 1.551.502 250 M106.0108 12 t 349.948 1.694.433 336.901 1.681.386 251 M106.0109 15 t 349.948 1.919.314 336.901 1.906.267 252 M106.0110 20 t 349.948 2.449.114 336.901 2.436.066 253 M106.0111 32 t 349.948 3.202.234 336.901 3.189.187 M106.0200 Ô tô tự đổ trọng tải: 254 M106.0201 2,5 t 294.956 926.197 283.959 915.200 255 M106.0202 5 t 294.956 1.504.093 283.959 1.493.096 256 M106.0203 7 t 294.956 1.786.067 283.959 1.775.070 257 M106.0204 10 t 294.956 2.021.283 283.959 2.010.286 258 M106.0205 12 t 349.948 2.328.299 336.901 2.315.251 259 M106.0206 15 t 349.948 2.578.604 336.901 2.565.556 260 M106.0207 20 t 349.948 3.089.513 336.901 3.076.465 261 M106.0208 22 t 349.948 3.236.368 336.901 3.223.321 262 M106.0209 25 t 349.948 3.468.372 336.901 3.455.325 263 M106.0210 27 t 349.948 3.660.483 336.901 3.647.436 M106.0300 Ô tô đầu kéo công suất: 264 M106.0301 150 cv 349.948 1.386.334 336.901 1.373.287 265 M106.0302 200 cv 349.948 1.755.921 336.901 1.742.874 266 M106.0303 255 cv 349.948 2.182.098 336.901 2.169.051 267 M106.0304 272 cv 349.948 2.166.025 336.901 2.152.978 268 M106.0305 360 cv 349.948 2.412.501 336.901 2.399.454 M106.0400 Ô tô chuyển trộn bê tông dung tích thùng trộn: 269 M106.0401 6 m3 599.911 2.186.508 577.544 2.164.142 270 M106.0402 10,7 m3 599.911 3.748.456 577.544 3.726.089 271 M106.0403 14,5 m3 599.911 4.586.902 577.544 4.564.536 M106.0500 Ô tô tưới nước dung tích: 272 M106.0501 4 m3 294.956 1.027.854 283.959 1.016.857 273 M106.0502 5 m3 349.948 1.161.978 336.901 1.148.931 274 M106.0503 6 m3 349.948 1.239.852 336.901 1.226.805 275 M106.0504 7 m3 349.948 1.338.780 336.901 1.325.733 276 M106.0505 9 m3 349.948 1.439.528 336.901 1.426.481 277 M106.0506 10m3 349.948 1.546.295 336.901 1.533.248 278 M106.0507 16 m3 349.948 1.793.871 336.901 1.780.824 M106.0600 Ô tô hút bùn, hút mùn khoan, dung tích: 279 M106.0601 2 m3 294.956 1.014.355 283.959 1.003.358 280 M106.0602 3 m3 349.948 1.392.824 336.901 1.379.777 M106.0700 Ô tô bán tải trọng tải: 281 M106.0701 1,5 t 294.956 990.893 283.959 979.896 M106.0800 Rơ mooc trọng tải: 282 M106.0801 15 t 143.429 143.429 283 M106.0802 21 t 166.430 166.430 284 M106.0803 30 t 218.019 218.019 285 M106.0804 40 t 257.501 257.501 286 M106.0805 60 t 289.308 289.308 287 M106.0806 100 t 465.768 465.768 288 M106.0807 125 t 521.710 521.710 M106.0900 Xe bồn chuyên dụng 289 M106.0901 30 t 349.948 3.154.558 336.901 3.141.511 290 M106.0902 Xe bồn 1314m3 (chở bitum, polymer) 599.911 5.578.584 577.544 5.556.217 291 M106.0903 Ô tô cấp nhũ tương 5 m3 349.948 1.852.861 336.901 1.839.814 M107.0000 MÁY KHOAN ĐẤT ĐÁ M107.0100 Máy khoan đất đá, cầm tay đường kính khoan: 292 M107.0101 D ≤ 42 mm (động cơ điện1,2 kW) 269.730 297.946 259.673 287.890 293 M107.0102 D ≤ 42 mm (truyền động khí nén – chưa tính khí nén) 269.730 304.490 259.673 294.433 294 M107.0103 D ≤ 42 mm (khoan SIG chưa tính khí nén) 269.730 416.082 259.673 406.026 295 M107.0104 Búa chèn (truyền động khí nén – chưa tính khí nén) 269.730 277.780 259.673 267.724 M107.0200 Máy khoan xoay đập tự hành, khí nén (chưa tính khí nén) đường kính khoan: 296 M107.0201 D7595 mm 589.912 1.634.358 567.918 1.612.364 297 M107.0202 D105110 mm 589.912 1.895.251 567.918 1.873.257 M107.0300 Máy khoan hầm tự hành, động cơ diezel đường kính khoan: 298 M107.0301 D 45 mm (2 cần 147 cv) 846.058 10.997.987 814.514 10.966.443 299 M107.0302 D 45 mm (3 cần 255 cv) 846.058 15.917.257 814.514 15.885.713 M107.0400 Máy khoan néo độ sâu khoan: 300 M107.0401 H 3,5 m (80 cv) 846.058 11.105.903 814.514 11.074.359 M107.0500 Máy khoan ROBBIN, đường kính khoan: 301 M107.0501 D 2,4 m (250 kW) 846.058 38.499.602 814.514 38.468.058 M107.0600 Tổ hợp dàn khoan neo, công suất: 302 M107.0601 9 kW 320.183 2.560.923 308.245 2.548.985 M107.0700 Máy khoan tạo lỗ neo gia cố mái ta luy: 303 M107.0701 YG 60 589.912 1.969.398 567.918 1.947.404 M107.0800 Máy khoan dẫn vào đá chuyên dụng HCR1200EDII 304 M107.0801 HCR1200EDII 320.183 10.535.770 308.245 10.523.832 305 M107.0803 Máy khoan XY1A (phục vụ công tác xây dựng ) 320.183 788.838 308.245 776.900 M108.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC M108.0100 Máy phát điện lưu động công suất: 306 M108.0101 3,75 kVA 269.730 315.997 259.673 305.941 307 M108.0102 6,25 kVA 269.730 395.208 259.673 385.151 308 M108.0103 37,5 kVA 269.730 829.584 259.673 819.528 309 M108.0104 62,5 kVA 269.730 1.106.189 259.673 1.096.133 310 M108.0105 93,75 kVA 320.183 1.381.819 308.245 1.369.881 311 M108.0106 150kVA 320.183 1.989.413 308.245 1.977.475 312 M108.0107 250 kVA 320.183 2.534.787 308.245 2.522.849 M108.0200 Máy nén khí, động cơ xăng năng suất: 313 M108.0201 120m3 /h 320.183 661.519 308.245 649.581 314 M108.0202 600 m3/h 320.183 1.569.664 308.245 1.557.726 M108.0300 Máy nén khí, động cơ diezel năng suất: 315 M108.0301 120 m3 /h 320.183 652.735 308.245 640.797 316 M108.0302 240 m3/h 320.183 991.815 308.245 979.878 317 M108.0303 360 m3/h 320.183 1.183.387 308.245 1.171.449 318 M108.0304 420 m3/h 320.183 1.309.450 308.245 1.297.512 319 M108.0305 540 m3/h 320.183 1.460.077 308.245 1.448.139 320 M108.0306 600 m3/h 320.183 1.584.271 308.245 1.572.334 321 M108.0307 660 m3/h 320.183 1.708.804 308.245 1.696.866 322 M108.0308 1200 m3/h 320.183 2.600.043 308.245 2.588.106 323 M108.0309 1260 m3/h 320.183 2.771.610 308.245 2.759.672 M108.0400 Máy nén khí, động cơ điện năng suất: 324 M108.0401 5 m3/h 269.730 277.478 259.673 267.422 325 M108.0402 300 m3/h 269.730 599.710 259.673 589.654 326 M108.0403 600 m3/h 320.183 897.823 308.245 885.886 M109.1300 Máy xáng cạp dung tích gầu: 327 M109.1301 1,25 m3 376.457 2.986.687 362.421 2.972.652 M110.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG TRONG HẦM M110.0100 Máy xúc chuyên dùng trong hầm dung tích gầu: 328 M110.0101 0,9 m3 320.183 3.663.688 308.245 3.651.751 329 M110.0102 1,65 m3 320.183 4.257.123 308.245 4.245.185 M110.0200 Máy cào đá, động cơ điện năng suất: 330 M110.0201 3 m3/ph 269.730 1.535.918 259.673 1.525.862 M110.0300 Thiết bị phục vụ vận chuyển đá nổ mìn trong hầm: 331 M110.0301 Tời ma nơ 13 kW 320.183 434.378 308.245 422.440 332 M110.0302 Xe gòong 3 t 320.183 343.812 308.245 331.875 333 M110.0303 Đầu kéo 30 t 320.183 3.014.696 308.245 3.002.759 334 M110.0304 Quang lật 360 t/h 320.183 566.286 308.245 554.348 M110.0400 Máy nâng phục vụ thi công hầm – công suất: 335 M110.0401 135 cv 320.183 1.691.619 308.245 1.679.681 M111.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG ĐƯỜNG ỐNG, ĐƯỜNG CÁP NGẦM M111.0100 Máy và thiết bị khoan đặt đường ống: 336 M111.0101 Máy nâng TO1224, sức nâng 15 t 846.058 3.273.917 814.514 3.242.373 337 M111.0102 Máy khoan ngang UĐB4 846.058 2.122.013 814.514 2.090.468 M111.0200 Máy và thiết bị khoan đặt đường cáp ngầm: 338 M111.0201 Máy khoan ngầm có định hướng 846.058 6.522.528 814.514 6.490.984 339 M111.0202 Hệ thống STS (phục vụ khoan ngầm có định hướng khi khoan qua sông nước) 766.498 3.462.878 737.920 3.434.301 M112.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG KHÁC M112.0100 Máy bơm nước, động cơ điện – công suất: 340 M112.0101 1,1 kW 11.155 11.155 341 M112.0102 2 kW 16.014 16.014 342 M112.0103 2,8 kW 23.302 23.302 343 M112.0104 7 kW ÷ 7,5 kW 36.888 36.888 344 M112.0105 14 kW 96.006 96.006 345 M112.0106 20 kW 140.146 140.146 M112.0200 Máy bơm nước, động cơ diezel – công suất: 346 M112.0201 5 cv 73.965 73.965 347 M112.0202 5,5 cv 84.378 84.378 348 M112.0203 10 cv 142.952 142.952 349 M112.0204 20 cv 290.327 290.327 350 M112.0205 25 cv 313.792 313.792 351 M112.0206 30 cv 409.546 409.546 352 M112.0207 40 cv 542.681 542.681 353 M112.0208 75 cv 1.003.351 1.003.351 354 M112.0209 120 cv 1.350.690 1.350.690 M112.0300 Máy bơm nước, động cơ xăng – công suất: 355 M112.0301 3 cv 43.838 43.838 356 M112.0302 6 cv 78.842 78.842 357 M112.0303 8 cv 104.180 104.180 358 M112.0401 Máy bơm chân không 7,5 kW 229.224 229.224 359 M112.0402 Máy bơm xói 4MC (75kW) 269.730 784.390 259.673 774.333 360 M112.0501 Máy bơm áp lực xói nước đầu cọc (300cv) 269.730 3.447.292 259.673 3.437.236 M112.0600 Máy bơm vữa, năng suất: 361 M112.0601 6m3/h 320.183 551.880 308.245 539.942 362 M112.0602 9m3/h 320.183 632.571 308.245 620.633 363 M112.0603 32 50m3/h 320.183 782.806 308.245 770.869 M112.0700 Máy bơm cát, động cơ diezel – công suất: 364 M112.0701 126 cv 376.457 1.566.488 362.421 1.552.453 365 M112.0702 350 cv 376.457 3.108.697 362.421 3.094.661 366 M112.0703 380 cv 376.457 3.296.585 362.421 3.282.549 367 M112.0704 480 cv 376.457 3.968.488 362.421 3.954.452 M112.0800 Xe bơm bê tông, tự hành năng suất: 368 M112.0801 50 m3/h 599.911 3.765.361 577.544 3.742.995 369 M112.0802 60 m3/h 599.911 4.113.212 577.544 4.090.845 M112.0900 Máy bơm bê tông năng suất: 370 M112.0901 40 60 m3/h 646.187 2.342.705 622.094 2.318.613 371 M112.0902 60 90 m3/h 696.640 3.024.430 670.666 2.998.457 M112.1000 Máy phun vẩy năng suất: 372 M112.1001 9 m3/h (AL 285) 320.183 2.393.880 308.245 2.381.943 373 M112.1002 16 m3/h (AL 500) 320.183 8.702.708 308.245 8.690.770 M112.1100 Máy đầm bê tông, đầm bàn – công suất: 374 M112.1100 1,0 kW 269.730 296.444 259.673 286.387 M112.1200 Máy đầm bê tông, đầm cạnh – công suất: 375 M112.1201 1,0 kW 23.249 23.249 M112.1300 Máy đầm bê tông, đầm dùi công suất: 376 M112.1301 1,5 kW 269.730 300.650 259.673 290.593 377 M112.1302 3,5 kW 269.730 353.331 259.673 343.275 M112.1400 Máy phun ( chưa tính khí nén): 378 M112.1401 Máy phun sơn 400 m2/h 269.730 286.531 259.673 276.474 379 M112.1402 Máy phun chất tạo màng 5,5 Hp 269.730 285.329 259.673 275.273 380 M112.1403 Máy phun cát 269.730 294.660 259.673 284.603 381 M112.1404 Máy phun bi 235 kW 589.912 4.458.544 567.918 4.436.550 M112.1500 Máy khoan đứng công suất: 382 M112.1501 2,5 kW 48.269 48.269 383 M112.1502 4,5 kW 69.274 69.274 M112.1600 Máy khoan sắt cầm tay, đường kính khoan: 384 M112.1601 1,7 kW 19.856 19.856 M112.1700 Máy khoan bê tông cầm tay – công suất: 385 M112.1701 0,62 kW 15.176 15.176 386 M112.1702 0,75 kW 15.443 15.443 387 M112.1703 0,85 kW 16.914 16.914 388 M112.1704 1,00 kW 23.725 23.725 389 M112.1705 1,5 kW 34.628 34.628 M112.1800 Máy luồn cáp công suất: 390 M112.1801 15 kW 269.730 387.120 259.673 377.064 M112.1900 Máy cắt cáp công suất: 391 M112.1901 10 kW 269.730 318.284 259.673 308.228 M112.2000 Máy cắt sắt cầm tay công suất: 392 M112.2001 1,7 kW 31.061 31.061 M112.2100 Máy cắt gạch đá công suất: 393 M112.2101 1,5 kW 27.199 27.199 394 M112.2102 1,7 kW 28.265 28.265 M112.2200 Máy cắt bê tông công suất: 395 M112.2201 7,5 kW 269.730 335.683 259.673 325.626 396 M112.2202 12 cv (MCD 218) 269.730 508.030 259.673 497.973 M112.2300 Máy cắt ống công suất: 397 M112.2301 5 kW 269.730 315.131 259.673 305.075 M112.2400 Máy cắt tôn công suất: 398 M112.2401 5 kW 269.730 307.094 259.673 297.037 399 M112.2402 15 kW 269.730 454.512 259.673 444.455 M112.2500 Máy cắt đột công suất: 400 M112.2501 2,8 kW 269.730 316.232 259.673 306.175 M112.2600 Máy cắt uốn cốt thép công suất: 401 M112.2601 5 kW 269.730 305.453 259.673 295.396 M112.2700 Máy cắt cỏ cầm tay công suất: 402 M112.2701 0,8 kW 12.688 12.688 403 M112.2801 Máy cắt thép Plasma 269.730 355.538 259.673 345.481 M112.2900 Búa căn khí nén (chưa tính khí nén) tiêu hao khí nén: 404 M112.2901 1,5 m3/ph 18.720 18.720 405 M112.2902 3,0 m3/ph 21.147 21.147 M112.3000 Máy uốn ống công suất: 406 M112.3001 2,0 kW ÷ 2,8 kW 269.730 307.852 259.673 297.796 M112.3100 Máy lốc tôn công suất: 407 M112.3101 5 kW 269.730 337.500 259.673 327.443 M112.3200 Máy cưa kim loại công suất: 408 M112.3201 1,7 kW 30.241 30.241 409 M112.3202 2,7 kW 38.875 38.875 M112.3300 Máy tiện công suất: 410 M112.3301 10 kW 269.730 410.025 259.673 399.968 M112.3400 Máy bào thép công suất: 411 M112.3401 7,5 kW 269.730 369.054 259.673 358.997 M112.3500 Máy phay công suất: 412 M112.3501 7 kW 269.730 381.527 259.673 371.470 M112.3600 Máy ghép mí công suất: 413 M112.3601 1,1 kW 269.730 280.071 259.673 270.015 M112.3700 Máy mài công suất: 414 M112.3701 1 kW 7.857 7.857 415 M112.3702 1,7 kW 14.024 14.024 416 M112.3703 2,7 kW 19.580 19.580 M112.3800 Máy cưa gỗ cầm tay công suất: 417 M112.3801 1,3 kW 25.110 25.110 M112.3900 Máy hàn một chiều công suất: 418 M112.3901 50 kW 320.183 584.982 308.245 573.044 M112.4000 Máy hàn xoay chiều công suất: 419 M112.4001 7kW 320.183 358.412 308.245 346.474 420 M112.4002 14 kW ÷15kW 320.183 394.534 308.245 382.596 421 M112.4003 23 kW 320.183 445.965 308.245 434.027 M112.4100 Máy hàn hơi công suất: 422 M112.4101 1000 l/h 320.183 326.728 308.245 314.790 423 M112.4102 2000 l/h 320.183 330.193 308.245 318.255 M112.4201 Máy hàn cắt dưới nước M112.4300 Máy hàn nối ống nhựa: 424 M112.4301 Máy hàn nhiệt cầm tay 15.133 15.133 425 M112.4302 Máy gia nhiệt D315mm 320.183 413.040 308.245 401.102 426 M112.4303 Máy gia nhiệt D630mm 320.183 532.014 308.245 520.076 427 M112.4304 Máy gia nhiệt D1200mm 320.183 617.892 308.245 605.955 M112.4400 Máy quạt gió công suất: 428 M112.4401 2,5 kW 39.497 39.497 429 M112.4402 4,5 kW 73.796 73.796 M112.4500 Máy khoan khoan đập cáp công suất: 430 M112.4501 40 kW 320.183 1.379.610 308.245 1.367.672 M112.4600 Máy khoan xoay công suất: 431 M112.4601 54 cv 320.183 1.826.537 308.245 1.814.599 432 M112.4602 300 cv 446.315 8.462.886 429.675 8.446.246 M112.4700 Bộ kích chuyên dùng: 433 M112.4701 Bộ thiết bị trượt (60 kích loại 6 t) 846.058 1.690.157 814.514 1.658.612 434 M112.4702 Bộ kích lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn 50 60 t 320.183 435.961 308.245 309.460 M112.4800 Một số máy và thiết bị chuyên dùng 435 M112.4801 Máy xiết bu lông 41.749 41.749 436 M112.4802 Máy xoá vạch sơn, công suất 13HP 120.305 120.305 437 M112.4803 Máy hiện sóng 2 tia (Oscilograf) 74.359 74.359 438 M112.4804 Vôn mét điện tử 2.754 2.754 439 M112.4805 Đồng hồ vạn năng 1.215 1.215 CHƯƠNG II. BẢNG GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG KHẢO SÁT, THÍ NGHIỆM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG Stt Mã hiệu Loại máy và thiết bị Giá ca máy (đồng) M201.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT 440 M201.0001 Bộ khoan tay 47.752 441 M201.0002 Máy khoan XY1A 80.222 442 M201.0003 Máy khoan XY3 222.626 443 M201.0004 Máy khoan GK250 143.940 444 M201.0005 Bộ nén ngang GA 450.450 445 M201.0006 Búa căn MO 10 (chưa tính khí nén) 11.171 446 M201.0007 Búa khoan tay P30 19.424 447 M201.0008 Thùng trục 0,5 m3 6.811 448 M201.0009 Máy khoan F60L 1.005.440 449 M201.0010 Máy xuyên động RA50 57.182 450 M201.0011 Máy xuyên tĩnh Gouda 462.272 451 M201.0012 Thiết bị đo ngẫu lực 321.596 452 M201.0013 Bộ dụng cụ thí nghiệm SPT 11.076 453 M201.0014 Biến thế thắp sáng 6.096 454 M201.0015 Máy thăm dò địa vật lý UJ18 33.804 455 M201.0016 Máy thăm dò địa vật lý MF2100 41.852 456 M201.0017 Máy, thiết bị thăm dò địa chấn loại 1 mạch (ES125) 99.101 457 M201.0018 Máy, thiết bị thăm dò địa chấn loại 12 mạch (Triosx12) 292.130 458 M201.0019 Máy, thiết bị thăm dò địa chấn loại 24 mạch (Triosx24) 343.379 459 M201.0020 Máy thủy bình điện tử 14.767 460 M201.0021 Máy toàn đạc điện tử 147.059 461 M201.0022 Bộ thiết bị khống chế mặt bằng GPS (3 máy) 540.291 462 M201.0023 Ống nhòm 1.020 463 M201.0024 Kính hiển vi 7.065 464 M201.0025 Kính hiển vi điện tử quét 2.287.396 465 M201.0026 Máy ảnh 6.726 M202.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU, CẤU KIỆN VÀ KẾT CẤU XÂY DỰNG 466 M202.0001 Cần Belkenman 19.475 467 M202.0002 Thiết bị đếm phóng xạ 120.343 468 M202.0003 TRL Profile Beam 328.431 469 M202.0004 Máy FWD 1.645.466 470 M202.0005 Thiết bị đo phản ứng Romdas 82.140 471 M202.0006 Bộ thiết bị PIT (đo biến dạng nhỏ) 294.514 472 M202.0007 Bộ thiết bị đo PDA (đo biến dạng lớn) 1.096.978 473 M202.0008 Bộ thiết bị siêu âm 478.189 474 M202.0009 Cân điện tử 6.521 475 M202.0010 Cân phân tích 10.054 476 M202.0011 Cân bàn 3.804 477 M202.0012 Cân thủy tĩnh 4.438 478 M202.0013 Lò nung 12.795 479 M202.0014 Tủ sấy 11.348 480 M202.0015 Tủ hút khí độc 11.041 481 M202.0016 Tủ lạnh 5.613 482 M202.0017 Máy hút chân không 3.499 483 M202.0018 Máy hút ẩm OASISAmerica 9.287 484 M202.0019 Bếp điện 2.168 485 M202.0020 Bếp cát 2.786 486 M202.0021 Máy chưng cất nước 6.621 487 M202.0022 Máy trộn đất 5.518 488 M202.0023 Máy trộn xi măng, dung tích 5lít 17.455 489 M202.0024 Máy trộn dung dịch lỏng (máy đo độ rung vữa) 14.847 490 M202.0025 Máy đầm tiêu chuẩn (đầm rung) 5.833 491 M202.0026 Máy cắt đất 2.241 492 M202.0027 Máy cắt mẫu lớn (30x30) cm 14.618 493 M202.0028 Máy cắt ứng biến 124.602 494 M202.0029 Máy nén 3 trục 569.293 495 M202.0030 Máy ép litvinốp 15.203 496 M202.0031 Kích tháo mẫu 6.315 497 M202.0032 Máy ép mẫu đá, bê tông 126.868 498 M202.0033 Máy cắt mẫu vật liệu (bê tông, gạch, đá) 59.874 499 M202.0034 Máy khoan mẫu đá 55.334 500 M202.0035 Máy mài thử độ mài mòn 9.390 501 M202.0036 Máy nén một trục 15.203 502 M202.0037 Máy nén Marshall 201.193 503 M202.0038 Máy CBR 61.220 504 M202.0039 Máy thí nghiệm thủy lực quay tay 7.323 505 M202.0040 Máy nén 4 t (quay tay) 6.822 506 M202.0041 Máy nén thủy lực 10 t 18.760 507 M202.0042 Máy nén thủy lực 50 t 29.416 508 M202.0043 Máy nén thủy lực 125 t 39.348 509 M202.0044 Máy nén thủy lực 200 t 51.150 510 M202.0045 Máy kéo nén thủy lực 100 t 43.037 511 M202.0046 Máy kéo nén uốn thủy lực 25 t 25.281 512 M202.0047 Máy kéo nén uốn thủy lực 100 t 183.418 513 M202.0048 Máy gia tải 20 t 30.740 514 M202.0049 Máy caragrang (làm thí nghiệm chảy) 5.518 515 M202.0050 Máy xác định hệ số thấm 66.996 516 M202.0051 Máy đo PH 8.126 517 M202.0052 Máy đo âm thanh 7.323 518 M202.0053 Máy đo chiều dày màng sơn 83.523 519 M202.0054 Máy đo điện thế thí nghiệm ăn mòn cốt thép trong bê tông 71.616 520 M202.0055 Máy đo vết nứt 14.245 521 M202.0056 Máy đo tốc độ ăn mòn cốt thép trong bê tông 101.861 522 M202.0057 Máy đo độ thấm của Ion Clo 145.406 523 M202.0058 Dụng cụ đo độ cháy của than 10.533 524 M202.0059 Máy đo gia tốc 76.237 525 M202.0060 Máy ghi nhiệt ổn định 14.747 526 M202.0061 Máy đo chuyển vị 47.093 527 M202.0062 Máy xác định môđun 25.040 528 M202.0063 Máy so màu ngọn lửa 33.386 529 M202.0064 Máy so màu quang điện 83.168 530 M202.0065 Máy đo độ dãn dài Bitum 48.514 531 M202.0066 Máy chiết nhựa (Xốc lét) 7.725 532 M202.0067 Bộ thí nghiệm độ co ngót, trương nở 12.741 533 M202.0068 Bộ dụng cụ đo độ xuyên động hình côn DCP 1.254 534 M202.0069 Thiết bị thử tỷ diện 13.844 535 M202.0070 Bàn dằn 23.475 536 M202.0071 Bàn rung 8.527 537 M202.0072 Máy khuấy bằng từ 13.343 538 M202.0073 Máy khuấy cầm tay NAG2 7.925 539 M202.0074 Máy nghiền bi sứ LE1 7.323 540 M202.0075 Máy phân tích hạt Lazer 64.153 541 M202.0076 Máy phân tích vi nhiệt 51.980 542 M202.0077 Tenxômét 6.922 543 M202.0078 Máy đo độ giãn nở bê tông 64.686 544 M202.0079 Máy đo hệ số dẫn nhiệt 6.521 545 M202.0080 Máy nhiễu xạ Rơn ghen (phân tích thành phần hóa lý của vật liệu) 1.679.079 546 M202.0081 Cần ép mẫu thử gạch chịu lửa 3.871 547 M202.0082 Côn thử độ sụt 3.068 548 M202.0083 Dụng cụ xác định độ chịu lực va đập xung kích gạch lát xi măng (viên bi sắt) 3.871 549 M202.0084 Dụng cụ xác định giới hạn bền liên kết 2.710 550 M202.0085 Chén bạch kim 19.169 551 M202.0086 Kẹp niken 7.155 552 M202.0087 Máy siêu âm đo chiều dầy kim loại 33.845 553 M202.0088 Máy dò vị trí cốt thép 51.980 554 M202.0089 Máy siêu âm kiểm tra chất lượng mối hàn 116.673 555 M202.0090 Máy siêu âm kiểm tra cường độ bê tông của cấu kiện bê tông, bê tông cốt thép tại hiện trường 49.758 556 M202.0091 Súng bi 7.524 557 M202.0092 Thiết bị hấp mẫu xi măng 1.050 558 M202.0093 Bình hút ẩm 438 559 M202.0094 Bộ dụng cụ xác định thấm nước 19.250 560 M202.0095 Bơm thủy lực ZB4500 14.315 561 M202.0096 Đồng hồ đo áp lực 162 562 M202.0097 Đồng hồ đo biến dạng 972 563 M202.0098 Đồng hồ đo nước 2.268 564 M202.0099 Đồng hồ đo lún 1.458 565 M202.0100 Đồng hồ Shore A 1.215 566 M202.0101 Dụng cụ đo độ bền va đập 1.230 567 M202.0102 Dụng cụ đo hệ số giãn nở ẩm 5.125 568 M202.0103 Dụng cụ phá vỡ mẫu kính 2.563 569 M202.0104 Dụng cụ thử thấm mực 513 570 M202.0105 Dụng cụ Vica 1.948 571 M202.0106 Dụng cụ xác định độ bền va đập 87.750 572 M202.0107 Dụng cụ xác định độ bền va uốn 78.000 573 M202.0108 Khuôn Capping mẫu 1.538 574 M202.0109 Khuôn dập mẫu 451 575 M202.0110 Kích kéo thủy lực 60 t 16.569 576 M202.0111 Kích thủy lực 800 t 94.354 577 M202.0112 Kính phóng đại đo lường 2.888 578 M202.0113 Kính lúp 165 579 M202.0114 Máy bộ đàm 289 580 M202.0115 Máy cắt quay tay 990 581 M202.0116 Máy cắt, mài mẫu vật liệu 14.850 582 M202.0117 Máy đo dao động điện tử (kèm đầu đo dao động 3 chiều) 218.066 583 M202.0118 Máy đo độ bóng 5.363 584 M202.0119 Máy khoan HILTI hoặc loại tương tự 12.375 585 M202.0120 Thiết bị đo độ dẫn nước 2.188 586 M202.0121 Thiết bị đo độ dày 1.313 587 M202.0122 Máy đo độ giãn nở nhiệt dài 2.188 588 M202.0123 Máy dò khuyết tật 3.063 589 M202.0124 Máy đo kích thước 2.188 590 M202.0125 Máy đo thời gian khô màng sơn 2.625 591 M202.0126 Máy đo ứng suất bề mặt 4.375 592 M202.0127 Máy đo ứng suất điện tử 4.375 593 M202.0128 Máy Hveem 12.375 594 M202.0129 Máy kéo vải địa kỹ thuật 170.500 595 M202.0130 Máy kéo, nén WDW100 170.500 596 M202.0131 Máy thử cơ lý thạch cao 4.125 597 M202.0132 Máy kiểm tra độ cứng 8.168 598 M202.0133 Máy làm sạch bằng siêu âm 2.888 599 M202.0134 Máy mài mòn bề mặt 14.850 600 M202.0135 Máy mài mòn sâu 3.713 601 M202.0136 Máy nén cố kết 20.625 602 M202.0137 Máy phân tích thành phần kim loại 8.250 603 M202.0138 Máy quang phổ đo hệ số phản xạ ánh sáng 38.750 604 M202.0139 Máy quang phổ đo hệ số truyền sáng 46.500 605 M202.0140 Máy siêu âm đo vết nứt 28.288 606 M202.0141 Máy soi kim tương 8.100 607 M202.0142 Máy thấm 16.119 608 M202.0143 Máy thử độ bền nén, uốn 159.600 609 M202.0144 Máy thử độ bục 3.950 610 M202.0145 Máy thử độ rơi côn 3.555 611 M202.0146 Máy uốn gạch 59.200 612 M202.0147 Nồi hấp áp suất cao (Autoclave) 4.813 613 M202.0148 Thiết bị đo chuyển vị Indicator 13.125 614 M202.0149 Thiết bị đo điểm sương 8.750 615 M202.0150 Thiết bị đo độ bền ẩm 8.750 616 M202.0151 Thiết bị đo độ cứng màng sơn 4.375 617 M202.0152 Thiết bị đo độ dày 1.313 618 M202.0153 Thiết bị đo hệ số ma sát 4.375 619 M202.0154 Thiết bị đo thử độ kín 4.375 620 M202.0155 Thiết bị thử tính năng sử dụng của sứ vệ sinh 12.600 621 M202.0156 Thiết bị thử va đập phản hồi 8.400 622 M202.0157 Tủ chiếu UV 4.200 623 M202.0158 Tủ khí hậu 47.400 624 M202.0159 Thước đo vết nứt 117 625 M202.0160 Vi kế 117 626 M202.0161 Máy scanner (khổ Ao) 149.078 627 M202.0162 Máy vẽ plotter 84.979 628 M202.0163 Máy vi tính 9.630 629 M202.0164 Máy tính xách tay 17.627 630 M202.0165 Bể ổn nhiệt 6.521 631 M202.0166 Bếp gas công nghiệp 1.350 632 M202.0167 Bình thử bọt khí 22.275 633 M202.0168 Bộ dụng cụ xác định hàm lượng cát 1.538 634 M202.0169 Bộ thiết bị thí nghiệm điểm hóa mềm (ELE) 234.848 635 M202.0170 Dụng cụ đo nhám 513 636 M202.0171 Dụng cụ thử va đập bi rơi 1.230 637 M202.0172 Dụng cụ thử va đập con lắc 1.230 638 M202.0173 Dụng cụ thử xuyên 1.948 639 M202.0174 Dụng cụ xác định sự thay đổi chiều dài của mẫu vữa 1.782 640 M202.0175 Dụng cụ xác định thời gian bắt đầu đông kết 2.625 641 M202.0176 Khoáng chuẩn 875 642 M202.0177 Khung giá máy & Máy gia tải 50 tấn kỹ thuật số 28.877 643 M202.0178 Máy Gigarang 8.750 644 M202.0179 Máy SHWD 1.645.466 645 M202.0180 Máy bào gỗ 2.967 646 M202.0181 Máy cắt Makita 3.482 647 M202.0182 Máy cắt phẳng 20.625 648 M202.0183 Máy đầm xoay 5.876 649 M202.0184 Máy đo chiều dày lớp bê tông bảo vệ và đo đường kính cốt thép 88.621 650 M202.0185 Máy đo độ đàn hồi 48.514 651 M202.0186 Máy kéo, nén thủy lực 0,5 tấn 7.323 652 M202.0187 Máy kéo, nén thủy lực 20 tấn 21.875 653 M202.0188 Máy kéo, nén thủy lực 200 tấn 48.050 654 M202.0189 Máy kéo, nén thủy lực 50 tấn 27.633 655 M202.0190 Máy khoan lấy mẫu chuyên dụng 5.950 656 M202.0191 Máy khuấy và làm mát nước 4.813 657 M202.0192 Máy thử cường độ bám dính 12.600 658 M202.0193 Máy thử độ chống thấm 14.850 659 M202.0194 Máy thử kéo xác định cường độ bám dính 12.600 660 M202.0195 Máy xác định độ thấm nước của bê tông kiểu C430 (hoặc C431) 16.119 661 M202.0196 Nhớt kế 20.500 662 M202.0197 Nhớt kế Suttard 154 663 M202.0198 Nhớt kế Vebe 6.150 664 M202.0199 Súng bật nẩy 7.875 665 M202.0200 Thiết bị đo góc nghỉ của cát 1.650 666 M202.0201 Thiết bị đo góc nghỉ tự nhiên của đất rời 1.238 667 M202.0202 Thiết bị đo nhiệt độ bê tông 1.575 668 M202.0203 Thiết bị đo nhiệt lượng 1.313 669 M202.0204 Thiết bị gia nhiệt vòng và bi 8.750 670 M202.0205 Thiết bị thử tải trọng 8.750 671 M202.0206 Thiết bị wheel tracking 1.075.080 672 M202.0207 Thiết bị xác định độ bền cọ rửa 33.000 673 M202.0208 Thiết bị xác định thay đổi chiều cao cột vữa 1.025 674 M202.0209 Xe chuyên dùng 436.800 675 M202.0210 Dụng cụ vòng và bi 3.588 M203.0000 MÁY VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ĐIỆN, ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP 676 M203.0001 Bộ tạo nguồn 3 pha 404.287 677 M203.0002 Bộ nguồn ACDC 39.763 678 M203.0003 Công tơ mẫu xách tay 167.533 679 M203.0004 Hộp bộ đo tgd Delta 796.170 680 M203.0005 Hợp bộ đo lường 752.669 681 M203.0006 Hợp bộ phân tích hàm lượng khí 1.287.736 682 M203.0007 Hợp bộ thí nghiệm cao áp 403.740 683 M203.0008 Hợp bộ thí nghiệm rơle 760.420 684 M203.0009 Máy điều chỉnh điện áp 1pha 16.679 685 M203.0010 Máy đo độ A xít 145.190 686 M203.0011 Máy đo độ chớp cháy kín 139.170 687 M203.0012 Máy đo độ nhớt 119.562 688 M203.0013 Máy đo điện áp xuyên thủng 29.093 689 M203.0014 Máy đo điện trở một chiều 142.910 690 M203.0015 Máy đo điện trở tiếp địa 48.609 691 M203.0016 Máy đo điện trở tiếp xúc 83.447 692 M203.0017 Cầu đo tang dầu cách điện 290.561 693 M203.0018 Máy đo tỷ trọng 58.459 694 M203.0019 Máy đo vạn năng 120.292 695 M203.0020 Máy chụp sóng 414.684 696 M203.0021 Máy kiểm tra độ ổn định oxy hóa dầu 297.584 697 M203.0022 Máy phát tần số 105.974 698 M203.0023 Máy phân tích độ ẩm khí SF6 146.558 699 M203.0024 Máy đo vi lượng ẩm 132.604 700 M203.0025 Mê gôm mét 40.128 701 M203.0026 Thiết bị kiểm tra áp lực 68.673 702 M203.0027 Thiết bị tạo dòng điện 397.538
Công văn 2609/SXD-KT&QLHĐXD
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xay-dung-Do-thi/Cong-van-2609-SXD-KT-QLHDXD-2024-cong-bo-Gia-ca-may-va-thiet-bi-thi-cong-xay-dung-Dak-Nong-630552.aspx
{'official_number': ['2609/SXD-KT&QLHĐXD'], 'document_info': ['Công văn 2609/SXD-KT&QLHĐXD công bố Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông năm 2024 do Sở Xây dựng ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Trần Ngọc Lâm'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
204
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5560/TCTCS V/v chính sách thuế Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2024 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Cà Mau. Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1798/CTCMATTKT1 ngày 07/8/2024 của Cục Thuế tỉnh Cà Mau về chính sách thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Căn cứ khoản 6 Điều 1 Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung điều 12 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định về khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định số thuế GTGT phải nộp; Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào; Căn cứ khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TTBTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 1 5 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào; Căn cứ điểm 2.2b, 2.2e khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TTBTC, Điều 1 Thông tư số 151/2014/TTBTC, Điều 4 Thông tư số 96/2015/TTBTC) hướng dẫn các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; Căn cứ khoản 1 Điều 5, Điều 9 Thông tư số 45/2013/TTBTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc quản lý tài sản cố định. Căn cứ quy định trên và theo trình bày tại công văn của Cục Thuế tỉnh Cà Mau, đề nghị Cục Thuế tỉnh Cà Mau, trên cơ sở kết quả kiểm tra tại Công ty TNHH MTV Toyota Nam Bình Cà Mau làm rõ mục đích thực hiện dự án đầu tư của Công ty TNHH MTV TM & DV Nam Bình; lý do Công ty TNHH MTV TM & DV Nam Bình là chủ dự án đầu tư Showroom Ô tô cao cấp TOYOTA Nam Bình nhưng Công ty để cho Công ty TNHH MTV Toyota Nam Bình Cà Mau bỏ tiền đầu tư, xây dựng dự án và sử dụng vào kinh doanh (mối quan hệ, quyền, nghĩa vụ giữa 02 Công ty trong quá trình thực hiện dự án đầu tư showroom ô tô cao cấp TOYOTA Cà Mau và xử lý tài sản hình thành từ dự án đầu tư sau khi hoàn thành dự án). Trên cơ sở đó, Cục Thuế nghiên cứu ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn và căn cứ các quy định pháp luật về thuế GTGT, pháp luật thuế TNDN và tình hình thực tế để hướng dẫn doanh nghiệp về nghĩa vụ thuế theo đúng quy định pháp luật và theo thẩm quyền. Tổng cục Thuế có ý kiến để Cục Thuế tỉnh Cà Mau được biết./. Nơi nhận: Như trên; Phó TCTr Đặng Ngọc Minh (để b/c); Vụ PC, KKTCT; Website TCT; Lưu: VT, CS. TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH PHÓ VỤ TRƯỞNG Phạm Thị Minh Hiền
Công văn 5560/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-5560-TCT-CS-2024-chinh-sach-thue-633522.aspx
{'official_number': ['5560/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 5560/TCT-CS năm 2024 về Chính sách thuế do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Phạm Thị Minh Hiền'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
205
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 4611/QĐBNNTCCB Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2025 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐCP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị quyết số 76/NQCP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20212030; Căn cứ Quyết định số 4116/QĐBNNTCCB ngày 22/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 20212030 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Căn cứ Quyết định số 3454/QĐBNNTCCB ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quy định về thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 20232030; Thực hiện hướng dẫn của Bộ Nội vụ về triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20212030; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Điều 2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 do ngân sách nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí thường xuyên của Bộ, các đơn vị và nguồn kinh phí hợp pháp khác. Điều 3. Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./. Nơi nhận: Như trên; Bộ trưởng (để b/c); Các đ/c Thứ trưởng (để chỉ đạo); Ban Chỉ đạo CCHC của CP (Văn phòng BCĐ); Bộ Nội vụ (Vụ CCHC); Bộ Tư pháp; VPCP (Cục KSTTHC); Lưu: VT, VPCCHC (3b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Trị KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4611/QĐBNNTCCB ngày 23/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) Thực hiện Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 20212030 của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai Nghị quyết số 76/NQCP của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20212030, Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 với các nội dung sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU Thực hiện Chương trình CCHC của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2025 và tiếp theo một cách toàn diện, đồng bộ; đẩy mạnh quán triệt chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ và Bộ trưởng về công tác CCHC; xây dựng kế hoạch CCHC của Bộ năm 2025 bám sát các nội dung chương trình CCHC có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Bộ, ngành. 1. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch CCHC của Bộ, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc phối kết hợp với tổ chức đoàn thể các cấp trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC; thực hiện xác định chỉ số CCHC (Parindex) của Bộ và đánh giá, chấm điểm CCHC các đơn vị năm 2024 thực chất, hiệu quả; tăng cường thông tin, tuyên truyền CCHC đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng như người dân, doanh nghiệp tạo sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC của Bộ và các đơn vị năm 2025. 2. Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2025 đảm bảo khả thi, đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng và hiệu quả; góp phần hoàn thiện thể chế nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật của Bộ, ngành tạo động lực cho phát triển nông nghiệp hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền; tập trung rà soát, phát hiện các vướng mắc, chồng chéo, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định không phù hợp, tháo gỡ các điểm nghẽn; thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết của Chính phủ; kịp thời hủy, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ quản lý, kiểm tra chuyên ngành. 3. Đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cắt giảm đơn giản hóa các TTHC thực chất, hiệu quả, khuyến khích, thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả. 4. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng về cải cách tổ chức, tinh gọn bộ máy hiệu lực hiệu quả, tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu quy định, tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền theo quy định; đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, ngành. 5. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính, triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của lãnh đạo Bộ; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt, đánh giá cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. 6. Triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, toàn diện và thống nhất các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐCP của Chính phủ và Thông tư số 56/2022/TT BTC ngày 16/9/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công, khuyến khích thu hút các thành phân kinh tế đầu tư phát triển sự nghiệp công lập thuộc ngành để người dân được thụ hưởng dịch vụ công với chất lượng cao hơn. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật để đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập. Nâng cao hiệu quả quản lý các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 7. Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động của của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa quốc gia theo chỉ đạo của Ủy ban 1899; triển khai thực hiện ISO điện tử, duy trì áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý của các đơn vị thuộc Bộ. II. NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1. Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC Tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo điều hành CCHC của Bộ và các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CCHC giai đoạn 20252030. Chỉ đạo triển khai một cách toàn diện, đồng bộ, thực chất và hiệu quả các nội dung nhiệm vụ Kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ góp phần đảm bảo thực hiện có chất lượng những nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Chính phủ gắn với thực hiện chiến lược phát triển của Bộ, ngành. Nâng cao nhận thức, vai trò lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và tổ chức đoàn thể trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ năm 2025. Thường xuyên phối hợp chặt chẽ hiệu quả với Vụ Cải cách hành chính (Bộ Nội vụ), Văn phòng Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ) trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC của Bộ năm 2025. Tăng cưởng, nâng cao năng lực Cán bộ đầu mối CCHC của Bộ và các đơn vị đáp ứng, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ công tác CCHC năm 2025 và tiếp theo. Đảm bảo họp định kỳ Ban chỉ đạo CCHC của Bộ theo quy định, kịp thời quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC của Bộ, các đơn vị và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Xây dựng, ban hành kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ và các đơn vị theo đúng quy định; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo CCHC định kỳ theo quy định của Bộ và Bộ Nội vụ. Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp giao ban chuyên đề CCHC, sơ kết, tổng kết và triển khai nhiệm vụ CCHC kịp thời, hiệu quả; tăng cường phối hợp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ CCHC cho cán bộ, công chức, viên chức của Bộ và các cơ quan, đơn vị. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; thực hiện thanh tra, kiểm tra công vụ theo quy định; tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch kiểm tra CCHC của Bộ năm 2025 và kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ theo quy định. Thực hiện đánh giá, xác định Chỉ số CCHC (Parindex) của Bộ năm 2025 theo kế hoạch, hướng dẫn của Bộ Nội vụ; tổ chức thực hiện đánh giá, chấm điểm CCHC năm 2025 các đơn vị thuộc Bộ theo kế hoạch. Phối hợp với Cơ quan Đảng ủy Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ và Đoàn Thanh niên Bộ tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhiệm vụ CCHC tới cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh truyền thông CCHC của Bộ Nông nghiệp và PTNT trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, Trên Website của Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ (http://[email protected]) và trang Web của các cơ quan, đơn vị, trên báo chí trong và ngoài ngành và trên các phương tiện truyền thông VTV…để tạo sự đồng thuận thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kế hoạch CCHC năm 2025 và tiếp theo. Tăng cường khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và công bố kết quả sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với chất lượng dịch vụ công trực tuyến do Bộ Nông nghiệp và PTNT cung cấp. Thực hiện duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 của Bộ, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; xây dựng ISO điện tử khối cơ quan Bộ. Tập trung nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch CCHC năm 2025, bao gồm ngân sách nhà nước, nguồn hỗ trợ quốc tế và các hỗ trợ khác. Phối hợp với cơ quan Thường trực Ủy ban 1899 (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính) thực hiện hiệu quả nhiệm vụ Cơ chế một cửa quốc gia của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT theo chỉ đạo của Ủy ban Chỉ đạo về Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại. Xây dựng, ban hành Quy định về thực hiện nhiệm vụ Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2025 và tiếp theo 2. Cải cách thể chế Tập trung thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ năm 2025 và tổ chức hiện kế hoạch đảm bảo tiến độ, chất lượng và số lượng văn bản. Thực hiện các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật. Thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐCP và Nghị định số 32/2020/NĐCP và các văn bản hướng dẫn. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền. Thực hiện công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ năm 2025. Kết quả sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế văn bản QPPL sau rà soát. Rà soát văn bản QPPL theo yêu cầu, đề nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan. Tổ chức tự kiểm tra các văn bản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hoặc liên tịch ban hành ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiểm tra theo thẩm quyền các văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh ban hành có nội dung liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trả lời kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thể chế, chính sách. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) phục vụ kiểm tra chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2025 và tiếp theo. 3. Cải cách thủ tục hành chính Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC để bãi bỏ các quy định rào cản, gỡ bỏ điểm nghẽn trong sản xuất, kinh doanh; thực hiện kiểm soát chặt chẽ từ đầu việc xây dựng văn bản QPPL có quy định TTHC; tăng cường chất lượng công bố, công khai minh bạch TTHC; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, thành phần hồ sơ, đảm bảo thực chất; cải cách TTHC giữa các đơn vị thuộc Bộ và trong nội bộ từng đơn vị thuộc Bộ; tăng cường đối thoại với người dân, doanh nghiệp. Tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC liên quan đến phạm vi quản lý của Bộ. 4. Cải cách tổ chức bộ máy Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo CCHC của chính phủ về cải cách, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ và các đơn vị theo quy định; rà soát, sắp xếp hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý nhà nước; đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. 5. Về cải cách chế độ công vụ Triển khai công tác cán bộ theo quy định. Tập trung tham mưu sắp xếp, kiện toàn nhân sự lãnh đạo các đơn vị theo quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; cơ cấu lại nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức theo quy định; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính. Thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Vụ, Cục và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ; xây dựng các quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; thực hiện việc tuyển dụng công chức, viên chức đúng theo quy định đảm bảo công khai, minh bạch nhằm thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, tâm huyết, yêu nghề đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hội nhập quốc tế. 6. Cải cách tài chính công Triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, toàn diện và thống nhất các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐCP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Triển khai các quy định mới về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp. Điều hành kiểm soát dự toán NSNN được giao đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Quản lý NSNN, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo kinh phí sử dụng minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng việc triển khai nhiệm vụ chính trị của Bộ, của ngành; triển khai đầu tư công phục vụ phát triển ngành. 7. Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử, Chính phủ số Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ; nâng cao chất lượng cung cấp DVC cho người dân, doanh nghiệp. III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH CCHC NĂM 2025 (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Trách nhiệm thực hiện a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện những nội dung, nhiệm vụ Kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ thuộc phạm vi quản lý của đơn vị; chủ động xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch CCHC 2025 và dự toán ngân sách thực hiện của đơn vị trình cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định đảm bảo yêu cầu, tiến độ, chất lượng và hiệu quả; thường xuyên giám sát, kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC của đơn vị. Thực hiện chế độ báo cáo CCHC định kỳ quý, 6 tháng và báo cáo năm, báo cáo chuyên đề hoặc đột xuất (nếu có) về tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC năm 2025 gửi về Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) theo quy định. b) Các đơn vị đầu mối, tham mưu CCHC Chủ trì, tham mưu với Bộ trưởng, Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về từng lĩnh vực, nội dung CCHC, cụ thể: tại điểm b), khoản 1, Điều 3 Quy định về tổ chức thực hiện nhiệm vụ CCHC của Bộ giai đoạn 20232030 (Quyết định số 3454/QĐBNNTCCB ngày 15/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT). c) Văn phòng Thường trực CCHC đầu mối, chủ trì tham mưu, tổng hợp tình hình, tiến độ, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ và các đơn vị theo quy định; chủ động, tích cực tham mưu giúp Ban chỉ đạo CCHC của Bộ chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ và hiệu quả 07 nội dung kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ và các đơn vị theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. 2. Kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện Kế hoạch CCHC năm 2025 được bố trí trong kế hoạch dự toán kinh phí CCHC năm 2025 của Bộ và của các đơn vị hoặc các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có); việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành (Thông tư số 33/2022/TTBTC ngày 09/6/2022 của Bộ Tài chính, sửa đổi Thông tư số 26/2019/TTBTC ngày 10/5/2019), Vụ Tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo quy định. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị báo cáo Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ để xem xét, quyết định./. PHỤ LỤC KHUNG KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2025 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số 4611/QĐBNNTCCB ngày 23/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT) Số TT Mục tiêu Nhiệm vụ Hoạt động/Kết quả sản phẩm Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Thời gian thực hiện I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CCHC: Văn phòng Thường trực CCHC đầu mối, chủ trì (12 nhiệm vụ, 37 hoạt động, sản phẩm) 1. Thực hiện Chương trình CCHC của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2025 và tiếp theo một cách toàn diện, đồng bộ; đẩy mạnh quán triệt chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ và Bộ trưởng về công tác CCHC; xây dựng kế hoạch CCHC của Bộ năm 2025 bám sát các nội dung chương trình CCHC có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn góp phần thúc đẩy sự phát triển của Bộ, ngành. 2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch CCHC của Bộ, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong việc phối kết hợp với tổ chức đoàn thể các cấp trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC; thực hiện xác định chỉ số CCHC (Parindex) của Bộ và đánh giá, chấm điểm CCHC các đơn vị năm 2024 thực chất, hiệu quả; tăng cường thông tin, tuyên truyền CCHC đối với cán bộ, công chức, viên chức cũng như người dân, doanh nghiệp tạo sự đồng thuận trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC của Bộ và các đơn vị năm 2025. 1. Triển khai Chương trình CCHC của Bộ giai đoạn 20212030 thực hiện Nghị quyết số 76/NQCP ngày 15/7/2021 của Chính phủ và Chỉ thị số 23/CTTTg ngày 02/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 20212030. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo, người đứng đầu các cấp trong triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC năm 2025 và giai đoạn tiếp theo của Bộ, Chính phủ. 1.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch CCHC của Bộ và Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo CCHC của Bộ năm 2025 và Kế hoạch CCHC của các đơn vị đúng quy định bám sát 07 nội dung Chương trình CCHC của Bộ giai đoạn 20212030 theo Nghị quyết số 76/NQ CP của Chính phủ, chỉ đạo, hướng dẫn của Ban chỉ đạo CCHC của Chính phủ Ban chỉ đạo CCHC của Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) Các cơ quan, đơn vị liên quan Chậm nhất ngày 25/12/2024 Theo KH hoạt động của BCĐ CCHC của Chính phủ 1.2. Tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ thực hiện Nghị quyết 76/NQCP của Chính phủ và Chỉ thị số 23/CTTTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh Chương trình CCHC nhà nước. Ban chỉ đạo CCHC của Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Tháng 01/2025 1.3. Phối hợp với Cơ quan Đảng ủy Bộ, Công đoàn Cơ quan bộ, Đoàn Thanh niên Bộ đẩy mạnh tuyên truyền kế hoạch CCHC của Bộ năm 2025 và tiếp theo thực hiện Nghị quyết số 76/NQCP của Chính phủ. Văn phòng Thường trực CCHC Cơ quan ĐU Bộ, Công đoàn Cơ quan Bộ, Đoàn TN Bộ Các đơn vị thuộc Bộ. Năm 2025 2. Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành CCHC của Ban chỉ đạo CCHC Bộ và các đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CCHC năm 2025; đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 20212025 và chuẩn bị cho giai đoạn 05 năm 20262030 theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ 2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan đơn vị và cán bộ, CCVC trong thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC của Bộ và các đơn vị năm 2025; tổ chức thực hiện đánh giá kết quả thực hiện CCHC của Bộ 05 năm giai đoạn 20212025. Ban chỉ đạo CCHC của Bộ Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.2. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nội dung nhiệm vụ Kế hoạch CCHC năm 2025 của Bộ và các đơn vị đảm bảo yêu cầu, đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Ban chỉ đạo CCHC của Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.3. Thực hiện đúng chế độ báo cáo CCHC định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu, quy định. Văn phòng Thường trực CCHC Các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Quý I IV/2025 2.4. Thực hiện họp định kỳ Ban chỉ đạo CCHC của Bộ và các đơn vị (theo Quý, 6 tháng và năm) và họp đột suất; nghiên cứu đổi mới hình thức báo cáo CCHC tại cuộc họp… Ban chỉ đạo CCHC của Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) Các thành viên BCĐ Các đơn vị thuộc Bộ Quý I IV/2025 3. Tổ chức triển khai đánh giá, xác định Chỉ số CCHC (Par Index) năm 2025 của Bộ và đánh giá, chấm điểm CCHC các đơn vị thuộc Bộ năm 2025 đáp ứng mục tiêu, yêu cầu và hiệu quả. 3.1. Xây dựng, trình Bộ ban hành Kế hoạch triển khai đánh giá, chấm điểm CCHC của Bộ và các đơn vị năm 2025 Văn phòng Thường trực CCHC) Các đơn vị thuộc Bộ Quý II III/2025 3.2. Tổ chức triển khai đánh giá, xác định Chỉ số CCHC (ParIndex) của Bộ năm 2024. Văn phòng Thường trực CCHC) Các đơn vị đầu mối CCHC Bộ Trung tâm CĐS và TKNN Theo kế hoạch của Bộ Nội vụ 3.3. Họp rà soát, phân tích, đánh giá kết quả Chỉ số Par Index 2024 của Bộ theo quy định của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Ban chỉ đạo CCHC của Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC) Các đơn vị thuộc Bộ Sau khi BCĐ CCHC của CP công bố kết quả. 3.4. Nâng cấp, phần mềm chỉ số CCHC các đơn vị thuộc Bộ giai đoạn 20252030 Văn phòng Thường trực CCHC Đơn vị tư vấn Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị đầu mối CCHC Năm 2025 3.5. Phối hợp với Trung tâm CĐS và TKNN và các đơn vị liên quan hoàn thiện các nội dung điều tra xã hội học (Phiếu KS điện tử…) Văn phòng Thường trực CCHC Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị liên quan Quý II IV/2025 3.6. Tập huấn, hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ thực hiện đánh giá, chấm điểm CCHC năm 2025, kịp thời trình Bộ Quyết định công bố kết quả theo quy định. Văn phòng Thường trực CCHC Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Quý III IV/2025 4. Tổ chức kiểm tra CCHC của Bộ và các đơn vị năm 2025 hiệu quả. 4.1. Xây dựng, ban hành kế hoạch Kiểm tra CCHC của Bộ năm 2025 Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị thuộc Bộ Quý II III/2025 4.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra công tác CCHC các đơn vị của Bộ; tổng hợp báo cáo Bộ, Bộ Nội vụ theo quy định; đề xuất, kiến nghị xử lý tồn tại, khó khăn, vướng mắc… Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị đầu mối CCHC Các đơn vị thuộc Bộ Quý IV/2025 4.3. Phối hợp với Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ kiểm tra công tác CCHC tại các Bộ, ngành, địa phương theo kế hoạch của Ban chỉ đạo CCHC của CP. Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị thuộc Bộ Theo KH của BCĐ CCHC của Chính phủ 5. Tăng cường tuyên truyển CCHC năm 2025, tinh gọn bộ máy của Bộ và các đơn vị theo chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện đánh giá kết quả CCHC giai đoạn 20212025 và kế hoạch giai đoạn 05 năm 20262030. 5.1. Tăng cường truyền truyền quán triệt nội dung, nhiệm vụ CCHC nhất là cải cách tổ chức, tinh gọn bộ máy thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ Trưởng Ban Chỉ đạo CCHC của CP thông qua các cuộc họp, hội nghị của Bộ và các đơn vị Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Các cơ quan, đơn vị liên quan Quý I IV/2025 5.2. Hoàn thiện, bổ sung một số chức năng Website CCHC Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ; duy trì, kịp thời cập nhật đăng tin, bài, thông tin CCHC của Bộ và các cơ quan, đơn vị trên trang CCHC Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.3. Phối hợp với Báo Nông nghiệp VN và các cơ quan báo chí, VTV…tuyên truyền về công tác CCHC, thực hiện Cơ chế MCQG của Bộ và các đơn vị Văn phòng Thường trực CCHC Báo Nông nghiệp VN Các cơ quan, đơn vị liên quan Năm 2025 6. Đánh giá, Sơ kết 05 năm công tác CCHC của Bộ giai đoạn 20212025; tổ chức các hội nghị, họp, giao ban, sơ kết, tổng kết, hội thảo chuyên đề CCHC; tăng cường phối hợp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ CCHC cho cán bộ, CCVC 6.1. Tổ chức Hội nghị sơ kết CCHC 05 năm đánh giá kết quả công tác CCHC của Bộ giai đoạn 20212025 và nhiệm vụ trọng tâm iai đoạn 20262030 Ban Chỉ đạo CCHC của Bộ (Văn phòng Thường trực CCHC ) Các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan Quý IV/2025 6.2. Tổ chức họp định kỳ giao ban, sơ kết, tổng kết công tác CCHC của Bộ Nông nghiệp và PTNT Văn phòng Thường trực CCHC Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quý, 6 tháng, năm 6.3. Phối hợp tổ chức tập huấn nhiệm vụ CCHC năm 2025 (về CCHC, ISO, KSTTHC, CNTT, CĐS...cho cán bộ, CCVC các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị liên quan Quý II IV/2025 7. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, kiểm tra chuyên ngành của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ hiệu quả theo chỉ đạo của Ủy ban Chỉ đạo 1899. 7.1. Phối hợp với các đơn vị trình Bộ phê duyệt nhiệm vụ, kinh phí thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia năm 2025 của các đơn vị. Các đơn vị thực hiện MCQG Văn phòng Thường trực CCHC Vụ Tài chính Các đơn vị liên quan Đơn vị tư vấn Năm 2025 7.2. Tổ chức họp, hội thảo, Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Cơ chế MCQG, một cửa ASEAN giai đoạn 20212025 của Bộ Văn phòng Thường trực CCHC Trung tâm CĐS và TKNN Các cơ quan, đơn vị liên quan Quý IV/2025 7.3. Phối hợp đôn đốc các đơn vị thuộc Bộ thực hiện hiệu quả cơ chế MCQG; đầu mối phối hợp với Cơ quan Thường trực (Tổng cục Hải quan) triển khai nhiệm vụ Ủy ban 1899 theo quy định. Văn phòng Thường trực CCHC Trung tâm CĐS và TKNN Các cơ quan, đơn vị liên quan Năm 2025 7.4. Thực hiện đúng chế độ báo cáo CCHC định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu, quy định của Ủy Ban 1899. Văn phòng Thường trực CCHC Các cơ quan, đơn vị liên quan Quý I IV/2025 8. Thực hiện duy trì, cải tiến hệ thống QLCL ISO 9001:2015 của Bộ, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ hiệu quả. 8.1. Rà soát, hoàn thiện, công bố các quy trình ISO 9001:2015 khối cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị thuộc Bộ Các Vụ, Văn phòng Bộ Đơn vị tư vấn Quý IIV/2025 8.2. Xây dựng ISO điện tử khối cơ quan Bộ theo quy định Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 Văn phòng Thường trực CCHC Đơn vị tư vấn Các đơn vị liên quan Năm 2025 8.3. Thực hiện đánh giá nội bộ Hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quy định. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Các đơn vị liên quan Quý III IV/2025 9. Đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ kế hoạch CCHC của Bộ và các cơ quan, đơn vị. 9.1. Xây dựng, thực hiện dự toán kinh phí CCHC năm 2025 của Bộ, các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị thuộc Bộ Vụ Tài chính Văn phòng Bộ Theo quy định của Bộ 9.2. Tăng cường nguồn lực kinh phí từ các chương trình, dự án hỗ trợ các nội dung CCHC của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ. Các đơn vị thuộc Bộ có chương trình, dự án... Vụ HTQT, Văn phòng Thường trực CCHC Năm 2025 9.3. Xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí CCHC năm 2026 của Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quy định. Văn phòng TTCCHC, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Vụ Tài chính Văn phòng Bộ Hướng dẫn, quy định của Bộ 10. Tăng cường kỷ luật kỷ cương trong Bộ và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ 10.1. Rà soát, sửa đổi, bổ dung, hoàn thiện Bộ quy chế của Bộ Văn phòng Thường trực CCHC Văn phòng Bộ Các đơn vị liên quan Quý IIV/2025 10.2. Tổ chức thực hiện tốt văn hóa công vụ của Bộ và các đơn vị Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 11. Triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQCP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán NSNN 2025. Quyết định/văn bản của Bộ triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQCP Vụ Kế hoạch Các đơn vị thuộc Bộ Quý I/2025 12. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng giao Hoàn thành đúng tiến độ, nội dung, nhiệm vụ được giao 100% theo quy định Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Quý I IV/2025 II. CẢI CÁCH THỂ CHẾ: Vụ Pháp chế đầu mối, chủ trì (7 nhiệm vụ, 16 hoạt động, sản phẩm) 1. Triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản QPPL của Bộ năm 2025 đảm bảo khả thi, đáp ứng yêu cầu tiến độ, chất lượng và hiệu quả; góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật của Bộ, ngành tạo động lực cho phát triển nông nghiệp hội nhập quốc tế; tăng cường công tác kiểm tra văn bản theo thẩm quyền, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định không phù hợp; thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo Nghị quyết của Chính phủ. Tập trung rà soát, kịp thời hủy, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ quản lý, kiểm tra chuyên ngành. 1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 theo Quyết định của Bộ. 1.1. Kế hoạch xây dựng văn bản QPPL năm 2025 của Bộ được triển khai thực hiện đảm bảo khả thi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, đúng tiến độ và hiệu quả. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 1.2. Dự thảo Văn bản QPPL được trình, ban hành theo kế hoạch (dự kiến Kế hoạch xây dựng 23 văn bản trong đó có 01 Nghị quyết của Quốc hội, 02 Nghị định, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 18 Thông tư của Bộ trưởng), thay đổi theo thực tiễn của Bộ. Các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản Vụ Pháp chế Các đơn vị liên quan Quý I IV/2025 2. Thực hiện đánh giá tác động chính sách, tác động của TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL. Dự án, dự thảo được đánh giá tác động chính sách, tác động TTHC (nếu có) theo quy định của pháp luật. Báo cáo tổng hợp đánh giá tác động chính sách, tác động TTHC được ban hành đúng tiến độ, yêu cầu. Các đơn vị được giao chủ trì soạn thảo văn bản Văn phòng Bộ Theo dự thảo văn bản QPPL Báo cáo đúng tiến độ yêu cầu 3. Theo dõi thi hành pháp luật 3.1. Thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Báo cáo theo dõi THPL được ban hành. Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Vụ Pháp chế Năm 2025 3.2. Tổ chức theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm, liên ngành theo Quyết định của TTgCP (liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp). Báo cáo theo dõi THPL được ban hành Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3.3. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Kết luận/Thông báo kết quả kiểm tra công tác THPL về xử lý VPHC. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3.4. Theo dõi tiến độ văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Quý I IV/2025 3.5. Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền. Báo cáo xử lý kết quả theo dõi THPL. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4. Rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT 4.1. Thực hiện rà soát văn bản QPPL theo yêu cầu, đề nghị của Quốc hội, UBTV Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan khác. Báo cáo kết quả rà soát được ban hành. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4.2. Kết quả sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế văn bản QPPL sau rà soát Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4.3. Rà soát và công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2025. Danh mục văn bản được công bố. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5. Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 5.1. Thực hiện tự kiểm tra, kiểm tra văn bản theo thẩm quyền liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Danh mục văn bản được kiểm tra. Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.2. Thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề của Bộ Tư pháp. Báo cáo kết quả kiểm tra Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.3. Xử lý văn bản QPPL có dấu hiệu trái pháp luật (nếu có). Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 6. Thanh tra, kiểm tra công vụ, thực hiện chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu quy định, đúng tiến độ và hiệu quả. Thanh tra Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Theo kế hoạch năm 2025 7. Đẩy mạnh, tập trung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ quản lý, kiểm tra chuyên ngành lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ: quản lý vật tư nông nghiệp; quản lý an toàn thực phẩm và phục vụ kiểm tra chuyên ngành; các đơn vị phải hoàn thành công bố 89 TCVN (Trồng trọt: 38; BVTV: 12; Thú y: 09; Lâm nghiệp: 28; Thủy sản: 01; Thủy lợi: 01) (Quyết định 2618/QĐBNN KHCN ngày 28/6/2023, Quyết định 1501/QĐBNNKHCN ngày 31/5/2024, Quyết định 851/QĐBNNKHCN ngày 27/3/2024, Quyết định 2078/QĐBNN KHCN ngày 28/6/2024). Vụ Khoa học công nghệ và MT Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Vụ Pháp chế Các bộ, ngành liên quan Năm 2025 III. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH: Văn phòng Bộ đầu mối, chủ trì (5 nhiệm vụ và 10 hoạt động, sản phẩm) 1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC để bãi bỏ các quy định rào cản, gỡ bỏ điểm nghẽn trong sản xuất, kinh doanh; chuẩn hóa TTHC, đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành và trong từng lĩnh vực chuyên ngành; nâng cao chất lượng giải quyết TTHC; cải cách TTHC giữa các đơn vị thuộc Bộ và trong nội bộ từng đơn vị thuộc Bộ; triển khai hiệu quả cơ chế một cửa liên thông; tăng cường đối thoại với người dân, doanh nghiệp. 1. Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính 1.1. Cho ý kiến về quy định TTHC, về đánh giá tác động TTHC tại đề nghị, dự án, dự thảo Văn bản QPPL. Thực hiện thẩm định quy định về TTHC, kiểm soát chất lượng công bố, công khai TTHC. Văn phòng Bộ Vụ Pháp chế Các đơn vị thuộc Bộ Quý I IV/2025 1.2. Nhập, đăng tải công khai, tích hợp, khai thác, quản lý TTHC trên CSDLQG. Rà soát, đánh giá TTHC đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC theo quy định Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Quý I IV/2025 2. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; thực hiện TTHC trên môi trường điện tử 2.1 Triển khai xây dựng, vận hành thông suốt hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Bộ; xây dựng Quy chế, kiện toàn Bộ phận Một cửa tại các đơn vị thực hiện giải quyết TTHC thuộc Bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Văn phòng Bộ Các đơn vị thực hiện TTHC Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.2. Thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền theo quy định đảm bảo kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Các đơn vị thuộc Bộ Văn phòng Bộ Trung tâm CĐS và TKNN Năm 2025 2.3. Thực hiện đánh giá chất lượng giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Các đơn vị thuộc Bộ Văn phòng Bộ Năm 2025 2.4. Tổ chức thực thi Phương án phân cấp trong giải quyết TTHC (Quyết định 1015/QĐTTg ngày 30/8/2002); Phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ (Quyết định 3658/QĐ BNNVP ngày 28/10/2024) và quy định kinh doanh (Quyết định 2177/QĐTTg ngày 23/12/2001) Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Văn phòng Bộ Năm 2025 2.5. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích Các đơn vị liên quan thuộc Bộ Văn phòng Bộ Năm 2025 3. Tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tiếp nhận, cập nhật, xử lý các nội dung phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên hệ thống thông tin Chính phủ và công khai kết quả lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Văn phòng Bộ Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị theo lĩnh vực quản lý Các đơn vị có liên quan Năm 2025 4. Thực hiện Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025 2030 Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ Vụ Pháp chế Văn phòng Bộ Các đơn vị có liên quan Theo thời gian tại Nghị quyết 5. Kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC các đơn vị Văn phòng Bộ Các đơn vị có liên quan Năm 2025 IV. CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY: Vụ Tổ chức cán bộ đầu mối, chủ trì (04 nhiệm vụ, 07 hoạt động, sản phẩm) Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo CCHC của chính phủ về cải cách, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ và các đơn vị theo quy định; rà soát, sắp xếp hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý nhà nước; đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. 1. Thực hiện sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy của Bộ và các đơn vị theo chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ 1.1. Phối hợp với Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo quy định Vụ Tổ chức cán bộ Các Bộ ngành liên quan Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 1.2. Kịp thời xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ mới của Bộ và các cơ quan, đơn vị theo quy định 1.3. Rà soát, sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức các cơ quan, đơn vị, khắc phục chồng chéo chức năng, nhiệm vụ... 2. Sắp xếp đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập Triển khai sắp xếp các Viện, Trường Cao đẳng thuộc Bộ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phân cấp quản lý Thực hiện phân cấp quản lý giữa Bộ với các đơn vị thuộc Bộ và địa phương Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4. Đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của Bộ. 4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường số, tổ chức họp, hội nghị bằng hình thức trực tuyến... Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4.2. Tổ chức thực hiện tốt văn hóa công vụ và quy chế làm việc của Bộ. Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 V. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ: Vụ Tổ chức cán bộ đầu mối, chủ trì (06 nhiệm vụ, 06 hoạt động sản phẩm) 1. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính, triển khai kịp thời, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong bổ nhiệm, đề bạt, đánh giá cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người có đức, có tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. 1. Triển khai công tác cán bộ theo quy định. Tập trung tham mưu sắp xếp, kiện toàn nhân sự lãnh đạo các đơn vị theo quy định của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ; cơ cấu lại nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức theo quy định. Quyết định của Bộ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Quý I II/2025 2. Thực hiện rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Vụ, Cục và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ. Tờ trình và Quyết định của Bộ trưởng. Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện (1) Quy định phân cấp, ủy quyền quản lý CCVCcủa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ, (2) Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ, (3) Quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm CCVC lãnh đạo, quản lý của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và người quản lý doanh nghiệp tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc Bộ. Quyết định của Bộ trưởng Vụ TCCB Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 29/2023/NĐCP ngày 03/6/2023 của Chính phủ. Quyết định của Bộ phê duyệt danh sách tinh giản biên chế được ban hành Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5. Xây dựng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật các chương trình bồi dưỡng Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật các chương trình bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 6. Đào tạo bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ và lãnh đạo quản lý Các lớp bồi dưỡng được hoàn thành Trường Cán bộ Quản lý NN và PTNT Trường Chính sách công và PTNT Các cơ quan, đơn vị liên quan Năm 2025 VI. CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG: Vụ Tài chính đầu mối, chủ trì (03 nhiệm vụ, 13 hoạt động, sản phẩm) 1. Triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, toàn diện và thống nhất các quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐCP của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập 1. Xây dựng, sửa đổi bổ sung, ban hành danh mục chi tiết dịch vụ công sử dụng NSNN Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Vụ Tài chính Các đơn vị liên quan theo từng lĩnh vực (QĐ 3588/QĐ BNNTC ngày 19/8/2021) Năm 2025 1.2. Xây dựng, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ KHCN 1.3. Giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ Tài chính 1.4. Xây dựng tiêu chí tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ KHCN 1.5. Thẩm định, phê duyệt phương án tự chủ tài chính Quyết định, văn bản của Bộ Vụ Tài chính Các đơn vị được phân cấp Năm 2025 2. Triển khai các quy định mới về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp. Điều hành kiểm soát dự toán NSNN được giao đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Quản lý NSNN, Tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, đảm bảo kinh phí sử dụng minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm đáp ứng việc triển khai nhiệm vụ chính trị của Bộ, của ngành 2.1 Tổ chức tập huấn triển khai các quy định mới về công tác quản lý tài chính, tài sản công Hội nghị, hội thảo Vụ Tài chính Các đơn vị liên quan Năm 2025 2.2. Rà soát, phê duyệt mới hoặc phê duyệt điều chỉnh phương án/ đề án tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ Tài chính Các đơn vị được phân cấp Năm 2025 2.3. Thực hiện quản lý kinh phí đảm bảo đúng chế độ, đúng mục đích, thực hành tiết kiệm chống lãng phí BC quyết toán, báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí Vụ Tài chính Các đơn vị liên quan Năm 2025 2.4. Tổ chức kiểm tra công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước tại các cơ quan đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch kiểm tra Biên bản kiểm tra Kết luận kiểm tra Vụ Tài chính Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.5. Ban hành đầy đủ các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ về quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo nội dung và công khai theo quy định Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng ô tô chuyên dùng Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng Quy định về danh mục, thời gian và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định Vụ Tài chính Các cơ quan, đơn vị liên quan Năm 2025 2.6. Sắp xếp, xử lý nhà, đất thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Thực hiện việc kiểm tra hiện trạng, sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ/CP ngày 31/12/2017 và Nghị định 67/2021/NĐCP ngày 15/7/2021 Vụ Tài chính Các cơ quan, đơn vị liên quan Năm 2025 3. Triển khai đầu tư công phục vụ phát triển ngành 3.1. Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư Ngân sách nhà nước Văn bản của Bộ phân bổ vốn đầu tư NSNN năm 2025 Vụ Kế hoạch Các đơn vị thuộc bộ, các chủ đầu tư Năm 2025 3.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư công Báo cáo Kế hoạch đầu tư công năm 2026 của Bộ VII. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ, CHUYỂN ĐỔI SỐ: (05 nhiệm vụ, 20 hoạt động sản phẩm) Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ; nâng cao chất lượng cung cấp DVC cho người dân, doanh nghiệp. 1. Hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy xây dựng và Phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số 1.1. Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số Bộ Nông nghiệp và PTNT năm 2025 Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Quý I/2025 1.2. Cập nhật, triển khai kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Nông nghiệp và PTNT phiên bản 3.0. Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 1.3. Tiếp tục triển khai xây dựng Kiến trúc dữ liệu nền tảng ngành Nông nghiệp và PTNT phiên bản 1.0 trình Bộ ban hành. Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 1.4. Thực hiện dự án “Xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số của Bộ Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 20212025” Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ. Trung tâm CĐS và TKNN Năm 2025 2. Phát triển hạ tầng số 2.1. Xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu của Bộ Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Quý IV/2025 2.2. Xây dựng Trung tâm điều hành quản lý an toàn thông tin của Bộ (SOC) Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.3. Nâng cấp, phát triển hạ tầng CNTT của Bộ đáp ứng yêu cầu phát triển CPĐT, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp (Mạng LAN và kết nối Internet, Cổng TTĐT của Bộ, hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ…) Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.4. Xây dựng kế hoạch và triển khai ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 2.5. Triển khai giải pháp xây dựng, vận hành hệ thống giám sát, điều hành thông minh kết nối với Hệ thống chỉ đạo, điều hành quốc gia Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3. An toàn thông tin 3.1 Tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3.2 Thực hiện giám sát an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin đã được phê duyệt cấp độ đặt tại Trung tâm Dữ liệu của Bộ theo quy định Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 3.3 Đánh giá, kiểm tra an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin theo cấp độ. Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4. Phát triển nền tảng số 4.1. Xây dựng nền tảng tích hợp, kết nối liên thông dữ liệu ngành nông nghiệp (LGSP) Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4.2. Triển khai kết nối, liên thông các nền tảng dữ liệu số của các Bộ, ngành xây dựng thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp của Bộ (LGSP), của quốc gia (VDXP, NGSP). Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 4.3. Xây dựng kế hoạch tổng thể và phương án triển khai dữ liệu mở Trung tâm CĐS và TKNN Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5. Phát triển ứng dụng, dịch vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp 5.1. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.2. Xây dựng hệ thống lưu trữ điện tử chuyên ngành nông nghiệp và PTNT Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.3. Xây dựng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Bộ Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.4. Tuyên truyền tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ chuyên trách về CĐS, CNTT, ATTT, chuyển đổi số…cho cán bộ CCVC thuộc Bộ. Trung tâm CĐS và TKNN Văn phòng Bộ Các đơn vị thuộc Bộ Năm 2025 5.5. Phối hợp thực hiện kế hoạch kết nối tích hợp các thủ tục thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN của Bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định. Văn phòng Thường trực CCHC Các đơn vị thực hiện cơ chế MCQG của Bộ Trung tâm CĐS và TKNN Theo KH của TCHQ
Quyết định 4611/QĐ-BNN-TCCB
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-4611-QD-BNN-TCCB-2024-Ke-hoach-cai-cach-hanh-chinh-2025-637077.aspx
{'official_number': ['4611/QĐ-BNN-TCCB'], 'document_info': ['Quyết định 4611/QĐ-BNN-TCCB năm 2024 về Kế hoạch cải cách hành chính năm 2025 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn', ''], 'signer': ['Nguyễn Quốc Trị'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
206
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 18/2024/NQHĐND Bà Rịa Vũng Tàu, ngày 06 tháng 12 năm 2024 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU KHOÁ VII, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BỐN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27 tháng 11 năm 2023; Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số 115/2024/NĐCP ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; Xét Tờ trình số 433/TTrUBND ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết Quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Báo cáo thẩm tra số 275/BCBKTNS ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Ban Kinh tế Ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều1. Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết này quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu đô thị có công năng phục vụ hỗn hợp, đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để xây dựng mới hoặc cải tạo, chỉnh trang đô thị và dự án khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Điều2. Đối tượng áp dụng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1 của Nghị quyết này. Điều3. Tiêu chí Để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây: 1. Tiêu chí về quy hoạch, kế hoạch a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. b) Phù hợp với quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 được cấp có thẩm quyền phê duyệt. c) Phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị (nếu có) theo quy định. d) Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt. 2. Tiêu chí về vị trí, quy mô a) Có ranh giới rõ ràng và có phương án đấu nối hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hành lang an toàn đường bộ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Quy mô diện tích theo quy hoạch, chương trình, kế hoạch có liên quan được phê duyệt. 3. Tiêu chí về điều kiện áp dụng Dự án không liên quan đến hoạt động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, đến hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Điều4. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Điều5. Điều khoản thi hành Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoá VII, Kỳ họp thứ Hai Mươi Bốn thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2024./. Nơi nhận: Như Điều 4; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; TTr. Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Sở Tư pháp; TTr.HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố; Website Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Trung tâm Công báo Tin học tỉnh; Báo Bà Rịa Vũng Tàu, Đài PT TH tỉnh; Lưu VT, SKHĐT, CTHĐ. CHỦ TỊCH Phạm Viết Thanh
Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-18-2024-NQ-HDND-tieu-chi-quyet-dinh-dau-thau-du-an-dau-tu-co-su-dung-dat-Vung-Tau-636059.aspx
{'official_number': ['18/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 18/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu', ''], 'signer': ['Phạm Viết Thanh'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Đầu tư, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
207
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1340/QĐUBND Lạng Sơn, ngày 23 tháng 08 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT THAY THẾ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, QUY HOẠCH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG, UBND CẤP HUYỆN TỈNH LẠNG SƠN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số700/QĐUBND ngày 10/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Danh mục thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện tỉnh Lạng Sơn; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 108/TTrSXD ngày 16/8/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt thay thế 01 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, 01 quy trình giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng trong lĩnh vực Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Quy hoạch xây dựng. (Có Danh mục và Quy trình nội bộ chi tiết kèm theo). Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trên cơ sở quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này xây dựng, cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Quy trình nội bộ của các thủ tục hành chính sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực gồm: 1. Quy trình nội bộ số thứ tự 02 (lĩnh vực Quản lý chất lượng công trình xây dựng) tại Mục A Phần I Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 1099/QĐUBND ngày 04/6/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông lĩnh vực Quản lý chất lượng công trình xây dựng, Kinh doanh bất động sản, Hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện tỉnh Lạng Sơn; 2. Quy trình nội bộ số thứ tự 01 (lĩnh vực quy hoạch xây dựng) tại Mục B Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 2762/QĐUBND ngày 29/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa lĩnh vực Quy hoạch xây dựng, Kiến trúc thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện tỉnh Lạng Sơn. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 4; Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ; Thường trực HĐND tỉnh; Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; Sở Nội vụ; C, PCVP UBND tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh; Các phòng, đơn vị trực thuộc; Lưu: VT, TTPVHCC(HVT). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Dương Xuân Huyên PHỤ LỤC I DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LĨNH VỰC QUY HOẠCH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH LẠNG SƠN (Kèm theo Quyết định số 1340/QĐUBND ngày 23/8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn) Phần I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA (01 TTHC) Số TT Tên thủ tục hành chính Ghi chú 01 Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Phần II QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT: Bộ phận Một cửa: BPMC Kinh tế và Hạ tầng: KT&HT Quản lý đô thị: QLĐT 1. Cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện Tổng thời gian thực hiện TTHC: 10 ngày. (Thời gian thực hiện theo quy định: 15 ngày; thời gian đã cắt giảm: 05 ngày) Số TT Trình tự Trách nhiệm thực hiện Thời gian thực hiện B1 Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Nhập hồ sơ điện tử. Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Phòng KT&HT/QLĐT thành phố. Công chức BPMC cấp huyện 0,5 ngày B2 Phân công xử lý hồ sơ Lãnh đạo Phòng KT&HT/QLĐT 0,5 ngày B3 Thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản trả lời Chuyên viên Phòng KT&HT/QLĐT 6,5 ngày B4 Xem xét, ký duyệt văn bản trả lời Lãnh đạo Phòng KT&HT/QLĐT 02 ngày B5 Đóng dấu, chuyển văn bản trả lời Bộ phận Văn thư 0,5 ngày B6 Trả kết quả giải quyết TTHC; Thống kê, theo dõi Công chức BPMC cấp huyện Không tính thời gian Tổng thời gian giải quyết 10 ngày PHỤ LỤC II DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG TỈNH LẠNG SƠN (Kèm theo Quyết định số 1340/QĐUBND ngày 23 /8/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn) Phần I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC XÂY DỰNG QUY TRÌNH NỘI BỘ THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG (01 TTHC) Số TT Tên thủ tục hành chính Cơ quan thực hiện 01 Cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ). Sở Xây dựng. UBND tỉnh. Phần II QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT: Trung tâm Phục vụ hành chính công: TTPVHCC Quản lý xây dựng: QLXD Ủy ban nhân dân: UBND Nhân viên bưu điện: NVBĐ 1. Cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp (trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ). Tổng thời gian thực hiện TTHC: 09 ngày (Thời gian thực hiện theo quy định: 14 ngày, thời gian đã cắt giảm:05 ngày). Số TT Trình tự Trách nhiệm thực hiện Thời gian thực hiện B1 Tiếp nhận hồ sơ và ghi giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Nhập hồ sơ điện tử. Chuyển hồ sơ cho lãnh đạo Sở. Công chức một cửa Sở tại TTPVHCC/NVBĐ 0,5 ngày B2 Giao nhiệm vụ cho Phòng QLXD Lãnh đạo Sở 0,25 ngày B3 Phân công xử lý hồ sơ Lãnh đạo Phòng QLXD 0,25 ngày B4 Kiểm tra hồ sơ, dự thảo Văn bản thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình Chuyên viên Phòng QLXD 04 ngày B5 Xem xét, trình Lãnh đạo Sở Văn bản Thông báo ý kiến Lãnh đạo Phòng QLXD 0,25 ngày B6 Duyệt hồ sơ, ký văn bản Thông báo ý kiến Lãnh đạo Sở 0,5 ngày B7 Phát hành văn bản trình UBND tỉnh Văn thư Sở 0,25 ngày B8 Xem xét, quyết định; chuyển kết quả cho Công chức một cửa của Sở tại TTPVHCC Lãnh đạo UBND tỉnh 03 ngày B9 Trả kết quả cho cá nhân/tổ chức Thống kê, theo dõi Công chức một cửa Sở tại TTPVHCC/NVBĐ Không tính thời gian Tổng thời gian thực hiện 09 ngày
Quyết định 1340/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1340-QD-UBND-2023-quy-trinh-thu-tuc-hanh-chinh-quy-hoach-xay-dung-So-Xay-dung-Lang-Son-631303.aspx
{'official_number': ['1340/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1340/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt thay thế Quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông lĩnh vực Quản lý chất lượng công trình xây dựng, quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện tỉnh Lạng Sơn'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Lạng Sơn', ''], 'signer': ['Dương Xuân Huyên'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/08/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
208
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 58/2024/QĐUBND Quảng Ninh, ngày 28 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH CHUYÊN DÙNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 152/2017/NĐCP ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Căn cứ Nghị quyết số 232/NQHĐND ngày 05 tháng 11 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024 và một số nội dung thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 6206/TTrSTC ngày 22 tháng 11 năm 2024; Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp số 334/BCSTP ngày 30 tháng 10 năm 2024 và ý kiến thống nhất của thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động. 2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức 1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức quy định chi tiết theo phụ lục kèm theo Quyết định này. 2. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng nêu trên là diện tích tối thiểu. Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức quy định tại Quyết định này, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, nhu cầu thực tế, khả năng cân đối ngân sách để xác định diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức, làm cơ sở lập kế hoạch, dự toán ngân sách, giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, quản lý, sử dụng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Điều 4. Quy định chuyển tiếp Đối với dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp nhà làm việc thuộc trụ sở cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì không xác định lại diện tích theo tiêu chuẩn, định mức theo quy định tại Quyết định này. Điều 5. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2024. 2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tài chính) để xem xét, giải quyết theo quy định. Điều 6. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 6; Vụ pháp chế Bộ Tài chính; Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp; TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/cáo); Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; Trung tâm Truyền thông tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh (công báo); V0, V1V3; TM3, XD3, TH; Lưu: VT, TM6. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Vũ Văn Diện PHỤ LỤC TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG DIỆN TÍCH CHUYÊN DÙNG CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Kèm theo Quyết định số 58/2024/QĐUBND ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh) TT Nội dung Diện tích tối thiểu Ghi chú I Diện tích sử dụng cho hoạt động tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính, tiếp dân, quản trị hệ thống công nghệ thông tin 1 Diện tích sử dụng cho hoạt động tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính 48 m2 Trong đó, diện tích bố trí nơi ngồi chờ giải quyết công việc không nhỏ hơn 30%. 2 Diện tích sử dụng tiếp dân 18 m2 Trong đó phải bố trí đủ diện tích và bàn ghế phục vụ khách trong thời gian chờ 3 Quản trị hệ thống công nghệ thông tin 24 m2 II Hội trường lớn (từ 100 chỗ ngồi trở lên) 80 m2 (không bàn) 180 m2 (có bàn) 0,8 m2/ chỗ không bàn, 1,8 m2/ chỗ có bàn III Kho chuyên ngành (Kho bảo quản các tài sản khác theo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ đặc thù của ngành) 20 m2
Quyết định 58/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-58-2024-QD-UBND-tieu-chuan-su-dung-dien-tich-chuyen-dung-cua-co-quan-Quang-Ninh-634301.aspx
{'official_number': ['58/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 58/2024/QĐ-UBND về Tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích chuyên dùng của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ninh', ''], 'signer': ['Vũ Văn Diện'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
209
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 55/NQHĐND Đà Nẵng, ngày 30 tháng 7 năm 2024 NGHỊ QUYẾT KẾT QUẢ GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG KHÓA X, NHIỆM KỲ 2021 2026, KỲ HỌP THỨ 19 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số594/NQUBTVQH15 ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; Căn cứ Nghị quyết số 78/NQHĐND ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân thành phố thành lập Đoàn Giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân thành phố; Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 09/BCĐGS ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Đoàn Giám sát Hội đồng nhân dân thành phố về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại Kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân thành phố thống nhất thông qua nội dung Báo cáo số 09/BCĐGS ngày 12 tháng 7 năm 2024 của Đoàn Giám sát Hội đồng nhân dân thành phố về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Điều 2. Hội đồng nhân dân thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được, khắc phục các nội dung còn tồn tại, hạn chế; nghiên cứu tiếp thu, thực hiện đầy đủ các nội dung kiến nghị Đoàn Giám sát đã nêu tại Báo cáo số 09/BCĐGS ngày 12 tháng 7 năm 2024 nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố; trong đó, cần tập trung chỉ đạo một số nội dung như sau: 1. Một số nhiệm vụ, giải pháp chung Rà soát các vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố, tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, giải quyết đối với các nội dung theo thẩm quyền. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 28NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 03NQ/TU ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 20212025 đến từng đơn vị sử dụng lao động, người lao động và các tầng lớp nhân dân. Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hằng năm, trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định. Tăng cường công tác phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Quan tâm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác bảo hiểm y tế có trình độ chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân. Đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp toàn diện hệ thống cơ sở y tế đặc biệt là tuyến y tế cơ sở; tổ chức tốt và không ngừng cải thiện chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các tuyến. 2. Một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ mức đóng từ ngân sách địa phương đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng yếu thế, đối tượng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế thấp. Xem xét điều chỉnh cách tính tổng mức thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thực hiện công khai các thủ tục hành chính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với người dân, cơ quan, đơn vị. Tích hợp các văn bản triển khai, hướng dẫn về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để các ngành, người dân tiện theo dõi và tiếp cận. Kịp thời kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chỉ đạo các cấp về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Phối hợp rà soát, thẩm định, phân loại khả năng trả nợ của doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài, có giải pháp giải quyết chế độ cho người lao động đã nghỉ việc, nghỉ hưu; đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ, nợ đọng, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ; kiên quyết xử lý các trường hợp nợ kéo dài. Chỉ đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tăng cường công tác quản lý nhà nước, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, quy chế phối hợp trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các hành vi trốn đóng, chậm đóng, gian lận và trục lợi tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kịp thời giải quyết, chi trả các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đúng quy định. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, thu hút sự tham gia tích cực của nông dân, lao động khu vực phi chính thức. Chỉ đạo Sở Y tế: Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế; thực hiện nghiêm túc quy chế, quy trình chuyên môn kỹ thuật, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị do Bộ Y tế ban hành; chủ động có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế. Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu sớm triển khai công tác đấu thầu, đảm bảo thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn thành phố. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo: Đẩy mạnh tuyên truyền công tác tham gia bảo hiểm y tế học sinh, đảm bảo 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn thành phố. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện hướng dẫn các trường học về việc cung cấp thẻ học sinh có hình để đảm bảo đủ thủ tục khi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; tăng cường sử dụng VssID có cài ảnh thẻ cho học sinh. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Đẩy mạnh hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các cấp từ quận, huyện đến phường, xã. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thường xuyên rà soát, kịp thời nắm bắt thông tin về người lao động, người sử dụng lao động quy mô nhỏ để có sự quản lý chặt đối tượng, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn có hiệu quả, tránh tình trạng bỏ sót đối tượng. Tập trung tăng nhanh diện bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tăng cường công tác thu bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm Xã hội thành phố: Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, nhất là tập trung tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi năm 2024). Chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố về hướng xử lý các Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp để có giải pháp xử lý kịp thời. Kiện toàn, phát triển mạng lưới Tổ chức dịch vụ thu, nhân viên thu, nhân viên vận động thu chuyên nghiệp, hiệu quả. Chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các quận, huyện hướng dẫn các doanh nghiệp làm tốt việc xác nhận sổ, giải quyết chế độ cho những người lao động đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu ở các doanh nghiệp có tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Liên đoàn Lao động thành phố: Tăng cường công tác phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong công tác truyền thông, tuyên truyền, giám sát, đối thoại, thương lượng tập thể. Chỉ đạo các cấp công đoàn, phối hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức của người lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là tình trạng nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần, góp phần bảo vệ quyền lợi lâu dài cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Rà soát, củng cố, hỗ trợ công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động tại các doanh nghiệp. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố tiến độ triển khai tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố. 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. 3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị xã hội phối hợp giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa X, nhiệm kỳ 20212026, Kỳ họp thứ 19 thông qua ngày 30 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày được thông qua./. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; VP Chính phủ, VP Chủ tịch nước; Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Ban Thường vụ Thành ủy; Đoàn ĐBQH thành phố; Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Thành ủy; Thường trực HĐND thành phố; UBND, UBMTTQVN thành phố; Các Ban của HĐND thành phố; đại biểu HĐND thành phố; VP Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố; VP UBND thành phố; Các sở, ngành, đoàn thể thành phố; Các quận ủy, huyện ủy; HĐND huyện Hòa Vang; UBND, UBMTTQ Việt Nam các quận, huyện; HĐND xã, UBND phường, xã; Báo ĐN, Đài PTTH ĐN, Trung tâm THVN (VTV8), Chuyên đề CA TPĐN, Cổng TTĐT thành phố; Lưu: VT, CTHĐ. CHỦ TỊCH Ngô Xuân Thắng
Nghị quyết 55/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-quyet-55-NQ-HDND-2024-ket-qua-giam-sat-thuc-hien-phap-luat-ve-bao-hiem-xa-hoi-Da-Nang-629819.aspx
{'official_number': ['55/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 55/NQ-HĐND năm 2024 kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Đà Nẵng', ''], 'signer': ['Ngô Xuân Thắng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bảo hiểm'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/07/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
210
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Luật số: 42/2024/QH15 Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2024 LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ Căn cứHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; nguyên tắc, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những thiết bị, phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, súng săn. 2.Vũ khí quân dụng bao gồm: a) Súng cầm tay, súng vác vai, vũ khí hạng nhẹ, vũ khí hạng nặng, đạn sử dụng cho các loại vũ khí này; các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi và vũ khí khác thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này; b) Súng bắn đạn ghém, súng nén khí, súng nén hơi, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành; c) Vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều này trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; d) Súng săn, vũ khí quy định tại điểm a khoản 4, vũ khí quy định tại điểm a khoản 5 và dao có tính sát thương cao quy định tại khoản 6 Điều này sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người trái pháp luật; đ) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản này bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa; e) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm b khoản này bao gồm: thân súng, bộ phận cò;~~~~ g) Vũ khí khác có tính năng, tác dụng, khả năng gây sát thương tương tự như vũ khí quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này, không thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. 3.Súng săn là súng kíp, đạn sử dụng cho súng này sử dụng vào mục đích săn bắn. 4. Vũ khí thô sơ bao gồm: a) Kiếm, giáo, mác, thương, dao găm, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành; b) Dao có tính sát thương cao quy định tại khoản 6 Điều này sử dụng với mục đích để thực hiện hành vi phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. 5. Vũ khí thể thao bao gồm: a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay, đạn sử dụng cho các loại súng này thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành được trang bị, sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao; b) Vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu thể thao; c) Linh kiện cơ bản của súng quy định tại điểm a khoản này bao gồm: thân súng, nòng súng, bộ phận cò, bộ phận khóa nòng, kim hỏa. 6. Dao có tính sát thương cao là dao sắc, dao nhọn thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. 7. Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm: a) Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích; b) Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ. 8. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh. 9. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. 10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất nguy hiểm, trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ thuộc danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. 11.Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm: a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh; ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành; b) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành; c) Công cụ khác có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại điểm a khoản này, không thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. 12.Phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật liệu được thải loại trong quá trình sản xuất; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã mất tính năng, tác dụng được tiếp nhận, thu gom. 13. Kinh doanh là việc mua bán vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 14. Quản lý bao gồm các hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh, trang bị, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Điều 3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan. 2. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền, đối tượng và bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. 3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định. 4. Người có thẩm quyền ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình theo quy định. 5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đúng quy định, hạn chế thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe con người, tài sản và môi trường. 6. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, thử nghiệm, kinh doanh, trang bị, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc người có thẩm quyền cho phép, bảo đảm quản lý chặt chẽ, an ninh, an toàn và bảo vệ môi trường. 7. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ định kỳ phải được kiểm tra, thống kê, đánh giá chất lượng; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không còn khả năng sử dụng phải được thu hồi, thanh lý, tiêu hủy theo quy định và phải bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường. 8. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ và các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ bị mất phải kịp thời báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền cấp. 9. Vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải được thử nghiệm, kiểm định, giám định, chứng nhận và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tại Việt Nam. Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Luật này là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo. 2. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, hoán cải, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, vũ khí thô sơ, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 3. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, hoán cải, sử dụng hoặc chiếm đoạt súng săn. 4. Vận chuyển, mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ, mục tiêu bảo vệ và nơi công cộng. 5. Lợi dụng, lạm dụng việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe con người, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 6. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống vi phạm pháp luật liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân. 7. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được giao. 8. Giao vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định. 9. Trao đổi, tặng, cho, tiếp nhận, viện trợ, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước để phục vụ việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, trang bị, sử dụng hoặc trưng bày, triển lãm theo quy định của Luật này; b) Trao đổi, tặng, cho, tiếp nhận, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê vũ khí thô sơ là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo; c) Được cấp có thẩm quyền cho phép. 10. Vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường. 11. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 12. Chiếm đoạt, mua bán, trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố trái phép phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 13. Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hoặc quảng cáo vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ dưới mọi hình thức. 14. Che giấu, không tố giác, giúp người khác chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, hoán cải, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 15. Tìm kiếm, thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 16. Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Điều 5. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 2. Chỉ được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này. 3. Phân công người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 7 của Luật này quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 4. Bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này. Điều 6. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao; c) Đã qua đào tạo, huấn luyện về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Cảnh sát biển, Công an nhân dân đã qua đào tạo, huấn luyện về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng; d) Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp người bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án thì phải được xóa án tích. 2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây: a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng quy định; b) Mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng, trừ trường hợp đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Cảnh sát biển, Công an nhân dân; c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng; d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao. 3. Chính phủ quy định việc đào tạo, huấn luyện và cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao; c) Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp người bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án thì phải được xóa án tích; d) Đã qua huấn luyện, được cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; đ) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ. 2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này; b) Đã qua huấn luyện, được cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; c) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ. 3. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng. 4. Chính phủ quy định việc huấn luyện, cấp chứng chỉ quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ. Điều 8. Quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Việc quản lý, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải theo đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng. 2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn đối với tính mạng, sức khỏe con người, tài sản; phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ môi trường. Kho vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.~~~~ 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 9. Trường hợp thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trang bị cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong trường hợp sau đây: a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giải thể hoặc không còn nhu cầu sử dụng vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; b) Vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng, hư hỏng không còn khả năng sử dụng; c) Không thuộc đối tượng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này. 2. Thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ trong trường hợp sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, sửa chữa vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; b) Cơ quan có thẩm quyền đã thu hồi giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. 3. Thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong trường hợp sau đây: a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ bị mất; c) Giấy phép sử dụng cấp không đúng thẩm quyền. 4. Thu hồi giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ trong trường hợp sau đây: a) Doanh nghiệp kinh doanh công cụ hỗ trợ giải thể; chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và không còn hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ; b) Doanh nghiệp không kinh doanh công cụ hỗ trợ trong thời gian 01 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh; c) Doanh nghiệp không đủ điều kiện kinh doanh công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. 5. Thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong trường hợp sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ giải thể; chuyển đổi, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và không còn hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; b) Tổ chức, doanh nghiệp không bảo đảm điều kiện về sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy định của Luật này; không đáp ứng đầy đủ hoặc không thực hiện đúng nội dung quy định trong giấy phép, giấy chứng nhận; c) Doanh nghiệp không kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ trong thời gian 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. 6. Giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng, hư hỏng phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 10 của Luật này. Điều 10. Thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Thủ tục thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ; lý do giao nộp; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu của vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; số giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải thu hồi vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ theo quy định. 2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không đề nghị giao nộp vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ và giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ thì cơ quan cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ phải kiểm tra, lập biên bản, tổ chức thu hồi, xử lý theo quy định. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 11. Trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây: a) Bảo vệ khách quốc tế là đối tượng cảnh vệ đến thăm và làm việc tại Việt Nam theo quy định của Luật Cảnh vệ; b) Luyện tập, thi đấu thể thao; chào hàng, giới thiệu, triển lãm, trưng bày sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ ra, vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp sau đây: a) Bảo vệ đối tượng cảnh vệ theo quy định của Luật Cảnh vệ; b) Luyện tập, thi đấu thể thao; chào hàng, giới thiệu, triển lãm, trưng bày sản phẩm; làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; c) Theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an. Điều 12. Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ được phép mang vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép mang tối đa 10 khẩu súng ngắn và cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) và công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để làm nhiệm vụ bảo vệ theo quy định tại điểm a khoản 1 hoặc điểm a khoản 2 Điều 11 của Luật này; trường hợp mang nhiều hơn 10 khẩu súng ngắn hoặc chủng loại khác và cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) phải được sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Công an. 2. Cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định quyết định số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều 11 của Luật này. 3. Số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. Điều 13. Thủ tục cấp giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Thủ tục cấp giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với trường hợp không theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ lý do, thời hạn mang vào, ra; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người mang vũ khí, công cụ hỗ trợ và người đến liên hệ; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ; cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có) và phương tiện vận chuyển; cửa khẩu mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 11 của Luật này thì phải có bản sao quyết định, chương trình hoặc kế hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; b) Hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật này hoặc mang nhiều hơn 10 khẩu súng ngắn, chủng loại khác và cơ số đạn, phụ kiện kèm theo (nếu có), cơ quan Công an có thẩm quyền cấp phép phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. 2. Thủ tục cấp giấy phép đối với trường hợp mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 14. Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để chào hàng, giới thiệu, triển lãm, trưng bày sản phẩm hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật 1. Vũ khí, công cụ hỗ trợ mang vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để chào hàng, giới thiệu sản phẩm, sau khi hết thời hạn chào hàng, giới thiệu sản phẩm phải mang ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đầy đủ số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo giấy phép, trừ trường hợp quy định tại Điều 15 của Luật này. 2. Bảo tàng, đơn vị biểu diễn nghệ thuật, cơ sở điện ảnh sản xuất phim được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đã làm mất tính năng, tác dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Trường hợp có nhu cầu sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn tính năng, tác dụng và vật liệu nổ để làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật do cơ quan chuyên môn của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng thực hiện. 3. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của bảo tàng, đơn vị biểu diễn nghệ thuật, cơ sở điện ảnh sản xuất phim có nhu cầu trang bị; tổ chức, doanh nghiệp bán vũ khí, công cụ hỗ trợ; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Thủ tục cấp giấy phép trang bị, giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 5. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, trình tự, thủ tục làm mất tính năng, tác dụng và xác nhận tình trạng vũ khí, công cụ hỗ trợ được sử dụng để triển lãm, trưng bày hoặc làm đạo cụ trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Điều 15. Đối tượng, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ 1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có chức năng nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc cơ quan, tổ chức được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ. 2. Việc tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện như sau: a) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thỏa thuận quốc tế có liên quan; b) Vũ khí, công cụ hỗ trợ tiếp nhận phải bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; c) Chỉ được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ để nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, trang bị, sử dụng hoặc trưng bày, triển lãm theo quy định của Luật này; d) Vũ khí, công cụ hỗ trợ tiếp nhận phải rõ nguồn gốc, xuất xứ và bảo đảm phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam. 3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định số lượng, chủng loại vũ khí, công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 4. Thủ tục tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu tiếp nhận và tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài tặng, cho, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí, công cụ hỗ trợ; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, sau khi tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ để sử dụng thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng hoặc đăng ký, khai báo theo quy định tại các điều 21, 26 hoặc 55 của Luật này. 6. Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 16. Giám định vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Cơ quan có thẩm quyền giám định vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm: a) Viện Khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; b) Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; c) Phòng Giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. 2. Trình tự, thủ tục giám định vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật Giám định tư pháp. Chương II QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ Điều 17. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí 1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và quy định của Luật này. 2. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản 2, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 2 của Luật này. 3. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất vũ khí quy định tại điểm b và điểm c khoản 2, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 2 của Luật này. 4. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được sửa chữa, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí. 5. Tổ chức, doanh nghiệp khác khi có đủ điều kiện được tham gia nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa vũ khí. 6. Chính phủ quy định chi tiết việc kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 18. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng 1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm: a) Quân đội nhân dân; b) Dân quân tự vệ; c) Cảnh sát biển; d) Công an nhân dân; đ) Cơ yếu; e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; g) Kiểm lâm, Kiểm ngư; h) An ninh hàng không; i) Hải quan cửa khẩu; lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan; lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 19. Loại vũ khí quân dụng trang bị cho Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm lâm, Kiểm ngư, An ninh hàng không, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan 1. Cơ yếu, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, An ninh hàng không được trang bị súng ngắn và đạn sử dụng cho loại súng này. 2. Kiểm lâm, Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên và đạn sử dụng cho các loại súng này. 3. Kiểm ngư được trang bị súng ngắn, súng tiểu liên, súng trung liên, súng đại liên, súng máy có cỡ nòng đến 14,5 mm và đạn sử dụng cho các loại súng này. 4. Trường hợp cần thiết phải trang bị loại vũ khí quân dụng ngoài quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều 20. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng 1. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, đơn vị có nhu cầu trang bị, doanh nghiệp bán vũ khí quân dụng, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ, lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí quân dụng; văn bản đồng ý của lãnh đạo Bộ, ngành về việc trang bị vũ khí quân dụng; b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 60 ngày. 2. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 21. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng 1. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ, số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng; bản sao hóa đơn, bản sao phiếu xuất kho hoặc giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp; b) Cấp lại giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với các trường hợp thay đổi thông tin về cơ quan, đơn vị hoặc mất, hư hỏng giấy phép sử dụng. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị; lý do đề nghị cấp lại; số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu từng loại vũ khí quân dụng; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. Trường hợp mất, hư hỏng giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng thì văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý; c) Hồ sơ, văn bản quy định tại điểm a và điểm b khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; đ) Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, đơn vị được trang bị và không có thời hạn. 2. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 22 . Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng 1. Khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng. 2. Khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo nguyên tắc sau đây: a) Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng; b) Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo; c) Việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay; d) Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đ) Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra. 3. Khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 23 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 23 của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 4. Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 23 . Các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ độc lập để bảo đảm an ninh, trật tự 1. Người thi hành nhiệm vụ độc lập phải cảnh báo bằng hành động, mệnh lệnh lời nói hoặc bắn chỉ thiên trước khi nổ súng vào đối tượng trong trường hợp sau đây: a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác tấn công hoặc chống trả đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực hoặc công cụ, phương tiện khác gây rối trật tự công cộng đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác; c) Người đang bị truy nã, bị bắt, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành hình phạt tù đang chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; đối tượng đang đánh tháo người bị dẫn giải, người bị giam, giữ, áp giải do phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; d) Khi biết rõ đối tượng đang thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; đ) Được nổ súng vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa, trừ phương tiện giao thông của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế để dừng phương tiện đó trong trường hợp đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác; khi biết rõ phương tiện do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin; khi biết rõ trên phương tiện chở đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở người hoặc có con tin. 2. Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây: a) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, bạo loạn, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó; b) Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ; c) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật; d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác; đ) Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp vũ khí quân dụng của người thi hành công vụ; e) Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; g) Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện không người lái trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ, mục tiêu bảo vệ. Điều 24. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao 1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm: a) Quân đội nhân dân; b) Dân quân tự vệ; c) Cảnh sát biển; d) Công an nhân dân; đ) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; e) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; g) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao. 2. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 25. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao 1. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu trang bị, tổ chức, doanh nghiệp bán vũ khí thể thao và họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí thể thao; văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc trang bị vũ khí thể thao; b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị vũ khí thể thao; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép trang bị vũ khí thể thao có thời hạn 60 ngày. 2. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 26 . Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao 1. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lý do, số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí thể thao và số giấy phép trang bị vũ khí thể thao; bản sao hóa đơn, bản sao phiếu xuất kho hoặc giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp; b) Cấp lại giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với các trường hợp thay đổi thông tin về cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc mất, hư hỏng giấy phép sử dụng. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng vũ khí thể thao phải ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; lý do đề nghị cấp lại; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu từng loại vũ khí thể thao; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. Trường hợp mất, hư hỏng giấy phép sử dụng vũ khí thể thao thì văn bản đề nghị phải nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý; c) Hồ sơ, văn bản quy định tại điểm a và điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; đ) Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị và không có thời hạn. 2 . Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 27. Sử dụng vũ khí thể thao 1. Vũ khí thể thao được cơ quan có thẩm quyền cấp phép và sử dụng trong luyện tập, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm luyện tập, thi đấu, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án luyện tập, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải. 2. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi luyện tập, thi đấu. 3. Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để luyện tập, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm luyện tập, thi đấu. Điều 28. Thủ tục cấp giấy phép mua vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 1. Thủ tục cấp giấy phép mua vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu mua và tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp bán; lý do mua; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép mua vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép mua vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao có thời hạn 30 ngày. 2. Thủ tục cấp giấy phép mua vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 29. Vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 1. Việc vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện theo quy định sau đây: a) Phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển của cơ quan, người có thẩm quyền; b) Bảo đảm bí mật, an toàn; c) Vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy; d) Không được chở vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện và người áp tải; đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết. 2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ, người điều khiển phương tiện và người áp tải; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận chuyển, nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao có thời hạn 30 ngày; đ) Trường hợp vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao bằng nhiều phương tiện giao thông cùng loại trong một chuyến thì chỉ cấp 01 giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện giao thông thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 giấy phép vận chuyển. 3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 30. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao 1. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu sửa chữa và tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiến hành sửa chữa; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đề nghị sửa chữa; thời gian sửa chữa; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật và người đến liên hệ; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Việc sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 31. Khai báo vũ khí thô sơ là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo 1. Tổ chức, cá nhân sở hữu vũ khí thô sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Luật này là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo có trách nhiệm thực hiện việc khai báo. 2. Thủ tục khai báo vũ khí thô sơ là hiện vật trưng bày, triển lãm, làm đồ gia bảo thực hiện như sau: a) Hồ sơ khai báo bao gồm: tờ khai, trong đó ghi rõ họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đề nghị, lý do khai báo, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu vũ khí thô sơ (nếu có); bản sao giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ vũ khí thô sơ (nếu có); b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc nộp tại Công an xã, phường, thị trấn nơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an xã, phường, thị trấn phải thông báo xác nhận khai báo vũ khí cho tổ chức, cá nhân sở hữu. Chương III QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ Điều 32. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ quân dụng 1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và quy định của Luật này. 2. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an giao nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, bảo quản vật liệu nổ quân dụng; b) Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý, kỹ thuật an toàn do người chỉ huy trực tiếp điều hành, chỉ đạo và phân công người có đủ trình độ, kinh nghiệm chịu trách nhiệm thực hiện công tác kỹ thuật an toàn tại mỗi bộ phận, vị trí có nguy cơ cao về sự cố, tai nạn cháy, nổ; c) Có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường cho cơ sở nghiên cứu, sản xuất, hệ thống kho, nơi bốc dỡ, phương tiện vận chuyển và định kỳ tổ chức diễn tập phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Kho chứa vật liệu nổ quân dụng phải thiết kế, xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng vật liệu nổ quân dụng thuộc phạm vi quản lý. Điều 33. Vận chuyển vật liệu nổ quân dụng 1. Việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định sau đây: a) Phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng của cơ quan, người có thẩm quyền; b) Bảo đảm bí mật, an toàn; c) Sử dụng phương tiện chuyên dùng bảo đảm điều kiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường; d) Không được chở vật liệu nổ quân dụng và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện, người áp tải; đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ quân dụng ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết. 2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; lý do; khối lượng vật liệu nổ quân dụng cần vận chuyển; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ, người điều khiển phương tiện và người áp tải; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận chuyển, nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng có thời hạn 30 ngày; đ) Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ quân dụng bằng nhiều phương tiện giao thông cùng loại trong một chuyến thì chỉ cấp 01 giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện giao thông thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 giấy phép vận chuyển. 3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 34. Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp 1. Việc nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây: a) Việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức khoa học và công nghệ hoặc tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ và các hình thức khác theo quy định pháp luật về khoa học và công nghệ; b) Việc triển khai sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp được thực hiện tại cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có đủ điều kiện theo quy định và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Việc sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; b) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; c) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, thành phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; d) Thực hiện việc phân loại, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; đ) Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp chỉ được mua vật liệu nổ phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất thuốc nổ và phụ kiện nổ; bán sản phẩm đúng chủng loại cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. 3. Việc kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây: a) Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; b) Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ; c) Kho, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng yêu cầu về bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phòng cháy và chữa cháy; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức, doanh nghiệp được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; d) Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; đ) Doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thuộc danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam; được mua lại vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết. Việc kinh doanh phải bảo đảm đúng quy định trong giấy phép kinh doanh. 4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây: a) Doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thì được xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; b) Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp; c) Việc ủy thác nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp chỉ được thực hiện giữa tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh hoặc tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. 5. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hồ sơ, thủ tục đăng ký mới, đăng ký bổ sung để nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, đánh giá và công nhận kết quả đăng ký sản phẩm vật liệu nổ trong giai đoạn nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, sản xuất hoặc lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam vào danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. 6. Chính phủ quy định về trình độ chuyên môn; việc huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Điều 35. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp; lý do; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; số quyết định thành lập tổ chức, doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; số quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương công nhận kết quả đăng ký của sản phẩm và đưa sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp vào danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam đối với vật liệu nổ công nghiệp mới sản xuất, sử dụng ở Việt Nam; số giấy phép môi trường. Đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp; b) Bản sao văn bản giao nhiệm vụ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đã được phép nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này; c) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng; d) Bản sao giấy chứng nhận kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, thiết bị đo, kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật vật liệu nổ; đ) Tài liệu chứng minh bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm, bố trí mặt bằng, bố trí dây chuyền công nghệ; hệ thống điện, chống sét; kết quả nghiệm thu về chất lượng công trình xây dựng. 2. Tổ chức, doanh nghiệp đang sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có yêu cầu chuyển đổi tên tổ chức, doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất thì đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị; bản sao quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đổi tên tổ chức, doanh nghiệp. 3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp nhưng không làm giảm yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về mặt bằng, công nghệ và điều kiện về phòng, chống cháy, nổ, kỹ thuật an toàn của dây chuyền sản xuất đã được cấp phép thì sau khi thực hiện cải tạo, nâng cấp, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó có thông tin về kết quả cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. 4. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp bị sự cố, tai nạn phá hủy làm hư hỏng dây chuyền sản xuất thì sau khi có kết quả điều tra và sửa chữa phục hồi, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp lập hồ sơ kỹ thuật của quá trình sửa chữa, phục hồi và có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, trong đó có thông tin về kết quả sửa chữa, phục hồi dây chuyền sản xuất. 5. Hồ sơ, văn bản quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 36. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp; lý do; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; số quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; danh sách lãnh đạo, cán bộ quản lý có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản, vận chuyển, kinh doanh; số giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng đo lường cấp cho cơ sở thí nghiệm vật liệu nổ công nghiệp (nếu có). Đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp; b) Bản sao văn bản giao nhiệm vụ kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ. 2. Khi giấy phép bị mất, hư hỏng hoặc có thay đổi phạm vi kinh doanh theo giấy phép được cấp thì doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: báo cáo hoạt động kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo giấy phép đã cấp và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế, cấp giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 37. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp; số giấy phép kinh doanh; lý do; số lượng, chủng loại, nước sản xuất; cửa khẩu; phương tiện, thời gian vận chuyển; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; b) Bản sao hợp đồng mua bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài; hợp đồng mua bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước. 2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn 06 tháng. Điều 38. Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp 1. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hoạt động ngành, nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; b) Có hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; công trình xây dựng, nghiên cứu, thử nghiệm; xử lý các tình huống khẩn cấp, khắc phục sự cố thiên tai hoặc thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Có kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê hoặc văn bản thể hiện ý định giao kết hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp có kho, phương tiện vận chuyển đủ điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Luật này; d) Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định có liên quan; đ) Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và người có liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện kỹ thuật an toàn về vật liệu nổ công nghiệp, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; e) Quy mô sử dụng thuốc nổ trong 01 quý từ 500 kg trở lên, trừ trường hợp sử dụng thuốc nổ để thử nghiệm, thăm dò, đánh giá địa chất và khai thác đá ốp lát. 2. Tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo quy định sau đây: a) Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; b) Vật liệu nổ công nghiệp không sử dụng hết hoặc không còn nhu cầu sử dụng phải bán lại cho doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiêu huỷ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công Thương; c) Bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn; thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn; d) Lập phương án nổ mìn phù hợp với quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội nơi nổ mìn. Trong phương án nổ mìn phải quy định cụ thể các biện pháp an toàn, bảo vệ, canh gác chống xâm nhập trái phép khu vực nổ mìn; thủ tục cảnh báo, khởi nổ; thủ tục bảo quản và thủ tục giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp tại nơi nổ mìn và nội dung khác theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình quốc phòng, an ninh hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật, phương án nổ mìn phải được cơ quan cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phê duyệt và được sự đồng ý bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý trên cơ sở giám sát, đánh giá các ảnh hưởng nổ mìn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn; đ) Tổ chức, doanh nghiệp được Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất 10 ngày trước khi thực hiện các hoạt động theo giấy phép. 3. Chính phủ quy định về trình độ chuyên môn; huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Điều 39. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp; lý do; số lượng, chủng loại; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; số quyết định thành lập tổ chức, doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; b) Bản sao giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản, dầu khí; bản sao quyết định trúng thầu thi công công trình, bản sao hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp, văn bản của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Luật này; c) Thiết kế, bản vẽ thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ, đề án thăm dò khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải bảo đảm điều kiện về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; d) Phương án nổ mìn được lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp ký duyệt. Trường hợp nổ mìn trong khu vực dân cư, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, khu vực có di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn thiên nhiên, công trình quốc phòng, an ninh hoặc công trình quan trọng khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định của pháp luật thì phải có văn bản phê duyệt của cơ quan cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý về phương án nổ mìn; đ) Bản sao văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho vật liệu nổ công nghiệp và điều kiện bảo đảm an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; e) Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có văn bản thể hiện ý định giao kết hợp đồng thuê kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp với tổ chức, doanh nghiệp có kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Luật này; g) Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo tổ chức, doanh nghiệp và danh sách thợ nổ mìn, người có liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu có); bản sao chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của người chỉ huy nổ mìn và đội ngũ thợ nổ mìn. 2. Khi giấy phép bị mất, hư hỏng, hết hiệu lực và không thay đổi điều kiện quy mô hoạt động thì tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; báo cáo hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp. 3. Trường hợp có thay đổi quy mô hoạt động hoặc điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì tổ chức, doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Hồ sơ đề nghị bao gồm: báo cáo hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp và giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này chứng minh sự thay đổi về quy mô hoạt động hoặc điều kiện sử dụng. 4. Trường hợp đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn thì tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ký hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn. 5. Hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế, cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 7. Thời hạn của giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo thời hạn của giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng không quá 04 năm; theo thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản nhưng không quá 05 năm; theo thời hạn công trình đối với trường hợp phục vụ thi công công trình, thử nghiệm, hoạt động dầu khí và hoạt động khác do cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật nhưng không quá 02 năm. 8. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 40. Dịch vụ nổ mìn 1. Hình thức và yêu cầu hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau: a) Dịch vụ nổ mìn là việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện hợp đồng nổ mìn giữa doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn với tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo quy định của Luật này, bao gồm: dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa; dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Số lượng, phạm vi, quy mô của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn phải phù hợp với nhiệm vụ, nhu cầu của hoạt động xây dựng, hoạt động khoáng sản tập trung và điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của địa phương; c) Trường hợp cần thiết nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, cơ quan quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp chỉ định, bắt buộc việc thực hiện dịch vụ nổ mìn ở khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ nổ mìn quy định như sau: a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký ngành, nghề cung ứng dịch vụ nổ mìn; đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; b) Có đủ điều kiện về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo quy định của Luật này; có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự bảo đảm cung ứng dịch vụ nổ mìn cho tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ; c) Có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi sử dụng, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp để thực hiện dịch vụ nổ mìn. 3. Tổ chức, cá nhân thuê dịch vụ nổ mìn có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Không phải có giấy phép đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đã thuê dịch vụ nổ mìn; b) Chỉ được thuê tối đa 02 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ nổ mìn cung ứng một loại dịch vụ nổ mìn ở một khu vực cần thực hiện nổ mìn và phải phân định bằng văn bản để thống nhất phạm vi được phép sử dụng dịch vụ nổ mìn, phương thức nổ mìn bảo đảm an toàn giữa bên thuê và bên thực hiện dịch vụ nổ mìn có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương nơi sử dụng; c) Theo sự điều hành của bên cung ứng dịch vụ nổ mìn trong các hoạt động cụ thể khi bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; d) Hợp tác, tạo điều kiện hỗ trợ bên cung ứng dịch vụ nổ mìn các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp. 4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp; lý do; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; số quyết định thành lập tổ chức hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp; b) Văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hình thức dịch vụ nổ mìn tại địa phương có phạm vi hoạt động giới hạn trong địa bàn đất liền của 01 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương; văn bản đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn của cơ quan quản lý có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định đối với dịch vụ nổ mìn trên thềm lục địa hoặc dịch vụ nổ mìn có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; c) Đề án dịch vụ nổ mìn nêu rõ mục tiêu, quy mô, phạm vi, tính phù hợp quy hoạch, nhu cầu về dịch vụ nổ mìn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp; các điều kiện cần thiết và giải pháp bảo đảm về an ninh, an toàn trong hoạt động cung ứng dịch vụ nổ mìn; bản sao giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc giấy phép dịch vụ nổ mìn và phương án nổ mìn điển hình đã thực hiện trong 02 năm trở về trước tính từ thời điểm đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn; giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm đ, e và g khoản 1 Điều 39 của Luật này; d) Trường hợp doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thì hồ sơ không bao gồm giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b khoản này và điểm đ khoản 1 Điều 39 của Luật này. 5. Khi giấy phép bị mất, hư hỏng, hết hiệu lực, doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép dịch vụ nổ mìn; khi có thay đổi phạm vi hoạt động dịch vụ nổ mìn, doanh nghiệp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép dịch vụ nổ mìn; báo cáo hoạt động dịch vụ nổ mìn trong thời hạn hiệu lực của giấy phép đã cấp lần trước. 6. Hồ sơ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 7. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế, cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 8. Giấy phép dịch vụ nổ mìn có thời hạn 02 năm. 9. Doanh nghiệp được cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn phải thông báo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ít nhất 10 ngày, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện nổ mìn ít nhất 24h trước khi thực hiện hoạt động dịch vụ nổ mìn. Điều 41. Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp 1. Tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Là tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề vận chuyển hàng hóa; b) Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đủ điều kiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; c) Người quản lý, người điều khiển phương tiện, người áp tải và người phục vụ có liên quan trực tiếp đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; d) Có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. 2. Việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây: a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; b) Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra; c) Có phương án vận chuyển bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp; d) Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp; đ) Không được chở vật liệu nổ công nghiệp và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện, người áp tải; e) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết. 3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, người điều khiển phương tiện, người áp tải; số lệnh xuất hoặc số hoá đơn, khối lượng, số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; số giấy phép lái xe. Trường hợp có thay đổi thông tin trong giấy phép thì tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép vận chuyển phải lập văn bản đề nghị ghi rõ nội dung đề nghị điều chỉnh trong nội dung giấy phép vận chuyển; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép vận chuyển; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn 30 ngày và chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển; trường hợp không sử dụng hết số lượng vật liệu nổ công nghiệp theo giấy phép vận chuyển thì doanh nghiệp sử dụng và doanh nghiệp vận chuyển phải lập biên bản xác nhận số vật liệu nổ công nghiệp còn thừa và sử dụng giấy phép vận chuyển đã cấp để vận chuyển ngược lại kho của doanh nghiệp cung ứng hoặc kho bảo quản của doanh nghiệp sử dụng. Sau khi hoàn thành việc vận chuyển phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan cấp giấy phép vận chuyển. 4. Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp 01 giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 giấy phép vận chuyển. 5. Trường hợp vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trên các đường không giao cắt với đường thủy, đường bộ công cộng thì không phải xin cấp giấy phép nhưng phải thực hiện đúng quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này. 6. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự thì cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an quyết định tạm ngừng cấp giấy phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. 7. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng. Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp 1. Tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm sau đây: a) Có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền; b) Kiểm tra an toàn, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ban hành nội quy, quy định, quy trình bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải xây dựng phương án, lập hộ chiếu nổ mìn; c) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn 10 năm; d) Báo cáo định kỳ, đột xuất. 2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp chỉ được mua bán sản phẩm đúng khối lượng, số lượng, chủng loại theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng phương án nổ mìn, hộ chiếu nổ mìn, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp và chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất quy định tại khoản 1 Điều này. Chương IV QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN CHẤT THUỐC NỔ Điều 43. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ 1. Việc nghiên cứu, chế tạo tiền chất thuốc nổ do tổ chức khoa học và công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ thực hiện. 2. Việc sản xuất tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Do tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện; b) Địa điểm cơ sở sản xuất tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự. Nhà xưởng, kho, công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp với quy mô và đặc điểm nguyên liệu, sản phẩm tiền chất thuốc nổ; bảo đảm yêu cầu về an toàn, phòng cháy và chữa cháy, khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; c) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu trong quá trình sản xuất; d) Chỉ được sản xuất, bán sản phẩm đúng chủng loại cho doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ. 3. Việc kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Do doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện; b) Địa điểm kho, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm khoảng cách an toàn đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức, doanh nghiệp có kho chứa, sử dụng kho của bên mua, bên bán hoặc kho thuê theo hợp đồng để chứa tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm điều kiện về bảo quản chất lượng trong thời gian kinh doanh; công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm chất lượng và vệ sinh môi trường; phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm; có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại tiền chất thuốc nổ kinh doanh; có trang thiết bị kiểm soát, thu gom và xử lý chất thải nguy hại hoặc có hợp đồng vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; c) Có kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của Luật Hóa chất; d) Người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được huấn luyện an toàn hóa chất và huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy. 4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ thì được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; b) Chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ khi có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương cấp; c) Việc ủy thác nhập khẩu tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, doanh nghiệp được phép kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng với tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ. 5. Miễn trừ cấp phép trong trường hợp sau đây: a) Miễn trừ việc cấp giấy phép kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ phục vụ cho nghiên cứu khoa học, thử nghiệm với khối lượng sử dụng trong 01 năm từ 05 kg trở xuống; b) Tổ chức nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sử dụng trực tiếp cho sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm phải có giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ và được miễn trừ việc cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ nhưng vẫn phải bảo đảm điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này; c) Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ không hết khi bán lại cho tổ chức cung cấp tiền chất thuốc nổ hợp pháp được miễn trừ việc cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ. Điều 44. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp; lý do; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; số quyết định thành lập tổ chức, doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số văn bản thẩm duyệt, kiểm tra, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà, công trình sản xuất, kho bảo quản tiền chất thuốc nổ; số giấy phép môi trường. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên thì phải có số giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; b) Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng. 2. Tổ chức, doanh nghiệp đang sản xuất tiền chất thuốc nổ có yêu cầu chuyển đổi tên tổ chức, doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất thì đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ. Hồ sơ bao gồm: văn bản đề nghị; bản sao quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đổi tên tổ chức, doanh nghiệp và bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp. 3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ có cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất tiền chất thuốc nổ nhưng không làm giảm các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về mặt bằng, công nghệ và điều kiện về phòng, chống cháy, nổ, kỹ thuật an toàn của dây chuyền sản xuất đã được cấp phép thì sau khi thực hiện cải tạo, nâng cấp, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ có văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ, trong đó có thông tin về kết quả cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất tiền chất thuốc nổ. 4. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ bị sự cố, tai nạn phá hủy làm hư hỏng dây chuyền sản xuất thì sau khi có kết quả điều tra và sửa chữa phục hồi, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất tiền chất thuốc nổ lập hồ sơ kỹ thuật của quá trình sửa chữa, phục hồi và có văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ, trong đó có thông tin về kết quả sửa chữa, phục hồi dây chuyền sản xuất. 5. Hồ sơ, văn bản đề nghị quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 6. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 45. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp; lý do; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; số quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với kho bảo quản tiền chất thuốc nổ; số giấy phép môi trường. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tiền chất thuốc nổ là Amoni nitrat có hàm lượng từ 98,5% trở lên thì phải có số giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; b) Bảng kê khai hệ thống kho, bến cảng, nhà xưởng của cơ sở kinh doanh và văn bản cho phép đưa công trình vào sử dụng; danh sách các phương tiện vận tải chuyên dùng và bản sao giấy phép lưu hành; kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ. 2. Khi giấy phép bị mất, hư hỏng thì doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ. Văn bản đề nghị cấp lại nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý. Thời hạn hiệu lực của giấy phép cấp lại không thay đổi. 3. Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ được điều chỉnh trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động hoặc thông tin liên quan đến tổ chức đăng ký. Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị điều chỉnh; giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi. Thời hạn hiệu lực của giấy phép không thay đổi. 4. Hồ sơ, văn bản đề nghị quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 6. Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ có thời hạn 05 năm. Điều 46. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp; số giấy phép kinh doanh; lý do; số lượng, chủng loại, nước sản xuất; cửa khẩu; phương tiện, thời gian vận chuyển; họ tên, địa chỉ, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; b) Bản sao hợp đồng, đơn đặt hàng hoặc hoá đơn mua bán tiền chất thuốc nổ; c) Bản thuyết minh quy trình sản xuất, thử nghiệm hoặc đề cương nghiên cứu, trong đó có sử dụng tiền chất thuốc nổ đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sử dụng trực tiếp cho sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm. 2. Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ có thời hạn 06 tháng. Điều 47. Vận chuyển tiền chất thuốc nổ 1. Tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Là tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng tiền chất thuốc nổ hoặc doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề vận chuyển hàng hóa; b) Có phương tiện đủ điều kiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn trong hoạt động tiền chất thuốc nổ; bảo đảm điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; c) Người quản lý, người điều khiển phương tiện, người áp tải và người phục vụ có liên quan trực tiếp đến vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải có trình độ chuyên môn phù hợp, được huấn luyện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy; d) Có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển tiền chất thuốc nổ; biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển tiền chất thuốc nổ. 2. Việc vận chuyển tiền chất thuốc nổ thực hiện theo quy định sau đây: a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ; b) Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra; c) Có phương án bảo đảm vận chuyển an toàn, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp; d) Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến tiền chất thuốc nổ; đ) Không được chở tiền chất thuốc nổ và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện, người áp tải; e) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển tiền chất thuốc nổ khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết. 3. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp vận chuyển; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người điều khiển phương tiện, người áp tải; số lệnh xuất hoặc số hoá đơn, khối lượng, số lượng, chủng loại tiền chất thuốc nổ cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; số giấy phép lái xe; b) Trường hợp có thay đổi thông tin trong giấy phép thì tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép vận chuyển phải lập văn bản đề nghị ghi rõ nội dung đề nghị điều chỉnh trong nội dung giấy phép vận chuyển; c) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; đ) Giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ có thời hạn 30 ngày; e) Trường hợp vận chuyển tiền chất thuốc nổ bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp 01 giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 giấy phép vận chuyển. 4. Trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển thì phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển tiền chất thuốc nổ. 5. Khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở khu vực có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự thì cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an quyết định tạm ngừng cấp giấy phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của giấy phép vận chuyển tiền chất thuốc nổ. 6. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi và tạm ngừng cấp mệnh lệnh vận chuyển tiền chất thuốc nổ đối với tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của tổ chức, doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng. Điều 48. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ 1. Tổ chức, doanh nghiệp duy trì đủ điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ và có trách nhiệm sau đây: a) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại tiền chất thuốc nổ trong thời hạn 05 năm; b) Báo cáo định kỳ, đột xuất; c) Bảo đảm quy định về an toàn trong sử dụng, cất trữ, bảo quản, xử lý hóa chất bị thải bỏ đối với hóa chất nguy hiểm theo quy định của Luật Hóa chất. 2. Tổ chức sử dụng tiền chất thuốc nổ chỉ được mua tiền chất thuốc nổ trong danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam từ tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ hợp pháp; bán lại tiền chất thuốc nổ không sử dụng hết cho tổ chức sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ hợp pháp. 3. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, giấy chứng nhận và chỉ được mua bán tiền chất thuốc nổ trong danh mục tiền chất thuốc nổ được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. 4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Chương V QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ Điều 49. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ; quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ 1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp và quy định của Luật này. 2. Việc kinh doanh công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây: a) Do doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật thực hiện; b) Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường; c) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy; d) Người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến kinh doanh phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về quản lý công cụ hỗ trợ, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; đ) Chỉ được kinh doanh công cụ hỗ trợ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và theo giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. 3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây: a) Tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ thì được xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ; b) Người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ phải có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về quản lý công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy; c) Công cụ hỗ trợ xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng trên từng công cụ hỗ trợ. 4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý. Điều 50 . Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ doanh nghiệp; lý do; số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; danh sách người quản lý, người phục vụ có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản và kinh doanh công cụ hỗ trợ; b) Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho bảo quản công cụ hỗ trợ. 2. Khi giấy phép bị mất, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin trong giấy phép thì doanh nghiệp có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ. 3. Hồ sơ, văn bản đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, điều kiện thực tế, cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 5. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 51 . Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ 1. Tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng của công cụ hỗ trợ; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật. 2. Văn bản đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ có thời hạn 90 ngày. 5. Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 52 . Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ 1. Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm: a) Quân đội nhân dân; b) Dân quân tự vệ; c) Cảnh sát biển; d) Công an nhân dân; đ) Cơ yếu; e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; g) Cơ quan thi hành án dân sự; h) Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản; i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan; k) Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường; l) An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải; m) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; n) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; o) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động; p) Cơ sở cai nghiện ma túy; q) Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định. 2. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Điều 53. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ 1. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu trang bị và tên, địa chỉ của tổ chức, doanh nghiệp bán công cụ hỗ trợ, lý do, số lượng, chủng loại, nhãn hiệu công cụ hỗ trợ cần trang bị, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách thì phải có bản sao quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách; b) Hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn bản đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ có thời hạn 60 ngày. 3. Thủ tục trang bị công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 54. Thủ tục cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ 1. Tổ chức, doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ khi mua công cụ hỗ trợ phải có văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp mua và tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp bán; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu công cụ hỗ trợ; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật. 2. Văn bản đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ. 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 4. Giấy phép mua công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày. 5. Thủ tục cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ đối với tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được phép sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 55. Cấp giấy phép sử dụng, đăng ký, khai báo công cụ hỗ trợ 1. Công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng phải được cấp giấy phép sử dụng hoặc đăng ký, khai báo với cơ quan Công an có thẩm quyền. Bộ trưởng Bộ Công an quy định loại công cụ hỗ trợ được cấp giấy phép hoặc đăng ký, khai báo và trình tự, thủ tục đăng ký, khai báo. 2. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau: a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lý do, số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng công cụ hỗ trợ, số giấy phép trang bị công cụ hỗ trợ; bản sao hóa đơn, bản sao phiếu xuất kho hoặc giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp; b) Cấp lại giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ đối với các trường hợp thay đổi thông tin về cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc mất, hư hỏng giấy phép sử dụng. Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lý do, số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu từng loại công cụ hỗ trợ; trường hợp mất, hư hỏng giấy phép sử dụng thì văn bản phải nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý; c) Hồ sơ, văn bản đề nghị quy định tại điểm a và điểm b khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, văn bản đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; đ) Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ chỉ cấp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị và không có thời hạn. 3. Việc cấp giấy phép sử dụng, đăng ký, khai báo công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 56. Vận chuyển công cụ hỗ trợ 1. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây: a) Phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển công cụ hỗ trợ của cơ quan, người có thẩm quyền; b) Bảo đảm bí mật, an toàn; c) Vận chuyển công cụ hỗ trợ dễ cháy, nổ, nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy; d) Không được vận chuyển công cụ hỗ trợ và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện, người áp tải; đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển công cụ hỗ trợ ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết. 2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ của công cụ hỗ trợ cần vận chuyển, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người điều khiển phương tiện, người áp tải; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận chuyển, nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do; d) Giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ có thời hạn 30 ngày; đ) Trường hợp vận chuyển công cụ hỗ trợ bằng nhiều phương tiện cùng loại trong một chuyến thì chỉ cấp 01 giấy phép vận chuyển; nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện thì phải cấp riêng cho mỗi loại phương tiện 01 giấy phép vận chuyển. 3. Thủ tục cấp mệnh lệnh vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 57 . Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ 1. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau: a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu và tên, địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp tiến hành sửa chữa; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng loại công cụ hỗ trợ đề nghị sửa chữa; số lượng, bộ phận cần tiến hành sửa chữa; thời gian sửa chữa; họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật; b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ; c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 2. Thủ tục cấp giấy phép sửa chữa công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 58. Sử dụng công cụ hỗ trợ 1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây: a) Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này; b) Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, khủng bố, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; c) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác; d) Phòng ngừa, ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, buồng tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đ) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật. 2. Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 59 . Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ 1. Phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ. 2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ chỉ mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sửa chữa công cụ hỗ trợ theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chương VI TIẾP NHẬN, THU GOM, PHÂN LOẠI, BẢO QUẢN, THANH LÝ, TIÊU HỦY VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ Điều 60 . Nguyên tắc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan quân sự, cơ quan Công an hoặc đơn vị Quân đội nơi gần nhất trong trường hợp không thuộc đối tượng trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kỳ nguồn nào hoặc phát hiện, thu nhặt được. 2. Việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Việc vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom được phải sử dụng phương tiện chuyên dùng hoặc các phương tiện khác nhưng phải bảo đảm an toàn. 3. Việc tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tiến hành thường xuyên và thông qua các đợt vận động. 4. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn giá trị sử dụng sau khi được phân loại sẽ được đưa vào sử dụng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 5. Việc phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trang bị đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Công an quy định. 6. Người làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ và được trang bị các thiết bị bảo vệ để bảo đảm an toàn. Điều 61. Tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom bao gồm: các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 2 của Luật này; chất nổ từ bom, mìn, lựu đạn, đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi. 2. Các trường hợp tiếp nhận, thu gom bao gồm: a) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu theo quy định của pháp luật; b) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan đến vụ án đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ; c) Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý hoặc sở hữu; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội. Điều 62. Tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ 1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ bao gồm: văn bản đề nghị, trong đó nêu rõ lý do, mục đích, yêu cầu tìm kiếm, phạm vi, địa điểm tìm kiếm; bản sao tài liệu chứng minh việc sử dụng, quản lý hoặc thi công công trình hợp pháp tại địa điểm đề nghị tìm kiếm. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải đề nghị hoặc thuê tổ chức, đơn vị được phép tìm kiếm quy định tại khoản 5 Điều này thực hiện việc tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ. 3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ phải có văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã ít nhất 05 ngày trước khi thực hiện việc tìm kiếm để có phương án phối hợp bảo đảm an toàn. Việc tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ chỉ được thực hiện trong phạm vi, địa điểm đã được cho phép. 4. Trường hợp tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ ngoài phạm vi, địa điểm đã được cho phép thì phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp huyện phải có văn bản trả lời, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do. 5. Tổ chức, đơn vị được phép thực hiện tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ bao gồm: đơn vị chuyên ngành kỹ thuật về vũ khí, công binh thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; tổ chức khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Điều 63 . Thẩm quyền tiếp nhận, thu gom, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Cơ quan quân sự, cơ quan Công an, đơn vị Quân đội được tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 2. Cơ quan quân sự cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện và đơn vị Quân đội cấp trung đoàn trở lên có trách nhiệm phân loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom. 3. Cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này có thẩm quyền quyết định thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 4. Cơ quan quân sự cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện và đơn vị Quân đội cấp trung đoàn trở lên thực hiện việc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 5. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án hình sự được xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Điều 64. Trình tự, thủ tục tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Trình tự, thủ tục tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau: a) Tổ chức tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; b) Lập biên bản tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; biên bản tiếp nhận được lập thành 02 bản, 01 bản giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp, 01 bản lưu tại cơ quan, đơn vị tiếp nhận; c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin liên quan đến việc tiếp nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 2. Trình tự, thủ tục thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau: a) Tổ chức thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; b) Lập biên bản thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; c) Ghi vào sổ tiếp nhận, thu gom đầy đủ các thông tin về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân trình báo. 3. Trường hợp thu gom vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại hoặc vũ khí khác cần phải có kỹ thuật chuyên ngành xử lý thì cơ quan Công an, cơ quan quân sự hoặc đơn vị Quân đội nơi tiếp nhận thông tin phải tổ chức bảo vệ và thông báo ngay cho cơ quan quân sự cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp trung đoàn trở lên để tổ chức thu gom, xử lý theo thẩm quyền. 4. Trường hợp cơ quan, đơn vị tiếp nhận, thu gom cho rằng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có dấu hiệu liên quan đến hoạt động phạm tội thì phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 65. Tổ chức giao nhận vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Cơ quan Công an cấp xã, cơ quan quân sự cấp xã sau khi tiếp nhận, thu gom vũ khí, công cụ hỗ trợ phải lập thống kê, bàn giao cho cơ quan Công an cấp huyện, cơ quan quân sự cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Việc lập thống kê bàn giao cho cơ quan quân sự để xử lý theo quy định đối với vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại đã tiếp nhận, thu gom thực hiện như sau: a) Cơ quan Công an cấp xã, cấp huyện và cơ quan quân sự cấp xã lập thống kê bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện; b) Cơ quan Công an cấp tỉnh và các đơn vị thuộc Bộ Công an lập thống kê bàn giao cho cơ quan quân sự cấp tỉnh; c) Khi bàn giao phải lập biên bản, kèm theo bảng thống kê ghi cụ thể chủng loại, số lượng, nguồn gốc. 3. Việc vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ quy định tại khoản 2 Điều này do lực lượng chuyên ngành của cơ quan quân sự đảm nhiệm. 4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu hủy vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại đã tiếp nhận, thu gom hoặc do cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội chuyển giao. Điều 66. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom 1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom phải được bảo quản chặt chẽ theo quy định; có nội quy, phương án phòng cháy và chữa cháy; không được bảo quản chung trong kho vũ khí, khí tài, kho tài liệu hoặc kho vật tư. 2. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bảo quản vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tiếp nhận, thu gom thuộc phạm vi quản lý. Điều 67. Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đã tiếp nhận, thu gom phải được thống kê, phân loại để xác định chất lượng và giá trị sử dụng để thanh lý hoặc tiêu hủy. 2. Trình tự, thủ tục phân loại, thanh lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau: a) Sau khi tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp trung đoàn trở lên tiến hành phân loại và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp quyết định đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy; b) Cơ quan cấp trên khi nhận được báo cáo phải xem xét và quyết định cho phép đưa vào sử dụng hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 3. Trình tự, thủ tục tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện như sau: a) Sau khi có quyết định tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, cơ quan quân sự cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp trung đoàn trở lên phải thành lập Hội đồng tiêu hủy và xây dựng phương án tiêu hủy. Thành phần Hội đồng bao gồm: đại diện cơ quan tiêu hủy là Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan kỹ thuật chuyên ngành và cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm tiêu hủy là thành viên Hội đồng. Phương án tiêu hủy phải bảo đảm an toàn, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường; b) Sau khi tiêu hủy, phải tiến hành kiểm tra tại hiện trường, bảo đảm tất cả vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tiêu hủy đã bị làm mất khả năng phục hồi tính năng, tác dụng. Kết quả tiêu hủy phải được lập thành biên bản, có xác nhận của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng. 4. Trường hợp vũ khí, vật liệu nổ có nguy cơ mất an toàn, cần xử lý khẩn cấp thì người đứng đầu cơ quan quân sự cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện, đơn vị Quân đội cấp trung đoàn trở lên quyết định tiêu hủy ngay; sau khi tiêu hủy phải báo cáo ngay cơ quan cấp trên bằng văn bản. Điều 68. Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 1. Kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bao gồm: a) Ngân sách nhà nước; b) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; c) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. 2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chương VII QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ Điều 69. Nội dung quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 2. Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 3. Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 4. Ban hành biểu mẫu, tổ chức đăng ký, cấp, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 5. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 6. Tổ chức công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 7. Tổ chức nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 8. Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 9. Tổ chức tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. 10. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 11. Hợp tác quốc tế về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. Điều 70. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ. 2. Bộ Công an là cơ quan chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành danh mục vũ khí quân dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2; danh mục vũ khí thể thao quy định tại điểm a khoản 5 Điều 2; danh mục vũ khí thô sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2; danh mục dao có tính sát thương cao quy định tại khoản 6 Điều 2; danh mục công cụ hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 11 Điều 2 của Luật này. 3. Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành danh mục vũ khí quân dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này. 4. Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành danh mục vật liệu nổ công nghiệp quy định tại khoản 9 Điều 2; danh mục tiền chất thuốc nổ quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật này . 5. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong các cơ sở dữ liệu để thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. 6. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ tại địa phương. Điều 71 . Cập nhật, khai thác, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ 1. Cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ là tập hợp thông tin cơ bản về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng công nghệ thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ đối với đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương. 4. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương. Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 72. Sửa đổi, bổ sungkhoản 7 Điều 7 của Luật Quảng cáo Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 7 của Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 như sau: “7. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các loại sản phẩm, hàng hoá có tính chất kích động bạo lực.”. Điều 73. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Quy định tại Điều 17, Điều 32 và khoản 1 Điều 49 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. 3. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 50/2019/QH14 và Luật số 59/2020/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ các trường hợp sau đây: a) Quy định tại Điều 17, Điều 35, khoản 1 Điều 52 của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 50/2019/QH14 và Luật số 59/2020/QH14 tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025; b) Quy định tại Điều 75 của Luật này. Điều 74. Áp dụng quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đối với dao có tính sát thương cao 1. Căn cứ các quy định của Luật này, để phòng, chống các hành vi sử dụng dao có tính sát thương cao với mục đích phạm tội, gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc chống đối cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, người thi hành công vụ, Chính phủ quy định các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, sử dụng dao có tính sát thương cao để thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Các biện pháp bảo đảm an toàn phải phù hợp với thực tiễn, không gây cản trở đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân. 2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu dao có tính sát thương cao có trách nhiệm cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu, tên cơ sở sản xuất khi có yêu cầu của cơ quan Công an nơi tổ chức, cá nhân đóng trụ sở, nơi sản xuất, kinh doanh hoặc nơi cư trú để phục vụ bảo đảm an ninh, trật tự. Điều 75. Quy định chuyển tiếp 1. Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà còn thời hạn thì được tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn hiệu lực ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ được tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 mà đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa giải quyết hoặc đang giải quyết thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 50/2019/QH14 và Luật số 59/2020/QH14. 3. Đối với giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được sử dụng. Trường hợp sau khi Luật này có hiệu lực thi hành mà có nhu cầu cấp giấy phép sử dụng hoặc đăng ký khai báo thì thực hiện thủ tục theo quy định của Luật này. Luật này được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kh óa XV , kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2024. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Trần Thanh Mẫn
Luật 42/2024/QH15
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-Quan-ly-su-dung-vu-khi-vat-lieu-no-cong-cu-ho-tro-2024-603979.aspx
{'official_number': ['42/2024/QH15'], 'document_info': ['Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Trần Thanh Mẫn'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/06/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '26/08/2024', 'note': ''}
211
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1402/QĐUBND Phú Yên, ngày 18 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ MỚI BAN HÀNH GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NỘI VỤ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Quyết định số1085/QĐTTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 20222025; Căn cứ Kế hoạch số 207/KHUBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của UBND tỉnh về việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 20222025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 433/TTrSNV ngày 11 tháng 10 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 14 thủ tục hành chính nội bộ mới ban hành giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ (có Phụ lục kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đào Mỹ PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ GIỮA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾTCỦA SỞ NỘI VỤ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1402/QĐUBND ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cơ quan thực hiện 1 Thẩm định vị trí việc làm trong tổ chức hành chính Hành chính sự nghiệp Sở Nội vụ 2 Thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm trong tổ chức hành chính Hành chính sự nghiệp Sở Nội vụ 3 Thẩm định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên) Hành chính sự nghiệp Sở Nội vụ 4 Thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên) Hành chính sự nghiệp Sở Nội vụ 5 Thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền UBND tỉnh Hành chính sự nghiệp Sở Nội vụ 6 Thông báo nghỉ hưu đối với công chức, viên chức Công chức, viên chức Sở Nội vụ 7 Quyết định nghỉ hưu đối với công chức, viên chức Công chức, viên chức Sở Nội vụ 8 Đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng đối với khen thưởng cấp Nhà nước Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ 9 Đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng thuộc thẩm quyền khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ 10 Đề nghị tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ 11 Đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ 12 Đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ 13 Đề nghị hiệp y khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ 14 Đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong phạm vi tỉnh (toàn quốc) Thi đua Khen thưởng Sở Nội vụ PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH I. Thẩm định vị trí việc làm trong tổ chức hành chính 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Các tổ chức hành chính thuộc tỉnh và UBND cấp huyện gửi hồ sơ trên hệ thống đến Sở Nội vụ để thẩm định. Trưởng phòng chuyển văn bản đề nghị của đơn vị đến Chuyên viên xử lý. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Chuyên viên thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo phòng phụ trách (nếu hồ sơ không đảm bảo theo quy định, chuyên viên tham mưu văn bản trả lại cơ quan, đơn vị, địa phương). Lãnh đạo phòng xem xét nội dung tham mưu của chuyên viên và trình cho lãnh đạo Sở. Bước 3: Ban hành Lãnh đạo Sở xem xét ký, ban hành gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị phê duyệt vị trí việc làm; + Đề án vị trí việc làm; + Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện. 7. Cơ quan giải quyết TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền tham mưu thẩm định trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ . + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC : Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện. + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Không. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Tờ trình của Sở Nội vụ trình UBND tỉnh về đề nghị phê duyệt vị trí việc làm. 9. Phí, lệ phí: Không. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức. Quyết định 1121/QĐBNV ngày 24/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01/6/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. II. Thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm trong tổ chức hành chính 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện gửi hồ sơ trên hệ thống đến Sở Nội vụ để thẩm định. Trưởng phòng chuyển văn bản đề nghị của đơn vị đến Chuyên viên xử lý. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Chuyên viên thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo phòng phụ trách (nếu hồ sơ không đảm bảo theo quy định, chuyên viên tham mưu văn bản trả lại cơ quan, đơn vị, địa phương). Lãnh đạo phòng xem xét nội dung tham mưu của chuyên viên và trình cho lãnh đạo Sở. Bước 3: Ban hành Lãnh đạo Sở xem xét ký, ban hành gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị điều chỉnh vị trí việc làm; + Đề án điều chỉnh vị trí việc làm: + Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện. 7. Cơ quan giải quyết TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền tham mưu thẩm định trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ . + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC : Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện. + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Không. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Tờ trình của Sở Nội vụ trình UBND tỉnh về đề nghị phê duyệt điều chỉnh vị trí việc làm. 9. Phí, lệ phí: Không. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức. Quyết định 1121/QĐBNV ngày 24/12/2020 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01/6/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. III. Thẩm định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên) 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh gửi hồ sơ trên hệ thống đến Sở Nội vụ để thẩm định. Trưởng phòng chuyển văn bản đề nghị của đơn vị đến Chuyên viên xử lý. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Chuyên viên thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo phòng phụ trách (nếu hồ sơ không đảm bảo theo quy định, chuyên viên tham mưu văn bản trả lại cơ quan, đơn vị, địa phương). Lãnh đạo phòng xem xét nội dung tham mưu của chuyên viên và trình cho lãnh đạo Sở. Bước 3: Ban hành Lãnh đạo Sở xem xét ký, ban hành gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị thẩm định Đề án vị trí việc làm; + Đề án vị trí việc làm; + Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập; + Các văn bản khác có liên quan đến việc xây dựng Đề án vị trí việc làm (nếu có). 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên). 7. Cơ quan giải quyết TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền tham mưu thẩm định trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ . + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC : Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên). + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Không. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Tờ trình của Sở Nội vụ trình UBND tỉnh về đề nghị phê duyệt vị trí việc làm. 9. Phí, lệ phí: Không. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 106/2020/NĐCP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định số 14/QĐBNV ngày 06/01/2024 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐCP ngày 10/9/2020 của chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Quyết định số 15/2024/QĐUBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh Phú Yên ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Phú Yên. IV. Thẩm định điều chỉnh vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên) 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh gửi hồ sơ trên hệ thống đến Sở Nội vụ để thẩm định. Trưởng phòng chuyển văn bản đề nghị của đơn vị đến Chuyên viên xử lý. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Chuyên viên thẩm định hồ sơ và trình lãnh đạo phòng phụ trách (nếu hồ sơ không đảm bảo theo quy định, chuyên viên tham mưu văn bản trả lại cơ quan, đơn vị, địa phương). Lãnh đạo phòng xem xét nội dung tham mưu của chuyên viên và trình cho lãnh đạo Sở. Bước 3: Ban hành Lãnh đạo Sở xem xét ký, ban hành gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị điều chỉnh vị trí việc làm; + Đề án điều chỉnh vị trí việc làm: + Bản sao các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên). 7. Cơ quan giải quyết TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền tham mưu thẩm định trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ . + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC : Các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc UBND tỉnh (trừ Trường Đại học Phú Yên). + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Không. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Tờ trình của Sở Nội vụ trình UBND tỉnh về đề nghị phê duyệt vị trí việc làm. 9. Phí, lệ phí: Không. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không quy định. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 106/2020/NĐCP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định số 14/QĐBNV ngày 06/01/2024 của Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính quy định tại Nghị định số 106/2020/NĐCP ngày 10/9/2020 của chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ. Quyết định số 15/2024/QĐUBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh Phú Yên ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Phú Yên. V. Thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính thuộc thẩm quyền UBND tỉnh 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Các sở, ban, ngành gửi hồ sơ thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính đến Sở Nội vụ thẩm định. Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo thành phần, nội dung, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ gửi thẩm định. Bước 3: Sở Nội vụ có ý kiến thẩm định bằng văn bản để các cơ quan, đơn vị tham mưu cấp có thẩm quyền theo quy định. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ Hồ sơ đề nghị thẩm định đối với việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, bao gồm: Văn bản đề nghị thẩm định được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể theo quy định; Dự thảo tờ trình thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Dự thảo đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập, tổ chức lại, giải thể về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan liên quan. Các văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) (đối với các tổ chức hành chính tổ chức lại, giải thể). Tài liệu khác có liên quan (nếu có). 4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trong vòng 10 ngày làm việc. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Sở, ban, ngành và đương đương (cấp tỉnh). 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC: Sở Nội vụ. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản về việc thẩm định việc thành lập tổ chức hành chính. 9. Phí, lệ phí: Không quy định. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản điện tử. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Nghị định số 158/2018/NĐCP ngày 22/11/2018 của Chính phủ về thẩm định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Thông tư số 05/2021/TTBNV ngày 12/8/2021 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quyết định số 45/2021/QĐUBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên. Quyết định số 15/2024/QĐUBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh về việc Ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên. VI. Thông báo nghỉ hưu đối với công chức, viên chức 1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Các sở, ban, ngành và tương đương; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ. Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo thành phần, nội dung, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ gửi thẩm định. Bước 3: Sở Nội vụ trình UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ Lý lịch công chức, viên chức; Bản sao sổ bảo hiểm xã hội; Tài liệu khác có liên quan (nếu có). 4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kề từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Sở, ban, ngành và tương đương; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh. 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan có thẩm quyền tham mưu thẩm định trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở, ban, ngành và tương đương; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh . Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: không. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Tờ trình của Sở Nội vụ trình UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành thông báo nghỉ hưu đối đối công chức, viên chức. 9. Phí, lệ phí: Không quy định. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định. 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản điện tử. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Nghị định số 46/2010/NĐCP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức; Nghị định số 115/2020/NĐCP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Nghị định 135/2020/NĐCP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. Quyết định số 45/2021/QĐUBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên. Quyết định số 15/2024/QĐUBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh Phú Yên ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Phú Yên. VII. Quyết định nghỉ hưu đối với công chức, viên chức 1. Trình tự thực hiện: Bước 1: Các sở, ban, ngành và tương đương; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ. Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo thành phần, nội dung, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ gửi thẩm định. Bước 3: Sở Nội vụ trình UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ Lý lịch công chức, viên chức; Bản sao sổ bảo hiểm xã hội; Tài liệu khác có liên quan (nếu có). 4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. 5. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kề từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Sở, ban, ngành và tương đương; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh. 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan có thẩm quyền tham mưu thẩm định trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở, ban, ngành và tương đương; đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh. Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: không. 8. Kết quả thực hiện TTHC: Tờ trình của Sở Nội vụ trình UBND tỉnh về việc đề nghị ban hành quyết định nghỉ hưu đối đối công chức, viên chức. 9. Phí, lệ phí: Không quy định. 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản điện tử. 12. Căn cứ pháp lý của TTHC: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Nghị định số 46/2010/NĐCP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức; Nghị định số 115/2020/NĐCP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Nghị định 135/2020/NĐCP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu. Quyết định số 45/2021/QĐUBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên. Quyết định số 15/2024/QĐUBND ngày 22/3/2024 của UBND tỉnh Phú Yên ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy; biên chế; cán bộ, công chức, viên chức; người quản lý doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Phú Yên. VIII. Đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng đối với khen thưởng cấp Nhà nước 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng đối với khen thưởng cấp Nhà nước trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 3: Ban hành Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký, ban hành văn bản gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Tờ trình của cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị thu hồi đối với từng danh hiệu thi đua, loại hình khen thưởng của cá nhân, tập thể, hộ gia đình. (Lưu ý trong đó nêu rõ, đầy đủ các nội dung, lý do đề nghị thu hồi); Báo cáo tóm tắt của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng về lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (kèm theo Quyết định khen thưởng); Văn bản, giấy tờ khác có liên quan. 4. Số lượng hồ sơ : 02 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. IX. Đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng đối với khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng đối với khen thưởng của Chủ tịch UBND tỉnh trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 3: Ban hành Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký, ban hành văn bản gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Tờ trình của cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị thu hồi đối với từng danh hiệu thi đua, loại hình khen thưởng của cá nhân, tập thể, hộ gia đình. (Lưu ý trong đó nêu rõ, đầy đủ các nội dung, lý do đề nghị thu hồi); Báo cáo tóm tắt của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng về lý do trình cấp có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng (kèm theo Quyết định khen thưởng); Văn bản, giấy tờ khác có liên quan. 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. X. Đề nghị tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 3: Ban hành Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký, ban hành văn bản gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Tờ trình của cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước đối với cá nhân, tập thể. (Lưu ý trong đó nêu rõ, đầy đủ các nội dung, lý do đề nghị tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước); Báo cáo tóm tắt của cơ quan trực tiếp trình khen thưởng trong đó nêu rõ nội dung hoặc giải trình lý do đề nghị và ý kiến của cấp có thẩm quyền; Văn bản, giấy tờ khác có liên quan. 4. Số lượng hồ sơ : 02 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước quyết định việc tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự Nhà nước đối với cá nhân, tập thể. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. XI. Đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 3: Ban hành Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký, ban hành văn bản gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương kèm danh sách đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước; Công văn đề nghị cấp đổi của tập thể hoặc đơn đề nghị cấp đổi của cá nhân, hộ gia đình khi có hiện vật khen thưởng bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng và hư hỏng vì lý do khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn hoặc do in sai bằng và kèm theo hiện vật khen thưởng cũ, hư hỏng gửi cơ quan, đơn vị, địa phương (nơi đang công tác hoặc cư trú). 4. Số lượng hồ sơ : 02 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh có công văn gửi Bộ Nội vụ đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:(tại phụ lục đính kèm) Mẫu 4.1. Công văn đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng của tập thể Mẫu 4.2. Đơn đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng của cá nhân, hộ gia đình Mẫu 4.5. Danh sách đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. XII. Đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 3: Ban hành Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký, ban hành văn bản gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương kèm danh sách đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước; Công văn đề nghị cấp lại của tập thể hoặc đơn đề nghị cấp lại của cá nhân, hộ gia đình khi có hiện vật khen thưởng bị thất lạc, bị mất do khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn hoặc do in sai bằng gửi cơ quan, đơn vị, địa phương (nơi đang công tác hoặc cư trú). 4. Số lượng hồ sơ : 02 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh có công văn gửi Bộ Nội vụ đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng cấp Nhà nước. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:(tại phụ lục đính kèm) Mẫu 4.3. Công văn đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng của tập thể Mẫu 4.4. Đơn đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng của cá nhân, hộ gia đình Mẫu 4.6. Danh sách đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. XIII. Đề nghị hiệp y khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị hiệp y khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày Sở Nội vụ nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Bước 3: Ban hành Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký, ban hành văn bản gửi UBND tỉnh. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Văn bản của cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị hiệp y khen thưởng đối với tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước (Lưu ý trong đó nêu rõ, đầy đủ các nội dung cần lấy ý kiến hiệp y khen thưởng); Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân trong thời gian xác lập thành tích đề nghị khen thưởng lấy ý kiến hiệp y. Văn bản xác nhận, đánh giá trong thời gian xác lập thành tích đề nghị khen thưởng về các nội dung: + Kết quả tham mưu thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao (đối với tập thể): Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao (đối với cá nhân) trong thời gian tính thành tích đề nghị khen thưởng; + Việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết quả hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể (nếu tổ chức đảng, đoàn thể sinh hoạt tại địa phương); + Thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân, người lao động; đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh và an toàn vệ sinh lao động, an toàn thực phẩm (đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh). 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch UBND tỉnh có công văn gửi Bộ Nội vụ về ý kiến hiệp y khen thưởng cấp Nhà nước đối với tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. XIV. Đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong phạm vi tỉnh (toàn quốc) 1. Trình tự thực hiện Bước 1: Tiếp nhận Cơ quan, đơn vị, địa phương gửi hồ sơ đề nghị công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên hệ thống đến Sở Nội vụ thẩm định theo quy định (kèm hồ sơ giấy). Bước 2: Sở Nội vụ thẩm định hồ sơ Trường hợp hồ sơ không đảm bảo điều kiện, đủ thành phần hồ sơ, Sở Nội vụ có ý kiến bằng văn bản trả gửi cơ quan đề nghị. Bước 3: Tham mưu tổ chức họp Hội đồng sáng kiến tỉnh Sau khi thẩm định, hồ sơ đảm bảo đúng, đủ theo quy định, Sở Nội vụ ký , ban hành văn bản gửi Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh về việc tổ chức họp xét công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Bước 4: Ban hành Sau khi có kết quả họp Hội đồng sáng kiến tỉnh, Sở Nội vụ xem xét ký, ban hành văn bản trình Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. 2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại văn thư và trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản điều hành. 3. Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị kèm theo danh sách các sáng kiến của cơ quan, đơn vị, địa phương (01 bản chính) ; Biên bản họp kết luận của Hội đồng Thi đua Khen thưởng của cơ quan, đơn vị, địa phương (01 bản chính) ; Bản mô tả sáng kiến (gồm 01 bản chính và 15 bản photo) ; Quyết định công nhận sáng kiến cơ sở có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng ở cơ quan, đơn vị, địa phương. 4. Số lượng hồ sơ : 01 bộ bản chính 5. Thời hạn giải quyết: Sau khi có kết quả họp Hội đồng sáng kiến tỉnh, Sở Nội vụ có văn bản trình Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trong thời gian 10 ngày làm việc. 6. Đối tượng thực hiện TTHC: Cơ quan, đơn vị, địa phương 7. Cơ quan giải quyết TTHC: Cơ quan trực tiếp thực hiện và có thẩm quyền quyết định TTHC + Cơ quan có thẩm quyền thẩm định tham mưu trình UBND tỉnh: Sở Nội vụ + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan + Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC : Không 8. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Sở Nội vụ trình Chủ tịch Hội đồng sáng kiến tỉnh đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. 9. Phí, lệ phí: Không quy định 10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản mô tả sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh (tại phụ lục đính kèm) 11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Tất cả thành phần hồ sơ được gửi bằng bản giấy và bằng bản điện tử 12. Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022; Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Thông tư số 01/2024/TTBNV ngày 24/02/2024 của Bộ Nội vụ quy định biện pháp thi hành Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 98/2023/NĐCP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định số 13/2012/NĐCP ngày 02/3/2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến; Thông tư số 18/2013/TTBKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến ban hành theo Nghị định số 13/2012/NĐCP ngày 02/3/2012 của Chính phủ; Quyết định số 16/2024/QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Hướng dẫn việc công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Hội đồng sáng kiến tỉnh. Mẫu 4.1. Công văn đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng của tập thể Mẫu 4.1 ………………… ………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …./……. V/v đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng cấp nhà nước Hà Nội, ngày ... tháng ... năm... Kính gửi: ……………………………………[1] Tên tập thể đề nghị cấp đổi[2]: ………………………………………………………………… Trực thuộc[3]: ……………………………………………………………………………………. Địa chỉ hiện nay: ………………………………………………………………………………… Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………. Đã được tặng thưởng[4]: ……………………………………………………………………….. Theo Quyết định số[5]: …………….…………………………. ngày…. tháng….. năm …….. Của[6]: …………………………………………………………………………………………….. Số sổ vàng[7]: ……………………………………………………………………………………. Đơn vị trình khen[8]: ……………………………………………………………………………… Lý do cấp đổi[9]: …………………………………………………………………………………… Hiện vật xin cấp đổi[10]: …………………………………………………………………………. 1. ………………………………………………………………………………………………….. 2. ………………………………………………………………………………………………….. (Có hiện vật xin cấp đổi kèm theo) (Tên tập thể đề nghị cấp đổi) cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung ghi trong quyết định khen thưởng. 1. Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 2. Ghi tên của tập thể được khen thưởng. 3. Ghi tên đơn vị cấp trên trực tiếp. 4. Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 5. Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 6. Ghi tên cơ quan ban hành quyết định khen thưởng hoặc thẩm quyền khen ghi trên bằng. 7. Ghi số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng. 8. Đơn vị trình khen: Ghi tên bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho tập thể. 9. Ghi hư hỏng hoặc ghi in sai bằng. 10. Ghi bằng, huân, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương (có nhu cầu cấp đổi hiện vật khen thưởng gì thì ghi tên hiện vật khen thưởng đó). Mẫu 4.2. Đơn đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng của cá nhân, hộ gia đình Mẫu 4.2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG Kính gửi: ……………………………[1] Tên cá nhân, hộ gia đình đề nghị cấp đổi[2]: …………………………………………………… Số CCCD hoặc CMND …………………………………………………………………………... Cấp đổi cho[3]: ……………………………………………………………………………………... Quê quán/chức vụ, đơn vị công tác[4]: ………………………………………………………… Địa chỉ hiện nay: …………………………………………………………………………………. Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………….. Đã được tặng thưởng[5]: ………………………………………………………………………… Theo Quyết định số[6]: ……………………………… ngày……. tháng……. năm…………… Của[7]: ……………………………………………………………………………………………… Số sổ vàng[8]: ……………………………………………………………………………………… Đơn vị trình khen[9]: ………………………………………………………………………………. Lý do cấp đổi[10]: ………………………………………………………………………………….. Hiện vật xin cấp đổi[11]: ……………………………………………………………………………. 1. …………………………………………………………………………………………………. 2. …………………………………………………………………………………………………. (Có hiện vật xin cấp đổi kèm theo) Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. (Địa danh), ngày .... tháng .... năm... Người đề nghị Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung ghi trong quyết định khen thưởng. 1. Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 2. Ghi tên của người đề nghị cấp đổi nếu thân nhân đề nghị cấp đổi cho đối tượng được khen thưởng. Ghi tên đối tượng được khen thưởng nếu đối tượng được khen thưởng đề nghị cấp đổi cho bản thân. Ghi tên người đại diện hộ gia đình nếu đề nghị cấp đổi cho hộ gia đình. 3. Ghi tên đối tượng được khen thưởng cần cấp đổi. 4. Ghi quê quán đối với đối tượng được khen thưởng kháng chiến. Ghi chức vụ, đơn vị công tác đối với đối tượng được khen thưởng kinh tế xã hội. (Ghi theo địa danh/chức vụ, đơn vị khi được khen thưởng, không ghi theo địa danh mới). Ghi địa chỉ hộ gia đình nếu đề nghị cấp đổi cho hộ gia đình. 5. Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 6. Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 7. Ghi tên cơ quan ban hành quyết định khen thưởng hoặc thẩm quyền khen ghi trên bằng. 8. Ghi số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng. 9. Đơn vị trình khen: Ghi tên bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho cá nhân, hộ gia đình. 10. Ghi hư hỏng hoặc ghi in sai bằng. 11. Ghi bằng, huân, huy chương, kỷ niệm chương (có nhu cầu cấp đổi hiện vật khen thưởng gì thì ghi tên hiện vật khen thưởng đó). Mẫu 4.3. Công văn đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng của tập thể Mẫu 4.3 …………….. …………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ..../……. V/v đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng cấp nhà nước Hà Nội, ngày... tháng ... năm... Kính gửi: ………………………….. [1] Tên tập thể đề nghị cấp lại[2]: ………………………………………………………………… Trực thuộc [3]: ………………………………………………………………………………….. Địa chỉ hiện nay: ……………………………………………………………………………… Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………. Đã được tặng thưởng[4]: ……………………………………………………………………… Theo Quyết định số[5]: ………………………… ngày…….. tháng……… năm…………… Của[6]: …………………………………………………………………………………………… Số sổ vàng[7]: …………………………………………………………………………………… Đơn vị trình khen[8]: ……………………………………………………………………………. Lý do cấp lại:[9] …………………………………………………………………………………. Hiện vật xin cấp lại:[10] …………………………………………………………………………. 1. ………………………………………………………………………………………………… 2. ………………………………………………………………………………………………… (Tên tập thể đề nghị cấp lại) cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung ghi trong quyết định khen thưởng. 1. Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 2. Ghi tên của tập thể được khen thưởng. 3. Ghi tên đơn vị cấp trên trực tiếp. 4. Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 5. Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 6. Ghi tên cơ quan ban hành quyết định khen thưởng hoặc thẩm quyền khen ghi trên bằng. 7. Ghi số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng. 8. Đơn vị trình khen: Ghi tên bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho tập thể. 9. Ghi thất lạc hoặc ghi in sai bằng. 10. Ghi bằng, huân, huy chương, kỷ niệm chương (có nhu cầu cấp lại hiện vật khen thưởng gì thì ghi tên hiện vật khen thưởng đó). Mẫu 4.4. Đơn đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng của cá nhân, hộ gia đình Mẫu 4.4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG Kính gửi: ………………………… [1] Tên cá nhân, hộ gia đình đề nghị cấp lại[2]: …………………………………………………… Số CCCD hoặc CMND: ………………………………………………………………………….. Cấp lại cho [3]: …………………………………………………………………………………….. Quê quán/chức vụ, đơn vị công tác[4]: ………………………………………………………… Địa chỉ hiện nay: ………………………………………………………………………………… Điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………….. Đã được tặng thưởng[5]: ………………………………………………………………………… Theo Quyết định số[6]: ……………………………… ngày……. tháng……… năm………… Của[7]: ……………………………………………………………………………………………… Số sổ vàng[8]: ……………………………………………………………………………………… Đơn vị trình khen[9]: ………………………………………………………………………………. Lý do cấp lạc [10]: …………………………………………………………………………………. Hiện vật xin cấp lại[11] : …………………………………………………………………………... 1. …………………………………………………………………………………………………. 2. ………………………………………………………………………………………………….. Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. (Địa danh), ngày... tháng ... năm .... Người đề nghị Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung ghi trong quyết định khen thưởng. 1. Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 2. Ghi tên của người đề nghị cấp lại nếu thân nhân đề nghị cấp lại cho đối tượng được khen thưởng. Ghi tên đối tượng được khen thưởng nếu đối tượng được khen thưởng đề nghị cấp lại cho bản thân. Ghi tên người đại diện hộ gia đình nếu đề nghị cấp lại cho hộ gia đình. 3. Ghi tên đối tượng được khen thưởng cần cấp lại. 4. Ghi quê quán đối với đối tượng được khen thưởng kháng chiến. Ghi chức vụ, đơn vị công tác đối với đối tượng được khen thưởng kinh tế xã hội. (Ghi theo địa danh/chức vụ, đơn vị công tác khi được khen thưởng, không ghi theo địa danh mới). Ghi địa chỉ hộ gia đình nếu đề nghị cấp lại cho hộ gia đình. 5. Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 6. Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 7. Ghi tên cơ quan ban hành quyết định khen thưởng hoặc thẩm quyền khen ghi trên bằng. 8. Ghi số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng. 9. Đơn vị trình khen: Ghi tên bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho cá nhân, hộ gia đình. 10. Ghi thất lạc hoặc in sai bằng. 11. Ghi bằng, huân, huy chương, kỷ niệm chương (có nhu cầu cấp lại hiện vật khen thưởng gì thì ghi tên hiện vật khen thưởng đó). Mẫu 4.5. Danh sách đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng Mẫu số 4.5 DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG (Kèm theo Công văn số... ngày ... tháng ... năm ... của ...) TT Hình thức khen thưởng /Danh hiệu thi đua Tên đối tượng được khen thưởng Quê quán/ Chức vụ, đơn vị công tác Số Quyết định khen thưởng Ngày, tháng, năm Quyết định Số sổ vàng Họ và tên người ký bằng Đơn vị trình khen thưởng Hiện vật đề nghị cấp đổi Lý do cấp đổi Bằng Huân chương/ Huy chương/ Huy hiệu/KNC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số:………… trường hợp cấp đổi Có:…………….. hiện vật khen thưởng cấp đổi kèm theo Địa danh, ngày ... tháng ... năm... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) 1. Ghi số thứ tự trong danh sách. 2. Ghi tên hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua của đối tượng được khen thưởng. 3. Ghi tên tập thể hoặc cá nhân, hộ gia đình được khen thưởng. 4. Ghi quê quán đối với đối tượng khen thưởng kháng chiến, ghi chức vụ, đơn vị công tác đối với khen kinh tế xã hội. 5. Ghi số của Quyết định khen thưởng. 6. Ghi ngày, tháng, năm của Quyết định khen thưởng. 7. Ghi số thứ tự trong quyết định hoặc số sổ vàng ghi trên bằng. 8. Ghi họ và tên người ký bằng. 9. Ghi tên bộ, ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho đối tượng được khen thưởng trước đây. 10. Tích dấu “X” nếu đề nghị cấp đổi bằng. 11. Tích dấu “X” nếu đề nghị cấp đổi huân chương, huy chương, kỷ niệm chương. 12. Ghi bị hư hỏng hoặc in sai bằng. Mẫu 4.6. Danh sách đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng Mẫu số 4.6 DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG (Kèm theo Công văn số ...ngày ... tháng ... năm .... của ...) TT Hình thức khen thưởng /Danh hiệu thi đua Tên đối tượng được khen thưởng Quê quán/ Chức vụ, đơn vị công tác Số Quyết định khen thưởng Ngày, tháng, năm Quyết định Số sổ vàng Họ và tên người ký bằng Đơn vị trình khen thưởng Hiện vật đề nghị cấp đổi Lý do cấp lại Bằng Huân chương/ Huy chương/ Huy hiệu/KNC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng số:………….. trường hợp cấp lại Địa danh, ngày ... tháng ... năm... THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) 1. Ghi số thứ tự trong danh sách. 2. Ghi tên hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua của đối tượng được khen thưởng. 3. Ghi tên tập thể hoặc cá nhân, hộ gia đình được khen thưởng. 4. Ghi quê quán đối với đối tượng khen thưởng kháng chiến, ghi chức vụ, đơn vị công tác đối với khen kinh tế xã hội. 5. Ghi số của Quyết định khen thưởng. 6. Ghi ngày, tháng, năm của Quyết định khen thưởng. 7. Ghi số thứ tự trong quyết định hoặc số sổ vàng ghi trên bằng. 8. Ghi họ và tên người ký bằng. 9. Ghi tên bộ, ban, ngành, đoàn thể, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho đối tượng được khen thưởng trước đây. 10. Tích dấu “X” nếu đề nghị cấp lại bằng. 11. Tích dấu “X” nếu đề nghị cấp lại huân chương, huy chương, kỷ niệm chương. 12. Ghi bị thất lạc hoặc in sai. Mẫu số 2: Bản mô tả sáng kiến có hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh (toàn quốc) MẪU SỐ 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN CÓ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG (TRONG TỈNH HOẶC TOÀN QUỐC) ……………… Kính gửi : Hội đồng công nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến tỉnh Phú Yên 1. Tên sáng kiến:.................................................................................................. ………… 2. Quyết định công nhận sáng kiến cơ sở(số... ngày...tháng...năm, của ...): ..................... 3. Tác giả sáng kiến: ……………………………………………………………… Số TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ, đơn vị công tác Trình độ chuyên môn[1] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (nếu có):.............................................................................. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến (Nêu rõ lĩnh vực áp dụng sáng kiến và vấn đề sáng kiến giải quyết: …………………………………………………………………… 6. Thời điểm sáng kiến được áp dụng:............................................................ 7. Nội dung sáng kiến: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ các bước thực hiện sáng kiến, các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến và kết quả đạt được (dùng hình ảnh thực tế (nếu có) để làm rõ hơn nội dung, kết quả của sáng kiến …) 8. Tính hiệu quả[2]: Hiệu quả kinh tế: Nâng cao năng suất lao động, công tác, tiết kiệm về thời gian, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh … Lợi ích xã hội: Nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động; cải thiện điều kiện làm việc, công tác; nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy và học tập … Đánh giá hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội của sáng kiến theo các nội dung sau: So sánh hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến (giải pháp) so với trường hợp không áp dụng sáng kiến, giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó); Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể. 9. Phạm vi ảnh hưởng[3]: a) Phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh Nêu rõ sáng kiến được áp dụng, nhân rộng ở các cơ quan, đơn vị, địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Đánh giá hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội của sáng kiến. b) Phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc Nêu rõ sáng kiến được áp dụng, nhân rộng ở cơ quan, đơn vị, địa phương khác trong phạm vi toàn quốc. Đánh giá hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội của sáng kiến. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ ….., ngày ... tháng... năm ….. Người nộp đơn[4] (Ký và ghi rõ họ tên) [1] Cử nhân Ngữ văn, Kỹ sư Công nghệ thông tin, Thạc sĩ Kinh tế, … [2] Trình bày theo các nội dung tại khoản 1 Mục II Hướng dẫn này. [3] Trình bày theo các nội dung tại khoản 2 Mục II Hướng dẫn. [4] Tác giả, người chủ trì (đồng tác giả).
Quyết định 1402/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1402-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-noi-bo-So-Noi-vu-Phu-Yen-633293.aspx
{'official_number': ['1402/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1402/QĐ-UBND năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Phú Yên', ''], 'signer': ['Đào Mỹ'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
212
BỘ Y TẾ CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2792/ATTPSP V/v hướng dẫn phân loại sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2024 Kính gửi: Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Bắc Ninh Sở Y tế các tỉnh, thành phố Bắc Kạn, Bình Thuận, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Yên, Hậu Giang Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố Theo quy định tại Điều 65 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 40 Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biên thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm; cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế đố ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi. Thời gian gần đây, Cục An toàn thực phẩm nhận được nhiều phản ánh, vướng mắc của tổ chức, cá nhân liên quan đến tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương như: Phân loại sản phẩm là thực phẩm bổ sung hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Trình tự, thủ tục tự công bố và đăng ký bản công bố thực phẩm; Dịch thuật tài liệu kèm theo hồ sơ công bố; Nội dung Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)/Giấy chứng nhận y tế (HC)/Ciấy chứng nhận xuất khẩu (CE); Thời hạn hồ sơ công bố sản phẩm; Kiểm nghiệm định kỳ; Kiểm nghiệm chỉ tiêu chỉ tiêu chất lượng khi thực hiện công bố sản phẩm. Ngưỡng dung nạp của các vitamin và khoáng chất. Trước tình hình trên, để tăng cường công tác quản lý công bố sản phẩm thuộc thẩm quyền địa phương quản lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các Sở Y tế, Sở An toàn thực phẩm, Ban Quản lý an toàn thực phẩm và các Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố (gọi tắt là Đơn vị) triển khai một số nội dung như sau: 1. Tăng cường triển khai thực hiện việc phân loại sản phẩm, tiếp nhận tự công bố và đăng ký bản công bố các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 7, Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐCP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý: Về phân nhóm sản phẩm: căn cứ vào Điều 3 Nghị định số 15/2018/NĐCP của Chính phủ, Điều 2 Thông tư số 43/2014/TTBYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế về quản lý thực phẩm chức năng, nội dung ghi nhãn sản phẩm và thành phần, hướng dẫn sử dụng,…để phân loại. Về trình tự, thủ tục tự công bố và đăng ký bản công bố thực phẩm: thực hiện theo quy định tại Điều 5 (Tự công bố) và Điều 7 (Đăng ký bản công bố) Nghị định số số 15/2018/NĐCP. Về dịch thuật tài liệu kèm theo hồ sơ công bố: phải dịch sang tiếng Việt và công chứng theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐCP. Về nội dung giấy chứng nhận CFS/HC/CE: phù hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 15/2018/NĐCP, đối với CFS phải phù hợp với quy định Khoản 3 Điều 10 Nghị định 69/2018/NĐCP ngày 15/5/2018 Về thời hạn hiệu lực Giấy tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm và thời gian kiểm nghiệm định kỳ: Nghị định số 15/2018/NĐCP không quy định thời hạn hiệu lực Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm và thời gian kiểm nghiệm định kỳ. Nghị định số 15/2018/NĐCP chỉ yêu cầu kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và không quy định kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, nhưng đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải kê khai chỉ tiêu chất lượng chủ yếu vào mục II Bản công bố sản phẩm quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐCP. Phiếu kiểm nghiệm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Về ngưỡng dung nạp của các vitamin và khoáng chất: theo quy định tại Thông tư số 43/2014/TTBYT: đối với thực phẩm bổ sung phải đạt 10%RNI theo quy định tại Phụ lục số 1 Thông tư số 43/2014/TTBYT và không được vượt ngưỡng dung nạp tối đa theo quy định tại Phụ lục số 2 Thông tư số 43/2014/TTBYT. 2. Tăng cường công tác hậu kiểm sau khi tổ chức, cá nhân tự công bố và đăng ký bản công bố, tránh việc tự công bố không đúng phân loại sản phẩm như tự công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe,…trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, website thương mại điện tử bán hàng và các gian hàng kinh doanh sản phẩm thực phẩm chức năng trên các ứng dụng trên mà chưa được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố hoặc chưa nộp bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định. 3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện phân loại sản phẩm tự công bố và đăng ký bản công bố các sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo quy định hiện hành. Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ phải kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm, tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phải nắm vững kiến thức về an toàn thực phẩm, các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm và hiểu rõ về sản phẩm của doanh nghiệp mình kinh doanh để phân loại sản phẩm theo đúng quy định. 4. Kịp thời giải quyết vướng mắc cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện phân loại sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, tránh để các tổ chức, cá nhân gửi văn bản vượt cấp có thẩm quyền giải quyết. 5. Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý trong lĩnh vực tự công bố, đăng ký bản công bố các sản phẩm thuộc địa phương quản lý kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia. 6. Do thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm có thời hạn, trong quá trình thực hiện nếu có quyết vướng mắc phát sinh, đề nghị Đơn vị liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm Cục An toàn thực phẩm để kịp thời giải quyết. Điện thoại liên hệ: 0438463702. Số máy lẻ 2020. Để tăng cường quản lý hoạt động tự công bố, đăng ký bản công bố sản phẩm trên địa bàn, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Đơn vị khẩn trương triển khai các nội dung hướng dẫn nêu trên và đảm bảo tính thống nhất trong triển khai thực hiện. Trân trọng./. Nơi nhận: Như trên; Bộ trưởng (để b/c); Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (để b/c); Cục trưởng (để b/c); Các Phó Cục trưởng (để p/h); BCĐ 389 Quốc gia (để p/h); Thanh tra BYT (để p/h); Hiệp hội: TPCN VN, Sữa VN, Chống hàng giả và BVTHVN, VICOPRO, EuroCham VN (để p/h); Các Doanh nghiệp SX, KD TP; website Cục ATTP; Lưu VT, SP. KT.CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Chu Quốc Thịnh
Công văn 2792/ATTP-SP
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/The-thao-Y-te/Cong-van-2792-ATTP-SP-2024-huong-dan-phan-loai-san-pham-tu-cong-bo-634856.aspx
{'official_number': ['2792/ATTP-SP'], 'document_info': ['Công văn 2792/ATTP-SP năm 2024 hướng dẫn phân loại sản phẩm tự công bố, đăng ký bản công bố do Cục an toàn thực phẩm ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục an toàn thực phẩm', ''], 'signer': ['Chu Quốc Thịnh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
213
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 49/2024/QĐUBND Hậu Giang, ngày 26 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC CHẤT LƯỢNG, CHẾ BIẾN, THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐCP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 30/2022/TTBNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Vị trí, chức năng 1. Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang (sau đây gọi tắt là Chi cục) là đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang; Chi cục có chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm; về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế trang trại, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, cơ điện nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, phát triển nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn, bố trí dân cư, hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật. 2. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Về chế biến và phát triển thị trường nông sản, lâm sản, thủy sản và muối: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát triển chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; c) Thực hiện công tác thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường, chương trình phát triển thị trường, xúc tiến thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của Sở; d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối. 2. Về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối: a) Hướng dẫn, kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, tổ chức thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh; b) Thống kê, đánh giá, phân loại về điều kiện bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; tổng hợp báo cáo kết quả đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp theo quy định; c) Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguồn gốc, điều tra nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh theo quy định; d) Kiểm tra, truy xuất, thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành và quy định của pháp luật; đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; e) Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối theo quy định của pháp luật; g) Quản lý an toàn thực phẩm đối với khu vực và trung tâm logistics nông sản, chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản trên địa bàn theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Về phát triển nông thôn: a) Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp; tổ chức sản xuất phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản; phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống; phát triển ngành thủ công mỹ nghệ; đào tạo, phổ biến chính sách công trong nông nghiệp; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; b) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định về phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông nghiệp, kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối; phát triển vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản; phát triển cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản; phát triển ngành nghề nông thôn; bảo hiểm nông nghiệp; bảo tồn và phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định; bố trí dân cư và di dân, tái định cư trong nông thôn; tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa bỏ cây có chứa chất gây nghiện; định canh; bố trí dân cư và di dân, tái định cư trong nông thôn gắn với tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới; d) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội nông thôn; chương trình hành động không còn nạn đói; bảo hiểm nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật; đ) Hướng dẫn, kiểm tra các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh theo phân công và quy định của pháp luật chuyên ngành. 4. Xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về lĩnh vực chất lượng, chế biến, thị trường và phát triển nông thôn và các hoạt động thông tin, lưu trữ, thống kê khác phục vụ yêu cầu quản lý của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định. 5. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực chất lượng, chế biến, thị trường và phát triển nông thôn đối với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh; chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác, chế độ thông tin báo cáo của tổ chức nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã. 6. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn theo lĩnh vực quản lý của Chi cục. 7. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định. 8. Quản lý và chịu trách nhiệm tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy, công chức và người lao động thuộc Chi cục theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật. 9. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác được giao. 10. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan nhà nước cấp trên. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Chi cục, gồm: Chi cục trưởng và không quá 02 (hai) Phó Chi cục trưởng. a) Chi cục trưởng là người đứng đầu Chi cục, chịu trách nhiệm và báo cáo nhiệm vụ công tác trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. b) Phó Chi cục trưởng là người giúp Chi cục trưởng phụ trách, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. c) Việc bổ nhiệm Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và theo quy định của pháp luật. d) Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. 2. Công chức chuyên môn, nghiệp vụ, chuyên môn dùng chung và hợp đồng lao động hỗ trợ, phục vụ. 3. Biên chế Biên chế công chức, số lượng người hợp đồng lao động tại Chi cục được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người hợp đồng lao động do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 06 tháng 12 năm 2024. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục, có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng công chức; đồng thời sắp xếp tổ chức, bố trí công chức theo từng vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ và theo đúng tiêu chuẩn chức danh nhà nước quy định. Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: VP. Chính phủ (HN TP.HCM); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Nội vụ; Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); TT: TU, HĐND, UBND tỉnh; Các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể tỉnh; Sở, ban, ngành tỉnh; Như Điều 5; UBND huyện, thị xã, thành phố; Cơ quan Báo, Đài tỉnh; Công báo tỉnh; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Lưu: VT, NCTH.NTH TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đồng Văn Thanh
Quyết định 49/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-49-2024-QD-UBND-chuc-nang-Chi-cuc-Chat-luong-Che-bien-Phat-trien-nong-thon-Hau-Giang-635329.aspx
{'official_number': ['49/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 49/2024/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Chất lượng, Chế biến, Thị trường và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hậu Giang', ''], 'signer': ['Đồng Văn Thanh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
214
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3258/QĐUBND Đồng Nai, ngày 04 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐỒNG NAI. CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương qua ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa li ên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về việc s ử a đ ổ i, bổ sung một số Điều của Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 0 1 /2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 c ủa Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một c ử a, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số2469/QĐBKHĐT ngày 25 tháng 10 năm 2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổ i, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc phạm v i chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 808/TTrSKHĐT ngày 01 tháng 11 năm 2024, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố thủ tục hành chính Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai: 1. Sửa đổi, bổ sung 11 thủ tục hành chính (cấp tỉnh) lĩnh vực vực đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư (10 thủ tục tại Quyết định số 2953/QĐUBND ngày 27 tháng 8 năm 2021 và 01 thủ tục tại Quyết định số 962/QĐUBND ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh). 2. Sửa đổi, bổ sung 12 thủ tục hành chính (cấp tỉnh) lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học tại Quyết định số 866/QĐUBND ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh. (Danh mục thủ tục hành chính hành chính kèm theo). Trường hợp thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ thì áp dụng thực hiện theo văn bản pháp luật hiện hành. Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 2. Quyết định này sửa đổi, bổ sung một số thủ tục hành chính tại Quyết định số 962/QĐUBND ngày 18 tháng 4 năm 2022, Quyết định số 2953/QĐUBND ngày 27 tháng 8 năm 2021, Quyết định số 866/QĐUBND ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về công bố danh mục thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam. Các thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam không được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định này tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 962/QĐUBND ngày 18 tháng 4 năm 2022, Quyết định số 2953/QĐUBND ngày 27 tháng 8 năm 2021, Quyết định số 866/QĐUBND ngày 02 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai. Điều 3. Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học và các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách nhiệm tổ chức niêm yết, công khai danh mục thủ tục hành chính này tại trụ sở làm việc, trên Trang thông tin điện tử và tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của đơn vị, địa phương; triển khai tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính cho người dân theo quy định tại Quyết định này. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan cập nhập nội dung thủ tục hành chính đã được công bố lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Chính phủ. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp vái các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện cập nhật nội dung thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định này lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Thực hiện cấu hình, tích hợp, kết nối dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện lên Cổng dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh theo quy định. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp; Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 4; Cục KSTTHC (VPCP); Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Báo Đồng Nai; Đài PTTH Đồng Nai; Trung tâm kinh doanh VNPT (TĐ 1022); Lưu: VT, KTN, KGVX, HCC, Cổng TTĐT tỉnh. KT. CHỦ TỊCH PHÓCHỦ TỊCH Nguyễn Sơn Hùng FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00631729files/image001.gif)
Quyết định 3258/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-3258-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-dau-tu-tai-viet-nam-nganh-Ke-hoach-Dong-Nai-631729.aspx
{'official_number': ['3258/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3258/QĐ-UBND năm 2024 công bố danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đồng Nai', ''], 'signer': ['Nguyễn Sơn Hùng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Đầu tư, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
215
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 6390/TCHQTXNK V/v vướng mắc về thuế chống bán phá giá Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2014 Kính gửi: Công ty TNHH Công nghiệp Ever Force. (Lô HF13, Đường số 4, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An) Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 0105/EF/2014TCHQ ngày 14/5/2014 của Công ty TNHH Công nghiệp Ever Force về việc vướng mắc thực hiện thuế chống bán phá giá. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Về thời hạn nộp thuế: Tại khoản 7 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Thời hạn nộp thuế đối với dầu thô xuất khẩu, hàng hóa áp dụng thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Theo đó, người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì trong thời gian bảo lãnh phải nộp tiền chậm nộp 0,05%/ngày. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày; kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan. Điều kiện được bảo lãnh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này”. Theo đó, thời hạn nộp thuế chống bán phá giá được thực hiện trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng, đề nghị Công ty thực hiện theo đúng quy định 2. Về tài khoản nộp thuế: Đối với tờ khai thuộc loại hình nhập kinh doanh thì người nộp thuế nộp thuế vào tài khoản chuyên thu; Đối với tờ khai thuộc loại hình nhập sản xuất xuất khẩu, tạm nhập tái xuất thì người nộp thuế nộp thuế vào tài khoản tạm thu. 3. Về việc hoàn thuế: Tại Điều 41 Nghị định số 90/2005/NĐCP ngày 11/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam quy định: “Việc hoàn trả cho người nộp khoản chênh lệch về thuế chống bán phá giá tạm thời hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá tạm thời theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh Chống bán phá giá được thực hiện tại cơ quan và địa điểm nộp thuế nhập khẩu theo các quy định sau đây: 1. Hoàn trả toàn bộ khoản chênh lệch về thuế trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thấp hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã nộp. 2. Hoàn trả toàn bộ khoản thuế chống bán phá giá tạm thời hoặc các khoản bảo đảm thanh toán đã nộp trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống bán phá giá. 3. Các khoản chênh lệch về thuế được hoàn trả theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này không được tính lãi suất”. Tại Điều 19 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11; Điều 15 Nghị định số 87/2010/NĐCP ngày 13/8/2010 của Chính phủ và Điều 112 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định về các trường hợp được xét hoàn thuế nhập khẩu. Theo các văn bản dẫn trên thì chưa có quy định về việc hoàn thuế chống bán phá giá cho hàng nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu. 4. Thời điểm áp dụng công văn số 2592/TCHQTXNK ngày 13/3/2014 của Tổng cục Hải quan: Theo quy định tại khoản 2 Điều 168 Thông tư số 128/2013/TTBTC, thì: “Các nội dung về quản lý thuế đã được quy định tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì thực hiện theo thời điểm có hiệu lực của Luật (ngày 1/7/2013).” Theo đó, thời hạn nộp thuế tự vệ quy định tại khoản 7 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TTBTC được căn cứ theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ 01/07/2013. Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Công nghiệp Ever Force được biết và liên hệ trực tiếp với cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu để được hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định./. Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT, TXNK(3). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
Công văn 6390/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-6390-TCHQ-TXNK-2014-vuong-mac-thue-chong-ban-pha-gia-233349.aspx
{'official_number': ['6390/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 6390/TCHQ-TXNK năm 2014 vướng mắc về thuế chống bán phá giá do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Dương Thái'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
216
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 4106/BTCTCHQ V/v xử lý thuế xe ô tô tải tự đổ có trọng tải trên 24 tấn đến dưới 45 tấn Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014 Kính gửi: Công ty TNHH Hoàng Trà; Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn; Cục Thuế Thành phố Hà Nội. Bộ Tài chính nhận được công văn số 07/CV ngày 14/02/2014 của Công ty TNHH Hoàng Trà kiến nghị về thuế nhập khẩu đối với xe ô tô tải tự đổ có tổng trọng lượng có tải trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn. Bộ Tài chính có ý kiến như sau: 1. Đối với nội dung kiến nghị của doanh nghiệp về việc không nhất quán trong việc truy thu giai đoạn 20062007 và giai đoạn 01/01/2008 đến 21/12/2009: Bộ Tài chính đã có hai công văn số 7077/BTCCST ngày 02/6/2010 và số 10006/BTCTCHQ ngày 31/7/2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đã có các công văn số 3961/VPCPKTTH ngày 09/6/2010 và 6976/VPCPKTTH ngày 21/8/2013 đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính tại hai công văn nêu trên. Như vậy, việc xử lý thuế xe ô tô tải tự đổ trong các giai đoạn 20062007 và giai đoạn 01/01/2008 21/12/2009 là đảm bảo thực hiện đúng với nội dung đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 2. Đối với nội dung kiến nghị của doanh nghiệp về việc kiểm tra sau thông quan: Theo quy định tại Điều 32 Luật Hải quan thì: "Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được quyền ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Trong trường hợp cần thiết, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định kiểm tra sau thông quan". Như vậy, việc thực hiện áp dụng mức thuế đối với xe ô tô tải tự đổ giai đoạn 20062007 và giai đoạn 01/01/2008 đến 21/12/2009 là đúng với quy định về kiểm tra sau thông quan (trong thời hạn 5 năm), không phải là vô thời hạn như ý kiến của doanh nghiệp. 3. Đối với nội dung kiến nghị của doanh nghiệp về việc thực hiện sai với quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (cùng một loại hàng hóa được áp hai mức thuế khác nhau): Theo quy định tại Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì "Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan với cơ quan hải quan. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được tính theo thuế suất, giá tính thuế và tỷ giá dùng để tính thuế theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế". Do vậy, việc áp dụng mức thuế suất cho mặt hàng xe ô tô tải tự đổ tại các thời điểm từ 20062007 và từ 01/1/200821/12/2009 theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi/ưu đãi đặc biệt có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai là đúng quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 4. Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số 3961/VPCPKTTH ngày 09/6/2010 và 6976/VPCPKTTH ngày 21/8/2013 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý đối với hàng hóa nhập khẩu trong giai đoạn 01/1/2008 đến 21/12/2009 như sau: Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thực hiện xử lý thuế nhập khẩu xe ô tô tải tự đổ theo hướng dẫn dưới đây và gửi Cục Thuế TP. Hà Nội kết quả xử lý số tiền thuế truy hoàn hoặc số tiền thuế chênh lệch so với mức thuế nhập khẩu ưu đãi nay được áp dụng 10%. Cụ thể: Đối với những xe ô tô tải tự đổ có trọng tải trên 24 tấn đến dưới 45 tấn đã đăng ký tờ khai từ ngày 01/1/2008 đến hết ngày 21/12/2009 và đã thu thuế nhập khẩu theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi khác mức thuế suất 10% thì áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 10%. Cục Thuế TP. Hà Nội căn cứ Điều 7 Thông tư số 123/2012/TTBTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp và kết quả xử lý thuế nhập khẩu của Cục HQ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công ty TNHH Hoàng Trà xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định. Bộ Tài chính có ý kiến để các đơn vị biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể./. Nơi nhận: Như trên; Văn phòng Chính phủ (để b/c); Bộ trưởng (để b/c); Tổng cục Hải quan (để c/đạo); Tổng cục Thuế (để c/đạo); Lưu: VT, TCHQ (15). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Công văn 4106/BTC-TCHQ
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4106-BTC-TCHQ-2014-xu-ly-thue-xe-o-to-tai-tu-do-co-trong-tai-tren-24-tan-den-duoi-45-tan-225359.aspx
{'official_number': ['4106/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 4106/BTC-TCHQ năm 2014 xử lý thuế xe ô tô tải tự đổ có trọng tải trên 24 tấn đến dưới 45 tấn do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/04/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
217
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2953/BTCCST V/v thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng c ổ ph ầ n của nhà đầu tư l à tổ chức nước ngoài Hà Nội, ngày 06 tháng 3 năm 201 5 Kính gửi: Vietnam Growth Capital PTE. TLD (Lầu 8, Centra l Plaza, 17 Lê D u ẩn, Phường B ế n Ngh é , Quận 1, Tp.HCM) Trả lời công văn số 122014/VGC ngày 31/12/2014 của Vietnam Growth Capital PTE. TLD (sau đây gọi là Công ty) đề nghị hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Tại Khoản 2 Điều 2 Chương I Thông tư số 78/2014/TTBTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính quy định về người nộp thuế: “2. Tổ chức nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương IV Thông tư này”. Tại Điều 14 Chương IV Thông tư số 78/2014/TTBTC quy định về thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Căn cứ Luật Chứng khoán, tại điểm 1 công văn số 12501/BTCCST ngày 20/9/2010 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn việc phân biệt giữa chuyển nhượng chứng khoán và chuyển nhượng vốn đối với chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần, theo đó: Chuyển nhượng cổ phần trong các công ty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán là chuyển nhượng chứng khoán, áp dụng quy định về thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán. Chuyển nhượng cổ phần trong các công ty cổ phần không thuộc trường hợp nêu trên áp dụng quy định về thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn. Việc xác định công ty cổ phần là công ty đại chúng căn cứ vào Điều 25, 26 Luật Chứng khoán. Cho đến nay, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định khác về vấn đề này. Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên, trường hợp tổ chức nước ngoài chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng thì thực hiện nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TTBTC. Bộ Tài chính trả lời để Công ty và các đơn vị có liên quan biết, thực hiện. Nơi nhận: Như trên; Lãnh đạo Bộ (để báo cáo); Các đơn vị: TCT, UBCKNN, Cục TCDN, Vụ PC; Cục thuế Tp. HCM; Lưu: VT, Vụ CST (TN). TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Quốc Hưng
Công văn 2953/BTC-CST
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Doanh-nghiep/Cong-van-2953-BTC-CST-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-hoat-dong-chuyen-nhuong-co-phan-2015-339312.aspx
{'official_number': ['2953/BTC-CST'], 'document_info': ['Công văn 2953/BTC-CST năm 2015 về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng cổ phần của nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Nguyễn Quốc Hưng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Đầu tư, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/03/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
218
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 14/2019/TTBGDĐT Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2019 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG GIÁ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ÁP DỤNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số69/2017/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số16/2015/NĐCP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị định số86/2015/NĐCP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 20152016 đến năm học 20202021; Nghị định số 145/2018/NĐCP ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐCP ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. 2. Thông tư này áp dụng đối với: a) Các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp sư phạm (sau đây gọi là cơ sở giáo dục) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đối với các ngành đào tạo, các dịch vụ giáo dục đào tạo do Nhà nước tổ chức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; c) Các đối tượng khác tham gia đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ dịch vụ giáo dục đào tạo từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. 3. Đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định đặc thù của từng lĩnh vực và quy định của pháp luật liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo (sau đây gọi là định mức kinh tế kỹ thuật) là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư để hoàn thành việc giáo dục đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức kinh tế kỹ thuật bao gồm 03 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức thiết bị và định mức vật tư. 2. Định mức lao động là mức tiêu hao về sức lao động cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành việc giáo dục đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 3. Định mức thiết bị là mức tiêu hao giá trị đối với từng loại máy móc, thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 4. Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. 5. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo là toàn bộ chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư) và chi phí, quỹ khác phục vụ trực tiếp và gián tiếp hoạt động giáo dục đào tạo. Điều 3. Mục tiêu xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật 1. Định mức kinh tế kỹ thuật là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng, phê duyệt đơn giá, giá dịch vụ giáo dục đào tạo, dự toán kinh phí cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo sử dụng ngân sách nhà nước và quản lý kinh tế trong hoạt động giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật. 2. Các cơ sở giáo dục công lập xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục; xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo để thực hiện các dịch vụ giáo dục đào tạo do cơ sở giáo dục cung cấp. Chương II XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Điều 4. Phân loại định mức kinh tế kỹ thuật 1. Định mức kinh tế kỹ thuật cấp Bộ là định mức kinh tế kỹ thuật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các dịch vụ giáo dục đại học để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục thuộc quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 2. Định mức kinh tế kỹ thuật cấp địa phương là định mức kinh tế kỹ thuật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thẩm định và ban hành đối với các ngành, nghề thuộc dịch vụ giáo dục mầm non và phổ thông, dịch vụ giáo dục trung cấp sư phạm và cao đẳng sư phạm, dịch vụ giáo dục thường xuyên của địa phương để áp dụng trong phạm vi các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục trực thuộc địa phương. 3. Định mức kinh tế kỹ thuật cấp cơ sở là định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ sở giáo dục xây dựng, thẩm định và ban hành, phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cơ sở giáo dục. Điều 5. Căn cứ xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật 1. Quy định về chương trình giáo dục, chương trình đào tạo, chuẩn khối lượng kiến thức, chuẩn năng lực đầu ra của người học tương ứng mỗi cấp học và trình độ đào tạo. 2. Quy định điều lệ trường mầm non; điều lệ trường tiểu học; điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, trường đại học; định mức, chế độ làm việc của nhà giáo, nhân viên hành chính, nhân viên phục vụ; định mức trang thiết bị giảng dạy, học tập. 3. Điều kiện thực tế hoạt động của các cơ sở giáo dục về cơ sở vật chất, bao gồm: công trình xây dựng, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, sách giáo khoa, tài liệu. 4. Quy định về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. 5. Số liệu thống kê hằng năm và các tài liệu có liên quan. Điều 6. Phương pháp xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật 1. Phương pháp tiêu chuẩn: Căn cứ các tiêu chuẩn, quy định đã ban hành để xác định mức tiêu hao đối với từng công việc, làm cơ sở tính toán xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật. 2. Phương pháp tính toán thực tế theo chương trình đào tạo: Căn cứ việc thực hiện chương trình đào tạo thực tế tại các cơ sở giáo dục để tính toán, xác định từng yếu tố cấu thành định mức. Hướng dẫn tính định mức chi phí đào tạo một lớp đại học chính quy theo chương trình đào tạo tại Phụ lục kèm theo Thông tư. Điều 7. Nội dung của định mức kinh tế kỹ thuật Áp dụng một hoặc đồng thời các phương pháp được quy định tại Điều 6 của Thông tư này để xây dựng các định mức thành phần như sau: 1. Định mức lao động Định mức lao động = Định mức lao động trực tiếp (giảng dạy lý thuyết; hướng dẫn thực hành; hướng dẫn tiểu luận, luận án, luận văn...) + Định mức lao động gián tiếp (chi phí quản lý; phục vụ...). Định mức lao động gián tiếp được tính theo tỷ lệ % của lao động trực tiếp. 2. Định mức thiết bị Định mức thiết bị = Mức giá thiết bị ban đầu x Tỷ lệ % hao mòn theo chế độ quy định. (Là giá trị khấu hao/hao mòn tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính). 3. Định mức vật tư Là mức tiêu hao về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và được xác định theo chủng loại, số lượng/khối lượng. Điều 8. Xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật 1. Căn cứ quy định tại Điều 3 của Thông tư này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ sở giáo dục quyết định thành lập bộ phận chủ trì hoặc giao nhiệm vụ chủ trì cho cơ quan chuyên môn giúp việc nghiên cứu, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 6, Điều 7 của Thông tư này. 2. Căn cứ điều kiện thực tế về nhân lực, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ được giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ sở giáo dục tổ chức thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn chủ trì thẩm định định mức kinh tế kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý để trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ sở giáo dục ban hành định mức kinh tế kỹ thuật theo thẩm quyền. 3. Trong trường hợp định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành không còn phù hợp với điều kiện mới về tổ chức thực hiện và tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ sở giáo dục thực hiện điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế kỹ thuật theo trình tự quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Chương III PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG GIÁ DỊCH VỤ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Điều 9. Nguyên tắc tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo 1. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo phải tiến tới tính đúng, tính đủ chi phí thành phần bao gồm chi phí tiền lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư) và các chi phí, quỹ khác. 2. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo được phân biệt theo cấp học, nhóm ngành và chương trình đào tạo. 3. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo được điều chỉnh khi các yếu tố hình thành giá dịch vụ giáo dục đào tạo thay đổi. Điều 10. Xác định giá dịch vụ giáo dục đào tạo 1. Giá dịch vụ giáo dục đào tạo xác định theo công thức sau: Giá dịch vụ giáo dục đào tạo = Chi phí tiền lương + Chi phí vật tư + Chi phí quản lý + Chi phí khấu hao/hao mòn tài sản cố định (tích lũy đầu tư) + Chi phí, quỹ khác 2. Chi phí tiền lương a) Chi phí tiền lương gồm các khoản tiền phải trả cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và người lao động trực tiếp tham gia thực hiện dịch vụ giáo dục đào tạo gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các chi phí khác phải chi trả theo quy định của pháp luật hiện hành. Chi phí tiền lương = Định mức lao động x Đơn giá tiền lương hoặc chi phí tiền công Định mức lao động: Xây dựng theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư này; Đơn giá tiền lương thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành về tiền lương; chi phí tiền công là chi phí phải trả cho người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. b) Căn cứ điều kiện và yêu cầu thực tế, chi phí tiền lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương hoặc theo nguồn thu của cơ sở giáo dục đảm bảo hoạt động hiệu quả của đơn vị và phải được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 2. Chi phí vật tư là chi phí phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, thực hành, thực nhiệm và nghiên cứu khoa học; hoạt động cung cấp dịch vụ, gồm: Chi phí văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, điện, nước, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và các chi phí khác được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và đơn giá vật tư: a) Mức tiêu hao vật tư được xác định trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật như sau: Đối với sản phẩm đã có định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức kinh tế kỹ thuật; Đối với sản phẩm chưa có định mức kinh tế kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì áp dụng theo định mức do Hiệu trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị ban hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức kinh tế kỹ thuật được áp dụng đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. b) Đơn giá vật tư được xác định như sau: Đơn giá vật tư dùng để tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo là giá bao gồm thuế giá trị gia tăng, được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật tư sử dụng. Cụ thể như sau: Đối với vật tư do Nhà nước định giá: tính theo giá do Nhà nước quy định cộng (+) chi phí lưu thông hợp lý (nếu có); Đối với vật tư mua ngoài: Nếu không có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo mức giá thấp nhất từ các nguồn thông tin như giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp hoặc báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp; Nếu có đầy đủ chứng từ, hóa đơn theo quy định thì tính theo giá mua ghi trên hóa đơn mua/bán hàng; hoặc giá trúng thầu, giá trúng đấu giá, giá niêm yết cộng (+) chi phí hợp lý, hợp lệ để đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có); Đối với vật tư trực tiếp nhập khẩu đưa vào sử dụng: Tính theo giá vốn nhập khẩu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền (+) các chi phí thực tế hợp lý để đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có); Đối với vật tư tự chế: Tính theo giá thực tế xuất kho cộng (+) chi phí thực tế phát sinh trong quá trình đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có); Đối với vật tư thuê gia công chế biến: Tính theo giá thực tế xuất kho giao gia công cộng (+) chi phí gia công cộng (+) các chi phí hợp lý để đưa vật tư về đến cơ sở giáo dục (nếu có); Giá các loại vật tư và các khoản chi phí về gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu mua,... phải được ghi trên hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. 3. Chi phí quản lý là chi phí phục vụ các phòng, ban của bộ phận quản lý trong cơ sở giáo dục, bao gồm: a) Chi phí tuyển sinh; b) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế... (không đủ tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định) được tính theo phương pháp phân bổ dần vào chi phí quản lý; tiền thuê tài sản cố định; chi phí trả cho nhà thầu (nếu có); c) Chi phí bằng tiền khác thuộc quản lý chung, ngoài các chi phí đã nêu trên như: chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí hợp lý khác; Chi phí quản lý được xác định trên cơ sở số liệu thống kê trung bình các nội dung chi phí quản lý trong 3 năm liền kề (theo mục lục ngân sách nhà nước) của cơ sở giáo dục đảm bảo hoạt động hiệu quả của đơn vị. Tổng chi phí quản lý tối đa không vượt quá 10% tổng các chi phí cấu thành giá dịch vụ đào tạo và phải được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. 4. Chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định là chi phí khấu hao hoặc hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị và các tài sản cố định khác sử dụng trong hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo được tính theo quy định của Bộ Tài chính và lộ trình kết cấu chi phí khấu hao hoặc hao mòn tài sản cố định vào giá dịch vụ giáo dục đào tạo do cấp có thẩm quyền quy định. 5. Chi phí khác gồm thuế môn bài, tiền thuê đất và các khoản phí, lệ phí khác Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ sở giáo dục công lập 1. Căn cứ các quy định tại Thông tư này xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo theo phân cấp. 2. Định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo theo phân cấp đã ban hành bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế và quy định hiện hành. Hướng dẫn xây dựng và thẩm định định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ sở giáo dục trực thuộc theo quy định của Thông tư này và trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật của ngành. 3. Theo dõi, tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật tại các cơ sở giáo dục trực thuộc gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20 tháng 12 hằng năm. Điều 12. Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục 1. Căn cứ quy định tại Điều 7 Thông tư này; định mức kinh tế kỹ thuật của cơ quan quản lý trực tiếp tại Điều 11 Thông tư này xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật của cơ sở giáo dục. 2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật cho các cơ quan quản lý trực tiếp, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại địa phương trước ngày 15 tháng 12 hằng năm. Điều 13. Kinh phí xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn. Điều 14. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019. 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc Đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm; Hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm và các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Văn phòng Trung ương và các Ban Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Như Điều 14 (để thực hiện); Công báo; Website của Chính phủ; Website của Bộ GDĐT; Lưu: VT, Vụ KHTC, Vụ PC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Hải An PHỤ LỤC VÍ DỤ VỀ TÍNH ĐỊNH MỨC CHI PHÍ ĐÀO TẠO MỘT LỚP ĐẠI HỌC CHÍNH QUY THEO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Kèm theo Thông tư số 14/2019/TTBGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mục Nội dung chi Diễn giải nội dung chi phí Thuyết minh phương pháp xác định Tỷ trọng (%) A TỔNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO Tổng các hạng mục chi phí đào tạo cấu thành: = I + II + III I CÁC CHI PHÍ TRỰC TIẾP 62% 1 Các nội dung chi phí ban đầu để mở mã ngành, mở lớp, xây dựng (XD) khung chương trình, đề cương chi tiết môn học, biên soạn tài liệu giáo trình, tuyển sinh và quảng bá tuyển sinh Gồm các chi phí: XD khung chương trình, đề cương chi tiết môn học, biên soạn tài liệu giáo trình; CP ban đầu để mở mã ngành, mở lớp; tuyển sinh và quảng bá tuyển sinh 1 = 1.1+ 1.2 + 1.3 14% 1.1 Chi phí xây dựng khung chương trình, biên soạn đề cương chi tiết, biên soạn giáo trình tài liệu (hàng năm phải sửa đổi, điều chỉnh) Chiếm G% tổng chi phí (theo thực tế), trong đó gồm: XD khung chương trình: tiền tác giả; phản biện; Hội đồng nghiệm thu; Xử lý hồ sơ đăng ký nghiệm thu; .... XD đề cương chi tiết gồm chi phí: tiền tác giả; phản biện; Hội đồng nghiệm thu; Xử lý hồ sơ đăng ký nghiệm thu; .... Chi tài liệu giáo trình cũng gồm các chi phí: tiền tác giả; phản biện; Hội đồng nghiệm thu; Xử lý hồ sơ đăng ký nghiệm thu; .... = G % x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 5% 3% 1.2 Các chi phí khác liên quan việc mở mã ngành Khảo sát nhu cầu xã hội, lập hồ sơ mở mã ngành, công tác phí và các khoản chi khác phục vụ mở mã ngành chiếm H% tổng chi phí (chi phí theo thực tế) = H% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 2% 1% 1.3 Chi phí tuyển sinh và quảng bá tuyển sinh Chiếm I% trong tổng chi phí đào tạo = 1% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 10%. 10% 2 Các khoản tiền lương tiền công giảng dạy, đào tạo và bộ phận hành chính trực tiếp hỗ trợ, phục vụ lớp học tại giảng đường 1 năm học Xác định giảng viên dạy đại học có học vị Thạc sĩ trở lên, với 20 năm công tác, phụ cấp đứng lớp khối ngành i 33% a Tiền lương, tiền công bình quân của 1 giảng viên giảng dạy theo chương trình đào tạo trong 01 năm Lương cơ bản chưa bao gồm các khoản phải đóng theo lương (hệ số lương = J) Phụ cấp đứng lớp bằng K% lương cơ bản (VD: ngành sư phạm là 40%) Phụ cấp thâm niên bằng L% lương cơ bản Các khoản BH đóng góp theo lương, trong đó Cơ sở giáo dục đóng 21,5% Kinh phí công đoàn 2% Lương cơ bản: = J x Mức lương cơ bản x 12 (tháng) Phụ cấp đứng lớp: = K x J x Mức lương cơ bản x 12 (tháng) Phụ cấp thâm niên: = L x J x Mức lương cơ bản x 12 (tháng) Các khoản BH 21,5% = 21,5% x (Lương cơ bản + PC thâm niên) Kinh phí công đoàn: = 2% x (Lương cơ bản + PC thâm niên) b Đơn giá bình quân 1 tiết giảng dạy lý thuyết Thông tư số 47/2014/TTBGDĐT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, định mức lao động của giảng viên là 1.760 giờ cơ học/năm học và trong đó có quy đổi thành 270 tiết chuẩn giảng dạy (giờ lý thuyết), còn lại là giờ NCKH, giờ học tập và hoạt động chuyên môn khác do Thủ trưởng cơ sở giáo dục quy định. Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLTBNVBGDĐT , việc quy đổi giờ NCKH và giờ hoạt động chuyên môn khác được xác định như sau: 270 giờ chuẩn giảng dạy = 900 giờ cơ học, như vậy quy đổi 1.760 cơ học = 528 tiết chuẩn. Thực tế tại các Tổ bộ môn được miễn giảm giờ do đảm nhận chức danh quản lý, đi học, nghỉ sinh sản, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, các chế độ miễn giảm khác tính bình quân miễn giảm M%. Số tiết còn phải đảm nhận theo định mức là 528 x (1M%). Đơn giá 1 tiết lý thuyết = tiền lương, tiền công bình quân năm của giảng viên/ [528 x (1M%)] = Tiền lương, tiền công bình quân năm/Định mức số tiết chuẩn [528 x (1M%)]; 2.1 Chi phí giảng dạy lý thuyết cho 1 năm học Kinh phí giảng dạy số tiết lý thuyết bình quân năm theo chương trình đào tạo của ngành đào tạo = Số tín chỉ lý thuyết bình quân năm (theo chương trình đào tạo) x 16.5 (hệ số quy đổi TC sang tiết chuẩn) x Đơn giá bình quân 1 tiết giảng dạy lý thuyết 2.2 Chi phí giảng dạy thực hành, thí nghiệm (THTN), thực tập, thực tế 1 năm học Chi phí giảng dạy thực hành, thí nghiệm, thực tập, thực tế khối ngành i có hệ số chi phí bằng F lần so với tiết dạy lý thuyết (do phát sinh các chi phí: mua vật tư, mẫu vật, công cụ dụng cụ, bảo hộ lao động trong phòng THTN, vật rẻ tiền mau hỏng và số GV của 1 lớp tăng do 1 lớp lý thuyết phải chia thành nhiều nhóm nhỏ để THTN (Từ 5 đến 10 SV nhóm), tiền công tác phí giảng viên, chi phí trả cho cơ sở thực tập, thực tế,...) (chi tiết phương pháp tính mục ghi chú) = Số tín chỉ THTN bình quân năm x 16.5 (hệ số quy đổi tín chỉ sang tiết chuẩn) x Đơn giá bình quân 1 tiết giảng dạy lý thuyết x F (F là hệ số chi phí giữa giảng dạy tiết THTN với giảng dạy) Lưu ý: Số tín chỉ theo chương trình đào tạo = số tín chỉ lý thuyết + số tín chỉ THTN 2.3 Tiền lương tiền công bộ phận hành chính, hỗ trợ, phục vụ trực tiếp lớp học tại giảng đường (vệ sinh, đóng mở phòng học, phòng THTN....) Gồm bộ phận hành chính, hỗ trợ, phục vụ tại giảng đường giảng dạy, học tập như: nhân viên vệ sinh, đóng mở phòng học, nước uống trên giảng đường xác định bằng k% tiền lương tiền công đội ngũ trực tiếp giảng dạy, đào tạo = k% x Các khoản tiền lương tiền công đội ngũ GV giảng dạy, đào tạo. Mức tối đa 5% 3 Chi phí coi thi, chấm thi Mỗi sinh viên toàn khóa phải dự thi kết thúc học phần, thi kết thúc các tín chỉ thực hành thí nghiệm 2% 3.1 Tiền coi thi Kinh phí chi cho công tác coi thi bình quân lớp/ năm KP coi thi năm/ lớp = ĐM chi trả cho 1 CB coi thi của cơ sở đào tạo x 2 CB phòng thi x Số phòng thi x số học phần thi bq năm/ lớp Trường hợp số SV 1 lớp > 30 thì thêm phòng thi (mỗi phòng thi bình quân 30 SV). 3.2 Tiền chấm bài thi Kinh phí chi cho công tác chấm bài thi bình quân lớp/ năm KP chấm thi = ĐM trả kinh phí chấm thi/ bài của cơ sở đào tạo x Số học phần bq năm/ lớp x số SV/ lớp. Số học phần thi bình quân năm = Số học phần toàn khóa/số năm đào tạo 4 Các khoản chi theo quy định về học bổng, nghiên cứu khoa học của cơ sở giáo dục, của sinh viên; chi khai giảng, bế giảng 8% 4.1 Tiền học bổng khuyến khích học tập tối thiểu theo Thông tư số 31/2013/TTBGDĐT ngày 01/8/2013 của Bộ GDĐT và mức thu học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐCP ngày 02/10/2015 của Chính phủ. Tỷ lệ trích KP học bổng là: P % trong tổng học phí thu được/ năm = P% x Tổng học phí thu được NĐ86. Mức tối thiểu 8% 4.2 Chi cho sinh viên và người học hoạt động NCKH theo Nghị định số 99/2014/NĐCP ngày 25/10/2014 của Chính phủ. Kinh phí từ nguồn thu học phí. Tỷ lệ trích KP NCKH là: Q% trong tổng học phí thu được/ năm = Q% x Tổng học phí thu được NĐ86. Mức tối thiểu 3% 4.3 Kinh phí đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KHCN theo Nghị định số 99/2014/NĐCP. Tỷ lệ trích từ nguồn thu hợp pháp. Tỷ lệ trích KP phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động KHCN là: S% trong tổng học phí thu được/ năm = S% x Tổng học phí thu được NĐ86. Mức tối thiểu 5% 4.4 Chi khai giảng, bế giảng phát bằng tốt nghiệp (gồm cả phôi, in ấn bằng tốt nghiệp) Theo thực tế chi phí Hội trường, sân khấu, khách mời, đại biểu, nước uống, văn nghệ, đồng phục cử nhân, chi phí khác. Mỗi SV chi phí bình quân R ngàn đồng/khóa học = R : (chia) số năm đào tạo x Số SV lớp 5 Chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo Khấu hao TSCĐ trực tiếp phục vụ giảng dạy, đào tạo chiếm tỷ lệ T % tổng chi phí đào tạo. = T% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 5% 5% II CÁC CHI PHÍ QUẢN LÝ, CHI PHÍ GIÁN TIẾP 25% 1 Các khoản chi thường xuyên như: tiền điện, nước sinh hoạt, nước uống, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, báo chí truyền thông, công tác phí, tiếp khách, khánh tiết, chuyên môn nghiệp vụ khác, hội nghị, hội thảo, chi phí quản lý,.... Các khoản chi thường xuyên chiếm khoảng U % tổng chi phí đào tạo. Tỷ lệ này chi phí chiếm tỷ trọng thấp so với ngành nghề khác = U% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 10% 10% 2 Chi phí tiền lương, tiền công bộ máy cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ (không bao gồm bộ phận trực tiếp tại giảng đường SV học) Chi phí tiền lương, tiền công bộ máy cán bộ quản lý, hành chính, hỗ trợ, phục vụ gián tiếp khoảng V % so với cán bộ giảng dạy, đào tạo là phù hợp với thực tiễn hiện nay = V% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 25%. 8% 3 Chi Khấu hao TSCĐ (nhà làm việc khối hành chính, văn phòng khoa, tổ bộ môn, TSCĐ dùng chung khác) Khấu hao TSCĐ (nhà làm việc, tài sản khác của khối hành chính và các tài sản dùng chung khác; đầu tư nâng cấp mới cơ sở vật chất), tỷ lệ X% trong tổng chi phí. = X% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 5% 5% 4 Chi phí khác (như: hoạt động Đảng, Đoàn thể, Đoàn thanh niên, chi cho lao động nữ, các hoạt động phong trào của SV và CBVC, đoàn ra, đoàn vào, chi khác,....) Chi phí khác (như: hoạt động Đảng, Đoàn thể, Đoàn thanh niên, chi cho lao động nữ, các hoạt động phong trào của SV và CBVC, đoàn ra, đoàn vào, chi khác,....) chiếm tỷ lệ Y% trong tổng chi phí. = Y% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 3% 2% III Chi phí chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết; trích lập các quỹ: khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập Theo Nghị định số 43/2006/NĐCP ngày 25/4/2006 và Nghị định số 16/2015/NĐCP ngày 14/02/2015 của Chính phủ 13% 1 Chi phí chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết Chi phí chi thu nhập tăng thêm, phúc lợi lễ tết chiếm Z% tổng chi phí = Z% x Tổng chi phí đào tạo (mức tối đa 5%) 3% 2 Trích lập các quỹ: khen thưởng phúc lợi, dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ đầu tư phát triển Tổng quy mô các quỹ trích lập ước tính khoảng W% tổng chi phí = W% x Tổng chi phí đào tạo. Mức tối đa 15%. 10% B MỨC THU HỌC PHÍ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 86/2015/NĐCP Theo Nghị định số 86/2015/NĐCP = Số SV/ lớp x ĐM học phí theo NĐ 86 Ghi chú: Tính quy đổi01 tín chỉ = 16,5 tiết chuẩn giảng dạy lý thuyết, do 01 tiết học theo tín chỉ là 50 phút (Theo Quyết định số 17/VBHNBGDĐT ngày 15/5/2014), nhưng giờ chuẩn giảng dạy 01 tiết lý thuyết trên lớp lại tính theo lớp niên chế (mỗi tiết là 45 phút) theo Thông tư số 47/2014/TTBGDĐT ngày 31/12/2014. Quy môlớp chuẩn là 40 SV là thực hiện theo Thông tư số 47/2014/TT BGDĐT ngày 31/12/2014, cụ thể: 01 (Một) tiết giảng dạy lý thuyết trên lớp cho 40 SV được tính bằng 1,0 giờ chuẩn.
Thông tư 14/2019/TT-BGDDT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Circular-14-2019-TT-BGDDT-economic-and-technical-norms-methods-determine-education-service-charges-577620.aspx
{'official_number': ['14/2019/TT-BGDDT'], 'document_info': ['Circular No. 14/2019/TT-BGDDT dated August 30, 2019 on guidelines for formulation, appraisal, and promulgation of economic and technical norms in education and training and methods used to determine education service charges'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giáo dục và Đào tạo', ''], 'signer': ['Lê Hải An'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/08/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
219
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 395/TCTCS V/v: Giải đáp vướng mắc về chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2015 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk Nông Trả lời Công văn số 2882/CTTHNVDT ngày 17/12/2014 của Cục Thuế tỉnh Đắk Nông về giải quyết chính sách miễn tiền thuê đất cho dự án đang trong thời gian xây dựng cơ bản, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: 1. Về miễn tiền thuê đất đối với thời gian xây dựng cơ bản: Tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định (Hiệu lực từ ngày 01/7/2014): “2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp người thuê đất sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm) theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thời gian xây dựng cơ bản vườn cây được miễn tiền thuê đất áp dụng đối với từng loại cây thực hiện theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản được thực hiện theo dự án gắn với việc Nhà nước cho thuê đất mới, chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất, không bao gồm các trường hợp đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh và tái canh vườn cây trên diện tích đất đang được Nhà nước cho thuê.” Căn cứ Thông tư số 77/2014/TTBTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước: + Tại Khoản 3 và Khoản 5, Điều 12 quy định: “3... Trường hợp ngày bắt đầu tính tiền thuê đất trước ngày Nghị định số 46/2014/NĐCP có hiệu lực thi hành nhưng từ ngày Nghị định số 46/2014/NĐCP có hiệu lực thi hành, người thuê đất mới làm thủ tục xin miễn, giảm thì áp dụng quy định về miễn, giảm và các quy định khác theo Nghị định số 46/2014/NĐCP . … 5. Người được Nhà nước cho thuê đất chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định. Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất nhưng người được Nhà nước cho thuê đất không làm thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất thì phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp chậm làm thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất thì khoảng thời gian chậm làm thủ tục không được miễn, giảm tiền thuê đất. Trường hợp khi nộp hồ sơ xin miễn, giảm tiền thuê đất đã hết thời gian được miễn, giảm theo quy định tạiĐiều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐCP thì người được Nhà nước cho thuê đất không được xét miễn, giảm tiền thuê đất; nếu đang trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định thì chỉ được miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại tính từ thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin miễn, giảm tiền thuê đất.” 2. Về cơ quan phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra, thẩm định, xác định thời gian xây dựng cơ bản: Tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư số 77/2014/TTBTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với trường hợp miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản quy định tạiKhoản 2 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐCP; căn cứ vào hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, cơ quan thuế phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, thẩm định, xác định thời gian xây dựng cơ bản và ban hành Quyết định miễn tiền thuê đất đối với từng dự án đầu tư nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất.” 3. Về hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất đối với dự án đầu tư: Tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 77/2014/TTBTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính quy định: “Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.” Tại Khoản 5 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định: “5. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước a) Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất), bao gồm: Đơn đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, ghi rõ: diện tích đất thuê, thời hạn thuê đất; lý do miễn, giảm và thời hạn miễn, giảm tiền thuê đất. Tờ khai tiền thuê đất theo quy định. Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất mà đối tượng xét miễn, giảm không phải là dự án đầu tư thì trong hồ sơ không cần có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng thuê đất (và Hợp đồng hoặc văn bản nhận giao khoán đất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với hộ nông trường viên, xã viên đối với trường hợp được miễn, giảm hướng dẫn tại điểm 3 Mục II, điểm 3 Mục III Phần C Thông tư số 120/2005/TTBTC nay được sửa đổi tại điểm 4 Mục VII, điểm 3 Mục VIII Thông tư số 141/2007/TTBTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính). Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong trường hợp dự án đầu tư phải được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án thuộc diện không phải đăng ký đầu tư nhưng nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư. … c.2) Trường hợp được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thủ tục hồ sơ chia làm 2 giai đoạn: c.2.1) Trong thời gian đang tiến hành xây dựng: người thuê đất phải xuất trình với cơ quan Thuế các giấy tờ để làm căn cứ tạm xác định thời gian được miễn tiền thuê đất gồm: Giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp thực hiện dự án trong khu đô thị mới, khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc diện không phải cấp Giấy phép xây dựng. Hợp đồng xây dựng; Trường hợp đơn vị tự làm, không có Hợp đồng xây dựng thì phải nêu rõ trong đơn xin miễn tiền thuê đất. Biên bản bàn giao đất trên thực địa. c.2.2) Sau khi công trình hoặc hạng mục công trình được hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, người thuê đất phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ để cơ quan Thuế có căn cứ ban hành Quyết định miễn tiền thuê đất bao gồm: + Biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng được lập giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và nhà thầu thi công xây dựng công trình. Hoặc các chứng từ chứng minh việc đơn vị tự xây dựng trong trường hợp đơn vị tự thực hiện hoạt động xây dựng cơ bản.” Căn cứ các quy định trên: Về miễn tiền thuê đất đối với thời gian xây dựng cơ bản: Trường hợp người thuê đất gửi hồ sơ đề nghị tạm miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản đến cơ quan thuế trước ngày 01/7/2014 (bao gồm cả trường hợp đang được cơ quan thuế tạm miễn tiền thuê đất) thì tiếp tục thực hiện theo quy trình miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trước ngày 01/7/2014. Kể từ ngày 01/7/2014 trở đi, quy trình miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐCP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Về cơ quan phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra, thẩm định, xác định thời gian xây dựng cơ bản: Cục Thuế căn cứ vào từng dự án đầu tư cụ thể để xác định cơ quan phối hợp với cơ quan thuế trong việc xác định thời gian xây dựng cơ bản đối với mỗi dự án như: Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư,... Về hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất đối với dự án đầu tư: Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Đắk Nông được biết./. Nơi nhận: Như trên; Vụ Pháp chế, Vụ CST (BTC); Cục Quản lý công sản (BTC); Vụ Pháp chế (TCT); Lưu: VT, CS (03b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH PHÓ VỤ TRƯỞNG Ngô Văn Độ
Công văn 395/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-395-TCT-CS-2015-giai-dap-vuong-mac-ve-chinh-sach-thu-tien-thue-dat-thue-mat-nuoc-265746.aspx
{'official_number': ['395/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 395/TCT-CS năm 2015 giải đáp vướng mắc về chính sách thu tiền thuê đất, thuê mặt nước do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Ngô Văn Độ'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/02/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
220
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 110/NQHĐND Kon Tum, ngày 09 tháng 12 năm 2024 NGHỊ QUYẾT GIAO BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH KON TUM NĂM 2025 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 8 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; Căn cứ Quyết định số 1345QĐ/TU ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về biên chế của chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) cấp tỉnh, cấp huyện; đơn vị sự nghiệp công lập, hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ năm 2025; Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 191/TTrUBND ngày 18 tháng 10 năm 2024 về giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 426/BCUBND ngày 02 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Tổng biên chế công chức tỉnh Kon Tum năm 2025 là 1.947 biên chế. Trong đó: 1. Biên chế giao cho các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2025 là 1.939 biên chế. 2. Biên chế dự phòng là 08 biên chế. (Cụ thể tại Phụ lục kèm theo) Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 20247. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bộ Nội vụ; Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Các Bạn HĐND tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; Văn phòng Tỉnh ủy; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố; Báo Kon Tum; Đài PTTH tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh; Lưu: VT, CTHĐ. CHỦ TỊCH Dương Văn Trang PHỤ LỤC GIAO BIÊN CHẾ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM NĂM 2025 (Kèm theo Nghị quyết số 110/NQHĐND ngày 09 tháng 12 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh) STT TÊN ĐƠN VỊ BIÊN CHẾ GIAO TỔNG CỘNG 1.947 I CẤP TỈNH 1.141 1 Khối đại biểu dân cử (bố trí cho đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND tỉnh hoạt động chuyên trách) 10 2 Văn phòng HĐND tỉnh 32 3 Văn phòng UBND tỉnh (Bao gồm 05 biên chế của lãnh đạo UBND tỉnh) 64 4 Sở Nội vụ 56 5 Thanh tra tỉnh 33 6 Sở Tư pháp 26 7 Sở Giáo dục và Đào tạo 43 8 Sở Kế hoạch và Đầu tư 44 9 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 41 10 Sở Giao thông Vận tải 32 11 Sở Y tế 57 12 Sở Thông tin và Truyền thông 22 13 Sở Công Thương 35 14 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 392 15 Sở Ngoại vụ 18 16 Ban Dân tộc 18 17 Sở Tài nguyên và Môi trường 38 18 Sở Khoa học và Công nghệ 30 19 Sở Xây dựng 32 20 Sở Lao động Thương binh và Xã hội 34 21 Sở Tài chính 45 22 Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh 36 23 Văn phòng Ban An toàn giao thông 3 II CẤP HUYỆN 798 1 UBND huyện Ngọc Hồi 80 2 UBND huyện Kon Plông 78 3 UBND huyện Đăk Hà 81 4 UBND huyện Đăk Tô 80 5 UBND huyện Kon Rẫy 78 6 UBND huyện Ia H'Drai 56 7 UBND huyện Đăk Glei 81 8 UBND huyện Tu Mơ Rông 80 9 UBND huyện Sa Thầy 80 10 UBND thành phố Kon Tum 104 III DỰ PHÒNG 8
Nghị quyết 110/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-110-NQ-HDND-2024-giao-bien-che-cong-chuc-trong-co-quan-Kon-Tum-2025-635116.aspx
{'official_number': ['110/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 110/NQ-HĐND năm 2024 giao biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum năm 2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Kom Tum', ''], 'signer': ['Dương Văn Trang'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
221
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5849/TCTCS V/v chính sách thu tiền thuế đất. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi; Trả lời Công văn số 2012/CTTHNVDT ngày 30/10/2014 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi về vướng mắc khi giải quyết miễn giảm tiền thuê đất, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: 1. Về thời gian miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước: Căn cứ Thông tư số 77/2014/TTBTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước: + Tại Khoản 3 và Khoản 5, Điều 12 quy định: "3 . . . Trường hợp ngày bắt đầu tính tiền thuê đất trước ngày Nghị định số46/2014/NĐCP có hiệu lực thi hành nhưng từ ngày Nghị định số 46/2014/NĐCP có hiệu lực thi hành, người thuê đất mới làm thủ tục xin miễn, giảm thì áp dụng quy định về miễn, giảm và các quy định khác theo Nghị định số 46/2014/NĐ CP . … 5. Người được Nhà nước cho thuê đất chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định. Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất nhưng người được Nhà nước cho thuê đất không làm thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất thì phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp chậm làm thủ tục miễn, giảm tiền thuê đất thì khoảng thời gian chậm làm thủ tục không được miễn, giảm tiền thuê đất. Trường hợp khi nộp hồ sơ xin miễn, giảm tiền thuê đất đã hết thời gian được miễn, giảm theo quy định tạiĐiều 19, Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐCP thì người được Nhà nước cho thuê đất không được xét miễn, giảm tiền thuê đất nếu đang trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định thì chỉ được miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại tính từ thời điểm nộp đủ hồ sơ hợp lệ xin miễn, giảm tiền thuê đất. " + Tại Khoản 1 Điều 14 quy định: "Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. " Tại Khoản 5 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TTBTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định : "5. Miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước a) Hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước (dưới đây gọi chung là tiền thuê đất), bao gồm: Đơn đề nghị miễn, giảm tiền thuê đất, ghi rõ: diện tích đất thuê, thời hạn thuê đất, lý do miễn, giám và thời hạn miền, giảm tiền thuê đất. Tờ khai tiền thuê đất theo quy định. Dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp miễn, giảm tiền thuê đất mà đối tượng xét miễn, giảm không phải là dự án đầu tư thì trong hồ sơ không cần có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt). Quyết định cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; Hợp đồng thuê đất (và Hợp đồng hoặc văn bản nhận giao khoán đất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp với hộ nông trường viên, xã viên đối với trường hợp được miễn, giảm hướng dẫn tạiđiểm 3 Mục II, điểm 3 Mục III Phần C Thông tư số 120/2005/TTBTC nay được sửa đổi tại điểm 4 Mục VII, điểm 3 Mục VIII Thông tư số 141/2007/TTBTC ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính). Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong trường hợp dự án đầu tư phải được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi vào Giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án thuộc diện không phải đăng ký đầu tư nhưng nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư. . . " Căn cứ các quy định trên, trường hợp người thuê đất được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2014 (ngày Nghị định số 46/2014/NĐCP có hiệu lực thi hành), đơn vị làm thủ tục xin miễn, giảm tiền thuê đất nếu đã gửi đủ hồ sơ hợp lệ cho cơ quan thuế theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT BTC nêu trên thì được xem xét như sau: Trường hợp hồ sơ được nộp trước ngày 01/7/2014 thì được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước có hiệu lực trước ngày 01/7/2014. Trường hợp hồ sơ được nộp kể từ ngày 01/7/2014 thì được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐCP và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Về ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với Công ty cổ phần Cát Phú: Tại Điểm d Khoản 3 Điều 19 nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định: "3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cụ thể như sau: d) Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư. Danh mục địa bàn được hưởng ưu đãi tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với địa bàn có địa giới hành chính cụ thể. " Căn cứ Quyết định số 207/TTg ngày 11/4/1996 của Thủ tưởng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu công nghiệp Dung Quất. Căn cứ Quyết định số 50/2005/QĐTTg ngày 11/03/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi: + Tại Điều 1 quy định: "Thành lập khu kinh tế Dung Quất trên cơ sở khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. " + Tại Khoản 1 Điều 7 quy định: "KKT Dung Quất bao gồm khu bảo thuế và các khu chức năng khác như các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch dịch vụ và khu hành chính (sau đây gọi chung là các khu chức năng khác). Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong Quy hoạch tổng thể xây dựng KKT Dung Quất do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. " + Tại Điều 13 quy định: "Các dự án đầu tư vào KKT Dung Quất được hưởng các ưu đãi áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và khu kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các pháp luật thuế khác. " Căn cứ các Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐCP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: + Tại Điểm 53 Mục VIII Phần B Phụ lục I quy định danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư: "Dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. " + Tại số thứ tự 29 Phụ lục II Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư quy định địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: "Quảng Ngãi: Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn " Theo Quyết định số 1792/QDCT ngày 23/6/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc cho Công ty cổ phần Hùng Vân (nay là Công ty cổ phần Cát Phú) thuê đất để xây dựng Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu tại Phân khu công nghiệp Sài Gòn Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất thì Dự án được thực hiện tại lô đất số L07, tờ bản đồ quy hoạch Phân Khu công nghiệp Sài Gòn Dung Quất, xã Bình Thành, huyện Bình Sơn. Căn cứ các quy định trên và hồ sơ kèm theo, trường hợp Công ty cổ phần Cát Phú được Nhà nước cho thuê đất theo Quyết định số 1792/QDCT ngày 23/6/2005 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi để thực hiện Dự án đầu tư Nhà máy chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu là dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và đã được ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 225/UB ngày 3/11/2005, nếu đã nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật về quản lý thuế kể từ ngày 01/7/2014 thì doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất theo quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 19 nghị định số 46/2014/NĐCP ngày 15/5/2014 của Chính phủ nêu trên. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi được biết./. Nơi nhận: Như trên; Vụ Pháp chế, Vụ CST(BTC) Cục QLCS; Vụ Pháp chế (TCT); Lưu: VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Cao Anh Tuấn
Công văn 5849/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-5849-TCT-CS-nam-2014giai-quyet-mien-giam-tien-thue-dat-261915.aspx
{'official_number': ['5849/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 5849/TCT-CS năm 2014 về giải quyết miễn giảm tiền thuê đất do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
222
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2044/QĐUBND Quảng Trị, ngày 06 tháng 09 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI; SỬA ĐỔI, BỔ SUNG; THAY THẾ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 2466/QĐQĐBNNVP ngày 20/6/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thuỷ lợi, Thuỷ sản, Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai, Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quyết định số3216/QĐBNNTL ngày 07/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính bị bãi bỏ lĩnh vực thủy lợi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị quyết số49/2023/NQHĐND ngày 19/7/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, miễn, giảm; chế độ thu, nộp các khoản phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 225/TTrSNN ngày 28/8/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính ban hành mới; sửa đổi, bổ sung; thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị. Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các thủ tục hành chính đã được công bố tại Quyết định số 217/QĐUBND ngày 18/01/2022, Quyết định số 2538/QĐUBND ngày 29/9/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trái với Quyết định này đều bị thay thế, bãi bỏ. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Cục Kiểm soát TTHC VP Chính phủ; Chánh VP, các PCVP UBND tỉnh; Trung tâm PVHCC tỉnh; Lưu VT, NC(T). CHỦ TỊCH Võ Văn Hưng PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ (Kèm theo Quyết định số: 2044/QĐUBND ngày 06 tháng 09 năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị) A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI Số TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Cách thức thực hiện Mức độ DVC Phí/lệ phí Căn cứ pháp lý I Lĩnh vực Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1 Công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng cao. 1.011647.H50 Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp hồ sơ phải thực hiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ: 65 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trung Tâm PVHCC tỉnh Trực tiếp/Trực tuyến/BCCI Một phần Không Quyết định số 66/2015/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Công văn số 2613/BNNKHCN ngày 04/4/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 66/2015/QĐTTg . B. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ Số TT Tên TTHC thay thế Tên TTHC được thay thế Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Cách thức thực hiện Mức độ DVC Phí/lệ phí Căn cứ pháp lý I Lĩnh vực Lâm nghiệp 1 Công nhận, công nhận lại nguồn giống cây trồng lâm nghiệp 3.000198.H50 Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (1.000052.000.00.00.H50) 18 ngày làm việc Trung Tâm PVHCC tỉnh Trực tiếp/Trực tuyến/BCCI Một phần 1. Nộp trực tiếp: Công nhận cây mẹ (cây trội): 450.000 đồng/cây; Công nhận vườn cây đầu dòng (hoặc Vườn cung cấp hom): 1.000.000 đồng/giống; Công nhận rừng giống, vườn giống: 2.750.000 đồng/vườn, rừng giống. 2. Nộp trực tuyến: Công nhận cây mẹ (cây trội): 360.000 đồng/cây; Công nhận vườn cây đầu dòng (hoặc Vườn cung cấp hom): 800.000 đồng/giống; Công nhận rừng giống, vườn giống: 2.200.000 đồng/vườn, rừng giống. Thông tư số 22/2021/TTBNNPTNT ngày 29/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp. Nghị quyết số 13/2022/NQHĐND ngày 15/4/2022 của HĐND tỉnh Quảng Trị, Quy định mức thu, miễn, giảm; chế độ thu, nộp các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh. Nghị quyết số 49/2023/NQHĐND ngày 19/7/2023 của HĐND tỉnh quy định mức thu, miễn, giảm; chế độ thu, nộp các khoản phí, lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Quảng Trị C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG Số TT Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Cách thức thực hiện Mức độ dịch vụ công Phí/ lệ phí Căn cứ pháp lý Ghi chú Lĩnh vực Thủy lợi 1 Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (1.004427.000.00.00.H50) 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI DVC trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Sửa đổi bổ sung căn cứ pháp lý, thành phần hồ sơ, cách thức thực hiện 2 Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (2.001796.000.00.00.H50) 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐCP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Thay đổi tên thủ tục hành chính; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý, thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện 3 Cấp giấy phép nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (2.001795.000.00.00.H50) 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, 21, Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý và nội dung thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện 4 Cấp giấy phép hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi của UBND tỉnh (2.001793.000.00.00.H50) 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 8, 9, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục; thời gian giải quyết; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý, nội dung thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện 5 Cấp giấy phép cho các hoạt động trồng cây lâu năm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (1.004385.000.00.00.H50) 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, 21 Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục; thời gian giải quyết; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý, nội dung thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện 6 Cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (2.001791.000.00.00.H50) 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17 Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 8, 9 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục; thời gian giải quyết; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý, nội dung thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện 7 Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi đối với hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ (1.003880.000.00.00.H50) 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 10, điểm c khoản 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục; thời gian giải quyết; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý, nội dung thành phần hồ sơ và cách thức thực hiện 8 Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi: Nuôi trồng thủy sản; nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (1.003870.000.00.00.H50) 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục hành chính; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý và nội dung thành phần hồ sơ, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết 9 Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi: Xây dựng công trình mới; Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; Khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; Xây dựng công trình ngầm thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (2.001426.000.00.00.H50) 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý, thành phần hồ sơ, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết 10 Cấp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi: Trồng cây lâu năm; Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (2.001401.000.00.00.H50) 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 13, 17, khoản 1, 2 Điều 29 Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 10, 11 Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Thay đổi tên thủ tục hành chính; Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý và nội dung thành phần hồ sơ, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết 11 Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp bị mất, bị rách, hư hỏng thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (1.003921.000.00.00.H50) 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 17, Nghị định 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 8, Khoản 12, Điều 1Nghịđịnhsố40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý và Thay đổi nội dung thành phần, số lượng hồ sơ, cách thức thực hiện, trình tự, thời hạn giải quyết 12 Cấp lại giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trong trường hợp tên chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (1.003893.000.00.00.H50) 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Trực tiếp/ Trực tuyến/ BCCI Dịch vụ công trực tuyến toàn trình Không Luật Thủy lợi số 08/2007/QH14 ngày 19/6/2017; Điều 17, Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; Khoản 8, Khoản 12, Điều 1 Nghị định số 40/2023/NĐ CP ngày 27/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐCP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi. Sửa đổi, bổ sung căn cứ pháp lý và thay đổi nội dung thành phần, số lượng hồ sơ, cách thức thực hiện, trình tự, thời hạn giải quyết Tổng cộng: 14 TTHC(01 TTHC ban hành mới; 01 TTHC thay thế; 12 TTHC sửa đổi, bổ sung)
Quyết định 2044/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2044-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-sua-doi-So-Nong-nghiep-Quang-Tri-579925.aspx
{'official_number': ['2044/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2044/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính mới; sửa đổi, bổ sung; thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Trị', ''], 'signer': ['Võ Văn Hưng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/09/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
223
BAN TỔ CHỨCCÁN BỘ CHÍNH PHỦBỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘIBỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 17/1999/TTLTBLĐTBXHBTCBTCCBCP Hà Nội , ngày 21 tháng 7 năm 1999 THÔNG TƯ LIÊN TỊCH CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ TÀI CHÍNH BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ SỐ 17/1999/TTLTBLĐTBXH BTCBTCCBCP NGÀY 21 THÁNG 7 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 23/1999/NĐCP NGÀY 15/4/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 Thi hành nghị định số 23/1999/nđcp ngày 15/4/1999 của chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường b, c, k trong thời kỳ chống mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được đảng cử ở lại miền nam sau hiệp định giơnevơ năm 1954, sau khi có ý kiến tham gia của bộ quốc phòng tại công văn số 1546/qp ngày 03 tháng 6 năm 1999, bộ công an tại công văn số 645/bca (x13) ngày 05 tháng 6 nam 1999, bộ tư pháp tại công văn số 1055tp/plhshc ngày 08 tháng 6 năm 1999, ban tổ chức trung ương tại công văn số 495 cv/tctw ngày 31 tháng 5 năm1999; liên tịch bộ lao động thương binh và xã hội bộ tài chính ban tổ chức cán bộ chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau: I. ĐỐI TƯỢNG 1. Đối tượng áp dụng: a. Quân nhân, cán bộ của cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội hưởng lương từ ngân sách Nhà nước khi đi chiến trường miền Nam (B), chiến trường Lào (C), chiến trường Campuchia (K) trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân (bố đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp) phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc bao gồm: Sỹ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng; Sỹ quan, hạ sỹ quan hưởng lương, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân; Cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội; Cán bộ, công nhân viên chức thuộc các doanh nghiệp nhà nước b. Cán bộ, sỹ quan đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trước khi ban hành Nghị định 25/CP ngày 05/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực hành chính, sự nghiệp; Nghị định 24/CP ngày 01/7/1960 của Hội đồng Chính phủ quy định chế độ tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh. c. Quân nhân, cán bộ thoát ly được Đảng cử lại miền nam hoạt động cách mạng sau Hiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử ở lại từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955 theo quy định tại Chỉ thị số 87CT/TW ngày 31/8/1954 của Ban bí thư), gồm: Những người được các tổ chức Đảng, Chính quyền từ cấp huyện trở lên cử ở lại; Những người được đơn vị Quân đội nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện đội (đối với lực lượng vũ trang ở địa phương) trở lên cử ở lại; Những người được đơn vị, cơ quan Công an nhân dân từ cấp tiểu đoàn hoặc cấp huyện trở lên cử ở lại; Quân nhân, cán bộ đã thoát ly thuộc diện đi tập kết sau Hiệp định Giơnevơ 1954 nhưng do điều kiện khách quan không đi được, ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động theo sự quản lý, phân công của tổ chức Đảng, từ cấp huyện trở lên. d. Quân nhân, cán bộ được Đảng cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ 1954 (thời điểm cử đi từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955). Các đối tượng nêu trên nếu đã từ trần hoặc hy sinh thì cũng thuộc đối tượng áp dụng. 2. Đối tượng không được áp dụng. Các đối tượng quy định tại điểm 1 nêu trên, nếu đào ngũ hoặc theo địch thì không thuộc đối tượng áp dụng. II. CHẾ ĐỘ ĐƯỢC HƯỞNG 1. Cách tính thời gian hưởng chế độ: a. Nguyên tắc tính: Việc tính thời gian chiến đấu, công tác, tại chiến trường để hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian từ tháng 7/1954 đến 30/4/1975; Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, tại các chiến trường B, C, K thì được tính cộng dồn thời gian công tác, chiến đấu ở từng chiến trường để hưởng chế độ; Đối tượng có thời gian chiến đấu, công tác, không liên tục tại chiến trường thì khi tính thời gian để hưởng chế độ phải loại trừ thời gian gián đoạn này. b. Công thức tính: Thời gian được tính để hưởng chế độ xác định theo công thức sau: Tổng số năm được tính để hưởng chế độ = Tổng số tháng được tính để hưởng chế độ 12 Khi tính thời gian theo công thức trên nếu có tháng lẻ thì từ 6 tháng trở lên được tính là 1 năm, dưới 6 tháng tính là nửa năm. c. Cách tính Đối với quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường cho đến 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến 30/4/1975: Ví dụ 1: Ông A là sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, đi chiến đấu ở chiến trường B liên tục từ tháng 1/1960 đến tháng 4/1975, thì thời gian ở chiến trường được tính để hưởng chế độ một lần là 15 năm 4 tháng (184 tháng: 12), tính là 15,5 năm. Ví dụ 2: Ông E là cán bộ công tác tại chiến trường B từ tháng 5/1968 đến tháng 10/1971 chuyển sang chiến trường C, đến tháng 8/1974 chuyển sang chiến trường K và công tác tại đó đến tháng 10/1976 thì thời gian ở chiến trường được tính bằng tổng thời gian ở từng chiến trường cho đến 30/4/1975 là 7 năm (3 năm 6 tháng ở chiến trường B + 2 năm 10 tháng ở chiến trường C + 8 tháng ở chiến trường K). Đối với quân nhân, cán bộ chiến đấu, công tác liên tục ở chiến trường nhưng ra miền Bắc trước 30/4/1975 thì thời gian được tính từ khi đi chiến trường cho đến ngày ra đến miền Bắc. Ví dụ: Ông C là quân nhân chuyên nghiệp đi chiến đấu liên tục ở chiến trường B, từ tháng 11/1963 đến tháng 5/1970 sau đó rời chiến trường và đến tháng 10/1970 ra đến miền Bắc thì thời gian ở chiến trường được tính đến tháng 10/1970 là 7 năm (84 tháng: 12). Đối với quân nhân, cán bộ đi xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B, C, K trước khi có chế độ tiền lương năm 1960 thì thời gian ở chiến trường được tính kể từ khi đi xây dựng đường dây 559. Cách tính thời gian tương tự các đối tượng nói trên. Ví dụ: Ông F là sĩ quan tham gia xây dựng đường dây 559 trên địa bàn chiến trường B từ tháng 5/1959 đến tháng 7/1960, thì thời gian ở chiến trường tính để hưởng chế độ là 1 năm 3 tháng, tính là 1,5 năm. Đối với những người đã thoát ly được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động, cử đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 thì cách tính thời gian tương tự các đối tượng nói trên. Ví dụ: Ông E là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 8/1954 đến khi giải phóng miền Nam thì thời gian ở chiến trường được tính để hưởng chế độ một lần từ tháng 8/1954 đến tháng 4/1975 là 20 năm 9 tháng (249 tháng : 12), tính là 21 năm. Trường hợp hy sinh, từ trần trong chiến trường B, C, K trước 30/4/1975 thì thời gian được tính kể từ khi đi chiến trường đến ngày hy sinh, từ trần. d. Trường hợp gián đoạn nhưng được tính thời gian để hưởng chế độ: Khi tính thời gian theo tiết c nêu trên, nếu đối tượng có thời gian ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng sau đó lại trở vào chiến trường, trong thời gian ở miền Bắc bản thân vẫn hưởng sinh hoạt phí, không được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc, thì khoảng thời gian ở miền Bắc này được tính để hưởng chế độ một lần; Ví dụ: Ông C là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trường chiến đấu cho đến 30/4/1975. Thời gian ở miền Bắc bản thân hưởng sinh hoạt phí thì thời gian tính để hưởng chế độ một lần của Ông C gồm cả thời gian ở miền Bắc là 20 năm 10 tháng (250 tháng : 12), tính là 21 năm. e. Các trường hợp gián đoạn sau đây không được tính vào thời gian để hưởng chế độ: Ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng sau đó lại trở lại chiến trường, trong thời gian ở miền Bắc được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc, thì khoảng thời gian ở miền Bắc không được tính để hưởng chế độ một lần; Ví dụ: Ông E là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trường chiến đấu cho đến 30/4/1975. Thời gian ở miền Bắc ông E được hưởng lương thì thời gian ở miền Bắc (4 năm) của ông E không được tính để hưởng chế độ một lần. Ra miền Bắc công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng, trong thời gian ở miền Bắc đối tượng được xếp lương và hưởng lương như cán bộ, quân nhân ở miền Bắc và lập gia đình, sau đó lại vào chiến trường, nếu thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc được hưởng trợ cấp thì thời gian trở lại chiến trường không được tính để hưởng chế độ một lần. Ví dụ: Ông H là cán bộ được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động từ tháng 7/1954 đến tháng 6/1965 ra Bắc công tác, tháng 5/1969 trở lại chiến trường chiến đấu cho đến 30/4/1975. Khi ở miền Bắc ông H được xếp lương, hưởng lương và đã lấy vợ, khi vào chiến trường thân nhân trực tiếp phải nuôi dưỡng ở miền Bắc được hưởng chế độ trợ cấp thì thời gian ở miền Bắc (4 năm) của ông H không tính để hưởng chế độ một lần. Được Đảng phân công ở lại miền Nam hoạt động nhưng có thời gian mất liên lạc không hoạt động, thì thời gian mất liên lạc không được tính để hưởng chế độ. 2. Mức hưởng chế độ một lần: Theo cách tính thời gian nói trên, chế độ một lần được tính như sau: a. Đối với những người có thời gian chiến đấu, công tác tại chiến trường từ 2 năm trở xuống, mức hưởng chế độ một lần là 1.000.000 đồng (một triệu đồng). b. Đối với những người có thời gian chiến đấu, công tác tại chiến trường trên 2 năm, mức hưởng chế độ một lần được tính theo công thức sau: Mức hưởng chế độ một lần = Số năm được tính để hưởng chế độ một lần x 500.000 đ III. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỂ HƯỞNG CHẾ ĐỘ: 1. Trách nhiệm của đối tượng và cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch: a. Đối tượng được hưởng làm bản khai theo mẫu số 1a của Thông tư này. Bản kê khai phải có sự chứng nhận của cơ quan nơi người đó công tác nếu còn đang làm việc hoặc chứng nhận của chính quyền (xã, phường) nơi cư trú đối với đối tượng còn lại. Sau đó đối tượng nộp bản khai cá nhân cho các cơ quan tiếp nhận theo quy định sau: Đối với cán bộ, sỹ quan thuộc lực lượng vũ trang: + Nếu đang làm việc thì nộp cho đơn vị đang công tác; + Nếu đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ, chuyển ngành thì nộp cho cơ quan quân sự cấp huyện, nếu là quân nhân; nộp cho Công an cấp huyện, nếu là Công an nhân dân. Đối với cán bộ dân, chính, đảng (đang làm việc hoặc đã nghỉ) thì nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện. b. Đối với cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch có trách nhiệm trích sao và xác nhận theo quy định dưới đây về thời gian chiến đấu, công tác ở chiến trường B, C, K của đối tượng ở một trong các hồ sơ, lý lịch: cán bộ, Đảng viên, quân nhân hoặc hưu trí, mất sức. Cụ thể: Đối với đối tượng đang làm việc trong lực lượng vũ trang, cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng đang làm việc căn cứ hồ sơ, lý lịch quản lý có trách nhiệm trích sao và xác nhận cho đối tượng (theo mẫu 2); Đối với đối tượng đang làm việc ở ngoài khu vực Nhà nước, đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan quản lý hồ sơ cấp huyện trích sao và xác nhận cho đối tượng. Trường hợp cơ quan cấp huyện không quản lý hồ sơ, lý lịch hoặc hồ sơ, lý lịch bị thất lạc thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ cấp tỉnh trích sao và xác nhận cho đối tượng. Riêng đối với người đã từ trần hoặc hy sinh thì đại diện thân nhân có trách nhiệm làm các thủ tục, hồ sơ như ở điểm b trên và tờ khai theo mẫu số 1b. 2. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và chi trả chế độ 1 lần. a. Đối với đơn vị lực lượng vũ trang: Cơ quan quân sự, công an cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận, tập hợp tờ khai, trích sao hồ sơ, lý lịch về thời gian chiến đấu, công tác cho đối tượng (nếu quản lý hồ sơ, lý lịch) và gửi về cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh. Cơ quan quân sự, công an cấp tỉnh căn cứ hồ sơ lưu trữ có trách nhiệm xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý. Đồng thời tập hợp lập danh sách theo mẫu số 3 kèm theo tờ khai cá nhân, bản trích sao lý lịch gửi lên Cục chính sách, Bộ Quốc phòng, nếu là Quân đội và Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Công an, nếu là Công an. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý, đồng thời tập hợp, kiểm tra, xác nhận theo mẫu số 3 và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ vào đề nghị của Bộ Quốc hòng và Bộ Công an, Bộ Tài chính sẽ cấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện chi trả theo đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành. b. Đối với cơ quan dân, chính, đảng: Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận tờ khai cá nhân, chỉ đạo cơ quan quản lý hồ sơ, lý lịch cấp huyện trích sao lý lịch cho đối tượng và tập hợp danh sách gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ xét duyệt đối tượng được hưởng chế độ trong phạm vi quản lý, tập hợp, xác nhận theo mẫu số 3 và lập dự toán gửi Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tài chính cấp kinh phí uỷ quyền qua Sở Tài chính Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Sở Tài chính Vật giá cấp cho đơn vị thực hiện chi trả cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành. Đối với đối tượng thuộc diện Trung ương quản lý, căn cứ hồ sơ lưu trữ, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương xét duyệt đối tượng được hưởng đồng thời tập hợp, xác nhận theo mẫu số 3, lập dự toán và có công văn gửi về Bộ Tài chính để xét cấp kinh phí. Căn cứ vào danh sách xét duyệt của Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Tài chính cấp bằng hạn mức kinh phí hoặc lệnh chi tiền cho các Bộ, Ban, ngành để chi trả cho đối tượng và quyết toán theo quy định hiện hành. c. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương tiến hành tổ chức giám sát việc chi trả theo đúng đối tượng, mức hưởng và quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành. Bộ Tài chính chỉ cấp kinh phí đợt tiếp theo cho những đơn vị đã có báo cáo quyết toán kinh phí được cấp cuả một đợt trước đó. d. Đối với những người hy sinh hoặc từ trần thì chế độ được cấp cho đại diện thân nhân chủ yếu (có uỷ quyền của các thân nhân khác) của đối tượng gồm: bố đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Ở các Bộ, Ban, ngành, Đảng, đoàn thể ở Trung ương, tỉnh, thành phố có nhiều đối tượng hưởng chế độ một lần nếu xét thấy cần thiết thì thành lập Ban chỉ đạo gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc lãnh đạo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh làm Trưởng ban và các thành viên là lãnh đạo cơ quan cấp uỷ Đảng, chính quyền, Tổ chức cán bộ, Lao động Thương binh và xã hội, Tài chính, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tốt chế độ này. Khi thực hiện nếu phát sinh, khiếu nại thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, Ban, ngành đoàn thể ở Trung ương nơi đối tượng đang công tác và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/1999. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ để giải quyết. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ....., ngày.... tháng.... năm 199 Mẫu số 1a : TỜ KHAI CÁ NHÂNTHỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B,C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 Họ và tên: Nam (Nữ) năm sinh (1) Bí danh: (2) Quê quán: (3) Trú quán: (4) Đơn vị công tác hiện nay (đối với người đang công tác): (5) Đang nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ hoặc làm công việc gì ở đâu: (6) Đơn vị công tác trước khi nghỉ: (7) Đơn vị trước khi đi chiến trường (8) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp: (9) .......................................................................................................... Đơn vị công tác khi được cử ở lại MN hoạt động (đối với người được Đảng cử ở lại): (10) Địa bàn hoạt động đầu tiên khi được cử ở lại: (11) Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc ngày... tháng.... năm, số tháng ở miền Bắc? Khi ở miền Bắc có gia đình chưa: thân nhân ở miền Bắc có được hưởng chế độ nào không, thời gian ở miền Bắc hưởng lương hay hưởng chế độ nào. v.v..., ngày tháng năm trở lại chiến trường............. (12) THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG B, C, K (13) Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm Số tháng Đơn vị, chiến trường Cấp bậc, chức vụ Mức lương ......................................... ......................................... ......................................... ......................................... ............... ............... ............... ............... ...................... ...................... ...................... ...................... Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần: Mức hưởng: Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan, chính quyền địa phương xác nhận (Nội dung xác nhận theo mẫu) (Ký tên, đóng dấu) Người khai ký (Ghi rõ họ tên) Giải thích một số nội dung kê khai: + Từ 1 đến 4: ghi theo tên tuổi nơi ở, chức vụ công tác hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ của các đối tượng. + Từ 8 đến 9: dùng cho người đi chiến trờng B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đối với người đi chiến trường B, C, K nhiều lần thì ghi các thời điểm đi chiến trường. Ghi rõ đi B, đi C, hoặc đi K. + (9) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp cần ghi rõ khi đi không có thân nhân phải nuôi dưỡng hoặc có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, họ tên thân nhân, quan hệ với người đi chiến trường (bố, mẹ, vợ, con...) lúc đó thân nhân bao nhiêu tuổi, làm gì ở đâu, nay làm gì, ở đâu... tại sao thân nhân chưa được hưởng trợ cấp. + Từ 10 đến 11: Dùng kê khai cho người được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động); Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia; Trường hợp có ra Bắc và có trở lại chiến trường thì thời gian trở lại chiến trường ghi vào mục đi B, C, K. + (12) Dùng chung cho cả người đi B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia và người được Đảng cử ở lại miền Nam (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động). Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc không, ghi rõ thời gian ra Bắc, số tháng ở miền Bắc, ra làm gì, ở đâu, được hưởng lương như công nhân viên chức ở miền Bắc không hay hưởng theo chế độ nào... + (13) Bản tổng hợp số tháng công tác, chiến đấu tại chiến trường. MẪU CHỨNG NHẬN TỜ KHAI CÁ NHÂN: Chứng nhận Ông (bà)....... là người đang cư trú tại địa phương...... hoặc đang công tác tại cơ quan...... (ghi rõ phường, quận, thành phố hoặc ghi rõ cơ quan thuộc Bộ, ngành chủ quản). CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ...., ngày..... tháng...... năm 199 Mẫu 1b: TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 Họ và tên: Nam (Nữ) năm sinh (1) Bí danh: (2) Quê quán: (3) Trú quán: (4) Đơn vị công tác, nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ, hoặc làm công việc gì ở đâu: (5) Là:....... (6)....... của Ông (bà).....(7)...... đi B, C, K hoặc được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ. Ngày tháng năm Ông (bà) đi chiến trường B, C, K (đối với người đi B, C, K) (8) Họ và tên bố, mẹ ....................................... năm sinh .................... (9) Họ và tên vợ hoặc chồng ........................... năm sinh .................... (10) Họ và tên con (nếu có) .............................. năm sinh .................... (11) Đơn vị trước khi đi chiến trường: (12) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp: (13) ........................................................................................................ Đơn vị Ông (bà).... công tác khi được cử ở lại MN hoạt động (đối với người Đảng cử ở lại): (14) Địa bàn hoạt động đầu tiên khi được cử ở lại: (15) Cơ quan, đơn vị cử ở lại miền Nam: (16) Trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc ngày... tháng... năm, số tháng ở miền Bắc? Khi ở miền Bắc có gia đình chưa; thân nhân ở miền Bắc có được hưởng chế độ nào không, thời gian ở miền Bắc hưởng lương hay hưởng chế độ nào...v.v, ngày tháng năm trở lại chiến trường .......... (17) THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU Ở CHIẾN TRƯỜNG B, C, K(18) Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm Số tháng Đơn vị, chiến trường Cấp bậc, chức vụ Mức lương ......................................... ............ .................... ......................................... ............ .................... ......................................... ............ .................... ......................................... ............. .................... Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần: Mức hưởng: Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan, chính quyền địa phương xác nhận (Nội dung xác nhận theo mẫu) (Ký tên, đóng dấu) Người khai ký (Ghi rõ họ tên) Giải thích một số nội dung kê khai: + Từ 1 đến 5: ghi theo tên tuổi nơi ở, chức vụ công tác hiện tại hoặc trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ bệnh binh, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, xuất ngũ... của đại diện thân nhân (người lập biểu). + (6): Ghi rõ đại diện thân nhân là bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ; bố mẹ nuôi; vợ, chồng, con đẻ, con nuôi. + (7): Ghi họ tên người đi chiến trường B, C, K hoặc đi xây dựng đường dây 559; hoặc được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động) đồng thời xoá bớt những từ không cần thiết để nói rõ người đã chết thuộc đối tượng nào. + Từ 8 đến 13: dùng kê khai cho người đi chiến trường B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia là người hưởng lương ghi vào thời điểm đi chiến trường B, C, K. Đối với người đi chiến trường B, C, K nhiều lần thì ghi các thời điểm đi chiến trường. Ghi rõ đi B, đi C, hoặc đi K. + (13) Lý do khi đi chiến trường gia đình chưa được hưởng chế độ trợ cấp cần ghi rõ khi đi không có thân nhân phải nuôi dưỡng hoặc có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng, họ tên thân nhân, quan hệ với người đi chiến trường (bố, mẹ, vợ, con...) lúc đó thân nhân bao nhiêu tuổi, làm gì ở đâu, nay làm gì, ở đâu hay.... tại sao thân nhân chưa được hưởng trợ cấp hoặc thân nhân được trợ cấp đến tháng năm nào, từ tháng năm nào không được hưởng, tại sao... + Từ 14 đến 17: Dùng kê khai cho người được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động); Đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Camphuchia. Trường hợp có ra Bắc và có trở lại chiến trường thì thời gian trở lại chiến trường ghi vào mục đi B, C, K. + (18) dùng chung cho cả người đi B, C, K; Đi xây dựng đường dây 559; Đi làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, Campuchia và người được Đảng cử ở lại miền Nam (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do điều kiện khách quan không đi được ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động): trong thời gian công tác ở chiến trường có ra Bắc không, ghi rõ thời gian ra Bắc, số tháng ở miền Bắc, ra làm gì, ở đâu, được hưởng lương như công nhân viên chức ở miền Bắc không... MẪU CHỨNG NHẬN TỜ KHAI CỦA THÂN NHÂN Chứng nhận Ông (bà)..... là người đang cư trú tại địa phương.... hoặc đang công tác tại cơ quan.... (ghi rõ cơ quan......) là đại diện thân nhân của Ông (bà).... là đối tượng thuộc diện kê khai hưởng chế độ một lần. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ...., ngày... tháng... năm 199 Mẫu số 2: MẪU TRÍCH SAO LÝ LỊCH CỦA ĐỐI TƯỢNG VỀ THỜI GIAN CÔNG TÁC, CHIẾN ĐẤU TẠI CHIẾN TRƯỜNG B, C, K TRONG THỜI KỲ CHỐNG MỸ KHÔNG CÓ THÂN NHÂN PHẢI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG VÀ QUÂN NHÂN, CÁN BỘ ĐƯỢC ĐẢNG CỬ Ở LẠI MIỀN NAM HOẠT ĐỘNG SAU HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ NĂM 1954 Họ và tên: Nam (Nữ) năm sinh Bí danh: Quê quán: Trú quán: Đơn vị công tác, nghỉ hưu, MSLĐ, TNLĐ, hoặc làm công việc gì ở đâu: Tôi trích sao thời gian công tác, chiến đấu tại chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954. () Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm Số tháng Đơn vị, chiến trường Cấp bậc, chức vụ Mức lương ......................................... ............ .................... ......................................... ............ .................... ......................................... ............ .................... ......................................... ............. .................... Cộng số tháng được hưởng chế độ 1 lần: Mức hưởng: Tôi xin cam đoan bản trích sao trên đây là đúng với hồ sơ gốc cơ quan đang quản lý, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người trích sao (Ghi rõ họ tên) Xác nhận của cơ quan quản lý hồ sơ (Ký tên, đóng dấu) Khi trích sao thời gian công tác, chiến đấu tại chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 nếu có thời gian gián đoạn theo quy định tại tiết e điểm 1 mục II thì phải loại trừ không kê khai. + MẪU XÁC NHẬN BẢN TRÍCH SAO LÝ LỊCH CỦA ĐỐI TƯỢNG: Xác nhận bản trích sao thời gian công tác, chiến đấu tại chiến trường B, C, K: Đi xây dựng đường dây 559 tại chiến trường B, C, K; Thời gian cử ở lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ (kể cả người đã thoát ly thuộc diện đi tập kết nhưng do khách quan không đi được ở lại tiếp tục hoạt động) hoặc đi làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào, Campuchia sau Hiệp định Giơnevơ của Ông (bà) là..... tháng đúng với hồ sơ gốc cơ quan đang quản lý. Đỗ Quang Trung (Đã ký) Nguyễn Sinh Hùng (Đã ký) Nguyễn Thị Hằng (Đã ký)
Thông tư liên tịch 17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Thong-tu-lien-tich-17-1999-TTLT-BLDTBXH-BTC-BTCCBCP-che-do-quan-nhan-can-bo-chong-my-cu-lai-mien-Nam-sau-Hiep-dinh-Gionevo-huong-dan-23-1999-ND-CP-45483.aspx
{'official_number': ['17/1999/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BTCCBCP'], 'document_info': ['Thông tư liên tịch 17/1999/TTLT-BLĐTBXH- BTC-BTCCBCP hướng dẫn NĐ 23/1999/NĐ-CP về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử lại miền Nam hoạt động sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành.'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Quang Trung, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Hằng'], 'document_type': ['Thông tư liên tịch'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/07/1999', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '08/09/1999', 'note': ''}
224
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1395/QĐCTN Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứĐiều 88 và Điều 91 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008; Theo đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 716/TTrCP ngày 25/10/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 12 công dân hiện đang cư trú tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (có danh sách kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và các công dân có tên trong Danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÓ CHỦ TỊCH Võ Thị Ánh Xuân DANH SÁCH CÔNG DÂN VIỆT NAM HIỆN CƯ TRÚ TẠI CHDCND LÀO ĐƯỢC CHO THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM (Kèm theo Quyết định số 1395/QĐCTN ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch nước) 1. Vũ Thị Loan , sinh ngày 30/01/1990 tại Nam Định Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Liên Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định Hộ chiếu số: N1985321 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 08/5/2019 Hiện trú tại: Phônsạvẳnnửa, quận Sỉsắttạnạc, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: điểm tái định cư số 3, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Giới tính: Nữ 2. Quàng Vũ Bảo Lâm , sinh ngày 06/4/2015 tại Nam Định Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên, Giấy khai sinh số 77 ngày 29/5/2015 Hộ chiếu số: C8792326 do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày 16/01/2020 Hiện trú tại: Phônsạvẳnnửa, quận Sỉsắttạnạc, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: điểm tái định cư số 3, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Giới tính: Nam 3. Quàng Vũ Bảo Châu , sinh ngày 07/8/2017 tại Điện Biên Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Giấy khai sinh số 129 ngày 18/8/2017 Hộ chiếu số: C9939202 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 23/5/2022 Hiện trú tại: Phônsạvẳnnửa, quận Sỉsắttạnạc, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: điểm tái định cư số 3, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên Giới tính: Nữ 4. Nguyễn Văn Cường , sinh ngày 17/3/1987 tại Thanh Hoá Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Giấy khai sinh số 139 ngày 14/10/2020 Hộ chiếu số: C7252120 do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp ngày 25/4/2019 Hiện trú tại: bản Đôngkhămxạng, quận Hạtxaiphong, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá Giới tính: Nam 5. Vũ Vân Yến , sinh ngày 07/11/1964 tại Hà Nội Hộ chiếu số: N1985032 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 25/01/2019 Hiện trú tại: bản Phônpàpao, quận Sisắttạnak, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: 349 phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội Giới tính: Nữ 6. Hà Thị Liên , sinh ngày 25/8/1982 tại Thanh Hoá Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Giấy khai sinh số 61 ngày 21/3/2017 Hộ chiếu số: N2173468 do Đại sứ quán Việt Nam tại Lào cấp ngày 26/6/2020 Hiện trú tại: bản Đôngkhămxang, quận Hạtxaiphong, thủ đô Viêngchăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá Giới tính: Nữ 7. Lê Hải Long , sinh ngày 15/02/2013 tại CHDCND Lào Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Giấy khai sinh số 128 ngày 24/6/2013 Hộ chiếu số: C9939304 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 02/6/2022 Hiện trú tại: bản Đôngkhămxang, quận Hạtxaiphong, thủ đô Viêngchăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá Giới tính: Nam 8. Lê Hải Băng , sinh ngày 10/4/2021 tại CHDCND Lào Nơi đăng ký khai sinh: Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào, Giấy khai sinh số 51 ngày 21/6/2021 Hộ chiếu số: C9938720 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 01/4/2022 Hiện trú tại: bản Đôngkhămxang, quận Hạtxaiphong, thủ đô Viêngchăn, CHDCND Lào Giới tính: Nữ 9. Lê Đức Anh Tuấn , sinh ngày 05/7/2004 tại CHDCND Lào Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Giấy khai sinh số 80 ngày 30/7/2004 Hộ chiếu số: C9938722 do Đại sứ quán Việt Nam tại tại CHDCND Lào cấp ngày 01/4/2022 Hiện trú tại: bản Đôngkhămxang, quận Hạtxaiphong, thủ đô Viêngchăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá Giới tính: Nam 10. Nguyễn Thị Hồng Hạnh , sinh ngày 01/8/1971 tại Lai Châu Hộ chiếu số: N2416900 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 18/12/2021 Hiện trú tại: bản Vắtchăn, quận Chănthạbuly, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: Học viện tài chính Hà Nội Giới tính: Nữ 11. Bùi Duy Phong , sinh ngày 17/12/1993 tại TP Hồ Chí Minh Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban dân dân Phường 9, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Giấy khai sinh số 193 ngày 25/12/1993 Hộ chiếu số: N2020420 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 27/11/2018 Hiện trú tại: bản Viêngchạlơn, quận Xaysệtthả, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: 014 Lô H, chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Phường 1, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh Giới tính: Nam 12. Phạm Trọng Nhương , sinh ngày 09/02/1981 tại Yên Bái Nơi đăng ký khai sinh: Uỷ ban nhân dân xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, Giấy khai sinh số 67 ngày 11/7/2022 Hộ chiếu số: N2109048 do Đại sứ quán Việt Nam tại CHDCND Lào cấp ngày 22/8/2019 Hiện trú tại: bản Thìntôm, quận Hạtxaiphong, thủ đô Viêng Chăn, CHDCND Lào Nơi cư trú tại Việt Nam trước khi xuất cảnh: thị trấn Thiêm Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Giới tính: Nam
Quyết định 1395/QĐ-CTN
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-1395-QD-CTN-2024-cho-thoi-quoc-tich-Viet-Nam-12-cong-dan-cu-tru-tai-Lao-637233.aspx
{'official_number': ['1395/QĐ-CTN'], 'document_info': ['Quyết định 1395/QĐ-CTN năm 2024 về cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 12 công dân hiện đang cư trú tại Lào do Chủ tịch nước ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chủ tịch nước', ''], 'signer': ['Võ Thị Ánh Xuân'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Quyền dân sự'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
225
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3723/TCTKK V/v hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2013 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Kiên Giang Trả lời công văn số 267/CTTHNVDT ngày 27/3/2012 của Cục Thuế tỉnh Kiên Giang về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 3, Khoản 1 Điều 11 và Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 51/2010/NĐCP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Căn cứ hướng dẫn tại Điều 16 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐCP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ. Căn cứ những quy định và hướng dẫn nêu trên: Trường hợp DNTN Phát Hoa sử dụng 12 số hóa đơn xuất khẩu lập ngày 31/12/2012 nhưng trong Thông báo phát hành hóa đơn gửi cơ quan thuế doanh nghiệp đăng ký ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn là ngày 18/01/2013 thì những hóa đơn này được coi là hóa đơn bất hợp pháp. DNTN Phát Hoa không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào tương ứng của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nêu trên. DNTN Phát Hoa bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn bất hợp pháp khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 7 Điều 33 Nghị định số 51/2010/NĐCP. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Kiên Giang được biết./. Nơi nhận: Như trên; Vụ PC (BTC); Các Vụ: PC2b, CS (TCT); Lưu: VT, KK2b. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Trần Văn Phu
Công văn 3723/TCT-KK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-3723-TCT-KK-nam-2013-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-hang-xuat-khau-212745.aspx
{'official_number': ['3723/TCT-KK'], 'document_info': ['Công văn 3723/TCT-KK năm 2013 hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Trần Văn Phu'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
226
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 42/2019/TTBCT Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2019 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TẠI CÁC THÔNG TƯ DO BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH HOẶC LIÊN TỊCH BAN HÀNH Căn cứ Nghị định số98/2017/NĐCP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số09/2019/NĐCP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành. Chương I LĨNH VỰC TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số09/2012/TTBCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng 1. Khoản 8 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: “8. Lập Danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 01 tháng 02 hằng năm theo mẫu số 1.12 tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này” 2. Bổ sung mẫu số 1.12 Phụ lục I Thông tư số 09/2012/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số19/2016/TTBCT ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát 1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát tại địa phương và báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 31 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Phụ lục V Thông tư này.” 2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương. Trước ngày 31 tháng 1 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục VI Thông tư này.” 3. Sửa đổi cụm từ “Tổng cục Năng lượng” thành cụm từ “Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững” tại Phụ lục V Thông tư số 19/2016/TTBCT . Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số20/2016/TTBCT ngày 20 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp thép 1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng ngành công nghiệp sản xuất thép tại địa phương và báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) trước ngày 31 tháng 01 hằng năm theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này. 2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất trong ngành công nghiệp sản xuất thép có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng của đơn vị theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.” Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số36/2016/TTBCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ công Thương 1. Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3. 3. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4.” 2. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Tiếp nhận và tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương hằng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 5 và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững) trước ngày 15 tháng 3 của năm tiếp theo.” 3. Bổ sung Phụ lục 5 Thông tư số 36/2016/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số38/2016/TTBCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành nhựa 1. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Hằng năm, tổng hợp tình hình thực hiện định mức năng lượng trong ngành nhựa tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.” 2. Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.” Điều 6. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số24/2017/TTBCT ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất giấy 1. Điểm b Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Tổng hợp tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng trong năm hiện hành của các đơn vị sản xuất giấy tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III Thông tư này.” 2. Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các cơ sở sản xuất giấy có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện suất tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này.” Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số52/2018/TTBCT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định định mức tiêu hao năng lượng trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản, áp dụng cho quá trình chế biến công nghiệp của các nhóm sản phẩm cá da trơn và tôm 1. Khoản 2 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau; “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, cơ sở chế biến thủy sản có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương địa phương bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện định mức tiêu hao năng lượng năm trước của đơn vị theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này. Đối với cơ sở chế biến thủy sản có suất tiêu hao năng lượng cao hơn định mức tiêu hao năng lượng quy định tại Thông tư này, ngoài nội dung báo cáo nêu trên, cơ sở còn có trách nhiệm báo cáo về kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ các giải pháp tiết kiệm năng lượng và kế hoạch triển khai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.” 2. Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Tổng hợp việc tuân thủ định mức năng lượng hằng năm của các cơ sở chế biến thủy sản tại địa phương và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo theo quy định tại Phụ lục III của Thông tư này.” Chương II LĨNH VỰC KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số48/2014/TTBCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu 1. Mục 5.2 QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TTBCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “5.2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn kỹ thuật này ở địa phương, báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp, hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc và theo định kỳ trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo, theo mẫu tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.” 2. Bổ sung Phụ lục A vào QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số50/2014/TTBCT ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Công Thương Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Định kỳ vào tuần cuối cùng của kỳ báo cáo 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng hoặc khi có yêu cầu đột xuất từ Bộ Công Thương, các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mẫu B17BCĐK BCT ban hành kèm theo Thông tư này.” Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số36/2015/TTBCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh 1. Mục 4.4 QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TTBCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “4.4. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp cho sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue sau khi được Bộ Công Thương chỉ định chịu trách nhiệm: Lập danh sách các lô hàng đã tiến hành đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, dịch vụ bưu chính vào tuần cuối cùng của tháng cuối mỗi quý theo mẫu tại Phụ lục B của Quy chuẩn này; Thực hiện đánh giá sự phù hợp theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.” 2. Bổ sung Phụ lục B vào QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số21/2017/TTBCT ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may 1. Mục 4.1.3 QCVN 01:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “4.1.3. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tiếp nhận công bố hợp quy và đăng trên cổng thông tin của Sở; Báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, qua dịch vụ bưu chính về số lượng sản phẩm công bố hợp quy vào tuần cuối cùng của quý II và quý IV hằng năm theo mẫu báo cáo số 02 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩn này.” 2. Mục 4.3 QCVN 01:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “4.3. Trách nhiệm của các tổ chức đánh giá sự phù hợp Thực hiện đánh giá hợp quy cho sản phẩm dệt may; Cấp số công bố hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được đánh giá sự phù hợp theo phương thức 7. Công bố số công bố hợp quy trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình. Hằng quý báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) bằng văn bản theo phương thức gửi trực tiếp, qua hệ thống thư điện tử, qua dịch vụ bưu chính kết quả đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định tại Quy chuẩn này vào trước ngày 15 tháng đầu tiên của quý kế tiếp theo mẫu báo cáo số 03 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Quy chuẩn này. Trong trường hợp đột xuất, thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Bộ Công Thương. Thực hiện theo quy định tại Nghị định 107.” Chương III LĨNH VỰC VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ SỬ DỤNG ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số13/2018/TTBCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và bãi bỏ chế độ báo cáo định kỳ về chất lượng sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành 1. Bổ sung Khoản 3 Điều 18 như sau: “3. Chế độ báo cáo định kỳ trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và trong hoạt động tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp được quy định tại Thông tư này được thực hiện thông qua phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.” 2. Điểm a Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: “a) Tình hình quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo định kỳ 6 tháng, trước ngày 15 tháng 01 đối với báo cáo định kỳ hằng năm theo quy định tại Mẫu 3 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này được thực hiện theo phương thức gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.” 3. Sửa đổi, bổ sung Mẫu 1 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). 4. Bãi bỏ các quy định về chế độ báo cáo tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: a) Mục 5.2 QCVN 02:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTBCT ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dây dẫn tín hiệu nổ dùng cho kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có khí Mêtan. b) Mục 5.2 QCVN 03:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2013/TTBCT ngày 17 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kíp nổ vi sai phi điện an toàn sử dụng trong mỏ hầm lò có kí mê tan. c) Mục 4.3 QCVN 01:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 14/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Máy nổ mìn điện. d) Mục 5.3 QCVN 02:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các loại kíp nổ. đ) Mục 5.3 QCVN 04:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây nổ chịu nước. e) Mục 5.3 QCVN 05:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 17/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Amôni nitrat dùng để sản xuất thuốc nổ nhũ tương. f) Mục 5.3 QCVN 06:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Dây cháy chậm công nghiệp. g) Mục 5.3 QCVN 07:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc nổ Amonit AD1. h) Mục 5.3 QCVN 08:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 20/2015/TTBCT ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mồi nổ dùng cho thuốc nổ công n ghiệp. Chương IV LĨNH VỰC KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số18/2013/TTBCT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép 1. Điều 21 QCVN 04:2013/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 21. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này trên địa bàn quản lý. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai chứa LPG trên địa bàn quản lý. Báo cáo được lập bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương theo Mẫu Báo cáo vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai LPG trên địa bàn quản lý của Sở Công Thương tại Phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn này.” 2. Bổ sung Phụ lục vào QCVN 04:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TTB (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 14. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số35/2015/TTBCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về bảo vệ môi trường ngành Công Thương 1. Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “c) Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành Công Thương không thuộc đối tượng tại Điểm b Khoản 1 Điều 15 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 3 năm tiếp theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này để tổng hợp báo cáo Bộ Công Thương.” “2. Báo cáo môi trường ngành Công Thương Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm theo các lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định tại Thông tư số 19/2016/TTBTNMT ngày 24 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo công tác bảo vệ môi trường.” 2. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Tổng hợp và xây dựng báo cáo công tác môi trường ngành Công Thương tại địa phương gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 30 tháng 4 năm tiếp theo của năm báo cáo theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.” Điều 15. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số09/2017/TTBCT ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương 1. Khoản 5 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau: “5. Báo cáo được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 15 tháng 01 hằng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này.” 2. Khoản 3 Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Báo cáo tình hình thực hiện kiểm định gửi về Sở Công Thương nơi lắp đặt máy, thiết bị theo phương thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 05 tháng 01 hằng năm theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.” Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số31/2017/TTBCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác quặng hầm lò 1. Khoản 3 Điều 20 QCVN 04:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Định kỳ trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo định kỳ 6 tháng và trước ngày 10 tháng 01 đối với báo cáo định kỳ hằng năm, đơn vị quản lý khai thác mỏ báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi mỏ khai thác về công tác quản lý an toàn theo mẫu số 01 Phụ lục IX của Quy chuẩn này; trước ngày 20 tháng 01 của năm sau, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) về công tác quản lý an toàn trong hoạt động khai thác quặng hầm lò trên địa bàn quản lý theo mẫu số 03 Phụ lục IX của Quy chuẩn này.” 2. Khoản 2 Điều 106 QCVN 04:2017/BCT được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Sở Công Thương có trách nhiệm: Định kỳ hoặc đột xuất thanh tra, kiểm tra và báo cáo việc thực các quy định tại Quy chuẩn đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khai thác hầm lò quặng trên địa bàn quản lý đến Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 của Quy chuẩn này.” Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số09/2019/TTBCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện 1. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 10. Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện 1. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 114/2018/NĐCP. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục IV Thông tư này. 2. Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính trước ngày 30 tháng 4 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 30 tháng 8 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện xây dựng tại khu vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục IX Thông tư này.” 2. Khoản 3 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trước ngày 01 tháng 3 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 01 tháng 6 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục VI Thông tư này.” 3. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 15. Báo cáo định kỳ công tác quản lý nhà nước về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Công Thương nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo công tác quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa thủy điện năm trước trên địa bàn gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII Thông tư này đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).” 4. Bổ sung Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Chương V LĨNH VỰC XĂNG DẦU Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số39/2013/TTBCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng 1. Khoản 1 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Báo cáo định kỳ a) Hằng năm trước ngày 15 tháng 01, Chủ đầu tư phải báo cáo Sở Công Thương bằng văn bản về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc danh mục dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính để quản lý, theo dõi thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo thực hiện theo mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. b) Hằng năm trước ngày 31 tháng 01, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG thuộc danh mục dự án đầu tư trong Quy hoạch phát triển xăng dầu, kho LPG, kho LNG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương (Vụ Kế hoạch) bằng văn bản về tình hình triển khai thực hiện dự án thông qua phương thức gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính để quản lý, theo dõi thực hiện. Mẫu đề cương báo cáo thực hiện theo mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.” 2. Bổ sung mẫu số 01 và mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số38/2014/TTBCT ngày 24 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu 1. Khoản 2 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Báo cáo số liệu nhập xuất tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi về Bộ Công Thương theo định kỳ hằng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thương. Thương nhân đầu mối gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên của kỳ kế tiếp.” 2. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, pha chế xăng dầu, xuất khẩu xăng dầu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu theo Mẫu số 5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng kế tiếp.” 3. Khoản 4 Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Thương nhân sản xuất xăng dầu có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng tháng về tình hình sản xuất, nhập khẩu nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm xăng dầu, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương trước ngày 10 của tháng kế tiếp theo Mẫu số 7 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.” Chương VI LĨNH VỰC XUẤT NHẬP KHẨU Điều 20. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số47/2011/TTLT BCTBTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôdôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 47) Bổ sung Điều 8 như sau: “Điều 8. Chế độ báo cáo Thương nhân thực hiện chế độ báo cáo tình hình nhập khẩu các chất HCFC theo mẫu quy định tại Phụ lục VIIb của Thông tư này về Bộ Công Thương như sau: 1. Báo cáo theo từng quý về nhập khẩu các chất HCFC theo giấy phép nhập khẩu đã được cấp và báo cáo gửi về Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 5 của quý tiếp theo. 2. Báo cáo theo từng năm về tình hình thực hiện nhập khẩu theo giấy phép được cấp, báo cáo nêu rõ tình hình thực hiện nhập khẩu, dự kiến thực hiện và đăng ký nhập khẩu cho năm tiếp theo. Báo cáo gửi về Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Phụ lục VIIb của Thông tư này thay thế Phụ lục VII của Thông tư số 47. Trong trường hợp cần thiết, thương nhân báo cáo theo văn bản yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) về những nội dung liên quan đến nhập khẩu các chất HCFC.” Điều 21. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số28/2012/TTBCT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết việc đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Báo cáo hoạt động định kỳ hằng năm của thương nhân không hiện diện phải là báo cáo tài chính có kiểm toán và thực hiện theo Mẫu BC Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải được dịch sang tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc công chứng Việt Nam xác nhận. Báo cáo được gửi về Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương qua dịch vụ bưu chính chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hằng năm của năm tiếp theo.” Điều 22. Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số37/2013/TTBCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà Bổ sung Khoản 3 Điều 10 như sau: “3. Chế độ báo cáo định kỳ về tình hình nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.” Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số01/2018/TTBCT ngày 27 tháng 2 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân 1. Điểm b Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình thực hiện Thông tư này trên địa bàn; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo băng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo định kỳ trước ngày 20 hằng tháng hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu biểu thống kê gửi kèm báo cáo tình hình hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.” 2. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Trách nhiệm của thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Thực hiện báo cáo định kỳ hằng tháng (trước ngày 20 hằng tháng) hoặc đột xuất bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Sở Công Thương tỉnh biên giới khi hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này.” Điều 24. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số02/2018/TTBCT ngày 27 tháng 2 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới Điểm b Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh thực hiện chế độ thông tin, báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) định kỳ trước ngày 20 hằng tháng và báo cáo đột xuất theo yêu cầu. Mẫu biểu thống kê gửi kèm báo cáo định kỳ tình hình hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.” Điều 25. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số12/2018/TTBCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau: “4. Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng quý trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý kế tiếp hoặc đột xuất bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.” Điều 26. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số30/2018/TTBCT ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐCP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “1. Thương nhân thực hiện Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 107/2018/NĐCP . Báo cáo định kỳ hằng quý, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 của tháng đầu tiên quý kế tiếp. Báo cáo định kỳ hằng năm, thương nhân gửi về Bộ Công Thương trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp. Báo cáo dưới dạng tệp dữ liệu điện tử được gửi đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) qua hòm thư điện tử. Trong trường hợp có trục trặc kỹ thuật ảnh hưởng đến việc gửi dữ liệu, thương nhân gửi bản fax báo cáo về Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu).” Chương VII LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC Điều 27. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số43/2012/TTBCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Công Thương quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện 1. Thay đổi từ “Tổng cục Năng lượng” thành “Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo” tại Khoản 1 Điều 28. 2. Khoản 3 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Định kỳ 6 tháng, trước ngày 20 tháng 6 và trước ngày 20 tháng 12 hàng năm, UBND các tỉnh có dự án thủy điện trên địa bàn gửi báo cáo tình hình thực hiện quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện trên địa bàn đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) bằng văn bản kèm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này qua dịch vụ bưu chính.” 3. Bổ sung mẫu số 01 và mẫu số 02 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 28. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số27/2013/TTBCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện 1. Bổ sung Điều 37 như sau: “Điều 37. Chế độ báo cáo 1. Trước ngày 15 tháng 02 hằng năm, các đơn vị điện lực trong phạm vi địa bàn tỉnh có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương về công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị điện lực theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực về công tác tổ chức, tập huấn, sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch và công tác cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện theo mẫu số 01 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Trước ngày 01 tháng 3 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Điều tiết điện lực về công tác kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.” 2. Bổ sung mẫu số 01 và mẫu số 02 vào Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 29. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số24/2016/TTBCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng 1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 3. Sửa đổi, bổ sungĐiều 27 Thông tư số 43/2013/TTBCT “Điều 27. Chế độ báo cáo định kỳ về tiếp cận điên năng lưới điện trung áp Trước ngày 15 tháng 7 và ngày 15 tháng 01 hằng năm, Đơn vị phân phối điện có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Sở Công Thương tình hình đầu tư xây dựng các công trình điện và thực hiện đấu nối của các khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm điện riêng theo mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.” 2. Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) về kết quả, đánh giá tình hình thực hiện thời gian tiếp cận điện năng theo mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.” 3. Bổ sung mẫu số 01 và mẫu số 02 vào Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 24/2016/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Điều 30. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số19/2017/TTBCT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, phương pháp và trình tự thực hiện nghiên cứu phụ tải điện 1. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 27. Báo cáo kết quả đánh giá mẫu phụ tải điện Trước ngày 01 tháng 02 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả đánh giá mẫu phụ tải điện phục vụ nghiên cứu phụ tải điện năm trước và điều chỉnh cho năm hiện tại, bao gồm các nội dung: 1. Rà soát, hoàn thiện tiêu chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng. 2. Công tác tính toán, thiết kế và lựa chọn mẫu phụ tải điện. 3. Đánh giá sự thay đổi (nếu có) về số lượng mẫu phụ tải điện so với năm trước của phân nhóm phụ tải điện, nhóm phụ tải điện và thành phần phụ tải điện. 4. Đánh giá Danh sách mẫu phụ tải điện phi dân dụng do các Đơn vị phân phối điện lập so với tiêu chí lựa chọn mẫu phụ tải điện phi dân dụng. 5. Danh sách nhóm phụ tải điện và phân nhóm phụ tải điện thực hiện nghiên cứu phụ tải điện.” 2. Bổ sung Khoản 3 Điều 28 như sau: “3. Báo cáo kết quả phân tích biểu đồ phụ tải điện phải được lập thành văn bản và gửi Bộ Công Thương (Cục Điều tiết điện lực) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.” 3. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 29. Báo cáo kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện Trước ngày 01 tháng 9 hằng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử đến Cục Điều tiết điện lực về kết quả dự báo biểu đồ phụ tải điện thuộc phạm vi quản lý, hệ thống điện ba miền và quốc gia với các nội dung quy định tại Điều 25 Thông tư này.” Điều 31. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số23/2017/TTBCT ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bô Công Thương quy định nội dung, trình tự thực hiện các chương trình điều chỉnh phụ tải điện Bổ sung Khoản 4 Điều 23 như sau: “4. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải điện và vận hành hệ thông điện được gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử.” Điều 32. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số02/2019/TTBCT ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió Khoản 3 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “3. Hằng năm, trước ngày 15 tháng 01 và ngày 15 tháng 7, UBND tỉnh có các dự án điện gió báo cáo bằng văn bản gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) định kỳ 6 tháng liền trước về hoạt động đăng ký đầu tư, tình hình triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh để theo dõi và quản lý. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.” Chương VIII LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Điều 33. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số47/2014/TTBCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử 1. Khoản 2 Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau: “2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử phải báo cáo kết quả hoạt động đánh giá tín nhiệm của năm trước đó với Bộ Công Thương (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số) bằng phương thức qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến thông qua tài khoản của thương nhân, tổ chức tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử theo mẫu TMĐT3 và mẫu TMĐT4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.” 2. Bổ sung mẫu TMĐT3 và mẫu TMĐT4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Chương IX LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG Điều 34. Bổ sung chế độ báo cáo kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng ở địa phương trong lĩnh vực Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Định kỳ trước ngày 30 tháng 5 hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Công Thương (Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng ở địa phương theo mẫu số BVNTD01 và mẫu số BVNTD02 (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Chương X LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Điều 35. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số55/2015/TTBCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển 1. Thay đổi từ “Vụ Công nghiệp nặng” thành từ “Cục Công nghiệp” tại điểm a Khoản 2 Điều 3, Khoản 1, điểm c, d Khoản 2 Điều 11. 2. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân Định kỳ hằng năm (trước ngày 31 tháng 01 năm sau), tổ chức, cá nhân sau khi được hưởng các ưu đãi có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản gửi đến Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử về tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm được hưởng ưu đãi theo mẫu số 01 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.” 3. Điểm d Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau: “d) Định kỳ hằng năm báo cáo tổng hợp các dự án được xác nhận ưu đãi gửi Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) qua dịch vụ bưu chính hoặc hệ thống thư điện tử theo mẫu số 02 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.” 4. Bổ sung mẫu số 01 và mẫu số 02 vào Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TTBCT (tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Chương XI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 36. Hệ thống thông tin báo cáo điện tử của ngành Công Thương 1. Bộ Công Thương có trách nhiệm xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo điện tử thuộc phạm vi chức năng quản lý đáp ứng yêu cầu, nguyên tắc quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐCP , tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổng hợp, chia sẻ thông tin báo cáo và tiết kiệm về thời gian, chi phí cho các đối tượng thực hiện báo cáo. 2. Các đối tượng thực hiện báo cáo có thể lựa chọn phương thức gửi báo cáo định kỳ thông qua hình thức trực tuyến trên Hệ thống thông tin báo cáo điện tử của Bộ Công Thương khi hệ thống chính thức hoạt động. Điều 37. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 02 năm 2020. 2. Bãi bỏ các quy định sau: a) Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 33/2016/TTBCT ngày 23 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2015/TT BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh. b) Điều 4 Thông tư số 51/2018/TTBCT ngày 19 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLTBCTBTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập tái xuất các chất làm suy giảm tầng ôdôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôdôn. c) Khoản 20 Điều 1 Thông tư số 31/2018/TTBCT ngày 05 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TTBCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. d) Điều 29 Thông tư số 43/2013/TTBCT ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực 3. Các chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực Công Thương hiện hành phải đảm bảo thời gian chốt số liệu báo cáo theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐCP. 4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để được hướng dẫn, giải quyết./. Nơi nhận: Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chính phủ; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Lãnh đạo Bộ Công Thương; Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp; Cục Kiểm soát TTHC Văn phòng Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các Sở Công Thương; Thông tấn xã Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Công Thương; Lưu: VT, VP. BỘ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TTBCT ngày 18 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc liên tịch ban hành) TT Tên mẫu/ Phụ lục được bổ sung 1. Mẫu số 1.12 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TTBCT 2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2016/TTBCT 3. Phụ lục A QCVN 02:2014/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 48/2014/TTBCT 4. Phụ lục B QCVN 09:2015/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 36/2015/TTBCT 5. Mẫu số 1 Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TTBCT 6. Phụ lục QCVN 04:2013/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 18/2013/TTBCT 7. Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TTBCT 8. Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TTBCT 9. Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2013/TTBCT 10. Mẫu số 01 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TTBCT 11. Mẫu số 02 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 43/2012/TTBCT 12. Mẫu số 01 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TTBCT 13. Mẫu số 02 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2013/TTBCT 14. Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TTBCT 15. Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TTBCT 16. Mẫu TMĐT3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TTBCT 17. Mẫu TMĐT4 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TTBCT 18. Mẫu số BVNTD01 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TTBCT 19. Mẫu số BVNTD02 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2019/TTBCT 20. Mẫu số 01 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TTBCT 21. Mẫu số 02 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 55/2015/TTBCT PHỤ LỤC I Mẫu số 1.12 (Ban hành kèm theo Thông tư số09/2012/TTBCT ngày 20 tháng 4 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán năng lượng) Tỉnh, Thành phố/ Tập đoàn/ Tổng Công ty DANH SÁCH CƠ SỞ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TRỌNG ĐIỂM NĂM ... (Dùng cho cơ quan Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quản lý tòa nhà văn phòng, cơ sở dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải) Số TT Tên cơ sở Địa chỉ, Điện thoại, email, fax Ngành nghề SX, kinh doanh chính(1) Tiêu thụ năng lượng năm 201x Quy đổi (TOE) Ghi chú Điện (kWh) Than (tấn) DO (tấn) FO (tấn) Xăng (tấn) Khí (m 3) Khác (số đo) Ghi chú:Phân loại theo ngành nghề (SX Công nghiệp, SX nông nghiệp, tòa nhà, dịch vụ thương mại, giao thông vận tải); nếu có thể, mở rộng đến phân ngành Căn cứ Quyết định27/2018/QĐTTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. PHỤ LỤC 5 Mẫu báo cáo định kỳ của Sở Công Thương về phương tiện, thiết bị sản xuất, nhập khẩu dán nhãn năng lượng (Ban hành kèm theo Thông tư số36/2016/TTBCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương) UBND………….. SỞ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …../…… ….., ngày……tháng…..năm……. BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG VỀ PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ SẢN XUẤT NHẬP KHẨU DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG (Năm…………………) Kính gửi: Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) Sở Công Thương tỉnh…….tổng hợp thông tin báo cáo của doanh nghiệp về phương tiện, thiết bị sản xuất, nhập khẩu thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng tại địa phương hàng năm và các phương tiện, thiết bị đã dán nhãn năng lượng trong năm…………. Số Doanh nghiệp thực hiện báo cáo theo Phụ lục 3, Thông tư số 36/2016/TTBCT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương……………Doanh nghiệp. Số Doanh nghiệp không báo cáo:…………………Doanh nghiệp. STT Tên Sản phẩm Cơ sở sản xuất Xuất xứ Model Đã/Chưa Dán nhãn TKNL Hiệu suất năng lượng Cấp/Mức hiệu suất năng lượng Tiêu chuẩn TCVN Thời gian đăng ký dán nhãn năng lượng Sản lượng tiêu thụ trong kỳ Ghi chú Doanh nghiệp 1. Địa chỉ: I Sản phẩm 1 II Sản phẩm 2 Doanh nghiệp 2. Địa chỉ: I Sản phẩm 1 II Sản phẩm 2 Doanh nghiệp n Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT,… GIÁM ĐỐC (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC A Mẫu Báo cáo trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn quản lý của Sở Công Thương (Ban hành kèm theo Thông tư số48/2014/TTBCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu) UBND………….. SỞ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …../…… ……, ngày…..tháng…..năm…… BÁO CÁO ĐỊNH KỲ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG VỀ TRANG THIẾT BỊ PHỤ TRỢ SỬ DỤNG TRONG TỒN TRỮ VÀ PHÂN PHỐI XĂNG SINH HỌC TẠI CỦA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN (Năm …………....) Kính gửi: Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ) Thực hiện quy định theo Thông tư số 48/2014/TTBCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu, ……… (tên Sở Công Thương) báo cáo về trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu trong……………..(ghi năm báo cáo) tại các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau: 1. Về trang thiết bị phụ trợ trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học STT Tên thiết bị, máy móc Nơi sản xuất/xuất xứ Năm sản xuất Model Đã/Chưa công bố hợp chuẩn, hợp quy Tiêu chuẩn TCVN thiết kế Ghi chú Doanh nghiệp 1. I Thiết bị 1 II Thiết bị 2 Doanh nghiệp 2 I Thiết bị 1 II Thiết bị 2 Doanh nghiệp n 2. Tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý sản xuất, sửa chữa, sử dụng trang thiết bị, phụ trợ sử dụng trong tồn trữ và phân phối xăng sinh học E10 tại cửa hàng xăng dầu trên địa bàn ………………………………………………………………………………………………………….. 3. Kiến nghị, đề xuất (nếu có):………………………………………………………………………/. Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT, ... NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC B Mẫu Báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/chứng nhận/kiểm định/giám định (Ban hành kèm theo Thông tư số36/2015/TTBCT ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh) (Tên cơ quan chủ quản) (Tên tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ………., ngày tháng năm 20… BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM/CHỨNG NHẬN/ KIỂM ĐỊNH/GIÁM ĐỊNH (Từ ngày .../..../20 ... đến ngày …../…../20 ...) Kính gửi: Bộ Công Thương 1. Tên tổ chức hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận 2. Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………… 3. Điện thoại:………………………….Fax:……………………..Email: ………………………… 4. Tình hình hoạt động …………. (tên tổ chức hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận) báo cáo tình hình hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận được chỉ định từ ngày .../.../20 ... đến ngày..../……/20... như sau: a) Hoạt động thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận trong kỳ báo cáo: Tên lĩnh vực chuyên ngành Số lượng, nội dung công việc đã tiến hành đánh giá sự phù hợp …. b) Đơn vị có giấy thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận đã bị thu hồi hoặc hết hạn (nếu có) trong kỳ báo cáo. TT Tên đơn vị Địa chỉ (ghi địa danh tỉnh/ thành phố) Lĩnh vực/đối tượng Tên quy chuẩn kỹ thuật Thời gian/hiệu lực của giấy thử nghiệm/giám định/kiểm định/chứng nhận (ghi năm hết hiệu lực) Ghi chú 5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) ……………………….. (tên tổ chức đánh giá sự phù hợp) báo cáo để (tên cơ quan đầu mối do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định) và Bộ Công Thương biết. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP (Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC IX Mẫu 1: Báo cáo định kỳ của tổ chức sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số13/2018/TTBCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp) ……………(1)……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…… ……..(2)……., ngày tháng năm 20… BÁO CÁO Về tình hình hoạt động ……………..(3)……………… Kính gửi: ……………………………..(4)………………………. Thực hiện quy định tại Thông tư số /2018/TTBCT ngày tháng năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, ………….(1)……….. báo cáo tình hình hoạt động …………..(3)……………. từ ……. đến .... như sau: 1. Tình hình hoạt động: a) Chủng loại, số lượng vật liệu nổ công nghiệp đã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu trong kỳ: (5) TT Tháng Thuốc nổ (Kg) kíp nổ (cái) Dây cháy chậm (m) Dây A nổ (m) Dây dẫn nổ các loại (m) Thuốc nổ 1 … Thuốc nổ (n) Kíp thứ 1 … … Kíp thứ n 1 … 2 … … … … … 06 tháng Cả năm b) Chủng loại, số lượng tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đã sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp trong kỳ: TT Tháng NH 4NO3 (Kg) CH 3NO2 (Kg) NaNO 3 (Kg) KNO 3 (Kg) NaClO 3 (Kg) KClO 3 (Kg) KClO 4 (Kg) 1 … 2 … ….. … ….. … 06 tháng Cả năm c) Kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp (số lượng kho, tổng công suất kho). 2. Tình hình kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa theo các d và các văn bản liên quan Kiểm soát quá trình sản xuất (nguyên liệu đầu vào, đầu ra): Hoạt động công bố hợp quy đối với các sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp: Tuân thủ quy định về ghi nhãn sản phẩm: Hoạt động thử nghiệm định kỳ do nhà máy/đơn vị sản xuất tự thực hiện: + Số lượng, chủng loại sản phẩm: + Thời điểm sản xuất: + Số lượng thử nghiệm: + Kết quả thử nghiệm: + Đạt yêu cầu theo quy định tại Quy chuẩn…………………………………… + Không đạt yêu cầu:………………………………………………………. Hoạt động thử nghiệm tại phòng thí nghiệm được chỉ định: + Thời điểm sản xuất, ca sản xuất (áp dụng đối với đơn vị sản xuất):……………………………. + Thời hạn đảm bảo: …………………………………………………………………………….. + Kết quả thử nghiệm:………………………………………………………………………….. TT Tên sản phẩm Khối lượng Chỉ tiêu thử nghiệm Phương pháp thử Kết quả Đánh giá 1 2 … 3. Tình hình thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. a) Ban hành các nội quy, quy trình, quy định; b) Đánh giá rủi ro (nếu có); c) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp (nếu có); d) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ; đ) Thực hiện các quy định bảo đảm an toàn, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường. 4. Các tai nạn, sự cố liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. 5. Các khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp. 6. Các đề xuất, kiến nghị. Nơi nhận: Như trên; Vụ KHCN, Bộ Công Thương; ……..(7)……….; ……..(8)……….; Lưu: …..(9)……., ……………….(6)…………….. (Chữ ký, dấu) Nguyễn Văn A Chú thích: (1) Tên tổ chức báo cáo tình hình hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; (2) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ví dụ: Quảng Ninh); (3) Loại hình hoạt động (Ví dụ: Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp); (4) Cơ quan tiếp nhận báo cáo (Ví dụ: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp); (5) Có thể chỉnh sửa, bổ sung số lượng cột tại các bảng để báo cáo đầy đủ số lượng, chủng loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ sử dụng để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp; (6) Ghi quyền hạn, chức vụ của người ký; (7) Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức sản xuất, kinh doanh VLNCN có cơ sở sản xuất, kinh doanh (Ví dụ: Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên); (8) Tên các tổ chức có liên quan; (9) Tên viết tắt của bộ phận báo cáo. PHỤ LỤC Mẫu Báo cáo vướng mắc, kiến nghị các vấn đề liên quan đến chai LPG trên địa bàn quản lý của Sở Công Thương (Ban hành kèm theo Thông tư số18/2013/TTBCT ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép) UBND…………. SỞ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:…………/…………… ………., ngày……tháng … năm …… BÁO CÁO VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHAI LPG TRÊN ĐỊA BÀN QUẢN LÝ CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG Kính gửi: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Thực hiện quy định theo Thông tư số 18/2013/TTBCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng bằng thép, ………….(tên Sở Công Thương) báo cáo các vướng mắc liên quan đến chai LPG trong …………… (ghi năm báo cáo) tại các doanh nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau: 1. Các vướng mắc trong công tác quản lý sản xuất, sửa chữa, sử dụng chai LPG trên địa bàn ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. 2. Kiến nghị, đề xuất: …………………………………../. GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC IX Mẫu đề cương báo cáo hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh (Ban hành kèm theo Thông tư số09/2019/TTBCT ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện) BÁO CÁO HIỆN TRẠNG AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1. Khái quát về thủy điện trên địa bàn a) Tổng số công trình đang vận hành tính đến thời điểm báo cáo: .... công trình. b) Tổng số công trình đưa vào vận hành trong thời kỳ báo cáo: ………… công trình (tính từ thời điểm lập báo cáo năm trước đến thời điểm lập báo cáo này). c) Tổng số công trình có đập, hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương: .... công trình (trừ công trình sử dụng nước của hồ chứa thủy lợi để phát điện và công trình có đập, hồ chứa nhỏ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2019/TTBCT). 2. Tình hình vận hành đập, hồ chứa a) Tóm tắt tình hình lũ về hồ chứa so với lưu lượng lũ theo các quy trình vận hành hồ chứa. b) Tóm tắt công tác vận hành hồ chứa của chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa. c) Đánh giá chung về hiện trạng đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh Đối với đập Đối với hồ chứa 3. Tình hình mốc xác định phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa: a) Mốc xác định phạm vi bảo vệ đập (số lượng mốc; tình trạng mốc tại thời điểm làm báo cáo; số mốc bị hư hỏng, mất và số mốc được thay thế). b) Mốc xác định phạm vi bảo vệ hồ chứa (số lượng mốc; tình trạng mốc tại thời điểm làm báo cáo; số mốc bị hư hỏng, mất và số mốc được thay thế). 4. Hiện trạng an toàn đập, hồ chứa 4.1. Kết quả quan trắc đập, hồ chứa a) Đối với hồ chứa Số hồ chứa có hiện tượng sạt lở, tái tạo bờ hồ; tên hồ và tên công trình (nếu có). Tình hình xử lý, khắc phục của chủ sở hữu/tổ chức khai thác đập, hồ chứa (nếu có). b) Đối với đập Số đập theo thiết kế có lắp đặt thiết bị quan trắc; số đập được lắp thiết bị quan trắc và số lượng thiết bị được lắp đặt so với thiết kế. Tình hình hoạt động của thiết bị quan trắc. Công tác quan trắc, xử lý số liệu quan trắc của chủ sở hữu/tổ chức khai thác. Đánh giá chung hiện trạng đập (số đập vận hành bình thường; số đập có hiện tượng bất thường và biện pháp kiểm tra, theo dõi, xử lý). 4.2. Kết quả kiểm tra đập, hồ chứa a) Tình hình thực hiện công tác kiểm tra của chủ sở hữu/tổ chức khai thác và của Sở Công Thương. b) Tóm tắt kết quả kiểm tra đập, hồ chứa. c) Những khiếm khuyết phát hiện sau kiểm tra, biện pháp xử lý đã áp dụng và kết quả xử lý. 5. Các hoạt động thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa a) Số công trình có hoạt động thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa phải có giấy phép:……..công trình. b) Tổng số hoạt động thuộc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa phải có giấy phép: .... hoạt động; ghi rõ từng hoạt động của từng đập, hồ chứa. c) Số hoạt động phải có giấy phép nhưng chưa có giấy phép theo quy định. c) Đánh giá chung tình hình các hoạt động đến việc vận hành, quản lý an toàn đập, hồ chứa. 6. Đánh giá và kiến nghị a) Đánh giá chung hiện trạng an toàn đập, hồ chứa trên địa bàn. b) Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương (nếu có). PHỤ LỤC V (Ban hành kèm theo Thông tư số39/2013/TTBCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí dầu mỏ hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng) Mẫu số 01 Mẫu đề cương báo cáo định kỳ của các Doanh nghiệp về tình hình thực hiện đầu tư các dự án Kho xăng dầu, kho LNG, kho LPG Doanh nghiệp báo cáo tình hình triển khai đầu tư dự án kho xăng dầu/ kho LNG/ kho LPG trên địa bàn tỉnh như sau: 1. Kết quả thực hiện Thông tin chung về dự án: + Chủ đầu tư + Quy mô, sức chứa + Địa điểm + Nguồn vốn Tình hình triển khai đầu tư, xây dựng (Về phê duyệt chủ trương đầu tư; về thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng;...) 2. Các vướng mắc, khó khăn Nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện 3. Kiến nghị, đề xuất Mẫu số 02 Mẫu đề cương báo cáo định kỳ của Sở Công Thương về về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG Sở Công Thương ……… báo cáo về tình hình triển khai thực hiện dự án đầu tư kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG trên địa bàn tỉnh như sau: 1. Kết quả thực hiện Thống kê các dự án được bổ sung quy hoạch trên địa bàn tỉnh trong kỳ báo cáo Đánh giá về tình hình tổ chức triển khai thực hiện của các dự án Công tác quản lý ngành đối với đầu tư xây dựng kho xăng dầu, kho LPG, kho LNG trên địa bàn 2. Các vướng mắc, khó khăn Nêu các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và trong công tác quản lý ngành 3. Kiến nghị, đề xuất Phụ lục 3 Mẫu Báo cáo tình hình quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác các dự án thủy điện (Ban hành kèm theo Thông tư số43/2012/TTBCT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Công Thương quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện) Mẫu số 01 Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án thủy điện đã có trong quy hoạch trên địa bàn tỉnh Thông tin/Dự án Dự án thủy điện ... Dự án thủy điện ... Dự án thủy điện ... Thông tin chung về Quy hoạch Số hiệu, ngày tháng năm của văn bản thỏa thuận và/hoặc Quyết định phê duyệt Quy hoạch của Bộ Công Thương (Bộ Công nghiệp), UBND cấp tỉnh Chủ đầu tư dự án Tên doanh nghiệp đầu tư dự án, địa chỉ và số điện thoại liên hệ Cơ quan tư vấn lập dự án Tên cơ quan tư vấn lập dự án, địa chỉ và số điện thoại liên hệ Các thông số chính của dự án Loại đập và chiều cao đập lớn nhất (h max) Tác động môi trường xã hội Di dân, tái định cư (hộ người) Diện tích chiếm đất các loại + Đất trồng lúa (ha) + Đất trồng màu (ha) + Đất rừng (rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng dặc dụng, rừng sản xuất...) (ha) + Đất sông suối (ha) + Đất khác (ha) Phương án trồng bù rừng (tổng diện tích, tình hình thực hiện...) Chi trả dịch vụ môi trường rừng Ảnh hưởng nhu cầu nước hạ lưu Mức độ ảnh hưởng đối với các nhu cầu nước (sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp...) ở hạ lưu công trình Cam kết bảo vệ môi trường Các cam kết bảo vệ môi trường của CĐT trồng hoàn trả rừng, khai hoang và cải tạo đất sản xuất, hỗ trợ người dân, các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, xả nước duy trì dòng chảy môi trường... Tiến độ yêu cầu hoàn thành Các mốc tiến độ yêu cầu hoàn thành Dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, khởi công, phát điện tổ máy số 1 và hoàn thành công trình theo văn bản cho phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (ghi rõ số hiệu, ngày tháng và cơ quan ban hành văn bản) Tình hình thực hiện dự án Nghiên cứu đầu tư Tình hình thực hiện lập, thẩm định và phê duyệt Thiết kế cơ sở, Dự án đầu tư, Thiết kế kỹ thuật, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Phương án bồi thường, hỗ trợ, di dân tái định cư...kèm theo số hiệu, ngày tháng và cơ quan phê duyệt Thực hiện đầu tư Tình hình thực hiện dự án (giải phóng mặt bằng, di dân TĐC, các hạng mục công trình, đấu nối; tình hình thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường...; tiến độ phát điện TM 1 và hoàn thành toàn bộ công trình) Quy trình vận hành hồ chứa Các loại Giấy phép (khai thác nước mặt, hoạt động điện lực...) Phương án đấu nối của dự án vào lưới điện quốc gia Cấp điện áp, điểm đấu nối, chiều dài đường dây đấu nối... (đã được phê duyệt hoặc chưa được phê duyệt) Đề xuất, kiến nghị liên quan Các đề xuất, kiến nghị về điều chỉnh quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác... của dự án; Đề xuất loại khỏi quy hoạch Mẫu số 02 Tổng hợp các Dự án thủy điện đề xuất bổ sung vào Quy hoạch điện trên địa bàn tỉnh Thông tin/Dự án Dự án thủy điện ... Dự án thủy điện ... Dự án thủy điện ... Thông tin chung Số hiệu, ngày tháng năm của văn bản của UBND tỉnh cho phép nghiên cứu lập quy hoạch và Tờ trình của UBND tỉnh đề nghị bổ sung quy hoạch… Cơ quan tư vấn lập dự án Tên cơ quan tư vấn lập dự án, địa chỉ và số điện thoại liên hệ; Giấy phép hoạt động điện lực Các thông số chính của dự án Loại đập và chiều cao đập lớn nhất (h max) Tác động môi trường xã hội Di dân, tái định cư (hộ người) Diện tích chiếm đất các loại + Đất trồng lúa (ha) + Đất trồng màu (ha) + Đất sông suối (ha) + Đất khác (ha) Dự kiến phương án đấu nối của dự án vào lưới điện quốc gia Cấp điện áp, điểm đấu nối, chiều dài đường dây đấu nối... Hiệu quả tài chính, kinh tế của dự án Giai đoạn đầu tư xây dựng Giai đoạn 2021 2025, giai đoạn 2025 2030 hoặc sau 2030 PHỤ LỤC Các mẫu Báo cáo liên quan đến kiểm tra viên điện lực và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện (Ban hành kèm theo Thông tư số27/2013/TTBCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện) Mẫu số 01 Mẫu Đề cương Báo cáo công tác tổ chức tập huấn, sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch; công tác cấp, thu hồi Thẻ kiểm tra viên điện lực; công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hợp đồng điện lực; giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện I. Báo cáo công tác tổ chức, tập huấn, sát hạch, cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch và công tác cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực 1. Công tác tổ chức, tập huấn, sát hạch và cấp Giấy chứng nhận đạt yêu cầu sát hạch Kiểm tra viên điện lực: Nêu rõ số lớp, số lượng học viên và số lượng giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng là Kiểm tra viên điện lực cấp huyện. Nêu rõ số lớp, số lượng học viên và số lượng giấy chứng nhận đã cấp cho đối tượng là Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh. 2. Công tác cấp, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực: Số lượng thẻ đã cấp (cấp mới, cấp đổi) cho đối tượng là Kiểm tra viên điện lực cấp huyện; số lượng thẻ đã cấp (cấp mới, cấp đổi) cho đối tượng là Kiểm tra viên điện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn tỉnh (phân loại theo màu thẻ đã cấp). Số lượng thẻ đã thu hồi (nêu rõ lý do). II. Báo cáo công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động điện lực, sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của năm trước 1. Công tác kiểm tra hoạt động điện lực: Số cuộc kiểm tra, hình thức (theo kế hoạch hay đột xuất). Đối tượng được kiểm tra. Nội dung kiểm tra. Số vụ vi phạm quy định về hoạt động điện lực đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). Những hành vi vi phạm phổ biến. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn kiểm tra. 2. Công tác kiểm tra sử dụng điện: Số cuộc kiểm tra, hình thức (theo kế hoạch hay đột xuất). Đối tượng được kiểm tra. Nội dung kiểm tra. Số vụ vi phạm quy định về sử dụng điện đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). Những hành vi vi phạm phổ biến. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn kiểm tra. 3. Công tác kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện: Số cuộc kiểm tra, hình thức (theo kế hoạch hay đột xuất). Đối tượng được kiểm tra. Nội dung kiểm tra. Số vụ vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). Những hành vi vi phạm phổ biến. Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn kiểm tra. III. Báo cáo công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện của năm trước Số lượng vụ việc đã giải quyết theo thẩm quyền/số lượng vụ việc đã tiếp nhận. Số lượng vụ việc chưa giải quyết (nguyên nhân). Nội dung, kết quả vụ việc đã giải quyết. Việc thực hiện kết luận giải quyết tranh chấp. Mẫu số 02 Mẫu Đề cương Báo cáo kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực I. Báo cáo kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc đơn vị điện lực của năm trước 1. Kiểm tra sử dụng điện Kiểm tra theo kế hoạch + Số cuộc kiểm tra. + Đối tượng được kiểm tra: Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ... + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. Kiểm tra đột xuất + Số cuộc kiểm tra. + Đối tượng được kiểm tra: Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ... + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. 2. Kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện Kiểm tra theo kế hoạch + Số cuộc kiểm tra. + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. Kiểm tra đột xuất + Số cuộc kiểm tra. + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. II. Báo cáo kiểm tra sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực thuộc thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia và các Tổng công ty Điện lực của năm trước 1. Kiểm tra sử dụng điện Kiểm tra theo kế hoạch + Số cuộc kiểm tra. + Đơn vị thực hiện kiểm tra. + Đối tượng được kiểm tra: Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ... + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. Kiểm tra đột xuất + Số cuộc kiểm tra, + Đơn vị thực hiện kiểm tra. + Đối tượng được kiểm tra: Sinh hoạt/sản xuất/dịch vụ... + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. 2. Kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện Kiểm tra theo kế hoạch + Số cuộc kiểm tra. + Đơn vị thực hiện kiểm tra. + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. Kiểm tra đột xuất + Số cuộc kiểm tra. + Đơn vị thực hiện kiểm tra. + Nội dung kiểm tra. + Số vụ vi phạm đã phát hiện, đã xử lý, chưa xử lý (nguyên nhân). + Những hành vi vi phạm phổ biến. PHỤ LỤC Mẫu Báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện tiếp cận điện năng (Ban hành kèm theo Thông tư số24/2016/TTBCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng) Mẫu số 01 Mẫu Báo cáo định kỳ của Công ty Điện lực tỉnh về tình hình thực hiện tiếp cận điện năng lưới điện trung áp TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC…… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …../……. ……., ngày…..tháng….năm…… Kính gửi: Sở Công Thương ………. Công ty Điện lực …….. tổng hợp thông tin báo cáo tình hình tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh như sau: 1. Kết quả thực hiện: Số lượng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Chi tiết thời gian xử lý các thủ tục của ngành điện đối với từng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Tổng hợp thời gian bình quân cho 1 khách hàng. Số lượng khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định. 2. Các vướng mắc, khó khăn: Nguyên nhân các khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện lớn hơn tổng thời gian quy định. Các khó khăn, vướng mắc khác. 3. Kiến nghị, đề xuất: Kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định. Đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục của ngành điện. Nơi nhận: Như trên; …………….; Lưu: ……. ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) Mẫu số 02 Mẫu Báo cáo định kỳ của Sở Công Thương về tình hình thực hiện tiếp cận điện năng lưới điện trung áp UBND…….. SỞ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: ……../……. ……., ngày ….. tháng …. năm ……. Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo) Sở Công Thương …….. tổng hợp thông tin báo cáo tình hình tiếp cận điện năng trên địa bàn tỉnh như sau: 1. Kết quả thực hiện: Số lượng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Chi tiết thời gian xử lý các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước đối với từng khách hàng sử dụng điện đăng ký đấu nối vào lưới điện trung áp. Tổng hợp thời gian bình quân cho 01 khách hàng. Số lượng khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước lớn hơn tổng thời gian quy định. Tổng hợp chung từ các báo cáo của Công ty Điện lực tỉnh thành phố. 2. Các vướng mắc, khó khăn: Nguyên nhân các khách hàng có thời gian thực hiện các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước lớn hơn tổng thời gian quy định. Các khó khăn, vướng mắc khác. 3. Kiến nghị, đề xuất: Kiến nghị giải quyết các vấn đề liên quan nhằm đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục theo quy định. Đề xuất các biện pháp nhằm tiếp tục giảm thời gian thực hiện các thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước. Nơi nhận: Như trên; ……………..; Lưu: ………. GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) PHỤ LỤC Các mẫu báo cáo trong lĩnh vực thương mại điện tử (Ban hành kèm theo Thông tư số47/2014/TTBCT ngày 05 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử) Mẫu TMĐT3 Mẫu đề cương Báo cáo về tình hình hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử 1. Tên thương nhân, tổ chức 2. Địa chỉ 3. Điện thoại/Fax/Email 4. Tình hình hoạt động của website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Mô hình hoạt động, phạm vi hoạt động Nguồn vốn đầu tư Tiện ích, công cụ hỗ trợ và chính sách trên website/ ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Tình hình kinh doanh trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Các khó khăn, trở ngại khi vận hành website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử 5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) Mẫu TMĐT4 Mẫu đề cương Báo cáo kết quả đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử 1. Tên thương nhân, tổ chức 2. Địa chỉ 3. Điện thoại/Fax/Email 4. Kết quả đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử 5. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) Mẫu số BVNTD01 Mẫu Báo cáo kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số /2019/TTBCT ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về chế độ báo cáo của Ngành Công Thương) UBND TỈNH, THÀNH PHỐ 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /BC ……., ngày……tháng…..năm…….. BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM TẠI ……… Kỳ báo cáo: …………….. 2 Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 99/2011/NĐCP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Căn cứ Quyết định số 1035/QĐTTg ngày 10 tháng 07 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam; Căn cứ Kế hoạch tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm của Bộ Công Thương; UBND tỉnh/ thành phố …………..3 báo cáo kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền tình hình triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm …………………..4 tại tỉnh/ thành phố …………….5 như sau: 1. Mục đích, yêu cầu, thời gian và chủ đề 1.1. Mục đích 1.2. Yêu cầu 1.3. Thời gian tổ chức 1.4. Chủ đề 2. Kết quả triển khai các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm ……….. 6 tại tỉnh, thành phố ……….7 2.1. Đối tượng tham gia 2.2. Nội dung và kết quả (Hoàn thiện bổ sung số liệu vào bảng số liệu theo Mẫu số BVNTD02 đính kèm Phụ lục Thông tư này) 3. Tổ chức thực hiện 3.1. Sở Công Thương 3.2. Các Sở, ban ngành liên quan (nếu có) 4. Kinh phí 5. Khó khăn, tồn tại và nguyên nhân 6. Đề xuất, kiến nghị (nếu có) Nơi nhận: Như trên; …………….; Lưu: ……. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 1 Tên UBND địa phương báo cáo 2 Thời điểm thực hiện báo cáo 3 Đơn vị thực hiện báo cáo 4 Thời điểm báo cáo 5 Địa phương báo cáo 6 Thời điểm báo cáo 7 Địa phương báo cáo Mẫu số BVNTD02 SỐ LIỆU KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀY QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VIỆT NAM NĂM……. TẠI……….. TT Lễ phát động Mitting (buổi) Tuần hành Hội thảo (buổi) Hội nghị (buổi) Tập huấn (buổi) Treo băng rôn, khẩu hiệu Truyền hình Đài truyền hình Tài liệu tuyên truyền Tri ân NTD Khen thưởng Hình thức khác Kinh phí Tờ rơi Sổ tay, sách Ngân sách Xã hội hóa 1 2 3 PHỤ LỤC 4 Các mẫu báo cáo trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ (Ban hành kèm theo Thông tư số55/2015/TTBCT ngày 30 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển) Mẫu số 01 Biểu mẫu số liệu báo cáo của tổ chức, cá nhân (Tên cơ quan chủ quản) (Tên tổ chức sản xuất, kinh doanh) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019 BÁO CÁO Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển Kính gửi: (Tên cơ quan cấp giấy xác nhận ưu đãi) I. Thông tin chung 1. Tên tổ chức sản xuất, kinh doanh: 2. Tên dự án: 3. Địa chỉ: 4. Điện thoại:……………………… Fax:……………………….. Email:…………………………. 5. Thời gian dự án bắt đầu hoạt động: 6. Thời gian dự án mở rộng (nếu có): 7. Giấy xác nhận ưu đãi số: II. Báo cáo tình hình triển khai sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển 1. Tình hình hoạt động sản xuất của dự án (máy móc, dây chuyền, số lượng, chất lượng sản phẩm,...) 2. Sự thay đổi về sản phẩm đang được hưởng ưu đãi, mã HS sản phẩm (nếu có) 3. Tình hình kinh doanh của sản phẩm thuộc dự án (số lượng, doanh thu, giá trị ưu đãi nhận được,...) 4. Hoạt động liên quan đến hướng dẫn đào tạo, chuyển giao kiến thức, công nghệ của dự án 5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của dự án 6. Tình hình sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện, phụ tùng và thiết bị có trong nước phục vụ cho dự án (nội địa hóa) 7. Tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường; An toàn vệ sinh lao động; Phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện dự án 8. Tình hình duy trì hoạt động Quản lý chất lượng III. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có) (Tên tổ chức sản xuất, kinh doanh) kính báo (đơn vị cấp giấy xác nhận) để theo dõi, quản lý./. TÊN TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH (Đại diện có thẩm quyền ký tên, đóng dấu) Mẫu số 02 Biểu mẫu số liệu báo cáo trong hoạt động của cơ quan Nhà nước thuộc phạm vi quản lý ngành Công Thương ĐƠN VỊ: ……………. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ……, ngày tháng năm BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ HỒ SƠ ƯU ĐÃI STT NĂM TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐƠN VỊ XIN XÁC NHẬN NGÀY NHẬN HỒ SƠ LOẠI DN (FDI/VN) LĨNH VỰC/ NGÀNH TÌNH TRẠNG HỒ SƠ GIẤY XÁC NHẬN ƯU ĐÃI (HOẶC VĂN BẢN YÊU CẦU BỔ SUNG THÔNG TIN) I Doanh nghiệp đã được cấp GXN 1 … II Doanh nghiệp chưa đủ điều kiện cấp GXN 1 … :
Thông tư 42/2019/TT-BCT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-42-2019-TT-BCT-sua-doi-quy-dinh-che-do-bao-cao-dinh-ky-tai-cac-Thong-tu-431586.aspx
{'official_number': ['42/2019/TT-BCT'], 'document_info': ['Thông tư 42/2019/TT-BCT sửa đổi quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại các Thông tư do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành hoặc liên tịch ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Trần Tuấn Anh'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/12/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '23/01/2020', 'note': ''}
227
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 691/QĐUBND Tây Ninh, ngày 01 tháng 4 năm 202 4 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC, QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 405/QĐBKHCN ngày 19 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 13/TTr KHCN ngày 28 tháng 3 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này là danh mục, quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ. Đồng thời bãi bỏ thủ tục hành chính về đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đã được ban hành trước đó (danh mục gồm 01 thủ tục hành chính mới ban hành/bãi bỏ và nội dung quy trình giải quyết thủ tục hành chính công bố bằng file điện tử đính kèm theo Quyết định này trên phần mềm Egov). Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này. Đồng thời, địa phương hóa và cập nhật các quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã công bố lên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về thủ tục hành chính. Thông báo mã thủ tục hành chính mới cập nhật cho Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định. Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện việc xây dựng và cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính gắn với mã thủ tục hành chính lên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Đồng thời, công khai và giải quyết các thủ tục hành chính này cho cá nhân, tổ chức đúng quy định. Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định các quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính đã được cập nhật mã thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh. Thông báo cho Văn phòng UBND tỉnh để làm cơ sở trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ. Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1044/QĐUBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của UBND tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Cục Kiểm soát TTHC VPCP; CT, các PCT UBND tỉnh; Lãnh đạo VP UBND tỉnh; TTPVHCC; KT; KSTT; Lưu: VT, VP UBND tỉnh.(Tuấn). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Võ Đức Trong PHỤ LỤC DANH MỤC VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Ban hành kèm theo Quyết định số 691 /QĐUBND ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh) PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/BÃI BỎ STT Tên thủ tục hành chính Lĩnh vực Cấp thực hiện Căn cứ pháp lý I Thủ tục hành chính mới ban hành 1 Thủ tục đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (3.000259) Hoạt động khoa học và công nghệ Cấp tỉnh (Toàn trình) Luật Thi đua, khen thưởng số 06/2022/QH15 ngày 15/6/2022 của Quốc hội. Nghị định số 18/2024/NĐCP ngày 21/02/2024 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ. II Thủ tục hành chính bãi bỏ 1 Thủ tục đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (2.000058) Hoạt động khoa học và công nghệ Cấp tỉnh Nghị định số 18/2024/NĐCP ngày 21/02/2024 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ. PHẦN 2 NỘI DUNG, QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ A. CẤP TỈNH Mã thủ tục số 3.000259 Tên thủ tục hành chính: Thủ tục đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ của tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam Cấp thực hiện: Cấp tỉnh Lĩnh vực: Lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ Trình tự thực hiện: Tổ chức/ cá nhân có nhu cầu thực hiện thủ tục hành chính này thì chuẩn bị hồ sơ nộp tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Bao gồm: bưu điện tỉnh, huyện, xã) hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900561563 để được nhân viên tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh gần nhất trực tiếp đến tiếp nhận hồ sơ tại nơi mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Nhân viên tại các điểm bưu chính sau khi tiếp nhận hồ sơ phải vận chuyển hồ sơ và nộp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Trường hợp tổ chức/cá nhân không có nhu cầu nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì có thể nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (số 83, đường Phạm Tung, Phường 3, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) để được tiếp nhận và giải quyết theo quy định. Ngoài 02 hình thức trên, tổ chức/ cá nhân có thể nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến tại: + Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ https://dichvucong.gov.vn + Cổng dịch vụ công tỉnh, địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn + Ứng dụng Tây Ninh Smart + Cổng hành chính công tỉnh Tây Ninh trên mạng xã hội Zalo Lưu ý:Trường hợp Hồ sơ nộp trực tuyếnkhông đảm bảo theo quy định(file San, chụp), tổ chức/cá nhân phải gửibản giấy về Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ trực tuyến. Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30 phút; chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ, trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định). Quy trình tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả được thực hiện như sau: Bước 1 : Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh [04 giờ] Thực hiện tiếp nhận hồ sơ: + Hồ sơ được cá nhân, tổ chức nộp trực tiếp tại Trung tâm. + Hồ sơ được nhân viên bưu điện nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích. + Hồ sơ được cá nhân, tổ chức nộp bằng hình thức trực tuyến. Thực hiện kiểm tra hồ sơ: + Trường hợp Hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định: Trả yêu cầu sửa đổi, bổ sung (trên môi trường điện tử trong trường hợp nộp trực tuyến, trả trực tiếp trong trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích). + Trường hợp hồ sơ đảm bảo theo quy định: In phiếu nhận và hẹn trả kết quả (trường hợp nộp trực tuyến thì thông báo trực tuyến Mã hồ sơ được phát sinh tự động trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo quy định). Bước 2 : Sở Khoa học và Công nghệ [112 giờ] Công chức Phòng Quản lý Chuyên ngành tiếp nhận hồ sơ từ nhân viên bưu điện; xem xét, thẩm định hồ sơ: Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ dự thảo thông báo cho tổ chức, cá nhân biết bằng văn bản để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trình Lãnh đạo phòng xem xét và trình Lãnh đạo phê duyệt. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, dự thảo kết quả giải quyết thủ tục hành chính trình Lãnh đạo phòng xem xét và trình Lãnh đạo Sở duyệt kết quả thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh. Chuyển hồ sơ đến UBND tỉnh xem xét, giải quyết kết quả. Bước 3: UBND tỉnh Tây Ninh [80 giờ] UBND tỉnh xem xét, ký duyệt kết quả giải quyết TTHC, chuyển cho nhân viên bưu điện để nhân viên bưu điện chuyển kết quả về Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 4: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh [04 giờ] Tiếp nhận kết quả giải quyết từ nhân viên bưu điện và trả kết quả trực tiếp cho người nộp hồ sơ (trường hợp người nộp hồ sơ muốn nhận kết quả trực tiếp) hoặc Trung tâm chuyển kết quả cho nhân viên bưu điện để trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính công ích cho người nộp hồ sơ theo yêu cầu Sơ đồ quy trình ![](00635132files/image001.jpg) Cách thức thực hiện: Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Không có Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Địa chỉ: Số 83, đường Phạm Tung, Phường 3, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Trực tuyến 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Không có Nộp hồ sơ bằng hình thức trực tuyến tại: + Cổng dịch vụ công Quốc gia, địa chỉ: https://dichvucong.gov.vn/ + Cổng dịch vụ công tỉnh, địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn/ + Ứng dụng Tây Ninh Smart + Cổng hành chính công tỉnh Tây Ninh trên mạng xã hội Zalo Dịch vụ bưu chính 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Không có Nộp qua dịch vụ bưu chính công ích tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (Bao gồm: bưu điện tỉnh, huyện, xã) hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900561563 để được nhân viên tại các điểm bưu chính thuộc hệ thống Bưu điện tỉnh gần nhất trực tiếp đến tiếp nhận hồ sơ tại nơi mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu. Thành phần hồ sơ Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Đơn đăng ký đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ. Mẫu số 11 (Nghị định số 18/2024/NĐCP) Bản chính: 01 Dự thảo Quy chế xét tặng giải thưởng quy định về tên giải thưởng, đối tượng, nguyên tắc, điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục xét tặng giải thưởng, quyền lợi của tổ chức, cá nhân được tặng giải thưởng, thời gian tổ chức xét tặng giải thưởng. Bản chính: 01 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ). Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân cư trú hoặc hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được đặt và tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ tại Việt Nam Cơ quan thực hiện Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh Cơ quan có thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (số 83, đường Phạm Tung, Phường 3, Thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) Kết quả thực hiện Mã tài liệu Tên kết quả Tệp đính kèm Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho tổ chức, cá nhân tổ chức xét tặng giải thưởng Căn cứ pháp lý Số văn bản Tên văn bản Ngày văn bản Ngày hiệu lực Cơ quan ban hành 06/2022/QH15 Luật Thi đua, khen thưởng 15/6/2022 01/01/2024 Quốc hội 18/2024/NĐCP Nghị định về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ 21/02/2024 10/4/2024 Chính phủ Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không có Thành phần hồ sơ lưu Lưu theo thành phần hồ sơ theo TTHC quy định; Kết quả giải quyết TTHC. Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả. Phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có). Phiếu kiểm soát giải quyết hồ sơ. Thời gian lưu và nơi lưu Lưu ở phòng Quản lý Chuyên ngành 01 năm. Sau đó chuyển xuống Văn thư Sở, lưu trữ theo quy định hiện hành. Mẫu số 11 (Nghị định số 18/2024/NĐCP) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ……., ngày …. tháng …. năm …. ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẶT VÀ TẶNG GIẢI THƯỞNG VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Kính gửi: …………………………….. 1. Thông tin tổ chức/cá nhân đăng ký giải thưởng: Đối với tổ chức Tên tổ chức: ………………………………..……………………………………………….. Địa chỉ liên hệ: ………………………………..………………………………………….….. Điện thoại: …………………………….. Email: ………………………………………..…. Số Quyết định thành lập: ………………………………..…………………………..……… Lĩnh vực đăng ký hoạt động chính (đăng ký kinh doanh): ……………………….…...… ………………………………..………………………………..………………………..……... Họ và tên người đứng đầu tổ chức: ………………………………..……...…………..…… Đối với cá nhân Họ và tên: ……………………….……….. Quốc tịch: ……………………..………….. Ngày, tháng, năm sinh: …………………………..………………………………..……. Số CCCD/Hộ chiếu: …………… Ngày cấp: …………Nơi cấp: ………..…………….. Nơi ở hiện nay: ………………………..………………...………………..…………….. Địa chỉ liên hệ: ………………………………..…………………………..…………….. Điện thoại: ……………………………….. Email:……………...…………………….. 2. Đăng ký giải thưởng: 2.1. Tên giải thưởng: …………………………..……………………………………….. (Trường hợp đăng ký giải thưởng sử dụng tên của tổ chức, cá nhân, hồ sơ đăng ký phải kèm theo văn bản đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan có thẩm quyền.) 2.2. Ý nghĩa của giải thưởng: ………………………………………...…………………… ………………………………..………………………………………...…..………………… 2.3. Lĩnh vực đăng ký giải thưởng: …………………………………..…………………… 2.4. Mục đích đặt và tặng giải thưởng: …………………………...……..……………… 2.5. Quy mô giải thưởng: ………………………..…………………..………………….. 2.6. Nguồn kinh phí: ………………………..………………...………………………… 2.7. Đối tượng áp dụng cho giải thưởng: …………………..………..………………….. 2.8. Tóm tắt nguyên tắc, điều kiện xét tặng, tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng: ……….… ………………………..………………………………………..……………………...… ………………………..………………………………………..……………………...… ………………………..………………………………………..…………………...…… ………………………..………………………………………..………………...……… ………………………..………………………………………..……………………..… ………………………..………………………………………..…………………...…… ………………………..………………………………………..………………...……… ………………………..………………………………………..………………...……… (Kèm theo dự thảo Quy chế xét tặng giải thưởng) Tôi/Chúng tôi cam kết: Tên giải thưởng mới không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên giải thưởng về khoa học và công nghệ đã được đặt, tặng; Tổ chức, cá nhân (hoặc người đại diện hợp pháp) hoặc cơ quan có thẩm quyền đã đồng ý cho tôi/chúng tôi sử dụng tên của tổ chức, cá nhân đó để đặt tên giải thưởng về khoa học và công nghệ (trường hợp đăng ký giải thưởng sử dụng tên của tổ chức, cá nhân); Không xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. TỔ CHỨC/CÁ NHÂN (Ký, ghi rõ họ tên)
Quyết định 691/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-691-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-khoa-hoc-cong-nghe-So-Khoa-hoc-Tay-Ninh-635132.aspx
{'official_number': ['691/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 691/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục, Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực Hoạt động khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tây Ninh', ''], 'signer': ['Võ Đức Trong'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/04/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
228
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1666/QĐUBND Quảng Ngãi, ngày 05 t háng 12 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, GIẢI QUYẾT CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH, UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/202 1 /NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 6 1 /2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:số 3506/QĐBVHTTDL ngày 29/12/2021, số 757/Q Đ BVHTTDL ngày 31/3/2022, số 1 785/QĐBVHTTDL ng à y 28/7/2022, số 2 1 99/Q Đ BVHTTDL ng à y 12/9/2022, s ố 2289/Q Đ BVHTTDL ng à y 20/9/2022; Căn cứ Quyết định số 39/2020/QĐUBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Ngãi; Căn cứ Quyết định số 44/2022/QĐUBND ngày 24/1 2/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa li ên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Theo đề nghị của Gi á m đ ố c Sở Văn h ó a, Thể thao và Du lịch t ỉ nh Quảng Ngãi tại Công v ă n s ố 2004/SVHTTDLVP ngày 07/11/2022 . QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được chuẩn hóa và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý, giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Cụ thể như sau: 1. Danh mục TTHC được chuẩn hóa tại Phụ lục I. 2. Quy trình nội bộ giải quyết TTHC tại Phụ lục II. Điều 2. Trách nhiệm của cáccơquan, đơn vị 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đăng tải công khai, đầy đủ Danh mục, nội dung cụ thể TTHC trên Trang thông tin điện tử thành phần của Sở, niêm yết công khai tại cơ quan; tiếp nhận và giải quyết TTHC theo đúng quy định; gửi nội dung cụ thể TTHC được công bố đến Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập lên phần mềm Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh và gửi Văn phòng UBND tỉnh để theo dõi, kiểm soát nội dung thực hiện. 2. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện đăng nhập các TTHC được công bố tại Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC. 3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử nội bộ giải quyết TTHC và đăng tải công khai nội dung cụ thể TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. 4. UBND cấp huyện a) Thực hiện niêm yết công khai kịp thời, đầy đủ Danh mục và nội dung cụ thể từng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định; đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của địa phương và thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật và nội dung công bố tại Quyết định này. b) Căn cứ quy trình nội bộ giải quyết TTHC được phê duyệt tại Điều 1, tổ chức kiểm soát việc chấp hành trình tự, nội dung, trách nhiệm, thời gian, kết quả giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện. 5. UBND cấp xã a) Thực hiện niêm yết công khai kịp thời, đầy đủ Danh mục và nội dung cụ thể từng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định; đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của địa phương (nếu có) và thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật và nội dung công bố tại Quyết định này. b) Căn cứ quy trình nội bộ giải quyết TTHC được phê duyệt tại Điều 1, tổ chức kiểm soát việc chấp hành trình tự, nội dung, trách nhiệm, thời gian, kết quả giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và báo cáo UBND cấp huyện về kết quả thực hiện. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Danh mục TTHC và Quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại các Quyết định: số 2476/QĐUBND ngày 20/12/2017; số 1245/QĐUBND ngày 06/8/2018; số 241/QĐUBND ngày 25/02/2020; số 279/QĐUBND ngày 25/02/2021, số 555/QĐUBND ngày 14/4/2021; số 1260/QĐUBND ngày 20/8/2021, số 1830/QĐUBND ngày 19/11/2021, số 1556/QĐUBND ngày 09/11/2022. Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 4; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Cục Kiểm soát TTHCVPCP; CT, các PCT UBND tỉnh; VPUB: PCVP, KGVX, CBTH; Lưu: VT, TTHC CHỦ TỊCH Đặng Văn Minh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00548385files/image001.gif)
Quyết định 1666/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1666-QD-UBND-2022-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-thuoc-So-Van-hoa-Quang-Ngai-548385.aspx
{'official_number': ['1666/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1666/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý, giải quyết của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ngãi', ''], 'signer': ['Đặng Văn Minh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/12/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
229
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 04/2023/QĐKTNN Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2018/QĐKTNN NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2018 CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Căn cứLuật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019; Căn cứLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số02/2018/QĐ KTNN ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 02/2018/QĐKTNN ngày 26 tháng 11 năm 2018 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng TW và các Ban của Đảng; Văn phòng Chính phủ; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện KSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao; Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); Công báo; Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN; Lưu: VT, Vụ PC (03). KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Đặng Thế Vinh
Quyết định 04/2023/QĐ-KTNN
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Quyet-dinh-04-2023-QD-KTNN-bai-bo-Quyet-dinh-02-2018-QD-KTNN-Quy-trinh-kiem-toan-565480.aspx
{'official_number': ['04/2023/QĐ-KTNN'], 'document_info': ['Quyết định 04/2023/QĐ-KTNN bãi bỏ Quyết định 02/2018/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Kiểm toán Nhà nước', ''], 'signer': ['Đặng Thế Vinh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Kế toán - Kiểm toán'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/04/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '17/05/2023', 'note': ''}
230
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 66/2024/QĐUBND Long An, ngày 10 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH PHỐI HỢP CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NHÀ Ở GIỮA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN LÀM THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 27/11/2023; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các Tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29/6/2024; Căn cứ Nghị định số 94/2024/NĐCP ngày 24/7/2024 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; Căn cứ Nghị định số 95/2024/NĐCP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở; Căn cứ Thông tư số 05/2024/TTBXD ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 4748/TTrSXD ngày 31/10/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) và cơ quan quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh Long An theo quy định tại khoản 2 Điều 120 Luật Nhà ở số 27/2023/QH15. 2. Đối tượng áp dụng Quy định này áp dụng đối với Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (UBND cấp huyện); Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký đất đai), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại các huyện, thị xã, thành phố. Điều 2. Nội dung, hình thức và thời hạn phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở 1. Nội dung phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở: thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2023. 2. Hình thức phối hợp: gửi thông tin, dữ liệu bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử đã ký số theo quy định. 3. Thời gian cung cấp thông tin: thông tin cung cấp trước ngày 10 của tháng đầu tiên của mỗi quý hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương 1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà ở a) Sở Xây dựng: Tổ chức tiếp nhận thông tin về nhà ở đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh. Thiết lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh do Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp. Chia sẻ, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật được quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 của Nghị định số 94/2024/NĐCP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản về xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản của trên địa bàn tỉnh, gửi báo cáo về Bộ Xây dựng theo quy định. b) Cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện (UBND cấp huyện): Tổ chức tiếp nhận thông tin về nhà ở đối với cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn quản lý. Thiết lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở đối với cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn quản lý. 2. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận a) Sở Tài nguyên và Môi trường: Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tại các huyện, thị xã, thành phố khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cung cấp thông tin hồ sơ nhà ở gửi về cơ quan quản lý nhà ở cùng cấp đảm bảo đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn theo quy định tại Điều 2 Quyết định này. Báo cáo gửi về Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cấp Giấy chứng nhận kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đã cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo Mẫu số 02 của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 95/2024/NĐ CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở để theo dõi, quản lý. b) Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh: khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại Điều 2 Quyết định này cho Sở Xây dựng để thiết lập hồ sơ nhà ở. c) Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố: khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhà ở quy định tại Điều 2 Quyết định này cho UBND cấp huyện, đồng gửi cho Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý Đô thị thị xã, thành phố để thiết lập hồ sơ nhà ở. 3. Các sở, ngành có liên quan: tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp tổ chức triển khai thực hiện quy định việc phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở trên địa bàn tỉnh phù hợp với ngành, lĩnh vực quản lý. Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2024. 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, thay thế, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh, kiến nghị về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định. Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 5; Vụ Pháp chế Bộ Xây dựng; Cục KSTTHC Văn phòng Chính phủ; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh; TT.UBMTTQVN và các Đoàn thể tỉnh; CT, các PCT.UBND tỉnh; Phòng: THKSTTHC, KTTC; Ban Nội chính – TCD; Trung tâm Công báo; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Lưu: VT, Nguyên. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Út
Quyết định 66/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-66-2024-QD-UBND-phoi-hop-cung-cap-thong-tin-nha-o-co-quan-cap-Giay-chung-nhan-Long-An-635211.aspx
{'official_number': ['66/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 66/2024/QĐ-UBND quy định phối hợp cung cấp thông tin về nhà ở giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận và cơ quan quản lý nhà ở trên địa bàn tỉnh Long An'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Long An', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Út'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '10/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
231
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 4032/BHXHPC V/v hướng dẫn tham gia tố tụng dân sự và thi hành án dân sự Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Kính gửi: Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành. Sau khi Bộ Tư pháp có ý kiến tại Công văn số 3874/BTP TCTHADS ngày 12/9/2014 và Viện Khoa học xét xử có ý kiến tại Công văn số 260/KHXX ngày 22/9/2014, Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện chuẩn bị hồ sơ, tham gia tố tụng và thi hành án như sau: I. Tham gia tố tụng khi cơ quan Bảo hiểm xã hội là nguyên đơn 1. Những vấn đề chung 1.1. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết Theo Khoản 1, Điều 33 và Điểm a, Khoản 1, Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố tụng dân sự) thì Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Bảo hiểm xã hội huyện (sau đây gọi tắt là cơ quan Bảo hiểm xã hội) nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức). Theo Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự: + Trong trường hợp không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể đề nghị Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. + Trường hợp tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh thuộc tổ chức thì cơ quan Bảo hiểm xã hội có thể đề nghị Tòa án nơi tổ chức đó có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Ví dụ: Công ty A có trụ sở tại huyện X. Công ty A có chi nhánh tại huyện Y. Cơ quan Bảo hiểm xã hội khi thực hiện việc khởi kiện chi nhánh của công ty A do nợ tiền bảo hiểm xã hội có thể yêu cầu Tòa án huyện X hoặc Tòa án huyện Y thụ lý giải quyết. Việc xác định nơi cư trú, làm việc, nơi có trụ sở của nguyên đơn hoặc bị đơn để xác định Tòa án giải quyết căn cứ tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. 1.2.Hồ sơ khởi kiện Hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện + Đơn khởi kiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định của Phần thứ hai "Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm" của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (Mẫu đơn đính kèm Công văn này). Đơn khởi kiện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, chức danh và đóng dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Lưu ý: trong đơn khởi kiện phải nêu rõ yêu cầu khởi kiện. Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội được quyền lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự thì trong nội dung đơn khởi kiện phải cam kết không khởi kiện tại Tòa án khác. + Căn cứ quy định tại Khoản 6, 7 Điều 9, Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP, trong đơn khởi kiện phải ghi đúng, đầy đủ, cụ thể địa chỉ của bị đơn cũng như của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nếu cơ quan Bảo hiểm xã hội không biết hoặc ghi không đúng địa chỉ của bị đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để ghi trong đơn khởi kiện thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải thực hiện việc tìm địa chỉ của đơn vị sử dụng lao động, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bản sao Quyết định thành lập cơ quan Bảo hiểm xã hội. Giấy ủy quyền của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện (nếu có). Bản sao Quyết định bổ nhiệm của người đứng đơn khởi kiện (nếu có). Bản sao Chứng minh thư nhân dân của người đại diện tham gia tố tụng. Các tài liệu, hồ sơ xác định nợ của đơn vị theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (đối với trường hợp khởi kiện đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế) hoặc các tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung khởi kiện. Bản sao Giấy phép thành lập hoặc Giấy đăng ký kinh doanh của đơn vị bị khởi kiện. Nếu đơn vị bị kiện là chi nhánh, văn phòng đại diện thì bổ sung bản sao giấy phép thành lập của Công ty chủ quản. Bảng kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao). Trường hợp có lý do chính đáng, khách quan mà chưa thể nộp ngay đầy đủ các loại tài liệu, chứng cứ chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp, cơ quan Bảo hiểm xã hội nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ và tự bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án. Nếu không tự cung cấp được chứng cứ thì phải có đơn yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự. 1.3.Quyền và nghĩa vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội Thực hiện theo quy định tại Điều 58 về quyền, nghĩa vụ của đương sự và Điều 59 về quyền, nghĩa vụ của bị đơn trong Bộ luật Tố tụng dân sự. 1.4. Án phí, lệ phí Tòa án Án phí: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 10, Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án, cơ quan Bảo hiểm xã hội khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích công cộng lợi ích của Nhà nước theo lĩnh vực phụ trách nên không phải nộp tiền án phí. Lệ phí Tòa án: Căn cứ quy định tại Điều 4, Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án, cơ quan Bảo hiểm xã hội nộp theo mức quy định tại Danh mục mức lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án. Nguồn hạch toán, quyết toán thực hiện theo hướng dẫn về án phí, lệ phí Tòa án, phí thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 2. Quy trình khởi kiện và tham gia tố tụng 2.1. Quy trình khởi kiện a) Bước 1: Nộp đơn khởi kiện Cơ quan Bảo hiểm xã hội nộp đơn khởi kiện và tài liệu trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện. Ngày khởi kiện được tính từ ngày cơ quan Bảo hiểm xã hội nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, ngay từ thời điểm nộp đơn khởi kiện, cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền gửi đơn yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự để bảo vệ chứng cứ, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp người lao động, bảo đảm việc thi hành án... Theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể sử dụng khi khởi kiện đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định b) Bước 2: Tham gia phiên tòa Khi tranh tụng tại phiên tòa, cán bộ Bảo hiểm xã hội thực hiện các yêu cầu sau: + Nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quy định khác có liên quan để phát biểu tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động + Nghiên cứu, phân tích kỹ chứng cứ đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án, đáp lại ý kiến của người khác. Trường hợp Tòa án thụ lý vụ án Khi Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, cơ quan Bảo hiểm xã hội tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Trường hợp Tòa án nơi cơ quan Bảo hiểm xã hội nộp đơn khởi kiện chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền căn cứ các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 37, Bộ luật Tố tụng dân sự thì cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện các thủ tục, quy trình tố tụng tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện do thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng dân sự: nếu thấy việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa không đúng theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện. Sau khi gửi đơn khiếu nại, cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm theo dõi việc xử lý đơn khiếu nại của Chánh án Tòa án theo thời hạn quy định (03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại). 2.2. Thời hạn kháng cáo và Mẫu đơn kháng cáo Căn cứ Điều 244, 245, 247 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời hạn kháng cáo và Mẫu đơn kháng cáo thực hiện như sau: a) Đơn kháng cáo Đơn kháng cáo theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự (Mẫu đơn kèm theo Công văn này). b) Thời hạn kháng cáo Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, nếu cơ quan Bảo hiểm xã hội nhận thấy không có căn cứ để Tòa ra Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, đơn kháng cáo gửi Tòa án cấp sơ thẩm đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Kháng cáo quá thời hạn quy định trên là kháng cáo quá hạn. Trường hợp kháng cáo quá hạn, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải cơ bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nêu có) nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm. 2.3. Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm Cơ quan Bảo hiểm xã hội khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có quyền thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị theo quy định tại Điều 285 và Điều 307, Bộ luật Tố tụng dân sự. Sau khi thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (qua Ban Pháp chế) 01 bản để theo dõi, đồng thời có trách nhiệm theo dõi nắm bắt thông tin để cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm quyền. II. Thủ tục tố tụng khi cơ quan Bảo hiểm xã hội là bị đơn Theo quy định tại Khoản 3, Điều 56, Bộ luật Tố tụng dân sự thì cơ quan Bảo hiểm xã hội là bị đơn trong vụ án dân sự khi bị cơ quan, tổ chức, cá nhân (nguyên đơn) khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị cơ quan Bảo hiểm xã hội xâm phạm. 1.Quy trình tham gia tố tụng 1.1.Nhận thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Tố tụng dân sự: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án, cơ quan Bảo hiểm xã hội gửi Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình và tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu của người khởi kiện (nếu có); trường hợp cần gia hạn có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do. Đồng thời với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu phản tố thì yêu cầu phản tố thực hiện theo quy định tại Điều 176, 178 của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 12, 13 Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền đề nghị Tòa án cho xem, ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện để nắm thông tin, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chủ động tham gia tố tụng. Cơ quan Bảo hiểm xã hội khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án cần phân công ngay cán bộ trực tiếp theo dõi và tham gia tố tụng. 1.2.Tham gia tố tụng a) Tham gia Phiên hòa giải Đại diện cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tham gia Phiên hòa giải theo thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải do Tòa án thông báo. Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội thỏa thuận được với nguyên đơn thì nội dung thỏa thuận phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và không gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của Ngành. b) Tham gia phiên tòa Việc cử đại diện hoặc ủy quyền tham gia tố tụng của Bảo hiểm xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện theo quy định của pháp luật. Các bộ phận hoặc Phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng, lĩnh vực liên quan đến nội dung bị khởi kiện chủ trì, phối hợp với bộ phận hoặc Phòng Hành chính Tổng hợp (hoặc Phòng Tổ chức Hành chính) và các phòng nghiệp vụ có liên quan khác chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, căn cứ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Ngành để cung cấp cho Tòa án và cho người đại diện tham gia tố tụng của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Đối với các vấn đề phức tạp cần xin ý kiến của Bảo hiểm xã hội Việt Nam để có chỉ đạo phương hướng giải quyết. Đại diện tham gia tố tụng của cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tham gia phiên tòa theo quy định. 1.3. Thời hạn kháng cáo, Mẫu đơn kháng cáo và việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm: thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Tiết 2.2 và 2.3, Mục 2, Phần I Công văn này. 2. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan Bảo hiểm xã hội với tư cách là bị đơn Thực hiện theo quy định tại Điều 58 về quyền và nghĩa vụ của đương sự và Điều 60 về quyền và nghĩa vụ của bị đơn, Bộ luật Tố tụng dân sự. III. Về thi hành án Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội là người phải thi hành án: có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện theo quy định của pháp luật nội dung bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của cơ quan Thi hành án. Trường hợp cơ quan Bảo hiểm xã hội là người được thi hành án: Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà người phải thi hành án không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung của bản án, quyết định, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải tiến hành nộp đơn yêu cầu thi hành án cho cơ quan thi hành án theo các nội dung sau: 1. Các vấn đề chung 1.1. Thời hiệu thi hành án Theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Thời hiệu yêu cầu thi hành án chỉ áp dụng đối với trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu. 1.2. Phí thi hành án Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. a) Cơ quan Bảo hiểm xã hội không phải chịu phí thi hành án trong các trường hợp sau Cơ quan Bảo hiểm xã hội khởi kiện các đơn vị sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Khoản 1, Điều 34, Nghị định số 58/2009/NĐCP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự). Trường hợp khởi kiện khác (Điểm a, Khoản 3, 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLTBTCBTP ngày 22/9/2010 hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự). + Cơ quan Bảo hiểm xã hội không rút đơn yêu cầu thi hành án, nhưng sau đó các đương sự tự nguyện thi hành án và cơ quan thi hành án chưa có quyết định cưỡng chế thi hành án, cũng chưa thu được tiền, tài sản để chi trả cho đương sự. + Cơ quan Bảo hiểm xã hội có đơn rút đơn yêu cầu thi hành án hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội và người phải thi hành án có thỏa thuận bằng văn bản trước khi có quyết định cưỡng chế thi hành án. b) Cơ quan Bảo hiểm xã hội phải chịu phí thi hành án trong các trường hợp khác theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, 4 Điều 2, Thông tư liên tịch số 144/2010/TTLTBTCBTP 1.3.Chi phí cưỡng chế thi hành án Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định số 58/2009/NĐCP, cơ quan Bảo hiểm xã hội không thuộc diện được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án. Chi phí cưỡng chế thi hành án bao gồm: + Chi phí xác minh điều kiện thi hành án theo quy định tại Khoản 1, Điều 44, Luật Thi hành án dân sự đối với trường hợp người được thi hành án có đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án, gồm: Chi tiền công tác phí cho các đối tượng tham gia vào việc xác minh điều kiện thi hành án; Chi bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia vào quá trình xác minh điều kiện thi hành án; Các chi phí khác phục vụ trực tiếp cho việc xác minh điều kiện thi hành án. + Chi phí định giá lại tài sản nếu người được thi hành án yêu cầu định giá lại, trừ trường hợp định giá lại do có vi phạm quy định về định giá. + Một phần hoặc toàn bộ chi phí xây ngăn, phá dỡ trong trường hợp bản án, quyết định xác định người được thi hành án phải chịu chi phí xây ngăn, phá dỡ. + Trường hợp người được thi hành án yêu cầu cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án không đúng thì người đó phải thanh toán các khoản chi phí thực tế do việc thi hành quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đó. (Mức chi cụ thể được quy định tạiĐiều 3, Thông tư số 184/2011/TTLT BTC BTP). Nguồn kinh phí hạch toán và quyết toán chi phí cưỡng chế thi hành án được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1178/BHXHTCKT ngày 10/4/2014 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện án phí lệ phí Tòa án, phí thi hành án và chi phí cưỡng chế thi hành án. 2. Thủ tục thi hành án 2.1. Nộp đơn yêu cầu thi hành án Theo Điều 31, 32 Luật Thi hành án dân sự: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (người được thi hành án) có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau: nộp đơn hoặc trực tiếp đến cơ quan thi hành án dân sự nêu rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến việc thi hành án hoặc gửi đơn qua bưu điện kèm theo bản án, quyết định của Tòa án về dân sự và các tài liệu khác có liên quan (nếu có). Đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm; chữ ký của Giám đốc cơ quan Bảo hiểm xã hội và đóng dấu của cơ quan Bảo hiểm xã hội. Cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án bằng văn bản áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án gồm: Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ tài sản, giấy tờ; Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản. 2.2.Xác minh điều kiện thi hành án Cơ quan Bảo hiểm xã hội có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Điều kiện thi hành án của đơn vị sử dụng lao động có thể gồm: tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình tài chính (số dư tài khoản), tình hình tài sản... Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại. Nếu cơ quan Bảo hiểm xã hội đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh. Khi yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải xuất trình biên bản làm việc hoặc các tài liệu hợp pháp khác để chứng minh việc người đó hoặc người đại diện theo ủy quyền đã tiến hành xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ các thông tin về tài sản, đang quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án nhưng không có kết quả. Việc xác minh tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân được coi là không có kết quả khi cơ quan Bảo hiểm xã hội hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản nhưng đã quá thời hạn 01 tháng kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà không có lý do chính đáng. 2.3.Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội trong thi hành án dân sự Thực hiện theo quy định tại Điều 177 Luật Thi hành án dân sự: Cung cấp đúng, đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về các khoản thu nhập của người phải thi hành án đang được chi trả qua Bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự. Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ thu nhập của người phải thi hành án để thi hành án. Thực hiện đầy đủ yêu cầu khác của Chấp hành viên, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. Ngoài ra, sau khi cơ quan Thi hành án ra quyết định thi hành án, cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thông báo thông tin số tài khoản của cơ quan để cơ quan Thi hành án chuyển số tiền thu hồi được từ đơn vị sử dụng lao động. Trường hợp phát hiện đơn vị sử dụng lao động có tài sản ở địa bàn quận huyện khác nơi nộp đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan Bảo hiểm xã hội gửi văn bản thông báo cho cơ quan Thi hành án để cơ quan Thi hành án thực hiện ủy thác thi hành án theo quy định. IV. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của Ban Pháp chế 1.1. Giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tham gia tố tụng dân sự và thi hành án dân sự tại Bảo hiểm xã hội tỉnh; giúp Tổng Giám đốc thực hiện việc bảo vệ lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các hoạt động của Ngành. 1.2. Tổng hợp các ý kiến phản ánh về những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện, trình lãnh đạo Ngành đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh các quy định của pháp luật về tố tụng và thi hành án cho phù hợp. 2. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị phối hợp với Ban Pháp chế thực hiện công tác tố tụng, thi hành án theo quy định của pháp luật. 3. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bảo hiểm xã hội huyện 3.1. Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ động phối hợp với Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án ký kết các Quy chế phối hợp làm việc nhằm tranh thủ sự giúp đỡ về nghiệp vụ, đảm bảo các hoạt động tham gia tố tụng, thi hành án diễn ra thuận lợi, đúng pháp luật. 3.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm phổ biến (sao y văn bản hướng dẫn này) và hướng dẫn Bảo hiểm xã hội huyện tổ chức thực hiện quy trình tham gia tố tụng, thi hành án và tổ chức thực hiện các nội dung tại văn bản này. Phòng Hành chính Tổng hợp (Phòng Tổ chức Hành chính) thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan, các bộ phận nghiệp vụ của Bảo hiểm xã hội huyện được phân công có trách nhiệm chuẩn bị các căn cứ pháp lý cho việc tham gia tố tụng và thi hành án của cơ quan Bảo hiểm xã hội. 3.3. Trong quá trình tham gia tố tụng và thi hành án, nếu gặp khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đảm bảo hiệu quả công việc cũng như thời hiệu giải quyết. 3.4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp và báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam tình hình tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn và bị đơn tham gia các vụ khởi kiện liên quan đến chính sách BHXH, BHYT. Báo cáo 6 tháng gửi về Bảo hiểm xã hội Việt Nam trước ngày 15/6, báo cáo năm gửi trước này 05/01 năm tiếp theo. Trên đây là hướng dẫn công tác tham gia tố tụng và thi hành án đối với Bảo hiểm xã hội các tỉnh và Bảo hiểm xã hội huyện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Bảo hiểm xã hội các tỉnh kịp thời phản ánh về Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Pháp chế) để được hướng dẫn. Công văn này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Công văn số 3434/BHXHKT ngày 13/10/2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc hướng dẫn khởi kiện đơn vị sử dụng lao động vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội./. Nơi nhận: Như trên; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Tổng Giám đốc (để b/c); Các Phó Tổng Giám đốc; Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam; Lưu: VT, PC (5). KT. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Đỗ Văn Sinh Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số06/2012/NQHĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ngày,.... tháng...... năm...... ĐƠN KHÁNG CÁO Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ..................................................................................... Người kháng cáo: (2) ................................................................................................... Địa chỉ: (3) .................................................................................................................... Là: (4) ........................................................................................................................... Kháng cáo: (5)............................................................................................................... Lý do của việc kháng cáo: (6) ...................................................................................... ..................................................................................................................................... Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: (7) ............................ ..................................................................................................................................... Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8) 1 .................................................................................................................................. 2 .................................................................................................................................. 3 .................................................................................................................................. Người kháng cáo (9) (Ký tên hoặc điểm chỉ) Họ và tên Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01: (1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội), cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện). (2) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi họ và tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Người kháng cáo; Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện). (3) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H). (4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo ủy quyền ngày… tháng... năm...; là người đại diện theo ủy quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam Tổng Giám đốc đại diện theo giấy ủy quyền ngày... tháng... năm...). (5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự, sơ thẩm số 01/2012/ĐSST ngày 15012012 của Tòa án nhân dân tỉnh H). (6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo. (7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết (8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ...). (9) Nếu người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. (Ví dụ: Người kháng cáo Tổng Công ty X Tổng Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Mạnh T MẪU SỐ 01 (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQHĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ……(1), ngày..... tháng…. năm….. ĐƠN KHỞI KIỆN Kính gửi: Tòa án nhân dân(2)…………………………………………. Họ và tên người khởi kiện:(3) ...................................................................................... Địa chỉ:(4) .................................................................................................................... Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có)(5).................................... Địa chỉ:(6) .................................................................................................................... Họ và tên người bị kiện:(7) .......................................................................................... Địa chỉ: (8).................................................................................................................... Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)(9)...................................... Địa chỉ:(10)..................................................................................................................... Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan(11) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Họ và tên người làm chứng (nếu có)(12)......................................................................... Địa chỉ: (13)...................................................................................................................... Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:(14) 1..................................................................................................................................... 2..................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... (Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)(15) ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Người khởi kiện (16) Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01: (1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày … tháng … năm….). (2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó. (3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thi ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó. (4) Ghi địa chỉ tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H) (5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3). (6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4). (11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết. (12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số... phố... quận... TP Hà Nội). (14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ; các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,...) (15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh...). (16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Công văn 4032/BHXH-PC
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thu-tuc-To-tung/Cong-van-4032-BHXH-PC-2014-huong-dan-tham-gia-to-tung-dan-su-thi-hanh-an-dan-su-Bao-hiem-xa-hoi-256159.aspx
{'official_number': ['4032/BHXH-PC'], 'document_info': ['Công văn 4032/BHXH-PC năm 2014 hướng dẫn tham gia tố tụng dân sự và thi hành án dân sự do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bảo hiểm xã hội Việt Nam', ''], 'signer': ['Đỗ Văn Sinh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thủ tục Tố tụng'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '24/10/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
232
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 14604/TCHQTXNK V/v miễn thuế hàng NK Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2014 Kính gửi: Văn phòng Đại diện Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam. (Tầng 4, Tòa nhà HEAC, số 1416 Hàm Long, Hà Nội) Tổng cục Hải quan nhận được các công văn ngày 13/11/2014 và ngày 21/11/2014 của Văn phòng Đại diện Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam về việc miễn thuế để phục vụ cho chương trình/ dự án của Tổ chức WVI Mỹ tại Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Trường hợp đối với hàng nhập khẩu cho Văn phòng Đại diện Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam: Căn cứ khoản 4 Điều 104 Thông tư số 128/2013/TTBTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ điểm d khoản 19 Điều 4 Phần I Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐCP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Trường hợp lô hàng gồm đồ dùng học tập, đồ chơi nhỏ và thiệp do Văn phòng Đại diện Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam nhập khẩu chỉ dùng cho Văn phòng có trị giá không vượt quá định mức xét miễn thuế theo quy định thì thuộc đối tượng xét miễn thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng. 2. Trường hợp đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện các chương trình/Dự án hỗ trợ hoặc trợ giúp nhân đạo: Căn cứ khoản 2, Điều 2 Nghị định số 87/2010/NĐCP ngày 13/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: “Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO),... nhằm phát triển kinh tế xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt” thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu; Căn cứ điểm d khoản 19 Điều 4 Phần I Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐCP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Căn cứ Thông tư số 225/2010/TTBTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; Trường hợp lô hàng gồm đồ dùng học tập, đồ chơi nhỏ và thiệp do Văn phòng Đại diện Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam nhập khẩu để thực hiện các Chương trình/Dự án do tổ chức World Vision International cam kết thực hiện trong giai đoạn 20132018, nếu được Sở Tài chính xác nhận tờ khai xác nhận viện trợ hàng hóa nhập khẩu thì thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu và không chịu thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu. Thủ tục xác nhận tờ khai hàng hóa nhập khẩu viện trợ thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 225/2010/TTBTC nêu trên. Tổng cục Hải quan thông báo để Văn phòng Đại diện Tổ chức Tầm Nhìn Thế Giới tại Việt Nam được biết và liên hệ với cơ quan Hải quan nơi đăng ký mở tờ khai nhập khẩu xem xét giải quyết cụ thể./. Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT, TXNK(3). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
Công văn 14604/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-14604-TCHQ-TXNK-2014-mien-thue-hang-nhap-khau-259919.aspx
{'official_number': ['14604/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 14604/TCHQ-TXNK năm 2014 về miễn thuế hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Dương Thái'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
233
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1069/QĐUBND An Giang, ngày 04 tháng 7 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số99/2015/NĐCP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021/NĐCP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐCP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Căn cứ Nghị định số100/2015/NĐCP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐCP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐCP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số35/2023/NĐCP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Căn cứ Quyết định số2161/QĐTTg ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Căn cứ Quyết định số1369/QĐTTg ngày 15 tháng 11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Căn cứ Nghị quyết số34/NQHĐND ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021 2025 và định hướng đến năm 2030;Nghị quyết số17/NQHĐND ngày 19 tháng 4 năm 2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 34/NQHĐND ngày 19 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021 2025 và định hướng đến năm 2030; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 2377/TTrSXD ngày 06 tháng 6 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021 2025 và định hướng đến năm 2030, với các nội dung sau: 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 Quyết định số2142/QĐUBND ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau: a) Giai đoạn đến năm 2025 Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt 23,0 m2 sàn/người, trong đó: tại khu vực đô thị đạt 24,7 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 21,9 m2 sàn/người; chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 10 m2 sàn/người. Tổng diện tích sàn nhà ở: p hấn đấu hoàn thành việc xây dựng tăng thêm khoảng 5.378.344 m2 sàn, với khoảng 37.186 căn nhà, trong đó: + Nhà ở thương mại: tăng thêm khoảng 653.283 m2 sàn, với khoảng 4.355 căn nhà. + Nhà ở xã hội: tăng thêm khoảng 175.500 m2 sàn, với khoảng 2.500 căn nhà. + Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng: tăng thêm khoảng 4.549.561 m2 sàn, với khoảng 30.330 căn nhà. + Nhà ở cho 1.958 hộ nghèo, cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Tri Tôn (huyện nghèo) và các hộ thuộc đối tượng của Chương trình mục tiêu như: người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở, hộ nghèo, cận nghèo, các hộ có nhà ở trong vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu (bão, lũ, sạt lở đất, ...). Chất lượng nhà ở: phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 87,2%, nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm xuống còn 12,8%. b) Giai đoạn 2026 2030 Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 26,1 m2 sàn/người, trong đó: tại khu vực đô thị đạt 27,4 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 25,0 m2 sàn/người, chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 10 m2 sàn/người. Tổng diện tích sàn nhà ở tăng thêm: phấn đấu hoàn thành việc xây dựng thêm khoảng 6.472.633 m2 sàn với khoảng 45.181 căn nhà, trong đó: + Nhà ở thương mại: tăng thêm khoảng 1.202.615 m2 sàn, với khoảng 8.017 căn nhà. + Nhà ở xã hội: tăng thêm khoảng 265.500 m2 sàn, với khoảng 3.800 căn nhà. + Nhà ở hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng: tăng thêm khoảng 5.004.517 m2 sàn, với khoảng 33.363 căn nhà. + Tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở theo các Chương trình mục tiêu. Chất lượng nhà ở: phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố đạt 88,9%; nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm xuống còn 11,1%. 2. Bổ sung điểm g, h, i khoản 4 Điều 1 Quyết định số 2142/QĐUBND ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau: “g) Giải pháp nâng cao năng lực phát triển nhà ở theo dự án Đối với khu vực trung tâm đô thị, các khu vực có yêu cầu cao về quản lý cảnh quan, ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án, tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại, sinh thái, ưu tiên quy hoạch phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, khuyến khích chuyển đổi mô hình sang nhà ở chung cư cao tầng hiện đại thay thế nhà ở thấp tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng, đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc, chất lượng xây dựng công trình, hiện đại, khuyến khích phát triển các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng, phù hợp với văn hóa, phong tục của địa phương, ứng dụng các công nghệ thông minh tại các dự án phát triển nhà ở. Tăng cường quản lý sau đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở, ban hành các quy chế để quản lý cũng như quy định về việc bàn giao, tiếp nhận, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án phát triển nhà ở. Kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các quy định quản lý sau đầu tư xây dựng đối với các dự án phát triển nhà ở mới. Tăng cường hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư thông qua phương thức đấu giá, đấu thầu cho các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, phát triển nhà ở xã hội,... trên địa bàn. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về nhà ở, Nghị định triển khai của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Nghiên cứu triển khai thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách riêng về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, bố trí đầy đủ quỹ đất trong các đồ án quy hoạch xây dựng.” Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra p hát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về nhà ở, nâng cao chất lượng quản lý nhằm giảm phát sinh tranh chấp, khiếu kiện và ổn định an ninh, trật tự xã hội. h) Giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản nhà ở Quản lý chặt chẽ việc sang nhượng đất đai, nhà ở. Đồng thời, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, tài sản gắn liền trên đất; Công khai hệ thống thông tin bất động sản nhà ở, minh bạch các dự án nhà ở trên phương tiện đại chúng để tất cả đối tượng có nhu cầu nắm bắt thông tin. Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trong đó có hoạt động giao dịch kinh doanh nhà ở; góp phần quản lý thông tin giao dịch bất động sản, tăng tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi người dân khi kinh doanh bất động sản thông qua các sàn giao dịch bất động sản. Tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản trong đó có hoạt động môi giới kinh doanh nhà ở của các tổ chức, cá nhân. i) Giải pháp thu hút nhà đầu tư Triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó rà soát, công khai danh mục các vị trí, khu vực dự kiến phát triển nhà ở, làm cơ sở kêu gọi đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào tham gia phát triển các loại hình nhà ở theo dự án, đặc biệt là nhà ở xã hội. Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Công bố công khai, minh bạch các thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Tập trung đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống hạ tầng, nâng cấp , mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông, phát triển giao thông kết nối với các tỉnh trong khu vực. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, đẩy nhanh tiến độ phê duyệt thủ tục đầu tư dự án, không để tồn đọng và kéo dài nhiều hồ sơ, phát sinh thủ tục. Tiếp tục rà soát, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về quy định của pháp luật. 3. Các nội dung khác thực hiện theo Quyết định số 2142/QĐUBND ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021 2025 và định hướng đến năm 2030. (Đính kèm Thuyết minh tổng hợp điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021 2025 và định hướng đến năm 2030) Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Bộ Xây dựng; TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh; UB MTTQ VN tỉnh; Ban Dân vận Tỉnh ủy; Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh AG; Ngân hàng CSXH tỉnh; VPUBND tỉnh: LĐVP, P.KTN, KTTH, KGVX, TTCBTH; Website UBND tỉnh; Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Minh Thúy
Quyết định 1069/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-1069-QD-UBND-2024-phe-duyet-dieu-chinh-Chuong-trinh-phat-trien-nha-o-An-Giang-616575.aspx
{'official_number': ['1069/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1069/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh An Giang', ''], 'signer': ['Nguyễn Thị Minh Thúy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Xây dựng - Đô thị'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/07/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
234
BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 243/MTYT V/v thực hiện các biện pháp đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt trong cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, sẵn sàng ứng phó khi có các đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2024 Kính gửi: Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Tây nguyên. Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục. Thực hiện Công điện số 397/CTTTg ngày 13/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và tiếp theo công số 104/MTSKMT ngày 03/4/2024 về việc dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trước tác động của nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn, Cục Quản lý Môi trường y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, chủ động thực hiện các nội dung sau: Tham mưu báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan ưu tiên việc cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho các cơ sở y tế trên địa bàn, đảm bảo có đủ nước để thực hiện các hoạt động chuyên môn chăm sóc sức khỏe người dân; Chỉ đạo các cơ sở y tế định kỳ kiểm tra, thau rửa thường xuyên các bể nước ngầm, bể nước áp mái để đảm bảo chất lượng và tránh rò rỉ, thất thoát nước, có phương án sử dụng nước tiết kiệm, dữ trữ nước khi cần thiết để sẵn sàng ứng phó khi có các đợt nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành Giáo dục và cơ sở giáo dục đảm bảo việc cung cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ em, học sinh. Trân trọng cảm ơn./. Nơi nhận: Như kính gửi; TT. Nguyễn Thị Liên Hương (để báo cáo); CT. Lương Mai Anh (để báo cáo); Lưu: VT, YT. KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Dương Chí Nam
Công văn 243/MT-YT
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Tai-nguyen-Moi-truong/Cong-van-243-MT-YT-2024-dam-bao-cung-cap-du-nuoc-sinh-hoat-trong-co-so-y-te-633282.aspx
{'official_number': ['243/MT-YT'], 'document_info': ['Công văn 243/MT-YT năm 2024 thực hiện biện pháp đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt trong cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, sẵn sàng ứng phó khi có các đợt nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn do Cục Quản lý Môi trường y tế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục quản lý môi trường Y tế', ''], 'signer': ['Dương Chí Nam'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/05/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
235
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 43/2024/QĐUBND Quảng Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH BÃI BỎ QUYẾT ĐỊNH SỐ 38/2019/QĐUBND NGÀY 26/11/2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VỀ LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI ÁP DỤNG CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC KHU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ; Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tại Tờ trình số 1398/TTrKKT ngày 23/10/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ Quyết định số 38/2019/QĐUBND ngày 26/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quy định trình tự, thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai áp dụng cho đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 38/2019/QĐUBND ngày 26/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quy định trình tự, thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai áp dụng cho đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Điều 2. Điều khoản thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Văn phòng Chính phủ; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; Vụ Pháp chế Bộ TN&MT, Bộ KHĐT; TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; LĐVP UBND tỉnh; Sở Tư pháp; Báo Quảng Bình, Đài PTTH QB; Trung tâm Tin học Công báo; Lưu: VT, KT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Đoàn Ngọc Lâm
Quyết định 43/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-43-2024-QD-UBND-bai-bo-Quyet-dinh-38-2019-QD-UBND-Quang-Binh-631155.aspx
{'official_number': ['43/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 43/2024/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 38/2019/QĐ-UBND Quy định trình tự, thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai áp dụng cho đối tượng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Bình', ''], 'signer': ['Đoàn Ngọc Lâm'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
236
BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5968/BYTVPB1 V/v trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hải Phòng sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2024 Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng Bộ Y tế nhận được Công văn số 655/BDN ngày 02/8/2024 của Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đề nghị trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, trong đó cử tri Thành phố Hải Phòng có kiến nghị: “Cử tri kiến nghị xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền lợi, giải quyết các chế độ, chính sách bảo hiểm y tế cho người lao động tại các đơn vị giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn; đồng thời ban hành quy định về quản lý nợ bảo hiểm y tế”. Sau khi nghiên cứu nội dung kiến nghị và rà soát các văn bản liên quan, Bộ Y tế xin trả lời như sau: Người lao động tại các đơn vị giải thể, phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn thì không có thu nhập từ tiền lương vì vậy không thể đóng bảo hiểm y tế, họ cũng khó có thể chuyển sang đóng bảo hiểm y tế tại các nhóm khác vì họ đang có hợp đồng lao động và phải đóng theo nhóm này (trong tình trạng tạm dừng hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động). Vấn đề kiến nghị của cử tri đã được tổng hợp và xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, để tháo gỡ khó khăn và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Bộ Y tế đã đề xuất và dự thảo trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nội dung này theo hướng: người lao động trong thời gian tạm dừng, tạm hoãn hợp đồng lao động thì được tham gia Bảo hiểm y tế theo nhóm tự đóng tương tự như đóng theo hộ gia đình (nhóm 5). Ngày 19/10/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐCP cũng quy định Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác trình hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức hỗ trợ thêm, mức hỗ trợ đóng cho các đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng Bảo hiểm y tế và không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bộ Y tế trân trọng kính gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng để biết, thông tin tới cử tri. Xin trân trọng cảm ơn./. Nơi nhận: Như trên; Ban Dân nguyện UBTVQH; VPCP: QHĐP, TH; VPQH; Các đ/c Thứ trưởng BYT; BYT: BH; Cổng TTĐT Bộ Y tế (để đăng tải); Lưu: VT, VPB1. BỘ TRƯỞNG Đào Hồng Lan
Công văn 5968/BYT-VPB1
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-5968-BYT-VPB1-2024-tra-loi-kien-nghi-cu-tri-Thanh-pho-Hai-Phong-sau-Ky-hop-thu-7-630201.aspx
{'official_number': ['5968/BYT-VPB1'], 'document_info': ['Công văn 5968/BYT-VPB1 năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri Thành phố Hải Phòng sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV do Bộ Y tế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Y tế', ''], 'signer': ['Đào Hồng Lan'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
237
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5436/TCHQTXNK V/v xử lý nợ thuế Hà Nội, ngày 13 tháng 09 năm 2013 Kính gửi: Công ty TNHH MTV XNK và Hợp tác đầu tư GTVT. (Địa chỉ số: 36 Bạch Đằng, phường 2, Q. Tân Bình, TP. HCM) Trả lời công văn số 174/CVKHKD ngày 05/8/2013 của Công ty TNHH MTV XNK và Hợp tác đầu tư Giao thông vận tải về việc đề nghị kiểm tra áp giá hợp lý, tính thuế, ra thông báo mới, phạt chậm nộp thuế và không cưỡng chế khoản nợ thuế truy thu xe ôtô nhập khẩu năm 20042005; Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Về xác định trị giá: Ngày 16/8/2013, Cục Thuế XNK Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1371/TXNK TG đề nghị Công ty bổ sung hồ sơ. Tuy nhiên đã quá thời hạn (trước ngày 24/8/2013) Công ty không bổ sung hồ sơ theo yêu cầu. Do đó, Tổng cục Hải quan không có cơ sở để xem xét giải quyết về việc xác định giá tính thuế theo đề nghị của Công ty. 2. Về phạt chậm nộp thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: Căn cứ quy định tại Điều 92 Luật Quản lý thuế; Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì: đối với trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền vi phạm pháp luật về thuế theo quy định thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính quy định tại Điều 93, 97, 98, 98a, 99, 100, 101, 102 của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chỉ chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước. Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH MTV XNK và Hợp tác đầu tư GTVT biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; PTCT Hoàng Việt Cường (để B/cáo); Lưu: VT, TXNK, QLN (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG Lưu Mạnh Tưởng
Công văn 5436/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5436-TCHQ-TXNK-nam-2013-xu-ly-no-thue-hai-quan-207417.aspx
{'official_number': ['5436/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 5436/TCHQ-TXNK năm 2013 xử lý nợ thuế do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Lưu Mạnh Tưởng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/09/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
238
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 947/QĐBCT Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG NĂM (GIAI ĐOẠN 10/20229/2023) CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢI THẤP VIỆT NAM II (VLEEP II) BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Nghị định số96/2022/NĐCP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số114/2021/NĐCP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; Căn cứ Quyết định số 2629/QĐBCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Căn cứ Quyết định số2630/QĐBCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực; Căn cứ Quyết định số 2627/QĐBCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững; Căn cứ Quyết định số 2622/QĐBCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Dầu khí và Than; Căn cứ Quyết định số 283/QĐBCT ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Văn kiện dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II; Căn cứ Quyết định số 1006/QĐBCT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Thành lập Ban quản lý dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt và ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hoạt động hàng năm (giai đoạn 10/20229/2023) của Dự án Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (VLEEPII). Điều 2. Giao Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phối hợp với các Cơ quan thực hiện dự án và Nhà tài trợ để thống nhất và triển khai các hoạt động của dự án theo kế hoạch được phê duyệt. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Điện lực và Năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực; Vụ trưởng các Vụ: Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững Dầu khí và Than; Giám đốc, thành viên Ban quản lý Dự án VLEEP II chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 4; Bộ trưởng (để b/c); Các Vụ TC, KH (để phối hợp); Lưu: VT, ĐL. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đặng Hoàng An CHƯƠNG TRÌNH NĂNG LƯỢNG PHÁT THẢI THẤP VIỆT NAM II (VLEEP II) KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG NĂM GIAI ĐOẠN 10/2022 09/2023 (Ban hành kèm theo Quyết định số 947/QĐBCT ngày 18 tháng 04 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) MỤC LỤC BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT I. CĂN CỨ PHÁP LÝ II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN 1. Các hạng mục và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính 2. Các kết quả dự kiến 3. Dự toán ngân sách III. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, KẾT QUẢ, BÁO CÁO IV. PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN VÀ VỚI CHỦ DỰ ÁN BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BQLDA Ban quản lý dự án CCGT Tuabin khí chu trình hỗn hợp CMCN Cách mạng công nghiệp CN&TM Công nghiệp và Thương mại DEPP Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam DKT (Vụ) Dầu khí và Than ĐL (Cục) Điện lực và Năng lượng tái tạo DPPA Cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện từ năng lượng tái tạo với khách hàng mua điện lớn DR Điều chỉnh phụ tải điện DSM Quản lý nhu cầu phụ tải ĐTĐL (Cục) Điều tiết Điện lực E4SEA Dự án Tăng cường bình đẳng giới trong ngành năng lượng ở Đông Nam Á ESS Hệ thống lưu trữ năng lượng EVNHANOI Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội EVNHCMC Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh EVNNLDC Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia FSRU Kho chứa LNG nổi GIS Hệ thống thông tin địa lý KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KHHĐ Kế hoạch hành động KKT Khu kinh tế KNK Khí nhà kính LNG Khí tự nhiên hóa lỏng LSRU Kho chứa LNG và hệ thống tái hóa khí trên bờ M&E Giám sát và đánh giá NDC Đóng góp do quốc gia tự quyết định NLPT Hệ thống năng lượng phân tán NLTT Năng lượng tái tạo ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PPP Đối tác côngtư QHĐ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia QHNL Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia REC Chứng chỉ năng lượng tái tạo SDNLHQ Sử dụng năng lượng hiệu quả TKNL (Vụ) Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững TTX Tăng trưởng xanh USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ VESN Mạng lưới Tiết kiệm điện tại Việt Nam VKDA Văn kiện dự án VLEEP Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam VLEEP II Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II VPDA Văn phòng dự án VWEM Thị trường bán buôn điện cạnh tranh I. CĂN CỨ PHÁP LÝ Nghị định số 96/2022/NĐCP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Nghị định số 114/2021/NĐCP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; Thông tư số 09/2019/TTBKHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều khoản của các thông tư liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước và hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thông tư số 23/2022/TTBTC ngày 06 tháng 4 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; Thông tư số 219/2009/TTBTC và Thông tư số 192/2011 /TTBTC của Bộ Tài chính quy định về một số định mức chi tiêu áp dụng cho các chương trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA; Hiệp định về Hợp tác kinh tế và kỹ thuật ký ngày 22 tháng 6 năm 2005 giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; Quyết định số 283/QĐBCT ngày 07 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Văn kiện dự án Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (VLEEP II); Quyết định số 1006/QĐBCT ngày 26 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc thành lập Ban quản lý dự án (BQLDA) Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (VLEEP II); Quyết định số 1460/QĐBCT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt nhiệm vụ, dự toán chi ngân sách nhà nước vốn đối ứng thực hiện dự án Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (VLEEP II); Quyết định số 1558/QĐBCT ngày 04 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản lý dự án Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam II (VLEEP II); Quyết định số 1846/QĐBCT ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện hàng năm (giai đoạn 10/202109/2022) Chương trình năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (VLEEP II). II. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN 1. Các hạng mục và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính Các nội dung của hoạt động hỗ trợ kỹ thuật giai đoạn 10/202209/2023 được xây dựng và thiết kế dựa trên: (i) Chi tiết hóa các nhóm hoạt động tương ứng với kế hoạch tổng thể Chương trình VLEEP II đã được phê duyệt trong Văn kiện Dự án (VKDA); (ii) Tiếp tục triển khai các hoạt động đã bắt đầu trong giai đoạn 10/202109/2022; (iii) Sự phù hợp với nhu cầu/đề xuất ưu tiên từ phía các Cơ quan thực hiện. Trong giai đoạn 10/202209/2023, Chương trình VLEEP II triển khai 33 hoạt động hỗ trợ kỹ thuật chính (như mô tả ở Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3 dưới đây), trong đó 27 hoạt động kỹ thuật được tiếp nối và mở rộng từ giai đoạn 10/20219/2022 và 06 hoạt động kỹ thuật bắt đầu triển khai tại giai đoạn này theo đề xuất ưu tiên của các Cơ quan thực hiện và khả năng hỗ trợ của Nhà tài trợ. Bảng 1: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai trong giai đoạn 10/202209/2023 cho Hợp phần 1 (Tăng cường triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến) Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật Thời gian triển khai Đơn vị quản lý hoạt động Tiểu hợp phần 1.1. Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chính sách và quy định liên quan tới chức năng quản lý nhà nước về năng lượng sơ cấp, bao gồm hạ tầng LNG 1.1.1 Củng cố khung pháp lý cho hoạt động nhập khẩu LNG Hoàn thiện thủ tục đệ trình ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến LNG bao gồm: 6 tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia cập nhật về LNG và thiết bị đi kèm; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về LSRU và Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về FSRU Xây dựng Kế hoạch khung về quyền tiếp cận của bên thứ ba đối với cơ sở hạ tầng LNG, thành lập thị trường năng lượng cạnh tranh và thành lập cơ quan điều tiết khí 10/20229/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ DKT 1.1.2 Chương trình nâng cao năng lực thương mại về LNG Hoàn thiện Kế hoạch khung cho hoạt động 1.1.2 Xây dựng chương trình nâng cao năng lực về LNG 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ DKT Nghiên cứu nội dung, tài liệu đào tạo cho chương trình nâng cao năng lực 1.1.3 Cước phí qua kho và mô hình kinh doanh cho các dự án kho cảng LNG Nghiên cứu tổng quan về phát triển cơ sở hạ tầng LNG tại Việt Nam Nghiên cứu các thông lệ quốc tế về lựa chọn mô hình kinh doanh cho kho cảng LNG và đề xuất các khuyến nghị cho Việt Nam Nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán cước phí qua kho đối với kho cảng LNG tại Việt Nam Tiến hành tham vấn đánh giá mức độ phù hợp của các khuyến nghị Đánh giá pháp lý phương pháp tính cước phí qua kho tại Việt Nam 10/2022 9/2023 Vụ DKT Tiểu hợp phần 1.2. Hỗ trợ lồng ghép việc thực hiện quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, tích hợp đồng bộ các phân ngành than, khí và điện lực, bảo đảm chi phí năng lượng minh bạch và theo định hướng thị trường 1.2.1 Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia (QHNL) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành năng lượng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam Nghiên cứu về các thông lệ quốc tế và trong nước đối với việc giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng Rà soát cơ sở pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHNL Nghiên cứu đề xuất các mẫu thu thập số liệu và khung giám sát đánh giá (M&E) cho Kế hoạch thực hiện Nghiên cứu đánh giá về tính hài hòa và sự phù hợp giữa QHNL và QHĐ (phối hợp cùng hoạt động 2.1.1) Triển khai các nghiên cứu mở rộng dựa trên kết quả báo cáo giảm thiểu nhiên liệu hóa thạch Lập kế hoạch tham quan học tập kinh nghiệm trong việc giảm dần sử dụng năng lượng hóa thạch và công nghệ thu giữ cácbon 01/2023 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ DKT 1.2.2 Mô hình tích hợp hệ thống tồn chứa và phân phối khí để hỗ trợ thực hiện QHNL Xây dựng Kế hoạch khung cho Hoạt động 1.2.2 Trang bị phần cứng và phần mềm PLEXOS và đào tạo về PLEXOS cho các bên liên quan Thu thập dữ liệu, xây dựng mô hình tích hợp hệ thống tồn chứa và phân phối khí để nghiên cứu các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ DKT Tiểu hợp phần 1.3. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ tiên tiến, hàm lượng khoa học công nghệ và khả năng chuyển giao và tiếp nhận công nghệ của các dự án năng lượng mới và năng lượng tái tạo đề xuất bổ sung quy hoạch 1.3.1. Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế, tiềm năng ứng dụng công nghệ Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 trong ngành điện tại Việt Nam Nghiên cứu về các công nghệ theo xu thế CMCN 4.0 trong ngành điện, hiện trạng và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành điện thông qua áp dụng các công nghệ 4.0 này Nghiên cứu đánh giá về khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến cho ngành điện Việt Nam 10/2022 8/2023 Cục ĐL Tiểu hợp phần 1.4. Hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp (oneonone transactions) trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ cho các nhà phát triển dự án để huy động nguồn lực cho các dự án năng lượng sạch tiên tiến và giảm rủi ro cho các khoản đầu tư 1.4.1. Xây dựng các hướng dẫn, chỉ dẫn về việc chuẩn bị, cách thức xác định và tiếp cận với khối tư nhân tham gia đầu tư năng lượng sạch Xây dựng các báo cáo tham khảo để hỗ trợ việc tiếp cận với khối tư nhân trong các hoạt động của VLEEP II • Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực truyền tải điện và các khuyến nghị để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào xây dựng lưới điện phù hợp với bối cảnh và khung pháp lý của Việt Nam • Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và đánh giá các ứng dụng tiềm năng của hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) phù hợp với bối cảnh của Việt Nam • Nghiên cứu đánh giá các cơ hội và thách thức đối với việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng • Nghiên cứu về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng nhiên liệu xanh gắn với phát triển dự án NLTT • Cập nhật các hướng dẫn và công cụ để sàng lọc/lựa chọn đối tượng được VLEEP II hỗ trợ, và cập nhật danh mục dự án tiềm năng Hoàn thiện Kế hoạch khung của Hoạt động 1.4.1 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 1.4.2. Nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các dự án Đánh giá nhu cầu nâng cao năng lực theo nhóm ngành (các nhà đầu tư, nhà phát triển, ngân hàng và đơn vị cung cấp tài chính) và/hoặc hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp theo dự án Thực hiện thí điểm mô hình tham gia của khu vực tư nhân, từ đó xây dựng các hướng dẫn phù hợp Xây dựng và triển khai các chương trình tiếp cận và kết nối, các hội thảo nâng cao năng lực cho các đơn vị liên quan trong ngành công nghiệp năng lượng 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 1.4.3. Tiếp cận và triển khai các hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp, kết nối các bên liên quan Theo dõi và kết nối với các dự án và nhà phát triển nhằm tìm kiếm các cơ hội cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị tiềm năng Thực hiện đánh giá lựa chọn đối tượng tiềm năng được VLEEPII hỗ trợ và xây dựng Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng Triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng được lựa chọn 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) Tiếp nối từ năm 2 Bảng 2: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai trong giai đoạn 10/2022 09/2023 cho Hợp phần 2 (Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng) Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật Thời gian triển khai Đơn vị quản lý hoạt động Tiểu hợp phần 2.1. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực về triển khai, quản lý, giám sát thực hiện, điều chỉnh quy hoạch và kế hoạch phát triển điện lực; nghiên cứu phát triển và bổ sung, điều chỉnh, tích hợp hệ thống lưu trữ năng lượng tiên tiến bao gồm năng lượng mới và NLTT vào quy hoạch: xây dựng và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tiềm năng về năng lượng sạch, năng lượng mới và NLTT theo cấp độ tỉnh/thành phố và cấp độ quốc gia; nghiên cứu xây dựng và triển khai cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư phát triển hệ thống điện 2.1.1 Hỗ trợ xây dựng và triển khai các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ) Rà soát các quy định, cơ sở pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ và xây dựng Hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch thực hiện QHĐ Phối hợp triển khai nghiên cứu đánh giá về tính hài hòa và sự phù hợp giữa QHNL và QHĐ (phối hợp cùng hoạt động 1.2.1) Nghiên cứu xây dựng các công cụ và nền tảng điện tử để hỗ trợ thu thập, xử lý và phân tích số liệu, dữ liệu nhằm phục vụ xây dựng và giám sát việc triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ Nghiên cứu xây dựng dự thảo Kế hoạch thực hiện QHĐ lần đầu (dự kiến năm 2023) 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐL 2.1.2 Hỗ trợ xây dựng năng lực và các công cụ hỗ trợ xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ Xây dựng Kế hoạch khung cho hoạt động 2.1.2 Đánh giá hiện trạng hệ thống phần cứng và phần mềm PLEXOS của Cục ĐL và đề xuất các tùy chọn nâng cấp đảm bảo hỗ trợ hiệu quả việc chuẩn bị Kế hoạch thực hiện QHĐ Gia hạn bản quyền của PLEXOS tại Cục ĐL Xây dựng kế hoạch và triển khai đào tạo sử dụng công cụ Hệ thống thông tin địa lý (GIS) để hỗ trợ thực hiện QHĐ Hỗ trợ rà soát và cập nhật dự báo phụ tải được sử dụng cho mô hình hóa QHĐ và triển khai các hoạt động đào tạo liên quan Xây dựng và phân tích các kịch bản Net Zero Emission (NZE) cho ngành điện thông qua việc sử dụng PLEXOS Xây dựng và phân tích các kịch bản bổ sung để hỗ trợ quá trình xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ, sử dụng công cụ PLEXOS Nghiên cứu các kịch bản/phương án thực hiện QHĐ theo công suất và loại hình dự án ở phạm vi cấp tỉnh, sử dụng công cụ PLEXOS Lập kế hoạch tham quan học tập, đào tạo, trao đổi kiến thức để nâng cao năng lực cho Cục ĐL và các bên liên quan 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐL Tiểu hợp phần 2.2. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực về tích hợp lưới điện và điều độ các nguồn NLTT biến động 2.2.1 Nghiên cứu và phát triển trình tự kết nối, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành đối với các nguồn NLTT (ví dụ: năng lượng mặt trời) tự dùng Tiến hành khảo sát thực tế tại 10 tỉnh để xác định và đánh giá các vấn đề liên quan đến nguồn NLTT tự dùng tới hệ thống điện Tổ chức 02 cuộc họp tham vấn với EVNHANOI, các công ty điện lực miền Nam, EVNHCMC và EVNNLDC để đánh giá tác động của việc vận hành các nguồn NLTT tự dùng tới hệ thống điện Nghiên cứu các tiêu chuẩn khuyến nghị về kích cỡ và kết nối thiết bị, quy trình vận hành, quy trình bảo trì và kiểm định các nguồn NLTT tự dùng 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL 2.2.2 Nâng cao năng lực về tích hợp lưới điện Xây dựng kế hoạch trao đổi nâng cao kiến thức với các tổ chức quốc tế, phối hợp giữa Cục ĐTĐL và các bên liên quan Nghiên cứu tính ổn định của hệ thống điện với mức thâm nhập NLTT cao Tổ chức tham vấn trực tuyến với các đơn vị vận hành hệ thống điện và các chuyên gia kỹ thuật Làm việc với nhà tài trợ USAID để xác định các phương án hỗ trợ thực tập sinh/kỳ học tập cho EVNNLDC, Cục ĐTĐL và Cục ĐL 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL Tiểu hợp phần 2.3. Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực về thị trường điện cạnh tranh, các cơ chế tài chính cho quản lý nhu cầu phụ tải (DSM) và đầu tư nguồn năng lượng phân tán (DER), các cơ chế điều hành giá điện dựa trên thị trường và định giá cho nguồn điện từ LNG 2.3.1 Hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải, cơ chế giá/phí theo thị trường, định giá cho nguồn điện từ LNG và bài học cho Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải và đề xuất các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá/phí theo thị trường và đề xuất các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam Nghiên cứu bài học và kinh nghiệm quốc tế về định giá cho nguồn điện từ LNG trong cách tính giá điện và đề xuất các khuyến nghị phù hợp với bối cảnh Việt Nam 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL 2.3.2 Hỗ trợ nâng cao năng lực về thị trường điện, tích hợp lưới NLTT, DSM/DR và các chủ đề khác Xây dựng các tài liệu đào tạo nâng cao về DSM/DR Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh của Việt Nam nhằm đánh giá vai trò của hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong công nghiệp và thương mại (CN&TM), và đánh giá khả năng tham gia chương trình DSM/DR của Việt Nam trong thời gian tới Nghiên cứu xây dựng các tài liệu truyền thông cho Mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam (VESN) nhằm khuyến khích sử dụng máy điều hòa công nghệ mới, hiệu suất cao, tiết kiệm điện năng Lập kế hoạch Tham quan học tập, trao đổi kiến thức về các chủ đề đã chọn để nâng cao năng lực cho Cục ĐTĐL và các bên liên quan 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL 2.3.3 Tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) cho các hoạt động phát điện, bao gồm lập kế hoạch NLTT, điều phối và định giá thị trường Nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm quốc tế về vận hành và điều tiết thị trường điện trong các tình huống bất thường/khủng hoảng năng lượng và khuyến nghị cho Việt Nam Nghiên cứu đánh giá định lượng về các tác động của việc tích hợp NLTT/hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) trong việc định giá và chi phí mua điện trên thị trường điện quốc tế Chuẩn bị trang bị hệ thống phần cứng và phần mềm PLEXOS tại Cục ĐTĐL phục vụ mô hình hóa cho VWEM 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL Tiểu hợp phần 2.4. Hỗ trợ xây dựng chính sách và chương trình về sử dụng năng lượng hiệu quả và phát triển các hệ sinh thái về sử dụng năng lượng hiệu quả, xe điện, và năng lượng bền vững 2.4.1 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chiến lược truyền thông năng lượng bền vững của Việt Nam theo Nghị quyết số 55NQ/TW Nghiên cứu chính sách, quy định và quan điểm hiện có để đánh giá nhu cầu truyền thông về năng lượng bền vững Xây dựng dự thảo Chiến lược và KHHĐ về truyền thông năng lượng bền vững Phối hợp với VPDA chuẩn bị 01 chương trình truyền thông, dự kiến trong năm 2023 Nghiên cứu xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo cho mạng lưới truyền thông của Bộ Công Thương 11/20229/2023 Vụ TKNL 2.4.2 Thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả (SDNLHQ)/hệ thống năng lượng phân tán (NLPT) trong các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) và Khu kinh tế (KKT) Nghiên cứu khung pháp lý, chính sách, thể chế của Trung ương và địa phương để triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT Nghiên cứu tổng quan về hiện trạng triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT Nghiên cứu thông lệ quốc tế, công nghệ và mô hình tài chính để triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KKT Tổ chức hội thảo tham vấn đánh giá cơ hội triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ TKNL 2.4.3 Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái về xe điện ở Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về mô hình kinh doanh, tiêu chuẩn và quy trình kết nối của sạc xe điện Nghiên cứu xây dựng Lộ trình và KHHĐ triển khai chương trình xe điện để thực hiện Quyết định 876/QĐTTg Nghiên cứu về các tiêu chuẩn, quy định và kết nối cơ sở hạ tầng cho sạc xe điện hai bánh và bốn bánh để chuẩn bị thực hiện KHHĐ triển khai chương trình xe điện của Bộ Công Thương Nghiên cứu thí điểm lựa chọn trình diễn giải pháp cho cơ sở hạ tầng sạc xe điện 11/2022 9/2023 Vụ TKNL Tiểu hợp phần 2.5. Hỗ trợ xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách và biện pháp kiểm soát, giảm phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp theo cam kết NDC và Thỏa thuận Paris 2.5.1 Hỗ trợ xây dựng hệ thống chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Hoàn thiện nghiên cứu về: (i) các nguyên tắc thiết kế REC và thị trường cácbon, (ii) kinh nghiệm và thông lệ hàng đầu thế giới về thị trường REC Kết nối tham gia Hội nghị REC khu vực 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ TKNL 2.5.2 Xây dựng năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng để tham gia thị trường cácbon trong tương lai Hoàn thiện nghiên cứu rà soát Hướng dẫn định lượng phát thải (QP) cho các nhà máy điện than và xác định nội dung cần cải thiện Thực hiện nghiên cứu về các nội dung liên quan Kiểm kê KNK và MRV cho các hành động giảm nhẹ KNK cấp cơ sở cho các ngành do Bộ Công Thương quản lý, Hướng dẫn định lượng phát thải cho các nhà máy nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu và các hướng dẫn triển khai QP và thẩm tra nhằm triển khai Nghị định 06/2022/NĐCP và Quyết định 01/2022/QĐTTg 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Vụ TKNL 2.5.3 Hỗ trợ xây dựng KHHĐ về ứng phó BĐKH và TTX cho ngành năng lượng và công nghiệp nhằm thực hiện cam kết NDC và netzero Hoàn thiện báo cáo đề xuất và hướng dẫn triển khai các hoạt động của Bộ Công Thương nhằm đạt được các mục tiêu về BĐKH và TTX Nghiên cứu thông lệ quốc tế về xây dựng KHHĐ và Chiến lược ứng phó với BĐKH và TTX Tổ chức hội thảo khởi động giới thiệu Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương ứng phó với BĐKH và TTX giai đoạn 20222030, tầm nhìn đến năm 2050 10/2022 6/2023 Vụ TKNL Tiếp nối từ năm 2 Bảng 3: Các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật được triển khai trong giai đoạn 10/2022 09/2023 cho Hợp phần 3 (Thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng) Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật Thời gian triển khai Đơn vị quản lý hoạt động Tiểu hợp phần 3.1. Hỗ trợ hoàn tất việc khởi động chương trình thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tử năng lượng tái tạo với khách hàng mua điện lớn (DPPA), thúc đẩy thực hiện thí điểm và triển khai cơ chế DPPA thông qua hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị ngành điện có liên quan và các bên tham gia khu vực tư nhân 3.1.1 Hỗ trợ hoàn thiện các quy trình thủ tục để triển khai cơ chế DPPA Nghiên cứu, rà soát quy trình thủ tục để triển khai cơ chế DPPA, như: hướng dẫn chương trình thí điểm DPPA, đăng ký tham gia trên trang web DPPA, công cụ đánh giá và lựa chọn đơn vị tham gia thí điểm DPPA,... 10/2022 9/2023 Cục ĐTĐL 3.1.2 Hỗ trợ Cục ĐTĐL về các nội dung kỹ thuật liên quan tới cơ chế DPPA Nghiên cứu, rà soát, giải trình các nội dung pháp lý chuẩn bị cho quá trình phê duyệt cơ chế DPPA trong trường hợp cần thiết 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL 3.1.3 Hỗ trợ thực hiện Chương trình Thí điểm DPPA Hỗ trợ chuẩn bị tổ chức chiến dịch truyền thông và quảng bá Chương trình thí điểm DPPA Xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho các bên liên quan và thành viên tham gia Chương trình thí điểm DPPA 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) Cục ĐTĐL Tiểu hợp phần 3.2. Hỗ trợ xây dựng năng lực và cơ chế phối hợp quản lý, giám sát, chia sẻ thông tin liên quan giữa cơ quan quản lý ngành và địa phương trong việc lựa chọn dự án năng lượng sạch/nhà đầu tư đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và theo định hướng thị trường 3.2.1 Nghiên cứu các giải pháp phối hợp hiệu quả giữa cấp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện QHĐ Nghiên cứu xây dựng phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện QHĐ theo công suất và loại hình dự án ở phạm vi cấp tỉnh Nghiên cứu khả năng ứng dụng công cụ GIS để hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong tiểu hợp phần 3.2 và các yêu cầu thu thập dữ liệu 11/2022 9/2023 Cục ĐL 3.2.2 Nghiên cứu khả năng hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện QHĐ của các cơ quan ở cấp Trung ương và địa phương trong việc lựa chọn các dự án năng lượng sạch trên cơ sở cạnh tranh và định hướng thị trường Rà soát khuôn khổ pháp lý và thể chế hiện hành để cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án năng lượng Phân tích thực tiễn việc triển khai cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư của các dự án NLTT trong giai đoạn 20172021 01/2023 9/2023 Cục ĐL Tiểu hợp phần 3.3. Hỗ trợ thúc đẩy các sáng kiến đổi mới sáng tạo và tăng cường cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; phối hợp với các chương trình đổi mới sáng tạo quốc gia để tăng cường hệ sinh thái kinh doanh (doanh nhân, chuyên gia, công nghệ và vốn) trong lĩnh vực năng lượng sạch; thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng 3.3.1 Xây dựng mạng lưới Kết nối và nâng cao kiến thức cho doanh nhân ngành năng lượng Nghiên cứu về các ý tưởng đổi mới của doanh nhân năng lượng sạch Xây dựng Kế hoạch khung của hoạt động 3.3.1; 3.3.2 và 3.3.3 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động kết nối trực tuyến/trực tiếp trong lĩnh vực NLTT và năng lượng sạch Phát triển và lên kế hoạch ra mắt Không gian làm việc ảo đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 3.3.2 Chương trình đào tạo về Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thiết kế một khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho Doanh nhân năng lượng tương lai Thực hiện khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực nhằm quản lý và thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho cán bộ quản lý Bộ Công Thương Xác định các đối tác trường đại học Kết nối với các trường đại học liên quan để thiết lập mạng lưới và hợp tác xây dựng nội dung và thiết kế chương trình/khóa đào tạo, bồi dưỡng liên quan Xây dựng nội dung các khóa học phù hợp Hỗ trợ cung cấp chương trình huấn luyện cơ bản khởi nghiệp với đối tác trường đại học 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 3.3.3 Chương Trình vườn ươm và tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam Kế hoạch chiến lược cho Chương trình vườn ươm và tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam có lồng ghép yếu tố giới Kết nối các mạng lưới đổi mới sáng tạo để xây dựng nội dung đào tạo cho Chương trình tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 3.3.4 Tăng cường vai trò bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam Hoàn thiện Khung hợp tác và Kế hoạch hoạt động chung với chương trình E4SEA Hợp tác với E4SEA về các hoạt động liên quan tới vấn đề giới tại Việt Nam Hỗ trợ bình đẳng giới trong quan hệ đối tác do V LEEP II thiết lập 10/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 3.3.5 Tổ chức các diễn đàn, đào tạo và sự kiện kết nối để thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập và đa dạng lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng Cập nhật các tài liệu sẵn có về giới của Engendering Industries (EI) và E4SEA để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam Tổ chức diễn đàn, đào tạo, sự kiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng 11/20229/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) 3.3.6 Xây dựng và thực hiện các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn, phổ biến cập nhật các bộ công cụ về giới Cập nhật, điều chỉnh và phổ biến bộ công cụ về giới của VLEEP Nghiên cứu khoảng cách giới trong tuyển dụng lao động ngành năng lượng Thiết kế các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn thông qua trường đại học và các nhà tuyển dụng trong ngành năng lượng Hỗ trợ việc áp dụng các chính sách và cách thức chung giải quyết vấn đề giới trong quá trình tuyển dụng lao động ngành năng lượng 11/2022 9/2023 (dự kiến tiếp tục trong Năm 4) USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) Tiếp nối từ năm 2 2. Các kết quả dự kiến Hợp phần 1: Tăng cường triển khai các hệ thống năng lượng tiên tiến Hoạt động kỹ thuật Sản phẩm dự kiến Thời gian dự kiến Tiểu hợp phần 1.1 1.1.1 Củng cố khung pháp lý cho hoạt động nhập khẩu LNG Báo cáo khuyến nghị về cơ chế thực hiện của các bên trong việc triển khai quyền tiếp cận của bên thứ ba (TPA) đối với cơ sở hạ tầng LNG Tháng 6/2023 Báo cáo khuyến nghị về lộ trình hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh (tập trung vào lĩnh vực LNG) và thành lập cơ quan điều tiết thị trường khí Tháng 9/2023 1.1.2 Chương trình nâng cao năng lực thương mại về LNG Tài liệu thiết kế và kế hoạch xây dựng chương trình nâng cao năng lực thương mại về LNG Tháng 8/2023 1.1.3 Cước phí qua kho và mô hình kinh doanh cho các dự án kho cảng LNG Báo cáo kỹ thuật về các dự án kho cảng LNG và cơ sở hạ tầng liên quan Tháng 01/2023 Báo cáo về những thách thức đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng LNG tại Việt Nam Tháng 01/2023 Báo cáo thông lệ hàng đầu quốc tế cho các dự án kho cảng nhập khẩu LNG Tháng 02/2023 Báo cáo các mô hình kinh doanh phù hợp cho dự án kho cảng LNG tại Việt Nam Tháng 5/2023 Báo cáo phương pháp tính cước phí qua kho đối với dự án kho cảng LNG tại Việt Nam Tháng 7/2023 Báo cáo đánh giá pháp lý đối với việc ban hành phương pháp tính cước phí qua kho cho các kho cảng LNG tại Việt Nam Tháng 9/2023 Tiểu hợp phần 1.2 1.2.1 Hỗ trợ xây dựng Kế hoạch thực hiện triển khai Quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia Báo cáo đánh giá hiện trạng và xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực năng lượng trên thế giới và khuyến nghị cho Việt Nam Tháng 01/2023 Báo cáo về các thông lệ quốc tế và trong nước đối với việc giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong lĩnh vực năng lượng Tháng 01/2023 Báo cáo đánh giá pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHNL Tháng 4/2023 Báo cáo kỹ thuật về các biểu mẫu thu thập dữ liệu và khung M&E cho Kế hoạch thực hiện QHNL Tháng 6/2023 Tài liệu hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện QHNL Tháng 9/2023 1.2.2 Mô hình tích hợp hệ thống tồn chứa và phân phối khí để hỗ trợ thực hiện QHNL Tài liệu đào tạo về sử dụng công cụ PLEXOS Tháng 6/2023, phụ thuộc tiến độ mua sắm PLEXOS Báo cáo kỹ thuật tóm tắt về các kết quả xây dựng mô hình PLEXOS tích hợp khí Tháng 8/2023, và liên tục cập nhật Tiểu hợp phần 1.3 1.3.1 Nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế, tiềm năng ứng dụng công nghệ Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0 trong ngành điện tại Việt Nam Báo cáo về các công nghệ 4.0, hiện trạng và các đề xuất cho kế hoạch/chiến lược để nâng cao hiệu quả cho ngành điện theo hướng áp dụng các công nghệ 4.0 Tháng 10/2022 Báo cáo về các thông lệ của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong ngành điện Tháng 10/2022 Báo cáo đánh giá về khả năng áp dụng các công nghệ tiên tiến cho ngành điện Việt Nam Tháng 8/2023 Tiểu hợp phần 1.4 1.4.1. Xây dựng các hướng dẫn, chỉ dẫn về việc chuẩn bị, cách thức xác định và tiếp cận với khối tư nhân tham gia đầu tư năng lượng sạch Báo cáo về kinh nghiệm quốc tế về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực truyền tải điện và khuyến nghị cho Việt Nam để thúc đẩy đầu tư tư nhân vào xây dựng lưới điện Tháng 9/2023 Báo cáo về phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng: các điều kiện thị trường và vai trò trong hệ thống điện Dự thảo: Tháng 8/2023 Báo cáo về các ứng dụng tiềm năng của Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) trong bối cảnh Việt Nam, trên cơ sở nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế Dự thảo: Tháng 9/2023 Danh mục các dự án tiềm năng được VLEEP II hỗ trợ Liên tục cập nhật hàng tháng Công cụ sàng lọc, lựa chọn đối tượng được VLEEP II hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp Liên tục cập nhật hàng tháng 1.4.2. Nâng cao năng lực nhằm hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp Báo cáo đánh giá nhu cầu hỗ trợ về năng lượng sạch theo nhóm ngành (các nhà đầu tư, nhà phát triển, ngân hàng và đơn vị cung cấp tài chính) Tháng 3/2023 Tổ chức hội thảo nâng cao năng lực về chủ để cụ thể cho các bên thí điểm được lựa chọn Dự kiến trong Q3/2023 1.4.3 Tiếp cận và triển khai hỗ trợ hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp, kết nối các bên liên quan Bảng tổng hợp đánh giá, lựa chọn các đối tượng tiềm năng được VLEEP II hỗ trợ và xây dựng Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng Tháng 9/2023 Tiếp nối từ năm 2 Hợp phần 2: Nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành năng lượng Hoạt động kỹ thuật Sản phẩm dự kiến Thời gian dự kiến Tiểu hợp phần 2.1 2.1.1 Hỗ trợ xây dựng và triển khai các Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ) Báo cáo đánh giá pháp lý và thể chế cho việc xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ Tháng 5/2023 Báo cáo Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ Tháng 9/2023, phụ thuộc phê duyệt QHĐ8 Cập nhật bộ dữ liệu và các công cụ hỗ trợ thu thập, xử lý và phân tích số liệu, dữ liệu nhằm phục vụ xây dựng và giám sát việc triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ Tháng 6/2023, tiếp tục cập nhật theo yêu cầu 2.1.2 Hỗ trợ xây dựng năng lực và các công cụ hỗ trợ xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện QHĐ Tài liệu cập nhật hàng quý về kết quả xây dựng và phân tích các kịch bản Net Zero Emission (NZE) dưới định dạng thích hợp Cập nhật hàng quý, bắt đầu từ Tháng 11/2022 Báo cáo đánh giá các phương án nâng cấp phần cứng và phần mềm cho mô hình PLEXOS hỗ trợ chuẩn bị Kế hoạch thực hiện QHĐ Tháng 01/2023 Báo cáo kỹ thuật tóm tắt kết quả chạy thử hỗ trợ phân bổ theo quy mô công suất và loại hình dự án từ ở cấp tỉnh Tháng 5/2023 Báo cáo kỹ thuật về xây dựng và phân tích các kịch bản để hỗ trợ xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ Phụ thuộc vào tiến độ Báo cáo Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện QHĐ, hoạt động 2.1.1 Tiểu hợp phần 2.2 2.2.1 Nghiên cứu và phát triển trình tự kết nối, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu vận hành đối với các nguồn NLTT tự dùng Báo cáo kỹ thuật đánh giá các nguồn NLTT tự dùng và khuyến nghị về khả năng lắp đặt và vận hành tại Việt Nam Dự thảo Tháng 8/2023 2.2.2 Nâng cao năng lực về tích hợp lưới điện Các bài trình bày về tính ổn định của hệ thống điện với mức thâm nhập NLTT cao Tháng 6/2023 Tiểu hợp phần 2.3 2.3.1 Hỗ trợ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải, cơ chế giá/phí theo thị trường, định giá cho nguồn điện từ LNG và bài học cho Việt Nam Báo cáo đánh giá cơ chế xác định giá truyền tải tại Việt Nam Tháng 5/2023 Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải Tháng 6/2023 Báo cáo các đề xuất về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải phù hợp với bối cảnh Việt Nam Tháng 7/2023 Báo cáo tổng hợp về cơ chế giá truyền tải trong trường hợp khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lưới điện truyền tải Tháng 8/2023 Báo cáo đánh giá hiện trạng cơ chế giá/phí theo thị trường tại Việt Nam Tháng 7/2023 Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giá/phí theo thị trường Tháng 8/2023 Báo cáo các đề xuất về cơ chế giá/phí theo thị trường phù hợp với bối cảnh Việt Nam Tháng 9/2023 Báo cáo tổng hợp về cơ chế giá/phí theo thị trường và khuyến nghị cho Việt Nam Tháng 9/2023 Báo cáo đánh giá về cơ chế đầu tư các dự án điện khí LNG tại Việt Nam Tháng 9/2023 2.3.2. Hỗ trợ nâng cao năng lực về thị trường điện, tích hợp lưới NLTT, DSM/DR và các chủ đề khác Báo cáo đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong CN&TM tại Việt Nam Dự thảo Tháng 7/2023 Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong CN&TM Dự thảo: Tháng 7/2023 Đề cương nội dung tài liệu đào tạo chương trình DSM/DR nâng cao Tháng 7/2023 Báo cáo đánh giá, rà soát nhu cầu nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật và thông lệ chương trình DSM/DR cho các bên liên quan trong ngành điện Tháng 8/2023 Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về chương trình DSM/DR cho các bên liên quan trong ngành điện Tháng 9/2023 Báo cáo đánh giá tiềm năng tham gia các chương trình DSM/DR của Việt Nam trong tương lai Tháng 9/2023 Hoàn thiện bộ tài liệu đào tạo về DSM/DR Dự thảo: Tháng 9/2023 Báo cáo tổng hợp nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bối cảnh của Việt Nam nhằm đánh giá vai trò của hệ thống quản lý vận hành thông minh đối với hệ thống điều hòa không khí trong CN&TM, và đánh giá khả năng tham gia chương trình DSM/DR của Việt Nam trong thời gian tới Dự thảo: Tháng 9/2023 2.3.3 Tăng cường và nâng cao sức cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch trong Thị trường bán buôn điện cạnh tranh (VWEM) cho các hoạt động phát điện, bao gồm lập kế hoạch NLTT, điều phối và định giá thị trường Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về vận hành và điều tiết thị trường điện trong các tình huống bất thường/khủng hoảng năng lượng Tháng 7/2023 Báo cáo về các tác động của việc tích hợp NLTT/hệ thống pin lưu trữ năng lượng (BESS) trên thị trường điện Tháng 8/2023 Báo cáo kỹ thuật hiệu chỉnh mô hình hóa cho VWEM trống PLEXOS Tháng 9/2023 Tiểu hợp phần 2.4 2.4.1 Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chiến lược truyền thông năng lượng bền vững của Việt Nam theo Nghị quyết số 55NQ/TW Báo cáo đánh giá định hướng chính sách năng lượng bền vững và nhu cầu truyền thông Tháng 02/2023 Báo cáo đề xuất quy trình xây dựng chiến lược truyền thông và KHHĐ thực hiện chiến lược Tháng 02/2023 Dự thảo Chiến lược truyền thông năng lượng bền vững của Bộ Công Thương Dự thảo: Tháng 3/2023 Dự thảo KHHĐ truyền thông năng lượng bền vững của Vụ TKNL Dự thảo: Tháng 3/2023 Tổ chức triển khai dự kiến 01 chiến dịch truyền thông về năng lượng bền vững Dự kiến: Tháng 7/2023 Tài liệu đề cương tập huấn và chương trình tập huấn về năng lượng bền vững Tháng 9/2023 2.4.2 Thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả/ hệ thống năng lượng phân tán trong các Khu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất (KCX) và Khu kinh tế (KKT) Báo cáo về khung pháp lý và thể chế, chính sách của Trung ương và địa phương để triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KCX/KKT Tháng 5/2023 Báo cáo các thông lệ quốc tế về triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT trong các KCN/KKT Dự thảo: Tháng 7/2023 Báo cáo tổng quan về hiện trạng triển khai giải pháp SDNLHQ/NLPT tại KCN/KCX/KKT Dự thảo: Tháng 8/2023 Báo cáo khuyến nghị nhằm thúc đẩy các cơ hội triển khai SDNLHQ/NLPT tại KCN/KCX/KKT ở Việt Nam Dự thảo: Tháng 9/2023 Tổ chức hội thảo tham vấn đánh giá cơ hội triển khai SDNLHQ/NLPT tại KCN/KCX/KKT ở Việt Nam, dự kiến 01 hội thảo Tháng 9/2023 2.4.3 Hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ sinh thái về xe điện ở Việt Nam Báo cáo tổng quan kinh nghiệm quốc tế về mô hình kinh doanh giải pháp sạc xe điện Tháng 12/2022 Báo cáo tóm tắt các thông lệ hàng đầu thế giới về tiêu chuẩn sạc xe điện Tháng 4/2023 Báo cáo kỹ thuật về lựa chọn trình diễn giải pháp sạc xe điện Tháng 5/2023 Đào tạo về thị trường xe điện, giải pháp sạc xe điện và các thông lệ quốc tế liên quan Tháng 5/2023 Báo cáo khuyến nghị Lộ trình triển khai xe điện của Bộ Công Thương để thực hiện Quyết định 876/QĐTTg Tháng 6/2023 Báo cáo khuyến nghị KHHĐ triển khai xe điện của Bộ Công Thương để thực hiện Quyết định 876/QĐTTg Tháng 6/2023 Báo cáo rà soát các tiêu chuẩn, quy định và quy trình kết nối sạc xe điện tại Việt Nam và đề xuất kiến nghị Tháng 9/2023 Tiểu hợp phần 2.5 2.5.1 Hỗ trợ xây dựng hệ thống chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) của Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Hội nghị REC khu vực, đào tạo và trao đổi đồng cấp cho cán bộ của Bộ Công Thương Tháng 11/2022 Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện cơ chế REC Tháng 12/2022 Báo cáo về các kinh nghiệm và thông lệ hàng đầu thế giới về thị trường REC Tháng 6/2023 Báo cáo đánh giá khung chính sách, luật pháp và thể chế để hỗ trợ xây dựng thị trường REC Tháng 8/2023 2.5.2 Xây dựng năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng để tham gia thị trường cácbon trong tương lai Báo cáo khuyến nghị nâng cao năng lực của các bên về MRV cho các nhà máy điện than Tháng 12/2022 Báo cáo phân tích đề xuất các nội dung liên quan kiểm kê KNK và MRV cho các hành động giảm nhẹ KNK cấp cơ sở cho các ngành do Bộ Công Thương quản lý nhằm triển khai Nghị định 06/2022/NĐCP và Quyết định 01/2022/QĐTTg Dự thảo: Tháng 3/2023 Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực nhiệt điện Dự thảo: Tháng 4/2023 Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực giấy và bột giấy Dự thảo: Tháng 5/2023 Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực hóa chất Dự thảo: Tháng 6/2023 Hướng dẫn kiểm kê KNK cho lĩnh vực dệt may Dự thảo: Tháng 7/2023 2.5.3 Hỗ trợ xây dựng KHHĐ về ứng phó BĐKH và TTX cho ngành năng lượng và công nghiệp nhằm thực hiện cam kết NDC và netzero Báo cáo đánh giá kinh nghiệm quốc tế về xây dựng KHHĐ và Chiến lược ứng phó với BĐKH và TTX cho lĩnh vực năng lượng và công nghiệp Tháng 10/2022 Báo cáo các khuyến nghị và hướng dẫn thực hiện các hành động và mục tiêu liên quan tới BĐKH và TTX của Bộ Công Thương, và cập nhật các yêu cầu từ các chính sách và kế hoạch khác của Bộ Công Thương Tháng 12/2022 Tổ chức hai hội nghị công bố KHHĐ của Bộ Công Thương Tháng 02/2023 Tiếp nối từ năm 2 Hợp phần 3: Thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng Tiểu hợp phần 3.1 3.1.1 Hỗ trợ hoàn thiện các quy trình thủ tục để triển khai cơ chế DPPA Tài liệu hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng và hoàn thiện các thủ tục cần thiết cho việc thực hiện cơ chế thí điểm DPPA, tùy theo yêu cầu của Bộ Công Thương Tháng 9/2023 3.1.2 Hỗ trợ Cục ĐTĐL về các nội dung kỹ thuật liên quan tới cơ chế DPPA Tài liệu hỗ trợ kỹ thuật liên quan Chương trình thí điểm DPPA, tùy theo yêu cầu của Bộ Công Thương Tháng 9/2023 3.1.3 Hỗ trợ thực hiện Chương trình Thí điểm DPPA Kế hoạch đào tạo cho các bên liên quan và các đơn vị tham gia DPPA Tháng 9/2023 Chiến dịch truyền thông về Chương trình thí điểm, tùy theo yêu cầu của Bộ Công Thương Tháng 9/2023 Tiểu hợp phần 3.2 3.2.1 Nghiên cứu các giải pháp phối hợp hiệu quả giữa cấp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện QHĐ Báo cáo về xây dựng phương pháp tiếp cận triển khai thực hiện QHĐ theo công suất và loại hình dự án ở phạm vi cấp tỉnh Tháng 6/2023 Báo cáo về khả năng ứng dụng công cụ GIS để hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong tiểu hợp phần 3.2, và các yêu cầu thu thập dữ liệu Tháng 9/2023 Đề xuất hướng dẫn phân bổ công suất và dự án trong tương lai dựa trên mức độ phù hợp và khả năng triển khai Tháng 9/2023 3.2.2 Nghiên cứu khả năng hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện QHĐ của các cơ quan ở cấp Trung ương và địa phương trong việc lựa chọn các dự án năng lượng sạch trên cơ sở cạnh tranh và định hướng thị trường Báo cáo kỹ thuật về khung pháp lý và thể chế hiện hành đối với hoạt động lựa chọn chủ đầu tư và cấp phép đầu tư cho các dự án NLTT Tháng 7/2023 Báo cáo phân tích thực tiễn việc triển khai cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư của các dự án NLTT trong giai đoạn 20172021 Tháng 9/2023 Báo cáo đề xuất hướng dẫn quy trình cấp chủ trương đầu tư và lựa chọn chủ đầu tư cho các dự án năng lượng sạch trong tương lai Dự thảo Tháng 9/2023 Tiểu hợp phần 3.3 3.3.1 Xây dựng mạng lưới Kết nối và nâng cao kiến thức cho doanh nhân ngành năng lượng Báo cáo nghiên cứu thông lệ quốc tế về hỗ trợ doanh nhân trong lĩnh vực năng lượng, phân tích và đề xuất các khuyến nghị, kế hoạch hành động phù hợp với bối cảnh Việt Nam Tháng 4/2023 Kế hoạch kết nối trong lĩnh vực năng lượng sạch và NLTT Tháng 5/2023 Tổ chức các sự kiện kết nối trong lĩnh vực năng lượng sạch và NLTT Tháng 6/2023 3.3.2 Chương trình đào tạo về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Kế hoạch về Chương trình đào tạo dành cho Doanh nhân năng lượng tương lai Tháng 7/2023 Báo cáo khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp cho cán bộ quản lý Bộ Công Thương Dự thảo Tháng 8/2023 Tổ chức thực hiện huấn luyện cơ bản khởi nghiệp với các trường đại học đối tác, dự kiến 02 chương trình Tháng 9/2023 3.3.3 Chương trình vườn ươm và tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam Kế hoạch chiến lược tăng tốc năng lượng sạch Việt Nam có lồng ghép yếu tố giới Tháng 9/2023 3.3.4 Tăng cường vai trò bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam Báo cáo đánh giá sự tham gia của phụ nữ trong ngành năng lượng ở Đông Nam Á Bối cảnh Việt Nam Tháng 6/2023, tùy thuộc tiến độ công việc với E4SEA 3.3.5 Tổ chức các diễn đàn, đào tạo và sự kiện kết nối để thúc đẩy bình đẳng giới, hòa nhập và đa dạng lực lượng lao động trong lĩnh vực năng lượng Tài liệu cập nhật về các vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng để hỗ trợ Bộ Công Thương, EVN và các bên liên quan khác trong ngành năng lượng Tháng 9/2023, và tiếp tục cập nhật trong các năm tiếp theo Tổ chức diễn đàn, đào tạo, sự kiện nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực năng lượng, dự kiến 02 diễn đàn Năm 2023 3.3.6 Xây dựng và thực hiện các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn, phổ biến cập nhật các bộ công cụ về giới Kế hoạch triển khai các chương trình thực tập, đào tạo ngoại khóa và cố vấn thông qua trường đại học và các nhà tuyển dụng trong ngành năng lượng Tháng 6/2023 Cập nhật bộ công cụ về giới trong các dự án năng lượng sạch Tháng 9/2023 Tiếp nối từ năm 2 3. Dự toán ngân sách Tổng ngân sách dự kiến từ nguồn vốn ODA phân bổ cho giai đoạn 10/2022 09/2023 là: 7.720.000 USD (tương đương khoảng 178,69 tỷ đồng)1, trong đó: Tổng ngân sách dự kiến bố trí cho các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật là 6.620.000 USD, được phân bổ cho các Tiểu hợp phần như trong Bảng 4 và Bảng 5 dưới đây. Ước tính chi phí vận hành Văn phòng Dự án (VPDA) tại Hà Nội là 930.000 USD (bao gồm thuê văn phòng, nhân sự hành chính, và các chi phí khác) và quản lý phí của nhà thầu Deloitte Consulting là 170.000 USD. Bảng 4: Dự toán phân bổ ngân sách vốn ODA cho các Tiểu hợp phần, giai đoạn 10/202209/2023 Tiểu hợp phần Dự toán (USD) Đơn vị quản lý hoạt động kỹ thuật Tiểu hợp phần 1.1 460.000 Vụ DKT Tiểu hợp phần 1.2 720.000 Vụ DKT Tiểu hợp phần 1.3 340.000 Cục ĐL Tiểu hợp phần 1.4 480.000 USAID (bên cơ sở thống nhất với BQLDA) Tiểu hợp phần 2.1 950.000 Cục ĐL Tiểu hợp phần 2.2 310.000 Cục ĐTĐL Tiểu hợp phần 2.3 610.000 Cục ĐTĐL Tiểu hợp phần 2.4 1.000.000 Vụ TKNL Tiểu hợp phần 2.5 420.000 Vụ TKNL Tiểu hợp phần 3.1 500.000 Cục ĐTĐL Tiểu hợp phần 3.2 510.000 Cục ĐL Tiểu hợp phần 3.3 320.000 USAID (trên cơ sở thống nhất với BQLDA) Tổng 6.620.000 Bảng 5: Tổng hợp dự toán ngân sách vốn ODA theo đơn vị quản lý hoạt động kỹ thuật, giai đoạn 10/202209/2023 Đơn vị quản lý hoạt động kỹ thuật Dự toán (USD) Cục ĐL (các Tiểu hợp phần 1.3, 2.1 & 3.2) 1.800.000 Cục ĐTĐL (các Tiểu hợp phần 2.2, 2.3 & 3.1) 1.420.000 Vụ TKNL (các Tiểu hợp phần 2.4 & 2.5) 1.420.000 Vụ DKT (các Tiểu hợp phần 1.1 & 1.2) 1.180.000 USAID (các Tiểu hợp phần 1.4 & 3.3) trên cơ sở thống nhất với BQLDA 800.000 Tổng 6.620.000 III. GIÁM SÁT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN, KẾT QUẢ, BÁO CÁO Kế hoạch giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình VLEEP II tuân theo các quy định tại sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, dưới đây là tóm tắt các nội dung cơ bản của việc giám sát: 1. Thông qua hình thức họp trao đổi giữa BQLDA, VPDA và nhà tài trợ USAID Họp đánh giá tiến độ định kỳ 03 tháng Họp rà soát đánh giá và xây dựng kế hoạch hàng năm Họp đột xuất khi có yêu cầu. Bảng 6: Dự kiến các cuộc họp sẽ được tổ chức trong giai đoạn 10/202209/2023 1 Hội nghị Rà soát đánh giá tình hình thực hiện giai đoạn 10/202209/2023 và Xây dựng Kế hoạch triển khai giai đoạn 10/202309/2024 • Rà soát đánh giá tình hình thực hiện Chương trình VLEEP II Quý 4 giai đoạn 10/202209/2023 • Xem xét và đánh giá sơ bộ các kết quả của Chương trình VLEEP II giai đoạn 10/202209/2023 • Xây dựng Kế hoạch triển khai hàng năm giai đoạn 10/202309/2024 Đầu tháng 9/2023 2 Họp điều phối định kỳ hàng quý/6 tháng Họp đột xuất Theo yêu cầu và thống nhất giữa BQLDA và VPDA từng trường hợp 2. Thông qua chế độ báo cáo Báo cáo kỹ thuật của các hoạt động hỗ trợ được triển khai (VPDA chuẩn bị) Báo cáo tiến độ các hoạt động, sử dụng nguồn vốn (ODA và vốn đối ứng) định kỳ hàng quý, 06 tháng và hàng năm (VPDA chuẩn bị) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của BQLDA về tiến độ các hoạt động, tình hình huy động chuyên gia và mua sắm thiết bị/phần mềm (VPDA chuẩn bị) Báo cáo tóm tắt về tiếp nhận và sử dụng viện trợ định kỳ 6 tháng và hàng năm (BQLDA chuẩn bị, VPDA hỗ trợ thông tin liên quan) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương hoặc cấp có thẩm quyền (BQLDA chuẩn bị, VPDA hỗ trợ thông tin liên quan). Các mẫu biểu báo cáo được nêu tại Phụ lục 3 và Phụ lục 7 của Sổ tay Hướng dẫn thực hiện dự án. Trong trường hợp có các yêu cầu báo cáo đột xuất, BQLDA sẽ gửi yêu cầu cùng với biểu mẫu thu thập dữ liệu và thông tin (nếu có) cho VPDA trước ít nhất một tuần để VPDA có đủ thời gian tập hợp và cung cấp dữ liệu/thông tin. IV. PHỐI HỢP GIỮA CÁC BÊN VÀ VỚI CHỦ DỰ ÁN Việc phối hợp giữa các bên và với Chủ dự án được thực hiện theo các quy định tại Văn kiện dự án, Quyết định thành lập BQLDA, Quy chế BQLDA và Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án. 1 Tỷ giá áp dụng 1 USD = 23.147 đồng, theo Văn kiện dự án được phê duyệt tại Quyết định 283.
Quyết định 947/QĐ-BCT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-947-QD-BCT-2023-Ke-hoach-Chuong-trinh-Nang-luong-phat-thai-thap-Viet-Nam-II-563694.aspx
{'official_number': ['947/QĐ-BCT'], 'document_info': ['Quyết định 947/QĐ-BCT năm 2023 phê duyệt Kế hoạch thực hiện hàng năm (giai đoạn 10/2022-9/2023) Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II) do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Đặng Hoàng An'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/04/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
239
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 49/NQCP Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2016 NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 5 NĂM 2016 CHÍNH PHỦ Căn cứLuật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số08/2012/NĐCP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp tháng 5 năm 2016, tổ chức ngày 01 và 02 tháng 6 năm 2016, QUYẾT NGHỊ: 1. Về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 Chính phủ xác định nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Trong thời gian qua, các bộ, cơ quan đã nỗ lực, cố gắng, tập trung nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh nhưng số lượng văn bản chậm ban hành còn khá lớn. Để đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, bảo đảm tiến độ, chất lượng và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, Chính phủ yêu cầu: Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải đặc biệt quan tâm và trực tiếp đôn đốc, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 192016/NQCP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 2017 và Nghị quyết số 35/NQCP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, kiên quyết cắt giảm các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, loại bỏ các giấy phép con bất hợp lý, không đặt ra các quy định mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh; quy định về điều kiện đầu tư phải rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện; đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo động lực cho phát triển. Các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản tập trung nguồn lực, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình tiếp thu ý kiến thẩm định, thẩm tra, hoàn thiện dự thảo văn bản; cập nhật và đăng tải công khai các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử để lấy ý kiến Nhân dân, phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kịp thời tiếp thu ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, hoàn thiện văn bản. Khẩn trương trình Chính phủ các dự thảo Nghị định còn nợ đọng trong tháng 6 năm 2016 theo trình tự, thủ tục rút gọn. Bộ Tư pháp đẩy nhanh tiến độ thẩm định, bảo đảm chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức theo dõi, tham gia ngay từ khi xây dựng văn bản, đôn đốc, kiểm tra trực tiếp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình soạn thảo văn bản. Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc các bộ, cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đẩy nhanh tiến độ xây dựng; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan giải quyết các vấn đề còn có ý kiến khác nhau; hoàn thiện dự thảo văn bản trước khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung rút ngắn thời gian thẩm tra; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện văn bản, trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất. Chính phủ thống nhất: Tổ chức một phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật trong tháng 6 năm 2016 để xem xét thông qua các dự thảo Nghị định đã được soạn thảo theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp để Chính phủ ban hành các, Nghị định nêu trên vào ngày 01 tháng 7 năm 2016. 2. Về việc áp dụng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đối với các dự án, dự thảo đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và năm 2017; Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2016; Chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh năm 2016 Chính phủ thống nhất: Đối với các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được Chính phủ đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và năm 2017 của Quốc hội, các dự thảo nghị định đã được đưa vào Chương trình công tác của Chính phủ năm 2016 theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008; các dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã được đưa vào Chương trình xây dựng nghị quyết năm 2016 theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 thì không nhất thiết phải thực hiện bổ sung các trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. 3. Về dự án Luật thủy lợi Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng trước khi trình Quốc hội. 4. Về dự án Pháp lệnh giống cây trồng (sửa đổi) và dự án Pháp lệnh giống vật nuôi (sửa đổi) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện các dự án Pháp lệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. 5. Về Đề án “Định hướng lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn của Việt Nam” Chính phủ cơ bản nhất trí với các nội dung Đề án do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện Đề án và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. 6. Về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá năm 2015 và 4 tháng đầu năm 2016, phương hướng điều hành giá năm 2016, biện pháp quản lý giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi Chính phủ cơ bản nhất trí với báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá. Để góp phần bình ổn thị trường, thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát trong những tháng cuối năm 2016, Chính phủ thống nhất tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo Nghị quyết số 33/NQCP ngày 30 tháng 4 năm 2015; đồng thời yêu cầu: Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. Chú trọng công tác bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa. Dự báo sát tình hình, chủ động xây dựng các kịch bản điều hành giá các mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu; đánh giá kỹ tác động của việc điều chỉnh giá, đề xuất các kiến nghị điều hành giá phù hợp; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tránh gây biến động giá do yếu tố tâm lý. Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá; phối hợp chặt chẽ với các bộ quản lý chuyên ngành trong việc quản lý giá hàng hóa, dịch vụ chuyên ngành; tổng hợp tình hình và xây dựng phương án điều hành giá các mặt hàng thiết yếu của các bộ, ngành, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá theo quy định; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý giá trên địa bàn địa phương. Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phương án đấu thầu thuốc tập trung đối với thuốc dành cho bảo hiểm y tế. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo Nghị định số 83/2014/NĐCP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; xây dựng các kịch bản điều hành giá xăng dầu theo biến động của giá xăng dầu thế giới, sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn giá xăng dầu trong quá trình điều hành, góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường. Chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, giữ ổn định giá bán lẻ điện năng trong năm 2016; không thành lập quỹ bình ổn giá điện; chủ động xây dựng phương án điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp. Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều hành nhập khẩu đường phù hợp và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước mắt cho phép bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 100.000 tấn đường để ổn định thị trường, đồng thời lưu ý bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan điều hành học phí bám sát nguyên tắc thị trường; đẩy mạnh đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; trong năm 2016, xây dựng lộ trình phù hợp, tránh điều chỉnh học phí cùng thời điểm với giá dịch vụ y tế để hạn chế tác động đột biến đến giá tiêu dùng. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng lộ trình, phương án điều chỉnh giá dịch vụ y tế phù hợp, tránh điều chỉnh giá vào cùng thời điểm tại 63 tỉnh, thành phố; đồng thời bảo đảm giá dịch vụ y tế điều chỉnh tương xứng với chất lượng khám chữa bệnh. Bộ Giao thông vận tải không tăng phí giao thông đường bộ trong năm 2016. Tổng kết, đánh giá các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng theo hình thức BOT, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chủ động nghiên cứu, xây dựng giá sử dụng dịch vụ đường bộ các dự án hoàn vốn BOT phù hợp để thay thế mức thu phí sử dụng đường bộ hiện hành. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phương án tạm trữ muối để hỗ trợ diêm dân tiêu thụ sản phẩm; theo dõi sát diễn biến thị trường thóc, gạo trong nước và thế giới để kịp thời đề xuất phương án điều hành phù hợp. 7. Về việc xử lý vướng mắc trong việc thanh toán vốn các dự án đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và các dự án trên địa bàn các huyện nghèo, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao Việc kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ năm 2016 các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án bảo vệ, phát triển trồng rừng, dự án trên địa bàn các huyện nghèo thực hiện theo đúng quy định của Luật đầu tư công và khoản 2 và 3 Điều 46 Nghị định số 77/2015/NĐCP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về Kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm. Giao Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 2016 tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu của chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước của bộ, ngành trung ương và địa phương năm 2015 để kịp thời xử lý vướng mắc trong việc thanh toán vốn các dự án đầu tư thuộc các chương trình; báo cáo định kỳ quý, 6 tháng và hằng năm kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hằng năm theo đúng quy định của Luật đầu tư công và khoản 2 Điều 48 Nghị định số 77/2015/NĐ CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ. 8. Về Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014 Chính phủ thống nhất với Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014 do Bộ Tài chính trình. Giao Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến Chính phủ, hoàn thiện Báo cáo. Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội. 9. Về tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2016; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQCP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong 5 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Dự trữ ngoại tệ tăng khá; lãi suất cho vay có xu hướng giảm; tín dụng đối với nền kinh tế tăng; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, vốn FDI cam kết và thực hiện đều tăng cao so với cùng kỳ. Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 2021 diễn ra an toàn tuyệt đối. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được đánh giá cao. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội trong 5 tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; lạm phát có nguy cơ tăng; tăng trưởng xuất khẩu thấp. Tăng trưởng kinh tế chịu tác động tiêu cực bởi diễn biến bất lợi của thời tiết, biến đổi khí hậu và tác động của môi trường biển; sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; sản xuất công nghiệp phục hồi chậm. Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản tăng cao hơn cùng kỳ năm trước. Số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong tháng 5 năm 2016 tăng so với cùng kỳ. Tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng vẫn gia tăng. Đời sống Nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị sự số môi trường biển còn gặp nhiều khó khăn. Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương không chủ quan trong điều hành, tập trung khắc phục khó khăn, thách thức, quyết tâm không điều chỉnh các mục tiêu, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, chủ động và sáng tạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết số 01/NQCP ngày 07 tháng 01 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Nghị quyết số 192016/NQCP ngày 28 tháng 4 năm 2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 2017, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 35/NQCP ngày 16 tháng 5 năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và các Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ, trong đó tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát, trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay. Tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn. Nghiên cứu và thực hiện các giải pháp phù hợp để quản lý thị trường ngoại tệ, thị trường vàng, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, phù hợp với chủ trương chống đô la hóa, vàng hóa của Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), FDI, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2016; khẩn trương rà soát phương án điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 2016 từ số vốn còn dư của quốc lộ 1A và quốc lộ 14, trình Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2016 và đề xuất giải pháp tháo gỡ. Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đánh giá, đề xuất giải pháp tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2016. Khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 37/2014/QĐTTg ngày 18 tháng 6 năm 2014 về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước trong tháng 6 năm 2016. Các bộ, cơ quan chủ trì soạn thảo các đề án tái cơ cấu, gồm: Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, kinh tế hợp tác và biến đổi khí hậu; Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 2020; Đề án tái cơ cấu chi ngân sách nhà nước và nợ công; Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Đề án tái cơ cấu đơn vị sự nghiệp công; Kế hoạch tài chính ngân sách trung hạn giai đoạn 2016 2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 2020, khẩn trương xây dựng và xác định thời hạn hoàn thành để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Các bộ là chủ chương trình mục tiêu quốc gia khẩn trương hướng dẫn các địa phương về nội dung chủ yếu của chương trình để có căn cứ triển khai bố trí vốn kế hoạch năm 2016 cho các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tài chính ngân sách, bảo đảm hoàn thành kế hoạch đề ra. Tăng cường thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu, nợ đọng thuế, chống chuyển giá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, tránh thất thoát, lãng phí, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Rà soát, kiểm tra, điều chỉnh các thủ tục thanh toán vốn đầu tư theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho quá trình thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 59/2011/NĐCP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và Nghị định số 189/2013/NĐCP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong tháng 11 năm 2016. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện mạnh mẽ các giải pháp khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng có khả năng cạnh tranh, thị trường ổn định. Chỉ đạo cơ quan thương vụ ở nước ngoài kịp thời nắm bắt thông tin thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Rà soát, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo và thúc đẩy xuất khẩu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2016. Đánh giá cụ thể việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để cộng đồng doanh nghiệp chủ động chuẩn bị điều kiện tham gia và tranh thủ cơ hội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng toàn diện, thực chất gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng kinh tế hợp tác và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường kiểm soát chất lượng giống và vật tư chăn nuôi, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp khôi phục đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ hải sản ở các địa phương có sự cố hải sản chết bất thường. Bộ Xây dựng tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ nhà ở theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã được phê duyệt. Đồng thời, tổng kết, đánh giá việc thực hiện phát triển nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát lại các quy hoạch, chương trình, dự án, đánh giá tình hình, đề xuất các giải pháp đột phá phát triển du lịch, kể cả trước mắt và lâu dài để thu hút khách du lịch và phát triển bền vững, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 6 năm 2016. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai và giám sát việc thực hiện hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố hải sản chết bất thường, không để người dân bị đói. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề, tạo việc làm. Đánh giá tình trạng thất nghiệp, nhất là đối với thanh niên, sinh viên mới tốt nghiệp và đề xuất giải pháp phù hợp. Bộ Y tế chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, nhất là các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong mùa hè. Đẩy mạnh triển khai lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các bộ, ngành, địa phương phối hợp thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 13/CTTTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, trong đó tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm; tăng cường thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân; phòng, chống ngộ độc thực phẩm, nhất là ở khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn, xem xét, xử lý trách nhiệm cán bộ, công chức ở những nơi để xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung rà soát, kiểm tra các nguồn thải vào các lưu vực sông, quản lý, kiểm soát chặt chẽ môi trường sông, biển; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy chuẩn về môi trường, các quy hoạch để phù hợp với tình hình thực tiễn và tình thân của Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu toàn cầu. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016. Tập trung rà soát, chấn chỉnh các vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội của ngành giáo dục đào tạo. Khẩn trương hướng dẫn các địa phương rà soát các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học mầm non tại các huyện 30a sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dự phòng giai đoạn 2012 2015. Chủ trì, phối hợp vơi Bộ Ngoại giao, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao ở nước ngoài tham gia giảng dạy và đào tạo ở trong nước. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất giải pháp phòng, chống đuối nước cho học sinh. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, trình Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 7 năm 2016. Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và phát động phong trào khởi nghiệp gắn với đổi mới, sáng tạo trong thanh niên và sinh viên. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường quản lý chặt chẽ các điều kiện an toàn của phương tiện vận tải; kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác quản lý đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đẩy mạnh sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phương án đã được phê duyệt. Bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả, đúng quy định, minh bạch, tránh thất thoát. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị các tập đoàn, tổng công ty chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, bảo đảm đúng tiến độ, công khai, minh bạch và xử lý nghiêm các vi phạm. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh công tác thanh tra công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng đề án tổng thể về đẩy mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, chính xác những kiến nghị chính đáng của nhân dân; đồng thời nghiêm khắc xử lý hành vi chống người thi hành công vụ trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Bộ Quốc phòng chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các lực lượng thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Phối hợp với Bộ Ngoại giao bảo vệ, hỗ trợ ngư dân và xử lý nghiêm hành vi đánh bắt hải sản trái phép, xâm phạm chủ quyền vùng biển của nước ta. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng nắm chắc tình hình, chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các âm mưu, hoạt động chống phá, kích động gây rối. Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân khai thác cát trái phép, nhất là các vùng ven biển và khu vực sông Hồng. Chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Đề án tổng thể thực hiện quy định việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 110/2015/QH13 của Quốc hội. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo thông tin tuyên truyền khách quan, đúng mức độ. Các bộ, cơ quan, địa phương chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, đồng thời kịp thời giải thích, định hướng thông tin những vấn đề dư luận quan tâm, tạo đồng thuận xã hội. Đề cao vai trò gắn với trách nhiệm của các cơ quan báo chí, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật những trường hợp cố tình đưa tin không đúng sự thật, trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội. Các bộ, cơ quan, địa phương thường xuyên rà soát chỉ đạo thực hiện các quyết nghị tại các phiên họp Chính phủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ kịp thời, hiệu quả. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, khắc phục ngay tình trạng chậm triển khai hoặc để quá hạn các nhiệm vụ. Giao Văn phòng Chính phủ thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan, địa phương, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ hằng tháng. 10. Về đề xuất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trong thời gian qua, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường phối hợp với Chính phủ trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp phần giúp Chính phủ thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao. Chính phủ thống nhất với đề xuất của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc triển khai chương trình phối hợp giai đoạn 2016 2020 thuộc 03 lĩnh vực: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân tham gia phát triển kinh tế; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân tham gia phát triển xã hội và giám sát xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động Nhân dân tham gia xây dựng chính quyền vững mạnh, trong sạch. Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương có liên quan phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng thêm các chương trình phối hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2016; đồng thời tích cực triển khai các chương trình phối hợp đã ký kết. Các địa phương bị thiệt hại bởi hạn hán và sự cố hải sản chết bất thường khẩn trương tổ chức chuyển hỗ trợ của Chính phủ và địa phương cho Nhân dân theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối tháng 6 năm 2016. Chính phủ đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh liên quan giám sát việc chuyển hỗ trợ của Chính phủ và địa phương đến các hộ dân, thông báo cho Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 30 tháng 6 năm 2016. 11. Về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 2020 Giao các bộ, cơ quan, địa phương góp ý dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 2020, trong đó tập trung rà soát lại các nhiệm vụ đã đề xuất đưa vào Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2016 2020, bảo đảm khả thi, thiết thực và hiệu, quả; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 15 tháng 6 năm 2016. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổng hợp, hoàn thiện 02 dự thảo Nghị quyết trên, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong tháng 6 năm 2016./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN; Trợ Lý TTg, Thư ký PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐT CP; Lưu: Văn thư, TH (3b). B TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc
Nghị quyết 49/NQ-CP
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-49-NQ-CP-phien-hop-Chinh-phu-thuong-ky-thang-5-2016-313855.aspx
{'official_number': ['49/NQ-CP'], 'document_info': ['Nghị quyết 49/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2016'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Xuân Phúc'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/06/2016', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '20/06/2016', 'note': ''}
240
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 9009/VPCPKGVX V/v vị trí, địa điểm xây dựng Đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2024 Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Công văn số 3336/UBND KGVX ngày 08 tháng 10 năm 2024; ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Công văn số 5218/BVHTTDLDSVH ngày 25 tháng 11 năm 2024), về việc xem xét, chấp thuận vị trí, địa điểm xây dựng Đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ quốc gia đặc biệt Cổ Loa, thành phố Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long có ý kiến như sau: 1. Đồng ý việc triển khai xây dựng Đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ quốc gia đặc biệt Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội như đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại các văn bản nêu trên. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu báo cáo và đề xuất, kiến nghị; bảo đảm thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục có liên quan và theo đúng quy định pháp luật. 2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật về di sản văn hóa, đầu tư công, ngân sách nhà nước và về các lĩnh vực khác có liên quan; không ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên và môi trường sinh thái chung của di tích; bảo đảm sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích theo quy định; không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; TTgCP, các PTTg (để b/c); Các Bộ: VHTTDL, XD; Thành ủy, HĐND, UBND Tp Hà Nội; Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia; VPCP: BTCN, PCN Đỗ Ngọc Huỳnh, Trợ lý TTg, các Vụ: TH, CN, NN, QHĐP, PL, KTTH; Lưu: VT, KGVX (3).đdt. KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Đỗ Ngọc Huỳnh
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Van-hoa-Xa-hoi/Cong-van-9009-VPCP-KGVX-2024-dia-diem-xay-dung-Den-tho-Duc-vua-Ngo-Quyen-Khu-di-tich-Co-Loa-635525.aspx
{'official_number': [''], 'document_info': [''], 'document_status': [['']], 'place_issue': ['', ''], 'signer': [''], 'document_type': [''], 'document_field': [''], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '', 'effective_date': '', 'enforced_date': '', 'note': ''}
241
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 8081/BTCTCHQ V/v xác định lĩnh vực ưu đãi đầu tư Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2014 Kính gửi: Công ty TNHH SuHeung Việt Nam. (Khu CN Long Thành, huyện Long Thành, Đồng Nai) Để xử lý vướng mắc trong việc xác định dự án sản xuất vỏ nang rỗng dùng trong dược phẩm của Công ty TNHH SuHeung Việt Nam có hay không thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư theo quy định tại Nghị định 87/2010/NĐCP ngày 13/8/2010 của Chính phủ, ngày 27/1/2014 Bộ Tài chính đã có công văn số 1641/BTCTCHQ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế đề nghị cho ý kiến tham gia. Tiếp theo, ngày 04/4/2014, Tổng cục Hải quan tiếp tục có công văn số 3614/TCHQTXNK gửi Bộ Y tế đề nghị có ý kiến về công văn số 1641/BTCTCHQ nhưng đến nay Bộ Y tế chưa có ý kiến tham gia. Ngày 13/3/2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 1445/BKHĐTQLKKT tham gia ý kiến nêu rõ việc sản xuất vỏ nang thuốc của Công ty TNHH SuHeung Việt Nam không thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu được quy định tại Nghị định 87/2010/NĐCP . Để xử lý vấn đề trên, căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐCP ngày 13/8/2010; khoản 9 mục I phần B Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 87/2010/NĐCP ngày 13/8/2010; khoản 2, khoản 5 Điều 2 Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005; khoản 1, khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2009/TT BYT ngày 24/11/2009 và Điều 2 Thông tư 17/2001/TTBYT ngày 01/8/2001 của Bộ Y tế; tham khảo ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1445/BKHĐT QLKKT, đề nghị Công ty TNHH SuHeung Việt Nam nộp đủ thuế cho số hàng hóa nhập khẩu để phục vụ dự án sản xuất vỏ nang rỗng theo quy định. Bộ Tài chính thông báo để Công ty TNHH SuHeung Việt Nam được biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Bộ trưởng BTC (để b/c); TT. Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c); Vụ CST, Vụ Pháp chế; Cục HQ các tỉnh, thành phố (để t/h); Lưu: VT, TCHQ. TL. BỘ TRƯỞNG KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
Công văn 8081/BTC-TCHQ
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Dau-tu/Cong-van-8081-BTC-TCHQ-2014-xac-dinh-linh-vuc-uu-dai-dau-tu-237759.aspx
{'official_number': ['8081/BTC-TCHQ'], 'document_info': ['Công văn 8081/BTC-TCHQ năm 2014 xác định lĩnh vực ưu đãi đầu tư do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Nguyễn Dương Thái'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Đầu tư, Thương mại, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
242
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5390/QĐUBND Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI” ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội; Căn cứ Nghị quyết số108/NQCP ngày 10/07/2024 của Chính phủ; Thực hiện Nghị quyết số35/NQHĐND ngày 04/10/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội về việc thông qua Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội; Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND Thành phố. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội” (có Đề án kèm theo). Điều 2. Giao Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án hiệu quả, bảo đảm quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn Thành phố. Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công; Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố; Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Chính phủ; Văn phòng Chính phủ; Các Bộ, ngành Trung ương; Ban Thường vụ Thành ủy; Ban cán sự đảng UBND Thành phố; Thường trực: HĐND, UBMTTQ Thành phố; Chủ tịch UBND Thành phố; Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Ban Tổ chức Thành ủy; Ban Pháp chế, HĐND Thành phố; Văn phòng: Thành ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND Thành phố; Các đơn vị: BHXH, Cục thuế, Cục Hải quan, NHNN Chi nhánh TPHN, Kho bạc Nhà nước HN; Các tổ chức CTXH Thành phố; Các báo: HNM, KT&ĐT; Đài PT&THHN, CTTĐTTP; VPUB: CVP, PCVPCù Ngọc Trang, các Phòng, Trung tâm trực thuộc; Lưu: VT, KSTTHC(Vân Anh). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Sỹ Thanh ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Kèm theo Quyết định số 5390/QĐUBND ngày 15/10/2024 của UBND thành phố Hà Nội) PHẦN I SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ 1. Quan điểm, chủ trương của Đảng Chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân được xác định trong đường lối đổi mới toàn diện đất nước khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986). Trải qua các kỳ đại hội, cải cách hành chính nhà nước luôn được khẳng định là một chủ trương nhất quán, thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng trong lãnh đạo tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Ở từng giai đoạn phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước có các biện pháp cụ thể nhằm cải cách, đổi mới nền hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đó, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề quan trọng về cải cách hành chính, cách cách thủ tục hành chính (TTHC), tạo nền tảng tư tưởng chính trị, định hướng cho việc xây dựng nền hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh hội nhập quốc tế, điển hình: Hội nghị Trung ương 8 khóa VII xác định: Cải cách nền hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước, đề ra mục tiêu xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong xã hội. Nghị quyết số 17 NQ/TW, ngày 182007, của Hội nghị Trung ương 5 khóa X về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước” xác định: Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; Đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; Hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; Đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Nghị quyết số 18/NQTW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: yêu cầu hệ thống tổ chức của Nhà nước “Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm”; nhấn mạnh nhiệm vụ đối với chính quyền địa phương “ Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách TTHC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.” Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước đến năm 2030: Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước; xác định 3 đột phá chiến lược, trong đó có 2 nội dung định hướng quan trọng đối với xây dựng nền hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả, kiến tạo phát triển[1]. Khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Kết luận số 14KL/TW ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung: Trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn, khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ, giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách, tập trung vào những vấn đề chưa được quy định hoặc đã có quy định nhưng không phù hợp với thực tiễn, mang lại giá trị, hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung. 2. Quan điểm, chủ trương của Thành ủy Hà Nội Với vị thế Thủ đô, trung tâm chính trị hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Nhận thức được tầm quan trọng của sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, cải cách hành chính trong đó trọng tâm là cải cách TTHC, Thành ủy Hà Nội luôn chỉ đạo quyết liệt và sâu sát việc tăng cường, đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn Thành phố, trên tinh thần đề xuất đột phá về phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC, đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, đẩy mạnh thực hiện TTHC trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau. Đổi mới về lề lối làm việc, phương thức quản trị hiện đại, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; Khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII của xác định: Đẩy mạnh cải cách hành chính; Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối, nhất là bên trong các đơn vị, tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm, tính chủ động, sáng tạo, quyết liệt, hiệu quả, thích ứng với mô hình tổ chức mới và phù hợp tình hình thực tiễn của Thủ đô. Nghị quyết số 18NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” chủ trương: Lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi, là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến văn minh hiện đại”; phục vụ giải quyết TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến phi địa giới hành chính; phục vụ phát triển kinh tế xã hội; phục vụ công dân số theo tinh thần chỉ đạo tại Đề án 06 của Chính phủ. Thông báo kết luận số 1873TB/TU ngày 13/9/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội: “Thống nhất chủ trương về Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. Giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố lãnh đạo UBND Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện các quy trình cần thiết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án theo quy định; đẩy nhanh tiến độ thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC, dịch vụ công trên địa bàn Thành phố”. II. CƠ SỞ PHÁP LÝ 1. Các văn bản của Trung ương Với quan điểm Chính phủ phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, gắn kết chặt chẽ kiểm soát TTHC với xây dựng Chính phủ điện tử, tạo cơ chế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc giải quyết TTHC, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, cụ thể: 1.1. Nhóm các văn bản chỉ đạo thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội giao Chính phủ triển khai thí điểm mô hình Bộ phận Một cửa theo hướng kết hợp cung cấp dịch vụ hành chính công của các đơn vị hành chính trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2024 để tổng kết, nhân rộng nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính (Mục 9.d); Nghị quyết 20/NQCP ngày 05/02/2024 của Chính phủ về Phiên họp chính phủ thường kỳ tháng 01/2024, tại Phụ lục nhiệm vụ cụ thể “1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: g) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương tổ chức triển khai thí điểm Mô hình mẫu về Bộ phận Một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn, hoàn thành trong quý II năm 2024” ; Nghị quyết số 108/NQCP ngày 10/7/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Quảng Ninh triển khai thí điểm Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính có chức năng tiếp nhận, giải quyết và kiểm soát, theo dõi, đánh giá thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ và 04 địa phương ban hành tài liệu hướng dẫn mô hình thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh (Mục V.3) ; Nghị quyết số 122/NQCP ngày 08/8/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7 năm 2024: “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan triển khai thí điểm hiệu quả mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số108/NQCP ngày 10/7/2024. Triển khai các giải pháp cụ thể, đột phá để cải thiện các chỉ số: cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước” (Điểm i, khoản 1, Phụ lục 1). Chỉ thị số 04/CTTTg ngày 11/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo “6. Văn phòng Chính phủ: đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính và các địa phương có liên quan xây dựng Mô hình mẫu về Bộ phận một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn, tổ chức thí điểm trong năm 2024 tại các địa phương: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bình Dương và đánh giá, tổng kết để phát triển mô hình trên diện rộng”. Chỉ thị số 16/CTTTg ngày 20/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa TTHC tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ người dân, doanh nghiệp “II.2 Về triển khai thí điểm Mô hình mẫu Bộ phận Một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp Bộ phận Một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 trước khi tổng kết, nhân rộng vào năm 2025 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại 01 địa điểm trên cơ sở ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của Bộ phận Một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC tại các bộ, ngành, địa phương”. Thông báo số 210/TBVPCP ngày 10/5/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách TTHC ngày 08/5/2024: “2. UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa; tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại 01 địa điểm trên cơ sở ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của bộ phận một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC tại các bộ, ngành, địa phương”. Thông báo số 323/TBVPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 06 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06, xây dựng mô hình thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND Thành phố là cơ quan hành chính có chức năng tiếp nhận, giải quyết và kiểm soát, theo dõi, đánh giá thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn thành phố theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm thực hiện từ tháng 9 năm 2024 đến ngày 30 tháng 11 năm 2025. Thông báo số 362/TBVPCP ngày 05/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang Tổ trưởng Tổ công tác tại Phiên họp thứ năm của Tổ Công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2024: “ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan triển khai thí điểm hiệu quả mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh”. Thông báo số 363/TBVPCP ngày 06/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ tám ngày 15/7/2024: “Đối với 4 địa phương thực hiện mô hình thí điểm: UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm từ tháng 9 năm 2024, thực hiện sơ kết, đánh giá vào cuối năm 2025”. Văn bản số 5709/VPCPKSTT ngày 12/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, trong đó: “7. Đề nghị 04 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Quảng Ninh khẩn trương xây dựng, hoàn thiện, trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua Đề án triển khai Mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để bắt đầu thực hiện thí điểm từ tháng 9 năm 2024 theo chỉ đạo tại Nghị quyết108/NQCP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ”. Văn bản số 5343/VPCPKSTT ngày 27/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về tài liệu hướng dẫn tổ chức thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh. 1.2. Nhóm các văn bản quy định về tổ chức bộ máy, biên chế Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Nghị định số 158/2018/NĐCP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính; Nghị định 107/2020/NĐCP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 108/2020/NĐCP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐCP ngày 05/6/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Nghị định số 62/2020/NĐCP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; Thông tư số 12/2022/TTBNV ngày 30/12/2022 của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 01/2022/TTVPCP ngày 02/5/2022 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Văn bản số 5343/VPCPKSTT ngày 27/7/2024 của Văn phòng Chính phủ về tài liệu hướng dẫn tổ chức thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh. 1.3. Nhóm các văn bản quy định về kiểm soát, thực hiện thủ tục hành chính Nghị định 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC, Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14/5/2013 của Chính phủ và Nghị định 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC. Nghị định số 61/2018/NĐCP/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và Nghị định số 107/2021/NĐCP của Chính phủ bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ CP . Nghị định 45/2020/NĐCP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Quyết định số 45/2016/QĐTTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Các Thông tư của Văn phòng Chính phủ liên quan đến việc thực hiện TTHC: Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Thông tư 01/2023/TT VPCP ngày 05/4/2023 quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử; Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC. Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29/6/2024 của Quốc hội giao Chính phủ triển khai thí điểm mô hình Bộ phận Một cửa theo hướng kết hợp cung cấp dịch vụ hành chính công của các đơn vị hành chính trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong năm 2024 để tổng kết, nhân rộng nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính (Mục 9.d). Nghị quyết số 108/NQCP ngày 10/7/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương giao trách nhiệm cho UBND các tỉnh, thành phố: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Quảng Ninh triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh là cơ quan hành chính có chức năng tiếp nhận, giải quyết và kiểm soát, theo dõi, đánh giá thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ và 04 địa phương ban hành tài liệu hướng dẫn mô hình thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh (Mục V.3). Thông báo số 323/TBVPCP ngày 15/7/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06, xây dựng mô hình thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND Thành phố là cơ quan hành chính có chức năng tiếp nhận, giải quyết và kiểm soát, theo dõi, đánh giá thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn thành phố theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm thực hiện từ tháng 9 năm 2024 đến ngày 30 tháng 11 năm 2025. Thông báo số 362/TBVPCP ngày 05/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang Tổ trưởng Tổ công tác tại Phiên họp thứ năm của Tổ Công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/2024: “UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan triển khai thí điểm hiệu quả mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh”. Thông báo số 363/TBVPCP ngày 06/8/2024 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Phiên họp thứ tám ngày 15/7/2024: “Đối với 4 địa phương thực hiện mô hình thí điểm: UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Quảng Ninh tổ chức triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc UBND cấp tỉnh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thí điểm từ tháng 9 năm 2024, thực hiện sơ kết, đánh giá vào cuối năm 2025”. 1.4. Nhóm văn bản liên quan đến hạ tầng trang thiết bị, chế độ chính sách Nghị định số 130/2005/NĐCP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định số 117/2013/NĐCP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐCP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Nghị định 152/2017/NĐCP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định chung về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở hoạt động sự nghiệp; Quyết định số 50/2017/QĐTTg ngày 31/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị; Thông tư số 167/2012/TTBTC ngày 10/10/2012 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát TTHC. 2. Các văn bản chỉ đạo của Thành phố Trên cơ sở các văn bản của Trung ương về cải cách hành chính, thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản để triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiệm vụ được Trung ương giao, cụ thể: Chỉ thị số 24CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội; Nghị quyết số 11/2024/NQHĐND ngày 15/5/2024 của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết số 07/2023/NQHĐND ngày 04/7/2023 của HĐND thành phố Hà Nội về việc thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; Kế hoạch số 136/KHUBND ngày 01/6/2021 của UBND thành phố Hà Nội về cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 2025; Kế hoạch số 161/KHUBND ngày 12/7/2021 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC” trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 18/2020/QĐUBND ngày 04/9/2020 của UBND thành phố Hà Nội quy định việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 27/2023/QĐUBND ngày 22/11/2023 của UBND thành phố Hà Nội sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2020/QĐUBND ngày 04/9/2020 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 13/2023/QĐUBND ngày 27/6/2023 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 4379/QĐUBND ngày 10/11/2022 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đề án mô hình Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 622/QĐUBND ngày 25/01/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định nội dung và mức chi cho công tác thực hiện các hoạt động kiểm soát TTHC của thành phố Hà Nội; Quyết định số 2492/QĐUBND ngày 02/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội quy định chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đối với Trưởng bộ phận, công chức, lao động hợp đồng làm việc tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; Văn bản số 4395/UBNDKSTTHC ngày 27/12/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; Ngoài ra, Thành phố đã tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như: Đẩy mạnh trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử và thực hiện ký số văn bản điện tử trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tại tất cả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Rút ngắn quy trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa TTHC; Xây dựng dịch vụ công trực tuyến một phần và toàn trình phục vụ người dân thực hiện các giao dịch hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội. III. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC được triển khai thông qua việc tổ chức hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp, cụ thể như sau: 1. Mô hình tổ chức hoạt động Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành tại Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2028 của Văn phòng Chính phủ ban hành là căn cứ pháp lý quan trọng quy định thống nhất về Bộ phận Một cửa. Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ ban hành, bổ sung quy định cho phép sự tham gia của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích tại Bộ phận Một cửa và bổ sung quy định của Thủ tướng Chính phủ quyết định những trường hợp tổ chức Bộ phận Một cửa khác nhằm tạo sự chủ động linh hoạt trong trường hợp có mô hình mới, cách làm hay mà Nghị định chưa quy định (tại Khoản 8 Điều 7). Theo đó, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị hành chính đặc thù thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh, có con dấu để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tại cấp huyện, UBND cấp huyện quyết định thành lập Bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. Tại cấp xã, UBND cấp xã quyết định thành lập Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp xã. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ vào tần suất tiếp nhận, tình hình, điều kiện thực tế quyết định số lượng Trung tâm Phục vụ hành chính công của Thành phố. Xét tình hình, điều kiện thực tiễn, địa bàn thành phố Hà Nội sau khi thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQQH ngày 29/5/2008 của Quốc hội đã mở rộng rất nhiều cả về quy mô dân số và diện tích, số đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố (tới thời điểm hiện tại là 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn), tập trung các cơ quan hành chính Trung ương, tình trạng giao thông với hạ tầng giao thông hạn chế. Với vai trò là Thủ đô, trung tâm chính trị của cả nước, Thành phố xác định mục tiêu phát triển “đô thị thông minh; chính quyền điện tử” với nhiều giải pháp đồng bộ và thống nhất, đặc biệt là việc lựa chọn ứng dụng CNTT tin là giải pháp hàng đầu trong việc phục vụ xây dựng Thành phố trong tương lai. Do vậy, việc thực hiện mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công như quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ chưa phù hợp với Thành phố. Để triển khai thực hiện các quy định của Nghị định và thống nhất tổ chức Bộ phận Một cửa trên toàn địa bàn Thành phố, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 18/2020/QĐUBND ngày 04/9/2020 (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện việc kiện toàn Bộ phận Một cửa bám sát theo các quy định của pháp luật. Tại Thành phố, 100% các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đều thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Bộ phận Một cửa của các đơn vị trên địa bàn (các Sở, ban, ngành; 30 quận, huyện, thị xã; 579 xã, phường, thị trấn) đều được bố trí độc lập và đặt tại vị trí thuận lợi của cơ quan, đơn vị để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức đến giao dịch; được trang bị các thiết bị cơ bản gồm: máy tính làm việc; máy tính phục vụ công dân, máy in, máy chụp, máy scan. Các thiết bị công nghệ như máy lấy số tự động, máy đánh giá sự hài lòng,… bảo đảm đáp ứng nhu cầu theo điều kiện và khả năng thực tế của từng đơn vị. Đặc biệt, đối với một số lĩnh vực như Tài nguyên và Môi trường, các TTHC tiếp nhận tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cụ thể: Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa của Sở, Bộ phận Một cửa của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội (Văn phòng Trung tâm) và tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC tại 28 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội tại các quận, huyện, thị xã. Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc tổ chức Bộ phận Một cửa tiếp nhận giải quyết các TTHC trong Khu Công nghiệp, Khu công nghệ cao. Triển khai các giải pháp, sáng kiến cải cách TTHC trên địa bàn Thành phố, UBND quận Hoàn Kiếm đã báo cáo, triển khai tiến hành thí điểm cải tạo “Bộ phận Một cửa” của một số phường có diện tích chưa bảo đảm theo quy định, sắp xếp thành lập 03 Trung tâm phục vụ hành chính công cấp phường để thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC liên phường, bảo đảm theo lộ trình Kế hoạch số 01/KHUBND ngày 03/01/2023 của UBND Thành phố, cụ thể: Trung tâm Phục vụ hành chính công số 1 (ghép Bộ phận Một cửa của UBND phường Trần Hưng Đạo, Bộ phận Một cửa của UBND phường Hàng Trống, Bộ phận Một cửa của UBND phường Cửa Nam, đặt trụ sở chính tại UBND phường Trần Hưng Đạo); Trung tâm Phục vụ hành chính công số 2 (ghép Bộ phận Một cửa của UBND phường Hàng Mã, Bộ phận Một cửa của UBND phường Hàng Bồ, Bộ phận Một cửa của UBND phường Cửa Đông, đặt trụ sở chính tại UBND phường Hàng Mã); Trung tâm Phục vụ hành chính công số 3 (ghép Bộ phận Một cửa của UBND phường Chương Dương và Bộ phận Một cửa của UBND phường Phúc Tân, đặt trụ sở chính tại UBND phường Chương Dương). 2. Về nhân sự Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn Thành phố được kiện toàn theo các Quyết định, phân công nhiệm vụ tại các đơn vị, đáp ứng các yêu cầu, điều kiện bảo đảm theo Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và yêu cầu công việc theo quy định tại Đề án Một cửa. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức tại Bộ phận Một cửa trên địa bàn Thành phố, gồm 2.768 cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó : 237 cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa cấp Sở; 231 cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện; 2.300 cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa UBND cấp xã; Đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng đầy đủ về năng lực, chuyên môn công tác, kinh nghiệm thực tế và không sử dụng lao động hợp đồng làm công tác tiếp nhận, trả kết quả tại Bộ phận Một cửa bảo đảm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; 100% cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa đều có bằng đại học hoặc trên đại học phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, tất cả đều là các cán bộ, công chức có kinh nghiệm và tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, thường xuyên được tập huấn các kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ tiếp nhận, giải quyết TTHC, về kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho đối tượng là cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa và công chức tham gia quá trình thụ lý, giải quyết hồ sơ TTHC tại các cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa được hưởng các chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đối với Trưởng Bộ phận Một cửa, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo Quyết định số 2492/QĐUBND ngày 02/6/2011 của UBND Thành phố quy định chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đối với trưởng bộ phận, công chức, lao động hợp đồng làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang nghiên cứu, triển khai việc thuê dịch vụ bưu chính công ích thực hiện một hoặc một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ. 3. Trụ sở, trang thiết bị, cơ sở vật chất 3.1. Về trụ sở Bộ phận Một cửa các đơn vị 3.1.1. Triển khai Bộ nhận diện thương hiệu thống nhất, đồng bộ tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn Thành phố Triển khai Đề án mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại các cấp trên địa bàn Thành phố, Bộ phận Một cửa của các đơn vị trên địa bàn đã triển khai Bộ nhận diện thương hiệu theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ , tạo lập thương hiệu Bộ phận Một cửa hiện đại, đồng bộ trên toàn Thành phố, hình thành một môi trường làm việc thống nhất, thuận lợi, văn minh, hiện đại; làm thay đổi thái độ, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực thi công vụ, nhiệm vụ hướng tới nền hành chính phục vụ; việc giải quyết hồ sơ TTHC cho công dân, tổ chức được thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và hướng tới mục tiêu hài lòng ở chất lượng phục vụ dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp, cụ thể: Đã có 673/677 Bộ phận Một cửa các cấp đã triển khai đồng bộ Bộ nhận diện thương hiệu tại Bộ phận Một cửa (không tính Thanh tra Thành phố), cụ thể: + Số lượng Bộ phận Một cửa cấp Sở triển khai Bộ nhận diện thương hiệu: 73/73 Bộ phận Một cửa; + Số lượng Bộ phận Một cửa cấp huyện triển khai Bộ nhận diện thương hiệu: 30/30 Bộ phận Một cửa; + Số lượng Bộ phận Một cửa cấp xã triển khai Bộ nhận diện thương hiệu: 570/574 Bộ phận Một cửa (08 phường của UBND quận Hoàn Kiếm đã sắp xếp thành 03 Trung tâm; còn 04 đơn vị cấp xã chưa triển khai: 03 phường của UBND quận Hoàn Kiếm do đang nghiên cứu, sắp xếp thêm thành 01 Trung tâm phục vụ hành chính công; 01 xã Tích Giang do đang chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính). (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo) 658/677 đơn vị đã triển khai đồng bộ Bộ nhận diện trên biển tên của các cán bộ, công chức tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa, tại bảng niêm yết các TTHC, kẹp file, phong bì thư, in logo lên các máy lấy số tự động, máy tra cứu phục vụ công dân. 3.1.2. Về diện tích, cảnh quan của Bộ phận Một cửa Hiện nay, diện tích Bộ phận Một cửa của các đơn vị trên địa bàn Thành phố cơ bản bảo đảm theo diện tích quy định tại Đề án Một cửa của Thành phố. Tuy nhiên, còn 78/677 Bộ phận Một cửa chưa bảo đảm diện tích theo quy định. Trong đó, 24 Chi cục, đơn vị trực thuộc các Sở và 54 đơn vị UBND cấp xã, phường trên địa bàn Thành phố có diện tích < 40 m2, cụ thể : Cấp Sở: diện tích của Sở Ngoại vụ; 03 Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 02 đơn vị thuộc Sở Nội vụ; 18 Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai các quận, huyện. + Đối với các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, có 10 Chi nhánh Văn phòng tổ chức Bộ phận Một cửa riêng biệt tại các quận, huyện, thị xã (Khu vực Ba Đình Hoàn Kiếm Đống Đa, Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Sơn Tây, Ba Vì, Hai Bà Trưng, Ứng Hòa, Thường Tín) cơ bản bảo đảm diện tích theo quy định; 18 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội còn lại tổ chức Bộ phận Một cửa nằm cùng trong khuôn viên Bộ phận Một cửa của UBND quận, huyện, chưa bảo đảm diện tích theo quy định. Cấp xã: 54 đơn vị xã, phường trên địa bàn chưa bảo đảm diện tích (02 xã thuộc huyện Phú Xuyên; 06 xã thuộc huyện Sóc Sơn; 02 xã thuộc huyện Thanh Oai ; 01 phường thuộc quận Thanh Xuân; 07 xã thuộc huyện Thường Tín; 06 xã thuộc huyện Ba Vì; 11 xã thuộc huyện Chương Mỹ; 03 xã thuộc huyện Mỹ Đức; 12 phường thuộc quận Hoàn Kiếm; 04 xã thuộc huyện Phúc Thọ). Cảnh quan tại Bộ phận Một cửa cũng được các đơn vị quan tâm, cơ bản đều bảo đảm vệ sinh công sở, một số đơn vị đã có nhiều thiết kế cũng như xây dựng các mô hình Bộ phận Một cửa thân thiện, xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại. 3.2. Về trang thiết bị, cơ sở vật chất tại Bộ phận Một cửa 3.2.1. Trang bị cho cán bộ, công chức Các đơn vị đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại tại Bộ phận Một cửa các cấp cho các cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa, gồm các máy tính, máy in, máy scan, máy lấy số tự động, hệ thống camera giám sát. Cụ thể, hiện nay toàn Thành phố có: 2.253 máy tính trang bị cho cán bộ, công chức thực hiện tại Bộ phận Một cửa; 1.851 máy in trang bị cho cán bộ, công chức thực hiện tại Bộ phận Một cửa; 1.207 máy scan trang bị cho cán bộ, công chức thực hiện tại Bộ phận Một cửa. 1.076 camera giám sát và 432 các thiết bị khác tại Bộ phận Một cửa các đơn vị. (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo) 3.2.2. Cung cấp phục vụ công dân Bộ phận Một cửa của các đơn vị trên địa bàn Thành phố đều bố trí khu vực ngồi chờ giao dịch cho công dân, sắp xếp khu vực hướng dẫn công dân kê khai, chuẩn bị hồ sơ và máy tính tra cứu thông tin, đăng ký dịch vụ công trực tuyến,… bảo đảm theo quy định. Một số đơn vị đã cải tạo, thực hiện các mô hình xanh, sáng tạo, bảo đảm trang thiết bị phục vụ người dân theo hướng hiện đại. Trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa đã được đầu tư, trang bị được đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ người dân khi đến liên hệ thực hiện các TTHC như: Bố trí đủ bàn ghế chờ cho công dân để thực hiện kê khai, ghế ngồi chờ, quạt mát… Một số đơn vị đã đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ công dân như: điều hòa nhiệt độ, cây nước, máy tính kết nối mạng, màn hình cảm ứng tra cứu thông tin và các thiết bị tiện ích khác để tư vấn, hướng dẫn người dân kê khai, chuẩn bị hồ sơ (các Kiosk thông minh,..), hướng đến phục vụ người dân, làm thay đổi về thói quen, cách nhìn của cá nhân, tổ chức trong mối liên hệ với cơ quan hành chính nhà nước khi có nhu cầu giải quyết các TTHC. Hiện nay, Bộ phận Một cửa trên toàn địa bàn Thành phố đã trang bị 693 máy tính để công dân tra cứu; 389 máy lấy số xếp hàng tự động; 595 thiết bị đánh giá sự hài lòng của công dân hoặc triển khai các hình thức đánh giá qua mã QR tại Bộ phận Một cửa các đơn vị. 4. Phạm vi tiếp nhận hồ sơ, số lượng và kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn Thành phố Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn Thành phố đã tổ chức tiếp nhận TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp theo đúng phạm vi quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐCP , theo các Quyết định công bố danh mục TTHC của Chủ tịch UBND Thành phố, chỉ loại trừ đối với các nhóm TTHC sau: (1) TTHC được tổ chức thực hiện lưu động theo quy định của pháp luật; (2) TTHC có quy định tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết trực tiếp ngay tại thời điểm và địa điểm kiểm tra, xem xét, đánh giá ngoài trụ sở Bộ phận Một cửa đối với đối tượng được kiểm tra, xem xét, đánh giá (một số TTHC lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đối với các nhóm này, mặc dù không thực hiện tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa nhưng vẫn được theo dõi việc tiếp nhận, giải quyết thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố. Tính đến ngày 20/8/2024, tổng số TTHC thực hiện trên địa bàn Thành phố là 1.885 TTHC, trong đó 1.362 TTHC cấp Thành phố và cấp Sở, 396 TTHC cấp huyện và 127 TTHC cấp xã. Năm Tổng số Số hồ sơ đã giải quyết Số hồ sơ đang giải quyết Trước hạn, đúng hạn Quá hạn 2021 3.510.363 3.469.205 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99.7%; 10.686 hồ sơ, đạt tỷ lệ 0.3%. 30.472 2022 3.749.210 3711227 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99.8% 7.419 hồ sơ, đạt tỷ lệ 0.2%. 30.564 2023 4.055.230 3.990.477 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99.74%; 10.052 hồ sơ, đạt tỷ lệ 0.26%. 54.701 06 tháng đầu năm 2024 1.935.480 1.842.799 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99.5%; 9.189 hồ sơ, đạt tỷ lệ 0.5%. 83.492 Bảng 01. Kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn Thành phố qua các năm Thực hiện Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ và triển khai sáng kiến, giải pháp cải cách TTHC, Thành phố đã tăng cường phân cấp, ủy quyền giải quyết TTHC theo hướng “Cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực" , bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đơn giản hóa TTHC, mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho người dân được thụ hưởng. Tính đến nay, Thành phố đã phân cấp, ủy quyền 653 TTHC, chiếm 29.3% TTHC. Triển khai việc tiếp nhận, giải quyết TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính như lĩnh vực chứng thực, lĩnh vực hộ tịch, lĩnh vực cư trú (các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính, cấp giấy xác nhận tình trạng cư trú...), cấp đổi giấy phép lái xe, thông báo khuyến mại,… Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện Quyết định số 1291/QĐTTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Thành phố chưa thực hiện việc đưa các TTHC của các cơ quan ngành dọc ở Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố ra tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa các cấp theo Quyết định số 1291/QĐTTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng. Hiện nay, việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của các cơ quan ngành dọc trên địa bàn đang thực hiện tại Bộ phận Một cửa của các cơ quan ngành dọc (Thuế, Công an, Hải quan, Quân sự…). 5. Về số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tái sử dụng kết quả Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố tại Quyết định số 4379/QĐUBND ngày 10/11/2022 về việc phê duyệt đề án mô hình Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và văn bản số 4395/UBNDKSTTHC ngày 27/12/2023 về việc thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; các đơn vị đã đầu tư, bố trí máy quét (bằng hình thức mua sắm tài sản hoặc thuê dịch vụ) để thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, ứng dụng chữ ký số theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ. UBND Thành phố đã ban hành 12 Quyết định phê duyệt danh mục các thành phần hồ sơ cần số hóa theo yêu cầu quản lý của các ngành, lĩnh vực, cụ thể: Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Y tế, Dân tộc, Công Thương, Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa và Thể thao, các lĩnh vực thuộc quản lý của Khu công nghiệp và Chế xuất... Trong thời gian tới, UBND Thành phố tiếp tục phê duyệt danh mục hồ sơ cần số hóa đối với các lĩnh vực còn lại phục vụ yêu cầu quản lý của UBND Thành phố. Thành phố đã kết nối sử dụng dịch vụ xác thực và định danh điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết TTHC (VNeID), đã trang bị đầy đủ chữ ký số cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ và phối hợp các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số cho người dân theo hướng miễn phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Hiện nay, một số đơn vị trên địa bàn Thành phố đã triển khai nhiệm vụ thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết, lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc Kho dữ liệu theo quy định và Kế hoạch của UBND Thành phố. 6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính (cung cấp dịch vụ công trực tuyến,…) Thành phố luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc nghiên cứu các giải pháp, sáng kiến cải cách TTHC với tinh thần, mục tiêu xây dựng Chính quyền số, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ. Thành phố đã đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mở rộng thêm các phương thức tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Tính đến nay, UBND Thành phố đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 1.191 TTHC trong tổng số 1.885 TTHC thực hiện trên địa bàn (bao gồm: 318 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 872 dịch vụ công trực tuyến một phần), trong đó, đã tích hợp 165 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 727 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố đã kết nối với một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các Bộ, ngành chủ quản (Cục C06 Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ....). Thực hiện rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình các TTHC, dịch vụ công đã được tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố để tiếp tục đơn giản hóa các quy trình, thủ tục, giấy tờ công dân, tái sử dụng các thông tin được kết nối, chia sẻ dữ liệu khi thực hiện giải quyết TTHC. Triển khai các giải pháp thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt đối với hồ sơ TTHC thực hiện trực tiếp tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn Thành phố , phấn đấu bảo đảm 100% các giao dịch không dùng tiền mặt, khuyến khích các đơn vị áp dụng giải pháp phần mềm sinh mã “QR động”; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp về các phương thức thực hiện hình thức thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt khi thực hiện TTHC tại Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn Thành phố, bảo đảm hiệu quả, nhanh chóng, thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi giao dịch thực hiện TTHC trực tiếp tại Bộ phận Một cửa. 7. Đánh giá chung 7.1. Những kết quả đạt được Triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn Thành phố được thực hiện chặt chẽ, nền nếp, bám sát các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. Chất lượng hoạt động của Bộ phận Một cửa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp hoạt động cơ bản bảo đảm đúng quy trình theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐCP của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 18/2020/QĐUBND ngày 04/9/2020 của UBND Thành phố (sửa đổi, bổ sung). Việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa các cấp đem lại một số thuận lợi, lợi ích cho công dân, tổ chức trên địa bàn. Các đơn vị đều đã bố trí vị trí cho Bộ phận Một cửa tại địa điểm thuận tiện cho việc tiếp nhận và trả kết quả cũng như công dân liên hệ được thuận lợi (thường tại vị trí trung tâm của trụ sở đơn vị). Việc phân chia khu vực tại Bộ phận Một cửa cơ bản đồng bộ tại tất cả các đơn vị và đều bảo đảm có các khu vực chính như: Khu vực cung cấp thông tin TTHC; khu vực tiếp nhận và trả kết quả được chia thành các quầy hoặc bàn tương ứng với một hoặc một số lĩnh vực khác nhau; bố trí hợp lý khu vực đặt các trang thiết bị phục vụ công dân khi đến giao dịch và khu vực cung cấp dịch vụ (chuyển phát nhanh; photo….) theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định số 107/2021/NĐCP của Chính phủ. Cảnh quan tại Bộ phận Một cửa cũng được các đơn vị quan tâm, cơ bản đều bảo đảm vệ sinh công sở, một số đơn vị đã có nhiều thiết kế cũng như xây dựng các mô hình Bộ phận Một cửa thân thiện, xanh, sạch, đẹp như cây xanh, chậu hoa… Việc triển khai Bộ nhận diện thương hiệu thống nhất tại Bộ phận Một cửa các cấp đã tạo lập thương hiệu Bộ phận Một cửa hiện đại đồng bộ trên toàn Thành phố, hình thành một môi trường làm việc thống nhất, thuận lợi, văn minh, hiện đại; giúp các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố xác định yêu cầu, từ đó có sự quan tâm, đầu tư đồng bộ, nâng cao chất lượng tiếp nhận và giải quyết TTHC tại đơn vị. Trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa các đơn vị được đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ người dân khi đến liên hệ thực hiện các TTHC như: bố trí đủ bàn viết cho công dân để thực hiện kê khai, ghế ngồi chờ, quạt mát,… Một số đơn vị đã có sự đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị phục vụ công dân khi đến làm TTHC như: điều hòa nhiệt độ, cây nước, máy tính kết nối mạng, màn hình cảm ứng tra cứu thông tin,… và các thiết bị tiện ích khác. Việc tổ chức triển khai công bố, công khai TTHC được thực hiện nghiêm, đúng quy định, bảo đảm việc tiếp cận TTHC của doanh nghiệp, cá nhân được thuận lợi, đơn giản. Việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, áp dụng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các ngành trong giải quyết TTHC; công khai, minh bạch tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa thông qua các dịch vụ công nhất là dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn tăng cao qua từng năm và mức độ hài lòng của người dân cũng được cải thiện, nâng cao. 7.2. Một số tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện, Thành phố cũng nhận định một số tồn tại, hạn chế như sau: Thứ nhất, hạn chế về bố trí nhân sự làm việc tại Bộ phận Một cửa Việc bố trí cán bộ làm việc tại Bộ phận Một cửa và các phòng chuyên môn có tình trạng vừa thừa, vừa thiếu: Thừa khi bố trí cán bộ tiếp nhận mà số lượng hồ sơ phát sinh không có và thiếu trong giải quyết công việc của phòng chuyên môn. Hiện nay, số lượng hồ sơ hành chính phát sinh trên địa bàn một số đơn vị rất lớn và ngày càng có xu hướng tăng lên, trong khi số lượng công chức của các đơn vị không tăng, do vậy việc bố trí công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa theo các quy định hiện hành còn gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị có số lượng hồ sơ phát sinh lớn (như lĩnh vực: Tư pháp, Tài chính kế hoạch, quản lý đô thị,…), gặp nhiều khó khăn về mặt nhân sự. Số lượng biên chế không tăng, việc cắt cử công chức thuộc định biên chuyên môn thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa gây quá tải trong việc giải quyết hồ sơ hành chính tại đơn vị. Các đơn vị có số lượng hồ sơ phát sinh ít hoặc hồ sơ theo đợt, chuyên đề (như: Nội vụ, Lao động Thương binh và Xã hội,…), việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ buộc phải thực hiện theo hướng phân công cán bộ kiêm nhiệm từ các phòng chuyên môn khác. Đối với các vị trí kiêm nhiệm này, do trình độ chuyên môn không chuyên sâu, tư tưởng cán bộ kiêm nhiệm bị ảnh hưởng theo hướng không phải nhiệm vụ của đơn vị quản lý, dẫn đến hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ còn thấp. Công chức chuyên môn được cử đến làm việc tại Bộ phận Một cửa ngoài việc phải kiêm nhiệm tiếp nhận hồ sơ các lĩnh vực, còn phải kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại phòng. Do đó khối lượng công việc phải thực hiện lớn, áp lực cao, làm giảm khả năng sáng tạo trong công việc. Thứ hai, hạn chế nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở một số cơ quan, đơn vị chưa được đầy đủ, người đứng đầu chưa có sự quan tâm đúng mực, quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực con người, tài chính trong công tác cải cách TTHC. Thứ ba , hạn chế trong quá trình triển khai giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Kết quả xếp loại các chỉ số của Thành phố (SIPAS, PAR INDEX) dù có tiến bộ nhưng vẫn chưa chưa ổn định, bền vững[2]. Kết quả giải quyết TTHC vẫn còn tỷ lệ quá hạn (0,10,2%), chất lượng và hiệu quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số đơn vị còn hạn chế. Mức độ đánh giá hài lòng của người dân chưa cao, có nhiều phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp tập trung trong việc giải quyết TTHC các lĩnh vực: đất đai, kế hoạch và đầu tư, công thương… Việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết TTHC trong toàn bộ hệ thống chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả, chưa bảo đảm được tính chính xác, minh bạch. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC còn hạn chế, còn hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền gây khó khăn, làm giảm hiệu quả công việc. + Trong quá trình giải quyết các hồ sơ TTHC, một số cơ quan, đơn vị chưa bảo đảm việc tuân thủ các quy định về TTHC như yêu cầu thêm các giấy tờ khác ngoài thành phần hồ sơ quy định; chậm trễ trong việc chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan có liên quan, phối hợp giải quyết ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết các TTHC. Việc giải quyết TTHC tại một số Bộ phận Một cửa chưa tạo được sự hài lòng cho tổ chức, công dân; chưa thực sự là nền “hành chính phục vụ ”; một số đơn vị vẫn còn tình trạng tiếp nhận hồ sơ ở các phòng chuyên môn dẫn đến phiền hà, sách nhiễu, quá trình hoàn thiện hồ sơ còn mất nhiều thời gian do phải qua nhiều bước quy trình, nhiều bộ phận. + Tính liên thông trong quá trình xử lý công việc cho người dân, doanh nghiệp còn hạn chế, việc thực hiện liên thông giữa các cấp hành chính và giữa các cơ quan hành chính còn gặp khó khăn. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC còn hạn chế, còn hiện tượng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền gây khó khăn, làm giảm hiệu quả công việc, dẫn đến tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC quá hạn so với quy định. Thứ tư , qua theo dõi đánh giá tại Bộ Chỉ số 766 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến tháng 7/2024, tổng số điểm Thành phố đạt được tháng 7/2024: 58,86/100 điểm, xếp hạng 58/63 tỉnh, thành phố (tăng 1.61 điểm so với tháng 6/2024 và tăng 8,1 điểm so với tháng 5/2024). Tỷ lệ công khai minh bạch trong thực hiện TTHC còn thấp, đạt 8.4/18 điểm, vẫn còn tình trạng công bố, cập nhật, công khai TTHC chưa đúng hạn, chưa đầy đủ. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC, tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa trên địa bàn Thành phố còn thấp, đạt 8.4/22 điểm. Mặc dù tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến Thành phố cung cấp lớn nhưng tỷ lệ hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến của Thành phố vẫn đang ở mức thấp, đạt 3.2/12 điểm. Tiến độ giải quyết hồ sơ đạt 15.7/20 điểm. Thanh toán trực tuyến chưa đáp ứng mục tiêu của Chính phủ, tỷ lệ thanh toán trực tuyến thấp đạt 4.9/10 điểm. Tỷ lệ mức độ hài lòng của người dân đạt 17.2/18 điểm. Thứ năm , hạn chế về giao dịch và các trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa. Việc giao dịch của công dân với cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố, đặc biệt đối với việc thực hiện TTHC của các Sở, ban, ngành còn nhiều bất cập do vị trí địa lý, tình hình giao thông và tình trạng quá tải trong việc tiếp nhận hồ sơ tại các đơn vị (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải...). Diện tích và không gian giao tiếp tại Bộ phận Một cửa của một số đơn vị chưa bảo đảm diện tích tối thiểu ưu tiên bố trí cho Bộ phận Một cửa cũng như việc phân chia các khu vực trong Bộ phận Một cửa, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của Bộ phận Một cửa khi không thể bố trí các không gian tiện ích cơ bản dành cho cán bộ và công dân khi đến thực hiện các giao dịch và giải quyết các yêu cầu về TTHC như bố trí phân chia không gian các khu vực hay bố trí các thiết bị như máy photocopy, máy lấy số tự động hoặc tiện ích phục vụ công dân như nước uống, cây xanh... Việc các Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận, huyện nằm cùng khuôn viên với Bộ phận Một cửa một số các quận, huyện, ảnh hưởng hoạt động tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện. Do công tác tiếp nhận số lượng người dân, doanh nghiệp đến giao dịch thực hiện TTHC lĩnh vực đất đai lớn, trong khi đó, Bộ phận Một cửa các Chi nhánh đặt tại cấp huyện, nhưng chịu sự quản lý về nghiệp vụ chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, Thành phố đã triển khai Đề án Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại các cấp, tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số Bộ phận Một cửa các đơn vị chưa được đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại (thiết bị tra cứu màn hình cảm ứng, thiết bị đánh giá sự hài lòng,..); một số máy tính, máy in cấu hình thấp, tốc độ chậm, đã được đầu tư từ lâu, chưa đáp ứng các thông số kỹ thuật theo quy định. Một số đơn vị có các hạng mục xây dựng, cải tạo, sửa chữa trụ sở Bộ phận Một cửa nằm trong các dự án đầu tư xây dựng, cần có thời gian triển khai thực hiện dự án theo trình tự thủ tục, nên chậm triển khai trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất. Thứ sáu, việc công bố TTHC của một số Bộ, ngành còn chậm muộn, chưa kịp thời, cập nhật chưa đầy đủ và thiếu chính xác lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, gây khó khăn cho địa phương trong việc khai thác, kết xuất dữ liệu công khai TTHC tại Bộ phận Một cửa theo quy định. Thứ bảy , việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống của các Bộ, ngành chuyên quản chưa được đồng bộ, thống nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã bước đầu thực hiện kết nối được với một số Bộ, ngành có phần mềm/Hệ thống riêng còn một số đơn vị chưa kết nối, chia sẻ, cụ thể: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (một phần dữ liệu đồng bộ chưa đủ dữ liệu để đồng bộ toàn bộ theo yêu cầu của Cổng dịch vụ công quốc gia; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (còn một số phần mềm của Cục chuyên ngành chưa kết nối); Bộ Giao thông vận tải (còn một số phần mềm của Cục chuyên ngành chưa được kết nối); Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ (hồ sơ lĩnh vực Trợ cấp thất nghiệp, Chứng thực..),… Tuy nhiên, trong quá trình đồng bộ dữ liệu, phát sinh vấn đề chênh lệch số liệu khi đồng bộ hồ sơ giải quyết TTHC của Thành phố với Cổng dịch vụ công quốc gia, Thành phố đã chủ động báo cáo và xác định được nguyên nhân sau khi trao đổi với đại diện Cục Kiểm soát TTHC (do các hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của Thành phố thực hiện trên các Hệ thống, phần mềm chuyên ngành của các Bộ, ngành như: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Cục Kiểm soát TTHC… thường là các TTHC có số lượng phát sinh hồ sơ lớn), tuy nhiên hướng giải quyết chưa được triệt để (giải pháp giảm số lượng hồ sơ tại báo cáo hàng quý để cân bằng với số hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của địa phương ..) Để giải quyết vấn đề này, Thành phố đã chủ động báo cáo, kiến nghị các Bộ ngành và Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ việc đề xuất kết nối Hệ thống/phần mềm chuyên ngành của các Bộ, ngành để đồng bộ được các dữ liệu liên quan bảo đảm quản lý hồ sơ giải quyết thuộc thẩm quyền đầy đủ, chính xác, phục vụ công tác quản lý và điều hành đồng thời bảo đảm việc đồng bộ dữ liệu theo quy định. Việc ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC yêu cầu cán bộ, công chức phải có hiểu biết nhất định về CNTT. Tuy nhiên, với các chứng chỉ ứng dụng thông tin cơ bản, đa phần việc ứng dụng mới chỉ giới hạn trên việc sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng Microsoft, tại một số đơn vị, công chức còn lúng túng trong việc sử dụng các ứng dụng phần mềm chuyên ngành và ngày càng được cập nhật, thay đổi, do đó việc tiếp cận trở nên khó khăn đối với cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, việc triển khai nội dung thuê doanh nghiệp bưu chính công ích đảm nhiệm một, một số nhiệm vụ tiếp nhận, hướng dẫn, số hóa, trả kết quả giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa còn nhiều vướng mắc, đặc biệt việc chưa có đơn giá định mức cho việc thực hiện thuê dịch vụ này dẫn đến chưa triển khai nội dung nhiệm vụ trong khi nhu cầu và yêu cầu của Thành phố rất lớn, đây đang là vấn đề “trở ngại” cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa hiện nay. Nội dung này, UBND Thành phố đã có nhiều văn bản kiến nghị Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông sớm ban hành hướng dẫn theo quy định. 7.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế Một số quy định tại Nghị định 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và hướng dẫn của Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ chưa phù hợp: Quy định về tổ chức của Bộ phận Một cửa, thực hiện mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công chưa ưu việt với Hà Nội do đặc thù địa bàn rộng, dân số đông, số lượng hồ sơ thực hiện TTHC rất lớn,…; quy định về việc các cơ quan chuyên môn cử cán bộ, công chức đến làm việc tại Bộ phận Một cửa còn bất cập đối với UBND cấp huyện và UBND cấp xã có những lĩnh vực TTHC hồ sơ phát sinh không nhiều hoặc phát sinh theo đợt trong khi biên chế cán bộ, công chức tại các phòng, ban chuyên môn hạn chế, việc bố trí cán bộ, vị trí làm việc tại Bộ phận Một cửa và các phòng chuyên môn, các trang thiết bị đi kèm gặp nhiều khó khăn. 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP Kinh phí và nguồn lực cho việc thực hiện nhiệm vụ tại Bộ phận Một cửa tại một số đơn vị chưa được quan tâm, đầu tư đúng mực. Các Sở, ban, ngành được giao nhiệm vụ tham mưu cho Chủ tịch UBND Thành phố ban hành quy trình nội bộ giải quyết TTHC có chất lượng chưa bảo đảm yêu cầu, chưa xác định rõ thời gian chi tiết, cụ thể, rõ trách nhiệm, kết quả trong thực hiện liên thông giải quyết TTHC. Quy định về việc tổ chức và hoạt động tại Bộ phận Một cửa các cấp còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế và nhu cầu, vị trí việc làm của cán bộ, công chức tại Bộ phận. Thành phố Hà Nội là đô thị đặc biệt với dân số ước tính tới thời điểm hiện tại khoảng hơn 10 triệu dân (hơn 8,5 triệu dân số theo thống kê và hơn 2 triệu dân số cơ học), tổng số doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn thành phố Hà Nội: 359.351 doanh nghiệp, số dân và số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tương ứng với nhu cầu giải quyết các TTHC của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn lớn hơn nhiều so với các tình, thành phố khác (chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh); số hồ sơ TTHC của Thành phố các năm trung bình từ 3,5 triệu đến hơn 4 triệu hồ sơ giải quyết TTHC trong đó tập trung tại các Sở, ban, ngành (chiếm 80%/tổng số hồ sơ giải quyết); Một số sở, ban, ngành có số lượng hồ sơ phát sinh thường xuyên lớn như: Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư…gây ra tình trạng quá tải trong tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận Một cửa các sở, ban, ngành. Số phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính tăng lên đáng kể (từ 01/01/2023 đến 31/12/2023: Thành phố tiếp nhận 6.766 phản ánh, kiến nghị của người dân, tăng gấp 3,5 lần với năm 2022). Đặc biệt số phản ánh, kiến nghị tập trung vào việc giải quyết chậm muộn các hồ sơ lĩnh vực Đất đai thuộc các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường,… Các sở, ban, ngành của Thành phố hiện đang nằm rải rác, không tập trung (hiện Thành phố chỉ có một điểm tập trung một số các Sở, ban, ngành tại Khu liên cơ đường Võ Chí Công), điều này dẫn tới việc tìm kiếm địa điểm để thực hiện TTHC, tình trạng hạ tầng giao thông đang quá tải, chưa đáp ứng yêu cầu trong quá trình giao dịch với công dân. Diện tích và sự đầu tư cho hạ tầng cơ sở vật chất của các Bộ phận Một cửa chưa tương xứng và chưa đáp ứng với thực tế của Thành phố. Bộ phận Một cửa của các Sở, ban, ngành hiện nay do Thủ trưởng đơn vị tổ chức thành lập, có khả năng phát sinh nguy cơ về tính minh bạch trong tổ chức thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC tại một số lĩnh vực; Hệ thống quản lý chưa đồng bộ và kết nối, chia sẻ dữ liệu tập trung dẫn tới công tác quản lý, điều hành chưa phát huy được hiệu quả, yếu tố kiểm soát bị hạn chế. Việc tổ chức Bộ phận Một cửa tại các Sở, ban, ngành như hiện tại chỉ phù hợp khi Thành phố chưa có công cụ quản lý tập trung, ở giai đoạn chưa thực hiện Chuyển đổi số mạnh mẽ tại các cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, đối với giai đoạn hiện nay, khi việc ứng dụng Chuyển đổi số mạnh mẽ trong các lĩnh vực, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Hệ thống thông tin, các công cụ quản lý tập trung cơ bản đã thiết lập thì việc thực hiện tập trung nhằm giảm áp lực giao thông, minh bạch trong khâu tổ chức và cách thức thiết kế sẽ là giải pháp tối ưu cho công tác cải cách TTHC. IV. YÊU CẦU THỰC TIỄN 1. Xu hướng quốc tế, trong nước 1.1. Xu hướng quốc tế Các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm”. Đây là quan điểm, nguyên tắc tối thượng, được pháp lý hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật của các quốc gia. Đồng thời, việc thiết lập các điểm bộ phận một cửa đều hướng đến sự thuận lợi của người dân trong tiếp cận, thực hiện dịch vụ, giúp đầu tư hiệu quả hơn. Tổ chức mô hình Bộ phận Một cửa “tương đối độc lập” với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC, dịch vụ công như Trung Quốc, Singapore, Úc, Nga, Pháp[3]. Tính chất tương đối độc lập của Bộ phận Một cửa ở các quốc gia có sự khác nhau nhưng đều tách biệt với các cơ quan giải quyết TTHC, dịch vụ công để hạn chế tối đa việc tiếp xúc, tránh tham nhũng vặt, đồng thời trao quyền cho bộ phận này trong việc điều phối, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục, dịch vụ công. Các Trung tâm Bộ phận Một cửa đều thực hiện tiếp nhận “không phụ thuộc vào địa giới hành chính”. Các quốc gia này đều không tổ chức mô hình Bộ phận Một cửa và tiếp nhận TTHC theo các cấp hành chính mà thực hiện tổ chức tiếp nhận TTHC của tất cả các cấp thông qua việc liên thông giữa các cơ quan hành chính được thực hiện trên môi trường điện tử và hướng tới người dân có thể thực hiện TTHC tại bất kỳ Bộ phận Một cửa nào thuận tiện nơi sinh sống, học tập, làm việc. Bảo đảm tính “chuyên nghiệp” và nâng cao “năng suất” lao động. Tại các quốc gia này, quầy tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ TTHC của tất cả các ngành, lĩnh vực giúp phân tải ngay trong giai đoạn tiếp nhận (hạn chế việc một thời điểm có thể có những ngành, lĩnh vực quá tải số lượng hồ sơ nhưng có quầy có số lượng hồ sơ rất thấp), nâng cao năng suất, giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Ứng dụng CNTT, số hóa, dữ liệu và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến giúp nâng cao chất lượng, năng suất lao động, mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Các nước đều hướng tới đẩy mạnh số hóa, thực hiện dịch vụ công trực tuyến thông qua chuyển đổi các quy trình truyền thống sang quy trình điện tử, người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, không phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước. Thông qua việc số hóa dữ liệu giúp cải thiện quản lý thông tin và truy cập thông tin từ các hệ thống khác nhau được nhanh chóng, chính xác, hiệu quả giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, giảm thiểu sai sót, tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy của hệ thống dịch vụ công, cụ thể như: 1.1.1. Tại Trung Quốc Trung Quốc xây dựng mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công với những chức năng chính: (1) cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép, đăng ký đất đai, cấp giấy tờ tùy thân…); (2) Giải quyết TTHC; (3) Hỗ trợ và tư vấn về các TTHC, quy định pháp luật cho người dân và doanh nghiệp (4) Công khai, minh bạch, đẩy mạnh sự tiện lợi, linh hoạt trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công. Một số mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công địa phương của Trung Quốc mang lại hiệu quả như: Trung tâm phục vụ hành chính công tại Nam Thông (Trung Quốc) có biên chế nhân sự hơn 700 người, trong đó có nhân sự chuyên trách và nhân sự thuộc các cơ quan, sở, ngành để xử lý công việc TTHC. Thời gian làm việc từ 9h17h hằng ngày, trực xuyên trưa, cuối tuần cũng có người trực. Đặc biệt, luôn bố trí lãnh đạo thường trực tiếp dân trong các ngày làm việc để tiếp thu những phản ánh, qua đó kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong giải quyết TTHC. Trung tâm được bố trí trụ sở thuận tiện giao thông với nhiều trang thiết bị hiện đại. Quy trình thực hiện tại Trung tâm được chuẩn hóa theo các công đoạn, trình tự giải quyết TTHC, bảo đảm thống nhất, hiệu quả. Các phân khu chức năng được sắp xếp khoa học, nhiều tiện ích với các thiết bị thông minh hỗ trợ người dân; tổng đài hỗ trợ giải quyết TTHC; tiện ích hẹn giờ giải quyết; Hệ thống tin nhắn SMS tự động thông báo…Bên cạnh đó, còn bố trí máy tính có kết nối internet, máy scan, máy in để người dân sử dụng miễn phí trong việc chuẩn bị, chỉnh sửa, nộp hồ sơ TTHC. Phối hợp với các nhà mạng viễn thông hỗ trợ người dân cung cấp miễn phí chữ ký số công cộng. Mô hình Trung tâm dịch vụ hành chính công trực tiếp phê duyệt các TTHC (“Mô hình Hoài An”). Theo đó, tại thành phố Hoài An (thuộc tỉnh Giang Tô), Trung tâm dịch vụ hành chính công được xây dựng rất hiện đại, bề thế, trong đó dành hơn 13.000m2 làm khu vực chung để giải quyết các TTHC cho người dân. Trung tâm thực hiện tiếp nhận, giải quyết hơn 400 TTHC từ 57 cơ quan khác nhau. Tổng số có hơn 800 nhân viên làm việc tại Trung tâm, trong đó phần lớn là công chức từ 57 cơ quan cử đến. Một điểm nổi bật theo “Mô hình Hoài An” là các công chức được 57 cơ quan cử đến làm việc tại Trung tâm có thẩm quyền phê duyệt các TTHC, không phải xin ý kiến của cơ quan mình và tự chịu trách nhiệm với quyết định phê duyệt đó. Quá trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ đều được công khai, minh bạch và người dân, lãnh đạo đều có thể giám sát quá trình này. Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp có thể phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc giải quyết TTHC thông qua website, đường dây nóng của Trung tâm[4]. 1.1.2. Tại Singapore Nền quản trị và hành chính Singapore chuyển đổi theo định hướng thị trường cùng trào lưu của quản lý công mới trên thế giới. Từ những năm 1990, Singapore tiến hành nhiều cuộc cải cách đồng bộ, tập trung xây dựng các thể chế phục vụ nền quản trị chuyên nghiệp, trong sạch, hiệu quả, vận dụng các mô hình tốt từ quản trị doanh nghiệp. Từ năm 2021, Singapore xây dựng và vận hành hiệu quả Mô hình Trung tâm dịch vụ công thuộc Ban Dịch vụ công, Văn phòng Thủ tướng: Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm là tiếp nhận yêu cầu, hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện khoảng 600 TTHC và dịch vụ công trực tuyến không theo địa giới hành chính. Nhân sự: Khoảng 10 nhân sự do Ban Dịch vụ công tuyển làm việc từ 9h 18h00 (mỗi ca khoảng 6 nhân sự) tất cả các ngày (trừ ngày lễ) với mức lương hấp dẫn để bảo đảm cạnh tranh với khu vực tư. Dành 30 phút trước giờ làm việc để giao ban trao đổi, cập nhật các thông tin chính sách, quy trình mới. Các nhân sự đều được đào tạo mỗi kéo dài khoảng 3 tháng với nội dung đa dạng để mỗi nhân sự có thể phụ trách hàng trăm dịch vụ (tháng đầu tiên được học kiến thức chung; 02 tháng còn lại thực tập tại các cơ quan chuyên môn). Hiện nay, Chính phủ Singapore đã triển khai mô hình tập trung duy nhất, đến nay, đã thành lập 7 Trung tâm Dịch vụ SG trực thuộc Ban Dịch vụ công (PSD), Văn phòng Thủ tướng, được tích hợp và cung cấp gần 400 thủ tục, dịch vụ liên quan tới chính phủ, với sự tham gia của hơn 20 cơ quan chuyên môn. Nhiệm vụ chủ yếu của các Trung tâm Dịch vụ SG là tiếp nhận yêu cầu, hỗ trợ và hướng dẫn người dân, bên cạnh đó, còn có ứng dụng "Life SG" do Trung tâm xây dựng, một nền tảng được cá nhân hóa, lấy công dân làm trung tâm và dựa trên các sự kiện trong các giai đoạn cuộc đời để người dân có thể truy cập thực hiện tất cả các dịch vụ kỹ thuật số của Chính phủ. Đặc biệt với những TTHC thông thường, Trung tâm Dịch vụ SG phục vụ không phụ thuộc địa giới hành chính, cư dân sinh sống ở những địa bàn khác vẫn có thể tới đây để tra cứu, thực hiện thủ tục, dịch vụ, đăng ký khóa học, sự kiện và không cần đặt lịch hẹn trước. Có một số dịch vụ, thủ tục đặc thù phải thực hiện theo địa bàn quận, ví dụ như liên quan tới nhà đất. Với một số thủ tục phức tạp cần được cơ quan chuyên môn giải quyết, người dân sẽ được nhân viên công vụ tại Trung tâm Dịch vụ SG hướng dẫn tới cơ quan chuyên môn để thực hiện trực tiếp; hoặc hỗ trợ đặt lịch hẹn trước để nhân viên của cơ quan chuyên môn tư vấn, trao đổi trực tuyến. Để thuận tiện cho người dân tìm hiểu, tra cứu thủ tục, dịch vụ, Trung tâm Dịch vụ SG còn thiết kế những tờ rơi, hướng dẫn chi tiết đối với thủ tục của hơn 20 cơ quan khác nhau (mỗi cơ quan có khoảng 510 thủ tục), các nội dung hướng dẫn còn được số hóa thành mã QR để người dân quét và xem trên điện thoại; bên cạnh đó, người dân có thể chủ động tìm kiếm theo cơ quan nếu biết thủ tục được thực hiện bởi cơ quan nào. Trong quá trình hoạt động, Trung tâm Dịch vụ SG có vai trò hỗ trợ rất tích cực đối với người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là những người lớn tuổi, trong tìm hiểu, thực hiện dịch vụ, TTHC[5]. 1.1.3. Tại Úc Ở Úc xây dựng Mô hình Trung tâm dịch vụ công (Services Australia) từ năm 2019, được điều hành bởi Bộ Dịch vụ Nhân sinh (trước đây là Bộ An sinh Xã hội), có chức năng: (1) Thiết kế, phát triển, cung cấp, điều phối và giám sát các thủ tục, dịch vụ của Chính phủ như an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, sinh viên, gia đình, chăm sóc người già và sức khỏe…; (2) Phối hợp với các cơ quan cải thiện các dịch vụ, bảo đảm thuận tiện, dễ tiếp cận và hiệu quả; (3) Đưa ra các khuyến nghị cho cơ quan để nâng cao hiệu quả. Nhân sự tại Services Australia là chuyên trách. Tất cả nhân sự phải hoàn thành khóa đào tạo trong 3 tháng về văn hóa bản địa, nhận thức đa văn hóa, về công nghệ kỹ thuật số…cung cấp hình thức học tập ảo hóa để tương tác với các chuyên gia theo chủ đề và trao đổi với các đồng nghiệp trên toàn quốc. Hằng năm, sẽ được đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức mới. Hiện nay, Services Australia cung cấp một mạng lưới rộng khắp gồm 318 trung tâm dịch vụ 576 đại lý và điểm truy cập, kết hợp các trung tâm dịch vụ di động (xe bus). Về mô hình: Services Australia thỏa thuận song phương với các cơ quan chính phủ tiểu bang và lãnh thổ cũng như các tổ chức bên thứ ba để cung cấp các dịch vụ của chính phủ, địa phương nơi đặt trụ sở, để mang đến nhiều dịch vụ chính phủ hơn cho các cộng đồng trên khắp nước Úc. Các phân khu chức năng được bố trí thuận lợi, khoa học và đầy đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định tại Services Australia. Bố trí khu vực tự phục vụ để người dân có thể độc lập sử dụng các thiết bị tại chỗ để truy cập các dịch vụ trực tuyến, đồng thời bố trí nhân sự hỗ trợ người dân nhằm hoàn thành các hoạt động trực tuyến. Người dân được hỗ trợ đặt lịch hẹn nếu cần nói chuyện trực tiếp hoặc qua video, điện thoại với nhân sự của Trung tâm và cơ quan chuyên môn. Trong năm 2023, đã có khoảng 1,7 triệu cuộc làm việc theo lịch hẹn, trong đó 71 nghìn cuộc hẹn qua video, giảm thời gian chờ đợi tại Trung tâm. Cơ quan dịch vụ công của Úc (APS) là thiết chế liên bang chịu trách nhiệm về quản trị công, chính sách công và dịch vụ công tại các bộ, cơ quan tại Úc. Cơ quan được thành lập từ năm 1901 theo mô hình từ Vương quốc Anh. Việc thành lập và vận hành của cơ quan này hiện nay được thực hiện theo Luật dịch vụ công năm 1999. Cơ quan này không bao gồm nhân viên tại Chính quyền bang và chính quyền địa phương. Người đứng đầu cơ quan là Bộ trưởng phụ trách dịch vụ công (Bà Katy Gallagher). Cơ quan được điều hành bởi Hội đồng do Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng và Nội các làm chủ tịch; trong đó gồm 04 ủy ban trực thuộc bao gồm Ủy ban về Dữ liệu và Số hóa chịu trách nhiệm thúc đẩy chiến lược về số hóa và ứng dụng CNTT trong toàn bộ các cơ quan chính phủ. Cơ quan có vai trò cố vấn cho Chính phủ và hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ công cho người dân theo chủ trương của Chính phủ. Ủy ban dịch vụ công của Úc (APSC Australian Public Service Commission[6]) là một cơ quan cấp trung ương nằm trong Văn phòng Thủ tướng và Nội các, có vai trò tham mưu cho Chính phủ về các chính sách dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ. Ủy ban này được điều hành bởi Ủy viên Ủy ban dịch vụ công Úc, Ông Peter Woolcott. Theo đạo luật dịch vụ công năm 1999, Ủy ban này có các trách nhiệm: (1) Tăng cường tính chuyên nghiệp hóa của toàn bộ dịch vụ công Úc; (2) Thúc đẩy cải tiến liên tục trong quản lý lực lượng lao động; (3) Thúc đẩy các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm giải trình, hiệu quả, hiệu suất, tính liêm chính và ứng xử trong dịch vụ công Úc; (4) Bồi dưỡng và đóng góp vào khả năng lãnh đạo, học tập và phát triển chất lượng cao cũng như quản lý nghề nghiệp trong dịch vụ công Úc; (5) Thúc đẩy lực lượng lao động trong dịch vụ công Úc tương xứng với sự đa dạng của dân số Úc; (6) Cung cấp tư vấn và hỗ trợ cho các cơ quan chính quyền các cấp về các vấn đề chính sách liên quan đến dịch vụ công; (7) Làm việc với các chính phủ khác, trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến quản lý lực lượng lao động khu vực công, lãnh đạo và quản lý nghề nghiệp. Tại Bang New South Wales (Úc): Với dân số khoảng 8,5 triệu dân, Bang đã tổ chức 159 điểm một cửa , với khoảng 1000 nhân viên, có nhận diện thương hiệu đồng nhất, dễ quan sát với người dân. Bộ phận Một cửa này tiếp nhận hồ sơ không phụ thuộc vào địa giới hành chính đối với các dịch vụ công thuộc thẩm quyền của Bang; với 8,7 triệu tài khoản, 4,8 triệu người dùng ứng dụng di động; 94,3% người dùng thỏa mãn với dịch vụ. Hiện nay, Bang đã cung cấp 87% dịch vụ công trực tuyến tập trung vào các dịch vụ thiết yếu với người dân, doanh nghiệp; hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do thảm họa, dịch bệnh; Ngoài ra, để duy trì dịch vụ tốt trên môi trường số, Sở Dịch vụ khách hàng có các bộ phận và nhân sự khoảng 500 người (trong đó có Trung tâm phân tích dữ liệu), để lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dùng, phân tích, nghiên cứu các hành vi và liên tục cải tiến quy trình, giao diện, tối ưu trải nghiệm của người dân, chức năng của dịch vụ công, được cung cấp bảo đảm thân thiện, dễ sử dụng với người dùng; tạo thuận lợi cho chính quyền dễ dàng tương tác và làm việc với người dân và doanh nghiệp. Bộ phận Dịch vụ khách hàng cũng đã nghiên cứu, tổ chức lại giao diện của các trang tin, website cung cấp dịch vụ công trong toàn bang để bảo đảm tính thống nhất, độ tin cậy của thông tin, thân thiện, theo yêu cầu của người dùng thay vì cấu trúc của chính quyền. Đặc biệt, đã phát hành “Báo cáo về đo lường sự hài lòng của khách hàng” phản ánh kiến nghị về trải nghiệm các dịch vụ của Chính phủ, công bố các chỉ số chính đo lường trải nghiệm khách hàng, phản ánh sự đa dạng về khách hàng và tôn vinh các câu chuyện về cung cấp dịch vụ cho khách hàng[7] (cụ thể: 77% thấy dễ dàng tương tác với các dịch vụ của Chính phủ; 75% hài lòng với trải nghiệm của họ với các dịch vụ của Chính phủ; 73% tin tưởng các dịch vụ của Chính phủ đang hoạt động vì lợi ích tốt nhất của họ). 1.1.4. Tại Nga Trung tâm đa chức năng (Multifunctional Centers) có chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC. Trước đây, riêng Thành phố Mát xcơ va có gần 5000 Trung tâm cung cấp dịch vụ công, sau khi được đổi mới cách thức, mô hình phục vụ thành Trung tâm đa chức năng, hiện nay chỉ còn 127 Trung tâm thuộc thành phố. Thời gian làm việc của Trung tâm từ 8h20h hằng ngày. Nhân sự của các trung tâm MFC thường là công chức từ các cơ quan cử đến, tuy nhiên, gần đây, có nhiều Trung tâm đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện, làm việc theo chế độ chuyên trách thuộc biên chế của Trung tâm, theo đó từng bước độc lập với cơ quan giải quyết TTHC, dịch vụ công. Việc giải quyết công việc tại Trung tâm thực hiện nguyên tắc không để người dân chờ xếp hàng quá 15 phút; người dân có thể đăng ký lịch hẹn. Các Trung tâm đều bố trí các quầy và nhân viên hướng dẫn cho người dân thực hiện thủ tục; chủ động thiết kế tờ rơi cung cấp thông tin để người dân có thể tự thực hiện; Các phân khu chức năng được bố trí thuận tiện để nâng cao trải nghiệm của người dân và có các phương tiện hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Triển khai các Trung tâm lưu động (xe bus) để phục vụ người dân ở vùng xa, đi lại khó khăn. 1.1.5. Tại Pháp Xây dựng mô hình Ngôi nhà dịch vụ công (Maison France Services). Ngôi nhà dịch vụ công được triển khai từ năm 2019 (đa phần do chính quyền quyền địa phương quản lý) nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân tiếp cận các dịch vụ công thông qua việc nâng cao chất lượng tiếp nhận hồ sơ thủ tục và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thực hiện thủ tục. Mỗi MFS cung cấp khoảng 300 dịch vụ (vẫn tiếp tục mở rộng) và hoạt động theo cơ chế một cửa, người dân được tiếp cận nhiều dịch vụ tại cùng một điểm, bảo đảm chất lượng, không phân biệt điểm hay đơn vị quản lý. Về nhân sự: Mỗi MFS có khoảng 6 đến 10 người, gồm: (i) Công chức tại địa phương biệt phái đến làm việc; (ii) Công chức các cơ quan đối tác cấp quốc gia như bưu điện, quỹ trợ cấp gia đình, bảo hiểm y tế…biệt phái đến làm việc; (iii) Nhân sự làm việc chuyên trách. Trước khi nhận công việc, các nhân sự sẽ phải học một chương trình đào tạo bắt buộc kéo dài 5 ngày: (i)Tiếp nhận và hướng dẫn làm thủ tục (thái độ, ứng xử, thực hiện thủ tục trực tuyến); (ii) khai thác, sử dụng hệ thống công cụ CNTT được trang bị tại cơ sở; (iii) hướng dẫn bởi cơ quan chuyên môn về các thủ tục được thiết kế theo “sự kiện cuộc đời”. Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhân sự làm việc tại Trung tâm được thực hiện liên tục và cập nhật để trang bị kiến thức lý thuyết và thực hành. Đây là việc làm cần thiết để bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng. 1.2. Xu hướng trong nước Với quan điểm Chính phủ phục vụ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; bảo đảm tính hiệu quả của việc giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, gắn kết chặt chẽ kiểm soát TTHC với xây dựng Chính phủ điện tử, tạo cơ chế đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc giải quyết TTHC, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC đã được Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Việc xây dựng Mô hình Bộ phận Một cửa tại Việt Nam không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là hướng đến: (1) Lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ, là chủ thể hướng đến; (2) tiếp nhận các TTHC không phụ thuộc địa giới hành chính; (3) Bảo đảm tính “chuyên nghiệp” và nâng cao “năng suất” lao động; (4) Ứng dụng CNTT, số hóa, dữ liệu và hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. 1.2.1. Tại Quảng Ninh Tháng 3/2014, tỉnh Quảng Ninh thành lập và thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh. Đến tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ chính thức cho phép Quảng Ninh triển khai thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc UBND tỉnh; thí điểm này liên tục được kéo dài và đã tổng kết vào tháng 3/2024. Về cơ cấu tổ chức, hoạt động: Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh: Với vị trí là tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm được bảo đảm tính độc lập, chủ động và đủ thẩm quyền trong thực thi nhiệm vụ, phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện cũng như các cơ quan ngành dọc trong công tác tổ chức, giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận và giải quyết TTHC. Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh có trụ sở được xây dựng với quy mô 05 tầng nổi, tổng diện tích sàn sử dụng là 10.334 m2, bao gồm: sảnh, khu vực đón tiếp người dân (gồm 92 quầy làm việc bố trí tại các tầng 1, tầng 2, tầng 3) , bộ phận công chứng và đấu giá thuộc Sở Tư pháp (tầng 4, tầng 5), sân vườn, sân thượng, các hạng mục phụ trợ và 01 tầng hầm rộng 3.860m2 là bãi đỗ xe và công trình kỹ thuật tòa nhà. Trung tâm có chức năng là cơ quan đầu mối tập trung thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn TTHC; tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân để giải quyết và nhận, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo quy định; tham gia đề xuất các giải pháp nhằm cải cách TTHC, hiện đại hóa nền hành chính. Như vậy, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm không chồng chéo với các cơ quan, đơn vị khác, đồng thời bảo đảm sự kết nối cao, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong giải quyết TTHC dưới sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của Trung tâm, với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả trực tiếp giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm soát được toàn bộ công tác cải cách TTHC và giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Trung tâm thực hiện 22 nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ như: Bảo đảm mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, môi trường làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin để các cơ quan, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; niêm yết công khai, đầy đủ, rõ ràng các quy định, TTHC, mức thu phí, lệ phí (nếu có); kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị; phối hợp với Trung tâm Hành chính công cấp huyện thực hiện những công việc có liên quan trong quá trình giải quyết các TTHC liên thông; hỗ trợ, tư vấn cho tổ chức, cá nhân trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và giải quyết TTHC; đề xuất đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá nhân... Với vai trò làm đầu mối và là nơi để các cơ quan, đơn vị cử công chức, viên chức đến thực hiện việc tiếp nhận, giải quyết TTHC của tổ chức, cá nhân; Trung tâm không trực tiếp giải quyết TTHC thay cho các cơ quan, đơn vị, nhưng cán bộ Trung tâm được bố trí tham gia ở một số khâu trong quy trình giải quyết TTHC đó là việc hướng dẫn, bước đầu cung cấp các thông tin cho tổ chức, cá nhân, trình tự thực hiện các bước trong giải quyết TTHC; thu phí, lệ phí tập trung đối với tất cả các TTHC có phát sinh phí, lệ phí tại một nơi; thực hiện việc đóng dấu của các sở, ngành tại Trung tâm và trả kết quả giải quyết TTHC tập trung cho tổ chức, cá nhân tại một đầu mối để theo dõi, giám sát độc lập, đôn đốc việc giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị bảo đảm tuân thủ theo đúng quy trình và thời gian quy định. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hành chính công tỉnh gồm Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 04 phòng chuyên môn (phòng Hành chính Quản trị, phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Tiếp nhận và Giải quyết TTHC; phòng Kiểm tra Giám sát) được bố trí theo đúng Quyết định 1831/QĐTTg ngày 28/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm Hành chính công cấp huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định thành lập trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2014 theo mô hình trực thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Ủy ban nhân dân cấp huyện; sự quản lý về hành chính, tổ chức, nhân sự và một số mặt công tác của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền. Trung tâm Hành chính công cấp huyện được giao quản lý trụ sở riêng trên cơ sở xây dựng mới hoặc nâng cấp, sử dụng các trụ sở hiện có, thuận tiện giao thông, khang trang, lịch sự, có đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC dùng chung toàn tỉnh, diện tích cơ bản phù hợp với diện tích từ 210m2 (Trung tâm Hành chính công huyện Vân Đồn) đến 2.900m2 (Trung tâm Hành chính công thành phố Uông Bí) ; có 09/14 trụ sở dùng chung với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc các phòng chuyên môn khác (Trung tâm Hành chính công: thành phố Hạ Long 2 cơ sở, thành phố Cẩm Phả, thị xã Đông Triều, thị xã Quảng Yên, huyện Ba Chẽ, huyện Bình Liêu, huyện Đầm Hà, huyện Hải Hà). Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hành chính công cấp huyện gồm Giám đốc, 01 đến 03 Phó Giám đốc và đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách các nhiệm vụ hướng dẫn, công nghệ thông tin, kế toán, thu phí, trả kết quả, giám sát… việc giải quyết TTHC cấp huyện. Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, phân công. Tại cấp xã, tỉnh Quảng Ninh vẫn thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC theo mô hình Bộ phận Một cửa truyền thống. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt đề án trong năm 2015 và Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo đúng mô hình quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Hiện nay, tại 177/177 Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã đều đang bố trí công chức thuộc các chức danh công chức cấp xã theo quy định và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, phụ trách. Tổng số TTHC của các sở, ban, ngành thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Quảng Ninh là 1.314, trong đó 1.264 TTHC của các sở, ngành, 32 TTHC của cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn (Công an tỉnh) , 18 TTHC của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công (Công ty Điện lực Quảng Ninh)[8], số TTHC không đưa vào giải quyết tại Trung tâm chủ yếu là các TTHC đặc thù, đòi hỏi việc tiếp nhận và trả kết quả trực tiếp tại cơ sở (ngoài trụ sở Trung tâm)[9]. Cấp huyện, cấp xã đã đưa 100% TTHC vào giải quyết tại các Trung tâm Hành chính công cấp huyện bao gồm cả TTHC của các cơ quan ngành dọc như Thuế, Bảo hiểm xã hội, Công an và Công ty Điện. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã chưa thực hiện TTHC của các cơ quan ngành dọc. Tỉnh Quảng Ninh đã đưa 100% các TTHC đủ điều kiện vào giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, thực hiện theo nguyên tắc “5 bước tại chỗ” , song song với việc triển khai quy trình “5 bước trên môi trường điện tử”. Một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã phân cấp, ủy quyền thủ tục thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho các phòng chuyên môn (như thành phố Hạ Long phân cấp giải quyết cho các phòng chuyên môn 10 thủ tục và ủy quyền phê duyệt 04 thủ tục; thị xã Quảng Yên phân cấp, ủy quyền cho phòng Quản lý đô thị thị xã thẩm định, phê duyệt hồ sơ đối với 08/08 TTHC lĩnh vực Xây dựng…). Bên cạnh đó, một số Sở, ban, ngành đã phân cấp trực tiếp cho các phòng chuyên môn cấp huyện theo ngành dọc (Văn hóa Thông tin: 02 thủ tục, lĩnh vực Y tế: 03 thủ tục). Về nhân lực làm việc tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh: Nhân lực làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm bộ phận không chuyên trách là công chức, viên chức của các Sở, ban, ngành, phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan ngành dọc, đơn vị cung ứng dịch vụ công được cử đến làm việc tại Trung tâm để tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC của đơn vị cho tổ chức, doanh nghiệp và người dân; bộ phận chuyên trách là công chức, viên chức, nhân viên được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giao biên chế Trung tâm quản lý, sử dụng, thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành, giám sát, hỗ trợ hoạt động giải quyết TTHC của các sở, ban, ngành, các phòng, ban chuyên môn, cơ quan ngành dọc, đơn vị cung ứng dịch vụ công tại Trung tâm. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã gồm công chức thuộc các chức danh công chức cấp xã theo quy định của pháp luật. Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp xã trên địa bàn tỉnh hiện nay theo danh sách là 1.392 người. Một số địa phương linh hoạt bố trí Quầy Tổng hợp do cán bộ chuyên trách đảm nhận công việc hướng dẫn, số hóa, nộp hồ sơ trực tuyến… thay một số phòng chuyên môn có lĩnh vực TTHC ít phát sinh; bố trí nhân viên Bưu điện tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Đối với Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh : Hiện nay, tổng số công chức, viên chức làm việc là 70, trong đó có 22 cán bộ chuyên trách, 48 cán bộ Sở, Ban, Ngành cử đến làm việc tại Trung tâm (gồm 03 Trưởng phòng, 25 phó Trưởng phòng và tương đương, 20 chuyên viên); bên cạnh đó có 33 cán bộ lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành thường xuyên đến ký phê duyệt TTHC ngay tại Trung tâm . Trong tổng số 48 cán bộ Sở, Ban, Ngành cử đến làm việc tại Trung tâm có 01 cán bộ của Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; 47 cán bộ thực hiện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ TTHC, trong đó 13 cán bộ được uỷ quyền phê duyệt TTHC ngay tại Trung tâm. Đối với Trung tâm Hành chính công cấp huyện : Tổng số cán bộ làm việc tại 13 Trung tâm Hành chính công cấp huyện là 462, trong đó có 108 cán bộ chuyên trách, 354 cán bộ cử đến làm việc tại Trung tâm (gồm 18 lãnh đạo UBND thường trực giải quyết TTHC tại Trung tâm, 28 Trưởng phòng và tương đương, 88 phó Trưởng phòng và tương đương, 213 chuyên viên, còn lại là cán bộ kiểm tra giám sát). Trong tổng số 354 cán bộ thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC tại các Trung tâm (trừ số cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giám sát) có 116 cán bộ thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ TTHC ngay tại Trung tâm. Việc đánh giá, nhận xét công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Hành chính công: Hằng năm, Giám đốc Trung tâm và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp chặt chẽ tổ chức thực hiện theo đúng quy chế, với các tiêu chí đánh giá cụ thể như về việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính, văn hóa văn minh công sở; thái độ giao tiếp, ứng xử với công dân; chất lượng công tác tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ TTHC; số hồ sơ giải quyết quá hạn; số phiếu khảo sát đánh giá hài lòng của tổ chức, công dân…Công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của Trung tâm được bộ phận Ủy ban Kiểm tra và Thanh tra thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời xử lý, chấn chỉnh những trường hợp vi phạm, giải quyết triệt để những vụ việc tổ chức, người dân bức xúc có phản ánh, kiến nghị. Với tính chất công việc của công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Hành chính công các cấp là phải tiếp xúc trực tiếp với công dân để thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ TTHC, tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của công dân; chịu sức ép công việc lớn, tuân thủ thời gian làm việc, phải thường xuyên có mặt tại Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ và chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của hệ thống camera, của Bộ phận Kiểm tra Giám sát, Thanh tra Nội vụ, Lãnh đạo Trung tâm, Lãnh đạo Sở chủ quản và từ tổ chức, cá nhân đến giao dịch, yêu cầu giải quyết TTHC; tinh thần thái độ luôn phải niềm nở với công dân, chất lượng thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức cử đến làm việc tại Trung tâm là hình ảnh, là thương hiệu của mỗi cơ quan, đơn vị, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mô hình Trung tâm Hành chính công. Do vậy, việc tuyển chọn, quán triệt về tinh thần, ý thức và đạo đức công vụ được quán triệt và triển khai thường xuyên liên tục. Về chế độ, chính sách: Ủy ban nhân dân tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho công chức, viên chức trực tiếp làm việc tại Trung tâm Hành chính công các cấp, với mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/người/tháng để kịp thời động viên, khích lệ và trang bị đồng phục làm việc cho cán bộ theo năm bảo đảm trang trọng, lịch sự. Công tác cơ chế tài chính: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh thực hiện theo quy định của Luật Kế toán và Thông tư 107/2017/TTBTC ngày 10/10/2017 về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp; ngân sách Nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai; việc thu, chi đảm bảo đúng mục đích, định mức theo quy định của Nhà nước, cơ chế tài chính của Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 130/2005/NĐCP ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐCP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐCP của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước. Hằng năm, Trung tâm được tỉnh cấp 100% kinh phí hoạt động bao gồm kinh phí chi thường xuyên và kinh phí không thực hiện thường xuyên để chi trả cho con người, bộ máy tổ chức, biên chế và các nội dung chi để duy trì hoạt động của Trung tâm từ nguồn ngân sách cấp tỉnh. Kinh phí hoạt động của các Trung tâm Hành chính công cấp huyện được cấp từ nguồn ngân sách cấp huyện bao gồm kinh phí chi thường xuyên và không thường xuyên đảm bảo chi trả cho con người (gồm chi lương, phụ cấp, chế độ theo quy định cho biên chế chuyên trách được giao), chi hỗ trợ theo Nghị quyết 18/2016/NQHĐND và kinh phí phục vụ khối cơ quan làm việc tại bộ phận tiếp dân: Mua sắm trang thiết bị máy tính, máy in, tủ tài liệu, bàn ghế, đồ dùng phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; Tiền điện, nước, phí vệ sinh môi trường, Internet, cước bưu chính; hỗ trợ chi phí cho cán bộ cơ quan xuống làm việc tại Trung tâm: Tiền nước uống, Văn phòng phẩm, vật tư văn phòng; sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng máy móc thiết bị khu vực hành chính công... Đánh giá về mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh: Ưu điểm: Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh là mô hình mới, chưa có tiền lệ nhưng hoạt động đã được các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân đánh giá cao và rất hiệu quả, được nhân rộng trên toàn quốc đã góp phần tạo lên sự vượt bậc trong việc đánh giá các chỉ số PCI và PAR INDEX của Quảng Ninh. Trong đó, sau khi Trung tâm Hành chính công được thành lập, chỉ số PCI năm 2012 từ vị trí 20/63 tỉnh, thành đến năm 2013 đã lên vị trí 04/63 tỉnh, thành và năm 2017, 2018, 2019 liên tiếp giữ vị trí 01/63 tỉnh, thành; chỉ số PAR INDEX năm 2012 từ vị trí 23/63 tỉnh, thành đến năm 2016 đã lên vị trí 05/63 tỉnh, thành và đến năm 2017, 2018, 2019 liên tiếp giữ vị trí 01/63 tỉnh, thành. Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh góp phần tích cực trong việc nâng cao chỉ số đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc đối với cả ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); đã cho thấy hiệu quả của việc thành lập một tổ chức được giao nhiệm vụ, quyền hạn tương xứng với các Sở, ban, ngành để Giám đốc Trung tâm có thể làm đầu mối chủ động phối hợp trong công tác tham mưu, giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo triển khai hiệu quả công tác cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh; đồng thời kịp thời theo dõi, đôn đốc, phối hợp xử lý nhanh chóng, hiệu quả các tồn tại, hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân. Việc thực hiện mô hình Trung tâm Hành chính công là giải pháp hiệu quả trong đổi mới phương thức làm việc và thể hiện sự năng động của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh, góp phần tạo chuyển biến làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền với tổ chức, công dân, tạo điều kiện để chính quyền gần dân hơn, phát huy quyền dân chủ, tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức. Đồng thời đã làm thay đổi phương thức giải quyết TTHC theo cách truyền thống, mặt khác nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả của các cấp chính quyền, xác định rõ trách nhiệm cá nhân, đặc biệt đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng năng suất, hiệu quả làm việc và tăng tính minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh Quảng Ninh; Việc triển khai Trung tâm Hành chính công tại Quảng Ninh đã đạt được các mục tiêu cơ bản và giải quyết được các vấn đề bất cập trong cải cách TTHC và giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân để xây dựng nền hành chính theo hướng phục vụ, chuyên nghiệp, năng động, trách nhiệm, hiện đại, đó là: (1) Thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là giải quyết TTHC phục vụ tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; cải thiện tích cực môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và đổi mới phương thức phong cách làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội bền vững. (2) Xây dựng và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công; lấy người dân, tổ chức, doanh nghiệp làm trung tâm, tạo sự hài lòng của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đối với việc giải quyết các TTHC của các cơ quan nhà nước. Bảo đảm các TTHC được giải quyết theo nguyên tắc 05 tại chỗ “Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả” , không có khâu trung gian, rút ngắn thời gian giải quyết, kết quả giải quyết được trả đúng và sớm hơn về thời gian theo quy định. (3) Thực hiện chuyên môn hóa, các cơ quan hành chính nhà nước tách riêng việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC, trả kết quả giải quyết công việc khi tổ chức, cá nhân đến giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân trong giải quyết và phối hợp giải quyết công việc sau khi đã nhận hồ sơ, trách nhiệm giải trình, bảo đảm tính công khai, minh bạch, tránh phiền hà và tiết kiệm thời gian, công sức của người dân. (4) Xây dựng mô hình tổ chức đủ mạnh, là đầu mối duy nhất để tiếp nhận và giải quyết TTHC cho tổ chức và cá nhân. Công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Hành chính công được lựa chọn kỹ là những cán bộ có trách nhiệm, có kinh nghiệm công tác, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thẩm định hồ sơ và thẩm quyền giải quyết TTHC. (5) Bảo đảm tạo thuận lợi nhất, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân không phải đi lại nhiều lần, gặp nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền để giải quyết công việc, ngăn ngừa được tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; bảo đảm được quyền giám sát của tổ chức, người dân đối với cán bộ, công chức, viên chức. Tổ chức, cá nhân được tiếp cận công khai, minh bạch, đầy đủ thông tin, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ TTHC, nắm được quy trình giải quyết, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận liên quan đến giải quyết TTHC, được thông tin qua hệ thống tin nhắn điện thoại; được thụ hưởng các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ, kê khai hồ sơ TTHC; được quyền lựa chọn phương thức nộp và giải quyết hồ sơ TTHC do Trung tâm sẵn sàng cung cấp: thủ công (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính công ích) và trực tuyến qua mạng. (6) Tăng cường cơ chế giám sát và tự giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; góp phần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính; nâng cao năng lực, trách nhiệm của công chức, viên chức chuyên môn về kỹ năng, nhiệm vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân. (7) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính và xây dựng chính quyền điện tử, nhất là triển khai dịch vụ công trực tuyến các mức độ 3, 4. (8) Tổ chức Trung tâm Hành chính công tại tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện đúng quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách hành chính trong điều kiện mới, bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, không làm tăng biên chế nhưng đáp ứng được yêu cầu giải quyết TTHC nhanh chóng, tập trung, hợp lý, hiện đại và thân thiện, rút ngắn thời gian giải quyết, tăng tính liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, không phải liên hệ nhiều cơ quan chuyên môn để thực hiện TTHC có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực. (9) Việc tổ chức giải quyết TTHC tập trung tại Trung tâm Hành chính công đã bảo đảm dưới sự theo dõi giám sát chặt chẽ của một đầu mối thống nhất với cơ chế kiểm soát việc thực hiện theo một quy trình vận hành khép kín trong môi trường mạng. Hơn nữa, việc đầu tư cơ sở vật chất, trụ sở Trung tâm khang trang, lịch sự tạo môi trường làm việc văn minh, tạo dựng môi trường thân thiện, gần gũi giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, công dân; đồng thời đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm tính đồng bộ, hiện đại, thống nhất, tương thích, thông suốt và kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Trung tâm Hành chính công tỉnh đến cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. (10) Mô hình Trung tâm Hành chính công đã thể hiện được tính hiệu quả trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân, với tỷ lệ TTHC được giải quyết đúng hạn và trước hạn cao; không chỉ là đầu mối tập trung giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính địa phương mà còn các TTHC của các cơ quan ngành dọc đặt tại địa phương, của doanh nghiệp nhà nước. Đây được đánh giá là mô hình kiểu mẫu trong cải cách hành chính và là một trong những mô hình thực hiện đầu tiên trong cả nước trực thuộc UBND cùng cấp. Đến nay, cả nước đã có 58/63 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công. Trong đó, có 02 Trung tâm trực thuộc UBND cấp tỉnh và 56 Trung tâm trực thuộc các sở, ngành của UBND cấp tỉnh. Còn lại 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang thực hiện Bộ phận Một cửa thuộc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng và Điện Biên. Tồn tại, hạn chế: Sau 10 năm thí điểm, bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình Trung tâm Hành chính công của tỉnh Quảng Ninh cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như: (1) Phạm vi tiếp nhận thủ tục hành chính theo hướng liên thông các cấp hoặc phi địa giới chưa nhiều; tổ chức, doanh nghiệp, người dân vẫn phải đến từng cấp chính quyền để giao dịch TTHC (2) Việc rà soát đưa toàn bộ TTHC của các cơ quan ngành dọc vào thực hiện tập trung tại Trung tâm chưa triệt để. Việc tạo lập, khai thác dữ liệu cá nhân trực tuyến, đặc biệt khai thác, sử dụng lại các kết quả giải quyết TTHC trên môi trường mạng còn hạn chế; tỷ lệ số hóa kết quả giải quyết TTHC một số lĩnh vực chưa cao; một số kết quả TTHC đặc thù chưa có hướng dẫn cụ thể để áp dụng ký số trả kết quả[10]. (3) Việc giao Bưu điện đảm nhận một số phần việc trong giải quyết TTHC chủ yếu mới dừng lại ở bước luân chuyển hồ sơ và trả kết quả theo nhu cầu của người dân. (4) Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo các quy định tại Quyết định 468/QĐTTg , Nghị định 45/2020/NĐCP , Nghị định 61/2018/NĐCP , Thông tư 01/2023/TTVPCP: Thực hiện xây dựng, nâng cấp Kho dữ liệu điện tử cá nhân, tổ chức đáp ứng các yêu cầu công nghệ thông tin; Số hóa, bóc tách dữ liệu và lưu trữ điện tử; Xây dựng tiêu chuẩn kết nối, tiếp nhận TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính; Xây dựng các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn cho từng TTHC; Chuyển đổi hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC điện tử ra văn bản giấy; Chức năng lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan; Tích hợp cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC; Hệ thống hoạt động không ổn định, tốc độ chậm, thường xuyên xảy ra sự cố (lỗi tải file, lỗi ký số, lỗi đường dẫn truy cập, một số chức năng báo lỗi, quá trình nghiệp vụ xử lý văn bản chậm). (5) Quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC còn phức tạp; cơ chế giám sát việc thực hiện quy trình TTHC chưa chặt chẽ; tổ chức của các Trung tâm còn thiếu tính độc lập do Trung tâm Hành chính công tỉnh trực thuộc UBND tỉnh, trong khi các Trung tâm cấp huyện trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cùng cấp. 1.2.2. Tại Bắc Ninh Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh thành lập tháng 3/2017, được xác định là cơ quan thuộc UBND tỉnh, trụ sở đặt chung địa điểm với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh. Trung tâm là đầu mối tập trung để thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc và trả kết quả việc giải quyết TTHC của tổ chức và cá nhân theo quy định. Đồng thời, Trung tâm tham gia đề xuất các giải pháp hiện đại hóa nền hành chính và ứng dụng CNTT và phần mềm điện tử nhằm tin học các giao dịch hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động: Bộ máy lãnh đạo Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh gồm: Giám đốc, 02 Phó Giám đốc. Bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ gồm 2 bộ phận: Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và Bộ phận Hành chính Tổng hợp. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả: gồm 25 quầy thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết 252 TTHC thuộc các lĩnh vực: Nội vụ, Kinh tế, Tài chính Kế hoạch, Tài nguyên Môi trường, Quản lý đô thị, Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Văn hóa Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Bảo hiểm xã hội, Thuế, Kho bạc Nhà nước, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Thành phố. Bộ phận Hành chính Tổng hợp: Thực hiện việc báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả giải quyết TTHC; bảo đảm cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, hệ thống công nghệ thông tin hoạt động liên tục; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; trang thông tin điện tử; giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo đảm thực hiện các chế độ với người lao động ..v.v. Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh được xây dựng với tổng diện tích: 500 m2 mặt sàn phòng làm việc; Bố trí 25 quầy tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; Hai bên cửa ra vào có thiết kế lối đi riêng cho người khuyết tật, công suất phục vụ được khoảng 100 lượt người trong cùng một thời điểm với trang thiết bị được đầu tư hiện đại, đồng bộ với phần mềm “Một cửa điện tử” hiện đại, đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Hệ thống thông tin hướng dẫn, màn hình cảm ứng tra cứu TTHC; Hệ thống lấy số chờ phục vụ, hệ thống thiết bị văn phòng, hệ thống camera an ninh, âm thanh thông báo, ghế chờ với đầy đủ tiện ích như: máy tính in trực tiếp mẫu kê khai, wifi miễn phí và các dịch vụ miễn phí khác… Bố trí bàn tiếp, hướng dẫn công dân chọn TTHC, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; Quầy dịch vụ bưu chính công ích phục vụ chuyển kết quả TTHC; dịch vụ photocopy; Hệ thống tổng đài điện thoại trả lời tự động, kết nối với cán bộ tại 15 quầy chuyên môn để tư vấn, giải đáp thắc mắc liên quan đến TTHC; Hệ thống camera bảo đảm theo dõi, giám sát việc tiếp nhận, giải quyết TTHC, đồng thời bảo đảm trông giữ tài sản cho công dân... Tại cấp huyện và cấp xã, tỉnh Bắc Ninh vẫn thực hiện tiếp nhận và giải quyết TTHC theo mô hình Bộ phận Một cửa truyền thống. Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã được Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thành lập trực thuộc Ủy ban nhân dân theo đúng mô hình quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Đánh giá về mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh: Sau 08 năm đi vào hoạt động, mô hình Trung tâm Hành chính công của tỉnh Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Việc giải quyết hồ sơ TTHC cho công dân và tổ chức bảo đảm kịp thời, đúng quy định pháp luật. Thời gian thực hiện TTHC được rút ngắn, giảm thiểu thời gian xử lý của các cơ quan nhà nước và thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp. Trong đó, thời gian giải quyết nhiều thủ tục giảm đáng kể, từ tối đa 10 ngày đến tối thiểu 01 ngày. Đặc biệt, thủ tục “Cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam thực hiện hợp đồng dự án nhóm B, C” đã giảm tới 16 ngày. Thời gian giảm bình quân là 4,8 ngày đối với nhóm TTHC có thời hạn giải quyết từ 30 ngày trở lên. Tỷ lệ hồ được trả trước thời hạn đạt gần 90%, nhiều TTHC đã được giải quyết trong ngày. Vị trí xếp hạng các chỉ số đánh giá địa phương của tỉnh như PCI, PAPI, PAR INDEX, ICT được cải thiện rõ rệt. Những kết quả này khẳng định sự ra đời Trung tâm Hành chính công là một bước đi đúng đắn, mang tính đột phá và mạnh mẽ của tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình Trung tâm Hành chính công của tỉnh Bắc Ninh cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập tương tự như mô hình của tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, đáng chú ý là việc đặt trụ sở Trung tâm Hành chính công tỉnh cùng địa điểm trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông phần nào làm giảm tính chuyên nghiệp và độc lập của Trung tâm. Việc không thành lập các Trung tâm Hành chính công cấp huyện đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình phân cấp và tối ưu hoá quy trình tiếp nhận, giải quyết TTHC trên toàn tỉnh. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải công việc cho Trung tâm cấp tỉnh, hạn chế sự liên thông và triển khai đồng bộ các dịch vụ hành chính công. Hơn nữa, khả năng giám sát và phản hồi về chất lượng cung cấp dịch vụ công ở cấp huyện cũng bị hạn chế, dẫn đến không đồng đều trong phục vụ. Việc tiếp nhận TTHC phụ thuộc vào địa giới hành chính cũng gây bất tiện cho người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận các dịch vụ hành chính. 2. Thực tiễn thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công cấp phường và kinh nghiệm xây dựng Trung tâm phục vụ hành chính công của thành phố Hà Nội 2.1. Thực tiễn thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công cấp phường Từ ngày 10/10/2023, UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp phường tại phường Trần Hưng Đạo là điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC chung của UBND 03 phường: Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hàng Trống. Đến ngày 15/4/2024, quận Hoàn Kiếm tiếp tục triển khai Trung tâm phục vụ hành chính công số 02 tại phường Hàng Mã (ghép bộ phận một cửa 03 phường Hàng Mã, Hàng Bồ, Cửa Đông) và Trung tâm phục vụ hành chính công số 03 tại phường Chương Dương (ghép bộ phận một cửa 02 phường Chương Dương, Phúc Tân). Sau một thời gian thí điểm, công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC ở 03 Trung tâm Phục vụ hành chính công của quận Hoàn Kiếm đã đạt nhiều kết quả nổi bật như: (1) Cải thiện được vướng mắc về diện tích nhỏ hẹp của các đơn vị, giảm thiểu thời gian giải quyết, tiết kiệm chi phí cho cá nhân, tổ chức. (2) Giải quyết được nhiều hồ sơ trong cùng một lúc, cá nhân, tổ chức không phải chờ đợi lâu do cán bộ của các phường cùng tiếp nhận và hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận và trả kết quả ngay. (3) Hình thành cơ chế bắt buộc đối với việc luân chuyển và giải quyết hồ sơ trên môi trường số; đẩy mạnh việc trả kết quả điện tử cho công dân. (4) Tạo lập một mô hình và môi trường làm việc thống nhất, hiện đại, văn minh, chuyên nghiệp; tích hợp các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồng bộ. (5) Tăng cường công tác kiểm soát quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. (6) Thay đổi thái độ và hành vi của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ,; tăng cường cơ chế giám sát hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức. 2.2. Bài học kinh nghiệm về xây dựng Trung tâm phục vụ hành chính công của thành phố Hà Nội Một là, việc xây dựng mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố cần gắn liền với nền hành chính phục vụ, học tập kinh nghiệm của quốc tế, kinh nghiệm trong nước nhưng vẫn phải bảo đảm đúng với đường lối chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố, trong đó xác định lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, thụ hưởng dịch vụ. Hai là, để vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công của Thành phố hiệu quả cần hướng đến chuyên nghiệp hóa bộ phận hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa và trả kết quả TTHC, đồng thời trao quyền cho cơ quan này trong việc đôn đốc, giám sát và điều phối việc tiếp nhận, giải quyết TTHC để tăng cường chất lượng phục vụ, năng suất lao động, phát huy vai trò của Trung tâm phục vụ hành chính công,… Ba là, việc xây dựng Trung tâm phục vụ hành chính công vừa hiệu quả, vừa bảo đảm đúng chủ trương cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước, vừa phù hợp với đường lối, chủ trương, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố, UBND Thành phố. Tiến tới, giảm đầu mối Bộ phận Một cửa các cơ quan trên địa bàn Thành phố để tổ chức tập trung lại theo khoảng cách nhất định tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận và không phân biệt địa giới hành chính trong phục vụ người dân. Bốn là, tăng khả năng tiếp cận, khai thác dịch vụ công cho người dân, đồng thời quan tâm, hỗ trợ người yếu thế, nhất là người già, người kỹ năng số thấp với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau. Quy trình thực hiện tại Cơ quan được chuẩn hóa theo các công đoạn, trình tự giải quyết TTHC, bảo đảm thống nhất, hiệu quả. Xây dựng tổng đài hỗ trợ giải quyết TTHC; tiện ích hẹn giờ giải quyết; Hệ thống tin nhắn SMS tự động thông báo…Bên cạnh đó, cần bố trí máy tính có kết nối internet, máy scan, máy in để người dân sử dụng miễn phí trong việc chuẩn bị, chỉnh sửa, nộp hồ sơ TTHC. Phối hợp với các nhà mạng viễn thông hỗ trợ người dân cung cấp miễn phí chữ ký số công cộng. Năm là, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong việc tiếp nhận, số hóa hồ sơ, giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công và bám sát, điều phối việc giải quyết. Người dân được hỗ trợ đặt lịch hẹn nếu cần nói chuyện trực tiếp hoặc qua video hoặc qua điện thoại với nhân sự của Trung tâm phục vụ hành chính công và cơ quan chuyên môn. Trung tâm phục vụ hành chính công sẽ thiết lập quy trình ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo nhằm hướng dẫn người dân thực hiện TTHC; cung cấp thông tin để giúp người dân tìm kiếm thông tin, sử dụng dịch vụ công một cách thuận tiện và nhanh chóng; công nghệ nhận diện khuôn mặt, tích hợp cơ sở dữ liệu dân cư sẽ giúp công tác đánh giá, nhận diện loại trừ tiêu cực trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại một số lĩnh vực nhạy cảm như đất đai, quy hoạch. Sáu là, nghiên cứu đưa ra các tiêu chí, yêu cầu tối thiểu về bố trí điều kiện làm việc, các phân khu chức năng, chất lượng cung cấp dịch vụ của Trung tâm. Các phân khu chức năng được bố trí thuận lợi, khoa học và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định. 3. Sự cần thiết thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố (1) Việc triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là bước đi tất yếu, trên cơ sở kế thừa những kết quả đã đạt được từ “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại” của Thành phố nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh mới: Hiện nay, toàn Thành phố có 677 Bộ phận Một cửa được bố trí tại các địa điểm thuận tiện cho việc tiếp nhận và trả kết quả, giúp người dân dễ tiếp cận (thường đặt tại vị trí trung tâm của trụ sở đơn vị). Việc phân chia khu vực trong Bộ phận Một cửa cơ bản đồng bộ tại tất cả các đơn vị, bảo đảm có đầy đủ các khu vực chức năng chính. Cảnh quan tại Bộ phận Một cửa được các đơn vị chú trọng, cơ bản bảo đảm vệ sinh công sở. Việc triển khai Bộ nhận diện thương hiệu thống nhất tại Bộ phận Một cửa các cấp đã tạo lập thương hiệu Bộ phận Một cửa hiện đại, đồng bộ trên toàn Thành phố, hình thành môi trường làm việc thống nhất. Trang thiết bị tại các Bộ phận Một cửa cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ người dân khi đến liên hệ thực hiện các TTHC. Ứng dụng CNTT trong giải quyết TTHC, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết TTHC. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn và trước hạn tăng cao qua từng năm, cải thiện, nâng cao mức độ hài lòng của người dân. (2) Mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của mô hình Bộ phận Một cửa “truyền thống” như: Thiếu tính độc lập; Chưa có cơ quan chuyên trách cấp Thành phố với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và công cụ để điều phối, giám sát, kiểm soát việc tiếp nhận, giải quyết TTHC công khai, minh bạch; Chưa thực sự chú trọng đến cải thiện mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân; Chưa chủ động tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong khi chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến “tỷ lệ thấp, còn hình thức”, tỷ lệ số hóa hồ sơ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa còn hạn chế, mức độ hài lòng của tổ chức và cá nhân chưa cao;… (3) Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội là cơ quan chuyên trách về tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ TTHC phù hợp với xu hướng quốc tế, khu vực, trong nước; là sự cải tiến toàn diện xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm của việc thí điểm thành lập Trung tâm Hành chính công tại một số phường thuộc Thành phố và trên nền tảng khắc phục những tồn tại, hạn chế từ các mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công đang được triển khai tại các tỉnh, thành trong cả nước. Cụ thể: Phù hợp xu hướng quốc tế: Trong những năm gần đây, việc thành lập trung tâm dịch vụ công đã trở thành xu hướng phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển với mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính công. Qua nghiên cứu và tham khảo mô hình Bộ phận Một cửa, các trung tâm dịch vụ công tại một số quốc gia có chỉ số cao về chất lượng cung cấp dịch vụ công dẫn đầu thế giới, khu vực như Singapore, Pháp, Úc, Nga, Trung Quốc, có thể đúc kết một số đặc điểm chung như sau: Các quốc gia đều thực hiện nguyên tắc “Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm” , hướng đến sự thuận lợi và hiệu quả trong tiếp cận, thực hiện dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp. Bộ phận Một cửa hoạt động “tương đối độc lập” với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC để hạn chế tối đa việc tiếp xúc, giảm thiểu tình trạng tham nhũng vặt, đồng thời trao quyền cho bộ phận này trong việc điều phối, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục, dịch vụ công. Việc tiếp nhận hồ sơ TTHC “không phụ thuộc vào địa giới hành chính” ; người dân có thể thực hiện TTHC tại bất kỳ địa điểm nào thuận tiện nhất. Để bảo đảm tính “chuyên nghiệp” và nâng cao “năng suất” lao động, quầy tiếp nhận sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ TTHC của tất cả các ngành, lĩnh vực giúp phân tải ngay trong giai đoạn tiếp nhận, nâng cao năng suất, giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Các nước đều đẩy mạnh số hóa, tái sử dụng dữ liệu (người dân chỉ xuất trình tài liệu 01 lần), thực hiện dịch vụ công trực tuyến thông qua chuyển đổi các quy trình truyền thống sang quy trình điện tử, người dân, doanh nghiệp có thể tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, không phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước. Phù hợp tình hình trong nước: Tính đến nay, cả nước có 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập Trung tâm Hành chính công (05 đơn vị chưa thành lập là: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Điện Biên). Trong đó, có 02 Trung tâm trực thuộc UBND cấp tỉnh (Quảng Ninh, Bắc Ninh) và 56 Trung tâm trực thuộc các sở, ngành của UBND cấp tỉnh. Qua thực tiễn triển khai, mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Ninh và mô hình Trung tâm Hành chính công trực thuộc các sở, ngành của UBND 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ công. Cụ thể như: + Mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh, Bắc Ninh: Việc tiếp nhận TTHC còn phụ thuộc vào địa giới hành chính (cấp xã của tỉnh Quảng Ninh vẫn tổ chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo mô hình Bộ phận Một cửa truyền thống; tỉnh Bắc Ninh không thành lập các Trung tâm Hành chính công cấp huyện và cấp xã); quy trình tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC còn phức tạp; cơ chế giám sát việc thực hiện quy trình TTHC chưa chặt chẽ; tổ chức của các Trung tâm còn thiếu tính độc lập (Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh trực thuộc UBND tỉnh, trong khi các Trung tâm cấp huyện trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND cùng cấp; Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh đặt trụ sở chung địa điểm trụ sở của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh),… + Mô hình Trung tâm Hành chính công trực thuộc các sở, ngành của UBND 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thiếu tính đồng bộ trong quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC; phạm vi cung cấp dịch vụ bị giới hạn; khả năng giám sát và đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính chưa hiệu quả chưa cao; tính độc lập và chuyên nghiệp của các Trung tâm chưa bảo đảm; cơ sở hạ tầng CNTT chưa đáp ứng yêu cầu; chưa tối ưu hóa việc tiếp cận dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp,... Tại Hà Nội, từ ngày 10/10/2023 đến nay, UBND quận Hoàn Kiếm đã thí điểm thành lập 03 Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp phường (Trung tâm Phục vụ hành chính công số 01 tại phường Trần Hưng Đạo là điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các UBND phường: Trần Hưng Đạo, Cửa Nam, Hàng Trống; Trung tâm Phục vụ hành chính công số 02 tại phường Hàng Mã là điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các UBND phường: Hàng Mã, Hàng Bồ, Cửa Đông; Trung tâm Phục vụ hành chính công số 03 tại phường Chương Dương là điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các UBND phường Chương Dương, Phúc Tân). Sau một thời gian hoạt động, 03 Trung tâm Phục vụ hành chính công của quận Hoàn Kiếm đã đạt nhiều kết quả nổi bật, khẳng định tính đúng đắn và phù hợp của việc thí điểm mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công. Định hướng cải tiến mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công tại Hà Nội: Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Ninh và mô hình Trung tâm Hành chính công thuộc các sở, ngành của UBND 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được xây dựng là một mô hình cải tiến toàn diện, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của các mô hình đã triển khai tại các địa phương trên cả nước. Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ CNTT và quy trình số hóa, mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết TTHC. Đây không chỉ là bước tiến trong cải cách hành chính mà còn là minh chứng cho “Tầm nhìn dài hạn Tư duy sáng tạo Giải pháp thông minh” của Thành phố trong việc xây dựng chính quyền số, phục vụ người dân và doanh nghiệp, khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” trong nỗ lực chung nhằm cải thiện sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của một đô thị đặc biệt. Thể hiện qua những nội dung chính sau: Tính độc lập cao hơn: Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố được thành lập với cơ cấu tổ chức độc lập, trực thuộc UBND Thành phố. Các Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công được tổ chức thành các đơn vị trực thuộc, có con dấu riêng và được đầu tư trụ sở, trang thiết bị làm việc đầy đủ. Điều này không chỉ bảo đảm tính chuyên nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý và điều phối toàn diện giữa các cấp. Giảm phụ thuộc vào địa giới hành chính: Mô hình mới của Thành phố cho phép tiếp nhận TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính, nghĩa là người dân có thể thực hiện các TTHC tại bất kỳ Chi nhánh, Điểm tiếp nhận nào thuận tiện thay vì phải đến các cơ quan hành chính tại địa phương cư trú. Đây là một cải tiến vượt bậc so với mô hình hiện tại của Quảng Ninh và Bắc Ninh, nơi sự phân bổ địa giới vẫn còn là rào cản lớn. Chuyên nghiệp hóa quy trình và nâng cao năng suất: Tại Hà Nội, quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ xác định được số hóa hoàn toàn, từ khâu tiếp nhận đến trả kết quả, giúp tối ưu hóa thời gian và công sức. Quy trình này được tự động hóa và liên thông giữa các sở, ban, ngành và UBND các cấp, bảo đảm theo dõi, giải quyết TTHC nhanh chóng, minh bạch. Điều này tạo sự khác biệt với quy trình của Trung tâm Hành chính công tỉnh Bắc Ninh và nhiều tỉnh, thành khác. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và số hóa: Mô hình của Hà Nội nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT và số hóa toàn bộ quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Trung tâm không chỉ là nơi tiếp nhận mà còn là đầu mối quản lý, theo dõi và giám sát toàn bộ quy trình giải quyết TTHC trên môi trường số. Tất cả hồ sơ được số hóa trước khi giải quyết và lưu trữ điện tử, giảm thiểu tối đa tình trạng thất lạc hoặc sai sót trong quá trình lưu trữ, xử lý. Đây là một cải tiến đáng kể so với Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh Bắc Ninh và phần lớn các tỉnh, thành khác trên cả nước, nơi việc số hóa hồ sơ chưa được áp dụng toàn diện. Nâng cao chất lượng phục vụ: Hà Nội không chỉ chú trọng vào việc tiếp nhận và giải quyết TTHC một cách hiệu quả, mà còn tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện cho người dân và doanh nghiệp. Mô hình mới sẽ kết hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công ích tham gia vào quy trình tiếp nhận và trả kết quả, giảm tải cho đội ngũ cán bộ, công chức và nâng cao chất lượng phục vụ. Điều này cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề về nhân lực và tạo điều kiện cho công chức tập trung vào công tác chuyên môn. Kiểm soát và giám sát hiệu quả: Mô hình tại Hà Nội có cơ chế giám sát, đánh giá chặt chẽ, bảo đảm việc thực hiện quy trình TTHC được công khai, minh bạch. Người dân và doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ trực tuyến, bảo đảm tính minh bạch và giảm thiểu tình trạng chậm trễ, tiêu cực. Cơ chế này khác biệt so với mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh Quảng Ninh. (4) Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho Thành phố, nổi bật như: Trung tâm Phục vụ hành chính công giữ vai trò điều phối chung, là công cụ hiệu quả để phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của Lãnh đạo UBND Thành phố. Tháo gỡ các điểm “nghẽn” và giải quyết tình trạng “ách tắc” trong giải quyết TTHC (đặc biệt ở các sở, ngành và trong các lĩnh vực như: đất đai, đầu tư, quy hoạch, xây dựng,…) có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, chỉ số phát triển của Thành phố như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố (PCI) liên tục bị tụt hạng từ vị trí thứ 10 (năm 2021) xuống thứ 18 (năm 2022), thứ 28/63 (năm 2023); chỉ số tiếp cận đất đai 61/63, gia nhập thị trường 54/63, chi phí thời gian 47/63; kết quả xếp hạng chỉ số hài lòng của người dân về cung ứng dịch vụ công của Thành phố (SIPAS) vẫn ở mức trung bình so với cả nước 21/63. Tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại một địa điểm theo hướng tiếp nhận hồ sơ TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận một cửa riêng lẻ tại các cơ quan nhà nước, bảo đảm mỗi người dân đều có thể tiếp cận với các dịch vụ công được cung cấp trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5 km, phục vụ 24/7. Tăng khả năng tiếp cận, tạo thuận tiện cho tổ chức, cá nhân trong tìm hiểu, thực hiện TTHC, dịch vụ công, đặc biệt là người có kỹ năng CNTT thấp. Tạo điều kiện cho việc ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện, tổ chức tiếp nhận, số hóa và giám sát, điều phối việc giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công. Sử dụng thống nhất các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ, cơ sở dữ liệu dùng chung để tránh lãng phí. Nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập trong tiếp nhận, số hóa, trả kết quả giải quyết TTHC; bảo đảm sự linh hoạt trong bố trí cán bộ một cửa phù hợp với điều kiện, tình hình tiếp nhận, giải quyết TTHC của từng khu vực, tránh việc quá tải cục bộ; tạo điều kiện theo dõi, giám sát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện TTHC kịp thời, hiệu quả hơn. Thực hiện hiệu quả việc số hóa, khai thác, tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa, hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng; không yêu cầu khai, nộp những thông tin, giấy tờ cơ quan nhà nước đã có và quản lý ở dạng điện tử. Nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC, trong đó 100% hồ sơ TTHC đều được công khai, minh bạch quá trình tiếp nhận, giải quyết để tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát, đánh giá; bảo đảm trải nghiệm dịch vụ giữa các Bộ phận một cửa thống nhất, đồng bộ. Tăng năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết TTHC thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC. PHẦN II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI I. MỤC TIÊU, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 1. Mục tiêu 1.1. Xây dựng Trung tâm phục vụ hành chính công vận hành trên cơ sở Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các hệ thống nền tảng dùng chung. 1.2. Tiếp nhận TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối Bộ phận Một cửa, tổ chức tập trung các điểm tiếp nhận theo phạm vi không gian nhất định nhằm tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận và thực hiện TTHC. 1.3. Đổi mới cách thức tiếp nhận TTHC theo hướng chuyển từ phân chia Bộ phận Một cửa theo cấp, đơn vị hành chính sang mô hình theo khu vực, quản lý tập trung, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện tiếp nhận, trả kết quả đa ngành, đa lĩnh vực và không phụ thuộc vào địa giới hành chính; bảo đảm mỗi người dân đều có thể tiếp cận với các dịch vụ công được cung cấp trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5 km, tiếp nhận và giải quyết 24/7 (tính từ địa điểm của người dân và doanh nghiệp đến điểm thực hiện TTHC). 1.4. Tăng cường hiệu quả công tác kiểm soát TTHC, theo dõi, giám sát việc thực hiện TTHC, hỗ trợ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo UBND Thành phố trong công tác giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; bảo đảm đáp ứng các chỉ tiêu liên quan đến chuyển đổi số, cải cách TTHC, dịch vụ công trực tuyến được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ. 1.5. 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, khi sử dụng được điền sẵn dữ liệu đã được cập nhật qua số hóa; tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa TTHC, cắt giảm các thành phần hồ sơ đã sử dụng dữ liệu dân cư bảo đảm “3 tăng”, “3 giảm”, “3 không”: Tăng chất lượng dịch vụ, tăng minh bạch, công khai, tăng sự hài lòng và niềm tin của tổ chức, cá nhân; giảm chi phí, thời gian giải quyết TTHC, giảm thủ tục hồ sơ, giảm bước xử lý trong tiếp nhận và giải quyết TTHC; không phiền hà, sách nhiễu, không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá 01 lần, không có TTHC giải quyết trễ hạn. 1.6. Thực hiện hiệu quả việc số hóa hồ sơ, tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận và giải quyết TTHC (100% hồ sơ tiếp nhận được số hóa trước khi giải quyết, 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được lưu trữ và có giá trị tái sử dụng); hình thành kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố; chia sẻ, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia để lưu trữ, bảo quản, khai thác, sử dụng; không yêu cầu khai, nộp những thông tin, giấy tờ cơ quan nhà nước đã có và quản lý ở dạng điện tử. 1.7. Nâng cao tính chuyên nghiệp, độc lập trong tiếp nhận, số hóa, trả kết quả giải quyết TTHC; bảo đảm linh hoạt trong bố trí cán bộ một cửa phù hợp với điều kiện, tình hình tiếp nhận, giải quyết TTHC của từng khu vực, tránh việc quá tải cục bộ; tạo điều kiện theo dõi, giám sát, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện TTHC kịp thời, hiệu quả. 1.8. Chuyển cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm những nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện. 1.9. Nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC đạt tối thiểu 95%, trong đó 100% hồ sơ TTHC được công khai, minh bạch quá trình tiếp nhận, giải quyết để tổ chức, cá nhân có thể theo dõi, giám sát, đánh giá; bảo đảm trải nghiệm dịch vụ giữa các Bộ phận Một cửa thống nhất, đồng bộ. 2. Phạm vi hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là đầu mối tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải quyết TTHC ở tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của 03 cấp: tỉnh, huyện, xã; TTHC liên thông giải quyết của các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc tại Thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành được tổ chức tiếp nhận tại Thành phố. Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tiếp nhận hồ sơ TTHC, dịch vụ công theo hướng không phụ thuộc địa giới hành chính; cung cấp dịch vụ hành chính công tập trung, thuận tiện, minh bạch, dễ tiếp cận, phục vụ toàn bộ người dân và doanh nghiệp, hướng đến nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện trải nghiệm của người dân, doanh nghiệp. II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG 1. Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể và động lực để xây dựng thiết kế mô hình; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của Trung tâm. Thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ. 2. Trung tâm “không làm thay” chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giải quyết TTHC của các sở, ngành, UBND các cấp, cơ quan, đơn vị liên quan; tăng cường mối quan hệ phối hợp ngang, bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. 3. Lấy CNTT là công cụ, chuyển đổi số là phương thức chủ yếu, là khâu đột phá để đổi mới, triển khai thực hiện “mô hình một cửa, một cửa liên thông mới”. Toàn bộ quá trình tiếp nhận, số hóa, luân chuyển, giải quyết, trả kết quả, trách nhiệm giải trình của các cơ quan, cá nhân liên quan phải được công khai, minh bạch, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, rõ thời gian và thực hiện hoàn toàn trên môi trường số. 4. Cải tiến, phát triển toàn diện mô hình Bộ phận Một cửa của Thành phố trên cơ sở kế thừa toàn bộ kết quả đã đạt được , bảo đảm thích ứng linh hoạt với yêu cầu thực tiễn. Chú trọng đào tạo, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Có chế độ, chính sách và cơ chế đặc thù nhằm thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học phục vụ Trung tâm. 5. Bảo đảm tiếp nhận hồ sơ TTHC “phi địa giới hành chính”; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 05 km, hỗ trợ TTHC 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không qua 15 phút/01 hồ sơ. 6. Bám sát các quy định, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ. III. TÊN GỌI, LOẠI HÌNH, TRỤ SỞ 1. Tên gọi 1.1. Tên Tiếng Việt: Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. 1.2. Tên giao dịch quốc tế : Hanoi Public Administration Service Center. 1.3. Tên viết tắt: HPASC. 2. Loại hình: Là cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội (cơ quan ngang sở). 3. Trụ sở: Đặt trụ sở điều hành chính của Trung tâm tại số 197 phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ. Việc hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, trả kết quả TTHC được thực hiện phân tán tại 30 chi nhánh (là bộ phận 1 cửa của 30 quận, huyện, thị xã), không thực hiện việc tiếp nhận tại trụ sở điều hành chính; các điểm tiếp nhận bố trí linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế và mật độ dân cư; đẩy mạnh, hướng tới chủ yếu là giao dịch trực tuyến, hình thành 01 TTPVHVV trên không gian mạng. IV. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 1. Vị trí Là cơ quan hành chính thuộc UBND thành phố Hà Nội (cơ quan ngang sở), có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng; là đơn vị dự toán cấp 1, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND Thành phố; chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Chủ tịch UBND Thành phố; chấp hành chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ. 2. Chức năng 2.1. Quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cải cách TTHC. 2.2. Là đầu mối tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết, giải quyết (nếu có áp dụng đối với một số TTHC được ủy quyền) và trả kết quả giải quyết TTHC. 2.3. Tham mưu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. 3. Nhiệm vụ 3.1. Kiểm soát thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính Tham mưu UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố liên quan đến lĩnh vực kiểm soát TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Tổ chức triển khai, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm soát TTHC; Kiểm soát chất lượng công bố, công khai TTHC; Tham gia ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định; Rà soát, đánh giá TTHC; Rà soát, đánh giá phê duyệt danh mục TTHC để cung cấp dịch vụ công trực tuyến; rà soát, chuẩn hóa mẫu đơn, tờ khai, thiết lập biểu mẫu điện tử tương tác; đánh giá, tái cấu trúc quy trình TTHC; Rà soát, tham mưu phương án phân cấp, ủy quyền trong giải quyết TTHC; Rà soát, chuẩn hóa, công bố, kiểm soát TTHC nội bộ; Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC. 3.2. Cải cách thủ tục hành chính Tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC; Tổ chức triển khai công tác truyền thông về cải cách TTHC; Rà soát, đơn giản hóa TTHC, TTHC nội bộ theo phân cấp, ủy quyền, cung cấp dịch vụ công liên thông; Rà soát, đánh giá, thiết kế lại quy trình thực hiện TTHC từ khâu tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả để tổ chức thực hiện trên môi trường điện tử; Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, giải pháp, sáng kiến cải cách TTHC và quy định có liên quan; nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách TTHC trình cấp có thẩm quyền quyết định. 3.3. Tổ chức thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa, giải quyết, phối hợp giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục TTHC được thực hiện tại Các Chi nhánh trực thuộc và Điểm tiếp nhận; các nội dung TTHC được công khai theo quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC; hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận TTHC được công khai bằng phương tiện điện tử; Hướng dẫn, hỗ trợ việc thực hiện TTHC theo các phương thức khác nhau; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Tiếp nhận hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc liên thông giải quyết của UBND các cấp, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, cấp huyện, các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc, những TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, ngành được tổ chức tiếp nhận tại Thành phố; theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định; Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; khai thác, tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa; Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân đối với trường hợp TTHC yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các TTHC được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Trung tâm giải quyết; Tiếp nhận, xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc phạm vi quản lý của UBND, Chủ tịch UBND Thành phố; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích được giao nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Theo dõi, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích thực hiện một, một số công việc trong quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC; Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC, phục vụ cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố. 3.4. Tham mưu, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT,chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. Tham gia quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, Cổng Dịch vụ công quốc gia. Quản lý, triển khai, vận hành, khai thác, nâng cấp và phát triển Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố, bảo đảm kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. Chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn phát triển, cung cấp, điều phối và giám sát các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp trên Hệ thống. Tổ chức kết nối, liên thông, tích hợp và chia sẻ dữ liệu về giải quyết TTHC, thực hiện dịch vụ công phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố và Chủ tịch UBND Thành phố. Xây dựng, quản trị, quản lý, vận hành, nâng cấp và phát triển Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHanoi); chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và cung cấp các dịch vụ, tiện ích phục vụ cá nhân, tổ chức trên Ứng dụng. Là đầu mối kết nối UBND Thành phố với người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố thông qua kênh trực tiếp (các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận) và tất cả các kênh trực tuyến như Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố, Ứng dụng Công dân Thủ đô số,… Xây dựng, quản trị vận hành, nâng cấp và phát triển các nền tảng, ứng dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Thành phố về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố triển khai ứng dụng CNTT, chuyển đổi số theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố; xây dựng và tạo lập cơ sở dữ liệu, tái sử dụng cơ sở dữ liệu phục vụ người dân và doanh nghiệp. Tham mưu UBND Thành phố công tác an toàn, bảo mật thông tin đối với các nền tảng, ứng dụng dùng chung của Thành phố giao Trung tâm quản lý vận hành. Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và xử lý các sự cố khẩn cấp có liên quan. Tổ chức và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để đào tạo, tập huấn, hướng dẫn và hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước của Thành phố khai thác, sử dụng các nền tảng, ứng dụng dùng chung của Thành phố theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm xây dựng hệ thống trợ lý ảo, hệ thống chatbot để tra cứu, tìm kiếm thông tin và phân tích dữ liệu, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cung cấp các dịch vụ tư vấn, thẩm tra, hỗ trợ kỹ thuật và phát triển các sản phẩm CNTT theo quy định pháp luật; cung cấp các giải pháp và dịch vụ tư vấn về an toàn thông tin theo quy định. Triển khai thử nghiệm các sản phẩm phần mềm, giải pháp công nghệ mới và nền tảng cổng thanh toán,… trước khi đề xuất Thành phố đầu tư, mua sắm. Tư vấn, hỗ trợ thí điểm và triển khai các mô hình ứng dụng CNTT, chuyển đổi số nhằm phục vụ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thành phố; đồng thời phục vụ người dân và doanh nghiệp theo quy định và thẩm quyền. 3.5. Thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác quản trị nội bộ của Trung tâm Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, chương trình, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Trung tâm. Tiếp nhận, xử lý, ban hành và quản lý văn bản của Trung tâm theo quy định. Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao. Ban hành văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Trung tâm và Quy chế làm việc của Trung tâm. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung tâm (nếu có). Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Trung tâm. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung tâm (nếu có). 3.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố giao và theo quy định của pháp luật. Định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. 4. Các phần công việc có thể được chuyển giao cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích thực hiện (1) Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC (gồm cả hỗ trợ thực hiện TTHC trên môi trường điện tử). (2) Kiểm tra thành phần hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ TTHC. (3) Số hóa thành phần hồ sơ TTHC và ký số cá nhân vào tài liệu số hóa. (4) Khai báo hồ sơ công việc trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. (5) Thực hiện tạo lập các chứng từ điện tử (biên lai điện tử, hóa đơn điện tử) gửi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định trên cơ sở ủy nhiệm của các cơ quan, phòng, ban, đơn vị có liên quan. (6) Chuyển hồ sơ TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để tham mưu, giải quyết theo thẩm quyền. (7) Nhận, trả kết quả giải quyết TTHC (giấy, điện tử). (8) Thu phí, lệ phí và các khoản nghĩa vụ tài chính khác theo quy định. (9) Thực hiện các dịch vụ phụ trợ khác cho việc giải quyết TTHC theo quy định. Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố đánh giá hiệu quả và khả năng thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành để quyết định mức độ, khả năng chuyển giao cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích đối với các TTHC có quy định việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết trong ngày. V. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VỚI CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN 1. Mối quan quan hệ với người dân và doanh nghiệp Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố và người dân, doanh nghiệp được thiết lập nhằm cung cấp các dịch vụ hành chính công thuận tiện, minh bạch và hiệu quả, đồng thời nâng cao trải nghiệm người sử dụng dịch vụ. Mối quan hệ này bao gồm các yếu tố chính sau: 1) Cung cấp dịch vụ hành chính công: Trung tâm đóng vai trò là cầu nối giữa người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, giúp giải quyết các TTHC một cách nhanh chóng và thuận lợi. Người dân và doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ, theo dõi tiến trình xử lý và nhận kết quả thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố, hotline chăm sóc khách hàng của Trung tâm, dịch vụ công ích hoặc trực tiếp tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. 2) Minh bạch và công khai thông tin: Trung tâm bảo đảm mọi TTHC đều được công khai, minh bạch về quy trình, hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết và các khoản phí (nếu có). Điều này giúp người dân và doanh nghiệp nắm rõ các yêu cầu và quy trình cần thực hiện. 3) Hỗ trợ và tư vấn: Trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn, giải đáp thắc mắc về các TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Đội ngũ công nhân viên tại Trung tâm có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục, từ việc nộp hồ sơ đến nhận kết quả. 4) Tiếp nhận phản hồi và cải tiến chất lượng dịch vụ: Người dân và doanh nghiệp có thể cung cấp phản hồi về quá trình xử lý hồ sơ, chất lượng dịch vụ, cũng như góp ý về cải tiến quy trình. Trung tâm có trách nhiệm ghi nhận và sử dụng những phản hồi này để cải thiện chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công. 5) Ứng dụng CNTT: Trung tâm sử dụng các công nghệ số để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Người dân, doanh nghiệp có thể truy cập cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố để tra cứu thông tin, theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ và nhận kết quả. 6) Nâng cao trải nghiệm người dùng: Trung tâm liên tục cải tiến quy trình làm việc, tối ưu hóa việc xử lý hồ sơ nhằm giảm thiểu thời gian chờ đợi và mang lại sự hài lòng cho người dân, doanh nghiệp. Việc này bao gồm tăng cường hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận và bảo đảm tính chuyên nghiệp, tận tâm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Trung tâm. Tóm lại, mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công với người dân và doanh nghiệp là mối quan hệ dựa trên sự phục vụ và cải tiến không ngừng, với mục tiêu cung cấp dịch vụ hành chính công hiệu quả, minh bạch và đáp ứng nhu cầu của xã hội. 2. Mối quan hệ công tác 2.1. Đối với Văn phòng Chính phủ Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và Văn phòng Chính phủ được xây dựng dựa trên sự chỉ đạo, giám sát và phối hợp trong việc thực hiện các chính sách về cải cách TTHC, nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, ở một số đặc điểm sau: 1) Chỉ đạo từ Văn phòng Chính phủ: Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm chỉ đạo và định hướng hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách cải cách hành chính của Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đưa ra các quy định, chính sách liên quan đến cơ chế một cửa, một cửa liên thông, dịch vụ công trực tuyến và các quy trình cải cách khác mà Trung tâm phải thực hiện. 2) Phối hợp thực hiện cải cách TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng Chính phủ để triển khai các chính sách và chương trình cải cách TTHC, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ hành chính công. Mối quan hệ này nhằm bảo đảm các TTHC được thực hiện thống nhất và minh bạch theo đúng định hướng của Chính phủ. 3) Theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động: Văn phòng Chính phủ có vai trò theo dõi và giám sát việc triển khai các hoạt động hành chính công tại Trung tâm. Trung tâm phải báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu cho Văn phòng Chính phủ về tình hình hoạt động, tiến độ thực hiện và những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình vận hành. 4) Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh: Khi Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội gặp các vấn đề liên quan đến chính sách, quy trình hoặc khó khăn trong việc thực thi các quy định của Chính phủ, Văn phòng. Chính phủ sẽ hỗ trợ, hướng dẫn, đưa ra các chỉ đạo kịp thời nhằm khắc phục vấn đề, bảo đảm hoạt động của Trung tâm diễn ra thông suốt. 5) Thực hiện các chương trình, đề án lớn của Chính phủ: Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc triển khai các đề án lớn như Chính phủ điện tử, số hóa TTHC và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Sự hợp tác này nhằm nâng cao hiệu quả và tính thuận tiện trong việc giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. 6) Báo cáo và cung cấp thông tin: Trung tâm có trách nhiệm báo cáo định kỳ với Văn phòng Chính phủ về tiến độ thực hiện, kết quả hoạt động, các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công. 7) Phản hồi và điều chỉnh chính sách: Thông qua các báo cáo từ Trung tâm, Văn phòng Chính phủ có thể nhận được những phản hồi thực tiễn từ hoạt động hành chính tại thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra các phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc ban hành các chính sách mới, cải tiến TTHC để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế. Tóm lại, mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội và Văn phòng Chính phủ là mối quan hệ hợp tác, chỉ đạo và giám sát, trong đó Văn phòng Chính phủ định hướng hoạt động, hỗ trợ và giám sát việc thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm, nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả của dịch vụ công trên địa bàn thành phố Hà Nội. 2.2. Đối với Hội đồng nhân dân Thành phố Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và HĐND Thành phố là mối quan hệ giám sát, hỗ trợ và phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính công, bảo đảm việc cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, minh bạch. Cụ thể, mối quan hệ này bao gồm các khía cạnh sau: 1) Giám sát hoạt động: HĐND Thành phố có vai trò giám sát hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Qua đó, HĐND theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ hành chính công của Trung tâm, bảo đảm Trung tâm tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách của Thành phố, đồng thời bảo đảm chất lượng dịch vụ hành chính công cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. 2) Đánh giá và phản biện: HĐND Thành phố có trách nhiệm đánh giá và phản biện các hoạt động của Trung tâm. HĐND có thể xem xét hiệu quả việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, đánh giá chất lượng dịch vụ công và đưa ra các đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm, phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. 3) Tiếp nhận và phản ánh ý kiến cử tri: HĐND Thành phố là cơ quan đại diện cho người dân, tiếp nhận ý kiến, phản ánh của cử tri liên quan đến chất lượng dịch vụ hành chính công. Những phản ánh này được HĐND chuyển lại cho Trung tâm Phục vụ hành chính công, từ đó giúp Trung tâm kịp thời điều chỉnh và cải thiện quy trình làm việc, nâng cao trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp nhận, xử lý, phản hồi các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân liên quan đến việc thực hiện các chính sách, pháp luật, dịch vụ hành chính công (Trung tâm tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cử tri và nhân dân thông qua trực tiếp và trực tuyến từ các nền tảng hỗ trợ cử tri và người dân như iHaNoi). Sau khi tiếp nhận, Trung tâm sẽ phân loại kiến nghị, phản ánh theo lĩnh vực và chuyển đến các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý; theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý. Khi có kết quả giải quyết, Trung tâm có trách nhiệm phản hồi kịp thời, minh bạch cho cử tri và nhân dân về kết quả xử lý kiến nghị, phản ánh trong thời gian quy định. 4) Hỗ trợ cải tiến chất lượng dịch vụ hành chính: Dựa trên các báo cáo và giám sát, HĐND Thành phố có thể đề xuất các giải pháp để cải tiến chất lượng dịch vụ công tại Trung tâm. Các kiến nghị của HĐND nhằm bảo đảm rằng hoạt động của Trung tâm hiệu quả hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn, giảm bớt phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong xử lý TTHC. 5) Đánh giá hiệu quả cải cách hành chính: HĐND Thành phố có vai trò đánh giá kết quả thực hiện các chính sách cải cách hành chính tại Trung tâm. Điều này giúp HĐND nắm bắt được tiến độ và hiệu quả của các cải cách, bảo đảm rằng Trung tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đơn giản hóa các TTHC và nâng cao tính tiện lợi cho người dân, doanh nghiệp. 6) Báo cáo và đề xuất giải pháp cải tiến: Trung tâm Phục vụ hành chính công có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của HĐND về kết quả hoạt động, các khó khăn gặp phải và những cải tiến đang được thực hiện. HĐND sẽ dựa trên những báo cáo này để đưa ra các khuyến nghị, định hướng hỗ trợ trong quá trình triển khai. Tóm lại, mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và HĐND Thành phố là mối quan hệ giám sát và hỗ trợ, trong đó HĐND giám sát, phản biện và đề xuất các cải tiến để bảo đảm Trung tâm hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trong việc giải quyết TTHC. 2.3. Đối với Ủy ban nhân dân Thành phố Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và UBND Thành phố là mối quan hệ trực thuộc nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, cải cách TTHC và cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Cụ thể, mối quan hệ này bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1) Trung tâm trực thuộc UBND Thành phố: Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị trực thuộc UBND Thành phố, thực hiện các nhiệm vụ do UBND giao. Trung tâm có trách nhiệm tham mưu UBND Thành phố trong việc quản lý và điều phối các hoạt động hành chính công trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là trong việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. 2) Tham mưu về cải cách TTHC: Trung tâm có trách nhiệm tham mưu cho UBND trong việc xây dựng, triển khai và giám sát các chính sách cải cách TTHC. Điều này bao gồm việc rà soát, đơn giản hóa các TTHC để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công. 3) Triển khai các chỉ đạo của UBND Thành phố: Trung tâm có nhiệm vụ thực hiện các chỉ đạo, quyết định của UBND Thành phố liên quan đến việc cung cấp dịch vụ hành chính công. Trung tâm tổ chức triển khai các chính sách, quy định và quyết định của UBND về việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả TTHC cho người dân và doanh nghiệp. 4) Tổ chức, quản lý và điều phối hoạt động của các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận: UBND Thành phố giao Trung tâm Phục vụ hành chính công tổ chức, quản lý, điều phối hoạt động của các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận. Trung tâm chịu trách nhiệm bố trí nhân sự, hoàn thiện cơ sở vật chất và bảo đảm việc cung cấp dịch vụ hành chính công tại các địa điểm này diễn ra thuận tiện, đồng bộ với chỉ đạo của UBND Thành phố. 5) Giám sát và báo cáo UBND Thành phố kết quả giám sát: Trung tâm có trách nhiệm giám sát chất lượng dịch vụ hành chính công, theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và phản hồi từ người dân, doanh nghiệp. Các kết quả này được báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND Thành phố, giúp UBND Thành phố nắm bắt tình hình và đưa ra các điều chỉnh chính sách kịp thời (nếu có). 6) Tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh: Khi có những vấn đề phức tạp hoặc phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công, Trung tâm có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành để tham mưu UBND Thành phố giải pháp khắc phục, bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Tóm lại, mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và UBND Thành phố là mối quan hệ chỉ đạo, quản lý trực tiếp, trong đó Trung tâm đóng vai trò là cánh tay nối dài của UBND Thành phố trong việc thực hiện các chính sách, cải cách hành chính và cung cấp dịch vụ công, góp phần cải thiện hiệu quả và chất lượng quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố. 2.4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, các tổ chức chính trị xã hội Thành phố có tính chất hỗ trợ, phối hợp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính công, cải thiện chất lượng phục vụ người dân, đồng thời tăng cường sự giám sát, phản biện xã hội và tham gia của người dân, doanh nghiệp trong quản lý nhà nước. Cụ thể, mối quan hệ này được thể hiện qua các nội dung chính sau: 1) Phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách: Trung tâm Phục vụ hành chính công và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố cùng các tổ chức chính trị xã hội phối hợp trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách và các quy định về TTHC đến người dân, doanh nghiệp. Thông qua hệ thống của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, thông tin về TTHC, cải cách TTHC và các dịch vụ công được phổ biến nhanh chóng, hiệu quả hơn. 2) Tham gia giám sát và phản biện xã hội: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố có vai trò giám sát, phản biện xã hội trong việc thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Các tổ chức này giám sát việc tiếp nhận, giải quyết TTHC; thu thập ý kiến, phản hồi của người dân về hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công và chuyển các kiến nghị, góp ý đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, cải tiến quy trình và chất lượng dịch vụ công. 3) Hỗ trợ trong quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố cùng tham gia vào việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận và thực hiện TTHC theo quy định; tham gia hỗ trợ Trung tâm Phục vụ hành chính công trong việc tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến TTHC. Những phản ánh này giúp cơ quan nhà nước nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh, cải thiện quy trình phục vụ. Đặc biệt, các tổ chức chính trị xã hội còn đóng vai trò trung gian, kết nối giữa người dân với Trung tâm Phục vụ hành chính công, các sở, ngành liên quan trong trường hợp cần hỗ trợ đặc biệt hoặc khi có những thủ tục phức tạp cần có sự can thiệp của nhiều cơ quan. 4) Phối hợp trong cải cách TTHC: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị Xã hội tham gia tích cực vào các chương trình, kế hoạch cải cách TTHC, đặc biệt trong việc đưa ra các sáng kiến cải tiến thủ tục phù hợp với nhu cầu thực tiễn của người dân và doanh nghiệp. Trung tâm Phục vụ hành chính công và các cơ quan liên quan có thể tham vấn ý kiến của các tổ chức này trong việc đơn giản hóa TTHC, xây dựng các quy trình TTHC và nâng cao chất lượng phục vụ. 5) Tham gia đánh giá mức độ hài lòng của người dân: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tham gia vào quá trình thu thập ý kiến của người dân, doanh nghiệp về chất lượng giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị. Thông qua các cuộc khảo sát, hội thảo hoặc đối thoại công khai, các tổ chức chính trị xã hội có thể ghi nhận mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp, từ đó đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ hành chính công. Trung tâm Phục vụ hành chính công và các sở, ngành có thể căn cứ kết quả này để cải tiến, điều chỉnh quy trình. 6) Phối hợp tổ chức các hoạt động công ích và phong trào thi đua cải cách TTHC: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội có thể trở thành lực lượng nòng cốt trong các hoạt động công ích, phong trào thi đua hoặc các chương trình hỗ trợ cộng đồng và phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công mang đến những điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công. Các tổ chức chính trị xã hội cũng có thể phối hợp với Trung tâm trong việc triển khai các dịch vụ hành chính công lưu động, mang TTHC đến gần với người dân ở các vùng xa trung tâm, đặc biệt là những đối tượng yếu thế, khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp. 7) Công khai và minh bạch thông tin: Trung tâm Phục vụ hành chính công phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố để công khai minh bạch quy trình giải quyết TTHC, thời gian xử lý và kết quả giải quyết các thủ tục. Điều này giúp người dân nắm bắt được quyền lợi, nghĩa vụ và có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, các tổ chức chính trị xã hội có thể tham gia hỗ trợ người dân trong việc tra cứu thông tin, bảo đảm mọi người dân đều có thể tiếp cận dịch vụ hành chính công bằng và thuận tiện. 2.5. Đối với các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại Thành phố Trung tâm Phục vụ hành chính công tổ chức tiếp nhận TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc tại Thành phố theo Quyết định số 1291/QĐTTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết TTHC cấp huyện, cấp xã và các TTHC khác (nếu có) trên cơ sở thống nhất giữa Chủ tịch UBND Thành phố và các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan. Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và các cơ quan ngành dọc ở Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố được thiết lập nhằm bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong việc tiếp nhận và giải quyết TTHC. Cơ chế phối hợp giữa hai bên nhằm bảo đảm rằng các TTHC có liên quan được xử lý đúng quy định, minh bạch, nhanh chóng và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, mối quan hệ này bao gồm các khía cạnh sau: 1) Phối hợp trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ: Trung tâm Phục vụ hành chính công là đầu mối tiếp nhận hồ sơ TTHC của người dân, doanh nghiệp và chuyển giao hồ sơ cho các cơ quan ngành dọc ở Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố để giải quyết theo thẩm quyền. Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ Trung tâm, các cơ quan ngành dọc chịu trách nhiệm thẩm định và giải quyết TTHC theo quy trình, quy định, bảo đảm tiến độ, thời gian và chất lượng. 2) Giám sát, kiểm tra và đôn đốc tiến độ giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ tại các cơ quan ngành dọc; kịp thời đôn đốc và thông báo đến các cơ quan trong trường hợp có hồ sơ giải quyết chậm, muộn. 3) Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu: Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, đối với một số TTHC liên thông, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố và các cơ quan ngành dọc có sự kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu. Tùy quy trình, quy chế phối hợp, các cơ quan, đơn vị và người dân, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ TTHC. Việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu trên giúp tăng cường tính minh bạch, tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót và tăng tính minh bạch trong tiếp nhận, giải quyết TTHC. 4) Phản hồi và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh: Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh của người dân, doanh nghiệp liên quan đến quá trình giải quyết TTHC của các cơ quan ngành dọc. Sau tiếp nhận, Trung tâm Phục vụ hành chính công phân loại và chuyển thông tin đến các cơ quan liên quan xử lý theo thẩm quyền; đồng thời theo dõi và đôn đốc quá trình xử lý. Cơ quan ngành dọc có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nhanh chóng, đúng quy định, chuyển kết quả giải quyết về Trung tâm để thông tin đến người dân và doanh nghiệp theo quy định. 5) Công khai thông tin và quy trình giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công phối hợp với các cơ quan ngành dọc công khai quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết và kết quả xử lý hồ sơ. Để bảo đảm tính kịp thời, góp phần giảm thiểu tình trạng chậm trễ và sai sót trong quá trình xử lý, cải thiện chất lượng dịch vụ công, các cơ quan ngành dọc cần thường xuyên cung cấp và cập nhật thông tin để Trung tâm Phục vụ hành chính công thông báo đầy đủ và chính xác đến người dân, doanh nghiệp. 6) Chung nỗ lực cải cách TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công và các cơ quan ngành dọc thường xuyên phối hợp thúc đẩy cải cách hành chính, tập trung vào đơn giản hóa TTHC, ứng dụng CNTT và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, các bên cùng triển khai các chính sách cải cách TTHC của Chính phủ và cơ quan nhà nước cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. 7) Đánh giá hiệu quả hoạt động và phản hồi từ người dân: Trung tâm Phục vụ hành chính công và các cơ quan ngành dọc Trung ương thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động tiếp nhận và giải quyết TTHC để rút ra kinh nghiệm và cải tiến quy trình. Thông qua ý kiến và phản hồi từ người dân, doanh nghiệp về chất lượng giải quyết TTHC, các cơ quan sẽ có cơ sở để cải thiện chất lượng dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. 2.6. Đối với các sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện, cấp xã Trung tâm phục vụ hành chính công là đầu mối tiếp nhận, xử lý và trả kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành Thành phố; UBND cấp huyện, cấp xã. Trung tâm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị này trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được giao, trên cơ sở hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời, Trung tâm có quyền đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan thông tin, báo cáo về các nội dung thuộc phạm vi quản lý để triển khai nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. Mối quan hệ giữa Trung tâm và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận, giải quyết và giám sát các TTHC. Sự phối hợp này bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và kịp thời trong giải quyết yêu cầu hành chính của người dân, doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy cải cách hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công. Cụ thể, quan hệ này được thể hiện qua các khía cạnh sau: 1) Tiếp nhận hồ sơ TTHC: Trung tâm phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong việc tiếp nhận hồ sơ từ người dân và doanh nghiệp. Sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được chuyển tới các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để xử lý. Sự phối hợp này giúp bảo đảm quy trình tiếp nhận diễn ra nhanh chóng, chính xác và minh bạch. 2) Giải quyết TTHC: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm giải quyết các TTHC theo thẩm quyền. Trung tâm không can thiệp vào quá trình giải quyết nhưng có vai trò điều phối và giám sát nhằm bảo đảm các thủ tục được giải quyết đúng quy định. 3) Giám sát và bảo đảm tiến độ: Trung tâm có vai trò theo dõi và đôn đốc tiến độ giải quyết TTHC tại các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, bảo đảm thời gian xử lý hồ sơ không bị kéo dài, giảm thiểu tình trạng trễ hẹn hoặc tồn đọng hồ sơ. 4) Liên thông và chia sẻ dữ liệu: Để tăng cường hiệu quả giải quyết TTHC, Trung tâm và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã có sự liên thông và chia sẻ dữ liệu điện tử. Điều này giúp người dân và doanh nghiệp không phải nộp hồ sơ nhiều lần hoặc di chuyển giữa các cơ quan, đẩy nhanh tiến độ xử lý và bảo đảm tính minh bạch. 5) Công khai, minh bạch quy trình: Trung tâm có trách nhiệm công khai thông tin về quy trình, thủ tục, thời gian và kết quả giải quyết trên các phương tiện khác nhau để người dân, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi. Các cơ quan, đơn vị liên quan cũng cung cấp thông tin kịp thời và minh bạch về tiến độ xử lý hồ sơ, bảo đảm quy trình công khai và dễ tiếp cận. 6) Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp: Khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện TTHC, người dân và doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ, giải đáp và hướng dẫn từ Trung tâm, giúp họ tiếp cận nhanh chóng với cơ quan giải quyết có thẩm quyền. 7) Phản hồi và xử lý khiếu nại: Trung tâm tiếp nhận các phản hồi và khiếu nại từ người dân, doanh nghiệp về quá trình giải quyết TTHC, sau đó chuyển thông tin đến các cơ quan liên quan để xử lý. Các cơ quan có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại và phản ánh đúng quy định pháp luật và gửi kết quả xử lý về Trung tâm để thông báo cho người dân, doanh nghiệp. 8) Đánh giá hiệu quả hoạt động: Trung tâm và các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp định kỳ đánh giá hiệu quả giải quyết TTHC, nhận diện các vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục, nhằm hoàn thiện hệ thống hành chính công và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. 9) Cải cách TTHC: Trung tâm phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc cải cách TTHC thông qua áp dụng CNTT, triển khai các hình thức giải quyết trực tuyến, đơn giản hóa quy trình TTHC nhằm giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp. 2.7. Đối với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã (Bộ phận Một cửa); cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố trong giai đoạn 01 Trong giai đoạn 01, Trung tâm phục vụ hành chính công thực hiện đầy đủ chức năng tham mưu UBND thành phố Hà Nội về kiểm soát TTHC; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của Thành phố. Mối quan hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và các Bộ phận Một cửa của sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn đầu (khi vẫn giữ nguyên mô hình Bộ phận Một cửa) là sự phối hợp mang tính đồng bộ để bảo đảm quá trình giải quyết TTHC diễn ra hiệu quả, nhất quán, đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Cơ chế phối hợp này được xây dựng trên cơ sở phân công rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của từng bên, đồng thời bảo đảm tính liên thông và kết nối giữa các cơ quan. Cụ thể như sau: 1) Hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện TTHC: Trung tâm hỗ trợ, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong việc thực hiện TTHC, bảo đảm cung cấp dịch vụ công hiệu quả. Trung tâm cũng theo dõi, giám sát, kiểm tra và đánh giá chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức trong quá trình giải quyết TTHC: Phối hợp trong tiếp nhận hồ sơ: Trong giai đoạn này, Trung tâm có thể đóng vai trò điều phối và hỗ trợ các Bộ phận Một cửa ở các sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã tiếp nhận hồ sơ TTHC chủ yếu thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Chuyển giao và phân công giải quyết TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công có vai trò điều phối và giám sát quá trình chuyển giao hồ sơ từ các Bộ phận Một cửa của sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trung tâm không tham gia giải quyết TTHC mà chủ yếu giữ vai trò hỗ trợ liên thông dữ liệu và bảo đảm quy trình giải quyết diễn ra đúng quy định. Giám sát, kiểm tra và đôn đốc tiến độ giải quyết hồ sơ: Trung tâm Phục vụ hành chính công có vai trò giám sát, kiểm tra tiến độ xử lý hồ sơ tại các Bộ phận Một cửa của sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã. Trung tâm bảo đảm các thủ tục được giải quyết trong thời gian quy định, đồng thời có thể tham gia hỗ trợ theo thẩm quyền việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Ứng dụng CNTT và liên thông dữ liệu: Trung tâm Phục vụ hành chính công và các Bộ phận Một cửa của sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã liên thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC để chia sẻ dữ liệu, giúp cho việc giải quyết TTHC được nhanh chóng và thuận lợi hơn. Dữ liệu về hồ sơ được nhập lên hệ thống chung, giúp việc theo dõi, tra cứu và xử lý hồ sơ dễ dàng hơn. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân: Trung tâm Phục vụ hành chính công tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ người dân và chuyển thông tin này đến các Bộ phận Một cửa liên quan để xử lý. Bộ phận Một cửa chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, phản ánh theo thẩm quyền và chuyển kết quả giải quyết đến Trung tâm để thông báo cho người dân. Cải cách hành chính và đơn giản hóa TTHC: Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa của sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp trong việc cải cách hành chính, hướng đến đơn giản hóa TTHC, tăng cường tính minh bạch và giảm bớt các quy trình không cần thiết. Hỗ trợ người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ: Trung tâm Phục vụ hành chính công có trách nhiệm hỗ trợ các Bộ phận Một cửa của sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong việc hướng dẫn người dân, giải đáp thắc mắc về quy trình TTHC. Đồng thời, Trung tâm cũng bảo đảm người dân và doanh nghiệp được phục vụ tốt nhất thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Đánh giá và cải thiện quy trình: Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa của sở, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã thường xuyên phối hợp để đánh giá hiệu quả giải quyết TTHC, từ đó cải tiến quy trình và nâng cao chất lượng phục vụ. Các cuộc họp, thảo luận định kỳ giúp hai bên cùng nhau nhận diện những khó khăn, tồn tại và đưa ra các giải pháp phù hợp. Sự đánh giá này giúp nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong quản lý nhà nước, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người dân và doanh nghiệp. 2) Phối hợp về hạ tầng: Trung tâm phối hợp UBND cấp huyện, cấp xã rà soát, lên phương án bố trí và hoàn thiện hạ tầng cho các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Điều này bảo đảm các cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho quá trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC. 3) Thống nhất về nhân sự: Trung tâm sẽ làm việc và thống nhất với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố về quy chế phối hợp, phương án và số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đến làm việc tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận trong các giai đoạn tiếp theo. 3. Mối quan hệ giữa các phòng chuyên môn, trung tâm thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công với các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận Mối quan hệ giữa các phòng chuyên môn, trung tâm của Trung tâm Phục vụ hành chính công và các Chi nhánh trực thuộc là mối quan hệ hợp tác, phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm hoạt động quản lý hành chính công diễn ra hiệu quả, đồng bộ. Các phòng chuyên môn, trung tâm của Trung tâm giữ vai trò quản lý, điều phối và giám sát, trong khi các Chi nhánh thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa các phòng chuyên môn, trung tâm của Trung tâm và các Chi nhánh được thiết lập nhằm bảo đảm hoạt động quản lý, điều phối và thực thi công vụ diễn ra thống nhất, hiệu quả và đồng bộ. Sự phối hợp này được thể hiện qua các khía cạnh sau: 1) Phân cấp và phối hợp nhiệm vụ rõ ràng Các phòng chuyên môn, trung tâm của Trung tâm thực hiện các chức năng quản lý, điều phối và hỗ trợ chung, bao gồm việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo và giám sát hoạt động của các Chi nhánh trực thuộc. Các phòng chuyên môn, trung tâm này cũng chịu trách nhiệm về việc định hướng, cải cách hành chính và bảo đảm chính sách chung của Thành phố được thực hiện nhất quán. Các Chi nhánh trực thuộc là những đơn vị trực tiếp tiếp nhận và giải quyết TTHC của người dân tại các địa phương trên địa bàn Thành phố. Chi nhánh trực thuộc hoạt động dưới sự chỉ đạo và điều phối của Trung tâm, bảo đảm tuân thủ đúng quy trình, chính sách đã được phê duyệt. 2) Điều phối và hỗ trợ hoạt động giữa các đơn vị Các phòng chuyên môn, trung tâm của Trung tâm có nhiệm vụ điều phối, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ các Chi nhánh trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ hành chính công, bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình triển khai. Các Chi nhánh trực thuộc thực hiện theo hướng dẫn của các phòng chuyên môn, trung tâm tại Trung tâm; báo cáo Trung tâm khó khăn, vướng mắc để được hỗ trợ kịp thời. 3) Giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động: Các phòng chuyên môn, trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm giám sát và đánh giá hoạt động của Các chi nhánh thông qua các kiểm tra, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất. Quá trình giám sát này nhằm bảo đảm các chi nhánh tuân thủ đúng quy trình, thời gian và chất lượng giải quyết TTHC. Các Chi nhánh có trách nhiệm báo cáo thường xuyên về tiến độ, hiệu quả giải quyết hồ sơ, cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc. Kết quả kiểm tra, giám sát giúp Trung tâm nắm bắt kịp thời và có biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động chung. 4) Liên thông và chia sẻ dữ liệu: Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công chịu trách nhiệm duy trì, vận hành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, bảo đảm liên thông dữ liệu giữa các Chi nhánh và Trung tâm, giúp cho việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại các Chi nhánh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, rút ngắn thời gian xử lý và hạn chế chồng chéo trong quản lý. 5) Phối hợp trong cải cách TTHC: Một số phòng chuyên môn của Trung tâm có trách nhiệm tham mưu các chính sách, kế hoạch cải cách TTHC và hướng dẫn triển khai tại các Chi nhánh; thường xuyên đánh giá quy trình làm việc, tái cấu trúc TTHC, đề xuất các biện pháp cải thiện và áp dụng các sáng kiến cải cách TTHC mới. Các Chi nhánh trực thuộc là một trong những chủ thể chính tham gia thực hiện các cải cách TTHC do Trung tâm đề ra; sẽ là nguồn thông tin phản hồi quan trọng để Trung tâm có cơ sở điều chỉnh, hoàn thiện hơn các quy trình cải cách. 6) Đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức: Phòng Tái cấu trúc và tổ chức Bộ phận Một cửa của Trung tâm có nhiệm vụ tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các Chi nhánh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Các Chi nhánh trực thuộc thực hiện đào tạo theo kế hoạch, đồng thời báo cáo về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng bổ sung khi cần thiết, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Chi nhánh. 7) Hỗ trợ và phản hồi thông tin từ người dân, doanh nghiệp: Phòng Kiểm tra Giám sát của Trung tâm có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý và tham mưu giải quyết những kiến nghị, phản ánh từ người dân về hoạt động của các Chi nhánh. Chi nhánh có trách nhiệm ghi nhận, chuyển các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về chất lượng tiếp nhận và giải quyết TTHC, chất lượng phục vụ đến Trung tâm để kịp thời cải thiện, điều chỉnh. 8) Đánh giá và cải thiện chất lượng dịch vụ Các phòng chuyên môn, trung tâm của Trung tâm định kỳ tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh dựa trên các chỉ số như thời gian xử lý hồ sơ, mức độ hài lòng của người dân và kết quả giải quyết TTHC. Kết quả đánh giá này là cơ sở để điều chỉnh và cải thiện chất lượng dịch vụ. Các Chi nhánh trực thuộc căn cứ kết quả đánh giá để có sự điều chỉnh phù hợp, đồng thời tham gia vào quá trình đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả làm việc và cải thiện chất lượng. 4. Mối quan hệ giữa các phòng, trung tâm thuộc Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố Mối quan hệ giữa các phòng, trung tâm thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công được thiết lập theo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ, bảo đảm hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công. Mỗi đơn vị có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải có sự phối hợp chặt chẽ để quy trình hoạt động thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Mối quan hệ giữa các đơn vị thuộc Trung tâm phục vụ hành chính công được thể hiện trên 04 phương diện chính: (1) Quan hệ chức năng; (2) Quan hệ phối hợp; (3) Quan hệ hỗ trợ; (4) Quan hệ báo cáo và giám sát. VI. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG Tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được thực hiện trên cơ sở: “Quyết tâm đổi mới thận trọng triển khai khả thi, thực tế” với mục tiêu cao nhất phục vụ người dân doanh nghiệp; thực hiện theo 03 giai đoạn cụ thể: ![](00628448files/image001.jpg) Sơ đồ 01. Lộ trình tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm Phục vụ hành chính công 1. Giai đoạn 01: Dự kiến từ ngày 01/10/2024 đến hết ngày 31/3/2025 (được xác định là giai đoạn then chốt, có tính quyết định) 1.1. Mục đích, yêu cầu Mục đích: Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố là cơ quan chuyên trách về cung cấp dịch vụ công thuộc UBND Thành phố. Tổ chức bộ máy Trung tâm hiện đại, thống nhất, chuyên nghiệp, hướng đến xây dựng hệ thống phục vụ hành chính công minh bạch và hiệu quả; nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp khi tham gia giải quyết TTHC với cơ quan nhà nước. Yêu cầu: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công phải bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại; không chồng chéo, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và cá nhân trực thuộc bảo đảm "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm". Quá trình tổ chức, hoạt động phải đồng bộ, thống nhất, thận trọng từng bước, có cơ chế lắng nghe, tổng hợp, phân tích các ý kiến phản hồi thời từ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị, địa phương để không ngừng hoàn thiện, cải tiến, bảo đảm khả năng thích ứng linh hoạt của Trung tâm trước sự thay đổi của các quy định pháp luật và nhu cầu của xã hội. Nhất quán quan điểm coi ứng dụng CNTT, chuyển đổi số là nền tảng cốt lõi quan trọng có tính quyết định trong việc đổi mới, sáng tạo và triển khai thành công “mô hình một cửa, một cửa liên thông mới” trên địa bàn Thành phố; trong đó, chuyển đổi số là khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm, yêu cầu khách quan và là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tếxã hội, đặc biệt là giảm TTHC, giảm phiền hà sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại cho người dân và doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Có chế độ, chính sách, cơ chế đặc thù nhằm thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học làm việc tại Trung tâm. Mọi hoạt động của Trung tâm phải hướng đến mục tiêu phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân (đối tượng trước mắt) và doanh nghiệp (đối tượng lâu dài). 1.2. Phạm vi hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội trong giai đoạn 01 xác định rõ chỉ tập trung thành lập tổ chức bộ máy , ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ (trong đó tập trung vào hạ tầng số và nền tảng số), sử dụng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học; xây dựng khung quản trị nội bộ; tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho triển khai giai đoạn 02. Việc tổ chức Bộ phận Một cửa vẫn giữ nguyên như mô hình hiện tại. Tùy vào điều kiện đáp ứng của cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và hạ tầng số, Trung tâm nghiên cứu thí điểm thực hiện việc tiếp nhận TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành Thành phố từ ngày 01/02/2025. Trên cơ sở các yếu tố về vị trí địa lý, mật độ dân số, trình độ ứng dụng CNTT của người dân,… Trung tâm Phục vụ hành chính công xem xét lựa chọn địa điểm, khu vực[11] để thí điểm tiếp nhận và giải quyết một số TTHC của sở, ban, ngành Thành phố. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu: (1) Tham mưu UBND Thành phố quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cải cách TTHC; theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn Thành phố; (2) Hướng dẫn người dân và doanh nghiệp thực hiện TTHC; (3) Tái cấu trúc lại quy trình thực hiện TTHC; (4) Hoàn thiện, nâng cấp hệ thống công nghệ số, hạ tầng, phần mềm; thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ người dân, doanh nghiệp; (5) Chuẩn bị các điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất, quy chế, quy trình,… cần thiết cho hoạt động của giai đoạn 02. 1.4. Tổ chức bộ máy 1.4.1. Ban Giám đốc Gồm Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. Chủ tịch UBND Thành phố thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định theo quy định của pháp luật. 1.4.2. Các Phòng chuyên môn (1) Phòng Hành chính Quản trị: Quản lý và tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ; cải cách hành chính, tổ chức cán bộ, thực hiện chế độ chính sách cán bộ, thi đua, khen thưởng; quản lý cơ sở vật chất, tài sản, phương tiện của Trung tâm; giám sát và quản lý chi tiêu ngân sách đúng quy định; thực hiện hạch toán, chế độ kế toán của Trung tâm phục vụ phục vụ hành chính công Thành phố. (2) Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính: Tham mưu UBND Thành phố quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC, cải cách TTHC. (3) Phòng Kiểm tra Giám sát: Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn Thành phố, bao gồm giám sát nội bộ và giám sát bên ngoài. Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân; tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định Luật Tiếp công dân; đánh giá mức độ hài lòng của cơ quan, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước trong thực hiện dịch vụ công. (4) Phòng tái cấu trúc và tổ chức Bộ phận một cửa: tổ chức hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết TTHC, số hóa hồ sơ đầu vào và trả kết quả giải quyết TTHC, hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí...; nghiên cứu, rà soát, đánh giá, thiết kế lại quy trình thực hiện TTHC từ khâu tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả để tổ chức thực hiện trên môi trường điện tử. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC, số hóa hồ sơ đầu vào và trả kết quả giải quyết TTHC, hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí... cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm, các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận, nhân viên doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. 1.4.3. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc (1) Trung tâm Quản trị hệ thống và Phát triển ứng dụng: Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố, có chức năng, nhiệm vụ quản trị hạ tầng thông tin; xây dựng hệ thống thông tin, vận hành các nền tảng công nghệ phục vụ người dân và doanh nghiệp (Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, iHaNoi; Thanh toán số; phản ánh, kiến nghị; tích hợp, chia sẻ dữ liệu; trợ lý ảo, …); khai thác các công nghệ số và dữ liệu, mở rộng hợp tác, thúc đẩy và huy động các nguồn lực để cung cấp các dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp; Bảo đảm cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, môi trường làm việc, bố trí khoa học, hợp lý các khu vực cung cấp thông tin, giải quyết TTHC để các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các Chi nhánh của Trung tâm. (2) Trung tâm Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng: Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố, có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin, hỗ trợ tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC phương thức trực tiếp và trên môi trường số đáp ứng nhu cầu 24/7, phi địa giới hành chính; hướng dẫn, hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến, lưu động tại nhà, khu công nghiệp, địa bàn có tính chất đặc thù, đối tượng yếu thế,…; cung cấp các dịch vụ theo đề nghị của tổ chức và cá nhân như: tư vấn pháp lý, công chứng, chứng thực, photo, nhận và nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại nhà, hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí,...; công tác truyền thông về cải cách TTHC, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến. ![](00628448files/image002.jpg) Sơ đồ 02. Mô hình tổ chức Trung tâm phục vụ hành chính công giai đoạn 01 1.5. Nhân sự: Gồm công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC; quản lý, vận hành, giám sát, hỗ trợ hoạt động giải quyết TTHC; quản lý Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố; công tác văn phòng, tài chính, kế toán thuộc biên chế của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố. Đối với nhân sự làm việc tại Trung tâm, ngoài công chức, viên chức thuộc biên chế, căn cứ yêu cầu thực tiễn và tính chất công việc, sẽ nghiên cứu ưu tiên phương án ký hợp đồng có thời hạn (đặc biệt là với các chuyên gia) theo quy định tại khoản 2 Điều 15, Luật Thủ đô năm 2024 và thuê dịch vụ theo quy định bảo đảm không làm tăng biên chế trong tổng biên chế chung của Thành phố. Việc thu hút, trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thủ đô năm 2024 và các quy định khác có liên quan; cụ thể sẽ được nghiên cứu sau khi thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công. 1.6. Biên chế Biên chế của Trung tâm Phục vụ hành chính công trong giai đoạn 01 gồm biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền giao và nằm trong tổng số biên chế của UBND Thành phố. Nguồn biên chế làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố trong giai đoạn 01 gồm: (1) Biên chế chuyển từ các cơ quan, đơn vị khác sang theo luồng chuyển giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC và quản trị, vận hành các nền tảng công nghệ của Văn phòng UBND Thành phố. (2) Biên chế được UBND Thành phố giao Trung tâm Phục vụ hành chính công trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế của Thành phố. Số lượng nhân sự làm việc tại các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố là 62 người, trong đó gồm: 40 biên chế công chức, 09 hợp đồng lao động ký theo quy định Điều 15 Luật Thủ đô (sửa đổi), 13 hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐCP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (chi tiết tại Bảng 02). Số lượng nhân sự làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố là 70 người, trong đó gồm: 55 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, 15 hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐCP ngày 30/12/2022 của Chính phủ (chi tiết tại Bảng 03). Stt Vị trí việc làm Số lượng vị trí việc làm Biên chế công chức HĐLĐ (theo quy định của Luật Thủ đô sửa đổi) HĐLĐ theo NĐ111 Ghi chú Tổng 27 40 9 13 I VTVL lãnh đạo, quản lý 4 14 1 Giám đốc 1 1 2 Phó Giám đốc 1 3 3 Trưởng phòng 1 4 Phòng Hành chính Quản trị 1 Phòng Kiểm soát TTHC 1 Phòng Kiểm tra Giám sát 1 Phòng Tái cấu trúc và Tổ chức Bộ phận Một cửa 1 4 Phó Trưởng phòng 1 6 Phòng Hành chính Quản trị 3 Phòng Kiểm soát TTHC 1 Phòng Kiểm tra Giám sát 1 Phòng Tái cấu trúc và Tổ chức Bộ phận Một cửa 1 II VTVL nghiệp vụ chuyên ngành 6 15 4 1 Chuyên viên chính về kiểm soát TTHC 1 1 2 Chuyên viên về kiểm soát TTHC 1 4 3 Chuyên viên về kiểm tra, giám sát tiếp nhận và giải quyết TTHC 1 5 4 Chuyên viên về tái cấu trúc TTHC, hướng dẫn tổ chức BPMC 1 5 5 Nhân viên về tái cấu trúc TTHC, hướng dẫn tổ chức BPMC 1 2 6 Nhân viên về kiểm tra, giám sát tiếp nhận và giải quyết TTHC 1 2 III VTVL nghiệp vụ chuyên môn dùng chung 13 11 5 1 Chuyên viên về tổng hợp 1 1 Kiêm nhiệm chuyên viên về cải cách hành chính, tổ chức bộ máy, thi đua khen thưởng 2 Chuyên viên về hành chính Văn phòng 1 1 Kiêm nhiệm thủ quỹ, chuyên viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 3 Chuyên viên về quản lý nguồn nhân lực 1 1 Kiêm nhiệm chuyên viên về tổ chức bộ máy, thi đua khen thưởng 5 Chuyên viên về quản trị công sở 1 1 6 Chuyên viên về lập, quản lý dự án, đấu thầu, mua sắm công 1 1 7 Văn thư viên 1 2 1 8 Chuyên viên về lưu trữ 1 1 9 Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) 1 1 10 Kế toán viên 1 2 1 11 Nhân viên về quản lý nguồn nhân lực 1 1 12 Nhân viên viên về hành chính Văn phòng 1 1 13 Nhân viên về lưu trữ 1 1 IV VTVL hỗ trợ, phục vụ 5 13 1 Nhân viên kỹ thuật 1 1 2 Nhân viên phục vụ 1 3 3 Nhân viên lễ tân 1 2 4 Nhân viên bảo vệ 1 4 5 Nhân viên lái xe 1 3 Bảng 02. Số lượng nhân sự làm việc tại các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Stt Vị trí việc làm Số lượng vị trí việc làm Số người làm việc hưởng lương từ NSNN HĐLĐ theo NĐ111 Ghi chú Tổng 12 55 15 I VTVL lãnh đạo, quản lý 2 8 1 Giám đốc 1 2 2 Phó Giám đốc 1 6 II VTVL nghiệp vụ chuyên ngành 5 37 15 1 Chuyên viên về quản trị hệ thống và phát triển nền tảng, ứng dụng 1 21 2 Chuyên viên về hỗ trợ, chăm sóc khách hàng 1 16 3 Nhân viên về quản trị hệ thống và phát triển nền tảng, ứng dụng 1 7 4 Nhân viên về hỗ trợ, chăm sóc khách hàng 1 8 III VTVL nghiệp vụ chuyên môn dùng chung 5 10 1 Chuyên viên quản lý nguồn nhân lực 1 2 Kiêm nhiệm chuyên viên về cải cách hành chính, tổ chức bộ máy, thi đua khen thưởng 2 Chuyên viên hành chính quản trị 1 2 Kiêm nhiệm thủ quỹ 3 Chuyên viên tổng hợp 1 2 Kiêm nhiệm chuyên viên về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 4 Văn thư viên 1 2 Kiêm nhiệm lưu trữ viên 5 Kế toán viên 1 2 Bảng 03. Số người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố 1.7. Một số nhiệm vụ trọng tâm tập trung tổ chức thực hiện (1) Tuyên truyền sâu rộng về vai trò, vị trí của Trung tâm Phục vụ hành chính công; các chính sách, quy định về TTHC để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đồng thời nâng cao hiểu biết của người dân, doanh nghiệp. (2) Xây dựng Đề án, kế hoạch chi tiết, văn bản tổ chức, triển khai thực hiện, ban hành các quy chế, quy trình có liên quan. (3) Điều chỉnh quy trình nội bộ, quy trình điện tử, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong TTHC. (4) Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; triển khai các ứng dụng số cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên thiết bị di động; số hóa, tạo lập kho dữ liệu hồ sơ TTHC; kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân. (5) Xây dựng phương án, kế hoạch tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận (thành lập trong giai đoạn 02); nghiên cứu thí điểm thực hiện việc tiếp nhận TTHC thuộc thẩm quyền thụ lý của các sở, ngành Thành phố từ ngày 01/02/2025. (6) Xây dựng, triển khai quy chế phối hợp, quy trình liên thông giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công với các sở, ngành, UBND các cấp; quy chế giám sát, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan,… (7) Xây dựng và triển khai: Cơ chế chính sách đặc thù trong thu hút và trọng dụng cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm; Chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm, Chi nhánh và Điểm tiếp nhận; Cơ chế thuê chuyên gia và ký hợp đồng dài hạn với nhân viên làm việc tại Trung tâm theo quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi). (8) Lựa chọn nhân sự làm việc tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận sau thành lập. (9) Ban hành quy chế làm việc của công chức được cử từ các cơ quan, đơn vị đến tiếp nhận TTHC tại Trung tâm. (10) Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm. (11) Rà soát, sắp xếp, bố trí, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị của Trung tâm và các chi nhánh, điểm tiếp nhận. (12) Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá sản phẩm dịch vụ công (định mức theo yêu cầu giá dịch vụ) liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công. 1.8. Tác động của việc thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố trong giai đoạn 01 đến người dân và doanh nghiệp Giai đoạn 01, với mục đích tập trung thành lập tổ chức bộ máy Trung tâm phục vụ hành chính công; triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố; đẩy mạnh tái cấu trúc TTHC, số hóa, ủy quyền TTHC; xây dựng quy trình, quy chế, cơ chế giám sát đối với công tác giải quyết TTHC, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn Thành phố,… tổ chức và hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công có tác động đến người dân và doanh nghiệp ở những nội dung chủ yếu sau: 1.8.1. Tác động tích cực Với mô hình tổ chức và hoạt động thí điểm của Trung tâm phục vụ hành chính công trong giai đoạn 01, chất lượng các dịch vụ hành chính công được cải thiện. Người dân và doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cơ chế giám sát cùng kết quả của việc tái cấu trúc TTHC sẽ tối ưu hóa các quy trình, giảm bớt thời gian chờ đợi và chi phí cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC; xây dựng niềm tin giữa người dân, doanh nghiệp và chính quyền; giảm thiểu các tác động tiêu cực, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận các dịch vụ công. 1.8.2. Tác động tiêu cực Hoạt động số hóa và sự thay đổi trong quy trình TTHC có thể khiến người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc làm quen, thích ứng. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đã được dự báo, Trung tâm Phục vụ Hành chính công cần thận trọng trong quá trình triển khai thực hiện; khẩn trương nghiên cứu và phân tích các yếu tố tác động để đề ra giải pháp phù hợp, kịp thời ngăn chặn và khắc phục các vấn đề phát sinh, giảm thiểu tối đa tác động đến người dân và doanh nghiệp. 2. Giai đoạn 02 (dự kiến từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025) 2.1. Mục đích, yêu cầu Mục đích: Đổi mới mô hình tổ chức của Trung tâm phục vụ hành chính công là đầu mối tiếp nhận và giải quyết TTHC hiện đại, chuyên nghiệp, thống nhất; nâng cao năng lực phục vụ, chất lượng dịch vụ và hiệu quả, minh bạch trong hoạt động của Trung tâm. Mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động; bắt đầu thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC ở đa ngành, đa lĩnh vực và không phụ thuộc vào địa giới hành chính, tăng khả năng tiếp cận, khai thác dịch vụ công cho người dân. Yêu cầu: Đổi mới, sắp xếp tổ chức và hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố phải bảo đảm tính hợp lý, đồng bộ, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực; giảm đầu mối Bộ phận Một cửa cần phải đi kèm với việc cải thiện chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính thuận tiện trong tiếp cận dịch vụ công của người dân và doanh nghiệp. Quá trình thực hiện phải được tiến hành minh bạch, công khai và có sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền cũng như sự tham gia, đóng góp ý kiến của các bên liên quan. 2.2. Phạm vi hoạt động: Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố tổ chức và bắt đầu triển khai hoạt động thí điểm trên toàn địa bàn Thành phố (ba cấp: Thành phố, huyện, xã). 2.3. Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm Phục vụ hành chính công thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ tại mục 2, IVPhần II của Đề án. 2.4. Tổ chức bộ máy: Giữ nguyên tổ chức bộ máy Trung tâm thiết lập trong giai đoạn 01; dự kiến thành lập các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC phù hợp phạm vi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ giai đoạn mới theo hướng ưu tiên TTHC phục vụ người dân trước mắt, từng bước lựa chọn TTHC phục vụ doanh nghiệp (từ TTHC đơn giản đến phức tạp, từ thành phần ít hồ sơ đến nhiều hồ sơ). 2.4.1. Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công là đơn vị trực thuộc, tương đương cấp phòng của Trung tâm phục vụ hành chính công, được thành lập trên cơ sở kế thừa, chuyển giao cơ sở vật chất, sắp xếp lại bộ phận một cửa thuộc UBND các quận, huyện, thị xã. Chi nhánh là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản để hoạt động theo quy định; có trụ sở đặt tại Bộ phận Một cửa hiện nay của các quận, huyện, thị xã; được bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh hoạt động theo 02 loại hình: Chi nhánh hai cấp (chủ yếu tiếp nhận và giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp xã; TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố) và Chi nhánh ba cấp (tiếp nhận và giải quyết toàn bộ TTHC sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố) Số lượng Chi nhánh 02 cấp và Chi nhánh 03 cấp sẽ được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn 01 sau khi Trung tâm phục vụ hành chính công được thành lập. Nhân sự làm việc tại các Chi nhánh gồm: (1) Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc; (2) Công chức, viên chức của Chi nhánh (phụ trách công tác hành chính quản trị, công tác CNTT; công tác tổng hợp, công tác kế toán, hướng dẫn, thu phí, trả kết quả, tiếp nhận thay và hỗ trợ giải quyết TTHC,…; thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền); (3) Công chức, viên chức của các sở, ban, ngành Thành phố được cử đến làm việc tại Chi nhánh; (4) Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan ngành dọc được cử làm việc tại các Chi nhánh; (5) Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. Dự kiến số lượng nhân sự làm việc tại các Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố là 420 người, trong đó gồm: 155 biên chế công chức, 120 hợp đồng lao động ký theo quy định Điều 15 Luật Thủ đô (sửa đổi), 150 hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐCP ngày 30/12/2022 của Chính phủ. Nhiệm vụ của Chi nhánh: (1) Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện TTHC; tiếp nhận, số hóa hồ sơ TTHC theo quy định; theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC; thu phí, lệ phí (nếu có); (2) Tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả đối với các hồ sơ dịch vụ công đưa ra thực hiện tại các Chi nhánh; (3) Theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng phục vụ cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố; (4) Hướng dẫn nghiệp vụ cho công chức làm đầu mối thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Chi nhánh còn có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm. 2.4.2. Điểm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Là bộ phận trực thuộc Chi nhánh (không tổ chức bộ máy) ; Điểm tiếp nhận được tổ chức và hoạt động linh hoạt, kết hợp tổ chức tĩnh và động (tổ chức điểm tiếp nhận di động như mô hình xe bus cung cấp dịch vụ công), cơ bản bảo đảm các tiêu chí: tiếp cận dịch vụ công trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5 km, bảo đảm tiếp nhận và giải quyết TTHC 24/7. Đối với các Điểm tiếp nhận tĩnh, việc thành lập Điểm thực hiện trên cơ sở kế thừa, chuyển giao cơ sở vật chất, sắp xếp lại bộ phận một cửa thuộc UBND các xã, phường, thị trấn; các Điểm đặt tại Bộ phận Một cửa hiện nay của các xã, phường, thị trấn và được bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định. S ố lượng Điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC sẽ được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn 01 sau khi Trung tâm Phục vụ hành chính công được thành lập. Nhân sự làm việc tại Điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC gồm: (1) Công chức thuộc UBND cấp xã được cử đến làm việc tại Điểm tiếp nhận; (2) Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. S ố lượng nhân sự làm việc tại Điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC sẽ được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn 01, sau khi Trung tâm Phục vụ hành chính công được thành lập. Nhiệm vụ của Điểm tiếp nhận: Tiếp nhận và trả kết quả một số TTHC cấp huyện, cấp xã; trực tiếp giải quyết đối với một số TTHC được ủy quyền cho công chức cấp xã (đối với TTHC đơn giản, được ủy quyền như lĩnh vực chứng thực). ![](00628448files/image003.jpg) Sơ đồ 03. Mô hình tổ chức Trung tâm phục vụ hành chính công giai đoạn 02 ![](00628448files/image004.jpg) Sơ đồ 04. Mối quan hệ giữa Trung tâm phục vụ hành chính công và các cơ quan, đơn vị sau giai đoạn 01 2.5. Biên chế Vị trí việc làm, nguồn biên chế và số lượng biên chế tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận sẽ được nghiên cứu, xây dựng sau khi thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công. 2.6. Một số nhiệm vụ trọng tâm tập trung tổ chức thực hiện (1) Sơ kết 06 tháng thực hiện thí điểm mô hình (kiểm điểm, rút kinh nghiệm để kịp thời có điều chỉnh phù hợp cho giai đoạn tiếp theo nếu cần thiết); (2) Thành lập các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC; (3) Tiếp nhận nhân sự đến làm việc tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận; (4) Tiếp tục nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố, tái cấu trúc TTHC, số hóa; (5) Xây dựng phương án kết nối, liên thông và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố theo quy định. (6) Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ làm việc tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận, nhân viên của doanh nghiệp công ích. (7) Thuê dịch vụ công ích thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC;... 2.7. Tác động của việc thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố trong giai đoạn 02 đến người dân và doanh nghiệp Việc đổi mới mô hình tổ chức của Trung tâm phục vụ hành chính công với vai trò là đầu mối tiếp nhận và giải quyết TTHC theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, và thống nhất, cùng với việc thành lập các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận, giải quyết TTHC phù hợp với phạm vi hoạt động, chức năng, và nhiệm vụ trong giai đoạn mới sẽ mang lại những tác động đối với người dân và doanh nghiệp như sau: 2.7.1. Tác động tích cực (1) Tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp: Khi tất cả các TTHC được tiếp nhận và giải quyết tại một đầu mối duy nhất là các Chi nhánh hoặc Điểm tiếp nhận theo nguyên tắc “tiếp cận dịch vụ công trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5 km, tiếp nhận và giải quyết TTHC 24/7”, người dân và doanh nghiệp sẽ không phải di chuyển xa, nhiều lần để thực hiện TTHC, từ đó tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. (2) Tăng cường tiếp cận dịch vụ công: Việc phân bố các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận theo tiêu chí “phù hợp, thuận tiện, gần dân” sẽ giúp người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ công, đặc biệt là đối với người dân, doanh nghiệp tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các địa bàn khó khăn. (3) Nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC và cải thiện chất lượng phục vụ: Việc tổ chức đồng đều các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận; tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC và thuê dịch vụ công ích thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC sẽ nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC thông qua việc cải thiện tốc độ xử lý và giải quyết, giảm tình trạng quá tải và chờ đợi của người dân và doanh nghiệp; cán bộ, công chức, viên cũng có thêm thời gian để tư vấn và giải quyết, từ đó nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. (4) Tăng sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp: Việc giải quyết TTHC một cách nhanh chóng, minh bạch và thuận tiện sẽ góp phần nâng cao mức độ hài lòng, niềm tin của người dân và doanh nghiệp, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. 2.7.2. Tác động tiêu cực (1) Khó khăn trong việc thích nghi và tạo tâm lý e ngại cho người dân, doanh nghiệp: Việc chuyển đổi từ Bộ phận Một cửa sang Chi nhánh, Điểm tiếp nhận đòi hỏi người dân và doanh nghiệp phải thích nghi với mô hình, quy trình và công nghệ mới. (2) Sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ: Trong trường hợp các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận tổ chức và hoạt động không đồng bộ, có sự khác biệt về chất lượng dịch vụ, có thể làm giảm lòng tin của người dân, doanh nghiệp. Những tác động tiêu cực này nhấn mạnh sự cần thiết phải cân nhắc kỹ lưỡng và lập kế hoạch chi tiết khi thành lập và vận hành các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận để bảo đảm rằng lợi ích mang lại lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra. 3. Giai đoạn 03 (từ ngày 01/7/2025 trở đi) 3.1. Mục đích, yêu cầu Mục đích: Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Trung tâm phục vụ hành chính công theo hướng tinh gọn, giảm cấp trung gian, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hiện đại hóa nền hành chính, đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, xã hội số. Đồng bộ hóa và tự động hóa quy trình quản lý nhà nước; tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực của người dân và cơ quan nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ công, bảo đảm “chuyên nghiệp”, nâng cao “năng suất” và sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các TTHC. Xây dựng Trung tâm Phục vụ hành chính công trở thành công cụ đắc lực, quan trọng phục vụ công tác điều hành, chỉ đạo của Lãnh đạo UBND Thành phố. Yêu cầu: Nội dung và cách thức triển khai thực hiện phải thận trọng, bảo đảm quy trình và thẩm quyền; quá trình triển khai phải thực hiện theo phương thức “vừa làm, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm”. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin, nâng cao khả năng xử lý và bảo mật thông tin khi tiếp nhận và giải quyết các TTHC; bảo đảm liên thông và đồng bộ hệ thống dữ liệu. Tăng cường cơ chế giám sát, đánh giá để kịp thời điều chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động. Sử dụng dịch vụ công ích phải bảo đảm tối ưu hóa chi phí cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và không gây thêm gánh nặng tài chính; hệ thống dịch vụ công ích phải dễ tiếp cận, dễ sử dụng; dịch vụ công ích phải kịp thời, không để chậm trễ gây ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và doanh nghiệp. 3.2. Phạm vi hoạt động: Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố tổ chức và hoạt động trên toàn địa bàn Thành phố (ba cấp: Thành phố, huyện, xã). 3.3. Chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm phục vụ hành chính công thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ tại mục 2, IVPhần II của Đề án. 3.4. Tổ chức bộ máy Giữ nguyên tổ chức bộ máy Trung tâm thiết lập trong giai đoạn 01; dự kiến có sự thay đổi về tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận và giải quyết TTHC so với giai đoạn 02 cụ thể, chi tiết việc thay đổi sẽ được nghiên cứu, tính toán kỹ trong giai đoạn 01, 02 sau khi thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công. 3.4.1. Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công Tổ chức toàn bộ 30/30 Chi nhánh là chi nhánh ba cấp. Chuyển dần việc tiếp nhận công chức Bộ phận Một cửa hiện nay của các sở, ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn Thành phố được cử đến làm việc tại Chi nhánh sang thuê nhân viên bưu chính công ích để bổ sung biên chế cho các sở, ngành, UBND cấp huyện tập trung cho công tác chuyên môn, quản lý nhà nước. Nhân sự làm việc tại Chi nhánh gồm: (1) Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc; (2) Công chức, viên chức của Chi nhánh; (3) Nhân viên của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích. Số lượng nhân sự làm việc tại Chi nhánh Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ được nghiên cứu cụ thể ở giai đoạn 01, sau khi Trung tâm Phục vụ hành chính công được thành lập. Nhiệm vụ của Chi nhánh thực hiện theo các nhiệm vụ đã xác định trong giai đoạn 02. 3.4.2. Điểm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Tinh gọn, đổi mới tổ chức và hoạt động của các Điểm tiếp nhận (sáp nhập các điểm tiếp nhận, tổ chức điểm dịch vụ di động xe bus, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động chứng thực,…). Tính toán cụ thể mô hình hoạt động của các điểm tiếp nhận tại địa bàn có tính chất đặc thù (diện tích rất rộng như các huyện: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì,…; vùng sâu, xa, khó khăn như các huyện: Ba Vì, Mỹ Đức,…; mật độ dân số rất cao[12] như: quận Đống Đa mật độ dân số khoảng 40.000 người/km2, quận Hai Bà Trưng mật độ dân số khoảng 35.000 người/km2, quận Ba Đình mật độ dân số khoảng 28.000 người/km2,,…). Các giai đoạn tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (phấn đấu 100% TTHC liên thông và TTHC cấp xã thực hiện trên môi trường điện tử), thuê dịch vụ công ích. ![](00628448files/image005.jpg) Sơ đồ 05. Mô hình tổ chức Trung tâm phục vụ hành chính công giai đoạn 03 3.5. Một số nội dung trọng tâm tập trung tổ chức thực hiện (1) Sơ kết 01 năm thực hiện thí điểm mô hình; (2) Kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố; (3) Tinh gọn, đổi mới tổ chức và hoạt động của các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Tùy theo điều kiện thực tiễn, có thể xem xét tinh gọn theo hướng sáp nhập các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận thành Chi nhánh, Điểm tiếp nhận khu vực; (4) Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ làm việc tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận, nhân viên của doanh nghiệp công ích; (5) Thuê dịch vụ công ích thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC (phấn đấu thuê 100%);… 3.6. Tác động của việc thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố trong giai đoạn 03 đến người dân và doanh nghiệp Trong giai đoạn 03, Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố tổ chức và hoạt động trên toàn địa bàn Thành phố (tổ chức toàn bộ 30/30 Chi nhánh là chi nhánh ba cấp); thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ tại mục 2, 3IIIPhần II sẽ có những tác động đến người dân và doanh nghiệp như sau: 3.6.1. Tác động tích cực Với nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo chung của Thành phố là hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ, lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền. Việc thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội sẽ tác động đến người dân và doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh: Đối với người dân: (1) Cải thiện chất lượng dịch vụ, hướng tới phục vụ người dân hiệu quả: Việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được quản lý tập trung, thống nhất, kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Từ đó, nâng cao hiệu quả, hiệu suất giải quyết hồ sơ TTHC trong cùng một lúc, cá nhân, tổ chức không phải chờ đợi lâu, cán bộ, công chức sẽ cùng tiếp nhận và hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận và trả kết quả ngay, giúp giảm thời gian chờ đợi và đi lại so với việc phải đến nhiều cơ quan khác nhau. (2) Dễ dàng tiếp cận thông tin: Người dân có thể dễ dàng nhận được thông tin về các TTHC và quy định liên quan, giúp họ chủ động hơn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. (3) Phản hồi nhanh chóng: Trung tâm có thể tạo điều kiện cho người dân phản hồi về dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Đối với doanh nghiệp: (1) Giảm chi phí thời gian: Doanh nghiệp có thể thực hiện các TTHC liên quan đến việc thành lập, hoạt động và giải thể doanh nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Việc giảm thiểu thời gian và công sức trong thực hiện TTHC sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. (2) Thúc đẩy sản xuất, đầu tư, cạnh tranh lành mạnh: Trung tâm hành chính công có thể cung cấp thông tin và tư vấn hữu ích cho doanh nghiệp, giúp làm rõ hơn về chính sách và các quy định liên quan. Khi môi trường hành chính được cải cách và minh bạch, doanh nghiệp sẽ có thêm niềm tin để đầu tư, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Với môi trường hành chính thuận lợi, doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển sáng tạo và cạnh tranh hơn trong thị trường. 3.6.2. Tác động tiêu cực Trong giai đoạn đầu, có khả năng gặp phải phản ứng từ một bộ phận người dân do bị thay đổi thói quen, hành vi. Tuy nhiên, tác động tiêu cực này có thể được giảm thiểu thông qua các biện pháp quản lý phù hợp, việc lắng nghe phản hồi từ người dân và doanh nghiệp, sự điều chỉnh linh hoạt quy trình hoạt động của Trung tâm; qua công tác tuyên truyền và tổ chức hiệu quả các Điểm tiếp nhận. 4. Cơ chế phân cấp và điều phối giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận Để bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả và minh bạch trong việc cung cấp dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, cơ chế phân cấp và điều phối công việc giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố và các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận phải được thể hiện trên 04 khía cạnh chủ yếu sau: 4.1. Phân cấp quản lý Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm tổng hợp, hướng dẫn và giám sát các hoạt động hành chính công tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận có trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo chỉ đạo và hướng dẫn từ Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. 4.2. Điều phối công việc Trung tâm Phục vụ hành chính công chỉ đạo, hướng dẫn và đề ra các chính sách chung cho toàn bộ hệ thống. Các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận có trách nhiệm thực hiện và báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về Trung tâm. Để bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả, Trung tâm Phục vụ hành chính công có thể tổ chức các cuộc họp định kỳ với các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận để rà soát, kiểm đếm công việc, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc và điều chỉnh kế hoạch hành động khi cần thiết. 4.3. Cơ chế kiểm tra giám sát và đánh giá Trung tâm Phục vụ hành chính công tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động của các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận để bảo đảm công việc được thực hiện đúng quy trình và đạt hiệu quả cao. Kết quả đánh giá sẽ được dùng để điều chỉnh cơ chế phân cấp, khen thưởng các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận hoạt động tốt và có biện pháp khắc phục đối với những Chi nhánh, Điểm tiếp nhận còn tồn tại, hạn chế. 4.4. Cơ chế hỗ trợ và phối hợp Trong trường hợp các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận gặp khó khăn, vướng mắc, Trung tâm Phục vụ hành chính công có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhân lực, và các nguồn lực cần thiết khác để bảo đảm công việc được thực hiện hiệu quả. Các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận đồng thời phải báo cáo kịp thời vấn đề phát sinh, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác thuộc Trung tâm và các cơ quan liên quan để giải quyết. 5. Các tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận 5.1. Mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ tại các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận. Tỷ lệ phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp đối với Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. 5.2. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính Thời gian giải quyết hồ sơ so với quy định. Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn, tỷ lệ hồ sơ trễ hạn. Mức độ tuân thủ quy trình giải quyết TTHC. 5.3. Chất lượng dịch vụ cung cấp Hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ, công chức, viên chức tại các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận. Mức độ chính xác và tính minh bạch của các thông tin, tài liệu Chi nhánh và Điểm tiếp nhận cung cấp cho người dân và doanh nghiệp. Kết quả công khai các quy trình, TTHC. 5.4. Ứng dụng công nghệ thông tin Mức độ ứng dụng CNTT trong quy trình xử lý TTHC, lưu trữ hồ sơ tại các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận. Tỷ lệ dịch vụ hành chính công được thực hiện trực tuyến tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh nghiệp. 5.5. Hiệu quả hoạt động nội bộ Sự phối hợp giữa các bộ phận, Điểm tiếp nhận (đối với Chi nhánh). Số lượng hồ sơ giải quyết và số lượng hồ sơ tồn đọng. Mức độ giảm thiểu sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC. 5.6. Chi phí vận hành Tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực (nhân sự, tài chính) tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận chi nhánh. Tỷ lệ chi phí trên mỗi hồ sơ được giải quyết tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. 5.7. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình Mức độ công khai thông tin về quy trình, TTHC. Khả năng giải trình của cán bộ, công chức khi xảy ra sai sót hoặc khiếu nại tại Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. 5.8. Mức độ tuân thủ quy định, pháp luật Việc tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động của Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Việc chấp hành quy định về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 5.9. Bảo đảm an toàn thông tin Khả năng nhận diện, phân tích và quản lý rủi ro liên quan đến bảo mật thông tin. Khả năng phản ứng của các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận đối với các sự cố bảo mật. Các biện pháp bảo mật mạng, biện pháp kiểm soát truy cập vật lý và điện tử đối với dữ liệu. Mức độ nhận thức về bảo mật thông tin của cán bộ, công chức Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Kết quả thực hiện quy trình xử lý sự cố bảo mật thông tin (phát hiện, báo cáo và khắc phục sự cố). VII. TRỤ SỞ VÀ HẠ TẦNG TRANG THIẾT BỊ 1. Về trụ sở Trụ sở làm việc của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố và các Chi nhánh được bố trí trên cơ sở tận dụng tối đa các trụ sở làm việc hiện có của Bộ phận Một cửa các cấp, bảo đảm yêu cầu: Về vị trí: Bảo đảm người thực hiện TTHC có thể tiếp cận Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Chi nhánh bất kỳ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc trong vòng bán kính không quá 5km. Về diện tích: Diện tích nhà làm việc thực hiện theo tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 152/2017/NĐCP ngày 27/12/2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Về bố trí khu vực chức năng: cụ thể tại Phụ lục kèm theo Đề án. 2. Về hạ tầng trang thiết bị 2.1. Trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động chuyên môn của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố và các chi nhánh, điểm tiếp nhận được kế thừa sử dụng các trang thiết bị của Bộ phận Một cửa các cấp hiện có trong phạm vi thực hiện và trang bị bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn được giao. 2.2. Các hạ tầng thiết bị trang bị cho hoạt động chuyên môn của Trung tâm phục vụ hành chính công và các Chi nhánh Trung tâm bao gồm: 2.2.1. Đường truyền số liệu chuyên dùng[13] đáp ứng yêu cầu bảo đảm việc kết nối giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các Cơ sở dữ liệu quốc gia (đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp), các hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành, bảo đảm băng thông cho cán bộ, công chức sử dụng, khai thác các chức năng, tính năng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. 2.2.2. Mạng Internet với băng thông cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực hiện, giải quyết TTHC trong cùng một thời điểm phục vụ cán bộ, công chức, người thực hiện TTHC. 2.2.3. Trang thiết bị phục vụ số hóa: máy scan, thiết bị chứng thư số. 2.2.4. Trang thiết bị phục vụ cán bộ, công chức xử lý công việc: Máy tính có kết nối mạng, máy in, điện thoại. 2.2.5. Trang thiết bị hỗ trợ tư vấn tại chỗ: máy tính có kết nối với camera, mic để tương tác với cán bộ nghiệp vụ của các đơn vị chuyên môn. Một số yêu cầu tùy chọn: Kiốt thông minh, thiết bị nhận diện sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay,…), màn hình hiển thị mã QR phục vụ tra cứu mã hồ sơ, thanh toán trực tuyến, máy photocopy. VIII. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG THÀNH PHỐ ![](00628448files/image006.jpg) 1. Mô hình gồm các thành phần chính như sau: Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố; Cổng Dịch vụ công quốc gia; Các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Cổng Dữ liệu Thành phố; Hệ thống định danh và xác thực điện tử; Hệ thống Quản lý văn bản và Điều hành UBND Thành phố; Hệ thống Ứng dụng iHaNoi và các hệ thống thông tin theo yêu cầu thực tế trong công tác hoạt động của Trung tâm. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ công của các bộ, ngành. Hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu dịch vụ công. Trong đó Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố là thành phần trung tâm, đóng vai trò quan trọng nhất và được kết nối, liên thông với các hệ thống nêu trên trong mô hình ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai mô hình một cửa hiện đại. 2. Chức năng của Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính Thành phố Ngoài các chức năng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ được quy định tại Điều 23 Thông tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ, Hệ thống nâng cấp, bổ sung một số chức năng chính như sau: Định danh, xác thực điện tử: thông qua tài khoản VNeID; cho phép định danh các cá nhân đến thực hiện TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công qua nhận diện sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, mống mắt). Hỗ trợ tiếp đón, khai thác thông tin: Chức năng cho phép cán bộ tiếp đón nhận diện khách hàng qua sinh trắc học hoặc cập nhật trực tiếp trên Hệ thống. Chức năng sẽ hiển thị các thông tin để cán bộ giảm thời gian thao tác trong quá trình thực hiện kiểm tra tài khoản và phân loại nhu cầu của tổ chức, cá nhân như công dân có tài khoản hay chưa; công dân đã đặt lịch hẹn hoặc có hồ sơ đang chờ trả kết quả. Có hướng dẫn phù hợp với các đối tượng, cụ thể: (1) Đối tượng chưa có tài khoản định danh điện tử. (2) Đối tượng đã có tài khoản, muốn thực hiện theo hình thức trực tiếp/ trực tuyến. (3) Đối tượng cần thanh toán phí, lệ phí hồ sơ TTHC. (4) Đối tượng có hồ sơ đã hoàn thành, muốn nhận kết quả trực tiếp. Đặt lịch hẹn, lấy số thứ tự: cho phép tổ chức, cá nhân có thể đặt lịch hẹn từ trước và ưu tiên thực hiện đối với nhóm đối tượng này. Chức năng này cho phép cán bộ tiếp đón lấy số thứ tự cho tổ chức, cá nhân từ Hệ thống. Thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân được xác định từ thời gian được cấp số thứ tự cho tới khi được cán bộ tiếp nhận hồ sơ bắt đầu làm việc với tổ chức, cá nhân để tiếp nhận hồ sơ. Chức năng tương tác giữa cán bộ, người dân: chức năng cho phép công dân tương tác trực tuyến với cán bộ chuyên môn tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC (không có mặt tại Bộ phận Một cửa) qua máy tính được bố trí tại Bộ phận Một cửa. Kết nối với các máy quét: Hệ thống có khả năng kết nối với các máy quét thông qua API để cập nhật các file tài liệu đã số hóa vào Hệ thống, hạn chế việc lưu trữ các file tài liệu số hóa trên máy tính cá nhân gây mất an toàn thông tin và tăng thêm thao tác, thời gian số hóa của cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Chức năng phân quyền người dùng: chức năng được nâng cấp để đáp ứng việc phân quyền linh hoạt cho cán bộ tiếp đón, hỗ trợ; cán bộ tiếp nhận, xử lý hồ sơ TTHC theo mô hình thực hiện trên địa bàn (như cán bộ có thể tiếp nhận, số hóa, chuyển hồ sơ của một/một số/tất cả các TTHC thuộc lĩnh vực được phân công tới cơ quan có thẩm quyền xử lý). Hỗ trợ tiếp đón, khai thác thông tin qua ứng dụng iHaNoi: Chức năng cho phép cán bộ tiếp đón nhận diện khách hàng qua sinh trắc học hoặc cập nhật trực tiếp trên Hệ thống. Chức năng sẽ hiển thị các thông tin để cán bộ giảm thời gian thao tác trong quá trình thực hiện kiểm tra tài khoản và phân loại nhu cầu của tổ chức, cá nhân như công dân có tài khoản hay chưa; công dân đã đặt lịch hẹn hoặc có hồ sơ đang chờ trả kết quả. Có hướng dẫn phù hợp với các đối tượng, cụ thể: (1) Đối tượng chưa có tài khoản định danh điện tử. (2) Đối tượng đã có tài khoản, muốn thực hiện theo hình thức trực tiếp/trực tuyến. (3) Đối tượng cần thanh toán phí, lệ phí hồ sơ TTHC. (4) Đối tượng có hồ sơ đã hoàn thành, muốn nhận kết quả trực tiếp. 3. Các Hệ thống Thông tin giải quyết TTHC, hệ thống cung cấp dịch vụ công tập trung của bộ, ngành kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc theo dõi, đôn đốc giải quyết TTHC trên các hệ thống này; cấp tài khoản, phân quyền truy cập hệ thống cho cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố để khai thác, sử dụng phù hợp chức năng, nhiệm vụ được giao. IX. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN Việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố yêu cầu huy động và phối hợp nhiều nguồn lực khác nhau để bảo đảm sự vận hành hiệu quả. Dưới đây là một số các nguồn lực chủ yếu: 1. Nguồn lực tài chính Ngân sách nhà nước: Nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách Thành phố và các nguồn hỗ trợ từ Trung ương (nếu có) để chi phí thiết lập cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ vận hành. Nguồn xã hội hóa: Hợp tác công tư (PPP) và các nguồn tài trợ để hỗ trợ trong việc trang bị cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin hoặc các dịch vụ khác. 2. Nguồn lực nhân sự Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên: Xây dựng đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Đào tạo nhân sự: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, bảo đảm đáp ứng yêu cầu phục vụ công dân và doanh nghiệp. Nhóm hỗ trợ kỹ thuật: Tổ chức nhóm chuyên gia công nghệ thông tin và quản lý hành chính để hỗ trợ trong xây dựng và vận hành các nền tảng, ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp. 3. Cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và các nền tảng, ứng dụng quản lý, hỗ trợ dịch vụ công. Hệ thống bảo mật thông tin: Bảo đảm các biện pháp bảo mật an toàn cho hệ thống dữ liệu nhằm ngăn ngừa nguy cơ rò rỉ hoặc mất dữ liệu, bao gồm cả việc triển khai các hệ thống sao lưu. Trang thiết bị hiện đại: Trang bị các thiết bị công nghệ như máy tính, máy in, máy quét, hệ thống lấy số tự động,… để phục vụ quá trình tiếp nhận và xử lý thủ tục; điều hành, giám sát,... 4. Cơ sở vật chất Không gian làm việc: Thiết lập một không gian làm việc hiện đại, khoa học để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ người dân và doanh nghiệp, bao gồm khu vực tiếp đón, quầy phục vụ công dân, khu vực giải quyết hồ sơ và khu vực chờ,… Trang thiết bị phục vụ công dân: Bố trí bảng thông tin điện tử, máy tra cứu thông tin tự động, hệ thống thông báo số thứ tự và các thiết bị hỗ trợ khác. 5. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị Phối hợp liên ngành với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố,…; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố. Sự phối hợp này đã được phân tích cụ thể tại mục “Mối liên hệ giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công và các tổ chức, cá nhân liên quan” của Đề án. 6. Dịch vụ công lưu động Xe và trang thiết bị lưu động: Đầu tư phương tiện lưu động và thiết bị để phục vụ người dân, doanh nghiệp ở các vùng xa trung tâm; đối tượng yếu thế, khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp TTHC. Đội ngũ cán bộ lưu động: Điều động một nhóm cán bộ chuyên trách cung cấp dịch vụ công lưu động. 7. Tuyên truyền Chiến dịch tuyên truyền: Xây dựng và thực hiện chiến dịch tuyên truyền sâu rộng về vai trò, vị trí của Trung tâm Phục vụ hành chính công; các chính sách, quy định về TTHC để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ và nâng cao hiểu biết của người dân, doanh nghiệp. Sử dụng kênh truyền thông đa dạng: Các phương tiện truyền thông như truyền hình, báo chí, mạng xã hội, Cổng Thông tin điện tử được sử dụng để cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công. 8. Nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng Phản hồi từ người dân và doanh nghiệp: Thu thập ý kiến qua ứng dụng iHaNoi và các hệ thống lấy ý kiến phản hồi khác để liên tục điều chỉnh, cải tiến quy trình làm việc, nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. Hợp tác với doanh nghiệp và tổ chức chính trị xã hội: Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và tổ chức chính trị xã hội để nâng cao hiệu quả tiếp cận của người dân, doanh nghiệp và hỗ trợ trong tổ chức các hoạt động dịch vụ công. Việc triển khai thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố đòi hỏi sự đầu tư và phối hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực trên. Những bước đi trong giai đoạn thí điểm sẽ là nền tảng để đánh giá, rút kinh nghiệm và mở rộng quy mô hoạt động của Trung tâm trong các giai đoạn sau. Trong giai đoạn 01, Trung tâm Phục vụ hành chính công tập trung tổ chức bộ máy và xây dựng khung mô hình. Sau khi thành lập, căn cứ quy mô, yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố sẽ xem xét các nguồn lực và khái toán cụ thể, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bổ sung, điều chỉnh dự toán cho hoạt động của Trung tâm tại Kỳ họp cuối năm. X. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH Kinh phí hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước. Trung tâm có thể tạo nguồn thu khác từ việc thực hiện các hoạt động dịch vụ có liên quan đến hoạt động dịch vụ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật: photo; tư vấn pháp lý; hợp đồng ủy quyền trọn gói giải quyết một số loại lĩnh vực, TTHC từ nộp hồ sơ đến nhận kết quả theo địa chỉ; soạn thảo các loại giấy tờ liên quan đến TTHC, giải quyết TTHC theo hướng giảm tối đa thời gian giải quyết trên cơ sở nguồn lực hiện có để làm cơ sở tính phí dịch vụ như: tăng ca, làm thêm giờ, thuê khoán đối với cán bộ, công chức,... Những khoản thu này phải được cơ quan có thẩm quyền thông qua về nội dung thu, mức thu, được tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật. Thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công ở mức chi tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Thủ đô năm 2024. Căn cứ điều kiện thực tiễn, UBND Thành phố đề xuất HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công. Về mức lương thu nhập của hợp đồng lao động làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công và các Chi nhánh trực thuộc (ký theo quy định tại khoản 2 Điều 15, Luật Thủ đô năm 2024) thực hiện theo Nghị quyết của HĐND Thành phố. Cơ chế tài chính sẽ được nghiên cứu sau khi thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công. XI. PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ, SẮP XẾP CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN MÔ HÌNH TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG SAU THỜI GIAN THÍ ĐIỂM Trong trường hợp kết thúc thời gian thí điểm, Thành phố không tiếp tục thực hiện mô hình Trung tâm Phục vụ hành chính công, các phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, tuân thủ các nguyên tắc: tối ưu hóa nguồn nhân lực, bảo đảm sự đồng thuận, minh bạch và định hướng phát triển bền vững. Một số phương án có thể được thực hiện như sau: 1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, đơn vị, địa phương được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công: Cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý tiếp nhận và bố trí việc làm phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điều 53 Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Điều 36 Luật Viên chức năm 2010. 2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế của Trung tâm Phục vụ hành chính công, một số phương án có thể nghiên cứu gồm: 1) Phương án chuyển giao nhân sự: Chuyển giao cán bộ, công chức, viên chức đến công tác tại cơ quan hành chính khác thuộc hệ thống của Thành phố, dựa trên vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế, năng lực chuyên môn, sở trường và nguyện vọng của cá nhân. Trong đó, ưu tiên phương án tiếp nhận trở lại cơ quan đã điều động cán bộ, công chức, viên chức đến thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công trong quá trình thực hiện thí điểm. 2) Phương án đào tạo, bồi dưỡng và tái bổ nhiệm: Trên cơ sở thống nhất giữa tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức, Thành phố sẽ tổ chức hoặc cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao kỹ năng hoặc chuyển đổi chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc mới. 3) Phương án tinh giản biên chế: Thực hiện tinh giản biên chế đối với các cán bộ, công chức, viên chức không phù hợp hoặc không thể tái bổ nhiệm, kèm theo hỗ trợ tài chính theo quy định. Với những người có nguyện vọng làm việc tại khu vực tư nhân, sẽ hỗ trợ liên hệ công tác và tìm kiếm cơ hội việc làm. 4) Phương án khuyến khích chuyển đổi sang khu vực tư nhân: Khuyến khích cán bộ, công chức chuyển đổi sang khu vực tư nhân với sự hỗ trợ của nhà nước, bao gồm chương trình đào tạo, hỗ trợ vốn khởi nghiệp hoặc kết nối với các doanh nghiệp. 5) Phương án hợp tác công tư (PPP): Thành phố sẽ nghiên cứu khả năng hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân hoặc tổ chức bên ngoài, sắp xếp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Trung tâm có trình độ, năng lực và kinh nghiệm tham gia vào các dự án công tư nhằm cải thiện dịch vụ công hoặc hỗ trợ các dự án phát triển hành chính. 6) Phương án hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D): Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức có năng lực tham gia vào các dự án nghiên cứu và phát triển nhằm cải tiến quy trình hành chính công hoặc phát triển các ứng dụng công nghệ số cho hoạt động hành chính, góp phần đổi mới trong hệ thống hành chính công. 7) Phương án khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công: Ngoài việc khuyến khích chuyển sang khu vực tư nhân, Thành phố xem xét đến phương án hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức có nguyện vọng phát triển các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực cải cách hành chính, TTHC hoặc dịch vụ công, với sự hỗ trợ về vốn, pháp lý và kết nối. Việc lựa chọn và thực hiện các phương án sẽ được tính toán kỹ lưỡng, cẩn trọng, bảo đảm công bằng, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức và không gây gián đoạn hoạt động hành chính. Thành phố có thể nghiên cứu bổ sung thêm các phương án phù hợp khác và thực hiện đồng thời hoặc kết hợp các phương án tùy vào tình hình thực tiễn, đặc điểm cụ thể của Trung tâm và đội ngũ cán bộ. XII.ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THÍ ĐIỂM THÀNH LẬP TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1. Tác động đến hoạt động quản lý nhà nước 1.1. Tác động tích cực (1) Tăng cường minh bạch và hiệu quả: Trung tâm phục vụ hành chính công giúp tập trung và đơn giản hóa các quy trình hành chính, tăng cường tính minh bạch. Các thủ tục được thực hiện nhanh chóng và rõ ràng hơn, giảm thiểu tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong quản lý. (2) Tiết kiệm thời gian và chi phí: Người dân và doanh nghiệp có thể thực hiện các TTHC tại một địa điểm duy nhất thay vì di chuyển đến nhiều điểm khác nhau. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu chi phí liên quan đến việc đi lại và giao dịch. (3) Nâng cao chất lượng dịch vụ công: Trung tâm phục vụ hành chính công ra đời thí điểm với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Vì vậy, chất lượng dịch vụ công được chú trọng, cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh và đời sống dân sinh. (4) Ứng dụng CNTT: Thông qua việc tích hợp các hệ thống CNTT hiện đại, Trung tâm phục vụ hành chính công đẩy mạnh số hóa các quy trình hành chính; giảm bớt thủ tục giấy tờ mà, nâng cao hiệu quả công tác quản lý dữ liệu, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Năng suất lao động trung bình trong việc giải quyết TTHC thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC dự kiến tăng mạnh: Năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình của 01 nhân sự trực tại Bộ phận Một cửa trong 01 năm lên mức tối thiểu tại vùng đô thị của Thành phố dự kiến là 1.800 hồ sơ; vùng nông thôn dự kiến là 1.200 hồ sơ; vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn 800 hồ sơ (trừ trường hợp tổng số hồ sơ tiếp nhận trong năm/01 Bộ phận Một cửa ít hơn chỉ tiêu trên). Giảm thời gian chờ đợi của tổ chức, cá nhân xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/01 hồ sơ vào năm 2025. (5) Tăng cường sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp: Việc áp dụng các quy trình nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch sẽ nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp với dịch vụ hành chính công; củng cố lòng tin của tổ chức, cá nhân đối với chính quyền và các cơ quan nhà nước. (6) Cải thiện năng lực giám sát và đánh giá: Thí điểm Trung tâm phục vụ hành chính công cho phép các cơ quan nhà nước dễ dàng giám sát, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động để phù hợp với yêu cầu thực tiễn; góp phần nâng cao khả năng quản lý và điều hành của nhà nước. 1.2. Tác động tiêu cực (1) Việc chuẩn hóa TTHC, quy trình hóa tổng thể, đồng bộ chung các khâu trong tiếp nhận và giải quyết TTHC có thể dẫn đến tình trạng cứng nhắc hóa, thiếu linh hoạt trong việc giải quyết các trường hợp đặc thù, chưa phù hợp với một số nhu cầu cụ thể của người dân và doanh nghiệp. Việc tập trung nhiều dịch vụ hành chính công tại một Chi nhánh, Điểm tiếp nhận có thể gặp khó khăn trong công tác quản lý, giám sát và điều hành. Trong trường hợp công tác quản lý không chặt chẽ, cơ chế giám sát không hiệu quả sẽ mang đến chất lượng dịch vụ đồng đều, quá trình phục vụ không đồng bộ tại các bộ phận, Chi nhánh, Điểm tiếp nhận của Trung tâm. (2) Việc giao biên chế và điều chuyển công chức, viên chức từ một số cơ quan, đơn vị đến làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công có thể làm mất cân bằng nhân sự trong các cơ quan quản lý nhà nước giai đoạn đầu; tạo tâm lý bất ổn cho cán bộ, công chức, viên chức nếu việc cử, điều chuyển chưa hợp lý. Việc cải tạo trụ sở, đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực trong thời gian đầu thành lập sẽ phát sinh khoản chi của ngân sách Thành phố, ảnh hưởng đến phân bổ tài chính cho các hoạt động khác. Trung tâm phục vụ hành chính công lấy CNTT là công cụ, chuyển đổi số là phương thức chủ yếu trong quản lý và xử lý công việc dễ xảy ra khả năng phụ thuộc quá mức vào công nghệ; hoạt động hành chính có thể bị đình trệ hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng trong trường hợp các hệ thống gặp sự cố. Những tác động tiêu cực trên đòi hỏi sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, quản lý hiệu quả và sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan trong tổ chức và vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công để giảm thiểu rủi ro và đạt được mục tiêu đề ra. 2. Tác động đến hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp (đã được đánh giá cụ thể trong từng giai đoạn vận hành của Trung tâm phục vụ hành chính công) 3. Tác động tới tổ chức bộ máy và biên chế 3.1. Tác động tích cực (1) Việc thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công có thể làm tinh gọn, giảm số lượng Bộ phận một cửa, góp phần tối ưu hóa nguồn lực, tập trung nguồn lực, tránh lãng phí nhân lực và tài chính trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; các nguồn lực này có thể được sử dụng hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt nguồn nhân lực dôi dư sẽ được bố trí, sắp xếp cho các vị trí công tác khác thiếu biên chế hoặc tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ TTHC. (2) Trung tâm phục vụ hành chính công ra đời góp phần tinh gọn đầu mối bên trong của các cơ quan, đơn vị, địa phương, giúp tổ chức bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn và có trách nhiệm hơn với người dân. (3) Trung tâm phục vụ hành chính công hướng đến mục tiêu tăng năng suất lao động trong việc giải quyết TTHC thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, xã hội hóa một số công việc trong quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết TTHC. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng công việc cho cán bộ, công chức, viên chức trong tiếp nhận và giải quyết TTHC. 3.2. Tác động tiêu cực (1) Việc giảm số lượng Bộ phận một cửa có thể giảm sự thuận tiện và tăng chi phí đi lại của người dân; gây khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa hoặc không có điều kiện di chuyển thuận lợi. Số lượng Bộ phận một cửa giảm sẽ tăng áp lực về khối lượng công việc đối với các Chi nhánh, có nguy cơ làm giảm chất lượng dịch vụ, kéo dài thời gian xử lý hồ sơ, giảm sút sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. (2) Giảm số lượng công chức, viên chức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC có thể làm tăng áp lực, gây ra bức xúc trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, giảm chất lượng cung cấp dịch vụ công và chất lượng phục vụ của các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận; Số lượng giảm sẽ làm cho việc tiếp cận dịch vụ hành chính của người dân trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là những nơi số lượng công chức, viên chức hạn chế. Chính vì vậy, cần tổ chức các chi nhánh và điểm tiếp nhận phù hợp, hiệu quả; việc giảm số lượng công chức cần được thực hiện hợp lý và có lộ trình, kế hoạch cụ thể. Trong quá trình vận hành, tập trung đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng cao tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến; không ngừng cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, mở rộng các kênh hỗ trợ bảo đảm người dân thuận tiện tiếp cận dịch vụ. 4. Tác động đến thái độ, hành vi của cán bộ công chức 4.1. Tác động tích cực (1) Việc thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố sẽ thúc đẩy hoạt động đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn và ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức và những người có trách nhiệm liên quan để hướng dẫn công dân kê khai, số hóa hồ sơ khi đến làm việc tại Trung tâm với thái độ thân thiện, tận tâm, nhiệt tình, nhằm mục đích hướng tới sự hài lòng của người dân. (2) Tăng cường cơ chế giám sát và tự giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; phát huy tối đa sự giám sát của nhân dân đối với các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và của đội ngũ công chức, viên chức, góp phần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của công chức, viên chức, nhất là về kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân. 4.2. Tác động tiêu cực (1) Giai đoạn đầu khi Trung tâm phục vụ hành chính công và các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận mới được thành lập, có thể việc gia tăng áp lực khối lượng công việc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức. Đối với số ít cán bộ, công chức, viên chức nhận thức rằng việc đổi mới không mang lại lợi ích thực sự cho bản thân, việc mất động lực trong công việc sẽ dễ dàng xảy ra. (2) Việc thay đổi quy trình và cách thức làm việc để phù hợp với mô hình mới có thể gây khó khăn cho một số công chức, viên chức, đặc biệt là những người đã quen với cách làm việc cũ. 5. Tác động đến phát triển kinh tế xã hội 5.1. Tác động tích cực (1) Việc cung cấp các dịch vụ công nhanh chóng, minh bạch và hiệu quả, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các TTHC sẽ cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tăng sức hút và khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô đầu tư tại Hà Nội. (2) Thành lập trung tâm phục vụ hành chính công là đầu mối tiếp nhận và giải quyết TTHC sẽ tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp ở Thành phố, làm tăng niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào chính quyền, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân tham gia tích cực vào các hoạt động kinh tế xã hội của Thủ đô. (3) Ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ hành chính công giúp nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức, viên chức; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số và xã hội số. (4) Giúp người dân tiếp cận các dịch vụ công một cách nhanh chóng và thuận tiện, từ đó tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội. (5) Đóng góp quan trọng vào việc cải thiện môi trường hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 5.2. Tác động tiêu cực Việc vận hành Trung tâm có thể dẫn đến tăng chi phí hành chính; có thể nảy sinh sự phân hóa giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn hoặc các khu vực khác trong tiếp nhận và giải quyết TTHC nếu các Chi nhánh và Điểm chi nhánh không được bố trí hợp lý, việc cung cấp dịch vụ công không đồng bộ. 6. Tác động đến công tác triển khai mô hình, nền tảng chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ công trên môi trường số 6.1. Tác động tích cực (1) Góp phần đẩy mạnh xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số, chuyển đổi số: Thông qua tổ chức, hoạt động của Trung tâm sẽ góp phần đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ mới, CNTT, trí tuệ nhân tạo trong quản lý, điều hành hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp phần thực hiện mục tiêu hiện đại hóa nền hành chính và xây dựng chính quyền điện tử theo Nghị quyết số 36a/NQCP của Chính phủ, Nghị quyết số 18NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội. Xây dựng cơ sở dữ liệu giải quyết TTHC đồng bộ, thống nhất một đầu mối quản lý tại Thành phố; cung cấp thông tin, dịch vụ về các TTHC nhanh chóng, thuận tiện thông qua hệ thống trang thiết bị CNTT hiện đại. (2) Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trong môi trường số Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến gắn với số hóa, tái sử dụng hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC. Hình thành cơ chế bắt buộc đối với việc luân chuyển và giải quyết hồ sơ trên môi trường số, thúc đẩy hiệu quả việc trả kết quả điện tử cho công dân, hướng tới thực hiện công dân số, chính phủ số. Góp phần kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành; Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống thông tin một cửa điện tử Quốc gia với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Thành phố, phục vụ cho việc liên thông giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Trung tâm Phục vụ hành chính công sẽ luôn là một địa chỉ tin cậy, hỗ trợ, hướng dẫn tổ chức, doanh nghiệp và người dân trở thành “công dân số” bắt kịp xu hướng mới trong tiến trình chuyển đổi số, bảo đảm công tác giải quyết TTHC thực chất hơn, giúp UBND Thành phố giám sát, kiểm soát hoạt động giải quyết TTHC phục vụ người dân chặt chẽ, ở một tầm cao hơn nhằm nâng cao chất lượng cải cách TTHC của Thành phố. 6.2. Tác động tiêu cực Trung tâm phục vụ hành chính công có thể gặp khó khăn trong việc tích hợp với các hệ thống số hóa khác, dẫn đến sự rời rạc giữa các hệ thống và cản trở quá trình chuyển đổi số toàn diện. 7. Tác động đến Phương án ủy quyền trong giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố 7.1. Tác động tích cực Việc thành lập Trung tâm hành chính công có đóng góp quan trọng trong việc đơn giản hóa quy trình giải quyết TTHC, nâng cao hiệu quả của Phương án ủy quyền và tăng cường tính minh bạch trong quá trình giám sát giải. Đây là mối quan hệ tương hỗ, cùng hướng đến mục tiêu cải thiện chất lượng dịch vụ hành chính công, phục vụ người dân và doanh nghiệp. (1) Tối ưu hóa quy trình giải quyết TTHC: Với chức năng là đầu mối tổ chức cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ, tiếp nhận, số hóa, phối hợp giải quyết, giải quyết (đối với một số TTHC được ủy quyền) và trả kết quả giải quyết TTHC, Trung tâm phục vụ hành chính công giúp giảm tải áp lực cho các cơ quan quản lý nhà nước của Thành phố trong việc tiếp nhận TTHC. Điều này tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung nguồn lực vào giải quyết TTHC, đặc biệt đối với các TTHC có tính chất phức tạp, góp phần rút ngắn thời gian xử lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải thiện sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. (2) Hoàn thiện Phương án ủy quyền: Kết quả tái cấu trúc TTHC của Trung tâm phục vụ hành chính công buộc các cơ quan, đơn vị phải rà soát, điều chỉnh chính sách ủy quyền để phù hợp với cấu trúc mới. Điều này giúp hoàn thiện phương án ủy quyền và nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC. (3) Giảm rủi ro, sai sót trong ủy quyền: Hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng giải quyết TTHC, phục vụ cá nhân, tổ chức trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công tại các cơ quan, tổ chức của Trung tâm phục vụ hành chính công giúp giảm thiểu rủi ro lạm dụng ủy quyền, hạn chế sai sót trong quá trình giải quyết các TTHC được ủy quyền. (4) Không chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ: Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động theo nguyên tắc “không làm thay nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương”, các Chi nhánh và Điểm tiếp nhận thực hiện chức năng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC, trong khi thẩm quyền giải quyết hồ sơ vẫn thuộc về các cơ quan, đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được phân công (hiện nay, 100% các TTHC được ủy quyền của Thành phố đã có quy trình nội bộ với quy định chặt chẽ về các bước thực hiện, bảo đảm trách nhiệm và thẩm quyền của từng tổ chức, cá nhân tham gia vào quy trình). 7.2. Tác động tiêu cực Sự thay đổi trong cấu trúc tổ chức cùng với kết quả tái cấu trúc TTHC yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải đầu tư thời gian, chi phí và nguồn lực để rà soát, tái cơ cấu phương án ủy quyền, điều chỉnh chính sách và quy trình hiện hành, bảo đảm phù hợp cấu trúc mới. 8. Tác động đối với Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại hiện đại các cấp trên địa bàn Thành phố” 8.1. Tác động tích cực Việc thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố có mối liên hệ chặt chẽ với Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại” của Thành phố. Trung tâm phục vụ hành chính công là bước tiến quan trọng trong việc thực hiện và tối ưu hóa các mục tiêu của Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại”, đồng thời kế thừa những kết quả đã đạt được từ Đề án nhằm nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh mới. Cụ thể: (1) Trung tâm Phục vụ hành chính công tập trung vào một trong những mục tiêu cốt lõi của Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại”: Nâng cao chất lượng dịch vụ công, mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân trong tiếp cận, thực hiện TTHC. (2) Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công” tiếp tục nhận diện và phát triển các nội dung cốt lõi Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại” với định hướng: (1) Hình thành môi trường làm việc thống nhất, thuận lợi, văn minh, hiện đại, hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ; việc giải quyết hồ sơ TTHC cho công dân, tổ chức được thực hiện theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; (2) Ứng dụng CNTT để từng bước nâng cao chất lượng giải quyết TTHC, áp dụng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, tích hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các ngành; công khai, minh bạch tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa thông qua các dịch, nhất là dịch vụ công trực tuyến. (3) Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công” xác định nguyên tắc “Tiếp cận dịch vụ công trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5 km, tiếp nhận và giải quyết TTHC 24/7”. Điều này được hình thành từ việc tổng kết thực tiễn kết quả thực hiện các mô hình, sáng kiến trong triển khai Đề án “Mô hình Bộ phận một cửa hiện đại” như: “TTHC không chờ”, “Ngày không chờ”, "Văn phòng khu vực”, “Ngày thứ Tư tốc ký”, “Tình nguyện làm việc giờ thứ 9”, “Hỗ trợ thực hiện TTHC 24h”, ... (4) Trung tâm Phục vụ hành chính công được trang bị cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại, làm nền tảng cho việc áp dụng đồng bộ CNTT và quy trình tự động hóa trong tiếp nhận, xử lý và trả kết quả giải quyết TTHC. Nền tảng này được xác định là yêu cầu cốt lõi trong việc triển khai thực hiện Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại”. (5) Trung tâm Phục vụ hành chính công với cơ chế giám sát và chế độ báo cáo chặt chẽ giúp tăng cường hiệu quả công tác giám sát và trách nhiệm giải trình của các cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm mục tiêu minh bạch trong quy trình giải quyết TTHC theo Đề án “Mô hình Bộ phận Một cửa hiện đại”. 8.2. Tác động tiêu cực (1) Việc thí điểm thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công yêu cầu các cơ quan, đơn vị điều chỉnh quy trình làm việc áp dụng tại các Bộ phận một cửa hiện đại trước đó. (2) Trong thời gian đầu thí điểm, một bộ phận người dân sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt quy trình và các quy định mới của Trung tâm phục vụ hành chính công. Phần III TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội 1.1. Trên cơ sở chấp thuận của Ban cán sự đảng UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND Thành phố trình HĐND Thành phố quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố (dự kiến trong tháng 9/2024). 1.2. UBND Thành phố ban hành Quyết định quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công (dự kiến trong tháng 10/2024). 2. Chuẩn bị các điều kiện để vận hành Trung tâm hành chính công 2.1. Cải tạo trụ sở, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố (sau khi thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công). 2.2. Sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế của Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố (sau khi có văn bản quyết định thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công). 2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên dự kiến được cử đến làm việc tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. 2.4. Rà soát, lựa chọn TTHC đưa vào giải quyết tại các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận. Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công; quy chế phối hợp giữa Trung tâm hành chính công và các cơ quan, đơn vị có liên quan; quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ; cơ chế giám sát quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công, … 2.5. Hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết TTHC Thành phố; tái cấu trúc TTHC; đẩy mạnh số hóa, phân cấp, ủy quyền TTHC. 2.6. Tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện; công chức, viên chức các cơ quan ngành dọc của Trung ương; công chức cấp xã,… được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. 3. Vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố 3.1. Ra mắt Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội (dự kiến đầu tháng 10/2024). 3.2. Vận hành Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố Giai đoạn 01: Dự kiến từ ngày 01/10/2024 đến hết ngày 31/3/2025 (Tùy vào điều kiện đáp ứng của cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và hạ tầng số, Trung tâm nghiên cứu thí điểm thực hiện việc tiếp nhận TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành Thành phố từ ngày 01/02/2025). Giai đoạn 02: Dự kiến từ ngày 01/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025. Giai đoạn 03: Dự kiến từ ngày 01/7/2025 trở đi. II. PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Các sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã 1.1. Phối hợp với Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án. Cử cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn để làm việc tại Trung tâm; phối hợp quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định. 1.2. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố rà soát, điều chỉnh và bổ sung danh mục, quy trình giải quyết nội bộ, quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Trung tâm và đơn vị. 1.3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nâng cấp hạ tầng CNTT tại đơn vị, bảo đảm đồng bộ với Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố trong quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC. 1.4. Rà soát các khoản phí đã triển khai thực hiện trong tiếp nhận và giải quyết TTHC. Đối với các khoản phí cần xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định thu, yêu cầu các đơn vị chủ trì chủ động xây dựng Đề án, gửi Bộ phận thường trực triển khai Luật phí, lệ phí (Sở Tài chính) để thẩm định làm cơ sở trình HĐND Thành phố theo quy định. 1.5. Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã sửa đổi quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều chỉnh Đề án vị trí việc làm Văn phòng Sở, ban, ngành và tương đương, Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. 1.6. Phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến TTHC; việc luân chuyển hồ sơ, quản lý phí, lệ phí giải quyết TTHC trên địa bàn. 1.7. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức rà soát tổng thể và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ kiểm soát TTHC; biên chế, người làm việc, công chức, viên chức, lao động hợp đồng; tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, trụ sở làm việc; hồ sơ, tài liệu hiện có,... cho Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố theo theo Đề án đã được phê duyệt và chỉ đạo của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố. 2. Văn phòng UBND Thành phố 2.1. Chủ trì tham mưu xây dựng Đề án; thực hiện các thủ tục trình HĐND Thành phố thông qua Đề án thành lập Trung tâm hành chính công, trình UBND Thành phố quyết định thành lập Trung tâm. 2.2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND Thành phố phương án bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, hồ sơ, tài liệu và các vấn đề khác có liên quan của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố theo quy định. 2.3. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan xây dựng phương án cải tạo trụ sở làm việc và chủ đầu tư cải tạo trụ sở Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố; mua sắm trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật, mạng máy tính và bố trí, sắp xếp trụ sở làm việc, điều kiện làm việc cần thiết khác của Trung tâm, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định phê duyệt. 2.4. Phối hợp Sở Nội vụ trình UBND Thành phố xem xét, ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công; chuẩn bị phương án nhân sự trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm. 2.5. Phối hợp Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện việc điều động công chức, viên chức thuộc biên chế của các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đến làm việc tại Trung tâm để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC. 3. Sở Nội vụ 3.1. Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, các cơ quan liên quan trình UBND Thành phố xem xét, ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Phục vụ hành chính công; chuẩn bị phương án nhân sự trình Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, các Phó Giám đốc Trung tâm. 3.2. Phối hợp Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện việc điều động, cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan đến làm việc tại Trung tâm để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; ban hành danh mục vị trí việc làm, khung năng lực, bản mô tả vị trí việc làm của Trung tâm Phục vụ hành chính công. 3.3. Phối hợp Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố tham mưu UBND Thành phố chính sách đặc thù về tuyển dụng nhân sự chất lượng cao; chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm việc tại hệ thống Trung tâm Phục vụ hành chính công; cơ chế thuê chuyên gia và ký hợp đồng dài hạn với nhân viên làm việc tại Trung tâm theo quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi). 3.4. Tham mưu UBND Thành phố về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm soát TTHC. 3.5. Tham mưu UBND Thành phố theo dõi, kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố. 3.6. Thẩm định, trình UBND Thành phố quyết định phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, hạng chức danh nghề nghiệp của Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. 3.7. Hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, số lượng người làm việc; việc quản lý, sử dụng, chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động của Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định. 4. Sở Tài chính 4.1. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở mới và trụ sở tạm của Trung tâm, mua sắm trang thiết bị làm việc, bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước năm 2024. 4.2. Phối hợp với Sở Nội vụ, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố tham mưu UBND Thành phố về các cơ chế, chính sách đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi). 4.3. Chủ trì tổ chức thẩm định Đề án sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định thu (nếu có), yêu cầu các đơn vị chủ trì xây dựng Đề án theo đề xuất và chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết về thu phí thuộc thẩm quyền theo quy định. 4.4. Phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố tham mưu mức phí, lệ phí, giá dịch vụ để thực hiện những công việc liên quan đến tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. 4.5. Hướng dẫn cơ chế tài chính và bàn giao tài chính, tài sản giữa UBND quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. 4.6. Hướng dẫn Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà đất do Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm và đơn vị trực thuộc quản lý, sử dụng sau khi tiếp nhận nguyên trạng từ Sở Xây dựng và UBND quận, huyện, thị xã, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. 5. Sở Kế hoạch và Đầu tư Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí vốn đầu tư thực hiện các dự án liên quan đến việc cải tạo trụ sở, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố. 6. Sở Xây dựng : Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính thực hiện bàn giao cơ sở nhà đất tại Số 197, phố Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội cho Trung tâm để làm trụ sở làm việc. 7. Sở Thông tin và Truyền thông 7.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Đề án, việc thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công, bảo đảm sự đồng thuận trong hệ thống chính trị, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt là sự ủng hộ của Nhân dân. 7.2. Hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố; đề nghị các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền sâu rộng đến các tổ chức và công dân về tổ chức và hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố. 7.3. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu Thành phố (LGSP) phục vụ liên thông, chia sẻ dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết TTHC theo quy định. 7.4. Phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố cung cấp thông tin, tư vấn cho tổ chức, cá nhân; hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin. 7.5. Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai các dự án đầu tư/hoạt động ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động tiếp nhận và giải quyết TTHC theo quy định. 7.6. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ hoạt động của hệ thống Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. 8. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tham mưu HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết miễn phí, lệ phí đối với chứng thực điện tử. 9. Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố (sau khi thành lập) 9.1. Chủ trì tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố, Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thành lập, tổ chức hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công theo Đề án đã được phê duyệt; kịp thời báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố giải quyết các vấn đề liên quan, phát sinh trong quá trình thực hiện. 9.2. Chủ trì tham mưu cơ chế, chính sách đặc thù về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất trụ sở chính của Trung tâm, các Chi nhánh, Điểm tiếp nhận theo hướng hiện đại, đồng bộ (ưu tiên đầu tư, phát triển hạ tầng số, các nền tảng, ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp); tuyển dụng nhân sự chất lượng cao; hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Trung tâm; cơ chế thuê chuyên gia và ký hợp đồng dài hạn nhân viên theo quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi). 9.3. Chủ trì xây dựng chính sách, giải pháp đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là trực tuyến toàn trình (lưu ý các chính sách mang lại kết quả thiết thực: đa dạng kênh, đối tượng nộp hồ sơ trực tuyến; có chính sách hỗ trợ người dân nhận kết quả tại nhà khi làm dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ đơn vị bưu chính công ích hỗ trợ làm dịch vụ công trực tuyến; miễn phí chứng thực điện tử và tạo lập hồ sơ điện tử). 9.4. Chủ trì nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện việc điều động, cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các đơn vị liên quan đến làm việc tại Trung tâm để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; ban hành danh mục vị trí việc làm, khung năng lực, bản mô tả vị trí việc làm của Trung tâm Phục vụ hành chính công. 9.5. Chủ trì xây dựng kế hoạch và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về mô hình, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố. 9.6. Chủ trì xây dựng và trình UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp giữa Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố với các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn, các đơn vị khác có liên quan; cơ chế kiểm soát chất lượng giải quyết TTHC. 9.7. Tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng, tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu có liên quan của các Bộ phận Một cửa các UBND quận, huyện, thị xã theo quy định; kịp thời kiện toàn cơ cấu tổ chức, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định; rà soát bố trí nguồn nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 9.8. Ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị trực thuộc (các phòng nghiệp vụ, trung tâm, Chi nhánh); ban hành quy trình, quy chế làm việc, quy chế phối hợp công tác,… theo quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn. 9.9. Rà soát, tiếp nhận, quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính và các nội dung khác liên quan của các Chi nhánh để quản lý, sử dụng hiệu quả theo quy định hiện hành và phân cấp của Thành phố. Khuyến khích triển khai xã hội hoá các Điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC. 9.10. Quản lý, thực hiện số lượng cấp phó của các phòng chuyên môn, trung tâm trực thuộc, các Chi nhánh theo quy định của pháp luật hiện hành và theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố. 9.11. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, các UBND quận, huyện, thị xã tham mưu cải tạo, bố trí trụ sở làm việc, mua sắm, nâng cấp trang thiết bị của các Chi nhánh. 9.12. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu mức phí, lệ phí và giá dịch vụ để thực hiện những công việc liên quan đến tiếp nhận và giải quyết TTHC. 10. Các cơ quan, đơn vị theo ngành dọc trực thuộc Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố 10.1. Rà soát, đưa toàn bộ các TTHC thuộc thẩm quyền vào thực hiện tại các Chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. 10.2. Cử cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc tại các Chi nhánh Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội để tiếp nhận và giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền cơ quan, đơn vị. 10.3. Phối hợp với Trung tâm phục vụ hành chính công đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết các nội dung liên quan đến việc thực hiện các TTHC tại Trung tâm; hướng dẫn việc thu phí và lệ phí; xử lý các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. 11. Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế& Đô thị, Cổng Thông tin điện tử Thành phố 11.1. Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách của Thành phố đối với việc thành lập Trung tâm hành chính công; phổ biến, thông tin đến Nhân dân về việc triển khai thực hiện Đề án, mô hình hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố. 11.2. Mở rộng các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính, cải cách TTHC, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, … 12. Đề nghịMặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội Thành phố 12.1. Tuyên truyền sâu rộng về vai trò, vị trí của Trung tâm Phục vụ hành chính công; các chính sách, quy định về TTHC để thay đổi tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, đồng thời nâng cao hiểu biết của người dân, doanh nghiệp. 12.2. Tham gia hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC theo quy định; hỗ trợ Trung tâm Phục vụ hành chính công trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị và khảo sát, lấy ý kiến, đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với việc giải quyết TTHC trên địa bàn Thành phố. 12.3. Phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công triển khai các dịch vụ hành chính công lưu động nhằm mang TTHC đến gần hơn với người dân ở những khu vực xa trung tâm, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, gặp khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp. Phần IV ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ I. ĐỀ XUẤT VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ Thông qua Đề án thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công trực thuộc UBND thành phố Hà Nội và quyết định Thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội. II. ĐỀ XUẤT VỚI VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Quan tâm, hướng dẫn thành phố Hà Nội trong quá trình thành lập, vận hành, hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố và việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC tại các Chi nhánh, điểm tiếp nhận TTHC. III. ĐỀ XUẤT VỚI BỘ NỘI VỤ Xem xét, tham mưu Chính phủ bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy và hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. IV. ĐỀ XUẤT VỚI CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN 1. Đề nghị các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tư pháp và một số Bộ, ngành liên quan quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện để Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao, bảo đảm quy định pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương. 2. Đề nghị các cơ quan Trung ương theo ngành dọc có tổ chức trực thuộc đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với UBND thành phố Hà Nội rà soát, lựa chọn và đưa các TTHC thuộc thẩm quyền vào thực hiện tại các Chi nhánh của Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố; cử cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc tại các Chi nhánh để tiếp nhận và giải quyết các TTHC thuộc thẩm quyền./. Phụ lục 01 THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG BỘ PHẬN MỘT CỬA, CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ STT Đơn vị Số lượng BPMC Số lượng công chức, viên chức làm việc tại BPMC Ghi chú Số lượng BPMC đã triển khai Bộ nhận diện thương hiệu Số lượng BPMC chưa triển khai Bộ nhận diện thương hiệu Tổng số BPMC Thuộc biên chế (hoặc biệt phái) của Bộ phận Một cửa Công chức, viên chức do các cơ quan/phòng chuyên môn được cử đến Tổng số I CẤP SỞ 73 0 73 132 105 237 1 Ban Dân tộc 1 0 1 1 1 2 2 Ban QL CKCN&CX Hà Nội 1 0 1 3 0 3 3 Sở GTVT 2 0 2 2 7 9 4 Sở LĐTBXH 3 0 3 6 46 52 BPMC của Sở và 02 Trung tâm DVVL Hà Nội 5 Sở NNPTNT 16 0 16 32 2 34 BPMC của Sở và 7 Chi Cục, 9 Hạt Kiểm lâm 6 Sở Nội vụ 3 0 3 6 6 12 BPMC và 02 đơn vị trực thuộc 7 Sở QHKT 1 0 1 0 3 3 8 Sở Tài chính 1 0 1 3 6 9 9 Sở TNMT 30 0 30 53 1 54 BPMC Sở, 01 VPĐK và 28 Chi nhánh 10 Sở TTTT 1 0 1 2 0 2 11 Sở Công Thương 1 0 1 1 4 5 12 Sở KHCN 1 0 1 4 2 6 13 Sở Xây dựng 1 0 1 2 4 6 14 Sở Y tế 4 0 4 10 0 10 15 Sở Ngoại vụ 1 0 1 0 2 2 16 Sở VHTT 1 0 1 0 2 2 17 Sở Du lịch 1 0 1 1 1 2 18 Sở KHĐT 1 0 1 2 5 7 19 Sở GDĐT 1 0 1 2 6 8 20 Sở Tư pháp 1 0 1 2 4 6 21 Văn phòng UBND Thành phố 1 0 1 0 3 3 II CẤP HUYỆN 30 0 30 89 142 231 1 Ba Đình 1 0 1 2 4 6 2 Cầu Giấy 1 0 1 12 12 3 Đan Phượng 1 0 1 2 10 12 4 Đống Đa 1 0 1 4 4 8 5 Hà Đông 1 0 1 3 4 7 6 Hoài Đức 1 0 1 3 0 3 7 Hoàng Mai 1 0 1 5 0 5 8 Mê Linh 1 0 1 5 9 14 9 Nam Từ Liêm 1 0 1 2 3 5 10 Phú Xuyên 1 0 1 3 4 7 11 Quốc Oai 1 0 1 2 7 9 12 Sóc Sơn 1 0 1 4 0 4 13 Thạch Thất 1 0 1 4 8 12 14 Thanh Oai 1 0 1 2 10 12 15 Thanh Xuân 1 0 1 1 3 4 16 Thường Tín 1 0 1 2 10 12 17 Ứng Hòa 1 0 1 2 5 7 18 Bắc Từ Liêm 1 0 1 2 10 12 19 Đông Anh 1 0 1 5 10 15 20 Ba Vì 1 0 1 2 4 6 21 Hai Bà Trưng 1 0 1 3 3 6 22 Tây Hồ 1 0 1 1 4 5 23 Chương Mỹ 1 0 1 0 8 8 24 Mỹ Đức 1 0 1 3 2 5 25 Thanh Trì 1 0 1 4 0 4 26 Gia Lâm 1 0 1 2 4 6 27 Hoàn Kiếm 1 0 1 1 5 6 28 Long Biên 1 0 1 3 2 5 29 Sơn Tây 1 0 1 2 3 5 30 Phúc Thọ 1 0 1 3 6 9 III CẤP XÃ 570 4 574 2111 189 2300 1 Ba Đình 14 0 14 48 0 48 2 Cầu Giấy 8 0 8 43 0 43 3 Đan Phượng 16 0 16 50 0 50 4 Đống Đa 21 0 21 71 0 71 5 Hà Đông 17 0 17 57 0 57 6 Hoài Đức 20 0 20 63 0 63 7 Hoàng Mai 14 0 14 32 0 32 8 Mê Linh 18 0 18 94 0 94 9 Nam Từ Liêm 10 0 10 39 0 39 10 Phú Xuyên 27 0 27 174 0 174 11 Quốc Oai 21 0 21 63 7 70 12 Sóc Sơn 26 0 26 95 4 99 13 Thạch Thất 23 0 23 115 0 115 14 Thanh Oai 21 0 21 101 8 109 15 Thanh Xuân 11 0 11 34 0 34 16 Thường Tín 29 0 29 111 0 111 17 Ứng Hòa 29 0 29 145 0 145 18 Bắc Từ Liêm 13 0 13 40 0 40 19 Đông Anh 24 0 24 64 43 107 20 Ba Vì 31 0 31 62 97 159 21 Hai Bà Trưng 18 0 18 29 22 51 22 Tây Hồ 8 0 8 16 1 17 23 Chương Mỹ 32 0 32 110 0 110 24 Mỹ Đức 22 0 22 113 0 113 25 Thanh Trì 16 0 16 59 0 59 26 Gia Lâm 22 0 22 85 0 85 27 Hoàn Kiếm 10 3 13 58 0 58 Ghép 08 BPMC phường thành 03 Trung tâm phục vụ hành chính công 28 Long Biên 14 0 14 28 0 28 29 Sơn Tây 15 0 15 55 0 55 30 Phúc Thọ 20 1 21 57 7 64 TỔNG SỐ 673 4 677 2332 436 2768 Phụ lục 02 TỔNG HỢP SỐ LIỆU CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI STT Đơn vị Bộ nhận diện thương hiệu Hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị Hạ tầng CNTT Đầu tư cải tạo (đã đầu tư/đang đầu tư) Ghi chú Tên thương hiệu Các ứng dụng biểu đạt Ứng dụng nội, ngoại thất Máy tính công dân tra cứu Máy tính CBCC Máy in Máy scan Máy lấy số tự động Hệ thống camera giám sát Thiết bị đánh giá hài lòng Thiết bị khác Dịch vụ phụ trợ Cảnh quan khuôn viên trụ sở Diện tích I CẤP SỞ 73 70 70 65 255 187 88 36 88 14 23 1 24 đơn vị <40 m2 1 Ban Dân tộc 1 1 1 0 2 2 1 0 1 0 1 Đáp ứng 48 m2 Đảm bảo 2 BQL CKCNCX 1 1 1 1 2 2 0 1 1 0 0 Đáp ứng 80 m2 Đảm bảo 3 Sở GTVT 2 1 1 2 9 3 2 2 2 3 2 1 Đáp ứng 150 m2 Đảm bảo Đã cải tạo 4 Sở LĐTBXH 1 1 1 1 6 3 5 1 1 1 0 0 Đáp ứng 56 m2 Đảm bảo Trung tâm DVVL Hà Nội 2 2 2 0 46 15 1 0 2 0 0 0 Đáp ứng 500 m2 Đảm bảo Sắp đầu tư 5 Sở NNPTNT 1 1 1 1 2 2 1 0 1 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 01 máy photo, 01 điều hòa, 02 quạt treo tường 06 Chi cục, 9 Hạt Kiểm lâm 15 15 15 15 18 18 15 0 15 0 03 Chi cục < 40m2 6 Sở Nội vụ 1 1 1 2 2 3 3 0 1 1 1 Đáp ứng 80 m2 Đảm bảo 02 Đơn vị trực thuộc 2 2 2 2 2 4 2 0 2 2 2 Đáp ứng 02 đơn vị > 15m2 Chưa đảm bảo 7 Sở QHKT 1 1 1 2 3 3 2 0 3 0 Đáp ứng > 60m2 Đảm bảo 8 Sở Tài chính 1 1 1 1 3 3 3 1 3 0 1 Đáp ứng 40m2 Đảm bảo Đã đầu tư 9 Sở TNMT 1 1 1 1 5 2 4 1 2 0 0 Đáp ứng 90m2 Chưa đảm bảo Các đơn vị trực thuộc 29 29 29 7 103 74 23 20 27 0 0 Đáp ứng 18 đơn vị <40m2 10 Sở TTTT 1 1 0 1 1 1 1 0 2 0 Đáp ứng 100m2 Đảm bảo 11 Sở Công Thương 1 1 1 2 5 2 1 1 2 0 2 Đáp ứng 120m2 Đảm bảo 12 Sở KHCN 1 0 1 1 3 3 2 0 1 0 0 0 Đáp ứng 40m2 Đảm bảo 13 Sở Xây dựng 1 1 1 1 6 5 2 1 1 1 1 Đáp ứng 100m2 Đảm bảo 14 Sở Y tế 1 1 1 1 5 5 1 1 2 5 2 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 3 3 3 3 6 6 0 3 3 0 3 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 15 Sở Ngoại vụ 1 1 1 1 1 8 1 0 1 0 Đáp ứng 20m2 Đảm bảo Bộ phận Một cửa nằm cùng khuôn viên bộ phận văn thư 16 Sở VHTT 1 1 1 1 3 2 2 0 3 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo Đang cải tạo 17 Sở Du lịch 1 1 1 1 2 2 1 1 2 1 2 0 Đáp ứng 80m2 Đảm bảo 18 Sở KHĐT 1 1 1 2 7 7 6 2 1 0 2 0 Đáp ứng 144m2 Đảm bảo Đã đầu tư 19 Sở GDĐT 1 1 1 2 2 2 1 0 2 0 4 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 20 Sở Tư pháp 1 1 1 13 8 8 7 1 5 0 Đáp ứng 140 m2 Đảm bảo 21 Văn phòng UBND Thành phố 1 0 0 1 3 2 1 0 2 0 0 Đáp ứng >40m2 Đảm bảo II CẤP HUYỆN 30 30 29 52 188 144 115 32 98 106 70 2 0 1 Ba Đình 1 1 1 2 6 5 5 1 1 5 1 Đáp ứng 130 m2 Đảm bảo 2 Cầu Giấy 1 1 1 2 12 12 4 1 2 1 0 0 Đáp ứng 120 m2 Đảm bảo 3 Đan Phượng 1 1 1 1 8 8 7 1 5 7 9 0 Đáp ứng 307,5 m2 Đảm bảo x 4 Đống Đa 1 1 1 2 8 6 5 1 1 8 1 0 Đáp ứng 100m2 Đảm bảo 5 Hà Đông 1 1 1 2 7 8 5 1 8 7 7 0 Đáp ứng 216 m2 Đảm bảo 6 Hoài Đức 1 1 1 1 3 2 3 1 6 0 1 0 Đáp ứng 120 m2 Đảm bảo 7 Hoàng Mai 1 1 1 2 4 4 4 1 6 4 1 0 Đáp ứng 200m2 Đảm bảo 8 Mê Linh 1 1 1 1 5 5 2 1 4 0 0 0 Đáp ứng 154m2 Đảm bảo Đã đầu tư 19 Nam Từ Liêm 1 1 1 2 5 5 5 1 1 5 2 Đáp ứng 250m2 Đảm bảo 10 Phú Xuyên 1 1 1 1 5 5 5 1 1 5 5 Đáp ứng 90m2 Đảm bảo 11 Quốc Oai 1 1 1 3 9 9 4 1 1 0 1 0 Đáp ứng 700m2 Đảm bảo Đã đầu tư 12 Sóc Sơn 1 1 1 2 4 1 5 1 1 3 6 0 Đáp ứng 120m2 Đảm bảo 13 Thạch Thất 1 1 1 2 9 5 3 1 1 10 2 0 Đáp ứng 160m2 Đảm bảo 14 Thanh Oai 1 1 1 1 6 3 3 1 5 5 4 0 Đáp ứng 320m2 Đảm bảo 15 Thanh Xuân 1 1 1 2 4 3 4 1 1 3 4 1 Đáp ứng 150m2 Đảm bảo 16 Thường Tín 1 1 1 4 10 5 2 1 6 8 3 0 Đáp ứng 300m2 Đảm bảo Đang chuẩn bị đầu tư 17 Ứng Hòa 1 1 1 1 5 2 2 0 1 0 0 0 Đáp ứng 70m2 Cơ bản đảm bảo 18 Bắc Từ Liêm 1 1 1 2 12 6 4 1 1 1 1 Đáp ứng 320m2 Đảm bảo 19 Đông Anh 1 1 1 1 6 6 6 1 2 5 1 Đáp ứng >70m2 Đảm bảo Đã đầu tư 20 Ba Vì 1 1 1 1 5 4 3 1 3 5 6 0 Đáp ứng 80m2 Đảm bảo Đã đầu tư 21 Hai Bà Trưng 1 1 1 4 7 9 7 1 1 6 Đáp ứng 227 m2 Đảm bảo Đã đầu tư 22 Tây Hồ 1 1 1 1 5 1 1 1 4 1 Máy tra cứu 0 Đáp ứng 120m2 Đảm bảo Đã đầu tư 23 Chương Mỹ 1 1 1 2 10 1 1 1 2 0 0 0 Đáp ứng 200m2 Đảm bảo 24 Mỹ Đức 1 1 1 1 5 3 4 1 1 4 1 0 Đáp ứng 80m2 Đảm bảo 25 Thanh Trì 1 1 1 1 3 3 2 1 6 0 0 0 Đáp ứng 80m2 Đảm bảo 26 Gia Lâm 1 1 1 2 6 6 6 1 3 5 8 Đáp ứng 80m2 Đảm bảo x 27 Hoàn Kiếm 1 1 1 2 6 5 5 1 9 0 5 1 Đáp ứng 120m2 Đảm bảo Đã đầu tư 28 Long Biên 1 1 1 2 5 4 4 4 8 Mã QR Đáp ứng 200m2 Đảm bảo Đã đầu tư 29 Sơn Tây 1 1 1 1 4 4 4 1 1 0 1 0 Đáp ứng >80m2 Đảm bảo Đã đầu tư 30 Phúc Thọ 1 1 0 1 4 4 0 1 6 8 x 80m2 Đảm bảo chuẩn bị cải tạo, sửa chữa III CẤP XÃ 570 560 537 576 1810 1520 1004 321 890 475 339 12 54 đơn vị < 40m2 1 14 phường của Ba Đình 14 14 14 19 36 36 24 14 42 40 5 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 2 08 phường của Cầu Giấy 8 8 8 8 16 8 8 8 8 8 0 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 3 16 xã, thị trấn của Đan Phượng 16 16 16 15 38 37 28 6 28 13 22 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 4 21 phường của Đống Đa 21 21 21 21 71 53 56 21 21 56 21 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 5 17 phường của Hà Đông 17 17 17 20 51 55 36 17 65 48 21 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 6 20 xã, thị trấn của Hoài Đức 20 20 20 21 55 49 36 4 32 0 16 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 03 xã được cải tạo Xã Sơn Đồng 36m2 7 14 phường của Hoàng Mai 14 14 14 19 32 29 30 14 30 0 14 0 Đáp ứng < 40m2 Đảm bảo 8 18 xã, thị trấn của Mê Linh 18 18 18 18 52 42 24 18 20 0 0 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo; 02 xã không đảm bảo Đã đầu tư 9 10 phường của Nam Từ Liêm 10 10 10 10 36 28 20 10 10 33 10 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo Phường Trung Văn 25m2 10 27 xã, thị trấn của Phú Xuyên 27 27 27 8 70 64 23 27 17 0 0 Đáp ứng 02 đơn vị < 40m2 Đảm bảo 11 21 xã, thị trấn của Quốc Oai 21 21 21 21 63 63 42 21 21 0 21 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 02 đơn vị đang đầu tư 12 26 xã, thị trấn của Sóc Sơn 26 26 26 26 88 71 54 3 42 3 18 1 Đáp ứng 6 đơn vị <40m2 06 đơn vị chưa đảm bảo 13 23 xã, thị trấn của Thạch Thất 23 23 23 23 81 62 25 2 23 51 0 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 14 21 xã, thị trấn của Thanh Oai 21 21 21 20 79 65 31 1 26 3 8 0 Đáp ứng 02 đơn vị < 40m2 Đảm bảo 15 11 phường của Thanh Xuân 11 11 11 22 30 24 25 11 11 23 20 11 Đáp ứng 01 phường <40m2 Đảm bảo Đang đầu tư 16 29 xã, thị trấn của Thường Tín 29 29 29 29 93 70 46 8 116 24 0 0 Đáp ứng 07 đơn vị <40m2 Chưa đảm bảo 17 29 xã, thị trấn của Ứng Hòa 29 29 29 29 123 114 63 0 29 0 0 0 Đáp ứng > 40 m2 Cơ bản đảm bảo 18 13 phường của Bắc Từ Liêm 13 13 13 14 40 35 28 13 13 13 13 0 Đáp ứng > 40 m2 Đảm bảo 19 24 xã, thị trấn của Đông Anh 24 24 4 26 67 56 41 2 24 2 0 có Đáp ứng > 40m2 6 đơn vị chưa đảm bảo >40m 2 Đã đầu tư 20 31 xã, thị trấn của Ba Vì 31 31 31 31 132 86 50 2 65 9 26 0 Đáp ứng 06 đơn vị <40m2 Đảm bảo 10 đơn vị đã đầu tư cải tạo 21 18 phường của Hai Bà Trưng 18 18 18 18 80 61 69 18 18 18 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo Đã đầu tư 22 08 phường của Tây Hồ 8 8 8 8 17 16 16 8 8 8 0 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo Đã đầu tư 23 32 xã, thị trấn của Chương Mỹ 32 32 32 32 64 32 32 2 32 0 0 0 Đáp ứng 11/32 xã, thị trấn chưa đảm bảo diện tích (<40m2 ) Đảm bảo máy tính cấu hình thấp, đã cũ 24 22 xã, thị trấn của Mỹ Đức 22 22 22 17 89 74 41 7 15 21 3 0 Đáp ứng 03 xã < 40m2 Đảm bảo 25 16 xã, thị trấn của Thanh Trì 16 16 16 16 48 48 16 16 64 1 0 0 Đáp ứng >40m2 Đảm bảo Đang đầu tư 26 22 xã, thị trấn của Gia Lâm 22 22 22 22 72 73 50 19 44 62 97 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo x 27 18 phường của Hoàn Kiếm (10 BPMC + 03 TTHCC) 10 0 0 14 44 35 15 3 13 0 0 0 Đáp ứng 10 đơn vị >15m2; 02 đơn vị < 40m2 Đảm bảo Đã đầu tư Ghép 08 BPMC Phường thành 03 Trung tâm phục vụ hành chính công 28 14 phường của Long Biên 14 14 14 14 28 28 28 14 14 8 0 0 Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo 29 15 xã, phường của Sơn Tây 15 15 15 15 47 42 47 15 15 15 15 có Đáp ứng > 40m2 Đảm bảo Đã đầu tư 30 21 xã, thị trấn của Phúc Thọ 20 20 17 20 68 64 0 17 24 16 9 0 Đáp ứng 4 đơn vị <40m2 Đảm bảo Xã Tích Giang chưa triển khai do chuẩn bị sáp nhập với xã Thọ Lộc TỔNG SỐ 673 660 636 693 2253 1851 1207 389 1076 595 432 15 76 đơn vị <40 m2 Phụ lục 03 QUY TRÌNH MẪU HƯỚNG DẪN, TIẾP NHẬN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI CÁC CHI NHÁNH, ĐIỂM TIẾP NHẬN 1. Hướng dẫn việc thực hiện thủ tục hành chính Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên bưu chính công ích tham gia hướng dẫn, tiếp nhận TTHC tại các chi nhánh và điểm tiếp nhận hướng dẫn kê khai, chuẩn bị hồ sơ thực hiện TTHC theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 61/2018/NĐCP , bổ sung hướng dẫn cách thức thực hiện dịch vụ công theo hình thức trực tuyến (trường hợp TTHC đó đã cung cấp dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC). Trường hợp công dân có nhu cầu tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận thực hiện hướng dẫn công dân đến phân khu hỗ trợ làm dịch vụ công trực tuyến. 2. Hỗ trợ việc chuẩn bị hồ sơ theo phương thức trực tiếp và trực tuyến a) Cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận kiểm tra, xác thực tài khoản định danh điện tử/tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia/tài khoản trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của cá nhân, tổ chức thông qua số định danh cá nhân của công dân Việt Nam hoặc số hộ chiếu (hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) của người nước ngoài và mã số của tổ chức theo quy định. Trường hợp là công dân và chưa có tài khoản định danh điện tử, cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận hướng dẫn hoặc hỗ trợ thực hiện tạo tài khoản định danh điện tử mức độ 01 và tiếp tục thực hiện các bước tiếp nhận hồ sơ, sau đó hướng dẫn công dân tạo lập tài khoản định danh điện tử mức độ 2 tại cơ quan Công an. Trường hợp ủy quyền giải quyết TTHC, tài khoản định danh điện tử được xác định là tài khoản định danh điện tử của tổ chức, cá nhân ủy quyền. Trường hợp là tổ chức và chưa có tài khoản định danh điện tử, cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận hướng dẫn tạo lập tài khoản định danh điện tử của tổ chức theo hình thức trực tuyến hoặc hướng dẫn đến cơ quan Công an để tạo lập trực tiếp. b) Kiểm tra hồ sơ của công dân theo quy định tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 61/2018/NĐCP: Kiểm tra, hỗ trợ điền mẫu đơn, tờ khai có yêu cầu các thông tin công dân, tổ chức đã có trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và những cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã kết nối, chia sẻ: người thực hiện TTHC cung cấp các thông tin cần thiết[14] và được Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành chia sẻ dữ liệu công dân, tổ chức cho Hệ thống thông tin giải quyết TTHC để hệ thống tự động điền vào mẫu đơn, tờ khai, không yêu cầu công dân khai lại những thông tin, dữ liệu đã có. Hỗ trợ chuyển các thông tin, dữ liệu, giấy tờ có liên quan đến TTHC cần giải quyết vào hồ sơ TTHC điện tử cho tổ chức, cá nhân, bao gồm: + Thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử được kết nối, chia sẻ giữa các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin, Cổng Dịch vụ công quốc gia với Hệ thống thông tin một cửa điện tử và được ghi nhận tính pháp lý; + Các giấy tờ công dân đã được tích hợp với căn cước điện tử và được pháp luật quy định có giá trị pháp lý tương đương với xuất trình bản chính. Việc chuyển thông tin, dữ liệu, giấy tờ trên hệ thống vào hồ sơ điện tử của công dân được thực hiện theo quy định của Khoản 2 Điều 12 Luật giao dịch điện tử và được sự đồng ý, thống nhất của công dân. Trường hợp khi tiếp nhận, phát hiện thông tin trong hồ sơ, giấy tờ chưa có sự thống nhất với thông tin, dữ liệu, hồ sơ, giấy tờ điện tử trong các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì thực hiện tiếp nhận hồ sơ giấy; việc điều chỉnh, sửa đổi thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 3. Tiếp nhận 3.1. Theo phương thức trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính công ích Thực hiện việc tiếp nhận theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 61/2018/NĐCP và chuyển hồ sơ TTHC đã được số hóa cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Số hóa hồ sơ TTHC theo quy định tại Chương II Thông tư số 01/2023/TTVPCP . Đối với hồ sơ được nhận theo cách thức trực tiếp, qua bưu chính công ích, cán bộ được phân công tiếp nhận hồ sơ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận phải xem xét, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ; quét (scan) và lưu trữ hồ sơ điện tử, cập nhật vào cơ sở dữ liệu của Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Thành phố. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa chính xác theo quy định, cán bộ tại Trung tâm phục vụ hành chính công tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 61/2018/NĐCP và nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Trường hợp từ chối nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải nêu rõ lý do theo mẫu Phiếu từ chối giải quyết hồ sơ TTHC; Trường hợp hồ sơ đầy đủ, chính xác theo quy định, cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận thực hiện tiếp nhận hồ sơ và lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Mỗi hồ sơ TTHC sau khi được tiếp nhận sẽ được cấp một Mã số hồ sơ được ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả. Tổ chức, cá nhân sử dụng Mã số hồ sơ để tra cứu tình trạng giải quyết TTHC tại Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ (trường hợp TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan trung ương có ngành dọc đóng tại địa phương) hoặc cấp tỉnh. Đối với thành phần hồ sơ là kết quả giải quyết TTHC hoặc phải số hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc theo yêu cầu quản lý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND chưa có dữ liệu điện tử, cán bộ tại Trung tâm phục vụ hành chính công thực hiện số hóa theo quy định tại Thông tư số 01/2023/TTVPCP và lưu trên tài khoản định danh điện tử của công dân. Kiểm tra, xác thực tài khoản định danh điện tử của cá nhân, tổ chức thông qua số định danh cá nhân của công dân Việt Nam hoặc số hộ chiếu (hoặc số giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế) của người nước ngoài và mã số của tổ chức trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh thông qua việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống định danh và xác thực điện tử. Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa có tài khoản định danh điện tử, cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc hỗ trợ tạo tài khoản định danh điện tử mức độ 01 cho công dân, thực hiện số hóa theo quy định tại và lưu trên Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh thông qua mã định danh điện tử của tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ TTHC được tiếp nhận theo hướng phi địa giới hành chính, cán bộ một cửa thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ như quy định tại phần 1, 2, kiểm tra thành phần hồ sơ của TTHC và thực hiện tiếp nhận, số hóa theo quy định và chuyển hồ sơ điện tử (trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh hoặc cấp bộ) về cho cơ quan chuyên môn giải quyết TTHC (lựa chọn đúng tên phòng, đơn vị có thẩm quyền giải quyết TTHC theo quy trình nội bộ trên Hệ thống); chuyển hồ sơ giấy về cho đơn vị có thẩm quyền giải quyết TTHC (đối với những thành phần hồ sơ được số hóa lần đầu). 3.2. Theo phương thức trực tuyến Cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận đăng nhập Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo phân quyền và kiểm tra hồ sơ điện tử tổ chức, cá nhân gửi đến và thực hiện việc tiếp nhận theo quy định tại Điều 11, 12, 13 Nghị định số 45/2020/NĐCP . Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC trên môi trường điện tử chỉ được thực hiện khi hồ sơ được gửi từ tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Nội dung kiểm tra hồ sơ bao gồm: Kiểm tra tính chính xác của thông tin tại mẫu đơn, tờ khai thông qua việc khai thác thông tin, dữ liệu tại các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã sẵn sàng kết nối, chia sẻ thông tin cho Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh. Kiểm tra thông tin chữ ký số để bảo đảm tính xác thực, tính hợp lệ, chính xác, nguyên vẹn đối với các thành phần hồ sơ được đăng tải, dẫn nguồn, các thành phần hồ sơ theo yêu cầu chứng thực điện tử; việc kiểm tra chữ ký số được thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử. Sau khi kiểm tra, nếu bảo đảm các điều kiện để tiếp nhận, cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận thông báo về việc tiếp nhận chính thức hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn tám giờ làm việc kể từ khi hệ thống tiếp nhận; tiếp nhận, cấp mã hồ sơ TTHC và xử lý hồ sơ theo quy trình quy định tại Chương III Nghị định số 61/2018/NĐCP và các quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, cán bộ tại chi nhánh/điểm tiếp nhận thông báo cho tổ chức, cá nhân biết thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh hoặc cấp bộ, các kênh thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký và hướng dẫn đầy đủ, cụ thể một lần để công dân, tổ chức bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. 4. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Các đơn vị, phòng, ban, UBND cấp xã giải quyết TTHC và chuyển kết quả bản điện tử qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, chuyển kết quả bản giấy cho chi nhánh đã tiếp nhận hồ sơ đầu vào hoặc chi nhánh, điểm tiếp nhận khác (theo nhu cầu của tổ chức, cá nhân). Cán bộ chi nhánh/điểm tiếp nhận trả kết quả cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tại trụ sở hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích và kết thúc hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh hoặc cấp bộ. Phụ lục 04 THIẾT KẾ KHÔNG GIAN VÀ CÁC PHÂN KHU CHỨC NĂNG CỦA TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VÀ CÁC CHI NHÁNH ![](00628448files/image007.jpg) 1. Bố trí 8 khu vực chức năng (diện tích làm việc cá nhân, diện tích sử dụng chung, diện tích chuyên dùng thực theo quy định tại các điều 5, 6, 7 Nghị định 152/2017/NĐCP của Chính phủ), gồm: (1) Khu vực tiếp đón cá nhân, tổ chức: Có nhân sự tiếp đón, hướng dẫn, lấy số tự động hoặc theo lịch hẹn. (2) Khu vực cung cấp, tra cứu thông tin, TTHC: Công khai các TTHC và các thông tin khác theo quy định; phục vụ cá nhân, tổ chức tra cứu, tìm kiếm thông tin liên quan đến việc thực hiện TTHC và chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ TTHC trước khi nộp (có thể bố trí các kiốt hoạt động tự động 24/7: cung cấp, tra cứu thông tin và hướng dẫn thực hiện; đánh giá mức độ hài lòng trong quá trình thực hiện TTHC). (3) Khu vực tự số hóa, thực hiện dịch vụ công: Phục vụ cá nhân, tổ chức tự chủ động (có thể bố trí nhân sự hướng dẫn) số hóa giấy tờ hoặc thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên các trang thiết bị (máy scan, máy vi tính…) được bố trí sẵn tại Bộ phận một cửa. (4) Khu vực ngồi chờ: Dành cho cá nhân, tổ chức đã đặt lịch hẹn chờ đến lượt thực hiện TTHC; chờ nhận kết quả giải quyết TTHC; chờ gặp gỡ, trao đổi với cán bộ, công chức hoặc cơ quan giải quyết TTHC. (5) Khu vực tiếp nhận và số hóa hồ sơ TTHC: Được chia thành từng quầy để tiếp nhận hồ sơ TTHC của cá nhân, tổ chức và thực hiện số hóa hồ sơ TTHC theo quy định; có bố trí quầy giải quyết TTHC trong ngày. (6) Khu vực trả kết quả TTHC: Trả kết quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ và đóng phí, lệ phí nếu có. (7) Một số khu vực khác: Tùy theo tình hình thực tế, các địa phương có thể bố trí thêm phân khu với: Các phòng nhỏ hỗ trợ cá nhân, tổ chức gọi điện thoại video với đại diện cơ quan giải quyết TTHC hoặc làm việc trao đổi trực tiếp với cán bộ, công chức hoặc cơ quan giải quyết TTHC (có thể đặt lịch hẹn trước) để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện TTHC. Quầy dành riêng cho đối tượng yếu thế như: người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người khuyết tật. Quầy dịch vụ hỗ trợ như: Hỗ trợ về pháp lý (dịch vụ tư vấn); hỗ trợ thanh toán phí, lệ phí (trực tuyến, tự động, cây thanh toán…); dịch vụ sao chụp, in ấn tài liệu; dịch vụ chứng thực, công chứng; dịch vụ bưu chính… (8) Khu vực nội bộ dành cho cán bộ, công chức của Chi nhánh: Phòng lãnh đạo, phòng họp, phòng làm việc dành cho những biên chế chuyên trách làm việc tại Trung tâm… 2. Tổ chức phân luồng theo mục đích của tổ chức, cá nhân: ![](00628448files/image008.jpg) Đường màu xanh lá và Đường màu tím: Là luồng cá nhân, tổ chức đến nộp hồ sơ TTHC và có thể chủ động tra cứu, tìm hiểu thông tin, chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ; giải quyết TTHC trong ngày. Đường màu hồng: Là luồng cá nhân, tổ chức đến nhận kết quả giải quyết TTHC. Đường màu cam: Là luồng cá nhân, tổ chức đến tự số hóa hồ sơ, giấy tờ và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên các trang thiết bị được bố trí sẵn tại Chi nhánh. Đường màu đỏ: Là luồng cá nhân, tổ chức thực hiện các dịch vụ khác: Các kiot tự động; video call hoặc làm việc trực tiếp; tư vấn hỗ trợ pháp lý; thanh toán; sao chụp, in ấn tài liệu; chứng thực, công chứng; quầy dành cho người yếu thế. Phụ lục 05 CÁC YÊU CẦU VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT VÀ TRANG THIẾT BỊ ![](00628448files/image009.jpg) 1. Đường truyền sử dụng mạng CPNET trên hạ tầng mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng (Thực hiện hướng dẫn theo thông tư 19/2023/TTBTTTT ngày 25 tháng 12 năm 2023 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Quyết định số 8/2023/QĐTTG ngày 5 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về Mạng Truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước): + UBND Thành phố đánh giá băng thông mạng CPNET trên hạ tầng đường truyền số liệu chuyên dùng cấp I, cấp II; Phối hợp, Cục Bưu điện trung ương, VNPT bảo đảm chất lượng đường truyền kết nối giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC với Cổng Dịch vụ công quốc gia, các Cơ sở dữ liệu quốc gia (đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp), các hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các bộ, ngành trung ương quản lý phục vụ tiếp nhận, giải quyết TTHC. Trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu, đề nghị Cục Bưu điện Trung ương, VNPT bổ sung băng thông đường truyền cho địa phương. + Đối với việc sử dụng Mạng Internet để xử lý công việc, tùy theo số lượng người (cán bộ, công chức, người lao động, người dân, doanh nghiệp) của từng đơn vị sử dụng tại Trung tâm phục vụ hành chính công và chi nhánh, đánh giá băng thông cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực hiện, giải quyết TTHC. Ví dụ: số lượng người lao động truy cập tại thời điểm cao điểm là 20 người; số người dân truy cập tại thời điểm cao điểm là 20 người (sử dụng điện thoại, máy tính kết nối mạng tại Bộ phận một cửa). Nếu mỗi cá nhân cần băng thông tối thiểu là 5 Mbps thì cơ quan cần bố trí đường truyền tối thiểu là (20 + 20) x 5 = 200 Mbps. 2. Trang thiết bị phục vụ số hóa: + Máy scan (kích cỡ A4, A3,…A0): trong đó máy scan khổ A4, A3 bắt buộc với các đơn vị. Máy scan từ A2 trở lên tùy theo nhu cầu của Bộ phận một cửa cấp tỉnh. +Thiết bị usb token phục vụ ký số: sử dụng chữ ký số hoặc chữ ký điện tử hợp lệ theo quy định của Luật giao dịch điện tử 3. Máy tính được cung cấp cho cán bộ, công chức Trung tâm phục vụ hành chính công và chi nhánh phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Yêu cầu tối thiểu phục vụ tại Trung tâm phục vụ hành chính công và chi nhánh: UBND cấp tỉnh đưa ra yêu cầu cấu hình máy tính của cán bộ, công chức, người lao động, bảo đảm truy cập, khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh. + Yêu cầu sử dụng hệ điều hành Windows có bản quyền, được update thường xuyên các bản vá. + Yêu cầu cài đặt các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin, các phần mềm diệt mã độc theo khuyến cáo của cơ quan chức năng; + Yêu cầu tối thiểu của phần mềm chuyên ngành (tư pháp[15], đăng ký kinh doanh, giao thông vận tải,…). + Yêu cầu tối thiểu phục vụ việc cài đặt, ký số chữ ký số chuyên dùng Chính phủ do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp. 4. Trang thiết bị hỗ trợ tư vấn tại chỗ: máy tính có kết nối với camera, mic để tương tác với cán bộ nghiệp vụ của các đơn vị chuyên môn. 5. Một số yêu cầu tùy chọn: Kiốt thông minh, thiết bị nhận diện sinh trắc học (khuôn mặt, vân tay, …), màn hình hiển thị mã QR phục vụ tra cứu mã hồ sơ, thanh toán trực tuyến. 6. Thực hiện các giải pháp giám sát, bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng theo hồ sơ xây dựng cấp độ được các cơ quan chức năng phê duyệt. [1] Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ... Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành; Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực,... Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân. [2] Chỉ số Hài lòng (SIPAS): Năm 2021 và 2022, thành phố Hà Nội đứng thứ 30/63 tỉnh thành; Năm 2023 tăng lên vị trí 21/63, tăng 9 bậc so với năm 2022 đạt tỷ lệ 83,57% (tăng 3,41%), đứng thứ 02 trong 05 thành phố trực thuộc Trung ương, hoàn thành chỉ tiêu đề ra năm 2023, Chỉ số Hài lòng đạt trên 83%. Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX): Năm 2021: thành phố Hà Nội xếp vị trí thứ 10 với kết quả 88,54%; Năm 2022 và 2023, Hà Nội vươn lên vị trí thứ 3/63 tỉnh thành, đạt 89.58 điểm, nằm trong top 10 tỉnh, thành phố có điểm Chỉ số cao và cao hơn so với giá trị trung bình của cả nước là 4.45% (giá trị trung bình của cả nước đạt 86.98%). [3] Các hồ sơ giải quyết TTHC sau khi tiếp nhận tại Trung tâm hay Bộ phận một cửa sẽ được phân loại, xử lý và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Quy trình này được thực hiện một cách độc lập giữa bộ phận tiếp nhận và cơ quan giải quyết hồ sơ để tránh sự nhũng nhiễu và tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Trung tâm. [4] Trích nguồn: https://vpcp.chinhphu.vn/mohinhtrungtamdichvusgphuc vucongdanvahanhtrinhtaodungmoi truongsach xanh115231123094155423.htm [5] Trích nguồn: https://danchuphapluat.vn/kinhnghiemcaicachhanhchinh cuatrungquocvamotsokien nghidoivoivietnam [6] www.apsc.gov.au [7] https://www.nsw.gov.au/stateofthecustomer [8] Các sở, ban, ngành đã đưa 100% TTHC vào thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh gồm: Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Công thương, Sở Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Ngoại vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng [9] Đối với các nhóm này, mặc dù không thực hiện tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa nhưng vẫn được theo dõi việc tiếp nhận, giải quyết thông qua Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh. [10] như: các kết quả do quy định của ngành yêu cầu in trên phôi và ký tươi để trả cho người dân, doanh nghiệp (phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề y, dược, xây dựng, bất động sản, giấy chứng nhận trường chuẩn quốc gia, Giấy chứng nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục…) ; các kết quả bằng chất liệu đặc thù (giấy phép lái xe, thẻ hướng dẫn viên du lịch…) ;… [11] Tùy tình hình thực tiễn có thể chia nhóm khu vực theo hướng như: Khu vực các quận trung tâm, Khu vực các quận phía Tây, Khu vực các huyện phía Bắc, Khu vực các huyện phía Nam, Khu vực các huyện phía Tây;... hoặc lựa chọn đặt Điểm tiếp nhận TTHC của các sở, ngành Thành phố tại Khu Liên cơ Võ Chí Công. [12] Khoản 3 Điều 3, Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mật độ dân số đối với đô thị loại đặc biệt: Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên. tục đẩy mạnh cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến (phấn đấu 100% TTHC liên thông và TTHC cấp xã thực hiện trên môi trường điện tử), thuê dịch vụ công ích. [13] Mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước [14] Công dân cung cấp thông tin gồm số định danh cá nhân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh; tổ chức cung cấp thông tin về mã số thuế [15] Văn bản số 1993/BTPHTQTCT ngày 19/4/2024 của Bộ Tư pháp về trang bị máy tính, trang thiết bị phục vụ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch
Quyết định 5390/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-5390-QD-UBND-2024-De-an-Thi-diem-thanh-lap-Trung-tam-Phuc-vu-hanh-chinh-cong-Ha-Noi-628448.aspx
{'official_number': ['5390/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 5390/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội”'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Hà Nội', ''], 'signer': ['Trần Sỹ Thanh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
243
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh Phúc Số: 15334/TCHQGSQL V/v xử lý hàng hóa từ bỏ Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Trả lời công văn số 3873/HQBRVTCM ngày 03/12/2014 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu về việc vướng mắc xử lý hàng từ bỏ, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Ngày 03/12/2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 16754/BTCTCHQ hướng dẫn xử lý xe ô tô, mô tô đã chuyển về cảng Việt Nam nhưng không đủ điều kiện nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển của Việt Kiều hồi hương. Do đó, đối với lô hàng cập cảng Việt Nam trước ngày 15/12/2013 nêu trên, chịu sự điều chỉnh tại điểm đ khoản 4 Điều 16 và điểm c khoản 6 Điều 16 Nghị định 97/2007/NĐCP ngày 07/6/2007 của Chính phủ để thực hiện xử phạt tiền và buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp, trong vòng 30 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan ra quyết định buộc tái xuất đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam mà không thực hiện tái xuất được thì cơ quan Hải quan thực hiện tịch thu hoặc tiêu hủy quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 97/2007/NĐCP và xử lý như sau: 1. Trường hợp kết quả giám định của cơ quan Đăng kiểm xác định tình trạng của chiếc mô tô là mới, chưa qua sử dụng: Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu căn cứ Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư số 15/2014/TTBTC ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính để xử lý theo quy định. 2. Trường hợp kết quả giám định của cơ quan Đăng kiểm xác định tình trạng của chiếc mô tô là đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu: Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu căn cứ điểm a khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 97/2007/NĐCP dẫn trên hoặc điểm b khoản 5 và khoản 6 Nghị định 127/2013/NĐCP ngày 15/10/2013 của Chính phủ để xem xét xử phạt bổ sung theo quy định. Tổng cục Hải quan trả lời nội dung trên để Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu biết và thực hiện./ Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT, GSQL (2b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Ngọc Anh
Công văn 15334/TCHQ-GSQL
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-15334-TCHQ-GSQL-nam-2014-xu-ly-hang-hoa-tu-bo-261686.aspx
{'official_number': ['15334/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 15334/TCHQ-GSQL năm 2014 xử lý hàng hóa từ bỏ do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '26/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
244
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3045/TCTCS V/v: thuế GTGT. Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2014 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị. Ngày 13/5/2014, Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1471/CTKTT ngày 22/4/2014 của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị về thuế GTGT đối với hoạt động xuất khẩu. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 quy định về điều kiện áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%: “a) Đối với hàng hóa xuất khẩu: Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuấtkhẩu; Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; Có tờ khai hải quan theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.” Tại Điều 16 Thông tư số 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Tại Điều 24 Luật Thương mại số 36/2005/QHII ngày 14/06/2005 quy định về hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa: “1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.” Tại Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại số 36/2005/QHII ngày 14/06/2005 quy định về mua bán hàng hóa quốc tế: “...2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” Tại Điều 46 Nghị định số 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định về thu thập thông tin ở nước ngoài trong quản lý thuế: “Điều 46. Thu thập thông tin ở ngoài nước trong quản lý thuế: 1. Cơ quan quản lý thuế tổ chức thu thập thông tin ở nước ngoài để phục vụ quản lý thuế, bao gồm: b) Xác định tính hợp pháp của các chứng từ giao dịch liên quan để tính thuế;”. Căn cứ hướng dẫn trên, đề nghị Cục Thuế căn cứ hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và tình hình kiểm tra thực tế để xem xét, xử lý cụ thể theo quy định. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Quảng Trị biết./. Nơi nhận: Như trên; Phó TCTr Cao Anh Tuấn (để b/c); Vụ PCBTC; Vụ PCTCT; Lưu: VT, CS(2b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Tân
Công văn 3045/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-3045-TCT-CS-thue-gia-tri-gia-tang-hoat-dong-xuat-khau-2014-321223.aspx
{'official_number': ['3045/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3045/TCT-CS năm 2014 về thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động xuất khẩu do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Nguyễn Hữu Tân'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
245
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2499/BGTVTKHCN&MT V/v thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông. Hà Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2024 Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh; Các Thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc nghiên cứu các giải pháp nhằm đa dạng nguồn vật liệu, giải quyết các khó khăn đối với vật liệu đắp nền đường cho các dự án cao tốc, đặc biệt đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực khan hiếm nguồn vật liệu cát sông (vật liệu chủ yếu sử dụng đắp nền đường). Song hành với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) triển khai thực hiện dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long” (Dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản); Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành hoàn thành công tác thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường[1] (Dự án thí điểm), thành lập Hội đồng cấp Bộ đánh giá kết quả triển khai, Bộ GTVT thông báo tới các tỉnh, thành phố kết quả đánh giá của Hội đồng cấp Bộ về việc sử dụng cát biển làm nền đường giao thông như sau: Cát biển sử dụng cho đoạn thí điểm có chỉ tiêu cơ lý đáp ứng yêu cầu vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012 “Nền đường thi công và nghiệm thu”. Báo cáo tổng kết công tác thi công, kiểm định đánh giá chất lượng thi công, quan trắc môi trường cho thấy đủ cơ sở để có thể sử dụng cát biển đắp nền đường ô tô trong các điều kiện tương tự như khu vực thử nghiệm của Dự án thí điểm. Tuy nhiên do Dự án thí điểm mới chỉ thực hiện với quy mô nhỏ, cấp thiết kế thấp hơn đường cao tốc, chất lượng cát biển mới chỉ được nghiên cứu cho một khu vực (mỏ cát biển tỉnh Trà Vinh), các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về độ mặn đối với cây trồng vật nuôi chưa đầy đủ. Vì vậy, việc sử dụng đại trà vật liệu cát biển để xây dựng đường ô tô cần được tiếp tục thí điểm mở rộng ở các dự án với cấp quy mô, cấp thiết kế cao hơn, cũng như thí điểm ở các điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường, nguồn vật liệu cát biển khác nhau để có cơ sở đánh giá một cách toàn diện. Hội đồng cấp Bộ thống nhất việc sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường ô tô cao tốc với một số điều kiện: (1) chỉ sử dụng cát biển đáp ứng các tiêu chuẩn vật liệu theo TCVN 9436:2012 , sử dụng cho nền đắp có độ chặt K≤ 95 tại các khu vực có điều kiện môi trường nhiễm mặn tương tự khu vực thử nghiệm của Dự án thí điểm. Trước mắt nên xem xét sử dụng cho khu vực hạ âm, nền đắp K95, khu vực nền đường nằm dưới khu vực chịu tác động của hoạt tải; (2) cần triển khai các giải pháp quan trắc môi trường để giám sát mức độ tác động trong quá trình thực hiện. Bộ TN&MT đã thực hiện Dự án đánh giá tài nguyên khoáng sản tại khu vực tỉnh Sóc Trăng, trong đó đánh giá về cơ bản các chỉ tiêu cát biển vùng biển gần bờ của tỉnh Sóc Trăng đáp ứng các yêu cầu làm vật liệu đắp nền đường theo TCVN 9436:2012 [2]; đã chuyển giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tài liệu, hồ sơ để tiến hành các thủ tục để khai thác, cung cấp vật liệu cho các dự án theo cơ chế đặc thù quy định tại các Nghị quyết số 43/2022/QH15, Nghị quyết số 106/2023/QH15 của Quốc hội. Trên cơ sở kết quả nêu trên, Bộ GTVT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, điều kiện thực tế triển khai dự án của địa phương để tổ chức triển khai thí điểm mở rộng sử dụng cát biển làm nền đường cho dự án xây dựng công trình giao thông có điều kiện tự nhiên, môi trường tương tự như Dự án thí điểm. Trong quá trình triển khai thực hiện, các đơn vị cần: (1) nghiên cứu các khuyến nghị của Hội đồng khoa học cấp Bộ; có các giải pháp quan trắc môi trường, tổ chức giám sát, đánh giá mức độ tác động trong quá trình thực hiện; đảm bảo tuân thủ các quy định về đầu tư, xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan; tổng hợp số liệu gửi về Bộ GTVT; (2) tiếp tục khảo sát, thu thập số liệu và xây dựng định mức theo các quy định tại Điều 21 của Nghị định số 10/2021/NĐCP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc kịp thời tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn. (Kèm theo báo cáo, chỉ dẫn kỹ thuật của Dự án thí điểm do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận là Chủ đầu tư; Báo cáo số 190/BCBTNMT ngày 13/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”; Tài liệu kèm theo được tải theo mã QR dưới đây)./. Nơi nhận: Như trên; PTTg Trần Hồng Hà (để b/c); Bộ trưởng (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Các Bộ: TN&MT; KH&CN; XD; Ban QLDA Mỹ Thuận (để t/h); Ban QLDA trực thuộc Bộ GTVT; Lưu: VT, KHCN&MT(Thamdh,DungNA). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Lâm Mã QR tải tài liệu kèm theo: ![](00627467files/image001.jpg) [1] Trên phạm vi đoạn tuyến hoàn trả ĐT.978 thuộc Dự án thành phần đoạn Hậu Giang Cà Mau thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 20212025. [2] Báo cáo số 190/BCBTNMT ngày 13/12/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả về kết quả Dự án “Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Công văn 2499/BGTVT-KHCN&MT
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Giao-thong-Van-tai/Cong-van-2499-BGTVT-KHCN-MT-2024-noi-dung-chinh-thi-diem-su-dung-cat-bien-lam-nen-duong-giao-thong-627467.aspx
{'official_number': ['2499/BGTVT-KHCN&MT'], 'document_info': ['Công văn 2499/BGTVT-KHCN&MT năm 2024 thông báo một số kết quả, nội dung chính việc thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông do Bộ Giao thông vận tải ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Nguyễn Duy Lâm'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/03/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
246
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1371/QĐUBND Quảng Ninh, ngày 27 tháng 4 năm 2020 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị định s ố 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tr ong giải quy ế t thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư s ố 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của V ă n phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ ch ế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 302 /TTrTNMT ngày 20 tháng 4 năm 20 20 , QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường (có quy trình chi tiết kèm theo). Ủy ban nhân dân tỉnh giao: Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy trình nội bộ được phê duyệt chỉ đạo việc xây dựng, cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công tỉnh theo quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng Cổng dịch vụ công của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 09/2019/QĐUBND ngày 13/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3.Các ông, bà: Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Thắng PHỤ LỤC 1 QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐUBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh) TT STT TRÌNH TỰ/TÊN TTHC BỘ PHẬN XỬ LÝ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT (Ngày làm việc) CƠ QUAN PHỐI HỢP (Nếu có) GHI CHÚ (Thẩm quyền phê duyệt) I LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN (17 TTHC) 1 1 Thủ tục cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản; cấp giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư công trình. 45 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 2 2 Thủ tục chấp thuận tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản. 5 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Bộ phận Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Trung tâm Phục vụ Hành chính công Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 3 3 Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản. 15 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 4 4 Thủ tục đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 15 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 5 5 Thủ tục Đăng ký khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án xây dựng công trình (đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó) bao gồm cả đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 6 6 Thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản. 65 ngày đối với khu vực không đấu giá 45 ngày đối với khu vực đấu giá UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 7 7 Thủ tục gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản. 20 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh 8 8 Thủ tục trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản. 20 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh 9 9 Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. 25 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh 10 10 Thủ tục gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản. 37 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 11 11 Thủ tục trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. 32 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 12 12 Thủ tục gia hạn giấy phép tận thu khoáng sản. 12 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 13 13 Thủ tục trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. 12 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 14 14 Thủ tục cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. 18 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 15 15 Thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản. 70 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 16 16 Thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. 37 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 17 17 Thủ tục phê duyệt trữ lượng khoáng sản. 75 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh II LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC (16 TTHC) 18 1 Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m 3/ngày đêm. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh 19 2 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m 3/ngày đêm. 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 20 3 Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 21 4 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm. 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 22 5 Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m 3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000Kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày đêm; cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ngày đêm. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 23 6 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m 3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000Kw; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000m3/ngày đêm; Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng dưới 100.000m3/ngày đêm. 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 24 7 Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m 3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 25 8 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m 3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác. 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 26 9 Cấp lại giấy phép tài nguyên nước. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh Bước 2 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 27 10 Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo Tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh 28 11 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 29 12 Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 30 13 Lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh. 25 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 31 14 Thẩm định, phê duyệt phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ chứa thủy điện và hồ chứa thủy lợi. 20 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 32 15 Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép trước ngày Nghị định số82/2017/NĐCP có hiệu lực. 15 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 33 16 Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. 15 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh III LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN (03 TTHC) 34 1 Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. 12 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh 35 2 Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. 12 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC Cán bộ Phòng Tài nguyên nước Khoáng sản và Biến đổi khí hậu Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 3 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 4 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 5 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh Quảng Ninh 36 3 Cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Trung tâm PVHCC tỉnh Bước 2 Trình UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo sở Sở TNMT Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh Trung tâm PVHCC tỉnh IV LĨNH VỰC ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ (02 TTHC) 37 1 Cung cấp thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ. 01 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Kiểm tra, xác nhận Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 38 2 Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ hạng II. Đối với trường hợp cấp lần đầu: 10 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải kết quả sát hạch và xét cấp chứng chỉ hành nghề Đối với trường hợp gia hạn, cấp lại, cấp đổi chứng chỉ hành nghề: 3 ngày làm việc. “Quy trình từng bước TTHC” Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định TTHC, trình ký duyệt Cán bộ Quản lý Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo sở Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh V LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG (11 TTHC) 39 1 Thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường/thẩm định, phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường, lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường sở, ban, ngành, địa phương, chuyên gia liên quan Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 40 2 Thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản/ thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại điều 5 Nghị định số19/2015/NĐCP sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 điều 2 Nghị định số 40/2019/NĐCP). 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường, lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Sở, ban, ngành, địa phương, chuyên gia liên quan Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 41 3 Thủ tục chấp thuận về môi trường đối với đề nghị điều chỉnh, thay đổi nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. 10 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường, lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Sở, ban, ngành, địa phương, chuyên gia liên quan Bước 3 UBND Tỉnh phê duyệt Lãnh đạo UBND tỉnh VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND Tỉnh Bước 4 Trả kết quả TTHC Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 42 4 Thủ tục tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường, Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường Bước 3 Lãnh đạo sở phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 43 5 Thủ tục đăng ký/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường. 05 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 44 6 Thủ tục cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Sở Tài nguyên và Môi trường 6.1 Trường hợp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại. 03 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (cán bộ được ủy quyền) Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 6.2 Trường hợp có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 45 7 Thủ tục cấp lại sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Sở Tài nguyên và Môi trường 7.1 Trường hợp không có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại. 03 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (cán bộ được ủy quyền) Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở TNMT Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 7.2 Trường hợp có công trình bảo vệ môi trường để tự xử lý chất thải nguy hại. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường. Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 46 8 Thủ tục thẩm định tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. 03 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (cán bộ được ủy quyền) Bước 3 Phê duyệt Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh (cán bộ được ủy quyền) Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 47 9 Thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường Các Sở, ban, ngành địa phương liên quan (trường hợp cần thiết); đơn vị quan trắc môi trường (nếu có). Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 48 10 Thủ tục xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. 20 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường Các Sở, ban, ngành địa phương liên quan Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 49 11 Thủ tục vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. 10 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bước 2 Thẩm định Bộ phận chuyên ngành Chi cục Bảo vệ môi trường Các Sở, ban, ngành địa phương liên quan(trường hợp cần thiết); đơn vị quan trắc môi trường (nếu có). Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh VI LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI (35 TTHC) 50 1 Thủ tục điều chỉnh quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 2004. Không quá 15 ngày làm việc. Không bao gồm thời gian lấy ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. (Trường hợp phải lấy ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 05 ngày sau khi nhận được văn bản chấp thuận của Thủ tướng chính phủ, UBND tỉnh sẽ ban hành Quyết định điều chỉnh). UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 51 2 Thủ tục gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo. Không quá 7 ngày làm việc; Không quá 12 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 52 3 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 60 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Chánh Thanh tra sở Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ Thanh tra sở Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 53 4 Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Không quá 10 ngày làm việc; Không quá 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. (Thời gian quy định này không bao gồm thời gian làm thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa,đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư theo quy định; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 4 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 54 5 Thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Không quá 15 ngày làm việc; Không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 55 6 Thủ tục giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Không quá 15 ngày làm việc; Không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 56 7 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Không quá 13 ngày làm việc; Không quá 23 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (Không bao gồm: Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định) UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 57 8 Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 15 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 58 9 Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 15 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 59 10 Thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. 15 ngày (Áp dụng với quy trình hồ sơ ban hành quyết định thu hồi đất của Sở Tài nguyên và Môi trường) UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 4 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 60 11 Thẩm định phương án sử dụng đất của Công ty Nông, Lâm nghiệp. 20 ngày làm việc (Thời gian này không bao gồm thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan và thời gian các cơ quan gửi văn bản góp ý kiến về Sở Tài nguyên và Môi trường) Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Các sở ban ngành, địa phương liên quan Thẩm định Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Lấy ý kiến thẩm định Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 4 Trình thẩm định Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 5 Ký phê duyệt Giám đốc Sở Bước 6 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 61 12 Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai. 01 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 62 13 Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu. 07 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Thẩm định Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 63 14 Thủ tục đăng ký đất đai đối với trường hợp được nhà nước giao đất để quản lý. 5 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, cập nhập thông tin Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 64 15 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định. 10 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 65 16 Thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. 8 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 66 17 Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. 01 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 67 18 Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có nhiều thửa đất mà người sử dụng đất chuyển quyền sử dụng một hoặc một số thửa đất đó. 8 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 68 19 Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. 3 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 69 20 Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế. Tổng 5 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 70 21 Thủ tục tách hoặc hợp thửa đất. Tổng 12 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 71 22 Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 06 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 72 23 Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp. 5 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 73 24 Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. 40 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Kiểm tra, ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 74 25 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 75 26 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 76 27 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất. 15 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 77 28 Thủ tục đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp. 14 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 78 29 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở. 20 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Đăng ký đất đai Thẩm định, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 5 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 6 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 79 30 Thủ tục Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. 20 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 4 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 5 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 6 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 7 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 80 31 Thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất; chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình vào doanh nghiệp tư nhân. 08 Ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 81 32 Thủ tục đăng ký biến động cho trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất. 25 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các sở ban ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Trưởng phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Thẩm định trình phê duyệt Cán bộ phòng Quy hoạch kế hoạch đất đai Bước 3 Phê duyệt Ủy ban Nhân dân tỉnh Bước 4 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 5 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 6 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 7 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 82 33 Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất (theo quy định 10 ngày). 10 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 83 34 Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 10 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 84 35 Chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất. 20 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối kiểm tra, xác nhận Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, xác nhận Cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai Bước 3 Chủ trì điều phối kiểm tra Trưởng phòng Đăng ký đất đai Kiểm tra, trình phê duyệt Cán bộ phòng Đăng ký đất đai Bước 4 Phê duyệt Lãnh đạo sở Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh VII LĨNH VỰC BIỂN VÀ HẢI ĐẢO (12 TTHC) 85 1 Thủ tục Giao khu vực biển. 37 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 86 2 Thủ tục Gia hạn Quyết định giao khu vực biển. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 87 3 Thủ tục Sửa đổi, bổ sung Quyết định giao khu vực biển. 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 88 4 Thủ tục Trả lại khu vực biển. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 89 5 Thủ tục Thu hồi khu vực biển. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 90 6 Thủ tục Cấp giấy phép nhận chìm ở biển. 32 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 91 7 Thủ tục Gia hạn giấy phép nhận chìm ở biển. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 92 8 Thủ tục Sửa đổi, bổ sung giấy phép nhận chìm ở biển. 22 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 93 9 Thủ tục trả lại giấy phép nhận chìm. 27 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 94 10 Thủ tục cấp lại giấy phép nhận chìm. 14 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 95 11 Thủ tục khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo thông qua mạng điện tử. UBND tỉnh 11.1 Đối với dữ liệu đơn giản. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 11.2 Đối với dữ liệu phức tạp. 16 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 11.3 Đối với dữ liệu quá phức tạp. 28 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 96 12 Thủ tục khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường biển và hải đảo thông qua phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu. UBND tỉnh 12.1 Đối với dữ liệu đơn giản. 04 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 12.2 Đối với dữ liệu phức tạp. 16 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 12.3 Đối với dữ liệu quá phức tạp. 28 ngày UBND tỉnh Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Chủ trì điều phối thẩm định Lãnh đạo Chi cục Biển và Hải đảo Thẩm định Cán bộ Chi cục Biển và Hải đảo Trình phê duyệt Lãnh đạo sở Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh VIII LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM (09 TTHC) 97 1 Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất). 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 98 2 Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 99 3 Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 100 4 Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 101 5 Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 102 6 Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 103 7 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 104 8 Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở. 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 105 9 Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất 1 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Thẩm định, phê duyệt tại chỗ Tổ hành chính công thuộc Sở Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh IX LĨNH VỰC CHUNG (01 TTHC) 106 1 Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. 2 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Kiểm tra, tra cứu, truy suất dữ liệu Cán bộ Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường Bước 3 Trình phê duyệt Lãnh đạo Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh X LĨNH VỰC VIỄN THÁM (01 TTHC) 107 1 Khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu viễn thám. 2 ngày Sở Tài nguyên và Môi trường Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Sở, ban, ngành, địa phương liên quan Bước 2 Kiểm tra, tra cứu, truy suất dữ liệu Cán bộ Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường Bước 3 Trình phê duyệt Lãnh đạo Trung tâm công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh PHỤ LỤC 2 QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐUBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh) TT STT TRÌNH TỰ/TÊN TTHC BỘ PHẬN XỬ LÝ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT (Ngày làm việc) GHI CHÚ (Thẩm quyền phê duyệt) I LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC (02 TTHC) 1 1 Đăng ký khai thác nước dưới đất. 10 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 2 2 Lấy ý kiến UBND cấp huyện đối với các dự án đầu tư có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh. 10 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện, thị xã, thành phố Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện II LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG (02 TTHC) 3 1 Thủ tục tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường. 15 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận hành chính công chuyên ngành, Bộ phận hành chính công chuyên ngành, phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 4 2 Thủ tục đăng ký/đăng ký xác nhận lại kế hoạch bảo vệ môi trường. 05 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận hành chính công chuyên ngành, Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện III LĨNH VỰC ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM (09 TTHC) 5 1 Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (gồm trường hợp đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất). 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 6 2 Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 7 3 Đăng ký thế tài sản gắn liền với đất không phải là nhà ở mà tài sản đó đã được hình thành nhưng chưa được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 8 4 Đăng ký bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất có bảo lưu quyền sở hữu. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 9 5 Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 10 6 Sửa chữa sai sót nội dung biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký do lỗi của cơ quan quản lý. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện 11 7 Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 12 8 Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 13 9 Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 01 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định, phê duyệt hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện IV LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI (30 TTHC) 14 1 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 45 ngày làm việc; 55 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 15 2 Thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. 20 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 16 3 Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; 30 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 17 4 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân. 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (không tính thời gian người dân thực hiện nộp nghĩa vụ tài chính). UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Thụ lý hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 5 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 6 Thực hiện NVTC Người dân Không tính vào thời gian thực hiện thủ tục hành chính Bước 7 Chỉnh lý hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 8 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 18 5 Thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu. 25 ngày làm việc; 35 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất 19 6 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định. 20 ngày làm việc; 30 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Niêm yết công khai UBND cấp xã Bước 4 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 5 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 6 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 7 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 8 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 9 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 20 7 Thủ tục xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. 03 ngày làm việc; 13 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất; Lãnh đạo UBND cấp huyện (nếu cấp giấy) Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện 21 8 Thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận. 10 ngày làm việc; 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thụ lý thuế (nếu có) Chi cục thuế Bước 4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) Người dân Bước 5 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 6 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 7 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 22 9 Thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề. 10 ngày làm việc; 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 23 10 Thủ tục gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế. 07 ngày làm việc; 17 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 24 11 Thủ tục xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu. 05 ngày làm việc; 15 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Xác nhận tại xã UBND cấp xã Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 25 12 Thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất. 15 ngày làm việc; 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất; Lãnh đạo UBND cấp huyện (nếu cấp giấy) Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện 26 13 Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 07 ngày làm việc; 17 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn; 50 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ; 60 ngày làm việc đối với trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 27 14 Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp. 10 ngày làm việc; 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 28 15 Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện. 40 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 29 16 Thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. 30 ngày làm việc; 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Niêm yết công khai, xác nhận UBND cấp xã Bước 4 Lấy phiếu ý kiến tài sản (nếu có) Cơ quan quản lý nhà nước với loại tài sản Bước 5 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 6 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 7 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 8 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 9 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 10 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 30 17 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trong trường hợp thửa đất gốc chưa được cấp Giấy chứng nhận. 20 ngày làm việc; 30 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Xác nhận tại xã (nếu có) UBND cấp xã Bước 4 Lấy phiếu ý kiến tài sản (nếu có) Cơ quan quản lý nhà nước với loại tài sản Bước 5 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 6 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 7 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 8 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 9 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 10 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 31 18 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất. 30 ngày làm việc; 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Xác nhận tại xã UBND cấp xã Bước 4 Lấy phiếu ý kiến tài sản (nếu có) Cơ quan quản lý nhà nước với loại tài sản Bước 5 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 6 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 7 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 8 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 9 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 10 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 32 19 Đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp. 15 ngày làm việc; 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Xác nhận tại xã UBND cấp xã Bước 3 Lấy phiếu ý kiến tài sản (nếu có) Cơ quan quản lý nhà nước với loại tài sản Bước 4 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 5 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 6 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 7 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 8 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 9 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 33 20 Thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý. 15 ngày làm việc; 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 34 21 Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở. 15 ngày làm việc; 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 5 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 6 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 7 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 35 22 Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận. Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất : 10 ngày làm việc. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng: 5 ngày làm việc. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Cho thuê, cho thuê lại quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất: 3 ngày làm việc. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Phục vụ Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thụ lý thuế (nếu có) Chi cục thuế Bước 4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) Người dân Bước 5 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất; Lãnh đạo UBND huyện (nếu cấp giấy) Bước 6 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 36 23 Thủ tục Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm. 30 ngày làm việc; 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 37 24 Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất; đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp. 10 ngày làm việc; 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thụ lý thuế (nếu có) Chi cục thuế Bước 4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) Người dân Bước 5 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất; Lãnh đạo UBND huyện (nếu cấp giấy) Bước 6 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 38 25 Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất. 30 ngày làm việc; 40 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 phê duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 4 Thụ lý thuế Chi cục thuế Bước 5 Thực hiện nghĩa vụ tài chính Người dân Bước 6 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 7 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 39 26 Thủ tục Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất. 10 ngày làm việc; 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 4 Ký duyệt Lãnh đạo UBND huyện Bước 5 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 40 27 Đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền 10 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Thụ lý thuế (nếu có) Chi cục thuế Bước 4 Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có) Người dân Bước 5 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Bước 6 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 41 28 Thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. 10 ngày làm việc, trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 42 29 Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 20 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện 43 30 Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam 20 ngày UBND cấp huyện Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận Tài nguyên và Môi trường Trung tâm Hành chính công cấp huyện Bước 2 Thẩm định hồ sơ Phòng Tài nguyên và Môi trường Bước 3 Ký duyệt Lãnh đạo UBND cấp huyện Bước 4 Trả kết quả Trung tâm Hành chính công cấp huyện PHỤ LỤC 3 QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 1371/QĐUBND ngày 27/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh) TT STT TRÌNH TỰ/TÊN TTHC BỘ PHẬN XỬ LÝ THỜI GIAN GIẢI QUYẾT (Ngày làm việc) GHI CHÚ (Thẩm quyền phê duyệt) I LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI (01 TTHC) 1 1 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai 45 ngày UBND cấp xã Bước 1 Tiếp nhận hồ sơ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa cấp xã Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã Bước 3 Lập biên bản hòa giải UBND cấp xã II LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG (01 TTHC) 2 1 Thủ tục tham vấn cộng đồng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 15 ngày UBND cấp xã Bước 1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa UBND cấp xã Bước 2 Thẩm định hồ sơ Bộ phận chuyên môn nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã Đại diện UBND cấp xã, Chủ dự án, Đơn vị tư vấn, đại diện MTTQ cấp xã, các tổ chức CTXH, tổ chức XH nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn bản. Bước 3 Phê duyệt Lãnh đạo UBND cấp xã Bước 4 Trả kết quả Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa UBND cấp xã
Quyết định 1371/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1371-QD-UBND-2020-giai-quyet-thu-tuc-hanh-chinh-So-Tai-nguyen-tinh-Quang-Ninh-478465.aspx
{'official_number': ['1371/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1371/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý và thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Ninh', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Thắng'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/04/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
247
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 7257/TCHQGSQL V/v thủ tục hải quan đối với hàng hóa GC với thương nhân nước ngoài Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2014 Kính gửi: Công ty TNHH Partron Vina. (Đ/c: lô 11, khu CN Khai Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) Trả lời công văn số 285/CVXNK ngày 30/05/2014 của Công ty TNHH Partron Vina về việc đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài nhưng giao, nhận nguyên liệu, vật tư, sản phẩm gia công tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Về đề nghị của Công ty, Tổng cục Hải quan đã có trả lời Công ty TNHH Shinhan Vina tại công văn số 4112/TCHQGSQL ngày 16/04/2014. Căn cứ quy định tại Điều 37, 38 Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài là việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ra nước ngoài để thực hiện hoạt động gia công sản phẩm; tại các điều này không quy định việc đặt gia công ở nước ngoài mà không xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ra nước ngoài. Để thuận lợi trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, đáp ứng yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan, đề nghị Công ty thực hiện ký kết trực tiếp hợp đồng gia công với Công ty TNHH Shinhan Vina. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại tiết đ1 điểm đ khoản 3 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính. Chính sách thuế thực hiện theo quy định hiện hành. Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH Partron Vina biết, thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Vũ Ngọc Anh
Công văn 7257/TCHQ-GSQL
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-7257-TCHQ-GSQL-2014-thu-tuc-hai-quan-hang-hoa-gia-cong-thuong-nhan-nuoc-ngoai-237757.aspx
{'official_number': ['7257/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 7257/TCHQ-GSQL năm 2014 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '17/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
248
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1416/QĐUBND Đắk Nông, ngày 19 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP, ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 20242028 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Quyết định số 46/2015/QĐTTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 170/TTrSLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt danh mục các nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 20242028 (chi tiết các nghề theo phụ lục đính kèm). Điều 2. Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo quy định. Định kỳ hằng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề đào tạo phù hợp với tình hình thực tiễn. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; CT, các PCT UBND tỉnh; CVP, các PCVP UBND tỉnh; Các Sở: Tài chính, KH&ĐT, Tư pháp; Cổng Thông tin điện tử tỉnh; Lưu: VT, KGVX (Q). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tôn Thị Ngọc Hạnh PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC NGHỀ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP VÀ ĐÀO TẠO DƯỚI 03 THÁNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 20242028 (50 nghề) (Kèm theo Quyết định số 1416/QBUBND ngày 19/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh) TT Tên nghề TT Tên nghề I Kỹ thuật Xây dựng VI Nông nghiệp Thú y 1 Xây dựng dân dụng 1 Kỹ thuật Chăn nuôi thú y 2 Kỹ thuật xây dựng 2 Kỹ thuật trồng rau, hoa công nghệ cao 3 Cắt gọt kim loại 3 Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả II Kỹ thuật điện, điện tử, điện dân dụng 4 Kỹ thuật trồng nấm 1 Điện dân dụng 5 Kỹ thuật trồng trọt và bảo vệ thực vật 2 Điện công nghiệp 6 Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu 3 Điện lạnh 7 Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cà phê 4 Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ 8 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su 5 Sửa chữa điện thoại 9 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca 6 Sửa chữa quạt, động cơ điện và ổn áp 10 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng 7 Lắp đặt điện nội thất 11 Kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm 8 Kỹ thuật hàn 12 Kỹ thuật sơ chế và bảo quản rau, quả 9 Sửa chữa máy nông nghiệp 13 Kỹ thuật sơ chế và bảo quản cà phê 10 Cơ điện nông thôn 14 Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hạt điều III Dịch vụ thẩm mỹ 15 Chăn nuôi gia súc 1 Trang điểm 16 Chăn nuôi gia cầm 2 Chăm sóc da VII Du lịch, khách sạn, nhà hàng IV Dệt May 1 Kỹ thuật pha chế đồ uống 1 May công nghiệp 2 Kỹ thuật Nấu ăn
Quyết định 1416/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-1416-QD-UBND-2024-phe-duyet-danh-muc-nghe-dao-tao-trinh-do-so-cap-Dak-Nong-634886.aspx
{'official_number': ['1416/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1416/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Danh mục các nghề đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2024-2028'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Tôn Thị Ngọc Hạnh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
249
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 05/2024/TTBGTVT Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2024 THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, PHƯƠNG TIỆN VÀ NGƯỜI LÁI Căn cứLuật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứLuật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số65/2016/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định số 138/2018/NĐCP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe; Nghị định số 70/2022/NĐCP ngày 27 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đường bộ; Căn cứ Nghị định số10/2020/NĐCP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 47/2022/NĐCP ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 10/2020/NĐCP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Căn cứ Nghị định số56/2022/NĐCP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái. Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2011/TTBGTVT ngày 07 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ 1. Bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 4; điểm b khoản 2 Điều 10. 2. Thay thế Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 06/2011/TTBGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2015/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô (sau đây gọi là Thông tư số 09/2015/TTBGTVT), Thông tư số 36/2020/TTBGTVT ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 36/2020/TTBGTVT), Thông tư số 05/2023/TTBGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái (sau đây gọi là Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) 1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3, điểm c khoản 3 Điều 4 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “b) Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình được truyền từ máy chủ dịch vụ về máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo theo thứ tự thời gian. Trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày cuối cùng máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam nhận dữ liệu, trường hợp dữ liệu truyền bị gián đoạn thì thực hiện gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi có kết nối trở lại; đối với các trường hợp quá 03 ngày, đơn vị truyền dữ liệu gửi thông báo đến Cục Đường bộ Việt Nam để bố trí kênh truyền lại dữ liệu;”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 Điều 4 như sau: “c) Giao thức truyền dữ liệu do Cục Đường bộ Việt Nam công bố công khai trên Trang Thông tin điện tử của Cục Đường bộ Việt Nam.”. 2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “Điều 5. Quy định về phương pháp tính toán 1. Việc tính toán về km xe chạy, tốc độ xe chạy, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày được thực hiện trên máy chủ dịch vụ, trên máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam. Không sử dụng dữ liệu trong các bản tin truyền về bị lỗi để thực hiện tính toán, chi tiết xử lý lọc nhiễu các bản tin trước khi tính toán quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Tính toán quá tốc độ xe chạy a) Phương pháp xác định quá tốc độ xe chạy được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Phần mềm trên máy chủ thực hiện tính toán quá tốc độ xe chạy dựa trên tọa độ, chiều của các biển báo tốc độ và khu vực hạn chế tốc độ được cơ quan quản lý đường bộ công bố. Trường hợp chưa có dữ liệu về tọa độ, chiều của các biển báo tốc độ và khu vực hạn chế tốc độ được cơ quan quản lý đường bộ công bố thì thực hiện tính toán trên cơ sở tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư đối với từng loại xe. Trường hợp tốc độ tối đa cho phép giữa các làn của tuyến đường khác nhau thì thực hiện tính toán trên cơ sở tốc độ tối đa cho phép của làn xe có tốc độ cao nhất. 3. Tính toán thời gian lái xe a) Thời gian lái xe của một người lái xe được xác định khi người lái xe điều khiển phương tiện tham gia giao thông (chỉ tính thời gian khi phương tiện di chuyển có tốc độ); b) Quá thời gian lái xe liên tục được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người vượt quá 04 giờ nhưng người lái xe không dừng nghỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 10/2020/NĐCP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô hoặc không thực hiện đổi người lái xe; c) Quá thời gian làm việc của người lái xe trong ngày được xác định khi có tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ. Ngày làm việc của người lái xe được tính từ 00:00 giờ đến 24:00 giờ; d) Phương pháp tính toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Xác định không truyền dữ liệu Không truyền dữ liệu được xác định khi phương tiện có sự dịch chuyển về vị trí so với vị trí được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu ngừng truyền dữ liệu và không có dữ liệu trong khoảng thời gian phương tiện di chuyển giữa hai vị trí. Phương pháp tính toán thực hiện theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. 5. Tính toán về km xe chạy được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này. 6. Giá trị của kết quả tính toán được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.”. 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “Điều 6. Quy định khai thác, sử dụng dữ liệu 1. Việc khai thác dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình thực hiện theo quy định của pháp luật về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. 2. Thông tin dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của phương tiện được khai thác, sử dụng để phục vụ công tác quản lý hoạt động vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải; phục vụ công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, về trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự, thuế, phòng, chống buôn lậu. 3. Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên môi trường mạng được bảo mật theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin. 4. Công bố công khai trên trang Thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải kết quả xử lý vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình đối với các xe, lái xe do Sở cấp phù hiệu, biển hiệu.”. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “1. Cục Đường bộ Việt Nam quản lý hệ thống thông tin thống nhất trong phạm vi cả nước, tổng hợp và phân tích theo các chỉ tiêu dữ liệu đầu vào được truyền về từ máy chủ dịch vụ để phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tải, bao gồm: a) Báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp phương tiện quá tốc độ; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp lái xe liên tục quá 4 giờ; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp lái xe làm việc quá 10 giờ trong ngày; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp không truyền dữ liệu theo ngày; báo cáo tổng hợp và chi tiết các trường hợp không truyền dữ liệu khi xe đang di chuyển; báo cáo tổng hợp và chi tiết đối với các trường hợp không truyền đầy đủ thông tin theo quy định; báo cáo chi tiết các hiện tượng bất thường của dữ liệu; b) Báo cáo tổng hợp và chi tiết hành trình chạy xe; báo cáo tổng hợp phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải theo loại hình kinh doanh; báo cáo chi tiết dừng, đỗ của phương tiện; c) Báo cáo tổng hợp và chi tiết theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐCP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; d) Hiển thị thông tin của phương tiện trên bản đồ số phục vụ giám sát trực tuyến, tra cứu thông tin.”. 5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 6, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Thực hiện việc tiếp nhận, tổng hợp, phân tích dữ liệu được truyền từ máy chủ dịch vụ theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư này. Cảnh báo trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam để các đơn vị khai thác dữ liệu thiết bị giám sát hành trình biết các trường hợp không nhận được dữ liệu từ 30 phút trở lên hoặc các sự cố về đường truyền hoặc sự cố máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 8 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “6. Khai thác, sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam khi thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các địa phương hoặc khi có yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan chức năng.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 8 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “9. Lưu trữ dữ liệu báo cáo trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam tối thiểu 02 năm.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 8 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT như sau: “10. Tổng hợp kết quả xử lý thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các Sở Giao thông vận tải.”. 6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1, khoản 3 và bổ sung khoản 9 vào Điều 9 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT như sau: “b) Khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống thông tin của Cục Đường bộ Việt Nam để theo dõi, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, phương tiện, lái xe trên địa bàn địa phương.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “3. Bảo mật tên đăng nhập và mật khẩu truy cập, thông tin dữ liệu trên hệ thống của Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định. Trường hợp có nhu cầu cấp lại hoặc cấp bổ sung phải có văn bản gửi Cục Đường bộ Việt Nam.”; c) Bổ sung khoản 9 vào Điều 9 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT như sau: “9. Thông báo đến Cục Đường bộ Việt Nam đối với các trường hợp dữ liệu có sự bất thường hoặc cần kiểm tra lại thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng dữ liệu trên hệ thống.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 7 Điều 10 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Truyền dẫn chính xác, đầy đủ dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này về Cục Đường bộ Việt Nam. Cung cấp mật khẩu truy cập vào cơ sở dữ liệu và phần mềm khai thác, thuật toán giải mã trong trường hợp có thông tin được mã trong cơ sở dữ liệu của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 10 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT như sau: “7. Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận của đơn vị.”. 8. Bổ sung khoản 7 vào Điều 12 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT như sau: “7. Cung cấp mật khẩu truy cập vào cơ sở dữ liệu, thuật toán giải mã trong trường hợp có thông tin được mã hóa trong cơ sở dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.”. 9. Thay thế Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6 ban hành kèm Thông tư số 09/2015/TTBGTVT tương ứng bằng Phụ lục IV, Phụ lục V, Phụ lục VI, Phụ lục VII, Phụ lục VIII, Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. 10. Bãi bỏ khoản 4 Điều 7 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT; khoản 13 Điều 8 Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư số 36/2020/TTBGTVT và điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT). 11. Bãi bỏ các Phụ lục 7, Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10, Phụ lục 11, Phụ lục 12, Phụ lục 13, Phụ lục 14, Phụ lục 15, Phụ lục 16, Phụ lục 17, Phụ lục 18, Phụ lục 19, Phụ lục 20, Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TTBGTVT. 12. Bãi bỏ Phụ lục 22 của Thông tư số 09/2015/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 36/2020/TTBGTVT). Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2015/TTBGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế (sau đây gọi là Thông tư số 29/2015/TTBGTVT), Thông tư số 01/2021/TTBGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015/TTBGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 01/2021/TT BGTVT) Thay thế Phụ lục IV tương ứng bằng Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 12/2017/TTBGTVT), Thông tư số 38/2019/TTBGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 38/2019/TTBGTVT),Thông tư số 01/2021/TTBGTVT ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2015/TTBGTVT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế và Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 01/2021/TTBGTVT), Thông tư số 04/2022/TTBGTVT ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (sau đây gọi là Thông tư số 04/2022/TTBGTVT), Thông tư số 05/2023/TTBGTVT ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái (sau đây gọi là Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) 1. Bổ sung khoản 14 vào Điều 3 như sau: “14. Thời gian học lái xe ban đêm được tính từ 18 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.”. 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 12, khoản 15 và bổ sung khoản 20, khoản 21, khoản 22, khoản 23 và khoản 24 v à o Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 12 Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “12. Tổ chức xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo cho người học lái xe ô tô và máy kéo hạng A4.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “15. Báo cáo đăng ký sát hạch a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo; b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe, theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b và Phụ lục 3c ban hành kèm theo Thông tư này gửi Sở Giao thông vận tải; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo; c) Báo cáo 1 gửi bằng một trong các hình thức: trực tiếp, bưu chính, văn bản điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Thủ trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang (bao gồm tất cả các trang của Báo cáo 1); d) Báo cáo đăng ký sát hạch hạng A1 và A4 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt gửi về Sở Giao thông vận tải bằng một trong các hình thức: trực tiếp, bưu chính, văn bản điện tử và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe trước kỳ sát hạch ít nhất 30 ngày.”; c) Bổ sung khoản 20 vào Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “20. Cơ sở đào tạo căn cứ chương trình, giáo trình, tài liệu, giáo viên, hệ thống phòng học, xe tập lái và nhu cầu của người học, để lập kế hoạch đào tạo với số lượng học viên đảm bảo điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.”; d) Bổ sung khoản 21 vào Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “21. Cơ sở đào tạo lái xe giải thể có trách nhiệm: a) Trước khi giải thể cơ sở đào tạo lái xe có văn bản báo cáo chủ trương và phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi đối với học viên đang đào tạo về Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý; b) Đảm bảo đầy đủ quyền lợi đối với người học lái xe theo hợp đồng đào tạo; c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định giải thể của cơ sở đào tạo có hiệu lực, bàn giao đầy đủ hồ sơ cho cơ sở đào tạo lái xe chấp thuận tiếp tục đào tạo gồm: báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1) và Hồ sơ của người học lái xe; báo cáo Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý; d) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định giải thể của cơ sở đào tạo có hiệu lực, thực hiện rà soát, lập danh sách thí sinh đã được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo và bàn giao hồ sơ của học viên hiện đang quản lý cho Sở Giao thông vận tải để tiếp tục theo dõi và quản lý.”; đ) Bổ sung khoản 22 vào Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “22. Cơ sở đào tạo lái xe khi bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có trách nhiệm: a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, thực hiện rà soát, tổng hợp và lập danh sách học viên hiện đang quản lý; xây dựng phương án giải quyết quyền lợi đối với học viên đang đào tạo và báo cáo về Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý; b) Đảm bảo quyền lợi của người học theo hợp đồng đào tạo. Trường hợp học viên chấp thuận phương án được tiếp tục đào tạo thì thương thảo với các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn để bàn giao nghĩa vụ đào tạo. Trường hợp học viên không chấp thuận phương án tiếp tục đào tạo thì thoả thuận với học viên và thực hiện thanh lý hợp đồng; c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép đào tạo lái xe có hiệu lực, bàn giao danh sách học viên hiện đang quản lý kèm theo hồ sơ gồm: danh sách học sinh (báo cáo 1), báo cáo đăng ký sát hạch lái xe và hồ sơ, dữ liệu (nếu có) cho cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận, bàn giao; đồng thời báo cáo về Sở Giao thông vận tải để theo dõi, quản lý.”; e) Bổ sung khoản 23 vào Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “23. Cơ sở đào tạo lái xe tiếp nhận học sinh thuộc các cơ sở đào tạo lái xe giải thể hoặc bị thu hồi giấy phép đào tạo lái xe: tiếp nhận hồ sơ tài liệu quy định tại điểm c khoản 21 và điểm c khoản 22 Điều này và có trách nhiệm tiếp tục quản lý học viên theo quy định hiện hành. Việc bàn giao phải lập biên bản, bao gồm các nội dung sau: ghi đầy đủ, rõ ràng tài liệu bàn giao; cam kết và trách nhiệm của mỗi bên (bên giao và bên nhận đều có nghĩa vụ và trách nhiệm liên quan đến hồ sơ, tài liệu, tài sản đã bàn giao).”; g) Bổ sung khoản 24 vào Điều 5 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “24. Căn cứ nội dung, chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư này, xây dựng chương trình đào tạo lái xe và báo cáo Sở Giao thông vận tải để theo dõi quản lý: a) Nội dung lý thuyết bằng một trong các hình thức: tập trung tại cơ sở đào tạo; tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn; đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Việc xây dựng hệ thống, học liệu, các phương pháp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và hệ thống ứng dụng quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Phụ lục 40 ban hành kèm theo Thông tư này. Riêng đối với các môn: cấu tạo và sửa chữa thông thường, kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, kỹ thuật lái xe phải học tập trung tại cơ sở đào tạo; b) Nội dung thực hành lái xe theo hình thức tập trung.”. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 và khoản 3, khoản 5 Điều 6 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 4 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) như sau: “1. Giáo trình đào tạo lái xe phù hợp với chương trình khung đào tạo lái xe quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này; cơ sở đào tạo lái xe thực hiện biên soạn, thẩm định và ban hành giáo trình theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “2. Biểu mẫu, sổ sách sử dụng đối với cơ sở đào tạo lái xe ô tô bao gồm: a) Báo cáo đăng ký sát hạch; b) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Sổ theo dõi kết quả học tập theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “3. Cơ sở đào tạo lái xe hạng A4 sử dụng sổ theo dõi kết quả học tập tại điểm c khoản 2 Điều này.”; d) Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 6 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) như sau: “b) 02 năm đối với hồ sơ xét tốt nghiệp, dữ liệu lưu trữ quản lý thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái xe ô tô (trừ hạng B1), dữ liệu thời gian học thực hành lái xe trên cabin học lái xe ô tô; dữ liệu quản lý thời gian học lý thuyết đối với hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn thực hiện lưu trữ điện tử;”. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 3 Điều 8 Thông tư số 12/2017/TT BGTVT như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “ 2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và các hạng F được đào tạo: a) Đối với nội dung học lý thuyết được lựa chọn một trong các hình thức sau: tập trung tại cơ sở đào tạo; tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn; đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Riêng đối với các môn phải học tập trung tại cơ sở đào tạo, gồm: cấu tạo và sửa chữa thông thường; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; kỹ thuật lái xe; b) Đối với nội dung học thực hành lái xe: theo hình thức tập trung; c) Phải kiểm tra các môn lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo, để được xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ đào tạo.”; b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 8 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “3. Quá thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra hoặc xét cấp chứng chỉ kết thúc khóa học mà học viên không đủ điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.”. 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 2 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT) như sau: “Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe 1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài; c) Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định. 2. Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo và chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này; b) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch); c) Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm giấy tờ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”. 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 10 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 5 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam đảm bảo việc tiếp nhận, tổng hợp, phân tích dữ liệu quản lý DAT phục vụ cho việc khai thác dữ liệu quản lý DAT và quản lý công tác đào tạo lái xe của các Sở Giao thông vận tải; đảm bảo hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam hoạt động liên tục, ổn định và lưu trữ dữ liệu quản lý DAT tối thiểu là 02 năm; thông tin khai thác trên phần mềm được tổng hợp theo mẫu quy định tại Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 Phụ lục số 32 ban hành kèm theo Thông tư này.”. 7. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 10 Điều 11 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 6 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TT BGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 11 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “3. Kiểm tra công tác đào tạo lái xe đối với cơ sở đào tạo.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 11 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 6 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) như sau: “10. Sử dụng dữ liệu quản lý DAT trên phần mềm hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục 32 ban hành kèm theo Thông tư này, giấy xác nhận được in trên ca bin học lái xe ô tô thông tin học viên đã học đủ thời gian và nội dung học thực hành lái xe trên ca bin học lái xe ô tô do cơ sở đào tạo cung cấp để duyệt danh sách học viên đủ điều kiện tham dự kỳ sát hạch. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng hệ thống thông tin DAT để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố thì các Sở Giao thông vận tải sử dụng dữ liệu DAT của cơ sở đào tạo.”. 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) như sau: “Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C 1. Kiểm tra, xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ đào tạo a) Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: Pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông; b) Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường; c) Xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người học đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 2. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Học xe số tự động Học xe số cơ khí I. Đào tạo Lý thuyết giờ 136 136 168 168 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 90 90 90 90 2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường giờ 8 8 18 18 3 Nghiệp vụ vận tải giờ 16 16 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04 giờ) giờ 14 14 20 20 5 Kỹ thuật lái xe giờ 20 20 20 20 6 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ 4 4 4 4 II. Đào tạo thực hành giờ 68 84 84 94 1 Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên giờ 41 41 41 43 2 Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên giờ 24 40 40 48 3 Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên giờ 3 3 3 3 4 Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên km 1000 1100 1100 1100 Trong đó Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên km 290 290 290 275 Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên km 710 810 810 825 III. Tổng thời gian đào tạo giờ 204 220 252 262 3. Tổ chức khóa đào tạo a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ; để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đảm bảo đạt được mục tiêu: hạng B1 chương trình đào tạo thường xuyên và đối với hạng B2, hạng C là trình độ sơ cấp; b) Số học viên được quy định trên một xe tập lái: hạng B1, B2 không quá 05 học viên và hạng C không quá 08 học viên.”. 9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe 1. Kiểm tra, xét cấp chứng chỉ đào tạo a) Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học: Pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường; nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông; b) Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường; c) Xét cấp chứng chỉ đào tạo đối với người học đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 2. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo: SỐ TT NỘI DUNG ĐƠN VỊ TÍNH HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE B1(số tự động)lên B1 B1 lên B2 B2 lên C C lên D D lên E B2, D, E lên F C, D, E lên FC B2 lên D C lên E I. Đào tạo lý thuyết giờ 44 48 48 48 48 48 56 56 1 Pháp luật giao thông đường bộ giờ 16 16 16 16 16 16 20 20 2 Kiến thức mới về xe nâng hạng giờ 8 8 8 8 8 8 8 3 Nghiệp vụ vận tải giờ 16 8 8 8 8 8 8 8 4 Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (04 giờ) giờ 10 14 14 14 14 14 18 18 5 Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông giờ 2 2 2 2 2 2 2 2 II. Đào tạo thực hành giờ 24 10 18 18 18 18 28 28 28 1 Thời gian học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên giờ 13 4 7 7 7 7 10 12 12 2 Thời gian thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên giờ 10 5 10 10 10 10 17 15 15 3 Số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô của 01 học viên giờ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Tổng quãng đường đào tạo thực hành của 01 học viên km 340 150 240 240 240 240 380 380 380 Trong đó Quãng đường học thực hành lái xe trên sân tập lái của 01 học viên km 60 20 30 30 30 30 40 52 52 Quãng đường thực hành lái xe trên đường giao thông của 01 học viên km 280 130 210 210 210 210 340 328 328 III. Tổng thời gian đào tạo giờ 24 54 66 66 66 66 76 84 84 3. Tổ chức khóa đào tạo a) Cơ sở đào tạo lái xe căn cứ các nội dung, gồm: khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo quy định tại khoản 2 Điều này, thời gian ôn tập, kiểm tra hết môn và nghỉ lễ; để xây dựng tổng thời gian khóa đào tạo trong chương trình đào tạo lái xe đối với học nâng hạng phải đảm bảo đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo thường xuyên; b) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái đối với học nâng hạng: B1 (số tự động lên B1 số cơ khí), B1 lên B2 không quá 05 học viên; B2 lên C, C lên D, D lên E, B2, C, D, E lên F không quá 08 học viên; B2 lên D, C lên E không quá 10 học viên. 10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e khoản 11 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “Điều 15. Nội dung chi tiết các môn học Căn cứ vào chương trình đào tạo lái xe được quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 và chương trình khung đào tạo lái xe quy định tại Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư này, người đứng đầu cơ sở đào tạo lái xe tự chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng nội dung chi tiết các môn học để phê duyệt và đưa vào tổ chức đào tạo.”. 11. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 16 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô chở người thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Trường hợp xe thiết kế, cải tạo theo quy định của pháp luật về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có số chỗ ít hơn xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương thì hạng giấy phép lái xe được tính theo xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương.”. 12. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 18 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “7. Duy trì hệ thống Camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, mô phỏng các tình huống giao thông, sân sát hạch lái xe trong hình tại các khu vực có bài sát hạch: xuất phát, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe, qua ngã tư, ghép xe vào nơi đỗ và bài kết thúc; hệ thống sử dụng camera IP, có độ phân giải HD trở lên, có giao diện tương tác, kết nối đáp ứng tối thiểu theo tiêu chuẩn mở ONVIF, được đồng bộ về thời gian với máy chủ sát hạch lý thuyết, máy tính điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình; đảm bảo kết nối trực tuyến, truyền dữ liệu hình ảnh (dạng video) theo giao thức chuẩn mở sử dụng cho trao đổi dữ liệu hai chiều thời gian thực giữa máy chủ và máy trạm (websocket) về Cục Đường bộ Việt Nam. Cung cấp địa chỉ truy cập vào hệ thống để Cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải giám sát trực tiếp quá trình sát hạch và phục vụ công tác quản lý theo thẩm quyền. Dữ liệu hình ảnh (dạng video) giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình phải công khai trực tiếp trên màn hình lắp đặt tại phòng chờ sát hạch và lưu trữ ở trung tâm sát hạch theo quy định. Hệ thống các thiết bị nói trên phải đảm bảo tính bảo mật, ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài.”. 13. Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 1, đoạn đầu khoản 2, Đoạn đầu khoản 3 và Đoạn đầu khoản 4 Điều 19 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 1 Điều 19 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi bằng một trong các hình thức: trực tiếp, bưu chính, văn bản điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:”; b) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 2 Điều 19 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi bằng một trong các hình thức: trực tiếp, bưu chính, văn bản điện tử đồng thời truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:”; c) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 3 Điều 19 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “3. Đối với người dự sát hạch lại do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:”; d) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 4 Điều 19 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “4. Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:”. 14. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 21 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 13 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TT BGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 21 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 13 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “ 4. Việc tổ chức sát hạch lái xe được thực hiện như sau: a) Sát hạch lý thuyết thực hiện trên máy vi tính (trừ sát hạch đối với hạng A1 tại các địa bàn thuộc các đô thị từ loại 3 trở lên có khoảng cách đến trung tâm đô thị loại 3 trở lên trên 100 km được phép sát hạch bằng phương pháp trắc nghiệm trên giấy); phòng sát hạch lý thuyết có camera để giám sát quá trình sát hạch; b) Sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính đối với các hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F; phòng sát hạch có camera để giám sát quá trình sát hạch; c) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2 thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc cơ sở đào tạo lái xe có sân sát hạch đủ điều kiện, có thiết bị chấm điểm tự động (trừ các địa bàn có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên trên 100 km được phép sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp); d) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng F thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe hoặc sân sát hạch có đủ điều kiện thuộc trung tâm sát hạch lái xe; không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch; đ) Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng B1, B2, C, D, E thực hiện tại trung tâm sát hạch lái xe có thiết bị chấm điểm tự động; không có sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch; e) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông áp dụng đối với các hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F và có một sát hạch viên ngồi trên xe sát hạch; g) Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông đối với các hạng B1, B2, C, D và E phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 21 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “5. Quy trình sát hạch lái xe a) Hạng A1 và A2 thực hiện theo quy định tại Phụ lục 33 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Hạng A3 và A4 thực hiện theo quy định tại Phụ lục 34 ban hành kèm theo Thông tư này; c) Các hạng B1, B2, C, D, E thực hiện theo quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này; các hạng FB2, FD và FE thực hiện theo quy định tại Phụ lục 36 ban hành kèm theo Thông tư này; hạng FC thực hiện theo quy định tại Phụ lục 37 ban hành kèm theo Thông tư này.”. 15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, điểm b, điểm c và điểm đ khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 22 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 22 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “1. Đối với kỳ sát hạch lái xe các hạng A1, A2 a) Tiếp nhận báo cáo đăng ký sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô các hạng A1, A2 do cơ sở đào tạo gửi; b) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này; Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 11c ban hành kèm theo Thông tư này; c) Đối với khóa đào tạo và sát hạch cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt thực hiện như sau: Trong thời gian 03 ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 38 ban hành kèm theo Thông tư này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt cư trú lấy ý kiến; thời hạn lấy ý kiến tối đa không quá 15 ngày kể từ ngày Sở Giao thông vận tải có văn bản. Trong thời hạn lấy ý kiến, Sở Giao thông vận tải nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã thì đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch đối với các thí sinh đúng đối tượng; quá thời hạn lấy ý kiến mà Sở Giao thông vận tải chưa nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã thì không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch. Trường hợp quá thời hạn 15 ngày, Sở Giao thông vận tải mới nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã thì Sở Giao thông vận tải đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch đối với các thí sinh đúng đối tượng của kỳ sát hạch kế tiếp gần nhất; d) Căn cứ danh sách hồ sơ thí sinh dự sát hạch hợp lệ kèm theo Biên bản kiểm tra hồ sơ thí sinh dự sát hạch lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11c ban hành kèm theo Thông tư này, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định tổ chức kỳ sát hạch; thành lập Tổ sát hạch.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 22 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “b) Tiếp nhận báo cáo đề nghị tổ chức sát hạch lái xe kèm danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) của cơ sở đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 11a và Phụ lục 11b ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo 2 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Sở Giao thông vận tải trước kỳ sát hạch 07 ngày làm việc;”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2 Điều 22 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “c) Kiểm tra hồ sơ và điều kiện người dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và các hạng F theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này và người dự sát hạch phải có tên trong danh sách học viên (báo cáo 1), danh sách thí sinh dự sát hạch (báo cáo 2) và có bản xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe); Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, duyệt hồ sơ thí sinh dự sát hạch phối hợp với cơ sở đào tạo lập biên bản kiểm tra hồ sơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 11c ban hành kèm theo Thông tư này.”; d) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 22 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “đ) Căn cứ danh sách hồ sơ thí sinh dự sát hạch hợp lệ kèm theo Biên bản kiểm tra Hồ sơ thí sinh sự sát hạch lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 11c ban hành kèm theo Thông tư này, Sở Giao thông vận tải duyệt và ra quyết định tổ chức kỳ sát hạch lái xe; thành lập Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 12a ban hành kèm theo Thông tư này và danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe các hạng theo mẫu quy định tại các Phụ lục 12b và Phụ lục 12c ban hành kèm theo Thông tư này.”; đ) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 22 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “a) Rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định tại Điều 36, lập danh sách thí sinh dự sát hạch lại theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này; căn cứ kết quả rà soát, kiểm tra điều kiện, Sở Giao thông vận tải ra quyết định tổ chức cùng với kỳ sát hạch lái xe quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; trường hợp chưa có kỳ sát hạch lái xe phù hợp, được thành lập Hội đồng, Tổ sát hạch lái xe theo quy định (thành phần Hội đồng sát hạch không có thành viên của cơ sở đào tạo);”. 16. Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1, khoản 2 và bổ sung điểm i vào khoản 3 Điều 23 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1 Điều 23 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “1. Hội đồng sát hạch do Sở Giao thông vận tải thành lập.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 23 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT, khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Thành phần của Hội đồng sát hạch a) Chủ tịch hội đồng là công chức thuộc Sở Giao thông vận tải, có giấy phép lái xe ô tô; b) Các ủy viên gồm: Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe, Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe, Tổ trưởng Tổ sát hạch và Ủy viên thư ký. Ủy viên thư ký là người của Cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải. Trường hợp Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe là Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe thì phải uỷ quyền cho một cấp phó tham gia uỷ viên hội đồng sát hạch.”; c) Bổ sung điểm i khoản 3 Điều 23 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “i) Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên hội đồng sát hạch theo quy định tại Phụ lục 39 ban hành kèm theo Thông tư này.”. 17. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 6 và khoản 7 Điều 26 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “1. Căn cứ tình hình thực tế Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất kỳ sát hạch.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 26 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải. Số lượng người giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một thanh tra viên làm Tổ trưởng.”; c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 6 Điều 26 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “b) Báo cáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét, xử lý.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 26 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “7. Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Giám đốc Sở Giao thông vận tải.”. 18. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 27 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “3. Trên cơ sở rà soát, tổng hợp kết quả của Cơ quan quản lý sát hạch, Sở Giao thông vận tải ban hành quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch kèm theo danh sách thí sinh trúng tuyển được cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 16a và Phụ lục 16b ban hành kèm theo Thông tư này.” 19. Bổ sung điểm đ vào khoản 2, sửa đổi điểm d khoản 5 và bổ sung khoản 6 vào Điều 28 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm c, điểm d khoản 17 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: a) Bổ sung điểm đ vào khoản 2 Điều 28 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “đ) Trường hợp cơ sở đào tạo lái xe có sân sát hạch ngoài việc lưu trữ các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này còn phải lưu trữ dữ liệu giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình; dữ liệu kết quả sát hạch lý thuyết, thực hành lái xe trong hình.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 28 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm h khoản 17 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “d) 02 năm đối với các tài liệu quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.”; c) Bổ sung khoản 6 vào Điều 28 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “6. Hồ sơ kết quả sát hạch hết giá trị sử dụng được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”. 20. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 29 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “1. Cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về sát hạch, cấp giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.” 21. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, điểm đ khoản 5 Điều 30 Thông tư số 12/2017/TT BGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 18 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 30 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 18 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “4. Xây dựng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông thực tế cho các trung tâm sát hạch cài đặt trên máy tính để phục vụ công tác sát hạch lái xe; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe; thiết lập hệ thống mạng thông tin kết nối cơ quan quản lý sát hạch thuộc Cục Đường bộ Việt Nam với các trung tâm sát hạch, cơ quan quản lý sát hạch thuộc Sở Giao thông vận tải và các cơ sở đào tạo lái xe; duy trì hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ dữ liệu từ hệ thống camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, các bài sát hạch lái xe trong hình của các trung tâm sát hạch để các cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm theo quy định.”; b) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 5 Điều 30 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “đ) Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, cấp thẻ sát hạch viên cho đội ngũ sát hạch viên trong cả nước và lưu trữ hồ sơ sát hạch viên theo quy định;”; 22. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 31 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “5. Triển khai nối mạng với các trung tâm sát hạch, cơ sở đào tạo lái xe tại địa phương và Cục Đường bộ Việt Nam; sử dụng dữ liệu thu nhận từ hệ thống camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, các bài sát hạch lái xe trong hình tại các trung tâm sát hạch của Cục Đường bộ Việt Nam để quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trong quá trình sát hạch; thực hiện kiểm tra, xác minh các trường hợp hỗ trợ thí sinh trong quá trình sát hạch để xử lý theo quy định và báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam để theo dõi, tổng hợp. Trong trường hợp Cục Đường bộ Việt Nam có thông báo dừng hệ thống camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, các bài sát hạch lái xe trong hình để bảo trì hoặc bảo dưỡng hoặc xảy ra sự cố thì các Sở Giao thông vận tải sử dụng dữ liệu của trung tâm sát hạch lái xe.”. 23. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Cục Đường bộ Việt Nam thiết kế tính bảo mật, in, thống nhất phát hành, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng phôi giấy phép lái xe trong phạm vi cả nước.”. 24. Sửa đổi, bổ sung khoản 13 và khoản 14 và bổ sung khoản 15, khoản 16 và khoản 17 vào Điều 33 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a và điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 13 Điều 33 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 19 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “13. Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET. hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VneID.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 14 Điều 33 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 19 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “14. Các trường hợp thu hồi Giấy phép lái xe bao gồm: a) Người lái xe có hành vi gian dối để được cấp giấy phép lái xe; b) Người lái xe tẩy, xoá, làm sai lệch các thông tin trên giấy phép lái xe; c) Để người khác sử dụng giấy phép lái xe của mình; d) Cơ quan có thẩm quyền cấp cho người không đủ điều kiện; đ) Có sai sót một trong các thông tin về họ tên, ngày sinh, quốc tịch, nơi cư trú, hạng giấy phép lái xe, giá trị cấp, ngày trúng tuyển, người ký; e) Thông qua việc khám sức khỏe Cơ quan có thẩm quyền xác định trong cơ thể người lái xe có chất ma túy (trừ các hành vi xử lý theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 10 Điều 5; điểm h và điểm i khoản 8 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2019).”; c) Bổ sung khoản 15 vào Điều 33 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “15. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe thực hiện thu hồi theo trình tự sau: a) Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe ra quyết định thu hồi và hủy bỏ giấy phép lái xe. Nội dung của quyết định nêu rõ lý do thu hồi và hủy bỏ; b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định thu hồi giấy phép lái xe, người lái xe phải nộp giấy phép lái xe bị thu hồi đến cơ quan thu hồi giấy phép lái xe và cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái xe đã cấp và hủy bỏ theo quy định; c) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe đã sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy phép lái xe là cơ quan đang quản lý sổ gốc cấp giấy phép lái xe.”; d) Bổ sung khoản 16 vào Điều 33 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “16. Xử lý đối với trường hợp giấy phép lái xe bị thu hồi a) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm d và điểm e khoản 14 Điều này không có giá trị sử dụng, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu. b) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều này, sau 01 năm kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép lái xe có hiệu lực, cá nhân nếu có nhu cầu cấp giấy phép lái xe thì đăng ký với Sở Giao thông vận tải để sát hạch lại các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 21 Thông tư này; c) Giấy phép lái xe bị thu hồi theo quy định tại điểm đ khoản 14 Điều này thực hiện như sau: giấy phép lái xe còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư này; giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng trên 03 tháng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Thông tư này.”; đ) Bổ sung khoản 17 vào Điều 33 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “17. Người lái xe có các hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả, sử dụng giấy phép lái xe đã khai báo mất để điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, Cơ quan quản lý giấy phép lái xe cập nhật dữ liệu về hành vi vi phạm trên hệ thống thông tin giấy phép lái xe kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; ngoài ra, người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và không được cấp giấy phép lái xe trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; nếu có nhu cầu cấp lại giấy phép lái xe phải học và sát hạch lại như trường hợp cấp giấy phép lái xe lần đầu.”. 25. Sửa đổi, bổ sung Điều 34 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “Điều 34. Xác minh giấy phép lái xe 1. Khi tiếp nhận danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp của cơ sở đào tạo và trước khi duyệt danh sách giấy phép lái xe được nâng hạng, đổi, cấp lại Sở Giao thông vận tải phải tra cứu và in thông tin về giấy phép lái xe của người xin nâng hạng, đổi, cấp lại giấy phép lái xe từ hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe (bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ); trường hợp chưa có thông tin, phải có văn bản đề nghị cơ quan cấp xác minh giấy phép lái xe đã cấp; bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18a ban hành kèm theo Thông tư này, bản xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ theo mẫu quy định tại Phụ lục 18b ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Thực hiện xác minh giấy phép lái xe a) Việc xác minh giấy phép lái xe phải thực hiện ngay qua điện thoại hoặc thư điện tử hoặc fax và sau đó gửi bằng văn bản; b) Khi chưa có kết quả xác minh giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì Sở Giao thông vận tải không đổi, không cấp lại hoặc không đưa vào danh sách thí sinh được phép dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe. 3. Thời hạn xác minh a) Kể từ khi nhận được danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe hoặc hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 38 của Thông tư này, Sở Giao thông vận tải có văn bản đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp; b) Ngay khi nhận được yêu cầu xác minh, Sở Giao thông vận tải phải trả lời xác minh giấy phép lái xe đã cấp.”. 26. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT; khoản 2 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe 1. Người đạt kết quả kỳ sát hạch được cấp giấy phép lái xe đúng hạng đã trúng tuyển; đối với trường hợp nâng hạng hoặc cấp lại do quá thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 36 của Thông tư này phải xuất trình bản chính giấy phép lái xe khi đến nhận giấy phép lái xe. 2. Căn cứ quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch, Sở Giao thông vận tải cấp giấy phép lái xe cho người trúng tuyển. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe là ngày ký quyết định công nhận trúng tuyển kỳ sát hạch. 3. Thời gian cấp giấy phép lái xe chậm nhất không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch và trả giấy phép lái xe sau khi người đạt kết quả kỳ sát hạch đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe. 4. Người đã có giấy phép lái xe hạng B1 được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng B2, người đã có giấy phép lái xe hạng B2 được đăng ký học để cấp mới giấy phép lái xe hạng C và phải học đủ nội dung chương trình đào tạo lái xe theo quy định, hồ sơ của người học thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này; trường hợp đạt kết quả sát hạch, cơ quan tổ chức sát hạch có văn bản đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép xe ra quyết định thu hồi giấy phép lái xe cũ và có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam xóa số quản lý giấy phép lái xe đã cấp.”. 27. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “1. Người có giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng a) Từ 03 tháng đến dưới 01 năm, kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này để cấp lại giấy phép lái xe; b) Từ 01 năm trở lên kể từ ngày hết hạn phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này, thực hành lái xe trong hình và trên đường để cấp lại giấy phép lái xe; c) Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng, được xét cấp lại giấy phép lái xe. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Hồ sơ gốc phù hợp với giấy phép lái xe (nếu có); c) Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp cấp lại giấy phép lái xe không thời hạn các hạng A1, A2, A3; Khi đến thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại nơi tiếp nhận hồ sơ của Sở Giao thông vận tải, người lái xe gửi 01 bộ hồ sơ, chụp ảnh trực tiếp và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Sau thời gian 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, chụp ảnh và nộp lệ phí theo quy định, nếu không phát hiện giấy phép lái xe đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý; có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, thì được cấp lại giấy phép lái xe. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được xét cấp lại giấy phép lái xe, Sở Giao thông vận tải thực hiện cấp lại giấy phép lái xe và trả giấy phép lái xe khi người lái xe đã hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe; trường hợp không cấp lại giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do.”; c) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “3. Người có giấy phép lái xe bị mất, quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch, không thuộc trường hợp đang bị các cơ quan có thẩm quyền thu giữ, xử lý, sau 02 tháng kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, phải dự sát hạch lại các nội dung: a) Quá hạn sử dụng từ 03 tháng đến dưới 01 năm, phải dự sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này; b) Quá hạn sử dụng từ 01 năm trở lên, phải sát hạch lại lý thuyết theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Thông tư này, thực hành lái xe trong hình và trên đường; c) Hồ sơ dự sát hạch lại thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.”; d) Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 36 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “6. Thời gian cấp lại giấy phép lái xe thực hiện như đối với cấp mới (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này).”. 28. Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 6 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “8. Trình tự thực hiện đổi giấy phép lái xe: a) Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận; trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; b) Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe khi được tiếp nhận hồ sơ theo quy định; khi nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân; c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời và nêu rõ lý do; d) Cơ quan cấp giấy phép lái xe lưu trữ bản chính hồ sơ đổi giấy phép lái xe của ngành Giao thông vận tải cấp (trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến); bản sao hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài, giấy phép lái xe do ngành Công an cấp, giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp trong thời hạn 02 năm kể từ ngày cấp giấy phép lái xe. Cắt góc giấy phép lái xe cũ (trừ giấy phép lái xe do nước ngoài cấp), giao cho người lái xe bảo quản (trường hợp đổi giấy phép lái xe trực tuyến toàn trình, người lái xe chịu trách nhiệm gửi giấy phép lái xe cũ đến cơ quan cấp giấy phép lái xe để hủy theo quy định); đ) Trường hợp người lái xe có nhu cầu đổi giấy phép lái xe xuống hạng thấp hơn, phải khai rõ tại Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.”. 29. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT, khoản 8 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT và khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 38 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT và khoản 8 Điều 1 Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) như sau: “1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp, gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; c) Bản sao giấy phép lái xe và hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).”; b) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “2. Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải.”. 30. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 21 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 01/2021/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “Điều 39. Thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp 1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải. Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này. b) Bản sao Quyết định thôi phục vụ trong Quân đội do Thủ trưởng cấp Trung đoàn trở lên ký. Đối với lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp quốc phòng: Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, thời hạn không quá 06 tháng tính từ ngày cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp quốc phòng ký. c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3. d) Bản sao giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng. 2. Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Xe Máy thuộc Bộ Quốc phòng xác minh. 3. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe quân sự là hồ sơ gốc gồm các tài liệu ghi ở khoản 1 và khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe quân sự đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản.”. 31. Sửa đổi, bổ sung Điều 40 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a, điểm b khoản 22 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 9 và khoản 10 Điều 2 Thông tư số 01/2021/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “Điều 40. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp 1. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe mô tô do ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Hồ sơ gốc (nếu có); c) Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. 2. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp từ ngày 01 tháng 8 năm 1995: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này; b) Bản sao giấy phép lái xe; Bản sao Quyết định ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu của cấp có thẩm quyền hoặc bản sao Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thôi không tiếp tục phục vụ trong lực lượng Công an xã hoặc bản sao Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động từ 12 tháng trở lên của các đơn vị trong Công an nhân dân; c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; d) Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính giấy tờ quy định tại điểm b khoản này (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu. đ) Hồ sơ đổi giấy phép lái xe Công an là hồ sơ gốc, gồm tài liệu ghi ở điểm a và điểm b khoản 2 Điều này và giấy phép lái xe công an đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản. 3. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp cho học viên hệ dân sự các trường Công an nhân dân trước ngày 31 tháng 7 năm 2020: Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm: a) Giấy tờ quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều này; b) Bản sao Quyết định công nhận tốt nghiệp của các Trường, Học viện trong Công an nhân dân; c) Hồ sơ gốc do ngành Công an cấp, gồm: Đơn đề nghị sát hạch, cấp, đổi giấy phép lái xe có xác nhận của thủ trưởng đơn vị nơi công tác; Giấy Chứng nhận sức khỏe của người lái xe; Chứng chỉ tốt nghiệp chương trình đào tạo lái xe; Biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe; d) Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên để đối chiếu, trừ các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này; đ) Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp là hồ sơ gốc, gồm tài liệu ghi ở điểm a và điểm b khoản 3 Điều này và giấy phép lái xe do ngành Công an cấp đã được cắt góc, giao cho người lái xe tự bảo quản. 4. Trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an hoặc Sở Giao thông vận tải quản lý giấy phép lái xe xác minh.”. 32. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và bổ sung khoản 4 vào Điều 41 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT; khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT và khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT) như sau: “1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp đến Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm: a) Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này); b) Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; đối với người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật; c) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định; trừ trường hợp đổi giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3; d) Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ; bản sao giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài. Khi đến thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.”; b) Bổ sung khoản 4 vào Điều 41 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: “4. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về việc nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.”. 33. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 43 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 25 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “4. Đào tạo lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 đối với người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt: a) Hình thức đào tạo: người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện theo chương trình đào tạo lái xe quy định tại Điều 12 và Mục A, Mục B Phụ lục số 31 ban hành kèm theo Thông tư này. Lớp học cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt phải giảng dạy riêng và có người phiên dịch; b) Phương pháp đào tạo: bằng hình ảnh trực quan, tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, mô hình, sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông đường bộ; hỏi đáp và thực hành làm mẫu để thực hiện nội dung chương trình đào tạo lái xe.”. 34. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 44 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT) như sau: “4. Sát hạch để cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 cho người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt a) Nội dung và quy trình sát hạch lái xe: thực hiện theo nội dung và quy trình sát hạch lái xe hạng A1 và A4 quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Thông tư này; b) Việc tổ chức sát hạch được thực hiện như sau: tổ chức sát hạch riêng. Sát hạch lý thuyết bằng hình thức hỏi đáp; sử dụng phương pháp trắc nghiệm trên giấy; thời gian thi là 30 phút. 02 (hai) sát hạch viên thực hiện nhiệm vụ, sát hạch lần lượt cho từng thí sinh; mỗi thí sinh chọn ngẫu nhiên 01 đề sát hạch trong bộ đề; 01 sát hạch viên đọc câu hỏi và quan sát thí sinh, 01 sát hạch viên đánh dấu nhân (x) vào ô tương ứng mà thí sinh chọn trên bài sát hạch lý thuyết; Sát hạch viên chấm điểm, ký tên xác nhận vào bài sát hạch lý thuyết, biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe và thông báo kết quả sát hạch cho thí sinh. Thực hiện nội dung sát hạch thông qua người phiên dịch, người phiên dịch phải dịch đúng, đủ câu hỏi của sát hạch viên và câu trả lời của thí sinh; cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm thuê người phiên dịch; c) Thí sinh ký tên hoặc điểm chỉ tại vị trí ký tên trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe, bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình.”. 35. Thay thế các Phụ lục tại Thông tư số 12/2017/TTBGTVT như sau: a) Thay thế Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT bằng Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này; b) Thay thế Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT bằng Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này; c) Thay thế Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được thay thế bằng Phụ lục I Thông tư số 01/2021/TTBGTVT) bằng Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này; d) Thay thế Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT bằng Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Thay thế Phụ lục 15a ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được thay thế bằng Phụ lục II Thông tư số 01/2021/TTBGTVT) bằng Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này; e) Thay thế Phụ lục 15b ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được thay thế bằng Phụ lục III Thông tư số 01/2021/TTBGTVT) bằng Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này; g) Thay thế Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được thay thế bằng Phụ lục V Thông tư số 01/2021/TTBGTVT) bằng Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này; h) Thay thế Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT bằng Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này; i) Thay thế Phụ lục 29 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được thay thế bằng Phụ lục II Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) bằng Phụ lục XIX ban hành kèm theo Thông tư này; k) Thay thế Phụ lục 30 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được bổ sung tại Phụ lục III Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) bằng Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này; l) Thay thế Phụ lục 31 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được bổ sung tại Phụ lục IV Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) bằng Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này; m) Thay thế các Phụ lục 32a, Phụ lục 32b, Phụ lục 32c, Phụ lục 32d, Phụ lục 32đ, Phụ lục 32e ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (được bổ sung tại Phụ lục V Thông tư số 04/2022/TTBGTVT) bằng Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này. 36. Bổ sung Phụ lục 33, Phụ lục 34, Phụ lục 35, Phụ lục 36, Phụ lục 37, Phụ lục 38, Phụ lục 39 và Phụ lục 40 vào Thông tư số 12/2017/TTBGTVT tương ứng bằng các Phụ lục XXIII, Phụ lục XXIV, Phụ lục XXV, Phụ lục XXVI, Phụ lục XXVII, Phụ lục XXVIII, Phụ lục XXIX, Phụ lục XXX ban hành kèm theo Thông tư này. 37. Bãi bỏ khoản 8 Điều 10; điểm e khoản 5 và khoản 6 Điều 30; khoản 9 Điều 31; Phụ lục 5, Phụ lục 6 và Phụ lục 21. 38. Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được bổ sung tại điểm c khoản 29 Điều 1 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT). 39. Bãi bỏ một số cụm từ tại một số Phụ lục sau đây: a) Bãi bỏ cụm từ “Cục Đường bộ Việt Nam” tại Phụ lục 11a (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT); b) Bãi bỏ các cụm từ “TỔNG CỤC ĐBVN”, “Cục trưởng cục Đường bộ Việt Nam” và “TỔNG CỤC TRƯỞNG” tại Phụ lục 12a (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT); c) Bãi bỏ các cụm từ “VỤ”, “Cục Đường bộ Việt Nam”, “Tổng cục”, “TỔNG CỤC TRƯỞNG” và “VỤ TRƯỞNG” tại Phụ lục 13 (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT); d) Bãi bỏ các cụm từ “TCĐBVN”, “Cục trưởng cục Đường bộ Việt Nam”, “Vụ trưởng”, “Tổng cục Đường bộ Việt Nam” và “TỔNG CỤC TRƯỞNG” tại Phụ lục 16 a (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT); đ) Bãi bỏ các cụm từ “CĐBVN” và “Cục Đường bộ Việt Nam” tại Phụ lục 18 a (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT); e) Bãi bỏ các cụm từ “CĐBVN” và “Cục Đường bộ Việt Nam” tại Phụ lục 18 b (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 05/2023/TTBGTVT). Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TTBGTVT ngày 12 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đăng ký xe máy chuyên dùng 1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 22 như sau: “3. Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng khi thực hiện các thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng lần đầu; cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng có thời hạn; cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số; cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận đăng ký không kèm theo biển số; cấp giấy chứng nhận đăng ký kèm theo biển số tạm thời; đóng lại số khung, số máy, có trách nhiệm hoàn thành nộp lệ phí trước khi nhận kết quả thủ tục hành chính.”. 2. Thay thế các mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 3, mẫu số 4, mẫu số 8, mẫu số 9, mẫu số 10 Phụ lục 2 tương ứng bằng các mẫu số 1, mẫu số 2, mẫu số 3, mẫu số 4, mẫu số 8, mẫu số 9, mẫu số 10 Phụ lục XXXI ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024. 2. Thông tư này bãi bỏ: Phụ lục 24 Thông tư số 38/2019/TTBGTVT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. 3. Điều khoản chuyển tiếp a) Đối với các khóa đào tạo đã tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ sở đào tạo tiếp tục tổ chức đào tạo theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TTBGTVT (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 38/2019/TTBGTVT, Thông tư số 01/2021/TTBGTVT, Thông tư số 04/2022/TTBGTVT, Thông tư số 05/2023/TTBGTVT); b) Người vắng, trượt trong các kỳ sát hạch để được cấp lại giấy phép lái xe trước ngày Thông tư này có hiệu lực mà đăng ký sát hạch lái xe sau ngày Thông tư này có hiệu lực thì được xét duyệt và sát hạch theo quy định tại Thông tư này; c) Người học nâng hạng giấy phép lái xe đã học nội dung kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khóa đào tạo để được cấp giấy phép lái xe hiện có thì được bảo lưu kết quả (không phải học lại); d) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không thực hiện được xác thực định danh điện tử của tổ chức hoặc công dân do Hệ thống định danh và xác thực điện tử bị lỗi thì tổ chức, cá nhân xuất trình một trong các giấy tờ còn hiệu lực sau: bản sao giấy đăng ký kinh doanh, bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hộ chiếu khi thực hiện các thủ tục hành chính. 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Sở Giao thông vận tải Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: Như khoản 4 Điều 6; Bộ trưởng (để báo cáo); Văn phòng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban an toàn giao thông quốc gia; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Các Thứ trưởng Bộ GTVT; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT; Báo Giao thông, Tạp chí GTVT; Lưu: VT, Vận tải. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Duy Lâm PHỤ LỤC I (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải PHỤ LỤC 1 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỰ HỌC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ảnh 2x3 cm CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ DỰ HỌC BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Kính gửi: ……………………………. Tôi là:....................................................................................................................... Ngày tháng năm sinh: ............................................................................................. Số Căn cước công dân hoặc Số Chứng minh nhân dân:..………………………… hoặc Hộ chiếu số…………… ngày cấp………. nơi cấp: ..................................... Đề nghị cho tôi được dự học lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. …, ngày ….. tháng …. năm 20……… NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ tên) PHỤ LỤC II (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải PHỤ LỤC 2 MẪU BÁO CÁO MỞ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /BC ……., ngày …… tháng ….. năm 20….. BÁO CÁO MỞ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Kính gửi: Sở Giao thông vận tải ……………. Thực hiện Thông tư số 06/2011/TTBGTVT ngày 7 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, Trường (hoặc Trung tâm) ……………. báo cáo mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ như sau: TT Khóa, lớp Số lượng Địa điểm học Ngày khai giảng Ngày kiểm tra Xin gửi kèm theo báo cáo này danh sách trích ngang học viên dự học. Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT. THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) DANH SÁCH TRÍCH NGANG HỌC VIÊN DỰ HỌC (Gửi kèm theo Báo cáo số: ….. ngày …. tháng ….. năm 20 …..) TT Họ và tên Ngày, tháng, năm sinh Số CCCD hoặc giấy CMND hoặc hộ chiếu Số bằng, chứng chỉ chuyên môn (nếu có) ngày, tháng, năm/nơi cấp THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC III (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) PHỤ LỤC 8 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ảnh 2x3 cm CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Kính gửi: ……………………………. Tôi là:....................................................................................................................... Ngày tháng năm sinh: ............................................................................................. Số Căn cước công dân hoặc Số Chứng minh nhân dân:………………..………… hoặc Hộ chiếu số…………… ngày cấp………. nơi cấp: ..................................... Hiện tôi đã có Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ do ………. cấp Số Chứng chỉ: ……… ……… cấp ngày …….… tháng ……….. năm ……….... Lý do xin đổi, cấp lại: ............................................................................................. Đề nghị …………… đổi, cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. ………, ngày ….. tháng …. năm 20 ….. NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký, ghi rõ họ và tên) PHỤ LỤC IV (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 1 CẤU TRÚC DỮ LIỆU TRUYỀN VỀ MÁY CHỦ CỦA CỤC ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM Biển kiểm soát Thời gian Tốc độ (km/h) Vị trí (Tọa độ) Số giấy phép lái xe (1) (2) (3) (4) (5) Mô tả các trường dữ liệu: (1) Biển kiểm soát: Viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không ký tự đặc biệt. Ví dụ 29A12345 (2) Thời gian: Unixtime theo múi giờ Việt Nam (http://en.wikipedia.org/wiki/Unixtime) (3) Số Giấy phép lái xe: Viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không ký tự đặc biệt. (4) Tốc độ: đơn vị km/h. (5) Vị trí (Tọa độ): Decimal Degree, WGS84 PHỤ LỤC V (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 2 GIẢI THUẬT TÍNH TOÁN QUÁ TỐC ĐỘ I. Thuật ngữ viết tắt: N: Là thứ tự bản tin từ thiết bị giám sát hành trình. V[N] : Tốc độ tức thời (km/h). Vlimit[N] : Tốc độ tối đa cho phép (km/h). Vtb[N] : Tốc độ trung bình (km/h). Vss[N] : Tốc độ để so sánh với Vlimit[N] xác định phương tiện vi phạm (km/h). Vvipham[N] : Tốc độ vi phạm (km/h). Ttb[N] : Thời gian giữa bản tin thứ N và N1 (giây). Dtb[N] : Khoảng cách giữa bản tin thứ N và N1 (km). II. Lưu đồ tính toán ![](00604598files/image001.jpg) III. Mô tả lưu đồ tính toán Sau khi thực hiện lọc các bản tin không hợp lệ được mô tả tại Phụ lục VI của Thông tư này thì thực hiện tính toán quá tốc độ. a) Tính khoảng thời gian so với bản tin trước (Ttb[N]), tùy thuộc vào khoảng thời gian này sẽ có những tính toán tốc độ trung bình, quãng đường như sau: Ttb[N] > 60 giây: Không tính toán quá tốc độ và sẽ thống kê vi phạm truyền dữ liệu. 10 giây < Ttb[N] <= 60 giây: Tính quãng đường dựa vào tọa độ 2 bản tin liên tiếp. Tính tốc độ = min (((Dtb[N] / Ttb[N] ) 3600); (Dtb[N] / Ttb[N]) 3600)); Ttb[N] <= 10 giây: Tính quãng đường = Vtb[N] Ttb[N]. Tính tốc độ: Vtb[N]= (V[N]+ V[N1])/2. b) Tính tốc độ so sánh (Vss[N]): Vss[N] = Vtb[N] 3 Sai số về tốc độ đang áp dụng trên hệ thống cho toàn bộ các thiết bị là 3 km/h. c) Tính tốc độ vi phạm Thời gian bắt đầu tính vi phạm tốc độ tại thời điểm Vss[N] > Vlimit[N] đến thời điểm kết thúc vi phạm Vss[N] <= Vlimit[N] (đơn vị tính theo giây). Nếu Vss[N] > Vlimit[N] được duy trì liên tục trong khoảng thời gian từ 20 giây trở lên thì được ghi nhận là phương tiện vi phạm tốc độ xe chạy. Vvipham[N] = Vss[N] Vlimit[N] Sử dụng tốc độ vi phạm cao nhất và tốc độ tối đa cho phép tương ứng để xác định mức độ vi phạm theo khoảng (dưới 5 km/h, từ 5km/h đến dưới 10 km/h, từ 10 km/h đến 20 km/h, trên 20 km/h đến 35 km/h, trên 35 km/h). Lưu ý: Tốc độ hiển thị trên bản đồ số theo dõi trực tuyến và tại bảng thống kê chi tiết hành trình là tốc độ tức thời (V[N]) (lấy thông tin theo từng bản tin truyền). V[N] > 200 km/h. → bỏ bản tin. Nếu bản tin sau bản tin V[N] > 200 km/h so với bản tin trước V[N] > 200 km/h, thời gian >60 giây thì dừng tính toán vi phạm tốc độ. Còn nếu thời gian <60 giây thì vẫn tính Vss. V[N] = 0 km/h → vẫn tính Vss như bình thường. PHỤ LỤC VI (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ) Phụ lục 3 XỬ LÝ LỌC NHIỄU CÁC BẢN TIN TRƯỚC KHI TÍNH TOÁN Máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ và máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam sẽ thực hiện xử lý lọc nhiễu, loại bỏ đối với các bản tin nhận được trước khi đưa vào tính toán gồm: 1. Bản tin có thời gian không hợp lệ ○ Thời gian gửi về tương lai ○ Thời gian bản tin sau nhỏ hơn thời gian bản tin trước 2. Bản tin có tọa độ không hợp lệ ○ Kinh độ hoặc vĩ độ = 0 ○ Kinh độ, vĩ độ nhảy ra xa trong khoảng thời gian ngắn (Quãng đường/ thời gian >= 200 km/h). ○ Tọa độ nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam, toạ độ không nằm trên mặt đất. 3. Bản tin có tốc độ không hợp lệ ○ Tốc độ tức thì trên bản tin gửi về >=200 km/h. ○ Tốc độ tại các bản tin liên tiếp là một số cố định ○ Tốc độ < 0 km/h. Trường hợp các đơn vị sử dụng trạng thái bật máy hoặc tắt máy để tính toán xe di chuyển cần chú ý trường hợp xe tắt máy nhưng vẫn gửi về tốc độ > 3 km/h. 4. Các trường hợp xử lý ngoại lệ Các trường hợp ngoại lệ khác phát sinh trong quá trình xử lý dữ liệu sẽ được cập nhật liên tục theo thời gian. Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp phương án xử lý đối với các trường hợp cụ thể trên trang web của Cục và thông báo đến các đơn vị để thực hiện thống nhất phương án xử lý. Phương án xử lý đối với một số trường hợp ngoại lệ Trường hợp ngoại lệ Phương án xử lý Trường hợp 1: Đối với xe có gửi kèm trạng thái hoạt động của động cơ (nếu có) Động cơ bật: ghi nhận tọa độ bình thường. Động cơ tắt: ghi nhận trạng thái cuối cùng trước khi trạng thái động cơ chuyển từ bật sang tắt. Đơn vị truyền dẫn dữ liệu đảm bảo tính đúng đắn của tín hiệu động cơ xe. Trường hợp 2: Nhiễu vị trí/tốc độ Trong 5 phút (đối với xe taxi, xe buýt nội tỉnh) có phần lớn tốc độ bằng 0 km/h, có một vài bản tin có tốc độ. Trong 15 phút (đối với các loại xe còn lại) có phần lớn tốc độ bằng 0 km/h, có một vài bản tin có tốc độ. Cách 1: Đối với trường hợp nghỉ 5 phút: tổng thời gian có bản tin nhiễu không quá 1 phút. Vị trí điểm đầu và điểm cuối của chu kì 5 phút không lệch nhau quá 100m thì không ghi nhận là nhiễu tốc độ. Đối với trường hợp nghỉ 15 phút: Trong 15p này, thời gian các bản tin có tốc độ <=5 phút. Tọa độ điểm đầu và điểm cuối trong khoảng thời gian 15 phút không lệch nhau quá 100m thì không ghi nhận tốc độ nhiễu. Tính toán trên để loại bỏ nhiễu khi xe đứng yên. Điểm đầu và điểm cuối không lệnh nhau quá 100m thì vẫn ghi nhận xe đứng yên. Thực hiện ghi nhận xe đã dừng nghỉ đủ theo quy định. Cách 2: (Tham khảo Phụ lục VIII). Khi xe đang dừng, có 3 bản tin liên tiếp có tốc độ > 3km/h thì ghi nhận trạng thái là di chuyển. Trường hợp 3: Tọa độ ngoài lãnh thổ Việt Nam Máy chủ truyền dữ liệu và máy chủ Cục Đường bộ Việt Nam không tính toán đối với dữ liệu này. Trường hợp 4: Đồng bộ thời gian Máy chủ các đơn vị truyền dẫn thường xuyên đồng bộ thời gian với máy chủ của Cục Đường bộ Việt Nam. Các bản tin truyền về máy chủ dịch vụ, máy chủ Cục ĐBVN vượt quá 2 phút sẽ ghi nhận vi phạm truyền dẫn dữ liệu. Trường hợp 5: Mất tín hiệu GPS Gửi kinh độ = 0, vĩ độ = 0 khi xe đang di chuyển Máy chủ dịch vụ, máy chủ Cục ĐBVN không tính toán vi phạm đối với các bản tin mất GPS. Việc ghi nhận được tọa độ là tính năng quan trọng của thiết bị giám sát hành trình. Việc không có tín hiệu GPS được coi là vi phạm truyền dẫn dữ liệu. Trong trường hợp mất tín hiệu trong ngày (chỉ xét từ 00:00 đến 23:59). Dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình truyền về không liên tục do không có dữ liệu hoặc không có tín hiệu GPS. Đối với các đoạn mất tín hiệu: không thực hiện tính toán quãng đường. PHỤ LỤC VII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 4 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN KHÔNG TRUYỀN DỮ LIỆU 1. Về tần suất truyền dữ liệu: Để đảm bảo tính chính xác và dễ dàng tính toán, đề nghị các đơn vị nên truyền dữ liệu với tần suất ≤ 10s/bản tin). 2. Truyền dữ liệu trong trường hợp xe bị mất tín hiệu: a) Ngay khi thiết bị có tín hiệu, đơn vị truyền dữ liệu thực hiện việc truyền dữ liệu hiện tại và dữ liệu quá khứ từ thời điểm bị mất tín hiệu đến thời điểm có tín hiệu theo quy định. Việc truyền dữ liệu bổ sung sẽ thực hiện trên một kênh truyền riêng, dữ liệu truyền lại hàng tháng phải thực hiện xong trước ngày mùng 4 của tháng sau liền kề. Sau khi có dữ liệu truyền tại các thời điểm bị mất trước đó, hệ thống sẽ thực hiện tính toán lại toàn bộ các thông số. b) Truyền dữ liệu hiện tại để phục vụ hiển thị vị trí phương tiện đang hoạt động trên màn hình theo dõi trực tuyến. c) Dữ liệu kể từ thời điểm mất tín hiệu đến thời điểm hiện tại được truyền theo thứ tự về thời gian để phục vụ việc tính toán theo quy định. 3. Tính toán chi tiết từng lần vi phạm không truyền dữ liệu a) Vi phạm không truyền dữ liệu được xác định khi phương tiện có sự dịch chuyển về vị trí so với vị trí được ghi nhận tại thời điểm bắt đầu ngừng truyền dữ liệu và không có dữ liệu trong khoảng thời gian phương tiện di chuyển giữa hai vị trí. Cụ thể Ttb[N] > 120s và Dtb[N]> 500m. b) Hoặc căn cứ vào dữ liệu thu thập thông qua các trạm thu phí trên đường để làm cơ sở đối chiếu với dữ liệu hiện có trên hệ thống. 4. Phương tiện không truyền dữ liệu trong ngày Phương tiện không truyền dữ liệu trong ngày được tính là phương tiện không truyền bản tin nào lên hệ thống N=0, hoặc có truyền dữ liệu nhưng các thông tin trong bản tin truyền không có giá trị sử dụng (bản tin lỗi). PHỤ LỤC VIII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 5 PHƯƠNG PHÁP TÍNH KM XE CHẠY 1. Phương pháp tính km xe chạy Dtb[N]: Trong đó: KINHDO1, VIDO1 lần lượt là kinh độ và vĩ độ bản tin thứ N1 KINHDO2, VIDO2 lần lượt là kinh độ và vĩ độ bản tin thứ N Dtb[N]=khoangcach(KINHDO1,VIDO1,KINHDO2,VIDO2)(km) Function khoangcach(KINHDO1,VIDO1,KINHDO2,VIDO2) {double P1X = VIDO1 (Math.PI / 180); double P1Y = KINHDO1 (Math.PI / 180); double P2X = VIDO2 (Math.PI / 180); double P2Y = KINHDO2 (Math.PI / 180); double Kc = 0; double Temp = 0; Kc = P2X P1X; Temp = Math.Cos(Kc); Temp = Temp Math.Cos(P2Y); Temp = Temp Math.Cos(P1Y); Kc = Math.Sin(P1Y); Kc = Kc Math.Sin(P2Y); Temp = Temp + Kc; Kc = Math.Acos(Temp); Kc = Kc 6376;} Ghi chú: Chỉ thực hiện tính toán khoảng cách di chuyển của phương tiện khi tốc độ tức thời > 0 km/h. 2. Ví dụ mẫu Cấu trúc bản tin (thời gian, kinh độ, vĩ độ, tốc độ) Ví dụ 1 : Các bản tin liên tiếp của biển số xe 24C04608. Bản tin 1 (26/05/2017 00:04:51, 104.33167167, 22.14283667 , 20 ) Bản tin 2 (26/05/2017 00:04:56, 104.33180167, 22.14273667,12 ) Bản tin 3 (26/05/2017 00:05:09, 104.33188833, 22.14348, 19 ) Tính khoảng cách Dtb[3]=khoangcach(104.33180167, 22.142736, 104.33188833, 22.14348) = 0.0833 (km) Ví dụ 2: Các bản tin liên tiếp của biển số xe 30S4546 Bản tin 1 (26/05/2017 07:39:40, 105.65094, 21.101326, 41 ) Bản tin 2 (26/05/2017 07:39:45, 105.651398, 21.101025, 41 ) Bản tin 3 (26/05/2017 07:40:04, 105.652657, 21.100183, 36 ) Tính khoảng cách Dtb[3]=khoangcach(105.651398, 21.101025, 105.652657, 21.100183) = 0.1608 (km) PHỤ LỤC IX (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 6 PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỜI GIAN LÁI XE 1. Thời gian lái xe: a) Thời gian xác định xe bắt đầu di chuyển khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h. b) Thời gian kết thúc khi: Thời gian dừng, đỗ >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch và xe vận tải hàng hoá, xe buýt liên tỉnh); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi). Thiết bị ghi nhận thay đổi lái xe. 2. Tính toán vi phạm thời gian lái xe: a) Vi phạm thời gian lái xe liên tục: được xác định khi có thời gian lái xe của một người vượt quá 4 giờ nhưng không dừng, đỗ xe >= 15 phút (áp dụng đối với xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe buýt liên tỉnh và xe vận tải hàng hoá); >= 5 phút (áp dụng đối với xe buýt nội tỉnh, xe taxi) hoặc không đổi lái xe. Bổ sung thuật toán: đối với các đơn vị có truyền thông tin bật/tắt động cơ xe là một điều kiện tính toán, trong trường hợp phương tiện vẫn di chuyển nhưng không có dữ liệu thì vẫn tính thời gian lái xe liên tục. b) Vi phạm thời gian lái xe trong ngày: được xác định khi tổng thời gian lái xe của một người trong ngày vượt quá 10 giờ. 3. Thời gian dừng, đỗ: Được bắt đầu tính khi 2 bản tin liên tiếp có V[N] ≤ 3 km/h và V[N1] ≤ 3 km/h và kết thúc khi có 2 bản tin liên tiếp có V[N] > 3 km/h và V[N1] > 3 km/h. 4. Mô tả lưu đồ tính toán như sau: ![](00604598files/image002.jpg) PHỤ LỤC X (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục IV MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independent Freedom Happiness ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUỐC TẾ APPLICATION FORM FOR ISSUANCE OF INTERNATIONAL DRIVING PERMIT Ảnh màu photograph 3 x 4 cm Kính gửi (To):............................................................................... Tôi là (Full name): ........................................................................................................... Ngày tháng năm sinh (date of birth) ...................................................................... Số hộ chiếu (Passport No.) …………...cấp ngày (Issuing date): ngày (date): .............. tháng (month)............ năm (year)…................ nơi cấp (Place of issue):........................ hoặc Số định danh cá nhân (personal indentification No.):……………………………. Hiện có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ số (Current driving licence No.): ............... Cơ quan cấp (Issuing Office): ....................................................................................... Tại (Place of issue): ...................................................................................................... Cấp ngày (Issuing date): ngày (date): ........... tháng (month)......... năm (year)............. Lý do xin cấp giấy phép lái xe (Reason of application for International driving permit: ......................................................................................................................................... ....................., date....... month....... year....... NGƯỜI LÀM ĐƠN (APPLICANT) (Ký và ghi rõ họ tên) (Signature and Full name) PHỤ LỤC XI (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 3a MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ SÁT HẠCH LÁI XE CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:.............../ ...................., ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... BÁO CÁO ĐĂNG KÝ SÁT HẠCH LÁI XE Kính gửi: Sở Giao thông vận tải... Thực hiện Giấy phép đào tạo lái xe số:......... ngày ..... / ..... /..... do Sở Giao thông vận tải..... cấp, Trường (Trung tâm).......................... đã tổ chức xét tuyển học viên và khai giảng các lớp như sau: TT Khóa Lớp Hạng giấy phép lái xe Số lượng học viên Số lượng giáo viên Số lượng xe tập lái Ngày khai giảng Ngày bế giảng Ngày đăng ký sát hạch Ghi chú Học tập trung Học từ xa/tự học có hướng dẫn I Hệ đào tạo mới 1 … II Hệ đào tạo nâng hạng 1 … (có danh sách học viên các khóa học kèm theo) Tài khoản và mật khẩu quản lý lớp học từ xa/tự học có hướng dẫn:…. Trường (Trung tâm).................................... đề nghị Sở Giao thông vận tải.................................... chấp nhận kế hoạch sát hạch cho học viên các lớp như lịch đề nghị. Nơi nhận: Như trên; Lưu: …… THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 4 MẪU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO Khóa:...................................................... Hạng:.................................................. Thời gian đào tạo: ..... tháng (từ ngày ..... /...../ .....đến ngày ..... /..... / .....) I. Phân phối giờ học STT Môn học Tổng số (giờ) Lý thuyết (giờ) Thực hành trong hình (giờ) Thực hành trên đường (giờ) Kiểm tra hết Môn (giờ) Ghi chú LT TH II. Lịch học toàn khóa ![](00604598files/image003.jpg) PHỤ LỤC XIII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 7 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC, SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Ảnh màu 3 cm x 4 cm chụp không quá 06 tháng ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỌC, SÁT HẠCH ĐỂ CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE Kính gửi:.............................................................................. Tôi là:.............................................................................................................................. Ngày tháng năm sinh: .................................................................................................... Số Căn cước công dân hoặc Số Chứng minh nhân dân: ................................................ hoặc Hộ chiếu số.......................... ngày cấp.............. nơi cấp: ........................................ Đã có giấy phép lái xe số:.......................................hạng................................................ do:............................................................................................ cấp ngày: ..... /..... / ....... Đề nghị cho tôi được học, dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe hạng: ....... Đăng ký tích hợp giấy phép lái xe □ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe: có □ không □ Tôi xin cam đoan những điều ghi trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. .................., ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ, tên) PHỤ LỤC XIV (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 8 MẪU BẢN KHAI THỜI GIAN HÀNH NGHỀ VÀ SỐ KM LÁI XE AN TOÀN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢN KHAI THỜI GIAN HÀNH NGHỀ VÀ SỐ KM LÁI XE AN TOÀN Tôi là:................................................................................................................................... Ngày tháng năm sinh: ......................................................................................................... Số Căn cước công dân hoặc Số Chứng minh nhân dân: ................................................... hoặc Hộ chiếu số.................... ngày cấp……….. nơi cấp: .................................................. Hiện tại tôi có giấy phép lái xe số: ..............................., hạng ............................................ do: ........................................................................................................ cấp ngày: ..... /..... / ….... Từ ngày được cấp giấy phép lái xe đến nay, tôi đã có ................ năm lái xe và có ............km lái xe an toàn. Đề nghị ......................................................................... cho tôi được dự sát hạch nâng hạng lấy giấy phép lái xe hạng ...... Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai trên. .........., ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... NGƯỜI KHAI (Ký và ghi rõ họ, tên) PHỤ LỤC XV (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 15a MẪU BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ SÁT HẠCH LÁI XE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ SÁT HẠCH LÁI XE Ảnh chân dung 3 cm x 4 cm (chụp không quá 06 tháng) Họ và tên thí sinh:.......................................................................................... Ngày tháng năm sinh: ................................................................................... Số Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân:………………………… hoặc Hộ chiếu số…………… ngày cấp………. nơi cấp: ................................ Thi lấy giấy phép lái xe hạng:…………………………..................................... Học lái xe tại cơ sở đào tạo …............................................................................... ........., ngày.......tháng.....năm..... (Thí sinh ký và ghi rõ họ tên ) I. KẾT QUẢ SÁT HẠCH LÝ THUYẾT Số điểm tối đa Số điểm đạt được Sát hạch viên nhận xét và ký tên Thí sinh ký tên II. KẾT QUẢ SÁT HẠCH MÔ PHỎNG CÁC TÌNH HUỐNG GIAO THÔNG TRÊN MÁY TÍNH Số điểm tối đa Số điểm đạt được Sát hạch viên nhận xét và ký tên Thí sinh ký tên III. KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRONG HÌNH Số điểm tối đa Số điểm đạt được Sát hạch viên nhận xét và ký tên Thí sinh ký tên IV. KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG Số điểm tối đa Số điểm đạt được Sát hạch viên nhận xét và ký tên Thí sinh ký tên Kết luận của Tổ trưởng Tổ sát hạch Hạng.................. Đạt □ Không đạt □ TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ, tên) ..... ngày....... tháng…….năm 20.... TM. HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XVI (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 15b MẪU BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ SÁT HẠCH LÁI XE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ SÁT HẠCH LÁI XE Ảnh màu 3 cm x 4 cm (chụp không quá 06 tháng) Họ và tên thí sinh:................................................................................. Ngày tháng năm sinh: .................................................................................... Số Căn cước công dân hoặc Số Chứng minh nhân dân:……………..……… hoặc Hộ chiếu số…………… ngày cấp………. nơi cấp: .............................. Thi lấy giấy phép lái xe.....................hạng:........................................... Học lái xe tại cơ sở đào tạo .................................................................. ………, ngày ….. tháng ….. năm ….. (Thí sinh ký và ghi rõ họ tên) A. KẾT QUẢ SÁT HẠCH LÝ THUYẾT Lần thứ 1: Ngày........... tháng.......... năm........ Số điểm tối đa Số điểm đạt được Sát hạch viên nhận xét và ký tên Thí sinh ký tên B. KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE Lần thứ 1: Ngày.......... tháng ......... năm........... Sát hạch kỹ năng lái xe trong hình Ngày sát hạch: Số điểm tối đa Số điểm đạt được Sát hạch viên nhận xét và ký tên Thí sinh ký tên Kết luận của Tổ trưởng Tổ sát hạch Hạng ..........Đạt □ Không đạt □ TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ, tên) ........, ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ SÁT HẠCH (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XVII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 19 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI XE(1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI (CẤP LẠI) GIẤY PHÉP LÁI XE (1) Kính gửi: Sở Giao thông vận tải….. Tôi là:...................................................................................................................... Ngày tháng năm sinh: ............................................................................................ Số Căn cước công dân hoặc Số Chứng minh nhân dân: ......................................... hoặc Hộ chiếu số......................... ngày cấp.............. nơi cấp: ................................ Đã học lái xe tại:...............................................................năm................................ Hiện đã có giấy phép lái xe hạng:....................................số:................................... do:................................................................................ cấp ngày…..../…...../........ Đề nghị cho tôi được đổi, cấp lại giấy phép lái xe cơ giới đường bộ hạng:......... Lý do:.................................................................................................................. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe: có □ không □ Tôi xin cam đoan những điều ghi trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm . ..............., ngày ..... tháng ..... năm 20 ..... NGƯỜI LÀM ĐƠN (Ký và ghi rõ họ, tên) Ghi chú: (1): Mẫu này dùng chung cho trường hợp lập lại hồ sơ mới. PHỤ LỤC XVIII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 20 MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence Freedom Happiness ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐỔI GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ APPLICATION FORM FOR EXCHANGE OF DRIVER’S LICENCE (Dùng cho người nước ngoài) (For Foreigner only) Kính gửi (To): Sở Giao thông vận tải... (Transport Department...) Tôi là (Full name):................................................................................................................ Ngày tháng năm sinh (date of birth) .................................................................................... Số hộ chiếu (Passport No.) ................cấp ngày (Issuing date): ngày (date): ................. tháng (month)......... năm (year)…............. nơi cấp (Place of issue):................................... Hiện có giấy phép lái xe cơ giới đường bộ số (Current Driver,s Licence No.):.................. Cơ quan cấp (Issuing Office):............................................................................................. Tại (Place of issue):............................................................................................................. Cấp ngày (Issuing date): ngày (date):............ tháng (month)..........năm (year).................. Lý do xin đổi giấy phép lái xe (Reason of application for new driving licence):…….….. ............................................................................................................................................. Định cư lâu dài tại Việt Nam/không định cư lâu dài tại Việt Nam (Long time of staying in Viet Nam/Short time of staying in Viet Nam). Ghi chú (note): Gửi kèm theo đơn (Documents enclosed as follows) Bản sao hộ chiếu (phần họ tên và ảnh; trang thị thực nhập cảnh) [Copy of passport (included pages: full name, photograph, valid visa)] (Đối với trường hợp chưa có số định danh cá nhân (In case there is no personal indentification No.). Tôi xin đảm bảo lời khai trên đây là đúng sự thật. I certify that all the information included in this application and attached documents is correct and true. ............, ngày (date) ...... tháng (month) ...... năm (year)..... NGƯỜI LÀM ĐƠN (APPLICANT) (Ký và ghi rõ họ, tên) (Signature and Full name) PHỤ LỤC XIX (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 29 TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT, CHUYÊN MÔN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A1, A2, A3 VÀ A4 1. Hệ thống phòng học chuyên môn: a) Phòng học Pháp luật giao thông đường bộ: có thiết bị nghe nhìn (màn hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đường bộ, sa hình; b) Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thường các hạng A3, A4: có hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống phanh, hệ thống lái; c) Phòng học Kỹ thuật lái xe: có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản; d) Phòng học Nghiệp vụ vận tải các hạng A3, A4: có hệ thống bảng, biểu về vận tải hàng hoá, hành khách; có các tranh vẽ ký hiệu trên kiện hàng; đ) Phòng học thực tập bảo dưỡng sửa chữa các hạng A3, A4: có hệ thống thông gió và chiếu sáng bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không gây bụi; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dưỡng sửa chữa; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập. 2. Xe tập lái: thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe. 3. Sân tập lái: thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe; diện tích tối thiểu 1000m2, bố trí đủ kích thước các hình tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. 4. Giáo viên dạy lái xe a) Tiêu chuẩn chung: có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt; có đủ sức khỏe theo quy định; có chứng chỉ sư phạm dạy nghề hoặc chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; b) Giáo viên dạy lý thuyết: có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên; giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe hạng tương ứng hạng xe đào tạo trở lên; c) Giáo viên dạy thực hành lái xe: có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên; có giấy phép lái xe hạng tương ứng, có thời hạn từ 03 năm trở lên kể từ ngày cấp giấy phép lái xe; phải được cơ sở đào tạo lái xe qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình quy định tại Phụ lục 28 ban hành kèm theo Thông tư này. PHỤ LỤC XX (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 30 YÊU CẦU VỀ TRUYỀN DỮ LIỆU QUẢN LÝ DAT I. Yêu cầu truyền dữ liệu DAT 1. Dữ liệu quản lý DAT được truyền về hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam gồm dữ liệu định danh và dữ liệu phiên học. a) Dữ liệu định danh gồm các thông tin: Thông tin được trích xuất thông qua việc tiếp nhận báo cáo 1: + Thông tin cơ sở đào tạo: Mã cơ sở đào tạo. + Thông tin khóa học: Mã khóa học, ngày khai giảng, ngày bế giảng, hạng đào tạo, mã báo cáo 1. + Thông tin học viên: Mã học viên, họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, giới tính, ảnh chân dung). Thông tin do cơ sở đào tạo nhập liệu: + Thông tin giáo viên dạy thực hành lái xe: Mã giáo viên, họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, giới tính, ảnh chân dung, số giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, hạng tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe. + Thông tin xe tập lái: Biển số xe tập lái, số giấy phép xe tập lái, loại phương tiện, nhãn hiệu xe, màu sơn, hạng xe tập lái, thời hạn giấy phép xe tập lái. + Thông tin thiết bị DAT: Mã đơn vị cung cấp, model, số serial, số imei. b) Dữ liệu phiên học gồm các thông tin: Thông tin học viên: Mã học viên. Thông tin đăng nhập: Ảnh chụp, thời điểm và tọa độ đăng nhập. Thông tin đăng xuất: Ảnh chụp, thời điểm và tọa độ đăng xuất. Thông tin hành trình xe chạy: Thời điểm, tọa độ, tốc độ mỗi 30 giây trong phiên học. Thông tin kết quả xác thực: Ảnh chụp và kết quả xác thực mỗi 5 phút trong phiên học. Thông tin giáo viên: Mã giáo viên. Thông tin xe tập lái: Biển số xe tập lái. Thông tin thiết bị DAT: Số imei, số serial. Thông tin kết quả phiên học: Thời gian, quãng đường của phiên học. 2. Dữ liệu quản lý DAT phải đầy đủ các thông tin theo cấu trúc phù hợp với cấu trúc truyền dữ liệu do Cục Đường bộ Việt Nam ban hành và các yêu cầu sau: a) Dữ liệu truyền đến hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam phải đảm bảo chính xác, toàn vẹn và trong khoảng thời gian không quá 02 phút kể từ thời điểm máy chủ của cơ sở đào tạo nhận được thông tin kết thúc phiên học; b) Dữ liệu được truyền đến hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam theo trình tự thời gian. Trường hợp dữ liệu phiên học không tự động truyền được thì cơ sở đào tạo thực hiện truyền lại và báo cáo Sở Giao thông vận tải để được xem xét tiếp nhận bổ sung. 3. Máy chủ của cơ sở đào tạo và Cục Đường bộ Việt Nam tham gia việc truyền, nhận dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT phải được đồng bộ với thời gian chuẩn Quốc gia theo chuẩn NTP. II. Cách xác định phiên học thực hành lái xe 1. Thời gian của phiên học thực hành lái xe được xác định từ thời điểm học viên đăng nhập vào thiết bị DAT đến thời điểm đăng xuất khỏi thiết bị. Mỗi phiên học có thời gian tối thiểu 5 phút và không quá 4 giờ, khoảng cách giữa 2 phiên học liên tiếp tối thiểu 15 phút. Tổng thời gian các phiên học trong ngày không quá 10 giờ. 2. Quãng đường của phiên học thực hành lái xe là chiều dài hành trình di chuyển của xe tập lái được xác định từ vị trí học viên đăng nhập vào thiết bị DAT đến vị trí đăng xuất khỏi thiết bị. 3. Phiên học không được ghi nhận khi không đáp ứng một trong các quy định sau: a) Quy định về dữ liệu phiên học tại điểm b mục 1 phần I của Phụ lục này; b) Quy định thời gian truyền dữ liệu tại điểm a mục 2 phần II của Phụ lục này. (Trường hợp quá 02 phút, cơ sở đào tạo báo cáo Sở Giao thông vận tải để được xem xét, tiếp nhận); c) Quy định thời gian tối đa mỗi phiên học và tổng thời gian các phiên học trong ngày. (Đối với trường hợp tổng thời gian các phiên học trong ngày quá 10 giờ thì các phiên học gây quá tổng thời gian sẽ không được ghi nhận); d) Tỷ lệ số lần xác thực khuôn mặt đạt (phù hợp với thông tin đăng ký) trên tổng số lần xác thực trong phiên đạt dưới 75%. (Trường hợp phát hiện thiết bị xác thực không chính xác, cơ sở đào tạo báo cáo Sở Giao thông vận tải để được xem xét, tiếp nhận). 4. Dữ liệu được truyền đến hệ thống thông tin DAT của Cục Đường bộ Việt Nam theo trình tự thời gian. Trường hợp dữ liệu phiên học không tự động truyền được thì cơ sở đào tạo thực hiện truyền lại và báo cáo Sở Giao thông vận tải để được xem xét tiếp nhận bổ sung. 5. Máy chủ của cơ sở đào tạo và Cục Đường bộ Việt Nam tham gia việc truyền, nhận dữ liệu DAT và dữ liệu quản lý DAT phải được đồng bộ với thời gian chuẩn Quốc gia theo chuẩn NTP. III. Cách xác định hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe 1. Học viên được coi là hoàn thành thời gian học thực hành lái xe trên đường nếu số giờ học thực hành lái xe trên đường giao thông không ít hơn 50% số giờ học thực hành lái xe trên đường giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 của Thông tư này. 2. Học viên được coi là hoàn thành quãng đường học thực hành lái xe trên đường nếu đạt số km học thực hành lái xe trên đường giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 của Thông tư này. PHỤ LỤC XXI (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục số 31 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE A. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE MÔ TÔ HẠNG A1, A2 I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích a) Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe các hạng A1, A2 nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại xe mô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau; b) Thông qua chương trình học sẽ xây dựng ý thức chấp hành Pháp luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông. 2. Yêu cầu a) Cung cấp cho người học Hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam; b) Người học Biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn. II. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Pháp luật giao thông đường bộ Những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ Ý thức chấp hành và xử lý tình huống giao thông đường bộ Phòng chống tác hại rượu, bia khi tham gia giao thông Thực hành cấp cứu tai nạn giao thông Hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 2 Kỹ thuật lái xe Vị trí, tác dụng các bộ phận chủ yếu của xe mô tô Kỹ thuật lái xe cơ bản Nội dung đào tạo cho người khuyết tật Tập lái xe trong sân tập Tập phanh gấp Tập lái vòng cua B. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO LÁI XE CÁC HẠNG A3 VÀ A4 I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích a) Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe các hạng A3, A4 nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ, một số cấu tạo, sửa chữa thông thường, phân loại hàng hóa, kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại xe hạng A3, A4 khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau; b) Thông qua chương trình học sẽ xây dựng ý thức chấp hành Pháp luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông. 2. Yêu cầu a) Cung cấp cho người học Hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam, một số cấu tạo, sửa chữa thông thường, phân loại hàng hóa, kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng; b) Người học Biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn. II. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Pháp luật giao thông đường bộ Phần I. Luật Giao thông đường bộ Chương I: Những quy định chung Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ Chương III: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ Chương IV: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ Chương V: Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông Chương VI: Hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Phần II. Biển báo hiệu đường bộ Chương I: Quy định chung Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông Chương III: Biển báo hiệu Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác Phần III. Xử lý các tình huống giao thông Các tính chất của sa hình Các nguyên tắc đi sa hình Kiểm tra 2 Cấu tạo và sửa chữa thông thường Sơ lược về Cấu tạo Cách sử dụng các trang thiết bị điều khiển Sơ lược về các hỏng hóc 3 Nghiệp vụ vận tải Phân loại hàng hóa, phân loại hành khách Các thủ tục giấy tờ trong vận tải Trách nhiệm của người lái xe kinh doanh vận tải 4 Kỹ thuật lái xe Kỹ thuật lái xe cơ bản Lái xe trên bãi và lái xe trong hình số 8, số 3 Lái xe trên đường phức tạp và lái xe ban đêm Bài tập tổng hợp C. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE Ô TÔ I. Môn học Pháp luật giao thông đường bộ 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích a) Để thiết kế các bài giảng Môn học Pháp luật giao thông đường bộ, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Pháp luật giao thông đường bộ, hệ thống báo hiệu đường bộ và phương pháp xử lý các tình huống khi tham gia giao thông; b) Thông qua Môn học Pháp luật giao thông đường bộ sẽ xây dựng ý thức chấp hành Pháp luật giao thông đường bộ giúp cho người học điều khiển xe đảm bảo trật tự và an toàn giao thông. 1.2. Yêu cầu Thông qua môn học Pháp luật giao thông đường bộ: Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững luật lệ giao thông, hệ thống báo hiệu đường bộ Việt Nam. Người học biết vận dụng thành thạo, linh hoạt xử lý các tình huống giao thông, điều khiển xe đúng luật và đảm bảo an toàn. 2. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Phần I. Luật Giao thông đường bộ Chương I: Những quy định chung Chương II: Quy tắc giao thông đường bộ Chương III: Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ Chương IV: Người lái xe ô tô tham gia giao thông đường bộ 2 Phần II. Hệ thống báo hiệu đường bộ Chương I: Quy định chung Chương II: Hiệu lệnh điều khiển giao thông Chương III: Biển báo hiệu Phân nhóm và hiệu lực của biển báo hiệu Biển báo cấm Biển báo nguy hiểm Biển hiệu lệnh Biển chỉ dẫn Biển phụ Chương IV: Các báo hiệu đường bộ khác Vạch kẻ đường Cọc tiêu, tường bảo vệ và hàng rào chắn Cột kilômét Mốc lộ giới Gương cầu lồi và dải phân cách tôn sóng Báo hiệu trên đường cao tốc Báo hiệu cấm đi lại Báo hiệu tuyến đường bộ đối ngoại 3 Phần III. Xử lý các tình huống giao thông Chương I: Các đặc điểm của sa hình Chương II: Các nguyên tắc đi sa hình II. Môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích a) Để thiết kế các bài giảng Môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường, nhằm trang bị cho học viên có được những kiến thức cơ bản về tác dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm, các hệ thống trên xe ô tô thông dụng và làm quen một số đặc điểm kết cấu trên xe ô tô hiện đại; b) Thông qua môn học người học có thể hiểu được việc Bảo dưỡng các cấp và các hư hỏng thông thường. 1.2. Yêu cầu Thông qua môn học Cấu tạo và sửa chữa thông thường người học: Có khả năng đọc được các sơ đồ, bản vẽ đơn giản về cấu tạo ô tô. Hiểu được tác dụng, sơ đồ cấu tạo, nguyên lý làm việc và những chú ý trong sử dụng các cụm, các hệ thống chính trên xe ô tô thông dụng. Nắm được việc Bảo dưỡng các hư hỏng thông thường và bảo dưỡng định kỳ tới tuổi thọ của xe ô tô. 2. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Giới thiệu chung về xe ô tô 2 Động cơ xe ô tô 3 Cấu tạo Gầm ô tô 4 Hệ thống Điện xe ô tô 5 Các hệ thống an toàn chủ động trang bị trên xe ô tô 6 Hệ thống tự chẩn đoán trên ô tô và các hư hỏng thông thường 7 Nội quy xưởng và kỹ thuật an toàn 8 Các hư hỏng thông thường III. Môn học Nghiệp vụ vận tải 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích Để thiết kế các bài giảng Môn học Nghiệp vụ vận tải, nhằm trang bị cho người học lái xe, nhân viên phục vụ trên xe tại các đơn vị kinh doanh vận tải các kiến thức cơ bản liên quan đến nghiệp vụ vận tải, an toàn giao thông, đạo đức nghề nghiệp để từ đó nâng cao nghiệp vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 1.2. Yêu cầu Thông qua Môn học Nghiệp vụ vận tải người học: Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ vận tải bằng xe ô tô, một số nội dung cần lưu ý khi điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn giao thông. Hiểu biết các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp. Các kiến thức để áp dụng được vào thực tế các nội dung, nhiệm vụ của người lái xe trong Quy trình đảm bảo an toàn giao thông; xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu thông thường xảy ra đối với hành khách khi đang lưu thông trên đường. 2. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Khái niệm chung về vận tải ô tô 2 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 3 Trách nhiệm của người lái xe 4 Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải IV. Môn học Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích Để thiết kế các bài giảng Môn học nhằm trang bị cho học viên trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về phẩm chất, đạo đức của người lái xe, cơ chế thị trường và cạnh tranh trong hoạt động vận tải, trách nhiệm của người sử dụng lao động, văn hóa khi tham gia giao thông và tác hại rượu bia. 1.2. Yêu cầu Thông qua Môn học Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông người học: Nắm được đạo đức nghề nghiệp của người lái xe, trách nhiệm của người sử dụng lao động trong kinh doanh vận tải. Có kiến thức về văn hóa giao thông và phòng chống tác hại rượu bia khi tham gia giao thông, các kiến thức cơ bản về sơ, cấp cứu. 2. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Những vấn đề cơ bản về phẩm chất đạo đức trong giai đoạn hiện nay 2 Đạo đức nghề nghiệp của người lái xe 3 Trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động, của lái xe trong kinh doanh vận tải 4 Văn hóa giao thông 5 Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông 6 Thực hành cấp cứu 7 Hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ V. Môn học Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích Để thiết kế các bài giảng cho chương trình đào tạo lái xe nhằm trang bị cho học viên những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản về an toàn trong phòng cháy chữa cháy. Thông qua chương trình học học viên được trang bị kiến thức và khả năng ứng phó khi gặp các trường hợp cháy nổ trong quá trình điều khiển vận hành phương tiện. 1.2. Yêu cầu Cung cấp cho người học hiểu và nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản về an toàn trong phòng cháy chữa cháy. Người học biết vận dụng linh hoạt kiến thức và khả năng ứng phó khi gặp các trường hợp cháy nổ trong quá trình điều khiển vận hành phương tiện. 2. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Khái quát tình hình cháy nổ trong nước và địa bàn trong những năm gần đây. Có các số liệu cụ thể minh chứng. Phân tích các nguyên nhân gây ra cháy nổ và bài học kinh nghiệm từ các vụ cháy lớn. 2 Kiến thức về các văn bản quy phạm Pháp luật trong phòng cháy chữa cháy 3 Tính chất cháy nổ và sự nguy hiểm của các chấy cháy nổ thường gặp như xăng, dầu, khí hóa lỏng,…. 4 Các chất thường được sử dụng để chữa cháy 5 Các biện pháp phòng cháy chữa cháy. 6 Quy trình chữa cháy tại một vụ cháy, biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy 7 Hướng dẫn cách sử dụng, cách kiểm tra, bảo quản các phương tiện phòng cháy chữa cháy đơn giản thường được các doanh nghiệp và cơ sở trang bị 8 Thực hành chữa cháy bằng bình cứu hỏa xách tay VI. Môn học Kỹ thuật lái xe 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích Để thiết kế các bài giảng Môn học Kỹ thuật lái xe, nhằm trang bị cho người học lái xe: Những kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô. Các kỹ năng cơ bản lái xe an toàn, kỹ năng lái xe chở hàng, có khả năng điều khiển được các loại ô tô khác nhau, ở các điều kiện giao thông khác nhau. 1.2. Yêu cầu Thông qua môn học Kỹ thuật lái xe người học: Có kiến thức cơ bản về các bộ phận trong buồng lái, kỹ thuật lái xe ô tô. Nắm được các kiến thức và biết vận dụng kỹ năng lái xe an toàn để điều khiển xe trong các điều kiện giao thông khác nhau, xử lý được các tình huống giao thông trên đường an toàn. 2. Nội dung chương trình môn học TT NỘI DUNG 1 Vị trí, tác dụng các bộ phận trong buồng lái 2 Kỹ thuật lái xe cơ bản 3 Kỹ thuật lái xe trên các loại đường Lái xe ô tô trên bãi phẳng, đường bằng Lái xe ô tô trên đường đèo núi, trung du Lái xe qua trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, qua cầu, phà Lái xe trên đường phức tạp qua: chỗ hẹp, đường sắt, đường xấu, đường ngập nước, đường ngầm Lái xe ô tô ban đêm , khu vực sương mù Lái xe ô tô trên đường cao tốc 4 Kỹ thuật lái xe an toàn chủ động 5 Kỹ thuật lái xe ô tô chở hàng hóa 6 Tâm lý điều khiển xe ô tô 7 Phương pháp thực hành lái xe tổng hợp PHỤ LỤC XXII (Ban hành kèm theo Thông tư số: 05/2024 /TTBGTVT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phụ lục 32 CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỮ LIỆU DAT Mẫu số 01 Báo cáo quá trình đào tạo thực hành lái xe của học viên Mẫu số 02 Báo cáo kết quả đào tạo thực hành lái xe của khóa học Mẫu số 03 Báo cáo số lượng học viên hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe trên toàn quốc Mẫu số 04 Báo cáo số lượng học viên hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe của Sở Giao thông vận tải Mẫu số 05 Báo cáo số lượng học viên hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe của cơ sở đào tạo Mẫu số 06 Báo cáo kết quả đào tạo thực hành lái xe theo danh sách thí sinh dự sát hạch Mẫu số 01. Báo cáo quá trình đào tạo thực hành lái xe của học viên MẪU BÁO CÁO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA HỌC VIÊN (Ngày báo cáo:……/…../……) I. Thông tin học viên 1. Họ và tên: 2. Mã học viên: 3. Ngày sinh: 4. Mã khóa học: 5. Hạng đào tạo: 6. Cơ sở đào tạo: II. Thông tin quá trình đào tạo STT Mã phiên học Ngày đào tạo Đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông Ghi chú Thời gian Quãng đường Tổng Mẫu số 02. Báo cáo kết quả đào tạo thực hành lái xe của khóa học MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA KHÓA HỌC (Ngày báo cáo:……/…../……) I. Thông tin khóa học 1. Mã khóa học: 2. Hạng đào tạo: 3. Ngày khai giảng: 4. Ngày bế giảng: 5. Cơ sở đào tạo: II. Thông tin quá trình đào tạo STT Mã học viên Họ và tên Ngày sinh Đào tạo thực hành lái xe trên đường giao thông Ghi chú Tổng thời gian Tổng quãng đường Mẫu số 03. Báo cáo số lượng học viên hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe trên toàn quốc MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN TOÀN QUỐC (Từ ngày:……/…../…… đến ngày:……/…../……) STT Sở GTVT Hạng B1 số tự động Hạng B1 số cơ khí Hạng B2 Hạng C Hạng D Hạng E Hạng FB2 Hạng FC Hạng FD Hạng FE Tổng Mẫu số 04. Báo cáo số lượng học viên hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe của Sở Giao thông vận tải MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI (Từ ngày:……/…../…… đến ngày:……/…../……) STT Cơ sở đào tạo Hạng B1 số tự động Hạng B1 số cơ khí Hạng B2 Hạng C Hạng D Hạng E Hạng FB2 Hạng FC Hạng FD Hạng FE Tổng Mẫu số 05. Báo cáo số lượng học viên hoàn thành nội dung đào tạo thực hành lái xe của cơ sở đào tạo MẪU BÁO CÁO SỐ LƯỢNG HỌC VIÊN HOÀN THÀNH THỜI GIAN VÀ QUÃNG ĐƯỜNG ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Từ ngày:……/…../…… đến ngày:……/…../……) STT Mã khóa học Hạng B1 số tự động Hạng B1 số cơ khí Hạng B2 Hạng C Hạng D Hạng E Hạng FB2 Hạng FC Hạng FD Hạng FE Tổng Mẫu số 06. Báo cáo kết quả đào tạo thực hành lái xe theo danh sách thí sinh dự sát hạch MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG GIAO THÔNG THEO DANH SÁCH THÍ SINH DỰ SÁT HẠCH (Mã báo cáo 2:……………………...) STT Họ và tên Mã học viên Ngày sinh Hạng đào tạo Mã khóa học Đào tạo thực hành trên đường giao thông Ghi chú Thời gian Quãng đường PHỤ LỤC XXIII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 33 QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE HẠNG A1 VÀ A2 A. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT I. Thực hiện sát hạch bằng phương pháp trắc nghiệm trên máy vi tính để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 1. Đối với sát hạch viên: mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1.1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. 1.2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của học viên; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết); ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lý thuyết của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. 1.3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 1.4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 1.5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận máy tính: số báo danh dự sát hạch; 2.2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.2.1. Thời gian làm bài: 19 phút. 2.2.2. Đề thi được thiết kế dưới dạng 25 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và có 01 câu nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết. 2.2.3. Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian làm bài theo quy định tại điểm 2.2.1 khoản này, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tính tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Điểm đạt yêu cầu đối với hạng A1: từ 21/25 điểm trở lên; 3.2. Điểm đạt yêu cầu đối với hạng A2: từ 23/25 điểm trở lên; 3.3. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.4. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. II. Thực hiện sát hạch bằng phương pháp trắc nghiệm trên giấy để cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2 1. Đối với sát hạch viên: mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1.1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch, bộ đề sát hạch, đáp án sát hạch. 1.2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của học viên; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết); ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lý thuyết của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. 1.3. Bố trí chỗ ngồi, phát đề sát hạch cho thí sinh (mỗi đợt sát hạch bố trí 20 thí sinh), ký tên vào bài sát hạch lý thuyết của thí sinh (theo mẫu số 01 tại Phụ lục này) trước khi phát đề sát hạch lý thuyết. 1.4. Phát lệnh sát hạch, công bố thời gian bắt đầu, kết thúc sát hạch lý thuyết. 1.5. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 1.6. Thu bài sát hạch lý thuyết của thí sinh khi hết giờ làm bài và sử dụng đáp án sát hạch để chấm điểm. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Nhận đề sát hạch: ghi số đề sát hạch và số báo danh vào bài sát hạch lý thuyết. 2.2. Thực hiện nội dung sát hạch a) Thời gian làm bài: 19 phút; b) Đề thi được thiết kế gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và có 01 câu nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết; c) Ý trả lời của thí sinh chỉ được đánh dấu bằng dấu nhân (x) trong ô tương ứng; những trường hợp đánh dấu nhân vào 02 ô trở lên trên một cột hoặc tẩy xoá đều bị coi là trả lời sai; không được dùng bút có mực màu đỏ hoặc bút chì để đánh dấu trả lời câu hỏi sát hạch. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Điểm đạt yêu cầu đối với hạng A1: từ 21/25 điểm trở lên. 3.2. Điểm đạt yêu cầu đối với hạng A2: từ 23/25 điểm trở lên. 3.3. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.4. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. B. SÁT HẠCH THỰC HÀNH I. Đối với sát hạch viên 1. Trường hợp sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp 1.1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh. 1.2. Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình; ký tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của thí sinh; sau khi thí sinh hoàn thành nội dung sát hạch, yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình. 1.3. Phát lệnh sát hạch và theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, phân tích và chấm điểm độc lập các lỗi vi phạm của thí sinh tại các bài sát hạch theo quy trình. 1.4. Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có). 1.5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. 2. Trường hợp sát hạch bằng thiết bị chấm điểm tự động 2.1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch, thiết bị chấm điểm tự động. 2.2. Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình; theo dõi, giám sát thí sinh tiếp nhận xe sát hạch được giao; ký tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của thí sinh; sau khi thí sinh hoàn thành nội dung sát hạch, yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình. 2.3. Điều hành thiết bị chấm điểm tự động, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh, phát lệnh sát hạch, theo dõi quá trình sát hạch và thông qua thiết bị trong phòng điều hành trực tiếp ghi các lỗi vi phạm của thí sinh. Trường hợp giao nhân viên kỹ thuật của Trung tâm điều hành thì phải giám sát: 2.3.1. Đình chỉ sát hạch: Khi hai bánh xe của xe sát hạch ra ngoài hình sát hạch. 2.3.2. Đình chỉ sát hạch: Khi xe sát hạch bị đổ trong quá trình sát hạch. 2.3.3. Trừ 05 điểm: Mỗi lần chạm chân xuống đất trong quá trình sát hạch. 2.4. Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có). 2.5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận xe sát hạch được giao và đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng quy cách theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. 2. Thí sinh thực hiện bài sát hạch 2.1. Trình tự và các bước thực hiện: 2.1.1 Bài sát hạch số 1: Đi qua hình số 8. 2.1.1.1. Thí sinh dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh của sát hạch viên. 2.1.1.2. Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến đến cửa vào hình số 8, rẽ phải đi một vòng hình số 8. 2.1.1.3. Tiếp tục điều khiển xe tiến qua nửa hình số 3 đến cửa ra hình số 8. 2.1.1.4. Tiếp tục điều khiển xe đến bài sát hạch số 2. 2.1.2. Bài sát hạch số 2: Đi qua vạch đường thẳng Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua vạch đường thẳng và điều khiển xe đến bài sát hạch số 3. 2.1.3. Bài sát hạch số 3: Đi qua đường có vạch cản Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua đường có vạch cản và điều khiển xe đến bài sát hạch số 4. 2.1.4. Bài sát hạch số 4: Đi qua đường gồ ghề Thí sinh điều khiển xe qua bài sát hạch tiến qua đường gồ ghề và điều khiển xe đến vị trí kết thúc. 2.2. Yêu cầu đạt được của thí sinh 2.2.1. Đi đúng trình tự bài sát hạch; 2.2.2. Bánh xe không được đè lên vạch giới hạn hình sát hạch; 2.2.3. Bánh xe không được đè lên vạch cản; 2.2.4. Hoàn thành các bài sát hạch trong thời gian 10 phút; 2.2.5. Xe không được chết máy trong quá trình thực hiện sát hạch. 2.3. Các lỗi bị trừ điểm 2.3.1. Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2.3.2. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 2.3.3. Bánh xe đè vào vạch cản của hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 2.3.4. Hai bánh xe của xe sát hạch ra ngoài hình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2.3.5. Xe sát hạch bị đổ trong quá trình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2.3.6. Chạm chân xuống đất trong quá trình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 2.3.7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 2.3.8. Thời gian thực hiện các bài sát hạch quá 10 phút, cứ quá 01 phút bị trừ 05 điểm; 2.3.9. Không hoàn thành bài sát hạch bị đình chỉ sát hạch; 2.3.10. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. 3. Công nhận kết quả: Thời gian thực hiện các bài sát hạch: 10 phút; Thang điểm: 100 điểm; Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên. 3.1. Trường hợp sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp Hai sát hạch viên chấm điểm độc lập, thống nhất kết quả, ghi điểm, nhận xét, ký tên và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch và biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của thí sinh theo Mẫu số 02 Phụ lục này. 3.2. Trường hợp sát hạch bằng thiết bị chấm điểm tự động Sát hạch viên ghi điểm, nhận xét và ký xác nhận và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình được in ra và phần kết quả sát hạch kỹ năng lái xe trong hình trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh. C. CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE CÁC HẠNG A1 VÀ A2 Mẫu số 01 Bài sát hạch Lý thuyết các hạng A1 và A2 Mẫu số 02 Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình các hạng A1 và A2 Mẫu số 01. Bài sát hạch lý thuyết các hạng A1 và A2 SỞ GTVT… TỔ SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÀI SÁT HẠCH LÝ THUYẾT Họ và tên thí sinh:…………………………….. Ngày sinh:……………………………………... Họ và tên sát hạch viên:…..…………………… Hạng xe sát hạch:…………. Số câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Trả lời 1 2 3 4 Kết luận: Số điểm đạt được:…… ……….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên Mẫu số 02. Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình các hạng A1 và A2 MẤU BIÊN BẢN SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRONG HÌNH SỞ GTVT… TỔ SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ......., ngày tháng năm BIÊN BẢN SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRONG HÌNH Họ và tên thí sinh:…………………………….. Ngày sinh:……………………………………... Họ và tên sát hạch viên:…..…………………… Hạng xe sát hạch:…………. Số TT Các lỗi bị trừ điểm Số lần mắc lỗi Điểm trừ (tính cho 1 lần) Tổng điểm trừ 1 Bánh xe đè vạch giới hạn hình sát hạch 05 2 Bánh xe đè vạch cản của hình sát hạch 05 3 Chạm chân xuống đất trong bài sát hạch 05 4 Xe bị chết máy 05 5 Đi không đúng trình tự bài sát hạch Đình chỉ sát hạch 6 Hai bánh xe đi ra ngoài vạch giới hạn hình sát hạch Đình chỉ sát hạch 7 Xe sát hạch bị đổ Đình chỉ sát hạch 8 Không hoàn thành bài sát hạch Đình chỉ sát hạch 9 Điểm sát hạch dưới 80 điểm Đình chỉ sát hạch Cộng Kết luận: Số điểm đạt được:…………….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên PHỤ LỤC XXIV (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 34 QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE HẠNG A3 VÀ A4 A. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT I. Đối với sát hạch viên: mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. 2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của học viên; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết); ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lý thuyết của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; Trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.1. Thời gian làm bài: 19 phút. 2.2. Đề thi được thiết kế gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và có 01 câu nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết. 2.3. Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian làm bài theo quy định tại điểm 2.1 khoản này, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tính tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Điểm đạt yêu cầu đối với hạng A3, A4: từ 23/25 điểm trở lên. 3.2. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.3. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. B. SÁT HẠCH THỰC HÀNH I. Đối với sát hạch viên: Mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, có 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tiếp nhận và sắp xếp xe cho thí sinh và 01 sát hạch viên làm việc tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, gọi thí sinh, sắp xếp xe sát hạch cho thí sinh và phát lệnh sát hạch; 2. Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản sát hạch thực hành lái xe; ký tên vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; 3. Phát lệnh sát hạch và theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, phân tích và chấm điểm độc lập các lỗi vi phạm của thí sinh tại các bài sát hạch theo quy trình; 4. Theo dõi quá trình sát hạch, không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông lên xe sát hạch; không để người không có nhiệm vụ vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trường hợp thí sinh cố tình mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông lên xe sát hạch; 5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận xe sát hạch được giao và đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách theo quy định của Luật Giao thông đường bộ. 2. Thí sinh thực hiện bài sát hạch 2.1. Trình tự và các bước thực hiện: 2.1.1. Thí sinh dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh của sát hạch viên; 2.1.2. Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến qua hình chữ chi cho đến khi bánh xe sau của xe qua vạch kết thúc của hình sát hạch 01m thì dừng lại; 2.1.3. Lùi xe theo hướng ngược lại cho đến khi bánh xe trước của xe qua vạch bắt đầu của hình sát hạch. 2.2. Yêu cầu đạt được của thí sinh 2.2.1. Đi đúng trình tự bài sát hạch; 2.2.2. Bánh xe không được đè lên vạch giới hạn hình sát hạch; 2.2.3. Xe không được chết máy trong quá trình sát hạch; 2.2.4. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 10 phút; 2.2.5. Tốc độ xe chạy không quá 20 km/h. 2.3. Các lỗi bị trừ điểm 2.3.1. Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2.3.2. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 10 điểm; 2.3.3. Bánh xe đi ra ngoài vạch giới hạn hình sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2.3.4. Điều khiển xe bị rung giật mạnh, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 2.3.5. Thời gian thực hiện bài sát hạch quá 10 phút, cứ quá 01 phút bị trừ 05 điểm; 2.3.6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 2.3.7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 10 điểm; 2.3.8. Không hoàn thành bài sát hạch bị đình chỉ sát hạch; 2.3.9. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. III. Công nhận kết quả: 1. Thời gian thực hiện bài sát hạch: 10 phút. 2. Thang điểm: 100 điểm. 3. Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên. 4. Hai sát hạch viên chấm điểm độc lập, thống nhất kết quả, ghi điểm, nhận xét, ký tên và yêu cầu thí sinh ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch và biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình của thí sinh theo Mẫu số 01 Phụ lục này). C. CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE CÁC HẠNG A3 VÀ A4 Mẫu số 01 Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình các hạng A3 và A4 Mẫu số 01. Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình các hạng A3 và A4 SỞ GTVT… HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRONG HÌNH Họ và tên thí sinh: ………………….................... Ngày sinh: ………………………………............. Họ và tên sát hạch viên: …..…………………... Hạng xe sát hạch:…………. Số TT Các lỗi bị trừ điểm Số lần mắc lỗi Điểm trừ (tính cho 1 lần) Tổng điểm trừ 1 Bánh xe đè vạch giới hạn hình sát hạch 10 2 Điều khiển xe bị rung giật mạnh 05 3 Xe bị chết máy 10 4 Đi không đúng trình tự bài sát hạch Đình chỉ sát hạch 5 Bánh xe ra ngoài vạch giới hạn hình sát hạch Đình chỉ sát hạch 6 Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn Đình chỉ sát hạch 7 Do không hoàn thành bài sát hạch Đình chỉ sát hạch 8 Điểm sát hạch dưới 80 điểm Đình chỉ sát hạch Cộng ......., ngày tháng năm Kết luận: Số điểm đạt được:…………….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên PHỤ LỤC XXV (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 35 QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE CÁC HẠNG B1, B2, C, D VÀ E A. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT I. Đối với sát hạch viên: mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. 2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của học viên; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với trường hợp được miễn sát hạch lý thuyết); ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lý thuyết của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.1. Đề sát hạch có số lượng câu hỏi và thời gian làm bài như sau: Nội dung Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Hạng D, E Số câu hỏi trắc nghiệm 30 35 40 45 Thời gian làm bài (phút) 20 22 24 26 2.2. Mỗi câu hỏi được tính 01 điểm và mỗi đề thi có 01 câu hỏi nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết. 2.3. Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian làm bài theo quy định tại điểm 2.1 khoản này, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tính tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ. 3. Công nhận kết quả: Nội dung Hạng B1 Hạng B2 Hạng C Hạng D, E Thang điểm 30 35 40 45 Điểm đạt tối thiểu 27 32 36 41 3.1. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.2. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. B. SÁT HẠCH MÔ PHỎNG CÁC TÌNH HUỐNG GIAO THÔNG TRÊN MÁY TÍNH I. Đối với sát hạch viên: Mỗi khu vực sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; Tiếp nhận và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông; 2. Gọi thí sinh theo danh sách; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với trường hợp nâng hạng, sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe), ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh, sắp xếp máy tính cho thí sinh; 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch; 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm; 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý theo quy định. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.1. Thời gian làm bài sát hạch: không quá 10 phút. 2.2. Đề thi được thiết kế dưới dạng 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông; mỗi câu hỏi trong đề sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông chứa 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 5 điểm và số điểm tối thiểu là 0 điểm. 2.3. Số điểm đạt được của học viên tương ứng với thời điểm học viên nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm sát hạch mô phỏng. Điểm tối đa khi học viên nhận biết và tương tác với máy tính đúng thời điểm xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông; điểm tối thiểu khi học viên nhận biết và tương tác với máy tính trước khi xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông hoặc không tương tác hoặc tương tác từ thời điểm xảy ra tình huống mất an toàn giao thông. 2.4. Các tình huống mô phỏng được chạy liên tiếp tự động, thí sinh không được lựa chọn lại đáp án cho các câu hỏi đã trả lời hoặc chưa trả lời. Khi hoàn thành bài sát hạch mô phỏng hoặc hết thời gian của câu hỏi cuối cùng, toàn bộ các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tự động chấm điểm, in ra và lưu trữ tại máy chủ. III. Công nhận kết quả 1. Điểm đạt yêu cầu Nội dung Hạng B1, B2, C, D, E Thang điểm 50 Điểm đạt tối thiểu 35 2. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính được in ra và phần kết quả sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận vào phần kết quả sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. C. SÁT HẠCH THỰC HÀNH I. Sát hạch thực hành lái xe trong hình: 1. Đối với sát hạch viên: Mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, có 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại phòng điều hành thiết bị chấm điểm thực hành lái xe trong hình và 01 sát hạch viên làm việc tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1.1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch, phần mềm điều hành và quản lý sát hạch. 1.2. Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh; ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh; theo dõi, giám sát thí sinh tiếp nhận ô tô sát hạch được giao. 1.3. Điều hành thiết bị chấm điểm tự động, gọi thí sinh, sắp xếp ô tô sát hạch cho thí sinh, phát lệnh sát hạch. Trường hợp giao nhân viên kỹ thuật của Trung tâm điều hành thì phải giám sát. 1.4. Theo dõi quá trình sát hạch, không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông lên xe sát hạch; không để người không có nhiệm vụ ngồi trên xe sát hạch hoặc vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch các trường hợp: 1.4.1. Thí sinh cố tình sử dụng điện thoại và thiết bị viễn thông khi thực hiện phần thi sát hạch thực hành lái xe trong hình; 1.4.2. Lỗi kỹ thuật của thiết bị chấm điểm tự động (nếu có); 1.4.3. Phát hiện người thực hiện phần thi sát hạch không phù hợp với thông tin thí sinh trong bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình được in ra; 1.4.4. Đình chỉ sát hạch của thí sinh khi: Lái xe lên vỉa hè, gây tai nạn trong quá trình sát hạch, không thực hiện đúng trình tự các bài sát hạch. 1.5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của ô tô sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch 2.2. Thực hiện bài sát hạch thực hành lái xe trong hình 2.2.1 Trình tự thực hiện và yêu cầu chung a) Đối với thí sinh dự sát hạch lái xe hạng B1 số tự động, B1, B2: thực hiện liên hoàn 11 bài sát hạch lái xe trong hình gồm: Bài sát hạch số 1: Xuất phát; Bài sát hạch: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ; Bài sát hạch: Dừng và khởi hành xe ngang dốc; Bài sát hạch: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc; Bài sát hạch: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông; Bài sát hạch: Qua đường vòng quanh co; Bài sát hạch: Ghép xe dọc vào nơi đỗ; Bài sát hạch: Ghép xe ngang vào nơi đỗ; Bài sát hạch: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua; Bài sát hạch: Thay đổi số trên đường bằng; Bài sát hạch số 11: Kết thúc. Từ bài sát hạch số 2 đến bài sát hạch số 10 thực hiện theo thứ tự phù hợp phương án bố trí mặt bằng tổng thể thực tế của Trung tâm sát hạch lái xe đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. b) Đối với thí sinh dự sát hạch lái xe hạng C, D và E: thực hiện liên hoàn 10 bài sát hạch lái xe trong hình gồm: Bài sát hạch số 1: Xuất phát; Bài sát hạch: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ; Bài sát hạch: Dừng và khởi hành xe ngang dốc; Bài sát hạch: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc; Bài sát hạch: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông; Bài sát hạch: Qua đường vòng quanh co; Bài sát hạch: Ghép xe vào nơi đỗ (ghép dọc đối với hạng C và ghép ngang đối với hạng D và E); Bài sát hạch: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua; Bài sát hạch: Thay đổi số trên đường bằng; Bài sát hạch số 10: Kết thúc. Từ bài sát hạch số 2 đến bài sát hạch số 9 thực hiện theo thứ tự phù hợp phương án bố trí mặt bằng tổng thể thực tế của Trung tâm sát hạch lái xe đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. c) Trong quá trình sát hạch, thí sinh phải thực hiện đúng trình tự; chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; giữ động cơ hoạt động liên tục; tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; tốc độ xe chạy (trừ bài thay đổi số trên đường bằng) không quá 20 km/h đối với xe hạng C, E, không quá 24 km/h đối với xe hạng B, D; nếu không thực hiện được sẽ bị trừ điểm như quy định tại các bài sát hạch; d) Trong sân sát hạch, ngoài khu vực các bài sát hạch, thí sinh sẽ gặp tình huống nguy hiểm; tình huống này xuất hiện ngẫu nhiên, bất ngờ. Kể từ khi có tín hiệu báo tình huống nguy hiểm (tiếng loa báo tín hiệu nguy hiểm và đèn đỏ trên xe bật sáng), nếu không phanh dừng xe trong thời gian 3 giây bị trừ 10 điểm; nếu không ấn nút để bật tín hiệu nguy hiểm trên xe trong thời gian 5 giây bị trừ 10 điểm; khi hết tín hiệu báo tình huống nguy hiểm, nếu không ấn nút tắt tín hiệu nguy hiểm trên xe trước khi đi tiếp bị trừ 10 điểm; nếu không thực hiện được các thao tác trên bị trừ 10 điểm. 2.2.2 Yêu cầu đối với các bài sát hạch lái xe trong hình a) Bài sát hạch số 1: Xuất phát Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Thí sinh thắt dây an toàn, dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh; 2. Khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe bật sáng, tiếng loa trên xe báo lệnh xuất phát), bật đèn xi nhan trái, lái xe xuất phát; 3. Tắt xi nhan trái ở khoảng cách 5 mét sau vạch xuất phát (đèn xanh trên xe tắt); 4. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Thắt dây an toàn trước khi xuất phát; 2. Khởi hành nhẹ nhàng, không bị rung giật, trong khoảng thời gian 20 giây; 3. Bật đèn xi nhan trái trước khi xuất phát; 4. Tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 5 mét sau vạch xuất phát (đèn xanh trên xe tắt); 5. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 6. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 7. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ. 8. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Không thắt dây an toàn, bị trừ 05 điểm; 2. Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát, bị trừ 05 điểm; 3. Không tắt đèn xi nhan trái ở khoảng cách 05 mét sau vạch xuất phát (đèn xanh trên xe tắt), bị trừ 05 điểm; 4. Không bật và tắt đèn xi nhan trái kịp thời bị trừ 05 điểm; 5. Quá 20 giây kể từ khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe bật sáng) không đi qua vạch xuất phát, bị trừ 05 điểm; 6. Quá 30 giây kể từ khi có lệnh xuất phát (đèn xanh trên xe bật sáng) không đi qua vạch xuất phát, bị đình chỉ sát hạch. 7. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 8. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 9. Lái xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 10. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 11. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 01 điểm. b) Bài sát hạch: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm; 2. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm; 2. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 4. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ. 5. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Không dừng xe ở vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 3. Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm. 4. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 5. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 6. Lái xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 7. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 5 điểm; 8. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 3 giây bị trừ 01 điểm. 9. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 10. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. c) Bài sát hạch: Dừng và khởi hành xe ngang dốc Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm; 2. Khởi hành lên dốc nhẹ nhàng, không bị tụt dốc, bảo đảm thời gian quy định; 3. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm; 2. Khởi hành xe êm dịu, không bị tụt dốc quá 500mm; 3. Xe qua vị trí dừng trong khoảng thời gian 30 giây; 4. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 6. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ; 7. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Không dừng xe ở vạch dừng quy định, bị đình chỉ sát hạch; 2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 3. Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị đình chỉ sát hạch; 4. Quá thời gian 30 giây kể từ khi dừng xe không khởi hành xe qua vạch dừng, bị đình chỉ sát hạch; 5. Xe bị tụt dốc quá 500 mm kể từ khi dừng xe, bị đình chỉ sát hạch; 6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, đình chỉ sát hạch; 7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 8. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 9. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. 10. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 1 điểm; 11. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. d) Bài sát hạch: Qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Lái xe để bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe; 2. Lái xe qua đường vòng vuông góc trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong thời gian 2 phút; 3. Lái xe qua vạch kết thúc bài sát hạch và đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch; 2. Bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe; 3. Bánh xe không đè vào vạch giới hạn hình sát hạch; 4. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 02 phút. 5. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 6. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 7. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Đi không đúng hình của hạng xe sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2. Bánh xe trước và bánh xe sau bên lái phụ không qua vùng giới hạn của hình vệt bánh xe, bị đình chỉ sát hạch; 3. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 4. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, cứ quá 05 giây, bị trừ 05 điểm; 5. Thời gian thực hiện bài sát hạch, cứ quá 02 phút, bị trừ 05 điểm. 6. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 7. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 8. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 9. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 10. Xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. 11. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 12. Điểm thi dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. đ) Bài sát hạch: Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông: Đèn tín hiệu màu đỏ phải dừng lại; Đèn tín hiệu màu xanh hoặc vàng được phép đi. 2. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng (khoảng cách A) không quá 500mm; 3. Bật đèn xi nhan trái khi qua ngã tư rẽ trái; 4. Bật đèn xi nhan phải khi qua ngã tư rẽ phải; 5. Lái xe qua ngã tư trong thời gian quy định; 6. Lái xe qua ngã tư không vi phạm vạch kẻ đường; 7. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Chấp hành theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông; 2. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm; 3. Bật đèn xi nhan trái khi rẽ trái; 4. Bật đèn xi nhan phải khi rẽ phải 5. Xe qua ngã tư trong thời thời gian 20 giây; 6. Lái xe qua ngã tư không vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; 7. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 8. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 9. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Vi phạm tín hiệu đèn điều khiển giao thông (đi qua ngã tư khi đèn tín hiệu màu đỏ), bị trừ 10 điểm; 2. Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 3. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 4. Không bật đèn xi nhan khi rẽ trái hoặc rẽ phải, bị trừ 05 điểm; 5. Quá 20 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái xe qua được vạch kết thúc ngã tư, bị trừ 05 điểm; 6. Quá 30 giây từ khi đèn tín hiệu màu xanh bật sáng không lái xe qua được vạch kết thúc ngã tư, bị đình chỉ sát hạch; 7. Lái xe vi phạm vạch kẻ đường để thiết bị báo không thực hiện đúng trình tự bài thi, bị đình chỉ sát hạch. 8. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 9. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 10. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 11. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 12. Xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. 13. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 14. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. e) Bài sát hạch: Qua đường vòng quanh co Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Lái xe qua đường vòng quanh co trong vùng giới hạn của hình sát hạch trong thời gian 2 phút; 2. Lái xe qua vạch kết thúc bài sát hạch và đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch; 2. Bánh xe không đè vào vạch giới hạn hình sát hạch; 3. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 02 phút. 4. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 6. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Đi không đúng hình của hạng xe sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; 2. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 3. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, cứ quá 05 giây bị trừ 05 điểm; 4. Thời gian thực hiện bài sát hạch, cứ quá 02 phút, bị trừ 05 điểm. 5. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 8. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 9. Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. 10. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 11. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. g) Bài sát hạch: Ghép xe vào nơi đỗ Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Lái xe tiến vào khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc (đối với xe hạng B, C) hoặc khu vực để ghép xe ngang (đối với xe hạng B1 số tự động, B1, B2, D, E); 2. Lùi để ghép xe vào nơi đỗ; 3. Dừng xe ở vị trí đỗ quy định; 4. Lái xe qua vạch kết thúc bài sát hạch và đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch; 2. Bánh xe không đè vào vạch giới hạn hình sát hạch; 3. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 4. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 02 phút. 5. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 6. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Đi không đúng hình của hạng xe thi, bị đình chỉ sát hạch; 2. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, mỗi lần bị trừ 5 điểm; 3. Bánh xe đè vào vạch giới hạn hình sát hạch, cứ quá 05 giây bị trừ 05 điểm; 4. Ghép xe không đúng vị trí quy định (toàn bộ thân xe nằm trong khu vực ghép xe nhưng không có tín hiệu báo kết thúc), bị trừ 05 điểm; 5. Chưa ghép được xe vào nơi đỗ (khi kết thúc bài sát hạch, còn một phần thân xe nằm ngoài khu vực ghép xe), bị đình chỉ sát hạch; 6. Thời gian thực hiện bài sát hạch, cứ quá 02 phút, bị trừ 05 điểm. 7. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 8. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 9. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 10. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 11. Xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. 12. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 13. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. h) Bài sát hạch: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Dừng xe để khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe xuống mặt đường đến vạch dừng (Khoảng cách A) không quá 500mm; 2. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 500mm; 2. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 4. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ; 5. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E 1. Không dừng xe ở vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 2. Dừng xe chưa đến vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm; 3. Dừng xe quá vạch dừng quy định, bị trừ 05 điểm. 4. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 5. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 6. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 7. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 8. Xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. 9. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 10. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. i) Bài sát hạch: Thay đổi số trên đường bằng Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu vào bài sát hạch, phải thay đổi số và tốc độ như sau: a) Đối với xe hạng B: từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h; b) Đối với xe hạng D: từ số 2 lên số 3 và trên 24km/h; c) Đối với xe hạng C, E: từ số 2 lên số 3 và trên 20km/h; 2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài sát hạch phải thay đổi số và tốc độ ngược lại. 3. Lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Trên quãng đường 25m kể từ khi bắt đầu vào bài sát hạch, phải thay đổi số và tốc độ như sau: a) Đối với xe hạng B: từ số 1 lên số 2 và trên 24km/h; b) Đối với xe hạng D: từ số 2 lên số 3 và trên 24km/h c) Đối với xe hạng C, E: từ số 2 lên số 3 và trên 20km/h; 2. Trên quãng đường 25m còn lại của bài sát hạch phải thay đổi số và tốc độ ngược lại. 3. Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 2 phút. 4. Lái xe theo quy tắc giao thông đường bộ; 5. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 6. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 1. Không thay đổi số theo quy định, bị trừ 05 điểm; 2. Không thay đổi tốc độ theo quy định, bị trừ 05 điểm; 3. Không thay đổi đúng số và đúng tốc độ quy định, bị trừ 05 điểm; 4. Thời gian thực hiện bài sát hạch, cứ quá 02 phút, bị trừ 05 điểm. 5. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 6. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 7. Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 8. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 9. Tổng thời gian đến bài sát hạch đang thực hiện quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 10. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. k) Bài sát hạch: Kết thúc Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Bật đèn xi nhan phải khi xe qua vạch kết thúc; 2. Lái xe qua vạch kết thúc và dừng xe. 1. Bật đèn xi nhan phải khi xe qua vạch kết thúc; 2. Lái xe qua vạch kết thúc; 3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 4. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 5. Tốc độ xe chạy không quá: 24 km/h đối với hạng B, D 20 km/h đối với hạng C, E; 1. Không qua vạch kết thúc, bị đình chỉ sát hạch; 2. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 3. Lái xe lên vỉa hè bị đình chỉ sát hạch; 4. Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. 5. Khi xe qua vạch kết thúc: a) Không bật đèn xi nhan phải, bị trừ 05 điểm; b) Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; c) Tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; d) Lái xe quá tốc độ quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm. đ) Tổng thời gian thực hiện các bài sát hạch quá quy định, cứ 03 giây bị trừ 01 điểm; 3. Công nhận kết quả: Nội dung Hạng B1, B2 Hạng D Hạng C, E Thời gian thực hiện (phút) 18 15 20 Thang điểm 100 100 100 Điểm đạt tối thiểu 80 80 80 3.1. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình được in ra và phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.2. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. II. Sát hạch thực hành lái xe trên đường: 1. Đối với sát hạch viên 1.1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận thiết bị chấm điểm trên ô tô sát hạch; kiểm tra: việc kết nối giữa thiết bị chấm điểm với phần mềm điều hành và quản lý sát hạch lái xe trên đường, việc lưu trữ hình ảnh và âm thanh của camera lắp trên ô tô sát hạch; 1.2. Gọi thí sinh; sắp xếp ô tô sát hạch cho thí sinh; đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh; nhập khoá sát hạch, số báo danh dự sát hạch của thí sinh; 1.3. Ngồi cạnh thí sinh để thực hiện các công việc: a) Quan sát tình trạng giao thông trên đường để phát lệnh sát hạch, ra các hiệu lệnh để thí sinh thực hiện (thông qua các phím bấm trên thanh điều khiển hoặc trên màn hình hiển thị); b) Bảo hiểm tay lái cho thí sinh trong quá trình thực hiện bài sát hạch; c) Theo dõi tình trạng kỹ thuật của ôtô sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật; d) Theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, thông qua các phím bấm trên thanh điều khiển hoặc trên màn hình hiển thị để ghi các lỗi vi phạm của thí sinh khi: Xe bị rung giật mạnh; Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ; Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên; Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn; Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch được giao; 2.2. Thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định (đoạn đường do Sở Giao thông vận tải lựa chọn sau khi thống nhất với cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền; 2.2.1. Trình tự thực hiện và yêu cầu chung Thí sinh thực hiện tối thiểu 04 bài sát hạch lái xe trên đường, gồm: a) Bài sát hạch: Xuất phát; b) Bài sát hạch: Tăng số, tăng tốc độ; c) Bài sát hạch: Giảm số, giảm tốc độ; d) Bài sát hạch: Kết thúc. Trên quãng đường sát hạch, bài sát hạch "tăng số, tăng tốc độ", "giảm số, giảm tốc độ" có thể thực hiện nhiều lần, không theo thứ tự. 2.2.2. Yêu cầu đối với các bài sát hạch lái xe trên đường a) Bài sát hạch: Xuất phát Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Thí sinh thắt dây an toàn, dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh; 2. Khi có lệnh xuất phát (tiếng loa trên xe báo lệnh xuất phát), bật đèn xi nhan trái, lái xe qua vạch xuất phát; 3. Nhả phanh tay trước khi khởi hành; 4. Điều khiển tăng số từ số 1 lên số 3 và lái xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Thắt dây an toàn trước khi xuất phát; 2. Bật đèn xi nhan trái trước khi xuất phát; 3. Nhả phanh tay trước khi khởi hành, xe không bị rung giật mạnh và lùi về phía sau quá 500mm; 4. Trong khoảng 15 m phải tăng từ số 1 lên số 3; 5. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 6. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 7. Sử dụng tay số phù hợp với tốc độ; 8. Chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; 9. Thực hiện các yêu cầu theo thông báo của loa trên ô tô sát hạch và hiệu lệnh của sát hạch viên; 10. Lái xe an toàn và không bị choạng lái quá làn đường quy định; 1. Không thắt dây an toàn, bị trừ 05 điểm; 2. Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát, bị trừ 05 điểm; 3. Không nhả hết phanh tay khi khởi hành, bị trừ 05 điểm; 4. Trong khoảng 15 m không tăng từ số 1 lên số 3, bị trừ 05 điểm; 5. Quá 30 giây kể từ khi có lệnh xuất phát, chưa khởi hành xe qua vị trí xuất phát, bị đình chỉ sát hạch; 6. Xe bị rung giật mạnh, bị trừ 05 điểm; 7. Lái xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 8. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 9. Sử dụng từ tay số 3 trở lên khi tốc độ xe chạy dưới 20 km/h, cứ 03 giây trừ 02 điểm; 10. Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, bị trừ 10 điểm; 11. Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên, bị đình chỉ sát hạch; 12. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 13. Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định, bị đình chỉ sát hạch; b) Bài sát hạch: Tăng số, tăng tốc độ Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Thí sinh thực hiện các thao tác để tăng số, tăng tốc độ; 2. Điều khiển xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Trong khoảng 100 m phải tăng lên 01 tay số và tốc độ tăng thêm tối thiểu 05km/h; 2. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 4. Sử dụng tay số phù hợp với tốc độ; 5. Chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; 6. thực hiện các yêu cầu theo thông báo của loa trên ô tô sát hạch và hiệu lệnh của sát hạch viên; 7. Lái xe an toàn và không bị choạng lái quá làn đường quy định; 1. Trong khoảng 100 m không tăng được số, tốc độ bị trừ 05 điểm; 2. Xe bị rung giật mạnh, bị trừ 05 điểm; 3. Lái xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 4. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 5. Sử dụng từ tay số 3 trở lên khi tốc độ xe chạy dưới 20 km/h, cứ 03 giây trừ 02 điểm; 6. Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, bị trừ 10 điểm; 7. Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên, bị đình chỉ sát hạch; 8. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 9. Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định, bị đình chỉ sát hạch; c) Bài sát hạch: Giảm số, giảm tốc độ Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Thí sinh thực hiện các thao tác để giảm số, giảm tốc độ; 2. Điều khiển xe đến bài sát hạch tiếp theo. 1. Trong khoảng 100 m phải giảm xuống 01 tay số và tốc độ giảm tối thiểu 05km/h; 2. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 3. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 4. Sử dụng tay số phù hợp với tốc độ; 5. Chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; 6. thực hiện các yêu cầu theo thông báo của loa trên ô tô sát hạch và hiệu lệnh của sát hạch viên; 7. Lái xe an toàn và không bị choạng lái quá làn đường quy định; 1. Trong khoảng 100 m không giảm được số, tốc độ, bị trừ 05 điểm; 2. Xe bị rung giật mạnh, bị trừ 05 điểm; 3. Lái xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 4. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 5. Sử dụng từ tay số 3 trở lên khi tốc độ xe chạy dưới 20 km/h, cứ 03 giây trừ 02 điểm; 6. Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, bị trừ 10 điểm; 7. Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên, bị đình chỉ sát hạch; 8. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 9. Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định, bị đình chỉ sát hạch; d) Bài sát hạch: Kết thúc Các bước thực hiện Yêu cầu đạt được Các lỗi bị trừ điểm 1. Khi có lệnh kết thúc (tiếng loa trên xe báo lệnh kết thúc), bật đèn xi nhan phải, lái xe sát lề đường bên phải; 3. Dừng xe; 4. Giảm hết số khi dừng xe 5. Kéo phanh tay khi xe dừng hẳn. 1. Bật đèn xi nhan phải trong khoảng 05 m từ khi có lệnh kết thúc; 2. Dừng xe sát lề đường bên phải; 3. Khi xe dừng hẳn phải về số "không" (đối với xe số sàn), số "P" (đối với xe số tự động); 4. Kéo phanh tay khi xe dừng hẳn; 5. Giữ động cơ hoạt động liên tục; 6. Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; 7. Sử dụng tay số phù hợp với tốc độ; 8. Chấp hành quy tắc giao thông đường bộ; 9. thực hiện các yêu cầu theo thông báo của loa trên ô tô sát hạch và hiệu lệnh của sát hạch viên; 10. Lái xe an toàn và không bị choạng lái quá làn đường quy định. 1. Không bật đèn xi nhan phải, bị trừ 05 điểm; 2. Khi xe dừng hẳn, không về được số "không" (đối với xe số sàn), số "P" (đối với xe số tự động), bị trừ 05 điểm; 3. Không kéo phanh tay khi xe dừng hẳn, bị trừ 05 điểm; 4. Xe bị rung giật mạnh, bị trừ 05 điểm; 5. Lái xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 6. Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút, mỗi lần bị trừ 05 điểm; 7. Sử dụng từ tay số 3 trở lên khi tốc độ xe chạy dưới 20 km/h, cứ 03 giây trừ 02 điểm; 8. Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, bị trừ 10 điểm; 9. Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên, bị đình chỉ sát hạch; 10. Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; 11. Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định, bị đình chỉ sát hạch. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Thang điểm: 100 điểm. 3.2. Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên. 3.3. Thí sinh ký xác nhận vào phiếu chấm điểm được in từ máy in trên ô tô sát hạch và phần kết quả sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh. 3.4. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. PHỤ LỤC XXVI (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 36 QUY TRÌNH SÁT HẠCH HẠNG FB2, FD, FE A. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT I. Đối với sát hạch viên: mỗi phòng khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm việc tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. 2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của học viên; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe; ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; Trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.1. Thời gian làm bài: 26 phút. 2.2. Đề thi được thiết kế gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: có 44 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và có 01 câu nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết. 2.3. Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian làm bài theo quy định tại điểm a khoản này, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tính tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ. III. Công nhận kết quả: Nội dung Hạng FB2, FD, FE Thang điểm 45 Điểm đạt tối thiểu 41 3.1. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.2. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. B. SÁT HẠCH MÔ PHỎNG CÁC TÌNH HUỐNG GIAO THÔNG TRÊN MÁY TÍNH I. Đối với sát hạch viên: Mỗi khu vực sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ trong đó 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông; 2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với trường hợp nâng hạng, sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe), ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh, sắp xếp máy tính cho thí sinh. 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình sử dụng điện thoại và các thiết bị thiết bị viễn thông khi thực hiện nội dung sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông. 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý theo quy định. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập hạng giấy phép lái xe dự sát hạch và số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.1. Thời gian làm bài sát hạch: không quá 10 phút. 2.2. Đề thi được thiết kế dưới dạng 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông; mỗi câu hỏi trong đề sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông chứa 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 5 điểm và số điểm tối thiểu là 0 điểm. 2.3. Số điểm đạt được của học viên tương ứng với thời điểm học viên nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm sát hạch mô phỏng. Điểm tối đa khi học viên nhận biết và tương tác với máy tính đúng thời điểm xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông; điểm tối thiểu khi học viên nhận biết và tương tác với máy tính trước khi xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông hoặc không tương tác hoặc tương tác từ thời điểm xảy ra tình huống mất an toàn giao thông. 2.4. Các tình huống mô phỏng được chạy liên tiếp tự động, thí sinh không được lựa chọn lại đáp án cho các câu hỏi đã trả lời hoặc chưa trả lời. Khi hoàn thành bài sát hạch mô phỏng hoặc hết thời gian của câu hỏi cuối cùng, toàn bộ các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tự động chấm điểm, in ra và lưu trữ tại máy chủ. III. Công nhận kết quả Nội dung Hạng FB2, FD, FE Thang điểm 50 Điểm đạt tối thiểu 35 1. Hai sát hạch viên chấm điểm độc lập, thống nhất kết quả, xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục này và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 2. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình và phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. C. SÁT HẠCH THỰC HÀNH I. Sát hạch lái xe trong hình 1. Đối với sát hạch viên 1.1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, gọi thí sinh, sắp xếp ô tô sát hạch cho thí sinh. 1.2. Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu với thí sinh và tên thí sinh kê khai trong biên bản sát hạch thực hành lái xe; ký tên vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, theo dõi, giám sát thí sinh tiếp nhận ô tô sát hạch được giao. 1.3. Phát lệnh sát hạch và theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, phân tích và chấm điểm độc lập các lỗi vi phạm của thí sinh tại các bài sát hạch theo quy trình. 1.4. Theo dõi quá trình sát hạch, không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông lên xe sát hạch; không để người không có nhiệm vụ ngồi trên xe sát hạch hoặc vào sân sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trường hợp thí sinh cố tình sử dụng điện thoại và thiết bị viễn thông khi thực hiện phần thi sát hạch thực hành lái xe trong hình. 1.5. Sát hạch viên theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch được giao. 2.2. Thực hiện các bài sát hạch 2.2.1. Trình tự và các bước thực hiện: a) Thí sinh dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh của sát hạch viên; b) Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng quay trở lại cho đến khi bánh xe sau của xe qua vạch kết thúc bài sát hạch. Cọc chuẩn làm bằng ống thép, gỗ, nhựa ..., cao 1,6m, đường kính tiết diện từ 20mm đến 25mm, sơn hai màu trắng và đỏ, mỗi khoang sơn dài 0,15m. Chân đế của cọc chuẩn làm bằng gang, sắt ..., có hình vuông, hình tròn hoặc hình tam giác cân đảm bảo giữ được cọc chuẩn cứng vững. 2.2.2. Yêu cầu đạt được của thí sinh a) Đi đúng trình tự bài sát hạch; b) Thân xe không được chạm cọc chuẩn; c) Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 05 phút; d) Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; đ) Xe không được chết máy trong quá trình sát hạch; e) Tốc độ xe chạy không quá 20 km/h. 2.2.3. Các lỗi bị trừ điểm a) Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; b) Chạm 01 cọc chuẩn nhưng không đổ, mỗi lần bị trừ 15 điểm; c) Chạm làm đổ 01 cọc chuẩn, mỗi lần bị trừ 25 điểm; d) Thời gian thực hiện bài sát hạch quá 05 phút, cứ quá 01 phút bị trừ 05 điểm; đ) Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; e) Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; g) Không hoàn thành bài sát hạch bị đình chỉ sát hạch. h) Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Thời gian thực hiện bài sát hạch : 05 phút; 3.2. Thang điểm: 100 điểm; 3.3. Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên; 3.4. Hai sát hạch viên chấm điểm độc lập, thống nhất kết quả, ghi điểm, ký xác nhận vào phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch. 3.5. Sát hạch viên và thí sinh ký xác nhận vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình theo Mẫu số 01 Phụ lục này. II. Sát hạch lái xe trên đường: 1. Đối với sát hạch viên: 1.1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch; 1.2. Kiểm tra tình trạng lưu trữ hình ảnh và âm thanh của camera lắp trên ô tô sát hạch; 1.3. Sắp xếp ô tô sát hạch cho thí sinh, kiểm tra nhận dạng, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân, giấy phép lái xe với thí sinh và tên thí sinh trên biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; ký tên vào biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường của thí sinh; 1.4. Ngồi cạnh thí sinh để phát lệnh sát hạch, ra các hiệu lệnh để thí sinh thực hiện, bảo hiểm tay lái, quan sát, thông báo, ghi và chấm điểm các lỗi vi phạm của thí sinh trong quá trình thực hiện bài sát hạch; 1.5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của ô tô sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật; 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch được giao; 2.2. Thí sinh thực hiện các bài sát hạch 2.2.1. Các bước thực hiện a) Thí sinh dừng xe trước vạch xuất phát, khởi hành theo hiệu lệnh của sát hạch viên; b) Thí sinh thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02km, có đủ tình huống theo quy định (đoạn đường do Sở Giao thông vận tải lựa chọn sau khi thống nhất với cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền); c) Thí sinh thực hiện các thao tác dừng xe khi có hiệu lệnh của sát hạch viên. 2.2.2. Yêu cầu đạt được a) Bật và tắt đèn xi nhan trái khi khởi hành; b) Nhả phanh tay trước khi khởi hành, xe không bị rung giật mạnh và lùi về phía sau quá 500mm; c) Trong khoảng 15 m phải tăng từ số 1 lên số 3; d) Sử dụng số phù hợp với tình trạng mặt đường; đ) Chấp hành các quy tắc giao thông đường bộ về biển báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách, đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ phân làn đường, nhường đường cho các xe ưu tiên; tránh, vượt xe khác; e) Thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên; g) Bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe; h) Giảm hết số khi dừng xe; i) Dừng xe đúng vị trí quy định; k) Kéo phanh tay khi xe dừng hẳn. 2.2.3 Các lỗi bị trừ điểm a) Không thắt dây an toàn (đối với loại xe có trang bị dây an toàn) bị trừ 02 điểm; b) Không bật đèn xi nhan trái trước khi khởi hành, bị trừ 02 điểm; c) Không tắt đèn xi nhan trái khi xe đã hoà nhập vào làn đường, bị trừ 02 điểm; d) Khởi hành xe bị rung giật mạnh, bị trừ 02 điểm; đ) Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 02 điểm; e) Không nhả hết phanh tay khi khởi hành, bị trừ 02 điểm; g) Trong khoảng 15m không tăng từ số 1 lên số 3, bị trừ 02 điểm; h) Sử dụng tay số không phù hợp với tình trạng mặt đường, bị trừ 02 điểm; i) Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mỗi lần bị trừ 05 điểm; k) Thí sinh bị đình chỉ sát hạch khi: Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên; Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn; Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định; l) Không vào đúng số khi tăng hoặc giảm số, bị trừ 02 điểm; m) Không bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe, bị trừ 02 điểm; n) Không giảm hết số trước khi dừng xe, bị trừ 02 điểm; o) Không kéo phanh tay khi dừng xe, bị trừ 02 điểm. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Thang điểm: 20 điểm. 3.2. Điểm đạt: Từ 15 điểm trở lên. 3.3. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục này và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh. 3.4. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông và phần kết quả sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh. D. CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE HẠNG FB2, FD, FE Mẫu số 01 Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình các hạng FB2, FD, FE Mẫu số 02 Biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường hạng FB2, FD, FE Mẫu số 01. Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng FB2, FD và FE SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI….. HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRONG HÌNH Họ và tên thí sinh: …………………………… Ngày sinh: …………………………………… Họ và tên sát hạch viên: …..……………… Hạng xe sát hạch:…………. Số TT Các lỗi bị trừ điểm Số lần mắc lỗi Điểm trừ (tính cho 1 lần) Tổng điểm trừ 1 Chạm 01 cọc chuẩn, nhưng không đổ 15 2 Chạm làm đổ 01 cọc chuẩn 25 3 Quá thời gian 05 phút đối với 01 bài sát hạch 05 4 Xe bị chết máy 05 5 Đi không đúng trình tự bài sát hạch Đình chỉ sát hạch 6 Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn Đình chỉ sát hạch 7 Không hoàn thành bài sát hạch tiến qua hình có 05 cọc chuẩn Đình chỉ sát hạch 8 Điểm sát hạch dưới 80 điểm Đình chỉ sát hạch Cộng ......., ngày tháng năm Kết luận: Số điểm đạt được:…………….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên Mẫu số 02. Biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường hạng FB2, FD, FE SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI….. HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BIÊN BẢN SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG Họ và tên thí sinh: …………………………… Ngày sinh: …………………………………… Họ và tên sát hạch viên: …..……………… Hạng xe sát hạch:…………. Số TT Các lỗi bị trừ điểm Điểm trừ (tính cho 1 lần) Số lần mắc lỗi Tổng điểm trừ 1 Không thắt dây an toàn 2 2 Không bật đèn xi nhan trái trước khi khởi hành 2 3 Không tắt đèn xi nhan trái khi đã hòa nhập vào làn đường 2 4 Khởi hành xe bị rung giật mạnh 2 5 Xe bị chết máy 2 6 Không nhả hết phanh tay khi khởi hành 2 7 Trong khoảng 15m không tăng từ số 1 lên số 3 2 8 Sử dụng tay số không phù hợp với tình trạng mặt đường 2 9 Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 5 10 Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên Đình chỉ sát hạch 11 Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn Đình chỉ sát hạch 12 Khi tăng hoặc giảm số xe bị choạng lái quá làn đường quy định Đình chỉ sát hạch 13 Không vào đúng số khi tăng hoặc giảm số 2 14 Không giảm hết số khi dừng xe 2 15 Không bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe 2 16 Không kéo phanh tay khi dừng xe 2 Cộng ......., ngày tháng năm Kết luận: Số điểm đạt được:…………….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên PHỤ LỤC XXVII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 37 QUY TRÌNH SÁT HẠCH HẠNG FC A. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT I. Đối với sát hạch viên: mỗi khu vực sát hạch có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại phòng sát hạch lý thuyết và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận, kiểm tra và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch lý thuyết. 2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào phần thông tin thí sinh của biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của học viên; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe; ký xác nhận tại phần kết quả sát hạch lý thuyết trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh; sắp xếp máy tính cho thí sinh. 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; Trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch. 2.1. Thời gian làm bài: 26 phút. 2.2. Đề thi được thiết kế gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó: có 24 câu hỏi được tính 01 điểm mỗi câu và có 01 câu nếu lựa chọn đáp án sai được tính là điểm liệt; mỗi câu có từ 02 đến 04 ý trả lời, thí sinh đọc đề bài và lựa chọn ra đáp án đúng nhất. Trường hợp bị điểm liệt trong bài thi thì không đạt nội dung sát hạch Lý thuyết. 2.3. Khi hoàn thành bài sát hạch hoặc hết thời gian làm bài theo quy định tại điểm 2.1 khoản này, tất cả các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tính tự động chấm điểm và lưu lại trong máy chủ. 3. Công nhận kết quả: Nội dung Hạng FC Thang điểm 45 Điểm đạt tối thiểu 41 3.1. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 3.2. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch lý thuyết được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch lý thuyết tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. B. SÁT HẠCH MÔ PHỎNG CÁC TÌNH HUỐNG GIAO THÔNG TRÊN MÁY TÍNH I. Đối với sát hạch viên: Mỗi khu vực sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông có tối thiểu 02 sát hạch viên làm nhiệm vụ; trong đó, 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính và 01 sát hạch viên làm nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra nhận dạng. 1. Tiếp nhận danh sách, hồ sơ thí sinh dự sát hạch; tiếp nhận và điều hành hệ thống máy tính, máy in tại phòng sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông. 2. Gọi thí sinh theo danh sách; yêu cầu thí sinh ký và ghi rõ họ tên vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe, ký xác nhận vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh, sắp xếp máy tính cho thí sinh. 3. Kiểm tra, đối chiếu tên, ảnh của thí sinh trên màn hình máy tính với số báo danh, danh sách sát hạch, hồ sơ thí sinh và phát lệnh bắt đầu sát hạch. 4. Yêu cầu thí sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế sát hạch. Giám sát quá trình sát hạch: không để người không có nhiệm vụ vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông liên lạc bằng hình ảnh, âm thanh vào phòng sát hạch lý thuyết; không để thí sinh trao đổi, sử dụng tài liệu. Lập biên bản xử lý thí sinh vi phạm và báo cáo báo cáo Tổ trưởng sát hạch trong trường hợp thí sinh cố tình vi phạm. 5. Theo dõi, kiểm tra hoạt động của hệ thống máy tính; trường hợp hư hỏng hoặc lỗi kỹ thuật thì yêu cầu kỹ thuật viên của trung tâm sát hạch vào kiểm tra, xử lý theo quy định. II. Đối với người dự sát hạch 1. Tiếp nhận máy tính: nhập số báo danh dự sát hạch. 2. Thực hiện nội dung sát hạch 2.1. Thời gian là bài sát hạch: không quá 10 phút. 2.2. Đề thi được thiết kế dưới dạng 10 câu hỏi mô phỏng các tình huống giao thông; mỗi câu hỏi trong đề sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông chứa 01 tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Mỗi câu hỏi có số điểm tối đa là 5 điểm và số điểm tối thiểu là 0 điểm. 2.3. Số điểm đạt được của học viên tương ứng với thời điểm học viên nhận biết và xác định tình huống tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông thông qua việc tương tác với máy tính có cài đặt phần mềm sát hạch mô phỏng. Điểm tối đa khi học viên nhận biết và tương tác với máy tính đúng thời điểm xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông; điểm tối thiểu khi học viên nhận biết và tương tác với máy tính trước khi xuất hiện tình huống mất an toàn giao thông hoặc không tương tác hoặc tương tác từ thời điểm xảy ra tình huống mất an toàn giao thông. 2.4. Các tình huống mô phỏng được chạy liên tiếp tự động, thí sinh không được lựa chọn lại đáp án cho các câu hỏi đã trả lời hoặc chưa trả lời. Khi hoàn thành bài sát hạch mô phỏng hoặc hết thời gian của câu hỏi cuối cùng, toàn bộ các câu trả lời của thí sinh (kể cả các câu hỏi chưa trả lời hết) được máy tự động chấm điểm, in ra và lưu trữ tại máy chủ. III. Công nhận kết quả Nội dung Hạng FC Số lượng tình huống 50 Điểm đạt tối thiểu 35 1. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính được in ra và phần kết quả sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. 2. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính được in ra và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận vào phần kết quả sát hạch mô phỏng các tình huống giao thông trên máy tính tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. C. SÁT HẠCH THỰC HÀNH I. Sát hạch lái xe trong hình 1. Đối với sát hạch viên: 1.1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch, gọi thí sinh, sắp xếp ô tô sát hạch cho thí sinh; 1.2. Kiểm tra nhận dạng, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe với thí sinh và tên thí sinh ghi trên biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; ký tên vào biên bản tổng hợp kết quả sát hạch; theo dõi, giám sát thí sinh tiếp nhận ô tô sát hạch được giao; 1.3. Phát lệnh sát hạch và theo dõi quá trình thực hiện bài sát hạch của thí sinh, phân tích và chấm điểm độc lập các lỗi vi phạm của thí sinh tại các bài sát hạch theo quy trình; 1.4. Theo dõi quá trình sát hạch, không để người không có nhiệm vụ ngồi trên xe sát hạch hoặc vào sân sát hạch; không để thí sinh mang điện thoại di động, thiết bị viễn thông lên xe sát hạch và báo cáo Tổ trưởng sát hạch trường hợp thí sinh cố tình vi phạm; 1.5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của xe sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch được giao; 2.2. Thí sinh thực hiện 02 bài sát hạch 2.2.1. Trình tự và các bước thực hiện: a) Bài sát hạch tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng trở lại Thí sinh dừng xe trước vạch xuất phát, chờ hiệu lệnh của sát hạch viên; Khi có hiệu lệnh xuất phát, điều khiển xe tiến qua hình có 05 cọc chuẩn và vòng quay trở lại cho đến khi bánh xe sau của xe qua vạch kết thúc bài sát hạch. b) Bài sát hạch ghép xe vào nơi đỗ Thí sinh lái xe tiến vào khoảng cách khống chế để lùi vào nơi ghép xe dọc; Thí sinh lùi để ghép xe vào nơi đỗ; Thí sinh dừng xe khi bánh xe sau nằm trên vị trí đỗ quy định; Thí sinh điều khiển xe qua vạch kết thúc bài sát hạch và dừng lại. Cọc chuẩn làm bằng ống thép, gỗ, nhựa ..., cao 1,6m, đường kính tiết diện từ 20mm đến 25mm, sơn hai màu trắng và đỏ, mỗi khoang sơn dài 0,15m. Chân đế của cọc chuẩn làm bằng gang, sắt ..., có hình vuông, hình tròn hoặc hình tam giác cân đảm bảo giữ được cọc chuẩn cứng vững. 2.2.2 Yêu cầu đạt được của thí sinh a) Đi đúng trình tự bài sát hạch; b) Thân xe không được chạm cọc chuẩn; c) Hoàn thành bài sát hạch trong thời gian 05 phút; d) Giữ tốc độ động cơ không quá 4000 vòng/phút; đ) Xe không được chết máy trong quá trình sát hạch; e) Tốc độ xe chạy không quá 20 km/h. 2.2.3 Các lỗi bị trừ điểm a) Đi không đúng trình tự bài sát hạch, bị đình chỉ sát hạch; b) Chạm 01 cọc chuẩn nhưng không đổ, mỗi lần bị trừ 10 điểm; c) Chạm làm đổ 01 cọc chuẩn, mỗi lần bị trừ 15 điểm; d) Đỗ xe không đúng vị trí quy định, bị trừ 05 điểm; đ) Chưa ghép được xe vào nơi đỗ (Khi kết thúc bài sát hạch, còn một phần thân xe nằm ngoài khu vực ghép xe), bị đình chỉ sát hạch; e) Thời gian thực hiện 01 bài sát hạch quá 05 phút, cứ quá 01 phút bị trừ 05 điểm; g) Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn, bị đình chỉ sát hạch; h) Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 05 điểm; i) Không hoàn thành bài sát hạch bị đình chỉ sát hạch; k) Điểm sát hạch dưới 80 điểm, bị đình chỉ sát hạch. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Thời gian thực hiện 01 bài sát hạch : 05 phút; 3.2. Thang điểm: 100 điểm; 3.3. Điểm đạt: Từ 80 điểm trở lên; Hai sát hạch viên chấm điểm độc lập, thống nhất kết quả, xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục này và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trong hình và phần kết quả sát hạch thực hành lái xe trong hình tại biên bản tổng hợp kết quả sát hạch lái xe của thí sinh. II. Sát hạch lái xe trên đường: 1. Đối với sát hạch viên: 1.1. Tiếp nhận hồ sơ thí sinh dự sát hạch; 1.2. Kiểm tra tình trạng lưu trữ hình ảnh và âm thanh của camera lắp trên ô tô sát hạch; 1.3. Sắp xếp ô tô sát hạch cho thí sinh, đối chiếu căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy phép lái xe với thí sinh và tên thí sinh ghi trên biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh; 1.4. Ngồi ghế bên cạnh thí sinh để phát lệnh sát hạch, ra các hiệu lệnh để thí sinh thực hiện, bảo hiểm tay lái, quan sát, thông báo và ghi và chấm điểm các lỗi vi phạm của thí sinh trong quá trình thực hiện bài sát hạch; 1.5. Theo dõi tình trạng kỹ thuật của ôtô sát hạch để kịp thời phát hiện các trường hợp không bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật. 2. Đối với người dự sát hạch 2.1. Tiếp nhận ô tô sát hạch được giao; 2.2. Thí sinh thực hiện các bài sát hạch 2.2.1. Các bước thực hiện a) Thí sinh dừng xe trước vạch xuất phát, khởi hành theo hiệu lệnh của sát hạch viên; b) Thí sinh thực hiện bài sát hạch lái xe trên đường giao thông công cộng, dài tối thiểu 02 km, có đủ tình huống theo quy định (đoạn đường do Sở Giao thông vận tải lựa chọn sau khi thống nhất với cơ quan quản lý giao thông có thẩm quyền); c) Thí sinh thực hiện các thao tác dừng xe khi có hiệu lệnh của sát hạch viên. 2.2.2. Yêu cầu đạt được a) Bật và tắt đèn xi nhan trái khi khởi hành; b) Nhả phanh tay trước khi khởi hành, xe không bị rung giật mạnh và lùi về phía sau quá 500mm; c) Trong khoảng 15 m phải tăng từ số 1 lên số 3; d) Sử dụng số phù hợp với tình trạng mặt đường; đ) Chấp hành các quy tắc giao thông đường bộ về biển báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách, đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ phân làn đường, nhường đường cho các xe ưu tiên; tránh, vượt xe khác; e) Thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên; g) Bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe; h) Giảm hết số khi dừng xe; i) Dừng xe đúng vị trí quy định; k) Kéo phanh tay khi xe dừng hẳn. 2.2.3 Các lỗi bị trừ điểm a) Không thắt dây an toàn (đối với loại xe có trang bị dây an toàn) bị trừ 02 điểm; b) Không bật đèn xi nhan trái trước khi khởi hành, bị trừ 02 điểm; c) Không tắt đèn xi nhan trái khi xe đã hoà nhập vào làn đường, bị trừ 02 điểm; d) Khởi hành xe bị rung giật mạnh, bị trừ 02 điểm; đ) Xe bị chết máy, mỗi lần bị trừ 02 điểm; e) Không nhả hết phanh tay khi khởi hành, bị trừ 02 điểm; g) Trong khoảng 15m không tăng từ số 1 lên số 3, bị trừ 02 điểm; h) Sử dụng tay số không phù hợp với tình trạng mặt đường, bị trừ 02 điểm; i) Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, mỗi lần bị trừ 05 điểm; k) Thí sinh bị đình chỉ sát hạch sát hạch khi: Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên; Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn; Khi tăng hoặc giảm số, xe bị choạng lái quá làn đường quy định; l) Không vào đúng số khi tăng hoặc giảm số, bị trừ 02 điểm; m) Không bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe, bị trừ 02 điểm; n) Không giảm hết số trước khi dừng xe, bị trừ 02 điểm; o) Không kéo phanh tay khi dừng xe, bị trừ 02 điểm. 3. Công nhận kết quả: 3.1. Thang điểm: 20 điểm; 3.2. Điểm đạt: Từ 15 điểm trở lên; 3.3. Sát hạch viên ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục này và ghi điểm, nhận xét, ký xác nhận phần kết quả sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh; 3.4. Thí sinh ký xác nhận vào bài thi sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông và phần kết quả sát hạch kỹ năng lái xe trên đường giao thông trong biên bản tổng hợp kết quả sát hạch của thí sinh. D. CÁC BIỂU MẪU LIÊN QUAN ĐẾN QUY TRÌNH SÁT HẠCH LÁI XE HẠNG FC Mẫu số 01 Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình các hạng FC Mẫu số 02 Biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường hạng FC Mẫu số 01. Biên bản sát hạch thực hành lái xe trong hình hạng FC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI….. HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÀI THI SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRONG HÌNH Họ và tên thí sinh: …………………………… Ngày sinh: …………………………………… Họ và tên sát hạch viên: …..……………… Hạng xe sát hạch:…………. Số TT Các lỗi bị trừ điểm Số lần mắc lỗi Điểm trừ (tính cho 1 lần) Tổng điểm trừ 1 Chạm 01 cọc chuẩn, nhưng không đổ 10 2 Chạm làm đổ 01 cọc chuẩn 15 3 Quá thời gian 05 phút đối với 01 bài sát hạch 05 4 Xe bị chết máy 05 5 Đỗ xe không đúng vị trí quy định 05 6 Chưa ghép được xe vào nơi đỗ Đình chỉ sát hạch 7 Đi không đúng trình tự bài sát hạch Đình chỉ sát hạch 8 Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn Đình chỉ sát hạch 9 Không hoàn thành bài sát hạch tiến qua hình có 05 cọc chuẩn Đình chỉ sát hạch 10 Điểm sát hạch dưới 80 điểm Đình chỉ sát hạch Cộng ......., ngày tháng năm Kết luận: Số điểm đạt được:…………….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên Mẫu số 02. Biên bản sát hạch thực hành lái xe trên đường hạng FC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI….. HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÀI THI SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI XE TRÊN ĐƯỜNG Họ và tên thí sinh: …………………………… Ngày sinh: …………………………………… Họ và tên sát hạch viên: …..……………… Hạng xe sát hạch:…………. Số TT Các lỗi bị trừ điểm Điểm trừ (tính cho 1 lần) Số lần mắc lỗi Tổng điểm trừ 1 Không thắt dây an toàn 2 2 Không bật đèn xi nhan trái trước khi khởi hành 2 3 Không tắt đèn xi nhan trái khi đã hòa nhập vào làn đường 2 4 Khởi hành xe bị rung giật mạnh 2 5 Xe bị chết máy 2 6 Không nhả hết phanh tay khi khởi hành 2 7 Trong khoảng 15m không tăng từ số 1 lên số 3 2 8 Sử dụng tay số không phù hợp với tình trạng mặt đường 2 9 Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 5 10 Không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên Đình chỉ sát hạch 11 Xử lý tình huống không hợp lý gây tai nạn Đình chỉ sát hạch 12 Khi tăng hoặc giảm số xe bị choạng lái quá làn đường quy định Đình chỉ sát hạch 13 Không vào đúng số khi tăng hoặc giảm số 2 14 Không giảm hết số khi dừng xe 2 15 Không bật đèn xi nhan phải trước khi dừng xe 2 16 Không kéo phanh tay khi dừng xe 2 Cộng ......., ngày tháng năm Kết luận: Số điểm đạt được:…………….điểm □ Đạt Thí sinh ký tên □ Không đạt Sát hạch viên ký tên PHỤ LỤC XXVIII (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 38 MẪU VĂN BẢN LẤY Ý KIẾN VỀ TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ UBND TỈNH… SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /SGTVT… Vv xác thực trình độ văn hóa ….., ngày………...tháng………..năm……. Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã …. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22, khoản 4 Điều 43 và khoản 4 Điều 44 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số…/…/TTBGTVT ngày … tháng … năm… ). Ngày… tháng … năm … Sở Giao thông vận tải … nhận được đề nghị tham dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe của các cá nhân là người dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt, để việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe được đúng đối tượng theo quy định, đề nghị Ủy ban nhân dân xác thực trình độ văn hóa của các công dân theo danh sách gửi kèm văn bản này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đề nghị quý cơ quan quan tâm, phối hợp thực hiện và có văn bản xác thực gửi về Sở Giao thông vận tải … trước ngày… tháng … năm … /. Nơi nhận: Như trên; Cơ sở đào tạo (để biết); Lưu VP, … GIÁM ĐỐC (Ký, ghi rõ họ tên) DANH SÁCH XÁC THỰC TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ KHÔNG BIẾT ĐỌC, VIẾT TIẾNG VIỆT (Kèm theo văn bản số………./SGTVT ngày….tháng….năm) TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Số CCCD/CMND/HC Nơi cư trú Ghi chú 1 2 … PHỤ LỤC XXIX (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 39 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH I. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên hội đồng sát hạch 1. Chủ tịch 1.1. Nhiệm vụ 1.1.1. Tổ chức họp hội đồng, tổ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, thành lập hội đồng sát hạch, tổ sát hạch; phổ biến nội quy và các quy định cần thiết cho sát hạch viên; phân công nhiệm vụ của hội đồng kỳ sát hạch lái xe và lập Biên bản phân công theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Phụ lục này. 1.1.2. Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch, phổ biến nội quy và các quy định cần thiết cho người dự sát hạch, thông báo kế hoạch tổ chức kỳ sát hạch phù hợp với năng lực sát hạch lái xe trong ngày. 1.1.3. Chỉ đạo Tổ trưởng sát hạch: a) Kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi sát hạch quy định tại điểm 1.1 mục 1 phần III Phụ lục này, nếu đủ thì báo cáo Chủ tịch tổ chức sát hạch; b) Tiếp nhận, sử dụng thiết bị chấm điểm lý thuyết và thực hành. Trường hợp giao nhân viên kỹ thuật của trung tâm vận hành thì phải giám sát trong quá trình sát hạch. 1.1.4. Đôn đốc, kiểm tra các thành viên hội đồng thực hiện nhiệm vụ giao. 1.1.5. Xử lý trường hợp chấm điểm không chính xác do lỗi của thiết bị chấm điểm tự động và các trường hợp đình chỉ sát hạch bắt buộc, các vi phạm và khiếu nại của thí sinh theo báo cáo của Tổ trưởng sát hạch. Khi cần thiết, phải họp hội đồng để xem xét, quyết định. 1.1.6. Tổ chức họp hội đồng sát hạch để nghe Tổ trưởng sát hạch báo cáo kết quả sát hạch. Nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm kỳ sát hạch và lập biên bản tổng hợp kết quả sát hạch, đề nghị công nhận thí sinh trúng tuyển; xác nhận thí sinh vắng, trượt, xác nhận phí và lệ phí phải nộp. 1.2. Quyền hạn 1.2.1. Tạm dừng sát hạch để báo cáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét, quyết định khi: Thiết bị chấm điểm lý thuyết hoặc thực hành bị hỏng, báo lỗi và chấm điểm không đúng quy trình sát hạch; xe sát hạch không đảm bảo an toàn. 1.2.2. Tạm đình chỉ nhiệm vụ của sát hạch viên khi vi phạm quy chế, lập biên bản báo cáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét, quyết định. 2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe (Ủy viên) 2.1. Nhiệm vụ 2.1.1. Chỉ đạo Trưởng phòng (ban) đào tạo phối hợp với Tổ trưởng sát hạch để thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch. 2.1.2. Giúp Chủ tịch xử lý thí sinh vi phạm nội quy, quy chế và khiếu nại về kết quả sát hạch. 2.1.3. Phối hợp với Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe giải quyết tai nạn xảy ra khi sát hạch thực hành lái xe trong hình; trường hợp do lỗi của thí sinh gây ra, thì phối hợp với thí sinh giải quyết bồi thường (trừ trường hợp Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe đồng thời là Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe). 2.1.4. Thực hiện công việc khác khi Chủ tịch giao. 2.2. Quyền hạn 2.2.1. Đề nghị Chủ tịch hoặc Tổ trưởng sát hạch (đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2) không tổ chức sát hạch nếu thiết bị chấm điểm hoạt động không chính xác, xe cơ giới dùng để sát hạch không đảm bảo điều kiện an toàn. 2.2.2. Đề nghị Chủ tịch xem xét, xử lý sát hạch viên vi phạm quy chế. 3. Giám đốc trung tâm sát hạch (Ủy viên) 3.1. Nhiệm vụ 3.1.1. Bảo đảm thiết bị chấm điểm lý thuyết, thực hành hoạt động chính xác, ổn định; hệ thống camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch hoạt động ổn định, được kết nối và công khai dữ liệu tại Cục Đường bộ Việt Nam; xe cơ giới dùng để sát hạch đảm bảo điều kiện an toàn, đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chấp thuận đưa vào sử dụng. 3.1.2. Bố trí tủ đựng đồ cá nhân cho học viên khi tham gia sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe trong hình. 3.1.3. Bố trí nhân viên bảo vệ, nhân viên kỹ thuật máy tính tại phòng sát hạch lý thuyết, nhân viên kỹ thuật quản lý thiết bị chấm điểm tự động và lái xe phục vụ trong sân sát hạch. 3.1.4. Giúp Chủ tịch xử lý các khiếu nại của thí sinh liên quan đến hoạt động của thiết bị chấm điểm trong quá trình sát hạch. 3.1.5. Phối hợp với Giám đốc cơ sở đào tạo giải quyết tai nạn xảy ra khi sát hạch thực hành lái xe trong hình; chịu trách nhiệm giải quyết nếu tai nạn xảy ra do xe sát hạch không đảm bảo điều kiện an toàn (trừ trường hợp Giám đốc trung tâm sát hạch lái xe đồng thời là Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe). 3.1.6. Thực hiện công việc khác khi Chủ tịch giao. 3.2. Quyền hạn 3.2.1. Đề nghị Chủ tịch đình chỉ sát hạch nếu phát hiện thấy thí sinh lái xe không an toàn; 3.2.2. Đề nghị Chủ tịch xem xét, xử lý sát hạch viên vi phạm quy chế. 4. Tổ trưởng sát hạch 4.1. Nhiệm vụ 4.1.1. Tiếp nhận, quản lý danh sách và hồ sơ thí sinh dự sát hạch từ ban Quản lý sát hạch để giao sát hạch viên theo nhiệm vụ được phân công. 4.1.2. Tổ chức khai mạc kỳ sát hạch để công bố quyết định tổ chức kỳ sát hạch (đối với kỳ sát hạch lái xe hạng A1, A2), phổ biến nội quy, quy trình sát hạch và các quy định cần thiết cho người dự sát hạch. 4.1.3. Giao nhiệm vụ cho sát hạch viên thực hiện các công việc quy định tại mục 1 Phần III Phụ lục này; lập Biên bản phân công nhiệm vụ của tổ sát hạch lái xe theo mẫu quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Phụ lục này; lập Biên bản kiểm tra thiết bị sát hạch theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Phụ lục này). 4.1.4. Đôn đốc, kiểm tra sát hạch viên thực hiện nhiệm vụ giao. 4.1.5. Tổng hợp các khiếu nại của thí sinh, biên bản thí sinh vi phạm nội quy, quy chế do các sát hạch viên lập để báo cáo Chủ tịch quyết định. 4.1.6. Kiểm tra các bài sát hạch lý thuyết, biên bản sát hạch, biên bản tổng hợp kết quả sát hạch để bàn giao cho Ủy viên thư ký; chuẩn bị các nhận xét ưu, khuyết điểm của kỳ sát hạch để báo cáo Chủ tịch. 4.1.7. Thực hiện phúc tra kết quả sát hạch theo yêu cầu của Chủ tịch. 4.2. Quyền hạn 4.2.1. Từ chối không tổ chức sát hạch khi thấy thiết bị chấm điểm không chính xác, xe sát hạch không đảm bảo an toàn; 4.2.2. Yêu cầu sát hạch viên lập biên bản, xử lý các trường hợp thí sinh vi phạm nội quy, quy chế theo quyền hạn được giao; 4.2.3. Đề nghị Chủ tịch xem xét, xử lý sát hạch viên vi phạm quy chế. 5. Ủy viên thư ký 5.1. Nhiệm vụ 5.1.1. Phối hợp với sát hạch viên lập biên bản thí sinh vi phạm quy chế và giúp Chủ tịch lập biên bản khi sát hạch viên vi phạm quy chế. 5.1.2. Giúp Chủ tịch lập biên bản phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng và lập Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch theo mẫu quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Phụ lục này. 5.1.3. Giúp Tổ trưởng lập biên bản phân công nhiệm vụ của tổ sát hạch lái xe. 5.1.4. Kiểm tra các bài sát hạch, biên bản sát hạch, biên bản tổng hợp kết quả sát hạch và tiếp nhận, quản lý hồ sơ do Tổ trưởng sát hạch giao khi kết thúc các nội dung sát hạch. 5.1.5. Gửi các tài liệu của kỳ sát hạch để lưu trữ theo quy định. 5.2. Quyền hạn Yêu cầu Tổ trưởng sát hạch hoàn thiện các bài sát hạch, biên bản sát hạch và biên bản tổng hợp kết quả sát hạch theo quy định. II. Nhiệm vụ, quyền hạn của sát hạch viên 1. Nhiệm vụ 1.1. Kiểm tra các điều kiện cần thiết trước khi sát hạch gồm: 1.1.1. Hệ thống camera giám sát lắp đặt tại phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (nếu có), sân sát hạch hoạt động tốt, kết nối ổn định đến Cục Đường bộ Việt Nam. 1.1.2. Phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (nếu có) phải đủ máy tính, máy in và hoạt động tốt, ổn định. Sử dụng phần mềm sát hạch do Cục Đường bộ Việt Nam chuyển giao. 1.1.3. Phòng chờ sát hạch lý thuyết, sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông (nếu có) có đủ 02 màn hình, hoạt động tốt, ổn định để công khai quá trình và kết quả sát hạch lý thuyết. 1.1.4. Phòng hội đồng sát hạch có ít nhất 01 màn hình, hoạt động tốt, ổn định để công khai quá trình sát hạch lý thuyết. 1.1.5. Phòng chờ sát hạch lái xe trong hình và trên đường có ít nhất 02 màn hình, hoạt động tốt, ổn định để công khai quá trình sát hạch thực hành lái xe trong hình và trên đường. 1.1.6. Hệ thống loa trên xe sát hạch và loa phóng thanh của trung tâm sát hạch hoạt động tốt, công khai kết quả sát hạch lái xe trong hình. 1.1.7. Xe sát hạch, sân sát hạch không có các dấu vết để chỉ dẫn thí sinh trong quá trình sát hạch. 1.1.8. Thiết bị chấm điểm tự động trong sân sát hạch phải hoạt động ổn định, báo lỗi chấm điểm chính xác; đối với trường hợp sát hạch lái xe trong hình chưa sử dụng thiết bị chấm điểm tự động phải kiểm tra xe sát hạch và kích thước hình các bài sát hạch theo tiêu chuẩn và quy trình sát hạch lái xe. 1.1.9. Thiết bị chấm điểm tự động trên xe sát hạch trên đường phải hoạt động ổn định, báo lỗi chấm điểm chính xác; đối với trường hợp chưa sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, camera giám sát, thiết bị chấm điểm trên xe sát hạch trên đường lắp đặt chắc chắn, hoạt động tốt, ổn định, lưu trữ được âm thanh và hình ảnh trong quá trình sát hạch. 1.1.10. Xe sát hạch phải đảm bảo các điều kiện an toàn. 1.1.11. Xe sát hạch trong hình có đủ các giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực. 1.1.12. Xe sát hạch trên đường có đủ giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy chứng nhận và tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, hệ thống phanh phụ hoạt động hiệu quả. 1.1.13. Phương án đảm bảo an toàn trong quá trình sát hạch. 1.2. Sát hạch lý thuyết: Sát hạch trắc nghiệm trên máy vi tính Thực hiện các nhiệm vụ của sát hạch viên theo quy trình sát hạch lý thuyết để cấp giấy phép lái xe bằng phương pháp trắc nghiệm trên máy vi tính. 1.3. Sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông Thực hiện các nhiệm vụ của sát hạch viên theo quy trình sát hạch trên phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông. 1.4. Sát hạch lái xe trong hình 1.4.1. Sát hạch bằng thiết bị chấm điểm tự động trên xe sát hạch (không bố trí sát hạch viên) Thực hiện các nhiệm vụ của sát hạch viên theo quy trình sát hạch thực hành lái xe trong hình để cấp giấy phép lái xe bằng thiết bị chấm điểm tự động. 1.4.2. Sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp để cấp giấy phép lái xe hạng A3, A4 và các hạng F (trên xe sát hạch không bố trí sát hạch viên) Thực hiện các nhiệm vụ của sát hạch viên theo quy trình sát hạch thực hành lái xe trong hình để cấp giấy phép lái xe bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp. 1.5. Sát hạch lái xe trên đường hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F (Trên ôtô sát hạch bố trí 01 sát hạch viên) 1.5.1. Sát hạch bằng thiết bị chấm điểm tự động Thực hiện các nhiệm vụ của sát hạch viên theo quy trình sát hạch thực hành lái xe trên đường để cấp giấy phép lái xe bằng thiết bị chấm điểm tự động tại Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư này. 1.5.2. Sát hạch bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp Thực hiện các nhiệm vụ của sát hạch viên theo quy trình sát hạch thực hành lái xe trên đường để cấp giấy phép lái xe bằng phương pháp chấm điểm trực tiếp tại Phụ lục số 35 ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Quyền hạn 2.1. Từ chối sát hạch nếu thấy trung tâm sát hạch không bảo đảm các điều kiện cần thiết quy định tại điểm 1.1 mục 1 phần III của Phụ lục này. 2.2. Yêu cầu thí sinh xuất trình một trong các giấy tờ: căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu và giấy phép lái xe (đối với các trường hợp nâng hạng, sát hạch để cấp lại giấy phép lái xe) để đối chiếu với hồ sơ. 2.3. Lập biên bản những trường hợp thí sinh vi phạm nội quy, quy chế. 2.4. Đình chỉ sát hạch và báo cáo Tổ trưởng các trường hợp thí sinh lái xe lên vỉa hè, không đi đúng hình quy định của hạng xe sát hạch, gây tai nạn trong quá trình sát hạch, không thực hiện theo hiệu lệnh của sát hạch viên. Mẫu số 01. Biên bản họp phân công hội đồng kỳ sát hạch lái xe SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI… HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH/ TỔ SÁT HẠCH (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc …., ngày…… tháng……năm... BIÊN BẢN HỌP PHÂN CÔNG HỘI ĐỒNG KỲ SÁT HẠCH LÁI XE Hội đồng sát hạch lái xe ô tô đã họp toàn thể. Thành phần gồm có: 1. Ông (bà)……. Chức vụ Chủ tịch, 2. Ông (bà)……. Chức vụ Ủy viên, 3. Ông (bà)……. Chức vụ Ủy viên, 4. Ông (bà)……. Ủy viên kiêm Tổ trưởng sát hạch, 5. Ông (bà)……. Ủy viên thư ký. Và các sát hạch viên có tên tại Quyết định số ……/QĐSGTVT ngày…tháng…năm….. của Sở Giao thông vận tải. NỘI DUNG CUỘC HỌP 1. Chủ tịch đã công bố Quyết định số ……/QĐSGTVT ngày…tháng…năm….. của Sở Giao thông vận tải về việc tổ chức kỳ sát hạch, thành lập hội đồng sát hạch, tổ sát hạch và nhắc lại chức năng, nhiệm vụ của hội đồng đã được quy định tại các Điều … Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và triển khai các nội dung trên tại phần khai mạc kỳ sát hạch. 2. Các thông tin về kỳ sát hạch: 2.1 Số lượng thí sinh: Theo hồ sơ được duyệt, tổng số học viên đủ tư cách dự thi là: ….. thí sinh, gồm các hạng: B1: ……..; B2: ……; C: …..; D: …..; E: …..; F: ….. Sát hạch lại Giấy phép lái xe bị mất, quá hạn tổng số …. lái xe, gồm các hạng: B1: ……..; B2: ……; C: …..; D: …..; E: …..; F: ….. 2.2 Thời gian làm việc: theo Quyết định số ……/QĐSGTVT ngày…tháng…năm….. của Sở Giao thông vận tải, kỳ sát hạch được tổ chức tại Trung tâm sát hạch lái xe…. thực hiện ngày ….. tháng …… năm …….. Hội đồng thống nhất thời gian làm việc hàng ngày như sau: Buổi sáng từ: ……………………………………………. Buổi chiều từ: …………………………………………… Các thành viên Hội đồng nhất trí và ký biên bản./. CÁC ỦY VIÊN CHỦ TỊCH (1) Trên cơ sở mẫu này Tổ sát hạch căn cứ quy định về tổ chức kỳ sát hạch các hạng A1, A2, A3 và A4 để lập Biên bản họp phân công Tổ sát hạch Mẫu số 02. Biên bản phân công nhiệm vụ sát hạch viên SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI… HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH/ TỔ SÁT HẠCH (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc …., ngày…… tháng……năm BIÊN BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ SÁT HẠCH VIÊN Tổ sát hạch lái xe đã họp toàn thể. Tổ trưởng sát hạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sát hạch viên trong tổ như sau: 1. Kiểm tra các điều kiện cần thiết để thực hiện sát hạch : Ông (bà)…….: Kiểm tra thiết bị phòng sát hạch lý thuyết. Ông (bà)…….: Kiểm tra hệ thống Camera đối với phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình, màn hình và hệ thống loa; Ông (bà)…….: Kiểm tra thiết bị phòng sát hạch Mô phỏng Ông (bà)…….: kiểm tra thiết bị và ô tô sát hạch lái xe trong hình; kiểm tra thiết bị và ôtô sát hạch lái xe trên đường; Ông (bà)…….: kiểm tra phương án bảo vệ đảm bảo an toàn trong quá trình sát hạch. 2. Thực hiện sát hạch lý thuyết Ông (bà)……. 3. Thực hiện sát hạch Mô phỏng Ông (bà)……. 4. Thức hiện sát hạch trong hình Ông (bà)……. 5. Thực hiện sát hạch lái xe trên đường Ông (bà)……. Các sát hạch viên đã nhất trí với nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công và cam kết thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Giao thông vận tải. CÁC SÁT HẠCH VIÊN TỔ TRƯỞNG TỔ SÁT HẠCH (1) Trên cơ sở mẫu này Tổ sát hạch căn cứ quy định về điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ sát hạch các hạng A1, A2, A3 và A4 để lập Biên bản họp phân công nhiệm vụ Tổ sát hạch Mẫu số 03. Biên bản kiểm tra thiết bị sát hạch SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI… HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH/ TỔ SÁT HẠCH (1) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc …., ngày…… tháng……năm BIÊN BẢN KIỂM TRA THIẾT BỊ SÁT HẠCH Căn cứ Điều 24 Thông tư số 12/2017/TTBGTVT ngày 15/04/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (được sửa đổi, bổ sung tại … Thông tư số …/…/TTBGTVT ngày … /…/…). Căn cứ Quyết định số …../QĐSGTVT ngày …. tháng ….. năm …. của Giám đốc Sở Giao thông vận tải về việc tổ chức kỳ sát hạch của ……... Hôm nay, ngày ……. tháng ….. năm ….. tại trung tâm sát hạch lái xe ….., chúng tôi gồm: 1. Tổ sát hạch lái xe Ông (bà)….. 2. Đại diện Trung tâm sát hạch lái xe Ông (bà)…..; Chức vụ: Đã cùng nhau kiểm tra trang thiết bị, xe sát hạch tại trung tâm sát hạch lái xe …... và thống nhất như sau: + Thiết bị sát hạch tại phòng lý thuyết:………………………………….……... + Thiết bị sát hạch tại phòng Mô phỏng: …………………………………….... + Thiết bị sát hạch thực hành lái xe trong hình: ……………………………….. + Thiết bị sát hạch thực hành lái xe 2km đường trường: ………………………. + Xe sát hạch và thiết bị báo lỗi trên xe: ……………………………………..... + Hệ thống camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình: ………………………………….……..................................................................... CÁC SÁT HẠCH VIÊN TỔ TRƯỞNG TỔ SÁT HẠCH GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM SHLX (1) Trên cơ sở mẫu này Tổ sát hạch căn cứ quy định về điều kiện cần thiết để tổ chức kỳ sát hạch các hạng A1, A2, A3 và A4 để lập Biên bản kiểm tra thiết bị sát hạch. Mẫu số 04. Biên bản tổng hợp kết quả kỳ sát hạch SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI… HỘI ĐỒNG SÁT HẠCH/ TỔ SÁT HẠCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc …., ngày…… tháng……năm BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ KỲ SÁT HẠCH Ngày … tháng ….năm…, vào hồi 17 giờ 30', tại Trung tâm sát hạch lái xe ….. Hội đồng sát hạch lái xe ô tô cho học viên các khóa…..của cơ sở đào tạo….., được thành lập theo Quyết định số …../QĐSGTVT ngày …… của Giám đốc Sở Giao thông vận tải, đã họp toàn thể để xét công nhận kết quả kỳ sát hạch. Thành phần gồm có: 1. Chủ tịch: Ông (bà) ………………. Chức vụ… 2. Ủy viên: Ông (bà) ………………. Chức vụ… 3. Ủy viên: Ông (bà) ………………. Chức vụ… 4. Ủy viên kiêm Tổ trưởng sát hạch: Ông (bà) ………………. Chức vụ… 5. Ủy viên thư ký: Ông (bà) ………………. Chức vụ… NỘI DUNG CUỘC HỌP I. Thông qua kết quả kỳ sát hạch: 1. Tổng số hò sơ đăng ký dự thi:….. Tổng số hồ sơ dự thi:…… Vắng không dự thi:…… (có danh sách kèm theo) a) Học sinh thuộc cơ sở đào tạo: Hạng GPLX Tổng số hồ sơ Tổng số dự thi Thi Lý thuyết Mô phỏng các tình huống giao thông Thực hành trong hình Thực hành trên đường giao thông Kết quả đạt Tổng số Đạt Trượt Tổng số Đạt Trượt Tổng số Đạt Trượt Tổng số Đạt Trượt B1 B2 C D E F… Cộng Ghi chú: Số thí sinh chỉ tham dự nội dung Mô phỏng, trong hình, đường trường: …..…; Số thí sinh chỉ tham dự nội dung trong hình, đường trường :…..…; Số thí sinh chỉ tham dự nội dung đường trường :……..; …. b) Thí sinh thuộc đối tượng cấp lại giấy phép lái xe: Hạng GPLX Tổng số hồ sơ Tổng số dự thi Thi Lý thuyết Mô phỏng các tình huống giao thông Thực hành trong hình Thực hành trên đường giao thông Kết quả đạt Tổng số Đạt Trượt Tổng số Đạt Trượt Tổng số Đạt Trượt Tổng số Đạt Trượt B1 B2 C D E F… Cộng Ghi chú: Số thí sinh chỉ tham dự nội dung Mô phỏng, trong hình, đường trường:…..…; Số thí sinh chỉ tham dự nội dung trong hình, đường trường :…..…; Số thí sinh chỉ tham dự nội dung đường trường :……..; …. II. Nhận xét kỳ sát hạch: III. Tổng hợp số thu phí sát hạch và lệ phí cấp GPLX TT Nội dung Số lượng Số tiền/1 thí sinh Thành tiền I Phí Sát hạch lái xe 1 Lý thuyết 2 Mô phỏng các tình huống giao thông 3 Thực hành trong hình 4 Thực hành trên đường giao thông II Lệ phí cấp GPLX Tổng cộng (I + II) THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO ỦY VIÊN (Giám đốc TTSH) TỔ TRƯỞNG TỔ SÁT HẠCH CHỦ TỊCH ỦY VIÊN THƯ KÝ (1) Trên cơ sở mẫu này Tổ sát hạch căn cứ kết quả kỳ sát hạch các hạng A1, A2, A3 và A4 để lập Biên bản tổng hợp kỳ sát hạch. PHỤ LỤC XXX (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 40 QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO LÁI XE THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN I. Chương trình, giáo trình đào tạo 1. Chương trình, giáo trình đào tạo lái xe theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn được cơ sở đào tạo điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của người học, hình thức đào tạo, thời gian đào tạo và do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp quyết định. 2. Chương trình, giáo trình đào tạo lái xe theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt, sử dụng áp dụng theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TTBLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về đào tạo trình độ sơ cấp. 3. Chương trình đào tạo đã được phê duyệt phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức tuyển sinh. II. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn 1. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải có nội dung bám sát mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, có tính sư phạm cao, dễ dùng, đáp ứng được nhu cầu tự học của người học. 2. Học liệu phục vụ các môn học đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải được chuẩn bị đầy đủ và ở trạng thái sẵn sàng trước khi tổ chức đào tạo. 3. Học liệu đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn do các cơ sở đào tạo tự thiết kế, sản xuất, thuê, mua ngoài hoặc sử dụng từ các nguồn hợp pháp khác, đảm bảo các quy định về sở hữu trí tuệ. III. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn 1. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn bao gồm: hệ thống quản lý học tập và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. 2. Hệ thống quản lý học tập: a) Cổng thông tin: Để công bố, giới thiệu các nội dung về chương trình đào tạo; thông tin tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh; b) Phân hệ học tập: Để người học truy cập vào các nội dung học tập từ xa và có thể tự học tập, tự đánh giá, nắm bắt được tiến trình, kết quả học tập của bản thân; c) Phân hệ giảng dạy: Để giáo viên quản lý học liệu đào tạo từ xa, thiết lập quy luật học, trả bài; theo dõi, tương tác, trợ giúp, hướng dẫn người học; xác thực và kiểm soát quá trình học của học viên; quản lý học viên, lớp học; d) Phân hệ lớp học trực tuyến: Để tổ chức các lớp học trực tuyến theo thời gian thực; đ) Ứng dụng trên thiết bị di động: Để thực hiện giảng dạy, học tập dễ dàng, thuận tiện trên các thiết bị di động; e) Phân hệ báo cáo: Để trích xuất được các thông tin của quá trình đào tạo và các hoạt động của người dạy, người học; g) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hỗ trợ, cán bộ quản lý hệ thống để tổ chức đào tạo và quản trị vận hành hệ thống. 3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hệ thống máy chủ và hạ tầng kết nối mạng phải có đủ băng thông, năng lực đáp ứng nhu cầu truy cập của người dùng; phải duy trì tối thiểu hai hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau. Trường hợp thuê ngoài hay hợp tác các đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn phải đáp ứng các yêu cầu về hệ thống máy chủ, bảo mật, hạ tầng lưu trữ và an toàn dữ liệu theo quy định của pháp luật. IV. Tổ chức đào tạo 1. Cơ sở đào tạo chỉ được đào tạo nội dung Lý thuyết theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn sau khi có Báo cáo đăng ký thực hiện chương trình đào tạo theo Mẫu số 01 tại Phụ lục này, gửi Sở Giao thông vận tải và Sở Lao động Thương binh và Xã hội để theo dõi, quản lý. 2. Quá trình tổ chức đào tạo phải đảm bảo sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học thể hiện ở việc tham dự các buổi học, buổi hướng dẫn, thảo luận; hoàn thành việc học tập các nội dung từ các học liệu chính, học liệu bổ trợ; thực hiện các bài tập, đánh giá; phản hồi với người dạy về những nội dung giảng dạy. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giám sát và đánh giá mức độ chuyên cần của người học. V. Cơ sở đào tạo nghề nghiệp 1. Xây dựng, ban hành quy chế về đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và công khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở, cơ sở đào tạo, trong thông báo tuyển sinh và đăng trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để tổ chức thực hiện. 2. Tổ chức đào tạo nội dung lý thuyết theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn theo quy định tại Thông tư này. VI. Biểu mẫu Mẫu số 01 Báo cáo đăng ký thực hiện Chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn Mẫu số 01. Báo cáo đăng ký thực hiện Chương trình đào tạo theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn CƠ QUAN CHỦ QUẢN CƠ SỞ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …/…… ……..., ngày … tháng … năm 20… BÁO CÁO ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HÌNH THỨC ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN I. THÔNG TIN CHUNG Tên cơ sở đào tạo : ………………………………… .………………….… Địa chỉ trụ sở chính: …………..……………………………………..……. Điện thoại: …………………………………..Fax: ……………………….. Website: ……………………., Email: ……………………………………. Giấy phép đào tạo lái xe số: ………, ngày, tháng, năm cấp (kèm theo bản photo) : ………………………………………………………………………. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO TT Hạng GPLX Kết quả tuyển sinh trong 03 năm liên tục trước năm báo cáo tuyển sinh đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn Số học sinh đã tốt nghiệp (tính sau 3 tháng sau khi tốt nghiệp) 1 Hạng B1 2 Hạng B2 3 Hạng C … … III. DỰ KIẾN ĐÀO TẠO TỪ XA, TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN TT Hạng GPLX Lưu lượng tuyển sinh Ghi chú 1 2 3 … IV. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ĐỂ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO 1. Chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo Chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu hướng dẫn (có các bản mềm kèm theo). Học liệu đào tạo bao gồm: học liệu chính, học liệu bổ trợ; các phần mềm, băng đĩa, video, sách, các phần mềm mô phỏng. 2. Hệ thống quản lý đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn 2.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hệ thống máy chủ; đường truyền (dung lượng). Địa điểm đặt trạm đào tạo (nếu có). Hạ tầng cơ sở đảm bảo (ít nhất phải có 2 hệ thống hạ tầng kỹ thuật để dự phòng lẫn nhau). 2.2. Hệ thống quản lý học tập Cổng thông tin. Phân hệ học tập, giảng dạy, tổ chức lớp học, tổ chức thi, báo cáo. Phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động. Ứng dụng quản lý quá trình học tập, chế độ báo cáo, lưu trữ, trích xuất dữ liệu. Phương thức tổ chức thực hiện (tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi, quản lý học viên...). 3. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, quản trị hệ thống Đội ngũ nhà giáo, người hướng dẫn. Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật. Cán bộ quản lý, quản trị hệ thống. 4. Quy chế đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn(gửi kèm theo) V. CAM KẾT CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO Nơi nhận: Sở GTVT (để báo cáo); Sở LĐ,TB&XH (để báo cáo); Lưu VT. THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu) PHỤ LỤC XXXI (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TTBGTVT ngày 31 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phụ lục 2 Mẫu số 01 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… Hiện đã có Giấy chứng nhận đăng ký, biển số là…………………….. Do Sở Giao thông vận tải…………………….cấp ngày …tháng…năm…… Lý do xin thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số:…………………… Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị…………………………………………… thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng đã khai trên. ……, ngày…..tháng…..năm………. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Phần ghi của Sở Giao thông vận tải: Số biển số:………….Ngày cấp…………….Số đăng ký quản lý……… Đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký và biển số ngày …/……/ ……… Lưu hồ sơ đăng ký tại Sở Giao thông vận tải.…………………………. Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Tờ khai lập thành 03 bản: Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng 02 bản; Sở Giao thông vận tải lưu hồ sơ 01 bản. Mẫu số 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI ĐĂNG KÝ XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… 19. Giấy tờ kèm theo nếu có: TT Số của giấy tờ Trích yếu nội dung Nơi cấp giấy tờ Ngày cấp Số trang 1 2 3 Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị Sở Giao thông vận tải …………………………………………xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chiếc xe máy chuyên dùng khai trên. ……, ngày…..tháng…..năm………. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Phần ghi của Sở Giao thông vận tải: (Dán trà số động cơ) (Dán trà số khung) chỉ dán trà số động cơ của máy chính Đăng ký lần đầu □; Số biển số cũ (nếu có):……………….Biển số đề nghị cấp ……………………… Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Đánh dấu “x” vào các ô tương ứng; Mục công suất ghi theo hồ sơ kỹ thuật của động cơ chính; Cán bộ làm thủ tục phải ký chéo vào vị trí dán trà số động cơ, số khung. Mẫu số 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CÓ THỜI HẠN XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… 19. Giấy tờ kèm theo nếu có: TT Số của giấy tờ Trích yếu nội dung Nơi cấp giấy tờ Ngày cấp Số trang Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị Sở Giao thông vận tải …………………………………………xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký, biển số cho chiếc xe máy chuyên dùng khai trên ……, ngày…..tháng…..năm………. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Phần ghi của Sở Giao thông vận tải: (Dán trà số động cơ) (Dán trà số khung) chỉ dán trà số động cơ của máy chính Biển số đề nghị cấp:.... ………………………… Giấy chứng nhận đăng ký có giá trị đến:…………………………………… Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Đánh dấu "x" vào các ô tương ứng; Mục công suất ghi theo hồ sơ kỹ thuật của động cơ chính; Cán bộ làm thủ tục phải ký chéo vào vị trí dán trà số động cơ, số khung. Mẫu số 4 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ TẠM THỜI XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… 19. Giấy tờ kèm theo nếu có: TT Số của giấy tờ Trích yếu nội dung Nơi cấp giấy tờ Ngày cấp Số trang Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật Đề nghị Sở Giao thông vận tải …………………………………………xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời cho chiếc xe máy chuyên dùng khai trên. ……, ngày…..tháng…..năm………. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Phần ghi của Sở Giao thông vận tải: Số đăng ký tạm thời:………………… cấp ngày… tháng……năm……… Giấy chứng nhận đăng ký có giá trị đến:…………………………………… Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Tờ khai lập thành 02 bản: Chủ sở hữu xe máy chuyên dùng kèm theo hồ sơ 01 bản; Lưu Sở Giao thông vận tải 01 bản. Mẫu số 8 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ, BIỂN SỐ XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… Hiện đã có Giấy chứng nhận đăng ký, biển số là…………………Do Sở Giao thông vận tải ………….. cấp ngày …….tháng........năm……………. Lý do xin đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký, biển số:……………………… Nội dung khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đề nghị Sở Giao thông vận tải xem xét đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng đã khai trên. ……, ngày…..tháng…..năm………. Người khai (Ký, ghi rõ họ tên) Phần ghi của Sở Giao thông vận tải: (Dán trà số động cơ) (Dán trà số khung) chỉ dán trà số động cơ của máy chính Cấp theo đăng ký, số biển số cũ:………………………………… ……. ngày.…..tháng…...năm …… Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Tờ khai lập thành 03 bản: Mục công suất ghi theo hồ sơ kỹ thuật của động cơ chính. Cán bộ làm thủ tục phải ký chéo vào vị trí dán trà số động cơ, số khung. Mẫu số 9 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ KHAI DI CHUYỂN ĐĂNG KÝ XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… Biển số đăng ký:……………Ngày cấp…………….Cơ quan cấp………………. Nay tôi xin được di chuyển xe máy chuyên dùng nói trên đến Sở Giao thông vận tải ……………………….để được tiếp tục đăng ký. …………, ngày…..tháng…..năm …….. Chủ phương tiện (Ký, ghi rõ họ tên) Phần ghi của Sở Giao thông vận tải nơi chuyển đi: Đã di chuyển đăng ký xe máy chuyên dùng Biển đăng ký:…………………….. đến Sở Giao thông vận tải:…………………………….. ……. ngày.…..tháng…...năm …… Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Ghi chú: Tờ khai lập thành 02 bản: 01 Cho chủ sở hữu kèm hồ sơ; 01 Lưu tại Sở GTVT nơi di chuyển đi. Mẫu số 10 Tên Sở Giao thông vận tải di chuyển đi ………………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số:………/DCXMCD ……… ngày……tháng…….năm …….. PHIẾU DI CHUYỂN ĐĂNG KÝ XE MÁY CHUYÊN DÙNG 1. Tên chủ sở hữu: …………………………………………………………….. 2. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 3. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 4. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 5. Họ và tên đồng chủ sở hữu (nếu có):.……………………………………….. 6. Ngày tháng năm sinh (nếu có):…..…………………………………………. 7. Số CCCD hoặc CMND: ……………………………………………….…… 8. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): ……………; ngày cấp: ………; Nơi cấp:……… 9. Loại xe máy chuyên dùng:………………………………………………… 10. Nhãn hiệu (mác, kiểu): …………… 14. Công suất: …………(kW)……... 11. Màu sơn:……………………… 15. Năm sản xuất: ……………… 12. Nước sản xuất:..……………… 16. Số khung:………………… ……. 13. Số động cơ:……………………… 17. Trọng lượng: …………… (kg) 18. Kích thước bao (dài x rộng x cao (mm)):……………………………… Biển số đăng ký:………………….đã được Sở Giao thông vận tải cấp……………… ngày ……/……./ ……….. Nay di chuyển đến Sở Giao thông vận tải………………………….để làm thủ tục cấp đăng ký cho chủ phương tiện. Các loại giấy tờ kèm theo hồ sơ, bao gồm: TT Số của giấy tờ Trích yếu nội dung Nơi cấp giấy tờ Ngày cấp Số trang 1 2 3 ... ……. ngày.…..tháng…...năm …… Cán bộ làm thủ tục (Ký, ghi rõ họ tên) Trưởng phòng duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu) Phiếu này được lập thành 03 bản: Gửi Cục Đường bộ Việt Nam 01 bản; Gửi Sở Giao thông vận tải nơi di chuyển đến 01 bản; Lưu tại Sở Giao thông vận tải nơi di chuyển đi 01 bản
Thông tư 05/2024/TT-BGTVT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-05-2024-TT-BGTVT-sua-doi-Thong-tu-van-tai-duong-bo-dich-vu-ho-tro-van-tai-duong-bo-604598.aspx
{'official_number': ['05/2024/TT-BGTVT'], 'document_info': ['Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giao thông vận tải', ''], 'signer': ['Nguyễn Duy Lâm'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '31/03/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '19/04/2024', 'note': ''}
250
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 05/2014/TTBCT Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2014 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài; Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1757/TTg KTTH ngày 31 tháng 10 năm 2013 về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa. Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Thông tư này quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất; hoạt động tạm xuất, tái nhập và hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 2. Hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo hình thức vận chuyển thẳng hàng hóa từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này thì không được thực hiện qua các cửa khẩu đường bộ. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam (sau đây viết tắt là thương nhân) thực hiện hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. 2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo cam kết về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Điều 3. Danh mục một số loại hàng hóa Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục một số loại hàng hóa sau đây: 1. Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục I. 2. Danh mục hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quy định tại Phụ lục II. 3. Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục III. 4. Danh mục hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục IV. 5. Danh mục hàng đã qua sử dụng thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, không thuộc Phụ lục I và Phụ lục II, được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (sau đây gọi là hàng đã qua sử dụng, quy định tại Phụ lục V). Chương 2. KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA MỤC 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA Điều 4. Quy định chung về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa 1. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc Phụ lục I, II và trường hợp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này, doanh nghiệp Việt Nam thành lập theo quy định pháp luật (sau đây gọi là doanh nghiệp) được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan cửa khẩu, không cần có Giấy phép của Bộ Công Thương. 2. Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện. Điều kiện đối với từng nhóm hàng hóa quy định tại Mục 2 Chương này. 3. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Chương III Thông tư này. Điều 5. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa 1. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định. 2. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, điểm thông quan này do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan quy định tại Khoản 2 Điều này và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn. 4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định tại Điều này. Điều 6. Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất Khi có hiện tượng hàng hóa ách tắc tại cảng, cửa khẩu và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cơ quan liên quan thông báo cho Bộ Công Thương biết để xem xét thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện như sau: 1. Bộ Công Thương áp dụng việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với một số loại hàng hóa. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép thực hiện như quy định tại Chương III Thông tư này. 2. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng đưa hàng về Việt Nam. Điều 7. Vận đơn đường biển Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc Phụ lục III, IV, V được quy định như sau: 1. Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng. 2. Trên vận đơn phải ghi số Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp. 3. Đối với hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp. Điều 8. Giám sát hàng hóa 1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ cửa khẩu tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra nước ngoài. 2. Không chia nhỏ côngtennơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định. 3. Hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V không được phép chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. MỤC 2. HÀNG HÓA KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN Điều 9.Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa. 2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 10 tỷ VNĐ (mười tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 3 Điều này. 3. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể: a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 (một trăm) côngtennơ lạnh loại 40 (bốn mươi) feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m² (một nghìn năm trăm mét vuông). Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5m (hai phẩy năm mét); có đường dành cho xe chở côngtennơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi; b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công tennơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi; c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với thời hạn thuê tối thiểu là 3 (ba) năm; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh. Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trao đổi, thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương và ban hành quyết định về các khu vực quy hoạch, quy định trên địa bàn tỉnh; thông báo cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan để phối hợp; d) Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất. Điều 10. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa. 2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều 11. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa. 2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều 12. Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa 1. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V được Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này. 2. Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó. 3. Thời hạn hiệu lực của Mã số tạm nhập, tái xuất là 3 (ba) năm, kể từ ngày cấp. 4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ doanh nghiệp có Mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. 5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện. Điều 13. Hồ sơ cấp Mã số tạm nhập, tái xuất 1. Đối với trường hợp cấp mới, hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục VI): 1 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp; c) Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 hoặc Khoản 1 Điều 10 hoặc Khoản 1 Điều 11 Thông tư này: 1 bản chính; d) Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 hoặc Khoản 2 Điều 10 hoặc Khoản 2 Điều 11 Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục số VII): 1 bản chính; đ) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh đáp ứng quy định tại Khoản 3, Điều 9 Thông tư này: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp; e) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các côngtennơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính. Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm đ và Điểm e Khoản này. 2. Đối với trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số tạm nhập, tái xuất, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị điều chỉnh nội dung Mã số tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính; b) Mã số tạm nhập, tái xuất đã được cấp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp; c) Các giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh nội dung: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. 3. Đối với trường hợp cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất do bị mất, thất lạc, hồ sơ gồm: a) Văn bản đề nghị cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất, nêu rõ lý do mất, thất lạc, kèm theo cam kết của doanh nghiệp; b) Bản sao Mã số tạm nhập, tái xuất, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp (nếu có). 4. Đối với trường hợp Mã số tạm nhập, tái xuất hết hiệu lực thi hành, doanh nghiệp lập hồ sơ như đối với trường hợp cấp mới quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp đăng ký cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không thay đổi so với các điều kiện trước đây, Bộ Công Thương xem xét miễn kiểm tra lại điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp khi cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất. Điều 14. Thủ tục cấp Mã số tạm nhập, tái xuất 1. Doanh nghiệp gửi qua đường bưu điện 1 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất đến Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương (Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội). 2. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung. 3. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp. 4. Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng đã qua sử dụng, trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp. 5. Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 6. Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp. Điều 15. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất 1. Duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong suốt quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. 2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng. 3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh. 4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh): a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam; b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy; c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. 5. Thông báo kịp thời cho Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan trong trường hợp mất, thất lạc Mã số tạm nhập, tái xuất hoặc có thay đổi về các điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất. 6. Báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục VIII). Báo cáo gửi trong tuần đầu tiên của tháng tiếp theo về Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân và Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho bãi và nơi doanh nghiệp tái xuất hàng hóa. Điều 16. Quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp 1. Kho bạc nhà nước cấp tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp nộp tiền đặt cọc, ký quỹ có trách nhiệm quản lý số tiền đặt cọc, ký quỹ của doanh nghiệp. 2. Trường hợp doanh nghiệp không thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trên cơ sở đề nghị và quyết định xử lý vi phạm của cơ quan xử lý vi phạm, có văn bản đề nghị Kho bạc nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc trích số tiền ký quỹ, đặt cọc để thanh toán các chi phí này. Cơ quan xử lý vi phạm và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết việc xử lý vi phạm và việc sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc nêu trên để Bộ Công Thương phối hợp quản lý và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất. 3. Doanh nghiệp được hoàn trả toàn bộ hoặc số tiền ký quỹ, đặt cọc còn lại sau khi đã sử dụng để thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư này (nếu có) trong các trường hợp sau: a) Không được Bộ Công Thương cấp Mã số tạm nhập, tái xuất; b) Hoàn trả Mã số tạm nhập, tái xuất do không tiếp tục hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; c) Bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 17 Thông tư này. Việc hoàn trả số tiền ký quỹ, đặt cọc chỉ được Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố thực hiện sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Công Thương. Điều 17. Thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất 1. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất trong các trường hợp sau: a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Thông tư này; b) Không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa; c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Công Thương; d) Vi phạm trong việc cho thuê toàn bộ hoặc cho thuê một phần kho, bãi theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này; đ) Không thực hiện đúng yêu cầu của Bộ Công Thương về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 6 Thông tư này; e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định; g) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; h) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký. 2. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 1 Điều này không được cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất trong vòng 1 (một) năm kể từ ngày bị thu hồi. 3. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm g, h Khoản 1 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số tạm nhập, tái xuất. 4. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không được phép cho thuê kho, bãi đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất để doanh nghiệp khác sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh. Chương 3. GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA Điều 18. Hồ sơ cấp Giấy phép Hồ sơ xin cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép gồm: 1. Đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Mã số tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp; c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp; d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính. 2. Đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất theo hình thức khác a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân; c) Hợp đồng thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân; d) Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành về việc thương nhân tạm nhập, tái xuất hàng hóa đó: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. 3. Đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân; c) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. 4. Đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu (theo mẫu tại Phụ lục IX): 1 bản chính; b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân; c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân; đ) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính. Điều 19. Thủ tục cấp giấy phép 1. Thương nhân gửi 1 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép qua đường bưu điện đến Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương. 2. Trong vòng 7 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Giấy phép hoặc văn bản trả lời của Bộ Công Thương được gửi cho thương nhân qua đường bưu điện theo địa chỉ ghi trên đơn đề nghị cấp Giấy phép. 4. Bộ trưởng Bộ Công Thương ủy quyền cho Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thực hiện việc cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu quy định tại Chương này. 5. Đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, Bộ Công Thương chỉ xem xét cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất cho các doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này. Chương 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC LIÊN QUAN Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan 1. Bộ Công Thương: a) Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xác nhận; b) Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan để thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp theo quy định. Thông báo với các cơ quan liên quan việc doanh nghiệp bị thu hồi Mã số tạm nhập, tái xuất để phối hợp. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan: a) Tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng hóa, địa điểm tái xuất, nguồn điện và các điều kiện khác, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và lưu giữ, bảo quản hàng hóa tại khu vực tái xuất hàng hóa; b) Đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn; thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Công Thương để xây dựng và ban hành Quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh; c) Căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn; d) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành và đủ cơ sở vật chất cho các lực lượng này hoạt động để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu lưu thông trên địa bàn, bảo đảm yêu cầu về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hạn chế gian lận thương mại, thẩm lậu, buôn lậu, trốn thuế, ô nhiễm môi trường; đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan có biện pháp điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trong trường hợp có ách tắc trên địa bàn; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận hàng hóa trên địa bàn và đề xuất biện pháp quản lý để tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu; e) Chủ trì, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi công bố các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu đủ điều kiện để tái xuất hàng hóa khi đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước; g) Chủ trì, trao đổi với Bộ Công Thương về nguyên tắc lựa chọn doanh nghiệp được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan quy định tại Khoản 2 Điều 5 và công bố danh sách doanh nghiệp được lựa chọn; định kỳ tiến hành rà soát, đánh giá việc doanh nghiệp chấp hành pháp luật và chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất; không cho phép doanh nghiệp có vi phạm tiếp tục tái xuất qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu; h) Tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu, không để xảy ra buôn lậu, thẩm lậu; đình chỉ hoạt động tái xuất qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan này nếu xảy ra tình trạng buôn lậu, thẩm lậu và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc này; i) Thông báo cho Bộ Công Thương biết khi doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Thông tư này trong quá trình kinh doanh tạm nhập, tái xuất; k) Thực hiện việc thu phí đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm tăng cường nguồn thu ngân sách phục vụ việc đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông, bến bãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu; l) Thông báo kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại vùng biên của nước láng giềng đến Bộ Công Thương và các doanh nghiệp để có kế hoạch điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tránh nguy cơ ách tắc tại các cảng, cửa khẩu. 3. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc: a) Tổ chức quản lý và sử dụng số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư này; b) Thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết khi số tiền ký quỹ, đặt cọc của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm. 4. Tổng cục Hải quan: a) Định kỳ hàng tháng cung cấp cho Bộ Công Thương các thông tin sau để điều tiết hàng hóa và có biện pháp xử lý kịp thời: Lượng hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Thông tư này. Lượng hàng hóa tạm nhập, tái xuất tồn đọng quá thời hạn quy định; b) Thông báo cho Bộ Công Thương trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa. Chương 5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp 1. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp đã được Bộ Công Thương cấp Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TTBCT ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất một số loại hàng hóa được tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo các quy định sau đây: a) Doanh nghiệp đã được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thực phẩm đông lạnh quy định tại Phụ lục III Thông tư này; b) Doanh nghiệp đã được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Phụ lục IV Thông tư này; c) Doanh nghiệp đã được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng được kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng quy định tại Phụ lục V Thông tư này. 2. Mã số tạm nhập, tái xuất đã cấp cho các doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TTBCT sẽ hết hiệu lực sau 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực. 3. Doanh nghiệp đã có Mã số tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TTBCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương khi xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Thông tư này được miễn kiểm tra điều kiện về kho, bãi nếu các điều kiện này không thay đổi so với điều kiện đã đăng ký để xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất trước đây. Điều 22. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014. 2. Thông tư này bãi bỏ: a) Khoản 4 Điều 1 và Phụ lục V Thông tư số 10/2011/TTBCT ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu theo Nghị quyết số 59/NQCP ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương; b) Thông tư số 05/2013/TTBCT ngày 18 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa. 3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức có liên quan và thương nhân tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa phản ánh bằng văn bản về Bộ Công Thương để kịp thời giải quyết./. Nơi nhận: Ban Bí thư TW Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp; Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Công báo; Website Chính phủ; Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng; Các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ; Website Bộ Công Thương; Lưu: VT, XNK(15). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Tuấn Anh PHỤ LỤC I DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Mã hàng Mô tả mặt hàng Chương 28 Chương 29 Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐCP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy hóa học. Chương 39 3915 Phế liệu, phế thải và mẩu vụn của plastic Chương 84 8418 Máy làm lạnh, máy làm đông lạnh và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15. (Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa học là CF2Cl2.) Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant). 8473 Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.69 đến 84.72. Chương 85 8507 Ắc qui điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, hình chữ nhật hoặc hình khác (kể cả hình vuông). 8507 10 Bằng axit – chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng) 8507 20 Ắc quy axit – chì khác (đã qua sử dụng) Ghi chú: Hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu thuộc các Chương 39, 84, 85 xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. PHỤ LỤC II DANH MỤC HÀNG HÓA TẠM NGỪNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Danh mục được sử dụng theo nguyên tắc sau: 1. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng đã qua sử dụng. 2. Các trường hợp chỉ liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này. 3. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó. Mã HS 4 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa. 4. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó. Mã HS 4 số và 6 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa. Chương Nhóm Phân nhóm Mô tả mặt hàng Chương 39 3918 Tấm trải sàn bằng plastic, có hoặc không tự dính, dạng cuộn hoặc dạng tấm rời để ghép; tấm phủ tường hoặc phủ trần bằng plastic, như đã nêu trong Chú giải 9 của Chương này. 3922 Bồn tắm, bồn tắm vòi sen, bồn rửa, chậu rửa, bệ rửa, bệ và nắp xí bệt, bình xả nước và các thiết bị vệ sinh tương tự, bằng plastic. 3924 Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp, các sản phẩm gia dụng và các sản phẩm phục vụ vệ sinh khác, bằng plastic. 3925 Đồ vật bằng plastic dùng trong xây lắp, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. 3926 Sản phẩm khác bằng plastic và các sản phẩm bằng các vật liệu khác của các nhóm từ 39.01 đến 39.14 Chương 40 4015 Sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ may mặc (kể cả găng tay, găng hở ngón và găng bao tay), dùng cho mọi mục đích, bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng. Găng tay, găng tay hở ngón và găng bao tay: 4015 19 00 Loại khác 4016 Các sản phẩm khác bằng cao su lưu hóa trừ cao su cứng. 4016 91 Tấm phủ sàn và tấm ( đệm) trải sàn 4016 99 91 Khăn trải bàn 4016 99 99 Loại khác Chương 42 4201 00 00 Yên cương và bộ yên cương dùng cho các loại động vật (kể cả dây kéo, dây dắt, miếng đệm đầu gối, đai hoặc rọ bịt mõm, vải lót yên, túi yên, áo chó và các loại tương tự), làm bằng vật liệu bất kỳ. 4202 Hòm, va ly, xắc đựng đồ nữ trang, cặp tài liệu, cặp sách, túi cặp học sinh, bao kính, bao ống nhòm, hộp camera, hộp nhạc cụ, bao súng, bao súng ngắn mắc vào yên ngựa và các loại đồ chứa tương tự; túi du lịch, túi đựng đồ ăn hoặc đồ uống có phủ lớp cách, túi đựng đồ vệ sinh cá nhân, ba lô, túi xách tay, túi đi chợ, xắc cốt, ví, túi đựng bản đồ, hộp đựng thuốc lá điếu, hộp đựng thuốc lá sợi, túi để dụng cụ, túi thể thao, túi đựng chai rượu, hộp đựng đồ trang sức, hộp đựng phấn, hộp đựng dao kéo và các loại túi hộp tương tự bằng da thuộc hoặc da tổng hợp, bằng tấm plastic, bằng vật liệu dệt, bằng sợi lưu hóa hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy. 4203 Hàng may mặc và đồ phụ trợ quần áo, bằng da thuộc hoặc bằng da tổng hợp. Chương 43 4303 Hàng may mặc, đồ phụ trợ quần áo và các vật phẩm khác bằng da lông. 4304 Da lông nhân tạo và các sản phẩm làm bằng da lông nhân tạo. Chương 44 4414 00 00 Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự. 4419 00 00 Bộ đồ ăn và bộ đồ làm bếp bằng gỗ. 4420 Gỗ khảm và dát; tráp và các loại hộp đựng đồ trang sức hoặc đựng dao kéo, và các sản phẩm tương tự, bằng gỗ; tượng nhỏ và đồ trang trí, bằng gỗ; các loại đồ dùng bằng gỗ không thuộc Chương 94. 4421 Các sản phẩm bằng gỗ khác Chương 46 Toàn bộ chương 46 Chương 48 4814 20 00 Giấy dán tường và các loại tấm phủ tường tương tự, bao gồm giấy đã được tráng hoặc phủ, trên bề mặt, bằng một lớp plastic có hạt nổi, rập nổi, nhuộm mầu, in hình hoặc trang trí cách khác. 4823 Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo khác, đã cắt theo kích cỡ hoặc hình dạng; các vật phẩm khác bằng bột giấy, giấy, bìa, tấm xenlulo hoặc màng xơ sợi xenlulo. Khay, bát, đĩa, cốc, chén và các sản phẩm tương tự, bằng giấy hoặc bìa: 4823 61 00 Loại làm bằng bột giấy từ tre (bamboo) 4823 69 00 Loại khác 4823 90 Loại khác: 4823 90 70 Quạt và màn che kéo bằng tay Chương 50 5007 Vải dệt thoi dệt từ tơ tằm hoặc từ phế liệu tơ tằm. Chương 51 5111 Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải thô hoặc từ sợi lông động vật loại mịn chải thô. 5112 Vải dệt thoi từ sợi len lông cừu chải kỹ hoặc sợi từ lông động vật loại mịn chải kỹ. 5113 00 00 Vải dệt thoi từ sợi lông động vật loại thô hoặc sợi lông đuôi hoặc bờm ngựa. Chương 52 5208 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng không quá 200g/m². 5209 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông từ 85% trở lên, trọng lượng trên 200g/m². 5210 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng không quá 200g/m². 5211 Vải dệt thoi từ sợi bông, có tỷ trọng bông dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với xơ sợi nhân tạo, có trọng lượng trên 200g/m². 5212 Vải dệt thoi khác từ sợi bông. Chương 53 5309 Vải dệt thoi từ sợi lanh. 5310 Vải dệt thoi từ sợi đay hoặc từ các loại xơ libe dệt khác thuộc nhóm 53.03. 5311 Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác; vải dệt thoi từ sợi giấy. Chương 54 5407 Vải dệt thoi bằng sợi filament tổng hợp, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.04. 5408 Vải dệt thoi bằng sợi filament tái tạo, kể cả vải dệt thoi thu được từ các nguyên liệu thuộc nhóm 54.05. Chương 55 5512 Các loại vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên. 5513 Vải dệt thoi bằng xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này dưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng không quá 170g/m². 5514 Vải dệt thoi từ xơ staple tổng hợp, có tỷ trọng loại xơ này d ưới 85%, pha chủ yếu hoặc pha duy nhất với bông, trọng lượng trên 170g/m². 5515 Các loại vải dệt thoi khác từ xơ staple tổng hợp. 5516 Vải dệt thoi từ xơ staple tái tạo. Chương 57 Toàn bộ chương 57 Chương 58 Toàn bộ chương 58 Chương 60 Toàn bộ chương 60 Chương 61 Toàn bộ chương 61 Chương 62 Toàn bộ chương 62 Chương 63 6301 Chăn và chăn du lịch. 6302 Khăn trải giường, khăn trải bàn, khăn trong phòng vệ sinh và khăn nhà bếp. 6303 Màn che (kể cả rèm trang trí) và rèm mờ che phía trong; diềm màn che hoặc diềm giường 6304 Các sản phẩm trang trí nội thất khác, trừ các loại thuộc nhóm 94.04. 6307 10 Khăn lau sàn, khăn lau bát đĩa, khăn lau bụi và các loại khăn lau tương tự: 6308 00 00 Bộ vải bao gồm vải và chỉ, có hoặc không có phụ kiện dùng để làm chăn, thảm trang trí, khăn trải bàn hoặc khăn ăn đã thêu, hoặc các sản phẩm dệt tương tự, đóng gói sẵn để bán lẻ. 6309 00 00 Quần áo và các sản phẩm dệt may đã qua sử dụng khác. Chương 64 Toàn bộ chương 64 Chương 65 6504 00 00 Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí. 6505 Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí. 6506 Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí. Loại khác: 6506 91 00 Bằng cao su hoặc plastic 6506 99 Bằng vật liệu khác: Chương 66 6601 Các loại ô và dù (kể cả ô có cán là ba toong, dù che trong vườn và các loại ô, dù tương tự). 6602 00 00 Ba toong, gậy tay cầm có thể chuyển thành ghế, roi da, roi điều khiển súc vật thồ, kéo và các loại tương tự. Chương 67 6702 Hoa, cành, lá, quả nhân tạo và các phần của chúng; các sản phẩm làm bằng hoa, lá hoặc quả nhân tạo. 6703 00 00 Tóc người đã được chải, chuốt, tẩy hoặc xử lý bằng cách khác; lông cừu hoặc lông động vật khác hoặc loại vật liệu dệt khác, được chế biến để dùng làm tóc giả hoặc sản phẩm tương tự. 6704 Tóc giả, râu, lông mi, lông mày giả, tóc độn và các loại sản phẩm tương tự bằng tóc người, bằng lông động vật hoặc bằng các loại vật liệu dệt; các sản phẩm bằng tóc người chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác. Chương 69 6910 Bồn rửa, chậu giặt, bệ chậu giặt, bồn tắm, chậu vệ sinh dành cho phụ nữ, bệ xí bệt, bình xối nước, bệ đi tiểu nam và các sản phẩm vệ sinh tương tự gắn cố định bằng gốm, sứ. 6911 Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ sứ vệ sinh khác, bằng sứ. 6912 00 00 Bộ đồ ăn, bộ đồ nhà bếp, đồ gia dụng và đồ vệ sinh khác bằng gốm, trừ loại bằng sứ 6913 Các loại tượng nhỏ và các loại sản phẩm trang trí bằng gốm, sứ khác. 6914 Các sản phẩm bằng gốm, sứ khác. Chương 70 7013 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, đồ vệ sinh, đồ dùng văn phòng, đồ trang trí nội thất hoặc đồ dùng cho các mục đích tương tự bằng thủy tinh (trừ các sản phẩm thuộc nhóm 70.10 hoặc 70.18). Chương 71 7117 Đồ trang sức làm bằng chất liệu khác. Bằng kim loại cơ bản, đã hoặc chưa mạ kim loại quý: 7117 19 Loại khác: Chương 73 7321 Bếp lò, vỉ lò, lò sấy, bếp nấu (kể cả loại có nồi hơi phụ dùng cho hệ thống nhiệt trung tâm), vỉ nướng, lò nướng, lò ga hình vòng, lò hâm nóng dạng tấm và các loại đồ dùng gia đình không dùng điện tương tự, và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép. 7323 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép; bùi nhùi bằng sắt hoặc thép; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng sắt hoặc thép. 7324 Thiết bị vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng sắt hoặc thép. Chương 74 7418 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc đồ gia dụng khác và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng; miếng cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự, bằng đồng; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và các bộ phận rời của chúng, bằng đồng. Chương 76 7615 Bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các loại đồ gia dụng khác và các bộ phận của chúng, bằng nhôm; miếng dùng để cọ nồi và cọ rửa hoặc đánh bóng, bao tay và các loại tương tự bằng nhôm; đồ trang bị trong nhà vệ sinh và phụ tùng của nó, bằng nhôm. Chương 82 8210 00 00 Đồ dùng cơ khí cầm tay, nặng 10 kg trở xuống, dùng để chế biến, pha chế hoặc phục vụ việc làm đồ ăn hoặc đồ uống. 8211 91 00 Dao ăn có lưỡi cố định 8212 Dao cạo và lưỡi dao cạo (kể cả lưỡi dao cạo chưa hoàn thiện ở dạng dải). 8214 20 00 Bộ đồ và dụng cụ cắt sửa móng tay hoặc móng chân (kể cả dũa móng) 8215 Thìa, dĩa, muôi, thìa hớt kem, hớt bọt, đồ xúc bánh, dao ăn cá, dao cắt bơ, kẹp gắp đường và các loại đồ dùng nhà bếp hoặc bộ đồ ăn tương tự. Chương 83 8301 30 00 Ổ khoá thuộc loại sử dụng cho đồ dùng trong nhà 8301 70 00 Chìa rời 8302 Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự bằng kim loại cơ bản dùng cho đồ đạc trong nhà, cho cửa ra vào, cầu thang, cửa sổ, mành che, khung vỏ xe, yên cương, rương, hòm và các loại tương tự; giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự; bánh xe có giá đỡ bằng kim loại cơ bản; cơ cấu đóng cửa tự động bằng kim loại cơ bản. Giá, khung, phụ kiện và các sản phẩm tương tự khác: 8302 42 Loại khác, dùng cho đồ đạc trong nhà 8302 50 00 Giá để mũ, mắc mũ, chân giá đỡ và các loại giá cố định tương tự 8306 Chuông, chuông đĩa và các loại tương tự, không dùng điện, bằng kim loại cơ bản; tượng nhỏ và đồ trang trí khác, bằng kim loại cơ bản; khung ảnh, khung tranh hay các loại khung tương tự, bằng kim loại cơ bản; gương bằng kim loại cơ bản. Chương 84 8415 Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt. 8415 81 Kèm theo bộ phận làm lạnh và một van đảo chiều chu trình nóng/lạnh (bơm nhiệt có đảo chiều): 8415 82 Loại khác, có kèm theo bộ phận làm lạnh: 8415 83 Không gắn kèm bộ phận làm lạnh 8415 90 Bộ phận 8415 90 19 Loại khác 8418 Máy làm lạnh, máy làm đông lạnh và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15. Bộ phận 8418 99 Loại khác 8419 Máy, thiết bị dùng cho công xưởng hoặc cho phòng thí nghiệm, gia nhiệt bằng điện hoặc không bằng điện (trừ lò nấu luyện, lò nung sấy và các thiết bị khác thuộc nhóm 85.14) để xử lý các loại vật liệu bằng quá trình thay đổi nhiệt như làm nóng, nấu, rang, chưng cất, tinh cất, sát trùng, thanh trùng, phun hơi nước, sấy, làm bay hơi, làm khô, cô đặc hoặc làm mát trừ các loại máy hoặc thiết bị dùng cho gia đình; bình đun nước nóng ngay hoặc bình chứa nước nóng, không dùng điện. Máy, thiết bị đun nước nóng nhanh hoặc bình đun chứa nước nóng, không dùng điện: 8419 11 Máy, thiết bị đun nước nóng nhanh bằng ga: 8419 11 10 Loại sử dụng trong gia đình 8419 19 Loại khác: 8419 19 10 Loại sử dụng trong gia đình 8419 81 Để làm nóng đồ uống hoặc nấu hoặc hâm nóng thực phẩm 8421 Máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm; máy và thiết bị lọc hay tinh chế chất lỏng hoặc chất khí. Máy và thiết bị lọc hoặc tinh chế chất lỏng: 8421 21 Để lọc hoặc tinh chế nước: 8421 21 11 Máy và thiết bị lọc sử dụng trong gia đình Bộ phận 8421 91 Của máy ly tâm, kể cả máy làm khô bằng ly tâm: (chỉ bao gồm bộ phận của các mã HS nêu trên) 8422 Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co); máy nạp ga cho đồ uống. 8422 90 Bộ phận: 8422 90 10 Của các máy thuộc phân nhóm 8422.11 8423 10 Cân người, kể cả cân trẻ em; cân sử dụng trong gia đình Cân trọng lượng khác: 8423 81 Có khả năng cân tối đa không quá 30 kg: 8450 Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô. 8450 90 Bộ phận: 8450 90 20 Của máy thuộc phân nhóm 8450.11, 8450.12.00 hoặc 8450.19 8451 30 Máy là và là hơi ép (kể cả ép mếch): 8451 30 10 Máy là trục đơn, loại gia dụng 8452 10 00 Máy khâu dùng cho gia đình 8471 60 Bộ nhập hoặc bộ xuất, có hoặc không chứa bộ lưu trữ trong cùng một vỏ: 8471 70 Bộ lưu trữ: Chương 85 8508 Máy hút bụi. 8508 70 Bộ phận: 8508 70 10 Máy hút bụi của phân nhóm 8508.11.00 hoặc 8508.19.10 8509 Thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện, trừ máy hút bụi của nhóm 85.08. 8510 Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có gắn động cơ điện. 8516 Dụng cụ điện đun nóng tức thời hoặc đun và chứa nước nóng kiểu nhúng; dụng cụ điện làm nóng không gian dùng điện và làm nóng đất; dụng cụ nhiệt điện làm tóc (ví dụ, máy sấy tóc, máy uốn tóc, dụng cụ kẹp uốn tóc) và máy sấy làm khô tay; bàn là điện; dụng cụ nhiệt điện gia dụng khác; các loại điện trở đốt nóng bằng điện, trừ loại thuộc nhóm 85.45 8518 Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện. 8518 30 Tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không nối với một micro, và các bộ gồm một micro và một hoặc nhiều loa: 8518 30 10 Tai nghe có khung chụp qua đầu 8518 30 20 Tai nghe không có khung chụp qua đầu Bộ micro/ loa kết hợp khác: 8518 30 51 Cho hàng hóa của phân nhóm 8517.12.00 8518 30 59 Loại khác 8518 40 Thiết bị điện khuyếch đại âm tần 8518 50 Bộ tăng âm điện: 8518 90 Bộ phận 8519 Thiết bị ghi và tái tạo âm thanh. 8519 30 00 Đầu quay đĩa (có thể có bộ phận lưu trữ) nhưng không có bộ phận khuếch đại và không có bộ phận phát âm thanh (loa) 8519 81 Thiết bị truyền thông sử dụng công nghệ từ tính, quang học hoặc bán dẫn: 8519 81 10 Máy ghi âm cassette bỏ túi, kích thước không quá 170 mm x 100 mm x 45 mm 8519 81 20 Máy ghi âm dùng băng cassette, có bộ phận khuếch đại và một hoặc nhiều loa, hoạt động chỉ bằng nguồn điện ngoài 8519 81 30 Đầu đĩa compact Máy sao âm: 8519 81 49 Loại khác Máy ghi băng từ có gắn với thiết bị tái tạo âm thanh, loại âm thanh số: 8519 81 69 Loại khác Thiết bị tái tạo âm thanh khác, kiểu cassette: 8519 81 79 Loại khác Loại khác: 8519 81 99 Loại khác 8521 Máy ghi hoặc tái tạo video, có hoặc không gắn bộ phận thu tín hiệu video. 8522 Bộ phận và đồ phụ trợ chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng cho các thiết bị của nhóm 85.19 hoặc 85.21. 8527 Máy thu dùng cho phát thanh sóng vô tuyến, có hoặc không kết hợp với thiết bị ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc với đồng hồ trong cùng một khối. 8529 Bộ phận chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các thiết bị thuộc các nhóm từ 8525 đến 8528) 8539 Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện, kể cả đèn pha gắn kín và đèn tia cực tím hoặc tia hồng ngoại; đèn hồ quang. 8539 22 Loại khác, có công suất không quá 200 W và điện áp trên 100 V: 8539 22 90 Loại khác 8539 29 Loại khác: 8539 29 50 Loại khác, có công suất trên 200W nhưng không quá 300 W và điện áp trên 100 V 8539 31 Bóng đèn huỳnh quang, catốt nóng: 8539 39 Loại khác Chương 87 8711 Mô tô (kể cả moped) và xe đạp có gắn động cơ phụ trợ, có hoặc không có thùng xe bên cạnh; mô tô thùng. 8712 Xe đạp hai bánh và xe đạp khác (kể cả xe xích lô ba bánh chở hàng), không lắp động cơ (trừ xe đạp đua mã HS 8712.00.10) 8714 Bộ phận và phụ kiện của xe thuộc các nhóm từ 8711 đến 8713 (trừ bộ phận và phụ tùng của nhóm 8713) Chương 90 9004 10 00 Kính râm Chương 91 9101 Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, với vỏ làm bằng kim loại quý hay kim loại dát phủ kim loại quý. 9102 Đồng hồ đeo tay, đồng hồ bỏ túi và các loại đồng hồ cá nhân khác, kể cả đồng hồ bấm giờ, trừ các loại thuộc nhóm 9101. 9103 Đồng hồ thời gian có lắp máy đồng hồ cá nhân, trừ các loại đồng hồ thuộc nhóm 9104. 9105 Đồng hồ thời gian khác. (trừ đồng hồ đo thời gian hàng hải mã HS 9105.91.10, 9105.99.10 và máy tương tự) Chương 94 9401 30 00 Ghế quay có điều chỉnh độ cao 9401 40 00 Ghế có thể chuyển thành giường trừ ghế trong vườn hoặc đồ cắm trại. 9401 51 00 Bằng tre hoặc bằng song, mây 9401 61 00 Đã nhồi đệm: 9401 69 00 Loại khác 9401 71 00 Đã nhồi đệm 9401 79 00 Loại khác 9401 80 00 Ghế khác 9403 10 00 Đồ nội thất bằng kim loại được sử dụng trong văn phòng 9403 20 Đồ nội thất bằng kim loại khác: 9403 30 00 Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng 9403 40 00 Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp 9403 50 00 Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ 9403 60 Đồ nội thất bằng gỗ khác: 9403 70 Đồ nội thất bằng plastic: 9403 81 00 Bằng tre hoặc song mây 9403 89 Loại khác: 9404 Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ, đệm, chăn bông, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lắp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc. 9405 10 40 Bộ đèn và đèn huỳnh quang 9405 10 90 Loại khác 9405 20 90 Loại khác 9405 30 00 Bộ đèn dùng cho cây nôen 9405 50 11 Bằng đồng sử dụng trong nghi lễ tôn giáo 9405 50 19 Loại khác 9405 50 40 Đèn bão 9405 50 90 Loại khác Chương 95 9504 Các máy và bộ điều khiển trò chơi video, dụng cụ dùng cho giải trí, cho các trò chơi trên bàn hoặc trong phòng khách, kể cả bàn sử dụng trong trò chơi bắn bi (pintable), bia, bàn chuyên dụng dùng cho trò chơi ở sòng bạc và các thiết bị dùng cho đường chạy bowling tự động. 9505 Đồ dùng trong lễ hội, hội hoá trang hoặc trong các trò chơi giải trí khác, kể cả các mặt hàng dùng cho trò chơi ảo thuật hoặc trò vui cười. Chương 96 9603 21 00 Bàn chải đánh răng, kể cả bàn chải dùng cho răng mạ 9603 29 00 Loại khác 9603 90 Loại khác 9605 00 00 Bộ đồ du lịch dùng cho vệ sinh cá nhân, bộ đồ khâu hoặc bộ đồ làm sạch giầy dép hoặc quần áo. 9613 Bật lửa châm thuốc lá và các bật lửa khác, có hoặc không dùng cơ hoặc điện, và các bộ phận của chúng trừ đá lửa và bấc. 9614 Tẩu thuốc (kể cả điếu bát) và đót xì gà hoặc đót thuốc lá, và bộ phận của chúng. 9615 Lược, trâm cài tóc và loại tương tự; ghim cài tóc, cặp uốn tóc, kẹp uốn tóc, lô cuộn tóc và loại tương tự, trừ các loại thuộc nhóm 8516, và bộ phận của chúng. 9617 00 10 Phích chân không và các loại bình chân không khác PHỤ LỤC III DANH MỤC HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Nguyên tắc sử dụng Danh mục: 1. Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. 2. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh; không bao gồm thực phẩm tươi, ướp lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói. Mã hàng Mô tả mặt hàng Chương 02 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ Chương 03 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác Chương 05 Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác 0504 00 00 Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói. PHỤ LỤC IV DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Mã hàng Mô tả mặt hàng Chương 22 2203 Bia sản xuất từ malt 2204 Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09 2205 Rượu vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương vị từ thảo mộc hoặc chất thơm 2206 Đồ uống đã lên men khác (ví dụ: vang táo, vang lê, vang mật ong); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác 2208 Cồn etilích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác Chương 24 2402 Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, chế biến từ lá thuốc lá hoặc từ các chất thay thế lá thuốc lá PHỤ LỤC V DANH MỤC HÀNG ĐÃ QUA SỬ DỤNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Danh mục được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa và mã số HS trong Biểu thuế Nhập khẩu ưu đãi theo danh mục các mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TTBTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Danh mục được sử dụng theo nguyên tắc sau: 1. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng đã qua sử dụng. 2. Đối với nhóm 8418: không áp dụng đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư này. 3. Đối với nhóm 8703: chỉ áp dụng đối với xe ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. 4. Các trường hợp chỉ liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này. 5. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó. Mã HS 4 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa. 6. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó. Mã HS 4 số và 6 số (được in nghiêng trong Danh mục) chỉ có tác dụng làm rõ nội dung thông tin về chủng loại hàng hóa. Mã hàng Mô tả mặt hàng Chương 40 4012 Lốp loại bơm hơi đã qua sử dụng hoặc đắp lại, bằng cao su; lốp đặc hoặc nửa đặc, hoa lốp và lót vành, bằng cao su Chương 84 8414 Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp điều hòa gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc Quạt: 8414 51 Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W: 8414 59 Loại khác: 8415 Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt. 8415 10 Loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt) 8415 20 Loại sử dụng cho người, trong xe có động cơ: 8418 Máy làm lạnh, máy làm đông lạnh và thiết bị làm lạnh hoặc thiết bị đông lạnh khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15. 8418 10 Máy làm lạnh đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị lạnh có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt: 8418 10 10 Loại sử dụng trong gia đình Máy làm lạnh (tủ lạnh), loại sử dụng trong gia đình: 8418 21 00 Loại sử dụng máy nén 8418 29 00 Loại khác 8418 30 Máy làm đông lạnh kiểu tủ, dung tích không quá 800 lít: 8418 30 10 Dung tích không quá 200 lít 8418 40 Máy làm đông lạnh kiểu đứng, dung tích không quá 900 lít: 8418 40 10 Dung tích không quá 200 lít 8421 12 00 Máy làm khô quần áo 8422 Máy rửa bát đĩa; máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co); máy nạp ga cho đồ uống. Máy rửa bát đĩa: 8422 11 00 Loại sử dụng trong gia đình: 8450 Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô. Máy giặt có sức chứa không quá 10 kg vải khô một lần giặt: 8450 11 Máy tự động hoàn toàn: 8450 12 00 Máy giặt khác, có chức năng sấy ly tâm 8450 19 Loại khác: 8450 20 00 Máy giặt, có sức chứa trên 10 kg vải khô một lần giặt 8471 Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác 8471 30 Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình: Máy xử lý dữ liệu tự động khác: 8471 41 Chứa trong cùng một vỏ có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau: 8471 41 10 Máy tính cá nhân trừ máy tính xách tay của phân nhóm 8471.30 8471 49 Loại khác, ở dạng hệ thống: 8471 49 10 Máy tính cá nhân trừ máy tính bỏ túi của phân nhóm 8471.30 8471 50 10 Bộ xử lý dùng cho máy tính cá nhân (kể cả loại máy xách tay) Chương 85 8508 Máy hút bụi Có động cơ điện lắp liền: 8508 11 00 Công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít 8508 19 Loại khác: 8517 Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền và nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền và thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28. Bộ điện thoại, kể cả điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác: 8517 11 00 Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây 8517 12 00 Điện thoại di động (telephones for cellular networks) hoặc điện thoại dùng cho mạng không dây khác 8517 18 00 Loại khác 8518 Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện. Loa đã hoặc chưa lắp vào hộp loa: 8518 21 Loa đơn, đã lắp vào hộp loa: 8518 22 Bộ loa, đã lắp vào cùng một thùng loa: 8518 50 Bộ tăng âm điện: 8525 80 Camera truyền hình, camera số và camera ghi hình ảnh 8528 Màn hình và máy chiếu, không gắn với máy thu dùng trong truyền hình; máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh. Màn hình khác: 8528 51 Loại chỉ sử dụng hoặc chủ yếu sử dụng cho hệ thống xử lý dữ liệu thuộc nhóm 84.71: 8528 51 20 Loại khác, màu 8528 51 30 Loại khác, đơn sắc Máy thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh: 8528 72 Loại khác, màu: 8528 73 00 Loại khác, đơn sắc Chương 87 8703 Xe ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua. Xe khác, loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện: 8703 21 Loại dung tích xi lanh không quá 1.000cc: 8703 21 10 Xe ô tô đua nhỏ 8703 21 24 Xe bốn bánh chủ động 8703 21 29 Loại khác 8703 21 92 Xe ô tô có nội thất có thiết kế như căn hộ (MotorHomes) 8703 22 Loại dung tích xi lang trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc: 8703 22 19 Loại khác 8703 22 92 Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (MotorHomes) 8703 22 99 Loại khác 8703 23 Của loại xe có dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc 8703 23 40 Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motorhomes) Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác: 8703 23 61 Dung tích xi lanh không quá 1.800cc 8703 23 62 Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc 8703 23 63 Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc. 8703 23 64 Dung tích xi lanh trên 2.500cc Loại khác: 8703 23 91 Dung tích xi lanh không quá 1.800cc 8703 23 92 Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc 8703 23 93 dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500 cc 8703 23 94 Dung tích xi lanh trên 2.500cc Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van) loại khác: 8703 24 Dung tích xi lanh trên 3.000 cc Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van, loại khác: 8703 24 51 Xe bốn bánh chủ động 8703 24 59 Loại khác 8703 24 70 Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (MotorHomes) Loại khác: 8703 24 91 Xe bốn bánh chủ động 8703 24 99 Loại khác Xe ô tô khác, loại có động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng sức nén (diesel hoặc bán diesel): 8703 31 Loại dung tích xi lanh không quá 1.500 cc: Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), dạng CKD: 8703 31 20 Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác 8703 31 50 Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motorhomes) Loại khác: 8703 31 91 Xe bốn bánh chủ động 8703 31 99 Loại khác Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác: Loại dung tích xi lanh không quá 2.000 cc: 8703 32 52 Xe bốn bánh chủ động 8703 32 53 Loại khác Loại khác: 8703 32 54 Xe bốn bánh chủ động 8703 32 59 Loại khác 8703 32 60 Xe ô tô có nội thất thiết kế như căn hộ (Motorhomes) Loại khác: Loại dung tích xilanh không quá 2.000 cc: 8703 32 92 Xe bốn bánh chủ động 8703 32 93 Loại khác Loại khác: 8703 32 94 Xe bốn bánh chủ động 8703 32 99 Loại khác Loại dung tích xi lanh trên 2.500 cc: Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác: Dung tích xi lanh trên 2.500 cc nhưng không quá 3.000 cc: 8703 33 53 Xe bốn bánh chủ động 8703 33 54 Loại khác Loại dung tích xi lanh trên 3.000 cc: 8703 33 55 Xe bốn bánh chủ động 8703 33 59 Loại khác 8703 33 70 Xe ô tô có nội thất được thiết kế như căn hộ (Motorhomes) Loại khác: 8703 33 91 Xe bốn bánh chủ động 8703 33 99 Loại khác Loại khác: 8703 90 Xe hoạt động bằng điện: 8703 90 12 Xe ô tô đua nhỏ 8703 90 19 Loại khác Loại khác: 8703 90 50 Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station Wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), dạng CKD 8703 90 70 Xe ô tô (kể cả xe chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons), SUV và xe thể thao, nhưng không kể xe van), loại khác 8703 90 90 Loại khác PHỤ LỤC VI MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP MÃ SỐ TẠM NHẬP TÁI XUẤT (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Mẫu (1): Áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục III TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… ĐƠN ĐỀ NGHỊ Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh Kính gửi: Bộ Công Thương 1. Tên doanh nghiệp: ........................................................................................................ Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ........................... Địa chỉ website (nếu có):................................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ....……… cấp ngày …. tháng ….. năm…… Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh. 2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp: STT Tên kho/ bãi Địa chỉ kho, bãi Hình thức sở hữu (Thuộc sở hữu hoặc kho thuê) Sức chứa (m²/côngtennơ) Ghi chú 1. ……… ……… ……… ……… ……… 2. ……… ……… ……… ……… ……… 3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh: Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp). Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy). Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng). 4. Hồ sơ kèm theo gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 01 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư số 05/2014/TTBCT: 1 bản chính. Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính. Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có đủ nguồn điện lưới đủ để vận hành các côngtennơ lạnh theo quy định: 1 bản chính. Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên. Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) Mẫu (2): Áp dụng đối với hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV hoặc hàng đã qua sửdụng thuộc Phụ lục V TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… ĐƠN ĐỀ NGHỊ Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng Kính gửi: Bộ Công Thương 1. Tên doanh nghiệp:......................................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ........................... Địa chỉ website (nếu có):................................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ....……… cấp ngày …. tháng ….. năm…… Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt/ hàng đã qua sử dụng. 2. Hồ sơ kèm theo gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. Văn bản của Tổng cục Hải quan xác nhận về việc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Khoản 3 Điều 10/ Điều 11 Thông tư số 05/2014/TTBCT: 1 bản chính. Văn bản của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ, đặt cọc theo quy định: 1 bản chính. Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) PHỤ LỤC VII MẪU GIẤY XÁC NHẬN VIỆC ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH.../ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… GIẤY XÁC NHẬN DOANH NGHIỆP NỘP TIỀN ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 05/2014/TTBCT Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... xác nhận như sau: 1. Tên doanh nghiệp: ...................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính: ....…. Số điện thoại: ………. Số fax: ........................ Địa chỉ website (nếu có):............................................................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ....……… cấp ngày …. tháng ….. năm…… Số tài khoản: Đã nộp số tiền ... vào tài khoản nêu trên. 2. Số tiền nêu trên được doanh nghiệp nộp vào Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) .../ tài khoản phong tỏa tại Chi nhánh Ngân hàng tỉnh (thành phố) ... theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu một số loại hàng hóa. 3. Số tiền nêu trên chỉ được sử dụng hoặc hoàn trả lại doanh nghiệp theo đề nghị bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ Công Thương theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2014/TTBCT của Bộ Công Thương. Người đứng đầu Kho bạc/ Chi nhánh Ngân hàng (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) PHỤ LỤC VIII MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT HÀNG HÓA (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THUỘC PHỤ LỤC III, IV, V) (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… V/v báo cáo tình hình TNTX hàng hóa tháng … ......, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong tháng ….như sau: Tên hàng Mã số HS Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (Số … ) (nếu có) Thực hiện tạm nhập Thực hiện tái xuất Số lượng chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nêu rõ tên cảng) Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) CK tạm nhập Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) CK tái xuất Lượng (cont 40'/ Chiếc/ Tấn) Trị giá (USD) Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa Nếu hàng còn lưu giữ tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu vào thời điểm báo cáo, đề nghị doanh nghiệp nêu rõ: Số lượng: ...................., trong đó: + Số lượng hàng đã về Việt Nam nhưng chưa làm thủ tục tạm nhập: ....................... + Số lượng hàng đã làm thủ tục tạm nhập nhưng chưa tái xuất ra khỏi Việt Nam: ... Lý do chưa tái xuất được: ........................................................................................ Thời gian đã lưu giữ tại kho, bãi, cảng, cửa khẩu:................................................... Dự kiến thời gian giải tỏa hàng: ...............................................………………… Doanh nghiệp cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai doanh nghiệp hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./. Nơi nhận: Như trên; UBND tỉnh …; Sở Công Thương tỉnh …: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) PHỤ LỤC IX ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) Mẫu (1): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa TÊN DOANH NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Tên doanh nghiệp: ................................................................................................. Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ....................... Địa chỉ website (nếu có):........................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …. do ....… cấp ngày .. tháng ….. năm…… Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có): Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin kinh doanh tạm nhập, tái xuất: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá Công ty nước ngoài bán hàng: ............................................................................. + Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...................................... + Cửa khẩu nhập hàng: ......................................................................................... Công ty nước ngoài mua hàng: ............................................................................ + Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ........................................ + Cửa khẩu xuất hàng: ........................................................................................... Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) Hồ sơ gửi kèm theo: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp. Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính. Mẫu (2): Áp dụng đối với trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Tên thương nhân: ................................................................................................. Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ...................... Địa chỉ website (nếu có):....................................................................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ……… cấp ngày …. tháng ….. năm… Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm nhập, tái xuất: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá Mục đích tạm nhập, tái xuất: Công ty nước ngoài cho thuê/ mượn: ................................................................ Theo hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ...................................... Cửa khẩu nhập hàng: ........................................................................................ Cửa khẩu xuất hàng: ......................................................................................... Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) Hồ sơ gửi kèm theo: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Hợp đồng thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành đối với việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Mẫu (3): Áp dụng đối với trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Tên thương nhân: ................................................................................................... Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ........................ Địa chỉ website (nếu có):......................................................................................... Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …… do ……....……… cấp ngày …. tháng ….. năm…… Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin tạm xuất, tái nhập: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá Mục đích tạm xuất, tái nhập: Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn số ..... ngày ..... tháng ... năm .... Cửa khẩu xuất hàng: ........................................................................................ Cửa khẩu nhập hàng: ......................................................................................... Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm xuất tái nhập hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) Hồ sơ gửi kèm theo: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Hợp đồng sửa chữa, bảo hành/ Hợp đồng cho thuê, mượn: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Mẫu (4): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… ......, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Tên thương nhân: .................................................................................................. Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ....................... Địa chỉ website (nếu có):........................................................................................ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do ……..cấp ngày …. tháng .. năm…… Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa: TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá Công ty nước ngoài bán hàng: ............................................................................. + Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ...................................... + Cửa khẩu nhập hàng: ......................................................................................... Công ty nước ngoài mua hàng: ............................................................................ + Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm ........................................ + Cửa khẩu xuất hàng: ........................................................................................... Thương nhân xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu) Hồ sơ gửi kèm theo: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của thương nhân: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân. Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được Bộ Công Thương cấp trước đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính. PHỤ LỤC X BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA (Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương) TÊN THƯƠNG NHÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: …… V/v báo cáo tình hình tạm nhập, tái xuất/ chuyển khẩu hàng hóa ......, ngày … tháng … năm 20… Kính gửi: Bộ Công Thương Căn cứ Thông tư số 05/2014/TTBCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, thương nhân xin báo cáo tình hình thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất/kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa như sau: Tên hàng Mã số HS Giấy phép do Bộ Công Thương cấp (Số … ) Thực hiện tạm nhập Thực hiện tái xuất Số lượng còn chưa tái xuất hiện đang lưu giữ tại kho/bãi/cảng (nếu có) Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) CK tạm nhập Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) CK tái xuất Lượng (chiếc/ tấn) Trị giá (USD) Đề nghị kê khai cụ thể tên hàng Đề nghị kê khai cụ thể mã số HS 08 số của hàng hóa Thương nhân cam đoan những nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai thương nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm được pháp luật ./. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân (Ký tên, ghi rõ họ, tên, chức danh và đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
Thông tư 05/2014/TT-BCT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-05-2014-TT-BCT-hoat-dong-tam-nhap-tai-xuat-tam-xuat-tai-nhap-chuyen-khau-hang-hoa-220709.aspx
{'official_number': ['05/2014/TT-BCT'], 'document_info': ['Thông tư 05/2014/TT-BCT quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công thương', ''], 'signer': ['Trần Tuấn Anh'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '27/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
251
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 04/2022/TTBTTTT Hà Nội , ngày 22 tháng 6 năm 2022 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Căn cứLuật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021; Căn cứ Nghị định số94/2016/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê; Căn cứ Nghị định số47/2020/NĐCP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước; Căn cứ Nghị định số17/2017/NĐCP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ K ế hoạch Tài chính, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Ch ế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông gồm nội dung chế độ báo cáo thống kê; hướng dẫn, lập và gửi báo cáo thống kê; trách nhiệm thực hiện và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu. 3. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông, các cá nhân có liên quan đến Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. Điều 3. Nội dung chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông 1. Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông gồm: danh mục biểu mẫu báo cáo, biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo, hướng dẫn lập biểu, gửi báo cáo đối với từng nhóm lĩnh vực cụ thể như sau: a) Lĩnh vực Bưu chính: Chi tiết tại Phụ lục I. b) Lĩnh vực Viễn thông: Chi tiết tại Phụ lục II. c) Lĩnh vực Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông: Chi tiết tại Phụ lục III. d) Lĩnh vực An toàn thông tin mạng: Chi tiết tại Phụ lục IV. đ) Lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin: Chi tiết tại Phụ lục V. e) Lĩnh vực Báo chí, truyền thông: Chi tiết tại Phụ lục VI. 2. Đơn vị báo cáo thống kê Đơn vị báo cáo thống kê là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, các Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, các vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ có liên quan. Đơn vị báo cáo thống kê được ghi tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm báo cáo ghi tên cơ quan, đơn vị vào vị trí này. 3. Đơn vị nhận báo cáo thống kê Đơn vị nhận báo cáo thống kê được quy định cụ thể tại biểu mẫu báo cáo trong các phụ lục, Đơn vị nhận báo cáo được ghi cụ thể phía trên bên phải, dưới dòng đơn vị báo cáo của từng biểu mẫu. 4. Kỳ báo cáo thống kê a) Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng; b) Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của quý cho đến hết ngày cuối cùng của quý; c) Báo cáo thống kê 06 tháng đầu năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6; d) Báo cáo thống kê năm được tính bất đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm; đ) Báo cáo thống kê khác: Báo cáo thống kê có kỳ báo cáo và thời hạn báo cáo được ghi cụ thể trong từng biểu mẫu báo cáo. 5. Thời hạn nhận báo cáo thống kê Thời hạn nhận báo cáo được quy định cụ thể tại góc trên bên trải của từng biểu mẫu. 6. Phương thức gửi báo cáo thống kê Các báo cáo được thực hiện bằng hình thức số hóa, có xác thực bằng chữ ký điện tử của người đại diện đơn vị lập báo cáo, hoặc bằng phương thức xác thực phù hợp khác. 7. Thông tin người thực hiện Người thực hiện là người của đơn vị lập báo cáo thống kê, là người trực tiếp tổng hợp, lập biểu hoặc là người kiểm tra biểu. Thông tin người thực hiện phải được ghi đầy đủ, bao gồm họ và tên, chức danh, số điện thoại, hộp thư điện tử liên hệ. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông a) Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị hướng dẫn triển khai. Tổng hợp số liệu xây dựng các báo cáo thống kê cấp quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ theo quy định. Làm đầu mối tổ chức phối hợp để các đơn vị chuyên môn liên quan thuộc Bộ làm việc, thu thập thông tin, số liệu do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chia sẻ để lập biểu mẫu báo cáo theo quy định tại Thông tư này. b) Cục Tin học hóa chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, hoàn thiện, duy trì hoạt động cơ sở hạ tầng, công nghệ đối với hệ thống thông tin thống kê ngành Thông tin và Truyền thông để hỗ trợ triển khai thực hiện Chế độ báo cáo, thu thập, cập nhật, xử lý, tổng hợp, lưu trữ, quản lý dữ liệu, thông tin thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. c) Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn có liên quan trong việc thu thập, khai thác, sử dụng các thông tin, số liệu báo cáo phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Bộ. Phối hợp với Cục Tin học hóa trong việc đảm bảo hoạt động cho hệ thống thông tin thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. d) Các đơn vị chuyên môn liên quan trực thuộc Bộ có trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu các chỉ tiêu được phân công trong Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông, cung cấp số liệu cho Văn phòng Bộ và Vụ Kế hoạch Tài chính theo quy định. Phối hợp trong việc vận hành, khai thác hệ thống thông tin thống kê thông tin và truyền thông theo phân quyền để thực hiện báo cáo. 2. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu có trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu thống kê trên địa bàn cung cấp cho các Cục, Vụ quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định. Phối hợp trong việc vận hành, khai thác hệ thống thông tin thống kê thông tin và truyền thông theo phân quyền để thực hiện báo cáo. 3. Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện báo cáo đầy đủ, trung thực, đúng thời gian các chỉ tiêu trên biểu mẫu quy định. Điều 5. Kinh phí triển khai 1. Kinh phí thực hiện Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông được bố trí trong kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Kinh phí đầu tư, vận hành, khai thác đối với Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin thống kê ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện được bố trí trong kinh phí chi đầu tư, chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước, công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan. Điều 6. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2022, thay thế Thông tư số 10/2018/TTBTTTT ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Kế hoạch Tài chính) bằng văn bản hoặc bằng thư điện tử đến [email protected] để kịp thời xem xét, hướng dẫn, giải quyết. Nơi nhận: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục Thống kê Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu; Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Bộ TT&TT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ; Lưu; VT, KHTC. BỘ TRƯỞNG Nguyễn Mạnh Hùng BẢNG TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG CÁC PHỤ LỤC (Ban hành kèm theo Thông tư s ố 04/2 0 22/T TBTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ t rưởng B ộ Th ô ng tin và Truyền th ô ng Quy định Chế độ báo cáo th ố ng k ê ngành Th ô ng tin v à Truyền thông) 1. Từ viết tắt tên của một số tổ chức TT Nội dung Từ viết tắt 1 Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ TT&TT 2 Cục An toàn thông tin Cục ATTT 3 Cục Báo chí Cục BC 4 Cục Bưu điện Trung ương Cục BĐTW 5 Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Cục PTTH&TTĐT 6 Cục Tần số vô tuyến điện Cục TS 7 Cục Thông tin cơ sở Cục TTCS 8 Cục Thông tin đối ngoại Cục TTĐN 9 Cục Viễn thông Cục VT 10 Cục Xuất bản, In và Phát hành Cục XBIPH 11 Cục Tin học hóa Cục THH 12 Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC 13 Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia NEAC 14 Văn phòng Bộ VP Bộ 15 Vụ Bưu chính Vụ BC 16 Vụ Công nghệ thông tin Vụ CNTT 17 Vụ Kế hoạch Tài chính Vụ KHTC 18 Vụ Quản lý doanh nghiệp Vụ QLDN 19 Ủy ban nhân dân UBND 20 Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Sở TT&TT 21 Phòng Văn hóa và Thông tin Phòng VH&TT 22 Cơ sở truyền thanh truyền hình cấp huyện Cơ sở TTTH 23 Doanh nghiệp DN 24 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính DNBC 25 Doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Doanh nghiệp CNTT, ĐTVT 26 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông DNVT 27 Đài Phát thanh và Truyền hình Đài PT&TH 28 Nhà xuất bản NXB 29 Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kỹ số CA 30 Tổng công ty Bưu điện Việt Nam VNPost 2. Một số từ viết tắt khác TT Nội dung Từ viết tắt 1 Thông tin và Truyền thông TT&TT 2 Phát thanh và Truyền hình PT&TH 3 Thông tin điện tử TTĐT 4 Công nghệ thông tin CNTT 5 Điện tử viễn thông ĐTVT 6 Cơ sở dữ liệu CSDL 7 Cung cấp dịch vụ CCDV 8 Chứng thư số CTS 9 Dịch vụ hành chính công trực tuyến DVHCCTT 10 Xuất bản phẩm XBP 11 Mạng xã hội MXH 12 Thương mại điện tử TMĐT 13 Truyền hình trả tiền THTT 14 Thủ tục hành chính TTHC 15 Ngân sách Nhà nước NSNN 16 Thuế giá trị gia tăng Thuế VAT 17 Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế TNDN 18 Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐTTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được cập nhật đến kỳ báo cáo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam 19 Phân tổ theo loại hình kinh tế 19.1 Kinh tế nhà nước: Gồm Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn nhà nước; Công ty cổ phần, công ty TNHH vốn nhà nước >50%; Công ty nhà nước; Đơn vị sự nghiệp của nhà nước Nhà nước 19.2 Kinh tế ngoài nhà nước (trừ FDI): Gồm doanh nghiệp tư nhân; Hợp tác xã /liên hiệp hợp tác xã; Công ty hợp danh; Công ty TNHH tư nhân; Công ty TNHH có vốn nhà nước =<50%; Công ty không có vốn nhà nước; Công ty cổ phần có vốn nhà nước <=50% Ngoài nhà nước (trừ FDI) 19.3 Kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Gồm doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài; doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài Có vốn đần tư FDI PHỤ LỤC I CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH VỰC BƯU CHÍNH (B a n hành kèm theo Thông t ư s ố 04/2 0 22/TTBTTTT ngày 22 /6/2022 của Bộ trư ở ng Bộ Th ô ng tin và Truyền th ô ng quy định Chế độ báo cáo th ố ng kê ngành Thông tin và Truyền thông) A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Vụ BC và các Sở TT &TT Kýhiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơnvịbáo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo BCCP01 Tổng hợp địa bàn số lượng doanh nghiệp bưu chính do Sở TT&TT cấp phép Năm Sở TT&TT Vụ BC Trước 05/3 năm tiếp theo BCCP01.PB Phụ biểu thông tin doanh nghiệp bưu chính Khi có sự thay đổi Sở TT&TT Vụ BC CSDL thống kê Bộ Cập nhật trong vòng 7 ngày kể từ khi có thay đổi BCCP01.1 Tổng hợp cả nước số lượng doanh nghiệp bưu chính Năm Vụ BC Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo BCCP02.1 Tổng hợp cả nước doanh thu, sản lượng dịch vụ bưu chính Quý, Năm Vụ BC Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 20 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 25/3 năm tiếp theo. BCCP02B.1 Tổng hợp địa bàn doanh thu, sản lượng dịch vụ bưu chính Quý, Năm Sở TT&TT UBND cấp tỉnh, Vụ BC Quý: Trước ngày 20 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 25/3 năm tiếp theo. BCCP03.1 Tổng hợp cả nước số lượng lao động, điểm phục vụ bưu chính Năm Vụ BC Vụ KHTC, VP Bộ Trước 25/3 năm tiếp theo BCCP04.1 Tổng hợp cả nước sản lượng dịch vụ bưu chính công ích Quý, Năm Vụ BC Vụ KHTC, VP Bộ Trước 25/3 năm tiếp theo B. Danhmụcbiểu mẫu áp dụng đối với các DNBC, chinhánh của DNBC tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trungương Ký hiệu Tên biểu Kýbáo cáo chính thức Đơnvị báo cáo Đơn vịnhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo BCCP02 Doanh thu, sản lượng dịch vụ bưu chính Quý, Năm DNBC Vụ BC, Sở TT&TT (nơi DNBC có trụ sở chính) Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. BCCP02B Số lượng lao động, điểm phục vụ, sản lượng, doanh thu dịch vụ bưu chính trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Quý, Năm Chi nhánh DNBC Sở TT&TT (nơi chi nhánh có điểm phục vụ bưu chính) Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. BCCP03 Số lượng lao động, điểm phục vụ, số tiền doanh nghiệp bưu chính nộp NSNN theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Năm DNBC Vụ BC, Sở TT&TT (nơi DNBC có trụ sở chính) Trước 15/3 năm tiếp theo BCCP04 Sản lượng dịch vụ bưu chính công ích Quý, Năm Cục BĐTW; VNPost Vụ BC Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. A Biểu mẫu áp dụng đối với Vụ BC và Sở TT &TT Biểu BCCP01 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP ĐỊA BÀN SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH DO SỞ TT &TT CẤP PHÉP Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Ngày nhận báo cáo: trước 05/3 năm tiếp theo Năm 20….. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ BC 1.Số lượng doanh nghiệp,tổchức đượccấp phép hoạt động tronglĩnh vực bưu chính(DNBC) (1=1.1+1.2): (doanh nghiệp) 1.1. Số lượng DNBC được cấp giấy phép bưu chính (lũy kế): 1.1.1. Trong đó, số DNBC được cấp giấy phép bưu chính mới trong kỳ: 1.2. Số DNBC được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (lũy kế): 1.2.1. Trong đó số DNBC được xác nhận thông báo mới trong kỳ: 1.3. Số lượng DNBC được cấp đồng thời giấy phép bưu chính và văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (lũy kế): 2. Sốlượng chinhánh,đại lý, văn phòng đạidiệnđượccấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (lũy kế): 2.1. Trong đó, số lượng chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện được cấp mới văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính: 3. Sốlượng doanh nghiệp chiatheo các nhóm Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (1 = 2.1 +..+2.3) 3.1. Nhà nước: 3.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 3.3. Có vốn FDI: Theo ứn g dụng c ô ng nghệ 3.4. Có cổng, trang TTĐT (website): 3.5. Có sử dụng MXH trong kinh doanh: 3.6. Có sử dụng nền tảng di động trong hoạt động: 3.7. Có sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử: 3.8. Có sử dụng các kênh thanh toán online: 3.9. Có áp dụng công nghệ chia chọn bưu gửi tự động Theo mức độ th a m gia vào TM Đ T 3.10. CCDV chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho TMĐT: 3.11. CCDV logistics cho TMĐT: 3.12. Có sàn giao dịch TMĐT: (Phụ biểu BCCP01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …..,ngày... th á ng... năm 20... GIÁM ĐỐC (K ý điện t ử ) a) Kh á i niệm, phương pháp t í nh Sốlượng doanh nghiệp, tổ chức được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bưu chính: Là số lượng doanh nghiệp, chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện của DNBC được Sở TT&TT cấp giấy phép bưu chính hoặc cấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Lưu ý: Chỉ tính các giấy phép, văn bản xác nhận còn đang có hiệu lực. Sử dụng nềntảng diđộng trong hoạt động: Là DNBC thực hiện một phần hay toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh trên cơ sở sử dụng thiết bị di động và phần mềm ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động (điện thoại thông minh, máy tính bảng) phục vụ điều phối hoạt động trong doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.... CCDV logistics cho TMĐT: Là DNBC tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Có sàn giao dịch TMĐT: Là DNBC có website cung cấp dịch vụ TMĐT. Thông qua Sàn giao dịch TMĐT, các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ. Có sử dụng các kênh thanh toán online: Là DNBC có sử dụng các hình thức thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản ngân hàng của mình hoặc thông qua cổng thanh toán trung gian (ví MOMO, ví ZALO,...). b ) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số Liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Khi c ó sự thay đổi, S ở TT &TT thực hiện cập nhật dữ li ệu phụ biểu ngay sau khi c ó sự thay đ ổi hoặc c ậ p nhật trong vòng 07 ngày (k ể từ khi c ó thay đ ổ i) lên CSDL thống kê đ ể hệ thống c ó t hể tổ n g hợp được s ố li ệ u theo định dạng của biểu n à y v ớ i các thông tin cập nhật . c )Ngu ồ n s ố li ệu Biểu được tổng hợp từ dữ liệu của Sở TT&TT phục vụ theo dõi sau cấp phép. PHỤ BIỂU BCCP01.PB THÔNG TIN DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH (Ban hành kèm theo Thông tư số …./2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày …. tháng ….. năm 20….) TT Tên đơn vị Mã địa bàn Mới tăng trong kỳ Phân theo loại hình cơ sở kinh doanh Phân theo nhóm dịch vụ cung cấp Phân theo loại hình kinh tế Phân theo ứng dụng công nghệ Phân theo mức độ tham gia vào TMĐT Loại cấp phép Mã Doanh nghiệp (MST) Ghi chú (Số, ngày văn bản cấp phép, xác nhận thông báo gần nhất) Doanh nghiệp (DN) Chi nhánh của DNBC Hình thức kinh doanh khác của DNBC Nội tỉnh Liên tỉnh Quốc tế Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn FDI DN có website DN sử dụng mạng xã hội trong kinh doanh DN có nền tảng di động trong hoạt động DN sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử DN sử dụng các kênh thanh toán online DN có hệ thống máy móc chia chọn tự động DN CCDV chuyển phát hàng hóa cho TMĐT DN cung cấp logistics cho TMĐT DN có sàn TMĐT Giấy phép bưu chính Văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 1 Doanh nghiệp, tổ chức A 2 Doanh nghiệp, tổ chức B … …. a) Cách ghi biểu C ộ t N ội dun g (B) Tên doanh nghiệp (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. (Ví dụ: doanh nghiệp có địa chỉ tại Hà Nội thì ghi mã 01; doanh nghiệp có địa chỉ tại TP.HCM thì ghi mã 79,… Lưu ý ghi mã địa chỉ cho tất cả các đơn vị có tên trên biểu). Các cột từ Cột 1 đến Cột 23: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được Vụ BC/Sở TT&TT cấp giấy phép, cấp đăng ký mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 21: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có sự thay đ ổ i, Vụ BC/S ở TT &TT cập nhật ngay sau khi c ó sự thay đ ổ i hoặc cậ p nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi c ó thay đổi )l ê n CSDL th ố ng kê c ủa Bộ để đảm bảo đ ồn g b ộ với thông tin theo d õ i của S ở và của Vụ. b ) Nguồn số liệu Phụ biểu được lập từ dữ liệu của Sở TT&TT, Vụ BC phục vụ theo dõi sau cấp phép. Biểu BCCP01.1 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: trước 15/3 năm tiếp theo Năm/20….. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1.Số lượng doanh nghiệp,tổchức đượccấp phép hoạt động tronglĩnh vực bưu chính(DNBC) (1=1.1+1.2): (doanh nghiệp) 1.1. Số lượng DNBC được cấp giấy phép bưu chính (lũy kế): 1.1.1. Trong đó, số DNBC được cấp giấy phép bưu chính mới trong kỳ: 1.2. Số DNBC được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (lũy kế): 1.2.1. Trong đó số DNBC được xác nhận thông báo mới trong kỳ: 1.3. Số lượng DNBC được cấp đồng thời giấy phép bưu chính và văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (lũy kế): 2. Sốlượng chinhánh,đại lý, văn phòng đạidiệnđượccấp văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính (lũy kế): 2.1. Trong đó, số lượng chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện được cấp mới văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính: 3. Sốlượng doanh nghiệp chiatheo các nhóm Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (1 = 2.1 +..+2.3) 3.1. Nhà nước: 3.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 3.3. Có vốn FDI: Theo ứn g dụng c ô ng nghệ 3.4. Có cổng, trang TTĐT (website): 3.5. Có sử dụng MXH trong kinh doanh: 3.6. Có sử dụng nền tảng di động trong hoạt động: 3.7. Có sử dụng chữ ký số, hợp đồng điện tử: 3.8. Có sử dụng các kênh thanh toán online: 3.9. Có áp dụng công nghệ chia chọn bưu gửi tự động Theo mức độ th a m gia vào TM Đ T 3.10. CCDV chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho TMĐT: 3.11. CCDV logistics cho TMĐT: 3.12. Có sàn giao dịch TMĐT; 5. Sốlượng DNBC, chi nhánh và các hình thức kinh doanh khác của DNBC tại địa phương TT Địa bàn Mã địa bàn Số lượngDNBC Trongđó DNBCnội tỉnh Chi nhánh vàcác hình thức kinhdoanh kháccủa DNBC Ghichú A B C 1 2 3 4 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … ... 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu BCCP01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày... tháng... năm 20... VỤ TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồ n s ố liệu Thông tin, số liệu của biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu BCCP01 các Sở TT&TT đã gửi Vụ, từ số liệu theo dõi sau cấp phép của Vụ BC, cập nhật từ thông tin được chia sẻ từ các cơ quan nhà nước có liên quan. Khi c ó sự thay đ ổ i, Vụ BC thự c hiện cập nhật dữ liệu phụ biểu ngay sau kh i có s ự thay đổi ho ặ c cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đ ổ i) lên CSDL th ố ng kê để hệ th ố ng c ó th ể t ổ ng hợp được s ố li ệ u theo định dạng c ủ a biểu này với các thông tin cập nhật. Biểu BCCP02.1 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC DOANH THU, SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 20 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước 25/3 năm tiếp theo Quý .../20… Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. DOANH THU 1. Tổng doanh thu của doanh nghiệp bưu chính: (Tỷ đồng) Trong đ ó 1.1. Doanh thu từ dịch vụ hậu cần, (logistics) cho thương mại điện tử (TMĐT): 1.2. Doanh thu dịch vụ bưu chính: Tr o ng đ ó 1.2.1. Doanh thu từ dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho thương mại điện tử: II. SẢN LƯỢNG, DOANH THUMỘT SỐDỊCH VỤ Sản lượng Doanh thu (tỷ đồng) Trong đó dịch vụ chuyển phát hàng hóa cho TMĐT Sản lượng Doanh thu (Tỷ đồng) 1. Dịch vụ thư(thư) (1=1.1+1.2+1.3): 1.1. Thư đi trong nước: 1.2. Thư đi quốc tế: 1.3. Thư quốc tế đến: 2. Dịch vụ góikiện (gói/kiện) (2=2.1+2.2+2.3): 2.1. Gói kiện đi trong nước: 2.2. Gói kiện đi quốc tế: 2.3. Gói kiện quốc tế đến: 3. Hoạt độngtự kinh doanh thương mại điện tử 3.1. Từ bán hàng hóa trên các sàn TMĐT: Sản lượng: (Đơn hàng) Doanh thu: (Tỷ đồng) 3.2. Từ dịch vụ sàn TMĐT: Số gian hàng: (Gian hàng) Doanh thu: (Tỷ đồng) III. SỐ TIỀN DNBC NỘP NSNN: (Tỷ đồng) 1. Thuế GTGT: 2. Thuế TNDN: 3. Thuế XNK: 4. Phí, lệ phí và các khoản nộp khác: V. TỔNG SỐLAO ĐỘNG CỦA DNBC: (Người) Trong đó 1. Số lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên: 2. Số lao động là nữ giới: IV. LỢI NHUẬN SAU THUẾCỦA DNBC: (Tỷ đồng) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày... tháng... năm 20… VỤ TRƯỞNG (K ý điện tử) Cách gh i biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu BCCP02 các DNBC đã gửi Vụ BC. Biểu BCCP02B.1 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP ĐỊA BÀN SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SẢN LƯỢNG, DOANH THU DỊCH VỤ BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 20 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước 25/3 năm tiếp theo Quý .../20… Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: UBND cấp tỉnh, Vụ BC TT Địa bàn Mã số Lao động của DNBC Số lượng điểmphục vụ bưu chính Sảnlượng thư đi Sản lượng gói/kiện đi Doanh thu dịch vụ bưu chính Số tiền nộp NSNN (triệu đồng) Ghi chú Tổng sốlao động (người) Trong đó, lao động hợp đồng thời hạn từ 1 năm trở lên Tỷ lệ % lao động nữ trong Tổng số Bưu cục Đại lý Điểm BĐVHX Điểmphục vụhìnhthức khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng cộng 1 Chi nhánh A … 2 Chi nhánh B … ... … ... TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) ....,ngày … tháng...năm 20… GIÁM ĐỐC (K ý đ iện t ử ) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu BCCP02B các chi nhánh DNBC đã gửi Sở TT&TT. Biểu BCCP03.1 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ, PHƯƠNG TIỆN CHIA CHỌN, VẬN CHUYỂN BƯU CHÍNH CHIA THEO ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: Trước 25/3 năm tiếp theo Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Địa bàn Mã số Lao độngcủaDNBC Số điểm phục vụ bưu chính Sốtrung tâmkhaithác chia chọn Số tiền DNBC nộp NSNN(triệu đồng) Ghichú Tổng sốlaođộng (người) Trongđó,laođộnghợp đồngthờihạn từ 1 năm trở lên Tỷlệ% laođộng nữtrongTổngsố Tổng số (4 = 5 +6 +7 +8) Trongđó Bưu cục Đại lý Điểm BĐ VHX Điểm phục vụ hình thức khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) H à Nội, ngày... tháng... năm 20... VỤ TRƯỞNG (K ý đ iện tử ) Cách ghi biểu ,nguồn s ố liệu Số liệu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu BCCP03 các DNBC đã gửi Vụ BC. Biểu BCCP04.1 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH Đơn vị báo cáo: Vụ BC Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 20 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước 25/3 năm tiếp theo Quý …/20… Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ TIẾP NHẬN, CHUYỂN TRẢ GIẢI QUYẾT QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH (BCCI) (báo cáo năm) Đơn vị tính: TTHC TT Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (có TTHC) Mã số Số lượng TTHC công bố tiếp nhận qua dịch vụ BCCI Số lượng TTHC công bố chuyển trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI Ghi chú Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ A B C 1 2 3 4 5 TỔNGCỘNG Chia ra theo lĩnh vực có TTHC (thuộc quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) 1 Công an 009 2 Quốc phòng 010 … … … II. SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THEO TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TT Địa bàn Mã số Số lượng hồ sơ TTHC tiếp nhận (1000 hồ sơ) Số lượng hồ sơ chuyển trả kết quả giải quyết TTHC (1000 hồ sơ) Doanh thu từ dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết TTHC (Tỷ đồng) Số lượng bưu gửi KT1 (1000 bưu gửi) Số lượng báo/tạp chí in phát hành qua dịch vụ BCCI (1000 từ/cuốn) Sản lượng thư cơ bản (1000 thư) Số lượng TTHC thực hiện tại địa phương, công bố tiếp nhận qua dịch vụ BCCI Số lượng TTHC thực hiện tại địa phương công bố chuyển trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI Tỷ lệ hộ dân cư được gắn địa chỉ số Ghi chú KT1 thường KT1khẩn KT1 mật KT1 khẩn mật Nhân dân Quân đội nhân dân Đảng bộ địa phương Tạp chí Cộng sản Đi trong nước Đi nước ngoài Đến từ nước ngoài Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TỔNG CỘNG Chia ra 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20….. VỤ TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Số liệu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu BCCP04 các DNBC đã gửi vụ BC. B. Biểu mẫu áp dụng đối với DNBC, chi nhánh của DNBC tại các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Biểu BCCP02 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT DOANH THU, SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH Đơn vị báo cáo: DNBC Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 10 tháng sau. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Quý .../20… Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ BC, Sở TT&TT () I. DOANH THU 1. Tổng doanh thu của doanh nghiệp bưu chính: (Tỷ đồng) Trong đ ó 1.1. Doanh thu từ dịch vụ hậu cần, (logistics) cho thương mại điện tử (TMĐT): 1.2. Doanh thu dịch vụ bưu chính: Tr o ng đ ó 1.2.1. Doanh thu từ dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho thương mại điện tử: II. SẢN LƯỢNG, DOANH THUMỘT SỐDỊCH VỤ Sản lượng Doanh thu (tỷ đồng) Trong đó dịch vụ chuyển phát hàng hóa cho TMĐT Sản lượng Doanh thu (Tỷ đồng) 1. Dịch vụ thư(thư) (1=1.1+1.2+1.3): 1.1. Thư đi trong nước: 1.2. Thư đi quốc tế: 1.3. Thư quốc tế đến: 2. Dịch vụ góikiện (gói/kiện) (2=2.1+2.2+2.3): 2.1. Gói kiện đi trong nước: 2.2. Gói kiện đi quốc tế: 2.3. Gói kiện quốc tế đến: 3. Hoạt độngtự kinh doanh thương mại điện tử 3.1. Từ bán hàng hóa trên các sàn TMĐT: Sản lượng: (Đơn hàng) Doanh thu: (Tỷ đồng) 3.2. Từ dịch vụ sàn TMĐT: Số gian hàng: (Gian hàng) Doanh thu: (Tỷ đồng) III. SỐ TIỀN DNBC NỘP NSNN: (Tỷ đồng) 1. Thuế GTGT: 2. Thuế TNDN: 3. Thuế XNK: 4. Phí, lệ phí và các khoản nộp khác: V. TỔNG SỐLAO ĐỘNG CỦA DNBC: (Người) Trong đó 1. Số lao động có thời hạn từ 1 năm trở lên: 2. Số lao động là nữ giới: IV. LỢI NHUẬN SAU THUẾCỦA DNBC: (Tỷ đồng) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …., ngày... tháng... năm 20… TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý điện tử) a) Kh á i niệm, phương pháp t í nh Tổng doanh thu của doanh nghiệp bưu chính: Là tổng số tiền DNBC thu về từ việc sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và các hoạt động khác trong kỳ báo cáo. Doanh thu dịch vụ hậu cần, (logistics) chothương mạiđiện tử: Là tổng số tiền DNBC thu về từ việc cung cấp dịch vụ hậu cần, logistics cho TMĐT trong kỳ báo cáo. Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại: theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Doanh thu dịch vụ bưuchính: Là tổng số tiền doanh nghiệp bưu chính thu về từ việc cung cấp dịch vụ bưu chính trong nước và quốc tế cho khách hàng trong kỳ báo cáo. Doanh thu dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho TMĐT: Là tổng số tiền DNBC thu về trong kỳ báo cáo từ việc làm dịch vụ chuyển phát gói, kiện hàng hóa cho TMĐT. Sốtiền DNBC nộp NSNN: Là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác DNBC phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Số lượng lao động của doanh nghiệpbưu chính: Là tổng số người hưởng lương của DNBC tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp bưuchính: Là phần lợi nhuận còn lại của DNBC sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b)Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. Số liệu trên biểu này là số liệu tổng hợp của toàn doanh nghiệp (bao gồm trụ sở chính và các chi nhánh, cơ sở kinh doanh thuộc doanh nghiệp). c) Nguồn s ố liệu Từ các thông tin, số liệu của DNBC phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. ()DNBC gửi Biểu này cho Vụ BC và đồng thời g ử i Sở TT &TT địa bàn tỉnh, thành phố n ơ i doanh nghiệp c ó trụ s ở ch í nh. Biểu BCCP02B Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ, PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN SẢN LƯỢNG, DOANH THU DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Đơn vị báo cáo: Chi nhánh DNBC Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Quý .../20… Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: Sở TT&TT () TT Địa bàn Mã số Lao động của DNBC Số lượng điểmphục vụ bưu chính Sảnlượng thư đi Sản lượng gói/kiện đi Doanh thu dịch vụ bưu chính Số tiền nộp NSNN (triệu đồng) Ghi chú Tổng sốlao động (người) Trong đó, lao động hợp đồng thời hạn từ 1 năm trở lên Tỷ lệ % lao động nữ trong Tổng số Bưu cục Đại lý Điểm BĐVHX Điểmphục vụhìnhthức khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng cộng 1 Tỉnh A … 2 Tỉnh B … ... … ... TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ....,ngày … tháng...năm 20… TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý đ iện t ử ) a)Kh á i niệm, phương pháp t í nh Số lao động của chi nhánh doanh nghiệpbưu chính: Là tổng số người lao động hưởng lương của chi nhánh doanh nghiệp bưu chính tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Doanh thudịch vụbưu chính: Là tổng số tiền chi nhánh DNBC thu về do việc cung cấp dịch vụ bưu chính cho khách hàng trong kỳ báo cáo. Sốtiền nộpNSNN: Là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác chi nhánh DNBC phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Cột B: Ghi tên địa bàn cấp tỉnh mà chi nhánh được DNBC giao tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính. Trường hợp chi nhánh tổ chức hoạt động nhiều tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, thì dòng 1 ghi tên địa bàn nơi chi nhánh có trụ sở chính, các địa bàn còn lại ghi vào các dòng tiếp theo. Trường hợp chi nhánh chỉ tổ chức hoạt động trong một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thì ghi thông tin dòng Tổng cộng (không ghi thông tin các dòng 1,2…). Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với với địa bàn có tên tại Cột B. Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1, đến Cột 17: Ghi thông tin tương ứng với địa bàn có tên tại Cột B. c) Nguồn s ố liệu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của chi nhánh DNBC phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi nhánh doanh nghiệpbưu chính (DNBC): Là cơ sở kinh doanh của DNBC, được DNBC giao (hoặc phân công) đại diện cho DNBC tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính tại một địa bàn hành chính cấp tỉnh hoặc tại một số địa bàn hành chính cấp tỉnh. (Lưu ý: Trường hợp Bưu điện tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được xếp là chi nhánh của VNPost tại một địa bàn). () Biểu này chi nh á nh DN B C gửi các Sở TT & TT địa bàn tỉ nh, thành phố nơi chi nhánh DN B C t ổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ bưu ch í nh . Cụ thể nh ư sau: Chi nhánh phụ trách hoạt động tạ i địa bàn 1 t ỉ nh/thành phố trực thuộc T r ung ương t hì báo cáo Sở TT &TT t ỉ nh/t h à nh ph ố trực thuộc Trung ươn g đó. Chi nhánh phụ trách hoạt động tại nhiều t ỉ nh/thành phố trực thuộc Trung ương thi báo c á o c á c S ở TT &TT các t ỉ nh/thành ph ố trực thuộc T run g ương mà chi nhánh hoạt động tương ứng . Biểu BCCP03 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG, ĐIỂM PHỤC VỤ, SỐ TIỀN DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH NỘP NSNN CHIA THEO ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Đơn vị báo cáo: DNBC Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo Năm/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ BC, Sở TT&TT () TT Địa bàn Mã số Lao độngcủaDNBC Số điểm phục vụ bưu chính Sốtrung tâmkhaithác chia chọn Số tiền DNBC nộp NSNN(triệu đồng) Ghichú Tổng sốlaođộng (người) Trongđó,laođộnghợp đồngthờihạn từ 1 năm trở lên Tỷlệ% laođộng nữtrongTổngsố Tổng số (4 =5 +6 +7 +8) Trongđó Bưu cục Đại lý Điểm BĐ VHX Điểm phục vụ hình thức khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …., ngày... tháng... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý đ iện tử ) a) Khái niệm, ph ươn g pháp tí nh Sốlượng laođộngcủa DNBC: Là tổng số người lao động hưởng lương của DNBC tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Sốlượngđiểmphục vụ bưu chính: Là số lượng điểm phục vụ của doanh nghiệp bưu chính tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Điểm phục vụ bưu chính là nơi chấp nhận, phát bưu gửi (bao gồm bưu cục, kiốt, đại lý, thùng thư công cộng, điểm Bưu điện văn hóa xã và hình thức khác để chấp nhận, phát bưu gửi). Sốlượng phương tiện vận chuyển bưu chính: Là số lượng phương tiện vận tải, chuyên chở (gồm ô tô, xe máy, tàu/thuyền, máy bay) mà doanh nghiệp sử dụng chuyên để phục vụ vận chuyển bưu gửi, hàng gửi tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (gồm phương tiện do DN sở hữu hoặc thuê). Sốlượng trungtâm khaithác, chia chọn: Là số lượng trung tâm khai thác chia chọn bưu gửi tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Trung lâm chia chọn bưu chính là nơi tập kết bưu gửi để chia chọn gửi đi các tuyến, được tính bằng số lượng trung tâm khai thác chia chọn cấp tỉnh trở lên của doanh nghiệp tại địa bàn. b) Cách ghi biểu Cột B: Ghi tên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Cột C: Ghi mã số của địa bàn tương ứng có tên lại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1 đến Cột 17: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. c) Nguồn s ố liệu Biểu được lập từ dữ liệu của DNBC phục vụ hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ bưu chính. () Biểu được g ửi cho Vụ BC v à đồng gửi Sở TT &TT địa bàn t ỉ nh/t hành phố tr ự c thuộc T run g ương n ơi doanh nghiệp c ó điểm phục vụ b ưu ch í nh. Biểu BCCP04 Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH Đơn vị báo cáo: VNPost, Cục BĐTW Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Quý …/20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ BC I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÔNG BỐ TIẾP NHẬN, CHUYỂN TRẢ GIẢI QUYẾT QUA DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH (BCCI) (báo cáo năm) Đơn vị tính: TTHC TT Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (có TTHC) Mã số Số lượng TTHC công bố tiếp nhận qua dịch vụ BCCI Số lượng TTHC công bố chuyển trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI Ghi chú Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ A B C 1 2 3 4 5 TỔNGCỘNG Chia ra theo lĩnh vực có TTHC (thuộc quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) 1 Công an 009 2 Quốc phòng 010 … … … II. SẢN LƯỢNG DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THEO TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TT Địa bàn Mã số Số lượng hồ sơ TTHC tiếp nhận (1000 hồ sơ) Số lượng hồ sơ chuyển trả kết quả giải quyết TTHC (1000 hồ sơ) Doanh thu từ dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết TTHC (Tỷ đồng) Số lượng bưu gửi KT1 (1000 bưu gửi) Số lượng báo/tạp chí in phát hành qua dịch vụ BCCI (1000 từ/cuốn) Sản lượng thư cơ bản (1000 thư) Số lượng TTHC thực hiện tại địa phương, công bố tiếp nhận qua dịch vụ BCCI Số lượng TTHC thực hiện tại địa phương công bố chuyển trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI Tỷ lệ hộ dân cư được gắn địa chỉ số Ghi chú KT1 thường KT1khẩn KT1 mật KT1 khẩn mật Nhân dân Quân đội nhân dân Đảng bộ địa phương Tạp chí Cộng sản Đi trong nước Đi nước ngoài Đến từ nước ngoài Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ Số lượng TTHC công bố Trong đó, số lượng TTHC có hồ sơ A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TỔNG CỘNG Chia ra 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20….. TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng TTHC công bố tiếp nhận qua dịch vụ BCCI: Là tổng số thủ tục hành chính (TTHC) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố thực hiện tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân qua dịch vụ BCCI tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (gồm TTHC do trung ương trực tiếp thực hiện và TTHC phân cấp cho địa phương thực hiện). Số lượng TTHC công bố chuyển trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI: Là tổng số thủ tục hành chính (TTHC) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố thực hiện chuyển trả kết quả giải quyết đến các tổ chức, cá nhân qua dịch vụ BCCI tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (gồm TTHC do trung ương trực tiếp thực hiện và TTHC phân cấp cho địa phương thực hiện). Sản lượng chiều tiếp nhận: Là tổng số hồ sơ được tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân để gửi đến cơ quan nhà nước thực hiện TTHC qua dịch vụ BCCI trong kỳ báo cáo. Sản lượng chiều chuyển trả: Là tổng số hồ sơ chuyển trả kết quả giải quyết TTHC từ cơ quan nhà nước gửi đến tổ chức, cá nhân qua dịch vụ BCCI trong kỳ báo cáo. Doanh thu chiều tiếp nhận: Là tổng số tiền thu được từ việc tiếp nhận hồ sơ TTHC trong kỳ báo cáo. Doanh thu chiều chuyển trả: Là tổng số tiền thu được từ việc chuyển trả hồ sơ kết quả giải quyết TTHC trong kỳ báo cáo. Sản lượng thư cơ bản: Là số lượng thư bản (hay còn gọi là thư thường), có địa chỉ nhận, có khối lượng đơn chiếc đến 02 kilôgam được gửi, nhận ở trong nước và nước ngoài thông qua mạng bưu chính công cộng trong kỳ báo cáo. Thư là thông tin trao đổi dưới dạng văn bản viết tay hoặc bản in, có địa chỉ nhận hoặc không có địa chỉ nhận, trừ ấn phẩm định kỳ, sách, báo, tạp chí. Bưu gửi KT1: Là thư, gói, kiện, tài liệu phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước (ký hiệu là bưu gửi KT1) được Cục Bưu điện Trung ương và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện trong kỳ báo. Sản lượng báo/tạp chí in phát hành qua mạng BCCI: Là số lượng báo Nhân dân, báo QĐND, báo Đảng địa phương, Tạp chí Cộng sản được VNPost phát hành qua mạng BCCI trong kỳ báo cáo. Tỷ lệ hộ dân cư được gán địa chỉ số: Là tỷ lệ % giữa số hộ dân cư được gán địa chỉ số và tổng số hộ dân cư tương ứng của kỳ báo cáo. Địa chỉ số là một tập hợp các ký hiệu được quy ước thống nhất, hỗ trợ cho việc tự động hóa phân loại và chuyển phát hồ sơ thủ tục hành chính, bưu gửi, hàng hóa một cách nhanh nhất đến người nhận. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. VNPost báo cáo tất cả các chỉ tiêu trên biểu mẫu. Cục BĐTW báo cáo số liệu bảng Phần II (Các Cột 4, 5, 6, 7). Bảng Phần I (báo cáo năm) Cột B: Ghi tên các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có TTHC. Cột C: Ghi mã đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo mã Chương của NSNN quy định tại Mục lục NSNN (do Bộ Tài chính quy định). Các Cột từ Cột 1 đến Cột 5: Ghi thông tin tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Bảng Phần II Cột B: Ghi tên các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Cột C: Ghi mã số đơn vị hành chính. Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1 đến Cột 19: Ghi thông tin tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Lưu ý: Các Cột từ Cột 1 đến Cột 7: Báo cáo quý, Các Cột còn lại báo cáo năm. Các chỉ tiêu: Số lượng hồ sơ TTHC tiếp nhận qua dịch vụ BCCI, Số lượng hồ sơ chuyển trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ BCCI, Doanh thu (tiếp nhận, chuyển trả) tương ứng: Phát sinh tại địa bàn nào thì ghi số liệu tương ứng cho địa bàn đó (không phân biệt TTHC do cơ quan Trung ương thực hiện hay do địa phương thực hiện). c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của VNPost, Cục BĐTW phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và từ dữ liệu công bố của các bộ, ngành, địa phương cung cấp. PHỤ LỤC II CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH VỰC VIỄN THÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư s ố 04 /2 0 22/TTBTTTT ngày 22 /6/2022 của Bộ trưởng Bộ Th ô ng tin v à Truyền thông quy định Ch ế đ ộ b áo c á o thống kê ngành Thông ti n và Truy ề n th ô ng) PHẦN I: HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG PHẦN II: HOẠTĐỘNG INTERNET PHẦN III: HOẠT ĐỘNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN I. HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục VT Ký hiệu Tên biểu Kỳbáocáo chính thức Đơn vịbáo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhậnbáo cáo VT01 Tổng hợp cả nước số lượng doanh nghiệp viễn thông Quý Cục VT Vụ KHTC, VP Bộ Ngày 15 tháng tiếp theo quý VT01.PB Phụ biểu thông tin doanh nghiệp viễn thông Khi có thay đổi trong giấy phép Cục VT CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc trong vòng 07 ngày kể từ khi có thay đổi VT02.1 Tổng hợp cả nước số lượng thuê bao, doanh thu dịch vụ viễn thông theo nhóm dịch vụ Tháng Cục VT Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo VT03.1 Tổng hợp cả nước số thuê số nhân lực, hạ tầng, thuê bao, doanh thu viễn thông theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Quý Cục VT Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý VT04.1 Tổng hợp cả nước doanh thu dịch vụ viễn thông, số tiền doanh nghiệp viễn thông nộp NSNN Quý, Năm Cục VT Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. VT05.1 Tổng hợp cả nước dung lượng kết nối Internet quốc tế Quý Cục VT Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý VT06 Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động, máy tính, dịch vụ Internet Năm Cục VT Vụ KHTC VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo . Biểu mẫu áp dụng đối với các DNVT Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chínhthức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo VT02 Số lượng thuê bao, doanh thu viễn thông theo nhóm dịch vụ Tháng DNVT Cục VT Trước ngày 10 tháng tiếp theo VT03 Số nhân lực, hạ tầng, thuê bao, doanh thu viễn thông theo địa bàn tỉnh/thành phố thành phố trực thuộc Trung ương Quý DNVT Cục VT; Sở TT&TT Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý VT04 Doanh thu dịch vụ, nộp ngân sách viễn thông Quý, Năm DNVT Cục VT Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo VT05 Dung lượng kết nối Internet quốc tế Quý DNVT Cục VT Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục VT Biểu VT01 Ban hành kèm theo TT số……/2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: Trước 15 tháng tiếp theo quý Quý….20…. Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Sốlượng doanh nghiệp được cấp giấyphép cung cấp dịch vụ viễn thông: (doanh nghiệp) Tr o ng đó 1.1. Doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ điện thoại cố định: 1.2. Doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ điện thoại di động: 1.3. Doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet: 1.4. Doanh nghiệp có giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet: 2.Sốlượng doanh nghiệptheoloại hình kinh tế (1= 2.1 + 2.2 +2.3) 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: 3.Sốlượng doanh nghiệp theo hạ tầng được thiết lập 3.1. Cố định mặt đất: 3.3. Cố định vệ tinh: 3.3. Di động mặt đất: 3.4. Di động vệ tinh: 3.5. Di động hàng hải: 4.Số lượng doanh nghiệp theo nhóm dịch vụ được cung cấp 4.1. Cố định mặt đất: 4.2. Cố định vệ tinh: 4.3. Di động mặt đất: Trong đ ó 4.3.1. 2G: 4.3.2. 3G: 4.3.3. 4G: 4.3.4. 5G: 4.4. Di động vệ tinh: 4.5. Di động hàng hải: 4.6. Di động hàng không: (Phụ biểu VT01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông ti n ngư ờ i thực hiện) Hà Nộ i,ngày... tháng... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện t ử ) PHỤ BIỂU VT01.PB THÔNG TIN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG (Ban hành kèm theo TT số …/2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày … tháng … năm 20….) TT Doanh nghiệp Mã địa chỉ () Tăng mới trong kỳ Chia theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp Chia theo loại giấy phép viễn thông được cấp Doanh nghiệp được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng Trong đó Doanh nghiệp được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông Trong đó CCDV viễn thông di động vệ tinh CCDV viễn thông di động hàng hải CCDV viễn thông di động hàng không Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI Cố định mặt đất Cố định vệ tinh Di động mặt đất Di động vệ tinh Di động hàng hải Mạng di động ảo (MVNO) Cố định mặt đất Trong đó Cố định vệ tinh Di động mặt đất Trong đó Truy nhập Internet Kết nối Internet 2G 3G 4G 5G A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 1 Doanh nghiệp A 2 Doanh nghiệp B ... … Cách ghi biểu C ộ t Nội dung (B) Tên doanh nghiệp. (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: doanh nghiệp có địa chỉ tại Hà Nội thì ghi mã 01; doanh nghiệp có địa chỉ tại TP.HCM thì ghi mã 79,… Lưu ý ghi mã địa chỉ cho tất cả các doanh nghiệp có tên trên biểu. (1) Đánh dấu X nếu doanh nghiệp có tên tại Cột B là tăng mới trong kỳ. Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 1 đến Cột 24: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được cấp mới giấy phép). Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 24: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Kh i c ó sự thay đổi Cục cập nhật ngay sau khi có s ự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ng à y (k ể t ừ khi c ó thay đổi)lê n CSD L th ố ng kê của B ộ đ ể đ ả m bảo đ ồ ng bộ v ớ i th ô ng tin theo dõi c ủ a Cục . a ) Các h ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. Khi có sự thay đổi, Cục VT thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê Bộ để hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng của biểu này với các thông tin cập nhật. b ) Cách ghi biểu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của Cục VT phục vụ theo dõi sau cấp phép. Biểu VT02.1 Ban hành kèm theo TT số ………/2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG THUÊ BAO, DOANH THU VIỄN THÔNG THEO NHÓM DỊCH VỤ Đơn vị báo cáo: Cục VT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo Tháng …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Chỉ tiêu Đơn vịtính Sốlượng Ghi chú A B C 1 2 I Thuêbaođiện thoại (I=1+2) Thuêbao(TB) 1 Số lượng thuê bao điện thoại cố định TB Trong đ ó (1=1.1+1.2 ) 1.1 Thuê bao là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp TB 1.2 Thuê bao là hộ gia đình TB 2 Số lượng thuê bao điện thoại di động TB Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động ph â n theo phương thức thanh toán cước (2 =2 .1 +2.2) 2.1 Thuê bao trả sau TB 2.2 Thuê bao trả trước TB Thuê b ao điện thoại d i động đang hoạt động phân theo công nghệ c ó phát sinh lưu lượng 2.3 Công nghệ 2G TB 2.4 Công nghệ 3G TB 2 5 Công nghệ 4G TB 2.6 Công nghệ 5G TB II Thuêbao truy nhập Internet (II=3+4) TB 3 Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động (BRDĐ) TB Thuê bao b ăng r ộ ng di động ph â n theo phương thức thanh t oán cướ c (3 =3 .1 +3 .2) 3.1 Thuê bao trả trước TB 3.2 Thuê bao trả sau TB Thu ê bao b ă ng r ộ ng d i động phân theo công ngh ệ ho ạ t động (3 =3.3 +3 .4+3.5) 3.3 Thuê bao trên mạng 3G TB Thuê bao được tính 01 lần trên mạng hoạt động có công nghệ cao nhất 3.4 Thuê bao trên mạng 4G TB 3.5 Thuê bao trên mạng 5G TB 4 Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định (BRCĐ) TB Thuê bao BRCĐ ph â n t he o c ô ng nghệ truy nhập (4 =4 .1+..+ 4.6) 4.1 Thuê bao truy nhập Internet qua xDSL TB 4.2 Thuê bao truy nhập Internet qua cáp quang (FTTH) TB 4.3 Thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (Leasedline) TB (Không quy đổi thành 256Kbps) 4.4 Thuê bao truy nhập Internet qua cáp truyền hình (CATV) TB 4.5 Thuê bao truy nhập Internet qua mạng cố định vệ tinh TB 4.6 Thuê bao truy nhập Internet qua mạng BRCĐ không dây (4.6=4.6.1+4.6.2) TB 4.6.1 Qua mạng WiFi TB 4.6.2 Qua mạng 5G TB Thuê bao BRCĐ ph â n theo tốc độ truy nhập (4 =4.7+… +4.1 6) 4.7 Tốc độ dưới 2 Mbps TB (Thuê bao kênh thuê riêng mã 4.3 không quy đổi thành 256Kbps) 4.8 Tốc độ từ 2 Mbps đến dưới 10 Mbps TB 4.9 Từ 10 Mbps đến dưới 30 Mbps TB 4.10 Tốc độ từ 30 Mbps đến dưới 60 Mbps TB 4.11 Từ 60 Mbps đến dưới 100 Mbps TB 4.12 Từ 100 Mbps đến dưới 150 Mbps TB 4.13 Từ 150 Mbps đến dưới 200 Mbps TB 4.14 Từ 200 Mbps đến dưới 500 Mbps TB 4.15 Từ 500 Mbps đến dưới 1 Gbps TB 4.16 Từ 1 Gbps trở lên TB Thuê b ao BRCĐ ph â n theo nh ó m khách hàng (4 = 4 .1 7 +… +4.20) 4.17 Hộ gia đình TB 4.18 Doanh nghiệp TB 4.19 Cơ quan, tổ chức nhà nước TB 4.20 Nhóm đối tượng khác TB 5 Số lượng thuê bao di động mạng M2M TB 6 Số lượng thuê bao điện thoại Internet TB 7 Số lượng thuê bao điện thoại di động sử dụng thiết bị điện thoại featurephone TB 8 Số lượng thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) TB 9 Số lượng thuê bao di động vệ tinh TB 10 Số lượng thuê bao di động hàng hải TB 11 Số lượng thuê bao di động hàng không TB III Sốliệu vềtăng trưởng dịch vụ 12 Tổng lưu lượng truy nhập Internet băng rộng di động (BRDĐ) GB T ổ ng lưu lượng Internet BRDĐ phân ch i a theo công nghệ (12 = 1 2.1 +..+12.3) 12.1 Trên mạng 3G GB 12.2 Trên mạng 4G GB 12.3 Trên mạng 5G GB 13 Tổng lưu lượng truy nhập Internet băng rộng cố định GB IV Số liệuvề doanh thu của doanh nghiệp viễn thông 14 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu cộng ngang Tỷ đồng 15 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu hợp nhất Tỷ đồng T ổ ng doanh thu của doanh nghiệp vi ễ n thông phân theo nh ó m lĩnh vực hoạ t đ ộ ng (15 =15.1+..+15.5); N ế u doanh nghiệp có cung c ấ p dịch vụ tại nước ngoài thì tách riêng doanh thu trong nước và nước ngoài v ới các lĩnh vực hoạt động tương ứng 15.1 Viễn thông Tỷ đồng 15.2 Data center Tỷ đồng 15.3 Điện toán đám mây (Cloud) Tỷ đồng 15.4 Dịch vụ nội dung Tỷ đồng 15.5 Doanh thu hoạt động khác Tỷ đồng 16 Tổng doanh thu theo ngành viễn thông Tỷ đồng Ngành viễn thông là ngành có mã cấp I là "J61" thuộc bảng Danh mục ngành kinh tế Việt Nam quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐTTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. 17 Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông Tỷ đồng (Theo TT 21/2019/TTBTTTT , báo cáo số ước thực hiện trong tháng) Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông phân theo nhóm dịch vụ (17= 17.1+...+17.6) 17.1 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất Tỷ đồng Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (17.1= 17.1.1+..+17.1.4) 17.1.1 Dịch vụ điện thoại cố định Tỷ đồng 17.1.2 Dịch vụ kênh thuê riêng Tỷ đồng 17.1.3 Dịch vụ truy nhập Internet Tỷ đồng 17.1.4 Dịch vụ khác Tỷ đồng 17.2 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh Tỷ đồng 17.3 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất Tỷ đồng Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (17.3 =17.3.1+...+17.3.5) 17.3.1 Dịch vụ điện thoại (17.3.1=17.3.1.1+17.3.1.2) Tỷ đồng 17.3.1.1 Theo hình thức trả trước Tỷ đồng 17.3.1.2 Theo hình thức trả sau Tỷ đồng 17.3.2 Dịch vụ tin nhắn (17.3.2=17.3.2.1+17.3.2.2) Tỷ đồng 17.3.2.1 Theo hình thức trả trước Tỷ đồng 17.3.2.2 Theo hình thức trả sau Tỷ đồng 17.3.3 Dịch vụ truy nhập Internet (17.3.3=17.3.3.1+17.3.3.2) Tỷ đồng 17.3.3.1 Theo hình thức trả trước Tỷ đồng 17.3.3.2 Theo hình thức trả sau Tỷ đồng 17.3.4 Dịch vụ cộng thêm Tỷ đồng 17.3.5 Dịch vụ khác Tỷ đồng 17.4 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động vệ tinh Tỷ đồng 17.5 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng hải Tỷ đồng 17.6 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng không Tỷ đồng TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu VT02 các DNVT đã gửi Cục VT. Biểu VT03.1 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ NHÂN LỰC, HẠ TẦNG, THUÊ BAO, DOANH THU VIỄN THÔNG THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Đơn vị báo cáo: Cục VT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý Quý …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Địa bàn Số lao động trong lĩnh vực viễn thông Trong đó lao động nữ Tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động tế bào (2G, 3G, 4G, 5G) Trong đó, tỷ lệ dân số được phủ sóng chia theo công nghệ Doanh thu dịch vụ viễn thông (tỷ đồng) Doanh thu băng rộng cố định (tỷ đồng) Doanh thu băng rộng di động (tỷ đồng) Số tiền DNVT nộp NSNN (tỷ đồng) Số thuê bao điện thoại Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng Số thuê bao băng rộng cố định FTTH là hộ gia đình Ghi chú 3G 4G 5G Cố định Di động Cố định Di động A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 TOÀN QUỐC 1 Hà Nội 2 Hà Giang ... ... 63 Cà Mau TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu và nguồn số liệu Số liệu lập biểu được tập hợp tương ứng từ biểu VT03 các DNVT đã gửi Cục VT. Biểu VT04.1 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC DOANH THU DỊCH VỤ VIỄN THÔNG, SỐ TIỀN DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG NỘP NSNN Đơn vị báo cáo: Cục VT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Quý …/20… Năm 20... Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Tên chỉ tiêu Thực hiện kỳ trước Thực hiện kỳ báo cáo Ghi chú A B 1 2 3 1 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu cộng ngang 2 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu hợp nhất Tổng doanh thu của DNVT phân theo các nhóm lĩnh vực hoạt động (2=2.1+..+2.5); nếu DN có cung cấp dịch vụ tại nước ngoài thì tách riêng doanh thu trong nước và nước ngoài với các lĩnh vực hoạt động tương ứng 2.1 Viễn thông 2.2 Data center 2.3 Điện toán đám mây (Cloud) 2.4 Dịch vụ nội dung 2.5 Doanh thu hoạt động khác 3 Tổng doanh thu theo ngành viễn thông Ngành có mã J61 trong bảng Danh mục ngành kinh tế Việt Nam 4 Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông Theo TT 21/2019/TTBTTTT , báo cáo số ước thực hiện trong tháng Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông phân theo nhóm dịch vụ (4= 4.1+4.2+4.3+4.4+4.5+4.6) 4.1 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (4.1= 4.1.1+..+4.1.4) 4.1.1 Dịch vụ điện thoại cố định 4.1.2 Dịch vụ kênh thuê riêng 4.1.3 Dịch vụ truy nhập Internet 4.1.4 Dịch vụ khác 4.2 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh 4.3 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (4.3 = 4.3.1+4.3.2+4.3.3+4.3.4+4.3.5) 4.3.1 Dịch vụ điện thoại (4.3.1= 4.3.1.1 +4.3.1.2) 4.3.1.1 Trả trước 4.3.1.2 Trả sau 4.3.2 Dịch vụ tin nhắn (4.3.2= 4.3.2.1 + 4.3.2.2) 4.3.2.1 Trả trước 4.3.2.2 Trả sau 4.3.3 Dịch vụ truy nhập Internet (4.3.3 = 4.3.3.1+ 4.3.3.2) 4.3.3.1 Trả trước 4.3.3.2 Trả sau 4.3.4 Dịch vụ cộng thêm 4.3.5 Dịch vụ khác 4.4 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động vệ tinh 4.5 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng hải 4.6 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng không 5 Trị giá dịch vụ viễn thông xuất khẩu 6 Trị giá dịch vụ viễn thông nhập khẩu 7 Tổng số tiền doanh nghiệp viễn thông nộp NSNN Tổng số tiền DNVT nộp NSNN phân theo khoản nộp (7=7.1+..+7.4) 7.1 Thuế VAT 7.2 Thuế TNDN 7.3 Phí, lệ phí 7.4 Các khoản nộp khác 8 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp viễn thông 9 Tổng thu lệ phí cấp phép và phí sử dụng tài nguyên viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông 10 Số tiền nộp NSNN từ lệ phí cấp phép và phí sử dụng tài nguyên viễn thông, phí quyền hoạt động viễn thông TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu VT04 các DNVT đã gửi Cục VT. Chỉ tiêu 9 và 10 từ dữ liệu hành chính của Cục. Biểu VT05.1 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC DUNG LƯỢNG KẾT NỐI INTERNET QUỐC TẾ Đơn vị báo cáo: Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Cục VT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Quý... /20... Đơn vị tính: Gbps TT Cổng kết nối Dung lượng băng thông trang bị Dung lượng băng thông kết nối peering Lưu lượng băng thông sử dụng Ghi chú A B 1 2 3 4 1 Tổng dung lượng kết nối Internet quốc tế Chia theo vị trí cổng kết nối (1=1.1+1.2) 1.1 Tại địa bàn Việt Nam 1.2 Tại địa bàn ngoài Việt Nam Chia theo phương thức kết nối đến điểm kết nối của đối tác (1= 1.3+...+1.6) 1.3 Cáp quang đất liền 1.4 Cáp quang biển 1.5 Viba 1.6 Vệ tinh TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu VT05 các DNVT đã gửi Cục VT. Biểu VT06 TỶ LỆ NGƯỜI SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG, MÁY TÍNH, DỊCH VỤ INTERNET () Đơn vị báo cáo: Cục VT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính: % TT Địa bàn Mã địa bàn Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động Tỷ lệ người sở hữu điện thoại di động Tỷ lệ người sử dụng Internet Tỷ lệ hộ gia đình kết nối Internet Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính Ghi chú A B C 1 2 3 4 5 7 CẢ NƯỚC 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính (1) Tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động: Là tỷ lệ % giữa số người sử dụng điện thoại di động và dân số tương ứng của kỳ báo cáo. Người sử dụng điện thoại di động là người trong vòng 3 tháng trở về trước tính từ thời điểm khảo sát có sử dụng máy điện thoại di động để thực hiện cuộc gọi, tin nhắn. (Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để đảm bảo mục tiêu so sánh quốc tế, số người sử dụng điện thoại di động được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra) (2) Tỷ lệ người sở hữu điện thoại di động: Là tỷ lệ % giữa số người sở hữu điện thoại di động và dân số tương ứng của kỳ báo cáo. Người sở hữu điện thoại di động là người có thiết bị điện thoại di động và có ít nhất 1 thẻ SIM còn đang hoạt động tại thời điểm khảo sát. (3) Tỷ lệ người sử dụng Internet: Là tỷ lệ % giữa số người sử dụng Internet và dân số tương ứng của kỳ báo cáo. Người sử dụng Internet là người trong vòng 3 tháng trở về trước tính từ thời điểm khảo sát có sử dụng Internet để đọc tin tức, gửi nhận thư điện tử, mua hàng trên mạng,.... (Tùy theo yêu cầu quản lý của từng thời kỳ và để đảm bảo mục tiêu so sánh quốc tế, số người sử dụng Internet được quy định theo độ tuổi và tần suất sử dụng nhất định. Vì vậy phạm vi thu thập số liệu sẽ được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra). (4) Tỷ lệ hộ gia đình kết nối Internet: Là tỷ lệ % giữa số hộ gia đình có kết nối Internet và tổng số hộ gia đình tương ứng của kỳ báo cáo. Hộ gia đình có kết nối Internet là hộ gia đình được cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Phạm vi thu thập số liệu và những quy định chi tiết về hộ gia đình có sử dụng Internet được quy định cụ thể trong từng phương án điều tra. (5) Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính: Là tỷ lệ % giữa số hộ gia đình có máy tính và tổng số hộ gia đình tương ứng của kỳ báo cáo. Hộ có máy tính là hộ có máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng để các thành viên hộ có thể sử dụng. b) Cách ghi biểu Thông tin, số liệu được ghi theo hướng dẫn cụ thể trên biểu. c) Nguồn số liệu Điều tra, khảo sát (bao gồm cả điều tra thống kê, điều tra xã hội học,...). B. Biểu mẫu áp dụng đối với DNVT Biểu VT02 SỐ LƯỢNG THUÊ BAO, DOANH THU VIỄN THÔNG THEO NHÓM DỊCH VỤ Đơn vị báo cáo: DNVT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 10 tháng tiếp theo Tháng …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 I Thuê bao điện thoại (I=1+2) Thuê bao (TB) 1 Số lượng thuê bao điện thoại cố định TB Trong đó (1=1.1+1.2) 1.1 Thuê bao là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp TB 1.2 Thuê bao là hộ gia đình TB 2 Số lượng thuê bao điện thoại di động TB Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động phân theo phương thức thanh toán cước (2=2.1+2.2) 2.1 Thuê bao trả sau TB 2.2 Thuê bao trả trước TB Thuê bao điện thoại di động đang hoạt động phân theo công nghệ có phát sinh lưu lượng 2.3 Công nghệ 2G TB 2.4 Công nghệ 3G TB 2.5 Công nghệ 4G TB 2.6 Công nghệ 5G TB II Thuê bao truy nhập Internet (II=3+4) TB 3 Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng di động (BRDĐ) TB Thuê bao BRDĐ phân theo phương thức thanh toán cước (3 = 3.1+3.2) 3.1 Thuê bao trả trước TB 3.2 Thuê bao trả sau TB Thuê bao BRDĐ phân theo công nghệ hoạt động (3= 3.3+3.4+3.5) 3.3 Thuê bao trên mạng 3G TB Thuê bao được tính 01 lần trên mạng hoạt động có công nghệ cao nhất 3.4 Thuê bao trên mạng 4G TB 3.5 Thuê bao trên mạng 5G TB 4 Số lượng thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định (BRCĐ) TB Thuê bao BRCĐ phân theo công nghệ truy nhập (4 = 4.1+..+4.6) 4.1 Thuê bao truy nhập Internet qua xDSL TB 4.2 Thuê bao truy nhập Internet qua cáp quang (FTTH) TB 4.3 Thuê bao truy nhập Internet qua kênh thuê riêng (Leasedline) TB (Không quy đổi thành 256Kbps) 4.4 Thuê bao truy nhập Internet qua cáp truyền hình (CATV) TB 4.5 Thuê bao truy nhập Internet qua mạng cố định vệ tinh TB 4.6 Thuê bao truy nhập Internet qua mạng BRCĐ không dây (4.6=4.6.1+4.6.2) TB 4.6.1 Qua mạng WiFi TB 4.6.2 Qua mạng 5G TB Thuê bao BRCĐ phân theo tốc độ truy nhập (4= 4.7+.. +4.16) 4.7 Tốc độ dưới 2 Mbps TB (Thuê bao kênh thuê riêng mã 4.3 không quy đổi thành 256Kbps) 4.8 Tốc độ từ 2 Mbps đến dưới 10 Mbps TB 4.9 Từ 10 Mbps đến dưới 30 Mbps TB 4.10 Tốc độ từ 30 Mbps đến dưới 60 Mbps TB 4.11 Từ 60 Mbps đến dưới 100 Mbps TB 4.12 Từ 100 Mbps đến dưới 150 Mbps TB 4.13 Từ 150 Mbps đến dưới 200 Mbps TB 4.14 Từ 200 Mbps đến dưới 500 Mbps TB 4.15 Từ 500 Mbps đến dưới 1Gbps TB 4.16 Từ 1 Gbps trở lên TB Thuê bao BRCĐ phân theo nhóm khách hàng (4 =4.17 +..+4.20) 4.17 Hộ gia đình TB 4.18 Doanh nghiệp TB 4.19 Cơ quan, tổ chức nhà nước TB 4.20 Nhóm đối tượng khác TB 5 Số lượng thuê bao di động mạng M2M TB 6 Số lượng thuê bao điện thoại Internet TB 7 Số lượng thuê bao điện thoại di động sử dụng thiết bị điện thoại featurephone TB 8 Số lượng thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) TB 9 Số lượng thuê bao di động vệ tinh TB 10 Số lượng thuê bao di động hàng hải TB 11 Số lượng thuê bao di động hàng không TB III Số liệu về tăng trưởng dịch vụ 12 Tổng lưu lượng truy nhập Internet băng rộng di động (BRDĐ) GB Tổng lưu lượng Internet BRDĐ phân chia theo công nghệ (12=12.1+..+12.3) 12.1 Trên mạng 3G GB 12.2 Trên mạng 4G GB 12.3 Trên mạng 5G GB 13 Tổng lưu lượng truy nhập Internet băng rộng cố định GB IV Số liệu về doanh thu của doanh nghiệp viễn thông 14 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu cộng ngang Tỷ đồng 15 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu hợp nhất Tỷ đồng Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông phân theo nhóm lĩnh vực hoạt động (15=15.1+..+15.5); Nếu doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ tại nước ngoài thì tách riêng doanh thu trong nước và nước ngoài với các lĩnh vực hoạt động tương ứng 15.1 Viễn thông Tỷ đồng 15.2 Data center Tỷ đồng 15.3 Điện toán đám mây (Cloud) Tỷ đồng 15.4 Dịch vụ nội dung Tỷ đồng 15.5 Doanh thu hoạt động khác Tỷ đồng 16 Tổng doanh thu theo ngành viễn thông Tỷ đồng Ngành viễn thông là ngành có mã cấp I là "J61" thuộc bảng Danh mục ngành kinh tế Việt Nam quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐTTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. 17 Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông Tỷ đồng (Theo TT 21/2019/TTBTTTT , báo cáo số ước thực hiện trong tháng) Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông phân theo nhóm dịch vụ (17= 17.1+...+17.6) 17.1 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất Tỷ đồng Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (17.1= 17.1.1+..+17.1.4) 17.1.1 Dịch vụ điện thoại cố định Tỷ đồng 17.1.2 Dịch vụ kênh thuê riêng Tỷ đồng 17.1.3 Dịch vụ truy nhập Internet Tỷ đồng 17.1.4 Dịch vụ khác Tỷ đồng 17.2 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh Tỷ đồng 17.3 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất Tỷ đồng Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (17.3 =17.3.1+...+17.3.5) 17.3.1 Dịch vụ điện thoại (17.3.1=17.3.1.1+17.3.1.2) Tỷ đồng 17.3.1.1 Theo hình thức trả trước Tỷ đồng 17.3.1.2 Theo hình thức trả sau Tỷ đồng 17.3.2 Dịch vụ tin nhắn (17.3.2=17.3.2.1+17.3.2.2) Tỷ đồng 17.3.2.1 Theo hình thức trả trước Tỷ đồng 17.3.2.2 Theo hình thức trả sau Tỷ đồng 17.3.3 Dịch vụ truy nhập Internet (17.3.3=17.3.3.1+17.3.3.2) Tỷ đồng 17.3.3.1 Theo hình thức trả trước Tỷ đồng 17.3.3.2 Theo hình thức trả sau Tỷ đồng 17.3.4 Dịch vụ cộng thêm Tỷ đồng 17.3.5 Dịch vụ khác Tỷ đồng 17.4 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động vệ tinh Tỷ đồng 17.5 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng hải Tỷ đồng 17.6 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng không Tỷ đồng TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ..., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Dòng Nội dung (1) Thuê bao điện thoại cố định bao gồm tổng số thuê bao điện thoại cố định tương tự, thuê bao VoIP, thuê bao WLL và thuê bao ISDN (thông qua mạng IP, mạng di động kết nối với hệ thống chuyển mạch nội hạt) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Thời điểm cuối kỳ báo cáo là thời điểm 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo). (2) Thuê bao điện thoại di động là các thuê bao đang sử dụng dịch vụ điện thoại di động sử dụng công nghệ tế bào đang hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Bao gồm số thuê bao điện thoại di động trả sau đang ký hợp đồng sử dụng dịch vụ và số thuê bao điện thoại di động trả trước đang hoạt động (bao gồm thuê bao đang được mở hai chiều hoặc bị khóa một chiều có phát sinh lưu lượng tính đến 24 giờ 00 phút ngày cuối cùng của kỳ báo cáo, đối với báo cáo năm là tính đến 24 giờ 00 phút ngày 31 tháng 12). Chỉ tiêu này áp dụng cho tất cả các thuê bao di động tế bào liên quan đến liên lạc bằng giọng nói. Không bao gồm các thuê bao Data card, Modem USB, thuê bao dịch vụ dữ liệu di động công cộng, di động vô tuyến, M2M, telepoint, radio paging. (2.3), (2.4), (2.5), (2.6) Là số thuê bao phát sinh lưu lượng trên mạng tương ứng là 2G /3G /4G /5G của kỳ báo cáo. Thuê bao phát sinh lưu lượng trên mạng nào thì sẽ được thống kê trên mạng đó. Một thuê bao có thể thống kê nhiều hơn một lần tương ứng với mạng có phát sinh lưu lượng. (3) Số thuê bao băng rộng di động đang hoạt động là số thuê bao băng rộng di động đang hoạt động trên các thiết bị cầm tay (điện thoại, máy tính bảng ...) và trên các thiết bị máy tính (sử dụng USB/dongles) có sử dụng data để truy cập mạng Internet công cộng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Bao gồm các thuê bao truy cập tới mạng băng rộng di động với tốc độ tải về từ 256 Kbit/s (như mạng: WCDMA, HSPA, CDMA2000 1x EVDO, WiMAX IEEE 802.16e và LTE), không bao gồm các thuê bao chỉ có quyền truy cập vào mạng GPRS, EDGE và CDMA 1xRTT (Là thuê bao di động có phát sinh lưu lượng data tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo). (4) Thuê bao băng rộng cố định là thuê bao truy nhập Internet tốc độ cao (từ 256Kbps trở lên) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo, bao gồm thuê bao xDSL, FTTH, CaTV, Leasedline, băng rộng cố định vệ tinh, băng rộng cố định không dây khác (mạng Wifi). (5) Là thuê bao mạng viễn thông di động mặt đất được sử dụng để trao đổi thông tin giữa thiết bị với thiết bị, được dùng trong các máy móc và thiết bị (Ví dụ: ô tô, đồng hồ thông minh, các thiết bị điện tử tiêu dùng ) để trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị có kết nối mạng. Không bao gồm Datacard và máy tính bảng. Số liệu được tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (6) Là số thuê bao điện thoại cố định mặt đất sử dụng giao thức IP trên Internet để truyền lưu lượng thoại (không thông qua hệ thống chuyển mạch kênh nội hạt) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Nhóm thuê bao này được quy hoạch đầu số theo cấu trúc 065xxxxxxxx tại Thông tư số 22/2014/TTBTTTT). (7) Là tổng số thuê bao sử dụng thiết bị điện thoại có các tính năng cơ bản (nghe, gọi điện thoại, gửi, nhận tin ngắn SMS, không cài thêm được các hệ điều hành hoặc các phần mềm ứng dụng) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (8) Là thuê bao sử dụng thiết bị điện thoại có khả năng truy nhập Internet và thực hiện được nhiều chức năng như một máy tính, có một hệ điều hành có khả năng tải về và chạy các ứng dụng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (9) Là số thuê bao trên mạng dịch vụ viễn thông di động vệ tinh tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh. (10) Là số thuê bao trên mạng dịch vụ viễn thông di động hàng hải tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho người sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền. (11) Là thuê bao trên mạng di động hàng không tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Thuê bao di động hàng không là thuê bao hoạt động trên mạng thông tin di động hàng không. (12) Lưu lượng Internet băng thông rộng di động là lưu lượng băng thông rộng có nguồn gốc trong nước từ các mạng 3G hoặc các mạng di động tiên tiến khác trong kỳ báo cáo. Lưu lượng truy cập phải được thu thập và tổng hợp ở trong nước cho tất cả các mạng di động 3G hoặc các mạng thế hệ tiếp theo trong cả nước. Tính cả lưu lượng tải xuống và tải lên. Lưu lượng được đo tại điểm truy cập của người dùng cuối. (Được hiểu là tổng lưu lượng dữ liệu trên mạng 3G, 4G, 5G của các thuê bao trong mạng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam trong kỳ báo cáo. Không bao gồm thuê bao nước ngoài roaming tại Việt Nam). (13) Lưu lượng Internet băng rộng cố định là lưu lượng được tạo ra bởi các thuê bao băng rộng cố định trong kỳ báo cáo (được đo tại điểm truy cập đầu cuối của thuê bao). Tính cả lưu lượng tải xuống và tải lên. Không bao gồm lưu lượng bán buôn, walled garden, lưu lượng IPTV, truyền hình trên mạng Internet và Cable TV. (14) Là tổng doanh thu của doanh nghiệp tạo ra trong kỳ báo cáo (bao gồm cả doanh thu từ các giao dịch mua bán nội bộ) (15) Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (đã khấu trừ các giao dịch mua bán nội bộ). (15.2) Doanh thu lĩnh vực Trung tâm dữ liệu (Data center) là doanh thu kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu trong kỳ báo cáo (có thể có hoặc không sở hữu trung tâm dữ liệu), bao gồm: dịch vụ cho thuê máy chủ, dịch vụ cho thuê chỗ tại trung tâm dữ liệu, dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ dữ liệu. (15.3) Doanh thu lĩnh vực Điện toán đám mây (Cloud) là doanh thu kinh doanh dịch vụ Điện toán đám mây trong kỳ báo cáo, bao gồm: dịch vụ phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin (cơ sở hạ tầng thông tin, nền tảng, phần mềm) dưới dạng dịch vụ trên môi trường mạng, gồm: cung cấp tài nguyên máy chủ, dung lượng lưu trữ và kết nối mạng (Infrastructure as a service (IaaS)); cung cấp cho người dùng khả năng tạo dựng, quản lý và vận hành các ứng dụng (Platform as a Service (PaaS)); cho thuê các ứng dụng cụ thể cho người dùng (Software as a Service (SaaS)). (16) Là tổng doanh thu các hoạt động thuộc ngành viễn thông trong kỳ báo cáo. Ngành viễn thông là ngành có mã cấp I là "J61" thuộc bảng Danh mục ngành kinh tế Việt Nam quy định tại Quyết định số 27/2018/QĐTTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ. (17) Là tổng số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (gồm doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông là đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích) theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2019/TTBTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ TT&TT quy định về thuyết minh doanh thu viễn thông. (b) Cách ghi biểu Số liệu ghi vào Cột 1. Đối với từng chỉ tiêu: Sử dụng đúng đơn vị tính đã hướng dẫn tại mẫu biểu. Đối với một số chỉ tiêu (gồm Doanh thu và các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu): Trường hợp chưa có số liệu chính thức, đơn vị có thể sử dụng số liệu ước tính. Khi có số liệu chính thức, đơn vị cập nhật hoàn thiện ngay sau khi có số liệu chính thức hoặc vào kỳ báo cáo của tháng sau. (c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành mạng lưới. Biểu VT03 SỐ NHÂN LỰC, HẠ TẦNG, THUÊ BAO, DOANH THU VIỄN THÔNG THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Đơn vị báo cáo: DNVT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý Quý ... /20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT; Sở TT&TT () T T Địa bàn Số lao động trong lĩnh vực viễn thông Trong đó lao động nữ Tỷ lệ dân số được phủ sóng mạng di động tế bào (2G, 3G, 4G, 5G) Trong đó, tỷ lệ dân số được phủ sóng chia theo công nghệ Doanh thu dịch vụ viễn thông (tỷ đồng) Doanh thu băng rộng cố định (tỷ đồng) Doanh thu băng rộng di động (tỷ đồng) Số tiền DNVT nộp NSNN (tỷ đồng) Số thuê bao điện thoại Số thuê bao truy nhập Internet băng rộng Số thuê bao băng rộng cố định FTTH là hộ gia đình Ghi chú 3G 4G 5G Cố định Di động Cố định Di động A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 TOÀN QUỐC 1 Hà Nội 2 Hà Giang ... ... 63 Cà Mau TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ..., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) () DNVT gửi báo cáo Sở TT&TT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có thuê bao và lao động. a) Khái niệm, phương pháp tính Cột Nội dung (1) Là tổng số lao động làm việc toàn thời gian của doanh nghiệp tại Việt Nam trong kỳ báo cáo có tham gia trong quá trình cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp. (Cách tính lao động làm toàn thời gian: Số lao động làm việc toàn thời gian bằng tỷ lệ tổng số thời gian làm việc của các lao động trong kỳ báo cáo chia cho số thời gian làm việc của một kỳ báo cáo). (3) Là tỷ lệ phần trăm dân cư trong phạm vi có tín hiệu di động tế bào (2G/3G/4G/5G) đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hiện hành (không phân biệt là họ có đăng ký thuê bao hay là người sử dụng dịch vụ) và tổng dân số tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Loại trừ những khu dân cư được bao phủ bởi mạng GPRS, EDGE hoặc CDMA 1xRTT). (7) Là tổng số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (gồm doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp viễn thông trong nước, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho các đối tác nước ngoài hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông là đối tượng thụ hưởng dịch vụ viễn thông công ích) theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2019/TTBTTTT ngày 31/12/2019 của Bộ TT&TT quy định về thuyết minh doanh thu viễn thông. (10) Là số tiền doanh nghiệp viễn thông nộp NSNN qua cơ quan Thuế địa phương trong kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin theo đúng các hướng dẫn trên biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành mạng lưới. Biểu VT04 DOANH THU DỊCH VỤ, NỘP NGÂN SÁCH VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: DNVT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 10/3 năm tiếp theo Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT Quý …/20… Năm 20... Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Tên chỉ tiêu Thực hiện kỳ trước Thực hiện kỳ báo cáo Ghi chú A B 1 2 3 1 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu cộng ngang 2 Tổng doanh thu của doanh nghiệp viễn thông Doanh thu hợp nhất Tổng doanh thu của DNVT phân theo các nhóm lĩnh vực hoạt động (2=2.1+..+2.5); nếu DN có cung cấp dịch vụ tại nước ngoài thì tách riêng doanh thu trong nước và nước ngoài với các lĩnh vực hoạt động tương ứng 2.1 Viễn thông 2.2 Data center 2.3 Điện toán đám mây (Cloud) 2.4 Dịch vụ nội dung 2.5 Doanh thu hoạt động khác 3 Tổng doanh thu theo ngành viễn thông Ngành có mã J61 trong bảng Danh mục ngành kinh tế Việt Nam 4 Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông Theo TT 21/2019/TTBTTTT , báo cáo số ước thực hiện trong tháng Tổng doanh thu dịch vụ viễn thông phân theo nhóm dịch vụ (4= 4.1+4.2+4.3+4.4+4.5+4.6) 4.1 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (4.1= 4.1.1+ 4.1.2 + 4.1.3 +4.1.4) 4.1.1 Dịch vụ điện thoại cố định 4.1.2 Dịch vụ kênh thuê riêng 4.1.3 Dịch vụ truy nhập Internet 4.1.4 Dịch vụ khác 4.2 Doanh thu dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh 4.3 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất Doanh thu dịch vụ viễn thông di động mặt đất phân theo nhóm dịch vụ (4.3 = 4.3.1+4.3.2+4.3.3+4.3.4+4.3.5) 4.3.1 Dịch vụ điện thoại (4.3.1= 4.3.1.1 +4.3.1.2) 4.3.1.1 Trả trước 4.3.1.2 Trả sau 4.3.2 Dịch vụ tin nhắn (4.3.2= 4.3.2.1 + 4.3.2.2) 4.3.2.1 Trả trước 4.3.2.2 Trả sau 4.3.3 Dịch vụ truy nhập Internet (4.3.3 = 4.3.3.1+ 4.3.3.2) 4.3.3.1 Trả trước 4.3.3.2 Trả sau 4.3.4 Dịch vụ cộng thêm 4.3.5 Dịch vụ khác 4.4 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động vệ tinh 4.5 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng hải 4.6 Doanh thu dịch vụ viễn thông di động hàng không 5 Trị giá dịch vụ viễn thông xuất khẩu 6 Trị giá dịch vụ viễn thông nhập khẩu 7 Tổng số tiền doanh nghiệp viễn thông nộp NSNN Tổng số tiền DNVT nộp NSNN phân theo khoản nộp (7=7.1+..+7.4) 7.1 Thuế VAT 7.2 Thuế TNDN 7.3 Phí, lệ phí 7.4 Các khoản nộp khác 8 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp viễn thông TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ..., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Dòng Nội dung (1) Là tổng doanh thu của doanh nghiệp tạo ra (bao gồm cả doanh thu từ các giao dịch mua bán nội bộ). (2) Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (đã khấu trừ các giao dịch mua bán nội bộ). (3) (Như hướng dẫn đối với chỉ tiêu tương ứng trong biểu mẫu VT02, thứ tự 44). (4) (Như hướng dẫn đối với chỉ tiêu tương ứng trong biểu mẫu VT02, thứ tự 45). (5) Trị giá dịch vụ viễn thông xuất khẩu: Là số tiền doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phải trả cho các doanh nghiệp viễn thông đối tác nước ngoài trong việc cùng phối hợp cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế cho khách hàng Việt Nam, chiều liên lạc (phát sinh lưu lượng) từ Việt Nam đi nước ngoài trong kỳ báo cáo. (6) Trị giá dịch vụ viễn thông nhập khẩu: Là số tiền doanh nghiệp viễn thông nước ngoài phải trả cho các doanh nghiệp viễn thông đối tác Việt Nam trong việc cùng phối hợp cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế cho khách hàng nước ngoài, chiều liên lạc (phát sinh lưu lượng) từ nước ngoài vào Việt Nam trong kỳ báo cáo. (7) Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác mà doanh nghiệp viễn thông phải nộp cho nhà nước trong kỳ báo cáo theo quy định của pháp luật. Cột Nội dung (1) Ghi số liệu thực tế của kỳ trước kỳ báo cáo. Ví dụ: Báo cáo quý II năm 2020, số liệu cột 1 ghi số doanh thu thực hiện của quý I năm 2020. (2) Ghi số liệu của kỳ báo cáo. Trường hợp chưa có số liệu chính thức có thể báo cáo số ước tính. Đối với chỉ tiêu Doanh thu viễn thông, ghi theo hướng dẫn tại Điều 29 Nghị định số 25/2011/NĐCP. Đối với chỉ tiêu Doanh thu dịch vụ viễn thông, ghi theo hướng dẫn tại Thông tư số 21/2019/TTBTTTT ngày 31/12/2019. b) Cách ghi biểu Số liệu thực hiện (hoặc ước thực hiện) của kỳ báo cáo ghi vào Cột 2. Số liệu thực hiện kỳ trước (liền kề với kỳ báo cáo), số liệu chính thức ghi vào Cột 1. (5) Trị giá dịch vụ viễn thông xuất khẩu. Để tính được trị giá dịch vụ điện thoại xuất khẩu, thực hiện như sau (các dịch vụ viễn thông khác áp dụng tương tự): Giả sử trong kỳ, doanh nghiệp viễn thông A của Việt Nam nhận được sản lượng điện thoại quốc tế đến từ 02 doanh nghiệp viễn thông của nước ngoài là doanh nghiệp B và doanh nghiệp C với số liệu tương ứng là (Ba) phút và (Ca) phút. Đơn giá cước kết cuối mỗi phút điện thoại doanh nghiệp B phải trả cho doanh nghiệp A (do A và B đã thỏa thuận) là (b1) đ/phút. Đơn giá cước kết cuối cuộc gọi doanh nghiệp C phải trả cho doanh nghiệp A (do A và C đã thỏa thuận) là (c1) đ/phút. Số liệu tính như sau: Trị giá dịch vụ điện thoại xuất khẩu của doanh nghiệp A = (Ba) (b1) + (Ca) (c1). (6) Trị giá dịch vụ viễn thông nhập khẩu. Để tính được trị giá dịch vụ điện thoại nhập khẩu, thực hiện như sau (các dịch vụ viễn thông khác áp dụng tương tự): Giả sử trong kỳ, doanh nghiệp A có sản lượng điện thoại quốc tế từ Việt Nam đi, qua 02 doanh nghiệp viễn thông nước ngoài là B và C, với số liệu tương ứng là (Ab) phút và (Ac) phút. Đơn giá cước kết cuối mỗi phút điện thoại doanh nghiệp A phải trả cho doanh nghiệp B là (b2) đ/phút. Đơn giá cước kết cuối cuộc gọi doanh nghiệp A phải trả cho doanh nghiệp C là (c2) đ/phút. Số liệu tính như sau: Trị giá dịch vụ điện thoại nhập khẩu của doanh nghiệp A = (Ab) (b2) + (Ac) (c2). Lưu ý: Doanh thu viễn thông quốc tế của doanh nghiệp được xác định bằng phương thức thanh toán bù trừ sản lượng đi/đến (doanh thu từ chênh lệch thanh toán quốc tế) không phải là trị giá xuất khẩu hay nhập khẩu dịch vụ viễn thông. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận hành mạng lưới. Biểu VT05 DUNG LƯỢNG KẾT NỐI INTERNET QUỐC TẾ Đơn vị báo cáo: DNVT Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý Quý... /20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục VT TT Cổng kết nối quốc tế của doanh nghiệp Điểm cập bờ, Điểm kết nối qua biên giới tại Việt Nam Điểm kết cuối kết nối của đối tác Phương thức kết nối Dung lượng băng thông quốc tế trang bị Lit /equipped capacity (Gbps) Dung lượng băng thông kết nối peering quốc tế (Gbps) Dung lượng băng thông quốc tế sử dụng Used capacity (Gbps) A B C D E 1 2 3 (Tại Việt Nam) 1 2 ... (Tại nước ngoài) … … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ..., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Dung lượng kết nối Internet quốc tế là tổng dung lượng các đường truyền kết nối Internet quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Cột Nội dung (A) Thứ tự các cổng kết nối Internet quốc tế. (B) Ghi tên từng điểm hiện diện (POP Point of Presence) và địa chỉ cụ thể của POP. Ví dụ: POPCầu giấy, 115 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội. Trường hợp điểm hiện diện đặt tại nước ngoài thì ghi theo địa chỉ nước ngoài tương ứng. (C) Ghi vị trí điểm trung chuyển kết nối quốc tế trên biển, trên đất liền qua biên giới tại Việt Nam. Ví dụ: phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. (D) Ghi tên POP và địa chỉ, tên quốc gia đặt POP có kết nối đi quốc tế của đối tác mà doanh nghiệp kết nối đến. (E) Ghi phương thức kết nối: cáp quang đất liền, cáp quang biển, viba, vệ tinh. Ghi rõ tên tuyến cáp, tên vệ tinh (V: TVH, AAG, IA,… vệ tinh VINASAT1,… ). (1) Tổng dung lượng băng thông quốc tế bao gồm các kết nối quốc tế thông qua các phương thức truyền dẫn cáp quang, sóng vô tuyến và vệ tinh lũy kế đến cuối kỳ báo cáo (đơn vị Gbit/s). Nếu lưu lượng không cân bằng, như lưu lượng chiều về (từ quốc tế về Việt Nam) và chiều ra (từ Việt Nam đi quốc tế) không bằng nhau thì lấy lưu lượng cao nhất để sử dụng thống kê. (2) Tổng băng thông kết nối trực tiếp (ngang hàng) với đối tác nước ngoài. (3) Tổng lưu lượng sử dụng trung bình của tất cả các kết nối quốc tế bao gồm cáp quang, kết nối sóng vô tuyến và vệ tinh (đơn vị Gbit/s) đến cuối kỳ báo cáo. Đối với từng kết nối quốc tế độc lập, nếu lưu lượng không cân bằng, như lưu lượng chiều về (từ quốc tế về Việt Nam) và chiều ra (từ Việt Nam đi quốc tế) không bằng nhau thì lấy lưu lượng cao nhất để sử dụng thống kê. Lấy trung bình cộng lưu lượng sử dụng của kỳ báo cáo. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động vận hành mạng lưới, phục vụ khách hàng, đối tác. II. HOẠT ĐỘNG INTERNET A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với VNNIC Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo VNNIC01 Tổng hợp cả nước số lượng thành viên địa chỉ Internet Năm VNNIC Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo VNNIC01.PB Phụ biểu thông tin thành viên địa chỉ Internet Khi có thay đổi VNNIC CSDL thống kê Bộ Cập nhật trong vòng 07 ngày kể từ khi có thay đổi VNNIC03 Tổng hợp cả nước số lượng tên miền, địa chỉ Internet Tháng VNNIC Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo VNNIC04 Tổng hợp số thu, nộp phí và lệ phí tài nguyên Internet Quý, Năm VNNIC Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: 15/3 năm tiếp theo. VNNIC05.1 Tổng hợp cả nước số lượng tên miền, địa chỉ IP, số hiệu mạng theo địa bàn đăng ký của chủ sử dụng Năm VNNIC Vụ KHTC, VP Bộ Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo VNNIC06.1 Tổng hợp cả nước phát triển tên miền quốc tế và tên miền quốc gia Quý VNNIC Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý B. Biểu mẫu áp dụng đối với các doanh nghiệp, tổ chức là Thành viên địa chỉ Internet, Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo VNNIC05 Số lượng địa chỉ IP đã sử dụng Quý, Năm Thành viên địa chỉ IP VNNIC Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo VNNIC06 Số lượng tên miền quốc tế duy trì Năm Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam VNNIC Trước ngày 05/3 năm tiếp theo VNNIC07 Số lượng tên miền quốc tế biến động Quý VNNIC Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý A. Biểu mẫu áp dụng đối với VNNIC Biểu VNNIC01 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN THÀNH VIÊN ĐỊA CHỈ INTERNET Đơn vị báo cáo: VNNIC Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Tháng: Trước ngày 15 tháng tiếp theo. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Tháng.../20... Năm 20... 1. Số lượng thành viên địa chỉ Internet: (thành viên) 4. Số lượng thành viên, nhà đăng ký theo địa bàn [báo cáo năm] TT Địa bàn Mã địa bàn Thành viên địa chỉ IP Ghi chú A B C 1 4 Trong nước 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu VNNIC01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng thành viên địa chỉ Internet: Là số lượng thành viên địa chỉ Internet tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Thành viên địa chỉ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được cấp, phân bổ địa chỉ IP từ Bộ Thông tin và Truyền thông (VNNIC)). Số lượng nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam: Là số lượng nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam. Số lượng nhà đăng ký tên miền ".vn": Là số lượng nhà đăng ký tên miền ".vn" tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Nhà đăng ký tên miền “.vn” là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, bao gồm: (a) Nhà đăng ký tên miền “.vn” là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam; (b) Nhà đăng ký tên miền “.vn” là tổ chức ở nước ngoài ký hợp đồng với Nhà đăng ký tên miền chính thức của Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN). b) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên đơn vị (gồm tên viết đầy đủ và viết tắt). (C) Trường hợp Cột B là tên quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài: Ghi mã quốc gia, vùng lãnh thổ theo địa chỉ liên hệ hoặc xuất xứ của đơn vị có tên tại Cột B. Sử dụng 02 ký tự tên miền cấp cao nhất để ký hiệu. Ví dụ: đơn vị tại Cột B là tổ chức thuộc Việt Nam thì ghi "VN". Thuộc Hoa Kỳ thì ký hiệu "US". Thuộc Vương quốc Anh thì ký hiệu là "UK". (D) Ghi mã địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đơn vị tại Cột B thuộc Việt Nam. Mã ghi tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: đơn vị có địa chỉ tại Hà Nội thì ghi mã 01. Tại TP.HCM thì ghi mã 79... Khi có sự thay đổi thông tin, VNNIC cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê để hệ thống có thể tổng hợp được thông tin theo định dạng biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau đăng ký, cấp phép của VNNIC. PHỤ BIỂU VNNIC01.PB THÔNG TIN THÀNH VIÊN ĐỊA CHỈ, NHÀ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN (Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20...) TT Tên đơn vị Mã địa bàn Mới tăng trong kỳ Thành viên kết nối VNIX Mã số thuế (MST) Giấy phép hoặc đăng ký hoạt động Ghi chú Số, ký hiệu Ngày giấy phép Ngày bắt đầu hiệu lực Ngày hết hiệu lực A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Đơn vị A 01 2 Đơn vị B 79 3 Đơn vị C … … … … a) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên đơn vị (gồm tên viết đầy đủ và viết tắt). (C) Ghi mã địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đơn vị tại Cột B thuộc Việt Nam. Mã ghi tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: đơn vị có địa chỉ tại Hà Nội thì ghi mã 01. Tại TP.HCM thì ghi mã 79... (6) Ghi mã số thuế của đơn vị có tên tại Cột B (trong trường hợp đơn vị tại Cột B thuộc Việt Nam). Các cột từ Cột 1 đến Cột 8: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được đăng ký mới). Nếu không phải thì để trống. Cột 2: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có sự thay đổi, Trung tâm cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo đồng bộ với thông tin theo dõi của Trung tâm. b) Nguồn số liệu Từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau đăng ký, cấp phép của VNNIC. Biểu VNNIC03 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG TÊN MIỀN, ĐỊA CHỈ INTERNET Đơn vị báo cáo: VNNIC Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Tháng .../20... 1. Tổng số tên miền quốc gia ".VN": (Tên miền) Trong đó (1=1.1+1.5+1.6): 1.1. Tên miền đã kích hoạt, sử dụng IPv6: 1.2. Tên miền có sử dụng dịch vụ: 1.3. Tên miền có website sử dụng IPv6: 1.4. Tên miền có máy chủ DNS sử dụng IPv6: 1.5. Tên miền đã kích hoạt, sử dụng IPv4: 1.6. Tên miền chưa kích hoạt: 2. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam: (%) Trong đó, tỷ lệ ứng dụng của một số doanh nghiệp viễn thông 2.1. Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội (Viettel): 2.2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT): 2.3. Tổng công ty thông tin di động (Mobifone): 2.4. Công ty cổ phần viễn thông FPT: 3. Tổng số tên miền quốc tế [báo cáo quý]: (Tên miền) 3.1. Trong đó, chủ thể sử dụng là tổ chức, cá nhân Việt Nam: 4. Tên miền quốc tế biến động trong kỳ [báo cáo quý]: (Tên miền) Trong đó 4.1. Tăng trong kỳ: 4.2. Giảm trong kỳ: 4.3. Tăng trong kỳ, và giảm trước khi kết thúc kỳ: 4. Số lượng địa chỉ IPv4 [báo cáo quý]: (Địa chỉ v4) 5. Số lượng địa chỉ IPv6 [báo cáo quý]: (Khối /64) 6. Số lượng số hiệu mạng [báo cáo quý]: (Số hiệu) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng tên miền quốc gia: Là tổng số tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" (bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng Việt) đang được quản lý, duy trì trên hệ thống tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số lượng tên miền quốc gia có sử dụng dịch vụ: Là số lượng tên miền quốc gia có sử dụng dịch vụ website tại thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số lượng tên miền quốc tế: Là tổng số tên miền quốc tế đã đăng ký sử dụng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo theo báo cáo định kỳ của các Nhà đăng ký (NĐK) tên miền quốc tế tại Việt Nam. Số lượng địa chỉ Internet IPv4: Là tổng số địa chỉ IPv4 mà quốc gia Việt Nam được cấp và được Bộ TT&TT quản lý tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Địa chỉ IPv4 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 4. Số lượng địa chỉ Internet IPv6: Là tổng số địa chỉ IPv6 mà quốc gia Việt Nam được cấp và được Bộ TT&TT quản lý tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Địa chỉ IPv6 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 6. 01 khối /64 địa chỉ IPv6 bằng 2^(12864) địa chỉ IPv6). Số lượng số hiệu mạng: Là số lượng số hiệu mạng mà các tổ chức/doanh nghiệp Việt Nam được cấp và sử dụng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số hiệu mạng là số được sử dụng để định danh một mạng máy tính (hoặc một tập hợp địa chỉ IP) tham gia vào hoạt động định tuyến chung trên Internet. Tỷ lệ ứng dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam: Là tỷ lệ % ứng dụng IPv6 của Việt Nam theo số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế uy tín trên thế giới (Ví dụ: Trung tâm thông tin mạng châu Á Thái Bình Dương (APNIC), Tập đoàn Internet cấp số và tên miền (ICANN) tại thời điểm khảo sát. (Là tỷ lệ giữa số lượng địa chỉ IPv6 đã sử dụng và tổng số địa chỉ IPv6 đã được phân bổ). b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của VNNIC, báo cáo từ các thành viên địa chỉ Internet (biểu mẫu VNNIC06), và báo cáo của các nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam (biểu mẫu VNNIC07, VNNIC07B) đã gửi VNNIC. Biểu VNNIC04 TỔNG HỢP SỐ THU, NỘP PHÍ VÀ LỆ PHÍ TÀI NGUYÊN INTERNET Đơn vị báo cáo: VNNIC Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Ngày nhận báo cáo: Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Quý ... /20... Năm 20... Đơn vị: Tỷ đồng TT Nội dung Kế hoạch Thực hiện trong kỳ Cộng dồn từ đầu năm đến hết kỳ báo cáo Ghi chú A B 1 2 3 4 1 Phí, lệ phí tên miền Chia ra (1=1.1+1.2) 1.1 Lệ phí đăng ký sử dụng tên miền quốc gia ".vn" 1.2 Phí duy trì sử dụng tên miền quốc gia ".vn" 2 Phí, lệ phí địa chỉ Internet Chia ra (2=2.1+2.2) 2.1 Lệ phí đăng ký sử dụng địa chỉ Internet (IP) tại Việt Nam 2.2 Phí duy trì sử dụng địa chỉ Internet (IP) tại Việt Nam 3 Nộp NSNN từ phí, lệ phí tên miền và địa chỉ Internet TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Tổng thu phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet: Là tổng số tiền gồm phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet đã thu được trong kỳ báo cáo. Nộp NSNN từ phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet: Là tổng số tiền phải nộp NSNN từ phí, lệ phí tên miền và địa chỉ Internet trong kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được tập hợp từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau đăng ký, cấp phép của VNNIC. Biểu VNNIC05.1 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG SỐ LƯỢNG TÊN MIỀN, ĐỊA CHỈ IP, SỐ LƯỢNG SỐ HIỆU MẠNG ĐANG SỬ DỤNG THEO ĐỊA BÀN Đơn vị báo cáo: VNNIC Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Năm 20… TT ĐỊA BÀN Mã địa bàn Số lượng tên miền ".vn" Trong đó, tên miền ".vn" có website Tên miền quốc tế Số lượng địa chỉ IPv4 Số lượng địa chỉ IPv6 khối / 64 Số lượng số hiệu mạng Ghi chú A B C 1 2 3 4 5 6 7 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... ... 63 Cà Mau 96 64 (Quốc gia, vùng Lãnh thổ nước ngoài thứ 1) … 65 (Quốc gia, vùng Lãnh thổ nước ngoài thứ 2) … … … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính (Khái niệm, phương pháp tính đối với các chỉ tiêu: Tên miền ".vn", tên miền ".vn" có website, tên miền quốc tế, số lượng địa chỉ IPv4, số lượng địa chỉ IPv6, số lượng số hiệu mạng như hướng dẫn tương ứng tại biểu mẫu VNNIC03) b) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ghi tên quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài. (C) Ghi mã địa bàn có tên ở cột B. Ghi theo Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Trường hợp địa bàn nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam; Ghi ký hiệu của quốc gia /vùng lãnh thổ bằng 2 ký tự tương ứng với ký hiệu tên miền cấp cao nhất ứng với quốc gia/vùng lãnh thổ đó. Ví dụ: Việt Nam là "VN", Trung Quốc: CN, Hoa Kỳ: US,... tương ứng với địa chỉ của chủ thể đăng ký tên miền tại Cột B. Các cột 1, 2, 3, 4: Ghi thông tin về số lượng tên miền quốc tế, địa chỉ IPv4, IPv6, số hiệu mạng mà các cá nhân/tổ chức đang sử dụng có địa chỉ liên hệ thuộc địa bàn ở cột B. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của VNNIC và từ biểu VNNIC05, VNNIC06 các thành viên địa chỉ IP, nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam đã gửi VNNIC. Biểu VNNIC06.1 TỔNG HỢP CẢ NƯỚC PHÁT TRIỂN TÊN MIỀN QUỐC TẾ VÀ TÊN MIỀN QUỐC GIA Đơn vị báo cáo: VNNIC Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý Quý ... /20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Nhà đăng ký Số lượng tên miền tính đến cuối kỳ Số lượng tên miền đăng ký mới trong kỳ Số lượng tên miền thu hồi trong kỳ Ghi chú Tên miền q.tế Tên miền .vn Trong đó, tên miền .vn không dấu Tên miền q.tế Tên miền .vn Trong đó, tên miền .vn không dấu Tên miền q.tế Tên miền .vn Trong đó, tên miền .vn không dấu A B 1 2 3 4 5 7 8 9 10 11 TỔNG SỐ 1 Nhà đăng ký A 2 Nhà đăng ký B ... … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) Nguồn số liệu Biểu được lập từ báo cáo của các nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam (biểu mẫu VNNIC06, VNNIC07), và dữ liệu hành chính của VNNIC về tên miền quốc gia ".vn". B. Biểu mẫu áp dụng đối với các Thành viên địa chỉ Internet, Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam Biểu VNNIC05 SỐ LƯỢNG ĐỊA CHỈ IP ĐANG SỬ DỤNG Đơn vị báo cáo: Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Thành viên địa chỉ Internet Quý .../20… Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: VNNIC 1. Số lượng địa chỉ IPv4 đang sử dụng: (địa chỉ) 2. Số lượng địa chỉ IPv6 đang sử dụng: (khối /64) 3. Thông tin địa chỉ IP đang sử dụng [báo cáo năm] TT Khối địa chỉ IP, số hiệu mạng Chủ thể sử dụng là tổ chức Khối do Thành viên địa chỉ sử dụng nội bộ Khối do thành viên sử dụng nội bộ chia ra Vùng địa chỉ cấp lại cho khách hàng leasedline Tên của chủ thể sử dụng (Tên của tổ chức/cá nhân sử dụng) Ngày cấp địa chỉ Địa chỉ liên hệ của tổ chức, cá nhân sử dụng Họ và tên người đại diện của tổ chức/cá nhân sử dụng địa chỉ IP Điện thoại Thư điện tử Ghi chú Vùng mạng lõi Vùng cho dịch vụ FTTH và Mobile Vùng mạng IDC, cho Cloud Địa chỉ liên hệ cụ thể Mã tỉnh /thành phố Mã quốc gia /vùng lãnh thổ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Khối địa chỉ IP 1 2 Khối địa chỉ IP 2 … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ..., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng địa chỉ Internet IPv4: Là tổng số địa chỉ IPv4 mà quốc gia Việt Nam được cấp và được Bộ TT&TT quản lý tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Địa chỉ IPv4 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 4. Số lượng địa chỉ Internet IPv6: Là tổng số địa chỉ IPv6 mà quốc gia Việt Nam được cấp và được Bộ TT&TT quản lý tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Địa chỉ IPv6 là địa chỉ giao thức Internet phiên bản 6. b) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Khối địa chỉ IP, gồm khối địa chỉ IPv4, khối địa chỉ IPv6. Viết ký hiệu khối địa chỉ theo quy ước chung. Ví dụ: Khối địa chỉ IPv4: "N1.N2.N3.N4/X", số lượng địa chỉ tương ứng = 32X; Khối địa chỉ IPv6: N1.N2.N3.N4:N5:N6:N7:N8/X, (số lượng địa chỉ tương ứng = 2 mũ (128X). Một khối địa chỉ IP chỉ sử dụng cho vùng mạng lõi thì khối đó ghi thành 1 dòng trên biểu (không kê chi tiết từng địa chỉ IP thuộc Khối). Đối với các khối địa chỉ IP thuộc vùng dịch vụ FTTH, Mobile và khối địa chỉ IP thuộc vùng mạng IDC, Cloud: Cách ghi thông tin tương tự như cách ghi đối với khối IP thuộc vùng lõi. (1) Nếu chủ thể là tổ chức, ký hiệu "T". Nếu chủ thể là cá nhân, ký hiệu "C". (2) Đánh dấu X nếu khối địa chỉ tương ứng ở Cột B do Thành viên sử dụng nội bộ. Nếu không phải thì để trống. Các Cột (3), (4), (5), (6): Ghi thông tin tương tự như cách ghi đối với Cột 2. (7) Trường hợp địa chỉ IP thuộc vùng địa chỉ cấp lại cho khách hàng thì ghi tên của chủ thể sử dụng. Trường hợp địa chỉ IP không thuộc vùng cấp lại cho khách hàng thì không ghi. (10) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của chủ thể sử dụng khối địa chỉ tại Cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Trường hợp chủ thể là tổ chức/cá nhân nước ngoài thì để trống. (11) Ghi ký hiệu của quốc gia/vùng lãnh thổ bằng 2 ký tự tương ứng với ký hiệu tên miền cấp cao nhất ứng với quốc gia/vùng lãnh thổ đó. Ví dụ: Việt Nam là "VN", Trung Quốc: CN, Hoa Kỳ: US,... tương ứng với địa chỉ của chủ thể đăng ký tên miền tại Cột B. Tại kỳ báo cáo đầu tiên, đơn vị ghi đầy đủ thông tin các khối địa chỉ theo hướng dẫn. Các kỳ tiếp theo chỉ ghi thông tin thay đổi. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ theo dõi sau đăng ký. Biểu VNNIC06 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo SỐ LƯỢNG TÊN MIỀN QUỐC TẾ DUY TRÌ Đơn vị báo cáo: Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam Đơn vị nhận báo cáo: VNNIC Năm 20… TT Tên miền Chủ thể đăng ký, sử dụng Phân loại chủ thể (cá nhân/tổ chức) Ngày đăng ký Ngày hết hạn Địa chỉ liên hệ của chủ thể đăng ký, sử dụng Họ và tên người đại diện của chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền Điện thoại Thưđiện tử Phân nhóm quản lý Ghi chú Địa chỉ liên hệ cụ thể Mã tỉnh /thành phố Mã quốc gia/vùng lãnh thổ A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tên miền.. 2 Tên miền.. … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng tin người thực hiện) ..., ngày... tháng... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện t ử ) a) Khái niệm phương pháp tính Tên miền quốc tế duy trì trong kỳ là tên miền quốc tế đã đăng ký sử dụng và đang được duy trì trên hệ thống tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo b) Cách ghi biểu Cột N ộ i d ung (6) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của chủ thể đăng ký tên miền tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam). Trường hợp chủ thể là tổ chức/cá nhân nước ngoài thì để trống. (7) Ghi ký hiệu của quốc gia/vùng lãnh thổ bằng 2 ký tự tương ứng với ký hiệu tên miền cấp cao nhất ứng với quốc gia/vùng lãnh thổ đó. Ví dụ: Việt Nam là "VN", Trung Quốc: CN, Hoa Kỳ: US,... tương ứng với địa chỉ của chủ thể đăng ký tên miền tại Cột B. (11) Phân nhóm quản lý: Ghi ký hiệu để phản ánh tên miền do Nhà đăng ký phát triển hay do đại lý của Nhà đăng ký phát triển. Nếu do đại lý phát triển thì ghi ký hiệu A (Agent), nếu do Nhà đăng ký trực tiếp phát triển thì để trống ô tương ứng. c) Nguồn số liệu Biểu được lập căn cứ thông tin dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ theo dõi sau đăng ký tên miền. Biểu VNNIC07 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý SỐ LƯỢNG TÊN MIỀN QUỐC TẾ BIẾN ĐỘNG Đơn vị báo cáo: Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam Đơn vị nhận báo cáo: VNNIC Quý … /20… 1.Số lượng tên miềnquốc tếbiếnđộngtăng: (tên miền) 2. Số lượng tên miềnquốc tế biến động giảm: 3. Thông tin tên miền quốc tếbiến động TT Tên miền Chủ thể đăng ký, sử dụng Phân loại chủ thể (cá nhân /tổ chức) Ngày đăng ký Ngày hết hạn Địa chỉ liên hệ của chủ thể đăng ký, sử dụng Họ và tên người đại diện của chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền Điện thoại Thưđiện tử Phân nhóm quản lý Biến động tăng trong kỳ Biến động giảm trong kỳ Loại biến động Nguồn biến động Ngày biến động Ghi chú Địa chỉ liên hệ cụ thể Mã tỉnh /thành phố Mã quốc gia/ VLT A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 1 Tên miền.. 2 Tên miền.. … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng tin người thực hiện) ..., ngày... tháng... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện t ử ) a) Khái niệm, phương ph á p tỉnh Tên miền biến động: Là tên miền trong kỳ báo cáo có sự thay đổi gồm đăng ký mới, thu hồi, hoặc chuyển đến từ nhà đăng ký khác, chuyển đi nhà đăng ký khác trong kỳ báo cáo. b ) Cách gh i biểu C ộ t Nội dung (B) Ghi tên miền có biến động. Chỉ ghi những tên miền có biến động trong kỳ báo cáo (kể cả đối với trường hợp một tên miền vừa có biến động tăng, vừa có biến động giảm trong kỳ). Ví dụ: Tên miền A được khách hàng đăng ký sử dụng từ sau 0h ngày 01/4, nhưng lại ngừng sử dụng trước 24h00 ngày 30/6 thì tên miền A phải được thể hiện tại báo cáo quý II của năm. (2) Nếu chủ thể là tổ chức, ký hiệu "T". Nếu chủ thể là cá nhân, ký hiệu "C". (3) Ghi ngày tên miền tương ứng ở Cột B được đăng ký. (6) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của chủ thể đăng ký tên miền tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Trường hợp chủ thể là tổ chức/cá nhân nước ngoài thì để trống. (7) Ghi ký hiệu của quốc gia/vùng lãnh thổ bằng 2 ký tự tương ứng với ký hiệu tên miền cấp cao nhất ứng với quốc gia/vùng lãnh thổ đó. Ví dụ: Việt Nam là “VN”. Trung Quốc: CN, Hoa Kỳ: US,... tương ứng với địa chỉ của chủ thể đăng ký tên miền tại Cột B. (11) Phân nhóm quản lý: Ghi ký hiệu để phản ánh tên miền đó. Nhà đăng ký phát triển hay do đại lý của của Nhà đăng ký phát triển. Nếu do đại lý phát triển thì ghi ký hiệu A (Agent), nếu do Nhà đăng ký trực tiếp phát triển thì để trống ô tương ứng. (12) Biến động tăng trong kỳ: Đánh dấu X nếu tên miền đăng ký mới trong kỳ hoặc do tiếp nhận chuyển đổi nhà đăng ký. (13) Biến động giảm trong kỳ: Đánh dấu X nếu tên miền thu hồi trong kỳ hoặc chuyển đổi nhà đăng ký đi. Trường hợp một tên miền trong ký có biến động tăng, trong kỳ đó lại giảm thì tên miền đó vẫn được cập nhật trên biểu và đánh dấu X vào cả hai cột. (14) Loại biến động: Ghi ký hiệu thể hiện các loại biến động: C đăng ký mới , D Thu hồi, G Chuyển nhà đăng ký đến, L Chuyển nhà đăng ký đi. (15) Nguồn biến động: Để trống nếu tên miền đăng ký mới hoặc thu hồi, ghi tên Nhà đăng ký chuyển đến hoặc chuyển đi tương ứng trong trường hợp chuyển đổi nhà đăng ký. (16) Ngày biến động: Ngày trong kỳ phát sinh biến động. c) Nguồn số liệu Biểu được lập căn cứ thông tin dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ theo dõi sau đăng ký tên miền. III. HOẠT ĐỘNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Danh mục Biểu mẫu áp dụng đối với Cục TS Kí hiệu Tênbiểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vịbáo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo TS01 Số lượng trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện, số lượng băng tần kiểm soát được Năm Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý TS02 Lượng tần số vô tuyến điện quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT Năm Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TS03 Lượng tần số vô tuyến điện đã cấp phép cho hệ thống thông tin di động IMT Năm Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TS04 Số lượng thiết bị, hệ thống vô tuyến điện đã cấp phép tần số Quý Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý TS05 Số lượng quỹ đạo vệ tinh đã đăng ký thành công Năm Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TS06 Số lượng ấn định tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế Năm Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TS07 Số vụ vi phạm sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện Quý Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý TS08 Số vụ can nhiễu tần số vô tuyến điện có hại Tháng Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo TS09 Thu, nộp phí, lệ phí tài nguyên tần số vô tuyến điện Quý, Năm Cục TS Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. Biểu TS01 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo SỐ LƯỢNG TRẠM KIỂM SOÁT TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN, SỐ BĂNG TẦN KIỂM SOÁT ĐƯỢC Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Năm 20… TT Trạm kiểm soát Địa điểm Thờiđiểmbắt đầu hoạt động Băng tầnkiểmsoát VLF LF MF HF VHF UHF SHF EHF … A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TỔNG CỘNG A. Trạm kiểm soát cố định I Trung tâm TS khu vựcI 1 Trạm Trung tâm Số /đường /phường /quận/thành phố... tháng/năm 2 Trạm cố định A 3 Trạm cố định B … … … II Trung tâm TS khu vựcII 1 Trạm Trung tâm Số /đường /phường /quận /thành phố... 2 Trạm cố định A Thôn /xã /huyện /tỉnh 3 Trạm cố định B … … … B. Trạm kiểm soát lưu động I Trung tâm TS khu vực I 1 Trạm lưu động A 2 Trạm lưu động B … … II Trungtâm TS khuvực II 1 Trạm lưu động A 2 Trạm lưu động B … ... … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Kh á i niệm, phương pháp tính Số lượng trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện: Là số lượng trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện đang hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Trạm kiểm soát tần số vô tuyến điện là trạm (cố định hoặc lưu động) có các thiết bị chuyên dùng để kiểm soát, giám sát, thu thập thông tin về các phát xạ vô tuyến điện trong không gian nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các nguồn gây can nhiễu, các vi phạm về sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện; đo đạc các thông số kỹ thuật thiết bị vô tuyến điện để phục vụ công tác quản lý sử dụng tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh. Băng tần số vô tuyến điện kiểm soát được: Là những dải tần số vô tuyến điện dưới 300 GHz hệ thống thiết bị kiểm soát của Việt Nam đã kiểm soát được đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Dải tần dưới 300 GHz là dải tần được ITU phân định, gồm có VLF, LF, MF, HF, VHF, UHF, SHF, EHF. Dải kiểm soát được là các dải tần mà khi bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào sử dụng để phát tín hiệu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì các phương tiện kỹ thuật của Việt Nam hoàn toàn cho phép xác minh được vị trí và các thông số liên quan. b ) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên trạm kiểm soát. (C) Địa điểm đặt trạm. Riêng trạm lưu động ghi tên của tỉnh/thành phố nơi Trung tâm tần số khu vực quản lý, vận hành trạm có trụ sở chính. (1) Thời điểm trạm kiểm soát bắt đầu đưa vào hoạt động. Sử dụng 02 chữ số chỉ tháng, 02 chữ số chỉ năm, giữa tháng và năm ngăn cách bằng ký tự “/”. Các cột từ Cột 2 đến Cột 10: Đánh dấu X tương ứng với tần số mà trạm có tên tại cột B có khả năng kiểm soát được. Cách ghi số liệu tổng hợp dòng Trung tâm TS khu vực I Phần A Trạm kiểm soát cố định Sau khi ghi đầy đủ thông tin cho các trạm kiểm soát trên biểu, tiến hành ghi số liệu tổng hợp dòng Trung tâm TS khu vực I. Cách ghi như sau: Cột 1: Ghi số lượng trạm cố định thuộc Trung tâm TS khu vực I. Số liệu tương ứng với số thứ tự của trạm cuối cùng trong danh sách trạm thuộc Trung tâm TS khu vực I. Các cột từ Cột 2 đến Cột 10: Đếm số 5 đánh dấu X từng cột trong số các trạm cố định thuộc Trung tâm TS khu vực I. Ghi số đếm được lên ô tương ứng dòng Trung tâm TS khu vực I. Số liệu tổng hợp dòng Trung tâm TS các khu vực còn lại ghi tương tự như cách đã áp dụng cho dòng Trung tâm TS khu vực I. Cách ghi số liệu tổng hợp Dòng A Trạm kiểm soát cố định. Sau khi ghi đầy đủ thông tin cho các Trung tâm TS khu vực I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, tiến hành ghi thông tin tổng hợp phần A Trạm cố định. Các cột từ cột 1 đến cột 10 là số liệu tổng hợp tương ứng từ các Trung tâm TS khu vực. Cách ghi số liệu tổng hợp các dòng Trung tâm TS khu vực Phần B Trạm kiểm soát lưu động và ghi số liệu tổng hợp dòng B Trạm kiểm soát lưu động. Ghi tương tự như cách đã áp dụng để ghi số liệu ở phần A. Cách ghi số liệu dòng TỔNG CỘNG Sau khi ghi đầy đủ thông tin cho các dòng A Trạm kiểm soát cố định và dòng B Trạm kiểm soát lưu động, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng. Số liệu dòng Tổng cộng là số liệu tổng hợp tương ứng từ dòng A và dòng B. Khi có sự thay đổi: Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê để hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng của biểu này với các thông tin cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS02 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo LƯỢNG PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN QUY HOẠCH CHO HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG IMT Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Năm 20… TT Băng tần/đoạn băng tần Độrộng Ghi chú Giới hạn Độ rộng (MHz) Tần s ố đầu (MHz) Tần số cuối (MHz) A B 1 2 (3)=(2)(1) 4 TỔNG CỘNG 1 Băng tần 1 … Đoạn 1 (Phương thức sử dụng tần số (FDD/TDD)) Đoạn 2 … (Phương thức sử dụng tần số (FDD/TDD)) … … … … (Phương thức sử dụng tần số (FDD/TDD)) 2 Băng tần 2 … … … … … … … 3 Băng tần 3 … … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tí nh Lượng phổ tần số vô tuyến điện quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT: Là tổng độ rộng các băng tần số vô tuyến điện (tính bằng Mhz) đã được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT (International Mobile Telecommunications) tại quy hoạch băng tần do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Băng tần là một dải tần số vô tuyến điện trong phổ tần, được sử dụng cho nhiều mục đích như: phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Phổ tần số vô tuyến là phổ điện từ tương ứng với tần số vô tuyến thấp hơn 300 GHz). b ) Cách gh i biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên băng tần theo cách gọi rút gọn, Ví dụ: Băng tần 700, Băng tần 1800,... (tương ứng với 700MHz, 1800MHz,...). (1) Chi tiết điểm đầu đoạn băng tần tương ứng tại Cột B. (2) Chi tiết điểm cuối đoạn băng tần tương ứng tại Cột B. (3) Lượng phổ tần của đoạn băng tần tương ứng tại Cột B. FDD: phương thức sử dụng tần số để truyền tín hiệu liên lạc (đi/đến) phân chia theo tần số. TDD: phương thức sử dụng tần số để truyền tín hiệu liên lạc (đi/đến) phân chia theo các khe thời gian. Cách ghi thông tin dòng Tổng cộng Sau khi ghi đầy đủ thông tin cho các băng tần, đoạn băng tần, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng. Cách ghi như sau: Cột 3: số liệu được tổng hợp tương ứng từ số liệu cột 3 của các băng tần trên biểu. Khi có sự thay đổi: Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê để hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng của biểu này với các thông tin cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS03 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo LƯỢNG PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐÃ CẤP PHÉP CHO THÔNG TIN IMT Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Năm 20… TT Băngtần Doanh nghiệp Độrộng Ghi chú Giới hạn Độ rộng (MHz) Tần số đầu (MHz) Tần số cuối (MHz) A B C 1 2 3=(2)(1) 4 TỔNG CỘNG 1 Băng tần 1 …. Đoạn 1 Doanh nghiệp A … … Doanh nghiệp B … … …. … … Đoạn 2 Doanh nghiệp A … … Doanh nghiệp B … … … … … 2 Băng tần 2 … … … … … … … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a ) Khái niệm, phương pháp tính Lượng phổ tần số vô tuyến điện đã cấp phép cho IMT: Là lượng tần số vô tuyến điện tính bằng Mhz đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sử dụng cho nghiệp vụ thông tin di động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên băng tần theo cách gọi rút gọn, Ví dụ: Băng tần 700, Băng tần 1800,... (tương ứng với 700MHz, 1800MHz,...). (C) Ghi tên các doanh nghiệp được cấp phép IMT. (1) Ghi tiết giới hạn dưới đoạn băng tần mà doanh nghiệp có tên tương ứng tại cột C được cấp. (2) Chi tiết giới hạn trên đoạn băng tần mà doanh nghiệp có tên tương ứng tại cột C được cấp. (3) Số lượng MHz doanh nghiệp được cấp phép tương ứng với từng đoạn băng tần. Cách ghi thông tin dòng Tổng cộng. Sau khi ghi đầy đủ thông tin cho các băng tần, đoạn băng tần, tiến hành ghi thông tin dòng Tổng cộng. Cách ghi như sau: Cột 3: số liệu được tổng hợp từ số liệu cột 3 của các băng tần trên biểu mà các doanh nghiệp được cấp phép. Khi có sự thay đổi: Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê để hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng của biểu này với các thông tin cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS04 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ/ HỆ THỐNG THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐÃ CẤP PHÉP TẦN SỐ Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Quý …/20… TT Tên tỉnh/thành phố Mã đơn vị Nghiệp vụ Truyền hình Phátthanh Hàng không Hàng hải Vệ tinh Diđộng dùng riêng Viba Truyền thanh không dây Tàu cá Khác D ẫ n đường D i động Đài bờ Số lượng hệ thống tàu biển Đài bờ Số lượng tàu cá A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 CẢ NƯỚC 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a)Khái niệm, phương pháp tính Số lượng thiết bị /hệ thống thiết bị vô tuyến điện đã cấp phép tần số: Là tổng số thiết bị/hệ thống thiết bị vô tuyến điện đã được cấp giấy phép sử dụng tần số tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Thiết bị vô tuyến điện là thiết bị thu, phát hoặc thu phát các ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác bằng sóng vô tuyến điện). (Gồm các thiết bị có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện đang hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo). b ) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B, C) Ghi thông tin như cách ghi áp dụng đối với các Cột B, C tương ứng tại biểu mẫu TS03. (1) Số lượng thiết bị truyền hình đã được cấp phép tần số tương ứng với từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (theo địa bàn thiết bị được sử dụng hoặc theo tổ chức/cá nhân sử dụng có địa chỉ tại Cột B). Các cột sau đây cách ghi thông tin tương tự như cách ghi Cột 1: (2) Số lượng thiết bị phát thanh. (3) Số lượng thiết bị dẫn đường hàng không. (4) Số lượng thiết bị di động hàng không. (5) Số lượng thiết bị đài bờ hàng hải. (6) Số lượng thiết bị đài tàu biển. (7) Số lượng thiết bị vệ tinh. (8) Số lượng Hệ thống di động dùng riêng. (9) Số lượng tuyến viba. (10) Số lượng thiết bị truyền thanh không dây. (11) Số lượng thiết bị đài bờ tàu cá. (12) Số lượng thiết bị vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá. (13) Số lượng thiết bị thuộc nghiệp vụ khác. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS05 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo SỐ LƯỢNG QUỸ ĐẠO VỆ TINH ĐÃ ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Năm 20 … TT Quỹ đạo vệ tinh Vị trí Tần số Đãsử dụng Ghi chú A B 1 2 3 4 1 TỔNG CỘNG 1.1 Địa tĩnh 132 … Vinasat 1 131,8 … Vinasat 2 1.2 Phi địa tĩnh … … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Kh á i niệm, phương pháp t í nh Số lượng quỹ đạo vệ tinh đã đăng ký thành công: Là số lượng vị trí quỹ đạo đã được đăng ký thành công để đưa vào sử dụng cho các dự án vệ tinh (bao gồm quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo phi địa tĩnh) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Quỹ đạo vệ tinh là đường chuyển động của vệ tinh trong không gian. Quỹ đạo/tần số vệ tinh là tần số được ấn định cho mỗi vị trí quỹ đạo để vệ tinh tương ứng sử dụng). b)Cách ghi biểu C ột Nội dung (1) Vị trí quỹ đạo cụ thể đã đăng ký thành công. (2) Tần số đã đăng ký tương ứng với vị trí. (3) Vệ tinh đã sử dụng trong thực tế tương ứng với từng vị trí quỹ đạo. Dòng Nội dung (1) Cột 1: Ghi tổng số vị trí quỹ đạo đã đăng ký thành công (1=1.1+1.2). (1.1) Cột 1: Ghi tổng số vị trí quỹ đạo địa tĩnh. (1.2) Cột 1: Giữ số lượng vị trí quỹ đạo phi địa tĩnh. Khi có sự thay đổi: Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê để hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng của biểu này với các thông tin cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS06 Ban hành kèm theo TT số …./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo SỐ LƯỢNG ẤN ĐỊNH TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐÃ ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ Đơn vị báo cáo: Cục TS Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Nghiệp vụ Số lượng ấn định Ghi chú A B 1 2 TỔNG CỘNG 1 Cảnh báo thiên tai 2 Hỗ trợ hàng hải … ... .... TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) K há i niệm, phương ph áp tính Số lượng ấn định tần số vô tuyến điện đã đăng ký quốc tế: Là số lượng ấn định tần số vô tuyến điện đã đăng ký với Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đang hiệu lực tính đến cuối kỳ báo cáo. (Ấn định tần số là việc tần số đã được cơ quan quản lý ấn định và cấp phép một đài vô tuyến điện được quyền sử dụng một tần số hay một kênh tần số vô tuyến điện theo những điều kiện cụ thể). b)Cách ghi biểu Cột Nội d ung (B) Các nghiệp vụ có ấn định tần số đăng ký quốc tế. (1) Số lượng ấn định tần số đã đăng ký quốc tế tương ứng với từng nghiệp vụ. Khi có sự thay đổi, Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê đê hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng của biểu này với các thông tin cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS07 Ban hành kèm theo TT số …/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý SỐ VỤ VI PHẠM SỬ DỤNG TẦN SỐ VÀ THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Quý … /20… Đơn vị tính: Vụ vi phạm TT Tỉnh/thành phố Mã đơn vị Số vụ vi phạm sử dụngtần số và thiết vị vô tuyến điện Tình trạng xử lý Ghi chú Đã xửlý Chưa xử lý A B C 1 2 3 4 CẢ NƯỚC 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Kh á i niệm, phương pháp t í nh Số vụ vi phạm sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện: Là số vụ vi phạm sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện kiểm soát, phát hiện được trong kỳ báo cáo. b ) Cách gh i biểu Cột Nội du ng (B, C) Ghi thông tin như cách ghi áp dụng đối với các Cột B, C tương ứng tại biểu mẫu TS03. (1) Số lượng vụ vi phạm phát hiện được trong ký báo cáo tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng có tên tại cột B. (2) Số lượng vụ vi phạm đã được xử lý trong kỳ báo cáo tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng có tên tại cột B. (3) Số lượng vụ vi phạm chưa xử lý trong kỳ báo cáo tại địa bàn tỉnh/thành phố tương ứng có tên tại cột B. Số liệu cả nước được tổng hợp tương ứng từ số liệu các tỉnh/thành phố trên biểu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu do các Trạm kiểm soát tần số cung cấp và từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS08 Ban hành kèm theo TT số …/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15 tháng tiếp theo SỐ VỤ CAN NHIỄU TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN CÓ HẠI Đơn vị báo cáo: Cục TS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Tháng… /20… Đơn vị tính: Vụ TT Tỉnh/thành phố Mã đơn vị Nghiệp vụ bị can nhiễu Tổngsố(8=1+2+ 3+ 4+ 5+ 6+ 7) Trong đó, số vụ chưa kết thúc Hàng không Di độngcông cộng Di động dùng riêng Phát thanh, truyền hình Quốc phòng, anninh An toàn cứu nạn, phòng chống lụt,bão Khác A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 CẢ NƯỚC 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a)Khái niệm, phương pháp tí nh Số vụ can nhiễu có hại: Là số vụ can nhiễu có hại phát sinh trong kỳ báo cáo. (Can nhiễu (nhiễu có hại) là ảnh hưởng có hại của năng lượng điện từ do việc phát xạ bức xạ hoặc cảm ứng gây mất an toàn hoặc cản trở, làm gián đoạn hoạt động của thiết bị, hệ thống thiết bị vô tuyến đang khai thác hợp pháp). b ) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B, C) Ghi thông tin như cách ghi áp dụng đối với các Cột B, C tương ứng tại biểu mẫu TS03. (1) Số vụ can nhiễu có hại mạng đài điều hành, dẫn đường hàng không trong kỳ báo cáo tại địa bàn có tên tại Cột B. Các cột sau đây ghi thông tin tương tự như cách ghi đã áp dụng cho Cột 1: (2) Số vụ can nhiễu có hại mạng di động công cộng. (3) Số vụ can nhiễu có hại mạng di động dùng riêng. (4) Số vụ can nhiễu có hại mạng đài phát thanh truyền hình. (5) Số vụ can nhiễu có hại mạng đài quốc phòng, an ninh. (6) Số vụ can nhiễu có hại mạng an toàn cứu nạn, phòng chống lụt, bão. (7) Số vụ can nhiễu có hại mạng đài khác trong kỳ báo cáo. Số liệu cả nước được tổng hợp tương ứng từ số liệu các tỉnh/thành phố trên biểu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu do các Trạm kiểm soát tần số cung cấp và từ dữ liệu hành chính của Cục TS. Biểu TS09 Ban hành kèm theo TT số …/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo THU, NỘP PHÍ, LỆ PHÍ TÀI NGUYÊN TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Đơn vị báo cáo: Cục TS Quý … /20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉtiêu Số liệu thực hiện kỳ này Cộng dồn thực hiện từ đầu năm đến hết kỳ báo cáo Ghi chú A B 1 2 3 1 Tổng thu phí, lệ phí sử dụng tần số vô tuyến điện (1 = 1.1 + 1.2) Trong đ ó 1.1 Lệ phí cấp phép 1.2 Phí sử dụng tần số 2 Nộp ngân sách 3 Tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện (3 = 3.1 + 3.2 + 3...) Trong đ ó , theo b ă ng t ầ n 3.1 (Băng tần 1 ....) 3.2 (Băng tần 2 ....) ... … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp t í nh Tổng thu lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện: Là tổng số tiền gồm lệ phí và phí sử dụng tần số vô tuyến điện đã thu và sẽ thu được theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Số tiền nộp NSNN từ lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số vô tuyến điện: Là tổng số tiền phải nộp NSNN từ lệ phí cấp phép và phí sử dụng tần số theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Số tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện: Là tổng số tiền thu được từ việc cấp quyền sử dụng tần số đối với các băng tần số vô tuyến điện có giá trị cao (băng tần "quý hiếm") trong kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được tập hợp từ dữ liệu hành chính, dữ liệu phục vụ theo dõi sau đăng ký, cấp phép của Cục TS. PHỤ LỤC III CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ, VIỄN THÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TTBTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Vụ CNTT và các Sở TT &TT Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo CNTT01 Tổng hợp cả nước số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Tháng Vụ CNTT Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo CNTT02.1 Tổng hợp địa bàn tình hình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Năm Sở TT&TT Vụ CNTT Trước 15/4 năm tiếp theo CNTT02.2 Tổng hợp cả nước tình hình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Năm Vụ CNTT Vụ KHTC, VP Bộ Trước 30/4 năm tiếp theo B. Biểu mẫu áp dụng đối với doanh nghiệp CNTT, ĐTVT Kýhiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo CNTT02 Một số kết quả hoạt động công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông Năm Doanh nghiệp CNTT, ĐTVT Vụ CNTT, Sở TT&TT Trước 31/3 năm tiếp theo A. Biểu mẫu áp dụng đối với Vụ CNTT và các Sở TT &TT. Biểu CNTT01 Ban hành kèm theo TT số …/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ tháng: Trước ngày 15 tháng tiếp sau. Kỳ năm Trước 30/4 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Vụ CNTT Tháng… /20 … Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. SỐLƯỢNG DOANH NGHIỆP: (Doanh nghiệp) II.SỐLƯỢNG DOANH NGHIỆP THEO CÁC PHÂN LOẠI 1. Theo nhómlĩnh vực hoạt động chính (I=1.1+...+1.4) 1.1. Doanh nghiệp phần cứng, điện tử: 1.2. Doanh nghiệp phần mềm: 1.3. Doanh nghiệp nội dung số: 1.4. DN cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 2. Theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (I=2.1+2.2+2.3) [báo cáonăm] 2.1. Doanh nghiệp nhà nước: 2.2. Doanh nghiệp ngoài nhà rước (trừ FDI): 2.3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: 3. Theo quy mô sử dụng lao động (I=3.1+...+3.4)[báo cáo năm] 3.1. Trên 200 người trở lên: 3.2. Từ 101 đến 200 người: 3.3. Từ 11 đến 100 người: 3.4. Từ 10 người trở xuống: 4. Theo quy môdoanh thu (I=4.1+...+4.4)[báo cáo năm] 4.1. Trên 300 tỷ đồng (Việt Nam) trở lên: 4.2. Trên 100 đến 300 tỷ đồng: 4.3. Trên 3 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng: 4.4. Từ 3 tỷ đồng trở xuống: 5. Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương[báo cáonăm] Đơn vị tính: Doanh nghiệp TT Địa bàn Mã địa bàn Tổng số Phân loại theo nhóm lĩnh vực hoạt động chính Ghi chú Doanh nghiệp phần cứng, điện tử Doanh nghiệp phần mềm Doanh nghiệp nội dung số Cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) A B C 1 2 3 4 5 7 TỔNG CỘNG 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… VỤ TRƯỞNG (Ký điện tử) a ) Khái niệm, phương ph á p tính Số lượng doanh nghiệp công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông: Là số lượng doanh nghiệp có hoạt động chính trong các lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử, sản xuất sản phẩm nội dung số và dịch vụ CNTT (sau đây viết gọn là doanh nghiệp CNTT, ĐTVT) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Hoạt động chính là hoạt động có doanh thu (thuần) chiếm tỷ trọng lớn nhất. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. Báo cáo tháng: Theo thông tin đăng ký kinh doanh. Báo cáo năm: Theo thông tin kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần Bảng Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Cột C: Ghi mã số tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các cột từ Cột 1 đến Cột 7: Ghi thông tin tương ứng với địa bàn có tên tại Cột B. c) Nguồn số liệu Biểu được tổng hợp từ CSDL về doanh nghiệp CNTT, ĐTVT của Bộ, báo cáo của Sở TT&TT, báo cáo của các doanh nghiệp CNTT, ĐTVT và dữ liệu hành chính do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) phối hợp cung cấp. Biểu CNTT02.1 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/4 năm tiếp theo TỔNG HỢP ĐỊA BÀN TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ CNTT, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương () TT Chỉtiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng doanh nghiệp CNTT, ĐTVT (1=1.1+…+1.4) DN (Lấy theo số lượng doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) kỳ báo cáo) 1.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử DN 1.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm DN 1.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số DN 1.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) DN 2 Tổng doanh thu công nghiệp CNTT, ĐTVT (2=2.1+…+2.4) Tỷ đồng 2.1 Doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử Tỷ đồng 2.2 Doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm Tỷ đồng 2.3 Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số Tỷ đồng 2.4 Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ CNTT (trừ kinh doanh, phân phối) Tỷ đồng 3 Trị giá xuất khẩu sản phẩm hàng hóa phần cứng CNTT, ĐTVT Triệu USD Trong đó 3.1 Điện thoại và linh kiện Triệu USD 3.2 Máy tính và linh kiện Triệu USD 4 Trị giá nhập khẩu sản phẩm hàng hóa phần cứng CNTT, ĐTVT TriệuUSD Trong đó 4.1 Điện thoại và linh kiện Triệu USD 4.2 Máy tính và linh kiện Triệu USD 5 Thuế và các khoản doanh nghiệp CNTT, ĐTVT nộp NSNN(5=5.1+…+5.4) Tỷ đồng 5.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử Tỷ đồng 5.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm Tỷ đồng 5.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số Tỷ đồng 5.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Tỷ đồng 6 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT (6=6.1+...+6.4) Tỷđồng 6.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử Tỷ đồng 6.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm Tỷ đồng 6.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số Tỷ đồng 6.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Tỷ đồng Lao động của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT T ổ ng Trong đ ó:N ữ 7 Tổng số lao động của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT (7=7.1+…+7.4) Người 7.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử Người 7.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm Người 7.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số Người 7.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Người TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn s ố liệu Số liệu lập biểu được tập hợp tương ứng từ biểu mẫu CNTT02 các doanh nghiệp CNTT, ĐTVT đã gửi Sở TT&TT, các thông tin chia sẻ từ các cơ quan nhà nước có liên quan (Thống kê, Đăng ký kinh doanh, Thuế, Hải quan, Lao động Thương binh Xã hội tại địa bàn và từ các cơ quan chuyên môn có liên quan thuộc UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương). Biểu CNTT02.2 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 30/4 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG Đơn vị báo cáo: Vụ CNTT Năm 20… Vụ KHTC, VP Bộ TT Chỉtiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Số lượng doanh nghiệp CNTT, ĐTVT(1=1.1+...+1.4) DN (Lấy theo số lượng doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) kỳ báo cáo) 1.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử DN 1.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm DN 1.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số DN 1.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) DN 2 Tổng doanh thu công nghiệp CNTT, ĐTVT (2=2.1+...+2.4) Tỷ đồng 2.1 Doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần cứng, điện tử Tỷ đồng 2.2 Doanh thu từ hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm Tỷ đồng 2.3 Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số Tỷ đồng 2.4 Doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ CNTT (trừ kinh doanh, phân phối) Tỷ đồng 3 Trị giá xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng CNTT, ĐTVT Triệu USD Trong đ ó 3.1 Điện thoại và linh kiện Triệu USD 3.2 Máy tính và linh kiện Triệu USD 4 Trị giá nhập khẩu sản phẩm hàng hóa phần cứng CNTT, ĐTVT Triệu USD Trong đó 4.1 Điện thoại và linh kiện Triệu USD 4.2 Máy tính và linh kiện Triệu USD 5 Thuế và các khoản doanh nghiệp CNTT, ĐTVT nộp NSNN (5=5.1+…+5.4) Tỷ đồng 5.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử Tỷ đồng 5.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm Tỷ đồng 5.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số Tỷ đồng 5.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Tỷ đồng 6 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT (6=6.1+…+6.4) Tỷ đồng 6.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử Tỷ đồng 6.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm Tỷ đồng 6.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số Tỷ đồng 6.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Tỷ đồng Lao động của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT T ổ ng Trong đ ó : Nữ 7 Tổng số lao động của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT (7=7.1+…+7.4) Người 7.1 Nhóm doanh nghiệp phần cứng, điện tử Người 7.2 Nhóm doanh nghiệp phần mềm Người 7.3 Nhóm doanh nghiệp nội dung số Người 7.4 Nhóm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối) Người TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… VỤ TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Số liệu lập biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu CNTT02.1 các Sở TT&TT đã gửi Vụ CNTT. B. Biểu mẫu áp dụng đối với doanh nghiệp CNTT, ĐTVT Biểu CNTT02 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 31/3 năm tiếp theo MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CNTT, ĐTVT Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp CNTT, ĐTVT Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ CNTT, Sở TT&TT () 1.Tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điệntử viễn thông: (Tỷ đồng) Ch i a theo nhóm lĩnh vực hoạt động ch í nh (I=1.1+…+1.4 ) 1.1. Doanh nghiệp phần cứng, điện tử: 1.2. Doanh nghiệp phần mềm: 1.3. Doanh nghiệp nội dung số: 1.4. DN cung cấp dịch vụ CNTT (trừ buôn bán, phân phối): 2.Trị giá xuất khẩusản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghiệp CNTT, ĐTVT: (Nghìn USD) Trong đ ó : 2.1 Trị giá xuất khẩu điện thoại và linh kiện 2.2 Trị giá xuất khẩu máy tính và linh kiện 3 Trịgiá nhậpkhẩusản phẩm,hàng hóa phần cứng công nghiệp CNTT, ĐTVT: (Nghìn USD) Trong đ ó : 3.1 Trị giá nhập khẩu điện thoại và linh kiện 3.2 Trị giá nhập khẩu máy tính và linh kiện 4. Số tiền doanh nghiệp CNTT, ĐTVT nộp NSNN: (Tỷ đồng) 5. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT: (Tỷ đồng) 6. Sốlượng lao động của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT: (Người) 6.1. Trong đó, lao động nữ: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tí nh Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử viễn thông: Là tổng số tiền doanh nghiệp CNTT, ĐTVT thu được từ hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo. Trị giá nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghệ thông tin, điện tử viễn thông: Là tổng trị giá nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin trong ký báo cáo. Hàng hóa phần cứng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin là hàng hóa thuộc các nhóm: điện thoại các loại & linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Trị giá xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng công nghệ thông tin, điện tử viễn thông: Là tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phần cứng, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin trong kỳ báo cáo. Số lượng lao động của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT: Là tổng số người lao động hưởng lương tại doanh nghiệp CNTT, ĐTVT tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số tiền doanh nghiệp CNTT, ĐTVT nộp NSNN: Là toàn bộ các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp khác mà doanh nghiệp CNTT, ĐTVT phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp CNTT, ĐTVT sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Doanh nghiệp CNTT, ĐTVT lập biểu căn cứ số liệu kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của kỳ báo cáo. () Doanh nghiệp CNTT, ĐTVT gửi báo cáo Sở TT &TT nơi Doanh nghiệp có trụ sở chính. PHỤ LỤC IV CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH VỰC AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TTBTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) PHẦN I: HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG PHẦN II: HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ I. HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG A.Danh mục biểu mẫu áp dụngđối với Cục ATTT Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báocáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo ATTT01 Tổng hợp cả nước số lượng doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng Năm Cục ATTT Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo ATTT01.PB Phụ biểu thông tin doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng Khi có thay đổi Cục ATTT CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày kể từ khi có thay đổi ATTT02.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động của doanh nghiệp an toàn thông tin mạng Quý, Năm Cục ATTT Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. B. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báocáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo ATTT02 Một số kết quả hoạt động an toàn thông tin mạng Quý, Năm Doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng Cục ATTT Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục ATTT Biểu ATTT01 Ban hành kèm theo TT số …/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG Đơn vị báo cáo: Cục ATTT Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG: (doanh nghiệp) 1.1 . Trong đ ó ,số mới t ă ng tr o ng kỳ: II. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP THEO PHÂN LOẠI 1. Theo loạihình sản phẩm, dịch vụ cung cấp (theo giấy phépđược cấp) 1.1. Sản xuất sản phẩm: 1.2. Nhập khẩu sản phẩm 1.3. Cung cấp dịch vụ: 2.Theo loại hình kinhtếcủa doanh nghiệp 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: (Danh sách doanh nghiệp lập theo mẫu A TTT01 .PB kèm theo) (Phụ biểu ATTT01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số Iượng doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng: Là tổng số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm, cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép còn hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. Khi có sự thay đổi, Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để hệ thống có thể tổng hợp được số liệu theo định dạng biểu này với số liệu cập nhật c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của Cục phục vụ theo dõi sau cấp phép. PHỤ BIỂU ATTT01.PB THÔNG TIN DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG (Ban hành kèm theo TT số …./2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20...) TT Doanh nghiệp Địa chỉ Mã địa chỉ Mới tăng trong kỳ Chia theo loại hình kinh tế Chia theo loại hình sản phẩm, dịch vụ cung cấp Mã DN (Mã số thuế) Số, Ký hiệu giấy phép Ngày cấp Ngày bắt đầu có hiệu lực Ghi chú Nhànước Ngoài nhà nước (trừ FDI) FDI Sản xuất sản phẩm Nhập khẩu sản phẩm Cung cấp dịch vụ A B C D 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Doanh nghiệp A 2 Doanh nghiệp B … … a ) Cách gh i biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên doanh nghiệp. (D) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ cơ sở chính của đơn vị có lên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: Trường tại Hà Nội, mã: 01. Tại tại TP.HCM, mã: 79. Cột 1: Đánh dấu X nếu doanh nghiệp có tên ở cột B là mới tăng trong kỳ. Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 7: Ghi thông tin tương tự như cách ghi đã áp dụng đối với Cột 1. Cột 8: Ghi mã số thuế của doanh nghiệp có tên ở cột B. Khi có sự thay đổi, Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ đảm bảo đồng bộ giữa dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Cục và thông tin tương ứng trên cơ sở dữ liệu thống kê của Bộ. b) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của Cục phục vụ theo dõi sau cấp phép. Biểu ATTT02.1 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước ngày 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG Đơn vị báo cáo: Cục ATTT Quý…/20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Sốlượng lao độngcủa doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng: (Người) 1.1. Trong đó, nữ: 2. Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng [báo cáo quý, năm]: (Tỷ đồng) 3.Tổng sốtiền doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng nộp NSNN [báo cáo quý, năm]: (Tỷ đồng) 4. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng [báo cáo năm]: (Tỷ đồng) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách gh i biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ số liệu biểu mẫu ATTT02 doanh nghiệp đã gửi Cục ATTT. B. Biểu mẫu áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng Biểu ATTT02 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Kỳ năm: Trước ngày 05/3 năm tiếp theo MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng Quý …/20… Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Cục ATTT 1. Số lượnglao động của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng: (Người) 1.1. Trong đó: Nữ: 2. Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng[báo cáo quý, năm]: (Tỷ đồng) 3. Tổng sốtiền doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng nộp NSNN của[báo cáo quý, năm]: (Tỷ đồng) 4. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng[báo cáo năm]: (Tỷ đồng) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày … tháng … năm 20… TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Kh á i niệm, phương pháp t í nh Số lượng lao động của doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng: Là số lượng lao động hưởng lương tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Doanh thu lĩnh vực an toàn thông tin mạng: Là tổng số tiền doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng trong kỳ báo cáo. Số tiền doanh nghiệp hoạt động an toàn thông tin mạng nộp NSNN: Là tổng số tiền doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp an toàn thông tin mạng: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. II. HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với NEAC Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vịbáo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo NEAC01 Tổng hợp cả nước số lượng tổ chức /doanh nghiệp CCDV chứng thực chữ ký số Năm NEAC Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo NEAC01.PB Phụ biểu thông tin tổ chức, doanh nghiệp CCDV chứng thực chữ ký số Khi có sự thay đổi NEAC CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) NEAC02.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động chứng thực điện tử Tháng, Quý, 6 tháng đầu năm, Năm NEAC Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. 6 tháng đầu năm: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. NEAC03 Tổng hợp cả nước số lượng chứng thư số theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quý NEAC Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý B. Biểu mẫu áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vịbáo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo NEAC02 Một số kết quả hoạt động chứng thực điện tử Quý, 6 tháng đầu năm, Năm Tổ chức/ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số NEAC Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. ABiểu mẫu áp dụng đối với NEAC Biểu NEAC01 Ban hành kèm theo TT số …./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ (CA) Đơn vị báo cáo: NEAC Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. TỔNG SỐ CA ĐƯỢC CẤP PHÉP: (CA) II. SỐ LƯỢNG CA ĐANG HOẠT ĐỘNG: 1.1 . Trong đ ó số CA tăng mới trong kỳ : III. SỐ ĐANG HOẠT ĐỘNG CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Phân loại theo nhóm đối tượng phục vụ của CA 1.1. CA công cộng: 1.2. CA chuyên dùng chính phủ: 1.3. CA chuyên dùng khác: 2.Theoloạihình kinh tếcủaCA 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài Nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: (Phụ biểu NEAC01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Kh á i niệm, phương pháp t í nh Số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cấp phép (CA công cộng): Là số lượng tổ chức/doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certificate Authority viết tắt là CA) cho công cộng được cấp phép tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. “Chữ ký số công cộng” là chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số công cộng. “Khóa bí mật” là một khóa trong cặp khóa thuộc “hệ thống mật mã không đối xứng”, được dùng để tạo chữ ký số “Khóa công khai” là một khóa trong cặp khóa thuộc “hệ thống mật mã không đối xứng”, được dùng để tạo chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa. “Hệ thống mật mã không đối xứng” là hệ thống mật mã có khả năng tạo được cặp “khóa” bao gồm khóa bí mật và khóa công khai. "Khóa" là một chuỗi các số nhị phân (0 và 1) dùng trong các hệ thống mật mã. Số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cơ quan, tổ chức: Là số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng (không tính chuyên dùng Chính phủ) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. “Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng” (viết tắt là CA chuyên dùng) là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực, có cùng tính chất hoạt động hoặc mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ cấu tổ chức chung hoặc hình thức liên kết, hoạt động chung. Hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng không nhằm mục đích kinh doanh. b) Cách ghi biểu Khi có sự thay đổi, Trung tâm cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê Bộ để hệ thống có thể tổng hợp được thông tin theo định dạng của biểu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ các thông tin, số liệu của NEAC phục vụ theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký. PHỤ BIỂU NEAC01.PB THÔNG TIN TỔ CHỨC, DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ (Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20...) TT Tên đơn vị (CA) Mã địa chỉ Tăng mới trong kỳ Bị thu hồi giấy phép Chia theo loại hình kinh tế của CA Phân loại CA Mã DN (Mã số thuế) Mã quan hệ với ngân sách Số, Ký hiệu giấy phép Ngày cấp Ngày bắt đầu có hiệu lực Ngày hết hạn Phạm vi giấy phép Ghi chú Nhà nước Ngoài Nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI CA công cộng CA chuyên dùng chính phủ CA chuyên dùng cơ quan, tổ chức A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Đơn vị /doanh nghiệp A 2 Đơn vị /doanh nghiệp B ... a ) Cách ghi biểu Cột Nội du ng (B) Ghi tên đơn vị/doanh nghiệp. (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên tại Cột B là tăng mới trong kỳ. Nếu không phải thì để trống. Các Cột từ Cột 2 đến Cột 8: Ghi thông tin như cách ghi đã áp dụng tại Cột 1. Khi có sự thay đổi, Trung tâm thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) đảm bảo đồng bộ giữa dữ liệu theo dõi sau cấp phép của Trung tâm và thông tin tương ứng trên CSDL thống kê của Bộ. b) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của NEAC phục vụ theo dõi sau cấp phép. Biểu NEAC02.1 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Kỳ 6 tháng: Trước 15/9. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ Đơn vị báo cáo: NEAC Quý ..... 20… 6 tháng đầu năm 20... Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Tổng số chứng thư số (CTS) công cộng đã cấp: (CTS) Chia ra (1=1.1+1.2): 1.1. Cấp cho cơ quan, tổ chức: 1.2. Cấp cho cá nhân: 2. Số lượng CTS công cộng đã cấp đang hoạt động: (CTS) Chia ra (2=2.1+2.2): 2.1. CTS cơ quan, tổ chức: 2.2. CTS cá nhân: 3. Số lượng CTS chuyên dùng Chính phủ đã cấp: (CTS) Chia theo nhóm đối tượng được cấp (3=3.1+3.2) 3.1. CTS cấp cho cơ quan, tổ chức: 3.2. CTS cấp cho cá nhân: Trong đó 3.3. CTS Đang hoạt động: 3.4. CTS Thu hồi: 4. Số lượng CTS chuyên dùng cơ quan, tổ chức đã cấp: (CTS) Trong đó 4.1. Đang hoạt động: 4.2. Thu hồi: 5. Doanh thu dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công cộng [báo cáo 6 tháng đầu năm, năm]: (Tỷ đồng) 6. Số lượng lao động của CA công cộng [báo cáo 6 tháng đầu năm, năm]: (Người) 6.1. Trong đó, lao động nữ: 7. Số tiền nộp NSNN từ nguồn thu Phí duy trì Hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số [báo cáo 6 tháng đầu năm, năm]: (Tỷ đồng) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số tiền nộp NSNN từ nguồn thu Phí duy trì Hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số: Là tổng số tiền phí thu được từ các CA công cộng, sau khi trừ khoản phí được để lại phục vụ hoạt động sự nghiệp sẽ phải nộp NSNN trong kỳ báo cáo theo quy định. b) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ số liệu của Biểu NEAC02 các CA công cộng, CA chuyên dùng Chính phủ, CA chuyên dùng khác đã gửi NEAC. Chỉ tiêu 7 tập hợp từ thông tin, số liệu của NEAC phục vụ quản lý của Trung tâm. Biểu NEAC03 Ban hành kèm theo TT số …./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15 tháng tiếp theo quý TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG CHỨNG THƯ SỐ ĐANG HOẠT ĐỘNG THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Đơn vị báo cáo: NEAC Quý …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính : CTS TT ĐỊA BÀN Mã địa bàn Tổng số CTS đang hoạt động (1= 2 + 3 + 4) Trong đó Ghi chú Công cộng Chuyên dùng Chính phủ Chuyên dùng Cơ quan, tổ chức A B C 1 2 3 4 5 CẢ NƯỚC Trong đó 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) Nguồn số liệu: Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của NEAC. B. Biểu mẫu áp dụng đối với các CA Biểu NEAC02 Ban hành kèm theo TT số …./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Kỳ năm: trước 05/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ Đơn vị báo cáo: Tổ chức/doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Quý …./20….. 6 tháng đầu năm Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: NEAC 1. Tổng số chứng thư số (CTS) công cộng đã cấp: (CTS) Chia ra: 1.1. Cấp cho cơ quan, tổ chức: 1.2. Cấp cho cá nhân: 2. Số lượng CTS công cộng đã cấp đang hoạt động: (CTS) Chia ra: 2.1. CTS cơ quan, tổ chức: 2.2. CTS cá nhân: 3. Số lượng CTS chuyên dùng Chính phủ đã cấp: (CTS) Chia theo nhóm đối tượng được cấp (3=3.1+3.2) 3.1. CTS cấp cho cơ quan, tổ chức: 3.2. CTS cấp cho cá nhân: Trong đó 3.3. CTS Đang hoạt động: 3.4. CTS Thu hồi: 4. Số lượng CTS chuyên dùng cơ quan, tổ chức đã cấp: (CTS) Trong đó 4.1. Đang hoạt động: 4.2. Thu hồi: 5. Doanh thu dịch vụ chứng thực chữ ký số cho công cộng [báo cáo 6 tháng đầu năm, năm]: (Tỷ đồng) 6. Số lượng lao động của CA công cộng [Báo cáo 6 tháng đầu năm, năm]: (Người) 6.1. Trong đó, lao động nữ: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày … tháng … năm 20… TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng chứng thư số công cộng đã cấp: Là số lượng chứng thư số (CTS) mà các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng) đã cấp cho các tổ chức/cá nhân tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Số lượng chứng thư số công cộng đang hoạt động: Là số lượng chứng thư số (đã được các CA công cộng cấp cho người dân/tổ chức/doanh nghiệp) đang hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số lượng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đã cấp: Là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp cho thuê bao (cơ quan của Đảng và Nhà nước) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số lượng chứng thư số chuyên dùng cơ quan, tổ chức đã cấp: Là số lượng chứng thư số đã cấp bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng (bao gồm cả chứng thư số đang hoạt động và đã ngừng hoạt động) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Doanh thu dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: Là tổng số tiền CA công cộng đã thu và sẽ thu về từ hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số trong kỳ báo cáo. Số lượng lao động của CA công cộng: Là tổng số người hưởng lương của CA công cộng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Biểu mẫu này áp dụng đối với các CA công cộng, CA chuyên dùng Chính phủ, CA chuyên dùng cơ quan tổ chức để báo cáo các chỉ tiêu tương ứng về phát triển thuê bao chứng thư số. CA thuộc nhóm nào thì báo cáo số liệu các chỉ tiêu tương ứng với CA đó. Cụ thể như sau: CA công cộng báo cáo tại mục 1, 2, 5, 6. CA chuyên dùng Chính phủ báo cáo tại mục 3. CA chuyên dùng cơ quan, tổ chức báo cáo tại mục 4. c) Nguồn số liệu Từ thông tin, dữ liệu của CA phục vụ theo dõi sau cấp chứng thư số và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. PHỤ LỤC V CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH VỰC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TTBTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Vụ QLDN, Cục THH Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo THH01 Tổng hợp cả nước một số kết quả về cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến Quý Cục THH Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý THH01.PB Phụ biểu thông tin về cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tại bộ, ngành địa phương Quý Cục THH Vụ KHTC, VP Bộ Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý (cùng biểu THH01) THH02 Tổng hợp cả nước một số kết quả ứng dụng CNTT, chuyển đổi số Năm Vụ QLDN Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo THH03 Tổng hợp cả nước tỷ lệ người dân có kỹ năng ICT, sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến Năm Cục THH Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo Biểu THH01 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ tháng: Trước ngày 15 tháng sau. Kỳ quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ CCDV HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN (DVHCCTT) Đơn vị báo cáo: Cục THH Quý …/20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Số lượng DVHCCTT các bộ, ngành cung cấp: (Dịch vụ) Chia theo mức độ cung cấp trực tuyến của dịch vụ (1=1.1+1.2+1.3) 1.1. Mức độ 1, mức độ 2: 1.2. Mức độ 3: Tỷ lệ 1.3. Mức độ 4: (%) 2. Số lượng DVHCCTT UBND cấp tỉnh cung cấp: (Dịch vụ) Chia theo mức độ cung cấp trực tuyến của dịch vụ (2=2.1+1.2+1.3) 2.1. Mức độ 1, mức độ 2: 2.2. Mức độ 3: Tỷ lệ 2.3. Mức độ 4: (%) 3. Số lượng DVHCCTT có phát sinh hồ sơ trực tuyến: (Dịch vụ) (%) Chia theo nhóm cơ quan thực hiện (3=3.1+3.2) 3.1. Các bộ, ngành thực hiện: 3.2. Các UBND cấp tỉnh thực hiện: Chia theo mức độ cung cấp trực tuyến của dịch vụ (3=3.3+3.4) 3.3. DVHCCTT mức độ 3: 3.4. DVHCCTT mức độ 4: 4. Số hồ sơ được xử lý qua DVHCCTT mức độ 3, 4: (Hồ sơ) (%) Chia theo nhóm cơ quan thực hiện (4=4.1+4.2) 4.1. Các bộ, ngành thực hiện: 4.2. Các UBND cấp tỉnh thực hiện: Chia theo mức độ cung cấp trực tuyến của dịch vụ (4=4.3+4.4) 4.3. DVHCCTT mức độ 3: 4.4. DVHCCTT mức độ 4: (Phụ biểu THH01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Dòng Nội dung (1) Số lượng DVHCCTT các bộ, ngành cung cấp: Là tổng số dịch vụ hành chính công do các bộ, ngành cung cấp tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Dịch vụ hành chính công do các bộ, ngành cung cấp là thủ tục hành chính tương ứng mà các đơn vị trực thuộc bộ, ngành thực hiện (hoặc phân cấp cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện) với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật) bao gồm cả dịch vụ được cung cấp trực tuyến các mức độ 1, 2, 3, 4 và dịch vụ cung cấp không trực tuyến. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: Là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục hành chính đó. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: Là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng. (2) Số lượng DVHCCTT UBND cấp tỉnh cung cấp: Là tổng số dịch vụ hành chính công do UBND cấp tỉnh cung cấp tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Dịch vụ hành chính công do UBND cấp tỉnh cung cấp là các thủ tục hành chính tương ứng mà các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh thực hiện (với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan theo quy định của pháp luật) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo, bao gồm cả dịch vụ được cung cấp trực tuyến mức độ 1, 2, 3, 4 và dịch vụ cung cấp không trực tuyến. (3) Số lượng DVHCCTT có phát sinh hồ sơ trực tuyến: Là số lượng dịch vụ hành chính công do các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến trong kỳ báo cáo. (5) Số hồ sơ được xử lý qua DVHCCTT mức độ 3, 4: Là số lượng hồ sơ TTHC được xử lý qua dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 từ đầu năm báo cáo đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lập biểu mẫu. Khi có sự thay đổi, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin cả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu hành chính của Cục và các thông tin, dữ liệu do các bộ, ngành, địa phương chia sẻ, cập nhật qua hệ thống LGSP, NGSP. PHỤ BIỂU THH01.PB THÔNG TIN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG (Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20...) TT Tên đơn vị Mã đơn vị Số lượng dịch vụ hành chính công trực tuyến (DVHCCTT) (1=2+3+5) Số lượng DVHCCTT mức 1, 2 Số lượng DVHCCTT mức 3 Số lượng DVHCCTT mức 4 Tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý Trong đó Ghi chú Số lượng Trong đó: số dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến Số lượng Trong đó: số dịch vụ có phát sinh hồ sơ trực tuyến Số hồ sơ được xử lý qua DVHCC TT mức độ 3 Số hồ sơ được xử lý qua DVHCC TT mức độ 4 A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Bộ Công an 009 2 Bộ Quốc phòng 010 … … ... ... Hà Nội 01 ... Hà Giang 02 ... ... ... 83 Cà Mau 96 Cách ghi biểu Cột Nội dung (A) Ghi thứ tự các đơn vị có tên ở cột B. (B) Ghi tên các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh. (C) Ghi mã số tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Mã các UBND cấp tỉnh ghi theo mã tỉnh tại Bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Mã các bộ, ngành ghi theo mã số Chương tương ứng trong Mục lục NSNN hiện hành. Các cột từ Cột 1 đến Cột 10: Ghi số liệu tương ứng của các đơn vị có tên tại Cột B. Chỉ tiêu báo cáo quý sẽ cập nhật trên cùng biểu mẫu của tháng kết thúc quý tương ứng. Biểu THH02 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT, CHUYỂN ĐỔI SỐ Đơn vị báo cáo: Cục QLDN Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Chi cho chuyển đổi số: (Tỷ đồng) 2. Doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến (Tỷ đồng) 3. Số lượng thương nhân có giao dịch thương mại điện tử (Thương nhân) 3. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong tổng sản phẩm trong nước: (%) Trong đó: 3.1. Kinh tế số ICT: 3.2. Kinh tế số nền tảng: 3.3. Kinh tế số ngành: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… VỤ TRƯỞNG (Ký điện tử) Nguồn số liệu Từ dữ liệu hành chính của Vụ và từ nguồn thông tin, số liệu thu thập qua điều tra, khảo sát được Tổng cục Thống kê cung cấp. Biểu THH03 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước ngày 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC TỶ LỆ NGƯỜI DÂN CÓ KỸ NĂNG ICT, SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TRỰC TUYẾN Đơn vị báo cáo: Cục THH Năm 20… Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính: phần trăm (%) TT Tên đơn vị Mã số Có kỹ năng ICT Tỷ lệ người sử dụng dịch vụ HCC trực tuyến Ghi chú Tỷ lệ chung Trong đó Cơ bản Nâng cao A B C 1 2 3 4 5 CẢ NƯỚC I Chia theo giới 1 Nam 2 Nữ II Chia theo khu vực 1 Thành thị 2 Nông thôn III Chia theo khung độ tuổi 1 Dưới 6 tuổi (Trước tiểu học) 2 611 (Tiểu học) 3 1215 (THCS) 4 1618 (THPT) 5 1924 (Đại học) 6 2534 7 3544 8 4554 9 5560 10 60+ IV Chia theo 8 vùng 1 Đông bắc (Hà Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh) 2 Tây Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) 3 ĐB sông Hồng (TP.Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, TP.Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) 4 Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) 5 Nam Trung bộ (TP.Đà Nẵng, Quảng Nam, Quang Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) 6 Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) 7 Đông Nam bộ (TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh) 8 Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, TP.Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) V Chia theo địa bàn tỉnh/thành phố 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Tỷ lệ người dân có kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông: Là tỷ lệ % người dân biết kỹ năng về công nghệ thông tin và dân số của kỳ báo cáo. Các kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (theo phân loại hiện hành của Liên minh Viễn thông quốc tế ITU) gồm: (1) Sử dụng công cụ sao chép và dán để sao chép hoặc di chuyển dữ liệu, thông tin và nội dung trong môi trường kỹ thuật số (ví dụ: trong một tài liệu, giữa các thiết bị, trên đám mây). (2) Gửi tin nhắn (ví dụ: email, dịch vụ nhắn tin, SMS) với tệp đính kèm (ví dụ: tài liệu, ảnh, video). (3) Sử dụng công thức số học cơ bản trong bảng tính. (4) Kết nối và cài đặt thiết bị mới (ví dụ: modem, máy ảnh, máy in) thông qua công nghệ có dây hoặc không dây. (5) Tìm, tải xuống, cài đặt và định cấu hình phần mềm và ứng dụng. (6) Tạo bản thuyết trình điện tử bằng phần mềm thuyết trình (bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hoặc biểu đồ). (7) Truyền tệp hoặc ứng dụng giữa các thiết bị (bao gồm thông qua lưu trữ đám mây). (8) Thiết lập các biện pháp bảo mật hiệu quả (ví dụ: mật khẩu mạnh, thông báo đăng nhập) để bảo vệ thiết bị và tài khoản trực tuyến. (9) Thay đổi cài đặt quyền riêng tư trên thiết bị, tài khoản hoặc ứng dụng của bạn để hạn chế chia sẻ dữ liệu và thông tin cá nhân (ví dụ: tên, thông tin liên hệ, ảnh). (10) Xác minh độ tin cậy của thông tin tìm thấy trên mạng. (11) Lập trình hoặc mã hóa trong môi trường kỹ thuật số (ví dụ: phần mềm máy tính, phát triển ứng dụng). Trong đó, biết ít nhất một trong các kỹ năng từ (1) đến (7) được tính là kỹ năng cơ bản; từ (8) đến (11) thuộc kỹ năng nâng cao. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến: Là tỷ lệ % giữa số người có sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến và tổng dân số tương ứng của kỳ báo cáo. Người sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến là người trong thời gian 12 tháng tính từ thời điểm khảo sát trở về trước, có sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyến do cơ quan nhà nước cung cấp. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ số liệu kết quả điều tra, khảo sát và từ nguồn dữ liệu khác do Cục thu thập hoặc được chia sẻ. PHỤ LỤC VI CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ LĨNH VỰC BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2022/TTBTTTT ngày 22/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông) PHẦN I: HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH PHẦN II: HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ PHẦN III: HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ TTĐT PHẦN IV: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI PHẦN V: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ I. HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục XBIPH và các Sở TT &TT Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo XB101 Tổng hợp cả nước số lượng nhà xuất bản Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo XB101.PB Phụ biểu thông tin nhà xuất bản Khi có sự thay đổi giấy phép, giấy đăng ký Cục XBIPH CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) XB102.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động xuất bản 6 tháng đầu năm, Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng đầu năm: Trước 15/9 năm báo cáo. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. XB201 Số lượng cơ sở /doanh nghiệp in do Sở TT&TT cấp giấy phép, đăng ký hoạt động 6 tháng đầu năm, Năm Sở TT&TT Cục XBIPH 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo XB201.PB Phụ biểu thông tin cơ sở /doanh nghiệp in. Khi có sự thay đổi giấy phép, giấy đăng ký Sở TT&TT Cuc XBIPH, CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) Cục XBIPH CSDL thống kê Bộ XB201.1 Tổng hợp cả nước số lượng cơ sở /doanh nghiệp hoạt động in 6 tháng đầu năm, Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng đầu năm: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo XB202.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động in 6 tháng đầu năm, Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. XB301 Số lượng cơ sở /doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm do Sở TT&TT xác nhận đăng ký hoạt động 6 tháng đầu năm, Năm Sở TT&TT Cục XBIPH 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo XB301.PB Phụ biểu thông tin cơ sở /doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm Khi có sự thay đổi giấy phép, giấy đăng ký Sở TT&TT Cuc XBIPH, CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) Cục XBIPH CSDL thống kê Bộ XB301.1 Tổng hợp cả nước số lượng cơ sở /doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm 6 tháng đầu năm, Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng đầu năm: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo XB302.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động phát hành xuất bản phẩm 6 tháng đầu năm, Năm Cục XBIPH Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo B. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với các nhà xuất bản, doanh nghiệp in XBP, doanh nghiệp phát hành XBP Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo XB102 Một số kết quả hoạt động xuất bản 6 tháng đầu năm, Năm Nhà xuất bản Cục XBIPH 6 tháng: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo XB202 Một số kết quả hoạt động in 6 tháng đầu năm, Năm Doanh nghiệp in Cục XBIPH, Sở TT&TT 6 tháng: Trước 05/9 XB302 Một số kết quả hoạt động phát hành xuất bản phẩm 6 tháng đầu năm, Năm Doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm Cục XBIPH, Sở TT&TT 6 tháng: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo (I) HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN, IN VÀ PHÁT HÀNH A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục XBIPH, Sở TT &TT Biểu XB101 Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG NHÀ XUẤT BẢN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6 tháng đầu năm 20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. SỐ LƯỢNG NHÀ XUẤT BẢN (NXB): (NXB) 1. Trong đó, tăng mới trong kỳ: 2. Bình quân số NXB trên 1 triệu dân: II. SỐ LƯỢNG NXB CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo cấp của cơ quan chủ quản 1.1. Trung ương: 1.2. Địa phương: 2. Theo loại hình tổ chức 2.1. Đơn vị sự nghiệp: 2.2. Công ty TNHH MTV Nhà nước: 3. Số lượng NXB có xuất bản XBP điện tử: 4. Số lượng NXB có tham gia xuất bản sách giáo khoa (SGK): 5. Số lượng NXB chia theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Đơn vị tính: Nhà xuất bản Stt Địa bàn Mã địa bàn Số lượng NXB Mới tăng trong kỳ Cấp quản lý Loại hình Có xuất bản XBP điện tử Có tham gia xuất bản SGK Ghi chú Trung ương Địa phương Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu XB101.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng nhà xuất bản (NXB): Là số lượng cơ quan, tổ chức thực hiện việc xuất bản và được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Ghi chú: Khi có sự thay đổi, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin cả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Thông tin ghi biểu căn cứ dữ liệu của Cục XBIPH phục theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký trong lĩnh vực xuất bản. PHỤ BIỂU XB101.PB THÔNG TIN NHÀ XUẤT BẢN (Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20...) Stt Tên đơn vị Mã địa chỉ () Mới tăng trong kỳ Cấp quản lý Loại hình Có xuất bản XBP điện tử Có tham gia xuất bản SGK Mã số thuế nhà xuất bản Mã số đơn vị quan hệ với NSNN Giấy phép hoạt động Ghi chú Trung ương Địa phương Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp Số, ký hiệu Ngày giấy phép Ngày bắt đầu hiệu lực A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Đơn vị A 2 Đơn vị B ... … Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên đơn vị (ghi tên đầy đủ và tên giao dịch viết tắt). (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: địa chỉ tại Hà Nội mã "01", địa chỉ tại TP.HCM mã "79"... Ghi mã tương ứng cho tất cả các đơn vị có tên tại Cột B. (9) Mã số ĐVQHNS là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng đơn vị có quan hệ với ngân sách. Mã số ĐVQHNS được sử dụng để nhận diện từng đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng NSNN, đơn vị khác có quan hệ với ngân sách và các dự án đầu tư, kèm theo các chỉ tiêu quản lý của đơn vị, dự án đầu tư và được quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc nhằm phục vụ công tác quản lý NSNN. Mã số ĐVQHNS do Bộ Tài chính cấp. Các cột từ Cột 1 đến Cột 13: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được Cục XBIPH cấp giấy phép mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có sự thay đổi, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo đồng bộ với thông tin theo dõi của Cục. Biểu XB102.1 Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 15/9. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN 6 tháng đầu năm 20... Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. PHẦN I: TỔNG HỢP KẾT QUẢ STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Sách in Cuốn 1000 bản Theo mảng đề tài (1=1.1+...+1.7) 1.1 Chính trị, pháp luật Cuốn 1000 bản 1.2 Khoa học công nghệ, kinh tế Cuốn 1000 bản 1.3 Văn hóa xã hội, nghệ thuật, tôn giáo Cuốn 1000 bản 1.4 Văn học Cuốn 1000 bản 1.5 Giáo khoa giáo trình tham khảo Cuốn 1000 bản 1.6 Thiếu niên, nhi đồng Cuốn 1000 bản 1.7 Từ điển, ngoại văn Cuốn 1000 bản Theo phương thức xuất bản (1=1.9+1.10) 1.9 Tự xuất bản Cuốn 1000 bản 1.10 Liên kết xuất bản Cuốn 1000 bản 2 Xuất bản phẩm loại khác XBP 1000 Bản Theo thể loại (2=2.1+...+2.4) 2.1 Tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, tờ gấp XBP 1000 bản 2.2 Bản đồ XBP 1000 Bản 2.3 Các loại lịch XBP 1000 Bản 2.4 XBP loại khác (đĩa CD, DVD,...) XBP 1000 Bản Theo phương thức xuất bản (2=2.5+2.6) 2.5 Tự xuất bản XBP 1000 Bản 2.6 Liên kết xuất bản XBP 1000 Bản 3 Số lượng xuất bản phẩm điện tử đã phát hành XBP Theo định dạng (3= 3.1+3.2+3.3) 3.1 Sách xem chữ XBP 3.2 Sách nói XBP 3.3 Sách video XBP Theo phương thức xuất bản (3=3.4+3.5) 3.4 Tự xuất bản XBP 3.5 Liên kết xuất bản XBP Theo mảng đề tài 3.6 Chính trị, pháp luật XBP 3.7 Khoa học công nghệ, kinh tế XBP 3.8 Văn hóa xã hội, nghệ thuật, tôn giáo XBP 3.9 Văn học XBP 3.10. Giáo khoa giáo trình tham khảo XBP 3.11 Thiếu niên, nhi đồng XBP 3.12 Từ điển, ngoại văn XBP 3.13 Loại khác XBP 4 Doanh thu hoạt động xuất bản Tỷ đồng 5 Số lượng lao động của nhà xuất bản Người Trong đó: 5.1 Nữ Người 5.2 Biên tập viên (BTV) xuất bản Người Số lao động theo trình độ (5=5.3+...+5.7) [báo cáo năm] 5.3 Trên đại học Người 5.4 Đại học, cao đẳng Người 5.5 Trung cấp Người 5.6 Trung học phổ thông Người 5.7 Trình độ khác Người 6 Số tiền NXB nộp NSNN [báo cáo năm] Tỷ đồng 7 Lợi nhuận sau thuế của NXB [báo cáo năm] Tỷ đồng II. PHẦN I: LAO ĐỘNG NGÀNH XUẤT BẢN THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG [báo cáo năm] Đơn vị tính: Ng ư ời TT Địa bàn Mã địa bàn Tổng số Trong đó Ghi chú Nữ BTV xuất bản A B C 1 2 3 4 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu: Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu XB102 các nhà xuất bản đã gửi Cục. Biểu XB201 Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT SỐ LƯỢNG CƠ SỞ /DOANH NGHIỆP IN DO SỞ TT &TT CẤP GIẤY PHÉP, CẤP ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6 tháng /20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH I. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ) IN (Cơ sở) Trong đó 1. Số cơ sở tăng mới trong kỳ: 2. Số cơ sở in xuất bản phẩm: 3. Số cơ sở in bao bì: II. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ) IN CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo loại hình tổ chức hoạt động 1.1. Đơn vị sự nghiệp: 1.2. Doanh nghiệp: 1.3. Hộ cá thể: 2. Theo loại hình kinh tế 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: (Phụ biểu XB201.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng doanh nghiệp in: Là tổng số doanh nghiệp /cơ sở trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo quy định của pháp luật về hoạt động in tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Khi có sự thay đổi, Sở TT &TT cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin cả địa bàn theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của Sở TT&TT, Cục XBIPH phục vụ theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký. PHỤ BIỂU XB201.PB THÔNG TIN CƠ SỞ /DOANH NGHIỆP IN (Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20...) Stt Tên đơn vị Mã địa chỉ Trong đó: Mới tăng trong kỳ Cấp quản lý Loại hình kinh tế của doanh nghiệp Theo loại hình tổ chức hoạt động Có in XBP Có in bao bì Mã số thuế đơn vị doanh nghiệp (MST) Mã số quan hệ với NSNN (nếu có) Giấy phép hoặc đăng ký hoạt động in Ghi chú Trung ương Địa phương Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp Hộ cá thể Số, ký hiệu Ngày giấy phép A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Đơn vị A … 2 Đơn vị B … ... ... a) Cách ghi biểu (B) Ghi tên đơn vị. (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: địa chỉ tại Hà Nội mã "01", địa chỉ tại TP.HCM mã "79"... Ghi mã tương ứng cho tất cả các đơn vị có tên tại Cột B. Các cột từ Cột 1 đến Cột 16: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được Cục / Sở TT&TT cấp giấy phép, cấp đăng ký mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có sự thay đổi, Sở TT &TT, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo đồng bộ với thông tin theo dõi của Sở và của Cục. b) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của cơ quan quản lý (Cục XBIPH, Sở TT&TT) phục vụ theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký. Biểu XB201.1 Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG CƠ SỞ /DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG IN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6 tháng /20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ) IN: (Cơ sở) Trong đó 1. Số cơ sở tăng mới trong kỳ: 2. Số cơ sở in xuất bản phẩm: 3. Số cơ sở in bao bì: II. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ) IN CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo loại hình tổ chức hoạt động 1.1. Đơn vị sự nghiệp: 1.1. Doanh nghiệp: 1.3. Hộ cá thể: 2. Theo loại hình kinh tế 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.2. Có vốn đầu tư FDI: 3. Theo cấp của cơ quan chủ quản 3.5. Trung ương: 3.2. Địa phương: 4. Theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Đơn vị tính :Cơ sở Stt Địa bàn Mã địa bàn Tổng số Trong đó: Mới tăng trong kỳ Cấp quản lý Loại hình kinh tế của doanh nghiệp (cơ sở) Theo loại hình tổ chức hoạt động Có in XBP Có in bao bì Ghi chú Trung ương Địa phương Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp Hộ cá thể A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu XB201.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Thông tin, số liệu của biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu XB201 các Sở TT&TT đã gửi Cục XBIPH, từ số liệu theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký của Cục, cập nhật từ thông tin được chia sẻ từ các cơ quan nhà nước có liên quan. Khi có sự thay đổi, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin cả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. Biểu XB202.1 Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG IN Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng 20... Năm 20... 1. Số lượng lao động trong lĩnh vực in: (người) Trong đó 1.1. Lao động nữ: 1.2. Lao động đã được đào tạo về chuyên ngành in: 2. Doanh thu hoạt động in: (tỷ đồng) 3. Sản lượng in quy đổi [báo cáo năm]: (trang A4) 4. Số tiền doanh nghiệp in nộp NSNN [báo cáo năm]: (tỷ đồng) 5. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp in [báo cáo năm]: (tỷ đồng) 6. Số lượng lao động của doanh nghiệp in chia theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [báo cáo năm] Đơn vị tính: Người TT Địa bàn Mã địa bàn Số lượng lao động Trong đó, nữ Ghi chú A B C 1 2 3 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ số liệu biểu XB202 các doanh nghiệp /cơ sở in đã gửi Cục XBIPH. Biểu XB301 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT SỐ LƯỢNG CƠ SỞ /DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM DO SỞ TT &TT XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6 tháng /20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH I. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ PHÁT HÀNH: (Cơ sở) 1. Trong đó, tăng mới trong kỳ: II. SỐ LƯỢNG CƠ SỞ PHÁT HÀNH CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo loại hình tổ chức hoạt động 1.1. Đơn vị sự nghiệp: 1.2. Doanh nghiệp: 1.3. Hộ cá thể: 2. Theo loại hình kinh tế 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: (Phụ biểu XB301.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày … tháng … năm 20… GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng cơ sở hành: Là tổng số doanh nghiệp /đơn vị sự nghiệp /hộ cá thể có đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Khi có sự thay đổi, Sở TT &TT cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin cả địa bàn theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của Sở TT&TT phục vụ theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký. PHỤ BIỂU XB301.PB THÔNG TIN CƠ SỞ /DOANH NGHIỆP PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM (Ban hành kèm theo TT số …../2022/TTBTTTT) (Tính đến .../.../20...) Stt Tên đơn vị Mã địa chỉ Trong đó: Mới tăng trong kỳ Cấp quản lý Loại hình kinh tế Theo loại hình tổ chức hoạt động Mã số thuế đơn vị doanh nghiệp (MST) Mã số quan hệ với NSNN (nếu có) Giấy phép hoặc đăng ký hoạt động phát hành XBP Ghi chú Trung ương Địa phương Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp Hộ cá thể Số, ký hiệu Ngày giấy phép Ngày bắt đầu hiệu lực A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Đơn vị A … 2 Đơn vị B … ... ... … a) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên đơn vị. (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: địa chỉ tại Hà Nội mã "01", địa chỉ tại TP.HCM mã "79"... Ghi mã tương ứng cho tất cả các đơn vị có tên tại Cột B. Các cột từ Cột 1 đến Cột 15: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được Cục/ Sở TT&TT cấp giấy phép, cấp đăng ký mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có sự thay đổi, Sở TT &TT, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo đồng bộ với thông tin theo dõi của Sở và của Cục. b) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của cơ quan quản lý (Cục XBIPH, Sở TT&TT) phục vụ theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký. Biểu XB301.1 Ban hành kèm theo TT số ...../2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG CƠ SỞ /DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6 tháng /20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ) PHÁT HÀNH: (Cơ sở) 1. Trong đó, tăng mới trong kỳ: II. SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP (CƠ SỞ) PHÁT HÀNH CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo loại hình tổ chức hoạt động 1.1. Đơn vị sự nghiệp: 1.2. Doanh nghiệp: 1.3. Hộ cá thể: 2. Theo loại hình kinh tế 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: 3. Theo cấp của cơ quan chủ quản 3.5. Trung ương: 3.2. Địa phương: 4. Số lượng cơ sở /doanh nghiệp phát hành XBP theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương [báo cáo năm] Đơn vị tính: Cơ sở Stt Địa bàn Mã địa bàn Tổng số Trong đó: Mới tăng trong kỳ Cấp quản lý Loại hình kinh tế Theo loại hình tổ chức hoạt động Ghi chú Trung ương Địa phương Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI Đơn vị sự nghiệp Doanh nghiệp Hộ cá thể A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu XB301.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Thông tin, số liệu của biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu XB301 các Sở TT&TT đã gửi Cục XBIPH, từ số liệu theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký của Cục, cập nhật từ thông tin được chia sẻ từ các cơ quan nhà nước có liên quan. Khi có sự thay đổi, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 7 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin cả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. Biểu XB302.1 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM Đơn vị báo cáo: Cục XBIPH Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6tháng 20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ l. Tổng số lao động trong lĩnh vực phát hành: (người) 1 .1 . Trong đ ó , nữ: 2. Doanh thu lĩnh vực phát hành: (tỷ đồng) 3. Số tiền cơ sở phát hành nộp NSNN [báo cáo năm]: (tỷ đồng) 4. Lợi nhuận sau thuế của cơ sở phát hành [báo cáo năm]: (tỷ đồng) 5. Tổng số lao động của các cơ sở phát hành theo tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương [báo cáo năm] Đơn vị tính : Người TT Địa bàn Mã địa bàn Số lượng lao động Trong đó,nữ Ghi chú A B C 1 2 3 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) Cách ghi biểu , nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ số liệu biểu XB302 các doanh nghiệp/cơ sở phát hành đã gửi Cục XBIPH. B. Biểu mẫu áp dụng đối với các nhà xuất bản, doanh nghiệp in, cơ sở phát hành Biểu XB102 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Đơn vị báo cáo: Nhà xuất bản Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH I. PHẦN I: TỔNG HỢP KẾT QUẢ STT Tênchỉtiêu Đơn vị tính Sốlượng Ghi chú A B C 1 2 1 Sách in Cuốn 1000 bản Theo mảng đề tà i (1=1.1 +...+1 .7) 1.1 Chính trị, pháp luật Cuốn 1000 bản 1.2 Khoa học công nghệ, kinh tế Cuốn 1000 bản 1.3 Văn hóa xã hội, nghệ thuật, tôn giáo Cuốn 1000 bản 1.4 Văn học Cuốn 1000 bản 1.5 Giáo khoa giáo trình tham khảo Cuốn 1000 bản 1.6 Thiếu niên, nhi đồng Cuốn 1000 bản 1.7 Từ điển, ngoại văn Cuốn 1000 bản Theo phương thức xuất b ả n (1=1.9+1.10) 1.9 Tự xuất bản Cuốn 1000 bản 1.10 Liên kết xuất bản Cuốn 1000 bản 2 Xuấtbản phẩm loại khác XBP 1000 Bản Theo thể loại (2=2.1+...+2.4) 2.1 Tranh ảnh, áp phích, tờ rơi, tờ gấp XBP 1000 Bản 2.2 Bản đồ XBP 1000 Bản 23 Các loại lịch XBP 1000 Bản 2.4 XBP loại khác (đĩa CD, DVD,...) XBP 1000 Bản Theo p h ương thức xu ấ t b ả n (2=2.5 +2.6) 2.5 Tự xuất bản XBP 1000 Bản 2.6 Liên kết xuất bản XBP 1000 Bản 3 Số lượngxuất bản phẩmđiệntửđã phát hành XBP The o định d ạng (3=3.1 +1.2+3. 3) 3.1 Sách xem chữ XBP 3.2 Sách nói XBP 3.3 Sách video XBP Theo phương thức xuất bản (3 =3.4+3.5) 3.4 Tự xuất bản XBP 3.5 Liên kết xuất bản XBP Theo m ả ng đề tài 3.6 Chính trị, pháp luật XBP 3.7 Khoa học công nghệ, kinh tế XBP 3.8 Văn hóa xã hội, nghệ thuật, tôn giáo XBP 3.9 Văn học XBP 3.10 Giáo khoa giáo trình tham khảo XBP 3.11 Thiếu niên, nhi đồng XBP 3.12 Từ điển, ngoại văn XBP 3.13 Loại khác XBP 4 Doanh thu hoạt động xuất bản Tỷđồng 5 Số lượnglao động của nhà xuất bản Người Trong đó: 5.1 Nữ Người 5.2 Biên tập viên (BTV) xuất bản Người S ố lao đ ộ ng theo trình đ ộ (5 =5.3+...+5.7)[b áo cáo năm ] 5.3 Trên đại bọc Người 5.4 Đại học, cao đẳng Người 5.5 Trung cấp Người 5.6 Trung học phổ thông Người 5.7 Trình độ khác Người 6 Sốtiền NXBnộpNSNN [báo cáo năm] Tỷđồng 7 Lợinhuận sauthuếcủa NXB[báo cáonăm] Tỷđồng II. PHẦN II: LAO ĐỘNG NHÀ XUẤT BẢN THEO ĐỊA BẢN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG [báo cáonăm] Đơn vị tính: Người TT Địa bàn Mãđịa bàn Tổng số Trong đó Ghi chú Nữ BTV xuất bản A B C 1 2 3 4 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... ... ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) ….., ngày... tháng... n ă m 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý điện tử ) a) Kh á i niệ m phương pháp t í nh Xuấtbản: Là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc đi phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử Xuấtbản phẩm: Là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, ápphích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách. Số lượng xuấtbản phẩm điệntửphát hành: Là số lượng xuất bản phẩm điện tử được phát hành trong kỳ báo cáo. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. Xuất bản điện tử: Là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. Doanh thu hoạt động xuất bản: Là tổng số tiền nhà xuất bản thu được từ hoạt động xuất bản trong kỳ báo cáo (bao gồm cả doanh thu từ hoạt động liên kết xuất bản), số lượng lao động hoạt động của xuất bản: Là số lượng người hưởng lương của nhà xuất bản tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Biên tập viên xuất bản: Là người thực hiện biên tập bản thảo; đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập. Số tiềnnhà xuấtbản nộp NSNN: Là tổng số tiền nhà xuất bản phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo, gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác. Lợi nhuận sau thuế của NXB: Là phần lợi nhuận còn lại hoặc chênh lệch thu chi của nhà xuất bản sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo đúng hướng dẫn trên biểu mẫu. Lưu ý sử dụng đúng đơn vị tính đối với từng chỉ tiêu. Phần (II): Chỉ báo cáo mục này khi NXB có chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa bàn NXB có trụ sở chính. c) Nguồn s ố li ệ u Biểu được lập từ các thông tin, dữ liệu của NXB phục vụ hoạt động xuất bản. Biểu XB202 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG IN Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp /Cơ sở in Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6tháng 20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH, Sở TT&TT () 1. Số lượng lao động trong lĩnh vực in (Người) Trong đó 1.1. Lao động nữ: 1 .2. Lao động đã được đào tạo về chuyên ngành in: 2. Doanh thu hoạt động in: (Tỷ đồng) 3. Sản lượng in quy đổi [báo cáo năm]: (Trang A4) 4 Số tiền doanh nghiệp in nộp NSKN [báo cáo năm]: (Tỷ đồng) 5. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp in [báo cáo năm] (Tỷ đồng) 6. Số lượng lao động tại các chi nhánh hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp in [báo cáo năm] (nếu có) Đ ơn vị tính: Người TT Địa bàn Mã địa bàn Số lượng lao động Trong đó,nữ Ghi chú A B C 1 2 3 1 2 … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) ….., ngày... tháng... n ă m 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp tính Ch ỉ tiêu Nội dung (1) Số lao động hoạt động trong lĩnhvực in: Là tổng số lao động hưởng lương tại các doanh nghiệp/cơ sở in tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (2) Doanh thu hoạt động in: Là tổng số tiền doanh nghiệp /cơ sở in thu được từ hoạt động in trong kỳ báo cáo. Hoạt động in bao gồm trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in. (4) Số tiền doanh nghiệpin nộp NSNN: Là tổng số tiền doanh nghiệp/cơ sở in phải nộp NSNN trong kỳ báo cáo theo quy định của pháp luật, gồm các thuế, phí, lộ phí và các khoản nộp ngân sách khác. (5) Lợinhuận sauthuếcủa doanh nghiệp in: Là phần lợi nhuận hoặc chênh lệch thu chi còn lại của doanh nghiệp/cơ sở in sau khi trừ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải, nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b) Cách ghi biểu Phần bảng Ch ỉ b á o c á o phần này khi doanh nghiệp có ch i nhánh , v ă n phòng đại diện, cơ sở kinh doanh tại địa b à n t ỉ nh/thành ph ố khác với địa bàn doanh nghiệp c ó trụ s ở ch í nh.Vd1 : doanh nghiệp c ó trụ s ở ch í nh tại TP.HCM, có chi nh á nh tại t ỉ nh Long An là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp thì doanh nghiệp kê khai thông tin cho chi nh á nh Long An. Vd2: Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở ch í nh tại TP.HCM, c ó chi nh á nh c ũ ng tại đ ịa bàn TP.HCM l à đơn vị hạch toán phụ thuộc c ủ a doanh nghiệp thì không phải k ê khai ch i nh á nh tại T P.HCM. Cột Nội dung (B) Tên các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. (C) MS số của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo địa chỉ của chi nhánh có tên tại Cột B. Ghi theo bằng danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. (1), (2) Ghi số lượng lao động tương ứng của doanh nghiệp in tại địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có tên tại cột B. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh. () Biểu này gửi Cục XB I PH và S ở TT &TT nơi đơn vị c ó trụ sở chính. Biểu XB302 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH XUẤT BẢN PHẨM Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp/cơ sở phát hành Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng đầu năm: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6tháng 20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục XBIPH, Sở TT&TT () 1. Số lượng lao động trong lĩnh vực phát hành: (người) 1 .1 . Trong đ ó , nữ: 4 . Doanh thu lĩnh vực phát hành: (Tỷ đồng) 5. Số tiền cơ sở phát hành nộp NSNN [báo cáo năm]: (Tỷ đồng) 6. Lợi nhuận sau thuế của cơ sở phát hành [báo cáo năm]: (Tỷ đồng) 9. Số lượng lao động tại các chi nhánh hạch toán phụ thuộc của cơ sở phát hành [báo cáo năm] (nếu có) Đ ơn vị tính: Người TT Tên, địa chỉchi nhánh Mã địa bàn Số lượng lao động Trong đó,nữ Ghi chú A B C 1 2 3 1 2 … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) ….., ngày... tháng... n ă m 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp t í nh Số lượng lao độngtrong lĩnh vực phát hành: Là số lượng lao động hưởng lương tại cơ sở phát hành tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Doanh thu hoạt động phát hành: Là tổng số tiền cơ sở phát hành thu được từ hoạt động phát hành XBP trong kỳ báo cáo. Số tiền cơsởphát hành nộp NSNN: Là tổng số tiền cơ sở phát hành phải nộp NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo, gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác. Lợi nhuận sau thuế của cơsởphát hành: Phần lợi nhuận hoặc chênh lệch thu chi còn lại của doanh nghiệp cơ sở phát hành sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b ) Cách ghi biểu Phần bảng Ch ỉ báo cáo mục này khi doanh nghiệp c ó chi nh á nh, văn ph ò ng đại diện, cơ s ở kinh doanh tại địa bàn tỉnh/thành phố t rực thuộc Trung ương khác với địa b àn c ó trụ sở chính .Vd 1 : Doanh nghiệp phá t hành có trụ sở ch í nh tại TP.HCM, có chi nh á nh tại t ỉ nh Long An là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp th ì Doanh nghiệp phát hành k ê khai thông tin cho chi nhánh Long An. Vd2 :Trường hợp Doanh nghiệp phá t hành có trụ sở ch í nh tại TP .HCM , có chi nhánh c ũ ng tại địa b à n TP.HCM l à đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp th ì không ph ả i k ê khai chi nhánh tại TP.HCM. Cột Nội dung (B) Tên các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. (C) Mã số của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo địa chỉ của chi nhánh có tên tại Cột B. Ghi theo bảng danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. (1), (2) Ghi số lượng lao động tương ứng của doanh nghiệp tại địa bàn hành chính có tên tại cột B. Số lượng lao động được tính bằng số bình quân của số đầu kỳ và số cuối kỳ. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động, sản xuất kinh doanh. () Báo cáo này gửi Cục XB I PH và S ở TT &TT nơi đơn vị báo cáo c ó trụ sở chính. II. HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ A. Danh mụcbiểumẫu áp dụngđốivới Cục BC Ký hiệu Tênbiểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo BC01 Tổng hợp cả nước số lượng tòa soạn báo, tạp chí 6 tháng đầu năm, năm Cục BC Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo BC 01.PB Phụ biểu thông tin tòa soạn báo, tạp chí Khi có sự thay đổi giấy phép, giấy đăng ký Cục BC CSDL thống kê Bộ Cập nhật ngay sau khi có thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) BC02 Tỷ lệ người dân đọc báo chí in, báo chí điện tử Năm Cục BC Vụ KHTC, VP Bộ Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo BC03.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động báo chí 6 tháng đầu năm, năm Cục BC năm Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15 9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo B. Danh mụcbiểumẫu áp dụng đối với các cơ quan (tòa soạn) báo, tạp chí Ký hiệu Tênbiểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo BC03 Một số kết quả hoạt động báo chí 6 tháng đầu năm, năm Cơ quan báo, tạp chí Cục BC 6 tháng; Trước 05 9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục BC Biểu BC01 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG TÒA SOẠN BÁO, TẠP CHÍ Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ PHẦN I THÔNG TIN TỔNG HỢP Đơn vị tính: Tòa soạn STT Tên chỉ tiêu Tổng số (1=2+ 3+4+ 5+7+ 8+9+ 10) Chia ra theo cấpquảnlý và loại hình hoạt động báochí Ghi chú Báo chí Trungương Trong đó tạp chíthuộc cáctrường Đạihọc, học viện,việnnghiêncứu Báo chíđịaphương Trong đó tạp chíthuộc cáctrường Đạihọc, học viện,việnnghiêncứu Báo in Báo điệntử Báo thựchiệnhailoại hình in & điện tử Tạp chíin Tạp chíđiện tử Tạp chí thựchiệnhai loại hình in & điệntử Báo in Báo điệntử Báo thựchiệnhailoại hình in & điện tử Tạp chíin Tạp chíđiện tử Tạp chí thựchiệnhai loại hình in & điệntử A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Số lượngtòa soạn Trong đó 1.1 Số tòa soạn có hợp tác với tổ chức quảng cáo xuyên biên giới nước ngoài 1.2 Số lượng tòa soạn có ứng dụng công nghệ nền tảng di động trong hoạt động [báo cáo năm] ... 2 Sốlượngtòasoạn theo mứcđộ tự chủ tài chính[báo cáo năm] 2.1 Đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư 2.2 Đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên 2.3 Đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên và chi đầu tư 2.4 NSNN đảm bảo chi toàn bộ PHẦN IISỐ LƯỢNG TÒA SOẠN THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG[báo cáo năm] Đơn vị tính: Tòa soạn STT Địa bàn Mã địa bàn Tổng số (1=2+ 3+4+ 5+7+ 8+9+ 10) Chia ra theo cấpquảnlý và loại hình hoạt động báochí Ghi chú Báo chí Trungương Trong đó tạp chíthuộc cáctrường ĐH, học viện,việnnghiêncứu Báo chíđịaphương Trong đó tạp chíthuộc cáctrường ĐH, học viện,việnnghiêncứu Báo in Báo điệntử Báo thựchiệnhailoại hình in & điện tử Tạp chíin Tạp chíđiện tử Tạp chí thựchiệnhai loại hình in & điệntử Báo in Báo điệntử Báo thựchiệnhailoại hình in & điện tử Tạp chíin Tạp chíđiện tử Tạp chí thựchiệnhai loại hình in & điệntử A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … ... … 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu BC01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) a ) Kh á i niệm , phương pháp t í nh Số lượng tòa soạncóhợp tácvớitổ chứcquảng cáo xuyênbiên giới nướcngoài: Là số lượng tòa soạn trong kỳ báo cáo có hợp tác với tổ chức quảng cáo xuyên biên giới nước ngoài. Hợp tác với tổ chức quảng cáo xuyên biên giới là việc cơ quan báo chí giao kết hợp đồng với các tổ chức quảng cáo xuyên biên giới (ví dụ: Google, Facebook,..) để thực hiện hợp đồng quảng cáo cho khách hàng nhằm tăng phạm vi phổ biến của nội dung thông tin quảng cáo. Sốlượngtòasoạn ứng dụng công nghệnền tảng diđộng trong hoạt động: Là số lượng tòa soạn có ứng dụng công nghệ nền tảng di động trong hoạt động tính đến cuối kỳ báo cáo. Ứng dụng công nghệ nền tảng di động là sử dụng phần mềm được viết riêng để Tổng biên lập, Biên tập viên, Phóng viên, Cộng tác viên cài đặt và sử dụng trên điện thoại di động hoặc trên máy tính bảng phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, biên tập, duyệt, đăng, quản lý tin/bài. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Khi c ó sự thay đổi,Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đ ổ i hoặc cập nhật tr o ng v ò ng 07 ngày (k ể t ừ khi c ó thay đổi)tên CSDL thống k ê của Bộ để đảm bảo hệ th ố ng t ổ ng hợp đ ược thông tin cả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn s ố liệu Biểu được lập từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau cấp phép của Cục. PHỤ BIỂU BC01.PB THÔNG TIN TÒA SOẠN BÁO, TẠP CHÍ (Ban hành k è m theo TT s ố …./2022/TTBTTTT) (Tính đến …/…/20…) TT Tên đơn vị Mãđịachỉ Tăngtrong kỳ Báo chíTrungương Báochí địaphương Phânloại theo mứcđộtự chủtài chính Có ứng dụngcông nghệ nềntảngdi động trong hoạt động Có hợptác vớitổchứcquảngcáo xuyên biên giới nước ngoài Mã số thuếdoanh nghiệp(MST) Mãsốđơn vị quanhệ vớiNSNN Giấyphép hoạt động báo chí Cơquan chủ quản Ghi chú Báo in Báo điệntử Báo thựchiệnhailoại hình in & điện tử Tạp chíin Tạp chíđiện tử Tạp chí thựchiệnhai loại hình in & điệntử Trong đó tạp chíthuộc cáctrường ĐH, học viện,việnnghiêncứu Báo in Báo điệntử Báo thựchiệnhailoại hình in & điện tử Tạp chíin Tạp chíđiện tử Tạp chí thựchiệnhai loại hình in & điệntử Trong đó tạp chíthuộc cáctrường ĐH, học viện,việnnghiêncứu Đảm bảotự chủ hoàn toànchi thường xuyênvàchiđầutư Đảm bảotự chủ hoàn toànchi thường xuyên Đảm bảotự chủ một phần chi thường xuyênvàchiđầutư NSNN đảm bảochi toànbộ Sốgiấy phép Ngàygiấyphép A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 21 24 25 26 27 1 Tòa soạn A 2 Tòa soạn B ... ... a) Cách ghi biểu Cột Nội dung (B) Ghi tên báo in /báo điện tử. (C) Gh i mã tỉnh /t hành ph ố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa ch ỉ trụ sở ch í nh c ủ a đơn vị c ó t ê n tại cột B. Mã gh i theo bảng Danh mục v à m ã s ố đơn vị hành ch í nh Việt Nam .Ghi mã tương ứng cho t ấ t c ả các đơn vị c ó tên t ạ i C ộ t B. Các cột từ Cột 1 đến Cột 27: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B tăng trong kỳ (được Cục cấp giấy phép mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 21: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có s ự thay đ ổ i, Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có s ự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (k ể từ khi c ó thay đổi ) lên CSDL thống k ê Bộ để đ ả m b ả o đồng bộ với d ữ liệu Cục theo dõi. b ) Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu lập biểu từ thông tin theo dõi sau cấp phép của Cục và các dữ liệu do cơ quan nhà nước liên quan cung cấp. Biểu BC03.1 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6tháng 20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1.Doanh thu của các báo, tạpchí: (Tỷ đồng) Theo loại hình bá o ch í (1 =1.1+1.2) 1.1. Báo: 1.2. Tạp chí: Theo cấp cơ quan ch ủ qu ả n (1 =1.3 +1.4) 1.3. Báo chí Trung ương: 1.4. Báo chí địa phương Theo nguồn hình thành doanh thu (1 = 1.5+1.6+1.7) 1 .5. Từ giao nhiệm vụ, đặt hàng của cơ quan chủ quản: 1.6. Từ quảng cáo: 1.7. Từ hoạt động sự nghiệp và từ nguồn khác: 2. Tổng sốbảnbáo in đã phát hành: (Nghìn bản) Trong đ ó (2=2.1 +2.2) 2.1. Báo Trung ương: 2.2. Báo địa phương: 3. Tổng số bảntạp chíinđã phát hành: (Nghìn bản) 3.1. Trong đó, tạp chí khoa học: Tổng s ố chia theo c ấ p qu ả n lý (3 =3.2 +3.3) 3.2. Tạp chí Trung ương: 3.3. Tạp chí địa phương: 4. Tổng số tiền các cơquan báo, tạp chí nộp NSNN: (Tỷ đồng) Theo loại hình báo ch í (4=4.1 +4.2) 4.1. Báo: 4.2. Tạp chí: Theo c ấ p cơ quan chủ qu ả n (4 =4.3 +4.4) 4.3. Báo chí Trung ương: 4.4. Báo chí địa phương: 5. Tổng chênh lệch thu chi sau thuế của các báo, tạp chí [báo cáonăm]: (Tỷ đồng) Theo loại hình b á o ch í (5=5.1+5.2) 5.1. Báo: 5.2. Tạp chí: Theo c ấ p cơ quan chủ qu ả n (5=5 .3 +5 .4) 5.3. Báo chí Trung ương: 5.4. Báo chí địa phương: 6. Tổng sốlao động trong cáccơquan báo, tạp chí: (Người) Tro n g đó 6.1. Nữ: 6.2. Có trình độ trên đại học: 6.3. Có trình độ đại học, cao đẳng 6.4. Phóng viên: 6.5. Biên tập viên: 6.6. Cần được cấp mới, cấp lại thẻ nhà báo: Theo cấp cơ quan ch ủ quản (6=6.7 +6.8 ) 6.7. Báo chí Trung ương: 6.8. Báo chí địa phương: T ổ ng s ố l ao động theo loại hình hoạt đ ộng b á o ch í (6=6.9+6 .10) 6.9. Báo: 6.10. Tạp chí: 7. Sốngườiđãđược cấp thẻnhà báo: (Người) 8. Sốlao động cơ quan báo, tạp chítheo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộctrungương[báo cáo năm]. Đ ơ n vị tính : Người TT Địa bàn Mãđịa bàn Tổng số Trongđó, nữ Ghi chú A B C 1 2 3 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 64 Nước ngoài NN TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) Cách ghi biểu, nguồn s ố liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu BC03 các cơ quan báo chí đã gửi Cục BC. Biểu BC02 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỶ LỆ NGƯỜI DÂN ĐỌC BÁO CHÍ IN, BÁO CHÍ ĐIỆN TỬ Đơn vị báo cáo: Cục BC Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính: % TT Tên chỉ tiêu/địabàn Mã địabàn Tỷlệ đọc báo Đọc báo Đọc tạpchí Ghi chú In Điện tử In Điệntử A B 1 2 3 4 5 6 I CẢ NƯỚC II Phân tổ theo giới 1 Nam 2 Nữ III Phân tổ theokhu vực 1 Thành thị 2 Nông thôn IV Phân tổtheonhóm tuổi 1 Dưới 12 tuổi 2 Từ 12 đến 15 tuổi 3 Từ 16 đến 18 tuổi 4 Từ 19 đến 24 tuổi 5 Từ 25 đến 34 tuổi 6 Từ 35 đến 44 7 Từ 45 đến 54 8 Từ 55 đến 64 9 Từ 65 tuổi trở lên V Theo trìnhđộhọc vấn 1 Chưa học hết lớp 1 hoặc chưa bao giờ đến trường 2 Không có bằng cấp 3 Tốt nghiệp tiểu học 4 Tốt nghiệp trung học cơ sở 5 Tốt nghiệp trung học phổ thông 6 Sơ cấp nghề 7 Trung cấp nghề 8 Trung học chuyên nghiệp 9 Cao đẳng nghề 10 Cao đẳng 11 Đại học 12 Trên Đại học 13 Khác VI Theo ngành sản xuất kinhdoanh 1 Nông nghiệp 2 Lâm nghiệp 3 Thủy sản 4 Công nghiệp 5 Xây dựng 6 Thương nghiệp 7 Dịch vụ 8 Khác VII Theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trungương 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) a ) Khái niệm, phương pháp t í nh Tỷlệ ngườidân đọc báo,tạpchí: Là tỷ lệ % giữa số lượng người có đọc báo, tạp chí (in /điện tử) và dân số tương ứng của kỳ báo cáo. Người đọc báo in là người trong vòng 1 tháng trở về trước tính đến thời điểm khảo sát có đọc báo, tạp chí in. Người đọc báo điện tử là người trong vòng 1 tuần trở về trước tính đến thời điểm khảo sát có đọc báo, tạp chí điện tử. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. c) Nguồn s ố liệu Điều tra, khảo sát (bao gồm cả điều tra thống kê, điều tra xã hội học,...). B. Biểu mẫu áp dụng đối với cơ quan (tòa soạn) báo, tạp chí Biểu BC03 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ Đơn vị báo cáo: Cơ quan báo, tạp chí Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục BC 1.Doanh thu của báo, tạp chí: (Tỷ đồng) Chia ra (1=1.1+1.2+1.3) 1.1. Từ đặt hàng, giao nhiệm vụ của cơ quan chủ quản: 1.2. Từ quảng cáo: 1.3. Thu từ nguồn khác: 2.Sốlượngbản in đãphát hành: (Nghìn bản) 3. Số tiền cơquan báo, tạp chí nộp NSNN: (Tỷ đồng) 4. Sốtiền chênh lệch thu chi sau thuế của cơ quan báochí [báo cáo năm]: (Tỷ đồng) 5. Số lượnglao động trong cơquanbáo, tạp chí: (Người) Trong đó 5.1. Nữ: 5.2. Có trình độ Đại học trở lên: 5.3. Có trình độ Đại học, Cao đẳng: 5.4. Phóng viên: 5.5. Biên tập viên: 5.6. Cần được cấp mới, cấp lại thẻ nhà báo: 6. Số lượnglao động của cơ quan báo, tạp chí chia theo địa bàn[báo cáo năm] Đơn vị tính: Người TT Địa bàn Mãđịa bàn Tổng số Trongđó, nữ Ghi chú A B C 1 2 3 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … … 63 Cà Mau 96 … … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) ….., ngày... tháng... n ă m 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp tính Doanh thu của báo: Là tổng số tiền cơ quan báo (gồm báo in, báo điện tử, báo hoạt động hai loại hình in và điện tử) thu được từ các hoạt động của báo trong kỳ báo cáo. Doanh thu của tạp chí: Là tổng số tiền cơ quan tạp chí (gồm tạp chí in, tạp chí điện tử, tạp chí hoạt động hai loại hình in và điện tử) thu được từ các hoạt động của tạp chí trong kỳ báo cáo. Số lượng bản in: Gồm số lượng bán bảo in đã phát hành trong kỳ và số lượng bản tạp chí in đã phát hành trong kỳ. Đối với báo in: là số lượng bản báo in đã phát hành. Đối với tạp chí in: là số lượng bản tạp chí in đã phát hành. Sốtiền cơ quan báo, tạp chí nộp NSNN: Là tổng số tiền cơ quan báo chí phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo, gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác. Số tiềnchênhlệch thu chi sau thuếcủa cơ quanbáochí: Là số tiền chênh lệch thu chi còn lại của cơ quan báo, tạp chí sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. Sốlượnglaođộng trong cơ quan báo, tạp chí: Là tổng số người lao động (gồm phóng viên, biên tập viên, quản lý, phục vụ) hưởng lương tại cơ quan báo, tạp chí tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b)Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. Sử dụng đúng đơn vị tính đã hướng dẫn. Ghi s ố liệu phần bảng Cột B: Ghi tên các địa bàn cơ quan báo chí có văn phòng đại diện thường trú (bao gồm tên các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, và dòng để ghi thông tin chung cho các văn phòng đại diện thường trú tại nước ngoài (nếu có)). Cột C: Ghi mã địa bàn. Ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Mã địa bàn nước ngoài ký hiệu bằng hai ký tự tương ứng với tên miền cấp cao nhất tương ứng với quốc gia và vùng lãnh thổ tương ứng. Ví dụ; Trung Quốc ký hiệu là “CN” Hoa Kỳ ký hiện là “US”, Pháp ký hiệu là “FR”,.. Trường hợp cơ quan báo chí không có văn phòng đại diện thường trú thì số lượng lao động được tính cho địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan báo chí có trụ sở chính. Trường hợp có văn phòng đại diện thường trú tại tỉnh/thành phố khác (hoặc tại nước ngoài) thì ghi số lượng lao động thường trú tương ứng lại địa bàn đó. Tổng số lao động chia theo các địa bàn phải bằng tổng số lao động của cơ quan báo chí. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, số liệu phục vụ hoạt động của cơ quan báo chí. III. HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ THÔNG TIN ĐIỆN TỬ A. Danh mụcbiểumẫu áp dụng đối với Cục PTTH &TTĐT và các SởTT &TT Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơnvịbáo cáo Đơnvị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo PTTH1 01 Tổng hợp cả nước số lượng đài phát thanh, đài truyền hình, đơn vị hoạt động truyền hình Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo PTTH1 01.PB Phụ biểu thông tin đài phát thanh, đài truyền hình, đơn vị hoạt động truyền hình Khi có thay đổi Cục PTTH &TTĐT CSDL thống kê Bộ Ngay sau khi có thay đổi hoặc trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) PTTH2 01 Tổng hợp cả nước số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Quý Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. PTTH2 01.PB Phụ biểu thông tin doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền Khi có thay đổi Cục PTTH &TTDT CSDL thống kê Bộ Ngay sau khi có thay đổi hoặc trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) PTTT13 01 Tổng hợp cả nước số lượng doanh nghiệp CCDV vụ trò chơi điện tử trên mạng Quý Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo PTTH3 01PB Phụ biểu thông tin doanh nghiệp CCDV vụ trò chơi điện tử trên mạng Khi có thay đổi Cục PTTH &TTĐT CSDL thống kê Bộ Ngay sau khi có thay đổi hoặc trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) PTTH4 01 Tổng hợp địa bàn số lượng giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp do Sở TT&TT cấp Quý Sở TT&TT Cục PTTH &TTĐT 6 tháng: Trước 05/9. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. PTTH4 01.PB Phụ biểu thông tin giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp Khi có thay đổi Sở TT&TT, Cục PTTH &TTĐT CSDL thống kê Bộ Ngay sau khi có thay đổi hoặc trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) P1TH4 01.1 Tổng hợp cả nước số lượng giấy phép thiết lập mạng xã hội, trang TTĐT tổng hợp Quý Cục PTTH &TTDT Vụ KHTC, VP Bộ 6 tháng: Trước 15/9. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. PTTH1 02.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động phát thanh: truyền hình Quý Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. PTTH2 02.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động truyền hình trả tiền Quý, Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. PTTH2 03.1 Tổng hợp cả nước số lượng thuê bao truyền hình trả tiền theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo PTTH3 02.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng Quý, Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ Quý: Trước ngày 15 tháng tiếp theo quý Năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. PTTH4 01 Tỷ lệ người tham gia mạng xã hội Năm Cục PTTH &TTĐT Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo B. Danh mục biểu mẫu ápdụng đối với cáccơquan phát thanh, truyền hình(đài phát thanh,đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình); doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trảtiền; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơnvịbáo cáo Đơnvị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo PTTH1 02 Một số kết quả hoạt động phát thanh, truyền hình Quý Năm Cơ quan phát thanh, truyền hình Cục PTTH & TTĐT Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. PTTH2 02 Một số kết quả hoạt động truyền hình trả tiền Quý, Năm Doanh nghiệp CCDV THTT Cục PTTH & TTĐT; Sở TT&TT Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. PTTH2 03 Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền theo địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương Năm Doanh nghiệp CCDV THTT Cục PTTH & TTĐT Trước 05/3 năm tiếp theo PTTH3 02 Một số kết quả hoạt động CCDV trò chơi điện tử trên mạng Quý, Năm Doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử Cục PTTH & TTĐT Quý: Trước ngày 10 tháng tiếp theo quý. Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. ![](00518579files/image001.gif) A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục PTTH &TTĐT và các Sở TT&TT Biểu PTTH101 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG CƠ QUAN PHÁTTHANH, TRUYỀN HÌNH Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. TỔNG SỐ ĐƠN VỊ: (đơn vị) II. TỔNG SỐ ĐƠN VỊ THEO CÁC NHÓM 1. Theo loại hình tổ chức: 1.1. Đài phát thanh: 1.2. Đài truyền hình: 1.3. Đài phát thanh truyền hình: 1.4. Tổ chức hoạt động truyền hình: 2. Theo mức độ tựchủtài chính 2.1. Đảm hảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư: 2.2. Đảm bảo tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên: 2.3. Đảm bảo tự chủ một phần chi thường xuyên và chi đầu tư: 2.4. NSNN đảm bảo chi toàn bộ: 3. Tổng số đơnvị chiatheo tỉnh/thànhphố trực thuộc Trungương Đơn vị tính: Đơn vị TT Địa bàn Mãđịa bàn Tổng số(1=2+3+ 4+5) Chia ra Ghi chú Đài phát thanh Đài truyền hình Đài Phátthanh truyền hình Đơn vị hoạt động truyềnhình A B C 1 2 3 4 5 6 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu PTTH101.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) a) Kh á i niệm,phương pháp t í nh Số lượng cơquan phát thanh, truyền hình: Là số lượng các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức hoạt động truyền hình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b ) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Ph ầ n bảng Cột C: Ghi mã số của địa bàn có tên tại Cột B. Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Khi có sự thay đ ổ i, Cục cập nhật nga y sau khi có sự thay đ ổ i hoặc cập nhật tron g vòng 07 ngày (kể từ khi c ó thay đổi)lên CSDL th ố ng k ê của Bộ đ ể đ ả m bảo hệ thống t ổ ng hợp được th ô ng tin c ả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với s ố liệu c ậ p nhật. c) Nguồn s ố liệu Thông tin ghi biểu căn cứ dữ liệu của Cục phục theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. PHỤ BIỂU PTTH101.PB THÔNG TIN ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI TRUYỀN HÌNH, ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH (Ban hành kèm theo TT s ố …… /2022/TTBTTTT ) (Tínhđếnngày .... tháng…năm 20...) TT Tên đơnvị Mã địa chỉ Mới tăngtrongkỳ Phân loạiđơnvị hoạt động PTTHtheo loạihình tổchức Phân theo cấp quảnlý Phân loạiđơn vị hoạtđộngPTTH theomức độ tự chủ tài chính Mãsố thuếdoanh nghiệp (MST) Mã đơnvịquanhệvới NSNN Giấy phép hoạt động Ghi chú Đài phát thanh Đài truyền hình Đài PT &TH Tổchức hoạt động TH TƯ quảnlý ĐP quảnlý Tự chủ chiđầutư vàchithườngxuyên Tự chủ chithường xuyên Tự đảm bảo một phần chi thườngxuyên NSNNđảm bảochithườngxuyên Số, kýhiệu Ngàygiấy phép A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 1 Đơn vị A 2 Đơn vị B … … a) Cách ghi biểu Cột B: Ghi tên đơn vị. Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1 đến Cột 16: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó : Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên tương ứng ở Cột B là mới tăng trong kỳ (Cục cấp phép mới trong kỳ). Nếu không phải thì để trống. Các cột 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi c ó sự thay đổi, Cục cập n hật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nh ậ t trong vòng 07 ngày (k ể từ khi c ó thay đổi ) tên CSDL th ố ng k ê của B ộ đ ể đ ả m bảo đồng bộ với th ô ng tin theo dõi của Cục . b )Nguồn s ố liệu Từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau cấp phép của Cục. Biểu PTTH201 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CCDV TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP: (doanh nghiệp) II. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo loại dịch vụ truyền hình doanh nghiệp cung cấp 1.1. Cáp: 1.2. Vệ tinh: 1.3. Số mặt đất: 1.4. Di động: 1.5. Internet: Trong đó 1.5.1. Dịch vụ OTT VOD: 2.Theo loại hình kinh tếcủadoanh nghiệp cung cấp dịch vụ (l=2.1+…+2.3) 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: 3. Theođịa bàn tỉnh/thành phốtrực thuộc Trung ương Đơn vị tính : Doanh nghiệp Stt Địa bàn Mã địabàn Tổng số Trongđó, theo loại dịch vụtruyềnhình cung cấp Ghi chú Cáp Vệ tinh Sốmặt đất Diđộng Internet OTT VOD A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 ... … 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu PTTH201.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp t í nh Số lượngdoanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Là số lượng doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền các loại hình truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình di động, truyền hình Internet,... đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. OTT là từ viết tắt của (Over The Top) là giải pháp cung cấp các nội dung cho người sử dụng dựa trên các nền tảng Internet. VOD là viết tắt của (Video On Demand truyền hình theo yêu cầu) OTT VOD là một dịch vụ truyền hình trên mạng Internet. b ) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Khi c ó sự tha y đổi , Cục cập nhật ngay sau khi có sự th a y đổi hoặc c ậ p nhật trong vòng 07 ngày (k ể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đ ả m b ả o hệ thống tổng hợp được th ô ng tin c ả nước theo định dạng d ữ liệu tại biểu mẫu này với s ố liệu cập nhật . c) Nguồn s ố liệu Thông tin ghi biểu căn cứ dữ liệu của Cục phục theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. PHỤ BIỂU PTTH201.PB THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN (Ban hành kèm theo TT s ố …../2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày .... tháng ... năm 20…) TT Tên đơnvị Mã địa chỉ Mới tăngtrongkỳ Phân loại theo nhóm dịch vụ cung cấp Phân theoloại hình kinh tế của doanh nghiệp CCDV Mãsố thuếdoanh nghiệp (MST) Mã đơnvịquanhệvới NSNN Giấy phép CCDV Ghi chú Cáp Vệ tinh Sốmặtđất Diđộng Internet (IPTV) OTT TV Nhà nước Ngoàinhà nước(trừ FDI) Cóvốnđầutư FDI Số, kýhiệu Ngàygiấy phép A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1 Doanh nghiệp A 2 Doanh nghiệp B … … a ) Cách ghi biểu Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp có tên tại cột B. Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1 đến Cột 15: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên tương ứng ở Cột B là đơn vị tăng mới trong kỳ (được Cục cấp giấy phép mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 10: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi c ó sự thay đ ổ i, Cục cập nhật ngay sau khi có s ự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (k ể từ khi c ó tha y đổi) l ê n CSDL thống k ê của Bộ đ ể đ ả m b ả o đ ồ ng b ộ với th ô ng tin theo dõi của Cục b) Ng uồn số liệu Từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau cấp phép của Cục. Biểu PTTH301 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG DOANH NGHIỆP CCDV TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP: (doanh nghiệp) II. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP CHIA THEO CÁC NHÓM 1. Theo nhóm dịch vụ trò chơi doanh nghiệp cung cấp 1.1. G1: 1.2. G2, G3, G4: 2. Theo loại hình kinhtếcủa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (2=2.1+...+2.3) 2.1. Nhà nước: 2.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.3. Có vốn đầu tư FDI: 3. Theotỉnh/thành phố trực thuộc Trungương Đơn vị tính:Doanh nghiệp Stt Địa bàn Mã địa bàn Tổng số Trong đó,theo nhómdịch vụtròchơiđiệntử cung cấp Ghi chú G1 G2, G3, G4 A B C 1 2 3 4 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … 63 Cà Mau 96 (Phụ biểu PTTH301.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp t í nh Số lượngdoanh nghiệpđược cấp giấy phép, giấychứngnhận CCDV trò chơi điện tử trên mạng: Là số lượng doanh nghiệp thành tập theo pháp luật Việt Nam cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử thông qua việc thiết lập hệ thống thiết bị và sử dụng hợp pháp phần mềm trò chơi điện tử được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép, giấy chứng nhận CCDV trò chơi điện tử trên mạng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu. Khi c ó sự thay đ ổ i, Cục cập nhật ngay sau khi c ó sự thay đ ổ i hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có tha y đ ổ i) l ê n CSDL th ố ng k ê của Bộ để đảm b ả o hệ thống t ổ ng hợp được thông tin c ả nước theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu n à y với s ố liệu cập nhật. c) Nguồn s ố liệu Thông tin ghi biểu căn cứ dữ liệu của Cục phục theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. PHỤ BIỂU PTTH301.PB THÔNG TIN DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG (Ban hành kèm theo TT số … /2022/TTBTTTT) (Tínhđếnngày .... tháng… năm20…) TT Tên đơnvị Mã địa chỉ Tăng mới trongkỳ Phân loại theo nhóm dịch vụ cung cấp Phân theoloại hình kinh tế của doanh nghiệp CCDV Mãsố thuếdoanh nghiệp (MST) Mã đơnvịquanhệvới NSNN Giấy phép CCDV Ghi chú G1 G2, G3, G4 Nhànước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốnđầutư FDI Số, kýhiệu Ngàygiấy phép A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Doanh nghiệp A 2 Doanh nghiệp B ... … a ) Cách ghi biểu Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của doanh nghiệp có tên tại cột B. Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1 đến Cột 11: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên tương ứng ở Cột B là đơn vị tăng mới trong kỳ (được Cục cấp giấy phép mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 8: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi c ó sự thay đ ổ i, Cục cập nhật ngay sau khi có s ự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (k ể từ khi c ó tha y đổi) l ê n CSDL thống k ê của Bộ đ ể đ ả m b ả o đ ồ ng b ộ với th ô ng tin theo dõi của Cục b) Ng uồn số liệu Từ dữ liệu phục vụ theo dõi sau cấp phép của Cục. Biểu PTTH401 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP ĐỊA BÀN SỐ LƯỢNG GIẤY PHÉP THIẾT LẬP TRANG TTĐT TỔNG HỢP DO SỞ TT &TT CẤP Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT 1. Số lượnggiấyphépthiết trang thông tin điện tử tổng hợp: (giấy phép) Trong đ ó 1.1. Số lượng giấy phép mới trong kỳ: 1.2. Số lượng giấy phép đã được thực hiện: 2. Số lượnggiấyphép chia theo các nhóm Theo nh ó m tổ chức được cấp phép (1 =2.1 +2.2) 2.1. Doanh nghiệp: 2.2. Cơ quan, tổ chức khác: Theo loại hình k i nh tế của t ổ chức được cấp phép (1=2.3+2.4+2.5) 2.3. Nhà nước: 2.4. Ngoài nhà nước (trừ FDI) 2.5. Có vốn đầu tư FDI: (Phụ biểu PTTH401.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) … , ngày... tháng... n ă m 20... GIÁM ĐỐC (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp t í nh Số lượnggiấy phépthiếtlập trang TTĐT tổng hợp được cấp: Là số lượng giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức/doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo đang còn hiệu lực. Trang thông tin điện tử tổng hợp: Là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và chỉ rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp dữ liệu lên biểu mẫu Trường hợp một tổ chức đã được cấp giấy phép, trong kỳ giấy phép đó được Sở TT&TT sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại thì chỉ tính là một giấy phép. Khi c ó sự thay đ ổ i,Sở TT &TT cập nhật ngay sau khi có s ự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (k ể từ khi c ó tha y đổi) l ê n CSDL thống k ê của Bộ đ ể đ ả m b ả o h ệ th ố ng tổng hợp được thông tin c ả địa bàn theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với s ố liệu cập nhật . c) Nguồn dữ liệu Biểu được lập từ dữ liệu của Sở TT&TT phục vụ theo dõi sau cấp phép, cấp đăng ký. Biểu PTTH401.1 Ban hành kèm theo TT số ……./2022/TTBTTTT TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG GIẤY PHÉP THIẾT LẬP TRANG TTĐT TỔNG HỢP, MẠNG XÃ HỘI Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo 6thángđầu năm20... Năm 20... Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ PHẦN I: TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP 1. Số lượng giấy phép thiết lập trang TTĐT tổng hợp (Giấy phép) Trong đó 1.1. Số lượng giấy phép mới trong kỳ: 1.2. Số lượng giấy phép đã được thực hiện: 2. Sốlượnggiấyphép chia theo các nhóm Theo nh ó m t ổ chức được c ấ p phép (1=2 .1 +2.2) 2.1. Doanh nghiệp: 2. 2. Cơ quan, tổ chức khác: Theo loại hình kinh tế c ủ a t ổ chức được c ấ p phép (1 =2.3+2 .4 +2.5) 2.3. Nhà nước: 2.4. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 2.5. Có vốn đầu tư FDI: PHẦNII: MẠNG XÃHỘI 3. Số lượng giấy phép thiết lập mạng xã hội: (Giấy phép) Trong đ ó 3.1. Số lượng giấy nhép mới trong kỳ: 3.2. Số lượng giấy phép đã được thực hiện: S ố lượng gi ấ y phép theo loại hình kinh t ế c ủ a t ổ chức được cấp 3.3. Nhà nước 3.4. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 3.5. Có vốn đầu tư FDI: (Phụ biểu PTTH401 .PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Th ô ng t i n người thực hiện) Hà Nội , ngày... tháng... n ă m 20... CỤC TRƯỞNG (K ý điện tử ) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng giấy phépthiếtlập trang TTĐT tổng hợp: Là số lượng giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức/doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó. Số lượng giấy phép thiết lập mạng xã hội: Là số lượng giấy phép thiết lập Mạng xã hội được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, tổ chức đang có hiệu lực tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác. b ) Cách gh i biểu , nguồn s ố liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu PTTH401 các Sở TT&TT đã gửi Cục và từ dữ liệu của Cục phục vụ theo dõi sau cấp phép. Trường hợp một tổ chức đã được cấp giấy phép, trong kỳ giấy phép đó được Cục sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại thì chỉ tính là một giấy phép. Về phân loại giấy phép theo loại hình kinh tế: Giấy phép cấp cho cơ quan báo chí thì cơ quan báo chí được tính thuộc loại hình kinh tế nhà nước. Khi c ó sự thay đ ổ i, S ở TT &TT cập nhật ngay sau khi có sự thay đ ổ i hoặc c ậ p nh ậ t trong vòng 07 ngày (k ể từ khi có thay đ ổ i) l ê n CSDL thống k ê của Bộ để đ ả m b ả o hệ thống t ổ ng hợp được thông tin c ả địa bàn theo định dạng dữ liệu lại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. PHỤ BIỂU PTTH401.PB THÔNG TIN GIẤY PHÉP THIẾT LẬP TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG HỢP, MẠNG XÃ HỘI (Ban hành kèm theo TT số ….../2022 /TTBTTTT) (Tính đến ngày …tháng ... năm 20...) TT Tên đơn vị Mã địa chỉ Tăng mới trong kỳ Loại giấy phép Loại đơn vị Loại hình kinh tế của tổ chức được cấp giấy phép Mã số thuế doanh nghiệp (MST) Mã số đơn vị quan hệ với NSNN nếu có) Giấy phép thiết lập Ghi chú Thiết lập mạng xã hội Thiết lập trang TTĐT tổng hợp Doanh nghiệp Cơ quan, tổ chức khác Nhà nước Ngoài nhà nước (trừ FDI) Có vốn đầu tư FDI Số, ký hiệu Ngày giấy phép A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Đơn vị A 2 Đơn vị B ... a) Cách ghi biểu Cột C: Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị/doanh nghiệp có tên tại cột B .Ghi theo Bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các Cột từ Cột 1 đến Cột 13: Ghi thông tin tương ứng đối với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên tương ứng ở Cột B là đơn vị tăng mới trong kỳ (được Sở TT&TT /Cục cấp giấy phép mới). Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 8: Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Cột 1. Khi có sự thay đổi, Sở TT &TT/Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo đồng bộ với thông tin theo dõi của Sở TT&TT /Cục. b) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu của Sở TT&TT, Cục phục vụ theo dõi sau cấp phép Biểu PTTH102.1 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH 6 tháng đầu năm 20…. Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Doanh thu phát thanh, truyền hình: (Tỷ đồng) Trong đó (1 = 1.1 + 1.2 + 1.3 1.4) 1.1. Thu từ quảng cáo (1.1 = 1.1.1 + 1.1.2): 1.1.1. Trên kênh phát thanh: 1.1.2. Trên kênh truyền hình: 1.2. Thu từ bán bản quyền phát sóng chương trình: 1.3. Thu từ liên kết sản xuất và phát sóng chương trình: 1.4. Doanh thu khác: Doanh thu chia theo loại hình hoạt động (1 = 1.5 + …. +1.8) 1.5. Đài phát thanh: 1.6. Đài truyền hình: 1.7. Đài phát thanh và truyền hình: 1.8. Tổ chức hoạt động truyền hình: 2. Số tiền cơ quan phát thanh, truyền hình nộp NSNN: (Tỷ đồng) Trong đó (2 = 2.1+ ... +2.4) 2.1. Đài phát thanh: 2.2. Đài truyền hình: 2.3. Đài phát thanh và truyền hình: 2.4. Tổ chức hoạt động truyền hình: 3. Số tiền chênh lệch thu chi sau thuế của cơ quan phát thanh, truyền hình: (Tỷ đồng) Trong đó (3 = 3.1 + ... +3.4) 3.1. Đài phát thanh: 3.2. Đài truyền hình: 3.3. Đài phát thanh và truyền hình: 3.4. Tổ chức hoạt động truyền hình: 4. Số lượng lao động của cơ quan phát thanh, truyền hình: (Người) 4.1. Trong đó, nữ: Tổng số lao động theo trình độ đào tạo (4=4.2+... +4.6) [báo cáo năm] 4.2. Trên Đại học: 4.3. Đại học, cao đẳng: 4.4. Trung cấp: 4.5. THPT: 4.6. Trình độ khác: Tổng số lao động theo chức danh (4=4.7 + 4.8 + 4.9) [báo cáo năm] 4.7. Phóng viên (PV): 4.8 Biên tập viên (BTV): 4.9. Lao động khác: Trong tổng số PV và BTV [báo cáo năm] 4.10. Số người đã có thẻ nhà báo: 4.11. Số người chưa có thẻ nhà báo: Tổng số lao động chia theo loại hình hoạt động (4 = 4.12 + .....+ 4.15) 4.12. Đài phát thanh: 4.13. Đài truyền hình: 4.14. Đài phát thanh và truyền hình: 4.15. Tổ chức hoạt động truyền hình: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu PTTH102 do các đài PT&TH, đơn vị hoạt động truyền hình đã gửi Cục PTTH&TTĐT. Biểu PTTH202.1 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 6 tháng đầu năm 20…. Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Tổng số 05 DN có tổng số thuê bao lớn nhất 1. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền: (Thuê bao) Trong đó (1 = 1.1 +...+ 1.5) 1.1. Truyền hình cáp: 1.2. Vệ tinh: 1.3. Số mặt đất: 1.4. Internet: 1.5. Di động 2. Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền: (Tỷ đồng) Trong đó (2=2.1 +… + 2.4+ 2.5) 2.1. Truyền hình cáp: 2.2. Vệ tinh: 2.3. Số mặt đất: 2.4. Internet: 2.5 Di động: 3. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp NSNN: (Tỷ đồng) 4. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: (Tỷ đồng) 5. Số lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; (Người) 5.1. Trong đó lao động nữ: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu: Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu PTTH202 do các doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền đã gửi Cục PTTH&TTĐ Biểu PTTH203.1 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo. TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG THUÊ BAO TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN THEO ĐỊA BÀN TỈNH/ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính: Thuê bao TT ĐỊA BÀN Mã địa bàn Tổng số (1=2+3+4 +5+6) Tổng số thuê bao chia theo loại hình Ghi chú Cáp Vệ tinh Số mặt đất Internet Di động A B C 1 2 3 4 5 6 7 CẢ NƯỚC Trong đó 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 …. …. 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu. Biểu được tổng hợp tương ứng từ số liệu biểu mẫu PTTH203 các doanh nghiệp CCDV truyền hình trả tiền đã gửi Cục PTTH&TTĐT. Biểu PTTH302.1 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 15/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 15/3 năm tiếp theo. TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP CCDV TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG 6 tháng đầu năm 20…. Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ 1. Doanh thu dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng: (Tỷ đồng) Phân tổ doanh thu theo loại hình kinh tế của doanh nghiệp (1= 1.1 +1.2 +1.3) [báo cáo năm] 1.1. Nhà nước: 1.2. Ngoài nhà nước (trừ FDI): 1.3. Có vốn đầu tư FDI: 2. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng nộp NSNN: (Tỷ đồng) 3. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chơi trò chơi điện tử G1 trên mạng: (Tỷ đồng) 4. Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng: (Người) 4.1. Trong đó lao động nữ: Số lượng lao động theo nhóm chức năng (4=4.2+…+4.5) [báo cáo năm] 4.2. Lao động kỹ thuật: 4.3. Lao động vận hành: 4.4. Lao động tiếp thị, bán hàng: 4.5. Lao động khác: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu. Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu PTTH302 các doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử đã gửi Cục PTTH&TTĐT. Biểu PTTH401 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo. TỶ LỆ NGƯỜI THAM GIA MẠNG XÃ HỘI Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Đơn vị tính: % TT Địa bàn Mã địa bàn Tham gia mạng xã hội Ghi chú A B C 3 5 CẢ NƯỚC Chia theo giới 1 Nam 2 Nữ Chia theo khu vực 1 Thành thị 2 Nông thôn Chia theo khung độ tuổi 1 Dưới 6 tuổi (Trước tiểu học) 2 611 (Tiểu học) 3 1215 (THCS) 4 1618 (THPT) 5 1924 (Đại học) 6 2534 7 3544 8 4554 9 5560 10 60+ Chia theo 8 vùng 1 Đông bắc 2 Tây Bắc 3 ĐB sông Hồng 4 Bắc Trung bộ 5 Nam Trung bộ 6 Tây Nguyên 7 Đông Nam bộ 8 ĐB sông Cửu Long Chia theo địa bàn tỉnh/thành phố 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … ….. .... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng mạng xã hội: Là tỷ lệ % giữa số người Việt Nam đăng ký tài khoản tham gia sử dụng các mạng xã hội (gồm MXH Việt Nam và MXH nước ngoài) và dân số tương ứng của kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Điều tra, khảo sát (bao gồm cả điều tra thống kê, điều tra xã hội học,...). B. Biểu mẫu áp dụng đối với đài phát thanh, đài truyền hình, đài PT &TH, đơn vị hoạt động truyền hình (cơ quan PT&TH), doanh nghiệp THTT, doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng Biểu PTTH102 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH 6 tháng đầu năm 20…. Năm 20... Đơn vị báo cáo: Cơ quan PT&TH Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT 1. Doanh thu phát thanh, truyền hình: (Tỷ đồng) Trong đó (1 = 1.1 + 1.2 + 1.3 +1.4) 1.1. Thu từ quảng cáo (1.1 = 1.1.1 + 1.1.2): 1.1.1 Trên kênh phát thanh: 1.1.2. Trên kênh truyền hình: 1.2. Thu từ bán bản quyền phát sóng chương trình: 1.3. Thu từ liên kết sản xuất và phát sóng chương trình: 1.4. Doanh thu khác: 2. Số tiền cơ quan PT &TH nộp NSNN: (Tỷ đồng) 3. Số tiền chênh lệch thu chi sau thuếcủa cơ quan phát thanh, truyền hình: (Tỷ đồng) 4. Số lượng lao động của cơ quan PT &TH: (Người) 4.1. Trong đó, nữ: Tổng số lao động theo trình độ đào tạo (4=4.2+... +4.6) [báo cáo năm] 4.2. Trên Đại học: 4.3. Đại học, Cao đẳng: 4.4. Trung cấp: 4.5. THPT: 4.6. Trình độ khác: Tổng số lao động theo chức danh (4=4.7 +4.8 +4.9) [báo cáo năm] 4.7. Phóng viên (PV): 4.8. Biên tập viên (BTV): 4.9. Lao động khác: Trong tổng số PV và BTV [báo cáo năm] 4.10. Số người đã có thẻ nhà báo: 4.11. Số người chưa có thẻ nhà báo: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Doanh thu phát thanh, truyền hình: Là tổng số tiền tìm được từ hoạt động sự nghiệp và hoạt động cung cấp dịch vụ của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình trong kỳ báo cáo, gồm doanh thu quảng cáo, bán bản quyền phát sóng chương trình, liên kết sản xuất và phát sóng chương trình, nguồn từ các hoạt động hợp pháp khác. Số tiền cơ quan PT &TH nộp NSNN: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Số tiền chênh lệch thu chi của cơ quan PT &TH: Là số tiền chênh lệch thu chi còn lại của đài phát thanh, đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình sau khi trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. Lưu ý sử dụng đúng đơn vị tính đã hướng dẫn áp dụng đối với từng chỉ tiêu trên biểu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ dữ liệu phục vụ hoạt động của đài phát thanh đài truyền hình, đài phát thanh và truyền hình, tổ chức hoạt động truyền hình. Đài PT&TH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo đồng thời Cục () PTTH&TTĐT và Sở TT&TT. Biểu PTTH202 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 6 tháng đầu năm 20…. Năm 20... Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp THTT Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT 1. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền: (Thuê bao) Trong đó (1 = 1.1 +...+ 1.5) 1.1. Truyền hình cáp: 1.2. Vệ tinh: 1.3. Số mặt đất: 1.4. Internet: 1.5. Di động 2. Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền: (Tỷ đồng) Trong đó (2=2.1 +.. + 2.4+ 2.5) 2.1. Truyền hình cáp: 2.2. Vệ tinh: 2.3. Số mặt đất: 2.4. Internet: 2.5 Di động: 3. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nộp NSNN: (Tỷ đồng) 4. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: (Tỷ đồng) 5. Số lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: (Người) 5.1. Trong đó lao động nữ: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền: Là số lượng thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền của doanh nghiệp THTT đang được duy trì dịch vụ tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. (Doanh nghiệp báo cáo theo số lượng thuê bao tương ứng mà doanh nghiệp trực tiếp thu cước). Doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền: Là tổng số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong kỳ báo cáo. Số tiền doanh nghiệp truyền hình trả tiền nộp NSNN: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sau khi trừ đi số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Là số lượng người lao động hưởng lương tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. Sử dụng dùng đơn vị tính đã hướng dẫn. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp THTT phục vụ hoạt động, sản xuất, kinh doanh. Biểu PTTH203 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo. SỐ LƯỢNG THUÊ BAO TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN THEO ĐỊA BÀN TỈNH/ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Năm 20... Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp THTT Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT Đơn vị tính: Thuê bao TT ĐỊA BÀN Mã địa bàn Tổng số (1=2+3+4 +5+6) Tổng số thuê bao chia theo loại hình Ghi chú Cáp Vệ tinh Số mặt đất Internet Di động A B C 1 2 3 4 5 6 7 CẢ NƯỚC Trong đó 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 …. …. 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Cách ghi biểu Cột B: Ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Cột C: Ghi mã số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tên tại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Các cột từ Cột 1 đến Cột 7: Ghi số lượng thuê bao tương ứng có địa chỉ lắp đặt thiết bị đầu cuối thuê bao truyền hình trả tiền (hoặc địa chỉ liên hệ) tại địa bàn thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có tên tại Cột B. b) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, số liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Biểu PTTH302 Ban hành kèm theo TT số ..../2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Kỳ 6 tháng: Trước 05/9 năm báo cáo. Kỳ năm: Trước 05/3 năm tiếp theo. MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CCDV TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRÊN MẠNG 6 tháng đầu năm 20…. Năm 20... Đơn vị báo cáo: Doanh nghiệp CCDV trò chơi điện tử trên mạng Đơn vị nhận báo cáo: Cục PTTH&TTĐT 1. Doanh thu dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng: (Tỷ đồng) 2. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng nộp NSNN: (Tỷ đồng) 3. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng: (Tỷ đồng) 4. Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng: (Người) 4.1. Trong đó lao động nữ: Số lượng lao động theo nhóm chức năng (4=4.2…+4.5) [báo cáo năm] 4.2. Lao động kỹ thuật: 4.3. Lao động vận hành: 4.4. Lao động tiếp thị, bán hàng: 4.5. Lao động khác: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …., ngày ... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Doanh thu dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng: Là tổng số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng thu về từ hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, G2, G3, G4 (được cấp quyết định phê duyệt kịch bản) trong kỳ báo cáo. Số tiền doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng nộp NSNN: Là tổng số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản nộp ngân sách khác mà các doanh nghiệp cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng phải nộp vào NSNN theo quy định của pháp luật trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ G1 trên mạng: Là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng sau khấu trừ số tiền thuế TNDN phải nộp của kỳ báo cáo theo quy định. Số lượng lao động của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng: Là số lượng người lao động hưởng lương tại doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. Lưu ý sử dụng đúng đơn vị tính đã hướng dẫn. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp phục vụ hoạt động, cung cấp dịch vụ. IV. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI A. Danh mục biểu mẫu áp dụng đối với Cục TTĐN Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo TTDN01 Tổng hợp cả nước số lượng báo chí đối ngoại Năm Cục TTĐN Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TTDN01.PB Phụ biểu thông tin báo, tạp chí, kênh PTTH tham gia hoạt động thông tin đối ngoại Năm Cục TTĐN Vụ KHTC, VP Bộ (Gửi cùng biểu TTDN01) TTDN02.1 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động báo chí đối ngoại Năm Cục TTĐN Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo B Biểu mẫu áp dụng đối với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình đối ngoại Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo TTDN02 Một số kết quả hoạt động báo, tạp chí, kênh PT&TH đối ngoại Năm Các báo, tạp chí, kênh PT&TH đối ngoại Cục TTĐN Năm: Trước 05/3 năm tiếp theo A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục TTĐN Biểu TTDN01 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG CƠ QUAN BÁO CHÍ THAM GIA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI Năm 20… Đơn vị báo cáo: Cục TTĐN Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ PHẦN I: BÁO, TẠP CHÍ THAM GIA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI Đơn vị tính: Cơ quan TT Tiêu chí Tổng số (1= 2+3+4+5) Chia ra Ghi chú Thuộc Quy hoạch báo chí đối ngoại Không thuộc Quy hoạch báo chí đối ngoại Báo Tạp chí Báo Tạp chí A B 1 2 3 4 5 6 1 Số lượng cơ quan báo, tạp chí tham gia hoạt động thông tin đối ngoại Theo loại hình hoạt động (1 = 1.1 +1.2+1.3) 1.1 Báo chí điện tử 1.2 Báo chí in 1.3 Báo chí hoạt động hai loại hình in và điện tử Theo ngôn ngữ có sử dụng 1.4 Tiếng Việt 1.5 Tiếng Anh 1.6 Tiếng Pháp 1.7 Tiếng Nga 1.8 Tiếng Trung 1 9 Tiếng Nhật 1.10 Tiếng Hàn 1.11 Tiếng Đức 1.12 Tiếng Ý 1.13 Tiếng Tây Ban Nha 1.14 Tiếng Bồ Đào Nha 1.15 Tiếng Khơ Me 1.16 Tiếng Thái 1.17 Tiếng Lào 1.18 Ngôn ngữ khác PHẦN II: KÊNH PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI Đơn vị tính: Kênh TT Tiêu chí Tổng số (1= 2+3) Chia ra Ghi chú Kênh phát thanh Kênh truyền hình A B 1 2 3 4 2 Số lượng kênh PT &TH đối ngoại 2.1 Trong đó, có phát, đăng tải trên Internet Theo ngôn ngữ có sử dụng 2.2 Tiếng Việt 2.3 Tiếng Anh 2.4 Tiếng Pháp 2.5 Tiếng Nga 2.6 Tiếng Trung 2.7 Tiếng Nhật 2.8 Tiếng Hàn 2.9 Tiếng Đức 2.1 Tiếng Ý 2.11 Tiếng Tây Ban Nha 2.12 Tiếng Bồ Đào Nha 2.13 Tiếng Khơ Me 2.14 Tiếng Thái 2.15 Tiếng Lào 2.16 Ngôn ngữ khác (Phụ biểu TTDN01.PB kèm theo) TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng cơ quan báo tham gia hoạt động thông tin đối ngoại: Là số lượng cơ quan (tòa soạn) báo có xuất bản báo bằng tiếng nước ngoài hoặc có chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số lượng cơ quan tạp chí tham gia hoạt động thông tin đối ngoại: Là số lượng cơ quan (tòa soạn) tạp chí có xuất bản tạp chí bằng tiếng nước ngoài hoặc có chuyên trang xuất bản bằng tiếng nước ngoài tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. Số lượng kênh PT &TH đối ngoại: Là số lượng kênh phát thanh, truyền hình (kênh PT&TH) thuộc danh mục kênh phát thanh, kênh truyền hình đối ngoại trong Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại Việt Nam tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu và phụ biểu. Thông tin trên phụ biểu là một căn cứ để tổng hợp số liệu lên biểu mẫu. Khi có sự thay đổi, Cục cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo hệ thống tổng hợp được thông tin theo định dạng dữ liệu tại biểu mẫu này với số liệu cập nhật. c) Nguồn số liệu Từ thông tin, dữ liệu của Cục phục vụ công tác quản lý công tác thông tin đối ngoại và thông tin được các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp. PHỤ BIỂU TTDN01.PB THÔNG TIN BÁO, TẠP CHÍ, KÊNH PT &TH THAM GIA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI (Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT) (Tính đến ngày … tháng … năm 20…) TT Tên đơn vị Mã địa chỉ Mã số thuế (MST) Mã đơn vị quan hệ với NSNN Phân loại theo loại hình hoạt động truyền thông Ngôn ngữ (báo chí) có thực hiện Thuộc quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại Có xuất bản hoặc phát, đăng tải trên internet Tên miền xuất bản, phát, đăng tải trên internet Ghi chú Báo điện tử Tạp chí điện tử Kênh phát thanh Kênh truyền hình Báo in Tạp chí in Tần suất phát hành của báo in, tạp chí in Việt Anh Pháp Nga Trung Nhật Hàn Đức Ý Tây Ban Nha Bồ Đào Nha Khơ Me Thái Lào Khác Ngày Cách ngày Tuần Tháng Tần suất khác A B C D E 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1 Báo/tạp chí A 2 Báo/tạp chí B … Kênh C … … Cách ghi biểu, nguồn số liệu Cột Nội dung (B) Ghi tên báo/tạp chí/kênh phát thanh, kênh truyền hình đối ngoại (gồm thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại và không thuộc Quy hoạch). Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại do Thủ tướng Chính phủ quy định. (C) Ghi mã tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tương ứng với địa chỉ liên hệ của đơn vị có tên tại cột B. Mã ghi theo bảng Danh mục và mã số đơn vị hành chính Việt Nam. Ví dụ: Đơn vị có địa chỉ liên hệ tại Hà Nội, ghi mã “01”, địa chỉ liên hệ tại TP.HCM ghi mã “79”… (D) Ghi mã số thuế của đơn vị có tên tại Cột B. (E) Ghi mã đơn vị quan hệ với NSNN của đơn vị có tên tại Cột B. Các cột từ Cột 1 đến Cột 30: Ghi thông tin tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Trong đó: Cột 1: Trường hợp đơn vị có tên tại Cột B thuộc loại hình báo điện tử thì đánh dấu X. Nếu không phải thì để trống. Các cột từ Cột 2 đến Cột 28: ghi thông tin tương tự như cách ghi thông tin Cột 1 Khi có sự thay đổi, Cục thực hiện cập nhật ngay sau khi có sự thay đổi hoặc cập nhật trong vòng 07 ngày (kể từ khi có thay đổi) lên CSDL thống kê của Bộ để đảm bảo đồng bộ với thông tin Cục theo dõi, cập nhật. Biểu TTDN02.1 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA BÁO, TẠP CHÍ, KÊNH PT&TH ĐỐI NGOẠI Năm 20… Đơn vị báo cáo: Cục TTĐN Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ Chỉ tiêu Tổng cộng (1=2+..+8) Viet Nam News Viet Nam plus Báo ảnh Việt Nam VTV4 VOV5 VTC 10 Các báo khác Ghi chú A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1. Tổng số lao động của cơ quan báo chí thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại: (người) Trong đó 1.1. Nữ: 1.2. Có trình độ trên Đại học: 1.3. Có trình độ Đại học, Cao đẳng: 1.4. Phóng viên: 1.5. Biên tập viên: 1.6. Cần được cấp mới, cấp lại thẻ nhà báo: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu: Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu TTDN02 các cơ quan báo chí đối ngoại đã gửi Cục. Biểu TTDN02 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA CƠ QUAN BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Năm 20… Đơn vị báo cáo: (Cơ quan báo chí thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại) Đơn vị nhận báo cáo: Cục TTĐN 1. Số lượng lao động trong cơ quan báo, tạp chí, kênh PT &TH đối ngoại: (người) Trong đó 1.1. Nữ: 1.2. Có trình độ Đại học trở lên: 1.3. Có trình độ Đại học, Cao đẳng: 1.4. Phóng viên: 1.5. Biên tập viên: 1.6. Cần được cấp mới, cấp lại thẻ nhà báo: TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày... tháng ... năm 20... TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng lao động trong cơ quan báo, tạp chí, kênh PT &TH đối ngoại: Là tổng số người lao động (gồm phóng viên, biên tập viên, quản lý, phục vụ) hưởng lương tại cơ quan báo, tạp chí, kênh phát thanh, kênh truyền hình thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại Việt Nam tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Ghi thông tin, số liệu theo hướng dẫn cụ thể tại biểu mẫu. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, số liệu phục vụ hoạt động của cơ quan báo chí đối ngoại thuộc Quy hoạch hệ thống báo chí đối ngoại. V. HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ Biểu mẫu áp dụng đối với Cục TTCS, các Sở TT &TT, Phòng VH&TT và UBND cấp xã Ký hiệu Tên biểu Kỳ báo cáo chính thức Đơn vị báo cáo Đơn vị nhận báo cáo Thời gian nhận báo cáo TTCS01.1 Tổng hợp địa bàn một số kết quả hoạt động truyền thanh cấp xã Năm Phòng VH&TT UBND cấp huyện, Sở TT&TT Trước 05/3 năm tiếp theo TTCS01.2 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động truyền thanh cấp xã Năm Sở TT&TT UBND cấp tỉnh, Cục TTCS Trước 10/3 năm tiếp theo TTCS01.3 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động truyền thanh cấp xã Năm Cục TTCS Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TTCS02.1 Tổng hợp địa bàn một số kết quả hoạt động truyền thanh truyền hình cấp huyện Năm Sở TT&TT Cục TTCS Trước 05/3 năm tiếp theo TTCS02.2 Tổng hợp cả nước một số kết quả hoạt động truyền thanh truyền hình cấp huyện Năm Cục TTCS Vụ KHTC, VP Bộ Trước 15/3 năm tiếp theo TTCS02 Một số thông tin hoạt động cơ sở truyền thanh truyền hình cấp huyện Năm Phòng VH&TT Sở TT&TT Trước 01/3 năm tiếp theo TTCS01 Một số thông tin hoạt động đài truyền thanh cấp xã Năm UBND cấp xã Sở TT&TT Trước 01/3 năm tiếp theo A. Biểu mẫu áp dụng đối với Cục TTCS, Sở TT &TT, Phòng VH&TT Biểu TTCS01.1 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH CẤP XÃ TẠI ĐỊA BÀN HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Năm 20… Đơn vị báo cáo: Phòng VH&TT Đơn vị nhận báo cáo: UBND cấp huyện, Sở TT&TT TT Tên đơn vị Mã đơn vị Đơn vị có đài truyền thanh cấp xã CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP NHÂN LỰC Ghi chú Công nghệ phát thanh đài xã có sử dụng (đánh dấu X vào ô phù hợp) Tỷ lệ hộ gia đình nghe được truyền thanh cấp xã (%) Tổng số người làm việc (7= 9+ 10+11) Trong đó nữ Tổng số người làm việc chia ra Trình độ, chuyên ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Đài có dây Đài không dây Đài cả có dây và không dây Đài ứng dụng CNTT VT Kiêm nhiệm Cán bộ không chuyên trách Đại học trở lên Cao đẳng trở xuống Công chức văn hóa xã hội Công chức khác Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 (HUYỆN) 1 Xã 1 2 Xã 2 … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày... tháng ... năm 20... TRƯỞNG PHÒNG (Ký điện tử) a) Cách ghi biểu Cột A: Ghi thứ tự các đơn vị hành chính cấp xã, huyện. Cột B: Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cột C: Ghi mã số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Cách ghi thông tin cho các đơn vị hành chính cấp xã trên biểu: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B có Đài truyền thanh cấp xã. Để trống nếu đơn vị có tên tại cột B không có đài truyền thanh cấp xã. Cột 2: Đánh dấu X nếu đài truyền thanh cấp xã tại Cột B là loại sử dụng công nghệ có dây. Để trống nếu không phải. Các cột 3, 4, 5: Ghi thông tin như cách ghi đã áp dụng đối với Cột 2. Các cột từ Cột 6 đến Cột 20: Ghi thông tin tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Cách ghi số liệu tổng hợp cho các đơn vị hành chính cấp huyện trên biểu: Sau khi ghi xong thông tin cho các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Huyện, tiến hành ghi số liệu tổng hợp cho Huyện. Cách ghi như sau: Các Cột 1, 2, 3, 4, 5: Đếm số ô có đánh dấu X thuộc từng cột, ghi số đếm được lên ô tương ứng. Các cột còn lại (trừ Cột 6): Cộng các giá trị thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng. Cột 6: Ghi thông tin tương ứng là số liệu bình quân gia quyền của các Đài truyền thanh cấp xã thuộc Huyện. Số liệu bình quân gia quyền được tính trên cơ sở số liệu liên quan của đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn Huyện. b) Nguồn số liệu Biểu tập hợp tương ứng từ Biểu mẫu TTCS01 do các Đài truyền thanh cấp xã đã báo cáo Phòng VH&TT và từ dữ liệu hành chính của Phòng. Biểu TTCS01.2 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH CẤP XÃ THEO ĐỊA BÀN HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN Năm 20… Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Đơn vị nhận báo cáo: Cục TTCS, UBND cấp tỉnh TT Tên đơn vị Mã đơn vị Đơn vị có đài truyền thanh cấp xã CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP NHÂN LỰC Ghi chú Công nghệ phát thanh đài xã có sử dụng (đánh dấu X vào ô phù hợp) Tỷ lệ hộ gia đình nghe được truyền thanh cấp xã (%) Tổng số người làm việc (7= 9+ 10+11) Trong đó nữ Tổng số người làm việc chia ra Trình độ, chuyên ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Đài có dây Đài không dây Đài có dây và không dây Đài ứng dụng CNTT VT Kiêm nhiệm Cán bộ không chuyên trách Đại học trở lên Cao đẳng trở xuống Công chức văn hóa xã hội Công chức khác Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 (TỈNH...) 1 Huyện 1 1 Xã 1 2 Xã 2 … … 2 Huyện 2 … Xã 1 … Xã 2 … … TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) …, ngày... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Cách ghi biểu Trong biểu mẫu này, “TỈNH” là viết gọn đại diện cho đơn vị hành chính cấp tỉnh. Khi lập biểu, Sở TT &TT ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và mã số tương ứng. “Huyện” là viết gọn đại diện cho các đơn vị hành chính cấp huyện. “Huyện” ở đây có thể là quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. “Xã” là viết gọn đại diện cho các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Huyện. “Xã” ở đây có thể là xã, phường, thị trấn. Cột A: Ghi thứ tự các đơn vị hành chính cấp xã, huyện của tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Cột B: Ghi tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện. Lưu ý ghi đầy đủ các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện thuộc tỉnh. Cột C: Ghi mã số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Cách ghi thông tin cho các đơn vị hành chính cấp xã trên biểu: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B có Đài truyền thanh cấp xã. Để trống nếu đơn vị có tên tại cột B không có đài truyền thanh cấp xã. Cột 2: Đánh dấu X nếu đài truyền thanh cấp xã sử dụng công nghệ loại có dây. Để trống nếu không phải. Các cột 3, 4, 5: Ghi thông tin như cách ghi đã áp dụng đối với Cột 2. Các cột từ Cột 6 đến Cột 20: Ghi thông tin tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Cách ghi số liệu tổng hợp cho các đơn vị hành chính cấp huyện trên biểu: Sau khi ghi xong thông tin cho các đơn vị hành chính cấp xã thuộc Huyện 1, tiến hành ghi số liệu tổng hợp cho Huyện 1. Cách ghi như sau: Các Cột 1, 2, 3, 4, 5: Đếm số ô có đánh dấu X thuộc từng cột, ghi số đếm được lên ô tương ứng. Các Cột từ Cột 7 đến Cột 19: Cộng các giá trị thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng. Cột 6: Ghi thông tin tương ứng là số liệu bình quân gia quyền của các Đài truyền thanh cấp xã thuộc Huyện 1. Số liệu bình quân gia quyền được tính trên cơ sở số liệu liên quan của đơn vị hành chính cấp xã thuộc địa bàn Huyện 1. Các huyện còn lại: Ghi thông tin tổng hợp theo cách như đã áp dụng đối với Huyện 1. Ghi số liệu tổng hợp toàn địa bàn (dòng TỈNH). Số liệu dòng tổng hợp toàn địa bàn Tỉnh được tổng hợp tương ứng từ các huyện thuộc tỉnh. b) Nguồn số liệu Biểu tập hợp tương ứng từ Biểu mẫu TTCS01 do các UBND cấp xã đã báo cáo Sở TT&TT (hoặc từ biểu TTCS01.1 các Phòng VH&TT cấp huyện đã báo cáo Sở TT&TT) và từ dữ liệu hành chính của Sở. Biểu TTCS01.3 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH CẤP XÃ THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Năm 20… Đơn vị báo cáo: Cục TTCS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Tên đơn vị Mã đơn vị Số lượng đài truyền thanh cấp xã CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP NHÂN LỰC GHI CHÚ Số lượng đài truyền thanh cấp xã theo công nghệ Tỷ lệ hộ gia đình nghe được truyền thanh cấp xã (%) Tổng số người làm việc (7=9+ 10+11) Trong đó nữ Tổng số người làm việc chia ra Trình độ, chuyên ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Đài có dây Đài không dây Đài có dây và không dây Đài ứng dụng CNTTVT Khái niệm Cán bộ không chuyên trách Đại học trở lên Cao đẳng trở xuống Công chức văn hóa xã hội Công chức khác Báo chí, tuyên truyền Điện tửViễn thông, CNTT Ngành khác Báo chí, tuyên truyền Điện tửViễn thông, CNTT Ngành khác Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập, tin, bài Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 CẢ NƯỚC 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 … … ... 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu TTCS01.2 các Sở TT&TT đã gửi Cục TTCS Biểu TTCS02.1 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP ĐỊA BÀN MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH CẤP HUYỆN Năm 20… Đơn vị báo cáo: Sở TT&TT Đơn vị nhận báo cáo: Cục TTCS TT Tên đơn vị Mã đơn vị Đơn vị có cơ sở TTTH cấp huyện Cơ sở TTTH đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp VHTT cấp huyện CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP NHÂN LỰC Ghi chú Công nghệ phát thanh (đánh dấu X vào ô phù hợp) Tỷ lệ hộ nghe được đài truyền thanh cấp huyện (%) Tổng số người hiện có (7= 9+ 10+11) Trong đó nữ Tổng số người hiện có phân tổ theo nhóm công việc Trình độ, chuyên ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Đài có dây Đài không dây FM Đài cả có dây không dây FM Thực hiện công việc liên quan đến sản xuất nội dung Thực hiện công việc liên quan đến kỹ thuật Công việc khác Đại học trở lên Cao đẳng trở xuống Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 TỈNH 1 Huyện 1 2 Huyện 2 …. ….. TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) ….., ngày... tháng ... năm 20... GIÁM ĐỐC (Ký điện tử) a) Cách ghi biểu Trong biểu mẫu này, "TỈNH" là viết gọn đại diện cho đơn vị hành chính cấp tỉnh. Khi lập biểu, Sở TT &TT ghi tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và mã số tương ứng. “Huyện" là viết gọn đại diện cho các đơn vị hành chính cấp huyện "Huyện” ở đây có thể là quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cột A: Ghi thứ tự các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Cột B: Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện. Lưu ý ghi đầy đủ các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh. Cột C: Ghi mã số đơn vị hành chính cấp huyện tương ứng với đơn vị có tên tại Cột B. Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Cách ghi thông tin cho các đơn vị hành chính cấp huyện trên biểu: Cột 1: Đánh dấu X nếu đơn vị có tên ở Cột B có cơ sở TTTH. Để trống nếu đơn vị có tên tại cột B không có cơ sở TTTH. Cột 2: Đánh dấu X nếu cơ sở TTTH của đơn vị tương ứng có tên tại Cột B đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin, du lịch, thể thao cấp huyện. Nếu chưa sáp nhập thì để trống. Các Cột 3,4,5: Ghi thông tin như cách ghi đã áp dụng tại Cột 2. Các cột còn lại: Ghi thông tin tương ứng với đơn vị có tên lại Cột B. Ghi số liệu tổng hợp toàn địa bàn (dòng TỈNH): Các Cột 1, 2, 3, 4, 5: Đếm số ô có đánh dấu X thuộc từng cột, ghi số đếm được lên ô tương ứng. Các cột từ Cột 7 đến Cột 19: Cộng giá trị các ô thuộc từng cột, ghi số tổng lên ô tương ứng. Cột 6: Ghi thông tin tương ứng là số liệu bình quân gia quyền của các cơ sở TTTH cấp huyện thuộc tỉnh. Số liệu bình quân gia quyền được tính trên cơ sở số liệu liên quan của đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh. b) Nguồn số liệu: Biểu tập hợp tương ứng từ Biểu mẫu TTCS02 do các Phòng VH&TT cấp huyện đã báo cáo Sở TT&TT và từ dữ liệu hành chính của Sở. Biểu TTCS02.2 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 15/3 năm tiếp theo TỔNG HỢP CẢ NƯỚC MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH CẤP HUYỆN THEO ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG Năm 20… Đơn vị báo cáo: Cục TTCS Đơn vị nhận báo cáo: Vụ KHTC, VP Bộ TT Tên đơn vị Mã đơn vị Số lượng Cơ sở TTTH cấp huyện Số lượng Cơ sở TTTH đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp VHTT cấp huyện CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP NHÂN LỰC GHI CHÚ Số lượng cơ sở TTTH cấp huyện theo công nghệ phát thanh Tỷ lệ hộ nghe được đài truyền thanh cấp huyện (%) Tổng số người hiện có (7= 9+ 10+11) Trong đó nữ Tổng số người hiện có phân tổ theo nhóm công việc Trình độ, chuyên ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Đài có dây Đài không dây FM Đài cả có dây không dây FM Thực hiện công việc liên quan đến sản xuất nội dung Thực hiện công việc liên quan đến kỹ thuật Công việc khác Đại học trở lên Cao đẳng trở xuống Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Báo chí, tuyên truyền Điện tử Viễn thông, CNTT Ngành khác Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 CẢ NƯỚC 1 Hà Nội 01 2 Hà Giang 02 …. ….. … 63 Cà Mau 96 TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) KIỂM TRA BIỂU (Thông tin người thực hiện) Hà Nội, ngày... tháng ... năm 20... CỤC TRƯỞNG (Ký điện tử) Cách ghi biểu, nguồn số liệu Biểu được tổng hợp tương ứng từ biểu mẫu TTCS02.1 các Sở TT&TT đã gửi Cục TTCS Biểu TTCS02 Ban hành kèm theo TT số ……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo MỘT SỐ THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG CƠ SỞ TRUYỀN THANH TRUYỀN HÌNH CẤP HUYỆN Năm 20… Đơn vị báo cáo: Phòng VH&TT Đơn vị nhận báo cáo: Sở TT&TT Mã số 1 Thuộc huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh: 2 Thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: TT TÊN CHỈ TIÊU/NHÓM CHỈ TIÊU Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Đơn vị có cơ sở truyền thanh truyền hình cấp huyện (Cơ sở TTTH) (Đánh dấu X vào ô phù hợp ở Cột 1) 2 Cơ sở TTTH đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin cấp huyện 3 CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP Công nghệ phát thanh của Cơ sở TTTH Đài có dây (Đánh dấu X vào ô phù hợp ở Cột 1) 4 Đài không dây FM 5 Đài cả có dây và không dây FM 6 Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh truyền hình cấp huyện % 7 NHÂN LỰC Số lượng nhân lực của Cơ sở TTTH (7 = 9 + 10 + 11) Người 8 Trong đó nữ Người 9 Tổng số người hiện có phân tổ theo nhóm công việc Thực hiện công việc liên quan đến sản xuất nói dung Người 10 Thực hiện công việc liên quan đến kỹ thuật Người 11 Công việc khác Người 12 Trình độ, chuyên ngành đào tạo Đại học trở lên Báo chí, truyền thông Người 13 Điện tử Viễn thông, CNTT Người 14 Ngành khác Người 15 Cao đẳng trở xuống Báo chí, truyền thông Người 16 Điện tử Viễn thông, CNTT Người 17 Ngành khác Người 18 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài Người 19 Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật Người TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ……, ngày... tháng ... năm 20... TRƯỞNG PHÒNG (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng nhân lực của Cơ sở TTTH: Là số người hưởng lương tại cơ sở truyền thanh truyền hình cấp huyện (cơ sở TTTH) tính đến thời điểm cuối kỳ báo cáo (gồm người làm quản lý, người làm nội dung, người làm kỹ thuật, người làm các công việc phục vụ khác). Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh truyền hình cấp huyện: Là tỷ lệ % giữa số lượng hộ dân cư nghe được, thu được tín hiệu của đài truyền thanh cấp huyện và tổng số hộ dân cư tại địa bàn cấp huyện tương ứng của kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Phần thông tin định danh: Mã số đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện: Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Phần thông tin trên biểu: Dòng Nội dung Các dòng từ (1) đến dòng (19): Ghi thông tin tương ứng đối với Cơ sở TTTH như hướng dẫn cụ thể trên biểu mẫu. Trong đó: (1) Đánh dấu X nếu đơn vị có Cơ sở TTTH cấp huyện đang hoạt động độc lập. Nếu không phải thì để trống. (2) Đánh dấu X nếu đơn vị có Cơ sở TTTH đã sáp nhập vào đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin cấp huyện. Nếu không phải thì để trống. c) Nguồn số liệu Biểu được lập từ thông tin, dữ liệu của Phòng VH&TT phục vụ tổ chức hoạt động của cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện. B Biểu mẫu áp dụng đối với UBND cấp xã Biểu TTCS01 Ban hành kèm theo TT số……/2022/TTBTTTT Ngày nhận báo cáo: Trước 05/3 năm tiếp theo MỘT SỐ THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG ĐÀI TRUYỀN THANH CẤP XÃ Năm 20… Đơn vị báo cáo: UBND (cấp xã) Đơn vị nhận báo cáo: Phòng VH&TT, Sở TT&TT Mã số 1 Tên xã/phường/thị trấn: 2 Thuộc huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh: 3 Thuộc tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương: TT TÊN CHỈ TIÊU/NHÓM CHỈ TIÊU Đơn vị tính Số lượng Ghi chú A B C 1 2 1 Đơn vị có đài truyền thanh cấp xã Đánh dấu X vào ô phù hợp trên Cột 1 2 CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN, MỨC PHỔ CẬP Công nghệ truyền thanh đài truyền thanh cấp xã có sử dụng Đài có dây 3 Đài không dây 4 Đài cả có dây và không dây 5 Đài ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông 6 Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của đài truyền thanh cấp xã % 7 NHÂN LỰC Tổng số người làm việc (7= 9+10+11) Người 8 Trong đó nữ Người 9 Tổng số người làm việc chia ra Kiêm nhiệm Công chức văn hóa xã hội Người 10 Công chức khác Người 11 Cán bộ không chuyên trách Người 12 Trình độ, chuyên ngành đào tạo Đại học trở lên Báo chí, tuyên truyền Người 13 Điện tử Viễn thông, công nghệ thông tin Người 14 Ngành khác Người 15 Cao đẳng trở xuống Báo chí, tuyên truyền Người 16 Điện tử Viễn thông, công nghệ thông tin Người 17 Ngành khác Người 18 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong năm Kỹ năng sản xuất chương trình, biên tập tin, bài Người 19 Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị kỹ thuật Người TỔNG HỢP, LẬP BIỂU (Thông tin người thực hiện) ……, ngày... tháng ... năm 20... CHỦ TỊCH (Ký điện tử) a) Khái niệm, phương pháp tính Số lượng nhân lực của đài truyền thanh cấp xã: Là số người làm việc của đài truyền thanh cấp xã của kỳ báo cáo. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh của truyền thanh cấp xã: Là tỷ lệ % giữa số lượng hộ dân cư nghe được truyền thanh cấp xã và tổng số hộ dân cư tại địa bàn cấp xã tương ứng của kỳ báo cáo. b) Cách ghi biểu Phần thông tin định danh: Mã số đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: Ghi theo bảng Danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Phần thông tin trên biểu: Dòng Nội dung Các dòng từ dòng 1 đến dòng 20: Ghi thông tin tương ứng liên quan đến đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn (viết gọn là xã). (1) Đánh dấu X nếu xã có tổ chức Đài truyền thanh cấp xã. Nếu không phải, thì để trống. (2) Đánh dấu X nếu đài truyền thanh cấp xã sử dụng công nghệ có dây. Nếu không phải thì để trống. Các Dòng (3), (4), (5): Ghi thông tin tương tự như cách ghi áp dụng đối với Dòng 2. c) Nguồn số liệu Từ dữ liệu hành chính của UBND cấp xã và các thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý và vận hành Đài truyền thanh cấp xã.
Thông tư 04/2022/TT-BTTTT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-04-2022-TT-BTTTT-Che-do-bao-cao-thong-ke-nganh-thong-tin-va-truyen-thong-518579.aspx
{'official_number': ['04/2022/TT-BTTTT'], 'document_info': ['Thông tư 04/2022/TT-BTTTT quy định về Chế độ báo cáo thống kê ngành Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Thông tin và Truyền thông', ''], 'signer': ['Nguyễn Mạnh Hùng'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/06/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '06/07/2022', 'note': ''}
252
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 238/TCHQTXNK V/v gia hạn thời hạn nộp thuế Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2014 Kính gửi: Công ty TNHH Một thành viên 189. (KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, TP. Hải Phòng) Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1261/CT189KD ngày 28/12/2013 của Công ty TNHH Một thành viên 189 về đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP ngày 22/7/2013 của Chính phủ thì: "1. Trường hợp được gia hạn: Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế theo một trong các trường hợp sau đây: ….. d) Không có khả năng nộp thuế đúng hạn trong trường hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ dài hơn 275 ngày; các trường hợp gặp khó khăn đặc biệt khác. … 3. Thời gian gia hạn nộp thuế: … b) Thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại các Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này". Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 133 Thông tư 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì: "Thời gian gia hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thực hiện theo quy định tạikhoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP. Riêng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu có chu kỳ sản xuất, dự trữ nguyên liệu, vật tư dài hơn 275 ngày quy định tại điểm d khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá thời hạn phải giao hàng ghi trên hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đề nghị kéo dài thời hạn nộp thuế hoặc không quá chu kỳ sản xuất sản phẩm nhưng không quá 01 năm theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định 83/2013/NĐCP". Theo quy định dẫn trên, trường hợp Công ty TNHH Một thành viên 189 không thuộc đối tượng được tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế. Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Một thành viên 189 được biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; PTCT Hoàng Việt Cường (để b/c); Lưu: VT, TXNK QLN (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Hải Trang
Công văn 238/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-238-TCHQ-TXNK-nam-2014-gia-han-thoi-han-nop-thue-218861.aspx
{'official_number': ['238/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 238/TCHQ-TXNK năm 2014 gia hạn thời hạn nộp thuế do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Hải Trang'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '09/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
253
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 18306/BTCHCSN V/v kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2014 2015 Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014 Kính gửi: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1063/QĐTTg ngày 02/7/2014 phê duyệt Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 2015; Quyết định số 1862/QĐTTg ngày 10/10/2014 về Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; Quyết định số 1899/QĐTTg ngày 21/10/2014 phê duyệt Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2015); Quyết định số 2141/QĐTTg ngày 28/11/2014 phê duyệt Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2015); Bộ Tài chính hướng dẫn về kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm trên như sau: 1. Nguyên tắc chung: Kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm thực hiện theo đúng quy định tại Mục D Kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong hai năm 2014 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1063/QĐTTg ngày 02/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ), theo đó: Nguồn kinh phí: nguồn ngân sách nhà nước (thực hiện theo phân cấp ngân sách hiện hành: ngân sách trung ương bảo đảm đối với các nhiệm vụ do các Bộ; cơ quan Trung ương thực hiện; ngân sách địa phương bảo đảm đối với các nhiệm vụ do các địa phương thực hiện) và nguồn kinh phí xã hội hóa. Kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm Ngày sinh các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng do ngân sách trung ương đảm bảo; trường hợp huy động nguồn kinh phí xã hội hóa, phải trình Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, quyết định. Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát các nội dung, dự toán kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm đảm bảo trang trọng, thiết thực, đáp ứng được mục đích của hoạt động kỷ niệm, bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm về kinh phí. 2. Về kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2015), Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 30/4/2015): Căn cứ Quyết định số 1862/QĐTTg ngày 10/10/2014, Quyết định số 1899/QĐTTg ngày 21/10/2014, Quyết định số 2141/QĐTTg ngày 28/11/2014 để xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ được giao theo nguyên tắc nêu tại điểm 1 công văn này trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao, lập dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2015 của cơ quan, đơn vị, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập dự toán kinh phí Đề án Mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/12/2014 để thẩm định, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. 3. Về kinh phí thực hiện các lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn khác trong hai năm 2014 2015 Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương, các địa phương căn cứ phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với đề án, kế hoạch thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể để xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính có ý kiến để các Bộ, cơ quan ở Trung ương và các địa phương được biết và phối hợp thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Vụ NSNN, Vụ I; Lưu: VT, HCSN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trương Chí Trung
Công văn 18306/BTC-HCSN
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Van-hoa-Xa-hoi/Cong-van-18306-BTC-HCSN-nam-2014-kinh-phi-to-chuc-hoat-dong-ky-niem-cac-ngay-le-lon-trong-nam-2014-2015-261188.aspx
{'official_number': ['18306/BTC-HCSN'], 'document_info': ['Công văn 18306/BTC-HCSN năm 2014 kinh phí tổ chức hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2014 - 2015 do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Trương Chí Trung'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/12/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
254
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2831/QĐUBND Cần Thơ, ngày 11 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 3125/QĐBKHCN ngày 29 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; đồng thời bãi bỏ thủ tục hành chính có số thứ tự 29, 30, 31, 32 tại Quyết định số 2911/QĐ UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Cục KSTTHC, VPCP; UBND TP (1C); Sở TTTT; VP UBND TP (2B,3G); Cổng TTĐT TP; Lưu: VT; PV. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Hè DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Kèm theo Quyết định số: 2831/QĐUBND ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ) THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP THÀNH PHỐ TT Tên thủ tục hành chính Thời gian giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý Lĩnh vực khoa học và công nghệ 1 Hỗ trợ phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ. Công bố công khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cổng thông tin điện tử của địa phương quản lý: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ. Trung tâm Phục vụ hanh chính công thành phố Cần Thơ (Số 109 Nguyễn Trãi, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 76/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Thông tư số 06/2023/TTBKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. 2 Hỗ trợ doanh nghiệp có dự án thuộc ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư nhận chuyển giao công nghệ từ tổ chức khoa học và công nghệ Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ. Công bố công khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cổng thông tin điện tử của địa phương quản lý: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Cần Thơ (Số 109 Nguyễn Trãi, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 76/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Thông tư số 06/2023/TTBKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. 3 Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện giải mã công nghệ Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ. Công bố công khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cổng thông tin điện tử của địa phương quản lý: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Cần Thơ (Số 109 Nguyễn Trãi, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 76/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Thông tư số 06/2023/TTBKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước. 4 Hỗ trợ tổ chức khoa học và công nghệ có hoạt động liên kết với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương để hoàn thiện kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi có kết quả làm việc của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ. Công bố công khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên cổng thông tin điện tử của địa phương quản lý: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ được hỗ trợ. Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Cần Thơ (Số 109 Nguyễn Trãi, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) Không Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013; Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017; Nghị định số 76/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Thông tư số 06/2023/TTBKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước.
Quyết định 2831/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2831-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-So-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-Can-Tho-635067.aspx
{'official_number': ['2831/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2831/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Cần Thơ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thành phố Cần Thơ', ''], 'signer': ['Nguyễn Ngọc Hè'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
255
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5233/TCHQGSQL V/v thủ tục hải quan xuất khẩu tàu biển đã xuất cảnh Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2013 Kính gửi: Công ty TNHH Giang Châu. (Đ/c: xã Hải Xuân Huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định) Trả lời công văn số 1308/CVHQ ngày 08/08/2013 của Công ty TNHH Giang Châu về việc nêu tại trích yếu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Đồng ý để Công ty TNHH Giang Châu được đăng ký tờ khai hải quan làm thủ tục xuất khẩu tàu "Giang Châu 08" (đã xuất cảnh và rời cảng Hòn Khói tỉnh Khánh Hòa vào ngày 16/04/2013, hành trình đi Cebu Philippines) mà không phải đưa tàu về Việt Nam để kiểm tra hải quan. Khi làm thủ tục xuất khẩu tàu, Công ty có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục xuất khẩu cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu phát hiện có gian lận. 2. Thủ tục xuất khẩu tàu thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đã làm thủ tục xuất cảnh tàu. Hồ sơ hải quan xuất khẩu tàu thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2009/NĐCP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển và hướng dẫn tại Thông tư số 194/2010/TTBTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính. 3. Căn cứ để xác nhận tàu biển đã xuất trên tờ khai hải quan là hợp đồng mua bán tàu biển, Biên bản bàn giao nhận tàu biển và Giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo phụ lục IV Nghị định số 29/2009/NĐCP ngày 26/3/2009 của Chính phủ về đăng ký và mua bán tàu biển. Đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục xuất cảnh để thực hiện các thủ tục tàu theo nội dung trên. Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục Hải quan đề nghị Công ty chủ động kế hoạch hợp đồng mua bán tàu để đảm bảo không xảy ra tình huống tương tự. Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH Giang Châu biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Cục HQ tỉnh Khánh Hòa (để thực hiện); Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Ngọc Anh
Công văn 5233/TCHQ-GSQL
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-5233-TCHQ-GSQL-2013-thu-tuc-hai-quan-xuat-khau-tau-bien-xuat-canh-206170.aspx
{'official_number': ['5233/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 5233/TCHQ-GSQL năm 2013 thủ tục hải quan xuất khẩu tàu biển đã xuất cảnh do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu, Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/09/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
256
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3243/TCTKK V/v hoàn thuế GTGT dự án ODA Hà Nội, ngày 13 tháng 08 năm 2014 Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh; Công ty CP. FIRST QUALITY MANAGEMENT. Trả lời công văn số 17032014/FQMCA ngày 17/3/2014 của Công ty CP. FIRST QUALITY MANAGEMENT (FQM) đề nghị được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho dự án sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại. Sau khi báo cáo và được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Căn cứ hướng dẫn tại Điểm 3 Mục V Thông tư số 123/2007/TTBTC ngày 23/10/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Căn cứ hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 181/2013/TTBTC ngày 03/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Căn cứ Khoản 6 Điều 18 Thông tư 06/2012/TTBTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo. Tại khoản IV của bản ghi nhớ giữa Bộ Tài chính và Bộ năng lượng hợp chủng quốc Hoa Kỳ (DOE) về hợp tác nhằm ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ có ghi: “Các Bên hiểu rằng DOE và các cơ quan thực hiện do cơ quan này chỉ định không phải nộp bất kỳ khoản thuế nhập khẩu, thuế hoặc các khoản phí khác đối với thiết bị, các vật liệu, đào tạo và dịch vụ được cung cấp theo bản ghi nhớ này”. Căn cứ văn bản số 430/VPCPQHQT ngày 5/5/2009 của Văn Phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến: “5. Đồng ý về nguyên tắc miễn các loại thuế, phí liên quan tới việc nhập khẩu các thiết bị, phương tiện và nguyên liệu soi chiếu tiếp nhận từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ theo Biên bản ghi nhớ liên quan tới hợp tác nhằm ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp nguyên liệu hạt nhân và phóng xạ khác”. Căn cứ các hướng dẫn nêu trên và thực hiện cam kết tại khoản IV của Bản ghi nhớ về thuế giữa Bộ Tài chính và Bộ năng lượng hợp chủng quốc Hoa Kỳ (DOE) về hợp tác nhằm ngăn chặn việc vận chuyển bất hợp pháp vật liệu hạt nhân và các vật liệu phóng xạ, trường hợp Công ty CP. FIRST QUALITY MANAGEMENT là nhà thầu Việt Nam được DOE chỉ định và đã được cơ quan hải quan xác nhận thì không phải nộp bất kỳ khoản thuế nhập khẩu, thuế hoặc các khoản phí khác đối với thiết bị, các vật liệu, đào tạo và dịch vụ được cung cấp và Công ty được giải quyết hoàn thuế GTGT đầu vào liên quan đến dự án. Đề nghị Công ty CP. FIRST QUALITY MANAGEMENT liên hệ với Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn giải quyết hoàn thuế GTGT đầu vào liên quan đến thiết bị, các vật liệu, đào tạo và dịch Vụ được cung cấp dự án theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế và hướng dẫn tại nội dung công văn này. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh và Công ty CP. FIRST QUALITY MANAGEMENT được biết./. Nơi nhận: Như trên; Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo); Vụ: PC, CST, QLN&TCĐN (BTC); Tổng cục Hải quan; Vụ: PC2b, CS (TCT); Lưu: VT, KK.11 KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Trần Văn Phu
Công văn 3243/TCT-KK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Dau-tu/Cong-van-3243-TCT-KK-2014-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-du-an-ODA-244244.aspx
{'official_number': ['3243/TCT-KK'], 'document_info': ['Công văn 3243/TCT-KK năm 2014 về hoàn thuế giá trị gia tăng dự án ODA do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Trần Văn Phu'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Đầu tư, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
257
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2448/QĐBTC Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị định số14/2023/NĐCP ngày 20/4/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số2539/QĐBTC ngày 15/11/2023 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kế hoạch Tài chính; Căn cứ Quyết định số 2974/QĐBTC ngày 29/12/2023 của Bộ Tài chính về việc giao, dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024; Căn cứ Quyết định số 2176/QĐBTC ngày 17/9/2024 của Bộ Tài chính về việc giao nhiệm vụ xuất bản tin, bài nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách tài chính trên Tạp chí Tài chính năm 2024; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch Tài chính. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính theo phụ lục đính kèm. Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2024 được giao, Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của Bộ Tài chính, đảm bảo công khai, minh bạch và không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Kế hoạch Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ Tài chính (các Vụ: NSNN, HCSN); Kho bạc nhà nước; Kho bạc nhà nước nơi giao dịch; Kiểm toán nhà nước; Cục TH&TKTC (để công khai); Lưu: VT, KHTC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Đức Chi PHỤ LỤC I GIAO DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 Đơn vị: Văn phòng Bộ Tài chính Mã số đơn vị QHNSNN: 1132948 Mã số KBNN giao dịch: 0011 (Kèm theo Quyết định số 2448/QĐBTC ngày 15/10/2024 của Bộ Tài chính) Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Nội dung Tổng cộng Trong đó Nguồn NSNN Nguồn khác DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.025.000 1.025.000 0 I QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH (Khoản 341) 1.025.000 1.025.000 0 1 Kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ 1.025.000 1.025.000 0 1.1 Chi quản lý hành chính theo định mức 1.025.000 1.025.000 0 Chi khác 1.025.000 1.025.000 0 2 Kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ 0 0 0 Ghi chú: Mục 1.2: Điều chỉnh giảm dự toán của Văn phòng Bộ Tài chính để bố trí dự toán cho Tạp chí Tài chính thực hiện nhiệm vụ xuất bản tin, bài nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách tài chính năm 2024 được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 2176/QĐBTC ngày 17/9/2024. PHỤ LỤC II GIAO DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 Đơn vị: Tạp chí Tài chính Mã số đơn vị QHNSNN: 1057801 Mã số KBNN giao dịch: 0011 (Kèm theo Quyết định số 2448/QĐBTC ngày 15/10/2024 của Bộ Tài chính) Đơn vị tính: 1.000 đồng STT Nội dung Tổng cộng Trong đó Nguồn NSNN Nguồn khác DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.025.000 1.025.000 0 I QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH (Khoản 341) 1.025.000 1.025.000 0 1 Kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ 0 0 0 2 Kinh phí chi thường xuyên không giao tự chủ 1.025.000 1.025.000 0 2.1 Xuất bản tin, bài nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách tài chính năm 2024 1.025.000 1 025.000 0 Ghi chú: Mục I.2.1: Thực hiện nhiệm vụ xuất bản tin, bài nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách tài chính trên Tạp chí Tài chính năm 2024 được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 2176/QĐBTC ngày 17/9/2024. Căn cứ thực tế tiến độ tổ chức đặt hàng xuất bản tin, bài theo các Quyết định số 2175/QĐBTC ngày 17/9/2024, số 2176/QĐBTC ngày 17/9/2024 của Bộ Tài chính, Tạp chí Tài chính kịp thời rà soát, báo cáo Bộ trước 25/10/2024 để xem xét điều chỉnh dự toán kinh phí triển khai thực hiện nhiệm vụ nêu trên cho phù hợp, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả theo quy định./.
Quyết định 2448/QĐ-BTC
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-2448-QD-BTC-2024-dieu-chinh-du-toan-chi-ngan-sach-Nha-nuoc-627769.aspx
{'official_number': ['2448/QĐ-BTC'], 'document_info': ['Quyết định 2448/QĐ-BTC điều chỉnh dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Nguyễn Đức Chi'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
258
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 64688/CTHNTTHT V/v hướng dẫn về thuế TNCN của giải thưởng cho nhân viên Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2024 Kính gửi: Công ty TNHH Niteco Việt Nam (Đ/c: Tầng 131416 tòa nhà C’land, số 156 ngõ Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, MST: 0105053337) Cục Thuế TP Hà Nội nhận được văn bản số NITECOCV/20241119 ghi ngày 19/11/2024 của Công ty TNHH Niteco Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Công ty”) về việc hướng dẫn về thuế TNCN của giải thưởng cho nhân viên. Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: Căn cứ Thông tư số 111/2013/TTBTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐCP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân: + Tại khoản 2 Điều 2 quy định khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công: “2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. ... đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng, dưới mọi hình thức: ... đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng.Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế. ...e)Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây: e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể: e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến. e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng. e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng. e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng. e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước. e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu. e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen. Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận. e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. + Tại khoản 1 Điều 25 quy định về khấu trừ thuế TNCN: “Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế 1. Khấu trừ thuế Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau: b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở trên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi. ... i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân...” Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty trao phần thưởng cho nhân viên, các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức trừ các khoản tiền thưởng tại điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TTBTC thì thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Công ty thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT BTC. Trường hợp nội dung chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại điểm đ 3.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TTBTC. Đề nghị Công ty căn cứ các văn bản pháp luật được trích dẫn nêu trên, đối chiếu tình hình thực tế tại đơn vị để thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, Công ty TNHH Niteco Việt Nam có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra Kiểm tra số 2 để được hỗ trợ giải quyết. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến để Công ty TNHH Niteco Việt Nam được biết./. Nơi nhận: Như trên; Phòng TTKT2; Phòng NVDTPC; Website Cục Thuế; Lưu: VT, TTHT(2). KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Trần Quang Hưng
Công văn 64688/CTHN-TTHT
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-64688-CTHN-TTHT-2024-huong-dan-thue-thu-nhap-ca-nhan-giai-thuong-nhan-vien-Ha-Noi-636622.aspx
{'official_number': ['64688/CTHN-TTHT'], 'document_info': ['Công văn 64688/CTHN-TTHT năm 2024 hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân của giải thưởng cho nhân viên do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục thuế thành phố Hà Nội', ''], 'signer': ['Trần Quang Hưng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '05/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
259
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 34/2024/QĐUBND Hưng Yên, ngày 29 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VỀ KHOÁN KINH PHÍ SỬ DỤNG XE Ô TÔ PHỤC VỤ CÔNG TÁC CHUNG TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH HƯNG YÊN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐCP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Căn cứ Nghị định số72/2023/NĐCP ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 149/TTrSTC ngày 05 tháng 9 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quyết định này quy định phương thức quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung và thẩm quyền quyết định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại cơ quan nhà nước, cơ quan, đơn vị của Đảng ở tỉnh, tổ chức chính trị xã hội được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp công lập, ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị); doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hưng Yên. 2. Quyết định này không quy định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung thuộc thẩm quyền của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các đơn vị thuộc trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Đối tượng áp dụng phương thức quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hưng Yên. 2. Đối tượng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung: a) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Giám đốc, Phó Giám đốc sở và tương đương cấp tỉnh. c) Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. d) Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. đ) Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc và các chức danh tương đương tại doanh nghiệp nhà nước. e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được giao thực hiện nhiệm vụ đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc trường hợp cần thiết do yêu cầu công tác được sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung để đi công tác. 3. Người có thẩm quyền quyết định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh: a) Thủ trưởng các Văn phòng cấp tỉnh (Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên; sở, ban, ngành và tương đương trực thuộc tỉnh; các tổ chức chính trị xã hội trực thuộc tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi là đơn vị dự toán cấp I). b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. c) Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp nhà nước. 4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan. Điều 3. Phương thức quản lý và thẩm quyền quyết định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung 1. Phương thức quản lý xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo phương thức quản lý trực tiếp: Giao cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị có tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 22/2024/QĐUBND ngày 16 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên quy định về số lượng, chủng loại xe ô tô theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hưng Yên (sau đây gọi là Quyết định số 22/2024/QĐUBND) được trực tiếp quản lý, sử dụng xe ô tô. 2. Thẩm quyền quyết định về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh như sau: a) Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp I quyết định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (trừ nội dung quy định tại điểm c khoản này) cho cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 72/2023/NĐCP . b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung (trừ nội dung quy định tại điểm c khoản này) cho cơ quan, đơn vị trực thuộc theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 72/2023/NĐCP . c) Riêng đối tượng áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại cơ quan, đơn vị của Đảng ở tỉnh được thực hiện theo quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. d) Chủ tịch công ty tại các doanh nghiệp nhà nước quyết định các nội dung về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 72/2023/NĐCP . 3. Trường hợp tất cả các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô cho các công đoạn thì không thực hiện trang bị xe ô tô tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trường hợp đã trang bị xe ô tô thì phải sắp xếp lại, xử lý số xe ô tô hiện có theo quy định. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh: a) Quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung theo đúng tiêu chuẩn, định mức tại Nghị định số 72/2023/NĐCP , phương thức quản lý xe quy định tại Quyết định này và số lượng, chủng loại xe tại Quyết định số 22/2024/QĐUBND . b) Trường hợp lựa chọn áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung thì Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp I, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành theo thẩm quyền quyết định về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại cơ quan, đơn vị trực thuộc. Đồng thời, bổ sung hình thức khoán vào quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. c) Thực hiện rà soát sắp xếp lại, xử lý xe ô tô phục vụ công tác chung thuộc phạm vi quản lý theo quy định. d) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc (nếu có) thực hiện quản lý, sử dụng xe ô tô theo quy định của pháp luật; chủ động bố trí, sắp xếp, giải quyết chế độ chính sách cho các lái xe ô tô theo quy định. 2. Các doanh nghiệp nhà nước: Trường hợp lựa chọn áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung thì Chủ tịch công ty các doanh nghiệp nhà nước ban hành theo thẩm quyền quyết định về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiệp và thực hiện các nội dung tương tự tại Khoản 1 Điều 4 Quyết định này. 3. Sở Tài chính: a) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh tại Quyết định này. Tổng hợp khó khăn, vướng mắc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện mua sắm, xử lý xe ô tô phục vụ công tác chung thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. 4. Sở Nội vụ: Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp nhà nước trong việc bố trí, sắp xếp công việc, giải quyết chế độ, chính sách cho lái xe và xử lý các khó khăn, vướng mắc có liên quan sau khi có Phương án sắp xếp lại, xử lý xe ô tô được cấp thẩm quyền phê duyệt; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với những nội dung vượt thẩm quyền. Điều 5. Quy định chuyển tiếp 1. Đối với xe ô tô bán tải, xe ô tô từ 1216 chỗ ngồi phục vụ công tác chung hiện có thuộc các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 72/2023/NĐCP được tạm giữ lại tiếp tục sử dụng cho đến khi Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định số lượng đối với nhóm xe ô tô này (sau khi có ý kiến thống nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh) và đảm bảo không vượt số lượng xe ô tô bán tải, xe ô tô từ 1216 chỗ ngồi quy định tại Quyết định số 13/2014/QĐUBND ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng xe chuyên dùng trong các cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc tỉnh Hưng Yên quản lý và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Trường hợp các cơ quan, đơn vị này đã được giao xe theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 22/2024/QĐUBND thì không áp dụng khoản này. 2. Đối với xe ô tô đã được cấp có thẩm quyền quyết định giao (tạm thời), điều chuyển (tạm thời) cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm rà soát, đối chiếu với số lượng xe tối đa theo Quyết định số 22/2024/QĐUBND , nếu không vượt số lượng xe tối đa thì tiếp tục giữ lại quản lý, sử dụng; trường hợp không phù hợp thì báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Điều 6. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2024. 2. Chánh Văn phòng Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, cơ quan, đơn vị của Đảng ở tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố; doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC Nguyễn Lê Huy
Quyết định 34/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-34-2024-QD-UBND-phuong-thuc-quan-ly-khoan-kinh-phi-su-dung-xe-o-to-Hung-Yen-632080.aspx
{'official_number': ['34/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 34/2024/QĐ-UBND quy định về phương thức quản lý và thẩm quyền quyết định về khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hưng Yên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hưng Yên', ''], 'signer': ['Nguyễn Lê Huy'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
260
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 4150/TCTCS V/v: giải đáp vướng mắc về lệ phí trước bạ. Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk. Trả lời công văn số 3151/CTTHNVDT ngày 24/09/2013 của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk về việc hướng dẫn xác định đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ đối với nhà sơ chế của dự án sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 34/2013/TTBTC ngày 28/3/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TTBTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ. "25. Nhà xưởng của cơ sở sản xuất, nhà kho, nhà ăn, nhà để xe của cơ sở sản xuất kinh doanh." Căn cứ quy định trên, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk. Trường hợp nhà sơ chế của dự án sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao phục vụ cho dự án sản xuất rau an toàn là nhà xưởng của cơ sở sản xuất nên thuộc các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư 34/2013/TTBTC nêu trên. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk được biết./. Nơi nhận: Như trên; Vụ PC BTC; Vụ PC; Vụ KK & KKT TCT; Lưu VT, CS (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Cao Anh Tuấn
Công văn 4150/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-4150-TCT-CS-nam-2013-giai-dap-vuong-mac-le-phi-truoc-ba-216995.aspx
{'official_number': ['4150/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 4150/TCT-CS năm 2013 giải đáp vướng mắc về lệ phí trước bạ do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '02/12/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
261
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2555/QĐUBND Tiền Giang, ngày 08 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC THÀNH PHẦN HỒ SƠ, KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẦN PHẢI SỐ HÓA ĐỐI VỚI CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NGÀNH VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐCP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 42/2022/NĐ CP ngày 24 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2023/TTVPCP ngày 05 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần phải số hóa đối với 137 thủ tục hành chính (cấp tỉnh: 125 thủ tục; cấp huyện: 05 thủ tục; cấp xã: 07 thủ tục) thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang (có phụ lục kèm theo). Đối với các thủ tục hành chính được công bố mới, sửa đổi, bổ sung sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát bổ sung danh mục thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần số hóa trình kèm dự thảo Quyết định công bố thủ tục hành chính. Điều 2. Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: 1. Triển khai thực hiện danh mục thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần phải số hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này. 2. Chỉ đạo công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận Một cửa các cấp thực hiện việc số hóa thành phần hồ sơ thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định này. 3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông cấu hình thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần phải số hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị, địa phương theo từng thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công của tỉnh theo quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 4; Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC) CT, các PCT. UBND tỉnh; VPUB: CVP, TTPVHCC&KSTT Cổng TTĐT tỉnh; Lưu: VT, KSTT (Hiếu). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thành Diệu FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00631049files/image001.gif)
Quyết định 2555/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-2555-QD-UBND-2024-thanh-phan-ho-so-thu-tuc-hanh-chinh-so-hoa-nganh-Van-hoa-Tien-Giang-631049.aspx
{'official_number': ['2555/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2024 về Danh mục thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần phải số hóa đối với các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Tiền Giang', ''], 'signer': ['Nguyễn Thành Diệu'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
262
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1870/TXNKQLN V/v bổ sung hồ sơ Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2013 Kính gửi: Chi nhánh Nghệ An Công ty TNHH Phú Minh Trí. (Khối 2, Thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) Cục Thuế XNK Tổng cục Hải quan nhận được văn bản đề nghị xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu đề ngày 20/10/2013 của Chi nhánh Nghệ An Công ty TNHH Phú Minh Trí; Cục Thuế XNK Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Căn cứ Điều 138 Thông tư số 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Theo đó, đề nghị Chi nhánh Nghệ An Công ty TNHH Phú Minh Trí nộp bổ sung các giấy tờ sau: Văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế phải do người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Phú Minh Trí đề nghị xác nhận nợ thuế cho Chi nhánh Nghệ An Công ty TNHH Phú Minh Trí; Sao y bản chính có đóng dấu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của Công ty TNHH Phú Minh Trí. Hồ sơ bổ sung gửi về Tổng cục Hải quan (Địa chỉ: Lô E3 Khu đô thị mới Cầu Giấy phố Dương Đình Nghệ phường Yên Hòa quận Cầu Giấy Hà Nội) để được xem xét, giải quyết. Cục Thuế XNK Tổng cục Hải quan thông báo để Chi nhánh Nghệ An Công ty TNHH Phú Minh Trí được biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; Địa chỉ nhận công văn: Phạm Thị Thảo Nguyên 10B/8 Khu phố Đồng An 3 phường Bình Hòa Thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương ĐT: 0904.938.742 Lưu: VT, QLN (3b) KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Tuấn
Công văn 1870/TXNK-QLN
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-1870-TXNK-QLN-nam-2013-bo-sung-ho-so-thue-xuat-nhap-khau-212472.aspx
{'official_number': ['1870/TXNK-QLN'], 'document_info': ['Công văn 1870/TXNK-QLN năm 2013 bổ sung hồ sơ do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Cục thuế xuất nhập khẩu', ''], 'signer': ['Nguyễn Hoàng Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '01/11/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
263
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2726/QĐUBND Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ, CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số2591/QĐUBND ngày 08 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và được bãi bỏ trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Kế hoạch và Đầu tư (Cơ quan thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh); Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tại Tờ trình số 2196/TTrKKTCN ngày 17 tháng 10 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 02 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần I. Danh mục quy trình). Điều 2. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để thiết lập quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống xử lý một cửa tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế (Phần II. Nội dung quy trình). Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 4; Cục KSTTHCVPCP; CT, PCT UBND tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh; Lưu: VT, KSTT. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Quý Phương QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG LĨNH VỰC ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN QUẢN LÝ KHU KINH TẾ, CÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Kèm theo Quyết định số 2726/QĐUBND ngày 21 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) Phần I. DANH MỤC QUY TRÌNH STT Tên TTHC Mã số TTHC Quyết định công bố Danh mục TTHC 1. Công bố thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất 2.002664 Quyết định số 2591/QĐ UBND ngày 08 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và được bãi bỏ trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh 2. Công bố dự án đầu tư kinh doanh đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất 2.002603 Quyết định số 2591/QĐ UBND ngày 08 tháng 10 năm 2024 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung và được bãi bỏ trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Phần II. QUY TRÌNH NỘI BỘ Tên thủ tục 1: Công bố thông tin dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trong đó 25 ngày xem xét hồ sơ phê duyệt, trả kết quả trả, 05 ngày làm việc đăng tải thông tin theo quy định). Quy trình nội bộ, quy trình điện tử: Thứ tự công việc Đơn vị/người thực hiện Nội dung công việc Thời gian thực hiện I Thực hiện quy trình xem xét hồ sơ 25 ngày (200 giờ làm việc) Bước 1 Bộ phận TN&TKQ của Ban Quản lý tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bộ phận HCTH của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Bộ phận HCTH của Trung tâm Phục vụ HCC tỉnh Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu hẹn trả cho cá nhân/tổ chức; Số hóa hồ sơ, chuyển hồ sơ trên phần mềm một cửa và hồ sơ giấy (trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến) cho Văn thư cơ quan và Văn thư chuyển cho Phòng chuyên môn xử lý. 04 giờ làm việc Bước 2 Lãnh đạo Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Nhận hồ sơ và phân công chuyên viên giải quyết 04 giờ làm việc Bước 3 Chuyên viên Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động. Xem xét, xử lý hồ sơ. Thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ (nếu có) Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan. Dự thảo kết quả giải quyết. 172 giờ làm việc Bước 4 Lãnh đạo Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Thẩm định, xem xét, xác nhận dự thảo kết quả giải quyết trước khi trình Lãnh đạo Ban phê duyệt kết quả. 08 giờ làm việc Bước 5 Lãnh đạo Ban Ký phê duyệt, ban hành Văn bản. 08 giờ làm việc Bước 6 Bộ phận văn thư Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp Vào số văn bản, đóng dấu, ký số, chuyển kết quả (điện tử và bản giấy) cho Bộ phận TN&TKQ của Ban Quản lý tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 04 giờ làm việc Bước 7 Bộ phận TN&TKQ của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Xác nhận trên phần mềm một cửa; Trả kết quả giải quyết TTHC cho cá nhân/tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có). II Ban Quản lý tổ chức đăng tải thông tin 5 ngày làm việc (40 giờ làm việc) Bước 1 Lãnh đạo Ban giao Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Theo kết quả xử lý tại Văn bản đã phê duyệt Bước 2 Lãnh đạo Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động. Nhận nhiệm vụ và phân công chuyên viên giải quyết 4 giờ làm việc Bước 3 Chuyên viên Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Thực hiện đăng tải thông tin theo quy định 36 giờ làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 30 ngày (240 giờ làm việc) Tên thủ tục 2: Công bố dự án đầu tư kinh doanh đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định (trong đó 25 ngày xem xét hồ sơ phê duyệt, trả kết quả trả, 05 ngày làm việc đăng tải thông tin theo quy định). Quy trình nội bộ, quy trình điện tử: Thứ tự công việc Đơn vị/người thực hiện Nội dung công việc Thời gian thực hiện I Thực hiện quy trình xem xét hồ sơ 25 ngày (200 giờ làm việc) Bước 1 Bộ phận TN&TKQ của Ban Quản lý tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Bộ phận HCTH của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kiểm tra, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, gửi phiếu hẹn trả cho cá nhân/tổ chức; Số hóa hồ sơ, chuyển hồ sơ trên phần mềm một cửa và hồ sơ giấy (trừ trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến) cho Văn thư Ban Quản lý và Văn thư chuyển cho Phòng chuyên môn xử lý. 04 giờ làm việc Bước 2 Lãnh đạo Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Nhận hồ sơ và phân công chuyên viên giải quyết 04 giờ làm việc Bước 3 Chuyên viên Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Xem xét, xử lý hồ sơ. Thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ (nếu có) Lấy ý kiến các cơ quan có liên quan. Dự thảo kết quả giải quyết. 172 giờ Bước 4 Lãnh đạo Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Thẩm định, xem xét, xác nhận dự thảo kết quả giải quyết trước khi trình Lãnh đạo Ban ký Văn bản (kết quả) 08 giờ làm việc Bước 5 Lãnh đạo Ban Ký phê duyệt, ban hành Văn bản. 08 giờ làm việc Bước 6 Bộ phận Văn thư Ban Quản lý Vào số văn bản, đóng dấu, ký số. Chuyển kết quả (bản giấy) cho Bộ phận TN&TKQ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. 04 giờ làm việc Bước 7 Bộ phận TN&TKQ của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tại Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Xác nhận trên phần mềm một cửa; Trả kết quả giải quyết TTHC cho cá nhân/tổ chức và thu phí, lệ phí (nếu có). II Ban Quản lý tổ chức đăng tải thông tin 5 ngày làm việc (40 giờ làm việc) Bước 1 Lãnh đạo Ban giao Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Theo kết quả xử lý tại Văn bản đã phê duyệt Bước 2 Lãnh đạo Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Nhận nhiệm vụ và phân công chuyên viên giải quyết 4 giờ làm việc Bước 3 Chuyên viên Phòng Đầu tư, Doanh nghiệp và Lao động Thực hiện đăng tải thông tin theo quy định 36 giờ làm việc Tổng thời gian giải quyết TTHC 30 ngày (240 giờ làm việc)
Quyết định 2726/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-2726-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-dau-thau-lua-chon-nha-dau-tu-Quan-ly-Khu-kinh-te-Hue-628741.aspx
{'official_number': ['2726/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2726/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa trong lĩnh vực đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thừa Thiên Huế', ''], 'signer': ['Phan Quý Phương'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Đầu tư, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
264
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 252/2019/NQHĐND Đồng Tháp, ngày 16 tháng 7 năm 2019 NGHỊ QUYẾT BỔ SUNG DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO NGHỊ QUYẾT SỐ 204/2018/NQHĐND NGÀY 06/12/2018 CỦA HĐND TỈNH VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20162020 DO TỈNH QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP KHÓA IX KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐCP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Căn cứ Nghị định số 120/2018/NĐCP ngày 13/09/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐCP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công và số 161/2016/NĐCP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 20162020; Xét Tờ trình số 42/TTrUBND ngày 27 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc bổ sung danh mục dự án vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 20162020 do Tỉnh quản lý và phân bổ; Báo cáo thẩm tra số 176/BCHĐND ngày 14/6/2019 của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Thống nhất bổ sung danh mục 05 dự án đầu tư vào Nghị quyết số 204/2018/NQHĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của HĐND Tỉnh về việc thông qua phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 20162020 do Tỉnh quản lý và phân bổ. Nguồn vốn đầu tư được cân đối trong tổng nguồn ngân sách Nhà nước do Tỉnh quản lý và phân bổ giai đoạn 20162020, với tổng số vốn là 166,746 tỷ đồng. (Chi tiết có biểu mẫu đính kèm) Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá IX, kỳ họp thứ mười một thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 2019./. Nơi nhận: Như Điều 3; UBTVQH, VPQH, VPCP (I, II), Ban CTĐBQH; Các Bộ: KHĐT, Tài chính; Cục kiểm tra văn bản QPPL thuộc Bộ Tư pháp; TT.TU, HĐND, UBND, UBMTTQVN Tỉnh; UBKT Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH Tỉnh; Các Sở, ban, ngành Tỉnh; TT. HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố; Công báo Tỉnh; Lưu: VT, KTNS. CHỦ TỊCH Phan Văn Thắng DANH MỤC DỰ ÁN BỔ SUNG VÀO KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 20162020 DO TỈNH QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ (Kèm theo Nghị quyết số 252/2019/NQHĐND ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân Tỉnh) Đơn vị tính: Triệu đồng STT Danh mục dự án Chủ đầu tư Thời gian KCHT QĐ chủ trương đầu tư dự án; QĐ đầu tư dự án TMĐT Kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn giai đoạn 20162020 Ghi chú Tổng số (tất cả các nguồn vốn) Trong đó: NSTT Tăng thu XSKT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng số 336,720 166,746 58,006 108,740 I Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 34,804 29,000 9,000 20,000 1 Xây dựng kè chống sạt lở và trồng cây bảo vệ đường tuần tra biên giới BQLDA ĐTXDCT Nông nghiệp và PTNN Tỉnh 20192020 462/QĐUBND.HC ngày 24/5/2019 của UBND Tỉnh 22,300 20,000 20,000 2 Tuyến dân cư biên giới kiểu mẫu (NS Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu) UBND huyện Hồng Ngự 20192020 1373/QĐUBND ngày 10/5/2019 của UBND huyện HN 12,504 9,000 9,000 II Giao thông 301,916 137,746 49,006 88,740 3 Đường ĐT 841 và cầu Nguyễn Tất Thành 2 BQLDA ĐTXDCT Giao thông Tỉnh 20192023 NQ số 251/NQHĐND ngày 16/7/2019 của HĐND tỉnh 242,000 102,746 49,006 53,740 4 Đường vành đai Tây Bắc thuộc khu di tích Gò Tháp BQLDA ĐTXDCT Giao thông Tỉnh 20192021 463/QĐUBND.HC ngày 24/5/2019 của UBND Tỉnh 25,647 15,000 15,000 5 Nâng cấp, mở rộng đường Tân Việt Hòa (đoạn từ đường xuống cầu Cao Lãnh đến UBND xã Tịnh Thới) (NS Tỉnh hỗ trợ có mục tiêu) UBND thành phố Cao Lãnh 20192021 472/QĐUBND ngày 24/8/2017 của UBND TPCL 34,269 20,000 20,000
Nghị quyết 252/2019/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-252-2019-NQ-HDND-bo-sung-Nghi-quyet-204-2018-NQ-HDND-Dong-Thap-419652.aspx
{'official_number': ['252/2019/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 252/2019/NQ-HĐND về bổ sung danh mục dự án đầu tư vào Nghị quyết 204/2018/NQ-HĐND thông qua phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 do Tỉnh Đồng Tháp quản lý và phân bổ'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đồng Tháp', ''], 'signer': ['Phan Văn Thắng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/07/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
265
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 157/2017/NQHĐND Đồng Tháp, ngày 07 tháng 12 năm 2017 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ ĐÓNG BẢO HIỂM Y TẾ CHO HỘ NGHÈO ĐA CHIỀU THIẾU HỤT CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN KHÁC; HỘ CẬN NGHÈO; HỌC SINH, SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 20182020 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP KHÓA IX KỲ HỌP THỨ 6 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLTBYTBTC ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế; Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐTTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 20162020; Căn cứ Quyết định số 1167/QĐTTg ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 20162020; Căn cứ Nghị quyết số 40/NQCP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2017; Xét Tờ trình số 130/TTrUBND ngày 03 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Tỉnh thông qua dự thảo Nghị quyết về việc hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác; hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 20182020; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá Xã hội Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Quy định hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác; hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 20182020. Cụ thể như sau: 1. Đối tượng áp dụng : a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo (không thuộc diện quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 105/2014/NĐCP ngày 15/11/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế). b) Học sinh, sinh viên. c) Hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác. 2. Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế: a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo: Được hỗ trợ 90% mức đóng bảo hiểm y tế, trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% và ngân sách địa phương hỗ trợ 20%. b) Học sinh, sinh viên: Được hỗ trợ 40% mức đóng bảo hiểm y tế, trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 30% và ngân sách địa phương hỗ trợ 10%. c) Hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác: Được hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế, trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 70% và ngân sách địa phương hỗ trợ 30%. 3. Nguồn kinh phí thực hiện: Từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (sự nghiệp y tế) bố trí hàng năm. Điều 2. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 81/2016/NQHĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về việc mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 20172020. Điều 3. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này. Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp khoá IX, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018./. Nơi nhận: UBTVQH, VPQH, VPCP (I, II); Ban CTĐB; Bộ Tài chính; Bộ LĐTB&XH; Bộ Y tế; Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); TT/TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh; Đoàn ĐBQH Tỉnh; Đại biểu HĐND Tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể Tỉnh; TT/HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố; Công báo Tỉnh; Lưu: VT, TH(Đề). CHỦ TỊCH Phan Văn Thắng
Nghị quyết 157/2017/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Nghi-quyet-157-2017-NQ-HDND-muc-ho-tro-dong-bao-hiem-y-te-cho-ho-ngheo-da-chieu-Dong-Thap-371851.aspx
{'official_number': ['157/2017/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 157/2017/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ nghèo đa chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản khác; hộ cận nghèo; học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018-2020'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đồng Tháp', ''], 'signer': ['Phan Văn Thắng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bảo hiểm, Tài chính nhà nước, Thể thao - Y tế'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/12/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
266
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 16/2022/QĐUBND Hà Nam, ngày 21 tháng 6 năm 2022 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số99/2015/NĐCP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021 /NĐCP ngày 26/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số99/2015/NĐCP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Căn cứ Nghị định số100/2015/NĐCP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết về phát triể n và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số49/2021/NĐCP ngày 01/4/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐCP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Căn cứ Nghị định số 1 63/2016/NĐCP ngày 21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị quyết số 25/2022/NQHĐND ngày 20/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 2030; Căn cứ Nghị quyết số06/2022/NQHĐND ngày 20/4/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn, triển khai thực hiện Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp (để b/c); Các Bộ: KH&ĐT, TC, XD; Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; LĐVP, KSTTHC, GTXD, NNTNMT, KT, TH; Báo Hà Nam, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTĐT UBND tỉnh; Lưu: VT, GTXD. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Anh Chức QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 16 /2022/QĐUBND ngày 21 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam) Ch ương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy định này quy định chính sách về hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 2. Chủ đầu tư là các tổ chức, cá nhân hoặc doanh nghiệp được lựa chọn làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam. 3. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 2. Nội dung và chính sách hỗ trợ 1. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (bao gồm: Hệ thống giao thông, chiếu s á ng công cộng; Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước; Hệ thống quản lý các chất thải, vệ sinh môi trường và các công trình hạ tầng khác theo quy định của pháp luật) theo quy định tại Nghị định số 100/2015/NĐCP ngày 20/10/2015 và Nghị định số 49/2021/NĐCP của Chính phủ, cụ thể như sau: Hỗ trợ 50% chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án. Trường hợp chủ đầu tư đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì được hỗ trợ toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án. 2. Hỗ trợ theo cơ chế, khuyến khích ưu đãi thêm của tỉnh: Hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Các nội dung hỗ trợ khác liên quan đến phát triển nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều 3. Điều kiện, nguyên tắc hỗ trợ 1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (gọi tắt là dự án) theo các mức quy định tại Điều 2 Quy định này. 2. Dự án phải đáp ứng các quy định của pháp luật về nhà ở và các quy định khác. 3. Chủ đầu tư phải đảm bảo việc bán nhà, mua nhà, cho thuê nhà đúng đối tượng theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở năm 2014, Điều 22 Nghị định số 100/2015/NĐCP và khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐCP trong suốt vòng đời dự án (theo thời hạn của dự án được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương lần đầu). 4. Dự án hoặc từng giai đoạn của dự án đã hoàn thành, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình, đủ điều kiện đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật, đảm bảo theo đúng tiến độ từng giai đoạn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và cam kết của chủ đầu tư. 5. Đối với kinh phí giải phóng mặt bằng được xem xét hỗ trợ sau khi đã được giao đất, cho thuê đất; đối với kinh phí hỗ trợ hạ tầng được xem xét hỗ trợ sau khi hoàn thành nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng và được xác định theo suất đầu tư do Bộ Xây dựng công bố tại thời điểm xây dựng hoặc đơn giá, định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án có phân kỳ giai đoạn đầu tư thì được xem xét hỗ trợ theo phân kỳ giai đoạn của dự án (theo nguyên tắc nghiệm thu hoàn thành của từng giai đoạn). Điều 4. Phương thức hỗ tr ợ 1. Lập kế hoạch hỗ trợ a) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ kèm theo hồ sơ của từng dự án, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trước ngày 01 tháng 7 của năm trước năm kế hoạch. b) Trên cơ sở tổng nguồn vốn đầu tư năm kế hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ cùng phương án phân bổ cho từng dự án, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. 2. Giải ngân vốn hỗ trợ Căn cứ danh mục hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu cần) thẩm định, gửi Sở Tài chính cấp kinh phí hỗ trợ. 3. Phương thức thanh toán a) Căn cứ Quyết định hỗ trợ của Ủy ban nhân dân tỉnh và văn bản thẩm định của Sở Xây dựng, Sở Tài chính cấp kinh phí cho tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ. b) Quyết toán vốn hỗ trợ hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. c) Kinh phí Hỗ trợ từ Ngân sách tỉnh. Điều 5. Hồ sơ lập kế hoạch hỗ trợ 1. Trong trường hợp hỗ trợ theo giai đoạn thì phải có cam kết của chủ đầu tư về việc bán, cho thuê, cho mua nhà đúng đối tượng đối với các giai đoạn còn lại của dự án; cam kết của chủ đầu tư về việc hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu hồ sơ đề nghị hỗ trợ được lập không trung thực. 2. Bản sao các văn bản pháp lý của dự án (Văn bản về quy hoạch xây dựng; Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, Văn bản chấp thuận nhà đầu tư; K ế t quả thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan chuyên môn về xây dựng; Quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (nếu có); Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Kết quả th ẩ m định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu c ó ); Kết quả thẩm duyệt phòng ch á y chữa cháy; Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, giải ph ó ng mặt bằng; Chứng từ xác nhận việc ch i trả tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng; Quyết định giao đất/cho thuê đất đ ể thực hiện dự án và các v ă n bản pháp lý liên quan khác của dự án). 3. Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình, đủ điều kiện đưa vào sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 4. Danh sách đầy đủ thông tin về nhân thân và việc làm của các đối tượng (bao gồm cả các thành viên trong hộ) được mua, thuê căn hộ thuộc dự án hoặc từng giai đoạn của dự án. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 6. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh 1. Tổ chức triển khai, hướng dẫn, xử lý, giải quyết kịp thời các nội dung phát sinh phù hợp với thẩm quyền trong quá trình thực hiện Quy định này, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện tại kỳ họp thường niên của Hội đồng nhân dân tỉnh. 2. Chỉ đạo các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có các trường hợp phát sinh về nội dung hỗ trợ, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét, cho ý kiến bằng văn bản. 4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Quy định này theo quy định của pháp luật. Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương 1. Sở Xây dựng a) Trực tiếp hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định, hướng dẫn về trình tự thủ tục đầu tư dự án; b) Chủ trì kiểm tra, tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ, lập kế hoạch hỗ trợ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Chủ trì phối hợp với các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và các sở, ngành có liên quan thẩm định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội theo quy định; d) Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về xây dựng; đ) Thanh tra, kiểm tra việc bán, cho thuê, mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật có liên quan; e) Định kỳ hàng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện Quy định này. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường a) Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn thủ tục giải phóng mặt bằng; thu hồi, giao đất; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách về đất đai đối với các dự án nhà ở xã hội; b) Phối hợp Sở Xây dựng trong việc thẩm định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội theo quy định; c) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất theo quy định. 3. Sở Tài chính a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối từ nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm để hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các dự án theo quy định hiện hành; b) Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định giá bán, giá thuê nhà ở xã hội theo quy định; 4. Sở Kế hoạch và Đầu tư a) Chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính cân đối từ nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm để hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các dự án theo quy định hiện hành. b) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án. 5. Các sở, ngành khác có liên quan Phối hợp với các Sở: Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. 6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố a) Công bố các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ và của tỉnh Hà Nam để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn; b) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước khu nhà ở xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; d) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, xây dựng và các nội dung khác có liên quan của dự án theo quy định hiện hành. Điều 8. Trách nhiệm của Chủ đầu tư 1. Có trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng, quản lý vận hành khai thác quỹ nhà ở xã hội, đảm bảo các dịch vụ và an ninh theo quy định của pháp luật; thực hiện và phát huy hiệu quả các chính sách ưu đãi của Chính phủ và của tỉnh Hà Nam. 2. Xây dựng giá bán, giá thuê nhà ở xã hội theo quy định, trình Sở Xây dựng thẩm định. 3. Thực hiện việc bán, cho thuê nhà ở xã hội theo đúng đối tượng và quy định của pháp luật. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong kê khai hồ sơ, đề nghị hỗ trợ. Điều 9. Xử lý vi phạm 1. Dự án đầu tư được hỗ trợ theo Quy định này phải đảm bảo tiến độ xây dựng theo hợp đồng hoặc Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Văn bản chấp thuận nhà đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có). Sau 12 tháng nhà đầu tư không triển khai, hoặc thực hiện dự án chậm tiến độ quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền chấp thuận lần đầu (trừ trường hợp bất khả kháng), thì chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quy định này và phải hoàn trả kinh phí đã hỗ trợ cho ngân sách nhà nước (đối với trường hợp đã được hỗ trợ). 2. Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng các điều khoản hỗ trợ theo quy định này và các quy định hiện hành có liên quan thì phải hoàn trả kinh phí đã hỗ trợ cho ngân sách nhà nước. Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các sở, ngành, các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.
Quyết định 16/2022/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-16-2022-QD-UBND-chinh-sach-ho-tro-phat-trien-nha-o-xa-hoi-Ha-Nam-521553.aspx
{'official_number': ['16/2022/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 16/2022/QĐ-UBND quy định về chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hà Nam', ''], 'signer': ['Nguyễn Anh Chức'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '21/06/2022', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
267
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 95/2024/NQHĐND Sơn La, ngày 29 tháng 10 năm 2024 NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ NỘI DUNG TẠI PHỤ LỤC BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 48/2022/NQHĐND NGÀY 09/12/2022 CỦA HĐND TỈNH VỀ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2025 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA KHÓA XV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ 24 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 3 năm 2021; Căn cứ Nghị định số34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số116/2021/NĐCP ngày 21 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy; Căn cứ Nghị định số163/2016/NĐCP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLTBLĐTBXHBYTBTC ngày 26/02/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số73/2011/QĐTTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch; Xét Tờ trình số 197/TTrUBND ngày 13 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 858/BCVHXH ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Ban Văn hóa Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại Kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết số48/2022/NQHĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025, cụ thể như sau: 1. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.1, khoản 2, mục IV như sau: “2.1. Hỗ trợ trực 24/24 giờ đối với viên chức, người lao động trực lãnh đạo, bảo vệ tại Cơ sở cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh: Cơ sở xếp hạng I: ngoài định mức nhân lực trong phiên trực theo Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLTBLĐTBXHBYT BTC ngày 26/02/2014: 24 người/phiên trực, được bổ sung thêm định mức nhân lực: 46 người/phiên trực (tối đa không quá 70 người/phiên trực). Mức hỗ trợ: 90.000 đồng/người/phiên trực”. 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 9, mục IV như sau: a) Sửa đổi tên khoản 9, mục IV: “9. Chính sách hỗ trợ cho các cá nhân, đơn vị thực hiện Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone”. b) Sửa đổi, bổ sung điểm 9.3, khoản 9, mục IV: “9.3 Hỗ trợ đối với cán bộ, viên chức, người làm việc tại các cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone và các cơ sở cấp phát thuốc Methadone trên địa bàn tỉnh Sơn La”. 3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, mục V như sau: a) Sửa đổi, bổ sung tên khoản 1, mục V: “1. Hỗ trợ kinh phí đối với xã, phường, thị trấn; bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn không có ma túy theo Quyết định công nhận của UBND tỉnh”. b) Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 2, khoản 1, mục V: “Đối với bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố. Mức hỗ trợ: 5.000.000 đồng/lần/bản, thôn, xóm, tiểu khu, tổ dân phố”. 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, mục V như sau: “4. Chi hỗ trợ kinh phí cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được giao nhiệm vụ đưa cá nhân thuộc diện cần phải xác định tình trạng nghiện đi xác định tình trạng nghiện tại các cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở y tế (trong thời gian thực hiện nhiệm vụ) thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 60/2017/NQHĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh và Nghị quyết số 86/2024/NQHĐND ngày 12/7/2024 của HĐND tỉnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 60/2017/NQHĐND ngày 08/12/2017 của HĐND tỉnh Quy định mức chi công tác phí, chế độ hội nghị trên địa bàn tỉnh Sơn La”. 5. Bãi bỏ gạch đầu dòng thứ 2, điểm 2.1, khoản 2, mục IV : “Cơ sở xếp hạng IV hoặc chưa xếp hạng: Định mức nhân lực trực áp dụng theo khoản 4, điều 1, Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLTBLĐTBXHBYTBCA ngày 26/02/2014. Mức hỗ trợ 50.000 đồng/người/phiên trực”. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết. 2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. 3. Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khóa XV, Kỳ họp chuyên đề thứ 24 thông qua ngày 29 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2024./. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chính phủ; Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội; Các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Lao động, Thương binh và Xã hội; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; Vụ Pháp chế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND; UBND; UBMTTQVN tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh; Thường trực: Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, thành phố; Các Trung tâm: Thông tin tỉnh; Lưu trữ lịch sử tỉnh; Lưu: VT, CTHĐNDBắc. CHỦ TỊCH Nguyễn Thái Hưng
Nghị quyết 95/2024/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-quyet-95-2024-NQ-HDND-sua-doi-Phu-luc-kem-theo-Nghi-quyet-48-2022-NQ-HDND-Son-La-629833.aspx
{'official_number': ['95/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 95/2024/NQ-HĐND sửa đổi Phụ lục kèm theo Nghị quyết 48/2022/NQ-HĐND về chính sách phòng, chống và kiểm soát ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Sơn La', ''], 'signer': ['Nguyễn Thái Hưng'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
268
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 20/2023/QĐUBND Bình Dương, ngày 16 tháng 6 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 152/2020/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 35/2022/NĐCP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 29/TTrSLĐTBXH ngày 24 tháng 3 năm 2023 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 35/BCSTP ngày 20/3/2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành, kể từ ngày 03 tháng 07 năm 2023 và thay thế Quyết định số 15/2017/QĐUBND ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế phối hợp quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc Sở Công Thương; Giám đốc Sở Ngoại vụ; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Các Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Cục Kiểm tra VB QPPL Bộ Tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy, Đoàn ĐB Quốc hội tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; CT, PCT.UBND tỉnh; UBMTTQ VN tỉnh; Như điều 3; Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh; CSDLQG về PL (Sở Tư pháp); UBND các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Công báo, Cổng TTĐT tỉnh; LĐVP, TH, HCTH, KGVX, NC; Lưu: VT, Tấn. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Lộc Hà QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Kèm theo Quyết định số 20/2023/QĐUBND ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định về những nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là UBND cấp huyện) trong việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Công thương, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND cấp huyện. 2. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại tỉnh Bình Dương và người sử dụng lao động người nước ngoài theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 152/2020/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Điều 3. Nguyên tắc phối hợp 1. Các hoạt động phối hợp giữa các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết các thủ tục hành chính và những vấn đề có liên quan đến người lao động nước ngoài. 2. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về lao động nước ngoài đến cư trú và làm việc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng người lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 3. Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời và trao đổi thông tin giữa các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện về hoạt động tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Điều 4. Nội dung phối hợp 1. Xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức tuyên truyền, tập huấn hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động là người nước ngoài về những quy định của pháp luật liên quan đến người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 2. Phối hợp trong việc hướng dẫn trình tự thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, xác nhận đối tượng không thuộc diện cấp giấy phép lao động, thẻ tạm trú, thị thực, gia hạn tạm trú, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khỏe và những nội dung công việc khác có liên quan đến quản lý và sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 3. Tham gia ý kiến khi có yêu cầu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương để có cơ sở xác định nhu cầu, việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho lao động người nước ngoài. 4. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành những quy định của pháp luật trong quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. 5. Trao đổi thông tin về người sử dụng lao động nước ngoài và lao động là người nước ngoài để phục vụ cho công tác cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, quản lý, kiểm tra, xử lý kịp thời, nhanh chóng và đúng quy định pháp luật. 6. Tổng hợp báo cáo và cung cấp thông tin giữa các cơ quan, tổ chức về tình hình tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Điều 5. Phương thức phối hợp 1. Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc gửi văn bản yêu cầu phối hợp; thông báo bằng văn bản kết quả xử lý các hành vi vi phạm hành chính về người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; cung cấp các tài liệu, báo cáo trong công tác quản lý lao động người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 2. Tổ chức phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra liên ngành. 3. Tổ chức họp lãnh đạo liên ngành, các đơn vị tham mưu. Chương II TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN Điều 6. Trách nhiệm chung của các sở, ban, ngành liên quan và UBND cấp huyện trong tham gia ý kiến đối với nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài đối với từng vị trí công việc. 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương tham gia ý kiến (khi có yêu cầu) đối với nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài của người sử dụng lao động theo phạm vi, lĩnh vực quản lý. Sau khi nhận được văn bản yêu cầu có ý kiến của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương thì các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện liên quan có trách nhiệm phản hồi ý kiến bằng văn bản đảm bảo thời gian quy định. Trường hợp cần thêm thời gian để xác minh, đề nghị các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện có văn bản thông báo gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương biết để thực hiện. 2. Giải quyết những vấn đề liên quan đến lao động nước ngoài theo thẩm quyền và thông báo kết quả cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. 3. Thực hiện chế độ thông tin thường xuyên hoặc đột xuất về lao động nước ngoài thuộc quyền quản lý để Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Điều 7. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy chế phối hợp trong công tác quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Điều 8. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội 1. Chủ trì, phối hợp tổ chức tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài cho người sử dụng lao động đối với những doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài. 2. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, văn bản giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài đối với từng vị trí công việc của người sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp, nhà thầu ngoài khu công nghiệp; Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài đối với từng vị trí công việc, để xem xét ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho những doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp, nhà thầu được tuyển người lao động là người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam (theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh); thông báo kết quả cho người sử dụng lao động biết theo quy định. 3. Thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc đối với các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp. Tiếp nhận báo cáo của các doanh nghiệp về các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 4. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan khi đề nghị cơ quan Công an tỉnh áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động, không có văn bản xác nhận là người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động hoặc không thực hiện báo cáo đối với các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 5. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 6. Lưu trữ hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, xác nhận cho lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, báo cáo đối với các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp Giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động và các giấy tờ của người nước ngoài vào làm việc trong các tổ chức, cá nhân (trừ việc ủy quyền cho Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương) theo quy định của pháp luật hiện hành. 7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 8. Định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Sở Lao động Thương binh và Xã hội trao đổi với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan danh sách cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, xác nhận cho lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động, báo cáo đối với các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 9. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 7) và hàng năm (trước ngày 15 tháng 1 năm sau) hoặc theo yêu cầu đột xuất, Sở Lao động Thương binh và Xã hội báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Điều 9. Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương có trách nhiệm sau đây: 1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện tổ chức tuyên truyền và phổ biến các quy định của pháp luật lao động về tuyển dụng, quản lý lao động là người nước ngoài cho người sử dụng lao động đối với những doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư trong khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài. 2. Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, văn bản giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài đối với từng vị trí công việc của người sử dụng lao động đối với những doanh nghiệp, nhà thầu trong khu công nghiệp; Trường hợp cần thiết chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện xác định nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài đối với từng vị trí công việc, để xem xét ban hành văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho những doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nhà thầu được tuyển người lao động là người nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam (theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh); thông báo kết quả cho người sử dụng lao động biết theo quy định. 3. Thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động, xác nhận cho lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Tiếp nhận báo cáo của các doanh nghiệp về các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động và lưu trữ hồ sơ của người nước ngoài vào làm việc trong các tổ chức theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại các tổ chức trong khu công nghiệp. 5. Xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc tại các tổ chức trong khu công nghiệp. 6. Định kỳ trước ngày 07 (bảy) hàng tháng; Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương cung cấp danh sách người lao động nước ngoài được cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội. 7. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 7) và hằng năm (trước ngày 10 tháng 1 năm sau) hoặc theo yêu cầu đột xuất, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương báo cáo về tình hình người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn quản lý gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định pháp luật hiện hành. 8. Thực hiện việc cung cấp thông tin, số liệu theo yêu cầu của các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này. Điều 10. Trách nhiệm của Công an tỉnh 1. Chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương thực hiện phổ biến, tuyên truyền quy định của pháp luật lao động về lao động nước ngoài, pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đối với người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 2. Thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài. Hướng dẫn trình tự, thủ tục và thực hiện cấp thẻ tạm trú, thị thực, gia hạn tạm trú, hướng dẫn khai báo tạm trú cho lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Không cấp thẻ tạm trú, thị thực, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh khi không có giấy phép lao động, không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định hoặc không báo cáo đối với các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. 3. Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài khi có yêu cầu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương để có cơ sở trong việc xác định nhu cầu, việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài. 4. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương khi có yêu cầu thực hiện thanh tra việc chấp hành những quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng lao động là người nước ngoài làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt đối với lao động làm việc trên 30 ngày sau khi hết thời hạn mà không làm các thủ tục để xin cấp giấy phép lao động hoặc không được cấp giấy phép lao động, quá thời hạn tạm trú thì xử lý vi phạm hành chính và yêu cầu doanh nghiệp đưa người nước ngoài xuất cảnh theo quy định. 5. Xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, tổ chức sử dụng lao động người nước ngoài không có giấy phép lao động, không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc không thông báo đối với các trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng không phải làm thủ tục để xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội hoặc Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương; làm việc nhưng không làm thủ tục mời, bảo lãnh cấp thị thực, thẻ tạm trú; không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thị thực, thẻ tạm trú hoặc gia hạn tạm trú. Căn cứ vào hành vi, tính chất, mức độ sự việc để áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất hoặc buộc xuất cảnh theo quy định pháp luật. 6. Thông báo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội (trường hợp các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp), Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương (trường hợp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp) trong trường hợp phát hiện người nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động, người nước ngoài sử dụng giấy phép lao động không phù hợp với đơn vị sử dụng người lao động. 7. Cung cấp danh sách, gia hạn thị thực lao động người nước ngoài cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương khi có yêu cầu. Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tư pháp 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị và các địa phương có liên quan thực hiện phổ biến, tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. 2. Hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp đối với người nước ngoài cư trú trên địa bàn tỉnh khi có đề nghị theo đúng quy định. Điều 12. Trách nhiệm của Sở Công Thương 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật lao động về người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh cho người sử dụng lao động trong các cụm công nghiệp, các Văn phòng đại diện, Chi nhánh có sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh. 2. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 01 hàng năm) cung cấp cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành có liên quan về danh sách, tình hình cấp giấy phép thành lập, gia hạn, chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện có sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh gửi về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để theo dõi quản lý. Điều 13. Trách nhiệm của Sở Ngoại vụ Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật lao động về quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Điều 14. Trách nhiệm của Sở Y tế 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật lao động về quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh. 2. Công bố danh sách những Cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đủ điều kiện khám sức khỏe cho lao động là người nước ngoài theo quy định của Bộ Y tế. 3. Phối hợp với các đơn vị có liên quan quản lý những đối tượng là người nước ngoài đăng ký hành nghề Y, Dược tư nhân trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định. Điều 15. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng lao động người nước ngoài làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh theo chức trách được giao. Điều 16. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư 1. Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến người lao động nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh. 2. Định kỳ trước ngày 05 hàng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp thông tin về: Cấp mới, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà người đại diện pháp luật là người nước ngoài, danh sách các doanh nghiệp mới thành lập cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội (trường hợp các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp), Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương (trường hợp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp). Điều 17. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật lao động về quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Điều 18. Trách nhiệm của Cục thuế tỉnh 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật lao động về quản lý lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo chức trách được giao. 2. Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của người sử dụng lao động trong lĩnh vực thuế (khi có yêu cầu) cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các Khu công nghiệp trong việc xác định nhu cầu, việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Điều 19. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội tỉnh 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến về những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng lao động người nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo chức trách được giao. 2. Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của người sử dụng lao động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (khi có yêu cầu) cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương trong việc xác định nhu cầu, việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp huyện 1. Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành tổ chức tuyên truyền, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài; thực hiện đúng những quy định của pháp luật liên quan đến lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn cấp huyện. 2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động quản lý, nắm tình hình người nước ngoài cư trú và làm việc tại địa phương. Thông báo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, Công an tỉnh, để kịp thời xử lý những trường hợp người lao động nước ngoài hoạt động không đúng quy định pháp luật về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại địa phương. Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động có sử dụng lao động người nước ngoài 1. Thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về thủ tục, hồ sơ đăng ký, tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Sử dụng lao động nước ngoài làm công việc đúng theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp, thực hiện ký kết hợp đồng lao động, bảo đảm các chế độ, quyền lợi của người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. 2. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khi thanh tra, kiểm tra việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động nước ngoài tại đơn vị. Chấp hành nghiêm pháp luật Việt Nam, nghiêm cấm các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, gây mất ổn định chính trị tại địa phương. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22. Tổ chức thực hiện 1. Căn cứ nội dung Quy chế này các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. 2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy chế này và tổng hợp báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. 3. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện phản ánh kịp thời về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Quyết định 20/2023/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Quyet-dinh-20-2023-QD-UBND-Quy-che-phoi-hop-quan-ly-nguoi-lao-dong-nuoc-ngoai-Binh-Duong-572741.aspx
{'official_number': ['20/2023/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 20/2023/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Dương', ''], 'signer': ['Nguyễn Lộc Hà'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Lao động - Tiền lương'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/06/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
269
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 01/2021/NQHĐND Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 3 năm 2021 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẶC THÙ ĐỂ BẢO ĐẢM CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG KỊP THỜI, ĐÚNG TIẾN ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 20212025 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA XVI KỲ HỌP THỨ 21 Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số47/2014/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồ i thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu h ồ i đất; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐCP ngày 21 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Xét Tờ trình số 19/TTrUBND ngày 25 tháng 02 năm 2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một số cơ chế h ỗ trợ để giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20212023; Báo cáo giải trình số 33/BCUBND ngày 04 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Ban hành một số bi ện pháp đặc thù để bảo đảm công tác giải phóng m ặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20212025, như sau: 1. Phạm vi, đối tượng được áp dụng: a) Hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi để thực hiện các dự án Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Điều 61, 62 Luật đất đai năm 2013. b) Hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi đảm bảo các tiêu chí: Đất thu hồi có đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật; Thực hiện đúng, đủ yêu cầu của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà không phải thực hiện kiểm đếm bắt buộc hoặc cưỡng chế thu hồi đất. c) Lực lượng Công an tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ. d) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức chính trị xã hội các cấp, UBND cấp xã, tập thể, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ tham gia tuyên truyền vận động người có đất thu hồi chấp hành chủ trương thu hồi đất và bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại địa phương. 2. Điều kiện và mức thưởng giải phóng mặt bằng nhanh cho hộ gia đình, cá nhân Thưởng giải phóng mặt bằng nhanh cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi theo tiến độ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng tại thực địa, cụ thể như sau: a) Trong vòng tối đa không quá 20 ngày (tính cả ngày nghỉ) kể từ ngày người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi nhận được thông báo chi trả tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cấp có thẩm quyền phê duyệt: Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, mức thưởng: 120.000 đồng/m2; Đối với đất rừng sản xuất, mức thưởng: 20.000 đồng/m2; Đối với đất ở có nhà ở phải tháo dỡ, mức thưởng: 500.000đồng/m2 sàn xây dựng, tối đa không quá 50.000.000 đồng/chủ sử dụng đất. b) Từ ngày thứ 21 đến tối đa không quá 30 ngày (tính cả ngày nghỉ) kể từ ngày người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi nhận được thông báo chi trả tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác, mức thưởng: 96.000 đồng/m2; Đối với đất rừng sản xuất, mức thưởng: 16.000 đồng/m2; Đối với đất ở có nhà ở phải tháo dỡ, mức thưởng: 400.000đồng/m2 sàn xây dựng, tối đa không quá 40.000.000 đồng/chủ sử dụng đất. c) Quá 30 ngày trở lên (tính cả ngày nghỉ) kể từ ngày người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi nhận được thông báo chi trả tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không được áp dụng cơ chế thưởng. 3. Hỗ trợ thêm kinh phí (ngoài quy định hiện hành) không quá 1 tỷ đồng/ 01 dự án cho Lực lượng Công an tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ. 4. Hỗ trợ thêm kinh phí (ngoài quy định hiện hành) không quá 500 triệu đồng/01 dự án cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, tổ chức chính trị xã hội các cấp, UBND cấp xã, tập thể, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định giao nhiệm vụ tham gia tuyên truyền vận động người có đất thu hồi chấp hành chủ trương thu hồi đất và bàn giao mặt bằng thực hiện các dự án phục vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng tại địa phương. 5. Nguồn kinh phí thực hiện: a) Kinh phí thưởng giải phóng mặt bằng nhanh cho hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi được lập, sử dụng và thanh, quyết toán từ nguồn kinh phí thực hiện dự án. Tổng số 2.957,9 tỷ đồng từ nguồn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 20212025, trong đó: Ngân sách cấp tỉnh: 2.340,900 tỷ đồng. Ngân sách cấp huyện: 617 tỷ đồng. b) Kinh phí hỗ trợ cho lực lượng Công an và lực lượng tham gia tuyên truyền, vận động từ nguồn chi thường xuyên Ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021 2025: 300 tỷ đồng Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Khoá XVI, Kỳ họp thứ 21 thông qua ngày 05 tháng 3 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 08 tháng 3 năm 2021./. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ (b/c); Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật Bộ Tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Đảng ủy Khối các cơ quan, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; Văn phòng: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; Thường trực các huyện, thành ủy; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện; Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Vĩnh Phúc, Cổng Thông tin Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc; Chánh, Phó chánh, chuyên viên Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; Lưu: VT, TH(01).C(100). KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Ngọc Bình
Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-01-2021-NQ-HDND-bao-dam-cong-tac-giai-phong-mat-bang-kip-thoi-tinh-Vinh-Phuc-471984.aspx
{'official_number': ['01/2021/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐND về ban hành một số biện pháp đặc thù để bảo đảm công tác giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Vĩnh Phúc', ''], 'signer': ['Nguyễn Ngọc Bình'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bất động sản, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/03/2021', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
270
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2581/QĐUBND Thái Nguyên, ngày 23 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Căn cứ Nghị định số63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số2373/QĐBKHĐT ngày 11/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công bố thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 4453/TTr SKHĐT ngày 16/10/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên (Phụ lục kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2024. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 3; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ (b/c); Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Trung tâm Thông tin tỉnh; Trung tâm PVHCC tỉnh; Lãnh đạo VP UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố; Lưu: VT, HCC. Tungnt, QĐ/T10/2024 KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Quang Tiến PHỤ LỤC DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ LĨNH VỰC HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH THÁI NGUYÊN (Ban hành kèm theo Quyết định số 2581/QĐUBND ngày 23 tháng 10 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên) Stt Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý Cơ chế giải quyết 1 Đăng ký nhu cầu hỗ trợ của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của UBND cấp xã Không quy định Luật Hợp tác xã 2023; Nghị định số 113/2024/NĐCP ngày 12/9/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã Một cửa liên thông
Quyết định 2581/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-2581-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-ho-tro-to-hop-tac-So-Ke-hoach-Thai-Nguyen-629134.aspx
{'official_number': ['2581/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 2581/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thái Nguyên', ''], 'signer': ['Lê Quang Tiến'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
271
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1524/QĐUBND Lai Châu, ngày 29 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH LAI CHÂU CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐCP ngày 08/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 2373/QĐBKHĐT ngày 11/10/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Căn cứ Quyết định số 1451/QĐUBND ngày 15/10/2024 của của UBND tỉnh Lai Châu Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính ban hành mới trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2145/TTr SKHĐT ngày 22/10/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 01 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu (Có Phụ kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ quy trình ban hành kèm theo Quyết định này thực hiện thiết lập, tin học hóa quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với việc giải quyết từng thủ tục hành chính trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Lai Châu tại địa chỉ https://dichvucong.laichau.gov.vn. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c); V: V, CB; VNPT Lai Châu (để p/h); Lưu: VT, Ks2. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Tống Thanh Hải PHỤ LỤC QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HỖ TRỢ TỔ HỢP TÁC, HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH LAI CHÂU (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1524/QĐUBND ngày 29 tháng 10 năm 2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu) STT Tên thủ tục hành chính Quy trình nội bộ 1 Đăng ký nhu cầu hỗ trợ của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Mã TTHC 2.002668 Thời gian: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ ![](00629917files/image001.jpg)
Quyết định 1524/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Quyet-dinh-1524-QD-UBND-2024-quy-trinh-thu-tuc-hanh-chinh-ho-tro-to-hop-tac-So-Ke-hoach-Lai-Chau-629917.aspx
{'official_number': ['1524/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 1524/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hỗ trợ tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Lai Châu', ''], 'signer': ['Tống Thanh Hải'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Doanh nghiệp, Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
272
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 10160/TCHQGSQL V/v tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh lưu kho, lưu bãi Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2014 Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa quá cảnh; Căn cứ khoản 8, Điều 40 Nghị định số 187/2013/NĐCP ngày 20/11/2013 của Chính phủ và mục 3 công văn số 6918/BTCTCHQ ngày 27/5/2014 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất như sau: 1) Về nguyên tắc, việc vận chuyển các lô quá cảnh từ cửa khẩu nhập đến địa điểm chia tách, đóng ghép chung container, lưu kho, lưu bãi tại cảng biển quốc tế và CFS nằm trong ICD và từ các điểm này đến cửa khẩu xuất phải theo các tuyến đường vận chuyển quy định tại Thông tư số 15/2014/TTBGTVT ngày 13/5/2014 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về tuyến đường vận chuyển quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam; 2) Trường hợp tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh đến các địa điểm chia tách, đóng ghép chung container, lưu kho, lưu bãi không hoàn toàn trùng với tuyến đường đã được công bố thì hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế đầu tiên (nơi lô hàng quá cảnh thực hiện thủ tục hải quan nhập cảnh các đoạn đường từ tuyến đường vận chuyển đến địa điểm chia tách, đóng ghép chung container, lưu kho, lưu bãi để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Tổng cục Hải quan (Qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để nghiên cứu hướng dẫn thực hiện. Nơi nhận: Như trên; Vụ Vận tải Bộ GTVT (để p/h); Cục HQ tỉnh Bắc Ninh (thay trả lời CV số 1222/HQBNNV ngày 29/7/2014); Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Ngọc Anh
Công văn 10160/TCHQ-GSQL
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-10160-TCHQ-GSQL-2014-tuyen-duong-van-chuyen-hang-qua-canh-luu-kho-luu-bai-243828.aspx
{'official_number': ['10160/TCHQ-GSQL'], 'document_info': ['Công văn 10160/TCHQ-GSQL năm 2014 về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh lưu kho, lưu bãi do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Vũ Ngọc Anh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
273
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 7140/VPCPCN V/v Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2024 Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7229/BCBKHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến như sau: 1. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tiếp thu ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2279/BCBKHĐT ngày 10 tháng 9 năm 2024 để hoàn thiện hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang đảm bảo đúng quy định pháp luật. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến thẩm định về khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong khu vực đề xuất thực hiện dự án; đánh giá cụ thể về sự phù hợp của Dự án với quy hoạch tài nguyên nước; rà soát, xác định khả năng đáp ứng điều kiện về nhà đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật đất đai theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 122 Luật Đất đai 2024. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thẩm định về về khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trong khu vực đề xuất thực hiện dự án theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định số 31/2021/NĐCP. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đầy đủ ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, bổ sung quy định ràng buộc về trách nhiệm của địa phương và nhà đầu tư về việc thực hiện dự án đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trên cơ sở đó cần khẳng định hồ sơ dự án đủ hay không đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án theo đúng quy trình, thủ tục và quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; TTg CP, PTTg Trần Hồng Hà (để báo cáo); Các Bộ: KHĐT, TNMT, NN&PTNT; UBND tỉnh Bắc Giang; VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp các Vụ: TH, NN, QHĐP; Lưu: VT, CN (2) Khanh. KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nguyễn Sỹ Hiệp
Công văn 7140/VPCP-CN
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Dau-tu/Cong-van-7140-VPCP-CN-2024-Chu-truong-xay-dung-ket-cau-ha-tang-khu-cong-nghiep-Dong-Phuc-Bac-Giang-626907.aspx
{'official_number': ['7140/VPCP-CN'], 'document_info': ['Công văn 7140/VPCP-CN năm 2024 về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng Phúc, tỉnh Bắc Giang do Văn phòng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Văn phòng Chính phủ', ''], 'signer': ['Nguyễn Sỹ Hiệp'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Đầu tư'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '03/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
274
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 11613/BTCTCT V/v chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng bông Hà Nội, ngày 19 tháng 8 năm 2014 Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp vướng mắc về thuế GTGT đối với mặt hàng bông. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng hợp nhất quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau: "1. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu." Căn cứ hướng dẫn tại tiết i khoản 2 Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăng hợp nhất quy định về thuế suất thuế GTGT 5% như sau: "2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây: … i) Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;" Căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT. Căn cứ hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Căn cứ hướng dẫn tại khoản 9 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế suất thuế GTGT 5% căn cứ các hướng dẫn nêu trên, Bộ Tài chính hướng dẫn thuế GTGT đối với mặt hàng bông như sau: Sản phẩm bông đã được tách hạt, tách cọng; bỏ vỏ; lọc rác để loại bỏ một phần tạp chất; đóng kiện (bông thiên nhiên chưa chải thô hoặc chưa chải kỹ) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Sản phẩm bông đã qua chải thô hoặc chải kỹ (bông sơ chế) áp dụng thống nhất mức thuế suất thuế GTGT 5% theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TTBTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và tổ chức thông báo đến từng doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn được biết và thực hiện thống nhất; quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để được giải quyết, hướng dẫn kịp thời./. Nơi nhận: Như trên; Đ/c Bộ Trưởng (để báo cáo); Danh sách các doanh nghiệp kèm theo; WebsiteTCT Vụ CST, PC, TCHQ – BTC; Vụ PC – TCT; Vụ CS – TCT; Lưu: VT, TCT (2b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Công văn 11613/BTC-TCT
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-11613-BTC-TCT-2014-chinh-sach-thue-gia-tri-gia-tang-mat-hang-bong-245960.aspx
{'official_number': ['11613/BTC-TCT'], 'document_info': ['Công văn 11613/BTC-TCT năm 2014 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng bông do Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Đỗ Hoàng Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '19/08/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
275
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 74/2024/QĐUBND Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH BÃI BỎ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 23 tháng 6 năm 2023; Căn cứ Nghị định số34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số59/2024/NĐCP ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ; Căn cứ Nghị định số151/2017/NĐCP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công; Căn cứ Nghị định số24/2024/NĐCP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1911/TTrSTC ngày 10 tháng 6 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ các quyết định Bãi bỏ toàn bộ các quyết định sau đây: 1. Quyết định số 23/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Quyết định số 24/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Quyết định số 52/2021/QĐUBND ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2019/QĐUBND ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành Quy chế mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 10 năm 2024. 2. Căn cứ các quy định hiện hành, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: a) Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; hoàn thành trước ngày 31 tháng 10 năm 2024. b) Văn bản hướng dẫn việc mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (nếu có). 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 2; Bộ Tài chính (b/c); Cục Kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp; Thường vụ Tỉnh ủy; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; HĐND, Thường trực HĐND tỉnh; UBND tỉnh: CT, các PCT; UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Báo Thừa Thiên Huế; VP UBND tỉnh: CVP và các PCVP; Cổng TTĐT tỉnh; Công báo tỉnh; Lưu: VT, TC. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Phan Quý Phương
Quyết định 74/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-74-2024-QD-UBND-bai-bo-cac-quyet-dinh-cua-Uy-ban-nhan-dan-Hue-628071.aspx
{'official_number': ['74/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 74/2024/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Thừa Thiên Huế', ''], 'signer': ['Phan Quý Phương'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
276
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 14/2013/TTBKHCN Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2013 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI CHUẨN QUỐC GIA Căn cứLuật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Nghị định số86/2012/NĐCP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; Căn cứ Nghị định số20/2013/NĐCP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia gồm: chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia; duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia. 2. Cơ quan nhà nước về đo lường và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Chương II CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC GIỮ CHUẨN QUỐC GIA, PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA Mục 1. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH GIỮ CHUẨN QUỐC GIA, PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA Điều 3. Điều kiện để được chỉ định là tổ chức giữ chuẩn quốc gia Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được chỉ định giữ chuẩn quốc gia: 1. Có tư cách pháp nhân; 2. Có chuẩn đo lường tương ứng đề nghị được phê duyệt là chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt); 3. Có đủ phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác (điều kiện về điện áp, tần số nguồn điện, chống rung động, chống ảnh hưởng của nhiễu điện từ trường) để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia tương ứng; 4. Có các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, hư hỏng, thiên tai; bảo đảm yêu cầu di chuyển khẩn cấp chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt; 5. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Nhân viên kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: a) Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật tương ứng; b) Ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nga, trình độ C hoặc tương đương trở lên; c) Có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm thực hiện hiệu chuẩn, so sánh chuẩn đo lường. 6. Có sơ đồ hiệu chuẩn và quy trình hiệu chuẩn hoặc phương pháp so sánh chuẩn đo lường đề nghị phê duyệt phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế; 7. Đã thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 để thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. Điều 4. Điều kiện để được phê duyệt là chuẩn quốc gia Chuẩn đo lường đáp ứng các điều kiện sau đây được phê duyệt là chuẩn quốc gia: 1. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường quy định tại Điều 11 của Luật Đo lường; 2. Phù hợp với quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 3. Được lưu giữ, duy trì, bảo quản và sử dụng tại tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Mục 2. LẬP VÀ XỬ LÝ HỒ SƠ Điều 5. Lập hồ sơ đề nghị chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia,phê duyệt chuẩn quốc gia 1. Trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia cùng với đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (sau đây gọi tắt là Tổng cục). Hồ sơ gồm: a) Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, phê duyệt chuẩn quốc gia (theo Mẫu 1a. ĐNCĐPD tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); b) Tài liệu kỹ thuật của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (thuyết minh kỹ thuật; hướng dẫn duy trì, bảo quản, sử dụng; giấy chứng nhận hiệu chuẩn, thử nghiệm...) do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cung cấp (tiếng Việt hoặc tiếng Anh hoặc cả 02 thứ tiếng); c) Bộ ảnh gồm một (01) ảnh phối cảnh tổng thể và các ảnh khác của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (các ảnh cùng kích cỡ, cỡ nhỏ nhất 90 mm x 120 mm nhưng không lớn hơn 210 mm x 297 mm, gắn trên giấy khổ A4 cùng với chú thích cho mỗi ảnh) và đĩa CD chứa các ảnh đó. Các ảnh chụp phải là ảnh màu, rõ ràng và phải thể hiện được hình dáng, tên và thông tin về các đặc tính kỹ thuật đo lường chính của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt; d) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị; đ) Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (theo Mẫu 2. BCCS tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); e) Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này; g) Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn; h) Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt. 2. Trường hợp đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia, tổ chức đề nghị lập một (01) bộ hồ sơ gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Hồ sơ gồm: a) Đề nghị được chỉ định giữ chuẩn quốc gia (theo Mẫu 1b. ĐNCĐ tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); b) Bản sao (có xác nhận sao y bản chính của tổ chức đề nghị) văn bản về tư cách pháp nhân của tổ chức đề nghị; c) Báo cáo về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân lực để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt (theo Mẫu 2. BCCS tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); d) Văn bản quy định về việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này; đ) Sơ đồ hiệu chuẩn; quy trình và chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường; e) Danh mục hồ sơ của hệ thống quản lý đối với hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia. Điều 6. Xử lý hồ sơ 1. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. 2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục quyết định về việc đánh giá tại cơ sở. Mục 3. ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ Điều 7. Phương thức và nguyên tắc đánh giá tại cơ sở 1. Đánh giá tại cơ sở được thực hiện theo phương thức đoàn đánh giá. 2. Đánh giá tại cơ sở được thực hiện theo nguyên tắc chuyên gia. Điều 8. Đoàn đánh giá 1. Đoàn đánh giá do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quyết định thành lập để đánh giá tại cơ sở, báo cáo kết quả và tư vấn cho Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về sự phù hợp của tổ chức đề nghị và của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt so với các yêu cầu quy định tại Thông tư này. 2. Thành phần của đoàn đánh giá a) Đoàn đánh giá gồm trưởng đoàn, thư ký và thành viên khác. Số lượng thành viên đoàn đánh giá không ít hơn ba (03) người; b) Trưởng đoàn là người có uy tín trong lĩnh vực đo lường. Trưởng đoàn có trách nhiệm: Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn đánh giá; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên; triệu tập và chủ trì các buổi họp của đoàn đánh giá; quyết định việc mời các đại biểu tham dự khi cần thiết; thông qua hồ sơ kết quả đánh giá trước khi trình Tổng cục; c) Thư ký là công chức làm nhiệm vụ quản lý đo lường của Tổng cục. Thư ký có trách nhiệm: Chuẩn bị chương trình đánh giá (theo Mẫu 3. CTĐG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); phiếu đánh giá (theo Mẫu 4. PĐG tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này); ghi chép đầy đủ và trung thực các ý kiến đánh giá; thu thập phiếu đánh giá của các thành viên trong đoàn đánh giá; lập biên bản tổng hợp kết quả đánh giá (theo Mẫu 5. BBTH tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) để họp thông qua hồ sơ đánh giá; d) Thành viên khác của đoàn đánh giá là cán bộ khoa học hoạt động trong lĩnh vực đo phù hợp được mời từ các Bộ, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, các tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan hoặc chuyên gia độc lập. Thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả thực hiện nhiệm vụ. Điều 9. Nội dung đánh giá 1. Sự phù hợp của tổ chức đề nghị với các điều kiện quy định tại Điều 3 của Thông tư này. 2. Sự phù hợp của chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt với các điều kiện quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Điều 10. Phương pháp đánh giá Trong quá trình đánh giá, thành viên đoàn đánh giá được áp dụng một hoặc các phương pháp đánh giá sau đây: 1. Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên kỹ thuật của tổ chức đề nghị về những thông tin có liên quan. 2. Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan. 3. Quan sát thực tế chuẩn đo lường được đề nghị phê duyệt, phương tiện, trang thiết bị, mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác để thực hiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia. 4. Đánh giá sự thành thạo của nhân viên kỹ thuật, sự phù hợp của quy trình hiệu chuẩn, quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng thông qua quan sát thao tác và xử lý kết quả hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường do nhân viên kỹ thuật thực hiện. Điều 11. Tiến hành đánh giá 1. Trưởng đoàn tổ chức họp đoàn đánh giá, thông qua chương trình đánh giá, phân công nhiệm vụ và thống nhất kế hoạch thực hiện việc đánh giá theo tiến độ, nội dung đánh giá quy định trong quyết định thành lập đoàn đánh giá. 2. Theo phương pháp đánh giá quy định tại Điều 10 của Thông tư này và nội dung đánh giá được phân công, các thành viên tiến hành đánh giá và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá. 3. Trưởng đoàn tổ chức họp để thông qua hồ sơ đánh giá tại cơ sở. 4. Việc đánh giá phải hoàn thành trong thời gian ba mươi (30) ngày kể từ ngày ký quyết định thành lập đoàn đánh giá. Chi phí và các điều kiện khác phục vụ việc đánh giá tại chỗ của đoàn đánh giá do tổ chức đề nghị bảo đảm. Điều 12. Hồ sơ kết quả đánh giá Trong thời gian năm (05) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá, trưởng đoàn trình một (01) bộ hồ sơ kết quả đánh giá lên Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm: 1. Quyết định thành lập đoàn đánh giá; 2. Chương trình đánh giá; 3. Các phiếu đánh giá của thành viên; 4. Biên bản tổng hợp kết quả đánh giá. Điều 13. Xử lý hồ sơ kết quả đánh giá 1. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ kết quả đánh giá, nếu kết quả đánh giá tại cơ sở không đạt yêu cầu quy định, Tổng cục thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị. 2. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ kết quả đánh giá, nếu kết quả đánh giá tại chỗ đạt yêu cầu quy định, Tổng cục xem xét, lập một (01) bộ hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia. Bộ hồ sơ gồm: a) Công văn của Tổng cục; b) Hồ sơ kết quả đánh giá quy định tại Điều 12 của Thông tư này; c) Hồ sơ đề nghị phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia quy định tại Điều 5 của Thông tư này. Mục 4. QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHUẨN QUỐC GIA, CHỈ ĐỊNH TỔ CHỨC GIỮ CHUẨN QUỐC GIA Điều 14. Quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia 1. Căn cứ hồ sơ trình duyệt của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia (sau đây gọi tắt là quyết định phê duyệt, chỉ định). 2. Quyết định phê duyệt, chỉ định bao gồm các nội dung chính sau đây: a) Tên lĩnh vực đo, đại lượng đo; b) Tên chuẩn quốc gia; c) Số hiệu; d) Ký mã hiệu của chuẩn quốc gia; đ) Nơi sản xuất, năm sản xuất của chuẩn quốc gia; e) Phạm vi đo, độ chính xác hoặc cấp chính xác và các đặc trưng kỹ thuật đo lường cần thiết khác của chuẩn quốc gia; g) Tên, địa chỉ của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia. 3. Trường hợp một (01) quyết định phê duyệt, chỉ định được ban hành để phê duyệt đồng thời từ hai (02) chuẩn quốc gia trở lên và chỉ định một (01) tổ chức giữ các chuẩn quốc gia đó thì các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e phải ghi riêng cho từng chuẩn quốc gia. 4. Quyết định phê duyệt, chỉ định được gửi cho tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia. 5. Quyết định phê duyệt, chỉ định quy định tại khoản 2 Điều này và các ảnh của chuẩn quốc gia quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tổng cục. Điều 15. Lưu giữ hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia 1. Hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia được lưu giữ gồm: Quyết định phê duyệt, chỉ định quy định tại Điều 14 và các hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư này. 2. Một (01) bộ hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia được lưu giữ tại Tổng cục. 3. Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia chịu trách nhiệm lập và lưu giữ một (01) bộ hồ sơ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia. 4. Thời hạn lưu giữ hồ sơ: Năm (05) năm sau khi quyết định phê duyệt, chỉ định được điều chỉnh hoặc bị hủy bỏ. Mục 5. ĐÌNH CHỈ, HỦY BỎ HIỆU LỰC, ĐIỀU CHỈNH PHẠM VI CỦA QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT, CHỈ ĐỊNH Điều 16. Đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định 1. Đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định áp dụng cho các trường hợp sau đây: a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia không hoàn thành trách nhiệm theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này; b) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia có văn bản đề nghị được đình chỉ việc giữ chuẩn quốc gia. 2. Tùy từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở đề nghị của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ quyết định phê duyệt, chỉ định (gọi tắt là quyết định đình chỉ). Thời hạn tạm thời đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của quyết định đình chỉ. 3. Quyết định đình chỉ được gửi cho tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tổng cục. 4. Trong thời hạn tạm thời đình chỉ quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi hoàn thành việc khắc phục hậu quả do không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định tại Thông tư này, tổ chức có quyết định đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị chỉ định lại gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm: a) Công văn đề nghị chỉ định lại; b) Các tài liệu, hồ sơ về việc đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả. 5. Tùy từng trường hợp cụ thể, Tổng cục quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc đánh giá tại cơ sở đối với nội dung đề nghị chỉ định lại. 6. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, Tổng cục thông báo cho tổ chức đề nghị những nội dung cần bổ sung, sửa đổi. 7. Trường hợp kiểm tra trên hồ sơ, trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gồm: a) Công văn của Tổng cục; b) Hồ sơ đề nghị chỉ định lại quy định tại khoản 4 Điều này. 8. Trường hợp đánh giá tại cơ sở, việc xử lý hồ sơ và đánh giá tại cơ sở được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và tại Mục 3 Chương II của Thông tư này. 9. Căn cứ hồ sơ trình của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định phê duyệt, chỉ định lại theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này. 10. Lưu giữ hồ sơ chỉ định lại thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định 1. Hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định được áp dụng cho các trường hợp sau đây: a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật; b) Tổ chức có quyết định đình chỉ đã quá thời hạn tạm thời đình chỉ nhưng không hoàn thành việc khắc phục hậu quả; c) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia có văn bản đề nghị không tiếp tục thực hiện việc giữ chuẩn quốc gia như được chỉ định; d) Chuẩn quốc gia bị mất, hư hỏng không khắc phục được. 2. Trên cơ sở đề nghị của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt, chỉ định (gọi tắt là quyết định hủy bỏ hiệu lực). 3. Quyết định hủy bỏ hiệu lực được gửi cho tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ, của Tổng cục. Điều 18. Điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt, chỉ định 1. Trường hợp đề nghị điều chỉnh tên, địa chỉ của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh phạm vi phê duyệt, chỉ định gửi trực tiếp tại trụ sở hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục. Bộ hồ sơ gồm: Công văn đề nghị điều chỉnh; Cam kết không có sự thay đổi về chuẩn quốc gia và các điều kiện duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia đã được phê duyệt; Tài liệu khác có liên quan. b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục xem xét, lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hồ sơ gồm: Công văn của Tổng cục; Hồ sơ đề nghị điều chỉnh phạm vi phê duyệt, chỉ định theo quy định tại điểm a khoản này. 2. Trường hợp đề nghị điều chỉnh các nội dung khác của quyết định phê duyệt, chỉ định liên quan đến việc thay đổi năng lực của tổ chức được chỉ định hoặc thay đổi đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia a) Tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị điều chỉnh phạm vi phê duyệt, chỉ định, bộ hồ sơ gồm: Công văn nêu rõ nội dung đề nghị điều chỉnh; các tài liệu liên quan đến việc thay đổi về năng lực của tổ chức được chỉ định, thay đổi về đặc trưng kỹ thuật đo lường của chuẩn quốc gia; b) Việc xử lý hồ sơ đề nghị và đánh giá tại cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 và tại Mục 3 Chương II của Thông tư này. 3. Căn cứ hồ sơ trình của Tổng cục, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định phê duyệt, chỉ định theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh. 4. Hồ sơ của chuẩn quốc gia sau khi được điều chỉnh nội dung của quyết định phê duyệt, chỉ định được lưu giữ theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này. Chương III DUY TRÌ, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG CHUẨN QUỐC GIA Điều 19. Quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia Quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia bao gồm các nội dung chính sau đây: 1. Đối với việc duy trì, bảo quản: a) Diện tích nơi duy trì, bảo quản; b) Điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác; c) Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ, thiên tai, mất hoặc hư hỏng chuẩn quốc gia; biện pháp di chuyển khẩn cấp; d) Việc định kỳ kiểm soát các điều kiện duy trì, bảo quản; đ) Việc hiệu chuẩn nội bộ hoặc so sánh liên phòng chuẩn quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý đối với kết quả hiệu chuẩn nội bộ và so sánh liên phòng; e) Yêu cầu về duy trì, bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị để thực hiện duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia; g) Phân công và trách nhiệm của người làm nhiệm vụ duy trì, bảo quản. 2. Đối với việc sử dụng: a) Đối với hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài: Chu kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh; Yêu cầu về bao gói, vận chuyển, bảo quản, về kiểm soát hồ sơ, tài liệu, tình trạng của chuẩn quốc gia và trang thiết bị liên quan.... trước và sau khi thực hiện; đề xuất biện pháp xử lý kết quả sau khi hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia. b) Đối với hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia đến chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn: Diện tích nơi sử dụng; Điều kiện môi trường và các điều kiện kỹ thuật khác; Biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống hư hỏng chuẩn quốc gia do việc sử dụng không phù hợp quy định; Phân công và quy định trách nhiệm của người được giao thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh; Yêu cầu về duy trì, bảo quản, sử dụng phương tiện, trang thiết bị để thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh; Ghi chép nhật ký sử dụng. Điều 20. Tổ chức thực hiện quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia Việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia phải được thực hiện theo đúng quy định do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia ban hành. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21. Trách nhiệm củaTổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia. 2. Tổ chức quản lý hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia. 3. Định kỳ hai (02) năm một lần hoặc khi có yêu cầu của cơ quan cấp trên, Tổng cục thực hiện kiểm tra đối với chuẩn quốc gia và hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định 4. Thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra đối với việc chấp hành quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia. Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia 1. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp duy trì, bảo quản chuẩn quốc gia; xây dựng phương pháp đo để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn. 2. Thiết lập, duy trì hệ thống quản lý và thực hiện việc duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Báo cáo kịp thời các sai hỏng chuẩn quốc gia và đề xuất biện pháp khắc phục hoặc đề nghị đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia. 4. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 5. Thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 23. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 8 năm 2013. Điều 24. Tổ chức thực hiện 1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Thông tư này. 2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: Thủ tướng Chính phủ (để b/c); Các Phó Thủ tướng CP (để b/c); Văn phòng Tổng Bí thư; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; Sở KHCN, Chi cục TCĐLCL các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); Công báo; Lưu: VT, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Việt Thanh FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00200481files/image001.gif)
Thông tư 14/2013/TT-BKHCN
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Thong-tu-14-2013-TT-BKHCN-quy-dinh-do-luong-doi-voi-chuan-quoc-gia-200481.aspx
{'official_number': ['14/2013/TT-BKHCN'], 'document_info': ['Thông tư 14/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Khoa học và Công nghệ', ''], 'signer': ['Trần Việt Thanh'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Lĩnh vực khác'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/07/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '02/08/2013', 'note': ''}
277
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 7651/TCHQTXNK V/v xử lý tiền chậm nộp Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2014 Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Long An. Trả lời công văn số 852/HQLANV ngày 12/05/2014 của Cục Hải quan tỉnh Long An về xử lý tiền chậm nộp nguyên phụ liệu thuộc hợp đồng gia công số 01/2013/OY SL nhưng không sản xuất mà biếu tặng tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì: “Hàng hóa không thuộc điểm a, điểm b khoản này thì phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa". Theo Thông tư 128/2013/TTBTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính thì: Khoản 3 Điều 20 quy định: “Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tạiđiểm c khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng”. Điểm đ khoản 1 Điều 131 quy định một trong các trường hợp người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp là: “Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều 11 Thông tư này”. Theo các quy định trên, việc xử lý tiền chậm nộp đối với nguyên phụ liệu thuộc hợp đồng gia công không sản xuất xuất khẩu mà biếu tặng tại Việt Nam được tính từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng của tờ khai nhập khẩu ban đầu đến ngày nộp thuế. Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan Long An biết và thực hiện. Nơi nhận: Như trên; Lưu: VT, TXNKP.Hiền (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Hải Trang
Công văn 7651/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-7651-TCHQ-TXNK-nam-2014-xu-ly-tien-cham-nop-nguyen-phu-lieu-thuoc-hop-dong-gia-cong-236895.aspx
{'official_number': ['7651/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 7651/TCHQ-TXNK năm 2014 xử lý tiền chậm nộp nguyên phụ liệu thuộc hợp đồng gia công do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Hải Trang'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '23/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
278
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 63/2024/QĐUBND Cao Bằng, ngày 15 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ, HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2020/QĐUBND NGÀY 28/4/2020 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 24 tháng 6 năm 2023; Căn cứ Nghị định số 64/2015/NĐCP ngày 06 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Căn cứ Nghị định số 152/2020/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 70/2023/NĐCP ngày 18 tháng 9 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐCP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐUBND, ngày 28/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau: “1. Quy chế này quy định nguyên tắc, hình thức, nội dung và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cơ sở lưu trú, cá nhân mời và bảo lãnh người nước ngoài và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan”. 2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 6 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1: “1. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Tổng hợp, thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền đối với các văn bản tham mưu của sở, ban, ngành liên quan đến công tác quản lý lao động nước ngoài trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”. b) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 2: “c) Tiếp nhận, tổng hợp, thẩm định văn bản đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài của nhà thầu; đề nghị các cơ quan, tổ chức của địa phương giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức của địa phương khác để giới thiệu, cung ứng người lao động Việt Nam cho nhà thầu; xem xét quyết định việc nhà thầu được tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam. Chấp thuận hoặc không chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Thực hiện cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức”. c) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 2: i) Định kỳ sáu tháng (trước ngày 15/7) và một năm (trước ngày 15/01 của năm sau), báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình lao động là người nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh. d) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3: “b) Thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu kinh tế, khu công nghiệp. Trong trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị Công an tỉnh xác minh, cung cấp, trao đổi thông tin về doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng lao động người nước ngoài để xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án trong các khu kinh tế, khu công nghiệp”. đ) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 9: “b) Phối hợp hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động nước ngoài liên hệ với các cơ quan chức năng để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến lao động là người nước ngoài.” e) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 12: “c) Tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có sử dụng người lao động nước ngoài nhưng chưa được Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động”. g) Bổ sung khoản 13: “13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng người lao động nước ngoài a) Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, chỉ sử dụng lao động là người nước ngoài khi người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. b) Tuyên truyền, hướng dẫn người lao động nước ngoài chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam. c) Kịp thời trao đổi, cung cấp thông tin cho các lực lượng chức năng về tình hình lao động nước ngoài; phối hợp kiểm tra, xử lý các trường hợp người nước ngoài vi phạm về lĩnh vực lao động khi có yêu cầu”. 3. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản Điều 7 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4: “a) Các đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý của các đơn vị liên quan đến nội dung các tổ chức, cá nhân nước ngoài đến thăm, làm việc tại tỉnh, chủ trì xin ý kiến Công an tỉnh và các đơn vị liên quan về thành phần (họ tên, bản ảnh hộ chiếu, bản ảnh thị thực đối với các nước không được miễn thị thực hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, thị thực nhập cảnh), chương trình, kế hoạch, nội dung làm việc... của tổ chức, cá nhân nước ngoài đến thăm và làm việc tại tỉnh; tổng hợp các ý kiến của các đơn vị và trình đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy (đối với các cơ quan thuộc khối Đảng) , trình đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với các cơ quan thuộc khối chính quyền) , đồng thời gửi Sở Ngoại vụ để thẩm định, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Đối với trường hợp Đoàn vào gấp, Kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã được ban hành, khách nước ngoài đã có trong thành phần mời tham dự các sự kiện, chương trình (đã có trong Kế hoạch) thì cơ quan chủ trì tham mưu tổ chức sự kiện, chủ động phối hợp với khách nước ngoài, cung cấp danh sách thành phần người nước ngoài, bản ảnh hộ chiếu, ảnh thị thực đối với các nước không miễn thị thực và gửi các giấy tờ nhập cảnh hợp lệ về Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ trước khi tổ chức sự kiện (trước 02 ngày làm việc)” b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4: “b) Tham mưu cho lãnh đạo tỉnh thực hiện việc mời, bảo lãnh, đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào địa bàn tỉnh và làm việc tại tỉnh về nội dung làm việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực tham mưu quản lý của các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo Thư mời của lãnh đạo tỉnh; Thực hiện việc mời, bảo lãnh, đề nghị cấp thị thực và các giấy tờ liên quan cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài nhập cảnh vào địa bàn tỉnh làm việc theo Thư mời (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt)” 4. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 9 như sau: “a) Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, chỉ tổ chức chương trình du lịch cho người nước ngoài khi người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam”. 5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 10 như sau: “b) Trao đổi, cung cấp cho Công an tỉnh và các đơn vị liên quan thông tin, kết quả giải quyết về hồ sơ quốc tịch, hồ sơ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu”. 6. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 11 như sau: “b) Chỉ đạo các Đồn Biên phòng, Trạm Biên phòng phối hợp với Công an cấp huyện, Công an cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu vực biên giới hoặc khu kinh tế có một phần địa giới hành chính nằm trong khu vực biên giới. Trường hợp Đồn, Trạm Biên phòng tiếp nhận khai báo tạm trú của người nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì Đồn, Trạm Biên phòng có trách nhiệm thông báo ngay cho Công an xã, phường, thị trấn nơi người nước ngoài tạm trú. Đối với các vụ việc vi phạm pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài do đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phát hiện thì xử lý theo thẩm quyền, nếu có tình tiết phức tạp hoặc có dấu hiệu giả mạo giấy tờ thì trao đổi Công an tỉnh (qua Phòng Quản lý xuất nhập cảnh) để phối hợp xử lý”. 7. Bổ sung khoản 7 Điều 12 như sau: “7. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người nước ngoài a) Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật Việt Nam về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuyên truyền, hướng dẫn người nước ngoài chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam. b) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cư trú, hoạt động của người nước ngoài và dấu hiệu hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phải thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; trường hợp phát hiện vi phạm trong khu vực biên giới phải thông báo ngay cho cơ quan Công an hoặc Đồn, Trạm Biên phòng nơi gần nhất”. 8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 như sau: “1. Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động tổ chức phối hợp và triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Thủ trưởng các đơn vị phát huy trách nhiệm người đứng đầu, nếu đơn vị có vi phạm trong thực hiện quy chế thì xử lý theo quy định từ hình thức kiểm điểm rút kinh nghiệm đến kỷ luật. Hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh)trước ngày 10/01 năm sau về kết quả thực hiện (số liệu tính từ 15/12 năm trước đến 14/12 năm báo cáo)”. Điều 2. Bãi bỏ điểm g khoản 2 Điều 6, điểm a khoản 2 Điều 7 của Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ban hành kèm theo Quyết định số 09/2020/QĐUBND, ngày 28/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2024 Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như điều 4; Văn phòng Chính phủ; Bộ Công an; Cục Pháp chế Bộ Công an; Cục QLXNC Bộ Công an; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; MTTQ và các tổ chức đoàn thể; VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP, các CV, TTTT; Lưu: VT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Hoàng Xuân Ánh
Quyết định 63/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-63-2024-QD-UBND-sua-doi-Quyet-dinh-09-2020-QD-UBND-quan-ly-nguoi-nuoc-ngoai-Cao-Bang-631960.aspx
{'official_number': ['63/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 63/2024/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-UBND'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Cao Bằng', ''], 'signer': ['Hoàng Xuân Ánh'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '15/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
279
BỘ NỘI VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 7941/BNVTCPCP V/v trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh gửi trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2024 Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh Bộ Nội vụ đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 942/BDN ngày 06/11/2024 với nội dung như sau: “Đề nghị kịp thời hướng dẫn về đối tượng, căn cứ, quy trình, điều kiện tuyển dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với người làm việc trong các tổ chức hội có tính chất đặc thù”. Bộ Nội vụ xin trả lời như sau: Thể chế hóa Quyết định số 118QĐ/TW ngày 22/8/2023 của Ban Bí thư ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương (trong đó có Điều 7 quy định về chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội), Bộ Nội vụ đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐCP ngày 08/10/2024 về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (thay thế Nghị định số 45/2010/NĐCP ngày 21/4/2010) có hiệu lực thi hành từ ngày 26/11/2024. Nghị định số 126/2024/NĐ CP đã bãi bỏ Quyết định số 68/2010/QĐTTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù; quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý và chế độ, chính sách đối với người làm việc tại hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, cụ thể như sau: 1. Về chế độ tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với người làm việc tại hội thực hiện theo khoản 2 Điều 40 Nghị định số 126/2024/NĐCP và khoản 1 Điều 77 Nghị định số 138/2020/NĐCP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; 2. Về chế độ, chính sách đối với người làm việc trong các tổ chức hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 126/2024/NĐCP. Trên đây là trả lời của Bộ Nội vụ đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh để trả lời cử tri./. Nơi nhận: Như trên; Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh; Ban Dân nguyện; Văn phòng Quốc hội; Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà; Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng; Văn phòng Bộ (Phòng THTK); Trung tâm Thông tin, Bộ Nội vụ; Lưu: VT, TCPCP, TT, TMT. BỘ TRƯỞNG Phạm Thị Thanh Trà
Công văn 7941/BNV-TCPCP
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Bo-may-hanh-chinh/Cong-van-7941-BNV-TCPCP-2024-tra-loi-kien-nghi-cu-tri-tinh-Ha-Tinh-gui-truoc-ky-hop-thu-8-634575.aspx
{'official_number': ['7941/BNV-TCPCP'], 'document_info': ['Công văn 7941/BNV-TCPCP năm 2024 trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh gửi trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV do Bộ Nội vụ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Nội vụ', ''], 'signer': ['Phạm Thị Thanh Trà'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '06/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
280
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3035/QĐUBND Kiên Giang, ngày 18 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/UBND CẤP HUYỆN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;Nghị định số 48/2013/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 5204/QĐBQP ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Quốc phòng; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 800/TTrSTNMT ngày 12 tháng 11 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính lĩnh ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang . Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Cục Kiểm soát TTHCVPCP; CT và các PCT.UBND tỉnh; Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh; Lãnh đạo VP.UBND tỉnh; CVNC, TTPVHCC; Lưu: VT, pmtrang. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thanh Nhàn DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG/UBND CẤP HUYỆN ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG (Kèm theo Quyết định số 3035/QĐUBND ngày 18 tháng 11 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang) STT Mã TTHC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí, lệ phí Căn cứ pháp lý A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 01 2.002673 Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nộp qua hệ thống Bưu chính công ích. Các hình thức phù hợp khác (trực tuyến) Không quy định Quyết định số 12/2021/QĐ TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. 02 2.002674 Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng tại địa phương, các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000m3, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Nộp qua hệ thống Bưu chính công ích. Các hình thức phù hợp khác (trực tuyến) Không quy định Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN 01 2.002675 Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển Trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trực tiếp tại Bộ phận TN&TKQ UBND cấp huyện Nộp qua hệ thống Bưu chính công ích. Các hình thức phù hợp khác (trực tuyến) Không quy định Quyết định số 12/2021/QĐ TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH 1. Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cảng, cơ sở, dự án tại địa phương) xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm định và ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Bước 3: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định từ khoản 3 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong kế hoạch. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. + Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Phí, lệ phí: Không. Tên mẫu đơn, tờ khai: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Khi có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi nội dung kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thì phải cập nhật định kỳ hàng năm; khi có những thay đổi lớn làm tăng quy mô sức chứa vượt quá khả năng ứng phó so với phương án trong kế hoạch phải lập lại kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. Phụ lục II ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP HUYỆN VÀ CẤP CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐTTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) KẾ HOẠCH Ứng phó sự cố tràn dầu của ….. Bản đồ tỷ lệ: 1/5000 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: 2. Yêu cầu: II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tượng, thủy văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động). 2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở). 3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng phương tiện tham gia phối hợp). 4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: Dự kiến từ 2 3 khu vực. Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào. III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ 1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”. 2. Nguyên tắc ứng phó Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả; Báo cáo kịp thời theo quy định; Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường; Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong và sau ứng phó khắc phục hậu quả; Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó. 3. Biện pháp ứng phó Thông báo, báo động; Tổ chức ngăn chặn; Tổ chức khắc phục hậu quả. 4. Tổ chức sử dụng lực lượng Lực lượng thông báo, báo động; Lực lượng tại chỗ; Lực lượng tăng cường; Lực lượng khắc phục hậu quả; Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường; Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng, phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường. IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1. Trên đất liền a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm) b) Biện pháp xử lý: Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố… Vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy ứng phó sự cố… Thiết lập Ban chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó… Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố…. 2. Trên biển (tương tự như trên đất liền) a) Tình huống b) Biện pháp xử lý V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó). 2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát. 3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ. 4. Các Ban ngành của cơ sở. 5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương. 6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. 7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo. VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM 1. Thông tin liên lạc Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo; Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả. 2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu Do đơn vị tự trang bị; Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố. 3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả. 4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn. VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy Nơi nhận: UBND HUYỆN (CHỦ CƠ SỞ) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, đóng dấu) Cấp bậc, họ và tên 2. Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng tại địa phương, các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000m 3, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cảng địa phương; Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000m3; các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT) xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, báo cáo cơ quan chủ quản thẩm định (Đối với các kho xăng dầu gắn liền với cảng xăng dầu thì xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu chung cho kho, cảng), gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Bước 2: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Bước 3: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong kế hoạch. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; + Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Phí, lệ phí: Không. Tên mẫu đơn, tờ khai: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. Phụ lục II ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP HUYỆN VÀ CẤP CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐTTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) KẾ HOẠCH Ứng phó sự cố tràn dầu của ….. Bản đồ tỷ lệ: 1/5000 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: 2. Yêu cầu: II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tượng, thủy văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động). 2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở). 3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng phương tiện tham gia phối hợp). 4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: Dự kiến từ 2 3 khu vực. Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào. III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ 1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”. 2. Nguyên tắc ứng phó Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả; Báo cáo kịp thời theo quy định; Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường; Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong và sau ứng phó khắc phục hậu quả; Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó. 3. Biện pháp ứng phó Thông báo, báo động; Tổ chức ngăn chặn; Tổ chức khắc phục hậu quả. 4. Tổ chức sử dụng lực lượng Lực lượng thông báo, báo động; Lực lượng tại chỗ; Lực lượng tăng cường; Lực lượng khắc phục hậu quả; Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường; Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng, phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường. IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1. Trên đất liền a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm) b) Biện pháp xử lý: Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố… Vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy ứng phó sự cố… Thiết lập Ban chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó… Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố…. 2. Trên biển (tương tự như trên đất liền) a) Tình huống b) Biện pháp xử lý V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó). 2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát. 3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ. 4. Các Ban ngành của cơ sở. 5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương. 6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu. 7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo. VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM 1. Thông tin liên lạc Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo; Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả. 2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu Do đơn vị tự trang bị; Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố. 3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả. 4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn. VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy Nơi nhận: UBND HUYỆN (CHỦ CƠ SỞ) QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, đóng dấu) Cấp bậc, họ và tên III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN 1. Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển) xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định và ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Bước 3: Các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong kế hoạch. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. + Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Phí, lệ phí: Không. Tên mẫu đơn, tờ khai: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. Phụ lục III ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐTTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) KẾ HOẠCH Ứng phó sự cố tràn dầu của ….. Bản đồ tỷ lệ: 1/5000 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: 2. Yêu cầu: II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tượng, thủy văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động) 2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở) 3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng phương tiện tham gia phối hợp). 4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: Dự kiến từ 2 3 khu vực. Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào. III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ 1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”. 2. Nguyên tắc ứng phó Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả; Báo cáo kịp thời theo quy định; Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường; Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong và sau ứng phó khắc phục hậu quả; Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó. 3. Biện pháp ứng phó Thông báo, báo động; Tổ chức ngăn chặn; Tổ chức khắc phục hậu quả. 4. Tổ chức sử dụng lực lượng Lực lượng thông báo, báo động; Lực lượng tại chỗ; Lực lượng tăng cường; Lực lượng khắc phục hậu quả; Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường; Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng, phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường. IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1. Trên đất liền a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm) b) Biện pháp xử lý: Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố… Vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy ứng phó sự cố… Thiết lập Ban chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó… Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố…. 2. Trên biển (tương tự như trên đất liền) a) Tình huống b) Biện pháp xử lý V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó); 2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát; 3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ; 4. Các Ban ngành của cơ sở; 5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương. 6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu; 7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo. VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM 1. Thông tin liên lạc Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo; Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả. 2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu Do đơn vị tự trang bị; Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố. 3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả 4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy Nơi nhận: ĐẠI DIỆN CHỦ CƠ SỞ QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, đóng dấu) Cấp bậc, họ và tên PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN 1. Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân (cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển) xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, gửi hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Ủy ban nhân dân cấp huyện. Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thẩm định và ra quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Bước 3: Các kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để phối hợp triển khai theo chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm quy định trong kế hoạch. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác. Thành phần, số lượng hồ sơ: Thành phần hồ sơ: + Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. + Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Phí, lệ phí: Không. Tên mẫu đơn, tờ khai: Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Quyết định số 12/2021/QĐTTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó với sự cố tràn dầu. Phụ lục III ĐỀ CƯƠNG BỐ CỤC, NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU CẤP CƠ SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định số 12/QĐTTg ngày 24 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ) KẾ HOẠCH Ứng phó sự cố tràn dầu của ….. Bản đồ tỷ lệ: 1/5000 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: 2. Yêu cầu: II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên (nêu ngắn gọn vị trí địa lý, khí tượng, thủy văn trong phạm vi địa bàn cơ sở hoạt động) 2. Tính chất, quy mô đặc điểm của cơ sở (Tính chất, quy mô, công nghệ của cơ sở) 3. Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu hiện có của cơ sở (quân số, trang thiết bị ứng phó, lực lượng phương tiện tham gia phối hợp). 4. Dự kiến các khu vực nguy cơ cao: Dự kiến từ 2 3 khu vực. Kết luận: Khả năng ứng phó của cơ sở ở mức độ nào. III. TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ 1. Tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả”. 2. Nguyên tắc ứng phó Tiếp nhận thông tin đánh giá, kết luận cụ thể, rõ ràng, chủ động xây dựng và điều chỉnh kế hoạch ứng phó sát, đúng, phát huy sức mạnh tổng hợp theo phương châm 4 tại chỗ ứng phó kịp thời hiệu quả; Báo cáo kịp thời theo quy định; Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường; Đảm bảo an toàn cho người, phương tiện trước, trong và sau ứng phó khắc phục hậu quả; Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó. 3. Biện pháp ứng phó Thông báo, báo động; Tổ chức ngăn chặn; Tổ chức khắc phục hậu quả. 4. Tổ chức sử dụng lực lượng Lực lượng thông báo, báo động; Lực lượng tại chỗ; Lực lượng tăng cường; Lực lượng khắc phục hậu quả; Ứng phó trên đất liền và ven bờ biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường; Ứng phó trên biển: Sử dụng đơn vị nào; lực lượng, phương tiện đơn vị nào; bao gồm cái gì; lực lượng, phương tiện khắc phục hậu quả môi trường. IV. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG TRÀN DẦU, BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1. Trên đất liền a) Tình huống: (Nêu tình huống giả định xảy ra 01 kho trạm) b) Biện pháp xử lý: Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình sự cố… Vận hành cơ chế họp Ban chỉ huy ứng phó sự cố… Thiết lập Ban chỉ huy tại hiện trường để chỉ huy tổ chức ứng phó… Tổ chức lực lượng ứng phó sự cố…. 2. Trên biển (tương tự như trên đất liền) a) Tình huống b) Biện pháp xử lý V. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ 1. Lãnh đạo chỉ huy cơ sở (nêu nhiệm vụ trong chỉ huy, chỉ đạo công tác ứng phó); 2. Lực lượng tiếp nhận cấp phát; 3. Lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ; 4. Các Ban ngành của cơ sở; 5. Phối hợp với các đoàn thể, xã hội và ban, ngành của địa phương. 6. Công tác đào tạo, diễn tập: Xây dựng kế hoạch đào tạo, diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu; 7. Cập nhật kế hoạch triển khai kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu và báo cáo. VI. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM 1. Thông tin liên lạc Bảo đảm thông tin cho chỉ huy chỉ đạo; Bảo đảm thông tin liên lạc cho lực lượng ứng phó, khắc phục hậu quả. 2. Bảo đảm trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu Do đơn vị tự trang bị; Ký kết hợp đồng với các đơn vị có khả năng ứng phó sự cố. 3. Bảo đảm vật chất cho các đơn vị tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả 4. Tổ chức y tế, thu dung cấp cứu người bị nạn VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY Chủ cơ sở trực tiếp chỉ huy Nơi nhận: ĐẠI DIỆN CHỦ CƠ SỞ QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, đóng dấu) Cấp bậc, họ và tên
Quyết định 3035/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-3035-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-su-co-tran-dau-So-Tai-nguyen-Kien-Giang-636669.aspx
{'official_number': ['3035/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 3035/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường/Ủy ban nhân dân cấp huyện áp dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Kiên Giang', ''], 'signer': ['Nguyễn Thanh Nhàn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '18/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
281
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 806/TTgKTTH V/v hoàn thuế giá trị gia tăng Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014 Kính gửi: Các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Quốc phòng, Ngoại giao; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 40/BCBTC ngày 14 tháng 5 năm 2014 về việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 trở đi, đồng ý áp dụng việc hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Khoản 8 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐCP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng tại các cửa khẩu: a) Sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh; b) Cảng biển quốc tế: Khánh Hội (thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (thành phố Đà Nẵng) và Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa). 2. Bộ Tài chính có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan ban hành văn bản hướng dẫn việc hoàn thuế giá trị gia tăng nêu tại Điểm 1 trên đây và các vấn đề về quản lý hoàn thuế, nhiệm vụ của các cơ quận trong việc thực hiện chính sách này; b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện cụ thể chính sách này, bao gồm cả việc lựa chọn cửa khẩu sân bay, cảng biển quốc tế áp dụng doanh nghiệp bán hàng và ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế. 3. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chỉ đạo Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan, địa phương, đơn vị có liên quan bố trí địa điểm, mặt bằng, quầy (kiốt) kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và địa điểm trả tiền hoàn thuế tại các sân bay quốc tế, cảng biển quốc tế; b) Phối hợp với Bộ Tài chính triển khai thực hiện chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng này. 4. Các Bộ: Công Thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm: a) Nghiên cứu, thu thập thông tin về doanh nghiệp, loại hàng hóa người nước ngoài thường mua và phối hợp với Bộ Tài chính lựa chọn doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng; b) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hoàn thuế và phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức thực hiện chính sách này. 5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lựa chọn ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế và chỉ đạo thực hiện chính sách này theo chức năng, nhiệm vụ được giao. 6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp cùng Bộ Tài chính và các Bộ liên quan tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách hoàn thuế này tại địa phương. Nơi nhận: Như trên; Thủ tướng, các Phó TTg CP; VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: TH, PL, KTN, QHQT, KGVX, TGĐ Cổng TTĐT; Lưu: Văn thư, KTTH (3b).S KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Văn Ninh
Công văn 806/TTg-KTTH
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-806-TTg-KTTH-2014-hoan-thue-gia-tri-gia-tang-cho-nguoi-nuoc-ngoai-xuat-canh-232797.aspx
{'official_number': ['806/TTg-KTTH'], 'document_info': ['Công văn 806/TTg-KTTH năm 2014 về hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Thủ tướng Chính phủ', ''], 'signer': ['Vũ Văn Ninh'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '30/05/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
282
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 34/2019/NQHĐND Lai Châu, ngày 11 tháng 12 năm 2019 NGHỊ QUYẾT VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, ĐẢM BẢO QUỐC PHÒNG AN NINH NĂM 2020 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI HAI Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Sau khi xem xét Báo cáo số 387/BCUBND ngày 27 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh về tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2019, kế hoạch năm 2020; Tờ trình số 2749/TTrUBND ngày 27 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2020 và Báo cáo Thẩm tra số 534/BCHĐND ngày 05 tháng 12 năm 2019 của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2019 theo Báo cáo số 387/BCUBND ngày 27/11/2019 của UBND tỉnh và thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2020 với nội dung chủ yếu sau: 1. Mục tiêu tổng quát Quyết tâm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016 2020. Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; xác định cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm đột phá; đẩy mạnh phát triển du lịch; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đào tạo nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc đường biên mốc giới, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác đối ngoại. 2. Các chỉ tiêu chủ yếu (1). Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 7,5%; cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản 15,1%; công nghiệp, xây dựng 50,0%; dịch vụ 34,9%; GRDP bình quân đầu người 40 triệu đồng. (2). Tổng sản lượng lương thực có hạt 220 nghìn tấn; diện tích cây chè đạt từ 7.570 ha trở lên; tỷ lệ tăng đàn gia súc trên 3,5%; tỷ lệ che phủ rừng 50,07%; năm 2020 có thêm 4 xã đạt chuẩn, nâng tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới 40,6% một huyện nông thôn mới. (3). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.150 tỷ đồng. (4). Giá trị xuất khẩu hàng địa phương 15,2 triệu USD. (5). 93,7% bản có đường xe máy, ô tô đi lại thuận lợi; 95,1% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; 95,5% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; 85,2% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. (6). Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia các cấp học: Mầm non: 51,3%, Tiểu học: 60 2% Trung học cơ sở: 38,5%, Trung học phổ thông: 43,5%. (7). 83,3% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; trên 12 bác sỹ/1vạn dân; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 15,45‰; tỷ lệ giảm sinh bình quân 0,5‰; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi xuống 19,97%. (8). Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của toàn tỉnh 3,5%, trong đó các huyện nghèo giảm trên 5%. Giải quyết việc làm mới 7.380 lao động đào tạo nghề 6.300 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 50,7%. (9). 85% hộ gia đình, 70,6% thôn, bản, khu phố, 96% cơ quan đơn vị trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. 3. Nhiệm vụ trọng tâm a) Thực hiện Chương trình, Đề án, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chương trình, Nghị quyết của Chính phủ, các Nghị quyết chuyên đề, Đề án của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Chỉ đạo quyết liệt, tập trung tháo gỡ khó khăn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20162020. Tiếp tục thực hiện sắp xếp bộ máy hành chính, sự nghiệp theo Nghị quyết 18 và 19 của Hội nghị TW 6 (Khóa XII), trong đó tập trung sắp xếp, sáp nhập các thôn, bản; các cơ quan hành chính, sự nghiệp theo chương trình, kế hoạch đã đề ra. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, quản trị hành chính công, đạo đức công vụ, nâng cao niềm tin của người dân và mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Tổ chức lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Luật Quy hoạch. b) Về phát triển kinh tế Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Đề án, chính sách của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng cơ cấu lại lĩnh vực, sản phẩm, các cây trồng có giá trị kinh tế cao thành vùng sản xuất tập trung theo quy hoạch, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Năm 2020, phấn đấu tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 220 nghìn tấn; trồng mới từ 600 ha Chè trở lên; 1.069 ha Mắc ca, 1.000 ha Quế, 90 ha Sơn tra quản lý, chăm sóc hiệu quả diện tích 13.035 ha cây cao su; phối hợp với Tập đoàn Cao su xây dựng, đưa nhà máy chế biến mủ cao su vào hoạt động. Phát triển chăn nuôi quy mô hộ, trang trại, doanh nghiệp theo hướng tập trung có kiểm soát, kết hợp trồng cỏ, dự trữ thức ăn, tỷ lệ tăng đàn gia súc đạt trên 3,5%. Nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp; duy trì và phát triển vùng nuôi cá nước lạnh tập trung, tạo điều kiện các doanh nghiệp đầu tư phát triển nuôi cá lồng trên các hồ thủy điện; chủ động phòng chống thiên tai, kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi và giải quyết kịp thời, nhanh chóng các thủ tục đầu tư liên quan, đảm bảo các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được triển khai thực hiện thuận lợi, đặc biệt là các dự án đăng ký đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đủ điều kiện được hưởng các chính sách khuyến khích đầu tư theo Nghị định 57/2018/NĐCP ngày 17 tháng 4 năm 2018 và Nghị định 98/2018/NĐCP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ. Các ngành, địa phương tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân xây dựng quy trình chất lượng sản phẩm, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, nhất là khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững. Xây dựng các sản phẩm chủ lực của địa phương hướng tới đảm bảo chất lượng xuất khẩu như: Chè, chuối, gạo, rau màu, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng kinh tế gắn với thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong cộng đồng dân cư. Chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, các xã đã đạt; đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng môi trường và đời sống văn hóa nông thôn. Tập trung huy động và lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng nông thôn, ưu tiên nguồn lực, tập trung chỉ đạo huyện Tân Uyên đạt chuẩn nông thôn mới và các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Phát triển công nghiệp xây dựng Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng sớm hoàn thành đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, đặc biệt là các dự án thủy điện vừa và nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng thông thường, các dự án khai thác chế biến khoáng sản kim loại được cấp phép; thu hút các dự án chế biến nông, lâm sản, hoàn thành xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, chè, gạo... Phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ các dự án đường dây chuyển tải 220 kV và 110 kV để giải tỏa công suất phát của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh, phấn đấu hoàn thành đường dây và trạm biến áp 220 kV Mường Tè Trạm biến áp 500 kV Lai Châu. Đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2020, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 20212025. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải sớm khởi công dự án đường nối Thành phố Lai Châu với Cao tốc Nội Bài Lào Cai. Quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết các đô thị, tăng cường công tác quản lý hoạt động cấp phép xây dựng. Phát triển thương mại dịch vụ Quản lý chặt chẽ hoạt động thương mại, dịch vụ bảo đảm nhu cầu hàng hóa thiết yếu, tăng cường quản lý thị trường, kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu, đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại. Thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của địa phương; tập trung hoàn thiện các thủ tục đề nghị nâng cấp cửa khẩu Ma Lù Thàng thành cửa khẩu quốc tế; quản lý tốt các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Ma Lù Thàng và các lối mở trên địa bàn. Tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh vùng Tây Bắc và liên kết hình thành tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; liên kết mở các tour du lịch; tổ chức Tuần lễ du lịch Lai Châu năm 2020; tổ chức tốt các lễ hội của tỉnh để thu hút khách du lịch đến với Lai Châu; thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch, phát triển các loại hình du lịch văn hóa, cộng đồng, sinh thái; phấn đấu từng bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với tổng lượng khách du lịch tăng trên 10%; doanh thu tăng trên 19% so với năm 2019. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động bưu chính, viễn thông, đảm bảo an ninh thông tin, an ninh mạng, nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông. Tiếp tục mở rộng các tuyến vận tải gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực vận tải; duy trì kiểm soát tải trọng xe và tăng cường kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiểm định phương tiện giao thông. Hoạt động tài chính ngân hàng: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, tăng thu ngân sách trên địa bàn. Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách nhà nước chặt chẽ, đúng chế độ quy định, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế; điều hành tín dụng linh hoạt, hiệu quả, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng. Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi phát triển các thành phần kinh tế: Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; thành lập Ban chỉ đạo tỉnh, huyện hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung giải quyết thủ tục pháp lý, xúc tiến để các nhà đầu tư triển khai các dự án. Tiếp tục cơ cấu lại, đối mới và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước; quan tâm, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là trong thanh niên, giới trẻ; đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp,... c) Về phát triển văn hóa xã hội; thực hiện tiến bộ công bằng xã hội Về giáo dục và đào tạo: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo; củng cố vững chắc chất lượng giáo dục phổ cập giáo dục các cấp, tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới; tăng cường công tác quản lý và thực hiện tốt chế độ chính sách cho học sinh, sinh viên và giáo viên. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, công trình phụ trợ trường, lớp, ưu tiên các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt trên 49%. Tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu thực tế của tỉnh; chú trọng quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện chất lượng, hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động. Về Y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân: Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Củng cố và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, y tế dự phòng chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra. Triển khai mô hình quản lý sức khỏe của người dân bằng sổ điện tử ở những nơi thuận lợi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm; chú trọng đào tạo bác sỹ chuyên khoa, chuyển giao kỹ thuật mới; đạt tỷ lệ trên 12 bác sỹ/vạn dân. Tăng cường quản lý hoạt động của các cơ sở y, dược ngoài công lập; kiểm soát chặt chẽ dịch vụ tư nhân về thẩm mỹ. Nâng cao hiệu quả công tác dân số Kế hoạch hóa gia đình; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi và thể thấp còi; tiếp tục mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế, phấn đấu đạt tỷ lệ 96,8% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ về đất đai, tín dụng, phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Xây dựng kế hoạch 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 20212025; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,5%, trong đó riêng các huyện nghèo giảm trên 5%. Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, nhất là đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thực hiện chính sách thúc đẩy bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ; chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em; phát triển thanh niên; chăm lo và phát huy vai trò người cao tuổi. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp; tập trung giải quyết các trường hợp trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Về văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông: Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho thiết chế văn hóa cơ sở, nhất là thôn, bản, tổ dân phố sau sáp nhập; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị văn hoá. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng, chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, phục dựng và tổ chức các lễ hội; tăng cường tuyên truyền vận động xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trên toàn tỉnh, quan tâm phát triển thể thao thành tích cao; tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hóa. Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời; tăng cường tiếp xúc, đối thoại, nhất là về cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp. Công tác dân tộc, tôn giáo: Triển khai có hiệu quả các chính sách dân tộc; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện hiệu quả các chính sách; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thực hiện hiệu quả đề án phát triển nông nghiệp tại các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo. d) Phát triển khoa học công nghệ: Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ gắn với sự phát triển các ngành lĩnh vực; sử dụng hiệu quả vốn sự nghiệp khoa học theo hướng đặt hàng sản phẩm; tăng cường hỗ trợ của tỉnh đối với việc nâng cao năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, nhãn mác hàng hoá. Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, nhất là các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển các sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị có tiềm năng xuất khẩu, các sản phẩm sạch. đ) Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường; thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai, tài nguyên khoáng sản đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian quy định. Tập trung kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai; nâng cao khả năng phòng chống và khắc phục hậu quả giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 20212030 và kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 20212025 theo quy định của Luật quy hoạch, Luật đất đai. e) Về cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phòng chống tham nhũng, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo Tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy chính quyền, các cơ quan, đơn vị gắn với tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phục vụ, kiến tạo phát triển. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp và giải quyết các dịch vụ công trực tuyến; chú trọng công tác dân vận chính quyền; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan hành chính sự nghiệp các cấp; nâng cao chất lượng công vụ; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CTTTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, không để xảy ra tình trạng chồng chéo, thanh tra doanh nghiệp nhiều lần trong năm. Chú trọng thanh tra công vụ, các lĩnh vực nhạy cảm ngăn ngừa vi phạm; thực hiện tốt Luật tiếp công dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; tập trung giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo ngay từ cơ sở, nhất là các vụ việc đông người phức tạp, kéo dài, không để trở thành “điểm nóng” ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CTTTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. g) Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tăng cường hợp tác, liên kết, thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tiếp tục củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, mốc giới quốc gia; duy trì chặt chẽ chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia phòng chống thiên tai trên địa bàn; thực hiện tốt Quy chế phối hợp theo Nghị định 03/2019/NĐCP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ. Quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ về bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo giữ vững tình hình an ninh biên giới, an ninh vùng dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo; đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị nội bộ và an ninh thông tin, truyền thông; chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; tăng cường công tác quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý người nước ngoài, quản lý các tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài. Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn mục tiêu quốc gia, Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và các dịp lễ, tết, các sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn tỉnh. Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc; tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; tập trung đấu tranh triệt phá các ổ nhóm tội phạm, nhất là tội phạm ma túy, xâm phạm quyền sở hữu; tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước; duy trì và phát triển có chiều sâu quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế. 4. Giải pháp chủ yếu a) Quán triệt thực hiện tinh thần chỉ đạo của Tỉnh ủy là “Hành động kỷ cương, hiệu quả” , lãnh đạo, chỉ đạo chấp hành nghiêm Quy chế làm việc của Tỉnh ủy, của chính quyền; xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp cụ thể chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2020 và các chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 20162020. b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tăng cường đoàn kết, đồng thuận, đồng sức, đồng lòng tích cực tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020. c) Tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt công tác phối hợp, rà soát, điều chỉnh cơ chế quản lý, điều hành, phân cấp, phân quyền, phân công rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân, tạo sự chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành; nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức. d) Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, đặc biệt là các vụ việc kéo dài; giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã. e) Tổ chức tốt phong trào thi đua thực hiện thắng lợi kế hoạch nhiệm vụ năm 2020, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Điều 3. Hiệu lực thi hành Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khoá XIV Kỳ họp thứ mười hai thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy; Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh; Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố; Công báo tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh; Lưu: VT. CHỦ TỊCH Vũ Văn Hoàn
Nghị quyết 34/2019/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Nghi-quyet-34-2019-NQ-HDND-Ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-Lai-Chau-2020-464252.aspx
{'official_number': ['34/2019/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 34/2019/NQ-HĐND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2020 do tỉnh Lai Châu ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Lai Châu', ''], 'signer': ['Vũ Văn Hoàn'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Đầu tư, Thương mại'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/12/2019', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
283
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 92/TCTCS V/v giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết số 02/NQCP Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014 Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội Trả lời Công văn số 42129/CTQLĐ ngày 21/10/2013 của Cục Thuế thành phố Hà Nội về giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết số 02/NQCP, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQCP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu quy định: "Điều 6. Giảm tiền thuê đất 1. Đối tượng áp dụng a) Tổ chức kinh tế (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp có thu, hợp tác xã), hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm từ trước ngày 31/12/2010, sử dụng đất đúng mục đích, trong năm 2011 thuộc diện phải điều chỉnh đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐCP ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ và số tiền thuê đất phát sinh năm 2013, năm 2014 tăng hơn 02 lần so với số tiền thuê đất phát sinh năm 2010. …2. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được giảm 50% (năm mươi phần trăm) số tiền thuê đất phát sinh phải nộp năm 2013, năm 2014. Trường hợp sau khi được giảm mà số tiền thuê đất phải nộp năm 2013, năm 2014 vẫn lớn hơn 02 lần số tiền thuê đất phải nộp của năm 2010 thì được tiếp tục giảm đến mức số tiền thuê đất phải nộp năm 2013, năm 2014 bằng 02 lần số tiền phải nộp của năm 2010". Tại Điều 1 Quyết định số 755/QĐBTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQCP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu quy định: "Điều 1. Đính chính nội dung tại điểm a, điểm d Khoản 1 Điều 6, điểm a Khoản 3 Điều 6 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 02/NQCP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu như sau: Tại điểm a, điểm d Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 16/2013/TTBTC: Đã in: "trong năm 2011"; "năm 2011"; Sửa lại là: "từ năm 2011";…" Theo chủ trương của UBND thành phố Hà Nội tại điểm 1 Công văn số 4248/UBND TNMT ngày 02/06/2011 về việc xử lý, khắc phục các trường hợp hộ gia đình, cá nhân được UBND cấp huyện giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ đạo: "Giao Ủy ban nhân dân các quận, huyện: Hà Đông, Mê Linh, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên và thị xã Sơn Tây, thị xã ra thông báo yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân đã được Ủy ban nhân dân quyết định giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải chuyển đổi hình thức sử dụng đất từ chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân sang chủ sử dụng đất là doanh nghiệp theo 1 trong 2 phương án: Thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện dự án đầu tư; Liên doanh, liên kết, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo quy định hiện hành của pháp luật để thành lập doanh nghiệp tiếp tục thực hiện dự án". Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hộ kinh doanh ông Trần Văn Túy được UBND huyện Thanh Oai cho thuê 3.847 m2 đất tại thôn Rạng Đông, xã Biên Giang, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây để làm cơ sở sản xuất nhựa theo Quyết định số 911/QĐUB ngày 11/12/2003, Hợp đồng thuê đất số 26 HĐ/TĐ ngày 19/12/2003 (hộ kinh doanh ông Trần Văn Túy sử dụng đất trước ngày 31/12/2010). Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, hộ kinh doanh ông Trần Văn Túy chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Nhựa Hùng Sơn, không thay đổi chủ sở hữu và đại diện theo pháp luật của Công ty vẫn do ông Trần Văn Túy làm Giám đốc. Ngày 01/03/2013, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 1929/QĐUBND ngày 01/03/2013 cho Công ty TNHH nhựa Hùng Sơn tiếp tục thuê 3.847 m2 đất (diện tích đất cũ do gia đình ông Trần Văn Túy đang thuê làm cơ sở sản xuất nhựa) để thực hiện tiếp dự án làm xưởng sản xuất nhựa, theo đó tiền thuê đất được tính từ ngày 01/03/2013. Do đó, trường hợp hộ kinh doanh ông Trần Văn Túy và Công ty TNHH nhựa Hùng Sơn thuộc diện phải điều chỉnh đơn giá thuê đất theo Nghị định số 121/2010NĐCP của Chính phủ và số tiền thuê đất phát sinh năm 2013, năm 2014 tăng hơn 2 lần so với số tiền thuê đất phải nộp năm 2010, Tổng cục Thuế thống nhất với đề xuất của Cục Thuế thành phố Hà Nội: Hộ kinh doanh ông Trần Văn Túy được xem xét giảm tiền thuê đất trong năm 2013 cho thời gian còn lại của hợp đồng thuê đất (từ ngày 01/01/2013 đến 28/02/2013). Công ty TNHH nhựa Hùng Sơn được xem xét giảm tiền thuê đất từ ngày 01/03/2013 đến 31/12/2013 và năm 2014. Mức giảm, thủ tục, hồ sơ và trình tự giảm tiền thuê đất thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 08/02/2013 của Bộ Tài chính. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./. Nơi nhận: Như trên; Cục QLCS, VCST BTC; Vụ Pháp chếTCT; Lưu: VT, CS (2b) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Cao Anh Tuấn
Công văn 92/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-92-TCT-CS-nam-2014-giam-tien-thue-dat-NQ02-219274.aspx
{'official_number': ['92/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 92/TCT-CS năm 2014 giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết 02/NQ-CP do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/01/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
284
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 74/2020/NQHĐND Kon Tum , ngày 14 tháng 12 năm 2020 NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 26/2014/NQHĐND NGÀY 11 THÁNG 12 NĂM 2014 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM VỀ QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KON TUM KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 11 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐCP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐCP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐCP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch; Xét Tờ trình số 133/TTrUBND ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc đề nghị ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 26/2014/NQHĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo số 389/BCUBND ngày 05 tháng 12 năm 2020, số 392/BCUBND ngày 07 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân, ý kiến thảo luận Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1.Sửa đổi, bổ sung tiết 2.1, 2.2, 2.3 điểm 2 khoản III Điều 1 Nghị quyết số 26/2014/NQHĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, như sau: “2.1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn: gồm 199 điểm; tổng diện tích đất sử dụng 4.511,71 ha (chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo), cụ thể: TT Loại khoáng sản Số điểm quy hoạch Diện tích (ha) 1 Đá xây dựng 65 1.153,00 2 Cát xây dựng 90 2.820,35 3 Đất làm VLXDTT 23 231,06 4 Sét gạch ngói 18 281,40 5 Than bùn 3 25,90 Tổng cộng 199 4.511,71 2.2. Khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ giao địa phương quản lý cấp phép: gồm 01 điểm quặng sắt tại xã IA Đal, huyện Ia H’Drai; diện tích 26 ha; trữ lượng 803.436 tấn. 2.3. Khoáng sản phân tán nhỏ lẻ được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định, công bố: gồm 02 điểm (01 điểm Quarzit tại xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, diện tích 4,72 ha; 01 điểm Serpentin làm đá ốp lát tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, diện tích 2,7 ha); tổng diện tích 7,42 ha (Chi tiết tại Phụ lục 02 kèm theo)”. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum Khóa XI, Kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 24 tháng 12 năm 2020./. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Văn phòng Chính phủ; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Ban công tác Đại biểu Quốc hội; Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL); Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Các ban HĐND tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Thường trực HĐNDUBND các huyện, thành phố; Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh; Văn phòng HĐND tỉnh; Văn phòng UBND tỉnh; Báo Kon Tum; Đài PTTH tỉnh; Chi cục Văn thư Lưu trữ tỉnh; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Công báo tỉnh; Lưu: VT, TH. CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Hòa PHỤ LỤC 01 KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG, THAN BÙN (Kèm theo Nghị quyết số 74/2020/NQHĐND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum) TT Huyện, thành phố Loại khoáng sản Số điểm quy hoạch Diện tích (ha) 1 Huyện Đăk Glei 24 305,20 1 Đá xây dựng 8 100,70 2 Đất làm VLXDTT 3 44,10 3 Cát xây dựng 13 160,40 2 Huyện Ngọc Hồi 18 385,40 1 Đá xây dựng 9 203,30 2 Cát xây dựng 6 145,00 3 Sét gạch ngói 3 37,10 3 Huyện Đăk Tô 22 385,80 1 Đá xây dựng 5 63,70 2 Đất làm VLXDTT 4 76,70 3 Cát xây dựng 12 215,40 4 Sét gạch ngói 1 30,00 4 Huyện Tu Mơ R ông 18 158,40 1 Đá xây dựng 7 81,10 2 Đất làm VLXDTT 2 12,20 3 Cát xây dựng 7 24,70 4 Sét gạch ngói 2 40,40 5 Huyện Kon Plông 20 330,60 1 Đá xây dựng 9 158,30 2 Cát xây dựng 11 172,30 6 Huyện Đăk Hà 13 310,80 1 Đá xây dựng 5 164,50 2 Cát xây dựng 7 141,30 3 Than bùn 1 5,00 7 Huyện Kon Rẫy 15 403,30 1 Đá xây dựng 2 76,90 2 Đất làm VLXDTT 2 6,50 3 Cát xây dựng 11 319,90 8 Huyện Sa Thầy 19 449,58 1 Đá xây dựng 6 71,10 2 Đất làm VLXDTT 2 6,20 3 Cát xây dựng 7 354,18 4 Sét gạch ngói 4 18,10 9 Huyện Ia H'Drai 16 469,57 1 Đá xây dựng 5 129,50 3 Cát xây dựng 11 340,07 10 Thành phố Kon Tum 34 1.313,06 1 Đá xây dựng 9 103,90 2 Đất làm VLXDTT 10 85,36 3 Cát xây dựng 5 947,10 4 Sét gạch ngói 8 155,80 5 Than bùn 2 20,90 PHỤ LỤC 02 KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ (Kèm theo Nghị quyết số 74 /2020/NQHĐND ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum) TT Loại khoáng sản (Địa điểm và số hiệu điểm QH) Diện tích (ha) 1 Quarzit Xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum (03ST) 4,72 2 Serpentin làm ốp lát Xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum (BS23) 2,7
Nghị quyết 74/2020/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Nghi-quyet-74-2020-NQ-HDND-sua-doi-Nghi-quyet-26-2014-NQ-HDND-tinh-Kon-Tum-462235.aspx
{'official_number': ['74/2020/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 74/2020/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 26/2014/NQ-HĐND về Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Kon Tum', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Hòa'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Tài nguyên - Môi trường'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '14/12/2020', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
285
CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 188/NQCP Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2024 NGHỊ QUYẾT PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 9 NĂM 2024 VÀ HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CHÍNH PHỦ VỚI ĐỊA PHƯƠNG CHÍNH PHỦ Căn cứLuật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số39/2022/NĐCP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ; Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, ý kiến đại biểu dự họp và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, tổ chức vào ngày 07 tháng 10 năm 2024. QUYẾT NGHỊ: I. Về tình hình kinh tế xã hội tháng 9 năm 2024 và 09 tháng năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ những tháng còn lại của năm 2024 Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 9, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp; xung đột quân sự tại một số khu vực leo thang; bất ổn chính trị gia tăng; tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm. Ở trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Nền kinh tế trên đà phục hồi tích cực, tuy nhiên, thiên tai, đặc biệt là cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân tại nhiều địa phương miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ. Trước bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt, sự đồng hành của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và giúp đỡ của bạn bè quốc tế; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương nắm chắc tình hình, bám sát thực tiễn, tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực; nỗ lực triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3, lũ lụt và sạt lở đất gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, tình hình kinh tế xã hội nước ta trong tháng 9 và 09 tháng năm 2024 tiếp tục khẳng định sự phục hồi tích cực, rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước, tính chung 09 tháng cao hơn cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nền tảng để phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả năm 2024. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý III ước đạt 7,4% so với cùng kỳ, cao hơn 0,7% so với kịch bản nêu tại Nghị quyết số 01/NQCP ngày 05 tháng 01 năm 2024; tính chung 09 tháng đạt 6,82%, trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,19%; khu vực dịch vụ tăng 6,95%; khu vực nông, lâm, thủy sản mặc dù bị ảnh hưởng bởi bão số 3 những vẫn tăng 3,2%. Một số địa phương đạt tốc độ tăng trưởng cao như Bắc Giang (13,89%), Thanh Hóa (12,46%), Lai Châu (11,63%), Hà Nam (10,89%); một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão số 3 nhưng vẫn giữ được đà tăng trưởng cao như Hải Phòng (9,77%), Phú Thọ (9,56%), Quảng Ninh (8,02%), Lào Cai (7,71 %), Yên Bái (7,15%), Cao Bằng (7,0%). Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng 09 tháng tăng bình quân 3,88% so với cùng kỳ. Thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định, được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, phù hợp. Khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp từng bước được tháo gỡ; đến hết tháng 9, tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế tăng 9% so với cuối năm và 16% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, quy mô gói tín dụng cho vay lâm sản, thủy sản được nâng lên gấp đôi, khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách nhà nước 09 tháng tăng mạnh, ước đạt 85,1% dự toán, tăng 17,9% so với cùng kỳ, trong khi đã thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất khoảng 116,4 nghìn tỷ đồng; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn quy định. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý III tăng 7,0% so với cùng kỳ, tính chung 09 tháng tăng 6,8%. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 24,8 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng 11,6% so với cùng kỳ; vốn FDI thực hiện đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2023 và cao nhất so với cùng kỳ trong nhiều năm gần đây. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 09 tháng đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu ước đạt 20,8 tỷ USD; hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao. Các lĩnh vực dịch vụ, du lịch phục hồi tốt; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 09 tháng tăng 8,8%; khách quốc tế đạt khoảng 12,7 triệu lượt người, tăng 43% so với cùng kỳ. An ninh lương thực, an ninh năng lượng được bảo đảm. Công tác quy hoạch được chú trọng, việc triển khai các dự án, công trình trọng điểm quốc gia tiếp tục đẩy mạnh. Trong 09 tháng có hơn 183 nghìn doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực, dự báo lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện đúng, đủ, kịp thời, công khai, minh bạch. Các chương trình tín dụng đã hỗ trợ vay vốn cho trên 1,8 triệu người, tạo việc làm cho hơn 533 nghìn lao động; trong đó, đã hỗ trợ vay vốn cho 84,5 nghìn người bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với tổng quy mô trên 05 nghìn tỷ đồng. Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước được đẩy mạnh; phấn đấu đến hết năm 2025 xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc. Tính chung 09 tháng năm 2024, đã hỗ trợ gần 21,8 nghìn tấn gạo cho người dân các địa phương. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong quý III giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện; thu nhập bình quân người lao động 09 tháng năm 2024 là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ hộ dân đánh giá thu nhập được cải thiện tháng 9 đạt 96,2%, cao hơn 2,1% cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế tiếp tục được quan tâm. Ngành giáo dục đã tổ chức khai giảng năm học mới 2024 2025 bảo đảm an toàn, nghiêm túc, đúng kế hoạch. Ngành y tế làm tốt công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh môi trường, tiếp nhận cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bệnh trong và sau thiên tai, bão lụt; bảo đảm thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được chú trọng. Các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 của Việt Nam tăng 2 bậc so với năm 2023. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực với phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, các cơ quan nhà nước ở trung ương giữ vai trò kiến tạo, tăng cường hoàn thiện thể chế, cơ chế kiểm tra, giám sát. Đã chuẩn bị tốt các văn kiện phục vụ Đại hội XIV của Đảng, các nội dung phục vụ Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhất là dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam, sửa đổi, bổ sung các luật về quy hoạch, đầu tư, tài chính ngân sách, quản lý nợ công..., góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chính trị, xã hội ổn định, độc lập, chủ quyền quốc gia được giữ vững; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là đối ngoại cấp cao được triển khai chủ động, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả, mở ra các cơ hội hợp tác, hướng phát triển mới. Uy tín, vị thế quốc tế của đất nước tiếp tục được củng cố, nâng cao. Đặc biệt, công tác chỉ đạo, ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả cơn bão số 3, lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương được tập trung thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp đến các địa phương để kiểm tra, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả bão, lũ với tinh thần không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở, học sinh sớm được đến trường, người bệnh phải được cứu chữa; kịp thời hỗ trợ tiền, xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn, hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ các địa phương; huy động tối đa các lực lượng, nhất là quân đội, công an để triển khai cứu hộ, cứu nạn, sơ tán, tìm kiếm người bị mất tích, vận chuyển hàng hóa viện trợ, tiếp tế; chỉ đạo khẩn trương khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là đối với ngành nông nghiệp, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, truyền thống tốt đẹp “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, các tổ chức, cá nhân đã ủng hộ trên 3.400 tỷ đồng và hàng nghìn tấn vật tư, nhu yếu phẩm để hỗ trợ thiết thực người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nước ta còn những hạn chế, bất cập và tiếp tục gặp những khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới còn nhiều khó khăn; xung đột, chiến tranh tiếp tục lan rộng ở nhiều nơi; biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến khó lường, tiềm ẩn nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất, tác động, ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực của nước ta. Ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương gặp khó khăn do thiên tai. Thị trường bất động sản có tín hiệu tích cực song vẫn còn khó khăn. Một số dự án đầu tư xây dựng, phát triển năng lượng gặp vướng mắc chưa được tháo gỡ kịp thời, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao. Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong các ngành công nghệ cao chưa đáp ứng yêu cầu. Việc chấp hành quy định, kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn những vướng mắc, bất cập về thể chế, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính chưa được kịp thời sửa đổi, bổ sung. Đời sống của một bộ phận Nhân dân còn khó khăn, nhất là vùng bị bão lũ, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tình hình an ninh trật tự ở một số địa bàn, lĩnh vực còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Qua thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đã đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nhất là: (1) Phải quán triệt nghiêm, triển khai hiệu quả, sáng tạo, kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phải nắm chắc thực tiễn, diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; tuyệt đối không chủ quan; (2) Đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, giao nhiệm vụ phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ, rõ kết quả, sản phẩm; (3) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực; phát huy sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm đột phá, dám nghĩ, dám làm của các cấp, ngành, địa phương gắn với đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; kiên quyết khắc phục tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; (4) Làm tốt công tác thông tin, truyền thông, truyền cảm hứng, tạo động lực, niềm tin và đồng thuận xã hội, tạo khí thế mới cho phát triển; (5) Đẩy mạnh hơn nữa công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Trong tháng 10, từ nay đến cuối năm 2024 và thời gian tới, dự báo tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó định đoán. Ở trong nước, nền kinh tế duy trì tăng trưởng tích cực; nhiều cơ chế, chính sách, pháp luật, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đã và đang phát huy hiệu quả, song trước những biến động, tác động tiêu cực từ bên ngoài cùng với những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài thì khó khăn, thách thức vẫn nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, tiếp tục tạo áp lực lên công tác chỉ đạo điều hành và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Để góp phần thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra năm 2024, trong đó phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP quý IV trên 8% và cả năm trên 7%, tạo đà cho năm 2025; Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết tâm cao độ, nỗ lực hết mình, hành động quyết liệt, tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, theo dõi sát diễn biến tình hình để tập trung chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, nhất là các Nghị quyết số: 01/NQCP, 02/NQCP ngày 05 tháng 01 năm 2024, Nghị quyết số 93/NQCP ngày 18 tháng 6 năm 2024, Nghị quyết số 143/NQCP ngày 17 tháng 9 năm 2024 và các Nghị quyết Phiên họp thường kỳ của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong đó chú trọng những nội dung sau: 1. Khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, ổn định đời sống Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất, kinh doanh a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Triển khai quyết liệt, kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 143/NQCP ngày 17 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt, nhất là trong khu vực nông nghiệp, thủy sản, du lịch... nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. (2) Tập trung khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu, giao thông, điện, nước, viễn thông; tích cực vận động, huy động các nguồn tài chính, hàng hóa viện trợ và thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị tác động do bão lũ theo quy định. (3) Theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả hàng hóa trên địa bàn, nhất là tại các khu vực vừa xảy ra thiên tai, bão lũ, kịp thời bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra đầu cơ, găm hàng, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi. (4) Chủ động triển khai theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ, dự án căn cơ về phòng, chống thiên tai; có giải pháp hiệu quả khôi phục sản xuất nông nghiệp tại các địa phương bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ. b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao: (1) Rà soát kế hoạch sản xuất, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo hướng linh hoạt, hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo đảm chuỗi cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. (2) Khẩn trương rà soát, kiểm tra các công trình thủy lợi, đê kè, hồ đập, hồ chứa thủy lợi... xung yếu, bị hư hại, có rủi ro, nguy cơ mất an toàn để có phương án sửa chữa, gia cố, nâng cấp, xây mới, bảo đảm yêu cầu phòng, chống, ứng phó với các tình huống thiên tai, bão lũ trong thời gian tới, nhất là trong những tháng cuối năm 2024. (3) Chủ trì xác định chính xác mức độ thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của các địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25 tháng 10 năm 2024 bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để hỗ trợ các địa phương theo đúng quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về số liệu xác định. c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương rà soát tình hình sạt lở, sụt lún ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ trước ngày 30 tháng 10 năm 2024 từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương. d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, thực hiện cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định pháp luật hiện hành. 2. Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn và các đối tác quan trọng, tình hình căng thẳng tại Trung Đông và các điểm nóng, diễn biến các cuộc bầu cử lớn, biện pháp ứng phó của các nước để có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, tận dụng tối đa các cơ hội mới, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. (2) Phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2024. (3) Chủ động nắm chắc tình hình thị trường để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường đối với hàng hóa thiết yếu và vào dịp cuối năm. Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp đối với một số mặt hàng, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá trên cơ sở đánh giá tổng thể, kỹ lưỡng tác động của việc điều chỉnh giá đến lạm phát, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân để xác định đối tượng, thời điểm, mức độ và lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. b) Đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở mới quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐCP ngày 30 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ. Bộ Y tế thực hiện theo thẩm quyền, tránh dồn vào cùng một thời điểm với việc điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý giá khác, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQCP ngày 08 tháng 9 năm 2024. c) Các Bộ, cơ quan trung ương tiếp tục phân bổ dự toán năm 2024 đối với các khoản chênh lệch giữa số tạm giữ tiết kiệm 5% theo dự toán giao đầu năm với số tiết kiệm 5% do Bộ, cơ quan trung ương tự xác định theo Nghị quyết số 119/NQ CP ngày 07 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ, gửi Bộ Tài chính để kiểm tra phân bổ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: (1) Điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết tỷ giá, lãi suất, phù hợp với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và mục tiêu đề ra; thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân. (2) Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện giải pháp đồng bộ tiết giảm chi phí hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình tín dụng nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 33/NQCP, tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng 60 nghìn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản. (3) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát rủi ro nợ xấu, triển khai hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu. đ) Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách nhà nước; quyết liệt triển khai chuyển đổi số, hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, quyết tâm hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước ở mức cao nhất, phấn đấu vượt ít nhất thêm 10% dự toán được giao năm 2024. Tiếp tục đẩy mạnh tiết kiệm chi, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để dành nguồn lực bảo đảm cho đầu tư phát triển, an sinh xã hội và các nhiệm vụ chi quan trọng, cấp bách khác. (2) Nghiên cứu để thực hiện theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục miễn, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Rà soát các quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế khi áp dụng bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư, phát triển các thành phần kinh tế. (3) Khẩn trương nghiên cứu, cùng Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất việc phát hành thêm 100 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho đầu tư các công trình hạ tầng chiến lược quốc gia trong bối cảnh nợ công, nợ Chính phủ, bội chi ngân sách còn thấp so với giới hạn cho phép. 3. Quyết liệt tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CTTTg ngày 08 tháng 8 năm 2024 về các giải pháp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công những tháng cuối năm 2024; phát huy hơn nữa vai trò của 07 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, nhất là đối với 31 bộ, cơ quan trung ương và 23 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình cả nước, phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương giải ngân chậm thực hiện việc điều chỉnh vốn ngân sách trung ương, tham mưu cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 416/TB VPCP ngày 13 tháng 9 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. (2) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai và giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; khẩn trương sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo ngành, lĩnh vực và trên địa bàn được phân công phụ trách; chủ động rà soát, phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện để có giải pháp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn, xử lý kịp thời theo quy định hiện hành và phù hợp tình hình thực tiễn; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, không tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm. (3) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhất là các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và lũ lụt sau bão phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội đẩy nhanh việc giải ngân các chương trình tín dụng chính sách, rà soát, tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn, trong đó có khách hàng thuộc đối tượng vay vốn của chương trình mục tiêu quốc gia để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đề xuất nhu cầu vay mới cho đối tượng bị ảnh hưởng, góp phần ổn định đời sống, phát triển sản xuất. b) Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình khẩn trương chủ trì họp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan liên quan trước ngày 25 tháng 10 năm 2024 để xem xét, chỉ đạo đối với kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vấn đề giao nhập, phê duyệt dự toán năm 2024 cho nhiệm vụ, dự án của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội trên Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) tại văn bản số 8053/BKHĐTTTr ngày 03 tháng 10 năm 2024 và Tờ trình số 8143/TTrBKHĐT ngày 06 tháng 10 năm 2024, sớm tháo gỡ vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. c) Bộ Giao thông vận tải, các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, sân bay, cảng biển, đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh; bảo đảm tiến độ các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia, công tác chuẩn bị đầu tư các dự án hạ tầng chiến lược, trọng điểm trong giai đoạn 2026 2030 và nâng cấp, mở rộng đường bộ cao tốc đã được đầu tư theo quy mô phân kỳ lên quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch, quy định của đường cao tốc. d) Các Bộ: Lao động Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công năm 2025 của các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. 4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; chú trọng phát triển thị trường trong nước, bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng, an ninh lương thực quốc gia a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Thực hiện quyết liệt các giải pháp tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và chuỗi cung ứng, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp; có chính sách khuyến khích tiêu dùng, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực mà sản xuất trong nước có thế mạnh, còn năng lực sản xuất và thị trường trong nước có nhu cầu. (2) Tổ chức tốt các kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tạo thuận lợi cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa, đẩy mạnh Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối cung cầu trong nước. b) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương: (1) Theo dõi sát việc điều chỉnh chính sách thương mại và đầu tư của các đối tác lớn, quan trọng đối với xuất nhập khẩu để có phản ứng chính sách kịp thời, bảo vệ năng lực sản xuất trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó và thích ứng nhanh, kịp thời với các rào cản kỹ thuật mới, đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu, thúc đẩy phát triển xuất khẩu bền vững. (2) Triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng, khai thác tối đa hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết; thúc đẩy ký kết FTA với các thị trường mới (Halal, châu Phi, Trung Đông...); đẩy mạnh thực hiện xuất khẩu nông sản chính ngạch và thương mại điện tử. (3) Khuyến khích các sàn thương mại điện tử đang hoạt động tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước. Đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng của thị trường để chủ động có giải pháp sản xuất, điều tiết hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ dịp cuối năm; nâng cao hiệu quả quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. (4) Triển khai hiệu quả Kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII; phối hợp với các bộ, cơ quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn điện lớn, sớm đưa vào vận hành, khai thác, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế để nghiên cứu khả năng phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào. (5) Theo dõi sát diễn biến thị trường thế giới và trong nước để chủ động các giải pháp điều hành, cân đối cung cầu thị trường xăng dầu theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống. c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm đầy đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tuyệt đối không để xảy ra thiếu lương thực, thực phẩm, nhất là tại những vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ, thiên tai và trong những tháng cuối năm. 5. Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. (2) Triển khai hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), tăng cường kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khẩn trương rà soát, đôn đốc, triển khai, ban hành các quy định về phân cấp, phân quyền trong thực hiện các dự án, nhiệm vụ chuyển đổi số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại văn bản số 3127/BTTTT CĐSQG ngày 31 tháng 7 năm 2024, bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. (3) Tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 1012/QĐTTg ngày 20 tháng 9 năm 2024, ứng dụng công nghệ hiện đại để tổng hợp dữ liệu, hỗ trợ phân tích, xây dựng mô hình dự báo, nhằm tăng cường công tác tham mưu, tổ chức hoạt động và hỗ trợ ra quyết định của lãnh đạo các cấp chính quyền; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ triển khai các nhiệm vụ tại Văn bản số 715/TTgKSTT ngày 24 tháng 9 năm 2024 về việc lãnh đạo Chính phủ họp, chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (4) Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình, phấn đấu đến hết năm 2025, khối địa phương đạt tối thiểu 70%, khối bộ, ngành đạt tối thiểu 85% hồ sơ dịch vụ công của người dân, doanh nghiệp được xử lý trực tuyến toàn trình. (5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, ngoại giao công nghệ, tập trung vào thiết lập các khuôn khổ quan hệ đối tác về khoa học công nghệ với các nền kinh tế hàng đầu, gắn kết sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi cung ứng công nghệ cao và tăng cường sự hiện diện của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế về khoa học công nghệ. b) Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn nước ngoài đầu tư mới hoặc mở rộng tại Việt Nam; tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đầu tư xứng tầm cho những ngành phục vụ phát triển các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn như vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, công nghệ sinh học... 6. Tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; tiếp tục phân cấp, phân quyền; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tháo gỡ các vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, huy động mọi nguồn lực cho phát triển a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu, ưu tiên thời gian, nguồn lực, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung hoàn thiện các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, nhất là các luật sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại một kỳ họp, bảo đảm yêu cầu về tiến độ và chất lượng; kịp thời tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, đặc biệt là các chính sách, quy định mới, đột phá về phân cấp, phân quyền, quản lý nguồn lực, thu hút đầu tư, cơ chế đặc thù...; chủ động trao đổi, làm việc, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để tạo sự đồng thuận trong việc giải trình, tiếp thu, hoàn thiện tài liệu, hồ sơ, báo cáo. b) Phê bình các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành và điều chỉnh, ban hành bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024. Giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các tỉnh, thành phố chậm ban hành văn bản để kịp thời chỉ đạo; đồng thời tổ chức kiểm tra, thường xuyên đôn đốc, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản trong tháng 10 năm 2024, đề xuất xử lý các trường hợp chậm trễ, thiếu trách nhiệm trong xử lý công việc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc này. c) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: (1) Đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 2030, bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ trong năm 2024, nhất là cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp và thủ tục hành chính nội bộ gắn với chuyển đổi số. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến; triển khai hiệu quả việc mở rộng cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID trên toàn quốc, việc đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó tổ chức triển khai hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công một cửa. (2) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ khẩn trương triển khai hiệu quả Kết luận số 77KL/TW của Bộ Chính trị để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố. d) Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai thí điểm mô hình Trung tâm phục vụ hành chính công một cấp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan hành chính có chức năng tiếp nhận, giải quyết và kiểm soát, theo dõi, đánh giá thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, thời gian thực hiện thí điểm từ tháng 11 năm 2024 đến ngày 30 tháng 11 năm 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2025. đ) Các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản, dự án năng lượng tái tạo, các dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, đẩy nhanh tiến độ xử lý các ngân hàng yếu kém... để giải phóng tối đa các nguồn lực tồn đọng, góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển. 7. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: a) Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xuất cấp gạo kịp thời để hỗ trợ người dân, nhất là tại các vùng bị thiên tai, dịch bệnh. Tích cực hưởng ứng, triển khai hiệu quả đợt thi đua cao điểm 450 ngày để quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước trong năm 2025. b) Phát triển mạnh thị trường lao động, tăng cường kết nối cung cầu lao động, tạo việc làm bền vững gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động. c) Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, xây dựng các công trình văn hóa có giá trị biểu tượng của quốc gia và một số thương hiệu sản phẩm văn hóa quốc gia; tăng cường xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Chuẩn bị, tổ chức tốt các hoạt động văn hóa có ý nghĩa, tạo sức lan tỏa trong dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước. 8. Củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững độc lập, chủ quyền; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí a) Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thực hiện nghiêm Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kết luận các cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; thúc đẩy thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả. b) Các Bộ: Quốc phòng, Công an theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động nắm chắc tình hình xung đột quân sự tại một số khu vực trên thế giới, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các địa bàn chiến lược, đánh giá, dự báo sát tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; bảo đảm tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, đối ngoại, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. c) Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra, xác minh, điều tra, đề nghị truy tố, đưa ra xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi. d) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng Kế hoạch hoạt động đối ngoại (điều chỉnh) của Lãnh đạo chủ chốt và Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước trong những tháng cuối năm 2024. đ) Các bộ, cơ quan, địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao khẩn trương triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ Lào, Cuba theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Lãnh đạo cấp cao. 9. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội và khí thế phấn khởi, nỗ lực thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động đẩy mạnh thông tin, truyền thông chính sách, các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công tác xây dựng pháp luật chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; các chỉ đạo, điều hành và tình hình triển khai các nghị quyết, chỉ thị, công điện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kết quả phát triển kinh tế xã hội, nhất là về phát triển hạ tầng chiến lược, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo...; gương điển hình tiêu biểu, nhân tố tích cực để lan tỏa tinh thần, khí thế về đích trong những tháng cuối năm nhằm nỗ lực hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. 10. Về nhiệm vụ cụ thể của các bộ, cơ quan, địa phương: Từng bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. II. Về việc báo cáo Chính phủ theo quy định tạikhoản 4 Điều 3 Quy chế làm việc của Chính phủ Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, tại Phiên họp Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã báo cáo về đính chính kỹ thuật trình bày Nghị định số 82/2024/NĐCP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 73/2019/NĐCP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024; Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về việc chuẩn bị ý kiến của Chính phủ về nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội với dự án Luật Nhà giáo. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này./. Nơi nhận: Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Chủ tịch nước; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐTCP; Lưu: Văn thư, TH (3b) TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Phạm Minh Chính PHỤ LỤC NHIỆM VỤ CỤ THỂ GIAO CÁC BỘ, CƠ QUAN, ĐỊA PHƯƠNG TRONG THÁNG 10 NĂM 2024 VÀ THỜI GIAN TỚI (Kèm theo Nghị quyết số 188/NQCP ngày 11 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ) 1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi cơn bão số 3 chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương rà soát, thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng bị tác động do bão, mưa lũ, bảo đảm đúng quy định, công bằng, công khai, minh bạch, trong đó tập trung hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói; hỗ trợ sửa chữa nhà cửa bị hư hại do bão, mưa lũ, hoàn thành chậm nhất vào 31 tháng 12 năm 2024; hoàn thành việc khắc phục các cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10 năm 2024. b) Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024, xác định đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trách nhiệm với đất nước, với Nhân dân, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các sở, ban, ngành, quận, huyện; phân công rõ cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân chi tiết từng dự án, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Quyết liệt triển khai các nghị quyết đặc thù của Quốc hội trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. c) Triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 2030 trên địa bàn, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu được giao. d) Các địa phương, nhất là các địa phương được thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, địa phương lớn, đầu tàu kinh tế của cả nước (đặc biệt là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) tập trung quyết liệt đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong các tháng cuối năm, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn, Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng khu thương mại tự do tại các địa phương theo các Nghị quyết của Quốc hội. đ) Tích cực xử lý theo thẩm quyền, chủ động nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân; chủ động phòng ngừa, ứng phó và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm khôi phục sản xuất và ổn định cuộc sống. e) Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình bình ổn thị trường; tổ chức chương trình khuyến mại tập trung để kích cầu tiêu dùng trong nước những tháng cuối năm. Bảo đảm nguồn cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa thiết yếu, tăng giá đột biến, nhất là tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, ngập lụt; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng tăng giá, thao túng giá. g) Chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh xăng dầu trong việc tạo nguồn hàng, vận chuyển, phân phối xăng dầu; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu, vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu, hóa đơn điện tử... h) Hoàn thành việc phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp, trong đó có phê duyệt phương án sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp của địa phương và của các Bộ, cơ quan Trung ương trên địa bàn, bảo đảm thời hạn theo quy định, Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm kê rừng nhằm xác định rõ ràng, cụ thể diện tích rừng theo chủ quản lý và hiện trạng theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 226/TBVPCP ngày 17 tháng 5 năm 2024. i) Các địa phương liên quan phối hợp với các chủ đầu tư để xây dựng kế hoạch triển khai giải phóng mặt bằng, tập trung vào các vị trí đường “găng” để ưu tiên triển khai trước; các cấp ủy trực tiếp chỉ đạo, các cấp chính quyền chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tăng cường công tác dân vận để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án, bám sát tiến độ yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 80/CĐTTg ngày 16 tháng 8 năm 2024, nhất là với các dự án đường bộ cao tốc có kế hoạch hoàn thành năm 2025. k) Các địa phương chưa trình Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 2030 theo Kết luận số 48KL/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 35/2023/NQUBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẩn trương hoàn thành cơ bản việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong tháng 10 năm 2024 để ổn định tổ chức, triển khai đại hội Đảng các cấp năm 2025. l) Tích cực triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động; đồng thời, tiếp tục phát động các phong trào thi đua mới với phương châm: thiết thực, bám sát các nhiệm vụ chính trị được giao, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo đột phá hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đảng các cấp đề ra và kế hoạch 05 năm (2021 2025). m) Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện luân chuyển cán bộ sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. n) Các bộ, ngành, địa phương có liên quan tới các dự thảo tiểu Đề án chuyển đổi số bảo đảm kết nối với Đề án 06 do Bộ Công an xây dựng và đã được chuyển cho các bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ tại điểm d khoản 18 Phụ lục Nghị quyết số 82/NQCP ngày 05 tháng 6 năm 2024, tổ chức nghiên cứu, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp vào nội dung Đề án chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương mình. o) Các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 335/TBVPCP ngày 19 tháng 7 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ, chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, khẩn trương hoàn thiện thủ tục cấp phép trong tháng 10 tháng 2024 để cung ứng vật liệu bảo đảm đủ khối lượng, công suất đáp ứng tiến độ các dự án, ưu tiên trước cho các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025 như cao tốc Cần Thơ Cà Mau và dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh. p) Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh tiến độ cấp mỏ cho nhà thầu tại dự án Biên Hòa Vũng Tàu bảo đảm khai thác trong tháng 10 năm 2024. q) Các địa phương liên quan chuẩn bị ngay các thủ tục để chuyển mục đích sử dụng rừng theo Nghị quyết số 1216/NQUBTVQH15 ngày 08 tháng 10 năm 2024 về điều chỉnh chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng và đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên của Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 2025. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Tập trung hoàn thiện Nghị định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Đề án xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế theo đúng kết luận của Thường trực Chính phủ tại các Thông báo số: 440/TBVPCP ngày 30 tháng 9 năm 2024 và 453/TBVPCP ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; hoàn thành trong quý IV năm 2024. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 94/2020/NĐCP ngày 21 tháng 8 năm 2020 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia; trình Chính phủ trong tháng 11 năm 2024. c) Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án và triển khai hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQCP ngày 08 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ. d) Tổ chức lấy ý kiến các bộ, cơ quan, họp Hội đồng thẩm định nhà nước đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐTTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; hoàn thành trước ngày 15 tháng 10 năm 2024. đ) Sớm hoàn thiện, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương (vốn trong nước) giai đoạn 2021 2025 để hoàn ứng ngân sách trung ương và điều chỉnh nội bộ vốn giữa các danh mục dự án của các bộ, cơ quan và địa phương. e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan liên quan có biện pháp kiểm tra, thẩm định năng lực tài chính, rà soát quy trình, quy định thành lập doanh nghiệp, hậu kiểm để phát hiện các doanh nghiệp “ma”, không phát sinh hoạt động kinh doanh thực tế; kết nối, chia sẻ và tiếp nhận thông tin cảnh báo từ Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Bộ Công an để chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm các trường hợp thành lập công ty “ma”. g) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định. 3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ trước ngày 15 tháng 10 năm 2024 để trình cấp có thẩm quyền phân bổ các khoản chi ngân sách trung ương chưa phân bổ theo Nghị quyết số 105/2023/QH15 ngày 10 tháng 11 năm 2023 của Quốc hội theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 7259/VPCPKTTH ngày 05 tháng 10 năm 2024. b) Tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng; đẩy mạnh nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động của thị trường chứng khoán theo hướng hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng quản lý, giám sát thị trường. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan: a) Hoàn thiện dự thảo Quyết định quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với khoản vay có lãi suất 0%, khoản vay không có tài sản bảo đảm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 10 năm 2024. b) Khẩn trương trình phương án chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2024. c) Hoàn thiện Báo cáo Bộ Chính trị về tình hình thực hiện Kết luận 46KL/TW và Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ về hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB); hoàn thiện phương án xử lý đối với SCB theo đúng chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 143/TBVPCP ngày 25 tháng 9 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ, không để tiếp tục chậm trễ. d) Phối hợp với Bộ Công an khẩn trương nghiên cứu, bổ sung giải pháp ngăn chặn hoạt động đăng ký, sử dụng tài khoản ngân hàng doanh nghiệp nhận, chuyển tiền vi phạm pháp luật; nghiên cứu, áp dụng xác thực sinh trắc học đối với các giao dịch được thực hiện trên thiết bị di động, internet banking của tài khoản doanh nghiệp có thời gian hoạt động liên tục dưới 06 tháng. 5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát, nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch điện VIII theo quy định. b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu văn bản của Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu về việc đề nghị chuyển nhượng cổ phần thương nhân kinh doanh xăng dầu có hoạt động sản xuất cho nhà đầu tư nước ngoài, tham mưu xử lý theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại công văn số 5840/VPCPĐMDN ngày 16 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 10 năm 2024. Các Bộ: Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương gửi ý kiến tham gia theo đề nghị của Bộ Công Thương để kịp thời tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ đúng thời hạn. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng chương trình, kịch bản, nội dung tài liệu để tổ chức Hội nghị khắc phục hậu quả mưa bão, khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. b) Tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa khô tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. c) Tăng cường biện pháp quản lý, tuyên truyền pháp luật, ngăn chặn kịp thời tình trạng ngư dân vi phạm khai thác hải sản trái phép trên vùng biển nước ngoài, chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn công tác của Ủy ban Châu Âu (EC) về IUU. 7. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành trong tháng 10 năm 2024 việc nghiên cứu, xây dựng, triển khai gói tín dụng ưu đãi khoảng 30.000 tỷ đồng để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua, thuê mua, xây dựng, cải tạo, sửa chữa nhà ở để thực hiện chính sách xã hội từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ngân sách địa phương cho vay ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. b) Rà soát, xác định nhu cầu về nhà ở của người có công còn khó khăn về nhà ở, bảo đảm không trùng lặp về đối tượng với các chương trình, đề án hỗ trợ nhà ở khác; hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án hỗ trợ người có công về nhà ở trong tháng 10 năm 2024. 8. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật, cung ứng vật liệu xây dựng, bảo đảm đủ trữ lượng và công suất đáp ứng tiến độ thi công các dự án; xây dựng kế hoạch tổ chức thi công hợp lý, tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp để đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra. b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương trao đổi với phía Trung Quốc để thúc đẩy ký kết thỏa thuận liên Chính phủ về hợp tác triển khai các dự án đường sắt kết nối Việt Nam Trung Quốc và hợp tác phát triển ngành công nghiệp đường sắt của Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 147/TBVPCP ngày 04 tháng 10 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. 9. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo về mưa lũ, thông tin kịp thời về nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động các biện pháp ứng phó; chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai nhiệm vụ điều tra, khảo sát, xác định nguyên nhân và biện pháp phòng tránh tại các vị trí đã và đang xảy ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất đá, khoanh định các khu vực có nguy cơ để cảnh báo sớm phục vụ chủ động ứng phó, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của người dân. b) Khẩn trương thực hiện điều chỉnh thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày đối với khai thác cát, sỏi lòng sông. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn tỉnh Bến Tre, Tiền Giang về thủ tục cấp phép khai thác mỏ cát cung cấp các dự án giao thông trọng điểm khu vực các tỉnh phía Nam có chồng lấn với luồng và hành lang bảo vệ luồng (nếu có) theo quy định của Luật Khoáng sản, các quy định pháp luật khác liên quan và thủ tục về bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa. 10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, đề án trong lĩnh vực lao động, người có công và an sinh xã hội. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tổng kết đánh giá việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 2025 để đề xuất Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2026 2030. b) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước. c) Khẩn trương báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước và xây dựng Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo theo kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 448/TBVPCP ngày 02 tháng 10 năm 2024, không để chậm trễ hơn nữa. 11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Khẩn trương hoàn thiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam cho giai đoạn mới để trình cấp có thẩm quyền theo quy định trong quý IV năm 2024. b) Tiếp tục chỉ đạo rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi một số chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động chuyên môn trong các đơn vị sự nghiệp nghệ thuật công lập, khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại văn bản số 5800/VPCPKGVX ngày 15 tháng 8 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. 12. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế vi mạch bán dẫn. Khẩn trương trình Chính phủ Nghị định về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, trong đó chú trọng các cơ chế, chính sách đột phá thúc đẩy, hỗ trợ đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực cho người dân và doanh nghiệp. 13. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng dự thảo văn bản quy định về việc tăng cường quản lý đối với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác; báo cáo Phó Thủ tướng Lê Thành Long trước ngày 15 tháng 10 năm 2024. b) Khẩn trương hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định số 91/2016/NĐCP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và Nghị định số 155/2018/NĐCP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2024. c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan triển khai Đề án chuyển đổi số cho Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy, báo cáo lộ trình trong tháng 10 năm 2024. Khẩn trương có văn bản hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh sử dụng giấy chuyển tuyến, giấy hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID để thực hiện trong tháng 10 năm 2024. 14. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Kết luận số 91KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. b) Đôn đốc, hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả chỉ tiêu biên chế giáo viên được giao tại Quyết định số 72QĐ/TW ngày 18 tháng 7 năm 2022 của Bộ Chính trị, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. 15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Khẩn trương đôn đốc, hướng dẫn các địa phương hoàn thiện các hồ sơ, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 2025 còn lại để trình Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đôn đốc Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh sớm hoàn thiện hồ sơ, đề án sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh gửi Bộ Nội vụ thẩm định. b) Kịp thời hướng dẫn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện sắp xếp, chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư, xử lý tài sản công theo quy định pháp luật. Giải quyết dứt điểm việc sắp xếp, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2019 2021. c) Tập trung hoàn thiện Đề án tổng kết 20 năm thực hiện mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ làm cơ sở xây dựng Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XVI, nhiệm kỳ 2026 2031 bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. d) Khẩn trương xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 26/2015/NĐCP ngày 09 tháng 3 năm 2015 quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. đ) Chủ trì, phối hợp tham mưu các cấp có thẩm quyền về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Đề án về tổ chức chính quyền đô thị của Thành phố Hải Phòng; đồng thời tích cực đẩy mạnh thành lập đơn vị hành chính đô thị, bảo đảm tinh thần Nghị quyết số 06NQ/TW của Bộ Chính trị. e) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương xây dựng các Nghị định quy định về: (1) tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của thành phố Hà Nội; (2) tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân quận và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân phường và chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; bầu cử, tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân quận và cán bộ, công chức làm việc tại phường, xã; lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách quận, phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; trình Chính phủ trước ngày 30 tháng 11 năm 2024. g) Xây dựng, trình Chính phủ ban hành trong năm 2024 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 1157/NQUBTVQH15 ngày 28 tháng 8 năm 2024 giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 2030. 16. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan kịp thời đề xuất bổ sung các dự án luật, Nghị quyết của Quốc hội vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. b) Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) theo Nghị quyết số 148/NQCP ngày 22 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ, gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đê bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội theo quy định. c) Đôn đốc các bộ, cơ quan tập trung nghiên cứu, soạn thảo trình ban hành 133 văn bản quy định chi tiết các luật và nội dung giao quy định chi tiết có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2025, 01 tháng 7 năm 2025 và các luật, nghị quyết mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 bảo đảm tiến độ, chất lượng. d) Tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật để tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn để sửa đổi, bổ sung ngay các văn bản theo thẩm quyền. Nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét mở rộng phạm vi hoạt động của Ban chỉ đạo trong việc chỉ đạo, tham mưu xây dựng các dự án luật trọng điểm. đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh việc sửa đổi, bổ sung 32 Luật chuyên ngành nhằm triển khai thực thi phương án cắt giảm, đơn giản hóa 221 thủ tục hành chính, quy định kinh doanh đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Công văn số 6866/VPCPKSTT ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ và Báo cáo số 400/BCBTP ngày 27 tháng 9 năm 2024 của Bộ Tư pháp tại Phiên họp thứ 3 Ban chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. 17. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, các hoạt động phát triển kinh tế biển; kiên quyết, kiên trì, linh hoạt đấu tranh xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam; ngăn chặn khai thác IUU làm cơ sở tháo gỡ “thẻ vàng” cho ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian sớm nhất. b) Phối hợp với các lực lượng giữ vững an ninh, trật tự trên phạm vi cả nước; chủ động ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống. Đổi mới, nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, diễn tập, đáp ứng điều kiện tác chiến mới; tiếp tục chủ động tham gia khắc phục hậu quả thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra. 18. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục nắm, đánh giá, dự báo sát tình hình, thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội và lợi ích quốc gia; bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, nhất là Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; tiếp tục thực hiện quyết liệt các biện pháp kéo giảm 5% tội phạm về trật tự xã hội so với năm 2023. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó cứu nạn, cứu hộ và phòng chống thiên tai. 19. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Thúc đẩy ngoại giao kinh tế, ngoại giao công nghệ, tăng cường đóng góp của kinh tế đối ngoại, huy động các nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước, tiên phong tạo đột phá, thúc đẩy hợp tác kinh tế trong phát triển các ngành quan trọng, công nghệ mới nổi, hạ tầng chiến lược. b) Đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, kết hợp nhuần nhuyễn ngoại giao với văn hóa để xây dựng thương hiệu, lan tỏa giá trị, nâng cao hình ảnh, vị thế và sức mạnh mềm Việt Nam. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác thông tin đối ngoại theo hướng chủ động, kịp thời, khoa học, sáng tạo, hiệu quả. Triển khai kịp thời, hiệu quả công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, nhất là các địa bàn có xung đột, thiên tai. Đẩy mạnh vận động người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 20. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ các Nghị định: quy định về giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử; về cơ sở dữ liệu dùng chung; thay thế Nghị định số 72/2013/NĐCP và Nghị định số 27/2018/NĐCP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông; trình Chính phủ trong tháng 10 năm 2024. Đẩy nhanh việc xây dựng Chiến lược phát triển cáp quang biển của Việt Nam. b) Tiếp tục đẩy mạnh làm sạch dữ liệu thuê bao di động, yêu cầu các nhà mạng nghiên cứu, có giải pháp để sàng lọc, xác thực người sử dụng thuê bao; kết nối hệ thống với Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Bộ Công an để tiếp nhận, trao đổi thông tin về thuê bao, tên miền liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật phục vụ công tác phòng ngừa, ngăn chặn. c) Nghiên cứu, có biện pháp chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp chữ ký số công cộng có chế độ ưu đãi, miễn phí chữ ký số cho các cơ sở y tế, cán bộ, nhân viên y tế và bệnh nhân đến khám tại các cơ sở y tế công lập, ngoài công lập. d) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin tuyên truyền nổi bật, đậm nét về các giải pháp trọng tâm, trọng điểm và kết quả triển khai các nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng về thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống nhân dân, hướng đến hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024 đã đề ra; lan tỏa, phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ của dân tộc, biểu dương các tấm gương người tốt, việc tốt, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát thông tin trên không gian mạng, các nền tảng mạng xã hội; đẩy mạnh truyền thông chính sách, chủ động phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; lan tỏa tinh thần quyết tâm thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong những tháng cuối năm 2024. 21. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo. Khẩn trương tổng kết việc kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, tồn đọng, kéo dài, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật và các giải pháp xử lý loại vụ việc này trong thời gian tới. b) Hướng dẫn triển khai có hiệu quả Định hướng Chương trình thanh tra năm 2025, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm và phát sinh khiếu nại, tố cáo, thanh tra công vụ, cải cách hành chính để chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, yếu kém, vi phạm; theo thẩm quyền thanh tra toàn diện về cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp tại các công ty nông lâm nghiệp, tập trung giải quyết các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, bảo đảm ổn định tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. c) Đẩy nhanh tiến độ ban hành kết luận thanh tra đối với các cuộc thanh tra đã kết thúc, không để kéo dài quá thời hạn quy định; chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 22. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương: a) Tiếp tục đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong năm 2024 tại Nghị quyết số 10/NQCP ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 1657/QĐTTg ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2045; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền. b) Khẩn trương lập hồ sơ đề xuất xây dựng Nghị định quy định về việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách khác trên địa bàn các xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2025 được cấp có thẩm quyền công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2024. c) Hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1719/QĐTTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ngay sau khi có kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước; hoàn thành trước ngày 25 tháng 10 năm 2024. 23. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, các cơ quan báo chí: a) Tập trung thông tin, tuyên truyền nổi bật về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị, hoạt động đối nội, đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công tác chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp để khôi phục sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; tích cực lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết dân tộc. b) Đẩy mạnh truyền thông kỹ năng ứng phó, phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do mưa, bão, sạt lở, lũ lụt gây ra. Thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin dự báo diễn biến thời tiết và đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Tiếp tục thông tin, phổ biến kỹ năng, kiến thức, pháp luật bảo đảm an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy, trật tự an toàn giao thông, an toàn lao động, an toàn thực phẩm. 24. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: a) Khẩn trương trình Tờ trình và Đề án tổng thể các giải pháp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch COVID19 để Tổng công ty Hàng không Việt Nam CTCP sớm phục hồi và phát triển bền vững giai đoạn 2021 2035 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại Thông báo số 144/TBVPCP ngày 27 tháng 9 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ. b) Chỉ đạo, đôn đốc, giám sát Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đẩy mạnh khai thác hiệu quả dầu khí, các loại khoáng sản; triển khai nhanh nhất các dự án đầu tư xây dựng công trình điện được giao, tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng mua bán điện, cung cấp than, cung cấp khí, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. 25. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tiếp tục chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển người tham gia, đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng, giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tham gia tích cực, trách nhiệm cùng hệ thống chính trị ở các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3 thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống Nhân dân./.
Nghị quyết 188/NQ-CP
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-188-NQ-CP-2024-Phien-hop-Chinh-phu-thuong-ky-thang-9-628841.aspx
{'official_number': ['188/NQ-CP'], 'document_info': ['Nghị quyết 188/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Chính phủ', ''], 'signer': ['Phạm Minh Chính'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '11/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '05/11/2024', 'note': ''}
286
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 36/2024/QĐUBND Đắk Nông, ngày 07 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THỦY LỢI TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK NÔNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Nghị định số 107/2020/NĐCP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐCP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 30/2022/TTBNNPTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 161/TTrSNN ngày 28 tháng 9 năm 2024; Công văn số 2641/SNNTCCB ngày 05 tháng 11 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 17 tháng 11 năm 2024 và bãi bỏ Quyết định số 531/QĐSNN ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông, Quyết định số 47/QĐSNN ngày 21 tháng 01 năm 2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông về việc kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Kiểm tra văn bản QPPLBộ Tư pháp; TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông; CT, các PCT UBND tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Các PCVP UBND tỉnh; Báo Đắk Nông; Đài PTTH tỉnh; Trung tâm Lưu trữSở Nội vụ; Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh; Lưu: VT, TH, NNTNMT(LTT). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Trọng Yên QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC THỦY LỢI TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK NÔNG. (Kèm theo Quyết định số 36/2024/QĐUBND ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông) Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi, phòng chống thiên tai, cấp nước sạch nông thôn, bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập và hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực thủy lợi, phòng chống thiên tai và các quy định khác có liên quan theo phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật. 2. Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Thủy lợi, Cục Phòng chống thiên tai thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. 3. Trụ sở Chi cục Thủy lợi tỉnh Đắk Nông đặt tại thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy lợi và phòng chống thiên tai: a) Dự thảo quyết định liên quan đến lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Dự thảo kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2. Tham mưu, Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. 3. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực Thủy lợi: a) Tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền: Quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản thủy lợi, quy trình vận hành công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh; quyết định giao tổ chức quản lý hoặc phân cấp quản lý công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận, phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước, công trình thủy lợi khác thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn tỉnh; phương án huy động lực lượng, vật tư, phương tiện bảo vệ công trình thủy lợi khi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố; quy mô thủy lợi nội đồng; kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn do địa phương quản lý; b) Tham mưu xây dựng phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi, các nội dung liên quan đến thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh; Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, nước sạch nông thôn; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Tiếp nhận, tham mưu cấp giấy phép và quản lý hồ sơ, giấy phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch nông thôn được cơ quan có thẩm quyền giao; thống kê, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thủy lợi theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về quản lý, khai thác và bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn; phối hợp quản lý việc xả nước thải vào công trình thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác tưới, tiêu, thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định; g) Theo dõi, giám sát, quan trắc diễn biến bồi lắng, xói lở công trình thủy lợi; hướng dẫn, quản lý việc tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, an toàn, có hiệu quả nguồn nước từ các công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý vận hành, điều tiết nguồn nước của các hệ thống công trình thủy lợi; bảo đảm cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt trong thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, thiếu nước, ngập lụt, úng trên địa bàn tỉnh; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, ngập lụt, úng, số lượng, chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; h) Chủ trì xây dựng, tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện về phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; i) Thực hiện công tác thẩm định thuộc lĩnh vực thủy lợi theo phân công hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật; k) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án thủy lợi và nước sạch nông thôn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật. l) Thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh. 4. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực phòng, chống thiên tai theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Quyết định số 35/2023/QĐUBND của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật (trừ các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện). 5. Tham mưu, thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng công trình, thẩm định, phê duyệt các dự án, công trình đầu tư xây dựng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn lĩnh vực thủy lợi, nước sạch nông thôn và phòng, chống thiên tai được phân cấp theo quy định của pháp luật. 6. Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lĩnh vực thủy lợi do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. 7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trong lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai theo quy định của pháp luật. 8. Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí và tham mưu xử lý vi phạm pháp luật lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai theo quy định pháp luật hoặc ủy quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 9. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chống sa mạc hóa và nhiệm vụ thường trực công tác khác theo phân công của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định pháp luật. 10. Thực hiện chương trình cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực thủy lợi và phòng chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. 11. Quản lý, sử dụng biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật và phân công hoặc ủy quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 12. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định pháp luật và phân công của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 13. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, theo quy định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định pháp luật. 14. Trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục. 15. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao và theo quy định pháp luật. Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi a) Chi cục Thủy lợi, gồm: Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng; số lượng Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định hiện hành; b) Chi cục trưởng điều hành hoạt động Chi cục Thủy lợi, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về hoạt động Chi cục Thủy lợi; Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực, bộ phận theo phân công của Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công; Khi Chi cục trưởng vắng mặt, một Phó Chi cục trưởng được Chi cục trưởng ủy nhiệm thay Chi cục trưởng điều hành các hoạt động của Chi cục. c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ chính sách Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo phân công, phân cấp về quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của tỉnh, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật. 2. Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ: a) Phòng Quản lý công trình thủy lợi; b) Phòng Nghiệp vụ Kỹ thuật. 3. Công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung thực hiện nhiệm vụ Kế toán; tổ chức, hành chính; văn thư, lưu trữ do Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi phân công. 4. Biên chế công chức của Chi cục Thủy lợi thuộc tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm, trên cơ sở vị trí việc làm cấp thẩm quyền phê duyệt. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi căn cứ quy định pháp luật và nhiệm vụ giao theo sự phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Quy định này. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Chi cục Thủy lợi kịp thời có văn bản phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Quyết định 36/2024/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-36-2024-QD-UBND-chuc-nang-nhiem-vu-Chi-cuc-Thuy-loi-thuoc-So-Nong-nghiep-Dak-Nong-631146.aspx
{'official_number': ['36/2024/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 36/2024/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy lợi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Đắk Nông', ''], 'signer': ['Lê Trọng Yên'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '07/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
287
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 4006/QĐBGDĐT Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT LIÊN KẾT TỔ CHỨC THI, CẤP CHỨNG CHỈ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ TIẾNG ĐỨC TELC BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐCP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐCP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2024/NĐCP ngày 05 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 11/2022/TTBGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; Căn cứ đề nghị của Công ty TNHH WBS Training và WBS Training AG tại Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức telc ngày 03 tháng 12 năm 2024; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức telc giữa các bên: Bên Việt Nam : Công ty TNHH WBS Training Trụ sở: Nhà liền kề shophouse số 77, Lô đất TTB Khu đô thị thành phố giao lưu, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 2211 1414 Website: www.wbstraining.edu.vn Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, mã số doanh nghiệp 0107991402, đăng ký lần đầu ngày 11 tháng 9 năm 2017, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 23 tháng 5 năm 2023 do Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Bên nước ngoài : WBS Training AG Trụ sở: Werkstraße 713, 19061 Schwerin, Cộng hòa liên bang Đức Website: www.wbstraining.de Mã số doanh nghiệp HRB 68531, đăng ký lần đầu ngày 15 tháng 10 năm 1998 tại 14057 BerlinChalottenburg, Cộng hòa liên bang Đức. Điều 2. Các bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, những cam kết, kế hoạch được trình bày trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài với những nội dung chính sau: 1. Đối tượng dự thi: Người có nhu cầu thi để được cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức telc. 2. Đề thi, quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi; cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước, trong và sau khi thi; đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của các bên khi tham gia tổ chức thi thực hiện theo quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức telc của Cộng hòa liên bang Đức và pháp luật của Việt Nam. 3. Địa điểm tổ chức thi: Công ty TNHH WBS Training, Nhà liền kề shophouse số 77, Lô đất TTB Khu đô thị Thành phố giao lưu, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (01 phòng máy thi trên máy tính). 4. Hình thức thi: Bài thi trên máy tính. 5. Chứng chỉ được cấp: Zertifikat Start Deutsch 2, Zertifikat telc Deutsch B1, Zertifikat telc Deutsch B2 và Zertifikat telc Deutsch C1. 6. Tài chính: Lệ phí thi và các loại phí khác (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giá của Nhà nước Việt Nam. Điều 3. Hằng năm Công ty TNHH WBS Training và WBS Training AG chịu trách nhiệm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thực hiện và quản lý liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức telc và định kỳ 6 tháng một lần cập nhật cơ sở dữ liệu về liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra công tác tổ chức thực hiện và quản lý liên kết của các bên liên kết theo Quyết định này và Hồ sơ liên kết đã phê duyệt. Điều 4. Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài tiếng Đức telc là 05 năm tính từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành và chấm dứt khi thỏa thuận hoặc hợp đồng hợp tác giữa các bên liên kết hết thời hạn. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công ty TNHH WBS Training và WBS Training AG chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 5; Bộ trưởng (để báo cáo); Cục HTQT; Cổng Thông tin điện tử Bộ GDĐT; Sở GDĐT TP. Hà Nội; Lưu: VT, QLCL. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Hoàng Minh Sơn
Quyết định 4006/QĐ-BGDĐT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-4006-QD-BGDDT-2024-lien-ket-to-chuc-thi-cap-chung-chi-nang-luc-tieng-Duc-telc-636082.aspx
{'official_number': ['4006/QĐ-BGDĐT'], 'document_info': ['Quyết định 4006/QĐ-BGDĐT năm 2024 phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng Đức telc do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Giáo dục và Đào tạo', ''], 'signer': ['Hoàng Minh Sơn'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '16/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
288
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 6938/TCHQTXNK V/v thuế NK hàng hóa TNTX phục vụ hợp đồng gia công Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2014 Kính gửi: UBND tỉnh Quảng Ngãi; Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam; (Khu KT Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Sơn) Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi. Trả lời công văn số 2323/UBNDCNXD ngày 11/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi và công văn số 574/HQQNgKTS ngày 06/6/2014 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi đề nghị giải quyết vướng mắc về việc xử lý thuế nhập khẩu đối với hàng hóa TNTX và cho phép thông quan các lô hàng nhập khẩu đang bị ách tắc của Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Về vấn đề này, ngày 03/6/2014 Bộ Tài chính đã có công văn số 7287/BTCTCHQ hướng dẫn. Do đó, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 16 Nghị định 149/2005/NĐCP ngày 08/12/2005 nay là khoản 1, khoản 4 Điều 12 Nghị định 87/2010/NĐCP ngày 13/8/2010; khoản 1, khoản 4 Điều 100 Thông tư 79/2007/TTBTC ngày 20/4/2009; khoản 1, khoản 4 Điều 101 Thông tư 194/2010/TT BTC ngày 06/12/2010 nay là khoản 1, khoản 4 Điều 101 Thông tư 128/2013/TTBTC ngày 10/9/2013; hướng dẫn tại công văn số 7287/BTCTCHQ , kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu xác định đầu kéo và rơ móc siêu trường siêu trọng đã qua sử dụng (SPMT) do Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam nhập khẩu theo hình thức thuê, mượn miễn phí (TNTX) từ Công ty Doosan Hàn Quốc, chỉ sử dụng để vận chuyển hàng hóa gia công xuất khẩu cho Công ty Doosan Hàn Quốc từ nhà máy ra cầu cảng chuyên dụng của Công ty, không sử dụng vào mục đích khác ngoài mục đích nêu trên thì miễn thuế nhập khẩu theo công văn số 7287/BTCTCHQ ngày 03/6/2014 của Bộ Tài chính. Tổng cục Hải quan thông báo để UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam, Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi được biết và thực hiện./. Nơi nhận: Như trên; TT. Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c); Cục KTSTQ (để p/h); Lưu: VT, TXNKCST (3) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
Công văn 6938/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-6938-TCHQ-TXNK-2014-thue-nhap-khau-hang-hoa-tam-nhap-tai-xuat-hop-dong-gia-cong-235735.aspx
{'official_number': ['6938/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 6938/TCHQ-TXNK năm 2014 về thuế nhập khẩu hàng hóa tạm nhập-tái xuất phục vụ hợp đồng gia công do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Nguyễn Dương Thái'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu, Thuế - Phí - Lệ Phí'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/06/2014', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
289
QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Luật số: 11/2017/QH14 Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2017 LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Căn cứHiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Trợ giúp pháp lý. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Điều 2. Trợ giúp pháp lý Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Điều 3. Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý. 2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan. 3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. 4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý. Điều 4. Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý 1. Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước. 2. Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội . 3. Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý. 4. Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý. Điều 5. Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý 1. Nguồn tài chính cho công tác trợ giúp pháp lý bao gồm nguồn ngân sách nhà nước; đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. 2. Kinh phí ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ưu tiên bố trí ngân sách từ số bổ sung cân đối ngân sách hằng năm để hỗ trợ cho việc thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình. 3. Kinh phí cho hoạt động trợ giúp pháp lý của tổ chức tự nguyện thực hiện do tổ chức đó tự bảo đảm. Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý; b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý; c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác; d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng; đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội; e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật. 2. Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây: a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý; c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý. Chương II NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 7. Người được trợ giúp pháp lý 1. Người có công với cách mạng. 2. Người thuộc hộ nghèo. 3. Trẻ em. 4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. 5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. 6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo. 7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; b) Người nhiễm chất độc da cam; c) Người cao tuổi; d) Người khuyết tật; đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; h) Người nhiễm HIV. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Điều 8. Quyền của người được trợ giúp pháp lý 1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác. 2. Tự mình hoặc thông qua người thân thích, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác yêu cầu trợ giúp pháp lý. 3. Được thông tin về quyền được trợ giúp pháp lý, trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý khi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan. 4. Yêu cầu giữ bí mật về nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý. 5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này. 6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. 7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều 9. Nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý 1. Cung cấp giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. 2. Hợp tác, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu, chứng cứ đó. 3. Tôn trọng tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. 4. Không yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác trợ giúp pháp lý cho mình về cùng một vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, giải quyết. 5. Chấp hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 10. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. 2. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Điều 11. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng. 2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thể có Chi nhánh. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. 3. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Điều 12. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. 2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp theo quy định của Luật này. 3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này. Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện trợ giúp pháp lý; b) Đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý; d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý; đ) Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật này; e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. 2. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu. 3. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Được nhận thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Chính phủ; c) Quyền và nghĩa vụ khác theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý. 4. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Thực hiện trợ giúp pháp lý theo nội dung đăng ký. Điều 14. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý được ký kết giữa Sở Tư pháp với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và giữa Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước với luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý về việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về dân sự. 2. Căn cứ yêu cầu trợ giúp pháp lý và thực tiễn tại địa phương, Sở Tư pháp lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức có nguyện vọng và có đủ điều kiện sau đây: a) Có lĩnh vực đăng ký hoạt động phù hợp với lĩnh vực trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này; b) Là tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức tư vấn pháp luật có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức; c) Có cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động trợ giúp pháp lý; d) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật. 3. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư có đủ điều kiện sau đây: a) Không đang trong thời gian thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư; b) Không bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; c) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; d) Được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức mà luật sư ký kết hợp đồng lao động. 4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 24 của Luật này. 5. Tổ chức, cá nhân đã thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tạikhoản 1 Điều 6 của Luật này thì không được lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian ít nhất là 02 năm kể từ ngày có kết luận vi phạm. 6. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết Điều này. Điều 15. Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tự nguyện thực hiện trợ giúp pháp lý bằng nguồn lực của mình được đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý như sau: a) Tổ chức hành nghề luật sư có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này; b) Tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 2 Điều 14 của Luật này và có ít nhất 01 tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên hoặc 01 luật sư làm việc thường xuyên tại tổ chức. 2. Tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý đăng ký về phạm vi, hình thức, lĩnh vực, đối tượng trợ giúp pháp lý với Sở Tư pháp nơi đã cấp Giấy đăng ký hoạt động. 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định trình tự, thủ tục đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý. Điều 16. Chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này; b) Chấm dứt theo hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; c) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng; d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không còn đáp ứng một trong các điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này; b) Tự chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý sau khi đã thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp nơi đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; c) Không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan; d) Thực hiện trợ giúp pháp lý gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. 3. Khi chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc chấm dứt thực hiện trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc chưa hoàn thành đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được Sở Tư pháp giao để tiếp tục thực hiện. Chương IV NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỰC HIỆN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 17. Người thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Trợ giúp viên pháp lý; b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý; d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý. 2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Thực hiện trợ giúp pháp lý; b) Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật; c) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng; d) Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; đ) Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; e) Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý; g) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý; h) Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. 2. Trợ giúp viên pháp lý có quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này; b) Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; c) Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công; d) Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định. 3. Luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước được hưởng thù lao và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định. 4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều này. Điều 19. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý: 1. Có phẩm chất đạo đức tốt; 2. Có trình độ cử nhân luật trở lên; 3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý; 4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý; 5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật. Điều 20. Tập sự trợ giúp pháp lý 1. Viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư được tập sự trợ giúp pháp lý tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Thời gian tập sự trợ giúp pháp lý là 12 tháng. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phân công trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trợ giúp viên pháp lý. Tại cùng một thời điểm, 01 trợ giúp viên pháp lý không được hướng dẫn tập sự quá 02 người. 2. Người tập sự trợ giúp pháp lý được giúp trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn trong hoạt động nghề nghiệp nhưng không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý tại phiên tòa; không được ký văn bản tư vấn pháp luật. Người tập sự trợ giúp pháp lý được cùng với trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn gặp gỡ người được trợ giúp pháp lý và đương sự khác trong vụ việc trợ giúp pháp lý khi được người đó đồng ý; giúp trợ giúp viên pháp lý nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ việc và các hoạt động nghề nghiệp khác. Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn tập sự giám sát và chịu trách nhiệm về các hoạt động của người tập sự trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này. 3. Người thuộc trường hợp được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư thì được miễn, giảm thời gian tập sự trợ giúp pháp lý. 4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và mẫu Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý. Điều 21. Bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý 1. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm: a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý; b) Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý; c) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm; d) Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật; đ) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý; e) Giấy chứng nhận sức khỏe. 3. Người đã bị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 22 của Luật này được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật này và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn. 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Điều 22. Miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý 1. Trợ giúp viên pháp lý bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này; b) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; c) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng; d) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan; đ) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi quy định tại điểm a, b, đ hoặc e khoản 1 Điều 6 của Luật này; e) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 2. Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm: a) Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý; b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh trợ giúp viên pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. 4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý. Điều 23. Cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý 1. Người đã được cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại thẻ trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. 2. Người đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý gửi đơn đề nghị đến Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Sau khi nhận được đơn của người đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập hồ sơ gửi Giám đốc Sở Tư pháp. 3. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý; b) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm; c) Thẻ trợ giúp viên pháp lý bị hư hỏng hoặc xác nhận của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong trường hợp thẻ bị mất. 4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý. 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý. Điều 24. Cộng tác viên trợ giúp pháp lý 1. Ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, căn cứ nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và điều kiện thực tế tại địa phương, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Những người đã nghỉ hưu, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe, có nguyện vọng thực hiện trợ giúp pháp lý có thể trở thành cộng tác viên trợ giúp pháp lý, bao gồm: trợ giúp viên pháp lý; thẩm phán, thẩm tra viên ngành Tòa án; kiểm sát viên, kiểm tra viên ngành kiểm sát; điều tra viên; chấp hành viên, thẩm tra viên thi hành án dân sự; chuyên viên làm công tác pháp luật tại các cơ quan nhà nước. 3. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với người được cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện tư vấn pháp luật tại địa phương. Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp thu hồi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý đối với người không thực hiện trợ giúp pháp lý trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan. 4. Chính phủ quy định chi tiết việc cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý. Điều 25. Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này; b) Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật; c) Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng. 2. Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự; b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý; c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý. 3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Chương V PHẠM VI, LĨNH VỰC, HÌNH THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 26. Phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý 1. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người được trợ giúp pháp lý đang cư trú tại địa phương; b) Vụ việc trợ giúp pháp lý xảy ra tại địa phương; c) Vụ việc trợ giúp pháp lý do cơ quan có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ở Trung ương yêu cầu. 2. Tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi hợp đồng. 3. Tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi đăng ký. Điều 27. Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý 1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. 2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: a) Tham gia tố tụng; b) Tư vấn pháp luật; c) Đại diện ngoài tố tụng. Điều 28. Địa điểm tiếp người được trợ giúp pháp lý 1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bố trí nơi tiếp người được trợ giúp pháp lý tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tại địa điểm khác ngoài trụ sở của tổ chức bảo đảm điều kiện để việc trình bày yêu cầu được dễ dàng, thuận lợi. 2. Tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải niêm yết lịch tiếp, nội quy tiếp người được trợ giúp pháp lý. Điều 29. Yêu cầu trợ giúp pháp lý 1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có: a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý; b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý. 2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau: a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn; b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản saocó chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý; c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý. Điều 30. Thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý 1. Yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ được thụ lý khi có vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 7 và phù hợp với quy định của Luật này. 2. Người tiếp nhận yêu cầu phải kiểm tra các nội dung có liên quan đến yêu cầu trợ giúp pháp lý và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện để thụ lý hoặc phải bổ sung giấy tờ, tài liệu có liên quan. 3. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thụ lý và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này; b) Yêu cầu trợ giúp pháp lý có nội dung trái pháp luật; c) Người được trợ giúp pháp lý đã chết; d) Vụ việc đang được một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác thụ lý, giải quyết. 4. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay do vụ việc sắp hết thời hiệu khởi kiện, sắp đến ngày xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc để tránh gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết. Điều 31. Tham gia tố tụng 1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và pháp luật về tố tụng. 2. Khi người được trợ giúp pháp lý yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý là người bị bắt, người bị tạm giữ yêu cầu cử người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm thụ lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý. 3. Trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của người bị bắt, người bị tạm giữ hoặc trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm nhận được yêu cầu trợ giúp pháp lý của bị can, bị cáo, người bị hại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương. Ngay sau khi nhận được thông báo của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm thụ lý theo quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. 4. Việc cử người tham gia tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý, cơ quan tiến hành tố tụng có liên quan. Điều 32. Tư vấn pháp luật 1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật cho người được trợ giúp pháp lý bằng việc hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp soạn thảo văn bản liên quan đến tranh chấp, khiếu nại, vướng mắc pháp luật; hướng dẫn giúp các bên hòa giải, thương lượng, thống nhất hướng giải quyết vụ việc. 2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thụ lý vụ việc hoặc nhận đủ các giấy tờ, tài liệu cần bổ sung, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm nghiên cứu và trả lời bằng văn bản cho người được trợ giúp pháp lý; đối với vụ việc phức tạp hoặc cần có thời gian để xác minh thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người được trợ giúp pháp lý. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý là vướng mắc pháp luật đơn giản thì người tiếp nhận hướng dẫn, giải đáp, cung cấp thông tin pháp luật ngay cho người được trợ giúp pháp lý. Điều 33. Đại diện ngoài tố tụng 1. Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm cử người đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý. Việc cử người đại diện ngoài tố tụng phải được lập thành văn bản và gửi cho người được trợ giúp pháp lý. Điều 34. Phối hợp xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý 1. Trường hợp cần xác minh các tình tiết, sự kiện có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý ở địa phương khác thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã thụ lý vụ việc yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nơi cần xác minh phối hợp thực hiện. Yêu cầu xác minh phải bằng văn bản, nêu rõ nội dung cần xác minh và thời hạn trả lời. 2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được yêu cầu xác minh có trách nhiệm thực hiện xác minh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu và gửi kết quả bằng văn bản kèm theo giấy tờ, tài liệu có liên quan cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý yêu cầu; trường hợp không thể xác minh được nội dung theo yêu cầu thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 3. Văn bản yêu cầu xác minh, văn bản thông báo kết quả thực hiện và giấy tờ, tài liệu có liên quan phải được lưu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. Điều 35. Chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý 1. Trường hợp yêu cầu trợ giúp pháp lý không đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật này, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu biết. 2. Trường hợp không đủ nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chuyển yêu cầu trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại địa phương và thông báo cho người có yêu cầu biết. Điều 36. Kiến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý 1. Trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý kiến nghị bằng văn bản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý. 2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan nhận được kiến nghị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trả lời có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà cơ quan nhận được kiến nghị không trả lời thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có quyền kiến nghị cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan đó xem xét, giải quyết. Điều 37. Không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý 1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này; c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý. 2. Trường hợp không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý. 3. Trường hợp vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện mà người được trợ giúp pháp lý không còn đáp ứng quy định tại Điều 7 của Luật này thì vụ việc được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc. Điều 38. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý 1. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lập hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. 2. Hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý gồm có: a) Các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này; b) Các văn bản, giấy tờ liên quan và kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý; c) Các giấy tờ, tài liệu khác (nếu có). Điều 39. Lưu trữ hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý 1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải bàn giao hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. 2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý phải được thống kê, đánh số thứ tự, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm và được lưu trữ theo quy định của pháp luật. 3. Hồ sơ điện tử của từng vụ việc trợ giúp pháp lý được số hóa, cập nhật vào hệ thống quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý và lưu trữ tại cơ sở dữ liệu về trợ giúp pháp lý. Chương VI TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Điều 40. Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. 2. Bộ Tư pháp là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch phát triển trợ giúp pháp lý và tổ chức triển khai thực hiện; c) Ban hành các quy định hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về trợ giúp pháp lý; d) Hướng dẫn, tổ chức và theo dõi việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý; đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý; e) Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; g) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý; h) Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý; i) Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý. 3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; bảo đảm các điều kiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Điều 41. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý trong tố tụng 1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Luật này trong hệ thống các cơ quan trực thuộc. 2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho người được trợ giúp pháp lý được hưởng quyền trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan Trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý, cơ quan nhà nước có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư 1. Liên đoàn Luật sư Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư theo quy định của Luật này. 2. Đoàn luật sư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp trong quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức hành nghề luật sư, luật sư theo quy định của Luật này. Điều 44. Trách nhiệm của tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật Tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý trong quản lý, giám sát việc thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức tư vấn pháp luật, tư vấn viên pháp luật theo quy định của Luật này. Chương VII GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ TRANH CHẤP Điều 45. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Người được trợ giúp pháp lý có quyền khiếu nại đối với hành vi sau đây của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình: a) Từ chối thụ lý vụ việc trợ giúp pháp lý; b) Không thực hiện trợ giúp pháp lý; c) Thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật; d) Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý không đúng pháp luật. 2. Người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tư pháp hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án. 3. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử lý kỷ luật, quyết định xử phạt vi phạm hành chính và quyết định hành chính, hành vi hành chính khác trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại và quy định khác của pháp luật có liên quan. 4. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm quy định của Luật này. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Điều 46. Giải quyết tranh chấp 1. Trường hợp có tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý với trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, tổ chức tư vấn pháp luật liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. 2. Trường hợp có tranh chấp giữa người được trợ giúp pháp lý với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư liên quan đến việc thực hiện trợ giúp pháp lý thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 47. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. 2.Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành. Điều 48. Quy định chuyển tiếp 1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, người đã được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 được tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật này; sau 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, người được bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý không có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý. 2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 phải đáp ứng yêu cầu của Luật này; trường hợp không đáp ứng yêu cầu của Luật này thì chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý và chuyển hồ sơ vụ việc đang thực hiện cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước nơi đăng ký tham gia để tiếp tục thực hiện. 3. Vụ việc trợ giúp pháp lý đang được thực hiện theo Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa kết thúc thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý số 69/2006/QH11 cho đến khi kết thúc vụ việc. 4. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã được thành lập tại địa phương và căn cứ vào nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý và hiệu quả hoạt động báo cáo Bộ Tư pháp để thống nhất việc duy trì, sáp nhập hoặc giải thể Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2017. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI Nguyễn Thị Kim Ngân
Luật 11/2017/QH14
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dich-vu-phap-ly/Luat-Tro-giup-phap-ly-2017-322938.aspx
{'official_number': ['11/2017/QH14'], 'document_info': ['Luật Trợ giúp pháp lý 2017'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Quốc hội', ''], 'signer': ['Nguyễn Thị Kim Ngân'], 'document_type': ['Luật'], 'document_field': ['Dịch vụ pháp lý'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '20/06/2017', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '27/07/2017', 'note': ''}
290
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1591/KHUBND Quảng Nam, ngày 08 tháng 3 năm 2024 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CẤP TỈNH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Thực hiện Kế hoạch số 198/KHTTCP ngày 06/02/2024 của Thanh tra Chính phủ về việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023; UBND tỉnh Quảng Nam xây dựng Kế hoạch triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Nhằm đánh giá thực trạng tình hình triển khai công tác công tác phòng, chống tham nhũng (sau đây viết tắt là PCTN) trên địa bàn tỉnh năm 2023 theo quy định của Luật PCTN năm 2018, Nghị định hướng dẫn thi hành và các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo khác của Trung ương; tổng hợp, báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ theo quy định. Thông qua kết quả đánh giá công tác PCTN năm 2023, xác định, làm rõ những ưu điểm, những mặt còn hạn chế, vướng mắc, là cơ sở để đưa ra các chủ trương, giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCTN trên địa bàn tỉnh trong các năm tiếp theo. 2. Yêu cầu Đánh giá công tác PCTN năm 2023 theo Luật PCTN năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐCP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN năm 2023 do Thanh tra Chính phủ ban hành và văn bản hướng dẫn của Thanh tra tỉnh trên cơ sở Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN đối với cấp tỉnh năm 2023; mỗi nội dung đánh giá yêu cầu phải có số liệu, tài liệu chứng minh cụ thể kèm theo. Việc triển khai thực hiện đánh giá công tác PCTN năm 2023 phải được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, đúng tiến độ, đảm bảo khách quan, khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Trong quá trình đánh giá Bộ Chỉ số PCTN phải được thực hiện đồng bộ giữa cơ quan được UBND tỉnh giao chủ trì với các cơ quan có trách nhiệm cung cấp số liệu, chứng cứ có liên quan, tránh chồng chéo, trùng lắp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị. II. NỘI DUNG 1. Tiêu chí đánh giá công tác PCTN Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Luật PCTN năm 2018, Chương III Nghị định số 59/2019/NĐCP ngày 01/7/2019 của Chính phủ và Bộ Chỉ số phục vụ việc đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 do Thanh tra Chính phủ ban hành. 2. Phương pháp đánh giá và nội dung Báo cáo kết quả đánh giá Thực hiện theo văn bản, đề cương hướng dẫn của Thanh tra tỉnh sau khi Thanh tra Chính phủ ban hành Bộ Chỉ số và tài liệu hướng dẫn. 3. Thành lập Tổ công tác của UBND tỉnh và Tổ giúp việc cho Tổ công tác Giao Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ công tác của UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện đánh giá, xây dựng báo cáo đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 với thành phần như sau: + Mời đại diện Lãnh đạo Ủy ban MTTQVN tỉnh, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh tham gia Tổ công tác và mỗi cơ quan cử một cán bộ tham gia Tổ giúp việc cho Tổ công tác. + Đại diện Lãnh đạo các Sở: Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Tiếp công dân tỉnh làm thành viên Tổ công tác và mỗi cơ quan cử một cán bộ tham gia Tổ giúp việc cho Tổ công tác. Giao Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng Tổ công tác của UBND tỉnh và thành lập Tổ giúp việc cho Tổ công tác của UBND tỉnh; đồng thời là đầu mối phối hợp, liên lạc, trao đổi với Tổ công tác đánh giá của Thanh tra Chính phủ. 4. Tổ chức hướng dẫn, thu thập thông tin, tài liệu, lập hồ sơ đánh giá, xây dựng báo cáo đánh giá của UBND tỉnh Giao Tổ công tác của UBND tỉnh hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, địa phương) tổ chức việc thu thập thông tin, tài liệu, lập hồ sơ đánh giá đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Bộ Chỉ số và tài liệu chứng minh theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Tổ công tác của UBND tỉnh chịu trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu từ các cơ quan, đơn vị, địa phương; lập hồ sơ đánh giá; xây dựng báo cáo tự đánh giá công tác PCTN năm 2023 của UBND tỉnh; tham mưu UBND tỉnh báo cáo về Thanh tra Chính phủ trước ngày 20/5/2024. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu và cung cấp về Tổ công tác của UBND tỉnh trước ngày 26/4/2024. Các cơ quan, đơn vị, địa phương cung cấp quá thời hạn nêu trên xem như không thực hiện cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan. Việc cung cấp thông tin, tài liệu được thực hiện bằng văn bản gửi về Tổ công tác của UBND tỉnh qua phòng Nghiệp vụ 2, Thanh tra tỉnh (địa chỉ: Số 08 Nguyễn Chí Thanh, thành phố Tam Kỳ) và đồng thời bằng dữ liệu điện tử theo địa chỉ: [email protected]. 5. Đôn đốc việc thực việc cung cấp thông tin, tài liệu Nhằm bảo đảm việc triển khai thực hiện Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2023 đúng tiến độ và nội dung cần báo cáo, giao Tổ công tác của UBND tỉnh thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét xử lý đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương không thực hiện, hoặc thực hiện không kịp thời việc cung cấp thông tin, tài liệu. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Tổ công tác của UBND tỉnh Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Tham mưu UBND tỉnh thực hiện Bộ Chỉ số theo đúng biểu mẫu, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin, tài liệu; tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh ban hành báo cáo đúng thời gian quy định. Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét xử lý đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện việc cung cấp số liệu, chứng cứ. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện đánh giá, xây dựng báo cáo đánh giá công tác PCTN của tỉnh Quảng Nam và giải trình (nếu có). 2. Thanh tra tỉnh Giao Chánh Thanh tra tỉnh làm Tổ trưởng Tổ công tác của UBND tỉnh và thành lập Tổ giúp việc cho Tổ công tác của UBND tỉnh, đồng thời là đầu mối phối hợp, liên lạc, trao đổi với Tổ công tác của Thanh tra Chính phủ. Kinh phí phục vụ công tác đánh giá sử dụng trong nguồn kinh phí không tự chủ được giao đầu năm của đơn vị. 3. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về nội dung, thông tin, tài liệu, chất lượng báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu theo nội dung báo cáo của đơn vị mình và các nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác chuyên môn của ngành về Tổ công tác của UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) theo đúng thời gian quy định tại Kế hoạch này. Cử 01 cán bộ làm đầu mối phối hợp, liên lạc, trao đổi với Tổ công tác của UBND tỉnh. Trên đây là Kế hoạch triển khai đánh giá công tác PCTN năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, chủ động báo cáo UBND tỉnh (thông qua Thanh tra tỉnh) để chỉ đạo, xử lý kịp thời./. Nơi nhận: Thanh tra Chính phủ (b/c); TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c); Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; Ủy ban MTTQVN tỉnh; Ban Nội chính Tỉnh ủy; Công an tỉnh, VKSND tỉnh, TAND tỉnh, Cục THADS tỉnh; Thanh tra tỉnh (thực hiện); Các Sở, Ban, ngành (thực hiện); UBND các huyện, thị xã, thành phố (thực hiện); CPVP; Lưu: VT, HCTC, TD, NCKS. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Lê Trí Thanh
Kế hoạch 1591/KH-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Ke-hoach-1591-KH-UBND-2024-danh-gia-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-cap-tinh-Quang-Nam-601564.aspx
{'official_number': ['1591/KH-UBND'], 'document_info': ['Kế hoạch 1591/KH-UBND năm 2024 triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Quảng Nam', ''], 'signer': ['Lê Trí Thanh'], 'document_type': ['Kế hoạch'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '08/03/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
291
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3257/TCHQTXNK V/v phân loại hàng hóa Hà Nội, ngày 13 tháng 04 năm 2015 Kính gửi: Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. (Số 168 Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, Hà Nội) Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 2703/15XNK ngày 27/3/2015 của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát đề nghị hướng dẫn phân loại mặt hàng đầu máy rửa xe áp lực trung bình, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Căn cứ Điều 28 Luật Hải quan số 54/2014/QH13; Điều 24 Nghị Định số 08/2015/NĐ CP ngày 21/01/2015 của Chính Phủ; Điều 7 Thông tư số 38/2015/TTBTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số đối với hàng hóa dự kiến nhập khẩu thì thực hiện thủ tục và hồ sơ như sau: 1. Về thủ tục xác định trước mã số: Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số đến Tổng cục Hải quan. Có trách nhiệm tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số theo đề nghị của cơ quan hải quan. Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, trong đó nêu nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi. 2. Về hồ sơ đề nghị xác định trước mã số: Đơn đề nghị xác định trước theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính; Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp không có mẫu hàng, tổ chức, cá nhân phải cung cấp tài liệu kỹ thuật (như bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa), mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của hàng hóa: 01 bản chính. Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát biết và thực hiện. Nơi nhận: Như trên; PTCT Nguyễn Dương Thái (để báo cáo); Lưu: VT, TXNKTrâm (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG Lưu Mạnh Tưởng
Công văn 3257/TCHQ-TXNK
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thuong-mai/Cong-van-3257-TCHQ-TXNK-2015-phan-loai-mat-hang-dau-may-rua-xe-ap-luc-trung-binh-271093.aspx
{'official_number': ['3257/TCHQ-TXNK'], 'document_info': ['Công văn 3257/TCHQ-TXNK năm 2015 về phân loại mặt hàng đầu máy rửa xe áp lực trung bình do Tổng cục Hải quan ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Hải quan', ''], 'signer': ['Lưu Mạnh Tưởng'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thương mại, Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '13/04/2015', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
292
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2782/QĐBTC Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 98/NQCP NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2024 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 27CT/TW NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Nghị quyết số98/NQCP ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 27CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Căn cứ Nghị định số14/2023/NĐCP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 98/NQCP ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ về thực hiện Chỉ thị số 27CT/TW ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Điều 2. Các đồng chí Lãnh đạo Bộ căn cứ các giải pháp, nhiệm vụ Chính phủ giao trong Nghị quyết số 98/NQCP ngày 26 tháng 6 năm 2024 và nội dung của Quyết định này, chỉ đạo các đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, bảo đảm đạt mục tiêu và yêu cầu của Chính phủ; chủ động kiểm tra việc triển khai thực hiện. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chủ động bám sát những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ Chính phủ giao trong Nghị quyết số 98/NQCP ngày 26 tháng 6 năm 2024; chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và những nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất; tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ trong Kế hoạch này thành đề án, công việc, văn bản để báo cáo Lãnh đạo Bộ, trong đó cần xác định rõ đơn vị chủ trì, đơn vị tham gia phối hợp, thời gian hoàn thành đối với từng công việc được giao. Điều 3. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, định kỳ hàng năm, các đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch kèm theo Quyết định này chủ động kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện báo cáo Lãnh đạo Bộ. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính sơ kết, tổng kết tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/NQCP ngày 26 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, căn cứ yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đề nghị của các Bộ, cơ quan liên quan về việc báo cáo đột xuất hoặc thường xuyên tình hình, kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 98/NQCP ngày 26 tháng 6 năm 2024, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính báo cáo theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, tổ chức và cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Thủ tướng Chính phủ (để b/c); Văn phòng Chính phủ; Lãnh đạo Bộ (để b/c); Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính; Lưu: VT, PC (10b). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Tấn Cận KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 98/NQCP NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2024 VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 27CT/TW NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 2023 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ (Kèm theo Quyết định số 2782 ngày 22/11/2024 của Bộ Tài chính) STT NỘI DUNG NHIỆM VỤ SẢN PHẨM ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH CHỦ TRÌ ĐƠN VỊ THUỘC BỘ TÀI CHÍNH PHỐI HỢP THỜI GIAN THỰC HIỆN, HOÀN THÀNH I. Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 1 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) Vụ Pháp chế Các đơn vị liên quan Trước năm 2025 2 Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp Hồ sơ dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp Cục Tài chính doanh nghiệp Các đơn vị liên quan Trong năm 2025 3 Rà soát, nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan phù hợp với thực tiễn theo hướng đổi mới cơ chế phân cấp ngân sách, cơ bản khắc phục tình trạng lồng ghép trong quản lý ngân sách nhà nước, tăng vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đẩy mạnh phân cấp, khuyến khích các địa phương sáng tạo, tăng thu, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, tạo sự chủ động và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong việc quyết định, sử dụng ngân sách. Nghiên cứu, đổi mới việc phân bổ chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra khi sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước. Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) Vụ Ngân sách nhà nước Các đơn vị liên quan Từ năm 2025 4 Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, chế độ chi tiêu công. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, chế độ chi tiêu công. Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các đơn vị liên quan Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 5 Rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công Cục Quản lý công sản Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 6 Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên, tập trung vào việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Tài nguyên nước năm 2023, Luật Đất đai năm 2024; hoàn thiện dự án Luật Địa chất và khoáng sản Văn bản tham gia ý kiến Cục Quản lý công sản Các đơn vị liên quan Trong năm 2024 7 Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện các quy định pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2023 Văn bản tham gia ý kiến Vụ Đầu tư Các đơn vị liên quan Trong năm 2024 8 Phối hợp với Bộ Tư pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định về đấu giá tài sản, tập trung vào hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đảm bảo quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo hướng chặt chẽ, minh bạch hơn. Văn bản tham gia ý kiến Cục Quản lý công sản Các đơn vị liên quan Trong năm 2024 9 Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); Luật Viên chức (sửa đổi) Văn bản tham gia ý kiến Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 II. Xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả chiến lược và chương trình quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm, hằng năm 1 Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu giúp Chính phủ đổi mới việc xây dựng, ban hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm theo hướng vừa đảm bảo tính tổng thể, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có chủ đề từng năm. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hằng năm của Chính phủ Vụ Pháp chế Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 2 Chủ động xây dựng Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Tài chính và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 5 năm và hàng năm của Bộ Tài chính Cục Kế hoạch Tài chính Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 3 Xây dựng và tổ chức triển khai các chiến lược, chương trình quốc gia về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực then chốt là ngân sách nhà nước, tài sản công. Đề xuất và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống lãng phí trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, tài sản công gửi Vụ Pháp chế Vụ Ngân sách nhà nước, Cục Quản lý công sản Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 4 Thực hiện nghiêm các quy định về mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài bảo đảm thiết thực, hiệu quả, không lãng phí, phô trương. Báo cáo kết quả việc mua sắm công, xây dựng và sử dụng trụ sở, tổ chức hội nghị, lễ kỷ niệm, tiếp khách, đi công tác, đi nước ngoài. Văn phòng Bộ, Cục Kế hoạch tài chính và các đơn vị liên quan Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 III. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia 1 Tăng cường công tác quản lý thuế Văn bản đầu ra theo từng nhiệm vụ cụ thể Tổng cục Thuế Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 2 Đẩy nhanh lộ trình cải cách chính sách thuế theo Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 508/QĐTTg ngày 23 tháng 4 năm 2022. Hồ sơ xây dựng chính sách thuế theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí Các đơn vị liên quan 3 Nâng cao chất lượng công tác dự báo; lập, thẩm định dự toán thu ngân sách nhà nước. Báo cáo của đơn vị Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 4 Nâng cao chất lượng công tác dự báo; lập, thẩm định dự toán chi ngân sách nhà nước. Kiểm soát chặt chẽ công tác lập, phân bổ, quản lý, sử dụng chi ngân sách nhà nước, đặc biệt là chi đầu tư, chi sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học và công nghệ, tài nguyên, môi trường, công nghệ thông tin, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Báo cáo của đơn vị Các đơn vị: Kho bạc Nhà nước, Cục Kế hoạch Tài chính, Cục Tài chính doanh nghiệp, Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ I, Vụ Đầu tư thực hiện Các đơn vị có liên quan Từ năm 2024 Vụ Ngân sách nhà nước chủ trì tổng hợp báo cáo trên cơ sở báo cáo của các đơn vị 5 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực quốc gia, nhất là trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công. Báo cáo của đơn vị Cục Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Bộ và các đơn vị thuộc Bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 6 Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ, cơ quan trung ương, bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư công. Tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án, hạn chế phải điều chỉnh trong quá trình triển khai, bảo đảm hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô, tổng mức đầu tư của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực và quy định pháp luật. Báo cáo của đơn vị Cục Kế hoạch Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 7 Tăng cường công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, nguồn lực quốc gia...; nêu cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nhà nước, người đứng đầu với việc gây thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản công. Báo cáo của đơn vị Vụ Ngân sách nhà nước, Cục Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 8 Đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; tiếp tục hoàn thiện vị trí việc làm tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Báo cáo của đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 9 Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, cải cách hành chính, xã hội hóa cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Báo cáo của đơn vị Cục Tin học và Thống kê tài chính, Văn phòng Bộ, Vụ HCSN và các đơn vị liên quan Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 10 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý, tập trung lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra lãng phí, tiêu cực, nơi có nhiều đơn, thư, khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc nhằm kịp thời phát hiện phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực. Báo cáo của đơn vị Thanh tra Bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 11 Kịp thời phát hiện, phòng ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực; thực hiện nghiêm kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng, thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước. Báo cáo của đơn vị Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 12 Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương án giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA, dự án BOT, BT hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các dự án ngừng triển khai theo kết luận của các cơ quan chức năng, sớm đưa các tài sản này vào phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Văn bản tham gia ý kiến Vụ Đầu tư Các đơn vị liên quan Trong năm 2024 IV. Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội, hội quần chúng và Nhân dân; tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng đời sống văn hóa 1 Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến; có biện pháp thiết thực bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi gây lãng phí, thất thoát theo quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và văn bản hướng dẫn. Sản phẩm đầu ra theo từng nhiệm vụ cụ thể Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 2 Tổ chức triển khai có hiệu quả Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” theo phân công tại Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1478/QĐTTg ngày 28/11/2022; kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình, sáng kiến; có biện pháp thiết thực bảo vệ người đấu tranh, tố giác hành vi gây lãng phí, thất thoát theo quy định tại Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và văn bản hướng dẫn; xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Báo cáo của đơn vị Vụ Tổ chức cán bộ Các đơn vị liên quan Từ năm 2024 3 Thực hiện nghiêm các quy định về lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan (trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) trong quá trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Báo cáo của đơn vị Các đơn vị thuộc Bộ Từ năm 2024
Quyết định 2782/QĐ-BTC
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-2782-QD-BTC-2024-Ke-hoach-thuc-hien-Nghi-quyet-98-NQ-CP-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-633131.aspx
{'official_number': ['2782/QĐ-BTC'], 'document_info': ['Quyết định 2782/QĐ-BTC năm 2024 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Tài chính', ''], 'signer': ['Lê Tấn Cận'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
293
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 3576/TCTCS V/v: gia hạn tiền SDĐ theo TT16 Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2013 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi Trả lời công văn số 2579/CTTHNVDT ngày 20/9/2013 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi về việc đề nghị hướng dẫn gia hạn tiền SDĐ theo Nghị quyết số 02/NQCP, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Về việc này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2870/TCTCS ngày 3/9/2013 hướng dẫn việc áp dụng quy định gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài chính. Theo đó, đối với các dự án đã được UBND cấp tỉnh cho phép gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 16/2013/TTBTC ngày 8/2/2013 của Bộ Tài chính (bao gồm cả các trường hợp được gia hạn nộp tiền SDĐ theo Thông tư số 83/2012/TTBTC ngày 23/5/2012 của Bộ Tài chính đồng thời thuộc đối tượng được gia hạn nộp tiền SDĐ và được UBND cấp tỉnh cho phép được gia hạn nộp tiền SDĐ theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 16/2013/TT BTC nêu trên) thì chủ đầu tư được phép nộp tiền SDĐ làm nhiều lần trong thời gian 24 tháng kể từ ngày phải nộp tiền sử dụng đất theo thông báo lần đầu của cơ quan thuế, quá thời hạn này mới bị phạt chậm nộp theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, cơ quan thuế phải xác định lại và thông báo lại số tiền SDĐ phải nộp, tiền phạt chậm nộp (nếu có) đối với các trường hợp này. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế được biết./. Nơi nhận: Như trên; Vụ Pháp chế Bộ Tài chính; Vụ PC Lưu: VT, CS (2). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Cao Anh Tuấn
Công văn 3576/TCT-CS
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Thue-Phi-Le-Phi/Cong-van-3576-TCT-CS-nam-2013-gia-han-tien-su-dung-dat-211656.aspx
{'official_number': ['3576/TCT-CS'], 'document_info': ['Công văn 3576/TCT-CS năm 2013 gia hạn tiền sử dụng đất theo Thông tư 16/2013/TT-BTC do Tổng cục Thuế ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tổng cục Thuế', ''], 'signer': ['Cao Anh Tuấn'], 'document_type': ['Công văn'], 'document_field': ['Thuế - Phí - Lệ Phí, Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/10/2013', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
294
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 34/2023/QĐUBND Bến Tre, ngày 22 tháng 8 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH GIÁ CỤ THỂ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số149/2016/NĐCP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐCP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá; Căn cứ Nghị định số96/2018/NĐCP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi; Căn cứ Nghị định số32/2019/NĐCP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về việc quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Thực hiện Công văn số13288/BTCQLG ngày 16 tháng 12 năm 2022 của Bộ Tài chính về việc giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2022; Thực hiện Nghị quyết số02/NQHĐND ngày 15 tháng 5 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2683/TTrSNN ngày 25 tháng 7 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bến Tre đối với đất trồng lúa; diện tích trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày; sản xuất muối; cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu; cấp nước để nuôi trồng thủy sản. 2. Đối tượng áp dụng Quyết định này áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức hợp tác dùng nước có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động hợp pháp có liên quan quản lý khai thác công trình thủy lợi (sau đây gọi tắt là đơn vị thủy nông), cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Điều 2. Giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi 1. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi tưới tiêu bằng trọng lực đối với đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bến Tre là 732.000 đồng/ha/vụ. a) Tưới tiêu chủ động hoàn toàn bằng trọng lực: mức giá bằng 100% mức giá tưới tiêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. b) Tưới tiêu chủ động một phần bằng trọng lực: mức giá bằng 60% mức giá tưới tiêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. c) Tạo nguồn tưới, tiêu bằng trọng lực: mức giá bằng 40% mức giá tưới tiêu tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. 2. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với cấp nước tưới cho đất trồng mạ, rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày: Bằng 40% mức giá đối với đất trồng lúa quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. 3. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với cấp nước cho sản xuất muối: bằng 2% giá trị muối thành phẩm/năm (854.800 đồng/ha/năm). 4. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu: bằng 80% mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với đất trồng lúa cho một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. 5. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với cấp nước để nuôi trồng thủy sản: 250 đồng/m2 mặt thoáng/năm (2.500.000 đồng/ha/năm). Trường hợp cấp nước lợi dụng thủy triều được tính bằng 50% mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi đối với cấp nước để nuôi trồng thủy sản. 6. Giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này là giá không có thuế giá trị gia tăng. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Sở Tài chính a) Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, thẩm định, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt diện tích và dự toán kinh phí cấp bù số tiền do thực hiện chính sách miễn thu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hàng năm cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Bến Tre. b) Theo dõi, tổng hợp những vướng mắc, kiến nghị của tổ chức quản lý thủy nông khi thực hiện giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo Quyết định này để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết. c) Chịu trách nhiệm tổng hợp về dự toán và quyết toán kinh phí cấp bù số tiền do thực hiện chính sách miễn thu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hàng năm của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Bến Tre. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a) Chịu trách nhiệm kiểm tra diện tích tưới nước, tiêu nước và cấp nước được cấp bù số tiền do thực hiện chính sách miễn thu giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi hàng năm của các đơn vị quản lý thủy nông trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả danh mục công trình và biện pháp tưới, tiêu nước áp dụng đối với từng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh). b) Chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra và hướng dẫn đơn vị liên quan áp dụng biện pháp tưới, tiêu, cấp nước đối với từng hệ thống công trình thủy lợi thuộc tỉnh phù hợp với quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản pháp luật hiện hành. 3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Bến Tre a) Thông báo rộng rãi mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nước biết và thực hiện theo Quyết định này. b) Lập bảng kê diện tích được tưới, nhu cầu sử dụng nước và thực hiện đầy đủ việc ký kết và nghiệm thu hợp đồng sử dụng nước với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước. c) Tổ chức quản lý, vận hành, bảo vệ, sửa chữa công trình đảm bảo phục vụ công tác tưới, tiêu theo hợp đồng đã ký. Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khai thác công trình Thủy lợi Bến Tre; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bến Tre; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 và được áp dụng cho cả năm ngân sách 2022 và Quyết định này thay thế Quyết định số 05/2022/QĐUBND ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bến Tre./. Nơi nhận: Như Điều 4; Văn phòng Chính phủ; Website Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy; Thường trực HĐND tỉnh; CT và các PCT UBND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bến Tre; Sở Tư pháp (tự kiểm tra); Đài PTTH Bến Tre; Báo Đồng Khởi; Cổng thông tin điện tử tỉnh; Ban tiếp công dân (niêm yết); Các Phòng: KT, TH, TCĐT; Lưu: VT, XH. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Trần Ngọc Tam
Quyết định 34/2023/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-34-2023-QD-UBND-Quy-dinh-gia-cu-the-san-pham-cong-ich-thuy-loi-2022-Ben-Tre-577529.aspx
{'official_number': ['34/2023/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 34/2023/QĐ-UBND quy định về giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bến Tre'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bến Tre', ''], 'signer': ['Trần Ngọc Tam'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '22/08/2023', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
295
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 18/2024/TTBNNPTNT Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2024 THÔNG TƯ DANH MỤC THUỐC THÚ Y ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM, DANH MỤC THUỐC THÚ Y CẤM SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2024/TTBNNPTNT NGÀY 02 THÁNG 02 NĂM 2024 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI DANH MỤC HÀNG HÓA THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT, NHẬP KHẨU PHẢI KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số105/2022/NĐCP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứLuật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số69/2018/NĐCP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Căn cứ Nghị định số85/2019/NĐCP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số01/2024/TTBNNPTNT ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này: 1. Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục I). 2. Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam (Phụ lục II). Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2024/TTBNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Sửa đổi, bổ sung thứ tự 5, phần B Danh mục bảng mã số HS đối với nguyên liệu làm thuốc thú y tại Mục 18, Phụ lục I về Bảng mã số HS đối với Danh mục thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y được phép nhập khẩu, lưu hành tại Việt Nam như sau: TT Loại hàng Mô tả hàng hóa Mã số HS 5 Thuốc trị kí sinh trùng, ruồi, muỗi Piperazine citrate 2933.59.90 Amitraz 2925.29.00 Piperonyl Butoxide 2932.99.00 Carnidazole 2933.29.00 Mebendazole và parbendazole 2933.99.10 Levamisole, Azamethiphos 2934.99.90 Ivermectin 2932.20.90 Triclabendazole 2933.99.90 Praziquantel 2933.59.90 Albendazole 2933.99.90 Permethrin 2916.20.00 Closantel 2926.90.00 Rafoxanide 2924.29.90 Febantel 2930.90.90 Nitroxynil, Deltamethrin, Cypermethrin 2926.90.00 Fipronil 2933.19.00 Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 01 năm 2025. 2. Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2016/TTBNNPTNT ngày 01 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã HS đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam. 3. Cục Thú y tổng hợp, công khai trên Cổng thông tin điện tử của Cục Thú y và Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia thuốc thú y: a) Danh sách các sản phẩm thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam; b) Danh sách các sản phẩm thuốc thú y bị thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam. 4. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ; Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ; Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); Công báo Chính phủ; Cổng thông tin điện tử Chính phủ; Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT; Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y; Sở Nông nghiệp và PTNT, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan; Lưu: VT, TY. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phùng Đức Tiến FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN ![](00636502files/image001.gif)
Thông tư 18/2024/TT-BNNPTNT
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-18-2024-TT-BNNPTNT-Danh-muc-thuoc-thu-y-duoc-phep-luu-hanh-tai-Viet-Nam-636502.aspx
{'official_number': ['18/2024/TT-BNNPTNT'], 'document_info': ['Thông tư 18/2024/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, Danh mục thuốc thú y cấm sử dụng tại Việt Nam và sửa đổi Thông tư 01/2024/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn', ''], 'signer': ['Phùng Đức Tiến'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Xuất nhập khẩu'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '29/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
296
BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 63/2024/TTBCA Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2024 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG Căn cứLuật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017; Căn cứLuật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023; Căn cứLuật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Nghị định số100/2019/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐCP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng; Căn cứ Nghị định số118/2021/NĐCP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số135/2021/NĐCP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính; Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐCP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, nội dung, trình tự kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông. Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với: 1. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là cán bộ Cảnh sát giao thông) làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt (sau đây viết gọn là kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm); lực lượng khác trong Công an nhân dân có liên quan. 2. Công an các đơn vị, địa phương. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông. Điều 3. Nguyên tắc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt 1. Tuân thủ quy định của Luật Đường sắt năm 2017, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; quy tắc ứng xử và Điều lệnh Công an nhân dân. 3. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt và hành vi vi phạm pháp luật khác theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định. Chương II NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TRANG PHỤC, TRANG BỊ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG; NỘI DUNG, TRÌNH TỰ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG TRONG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Điều 4. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt 1. Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành. 2. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công. 3. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt, vi phạm pháp luật khác và bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định; phối hợp với cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. 4. Phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 5. Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường sắt. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ trên các tuyến giao thông đường sắt theo quy định. 6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trong hoạt động đường sắt. 7. Giúp đỡ, hỗ trợ người tham gia giao thông đường sắt khi cần thiết. 8. Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ: a) Phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về hoạt động đường sắt để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời; b) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và chấp hành pháp luật về giao thông đường sắt. 9. Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật. Điều 5. Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt 1. Kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện giao thông có liên quan đến hoạt động giao thông đường sắt theo quy định của Luật Đường sắt năm 2017 và pháp luật có liên quan. 2. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt, các hành vi vi phạm pháp luật khác và bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định. 3. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2023). Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản. 4. Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2024; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an. 5. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật. Mục 2. TRANG PHỤC, TRANG BỊ VÀ VŨ KHÍ, CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG KHI KIỂM TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Điều 6. Trang phục của Cảnh sát giao thông khi kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt 1. Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo dây lưng chéo theo quy định. Trường hợp kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục. 2. Nhiệm vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông mặc thường phục a) Vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận cán bộ kiểm tra, kiểm soát công khai (mặc trang phục Cảnh sát) để tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; b) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường sắt, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ kiểm tra, kiểm soát công khai, lực lượng có liên quan để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết. 3. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch kiểm tra, kiểm soát. Điều 7. Trang bị phương tiện giao thông đường bộ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ 1. Phương tiện giao thông đường bộ được trang bị, gồm: Xe ô tô, mô tô; xe chuyên dùng có lắp đặt đèn, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật và hình thức như sau: a) Xe ô tô: Hai bên thành xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03 cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tùy từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ trắng hoặc xanh cho cân đối và phù hợp; b) Xe mô tô: Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T”, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang; kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tùy từng loại xe, màu sơn của xe, được bố trí kích thước chữ, khoảng cách giữa các chữ, màu của chữ trắng hoặc xanh cho cân đối và phù hợp; c) Xe chuyên dùng: Hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tùy từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ trắng hoặc xanh cho cân đối và phù hợp. 2. Vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị, gồm: Súng, bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông. 3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐCP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định về danh mục, việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 135/2021/NĐCP) và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an. 4. Phương tiện thông tin liên lạc, gồm: Bộ đàm, điện thoại, máy fax, máy tính, máy in. 5. Còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng, đèn chiếu sáng (khi cần thiết). 6. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an. Mục 3. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT Điều 8. Ban hành kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt 1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt trong phạm vi toàn quốc. 2. Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) ban hành kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh. 3. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện ban hành kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định của Bộ Công an. 4. Đội trưởng các Đội: Đội Cảnh sát giao thông đường sắt; Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông trật tự; Trạm Cảnh sát giao thông tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt cho các Tổ Cảnh sát giao thông trực thuộc (theo mẫu quy định của Bộ Công an). 5. Công an các đơn vị, địa phương đã được trang bị cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì thực hiện việc xây dựng, phê duyệt và lưu trữ các kế hoạch trên môi trường điện tử. Điều 9. Triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt 1. Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông: Trước khi thực hiện kế hoạch, Tổ trưởng phải phổ biến, quán triệt cho các Tổ viên về nội dung kế hoạch và những nội dung khác có liên quan; kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; điểm danh quân số; kiểm tra trang phục; Giấy chứng minh Công an nhân dân (khi bố trí cán bộ mặc thường phục); điều lệnh Công an nhân dân; phương tiện giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; các biểu mẫu có liên quan và phương tiện kỹ thuật khác; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng Tổ viên; phát lệnh thực hiện nhiệm vụ khi các điều kiện đã bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu và an toàn. 2. Tổ viên: Nắm vững nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, hình thức thông tin liên lạc; chủ động thực hiện công tác chuẩn bị theo sự phân công của Tổ trưởng. 3. Phương tiện giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện kỹ thuật khác trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông phải được quản lý, sử dụng theo quy định; được thống kê cụ thể trong Sổ giao nhận và sử dụng phương tiện giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo mẫu quy định của Bộ Công an). Điều 10. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt 1. Khi kiểm tra, kiểm soát người tham gia giao thông đường sắt, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thực hiện như sau: a) Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang bị truy nã, truy tìm). Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ Cảnh sát giao thông phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực; b) Thông báo cho người bị kiểm tra, kiểm soát biết lý do kiểm tra, kiểm soát; đề nghị xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định để kiểm tra, kiểm soát. Trường hợp người bị kiểm tra, kiểm soát xuất trình bản giấy các giấy tờ thì kiểm tra, đối chiếu trực tiếp các giấy tờ đó và thực hiện tra cứu thông tin liên quan đến giấy tờ đó trong cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, cơ sở dữ liệu khác; Trường hợp người bị kiểm tra, kiểm soát xuất trình thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu và có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó. 2. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nội dung theo quy định tại Điều 11 Thông tư này. 3. Kết thúc kiểm tra, kiểm soát, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm tra, kiểm soát; thông báo cho người bị kiểm tra, kiểm soát và người có liên quan biết kết quả kiểm tra, kiểm soát, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý. 4. Khi có căn cứ cho rằng trong người tham gia giao thông, phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật, phương tiện, tài liệu được sử dụng để vi phạm hành chính thì được khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính. 5. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự. Điều 11. Nội dung kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt Nội dung kiểm tra, kiểm soát thực hiện theo quy định của Luật Đường sắt năm 2017; Nghị định số 100/2019/NĐCP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Nghị định số 123/2021/NĐCP ngày 28/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng và quy định sau đây: 1. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về tín hiệu, quy tắc giao thông đường sắt. 2. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt. 3. Kiểm tra, kiểm soát về điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông đường sắt, thông tin chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ hành khách, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt. 4. Kiểm tra, kiểm soát về điều kiện quy định đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu khi làm việc. 5. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt của nhân viên đường sắt khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. 6. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy tắc giao thông tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu chung đường bộ với đường sắt, hầm đường sắt và trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt. 7. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường sắt của các tổ chức, cá nhân. 8. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định về vận tải hành khách, hành lý và hàng hóa trên đường sắt; chấp hành quy định về tải trọng, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng. Điều 12. Phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ 1. Cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt. 2. Kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ là bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; được thống kê, lập danh sách, in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu về hành vi vi phạm và lưu trữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an về công tác hồ sơ. 3. Khi phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được thông tin, hình ảnh về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt, người có thẩm quyền xử phạt thực hiện như sau: a) Tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Trường hợp người vi phạm đề nghị được xem thông tin, hình ảnh, kết quả thu thập được về hành vi vi phạm, Tổ Cảnh sát giao thông cho xem tại nơi kiểm tra, kiểm soát; nếu chưa có thông tin, hình ảnh, kết quả tại nơi kiểm tra, kiểm soát thì hướng dẫn người vi phạm xem khi đến xử lý vi phạm tại trụ sở đơn vị; b) Trường hợp chưa thực hiện được việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư này. Điều 13. Xử lý vi phạm; phối hợp điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt trong quá trình kiểm tra, kiểm soát 1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong quá trình kiểm tra, kiểm soát thuộc lĩnh vực quản lý, cán bộ đang thi hành nhiệm vụ phải kịp thời buộc chấm dứt hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định. 2. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính, Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cần thiết thì đề nghị lực lượng chức năng có liên quan phối hợp thực hiện. Việc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính không được làm ảnh hưởng đến công tác chạy tàu. 3. Trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, thì khi áp dụng biện pháp tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền tạm giữ thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tạm giữ giấy tờ đó vào cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ với ứng dụng định danh quốc gia để người vi phạm biết, chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, phục vụ các lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Các loại biên bản, quyết định của người có thẩm quyền trong việc tạm giữ, trả lại giấy tờ được thực hiện theo biểu mẫu quy định của pháp luật và có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, ứng dụng, hệ thống thông tin điện tử khác khi đủ điều kiện kỹ thuật thực hiện. 4. Biên bản vi phạm hành chính được lập bằng mẫu in sẵn hoặc lập trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính; đề nghị người vi phạm cung cấp số điện thoại liên hệ (nếu có) để nhận thông tin xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an (sau đây viết gọn là Cổng dịch vụ công). Việc giao biên bản vi phạm hành chính cho người vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐCP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sau đây viết gọn là Nghị định số 118/2021/NĐCP). 5. Thực hiện xử phạt vi phạm quy định về quy tắc giao thông nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu chung đường bộ với đường sắt và trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt: a) Việc xử phạt vi phạm đối với người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ vi phạm tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt được thực hiện theo quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; b) Việc xử phạt vi phạm đối với nhân viên đường sắt và các đối tượng vi phạm có liên quan thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này. 6. Phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt Tổ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường sắt hoặc được lãnh đạo đơn vị phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt, phải khẩn trương triển khai lực lượng có mặt tại hiện trường và thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của Bộ Công an về phân công trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông và Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường sắt của lực lượng Cảnh sát giao thông. Điều 14. Ghi Sổ kế hoạch và nhật ký kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt 1. Khi giải quyết xong từng vụ việc phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt theo mẫu quy định của Bộ Công an (ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian). 2. Đối với vụ việc vi phạm: Ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (lý trình, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, số đăng ký; đối tượng bị kiểm tra; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát giao thông, gồm: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (ghi rõ số quyết định), biên bản vi phạm hành chính đã lập (ghi rõ số biên bản), các biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác được áp dụng. 3. Các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác: Ghi rõ thời gian (giờ, phút, ngày), địa điểm (lý trình, địa danh, tuyến, địa bàn) xảy ra vụ việc; tóm tắt vụ việc; kết quả giải quyết; lực lượng phối hợp (nếu có). Điều 15. Kết thúc kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt Khi kết thúc thời gian kiểm tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau: 1. Tổ trưởng tổ chức họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký kiểm tra, kiểm soát giao thông đường sắt về tình hình trật tự, an toàn giao thông đường sắt, kết quả kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận. 2. Báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát của Tổ. 3. Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, tài liệu có liên quan; tang vật, phương tiện bị tạm giữ; tiền phạt tại chỗ; các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông đường bộ; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang thiết bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo mẫu quy định của Bộ Công an, người bàn giao và người tiếp nhận có trách nhiệm ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc giao nhận trên. Mục 4. GIẢI QUYẾT, XỬ LÝ VI PHẠM TẠI TRỤ SỞ ĐƠN VỊ Điều 16. Bố trí cán bộ và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm 1. Công an các đơn vị, địa phương bố trí cán bộ và địa điểm giải quyết, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. 2. Địa điểm giải quyết vi phạm bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết; niêm yết sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp công dân; biển chức danh của cán bộ làm nhiệm vụ; số điện thoại; nội quy tiếp công dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản có liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt. Điều 17. Trình tự giải quyết, xử lý vi phạm 1. Khi người vi phạm đến giải quyết vi phạm, thực hiện như sau: a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính từ người vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm (trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính, phải đối chiếu kỹ thông tin về nhân thân của người vi phạm với hồ sơ vi phạm); không giải quyết vụ việc đối với người trung gian (trừ trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật) hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị. Đối với vụ việc cần xác minh làm rõ, thì báo cáo đề xuất người có thẩm quyền tổ chức xác minh; b) Thông báo hình thức, mức xử phạt, biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác, kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định. Trường hợp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã được tích hợp, cập nhật trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, người có thẩm quyền thực hiện việc tước giấy tờ trên môi trường điện tử, cập nhật thông tin về việc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó trên cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính và đồng bộ thông tin với ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để người vi phạm biết, chấp hành theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, phục vụ các lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; c) Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp, người được ủy quyền của người bị xử phạt; d) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt (hoặc chứng từ thu, nộp tiền phạt khác theo quy định của pháp luật) với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ; đ) Trả lại tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ, tước quyền sử dụng theo thủ tục hành chính cho người bị xử phạt. Trường hợp giấy tờ đó có thông tin bị tạm giữ hoặc tước quyền sử dụng trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì người có thẩm quyền ra quyết định, lập biên bản trả lại giấy tờ cho người bị xử phạt; đồng thời thực hiện cập nhật vào cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính để đồng bộ thông tin với ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý về việc gỡ bỏ nội dung thông tin bị tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó; e) Trường hợp giải quyết vụ việc theo thông báo vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt: Kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy thông báo, giấy tờ tùy thân của người vi phạm; cho người vi phạm xem kết quả thu thập được hành vi vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; lập biên bản vi phạm hành chính và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định. 2. Trường hợp người vi phạm thực hiện việc nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính qua Cổng dịch vụ công a) Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông tin xử phạt lên Cổng dịch vụ công; Cổng dịch vụ công tự động thông báo cho người vi phạm tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông qua số điện thoại người vi phạm đã cung cấp cho cơ quan Công an tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; b) Người vi phạm truy cập vào Cổng dịch vụ công thông qua số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được thông báo hoặc số biên bản vi phạm hành chính để tra cứu thông tin quyết định xử phạt vi phạm hành chính; nộp tiền xử phạt vi phạm hành chính, đăng ký nhận lại giấy tờ bị tạm giữ qua dịch vụ bưu chính công ích; c) Người có thẩm quyền xử phạt tra cứu biên lai điện tử thu tiền xử phạt vi phạm hành chính được hệ thống Cổng dịch vụ công gửi về để in, lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính và làm căn cứ trả lại giấy tờ bị tạm giữ, gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý theo quy định tại điểm d khoản này; d) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trả lại giấy tờ bị tạm giữ, bị tước (khi hết thời hạn tước quyền sử dụng) cho người vi phạm qua dịch vụ bưu chính công ích. Trường hợp giấy tờ đó có thông tin về việc bị tạm giữ, tước quyền sử dụng trên ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý thì cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính thực hiện đồng bộ thông tin với ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý để gỡ bỏ nội dung thông tin về việc tạm giữ, tước quyền sử dụng giấy tờ đó. 3. Trường hợp người vi phạm thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐCP của Chính phủ. 4. Việc xử phạt vi phạm hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện khi đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin. Điều 18. Trình tự xử lý kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa thực hiện được việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm 1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính thực hiện như sau: a) Xác định thông tin về phương tiện, chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính thông qua cơ quan đăng ký phương tiện, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ quan có liên quan; b) Gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính hoặc đến trụ sở Công an cấp huyện nơi cư trú, đóng trụ sở để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính nếu việc đi lại gặp khó khăn và không có điều kiện trực tiếp đến trụ sở cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐCP. Việc gửi thông báo vi phạm được thực hiện bằng văn bản giấy hoặc bằng phương thức điện tử (khi đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin). 2. Khi chủ phương tiện, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính đến cơ quan Công an để giải quyết vụ việc vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính tiến hành giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 135/2021/NĐCP. Điều 19. Thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính Quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để phát hiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 135/2021/NĐCP và quy định sau đây: 1. Đơn vị Cảnh sát giao thông thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh) gồm: a) Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; b) Phòng Cảnh sát giao thông; c) Đội Cảnh sát giao thông trật tự thuộc Công an cấp huyện. 2. Đơn vị Cảnh sát giao thông quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm thông báo công khai địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp; tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu (thông tin, hình ảnh). 3. Cán bộ Cảnh sát giao thông khi tiếp nhận, thu thập được dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phải xem xét, phân loại, nếu bảo đảm yêu cầu quy định thì ghi chép vào sổ theo dõi và báo cáo Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thực hiện như sau: a) Trường hợp dữ liệu (thông tin, hình ảnh) phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt đang diễn ra trên tuyến, địa bàn phụ trách thì tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm được phản ánh đã kết thúc thì thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp không thuộc tuyến, địa bàn phụ trách của đơn vị thì thông báo cho đơn vị Cảnh sát giao thông có thẩm quyền thực hiện biện pháp xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật. 4. Căn cứ kết quả xác minh quy định tại khoản 3 Điều này, Thủ trưởng đơn vị có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc thực hiện gửi thông báo và mời chủ phương tiện, cá nhân, tổ chức bị phản ánh đến trụ sở cơ quan Công an đã gửi thông báo để làm rõ vụ việc. Điều 20. Phối hợp, tiếp nhận kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật do tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, kinh doanh vận tải cung cấp 1. Đơn vị Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, theo tuyến, địa bàn phụ trách phối hợp với các tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, kinh doanh vận tải để thực hiện: a) Khai thác, sử dụng dữ liệu camera quản lý, điều hành giao thông, thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải của tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt, kinh doanh vận tải để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và đấu tranh phòng, chống tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông theo quy định của pháp luật; b) Tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật (thiết bị đo tải trọng trục bánh toa xe, thiết bị ghi âm và ghi hình, hệ thống camera điều hành giao thông, camera lắp trên phương tiện kinh doanh vận tải) theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 135/2021/NĐCP, để xác định vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt. Sau khi tiếp nhận kết quả, thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 và Điều 18 Thông tư này (người vi phạm đến cơ quan Công an đã gửi thông báo để giải quyết, xử lý vụ việc). 2. Các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định số 135/2021/NĐCP. 3. Khi tiếp nhận kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (bản ảnh, hình ảnh, phiếu in, chỉ số đo, dữ liệu lưu trong bộ nhớ của các phương tiện, thiết bị kỹ thuật), phải được ghi chép vào sổ theo dõi, ký giao nhận và lưu trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 21. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. 2. Thông tư số 32/2018/TTBCA ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, nội dung kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt của lực lượng Cảnh sát giao thông hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì nội dung dẫn chiếu trong Thông tư này cũng được điều chỉnh và thực hiện theo văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Điều 22. Trách nhiệm thi hành 1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Công an các đơn vị, địa phương thi hành Thông tư này. 2. Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an, Giám đốc Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để có hướng dẫn kịp thời./. Nơi nhận: Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an; Các đơn vị thuộc cơ quan Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp; Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT Bộ Công an; Lưu: VT, V03, C08 (P6). MT 150b. BỘ TRƯỞNG Đại tướng Lương Tam Quang
Thông tư 63/2024/TT-BCA
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-63-2024-TT-BCA-xu-ly-vi-pham-phap-luat-giao-thong-duong-sat-cua-Canh-sat-giao-thong-633515.aspx
{'official_number': ['63/2024/TT-BCA'], 'document_info': ['Thông tư 63/2024/TT-BCA quy định công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường sắt của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Bộ Công An', ''], 'signer': ['Lương Tam Quang'], 'document_type': ['Thông tư'], 'document_field': ['Giao thông - Vận tải'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '12/11/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': '13/12/2024', 'note': ''}
297
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 489/2024/NQHĐND Hưng Yên, ngày 28 tháng 10 năm 2024 NGHỊ QUYẾT QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ, NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÔNG CHUYÊN TRÁCH CẤP XÃ, Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ VÀ NGƯỜI TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG Ở THÔN, TỔ DÂN PHỐ, THÀNH VIÊN TỔ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ DÔI DƯ, NGHỈ CÔNG TÁC DO SẮP XẾP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ GIAI ĐOẠN 2023 2025 VÀ SÁP NHẬP THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI HAI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 20232030; Nghị quyết số1248/NQUBTVQH15 ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 20232025; Căn cứ Nghị định số163/2016/NĐCP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số29/2023/NĐCP ngày 03 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế; Xét Tờ trình số 85/TTrUBND ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự dôi dư, nghỉ công tác do sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Báo cáo thẩm tra số 775/BCBPC ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận và kết quả biểu quyết của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Nghị quyết này quy định đối tượng, chính sách, thời gian hỗ trợ và kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã theo Nghị quyết số 1248/NQUBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội “về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 20232025”; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự dôi dư, nghỉ công tác do sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. 2. Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc không quy định tại Nghị quyết này thực hiện chế độ theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ công tác kể từ ngày Nghị quyết số 1248/NQUBTVQH15 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. 2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ công tác kể từ ngày Nghị quyết số 1248/NQ UBTVQH15 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. 3. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sáp nhập thôn, tổ dân phố nghỉ công tác trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về sáp nhập thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành. 4. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự dôi dư do sáp nhập thôn, tổ dân phố nghỉ công tác trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về sáp nhập thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành. Điều 3. Đối tượng không áp dụng 1. Cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập thôn, tổ dân phố nghỉ công tác sau thời gian quy định tại Điều 2 Nghị quyết này. 2. Cán bộ, công chức cấp xã tại thời điểm đề nghị hưởng chính sách còn dưới 12 tháng đến tuổi nghỉ hưu, cán bộ cấp xã nghỉ do không đủ tuổi tái cử theo quy định ở thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính. 3. Các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã đang bị xem xét kỷ luật; đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam, điều tra; đang trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của cá nhân đối với cơ quan, đơn vị. 4. Cán bộ cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã nghỉ công tác do đã hết nhiệm kỳ công tác, hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm sắp xếp đơn vị hành chính; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự nghỉ công tác do hết nhiệm kỳ, hết thời hạn hợp đồng tại thời điểm Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về sáp nhập thôn, tổ dân phố có hiệu lực thi hành. 5. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự nghỉ công tác ở một chức danh nhưng vẫn đang giữ hoặc được chuyển sang chức danh không chuyên trách khác. Điều 4. Chính sách hỗ trợ Ngoài các chế độ, chính sách thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ, các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị quyết này còn được hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh như sau: 1. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này a) Trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ: hỗ trợ bằng 1,0 lần mức lương cơ sở/ tháng nghỉ hưu trước tuổi và tối đa không quá 100.000.000 đồng/người. b) Trường hợp thôi việc theo chính sách tinh giản biên chế của Chính phủ: hỗ trợ 500.000 đồng/tháng làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc ở tỉnh ngoài hoặc ở ngành, lĩnh vực khác, trước thời gian làm việc hiện tại ở tỉnh Hưng Yên) và tối đa không quá 60.000.000 đồng/người. c) Trường hợp thôi việc theo nguyện vọng (không theo chính sách tinh giản biên chế): hỗ trợ 500.000 đồng/tháng làm việc có đóng bảo hiểm xã hội (kể cả thời gian làm việc ở tỉnh ngoài hoặc ở ngành, lĩnh vực khác, trước thời gian làm việc hiện tại ở tỉnh Hưng Yên) và tối đa không quá 150.000.000 đồng/người. d) Trường hợp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã đã được hưởng chế độ hưu trí, mất sức khi nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính được hưởng chế độ hỗ trợ tính theo thời gian còn lại của nhiệm kỳ công tác như sau: Còn từ đủ 4 năm đến dưới 5 năm: hỗ trợ 50.000.000 đồng/người. Còn từ đủ 3 năm đến dưới 4 năm: hỗ trợ 40.000.000 đồng/người. Còn từ đủ 2 năm đến dưới 3 năm: hỗ trợ 30.000.000 đồng/người. Còn từ đủ 1 năm đến dưới 2 năm: hỗ trợ 20.000.000 đồng/người. 2. Người hoạt động không chuyên trách cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị quyết này khi nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã hoặc sáp nhập thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ theo thời gian giữ chức danh người hoạt động không chuyên trách cấp xã; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố trước khi nghỉ công tác: Từ đủ 01 năm đến dưới 05 năm: hỗ trợ 10.000.000 đồng/người. Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm: hỗ trợ 20.000.000 đồng/người. Từ đủ 10 năm trở lên: hỗ trợ 30.000.000 đồng/người. b) Hỗ trợ theo thời gian còn lại của nhiệm kỳ công tác kể từ khi nghỉ việc: Từ đủ 4 năm đến dưới 5 năm: hỗ trợ 20.000.000 đồng/người. Từ đủ 3 năm đến dưới 4 năm: hỗ trợ 15.000.000 đồng/người. Từ đủ 2 năm đến dưới 3 năm: hỗ trợ 10.000.000 đồng/người. Từ đủ 1 năm đến dưới 2 năm: hỗ trợ 5.000.000 đồng/người. 3. Người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết này khi nghỉ công tác do sáp nhập thôn, tổ dân phố được hưởng chế độ hỗ trợ như sau: a) Hỗ trợ theo thời gian giữ chức danh người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố; thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trước khi nghỉ công tác: Từ đủ 01 năm đến dưới 05 năm: hỗ trợ 10.000.000 đồng/người. Từ đủ 05 năm đến dưới 10 năm: hỗ trợ 15.000.000 đồng/người. Từ đủ 10 năm trở lên: hỗ trợ 20.000.000 đồng/người. b) Hỗ trợ theo thời gian còn lại của nhiệm kỳ công tác kể từ khi nghỉ việc: Từ đủ 2 năm đến dưới 3 năm: hỗ trợ 10.000.000 đồng/người. Từ đủ 1 năm đến dưới 2 năm: hỗ trợ 5.000.000 đồng/người. 4. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và không giữ chức danh bầu cử thì thời gian công tác còn lại được tính đến ngày 31 tháng 12 của năm nghỉ công tác và hưởng chế độ như sau: a) Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng: hỗ trợ 5.000.000 đồng/người. Từ đủ 6 tháng trở lên: hỗ trợ 10.000.000 đồng/người. b) Đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: Từ đủ 3 tháng đến dưới 6 tháng: hỗ trợ 3.000.000 đồng/người. Từ đủ 6 tháng trở lên: hỗ trợ 5.000.000 đồng/người. Điều 5. Thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ 1. Đối với cán bộ, công chức cấp xã: thực hiện chính sách hỗ trợ kể từ ngày Nghị quyết số 1248/NQUBTVQH15 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. 2. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: thực hiện chính sách hỗ trợ kể từ ngày Nghị quyết số 1248/NQUBTVQH15 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025. 3. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố và thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự: thực hiện chính sách hỗ trợ kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành và trong quá trình sáp nhập thôn, tổ dân phố. Điều 6. Kinh phí thực hiện Kinh phí đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết này được bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý. Điều 7. Thu hồi số tiền đã hỗ trợ 1. Cán bộ, công chức cấp xã đã được hỗ trợ theo Nghị quyết này, trong thời gian 36 tháng kể từ ngày nhận hỗ trợ, nếu được bầu cử, tuyển dụng vào làm cán bộ, công chức, viên chức trong khối biên chế thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thì phải hoàn trả lại số tiền đã nhận trong vòng 06 tháng kể từ ngày được bầu cử, tuyển dụng. 2. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự đã được hỗ trợ theo Nghị quyết này, trong thời gian 36 tháng kể từ ngày nhận hỗ trợ, nếu được bầu cử, xét tuyển vào các chức danh không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố khác trong cùng một địa bàn cấp xã thì phải hoàn trả lại số tiền đã nhận trong vòng 06 tháng kể từ ngày được bầu cử, xét tuyển. 3. Cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; cơ quan quản lý người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố sau khi được bầu cử, tuyển dụng, xét tuyển lại, có trách nhiệm thu hồi toàn bộ số tiền đã hỗ trợ, nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên khóa XVII, Kỳ họp thứ Hai mươi hai nhất trí thông qua ngày 28 tháng 10 năm 2024; có hiệu lực từ ngày 08 tháng 11 năm 2024 và bãi bỏ khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 439/2023/NQHĐND ngày 07 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên./. CHỦ TỊCH Trần Quốc Toản
Nghị quyết 489/2024/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-489-2024-NQ-HDND-chinh-sach-ho-tro-can-bo-cong-chuc-cap-xa-Hung-Yen-632079.aspx
{'official_number': ['489/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 489/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, tổ dân phố, thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự dôi dư, nghỉ công tác do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025 và sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Hưng Yên', ''], 'signer': ['Trần Quốc Toản'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
298
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 774/QĐUBND Gia Lai, ngày 04 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC GỒM 05 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI; 05 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC KHÁC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐCP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐCP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐCP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TTVPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TTVPCP ngày 23/11/2028 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐCP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3411/TTr SGDĐT ngày 03/12/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố Danh mục gồm 05 thủ tục hành chính mới; 05 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các xã, phường, thị trấn theo Quyết định 3277/QĐBGDĐT ngày 31/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Phụ lục I, II kèm theo). Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các thủ tục hành chính được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại Quyết định số 806/QĐUBND ngày 07/8/2018, Quyết định số 418/QĐUBND ngày 20/3/2019 hết hiệu lực thi hành. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tại Điều 1 của Quyết định này trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các xã, phường, thị trấn. 2. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, trên Trang thông tin điện tử của UBND các xã, phường, thị trấn theo quy định. 3. UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện niêm yết, công khai tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả, trên Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo quy định. 4. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; Cục KSTTHC VPCP; Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; CVP, các PCVP UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông (Phòng CNTT); UBND cấp xã (UBND cấp huyện sao gửi) Cổng thông tin điện tử tỉnh; Lưu: VT, KGVX, NC. CHỦ TỊCH Rah Lan Chung PHỤ LỤC I DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI (Ban hành kèm theo Quyết định số: 774/QĐUBND ngày 04/12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh) Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm thực hiện Phí/ lệ phí Căn cứ pháp lý 01 Thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập 1.012971 1. Đối với thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập: 10 ngày làm việc và 10 ngày, cụ thể: a. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có ý kiến thống nhất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế việc đáp ứng các điều kiện thành lập. b. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập. c. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập. 2. Đối với cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân cấp xã thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 10 ngày làm việc và 10 ngày. Cụ thể: a. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân cấp xã có văn bản đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập. b. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cơ sở giáo dục mầm non độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập. c. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục. Gửi hồ sơ trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Không Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 02 Cho phép cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động trở lại 1.012972 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Gửi hồ sơ trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Không Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 03 Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập 1.012973 1.Đối với sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập: 10 ngày và 05 ngày làm việc. Cụ thể: a.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đủ hay không đủ điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập. b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập. 2. Đối với sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo bằng văn bản những nội dung chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ hợp lệ: 10 ngày và 10 ngày làm việc. Cụ thể: a. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập. b. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đủ hay không đủ điều kiện sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập. c. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập. Gửi hồ sơ trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Không Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 04 Giải thể cơ sở giáo dục mầm non độc lập (theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường) 1.012974 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị giải thể. Gửi hồ sơ trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Không Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 05 Cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học 1.012975 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Gửi hồ sơ trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã. Không Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục PHỤ LỤC II DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BÃI BỎ (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐUBND ngày /12/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh) STT Tên TTHC Quyết định công bố Văn bản QPPL quy định việc bãi bỏ TTHC 01 Thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập 1.004492.000.00.00.H21 Quyết định số 418/QĐUBND ngày 20/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 02 Cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại 1.004443. 000.00.00.H21 Quyết định số 418/QĐUBND ngày 20/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 03 Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập 1.004485. 000.00.00.H21 Quyết định số 418/QĐUBND ngày 20/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 04 Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập (theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập) 2.001810. 000.00.00.H21 Quyết định số 806/QĐUBND ngày 07/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 05 Cho phép cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học 1.004441.000.00.00.H21 Quyết định số 418/QĐUBND ngày 20/3/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh. Nghị định số 125/2024/NĐCP ngày 05/10/2024 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Quyết định 774/QĐ-UBND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-774-QD-UBND-2024-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-co-so-giao-duc-khac-Uy-ban-xa-Gia-Lai-634419.aspx
{'official_number': ['774/QĐ-UBND'], 'document_info': ['Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục gồm 05 thủ tục hành chính mới; 05 thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, tỉnh Gia Lai'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Gia Lai', ''], 'signer': ['Rah Lan Chung'], 'document_type': ['Quyết định'], 'document_field': ['Bộ máy hành chính, Giáo dục'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '04/12/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}
299
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 15/2024/NQHĐND Bình Dương, ngày 28 tháng 10 năm 2024 NGHỊ QUYẾT VỀ CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SINH SỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG KHÓA X KỲ HỌP THỨ 18 (CHUYÊN ĐỀ) Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024; Căn cứ Nghị định số102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Căn cứ Nghị định số103/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Xét Tờ trình số 5901/TTrUBND ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Báo cáo thẩm tra số 101/BCHĐND ngày 24 tháng 10 năm 2024 của Ban Kinh tế Ngân sách; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết này quy định chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2. Đối tượng áp dụng a) Cá nhân là người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo của tỉnh và thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi theo quy định hoặc quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. b) Cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai; tổ chức được giao trách nhiệm quản lý quỹ đất tại địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 2. Chính sách hỗ trợ về đất ở 1. Giao đất ở, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở lần đầu trong hạn mức theo quy định và được giảm 50% tiền sử dụng đất. Diện tích giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này được tính cho tổng diện tích đất được Nhà nước giao, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình thực hiện các chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. 2. Đã được Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức như sau: a) Trường hợp không còn đất ở thì được giao đất ở hoặc được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở; người sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở theo quy định. b) Trường hợp thiếu đất ở so với hạn mức giao đất ở thì được chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất khác sang đất ở và được miễn tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở. Điều 3. Chính sách hỗ trợ về đất nông nghiệp 1. Giao đất nông nghiệp trong hạn mức không thu tiền sử dụng đất. 2. Trường hợp đã được Nhà nước giao đất nhưng nay không còn đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% so với hạn mức giao đất nông nghiệp thì được tiếp tục giao đất nông nghiệp trong hạn mức và không thu tiền sử dụng đất. Điều 4. Chính sách về hỗ trợ cho thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh Trường hợp địa phương không còn quỹ đất nông nghiệp hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% so với hạn mức giao đất nông nghiệp mà không bố trí được quỹ đất, nếu cá nhân người dân tộc thiểu số có nhu cầu thuê đất phi nông nghiệp không phải là đất ở để sản xuất, kinh doanh thì được giới thiệu địa điểm, xem xét cho thuê đất và giảm 50% tiền thuê đất. Điều 5. Quỹ đất và nguồn kinh phí thực hiện 1. Quỹ đất để thực hiện chính sách tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Đất đai. 2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tại Nghị quyết này thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Luật Đất đai và khoản 3 Điều 8 Nghị định số 102/2024/NĐCP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này. 3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ 18 (chuyên đề) thông qua ngày 25 tháng 10 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./. Nơi nhận: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ; Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ; Ban Công tác đại biểu UBTVQH; Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp; Thường trực Tỉnh ủy; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; Đại biểu HĐND tỉnh; Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh; Thường trực HĐND và UBND cấp huyện; Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (Sở Tư pháp); Trung tâm Công báo tỉnh Bình Dương; Website, Báo, Đài PTTH Bình Dương; Các phòng thuộc Văn phòng, App, Web; Lưu: VT, Phước (4). CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Lộc
Nghị quyết 15/2024/NQ-HĐND
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-15-2024-NQ-HDND-chinh-sach-dat-dai-doi-voi-dong-bao-dan-toc-thieu-so-Binh-Duong-629294.aspx
{'official_number': ['15/2024/NQ-HĐND'], 'document_info': ['Nghị quyết 15/2024/NQ-HĐND về Chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương'], 'document_status': [['Đã biết']], 'place_issue': ['Tỉnh Bình Dương', ''], 'signer': ['Nguyễn Văn Lộc'], 'document_type': ['Nghị quyết'], 'document_field': ['Bất động sản'], 'gazette_number': [''], 'issued_date': '28/10/2024', 'effective_date': 'Đã biết', 'enforced_date': 'Dữ liệu đang cập nhật', 'note': ''}