title
stringlengths
10
250
url
stringlengths
42
251
content
stringlengths
0
71.6k
published_date
stringlengths
10
10
author
stringlengths
0
1.02k
category
stringclasses
76 values
source
stringclasses
4 values
“Sống chui” giữa Thủ đô
https://cafebiz.vn/song-chui-giua-thu-do-20201207150631373.chn
Khoảng 300 hộ dân (phần lớn là cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an) đang phải “sống chui” trong căn hộ mình đã mua tại Chung cư Nhà ở xã hội cán bộ chiến sĩ Bộ Công an - ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Hà Nội. Mặc dù, để được mua căn hộ tại đây, mỗi cán bộ chiến sĩ phải được bình chọn khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, những cư dân được ưu đãi này đang khốn khổ và nơm nớp vì bị chủ đầu tư lúc dọa cắt điện, cắt nước, còn chủ đầu tư cứ thủng thẳng không chịu ban giao nhà, dù hợp đồng đã quá hạn 14 tháng. Dự án trì trệ khó hiểu Dự án Chung cư Nhà ở xã hội cán bộ chiến sĩ Bộ Công an – địa chỉ ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng (dự án NƠXH 282) do Liên doanh Chủ đầu tư Công ty TNHH MTV Bạch Đằng và Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn thực hiện. Liên doanh chủ đầu tư đã ủy quyền cho Công ty CP Tập đoàn Hoành sơn (Công ty Hoành Sơn) có địa chỉ tại Phường Đức Thuận, Thị xã Hồng Lĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh kí hợp đồng mua bán và thuê với cư dân. Dự án có 612 căn hộ, trong đó Công ty Hoành Sơn được bán 95 căn hộ thương mại với giá từ 25 triệu đồng/1m2 trở lên. 105 căn hộ theo diện thuê mua, còn lại là mua ưu đãi với giá 16 triệu đồng/1m2. Theo hợp đồng mua bán và cho thuê căn hộ giữa Công ty Hoành Sơn với các cư dân, Công ty có trách nhiệm bàn giao căn hộ cho khách hàng vào ngày dự kiến 30/6/2019 hoặc có thể sớm hơn hay muộn hơn không quá tối đa 90 ngày. Như vậy, thời điểm bàn giao nhà theo hợp đồng muộn nhất vào ngày 28/9/2019. Nhưng đến thời điểm hiện tại các cư dân vẫn chưa được bàn giao nhà. Hầu hết cư dân tại Chung cư NƠXH 282 đều là cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an có hoàn cảnh rất khó khăn về nhà ở. Do đó, từ cuối tháng 5/2020 đến cuối tháng 6/2020 khi chủ đầu tư bàn giao kĩ thuật cho cư dân vào sửa chữa hoàn thiện căn hộ thì rất nhiều cư dân đã nhanh chóng hoàn thiện và dọn vào ở. Tuy nhiên, điều khó hiểu tại dự án này là từ khi bàn giao kĩ thuật đến nay hầu như chủ đầu tư không triển khai thêm các hạng mục nữa cho dù là sửa chữa nhỏ như lát lại viên gạch căn hộ, xử lí thấm nước, sửa chữa thiết bị vệ sinh… Nhiều cư dân bắt đầu đặt câu hỏi phải chăng chủ đầu tư đã hết tiền, trong khi cư dân đã cơ bản nộp 70% giá trị hợp đồng? Cắt điện, nước ép cư dân Tình cảnh cư dân sinh sống tại Chung cư NƠXH 282 vô cùng cơ cực. Lúc mất điện, khi mất nước và chuyện leo bộ cầu thang 20 tầng trở thành cơm bữa. Đại diện của Ban liên lạc do cư dân bầu ra cho biết, vì nhu cầu cấp bách về nhà ở nên chỉ sau khi bàn giao kĩ thuật căn hộ khoảng 1 tháng đã có hơn 100 căn hộ dọn về sinh sống. Sau 2 tháng con số này đã khoảng 250 căn hộ về ở, đến nay khoảng 300 căn hộ. Đáng buồn hơn, sau khi dọn về ở được khoảng 1 tháng thì cư dân ở đây mới té ngửa rằng, dự án chưa được nghiệm thu phòng cháy chữa cháy nên Điện lực Quận Thanh Xuân không cấp dịch vụ... Thảm cảnh sống trong bóng tối đã đến với hàng trăm hộ dân tại đây. Các hộ dân sống trong cảnh đi không được, ở không xong, bởi vì muốn ra ngoài thuê nhà thì hợp đồng ít cũng phải nửa năm. Cư dân đã bằng nhiều cách yêu cầu chủ đầu tư sớm hoàn thiện dự án. Nhưng chỉ một lần vào ngày 10/9/2020, Tổng giám đốc Công ty Hoành Sơn ông Phạm Hoành Sơn đến làm việc với cư dân với rất nhiều lời hứa. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này hầu hết các lời hứa đó đều không thực hiện được. Dự án vẫn trì trệ chưa biết đến bao giờ mới bàn giao chính thức. Cùng với đó, ông Sơn liên tục kí nhiều văn bản yêu cầu cư dân phải nộp phí sử dụng dịch vụ 6000 đồng/m2, đóng nốt số tiền 25% theo hợp đồng và 2% phí bảo trì, nếu không sẽ cắt điện, nước. Thúy Anh
2020-12-07
Thúy Anh
Kinh doanh
cafebiz
Mua đất xây nhà để bán, mỗi năm 'ôm' lãi cả tỷ đồng
https://cafebiz.vn/mua-dat-xay-nha-de-ban-moi-nam-om-lai-ca-ty-dong-20201207082652544.chn
Anh Hưng – một nhà đầu tư chuyên mua đất rồi xây nhà để bán lại cho biết, lãi thấp nhất mỗi căn là 300 triệu đồng, nhưng có những căn lãi nhiều hơn 500-700 triệu đồng... Anh Nguyễn Ngọc Hưng ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang làm hành chính ở một cơ quan nhà nước. Công việc cũng không quá vất vả, lại có nhiều thời gian rảnh rỗi, cộng thêm việc có sẵn 2,5 tỷ đồng trong tay nên anh Hưng luôn muốn đầu tư làm thêm việc gì đó để tăng thu nhập. Nhiều bạn bè rủ anh chung vốn mở quán cafe, nhà hàng... nhưng anh Hưng cảm thấy lĩnh vực này kinh doanh không dễ dàng gì hơn nữa lại dễ gặp rủi ro nên anh đã từ chối. Năm 2018, có người bạn rủ anh góp vốn mua đất thổ cư rồi xây nhà lên để bán cho những người có nhu cầu. Nghiên cứu một thời gian anh thấy mô hình này cũng khá hay nên quyết định chung vốn cùng bạn. Rất may, khi đó mảnh đất ngày cạnh nhà tôi rao bán có diện tích 30 m2 có giá 1,8 tỷ đồng, khá hợp lý nên tôi và bạn tôi nhanh chóng quyết định mua luôn. Sau 5 tháng, mảnh đất đã được xây thành căn nhà 3 tầng, chi phí xây dựng và hoàn thiện ngôi nhà hết khoảng 2,4 tỷ đồng, anh Hưng Kể. Khi 2 người vừa rao bán ngôi nhà với giá 2,8 tỷ đồng, ngay lập tức đã có người đến xem mua và trả với giá 2,75 tỷ đồng nên anh và bạn anh đã đồng ý bán rồi chia đều cho nhau. Lần đầu tiên đầu tư được coi là khá thành công, nhưng anh Hưng vẫn chia sẻ coi như đây là phí học việc. Khi bán xong căn nhà đầu tiên thì bạn anh Hưng rút vốn không đầu tư nữa. Anh Hưng thấy kênh đầu tư này cũng được và nghĩ rằng ít rủi ro vì nếu không bán được thì căn nhà vẫn là tài sản của mình nên anh quyết định tiếp tục làm. Rút kinh nghiệm từ ngôi nhà thứ nhất, nên anh Hưng tìm chọn mua những mảnh đất ở trong ngõ rộng ô tô có thể đi vào được và đã có sổ đỏ. Để đảm bảo, anh thường kiểm tra thông tin về ô đất ở địa chính quận trước khi quyết định mua. Những mảnh đất anh Hưng nhắm mua chỉ tầm 30-40m2 rồi xây nhà 3 hoặc 4 tầng và hoàn thiện xong mới bán. Đối với những mảnh đất có diện tích lớn từ 60m2 trở lên thì anh Hưng xây tách thành 2 nhà. Vì lựa chon những vị trí không xa trung tâm, diện tích vừa phải, giá hợp lý phù hợp với những gia đình trẻ không thích ở chung cư nên có những căn nhà chưa xây xong đã có khách đặt mua. Tôi cứ làm gối đầu, xây căn nhà này thì lại tiếp tục tìm lô đất khác để xây nhà sau. Mỗi căn nhà xây mất khoảng 3-4 tháng nên cần làm gối đầu liên tục thì cả năm mới làm được 3-4 căn, anh Hưng cho hay. Cũng theo anh Hưng, từ khi anh làm nhà xây để bán đến nay cũng chưa có căn nào anh phải bán lỗ hoặc không có lãi sai khi xây xong. Căn lãi thấp nhất là 300 triệu đồng, còn những căn khác dao động từ 500-700 triệu đồng. Tôi không quá găng tiền lãi, chỉ cần tính lãi được vài trăm là bán ngay để rút ngắn thời gian nhanh, vốn không bị chôn lâu và cũng là động lực để mình ham việc. Nên ban đầu mua đất chỉ cần có khoảng 3 tỷ là mua được, còn tiền xây nhà thì vay ngân hàng... Cứ như vậy thì tiền bán được căn này tôi lại mang đi mua ô đất khác, anh Hưng chia sẻ. Anh Hưng thường thuê một đội thợ xây nhà uy tín để xây tất cả các căn nhà mà anh đầu tư nên giá thành cũng giảm hơn và tiến độ xây dựng luôn đảm bảo, không bị chậm trễ. Khi được hỏi làm cách nào để nhà chưa xây xong đã bán xong cho khách? Anh Hưng cười bảo, phân khúc nhà đất này luôn luôn có nhu cầu, chỉ cần đất ở khu vực thuận tiện, nhà xây kiên cố thì dù chưa xây xong đã có đội chuyên bán phân khúc nhà đất thổ cư liên hệ, chi phí môi giới cũng không quá tốn kém. Hiện anh Hưng vừa chốt làm căn cuối cùng của năm 2020 bằng việc đầu tư mảnh đất 40m2 cũng ở khu vực quận Hoàng Mai với giá 2,4 tỷ đồng. Mảnh đất này khá đẹp, ô tô vào được tận nhà. Anh Hưng nhẩm tính, xây căn nhà 4 tầng mất khoảng 800 triệu đồng. Chi phí cả đất và nhà hết khoảng 3,2 tỷ đồng, anh dự tính khách trả từ 3,7 tỷ đồng trở lên là bán. Minh Thư
2020-12-07
Minh Thư
Kinh doanh
cafebiz
Gần 2 thập kỷ qua, giá nhà quận trung tâm Hà Nội tăng 33 lần, trong khi giá vàng chỉ tăng 8 lần
https://cafebiz.vn/gan-2-thap-ky-qua-gia-nha-quan-trung-tam-ha-noi-tang-33-lan-trong-khi-gia-vang-chi-tang-8-lan-20201208184736701.chn
Nếu năm 2002, nhà quận Hoàn Kiếm có giá bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2 thì sang năm 2020, giá nhà bình quân khu vực này đã tăng lên mức 360 triệu đồng/m2. Giá nhà tăng chóng mặt Thông tin về mức tăng giá nhà ở Hà Nội, nhất là ở quận trung tâm của Thủ đô trong 18 năm qua vừa được ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng Giám đốc batdongsan.com.vn đưa ra con số bất ngờ tại hội nghị Bất động sản Việt Nam. Theo số liệu vị này đưa ra, năm 2002, giá nhà quận Hoàn Kiếm có giá bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2. Thế nhưng, sang năm 2020, giá nhà bình quân khu vực này đã tăng lên mức 360 triệu đồng/m2. Ông Quốc Anh đánh giá, giá nhà ở quận trung tâm Hà Nội đã tăng tới 33 lần sau 18 năm, mức tăng rất lớn. Trong khi đó, nếu so sánh với giá vàng thì trong vòng gần 2 thập kỷ qua giá vàng chỉ tăng khoảng 8 lần lên mức khoảng 55 triệu đồng/m2. Như vậy tốc độ tăng giá của bất động sản gấp 4 lần tốc độ tăng giá của giá vàng trong gần 2 thập kỷ vừa qua. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, so với mức thu nhập bình quân của người dân, giá nhà tại Hà Nội và TP.HCM đang quá cao. Với mức giá 2200-2400 USD/m2, người lao động TP.HCM phải mất khoảng 30 năm và Hà Nội là 25-28 năm tích lũy mới mua được nhà. Nhận định về thị trường bất động sản năm 2021, ông Quốc Anh cho rằng thị trường sẽ có những biến chuyển tích cực. Ông Nguyễn Quốc Anh dự báo, giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội sẽ tăng trưởng trong năm 2021, đạt khoảng 5%. Giá chung cư Hà Nội tiếp tục đi ngang và ổn định. Giá chung cư Tp.HCM được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, mức tăng đạt khoảng 9% trong năm 2021. Đối với phân khúc đất nền, ông Quốc Anh cho biết, tại khu vực thị trường phía Bắc đang có dòng tiền lớn “đổ” vào đây, năm 2021 thì phân khúc này ở Hà Nội và các tỉnh lân cận vẫn có xu hướng tăng trưởng tốt. Bất động sản năm 2021 sẽ thế nào? Lạc quan về thị trường bất động sản năm 2021, ông Vũ Cương Quyết – Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc cho hay, nhu cầu về đầu tư của người Việt Nam vẫn đầu tư vào bất động sản từ xưa đến nay. Tốc độ đô thị hóa mạnh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ thu hút lượng lớn vào bất động sản công nghiệp; từ đó phát sinh nhu cầu ở. “Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn phát triển, thời gian qua phân khúc này mới phát triển ở giai đoạn đầu. Thời gian qua, chúng ta mới chỉ nhìn bất động sản nghỉ dưỡng ở biển, mà chưa quan tâm đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở núi, ở ven đô, ở những tỉnh phía Bắc rất tiềm năng”, ông Quyết nhận định thêm. Ông Nguyễn Hữu Kiều – Chủ tịch HĐQT MGLand Việt Nam nhận định, lượng tiền đang “đổ” vào thị trường khá lớn, thông thường sau khi lượng tiền “đổ” nhiều vào chứng khoán sẽ rất mạnh vào bất động sản. Vì vậy, ông Kiều tin rằng, phân khúc bất động sản cao cấp sẽ phát triển mạnh từ quý 2/2021 trở đi. Bà Nguyễn Hồng Vân – Giám đốc thị trường Hà Nội, JLL Việt Nam cho hay, ngay cả khi dịch bệnh xảy ra, như gáo nước lạnh nhưng gáo nước lạnh này giúp thị trường làm nguội ở những khu vực đang “nóng” quá, giúp cho chúng ta có sự điều chỉnh chậm nhưng chắc. “Với nhà đầu tư cá nhân, chúng ta vẫn còn nhiều dư địa lớn để phát triển và sinh lời nên chúng tôi rất lạc quan với thị trường bất động sản 2021”, bà Vân nói. Minh Thư
2020-12-08
Minh Thư
Xã hội
cafebiz
Người Hà Nội và Tp.HCM: Tích lũy khoảng 30 năm mới đủ tiền mua nhà
https://cafebiz.vn/nguoi-ha-noi-va-tphcm-tich-luy-khoang-30-nam-moi-du-tien-mua-nha-20201208190613967.chn
Với mức giá 2200-2400 USD/m2, người lao động Tp.HCM phải mất khoảng 30 năm và Hà Nội là 25-28 năm tích lũy mới mua được nhà... Tại Hội thảo Bất động sản Việt Nam sáng 8/12, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng Giám đốc kênh Batdongsan.com.vn cho biết, trong 10 năm qua, diện tích xây dựng nhà ở gia tăng mạnh mẽ. Năm 2009 chỉ có 22,6 triệu hộ gia đình, đến năm 2019, số hộ gia đình đã tăng lên 26,7 triệu hộ. Mặc dù hộ gia đình chỉ tăng 18% nhưng diện tích nhà ở riêng lẻ tăng từ 1,5 tỷ m2 lên mức 2,1 tỷ m2 (tăng 41%). Diện tích sàn chung cư tăng từ 17 triệu m2 lên mức 41 triệu m2 (tăng 142%). Khu Tây Hà Nội là tâm điểm của thị trường bất động sản Hà Nội. Các khu vực Mỹ Đình, Tố Hữu, Lê Văn Lương… đã phủ kín các dự án chung cư trong vòng 10 năm. Ba quận là Hà Đông, Hoàng Mai, Từ Liêm, khu Tây chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của dân số và các dự án bất động sản. Sự gia tăng của dân số của khu vực này bỏ xa các khu vực khác của Hà Nội. Các dự án bất động sản cũng nở rộ mạnh ở khu Tây: Hà Đông có 118 dự án, Nam và Bắc Từ Liêm là 185 dự án, Hoàng Mai là 102 dự án. Hội thảo Báo cáo Thị trường Bất động sản Việt Nam. Về giá nhà, trong một thập niên qua, thị trường bất động sản chia thành nhiều đợt biến động. Giá nhà đất đi ngang vào giai đoạn 2008 - 2010. Bước sang 2011-2013, giá bất động sản xuống dốc không phanh, nhiều nhất là gần 50%, đến thời điểm 2014-2019 thì quay lại xu hướng tăng mạnh từ 50-300%. Tính đến hiện tại, giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất trung bình cũng gấp 3 lần so với năm 2011. Một nghiên cứu của Batdongsan.com.vn đã chỉ ra, giá nhà tại trung tâm Tp.HCM tăng 21 lần chỉ sau 16 năm. Giai đoạn 2018 -2020, giá bất động sản khu vực quanh Tp.HCM và Hà Nội luôn có mức tăng trên 10%. Dữ liệu lớn (big data) của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, so với mức thu nhập bình quân của người dân, giá nhà tại Hà Nội và Tp.HCM đang quá cao. Với mức giá 2200-2400 USD/m2, người lao động Tp.HCM phải mất khoảng 30 năm và Hà Nội là 25-28 năm tích lũy mới mua được nhà. “Đây là bài toán khó mà các cơ quan chức năng phải có hướng giải quyết”, ông Nguyễn Quốc Anh nhấn mạnh. Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Quốc Anh, giá nhà ở Việt Nam dù tăng mạnh 10-20 năm qua nhưng so với các quốc gia khác mức tăng này vẫn chưa thể bằng. Cụ thể, giá nhà ở Hồng Kông 29000 USD/m2, giá nhà Singapore 17000 USD/m2… Ông Nguyễn Quốc Anh dự báo, giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội sẽ tăng trưởng trong năm 2021, đạt khoảng 5%. Giá chung cư Hà Nội tiếp tục đi ngang và ổn định. Giá chung cư Tp.HCM được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, mức tăng đạt khoảng 9% trong năm 2021. Kịch bản thị trường năm 2021, theo ông Nguyễn Quốc Anh, năm 2021 thị trường có thể sẽ vẫn nhiều khó khăn. Trong kịch bản có vaccin thì cũng phải mất ít nhất 6 tháng đến 1 năm để hoạt động đầu tư, du lịch khôi phục lại. Dưới góc nhìn tích cực nhưng thận trọng, tôi cho rằng, năm 2021 vẫn là năm của sự chủ động, linh hoạt thích ứng, với một tầm nhìn dài hạn và chuyên tâm hơn trong việc phát triển các sản phẩm của doanh nghiệp bất động sản. Thị trường sẽ cần thời gian để phục hồi, ít nhất phải đến năm 2022”, ông Anh nhấn mạnh. An Nhiên
2020-12-08
An Nhiên
Xã hội
cafebiz
Đất Long Thành lại nóng
https://cafebiz.vn/dat-long-thanh-lai-nong-20201208190233904.chn
Nhiều khu đất nông nghiệp lẫn thổ cư nằm quanh sân bay Long Thành tăng giá gấp rưỡi đến gấp đôi chỉ sau một thời gian ngắn Khoảng 1 tháng qua, sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, thị trường bất động sản khu vực này nhộn nhịp hẳn lên. Giá đất từ đó cũng tăng và giao dịch sôi động. Mua bán tấp nập Đi qua các xã thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thời gian này, chúng tôi nhận thấy nhiều biển báo, tờ rơi giăng khắp nơi. Các tuyến đường thuộc xã Lộc An, Bình An, Bình Sơn, Phước Thái, Bàu Cạn... của huyện Long Thành hay khu vực xã lộ 25 (huyện Thống Nhất) đều rất đông ôtô ra vào đưa khách đến xem đất, đặc biệt là dịp cuối tuần. Đáng chú ý, nhiều điểm giao dịch mọc lên ngay bên lề đường với vài cái bàn và ghế. Việt, một cò đất, cho biết khoảng 1 tháng nay giới mua bán đất ở khu vực này vui như mở hội. Theo Việt, thị trường bất động sản Long Thành đã nhộn nhịp từ đầu năm đến nay, khi tiến độ dự án sân bay Long Thành được đẩy nhanh, nhiều đại gia bất động sản nhảy vào với hàng loạt dự án được đấu giá thành công và sắp triển khai. Tuy nhiên, từ khi Chính phủ ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến khởi công dự án vào cuối năm 2020, đã kéo giá đất và các giao dịch đất đai khu vực này tăng vọt. Hiện tại, tùy vị trí mà có mức giá khác nhau. Nếu đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm thì từ 800 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng/sào (1000 m2), đất nông nghiệp sắp lên thổ cư hay đất đã có quy hoạch dân cư thì giá lên tới 5-6 tỉ đồng/sào - Việt cho hay. Theo ghi nhận của phóng viên, đất thuộc các xã Lộc An và Bàu Cạn hiện có mức giá cao nhất khu vực và được nhiều người săn tìm, trung bình lên tới 5-6 tỉ đồng/sào, trong khi năm ngoái khoảng 3,5 tỉ đồng/sào. Những khu đất có vị trí đẹp, gần mặt tiền đường lớn, giá trung bình 6,5-7 tỉ đồng/sào. Ở những khu vực này, người bán chủ động đẩy giá đất lên cao, nhiều cò đất phải đi năn nỉ để chốt được đất cho khách có nhu cầu mua. Trong khi đó, đất ở ấp An Viễn, xã Bình An hồi đầu năm giao dịch thành công với giá 2 tỉ đồng/sào giờ đã lên tới 4 tỉ đồng/sào nhưng vẫn có khách chấp nhận đặt cọc. Cung cầu đang ngang nhau chứ không có dư cung như mấy tháng trước. Nhiều khách đặt hàng tôi tìm đất từ vài sào đến vài hecta, kèm theo một số yêu cầu như đất chính chủ, vị trí đẹp hoặc mặt tiền đường và giá tầm 2 tỉ đồng/sào. Họ mua để đầu tư hay để dành sau này phân lô bán nền - một cò đất ở khu vực này cho biết. Tại xã Phước Bình, chúng tôi được Chiến, cũng là cò đất, giới thiệu giá cả và tình hình mua bán ở khu vực này đang rất nóng, nếu không mua sớm, khi sân bay khởi công, giá sẽ còn tăng nữa. Tôi mới bán thành công cho khách quen lô đất 1,5 ha, giá 30 tỉ đồng, tức khoảng 2 tỉ đồng/sào. Mua xong khách vẫn có nhu cầu tìm thêm nên dặn tôi nếu có miếng đất nào thì cứ chào. Họ sẵn sàng mua hết - Chiến thổ lộ. Trong khi đó, khi thấy chúng tôi hỏi về đất đai, ông Trần Văn Ba ở xã Lộc An tỏ ra tiếc nuối: Gia đình tôi có mảnh đất 8 sào, cắt bán 5 sào vào năm ngoái chỉ hơn 5 tỉ đồng. Gần đây, người ta sang lại cho chủ khác giá gấp đôi. Nghe mà đứt ruột!. Một điểm mua bán đất “dã chiến” ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Mặt bằng giá mới Phó giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhiều dự án ở khu vực Đồng Nai cho biết giá đất ở khu vực Long Thành trong vài tháng qua đã dần hình thành mặt bằng mới, chuẩn và chính thức hơn sau khi một loạt doanh nghiệp bất động sản đã đấu giá thành công nhiều khu đất có giá lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Cụ thể, hồi tháng 3, Trung tâm Phát triển quỹ đất - Công ty Thuận Lợi, thành viên Kim Oanh Group, đã đấu giá thành công khu đất dự án rộng gần 50 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, với số tiền lên tới 1270 tỉ đồng. Tính trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An, công ty con của Đất Xanh Group, cũng trúng đấu giá 92 ha đất tại xã Long Đức, huyện Long Thành, với số tiền đến 3.060 tỉ đồng (giá trung bình hơn 3,3 triệu đồng/m2). Mới đây nhất, Công ty CP Bất động sản STC Golden Land (Hà Nội) đã trúng đấu giá khu đất hơn 23,4 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành được quy hoạch thực hiện khu dân cư với số tiền hơn 1626 tỉ đồng, gấp 1,8 lần giá khởi điểm. Cũng theo phó giám đốc doanh nghiệp trên, khách hàng cá nhân nếu muốn mua đất Long Thành để đầu tư ngoài việc trường vốn thì phải chú ý quy hoạch, khảo sát thêm giá và quan trọng là phải chọn đất pháp lý rõ ràng, chính chủ..., nếu không sẽ rất dễ mua nhầm dự án ma hay giá đất bị thổi lên quá cao. Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, cũng nhận định thị trường bất động sản Long Thành nóng trở lại nhờ các yếu tố như Chính phủ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, cơ sở hạ tầng tái định cư cũng được đẩy mạnh và việc hàng loạt khu đất vàng được doanh nghiệp đấu giá thành công để triển khai dự án với giá khá cao. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các dự án bất động sản phải mất thời gian ít nhất 3-5 năm, thậm chí 7 năm. Chưa kể, quỹ đất xung quanh khu vực sân bay Long Thành rất lớn, người mua phải cân nhắc tài chính, pháp lý và các yếu tố thị trường để tránh rủi ro. Son Nhung
2020-12-08
Son Nhung
Xã hội
cafebiz
Lãi suất giảm để kích cầu bất động sản
https://cafebiz.vn/lai-suat-giam-de-kich-cau-bat-dong-san-20201208153214764.chn
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng giai đoạn khó khăn của thị trường đã qua và cơ hội sắp tới sẽ mở ra nhiều... Lãi suất vay mua nhà được nhiều ngân hàng điều chỉnh về mức hợp lý, thêm vào đó việc khan hiếm nguồn cung mới tại các dự án căn hộ ở Tp.HCM đã khiến giá các dự án căn hộ hiện tại tiếp tục tăng. Đây là các yếu tố được cho là tích cực cho doanh nghiệp bất động sản trong năm 2021 và cổ phiếu bất động sản nhờ đó cũng rất triển vọng trong trung – dài hạn. Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành nhằm giúp nền kinh tế chống chọi và vực dậy trong và sau dịch Covid-19. Các ngân hàng liên tục giảm lãi suất và đưa ra các gói vay mua nhà hấp dẫn, kích thích nhu cầu mua nhà của người dân. NGÂN HÀNG CHUYỂN HƯỚNG SANG CHO VAY MUA NHÀ Dù lãi suất huy động giảm mạnh, nhưng nguồn tiền dư thừa trong dân vẫn tìm ngân hàng để chọn mặt gửi vàng. Vốn dồi dào, trong khi tín dụng sản xuất, kinh doanh tăng chậm, khiến nhiều ngân hàng đang chuyển hướng tập trung vào cho vay cá nhân, nhất là cho vay mua nhà, mua xe. Theo chứng khoán VnDirect, lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng hiện thấp hơn so với đầu năm từ 1-2%, chỉ từ 6,49%/năm, sau thời gian ưu đãi lãi suất được cộng thêm biên độ 3-4% tùy từng ngân hàng. Theo đó, lãi suất hấp dẫn nhất thuộc về nhóm các ngân hàng như Standard Chartered, HSBC, Shinhanbank, Hong Leong Bank, Maritime Bank... Lãi suất vay mua nhà trung bình  thuộc về nhóm các ngân hàng như Techcombank, Agribank, Vietcombank, Vietinbank, UOB, Woori Bank... Và lãi suất vay mua nhà cao nhất thuộc về nhóm các ngân hàng như Eximbank, Sacombank, Bắc Á Bank, VIB, Lienvietpostbank... Tương tự, khảo sát của chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho thấy lãi suất cho vay mua nhà tại nhiều ngân hàng đã giảm mạnh. Tính đến tháng 11/2020, các ngân hàng trong nước đã hạ 1,8 điểm phần trăm lãi suất cho vay mua nhà và tỷ lệ dao động từ 5,99% đến 11,5%. Khảo sát tại các ngân hàng như VIB, TPBank, Vietcombank, BIDV, Agribank, ShinhanBank, Techcombank... mức lãi suất công bố cho vay cực kỳ hấp dẫn. Cụ thể, Techcombank đưa ra mức lãi suất 7,59%/năm (giảm so với mức 8,29% của tháng 11) cố định 12 tháng; kỳ hạn 24 tháng cũng chỉ ở mức khoảng 8,6%/năm. Bên cạnh đó, Techcombank cũng đã áp dụng mức lãi suất sau thời gian cố định lãi suất chỉ từ 9,3-9,8% dành cho khách hàng VIP và khoảng 10,7-11,2% cho khách hàng thông thường. Tại ShinhanBank, mức lãi suất cho vay mua nhà giảm từ 7% xuống 6,6%/năm; TPBank giảm từ 7,5% xuống 6,9%/năm; Hong Leong Bank giảm từ 7,25% xuống còn 6,5%/năm; HSBC giảm từ 7,99% xuống 6,49%/năm... THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN SẼ SÔI ĐỘNG Ngoài lãi suất ưu đãi, việc sửa đổi Luật Xây dựng năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 sẽ từng bước tháo gỡ các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ năm 2021 hứa hẹn sẽ làm thị trường bất động sản sôi động trở lại trong năm 2021. Đây cũng là thời điểm vaccine Covid-19 được thương mại hóa. Thị trường bất động sản thời điểm cuối năm ghi nhận nguồn cung dồi dào được bổ sung từ các chủ đầu tư uy tín như Vingroup, Masterise, Ecopark, Novaland, Thuduchouse, NamLong, Khang Điền... với các chương trình ưu đãi hấp dẫn cho người mua. Nếu như trước đây, các chương trình khuyến mãi mới chỉ dừng lại ở việc thay đổi thời gian thanh toán, tặng voucher, hỗ trợ lãi suất... thì nay các chủ đầu tư còn giảm tỷ lệ thanh toán vốn tự có để giảm áp lực cho người mua nhà, tăng tỷ lệ chiết khấu... Theo Colliers Việt Nam, 9 tháng năm 2020, ít nhất 10 nhà phát triển nước ngoài mới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore đang tìm kiếm cơ hội gia nhập thị trường Việt Nam. Trong khi đó, các thương vụ M&A, đặc biệt là việc chuyển nhượng các dự án thành phần trong các dự án có quy mô lớn được xem là giải pháp nhanh nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài bước chân vào thị trường Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước mở rộng quỹ đất. Đơn cử là thương vụ M&A của CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va - Novaland (HOSE:NVL) mua lại 286 ha tại Đồng Nai, cùng một số thương vụ nhỏ lẻ với các địa phương, với tổng giá trị lên tới 1 tỷ USD. CỔ PHIẾU BẤT ĐỘNG SẢN ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN VN-INDEX Trên thị trường chứng khoán, theo thống kê, số lượng công ty niêm yết có mức vốn hóa trên 1 tỷ USD đến nay đã có 30 doanh nghiệp trên cả 2 sàn HOSE và HNX, chủ yếu thuộc nhóm tài chính ngân hàng, bất động sản. Riêng giá trị vốn hóa cổ phiếu bất động sản tính chung trên toàn thị trường lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23%. Đây là một trong những nhóm ngành quan trọng có ảnh hưởng lớn đến diễn biến chỉ số VN- Index. Trong suốt thời gian từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 khiến tâm lý e dè của các nhà đầu tư tăng cao, thêm vào đó nguồn cung sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản đối diện với khó khăn. Những khó khăn này được thể hiện rõ tại kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khi doanh thu cũng như lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2020 sụt giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình trong quý cuối cùng của năm 2020 đang cho thấy có sự cải thiện khi nhiều doanh nghiệp bất động sản bung hàng. Thêm vào đó lãi suất cho vay mua bất động sản tại các ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua là tác nhân kích thích thị trường bất động sản, kéo cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết đảo chiều. Thống kê của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, có 78/93 cổ phiếu bất động sản tăng giá; trong đó có 21 mã tăng từ 20% trở lên. Cổ phiếu VHM của Vinhomes vẫn duy trì là cổ phiếu dẫn dắt thị trường này, với trị giá tại phiên 7/12/2020 đang đứng ở mức 84200 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 53% so với thời điểm quý 1 và tăng hơn 11% so với thời điểm cuối quý 3/2020. Một trong những cổ phiếu có sự tăng trưởng mạnh trong 10 tháng năm 2020 là CRE của Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ - CenLand. Cổ phiếu này giao dịch ở mức 33400 đồng/cổ phiếu, tăng 223% so với thời điểm cuối quý 1 và tăng hơn 52% so với cuối quý 3. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2020 của CenLand, doanh thu quý 3 đạt 602 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2019, lợi nhuận gộp thu về đạt gần 139 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng năm 2020, doanh thu CenLand đạt 1308 tỷ đồng, thực hiện được khoảng 54% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 202 tỷ đồng, hoàn thành hơn 50% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Và còn nhiều mã như DXG, IDC, TDH, NLG, KDH... cũng tăng mạnh với mức tăng từ trên 10% - 50% trong thời gian qua. Tuy nhiên, không phải tất cả các cổ phiếu đều tăng mà cũng có những cổ phiếu phân hóa. Chẳng hạn, giá cổ phiếu NVL của Novaland tăng hơn 16% so với quý 1, nhưng lại giảm 5,5% so với thời điểm cuối quý 3. Hiện đang NVL đang dừng ở mức 60400 đồng/cổ phiếu khi kết thúc phiên 7/12. Việc đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhờ đầu tư công và thành lập Tp. Thủ Đức là những cú hích mạnh mẽ hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi. Chính vì vậy, cổ phiếu bất động sản vẫn là nhóm được các nhà đầu tư quan tâm và có tiềm năng tốt để đầu tư dù nhóm này có sự phân hóa mạnh mẽ. Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng giai đoạn khó khăn của thị trường đã qua và cơ hội sắp tới sẽ mở ra nhiều. Đây là thời điểm rất tốt cho nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu bất động sản để đầu tư trong trung và dài hạn. Minh Tú
2020-12-08
Minh Tú
Kinh doanh
cafebiz
Nhà đầu tư BĐS đã lãi 33 lần trong khi vàng chỉ lời 8 lần trong vòng gần 2 thập kỷ qua
https://cafebiz.vn/nha-dau-tu-bds-da-lai-33-lan-trong-khi-vang-chi-loi-8-lan-trong-vong-gan-2-thap-ky-qua-20201208145436889.chn
Đây là nhận định của ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2020) được tổ chức tại Khách sạn Melia Hà Nội sáng ngày 8/12. Theo ông Quốc Anh, bất động sản vẫn luôn là kênh đầu tư đầy tiền năng ngay cả trong giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế. Ông Quốc Anh dẫn chứng nếu như năm 2002 giá nhà tại quận Hoàn Kiếm trung bình chỉ khoảng 11 triệu đồng/m2 thì hiện nay giá tại khu vực này đã tăng lên 33 lần ở ngưỡng trên 360 triệu đồng/m2. Nếu so sánh với giá vàng thì trong vòng gần 2 thập kỷ qua giá vàng chỉ tăng khoảng 8 lần lên mức khoảng 55 triệu đồng/m2. Như vậy tốc độ tăng giá của bất động sản gấp 4 lần tốc độ tăng giá của giá vàng trong gần 2 thập kỷ vừa qua. Ông Quốc Anh cũng thông tin thêm, nếu quan sát đà tăng giá của thị trường trong 1 thập niên qua, đồ thị giá đất chủ yếu theo xu hướng tăng thẳng đứng hoặc đi ngang, không có chuyện giảm. Trong một thập niên, thị trường thường chia thành nhiều đợt biến động. Giá nhà đất đi ngang vào giai đoạn 2008-2010. Bước sang 2011-2013, giá BĐS xuống dốc không phanh, nhiều nhất là gần 50%, đến thời điểm 2014-2019 thì quay lại xu hướng tăng mạnh từ 50-300%. Tính đến hiện tại, giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất trung bình cũng gấp 3 lần so với năm 2011. Trước đó, một nghiên cứu của Batdongsan.com.vn đã chỉ ra, giá nhà tại trung tâm TP.HCM tăng 21 lần chỉ sau 16 năm. Có thể thấy rõ xu hướng này qua việc giá BĐS khu vực quanh TP.HCM và Hà Nội luôn có mức tăng trên 10% trong suốt giai đoạn 2018-2020, ông Quốc Anh cho biết Vậy giá bất động sản đã dừng tăng? - Ông Quốc Anh cho rằng giá sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới khi thực tế tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam ở mức rất thấp chỉ 35% so với con số 60% tại Trung Quốc và 81% tại Hàn Quốc. Bên cạnh đó, ông Quốc Anh cũng khẳng định giá nhà tại một số đô thị lớn tại Việt Nam như Hà Nội và TPHCM đang ở mức 2000 USD/m2, rất thấp so với các nước trong khu vực như Úc, Hong Kong, Singapore... Xét trên tầm khu vực, giá nhà Việt Nam vẫn được xem là thấp so với mức 8000-29000 USD/m2 của Singapore, Hong Kong, Thượng Hải. Việt Nam lại ngày càng thu hút đầu tư và là thị trường được nhiều nhà đầu tư quốc tế hướng đến, nên biên độ tăng giá BĐS có thể sẽ rất mạnh trong các năm tới đây, ông Quốc Anh cho biết. Đánh giá về thị trường BĐS năm 2021, ông Nguyễn Quốc Anh cho biết thị trường BĐS tại cả 3 miền sẽ có những biến chuyển tích cực cùng 10 hệ thống hạ tầng giao thông lớn được khởi công. Cụ thể, miền Bắc là nâng cấp sân bay Nội Bài với tổng kinh phí là 2031 tỷ đồng; cụm công trình kênh nối Đáy – Ninh Cơ (1837 tỷ đồng). Miền Trung là Mai Sơn – quốc lộ 45 (12111 tỷ đồng); Vĩnh Hảo – Phan Thiết (8000 tỷ đồng); Phan Thiết – Dầu Giây (18000 tỷ đồng); Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh TP. Buôn Ma Thuật (1512 tỷ đồng); Dự án tăng cường kế nối giao thông Tây Nguyên (3654 tỷ đồng). Miền Nam là cầu Mỹ Thuận 2 (5000 tỷ đồng); Nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất (2.015 tỷ đồng); Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ (4826 tỷ đồng). Những dự án giao thông lớn này có tác động mạnh mẽ đến thị trường bất động sản ở cả 3 miền. Về các loại hình bất động sản, ông Quốc Anh cho biết phân khúc chung cư tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng ổn định về lượng tin đăng và mức độ quan tâm. Giá chung cư Hà Nội tiếp tục đi ngang và ổn định. Giá chung cư TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, mức tăng đạt khoảng 9% trong năm 2021. Về phân khúc nhà riêng, nhà mặt phố, mức độ quan tâm và giá cho thuê nhà riêng và nhà mặt phố giảm đáng kể. Giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2021, đạt khoảng 5%. Phân khúc đất nền sẽ suy giảm đáng kể tại hầu hết các thị trường chính trên cả nước. Hải Phòng, Bắc Ninh và Hòa Bình là 3 địa phương duy trì mức độ quan tâm tăng liên tiếp trong 3 năm qua. Lan Nhi
2020-12-08
Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
Đất Long Thành lại nóng
https://cafebiz.vn/dat-long-thanh-lai-nong-20201208134112467.chn
Nhiều khu đất nông nghiệp lẫn thổ cư nằm quanh sân bay Long Thành tăng giá gấp rưỡi đến gấp đôi chỉ sau một thời gian ngắn Khoảng 1 tháng qua, sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, thị trường bất động sản khu vực này nhộn nhịp hẳn lên. Giá đất từ đó cũng tăng và giao dịch sôi động. Mua bán tấp nập Đi qua các xã thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thời gian này, chúng tôi nhận thấy nhiều biển báo, tờ rơi giăng khắp nơi. Các tuyến đường thuộc xã Lộc An, Bình An, Bình Sơn, Phước Thái, Bàu Cạn... của huyện Long Thành hay khu vực xã lộ 25 (huyện Thống Nhất) đều rất đông ôtô ra vào đưa khách đến xem đất, đặc biệt là dịp cuối tuần. Đáng chú ý, nhiều điểm giao dịch mọc lên ngay bên lề đường với vài cái bàn và ghế. Việt, một cò đất, cho biết khoảng 1 tháng nay giới mua bán đất ở khu vực này vui như mở hội. Theo Việt, thị trường bất động sản Long Thành đã nhộn nhịp từ đầu năm đến nay, khi tiến độ dự án sân bay Long Thành được đẩy nhanh, nhiều đại gia bất động sản nhảy vào với hàng loạt dự án được đấu giá thành công và sắp triển khai. Tuy nhiên, từ khi Chính phủ ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 và Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) dự kiến khởi công dự án vào cuối năm 2020, đã kéo giá đất và các giao dịch đất đai khu vực này tăng vọt. Hiện tại, tùy vị trí mà có mức giá khác nhau. Nếu đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm thì từ 800 triệu đồng đến 1,5 tỉ đồng/sào (1000 m2), đất nông nghiệp sắp lên thổ cư hay đất đã có quy hoạch dân cư thì giá lên tới 5-6 tỉ đồng/sào - Việt cho hay. Theo ghi nhận của phóng viên, đất thuộc các xã Lộc An và Bàu Cạn hiện có mức giá cao nhất khu vực và được nhiều người săn tìm, trung bình lên tới 5-6 tỉ đồng/sào, trong khi năm ngoái khoảng 3,5 tỉ đồng/sào. Những khu đất có vị trí đẹp, gần mặt tiền đường lớn, giá trung bình 6,5-7 tỉ đồng/sào. Ở những khu vực này, người bán chủ động đẩy giá đất lên cao, nhiều cò đất phải đi năn nỉ để chốt được đất cho khách có nhu cầu mua. Trong khi đó, đất ở ấp An Viễn, xã Bình An hồi đầu năm giao dịch thành công với giá 2 tỉ đồng/sào giờ đã lên tới 4 tỉ đồng/sào nhưng vẫn có khách chấp nhận đặt cọc. Cung cầu đang ngang nhau chứ không có dư cung như mấy tháng trước. Nhiều khách đặt hàng tôi tìm đất từ vài sào đến vài hecta, kèm theo một số yêu cầu như đất chính chủ, vị trí đẹp hoặc mặt tiền đường và giá tầm 2 tỉ đồng/sào. Họ mua để đầu tư hay để dành sau này phân lô bán nền - một cò đất ở khu vực này cho biết. Tại xã Phước Bình, chúng tôi được Chiến, cũng là cò đất, giới thiệu giá cả và tình hình mua bán ở khu vực này đang rất nóng, nếu không mua sớm, khi sân bay khởi công, giá sẽ còn tăng nữa. Tôi mới bán thành công cho khách quen lô đất 1,5 ha, giá 30 tỉ đồng, tức khoảng 2 tỉ đồng/sào. Mua xong khách vẫn có nhu cầu tìm thêm nên dặn tôi nếu có miếng đất nào thì cứ chào. Họ sẵn sàng mua hết - Chiến thổ lộ. Trong khi đó, khi thấy chúng tôi hỏi về đất đai, ông Trần Văn Ba ở xã Lộc An tỏ ra tiếc nuối: Gia đình tôi có mảnh đất 8 sào, cắt bán 5 sào vào năm ngoái chỉ hơn 5 tỉ đồng. Gần đây, người ta sang lại cho chủ khác giá gấp đôi. Nghe mà đứt ruột!. Một điểm mua bán đất “dã chiến” ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai Mặt bằng giá mới Phó giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có nhiều dự án ở khu vực Đồng Nai cho biết giá đất ở khu vực Long Thành trong vài tháng qua đã dần hình thành mặt bằng mới, chuẩn và chính thức hơn sau khi một loạt doanh nghiệp bất động sản đã đấu giá thành công nhiều khu đất có giá lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Cụ thể, hồi tháng 3, Trung tâm Phát triển quỹ đất - Công ty Thuận Lợi, thành viên Kim Oanh Group, đã đấu giá thành công khu đất dự án rộng gần 50 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, với số tiền lên tới 1270 tỉ đồng. Tính trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Công ty CP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An, công ty con của Đất Xanh Group, cũng trúng đấu giá 92 ha đất tại xã Long Đức, huyện Long Thành, với số tiền đến 3.060 tỉ đồng (giá trung bình hơn 3,3 triệu đồng/m2). Mới đây nhất, Công ty CP Bất động sản STC Golden Land (Hà Nội) đã trúng đấu giá khu đất hơn 23,4 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành được quy hoạch thực hiện khu dân cư với số tiền hơn 1626 tỉ đồng, gấp 1,8 lần giá khởi điểm. Cũng theo phó giám đốc doanh nghiệp trên, khách hàng cá nhân nếu muốn mua đất Long Thành để đầu tư ngoài việc trường vốn thì phải chú ý quy hoạch, khảo sát thêm giá và quan trọng là phải chọn đất pháp lý rõ ràng, chính chủ..., nếu không sẽ rất dễ mua nhầm dự án ma hay giá đất bị thổi lên quá cao. Ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Việt An Hòa, cũng nhận định thị trường bất động sản Long Thành nóng trở lại nhờ các yếu tố như Chính phủ đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án sân bay quốc tế Long Thành, cơ sở hạ tầng tái định cư cũng được đẩy mạnh và việc hàng loạt khu đất vàng được doanh nghiệp đấu giá thành công để triển khai dự án với giá khá cao. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các dự án bất động sản phải mất thời gian ít nhất 3-5 năm, thậm chí 7 năm. Chưa kể, quỹ đất xung quanh khu vực sân bay Long Thành rất lớn, người mua phải cân nhắc tài chính, pháp lý và các yếu tố thị trường để tránh rủi ro. Sơn Nhung
2020-12-08
Sơn Nhung
Kinh doanh
cafebiz
Chung cư biến thành condotel: Cuối năm khách hàng rồng rắn đòi nhà
https://cafebiz.vn/chung-cu-bien-thanh-condotel-cuoi-nam-khach-hang-rong-ran-doi-nha-20201208091835857.chn
Trái với không khí nhộn nhịp của việc nhận nhà, tân gia mỗi dịp cuối năm, khách hàng dự án Sơn Thịnh 2 đến nay vẫn phải rồng rắn đi tìm chủ đầu tư để đòi nhà. Mới đây, hàng trăm khách hàng dự án Sơn Tịnh 2 nằm trên đường Lê Hồng Phong (TP Vũng Tàu) đã căng băng rôn tố chủ đầu tư lừa đảo, yêu cầu bàn giao nhà sau nhiều năm ký kết hợp đồng, đồng thời đề nghị chính quyền vào cuộc. Khách hàng dự án Sơn Thịnh 2 căng băng rôn tố chủ đầu tư lừa đảo và yêu cầu bàn giao nhà Chị Hồng Nhung (phường 3, TP.Vũng Tàu) cho biết đã ký hợp đồng mua căn hộ chung cư với chủ đầu tư là doanh nghiệp Tư nhân Sơn Thịnh từ năm 2011. Tất cả hồ sơ giấy tờ đều ghi rõ là căn hộ sở hữu lâu dài và đã thanh toán 90% giá trị hợp đồng. Thế nhưng, sau nhiều năm, dự án vướng nhiều sai phạm trong thi công, xây dựng, vận hành, Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu vào cuộc thanh tra, khách hàng mới ngã ngửa rằng khu đất thực hiện dự án là đất chuyên dùng chứ không phải đất ở lâu dài, không cấp sổ đỏ được. Các hộ dân không thể đăng ký thường trú hay tạm trú, trẻ em không thể làm giấy tờ theo học đúng tuyến theo quy định, người dân trở thành cư ngụ bất hợp pháp ngay trên chính tài sản của mình. Khách hàng dự án này phải cư trú bất hợp pháp trên chính tài sản của mình Theo phản ánh của các khách hàng, không phải lần đầu họ trầy trật đi đòi nhà, thậm chí cũng vì đã đóng gần hết số tiền trong giá trị hợp đồng nhưng vẫn không có nhà để ở nên lâm vào cảnh nợ nần chồng chất. Nhiều lần yêu cầu đối chất với chủ đầu tư nhưng không có kết quả, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đại hội khách hàng nhưng không được. Chúng tôi cực chẳng đã mới phải rồng rắn căng băng rôn, mong chính quyền có thể vào cuộc, đứng về phía người dân - khách hàng tại đây chua xót chia sẻ. Được biết, dự án Sơn Thịnh 2 cao 33 tầng, gồm 400 căn hộ. Trong đó có 344 căn hộ, 44 căn hộ sân vườn và 12 biệt thự vườn trên cao. Mỗi căn hộ của dự án có diện tích từ 119-159m2 , được thiết kế từ 2-3 phòng ngủ. Ông Hoàng Ngọc Hưng - Chủ mới của doanh nghiệp Tư nhân Sơn Thịnh khẳng định, từ ngày 1/8, ông Hưng sẽ tiếp quản chung cư Sơn Thịnh 2 để quản lý và hoạt động theo đúng mô hình Condotel. Về việc làm sổ đỏ cho người dân mua căn hộ Sơn Thịnh 2, ông Hưng cho biết, chủ trước của doanh nghiệp Tư nhân Sơn Thịnh đã đem toàn bộ tài sản và 400 căn chung cư trong dự án Sơn Thịnh 2 thế chấp ngân hàng và đã mất khả năng trả nợ. Vì thế, nếu người dân muốn làm sổ đỏ thì phải cùng doanh nghiệp đóng thêm tiền trả ngân hàng để lấy hồ sơ và hoàn thành nghĩa vụ theo đúng quy định của Nhà nước. Cư dân không đồng tình với phương án trên bởi họ phải thanh toán cho khoản nợ của chủ đầu tư và khi mua là căn hộ ở nhưng giấy chủ quyền lại là condotel, trong khi loại hình căn hộ này vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Do đó, sự việc vẫn rơi vào bế tắc. Trao đổi với PV, một luật sư phân tích, theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản, Bộ luật dân sự và Luật thương mại (trường hợp bên mua là pháp nhân) thì các giao dịch này được pháp luật bảo hộ, trừ trường hợp vi phạm các điều cấm. Vì vậy, việc các bên tiến hành giao kết hợp đồng mua bán căn hộ (tức đối tượng của hợp đồng là nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của luật nhà ở) thì hai bên sẽ phải thực hiện theo đúng hợp đồng. Trong đó bên bán có nghĩa vụ bàn giao căn hộ (tức đối tượng của hợp đồng) theo đúng như nội dung tại thời điểm hai bên ký kết. Nếu chủ đầu tư mới cố tình không thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký thì người mua căn hộ có thể tiến hành khởi kiện chủ đầu tư mới ra tòa. Tùy vào vấn đề thực tế, mà người mua căn hộ có thể yêu cầu tòa án buộc bên chủ đầu tư mới phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc phạt vi phạm hoặc yêu cầu chủ đầu tư mới bồi thường thiệt hại theo các nội dung mà trước đó hợp đồng có quy định. Diệu Hoa
2020-12-08
Diệu Hoa
Kinh doanh
cafebiz
Điểm mặt các dự án bất động sản tại Bình Dương rao bán khi chưa được phép
https://cafebiz.vn/diem-mat-cac-du-an-bat-dong-san-tai-binh-duong-rao-ban-khi-chua-duoc-phep-20201208084456357.chn
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2020 đến tháng 10, tỉnh này đã cấp phép chủ trương đầu tư cho 114 dự án bất động sản. Mặc dù mới chỉ có chủ trương đầu tư nhưng nhiều dự án đã rầm rộ mở bán dù chưa đủ pháp lý. Nhiều dự án cầm đèn chạy trước ô tô Ngày 24/9/2020, diễn ra Sự kiện ra mắt và mở bán dự án LDG Sky tại TP. Dĩ An tỉnh Bình Dương. Dự án do CTCP Đầu tư LDG (LDG Group) làm chủ đầu tư và Đất Xanh Miền Nam là đơn vị phân phối độc quyền. Theo quảng cáo dự án được xây dựng trên diện tích đất 20878m2, quy mô gồm 5 tháp cao 99,9m với 30 tầng gồm 2000 căn hộ chung cư. Hiện, chủ đầu tư và đơn vị phân phối đang giao bán mức giá trên 30 triệu/m2 và đang nhận cọc 50 triệu đồng của khách hàng. Tuy nhiên, ghi nhận thực tế, hiện dự án chỉ là bãi đất trống được quây tôn và chưa có bất kỳ dấu hiện nào cho thấy dự án đang xây dựng. Trả lời báo chí về dự án này, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương mới đây cho biết, qua rà soát trên địa bàn phường Bình Thắng, TP. Dĩ An, Sở không có tham mưu dự án có tên Khu căn hộ cao cấp LDG SKY (thuộc Khu đô thị Bình Nguyên, phường Bình Thắng, TP. Dĩ An). Tuy nhiên, tại phường Bình An, TP. Dĩ An có dự án Khu đô thị mới Bình Nguyên và ngày 30/10, Sở Xây dựng có nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương dự án xây dựng nhà ở một phần dự án Khu đô thị mới Bình Nguyên tại phường Bình An, TP. Dĩ An của Công ty Cổ phần Đầu tư LGD. Hiện nay, Sở Xây dựng đang xem xét hồ sơ. Cũng được mở bán từ tháng 7/2020, dự án Bcons Bee nằm trên mặt tiền đường D1, thuộc Khu phố nội hóa 1, phường Bình An, TP. phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương do CTCP Bất động sản Phú Mỹ Hiệp làm chủ đầu tư. Dự án được quảng cáo trên khu đất có tổng diện tích 2821 m2, với mật độ xây dựng 36,68%. Trong đó, diện tích công viên, cây xanh 734,24 m2 gồm 1 block căn hộ cao 24 tầng và có 2 tầng hầm, với tổng số 289 căn (284 căn hộ và 5 căn shophouse). Các căn hộ tại đây được thiết kế 2 phòng ngủ, có diện tích dao động từ 33,48 m2 - 61,14 m2, giá được chào bán khoảng 1,5 tỷ đồng/căn hộ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu dự án dù được bán khá lâu và chủ đầu tư cho biết sẽ khởi công vào Quý III/2020 thế nhưng tới nay vẫn chỉ là bãi đất trống. Phía Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết hiện dự án chưa có giấy phép xây dựng mà chỉ mới là chủ trương. Tương tự, Công ty TNHH Xây dựng Dịch vụ Thương mại Đầu tư Bất động sản Tường Phong chủ đầu tư dự án Khu chung cư Contentment Plaza tại phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An đang được rao bán trên một số kênh thông tin. Về dự án này, Sở Xây dựng Bình Dương khẳng định chưa có văn bản thông báo bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đồng thời cho hay, Thanh tra Sở đã ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án. Một dự án nữa là Dự án Khu dân cư nhà vườn, biệt thự Vườn Cau tại phường Lái Thiêu, TP. Thuận An do Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Bình Dương (gọi tắt là Công ty du lịch Bình Dương) làm chủ đầu tư. Về pháp lý dự án này, tháng 10/2007, UBND tỉnh Bình Dương có quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng khu dân cư nhà vườn, biệt thự Vườn Cau (tên thương mại: Khu phức hợp Siler Lake), thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An (nay là TP. Thuận An), tỉnh Bình Dương. Thời gian qua, trên một số kênh thông tin giới thiệu và rao bán dự án. Tuy nhiên, Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định, đến nay chưa có văn bản xác nhận Khu dân cư, nhà vườn và biệt thự Vườn Cau được huy động vốn cho phát triển nhà ở thương mại theo quy định… Ngoài ra, hiện còn rất nhiều dự án đang được chào bán như Khu dân cư và Thương mại Bình Quới, Dự án Khu nhà ở Thắng Lợi, Dự án Khu nhà ở Sài Gòn Center… cũng đang mở bán rầm rộ nhưng Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết chưa có đủ pháp lý. Thị trường bắt đầu loạn Việc nhiều dự án được các chủ đầu tư mở bán khi chưa đủ pháp lý đã dẫn tới cảnh thời gian qua nhiều khách hàng mua phải dự án này đưa nhau đi khiếu kiện. Cụ thể, đầu tháng 11 vừa qua, hàng chục người đã tập trung trước trụ sở của CTCP Đầu tư xây dựng Phát triển địa ốc Ba Thành Phát (trụ sở tại đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) tố cáo công ty này lừa bán không có pháp lý. Theo nhiều khách hàng, từ đầu năm 2019, Công ty Ba Thành Phát và một số công ty môi giới giới thiệu mua đất tại dự án mang tên Thành Phát City 1 (thuộc xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương) do công ty này làm chủ đầu tư với giá từ 479 triệu đồng (diện tích 100m²) đến 980,4 triệu đồng (diện tích 172m²), thanh toán theo 5 đợt khác nhau. Còn đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, hồ sơ xin chủ trương thực hiện dự án Thành Phát City 1 thuộc xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương chưa được cơ quan nhà nước chấp thuận chủ trương do không phù hợp với quy hoạch. Đến nay, cơ quan chức năng chưa hề chấp thuận chủ trương cho dự án Thành Phát City 1 trên địa bàn huyện Bàu Bàng. Trước đó, ngày 3/8/2020, nhiều người dân lao động cũng đã treo băng rôn đòi tiền từ Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển địa ốc SP Land (SP Land) khi đầu tư dự án đất nền tại xã An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Theo những người mua đất dự án này thì trong hợp đồng mua bán chủ đầu tư ghi rõ sau 9 tháng phía công ty phải bàn giao đất và làm sổ cho khách hàng. Tuy nhiên, đã hơn 1 năm mua đất dự án, khách hàng vẫn chưa nhận được đất và giấy chứng nhận đầu tư. Phía Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định, việc Công ty cổ phần Đầu tư & Phát triển địa ốc SP Land (SP Land) đầu tư dự án tại xã An Điền mở bán nền đất tại hai khu An Điền 1, 2 cho người dân là chưa đúng quy định vì hiện dự án này vẫn chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý và chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt… Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng hiện nay khi thị trường bất động sản TP.HCM gặp khó khăn trong việc cấp phép dự án mới thì doanh nghiệp sẽ chọn cho mình phương án chạy về thị trường các tỉnh lẻ giáp TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Đã có nhiều doanh nghiệp thành công với chiến lược này như Novaland, Hưng Thịnh Corp… Tuy nhiên, ông Phượng cho biết việc chưa chuẩn bị quỹ đất và chưa chuẩn bị pháp lý dự án ngay từ đầu, trong khi đó do áp lực kinh doanh, áp lực có hàng cho nhân viên môi giới bán đã tạo ra việc nhiều doanh nghiệp sau khi mua được quỹ đất, xin chủ trương đầu tư đã ngay lập tức tiến hành bán dự án theo hình thức huy động vốn của khách hàng. Nhưng, để cấp phép 1 dự án bất động sản luôn kéo dài từ 24 tháng trở lên, điều này sẽ tạo ra câu chuyên thời gian tới khách hàng mua các sản phẩm nhà ở chưa đủ pháp lý sẽ đi khiếu kiện chủ đầu tư lừa dối họ và làm loạn thị trường. Còn ông Trần Khắc Thạch, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản tỉnh Bình Dương cho rằng, dù luật pháp Việt Nam luôn thể hiện rõ các chế tài rất cụ thể và chi tiết nhưng thực tế một số dự án bất động sản còn lách luật bằng cách tạo các hợp đồng mua bán mang tên Hợp đồng góp vốn, Phiếu đăng ký giữ chỗ, Thỏa thuận đặt cọc đăng ký chỗ đều là đội lốt dự án ma. Những hợp đồng này dụ khách hàng nộp tiền vào dưới hình thức đầu tư, góp vốn, giữ chỗ, nhưng khi dự án không có pháp lý để trao trả đất, hoặc nhà (sản phẩm) cho khách hàng, việc hoàn trả tiền lại cho khách hàng sẽ rất chậm trễ, nhỏ giọt, hoặc không thu hồi được. Vì vậy, để chắc chắn mua dự án đủ pháp lý khách hàng nên thận trọng yêu cầu chủ đầu tư coi pháp lý dự án xem đã có quy hoạch tỉ lệ 1/500, giấy phép xây dựng và được phép huy động vốn theo hình thức dự án hình thành trong tương lai hay chưa. Bên cạnh đó, nên xuống xem khu đất dự án đã có dấu hiệu xây dựng hay chưa để có thể xuống tiền mua nhà cho hợp lý, ông Thạch khuyến cáo. Ông Võ Hoàng Ngân, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng cho rằng, người mua nên tỉnh táo khi đầu tư vào các dự án bất động sản có giá quá rẻ so với thị trường, tránh mua các bất động sản trên giấy và yêu cầu chủ đầu tư cung cấp bản chính hoặc bản sao có chứng thực để kiểm tra đối chiếu các hồ sơ dự án đã được cơ quan chức năng phê duyệt. Trong trường hợp nghi ngờ, người mua cần liên hệ ngay cơ quan quản lý như UBND xã, UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường ở địa phương đó để kiểm tra đối chiếu các thông tin từ chủ đầu tư cung cấp. Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cũng sẽ cung cấp thông tin thường xuyên và đầy đủ đối với các dự án đã đủ điều kiện chuyển nhượng đất cho người dân xây dựng theo quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và các dự án được phép bán nhà hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật (thông tin tại địa chỉ sxd.binhduong.gov.vn). Theo ông Ngân, với những khách hàng lỡ mua phải dự án cầm đèn chạy trước ô tô thì nên làm đơn báo với cơ quan chức năng, cơ quan cảnh sát điều tra để sớm vào cuộc, phanh phui những hoạt động lừa đảo này. Gia Huy
2020-12-08
Gia Huy
Xã hội
cafebiz
Tổng cục Thuế: Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của lái xe Grab
https://cafebiz.vn/tong-cuc-thue-nghi-dinh-126-khong-lam-tang-nghia-vu-thue-cua-lai-xe-grab-20201209102958654.chn
Tối muộn ngày 8/12, trả lời phóng viên TTXVN, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, thông tin của Grab cho rằng do tác động của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 dẫn đến Grab tăng giá cước từ 8 - 18% đối với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau, đồng thời giảm tỷ lệ chia cho lái xe 7% là hoàn toàn không đúng. Theo quy định tại Nghị định 126 thì hình thức tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân (bao gồm cả lĩnh vực taxi công nghệ) thì tổ chức phải có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng và xuất hoá đơn trên toàn bộ doanh thu theo quy định về thuế suất; đồng thời khai thuế của tổ chức, tổ chức chỉ khấu trừ và khai thay, nộp thay cho cá nhân đối với thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân Tổng cục Thuế cho biết, trong thời gian qua do chưa có hướng dẫn cụ thể về chính sách thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân nên dẫn đến việc thực hiện khai thuế đối với mô hình Grab không thống nhất, không đúng quy định. Nghị định 126 của Chính phủ là văn bản hướng dẫn về quản lý thuế nên chỉ quy định rõ hơn về việc khai thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân, không phải quy định mới về chính sách thuế giá trị gia tăng - chính sách thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động vận tải công cộng không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% như từ trước đến nay. Tổng cục Thuế khẳng định, quy định mới tại Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ của cá nhân lái xe (lái xe chỉ chịu thuế thu nhập cá nhân 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng), không làm tăng giá cước vận tải (do chính sách thuế giá trị gia tăng 10% đối với vẫn tải không thay đổi mà vẫn áp dụng từ trước đến nay). Do đó, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như thu nhập của lái xe. Một lái xe chạy GraBike cho biết: “Hiện nay Grab trừ 20% của mỗi cuốc xe. Sau đó lại trừ tiếp 10% số tiền chúng tôi được hưởng”. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN Theo Tổng cục Thuế, trách nhiệm của Grab trong việc phải thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật là Grab được xác định là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Vì thực tế Grab giữ vai trò quyết định về giá vận tải, quyết định về các chính sách với khách hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng. Do đó, Grab có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu có) là đúng với bản chất hoạt động kinh tế phát sinh Hiện Tổng cục Thuế đã có giấy mời đại diện Grab giải trình về việc này vào ngày mai 9/12. Hàng trăm tài xế Grab tập trung đông đảo diễu hành trên phố Kim Mã (Hà Nội). Ảnh: Thành Đạt/TTXVN Trước đó, Grab Việt Nam cho biết sẽ tăng thuế giá trị gia tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ. Việc tăng thuế này là thực hiện theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/12/2020. Do đó, Grab đã cân nhắc cẩn trọng để đề xuất giá cước mới phù hợp, đồng thời tiến hành khấu trừ nghĩa vụ thuế VAT 10% từ cước phí chuyến xe mà người dùng hiện đang chi trả. Phí sử dụng ứng dụng (chiết khấu) áp dụng cho đối tác lái xe vẫn được giữ nguyên không thay đổi. Việc tăng thuế này đã khiến cho hàng trăm lái xe chạy xe ôm công nghệ Grab diễu hành bằng xe máy tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng để phản đối mức khấu trừ mới này. Theo Thùy Dương
2020-12-09
Theo Thùy Dương
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Tp.HCM hủy bỏ 61 dự án không thực hiện đúng kế hoạch
https://cafebiz.vn/tphcm-huy-bo-61-du-an-khong-thuc-hien-dung-ke-hoach-20201209173502951.chn
HĐND Tp.HCM chấp thuận thông qua danh mục hủy bỏ đối với 61 dự án thu hồi đất, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn TP đã được HĐND TP.HCM thông qua vào các năm 2015, 2016, 2017. Ngày 9/12, tại kỳ họp thứ 23 HĐND Tp.HCM Khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã thông qua  Nghị quyết về thông qua danh mục hủy bỏ các dự án cần thu hồi đất; dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn TP. Cụ thể, có 43 dự án thuộc danh mục cần thu hồi đất (không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa); 8 dự án thuộc danh mục cần thu hồi đất và có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; 10 dự án thuộc danh mục có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trong đó có 1 dự án trên 10ha). HĐND TP.HCM giao UBND TP công bố công khai hủy bỏ việc thu hồi đất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; đồng thời chỉ đạo sở, ngành phối hợp với các quận, huyện tiếp tục rà soát các dự án không triển khai, chậm triển khai để có giải pháp xử lý kịp thời theo quy định. Trước đó, UBND Tp.HCM đã chỉ đạo Sở TN-MT, UBND các quận, huyện rà soát, đề xuất xử lý đối với các dự án không tiếp tục thực hiện trong Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã phê duyệt. Trên cơ sở rà soát, UBND Tp.HCM có yêu cầu xử lý dự án không thực hiện đúng Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã phê duyệt (từ năm 2015 đến năm 2019). Trong các dự án cần xử lý hủy bỏ chủ trương thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, có 61 dự án trước đó đã được thông qua tại các Nghị quyết của HĐND Tp.HCM. Hạ Vy
2020-12-09
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
“Vỡ trận” mặt bằng nhà phố cho thuê
https://cafebiz.vn/vo-tran-mat-bang-nha-pho-cho-thue-20201209142927326.chn
Mặt bằng nhà phố cho thuê thương mại là một trong những phân khúc BĐS bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 trong năm qua. Giá thuê nhà phố thương mại ở trung tâm các TP lớn như Hà Nội, Tp.HCM giảm giá chưa từng có dù đây đều là những vị trí hái ra tiền, dù vẫn được biết đến là vùng ‘đất vàng’ kinh doanh sầm uất bậc nhất ở Hà Nội hay các khu trung tâm Sài Gòn hoa lệ. Xu thế bán hàng online lên ngôi, mặt bằng nhà phố ế ẩm Những tuyến phố từng được xem là con gà đẻ chứng vàng của giới thương nhân ở các khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) hay các khu trung tâm Quận 1 (Tp.HCM), thì nay nhiều mặt bằng nhà phố rơi vào tình trạng khó tìm khách thuê, thậm chí phải đóng cửa, giá thuê giảm tới 40-50% nhưng vẫn không có ai nhòm ngó. Theo nhiều chuyên gia BĐS, do tác động của dịch Covid-19 nên thị trường bán lẻ hình thành một xu thế mới, thúc đẩy việc bán hàng online phát triển mạnh mẽ khiến hình thức này đang lên ngôi. Ngườidân có xu hướng đặt mua hàng qua mạng thay vì trực tiếp đến cửa hàng. Đây là xu thế tích cực, phù hợp với các ứng dụng công nghệ mới. Vì thế, những nơi trước đây được xem là mặt phố vàng, mặt tiền vàng không còn chiếm thế độc tôn trong kinh doanh bán lẻ. Khảo sát của CBRE Việt Nam mới đây cho thấy 43% khách thuê cho rằng doanh thu sẽ giảm từ 10 - 30% trong năm 2020, 61% khách thuê cho biết chưa được nhận các hỗ trợ từ chủ nhà và 27% hy vọng được chủ nhà hỗ trợ nhiều hơn vì hoạt động kinh doanh đang bị ảnh hưởng nặng từ Covid-19. Số liệu của đơn vị này trong quý 3 năm nay cho thấy tỷ lệ trống trung bình vẫn cao hơn năm trước do các thương hiệu bán lẻ, chủ yếu là thời trang và ăn uống trong nước trả lại mặt bằng. Một số chủ đầu tư vẫn giữ chính sách ưu đãi cho các khách thuê hiện hữu và khách thuê mới, tuy rằng số lượng dự án có chính sách ưu đãi không nhiều như trong đợt Covid-19 hồi đầu năm. Một đơn vị nghiên cứu tư vấn khác là Savills Việt Nam cũng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt về diện tích thuê của các ngành hàng dịch vụ ăn uống và thời trang trong quý 3 năm 2020, do khách trả mặt bằng hoặc do giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Xu hướng giảm diện tích thuê hoặc trả những cửa hàng hoạt động không hiệu quả sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, bà Võ Khánh Trang nhận định. Giá thuê mặt bằng nhà phố có nơi giảm tới 50% Khảo sát thực tế cho thuê tại những tuyến phố sầm uất trước đây tại Quận 1, 3 nhưtừ Đồng Khởi, Lê Lợi, Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hàm Nghi…thì nay nhiều cửa hàng cửa đóng then cài. Chỉ một đoạn đường dài 300 - 400m trên phố Lý Tự Trọng mà có tới 4 căn mặt phố đóng cửa, treo biển cho thuê. Một số chủ nhà cho rằng họ đã treo biển cho thuê nhà nhiều tháng nay nhưng vẫn không cho thuê được, thậm chí có mặt bằng giảm giá tới 40% nhưng cũng không tìm được khách thuê. Còn tại Hà Nội, thực trạng ở nhiều tuyến phố ở các khu vực trước đây được xem là nơi hốt bạc của giới thương nhân như quanh phố cổ khu Hoàn Kiếm, Hàng Bông, Hàng Ngang, Đồng Xuân, Hàng Đào…giờ cảnh chen lấn đã bớt đi nhiều, thậm chí xuất hiện nhiều cửa hàng treo biển cho thuê mặt bằng. Trên các tuyến phố kinh doanh khác như Bà Triệu, Phố Huế, Chùa Bộc, Thái Hà…cũng xuất hiện nhiều biển treo cho thuê nhà. Nhiều mặt bằng chấp nhận giảm giá 30-50% để tìm kiếm khách thuê nhưng vẫn ế ẩm. Bà Võ Khánh Trang, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Công ty Savills Việt Nam cho hay, trong 10 tháng đầu năm, số lượng mặt bằng nhà phố chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều, nhưng tốc độ lấp đầy rất chậm. Kể cả các cung đường thương mại lớn tại quận 1, Tp.HCM cũng khó cho thuê. Theo bà Trang thì hiện nay xu hướng khách thuê giảm số lượng và cắt giảm diện tích thuê và chuyển đổi sang thương mại điện tử vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, tại các khu vực lượng người lưu thông giảm và phụ thuộc lớn vào lượng khách du lịch, khách thuê vẫn quyết trả mặt bằng dù một số chủ nhà chấp nhận giảm giá thuê trong ngắn hạn. Theo khảo sát, dù cuộc chiến chống dịch đã cơ bản được đẩy lùi, nền kinh tế dần trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, sức mua của người dân đã bị sụt giảm. Đặc biệt, việc mở cửa cho người nước ngoài chưa được thực hiện trở lại đã tác động không nhỏ lên nền kinh tế, trong đó một bộ phận kinh doanh tại các trung tâm lớn phải gánh hậu quả. Bình An
2020-12-09
Bình An
Kinh doanh
cafebiz
Tận thấy tuyến đường gánh cả 'rừng' chung cư ở TPHCM bị thanh tra quy hoạch
https://cafebiz.vn/tan-thay-tuyen-duong-ganh-ca-rung-chung-cu-o-tphcm-bi-thanh-tra-quy-hoach-20201209135126826.chn
Thanh tra Bộ Xây dựng đã công bố quyết định số 79/QĐ-TTr để thanh tra công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu vực hai bên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh (TPHCM). Đây là tuyến đường dài 3,2km, rộng khoảng 30m cho 6 làn xe, nối từ Tôn Đức Thắng quận 1 đến Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh đang oằn lưng gánh hàng chục ngàn căn hộ khiến hạ tầng xuống cấp, quá tải. Duy Quang
2020-12-09
Duy Quang
Kinh doanh
cafebiz
Độc đáo căn nhà ngăn đôi của mẹ đơn thân tại Đà Nẵng: Xanh mát nhờ cây và 2 giếng trời, ở một nửa, nửa còn lại cho thuê homestay
https://cafebiz.vn/doc-dao-can-nha-ngan-doi-cua-me-don-than-tai-da-nang-xanh-mat-nho-cay-va-2-gieng-troi-o-mot-nua-nua-con-lai-cho-thue-homestay-2020120910235417.chn
Chị Thủy cho biết nhờ thiết kế thông minh mà không gian trong nhà luôn thoáng máy và ít khi phải dùng đến điều hòa. Chị Thủy là một luật sư, sinh ra và lớn lên tại thành phố biển Đà Nẵng. Năm 2018, chị nhờ đến sự giúp đỡ của 2 kiến trúc sư để xây dựng nên một ngôi nhà ấm áp, tràn ngập ánh sáng, chỉ cách biển 15 phút đi bộ. Đây là tổ ấm của nữ luật sư và con gái 13 tuổi. Căn nhà có diện tích 100m2 với hai màu chủ đạo là trắng sữa và màu gỗ.Nhìn từ ngoài vào sẽ thấy ngay hàng rào sắt chắc chắn, để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con. Vì ưa thích cây cối nên chị Thủy cố gắng trồng nhiều loại cây xanh, rải rác từ cửa chính đến không gian bên trong. Hàng cây được trồng trong khoảng hiên nhỏ trước nhà. Phòng khách và phòng bếp được tích hợp thành một. Điểm nhấn chính là cây xanh với thân khá lớn được trồng cạnh bàn ăn, ngay dưới giếng trời, kết nối không gian các tầng với nhau. Bóng râm của cây cũng sẽ giúp làm giảm sức nóng do ánh sáng từ trên chiếu xuống. Phòng khách kết hợp bếp. Giếng trời nhìn từ trên xuống với xây xanh và tường gạch trần. Bên cạnh đó, các thiết bị nhà bếp đều đầy đủ và được sắp xếp khoa học, ngăn nắp. Đi sâu vào trong là phòng ngủ. Ngay bên cạnh là phòng tắm lộ thiên, nằm dưới một giếng trời khác. Phòng tắm. Từ cầu thang đi lên sẽ tới tầng lửng, được thiết kế như một thư viện nhỏ với giá sách lớn, là nơi hai mẹ con đọc sách, thư giãn. Đi đến cuối tầng lửng là phòng ngủ của con gái. Phòng đọc sách. Tầng thứ 2 được chị Thủy dùng làm homestay cho khách du lịch thuê. Do đó, các kiến trúc sư đã thiết kế một cầu thang riêng bên ngoài, giúp tách biệt hai không gian để cả chủ nhà và người thuê đảm bảo cuộc sống riêng tư. Không gian homestay được thiết kế ấn tượng không kém. Phòng cho thuê homestay. Giếng trời và cửa số được thiết kế độc đáo để đón nắng. Cửa sổ biến ánh sáng thành 7 sắc cầu vồng. Chị Thủy cho biết nhờ thiết kế thông minh mà không gian trong nhà luôn thoáng máy và ít khi phải dùng đến điều hòa. Chị dành thu nhập từ việc cho thuê homestay để duy trì cuộc sống hằng ngày, đồng thời giúp đỡ, làm luật sư miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Thỉnh thoảng chị cùng con gái dạo bộ trên biển và ngắm hoàng hôn buông xuống. Chị vô cùng hạnh phúc và cảm thấy may mắn khi tạo nên căn nhà xinh đẹp, ấm áp và yên bình, nơi mẹ cùng con gái lớn lên và trưởng thành. Ngọc Diệp
2020-12-09
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Lạc quan thị trường bất động sản
https://cafebiz.vn/lac-quan-thi-truong-bat-dong-san-20201209110204732.chn
Giai đoạn 2019-2020, sau thời gian phát triển nóng, thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại khi nguồn cung và giao dịch giảm. Đây có thể coi là thời gian thử thách và chọn lọc thị trường. Nhà đầu tư có kinh nghiệm đối đầu với dịch Theo ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, suốt 1 thập kỷ qua, thị trường BĐS Việt Nam đã phát triển song hành cùng nền kinh tế. Từ thời điểm vực dậy hậu suy thoái kinh tế giai đoạn 2009 - 2013, thị trường chìm vào cảnh đóng băng, không nhiều dự án mới, lượng giao dịch cũng đình trệ. Giá nhà đất đi ngang vào giai đoạn 2008 - 2010 và bước sang 2011-2013, giá bất động sản xuống dốc không phanh, nhiều nhất là gần 50%. Cho đến giai đoạn phục hồi và phát triển 2014 - 2019, GDP tăng và lạm phát được kiểm soát, thị trường bắt đầu khởi sắc. Giá nhà đất có xu hướng tăng mạnh từ 50-300%. Tính đến hiện tại, giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất trung bình cũng gấp 3 lần so với năm 2011. Thời điểm này, bên cạnh các loại hình mua để ở, các phân khúc mới cũng hình thành thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư như shophouse, condotel, officetel. Trong 10 năm qua, diện tích xây dựng nhà ở gia tăng mạnh mẽ. Năm 2009 mới chỉ có 22,6 triệu hộ gia đình, đến năm 2019, số hộ gia đình đã tăng lên 26,7 triệu hộ. Mặc dù hộ gia đình chỉ tăng 18% nhưng diện tích nhà ở riêng lẻ tăng từ 1,5 tỷ m2 lên mức 2,1 tỷ m2 (tăng 41%). Diện tích sàn chung cư tăng từ 17 triệu m2 lên mức 41 triệu m2 (tăng 142%). Trong 10 năm qua diện tích xây dựng nhà ở gia tăng mạnh mẽ Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cũng chia sẻ về một số ca nhiễm COVID - 19 mới tại TP HCM, tuy nhiên những người quan tâm đến thị trường bất động sản đã có tâm lý vững hơn rất nhiều về sự minh bạch trong thông tin của chính phủ. Bên cạnh đó là Chính phủ cũng đang rất quyết liệt để kiểm soát dịch. Do vậy, dù dịch quay lại và lan rộng hơn thì người dân cũng đã quen với trạng thái bình thường mới và có công cụ dự phòng và làm quen với thị trường bất động sản, ai cũng phải đồng ý với việc phát triển kinh tế song song cùng việc đối mặt với dịch bệnh - ông Quốc Anh bày tỏ. Phân khúc nào sẽ dẫn dắt thị trường trong năm 2021? Đối với các loại hình bất động sản, chung cư sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng ổn định về lượng tin đăng và mức độ quan tâm. Giá chung cư Hà Nội tiếp tục đi ngang và ổn định. Giá chung cư TP. HCM được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, mức tăng đạt khoảng 9% trong năm 2021. Đối với phân khúc nhà riêng, nhà mặt phố, theo ông Quốc Anh, mức độ quan tâm và giá cho thuê nhà riêng và nhà mặt phố giảm đáng kể. Giá rao bán nhà riêng tại Hà Nội được dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2021, đạt khoảng 5%. Trong khi đó, với loại hình bất động sản công nghiệp được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua, việc dọn tổ đón đại bàng phụ thuộc nhiều vào việc chúng ta hiện thực hóa nó như thế nào. Thực tế là trong 6 tháng đầu năm chỉ có một khu công nghiệp được thành lập. Chúng ta nhắc nhiều đến tiềm năng bất động sản công nghiệp thế nhưng hiện thực hóa chưa tương xứng. Ngoài ra, mới đây đã có nhiều thông tin tích cực về vacxin ngừa COVID – 19, các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng cũng sẽ có kỳ vọng phục hồi – ông Nguyễn Quốc Anh kỳ vọng. Đồng quan điểm, ông Vũ Cương Quyết – Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc cũng lạc quan vào thị trường bất động sản 2021. Ông Quyết cho rằng nhu cầu đầu tư của người Việt Nam vẫn đầu tư vào bất động sản, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ thu hút lượng lớn vào bất động sản công nghiệp từ đó phát sinh nhu cầu ở. Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn phát triển vì phân khúc này mới đang ở giai đoạn đầu. Thời gian qua, chúng ta mới chỉ nhìn bất động sản nghỉ dưỡng biển mà chưa quan tâm đến thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở núi, ở ven đô, ở những tỉnh phía Bắc rất tiềm năng, ông Quyết nhận định. Lam Châu
2020-12-09
Lam Châu
Kinh doanh
cafebiz
3 ông trùm BĐS “mách” cửa đầu tư cho người có vốn 1 - 2 tỷ đồng, có nơi kiếm lời gấp đôi
https://cafebiz.vn/3-ong-trum-bds-mach-cua-dau-tu-cho-nguoi-co-von-1-2-ty-dong-co-noi-kiem-loi-gap-doi-20201208160809107.chn
Các sếp của Đất Xanh Miền Bắc, Bất động sản Thiên Khôi và TNS Holdings đưa ra các gợi ý đầu tư khác nhau cho các nhà đầu tư cá nhân có số vốn từ 1 - 2 tỷ đồng... Phải đến giữa trưa, phiên thảo luận củaHội nghị Bất động sản Việt Nam(VRES 2020) mới mở đầu, nhưng vẫn nóng dần với những lời nói thật của các vị sếp trong ngànhbất động sản, như yêu cầu của chuyên gia kinh tế, TS. Võ Trí Thành trong vai trò điều phối. Với câu hỏi tầm tiền 1 - 2 tỷ đồng nên đầu tư vào đâu, những vị sếp sừng sỏ trong lĩnh vực bất động sản đã đưa ra nhiều gợi ý. Bất động sản nghỉ dưỡng miền núi Tầm tiền: 1,5 - 2 tỷ đồng Vị trí: Yên Bái, Sơn La, Hà Giang Người khuyên: Phó Chủ tịch HĐQT TNS Holdings Nguyễn Việt Sơn Ảnh minh họa. Nguồn: VnExpress. Nếu bạn có 1,5 - 2 tỷ đồng, một thị trường rất tiềm năng tôi muốn nhấn mạnh bất động sản (BĐS) miền núi. Hiện có một số khu nghỉ dưỡng bắt đầu nổi, ví dụ Văn Chấn (Yên Bái), Tà Xùa (Sơn La), và một số điểm ở Hà Giang… Với mức tiền trên, bạn có thể đầu tư khoảng 3 - 4 miếng đất, rất hợp lý để bạn kỳ vọng mức lợi nhuận tốt cho năm 2021. Bất động sản tỉnh đón sóng công nghiệp Tầm tiền: 1,5 - 2 tỷ đồng Vị trí: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên Người khuyên: CEO Đất xanh Miền BắcVũ Cương Quyết BĐS nghỉ dưỡng miền núi là phân khúc tốt để đầu tư, nhưng hơi đặc thù. Tôi cho rằng với 1,5 - 2 tỷ đồng, nếu đầu tư ở TPHCM hoặc HN thì khó. Với tầm tiền đó, nhà đầu tư nên chú ý đến thị trường BĐS ở tỉnh như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Thái Bình... Đấy là thị trường tiềm năng. Khi mua nên lưu ý mua đất có dự án, sổ đỏ cho chắc chắn. Hãy nghiên cứu các BĐS quanh các Khu công nghiệp (KCN) lớ. Khi các KCN về sẽ gần với nhiều dịch vụ phụ trợ, nhân công sẽ chuyển về sống, đó sẽ là phân khúc khá an toàn. Một thị trường nữa đang tăng trưởng rất tốt mà tôi cũng là nhà đầu tư là thị trường Quảng Ninh. Ngay gần Cầu Cửa Lục 1, 2, 3, cácnhà đầu tưđã xuống tay trước đó đã mang về lợi nhuận tối thiểu 30 - 40%, thậm chí có những mảnh đất giá gấp đôi. Ở khu vực này pháp lý ổn, có sổ đó, hạ tầng đang phát triển rất tốt. Đất thổ cư ngoại thành Tầm tiền: 1 - 2,5 tỷ đồng Vị trí: Thanh Trì, Long Biên Người khuyên:Chủ tịch BĐS Thiên khôi Nguyễn Thành Dũng Ảnh minh họa. Nguồn: Kinh tế đô thị. Với kinh nghiệm của tôi, có 2 khu vực rất tiềm năng là Thanh Trì, Long Biên. Về nguồn cầu tương lai, chúng ta nhìn thấy lượng dân các tỉnh vẫn đang di cư về Hà Nội học và làm việc, và lượng khách mua rất lớn sẽ từ các tỉnh. Các tỉnh ở đây, tức từ nông thôn, vẫn còn thói quen tiêu dùng mua nhà thổ cư, muốn sở hữu đất, và tầm tiền vừa trong khoảng 1 - 1,5 tỷ đồng. Còn một yếu nữa để thắng trong hoạt động kinh doanh là nắm bắt được hiểu biết khách hàng. Với người ngoại tỉnh, hiểu biết của họ về thị trường nội đô là chưa cao, chưa nghĩ đến chuyện ở khu nào có tiện ích lớn, mà với họ chỉ cần một miếng đất ở Hà Nội, có đường sá để tiện về quê, đi làm. Trong 2 khu vực tôi nêu trên, Long Biên còn kết nối với Bắc Giang, Bắc Ninh; Thanh Trì thì không quá xa trung tâm và đang cận kề với khu hoàn chỉnh; vẫn còn dư địa dất của những người dân có xu hướng mua đi bán lai rất cao. Thống kê có nói thời điểm từ tháng 1 - tháng 2 hàng năm là kém đi, nhưng đấy là kém so với dự án, nhưng đó lại là giai đoạn đẹp nhất của thổ cư. Tháng 1 - 2 là tháng bùng nổ giao dịch, khi Việt kiều ở Việt Nam săn đất dự án rồi đi… Với đất dự án, một trong những điểm giúp các nhà đầu tư có lợi nhuận là đối mặt với rủi ro về pháp lý, khi họ có thể tính toán việc đánh đổi rủi ro với lợi nhuận bằng cách mua mà pháp lý chưa hình thành ổn, sau có pháp lý giá lên cao sẽ bán. Mặc dù còn lo ngại về thị trường bất động sản sau thời gian trầm lắng trong năm 2019 và được bồi thêm cái tát Covid-19 trong năm 2020, khảo sát người dùng của Batdongsan.com.vn thực hiện trong Quý 3/2020 cho thấy bất động sản vẫn là kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất. Ngay cả thời điểm vàng liên tục tăng giá thì 57% người tìm kiếm trên Batdongsan.com.vn vẫn lựa chọn phương án đầu tư vào nhà đất. Cũng theo báo cáo thị trường Quý 3/2020, chung cư là loại hình duy trì mức độ quan tâm ổn định và có lượng người quan tâm lớn nhất trên Batdongsan.com.vn với 29%, kế đến là đất thổ cư với 23%, nhà riêng 21%. Một số hành vi người mua BĐS đã thay đổi sau Covid-19 như nhu cầu tìm kiếm chung cư mini tăng 220% trong quý 2/2020 so với quý trước, 64% người được hỏi cho biết sẽ chọn căn hộ chung cư thay vì chọn nhà hẻm nhỏ 1 - 2m... Bảo Bảo
2020-12-09
Bảo Bảo
Kinh doanh
cafebiz
Chủ tịch VCCI: Phát triển bền vững không phải là 'phú quý sinh lễ nghĩa', mà là điều quyết định sống còn!
https://cafebiz.vn/chu-tich-vcci-phat-trien-ben-vung-khong-phai-la-phu-quy-sinh-le-nghia-ma-la-dieu-quyet-dinh-song-con-2020121019060192.chn
Ngày 10/12, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam 2020 với chủ đề: Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) tổ chức. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể 'tự lớn' Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch VCCI, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, đây là giai đoạn thế giới đang trở nên mong manh hơn bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ trước yêu cầu của sự phát triển bền vững. Ông Lộc cho biết, Việt Nam đã hoàn thành một số chỉ tiêu về phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, xếp thứ hạng cao về phát triển bền vững trong khu vực, chỉ đứng sau Thái Lan. Mặc dù chúng ta còn khoảng cách khá xa so với thế giới về công nghệ, quản trị, vốn liếng, nhưng chúng ta có thể đi đầu, tiên phong trong những nỗ lực đề cao trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với quá trình phát triển, Chủ tịch VCCI khẳng định. Chủ tịch Vũ Tiến Lộc cho hay VCCI sẽ tiếp tục hoàn thiện bộ chỉ số về phát triển bền vững nhằm phù hợp với các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là có thể hướng tới áp dụng trong cả khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ. Ông Lộc nói thêm: Không thể coi phát triển bền vững chỉ là việc của các doanh nghiệp lớn. Phát triển bền vững không phải là 'phú quý sinh lễ nghĩa', phát triển bền vững phải là điều quyết định sống còn đối với mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô. Doanh nghiệp nào áp dụng bộ chỉ số phát triển bền vững sẽ đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, năng suất lao động cao hơn, đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho người lao động. Trong số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, có đến 60% doanh nghiệp cho biết họ đã làm tốt hơn khi thực hiện bộ chỉ số về phát triển bền vững, ông Lộc nhận định. Liên quan đến vấn đề về chính sách, ông Lộc cho rằng Chính phủ, các bộ, ban, ngành cần có biện pháp thúc đẩy hộ kinh doanh, có khung pháp lý và chính sách, không để hộ kinh doanh ở ngoài phạm vi áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ của đất nước. Bên cạnh việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ có thể tự lớn và phát triển bền vững, đại diện VCCI đề xuất Chính phủ có chính sách khuyến khích và từng bước thể chế hóa yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Cần tích hợp chiến lược phát triển bền vững vào chiến lược chung của doanh nghiệp Về phía các doanh nghiệp, ông Lộc chỉ ra các hiệp hội doanh nghiệp, cùng các bộ, ban, ngành cần đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng bộ chỉ số phát triển bền vững và xây dựng báo cáo phát triển bền vững, tiến tới xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững riêng cho từng ngành, từng lĩnh vực. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về phát triển bền vững như một vấn đề chiến lược và quản trị nền tảng, áp dụng bộ chỉ số phát triển bền vững một các phổ cập, tiến tới xây dựng được báo cáo bền vững. Đây là hướng đi rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, ông Lộc phát biểu. Cuối cùng, Chủ tịch VCCI kết luận: Đã đến lúc các doanh nghiệp cần quan tâm, bố trí ngân sách, nhân sự cho công tác quản trị rủi ro, phát triển bền vững, lồng ghép được các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào chương trình sản xuất kinh doanh, tích hợp chiến lược phát triển bền vững vào chiến lược của doanh nghiệp. Chúng ta không thể có chiến lược phát triển trong bối cảnh mới nếu thiếu đi nội hàm phát triển bền vững trong chiến lược này. Hà Trần
2020-12-10
Hà Trần
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Yêu cầu báo cáo tình hình lương, thưởng Tết trước ngày 27/12
https://cafebiz.vn/yeu-cau-bao-cao-tinh-hinh-luong-thuong-tet-truoc-ngay-27-12-20201210190224795.chn
Để tăng cường công tác hỗ trợ, giám sát thực hiện pháp luật về lao động, tiền lương, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp thời điểm giáp Tết Dương lịch 2021 và Tết Nguyên đán Tân Sửu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các sở địa phương chủ động phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, Liên đoàn Lao động và các cơ quan liên quan nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện đúng các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, nhất là trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2021. Bộ cũng đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, đặc biệt là các quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 để người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn kịp thời triển khai khi Bộ luật Lao động có hiệu lực thi hành vào ngày 1/1/2021. Ngoài ra, địa phương cần chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp rà soát các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các quy định trong nội quy, quy chế của doanh nghiệp để thực hiện, nhất là các nội dung về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động trong dịp Tết, tuyên truyền, vận động để người lao động, người sử dụng lao động có những thỏa thuận, bảo đảm cùng nhau chia sẻ khó khăn trong bối cảnh bị tác động bởi đại dịch Covid-19. Bộ yêu cầu các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nắm bắt tình hình tuyển dụng, sử dụng, biến động lao động trong các doanh nghiệp, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, kịp thời hướng dẫn các doanh nghiệp giải quyết chế độ đối với người lao động thôi việc, mất việc làm theo quy định, tăng cường các hoạt động hỗ trợ, giới thiệu việc làm đối với người lao động bị mất việc làm và theo yêu cầu của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh bị tác động bởi dịch bệnh và sự dịch chuyển lao động thường xảy ra vào những dịp sau Tết. Bộ yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp trên địa bàn, có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn, nhất là vào giai đoạn trước và sau Tết; khi có tranh chấp lao động, đình công phát sinh, các cơ quan chức năng, tổ chức cần nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng, không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội. Nhã Mi
2020-12-10
Nhã Mi
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
ADB nâng dự báo tăng trưởng 2020 cho Việt Nam
https://cafebiz.vn/adb-nang-du-bao-tang-truong-2020-cho-viet-nam-20201210163403154.chn
Hoạt động kinh tế ở khu vực châu Á đang phát triển được dự báo sẽ giảm 0,4% trong năm nay, sau đó tăng trưởng tới 6,8% trong năm 2021, khi khu vực này phục hồi từ những tác động của đại dịch Covid-19, ADB nhận định trong một báo cáo công bố sáng nay. Dự báo tăng trưởng mới, được trình bày trong phụ bản thường kỳ của báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020 khả quan hơn so với mức dự báo âm (-) 0,7% được đưa ra hồi tháng 9, trong khi triển vọng của năm 2021 vẫn được giữ nguyên. Ông Yasuyuki Sawada, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, chia sẻ: Triển vọng của khu vực châu Á đang phát triển đang cho thấy sự cải thiện. Các dự báo tăng trưởng đã được nâng lên đối với Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực. Đại dịch kéo dài vẫn là thách thức chính, song những tiến triển vaccine mới đây đang làm dịu bớt nguy cơ này. Việc cung cấp vaccine an toàn, hiệu quả và kịp thời ở các nền kinh tế đang phát triển sẽ là yếu tố then chốt để hỗ trợ quá trình mở cửa lại các nền kinh tế và phục hồi tăng trưởng trong khu vực. Việc phong tỏa và các hạn chế do đại dịch gây ra đã được giảm bớt. Xuất khẩu hàng hóa đã được khôi phục nhanh chóng từ mức sụt giảm đáng kể trong Quý 2. Hoạt động đi lại cũng đang trở lại mức như trước khi có đại dịch COVID-19 ở Đông Á và Thái Bình Dương, Covid-19 gần như đã được kiềm chế hoặc ngăn chặn trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành du lịch nhiều khả năng vẫn bị trì hoãn. Tăng trưởng kinh tế của Nam Á được dự báo sẽ ở mức -6,1% trong năm 2020, có sự điều chỉnh nhẹ so với mức -6,8% được dự báo trong tháng 9. Kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh từ 0,36% trong quý 2 lên 2,6% trong quý 3, nâng mức tăng trưởng bình quân trong 3 quý đầu lên 2,1%. Dự báo tăng trưởng cho năm 2020 được điều chỉnh tăng từ 1,8% lên 2,3% do đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng, và kinh tế phục hồi nhanh chóng ở Trung Quốc. Dự báo tăng trưởng cho năm 2021 được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 6,1%. Thái Quỳnh
2020-12-10
Thái Quỳnh
Xã hội
cafebiz
ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 2,3%
https://cafebiz.vn/adb-ha-du-bao-tang-truong-kinh-te-dong-nam-a-nang-du-bao-tang-truong-kinh-te-viet-nam-len-23-20201210110838029.chn
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Việt Nam từ 1,8% lên 2,3%. Việc nâng dự báo tăng trưởng này do Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng, và kinh tế phục hồi nhanh chóng ở CHND Trung Hoa. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa cập nhật dự báo kinh tế khu vực trong năm 2020 và 2021. Theo đó, hoạt động kinh tế ở Châu Á đang phát triển được dự báo thu hẹp 0,4% trong năm nay, trước khi tăng trưởng tới 6,8% trong năm 2021 khi khu vực này phục hồi từ những tác động của đại dịch gây ra bởi Covid-19. Hầu hết các tiểu vùng của Châu Á đang phát triển được dự báo giảm tăng trưởng trong năm nay. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Á vẫn chịu áp lực khi những đợt bùng phát Covid-19 và các biện pháp ngăn chặn vẫn tiếp tục, nhất là ở Indonesia, Malaysia và Philippines. Triển vọng tăng trưởng của tiểu vùng cho năm 2020 đã được điều chỉnh giảm từ âm (-) 3,8% trong tháng 9 xuống còn âm (-) 4,4%. Triển vọng của tiểu vùng trong năm 2021 cũng được điều chỉnh giảm, với Đông Nam Á hiện được kỳ vọng tăng trưởng 5,2% trong năm sau, so với mức dự báo 5,5% trong tháng 9. Kinh tế Việt Namtăng trưởng nhanh từ 0,4% trong quý 2 năm 2020 lên 2,6% trong quý 3, nâng mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn tháng 1 đến tháng 9 lên 2,1%. Dự báo tăng trưởng cho năm 2020 được điều chỉnh tăng từ 1,8% lên 2,3% do đẩy mạnh đầu tư công, tiêu dùng trong nước phục hồi, thương mại gia tăng, và kinh tế phục hồi nhanh chóng ở CHND Trung Hoa, báo cáo của ADB cho biết. Dự báo tăng trưởng cho năm 2021 của Việt Nam được điều chỉnh giảm nhẹ xuống 6,1%. Với các khu vực khác của Châu Á, ADB dự báo: -Trung Á: Triển vọng tăng trưởng của Trung Á cho năm 2020 vẫn là âm (-) 2,1%, song triển vọng cho năm 2021 được điều chỉnh giảm nhẹ, từ mức dự báo 3,9% hồi tháng 9 xuống còn 3,8%. -Nam Á: Tăng trưởng GDP được dự báo giảm 6,1% trong năm 2020, có sự điều chỉnh nhẹ so với mức giảm 6,8% được dự báo trong tháng 9. Tăng trưởng ở Nam Á được kỳ vọng khôi phục ở mức 7,2% trong năm 2021. Dự báo tăng trưởng cho Ấn Độ, nền kinh tế lớn nhất tiểu vùng, cho năm tài khóa 2020 đã tăng từ mức âm (-) 9,0% hồi tháng 9 lên tới âm (-) 8%, trong khi triển vọng của năm tài khóa 2021 được giữ nguyên ở mức 8,0%. -Đông Á: dự báo tăng trưởng được cải thiện ở mức 1,6% trong năm 2020, dựa trên sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng tại Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Triển vọng tăng trưởng của Đông Á trong năm 2021 được duy trì ở mức 7%. Lạm phát trong khu vực được kỳ vọng giảm nhẹ còn 2,8% trong năm 2020, so với mức dự báo 2,9% hồi tháng 9, do nhu cầu bị kiềm chế và giá dầu giảm. Lạm phát của năm 2021 được dự báo ở mức 1,9%, giảm so với mức dự báo 2,3% trong tháng 9. Giá dầu vẫn được giữ ở mức 42,5 USD/thùng trong năm 2020, trước khi tăng lên tới 50 USD/thùng trong năm 2021. ADO, ấn bản kinh tế thường niên hàng đầu của ADB, được xuất bản tháng 4 hằng năm, với bản Cập nhật được phát hành trong tháng 9 và các phụ bản tóm tắt được công bố thường kỳ vào tháng 7 và tháng 12. Châu Á đang phát triển dùng để chỉ 46 quốc gia thành viên đang phát triển của ADB. Bình An
2020-12-10
Bình An
Xã hội
cafebiz
Siêu dự án 16 năm tại Thanh Hóa bất ngờ được điều chỉnh quy hoạch
https://cafebiz.vn/sieu-du-an-dap-chieu-16-nam-tai-thanh-hoa-cua-van-phu-invest-bat-ngo-duoc-dieu-chinh-quy-hoach-20201210164210779.chn
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu biệt thự Hùng Sơn - Nam Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Nội dung phần điều chỉnh quy hoạch tập trung vào điều chỉnh diện tích đất phát triển nhà ở thương mại theo đề nghị của chủ đầu tư. Cụ thể, sau khi điều chỉnh, dự án sẽ có 34684m2 đất dịch vụ, du lịch tăng 10204m2 so với quy hoạch đã được phê duyệt; 91990m2 đất ở, gồm: nhà liền kề, biệt thự, nhà liên kế…. UBND thành tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Công ty TNHH MTV Đầu tư Hùng Sơn có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo nội dung trên; gửi Sở Xây dựng dựng kiểm tra đóng dấu, lưu trữ theo quy định. Phối hợp với UBND thành phố Sầm Sơn công bố công khai nội dung đồ án theo quy định tại khoản 3 Điều 53 của Luật Quy hoạch đô thị; tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho địa phương, làm căn cứ quản lý và tổ chức thực hiện. Các Sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, UBND thành phố Sầm Sơn theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy định; tham mưu các nội dung về thủ tục đầu tư, đất đai, tài chính và các nội dung khác có liên quan để việc thực hiện dự án theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật. Phối cảnh dự án. Liên quan đến dự án này năm 2004, UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Công ty Đầu tư Xây dựng & kinh doanh nhà Quảng Ninh (nay là Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú -Invest), triển khai đầu tư, xây dựng. Sau đó, ngày 29/7/2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định số 2636/QĐ-UBND, giao cho Công ty Văn Phú 130000m2 đất tại xã Quảng Hùng, để thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu biệt thự Hùng Sơn – Nam Sầm Sơn. Tuy nhiên, suốt 16 năm qua, sau khi được giao, chủ đầu tư Văn Phú đã để dự án bị bỏ hoang. Theo tìm hiểu, Công ty TNHH MTV Đầu tư Hùng Sơn có địa chỉ tại thôn 3, xã Quảng Hùng, TP.Sầm Sơn, hoạt động vào ngày 25/1/2018 ở các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Người đại diện pháp luật là ông Đỗ Quang Huy. Chủ sở hữu của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hùng Sơn là Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest với vốn góp là 45 tỷ đồng, chiếm 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Đầu tư Hùng Sơn. Ngày 26/12/2018, Văn Phú – Invest góp thêm 46,750 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ của Công ty Hùng Sơn lên 91,750 tỷ đồng. Nam Anh
2020-12-10
Nam Anh
Kinh doanh
cafebiz
Ngạc nhiên trước màn “biến hình” nhà cấp 4 cũ nát, rộng 17m2 của đôi vợ chồng tại Sài Gòn: Sang chảnh bất ngờ, tổng chi phí chỉ 290 triệu đồng
https://cafebiz.vn/ngac-nhien-truoc-man-bien-hinh-nha-cap-4-cu-nat-rong-17m2-cua-doi-vo-chong-tai-sai-gon-sang-chanh-bat-ngo-tong-chi-phi-chi-290-trieu-dong-2020121014304967.chn
Đây là phương pháp khá kinh tế và thông minh dành cho với những cặp vợ chồng trẻ hoặc gia đình có điều kiện tài chính khiêm tốn. Sở hữu một ngôi nhà đẹp, được thiết kế theo đúng sở thích luôn là ước mơ của nhiều gia đình. Tuy nhiên, thực trạng giá nhà, chung cư ngày càng tăng và vượt quá khả năng chi trả đang là bài toán khó đối với nhiều người, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa đã hết cách. Trường hợp của đôi vợ chồng trẻ dưới đây là một ví dụ đáng học hỏi. Thay vì mua chung cư mới thường có giá một vài tỷ đồng, chị Thảo và ông xã quyết định mua lại một căn nhà cấp 4 cũ. Nhà có 2 tầng, diện tích sàn chỉ 17m2, giá 950 triệu đồng. Do là nhà cũ nên tất cả các chi tiết, từ thiết kế bên ngoài đến nội thất bên trong đều đã lỗi thời và lạc hậu. Đôi vợ chồng quyết định cải tạo lại toàn bộ, chỉ giữ nguyên khung ban đầu của ngôi nhà. Mặt tiền của ngôi nhà cấp 4 trước và sau khi cải tạo. Dưới sự tư vấn từ kiến trúc sư, công trình đã được “thay áo mới” từ trong ra ngoài, với phong cách hiện đại hơn. Màu sắc chủ đạo được sử dụng gồm trắng và xám bê tông. Tầng 1 là phòng bếp kết hợp phòng khách. Nhờ thiết kế thông minh, ngăn nắp nên dù chỉ rộng 17m2 nhưng căn phòng được trang bị đầy đủ công năng và nhìn  rộng hơn so với diện tích thực. Tầng 1 trước và sau cải tạo. Toàn bộ tầng 2 được dùng làm phòng ngủ và phòng tắm, cũng được thiết kế cực kỳ sang trọng. Phòng ngủ. Góc làm việc nhỏ trong phòng ngủ. Chị Thảo cho biết căn nhà đầy đủ công năng sử dụng cho hai vợ chồng, dù nhỏ nhưng rất thoáng đãng, lấy được cả gió và ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài. Phòng tắm trước - sau khi được biến hình Đáng ngạc nhiên hơn là toàn bộ quá trình thi công, cải tạo diễn ra trong vòng một tháng, với tổng chi phí chỉ 290 triệu đồng. Ngọc Diệp
2020-12-10
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Ông chủ hai sân golf Tân Sơn Nhất và Long Biên làm ăn ra sao?
https://cafebiz.vn/ong-chu-hai-san-golf-tan-son-nhat-va-long-bien-lam-an-ra-sao-20201210104515232.chn
Sở hữu hai sân golf có quy mô khủng và tọa lạc tại vị trí đắc địa, song khá bất ngờ khi LOBICO lại chịu cảnh thua lỗ lớn trong suốt nhiều năm. Golf được coi là môn thể thao quý tộc và gắn liền với hình ảnh của giới thượng lưu, nên các chỉ tiêu để đáp ứng được nhu cầu của nhóm khách hàng này đòi hỏi rất khắt khe. Chưa kể vốn đầu tư cao, khả năng thu hồi vốn chậm và phải dàn trải trong nhiều năm dẫn đến rủi ro cho phần lớn các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực đầu tư, kinh doanh sân golf. Tuy nhiên, rõ ràng, nếu có chiến lược tốt thì golf vẫn là một ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam, nên bất chấp những thách thức kể trên, vẫn có không ít nhà đầu tư vẫn chen chân vào lĩnh vực này. Một trong những nhà phát triển chuyên nghiệp nhất phải kể đến CTCP đầu tư Long Biên (LOBICO), chủ sở hữu 2 sân golf quy mô hàng đầu cả nước là sân Tân Sơn Nhất và sân Long Biên. Ngược về tháng 6/2007, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định giao LOBICO làm chủ đầu tư 2 dự án sân golf và dịch vụ Long Biên, dự án sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất. Cả hai dự án này đều được triển khai xây dựng vào năm 2010, thời gian khai thác của dự án là 50 năm. Trong đó, Khu vực dự án sân golf & dịch vụ Long Biên nằm tại sân bay Gia Lâm, quận Long Biên, Hà Nội. Dự án này có quy mô 119,2ha gồm sân golf 27 lỗ, khu biệt thự và khu căn hộ cao cấp với tổng vốn đầu tư 3362 tỷ đồng. Theo đánh giá của LOBICO thì thời gian hoàn vốn tại dự án này là 6,2 năm, đến ngày 31/3/2014, LOBICO đã rót 1887 tỷ đồng đầu tư vào dự án này. Còn Khu vực dự án sân golf và dịch vụ Tân Sơn Nhất nằm tại khu sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, TP. HCM. Quy mô dự án là 158ha, gồm sân golf 36 lỗ (4 cụm sân, mỗi sân 9 lỗ), khu biệt thự, khách sạn 5 sao, khu căn hộ cao cấp, trường học và nhiều tiện ích đi kèm. Tới tháng 3/2014, LOBICO đã đầu tư vào đây 799 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư dự kiến 5443 tỷ đồng, thời gian hoàn vốn dự kiến 13 năm. Dự án này được khai trương vào tháng 8/2015, chậm một năm so với kế hoạch đề ra. 3 năm sau khi đưa vào khai thác, dự án sân golf Tân Sơn Nhất đứng trước nguy cơ bị thu hồi khi vào tháng 8/2018, Bộ GTVT đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo đó, xóa sân golf và thay bằng việc bố trí nhà ga, khu hangar và một phần cây xanh hồ điều tiết. Như vậy theo đúng kế hoạch, sân golf này sẽ bị xóa bỏ để phục vụ mở rộng sân bay. Liên quan đến việc này, ông Trần Văn Tĩnh - Phó Chủ tịch HĐQT LOBICO thời điểm đó khẳng định Sẵn sàng bàn giao nếu Nhà nước thu hồi để mở rộng sân bay, nhưng phải bồi thường để đảm bảo được quyền lợi của nhà đầu tư. Sân golf Long Biên. Ảnh: Internet Khó khăn đối với chủ đầu tư LOBICO càng tăng lên khi dự án sân golf Long Biên cũng vướng phải sai phạm trong việc khởi công xây dựng công trình khi thiết kế bản vẽ thi công chưa được phê duyệt và không có giấy phép xây dựng. Đặt cạnh quy mô cũng như tiếng tăm của hai dự án, không ít giới đầu tư tò mò về LOBICO. Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn , doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 6/2006, trụ sở đặt tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội. Số vốn điều lệ ban đầu ở mức 200 tỷ đồng và các cổ đông sáng lập gồm Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển Trường An (Bộ Quốc phòng), Công ty TNHH Him Lam (nay là CTCP Him Lam), Tổng CTCP Thương mại Xây dựng, Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Nam và Công ty TNHH đầu tư xây dựng Bảo Lộc. Sau 1 năm thành lập, đến năm 2007, vốn điều lệ của LOBICO đã tăng gấp đôi, lên mức 400 tỷ đồng. Vào tháng 3/2014, cơ cấu vốn cổ phần của LOBICO đã có sự thay đổi quan trọng khi chỉ còn ba cổ đông lớn gồm hai cổ đông cá nhân và một doanh nghiệp. Trong đó Công ty Trường An vẫn nắm giữ 15%, ông Trần Văn Tĩnh - Tổng Giám đốc CTCP Him Lam nắm 48,5% và bà Dương Thị Liêm - thành viên HĐQT CTCP Him Lam nắm 36,5%. Lưu ý rằng, ông Tĩnh và bà Liên lần lượt là anh họ và em ruột của ông Dương Công Minh (chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam). Tháng 9/2014, Công ty Trường An đăng ký bán đấu giá 15% cổ phần của LOBICO tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM với giá khởi điểm 90000 đồng/cổ phần, tương đương định giá LOBICO ở mức 3600 tỷ đồng, và đơn vị nào muốn sở hữu 6 triệu cổ phần của LOBICO phải bỏ ra ít nhất 540 tỷ đồng. Dẫu vậy, buổi đấu giá đã bị hủy vào ngày 30/10/2014 do không đủ điều kiện để tổ chức đấu giá khi chỉ có một nhà đầu tư tham gia. Đến tháng 11/2014, LOBICO đã tăng vốn điều lệ lên 950 tỷ đồng và Công ty Trường An không còn là cổ đông. Một cổ đông mới xuất hiện là bà Lê Thị Bích Ngọc (Giám đốc khối kinh doanh tại CTCP Him Lam) nắm 26,5%. Như vậy, chủ sở hữu lúc này của 2 sân golf tại Long Biên và Tân Sơn Nhất chính là nhóm Him Lam. Cập nhật đến ngày 31/12/2019, vốn điều lệ của LOBICO tiếp tục được nâng lên mức 2000 tỷ đồng. Về tình hình kinh doanh, liên tiếp từ năm 2011 đến 2014, LOBICO luôn ở trong trạng thái thua lỗ, trong đó năm 2011 lỗ sau thuế hơn 6 tỷ đồng, đến năm 2013 giảm xuống còn 4,4 tỷ đồng. LOBICO từng cho biết, công ty sẽ lỗ kế hoạch liên tục với mức cao trong vòng 4 năm, từ 2014 - 2017, với tổng mức lỗ lên đến 1660 tỷ đồng, bình quân mỗi năm lỗ hơn 400 tỷ. Nguyên nhân lỗ là do công ty chỉ thực hiện 2 dự án sân golf nhưng đang trong quá trình đầu tư, chưa có sản phẩm để bán, bên cạnh đó chi phí lãi tiền vay và chi phí quản lý chiếm tỷ trọng lớn. Công ty dự kiến sẽ khai thác và có doanh thu từ cuối năm 2014 và bắt đầu có lãi 271 tỷ đồng vào năm 2018. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Nhadautu.vn, giai đoạn từ 2016-2019, kết quả kinh doanh của LOBICO (công ty mẹ) vẫn không mấy khả quan với khoản lỗ thuần giao động từ 310-537 tỷ đồng, còn doanh thu thuần trên 400 tỷ mỗi năm. Hoạt động thua lỗ kéo vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này co mạnh về còn 87 tỷ đồng cuối năm ngoái, so với khoản vốn điều lệ 2000 tỷ đồng. Khánh An
2020-12-10
Khánh An
Kinh doanh
cafebiz
Savills: Doanh thu phòng khách sạn giảm 70%
https://cafebiz.vn/savills-doanh-thu-phong-khach-san-giam-70-20201210103133873.chn
Đại diện Savills cho rằng thị trường phục hồi của thị trường khá chậm, có thể tới cuối năm 2021. Theo Savills Việt Nam, 11 tháng vừa qua là thời gian khó khăn với thị trường khách sạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Công suất thuê phòng và mức giá phòng trung bình ngày (ADR) giảm mạnh, doanh thu giảm hơn một nửa. Riêng tại Việt Nam, doanh thu phòng giảm khoảng 70% so với năm trước tính trong 11 tháng. Chỉ số ADR trong 10 tháng giảm hơn 25% so với cùng kỳ và giảm 40% so với đầu năm. Nguồn:Savills Việt Nam Tại TP HCM, công suất phòng hiện tại dưới mức 20%, thấp hơn hầu hết các thành phố khác của châu Á; giảm mạnh so với mức 72% năm 2019. Còn tại Hà Nội, trong 2 tháng vừa qua, công suất thuê phòng đạt gần 35% nhờ các doanh nghiệp địa phương đang dần phục hồi các hoạt động kinh doanh, nhu cầu lưu trú dài hạn tăng lên cũng như các cơ sở lưu trú đăng ký cung cấp dịch vụ cách ly. Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng dù có một số cải thiện đáng kể về doanh thu các khách sạn nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc nhưng toàn thị trường sẽ khó vượt qua ngưỡng công suất 25%, ngoại trừ một số khu nghỉ dưỡng lân cận các thành phố lớn có thể cao hơn trung bình thị trường khoảng 10 - 15 điểm phần trăm. Đại diện Savills cho rằng thị trường phục hồi khá chậm, chỉ thực sự tăng vào cuối tuần và các ngày trong tuần còn khá thấp. Các khách sạn đều tập trung cắt giảm chi phí để có thể đạt điểm hòa vốn hoạt động, chỉ một số ít có kết quả khả quan cho năm nay. Tuy nhiên, Savills kỳ vọng 2021 có khả năng phục hồi chủ yếu trong quý III và IV, khi các hạn chế đi lại được nới lỏng, thị trường du lịch được hồi phục. Lê Xuân
2020-12-10
Lê Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Nhà đầu tư ôm lời lớn ở thị trường bất động sản Long An
https://cafebiz.vn/nha-dau-tu-om-loi-lon-o-thi-truong-bat-dong-san-long-an-20201210085957701.chn
Được đánh giá là một thị trường trầm lắng, không nhiều sôi động trong suốt năm 2020. Thế nhưng, biên độ tăng giá và lợi nhuận mà nhà đầu tư thứ cấp lại đạt mức hơn kỳ vọng ở thị trường bất động sản Long An. Thắng ở thị trường lẻ Trong khi thị trường các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu số lượng báo cáo từ các doanh nghiệp bất động sản cho thấy lượng hàng mở bán lên tới hàng chục ngàn sản phẩm mỗi tỉnh, thế nhưng các doanh nghiệp bất động sản tại Long An cho biết lượng hàng tại tỉnh được ví von là eo ây Việt Nam chỉ ghi nhận dưới 10 dự án mới với khoảng 5000 sản phẩm được mở bán. Nếu nhìn vào số lượng hàng bán ra này, có thể thấy đây là một thị trường trầm lắng, kém phát triển nhất hiện nay so với các tỉnh lân cận TP.HCM. Tuy nhiên, giới đầu tư thứ cấp tại phía Nam lại đang cho biết họ thắng lớn ở thị trường Long An từ năm 2019 tới nay bởi biên độ tăng giá của thị trường này tốt nhất hiện nay và vì lượng hàng ít lên độ cạnh tranh cũng hạn chế. Ông Lê Văn Thạnh, ngụ quận 3, một nhà đầu tư bất động sản thứ cấp cho biết tháng 3/2019 ông mua một nền đất tại dự án đất nền Thắng Lợi Riverside Market tọa lạc tại thị trấn Cần Đước, tỉnh Long An với giá 15 triệu/m2, tới tháng 6/2020 ông bán lại nền đất này với lợi nhuận đạt trên 30% giá trị đầu tư ban đầu. Nhà đầu tư thứ cấp đang thắng lớn ở các dự án bất động sản tại Long An Trong khi đó, cũng thời điểm trên tôi mua một nền đất tại Long Thành tỉnh Đồng Nai, nhưng tới nay vẫn chưa thể ra hàng bởi lượng hàng thị trường tại đây ra quá nhiều, bên cạnh đó biên độ tăng giá cũng chỉ đạt dưới 10% nên không thể ra hàng, ông Thạnh cho biết. Cũng là một nhà đầu tư thứ cấp chung thành với thị trường bất động sản Long An, bà Nguyễn Thị Diệu, ngụ quận Tân Phú cho biết tháng 3/2020 bà mua 2 nền đất tại dự án Tây Nam Center tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An với giá 14 triệu/m2. Tới tháng 11 vừa qua, bà Diệu ra hàng hai sản phẩm đã mua với biên độ lợi nhuận mỗi sản phẩm là hơn 300 triệu/nền. Theo bà Diệu, đây là biên độ lợi nhuận khá tốt cho nhà đầu tư thứ cấp phía Nam hiện nay. Đầu tháng 12/2020, trong cuộc khảo sát thị trường bất động sản Long An tại dự án LaVilla Green City tại TP. Tân An, tỉnh Long An, PV Nhadautu.vn có gặp ông Trần Thắng cùng nhóm đầu tư của mình tại TP.HCM xuống mua nhà phố tại dự án đang mở bán giai đoạn tiếp theo dự án trên. Ông Thắng cho biết cuối năm 2019, ông có mua một căn nhà phố tại dự án này với giá gần 3 tỷ đồng, tới tháng 8/2020 ông bán lại sản phẩm này với giá 4,4 tỷ đồng, ông lời gần 500 triệu. Bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty CP bất động sản Đại Phúc Land cho rằng hiện nay thị trường bất động sản đang được giới đầu tư chọn là kênh đầu tư tốt nhất, an toàn nhất trong giai đoạn dịch bệnh hiện tại. Cụ thể, bà Hương phân tích, nếu đầu tư vào vàng, thời gian vừa qua, giá vàng trong nước vọt từ dưới 50 triệu đồng/lượng lên hơn 60 triệu đồng/lượng và hiện neo ở mức khoảng 55 triệu đồng/lượng. Mức giá này có thể gây rủi ro cho người mua vàng vật chất nếu dịch bệnh COVID-19 có xu hướng thoái trào như thời gian qua. Còn đầu tư vàng trạng thái theo các sàn vàng thế giới, các nhà đầu tư phải rất có kinh nghiệm và theo dõi sát sao. Đầu tư vàng kiểu này không hợp với nhà đầu tư tay mơ, còn mua vàng vật chất lại phù hợp với hoạt động tích trữ, phòng thủ hơn là đầu tư. Đối với gửi tiền tiết kiệm, vốn được nhiều người lựa chọn trong giai đoạn kinh tế trầm lắng, kênh này phù hợp với những người thận trọng hoặc cao tuổi muốn giữ một khoản thật an toàn để dưỡng già hơn là đầu tư mạo hiểm. Tuy nhiên, nhu cầu vay đang giảm sút, thanh khoản ngân hàng dồi dào. Đồng thời, Nhà nước cũng có xu hướng đưa lãi suất giảm xuống để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp. Do đó, lãi suất tiết kiệm cũng giảm mạnh. Thời gian gần đây, chứng khoán được hàng trăm ngàn nhà đầu tư thế hệ F0 lựa chọn vì phù hợp với mọi mức vốn. Tuy nhiên, bà Hương nhận xét, dễ đầu tư không có nghĩa dễ sinh lời, nhất là trong bối cảnh hầu hết các doanh nghiệp niêm yết đều gặp khó vì dịch bệnh. Dù thực tế, vẫn có thể tìm được những cổ phiếu tốt, nhưng phải là những nhà đầu tư có kiến thức tài chính doanh nghiệp và tư duy đầu tư dài hạn. Đối với bất động sản, bà Hương cho rằng hiện có hai luồng ý kiến, thứ nhất là ý kiến cho rằng, thị trường địa ốc vẫn đang trên đường dò đáy. Đa số chủ đầu tư vẫn đang cầm cự bằng vốn tích lũy và chưa diễn ra một cuộc giảm giá trên diện rộng. Do đó, phải chờ thêm vài ba quý nữa, khó khăn mới thực sự ngấm và khi đó chỉ việc đi… vớt xác. Quan điểm thứ hai cho rằng, nhìn vào lịch sử các cuộc suy thoái kinh tế trước, giá bất động sản ở Việt Nam chưa bao giờ rơi thẳng đứng, mà chỉ diễn ra các đợt giảm giá nhẹ và cục bộ. Ngay sau khi khủng hoảng kinh tế kết thúc, với tác động của luồng tiền rẻ đưa ra thị trường hỗ trợ nền kinh tế, giá bất động sản ngay lập tức lấp đầy sự hao mòn trước đó và tiến lên một mặt bằng giá mới. Do vậy, hiện chính là thời điểm ngó nghiêng và có điều kiện để lựa chọn các sản phẩm bất động sản với mức giá phù hợp. Và bà Hương khẳng định bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn lúc này và nhận xét, ngay thời điểm hiện tại, các dự án tốt khi bán ra vẫn có lực hấp thụ rất tốt. Minh chứng là hiện có nhiều nhà đầu tư đạt lợi nhuận rất tốt khi đầu tư vào thị trường bất động sản. Đòn bẩy kinh tế tác động lớn tới thị trường 2021 Đánh giá về thị trường bất động sản Long An năm 2021, ông Ngô Thanh Hùng, Giảng viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM, chuyên gia nghiên cứu thị trường bất động sản cho rằng để đánh giá một thị trường bất động sản phát triển thế nào trong thời gian tới thì phải nhìn vào các yếu tố như giao thông, quy hoạch và nhu cầu phát triển của các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong đó, điểm sáng của thị trường này đó là tại kỳ họp thứ 24 – HĐND tỉnh khóa IX, nhiệm kỳ 2016 – 2021 diễn ra vào ngày 8/12 vừa qua HĐND tỉnh thông qua các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 với tốc độ tăng trưởng GRDP 9 - 9,5% và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở mức phấn đấu cao. Cũng theo ông Hùng thì nhiệm vụ của tỉnh đặt ra trong năm 2021 với phát triển đô thị là phát triển bền bững, tăng cường quản lý chất lượng đô thị, thiết lập lại trật tự trong quản lý đất đai, quản lý đô thị; phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại Cụ thể là triển khai thực hiện hiệu quả chương trình phát triển đô thị tỉnh Long An theo hướng kiến trúc đô thị phải đảm bảo chất lượng, tầm nhìn, đồng bộ và có cách tiếp cận theo hướng đô thị bền vững, sinh thái và thông minh. Trong đó đô thị TP. Tân An là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh và phấn đấu đến năm 2030 trở thành đô thị loại I; thị xã Kiến Tường là đô thị trung tâm vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh; các đô thị Hậu Nghĩa, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM, phát triển các dự án khu đô thị mới với kiến trúc hiện đại, quy mô hợp lý, đa chức năng theo hướng đô thị thông minh (Bắc Bến Lức, Nam Bến Lức, Đức Hòa, Đông Cần Giuộc, Bắc Thủ Thừa, các đô thị ven Trục động lực kết nối Tiền Giang - Long An - TP.HCM); đồng thời, quan tâm cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện hữu gắn với bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống của địa phương. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương trong xây dựng hạ tầng giao thông như nguồn vốn Trái phiếu chính phủ, ODA. Cụ thể: công trình Cầu bắc qua sông Vàm cỏ Tây (thuộc đường vành đai thành phố Tân An), ĐT 822B (đoạn từ ĐT822 kết nối ĐT838 đến đường mòn Hồ Chí Minh), Cải tạo và nâng cấp ĐT818 đoạn QL1-QLN2 (bao gồm 15km đường và 08 cây cầu), 03 cây cầu trên ĐT827E (cầu bắc qua sông cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông). Phối hợp, thúc đẩy việc đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 62, Quốc lộ N2, tạo điều kiện hình thành một số khu, cụm công nghiệp sạch trên cơ sở khai thác lợi thế của vùng. Như vậy, có thể thấy rằng cơ hội cho thị trường bất động sản Long An năm 2021 là rất tốt từ quy hoạch phát triển thị trường tới quy hoạch giai thông kết nối. Đây cũng là hai điểm nghẽn của thị trường Long An đang thiếu, ông Hùng nói. Bên cạnh đó, trao đổi với PV Nhadautu.vn, nhiều chủ đầu tư lớn tại tỉnh cũng cho biết đang chuẩn bị cho cuộc ra hàng dự án mới vào tháng 1/2020. Đơn cử như Công ty bất động sản Phúc Land cho biết sẽ ra hàng dự án Long cang riverpark với diện tích hơn 10ha tại huyện Cần Đức. Công ty CP Địa ốc Thắng Lợi (Thắng Lợi Group) cho biết sẽ ra hàng dự án mang tên The Sol City vào tháng 1/2021, đây là dự án khu đô thị với quy mô 103ha do Thắng Lợi Group hợp tác đầu tư và phát triển tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Trần Anh Group thì cho biết tiếp tục phát triển dự án Phúc An City giai đoạn 4, và một dự án nhà ở kết hợp khu công nghiệp rộng 300ha tại huyện Đức Hòa, dự án West Lakes Golf & Villas tại huyện Đức Hòa… Gia Huy
2020-12-10
Gia Huy
Kinh doanh
cafebiz
Xăng dầu tăng giá mạnh từ 16h chiều nay
https://cafebiz.vn/xang-dau-tang-gia-manh-tu-16h-chieu-nay-20201211165729936.chn
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 16h chiều nay (11/12)... Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa có thông báo về việc tăng giá giá xăng dầu từ 16h chiều nay (11/12). Theo đó, xăng E5RON92 tăng 635 đồng lên 15129 đồng/lít (tăng 635 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 656 đồng lên 16.007 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 458 đồng lên 11892 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 639 đồng lên mức 10777 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 35S tăng 200 đồng lên 11942 đồng/kg. Liên Bộ cũng quyết định không trích lập Quỹ Bình ổn xăng dầu đối với xăng E5RON92, dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut; trích lập Quỹ Bình ổn đối với xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít. Chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 ở mức 1000 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 200 đồng/lít, dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 200 đồng/kg, riêng dầu hỏa chi ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít. Nguyên nhân của đợt tăng giá xăng dầu lần này được Bộ Công Thương lý giải do xu hướng phục hồi kinh tế tại các nước lớn trên thế giới cùng với việc các nước bắt đầu áp dụng rộng rãi các biện pháp tiêm vắc xin phòng dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến diễn biến giá xăng dầu thế giới trong kỳ điều hành này. Giá xăng dầu thế giới trong 15 ngày tăng khá cao, tăng bình quân 2,8-10,1% so với kỳ điều hành trước. Cũng theo Bộ này, tình hình dịch bệnh trong nước tiếp tục được kiểm soát khá tốt, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đang tích cực được phục hồi, chuẩn bị hàng hóa cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Trong các kỳ điều hành gần đây, nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế, hạn chế mức tăng, nỗ lực giữ ổn định hoặc giảm giá xăng dầu, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng liên tục Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức khá cao (hiện ở mức 200 đồng/lít/kg đến 1000 đồng/lít đối với các loại xăng dầu). Kỳ điều hành lần này, nếu không tiếp tục chi Quỹ Bình ổn, giá các loại xăng dầu sẽ tăng so với giá hiện hành khoảng 400-1635 đồng/lít. Để bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh đúng xu hướng biến động của giá xăng dầu thế giới, hạn chế tăng giá các mặt hàng xăng dầu để hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp còn nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19, Liên Bộ Công Thương – Tài Chính quyết định không thực hiện trích lập Quỹ BOG đối với các loại xăng dầu (ngoại trừ xăng RON95 thực hiện trích lập 100 đồng/lít); giữ nguyên mức chi Quỹ Bỉnh ổn đối với các loại xăng dầu, riêng dầu hỏa tăng mức chi thêm 100 đồng/lít (kỳ trước là 300 đồng/lít) để hạn chế mức tăng giá của dầu hỏa so với mức tăng giá thành phẩm trên thị trường thế giới. Việc điều hành giá xăng dầu cũng góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020, tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ. Bạch Dương
2020-12-11
Bạch Dương
Xã hội
cafebiz
Quy về một mối, GDP địa phương không còn ‘dở khóc dở cười’
https://cafebiz.vn/quy-ve-mot-moi-gdp-dia-phuong-khong-con-do-khoc-do-cuoi-20201211152432092.chn
Trong những năm trước đây, việc vênh nhau giữ số liệu GRDP (GDP địa phương) và GDP đã dẫn tới tình trạng ‘dở khóc, dở cười’, GDP địa phương tăng mạnh, cao hơn bình quân cả nước, không biết GDP ‘chạy đi đâu’? Theo TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, trước đây, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP) do Cục Thống kê biên soạn và công bố chưa phản ánh sát thực trạng quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong một thời gian dài, chênh lệch giữa chỉ tiêu GRDP tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố và chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP của cả nước) diễn ra phổ biến và khoảng cách không ngừng nới rộng qua từng năm, thậm chí có năm lên tới 2 con số. Ví như, năm 2011, GDP của cả nước do Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố được các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế thống nhất sử dụng chỉ tăng 6,24% so với năm 2010. Trong khi đó, 61 địa phương có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước với 27 địa phương có tốc độ tăng trên 10%. Kết quả tổng hợp GRDP do địa phương tính toán và công bố cho thấy tốc độ tăng GDP của cả nước năm 2011 lên tới hơn 11%, gấp gần 1,8 lần tốc độ tăng chung do Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố. Tương tự, năm 2012 tốc độ tăng tổng GRDP của các địa phương là 9,13%, gấp 1,74 lần so với tốc độ tăng GDP (5,25%) do Tổng cục Thống kê biên soạn. Mặc dù, năm 2012 kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, nhưng không có địa phương nào biên soạn và công bố tăng trưởng GRDP thấp hơn tốc độ tăng 5,25% của cả nước, thậm chí vẫn có 21 địa phương tăng GRDP trên 10%. Theo Tổng cục Thống kê, sự vênh nhau giữa số liệu thống kê GRDP và GDP đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác xây dựng, chỉ đạo, điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 phê duyệt Đề án Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Đề án 715) với kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến theo hướng tích cực, xóa bỏ khoảng cách chênh lệch và tiến tới thống nhất số liệu GDP của Trung ương và GRDP địa phương. Theo đó, Tổng cục Thống kê trực tiếp biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là nội dung quan trọng nhất của Đề án Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thực hiện Đề án của Thủ tướng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê đã khẩn trương ban hành các kế hoạch, quy định về biên soạn và công bố số liệu GDP. Trong đó, phân công rõ trách nhiệm biên soạn và công bố số liệu GDP và GRDP cho các đơn vị thuộc Tổng cục và các Cục Thống kê tỉnh, thành phố theo các kỳ ước tính, sơ bộ, chính thức. Các vụ thống kê chuyên ngành chịu trách nhiệm tổ chức thu thập thông tin và trực tiếp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Vụ Hệ thống Tài khoản quốc gia tiếp nhận thông tin, số liệu của các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê để tính chỉ tiêu Giá trị tăng thêm, biên soạn số liệu GRDP cấp tỉnh và GDP cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Cục Thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thu thập, xử lý và tổng hợp số liệu theo kế hoạch công tác hàng năm báo cáo cho các đơn vị thuộc Tổng cục biên soạn số liệu GRDP và GDP. Đồng thời, Tổng cục Thống kê tiếp tục hoàn thiện nguồn thông tin đầu vào thông qua việc sửa đổi Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Bộ, ngành và chế độ Báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các Cục Thống kê; Rà soát hoàn thiện nội dung phương án các cuộc điều tra để tránh trùng lặp, bỏ sót thông tin, bổ sung thu thập thêm một số tập đoàn, tổng công ty lớn…; Xây dựng, ký kết Quy chế trao đổi, phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê giữa Tổng cục Thống kê và các Bộ, ban, ngành. Tiếp tục hoàn thiện quy trình biên soạn GDP và GRDP và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các công đoạn: thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin thống kê đầu vào và biên soạn, công bố, phổ biến số liệu GRDP và GDP. TS. Nguyễn Thị Hương cho biết, năm 2016, Tổng cục Thống kê tiến hành rà soát, tính toán lại số liệu GRDP thời kỳ 2011-2015; tính thử nghiệm GRDP 6 tháng đầu năm và cả năm 2016. Năm 2017, Tổng cục Thống kê chính thức biên soạn và công bố chỉ tiêu GRDP cho các địa phương. Kết quả biên soạn GRDP của các địa phương là một trong căn cứ quan trọng để Tổng cục Thống kê xem xét, đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017. Kết quả  biên soạn GRDP và đánh giá lại quy mô GDP đã mang đến bức tranh đầy đủ, rõ nét hơn về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả  nước. Theo TS. Nguyễn Thị Hương, kết quả của việc đổi mới, hoàn thiện và thống nhất thực hiện quy trình biên soạn GRDP theo Đề án 715, số liệu GDP và GRDP giữa Trung ương và địa phương đã tương thích cả về quy mô và tốc độ. Số liệu GRDP đã được hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhất quán sử dụng trong quản lý, điều hành và hoạch định chính sách. Nếu giai đoạn 2011-2015, có 62/63 tỉnh thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân trên 10% (trong khi tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả nước thực tế chỉ đạt 5,91%), thì giai đoạn năm 2016-2020 chỉ còn 16/63 tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tăng trưởng GRDP trên 10%. Lãnh đạo Tổng cục Thống kê khẳng định, sau 5 năm thử nghiệm và chính thức thực hiện, Đề án Đổi mới quy trình biên soạn tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của ngành Thống kê trong những năm qua. Tuy nhiên, do nhu cầu thông tin thống kê ngày càng tăng, việc biên soạn chỉ tiêu GRDP cần được tiếp tục nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn để cung cấp bức tranh kinh tế-xã hội khách quan, đầy đủ và xác thực phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoạch định chính sách của chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước các cấp và nhu cầu của người dùng tin khác – TS. Nguyễn Thị Hương chia sẻ. Trong lý thuyết hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được tính toán trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế do nhiều thông tin đầu vào chỉ có ở mức độ tổng hợp trên phạm vi toàn quốc. Nhiều quốc gia trên thế giới chỉ tính GDP cho phạm vi cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế do nhu cầu thông tin trên địa bàn phục vụ chính quyền địa phương, một số nước như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan… đã triển khai lại tính GDP cho vùng, thậm chí đến cả phạm vi cấp tỉnh như Việt Nam (gọi là chỉ tiêu GRDP). Tùy thuộc khả năng thu thập thông tin và kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, năng lực thống kê trung ương và thống kê vùng mà chênh lệch số liệu GRDP và GDP ở mỗi nước khác nhau. Ở Việt Nam, trong một thời gian dài, hiện tượng chỉ tiêu GRDP tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố chênh lệch lớn so với chỉ tiêu GDP của cả nước, thậm chí có năm lên tới 2 con số. Thực tế cho thấy, số liệu GRDP do hầu hết các địa phương biên soạn và công bố những năm trước đây chưa phản ánh sát thực trạng và tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn nhiều địa phương. Những số liệu này đã ảnh hưởng đến chất lượng của nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác của địa phương như: Năng suất lao động xã hội, GRDP bình quân đầu người, cân đối thu chi ngân sách và nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp khác. Theo đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác xây dựng, chỉ đạo, điều hành các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Mặt khác, những số liệu GRDP tính toán thiếu chính xác này còn ảnh hưởng đến chất lượng số liệu thống kê tài khoản quốc gia nói riêng và hệ thống thông tin thống kê nói chung của cả nước. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chênh lệch này bao gồm: Khó khăn trong việc thu thập thông tin theo nguyên tắc thường trú của Tài khoản quốc gia, dẫn đến có sự tính trùng giữa các địa phương; Bệnh thành tích của các địa phương; Đội ngũ công chức, viên chức thống kê chuyên sâu về tài khoản quốc gia của các Cục Thống kê còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Theo Trần Mạnh
2020-12-11
Theo Trần Mạnh
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
[Kinh Nghiệm Đầu Tư] Chuyên gia mách nước đầu tư bất động sản an toàn trong thời kỳ bất định
https://cafebiz.vn/kinh-nghiem-dau-tu-chuyen-gia-mach-nuoc-dau-tu-bat-dong-san-an-toan-trong-thoi-ky-bat-dinh-20201211171043436.chn
Theo các chuyên gia trong ngành, đối với những NĐT có nguồn tài chính lớn có thể cân nhắc đầu tư vào BĐS ở bối cảnh này. Thế nhưng, để thành công NĐT nên chọn những phân khúc hướng tới nhu cầu thực của người tiêu dùng, phân khúc có tính thanh khoản cao. Chia sẻ trên báo chí, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính cho hay, trong bối cảnh thị trường như hiện nay, rót tiền vào vàng, BĐS hay chứng khoán tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi NĐT. Có những NĐT sợ rủi ro thì gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh được ưu tiên số một. Còn đối với những NĐT ưa mạo hiểm, chấp nhận rủi ro cao, sẽ có lựa chọn đầu tư riêng. Còn để cân bằng nhất, NĐT nên chia trứng bỏ vào nhiều giỏ, khi thấy rủi ro tăng lên ở kênh nào, cần chuyển hướng đầu tư sang kênh khác có tính an toàn cao hơn, như vậy sẽ giúp NĐT hạn chế thấp nhất rủi ro khi đầu tư trong bối cảnh bất ổn do dịch bệnh như hiện nay. Đối với kênh đầu tư BĐS, đối với những NĐT có nguồn tài chính lớn có thể cân nhắc đầu tư. Nhưng như trên tôi đã phân tích, để thành công NĐT nên chọn những phân khúc hướng tới nhu cầu thực của người tiêu dùng, phân khúc có tính thanh khoản cao, TS Hiếu nói. Còn chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, với nỗ lực thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ, BĐS sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất. Ông Lực nhìn nhận, hiện lãi suất vay mua nhà tương đối hấp dẫn. Nhiều ngân hàng tung ra các gói cho vay BĐS kỳ hạn 9 năm trở xuống với lãi suất chỉ từ 7 - 9%/năm. Về phân khúc đầu tư, sản phẩm ngôi nhà thứ hai và BĐS nhà ở vẫn có triển vọng cao bởi tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam là 39% và Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ này lên 50 - 52% vào năm 2030 nên nhu cầu nhà ở tại Việt Nam còn rất lớn. Vị chuyên gia này đưa ra nguyên tắc quan trọng và chi phối quyết định của nhà đầu tư chính là khẩu vị rủi ro. Nhà đầu tư nào chấp nhận rủi ro cao sẽ có khả năng thu lợi nhuận lớn, nếu có thiên hướng an toàn cao thì có thể lợi nhuận sẽ ở mức vừa phải. Một cách tổng quát, ông Lực đưa ra 4 nguyên tắc đầu tư. Đó là, Đầu tư nhìn theo hướng trung và dài hạn bởi lướt sóng hay đầu cơ ở thời điểm này là rất khó; Không theo phong trào; Không dùng đòn bẩy tài chính quá nhiều; Đa dạng hóa kênh đầu tư, bỏ trứng vào nhiều giỏ. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng nhận định, nhìn bình diện chung thì đầu tư BĐS giai đoạn này có cơ hội tốt, nhưng việc lựa chọn sản phẩm nào phụ thuộc nhiều vào túi tiền của nhà đầu tư. Theo ông Đính, nếu có ít tiền và thận trọng thì tiết kiệm ngân hàng là kênh phù hợp. Trường hợp có nhiều tiền hơn một chút, nhưng không chắc chắn có thể đầu tư trong trung dài hạn thì nên xem xét những kênh có thể thanh khoản dễ dàng hơn như vàng, chứng khoán. Nếu có ý định đầu tư vào BĐS, nhà đầu tư cần có một khoản tiền nhàn rỗi đủ lớn và phải xác định một chu kỳ đầu tư vài ba năm trở lên. BĐS vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt, an toàn. Về yếu tố sinh lợi thông qua giá trị, thực tế thị trường nhiều năm qua cho thấy, cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng, giá BĐS lại tăng lên và vượt mặt bằng giá cũ ít nhất là từ 5 - 7%, ông Đính cho hay. Trong khi đó, theo bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam, phân khúc BĐS nhà ở sẽ tiếp tục xu hướng tích cực. Cụ thể, giá chào bán BĐS tại Tp.HCM hay Hà Nội đều đã tăng mạnh trong các năm qua do cung thấp hơn cầu. Giá chào bán sơ cấp bình quân nhà phố xây sẵn tại Tp.HCM đang cao hơn khoảng 23% so với khu vực Đồng Nai (chủ yếu tại huyện Long Thành và Nhơn Trạch). Do đó, nguồn cung, giá chào bán, chính sách thanh toán lẫn tiềm năng tăng giá ở các dự án vùng ven và tỉnh lân cận đang hấp dẫn hơn ở các dự án tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, bà Thanh cho rằng, NĐT cần tính toán thận trọng hơn khi sử dụng vốn trong những tháng cuối năm nay để có sự chủ động về dòng tiền. Đặc biệt, tránh bỏ trứng vào một giỏ và cân nhắc đầu tư trung dài hạn hơn là lướt sóng. Đặc biệt lưu ý, với bối cảnh hiện nay, bảo toàn vốn là yếu tố rất quan trọng. Hạ Vy
2020-12-11
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Đất ngoại thành Hà Nội tăng giá, đầu cơ có “trúng đậm”?
https://cafebiz.vn/dat-ngoai-thanh-ha-noi-tang-gia-dau-co-co-trung-dam-20201211155005107.chn
Chuyên gia cho rằng, tại những khu vực không có dự án đầu tư lớn nào, cũng không có sự tham gia của các chủ đầu tư chính nào, chỉ có hoạt động của đầu cơ mà giá đất cũng nhảy múa là hiện tượng không tốt của thị trường... Khi thời gian đang trôi dần về cuối năm, thị trường bất động sản Hà Nội bắt đầu xuất hiện hiện tượng đầu cơ, đẩy giá đất tại các khu vực ven đô tăng cao. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, không ít trong số đó là nhà đầu tư mắc cạn, đang cố làm sóng đánh lên để thoát hàng, cắt lỗ. Điển hình trong đó là cơn sốt đất tại khu vực Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai. Đất ngoại thành đồng loạt tăng giá Sau khi Hà Nội công bố Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc đến năm 2030 vào giữa tháng 7, ngay lập tức giá đất các làng, xã quanh khu vực này được đẩy giá. Đất vườn, ruộng đầu tháng chỉ có mấy trăm nghìn đồng/m2, đến cuối tháng đã tăng lên 2 triệu đồng/m2. Giá đất ở huyện Hoài Đức, Thạch Thất... dù hạ tầng chưa đồng bộ, xung quanh chỉ có đường Quốc lộ 32 và đường Láng - Hòa Lạc nhưng cũng được đẩy lên rất cao. Một văn phòng môi giới nhà đất tại thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức cho biết, giao dịch bất động sản tại đây đang tăng chóng mặt. Hiện giá đất nền tại khu Kim Chung - Di Trạch đang được rao bán trên 50 triệu/m2. Theo nhân viên môi giới bất động sản, giá đất còn tăng từng ngày, nên mua ngày nào biết giá ngày đó. Khảo sát thêm nhà, đất ở Hoài Đức cũng cho thấy, hiện tại, giá đất thổ cư tại những khu vực thuộc An Khánh, An Thượng, Vân Canh giá cũng tăng bất thường. Riêng những khu đất đẹp có giá bán lên đến trên 80 triệu đồng/m2. Tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội, anh Long - một người môi giới nhà đất cho hay, giá đất tại đây hiện đắt ngang với mức giá một số quận trong nội thành. Còn tại Hoài Đức, quỹ đất còn ít nên giao dịch chủ yếu là nhu cầu thật, dân mua để ở. Đất tái định cư, giãn dân trong các trục đường cắt ngang, đường rộng khoảng 9-10m có giá bán dao động 80-120 triệu đồng/m². Đất ở các ngõ xe ôtô vào được cũng có giá khoảng 50 triệu đồng/m², ở các ngõ nhỏ giá 24-30 triệu đồng/m². Đặc biệt, đối với đất khu vực Thạch Thất, do thông tin trước đây Tập đoàn Vingroup sẽ về đầu tư dự án tại đây nên giá của các lô đất quanh khu vực được đẩy lên gấp 3 – 5 lần. Tuy nhiên, thực tế thì Vingroup đã không còn làm dự án tại Thạch Thất nữa, thế nhưng không ít nhà đầu tư vẫn chưa biết thông tin này, nên vẫn ôm đất, chờ tăng giá. Lý giải về hiện tượng giá đất tại vùng ven đô Hà Nội đang tăng, ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chia sẻ, chính vì sự khan hiếm nguồn cung, các nhà đầu tư đã tìm đến vùng ven đang phát triển như Đông Anh, Gia Lâm, Hà Đông… Theo chuyên gia này, tại những khu vực không có dự án đầu tư lớn nào, cũng không có sự tham gia của các chủ đầu tư chính nào, chỉ có hoạt động của đầu cơ mà giá đất cũng nhảy múa, là hiện tượng không tốt của thị trường. Một thực tế nữa là, thị trường bất động sản đang xuất hiện một nghịch lý, đó là giá đất trong nhiều dự án được đầu tư cơ sở hạ tầng hàng chục năm vẫn xoay quanh ngưỡng 30 - 40 triệu đồng/m2, nhưng đất trong làng xóm không được đầu tư cơ sở hạ tầng tương xứng đô thị lại có giá chào bán 20-30 triệu đồng /m2. Hiện tượng này đã làm các nhà phát triển bất động sản nhụt chí. Bởi lẽ, giá đất quá cao khiến việc đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Đã có hiện tượng doanh nghiệp lớn rút lui, sau khi vừa đăng ký tham gia nghiên cứu đầu tư tại những khu vực này, ông Đính cho biết thêm. Cẩn trọng với bài học lịch sử Giữa năm 2008, tỉnh Hà Tây (cũ) sáp nhập về Hà Nội đã tạo ra một cơn sốt đất chưa từng có và lên đỉnh điểm cho đến tận cuối năm 2010. Giai đoạn này chứng kiến những cuộc giao dịch nhà, đất từ mức giá gốc 15-20 triệu đồng/m², chỉ trong một năm có nơi chạm ngưỡng 140 triệu đồng/m². Điều này không chỉ khiến nhiều gia đình ở Hà Tây (cũ) chỉ biết đứng ngoài cuộc xuýt xoa tiếc rẻ, mà còn khiến thị trường bất động sản rơi vào tình trạng hỗn loạn. Thời điểm đó, các loại đất thổ cư, đất dịch vụ, đất vườn tại những vùng giáp ranh như Thanh Oai, Mỹ Đức, An Khánh, La Khê, Phú Lương... cho đến đất nông nghiệp, thậm chí đất rừng ở Ba Vì, Lương Sơn (Hòa Bình) cũng bị xẻ ra rao bán khi lượng người đổ về đầu tư ngày một đông. Thế nhưng, chỉ sau vài năm, thị trường đóng băng khiến nhiều người sống dở, chết dở vì đã trót ôm đất ở những khu vực này. Tình trạng sốt đất mỗi khi chuyển đổi từ làng lên phố xảy ra phổ biến trong những năm qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bất động sản lưu ý rằng, quá trình đầu tư xây dựng các huyện lên quận không diễn ra trong thời gian ngắn mà sẽ kéo dài từ nay đến năm 2025. Vì vậy, giá bất động sản ở những khu vực này có thể tăng nhưng sẽ phải theo lộ trình. Những hiện tượng tăng giá đột biến nhiều khả năng chỉ mang tính nhất thời. Thực tế cho thấy, trước đây đã có không ít người đầu tư vào đất ở các huyện để chờ tăng giá khi lên quận, nhưng sớm phải rút khi thị trường bất động sản đóng băng. Thực tế, ghi nhận tại các khu vực xảy ra sốt đất thì giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ để thổi giá bất động sản lên cao, còn thực tế các giao dịch đến từ người mua đất, mua nhà không nhiều. Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện cơn sốt đất. Cơn sốt đất nền ăn theo quy hoạch hạ tầng, địa giới hành chính vốn đi kèm nhiều hệ lụy. Vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc, cẩn trọng khi mua đất, đặc biệt chú trọng tính pháp lý, nghiên cứu quy hoạch phát triển toàn vùng cũng như quy hoạch khu vực diễn ra mua bán. Trước đó, năm 2019, khi thông tin 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng sẽ lên quận, giá bất động sản tại các huyện này tăng liên tục khi các cò đất tích cực hâm nóng lại các giao dịch bằng nhiều chiêu trò như tung tin tăng giá, thực hiện các giao dịch ảo… đẩy giá bất động sản tăng chóng mặt. Ông Dương Đức Hiển - chuyên gia bất động sản cho phân tích, đất nền, nhất là tại các vùng ven, ngoại thành, là sản phẩm đầu tư dài hạn, có thể phải xây dựng, quản lý trong tương lai. Là nhà đầu tư, không phải chỗ nào cũng mua. Các nhà đầu tư luôn có suy nghĩ đầu tư để kiếm lợi nhuận mà quên mất câu chuyện đầu tư còn để bảo toàn vốn, bảo toàn tài sản, để tránh câu chuyện tiền có thể mất giá. Đồng thời, ông Hiển cũng khuyến cáo người dân và những nhà đầu tư, trước khi xuống tiền nên tìm hiểu kỹ các quy hoạch vùng liên quan, xem các dự án, khu đô thị có đảm bảo tính pháp lý hay không. Tuệ Linh
2020-12-11
Tuệ Linh
Kinh doanh
cafebiz
Chứng khoán Bản Việt: Lợi nhuận Vincom Retail có thể hồi phục mạnh năm 2021
https://cafebiz.vn/chung-khoan-ban-viet-loi-nhuan-vincom-retail-co-the-hoi-phuc-manh-nam-2021-2020121114003617.chn
Công ty chứng khoán Bản Việt vừa có báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vincom Retail. Bản Việt cho rằng Vincom Retail có khả năng lãi tới 3000 tỷ đồng năm 2021. Theo nhận định của Bản Việt, dịch Covid-19 được kiểm soát sẽ mở đường cho đà phục hồi lợi nhuận trong quý 4/2020 và 2021. Sau khi bị ảnh hưởng bởi các biện pháp giãn cách xã hội bởi Chính phủ trong tháng 4 do dịch Covid-19, mảng cho thuê bán lẻ của Vincom Retail ghi nhận đà tăng trưởng doanh thu so với quý trước mạnh mẽ đạt 23% trong quý 3/2020 nhờ các khách thuê dần ổn định hoạt động so với 6 tháng 2020 khi thói quen mua sắm của người tiêu dung quay trở lại bình thường. Theo ban lãnh đạo, lượng khách đến các trung tâm thương mại trong tháng 9 tại Hà Nội và TP. HCM đã phục hồi lần lượt 88% và 80%, so với mức trước dịch Covid-19. Sự cải thiện trong lượng khách đến và tình hình kinh doanh của khách thuê khiến Vincom Retail giảm gói hỗ trợ cho một số khách thuê còn 145 tỷ đồng trong quý 3/2020 so với 675 tỷ đồng trong 6 tháng 2020. Bản Việt kỳ vọng việc cải thiện cơ cấu khách thuê sắp tới tại một số trung tâm thương mại cùng với lượng khách và doanh thu mua sắm gia tăng tại các trung tâm thương mại của Vincom Retail vào dịp lễ hội cuối năm sẽ thúc đẩy diễn biến kết quả kinh doanh của Vincom Retail. Bản Việt nhận định, Vincom Retail có khả năng ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, được phần nào hỗ trợ bởi việc tiếp tục mở các trung tâm thương mại mới. Vincom Retail đã hoàn tất xây dựng Vincom Mega Mall Ocean Park (Hà Nội) và chính thức khai trương ngày 11/12. Đây là trung tâm thương mại thứ 80 của Vincom đi vào hoạt động. Bản Việt dự kiến tỷ lệ lấp đầy tại đây là 85%. Trong năm 2021, Vincom Retail sẽ triển khai Vincom Mega Mall Grand Park (TPHCM) và Vincom Mega Mall Smart City (Hà Nội).Hiện tại, 2 trung tâm thương mại này đã đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình 45-50% và sẽ tiếp tục được cho thuê trong các quý tiếp theo. Ngoài các dự án của Vincom Mega Mall trên, Bản Việt kỳ vọng Vincom Retail sẽ thực hiện trở lại kế hoạch mở các trung tâm thương mại mới trong năm 2021 (có 7 trung tâm thương mại mới được trì hoãn từ năm 2020 sang 2021 do dịch Covid-19). Dự kiến tổng diện tích mặt bằng của trung tâm thương mại của Vincom Retail tính đến cuối 2020/2021 sẽ đạt 1,65/1,97 triệu m2. Về số liệu tài chính, Bản Việt dự báo Vincom Retail lãi 3000 tỷ đồng năm 2021, tăng 45% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2021-2024 có thể đạt 16%. Rủi ro của Vincom Retail là hoạt động bán lẻ có khả năng bị ảnh hưởng nếu có đợt bùng phát dịch Covid-19 khác. Hà My
2020-12-11
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Thủ tướng cho phép Hà Nội thí điểm đội quản lý trật tự xây dựng thêm 3 năm
https://cafebiz.vn/thu-tuong-cho-phep-ha-noi-thi-diem-doi-quan-ly-trat-tu-xay-dung-them-3-nam-20201211092337998.chn
Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố thêm 3 năm đến hết ngày 10/8/2023. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội. Theo đó, tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội đến hết ngày 10/8/2023 (quy định cũ đến hết ngày 10/8/2020). UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng kết việc thực hiện Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/5/2023. Trước đó, UBND TP Hà Nội ban hành công văn số 3847 về việc giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý công chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc đội quản lý trật tự xây dựng đô thị. Công văn nêu rõ, thực hiện quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại TP Hà Nội, thời hạn thí điểm là 2 năm từ 10/8/2018 đến ngày 10/8/2020. Qua đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm, UBND TP đã báo cáo Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy và biên chế, Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, hoàn thành xin ý kiến các bộ: Nội vụ, Tư pháp, Xây dựng và Thanh tra Chính phủ. Kiến nghị Thủ tướng cho phép TP Hà Nội tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm trong 3 năm tiếp theo (đến ngày 10/8/2023). Theo đó, từ ngày 10/8 đến khi Thủ tướng có quyết định chính thức, UBND TP giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ công chức, lao động hợp đồng đang công tác tại đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn để tham mưu giúp UBND cấp quận, huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Phân công công chức và lao động hợp đồng thuộc đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trong việc kiểm tra. Thiết lập hồ sơ, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm, phối hợp với các phòng, ban liên quan trong việc tham mưu giúp UBND quận, huyện, thị xã xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền và theo phân cấp. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo các sở: Xây dựng, Nội vụ, Tài chính và các cơ quan liên quan để được hướng dẫn, kịp thời báo cáo UBND TP xem xét các nội dung vượt thẩm quyền. Theo Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị; được trang bị phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp huyện và sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng. Nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Phát hiện, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật và theo quy định của UBND thành phố Hà Nội; đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị có nhiệm vụ thông báo, kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu như hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho công tác kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và với Thanh tra quận, huyện, thị xã tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận, huyện, thị xã; lập chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn để trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Ninh Phan
2020-12-11
Ninh Phan
Kinh doanh
cafebiz
Gần 10000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô lên 8 làn xe
https://cafebiz.vn/gan-10000-ty-dong-mo-rong-cao-toc-tphcm-long-thanh-dau-giay-voi-quy-mo-len-8-lan-xe-20201211083657264.chn
Theo CIPM Cửu Long, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng kinh phí dự kiến khoảng 9976 tỷ đồng. Theo đó, để có nguồn vốn thực hiện dự án, CIPM Cửu Long đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và làm việc với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Mở rộng với quy mô lên 8 làn xe Ngày 10/12, theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long), đơn vị này đã trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô lên 8 làn xe. CIPM Cửu Long cho biết, việc mở rộng tuyến cao tốc này là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách, đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho cả vùng miền Đông Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung. Theo đó, phương án chọn mở rộng tuyến cao tốc này có chiều dài 24km. Điểm đầu tại sau cầu Bà Dạt, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Điểm cuối là điểm giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tại thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, Đồng Nai. Đặc biệt, dự án này sẽ xây dựng thêm cầu Long Thành thứ 2 bắc qua sông Đồng Nai có quy mô như cầu Long Thành hiện hữu. Phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô lên 8 làn xe. Ảnh: Tổng công ty Cửu Long Theo đề xuất của CIPM Cửu Long, dự án sẽ mở rộng các đoạn gồm: An Phú - Vành đai 2 (Km0+500 – Km4+514) ra mỗi bên 5,25 m để đạt quy mô 8 làn xe, chiều rộng nền đường 36,0 m (không bao gồm làn xe thô sơ); đoạn Vành đai 2 – nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Km4+514 – Km24+558) mở rộng ra mỗi bên 7,5 m để đạt quy mô 8 làn xe. Về phần cầu, xây dựng thêm mỗi bên 1 cầu phía ngoài các cầu hiện hữu tại đoạn An Phú – Vành đai 2, bề rộng 5,25 m; đoạn Vành đai 2 - nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng xây dựng thêm mỗi bên 1 cầu phía ngoài các cầu hiện hữu 7,5 m; cầu Long Thành xây dựng 1 đơn nguyên hoàn chỉnh như giai đoạn 1, khoảng cách giữa 2 đơn nguyên cầu khoảng 12,75 m. Ngoài ra, đầu tư mở rộng phần cầu cạn trong nút giao Vành đai 2 để đủ quy mô 8 làn xe cao tốc Riêng quy mô mở rộng cao tốc tại nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được đầu tư đồng bộ cùng các tuyến kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 2021 - 2025, giải quyết ùn ứ tại nút giao quốc lộ 51, CIPM Cửu Long thông tin. Tổng mức đầu tư gần 10000 tỷ đồng Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng kinh phí dự kiến khoảng 9976 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 300 tỷ đồng do chỉ thực hiện đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến hết cầu Long Thành. Theo đó, để có nguồn vốn thực hiện dự án, CIPM Cửu Long kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và làm việc với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đề xuất tài trợ vốn ODA cho dự án. Liên quan đến vấn đề này, đầu tháng 5/2020, Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản cũng đã gửi thư quan tâm đối với dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến Bộ GTVT. Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng kinh phí dự kiến khoảng 9976 tỷ đồng. Ảnh: Invert.vn Đối với quỹ đất phục vụ việc mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trước đó, thông tin với báo chí, ông Từ Nam Thành, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh đã được địa phương quy hoạch với lộ giới rộng 120m nên đảm bảo cho nhu cầu mở rộng trong thời gian tới. Tương tự, Sở GTVT TP.HCM cũng cho hay, quỹ đất để phục vụ mở rộng đường cao tốc đoạn quan địa bàn TP.HCM cũng đủ cho quy hoạch 10 làn xe. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, đáp ứng nhu cầu vận tải của tuyến cao tốc cũng như phù hợp với kế hoạch đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, CIPM Cửu Long cũng kiến nghị Bộ GTVT giao nhiệm vụ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng dự án cho đơn vị này thực hiện, cũng như giao Vụ Kế hoạch – Đầu tư nghiên cứu bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Theo CIPM Cửu Long, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một phần của đường trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất và đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế cả nước. Số liệu năm 2019 cho thấy, lưu lượng trung bình đoạn đầu tuyến (Long Phước – QL51) là 52414 PCU/ngày đêm, ngày lễ tết, cuối tuần lưu lượng đạt gần 57000 PCU/ngày đêm. Trong khi đó, với quy mô hiện tại chỉ có thể đáp ứng được khoảng 44000 PCU/ngày đêm. Lượng xe tăng cao, vượt năng lực khai thác dẫn đến tình trạng ùn ứ thường xuyên tại các khu vực: trạm Long Phước, nhánh D - quốc lộ 50, trạm Dầu Giây, các tuyến nối vào quốc lộ 51, đường Mai Chí Thọ, Võ Chí Công, CIPM Cửu Long cho hay. Bản đồ quy hoạch tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Invert.vn Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, nối TP.HCM với Đồng Nai, điểm đầu tuyến là nút giao An Phú, quận 2, TP.HCM và điểm cuối là Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Được vận hành toàn tuyến từ năm 2015, cao tốc có chiều dài 55 km với vốn đầu tư hơn 20600 tỷ đồng. Nhờ tuyến cao tốc mà cự ly và thời gian đi lại giữa TP.HCM đi Dầu Giây được rút ngắn từ 3h xuống còn 1h; từ TP.HCM đi Phan Thiết chỉ còn 3h thay vì 5h như trước đây; từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 1,5h, nhanh hơn trước đây 1h. Tuyến đường thiết kế cho xe chạy tốc độ cao nhất 120 km/h, thấp nhất 80 km/h. Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần gửi văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT xem xét đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 - 12 làn xe thay vì 8 làn xe theo quy hoạch. Tuy nhiên, cuối năm 2019, Bộ GTVT đã giao Tổng công ty Cửu Long nghiên cứu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 6 - 8 làn xe, đề xuất phương án đầu tư mở rộng đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn giao thông. Lý Tuấn
2020-12-11
Lý Tuấn
Kinh doanh
cafebiz
Gần 10000 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô lên 8 làn xe
https://cafebiz.vn/gan-10000-ty-dong-mo-rong-cao-toc-tphcm-long-thanh-dau-giay-voi-quy-mo-len-8-lan-xe-20201211082653967.chn
Theo CIPM Cửu Long, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng kinh phí dự kiến khoảng 9976 tỷ đồng. Theo đó, để có nguồn vốn thực hiện dự án, CIPM Cửu Long đã kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và làm việc với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Mở rộng với quy mô lên 8 làn xe Ngày 10/12, theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM Cửu Long), đơn vị này đã trình Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô lên 8 làn xe. CIPM Cửu Long cho biết, việc mở rộng tuyến cao tốc này là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách, đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho cả vùng miền Đông Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung. Theo đó, phương án chọn mở rộng tuyến cao tốc này có chiều dài 24km. Điểm đầu tại sau cầu Bà Dạt, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Điểm cuối là điểm giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tại thị trấn Long Thành, huyện Long Thành, Đồng Nai. Đặc biệt, dự án này sẽ xây dựng thêm cầu Long Thành thứ 2 bắc qua sông Đồng Nai có quy mô như cầu Long Thành hiện hữu. Phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với quy mô lên 8 làn xe. Ảnh: Tổng công ty Cửu Long Theo đề xuất của CIPM Cửu Long, dự án sẽ mở rộng các đoạn gồm: An Phú - Vành đai 2 (Km0+500 – Km4+514) ra mỗi bên 5,25 m để đạt quy mô 8 làn xe, chiều rộng nền đường 36,0 m (không bao gồm làn xe thô sơ); đoạn Vành đai 2 – nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Km4+514 – Km24+558) mở rộng ra mỗi bên 7,5 m để đạt quy mô 8 làn xe. Về phần cầu, xây dựng thêm mỗi bên 1 cầu phía ngoài các cầu hiện hữu tại đoạn An Phú – Vành đai 2, bề rộng 5,25 m; đoạn Vành đai 2 - nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu cũng xây dựng thêm mỗi bên 1 cầu phía ngoài các cầu hiện hữu 7,5 m; cầu Long Thành xây dựng 1 đơn nguyên hoàn chỉnh như giai đoạn 1, khoảng cách giữa 2 đơn nguyên cầu khoảng 12,75 m. Ngoài ra, đầu tư mở rộng phần cầu cạn trong nút giao Vành đai 2 để đủ quy mô 8 làn xe cao tốc Riêng quy mô mở rộng cao tốc tại nút giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu sẽ được đầu tư đồng bộ cùng các tuyến kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 2021 - 2025, giải quyết ùn ứ tại nút giao quốc lộ 51, CIPM Cửu Long thông tin. Tổng mức đầu tư gần 10000 tỷ đồng Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng kinh phí dự kiến khoảng 9976 tỷ đồng. Trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 300 tỷ đồng do chỉ thực hiện đoạn từ nút giao Vành đai 2 đến hết cầu Long Thành. Theo đó, để có nguồn vốn thực hiện dự án, CIPM Cửu Long kiến nghị Bộ GTVT xem xét phương án đầu tư công và làm việc với cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), đề xuất tài trợ vốn ODA cho dự án. Liên quan đến vấn đề này, đầu tháng 5/2020, Bộ Đất đai, cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản cũng đã gửi thư quan tâm đối với dự án mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đến Bộ GTVT. Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây có tổng kinh phí dự kiến khoảng 9976 tỷ đồng. Ảnh: Invert.vn Đối với quỹ đất phục vụ việc mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, trước đó, thông tin với báo chí, ông Từ Nam Thành, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai cho biết, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn qua địa bàn tỉnh đã được địa phương quy hoạch với lộ giới rộng 120m nên đảm bảo cho nhu cầu mở rộng trong thời gian tới. Tương tự, Sở GTVT TP.HCM cũng cho hay, quỹ đất để phục vụ mở rộng đường cao tốc đoạn quan địa bàn TP.HCM cũng đủ cho quy hoạch 10 làn xe. Để đẩy nhanh tiến độ dự án, đáp ứng nhu cầu vận tải của tuyến cao tốc cũng như phù hợp với kế hoạch đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, CIPM Cửu Long cũng kiến nghị Bộ GTVT giao nhiệm vụ tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư mở rộng dự án cho đơn vị này thực hiện, cũng như giao Vụ Kế hoạch – Đầu tư nghiên cứu bố trí nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho công tác lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Theo CIPM Cửu Long, đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây là một phần của đường trục cao tốc Bắc – Nam phía Đông, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất và đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế cả nước. Số liệu năm 2019 cho thấy, lưu lượng trung bình đoạn đầu tuyến (Long Phước – QL51) là 52414 PCU/ngày đêm, ngày lễ tết, cuối tuần lưu lượng đạt gần 57000 PCU/ngày đêm. Trong khi đó, với quy mô hiện tại chỉ có thể đáp ứng được khoảng 44000 PCU/ngày đêm. Lượng xe tăng cao, vượt năng lực khai thác dẫn đến tình trạng ùn ứ thường xuyên tại các khu vực: trạm Long Phước, nhánh D - quốc lộ 50, trạm Dầu Giây, các tuyến nối vào quốc lộ 51, đường Mai Chí Thọ, Võ Chí Công, CIPM Cửu Long cho hay. Bản đồ quy hoạch tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Invert.vn Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km, nối TP.HCM với Đồng Nai, điểm đầu tuyến là nút giao An Phú, quận 2, TP.HCM và điểm cuối là Dầu Giây, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Được vận hành toàn tuyến từ năm 2015, cao tốc có chiều dài 55 km với vốn đầu tư hơn 20600 tỷ đồng. Nhờ tuyến cao tốc mà cự ly và thời gian đi lại giữa TP.HCM đi Dầu Giây được rút ngắn từ 3h xuống còn 1h; từ TP.HCM đi Phan Thiết chỉ còn 3h thay vì 5h như trước đây; từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 1,5h, nhanh hơn trước đây 1h. Tuyến đường thiết kế cho xe chạy tốc độ cao nhất 120 km/h, thấp nhất 80 km/h. Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần gửi văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT xem xét đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 10 - 12 làn xe thay vì 8 làn xe theo quy hoạch. Tuy nhiên, cuối năm 2019, Bộ GTVT đã giao Tổng công ty Cửu Long nghiên cứu mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây lên 6 - 8 làn xe, đề xuất phương án đầu tư mở rộng đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an toàn giao thông. Lý Tuấn
2020-12-11
Lý Tuấn
Xã hội
cafebiz
Cenland phân phối 1400 căn hộ trong 2 tháng, đội môi giới của Shark Hưng thu 215 tỷ đồng
https://cafebiz.vn/cenland-phan-phoi-1400-can-ho-trong-2-thang-doi-moi-gioi-cua-shark-hung-thu-215-ty-dong-20201212131104717.chn
Tổng giá trị bất động sản mà Cenland môi giới là 4454 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu môi giới chiếm khoảng gần 5% giá trị sản phẩm. Cen Land vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính 11 tháng với doanh thu đạt hơn 1838 tỷ đồng, trong đó doanh thu môi giới đạt 948 tỷ đồng, chiếm 51% tổng doanh thu. Riêng tháng 10 và 11, công ty đã phân phối ra thị trường hơn 1400 sản phẩm với tổng giá trị bất động sản giao dịch hơn 4454 tỷ đồng và mang về cho công ty hơn 215 tỷ doanh thu. Đối với mảng chuyển nhượng bất động sản cũng ghi nhận tăng trưởng cao khi công ty bắt đầu ghi nhận thêm doanh thu từ một số dự án đầu tư gần đây như Bình Minh Garden, Louis City, HH1… Riêng 2 tháng đầu quý IV, công ty đã đạt hơn 326 tỷ doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản, giúp cho doanh thu 11 tháng từ chuyển nhượng bất động sản đạt 863 tỷ đồng. Thời gian gần đây, cùng với đà tăng chung của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Cenland cũng tăng mạnh. Cenland đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/12 tại giá 32450 đồng/cổ phiếu, cao gấp hơn 2 lần so với đáy hồi tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bùng phát. Hà My
2020-12-12
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Tân Á Đại Thành cùng 11 nhà đầu tư tranh mua lô cổ phần 1200 tỷ của HUD Kiên Giang, sức hút từ đất Phú Quốc?
https://cafebiz.vn/tan-a-dai-thanh-cung-11-nha-dau-tu-tranh-mua-lo-co-phan-1200-ty-cua-hud-kien-giang-suc-hut-tu-dat-phu-quoc-2020121210360392.chn
4 cá nhân và 8 tổ chức đăng ký mua lô cổ phần HUD Kiên Giang do HUD thoái vốn. HUD Kiên Giang là chủ đầu tư dự án Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc quy mô hơn 90 ha. Công ty kinh doanh ổn định và chia cổ tức 9% mỗi năm. Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) thông báo có 12 nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện về năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá theo lô cổ phần Công ty Đầu tư Xây dựng HUD Kiên Giang gồm 4 cá nhân và 8 tổ chức. Mỗi nhà đầu tư tham gia dự chi gần 1200 tỷ đồng để mua trọn lô cổ phần HUD Kiên Giang. Trong đó, có sự tham gia của Đầu tư tập đoàn Tân Á Đại Thành – công ty do bà Nguyễn Thị Mai Phương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Á Đại Thành nắm 50% vốn. Công ty vừa tăng vốn điều lệ từ 510 tỷ lên 1657 tỷ đồng vào tháng 3. Tập đoàn Tân Á Đại Thành là tập đoàn đa ngành gồm giải pháp nước, kim khí và gia dụng, ngành nhựa, sơn và hóa chất, bất động sản thành lập từ 1993. Ngoài ra, danh sách các nhà đầu tư tham gia đấu giá còn có Đầu tư và Phát triển BĐS Thăng Long. Đầu năm nay, công ty đổi tên từ Đầu tư dự án Mễ Trì và tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ lên 1200 tỷ đồng. Thương mại phát triển Hòa Phát mới được thành lập vào tháng 3/2020, vốn 10 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập và lớn nhất là Nguyễn Tiến Dũng nắm 90% vốn. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác quặng sắt, xây dựng nhà ở, bán buôn… Theo thông báo ngày 21/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), HUD sẽ bán đấu giá trọn lô hơn 34,8 triệu cổ phần, chiếm 98,15% vốn HUD Kiên Giang. Giá khởi điểm 34000 đồng/cổ phần, HUD dự kiến thu về tối thiểu khoảng 1180 tỷ đồng. Như vậy, các nhà đầu tư tham gia sẽ phải chi gần 1200 tỷ đồng để mua trọn lô cổ phần HUD Kiên Giang từ HUD. Sức hút từ dự án 90 ha tại Phú Quốc HUD Kiên Giang tiền thân là Xây dựng Kiên Giang được UBND tỉnh thành lập năm 1993. Năm 1996, công ty hợp nhất với Kinh doanh nhà Kiên Giang. Đơn vị được cổ phần hóa vào năm 2005 và đến năm 2008 được chuyển giao về HUD. Doanh nghiệp hiện có vốn điều lệ 355 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính gồm thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp; sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp có 5 công ty con và 6 doanh nghiệp liên kết. Theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, đơn vị được tiếp tục sử dụng 4 cơ sở nhà đất với tổng diện tích 65710 m2 gồm trụ sở làm việc, nhà máy bê tông và 2 dự án khu du lịch sinh thái. Như vậy, điểm hấp dẫn của HUD Kiên Giang có lẽ là Khu du lịch sinh thái Bãi Chén - huyện Kiên Hải và Khu dân cư, đô thị mới Suối Lớn – huyện Phú Quốc. Chứng khoán BSC đánh giá dự án Bãi Chén (19294,3 m2) có thể trở thành một trong những khu du lịch sinh thái trọng điểm của huyện đảo Kiên Hải nhằm khai thác du dịch, hướng tới khai thác tiềm năng, lợi thế của huyện đảo trong thời gian tới. Tuy nhiên, dự án kéo dài nhiều năm và được cơ quan thẩm quyền gia hạn nhiều lần. Mặt khác, dự án còn phần diện tích khoảng 6000 m2 của 1 hộ dân không giải phóng mặt bằng, có thể ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể và làm dự án kém hấp dẫn hơn phương án ban đầu. Dự án Suối Lớn có diện tích 90,17 ha nằm tại huyện đảo Phú Quốc, HUD Kiên Giang đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư. Chứng khoán BSC đánh giá cao tiềm năng dự án song vẫn có rủi ro pháp lý là chưa hoàn thất thủ tục đầu tư dù kéo dài nhiều năm (từ 2003), được UBND tỉnh Kiên Giang giao làm chủ đầu tư nhưng HUD Kiên Giang chưa hoàn thành phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, chưa tính tiền sử dụng đất, chưa có quyết định giao đất chính thức và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa có giấy phép xây dựng. Mặt khác, khoảng 33,47 ha trên 90,17 ha thuộc quỹ đất dự trữ phát triển, để sử dụng trước 2025 cần xin ý kiến chấp thuận chủ trương của Thủ tướng. Ngoài ra, HUD Kiên Giang là đơn vị trúng thầu thi công dự án khu dân cư phường nhà trẻ mẫu giáo Ba Hòn, huyện Kiên Lương. Nguồn thanh toán cho nhà thầu là quyền sử dụng đất của dự án. Sau giai đoạn 1, doanh nghiệp đã thống nhất nhận 15 đất nền là loại đất ở tại đô thị thuộc dự án với tổng diện tích 2118,5 m2, giá 2,6 tỷ đồng. Đơn vị vẫn tiếp tục nhận các lô nền còn lại cho giai đoạn 2 sau khi quyết toán công trình với Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng huyện Kiên Lương. Sau khi sở hữu cổ phần HUD Kiên Giang, nhà đầu tư trúng thầu có thể sở hữu quyền sử dụng đất và phát triển, khai thác thương mại các lô đất nền nêu trên. Về hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp duy trì mức lợi nhuận 33 tỷ đồng và tỷ lệ chia cổ tức 9% trong 2 năm gần đây. Riêng năm 2020, HUD Kiên Giang lên kế hoạch lợi nhuận 35 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu gần 30 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước nhờ ký các hợp đồng cung cấp bê tông lớn; lợi nhuận sau thuế 27 tỷ đồng, giảm 19% do chi phí tài chính tăng cao. Đơn vị: tỷ đồng, % Ngọc Điểm
2020-12-12
Ngọc Điểm
Kinh doanh
cafebiz
“Siêu đô thị” 1,3 tỷ USD ở Hà Nội bị giảm mật độ xây dựng sau tăng vốn
https://cafebiz.vn/sieu-do-thi-13-ty-usd-o-ha-noi-bi-giam-mat-do-xay-dung-sau-tang-von-20201212095319654.chn
Các ô đất bị giảm mật độ xây dựng có ký hiệu K5 TT1, K5-CX1, KT-TT1 và K7-CX1 thuộc phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm và phường Xuân La, quận Tây Hồ. UBND Hà Nội vừa phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 (phần quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan) tại các ô đất ký hiệu K5 TT1, K5-CX1, KT-TT1 và K7-CX1 thuộc phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm và phường Xuân La, quận Tây Hồ. Theo phê duyệt, tổng diện tích đất điều chỉnh quy hoạch khoảng 42678m2. Nội dung điều chỉnh tập trung vào một số chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc (giảm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, dân số, số lượng căn hộ) và sắp xếp lại bố cục, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (thay đổi vị trí và ranh giới các ô đất, hình khối kiến trúc công trình,...) trên cơ sở giữ nguyên chức năng và tổng diện tích đất theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt năm 2013. Mục tiêu và nguyên tắc điều chỉnh nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan khu nhà thấp tầng hiện đại, đồng bộ, hài hòa với khu vực lân cận và toàn khu đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng, phù hợp với tình hình phát triển đô thị. Đóng góp vào không gian cảnh quan kiến trúc chung của khu vực, nâng cao chất lượng môi trường sống, cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, phù hợp với nhu cầu đầu tư và đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các nội dung khác không thuộc nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch tại ô đất K5-TT1, K5-CX1, KT-TT1, K7-CX1 được giữ nguyên theo Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết Khu vực trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây, tỷ lệ 1/500 đã được duyệt và các quy định khác có liên quan. Liên quan đến dự án này, Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 7 tháng đầu năm 2020 do Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố cho biết, dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) đã tăng thêm 774 triệu USD vốn đầu tư. Đây là dự án có lượng vốn tăng thêm lớn nhất trong tháng 7/2020, nâng tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 7 tháng đầu năm lên 18,82 tỷ USD. Theo tìm hiểu, dự án Starlake Tây Hồ Tây do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm chủ đầu tư 100%. Dự án thuộc địa giới hành chính các phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Tổng số vốn đầu tư của dự án theo công bố ban đầu là 548 triệu USD. Sau khi tăng vốn thêm 774 triệu USD, dự án có số vốn đầu tư hiện nay là hơn 1,3 tỷ USD. Công ty TNHH Phát triển T.H.T được hình thành với sự góp vốn của 5 công ty xây dựng của Hàn Quốc bao gồm: Daewoo Engineer & Construction; Daewon; Dong IL Highvill; Keangnam Enterprises và Kolon Engineering & Construction. Sau đó 4 cổ đông đã chuyển nhượng vốn và quyền thực hiện dự án cho Daewoo Engineer & Construction Co.Ltd (Daewoo E&C) – một trong những tập đoàn đầu tư xây dựng lớn nhất của Hàn Quốc. Hiện Daewoo Engineer & Construction là đơn vị nắm giữ 100% vốn của T.H.T. Starlake cũng là dự án chung cư đầu tiên tại Hà Nội do Daewoo làm chủ đầu tư Starlake được cấp phép đầu tư năm 2006, theo kế hoạch dự án động thổ vào năm 2010 nhưng mãi tới năm 2012 dự án mới được khởi động và đầu năm 2014 mới chính thức khởi công. Hiện tại siêu đô thị này, đơn vị chủ đầu tư đang xây dựng Tổ hợp chung cư cao cấp Starlake gồm 603 căn hộ 2 – 4 phòng ngủ. Dự án cam kết bàn giao căn hộ cho khách hàng vào ngày 30/10/2020. Vạn Xuân
2020-12-12
Vạn Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Thủ tướng cho phép Hà Nội thí điểm đội quản lý trật tự xây dựng thêm 3 năm
https://cafebiz.vn/thu-tuong-cho-phep-ha-noi-thi-diem-doi-quan-ly-trat-tu-xay-dung-them-3-nam-20201212085258764.chn
Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố thêm 3 năm đến hết ngày 10/8/2023. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 35/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Điều 4 Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội. Theo đó, tiếp tục thí điểm Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội đến hết ngày 10/8/2023 (quy định cũ đến hết ngày 10/8/2020). UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng kết việc thực hiện Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/5/2023. Thủ tướng cho phép Hà Nội tiếp tục thí điểm đội quản lý trật tự xây dựng thêm 3 năm. Ảnh minh họa. Trước đó, UBND TP Hà Nội ban hành công văn số 3847 về việc giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý công chức, lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thuộc đội quản lý trật tự xây dựng đô thị. Công văn nêu rõ, thực hiện quyết định số 26/2018/QĐ-TTg ngày 22/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thành lập đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại TP Hà Nội, thời hạn thí điểm là 2 năm từ 10/8/2018 đến ngày 10/8/2020. Qua đánh giá kết quả thực hiện mô hình thí điểm, UBND TP đã báo cáo Ban Chỉ đạo quản lý tổ chức bộ máy và biên chế, Ban Thường vụ Thành ủy thông qua, hoàn thành xin ý kiến các bộ: Nội vụ, Tư pháp, Xây dựng và Thanh tra Chính phủ. Kiến nghị Thủ tướng cho phép TP Hà Nội tiếp tục thực hiện mô hình thí điểm trong 3 năm tiếp theo (đến ngày 10/8/2023). Theo đó, từ ngày 10/8 đến khi Thủ tướng có quyết định chính thức, UBND TP giao chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ công chức, lao động hợp đồng đang công tác tại đội quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn để tham mưu giúp UBND cấp quận, huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị. Phân công công chức và lao động hợp đồng thuộc đội quản lý trật tự xây dựng đô thị quận, huyện, thị xã phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn trong việc kiểm tra. Thiết lập hồ sơ, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm, phối hợp với các phòng, ban liên quan trong việc tham mưu giúp UBND quận, huyện, thị xã xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền và theo phân cấp. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo các sở: Xây dựng, Nội vụ, Tài chính và các cơ quan liên quan để được hướng dẫn, kịp thời báo cáo UBND TP xem xét các nội dung vượt thẩm quyền. Theo Quyết định số 26/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là tổ chức hành chính trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã tại thành phố Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực thi các quy định pháp luật trong lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị; được trang bị phương tiện làm việc theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp huyện và sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng. Nhiệm vụ của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn. Phát hiện, lập hồ sơ xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật và theo quy định của UBND thành phố Hà Nội; đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị có nhiệm vụ thông báo, kiến nghị và gửi tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị theo quy định của pháp luật. Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị được yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp các tài liệu như hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và các tài liệu liên quan khác phục vụ cho công tác kiểm tra; yêu cầu các chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng, các tài liệu liên quan đến việc xây dựng công trình. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và với Thanh tra quận, huyện, thị xã tham mưu, đề xuất với Chủ tịch UBND cấp huyện trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận, huyện, thị xã; lập chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn để trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Ninh Phan
2020-12-12
Ninh Phan
Xã hội
cafebiz
Các thương hiệu xa xỉ đổi “gu”: Lần đầu tiên mở nhiều cửa hàng tại châu Á - Thái Bình Dương hơn châu Âu
https://cafebiz.vn/cac-thuong-hieu-xa-xi-doi-gu-lan-dau-tien-mo-nhieu-cua-hang-tai-chau-a-thai-binh-duong-hon-chau-au-20201211231723764.chn
Đồng thời, Việt Nam cũng được đánh giá là một thị trường tiềm năng, với nhu cầu nội địa khá ổn định trong đại dịch. Dịch Covid-19 không chỉ khiến thị trường xa xỉ toàn cầu có khả năng sụt giảm đến 45% mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch mở cửa hàng cao cấp trong nửa đầu năm 2020. Nhiều thương hiệu đã phải điều chỉnh lại chiến lược đầu tư bán lẻ của mình. Tuy nhiên, Quý III/2020 đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ về số lượng cửa hàng vật lý, đặc biệt tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các thương hiệu xa xỉ đổi “gu” Năm 2020, các nhà bán lẻ đang hướng sự quan tâm sang các thị trường châu Á - Thái Bình Dương thay vì châu Âu, châu Mỹ - nơi diễn biến đại dịch Covid1 còn rất phức tạp. Theo dữ liệu củaSavills, trong khoảng tháng 1-10/2020, châu Á - Thái Bình Dương chiếm 38,9% tổng thị phần toàn cầu trong hoạt động khai trương các cửa hàng cao cấp, cao hơn mức 31,8% của năm ngoái.Đây là cột mốc đánh dấu lần đầu tiên thị trường này vượt mặt châu Âu. Savills cho biết sự dịch chuyển về mặt địa lý này đã diễn ra trong 3 năm qua, nhưng đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh thị trường bán lẻ châu Á - Thái Bình Dương phục hồi tích cực sau thời gian phong tỏa. Tỷ lệ mở các cửa hàng mới theo từng khu vực thị trường. Nguồn: Bộ phân Nghiên cứu Savills Ông Anthony Selwyn, Trưởng Bộ phận Cao cấp về Bán lẻ Toàn cầu của Savills cho biết:“Trong nhiều năm, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đóng góp rất quan trọng vào hoạt động kinh doanh toàn cầu của các nhãn hàng cao cấp. Hiện nay, đây là khu vực cho thấy sự phục hồi tích cực sau Covid-19, thúc đẩy sự mở rộng và đầu tư nhiều hơn.” Trong đó, cái tên nổi bật nhất chính phải kể đến Trung Quốc. Dù là quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng của Covid-19 nhưng Trung Quốc đã phục hồi rất nhanh sau đó. Du lịch nội địa cũng như nhu cầu về hàng hóa xa xỉ đều nhanh chóng tăng trở lại. Đơn cử, nhãn hàng Hermes báo cáo doanh thu kỉ lục lên đến 2,7 triệu USD tại Quảng Châu trong ngày mở cửa trở lại. Tương tự, Canada Goose gia tăng hiện diện của hãng tại Trung Quốc Đại lục với một cửa hàng mới ở Thành Đô đạt kết quả hoạt động “ngoài mong đợi” và thêm ba cửa hàng mở mới trong năm nay. Việt Nam: Nhu cầu không giảm nhiều Savills Việt Nam nhận định thị trường bán lẻ đồ xa xỉ nội địa vẫn khá ổn định, không sụt giảm quá nhiều dù gần như không đón khách du lịch quốc tế. Đồng thời, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tăng nhanh chóng và đang ở giai đoạn thay đổi quyết định, với GDP bình quân đầu người đạt 3000 USD, cho thấy tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng nội địa là rất lớn. Đây cũng là tín hiệu cho thấy nhu cầu về bất động sản sẽ ngày càng lớn và giá bất động sản tiếp tục tăng. Xét về bình diện mặt bằng bán lẻ, các nhà bán lẻ vẫn giữ nhu cầu lớn đối với các mặt bằng cao cấp, tại các vị trí đắc địa. Điển hình như mới đây, hai thương hiệu xa xỉ là Louis Vuitton và Christian Dior đã khai trương cửa hàng flagship tại Hà Nội. Song, đi kèm với đó là áp lực về giá thuê ngày càng tăng. Savills Việt Nam đánh giá năm 2020 đang và sẽ tiếp tục là một năm đầy thử thách đối với lĩnh vực bán lẻ. Trong khi doanh số ở một số lĩnh vực kinh doanh có thể tăng cao, những khu vực khác sẽ giảm đáng kể, vẫn có các nhà bán lẻ xem xét khả năng đóng cửa tại các địa điểm ít sinh lời. Ngọc Diệp
2020-12-12
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Phố Wall dự báo thế nào về kinh tế toàn cầu 2021?
https://cafebiz.vn/pho-wall-du-bao-the-nao-ve-kinh-te-toan-cau-2021-20201213075514154.chn
Giới chuyên gia trên thị trường tài chính Mỹ đưa ra dự báo khá ảm đạm về những tháng đầu của năm mới... Các ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ chật vật trong khoảng thời gian đầu năm 2021 trước khi phục hồi mạnh mẽ nhờ tiêm chủng Covid-19 và các kế hoạch kích cầu phát huy tác dụng. 2020 đã trở thành một năm đi vào lịch sử thế giới, khi đại dịch khiến nền kinh tế toàn cầu hứng chịu một cú sốc suy thoái mạnh chưa từng thấy kể từ Đại suy thoái 1930. Khi những ngày cuối cùng của năm cũ đang cận kề, với số ca nhiễm Covid-19 tăng vọt ở nhiều quốc gia và các biện pháp hạn chế được tái áp, giới chuyên gia trên thị trường tài chính Mỹ đưa ra dự báo khá ảm đạm về những tháng đầu của năm mới. Trong số các ngân hàng Phố Wall, Morgan Stanley có quan điểm lạc quan hơn cả. Nhóm phân tích của Morgan Stanley dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6,4% trong 2021, đồng thời giữ kỳ vọng về một sự phục hồi dạng chữ V. Quan điểm bi quan nhất đến từ Citigroup, ngân hàng dự báo kinh tế thế giới tăng 5% trong 2021. Có một điểm chung là các dự báo này đều cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ nếu so với mức dự báo giảm 4,4% mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dành cho kinh tế toàn cầu trong 2020. Sự đồng thuận của các ngân hàng Phố Wall là ngay cả khi kinh tế toàn cầu hồi phục, thất nghiệp và lạm phát vẫn chịu sức ép bất lợi tại hầu hết các khu vực của thế giới, đòi hỏi các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng ít nhất đến hết năm. Hãng tin Bloomberg điểm qua một số điểm chính trong dự báo kinh tế toàn cầu 2021 của các ngân hàng đầu tư lớn đến từ Mỹ. Các số liệu dự báo đều dựa trên đồng giá sức mua (PPP): BANK OF AMERICA (BoA) BoA cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 2021 sẽ đạt 5,4%. Theo nhận định của BoA, kinh tế thế giới sẽ có một sự khởi đầu gian khó cho năm 2021, do nhiều quốc gia phải vật lộn với làn sóng Covid-19 mới. Nhờ sự kết hợp giữa các biện pháp kích cầu và việc vaccine ngừa Covid-19 được phân phối rộng rãi, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện từ giữa năm trở đi. Nhưng bất chấp sự phục hồi này, BoA cho rằng lạm phát toàn cầu vẫn sẽ ở mức thấp trong năm tới và nhiều quốc gia có thể tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở ngưỡng gần 0%. CITIGROUP Dự báo tăng trưởng mà Citigroup đưa ra đối với kinh tế toàn cầu năm tới là 5%. Các chuyên gia của Citigroup cho rằng sự phục hồi không đồng đều giữa các nền kinh tế là một trở ngại đối với phục hồi toàn cầu trong 2021. Tuy nhiên, các dự báo có vẻ đã trở nên ổn định hơn, cộng thêm sự phục hồi nhờ vaccine, có thể là cơ sở chắc chắn cho tăng trưởng. Dù vậy, theo Citigroup, phần sản lượng mà kinh tế thế giới mất đi do đại dịch sẽ chưa thể được khôi phục trong năm tới. Báo cáo của ngân hàng này cho rằng vaccine Covid-19 sẽ là một cú huých cho răng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng điều này sẽ chỉ thực sự diễn ra vào năm 2022, một phần do vaccine có thể sẽ triển khai chậm tại nhiều nền kinh tế mới nổi. GOLDMAN SACHS Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo kinh tế thế giới tăng 6% trong 2021. Năm nay, nền kinh tế toàn cầu đã phục hồi nhanh, dù chỉ là sự phục hồi từng phần, sau đợt phong tỏa chống Covid-19 hồi đầu năm. Tương tự, Goldman Sachs cho rằng tình trạng yếu ớt hiện nay sẽ nhưởng chỗ cho mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn một khi châu Âu kết thúc các biện pháp phong tỏa đang áp dụng và vaccine phòng Covid-19 được triển khai rộng rãi. Nhà băng này dự báo ngân hàng trung ương của các nền kinh tế phát triển nhiều khả năng sẽ duy trì lập trường chính sách mềm mỏng thêm vài năm nữa. Cho dù tăng trưởng kinh tế có phục hồi nhanh, tình hình thị trường lao động chỉ có thể cải thiện chậm chạp và lạm phát 2021 vẫn sẽ ở dưới mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương. JPMORGAN CHASE 5,8% là con số dự báo tăng trưởng mà JPMorgan Chase đưa ra cho kinh tế toàn cầu năm tới. Nhóm phân tích của JPMorgan Chase cho rằng khi bước sang năm 2021, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể suy giảm mạnh, dẫn đầu là sự suy giảm của kinh tế Mỹ và châu Âu. Nhưng sau đó, triển vọng sẽ sáng lên khi vaccine Covid-19 giúp củng cố niềm tin rằng mối liên kết giữa việc kiểm soát virus và tự do di chuyển sẽ bị cắt đứt. MORGAN STANLEY Morgan Stanley dự báo kinh tế thế giới tăng 6,4% trong 2021. Ngân hàng này cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ có một cuộc phục hồi tăng trưởng hình chữ V trong 2021 và đến quý 2 sẽ trở lại với mức tăng trưởng như trước đại dịch. Các nền kinh tế phát triển và mới nổi sẽ cùng giữ vai trò động lực trong giai đoạn tiếp theo, khi lạm phát tăng trở lại trên toàn cầu. Cho dù tăng trưởng tăng tốc để nối lại xu hướng của những năm gần đây, chính sách tiền tệ của các quốc gia vẫn sẽ nới lỏng, tạo đà cho lạm phát gia tăng - Morgan Stanley dự báo. An Huy
2020-12-13
An Huy
Xã hội
cafebiz
Hà Nội: Bàn giao công trình 8B Lê Trực sau 5 năm cưỡng chế
https://cafebiz.vn/ha-noi-ban-giao-cong-trinh-8b-le-truc-sau-5-nam-cuong-che-20201213191134701.chn
UBND quận Ba Đình đã bàn giao tòa nhà 8B Lê Trực cho Công ty cổ phần May Lê Trực, sau hơn 5 năm đình chỉ xây dựng và cưỡng chế. Đại diện UBND quận Ba Đình cho biết, ngày 9/12 vừa qua, chính quyền đã bàn giao tòa nhà 8B Lê Trực cho chủ đầu tư hoàn thiện sau thời gian cưỡng chế. Hiện trạng công trình sau khi cưỡng chế còn 17 tầng và tum thang, chiều cao đến mặt mái tầng 17 là 58,5 m, so với giấy phép xây dựng vượt 5,5 m; diện tích sàn tăng trên 2800 m2. Theo Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Lê Trực Lê Văn Hùng, hiện toàn bộ chốt bảo vệ của chính quyền tại công trình đã rút, vận thăng và cẩu tháp phục vụ cưỡng chế cũng được tháo dỡ. Chủ đầu tư đã chuẩn bị nhân lực, vật lực và các phương án để có thể thi công phần còn lại. Một số hạng mục văn phòng, chỉnh trang cảnh quan có thể hoàn thành sau, còn khối căn hộ sẽ hoàn thiện, bàn giao cho người mua nhà trước Tết Nnguyên đán 2021, ông Hùng nói. Trước đó tháng 9/2015, Hà Nội thanh tra dự án 8B Lê Trực sau khi Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng của dự án. Kết luận thanh tra công bố đầu tháng 10/2015 cho thấy công trình có nhiều sai phạm so với giấy phép xây dựng đã được cấp về khoảng lùi; giật cấp; chiều cao. Do chủ đầu tư chậm khắc phục, đầu tháng 11/2015 chính quyền đã cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm. Việc này được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ tháng 11/2015 và hoàn thành sau khoảng một năm với việc tháo dỡ phần tum thang và tầng 19. Giai đoạn hai, từ tháng 5/2020, tháo dỡ toàn bộ phần tường xây, vách ngăn, cửa, thiết bị tầng; hoàn thành khối lượng cắt sàn tầng 18. Ngày 7/11/2020, UBND thành phố Hà Nội thông báo hoàn thành việc xử lý vi phạm tại số 8B Lê Trực, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và lợi ích các bên. Trần Hoàng
2020-12-13
Trần Hoàng
Kinh doanh
cafebiz
Khởi động dự án khu công nghiệp quan trọng của “quê lúa”
https://cafebiz.vn/khoi-dong-du-an-khu-cong-nghiep-quan-trong-cua-que-lua-20201213211238264.chn
Sáng 13/12, tại thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ động thổ Dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green iP-1). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự, phát lệnh động thổ dự án. Đây được coi là công trình trọng điểm đầu tiên trong Khu kinh tế Thái Bình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XX thành công; là công trình khởi đầu trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh; là công trình có dấu ấn quan trọng trong việc lan tỏa trong việc thu hút đầu tư phát triển khu kinh tế Thái Bình. Khu kinh tế Thái Bình với tổng diện tích trên 30000 ha, trong đó có hơn 8000 ha quy hoạch một số khu công nghiệp. Trong đó Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Bình chọn Khu công nghiệp Liên Hà Thái là khu đột phá, tiên phong, mở ra giai đoạn phát triển của toàn bộ Khu kinh tế Thái Bình. Khu công nghiệp Liên Hà Thái có vị trí địa lý rất thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Khu nằm trên tuyến đường ven biển trục phát triển kết nối vùng kinh tế biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh và là đầu mối giao thông đối ngoại chủ yếu của cả Khu kinh tế Thái Bình. Liên Hà Thái lại liền kề cảng Diêm Điền - một trong những cảng biển lớn nhất của tỉnh Thái Bình. Phía Nam lại có sông Diêm Hộ rất thuận tiện để khai thác giao thông đường thủy và cảng nội địa tạo kết nối hạ tầng đồng bộ với khu vực phụ cận. Liên Hà Thái chỉ cách sân bay quốc tế Cát Bi, Cảng Hải Phòng 40 km rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và xuất khẩu cho nhà đầu tư khi đầu tư vào Khu công nghiệp. Đây là những lợi thế giúp khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, nhất là đón làn sóng chuyển dịch của các nhà đầu tư. Ảnh VGP/Quang Hiếu Dự án đặt mục tiêu thu hút các dự án thuộc ngành nghề điện tử, công nghệ cao có sức ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đóng góp lớn cho nguồn ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho người lao động. Các ngành công nghiệp sau được tập trung kêu gọi đầu tư: Công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin; phần mềm tin học; Công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa, công nghiệp ôtô (sản xuất linh kiện và lắp ráp hoàn chỉnh); Các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ công nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng... Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là Khu kinh tế ven biển, có diện tích tự nhiên gần 31000ha, bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình cho biết, tập trung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các năm tiếp theo. Đức Tuân
2020-12-13
Đức Tuân
Kinh doanh
cafebiz
Aeon muốn xây trung tâm thương mại tại Thanh Hóa quy mô 190 triệu USD
https://cafebiz.vn/aeon-muon-xay-trung-tam-thuong-mai-tai-thanh-hoa-quy-mo-190-trieu-usd-20201213185612982.chn
Ngày 11/12/2020, tại TP. Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Tổ chức Xúc tiến Thương mại (JETRO) tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Kết nối Đầu tư Nhật Bản – Thanh Hóa năm 2020. Tại hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hoá và Công Ty TNHH Aeon Việt Nam về việc thực hiện đầu tư Dự án trung tâm thương mại AEONMALL tại tỉnh Thanh Hóa. Theo nội dung Bản ghi nhớ, Dự án Trung tâm thương mại AEONMALL tại tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư là 190 triệu USD với tiêu chuẩn Nhật Bản, hứa hẹn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi, Nhật Bản là địa bàn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Lũy kế đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh thu hút được 134 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,25 tỷ USD; trong đó có 15 dự án FDI của Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký khoảng 12,815 tỷ USD (vốn của các nhà đầu tư Nhật Bản khoảng 6,558 tỷ USD, chiếm 46% tổng vốn đầu tư FDI và là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất trong nguồn vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa). Một số dự án quy mô cấp quốc gia như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Xi măng Nghi Sơn đã có tác động lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế địa phương, thúc đẩy các doanh nghiệp vệ tinh của địa phương cùng phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Ông Nguyễn Văn Thi cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Nhật Bản nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư kinh doanh tại tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: cung cấp thông tin cập nhật nhất về định hướng, chính sách, dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh; thực hiện quy trình, thủ tục hành chính ngắn gọn; bàn giao mặt bằng dự án sạch; hỗ trợ hạ tầng cơ bản đến chân hàng rào dự án; hỗ trợ thu hút và đào tạo lao động... Thời điểm hiện tại Aeon đang có 6 trung tâm thương mại tại Việt Nam, là Aeon Tân Phú Celadon, Aeon Bình Dương Canary, Aeon Bình Tân, Aeon Long Biên, Aeon Hà Đông và Aeon Hải Phòng. Trong đó, Aeon Hải Phòng sắp được khai trương vào ngày 14/12. Aeon Hải Phòng dự kiến tạo ra hơn 3000 việc làm, tăng thu nguồn ngân sách địa phương. Aeon Hải Phòng có 190 gian hàng trên tổng diện tích cho thuê 70000 m2, bãi đậu xe lên tới 1700 ô tô và 7000 xe máy. Hà My
2020-12-13
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Đất nền Tp.HCM và vùng vệ tinh đang diễn biến thế nào?
https://cafebiz.vn/dat-nen-tphcm-va-vung-ve-tinh-dang-dien-bien-the-nao-20201213100502482.chn
Đây vốn là phân khúc BĐS được giới đầu tư quan tâm, tuy nhiên, việc khan hiếm nguồn cung đã kéo dài từ cuối năm 2019 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo báo cáo nghiên cứu của DKRA Vietnam, trong tháng 11 toàn thị trường ghi nhận 4 dự án đất nền mở bán (tất cả các dự án đều thuộc giai đoạn tiếp theo), cung cấp ra thị trường 378 nền, tương ứng 71% so với tháng 10/2020. Trong đó, tỉ lệ tiêu thụ đạt 72% (khoảng 273 nền), bằng 76% so với tháng trước đó. Trong khi đó, tại thị trường giáp ranh như Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, trong tháng 11, đất nền cũng ghi nhận sự sụt giảm nguồn cung so với tháng trước đó. Cụ thể, tại Đồng Nai có 2 dự án mở bán với khoảng 248/297 nền được tiêu thụ. Chiếm tỉ lệ 78% nguồn cung và 91% tiêu thụ toàn thị trường. Tại Bà Rịa – Vũng Tàu, có 1 dự án mở bán khoảng 22/41 nền được tiêu thụ, tỉ lệ nguồn cung và tiêu thụ lần lượt là 11% và 8%. Còn tại Bình Dương có 1 dự án. Mở bán với 3/40 nền được tiêu thụ, đạt tỉ lệ 11% nguồn cung và 1% tỉ lệ tiêu thụ. Theo DKRA Vietnam, trong tháng 11/2020 nguồn cung đất nền mới đưa ra thị trường khá khan hiếm, vị trí xa vùng trung tâm, các sản phẩm được các chủ đầu tư giới thiệu trong tháng đều đã đưa ra thị trường và được ghi nhận trước đó hoặc các dự án lâu năm được tái khởi động. Ngoài ra, trên thị trường thời gian qua một số dự án nhỏ lẻ (dưới 100 sản phẩm) theo hình thức tự phân lô bán nền (đất nông nghiệp + đất thổ cư) thuộc sở hữu cá nhân, điển hình như khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu rao bán khá nhiều trong tháng. Tuy vậy, giao dịch thứ cấp kém sôi động, tập trung chủ yếu các dự án thuộc khu đô thị trung tâm các tỉnh, các dự án đã hình thành cơ sở hạ tầng và pháp lý. Đối với Tp.HCM, giao dịch thứ cấp tập trung ở khu vực Q9 (P.Phú Hữu, P.Long Trường), Q7 (P.Tân Thuận, P.Tân Phong). Các sản phẩm có mức giá trung bình từ 35-75 triệu đồng/m2 thu hút nhiều sự chú ý từ NĐT. Hạ Vy
2020-12-13
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Aeon sẽ xây trung tâm thương mại 190 triệu USD tại Thanh Hoá
https://cafebiz.vn/aeon-se-xay-trung-tam-thuong-mai-190-trieu-usd-tai-thanh-hoa-20201213100147576.chn
UBND tỉnh Thanh Hoá và Công Ty TNHH Aeon Việt Nam vừa ký kết Bản ghi nhớ về việc thực hiện đầu tư Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại tỉnh Thanh Hóa, dự án có tổng vốn đầu tư 190 triệu USD với tiêu chuẩn Nhật Bản. UBND tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Tổ chức Xúc tiến Thương mại (JETRO), Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Kết nối Đầu tư Nhật Bản – Thanh Hóa năm 2020. Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, trong những năm qua, mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Nhật Bản ngày càng phát triển hiệu quả, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, mở rộng quan hệ hợp tác, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác thu hút đầu tư, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội (JETRO) tổ chức Hội nghị Kết nối Đầu tư Nhật Bản – Thanh Hóa năm 2020, nhằm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, những tiềm năng lợi thế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Thanh Hóa, những đặc điểm riêng, nổi trội, lợi thế so sánh của Thanh Hóa so với các tỉnh thành khác trong nước. Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã thông tin thêm đến hội nghị về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây. Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hoá và Công Ty TNHH Aeon Việt Nam về việc thực hiện đầu tư Dự án trung tâm thương mại AEON MALL tại tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 190 triệu USD. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa. Theo ông Thi, Nhật Bản là địa bàn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Lũy kế đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh thu hút được 134 dự án đầu tư FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 14,25 tỷ USD; trong đó có 15 dự án FDI của Nhật Bản, với tổng vốn đăng ký khoảng 12,815 tỷ USD (vốn của các nhà đầu tư Nhật Bản khoảng 6,558 tỷ USD, chiếm 46% tổng vốn đầu tư FDI và là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất trong nguồn vốn đầu tư FDI trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa). Một số dự án quy mô cấp quốc gia như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Xi măng Nghi Sơn đã có tác động lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế địa phương, thúc đẩy các doanh nghiệp vệ tinh của địa phương cùng phát triển, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Ông Thi cho rằng, Hội nghị Kết nối đầu tư Nhật Bản - Thanh Hóa 2020 là dịp để tỉnh Thanh Hóa giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư của tỉnh Thanh Hóa đến cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản, tạo điều kiện doanh nghiệp Thanh Hóa kết nối, giao lưu học hỏi với doanh nghiệp Nhật Bản; đồng thời, tạo ra một không gian mở để tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà đầu tư Nhật Bản để tỉnh có thể làm tốt hơn nữa công tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới. Tại đây, các đại biểu đã có nhiều tham luận và đặt ra nhiều câu hỏi phân tích rõ hơn về tình hình đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam; tiềm năng và cơ hội đầu tư vào Thanh Hóa… Sau đó, tại Hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Việt nam (JETRO Hà Nội) và Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hợp tác xúc tiến đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, ba bên sẽ hợp tác để thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư từ Nhật Bản vào các khu vực tiềm năng của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới. Đồng thời, Lễ ký kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Thanh Hoá và Công Ty TNHH Aeon Việt Nam về việc thực hiện đầu tư Dự án trung tâm thương mại Aeon Mall tại tỉnh Thanh Hóa cũng đã diễn ra, dự án có tổng vốn đầu tư là 190 triệu USD với tiêu chuẩn Nhật Bản, hứa hẹn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và điều kiện sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Văn Dũng
2020-12-13
Văn Dũng
Kinh doanh
cafebiz
Chuyển về Đà Nẵng sống, chồng mua mảnh đất 180m2 và xây tặng vợ ngôi nhà đẹp như resort
https://cafebiz.vn/chuyen-ve-da-nang-song-chong-mua-manh-dat-180m2-va-xay-tang-vo-ngoi-nha-dep-nhu-resort-20201213075733498.chn
Ngôi nhà 3 tầng rộng 180m2 này là món quà chồng chị Diễm tặng sau khi gia đình chuyển từ Sài Gòn về Đà Nẵng, không gian tiện nghi từ ngoài vào trong. Sau khi tới Đà Nẵng du lịch rồi đem lòng yêu thành phố biển này, vợ chồng chị Diễm quyết định rời Sài Gòn về đây xây dựng tổ ấm. Ngôi nhà mới này cũng là món quà mà chồng dành tặng chị sau khi định cư tại Đà Nẵng. Ngôi nhà 3 tầng với diện tích 180m2 của chị nằm trong một khu đô thị của thành phố Đà Nẵng, nổi bật với vẻ hiện đại, nguy nga hệt như resort. Từ cổng bước vào là khoảng sân vườn rộng rãi. Một bên là thảm cỏ xanh mướt, một bên được lát gạch xám với mái che để trồng các loại cây thân leo, tạo bóng mát cho không gian trước cửa nhà. Nhìn mặt tiền đã thấy ngôi nhà cực sang trọng Tầng một bao gồm khu vực phòng khách và phòng bếp. Phòng khách có tông màu chủ đạo là trắng, xám đen với hệ nội thất tối giản nhưng vẫn sang trọng, tiện nghi. Phòng bếp rộng rãi gồm khu vực nấu nướng và bàn ăn. Chất liệu chủ đạo trong không gian bếp là đá với màu sắc trung tính, tạo sự sang trọng, tiện nghi. Tầng 2 gồm phòng ngủ của bố mẹ, phòng ngủ của con và 1 phòng vui chơi. Phòng ngủ lớn có diện tích rộng rãi với nội thất từ chất liệu chủ đạo là gỗ, tông màu trầm tạo cảm giác ấm cúng, gần gũi, giúp gia đình thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày làm việc căng thẳng. Trong phòng còn bố trí kệ sách và chiếu nghỉ để chị Diễm ngồi đọc sách, truyện. Góc làm việc nhỏ với hệ bàn ghế màu đen được bố trí cạnh cửa sổ giúp thông gió, đón sáng tối đa. Không gian tiện nghi bên trong còn ấn tượng hơn Chiếc tủ âm tường bày nhiều đồ trang trí Phòng ngủ của hai vợ chồng Phòng ngủ và chơi của con trai Không gian thờ tự trên tầng 3 Nếu như bên trong ngôi nhà được thiết kế sang trọng, tiện nghi thì bên ngoài đề cao không gian sống xanh, thoáng đãng bằng việc thiết kế khu vực nghỉ dưỡng thoáng mát với lối đi riêng cạnh phòng khách. Hồ cá Koi với rặng cây xanh trồng trải dọc bức tường tạo cảnh quan sinh động, góp phần điều tiết không khí trong lành quanh nhà. Chị Diễm cũng đặt thêm những chiếc ghế độc đáo làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày. Không gian thư giãn bên ngoài Nguồn: NVCC Hà Bích Ngọc
2020-12-13
Hà Bích Ngọc
Sống
cafebiz
Rầm rộ phát triển dự án bất động sản, nhóm TNR Holdings tiếp tục hút 1800 tỷ đồng trái phiếu
https://cafebiz.vn/ram-ro-phat-trien-du-an-bat-dong-san-nhom-tnr-holdings-tiep-tuc-hut-1800-ty-dong-trai-phieu-20201213075420764.chn
Năm 2015, Tập đoàn chính thức lấn sân phát triển bất động sản, với các tên tuổi thành viên như Hano – VID, Việt Hân, TNR Holdings... Tập đoàn ồ ạt trúng thầu các dự án lớn trọng điểm, không chỉ ở khu vực trung tâm như Hà Nội, Tp.HCM mà còn phủ khắp các tỉnh lẻ. Các đơn vị thuộc hệ thống cũng liên tục hút tiền từ kênh trái phiếu, 9 tháng đầu năm con số ghi nhận hơn 15000 tỷ đồng. Bất động sản Hano - VID tiếp tục công bố phát hành thành công 60 lô trái phiếu với giá 50 tỷ/lô. Theo đó, Hano - VID chỉ trong 1 ngày 28/8 đã hút được 600 tỷ qua kênh trái phiếu. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 7 năm, trả lãi 1 năm/lần, Hano - VID không công bố lãi suất. Toàn bộ lô trái phiếu nói trên được chào bán bởi đại lý là Chứng khoán KB Việt Nam. Song song, Địa ốc Việt Hân cũng huy động 1200 tỷ đồng trái phiếu trong 2 ngày 27-28/8/2020, thông qua 120 lô chào bán. Trái phiếu phát hành có kỳ hạn 7 năm, trả lãi 1 năm/lần, Việt Hân không công bố lãi suất. Toàn bộ lô trái phiếu nói trên được chào bán bởi đại lý là Chứng khoán KB Việt Nam. Cả 2 đơn vị trên đều thuộc hệ thống TNR Holdings - đơn vị phát triển mảng bất động sản thuộc Tập đoàn TNG do vợ chồng ông Trần Anh Tuấn và bà Nguyệt Thị Nguyệt Hường sáng lập. Có tiền thân là Tập đoàn VID, trong 20 năm dưới thời bà Hường Tập đoàn đã phát triển với tốc độ thần tốc, đặc biệt trong việc khai thác các khu công nghiệp lớn với hàng trăm ha đất tại trung tâm như Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam… Năm 2015, Tập đoàn chính thức lấn sân phát triển bất động sản, với các tên tuổi thành viên như Hano – VID, Việt Hân, TNR Holdings... Tập đoàn ồ ạt trúng thầu các dự án lớn trọng điểm, không chỉ ở khu vực trung tâm như Hà Nội, Tp.HCM mà còn phủ khắp các tỉnh lẻ. Các đơn vị thuộc hệ thống cũng liên tục hút tiền từ kênh trái phiếu, 9 tháng đầu năm con số ghi nhận hơn 15000 tỷ đồng. Trong đó, về Hano – VID, Công ty được thành lập vào năm 2010 chuyên phát triển dự án vùng ven. Tháng 10 vừa qua, UBND tỉnh Sơn La đã có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất, Hano - VID được công nhận là chủ đầu tư thực hiện dự án Khu dân cư lô số 3A, dọc suối Nậm La, Tp.Sơn La với tổng diện tích 1,7ha. Trước đó, Hano – VID cùng các đơn vị liên quan liên tục trúng thầu các dự án lớn, đơn cử là khu dân cư tại thôn Đạm Thủy với quy mô 9,8ha, khu dân cư tại Quảng Ninh (70466 m2), liên danh TNR Holdings & Hano - VID trúng thầu khu dân cư Đức Xuân 4 (6,7ha), khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 1 (Hà Tĩnh, quy mô 10,8ha)… Hano – VID cũng đang làm chủ đầu tư dự án tổ hợp thương mại và nhà ở cao tầng Goldsilk Complex tại Hà Đông. Mới đây, Hà Nội đã xảy ra vụ hoả hoạn tại chung cư TNR Goldmark City, 136 Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ Liêm do Hano - VID làm chủ đầu tư. Còn Việt Hân, đây là đơn vị ghi nhận kết quả tốt nhất tong số các công ty phát triển dự án căn hộ của hệ thống TNR Holding, thông qua dự án Goldmark City. Trong 3 năm 2017-2019, công ty này ghi nhận hơn 11600 tỷ doanh thu và gần 1400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tri Túc
2020-12-13
Tri Túc
Kinh doanh
cafebiz
Không chỉ ở Trung Quốc, làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn cầu
https://cafebiz.vn/khong-chi-o-trung-quoc-lan-song-vo-no-trai-phieu-doanh-nghiep-dang-lan-rong-tren-toan-cau-20201214193603686.chn
Theo Nikkei, số lượng công ty không đủ khả năng thanh toán nợ hoặc tiền lãi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 ngày càng tăng. Dữ liệu cho thấy 223 công ty đã vỡ nợ trái phiếu từ đầu năm đến nay, gấp đôi con số của năm trước. Số vụvỡ nợgia tăng diễn ra ngay cả khi lãi suất đang ở mức thấp nhất trong lịch sử. Nguyên nhân là do số công ty mắc nợ lớn ở Mỹ và châu Âu gia tăng trong vài năm qua. Nikkei nhận định, nếu nhà đầu tư trái phiếu trở nên chán nản với các công ty này và lãi suất tăng trở lại, thì số vụ phá sản sẽ tăng cao hơn nữa. Tại Trung Quốc, tình trạng vỡ nợtrái phiếu doanh nghiệpđang lan rộng. Kể từ tháng 11, tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp bị hoãn hoặc không được thanh toán là hơn 200 tỷ CNY (30,5 tỷ USD). Ví dụ, công ty nhà nước Shanxi International Energy đã lên kế hoạch phát hành 3,5 tỷ CNY trái phiếu, nhưng nhà đầu tư chỉ mua 500 triệu CNY trong đợt chào bán. Ngoài ra, một số công ty quốc doanh khác gần đây cũng vỡ nợ, bao gồm cả nhà sản xuất chip Tsinghua Unigroup. Lãi suất trung bình trái phiếu kỳ hạn 1 năm do các công ty Trung Quốc có bậc tín nhiệm AAA phát hành từ tháng 11/2020 là 4,07%, tiếp tục tăng lên trong các tháng gần đây. Trái phiếu phát hành từ tháng 7 đến tháng 8 có lãi suất 3,47% và tháng 9 đến tháng 10 là 3,74%. Số lượng công ty vỡ nợ trên toàn cầu trong các năm. Tuy nhiên, tâm lý lo sợ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu chỉ xảy ra ở một số quốc gia. Mức chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp so với trái phiếu chính phủ đã giảm xuống còn 1,6 điểm phần trăm – gần bằng với mức trước đại dịch. Ngoài ra, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm 2020 đã đạt mức cao kỷ lục. Yếu tố thúc đẩy là nhờ lãi suất ở mức thấp, khi các chính phủ nới lỏng chính sách tài khóa kể từ tháng 3. Tuy nhiên, mặt khác, ngày càng có nhiều công ty rơi vào cảnh vỡ nợ. Theo dữ liệu do S&P Global tổng hợp đối với các công ty được xếp hạng tín nhiệm, số vụ vỡ nợ tại Mỹ tăng 80% vào năm 2020 so với năm trước, lên 143. Trong khi đó, số vụ vỡ nợ ở châu Âu tăng 2,8 lần lên 42 vụ. Tỷ lệ vỡ nợ ở các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Trung Quốc, tăng 30% lên 28. Dù tổng số vẫn thấp hơn năm 2009, nhưng số công ty vỡ nợ lần đầu đã vượt quá 5% kể từ năm 2010. Tỷ lệ các công ty nặng nợ trên thế giới (theo quốc gia và châu lục). Tình trạng vỡ nợ chủ yếu tập trung ở 1 số ngành cụ thể. Tại Mỹ, cửa hàng bán lẻ hàng cao cấp J.C. Penny đã phá sản. Tại Anh, tập đoàn Arcadia – điều hành hãng thời trang Topshop, đã phá sản vào tháng 11. Trong số 223 vụ vỡ nợ trên toàn cầu, 60% thuộc 4 ngành bao gồm năng lượng và tiêu dùng. Theo đó, nhiều chuyên gia cho rằng, ngay cả khi dịch bệnh kết thúc, sự hồi phục trong các ngành này sẽ diễn ra rất chậm. Robert Sharps – CIO tại T. Rowe Price, chỉ ra nguyên nhân là do quá trình 1 loạt doanh nghiệp số hóa và thị trường đang tăng tốc trong thời điểm đại dịch diễn ra. Ông nói thêm rằng, các công ty cung cấp cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế trực tuyến đã chứng kiến nhu cầu bùng nổ. Số lượng các công ty vỡ nợ theo các ngành. Một trong những nguyên nhân khác khiến các vụ vỡ nợ gia tăng là do nợ doanh nghiệp đang tăng vọt. Dữ liệu của Factset về 34000 công ty niêm yết trên toàn thế giới (không bao gồm ngành ngân hàng) cho thấy trong năm tài khóa 2020, tỷ lệ công ty phải trả tiền lãi nhiều hơn so với lợi nhuận trước thuế và lãi suất (EBIT) trong 3 năm liên tiếp là 26,5%. Đây là con số cao kỷ lục. Số lượng các công ty ôm khoản nợ lớn tăng so với thập kỷ trước – khi ở mức 1/5. Tại Mỹ, con số này đã tăng 0,2 điểm phần trăm từ cuối tài khóa 2019 lên 34,5%, tăng 12 điểm phần trăm trong thập kỷ qua. Ở Trung Quốc, tỷ lệ cũng tăng mạnh lên 11,0%, tăng 0,5% điểm phần trăm so với cuối tài khóa 2019. Trong khi đó, Nhật Bản ghi nhận con số thấp hơn nhiều so với Mỹ và Trung Quốc, nhưng cũng vượt qua mức 4% lần đầu tiên sau 9 năm. Tỷ lệ vỡ nợ doanh nghiệp ngày càng tăng (theo %). Nếu 1 quốc gia tiếp tục hỗ trợ các công ty mắc nợ nặng quá mức cần thiết, họ sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu vốn, số lượng nhân viên và lợi nhuận tại các công ty ôm khoản nợ lớn trong 5 năm ở mức thấp so với các công ty chỉ có khoản nợ thấp hơn. Các biện pháp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nặng nợ cắt giảm dần. S&P Global viết trong 1 báo cáo rằng trọng tâm trong nửa cuối 2021 có thể sẽ chuyển sang việc thu hẹp dần các biện pháp hỗ trợ tài chính. Các chính phủ và NHTW cần tránh cản trở hoạt động kinh doanh, đồng thời khuyến khích tài cơ cấu nền kinh tế và các ngành. Tham khảo Nikkei Theo Lục Lam
2020-12-14
Theo Lục Lam
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Kuwait lên hạng mới nổi, nhiều quỹ cận biên đã tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam
https://cafebiz.vn/kuwait-len-hang-moi-noi-nhieu-quy-can-bien-da-tang-manh-ty-trong-co-phieu-viet-nam-20201214193013451.chn
Ngay từ tháng 11, nhiều quỹ chuyên đầu tư vào khu vực cận biên đã tăng tỷ trọng thị trường Việt Nam, dù khi đó Việt Nam chưa chính thức được MSCI tăng tỷ trọng trong rổ cận biên. Ảnh hưởng của dịchCovid-19khiến dòng vốn rút mạnh khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu trong phần lớn thời gian năm 2020 và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Từ đầu năm tới nay, khối ngoại đã bán ròng hơn 12000 tỷ đồng trên HoSE, trong đó bán ròng hơn 35000 tỷ đồng thông qua khớp lệnh và mua ròng thông qua thỏa thuận khoảng 23000 tỷ đồng. Áp lực bán của khối ngoại qua kênh khớp lệnh diễn ra khá mạnh từ tháng 2 đến nửa đầu tháng 11. Tuy vậy, từ giữa tháng 11 tới nay, áp lực bán này đang có phần chững lại và thậm chí khối ngoại đã trở lại mua ròng gần 800 tỷ đồng trong 2 tuần đầu tháng 12. Áp lực bán ròng của khối ngoại đang hạ nhiệt trong thời gian gần đây Sự trở lại của dòng vốn ngoại thời gian gần đây có vai trò không nhỏ từ các quỹ ETFs, tiêu biểu là VFMVN Diamond khi hút ròng khoảng 1000 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tháng qua. Bên cạnh yếu tố ETF, không thể không nhắc tới các quỹ chuyên đầu tư vào khu vực cận biên (Frontier Markets) đang gia tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam. Từ ngày 1/12, MSCI đã đưa Kuwait lên thị trường mới nổi, qua đó đưa Việt Nam trở thành thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ MSCI Frontier Markets Index với tỷ trọng khoảng 28%, tăng mạnh so với mức 18% trước đó. Tuy nhiên, ngay từ tháng 11, nhiều quỹ chuyên đầu tư vào khu vực cận biên đã tăng tỷ trọng thị trường Việt Nam, dù khi đó Việt Nam chưa chính thức được MSCI tăng tỷ trọng trong rổ cận biên. Cụ thể, Schroder ISF Frontier Markets Fund, một trong những quỹ có quy mô lớn nhất chuyên đầu tư vào khu vực cận biên (quy mô 410 triệu USD) đã tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 23,2% vào cuối tháng 11 (khoảng 95 triệu USD), tăng đáng kể so với mức 19,6% (khoảng 76,3 triệu USD) trong tháng trước đó. Schroder ISF Frontier Markets Fund tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong tháng 11 lên 23,2%, vượt xa benchmark 18,7% Trong khi đó, thị trường Kuwait đã giảm mạnh tỷ trọng trong danh mục Schroder ISF Frontier Markets Fund từ mức 32,4% trong tháng 10 xuống còn 10,9% trong tháng 11. Thời gian tới, Schroder ISF Frontier Markets Fund nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm hết tỷ trọng cổ phiếu Kuwait và gia tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam. Hiện trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của Schroder ISF Frontier Markets Fund có tới 5 cổ phiếu Việt Nam góp mặt, bao gồm VHM (tỷ trọng 4,8%), VNM (4,1%), VIC (4%), HPG (3,9%) và VRE (3,6%). Top 10 cổ phiếu lớn nhất danh mục Schroder ISF Frontier Markets Fund Tương tự, Coeli Frontier Markets Fund với quy mô 110 triệu USD cũng tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục lên 25,6% vào cuối tháng 11. Trước đó trong tháng 10, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục quỹ chỉ là 23%. Trong top 5 cổ phiếu lớn nhất danh mục Coeli Frontier Markets Fund hiện có 2 cái tên Việt Nam, bao gồm MWG (11,4%) và PNJ (5,6%). Coeli Frontier Markets Fund tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục lên 25,6% trong tháng 11 Một quỹ khác chuyên đầu tư vào khu vực cận biên là T.Rowe Price Frontier Markets Fund với quy mô 100 triệu USD cũng tăng mạnh tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 32% vào tháng 11. Top 10 khoản đầu tư của quỹ có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu Việt Nam như MWG, MBB, FPT. Có thể thấy, khá nhiều quỹ trong khu vực cận biên đã chủ động tăng tỷ trọng thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây, qua đó giúp giảm áp lực bán ròng của khối ngoại. Điều này cũng đồng nghĩa động lực được các quỹ cận biên tiếp tục nâng tỷ trọng trong thời gian tới sẽ không còn nhiều dư địa. Tuy vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dòng vốn được kỳ vọng sẽ sớm trở lại khu vực cận biên trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Mỹ tiếp tục nới lỏng và khu vực cận biên đang có định giá tương đối hấp dẫn so với các thị trường phát triển. Nếu điều này diễn ra, Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi nhất do đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ thị trường cận biên. Theo Minh Anh
2020-12-14
Theo Minh Anh
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Mức hưởng chế độ ốm đau năm 2021 sẽ như thế nào?
https://cafebiz.vn/muc-huong-che-do-om-dau-nam-2021-se-nhu-the-nao-20201214134520295.chn
Năm 2021 vẫn áp dụng Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tuy nhiên có một số điều, khoản về thời gian người lao động hưởng chế độ ốm đau trong của Luật này sẽ được thay đổi trong năm tới. Khi người lao động ốm đau, theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động như sau: Trong trường hợp làm việctrong điều kiện bình thường: + 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; + 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - 30 năm; + 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. Trong trường hợp làmnghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: + 40 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; + 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 - 30 năm; + 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên. Lưu ý: Thời gian này không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần. Trong trường hợp người lao độngmắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành: + 180 ngày; + Hết 180 ngày nêu trên, vẫn tiếp tục điều trị thì được nghỉ tiếp chế độ ốm đau nhưng thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH. Lưu ý: Thời gian này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần. Đối với trường hợpngười lao động có con dưới 7 tuổi ốm đau, cũng tại Luật này, Điều 17 nêu rõ, thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong 1 năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con: - Tối đa 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; - Tối đa 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 - 07 tuổi. Lưu ý: Thời gian này tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hàng tuần. Ngoài ra, đối với mức hưởng chế độ ốm đau năm 2021, theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành: Với những trường hợp ốm đau thông thường, người lao động được hưởng tiền chế độ ốm đau với mức: Mức hưởng tính theo tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Với trường hợp mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành và tiếp tục điều trị khi đã hết 180 ngày thì hưởng tiếp chế độ ốm đau nhưng ở mức thấp hơn: - Nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên: Mức hưởng tính theo tháng = 65% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc - Nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 - 30 năm: Mức hưởng tính theo tháng = 55% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc - Nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm: Mức hưởng tính theo tháng = 50% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp ốm đau theo ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày. Hà Trần
2020-12-14
Hà Trần
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Kiến nghị hàng loạt giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA
https://cafebiz.vn/kien-nghi-hang-loat-giai-phap-day-nhanh-tien-do-giai-ngan-von-oda-20201214090351045.chn
Các chủ dự án khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng; đồng thời, xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án. Ông Hoàng Hải – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, 11 tháng năm 2020, các bộ, ngành đã giải ngân được 6312 tỷ đồng, đạt 34,65% vốn kế hoạch giao đầu năm và 45,51% nếu tính trên số kế hoạch năm 2020 đã được điều chỉnh sau khi cắt giảm của các Bộ, ngành (là 4346 tỷ đồng). Thách thức giải ngân vốn ODA năm 2020 Theo ông Hải, qua theo dõi, tổng hợp, vấn đề lớn nhất làm tỷ lệ giải ngân vốn vay ODA , vay ưu đãi còn thấp là do không có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành nên không có hồ sơ thanh toán, không thể giải ngân. Nguyên nhân của vấn đề này là do bởi tác động của đại dịch COVID-19 và thiên tai lũ lụt; dự án đã được bố trí kế hoạch vốn nhưng đang phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh điều chỉnh dự án (như gia hạn thời gian thực hiện dự án, gia hạn thời gian giải ngân, điều chỉnh phân bổ các hạng mục sử dụng vốn) điều chỉnh hiệp định vay nên không đủ cơ sở để giải ngân. Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề từ phía nhà tài trợ như: thời gian cấp ý kiến không phản đối đối với hoạt động mua sắm, tuyển tư vấn của một số dự án kéo dài; một số nhà tài trợ yêu cầu sử dụng tư vấn của nước tài trợ trong thực hiện dự án nhưng chất lượng của tư vấn còn hạn chế, không đảm bảo tiến độ dự án trong khi vai trò, quan điểm của nhà tài trợ đối với hoạt động của tư vấn là không rõ ràng. Một số dự án vướng cơ chế nên chưa xác định được phần cấp phát/cho vay lại để giao vốn triển khai thực hiện trong năm 2020 (ví dụ các dự án của VEC vay JICA chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt cơ chế chuyển từ vốn vay lại sang cấp phát). Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: nhiều chủ dự án chậm trễ thực hiện thủ tục hoàn chứng từ cho các khoản rút vốn từ tài khoản đặc biệt, nhà tài trợ phê duyệt hồ sơ rút vốn bổ sung tài khoản đặc biệt cho các khoản chi nhỏ lẻ thường kéo dài. Việc chuẩn bị hồ sơ rút vốn của các chủ dự án còn chưa kỹ như hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu chính xác, kế hoạch chi tiêu chưa phù hợp… Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, trong qua trình thực hiện, khó khăn, vướng mắc lớn nhất đối với các dự án sử dụng vốn vay ODA là phải áp dụng cả 2 hệ thống (nhà nước Việt Nam và nhà tài trợ) và thủ tục kéo dài nên việc triển khai đã bị tác động bởi các thủ tục này. Thậm chí, có một số quy định mới mới đưa vào có hiệu lực, nên việc áp dụng còn lúng túng. Tuyến metro số 1 của TPHCM được xây dựng bằng vốn vay ODA của Nhật Bản Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc giải ngân chậm của các bộ, ngành cơ bản do nguyên nhân chủ quan, chủ yếu là do năng lực của các chủ đầu tư và ban quản lý dự án còn hạn chế. Việc giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại các địa phương cũng chậm. Tỷ lệ giải ngân chung bao gồm cả phần ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu và nguồn Chính phủ cho vay lại các địa phương là 39,5% dự toán được giao (trong đó, dự toán ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu đã được điều chỉnh). Về giải ngân dự toán vốn đầu tư công năm 2019 kéo dài, các địa phương đã giải ngân được 76% dự toán 2019. Kết quả này đã tăng hơn đáng kể so với 6 tháng đầu năm, tuy nhiên, tốc độ giải ngân thời gian này có dấu hiệu chậm lại do một số dự án không còn nhiều khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán, các tỉnh miền Trung phải tập trung ứng phó với tình hình thiên tai. Đánh giá về vấn đề này, ông Trương Hùng Long- Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết, việc thúc đẩy giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm. Nỗ lực đó giúp giải ngân có tiến triển tích cực, đặc biệt sau tháng 10 tốc độ giải ngân đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, đến nay tốc độ giải ngân vốn vay ODA vẫn chậm so với kế hoạch. Xử lý dứt điểm các vướng mắc Để thúc đẩy kết quả giải ngân, Bộ Tài chính kiến nghị, các Bộ, ngành chủ dự án có trách nhiệm khẩn trương hoàn tất các thủ tục về đầu tư, xây dựng, về di dân tái định cư, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện dự án. Xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án đầu tư lớn, tập trung đẩy mạnh giải ngân các dự án đầu tư có tiềm năng giải ngân, các dự án đã hoàn tất các thủ tục đầu tư, công tác đấu thầu, triển khai ngay việc ký kết đối với các gói thầu đã có ý kiến “không phản đối” của nhà tài trợ. Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện dự án ODA ở cấp cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và ban quản lý dự án, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý dự án có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Các Bộ ngành có trách nhiệm bố trí đủ vốn đối ứng để thanh toán theo dự toán được giao; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để giải quyết các vướng mắc phát sinh. Các nhà tài trợ rà soát, giảm các thủ tục phê duyệt không cần thiết, đẩy nhanh thời gian phê duyệt các vấn đề cần xin ý kiến không phản đối. Đối với các dự án đang trong giai đoạn thuê tuyển tư vấn để lập tổng mức đầu tư,... cần có các giải pháp giám sát chất lượng, tiến độ của tư vấn, tránh để các vướng mắc, chậm trễ kéo dài, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án… Đối với các đề xuất cắt giảm kế hoạch vốn, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ ngành xác định cụ thể là cắt giảm của dự án nào, đồng thời trong thời gian tới cần làm rõ dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020, dự án nào chỉ giải ngân được một phần, phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư xác định số vốn đã được phân bổ trong giai đoạn 2016-2020 và số vốn đã giải ngân thực tế, nếu thiếu vốn và còn được tiếp tục giải ngân trong các năm sau phải đề xuất đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn đầu tư 2021. Đối với chương trình, dự án cần điều chỉnh chủ trương đầu tư, các Bộ, ngành báo cáo Bộ Kế hoạch Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương điều chỉnh đầu tư. Trên cơ sở quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh thời hạn giải ngân, phân bổ vốn theo các hiệp định vay đã ký, và các điều chỉnh khác của hiệp định vay (nếu phát sinh) theo quy định, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công… Đối với các địa phương, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị tập trung giải quyết các công việc như: UBND các tỉnh chỉ đạo các Chủ dự án khẩn trương lập hồ sơ nghiệm thu đối với công việc đã có khối lượng, gửi Kho bạc Nhà nước xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành. Sau khi rút vốn, hồ sơ ghi thu ghi chi phải gửi Kho bạc Nhà nước để Kho bạc Nhà nước hoàn thành việc hạch toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày 31/01/2021. Đối với khối lượng đầu tư đã hoàn thành, được Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi nhưng chưa làm thủ tục giải ngân, đối với các dự án có tài khoản đặc biệt/tài khoản tạm ứng, Bộ Tài chính đề nghị các chủ dự án khẩn trương thực hiện các thủ tục thanh toán và gửi báo cáo hoàn chứng từ cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát và làm việc cụ thể với các địa phương và các dự án có số dư tài khoản đặc biệt lớn. Đối với các dự án giải ngân theo kết quả đầu ra, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương làm việc chặt chẽ với các cơ quan chủ quản chương trình, dự án để hoàn tất thủ tục giải ngân ngay sau khi có kết quả kiểm đếm. Đối với vốn tạm ứng đã chuyển về tài khoản của dự án tại Kho bạc Nhà nước, các chủ dự án khẩn trương giải ngân, thanh toán cho các hoạt động của dự án và gửi thông tin lại cho Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ để đẩy nhanh tiến độ cho ý kiến không phản đối ở các giai đoạn triển khai dự án, đặc biệt đối với khối lượng công việc hoàn thành cần được chấp thuận của nhà tài trợ để giải ngân. Theo Hằng Hà
2020-12-14
Theo Hằng Hà
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Nhiều nhà đầu tư lao đao vì lướt sóng bất động sản
https://cafebiz.vn/nhieu-nha-dau-tu-lao-dao-vi-luot-song-bat-dong-san-20201214151535451.chn
Vào thị trường lúc thời điểm dịch bùng phát lần 1 rồi đến lần 2 nhiều NĐT BĐS đang trong trạng thái “cố cầm cự” hoặc muốn bán tài sản để rút vốn. Trong đó, nhiều NĐT lướt sóng đi vay ngân hàng để đầu tư cũng đang lao đao vì không đủ dòng vốn đầu tư dài hơi. Dù đã rao bán đến lần thứ 3, chị H, ngụ Tp.HCM vẫn chưa bán được mảnh đất tại Đồng Nai. Cách đây 4 tháng, chị H vay thêm 700 triệu ngân hàng xuống tiền mua mảnh đất 1,5 tỉ đồng tại Đồng Nai. Do miếng đất vị trí đẹp, diện tích gần 100m2, chị nghĩ sẽ khoảng sau 2-3 tháng mua vào có thể bán ra, trả ngân hàng vẫn lời chênh. Tự tin về điều này bởi chị H đã từng lướt sóng vài lần thành công ở thị trường này thời điểm 2018-2019. Thế nhưng, đến nay dù đã gửi 5-6 môi giới rao bán mảnh đất với mức giá chênh hơn 100 triệu đồng, chị H vẫn chưa bán được. Không có gì nếu chị không vay ngân hàng và phải trả lãi hàng tháng. Theo chị H, nếu tình hình không bán được thì có thể chị phải rao bán hòa vốn chấp nhận mất tiền lãi ngân hàng mấy tháng nay. Còn nếu để lâu chờ thêm chị cũng không biết tình hình thị trường sẽ như thế nào. Bởi trong suy nghĩ của chị, chị chỉ tham gia lướt sóng, thu vốn nhanh chứ không có ý định để lâu vì không có vốn đầu tư dài hơi. Thực tế, trường hợp NĐT đang mắc kẹt như chị H không hiếm trong bối cảnh thị trường BĐS hiện nay. Lúc thị trường tốt, những NĐT này luôn là NĐT nhanh nhạy, lướt sóng kiếm tiền chênh đến hàng trăm triệu đồng trong vài tháng là chuyện bình thường. Thế nhưng, gặp lúc thị trường ảnh hưởng bởi dịch, sự quan tâm đến BĐS giảm đi, NĐT thận trọng tham gia thị trường khiến nhiều NĐT mua vào rồi bán ra nhanh gặp khó khăn. Nhất là những NĐT dùng đòn bẩy tài chính tham gia thị trường lúc này như ngồi trên đống lửa. Trong số đó cũng có những NĐT căn hộ đóng theo giai đoạn, với số vốn ít cũng khiến họ rối bời với việc ra hàng. Nếu chưa bán được đồng nghĩa NĐT phải đóng tiếp, thậm chí vay ngoài để đóng vào, kì vọng vào lợi nhuận theo kế hoạch ban đầu đặt ra xem như tan vỡ. Theo các chuyên gia, hầu hết những NĐT mắc cạn tài chính, phải sử dụng đến phương án cắt lãi, cắt lỗ, bán tháo lúc này chủ yếu rơi vào đối tượng NĐT lướt sóng. Họ bỏ vốn vào thị trường nhanh chóng và cũng muốn rút ra chóng vánh. Thế nhưng, điều này chỉ thuận lợi lúc thị trường nóng sốt, còn với bối cảnh như hiện nay việc lướt sóng kiếm chênh là không dễ dàng. Một chuyên gia trong ngành chỉ ra, dù là kênh đầu tư hấp dẫn NĐT nhưng BĐS hầu như chỉ thành công với những NĐT biết chờ đợi, có dòng vốn khá trở lên. Chia sẻ với PV mới đây, ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savils Việt Nam cho rằng, hiện nay có nhóm NĐT đang bị ngợp tài chính, không tiếp tục đóng tiền nữa, đa số là NĐT lướt sóng BĐS, thì đây là cơ hội cho những NĐT tài chính mạnh nhảy vào. Với nhóm NĐT lướt sóng có tiền hoặc không có tiền thì câu chuyện là họ không vào thị trường bây giờ. Bởi vì NĐT lướt sóng nhìn thấy sắp tới (ít nhất là 1 năm tới) thị trường vẫn còn những khó khăn nhất định, đầu tư lướt sóng mà sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn họ sẽ không làm. Thế nhưng, trước đó đã có những NĐT lướt sóng vì vốn ít, lúc gặp khó khăn bị khựng lại, trong đó không phải NĐT nào muốn rút nhanh vốn được. Còn chia sẻ tại Hội thảo mới đây, TS.Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, từ nay đến tháng 6/2021 không phải là thời của BĐS đầu cơ, dù hiện nay thị trường cũng có những yếu tố thuận lợi như lãi suất giảm, vay vốn thuận lợi. Chuyên gia này lưu ý, dù việc tiếp cận vốn thuận lợi hơn nhưng đừng quá kỳ vọng vào đòn bẩy tài chính vì hai lý do. Thứ nhất, trong thời điểm này, nhiều phân khúc đang ở giai đoạn rất khó khăn. Khó khăn đó cộng với những yếu tố bất định càng cho khả năng tính toán, khả năng đạt được mục tiêu càng khó khăn hơn. Thứ hai, trong giai đoạn này, tiền mặt là vua, nếu dùng đòn bẩy tài chính để đầu cơ lướt sóng, rủi ro rất cao. Cùng quan điểm, ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính cho hay, với bối cảnh thị trường như hiện nay, các NĐT cá nhân, chỉ nên mua những vùng nào sẽ có đô thị hóa, sẽ có dân sinh sống và mua phải chấp nhận chờ 5 năm, thậm chí 10 năm. Phải xác định đầu tư dài hạn nhưng đây là cơ hội rất đáng chờ. Bảo Anh
2020-12-14
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
Dự án sân bay Long Thành đang được thực hiện ra sao?
https://cafebiz.vn/du-an-san-bay-long-thanh-dang-duoc-thuc-hien-ra-sao-2020121409201517.chn
Theo ACV, trong tháng 12/2020, hạng mục đầu tiên của dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 là công tác rà phá bom mìn sẽ được khởi công thực hiện. Tiếp theo đó, vào tháng 1/2021, ACV sẽ khởi công hạng mục tiếp theo của dự án là xây dựng hàng rào sân bay. Khởi công hạng mục đầu tiên trong tháng 12/2020 Liên quan đến việc thực hiện dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1777/QĐ-TTg phê duyệt dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1. Dự án có tổng mức đầu tư gần 109112 tỷ đồng, tương đương hơn 4,6 tỷ USD (tỷ giá 1USD = 23390 VND công bố tại Vietcombank ngày 25/5/2020). Thời gian thực hiện dự án từ năm 2020 - 2025. Theo đó, về phương án xây dựng, quyết định nêu rõ: Xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 đồng bộ bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế và tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan, bảo đảm mục tiêu, quy mô, công suất, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt và các ý kiến chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 với 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Phối cảnh dự án sân bay Long Thành. Ảnh: ACV. Dự án được phân chia thành 4 dự án thành phần, trong đó, dự án thành phần 1 - các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước: Giao các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (Hải quan, Công an, Công an cửa khẩu, Cảng vụ, Kiểm dịch y tế (động vật/thực vật)) bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình bảo đảm tiến độ. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (BTL) hoặc Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (BLT). Đối với dự án thành phần 2 - các công trình phục vụ quản lý bay giao Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) làm chủ đầu tư. Dự án thành phần 3 - các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) làm chủ đầu tư khai thác cảng thực hiện. Còn dự án thành phần 4 - các công trình khác sẽ do Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức lựa chọn nhà đầu tư. Về quy mô đầu tư xây dựng giai đoạn 1, xây dựng đường cất hạ cánh có chiều dài 4000 m, chiều rộng 75 m và hệ thống đường lăn, sân đỗ đảm bảo cho các loại tàu bay hoạt động đáp ứng công suất 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Ngoài ra, xây dựng nhà ga hành khách có công suất thiết kế 25 triệu khách/năm, tổng diện tích sàn 373000 m2; xây dựng Đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m và các hạng mục phụ trợ; xây dựng nhà để xe; các nhà ga hàng hóa có tổng công suất 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; khu cung cấp suất ăn hàng không; các cơ sở bảo trì trang thiết bị, vệ sinh tàu bay, trạm cung cấp nhiên liệu, thoát và xử lý nước thải... Thông tin về thời gian thực hiện dự án, đại diện Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, trong tháng 12/2020, hạng mục đầu tiên của dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 là công tác rà phá bom mìn sẽ được khởi công thực hiện. Tiếp theo đó, vào tháng 1/2021, ACV sẽ khởi công hạng mục tiếp theo của dự án là xây dựng hàng rào sân bay. Về tình hình giải phóng mặt bằng, theo Sở TN&MT Đồng Nai, trong tổng số hơn 1800 ha đất phục vụ xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1, các cơ quan chức năng đã hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng diện tích hơn 1200 ha. Phần diện tích còn lại vẫn còn một số diện tích cao su chưa được thanh lý và nhà ở của người dân chưa di dời do chưa được bố trí đất tái định cư, Sở TN&MT Đồng Nai cho hay. Bốc thăm nhận đất tái định cư Theo UBND tỉnh Đồng Nai, hiện nay, tại huyện Long Thành, các cơ quan chức năng đã thực hiện phê duyệt phương án bồi thường được 11 đợt và đã thực hiện chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân được 8 đợt với số tiền hơn 1800 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND huyện Long Thành cũng vừa tổ chức lễ bốc thăm vị trí, giao đất tái định cư cho 94 hộ dân đầu tiền có đất bị thu hồi để phục vụ xây dựng sân bay Long Thành. Cụ thể, trong đợt 1 này có 94 hộ dân thuộc khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng (khu vực 1800 ha) đủ điều kiện cấp đất tái định cư đã được bốc thăm để nhận đất tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Các hộ dân đã thực hiện bốc thăm nhận vị trí đất trong tổng số 1536 lô đất tái định cư thuộc khu 7 và 9 Khu tái định cư Lộc An- Bình Sơn. Trong đợt 1, có 94 hộ dân thuộc khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng (khu vực 1800 ha) được bốc thăm để nhận đất tại Khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Ảnh: UBND tỉnh Đồng Nai Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Văn Tiếp, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành cho biết, hiện nay huyện đã thực hiện xét cấp đất tái định cư cho hơn 1000 hộ dân, trong đó có hơn 200 hộ đã được xét đủ điều kiện cấp đất tái định cư. Riêng đối với khu vực ưu tiên giải phóng mặt bằng, nhu cầu bố trí tái định cư khoảng 700 lô đất các loại. Sau khi cho 94 hộ dân đầu tiên bốc thăm, các phòng chuyên môn của huyện Long Thành sẽ  thực hiện xét và phê duyệt hồ sơ đối với các hộ còn lại. Đồng thời, các đợt bốc thăm vị trí sẽ tiếp tục được tiến hành để người dân sớm nhận đất tái định cư, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành chia sẻ. Theo kế hoạch, các đợt bốc thăm vị trí, giao đất tái định cư cho người dân tiếp theo sẽ được UBND huyện Long Thành tổ chức trong thời gian tới để người dân vùng dự án nhanh chóng ổn định cuộc sống, thực hiện bàn giao mặt bằng cho nhà nước. Trong khi đó, về vấn đề giải phóng mặt bằng, UBND tỉnh Đồng Nai khẳng định, sẽ đảm bảo bàn giao đủ mặt bằng cho chủ đầu tư thi công các hạng mục. Đồng thời, đến cuối năm 2020, tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành và bàn giao toàn bộ diện tích 5000 ha đất xây dựng sân bay Long Thành. Theo đó, để phục vụ việc bàn giao đất, tỉnh đã giao UBND huyện Long Thành lập bản đồ bàn giao đất giai đoạn 1 cho Cảng vụ Hàng không miền Nam. Về thủ tục bàn giao đất, theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ thực hiện bàn giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích được giao cho Cảng vụ Hàng không miền Nam. Sau đó, Cảng vụ Hàng không miền Nam sẽ thực hiện giao đất cho ACV để thực hiện các hạng mục của dự án xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1, UBND tỉnh Đồng Nai cho hay. Ngoài ra, trong báo cáo nghiên cứu khả thi, tỉnh Đồng Nai cũng sẽ thực hiện 2 tuyến đường kết nối bao gồm: Tuyến đường số 1 nối từ quốc lộ 51 vào đến sân bay Long Thành và tuyến số 2 bắt đầu từ đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối trực tiếp vào tuyến số 1 (song song với quốc lộ 51, trùng với tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu). Với tuyến số 1 (dài 3,8 km), sẽ kết nối trục chính sân bay Long Thành (đầu phía Tây) với quốc lộ 51. Giai đoạn 1 đầu tư với quy mô 6 làn xe. Việc thực hiện giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh (10 làn xe chạy chính và 6 làn đô thị song hành), bề rộng mặt cắt ngang thay đổi từ 85-120 m. Còn tuyến số 2 (dài 3,5 km), sẽ kết nối tuyến số 1 với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Quy mô mặt cắt ngang gồm 4 làn xe theo 2 nhánh chạy độc lập, song hành với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Lý Tuấn
2020-12-14
Lý Tuấn
Kinh doanh
cafebiz
Từ năm 2021, lao động nữ sẽ có thêm những “đặc quyền” mới
https://cafebiz.vn/tu-nam-2021-lao-dong-nu-se-co-them-nhung-dac-quyen-moi-20201215112932982.chn
Bộ luật lao động 2019 vẫn giữ nguyên những đặc quyền, ưu tiên cho lao động nữ, đặc biệt là đối với lao động nữ mang thai đã được quy định trong Bộ luật lao động 2012. Song, Bộ luật 2019 cũng có những bước tiến mới về quyền lợi của lao động nữ. I. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi mang thai Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai được quy định tại Điều 156 BLLĐ 2012 như sau: Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định. BLLĐ 2019 đã quy định thêm về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Cụ thể, trong trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. II. Quyền được ưu tiên ký hợp đồng lao động mới khi hết hạn hợp đồng trong thời kỳ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi Điều 155 BLLĐ 2012 quy định việc bảo vệ thai sản đối với lao động nữ như sau: 1. Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây: a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 2. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. 3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 4. Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động. 5. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Khoản 3 Điều 137 BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm quy định trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới. III. Tăng thời gian và mở rộng đối tượng lao động nữ được chuyển sang làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt 1 giờ lao động Khoản 2 Điều 155 BLLĐ 2012 quy định lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương. BLLĐ 2019 đã quy định rõ hơn, mở rộng đối tượng nữ được hưởng quyền lợi này bao gồm: lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích. BLLĐ 2019 cũng kéo dài thời gian hưởng của lợi này cho đến khi lao động nữ hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. IV. Lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội Khoản 5 Điều 139 BLLĐ 2019  quy định lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Hai đối tượng này mới được đưa vào những chính sách cho người lao động nữ sau khi đã có quy định hợp pháp việc mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, ngay cả khi không phải là người trực tiếp mang thai, người nhờ người khác mang thai hộ vẫn sẽ được hưởng chế độ khi con được sinh ra. V. Không bị thay đổi quyền, lợi ích khi quay trở lại làm việc sau thai sản Điều 158 BLLĐ 2012 quy định lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Điều 140 BLLĐ 2019 bổ sung thêm việc lao động nữ sẽ không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản. VI. Quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ và yêu cầu của công việc ảnh hưởng xấu tới sức khỏe Điều 160 BLLĐ 2012 quy định công việc không được sử dụng lao động nữ như sau: 1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. 2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước. 3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ. Khoản 2 Điều 142 BLLĐ 2019 bổ sung thêm, người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc để người lao động lựa chọn và phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định. Nhiều đặc quyền khác của lao động nữ về thời giờ làm thêm, không bị xử lý kỷ luật, nghỉ khám thai... vẫn được giữ nguyên so với BLLĐ 2012. Nhã Mi
2020-12-15
Nhã Mi
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Người lao động sẽ được nhận thêm tiền lãi nếu lương chậm từ 15 ngày
https://cafebiz.vn/nguoi-lao-dong-se-duoc-nhan-them-tien-lai-neu-luong-cham-tu-15-ngay-20201215100717764.chn
Ngày 1/1/2021 tới đây, Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 có hiệu lực. Theo đó, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận hợp pháp đã giao kết có nội dung không trái hoặc bảo đảm cho người lao động có quyền và điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của Bộ luật này được tiếp tục thực hiện. Đặc biệt, Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm trả lãi của người sử dụng lao động khi vi phạm nghĩa vụ trả lương cho người lao động. Cụ thể, đối với kỳ hạn trả lương: 1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưngkhông quá 15 ngày phải được trả gộp một lần. 2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trảmột tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ. 3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng thángđược tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng. 4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếutrả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậmtính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương. Quy định về tiền lương làm thêm giờ Ngoài ra, Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định trách nhiệm trả lương làm thêm giờ, làm việc vào bao đêm của người sử dụng lao động cho người lao động. Cụ thể: 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Hà Trần Theo
2020-12-15
Hà Trần Theo
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Bát nháo sang nhượng đất “dựa hơi” sân bay Long Thành
https://cafebiz.vn/bat-nhao-sang-nhuong-dat-dua-hoi-san-bay-long-thanh-2020121516390792.chn
Thật giả lẫn lộn, “dự án… mà không phải dự án”, phân lô, bán nền trái phép trên đất nông nghiệp đang là thực trạng khá phức tạp kể từ khi dự án sân bay quốc tế Long Thành được phê duyệt. Nhiều khu đất nông nghiệp xen lẫn một ít đất thổ cư nằm quanh sân bay Long Thành và các quận huyện giáp ranh nhưng được thổi phồng, đội lốt dự án đã tăng giá gấp rưỡi đến gấp đôi chỉ sau một thời gian ngắn. Đặc biệt, những động thái này được chuyển biến mạnh mẽ hơn sau khi Thủ tướng ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, thì thị trường BĐS tại khu vực này lại càng trở nên nhộn nhịp. Giá đất từ đó cũng dựa hơi để tăng, thậm chí những hoạt động này đang có diễn biến với chiều hướng phức tạp. Dự án… mà không phải dự án nhưng lại phân lô, bán nền trên đất nông nghiệp đang là thực trạng với những diễn biến khá phức tạp kể từ khi dự án sân bay quốc tế Long Thành được phê duyệt Bát nháo sang nhượng đấtnông nghiệp Ghi nhận của PV DĐDN tại địa bàn các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom… cho thấy: Các biển quảng cáo, tờ rơi được giăng khắp nơi, thậm chí một số cá nhân, trong đó có cả doanh nghiệp cũng đầu tư khá bài bản thông qua trang website, với các hình vẽ về dự án và được đặt với nhiều tên gọi khác nhau, tỉ lệ phân lô, nền khá hấp dẫn nhằm chiêu mộ khách hàng đặt cọc giao dịch. Dọc các tuyến đường thuộc xã An Viễn, huyện Trảng Bom; xã Lộc An, Bình An, Bình Sơn, Phước Thái, Bàu Cạn... của huyện Long Thành, xã lộ 25 huyện Thống Nhất… khá tấp nập ôtô ra vào đưa khách đến xem đất để giao dịch. Đáng chú ý, các điểm giao dịch này mọc lên ngay bên lề đường với vài chiếc bàn ghế. Song cũng có nơi tăng cả phông bạt nhằm lôi cuốn khách hàng. Các điểm giao dịch mua bán đất được thực hiện ngay bên lề đường Trong vai là nhà đầu tư (PV), khi được hỏi về giá đất giao dịch bình quân hiện nay tại địa bàn các xã thuộc huyện Long Thành được cò đất cho biết: Tùy vào vị trí và sẽ có các mức giá đất khác nhau. Nếu là đất nông nghiệp sẽ có giá giao động từ 800 - 900 triệu đồng/1000m2 , đất trồng cây lâu năm thì 1,5 tỉ đồng/1000 m2. Đặc biệt, đất nông nghiệp đã có quy hoạch khu dân cư thì giá giao động từ 5-6 tỉ đồng/1000m2. Còn nhớ, ngày 19/7/2019, tỉnh Đồng Nai tổ chức đấu giá khu đất 49,8 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành với giá khởi điểm 612 tỷ đồng. Sau cuộc đấu sôi nổi, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi (tỉnh Bình Dương), đã trúng đấu giá và được chốt lại với con số 1268 tỷ đồng, cao gấp đôi giá khởi điểm. Tính trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/m2. Tương tự, một Công ty cũng trúng đấu giá 92 ha đất tại xã Long Đức, huyện Long Thành, với số tiền đến 3060 tỉ đồng (giá trung bình hơn 3,3 triệu đồng/m2). Đáng chú ý, mới đây nhất, Công ty CP Bất động sản STC Golden Land (Hà Nội) đã trúng đấu giá khu đất hơn 23,4 ha tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành được quy hoạch thực hiện khu dân cư với số tiền hơn 1626 tỉ đồng, gấp 1,8 lần giá khởi điểm. Như vậy, nếu chỉ tính giá khởi điểm các lô đất đấu giá từ năm 2019, so với năm 2020 thì giá đất cũng đã tăng gấp hơn 2 lần là ngoài sức tưởng tượng. Dựa hơi sân bay Long Thành Đáng chú ý, khi nắm bắt được thông tin dự án sân bay Long Thành được phê duyệt, triển khai… nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa những khe hở thông qua việc móc nối, kết hợp nhằm thu gom đất nông nghiệp để tách thửa, phân lô dưới dạng ủy quyền, quyền định đoạt, quyền quyết định… Cụ thể, khi các đối tượng, doanh nghiệp này cầm được giấy ủy quyền trong tay thì ngay lập tức bắt tay vào việc chạy dự án ảo, thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, triển khai dự án dưới dạng phân lô, thậm chí sẵn sàng dựng tỉ lệ 1/500, xây dựng hạ tầng bài bản (có nghiệm thu của cơ qua chức năng ngay trên đất nông nghiệp). Đáng nói, việc xây dựng hạ tầng này được núp bóng dưới vỏ bọc hiến đất, hiến hạ tầng cho Nhà nước đang để lại nhiều ý kiến trái chiều. Bởi, một động tác mà bất cứ nhà đầu tư nào sau khi triển khai dự án cũng đều phải chuyển giao phần hạ tầng, giao thông hoàn chỉnh cho Nhà nước quản lý, một phần để thực hiện nhiệm vụ kết nối và điều tiết giao thông, một phần để phân luồng hạ tầng giao thông với các trục chính hiện hữu. Song, sự mập mờ và cái được gọi là hiến đất, hiến hạ tầng giao thông cho Nhà nước, thực chất là nhằm phục vụ cho cái được gọi là dự án. Dự án… mà không phải dự án nhưng lại được các cá nhân và doanh nghiệp này thực hiện giao dịch không khác gì các dự án chính thống và đích thực mà các nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp đã từng làm là hết sức bất công. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp rất dễ bị cơ quan chức năng tuýt còi, đôi khi còn bị soi, hình sự hóa trong thực hiện các giao dịch huy động, góp vốn…, trong quá trình triển khai dự án là hết sức bất cập. Khi nắm bắt được thông tin dự án sân bay Long Thành được phê duyệt, triển khai… nhiều các cá nhân, doanh nghiệp đã tận dụng tối đa những khe hở thông qua việc móc nối, kết hợp nhằm thu gom đất nông nghiệp để tách thửa, phân lô dưới dạng ủy quyền, quyền định đoạt, quyền quyết định Trái lại, một số cá nhân và doanh nghiệp tay không bắt giặc, trên thực tế không hề có tên dự án (dự án không được cập nhật trong hạng mục dự án đầu tư tại địa phương), không được chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, thế nhưng các đối tượng này vẫn ung dung rao bán, vẫn nhởn nhơ như không có chuyện gì xảy ra. Manh động hơn, các đối tượng này đăng tải công khai trên trang website của công ty với những nội dung quảng cáo hoàn toàn sai sự thật với tên gọi là dự án, với nhiều tiện ích hấp dẫn, hoành tráng, kèm theo nhiều ưu đãi để chiêu mộ khách hàng xuống tiền, đặt cọc, giữ chỗ… Thế nhưng trên thực tế, các dự án này về thực chất là phân lô, bán đất nền tự phát. Và sự việc chỉ thực sự vỡ lẽ khi đến hẹn trả các quyền lợi, các khách hàng đều không nhận được những gì như cam kết từ phía chủ đầu tư về việc chuyển nhượng đất nền, cấp GCNQSDĐ… mặc dù thời gian cam kết đã quá hạn. Và thay vào đó các khách hàng chỉ nhận được những lời hứa là sẽ ra sổ, sẽ thông báo sau…. Sự việc nêu trên đã vấp phải những phản ứng kịch liệt của các khách hàng, thậm chí nhiều khách hàng đã phải làm đơn khởi kiện ra tòa án nhưng vẫn chưa có kết quả. Trở lại với diễn biến về thị trường bất động sản khu vực sân bay Long Thành nóng trở lại, theo các chuyên gia BĐS, để hiện thực hóa các dự án bất động sản phải mất thời gian ít nhất 3-5 năm, thậm chí 7 năm. Chưa kể, quỹ đất xung quanh khu vực sân bay Long Thành rất lớn, do đó người dân khi mua phải cân nhắc tài chính, pháp lý và các yếu tố thị trường để tránh rủi ro. Ngân Giang
2020-12-15
Ngân Giang
Kinh doanh
cafebiz
Sân bay thứ 2 Hà Nội không được xây dựng trong thập niên tới, dân đầu cơ BĐS Ứng Hòa vỡ mộng
https://cafebiz.vn/san-bay-thu-2-ha-noi-khong-duoc-xay-dung-trong-thap-nien-toi-dan-dau-co-bds-ung-hoa-vo-mong-20201215110337639.chn
Về vị trí sân bay thứ 2 của Hà Nội, theo ban soạn thảo sẽ nghiên cứu sau năm 2040, do có nhiều yếu tố ảnh hưởng vị trí sân bay trong tầm nhìn 30 năm. Mới đây, thông tin từ đại diện Cục Hàng không Việt Nam, cơ quan này đã hoàn tất dự thảo và đưa ra lấy ý kiến quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay quốc tế trên cả nước. Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất bổ sung vào quy hoạch sân bay thứ hai cho vùng Thủ đô Hà Nội, với quy mô hai đường băng, công suất đạt 50 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên, sân bay này chưa được xây dựng trong giai đoạn 2020-2030 mà thực hiện sau năm 2040. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cách đây 2 tháng, khi Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội mới chỉ có kiến nghị thành phố xem xét giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) xây dựng dự thảo phương án bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội và cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội thì nhiều nhiều môi giới BĐS lập tức lợi dụng thông tin đẩy giá đất tại Ứng Hòa tăng cao. “So với nhiều huyện ngoại thành Hà Nội, thị trường BĐS Ứng Hòa vốn trầm lắng trong thời gian dài. Thế nhưng, chỉ với thông tin rất mông lung về sân bay đã thay đổi cục diện, nhiều nhà đầu tư quan tâm, anh Toàn một môi giới nhà đất lâu năm tại đây cho biết. Cũng theo anh Toàn, trước kia có thông tin sân bay dự kiến đề xuất tại 3 xã của huyện Ứng Hòa là Trầm Lộng, Đại Hùng và Đại Cường với diện tích 136 ha. Vì vậy, đã xuất hiện một số nhà đầu tư nhỏ lẻ từ Hà Nội đã về đây nhờ các văn phòng môi giới săn lùng đất ruộng xung quanh khu vực 3 xã này. Giá đất ruộng khoảng 20 - 30 triệu đồng/sào, đất thổ cư 2 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, sau khi được môi giới đánh lên tạo sự quan tâm ảo thì đất Ứng Hòa hiện nay khá im ắng. Xung quanh khu trung tâm UBND huyện, rất nhiều các hàng quán, biển quảng cáo, dịch vụ ăn uống, buôn bán, shop quần áo, điện tử… nhưng rất khó để tìm được một văn phòng giao dịch bất động sản. Thực tế này khác hẳn so với những khu vực “nóng”về bất động sản như Láng Hòa Lạc, Lương Sơn, Ba Vì, Đông Anh…với các văn phòng giao dịch nhà đất nhan nhản khắp nơi. Vị trí huyện Ứng Hòa. Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc cấp cao CBRE cho rằng, thực tế vị trí đề xuất đều nằm ở các khu vực chưa có sự hình thành thị trường bất động sản một cách rõ rệt. Với các dự án sân bay ở các nước trên thế giới thì thành phố lớn nào cũng có 2 sân bay, khoảng cách 2 tiếng lái xe. Không những vậy, quy hoạch sân bay thường kéo dài vài chục năm, trong quá trình đó, thị trường sẽ phát triển dần dần. Một dự án sân bay mới không thể phát triển trong nay mai, thị trường bất động sản cũng cần có một thời gian để phát triển hạ tầng, các dự án có quy mô lớn được triển khai... Còn theo ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất xanh miền Bắc, ông cho biết, thực ra việc gom đất Ứng Hòa sau là không đủ độ tin cậy, bởi Ứng Hòa là khu vực xa và trái tuyến giao thông so với Hà Nội, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn. Do đó, ở khu vực này chưa hình thành thị trường địa ốc, có chăng chỉ các giao dịch nhỏ lẻ, mua đi bán lại của người dân với nhau. Cũng theo ông Quyết, nếu Ứng Hòa được quy hoạch làm sân bay thì đất khu vực này cũng khó tạo sóng, phần vì nơi đây chưa đáp ứng đủ các điều kiện để thị trường địa ốc phát triển, đồng thời các nhà đầu tư, người dân quá quen với các làn sóng đầu tư ăn theo quy hoạch và đã gặp nhiều bài học đắt giá như ở các đặc khu kinh tế, Mê Linh, Đông Anh… nên sẽ dè chừng. Trong góc nhìn của ông Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, việc Hà Nội đề xuất làm sân bay ở Ứng Hòa cũng giống như cách đây một số năm, TP.HCM đề xuất sân bay Long Thành và cũng có hiện tượng giá đất lên xuống, nhiều lần, thậm chí lừa đảo xảy ra trong giao dịch đất ở khu vực Long Thành. Lan Nhi
2020-12-15
Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
Loạt nhà đầu tư cạnh tranh 4 dự án khu đô thị sinh thái ở Đà Nẵng
https://cafebiz.vn/loat-nha-dau-tu-canh-tranh-4-du-an-khu-do-thi-sinh-thai-o-da-nang-20201215090218748.chn
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hồ sơ lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất để thực hiện 4 dự án khu đô thị sinh thái tại phía Tây thành phố. Theo kết quả sơ tuyển, có nhiều nhà đầu tư cùng trúng tuyển tại 4 dự án này. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng, UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất đối với 4 dự án khu đô thị sinh thái. Theo đó, 4 dự án này gồm: khu đô thị sinh thái phía bắc tuyến đường Hoàng Văn Thái; khu biệt thự sinh thái phía đông tuyến đường tránh nam hầm Hải Vân; khu biệt thự sinh thái phía tây tuyến đường tránh nam hầm Hải Vân và khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông. Các dự án này đều nằm quanh hai trục giao thông lớn là đường Hoàng Văn Thái nối dài và đường tránh Nam Hải Vân - Túy Loan, thuộc hai xã Hòa Sơn và Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Thời gian tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 4 dự án trên từ quý IV/2020 và quý I/2021. Theo kết quả sơ tuyển dự án khu biệt thự sinh thái phía Tây đường tránh Nam hầm Hải Vân, hiện có 2 nhà đầu tư trúng sơ tuyển gồm: Liên danh Công ty TNHH Olympia - Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời; Liên danh Công ty TNHH Xây dựng dân dụng Olympia - Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long. Loạt nhà đầu tư cạnh tranh 4 dự án biệt thự hơn hơn 3600 tỷ ở Đà Nẵng. Ảnh: Thanh niên. Tại 3 dự án còn lại là dự án khu đô thị sinh thái phía Bắc đường Hoàng Văn Thái, dự án khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông và dự án khu biệt thự sinh thái phía Đông đường tránh Nam hầm Hải Vân, có 3 nhà đầu tư trúng sơ tuyển ở cả 3 dự án. Gồm: Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland; Liên danh Công ty TNHH Olympia - Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời; Liên danh Công ty TNHH Xây dựng dân dụng Olympia - Công ty TNHH Mặt trời Hạ Long. Trước đó, tháng 2/2020, HĐND TP. Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã ban hành Nghị quyết số 290/NQ-HĐND về việc cho ý kiến chủ trương đầu tư dự án. Đến tháng 5, theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP. Đà Nẵng có văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án khu đô thị khu vực phía tây, tây bắc thành phố. Theo đó, việc chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án khu đô thị sinh thái trên tổng diện tích 4 khu đô thị là 344ha, thời gian thực hiện trong 50 năm. Tổng vốn đầu tư của 4 dự án hơn 3600 tỷ đồng. Cụ thể, khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông nằm tại xã Hòa Nhơn có quy mô gần 100ha với diện tích đồi núi, mặt nước hồ Trước Đông chiếm 26% (261000m2). Dự án sẽ có 92 khu đất biệt thự (484000m2), gần 20000m2 đất thương mại dịch vụ còn lại đất hạ tầng kỹ thuật, cây xanh thảm cỏ, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 770 tỷ đồng. Tiếp đó là dự án khu biệt thự sinh thái phía tây đường tránh nam hầm Hải Vân nằm tại xã Hòa Sơn có quy mô hơn 97ha, tổng mức đầu tư khoảng 1370 tỷ đồng, trong đó có 2.081 lô đất nhà ở (442000m2), đất trường học (56500m2), đất thương mại dịch vụ (41000m2). Dự án thứ 3 là khu biệt thự sinh thái phía bắc đường Hoàng Văn Thái nằm tại xã Hòa Sơn có quy mô 87ha, tổng mức đầu tư 919 tỷ đồng. Dự án quy hoạch 1979 lô đất (312000m2), đất giáo dục (36000m2), chợ (11600m2), trung tâm y tế (13000m2), đất thương mại dịch vụ (40400m2), đất thể dục thể thao (29000m2). Dự án cuối cùng là khu biệt thự sinh thái phía đông đường tránh nam Hải Vân nằm tại xã Hòa Sơn có diện tích hơn 60ha, tổng mức đầu tư 619 tỷ đồng. Dự án này gồm 773 lô đất ở, đất dành giáo dục (37000m2), thể thao (32000m2). Thành Vân
2020-12-15
Thành Vân
Kinh doanh
cafebiz
Hai dự án bệnh viện nghìn tỷ: 'Ngủ đông' đến khi nào?
https://cafebiz.vn/hai-du-an-benh-vien-nghin-ty-ngu-dong-den-khi-nao-2020121508405267.chn
Dự án xây dựng cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức với tổng mức đầu tư gần 10000 tỷ đồng khởi công xây dựng cuối năm 2014, được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động trong năm 2017. Tuy nhiên, cả 2 dự án này đã chậm tiến độ 3 năm. Dân đỏ mắt mong chờ Theo ghi nhận thực tế của PVTiền Phongnhững ngày đầu tháng 12, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 ở tỉnh Hà Nam vẫn trong trạng thái “ngủ say”. Xung quanh Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 là khu nhà ở liền kề đang tấp nập xây dựng, hoàn thiện. Các khu đô thị Nam Châu Giang, River Silk City, các lô đất trên đường Lê Đức Thọ, đường Lê Duẩn… đều có nhà đang được xây dựng. “Nhiều khách sạn cũng vừa hoàn thiện để đón bệnh nhân từ bệnh viện, nhưng cả năm vẫn chưa thấy bệnh viện đi vào hoạt động”, nhân viên một khách sạn cạnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 nói. Theo phản ánh của người dân, gần đây, hầu như không có hoạt động xây dựng ở cả 2 dự án bệnh viện. “Cứ bảo vài tháng khai trương, mà mấy năm rồi không thấy hoạt động”, một người dân ở gần khu vực xây dựng bệnh viện nói. Theo quan sát của PV, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã cơ bản hoàn thành, còn hạng mục nhà chính vẫn đang thi công, có cẩu tháp, nhưng hầu như không có công nhân. Bên ngoài có 1 bảo vệ túc trực. Cách đó vài trăm mét là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 (xã Liêm Tuyền, Phủ Lý, Hà Nam), trước cổng bệnh viện là bảng thông báo khoa Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tạm thời ngừng hoạt động từ ngày 30/3/2020. Nhân viên bảo vệ ở đây cho biết, giờ muốn khám chỉ có thể lên cơ sở 1 tại Hà Nội, sau đợt dịch, khoa Khám bệnh nghỉ tạm thời, chưa có thông báo bao giờ hoạt động lại. “Ở đây chỉ có 5 bảo vệ thay ca nhau trông”, nhân viên bảo vệ nói. Bà Đỗ Thị Nhung (50 tuổi, ở Vụ Bản, Nam Định) kể rằng, cuối năm 2018, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tổ chức khám từ thiện cho hơn 500 bệnh nhân. Thời điểm đó, ai cũng phấn khởi vì bệnh viện lớn đi vào hoạt động, giúp gia đình chăm sóc người nhà thuận lợi hơn, từ đây bắt xe về Nam Định cũng rất tiện. Tuy nhiên, sau lần khám đó, bệnh viện dừng tới tận cuối tháng 3/2019 mới hoạt động lại, gặp dịch COVID-19 lại tiếp tục dừng. Nguyên nhân chậm tiến độ Trao đổi với PVTiền Phong, đại diện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói rằng, Ban quản lý dự án y tế trọng điểm (Bộ Y tế) vẫn chưa bàn giao cơ sở 2 cho bệnh viện, do đó chưa có thông tin gì để phản ánh với báo chí. Khi được bàn giao, bệnh viện sẽ có phương án cụ thể về nhân lực đảm bảo khám chữa bệnh tại cơ sở 2. Trước đó, tại Kết luận kiểm tra, Bộ KH&ĐT chỉ ra nguyên nhân khiến 2 dự án bệnh viện lớn có tổng mức đầu tư gần 10000 tỷ đồng chậm tiến độ 3 năm so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các dự án được quản lý không theo loại hợp đồng đã được quy định (không theo hình thức tổng thầu EPC và cũng không theo mô hình truyền thống), gây nên nhiều khó khăn cho việc tổ chức quản lý, điều hành dự án. Các gói thầu được ký hợp đồng là dạng hợp đồng khung, nội dung chi tiết được triển khai theo các phụ lục và giá chi tiết hợp đồng được xác định sau khi có dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về công tác đấu thầu của 2 dự án, Bộ KH&ĐT cho biết, từ năm 2014 - 2016 đã hoàn thành đấu thầu toàn bộ hạng mục xây dựng và lắp đặt thiết bị xây dựng công trình của 2 dự án theo hình thức gói thầu hỗn hợp. Tuy nhiên, việc áp dụng hình thức đấu thầu gói thầu hỗn hợp thiết kế và thi công, căn cứ mời thầu là tổng mức đầu tư nên nhiều nội dung còn sơ lược, chưa chi tiết, nhất là khối lượng xây dựng, điều kiện hợp đồng, mẫu hợp đồng dẫn đến khó khăn khi mời thầu, ký kết hợp đồng cũng như thực hiện hợp đồng. Cuối tháng đưa 2 phòng khám vào hoạt động? Chiều 14/12, trao đổi với Tiền Phong, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: “Dự kiến, cuối tháng 12 này, hai phòng khám đa khoa thuộc cơ sở 2 của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai sẽ đi vào hoạt động, chậm nhất là tháng 1/2021. Hiện có hơn 40 trang thiết bị chuẩn bị sẵn sàng để lắp đặt, bàn giao ngay sau khi khu khám bệnh cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai hoạt động trở lại. Còn Bệnh viện Việt Đức sẽ cố gắng đấu thầu sớm, nhưng nếu chưa xong, chúng tôi sẽ yêu cầu chuyển thiết bị xuống để lắp đặt phục vụ người bệnh”. Hai phòng khám sẽ được lắp đặt đầy đủ thiết bị hoàn chỉnh, bao gồm các máy xét nghiệm, máy chụp X-quang, máy chụp cộng hưởng từ siêu âm... Khó khăn, vướng mắc nhất hiện nay dẫn đến việc hai dự án này chậm tiến độ là việc thanh toán cho nhà thầu vẫn còn rất chậm, ông Sơn nói. Nếu thanh toán xong kinh phí thì thời gian hoàn thiện công trình theo các nhà thầu đưa ra là 3-6 tháng. Do đó, trước thời gian này, cả hai bệnh viện cơ sở 2 đều chưa thể hoạt động tất cả các khoa phòng. Thái Hà Trần Hoàng
2020-12-15
Trần Hoàng
Kinh doanh
cafebiz
Giữa cơn sốt đất nền, chuyên gia chỉ cách định giá BĐS để tránh “tiền mất tật mang”
https://cafebiz.vn/giua-con-sot-dat-nen-chuyen-gia-chi-cach-dinh-gia-bds-de-tranh-tien-mat-tat-mang-20201214232403373.chn
Về dài hạn, nhà đầu tư cần tránh vội vàng và có quyết định phù hợp sau khi cân nhắc các yếu tố quan trọng về giá trị tài sản và tránh tâm lý đám đông. Trong bối cảnh khó khăn vì dịch bệnh, đất nền vẫn là kênh đầu tư được nhiều người ưu ái. Thời gian gần đây, hoạt động mua bán đất nền rục rịch trở lại, các giao dịch diễn ra khá nhộn nhịp, đặc biệt tại vùng ven. Nhận định về cơn sốt dịch chuyển đầu tư đất nền từ khu vực nội thành sang các khu vực vùng ven, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chínhSavillsHà Nội, cho biết:“Quỹ đất khu vực nội thành đang dần hạn hẹp và thủ tục pháp lý đầu tư còn phức tạp, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư. Đang có không ít các dự án đang dần phát triển tại các khu vực ngoại thành và các tỉnh lân cận, với cơ sở hạ tầng tốt hơn, tạo điều kiện thu hút nhà đầu tư với đất nền. Do đó, khi thị trường đất nền ghi nhận có nhiều mức giá, nhà đầu tư cần có khả năng so sánh, định giá và đánh giá đúng giá trị của lô đất nền”. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội Theo bà Vân, trên bình diện định giá một tài sản đất nền, có hai tình huống đặt ra cho các nhà đầu tư: (1) Làm thế nào xác định giá trị của mộtdự án phát triển đất nền ở khu vực ngoại thành quy mô diện tích trên 1000m2 đã có phê duyệt quy hoạch và đã hoàn thành nghĩa vụ về tiền sử dụng đất? (2) Làm thế nào xác định giá trị của mộtlô đất ở nhỏ lẻ với diện tích thông thường dưới 100m2 nằm bên ngoài khu đô thị mới ở khu vực ngoại thành? Ở mỗi trường hợp, các nhà đầu tư có thể áp dụng những phương pháp khác nhau để bước đầu định giá đúng giá trị thực của lô đất. Với tình huống đầu tiên, bà Hồng Vân gợi ý hai phương pháp xác định giá trị như sau. Thứ nhất,phương pháp so sánh. Cụ thể, người định giá phải tìm được ít nhất 3 so sánh trên thị trường tương đồng về quy mô diện tích, vị trí, phê duyệt phát triển, thời hạn sử dụng đất... Sau đó, tiến hành điều chỉnh các khác biệt dựa trên những yếu tố kể trên và lập luận các điều chỉnh dựa trên các bằng chứng thị trường. Từ đó quy ra giá trị trên một mét vuông đất. Thứ hai,phương pháp giá trị đất thặng dư. Dựa vào phê duyệt phát triển để giả định các doanh thu và chi phí ước tính liên quan đến việc phát triển dự án, từ đó xác định giá trị đất thặng dư. Đối với ước tính doanh thu, người định giá sẽ phải xác định giá bán, tỷ lệ tăng giá, lịch thu tiền, tốc độ bán dựa trên các dữ liệu thị trường của các dự án tương đồng đang chào bán trên thị trường. Đối với ước tính chi phí, người định giá phải xác định đơn giá xây dựng trên đơn vị, thời gian xây dựng, tỷ lệ lạm phát, chi phí lãi vay các số liệu này cũng được ước tính theo dữ liệu thị trường. Do dòng tiền doanh thu và chi phí sẽ sẽ kéo dài theo thời gian và chịu ảnh hưởng bởi lạm phát nên người định giá phải xác định mức tỷ lệ chiết khấu thị trường cho loại tài sản này, để chiết khấu toàn bộ dòng tiền về hiện tại. Giá trị ước tính từ phương pháp này phản ánh việc nhà đầu tư có thể chấp nhận trả bao nhiêu cho dự án với phê duyệt phát triển đã có. Sau đó, có thể so sánh tương quan kết quả giữa 2 phương pháp để tìm ra định giá gần đúng nhất. Đối với tình huống số 2, do giao dịch đối với các diện tích đất nhỏ lẻ khá phổ biến trên thị trường nên có thể áp dụng phương pháp so sánh. Đối với những khu vực có hiện tượng tăng giá ảo, nhà đầu tư cần kiểm tra và xác định dựa trên các giao dịch thực thay vị dựa trên các giá chào trên thị trườngdo giá chào thường bị đẩy lên khá cao. Ngoài ra, phảiso sánh với những lô đất tương tự nằm bên ngoài các khu đô thị mới phát triển thay vì so sánh với giá đất ở đang chào bán trong khu đô thịnằm ngay sát bên. Phó Giám đốc Bộ phận Định giá và Tư vấn Tài chính Savills Hà Nội nhận định, trên thực tế, có không ít người mua đất nền ở ngoại thành không căn cứ vào giá trị thực. Về dài hạn, khi dòng tiền tiếp tục có xu hướng đổ về thị trường đất nền, nhà đầu tư cần tránh vội vàng và có quyết định phù hợp sau khi cân nhắc các yếu tố quan trọng về giá trị tài sản và tránh tâm lý đám đông. Ngọc Diệp
2020-12-15
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
VnDirect: Nền kinh tế Việt Nam tự tin bước vào năm 2021
https://cafebiz.vn/vndirect-nen-kinh-te-viet-nam-tu-tin-buoc-vao-nam-2021-20201216143609201.chn
Mới đây CTCP Chứng khoán VnDirect công bố báo cáo phân tích Chiến lược đầu tư 2021. Báo cáo đưa ra những nhận định tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như các ngành nghề. Tự tin bước vào năm 2021 VnDirect dự báo GDP của Việt Nam tăng 7,1% so với cùng kỳ trong năm 2021, với tăng trưởng tích cực ở tất cả các ngành. Nền tảng vĩ mô sẽ tiếp tục được gia cố vững chắc với thặng dư thương mại cũng như dự trữ ngoại hối ở mức cao và áp lực lạm phát thấp. Theo quan điểm của VnDirect, những yếu tố này có thể giúp Việt Nam chống chịu tốt những rủi ro từ bên ngoài và đem đến sự hỗ trợ mạnh mẽ cho ổn định tỷ giá. Với kỳ vọng nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát và đẩy lùi nhờ vắcxin. Hiện nay, có rất nhiều loại vắc-xin đang được phát triển trên thế giới và dự kiến sản xuất thương mại từ đầu năm 2021. VnDirect kỳ vọng rằng việc tiêm chủng vắc-xin sẽ giúp đẩy lùi COVID-19 trên toàn cầu, từ đó tạo ra tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới từ năm tới. Cụ thể, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, sẽ giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị phá hủy một phần do tác động của COVID-19 cũng như giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nối lại các chuyến bay quốc tế với mục đích thương mại sẽ thúc đẩy sự hồi phục của ngành du lịch, một trong hai động lực tăng trưởng chính của ngành dịch vụ Việt Nam trong năm 2021, bên cạnh sự phục hồi của tiêu dùng nội địa. Công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tăng mạnh trong năm 2021 do (1) Chính phủ tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát thấp trong năm tới và (2) vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục hồi trong năm 2021 nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi hơn sau khi đại dịch COVID19 được kiểm soát. Dự báo ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8,8% so với cùng kỳ trong năm 2021 VnDirect tin tưởng vào sự phục hồi bền vững của ngành công nghiệp và xây dựng và đưa ra mức dự phóng tăng trưởng 8,8% svck trong năm 2021 dựa vào các yếu tố sau: • Việc mở cửa các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu và Nhật Bản sẽ giúp thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm như máy tính, điện thoại, máy móc và thiết bị. • Trong năm vừa qua, chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kích hoạt làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia mới nổi khác. Dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu kể từ cuối năm 2019 đến nay càng chứng tỏ tính cấp thiết và thúc đẩy xu hướng trên. Ngày càng có nhiều Chính phủ và các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới nhận thức được mức độ rủi ro nghiêm trọng của việc phụ thuộc chuỗi cung ứng của họ vào chỉ một quốc gia, một thị trường chủ chốt. Trong bối cảnh Trung Quốc đang dần đánh mất hình ảnh và sự ưu tiên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang nổi lên là một trong những lựa chọn thay thế lý tưởng nhờ lợi thế lớn về mặt địa lý khi Việt Nam nằm gần chuỗi sản xuất đặt tại miền Nam Trung Quốc. Hơn thế nữa, trong 11 tháng đối phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã chứng minh cho cả thế giới thấy được năng lực đối phó với khủng hoảng và các sự kiện bất ngờ (black swan) một cách ấn tượng khi vừa ngăn chặn đà lây lan của đại dịch, vừa đảm bảo sức khỏe của người dân và đồng thời duy trì được chuỗi sản xuất hoạt động liên tục. Điều đó càng thu hút và thúc đẩy các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới có ý định đặt nhà máy tại Việt Nam khi dịch COVID-19 qua đi. Một số doanh nghiệp đa quốc gia đã thông báo kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tư ở Việt Nam, có thể kể đến như Google, Microsoft, HP và Dell. Cụ thể, Microsoft dự định ra mắt mẫu sản phẩm Surface mới ở Việt Nam trong khi HP và Dell có kế hoạch chuyển giao 30% sản lượng máy tính của doanh nghiệp sang các nước Đông Nam Á, trong đó Việt Nam đang đứng đầu danh sách. Sự dịch chuyển của các doanh nghiệp đa quốc gia lớn vào Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy các nhà cung cấp của họ xây dựng nhà máy tại Việt Nam, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị tại Việt Nam và củng cố động lực tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất. •  Lĩnh vực xây dựng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn trong năm 2021 do Chính phủ tiếp tục thúc đẩy giải ngân các khoản đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế đối phó với đại dịch Covid-19 và các công ty tư nhân dự kiến sẽ tham gia nhiều hơn vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đoạn phía Đông đường cao tốc Bắc Nam và sân bay quốc tế Long Thành (giai đoạn 1). Dự báo ngành dịch vụ tăng 7,1% so với cùng kỳ trong năm 2021 Theo báo cáo của Nielsen, Việt Nam đứng thứ nhất thế giới về xu hướng tiết kiệm và thứ 2 thế giới về mức độ lạc quan tiêu dùng trong Q2/20. Cụ thể, mức độ lạc quan của người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Ấn Độ) với chỉ số niềm tin người tiêu dùng đạt 117 điểm trong Q2/20 - mặc dù đã giảm 9 điểm sv quý trước. Việt Nam thuộc 12 trong số 68 thị trường được khảo sát có mức điểm trên 100, ngưỡng trên 100 được coi là tích cực trong khi dưới ngưỡng 100 cho tín hiệu tiêu cực về mức độ sẵn sàng chi tiêu của người dân. Trong khi đó, chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn cầu giảm 14 điểm xuống 92 điểm trong Q2/20 từ mức 106 điểm trong Q1/20, ghi nhận mức giảm theo quý lớn nhất kể từ khi Nielsen bắt đầu tính toán chỉ số này từ Q1/05. Mức giảm trên cũng lớn gấp đôi sv mức sụt giảm của chỉ số này trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09. Trong báo cáo này, Việt Nam cũng đứng đầu toàn cầu về xu hướng tiết kiệm, tiếp theo là Hồng Kông và Singapore. Sự kết hợp giữa mức độ lạc quan và xu hướng tiết kiệm cao của người dân là nền tảng vững chắc cho sự phục hồi nhanh của cầu tiêu dùng nội địa cũng như nguồn vốn đầu tư toàn xã hội sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát. Nền kinh tế đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của doanh số bán lẻ trong Q3/20 sau khi đợt bùng phát dịch thứ 2 ở Việt Nam được kiểm soát. Theo TCTK, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 4,5% so với cùng kỳ trong Q3/20, từ đó cho thấy nhu cầu tiêu dùng của Việt Nam được duy trì trong bối cảnh đại dịch. Dự báo ngành dịch vụ sẽ tăng 7,1% so với cùng kỳ trong năm 2021 chủ yếu nhờ tiêu dùng trong nước phục hồi. Cụ thể, tiêu dùng sẽ phục hồi trở lại về mức tăng trước trước đại dịch với tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng dự kiến tăng 8,5-9% svck trong năm 2021 nhờ các yếu tố sau: 1) tăng trưởng thu nhập cải thiện trong năm 2021 nhờ duy trì tăng trưởng GDP danh nghĩa và lạm phát thấp, 2) sự trở lại của ngành du lịch sau khi các chuyến bay quốc tế được cấp phép khai thác cho mục đích thương mại trở lại tính từ cuối quý Q1/21, dẫn đến sự phục hồi mạnh mẽ của các dịch vụ du lịch, lưu trú và ăn uống, 3) lớp dân số trẻ có mức sống cao hơn và hiểu biết về công nghệ tăng lên và 4) đô thị hóa gia tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng ở các khu vực chuyển lên thành thị. Thảo Nguyên
2020-12-16
Thảo Nguyên
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Lo ngại sốt đất ăn theo Thành phố Thủ Đức
https://cafebiz.vn/lo-ngai-sot-dat-an-theo-thanh-pho-thu-duc-20201216211129748.chn
Thị trường bất động sản luôn nhạy cảm với quy hoạch, nếu không được kiểm soát kịp thời, sốt đất có thể xảy ra và để lại nhiều hệ lụy cho thị trường bất động sản TP Thủ Đức. Mới đây, UBTV Quốc Hội đã thông qua nghị quyết thành lập TP Thủ Đức thuộc TP HCM. Theo đó, TP này được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 3 quận Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức. Sau khi thành lập, TP này có tổng diện tích trên 211 km2, quy mô dân số hơn 1 triệu người. Dự kiến đóng góp 30% GDP TP HCM và 7% GDP cả nước. Thúc đẩy thị trường bất động sản Mặc dù đến 1/1/2021 quyết định này mới có hiệu lực, thế nhưng cách đây vài tháng khi đề án thành lập đang được đưa ra bàn thảo luận, thị trường bất động sản TP Thủ Đức đã tăng nhiệt vượt khu trung tâm. TP Thủ Đức sẽ là động lực thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản Theo dữ liệu báo cáo của Batdongsan.com.vn, trong quý III/2020, trung bình mỗi tuần có gần 2000 tin rao bán liên quan đến khu vực được quy hoạch trung tâm hành chính, kinh tế của TP Thủ Đức như phường Linh Trung (quận Thủ Đức), khu Tam Đa (quận 9) và phường Trường Thọ (quận 9), mức giá tăng thêm từ 2 - 3%. Xét về biên độ tăng giá nhà đất, so sánh với cùng kỳ 2019, mức tăng giá chung cư ở các quận thuộc khu Đông vào khoảng 8% trong khi mức độ tăng giá căn hộ trung bình khu trung tâm TP.HCM chỉ 5%. Ông Nguyễn Quốc Anh - Phó TGĐ Batdongsan.com.vn cho rằng, việc thành lập TP. Thủ Đức đã đẩy mạnh tâm lý đầu tư ở khu vực này. Đặc biệt, sự phát triển của TP Thủ Đức sẽ không chỉ tác động tới BĐS của TP.HCM mà còn ảnh hưởng đến đô thị vệ tinh là Bình Dương và Đồng Nai. Đây sẽ là tín hiệu rất tốt cho thị trường BĐS khu Đông, trên nền tảng sẵn có tiềm năng. Nguy cơ thổi giá Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lo ngại rằng các nhà đầu tư, cò đất sẽ thổi giá BĐS quá cao ở những khu vực được dự kiến là trung tâm thành phố. Ngoài ra tình trạng ăn theo quy hoạch cũng sẽ gây nên những hệ lụy về giá BĐS. Đồng quan điểm, theo ghi nhận của Công ty DKRA Việt Nam, hiện mặt bằng giá chung của thị trường TP Thủ Đức đã có sự tăng mạnh khi giá chung cư dao động ở mức 40 - 80 triệu đồng/m2, đất nền là khoảng 200 triệu đồng/m2. Trung bình, giá nhà xây sẵn không dưới 9 tỷ đồng và nhà phố dự án có thể lên tới 22 tỷ đồng/m2. Ở các khu vực vốn chủ yếu là đất nông nghiệp, đất công cây hàng năm cũng đang được thổi giá với mức 20 - 22 triệu đồng/m2, trong khi đó từ lâu chỉ nằm ở mức 15 triệu đồng/m2. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D, Công ty DKRA Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản vốn rất nhạy cảm với quy hoạch, do đó giá bán có thể còn tăng mạnh ở cả thị trường thứ cấp. Tôi e rằng, trong 5 năm nữa, khu vực này sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện, ông Hoàng lo ngại. Trong khi đó, một số chuyên gia cũng cho rằng khi phát triển TP Thủ Đức, cần rút ra các bài học từ các khu đô thị phía Nam đã từng. Đơn cử như KĐT mới Thủ Thiêm cũng từng được kỳ vọng sẽ hiện đại như phố Đông Thượng Hải (Trung Quốc), tuy nhiên, sau khi triển khai đã bị can thiệp tùy tiện điều chỉnh dành đất cho các dự án BĐS tư nhân. Kết quả là dự án trì trệ, khiếu nại kéo dài, đến nay vẫn không dứt. Theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM Lê Hoàng Châu, chính quyền TP HCM cần có giải pháp để tạo cơ hội cho những người dân sống lâu năm tại các quận trên phải được hưởng lợi trước nhất, tránh để họ bán lúa non. Đồng thời, phải tạo ra cơ hội như có quỹ đất lớn để đón các nhà đầu tư tầm cỡ nhằm phát triển các dự án mang tính đồng bộ, có tiềm năng để góp phần thúc đẩy phát triển chung của TP mới. Đặc biệt, cần minh bạch các thông tin quy hoạch để mọi người dân nắm càng nhanh càng tốt, hạn chế việc đầu cơ, gây sốt ảo trên thị trường BĐS. Theo Diệu Hoa
2020-12-16
Theo Diệu Hoa
Kinh doanh
cafebiz
Giá nhà “bỏng tay”, dân nghèo chỉ biết ngóng chính sách
https://cafebiz.vn/gia-nha-bong-tay-dan-ngheo-chi-biet-ngong-chinh-sach-20201216201144967.chn
Giá nhà quận trung tâm Hà Nội tăng 33 lần sau 18 năm. Con số khiến nhiều người giật mình và lo lắng không biết độ “bỏng tay” trong tương lai còn đến mức nào. Trung bình giá rao bán một căn hộ chung cư bình dân tại Hà Nội là khoảng 25 triệu/m2, theo báo cáo thị trường của Batdongsan.com.vn . Còn tại TP.HCM, để mua được một căn hộ bình dân, người mua phải chuẩn bị một khoản tiền là 32 triệu/m2 - tương đương với một căn hộ trung cấp ở Thủ đô. Năm 2002, nhà mặt phố ở quận Hoàn Kiếm có giá bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2 nhưng đến năm 2020, mức giá này đã lên tới 360 triệu đồng/m2 Người dân sốt ruột... Thử làm một phép toán cho những người trẻ thu nhập trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng, tiền tiết kiệm mỗi tháng là 10 triệu đồng, muốn mua một căn hộ bình dân 60m2. Dựa theo mức giá rao bán trung bình mà Batdongsan.com.vn tính toán, để mua được căn hộ tại Hà Nội, người trẻ cần 12,5 năm, còn tại TP.HCM sẽ là 16 năm. Đó là chưa kể giá nhà sẽ tăng lên trong khoảng thời gian này và tốc độ tăng thu nhập không đuổi kịp tốc độ tăng giá nhà. Chưa kể tại các quận trung tâm ở Hà Nội, giá nhà mặt phố như ở quận Hoàn Kiếm đã tăng 33 lần so với năm 2002, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết. Cụ thể, năm 2002, nhà mặt phố ở quận Hoàn Kiếm có giá bình quân khoảng 11 triệu đồng/m2 nhưng đến năm 2020, mức giá này đã lên tới 360 triệu đồng/m2. Nhiều người chật vật kiếm tiền, tiết kiệm để hơn chục năm trời mới mua được nhà. Trong khi đó, có những đại gia nắm trong tay hàng loạt bất động sản, họ coi đây là một hình thức tích lũy tài sản. Hay giới đầu cơ cũng chơi chiêu, mua đi bán lại để kiếm chênh, đẩy giá nhà đất đã cao lại càng cao hơn. Dân nghèo như tôi hàng ngày đọc tin về giá nhà đất, nơi này tăng, nơi kia sốt mà chẳng biết phải làm thế nào để nhanh mua được nhà. Kiếm tiền đâu có dễ. Chẳng lẽ cứ để giá tăng theo thời gian như thế này thì biết khi nào chúng tôi mới mua được nhà, còn đời con cháu chúng tôi không biết ra sao. Người giàu thì cứ giàu lên, người nghèo lại ngày càng nghèo. Không biết Nhà nước có giúp ổn định giá nhà không, anh Mạnh - người đang ấp ủ giấc mơ sở hữu một căn chung cư bình dân 2 phòng ngủ tại Hà Nội cho hay. Kiểm soát giá nhà đất, chống đầu cơ Sốt ruột nhìn giá nhà đất tăng qua từng năm, nhiều người ôm giấc mơ mua nhà chỉ biết trông ngóng vào sự kiểm soát của Nhà nước để bình ổn giá, hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản đẩy giá lên cao. Một trong những biện pháp đã từng được đề xuất trước đó là đánh thuế ngôi nhà thứ 2, thứ 3… Dự báo giá bất động sản 3 tháng cuối năm 2020 Mới đây, tại hội thảo Phát triển thị trường bất động sản nhà ở minh bạch, bền vững thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực cũng đề cập đến vấn đề này. Theo TS Cấn Văn Lực, nhu cầu về nhà ở giai đoạn 2021-2030 sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị có thể tăng lên khoảng 45% vào năm 2030, đòi hỏi mỗi năm tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Nhu cầu nhà ở gia tăng nhưng chính sách thuế và phí hiện vẫn chưa phát huy hiệu quả chức năng điều tiết và định hướng thị trường. Chẳng hạn, thuế tài sản đất phi nông nghiệp còn thấp (khoảng 0,03%) là điều kiện để gia tăng hoạt động đầu cơ bất động sản. Do đó, ông Cấn Văn Lực cho rằng cần nghiên cứu có chính sách thuế BĐS thứ 2, 3... để giảm đầu cơ, tăng thu ngân sách. Bên cạnh đó, để hoàn thiện chính sách thuế, phí nhằm điều tiết thị trường, vị chuyên gia này cũng cho rằng cần xem xét các mức thuế được điều chỉnh theo vùng miền; điều chỉnh mức thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho phù hợp với thông lệ quốc tế (từ 0,2-1%)... Nhìn tại một số quốc gia khác trên thế giới, chính sách thuế, phí cũng được áp dụng hiệu quả để kiểm soát giá nhà đất. Chẳng hạn, Singapore cũng từng có thời kỳ thị trường phát triển quá nóng khiến giá bất động sản tăng vọt, người dân không thể mua nhà trong khi nhiều người khác lại sở hữu 5-7 bất động sản để đầu cơ. Để kiểm soát giá nhà, Chính phủ nước này nhanh chóng áp dụng giải pháp đánh thuế ngôi nhà thứ 2. Cụ thể, bất cứ người dân Singapore nào cũng phải trả phí 7% giá trị bất động sản cho căn nhà thứ 2, 10% cho căn nhà thứ 3. Người nước ngoài khi mua nhà phải trả 15% cho mọi bất động sản. Về phía người bán, nếu mua và bán ngay trong năm mua thì phải đóng thuế là 16%; bán vào năm thứ hai đóng thuế 12%; năm thứ ba là 8% và năm thứ 4 đóng 4%. Hay tại Anh, thuế bất động sản được chia thành thuế cho nhà thứ nhất và thuế cho nhà thứ hai trở đi. Mức thuế cho căn nhà thứ nhất được tính lũy tiến 5 bậc dựa trên giá trị nhà, từ mức 0-12%. Với bất động sản thứ 2, mức thuế vẫn gồm 5 bậc lũy tiến, nhưng từ mức 3-15%. Đề xuất đánh thuế căn nhà thứ 2 đã từng được đưa ra bàn luận từ những năm trước nhưng vẫn có nhiều ý kiến phản đối do có thể làm xáo trộn thị trường và kéo theo nhiều hệ lụy. Nhiều ý kiến cho rằng nếu thực hiện thì cũng cần có lộ trình rõ ràng. Người mua nhà vẫn chỉ biết cố gắng tiết kiệm và ngóng chờ... Khánh Trang
2020-12-16
Khánh Trang
Xã hội
cafebiz
Chuyên gia Savills: Thành phố Thủ Đức đang là “cú hích” lớn đến thị trường BĐS
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-savills-thanh-pho-thu-duc-dang-la-cu-hich-lon-den-thi-truong-bds-20201216163936529.chn
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, việc thành lập TP Thủ Đức sẽ là cú hích thúc đẩy phát triển ở phía Đông Tp.HCM, để khu vực này trở thành thành phố năng động, đóng góp vào nền kinh tế và ngân sách nhà nước. Cú hích lớn đối với bất động sản Chia sẻ về lực đẩy từ câu chuyện thành lập Tp.Thủ Đức, ông Khương cho rằng, trước hết, chúng ta cần điểm lại những điều kiện tiên quyết, những yếu tố để hình thành nên một đô thị, khi đề cập đến việc TP.Thủ Đức đã đủ điều kiện để có thể phát huy được sự kỳ vọng của Chính phủ cũng như là chính quyền Tp.HCM. Thứ nhất là ý chí và quyết tâm về chính trị. Thứ hai là nguồn lực, bao gồm 2 vấn đề chính là năng lực tài chính và năng lực triển khai. Tôi nhận thấy, đối với việc triển khai một thành phố trong thành phố để đạt được kỳ vọng là đóng góp vào ngân sách Tp.HCM cũng như là ngân sách quốc gia, bài toán về nguồn lực và năng lực tài chính phải cần được làm rõ, để chúng ta hiện thực hoá nó thay vì chỉ đổi tên từ quận Thủ Đức thành TP.Thủ Đức và sáp nhập các quận với nhau, ông Khương nhấn mạnh. Vị chuyên gia này cho rằng, năng lực đầu tư vào TP.Thủ Đức rất quan trọng, gồm cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội. Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là một bài toán lớn, phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc, chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị. Đô thị đó phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa Thủ Đức và các tỉnh lân cận. TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Savills Việt Nam Cuối cùng là năng lực triển khai, thực hiện và giám sát ngân sách như thế nào. Nếu chúng ta thực hiện được những điều này, theo ông Khương đây sẽ là cú hích lớn vào Tp. HCM nói riêng và quốc gia nói chung trong việc đóng góp và thúc đẩy phía Đông TP.HCM, để trở thành một thành phố năng động và đóng góp vào nền kinh tế, vào ngân sách nhà nước. Hiện nay, yếu tố về ý chí chính trị đã có, chúng ta chỉ cần xem lại năng lực tài chính, năng lực triển khai và thực hành. Thời gian gần đây, chúng ta đang có những hoạch định về cơ cấu dân số, nguồn lực,… nhưng để đạt được những kỳ vọng trên thì phải cần nguồn lực lớn và quyết tâm trong việc giám sát và thực thi. Bản thân Bình Dương là một trong những tỉnh thành có nhiều thành phố trong thành phố nhất ở Việt Nam, chứng tỏ rằng khả năng thu hút vốn đầu tư, thu hút được người dân về sinh sống học tập và làm việc của họ rất tốt, ông Khương nhấn mạnh. Vị chuyên gia này cũng bày tỏ quan điểm, trong trường hợp chúng ta chưa sẵn sàng về mọi thứ thì việc xây dựng một đô thị như trên là điều còn cần phải cân nhắc vì khi ngân sách nhà nước bị giới hạn thì việc hợp tác về công tư, kêu gọi những nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, thúc đẩy là điều cần thiết. Chẳng hạn, trước đây chúng ta kỳ vọng Thủ Thiêm là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của Tp.HCM, nhưng đến nay chúng ta mất hơn 20 năm, và đây chính là một bài học lớn mà chúng ta cần phải lưu ý. Sẽ có những tiêu cực liên quan đến vấn đề BĐS, do đó, để có thể phát triển đô thị và đạt được kỳ vọng thì việc minh bạch trong ngân sách, triển khai cũng như kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đóng góp nguồn lực, năng lực tài chính vào Thủ Đức rất quan trọng và cũng là thử thách đối với chính quyền của Thủ Đức cũng như là của Tp.HCM. Làm gì để có những đột phá về kinh tế, đô thị? Theo ông Khương, để Thủ Đức có những đột phá về kinh tế, đô thị thì còn tuỳ thuộc vào quyết tâm theo đuổi của các cơ quan ban ngành trong việc thực thi những chủ trương của Chính Phủ đã đề ra. Trong trường hợp này, nó liên quan mật thiết đến nền kinh tế, trong đó, nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành là làm sao đưa Thủ Đức lên thành một trung tâm kinh tế, như vậy thì các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mới có thể thấy được cơ hội để họ đầu tư vào sản xuất, dịch vụ. Để phát triển thành đô thị thì không đơn thuần chỉ xây dựng con đường và bán BĐS, cũng không phải để người dân mua BĐS để bán lại, phải làm sao để Thủ Đức trở thành trung tâm kinh tế, dịch vụ để người dân có thể về đó sinh sống và làm việc, có đồng lương thu nhập. Theo ông Khương, chúng ta đã giải quyết được bài toán cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội nhưng bài toán khó nhất là kinh tế, thu nhập bình quân. Tại Tp.HCM, GDP bình quân đầu người mỗi năm đều rơi vào khoảng 3-4 nghìn đô, thì bài toán đặt ra là thu nhập bình quân của người dân khi về Thủ Đức sinh sống sẽ là bao nhiêu. Cụ thể hơn, nếu người chồng hoặc người vợ làm việc ở Tp.HCM, người còn lại làm tại Thủ Đức thì công việc ở đâu ra? Thu nhập như thế nào? Đây chính là bài toán lớn mà khi làm quy hoạch chúng ta phải lưu ý đến, cần phải liên kết đến vấn đề về kinh tế ngoài quốc doanh để thúc đẩy nội lực của Thủ Đức như kỳ vọng của Chính Phủ cũng như là các cơ quan ban ngành. Thời điểm này đã phù hợp để hình thành mô hình thành phố trong thành phố, ông Khương cho rằng, câu chuyện xây dựng được một đô thị là câu chuyện của nhiều thế hệ, và nó phải cần mang tính kế thừa. Chẳng hạn, một nhiệm kỳ lãnh đạo sẽ là 4-5 năm, thì việc mang tính kế thừa để tiếp nối những định hướng, của Chính Phủ, của những người đi trước là điều cần thiết. Đó là lý do vì sao chúng ta phải nhìn xa ra những thành phố khác, chẳng hạn như Paris, Vancouver, Tokyo, Seoul,… đều là những đô thị được phát triển dựa trên tính kế thừa trong nhiều năm. Còn về vấn đề thời điểm, với tốc độ phát triển, đô thị hoá của Việt Nam nói chung và Tp.HCM, Hà Nội nói riêng thì đây cũng là cơ hội để chúng ta có thể tạo ra những đối trọng trong những thành phố với nhau, nhưng đây là câu chuyện của 20 năm, 30 năm,… và phải qua nhiều đời lãnh đạo khác nhau, mang tính kế thừa và xuyên suốt những chỉ đạo của Chính Phủ. Nếu không mang tính kế thừa thì chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn cho người làm kinh doanh ở mỗi thời điểm khác nhau, chuyên gia Savills chia sẻ. Bảo Anh
2020-12-16
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
Hà Nội lên tiếng về đề nghị cấp ‘sổ đỏ’ dự án có hàng trăm căn hộ trái phép
https://cafebiz.vn/ha-noi-len-tieng-ve-de-nghi-cap-so-do-du-an-co-hang-tram-can-ho-trai-phep-20201216145516295.chn
UBND TP Hà Nội cho biết, hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP đang điều tra vụ án “Lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại dự án CT6 Kiến Hưng. Do đó, sau khi có kết quả điều tra, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND quận Hà Đông để kiểm tra giải quyết liên quan đến việc cấp sổ đỏ và bàn giao chi phí bảo trì cho cư dân sinh sống tại đây. Liên quan đến kiến nghị việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý để cấp sổ và bàn giao chi phí bảo trì cho cư dân sinh sống dự án chung cư CT6C phường Kiến Hưng (quận Hà Đông) do Công ty Cổ phần sản xuất - xuất nhập khẩu Bemes là chủ đầu tư, UBND TP Hà Nội cho biết, từ tháng 5/2018, Sở Xây dựng đã kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư tại Dự án Tổ hợp chung cư cao cấp và thương mại (CT6) phường Kiến Hưng. Dự án được đầu tư xây dựng năm 2011, thời điểm thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2005, Nghị định số 71 (năm 2010) của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, chủ đầu tư phải có trách nhiệm xác định kinh phí bảo trì 2% của người mua nhà theo quy định của pháp luật về nhà ở. Tuy nhiên, khi bán nhà, công ty chưa thu kinh phí bảo trì 2% của người mua nhà (trong hợp đồng mua bán không thể hiện nội dung này). “Việc chủ đầu tư chưa thu kinh phí bảo trì là chưa thực hiện đúng quy định của Luật Nhà ở, Nghị định số 71 (năm 2010) của Chính phủ. Trường hợp chủ đầu tư không thu được kinh phí bảo trì 2% thì phải trích kinh phí của chủ đầu tư để nộp cho Ban quản trị nhà chung cư theo quy định tại khoản 4 Điều 108 của Luật Nhà ở”, UBND TP Hà Nội cho biết. UBND TP cũng cho biết, tại buổi kiểm tra đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư thực hiện thu nộp kinh phí bảo trì 2% và bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư theo quy định. Đến nay chủ đầu tư chưa thực hiện việc bàn giao kinh phí bảo trì 2% theo quy định của Luật Nhà ở cho Ban quản trị nhà chung cư. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cho hay, hiện nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đang điều tra vụ án “Lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại dự án CT6 Kiến Hưng. Vì vậy, sau khi có kết quả điều tra, Sở Xây dựng sẽ phối hợp với UBND quận Hà Đông để kiểm tra giải quyết. Trước đó, liên quan đến những sai phạm tại dự án chung cư CT6, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với người điện pháp luật của Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes. Đồng thời cũng khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Uyển (SN 1964), Chủ tịch UBND phường Kiến Hưng; Vương Đăng Quân - nguyên phó chánh Thanh tra Xây dựng quận Hà Đông và Mai Quang Bài - cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng quận Hà Đông để điều tra những sai phạm liên quan. Cả ba bị can bị khởi tố để điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, ông Lê Cường, Bí thư Quận ủy Hà Đông bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do liên quan đến một số sai phạm trật tự xây dựng diễn ra trên địa bàn quận Hà Đông thời điểm ông này đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông, trong đó có dự án CT6 Kiến Hưng. Được biết, dự án chung cư CT6, do Công ty CP Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bemes làm chủ đầu tư được quy hoạch thiết kế được duyệt là 2 tòa, gồm CT6A và CT6B. Tuy nhiên, trong thực tế, chủ đầu tư đã tự ý xây thêm 4 căn biệt thự và toà CT6C cao 30 tầng, sai quy hoạch được duyệt. Bức xúc vì không được cấp sổ hồng, các hộ dân đã gửi đến tố cáo đến các cơ quan chức năng của Hà Nội... Đình Phong
2020-12-16
Đình Phong
Kinh doanh
cafebiz
Toàn cảnh dự án bệnh viện 'trăm tỷ' làm 10 năm không xong
https://cafebiz.vn/toan-canh-du-an-benh-vien-tram-ty-lam-10-nam-khong-xong-20201216134639451.chn
Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi Dự án Bệnh viện Đa khoa Ngọc Linh với tổng vốn đầu tư hơn 227 tỷ đồng chậm tiến độ 10 năm. Hoài Nam
2020-12-16
Hoài Nam
Xã hội
cafebiz
Chuyên gia địa ốc chỉ cách đầu tư bất động sản Long An và thị trường khu Tây Sài Gòn, vừa thu lãi tốt vừa giảm thiểu rủi ro
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-dia-oc-chi-cach-dau-tu-bat-dong-san-long-an-va-thi-truong-khu-tay-sai-gon-vua-thu-lai-tot-vua-giam-thieu-rui-ro-20201215161901998.chn
Theo bà Trang Bùi, Giám đốc bộ phận thị trường JLL Việt Nam, những NĐT có tiềm lực tài chính sẽ đầu tư theo cách phân tán rủi ro, bỏ tiền ở khu Đông một ít, khu Tây một ít. Ở thị trường còn tiềm năng, giá còn mềm chắc chắn NĐT sẽ kiếm lợi nhuận nhiều hơn, có thể gấp 2-5 lần khi dự án hình thành. Theo bà Trang Bùi, BĐS khu Tây Tp.HCM, đặc biệt khu vực Long An đang còn nhiều tiềm năng phát triển. Ở các tỉnh phía Nam, nếu Bình Dương, Đồng Nai đã phát triển vượt trội thời gian dài thì Long An lại là tỉnh đang ẩn nhiều lợi thế để phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Các chuyên gia nhận định, vị trí của khu Tây nói chung, Long An nói riêng sẽ phát triển tốt trong tương lai. Hiện nay, có nhiều NĐT trong và ngoài nước đã có quỹ đất và tham gia đầu tư tại thị trường này. Chưa kể, Long An là cửa ngõ của Đồng bằng sông cửu long để vào Tp.HCM, nên việc đón các NĐT nước ngoài vào đầu tư, theo bà Trang là điều không phải khó. Vị chuyên gia này cho rằng, hiện nay các NĐT cá nhân đang bắt đầu để ý đến thị trường khu Tây Tp.HCM. Lý do, giá chi phí đầu tư thấp hơn khu Đông. Đối với những NĐT có năng lực tài chính thì việc nắm giữ tài sản để chờ cơ hội phát triển tại thị trường này là rất khả thi. Hiện nay, nơi đây đang xuất hiện nhiều dự án lớn cùng các CĐT có tên tuổi trên thị trường đổ về đây làm dự án. Trong đầu tư, theo bà Trang cách tốt nhất là NĐTphân tán theo rủi ro, đặc biệt với những NĐT có tiềm lực tài chính. Thay vì bỏ trứng hết vào một giỏ, NĐT nên phân tán dòng tiền ra khu Đông một ít, khu Tây một ít để đảm bảo độ an toàn, khi mà nhìn thấy rõ cơ hội phát triển dài hạn của thị trường khu vực đó. Bà Trang Bùi, Giám đốc Thị trường JLL Ở một thị trường chưa hình thành rõ ràng như khu Tây, NĐT sẽ kiếm được lợi nhuận hơn, mức độ tăng trưởng lợi nhuận chắc chắn sẽ cao hơn ở các thị trường đã phát triển trước đó. Thậm chí có thể tăng gấp 2-5 lần khi dự án hình thành. Còn ở khu vực đã có quá nhiều NĐT đến thì chắc chắn nguồn sinh lợi sẽ không bằng các thị trường đang nhiều tiềm năng trong tương lai, bà Trang Bùi nhấn mạnh. Khi được hỏi, với bối cảnh Covid-19 như hiện nay, NĐT vào thị trường khu Tây Sài Gòn cần lưu ý gì, chuyên gia JLL chia sẻ, ở một thị trường đang có tiềm năng phát triển, chúng ta không thể dự đoán chính xác được thời điểm 3 năm, 5 năm hay 10 năm có thể kiếm lợi được. Không ai dự đoán được thời điểm chính xác tăng trưởng về giá khi NĐT bỏ vốn vào. Tuy nhiên, NĐT phải biết cách nhìn nhận tiềm năng của thị trường đó, dự án đó để tính toán được thời gian, mức lợi nhuận cụ thể đạt được. Theo đó, bà Trang cho rằng, việc quyết định đầu tư ở khu vực phía Tây, NĐT cần tìm hiểu rõ thế mạnh dự án đang đầu tư, có thông tin tổng hợp, khu này khi nào bắt đầu hình thành nên một điểm thu hút người dân về ở. Bên cạnh đó, nếu là NĐT cá nhân, đầu tư một dự án quá lớn thì cần nắm rõ tiến độ phát triển của khu đô thị đó là khi nào, có sự rủi ro nào khi khu đô thị này không phát triển đúng tiến độ? Còn chia sẻ tại hội thảo BĐS thời kì mới – đầu tư vào đâu?, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam nhấn mạnh, khu Tây Tp.HCM, đặc biệt khu vực Long An đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các NĐT nhỏ lẻ, bởi đây là thị trường còn dồi dào quỹ đất, sản phẩm, nhất là trong bối cảnh thị trường Tp.HCM đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung, giá tăng cao. Trước câu hỏi, Long An hiện có nhiều khu công nghiệp, hạ tầng, liệu nơi đây có trở thành ngôi sao sáng trong tầm ngắm của NĐT như Bình Dương, Đồng Nai trước đây hay không, ông Kiệt cho rằng, trong 1 tháng trở lại đây, CBRE nhận được nhiều yêu cầu tìm kiếm quỹ đất, đặc biệt quỹ đất KCN tại Long An. Trong xu hướng dịch chuyển nhà máy về Việt Nam, nhiều NĐT đã  chọn Long An bởi nơi đây gần Tp.HCM, kết nối thuận tiện về TP qua tuyến cao tốc Tp.HCM - Trung Lương hay cao tốc Bến Lức Long Thành đang được xây dựng. Các tuyến cao tốc này tạo động lực cho thị trường BĐS nơi đây phát triển. Bên cạnh BĐS công nghiệp thì BĐS nhà ở cũng phát triển theo. Hiện tại nhiều chủ đầu tư chính thức triển khai dự án ở đây dù họ đã có trong tay quỹ đất nhiều năm trước. Chính các dự án mới phát triển thu hút được nhiều NĐT đổ về khu vực này. Nguyên nhân là do Tp.HCM sụt giảm về nguồn cung  nên các khu vực vùng ven Tp.HCM có cơ hội. Long An là cơ hội đầu tư mới cho các NĐT, trong các tháng cuối năm đến năm 2021 sẽ có nhiều dự án mới được triển khai và NĐT sẽ có nhiều lựa chọn hơn tại thị trường này, ông Kiệt nhấn mạnh. Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam Vì sao Long An lại thu hút các NĐT BĐS, theo ông Kiệt, thực ra những vùng ven như Bình Dương, Đồng Nai hay Long An xưa nay đã thu hút sự quan tâm của các NĐT, tuy nhiên không được sôi động như trong thời gian gần đây. Với BĐS khu Tây nói chung, Long An nói riêng đang được hưởng lợi thế từ yếu tố hạ tầng rất tốt, là lý do hút NĐT đổ về đón đầu. Chẳng hạn, 7 tuyến đường nối Long An – Tp.HCM sẽ được nâng cấp, mở rộng từ 4 làn lên 6 làn xe, tổng kinh phí 24400 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2025. Các tuyến đường trong dự án bao gồm: Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2800 tỷ đồng. Quốc lộ 50 qua Bình Chánh - Cần Giuộc, tổng vốn gần 1500 tỷ đồng. Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) - ĐT826C (Cần Giuộc), vốn đầu tư 1000 tỷ đồng. Đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc) 5100 tỷ đồng. Cùng với đó, đầu tư xây dựng tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4300 tỷ đồng. Đặc biệt, theo thông tin từ Sở GTVT, tuyến ĐT827E là trục động lực kết nối Tp.HCM - Long An - Tiền Giang dự kiến được đầu tư với số vốn hơn 20000 tỉ đồng có ý nghĩa chiến lược, nâng tầm hệ thống GTVT của tỉnh. Tuyến đường động lực này sẽ kéo dài qua tỉnh Tiền Giang, Long An và Tp.HCM. Trong đó, đoạn qua tỉnh Long An dài nhất, dự kiến khoảng 35km, kết nối với tỉnh Tiền Giang tại huyện Châu Thành, qua Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc trước khi kéo dài đến Tp.HCM. Công trình trọng điểm này khi hoàn thành sẽ tạo bước đột phá về hạ tầng giao thông cho các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc cũng như của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - thương mại - dịch vụ. Đồng thời, đây cũng là công trình được kỳ vọng không chỉ cho Long An mà còn cho cả khu vực Tây Nam bộ trong phát triển KT-XH. Từ đó thúc đẩy thị trường BĐS phát triển ăn theo. Bên cạnh hạ tầng, Long An còn là Địa chỉ đỏ thu hút đầu tư nước ngoài.Năm 2001, nhà đầu tư nước ngoài mới bắt đầu chú ý đến Long An, nhưng chỉ 5 năm sau, Long An đã thu hút được 97 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký 400 triệu USD - một con số nằm mơ đối với tỉnh lúc này. Từ 2006 đến 2010, FDI tăng lên 355 dự án, tổng vốn đăng ký 3,2 tỷ USD (tăng 3,7 lần về số dự án và tăng 8,1 lần về vốn so với giai đoạn 2001-2005). Và 10 năm sau (năm 2020), FDI toàn tỉnh là 1.059 dự án, với vốn đăng ký 6,496 tỉ USD, trong đó, 585 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn thực hiện khoảng 3,624 tỉ USD. Các dự án FDI đến từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Đài Loan đứng đầu cả về số dự án và vốn đầu tư, tiếp theo là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Hoa Kỳ… Ngoài ra, quỹ đất dồi dào, giá mềm cũng đang là lợi thế của tỉnh này trong thu hút dòng tiền của NĐT. Theo ông Kiệt, nếu so với khu Đông, mặt bằng giá BĐS khu Tây còn mềm, dư địa tăng giá vì thế còn cao. Đó là lý do thời gian gần đây, nhiều NĐT cá nhân đổ về đây tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là ở các dự án được quy hoạch bài bản, tiện ích đồng bộ. Theo ông Kiệt, Đồng Nai, Bình Dương hay Long An đang là những thị trường quyết định nguồn cung lớn trong năm 2020 và các năm tới. Trong đó, sản phẩm nhà phố, đất nền vẫn được ưu chuộng, nhất là các dự án có chủ đầu tư uy tín và pháp lý rõ ràng. Mỗi khu vực đều có một tiềm năng lợi thế riêng và tuỳ vào mức am hiểu của NĐT để quyết định nên đầu tư ở đâu? Tuy nhiên, trong làn sóng thông tin, NĐT cần phải tìm hiểu kỹ và sàng lọc để không chịu rủi ro.NĐT không nên đầu tư theo tâm lý đám đông. Ông Kiệt cũng cho rằng, thị trường vùng ven năm vừa qua cũng chịu tác động lớn từ hệ luỵ của những dự án ma. Nhiều nhà đầu tư có tâm lý lo ngại về dự án ảo, pháp lý không thể triển khai được cùng nhiều yếu tố khác. Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm dựa vào vị trí và hạ tầng. Hiện nay xu hướng có thay đổi. Vị trí, pháp lý và uy tín là yếu tố cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư. Phương Nga
2020-12-16
Phương Nga
Kinh doanh
cafebiz
Nhà ống Hà Nội với thiết kế có một không hai, nhẵn mặt mọi tạp chí kiến trúc lớn nhỏ trên thế giới
https://cafebiz.vn/nha-ong-ha-noi-voi-thiet-ke-co-mot-khong-hai-nhan-mat-moi-tap-chi-kien-truc-lon-nho-tren-the-gioi-20201216110135467.chn
Ngôi nhà ống có tên CH House này gây ấn tượng mạnh ở mặt tiền độc đáo, bước vào bên trong còn bất ngờ hơn vì không gian sống hiện đại tràn ngập ánh sáng tự nhiên. CH house là ngôi nhà nằm trên một tuyến đường lớn với mật độ dân cư tập trung dày đặc tại quận Hà Đông, Hà Nội. Do vậy, vấn đề được kiến trúc sư quan tâm nhất là tạo nên không gian tách biệt với khói bụi và ồn ào bên ngoài, giúp gia chủ có được cảm giác thoải mái và thư giãn khi về với căn nhà. Ngôi nhà được lấy cảm hứng từ những ngôi nhà cổ ở Hà Nội, với những không gian tràn ngập nắng với gió tự nhiên nhờ những khoảng sân trong tách biệt. Vì vậy, thiết kế hướng tới việc mang đến hơi thở truyền thống trong đời sống hiện đại, đồng thời tạo ra những không gian sống tràn ngập ánh sáng tự nhiên, đảm bảo được thông thoáng trong nhà. Mặt tiền của căn nhà được thiết kế 2 lớp với lớp vỏ ngoài cùng bằng gạch xếp tạo lỗ và lớp trong bằng kính khung sắt. Với hệ mặt tiền 2 lớp, kết hợp vườn cây ở giữa như vậy sẽ giúp ngôi nhà có khả năng chắn bụi bẩn, che nắng và đồng thời vẫn cho phép thông gió tự nhiên dọc theo cả chiều dài tòa nhà. Đồng thời, mặt tiền của ngôi nhà cũng được thiết kế với một ô cửa sổ lớn, cho phép nhiều ánh sáng vào nhà hơn những khi cần thiết và khiến mặt tiền trở nên ấn tượng, độc đáo và nổi bật hơn. Ngôi nhà ống ở thành phố Hà Nội Mặt tiền độc đáo của ngôi nhà Ô cửa sổ tròn với thiết kế ấn tượng Ngôi nhà được chia ra thành 2 phần: phần sinh hoạt chung và phần yên tĩnh. Các không gian sinh hoạt chung như phòng khách, thư viện, phòng ăn và bếp được sắp xếp và bố trí với những độ cao sàn khác nhau và kết nối bằng bậc thang. Cách thiết kế như vậy giúp tạo ra các không gian mở và tạo cảm giác rộng rãi hơn khi chiều ngang của căn nhà không lớn. Nhờ vậy, các thành viên gia đình có thể quan sát và giao tiếp dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, hai phòng ngủ trẻ em được đặt trên không gian sinh hoạt chính, bên cạnh khoảng thông tầng để có thể kết nối với các thành viên gia đình ở tầng dưới. Nhờ vậy, thiết kế giúp tạo sự gắn kết các thành viên trong gia đình, nhất là trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay. Không gian sinh hoạt chung Các không gian được kết nối với nhau bằng cầu thang Phần yên tĩnh được đặt ở phía trong cùng của ngôi nhà, gồm phòng ngủ của ông bà và phòng ngủ chính của bố mẹ. Thiên nhiên là một yếu tố quan trọng, đem lại hiệu quả tích cực đối với tâm lý của con người. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của các thành phố lớn lại dẫn đến việc thiếu hụt không gian xanh. Vì vậy, kiến trúc sư quan tâm đến việc mang thiên nhiên vào trong nhà để tạo ra một không gian sống yên bình và kết nối con người với thiên nhiên ở ngay tại một thành phố có nhiều vấn đề về môi trường, cũng như rất thiếu những không gian xanh như Hà Nội. Mới đây, ngôi nhà này cũng đã lên ngôi ở hạng mục Nội thất đẹp nhất khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do tạp chí kiến trúc của Australia - Habitus Living bình chọn. Không gian phòng ngủ ở phía trong cùng Cây xanh giúp mang lại cảm giác thư giãn giữa phố xá ồn ào Không gian sân vườn yêu thích của cả nhà Nguồn: ODDO Architects Hà Ngọc
2020-12-16
Hà Ngọc
Kinh doanh
cafebiz
Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam: “BĐS hậu cần sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới”
https://cafebiz.vn/giam-doc-cap-cao-jll-viet-nam-bds-hau-can-se-tro-thanh-xu-huong-chinh-trong-thoi-gian-toi-20201216090225826.chn
Theo bà Trang Bùi, Giám đốc Cấp cao Thị trường Việt Nam, JLL, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang đẩy nhanh quá trình tự động hóa trong lĩnh vực logistics và sẽ trở thành xu hướng chính trong thời gian tới. Khách thuê đang có xu hướng nâng cấp từ các cơ sở lỗi thời, vừa và nhỏ và quản lý bởi chủ sở hữu tư nhân, để chuyển đến cơ sở hiện đại hơn ở vị trí tốt hơn. Theo bà Trang, ngành hậu cần tiếp tục ghi nhận nhu cầu bền vững giữa những thử thách từ đại dịchtoàn cầu. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, Việt Nam khó tránh khỏi ảnh hưởng từ dịch bệnh toàn cầu. Trong quý 2/2020 ghi nhận giá thuê văn phòng và bán lẻ, cộng với giá trị vốn đã giảm ở đa số các thị trường chính khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong khi giá thuê dịch vụ hậu cần hầu như không đổi. Báo cáo mới nhất của JLL về lĩnh vực hậu cần ở Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ các xu hướng chính sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và lý do tại sao các nhà đầu tư vẫn quan tâm đến ngành này, bất chấp tác động Covid-19. Theo đại diện JLL, đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp trung lưu gia tăng là một trong những động lực lớn nhất cho tăng trưởng ngành hậu cần. Lực lượng nhân khẩu học thúc đẩy nhu cầu đối với BĐS thương mại và đây là yếu tố chính tạo cơ sở cho nhu cầu tại Việt Nam. Khoảng 35% dân số Việt Nam hiện đang sống ở các khu vực thành thị, tăng 29% trong thập kỷ qua. Khi thị trường bắt đầu trưởng thành, mức độ cần thiết về hậu cần để phục vụ dân cư có thể sẽ tăng lên, dẫn đến yêu cầu cao hơn về không gian cũng như dịch vụ hậu cần. Dân số trung lưu đáng kể của Việt Nam, cùng với mức thu nhập ngày càng tăng, được kỳ vọng sẽ hỗ trợ mức tiêu dùng trong khu vực. Theo JLL, thương mại điện tử cũng là một động lực lớn cho nhu cầu BĐS hậu cần. Thông thường, các công ty thương mại điện tử sử dụng nhiều không gian hậu cần hơn các nhà bán lẻ truyền thống. Điều này phần lớn là do phạm vi sản phẩm phong phú hơn, mức tồn kho lớn hơn, yêu cầu về không gian vận chuyển ra nước ngoài lớn hơn và nhu cầu hậu cần hai chiều (quy trình đổi trả hàng). Thương mại điện tử hiện chiếm khoảng 20% tổng doanh số bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương so với 14% trên toàn cầu. Việt Nam hiện là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Doanh thu từ mảng thương mại điện tử ước tính đạt 4,07 tỷ USD vào năm 2015, tăng lên 6,2 tỷ USD vào năm 2017. Đến năm 2020, thị trường dự kiến đạt khoảng 13 tỷ USD, gấp đôi mức năm 2017. Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng ngày càng tập trung phục vụ người tiêu dùng. Tốc độ giao hàng đã luôn là một trong những yếu tố chính trong quyết định mua hàng, với việc các nhà bán lẻ trực tuyến lớn cung cấp các tùy chọn giao hàng trong ngày. Theo bà Trang Bùi, để đi trước xu hướng, các nhà bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ hậu cần cần phải đi kịp xu hướng và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng. Các chiến lược giao hàng chặng cuối (last-mile) thành công sẽ cần các giải pháp sáng tạo, quy trình hiện đại, chuyển đổi kỹ thuật số và công nghệ mới nhất, tất cả đều sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược BĐS của khách thuê. Theo bà Trang, khách thuê đang có xu hướng nâng cấp từ các cơ sở lỗi thời, vừa và nhỏ và quản lý bởi chủ sở hữu tư nhân, để chuyển đến cơ sở hiện đại hơn ở vị trí tốt hơn. Đồng thời, việc hợp nhất các hoạt động logistics vào hiện đại hóa chuỗi cung ứng đang nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí logistics tổng thể cho khách thuê. Tăng trưởng trong các ngành khác cũng sẽ hỗ trợ mở rộng thị trường hậu cần 3 bên, bao gồm tăng trưởng trong ngành thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe và dược phẩm, cũng như các ngành thiết bị văn phòng và công nghệ. JLL dự đoán kho lạnh sẽ trở thành là một ngôi sao trong lĩnh vực hậu cần tương lai. Các NĐT đã quan tâm đến ngành lưu trữ lạnh từ lâu, khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng đặt mua hàng hóa trực tuyến trong thời kỳ đại dịch, đòi hỏi nhiều kho lạnh gần khách hàng hơn. Đã có sự gia tăng đột biến trong các yêu cầu hậu cần ngắn hạn liên quan trực tiếp đến tác động tức thời của đại dịch, đặc biệt là cho nhu cầu mua hàng trực tuyến và hỗ trợ các dịch vụ y tế quan trọng. Một ví dụ cho dịch vụ y tế đó chính là quá trình lưu chuyển và bảo quản vác xin Covid-19 mới, nếu được đưa vào chương trình tiêm chủng rộng rãi, sẽ trở thành nhu cầu cấp bách cho mọi quốc gia. Vì tất cả các vaccine hàng đầu đều yêu cầu nhiệt độ rất thấp để duy trì hiệu quả, bài toán bảo quản và lưu chuyển lạnh cho vaccine có thể là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng quan trọng tiếp theo cho chuỗi cung ứng và ngành hậu cần. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu tăng trương trong tương lai, theo bà Trang, ngành hậu cầu Việt Nam sẽ còn phải vượt qua nhiều thách thức. Trước hết, để Việt Nam có thể tiến lên giai đoạn tiếp theo trong quá trình phát triển logistics/công nghiệp, trở nên cạnh tranh hơn và thậm chí trước các nước khác, cần tiếp tục duy trì mức đầu tư hợp lý vào đầu tư cơ sở hạ tầng, cần chú trọng vào việc phát triển cả hệ thống đường cao tốc và mạng lưới tiện ích, kể cả năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, quy trình giao thương xuyên biên giới của Việt Nam bao gồm cả thời gian và chi phí vẫn còn cần nhiều cải tiến đáng kể. Chi phí giao dịch qua biên giới, bao gồm chi phí tuân thủ tài liệu thủ tục và chi phí xuất nhập khẩu, ở Việt Nam kém cạnh tranh hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Hạ Vy
2020-12-16
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Điểm tên các công trình giao thông trọng điểm của Tp.HCM hoàn thành vào năm 2020
https://cafebiz.vn/diem-ten-cac-cong-trinh-giao-thong-trong-diem-cua-tphcm-hoan-thanh-vao-nam-2020-2020121608505542.chn
Hầm chui An Sương, mở rộng đường Tô Ký, thông xe cầu Phước Lộc, Bến xe miền Đông hoàn thành… đánh dấu những công trình trọng điểm của Tp.HCM “về đích” vào năm 2020, thay đổi diện mạo giao thông TP. Tạikhu Tây,dự án hầm chui An Sương ở Q12, Tp.HCM và huyện Hóc Môn, tổng đầu tư 514 tỷ đồng hoàn thành hôm 19/9, đưa toàn bộ nút giao ở cửa ngõ Tây Bắc Tp.HCM vào khai thác. Công trình khởi công năm 2017, là giai đoạn hai của dự án nút giao An Sương - nơi kết nối các trục huyết mạch: quốc lộ 1, quốc lộ 22 và đường Trường Chinh. Sau khi dự án hầm chui hoàn thành, nút giao An Sương có 3 tầng (hầm chui, mặt đất và cầu vượt) giúp tăng năng lực vận chuyển khách và hàng hóa, tạo thuận lợi kết nối giữa Tp.HCM và Tây Ninh. Cùng khu vực, dự án mở rộng đường Tô Ký trên đoạn dài 2,4 km từ giao lộ Tô Ký - Đặng Thúc Vịnh đến ngã ba Bầu (huyện Hóc Môn) hoàn thành hồi đầu tháng 10/2020, giúp giảm ngập, ùn tắc ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Khởi công 3 năm trước, dự án có tổng kinh phí hơn 421 tỷ đồng gồm cả xây lắp và giải phóng mặt bằng. Tại khu vực, dự án cầu thép An Phú Đông dài 240 m, rộng 12 m, bắc qua sông Vàm Thuật, nối quận 12 với Gò Vấp cũng được thông xe cuối tháng 12/2020. Dự án khởi công hồi tháng 3 với tổng vốn gần 80 tỷ đồng nhằm thay phà An Phú Đông hiện hữu. Vốn đầu tư không lớn nhưng cầu có ý nghĩa quan trọng vì khi hoàn thành giúp người dân An Phú Đông và quận 12 rút ngắn quãng đường, thời gian lên trung tâm thành phố. Tại khu Đông, bến xe miền Đông mới với vốn đầu tư 4000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn một 740 tỷ đồng đã đi vào giao đoạn hoàn thành và hoạt động. Khởi công năm 2017 trên diện tích 16 ha ở quận 9, bến xe mới lớn gấp 3 bến cũ cách đó 20 km tại quận Bình Thạnh. Đây cũng là bến xe lớn nhất nước, có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Sau nhiều lần trễ hẹn, bến xe hoạt động giai đoạn 1 ngày 10/10 với 22 tuyến cố định cự ly 1100 km từ Quảng Trị ra các tỉnh phía Bắc. Bến khai thác góp phần giảm kẹt xe khu trung tâm thành phố, đặc biệt là khu vực bến cũ đang quá tải. Tại khu Nam,cầu Phước Lộc (huyện Nhà Bè) sẽ thông xe vào cuối tháng 12/2020. Dự án bắc qua rạch Cây Khô nối xã Phước Kiển với Phước Lộc tổng vốn đầu tư 405 tỷ đồng, nhằm thay cầu cũ rộng hơn 2 m xuống cấp. Công trình dài 710 m, trong đó cầu dài 386 m, rộng hơn 10 m cho hai làn xe, cùng lề đi bộ, lan can bảo vệ, hệ thống chiếu sáng, cây xanh. Cầu khởi công năm 2012, dự kiến hoàn thành sau 17 tháng. Tuy nhiên một năm sau dự án phải ngừng thi công do vướng mặt bằng. Tháng 6 năm nay, khi được huyện Nhà Bè bàn giao mặt bằng, dự án được đẩy nhanh tiến độ và hiện đạt hơn 95% khối lượng. Cầu sẽ thông xe cuối tháng 12, hoàn thành toàn bộ trước Tết Nguyên đán 2021. Hạ Vy
2020-12-16
Hạ Vy
Xã hội
cafebiz
CEO HSBC Việt Nam: Năm 2021 Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư sáng giá trong khu vực
https://cafebiz.vn/ceo-hsbc-viet-nam-nam-2021-viet-nam-se-tiep-tuc-la-diem-den-dau-tu-sang-gia-trong-khu-vuc-20201217194506592.chn
Trong năm 2020, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế tăng trưởng dương. Cộng đồng các doanh nghiệp đã không đầu hàng, khuất phục trước nghịch cảnh mà tìm mọi cách xoay xở để vượt qua những thách thức do dịch bệnh mang tới. Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, ông Tim Evans, vừa có những đánh giá kinh tế Việt Nam cuối năm 2020 và triển vọng 2021. Chúng tôi xin đăng tải (tóm lược) những đánh giá của ông Tim Evans để độc giả cùng theo dõi. Những điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2020 Năm 2020 sẽ phủ bóng đen lên tất cả chúng ta trong một thời gian dài sắp tới. Đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, cách chúng ta sống và tương tác. Đại dịch này cũng có tác động đến cách các doanh nghiệp kinh doanh và hợp tác với nhau. Ông Evans cho biết, những ngày đầu đảm nhận vai trò Tổng Giám đốc tại ngân hàng HSBC Việt Nam, mục tiêu của ông là tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Năm 2020 đã thay đổi tất cả những điều đó. Chúng ta đã sống qua những khoảng thời gian thử thách chưa từng có và không ai trong chúng ta mong đợi. Chúng ta đã được thử thách theo những cách mà mình không bao giờ nghĩ là có thể. Chúng ta đã phải chấp nhận một thực tế về cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, dẫn đến những thách thức về kinh tế, tài chính và xã hội. Bất chấp những thách thức có một không hai trong cuộc sống, chúng ta cần nhìn về tương lai. Chúng ta phải xem xét cách thức mà đất nước và con người Việt Nam đã đối mặt và ứng phó với cuộc khủng hoảng này. Việt Nam được đánh giá là đã xử lý cuộc khủng hoảng này tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trên toàn cầu. Và với tư cách là một người nước ngoài sống tại Việt Nam, tôi luôn biết ơn cách các cơ quan chức năng và người Việt Nam đã bảo vệ tất cả chúng ta thoát khỏi cơn đại dịch này - ông nói. Cách Việt Nam xử lý khủng hoảng cũng đồng nghĩa với việc nhiều dự báo kinh tế cho rằng khi thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng, Việt Nam sẽ là một hình ảnh đại diện từ những điều chúng ta đã làm xuyên suốt mùa dịch. Điều này còn được thể hiện qua những dự báo kinh tế khả quan cho năm tới. Mặc dù đứng trước những trở ngại do đại dịch Covid-19 gây ra, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 1,8% trong nửa đầu năm nay, và là một trong số những quốc gia hiếm hoi trên thế giới duy trì được đà tăng trưởng kinh tế. Lạm phát bình quân 11 tháng vừa qua tiếp tục được kiểm soát với mức tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mục tiêu bình quân dưới 4% mà Quốc hội đề ra. Thành tựu này đạt được nhờ vào những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiểm soát dịch bệnh và ngay cả khi đôi lần dịch bùng phát trở lại làm ảnh hưởng đến đất nước Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu HSBC dự báo kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 2,6% trong năm 2020, từ đó tạo đà phát triển để đạt mức 8,1% trong năm 2021. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của 2020 có thể nói là thấp nhất trong nhiều năm, Khối Nghiên cứu Kinh tế HSBC cho rằng Việt Nam là quốc gia duy nhất tại ASEAN có tăng trưởng dương năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đưa ra dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 là 2,4% và nhận định Việt Nam là một trong bốn nền kinh tế thế giới có chỉ số GDP bình quân đầu người tăng trưởng, bên cạnh Đài Loan, Ai Cập và Trung Quốc. Trong năm 2020, động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục là khu vực chế biến chế tạo và xuất khẩu cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn đóng vai trò quan trọng. Các chỉ số của tháng 11 cho thấy Việt Nam đang trên đà phục hồi kinh tế vững chắc. Sản xuất lần đầu tăng trưởng hai con số kể từ đầu mùa dịch, trong khi xuất khẩu tiếp tục tỏa sáng do các đơn hàng về điện tử. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tính chung 11 tháng năm 2020 ước tính tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Đối với xuất khẩu, tính chung 11 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với việc tham gia WTO và đã ký kết thành công 14 hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương. Điều này trước tiên là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng khiến nền kinh tế chịu ảnh hưởng khá nặng nề với khủng hoảng toàn cầu tương tự như dịch Covid-19 bùng phát vừa qua. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện được sức chống chịu vô cùng mạnh mẽ khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO và các quốc gia khác đều đánh giá cao Việt Nam vì đã ứng phó thành công và hiệu quả trong việc xử lý đại dịch. CEO HSBC Việt Nam Tim Evans Điều đáng ghi nhận tiếp theo, theo CEO của HSBC Việt Nam, chính là sự thay đổi tự thân của các doanh nghiệp Việt Nam. Cộng đồng các doanh nghiệp không đầu hàng, khuất phục trước nghịch cảnh mà tìm mọi cách xoay xở để vượt qua những thách thức do dịch bệnh mang tới. Theo khảo sát HSBC Navigator vừa được giới thiệu đầu tháng 12, 68% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ đã thực hiện các thay đổi nhằm đối phó với dịch bệnh. Bên cạnh đó, trong thời gian tới họ sẽ tiếp tục đầu tư vào các kênh bán hàng, nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động, trải nghiệm khách hàng và quản lý dòng tiền / vốn. Các doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ để cải thiện tốc độ tiếp cận thị trường, tiếp cận khách hàng mới và tăng cường tự động hóa / hiệu quả hoạt động. Ông EVans cho biết thêm, điều đáng ghi nhận ở đây nữa không chỉ là sự tiếp tục tăng trưởng, mà sự hồi phục của Việt Nam ghi nhận những tiến bộ tới từ nội lực. Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy các chỉ số về chế biến chế tạo và thương mại dịch vụ đã liên tục tăng từ mức sụt giảm tại thời kỳ áp dụng giãn cách xã hội. Lĩnh vực xuất khẩu trong tháng 11 đã tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước sau khi đã có mức tăng trưởng 12,2% trong tháng 10. Trong khi sự suy yếu của ngành hàng dệt may và da giày trầm trọng hơn do bị ảnh hưởng bởi tình hình giãn cách xã hội trở lại trên toàn cầu thì việc tăng mạnh những lô hàng xuất khẩu thiết bị máy móc (tăng 62% so với cùng kỳ) và mặt hàng điện tử (tăng 6% so với cùng kỳ) đã phần nào bù trừ những sụt giảm những mặt hàng xuất khẩu dẫn dầu trên con đường phục hồi ổn định. Mặc dù chỉ số PMI tháng 11 giảm xuống còn 49,9 điểm sau hai tháng tăng nhưng thực sự lại không có nghĩa là triển vọng sản xuất của Việt Nam ảm đạm. Lý do có thể giải thích điều này là do tình hình bão và lũ lụt vừa xảy ra làm ảnh hưởng tạm thời đến chỉ số. Ngoài ra, các đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng và khoảng cách giữa đơn đặt hàng mới và hàng tồn kho vẫn ở mức tích cực. Do đó HSBC Việt Nam tiếp tục giữ triển vọng tích cực đối với ngành sản xuất của Việt Nam và cho cả nền kinh tế Việt Nam. Một điểm sáng cho kinh tế Việt Nam năm 2020 là sự kiên định trong việc theo đuổi chính sách hội nhập của Chính phủ Việt Nam thể hiện ở việc ký kết Biên bản kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam Anh quốc (UKVFTA) vào ngày 11/12/2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 và việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11. Những Hiệp định này sẽ giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và đối tác thương mại của Việt Nam, một trong những hướng đi đúng đắn giúp giảm thiểu những cú sốc đến từ rủi ro phụ thuộc vào một đối tác thương mại cụ thể, điều trở nên rất rõ ràng khi dịch Covid-19 xảy tới. Sự mở rộng và đa dạng hóa hội nhập cũng khiến Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn nước ngoài, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có tính cạnh tranh cao hơn. Chính sách tiền tệ năm 2020 CEO HSBC Việt Nam cũng đánh giá về chính sách tiền tệ. Đứng trước biến cố khó lường là dịch bệnh Covid-19 kéo theo sự sụp đổ của chuỗi cung ứng trong nửa đầu năm 2020, cùng với những biến động lớn trên thị trường tài chính thế giới, NHNN đã tập trung điều hành các mục tiêu kinh tế vĩ mô xung quanh lạm phát, ổn định xã hội và vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ đó nâng cao tính ổn định và khả năng chống chịu của nền kinh tế. Cụ thể, ngay từ những tháng đầu năm, NHNN đã chủ động hạ lãi suất điều hành, đảm bảo thanh khoản thị trường luôn ở mức dồi dào. Tính chung 11 tháng đầu năm, NHNN đã giảm ba lần đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô lớn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn thay thế với chi phí thấp hơn. NHNN cũng giảm 0,6% -0,75% /năm trần lãi suất huy động đối với tiền gửi kỳ hạn dưới sáu tháng; và giảm 1% /năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn trong các lĩnh vực ưu tiên. Điều này đã góp phần đưa kinh tế địa phương phục hồi nhanh hơn. Về khuôn khổ quản lý Ngoại hối (FX), NHNN tiếp tục có những hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời, nhằm đảm bảo thị trường nói chung ổn định và phát triển bền vững. Ví dụ, NHNN đã hỗ trợ hai chiều khi hạ tỷ giá bán đô la Mỹ trong tháng Ba để đáp ứng nhu cầu chính đáng khi thị trường ngoại hối chịu áp lực trong thời kỳ xã hội xa cách và giảm tỷ giá mua USD vào tháng 11 khi nguồn cung đô la Mỹ trên thị trường trở lại dồi dào. Không giống như những năm trước khi tiền đồng thường mất giá so với đồng đô la Mỹ, năm 2020, tiền đồng thậm chí đã tăng giá nhẹ khoảng 0,2% so với đồng đô la Mỹ, trong khi thị trường ngoại hối gần như không có áp lực cuối năm. Chính sách tài khóa Mặc dù Việt Nam đã nổi lên mạnh mẽ hơn từ dịch Covid-19 so với các nước khác trong khu vực, tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam cần hỗ trợ cho những doanh nghiệp và người tiêu dùng khó khăn đó. Mặc dù Việt Nam không thể thực hiện các gói kích thích tài khóa lớn, nhưng Việt Nam đã đưa ra một số hỗ trợ có mục tiêu và ngắn hạn, chủ yếu bao gồm hoãn thuế và gói an sinh xã hội trực tiếp cho các hộ nghèo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam gần đây đã đề xuất gói kích thích thứ hai, bao gồm hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực hàng không (trị giá 11 ngàn tỷ VND) và du lịch, cũng như gói an sinh xã hội hơn 3,6 ngàn tỷ đồng. Với mức độ nhỏ hơn nhiều so với gói kích thích đầu tiên, chúng tôi không kỳ vọng gói kích thích lần này sẽ có tác động đáng kể đến tình hình tài khóa tổng thể của Việt Nam. Chính phủ dự kiến mức ​​thâm hụt ngân sách ở mức 5-5,6% GDP, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi nhưng vượt mục tiêu ban đầu là 3,4%. Trong giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đặt mục tiêu bội chi ngân sách bình quân khoảng 3,7%, cụ thể năm 2021 là 4% trước khi giảm xuống còn 3,4% vào năm 2025. Đáng chú ý là Chính phủ đã đưa ra mục tiêu khiêm tốn là tăng 1,4% chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vào năm 2021. Điều này cho thấy khả năng Chính phủ không sử dụng ngân sách công để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn mà sử dụng hình thức hợp tác công tư PPP, đây là một mô hình lý tưởng để Việt Nam cân đối giữa mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng đầy tham vọng và ngân sách tài khóa hạn hẹp. Trên thực tế, Chính phủ đã tìm kiếm sự hỗ trợ song phương và đa phương từ Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ngân hàng Thế giới WB. HSBC Việt Nam tiếp tục giữ triển vọng tích cực đối với ngành sản xuất của Việt Nam và cho cả nền kinh tế Việt Nam (ảnh minh họa) Những điều cần lưu ý CEO của HSBC Việt Nam cũng đưa ra những điểm cần lưu ý với kinh tế Việt Nam. Theo đó, cuộc khủng hoảng Covid-19 tiếp tục có tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu mặc dù trong những ngày này chúng ta đã nghe nhiều tin vui về nhiều loại khác nhau. Thật vậy, tác động của dịch bệnh diễn ra vẫn khó dự đoán lên nền kinh tế toàn cầu, nhưng chúng ta có thể hình dung được sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do Chính phủ gia tăng gói kích cầu để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp. Mặc dù Việt Nam là một ngôi sao sáng về tăng trưởng, song ông Evans cho rằng vẫn có một số rủi ro cho Việt Nam nếu chúng ta không kịp thời hành động và nắm bắt thời cơ. Thứ nhất là vấn đề đã được nhắc tới trong những năm gần đây. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng được ghi nhận, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa các công ty nhà nước. Tôi không cần nhắc lại nguy cơ cổ phần hóa tiến triển chậm rất có thể là một yếu tố làm giảm khả năng tăng trưởng của Việt Nam trong tương lai. Hiện tại, các công ty nhà nước vẫn chi phối tới một phần ba nền kinh tế. Việc cổ phần hóa các công ty nhà nước sẽ giúp xác định lại việc phân bổ vốn đầu tư, giải phóng năng suất lao động và hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, theo World Bank, đầu tư cơ sở vật chất tính theo phần trăm GDP của Việt Nam nằm trong nhóm thấp nhất trong khu vực ASEAN. Điều này tạo ra những thách thức đối với sự phát triển liên tục của các dịch vụ cơ sở hạ tầng hiện đại cần thiết cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo (Việt Nam xếp thứ 89 trong số 137 quốc gia về chất lượng cơ sở hạ tầng). Điểm thứ ba liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, động lực phát triển của Việt Nam. Như trên đã nói, FDI tăng trưởng bền vững là một trong những điểm đáng tự hào, nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều nếu chúng ta cải thiện được các thủ tục thuế quan và hành chính vốn đang là yếu tố cản trở sự phát triển của khu vực này. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới WB, các doanh nghiệp Việt Nam phải thanh toán thuế 6 lần thanh toán thuế một năm, tiêu tốn 384 giờ cho việc hoàn thành các mẫu biểu, chuẩn bị và trả thuế, và mức thuế phải trả chiếm tới 37,6% lợi nhuận. Điều cuối cùng là tăng trưởng bền vững. Theo ông Evans, điều xảy ra với Việt Nam cũng tương tự như con đường nhiều nước đang phát triển đi qua đó là tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Với nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt, tổng mức tiêu thụ điện đang gia tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu cấp thiết là phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Nhưng điều tích cực là Chính phủ đã nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Các chiến lược và kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được áp dụng. Nhìn về tương lai Việt Nam được kỳ vọng sẽ kết thúc năm 2020 với mức tăng trưởng dương. Bước sang năm 2021, Việt Nam sẽ tiếp tục đà hồi phục nhờ được hưởng lợi từ sự phục hồi của tiêu dùng trong nước, tăng trưởng thương mại ổn định và nhờ vào dòng vốn FDI. Trong khi đó, với bối cảnh tiêu dùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh, lạm phát sẽ tiếp tục được kiểm soát ở dưới mức bình quân 4% mà Quốc hội đề ra. Các hiệp định thương mại đã kết thúc đàm phán, đã được ký hay đã có hiệu lực như UKVFTA, EVFTA hay RCEP sẽ tiếp tục là tiền đề vững chắc để thúc đẩy tăng trưởng cho lĩnh vực xuất khẩu, đẩy mạnh thặng dư thương mại. Trong khi đó, với nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc và khả năng đẩy lùi dịch bệnh, không khó để thấy Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư sáng giá trong khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử-công nghệ. Về bức tranh tỷ giá trong năm 2021, ông Evans cho rằng tỷ giá tiếp tục được điều hành theo cơ chế linh hoạt. Đáng chú ý, với việc dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, NHNN có đủ công cụ và nguồn lực để điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, đáp ứng cung-cầu thị trường. Tuy nhiên, vẫn có những thách thức cần quan sát và theo dõi như lộ trình phân phối vaccine cho Covid-19, đà hồi phục của chuỗi cung ứng toàn cầu, quá trình chuyển giao bầu cử Tổng thống Mỹ, … Trong bối cảnh tỷ giá biến động khó lường, các doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp có yếu tố xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp có khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ, cần chủ động sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro, đặc biệt thông qua các sản phẩm phái sinh tiền tệ như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, … để đảm bảo sự chủ động trong hoạch định dòng tiền và cân đối lợi nhuận. Và ông kết luận, tham gia các hiệp định tự do thương mại hay mở cửa đồng nghĩa với gia tăng cạnh tranh nhưng cạnh tranh với những người giỏi nhất chính là cơ hội để học hỏi. Điều đó buộc các công ty phải nhanh nhẹn, luôn điều chỉnh và phải đổi mới. Người Việt Nam rất mạnh mẽ, rất chăm chỉ và sáng tạo vô cùng, nếu các công ty nắm bắt được những đặc điểm này, tự tin cạnh tranh và thường xuyên học hỏi thì không có lý do gì khiến các doanh nghiệp Việt Nam không thể thành công. Ngọc Phương
2020-12-17
Ngọc Phương
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Việt Nam đứng trước cơ hội khởi sắc sau một năm đầy biến động
https://cafebiz.vn/viet-nam-dung-truoc-co-hoi-khoi-sac-sau-mot-nam-day-bien-dong-20201217135852123.chn
Kinh tế Việt Nam vượt trội hơn nhiều nước láng giềng trong một năm đầy thách thức toàn cầu như năm nay, và những bước tiến gần đây cho thấy triển vọng tích cực sẽ vẫn tiếp diễn. Theo các chuyên gia tham dự Tuần lễ Kinh doanh quốc tế do Đại học RMIT tổ chức gần đây, Việt Nam có thể lạc quan về triển vọng trong tương lai nhờ những bước tiến mới trong triển khai mạng 5G, các hiệp định thương mại tự do (FTA) và công tác ứng phó với COVID-19. Giám đốc Điều hành phụ trách Giao dịch pháp lý của công ty quản lý đầu tư SC Capital Partners kiêm Chủ tịch Phòng Thương mại Úc-ASEAN, bà Châu Tạ tin tưởng rằng, thời điểm này, Việt Nam là điểm đến đáng đầu tư nhất. Việt Nam thu hút sự chú ý nhờ công tác ứng phó rất tốt với COVID-19 và chúng ta có thể tận dụng điều này để đẩy mạnh quảng bá đất nước tới các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài, bà Châu nhận định. Từ trước khi đại dịch bùng phát, Việt Nam đã là một điểm sáng trên bản đồ đầu tư và nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam để tìm hiểu rõ hơn về cơ hội tại đây. Tuy nhiên, nhiều người mới chỉ dừng lại ở bước nghiên cứu về tính khả thi mà chưa tiến hành đầu tư vào đất nước này. Bà Châu dẫn chứng việc tập đoàn Keppel của Singapore gần đây đã huy động quỹ với quy mô 400 triệu đô la Mỹ để đầu tư vào Việt Nam - quỹ đầu tiên dành riêng cho thị trường Việt Nam của tập đoàn này sau nhiều năm hoạt động tại đây. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, ổn định chính trị và kinh tế là ‘điểm cộng’ khi cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư ở nước ngoài, và đây là lợi thế mà Việt Nam đang sở hữu. Tôi cho rằng Việt Nam sẽ còn thấy nhiều hình thức đầu tư như vậy hơn trong tương lai,bà Châu nói. Từ trái qua phải: ông Denis Brunetti (Chủ tịch Ericsson tại Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào), bà Châu Tạ (Giám đốc điều hành phụ trách Giao dịch pháp lý tại SC Capital Partners), Tiến sĩ John Walsh (Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế, Đại học RMIT). Trong khi đó, Chủ tịch Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào ông Denis Brunetti tỏ ra lạc quan về những bước tiến gần đây trong việc triển khai mạng 5G, đặc biệt là sau thử nghiệm thương mại đầu tiên được tiến hành vài tuần trước. Mạng 5G không chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để các ngành nghề hoạt động hiệu quả và năng suất hơn, mà còn tạo ra nền tảng đổi mới sáng tạo giúp ươm mầm tinh thần khởi nghiệp. Những công ty khởi nghiệp sẽ kiến tạo ra các ngành nghề mới mà hiện tại chúng ta thậm chí chưa thể hình dung ra được. Tôi tin rằng những doanh nghiệp mới với tầm cỡ như Apple, Facebook, Microsoft hay IBM sẽ đến từ Việt Nam. Những công ty này sẽ lớn lên nhờ hoài bão và tinh thần đề cao giáo dục của người dân Việt Nam, cũng như những chính sách rất tuyệt từ Chính phủ,ông Brunetti nhận định. Ông Brunetti đánh giá cao các biện pháp hỗ trợ hợp tác trong những sáng kiến ​​đổi mới sáng tạo như đô thị thông minh và mạng 5G. Lấy mạng 5G làm ví dụ, sáng kiến này hoàn toàn dựa trên quan hệ đối tác trong hệ sinh thái gồm nhà mạng, nhà phát triển cơ sở hạ tầng (như Ericsson), nhà cung cấp nội dung, nhà phát triển ứng dụng, doanh nhân khởi nghiệp, cử nhân, các chuyên gia nghiên cứu,... Tất cả các bên liên quan cần hợp tác với nhau và điều này rõ ràng nhận được sự ủng hộ của Chính phủ trên nhiều phương diện khác nhau. Hợp tác cũng chính là ý tưởng đằng sau các FTA mà Việt Nam đang theo đuổi. Sau khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết vào ngày 15/11/2020, Việt Nam hiện là thành viên của 14 FTA. Chủ nhiệm cấp cao bộ môn Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT Tiến sĩ John Walsh cho rằng RCEP nói riêng sẽ củng cố vai trò của các chuỗi giá trị toàn cầu trong giai đoạn quá trình toàn cầu hóa đang có dấu hiệu đảo ngược hoặc giảm tốc. Tiến sĩ nhận định: Hiệp định này khiến các quốc gia châu Á tự tin hơn khi dẫn dắt những tổ chức xuyên quốc gia. Cơ hội sẽ đến với doanh nghiệp và người dân ở tất cả các quốc gia thành viên và thậm chí với một số quốc gia ngoài hiệp định nữa. Để phát triển mạnh mẽ trong môi trường này, doanh nghiệp phải sẵn sàng hợp tác với nhau thông qua các quan hệ đối tác hay mạng lưới giao lưu kết nối, và họ cũng phải có đầy đủ năng lực để thực hiện được điều đó. Họ sẽ phải kiên nhẫn vì thành công hiếm khi đến ngay lập tức. PV
2020-12-17
PV
Xã hội
cafebiz
VnDirect: Xuất khẩu Việt Nam trong năm 2021 sẽ tăng trưởng khoảng 12%
https://cafebiz.vn/vndirect-xuat-khau-viet-nam-trong-nam-2021-se-tang-truong-khoang-12-20201217140734592.chn
Mới đây CTCP Chứng khoán VnDirect công bố báo cáo phân tích Chiến lược đầu tư 2021. Báo cáo đưa ra những nhận định tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như các ngành nghề. VnDirect cũng tin tưởng xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Suy thoái kinh tế và giãn cách xã hội do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm chậm lại dòng chảy thương mại toàn cầu. Theo báo cáo hàng quý mới nhất của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thương mại toàn cầu tiếp tục giảm 4,5% so với cùng kỳ trong Q3/20, thấp hơn mức giảm 19,2% so với cùng kỳ trong Q2/20. Thương mại toàn cầu dự kiến giảm 7-9% so với cùng kỳ trong cả năm 2020 dựa theo dự báo gần nhất của UNCTAD. Trong bối cảnh đó, Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia đã duy trì tăng trưởng xuất khẩu dương trong Q3/20 (+10,9% so với cùng kỳ), cao hơn Trung Quốc (+8,8% so với cùng kỳ) và Thổ Nhĩ Kỳ (+0,7% so với cùng kỳ). Sự phục hồi xuất khẩu đầy ấn tượng của Việt Nam chủ yếu do tăng xuất khẩu tới Hoa Kỳ và Trung Quốc, 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 43,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2020). Cụ thể, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 24% so với cùng kỳ trong khi giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 15% so với cùng kỳ trong 10 tháng đầu năm 2020. Trong cả năm 2020, VnDirect dự phóng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng nhẹ 5% đạt 277,5 tỷ USD. VnDirect cho rằng triển vọng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021 có nhiều điểm sáng nhờ các yếu tố sau: •Thương mại toàn cầu dự kiến sẽ phục hồi một phần trong năm 2021.Theo dự báo của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng trưởng khối lượng thương mại sẽ đạt 7,2% so với cùng kỳ trong năm 2021, mặc dù vẫn thấp hơn đáng kể so với mức trước đại dịch. Theo quan điểm của VnDirect, Việt Nam là một trong các quốc gia có độ mở kinh tế cao nhất trên thế giới về thương mại (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm 197% GDP năm 2019), do đó được hưởng lợi lớn từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu trong năm 2021. •Nền kinh tế Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, được IMF dự báo sẽ đạt tăng trưởng 8,2% so với cùng kỳ trong năm 2021, chủ yếu được thúc đẩy bởi việc mở rộng đầu tư công và tiêu dùng nội địa phục hồi mạnh mẽ. Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm 2021. Nhờ vị trí địa lý giáp ranh Trung Quốc, Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2021, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, hải sản, thép và sản phẩm điện tử. •Xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng mạnh 24% trong 10 tháng đầu năm 2020 do cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốctiếp tục leo thang cũng như nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng bởi dịch Covid-19. VnDirect cho rằng chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này sẽ tiếp diễn trong năm 2021, ngay cả khi Hoa Kỳ đã có Tổng thống mới, từ đó xuất khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục được hưởng lợi và giành thêm thị phần tại thị trường Hoa Kỳ. •Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lựctừ ngày 1/8/2020. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực, xuất khẩu của Việt Nam sang EU có những dấu hiệu khởi sắc. Với việc nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được giảm thuế trong năm 2021 theo lộ trình của Hiệp định, VnDirect kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng trưởng khả quan trong năm 2021. Nhìn chung, công ty chứng khoán VnDirect dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn trong năm 2021, khoảng 12% so với cùng kỳ (so với mức ước tính 5,0% so với cùng kỳ trong năm 2020). Xuất khẩu sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Thảo Nguyên
2020-12-17
Thảo Nguyên
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
10 trường hợp người lao động không làm việc vẫn được hưởng lương
https://cafebiz.vn/10-truong-hop-nguoi-lao-dong-khong-lam-viec-van-duoc-huong-luong-20201217133941842.chn
Nghị định 45/2020 do Chính phủ ban hành đã bổ sung thêm thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương để phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động 2019. Điều 58 Nghị định nay quy định 10 thời giờ dưới đây được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương: - Nghỉ giữa giờ; - Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; - Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; - Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động (bổ sung trường hợp lao động nữ mang thai); - Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; - Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý(trước đây quy định thời giờ học tập, huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động); - Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao độngtheo quy định tại khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động (quy định mới); - Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ(quy định mới); - Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoađể xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động (quy định mới); - Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự (quy định mới). Bên cạnh đó, Nghị định 145 bỏ quy định Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 1 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu để phù hợp với quy định mới tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 (được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian). Hà Trần
2020-12-17
Hà Trần
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Từ 2021, không trợ cấp thôi việc nếu tự ý nghỉ làm 5 ngày liên tục
https://cafebiz.vn/tu-2021-khong-tro-cap-thoi-viec-neu-tu-y-nghi-lam-5-ngay-lien-tuc-20201217101929607.chn
Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên sẽ không được trợ cấp thôi việc. Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Nghị định nêu rõ người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại điều 46 của Bộ luật lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại điều 34 của Bộ luật lao động, trừ các trường hợp sau: - Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại điều 169 của Bộ luật lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, - Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên quy định tại điều 36 của Bộ luật lao động. Trường hợp được coi là có lý do chính đáng theo quy định tại điều 125 của Bộ luật lao động. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điều 47 của Bộ luật lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại điều 34 của Bộ luật lao động. Trường hợp người lao động có thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 2 tháng tiền lương. Nghị định cũng nêu rõ kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động. Y Vân
2020-12-17
Y Vân
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Quảng Nam cảnh báo 70 dự án bất động sản chưa được phép giao dịch
https://cafebiz.vn/quang-nam-canh-bao-70-du-an-bat-dong-san-chua-duoc-phep-giao-dich-20201217163741076.chn
Trong 70 dự án chưa đủ điều kiện giao dịch tại khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc có tới 13 dự án của 2 công ty Bách Đạt và Bách Đạt An. Ngày 17-12, thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho hay đơn vị này đã đăng tải thông tin cảnh báo người mua về 70 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn) chưa đủ điều kiện giao dịch. Theo đó, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP thông tin để người dân được biết, chỉ giao dịch mua bán nhà, chuyển quyền sử dụng đất với các lô đất của các dự án khu đô thị, khu dân cư khi đủ điều kiện quy định và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khu đô thị Sentosa Riverside là 1 trong 13 dự án của công ty Bách Đạt chưa được phép giao dịch Khuyến cáo các cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại tại các dự án khu đô thị, khu dân cư khi thực hiện mua bán, hợp đồng đặt cọc giữ chỗ để mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc đất nền dự án phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch để tránh các thiệt hại có thể xảy ra. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định về trình tự thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu, huy động vốn, chuyển quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản, pháp luật đất đai và các văn bản hướng dẫn của Sở Xây dựng nêu trên. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết đối với các dự án chưa được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, hiện nay Sở Xây dựng đang phối hợp UBND thị xã Điện Bàn rà soát thủ tục giao chủ đầu tư, quy hoạch chi tiết của dự án để thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu chưa thực hiện), mới có cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo theo quy định. Trong danh sách 70 dự án chưa đủ điều kiện giao dịch tại Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc có tới 13 dự án của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Bách Đạt và Công ty CP Bách Đạt An (công ty con của Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Bách Đạt). Doanh nghiệp này thời gian qua vướng nhiều tai tiếng vì chậm bàn giao sổ đỏ cho người mua dẫn đến các vụ kiện tụng; người mua đất nhiều lần kéo nhau đến trụ sở UBND tỉnh Quảng Nam mong chính quyền can thiệp để đòi sổ đỏ… Tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định xử phạt 600 triệu đồng đối với Công ty CP Bách Đạt An vì có vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể, Công ty CP Bách Đạt An không có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định đối với dự án Khu đô thị Bách Đạt và dự án Khu đô thị số 7B mở rộng tại Khu Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc. Tr.Thường
2020-12-17
Tr.Thường
Kinh doanh
cafebiz
Hà Nội sẽ thí điểm mua lại biệt thự cổ để bảo tồn
https://cafebiz.vn/ha-noi-se-thi-diem-mua-lai-biet-thu-co-de-bao-ton-20201217142457232.chn
Hà Nội cho biết sẽ xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự, thực hiện việc giải phóng mặt bằng tái định cư các hộ dân để bảo tồn, tôn tạo các biệt thự có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, văn hóa, lịch sử. Lập hồ sơ 3D để bảo tồn Cử trị đề nghị Hà Nội chỉ đạo tổ chức kiểm tra, khảo sát, phân loại các khu nhà cổ, nhà tập thể cũ,... để có phương án kịp thời trùng tu, bảo tồn, tránh xuống cấp gây nguy hiểm cho người dân. Hà Nội sẽ thiết lập hồ sơ 3D về quản lý nhà biệt thự làm cơ sở để quản lý, bảo tồn, tôn tạo nhà biệt thự. Ảnh: Ninh Phan. Trả lời kiến nghị này, UBND TP Hà Nội cho biết, thực hiện Luật Thủ đô, Sở Xây dựng đã tham mưu báo cáo UBND TP để trình HĐND TP ban hành 05 Nghị quyết về quản lý nhà nhà cổ, phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Cùng với đó là một số biện pháp cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp; cải tạo, phục hồi nhà cổ, biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP. UBND TP Hà Nội cũng cho biết, Sở Xây dựng đưa ra một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, Sở tiếp tục rà soát, phân loại lập danh mục biệt thự để báo cáo UBND TP thay thế Quyết định số 7177/QĐ-UBND ngày 28/11/2013 về danh mục biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954. Đồng thời, thiết lập hồ sơ 3D về quản lý nhà biệt thự làm cơ sở để quản lý, bảo tồn, tôn tạo nhà biệt thự. Tiếp tục tổ chức khảo sát, rà soát đánh giá toàn bộ các biệt thự về chất lượng công trình. Đề nghị UBND TP bố trí kinh phí thực hiện việc rà soát, kiểm định đánh giá chất lượng chất lượng công trình (đặc biệt là các biệt thự đã xuống cấp, biến dạng), bảo trì, cải tạo, chỉnh trang và lập hồ sơ quản lý, bảo tồn tôn tạo biệt thự thuộc sở hữu nhà nước. Thí điểm mua lại biệt thự cổ Tiếp tục nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia thực hiện công tác cải tạo, trùng tu nhà biệt thự nhằm phát huy giá trị về vị trí, kiến trúc, nghệ thuật của các nhà biệt thự. Ngoài ra, sớm xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự, thực hiện việc giải phóng mặt bằng tái định cư các hộ dân để bảo tồn, tôn tạo các biệt thự có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, văn hóa, lịch sử. Hà Nội đưa ra giải pháp sẽ sớm xây dựng cơ chế thí điểm mua lại biệt thự, thực hiện việc giải phóng mặt bằng tái định cư các hộ dân để bảo tồn, tôn tạo các biệt thự có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, văn hóa, lịch sử. Ảnh: Ninh Phan. Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có ban hành kết luận của Tập thể lãnh đạo UBND TP Hà Nội liên quan đến việc xây dựng danh mục các công trình nhà cổ, công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn. Theo đó, UBND Thành phố giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tiếp tục là đơn vị tổ chức triển khai lập danh mục và xây dựng quy chế quản lý các công trình nhà cổ, công trình xây dựng có giá trị trước năm 1954 trên địa bàn. Giao Sở Xây dựng rà soát lại quá trình triển khai thực hiện, công tác lập và quản lý danh mục nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn; báo cáo khó khăn vướng mắc nếu có; Rà soát lập hồ sơ các công trình biệt thự có kiến trúc Pháp phải bảo tồn trên cơ sở đó lập danh mục và đề xuất Chương trình hợp tác với Đại sứ quán Pháp. Đặc biệt, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu trong thời gian xây dựng danh mục, Sở Xây dựng, UBND các quận huyện tạm dừng xem xét cấp phép phá dỡ, cải tạo, sửa chữa các công trình biệt thự, các công trình nhà cổ, công trình kiến trúc có giá trị xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn thành phố. Ninh Phan
2020-12-17
Ninh Phan
Kinh doanh
cafebiz
Đôi vợ chồng xây biệt thự nổi 600m2 giữa biển, dùng làm nơi cách ly với thế giới mùa Covid
https://cafebiz.vn/doi-vo-chong-xay-biet-thu-noi-600m2-giua-bien-dung-lam-noi-cach-ly-voi-the-gioi-mua-covid-20201217133847654.chn
Nếu bão hay thiên tai đến và phá hủy căn nhà, chúng tôi cũng chẳng thể làm gì khác. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý cho điều đó khi bắt đầu khởi công xây dựng”, vị chủ nhà chia sẻ. Lớn lên từ vùng sông nước nên đánh bắt cá là công việc quen thuộc và ưa thích của tôi. Tôi đã luôn mơ ước sẽ có một căn nhà trên biển, nơi có thể bắt cá bất cứ lúc nào”. Điều ước này đã thành hiện thực khi vị chủ nhà xây dựng căn biệt thự có tên Hi Sea, tọa lạc trên một vùng vịnh thuộc tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc). Dù khoảng cách đi từ đất liền đến căn nhà thực chất chỉ khoảng 300-400m nhưng cũng đủ để khiến công trình này gần như biệt lập với thế giới xung quanh. Căn biệt thự 600m2 nằm lên đênh trên sông nước. Theo chia sẻ của chủ nhà, căn biệt thự có tổng diện tích 600m2, nổi hoàn toàn trên mặt nước nhờ 16 mỏ neo, mỗi mỏ neo nặng đến 1 tấn. Do đó, có thể di chuyển căn nhà ra vị trí khác chỉ bằng việc nhấc và kéo các mỏ neo này. Chủ nhà cũng cho biết tổng chi phí cho căn biệt thự rẻ hơn rất nhiều so với việc xây dựng một công trình tương tự tại thành phố. Gần một nửa diện tích khu biệt thự được là sân, trải dài từ hướng đông sang bắc. Phòng bếp và phòng khách được thiết kế tích hợp thành một, với 2 hướng đều là cửa kính và có thể thu gọn lại, mở ra không gian mênh mông biển nước. Ngoài ra, phòng khách được sắp xếp những hàng ghế sofa dài, là nơi các thành viên thư giãn, ngắm hoàng hôn. Phòng khách được thiết kế hiện đại với rất nhiều ghế, sofa. Liền sát cạnh phòng khách là hai phòng ngủ, được thiết kế sang trọng với tông màu xám và gỗ chủ đạo. Phòng ngủ... ... hay phòng tắm đều có những cửa kính lớn, giúp phóng tầm mắt ra biển. Khoảng sân rộng thênh thang, vừa để cano neo đậu, vừa có bàn ăn và ghế tắm nắng, sang chảnh không kém gì tại các khu nghỉ dưỡng. Đây là nơi gia đình tiếp đãi bạn bè, chơi đùa, câu cá. “Với tôi, đây là nơi tuyệt vời nhất để ngắm hoàng hôn trên biển tại Trung Quốc. Điều đó sẽ khiến bạn cảm giác như mình là người cuối cùng, duy nhất trên hành tinh này”, vị chủ nhà chia sẻ. Trong khoảng thời gian bùng phát dịch Covid, cả gia đình đã sống ở đây 21 ngày liên tục, cách ly hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. “Chúng tôi cảm thấy như vậy rất hạnh phúc. Nếu bão hay thiên tai đến và phá hủy căn nhà, chúng tôi cũng chẳng thể làm gì khác. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị tâm lý cho điều đó khi bắt đầu khởi công xây dựng”. Căn biệt thự về đêm. Thời gian gần đây, từ gợi ý của nhiều người bạn, chủ nhà cho biết sẽ chuẩn bị đón khách đến nghỉ dưỡng, biến nơi này thành khách sạn nổi đầu tiên tại Trung Quốc. Ngọc Diệp
2020-12-17
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Giám đốc CBRE: Căn hộ tại Hà Nội luôn thấp hơn TP HCM một bậc giá
https://cafebiz.vn/giam-doc-cbre-can-ho-tai-ha-noi-luon-thap-hon-tp-hcm-mot-bac-gia-20201218173140373.chn
Năm 2021, thị trường có tiềm năng phục hồi nhưng không đột phá, nguồn cung có thể được cải thiện. Giá căn hộ Hà Nội luôn thấp hơn TP HCM Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc Bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam, cho biết cùng một phân khúc căn hộ nhưng thị trường Hà Nội luôn thấp hơn TP HCM một bậc giá. Nhận định được ông Kiệt nêu tại hội thảo Bắt mạch dòng tiền vào bất động sản 2021 do CafeLand tổ chức. Đại diện CBRE Việt Nam chỉ ra giá trung bình căn hộ tại TP HCM cao hơn Hà Nội khoảng 190 USD/m2 với phân khúc cao cấp, khoảng 191 USD với phân khúc trung cấp và 126 USD/m2 với phân khúc bình dân. Riêng phân khúc hạng sang, TP HCM có mức giá trung bình khoảng 6371 USD/m2 còn Hà Nội chưa xuất hiện. Tuy nhiên, ông Kiệt dự báo thời gian tới Hà Nội sẽ xuất hiện phân khúc hạng sang nhiều hơn. Cũng theo thống kê từ CBRE Việt Nam, giá tất cả phân khúc căn hộ tại Hà Nội và TP HCM đều chưa giảm giá trong quý III, bất chấp thị trường năm nay được đánh giá là khó khăn. Ngược lại, tại TP HCM, giá căn hộ trung cấp còn tăng 6%, bình dân tăng 4% cùng kỳ năm trước; Hà Nội giá ổn định ở các phân khúc trừ bình dân tăng 3%. Ông Kiệt phân tích mức giá không tăng đồng đều ở các phân khúc mà tập trung vào một số sản phẩm cụ thể ở tùy từng khu vực. Ví dụ một số dự án tại quận 9 trước đây chỉ bán giá tầm trung thì nay đạt ngưỡng cao cấp, vượt 50 triệu USD/m2. Sắp tới, với thông tin thành lập TP Thủ Đức, các dự án thuộc khu vực này còn có khả năng xác lập mặt bằng giá mới, có thể xuất hiện các dự án cao cấp, hạng sang mà trước đây chưa từng có. Năm 2021 thị trường chưa thể đột phá Trong năm 2021, ông Kiệt cho rằng các chủ đầu tư sẽ tiếp tục dịch chuyển, săn tìm quỹ đất mới. Xu hướng các chủ đầu tư tại TP HCM sẽ di chuyển, săn tìm quỹ đất tại Hà Nội và ngược lại, các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng Nam tiến. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển các dự án ở những thị trường vùng ven, thị trường ven biển vẫn tiếp tục phát triển. Ở mức tổng quát, đại diện CBRE nhận định thị trường sẽ có những phục hồi tích cực nhưng chưa thể có bước đột phá mạnh bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn TP HCM còn tồn tại việc chậm tiến độ của các dự án do vướng thủ tục pháp lý sẽ chưa được giải quyết triệt để. Yếu tố thứ 2 là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát tốt nhưng vắc xin mới xuất hiện và cần thời gian để kiểm chứng. Tựu chung, năm 2021 là năm của sự phục hồi nhưng chưa có sự đột phá. Nguồn cung sẽ có sự cải thiện, các chủ đầu tư sẽ đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Giai đoạn 2020 - 2025, dự đoán khu Đông vẫn quyết định nguồn cung TP HCM, tập trung các phân khúc cao cấp, hạng sang. Nếu năm 2015, khu Đông chỉ có khoảng 55000 căn hộ chiếm 34% thị trường thì tới 2025, con số lần lượt đạt 198000 căn, tỷ lệ 44%. Các yếu tố hạ tầng, kết nối quy hoạch... chính là lực đẩy cho thị trường này vào kéo dài xu hướng đầu tư trong các năm tới. Với Hà Nội, bờ Đông sông Hồng cũng trở thành yếu tố trọng điểm của thị trường với khoảng 65000 căn hộ vào năm 2025, chiếm 13 - 16% tỷ trọng. Động lực đến từ các cây cầu nối bờ Đông và bờ Tây sông Hồng, mở rộng quỹ đất các vùng ven. Khổng Chiêm
2020-12-18
Khổng Chiêm
Kinh doanh
cafebiz
Cận cảnh những đại công trường dự án nghỉ dưỡng đang tạo điểm nhấn cho thị trường BĐS cuối năm
https://cafebiz.vn/can-canh-nhung-dai-cong-truong-du-an-nghi-duong-dang-tao-diem-nhan-cho-thi-truong-bds-cuoi-nam-20201218164612248.chn
Năm 2020 là một năm khó khăn chung của phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, thời điểm cuối năm thị trường dường như đang sôi động trở lại với những đại dự án tấp nập xây dựng. Mũi Né Summerland bứt tốc tiến độ cuối năm Tại Phan Thiết, Tổ hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Mũi Né Summerland có quy mô 31,5ha. Dự án được phát triển với hệ thống tiện ích độc đáo như một tổ hợp giải trí gồm khu công viên nước Summer Ocean Park hơn 20000m2; hồ bơi chuẩn Olympic. Đặc biệt, dự án gây ấn tượng với tuyến phố đi bộ trải dài 2000m kết hợp shopping và các hoạt động biểu diễn đường phố; trung tâm chăm sóc sức khỏe; công viên lớn; khu BBQ ngoài trời, khu resort và khách sạn 5 sao… Sau 1 năm từ ngày khởi công, những ngày cuối tháng 11, đầu tháng 12 – 2020, toàn bộ dự án đã thành hình với tiến độ xây dựng khẩn trương. Các dãy nhà phố, shophouse hướng ra biển đang mọc lên, hàng chục hạng mục tiện ích cũng dần thành hình, hứa hẹn biến nơi đây thành khu đô thị dịch vụ du lịch đẳng cấp bậc nhất tại Phan Thiết. Các dãy nhà phố, shophouse bên trong dự án đã hình thành. Công trường thi công tấp nập. Grand World Phú Quốc bước vào giai đoạn hoàn thiện Grand World Phú Quốc là tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ nằm kế cận tổ hợp Corona Casino & Resort Phú Quốc, Vinpearl Phú Quốc, Vinpearl Land, Safari (Gành Dầu, Phú Quốc, Kiên Giang). Dự án do Công ty New Vision làm chủ đầu tư, có quy mô 85ha, gồm các loại sản phẩm: shop, condotel và mini hotel. Được khởi công tháng 1/2019, siêu dự án Grand World Phú Quốc hiện đang được xây dựng với một tốc độ nhanh chóng. Toàn dự án đang hoàn thiện những hạng mục cuối và chuẩn bị đưa  nhiều hạng mục vào hoạt động bắt đầu tư quý 1/2021. Kênh đào Venice tại dự án Grand World. Các công trình tại Grand World đã gần hoàn thiện, dự kiến khai trương vào tháng 03-2021. Dự án tỷ đô Cát Bà Amatina tái khởi động Sau gần 1 thập kỷ bất động, siêu dự án Cát Bà Amatina đã chính thức được tái khởi động vào tháng 11/2020. Dự án có tổng diện tích 172,38 ha, tọa lạc tại đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án khoảng 10941 tỷ đồng và dự kiến sẽ nâng lên tới 1 tỷ USD. Cát Bà Amatina được xem là một trong những dự án đô thị du lịch lớn và quy mô nhất miền Bắc. Dự án được dự kiến hoàn thành vào năm 2025 với chuỗi resort nghỉ dưỡng đẳng cấp, những khu biệt thự mặt nước và cụm biệt thự đảo, các khu khách sạn, condotel 5 sao. Sau 10 năm Cát Bà AMATINA vừa được tái khởi động. Hiện tại dự án mới chỉ là khu đất trống. Nam Anh
2020-12-18
Nam Anh
Kinh doanh
cafebiz
Sếp CBRE chỉ ra “thế lực” BĐS mới nổi tại Hà Nội và Tp.HCM, sắp đón cả trăm nghìn căn hộ mới
https://cafebiz.vn/sep-cbre-chi-ra-the-luc-bds-moi-noi-tai-ha-noi-va-tphcm-sap-don-ca-tram-nghin-can-ho-moi-20201218154200061.chn
Đánh giá về tiềm năng thị trường trong năm tới, vị sếp CBRE Việt Nam nhận định ngành bất động sản sẽ có khả năng phục hồi tích cực nhưng chưa có yếu tố đột biến. Nguồn cung giảm nhưng giá vẫn tăng đều “Sức khỏe thị trường bất động sản năm 2020 có thực sự xấu?”, đây là câu hỏi được rất nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản quan tâm. Chia sẻ tại Hội thảo Bắt mạch dòng tiền vào Bất động sản 2021 do Cafeland tổ chức, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc Bộ phận Tiếp thị dự án nhà ở,CBREViệt Nam cho rằng, nếu chỉ nhìn vào 2 thị trường lớn nhất là Tp.HCM và Hà Nội thì có thể thấy rõ nguồn cung đang sụt giảm mạnh. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2020, tại Tp.HCM, có hơn 9200 căn hộ mới được chào bán, giảm gần 60% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số căn hộ được chào bán thành công cũng giảm hơn 60% so với 2019, chỉ đạt gần 8900 căn. Tình hình tại Hà Nội cũng không khá khẩm hơn khi số căn hộ mới được chào bán và bán thành công lần lượt đạt 10711 và 10943 căn, cùng giảm mạnh so với năm ngoái. Tuy nhiên, khi nhìn rộng hơn ra các thị trường khác như Bình Dương hay Long An,... có thể thấy bức tranh khá trái ngược.Đơn cử như Bình Dương, thị trường này đón nhận hơn 8200 căn hộ mới được chào bán, tăng gần 140% so với năm ngoái và là hiện tượng chưa từng có tiền lệ. “Nếu như thị trường Tp.HCM sụt giảm thì những thị trường lân cận lại có sự thay đổi, trở thành khu vực thay thế và thu hút các chủ đầu tư. Đồng thời, lượng cung của toàn thị trường vẫn rất lớn”,ôngVõ Huỳnh Tuấn Kiệt nhận định. Đồng thời, dù kinh tế suy giảm nhưng tại tất cả các phân khúc, giá bất động sản vẫn không hề giảm mà có xu hướng tăng. Đơn cử tại Tp.HCM, một số khu vực - điển hình là Quận 9, nếu trước đây được xét vào phân khúc tầm trung thì hiện mặt bằng giá đã ngang phân khúc cao cấp. Hay tại Bình Dương, giá bán căn hộ phân khúc tầm trung dao động từ 1200-15000 USD/m2, đã tăng 20% so với cùng kỳ. Một điểm đáng chú ý khác đó làdù cùng phân khúc nhưng hiện tại, giá căn hộ tại Hà Nội vẫn thấp hơn so với tại Tp.HCM một mức giá.Đồng thời, tại thủ đô cũng chưa xuất hiện nhóm sản phẩm thuộc phân khúc hạng sang nhưng được dự đoán có thể sẽ trở thành xu hướng trong những năm tới. Những thế lực mới ở phía Đông Cũng theo nhận định từ ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, việc phía Đông của Tp.HCM đang được đầu tư nhiều dự án hạ tầng cũng như thông tin mới về quy hoạch đã thu hút sự quan tâm của các chủ đầu tư. Mới đây nhất là việc phê duyệt thành lập Thành phố Thủ Đức được coi như một yếu tố sẽ khiến nhu cầu thị trường thay đổi và làm tăng độ hấp dẫn cho khu vực này. “Theo dự báo của CBRE, trong khoảng 2020-2025,khu Đông vẫn là khu vực có yếu tố quyết định trọng điểm về sự phát triển của các nhóm sản phẩm, đặc biệt là nhóm căn hộ. Nếu như năm 2015, khu Đông chỉ chiếm khoảng 34-35% tổng số sản phẩm được chào bán trên thị trường, với 25000 căn hộ thì đến 2025, dự báo con số này có thể đạt ngưỡng 200000 căn”. Trong khi đó,thị trường Hà Nội cũng được dự đoán có sự dịch chuyển từ Tây sang Đông. Nếu như những năm trước, các dự án được mở rộng ở phía Tây thì dự báo 5 năm tới, thị trường phía Đông sẽ “nổi lên như một thế lực mới” tại Thủ đô. Các dự án cầu kết nối đang và sắp được triển khai, kết nối bờ Tây và bờ Đông - vốn bị chia cắt bởi sông Hồng, sẽ tạo động lực lớn cho việc phát triển các dự án mới. Bên cạnh đó, khu vực trung tâm cũng còn rất ít quỹ đất để phát triển. “Khi các dự án kết nối được thực hiện, khu phía Đông sẽ trở thành vùng phát triển mới và là yếu tố thúc đẩy cho toàn thị trường Hà Nội. Kỳ vọng đến 2025, lượng cung thị trường ở khu vực này sẽ chiếm khoảng 65000 căn”. Đánh giá về tiềm năng thị trường trong năm tới, vị sếp CBRE Việt Nam nhận định ngành bất động sản sẽ có khả năng phục hồi tích cực nhưng chưa có yếu tố đột biến. Tuy nhiên, các sản phẩm và chủng loại trên thị trường sẽ có xu hướng đa dạng hơn. Ngọc Diệp
2020-12-18
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Khách mua nhà mòn mỏi chờ sổ đỏ
https://cafebiz.vn/khach-mua-nha-mon-moi-cho-so-do-20201218143052107.chn
Ngày 15/12/2020, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư LDG đã có buổi gặp gỡ với khách hàng dự án The Viva City để lý giải việc chậm trả sổ cho người dân và đưa ra hướng giải quyết cho sự việc này. Những ngày qua, khách hàng mua đất dự án Khu dân cư – Dịch vụ Giang Điền (tên thương mại The Viva City) tại xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai phản ánh việc Công ty Cổ phần Đầu tư LDG chậm bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng. Theo đó, dự án The Viva City được rao bán đất nền từ năm 2010. Sau nhiều năm, Công ty LDG vẫn chưa thể thực hiện việc bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng cho những khách hàng đã mua nền đất dự án. Trong văn bản công bố về nội dung buổi làm việc với khách hàng, ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc LDG cho biết: Công ty đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất với cơ quan nhà nước từ năm 2018 và đã được cơ quan nhà nước tại Tỉnh Đồng Nai chấp thuận về chủ trương cáp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giáy chứng nhận) cho các sản phẩm của dự án. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp Giấy chứng nhận từng sản phẩm đứng tên Công ty theo tiến độ mỗi quý khoảng 200 sản phẩm cho đến khi nào hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận cho toàn bộ dự án. Đến thời điểm hiện tại, công ty đã được cấp đợt đầu tiên gồm 244 giấy chứng nhận khi hoàn thành các thủ tục pháp lý để hoàn thiện hạ tầng đủ điều kiện công ty sẽ tiến hành các bước nêu trên để bàn giao giấy chứng nhận cho người dân, ông Khang khẳng định. Đại diện LDG cũng nhấn mạnh thêm, thông tin khách hàng cho rằng chủ đầu tư không làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận là không chính xác. Khách hàng có thể đến các cơ quan chức năng để kiểm tra tình trạng hồ sơ pháp lý của dự án. Thời gian qua, nhiều vướng mắc về thủ tục thu hồi đất, pháp lý khách quan dẫn đến việc hạ tầng chậm tiến độ so với dự kiến. Điều này trong tư cách chủ đầu tư. LDG Group xin cáo lỗi cùng quý khách hàng, ông Nguyễn Minh Khang - Tổng giám đốc LDG khẳng định. Về tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, LDG cho biết trong vòng 15 ngày tới công ty sẽ gửi thông báo đến từng khách hàng có sản phẩm thuộc nhóm 244 sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận và gửi kèm một bản sao Giấy chứng nhận. Trong năm 2021, mỗi đợt cấp Giấy chứng nhận công ty sẽ thực hiện các bước tương tự để khách hàng được nắm thông tin. Dự tính trong năm 2021, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai sẽ cấp khoảng 200 Giấy chứng nhận trong mỗi quý. Khi công ty được cấp thêm Giấp chứng nhận, Công ty sẽ gửi thông báo đến từng khách hàng có sản phẩm để được Cấp thêm giấy chứng nhận. Hiện nay, phần lớn hạ tầng kỹ thuật của dự án đã được hoàn thành theo thiết kế được phê duyệt. Phần hạ tầng kỹ thuật còn lại chưa được hoàn thành do vướng một số thủ tục pháp lý. Theo kế hoạch, Công ty sẽ giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý và hoàn thành toàn bộ hạ tầng kỹ thuật của dự án trong năm 2021. Về việc  chuyển quyền và nghĩa vụ cho bên thứ ba, công ty sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện việc chuyển quyền và nghĩa vuh của Quý khách hàng cho bên thứ ba (nếu có). Khách hàng sẽ liên hệ phòng dịch vụ khách hàng để được hỗ trợ theo quy định. Nam Anh
2020-12-18
Nam Anh
Kinh doanh
cafebiz
VNDIRECT: “Giá thuê BĐS KCN sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, đặc biệt ở khu vực thành thị do thiếu nguồn cung”
https://cafebiz.vn/vndirect-gia-thue-bds-kcn-se-tiep-tuc-tang-trong-nam-2021-dac-biet-o-khu-vuc-thanh-thi-do-thieu-nguon-cung-2020121813544917.chn
Việt Nam đã và đang nổi lên như là một điểm đến tiềm năng đối với các tập đoàn đa quốc gia có kế hoạch đa dạng hóa hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Điều đó ngày càng rõ nét hơn kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát như chất xúc tác để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu chuỗi sản xuất toàn cầu. VNDIRECT tin rằng thị trường BĐS KCN Việt Nam sẽ duy trì sức hấp dẫn trong năm 2021. Trong báo cáo mới được công bố, CTCK VNDIRECT đã có những đánh giá lạc quan với triển vọng ngành Bất động sản Khu công nghiệp (BĐS KCN) trong năm 2021. Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với chi phí hoạt động thấp và nhiều ưu đãi về thuế Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã thúc đẩy xu hướng chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc vào năm 2019, bằng chứng là FDI từ Trung Quốc và Hong Kong vào Việt Nam tăng mạnh trong 9T/19. Bên cạnh đó, chiến lược Trung Quốc +1 với mục tiêu mở rộng hoạt động các nhà máy Trung Quốc sang các quốc gia khác nhằm đa dạng hóa rủi ro và giảm chi phí nhân công cũng thúc đẩy sự dịch chuyển của các công ty từ Trung Quốc sang ASEAN. Đây là cơ hội lớn cho các công ty vận hành khu công nghiệp hưởng lợi từ dòng vốn FDI trong vài năm tiếp theo. So với các quốc gia trong khu vực (Phillippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Myanmar) về mức độ thu hút vốn FDI, Việt Nam vẫn là quốc gia tiềm năng cho sự chuyển dịch của các công ty nhờ vào chi phí hoạt động thấp. Dù giá thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh trong năm 2019-2020 nhưng với mức giá 103,5 USD/m2/kỳ thuê vẫn là mức thấp thứ hai trong các quốc gia trong khu vực, chỉ cao hơn giá thuê đất tại Myanmar. Tại Việt Nam, lương công nhân chỉ bằng một nửa so với Thái Lan và Malaysia. Chỉ có Indonesia có mức giá điện thấp hơn so với Việt Nam, trong khi Việt Nam có chi phí xây dựng nhà kho/nhà xưởng thấp nhất so với Malaysia và Indonesia. Bên cạnh chi phí hoạt động thấp, Việt Nam đã cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ mức 22% xuống mức 20% vào năm 2016 cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài để tăng cường thu hút sản xuất. Ngoài ra, các công ty tại các khu công nghiệp còn được hưởng các ưu đãi khác như miễn/giảm thuế và miễn thị thực. Các ưu đãi thuế phổ biến dành cho các công ty ở các khu công nghiệp bao gồm miễn thuế trong 2 đến 4 năm, giảm thuế trong 3 đến 15 năm và miễn thuế nhập khẩu. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp thu hút nhiều dòng vốn FDI vào Việt Nam Việt Nam đang tăng cường sử dụng lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Theo Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu có áp dụng ưu đãi thuế quan FTA trong năm 2019 đạt 47,55 triệu USD, tương đương với 37,2% tổng giá trị xuất khẩu đến các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường Chile có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan cao nhất, đạt 67,72% thông qua hiệp định VCFTA, kế đó là Ấn Độ và Hàn Quốc với tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan lần lượt là 65,13% và 49,78%. Thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến liên minh châu Âu sẽ được xóa bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực hoặc trong thời gian ngắn sau đó (tối đa là 7 năm). Đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đã đạt được trong số các FTA đã ký kết. Hiện nay, chỉ 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam tới liên minh châu Âu được hưởng mức thuế 0% thông qua biểu thuế ưu đãi toàn cầu (GSP). Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) ước tính rằng EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng 4,3% cho đến năm 2030. Tổng giá trị xuất khẩu tới liên minh châu Âu ước tính sẽ tăng 44,4% cho đến năm 2030. VNDIRECT cho rằng hiệp định EVFTA sẽ giúp thúc đẩy đầu tư sản xuất tới Việt Nam, giúp duy trì luồng vốn FDI tới trong các năm tới. Nền kinh tế kỹ thuật số bùng nổ tại Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu thuê đất KCN làm dịch vụ kho bãi Theo Google, Temasek và BAIN&COMPANY, nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam đang bùng nổ với doanh thu tăng trưởng 38% mỗi năm kể từ năm 2015 lên 12 tỷ USD vào năm 2019, chiếm hơn 5% GDP cả nước năm 2019. Theo thống kê của WeAreSocial, tại thời điểm tháng 01/2020, Việt Nam có hơn 68 triệu người dùng Internet, tương đương hơn 2/3 dân số và hơn 146 triệu thuê bao kết nối mạng di động. Kênh trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng hơn trong những giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành bán lẻ. Số liệu ở trên chưa tính đến tác động của đại dịch, sự kiện đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của thương mại điện tử do người tiêu dùng bị hạn chế mua hàng trực tiếp và phải chuyển sang mua sắm online. Sự mở rộng sản xuất mạnh mẽ của các khách thuê hiện hữu Bên cạnh các nhà đầu tư mới đang tìm kiếm cơ hội, các khách thuê hiện hữu cũng đang tích cực mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Cụ thể, vào Q2/2020 LG Electronics thông báo sẽ xây dựng trung tâm R&D thứ 2 tại Việt Nam, Intel cũng đang nhắm đến việc mở rộng sản xuất tại Việt Nam trong những năm tới, Mitsubishi Motors đang tìm kiếm cơ hội xây dựng nhà máy thứ 2 tại Bình Định hay Ford Việt Nam đã công bố kế hoạch 82 triệu USD để mở rộng cơ sở lắp ráp tại Hải Dương. Kỳ vọng giá cho thuê sẽ tiếp tục tăng Bất chấp hai đợt bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam, giá thuê đất tại hai vùng công nghiệp trọng điểm trong năm 2020 vẫn tăng mạnh, với mức giá trung bình tăng 9,7% svck (cuối Q2/20) lên 105 USD/m2/chu kỳ thuê ở các tỉnh phía Nam và 6,9% svck (cuối Q3/20) lên 96 USD/m2/chu kỳ thuê ở các tỉnh phía Bắc. Tại khu vực kinh tế phía Nam, TP HCM vẫn là địa điểm được ưa chuộng nhất, với tỷ lệ lấp đầy duy trì ở mức cao đạt 91% và giá thuê tăng trưởng cao nhất là 12,3%. Trong khi đó ở phía Bắc, Hưng Yên và Bắc Ninh ghi nhận mức tăng ấn tượng lần lượt là 12,5% và 11,7% svck. Với nhu cầu đang tăng cao, VNDIRECT cho rằng giá thuê KCN sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021, đặc biệt là những KCN ở khu vực thành thị do thiếu hụt nguồn cung. Minh Anh
2020-12-18
Minh Anh
Kinh doanh
cafebiz
Shark Hưng chỉ ra cách đầu tư BĐS từ bài toán bán gà kinh điển: Mua 7 đồng bán 8 đồng, rồi mua tiếp 9 đồng bán 10 đồng, lãi hay lỗ?
https://cafebiz.vn/shark-hung-chi-ra-cach-dau-tu-bds-tu-bai-toan-ban-ga-kinh-dien-mua-7-dong-ban-8-dong-roi-mua-tiep-9-dong-ban-10-dong-lai-hay-lo-20201218095028779.chn
Theo Shark Hưng, đây đang là thời điểm tốt để các nhà đầu tư bất động sản (BĐS) xem lại danh mục đầu tư, chuẩn bị nguồn lực để chờ đón những cơ hội mua bán hấp dẫn. Chỉ thông qua một video ngắn khoảng 4 phút tại sự kiện chuyên về bất động sản, Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cen Group đã có những chia sẻ rất đáng lưu ý dành cho các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực này. Nguồn vốn đổ về Việt Nam thì 70% đổ vào bất động sản (BĐS), vì mảng này vẫn cực kỳ cơ hội. Chúng ta hãy nhìn lại 10 năm qua BĐS Việt Nam nói chung, TPHCM và Đà Nẵng nói riêng tăng gấp bao nhiêu lần? Giờ chỉ nhìn 5 năm qua thôi. Trên Facebook của mình, tôi có nói 2013 tôi đứng ở vị trí bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng, đi xem 1 lô đất để mua khách sạn. Lúc đó tôi mua giá 37 triệu đồng/m2 gồm cả phí, thuế các thứ. Đến 2018 tròn 5 năm, chỗ đó giá trị 350 triệu /m2. 5 năm tăng gấp 10 lần là chuyện bình thường. Khu đất ấy chúng tôi xây một khách sạn. Lúc đó bắt đầu xây giá phòng khoảng 300000-500000 đồng/phòng/đêm cho loại 4 sao, còn giờ phòng tôi cho thuê là 2 triệu rưỡi/đêm. Với mức tính 500000 đồng/đêm chúng tôi ước tính 15 năm hoàn vốn nhưng với giá phòng 2 triệu rưỡi, thực tế khoảng 4 năm đã hoàn vốn rồi. Khách sạn xây hoàn vốn, giá đất tăng gấp 10 lần, có đáng để đầu tư không? Quá đáng chứ. Vậy nên vẫn còn nhiều cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Những lúc thị trường xuống như thế này là những lúc chúng tôi thích nhất. 3 lần BĐS Việt Nam gặp khó khăn, đầu những năm 2000, khoảng 2008 đến 2012, và bây giờ dường như đang bắt đầu một chu kỳ mới. Tôi nói dường như vì trong vòng nửa năm vừa qua, tình hình giao dịch BĐS đang xuống rất nhiều, các chủ đầu tư gặp khó khăn mặc dù nguồn cung siết chặt vì vấn đề pháp lý. Ở đâu đó, ta thấy giá không lên, nhưng đó chính là cơ hội cho các nhà đầu tư. Bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng. Bây giờ còn tùy thuộc vào chúng ta đang ôm bất động sản gì, hay chưa ôm và mới chuẩn bị nhảy vào. Nếu ôm rồi phải xử lý ra sao lại tùy thuộc vào từng loại hình. Ví dụ đất nền, giờ không có khả năng vận hành, khai thác, thì thôi bỏ quên chờ tiếp chu kỳ nữa, khoảng 2 năm, chứ đừng bán bây giờ, bán đi phí. Hoặc nếu giờ ai chưa vào thị trường thì hãy nghiên cứu đi, tìm hiểu đi, giống Warran Buffett hay nói rằng hãy biết sợ hãi khi người khác đang hưng phấn và hãy lạc quan hưng phấn khi người khác sợ hãi. Đó mới là những nhà đầu tư thông minh. Giờ là lúc để tái cấu trúc lại danh mục đầu tư của chúng ta, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để đón nhận những cơ hội đầu tư tuyệt vời sắp đến. Một bài toán kinh doanh rất đơn giản là bài toán buôn gà. Giá gà cứ lên liên tục. Đầu tiên bỏ ra 7 đồng mua một con gà, sau đó đem đi bán 8 đồng. Xong lại mua một con gà 9 đồng bán 10 đồng, mua tiếp một con 10 đồng bán 11 đồng, hỏi lãi/lỗ bao nhiêu đồng. Lãi hay lỗ? Đáng lẽ phải bỏ tất cả số tiền đấy ra đi vay bạn bè mua ngay 5 con từ lúc 8 đồng sau đó đợi đến 11 đồng mới bán. Nếu cứ mua xong bán, mua xong bán thì chẳng giải quyết vấn đề gì, mua đắt bán đắt, mua rẻ bán rẻ. Đấy gọi là lấy công làm lãi, cuối cùng chúng ta chỉ lãi có 1 đồng. Đúng không nào? Chi phí giao dịch, rồi tất cả những chuyện tốn kém, chi phí vốn, chi phí cơ hội, chi phí lãi vay, khấu hao tiền tệ,… bao nhiêu thứ phải trừ vào thì cuối cùng người bán chỉ lãi 1 đồng, chả khác gì cả. Đằng nào cũng một lần giao dịch, hãy mua từ lúc 8 đồng, chờ lúc 11 đồng chúng ta bán, đó mới là người đầu tư thông minh. Bây giờ đang là lúc chúng ta tìm kiếm những BĐS tốt như thế để chuẩn bị mua. Nhật Anh
2020-12-18
Nhật Anh
Kinh doanh
cafebiz
Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?
https://cafebiz.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-viet-nam-dang-o-dau-tren-ban-do-the-gioi-20201218084248545.chn
Bất động sản Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, khởi đầu chủ yếu là sản phẩm cơ bản với một số loại trung cấp như đồ gỗ, dệt may, giấy và in ấn…... Việt Nam trở thành điểm sáng trong bản đồ phát triển trên thế giới, sau đại dịch chúng ta có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả lĩnh vực. Nhưng nói về bất động sản công nghiệp, Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới? NHIỀUCÁINHẤT Bà Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc thị trường JLL Hà Nội nhấn mạnh, bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn 2020 - 2021 nhờ việc kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid cùng việc ký kết hàng loạt Hiệp định thương mại tự do. Trong làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, các nhà máy Trung Quốc cần các khu vực vệ tinh, đa dạng hoá nơi sản xuất, tìm kiếm vị trí hiệu quả về kinh tế, đất đai, chi phí sản xuất và nhân công lao động thì Việt Nam là khu vực có tiềm năng nhất. Về vị trí địa lý, Việt Nam là lựa chọn tốt hơn so với các quốc gia như Malaysia, Indonesia. Từ Việt Nam di chuyển đến Hồng Kông, Hàn Quốc được cải thiện rất nhiều về thời gian nhờ sự ra đời của cảng nước sâu Hải Phòng. Việt Nam là một trong những nước có chính sách thuế cạnh tranh nhất châu Á. Các khu công nghiệp đang được “miễn 2 giảm 4” tức là miễn thuế  thu nhập doanh nghiệp 20% năm đầu tiên và giảm 50% thuế trong vòng 4 năm tiếp theo. Thậm chí là “miễn 4 giảm 9”, miễn thuế 4 năm và giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án ngành công nghiệp được Chính phủ ưu tiên. “Quan trọng nhất là chi phí đất công nghiệp Việt Nam cạnh tranh so với các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc. Giá đất bất động sản công nghiệp tại khu vực Trung Quốc lên đến 180 -200 USD/m2/cả chu kỳ thuê trong khi đó, giá đất tại khu vực miền Bắc của Việt Nam chỉ 99 USD/m2/cả chu kỳ thuê. Những điều này lý giải vì sao bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư thế giới”, bà Vân nhấn mạnh. Các chuyên gia của Savills Việt Nam cũng chỉ ra rằng, Việt Nam là một trong những thị trường có chi phí xây dựng công nghiệp cạnh tranh nhất. Tại Tp.HCM, chi phí xây dựng trung bình các nhà xưởng và nhà kho cơ bản là 352 USD/m2; các nhà máy và trung tâm phân phối lớn là 412 USD/m2 ; và các nhà máy công nghệ cao là 618 USD/m2 . Dù mức lương nhân công ngành sản xuất của Việt Nam tăng từ 237 USD/tháng trong năm 2018 lên 252 USD/tháng thì đây vẫn là một con số tương đối thấp so với các nước trong khu vực, so với Trung Quốc là 968 USD/tháng, Malaysia là 766 USD/tháng. Vào tháng 1 năm 2020, theo Nghị định Chính phủ 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù mức lương tăng mạnh, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với các nước Châu Á. Nguồn: Savills. BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ở ĐÂU TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI? Việt Nam trở thành điểm sáng trong bản đồ phát triển trên thế giới, sau đại dịch chúng ta có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài trong tât cả lĩnh vực. Nhưng nói về bất động sản công nghiệp Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới? Theo bà Vân, bất động sản công nghiệp được chia thành ba giai đoạn phát triền: Khởi đầu; Tăng trưởng và Trưởng thành. Ở giai đoạn khởi đầu, sản phẩm chủ yếu là những đồ cơ bản với một số loại trung cấp như đồ gỗ, dệt may, giấy và in ấn; Thâm dụng lao động. Hình thái sản phẩm: Mật độ xây dựng thấp, gần cảng/sân bay, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng thấp. Hình thức sở hữu: Xây để tự sử dụng, nhà nước sở hữu đất và thu thuế hàng năm. Thời hạn sử dụng đất thường lâu năm và thuê với thờig ian tươi đối dài lâu hơn 50 năm. Ở giai đoạn Tăng trưởng: Sản phẩm hầu hết là máy móc hạng nặng, tinh chế, ô tô. Tâpj trung vào thâm dụng vốn và ít thâm dụng lao động, tự động hoá nhiều hơn. Mật độ xây dựng trung bình và thấp, một số khu xuất hiện tập trung, sản phẩm xây theo yêu cầu bắt đầu xuất hiện. Đất được sở hữu bởi bên thứ ba, nhà nước bán đất cho các đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp. Sở hữu đất thời gian thuê ngắn hơn 50 năm. Ở giai đoạn Trưởng thành, các sản phẩm chủ yếu là công nghệ cao, dược phẩm, hoá dầu, sử dụng ít nhân công, vốn đầu tư lớn, tự động hoá cao với bổ trợ của người máy. Mật động xây dựng cao và trung bình, bất động sản công nghiệp phát triển thành cụm, có sự phân hoá giữa các nhóm ngành theo mức độ ô nhiễm và không ô nhiễm. Nhà nước bán đất cho các chủ đầu tư chuyên nghiệp, có quỹ tín thác bất động sản, thời gian thuê đất ngắn. Vớ sự phân chia rõ ràng như vậy, các quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan ở mức độ Trưởng thành, Trung Quốc, Singapore ở mức độ Tăng trưởng còn Việt Nam vẫn đang ở mức độ Khởi đầu. “Chúng ta mới ở giai đoạn khởi đầu nhưng có nhiều cơ hội để phát triển, mở rộng thị trường nguồn cung, triển vọng và dư địa phát triển thị trường còn lớn. Tuy nhiên, còn nhiều thách thức phải vượt qua”, bà Vân nói. Bất động sản công nghiệp Việt Nam và Thái Lan ở giai đoạn Khởi đầu. RÀOCẢNTỪCHIPHÍLOGISITCS,NĂNGSUẤTLAO ĐỘNG Có một số thách thức mà Việt Nam gặp phải là khi các doanh nghiệp Trung Quốc muốn dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, họ muốn cắt giảm chi phí thì Việt Nam có lợi thế nhưng lại thiếu hụt lao động kỹ thuật cao. Mặc dù chi phí lao động ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 ở Trung Quốc, nhưng năng suất cũng chỉ tương ứng bằng 1/3. Cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ. Những điều này khiến chi phí Logistics ở Việt Nam cao 60% so với Trung Quốc. Mức độ thuận lợi trong kinh doanh của Việt Nam theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới trong năm 2020 vẫn xếp hạng ở cấp độ 70, đứng sau Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore,…Pháp lý tuy có cải thiện nhưng mức độ cải thiện hạn chế, với 1 dự án đầu tư lĩnh vực sản xuất thì cần 4-6 tháng xin được giấy phép đầu tư. “Đây là những điều Việt Nam cần sớm giải quyết để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”, bà Vân nhấn mạnh. Nguồn: Savills. Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng thừa nhận, các chi phí không chính thức đang khiến các nhà đầu tư e ngại môi trường pháp lý Việt Nam. Lợi thế lao động của Việt Nam giá rẻ của Việt Nam cũng sẽ dần dần biến mất, chúng ta cũng không mong lợi thế này kéo dài mãi mãi mà phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lên. Muốn thế phải đào tạo, phải tôn vinh được giá trị của những công nhân lành nghề, của những lao động kỹ thuật không có bằng cấp cao. Tập quán xã hội phải thay đổi chứ không nên để xã hội cuốn theo chủ nghĩa bằng cấp như hiện nay, ông Toàn nói. Một báo cáo mới công bố gần đây của Savills cũng chỉ ra rằng, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực, theo Báo cáo Logistics Việt Nam của Fiingroup năm 2019. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông đang được mở rộng nhanh chóng, nhưng sự phát triển chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế và xã hội của quốc gia. Tiềm năng của dịch vụ vận tải đường bộ vẫn chưa được phát huy hết mặc dù có tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm trung bình vào khoảng 10,6% giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018. Sự tăng nhanh của nhu cầu vận chuyển hàng hóa vượt xa tốc độ nâng cấp mạng lưới đường quốc gia. Kiều Linh
2020-12-18
Kiều Linh
Kinh doanh
cafebiz
Cà phê cuối tuần: Đất ngoại ô và câu chuyện “người Hà Nội giàu ngầm nhiều lắm”
https://cafebiz.vn/ca-phe-cuoi-tuan-dat-ngoai-o-va-cau-chuyen-nguoi-ha-noi-giau-ngam-nhieu-lam-20201219192037107.chn
Chia sẻ của một Giám đốc doanh nghiệp bất động sản ngoại ô về diễn biến thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô... Ngót 15 năm dấn thân vào lĩnh vực bất động sản cũng là ngần ấy thời gian anh bám với khu vực ngoại ô. Khi đó cũng là thời kỳ nghỉ dưỡng ngoại ô bắt đầu manh nha hình thành. Nói vui thì ngoại ô và anh đều là tình yêu đầu của nhau. Trải qua thăng trầm của sự nghiệp cùng những giai đoạn chuyển mình của bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô, dường như cả hai đang vào độ chín. Khi nhu cầu thị trường được định hình và anh cùng đội ngũ cũng tìm được hướng mới. Cà phê cuối tuần kỳ này giới thiệu chia sẻ của ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô. Anh Trung cũng từng là cổ đông sáng lập của Công ty Archi Việt Nam – đơn vị chủ đầu tư một số Resort ở Hòa Bình, Ba Vì như Ivory, Rose villas… Ông Trung nói: - Tôi làm bất động sản từ 2006 đến nay, bám đúng vào khu vực ngoại ô, chưa bao giờ làm việc gì khác. Hồi đầu thì cũng rất là thích nhưng có giai đoạn ở giữa thì cũng khá mệt mỏi do thị trường nó xuống và bị thất bại. Nhưng từ lúc nhận ra hướng đi mới, có khả năng đem lại sự khác biệt thì cá nhân tôi và toàn bộ đội ngũ đang cực kỳ hưng phấn. Có thể nói, chúng ta đang trong thời kỳ bình thường mới, chưa phải hậu Covid, đang chuẩn bị để bước sang thời kỳ hậu Covid được kỳ vọng sẽ đến sớm. Hậu Covid đem đến nhiều sự thay đổi trong thói quen người dùng. Biến cố xảy ra khiến các làn gió đổi chiều và sinh ra làn gió mới tích cực. VIỆT NAM CÓ NHIỀU CƠ HỘI ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN Nhưng tôi quan sát thấy các dự án nghỉ dưỡng nhỏ ở ngoại ô Hà Nội dường như không mấy thành công? Điều đó có thể đúng ở góc độ đem lại lợi nhuận từ cho thuê, thời gian trước đây tôi thấy tỷ suất tài chính thu lại từ các dự án không được cao, nhưng tăng giá vẫn tốt. Toàn bộ khu vực Hòa Bình, Ba Vì vừa rồi không có ở đâu mà không tăng từ 10-20% cả. Nó tăng đều, kể cả trong dịch Covid. Khu Ba Vì của chúng tôi mỗi một căn bán 1,9 tỷ vào cuối 2018, vừa rồi có khách bán lại 4,2 tỷ. Còn chuyện cho thuê hiệu quả chưa cao phần lớn là do người Hà Nội vẫn bị thói quen cá nhân hóa ngôi nhà của mình. Khi đó, việc cho thuê sẽ kén khách, đồng thời chi phí để bảo trì bảo dưỡng lớn khiến lợi nhuận thu về không được cao. Ông Nguyễn Thành Trung: Khi thị trường nóng là hầu hết các nhà đầu tư dễ bị say nắng, sợ mất cơ hội là cứ đến mua. Nhưng đừng để say nắng trong thị trường có nhiều gió. Một số đã có cách nhìn khác, mang tiêu chuẩn nghỉ dưỡng để đầu tư các cụm biệt thự đồng bộ, đồng nhất tiêu chuẩn, tăng tiện ích, dịch vụ chung; thuê đơn vị quản lý,… đang đem lại hiệu suất cho thuê tốt hơn rất nhiều. Và điều đó cũng khiến giá bất động sản tăng trưởng tốt hơn. Quan điểm đầu tư bất động sản hiện nay là không để bất động sản bất động. Nó phải sinh ra tiền thì tự thân giá trị của bất động sản cũng sẽ tăng theo. Có người nói kinh doanh bất động sản không đâu dễ như ở Việt Nam? Đây có thể chỉ là một câu nói đùa thôi. Ở Việt Nam, là đất đất nước đang phát triển - nơi cơ sở hạ tầng các vùng ven được cải thiện liên tục và kéo theo sự tăng giá của bất động sản. Nó diễn ra ở phạm vi rất rộng. Nên cơ bản đó là một điểm đúng. Việt Nam có rất nhiều cơ hội đầu tư bất động sản tốt ngay cả khi thị trường chung đang khó khăn. NHÀ ĐẦU TƯ GIỜ RẤT CẨN THẬN Là chủ đầu tư một số dự án bất động sản ven đô, ông thấy đặc điểm của nhà đầu tư là gì? Tôi thấy đặc trưng rõ nét là nhà đầu tư đang đề cao sự an toàn. Họ chơi rất cẩn thận. Ngày xưa người ta vẫn cân đối giữa khả năng mạo hiểm và khả năng sinh lợi. Giờ họ nghiêng về khả năng an toàn là chính. Hiện nay, thường thời gian để hoàn tất một giao dịch kéo dài, mức độ thận trong của khách hàng cao. Có thể là từ những thất bại của một số nhà đầu tư trong quá khứ. Nhìn ở điểm tích cực thì đúng ra bây giờ là nhịp thoái trào của thị trường theo quy luật nhưng hiện nay thị trường vẫn đang giữ nhịp được, nhà đầu tư chỉ chuyển sang tâm lý đầu tư có đề phòng, cẩn thận hơn. Nhà đầu tư hiện nay đặc biệt ở ngoại ô cũng đề cao việc bất động sản tạo ra dòng tiền cho thuê tốt hơn. Giảm nhu cầu cá nhân hóa; thay vì muốn khu vườn rộng thì khách hàng đề cao hơn dịch vụ và không gian chung. Đây là điểm tích cực tạo nên thị trường nghỉ dưỡng chuyên nghiệp. Và theo đó, khách hàng cũng rất đề cao đơn vị quản lý vận hành về lâu dài để tạo nguồn thu ổn định. Ông làm bất động sản thế có ai ủng hộ không? Tôi cùng làm với ba anh em, tôi là em út. Chúng tôi lấy vợ khi cố định nghề nghiệp rồi nên lấy luôn cả sự thất bại, phải cùng đồng hành luôn. Trước đây, có thời kỳ gặp khó khăn, tôi phải bán hết nhà cửa, bán cả nhà của bố mẹ luôn. Năm 2012 - 2015, tôi ở trạng thái gần như phá sản, chỉ tập trung cơ cấu các khoản đầu tư, cơ cấu khách hàng,... Khi đó, chứng khoán nó down, khách hàng không mua thêm mà đòi rút hợp đồng về khiến chúng tôi như bị Đốt nhà hai đầu, nên bị mất cân đối. Dự án không thể triển khai được nữa. Rồi khó khăn cũng tạm qua. Đến bây giờ chúng tôi làm không vay ngân hàng. Làm tất cả các dự án trên đất mình đã mua. Tôi thấy đây là thuận lợi vì cực kỳ an toàn. HÀ NỘI NHIỀU NGƯỜI GIÀU NGẦM LẮM Nhà đầu tư mua dự án của các anh chủ yếu là từ đâu? Mua dự án của chúng tôi chủ yếu là người Hà Nội, Tp.HCM ra, còn Hòa Bình gần như chưa. Người Hòa Bình có vẻ chưa quen với món ăn mới này. Đợt này có sóng ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên xuống cả Hòa Bình đi mua đất. Quan điểm của chúng tôi là muốn bán cho những người sử dụng chứ thời kỳ đầu thì có đến 70% là mua đi bán lại. Mà người mua sử dụng chính đến từ Hà Nội, những người mong muốn tìm nơi lui về sau những ồn ào, khói bụi của nội đô. Ông thấy nhà đầu tư ở Hà Nội thế nào, có nhiều tiền không? Tôi thấy người giàu ở Hà Nội nhiều lắm, nhiều người giàu ngầm lắm. Chuyện đi xe máy ôm vài cục tiền đi mua nhà là thường xuyên. Đợt này tôi thấy chứng khoán tốt, nhưng về lâu dài theo tôi bất động sản vẫn là tốt, bất động sản vẫn là số 1. Ở Việt Nam bất động sản vẫn là món ngon. Với lại tiền nhiều, không phải ai cũng đầu tư được. Tôi thấy thời gian đầu vẫn là đầu tư ngắn hạn, còn lại tư tưởng chung vẫn là tìm được một căn nhà thứ hai Second Home. Còn nếu nhìn chung thì đa số vẫn là đầu tư dài hạn. Có một đặc điểm khá quan trọng là khách hàng hiện nay thường bị cảm giác hợp lý đánh lừa, thực trạng này đang cực kỳ nhiều. Second home là dành cho người giàu về thời gian và tiền bạc. Phải là đồ tiêu tiền thì mới là second home. Riêng từ home (không phải house) đã hàm chứa tính cá nhân, thoả mãn nhu cầu cá nhân. Second home luôn mang tính cá nhân cực cao, còn cao hơn cả nhà thông thường vì second home chỉ để tận hưởng hưởng thôi. Nếu nghĩ rằng mua xong dùng mà vẫn tăng giá để bán dễ dàng thì là sai lầm lớn nhất. Vì khi đã đầu cơ tăng giá thì phải tối thiểu tiền đầu tư, còn người second home bán lại thì cần tìm người cùng gu mới bán được, thanh khoản cũng kém. Khách mua mới không đánh giá được bộ sofa Ý cao cấp 300 triệu đồng. Họ chỉ đánh giá đất bao nhiêu tiền một mét vuông, nhà xây lên mất bao nhiêu tiền…. Giá trị đầu tư cho cảm xúc không được định giá, khiến các giá trị đã đầu tư vào second home khi bán bị gạt đi. Bên cạnh đó, đừng nghĩ vừa dùng vừa cho thuê hiệu quả, mặc dù vẫn có những sản phẩm đáp ứng được. Vì nếu muốn vận hành cho thuê hiệu quả cần tính đồng bộ và bỏ bớt đi tính cá nhân, phải đúng mục đích thuê. Với góc độ cá nhân, theo kinh nghiệm của tôi, cần cân nhắc khi đầu tư second home. Do đặc thù thị trường đa dạng nên các nhà đầu tư tham gia cố gắng tỉnh táo để tránh bị trúng gió. MONG NHÀ ĐẦU TƯ ĐỪNG TRÚNG GIÓ Quan sát tôi thấy trên thị trường nhà đầu tư không mua chung cư mà lại cứ đổ xô ra mua đất ngoại ô? Vừa qua, xu hướng đầu tư ven đô là khá cao, vì đây là khu vực có tỷ suất tăng trưởng cao hơn các khu vực khác. Những người đầu tư trung - dài hạn thì không mua chung cư, họ chủ yếu tập trung vào đất nền. Sau một thời gian dài mua chung cư không thấy tăng. Với tôi, mua bất động sản chỉ đứng yên đã lỗ rồi. Thứ nữa, là có nhiều Key và Hòa Bình là tỉnh phát triển tốt quanh Hà Nội. Bởi Hòa Bình không chỉ là đất vùng ven đơn thuần mà còn sở hữu thiên nhiên hoang sơ, tươi đẹp và nét văn hóa bản địa đặc sắc. Phù hợp với đầu tư nghỉ dưỡng. Sau dịch Covid thì mọi người có xu hướng đi tìm một nơi nghỉ dưỡng và Hòa Bình được hưởng lợi. Trước đây, có thời kỳ gặp khó khăn, tôi phải bán hết nhà cửa, bán cả nhà của bố mẹ luôn. Dịch Covid-19 vừa qua ảnh hưởng như thế nào đến các ông? Sau Covid-19 là người Hà Nội đi tìm mua đất ngoại ô, trong đó Ba Vì và Hòa Bình đều nóng lên. Vì vậy, theo tôi là thị trường hiện hay khá tốt, thậm chí hơn ở biển vì giá đang còn thấp, nhu cầu lại lớn và dễ tiếp cận. Tuy nhiên, tôi đánh giá Covid chỉ là một tác động không cốt lõi. Cái cốt lõi là nhờ hạ tầng giao thông. Từ 2017 cao tốc Hoà Bình - Hoà Lạc thông xe, đánh dấu bước chuyển mình rất lớn của bất động sản Hoà Bình. Nguyên thuỷ của phát triển bất động sản là sự cải thiện về hạ tầng, thay vì mất 2,5 tiếng từ Hà Nội theo quốc lộ 6 thì nay đi chỉ mất 1 tiếng 15p đi bằng ô tô là lên đến trung tâm Hoà Bình. Đây là lý do chính khiến bất động sản Hoà Bình tăng trưởng nhanh. Covid-19 khiến thị trường bất động sản nơi này như cơn áp thấp chuyển thành bão. Covid thúc đẩy 8 triệu dân Hà Nội hình thành tâm lý cần một nơi để lui về, nhất là khi thấy ngột ngạt trong thủ đô, do đó, nhu cầu tăng trưởng mua bất động sản nhanh chóng. Ngoại ô chỉ có vài nghìn phòng resort thôi, và các khu có dịch vụ tốt không nhiều. Các thị trường về resort ở quanh Hà Nội gần như không có. Tôi vẫn quan niệm Bò gần chuồng thì dễ dắt hơn là ở xa. Đi du lịch hiện nay cứ dưới 2 tiếng đi là rất nhiều người có nhu cầu, có nhiều khách hàng. Vậy tại sao vừa rồi có một đơn vị tư vấn bất động sản nước ngoài vẫn đưa ra cảnh báo nguy cơ thất bại khi mua đất ở tỉnh lẻ? Cái đánh giá của đơn vị đó tôi cho rằng đó là nói chung về diện rộng thị trường tỉnh lẻ. Còn tôi muốn nói ở đây là thị trường ngách, nghỉ dưỡng ven đô. Nói thế thôi chứ các ông lớn vẫn tập trung ở biển, thưa ông? Tôi thấy hiện nay thì lại đang tập trung về núi. Ví dụ như ở Hòa Bình thì có SunGroup, Geleximco, Lã Vọng, Lạc Hồng…, Phú Mỹ Hưng cũng về Hòa Bình. Đây là một sự chuyển dịch. Thị trường nghỉ dưỡng ngoại ô có cơ hội để ghi nhận chi tiêu đầu người đến khu nghỉ dưỡng rất cao, chính xác là mức sẵn sàng chi trả cao. Điều này rất quan trọng vì chi tiêu đầu người càng cao thì khả năng doanh thu sẽ càng tăng lên. Thay vì trả tới 2-4 triệu đồng cho vé máy bay đi Nha Trang, Đà Nẵng trong khi mức chi cho chuyến đi là có hạn thì người đi du lịch ven đô sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho bữa ăn chất lượng hơn khi có thể tiết kiệm hàng triệu đồng chi phí di chuyển. Ông có sợ sẽ mất chỗ đứng khi loạt ông lớn bất động sản sắp đổ bộ? Chúng tôi đã chuẩn bị cho kịch bản đó. Cách chúng tôi là tạo ra dòng sản phẩm riêng, gọi vui là hàng handmade có thiết kế khác biệt và dịch vụ cao cấp. Chúng tôi tạo nên dòng nghỉ dưỡng có dịch vụ cao cấp lấy sự thân thiện làm tiêu chí hàng đầu. Bởi thị trường ngoại ô hướng đến việc quay trở lại nhiều lần nên dạng sản phẩm công nghiệp sẽ không bền. Thay vào đó các khu nghỉ dạng Boutigue sẽ là điểm sáng. Cùng đó, chúng tôi cũng dẫn đầu và tuyên truyền cho xu hướng xây dựng thân thiện môi trường. Các mẫu nhà của chúng tôi đều áp dụng công nghệ xây dựng mới, không can thiệp vào địa hình và cây xanh tự nhiên tạo sự bền vững trong xây dựng và vận hành. Mặt khác, đáp ứng việc khu nghỉ không bị nhàm chán, chúng tôi đã nghiên cứu giải pháp thiết kế riêng lớp áo ngoài nhà với chỉ chưa đầy 5% chi phí thi công và dễ dàng thay đổi theo định kỳ tạo nên diện mạo khu nghỉ có sự biến đổi, luôn làm mới mình trong mắt cộng đồng khách hàng nội đô. Lợi thế của chúng tôi là 15 năm đi đầu về nghỉ dưỡng ngoại ô, chúng tôi hiểu rõ nhu cầu đi nghỉ ngoại ô của người thành thị để gãi đúng chỗ ngứa của họ. Giúp họ thỏa mãn để vui vẻ bỏ tiền. Ông có cảm thấy tự tin khi làm nhà đầu tư bất động sản ngoại ô? Cơ bản tôi là người làm nghề đi lên, cặm cụi làm. Khi khởi nghiệp thì chẳng ai nghĩ mình sẽ làm lớn đến nhường nào, giờ làm chủ đầu tư rồi thì cứ làm thôi. Giờ tôi thấy nhà đầu tư nhiều, chỉ mong rằng nhà đầu tư đừng để trúng gió. Khi thị trường nóng là hầu hết các nhà đầu tư dễ bị say nắng, sợ mất cơ hội là cứ đến mua. Nhưng đừng để say nắng trong thị trường có nhiều gió. Yếu tố nhất thời có thể sẽ qua đi, như di chuyển ra ngoại ô và mong muốn không gian lui về, thậm chí là thói quen nghỉ dưỡng có thể mất đi khi hậu Covid hình thành. Tuy nhiên, yếu tố bền vững sẽ thành xu hướng lâu dài và bền vững. Nguyên Hà
2020-12-19
Nguyên Hà
Kinh doanh
cafebiz
Doanh nghiệp làm đường phẳng không tì vết vừa trúng thầu cao tốc Nha Trang - Cam Lâm
https://cafebiz.vn/doanh-nghiep-lam-duong-phang-khong-ti-vet-vua-trung-thau-cao-toc-nha-trang-cam-lam-20201219101233014.chn
Tập đoàn Sơn Hải nổi tiếng với QL10 và QL14 khi cắm những tấm biển bảo hành 5 năm không nứt lún, vừa khẳng định chất lượng vừa để người dân tham gia giao thông cùng giám sát. Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải vừa được Bộ Giao thông Vận tải lựa chọn làm nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm. Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm có tổng vốn đầu tư là 5536,15 tỷ đồng, gồm vốn nhà đầu tư khoảng 2556 tỷ đồng, vốn nhà nước tham gia khoảng 2979 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự kiến 2 năm, thu phí 16 năm 3 tháng 28 ngày. Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài 49 km, điểm đầu tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh; điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Dự án được thiết kế 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,2m, vận tốc thiết kế 120 km/h, giai đoạn một quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80 km/h. Đây là dự án thành phần cao tốc Bắc Nam đầu tiên theo hình thức PPP tìm được nhà đầu tư. Hai dự án PPP còn lại gồm Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo đang được Bộ GTVT thẩm định kết quả lựa nhà đầu tư, dự kiến hoàn thành trong tháng 12. Trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ký hợp đồng với Tập đoàn Sơn Hải. Sau đó, Sơn Hải có 6 tháng huy động vốn tín dụng từ ngân hàng. Nếu không ký được hợp đồng tín dụng, doanh nghiệp sẽ bị loại khỏi dự án. Tập đoàn Sơn Hải là một trong những tập đoàn lớn của tỉnh Quảng Bình. Được thành lập năm 1998, ngành nghề kinh doanh chính của Sơn Hải là xây dựng, bao gồm xây nhà, làm đường, xây hồ chứa nước... Năm 2014, tên tuổi của Sơn Hải được nhiều người biết đến khi tham gia dự án mở rộng quốc lộ 1A. Lúc bấy giờ, các đoạn đường thường chỉ được các nhà thầu bảo hành 2 năm, nhưng riêng Sơn Hải đã tuyên bố bảo hành tới 5 năm cho 2 gói thầu mà mình thực hiện, là gói thầu số 10 và gói thầu số 14 dài 15km đi qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Sơn Hải còn cắm các biển bảo hành 5 năm dọc các tuyến đường mà mình thi công để người dân tham gia giao thông cùng giám sát. Thực tế, với gói thầu số 10 và 14 do Sơn Hải thi công, sau một thời gian dài đưa vào sử dụng vẫn không bị hằn lún vệt bánh xe, trong khi cùng khoảng thời gian đó, nhiều gói thầu khác đã hằn lún rất lớn. Bộ Xây dựng, Bộ GTVT… đã cử hơn 10 đoàn kiểm tra 2 gói thầu này với các chuyên gia, kỹ sư cầu đường uy tín kiểm chứng nhiều điểm trên 2 đoạn tuyến này mới thống nhất trong hội đồng xét giải của Bộ Xây dựng và thống nhất trao cho nhà thầu này giải thưởng chất lượng thi công công trình xuất sắc. Ngoài 2 gói thầu của Sơn Hải, không có gói thầu nào khác đoạt được giải thưởng này. Một số hình ảnh các đoạn đường của Sơn Hải trên Quốc lộ 14: Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) đoạn từ thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) tới thành phố Kon Tum (Kon Tum) dài gần 600km được khởi công từ năm 2008. Đây được coi là tuyến đường huyết mạch, tuy nhiên do gặp khá nhiều trắc trở nên phải đến năm 2015 đoạn đường này mới hoàn thành. Sau khi hoàn thành nơi này lập tức được ví von như dải lụa vắt dọc mảnh đất Tây Nguyên bởi vẻ đẹp hiếm cung đường nào có được. Nhờ tuyến đường này, thời gian từ Pleiku về TP.HCM chỉ còn khoảng 12h, rút ngắn đáng kể so với trước đây. Ảnh: Infonet Hà My (tổng hợp)
2020-12-19
Hà My (tổng hợp)
Kinh doanh
cafebiz
Dự án bất động sản bất động: Chủ đầu tư trốn biệt, khách hàng bơ vơ
https://cafebiz.vn/du-an-bat-dong-san-bat-dong-chu-dau-tu-tron-biet-khach-hang-bo-vo-2020121908362817.chn
Khách hàng mua nhà của một số dự án ở Hà Nội rơi vào tình trạng nhiều năm không nhận được nhà, không rõ chủ đầu tư ở đâu không biết bao giờ mới lấy lại được tiền. Hàng trăm khách hàng mua căn hộ của Dự án chung cư Sky Garden Towers (115 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) 6 năm nay rơi vào tình trạng bất an khi công trình bị dừng thi công. Dự án khởi công ngày 14/1/2012, dự kiến hoàn thành quý 3/2014 với quy mô 28 tầng nhưng đến nay dừng lại ở tầng 8. Bị bỏ hoang nhiều năm, công trình đang xuống cấp. Công trường chỉ còn lại vài bảo vệ, cỏ mọc um tùm, cổng công trường luôn đóng chặt. Dự án này được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng ngày 30/12/2011. “Theo phản ánh từ cơ sở, nguyên nhân chủ đầu tư không tiếp tục thực hiện dự án là cán bộ, nhân viên của công ty và các cơ quan đơn vị không thể liên hệ được với giám đốc Công ty TNHH Định Công”, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay. Sau khi kiểm tra, rà soát các dự án chậm tiến độ gây mất mỹ quan đô thị trên địa bàn, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiến nghị UBND TP Hà Nội thu hồi chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư thực hiện dự án để dự án được tiếp tục triển khai. Lãnh đạo UBND phường Định Công cho hay, dự án đã phải dừng thi công từ cuối năm 2013 đến nay. Tháng 12/2013, Sở Xây dựng Hà Nội kiểm tra dự án và phát hiện nhiều sai phạm. Cơ quan này đã xử phạt chủ đầu tư và các nhà thầu. Anh Nguyễn Trung Kiên, khách hàng mua căn hộ của dự án cho biết: “Gia đình tôi đã đóng 600 triệu đồng. Theo hợp đồng, đã quá hạn bàn giao nhà 6 năm nhưng chủ đầu tư không có một lời giải thích với khách hàng.Thậm chí đến giờ, người mua nhà không biết ai để liên hệ khi nhân viên bán hàng và lãnh đạo cũ đã nghỉ hết”. Dự án Hattoco, tên mới là Golden Millennium Tower (110 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội) phát triển đã 11 năm nay, song hơn 300 khách hàng vẫn chưa thể nhận nhà. Dự án được thiết kế với tòa tháp 39 tầng nổi và 3 tầng hầm. Theo quan sát của phóng viên ở thời điểm giữa tháng 12/2020, dự án xong phần thô đến tầng 39. Bị dừng thi công trong suốt thời gian dài, sắt thép của công trình đã hoen gỉ, công trường không một bóng công nhân. Ngay sau thời điểm khởi công không lâu, dự án được rao bán, chủ đầu tư đã nhận tiền của khách. Mỗi khách hàng khi mua nhà đã trả 50 - 70% giá trị căn hộ. Anh Mai Thanh Tùng, một khách hàng mua nhà của dự án Hattoco nói khách hàng lâu nay không thể gặp được chủ đầu tư. “Chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu được gặp ông Nguyễn Tiến Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Ba Đình để làm việc nhưng chưa một lần vị này chịu làm việc với khách hàng, anh Tùng nói. Ai chịu trách nhiệm? Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, phường Mỗ Lao đã nhiều lần thúc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ để bàn giao nhà cho khách hàng. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ hứa sẽ tiếp tục triển khai vào quý III và quý IV/2020. Lý do họ chưa triển khai là đang tìm đối tác nhà thầu thi công. Đến giờ, dự án vẫn bất động. Một lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc chủ đầu tư chậm bàn giao cho khách hàng đa phần liên quan đến hợp đồng mua bán.Nếu chủ đầu tư không bàn giao, người dân có thể kiện. Các cơ quan quản lý nhà nước sau khi nghe báo chí phản ánh đã vào cuộc kiểm tra và có thể không giao dự án mới cho những chủ đầu tư như thế, chứ không có chức năng đi đòi nhà hộ khách hàng. Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, việc hàng loạt dự án chậm tiến độ trên địa bàn Hà Nội là đang “chôn” số vốn khổng lồ, rất lãng phí. “Rất nguy hiểm cho nền kinh tế khi “chôn” một lượng vốn rất lớn vào đó mà không có hiệu quả, hậu quả xã hội rất lớn, ông Hùng nói. Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là việc thẩm định năng lực nhà đầu tư; xử lý từng dự án một, thậm chí là thu hồi để lấy đất sử dụng vào mục đích khác. Ngọc Mai
2020-12-19
Ngọc Mai
Kinh doanh
cafebiz
Pyn Elite Fund: Lãi suất giảm sâu kéo nhà đầu tư vào chứng khoán, VN-Index sẽ sớm cán mốc 1800 điểm
https://cafebiz.vn/pyn-elite-fund-lai-suat-giam-sau-keo-nha-dau-tu-vao-chung-khoan-vn-index-se-som-can-moc-1800-diem-20201220090911951.chn
Pyn Elite Fund tin rằng TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư với big year trong khoảng thời gian từ 2020 – 2024. Trong báo cáo mới được công bố, Pyn Elite Fund đã có những đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế cũng như TTCK Việt Nam. Pyn Elite Fund đánh giá sau khởi đầu đầy khó khăn trong năm 2020 bởi ảnh hưởng của Covid-19, chỉ số VN-Index đã bước vào giai đoạn tăng trưởng. Kể từ mùa thu, TTCK Việt Nam đã cho thấy dấu hiệu tăng giá bền vững khi luôn giao dịch trên đường bình quân 50 phiên (MA50). VN-Index duy trì trên MA50 NĐTNN đã phản ứng với dịch Covid-19 và bán ra một lượng lớn cổ phiếu Việt Nam trong năm 2020. Trở lại vào tháng 1/2020, thời điểm NĐTNN đang bận rộn xây dựng vị thế tại Việt Nam và họ mua ròng 84 triệu USD. Tuy vậy, tính đến nay, khối ngoại đã bán ròng 557 triệu USD trong năm 2020. Mặc dù NĐTNN đẩy mạnh bán ròng, tuy nhiên NĐT trong nước đã hoạt động tích cực trong mùa thu và là động lực giúp thị trường tăng điểm. Trong tháng 11 và đầu tháng 12, giao dịch khối ngoại khá cân bằng, đồng nghĩa tác động của họ lên thị trường ở mức trung tính. Pyn Elite Fund cho biết quỹ đã có cách tiếp cận khác trong năm nay với việc tăng ròng khoản đầu tư vào Việt Nam thêm 110 triệu USD. Lượng mua ròng này có đóng góp từ dòng tiền bán cổ phiếu vào cuối năm 2019 (bán MWG). Pyn Elite Fund cho rằng mọi thứ sẽ trở nên thú vị khi dòng vốn nước ngoài trở lại Việt Nam. Triển vọng kinh tế của quốc gia trong vài năm tới, tăng trưởng thu nhập của các doanh nghiệp Việt Nam và mức định giá thấp của TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ thu hút NĐTNN trở lại. NĐT trong nước thường hành động theo NĐTNN, vì sao lần này lại khác? Lãi suất trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã giảm mạnh, từ 5% xuống 2,5% trong 2 năm qua. Xu hướng tương tự cũng đến với lãi suất tiền gửi. NĐT trong nước tỏ ra thận trọng khi rót tiền vào TTCK trong giai đoạn 2018 – 2019 do tâm lý thị trường yếu và lãi suất đủ cao để có lợi nhuận. Thu nhập tích lũy thường được đưa vào tiền gửi và thị trường trái phiếu. Lãi suất ngược chiều với VN-Index Tuy vậy thời điểm này, cổ phiếu hiện đang trở nên hấp dẫn, đặc biệt là so với các khoản đầu tư thu nhập cố định. Trong tương lai, lãi suất ngày càng giảm sẽ hỗ trợ dòng tiền trong nước dịch chuyển từ gửi tiết kiệm sang đầu tư chứng khoán. Trong bối cảnh lãi suất thấp, NĐT trong nước đã ồ ạt mở tài khoản chứng khoán. Trong 11 tháng đầu năm, NĐT trong nước đã mở mới 270400 tài khoản. Tổng số tài khoản hiện là 2,7 triệu với hơn 300 nghìn tài khoản dự kiến được mở mới trong năm nay. Mối quan tâm đến các khoản đầu tư cổ phần từ các nhà đầu tư trong nước đang tăng mạnh. Hơn 41200 tài khoản được mở mới trong tháng 11 là con số cao nhất từ trước tới nay (theo tháng). Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tăng mạnh những tháng gần đây Định giá TTCK Việt Nam vẫn rẻ, VN-Index sẽ cán mốc 1800 điểm Sự gia tăng từ cuối mùa thu đã đẩy chỉ số VN-Index lên mức cao hơn, nhưng các công ty niêm yết dự kiến sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận đáng kể trong năm 2021. Điều này bắt nguồn từ việc lợi nhuận năm 2020 giảm sâu do ảnh hưởng của Covid-19. Xét theo hệ số P/E năm 2021, TTCK Việt Nam có vẻ rẻ so với định giá trước đây và so với các thị trường châu Á khác. Chỉ số VN-Index hiện giao dịch với P/E Forward 13,3. Trong kịch bản VN-Index đi ngang trong vài năm tới, mức tăng trưởng lợi nhuận ước tính của Pyn Elite Fund sẽ đưa P/E của VN-Index theo từng năm như sau: 13,3 (2021), 11,5 (2022), 9,7 (2023) và 8,2 (2024). Định giá TTCK Việt Nam vẫn hấp dẫn so với khu vực Pyn Elite Fund dự báo VN-Index sẽ cán mốc 1800 điểm và đây là con số thực tế. Pyn cho rằng dự báo này không qua lạc quan, có tính đến yếu tố tăng trưởng thu nhập của các công ty, triển vọng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và những cơ hội do sự phát triển TTCK mang lại. Mục tiêu chỉ số sẽ đạt được, tương ứng với mức tăng trưởng 80%. Nếu thu nhập tăng như dự kiến, tỷ lệ P/E của TTCK sẽ nằm trong khoảng 15-16, tương đương mức 1800 điểm. Ngay sau đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ hỗ trợ mức định giá và chỉ số còn có thể cao hơn nữa. Pyn Elite Fund tin rằng TTCK Việt Nam có thể gây bất ngờ lớn cho giới đầu tư với big year trong khoảng thời gian từ 2020 – 2024. Minh Anh
2020-12-20
Minh Anh
Kinh doanh
cafebiz
Chuyên gia BĐS: “Doanh nghiệp địa ốc bỏ Tp.HCM đi vùng ven là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu”
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-bds-doanh-nghiep-dia-oc-bo-tphcm-di-vung-ven-la-xu-huong-hoan-toan-de-hieu-20201220204756936.chn
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, dịch chuyển cung – cầu, tìm sản phẩm thay thế ở các thị trường khác nhau là quy luật bình thường của thị trường BĐS. Trong hội thảo mới đây, câu hỏi đặt ra, nếu các doanh nghiệp BĐS cứ bỏ Tp.HCM để đi làm dự án ở tỉnh lân cận, liệu thị trường BĐS TP sẽ như thế nào?, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, xu hướng dịch chuyển nguồn cung, sản phẩm ra các tỉnh lân cận của các CĐT BĐS không phải là mới. Những năm trước TP.HCM phát triển mạnh do nguồn cung, hạ tầng phát triển thì những thị trường lân cận như Đồng Nai, Long An,… hơi mờ nhạt. Hiện nay tại Tp.HCM với sự khó khăn về nguồn cung, vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phát triển dự án của các chủ đầu tư thì sẽ có sự dịch chuyển. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào. Bản thân các chủ đầu tư đã chạy rất nhiều để tìm được quỹ đất phát triển, trong bối cảnh thị trường Tp.HCM đang khó khăn, các chủ đầu tư phải tìm cách tồn tại và phát triển. Về tiềm năng phát triển thị trường Tp.HCM vẫn có, nhu cầu nhà ở vẫn cao. Khi các yếu tố về pháp lý, sự khó khăn ở thị trường này được tháo gỡ thì các nhà đầu tư sẽ tự động quay lại thị trường. Đây là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu, sự dịch chuyển cung cầu, sản phẩm thay thế là quy luật bình thường trên thị trường, ông Kiệt nhấn mạnh. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành,Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam cho hay, Tôi hoàn toàn ủng hộ doanh nghiệp và người dân, chỗ nào dễ mình đến đầu tư. Đó cũng chính là tác động tích cực đối với những địa phương cởi mở về chính sách, chủ trương. Và đó cũng là áp lực để thay đổi đối với những thị trường khó về chính sách, thủ tục. Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Quang Anh Vũ,Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng đánh giá, bản thân doanh nghiệp địa ốc phải linh hoạt trong chiến lược, nếu không tồn tại sẽ không phát triển được. Điều quan trọng nhất lúc này là linh hoạt trong chiến lược, làm sao để doanh nghiệp tồn tại trong sự khó khăn, thì doanh nghiệp phải có mục tiêu, chiến lược bền vững và đột phá, không thể bó mình vào một khung được. Vị CEO này dẫn chứng, thời gian qua doanh nghiệp chọn thị trường Quy Nhơn, Bình Định để làm dự án trong bối cảnh quỹ đất Tp.HCM khan hiếm và rất thành công, dự kiến sẽ tiếp tục tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận để kinh doanh. Còn ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land thì cho rằng, với tình hình vĩ mô như hiện này, tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn. Covid-19 là một cơ hội cực kỳ lớn mà mình không thể bỏ qua để phát triển. Về việc phát triển ở các tỉnh khác, ông Nhiên cho rằng, đó là chuyện linh hoạt và cũng như hình thức là bỏ phiếu bằng chân. Hưng Thịnh cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải linh hoạt ở những nơi khác để phát triển đội ngũ, duy trì kinh doanh của mình. Thật ra chúng ta thấy cơ sở hạ tầng phát triển khá là tốt trong những năm qua. Tuy nó chưa phát triển hoàn chỉnh như chúng ta mong muốn nhưng vẫn phát triển khá tốt, kết nối của nó khá tốt. Ví dụ như những khu vực Lâm Đồng, Bình Định, Quy Nhơn… Hạ Vy
2020-12-20
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Tiết kiệm tiền mua căn nhà 94m2, vợ chồng trẻ cải tạo thành nơi ở cực chill, nhìn ảnh trước sau mà ngỡ ngàng
https://cafebiz.vn/tiet-kiem-tien-mua-can-nha-94m2-vo-chong-tre-cai-tao-thanh-noi-o-cuc-chill-nhin-anh-truoc-sau-ma-ngo-ngang-20201220110858748.chn
Theo lời kể của chị Nguyễn Thị Lương thì mơ ước lớn nhất của anh chồng là có một ngôi nhà của mình sau mười mấy năm ở trọ. Không ai là không muốn có một căn nhà (đẹp) thuộc về mình. Team ở nhà trọ hẳn là còn khao khát hơn. Hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Lương có thể nói là một trong những người hiểu rất rõ việc sở hữu một căn nhà xịn đẹp, ấm cúng là quý giá đến mức nào. Nhưng cũng may là trời không phụ lòng người nên hai anh chị cuối cùng đã có được một căn nhà riêng sau 2 năm cố gắng làm ăn chăm chỉ. Dĩ nhiên, nhà anh chị rất đẹp, rất hiện đại đó nha, khiến ai nhìn cũng phải thầm tị một xíu. Toàn cảnh căn nhà trước và sau khi cải tạo Căn nhà của chị Lương mua có tổng diện tích 94m2, rất cũ kĩ và xuống cấp. Chị Lương đoán nhà đã xây tầm 15 năm có lẻ. Chị Lương tâm sự:Hai vợ chồng xuất phát điểm không có gì, gia đình phải nói là khó khăn. Chồng mình sống mười mấy năm ở nhà trọ nên ước mơ có được ngôi nhà của chính mình là rất lớn, lớn hơn bất kể thử gì. Từ ngày về ở với nhau, chồng mình luôn động viên và đưa ra những hướng chiến lược trong công việc để giúp nhau phát triển. Nhờ nỗ lực làm ăn, cộng thêm chút may mắn nên hai vợ chồng tích góp kha khá, rồi cũng phải tiết kiệm lắm mới mua được căn nhà và hoàn thiện nó đúng như mơ ước đã lâu. Nhà được xây với 2,5 tầng gồm phòng khách liền bếp, phòng ngủ, phòng thay đồ, phòng giặt, phòng vệ sinh. Chị Lương cho biết, toàn bộ nhà đều thuê thiết kế và thi công vì 2 vợ chồng rất bận, không có thời gian để ý. Thế nhưng, nhờ gửi gắm đúng nơi nên đơn vị xây nhà làm ra bản thiết kế rất chuẩn với tông màu trắng mix màu gỗ như đúng gu của anh chị khi cải tạo nhà. Đây cũng là 2 tông màu tối giản nhưng hiện đại, không lỗi thời, làm tăng thêm tính trang nhã, tinh tế. Phòng khách liền phòng bếp khiến không gian như được nới rộng, trở nên thông thoáng Không thể nhìn ra góc nhà xuống cấp, tường nứt vỡ ngày nào Cấu trúc nhà vẫn hao hao bản cũ nhưng được nâng cấp thêm hiện đại, xinh đẹp hơn mấy phần Nhà vệ sinh cũ kĩ lột xác thành gian bếp trắng gọn gàng, tinh tươm Hai vợ chồng chị Lương đã khoác thêm lớp áo mới long lanh cho căn nhà xuống cấp ở Hải Phòng Phòng ngủ được thiết kế đơn giản nhưng sang Đến cả cầu thang cũng ở một level khác Căn nhà xinh của anh chị khi lên đèn Tổng chi phí cải tạo nhà và decor nội thất là 700 triệu đồng. Chị Lương nói thêm:Nhiều món trong nhà như tủ bếp, tủ quần áo do mua loại tốt nên hơi mắc. Tủ lạnh, tivi cũng chọn loại 'ok lah' để không phải thay mới. Ngoài ra, mình cũng sắm thêm máy rửa bát xịn sò, khoá vân tay phòng cho 'ngầu' một chút. Không gian bên trong căn nhà đều trông thoáng đãng, thoải mái, không thiết kế cầu kì nhưng được cái hay là rất gọn gàng, lịch sự. Ngoài những góc basic thì việc bố trí một nơi để thư giãn bên cạnh cửa sổ cũng là ý tưởng không tồi. Ảnh: NVCC Rosy Cheek
2020-12-20
Rosy Cheek
Kinh doanh
cafebiz
Chuyên gia BĐS: “Doanh nghiệp địa ốc bỏ Tp.HCM đi vùng ven là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu”
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-bds-doanh-nghiep-dia-oc-bo-tphcm-di-vung-ven-la-xu-huong-hoan-toan-de-hieu-20201220110757357.chn
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, dịch chuyển cung – cầu, tìm sản phẩm thay thế ở các thị trường khác nhau là quy luật bình thường của thị trường BĐS. Trong hội thảo mới đây, câu hỏi đặt ra, nếu các doanh nghiệp BĐS cứ bỏ Tp.HCM để đi làm dự án ở tỉnh lân cận, liệu thị trường BĐS TP sẽ như thế nào?, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho rằng, xu hướng dịch chuyển nguồn cung, sản phẩm ra các tỉnh lân cận của các CĐT BĐS không phải là mới. Những năm trước TP.HCM phát triển mạnh do nguồn cung, hạ tầng phát triển thì những thị trường lân cận như Đồng Nai, Long An,… hơi mờ nhạt. Hiện nay tại Tp.HCM với sự khó khăn về nguồn cung, vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phát triển dự án của các chủ đầu tư thì sẽ có sự dịch chuyển. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào. Bản thân các chủ đầu tư đã chạy rất nhiều để tìm được quỹ đất phát triển, trong bối cảnh thị trường Tp.HCM đang khó khăn, các chủ đầu tư phải tìm cách tồn tại và phát triển. Về tiềm năng phát triển thị trường Tp.HCM vẫn có, nhu cầu nhà ở vẫn cao. Khi các yếu tố về pháp lý, sự khó khăn ở thị trường này được tháo gỡ thì các nhà đầu tư sẽ tự động quay lại thị trường. Đây là xu hướng hoàn toàn dễ hiểu, sự dịch chuyển cung cầu, sản phẩm thay thế là quy luật bình thường trên thị trường, ông Kiệt nhấn mạnh. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành,Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam cho hay, Tôi hoàn toàn ủng hộ doanh nghiệp và người dân, chỗ nào dễ mình đến đầu tư. Đó cũng chính là tác động tích cực đối với những địa phương cởi mở về chính sách, chủ trương. Và đó cũng là áp lực để thay đổi đối với những thị trường khó về chính sách, thủ tục. Chia sẻ về vấn đề này, ông Bùi Quang Anh Vũ,Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt cũng đánh giá, bản thân doanh nghiệp địa ốc phải linh hoạt trong chiến lược, nếu không tồn tại sẽ không phát triển được. Điều quan trọng nhất lúc này là linh hoạt trong chiến lược, làm sao để doanh nghiệp tồn tại trong sự khó khăn, thì doanh nghiệp phải có mục tiêu, chiến lược bền vững và đột phá, không thể bó mình vào một khung được. Vị CEO này dẫn chứng, thời gian qua doanh nghiệp chọn thị trường Quy Nhơn, Bình Định để làm dự án trong bối cảnh quỹ đất Tp.HCM khan hiếm và rất thành công, dự kiến sẽ tiếp tục tìm kiếm quỹ đất ở các tỉnh lân cận để kinh doanh. Còn ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land thì cho rằng, với tình hình vĩ mô như hiện này, tôi cho rằng đây là một cơ hội rất lớn. Covid-19 là một cơ hội cực kỳ lớn mà mình không thể bỏ qua để phát triển. Về việc phát triển ở các tỉnh khác, ông Nhiên cho rằng, đó là chuyện linh hoạt và cũng như hình thức là bỏ phiếu bằng chân. Hưng Thịnh cũng là một trong những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải linh hoạt ở những nơi khác để phát triển đội ngũ, duy trì kinh doanh của mình. Thật ra chúng ta thấy cơ sở hạ tầng phát triển khá là tốt trong những năm qua. Tuy nó chưa phát triển hoàn chỉnh như chúng ta mong muốn nhưng vẫn phát triển khá tốt, kết nối của nó khá tốt. Ví dụ như những khu vực Lâm Đồng, Bình Định, Quy Nhơn… Hạ Vy
2020-12-20
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Việt Nam đã quá tự hào về vị trí nhà xuất khẩu có thứ hạng trên thế giới về số lượng, thay vì về chất lượng
https://cafebiz.vn/chuyen-gia-pham-chi-lan-viet-nam-da-qua-tu-hao-ve-vi-tri-nha-xuat-khau-co-thu-hang-tren-the-gioi-ve-so-luong-thay-vi-ve-chat-luong-20201221195304717.chn
Vì vậy Việt Nam chủ yếu chỉ có thể xuất khẩu tới các thị trường dễ tính và không đòi hỏi cao, bà Chi Lan nhận định. Mối lo Việt Nam bị lãng quên khỏi các thị trường khó tính Sự quan tâm thái quá về RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) có thể sẽ làm cho sự hào hứng và động lực đối với EVFTA (Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam) và CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) cùng một số thị trường khó tính nguội lạnh, vì RCEP là một thị trường dễ tính và ít đòi hỏi hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ít cố gắng hơn trong việc phấn đấu đạt các chuẩn mực về hàng hóa và các yêu cầu bảo vệ môi trường từ các thị trường khó tính, thay vào đó sẽ tập trung vào các thị trường dễ dàng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định trước thềm Mekong Connect diễn ra tại Đồng Tháp. Theo bà Lan, EVFTA , CPTPP và đặc biệt là RCEP  vừa mới ký kết đã tạo ra những cơ hội mới cho Việt Nam trong bối cảnh thế giới đang chao đảo và mọi người đang xem xét, sắp xếp lại các chuỗi cung ứng, cùng với đó là việc thay đổi và củng cố các mối quan hệ và đối tác. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ có các cơ hội để lấp vào những chỗ trống của các sự thay đổi. Đối với nông nghiệp, sự thiếu hụt của lương thực trên toàn cầu sẽ tạo ra những cơ hội nhất định cho Việt Nam, tuy nhiên thì những thách thức vẫn còn đó. “Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không cố gắng thì các thị trường EVFTA hay CPTPP cũng sẽ quên Việt Nam. Đây sẽ là một điều mất mát vì sự thay đổi từ Việt Nam và các thị trường đã gặp nhau, tạo ra những cơ hội và sự phát triển rất lớn để vươn lên. Việt Nam đi vào những thị trường dễ tính sẽ tự kiềm hãm mình ở mức thu nhập trung bình, nếu cứ tiếp tục làm gia công và các sản phẩm giá trị gia tăng thấp. Đây là những lo lắng lớn nhất của tôi”, vị chuyên gia kinh tế phát biểu. Việt Nam đã quá chú trọng vào sản lượng và khối lượng xuất khẩu gạo Theo bà Lan, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực và tầm cỡ vươn lên. Nhưng trong thời gian qua, một số nhà sản xuất nông sản đã vượt lên. Chẳng hạn các mặt hàng nông sản đã vào được thị trường châu Á đòi hỏi chất lượng qua EVFTA. Việt Nam đã quá chú trọng vào sản lượng và khối lượng xuất khẩu gạo, và quá tự hào về vị trí là một nhà xuất khẩu có thứ hạng trên thế giới về số lượng thay vì về chất lượng và giá trị gia tăng tạo được. Vì vậy Việt Nam chủ yếu chỉ có thể xuất khẩu tới các thị trường dễ tính và không đòi hỏi cao, bà Chi Lan nhận định. Việc gạo Việt Nam thua kém gạo Campuchia trong bước đầu có thể vì việc EVFTA chỉ mới có hiệu lực từ 1/8. Các doanh nghiệp vào được thị trường này đã tạo ra các giá trị gia tăng, chẳng hạn, gạo ST25 từ Sóc Trăng đã tạo ra một động lực rất lớn để Việt Nam vượt lên và đi vào những thị trường khó tính hơn, như theo gương của công ty gạo Trung An và Lộc Trời. Người tiêu dùng EU có quyền và thường đòi hỏi các sản phẩm gạo có chất lượng cao hơn. Thêm vào đó, nhu cầu gạo từ các khu vực này cũng đã tăng lên do việc người tiêu dùng thay đổi cảm nhận và khẩu vị từ khoai tây và bột mỳ sang gạo. Khả năng cung cấp các sản phẩm nhiệt đới và thủy hải sản của Việt Nam vẫn rất lớn trên thị trường thế giới. Nhu cầu cho các mặt hàng này tại các thị trường như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản sẽ còn tăng lên theo thay đổi thói quen của người tiêu dùng, chẳng hạn thiên về các sản phẩm dinh dưỡng và có nguồn gốc tự nhiên. Nếu Việt Nam vẫn cố gắng để sản xuất các sản phẩm sinh thái như vậy thì vẫn còn khả năng xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên. Vài năm gần đây, trái vải, xoài và thanh long của Việt Nam vào các thị trường khó tính. Theo đó, các doanh nghiệp nên tiếp tục cố gắng vì các thị trường này sẽ chỉ tiếp tục mở rộng ra chứ sẽ không thu hẹp lại. Đối với thị trường Trung Quốc, thì tất nhiên dung lượng sẽ rất lớn vì họ không có các mặt hàng trái cây nhiệt đới. Tuy nhiên Việt Nam chỉ nên giữ một thị phần nhất định vì làm việc với Trung Quốc có thể tạo ra một số rủi ro mà các doanh nghiệp và hộ nông dân đã học được và trải qua trong quá khứ. Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường chứ không phụ thuộc vào một đối tác nhất định. Nếu quá lệ thuộc vào một thị trường lớn, hệ quả sẽ tiếp tục lặp lại. Chúng ta không muốn thấy hàng trăm xe tải xếp hàng tại biên giới vì không qua được, khiến hàng hóa hư hỏng - Bà Chi Lan nói. Hàng Việt cũng đừng quên thị trường nội địa. Đây là một thị trường tiềm năng rất lớn, chúng ta không nên xem là cứu cánh cho các sản phẩm không xuất khẩu được. Làm sản phẩm nông sản sạch cho khu vực nội địa còn được coi là trách nhiệm của cách doanh nghiệp trong việc thúc đẩy sự phát triển trong tương lai. Theo Đỗ Lan
2020-12-21
Theo Đỗ Lan
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Năm 2020 du lịch, khách sạn nhà hàng, vận tải đều giảm, điểm sáng nằm ở công nghiệp chế biến chế tạo
https://cafebiz.vn/nam-2020-du-lich-khach-san-nha-hang-van-tai-deu-giam-diem-sang-nam-o-cong-nghiep-che-bien-che-tao-20201221081310842.chn
Trong năm 2020, chỉ Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng dương bốn quý liền, trong khi đa số các nền kinh tế đều có tăng trưởng âm từ 2 đến 3 quý. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan tăng trưởng âm 1 quý. Đó là thông tin do ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam đưa ra tại hội thảo mới đây. Theo ông Thành, năm 2020 có hai tác động trái chiều nhau lên nền kinh tế, trong đó tác động tích cực đến từ việc Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19. Hậu Covid, tính hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam kể cả tiềm năng tăng trưởng và vị thế Việt Nam được hưởng lợi từ chuyển dịch xu thế toàn cầu. Đồng thời, ổn định vĩ mô thời gian qua là tiền đề rất tốt khi nền kinh tế tăng trưởng và sự hỗ trợ từ sức cầu nội địa tăng lên, chứ không chỉ phụ thuộc dòng vốn nước ngoài. Một thông tin tích cực khác đó là trong năm 2020, chỉ Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng dương bốn quý liền, trong khi đa số các nền kinh tế đều có tăng trưởng âm từ 2 đến 3 quý. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan tăng trưởng âm 1 quý. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên ĐH Fulbright Việt Nam Năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt 2,5-2,7%. Năm 2021 tăng trưởng có thể đạt 6,5-7%. Tại sao năm 2020 chúng ta có tăng trưởng, tăng trưởng đến từ đâu khi các doanh nghiệp, các ngành nghề đều có suy giảm? Ông Thành cho rằng, các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, khách sạn nhà hàng, vận tải đều giảm, nhưng thương mại bán lẻ hàng hóa chỉ giảm ít khoảng 1,5%. Trong khi đó nông nghiệp là lĩnh vực suy giảm ít nhất. Xuất khẩu bị sức ép do Covid nhưng vẫn xuất được sang Trung Quốc khi nền kinh tế nước này hồi phục. Hiệp định EVFTA xuất khẩu sang EU lại tăng trưởng tốt. Công nghiệp xuất khẩu tuyền thống như may mặc, giày dép, suy giảm nhưng sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nội địa, xuất khẩu máy móc thiết bị, điện tử nội thất tăng mạnh nên cả năm nay công nghiệp chế biến chế tạo tăng khoảng 5%. Về sức cầu, thời điểm quý 2 có nhiều quan ngại nền khi Việt Nam có kinh tế mở, phụ thuộc nhiều xuất khẩu nên nền kinh tế sẽ chịu tác động. Nhưng xuất khẩu trong năm nay tăng gần 6% trong 11 tháng qua, nên động lực xuất khẩu lại là yếu tố thúc đẩy cho răng trưởng Tiêu dùng dân cư giảm, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm nhưng lại được bù đắp bởi đầu tư công của nhà nước. Chưa bao giờ đầu tư công lớn trong năm nay dù có giải ngân chậm nhưng vì kế hoạch đặt ra số tiền rất lớn nhưng năm 2020. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các công trình cơ sở hạ tầng tăng 33% so với năm ngoái, bù đắp lại cho sự sụt giảm. Đó là lý do vì sao năm nay Việt Nam vẫn có tăng trưởng. Tuy vậy, tác động của Covid-19 cũng không tránh khỏi khi năm nay 2 triệu lao động thất nghiệp, hồi phục vừa rồi chỉ đủ để 200-300 nghìn lao động quay lại làm việc, giảm mạnh so với trước covid. Điều này lý giải tại sao sức mua lại bị sụt giảm, đặc biệt đối với nhóm lao động có thu nhập trung bình và thấp. Sau khi loại bỏ yếu tố lạm phát, năm nay sức mua sẽ giảm, chi tiêu người dân sẽ giảm dẫn đến doanh thu bán lẻ hàng hóa dịch vụ cũng sẽ giảm mạnh. Covid đợt 2 cũng làm giảm tốc độ tăng trưởng, dù những tháng gần đây có hồi phục trở lại, ông Thành nhấn mạnh. Theo ông Thành, điểm sáng năm 2020 nằm ở công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng tốt. Điểm sáng thứ hai là xuất khẩu, 11 tháng tăng gần 6%. Lý do là cho đến thời điểm này Việt Nam có thị trường xuất khẩu khá đa dạng. Năm qua, xuất khẩu giảm mạnh nhất là khu vực ASEAN khi khu vực này chịu tác động mạnh nhất về mặt kinh tế do Covid. Ví dụ như Singapore, Thái Lan, Malaysia đều kiểm soát dịch tốt nhưng nền kinh tế các nước này chủ yếu dựa vào dịch vụ, du lịch nên ảnh hưởng rất nhiều. Trong khi đó, Indonesia, Philippines về kinh tế nội địa tốt nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh. Xuất sang EU chậm nhưng khi có EVFTA đã khởi sắc. Đổi lại, xuất khẩu sang Hoa kỳ và Trung Quốc tăng trưởng mạnh để bù đắp cho các phần thiếu hụt. Xuất khẩu điện tử của Việt Nam sang cả Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng mạnh trong 6 tháng năm 2020. Dù tăng trưởng tín dụng thấp đi nhưng không phải do phanh lại từ chính sách mà do phản ứng của thị trường. Trong năm nay, chính sách tiền tệ tài khóa được nới lỏng mà không gây bất ổn. Đây là cơ hội tốt để trong trung hạn kéo được mặt bằng lãi suất xuống. Vừa qua, NHNN liên tục hạ lãi suất chính sách đã kéo lãi suất tiền gửi xuống thấp dù lãi suất cho vay không giảm mạnh như lãi suất tiền gửi. Theo ông Thành, việc giảm lãi suất đầu vào rất quan trọng. Nếu tiếp tục duy trì được ổn định vĩ mô đang tạo được kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ được điều hành ổn định, lạm phát được giữ ổn định ở mức 4%, sẽ không có những cú sốc về tỷ giá. Trong xu hướng lâu dài, đồng VN lại lên giá nếu như dòng vốn ngoại tệ chảy vào, nếu người gửi tiết kiệm chấp nhận lãi suất thấp hơn sẽ là tiền đề để mặt bằng tiếp tục xuống thấp, đây là cú hích cho các thị trường khác, trong đó có thị trường bất động sản và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, ông Thành nhấn mạnh. Phương Nga
2020-12-21
Phương Nga
Xã hội
cafebiz
Cuộc chuyển mình của thị trường bất động sản Bắc Giang khi Foxconn, Luxshare tăng tốc đầu tư
https://cafebiz.vn/cuoc-chuyen-minh-cua-thi-truong-bat-dong-san-bac-giang-khi-foxconn-luxshare-tang-toc-dau-tu-20201221161136061.chn
Bắc Giang đang trở thành một trong những điểm đến mới của nhiều doanh nghiệp bất động sản nhờ quỹ đất sạch lớn, tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp,...và đặc biệt là sự góp mặt của những ông lớn như Foxconn, Luxshare... Từ đầu năm 2020, Bắc Giang luôn là tâm điểm trên thị trường BĐS công nghiệp phía Bắc về mức độ quan tâm của nhà đầu tư. Số liệu thống kê của batdongsan.com cho thấy, số lượng lượt tìm kiếm bất động sản công nghiệp tại Bắc Giang đã tăng mạnh trong quý 2, có những khu công nghiệp tại Bắc Giang đứng đầu cả nước về sự tăng trưởng lượt tìm kiếm. Cụ thể, số liệu thống kê từ batdongsan.com cho thấy lượng tìm kiếm thông tin về BĐS công nghiệp tại Bắc Giang tăng mạnh so với quý trước, riêng tại KCN Quang Châu dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng lượt tìm kiếm khi tăng 260% so với quý trước. Tại khu công nghiệp Việt Yên, mức độ quan tâm tại khu công nghiệp này cũng tăng lên 76%. Chưa dừng lại ở đó, mới đây BĐS khu công nghiệp Bắc Giang tiếp tục đón nhận tin vui mới khi Reuters cho biết hãng chế tạo linh kiện điện tử và máy tính lớn nhất thế giới Foxconn, chuyên sản xuất các sản phẩm cho Apple đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (Ipad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của Apple. Cụ thể, Foxconn đang xây dựng dây chuyền lắp ráp máy tính bảng iPad và máy tính xách tay MacBook của Apple tại Bắc Giang và dự kiến nhà máy này sẽ đi vào hoạt động vào nửa đầu năm 2021. Trong một động thái liên quan, trước đó hồi tháng 7 Foxconn đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng Việt Nam đề xuất việc xây dựng dự án nhà ở xã hội  Vân Trung, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với quy mô sử dụng đất 16,7ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3400 tỷ đồng (tương đương 150 triệu USD). Cũng tại Bắc Giang, một đối tác lớn khác của Apple là Công ty TNHH Luxshare (KCN Vân Trung, huyện Việt Yên) cũng đang liên tục tuyển thêm lao động và mở rộng quy mô sản xuất. Có thể nói, làn sóng các doanh nghiệp sản xuất lớn của thế giới đang đổ về Bắc Giang ngày càng mạnh mẽ. Kéo theo đó, nhiều doanh nghiệp BĐS đã nhìn thấy cơ hội phát triển nhà ở cho công nhân, kỹ sư và các chuyên gia nước ngoài. Một trong những chủ đầu tư có nhiều dự án nhà ở đã triển khai tại Bắc Giang có thể kể đến là Tập đoàn BV Group. Đón đầu làn sóng dịch chuyển công nghiệp đang đổ về Bắc Giang, Bách Việt đã triển khai hai dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Bắc Giang Bách Việt Lake Garden và chung cư Areca Garden. Đầu năm 2021, BV Land (thuộc Tập đoàn Bách Việt - BV Group) dự kiến khởi công xây dựng dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ, căn hộ cao cấp Diamond Hill tại trung tâm thành phố Bắc Giang. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1000 tỷ đồng, được xây trên diện tích đất 2,7ha gồm 3 dãy shophouse, 2 tòa tháp 18 và 25 tầng, đây cũng là nguồn cung mới đầu tiên của BĐS Bắc Giang năm 2021. Ngoài Bách Việt, tại Bắc Giang Tập đoàn Kosy cũng đang triển khai khu đô thị Kosy, Thủ đô Invest đang triển khai dự án Eco City, Apec Group với dự án Apec Aqua Park, dự án chung cư Saigontel Central Park Bắc Giang của CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel)...Một ông lớn khác là Tập đoàn FLC cũng đang triển khai thực hiện nghiên cứu, lập quy hoạch 6 dự án. Mới đây, Tập đoàn CapitaLand cũng đã bày tỏ mong muốn được tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư lĩnh vực khu, cụm công nghiệp và khu đô thị thông minh tại địa phương. Hay hồi tháng 3/2020, Tập đoàn Vingroup cũng có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Giang đề xuất được khảo sát, nghiên cứu và tài trợ sản phẩm qui hoạch khu đất trụ sở cũ UBND, Thành ủy Bắc Giang (khoảng 1,1 ha) tại phường Ngô Quyền. Thị trường BĐS Bắc Giang không chỉ đón hàng loạt tên tuổi lớn trên thị trường BĐS mà ngay cả đất đấu giá trên địa bàn cũng đang ghi nhận tình trạng sôi động nhất định. Cụ thể, chỉ trong buổi sáng 8/11 toàn bộ 42 lô đất ở tại thị trấn Nham Biền, xã Tư Mại và Đức Giang (Yên Dũng) được đấu giá hết, có 156 khách hàng tham gia với gần 500 hồ sơ. Tổng số tiền trúng đấu giá lên đến 56,3 tỷ đồng, chênh tăng 19,8 tỷ đồng so với giá sàn ban đầu (36,5 tỷ đồng). Trước đó, ngày 18/10, cuộc đấu giá quyền sử dụng đất KDC mới Nham Sơn, thị trấn Nham Biền có 86 lô nhưng có gần 1100 người với hơn 3100 hồ sơ đăng ký tham gia. Tổng giá khởi điểm gần 91,9 tỷ đồng nhưng giá trị trúng đấu giá gần 211,5 tỷ đồng. Phiên đấu giá 120 lô đất tại tổ dân phố Kem, thị trấn Nham Biền ngày 24/10 thu về gần 212 tỷ đồng, tăng hơn 121 tỷ đồng giá khởi điểm. Tiếp đó, ngày 31/10, cũng tại KDC này, 115 lô đất được đấu giá thu về gần 211 tỷ đồng, tăng gần 120 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Ông Nguyễn Văn Thuần, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất và CCN huyện Yên Dũng cho biết trên Báo Bắc Giang các phiên đấu giá thu hút rất đông nhà đầu tư, khách hàng với hàng nghìn hồ sơ. Đây là điều chưa từng xảy ra, hơn nữa ngay sau các phiên đấu giá, nhiều nhà đầu tư chủ động xúc tiến hoạt động giao dịch mua - bán đất và có sự chênh lệch đáng kể so với giá trúng đấu giá. Đánh giá về diễn biến thị trường BĐS Bắc Giang, ông Lại Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Bắc Giang cho biết không bất ngờ trước xu hướng này. Ông Sơn cho biết Bắc Giang đã và đang hình thành các KCN, KDC, khu đô thị... khiến BĐS có khả năng sinh lời cao, thu hút nhiều nhà đầu tư thứ cấp. Qua theo dõi diễn biến trong thời gian qua, có thể khẳng định Bắc Giang tiếp tục là khu vực đầu tư BĐS hấp dẫn, riêng giao dịch trong tháng 9 và 10/2020 tăng đột biến. Số liệu tổng hợp của các thành viên Hiệp hội BĐS Bắc Giang cho thấy, những năm gần đây, bình quân giá trị giao dịch trong toàn tỉnh khoảng 5 nghìn tỷ đồng/năm nhưng hai tháng qua lên gần 1 nghìn tỷ đồng/tháng, ông Sơn cho biết thêm. Cùng quan điểm với ông Sơn, các chuyên gia cũng đánh giá Bắc Giang đang trở thành một trong những điểm đến mới của nhiều doanh nghiệp bất động sản nhờ quỹ đất sạch lớn, tiềm năng phát triển mạnh mẽ của bất động sản công nghiệp. Chính vì thế, trong vài năm tới, thị trường BĐS Bắc Giang sẽ còn tiếp tục sôi động, tạo nhiều dư địa tăng giá cho nhà đầu tư. Lan Nhi
2020-12-21
Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
Cuối năm, giới đầu tư địa ốc rục rịch quay trở lại
https://cafebiz.vn/cuoi-nam-gioi-dau-tu-dia-oc-ruc-rich-quay-tro-lai-20201221154849967.chn
So với cùng kì cuối năm ngoái, thị trường BĐS thời điểm này có phần “hạ nhiệt” hơn, tuy đây lại là thời điểm sôi động nhất thị trường 2020. Bất động sản rộn ràng hơn nhờ có sự trở lại có nhiều nhà đầu tư (NĐT). Theo ghi nhận, bên cạnh động thái rục rịch của các doanh nghiệp địa ốc đang tái khởi động dự án, tung chiêu thu hút khách hàng, thì giới đầu tư BĐS cũng đã nhìn nhận thị trường lạc quan hơn vào dịp cuối năm. Nếu thời điểm đầu năm đến giữa năm 2020, thị trường BĐS rơi vào trạng thái trầm lắng do tâm lý sợ Covid-19 còn lây lan diện rộng, thì hiện nay khi những thông tin về vaccine xuất hiện nhiều hơn, tâm lý của NĐT cũng dần ổn định. Các chuyên gia trong ngành dự báo, dòng tiền chảy vào BĐS sẽ rõ nét hơn từ thời điểm cuối năm 2020 đến năm 2021. Tìm hiểu được biết, sau khoảng thời gian im ắng hiện các dự án đất nền tại khu ven Tp.HCM và các tỉnh lân cận đã bắt đầu được giới đầu tư địa ốc chú ý trở lại. Nếu cách đây 4-5 tháng, vẫn có NĐT đi xem đất nhưng quyết định e dè thì hiện nay việc xuống tiền nhanh chóng hơn, nhất là những nền đất vị trí đẹp, gần khu dân cư hiện hữu. Vừa bán được căn nhà xây sẵn, anh Quang (Q9) ráo riết đi tìm mua đất trong khu vực để tiếp tục tái đầu tư. Với nền đất 50m2 được bán với giá 23 tỉ đồng, anh Quang xuống tiền cọc ngay và chờ ngày đi công chứng. Theo NĐT này, nếu cách đây 3 tháng nền đất cùng diện tích rao bán 21 tỉ đồng/nền có thể anh còn phân vân do sợ dịch kéo dài thì hiện tại biết được tiềm năng của thị trường cũng như giá vẫn nhích lên nên mua để đầu tư vẫn ổn. Nếu cứ phân vân có thể qua Tết giá còn lên nữa. Theo anh Vũ Văn B, một một giới tự do tại khu Đông Tp.HCM, khoảng 2-3 tuần nay lượng NĐT đi xem đất tăng cao. Nếu thời điểm dịch bùng phát, người mua thực đi xem đất áp đảo thì dịp cuối năm này NĐT lại chịu đi xem đất nhiều hơn. Trong đó, các nền vị trí mặt tiền, có sổ, giá nhỉnh hơn chút so với thời điểm dịch NĐT vẫn sẵn sàng xuống tiền. Môi giới này tiết lộ, trong 2 tuần qua, đã giao dịch được 6 nền đất, tăng hẳn so với trước đó, chủ yếu các nền được bán ra cho NĐT. Bên cạnh khu Đông thì thị trường BĐS khu Tây như Hóc Môn, Củ Chi hay các dự án đất nền tỉnh khu vực Long An, NĐT cũng bắt đầu quan tâm trở lại. Theo đại diện một sàn BĐS có trụ sở tại Q12 đang chào bán dự án BĐS tại Long An, trong khoảng 1 tháng trở lại đây, sự quan tâm của NĐT đến đất nền, nhà phố, shophouse khu vực Long An đã tăng nhiệt hơn trước. Lượng NĐT chịu đi xem đất đã tăng lên, còn trước khu vực này khá trầm lắng. Cũng theo anh B, hiện nguồn hàng đất nền có sổ tại khu vực ven Tp.HCM khá khan hiếm, chủ yếu là các nền đất được NĐT mua trước đó từ lâu gửi bán lại. Vào dịp cuối năm cộng với các thông tin tốt về thị trường đã khiến NĐT quan tâm trở lại. Với những NĐT có dòng vốn tốt thì vẫn ưa chuộng đất nền có sổ (giá đã khá cao) tại khu ven TP còn những NĐT có dòng vốn khiêm tốn thì chọn các sản phẩm chưa sổ, đất dự án, đầu tư dài hạn ở các khu vực tỉnh lân cận. Đối với phân khúc căn hộ, thời điểm cuối năm cũng chộn rộn hơn so với dịp đầu năm. Nhiều CĐT bung hàng, kích cầu bằng cách chính sách hấp dẫn đã khiến NĐT có cái nhìn lạc quan hơn. Nếu Tp.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung thì BĐS tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương lại rục rịch. Xu hướng dịch chuyển địa bàn để tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng được thể hiện rõ nét vào dịp cuối năm. Nhiều NĐT đã chọn đầu tư vào các dự án căn hộ hình thành trong tương lai tại khu vực vệ tinh Tp.HCM với số vốn bỏ ra ban đầu không quá lớn. Trong đó có những NĐT có số vốn khiêm tốn vẫn chọn phân khúc này để đầu tư theo kiểu đóng theo giai đoạn, chờ chốt lời vào thời điểm năm 2021. Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, dịp cuối năm, dòng tiền của NĐT bắt đầu bắt nhịp với sức nóng của các thông tin hạ tầng. Chẳng hạn như tại khu Đông, thông tin thành lập Tp.Thủ Đức đã và đang tạo ra sự tác động tích cực đến tâm lý của NĐT. Còn tại khu Tây khi loạt hạ tầng đang được đầu tư, mở rộng cũng khiến NĐT quan tâm quay trở lại thị trường sau thời gian hạ nhiệt. Theo vị chuyên gia này, đối với các khu vực mới như những trục đô thị thuộc vùng ven, nhóm khách hàng đầu tiên luôn là các NĐT vì họ có lợi thế về nguồn tài chính sẵn có. Còn người mua để ở cuối cùng khi nào về sống các đô thị vệ tinh phụ thuộc vào tiện ích, hạ tầng đồng bộ đến đâu. Các NĐT thường đón đầu những đợt sóng đầu tiên còn việc khi nào người có nhu cầu ở thật về đây sinh sống thì chủ đầu tư sẽ trả lời vì các doanh nghiệp chính là chủ thể hoạch định dự án, thực hiện các cam kết với người mua. Đối với tỷ suất sinh lời của các dự án tỉnh, ông Kiệt đánh giá có rất nhiều yếu tố tác động đến biên lợi nhuận như: uy tín chủ đầu tư, tiện ích có được xây dựng hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối ra sao, chất lượng sản phẩm, vị trí dự án, cảnh quan... Có thời điểm đất nền vùng ven sinh lời 100% tùy vào vị trí với điều kiện hạ tầng kết nối thông suốt nhưng mức sinh lời 8-10% một năm được xem là phổ biến hơn. Một số dự án có hiện tượng tỷ suất sinh lời phụ thuộc vào cam kết và bài toán tài chính của chủ đầu tư đưa ra. Khi đầu tư thị trường tỉnh, lợi nhuận thường đi kèm rủi ro. Vì vậy, người mua cần chuẩn bị trước tâm lý cho nhiều tình huống khác nhau, trong đó có cả tình huống kỳ vọng có thể không thành hiện thực. Bởi lẽ, các khu đô thị mới thường không phục vụ nhu cầu ở ngay, nếu chưa thể mua đi bán lại nhanh buộc phải chờ đợi thêm. Nhà đầu tư nên xác định kỳ vọng tăng giá có khả thi hay không, hiệu suất sinh lời là bao nhiêu và thanh khoản ra sao, thời gian chờ là bao lâu. Nên tìm hiểu kỹ khu vực đầu tư trước khi chọn mặt gửi vàng, đừng đi theo xu hướng đám đông, ông Kiệt dành lời khuyên. Bảo Anh
2020-12-21
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
Hà Nội: Dự án biến biệt thự tiền tỷ thành nhà trọ cho sinh viên, giá chỉ 2,5 triệu đồng/tháng
https://cafebiz.vn/ha-noi-du-an-bien-biet-thu-trieu-usd-thanh-nha-tro-cho-sinh-vien-gia-chi-25-trieu-dong-thang-20201221140716592.chn
Sau 1 năm, dự án này đã hồi sinh được gần 60 căn biệt thự liền kề, tạo ra hơn 500 phòng trọ cho sinh viên và người lao động. Hiện nay, các phòng trọ cho sinh viên thuê tại Hà Nội hầu hết là những ký túc xá, nhà đất của các hộ gia đình hay “sang” và hiện đại hơn như chung cư mini. Tuy nhiên, một dự án có tên VIFAHO lại cho sinh viên thuê nhà trọ tại các khu biệt thự liền kề với giá “rẻ bèo” - chỉ vài triệu đồng/tháng. Chủ của dự án là anh Vũ Đình Vinh. Nhận thấy thực trạng nhiều biệt thự liền kề tại Hà Nội sau khi xây thô, chưa tìm được người mua và bị bỏ hoang gây lãng phí, anh nghĩ ra ý tưởng cải tạo, sửa sang, chia nhỏ thành các phòng rồi cho sinh viên thuê. Ví dụ điển hình là những căn biệt thự tại khu đô thị Lideco. Một căn được chia ra thành 12-14 phòng, mỗi phòng rộng 20-30m2, giá cho thuê khoảng 2,3 triệu đồng/tháng/phòng. Trả lời phỏng vấn VTV, một sinh viên của Đại học Công Nghiệp thuê phòng tại đây cho biết dù cách trường tới 3km nhưng đổi lại, nhà trọ này rất sạch sẽ, tiện nghi, an ninh đảm bảo. Tính ra, một phòng rộng 30m2 cho 3 người ở chung thì mỗi người chỉ mất khoảng hơn 800000 đồng/tháng. Hình ảnh tại một vài căn biệt thự liền kề được cải tạo thành nhà trọ cho sinh viên. Cũng nằm trong dự án VIFAHO, một căn biệt thự liền kề tại khu đô thị Vân Canh được sửa sang lại cho sinh viên thuê lại với giá 2,5 triệu đồng/tháng/phòng. Nhà có đầy đủ điều hòa, bình nóng lạnh, camera giám sát, ban công phơi quần áo, không gian thoáng mát. Có phụ huynh thậm chí đã trả tiền thuê cho con luôn trong cả một năm. Chủ dự án - anh Vũ Đình Vinh cho biết đã dùng nhiều cách để tiết giảm tối đa chi phí cải tạo. Cụ thể, anh tới tận các xưởng để gom mua các lô hàng gạch lát bị lỗi với giá chỉ bằng 1/3 gạch bình thường, đồng thời tường nhà chỉ sơn một phần dưới, phần trên dùng giấy dán. Chủ dự án - anh Vũ Đình Vinh. “Dự án của chúng tôi không tối ưu lợi nhuận. Giá thành một căn của chúng tôi thấp hơn giá trị trưởng khoảng 10-12%. Đó là giá trị chúng tôi muốn cho đi, hy vọng lan tỏa ra các khu vực khác để những bộ phận thu nhập thấp có được chất lượng cuộc sống tốt hơn”, anh Vinh trả lời VTV. Sau 1 năm, dự án này đã hồi sinh được gần 60 căn biệt thự liền kề, tạo ra hơn 500 phòng trọ cho sinh viên và người lao động. PV
2020-12-21
PV
Kinh doanh
cafebiz
Thanh tra Bộ Xây dựng ‘sờ gáy’ loạt công trình sai phép ở Hà Nội
https://cafebiz.vn/thanh-tra-bo-xay-dung-so-gay-loat-cong-trinh-sai-phep-o-ha-noi-20201221133918623.chn
Thanh tra Bộ Xây dựng vào cuộc, đôn đốc Hà Nội kiểm tra, xác minh hàng loạt dự án, công trình trên địa bàn TP được báo chí phản ánh vi phạm về xây dựng thời gian qua. Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi lãnh đạo Bộ Xây dựng về việc kiểm tra, xác minh đối với những tồn tại trong đầu tư xây dựng theo phản ánh của báo chí. Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, trong 2 quý đầu năm 2020, Thanh tra Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND TP Hà Nội báo cáo nhiều vấn đề về xây dựng mà báo chí phản ánh tại các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; quận Hai Bà Trưng và các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì… Trong tháng 9 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã lập đoàn kiểm tra liên ngành do Sở Xây dựng chủ trì kiểm tra hiện trạng. Theo đó, đối với phản ánh tại quận Hai Bà Trưng, Thanh tra Bộ Xây dựng cho hay, trên cơ sở kết quả làm việc của đoàn kiểm tra liên ngành và UBND quận Hai Bà trưng nhận thấy, thông tin báo chí phản ánh về các vi phạm tại dự án Khu văn phòng, nhà ở và nhà trẻ tại số 201 Minh Khai, phường Minh Khai (tên thương mại là Hinode City) là có cơ sở. Báo cáo của Sở Xây dựng chỉ rõ, về trật tự xây dựng, giai đoạn từ năm 2016- 2018, UBND phường Minh Khai, Đội Thanh tra xây dựng quận đã nhiều lần kiểm tra dự án tuy nhiên không phát hiện sai phạm. Đến ngày 12/9/2019, UBND phường Minh Khai mới thiết lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư về hành vi xây dựng sai phép được duyệt. Đến nay đã hét thời hạn 60 ngày nhưng chủ đầu tư chưa cung cấp được giấy phép xây dựng điều chỉnh. Về nội dung bàn giao căn hộ cho cư dân về ở, hiện đã có 162 căn hộ có người sinh sống nhưng chủ đầu tư chưa xuất trình được văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình để bàn giao đưa vào sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, để xử lý dứt điểm công trình vi phạm Sở Xây dựng đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận Hai Bà Trưng hoàn thiện hồ sơ, xử lý triệt để các vi phạm; yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc tổ chức thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy phép xây dựng đã được điều chỉnh các hạng mục sai phép. UBND quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thực hiện của chủ đầu tư, thông báo đến các cư dân sinh sống trong 3 toà nhà của dự án chỉ được vào ở khi công trình đã được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Liên quan đến dự án Hinode City 201 Minh Khai, báoTiền Phongtrước đó phản ánh về việc chủ đầu tư dính loạt vi phạm từ trật tự xây dựng, công trình chưa được nghiệm thu theo quy định đã đưa dân vào ở hơn 1 năm qua tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Về phản ánh của báo chí nhiều công trình vi phạm tại quận Nam Từ Liêm, báo cáo kiểm tra của đoàn liên ngành cho biết, thông tin phản ánh vi phạm của báo chí là có cơ sở. Cụ thể, công trình tại số 226 đường K2 hiện đã đưa vào sử dụng với quy mô 1 tầng (nâng chiều cao mái khoảng 50cm so với văn bản chấp thuận của UBND quận Nam Từ Liêm); công trình tại số 235 đường K2 đã đưa vào sử dụng (nâng chiều cao mái khoảng 50cm so với văn bản chấp thuận của quận); công trình tại số 56 Lưu Hữu Phước, hiện trạng đang sửa chữa cải tạo tầng 6 thi công không có giấy phép được cấp, thời điểm kiểm tra chủ đầu tư đang tự phá dỡ 10 cột BTCT sai phép trên mái tầng 6. Để xử lý dứt điểm các công trình vi phạm, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề nghị UBND TP chỉ đạo UBND quận Nam Từ Liêm tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ phản ánh của báo chí trên địa bàn, thiết lập hồ sơ, kiên quyết xử lý triệt để các công trình xây dựng vi phạm theo quy định. Đình Phong
2020-12-21
Đình Phong
Kinh doanh
cafebiz
Tập đoàn T&T muốn nghiên cứu đầu tư sân bay Quảng Trị
https://cafebiz.vn/tap-doan-tt-muon-nghien-cuu-dau-tu-san-bay-quang-tri-20201221133643732.chn
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có công văn gửi Công ty cổ phần Tập đoàn T&T về chủ trương nghiên cứu, lập hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị. Cụ thể, UBND tỉnh Quảng Trị ghi nhận và đánh giá cao Tập đoàn T&T đã tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh và đồng ý chủ trương để Tập đoàn khảo sát, nghiên cứu hồ sơ đề xuất dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Quảng Trị. UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Tập đoàn T&T khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành hồ sơ đề xuất đầu tư để UBND tỉnh báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy trước khi trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư. Trước đó, Tập đoàn T&T đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị về việc đề xuất nghiên cứu, đầu tư dự án cảng hàng không Quảng Trị và tài trợ lập quy hoạch đô thị ven biển tỉnh Quảng Trị. Được biết, Vào tháng 7/2020, Cục Hàng không Việt Nam đã đề nghị Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Quảng Trị giai đoạn đến năm 2030. Theo đó, Cảng hàng không Quảng Trị có vị trí tại xã Gio Quang và xã Gio Mai, huyện Gio Linh; nằm ở phía Bắc, cách Tp. Đông Hà 7 km; là sân bay cấp 4C đối với hoạt động khai thác dân dụng và sân bay cấp II đối với hoạt động quân sự Đây là cảng hàng không nội địa có chức năng vận chuyển hành khách, hàng hóa nội địa và là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự được xây dựng trên diện tích 594 ha. Theo tính toán, để xây dựng mới Cảng hàng không Quảng Trị đáp ứng quy mô quy hoạch nói trên cần khoảng 8.014 tỷ đồng; nguồn vốn dự kiến huy động từ ngân sách Nhà nước, vốn doanh nghiệp, PPP. Lan Nhi
2020-12-21
Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
Gót chân A-sin hủy hoại nỗ lực 10 năm của Coteccons: Chạy nhanh, ngã đau
https://cafebiz.vn/got-chan-a-sin-huy-hoai-no-luc-10-nam-cua-coteccons-phi-nuoc-kieu-nho-doi-tac-ngoai-nga-dau-khi-ban-bong-hoa-thu-20201217145956107.chn
10 năm với nhiều biến cố thăng trầm của công ty số 1 ngành xây dựng Việt Nam khiến nhiều người trong và ngoài cuộc đều bất ngờ. Vậy là 1 thập niên nữa của thế kỷ 21 đã trôi qua. 10 năm thăng trầm chìm nổi, các thuyền trưởng doanh nhân đã lèo lái con thuyền của mình ra sao trên thương trường đầy sóng gió - ai vững tay chèo, ai từng lạc lối? Ôn cố tri tân, hãy cùng chúng tôi lần giở lại từng trang hồi ký về các doanh nghiệp đáng chú ý nhất trong 10 năm qua với seriesTHẬP KỶ THƯƠNG TRƯỜNG- Câu chuyện kinh doanh nổi bật nhất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi hi vọng series này sẽ là một món quà cuối năm ý nghĩa dành tặng đông đảo quý độc giả yêu mến CafeBiz, như slogan của chúng tôi: Kinh doanh tốt hơn, Cuộc sống đẹp hơn - BETTER BUSINESS – BETTER LIFE. Anh em đi theo tôi vì họ biết rằng, tôi kiếm được 10 đồng thì họ cũng được 7 đồng!, trở thành câu tuyên ngôn gây sốt trên truyền thông cách đây hơn 3 năm của doanh nhân Nguyễn Bá Dương - Nhà sáng lập CTCP Xây dựng Coteccons. Năm 2017 cũng là năm đỉnh cao trong lịch sử kinh doanh của doanh nghiệp này, vốn được coi là ông trùm ngành xây lắp Việt Nam. Coteccons đáng lẽ đã có một thập niên rực rỡ - cho tới thời điểm đó, nhưng thế sự xoay vần quá nhanh. Chỉ trong 3 năm cuối thập niên này, rất nhiều biến cố đã ập tới đối với cả Coteccons và cá nhân ông Dương, khiến nhiều người trong và ngoài cuộc đều bất ngờ. NHỮNG BƯỚC CHÂN ĐẦU TIÊN Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons có tiền thân là Bộ phận Khối Xây lắp thuộc Công ty Kỹ thuật xây dựng và Vật liệu xây dựng – Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 – thuộc Bộ Xây dựng. Ngày 24/08/2004, doanh nghiệp này chính thức được thành lập, hoạt động theo mô hình cổ phần hoá với vốn điều lệ ban đầu là 15,2 tỷ đồng, được dẫn dắt bởi kiến trúc sư xây dựng Nguyễn Bá Dương. Ông Dương sinh năm 1959. Những năm 1985-1988, ông bắt đầu làm việc tại viện Xây dựng Công Nghiệp trực thuộc Bộ Xây Dựng. Giai đoạn 1990-2002, ông làm việc tại công ty công nghiệp nhẹ số 2-DESCON là lên tới vị trí Phó Giám Đốc Công ty Xây dựng DESCON. Đây là những bước tiền đề đầu tiên để đến tháng 8/2004, ông Dương trở thành Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons. Ngày 09/12/2009, cổ phiếu Coteccons chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh với mã là CTD. Từ một công ty có vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng, Coteccons nâng vốn điều lệ lên 184,5 tỷ đồng. Cổ phiếu CTD có giá tham chiếu chào sàn là 95000 đồng. Sau khi chào sàn HSX, từ năm 2010 Coteccons bắt đầu nhận được những hợp đồng lớn trong nước như: Dự án The Ocean Villas (360 tỷ đồng), Tổ hợp khách sạn cao cấp 5 sao và văn phòng hạng A Le Meridien, Indochina Plaza Hanoi (417 tỷ đồng), Dự án khu căn hộ cao cấp City Garden (953 tỷ đồng), dự án Hồ Tràm Strip trị giá 3200 tỷ đồng, dự án Khu căn hộ Thăng Long Number One trị giá gần 600 tỷ đồng,… Bên cạnh các dự án trong nước, thời điểm này Coteccons cũng mở rộng ra thị trường nước ngoài với các công trình tại Lào và Campuchia, đánh dấu bước tiến của Coteccons trên thị trường các nước Đông Dương. Nhờ có trong tay nhiều hợp đồng với những doanh nghiệp lớn, Coteccons trở thành nhà thầu chính, ông lớn trong ngành xây dựng. CÚ BẮT TAY DUYÊN NỢ Năm 2011, thị trường bất động sản bắt đầu gặp khó kéo theo khó khăn của ngành xây dựng. Tháng 12/2011, tại một buổi hội nghị giữa một số công ty xây dựng lớn, ông Dương nhấn mạnh rằng: Trong thời buổi khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp cùng đồng hành với nhau, cùng đi với nhau lâu dài. Đây mới là thành công. Theo ông, sự liên kết giữa các công ty với nhau trong giai đoạn này là quyết định sống còn. Bởi khi có liên kết thì các bên mới có thể khai thác thông tin nhanh chóng và biết được thực sự dự án có tiền hay không, chủ đầu tư có khả năng chi trả/ có khả năng bán được hàng. Đi đòi tiền khổ lắm, không đơn giản, ông Dương chia sẻ về bối cảnh của nhà thầu chính giai đoạn này. Một điều đáng chú ý với Coteccons dù doanh số ngày càng lớn qua các năm, nhưng nợ vay của CotecCons lại bằng 0. Các khoản nợ ngắn hạn của CotecCons đến thời điểm đó chủ yếu là các khoản mua hàng trả chậm và khoản ứng trước của khách hàng. Quan điểm của ông Nguyễn Bá Dương là không dùng nợ vay vì không muốn làm việc không công cho các ngân hàng. Coteccons một mực không dùng đòn bẩy tài chính. Mặt khác trong giai đoạn 2009-2011, doanh thu Coteccons đã tăng nhanh từ khoảng 2000 tỷ đồng (năm 2009) lên 3300 tỷ đồng (năm 2010) và khoảng 4500 tỷ đồng (năm 2011), nhưng lợi nhuận lại chưa đến 250 tỷ đồng trong suốt thời gian này. Trước sức ép thị trường thầu xây dựng từ các công ty nước ngoài áp đảo, Coteccons buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh. Năm 2012, khi thị trường bất động sản nằm trong tâm xoáy khủng hoảng, Cotecons đã chấp nhận bán 24,7% cổ phần cho nhà đầu tư quốc tế Kusto Group với giá 50000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 525 tỉ đồng (tương đương 25 triệu USD). Cùng với lợi nhuận tích lũy, Coteccons nắm trong tay hơn 1000 tỷ đồng tiền mặt. Sự xuất hiện của Kusto đã đánh dấu bước chuyển đổi mô hình mới của Coteccons. Theo ông Dương, sau thương vụ này, công ty hướng đến 2 mục tiêu: Mở rộng mô hình kinh doanh và Hợp nhất các công ty con. Về chiến lược của công ty này đi theo 3 hướng: Một là tiếp tục xây dựng công trình dân dụng với kinh nghiệm sẵn có, nhằm tạo dòng tiền ổn định. Hai là trong 3-5 năm tới sẽ tham gia các dự án bất động sản mang lại lợi nhuận cao. Cuối cùng là phát triển qua mảng xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy, đường sá, cầu cống, công trình cấp thoát nước, với doanh thu ổn định. PHI NƯỚC KIỆU Lịch sử đã chứng minh quyết định của Coteccons lúc bấy giờ là đúng đắn. Coteccons đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2012-2018 với tốc độ tăng doanh số bình quân vào khoảng 33%/năm, trong khi các đối thủ khác vì mãi loay hoay trong bài toán tài chính của mình. Một sự khác biệt trong cách quản trị tài chính và tư duy chiến lược đã giúp Coteccons tạo lập một vị thế mới. Hiệu quả quản lý của CotecCons ở mức rất cao. Các chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) có thời điểm lên đến 12% và 22%. Năm 2016 ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty từng dự đoán doanh số của Coteccons có thể sẽ chạm ngưỡng 20000 tỷ đồng trong năm này và thực tế con số này đạt mức 20782 tỷ đồng . Đỉnh cao về doanh thu của CotecCons đã chạm mức 28560 tỷ đồng vào năm 2018. Cũng năm này lợi nhuận sau thuế đạt 1510 tỷ đồng. Mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Coteccons cực kỳ ấn tượng khi 2 năm liên tiếp ở mức 94-105% so với năm trước đó. Đặc điểm nổi bật của trong hoạt động kinh doanh của CotecCons là dù doanh thu tăng mạnh nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho lại không tăng đáng kể. Số ngày phải thu tiền của CotecCons liên tục cải thiện từ mức 104,83 ngày từ năm 2012, xuống còn 63,55 ngày trong năm 2015 và tiếp tục giảm xuống mức 26,15 ngày trong 9 tháng đầu năm 2016. Điều này cho thấy tiến độ thi công dự án và thu hồi vốn rất nhanh, đồng thời thể hiện năng lực đấu thầu và giá trị uy tín của CotecCons. Để làm được điều này, nhiều quan điểm cho rằng Coteccons rất khó tính và thậm chí có phần rất chảnh khi nhận dự án. Thế nhưng, theo ông Dương, Đó thực ra chính là cái lưới, sàng lọc bớt những gì không mang lại hiệu quả hoặc có thể làm cho mình bị mất uy tín. Cũng chính vì tiêu chuẩn cao này giúp Conteccons nhận được sự tín nhiệm của nhiều tập đoàn lớn,trong đó có Vingroup.Công ty này có được hợp đồng thi công của rất nhiều đại dự án đang được thi công như Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí Vân Đồn (1100 tỷ đồng), The Sapphire Residence Hạ Long (1200 tỷ đồng), Premier Village Hạ Long (1100 tỷ đồng), Hilton Hạ Long (2300 tỷ đồng), nhà máy sản xuất ô tô Vinfast (3500 tỷ đồng), khách sạn Pullman Hải Phòng (1600 tỷ đồng), Vinhomes Imperia (1000 tỷ đồng), Vincom Bắc Ninh (1200 tỷ đồng), D’Capitale (4800 tỷ đồng), Vinhomes Metropolis (3000 tỷ), The Manor Central Park (2000 tỷ)… Dự án ghi dấu nhất trong quãng thời gian này của Coteccons là tòaLandmark 81. Tòa nhà này xác lập kỳ tích là tòa tháp có độ cao 461,2 m – cao nhất Việt Nam, vượt tòa tháp đôi ở Malaysia và đứng top 17 thế giới. Phần kiến trúc của dự án do Tập đoàn Atkins thiết kế, kết cấu tòa nhà do Arup phát triển, phần thiết kế cơ điện được thực hiện bởi Aurecon và nhà thầu xây dựng trong nước là Coteccons. Đúng như chiến lược khi có Kusto gia nhập, tháng 8/2017 Coteccons đã quyết định nâng vốn điều lệ của Công ty TNHH Covestcons lên 1872 tỷ đồng để tham gia thị trường bất động sản. Mục đích tăng vốn là nhằm đầu tư vào các dự án tiềm năng. Coteccons đang từng bước thực hiện kế hoạch chơi lớn ở mảng đầu tư kinh doanh BĐS, chứ không còn đi làm thuê cho các ông chủ dự án. CÚ NGÃ VÌ GÓT CHÂN A-SIN Sự thăng hoa trong kết quả kinh doanh của Coteccons thúc đẩy giá cổ phiếu CTD tỏa sáng ấn tượng. Nếu như giai đoạn 2011 giá cổ phiếu có thời điểm 28000 đồng thì đến năm 2017 có lúc giá cổ phiếu đạt đỉnh hơn 245000 đồng, tăng gần 9 lần. Coteccons là một trong những doanh nghiệp thường xuyên lọt top những doanh nghiệp đạt EPS cao nhất thị trường. Thế nhưng cũng từ năm 2018, mối quan hệ giữa Coteccons và Kusto chuyển từ đối tác chuyển sang đối đầu trực diện và xung đột được đẩy lên cao trào trước mỗi kỳ đại hội cổ đông. Kể từ đó, giá cổ phiếu CTD cũng lao dốc, có thời điểm chỉ còn 1/5 so với thời kỳ đỉnh cao. Là cổ đông lớn,phía Kusto muốn yêu cầu tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường liên quan đến việc tố Ban lãnh đạo Coteccons vi phạm nguyên tắc quản trị doanh nghiệp. Sau Kusto, một cổ đông tổ chức khác là The 8th Pte cũng yêu cầu bổ sung nội dung bãi nhiệm Chủ tịch HĐQT Coteccons trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên. The 8th cho rằng kết quả hoạt động của Coteccons thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng thực sự của Coteccons và giá cổ phiếu thể hiện cơ hội đầu tư giá trị rất tốt cho các nhà đầu tư có tầm nhìn trung và dài hạn. Vấn đề lớn nhất hiện đang làm xói mòn Coteccons là vấn đề về quản trị doanh nghiệp. Một số công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam đã nêu rõ vấn đề xung đột lợi ích và các giao dịch của các bên có liên quan tại Coteccons là cơ sở cho khuyến nghị Bán cổ phiếu Coteccons trong năm 2019, The8th cho biết. Các cổ đông lớn này cho rằngnhiều lợi ích đáng ra thuộc về Coteccons đang bị mất vào tay các công ty khác trong cái được gọi là Coteccons Group là những công ty có cổ phần của một số người trong ban lãnh đạo hiện nay của Coteccons. Vấn đề này có thể được giải quyết khi Coteccons có một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, không có bất kỳ xung đột lợi ích nào và hoạt động minh bạch. Ở chiều ngược lại, ban lãnh đạo Coteccons cũng có những đáp trả cứng rắn trên truyền thông khi cho rằng những cáo buộc của Kusto là vô căn cứ và đặt ra nghi vấn nhóm này đang cấu kết với các cổ đông ngoại khác để tìm cách bãi nhiệm những người sáng lập Coteccons nhằm hoàn tất quá trình thâu tóm. Thậm chí, ban điều hành Coteccons còn tuyên bố Kusto đã và đang đi ngược những cam kết ban đầu trong việc phát triển Coteccons,… nhiều lần phủ quyết những nghị quyết của ĐHĐCĐ được thông qua trước đó, như chính sách ESOP cho CBNV năm 2017, 2019 cũng như kế hoạch sáp nhập công ty Ricons. Ngày 1/10/2020 ông Nguyễn Bá Dương, đã có đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng Coteccons và đơn từ nhiệm này đã được Hội đồng quản trị Coteccons thông qua vào ngày 5/10. Như vậy, ông Nguyễn Bá Dương rời Coteccons sau 17 năm xây dựng công ty. Sau khi từ nhiệm, ông Nguyễn Bá Dương bán hơn 1 triệu cổ phiếu Coteccons, giảm tỉ lệ sở hữu xuống dưới 5%, chính thức không còn là cổ đông lớn của công ty này. Sau khi ông Dương ra đi, hồi giữa tháng 10 đến lượt ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam là người tiếp theo rút khỏi HĐQTCoteccons. Chuyện lùm xùm nội bộ Coteccons còn gay cấn hơn khi Ban kiểm soát Coteccons cho rằng Ban điều hành đã không thực hiện đúng nghĩa vụ công bố thông tin đối với phần báo cáo của BKS một cách trung thực chính xác đến cổ đông. Cụ thể BKS cho biết Tổng giám đốc Coteccons đã ký công bố thông tin về Báo cáo thường niên năm 2019, trong đó phần báo cáo của BKS đã bị thay đổi. Vị Trưởng BKS cũng tuyên bố Ban điều hành đã không công bố thông tin một cách trung thực, chính xác như quy định tại Thông tư 155 của Bộ Tài chính. Thậm chí, còn mạo danh BKS để soạn thảo toàn bộ phần báo cáo trong Báo cáo thường niên 2019. Sự việc hiện chưa ngã ngũ, tuy nhiên tương lai của một doanh nghiệp lớn hàng đầu ngành xây dựng như Coteccons sẽ đi về đâu là điều nhiều người đặt dấu hỏi chờ đợi. Thảo Nguyên
2020-12-21
Thảo Nguyên
Kinh doanh
cafebiz