title
stringlengths
10
250
url
stringlengths
42
251
content
stringlengths
0
71.6k
published_date
stringlengths
10
10
author
stringlengths
0
1.02k
category
stringclasses
76 values
source
stringclasses
4 values
Rủi ro mua bán đất nền khu tái định cư sân bay Long Thành
https://cafebiz.vn/rui-ro-mua-ban-dat-nen-khu-tai-dinh-cu-san-bay-long-thanh-20201221091955811.chn
Chuyên gia cảnh báo rủi ro khi giao dịch bằng hợp đồng đặt cọc, đặt chỗ, chưa thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật. Rao bán đất nền, suất tái định cư Lộc An - Bình Sơn Khu tái định Lộc An - Bình Sơn được quy hoạch rộng 282 ha, bố trí 5000 lô đất tái định cư cho người dân nằm trong dự án sân bay Long Thành bị giải tỏa. Ngày 4/12 vừa qua, huyện Long Thành tổ chức bốc thăm đợt đầu tiên cho 94 hộ dân nhận đất tái định cư thuộc dự án án này. Các hộ dân được chia thành 4 nhóm để thực hiện bốc thăm, chọn vị trí đối với các loại đất tái định cư gồm đất nhà vườn, đất nhà ở liên kế, đất thông thường và các lô đất trục đường (gồm 3 tuyến đường D18, N23 và N39) thuộc khu 7 và khu 9 của khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Đồng Nai đẩy nhanh thi công hạ tầng khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn. Ảnh:ĐN. Đất tại khu định cư phục vụ cho các hộ nhường đất để xây dựng sân bay Long Thành được định giá theo các tuyến đường. UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đối với loại đường rộng 45 m và 48 m, giá đất là 6 triệu đồng/m2; loại đường 32 m và 33 m, giá đất gần 4,9 triệu đồng/m2; loại đường rộng từ 24 m đến 26 m có giá hơn 3,7 triệu đồng/m2 và loại đường từ hơn 11 m đến 17 m giá 3 triệu đồng/m2. Ngay sau khi người dân bốc thăm nhận suất tái định cư, trên nhiều diễn đàn bất động sản xuất hiện tiun đăng rao bán sản phẩm này. Tin đăng rao một gia đình ở xã Suối Trầu được nhận suất tái định cư tại đường 769, cạnh UBND xã Lộc An, đối diện Khu công nghiệp Bình Sơn, 2 mặt tiền đường 769 hiện tại và 769 mới, cách sân bay Long Thành 1 km. Đường trước nhà 32 m. Gia đình muốn nhượng lại với giá 650 triệu đồng cho mảnh đất diện tích 80 m2, trung bình 8 triệu đồng/m2. Căn cứ theo giá đất UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt ở vị trí đường 32 m là 4,9 triệu đồng/m2, giá rao bán này đang cao hơn 3,1 triệu đồng/m2. Ở một diễn đàn khác, nhiều người mong muốn mua đất tái định cư Lộc An - Bình Sơn với các vị trí trục đường khác nhau như 30 - 35 m, 45 - 48 m, thậm chí dưới 25 m nhưng ưu tiên kinh doanh, buôn bán được. Một số yêu cầu khác được đưa ra như đất tái định cư lô góc 2 mặt tiền, hoặc 2 lô liền kề... Cần nền đường lớn nhất cũng là yêu cầu được nhiều người đưa ra khi tìm mua đất khu tái định cư này. Một số môi giới còn đưa ra mức giá tham khảo khi mua suất tái định cư khoảng 500 - 600 triệu đồng/nền. Nếu đóng thuế, đóng tiền cơ sở hạ tầng... thì mức giá khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng/nền. Cần cẩn trọng đầu tư vì nhiều rủi ro Theo tìm hiểu, thửa đất trong suất tái định cư sân bay Long Thành chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi dự kiến 15 ngày sau khi bốc thăm vị trí, nhận đất tái định cư, Long Thành mới thực hiện các thủ tục để ban hành quyết định bàn giao đất trên thực địa, người dân làm thủ tục đóng tiền sử dụng đất, tiền hạ tầng (đối với trường hợp nhận đất tái định cư hộ phụ).... Pháp lý cao nhất của miếng đất hiện tại là Quyết định giao đất tái định cư. Do đó, nếu thực hiện giao dịch mua bán, người mua và người bán chỉ có thể làm thủ tục đặt cọc, đặt chỗ, chưa thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Ông Phan Công Chánh, Chuyên gia BĐS cá nhân, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, cho biết việc mua bán đất nền khu tái định cư là một hiện tượng phổ biến trong thị trường vì nhà đầu tư cá nhân kỳ vọng vào mức lợi nhuận thu về khi đầu tư lướt sóng. Bởi khi các đại dự án xung quanh hoàn thiện thì họ sẽ bán được giá tương đương dự án hoàn thiện. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về mặt pháp lý, vì nhà ở tái định cư được cấp cho người dân nhận đền bù, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên họ. Trong khi giao dịch, người mua người bán có thể ký các hợp đồng hứa mua hứa bán, giấy ủy quyền… nhưng rủi ro nằm ở chính khâu này, chưa kể những tiềm ẩn khác trong giai đoạn sang tên đổi chủ quyền sử dụng đất. Khi người bán nhận được tiền từ người mua, nhận luôn được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có nhiều cách để lẩn tránh việc sang nhượng khi không muốn. Do đó, lợi nhuận lớn đi kèm rủi ro, nhà đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng. Một chuyên viên môi giới có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn mua bán nhà đất tái định cư cũng cho rằng việc giao dịch theo hình thức đặt cọc, hợp đồng ủy quyền... mà chưa thể thực hiện thủ tục chuyển nhượng tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó, hợp đồng ủy quyền có thể bị chấm dứt đơn phương từ người bán, miễn là có báo trước với người mua. Rủi ro còn có thể xảy ra trong quá trình làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bởi giấy này được cấp cho người nhận tái định cư nên nếu được chuyển nhượng nhiều lần thì người cuối cùng sở hữu sẽ khó tìm ra người chủ đầu tiên để làm thủ tục. Trong một vài trường hợp, người chủ gốc còn gây khó khăn trong thủ tục chuyển nhượng, đòi chi phí ngoài... Vì vậy, nếu chấp nhận đầu tư theo các hình thức này, người mua phải xác định 5 ăn 5 thua. Lê Xuân
2020-12-21
Lê Xuân
Kinh doanh
cafebiz
Mặt bằng cho thuê vẫn ế dài
https://cafebiz.vn/mat-bang-cho-thue-van-e-dai-20201222162023154.chn
Cuối năm thường là thời điểm kinh doanh, tiêu dùng sôi động nhất nhưng theo ghi nhận của phóng viên, nhiều mặt bằng ở các tuyến đường trung tâm TP HCM vẫn đóng cửa im ỉm suốt nhiều tháng qua. Nhiều căn nhà mặt tiền dọc tuyến đường Bùi Viện, Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu, Đông Du, Trần Quang Khải (quận 1); Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu (quận 1, quận 3); Phan Xích Long, Lê Văn Sỹ (quận Phú Nhuận)… bên ngoài dán chi chít bảng cho thuê kèm số điện thoại nhưng hầu hết là số của môi giới. Gọi đến một số điện thoại dán trước căn nhà mặt tiền đường Hồ Tùng Mậu, phóng viên nhận được một giọng nữ khá gay gắt, tự xưng là chủ nhà: Nếu là môi giới thì đừng hỏi, tôi chỉ muốn tìm người có nhu cầu thuê thật, chứ không tìm cò. Trao đổi với những người bán hàng xung quanh, chúng tôi được biết căn nhà này trước đây kinh doanh mỹ phẩm, spa giá thuê 6000 USD/tháng. Khách thuê trả lại 7-8 tháng nay nhưng chủ nhà chưa tìm được khách mới. Một căn nhà mặt tiền ở quận 1, TP HCM chi chít bảng cho thuê Tuyến đường Trần Quang Khải, mặt bằng cho thuê có giá mềm hơn nhưng vẫn ít khách thuê. Một căn nhà 1 trệt 2 lầu, diện tích 5m x 20m, nhà sạch mới, có lề để xe rộng, phù hợp làm văn phòng, spa, thẩm mỹ, cửa hàng... năm ngoái có giá thuê 50-60 triệu đồng/tháng, còn hiện tại chỉ 35 triệu đồng/tháng vẫn không ai thuê. Theo số liệu từ bộ phận nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam, mặt bằng kinh doanh nhà phố đang trải qua làn sóng giảm giá thuê rất mạnh suốt 3 quý của năm 2020. Nguyên nhân bởi tổng diện tích sàn cả căn nhà từ 200-400 m2 trở lên, tính tổng giá thuê nhà tốn quá nhiều chi phí, nhiều khách thuê có ngân sách thấp không thể chi trả. Trong khi khách thuê hiện nay rất thận trọng khi quyết định thuê mặt bằng mới. Đặc biệt, khách thuê thuộc ngành hàng ăn uống, thời trang có xu hướng thu nhỏ diện tích để giảm bớt chi phí. Những điều này khiến thị trường thuê nhà giảm. Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty VNO, cho rằng thông thường 3 tháng cuối năm hầu như không ai thuê mặt bằng để làm ăn. Một số cửa hàng nếu không hiệu quả, khách thuê sẽ chủ động trả mặt bằng để giải quyết cho xong bài toán thu chi, lời lỗ. Đó là lý do mà lượng nhà phố cho thuê ngày càng tăng, người cho thuê nhiều hơn người đi thuê, trong khi giá thuê thì ngày càng giảm. Phải đợi sau Tết âm lịch, vắc-xin Covid-19 phổ biến hơn, dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn và các chuyến bay quốc tế được mở thì người kinh doanh mới lên kế hoạch thuê mặt bằng trở lại - ông Hải dự báo. Phạm Đình
2020-12-22
Phạm Đình
Kinh doanh
cafebiz
Hàng trăm dự án bất động sản có đất xen kẽ sẽ được cứu nhờ Nghị định 148
https://cafebiz.vn/hang-tram-du-an-bat-dong-san-co-dat-xen-ke-se-duoc-cuu-nho-nghi-dinh-148-20201222142038545.chn
Chính phủ đã ban hành Nghị định 148, trong đó quy định cho phép những thửa đất xen kẽ trong các dự án được giao, thay vì phải đấu giá như trước. Theo đó, Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó bổ sung quy định giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý. Theo đó, những thửa đất xen kẽ trong các dự án sẽ không phải thông qua đấu giá mà được giao, cho thuê. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng nghìn dự án bất động sản đang phải nằm chờ vì vướng đất xen kẽ. Tuy nhiên, các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý được giao đất, cho thuê đất phải đáp ứng các tiêu chí: + Thuộc quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đất chưa giao, đất chưa cho thuê hoặc đất đang giao quản lý theo quy định. + Có diện tích, hình dạng không đủ tiêu chuẩn diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa theo quy định của UBND cấp tỉnh. + Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Không thuộc khu vực đất thực hiện các dự án, công trình đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai. + Đất dự kiến giao, cho thuê không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm nhưng đã có văn bản giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, nghị định 148 cũng nêu rõ, ưu tiên sử dụng các thửa đất nhỏ hẹp vào mục đích công cộng. Trường hợp không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề. Thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp cho người sử dụng đất liền kề được xác định thống nhất với thời hạn sử dụng của thửa đất mà người sử dụng đất liền kề đang sử dụng. Trường hợp giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp gắn với việc chuyển mục đích sử dụng của thửa đất liền kề với thửa đất nhỏ hẹp thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo quy định tại Điều 125 và Điều 126 của Luật Đất đai. Giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất là giá đất cụ thể do UBND cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điều 114 của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành. UBND cấp tỉnh quy định chi tiết việc rà soát, công bố công khai danh mục các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước trực tiếp quản lý, việc lấy ý kiến người dân và công khai việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp tại địa phương để sử dụng vào mục đích công cộng hoặc giao, cho thuê cho người sử dụng đất liền kề. Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 8/2/2021. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoRea, thị trường bất động sản gặp khó khăn rất lớn trong 2 năm 2018 - 2019, bị sụt giảm nguồn cung, thiếu sản phẩm nhà ở, nhất là loại căn hộ 1 - 2 phòng ngủ có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội, làm cho phần lớn cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang, người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, giới trẻ, người nhập cư càng khó có cơ hội tạo lập nhà ở. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường bất động sản gặp khó khăn, các dự án bị ách tắc là do những vướng mắc, chồng chéo, không thống nhất, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật, thậm chí xảy ra xung đột trong một số quy phạm pháp luật. Trong đó, một vấn đề gây ách tắc hàng trăm dự án bất động sản ở TP. HCM được HoREA đề cập khá kỹ là vấn đề các dự án vướng triển khai do đất xen kẹt. Với quy định mới tại Nghị định 148 sẽ giúp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các phần đất do nhà nước quản lý, nằm xen kẽ trong 126 dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp hiện nay trên tính riêng trên địa bàn TP.HCM, đang bị ngừng triển khai và giúp tái khởi động các dự án này, tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước., ông Châu kỳ vọng. Lan Nhi
2020-12-22
Lan Nhi
Kinh doanh
cafebiz
4 lần rao bán, BIDV vẫn không “đẩy” được loạt dự án thu hồi của Nhà Hưng Ngân
https://cafebiz.vn/4-lan-rao-ban-bidv-van-khong-day-duoc-loat-du-an-thu-hoi-cua-nha-hung-ngan-20201222134016686.chn
Sau 4 lần rao bán không thành công, BIDV vừa thông báo giảm giá bán loạt nhà đất Nhà Hưng Ngân cầm cố xuống còn 395,85 tỷ đồng. Mức giá này đã được giảm mạnh so với mức giá ban đầu đưa ra hồi tháng 3/2020 là 502 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo rao bán đấu giá khoản nợ của Công ty CP Nhà Hưng Ngân lần thứ 5. Theo đó, tổng dư nợ của khoản vay của Nhà Hưng Ngân tính đến hết ngày 26/10/2020 là 563,8 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 372 tỷ đồng và dư lãi vay là 191,78 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm thứ nhất của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với 188,4m2 đất tại chính trụ sở của Nhà Hưng Ngân là số 51 Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Thứ hai là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với 137,6m2 đất tại 130 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Tài sản thứ ba là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với 84m2 đất tại địa chỉ số 11 ngách 34/2 đường Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội. Tài sản bảo đảm thứ năm là tài sản hình thành từ vốn vay là một phần dự án Khu nhà ở cao tầng và khu phức hợp thương mại dịch vụ Hưng Ngân tại phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM (không bao gồm 971 căn hộ của 3 Block A1, A2 và B1 đã nghiệm thu, bàn giao cho người mua căn hộ). Giá khởi điểm cho khoản nợ này của Nhà Hưng Ngân là 395,85 tỷ đồng. Như vậy, mức giá này đã được giảm mạnh so với mức giá ban đầu BIDV đưa ra hồi tháng 3/2020 là 502 tỷ đồng, tức giảm 106 tỷ đồng. Đáng chú ý, trước lần thông báo rao bán này, BIDV đã từng 4 lần rao bán loạt nhà đất cầm cố của Nhà Hưng Ngân nhưng không thành công. Vân Phong
2020-12-22
Vân Phong
Kinh doanh
cafebiz
Biệt thự ngập tràn sắc hoa đẹp như trong phim Hàn của diễn viên Quý Bình và người vợ doanh nhân
https://cafebiz.vn/biet-thu-ngap-tran-sac-hoa-dep-nhu-trong-phim-han-cua-dien-vien-quy-binh-va-nguoi-vo-doanh-nhan-20201222111649826.chn
Nam diễn viên Quý Bình mới kết hôn cùng bà xã doanh nhân, được xem là một nữ đại gia trong ngành bất động sản. Cả hai cùng chung sống trong căn biệt thự ngập tràn sắc hoa đẹp lãng mạn. Trước khi kết hôn, nam diễn viên Quý Bình đã chi không ít tiền bạc để cải tạo căn biệt thự của mình. Vì bà xã yêu thích hoa hồng nên anh trồng loại hoa này là chủ yếu trong khuôn viên nhà mình. Căn biệt thự trắng rộng thênh thang còn có khu vườn với đủ loại rau quả. Từ cổng vào nhà ngập tràn sắc hoa giúp không gian biệt thự đẹp nổi bật, ấn tượng. Căn biệt thự của Quý Bình có màu trắng kem làm chủ đạo Anh đã xây dựng nhà trước một năm để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân của mình. Trong lễ cưới, Quý Bình từng chia sẻ:Cách đây cũng khoảng một năm, chúng tôi đã xây xong nhà để kết hôn, chuẩn bị cho cuộc sống hạnh phúc bước sang một trang mới. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ thì hôm nay mới an tâm tổ chức ngày trọng đại. Rồi sau này còn phát triển công việc riêng. Gia đình không bắt chúng tôi phải ở chung. Hơn nữa, chúng tôi cũng đã có sẵn cơ ngơi nên người thân rất yên tâm. Căn biệt thự của nam diễn viên Quý Bình được anh xây dựng cách đây 1 năm để chuẩn bị cho cuộc sống mới cùng nữ doanh nhân hơn tuổi. Nam diễn viên Quý Bình mới kết hôn với doanh nhân Nguyễn Ngọc Tiền, được xem là đại gia trong ngành bất động sản. Mới đây, người vợ của diễn viên Quý Bình là doanh nhân Nguyễn Ngọc Tiền cũng rất hài lòng về căn nhà của hai vợ chồng. Chị đã ghi lại những hình ảnh đẹp về khuôn viên ngoại thất với đủ các loại hoa lá và chia sẻ với người hâm mộ. Nữ doanh nhân viết:Nhà của chàng! Từ trong sân nhà đến ngoài vườn. Hoa lá, rau quả đua nhau nở hoa khoe sắc.Không gian sống muôn hoa khoe sắc ấy, cả hai đều cảm thấy hào hứng để bắt đầu cuộc sống mới. Anh trang hoàng tổ ấm với lối đi đẹp lãng mạn, đan xen hoa cúc, hoa hồng, lưỡi hổ... cùng các loại cây cảnh khác. Diễn viên Quý Bình ưu tiên trồng nhiều hoa hồng. Không gian đẹp ấn tượng với những cây hồng xung quanh nhà. Những góc sân vườn được nam diễn viên phủ kín hoa hồng. Trong dịp chuẩn bị đón Xuân năm ngoái, diễn viên Quý Bình cũng đã từng chia sẻ một số hình ảnh về căn biệt thự được anh xây dựng, trang trí khá tâm huyết. Người hâm mộ không khỏi trầm trồ trước cơ ngơi sang chảnh ước tính cả triệu đô. Lối vào nhà được nam diễn viên chia sẻ vào đợt Tết năm ngoái. Anh chọn mua rất nhiều hoa. Hoa hồng dịu dàng. Anh còn trồng thêm các loại rau quả sạch. Một góc được nam diễn viên trồng rau muống cạn. Xung quanh hàng rào là nơi để Quý Bình trồng các loại hồng từ hồng nội đến hồng ngoại. Diễn viên Quý Bình và nữ doanh nhân Nguyễn Ngọc Tiền làm lễ rước dâu vào 12/12 và tổ chức tiệc cưới vào 14/12 vừa qua. Theo một số nguồn tin, bà xã lớn hơn tuổi Quý Bình. Hiện đang là tổng giám đốc của một công ty bất động sản và có con riêng. Cặp đôi sau 3 năm hẹn hò đã chính thức trở thành vợ chồng trong niềm hạnh phúc của cả hai cũng như lời chúc phúc của bạn bè, người thân. Nguồn ảnh: FBNV MH
2020-12-22
MH
Kinh doanh
cafebiz
[Ảnh] Cận cảnh 500 căn nhà xây dựng trái phép, được quảng cáo là đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam
https://cafebiz.vn/anh-can-canh-500-can-nha-xay-dung-trai-phep-duoc-quang-cao-la-do-thi-thong-minh-dau-tien-tai-viet-nam-20201222111049279.chn
Khu đô thị Viva Park tại huyện Trảng Boom (Đồng Nai) với hơn 600 căn nhà, biệt thự được chủ đầu tư quảng cáo là khu đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam, vừa phải ngừng hoạt động vì xây dựng trái phép. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - ông Nguyễn Phú Cường vừa giao cho Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, làm rõ, xử lý theo thẩm quyền, đúng quy định pháp luật về việc hơn 600 ngôi nhà xây dựng trái phép 2 năm nay tại huyện Trảng Bom. Theo đó, có tới 680 căn biệt thự, nhà liên kế xây không phép trên thuộc Khu dân cư Tân Thịnh (Dự án Viva Park) ở xã Đồi 61, huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) do Công ty CP đầu tư LDG làm chủ đầu tư trên diện tích hơn 18ha với tổng vốn đầu tư hơn 268 tỷ đồng. Bên trong dự án Viva Park gồm có 680 căn nhà phố và biệt thự song lập xây sẵn, trong đó có 482 căn nhà phố liền kế, 198 căn biệt thự. Khu đô thị này được chủ đầu tư giới thiệu là khu đô thị thông minh đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó, năm 2016, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định về việc chấp thuận đầu tư Dự án khu dân cư Tân Thịnh. Đến tháng 11/2018, UBND tỉnh Đồng Nai cấp chủ trương đầu tư Dự án khu dân cư Tân Thịnh. Tuy nhiên, đến ngày 6/4/2020, Thủ tướng Chính phủ mới có văn bản cho chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án khu dân cư Tân Thịnh. Tuy chưa được cấp phép chuyển đổi quyền sử dụng đất, chủ đầu tư đã cho xây dựng hàng trăm căn nhà, biệt thự tại đây. Khi Thủ tướng chỉ vừa có văn bản cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dự án đã xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật hơn 60% và xây dựng hoàn thiện phần thô 488 căn nhà bao gồm 198 căn biệt thự, 290 căn nhà liền kế. 482 căn nhà được xây dựng liền kề, tạo thành 3 dãy nhà đối xứng nhau. Những dãy nhà khang trang, hiện đại được Công ty LDG xây dựng hơn 2 năm nay, tuy nhiên cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai không hề phát hiện, ngăn chặn?. Khu phố kinh doanh ẩm thực được xây dựng với hàng trăm căn nhà liền kề, tuy nhiên vẫn heo hút, chưa có bóng người ở. Hệ thống công viên của khu dân cư được xây dựng nhiều năm nay nhưng đang bị bỏ hoang. Ngoài ra, 192 căn nhà liên kề còn lại đã hoàn thành thi công phần móng. Bắt đầu lên tường và các phần thô. Nhiều căn biệt thự vừa xây xong phần móng đã bị yêu cầu dừng lại do sai phạm. Bên trong khu dự án, nhiều công trình, hạ tầng đã bị hư hỏng, cảnh tượng heo hút vì vắng bóng người sinh sống. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị yêu cầu ngừng hoạt động dự án, Công ty LDG không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp tháo dỡ phần công trình vi phạm. Cổng vào khu dự án Viva Park tại huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai), nằm cách TP.HCM khoảng 45km. Sau khi phát hiện sai phạm của dự án Viva Park, vụ việc được UBND huyện Trảng Bom báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai và Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai. Thanh tra Sở Xây dựng đã lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chủ đầu tư ngưng thi công và ra quyết định xử phạt 75 triệu đồng đối với chủ đầu tư dự án do vi phạm hành chính, tạm ngừng thi công. Hải Long
2020-12-22
Hải Long
Kinh doanh
cafebiz
Cuộc đua ngành điện năm 2020: Những siêu dự án tỷ đô xuất hiện
https://cafebiz.vn/cuoc-dua-nganh-dien-nam-2020-nhung-sieu-du-an-ty-do-xuat-hien-20201222102900701.chn
Nhờ dư địa tăng trưởng cao cùng nhiều ưu đãi, thị trường năng lượng sạch tại Việt Nam thu hút nhiều tay chơi lớn tham gia. Mức tiêu thụ điện của Việt Nam đang tăng nhanh bởi quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng giai đoạn 2021-2025. Tập đoàn VinaCapital ước tính Việt Nam có khả năng thiếu điện vào năm sau với mức khoảng 6 triệu MWh và thiếu 15 triệu MWh vào năm 2023, tương đương với 10% nhu cầu điện năng quốc gia. Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng dự báo tình trạng thiếu điện tương tự cho giai đoạn 2021-2025. Bộ Công Thương tính toán trong giai đoạn 2021-2030, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là 133,3 tỷ USD; giai đoạn 2031-2045 cần 184,1 tỷ USD. Do đó để cân bằng cung cầu đến 2030, Việt Nam sẽ cần đầu tư 150 tỷ USD cho ngành năng lượng và đây sẽ là cơ hội cho ngành phát triển mạnh. Trước nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương tham mưu trình Chính phủ một số giải pháp như bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021-2025, bổ sung thêm các nguồn điện khí sử dụng LNG, tăng cường nhập khẩu điện từ Lào… Giá ưu đãi cố định cho các nguồn điện tái tạo. Nhằm khuyến khích phát triển ngành điện, Việt Nam đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ như ưu đãi giá mua điện mặt trời hòa lưới trước 30/6/2019 là 9,35 cent/kWh và 7,09 cent/kWh trước năm 2021, ưu đãi giá mua điện gió trong đất liên 8,5cent/kWh đối với nhà máy vận hành đến hết tháng 10/2021…Cùng với ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế sử dụng đất đang tạo nên một “bữa tiệc năng lượng” ở Việt Nam. Các đại dự án điện tái tạo ra đời, tỷ suất lợi nhuận cao ngất ngưỡng Nhờ dư địa tăng trưởng cao cùng ưu đãi, thị trường năng lượng sạch tại Việt Nam thu hút nhiều tay chơi lớn đổ xổ làm điện tái tạo như BIM Group, Trung Nam Group, TTVN Group, Xuận Thiện, Hưng Hải Group, Bamboo Capital, Sao Mai… Các đại gia năng lượng nước ngoài (Thái Lan, Mỹ…) cũng đã tham dự vào “bữa tiệc” năng lượng này. Dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp giai đoạn I công suất hơn 830 MWp (tổng mức đầu tư gần 20000 tỷ đồng), vừa đóng điện thành vào giữa tháng 11 và là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á. Tập đoàn Xuân Thiện đang tiếp tục đầu tư giai đoạn II với công suất gần 1970MWp. Trước đó, nhà máy Trung Nam Thuận Nam với công suất 630 MWp, tổng mức đầu tư khoảng 12000 tỷ đồng cũng được xem là dự án điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á vào thời điểm hòa lưới điện giữa tháng 10. Một số dự án lớn đang được triển khai như tổ hợp Thiên Tân Solar Ninh Thuận với tổng công suất 1000 MW và vốn đầu tư 2 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1 công suất 50 MW đã hòa lưới vào giữa tháng 3. Dự án tổ hợp điện mặt trời Lộc Ninh 1-5 do Hưng Hải Group đang triển khai với quy mô 800MWp. Tổ hợp Dầu Tiếng 1-3 quy mô 600MWp thuộc B.Grimm và Xuân Cầu. Công ty Tân Việt Bắc Ban Mê đề xuất 2 dự án điện mặt trời J’lơi và Ea Bung với tổng công suất 2500 MWp. Sao Mai Group nghiên cứu dự án Solar Đăk Nông có vốn đầu tư hơn 12000 tỷ đồng, công suất 875 MWp… Nhiều dự án điện mặt trời quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng đang được đầu tư. Hoạt động đầu tư vào điện gió cũng tăng nóng với hàng loạt dự án khủng. Bình Định có dự án lớn đang khảo sát là điện gió ngoài khơi La Gàn quy mô 10 tỷ USD, công suất 3,5 GW do liên doanh dẫn đầu bởi Copenhagen Infrastructure Partners đề xuất. Tập đoàn PNE (Đức) đang nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Bình Định với tổng công suất 2000 MW, vốn đầu tư 4,8 tỷ USD Tại Bình Thuận, Enterprize Energy (Anh quốc) đề xuất dự án Thăng Long Wind công suất 3400 MW, tổng vốn 11,9 tỷ USD. Công ty HLP Invest xin khảo sát dự án Biển Cổ Thạch với tổng suất 2000 MW…. Nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán cũng nhảy vào cuộc chạy đua điện tái tạo như Cơ điện lạnh ( HoSE: REE ) đặt mục tiêu có tổng công suất 1 GW, Tập đoàn Sao Mai ( HoSE: ASM ) và Bamboo Capital ( HoSE: BCG ) liên tục có dự án mới hàng trăm MWp. Thậm chí các đơn vị ngoài ngành cũng muốn làm điện mặt trời như Dệt may Huế, Sách Giáo dục tại TP HCM, Bảo vệ Thực vật Sài Gòn… Hoạt động đầu tư năng lượng tái tạo là lĩnh vực kinh doanh đang đem lại tỷ suất sinh lời cao. Báo cáo năm 2019, Điện Gia Lai ( HoSE: GEG ) có 5 nhà máy điện mặt trời đã vận hành trước tháng 6/2019 đạt tổng doanh thu đạt 678 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp (lợi nhuận gộp/doanh thu thuần) các nhà máy nằm trong khoảng 63-68%. Tập đoàn Sao Mai mua lại công ty Điện mặt trời Europlast Long An có nhà máy 50MW và đã hòa lưới vào 10/6/2019. Công ty con này có doanh thu hơn 77 tỷ đồng năm ngoái; lợi nhuận sau thuế là 51,6 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất LNST/doanh thu đạt đến 67%. Những siêu dự án tỷ đô điện khí LNG: Giá bán là trở ngại Do các nhà máy điện than có lượng phát thải ra môi trường lớn, Chính phủ đang khuyến khích các dự án điện khí LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) để hướng đến các nguồn năng lượng thân thiện môi trường hơn. Nhờ đó, hàng loạt dự án điện khí tỷ đô xuất hiện. UBND tỉnh Bạc Liêu cấp giấy phép đầu tư cho dự án Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu hồi đầu năm. Đây là dự án được thực hiện bởi Delta Offshore Energy (Singapore) với tổng công suất 3200 MW và vốn đầu tư 4 tỷ USD. Trung tâm nhiệt điện này sẽ triển khai trong năm 2021 để tổ máy đầu tiên vận hành phát điện thương mại vào năm 2024 theo quy định tại Quy hoạch Điện VII điều chỉnh. PV Power (HoSE: POW) đang đầu tư và đề xuất các dự án lớn như Trung tâm điện lực Vũng Áng 3 quy mô 3,5 tỷ USD liên doanh với đối tác Mỹ. PV Power còn đang triển khai việc đầu tư nhà máy LNG Nhơn Trạch 3&4 có tổng công suất khoảng 1500 MW; xin làm chủ đầu tư các dự án Kiên Giang I&II có tổng công suất 1500 MW và tổ hợp nhà máy Miền Trung I&II có công suất 1500 MW. Một số đơn vị khác cũng đề xuất những dự án lớn như VinaCapital dự kiến đầu tư Nhà máy Nhiệt điện Long An vốn 3,1 tỷ USD, Tập đoàn Exxon Mobil đề xuất dự án khí LNG tại Hải Phòng với tổng mức đầu tư gần 5,1 tỷ USD, Genco3 dẫn đầu liên doanh đầu tư Trung tâm Điện lực Long Sơn (Vũng Tàu) có tổng mức đầu tư gần 3,8 tỷ USD. Hay các dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây (Huế) vốn 6 tỷ USD, Trung tâm điện lực LNG Cà Ná (Ninh Thuận) giai đoạn 1 có vốn đầu tư 49000 tỷ đồng cho công suất 1500 MW.… Ngoài nhà máy, PV Gas đẩy mạnh đầu tư lớn cho các kho cảng LNG để cung cấp khí cho các đơn vị sản xuất điện. Tổng công ty khí này đã ký thỏa thuận phát triển Dự án Kho cảng LNG Sơn Mỹ với giá trị khoảng 1,4 tỷ USD nhằm phục vụ cho 2 nhà máy Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2. PV Gas cũng đang đầu tư Kho cảng LNG Thị Vải với mức đầu tư 285 triệu USD trong giai đoạn 1, nhằm cung cấp khí cho nhà máy Nhơn Trạch 3&4. Tính toán sơ bộ cho thấy có ít nhất hàng chục tỷ USD dự kiến đầu tư vào điện khí LNG. Trong bối cảnh quy hoạch điện VIII đang được xây dựng không bổ sung mới các dự án nhiệt điện than (chỉ thực hiện các dự án nhiệt điện than tại quy hoạch VI và VII điều chỉnh), điện khí LNG đang trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tỷ trọng nhiệt điện khí trong bản dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng tăng mạnh. Hàng chục tỷ USD cam kết rót vào các dự án điện trong năm qua Điện khí được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn điện than. Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn về công nghệ hay nguồn vốn thì giá bán điện ở mức cao cũng là trở ngại chính, bởi giá thành phụ thuộc nhiều vào giá nguyên liệu khí đầu vào. Ước tính sơ bộ của EVN cho thấy giá bán trung bình của nhiệt điện khí sử dụng nguồn khí từ Lô B - Ô Môn khoảng 2800 đồng/kWh. Giá thẩm định dự án LNG Miền Trung I&II theo đề nghị của PVN lên đến 2186 đồng. Tượng tự giá thẩm định từ Nhiệt điện khí Ô Môn 3 dự kiến ở mức 2411 đồng. Các dự án phải nhập khẩu LNG còn phải phát sinh thêm chi phí vận tải. Đây là một mặt bằng giá rất cao nếu so sánh với khung phát điện của nhiệt điện than là 1410 đồng/kWh. Giá ưu đãi của điện mặt trời mặt đất hiện cũng chỉ 1644 đồng hay điện gió trong đất liền là 1928 đồng. Hiện Bộ Công Thương đã có quyết định thành lập Tổ công tác nghiên cứu xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG với nhiệm vụ xây dựng nguyên tắc, phương pháp xây dựng khung phát điện đối với các nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG vào thông tư số 57 năm 2014 phù hợp với quy định pháp luật. Huy Lê
2020-12-22
Huy Lê
Kinh doanh
cafebiz
Nguy cơ 'bong bóng' khi BĐS tăng mạnh bất chấp ảnh hưởng dịch COVID-19
https://cafebiz.vn/nguy-co-bong-bong-khi-bds-tang-manh-bat-chap-anh-huong-dich-covid-19-20201222090934998.chn
Không chỉ nhà phố, chung cư mà ngay cả bất động sản công nghiệp nhiều nơi đang tăng mạnh bất chấp dịch COVID-19 kéo dài ảnh hưởng sâu đến nền kinh tế trong nước và ngoài nước. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo, giá bất động sản còn tăng khá mạnh là rất vô lý, không phản ánh giá trị thật, tiềm ẩn “bong bóng” và nguy cơ vỡ “bong bóng” lớn. Càng ảnh hưởng dịch COVID-19, giá BĐS càng tăng Tại TPHCM, khu vực tăng giá bất động sản nhiều nhất là nơi dự kiến sẽ thành lập thành phố Thủ Đức, trên cơ sở sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức. Theo đánh giá của Batdongsan.com.vn, dù dịch bệnh COVID-19 khiến giao dịch trên thị trường chậm lại nhưng giá bất động sản ở khu vực này vẫn tăng. Không chỉ các dự án hiện hữu, nhiều dự án đang triển khai cũng bắt đầu đưa ra mặt bằng giá bán mới cao hơn so với giai đoạn trước đó. Dữ liệu của Batdongsan.com.vn, giai đoạn từ quý I/2017 đến hết quý IV/2019, giá căn hộ được chào bán tại ba quận 2, 9 và Thủ Đức tăng mạnh nhất thị trường TPHCM, đặc biệt ở dòng sản phẩm chung cư cao cấp. Ở quý I/2017, giá bán căn hộ trung bình tại khu vực này vào khoảng 29 triệu đồng/m2. Con số này lần lượt tăng lên 38 triệu đồng/m2 vào quý IV/2018 và tiệm cận 41 triệu đồng/m2 vào quý cuối năm 2019. Theo đó, giá bán căn hộ bình quân tăng gần 45% trong ba năm. Tại quận 9, một dự án biệt thự và nhà vườn đang được chủ đầu tư chào bán từ 45 triệu/m2. Nhiều căn hộ hiện hữu có giá khởi điểm 30-35 triệu/m2 ở năm 2019 hiện đã leo lên 37-40 triệu/m2. Giá chung cư thứ cấp trên các tuyến Đồng Văn Cống, Xa Lộ Hà Nội cũng có xu hướng tăng lên 300 -400 triệu/căn so với đầu năm 2019. Một trong những dự án có mức tăng giá mạnh nhất những năm qua là Khu đô thị Vạn Phúc ở quận Thủ Đức, rộng gần 200 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD. Hồi đầu năm 2020, Tập đoàn Vạn Phúc, chủ đầu tư dự án, tung sản phẩm Premium Shophouse, với diện tích đất bình quân 140 m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 820 m2 có giá từ 24 tỷ đồng/căn, thì vào đầu tháng 12/2020 chủ đầu tư đã điều chỉnh mức giá tăng lên gần 33 tỷ đồng/căn. Còn dự án King Crown Infinity ở quận Thủ Đức cũng đang gây tranh cãi trên thị trường bất động sản về giá bán. Dự kiến đến quý I/2021, dự án mới chính thức ra mắt thị trường nhưng hiện tại, giá bán của dự án này được “chạy rumor” khoảng 4000 USD/m2, tức 80-90 triệu đồng/m2. Với mức giá như trên, King Crown Infinity được xem là dự án có giá bán cao nhất quận Thủ Đức và thuộc hàng top của cả TPHCM. Mức giá này ngang bằng với mặt bằng giá của các căn hộ cao cấp ở Thảo Điền, An Phú, Thủ Thiêm (quận 2) như The River Thủ Thiêm của City Garden, Masteri Lumière Riverside của Masterise Homes, khu đô thị Sala của Đại Quang Minh, Mozac Thảo Điền của MK Holdings, MidPoint Villas Thảo Điền của An Dương Thảo Điền… Coi chừng 'bong bóng vỡ Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng cho biết, thu nhập của người dân giảm do kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nên nhu cầu chắc chắn giảm. Đúng nguyên tắc, giá nhà đất cũng phải giảm. Thế nhưng thời gian qua, giá bất động sản còn tăng khá mạnh là rất vô lý. Rõ ràng, giá bất động sản đang không phản ánh giá trị thật, tiềm ẩn “bong bóng” và nguy cơ vỡ “bong bóng” lớn. Lý giải về nguyên nhân tăng giá nhà đất liên tục tăng, lãnh đạo một doanh nghiệp nói rằng, đầu vào quá cao nên giá bán ra phải tăng để bù đắp chi phí. Một trong những chi phí nữa mà các doanh nghiệp đặt tên là chi phí “không tên” trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án. Các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đều phải tính đến các chi phí “không tên” trong khoản chi phí dự phòng. Cụ thể, chỉ có chi phí xây dựng là cố định, các chi phí còn lại như chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí tài chính và chi phí quản lý luôn là một ẩn số và liên tục tăng cao điều này khiến giá nhà đất chỉ có tăng, ít khi giảm. Trong khi hiện nay thời gian để hoàn tất thủ tục đầu tư một dự án thường mất khoảng 3-5 năm, có nhiều dự án phải mất 7-10 năm mới xong. Điều này khiến chi phí tài chính, chi phí quản lý “ăn” hết vốn của doanh nghiệp. Để thu hồi vốn và có lời, các chi phí này đều được cộng vào giá thành. Điều này lý giải vì sao giá nhà đất liên tục tăng và tăng cao. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng Hội môi giới bất động sản Việt Nam khu vực phía Nam, giá nhà đất nói chung ngay trong dịch COVID-19 vẫn đứng giá và thậm chí tăng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất là nguồn cung từ đầu năm 2020 đến nay giảm mạnh, đặc biệt tại thị trường TPHCM. Thứ hai, nhu cầu đầu tư bất động sản nói chung vẫn rất lớn. Thứ ba, dịch COVID-19 khiến nhu cầu trên thị trường bất động sản giảm tại một số khu vực, nghiêng về phía các tỉnh, còn tại TPHCM nhu cầu vẫn cao, cho nên giá căn hộ, đất nền, nhà ở riêng lẻ vẫn tăng đều đều. Bất động sản công nghiệp cũng tăng mạnh Báo cáo thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam năm 2020 được Savills Việt Nam vừa công bố cũng ghi nhận giá thuê đất khu công nghiệp tại các tỉnh phía Bắc cũng tăng mạnh. Trong đó, giá thuê đất bình quân tại các khu công nghiệp cho cả vòng đời dự án tại tỉnh Bắc Ninh là 95 USD/m2, Vĩnh Phúc 65 USD/m2, Hà Nội 129 USD/m2, Hải Phòng 96 USD/m2, Hưng Yên 83 USD/m2... Bên cạnh tiền thuê đất, doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp còn phải trả các loại phí sử dụng hạ tầng, phí quản lý, phí xử lý nước thải, tiền nước sạch... Trước đó, trong báo cáo mới hồi tháng 10/2020 của CBRE Việt Nam ghi nhận thị trường bất động sản công nghiệp trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh về giá và tỷ lệ lấp đầy cao. Giá chào thuê đất công nghiệp đã vọt lên 20-30% so với quý III/2019. Mức giá này được tính cho kỳ hạn thuê còn lại của dự án. Mức giá chào thuê ở trên chưa bao gồm thuế VAT và phí quản lý/dịch vụ. Hiện tại, tỷ lệ lấp đầy bình quân của vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam đạt 84,5%. Trong khi các khu công nghiệp đang hoạt động tại Bình Dương, Đồng Nai và Long An đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 80% thì tại TPHCM tỷ lệ này đã đạt trên 90%. Điều này làm cho áp lực giá cho thuê bất động sản công nghiệp có thể còn tăng trong 2021. Duy Quang
2020-12-22
Duy Quang
Kinh doanh
cafebiz
Lần đầu tiên Việt Nam có cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do
https://cafebiz.vn/lan-dau-tien-viet-nam-co-cong-thong-tin-dien-tu-ve-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-20201223160306842.chn
Lợi ích lớn nhất của Cổng TTĐT về các hiệp định thương mại tự do là cung cấp cơ sở dữ liệu để mọi người có thể tìm kiếm thông tin về thuế quan mà chính phủ các nước đối tác áp dụng nhằm xác định mức thuế suất ưu đãi, số liệu thống kê về thương mại theo ngành hàng, thông tin chi tiết về các biện pháp và yêu cầu đối với nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc đầu tư, theo World Bank. FTAP - cổng thông tin điện tử về các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam vừa được khai trương sau gần 2 năm làm việc tích cực của Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Australia, tại địa chỉ http://fta.moit.gov.vn/ Đây là một dấu mốc quan trọng trên con đường cải thiện môi trường thương mại quốc tế của đất nước và hỗ trợ mục tiêu tạo thuận lợi và tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế của Chính phủ, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (World Bank), nhìn nhận. Ý tưởng về Cổng thông tin điện tử FTA ra đời từ mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi thế của nhiều hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên, và cụ thể là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà cả Việt Nam và Úc đều là các bên tham gia ký kết và có hiệu lực từ đầu năm 2019. Hiệp định CPTPP có nhiều cam kết tiếp cận thị trường đầy tham vọng về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, dịch chuyển lao động và mua sắm của chính phủ. Hiệp định này cũng bao gồm nhiều chương liên quan đến hợp tác kỹ thuật trong thương mại giữa các nước thành viên của CPTPP, trong đó có cả vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP, và nói chung là các hiệp định thương mại tự do, về bản chất rất phức tạp. Thách thức đối với Chính phủ là làm thế nào để đơn giản hóa và hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu được những lợi ích mà các hiệp định thương mại có thể mang lại cho họ để doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu đãi này. Cổng thông tin điện tử FTA mà chúng ta khai trương hôm nay cung cấp thông tin chi tiết và hỗ trợ về Hiệp định CPTPP, cũng như Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) mới được thông qua gần đây. Dần dần sẽ có thêm nhiều FTA được bổ sung vào Cổng thông tin điện tử này để cung cấp một trang web toàn diện và duy nhất, bao gồm mọi thông tin về các FTA, bà Carolyn chia sẻ. World Bank nhìn nhận, lợi ích lớn nhất của Cổng thông tin điện tử FTA là cung cấp cơ sở dữ liệu để mọi người có thể tìm kiếm thông tin về thuế quan mà chính phủ các nước đối tác áp dụng nhằm xác định mức thuế suất ưu đãi, số liệu thống kê về thương mại theo ngành hàng, thông tin chi tiết về các biện pháp và yêu cầu đối với nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc đầu tư. Cổng thông tin điện tử cũng cung cấp một công cụ tương tác để giúp các doanh nghiệp xác định xem một sản phẩm nhất định có đáp ứng các tiêu chí về quy tắc xuất xứ hay không, và quy trình cần thiết để đáp ứng những yêu cầu về chứng nhận là gì. Nói một cách tổng thể, đây là một kho tàng các bài viết về FTA được phân chia theo nhiều loại hình như tin tức, sự kiện, các khóa đào tạo, và các trường hợp thực tế… Kinh nghiệm đối với những cổng thông tin điện tử về thương mại ở các quốc gia khác đã cho chúng tôi biết rằng các trang web thành công nhất là những trang nhận được mức độ tương tác cao từ người dùng. Do đó, thành công của Cổng thông tin này ít nhất sẽ một phần phụ thuộc vào sự nhiệt tình và gắn bó của người dùng, Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam chia sẻ. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương, trong đó có 2 FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA. Bình An
2020-12-23
Bình An
Xã hội
cafebiz
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư: GDP 2020 dự kiến tăng gần 3%
https://cafebiz.vn/bo-truong-ke-hoach-dau-tu-gdp-2020-du-kien-tang-gan-3-20201222171025342.chn
GDP dự kiến có thể tăng khoảng gần 3% trong 2020, khoảng 1 tuần nữa chúng ta sẽ có số liệu chính thức. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó có cộng đồng doanh nhân, khởi nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ. Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2020 có chủ đề Thách thức và cơ hội trong trạng thái bình thường mới, mà như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói, cũng là cơ hội để Bộ lắng nghe ý kiến của các bên nhằm đóng góp cho Chính phủ Việt Nam trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp nhiều hơn. Theo Bộ trưởng, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịchCovid-19vừa qua, cũng như trong hồi phục kinh tế. Đặc biệt, GDP dự kiến có thể tăng khoảng gần 3% trong năm 2020, Bộ trưởng cho biết. Khoảng 1 tuần nữa chúng ta sẽ có số chính thức, nhưng đến thời điểm này chúng tôi có thể khẳng định tăng trưởng GDP sẽ rơi vào khoảng 2,5 - 3%. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ, của cả hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó có cộng đồng doanh nhân, khởi nghiệp và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI. 2020 cũng là năm cuối của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016 – 2020, giai đoạn mà Việt Nam đã vượt qua nhiều thử thách để đạt được những thành tựu rất quan trọng và toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. 6 thành tựu được đề cập gồm: - Cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; -Kinh tế vĩ môổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 – 2019 đạt khá cao, bình quân 6,8%/năm; - Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tập trung nguồn lực đầu tư; nhiều công trình, dự án quan trọng, quy mô lớn đã hoàn thành trong giai đoạn 2016 – 2019; - Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả; - Cải cách hành chính chuyển biến tích cực, môi trường kinh doanh được cải thiện; - Các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng. Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh nhìn nhận, trạng thái bình thường mới sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen, đòi hỏi Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội phải có những cách tiếp cận mới, những cách thức và biện pháp mới trong chỉ đạo, điều hành và hoạch định chính sách, cũng như trong xây dựng và tổ chức triển khai các chiến lược, kế hoạch về phát triển kinh tế - xã hội, về đầu tư, kinh doanh. Để đồng hành và hỗ trợ tối đa cộng đồng doanh nghiệp khắc phục hậu quả của đại dịch Covid-19, vượt qua thách thức và tận dụng tốt nhất các cơ hội trong trạng thái bình thường mới, Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định chính trị xã hội, bình ổn kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng. Ưu tiên thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chính phủ số, coi đây là khâu đột phá trong phát triển nhanh và bền vững. Điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ gắn với chính sách tài khoá và các chính sách khác. Hỗ trợ các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận các nguồn vốn và cơ hội đầu tư, kinh doanh. Chính phủ sẽ tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư FDI, đầu tư vào hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để chủ động đón làn sóng đầu tư mới gắn với tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Tận dụng hiệu quả cơ hội hợp tác quốc tế, đa dạng thị trường từ các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFA... Tập trung đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước bằng các hình thức mới nhằm tăng cường giới thiệu, quảng bá tiềm năng thị trường và sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam, qua đó giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường và mạng lưới đối tác thương mại, thu hút các dự án đầu tư có chất lượng cao. Bình An
2020-12-23
Bình An
Xã hội
cafebiz
Việt Nam tụt 9 bậc trên bảng xếp hạng thị trường lao động toàn cầu
https://cafebiz.vn/viet-nam-tut-9-bac-tren-bang-xep-hang-thi-truong-lao-dong-toan-cau-20201222181112857.chn
Việt Nam đứng thứ 66 trên tổng số 76 thị trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, theo Báo cáo Tổng Chỉ số Lao động Thường niên 2020. Theo báo cáo, Mỹ, New Zealand và Canada là những thị trường lao động hấp dẫn hàng đầu thế giới... Theo Báo cáo Tổng Chỉ số Lao động Thường niên 2020 (TWI 2020), các quốc gia Mỹ, New Zealand và Canada đứng đầu những thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới đối với các nhà đầu tư. Báo cáo do Talent Solutions, một thương hiệu thuộc ManpowerGroup (NYSE: MAN) dựa trên phân tích Dữ liệu Lớn giúp xác định tiềm năng của lực lượng lao động tại 76 thị trường. Kết quả xếp hạng trên được phân tích dựa trên 200 yếu tố đánh giá mức độ sẵn sàng về kỹ năng của lao động, hiệu quả chi phí, môi trường pháp lý và năng suất lao động của mỗi thị trường. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến chuyển không ngừng, việc tiếp cậnnhân tàilà một ưu tiên hàng đầu của các tổ chức giúp họ kinh doanh thành công. Trong phân tích năm nay, ManpowerGroup Talent Solutions đánh giá sâu hơn về mức độ sẵn sàng của nhân tài, so sánh tỷ lệ lao động có thể làm việc từ xa tại các thị trường khác nhau và tìm hiểu sự sẵn sàng về nguồn nhân lực an ninh mạng. Các kỹ năng CNTT, đặc biệt là những kỹ năng hỗ trợ làm việc từ xa như an ninh mạng, tiếp tục được săn đón. Ngoài ra, các vị trí chăm sóc sức khỏe, điều hành, hậu cần và các vị trí quan trọng khác đang không ngừng gia tăng. New Zealand, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường hàng đầu trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC). Singapore và Hồng Kông được xếp hạng cao về năng suất lao động. Năm thị trường hàng đầu của khu vực APAC vượt cả Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia từng thu hút nhiều sự chú ý của cácnhà đầu tư, một phần nhờ quy mô lực lượng lao động to lớn của hai thị trường này. Để đạt được vị trí Top đầu, các thị trường trên đã kết hợp thành công giữa lực lượng lao động có năng lực và kỹ năng cao, khả năng sử dụng tiếng Anh tốt, tính sẵn sàng của lực lượng lao động và môi trường pháp lý linh hoạt. Việt Nam đứng thứ 66 trong bảng xếp hạng, tụt 9 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái.Thứ hạng của Việt Nam trong báo cáo năm 2018 và 2019 lần lượt là 43 và 57. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong Top 5 thị trường hàng đầu trên toàn cầu về Hiệu quả Chi phí (Cost Efficiency) cùng với Philippines, Croatia, Morocco, và Thái Lan. Chi phí lao động và môi trường pháp lý là những động lực thuận lợi giúp các thị trường này nằm ở vị trí Top đầu. Cũng theo TWI 2020, thu nhập trung bình của lao động Việt Nam đạt mức 321 USD/tháng, tăng 32,6% so với 2019. Trong khi đó, thu nhập trung bình của khu vực APAC đạt 1835 USD/tháng. Bảo Bảo
2020-12-23
Bảo Bảo
Xã hội
cafebiz
Phó tổng Batdongsan.com.vn: Dòng tiền đầu tư bất động sản đang chuyển ra phía Bắc
https://cafebiz.vn/pho-tong-batdongsancomvn-dong-tien-dau-tu-bat-dong-san-dang-chuyen-ra-phia-bac-20201223182718873.chn
Dòng tiền đầu tư bất động sản có xu hướng dịch chuyển từ miền Nam ra phía Bắc. Loại hình nhà phố được quan tâm ở Hà Nội, trong khi TP HCM có nhu cầu chung cư lớn. Bên lề Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES 2020), ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, chia sẻ về thị trường bất động sản trong năm 2020 và dự báo về một số loại hình được quan tâm trong năm 2021. - Ông đánh giá như thế nào về thị trường bất động sản năm 2020? - 2020 là năm có tác động kép đến thị trường bất động sản. Thứ nhất, từ cuối 2019, chúng ta nhìn thấy xu hướng giảm sút nguồn cung do nhu cầu kiểm soát về mặt pháp lý của Chính phủ. Thứ hai, đến đầu năm 2020, dịch Covid-19 xuất hiện. Dịch bệnh ảnh hưởng đến tận gốc rễ, vì xu hướng giao dịch bất động sản bị đình trệ. Chúng ta đều nhớ đến giai đoạn giãn cách xã hội, người mua và người bán không giao dịch một cách trực tiếp. Điều này dẫn tới các đơn vị bất động sản phải có sự thay đổi, áp dụng công nghệ nhiều hơn, có chính sách để giữ cho doanh số đi ngang. Loại hình nhà mặt phố có xu hướng giao dịch tăng từ giai đoạn tháng 4 đến tháng 9, đây cũng là một trong những diễn biến hỗ trợ quan điểm dòng tiền đang dịch chuyển từ miền Nam ra thị trường miền Bắc. Năm qua, loại hình nhà riêng, nhà phố, vốn rất sôi động và phát triển giai đoạn 2017-2019, có xu hướng giảm 5-19%, khiến mặt bằng giá đi xuống. Tại TP HCM, chủ đầu tư thay vì tập trung tìm kiếm nguồn hàng thì tiếp tục phát triển thành phố vệ tinh. Nhiều dự án lớn ở các thành phố vệ tinh đã mở bán, mặt bằng giá tăng lên rất mạnh, đơn cử ở khu vực Bình Dương có 15000 căn hộ bán trong năm 2020. Tổng quan, chúng ta có thể thấy rằng bất động sản nhận được lượng quan tâm lớn. Tuy nhiên, mặt bằng giá và xu hướng khác nhau giữa các thị trường. Miền Bắc, Hà Nội mạnh về nhà riêng, trong khi tại TP HCM loại hình chung cư được quan tâm đặc biệt ở Bình Dương, Đồng Nai. - Năm 2020 nền kinh tế bị ảnh hưởng của Covid-19, câu hỏi đặt ra là tiền đầu tư vào các dự án bất động sản được huy động từ đâu? - Giống như việc huy động tiền ở sân bay Long Thành, những việc cần thì vẫn phải làm. Với các dự án bất động sản, đa phần chủ đầu tư đã chuẩn bị. Hiện nay, các dự án bị vướng chủ yếu ở đầu ra. Nhiều dự án nếu được phê duyệt trên khai sẽ không khó ở dòng tiền. Cái khó ở đây là khả năng chi tiêu của người dân cho BĐS sẽ như thế nào. Một yếu tố tích cực là lãi suất ngân hàng tiết kiệm hiện tại rất thấp. Với các điều kiện thì có thể dòng tiền sẽ không vào ngân hàng mà chuyển đầu tư vào những kênh khác như vàng, bất động sản, chứng khoán... Theo khảo sát của chúng tôi, 57% số người được hỏi vẫn đầu tư vào bất động sản và đấy cũng là tín hiệu tích cực cho các chủ đầu tư trong năm tới. Doanh nghiệp bất động sản đã thay đổi rất nhanh để thích ứng, có thể nhìn từ 2 lần xuất hiện dịch tại Việt Nam. Trong lần thứ nhất, chỉ có 5 chủ đầu tư đưa ra 5 dự án trên thị trường, phần lớn có các chính sách hỗ trợ như gia hạn thời gian thanh toán hoặc một số quà tặng. Trong lần thứ hai dịch trở lại, có khoảng 10 chủ đầu tư đưa ra thị trường 20 dự án. Các chủ đầu tư phản ứng rất nhanh, bên cạnh gia hạn thanh toán, còn hỗ trợ thêm 1 năm khoản vay và cam kết mua lại trong vòng 2-3 năm. Do đó, người mua an tâm hơn khi quyết định một thương vụ mua bán bất động sản. Mặt khác, nhiều công nghệ đã được áp dụng dù không trực tiếp nhưng mang lại những giá trị nhất định. Tất cả những điều đó cho thấy thị tường bất động sản ở Việt Nam có những thay đổi rất mạnh mẽ. Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn. Ảnh: Batdongsan.com.vn - Ông nhìn nhận ra sao về bất động sản công nghiệp hay câu chuyện đất đặc khu - 2 sản phẩm được nhắc đến nhiều trong 2 năm gần đây? - Bất động sản công nghiệp sẽ là điểm sáng cho tương lai của thị trường Việt Nam nhưng không phải điểm sáng năm 2020. Thực tế từ đầu năm đến nay, số lượng khu công nghiệp đổi mới và khu công nghiệp có lợi nhuận cao không nhiều vì đa phần chúng ta thường nói Việt Nam được hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ Trung, EVFTA, làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp từ Trung Quốc và các nước sang Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế hết quý II, chỉ có một khu công nghiệp mới được mở ra thôi, chúng ta đang nói nhiều hơn về mặt tương lai. Chúng ta cần nhắc đi nhắc lại là Việt Nam có tận dụng được cơ hội hay không. Chúng ta cần có chiến lược, quy hoạch lại khu vực đô thị, phát triển loại hình khu công nghiệp phù hợp với từng vùng miền để đảm bảo hỗ trợ tương tác, lẫn nhau. Khi lôi kéo những đại bàng, đầu tàu ví dụ như các nhà sản xuất điện thoại sang Việt Nam, chắc chắn những nhà sản xuất linh kiện, phụ kiện khác cũng sẽ kéo theo, nếu không họ sẽ cắt nguồn cung trên thị trường. Đất đặc khu, theo quan điểm của tôi, sẽ nằm trong xu hướng chung toàn thị tường. Sự quan tâm về đất trong năm nay sẽ giảm, đặc biệt là khu vực miền Nam. Việc này xuất phát xu hướng dòng tiền rút mạnh từ miền Nam trở về miền Bắc. Các nhà đầu tư cốt cán của thị trường miền Bắc có xu hướng đẩy dòng tiền về gần Hà Nội nhưng không đẩy vào trung tâm mà tập trung vào ven đô rất nhiều. Theo khảo sát, lượng quan tâm khu vực Hòa lạc, Hòa bình rất cao. Dù là đặc khu, tôi cho rằng cũng cần có dòng tiền lớn, nếu không có thì giá không thể lên được. Do đó, quan điểm của tôi là cho đến khi dịch được cơ bản kiểm soát và có thông tin tích cực hơn về vaccine thì bất động sản đặc khu mới có thể lên giá. - Thị trường bất động sản sẽ có những thay đổi như thế nào trong năm tới, thưa ông? - Năm 2021, chúng tôi nhận thấy cũng giống nhiều quốc gia khác, đơn cử Trung Quốc sau giai đoạn dịch, Chính phủ đổ tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng rất nhiều. Tại Việt Nam, nhu cầu về thép đang tăng, kéo theo giá thép đi lên, tương đồng với diễn biến trên thị trường quốc tế. Điều này đến từ quan điểm cần xây dựng và phát triển hạ tầng rất nhanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Đồng thời, thị trường bất động sản cũng được tạo tiền đề để phát triển trong tương lai, ví dụ như là phát triển về bất động sản công nghiệp. Người dân, người quan tâm bất động sản hiện tại có tâm lý vững hơn với dịch bệnh, tôi tin là bản thân chúng ta có niềm tin hơn về sự minh bạch trước những thông tin của Chính phủ. Dù dịch quay lại, người dân đã quen với trạng thái bình thường mới và những công cụ liên quan đến công nghệ cũng sẽ hỗ trợ thị trường. Dịch bệnh tiếp diễn, kinh tế vẫn phải phát triển. Chúng ta không thể ngồi chờ, quan trọng là chúng ta có dám làm hay không. Bên cạnh đó, fintech đang được nhiều doanh nghiệp bất động sản quan tâm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mức độ đánh giá tín dụng, những thông tin cần sự kiểm tra và giám sát lớn. Dù vậy, tiềm năng của thị trường và nhu cầu vay đầu tư, sở hữu bất động sản lớn. Đặc biệt, trong giai đoạn có nhiều ưu đãi cho loại hình này, người dân lại càng muốn đi vay mua bất động sản để ở. - Theo ông, những chính sách của Chính phủ, tác động của EVFTA sẽ ảnh hưởng ra sao tới thị trường? - Chúng ta đang cảm thấy người dân có tinh thần yên tâm, đặc biệt là trong việc kiểm soát Covid-19. Khi dịch cơ bản được kiểm soát, các loại hình bất động sản đa phần có cơ hội được phát triển tốt hơn. Chính phủ cũng có một số cơ chế chính sách hỗ trợ, kích thích thị trường như gia hạn thời gian nộp thuế, các chính sách liên quan đến pháp lý bất động sản, phê duyệt chủ trương quy hoạch khu đô thị Hòa Lạc, chủ trương về thành lập TP Thủ đức. Những chính sách này tạo tiền đề cho thị tường bất động sản có nhiều cơ hội để phát triển hơn trong giai đoạn sau dịch. Với EVFTA, đây là bước chuẩn bị không phải riêng năm nay, EVFTA và CTTPP là bước chuyển mang tính chất vĩ mô cho 5 -10 năm, thậm chí 20 năm. EVFTA là một tiềm năng mới, khi chúng ta ký hiệp định thương mại tự do đầu tiên của EU. Từ tháng 8, EVFTA đã có hiệu lực, nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu. Về lâu dài, nền kinh tế sẽ có sức bật mới, thu nhập người dân tăng, chắc chắn nhu cầu bất động sản sẽ tăng. Lê Hải
2020-12-23
Lê Hải
Kinh doanh
cafebiz
Đại dịch Covid-19 thay đổi xu hướng phát triển các siêu đô thị công nghệ trên thế giới như thế nào?
https://cafebiz.vn/dai-dich-covid-19-thay-doi-xu-huong-phat-trien-cac-sieu-do-thi-cong-nghe-tren-the-gioi-nhu-the-nao-20201223155117748.chn
Theo Savills, đại dịch là chất xúc tác cho sự thay đổi và đã mang đến những thách thức cụ thể mà các thành phố lớn phải đối mặt, bao gồm ô nhiễm, đông đúc, chi phí sinh hoạt cao. Các thành phố phải vượt qua rào cản trên để đảm bảo việc vẫn thu hút được các nhân tài, nền tảng quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp. Trong vài năm gần đây, công nghệ đã chiếm ưu thế áp đảo tại một số thành phố lớn trên thế giới. Nhờ đó, những nơi như San Francisco, Austin, Berlin và Tel Aviv dần chiếm được vị thế trên toàn cầu. Trong khi đó, các công ty công nghệ xuất hiện, phát triển và có xu hướng dịch chuyển dần đến những thành phố nhỏ hơn, địa điểm ở ngoại ô hay khu công nghiệp - nơi chi phí sinh hoạt và chi phí thuê văn phòng thấp. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến tất cả mọi người phải thừa nhận rằng sức khoẻ đang là vấn đề được coi trọng hàng đầu. Vì thế, các đô thị công nghệ được lựa chọn phải đáp ứng được các điều kiện như chất lượng không khí tốt hơn, không gian xanh, trong lành và gần gũi hơn. Theo nghiên cứu mới nhất củaSavillsWorld Research, Melbourne là địa điểm được những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đánh giá cao nhất, dựa trên những chỉ số về tiện ích và yêu cầu cho một không gian làm việc lý tưởng. Những chỉ số đó dựa vào các yếu tố như chi phí mua đồ ăn nhanh hay một cốc cà phê, tốc độ băng thông của Internet, chi phí mua một chiếc máy tính xách tay Macbook, chi phí để thuê một văn phòng làm việc linh hoạt, và cả chất lượng không khí của khu vực xung quanh đó. Thành phố Eindhoven, Hà Lan đứng thứ hai với biểu tượng là cây cầu Hovenring-cây cầu vượt trên không đầu tiên trên thế giới, tạo nên tiếng vang cho các tiêu chí về môi trường của thành phố. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây cũng tương đối thấp hơn so với các khu vực láng giềng phía Bắc, đặc biệt là chi phí thuê văn phòng làm việc chung. Ảnh hưởng của đại dịch tới các thành phố công nghệ trên thế giới Khi đại dịch đi qua, những nơi làm việc công nghệ cao tập trung ở các thành phố lớn đang dần tìm cách khẳng định lại vị thế của mình. Gần đây, các công ty công nghệ đã rất hăng hái trong việc mở rộng không gian văn phòng mới, với mục tiêu bành chướng để có thể trở thành ‘gã khổng lồ’. Các thương vụ lớn vẫn diễn ra bất chấp đại dịch, điển hình như vào tháng 8, Facebook đã ký hợp đồng thuê mới rộng 730000 m2 tại tòa nhà Farley nổi tiếng ở New York, hay tháng 10 vừa qua, Netflix cũng đã công bố kế hoạch tăng gấp ba không gian văn phòng của mình ở London. Tencent, ByteDance, Alibaba và Amazon đều đang tiến hành mở rộng tại Singapore trong khi TikTok đang tìm kiếm không gian ở London và Dublin. Ở một khía cạnh khác, nhiều công ty công nghệ từ lâu lại chấp nhận hình thức làm việc linh hoạt, hay làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch bùng phát. Trong khi một số thương vụ vẫn diễn ra, số khác bị tạm hoãn hoặc thu hẹp không gian văn phòng của họ lại. Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhận định: Nhìn chung, trụ sở văn phòng chính tại các cao ốc văn phòng hiện đại vẫn đóng vai trò rất quan trọng với các tập đoàn công nghệ trên thế giớ, vì đây không chỉ là nơi để thúc đẩy các giá trị thương hiệu của công ty, mà còn là địa điểm để nhân viên của công ty có thể làm việc cùng nhau, hợp tác và chia sẻ ý tưởng. Các công ty công nghệ lớn đã đầu tư rất nhiều vào các trụ sở chính của họ tại khu vực đô thị lớn nhằm thu hút đội ngũ nhân viên chất lượng cao. Đơn cử như trụ sở chính ở trung tâm thành phố Seattle của Amazon, tòa nhà biểu tượng của Google đang được xây dựng tại Kings Cross ở London, hay khuôn viên cao 50 tầng của Tencent ở Thâm Quyến... Những nơi làm việc ứng dụng công nghệ hiện đại này sẽ chỉ trở nên quan trọng khi đại dịch qua đi để thu hút các nhân viên quay trở lại văn phòng. Đồng thời chúng sẽ là công cụ để thu hút những thế hệ nhân tài giỏi nhất và sáng giá nhất trong tương lai. Nhân viên có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghệ vẫn là nguồn lực khan hiếm, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong các lĩnh vực chuyên môn khác. Ngoài ra, không chỉ là văn phòng, những không gian này còn là nơi thử nghiệm các công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới mà các công ty này đang phát triển. Các báo cáo mới nhất của Savills cũng cho thấy chi phí chỗ ở cho cư dân đang dần tăng lên tại các đô thị công nghệ khi người lao động đổ xô đến sinh sống. Tương lai của các siêu đô thị công nghệ trên thế giới Văn phòng chính của Google, Seattle, Mỹ Chi phí gia tăng từ lâu đã là một thách thức đối với các khách thuê trong các siêu đô thị công nghệ. Giờ đây, sức khỏe và phúc lợi được đặt lên hàng đầu đã tạo ra thách thức mới cho các đô thị lớn và đông đúc. Chính quyền của các thành phố này đang bắt đầu thích ứng với các vấn đề này bằng cách mở rộng mạng lưới dành cho người đi bộ và xe đạp nhằm tăng cường các phương tiện di chuyển cá nhân. Paris đang thí điểm thành phố 15 phút, nơi mà hầu hết các tiện nghi mà cư dân cần chỉ cách nhà họ 15 phút đi bộ hoặc đạp xe. Thượng Hải cũng đang tạo ra các làn đường dành cho xe đạp dọc theo bờ sông trong khi vẫn duy trì các cấu trúc lịch sử liền kề. Thành phố London đã ra mắt lối đi bộ rộng hơn, làn đường lái xe cơ giới hẹp hơn và giới hạn thời gian lưu thông xe do đại dịch đồng thời các quy định đi lại trong thành phố. Với tổng số 6 trên 16 Siêu đô thị công nghệ, Trung quốc cũng đang có những động thái tương tự. Ở Trung Quốc, các thành phố lớn được coi là nơi tiến bộ và cơ hội việc làm trong lĩnh vực công nghệ cùng với sự hỗ trợ từ các chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ đã thúc đẩy lượng lớn người nhập cư. Đặc biệt là Thâm Quyến và Hàng Châu đang phát triển nhanh chóng, với mức tăng dân số lần lượt là 3,2% và 3,5% chỉ trong năm 2019. Từ việc mở rộng quy mô các công ty khởi nghiệp thành các tập đoàn lớn toàn cầu, các siêu đô thị Công nghệ sẽ vẫn là những địa điểm cần thiết cho ngành công nghiệp này. Chỉ riêng quy mô của các thành phố này đã đồng nghĩa với việc cung cấp một lượng lớn nhân tài rất quan trọng cho ngành. Tuy nhiên, đại dịch là chất xúc tác cho sự thay đổi và đã mang đến những thách thức cụ thể mà các thành phố lớn này phải đối mặt - ô nhiễm, đông đúc, chi phí sinh hoạt cao. Các thành phố phải vượt qua được những thách thức này để đảm bảo việc vẫn thu hút được các nhân tài, nền tảng quan trọng nhất cho sự thành công của doanh nghiệp. PV
2020-12-23
PV
Kinh doanh
cafebiz
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn ‘xin’ đất gần Hồ Gươm để xây TTTM tầm cỡ như Tràng Tiền Plaza
https://cafebiz.vn/ong-johnathan-hanh-nguyen-xin-dat-gan-ho-guom-de-xay-tttm-tam-co-nhu-trang-tien-plaza-20201223151602014.chn
Chúng tôi xin đề xuất với SCIC và UBND TP Hà Nội tạo điều kiện cho chúng tôi có được một khu đất lớn hơn để đầu tư một trung tâm thương mại đẳng cấp tương đương như Tràng Tiền Plaza tại TP Hà Nội, ông ‘vua hàng hiệu’ Johnathan Hạnh Nguyễn bày tỏ. Chia sẻ tại lễ ký kết hợp tác kinh doanh với Lotte Duty Free, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) cho biết thời gian tới,Tràng Tiền Plazasẽ không còn đủ chỗ để IPPG đưa hết các thương hiệu đơn vị này đang phân phối tại Việt Nam vào kinh doanh. Vì vậy nhân ngày hôm nay, chúng tôi xin đề xuất với SCIC và UBND TP Hà Nội tạo điều kiện cho chúng tôi có được một khu đất lớn hơn để đầu tư một trung tâm thương mại đẳng cấp tương đương như Tràng Tiền Plaza tại TP Hà Nội, người được gọi là ôngvua hàng hiệu của Việt Nam bày tỏ. IPP định hướng đầu tư phát triển du lịch bán lẻ hơn 35 năm trước, với nhận định xu hướng phát triển của một đất nước không thể không đi kèm với sự phát triển của ngành du lịch và kinh doanh bán lẻ du lịch. Sau khi mở thành công đường bay từ Việt Nam đi Philippines, ôngJohnathan Hạnh Nguyễnvà gia đình tập trung phát triển cửa hàng miễn thuế tại các sân bay lớn của Việt Nam, đàm phán đem về hơn 108 thương hiệu quốc tế và đầu tư phát triển các trung tâm thương mại cao cấp. Liên quan đến đề xuất xây thêm trung tâm thương mại của ông Hạnh, ông Hạnh bày tỏ khu đất mong muốn nhắm đến phải là vị trí đắc địa, quanh khu vực Tràng Tiền Plaza, Hồ Gươm, khu đất có vị trí mà ông gọi là đất kim cương, chứ không chỉ là đất vàng. Ảnh: Mai Phương. Dù vậy, ông cũng thừa nhận không dễ để tìm được vị trí như vậy tại thủ đô, và có thể tính đến phương án chia sẻ mặt bằng với các khách sạn sắp mở cửa. Tràng Tiền Plaza (trước đây còn được gọi là Bách hóa Tổng hợp Tràng Tiền) tọa lạc tại một vị trí đẹp và độc nhất giữa lòng Thủ đô, nhìn ra hồ Hoàn Kiếm với Tháp rùa cổ kính; phong cách kiến trúc cổ điển hòa hợp với tổng thể cảnh quan khu vực Hồ Gươm, TTP từ xưa đến nay luôn là một địa chỉ tham quan và mua sắm quen thuộc không chỉ của người dân Thủ đô mà cả đông đảo du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội. Dự kiến trong Quý III/2021, một cửa hàng Downtown duty-free (cửa hàng miễn thuế dưới phố) đầu tiên của miền Bắc sẽ được mở ở Tràng Tiền Plaza. Sau Hà Nội, tập đoàn cũng triển khai mở một Downtown duty-free khác tại Đà Nẵng. Nói về điểm ưu việt của mô hình cửa hàng miễn thuế dưới phố so vớicửa hàng miễn thuếở sân bay, ‘ông vua hàng hiệu’ cho biết doanh thu ở cửa hàng tại sân bay ở tầm 1 triệu USD, thì cửa hàng miễn thuế dưới phố doanh thu có thể lên tới 50 triệu USD. Tức, tỷ suất lợi nhuận có thể gấp 5 - 10 lần. Về đối tượng được mua hàng miễn thuế, ông Johnathan cho biết đang xúc tiến đề xuất chính sách để người Việt cũng có thể mua sắm. Tôi đang xin chủ trương cho phép được trả thuế để phục vụ nhu cầu của khách hàng Việt Nam tại cửa hàng miễn thuế như hàng nhập khẩu. Nếu thực hiện được, ngân sách cũng sẽ hưởng lợi. Tại sao cứ để người Việt Nam phải mua hàng ở nước ngoài?, ông Johnathan chia sẻ. Theo Nghị định số 100/2020/NĐ-CP về kinh doanh hàng miễn thuế, có hiệu lực từ 15/10/2020, 5 đối tượng được mua hàng miễn thuế gồm: 1. Người xuất cảnh, quá cảnh sau khi hoàn thành thủ tục xuất cảnh, quá cảnh, hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam hoặc người chờ xuất cảnh được mua hàng miễn thuế. 2. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế xuất cảnh từ Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay xuất cảnh. Hành khách trên các chuyến bay quốc tế đến Việt Nam được mua hàng miễn thuế trên tàu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế đến Việt Nam. 3. Người nhập cảnh được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế đặt tại khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế ngay sau khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh, không được mua hàng miễn thuế sau khi đã ra khỏi khu vực hạn chế tại cảng hàng không dân dụng quốc tế. 4. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam được mua hàng miễn thuế tại cửa hàng miễn thuế trong nội địa. 5. Đối tượng mua hàng là thuyền viên làm việc trên tàu biển chạy tuyến quốc tế (bao gồm tàu biển có quốc tịch nước ngoài và tàu biển có quốc tịch Việt Nam chạy tuyến quốc tế) được mua hàng miễn thuế tại cảng biển loại 1, cửa hàng miễn thuế trong nội địa phục vụ cho nhu cầu cá nhân, nhu cầu sinh hoạt chung của thuyền viên để sử dụng trên tàu trong thời gian tàu neo đậu tại cảng biển Việt Nam và để sử dụng trên tàu ngoài lãnh hải Việt Nam sau khi tàu xuất cảnh. Bình An
2020-12-23
Bình An
Kinh doanh
cafebiz
Điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bến En
https://cafebiz.vn/sun-group-tien-them-mot-buoc-toi-du-an-10000-ty-o-vuon-quoc-gia-ben-en-20201223154745264.chn
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa đồng ý để Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời (Sun Group) thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trai lấy ngọc kết hợp bảo tồn Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Thanh. UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 21/12/2020 đã có văn bản số 17713/UBND-CN gửi Sở Xây dựng, UBND huyện Như Thanh và Sun Group (Chi nhánh Hà Nội) về việc lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (nay là quy hoạch phân khu) Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trai lấy ngọc kết hợp bảo tồn Vườn Quốc gia Bến En (Khu du lịch Bến En), huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, Sun Group - Chi nhánh Hà Nội đã có Công văn số 54/2020/CV-SHD ngày 6/11/2020 về việc lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí cao cấp Bến En tại huyện Như Thanh, Công văn số 63/2020/CV-SHD ngày 10/12/2020 về việc đề nghị lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch Bến En, huyện Như Thanh. Trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 7784/SXD-QH ngày 10/12/2020, theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý với đề nghị của Sở Xây dựng tại Công văn số 7784/SXD-QH ngày 10/12/2020 nêu trên, thống nhất chủ trương để Sun Group thực hiện lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (nay là quy hoạch phân khu) Khu du lịch Bến En, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 02/02/2010). Việc thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, liên quan đến việc phát triển siêu dự án Khu du lịch Bến En, trước đó, tháng 2/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 908/UBND-KTTC đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Du lịch và Bảo tồn sinh thái Bến En đầu tư dự án này, lúc đó, dự án có vốn dự kiến khoảng 3200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 2/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản số 1330/UBND-THKH, quyết định chấm dứt các hoạt động của Công ty CP Du lịch và Bảo tồn sinh thái Bến En liên quan đến việc đầu tư dự án Khu du lịch Bến En. Lý do chấm dứt là từ năm 2012, UBND huyện Như Thanh đã tiến hành GPMB, đền bù diện tích gần 160 ha tại khu C, với khoảng 100 hộ dân bị ảnh hưởng, để lấy mặt bằng giao nhà đầu tư. Tuy nhiên, 4 năm qua, những người dân bị ảnh hưởng thì có cuộc sống lao đao, còn dự án bị treo, nhà đầu tư không hề triển khai như đã cam kết. Tháng 4/2016, Sun Group và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã ký kết ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư. Theo đó, Sun Group cam kết đầu tư Dự án Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En tại huyện Như Thanh (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư là 9990 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 4995 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 4995 tỷ đồng. Đến tháng 11/2016, Sun Group đã có công văn đề nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch này. Ngoài dự án trên, thời gần đây, Sun Group liên tục chi mạnh vào các dự án khác ở Thanh Hóa, đơn cử, mới đây Sun Group đã khởi công dự án Quảng trường biển và Tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn (TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa). Sun Group sẽ đầu tư 25000 tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD) để xây dựng Quảng trường biển, Khu đô thị quảng trường biển Sầm Sơn, Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng sông Đơ, Khu công viên vui chơi giải trí và đô thị Nam Sông Mã trên diện tích khoảng 550 ha. Được biết, Sun Group thành lập vào năm 2007. Tới cuối năm 2019, tổng tài sản (công ty mẹ) của Sun Group là 10455 tỷ đồng, vốn góp chủ sở hữu 7543 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 7475 tỷ đồng. Trong năm qua, công ty mẹ Sun Group đạt doanh thu thuần 637 tỷ đồng, lãi thuần 20 tỷ đồng. Văn Dũng
2020-12-23
Văn Dũng
Kinh doanh
cafebiz
Kinh doanh khó khăn, hàng loạt cửa hàng tìm người thuê chung mặt bằng theo giờ
https://cafebiz.vn/kinh-doanh-kho-khan-hang-loat-cua-hang-tim-nguoi-thue-chung-mat-bang-theo-gio-20201223152346857.chn
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn vì thế nhiều chủ cửa hàng đã tìm kiếm đối tác thuê chung mặt bằng để tiết giảm chi phí. Theo tìm hiểu của PV, trên các hội nhóm, diễn đàn cho thuê mặt bằng, mỗi ngày có hàng chục bài đăng tìm người thuê chung. Thực tế, hình thức thuê chung mặt bằng, chia nhau kinh doanh theo giờ đã có từ lâu, tuy nhiên, gần đây càng nở rộ và phổ biến hơn do tình hình kinh doanh sau dịch khó khăn, người kinh doanh tìm mọi cách để giảm gánh nặng tiền thuê mỗi tháng. Vừa khai trương thêm một quán ăn tại quận Hải Châu (Đà Nẵng) được khoảng 1 tháng nay, chị Liên đã lên các hội nhóm để tìm người thuê chung mặt bằng. Chị Liên cho biết, chị kinh doanh bún chả, mỗi tháng phải trả tiền thuê mặt bằng cho chủ nhà là 12 triệu đồng/tháng. Trong khi chị chỉ bán từ sáng đến trưa, còn lại buổi chiều và buổi tối mặt bằng để trống. Chính vì thế, chị Liên muốn tìm người thuê chung để san sẻ tiền thuê hàng tháng. Hằng ngày, chị bán hàng từ 6h sáng đến khoảng 13h thì dọn dẹp các vật dụng như bát đũa, nồi niêu, trả lại mặt bằng để chủ quán chuẩn bị bán ca chiều. Chị cho chủ quán thuê mặt bằng bán từ chiều đến 22h đêm là 3 triệu đồng/tháng. Họ được dùng chung bàn ghế của cửa hàng chị. Yêu cầu ký hợp đồng 3 năm, thanh toán tiền thuê 6 tháng/lần và cọc 1 tháng tiền thuê. Sang năm tiếp theo, tiền thuê sẽ tăng lên 10%, tương đương mức tăng mà chị phải đóng cho chủ nhà. Theo chị Liên, tại một cơ sở khác của chị cũng đang áp dụng hình thức cho thuê chung như vậy và thấy rất hiệu quả. Tính ra mỗi tháng, chị chỉ mất chi phí mặt bằng là 9 triệu đồng. “Trong thời buổi kinh doanh khó khăn, việc thuê chung mặt bằng giúp cả hai bên đều tiết kiệm được chi phí đi thuê”, chị Liên nói. Tương tự, chị Quỳnh Trang, chủ một quán ăn trên đường Đống Đa (Hải Châu, Đà Nẵng) cũng đang cần cho thuê lại mặt bằng buổi sáng, chiều. Theo chị Trang, chị mới mở quán ăn này được gần 1 năm nay và đầu tư vào đây hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, do dịch bệnh khiến việc kinh doanh trong một năm qua gặp rất nhiều khó khăn. Vào buổi sáng, trưa, quán chị hoàn toàn trống và chỉ có khách vào buổi chiều, tối nên chị mới nghĩ đến việc cho thuê chung mặt bằng. “Tiền thuê mặt bằng một tháng là 23 triệu đồng, khá đắt đỏ. Trong thời gian đóng cửa, thực hiện cách ly xã hội, chủ nhà cũng chỉ hỗ trợ miễn tiền thuê nhà trong 1 tháng mà thôi. Đến hết tháng này là tôi lại chuẩn bị đóng tiền thuê mặt bằng cho cả năm luôn nên giờ cần tìm người kinh doanh san sẻ mặt bằng, giảm bớt gánh nặng, có tiền đóng cho chủ nhà để còn kinh doanh tiếp”, chị Quỳnh Trang chia sẻ. Bản thân chị phải đóng tiền cho chủ nhà cả năm/lần nhưng chị Trang đưa ra chính sách linh hoạt hơn cho người đi thuê chung là đóng tiền 6 tháng/lần, có thể ký hợp đồng 1 hoặc 2 năm. Với diện tích quán hơn 80m2, đã có sẵn bàn ghế, đèn, có khu vực để cất đồ cuối ngày, bao luôn cả điện nước, người thuê thoải mái bán hàng từ 5h sáng tới 16h chiều với chi phí chỉ 7 triệu đồng mỗi tháng. Với cách làm này, chị Trang sẽ giảm được khoảng 1/3 chi phí thuê mặt bằng. Còn người đi thuê cũng được sử dụng mặt bằng khang trang, rộng rãi, kinh doanh ở khu vực đông đúc với chi phí rẻ. Theo chị Trang, đây cũng là một cách quảng cáo cho quán. Khách đến ăn sáng tại quán có thể biết đến “không gian ẩm thực ba miền” của chị, biết đâu họ sẽ ghé lại quán để ăn tối. Hình thức san sẻ mặt bằng theo giờ đang được nhiều chủ cửa hàng áp dụng để tiết kiệm chi phí, giảm áp lực, gánh nặng trong thời buổi kinh doanh khó khăn, èo uột. Bên cạnh đó, đối với nhiều chủ cửa hàng thì chia sẻ mặt bằng kinh doanh cũng là cách giúp tăng lượng khách, cả hai cùng có lợi. Diệu Thủy
2020-12-23
Diệu Thủy
Kinh doanh
cafebiz
“Ông lớn” bất động sản rục rịch khởi động hàng loạt dự án tỷ USD tại Hải Phòng
https://cafebiz.vn/ong-lon-bat-dong-san-ruc-rich-khoi-dong-hang-loat-du-an-ty-usd-tai-hai-phong-20201223140717248.chn
Thị trường BĐS Hải Phòng năm 2021 được dự báo sẽ sôi động hơn với sự xuất hiện của hàng loạt dự án quy mô lớn hàng tỷ USD sẽ được triển khai xây dựng từ khu đô thị đến khu công nghiệp. Năm 2020 nhiều ông lớn BĐS đã rậm rịch kế hoạch đầu tư vào Hải Phòng. Trong đó, đáng chú ý là Tập đoàn Vingroup, SunGroup, Geleximco,… Trong danh sách 25 dự án trọng điểm vừa được Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng đồng ý triển khai xây dựng giai đoạn 2021 -2025, đa phần là các dự án kết cấu hạ tầng, đô thị mới và khu công nghiệp. Đáng chú ý, Hải Phòng sẽ xây dựng nhiều dự án tầm cỡ, quy mô lớn hàng tỷ USD, trong đó nhiều dự án lớn do các tập đoàn BĐS lớn trong nước triển khai như Vingroup, SunGroup, Kinh Bắc City, Geleximco,… Các dự án khu đô thị nghìn tỷ Theo danh sách được công bố, Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cẩm được xem là dự án khu đô thị mới lớn nhất Hải Phòng sẽ được triển khai xây dựng. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 10000 tỷ đồng. Dự án bao gồm những công trình xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ (chiều dài khoảng 1138 m), xây dựng đê tả sông Cấm (chiều dài khoảng 2.016 m), xây dựng hệ thống giao thông chính Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (chiểu dài khoảng 9958 m), xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Khi hoàn thiện đây sẽ là khu hành chính mới của TP Hải Phòng. Dự án đầu tư xây dựng công trình kiến trúc Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm (giai đoạn 1) do Ban Quản lý dự án phát triển đô thị và Đầu tư xây dựng công trình dân dụng làm chủ đầu tư, nằm trong địa giới 2 xã Tân Dương và Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, với tổng mức đầu tư dự kiến là gần 9300 tỷ đồng. Các hạng mục gồm xây dựng Trung tâm hành chính, chính trị có quy mô 2 tầng hầm và 9 tầng nổi; xây dựng Quảng trường với hệ thống đài phun nước, tượng đài, cây xanh, thảm cỏ... trên diện tích gần 19 ha; Bãi đỗ xe tĩnh; xây dựng Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên khoảng 1000 m2. Ngoài ra Hải Phòng cũng sẽ xây dựng Dự án xây dựng Khu tái định cư Bắc sông Cẩm; dự án đầu tư xây dựng các công trình kiến trúc Khu đô thị mới Bắc sông Cấm (giai đoạn 1); dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng; dự án đầu tư xây dựng cầu Rào 1; dự án chỉnh trang sông Tam Bạc, đoạn từ cầu Lạc Long đến cầu Hoàng Văn Thụ,... Nguồn:Haiphong.gov.vn Dự án Khu đô thị mới Hoàng Huy Green River (xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên) và dự án Khu đô thị mới Hoàng Huy New City (xã Tân Dương và Dương Quan, huyện Thủy Nguyên) do CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy làm chủ đầu tư; dự án Tòa nhà hỗn hợp đa chức năng thương mại - khách sạn - văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp số 4 (đường Trần Phú, quận Ngô Quyền). Dự án Công viên chủ đề VinWonders Vũ Yên của Tập đoàn Vingroup (đã khởi công vào tháng 6/2020) hay dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng của Tập đoàn Geleximco (khánh thành một phần vào tháng 5/2020). Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng do Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư với quy mô 480 ha, bao gồm sân golf 27 hố, khách sạn 5 sao, khu nghỉ dưỡng, bể bơi nhân tạo... Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 25000 tỷ đồng, thực hiện thi công từ năm 2019 tới 2023. Các ông lớn địa ốc Sun Group, Vingroup hay Geleximco… đang mở rộng đầu tư nhiều dự án tại Hải Phòng. Các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn Nổi bật phải kể tới, dự án xây dựng Khu cảng hàng hóa, bến phà, bến tàu khách, nhà máy sản xuất các sản phẩm du lịch, khu dịch vụ hậu cần du lịch tại huyện Cát Hải của Công ty TNHH Mặt trời Cát Bà (thuộc Tập đoàn Sun Group). Dự án xây dựng cầu Nguyễn Trãi vốn đầu tư hơn 5300 tỷ đồng cũng được đồng ý chủ trương, kết nối khu đô thị hiện hữu với khu đô thị mới phía Bắc sông Cấm và các khu công nghiệp chính như VSIP, Phà Rừng, Minh Đức, Đình Vũ… Đồng thời, cầu Nguyễn Trãi đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Trung tâm hành chính - chính trị cũ tại quận Hồng Bàng với Trung tâm hành chính - chính trị mới sẽ được xây dựng tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm. Dự án đầu tư xây dựng bến số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng do CTCP Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư; dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách số 2 tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi do Công ty Cảng Hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) làm chủ đầu tư. Trong danh sách còn có một loạt dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng, cầu Rào 1; nâng cấp đường như đường 359 huyện Thủy Nguyên (đoạn từ cầu Bính đến xã Trung Hà và đoạn từ cầu Thủy Triều bến KCN Bến Rừng); xây dựng đường nối từ nút giao Nam Cầu Bính đến ngã 4 đường Tôn Đức Thắng - Máng Nước - Quốc lộ 5. Trong đó, cầu Rào 1 được thiết kế nối 4 quận Dương Kinh, Ngô Quyền, Lê Chân và Hải An với tổng mức đầu tư hơn 2265 tỷ đồng. Dự án đã được thành phố khởi công trong tháng 10. Vingroup, Kinh Bắc City tăng tốc phát triển khu công nghiệp Sau một thời gian chuẩn bị quỹ đất, năm 2021 dự kiến tập đoàn Vingroup sẽ triển khai bắt đầu triển khai xây dựng KCN ở Hải Phòng. Tại KCN Thủy Nguyên, CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes (Vinhomes IZ, thành viên tập đoàn Vingroup) muốn đầu tư trên diện tích 319 ha, vốn đầu tư hơn 4000 tỷ đồng. Quỹ đất này nằm trên địa bàn các xã An Lư, Trung Hà, Thủy Triều, Lập Lễ, Ngũ Lão (huyện Thủy Nguyên) thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải. Ngoài ra, Vinhomes IZ cũng sẽ triển khai xây dựng một KCN khác ở Nam Tràng Cát quy mô khoảng 200ha tại quận Hải An. Bên cạnh Vinhomes, Kinh Bắc City cũng sẽ triển khai KCN Tràng Duệ giai đoạn 3, diện tích 600 ha tại huyện An Lão, Hải Phòng đã chuyển Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố cũng đề ra nhiệm vụ từ nay tới năm 2025 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới 15 KCN với tổng diện tích hơn 6400 ha tại 8 quận huyện. Trong đó, huyện thuần nông như Tiên Lãng sẽ xây dựng 3 KCN diện tích lớn nhất (hơn 1450 ha), huyện Vĩnh Bảo mở thêm 3 KCN, diện tích 900 ha. Nhật Minh
2020-12-23
Nhật Minh
Kinh doanh
cafebiz
Lên phương án cưỡng chế biệt thự Ocean View Nha Trang xây vượt tầng
https://cafebiz.vn/len-phuong-an-cuong-che-biet-thu-ocean-view-nha-trang-xay-vuot-tang-20201223102008654.chn
Sau nhiều lần trì hoãn việc cưỡng chế vi phạm tại dự án Khu biệt thự cao cấp Ocean View Nha Trang (đường Trần Phú, TP Nha Trang), đến nay tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa xử lý được 15 biệt thự xây vượt tầng tại khu biệt thự này. Ngày 22/12, Sở Xây dựng Khánh Hoà cho biết vừa có văn bản đề xuất UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt phương án tháo dỡ 15 biệt thự xây vượt tầng tại dự án Ocean View Nha Trang. Trước đó, ngày 9/4 và ngày 21/5/2020, Sở Xây dựng Khánh Hoà đã có báo cáo kết quả thẩm định phương án cưỡng chế tháo dỡ 15 biệt thự xây vượt tầng tại dự án Ocean View Nha Trang với kinh phí khoảng 30 tỷ đồng. “Đề có cơ sở thực hiện việc tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định, Sở Xây dựng kính đề nghị UBND tỉnh phê duyệt phương án tháo dỡ 15 công trình xây dựng vi phạm tại dự án Khu biệt thư cao cấp Ocean View Nha Trang”, văn bản của Sở Xây dựng Khánh Hoà đề xuất. NhưTiền Phongđã có nhiều bài viết phản ánh, dự án Ocean View Nha Trang do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thiên Nhân II làm chủ đầu tư, có quy mô 69 lô biệt thự, mật độ xây dựng khu biệt thự 40-60%, tầng cao xây dựng từ 1-3 tầng. Tuy nhiên, năm 2019, các cơ quan chức năng TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa kiểm tra thì phát hiện có 13 công trình vi phạm khi xây dựng vượt chiều cao quy địnhh (4-8 tầng) và mật độ cho phép (80-100% diện tích). Tháng 9/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định cưỡng chế đối với 13 công trình xây dựng này. Ngày 3/12/2019, ông Lê Hữu Hoàng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - kiểm tra thực địa, chỉ đạo các sở ngành, UBND TP Nha Trang khẩn trương xử lý dứt điểm các công trình sai phạm tại dự án Ocean View Nha Trang; yêu cầu TP Nha Trang có biện pháp không để xây dựng trái phép tiếp tục diễn ra tại dự án trên. Đến tháng 4/2020, ông Hoàng ký tiếp văn bản yêu cầu hoàn thành việc cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm tại Ocean View Nha Trang trước ngày 30/6/2020. Nhưng đến nay trong khi các cơ quan chức năng ở Khánh Hòa vẫn chưa quyết được phương án xử lý thì số công trình vi phạm đã tăng lên con số 15; những công trình vi phạm thi công dang dở trước đây nay đã hoàn thiện và có công trình đưa vào sử dụng như khách sạn. Lữ Hồ
2020-12-23
Lữ Hồ
Kinh doanh
cafebiz
Xây dựng trái phép tại dự án gần 500 căn nhà thấp tầng ở Đồng Nai, thu lợi bất hợp pháp, LDG Group bị tuýt còi
https://cafebiz.vn/xay-dung-trai-phep-tai-du-an-gan-500-can-nha-thap-tang-o-dong-nai-thu-loi-bat-hop-phap-ldg-group-bi-tuyt-coi-20201223094117342.chn
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 540 triệu đồng đối với Công ty CP đầu tư LDG và buộc nộp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm là hơn 5,7 tỷ đồng. LDG Group chủ đầu tư khu dân cư Tân Thịnh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Theo Quyết định số 4734/QĐ/XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính công ty này đã chiếm đất để sử dụng trong khi chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định tại 401 thửa đất. Từ tháng 11/2018 đến tháng 8/2020, Công ty CP đầu tư LDG đã lấn chiếm 18,1ha đất, trong đó đơn vị này đã xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại khu vực nông thôn với diện tích hơn 127217 m2. Với các hành vi vi phạm trên, Công ty CP đầu tư LDG bị phạt hành chính 540 triệu đồng và buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 5,7 tỷ đồng (theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 11/9/2019 của Chính phủ). Đồng thời, buộc công ty này phải khắc phục bằng cách tiếp tục thực hiện thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với các trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất nêu trên. Thời gian khắc phục hậu quả trong vòng 60 ngày. Với các hành vi vi phạm trên, Công ty CP đầu tư LDG bị phạt hành chính 540 triệu đồng và buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm với số tiền hơn 5,7 tỷ đồng (theo quy định tại khoản 2, Điều 7, Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 11/9/2019 của Chính phủ). Trước đó, ngày 4/9, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai đã xử phạt hành chính 75 triệu đồng đối với công ty này về việc xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định. Được biết, ngày 28/9/2016, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định chấp thuận thỏa thuận địa điểm dự án khu dân cư Tân Thịnh. Năm 2018, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cũng như báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án và chấp thuận quyết định chủ trương đầu tư dự án. Ngày 6/4/2020, Thủ tướng có văn bản về việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án. Theo UBND huyện Trảng Bom, đến tháng 10/2020, dự án còn một phần đất cao su chưa thực hiện công tác bồi thường, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trong khi đó, công ty đã triển khai san nền, xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật đạt tỉ lệ khoảng 60% và xây dựng hoàn thiện phần thô 488 căn nhà (198 căn biệt thự, 290 căn liền kề) theo quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 được duyệt. Hạ Vy
2020-12-23
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
'Lấn sân' năng lượng tái tạo, Xuân Thiện Group làm ăn ra sao?
https://cafebiz.vn/lan-san-nang-luong-tai-tao-xuan-thien-group-lam-an-ra-sao-20201223085607623.chn
Nắm trong tay nhiều dự án năng lượng, xi măng,... song hiệu quả kinh doanh của Xuân Thiện Ninh Bình lại ở mức khá khiêm tốn. Tính riêng năm 2019, ROE và ROA công ty mẹ chỉ cùng đạt vỏn vẹn 0,1%. Ngày 11/11/2020, Tập đoàn Xuân Thiện đấu nối và đóng điện thành công trạm biến áp 500kV – nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp (Đắk Lắk) giai đoạn 1. Với công suất 600 MWac/831 MWp, tổng mức đầu tư gần 20000 tỷ đồng, Xuân Thiện Ea Súp gây chú ý với dư luận trong và ngoài nước khi là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á. Được biết, cụm dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp gồm 5 nhà máy từ nhà máy số 1 đến nhà máy số 5. Chủ đầu tư là các CTCP Ea Súp 1, CTCP Ea Súp 2, CTCP Ea Súp 3, CTCP Ea Súp 5 và Công ty TNHH Xuân Thiện Đắk Lắk. Đáng chú ý, giai đoạn 2 dự án dự kiến thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung quy hoạch điện mặt trời đủ 2000 MW. Theo đó, công ty sẽ đầu tư xây dựng cụm nhà máy điện mặt trời (10 nhà máy) tổng công suất là 1400 MW. Như Nhadautu.vn từng đề cập , các công ty họ Ea Súp kể trên đều thuộc sở hữu chi phối của Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình – hạt nhân quan trọng và ra đời sớm nhất thuộc Xuân Thiện Group. Theo tìm hiểu, Xuân Thiện Ninh Bình thành lập vào ngày 16/12/2005, đóng trụ sở tại số nhà 65A, đường Vân Giang, phố 1, phường Vân Giang, thành phố Ninh Bình. Ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình và kỹ thuật dân dụng. Quá trình hình thành và phát triển của Xuân Thiện Ninh Bình gắn liền với doanh nhân Nguyễn Văn Thiện (SN 1970) – trưởng nam của đại gia Nguyễn Xuân Thành. Có thể thấy, ngay từ cái tên của công ty là sự kết hợp của giữa tên đệm Xuân của doanh nhân Nguyễn Xuân Thành, tên Thiện của ông Nguyễn Văn Thiện và gốc gác quê quán tại Ninh Bình. Do đó, không ngạc nhiên khi doanh nhân Nguyễn Văn Thiện nắm đến 95,6% vốn công ty (tính tại ngày 31/12/2019). Với vai trò là mắt xích quan trọng, Xuân Thiện Ninh Bình nắm nhiều dự án và sở hữu cổ phần chi phối tại nhiều doanh nghiệp năng lượng tái tạo. Đơn cử, tại dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp giai đoạn I, Xuân Thiện Ninh Bình nắm cổ phần tại các doanh nghiệp dự án với cùng tỷ lệ là 89%. Ngoài ra, Xuân Thiện Ninh Bình cũng nắm chi phối CTCP Xuân Thiện Ninh Thuận và CTCP Xuân Thiện Thuận Bắc – chủ đầu tư lần lượt dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc giai đoạn 1 (công suất 125 MW, diện tích chiếm đất 174 ha) và giai đoạn 2 (công suất 75 MW, diện tích chiếm đất 90 ha) tại Ninh Thuận. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng đang triển khai đầu tư 3 nhà máy sản xuất thiết bị điện gió và điện mặt trời, gồm: Nhà máy sản xuất tấm pin điện mặt trời tại tỉnh Hòa Bình (công suất 360 MW/năm); Nhà máy sản xuất thiết bị điện gió để lắp trên đất liền tại tỉnh Đắk Lắk (chia 3 giai đoạn với tổng công suất 3000 MW/năm, dải công suất tuabin từ 3 MW/cột đến 7,5 MW/cột) và nhà máy sản xuất thiết bị điện gió để lắp trên biển tại tỉnh Ninh Thuận (chia 2 giai đoạn với tổng công suất 3000 MW/năm, dải công suất tuabin từ 6,5 MW/cột đến 15 MW/cột). Tham vọng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Xuân Thiện được tiếp sức bởi dòng vốn khủng qua kênh trái phiếu năm vừa qua, với tổng số vốn đã huy động thành công lên tới 12730 tỷ đồng. Với mảng xây dựng, Xuân Thiện Ninh Bình là chủ sở hữu nhiều dự án đáng chú ý trên địa bàn cả nước như: Thi công xây dựng công trình đường cứu hộ cứu nạn, tránh lũ (Tuy An, Sơn Hoà, Phú Yên); thực hiện công trình đường tránh trú bão Sông Cầu – Đồng Xuân (thị xã Xuân Cầu, tỉnh Phú Yên);…. Đáng chú ý, vào ngày 21/12 vừa qua, tại xã Minh Tiến thuộc huyện miền núi Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, Tập đoàn Xuân Thiện cùng với UBND huyện Ngọc Lặc chính thức khởi công dự án thành phần đầu tiên trong Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh hóa. Như Nhadautu.vn đã đề cập , UBND tỉnh Thanh Hóa vào ngày 15/12/2020 đã có quyết định số 5348/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm Công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa. Được biết, tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 26000 tỷ đồng. Năm 2014, ông Nguyễn Văn Thiện (nắm 55% vốn) cùng 6 cá nhân khác có liên quan góp vốn thành lập Công ty TNHH Xuân Thiện Việt Nam. Thông qua Xuân Thiện Việt Nam, Xuân Thiện Ninh Bình (hay nói chính xác hơn là doanh nhân Nguyễn Văn Thiện) sở hữu nhiều dự án, cổ phần chi phối tại nhiều công ty thành viên, với lĩnh vực thế mạnh là xây dựng, thủy điện và xi măng. Cụ thể, Xuân Thiện Việt Nam là chủ đầu tư hơn 20 dự án nhà máy thủy điện trong và ngoài nước tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Yên Bái... Điển hình như: Dự án Suối Sập 1, Háng Đồng A, Háng Đồng A1, tích năng Đông Phù Yên (Sơn La); dự án Thủy điện sông Lô 3, 5,6 (Hà Giang); Khao Mang, Khao Mang Thượng, Thác Cá, Đồng Sung (Yên Bái), thủy điện Yabassy, thủy điện Toumbasala (Cameroon);… Ở lĩnh vực công nghiệp xi măng, Xuân Thiện Việt Nam cũng quản lý một số nhà máy xi măng tiêu biểu là: Nhà máy xi măng Xuân Thành Hà Nam (tổng công suất 6 triệu tấn/năm, địa điểm tại tỉnh Hà Nam, Việt Nam), nhà máy xi măng Xuân Thành Quảng Nam (tổng công suất 1,3 triệu tấn xi măng/năm, địa điểm tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam) và nhà máy xi măng Minh Tâm Bình Phước (2,5 triệu tấn xi măng/năm, địa điểm tại tỉnh Bình Phước, Việt Nam). Tiềm lực tài chính của Xuân Thiện Group Trong năm 2019, doanh thu Xuân Thiện Ninh Bình (công ty mẹ) đạt hơn 958,4 tỷ, giảm gần 36% so với cùng kỳ năm 2018. Trừ đi các chi phí, lãi thuần tóp về 214 triệu đồng, tăng nhẹ gần 19%. Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản Xuân Thiện Ninh Bình tính đến ngày 31/12/2019 đạt 3794 tỷ đồng, trong đó chiếm chủ yếu là vốn chủ sở hữu 2229 tỷ (58,8%), phần còn lại 41,2% là nợ phải trả. Xét trong giai đoạn 2016 – 2019, doanh thu thuần công ty tăng trưởng bình quân 22%/năm. Trong khi đó, con số này ở lãi thuần lại là -12,15%/năm. Ngoài ra, có thể thấy doanh thu, lợi nhuận Xuân Thiện Ninh Bình chưa tương xứng với quy mô tổng tài sản doanh nghiệp khi ROE và ROA năm 2019 chỉ cùng đạt vỏn vẹn 0,01%. Với Xuân Thiện Ninh Thuận, Xuân Thiện Thuận Bắc và Xuân Thiện Đắk Lắk, các doanh nghiệp này gần như chưa ghi nhận doanh thu/lợi nhuận. Trong khi đó, Xuân Thiện Việt Nam năm 2019 ghi nhận lỗ 3,9 triệu đồng. Hóa Khoa
2020-12-23
Hóa Khoa
Kinh doanh
cafebiz
Toàn cảnh thị trường bất động sản Biên Hòa, Đồng Nai - Bài 1: Đón sóng dịch chuyển và bài toán liên kết vùng
https://cafebiz.vn/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-bien-hoa-dong-nai-bai-1-don-song-dich-chuyen-va-bai-toan-lien-ket-vung-20201223083905264.chn
Trong quy hoạch năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của Đồng Nai, tỉnh này sẽ đóng vai trò là vùng phát triển kinh tế động lực của vùng TP.HCM và quốc gia; đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia. Cũng từ đây, sóng dịch chuyển của doanh nghiệp địa ốc với TP. Biên Hòa bắt đầu sôi động. LTS: TP. Biên Hòa là đô thị loại I, cũng là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sông Đồng Nai chảy qua, cách trung tâm TP.HCM 30 km, cách TP. Vũng Tàu 90 km. Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ và cao hơn dân số của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đặc biệt, TP. Biên Hoà sở hữu 5 khu công nghiệp lớn, với hơn 400000 lao động và khoảng 10000 người là chuyên gia nước ngoài. Vậy nhưng, thị trường bất động sản nơi đây nhiều năm qua phát triển chưa xứng tầm. Sóng ngầm đổ bộ săn quỹ đất đón đầu quy hoạch Trong Quy hoạch xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt nêu rõ: Đến năm 2020, Đồng Nai cơ bản là tỉnh công nghiệp phát triển, đến năm 2030 sẽ trở thành một Trung tâm công nghiệp - đô thị hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và cùng lâm nghiệp hiện đại phát triển cân bằng và bền vững. Đến năm 2050 sẽ tập trung nâng cao chất lượng đô thị, phát triển mô hình đô thị sinh thái. Ngoài ra, Đồng Nai sẽ đóng vai trò là vùng phát triển kinh tế động lực của TP.HCM và quốc gia, cửa ngõ giao thương của 3 vùng kinh tế, đầu mối giao thương quốc tế của vùng và quốc gia. Đặc biệt, tỉnh đặt TP. Biên Hòa là vùng I, vùng công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Trong đó tập trung phát triển vùng đô thị và đô thị hóa cao đa chức năng gắn với phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ngành, công nghiệp hỗ trợ, phát triển các trung tâm thương mại - tài chính cấp vùng; Trung tâm kho vận, tiếp vận lớn, phát triển dịch vụ du lịch, giải trí, du lịch cảnh quan, văn hóa lịch sử… Thị trường bất động sản Biên Hòa luôn hút được lượng lớn khách hàng và doanh nghiệp địa ốc về đây đầu tư. Ảnh: Gia Huy Còn trong Quy hoạch vùng TP.HCM mở rộng được Thủ tướng Chính phủ công bố đầu năm 2018 với việc TP.HCM là trung tâm kinh tế vùng và 7 tiểu vùng trong đó có Đồng Nai nằm phía Tây của vùng TP.HCM mở rộng với trung tâm chính là TP. Biên Hòa, Long Thành sẽ phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, công nghiệp đa ngành, công nghệ cao. Tăng cường phát triển các chức năng về thương mại, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ và trung tâm hàng hóa… Để thực hiện câu chuyện kết nối vùng, tỉnh Đồng Nai cũng đã tiến hành phát triển các dự án giao thông trọng điểm nối với TP.HCM vào trung tâm đô thị loại I của tỉnh là Biên Hòa. Cụ thể, phê duyệt hàng loạt tuyến đường trọng điểm kết nối vùng: Theo quy hoạch đến 2030 sẽ gồm cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; Kéo dài tuyến Metro số 1 từ Bến Thành quận 1 TP.HCM đi theo 2 hướng về TP. Biên Hòa và đi trung tâm TP. Dĩ An (tỉnh Bình Dương)… Đặc biệt, trước các quy hoạch trên, Kiến trúc sư Nguyễn Chí Hùng thuộc Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị, Bộ Xây dựng, cho rằng: Biên Hòa đang có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, nằm ở trung tâm kết nối Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Nam Tây Nguyên, đặc biệt Biên Hòa là cửa ngõ kết nối với đô thị lớn nhất nước là TP.HCM. Các doanh nghiệp địa ốc lớn đã nhìn thấy rõ những lợi thế này để chuyển hướng về đây đầu tư. Từ đây các thương vụ M&A, những con sóng ngầm thâu tóm quỹ đất cũng như dự án bất động sản để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ dự án đón lõng bùng nổ quy hoạch, đã diễn ra tại Biên Hòa. Đơn cử như việc năm 2019, Tập đoàn Novaland thâu tóm gần như toàn bộ đô thị Long Hưng rộng 700ha tại xã Long Hưng, Công ty Himlamland thâu tóm dự án chung cư rộng hơn 4ha tại TP. Biên Hòa. Năm 2020, Hưng Thịnh Land cũng thâu tóm một quỹ đất rộng hơn 2ha tại TP. Biên Hòa. Cuộc đổ bộ dự án mới cũng rầm rộ triển khai như Công ty bất động sản Kim Oanh, Hưng Thịnh Land, Novaland… mở bán liên tục trong thời gian qua. Sự dịch chuyển lớn ở năm 2021 TP. Biên Hòa đang được giới phân tích thị trường bất động sản ví von là lịch sử lập lại như TP. Dĩ An và Thuận An của tỉnh Bình Dương những năm 2018 tới năm 2019. Cụ thể, ở thị trường Dĩ An và Thuận An những năm trước đây luôn vắng bóng dự án bất động sản, đặc biệt là các dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở cho người lao động làm việc tại các khu công nghiệp tại hai khu vực này cũng như tại TP.HCM. Tuy nhiên, sau khi hạ tầng giao thông kết nối với TP.HCM được quan tâm xây dựng thì các doanh nghiệp địa ốc hướng về đây phát triển mạnh mẽ. Cao điểm là năm 2020 đã có hơn 10 dự án chung cư hình thành và phát triển tại đây. Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Vietnam (R&D DKRA Vietnam) đưa ra nhận định rằng TP. Biên Hòa được coi như một thành phố vệ tinh của TP.HCM, nhưng thực sự chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế, cũng như khơi gợi được nhu cầu thị trường. Mặt khác, các dự án hạ tầng giao thông - xã hội tại Biên Hòa và xung quanh Biên Hòa trong thời gian qua chưa có nhiều đột phá nổi bật. Qua đó, phân khúc căn hộ cũng còn nhiều hạn chế, nguồn cung khiêm tốn, loại hình sản phẩm không đa dạng. Bên cạnh đó, ông Hoàng đưa ra nhận định rằng có thể từ đầu năm 2021, phân khúc căn hộ tại Đồng Nai sẽ bắt đầu có những tiến triển tích cực. Điểm sáng sẽ là Biên Hòa và khu vực lân cận sân bay Long Thành; hay như việc mở rộng tuyến đường Xa lộ Hà Nội nối với TP.HCM, TP.HCM xây dựng và đưa vào hoạt động Bến xe Miền Đông Mới… Có những lý do để tin tưởng rằng phân khúc này sẽ sớm phát triển, đó là: Căn hộ là xu hướng tất yếu của đô thị, đặc biệt các đô thị có tính chất đặc thù như Biên Hòa - Đô thị vệ tinh của TP.HCM. Đặc biệt, ông Hoàng cho rằng khi thị trường TP.HCM, Bình Dương đã phát triển mạnh, mức giá lên cao, Biên Hòa sẽ là thị trường mới, có nhiều lợi thế thu hút các chủ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân và người mua ở. Đồng Nai là tỉnh giáp ranh TP.HCM, nhiều khu công nghiệp, có nhu cầu rất lớn về nhà ở cho lực lượng lao động là công nhân, quản lý, quản lý cấp cao, chuyên gia trong và ngoài nước. Nguồn cung mới ở phân khúc căn hộ hiện tại và tương lai ngắn hạn tại Biên Hòa còn rất ít nên đây là cơ hội cho khách hàng mua để ở và đầu tư. Đồng thời, mức giá căn hộ ở đây đang rất hấp dẫn, cạnh tranh so với nơi khác. Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group đánh giá cao về triển vọng của thị trường bất động sản Đồng Nai, đặc biệt là TP. Biên Hòa. Vì với lợi thế là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối trực tiếp với quận 2, quận 9, Thủ Đức của TP.HCM, cùng một loạt công trình hạ tầng trọng điểm sắp khởi công như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu… Biên Hòa sẽ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trên thị trường bất động sản vùng ven TP.HCM. Đặc biệt, quy hoạch vùng TP.HCM đến năm 2030 đã định ra hướng phát triển khu vực này trở thành một vùng kinh tế hiện đại, trung tâm kinh tế lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, TP. Biên Hòa là vùng đô thị động lực phía Đông, có mối liên kết chặt chẽ với đô thị hạt nhân trung tâm TP.HCM, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng của vùng TP.HCM. Việc phát triển dự án bất động sản phân khúc chung cư tại đây đang đón nhận sự quan tâm lớn, bởi theo tôi tiềm năng và nhu cầu nhà ở tại Biên Hòa hiện đang tốt nhất trong các tỉnh giáp ranh TP.HCM, ông Phúc nhấn mạnh. (Còn Tiếp) Gia Huy
2020-12-23
Gia Huy
Kinh doanh
cafebiz
Căn hộ 25 triệu đồng/m2 mất tích trên thị trường bất động sản Tp. Hồ Chí Minh
https://cafebiz.vn/can-ho-25-trieu-dong-m2-mat-tich-tren-thi-truong-bat-dong-san-tp-ho-chi-minh-20201224171730201.chn
Tại Tp.HCM, phân khúc nhà ở giá vừa túi tiền (dưới 25triệu đồng/m2) gần như biến mất, còn tại Hà Nội, tỷ trọng của phân khúc này cũng đang khan hiếm (hiện chỉ còn khoảng 10%). Đó là nhận định của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại toạ đàm Phân khúc nào phù hợp với thị trường trong thời gian tới do Hội môi giới BĐS Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM. Theo ông Hà, kể từ năm 2015 đến nay, thị trường BĐS nhà ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, không khó để nhận ra một thực tế là thị trường nhà ở tại các đô thị xuất hiện tình trạng lệch pha cung - cầu. Trong khi nhu cầu nhà ở của người dân và nhu cầu đầu tư kinh doanh BĐS tại các đô thị lớn trên cả nước ngày một tăng cao thì số lượng dự án được phê duyệt đầu tư rất hạn chế. Điều này đã tạo nên sự khan hiếm nguồn cung cho thị trường. Cơ cấu nguồn cung phân các khúc nhà ở hiện cũng không tương thích với nhu cầu. Tại Tp.HCM, phân khúc nhà ở giá rẻ (dưới 25 triệu đồng/m2) đã biến mất, còn tại Hà Nội, tỷ trọng của phân khúc này cũng rất thấp (khoảng 10%). Vì vậy, đại bộ phận người dân – là những người có thu nhập thấp như cán bộ, công nhân viên, người lao động đang mất dần khả năng sở hữu nhà ở. Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng giá BĐSsẽ giảm nhiệt. Việc nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu đầu tư lại tăng cao khiến giá BĐS không hề có dấu hiệu suy giảm, thậm chí còn tăng cao. Cụ thể, tại Tp.HCM, trong quý 3/2020, giá căn hộ tăng mạnh từ 15-20% so với quý 2/2020. Ở phân khúc trung cấp, nếu so với quý 4/2018 thì quý 3/2020, giá bán tăng 1,43 lần. Thậm chí, tại một số dự án, giá còn tăng gấp gần 2 lần. Theo ông Hà, trong khoảng thời gian rất ngắn, mặt bằng giá mới tại Tp.HCM đã được thiết lập. Các dự án thuộc phân khúc bình dân đã biến thành phân khúc trung cấp, dự án thuộc phân khúc trung cấp biến thành cao cấp... Đáng nói ở đây, sự thay đổi phân khúc là vì tăng giá chứ không phải vì tăng chất lượng của dự án cho phù hợp. Điều này là bất thường khi không phản ánh đúng giá trị của BĐS, rất dễ xảy ra bong bóng BĐS. Một thị trường như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững, gây nên những bất ổn về kinh tế, tài chính…. Ông Nguyễn Mạnh Khởi. Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cũng cho rằng, hiện nay thị trường BĐS đang tồn tại những vướng mắc. Mất cân đối nguồn cung đang là thực tế diễn ra. Thị trường đang thiếu phân khúc nhà ở có mức giá dưới 25 triệu đồng/m2. Theo ông Khởi có thực tế là các dự án trung cấp giá từ 25 triệu đồng/m2 nhu cầu chỉ chiếm 20-30%, còn phân khúc BĐS có giá dưới 25 triệu đồng/m2 nhu cầu lên đến 70-80. Trong các năm qua có 5000 dự án BĐS, nhưng rất ít dự án nhà ở bán giá dưới 25 triệu đồng/m2, nguồn lực tập trung cho loại hình này cũng rất ít. Bên cạnh đó, nhiều CĐT hiện nay không muốn dành 20% trong dự án thương mại để làm nhà ở xã hội. Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của Bộ xây dựng là phát triển nhà ở xã hội, nhà thương mại giá thấp dưới 25 triệu đồng/m2 (diện tích 70m2) và cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, cũng có những vướng mắc như đối tượng người mua nhà giá thấp khác gì nhà ở xã hội, xây nhà giá thấp cho ai, nếu không cẩn thận thì những người đủ điều kiện sẽ đi mua hết nhà ở giá thấp, ông Khởi nhấn mạnh. Hạ Vy
2020-12-24
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Từ ngày 1-3-2021, Thành phố Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động
https://cafebiz.vn/tu-ngay-1-3-2021-thanh-pho-thu-duc-chinh-thuc-di-vao-hoat-dong-20201224135615904.chn
Sáng 24/12, UBND TP.HCM phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức phiên họp Ban soạn thảo, Tổ Biên tập dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM. Theo trang tin điện tử Đảng Bộ TPHCM, tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, sau cuộc họp ngày 19/12, Bộ đã khẩn trương tổng hợp ý kiến đóng góp của các đại biểu, tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM. Theo văn bản gửi Bộ Nội vụ, về ngân sách, UBND TPHCM đề nghị bổ sung 1 khoản vào điều 27 như sau: UBND phường và các đơn vị sử dụng ngân sách TP thuộc TPHCM lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách năm 2020 và những tháng năm 2021 (khi còn là đơn vị thuộc 3 quận 2, 9 và Thủ Đức), báo cáo Phòng Tài chính – Kế hoạch TP thuộc TPHCM để xét duyệt, thẩm định và tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách, báo cáo UBND TP thuộc TPHCM. UBND TP thuộc TPHCM lập quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp phê chuẩn quyết toán thu ngân sách nhà nước, thu, chi ngân sách địa phương năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 của Quận 2, 9, Thủ Đức và báo cáo UBND TPHCM, Sở Tài chính TPHCM.  Khi TP Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2021 thì HĐND Quận 2, 9 và Thủ Đức cũng kết thúc nhiệm vụ tại thời điểm này. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cũng cho biết dự kiến ngày 31/12/2020, TPHCM tổ chức lễ công bố Nghị quyết 1111 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập TP Thủ Đức. Về số lượng Phó Chủ tịch TP Thủ Đức, dự thảo quy định không quá 4 Phó Chủ tịch. Trong khi đó, các cơ quan chuyên môn thuộc TP Thủ Đức có không quá 13 phòng, gồm 10 phòng theo Nghị định số 108/2020/NĐ-CP và 3 cơ quan khác. Dựa trên tình hình thực tiễn TP Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khoa học công nghệ ứng dụng công nghệ cao, nên vai trò của Khoa học – Công nghệ rất quan trọng và cần thiết thành lập Phòng Khoa học - Công nghệ. Riêng về nội dung cơ chế đặc thù phát triển TP Thủ Đức, TPHCM kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị định riêng- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định và cho rằng khi chưa có thể triển khai chính sách đặc thù thì sẽ vận dụng những điều kiện tốt nhất giúp TP Thủ Đức phát triển. Lan Nhi
2020-12-24
Lan Nhi
Xã hội
cafebiz
Toàn cảnh thị trường bất động sản Biên Hòa, Đồng Nai - Bài 2: Cung chưa đáp ứng cầu
https://cafebiz.vn/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-bien-hoa-dong-nai-bai-2-cung-chua-dap-ung-cau-20201224135246357.chn
Theo thống kê của UBND tỉnh Đồng Nai, năm 2019 TP. Biên Hòa có số dân lên đến 1,1 triệu người, chưa kể tới lượng lớn lao động đang làm việc ở 5 khu công nghiệp tại thành phố này. Thế nhưng, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết 80% lượng lao động tại đây đang thiếu nhà ở bền vững. Dân đông, dự án không phù hợp Anh Lê Văn Tuấn, hiện làm kỹ sư tại một nhà máy sản xuất giày da của nước ngoài tại khu công nghiệp Amata TP. Biên Hòa kể, năm 2014 anh tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa TP.HCM và quyết định về đây làm việc, hiện đã lập gia đình và sinh con, nên cũng muốn có cuộc sống ổn định. Mặc dù mức lương của anh Tuấn so với mặt bằng chung ở khu vực được xem là khá cao, thế nhưng anh vẫn chưa thể mua được nhà. Bởi hiện tại ở Biên Hòa dự án bất động sản là không nhiều, chỉ năm 2019 tới nay xuất hiện các dự án đất nền, nhà phố nhưng lại nằm chủ yếu ở khu vực Quốc lộ 51 và giá không hề rẻ. Nếu mua nhà phố hiện hữu tại TP. Biên Hòa thì không đủ tiền. Chính vì vậy mà vợ chồng anh Tuấn chọn giải pháp gửi tiền tiết kiệm ngân hàng và chấp nhận ở nhà trọ. Lý Hạo, một kỹ sư người Đài Loan 48 tuổi sang làm việc tại khu công nghiệp Biên Hòa đã 8 năm nay. Nói chuyện với PV Nhadautu.vn ông kể, lịch làm việc của ông tại nhà máy ở khu công nghiệp này bắt đầu từ 8 giờ sáng và kết thúc vào lúc 5 giờ chiều. Nhưng, hiện ông vẫn thuê một căn hộ chung cư ở quận 2, TP.HCM và hàng ngày lái xe đi đi về về giữa hai thành phố. Mặc dù biết rất bất tiện khi phải di chuyển xa, nhưng ông Lý Hạo cho biết, trước đây cũng từng thuê một căn hộ tại TP. Biên Hòa nhưng cảm thấy không phù hợp, vì người dân sinh hoạt ồn ào, lại thiếu những tiện ích sống cần có như hồ bơi, đường dạo bộ… Thực tế, nhu cầu của những chuyên gia như chúng tôi sau giờ làm việc là một căn hộ yên tĩnh để nghỉ ngơi, có những tiện ích ngay trong khu căn hộ như hồ bơi, phòng tập thể dục thể thao, trung tâm mua sắm… Tuy nhiên, tại Biên Hòa hiện nay lại thiếu những khu nhà thế này, ông Lý Hạo nói. Nhìn từ thực tế thị trường TP. Biên Hòa trong thời gian qua, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cho biết, dòng sản phẩm chủ yếu đang phát triển tại đây là các dự án đất nền, nhà phố, có thể kể đến như: Bien Hoa New City, Aqua City, Long Hưng… Dòng sản phẩm chung cư hiện có là 4 dự án nhà ở xã hội. Còn từ những năm 2015 trở lại đây, TP. Biên Hòa vắng bóng dự án chung cư thương mại. Bốn dự án nhà ở xã hội gồm: Chung cư phường Quang Vinh do CTCP Kinh doanh nhà Đồng Nai làm chủ đầu tư; dự án NOXH ở phường Bửu Long của CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai thực hiện; dự án nhà ở cho người thu nhập thấp tại phường Tam Hòa do CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Sơn An đầu tư; dự án NOXH ở phường Tam Hòa có chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO, với tổng số chỉ hơn 2000 căn. Cũng theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, Biên Hòa hiện có hơn 1,1 triệu người dân, hơn 400000 lao động và khoảng 10000 người là chuyên gia nước ngoài, đồng thời cũng là thành phố tiếp giáp 20 khu công nghiệp lớn của TP.HCM và Bình Dương - những nơi có hàng chục nghìn chuyên gia và người lao động sinh sống, làm việc, chính vì vậy, nhu cầu nhà ở tại Biên Hòa luôn ở mức rất cao. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để phát triển dự án hàng chục năm nay như Khu đô thị Waterfront tại xã Long Hưng, TP. Biên Hòa. Theo quy hoạch, dự án có tổng diện tích 366,7 ha, quy mô dân số khoảng 45000 - 48000 người, được kỳ vọng là khu đô thị mật độ cao gắn kết về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phù hợp với vai trò trung tâm trong tổng thể khu vực phát triển đô thị Long Hưng và vùng phụ cận. Tuy nhiên, sau nhiều năm dự án không được triển khai, các bên liên danh đường ai nấy đi và hiện quy mô dự án đã giảm đi một nửa, còn hơn 170ha. Thế nhưng tới nay, dự án này vẫn bất động… Dự án ở thực thiếu Đại diện một tập đoàn bất động sản cho rằng, việc phát triển bất động sản tại bất kỳ khu vực nào cũng phải tính toán và dựa trên nhu cầu ở thực của người dân khu vực đó. Ví dụ tại tỉnh Long An, các doanh nghiệp bất động sản không thể phát triển các dự án chung cư mà chỉ phát triển các dự án nhà phố bởi người dân và nhu cầu nhà ở tại đây chỉ ở mức nhà phố. Hay tại huyện Long Thành của chính tỉnh Đồng Nai, ông Phúc cho rằng cũng chỉ phát triển các dự án đô thị với loại hình nhà phố, cao hơn là biệt thự liền kề bởi ở đây đất rộng, người thưa không thể phát triển các dự án chung cư được, vậy nên tại Long Thành không xuất hiện các dự án chung cư. Tuy nhiên, với thị trường Biên Hòa, vị này lại cho rằng nơi đây phải xác định lại dòng sản phẩm phát triển cho phù hợp, nhất là việc phát triển những dòng sản phẩm bất động sản căn hộ cao cấp chứ không chỉ là nhà ở xã hội hay đất nền, nhà phố… Với Biên Hòa, lượng người lao động, chuyên gia tại các khu công nghiệp là rất lớn. Đặc biệt, lao động tại đây hầu như còn khá trẻ với độ tuổi trung bình từ 30 tới 45 tuổi, nhu cầu nhà ở của họ sẽ là dòng sản phẩm có mức giá phù hợp, với đầy đủ tiện nghi, yên tĩnh. Và dòng sản phẩm phù hợp nhất là căn hộ chung cư, nhưng thực tế nhiều năm qua lại vắng bóng ở thị trường này. Chính vì vậy nếu tỉnh Đồng Nai và TP. Biên Hòa chú trọng phát triển phân khúc này thì sẽ giải được bài toán nhà ở, vị đại diện này nhận định. Theo ông Lê Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, trước đây mô hình phát triển mạnh nhất ở tỉnh Đồng Nai nói chung và TP. Biên Hòa nói riêng là dòng sản phẩm nhà phố, đất nền chứ phân khúc căn hộ không phát triển. Tuy nhiên, xét thực tế nhu cầu nhà ở ngày một tăng cao tại Đồng Nai và nhất là khu vực TP. Biên Hòa, mới đây tỉnh đã phải tính toán lại câu chuyện hướng phát triển cho thị trường bất động sản nhằm thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu an cư cho người dân, đặc biệt là đối tượng công nhân và chuyên gia đang làm việc tại khu vực TP. Biên Hòa. Ông Dũng cũng cho biết, hiện đã có những doanh nghiệp lớn như Hưng Thịnh Land, Himlamland về đây phát triển dự án khu căn hộ, tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng xu hướng bất động sản Việt Nam hiện nay và các năm tiếp theo đang phát triển theo hướng bất động sản khu công nghiệp. Cụ thể, Việt Nam vừa kỷ niệm 30 năm phát triển khu, cụm công nghiệp và khu chế xuất. Nhưng khi nhìn lại 30 năm phát triển, dù các khu, cụm công nghiệp và chế xuất tăng mạnh mẽ, các nhà máy nước ngoài về Việt Nam phát triển khá mạnh nhưng câu chuyện phát triển dự án nhà ở quanh các khu công nghiệp lại không được các tỉnh, thành chú trọng. Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills cho biết xu hướng phát triển dự án bất động sản quanh khu, cụm công nghiệp bắt đầu hình thành ở các tỉnh, thành phía Nam. Những dòng sản phẩm này doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý tới đối tượng khách hàng chính là người lao động, chuyên gia ở các khu công nghiệp, tuy nhiên nguồn cung tại phân khúc này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, dòng sản phẩm này sẽ là xu hướng mới và phát triển mạnh mẽ. (Còn tiếp) Gia Huy
2020-12-24
Gia Huy
Kinh doanh
cafebiz
Thập niên chạy băng băng của “cỗ xe tăng” Hòa Phát: Thép đã tôi nên tỷ phú
https://cafebiz.vn/thap-nien-chay-bang-bang-cua-co-xe-tang-hoa-phat-thep-da-toi-nen-ty-phu-20201223143809264.chn
Từ một công ty buôn bán đồ cũ, ông Trần Đình Long không chỉ đưa Hòa Phát trở thành một hệ sinh thái hùng mạnh mà còn đưa chính mình vào danh sách tỷ phú USD của Việt Nam. Tuy nhiên, kết thúc 2020, Hòa Phát tiếp tục tái cơ cấu, tham vọng bước sang một trang mới. Vậy là 1 thập niên nữa của thế kỷ 21 đã trôi qua. 10 năm thăng trầm chìm nổi, các thuyền trưởng doanh nhân đã lèo lái con thuyền của mình ra sao trên thương trường đầy sóng gió - ai vững tay chèo, ai từng lạc lối? Ôn cố tri tân, hãy cùng chúng tôi lần giở lại từng trang hồi ký về các doanh nghiệp đáng chú ý nhất trong 10 năm qua với seriesTHẬP KỶ THƯƠNG TRƯỜNG - Câu chuyện kinh doanh nổi bật nhất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chúng tôi hi vọng series này sẽ là một món quà cuối năm ý nghĩa dành tặng đông đảo quý độc giả yêu mến CafeBiz, như slogan của chúng tôi: Kinh doanh tốt hơn, Cuộc sống đẹp hơn - BETTER BUSINESS – BETTER LIFE. Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 tại một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Hải Dương. Dù rất hiếm xuất hiện trước công chúng nhưng vị Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát vẫn thường xuyên được giới kinh doanh và truyền thông nhắc đến với danh hiệu “vua thép”, đồng thời là một trong số ít các tỷ phú đô la của Việt Nam thời điểm hiện tại. Từ 2010 đến 2019, doanh thu của Hòa Phát nhảy từ mốc 14493 lên 64678 tỷ đồng, trong đó gang thép là động lực chính, đóng góp khoảng 70-80%. Tuy nhiên, thép không phải là con đường ông Trần Đình Long lựa chọn khi bắt tay khởi nghiệp những ngày đầu. Nguồn: Hòa Phát Group. Trùng hợp với tỷ phú Phạm Nhật Vượng hay Nguyễn Đăng Quang, “vua thép” cũng bén duyên với xứ sở bạch dương. Ông bắt đầu sự nghiệp bằng việc thành lập công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng vào năm 1992, chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về. Đến năm 1995, ông Long gia nhập thị trường nội thất, cho ra đời Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát. NỘI THẤT - CON CẢ THÀNH CON GHẺ Tính về tuổi đời, nội thất được coi là “anh cả” trong hệ sinh thái của Tập đoàn Hòa Phát. Cơ duyên đến với ngành rất đơn giản khi vào năm 1994, ông Long và cộng sự tìm mua bàn ghế cho văn phòng nằm trên đường Giải Phóng thì nhận ra rằng, lúc bấy giờ, các doanh nghiệp đều đang nhập khẩu bàn ghế gỗ từ Đài Loan về. Vị doanh nhân quyết định gia nhập thị trường, thành lập công ty nội thất, tìm hiểu các nhà cung cấp từ Đài Loan cho đến Malaysia, Singapore… Các sản phẩm nội thất của Hòa Phát tập trung vào nội thất văn phòng, két bạc, bàn ghế ăn gia đình, nội thất giáo dục và công trình công cộng. Sau này, khi mảng thép ra đời, nội thất cũng tận dụng nguồn lực “cây nhà lá vườn” để tập trung vào các dòng sản phẩm sử dụng một phần nguyên liệu sắt, thép. Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long. Năm 2010 đánh dấu chặng đường 15 năm tuổi của ngành hàng nội thất, với doanh thu 1317 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 241 tỷ đồng. Cùng với đó, hàng chục nhà máy sản xuất được đầu tư xây dựng trên khắp cả nước. Đây cũng là lĩnh vực mang lại nguồn thu khá ổn định cho Hòa Phát, doanh thu và lợi nhuận lần lượt dao động trong khoảng 1800 tỷ đồng và 250-300 tỷ đồng/năm. Theo báo cáo thường niên 2019, Hòa Phát vẫn đang dẫn đầu thị phần nội thất văn phòng. Bên cạnh đó, nội thất gia dụng cũng từng ghi nhận tăng trưởng đến 46% vào năm 2018. Tuy nhiên, trong các báo cáo thường niên, nội thất luôn được Tập đoàn xếp vào danh mục “lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác, thay vì các lĩnh vực chính như gang thép, nông nghiệp hay bất động sản. Điều này cũng dễ hiểu bởi dù doanh thu và lợi nhuận từ nội thất luôn giữ phong độ tăng trưởng ổn định nhưng xét chung trong hệ sinh thái của Hòa Phát, những con số mà ngành hàng này đem lại rất khiêm tốn, chỉ quanh 2% tổng doanh thu cả tập đoàn. Năm 2020 đánh dấu sinh nhật lần thứ 25 của lĩnh vực nội thất nhưng lại không mấy vui vẻ khi tỷ phú Trần Đình Long đã quyết định thoái vốn. THÉP - CỖ XE TĂNG Chắc hẳn nhiều người cũng sẽ nhớ đến câu nói bất hủ của doanh nhân Trần Đình Long: “Hòa Phát là ‘xe tăng, xe lu’ đi giữa thị trường. Nhiều người đi thị trường ngách nhưng Hòa Phát cứ đường thẳng mà đi”. Ông Trần Đình Long tham gia mảng thép chỉ 1 năm sau khi thành lập công ty nội thất, tức năm 1996. Các công ty con của Hòa Phát trong ngành này được chia thành các lĩnh vực chính bao gồm gang thép và ống thép - tôn mạ màu. Theo báo cáo thường niên của Tập đoàn năm 2019, đối với các sản phẩm thép xây dựng, Hòa Phát “một mình một ngựa” tăng trưởng thị phần trong suốt thập kỷ qua, hoàn toàn ngược chiều với 4 doanh nghiệp đầu ngành còn lại là VNSteel, POM, Vina kyoei hay PoscoSS. Hiện tại, các sản phẩm thép xây dựng của Hòa Phát đang nắm giữ 26% thị phần toàn ngành. Nguồn: Hòa Phát Group. Mảng ống thép cũng có cùng kịch bản khi thị phần tăng trưởng một mạch từ 14% (năm 2011) lên 32% (năm 2019). Hòa Phát đã đầu tư mạnh tay để xây dựng các nhà máy công suất lớn tại Hải Dương, Hưng Yên hay khu liên hợp gang thép tại Dung Quất. Tháng 11/2019, lượng thép Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường đạt 300000 tấn, cao nhất trong lịch sử gần 20 năm làm thép xây dựng của Tập đoàn. Đây có lẽ là thành quả từ chiến lược “xe tăng, xe lu” của vị tỷ phú người Hải Dương: tăng sản lượng, giảm giá bán, giành thị phần. Báo cáo của một công ty chứng khoán cũng cho biết giá thành sản xuất của Hòa Phát thấp hơn 10-15% so với các công ty cùng ngành. Trong khi đó, các sản phẩm tôn - mới được Hòa Phát cung cấp từ 2017, phải cạnh tranh với các “tiền bối” kỳ cựu như Tập đoàn Hoa Sen, nên mức độ đóng góp vào doanh thu còn khá khiêm tốn. Tựu trung lại, nếu như vào năm 2010, thép mới đóng góp vào 49% doanh thu, thì 5 năm trở lại đây, lĩnh vực này luôn mang về khoảng 80% nguồn thu cho cả Tập đoàn. Tuy nhiên, phần lớn thị phần của Hòa Phát mới tập trung ở miền Bắc. Chiến lược giảm giá mạnh của vị Chủ tịch đến nay vẫn chưa thể giúp Tập đoàn chiếm lĩnh thị trường phía Nam. Thép cũng là đũa thần giúp ông Trần Đình Long lọt vào danh sách tỷ phú đô la của Forbes năm 2018, đồng thời khẳng định vững chắc vị thế người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán Việt Nam. Ngày 23/10/2020, thị giá HPG đạt 30900 đồng/cổ phiếu, mức cao kỷ lục từ khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2007. NÔNG NGHIỆP - GÀ ĐẺ TRỨNG Tháng 3/2015, Tập đoàn Hòa Phát ra mắt Công ty TNHH MTV Thương mại và sản xuất thức ăn chăn nuôi Hòa Phát, nay là Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Hòa Phát Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới trong lịch sử Tập đoàn khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Dù khiến nhiều người bất ngờ vì bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới và không liên quan nhưng mục tiêu của tỷ phú Trần Đình Long rất rõ ràng, đó là chiếm được 10% thị phần ngành thức ăn chăn nuôi. Đồng thời cùng lúc đó, phát triển mảng chăn nuôi heo, bò và nuôi gà lấy trứng. Trước Hòa Phát, doanh nhân Đoàn Nguyên Đức từng có kế hoạch nhiều tham vọng vào mảng chăn nuôi bò nhưng kết quả thu về không như kỳ vọng, phải rút lui. Sau vài năm đầu tư chưa thấy “trái ngọt” khiến cổ đông nóng ruột, đến năm 2019, mảng nông nghiệp của Hòa Phát bắt đầu cất cánh với doanh thu tăng 172% nhờ mảng chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi. Sản lượng tiêu thụ bò Úc chiếm trên 50% thị phần toàn quốc (từ mức 42% năm trước đó); sản lượng trứng gà đạt 450000 quả/ngày. Trang trại chăn nuôi bò thịt của Hòa Phát. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ chính bởi các đại lý thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến, phân phối thực phẩm, lò mổ lớn thu mua heo, bò và trứng gà đảm bảo các tiêu chuẩn về súc quyền với bò Úc (ESCAS) hay tiêu chuẩn VietGAP. Từ đây, sản phẩm sẽ tới các chợ đầu mối, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, khu công nghiệp khắp cả nước và xuất khẩu. Tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào tổng doanh thu của Hòa Phát tăng từ mức chưa đầy 2% của năm 2015 lên gần 13% vào cuối năm ngoái. Mức lãi ròng ghi nhận gần 560 tỷ đồng, tương đương mức biên lãi ròng gần 6%. Hiện nay Hòa Phát sở hữu hai nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 600000 tấn/năm cùng hệ thống trang trại chăn nuôi heo, bò, gà trên cả ba miền. Về công suất chưa thể so sánh với CP Foods, Masan MEATLife, Cargill, Dabaco... nhưng theo ông Doãn Gia Cường - Phó chủ tịch HĐQT Hòa Phát, điều này “giúp Hòa Phát nhanh chóng cung ứng sản phẩm ra toàn quốc và chiếm lĩnh thị phần”. BẤT ĐỘNG SẢN - DUYÊN NỢ Tận dụng nguồn nguyên liệu của nhà trồng được là thép, từ năm 2010, Hòa Phát đã kỳ vọng bất động sản sẽ trở thành mảng kinh doanh “hứa hẹn những đột biến về tăng trưởng”, đóng góp 20-30% vào doanh thu của Tập đoàn. Các dự án đầu tiên có thể kể đến như Tòa nhà văn phòng và chung cư cao cấp 257 Giải Phóng (Hà Nội), Khu phức hợp Mandarin Garden nằm trên mặt tiền đường Hoàng Minh Giám hay một vài dự án khác tại Hưng Yên. Đến năm 2014, mảng bất động sản đóng góp vào 10,4% doanh thu (tương đương hơn 2688 tỷ đồng)  và 22% lợi nhuận sau thuế (tương đương 715 tỷ đồng) cho Tập đoàn Hòa Phát. Tuy nhiên, cũng trong đại hội cổ đông năm 2014, Chủ tịch Trần Đình Long cho biết xét về lâu dài, Hòa Phát sẽ không phát triển lĩnh vực này. “Những năm trước, khi kinh tế bùng nổ, không chỉ Hòa Phát mà các đơn vị khác cũng mở rộng đầu tư. Tuy nhiên sau cơn trì trệ kinh tế, doanh nghiệp phải co lại mảng bất động sản”, vị doanh nhân khẳng định. Tưởng đã từ bỏ nhưng dường như tỷ phú Trần Đình Long vẫn nặng lòng với đứa con này. Cuối năm 2020, Hòa Phát bất ngờ thông báo thoái vốn mảng nội thất, thay vào đó tập trung phát triển hơn mảng bất động sản bằng việc thành lập công ty trong lĩnh vực này, với vốn điều lệ 2000 tỷ đồng. Đây là động thái nằm trong chiến lược cấu trúc lại cơ cấu tổ chức của cả Tập đoàn, với 4 lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm: gang thép, ống thép - tôn mạ màu, nông nghiệp và bất động sản. Trong khi gang thép hay nông nghiệp đã giúp tỷ phú Trần Đình Long làm nên chuyện, kỳ vọng cũng như những bước đi mới của vị doanh nhân trong mảng bất động sản, sẽ cần thêm thời gian để đánh giá hiệu quả. Thùy Dương
2020-12-24
Thùy Dương
Kinh doanh
cafebiz
Bất động sản nhà ở 2021: 'Món ngon' của thị trường
https://cafebiz.vn/bat-dong-san-nha-o-2021-mon-ngon-cua-thi-truong-20201224102821467.chn
Giới chuyên gia cho rằng vaccine Covid-19 vẫn đang được thử nghiệm, thị trường sẽ tập trung vào các phân khúc cơ bản như đất nền, căn hộ, nhà phố... Lợi thế của phân khúc truyền thống Ông Phan Công Chánh, chuyên gia bất động sản cá nhân, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Đầu tư Phú Vinh, cho rằng 2021 là câu chuyện của phân khúc thị trường truyền thống như đất nền, căn hộ, nhà phố... Bởi đây là những phân khúc đánh vào những nhu cầu cơ bản nhất và tối thiểu nhất của con người trong tình hình dịch bệnh Covid-19 bất định như hiện nay. Với thị trường “second home” (bất động sản thứ 2) như nghỉ dưỡng, du lịch, khách sạn, ngay cả cao ốc văn phòng sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong năm sau, tốc độ phục hồi tùy thuộc vào tiến độ khống chế dịch. Ông Chánh dự đoán thị trường này có thể phục hồi từ quý III năm sau, khi Covid-19 có vaccine khống chế trên thế giới và Việt Nam cũng đang bắt đầu thử nghiệm. Việc phục hồi chưa thể phát triển theo hình thẳng đứng mà cần có thời gian. Về khu vực đầu tư thị trường truyền thống, nếu lấy TP HCM làm trung tâm, vùng địa lý giáp trung tâm (Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tăng giá cao trong thời gian vừa qua. Giai đoạn 2021 - 2023 là thời kỳ đầu tư của những thị trường giáp ranh bên ngoài như Bình Phước, Phan Thiết, Dầu Giây… Những địa phương này được hưởng lợi từ làn sóng hạ tầng, giá bất động sản còn hợp lý. Căn hộ là một trong những loại hình được đánh giá có tiềm năng trong năm 2021. Ảnh:Lê Xuân. Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam, nhấn mạnh lựa chọn đầu tư vào loại hình bất động sản nào sẽ phụ thuộc vào sự am hiểu của nhà đầu tư vào loại hình đó cũng như nhiều yếu tố liên quan. Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng bất động sản nhà ở như đất nền, căn hộ, nhà ở gắn liền với đất... đang là loại hình nổi bật của thị trường. Đất nền sở hữu giá trị lâu dài, ổn định; căn hộ là sản phẩm chủ đạo với nhu cầu xã hội ngày càng cao; nhà ở gắn liền với đất (nhà phố, biệt thự) có giá trị cao. Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE Việt Nam, chỉ ra mô hình phát triển đặc trưng của một thị trường. Ví dụ TP HCM, căn hộ phát triển mạnh nhất trong các năm trở lại đây, dẫn dắt thị trường. Căn hộ nhiều phân khúc như tầm trung, bình dân, cao cấp, hạng sang... thu hút được nhiều người mua vì đa dạng giá. Nhà phố, biệt thự có giá cao hơn, thu hút tập trung một đối tượng khách hàng có thu nhập cao. Mô hình này cũng có thể áp dụng cho các thị trường khác, như Bình Dương, cách đây 4 -5 năm nhu cầu căn hộ rất thấp, chủ yếu là căn hộ dành cho công nhân nhưng nay lại sôi động ở nhiều phân khúc trên trục Đại lộ Bình Dương, TP Dĩ An, Thủ Dầu Một. Do đó, ông Kiệt nhấn mạnh mỗi thị trường ở một thời điểm sẽ có sự thay đổi về chủng loại sản phẩm và nhu cầu thị trường khác nhau, khó để nói một phân khúc dẫn dắt trong năm 2021. Cơ hội đi kèm thách thức Trong năm 2021, ông Kiệt cho rằng các chủ đầu tư sẽ tiếp tục dịch chuyển, săn tìm quỹ đất mới. Xu hướng các chủ đầu tư tại TP HCM sẽ di chuyển, săn tìm quỹ đất tại Hà Nội và ngược lại, các doanh nghiệp ở Hà Nội cũng Nam tiến. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển các dự án ở những thị trường vùng ven, thị trường ven biển vẫn tiếp tục phát triển. Ở mức tổng quát, đại diện CBRE nhận định thị trường sẽ có những phục hồi tích cực nhưng chưa thể có bước đột phá mạnh bởi vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn TP HCM còn tồn tại việc chậm tiến độ của các dự án do vướng thủ tục pháp lý sẽ chưa được giải quyết triệt để. Yếu tố thứ hai là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát tốt nhưng vắc xin mới xuất hiện và cần thời gian để kiểm chứng. Tựu chung, năm 2021 là năm của sự phục hồi nhưng chưa có sự đột phá. Nguồn cung sẽ có sự cải thiện, các chủ đầu tư sẽ đa dạng hoá sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Ông Kiệt chỉ ra giá căn hộ TP HCM trung bình tăng 5% cùng kỳ năm trước, lên khoảng 2000 USD/m2 trong khi Hà Nội đi ngang ở vùng giá khoảng 1400 USD/m2. TP HCM sẽ có gần 17500 căn hộ được bán ra trong năm sau, tăng 14% cùng kỳ còn Hà Nội là 25200 căn, tăng 66%. Ông Nguyễn Hoàng nhấn mạnh mỗi loại hình sản phẩm đều có thách thức đi kèm cơ hội. Với đất nền, thách thức là quỹ đất và việc phân lô ngày càng khó khăn hơn, mức giá cũng đã tăng mạnh thời gian qua. Về căn hộ, loại hình dưới 25 triệu đồng/m2 đã vắng bóng tại TP HCM, mức giá cũng liên tục tăng cao trong thời gian qua. Với nhà phố, biệt thự, việc cho thuê đã khó khăn hơn trước, giá thuê giảm do đại dịch... Vị đại diện DKRA Việt Nam nói trong bối cảnh tình hình thị trường bất động sản còn nhiều phức tạp, việc đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi nhà đầu tư cần xác định việc đầu tư là lâu dài. Lướt sóng hoặc đầu tư ngắn hạn không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Nhà đầu tư cũng nên hiểu biết rõ loại hình sản phẩm có ý định đầu tư với tất cả các yếu tố liên quan như phân khúc, vị trí, chất lượng sản phẩm, pháp lý, chủ đầu tư, chính sách bán hàng, tiềm năng… Một điểm khác, theo ông Hoàng, là tiềm lực tài chính phải đủ để đầu tư lâu dài, thậm chí có thể chờ đợi khi thị trường biến động, để tính toán tài chính sao cho việc đầu tư hiệu quả, tối ưu. Đồng thời, nhà đầu tư cần theo dõi, cập nhật thông tin diễn biến thị trường, để khi cần thiết có thể lựa chọn hoặc quyết định kịp thời. Khổng Chiêm
2020-12-24
Khổng Chiêm
Kinh doanh
cafebiz
BĐS xanh có nghĩa là nhiều cây? Hiểu đúng về BĐS xanh để không nhận “một cú lừa” từ chủ đầu tư
https://cafebiz.vn/bds-xanh-co-nghia-la-nhieu-cay-hieu-dung-ve-bds-xanh-de-khong-nhan-mot-cu-lua-tu-chu-dau-tu-20201223163328576.chn
Xu hướng sống xanh đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng, khiến các chủ đầu tư cũng tích cực đưa yếu tố này vào quảng cáo, tạo lợi thế cạnh tranh cho dự án của mình. Tuy nhiên, một bất động sản xanh thực sự là gì? Nhìn lại diễn biến thị trường trong thời gian gần đây, mô hình bất động sản xanh đang tồn tại một số quan niệm chưa đúng. Trong khi đó, nhu cầu liên quan đến mô hình bất động sản xanh ở người mua ngày càng lớn khiến các chủ đầu tư đang tích cực đưa yếu tố đặc thù này vào phát triển dự án nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Ông Matthew Powell, Giám đốcSavillsHà Nội, đưa ra một số phân tích khái quát xoay quanh thị trường này tại Việt Nam. Theo đó, yếu tố xanh trong bất động sản hiện còn là một khái niệm chưa rõ ràng. Các tòa nhà có thể được phát triển xanh,không nhất thiết phải là những sản phẩm xa xỉ. Xanh cũng không cần thiết phải là vật liệu đắt tiền. Các yếu tố xanh trong một công trình bất động sản nằm nhiều ở lối sống mà dự án hướng đến, kiến trúc dự án, cách thức vận hành, quản lý dự án. Mỗi chi tiết trong thiết kế cảnh quan, hệ thống thông gió tự nhiên, sưởi ấm tự nhiên, vật liệu xây dựng, chất lượng không khí…đóng vai trò lớn trong việc phát triển các công trình xanh. Có sự khác biệt lớn giữa một công trình được quảng cáo là xanh và một công trình được chứng nhận là xanh. Các chứng nhận thường không liên quan nhiều đến số lượng cây xanh hay khuôn viên, mà phần lớn tập trung đến phát triển bền vững, môi trường, bất kể đó là dự án văn phòng hay nhà ở. Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội. Hiện đang có nhiều loại chứng nhận xanh từ Việt Nam cũng như quốc tế. Để đạt được một chứng nhận nhất định, các nhà phát triển và chủ đầu tư cần có một danh sách kiểm tra và đánh giá nhiều yếu tố xanh khác nhau. Khi thực hiện giao dịch mua bất động sản xanh, người mua cần đánh giá được các thông số xanh và cần kiểm tra nguồn chứng nhận của dự án. Ví dụ, chứng nhận cần theo tiêu chuẩn của các Hội đồng Công trình Xanh, tiêu chuẩn LEED của Hoa Kỳ hay BREEAM của Anh Quốc. Tuy việc chứng nhận công trình xanh chưa quá phổ biến tại Việt Nam, đây nên là yếu tố người mua cần cân nhắc khi mua bất kể loại hình bất động sản nào. Theo Savills Hà Nội, chất lượng cơ sở vật chất và trang thiết bị được cung cấp tại nhiều dự án bất động sản nhà ở đang được cải thiện liên tục, đặc biệt là những dự án ở khu vực ngoại ô – khu vực thu hút chủ đầu tư phát triển các dự án khá lớn có không gian mở, đi kèm lối sống và cơ sở vật chất tốt hơn. Trong khi đó, sức hút của các mô hình bất động sản xanh vẫn sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ cung-cầu và quan điểm lấy khách hàng làm trọng tâm. Khi cơ hội tiếp cận với mô hình bất động sản xanh của người mua ngày càng lớn, các chủ đầu tư cần chủ động cải thiện chất lượng dịch vụ, thiết kế dự án, bổ sung nhiều yếu tố công nghệ hơn vào bất động sản. Ngọc Diệp
2020-12-24
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Thị trường BĐS phía Bắc cuối năm ấm dần lên, dòng tiền nhà đầu tư đổ về đâu?
https://cafebiz.vn/thi-truong-bds-phia-bac-cuoi-nam-am-dan-len-dong-tien-nha-dau-tu-do-ve-dau-20201225170344936.chn
19 khiến thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thế nhưng khi dịch được kiểm soát thị trường dần ấm lên vào những tháng cuối năm. Dòng tiền của giới đầu tư bắt đầu rục rịch quay trở lại. Bất động sản Hà Nội giảm sức hút Năm 2020 đánh dấu sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung cũng như lượng giao dịch tại thị trường bất động sản thủ đô. Theo báo cáo về thị trường bất động sản Hà Nội quý II/2020 của JLL ghi nhận, lượng mở bán căn hộ chính thức chỉ đạt 2910 căn, thấp hơn 36,7% theo quý. Đây chính là mức thấp kỷ lục của nguồn cung căn hộ trong bảy năm trở lại đây. Biểu đồ thể hiện lượng cung mới, giao dịch và tỉ lệ hấp thụ căn hộ tại Hà Nội Quý III/2020 so với cùng kỳ các năm (Nguồn: Báo cáo thị trường Quý III/2020 Hội môi giới BĐS Việt Nam) Sang đến quý III/2020, Báo cáo Thị trường bất động sản của CBRE cho thấy 10700 căn chung cư mở bán mới, giảm 61% theo năm; trong đó, quý III ghi nhận 3500 căn mở bán mới. Còn theo nhận định của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, so với cùng kỳ các năm 2018, 2019, lượng giao dịch và tỉ lệ hấp thụ từ các sản phẩm căn hộ mới chào bán quý vào III/2020 tại Hà Nội giảm mạnh. Phân khúc biệt thự, nhà liền kề cũng sụt giảm nguồn cung tới 90% dù giá bán tăng nhẹ. Bên cạnh đó, nguồn cung mới từ thị trường bất động sản Hà Nội lại rất ít sản phẩm thuộc phân khúc bình dân. Trong khi đó, sản phẩm phân khúc trung và cao cấp tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Đại gia BĐS phía Nam Bắc tiến và sự nổi lên của thị trường tỉnh Khi thị trường bất động sản Hà Nội giảm sức hút, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm miền đất mới để đầu tư sinh lời. Và những tỉnh miền Bắc trở thành điểm đến ưa thích của giới đầu tư cả nước. Nhiều ông lớn bất động sản phía Nam cũng đã hành quân ra Bắc, bao gồm Refico, Bitexco, Him Lam Land, MIK Group, Masterise Group,...Cùng với sự hiện diện của các ông lớn này là hàng loạt các dự án tầm cỡ, giúp thị trường bất động sản phía Bắc sôi động hơn dịp cuối năm. Báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020 của trang Batdongsan.com.vn cho thấy, mức độ quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường miền Bắc đang gia tăng. Trong đó, mức độ quan tâm đất thổ cư tăng 10%, đất nền dự án 15%, điển hình như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình,... Trong đó, Hòa Bình đang dần trở thành điểm sáng tại phía Bắc. Nhiều dự án bất động sản quy mô được đầu tư bài bản ở những địa phương này. Có thể kể đến như Howard Johnson by Wyndham Legacy Hill Hoa Binh, KĐT Phú Mỹ Hưng (Hoà Bình), Hạ Long Xanh ở Quảng Ninh...Trong bối cảnh những kênh đầu tư như chứng khoán, vàng lại bấp bênh và không phải ai cũng có thể đầu tư được, thì dòng tiền có phần hướng vào những vùng trũng về BĐS đang có tiềm năng nổi lên, dư địa tăng giá cao. Những dự án được đầu tư bài bản như Howard Johnson by Wyndham Legacy Hill Hoa Binh gần đây cũng thu hút được giới đầu tư, giới nhà giàu thủ đô. Điều này dễ hiểu khi Hòa Bình đã có mức độ quan tâm vượt bậc khi áp đảo so với 5 tỉnh nằm trong top đầu về lượng tìm kiếm trên Batdongsan.com.vn, với 77% so với quý I. Kỳ Sơn và Lương Sơn là 2 huyện có lượng quan tâm tìm kiếm nhiều nhất với mức tăng trưởng tìm kiếm theo qúy lần lượt là 81% và 77%. Theo lý giải của nhiều chuyên gia, sức hút của thị trường Hòa Bình nằm ở nhiều yếu tố. Đầu tiên chính là cảnh đẹp được thiên nhiên ưu đãi, nhiều di tích lịch sử và di sản văn hóa. Điều đó tạo nên sự hòa quyển giữa vẻ đẹp thiên nhiên và bản sắc văn hóa đậm đà của mảnh đất Hòa Bình, rất thuận lợi để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông kết nối Hòa Bình với Hà Nội và các tỉnh thành khác đã được cải thiện đáng kể. Trong đó, Đại lộ Thăng Long, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu chính là hai tuyến đường nổi bật nhất. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đang có chính sách thu hút đầu tư với nhiều ưu đãi cho chủ đầu tư. Đặc biệt, xét về giá thì đất nền Hòa Bình thấp hơn nhiều tỉnh thành như Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,.. Bình An
2020-12-25
Bình An
Kinh doanh
cafebiz
BĐS nghỉ dưỡng 2021: Dự án được thanh lọc, điểm nhấn xu hướng trải nghiệm cá nhân
https://cafebiz.vn/bds-nghi-duong-2021-du-an-duoc-thanh-loc-diem-nhan-xu-huong-trai-nghiem-ca-nhan-20201225143406248.chn
BĐS nghỉ dưỡng chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19 nhưng một số ý kiến nhận định chỉ tạm thời, về lâu dài vẫn là tâm điểm thị trường. Thị trường thay đổi vì Covid-19 Theo báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) của Bộ Xây dựng, số lượng dự án du lịch, nghỉ dưỡng được cấp phép trên cả nước giảm mạnh trong quý III, giảm 47% so với quý trước. Miền Bắc và miền Nam hầu như không có sự thay đổi về các dự án được cấp phép, tuy nhiên miền Trung lại gia tăng cao, tăng thêm 37 dự án, gấp khoảng 6 lần quý trước. Miền Trung cũng là khu vực có nhiều dự án nghỉ dưỡng nhất cả nước, với khoảng 18600 căn hộ dịch vụ và 6100 căn biệt thự du lịch đang được triển khai xây dựng. Tuy nhiên, chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 do chưa mở đường bay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm 90% trong quý III. Bộ Xây dựng ghi nhận công suất thuê phòng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, giá thuê phòng bình quân toàn thị trường cũng có xu hướng giảm. Thị trường BĐS nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Ảnh:Khổng Chiêm Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương, nói tuy kết quả hoạt động của ngành BĐS nghỉ dưỡng năm nay gặp nhiều khó khăn, quá trình ra mắt hay mở bán dự án bị hoãn lại do dịch Covid-19 nhưng nhìn chung các chủ đầu tư vẫn đang nỗ lực nghiên cứu, đưa ra các sản phẩm và chính sách phù hợp hơn với thị trường. Căn hộ du lịch (condotel) hay biệt thự nghỉ dưỡng vẫn là một sản phẩm tiềm năng nếu được hoạch định cẩn trọng vì tính chất phức tạp (vừa phải tính toán đến đối tượng người mua và đối tượng sử dụng trong tương lai), từ đó ảnh hưởng đến thiết kế, phân khu chức năng và yếu tố vận hành. Theo ông Mauro Gasparotti, sau nhiều “lùm xùm” quanh một số dự án không thực hiện đúng các cam kết lợi nhuận và điều kiện thị trường đang có những biến động do tác động của dịch, người mua sẽ cẩn trọng hơn nhiều trước khi đưa ra các quyết định đầu tư trong thời gian tới. Ngoài các yếu tố về vị trí hay chính sách bán hàng, người mua sẽ còn quan tâm đến cơ cấu quản lý, tiềm năng gia tăng giá trị trong dài hạn, năng lực cũng như uy tín của các chủ đầu tư. Đây cũng là thời điểm thanh lọc thị trường sau vài năm phát triển “nóng”, các dự án condotel hay biệt thự nghỉ dưỡng được hoạch định cẩn trọng với cơ cấu quản lý, mô hình đầu tư và định vị phù hợp sẽ vẫn có khả năng khẳng định ưu thế của mình trong thời gian tới. Khả năng phục hồi trong năm 2021 hoặc hết 2022 Ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS, đánh giá trong tương lai dài hạn, BĐS nghỉ dưỡng vẫn là tâm điểm của thị trường vì Việt Nam có tiềm lực thu hút khách quốc tế và nội địa. Câu chuyện phát triển của phân khúc này chỉ bị gián đoạn tạm thời vì Covid-19 mà thôi, nó sẽ quay trở lại đường đua khi dịch được khống chế thành công. Hiện tại, khách nội địa là động lực chính của thị trường du lịch, thay vì khách quốc tế như Trung Quốc, Nga hay châu Âu trước kia và các hãng lữ hành đã sớm tìm thấy con đường kích cầu từ khách nội địa. Do đó, BĐS nghỉ dưỡng cũng được thừa hưởng nhưng khả năng phục hồi chậm, một số địa phương truyền thống phía Nam như Đà Lạt, Vũng Tàu, Đồng bằng sông Cửu Long… miền Bắc như Hạ Long, Ninh Bình, Hải Phòng… đều đang có dấu hiệu ấm dần. Với condotel, dưới góc nhìn của ông Chánh, vấn đề thị trường nằm ở hành lang pháp lý chưa hoàn thiện dẫn đến hệ lụy phía sau là câu chuyện hoạch định đầu tư, quản lý chính sách gặp khó khăn. Nút thắt thị trường nằm ở pháp lý, khi được hoàn thiện tốt hơn thì thị trường sẽ tự bật dậy. Trong năm 2021, ông Chánh nhìn nhận khả năng phục hồi BĐS nghỉ dưỡng, trong đó có condotel, nằm ở 2 biến số. Đó là Covid-19 được kiểm soát, có vaccine – khách du lịch đến những địa phương phát triển loại hình nghỉ dưỡng và pháp lý dự án được hoàn thiện. Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương. Ảnh:Savills Ông Mauro Gasparotti bày tỏ tin tưởng vào khả năng phục hồi của thị trường nghỉ dưỡng của Việt Nam, tuy nhiên sẽ mất cả năm 2021 và thậm chí là hết năm 2022 mới có thể đạt được kết quả như năm 2019. Việc phát triển vaccine và những thành tích đáng kể trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã đem đến hy vọng mới cho Việt Nam trong quá trình khôi phục thị trường nghỉ dưỡng, nhưng triển vọng phục hồi sẽ tập trung vào quý III và quý IV năm sau, khi các hạn chế đi lại có thể được nới lỏng và các khách du lịch từ các vùng lân cận khôi phục hoạt động du lịch. Đồng thời, theo ông Mauro Gasparotti, phần lớn các khách sạn đang lên kế hoạch phục hồi theo kịch bản chính là quý I và quý II vẫn chủ yếu dựa vào nhu cầu nội địa, quý III và quý IV có thể bắt đầu đón khách quốc tế quay trở lại. Với năm 2020, công suất phòng trung bình của cả nước ước tính có thể đạt khoảng 28% thì trong năm 2021, đại diện Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương kỳ vọng vượt mức 50% nhờ vào sự gia tăng nguồn cầu trong 2 quý cuối năm. Dịch bệnh cũng kéo theo những thay đổi của thị trường nghỉ dưỡng tại Việt Nam để đa dạng nguồn thu và đối tượng khách hàng trong lúc chờ đợi sự quay lại của khách quốc tế. Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở phân khúc cao cấp đang cố gắng mở rộng nhóm khách hàng thông qua các chương trình ưu đãi kích cầu du lịch như các gói ưu đãi tặng kèm dịch vụ ẩm thực đồ uống (F&B), spa hoặc thêm đêm nghỉ. Đồng thời, ông Mauro Gasparotti chỉ ra du khách có xu hướng chú trọng các yếu tố trải nghiệm hơn là chỉ đơn thuần tìm kiếm một chỗ nghỉ qua đêm, một số các yếu tố như sức khỏe, cá nhân hóa sẽ ảnh hưởng tới lựa chọn của các du khách. Vì thế, các khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe (wellness resort) hay các khách sạn boutique chú trọng thiết kế và trải nghiệm được cho là sẽ có nhiều tiềm năng phát triển. Ngoài ra, các dự án Branded Residences (căn hộ có thương hiệu), đặc biệt ở thành phố lớn, có thể mang đến cơ hội cho các chủ đầu tư mong muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng như cung cấp các sản phẩm cao cấp hơn cho người mua. Một góc nhìn khác, ông Ngô Văn, Giám đốc marketing Tập đoàn Danh Khôi, đánh giá năm 2021 có 2 phân khúc hấp dẫn thị trường là BĐS bán nghỉ dưỡng và nhà phố, đất nền cạnh khu công nghiệp. Dòng BĐS nghỉ dưỡng thuần tuý như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng sẽ gặp khó khăn nhưng BĐS bán nghỉ dưỡng (định hướng khu đô thị, căn hộ sở hữu lâu dài nhưng có tiện ích) lại có tiềm năng phát triển hơn. Đặc điểm để phát triển của phân khúc này chính là gần các thành phố lớn, sở hữu đường bay ngắn do ảnh hưởng từ dịch bệnh, việc di chuyển sẽ gặp khó khăn và thời gian đi lại hợp lý khoảng 2 giờ đồng hồ. Khổng Chiêm
2020-12-25
Khổng Chiêm
Kinh doanh
cafebiz
Thủ Đức lên thành phố, nhà đất sốt giá
https://cafebiz.vn/thu-duc-len-thanh-pho-nha-dat-sot-gia-2020122511301267.chn
Ngay khi thông tin thành lập thành phố Thủ Đức được công bố, cơn sốt giá nhà đất đã bùng phát. Dịch vụ môi giới nhà đất bung ra hoạt động mạnh. Khắp các con đường, các quán cà phê ở quận Thủ Đức, quận 9... đâu đâu cũng đều bàn tán chuyện săn lùng nhà đất đón đầu việc thành lập thành phố. Ngày 24/12, tiếp chúng tôi tại một quán cà phê trên đường Võ Văn Ngân (Thủ Đức), một thanh niên tên Tú, tay lăm lăm cây bút đỏ, vừa vạch một vòng tròn bao quanh địa giới thành phố Thủ Đức vừa nói, nhà đất ở khu vực này đang lên cơn sốt. “Năm nay có dịch COVID-19 nhưng anh em “cò” đất ở khu vực này vẫn làm ăn được. Tết năm nay vẫn “ấm” anh ơi”, Tú nói. Giá tăng chóng mặt Dẫn chúng tôi đi xem một căn nhà phố 100m2 trên đường Đặng Văn Bi, Tú nói trước đây căn nhà này có giá 7 tỷ đồng. Nay căn nhà trên được rao bán với giá 11 tỷ đồng. Tú dẫn chúng tôi đến một căn nhà khác, trong hẻm thuộc khu vực phường Trường Thọ. Căn nhà này được rao bán với mức giá 75-80 triệu/m2. Tú nói, giới đầu cơ nhà đất đã ráo riết săn lùng các khu đất, căn hộ, nhà phố để chờ thời bán lại. Khu vực này, giờ kiếm nhà dưới 70 triệu/m2là điều không dễ. Dọc đường Tam Đa (quận 9) mọc lên nhiều điểm môi giới nhà đất, từ quán cà phê cho đến các bãi đất trống ven đường, dựng lên các biển rao bán sơ sài. Khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, ao hồ… nhưng đang được giao dịch 20-25 triệu đồng/m2, trong khi giá ở thời điểm 2019 chỉ 10-15 triệu đồng/m2. Theo khảo sát của trang gachvang.com, giá đất đường Linh Đông, đường Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức) 54,9 triệu đồng/m2 - 86,8 triệu đồng/m2, trong khi giá đất khu vực này trước thời điểm có đề án thành phố Thủ Đức lần lượt dao động từ 45-50 triệu đồng/m2 và 80-83 triệu đồng/m2. Tương tự, giá đất đường Lò Lu (quận 9) có giá 40-42 triệu đồng/m2 trong khi từ đầu năm 2020 chỉ có giá 30-35 triệu đồng/m2, đường Nguyễn Duy Trinh (phường Bình Trưng Đông, quận 2) có giá từ 65-70 triệu đồng/m2, trong khi cách đây 6 tháng chỉ dao động từ 50-55 triệu đồng/m2… Không chỉ nhà phố hay đất nền, căn hộ ở thành phố Thủ Đức cũng tăng giá mạnh. Dữ liệu của batdongsan.com.vn cho thấy, giai đoạn từ quý I/2017 đến hết quý IV/2019, giá căn hộ được chào bán tại ba quận 2, 9 và Thủ Đức tăng mạnh nhất thị trường TPHCM. Ở quý I/2017, giá bán căn hộ trung bình tại khu vực này vào khoảng 29 triệu đồng/m2. Con số này tăng lên 38 triệu đồng/m2 vào quý IV/2018 và tiệm cận 41 triệu đồng/m2 vào quý cuối năm 2019. Giá bán căn hộ bình quân tăng gần 45% trong ba năm. Coi chừng sập bẫy Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Công ty CP DKRA Việt Nam cho rằng, việc thành lập thành phố Thủ Đức đang giúp thị trường bất động sản khu vực này nóng lên. Nhiều chủ đầu tư tận dụng thông tin trên làm lợi thế gia tăng quảng cáo, thu hút người mua, nhiều dự án nhờ vậy cũng tranh thủ đẩy mặt bằng giá lên một mức mới. Tuy nhiên, ông Hoàng cảnh báo, nếu không có quy hoạch cụ thể, nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị của những người có điều kiện tài chính với giá bất động sản quá cao so với mặt bằng chung của TPHCM. Hiện tại không thể tìm thấy một dự án căn hộ giá dưới 40 triệu đồng/m2 tại đây. Người mua nhà ở vừa túi tiền và nhà ở lần đầu khó có thể chen chân vào khu vực này. TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cũng nhận định việc thành lập thành phố Thủ Đức sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường địa ốc. Tuy nhiên, ông Khương cảnh báo xây dựng thành phố Thủ Đức là câu chuyện của 20-30 năm sau và phải qua nhiều đời lãnh đạo, đòi hỏi mang tính kế thừa và xuyên suốt. Nếu không làm được điều này chắc chắn sẽ xuất hiện những khó khăn cho người làm kinh doanh ở mỗi thời điểm khác nhau. Ngoài ra, kinh tế đô thị cũng là một bài toán lớn. Phải làm sao để người dân tập trung về đây có thể sống và làm việc, chứ không phải cứ đổi tên thì nơi đó sẽ trở thành một đô thị. Đô thị đó phải giải quyết được bài toán công ăn việc làm, an cư xã hội cũng như đảm bảo được tính liên kết vùng giữa thành phố Thủ Đức và các tỉnh lân cận. Duy Quang
2020-12-25
Duy Quang
Kinh doanh
cafebiz
Toàn cảnh thị trường bất động sản Biên Hòa, Đồng Nai - Bài cuối: Khách hàng khó tiếp cận vì giá cao
https://cafebiz.vn/toan-canh-thi-truong-bat-dong-san-bien-hoa-dong-nai-bai-cuoi-khach-hang-kho-tiep-can-vi-gia-cao-20201225083951795.chn
Tại TP. Biên Hoà hiện đã có dự án đáp ứng được xu hướng ở cho khách hàng nhưng vì giá ngày một tăng cao nên các đối tượng có nhu cầu ở thật như công nhân, chuyên gia... vẫn khó tiếp cận. Giá nhà tăng do khung giá đất thay đổi Khoảng 2 năm trở lại đây, TP.HCM có rất ít các dự án mới được phê duyệt. Những dự án từ giai đoạn trước cũng gặp nhiều khó khăn ở thủ tục pháp lý. Trong khi đó, thị trường bất động sản các khu vực lân cận lại phát triển mạnh. Thêm vào đó, việc các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương… áp dụng khung giá đất mới đã khiến giá bất động sản tăng mạnh. Theo các chuyên gia bất động sản, thị trường bất động sản vùng ven tăng giá do ảnh hưởng từ nguồn cung hạn chế của TP.HCM. Bên cạnh đó, việc cơ sở hạ tầng ở nhiều quận, huyện của TP.HCM được đầu tư đồng bộ hơn cũng làm bất động sản ở các khu vực này tăng giá theo. Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng, sở dĩ có hiện tượng này là do quỹ đất tại trung tâm ngày càng hạn hẹp khiến các nhà đầu tư, doanh nghiệp đổ xô vào thị trường vệ tinh. Theo CBRE Việt Nam, sự hình thành của các khu đô thị quy mô được xem là điểm nhấn đáng chú ý tại thị trường nhà ở các tỉnh lân cận TP.HCM. Các khu đô thị này được hình thành dọc theo các tuyến giao thông kết nối TP.HCM và các tỉnh, thành nên rất được khách hàng ưa chuộng. Song, phần lớn người mua bất động sản là để đầu tư. Họ tìm kiếm các sản phẩm bất động sản và xuống tiền từ giai đoạn đầu tiên, sau đó đợi tăng giá và bán lại. Còn theo số liệu giá của Công ty nghiên cứu thị trường Batdongsan.com.vn, ở Bình Dương, mức giá của năm 2019 đã tăng trên 30% so với năm 2018 và năm 2020 đã tăng lên tới 45%; ở thị trường Đồng Nai, nhờ lợi thế tiếp giáp khu Đông TP.HCM và các hoạt động đầu tư hạ tầng của địa phương, đặc biệt là dự án cao tốc, dự án xây dựng các tuyến Metro… và khung giá đất mới được áp dụng đã kéo giá đất, nhà tăng mạnh. Điển hình như Biên Hòa, chỉ trong năm 2018-2019 tăng trên 30% và năm 2019-2020 đã tăng trên 40%, dự báo giá nhà sẽ tăng hơn nữa trong năm 2021 khi sự dịch chuyển của các dự án về đây tăng lên. Đặc biệt, giới phân tích cho rằng giá nhà tại TP. Biên Hòa trong thời gian tới sẽ còn tăng mạnh, bởi xét về mức giá nhà thì hiện tại TP. Biên Hòa đang ở mức trung bình từ 20 đến 45 triệu/m2, so với TP. Dĩ An (Bình Dương) mức giá đang là từ 30 tới 60 triệu/m2. Trong khi lợi thế về giao thông, quy hoạch cũng như tiện ích vui chơi, giải trí, trường học, bệnh viện thì Biên Hòa lại đang xếp cao hơn TP. Dĩ An. Thêm vào đó, yếu tố giá nhà tăng bình quân hằng năm theo theo quy luật phát triển cũng sẽ tạo cho TP. Biên Hòa một mức biên độ tăng mới. Giải bài toán mua nhà Anh Trịnh Xuân Thắng, 36 tuổi, quê Bình Thuận, đang làm việc tại một khu công nghiệp của Biên Hòa cho biết, hiện anh đã có gia đình với 2 con nhỏ, lương 20 triệu đồng/tháng và lương của vợ là 19 triệu/tháng. Hiện hai vợ chồng rất muốn mua căn hộ để ở cho an ninh và thông thoáng bởi hàng tháng đang phải thuê nhà khá bất tiện. Cả năm nay, chúng tôi đi tìm mua căn hộ, nhưng Biên Hòa hầu hết là dự án đất nền và nhà phố, biệt thự. Nhà ở xã hội thì không thể mua. Thậm chí hướng tới khu Thủ Đức TP.HCM để mua nhưng giá lại quá cao. Vậy nên giấc mơ có nơi an cư của gia đình tôi vẫn chưa thể thực hiện được. Tuy nhiên, mới đây tôi được biết có một khu căn hộ ngay Xa Lộ Hà Nội nghe đâu của Hưng Thịnh Land phát triển, cách nơi vợ chồng tôi đang làm khoảng 1km nên đang tính qua đó xem sao. Hy vọng sẽ có cơ hội tìm được căn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính, anh Thắng nói. Chia sẻ về những tiêu chí lựa chọn nơi an cư, anh Thắng cho biết, đang muốn tìm mua căn hộ có mức giá khoảng 2 – 3 tỷ đồng và được ngân hàng hỗ trợ cho vay, diện tích 60 - 75 m2, có hai phòng ngủ, và đặc biệt phải nằm ở vị trí giao thông thuận tiện đi đến nơi làm việc, có tiện ích nội khu, có trung tâm thương mại và nhà trẻ để gửi con học ngay tại đó. Ông N.N.H - Tổng giám đốc một công ty phân phối bất động sản cho rằng, nhu cầu về nơi ở vừa túi tiền rõ ràng là luôn cao, thế nhưng nếu so sánh giá nhà với thu nhập của người lao động tại các thành phố lớn như TP.HCM và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương thì đại đa số người dân vẫn chưa đủ tích lũy để mua được nhà. Tuy nhiên, hiểu được điều này nên hiện nay các chủ đầu tư đã đưa ra rất nhiều chính sách tài chính nhằm hỗ trợ người dân có thể dễ dàng sỡ hữu chốn an cư như: chỉ cần thanh toán 30% giá trị, số còn lại sẽ được ngân hàng cho vay từ 20 năm đến 25 năm, hỗ trợ lãi suất... Bên cạnh đó, ông Võ Văn Thắng, Giám đốc chi nhánh ngân hàng ACB tại quận 2 TP.HCM cho rằng hiện nay khi giá nhà leo thang, ngày càng khan hiếm phân khúc nhà vừa túi tiền thì lựa chọn của đa số người lao động tại các đô thị lớn là tìm kiếm mua căn hộ ở vùng ven. Nếu tại TP.HCM khó tìm căn hộ giá ngưỡng 2,5 – 3 tỷ đồng/căn thì sự lựa chọn tại Biên Hòa có phần rộng cửa hơn. Bởi nơi đây chưa xuất hiện nhiều dự án căn hộ chung cư, còn thị trường Bình Dương phân khúc chung cư đã vượt ngưỡng mức giá 40 triệu/m2 nên khách hàng rất khó có thể mua được căn chung cư tại đây. Ông Thắng cho rằng việc giá nhà tăng đang làm cho khách hàng có tích lũy 1 tỉ đồng cũng không dám đi vay 1 tỉ còn lại để mua nhà khi thu nhập đang thất thường do dịch bệnh. Với họ, những căn hộ có giá hơn 2 tỷ đồng đôi khi còn quá sức khiến họ cũng nâng lên, đặt xuống. Nhưng ngược lại, cũng có những người có tích lũy khiêm tốn lại quyết tâm để vay thêm mua nhà, bởi họ biết giá nhà sẽ tiếp tục tăng chứ không giảm. Dĩ nhiên câu chuyện nằm ở chỗ tính toán tài chính mua nhà như thế nào cho hợp lý sẽ quyết định phần lớn đến việc có hay không sở hữu được nhà của người lao động, ông Thắng nói. Ở khía cạnh mua căn hộ để đầu tư, ông Phan Công Chánh, chuyên giá bất động sản cá nhân từng cho rằng, trong mua bán bất động sàn, nhà đầu tư dùng đòn bẩy để đầu tư bất động sản là một cách thông minh. Tuy nhiên, để dùng đòn bẩy hiệu quả thì mình phải có các nguyên tắc. Thứ nhất, phải có sản phẩm trước khi nghĩ đến vấn đề đòn bẩy: tức là phải lựa chọn được sản phẩm bất động sản tiềm năng, có khả năng sinh lợi đầu tư. Thứ hai, nắm được quy luật 2 lần 50%: nghĩa là tiền vay không được vượt quá 50% giá sản phẩm và tiền trả hàng tháng không quá 50% tổng thu nhập hộ gia đình hàng tháng. Thứ ba, đặt ra những quy định chung trước khi cùng mua dự án: Nếu từ 2 người cùng góp vốn mua bất động sản và vay ngân hàng thì cần đặt ra các quy tắc về thời gian thoát hàng, lợi nhuận… Khi vay ngân hàng, nhà đầu tư cần lưu ý: Xem kỹ hợp đồng tín dụng, số tiền phải trả hàng tháng…, ông Chánh nhấn mạnh. Gia Huy
2020-12-25
Gia Huy
Kinh doanh
cafebiz
Đại bàng, sếu đầu đàn và chim sẻ: Làm sao cân bằng lợi ích và bảo vệ tài nguyên “mềm” cho công nghiệp điện tử?
https://cafebiz.vn/dai-bang-seu-dau-dan-va-chim-se-lam-sao-can-bang-loi-ich-va-bao-ve-tai-nguyen-mem-cho-cong-nghiep-dien-tu-20201226151108061.chn
Năm 2020, Việt Nam liên tục đón được các tập đoàn lớn trong ngành điện tử, trong số đó có cả nhà cung cấp của Apple là Foxconn và Pegatron… Làm sao để các công ty này tạo ra nhiều lợi ích cho Việt Nam, mà không làm cho các nhà sản xuất Việt thua trên chính sân nhà? Trao đổi với Trí thức trẻ, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định: Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô. Trong một năm đầy biến động vì Covid-19, hàng loạt chuỗi cung ứng đứt gãy, doanh nghiệp ngành điện tử đã bị tác động như thế nào? Có phải các doanh nghiệp là nhà cung cấp cho thương hiệu lớn sẽ dễ sống hơn các doanh nghiệp khác? Mỗi khủng hoảng lại có đặc điểm riêng. Covid-19 tác động trực tiếp vào chuỗi cung ứng, nên doanh nghiệp hỗ trợ sẽ cảm nhận rất rõ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ có hệ thống logistics mong manh, phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng đơn lẻ. Các cụ có câu Buôn có bạn, bán có phường, những người làm ăn có hội thì việc tương trợ cũng tốt hơn là đơn lẻ. Doanh nghiệp nào cũng vậy, muốn đi xa và muốn làm bền bỉ dài lâu cũng phải có hội, và chuỗi cung ứng mang tính chất như vậy. Tuy nhiên, một nhà cung ứng cũng chưa chắc phụ thuộc vào một chuỗi. Những doanh nghiệp là nhà cung ứng chuyên nghiệp thì họ có thể cung ứng cho một vài chuỗi. Tinh mà linh hoạt, cách điều hướng nguồn cung của họ sẽ tốt hơn những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc vào một kênh bán hàng, mua hàng đơn lẻ thôi. Rõ ràng nếu xét về tính rủi ro thì bao giờ làm ăn đơn lẻ cũng rủi ro cao hơn, nhưng cũng có thể là thu về lợi nhuận nhiều hơn dù độ an toàn không cao. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp hỗ trợ cũng được lợi trong khủng hoảng. Ví dụ như là trong giai đoạn Covid-19, mọi người phải làm việc ở nhà nhiều, nhu cầu cho máy tính, thiết bị ngoại vi lại gia tăng và đến giờ vẫn còn tiếp tục tăng. Điều này thể hiện ngay trong kim ngạch xuất khẩu ngành điện tử trong giai đoạn từ tháng giêng đến tháng 9 năm nay. Tỷ trọng xuất khẩu máy tính và linh kiện gia tăng nhiều hơn điện thoại di động. Những năm trước, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng điện thoại di động và linh kiện sẽ cao hơn máy tính, nhưng năm nay thì ngược lại. Trong năm 2020, có rất nhiều cái tên lớn trong ngành điện tử đã tuyên bố sẽ đầu tư sản xuất tại Việt Nam, như các nhà cung cấp cho Apple. Có thông tin từ báo chí quốc tế cho biết trong thời gian tới các sản phẩm công nghệ cao như iPad có thể sẽ Made in Vietnam. Điều này đang được nhận định là tin tốt đối với Việt Nam. Là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, bà nhận thấy Việt Nam có cơ hội và thách thức gì từ đó? Trước hết, tôi muốn làm rõ, xu hướng chuyển dịch của chuỗi cung ứng vào Việt Nam thực ra đã bắt đầu từ cách đây 2 năm, mà nguyên nhân sâu xa, lại không hoàn toàn do thương chiến Mỹ-Trung hay Covid-19. Trung Quốc có ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin đến nay đã tương đối phát triển. Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, họ đã phát triển lên tầm cao hơn là chỉ lắp ráp đơn thuần như trước. Việt Nam là nước khá tương đồng với Trung Quốc trong các hoạt động về sản xuất điện tử, cả về nhân công và vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, logistics… và sẽ rất phù hợp để tiếp nhận dòng dịch chuyển vốn, cũng chính là dòng dịch chuyển về công nghệ. Chiến tranh thương mại Mỹ Trung hay Covid-19 chỉ làm cho xu hướng này thể hiện rõ nét hơn và đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển mà thôi. Còn chắc chắn, xu hướng dịch chuyển công nghệ trong sản xuất điện tử sẽ luôn luôn là dòng chảy công nghệ từ cao xuống thấp, từ nước có công nghệ phát triển cao hơn sang các nước có điều kiện thấp hơn với mục tiêu cắt giảm chi phí, chỉ là sớm hay muộn. Khi Covid-19 xảy ra, các nhà sản xuất đầu chuỗi như Apple, Samsung hay LG giật mình nhận ra mình quá phụ thuộc vào một thị trường, rủi ro sẽ cao. Chứ họ không hề đánh giá thấp Trung Quốc. Dù làm ở đâu họ cũng sẽ muốn phân bổ rủi ro thay vì tập trung vào một nơi. Và vì thế các nhà sản xuất đầu chuỗi một phần chuyển ra ngoài Trung Quốc, một phần là tìm những nguồn cung ứng thêm để dự phòng. Tuy nhiên, trong bất cứ câu chuyện kinh tế nào cũng có thời cơ và thách thức. Thách thức ở đây là chúng ta sẽ có nguy cơ mất lợi thế thị trường vào tay doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường chính là một dạng tài nguyên mềm. Phải nói, Việt Nam cũng có lợi thế thu hút đầu tư nước ngoài là thị trường gần 100 triệu dân, lao động trẻ, vị trí địa lý là ngã ba trung chuyển thuận lợi. Nếu doanh nghiệp trong nước yếu quá, để FDI thống trị hoàn toàn thì nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào FDI rất nhiều. Tất nhiên trong giai đoạn này, mình yếu quá thì đành chịu. Nhưng với tư cách một người trong ngành, quan điểm của tôi là không nên đành chịu như vậy. Chính phủ và các nhà sản xuất công nghiệp trong ngành cần có định hướng, rằng từ từ từng bước, chúng ta sẽ tiếp thu được những công nghệ nhà đầu tư đưa vào để làm chủ và có những doanh nghiệp có đủ năng lực canh tranh được ở thị trường trong nước. Không thể để cho thị trường của chúng ta bị thao túng hoàn toàn bởi doanh nghiệp nước ngoài được. Đó luôn luôn là không nên trong việc quản lý kinh tế vĩ mô. Khi xu hướng hội nhập là không thể đảo ngược, có lẽ việc phát triển công nghiệp hỗ trợ của chúng ta sẽ khó khăn hơn các hình mẫu công nghiệp như Nhật, Hàn. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp FDI không lấn át cơ hội phát triển của doanh nghiệp nội? Trong giai đoạn đầu, khi doanh nghiệp nội còn yếu, đương nhiên phải cho FDI vào, nhưng phải có điều tiết. Lúc này cần đến bàn tay của Nhà nước, không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có vườn ươm hỗ trợ cho doanh nghiệp Việt để họ đủ năng lực tiếp nhận công nghệ, dần dần từng bước sẽ làm chủ công nghệ để có năng lực cạnh tranh, giữ được thị trường trong nước. Nếu doanh nghiệp không đủ mạnh thì không thể bảo vệ nguồn tài nguyên mềm là thị trường của mình. Thứ nhất, mở cửa cho FDI nhưng phải chọn lọc công nghệ thượng nguồn, không mang tính cạnh tranh cao với những công nghệ đã có sẵn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước. FDI vào Việt Nam cần tạo được hiệu ứng lan tỏa, tạo công ăn việc làm và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI đó, đồng thời tạo cơ hội tiếp nhận và chuyển giao công nghệ tiên tiến. Thứ hai, công nghệ đưa vào Việt Nam không được phép là công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng không tái tạo, hủy hoại môi trường. Nếu FDI vào Việt Nam là nhà sản xuất đầu chuỗi, lại kéo theo một loạt vendor là doanh nghiệp nước ngoài để chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với doanh nghiệp Việt, tiêu thụ toàn bộ đất đai và các nguồn tài nguyên không tái tạo của mình để thu lợi cho chính họ thì Việt Nam sẽ chẳng có lợi gì. Bên cạnh việc ưu đãi, Chính phủ cần đặt điều kiện cho họ. Ví dụ như là một nhà sản xuất đầu chuỗi vào Việt Nam thì cần có yêu cầu mục tiêu phát triển được bao nhiêu nhà cung ứng là doanh nghiệp Việt trong 5 năm đầu tiên, rồi cho 5 tiếp theo. Như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có cơ hội tận dụng được thị trường trong nước của mình và tham gia được vào sân chơi toàn cầu, tạo công ăn việc làm và cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề cho lao động. Thường có một vấn đề là khi doanh nghiệp đầu chuỗi không cam kết mua vì sợ chất lượng kém, thì doanh nghiệp hỗ trợ cũng không dám đầu tư dây chuyển nâng cao chất lượng, tạo thành một vòng luẩn quẩn giữa sản lượng thấp và chất lượng kém. Vậy trong ngành điện tử, tình trạng này có xảy ra hay không? Thực ra trong ngành điện tử, không bao giờ có thể yêu cầu doanh nghiệp đầu chuỗi có cam kết mua hàng. Nhưng họ cũng có thể khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bằng cách định hướng hạng mục linh kiện mà họ có nhu cầu lớn và muốn tìm nguồn cung trong nước. Một số doanh nghiệp đầu chuỗi cũng có sự hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong việc nâng cao năng lực. Ví dụ như Samsung, họ có chương trình đồng thịnh vượng, kéo dài đến nay đã là năm thứ ba trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặc dù không cam kết nhưng có hỗ trợ, doanh nghiệp FDI từ Nhật như Canon, hay FDI từ Mỹ cũng có những chính sách hỗ trợ tương tự. Chính phủ cũng không thể ép buộc doanh nghiệp FDI được, mà chỉ có thể yêu cầu họ phát triển mạng lưới nhà cung cấp Việt Nam đến một con số cụ thể, còn mỗi doanh nghiệp sẽ có cách làm của riêng họ. Chúng ta đã có tổ công tác đón đại bàng, song song với đó, theo bà có cần một tổ công tác để thực hiện quyết liệt hơn các ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong ngành điện từ? Thực ra, tổ công tác sẽ chỉ tập trung giải những bài toán tình thế, thách thức ngắn hạn, còn bài toán căn cơ trong việc phát triển thì tổ công tác sẽ khó giải quyết được. Điểm căn cơ nhất, là từng cán bộ quản lý phải thay đổi cách nhìn với doanh nghiệp. Hiện nay, cách nhìn của chúng ta với doanh nghiệp thì chưa có tư tưởng là để hỗ trợ, mà thường là phán xét, chỉ trích. Khi tôi đến các quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore… quan chức Chính phủ luôn có quan điểm là khi tiếp cận doanh nghiệp thì xem xem họ đang khó gì, làm thế nào để giúp được họ. Phải nhìn thấy rằng, phát triển doanh nghiệp chính là phát triển nồi cơm của ngân sách. Vì thuế thu nhập của các doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách cơ bản nhất. Riêng về doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, theo tôi nhà nước nên quản lý ngay từ đầu ra. Tức là khi doanh nghiệp sản xuất được linh phụ kiện và bán được cho doanh nghiệp FDI hoặc trong nước thì đã thể hiện ngay trên hóa đơn đầu ra của họ. Và ưu đãi thì ưu đãi luôn ở đó, chứ tại sao lại phải có thông tư, nghị định, luật để công nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, rồi lại tìm xem áp chính sách gì để hỗ trợ cho doanh nghiệp có đủ những điều kiện đó? Từ việc thay đổi cách nhìn như vậy, tác động tích cực sẽ đi vào cả hệ thống luật, thông tư, nghị định. Luật, nghị định, thông tư cần theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp, không phải theo hướng đánh giá, phán xét hay bắt lỗi. Để không phụ thuộc vào FDI thì tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam là rất quan trọng. Vậy Chính phủ cần có những hỗ trợ như thế nào để có thể tạo ra các doanh nghiệp đầu chuỗi mạnh của Việt Nam? Có doanh nghiệp đầu chuỗi Việt, thương hiệu Việt là mong muốn cháy bỏng nhất của các doanh nghiệp công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, đó không phải là điều có thể ngay và luôn được. Để có được một doanh nghiệp đầu chuỗi, thì cũng cần phải có một hệ sinh thái doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Trước hết, khi doanh nghiệp còn yếu, họ phải dựa vào doanh nghiệp FDI. Khi đã có một số lượng nhất định doanh nghiệp là nhà cung cấp cho những doanh nghiệp lớn và đủ năng lực theo tiêu chuẩn chuỗi cung ứng quốc tế thì vô hình chung đã tạo được một hệ sinh thái rồi. Lúc đó, nếu có một doanh nghiệp đầu chuỗi của Việt Nam, mang thương hiệu Việt và có đủ năng lực sáng tạo, R&D, xây dựng thương hiệu thì đã có đội ngũ nhà cung ứng trong nước đủ mạnh để có thể có nguồn cung ứng linh kiện tại chỗ. Điều đó sẽ giúp họ phát triển nhanh hơn. Cần có những người cầm cờ đứng lên, ví dụ như Vinsmart hay BKAV. Dù thực ra, đến thời điểm này, nguồn cung ứng cho họ vẫn chưa nhiều doanh nghiệp trong nước, do doanh nghiệp trong nước chưa đủ năng lực cung ứng. Thông qua học hỏi FDI, thông qua chuyển giao, thông qua việc tham gia vào chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới lớn mạnh dần lên và có hệ sinh thái đầy đủ, bài bản, hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, việc này cũng cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ. Thực sự, ngành công nghiệp điện tử rất khắc nghiệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến, tốc độ thay đổi nhanh, chu kỳ sống của sản phẩm rất ngắn nên chi phí lớn và còn phải đổi mới thường xuyên. Đổi mới công nghệ đòi hỏi một sức sáng tạo và tích lũy tư bản rất là nhiều. Hiện giờ doanh nghiệp Việt hầu như là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực chưa có. Thế nên chính sách cởi trói cho doanh nghiệp Việt, hỗ trợ startup, quỹ đầu tư thiên thần, nguồn lực tài chính phải thiết kế để cho doanh nghiệp tiếp cận được chứ không phải chỉ hay trên giấy tờ. Cảm ơn những chia sẻ của bà! Hoàng An
2020-12-26
Hoàng An
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Giáo sư Đặng Hùng Võ dự báo giá nhà sẽ tăng rất cao trong 3 năm tới
https://cafebiz.vn/giao-su-dang-hung-vo-du-bao-gia-nha-se-tang-rat-cao-trong-3-nam-toi-2020122610592992.chn
Chia sẻ tại Hội thảo mới đây, GS.TS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường cho rằng, nguồn cung bị giảm trong năm 2020, thì 3 năm sau hàng hóa BĐS sẽ rơi vào khan hiếm, cùng với đó việc đầu cơ sẽ khiến giá nhà tăng rất cao trong 3 năm tới. Vị chuyên gia này chỉ ra nhiều bất cập trong việc phê duyệt dự án, kéo dài thời gian, gây trì trệ cho thị trường BĐS. Nguyên nhân chính vẫn là do pháp luật chồng chéo, khiến các cơ quan Nhà nước lo ngại ký duyệt dự án mới. Sự thận trọng quá mức trong việc phê duyệt dự án thời gian qua khiến nguồn cung nhà ở giảm mạnh. Nếu theo đà này thì trong tương lai, gần nhất là 2 - 3 năm nữa, việc giảm cung hàng BĐS có thể nhìn thấy rất rõ. Do đó, các cơ quan Nhà nước vẫn phải quan tâm nhiều hơn để tháo gỡ hệ thống pháp luật nhằm không gây áp lực lớn cho người được giao ký duyệt dự án, GSTS Võ nhấn mạnh. Tuy vậy, theo ông Võ, thị trường BĐS vẫn có nhiều điểm sáng mới. Chẳng hạn, việc Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai là đã tháo gỡ được một số vướng mắc trong phê duyệt dự án. Theo đó, kỳ vọng đến cuối năm 2021 thì hệ thống các điều luật sẽ được đồng bộ. Theo triển vọng như Nghị định 148 vừa ban hành, năm 2021, thị trường sẽ giảm được nhiều trở lực đè nặng lên các hệ thống liên quan. Như vậy, nguồn cung sẽ được bổ sung vào thị trường, các dự án lớn được phê duyệt, thời gian phê duyệt được rút ngắn lại sẽ tạo đà cho thị trường quay trở lại nhịp độ tăng trưởng ổn định hơn. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, với BĐS, có thể nói tất cả phân khúc đều rất hấp dẫn nhưng cái cần nhất là tạo ra sự an tâm cho người mua. Hơn nữa, hiện nay thu nhập bình quân đầu người của chúng ta còn thấp, phải phấn đấu làm sao để 5 - 7 năm nữa nâng từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao. Thu nhập là yếu tố quyết định nhiều đến sự phát triển của thị trường BĐS. Thực tế, trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, các ngành BĐS đều bị tác động khiến giá nhà tăng cao, theo ông Võ, có nơi tăng giá đến 30%. Bên cạnh đó, việc giá nhà tăng cao cũng do việc phê duyệt dự án gần như bị đóng băng. Năm 2019 - 2020, phê duyệt dự án chỉ bằng 10% các năm trước. Nguồn cung bị giảm trong năm 2020 thì 3 năm sau, hàng hóa BĐS sẽ rơi vào khan hiếm, cộng thêm việc đầu cơ sẽ khiến giá nhà tăng rất cao trong 3 năm tới. Theo GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nhìn lại thị trường BĐS trong 10 năm vừa qua có thể thấy, vào giai đoạn năm 2011 - 2013, thị trường địa ốc rơi vào bi kịch và trầm lắng. Tuy nhiên, từ năm 2013, khi Nghị quyết 02/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS có hiệu lực, đã kích thích thị trường BĐS. Nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ được hình thành phát triển, còn thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tạo được thế phát triển rất mạnh sau năm 2013. Thị trường nhà ở ở tất cả các phân khúc phát triển tốt. Trong giai đoạn 2014 - 2016, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ phát triển mạnh. Thế nhưng đến năm 2016, việc phát triển phân khúc này bị chững lại vì gói 30000 tỷ đồng dừng lại, nên mất động lực. Sau thời gian này, một số dự án chưa có kinh phí đầu tư còn bị đắp chiếu. Đến năm 2019 - 2020, phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ vẫn chưa tìm được giải pháp để phát triển và chưa được đầu tư phù hợp. Kì vọng năm 2021, việc nhập hộ khẩu vào Hà Nội, Tp.HCM thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, điều này sẽ khiến các đô thị lớn tiếp nhận dân cư ngày càng tăng, từ đó áp lực hơn về phát triển nhà ở giá rẻ, ông Võ nhấn mạnh. Bảo Anh
2020-12-26
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
Chủ tịch Coteccons lần thứ 3 gửi thư cho nhân viên, chia sẻ hướng đi mới trong tương lai
https://cafebiz.vn/chu-tich-coteccons-lan-thu-3-gui-thu-cho-nhan-vien-chia-se-huong-di-moi-trong-tuong-lai-20201226094739529.chn
Coteccons có bước tiến quan trọng trong lĩnh vực mới là EPC với chiến lược tập trung ngành năng lượng tái tạo, một lĩnh vực hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh đó Coteccons cũng đang trao đổi về cơ hội hợp tác với các ngân hàng để triển khai giải pháp tài chính cho khách hàng như Finance - Design & Built, Finance & Built... Ngày 25/12 vừa qua, ông Bolat Duisenov, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons đã có thư gửi cán bộ nhân viên công ty, chia sẻ về định hướng của công ty trong thời gian tới. Đây là lần thứ 3 ông Bolat Duisenov gửi thư tới cán bộ nhân viên, kể từ khi lên làm Chủ tịch Coteccons, thế chỗ ông Nguyễn Bá Dương hồi đầu tháng 10/2020. Theo ông Bolat Duisenov, Coteccons đang trong quá trình chuyển mình phất triển hơn dựa trên kinh nghiệm dày dặn và lịch sử lâu đời. Nhờ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mục tiêu đề ra cho 60 ngày cuối năm đã được hoàn thành. Trong 2 tháng, Coteccons đã ký kết các hợp đồng trị giá gần 4000 tỷ đồng. Tất cả dự án đều có quy mô và tầm cỡ từ các chủ đầu tư danh tiếng địa phương và quốc tế. Coteccons hiện có một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực mới là EPC với chiến lược tập trung ngành năng lượng tái tạo, một lĩnh vực hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho Coteccons và xã hội. Công ty cũng xác định cơ hội tốt trong lĩnh vực công nghiệp và xác định đây là thời điểm nên sẵn sàng để nắm bắt lấy cơ hội. Chủ tịch Coteccons cho biết,công ty đang trao đổi về cơ hội hợp tác chiến lược với ngân hàng thương mại cùng với nguồn lực tài chính mạnh để triển khai giải pháp tài chính cho khách hàngnhư Finance - Design & Built, Finance & Built... từ giai đoạn khởi đầu đến xây lắp và hoàn thành dự án. Bên cạnh đó, Coteccons sẽ sớm giới thiệu các dự án nhà ở cho nhân viên để đáp ứng nhu cầu của toàn thể cán bộ nhân viên. Ông Bolat Duisenov cũng tin tưởng Coteccons sẽ giữ vững vị thế số 1 trên thị trường và nâng tầm Coteccons - Unicons lên tầm cao mới. Trước đó, Coteccons đã trải qua năm 2020 sóng gió nhất từ trước đến nay. Bên cạnh tác động của đại dịch Covid-19, Coteccons còn chứng kiến sự ra đi của một loạt công thần, những người gắn bó với công ty từ ngày đầu thành lập, như ông Nguyễn Bá Dương (Chủ tịch), ông Nguyễn Quốc Hiệp (thành viên HĐQT), ông Nguyễn Sỹ Công (Tổng giám đốc), ông Trần Quang Quân (Phó Tổng giám đốc), ông Trần Văn Chính (Phó Tổng giám đốc), ông Từ Đại Phúc (Phó Tổng giám đốc). Theo báo cáo tài chính của Coteccons, quý 3 vừa qua doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm mạnh. Doanh thu chỉ đạt gần 2800 tỷ đồng, còn lợi nhuận là 117 tỷ đồng, thấp nhất kể từ năm 2015. Theo giải trình của Coteccons, do chịu tác động của dịch bệnh, nhiều dự án giãn tiến độ xây dựng dẫn đến doanh thu giảm. Sau 9 tháng, Coteccons đạt doanh thu 10300 tỷ đồng và lợi nhuận 470 tỷ đồng, giảm 37% và 22% so với cùng kỳ năm trước. Trong một cuộc họp mặt với các đối tác nhà thầu phụ tại TP.HCM và Hà Nội, ông Bolat Duisenov, tân Chủ tịch của Coteccons cho rằng, Coteccons đã trải qua khủng hoảng kép từ cả bên trong lẫn bên ngoài, tuy nhiên ông Bolat lạc quan rằng Coteccons vẫn sẽ giữ vững vị trí đứng đầu của ngành xây dựng, và sẽ tiếp tục giữ vững cho rất nhiều năm về sau nữa. Hà My
2020-12-26
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Founder Grant Thornton Vietnam: Số hóa sẽ giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình!
https://cafebiz.vn/founder-grant-thornton-vietnam-so-hoa-se-giup-viet-nam-thoat-bay-thu-nhap-trung-binh-20201227080533904.chn
“Cơ hội về kinh tế số của Việt Nam thì có quá nhiều để liệt kê, bao gồm tất cả các lĩnh vực chưa được số hoá, cùng với những cải tiến đối với các lĩnh vực đã được số hoá”. Đó là chia sẻ của ông Kenneth Atkinson với Trí Thức Trẻ về triển vọng chuyển đổi số của Việt Nam. Ông Kenneth Atkinson là Nhà sáng lập, Tư vấn cấp cao Hội đồng quản trị Grant Thornton Vietnam, đồng thời là Phó Chủ tịch của Hiệp hội Tư vấn Du lịch (TAB) và Thành viên Hội đồng quản trị Hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng kinh tế của Việt Nam trong năm 2021 khi hầu hết các tổ chức trong và ngoài nước đều dự báo rất tích cực? Kết thúc năm 2020, Việt Nam là một trong số rất ít những nền kinh tế đạt được con số tăng trưởng dương tốt như vậy. Những kết quả này phần lớn nhờ thành công đáng kinh ngạc với việc kiểm soát cũng như dập dịch nhanh chóng. Tôi tin rằng những kết quả này sẽ có tác động tích cực lâu dài đến danh tiếng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Dự báo của ADB về tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 dao động từ 1,8% đến 3%. Đặc biệt, ADB là tổ chức thận trọng nhất trong các thể chế đa phương. Đến năm 2021, ADB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,1%; Chính phủ Việt Nam dự báo 6,5% và HSBC dự báo 8,1%. Nhìn chung, đây đều là các dự báo có cơ sở và Việt Nam đang đi đúng hướng để đạt được những mục tiêu này. Tuy nhiên, thách thức chính đối với Chính phủ Việt Nam trong việc đạt được mức tăng trưởng GDP dự báo vào năm 2021 sẽ là việc cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe người dân và tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tài chính đối với những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nền kinh tế, điển hình như hàng không, du lịch, khách sạn cũng như một vài doanh nghiệp sản xuất. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, theo ông, Việt Nam nên ưu tiên phát triển các ngành chịu tác động lớn hay ưu tiên các ngành đã được cải thiện trong thời gian này? Điều quan trọng trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế là để thị trường quyết định các ưu tiên phát triển, bởi khu vực tư nhân mới là khu vực quyết định lớn đến điều này chứ không phải Chính phủ. Vai trò của Chính phủ là hỗ trợ các ngành, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn chưa có lợi thế để đưa ra các gói kích cầu lớn như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã làm. Theo tôi, khu vực mà Chính phủ nên tìm cách hỗ trợ là những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề và được coi là quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai của Việt Nam, ví dụ như các hãng hàng không và các công ty tham gia vào lĩnh vực du lịch, khách sạn. Đây đều là ngành mũi nhọn và đóng góp hơn 10% GDP trước khi đại dịch bùng phát. Các lĩnh vực khác cần được hỗ trợ là những lĩnh vực đảm bảo tính bền vững trong tương lai, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất; bao gồm năng lượng tái tạo, các công ty tham gia vào chuyển đổi kỹ thuật số. Ông nhận xét gì về mô hình kinh tế số Việt Nam hiện nay? Phát triển kinh tế số Việt Nam hiện nay bao gồm hai hướng đi. Thứ nhất, chuyển đổi số với mục đích giúp cuộc sống người dân thuận tiện hơn. Mô hình này được nhìn thấy rõ khi ngày càng nhiều các hoạt động chuyển đổi số được triển khai, điển hình như Chính phủ điện tử, thanh toán điện tử, thương mại điện tử, thành phố thông minh cũng như nhiều sáng kiến số khác về quản lý giao thông. Những sáng kiến này về cơ bản là từ Chính phủ hoặc các nhà phát triển lớn của ngành, ví dụ như ngân hàng. Thứ hai, chuyển đổi số với mục đích nâng cao hiệu quả và tăng tính cạnh tranh. Mô hình này được áp dụng trên tất cả các ngành, ví dụ như sản xuất hoặc khách sạn, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và cải thiện năng suất. Điển hình, việc áp dụng kinh tế số trong ngành du lịch nhằm đảm bảo an toàn cho du khách cũng như phục hồi ngành du lịch giai đoạn hậu Covid-19. Về cơ hội thì có quá nhiều để liệt kê, bao gồm tất cả các lĩnh vực chưa được số hoá, cùng với những cải tiến đối với các lĩnh vực đã được số hoá. Ngoài ra, Chính phủ điện tử, đặc biệt là thuế và hải quan, cấp phép cho các nhà đầu tư mới cả trong và ngoài nước, cấp phép sản phẩm, thành phố thông minh cũng sẽ là những cơ hội đặc biệt của Việt Nam. Bên cạnh đó, số hóa sẽ là chìa khóa giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình. Thực tế, một trong những chìa khóa để tránh bẫy thu nhập trung bình là cải thiện năng suất và phát triển các ngành kinh tế chủ chốt, chuyển từ sản xuất có giá trị gia tăng thấp sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn. Hiện nay, khi so với các quốc gia ASEAN khác, Việt Nam vẫn chưa ngang hàng về mức độ cải thiện năng suất hàng năm. Trong nhiều năm, mức tăng lương của Việt Nam thậm chí cao hơn cả mức tăng năng suất. Nếu tôi nhớ không nhầm thì mãi cho đến năm 2018 - năm đầu tiên Việt Nam có mức tăng năng suất cao hơn mức tăng lương. Như vậy, số hóa sẽ là cơ hội lớn của Việt Nam. Đối với thách thức, tôi cho rằng đó là việc cân bằng các phân mảng trong nền kinh tế số. Như mọi người đều nhận thấy, chuyển đổi số trong vận tải và thực phẩm thời gian vừa qua đã tăng trưởng rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực giao đồ ăn tại các khu vực đô thị. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào những phân khúc này thì sẽ không tạo ra sự bền vững cho nền kinh tế số, nhất là khi các doanh nghiệp này đạt được điểm tiếp xúc (hay điểm chạm) với khách hàng hơn. Thêm vào đó, sẽ có những cạm bẫy nhất định mà số hóa có thể gây ra. Tuy nhiên, tôi không lo ngại về điều này bởi cơ hội hiện nay lớn hơn rất nhiều. Việt Nam cần tập trung vào điều gì để bắt kịp với nền kinh tế số toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng hiện nay? Việt Nam đang làm rất tốt trong việc bắt kịp nền kinh tế kỹ thuật số mà toàn cầu đang hướng tới. Câu hỏi thực sự ở đây là Việt Nam có thể làm gì để dẫn đầu trong một số lĩnh vực số hóa chứ không chỉ theo kịp. Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn trong việc ban hành Chính phủ điện tử cùng với việc triển khai thành phố thông minh. Đây sẽ là lợi ích chính cho người dân khi đô thị hóa tiếp tục phát triển. Việt Nam từ lâu đã có một khuôn khổ tham vấn Chính phủ với Doanh nghiệp mạnh mẽ, và khuôn khổ chính sách đang phát triển sẽ giúp các doanh nghiệp có những lợi thế để vượt lên phía trước. Theo ông, đâu là điểm sáng trong ngành du lịch Việt Nam vào năm Covid? Các bãi biển vẫn chưa bị cuốn trôi (tôi đùa thôi). Theo tôi thì, mặt sáng của ngành du lịch năm nay chính là việc các doanh nghiệp tập trung vào du lịch nội địa, một mảng mà trước đây thường ít được tập trung. Trong giai đoạn trước đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam chủ yếu tập trung vào khách quốc tế bởi đây là khu vực đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Khi nhìn vào các mảng như marketing hay điều hành tour, các doanh nghiệp du lịch thường tập trung vào phân khúc trung đến cao cấp đối với khách du lịch quốc tế. Trong khi đó, du lịch nội địa lại thường tập trung vào phân khúc bình dân trên thị trường. Nhìn lại năm 2020, mặc dù trong bối cảnh đầy biến động, nhưng điểm sáng của ngành du lịch đó là cộng đồng các doanh nghiệp sẵn sàng hành động cùng nhau. Khi tập trung vào thị trường nội địa, thì đối tượng khách hàng như: người Việt thường đi du lịch nước ngoài trong quá khứ, người nước ngoài không thể về nước hoặc đi sang các nước khác cũng là một thị trường rất lớn mà chúng ta có thể khai thác. Tôi cho rằng, đây là phân khúc mà các khách sạn cao cấp có thể tập trung nhiều hơn nữa. Một điểm sáng nữa đó là các doanh nghiệp đang tìm cách giảm chi phí bằng việc chuyển đổi số, giảm việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nhật Bản là một quốc gia khá tiên tiến trong xu hướng này. Tại các khách sạn Nhật Bản, 3, 4 hay 5 sao, du khách không cần liên hệ trực tiếp với nhân viên để nhận phòng mà tất cả đều qua phương tiện máy móc. Bạn có thể thực hiện các thủ tục như đưa hộ chiếu, trả thẻ tín dụng, lấy chìa khóa phòng… mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Với Việt Nam, tôi cho rằng nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đang cân nhắc việc họ có thể số hóa dịch vụ bằng các phương pháp như nhận dạng khuôn mặt khi đăng ký, hay đi thang máy mà không cần bấm nút… Tôi cho rằng ngành du lịch Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm và có thể làm trong thời gian tới. Ảnh: Trần Minh Lương Vậy đâu là tiềm năng của ngành du lịch trong năm 2021? Du lịch nội địa đang hồi phục trở lại và tôi không chắc liệu có thể đạt được mức trước giai đoạn Covid-19 hay không, nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ đạt được hơn 50 triệu khách du lịch nội địa vào năm nay và khoảng 70-75 triệu khách trong năm tới. Du lịch quốc tế thì tôi cho rằng sẽ phụ thuộc vào việc mở cửa biên giới các nước, và nếu nhanh nhất thì cũng sẽ phải đến cuối quý 3 năm sau mới có thể phục hồi trở lại. Nhìn chung, sẽ có lượng du khách quốc tế nhất định và tôi cũng hy vọng rằng Việt Nam sẽ thiết lập bong bóng du lịch trong khu vực với một số nước vào cuối năm nay. Ngoài ra, việc phát triển vaccine cũng sẽ tác động đến quá trình này. Tuy nhiên, điều này vẫn phụ thuộc vào việc Việt Nam có thể tự sản xuất vaccine hoặc có thể tiếp cận với vaccine giá cả phải chăng nhanh chóng đến mức nào. Năm 2020, làn sóng FDI vào Việt Nam chuyển biến rất nhanh và tích cực. Theo ông, điều gì khiến Việt Nam là điểm đến đặc biệt hấp dẫn như vậy? Việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, EVFTA, UK-Việt Nam FTA, CPTPP và RECP cùng với những hiệp định khác, tất cả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng FDI vào Việt Nam và điều này cũng sẽ được hưởng lợi hơn nữa từ cách xử lý của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Hiện nay, chúng ta có thể thấy những kết quả tích cực trong xuất khẩu từ việc tăng đầu tư vào lĩnh vực điện tử, điều này đã giúp đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu hàng năm trong năm nay. Chính phủ đang nhanh chóng hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thông qua tăng chi tiêu công và cũng đảm bảo có quỹ đất để phát triển hơn nữa các khu công nghiệp. Tôi cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thành lập và hoạt động kinh doanh cũng như khuyến khích các doanh nghiệp có giá trị gia tăng cao hơn. Vẫn còn rất ít doanh nghiệp có thể là nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam và FDI có thể tăng cường liên kết trong thời gian tới, nhất là khi kinh tế thế giới và trong nước bắt đầu phục hồi? Đây là chủ đề chung của Chính phủ đối với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam từ vài năm nay. Theo tôi, khi có nhiều làn sóng mới đầu tư vào Việt Nam, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các nhà sản xuất chính để mở rộng chuỗi cung ứng, trong đó bao gồm việc liên kết với các nhà sản xuất địa phương. Một ví dụ là việc một số nhà sản xuất điện tử lớn đã chuyển sang Việt Nam để thành lập cơ sở nghiên cứu và phát triển. Quy tắc xuất xứ, các quy định bắt buộc để được hưởng thuế quan ưu đãi cũng sẽ giúp thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các công ty trong nước nhằm có thể cung cấp các bộ phận và linh kiện. Đồng thời, các công ty địa phương cũng sẽ cần nâng cao kỹ năng và thiết lập các quy trình, thủ tục tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Quỳnh Lê
2020-12-27
Quỳnh Lê
Xã hội
cafebiz
Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
https://cafebiz.vn/thong-doc-chi-dao-cac-ngan-hang-giam-chi-tieu-loi-nhuan-de-giam-lai-suat-cho-vay-20201227083211498.chn
Thống đốc chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các khoản cho vay cũ, cho vay trung dài hạn cho doanh nghiệp và người dân. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đề nghị lãnh đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) khẩn trương tổng kết kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đúc rút bài học kinh nghiệm và chủ động xây dựng phương án cho giai đoạn 2021-2025, gửi NHNN xem xét phê duyệt, trong đó chú trọng tập trung nguồn lực và triển khai có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu trong năm 2021 và các năm tiếp theo theo chỉ đạo của NHNN. Ý kiến trên được Thống đốc chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021 vào sáng nay (26/12/2020). Tiếp theo, Thống đốc yêu cầu đối với các TCTD, xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2021 phù hợp với định hướng, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng nêu tại Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của NHNN. Tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với các khoản cho vay cũ, cho vay trung dài hạn cho doanh nghiệp và người dân. Ba là, mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả đi đôi với nâng cao chất lượng, hạn chế nợ xấu phát sinh và đảm bảo tốc độ tăng trưởng theo đúng chỉ tiêu NHNN giao. Tập trung tín dụng cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, phục hồi kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và xử lý nghiêm các sai phạm trong hệ thống TCTD của mình nhằm nâng cao kỷ luật, kỷ cương, ý thức chấp hành pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng, góp phần phòng, chống, ngăn ngừa, hạn chế vi phạm trong ngành Ngân hàng. Thống đốc cũng đề nghị các đơn vị trong ngành quán triệt và thực hiện nghiêm 2 nội dung trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán, đó là đáp ứng tốt nhu cầu tiền mặt, tín dụng, dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp, người dân trong dịp Tết, đảm bảo cho mọi hoạt động thông suốt an toàn, phục vụ nhân dân đón Tết. Tuyệt đối, không tổ chức chúc tết, tặng quà các đơn vị, lãnh đạo NHNN. Ngay sau khi nghỉ Tết, các đơn vị tập trung triển khai thực hiện ngay các kế hoạch, nhiệm vụ được giao, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng tín dụng, dịch vụ ngân hàng ngay từ những tháng đầu năm. Trần Thúy
2020-12-27
Trần Thúy
Xã hội
cafebiz
Giá lúa cao nhất trong lịch sử hơn 30 năm xuất khẩu gạo
https://cafebiz.vn/gia-lua-cao-nhat-trong-lich-su-hon-30-nam-xuat-khau-gao-20201227083345139.chn
Tại Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa tươi OM 5982, OM 6976, IR 50404 … dao động từ 6800 - 7000. Giá chào gạo 5% tấm mức 495 – 500 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất trong hơn 30 năm Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo. Hiện nay các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang vào cuối vụ thu hoạch lúa Thu Đông 2020, đã có khoảng 90% diện tích vụ Thu Đông đã thu hoạch xong. Lượng lúa không dào dồi, nguồn cung đã cạn nên giá lúa được thương lái đẩy lên cao để mua vào. Giá lúa năm nay cao ở mức lịch sử Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, tại thị trường An Giang, giá lúa OM 9577 đang ở mức 7000 đồng/kg; giá lúa OM 9582 dao động từ 6800-7000 đồng/kg; lúa IR 50404 dao động 6700-6900 đồng/kg, lúa OM 6976 đang được thu mua từ 6800 – 7000 đồng/kg, tăng 100 đ/kg so với mấy hôm trước. Các loại gạo ổn định: gạo Hương lài 19500 đồng/kg; gạo sóc thường 14500 đồng/kg. Gạo sóc Thái 17500 đồng/kg; gạo Nàng hoa 16500 đồng/kg. Các thương lái cho biết, hôm nay lượng gạo về ổn định. Nhu cầu hỏi mua các loại gạo thơm nhiều. Các kho và nhà máy đẩy mạnh mua lúa Thu Đông và cọc lúa Đông Xuân. Ông Đỗ Hà Nam. Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Intimex Group cho biết, giá gạo Việt Nam đang ở mức rất cao, nhất là đối với các loại gạo doanh nghiệp có nhu cầu mua để giao hàng. Giá gạo Việt Nam đã vượt qua cả Thái Lan. Việt Nam với lợi thế sản xuất 3 vụ lúa/năm trong khi các nước khác chỉ có 1 hoặc 2 vụ lúa/năm và thu hoạch vào tháng 9, đến tháng 10 đã bán hết. Thông thường vụ Thu Đông rơi vào giai đoạn giáp hạt nên nhu cầu nhập khẩu của các nước như Philippines rất lớn, nhưng sản lượng vụ lúa lại ít nên Việt Nam một mình một chợ. Bên cạnh đó thuế nhập khẩu của Philippines dành cho các nước trong khối ASEAN chỉ 30% trong khi các nước ngoài khối là 50%, nên các nước khác không thể cạnh tranh được với Việt Nam. Cho dù, Philippines thay đổi cơ chế thuế nhập khẩu gạo các nước bằng nhau thì Việt Nam vẫn có lợi thế thị trường gần và khả năng giao hàng tốt. Thái Lan cũng là nước trong khối ASEAN nhưng hiện nay Thái Lan chỉ còn một lượng nhỏ hàng nên chỉ bán cầm chừng và không cạnh tranh được với Việt Nam. Khó nhất là giá thuê container rất đắt Ông Nam cho biết thêm, công ty vừa ký hợp đồng bán 100 ngàn tấn gạo loại 5% giá 510 USD/tấn, giao hàng trong tháng 12 và tháng 1/2021, đến nay công ty đã giao được 70000 tấn. Tuy nhiên, bây giờ vấn đề khó khăn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là giá thuê container rất đắt mà lại không có container để thuê nên công ty phải chuyển qua giao hàng bằng tàu rời. Giá gạo trên thị trường cứ tăng liên tục nếu doanh nghiệp nào mua trước với giá hợp lý thì có lời, còn doanh nghiệp nào lỡ ký bán với giá thấp bây giờ giá lúa gạo tăng cao vẫn phải mua để giao thì chịu lỗ. Tình hình giá gạo biến động tăng như hiện nay, Intimex không dám ký bán xa mà chủ trương mua đâu bán đó. Nếu doanh nghiệp nào ký bán lúc Chính phủ mới cho mở cửa trở lại mà chưa mua được hàng với giá gạo như hiện nay sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp nhỏ tiềm lực kinh tế hạn chế, ông Nam cho biết. Hiện nay, nhu cầu gạo trên thị trường xuất khẩu vẫn cao nhưng đầu ra xuất khẩu gạo đang đối mặt với hai vấn đề: Thứ nhất giá cước cao, và khách hàng Philippines đang ép giá gạo Việt Nam. Song, giá gạo xuất khẩu sẽ còn tốt đến hết vụ Đông Xuân 2021 và không loại trừ tình hình chỉ tốt cho vụ Đông Xuân thôi, khi nhu cầu gạo ở thị trường Philippines ổn định rồi thì giá gạo sẽ bình ổn trở lại. Năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Philippines chiếm khoảng 35%/ tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Nhu cầu gạo của Philippines trong năm 2021 được kỳ vọng sẽ tương tự năm 2020 với lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam tương đương năm 2020 . Philippines vẫn sẽ là khách hàng lớn nhất Việt Nam vì người tiêu dùng Philippines rất chuộng gạo Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 12/2020 ước đạt 423.066 tấn, kim ngạch ước đạt 229,266 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 15,31% về lượng, tăng 0,05 về giá trị. Cộng dồn 12 tháng xuất khẩu gạo ước đạt 6,125 triệu tấn và trị giá 3,058 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 3,78% về khối lượng nhưng tăng 9% về giá trị. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2020, sản lượng đạt 42,8 triệu tấn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 85%, giá xuất khẩu từ 440 USD năm 2019 lên 496 USD/tấn năm 2020. Nguyễn Huyền
2020-12-27
Nguyễn Huyền
Xã hội
cafebiz
Ai đã giúp CEO Alibaba đưa 4000 người vào bẫy đa cấp bất động sản?
https://cafebiz.vn/ai-da-giup-ceo-alibaba-dua-4000-nguoi-vao-bay-da-cap-bat-dong-san-20201227203438732.chn
Tính đến ngày 15-12, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã nhận được 3924 đơn của người tố cáo hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nguyễn Thái Luyện cùng các đồng phạm tại Công ty Alibaba. Quá trình điều tra đã xác định rõ Nguyễn Thái Luyện là đối tượng thành lập Công ty Alibaba, được Sở Kế hoạch đầu tư TP HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số với vốn điều lệ đăng ký là 1 tỉ đồng. Sau đó tăng vốn điều lệ lên 1600 tỉ đồng và Nguyễn Thái Lĩnh (SN 1989, em trai Luyện) làm giám đốc, đại diện pháp luật. Chi phối toàn bộ hoạt động Alibaba Theo Quy định tại Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Alibaba thì Nguyễn Thái Luyện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Luyện đã chỉ đạo một số người thân trong gia đình và cá nhân thuộc Công ty Alibaba đứng tên thành lập thêm 22 pháp nhân khác nhau, cùng chung đặc điểm là đều có cổ phần hoặc vốn góp của Công ty Alibaba và cá nhân người thân hoặc nhân viên. Trong đó, đã sử dụng 10 pháp nhân thực hiện hành vi lừa đảo trong hoạt động kinh doanh bất động sản với vai trò chủ đầu tư; che giấu phương thức, thủ đoạn phạm tội và tẩu tán tài sản, tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Công an đọc lệnh bắt Nguyễn Thái Luyện Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân trực thuộc. Trong quá trình điều hành, Luyện chỉ đạo nhân viên và người nhà, người thân đứng tên thành lập nhiều pháp nhân. Sau đó, tiếp tục chỉ đạo các pháp nhân này đứng tên nhiều dự án không có thật, với mục đích khi có dự án bị chính quyền địa phương cưỡng chế, sẽ không gây ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án khác. Các pháp nhân đều được Luyện kiểm soát chặt chẽ bằng việc chia tỷ lệ vốn góp chính cho Công ty Alibaba hoặc các em ruột của Luyện là Lĩnh, Lực và vợ là Võ Thị Thanh Mai, các giám đốc đứng tên và đại diện pháp luật chỉ nắm giữ phần vốn góp không quá 15% trong tổng vốn điều lệ. Công an khám xét Công ty Alibaba Để đảm bảo điều kiện về vốn khi đăng ký hoạt động kinh doanh bất động sản, Luyện chỉ đạo bộ phận pháp lý thực hiện kê khai vốn điều lệ cho các pháp nhân tối thiểu là 20 tỉ đồng từ nguồn tiền của Công ty Alibaba, thực tế, các thành viên đều không có nguồn vốn góp như tỷ lệ đăng ký. Ngoài ra, Luyện còn chỉ đạo nhân viên dùng một địa chỉ để đăng ký thông tin trụ sở kinh doanh cho nhiều pháp nhân và chi nhánh. Các pháp nhân do Luyện chỉ đạo thành lập đều không hoạt động kinh doanh và kê khai báo cáo thuế, chỉ sử dụng vào hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ đầu tư đối với các dự án không có thật. Luyện khai toàn bộ nguồn thu của Công ty Alibaba đều từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ các dự án không có thật, tự vẽ và phân lô trái pháp luật trên nền đất nông nghiệp. Bộ sậu đắc lực Võ Thị Thanh Mai (vợ Nguyễn Thái Luyện) khai được chồng phân công quản lý bộ phận kế toán; giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động thu, chi của Công ty Alibaba. Toàn bộ chi phí hoạt động của Công ty Alibaba và các pháp nhân liên quan đều phải được sự đồng ý của Luyện, Mai mới duyệt cho bộ phận kế toán chi tiền. Nguồn tiền thu của Công ty Alibaba được chi chủ yếu cho việc trả lương và hoa hồng cho nhân viên; mua đất; trả tiền thuê mặt bằng kinh doanh; trả lãi định kỳ cho khách hàng (phương thức để lôi kéo khách hàng tham gia đầu tư). Quá trình làm việc, Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh đều khai nhận rõ vai trò đồng phạm tích cực, giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện, Võ Thị Thanh Mai trong hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Đối với nhóm các bị can tham gia với vai trò giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện, Võ Thị Thanh Mai thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tư cách là giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân chủ đầu tư, ký kết Hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các khách hàng: Quá trình hỏi cung, các bị can đều đã khai nhận rõ hành vi giúp sức cho Nguyễn Thái Luyện, trong việc ký kết Hợp đồng ủy quyền với cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Khách hàng tố cáo Alibaba Sau đó, tiếp tục ký Hợp đồng Hợp tác kinh doanh với Công ty Alibaba để tiến hành vẽ lập dự án dân cư không có thật, phân lô trái pháp luật, quảng cáo gian dối, chào bán cho khách hàng. Dù đứng tên giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, các bị can đều không được trực tiếp quản lý con dấu. Mọi con dấu, kể cả con dấu tên (nếu có), đều do Võ Thị Thanh Mai trực tiếp quản lý và chỉ giao cho Trang Chí Linh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách pháp lý của Công ty Alibaba sử dụng để đóng dấu lên Hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ký kết với khách hàng. Các bị can không biết pháp nhân do mình đứng tên kê khai, báo cáo và nộp thuế như thế nào; có bao nhiêu nhân viên. Các bị can được chia lợi tiền chiếm đoạt của khách hàng thông qua tiền lương, thưởng, hoa hồng và các lợi ích khác (chế độ sử dụng xe ô tô của Công ty, cước phí điện thoại...). Toàn bộ giấy tờ ký kết, đều do bộ phận pháp lý soạn thảo và các bị can ký theo chỉ đạo của Luyện, con dấu của các pháp nhân do Võ Thị Thanh Mai, Trang Chí Linh quản lý, đóng. Sau khi ký Hợp đồng ủy quyền, Hợp đồng hợp tác kinh doanh; theo chỉ đạo của Luyện, các bị can ký tiếp ủy quyền cho Trang Chí Linh để sử dụng con dấu chữ ký tên của mình, con dấu các Công ty, đóng trên từng bản Hợp đồng thỏa thuận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất với khách hàng. Từ đây, khách hàng tin, nộp tiền và bị Công ty Alibaba chiếm đoạt. Qua làm việc, Trang Chí Linh - Phó Tổng Giám đốc phụ trách pháp lý của Công ty Alibaba khai nhận phù hợp với các bị can trên. Hành vi của bị can đập hết cho chị, đốt hết cho chị Bị can Nguyễn Huỳnh Tú Trinh được biết đến với phát ngôn sốc Đập hết cho chị, đốt hết cho chị khi ra lệnh cho đàn em tấn công xe công vụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Quá trình điều tra xác định, tháng 5-2018, Trinh đứng tên nhận chuyển nhượng các thửa đất tại tỉnh Đồng Nai của 2 cá nhân từ nguồn tiền của Công ty Alibaba. Sau đó, Trinh ký Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng, tách thửa, phân lô cho Võ Thị Thanh Mai làm chủ đầu tư cho dự án dân cư không có thật, đặt tên là khu dân cư Alibaba Long Phước 15. Cùng ngày, Mai ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh với Nguyễn Thái Lĩnh để tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị, ký hợp đồng bán nền đất không có thật nêu trên cho khách hàng. Toàn bộ hoạt động trên đều do Nguyễn Thái Luyện trực tiếp chỉ đạo Trinh, Mai và Lĩnh thực hiện. Kết quả điều tra đến nay đã làm rõ, tại dự án Alibaba Long Phước 15, Công ty Alibaba đã tự ý vẽ lập 171 nền đất thổ cư, đã chuyển nhượng được 154 nền, thu về tổng số tiền hơn 95,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, để tránh hoạt động tố giác của khách hàng về việc chuyển nhượng đất trái quy định pháp luật, khi đến thời hạn bàn giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Công ty Alibaba đã thu mua lại 153 nền, số tiền 93,7 tỉ đồng, chiếm đoạt của 1 bị hại số tiền 2 tỉ đồng. Trong thời gian làm việc, do am hiểu thủ tục pháp lý trong việc đăng ký kinh doanh, Trinh được Luyện chỉ đạo làm thủ tục đăng ký thành lập phần lớn các pháp nhân trực thuộc Công ty Alibaba. Phạm Dũng
2020-12-27
Phạm Dũng
Xã hội
cafebiz
Doanh nghiệp BĐS “miệt mài” làm nhà cao cấp, bỏ ngỏ nhà ở xã hội?
https://cafebiz.vn/doanh-nghiep-bds-miet-mai-lam-nha-cao-cap-bo-ngo-nha-o-xa-hoi-20201227111643701.chn
Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay, hiện cả nước có gần 5000 dự án nhưng rất ít dự án có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2, trong khi nhu cầu của loại hình giá này rất cao từ 70-80%. Theo Bộ Xây dựng, cơ cấu sản phẩm BĐS hiện nay đang chưa hợp lý. Thị trường đang có biểu hiện dư cung ở một số phân khúc BĐS cao cấp, rất thiếu phân khúc nhà ở thương mại giá thấp và nhà ở xã hội. Một số doanh nghiệp vẫn tập trung đầu tư vào các loại hình BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng, chưa coi trọng đầu tư vào phân khúc nhà ở bình dân giá rẻ, nhà ở cho thuê, nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho đại bộ phận người dân còn hạn chế về thu nhập, nhất là ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế. Hiện nay, nhà ở có giá trên 25 triệu đồng/m2 khảo sát nhu cầu chỉ chiếm 20-30%, còn phân khúc giá dưới 25 triệu đồng/m2 chiếm 70% nhu cầu. Cả nước có gần 5000 dự án BĐS, nhưng có mấy dự án có giá dưới 25 triệu đồng/m2?. Nguồn lực để tập trung cho loại hình này cũng rất ít, ông Khởi nhấn mạnh. Theo Bộ Xây dựng, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 5 năm qua mới đạt chưa được 50% mục tiêu đề ra. Nhà thương mại giá rẻ cũng đang thiếu gay gắt. Về chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công nhân khu công nghiệp, Bộ Xây dựng cho biết cả nước đã hoàn thành 249 dự án, quy mô xây dựng khoảng 104200 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 5210000 m2. Hiện tại, đang tiếp tục triển khai 264 dự án, quy mô xây dựng khoảng 219000 căn hộ, với tổng diện tích khoảng 10950000 m2 sàn. Ông Nguyễn Mạnh Khởi Tuy nhiên, với tổng diện tích hơn 5,21 triệu m2 nhà ở xã hội đã xây dựng thì mới chỉ đạt được khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 (12,5 triệu m2). Chia sẻ tại hội thảo Phân khúc BĐS nào phù hợp trong thời gian tới, ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó giám đốc Sở Xây dựng Tp.HCM cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu của người dân ở Tp.HCM về nhà ở xã hội là 80000 căn, nhưng thành phố chỉ mới hoàn thành và đưa vào sử dụng được 17900 căn hộ, chỉ đáp ứng được 22,3% nhu cầu. Theo ông Khiết, nhà ở tại TP.HCM có đặc thù là nhà ở phát triển tự nhiên, nhằm phát triển theo chức năng kinh tế xã hội, ngoài ra còn có đặc thù về nhu cầu xây dựng mới chỉnh trang đô thị. Vào giai đoạn 2016-2020, là giai đoạn nhà ở xã hội phát triển mạnh mẽ, Tp.HCM đã có 23 dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng cho thị trường 1,15 triệu m2 sàn, tương ứng 17900 căn hộ. Ông Khiết cho rằng, số lượng các căn hộ nhà ở xã hội hoàn thành mặc dù chưa thể đáp ứng hết nhu cầu rất lớn về nhà ở của các nhóm đối tượng có nhu cầu về nhà ở xã hội (nhu cầu giai đoạn 2016-2020 là 80000 căn hộ), nhưng đã giải quyết một phần nhu cầu nhà ở của một bộ phận người có thu nhập thấp và cán bộ công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, nhìn chung kết quả phát triển nhà ở tại thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu rất lớn về nhà ở, chưa đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố. Công tác quản lý, vận hành, bảo trì nhà ở sau đầu tư xây dựng còn nhiều khó khăn trong thực tiễn. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của đô thị đặc biệt với sự gia tăng dân số 2 triệu dân trong giai đoạn 2021-2030 và khắc phục những hạn chế trong phát triển 10 năm qua, ông Khiết cho rằng cần xây dựng chương trình nhà ở Tp.HCM giai đoạn 2021-2030 nhằm đề ra quan điểm, định hướng phát triển nhà ở. Việc xây dựng chương trình này để đưa ra vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của thành phố hàng năm và từng giai đoạn, góp phần thực hiện chiến lược nhà ở quốc gia. Hạ Vy
2020-12-27
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Phân khúc nào phù hợp với thị trường BĐS trong thời gian tới?
https://cafebiz.vn/phan-khuc-nao-phu-hop-voi-thi-truong-bds-trong-thoi-gian-toi-20201227090658967.chn
Nhiều NĐT quan tâm, thời gian tới nên đầu tư vào phân khúc nào là ổn, đặc biệt trước bối cảnh nguồn cung dự án ngày càng khan hiếm ở các đô thị lớn. Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R&D DKRA Vietnam cho rằng, trong thời gian tới, việc phát triển phân khúc căn hộ là điển hình, vì đây vẫn là phân khúc chủ đạo của thị trường BĐS. Tuy nhiên, căn hộ hạng C, căn hộ vừa túi tiền (giá dưới 25 triệu đồng/m2) thì không còn nữa. Còn căn hộ có giá trên dưới 35 triệu đồng/m2 mới mở bán thì được khách hàng lựa chọn, tìm mua nhiều nhất. Mặc dù vậy, phân khúc này cũng gần như không còn. Dự án giá 30 triệu đồng/m2 (chưa VAT) thì ở rất xa, chỉ ở những khu vực vùng ven hoặc tỉnh lân cận Tp.HCM. Theo ông Hoàng, với tình hình hiện tại, dự kiến năm 2012 căn hộ hạng C vẫn chưa có nguồn cung. Phân khúc từ 35 - 40 triệu đồng/m2 vẫn còn nhưng ngày càng ít. Trong khi đó, một số chủ đầu tư đang chuẩn bị thủ tục, quy trình như thế nào để ra được hàng mới là vấn đề. Hiện nay, phân khúc tập trung đáp ứng nhu cầu của người mua nhà lần đầu, ở thực vẫn sẽ được ưa chuộng trong thời gian tới, đây là sản phẩm thị trường cần. Nếu giải quyết vấn đề mua để ở thì thị trường thứ cấp giảm bớt rất nhiều. Cần phải có chính sách cho người mua để ở lần đầu, ông Hoàng chia sẻ. Cùng quan điểm, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho hay, phân khúc nhà ở trung bình được ưa chuộng nhất. Phân khúc này đang hết cung, có nghĩa là được ưa chuộng nhất thì mới hết cung, vì nó phù hợp với đại đa số cầu hiện nay. Còn phân khúc nào Chính phủ suốt ngày đau đáu suy nghĩ để phát triển thì đó cũng là phân khúc phù hợp, bởi giá trung bình phù hợp với đại đa số cầu. Về mặt Nhà nước, nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ là phân khúc cần quan tâm, trong đó có cả việc cải tạo nâng cấp chung cư cũ. Đây là chính sách lớn vì nó liên quan đến an sinh xã hội. Chính sách của nhà nước là quan tâm về phân khúc này, nhưng cần điều chỉnh đôi chút về chính sách, ông Hùng nhấn mạnh. Còn ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam chia sẻ, cần có nhiều giải pháp để thúc đẩy các dự án nhà ở giá thấp, giá bình dân để nguồn cung trở lại thị trường, cân bằng giá. Được biết, ở Tp.HCM hiện nay có những căn hộ có chất lượng bình dân nhưng bán giá cao, không phù hợp với thị trường. Về phát triển nhà ở giá rẻ, ông Đính cho rằng trong lõi đô thị không nên phát triển nhà ở bình dân, bởi đô thị sang trọng, hiện đại thì không thể đồng nghĩa bình dân được. Chúng ta tạo ra tự nhiên bằng việc đầu tư, tạo ra những khu vực có giá trị, đẳng cấp, tạo ra đô thị hiện đại hơn. Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm, trong 5 năm, 10 năm tới thì nhu cầu về nhà ở tăng cao và phân khúc nào cũng có nhu cầu, kể cả cao cấp, bình dân, nhà ở xã hội, nhà công nhân… Nhà ở cho công nhân trong thời gian tới cần được quan tâm vì chúng ta đang đón dòng vốn nước ngoài. Việc đầu tư vào phân khúc nhà ở công nhân thời gian tới sẽ rất sôi động. Hiện nay, giá thành nhà ở đang tăng rất cao. Nguyên nhân giá nhà tăng vì nhiều yếu tố như cung cầu, pháp lý, vốn, đất đai. Bên cạnh các yếu tố trên, giá nhà tăng còn do yếu tố kỹ thuật như việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, căn hộ xanh, an toàn… Việc tiêu chuẩn cao kéo theo giá thành nhà ở cao, cứ đà tăng như thế này thì thị trường rất khó khăn. Tuy vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cũng rất quan tâm khi sửa đổi nhiều quy định liên quan đến thị trường bất động sản như sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Đất đai, sửa đổi quy định chấp thuận đầu tư hay ban hành Nghị định 148/NĐ-CP… Việc Chính phủ sửa đổi các nghị định là rất quan trọng, bởi nó giải quyết được một loạt vấn đề. Từ việc sửa đổi các quy định, hy vọng vướng mắc, khó khăn các dự án nhà ở được tháo gỡ, thúc đẩy thị trường. Còn làm sao để giảm giá nhà xuống thì phải tăng nguồn cung, điều chỉnh chính sách và có cơ chế hỗ trợ các phân khúc. Những cơ chế, chính sách là rất quan trọng vì thị trường BĐS liên quan đến nhiều lĩnh vực. Chính sách thì có, rất hay nhưng thực hiện kém. Nhiều doanh nghiệp cũng trăn trở khi giá quá cao thì dễ dẫn đến khủng hoảng, bong bóng, ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp, ông Hà nhấn mạnh. Hạ Vy
2020-12-27
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Chủ đầu tư nói gì sau gần 3 năm dự án Đức Long Golden Land 'đắp chiếu'?
https://cafebiz.vn/chu-dau-tu-noi-gi-sau-gan-3-nam-du-an-duc-long-golden-land-dap-chieu-20201227080429029.chn
Dự án Đức Long Golden Land bị cơ quan chức năng buộc dừng thi công từ đầu năm 2018 do vướng nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện. Đến nay, sau gần 3 năm đắp chiếu, đại diện chủ đầu tư vừa cho biết, dự án vẫn chưa thể triển khai vì còn vướng phần đất do nhà nước trực tiếp quản lý. Nhiều lùm xùm tại dự án Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn , dự án Đức Long Golden Land (tên gọi khác là Trung tâm thương mại dịch vụ và căn hộ cao cấp Sunshine Apartment) tọa lạc tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM. Dự án do Công ty CP đầu tư xây dựng Vạn Gia Long (Công ty Vạn Gia Long) làm chủ đầu tư (thành viên của Đức Long Gia Lai Land - công ty được đầu tư bởi Tập đoàn Đức Long Gia Lai) được Sở Xây dựng TP.HCM cấp phép xây dựng theo giấy phép số 254/GPXD ngày 28/11/2017. Tuy nhiên, dù công trình đã thi công được một phần sàn tầng hầm, tầng lửng hầm nhưng do vướng nhiều sai phạm trong quá trình thực hiện đã bị cơ quan chức năng cho ngừng thi công từ tháng 2/2018 và khiến dự án phải đắp chiếu cho đến nay. Dự án Đức Long Golden Land tọa lạc tại phường Tân Thuận Tây, quận 7, TP.HCM. Liên quan đến lùm xùm xảy tại dự án, thời điểm giữa tháng 9/2018, UBND TP.HCM đã lập đoàn kiểm tra để làm rõ những dấu hiệu vi phạm tại dự án Đức Long Golden Land sau khi nhận được đơn tố cáo của công dân. Tại báo cáo của Thanh tra TP.HCM cho biết, UBND thành phố đã chấp thuận cho Công ty Vạn Gia Long thực hiện dự án trung tâm thương mại - căn hộ tại khu đất có diện tích khoảng 7530 m2 thuộc phường Tân Thuận Tây vào năm 2009. Đến năm 2014, Công ty Vạn Gia Long có văn bản xin mở rộng quy mô diện tích từ 7530 m2 lên hơn 11623 m2. Sau đó, Sở Xây dựng có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM công nhận Công ty Vạn Gia Long được làm chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại - Dịch vụ và căn hộ cao cấp Sunshine Apartment tại phường Tân Thuận Tây có diện tích 11623 m2 và đã được UBND thành phố công nhận Công ty Vạn Gia Long là chủ đầu tư dự án. Đến ngày 12/10/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản trình UBND thành phố về việc Công ty Vạn Gia Long xin sử dụng đất thực hiện dự án. Trên cơ sở này, UBND TP.HCM chấp thuận cho Công ty Vạn Gia Long được sử dụng khu đất có tổng diện tích hơn 10691 m2 tại phường Tân Thuận Tây để thực hiện dự án. Trong đó, giao cho Công ty Vạn Gia Long 6641,1 m2 đất do nhà nước trực tiếp quản lý, phần diện tích đất còn lại, Công ty Vạn Gia Long thỏa thuận, nhận chuyển nhượng của hộ gia đình, cá nhân, để thực hiện dự án. Theo đó, Công ty Vạn Gia Long đã lập hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường xin công nhận thêm diện tích hơn 872 m2. Nhưng chưa được UBND TP.HCM chấp thuận đề xuất của công ty. Dù vậy, công trình này đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép phần ngầm, được phép xây dựng 2 tầng hầm và sàn tầng trệt. Bên trong dự án Đức Long Golden Land bị ngừng thi công sau gần 3 năm khi chỉ mới xây dựng được một phần sàn tầng hầm, tầng lửng hầm. Trong quá trình thi công, UBND phường Tân Thuận Tây đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định 1265/2017 về việc đình chỉ thi công xây dựng công trình, lý do chủ đầu tư vi phạm tại một phần thửa 59, 60, 82 tờ bản đồ số 15 phường Tân Thuận Tây. Với hành vi trên, UBND quận 7 ban hành quyết định xử phạt 40 triệu đồng, buộc công ty ngừng thi công xây dựng công trình và tự phá dỡ phần xây dựng vi phạm tại một phần thửa 59, 60, 82. Đến đầu năm 2018, công ty lại tiếp tục đào đất phần diện tích tại vị trí từ trục D’ + 3300 đến ranh lộ giới cầu Tân Thuận 2 (diện tích vi phạm 140 m2), thanh tra sở đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công xây dựng công trình vi phạm vì tại vị trí trên chưa được công nhận quyền sử dụng đất; đồng thời ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 40 triệu đồng. Ngoài ra, Thanh tra TP.HCM còn xác định, Công ty Vạn Gia Long còn có dấu hiệu đưa dự án vào kinh doanh khi chưa đủ điều kiện. Thanh tra thành phố cho hay, theo tài liệu do Sở Xây dựng cung cấp cho thấy đến tháng 11/2017, công trình mới được cấp phép xây dựng phần ngầm nhưng trước đó chủ đầu tư đã rao bán, nhận tiền đặt cọc giữ chỗ của khách hàng. Đối chiếu với quy định thì công trình chưa hoàn thành xây dựng phần móng, do đó chưa đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh căn hộ. Chưa dừng lại ở đó, đến cuối năm 2018, UBND TP.HCM đã giao Công an TP.HCM chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục điều tra làm rõ trên cơ sở nội dung đã được Thanh tra TP.HCM phát hiện. Báo cáo kiến nghị xử lý theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, giao Sở Xây dựng TP.HCM chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát toàn bộ pháp lý dự án, đề xuất các nội dung, thủ tục để dự án được tiếp tục triển khai thực hiện với điều kiện không được làm ảnh hưởng đến công tác điều tra… Chủ đầu tư nói gì? Thông tin về dự án Đức Long Golden Land, ông Nguyễn Sĩ Toàn, Tổng giám đốc công ty Vạn Gia Long (đại diện chủ đầu tư) cho biết, thời gian qua công ty đã làm việc với các sở ngành và UBND TP.HCM để xin phê duyệt các bước pháp lý để thực hiện dự án. Tuy nhiên, vì dự án có đất thuộc rạch, mặt nước hoang xen cài bên trong do nhà nước trực tiếp quản lý. Dù đã được UBND TP.HCM giao đất (bao gồm cả phần đất do Nhà nước trực tiếp quản lý này) để thực hiện dự án. Đồng thời, UBND quận 7 không có văn bản thông báo cho Sở Tài nguyên Môi trường là quận 7 không có nhu cầu sử dụng phần đất trên do đó giao cho Công ty Vạn Gia Long sử dụng thực hiện dự án là đúng nhu cầu kế hoạch sử dụng đất năm 2017 đã được UBND thành phố phê duyệt, nhưng đến nay vấn đề này chưa được giải quyết. Dự án hiện vẫn đang được vây tôn và chưa biết ngày nào sẽ được thi công trở lại. Tất cả các bước pháp lý dự án tiếp theo đều yêu cầu giải quyết vấn đề đất do nhà nước trực tiếp quản lý. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến toàn bộ các bước pháp lý dự án cần có để triển khai. Sự việc này là trường hợp bất khả kháng nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty, ông Toàn thông tin. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc công ty Vạn Gia Long cũng cho biết thêm, hiện nay, trong bối cảnh các dự án tại TP.HCM đang bế tắc chưa có hướng tháo gỡ, đặc biệt là các dự án có đất do nhà nước trực tiếp quản lý chưa có cơ chế xử lý. Công ty đã nỗ lực liên hệ với các Sở ngành, UBND thành phố để có hướng xử lý nhưng chưa được phản hồi. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục kiến nghị UBND TP.HCM áp dụng cơ chế phù hợp với các dự án có sử dụng phần đất do nhà nước quản lý trước thời điểm năm 2013 để được tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Việc chậm trễ này đang gây thiệt hại rất lớn về mọi mặt cho công ty cũng như khách hàng, nhưng công ty sẽ nhanh chóng hoàn thành các thủ tục còn lại của dự án, để tập trung đầu từ xây dựng, sớm đưa dự án khai thác trở lại, Tổng giám đốc công ty Vạn Gia Long chia sẻ. Ngoài ra, liên quan đến chủ đầu tư của dự án Đức Long Golden Land là Công ty Vạn Gia Long, thành viên của Đức Long Gia Lai Land được đầu tư bởi Tập đoàn Đức Long Gia Lai, một trong những đại gia nổi tiếng tại phố núi Gia Lai. Theo tìm hiểu, Tập đoàn Đức Long Gia Lai hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con với hơn 30 công ty thành viên, 4 công ty liên kết hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau như nông nghiệp, năng lượng, sản xuất linh kiện điện tử, xây dựng... Đặc biệt, Tập đoàn có 5 công ty thành viên trụ sở đặt tại nước ngoài: 2 công ty tại TP. Đông Quản và TP. Thẩm Quyến (Trung Quốc), Hồng Kông, Hàn Quốc và Mỹ. Trong đó, Đức Long Gia Lai Land được đầu tư bởi Tập đoàn Đức Long Gia Lai, sở hữu nhiều quỹ đất lớn, nằm ở các vị trí đắc địa tại các thành phố lớn của Việt Nam như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… ​Các dự án của công ty này tập trung ở 3 dòng sản phẩm chính bất động sản chung cư, liền kề; bất động sản dịch vụ thương mạ và bất động sản nghỉ dưỡng. Theo thông tin giới thiệu trên website của doanh nghiệp này, quỹ đất mà doanh nghiệp có được chủ yếu đến từ việc được chọn làm nhà đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức BT, PPP, đặc biệt là các dự án tại các khu vực quận 1, 2, 4, 7, 8, 10 (TP.HCM). Được biết, hiện ngoài các dự án lớn doanh nghiệp này đang triển khai tại TP.HCM như dự án Đức Long New Land (quận 8), Đức Long Golden Land (quận 7), Đức Long Western Park (quận BÌnh Tân)... mới đây, Đức Long Gia Lai Land còn có ý định ồ ạt đổ bộ vào Bà Rịa Vũng Tàu với việc đầu tư hàng loạt dự án lớn như khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Bình An - Phước Bửu, dự án quần thể du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Lộc An; dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Suối ớt... Lý Tuấn
2020-12-27
Lý Tuấn
Kinh doanh
cafebiz
Mặt tối của thành phố tăng trưởng nhanh nhất Trung Quốc: Bong bóng bất động sản và tình trạng đầu cơ bùng nổ
https://cafebiz.vn/mat-toi-cua-thanh-pho-tang-truong-nhanh-nhat-trung-quoc-bong-bong-bat-dong-san-va-tinh-trang-dau-co-bung-no-20201228194706748.chn
Đà tăng trưởng nhanh chóng của Tây An phản ánh cách chính quyền địa phương đang nỗ lực thúc đẩy phát triển, đồng thời làm dấy lên những câu hỏi về tính bền vững. Thành phố Tây An (Thiểm Tây – Trung Quốc) hiện vẫn là một điểm sáng về tăng trưởng ở 1 quốc gia đang hồi phục sau cú sốc của đại dịch Covid-19. Tây An là địa danh với Đội quân đất nung, nằm ở miền trung Trung Quốc, cách bờ biển của Thượng Hải hơn 1200km. Theo Wind Information, GDP của thành phố này tăng 4,5% trong 3 quý đầu năm, nhanh nhất trong số các thành phố của Trung Quốc. GDP Bắc Kinh tăng 0,1%, trong khi Thượng Hải giảm 0,3% trong 9 tháng đầu năm. GDP Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay. Công nghệ Perry Wong – giám đốc điều hành bộ phận nghiên cứu tại Milken Institute, nhận định, sản xuất giá trị cao trong các ngành như hàng không và dược phẩm, cùng cơ sở hạ tầng giao thông đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của Tây An. Trong bảng xếp hạng của Millken về Các thành phố có hoạt động kinh tế tốt nhất của Trung Quốc công bố hôm 17/12, Tây An đã vươn lên vị trí thứ 4, tăng từ vị trí thứ 6 vào năm ngoái và thứ 9 vào năm 2018. Wong cho biết, lượng vốn FDI cao cũng là một yếu tố thúc đẩy đà tăng trưởng của Tây An. Trong 3 quý đầu năm, Tây An cho biết họ sử dụng 6,58 tỷ USD vốn nước ngoài, tăng 7,2% so với năm trước. Trong khi lượng vốn FDI được sử dụng trên toàn quốc tăng 2,5% lên 103,26 tỷ USD, theo số liệu chính thức Samsung đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Tây An – nơi tập đoàn này vận hành cơ sở sản xuất và nghiên cứu mảng bán dẫn. Theo Korea Herald, tập đoàn này được cho là đang đẩy mạnh đầu tư và cử thêm hàng trăm kỹ sư đến thành phố vào đầu năm nay. Ngoài ra, 1 số công ty công nghệ cao Trung Quốc cũng được đặt trụ sở tại Tây An, bao gồm nhà sản xuất phụ tùng máy bay Chenxi Aviation, AVIC XAC và Western Superconductor – công ty sản xuất các sản phẩm từ titan và nghiên cứu các ứng dụng trong hàng không vũ trụ, y tế và các ngành khác. Nhà ở Để hỗ trợ các công ty công nghệ cao thu hút nhân tài và giúp thành phố này phát triển mạnh mẽ, chính sách của chính phủ đã tạo điều kiện cho các sinh viên mới tốt nghiệp dễ dàng định cư và mua nhà tại Tây An. Người dân Trung Quốc vốn có tư tưởng gắn bó với nơi sinh ra thông qua hệ thống hộ khẩu (hukou). Hệ thống này gây khó khăn cho những người di cư đến các thành phố lớn như Bắc Kinh trong việc mua nhà hoặc cho con đi học tại địa phương. Yimin Zhao – giáo sư dự bị ngành quản lý và quy hoạch đô thị tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết, việc nới lỏng các hạn chế về vấn đề hộ khẩu là 1 chiến lược trong cuộc chạy đua tăng trưởng giữa các khu vực đô thị đang phát triển. Ông nói thêm: Họ đang cạnh tranh với nhau không chỉ để thu hút vốn, công nghệ cao mà còn cả nhân tài. Theo Zhao, trong hệ thống phát triển của Trung Quốc, dân số tăng cao sẽ cho phép chính quyền địa phương mở rộng những giới hạn của thành phố, lấy thêm đất để xây dựng và thu lời từ các thương vụ bất động sản. Theo Sweetome Hurun Global Price Index, do nhu cầu cao và có khả năng tình trạng đầu cơ diễn ra, giá nhà tại Tây An đã tăng 46% trong 3 năm đến năm 2019. Báo cáo thường niên của Sweetome và báo cáo theo dõi tài sản của Hurun cho thấy Tây An giữ vị trí thứ 3 toàn cầu vào năm ngoái khi giá bất động sản tăng 19,7%. Trong năm nay, mức tăng tiếp tục diễn ra nhưng với tốc độ chậm hơn. Theo Cục Thống kê Quốc gia, giá nhà ở thương mại tại thành phố này tăng 7,1% trong tháng 11 so với 1 năm trước. Đây là 1 trong những thành phố có mức tăng mạnh nhất trong số 70 thành phố lớn và vừa. Yuan Guoqian – chủ tịch công ty Xi’an Xiaoyuan Technology, cho biết, lượng người mua và sự tăng trưởng quá nhanh đã thu hút rất nhiều nhà đầu cơ, tạo ra bong bóng về giá cả, đồng thời gây nên các vấn đề giao thông và an toàn cho 1 thành phố quá đông đúc. Thách thức về tăng trưởng Sự nổi tiếng của Tây An đối với khách du lịch – nhóm khách hàng tiềm năng của các nhà phát triển bất động sản, cũng là một nhược điểm sau đại dịch. Trong năm nay, thành phố này vẫn là 1 trong 10 điểm đến du lịch nổi tiếng nhất tại Trung Quốc, theo trang web đặt phòng Trip.com. Nhưng kể từ tháng 6, hoạt động đăng ký kinh doanh mới tại Tây An giảm khoảng 40% so với 1 năm trước, trong khi Thành Đô và Trung Khánh lần lượt tăng 15% và 7%. Mao Wei – tổng giám đốc khu du lịch Zhonghua County cách Tây An khoảng 1h lái xe, chia sẻ: Nền kinh tế năm nay không tốt như những năm trước, do đó chi tiêu của người tiêu dùng sẽ bị giới hạn. Ông cho biết, lượng khách bắt đầu tăng từ tháng 4, nhưng ông dự kiến lợi nhuận từ dự án phát triển dài hạn tại Tây An sẽ ở mức cao, cho đến khi người dân bắt đầu ở lại khách sạn của thành phố này nhiều hơn và các khu dân cư, thương mại được hoàn thiện. Tham khảo CNBC Theo Lục Lam
2020-12-28
Theo Lục Lam
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
GRDP Hà Nội năm 2020 cao gấp 1,5 lần cả nước
https://cafebiz.vn/grdp-ha-noi-nam-2020-cao-gap-15-lan-ca-nuoc-20201228133207436.chn
Dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương để triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đã khai mạc vào sáng nay (28/12). Tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Thành phố. Ông Chu Ngọc Anh cho biết, TP. Hà Nội đã triển khai một cách nghiêm túc và chủ động, bám sát tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, về cơ bản Thành phố đã đạt được mục tiêu tổng quát, mục tiêu kép với những kết quả quan trọng, toàn diện trong đó nhiều chỉ tiêu hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Về thực hiện các chỉ tiêu cân đối lớn về kinh tế, năm 2020, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố ước thực hiện 279359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân Thành phố giao, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019. Kinh tế phục hồi khá nhanh sau hai đợt thực hiện dãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, khi tháng 4 các chỉ số tăng trưởng giảm sâu, sau đó nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng từ tháng 5; tháng 8, một số chỉ tiêu giảm so tháng 7 nhưng không giảm nhiều, từ tháng 9 sau đó đã lấy lại đà tăng trưởng. Thành phố tiếp tục chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội trong quý IV.Kết quả, GRDP quý IV tăng trưởng bứt phá so với các quý trước (quý I tăng: 4,43%; quý II tăng 2,41%; quý III tăng 3,31% và quý IV tăng 5,51%); tính chung GRDP năm 2020 ước tăng 3,94% - cao gấp khoảng 1,5 lần mức tăng của cả nước. Trong đó, dịch vụ tăng 3,10%, công nghiệp tăng 5,64%, xây dựng tăng 8,66%, nông nghiệp tăng 4,20%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,15%. Những thành tựu về kinh tế nêu trên cũng nhờ sự thu hút đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Hà Nội đạt 68,8 điểm (tăng 3,4 điểm so với năm trước), duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Trong 10 chỉ số thành phần PCI, có 8 chỉ số cải thiện tăng hạng. Đặc biệt, Hà Nội đã triển khai tổ chức Hội nghị Hà Nội 2020 - hợp tác và phát triển ngày 27/6, ngay sau khi dịch Covid-19 được khống chế và thiết lập trạng thái bình thường mới nhằm thu hút đầu tư, phục hồi và thúc đẩy kinh tế phát triển. Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh cho biết, năm 2021, TP. Hà Nội sẽ thực hiện năm chủ đề: Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển và xây dựng 23 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội, trong đó, phấn đấu GRDP tăng khoảng 7,5%. Trong đó, tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Phát triển sự nghiệp văn hóa, thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện tốt an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân. Tăng cường xây dựng, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công; tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Ngay từ đầu tháng 1/2021, TP. Hà Nội sẽ ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ. Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã có 3 nội dung báo cáo về Bộ Chính trị: Xung quanh định hướng điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Hà Nội dự kiến tháng 12/2021 để báo cáo Bộ Chính trị; sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Thủ đô dự kiến tháng 12/2021; báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 11 về phương hướng nhiệm vụ phát triển thủ đô giai đoạn 10 năm qua để chuẩn bị cho 10 năm tiếp theo. TP. Hà Nội đề nghị Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc triển khai kết hoạch đầu tư công trung hạn, theo Điều 89, Luật Đầu tư công, hiện nay có bất cập là dự án cho 2 kỳ kế hoạch đầu tư liên tiếp phải bảo đảm tổng số giá trị, tổng mức đầu tư của chương trình dự án được thực hiện kế hoạch đầu tư công của giai đoạn sau không vượt quá 20% giai đoạn trước; về Quy hoạch Hà Nội 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn 2045 liên quan đến bố trí vốn, thẩm định dự toán; kiến nghị Bộ Nội vụ trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Nghị quyết 97 của Quốc hội thí điểm mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội... Nhã Mi
2020-12-28
Nhã Mi
Xã hội
cafebiz
Chủ đầu tư Artemis Lê Trọng Tấn bị tố bán một căn hộ cho nhiều người
https://cafebiz.vn/chu-dau-tu-artemis-le-trong-tan-bi-to-ban-mot-can-ho-cho-nhieu-nguoi-20201228171837342.chn
Mới đây, CTCP ACC – Thăng Long (nay là CTCP Đầu tư MHL) và ông Võ Đông Tùng - Phó TGĐ đã bị tố có dấu hiệu lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của khách hàng tại dự án The Artemis số 3 Lê Trọng Tấn. Một căn hộ bán cho hai người Theo đơn tố giác tội phạm của ông Nguyễn Khắc Minh - Khách hàng mua nhà: Ngày 10/3/2017, ông Nguyễn Khắc Minh và chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần ACC - Thăng Long (nay là Công ty Cổ phần đầu tư MHL) đã ký Hợp đồng mua bán số 34/A7-10/2017/ACCTL/HĐMB và các phụ lục đính kèm của Hợp đồng để mua căn hộ A7 tầng 10 thuộc dự án Artemis tại số 3 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đơn tố giác tội phạm của khách hàng dự án Artemis. Theo phản ánh của khách hàng này, ông đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính thuộc trách nhiệm của mình, tổng số tiền đã nộp cho chủ đầu tư là 3636919923 đồng (Ba tỷ, sáu trăm ba mươi sáu triệu, chín trăm mười chín nghìn, chín trăm hai mươi ba đồng). Trong đó bao gồm tổng số tiền đã nộp để mua căn hộ từ tháng 11/2016 là 3567703921 đồng (đã có xác nhận của Chủ đầu tư) và 2% kinh phí bảo trì từ tháng 01/2018. Theo phụ lục hợp đồng mua bán, căn hộ được bán cho ông Nguyễn Khắc Minh là Tầng 10 - số A7. Theo quy định tại hợp đồng, dự kiến ACC Thăng Long phải bàn giao căn hộ A7 Tầng 10 vào tháng 09/2017. Tuy nhiên đến ngày 23/5/2018 đại diện chủ đầu tư mới tiến hành lập Biên bản bàn giao chìa khóa và trang thiết bị đính kèm căn hộ A7 Tầng 10 cho ông Minh. Căn cứ vào phương án đánh số nhà, số tầng kèm theo văn bản số 8954/SXD-QLN ngày 1/10/2018 của Sở Xây dựng về việc đính chính phương án đánh số, gắn biển số nhà tại Dự án Artemis, dự kiến căn hộ sẽ được đánh số 1019. Song, tại thời điểm bàn giao Chủ đầu tư chưa thực hiện gắn biển số nhà. Đáng nói, qua kiểm tra thực tế căn hộ được bàn giao lại có vị trí tại tầng 13, thay vì tầng 10 như trong hợp đồng mua bán căn hộ. Và căn hộ ông Minh đã mua nêu trên đã bị chủ đầu tư bán cho khách hàng khác. Như vậy, cùng một căn hộ A7 Tầng 10 – căn hộ số 1019 Chủ đầu tư đã bán cho nhiều khách hàng, dẫn đến việc ông Minh vẫn không được nhận bàn giao căn hộ đã mua theo Hợp đồng mua bán. Thời gian qua, tôi đã nhiều lần gửi văn bản cũng như đến trực tiếp văn phòng làm việc của ACC Thăng Long để đề nghị bàn giao đúng căn hộ đã mua và thực hiện đầy đủ trách nhiệm nghĩa vụ của chủ đầu tư theo Hợp đồng mua bán đã ký, nhưng chủ đầu tư trốn tránh, không thực hiện mà lấy nhiều lý do để kéo dài thời gian – ông Minh cho biết. Ngoài ra, ông Võ Đông Tùng là Phó Tổng Giám đốc đại diện bên bán CTCP ACC – Thăng Long thời điểm ký kết Hợp đồng mua bán số 34/A7-10/2017/ACCTL/HĐMB cũng bị tố cáo với lý do: Với chức vụ là Phó Tổng Giám đốc đại diện bên bán CTCP ACC – Thăng Long, ông Võ Đông Tùng có trách nhiệm phải biết căn hộ căn hộ 1019 (A7 tầng 10) được bán cho 2 khách hàng. Chung cư chưa một ngày được bình yên Theo tìm hiểu của phóng viên, khi mới đưa dân về ở, tòa nhà Artemis số 3 Lê Trọng Tấn đã bị cư dân phản ánh nhiều sai phạm trong quản lý vận hành. Đơn cử như chủ đầu tư đã tự ý thay đổi công năng tầng kỹ thuật, cho Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng làm quán bia Vuvuzela khi chưa hề xin điều chỉnh quy hoạch từ Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội và chưa hoàn thiện các thủ tục hồ sơ pháp lý liên quan. Ngày 15/10/2018, cư dân tại đây đã phải treo băng rôn với nội dung như: Công ty ACC Thăng Long coi thường pháp luật; CĐT Artemis treo đầu dê bán thịt chó; CĐT Artemis coi thường tính mạng cư dân để phản đối chủ đầu tư. Văn bản số 8798/SXD – TTR của Sở Xây dựng Hà Nội. Ngày 27/9/2018, Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bản số 8798/SXD - TTR, gửi UBND quận Thanh Xuân về việc xử lý sai phạm của chủ đầu tư chung cư Artemis. Sở Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng việc kinh doanh dịch vụ tầng 2 và tầng 3 của khối nhà kỹ thuật tại khu vực đất số 3 cho đến khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc điều chỉnh; Thực hiện theo đúng yêu cầu của Sở Quy hoạch - Kiến trúc đã nêu tại văn bản số 4456/QHKT-KHTH ngày 26/7/2018. Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý theo quy định, đề nghị chủ đầu tư liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được chấp thuận điều chỉnh và có văn bản báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố, Sở Xây dựng trước ngày 20/9/2018. Sau đó, đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có chất vấn về những tồn tại trong dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis số 3 Lê Trọng Tấn. Đáng nói, liên tục bị tố nhiều sai phạm nhưng thời gian vừa qua, CTCP ACC Thăng Long đã thay máu nhân sự, đổi tên doanh nghiệp, chuyển trụ sở khiến khách hàng không thể tìm gặp chủ đầu tư để làm việc về các sai phạm. Cụ thể, thời điểm tháng 5/2016 khi ký hợp đồng mua bán căn hộ, ông Võ Đông Tùng là Phó Tổng Giám đốc đại diện bên bán CTCP ACC – Thăng Long được ủy quyền từ ông Lê Tự Minh Tổng Giám đốc – Người đại diện theo pháp luật của Công ty ACC Thăng Long. Tuy nhiên, hiện Công ty cổ phần ACC Thăng Long đã đổi tên thành Công ty cổ phần đầu tư MHL, người đại diện theo pháp luật là ông Tô Văn Chương và địa chỉ kinh doanh cũng từ số 3 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội thành số 146 – 148 Đường Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Một căn hộ bán cho nhiều người là chuyện không mới Năm 2019, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại toà nhà La Bonita (số 6 - 8 đường D2, nay là đường Nguyễn Gia Trí, phường 25, quận Bình Thạnh) trên cơ sở thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của báo chí. Đến ngày 10/11/2020, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP.HCM cho biết, đơn vị đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đề nghị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với các đối tượng: Vũ Bảo Trinh (SN 1973), Tô Văn Chí Tâm (SN 1983, chồng Trinh, Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TNHH Bất động sản Nam Thị) và Hoàng Thái Anh (SN 1972, nguyên Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty Nam Thị). Lam Châu
2020-12-28
Lam Châu
Kinh doanh
cafebiz
M&A 2020 dù giảm nhiệt do Covid-19 nhưng đầy gay cấn: Kusto đã nắm trọn Coteccons, Masan ráo riết cải tổ Vincomerce, người Thái vẫn vung tiền thâu tóm doanh nghiệp Việt
https://cafebiz.vn/ma-2020-du-giam-nhiet-do-covid-19-nhung-day-gay-can-kusto-da-nam-tron-coteccons-masan-rao-riet-cai-to-vincomerce-nguoi-thai-van-vung-tien-thau-tom-doanh-nghiep-viet-20201228135134842.chn
Nhìn chung, thị trường M&A dù giảm nhiệt nhưng vẫn tương đối sôi động trong năm 2020. Bên cạnh dòng vốn Thái Lan, các nhà đầu tư Nhật cũng đang cho thấy tham vọng tăng cường rót vốn vào Việt Nam, giữa bối cảnh cơ hội trong nước sở tại đã bão hoà. 2020 – năm mở đầu cho thập niên mới với nhiều biến động, căng thẳng thương mại đi cùng đại dịch Covid-19 bùng phát khiến thế giới đảo lộn. Việt Nam cũng không ngoại lệ: giãn cách xã hội, siết chặt biên giới, đứt gãy nguồn cung toàn cầu… tạo áp lực cho nền kinh tế nói chung, và các hoạt động đầu tư, M&A nói riêng. Ghi nhận, thị trường M&A Việt Nam năm qua có sự sụt giảm so với trước đó, một trong số các nguyên nhân chính do khó khăn trong đi lại, tiếp xúc trao đổi khiến hoạt động đàm phán, thương thảo bị trì hoãn. Dù vậy, 2020 lại là năm chứng kiến những vụ thâu tóm đình đám, đầy bất ngờ trên thị trường tài chính. Đơn cử, Kusto sau 4 năm căng thẳng lợi ích đã chính thức nắm trọn thương hiệu xây dựng hàng đầu Việt Nam Coteccons (CTD). Không kém phần thu hút, Masan (MSN) sau cú bắt tay với Vingroup (VIC) hồi cuối năm 2019 đã và đang cải tổ mạnh mẽ chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart+. Cùng với đó, làn sóng M&A của các tay chơi nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan vẫn liên tục diễn ra, thậm chí nóng hơn trong bối cảnh mặt bằng giá giảm đáng kể trước áp lực Covid-19. Kusto nắm trọn Coteccons sau 4 năm gây căng thẳng cao độ Cùng điểm lại một số deal tiêu biểu trong năm qua, đầu tiên phải kể đến câu chuyện xung đột gay gắt của Coteccons, kết thúc khá bất ngờ khi Chủ tịch Nguyễn Bá Dương tuyên bố rời khỏi Công ty – đứa con tinh thần do chính tay mình gầy dựng sau hơn 16 năm. Cùng với ông Dương, bộ sậu cũng lần lượt ra đi, đặt dấu chấm hết cho Coteccons Group. Và dĩ nhiên, với những kinh nghiệm, tên tuổi của mình, ban lãnh đạo này dự sẽ mở ra một trang mới. Sự chú ý của thị trường theo đó đổ dồn về các vệ tinh như Newtecons, Recons… Về phía Coteccons, nhìn lại bộ máy quản trị từ HĐQT, tiểu ban chiến lược, tiểu ban lương thưởng, bộ phận nhân sự, kế toán kiểm toán đến ban điều hành: tất cả các nhân sự cốt cán gồm ông Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sỹ Công, Trần Quang Quân, Trần Quyết Thắng, Nguyễn Quốc Hiệp, Trần Văn Chính, Phan Huy Vĩnh… đã ra đi. Thay thế, HĐQT mới toàn bộ là người nước ngoài, trong đó Bolat Duisenov giữ ghế Chủ tịch. Ban điều hành ngoài ông Võ Thanh Liêm là 2 nhân sự mới vừa được bổ nhiệm bao gồm người cũ từ Xây dựng Hoà Bình (HBC). Ghi nhận trên website Công ty, cấp quản lý những bộ phận nòng cốt liên quan đến thu chi như nhân sự, kế toán tài chính và MEP cũng đã được thay đổi mới. Tương tự tại Unicons, ngày 17/11 Công ty đã đổi Tổng Giám đốc đồng thời là người đại diện pháp luật từ ông Lê Chí Trung sang ông Võ Hoàng Lâm. Kusto sau khi nắm quyền điều hành cũng liên tục gửi tâm thư cho cán bộ công nhân viên, mới đây công bố thông tin trúng thầu với trị giá gần 4000 tỷ đồng trong 2 tháng cuối năm, củng cố sự hoài nghi của thị trường. Về kinh doanh, luỹ kế 9 tháng, Coteccons đạt 10332 tỷ doanh thu, LNST 369 tỷ đồng. So với kế hoạch 16000 tỷ doanh thu và 600 tỷ LNTT, Coteccons đã lần lượt thực hiện được 64,5% và 78% chỉ tiêu đề ra. Masan ráo riết cải tổ Vincomerce, mục tiêu hoà vốn ngay trong năm 2020 Cuối năm 2019, sự bắt tay của 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Đăng Quang trong việc đưa hệ thống Vincommere sáp nhập vào Masan nhận được quan tâm mạnh mẽ. Sang năm 2020, bên cạnh sự tập trung phát triển mảng công nghệ và công nghiệp nặng của Vingroup, những động thái mới của Masan trong việc thẩm thấu chuỗi bán lẻ Vinmart, Vinmart+ vào hệ thống hiện hữu cũng được theo dõi sát sao. Được biết, VinCommerce là nền tảng bán lẻ với 122 siêu thị VinMart và 2524 siêu thị mini VinMart+ (tính đến cuối tháng 9/2020) tại 58 tỉnh thành, đồng thời sở hữu hệ thống 14 nông trường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao VinEco. Trong động thái mới nhất, Masan công bố chiến lược phát triển mới giai đoạn 2021-2025, trong đó VinCommerce đặt mục tiêu mở rộng 300 siêu thị VinMart, 10000 cửa hàng VinMart+ khắp 63 tỉnh thành, đồng thời bắt tay 100 đối tác chiến lược nhằm tăng cường mức đầu tư, đổi mới sản phẩm và xây dựng mô hình hợp tác Win – Win. Theo Masan, VinCommerce đang trên đà hướng đến mục tiêu hòa vốn trong quý 4/2020, tạo tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới cửa hàng mạnh mẽ trong năm 2021. Hiện, ban điều hành đang điều chỉnh mô hình hoạt động và hình thức bày trí bằng việc khai trương các cửa hàng thí điểm mới tại Tp.HCM và Hà Nội. Các mô hình thí điểm này sẽ được áp dụng khi mở cửa hàng mới nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. 9 tháng đầu năm 2020, sau gần 1 năm về với Masan, VinCommerce đạt 23678 tỷ đồng doanh thu, chiếm 42,5% tổng doanh thu của toàn hệ thống Masan. Biên EBITDA trong quý 3/2020 cải thiện 3,7% so với cùng kỳ, siêu thị mini đạt tăng trưởng LFL 8,4% so với năm trước, lượng khách siêu thị bắt đầu phục hồi với tăng trưởng LFL hóa đơn/ngày là 9,3% so với quý trước. Trong đó, hệ thống siêu thị mini VinMart+ ghi nhận doanh thu tăng 38,4% trong quý 3/2020 so với quý 3/2019, và tăng 56,5% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với 9 tháng đầu năm 2019 dù đã đóng cửa 421 cửa hàng. Tăng trưởng doanh thu/m2 trên cơ sở so sánh tương đương (LFL) lần lượt là 8,4% trong quý 3 và 11,2% trong 9 tháng đầu năm. Tăng trưởng LFL được thúc đẩy bởi giá trị hóa đơn trung bình tăng trưởng 18,1%, trong đó các cửa hàng tại Tp.HCM có mức tăng trưởng nhanh nhất với 25,4%. Còn hệ thống siêu thị VinMart doanh thu quý 3/2020 tăng 5,4% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ lượng khách đến siêu thị đã phục hồi, song song tăng trưởng doanh thu/m2 đạt 8,3% so với quý trước. Tuy nhiên, doanh thu quý 3/2020 vẫn thấp hơn 15,8% so với quý 3/2019 do sự sụt giảm doanh số của các trung tâm thương mại thuộc Vincom Retail (VRE). Nhìn chung, lượng khách đến cửa hàng giảm 7,9% trong kỳ do ảnh hưởng của các biện pháp giãn cách xã hội đầu quý 3, tuy nhiên lượng khách đến cửa hàng tại các thành phố cấp 2 tăng 2,6% do tác động của đại dịch ít rõ nét hơn tại khu vực này. Người Thái tiếp tục vung tiền M&A tại Việt Nam, đặc biệt tại mảng năng lượng tái tạo Liên tục đổ vốn vào Việt Nam trong thập kỷ qua, năm 2020 nhiều tập đoàn Thái tiếp tục thâu tóm doanh nghiệp từ bao bì, bán lẻ đến năng lượng. Chỉ vừa đánh tiếng vào tháng 4/2020, đến nayTập đoàn SCG của Thái Lan đã chính thức nắm cán bộ máy lãnh đạo và mua 94% vốn tại Bao bì Biên Hoà (SVI).Tập đoàn đa ngành này tuyên bố mua lại SVI trong bối cảnh mua sắm online tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á giữa đại dịch Covid-19. Bởi, việc hạn chế ra ngoài, tiếp xúc khiến người dân tăng cường mua sắm online. Số liệu cũng cho thấy hành vi tiêu dùng của người dân đang thay đổi khá nhanh, đơn hàng trực tuyến theo thống kê tại hầu hết các công ty đều tăng đột biến bằng lần chỉ sau 1-2 tuần. Tận dụng cơ hội đó, SCG nhanh chóng mua lại công ty sản xuất bao bì đóng gói này thông qua liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản – Rengo. Hay trong lĩnh vực bán lẻ, sau 5 năm rót vốn (từ năm 2015), chính thức chi phối vào giữa năm 2019, trong thông tin cập nhật mới nhấtCentral Group đã sở hữu đến 81,53% vốn tại Nguyễn Kim.Trong đó, ngày 7/6/2019, một công ty trung gian có liên quan đến Central Retail Corporation (CRC) đã mua thêm 51% vốn tại CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Giải pháp mới NKT (đơn vị sở hữu chuỗi siêu thị Nguyễn Kim). Được biết, Nguyễn Kim từng là tên tuổi đứng đầu Việt Nam ở mảng mua sắm điện máy khi sớm thành lập năm 1996. Tại TP.HCM, trong giai đoạn thịnh vượng của mình, Nguyễn Kim được 99% người đánh giá là chuỗi điện máy số 1 thị trường theo báo cáo của Nielsen. Hiện, Nguyễn Kim đang đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các tay chơi mới nổi như Điện máy Xanh, Điện máy Chợ Lớn, Pico, Thiên Hoà… Một lĩnh vực khá sôi động hiện nay, năng lượng tái tạo cũng ghi dấu vết khá nhiều của nhà đầu tư Thái Lan trong năm qua. Đơn cử, HĐQTCông ty Super Energy Corporation Company Limited (Super Energy)của Thái Lan vừa công bố quyết định sẽ chi không quá 456,7 triệu USD để đầu tư vào 4 dự án nhà máy điện mặt trời, gồm Lộc Ninh 1 (200 MW), Lộc Ninh 2 (200 MW), Lộc Ninh 3 (150 MW) và Lộc Ninh 4 (200 MW) tại tỉnh Bình Phước (Việt Nam). Hiện, Super Energy đang sở hữu 6 dự án điện mặt trời tại Việt Nam với tổng công suất lên tới 286,72 MW. HayTập đoàn Năng lượng Gulf, thông qua liên doanh đầu tư, đến nay doanh nghiệp Thái này đã nắm đến 95% vốn dự án Điện gió ngoài khơi Bình Đại với tổng công suất 310MW. Cùng với đó, tại 2 nhà máy điện mặt trời TTC 1 và TTC 2 ở Tây Ninh hợp tác với Tập đoàn Thành Thành Công và vận hành từ giữa năm 2019, Gulf cũng từng bước nâng sở hữu từ 49% vốn lên 90%... Trong lần chia sẻ mới nhất, ông Boonchai Thirati, Chủ tịch HĐQT Gulf Energy, cho biết:Với tốc độ tăng trưởng GDP hơn 7%/năm, Việt Nam sẽ cần nguồn cung ứng điện trong tương lai, và Gulf đặt mục tiêu đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển này. Theo kế hoạch dài hạn, Gulf sẽ tiếp tục tìm kiếm các cơ hội mở rộng kinh doanh trong lĩnh vực tiềm năng này. Không kém cạnh,công ty năng lượng Thái Lan Gunkul (Gunkul Engineering)thời gian gần đây cũng đang nổi lên với những thương vụ mua bán năng lượng tái tạo trong khu vực châu Á. Tại Việt Nam, Gunkul đã mua lại nhà máy Điện mặt trời Trí Việt 1 và Nhà máy điện mặt trời Bách Khoa Á Châu 1 với tổng công suất 60 MW. Tổng số tiền mà Gunkul đã mua hai dự án từ tay Sungrow Power (Singapore) là 60,6 triệu USD (hơn 1393 tỷ đồng). Tiếp nối, đầu tháng 12 vừa qua, Gunkul chi 39,9 triệu USD (hơn 925 tỷ đồng) rót vốn sở hữu Đầu tư Đoàn Sơn Thủy, nhà đầu tư đứng sau dự án nhà máy điện mặt trời Phong Điền II tại Thừa Thiên Huế với công suất 50 MW. Được biết, các nhà chức trách Thái Lan đặt mục tiêu sẽ có 30% tổng mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2036 là từ các nguồn tái tạo, tương đương công suất phát điện phải đạt 16788 MW. Hiện Thái Lan có thể đáp ứng được 53% mục tiêu nói trên. Trong đó, điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo đóng góp 10,1% tổng lượng điện tiêu thụ quốc gia trong tháng 9/2020 so với mức chỉ 2,1% của năm 2010. Dù mức tăng khá cao, song vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu đề ra, điều này lý giải cho việc các nhà đầu tư nước này mở rộng sang các nước khác và Việt Nam là thị trườn trọng điểm. Nhìn chung, thị trường M&A dù giảm nhiệt nhưng vẫn tương đối sôi động trong năm 2020. Bên cạnh dòng vốn Thái Lan, các nhà đầu tư Nhật cũng đang cho thấy tham vọng tăng cường rót vốn vào Việt Nam, giữa bối cảnh cơ hội trong nước sở tại đã bão hoà. Tri Túc
2020-12-28
Tri Túc
Kinh doanh
cafebiz
Người Hà Nội đua về các huyện vùng ven mua đất làm nhà vườn
https://cafebiz.vn/nguoi-ha-noi-dua-ve-cac-huyen-vung-ven-mua-dat-lam-nha-vuon-20201228134732998.chn
Những mảnh đất vườn hàng nghìn mét vuông ở vùng ven Hà Nội, có mức giá từ vài trăm triệu đến 1-2 tỷ đồng đang được nhiều người có tiền nhàn rỗi săn tìm làm nhà vườn sinh thái nghỉ ngơi cuối tuần cho gia đình. Xu hướng về các vùng ven đô, nơi có quỹ đất rộng, cảnh quan thiên nhiên để xây nhà ở, trồng cây, làm vườn... tận hưởng không gian sống trong lành, thư thái vào mỗi dịp lễ hay mỗi cuối tuần đang được nhiều người có tiền đua nhau “xuống” tiền thời gian gần đây. Chia sẻ với Infonet, chị Phạm Dung ở (Thanh Xuân – Hà Nội) – là người vừa bỏ hơn 1 tỷ đồng để mua mảnh đất có diện tích 3000 m2 ở một thôn thuộc xã Minh Quang (huyện Ba Vì) cho hay, vợ chồng chị quyết định mua sau vài lần đi lên khu vực này thăm quan những khu vườn của bạn bè đã mua từ trước. “Thời điểm vợ chồng chị chốt mua là vào tháng 7 vừa qua. Khi tham quan thấy vị trí miếng đất đẹp, thoáng mát, khí hậu trong lành, vợ chồng tôi đã quyết định mua mảnh đất 3000 m2 này để sử dụng, làm nơi cho các con về chơi mỗi cuối tuần, chứ không phải mua để đầu tư”, Chị Dung nói. Chia sẻ thêm, chị Dung cho biết, mảnh đất vợ chồng chị mua từ người dân bản địa đã sử dụng 3-4 đời, nhưng chưa có sổ đỏ. Mảnh đất đã có sẵn vườn chè cổ trồng lâu năm nên chị sẽ giữ vườn chè và trồng thêm một số cây hoa, cây ăn quả để vườn được đẹp hơn. Tương lai, chị sẽ xây một căn nhà nông thôn cấp 4 nhỏ xinh để mỗi cuối tuần cả gia đình có chỗ về nghỉ ngơi, thư giãn, thay đổi không khí sau những ngày làm việc bận rộn ở Thủ đô. Để duy trì vườn, chị Dung đã thuê một người dân ở gần khu đất chuyên cắt cỏ, tưới chè cho mình. “Những người đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội lên đây mua đất rất nhiều. Vợ chồng tôi ít tiền nên mua mảnh đất nhỏ, chứ những người có tiền họ còn mua mảnh hàng chục nghìn mét vuông ấy”, chị Dung nói thêm. Cũng với mục đích mua để ở, ông Nguyễn Hải (Cầu Giấy – Hà Nội) cũng vừa mua được mảnh đất hơn 1000m2 ở huyện Sóc Sơn. Ông Hải cho biết, vợ ông rất thích có một mảnh vườn nhỏ để trồng hoa, trồng rau nên vợ chồng ông đã tìm đất quanh một số huyện ở gần để tiện đi lại. “Vừa tự tìm kiếm, vừa nhờ bạn bè, tôi đã mua được mảnh đất ưng ý cả hai vợ chồng với số tiền sẵn có 1,2 tỷ đồng ở Sóc Sơn. Tuy nhiên, mảnh đất đang bỏ không, chỉ có một vài cây ăn quả có sẵn, còn lại không có gì nên bước đầu tôi mới chỉ xây dựng tường rào xung quanh, rồi san nền, trồng thêm một số cây ăn quả. Một khu để bà xã trồng rau và cứ cuối tuần sẽ lên thăm vườn. Mảnh đất nằm ở khu vực thoáng mát, ô tô vào được tận nơi nên rất thuận tiện”, ông Hải chia sẻ. Ông Hải cũng cho biết, sau 5-7 năm nữa, khi ông về hưu thì vợ chồng ông sẽ xây một căn nhà nhỏ trên mảnh đất này, coi như là căn nhà thứ hai để có thể vẫn ở nội đô mà vừa có thể đi lên vườn nghỉ ngơi bất cứ lúc nào thích. Có lẽ chính vì xu hướng này đã khiến những thị trường ven đô khởi sắc dù không sôi nổi như thời điểm của cơn sốt đất 10 năm trước. Theo một khảo sát của batdongsan.com.vn, những lô đất có diện tích trên 1000m2 ở các khu vực Sóc Sơn, Ba Vì, Sơn Tây (Hà Nội), Tân Vinh, Hòa Sơn (Hòa Bình) đang được những người có tiền quan tâm, tìm mua. So với năm ngoái, lượng giao dịch đã tăng 20-30%. Thông tin từ một số môi giới đất ở khu vực Ba Vì, Sóc Sơn, xu hướng những người có tiền ở Hà Nội đổ về vùng ven các huyện này để mua đất làm vườn, làm sinh thái bắt đầu tăng từ tháng 5/2020, sau giai đoạn giãn cách xã hội đầu tiên. Nhiều người bắt đầu thích những khu đất có không gian sống riêng biệt, khí hậu trong lành. Tại các khu vực trên, khá nhiều người có nhu cầu mua thực đã rục rịch làm ngôi nhà thứ hai sau khi mua được đất, rồi cuối tuần cả nhà cùng nhau lên nghỉ và làm vườn. Minh Thư
2020-12-28
Minh Thư
Kinh doanh
cafebiz
Xu hướng đầu tư bất động sản vùng ven sẽ còn diễn ra mạnh trong năm 2021
https://cafebiz.vn/xu-huong-dau-tu-bat-dong-san-vung-ven-se-con-dien-ra-manh-trong-nam-2021-20201228133259514.chn
Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam, nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào. Đây là bức tranh dễ thấy ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Phú Quốc, Lâm Đồng… và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2021. Theo vị chuyên gia này, trong khi thị trường BĐS Tp.HCM sụt giảm mạnh về nguồn cung thì các thị trường vệ tinh như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng tàu lại sôi động. Dự báo xu hướng này còn tiếp diễn trong năm 2021. Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Võ Huỳnh Tuấn kiệt cho hay, trong suốt ba quý đầu năm 2020 thị trường căn hộ Tp.HCM chỉ có 9214 sản phẩm được chào bán và 8900 căn hộ được giao dịch thành công, giảm 60% so với cùng kỳ. Trong khi đó, thị trường Bình Dương đón nhận hơn 8200 căn hộ mới, tăng gần 150% so với cùng thời điểm của năm 2019. Đây là việc trước nay chưa từng có tại thị trường này. Bên cạnh đó, khu vực khác như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An… cũng lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp bất động sản. Ông Kiệt cho rằng, việc các doanh nghiệp BĐS di chuyển ra vùng ven không phải là xu hướng mới. Trước đây, khi thị trường BĐS Tp.HCM phát triển, sự chú ý với các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Long An, Bình Dương chưa nhiều. Hiện nay, Tp.HCM đang gặp khó khăn về nguồn cung, vấn đề pháp lý liên quan đến khả năng phát triển dự án khiến các chủ đầu tư dịch chuyển. Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, có khả năng bán hàng thì chủ đầu tư sẽ đầu tư vào. Đây là bức tranh dễ thấy ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Phú Quốc, Lâm Đồng, ông Kiệt nhấn mạnh. Theo các chuyên gia, năm 2021 các doanh nghiệp BĐS tiếp tục về vùng ven để phát triển dự án Cũng theo vị chuyên gia này, đầu tư ra tỉnh là cách để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong bối cảnh thị trường Tp.HCM gặp khó khăn về quỹ đất, nguồn cung. Còn xét về tiềm năng thì Tp.HCM vẫn có, nhu cầu về BĐS vẫn cao. Khi các yếu tố về pháp lý, sự khó khăn ở thị trường này được tháo gỡ thì các nhà đầu tư sẽ tự động quay lại thị trường. Ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Trường Đại Học Fulbright Việt Nam, cho rằng hiện tượng các doanh nghiệp lần lượt di cư về các tỉnh thành khác để phát triển dự án là diễn biến bình thường của quy luật đất lành chim đậu. Tôi ủng hộ khái niệm bỏ phiếu bằng chân, nghĩa là người dân và doanh nghiệp được quyền lựa chọn chỗ nào khó bỏ đi, chỗ nào tốt họ tìm đến. Điều này sẽ tạo áp lực tích cực thúc đẩy sự thay đổi cho giai đoạn phát triển mới, ông Thành nhấn mạnh. Theo ông Thành, trong 5 năm tới, phát triển hạ tầng nếu làm tốt sẽ là cú hích thúc đẩy phát triển đầu tư công nghiệp, đầu tư du lịch và đô thị hóa mạnh mẽ hơn cho các địa phương Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Lâm Đồng... Đây cũng là lý do bất động sản khu vực vệ tinh hứa hẹn tăng sức hấp dẫn trong thời gian tới. Cùng quan điểm, Ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cao cấp Savills Việt Nam cho hay, một doanh nghiệp mất 2-3 năm từ lúc được chấp thuận chủ trương đầu tư đến khi được phê duyệt quy hoạch 1/500. Sau đó, mất thêm ít nhất 6 tháng xác định nghĩa vụ tài chính trong trường hợp các sở, ngành của địa phương đồng thuận. Nếu không, thời gian lại càng kéo dài.Nhiều doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất để hoàn thiện pháp lý mà không được. Do đó, các chủ đầu tư phải tìm kiếm những địa điểm mưa thuận gió hòa để có thể triển khai dự án, tận dụng cơ hội kinh doanh. Đó là một sự linh hoạt dễ hiểu của doanh nghiệp BĐS. Theo các chuyên gia trong ngành, thực tế, xu hướng ly tâm để dịch chuyển về các thị trường mới đã diễn ra trong nhiều năm nay và dự kiến sẽ không giảm tốc trong 2021, đặc biệt tại những điểm sáng như Hải Phòng, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hạ Long (miền Bắc); Phan Thiết (Bình Thuận), Tuy Hòa (Phú Yên), Quy Nhơn (Bình Định), Thanh Hóa (miền Trung); Bình Dương, Long An, Đồng Nai (miền Nam). Theo nhiều doanh nghiệp BĐS, đầu tư vào thị trường vùng ven bên cạnh khai thác thế mạnh về quỹ đất rộng, giá tương đối thấp thì ở đây chính quyền cũng tạo nhiều điều kiện để thu hút đầu tư do đó, thủ tục xin phép để triển khai một dự án cũng được rút gọn, dễ dàng hơn. Đặc biệt, hơn cả là ở những thị trường này đang có các bệ phóng là các dự án hạ tầng quan trọng sắp được triển khai. Hạ Vy
2020-12-28
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
“Nếu không cẩn thận, xây nhà thương mại giá thấp dưới 25 triệu đồng/m2 để cho người có điều kiện mua hết”
https://cafebiz.vn/neu-khong-can-than-xay-nha-thuong-mai-gia-thap-duoi-25-trieu-dong-m2-de-cho-nguoi-co-dieu-kien-mua-het-20201228111529748.chn
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, làm nhà ở thương mại giá thấp có giá dưới 25 triệu đồng/m2 (cho diện tích khoảng 70m2) đang là mục tiêu trọng tâm của Bộ xây dựng giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội thảo mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi nhấn mạnh, phát triển nhà ở thương mại giá thấp không đơn giản, phải làm sao đối tượng mua khác với nhà ở xã hội, cơ chế ưu đãi gì. Vậy, xây nhà thương mại giá thấp cho ai, nếu không cẩn thận các ông đủ điều kiện mua nhà giá cao mua hết nhà giá thấp. Chúng tôi không dùng từ nhà giá rẻ mà là nhà giá thấp. Thấp theo nhu cầu từng giai đoạn thị trường. Giá đất cấu thành nên nhà là bao nhiêu để đưa ra mức giá cuối cùng. Nhà ở thương mại giá thấp khác gì so với nhà ở xã hội, làm sao thị trường đang bán giá 30-40 triệu đồng/m2 mà cũng nhà ở thương mại có thể giảm xuống còn 12-19 triệu đồng/m2, ông Khởi chia sẻ. Theo ông Khởi, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp, cải tạo chung cư cũ đang là nhiệm vụ trọng tâm của Bộ xây dựng giai đoạn 2021-2025. Đối với các thành phố lớn, nhà có giá dưới 25 triệu đồng/m2 được gọi là nhà giá thấp, còn các địa phương khác có thể đơn giá dưới 20 triệu đồng/m2, với diện tích khoảng 70m2. Vấn đề đặt ra cho Bộ xây dựng là, nếu làm không cẩn thận sẽ giống với nhà ở xã hội. Vì thế, nếu đúng mục tiêu là nhà thương mại giá thấp cho người thu nhập thấp thì cần phải nghiên cứu, thuế thu theo nguyên tắc thị trường. Theo vị lãnh đạo này, chính sách về nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp hiện đã có nhưng cần triệt để hơn, cần có tài chính để bố trí nguồn vốn hỗ trợ. Hiện pháp luật đã có quy định cơ chế hỗ trợ cho người mua nhà nhưng đang thiếu vốn. Trong thời gian tới, khi hoàn thành các cơ chế về chính sách, vốn (chính sách quy hoạch, đất đai, tài chính tín dụng, thủ tục đầu tư…) Bộ xây dựng sẽ có báo cáo cụ thể. Để ra được các chính sách, cơ chế mang tính pháp luật cần trao đổi, chẳng hạn tín dụng phải như thế nào, không miễn giảm như nhà ở xã hội nhưng có thể nộp chậm…., ông Khởi chia sẻ thêm. Khi được hỏi, có những lo ngại về câu chuyện đầu cơ khi phát triển BĐS trong thời gian tới, ông Khởi cho rằng, về mặt nguyên tắc thị trường phải có đầu cơ, nhiều hay ít tùy từng giai đoạn, khu vực. Tuy vậy, để đầu cơ không dẫn đến tăng giá ảo thì phải quản lý. Cụ thể, quản lý đối tượng môi giới, thông tin minh bạch để không bị nhiễu thông tin, dẫn đến NĐT không hiểu. Thậm chí, có những NĐT không thích đầu cơ nhưng vẫn đi đầu cơ theo phong trào mà không rõ thông tin. Cùng với đó, chính sách phải rõ ràng, cụ thể để cho địa phương, doanh nghiệp và người dân nắm được. Hạ Vy
2020-12-28
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Cận cảnh 'đại công trường' sửa chữa mặt cầu Thăng Long trước ngày thông xe
https://cafebiz.vn/can-canh-dai-cong-truong-sua-chua-mat-cau-thang-long-truoc-ngay-thong-xe-20201228095017092.chn
Sau 6 tháng tiến hành sửa chữa mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để chuẩn bị thông xe vào đầu năm 2021. Như Ý
2020-12-28
Như Ý
Kinh doanh
cafebiz
Giao dịch biệt thự, nhà phố kém sôi động trên thị trường thứ cấp
https://cafebiz.vn/giao-dich-biet-thu-nha-pho-kem-soi-dong-tren-thi-truong-thu-cap-2020122808405967.chn
Theo báo cáo thị trường tháng 11/2020 của DKRA Vietnam, ở phân khúc nhà phố, biệt thự, tình hình giao dịch thứ cấp kém sôi động và tiếp tục xu hướng đi ngang. Giá bán thứ cấp tiếp tục xu hướng giảm từ những tháng trước, mức giảm thể hiện rõ nét nhất đối với những dự án ở phân khúc cao cấp có mức giá trên 15 tỷ đồng/căn. Đơn vị này chỉ ra, trong tháng 11/2020, phân khúc nhà phố,biệt thự ghi nhận 2 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 66 căn, bằng 79% so với tháng 10/2020. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 32% (khoảng 21 căn), bằng 25% so với tháng trước đó. Nguồn cung và sức cầu giảm nhẹ so với tháng trước, tập trung chủ yếu ở khu Đông và khu Tây, đa số là những dự án cũ thuộc giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó. Trong đó, khu Tây với 1 dự án mở bán, cung cấp ra thị trường 50 căn, chiếm 76% tổng nguồn cung mới. Dự án có tình hình bán hàng khá chậm, tỷ lệ tiêu thụ chỉ khoảng 28%, với mức giá dao động từ 33 – 52,6 triệu đồng/m2. Khu Đông cung cấp ra thị trường 16 căn đến từ 1 dự án, chiếm 24% tổng nguồn cung mới, tỷ lệ tiêu thụ đạt 44% (khoảng 7 căn) với mức giá bán dao động từ 26 – 42,2 triệu đồng/m2. Theo đơn vị này, tình hình giao dịch nhà phố, biệt thự trên thị trường thứ cấp kém sôi động và tiếp tục xu hướng đi ngang. Giá bán thứ cấp tiếp tục xu hướng giảm từ những tháng trước, mức giảm thể hiện rõ nét nhất đối với những dự án ở phân khúc cao cấp có mức giá trên 15 tỷ đồng/căn và những dự án vẫn đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý. Trong tháng 12/2020, theo đơn vị này nguồn cung và sức cầu sẽ tăng khi nhiều CĐT tranh thủ đưa sản phẩm ra thị trường vào dịp cuối năm. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm khách hàng có nhu cầu ở thực lớn, sẵn sàng xuống tiền. Ở loại hình biệt thự biển, theo DKRA Vietnam, trong tháng 111/2020 ghi nhận 39 căn mở bán đến từ 1 dự án (thuộc giai đoạn tiếp theo của dự án trước đó), tăng 56% so với tháng trước. Tỷ lệ tiêu thụ đạt 28% khoảng 11 căn, bằng 73% so với T10/2020. Nguồn cung mới tăng nhẹ so với tháng trước nhưng mức tăng không đáng kể. Trong đó, sức cầu của thị trường thấp và chưa có dấu hiệu cho thấy sự bứt phá trong ngắn hạn. Giao dịch hiện nay chủ yếu tập trung ở những dự án mới mở bán. Trong điều kiện thị trường khó khăn như hiện nay việc thuyết phục nhà đầu tư chủ yếu dựa vào uy tín của chủ đầu tư. Bảo Anh
2020-12-28
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
Thủ tướng: Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% nhưng Chính phủ phấn đấu lên ít nhất 6,5%
https://cafebiz.vn/thu-tuong-quoc-hoi-dat-muc-tieu-tang-truong-gdp-nam-2021-la-6-nhung-chinh-phu-phan-dau-len-it-nhat-65-20201229163333904.chn
Sáng ngày 29/12, Hội nghị Chính phủ với các địa phương tiếp tục buổi làm việc thứ hai. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6%, lạm phát khoảng 4%, cùng 10 chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác. Những chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở đã tính toán, cân đối các nguồn lực gắn với bối cảnh dự báo cho năm 2021, nhất là tình hình Covid-19 trong nước và thế giới. Mặc dù để đạt được mục tiêu này là rất thách thức, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu trong điều hành GDP 2021 thêm ít nhất 0,5 điểm phần trăm, lên mức 6,5% và đặt quyết tâm cao hơn cho các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác, Thủ tướng khẳng định. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Từng gia đình, từng khu dân cư, từng người dân thông báo ngay khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép. Tinh thần là báo động, đề phòng tối đa từ nay tới Tết nguyên đán. Về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016 -2020, Thủ tướng nhắc lại lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại hội nghị, đó là: Năm 2020 được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm qua với những kết quả, thành tích đặc biệt. Những kết quả, thành tích đó đã góp phần làm nên thành tựu rất quan trọng với nhiều dấu ấn nổi bật của nhiệm kỳ 2016-2020 và là thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 35 năm đổi mới làm cho đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Bên cạnh đó, Thủ tướng cho hay, mục tiêu kép được thực hiện thành công, vĩ mô ổn định, giải ngân vốn đầu tư công đạt kết quả cao nhất, cải cách thủ tục hành chính đạt nhiều kết quả, quốc phòng, an ninh đảm bảo, đặc biệt là thành công trong đối ngoại. Tại hội nghị này, chúng ta thống nhấtchủ đề năm 2021 là: 'Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới sáng tạo, khát vọng phát triển'. Trên tinh thần đó, chúng ta thống nhất, trước hết là tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt hơn, vượt qua khó khăn, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng dịch chuyển đầu tư thương mại, chuyển đổi số trong khi khu vực và thế giới, Thủ tướng nhấn mạnh. Liên quan đến phương hướng, Thủ tướng nhấn mạnh, ngay từ đầu năm nay, phải bắt tay vào việc ngay, không ngừng nghỉ, phải lăn xả vào công việc. Đồng thời, tiếp tục phấn đấu để Việt Nam luôn là nền kinh tế năng động, sáng tạo, phát triển nhanh nhưng ổn định, không để xói mòn các yếu tố nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công gây dựng, nhất là trong 5 năm qua. Đối với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, cần xác định rõ mục tiêu đặc biệt quan trọng. Bởi tăng trưởng không chỉ tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô, mà còn đảm bảo việc làm, thu nhập. Thủ tướng nói thêm: 1% tăng trưởng GDP sẽ giải quyết 300000 việc làm. Không có việc làm thì người dân thu nhập từ đâu. 2 việc các địa phương cần làm ngay: mặt bằng và nguồn lực Tại đây, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặt ra mục tiêu phấn đấu trong chỉ đạo điều hành mức tăng trưởng khoảng 6,5% GDP năm 2021 hoặc cao hơn, đồng thời chuẩn bị các yếu tố nền tảng để tăng tốc trong giai đoạn từ 2022 trở đi. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng yêu cầu tăng trưởng kinh tế về số lượng cần phải gắn chặt với nâng cao chất lượng tăng trưởng và đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế. Liên quan đến vấn đề quản trị, Thủ tướng đặt vấn đề: Một câu hỏi đặt ra là quản trị thế nào để một địa phương, một ngành có hiệu quả hay chúng ta chỉ họp suốt mà không có sản phẩm. Nhiều địa phương còn lúng túng, chưa biết cách làm phù hợp. Các địa phương phải làm ngay 2 việc, một là mặt bằng cho phát triển sản xuất, thứ hai là nguồn nhân lực để đón dòng đầu tư mới. Gỡ từng nút thắt để phát triển bền vững Liên quan đến hạ tầng, Thủ tướng cho hay, sau hội nghị sẽ phát lệnh khởi công một số công trình giao trọng trọng điểm, liên vùng. Liên quan đến vấn đề phát triển bền vững, Thủ tướng yêu cầu kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm, không để trường hợp Formosa thứ hai xảy ra. Không để tình trạng tăng trưởng nhanh nhưng phải trả giá đắt vì ô nhiễm môi trường để con cháu chúng ta sau này phải gánh chịu. Liên quan đến việc đón năm mới 2021 và Tết Nguyên đán, Thủ tướng đề nghị không được lơ là trong phòng chống Covid-19, quản lý thị trường ổn định, bảo đảm cung cầu hàng hóa cho Tết. Đặc biệt, không tổ chức đi chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp, nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo dưới mọi hình thức, không sử dụng xe công, tiền công vào hoạt động lễ hội, vui chơi. Cuối cùng, Thủ tướng kết luận: Chúng ta làm kế hoạch 2021 nhưng cũng phải nghĩ dài hơi hơn, đó là quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch quốc gia, kế hoạch đầu tư trung hạn 2021-2025. Tôi nói ví dụ như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam như thế nào, đường sắt từ TP.HCM đi miền Tây Nam Bộ thế nào, đường cao tốc từ Tây Nguyên xuống duyên hải miền Trung sẽ có phương án nào trong tương lai. Vì vậy, từng cấp, từng ngành phải gỡ nút thắt để bừng lên sự phát triển bền vững. Hà Trần
2020-12-29
Hà Trần
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: '6 năm qua không có bong bóng bất động sản'
https://cafebiz.vn/bo-truong-bo-xay-dung-6-nam-qua-khong-co-bong-bong-bat-dong-san-20201229164321748.chn
Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà khẳng định 6 năm qua, tại Việt Nam hầu như không có bong bóng bất động sản dù lĩnh vực này đã thu hút 17 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng 29/12, Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết năm 2020, ngành xây dựng tăng trưởng 6,6%, cao nhất trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ đô thị hóa vượt mục tiêu, trong 5 năm có 7 đô thị mới, hiện nay cả nước có 862 đô thị và phân bố đồng đều trên cả nước, trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Người đứng đầu Bộ Xây dựng cho biết, trong 6 năm qua hầu như không có bong bóng bất động sản, dù đã thu hút 17 tỷ USD vốn FDI trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Việt Nam đã có nhiều khu đô thị, khách sạn, resort mang tầm quốc tế và hơn nhiều nước trong khu vực. Đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, Bộ trưởng cho biết có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều công trình tỉ lệ nội địa hóa đã đạt đến 90 – 100%, nhiều vật liệu cạnh tranh ngang ngửa với thế giới. Lãnh đạo ngành xây dựng cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế về chất lượng quy hoạch, phát triển đô thị, công tác quản lý trật tự đô thị. Sang năm 2021, Bộ trưởng cho biết toàn ngành sẽ khắc phục các hạn chế trong quy hoạch đô thị, giải quyết các vấn đề đầu tư cho hạ tầng, đặc biệt quan tâm đến hạ tầng kết nối vùng. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu, bố trí đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công. Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định tiếp thu các ý kiến đóng góp, kiến nghị của các địa phương và sẽ có giải pháp tháo gỡ trong thời gian sớm nhất. Thanh Trần
2020-12-29
Thanh Trần
Kinh doanh
cafebiz
Nhà thầu xây dựng lao đao vì nợ đọng
https://cafebiz.vn/nha-thau-xay-dung-lao-dao-vi-no-dong-2020122909572667.chn
Vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản đến nay chưa có phương án khắc phục, cần quy định chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán cho triển khai dự án. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Việt Nam, từ năm 2016 - 2020, các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng đã có một sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ các Tổng công ty quốc doanh dẫn đầu ngành thì nay những doanh nghiệp tư nhân với tiềm lực kinh tế lớn đã chiếm ưu thế trong mảnh công trình xây dựng dân dụng. Cùng với đó, ngành Xây dựng đã vươn lên tầm khu vực, xây dựng những tòa nhà chọc trời, nằm trong top 10 công trình cao nhất thế giới mà không xảy ra bất kỳ tai nạn nào. Tuy nhiên, ông Hiệp cho biết, một tình trạng đáng báo động là nợ đọng trong xây dựng cơ bản từ năm này sang năm khác vẫn diễn ra. Thời gian nợ dài ngắn khác nhau nhưng cũng có nhiều khoản kéo dài 10 - 12 năm. Không ít dự án thi công hoàn thiện, đưa vào sử dụng hết thời gian bảo hành chưa được thanh toán nợ. Thế nhưng tới nay vẫn chưa có phương án khắc phục, không có cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý, lấy lại công bằng cho doanh nghiệp nhà thầu. Dù doanh nghiệp gửi đơn cầu cứu nhưng Thanh tra Chính phủ cũng im lặng không trả lời; Công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo, không đi đến hồi kết. Vấn đề nợ đọng trong xây dựng cơ bản không được khắc phục chính là sự bất bình đẳng giữa nhà thầu và chủ đầu tư - ông Nguyễn Quốc Hiệp cho biết. Trên thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, việc công ty xây dựng ký kết với chủ đầu tư để làm nhà thầu trong dự án bất động sản, nhưng sau khi hoàn thành công việc, phía chủ đầu tư chây ì không tất toán khiến các doanh nghiệp nhà thầu lớn, nhỏ đều rơi vào cảnh lao đao. Đơn cử như trường hợp của Tổng Thầu EPC, đơn vị này nhận nhiệm vụ thi công dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh), dự án được khởi công trước Đại hội 11, thế nhưng đến nay trải qua 05 năm khánh thành, bàn giao cho chủ đầu tư, Tổng thầu này vẫn chưa được xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính. Đã đưa vào sử dụng từ lâu, chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng dự án Artemis Lê Trọng Tấn vẫn đang kiện tụng vì nợ đọng tiền xây dựng. Hay mới đây, tại dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis (dự án Artemis) số 3 Lê Trong Tấn, P.Khương Mai, Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội, chủ đầu tư là Công ty CP ACC Thăng Long và nhà thầu Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta đã xảy ra tranh chấp, kiện trung liên quan đến 10% giá trị còn lại của hợp đồng thi công xây dựng. Cho đến nay, dù tòa nhà đã đi vào sử dụng hơn 3 năm, nhưng giữa hai bên chưa thống nhất được các vấn đề tồn đọng của hồ sơ quyết toán. Thậm chí, như trường hợp tại dự án Manhattan Tower 21 Lê Văn Lương (Hà Nội), đơn vị thi công dự án là Tổng Công ty Vinaconex đã phải tháo chạy, thu hồi toàn bộ máy móc thi công vì chủ đầu tư 5 lần 7 lượt phớt lờ việc thanh toán theo tiến độ. Theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, để bảo vệ nhà thầu khỏi những chủ đầu tư trên, Luật Xây dựng cần quy định chủ đầu tư phải có bảo lãnh thanh toán cho triển khai dự án. Cụ thể, chủ đầu tư phải bảo đảm thanh toán hết cho các nhà thầu mới được đưa công trình vào vận hành, sử dụng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, ông Hiệp kiến nghị. Diệu Hoa
2020-12-29
Diệu Hoa
Kinh doanh
cafebiz
Ba năm xử phạt 540 tỷ đồng các công trình sai phạm xây dựng
https://cafebiz.vn/ba-nam-xu-phat-540-ty-dong-cac-cong-trinh-sai-pham-xay-dung-20201229092852217.chn
Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, từ năm 2018 đến ngày 15/12/2020, các đơn vị chức năng ngành xây dựng đã kiểm tra và lập hồ sơ xử lý hơn 18 nghìn trường hợp, xử phạt 12,1 nghìn trường hợp với tổng số tiền trên 540 tỷ đồng. Sáng ngày 25/12, tại TP.HCM, Thanh tra Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị “Tọa đàm và tổng kết thực hiện Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (Nghị định 139) của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Xây dựng”. Tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, trong 3 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, theo phản ánh của các địa phương, việc tổ chức thực hiện Nghị định số 139 đã bộc lộ một số vướng mắc, khó khăn. Tổng hợp sơ bộ có 7 nhóm vướng mắc. Trong đó, đáng chú ý, Nghị định 139 không quy định mức phạt theo tỷ lệ hoặc mức độ sai phạm dẫn đến bất cập trong xử lý; Việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của Chánh Thanh tra Sở trên thực tế rất khó khăn do không đủ nhân lực và chi phí. Ông Trương Công Nam, Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TPHCM cho biết, việc thực hiện Nghị định tại địa bàn còn nhiều vấn đề khó khăn. Cụ thể, trên địa bàn TPHCM xuất hiện một số trường hợp người dân xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (có quy mô, diện tích lớn), tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, chủ đầu tư tự ý ngăn chia thành nhiều phòng thành chung cư mini hoặc phân thành nhiều căn nhà để kinh doanh. “Nếu không có quy định chặt chẽ, loại hình này sẽ tiếp tục phát triển, làm phá vỡ quy hoạch do tăng mật độ dân cư cục bộ”, ông Nam nêu. “Nghị định 139 không quy định xử lý công trình không phép hoặc xử lý công trình xây dựng sai nội dung so với giấy phép được cấp ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, địa bàn chúng tôi là huyện ngoại thành, đang trong quá trình đô thị hóa. Do đó, câu hỏi đặt ra là những khu vực chưa có quy hoạch đô thị thì mình xem nó là nông thôn hay đô thị?” – Ông Lê Hữu Hiệp, Đội Trưởng Đội Thanh tra địa bàn huyện Hóc Môn, TPHCM thắc mắc. Sở Xây dựng TPHCM kiến nghị Bộ Xây dựng tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành các biện pháp ngăn chặn, xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng. Đây là việc cấp bách, bởi, Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định cụ thể các biện pháp ngăn chặn, xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng. Tuy nhiên, đến nay Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành. Xoay quanh các nhóm vướng mắc của địa phương, ông Lê Văn Lãng, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng - phụ trách phía Nam tổng kết có 5 nhóm kiến nghị, gồm: Kiến nghị liên quan đến quy định chung (về mức độ xử phạt, khung xử phạt, xác định thời điểm để tính thời hiệu xử phạt…); Kiến nghị liên quan đến quy định trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng; Kiến nghị liên quan đến quy định về hoạt động kinh doanh bất động sản; Kiến nghị liên quan đến quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính, trách nhiệm, quy trình xử lý vi phạm hành chính; Kiến nghị liên quan đến các quy định cần được nghiên cứu, lấy ý kiến thảo luận tại hội nghị. “Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tổ chức các buổi hội nghị để lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp và các hiệp hội…Dự kiến khoảng cuối quý I năm 2021, Thanh tra Bộ Xây dựng sẽ báo cáo lên Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, thực hiện theo đúng trình tự quy định xây dựng văn bản vi phạm pháp luật của Bộ và các quy định của Bộ Tư pháp”, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết. Ngọc Mai
2020-12-29
Ngọc Mai
Kinh doanh
cafebiz
Những điểm mới của Nghị định 148/2020: Có “thổi làn gió mới” vào thị trường BĐS?
https://cafebiz.vn/nhung-diem-moi-cua-nghi-dinh-148-2020-co-thoi-lan-gio-moi-vao-thi-truong-bds-20201229092237123.chn
Chính phủ mới ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Nghị định có hiệu lực từ 8/2/2021 được kì vọng sẽ mở nhiều nút thắt cho thị trường BĐS. Điều kiện được giao đất, thuê đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư Quy định tại các Nghị định cũ: Khoản 1 Điều 14 Nghị định  43/2014/NĐ-CP: Các dự án có sử dụng đất phải áp dụng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai gồm: Dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để cho thuê hoặc để bán kết hợp cho thuê theo quy định của pháp luật về nhà ở; Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản gắn với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;Dự án sản xuất, kinh doanh không sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước. Quy định tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP: Sửa đổi khoản 1 Điều 14 Nghị định 43: Các dự án đầu tư có sử dụng đất không có mục đích kinh doanh thì không áp dụng điều kiện tại khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai. Giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý Nghị định 43/2014/NĐ-CP không quy định Nghị định 148/2020/NĐ-CP: Bổ sung Điều 14a vào sau Điều 14 Nghị định 43: Các tiêu chí để giao, cho thuê các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý như sau: Thuộc quỹ đất đã thu hồi theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đất chưa giao, đất chưa cho thuê hoặc đất đang giao quản lý quỹ đất đã thu hồi, đất sử dụng vào mục đích công cộng được giao tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm; Có diện tích, hình dạng không đủ tiêu chuẩn diện tích, kích thước tối thiểu được phép tách thửa; Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã được phê duyệt; Không thuộc khu vực đất thực hiện các dự án, công trình đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai; Đất dự kiến giao, cho thuê không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm nhưng đã có văn bản giải quyết. Giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp miễn tiền sử dụng đất Nghị định 43/2014/NĐ-CP không quy định Nghị định 148/2020/NĐ-CP: Bổ sung Điều 14b vào Nghị định 43 như sau: Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất một số năm hoặc miễn toàn bộ thời gian sử dụng đất đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đất thầu dự án có sử dụng đất, trừ trường hợp: Chỉ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản của dự án; Sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ; Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở Điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014: Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Nghị định 148/2020: Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 43:  Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trong đó, điểm mới: Công nhận cả giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn. Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất Khoản 4 Điều 35 Nghị định 43/2014: Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau: Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghị định 148/2020:  Sửa đổi khoản 4 Điều 35 như sau:  Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 31 và Điều 31 của Nghị định này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng. Điểm mới: Bổ sung trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng không phải là nhà ở theo quy định tại Điều 31 và Điều 31 của Nghị định này có giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định của pháp luật về xây dựng. Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền Khoản 1 Điều 41 Nghị định 43/2014: Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm: Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;  Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có); Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền quy định tại Khoản 2 Điều này. Nghị định 148/2020: Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 Nghị định 43 như sau: Điều kiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, bao gồm: Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có); Dự án thuộc khu vực, loại đô thị được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền quy định tại Khoản 2 Điều này. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở. Điểm mới: Bỏ điều kiện: Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Bổ sung: Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị, xây dựng, phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản và nhà ở. Trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp Điểm c khoản 1 Điều 76 Nghị định 43: Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:… Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất. Nghị định 148/2020: Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 76 Nghị định 43: Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau: Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất; theo đó, điểm mới là: Bỏ trường hợp do thực hiện dồn điền, đổi thửa. Bảo Anh
2020-12-29
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
Xử phạt trên 6 tỷ đồng đối với chủ đầu tư xây dựng 488 căn nhà khi chưa có phép
https://cafebiz.vn/xu-phat-tren-6-ty-dong-doi-voi-chu-dau-tu-xay-dung-488-can-nha-khi-chua-co-phep-20201229084909623.chn
Xây dựng khi chưa có giấy phép 488 căn nhà, chủ đầu tư dự án đã bị xử phạt hơn 6 tỷ đồng. Lãnh đạo địa phương buộc doanh nghiệp khắc phục bằng cách phải tiếp tục làm các thủ tục giao đất, thuê đất trong vòng 60 ngày. Nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế theo luật định. Liên quan vụ 488 căn nhà xây dựng khi chưa đủ giấy phép tại khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), ngày 28/12 ông Lê Tuấn Anh, Bí thư Huyện ủy Trảng Bom, cho biết hiện nay các ngành chức năng của huyện đang thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai về xử lý sai phạm của chủ đầu tư dự án. Riêng về trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan ở địa phương, ông Tuấn Anh nói: “Chúng tôi đã chỉ đạo, làm rõ trách nhiệm, nếu liên quan đến ai thì phải xử lý”. Được biết Dự án Khu dân cư Tân Thịnh do Công ty LDG làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận thỏa thuận địa điểm vào tháng 9/2016 và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 vào tháng 5/2018 với diện tích 18,22 ha. Tuy nhiên, dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng từ tháng 11/2018 – 8/2020 doanh nghiệp này đã triển khai san nền, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xây dựng xong phần thô 488 căn nhà. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 540 triệu đồng về hành vi chiếm đất để sử dụng trên thực địa ở xã Đồi 61 (H.Trảng Bom) tại 401 thửa đất với diện tích 181142 m2mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật... Về biện pháp khắc phục, UBND tỉnh Đồng Nai  buộc doanh nghiệp này phải nộp lại số tiền thu lợi do thực hiện hành vi vi phạm là 5,7 tỉ đồng; buộc tiếp tục thực hiện các thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định trong vòng 60 ngày. Nếu quá thời hạn trên, Công ty LDG không thực hiện sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Mạnh Thắng
2020-12-29
Mạnh Thắng
Kinh doanh
cafebiz
Hiệp định UKVFTA: Cơ hội để hàng thủy sản, dệt may tăng thị phần sang Anh
https://cafebiz.vn/hiep-dinh-ukvfta-co-hoi-de-hang-thuy-san-det-may-tang-thi-phan-sang-anh-20201230184745029.chn
Theo Bộ Công Thương, dư địa tăng trưởng cho sản phẩm Việt Nam tại thị trường Anh còn rất lớn vì các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gần 700 tỷ USD của Anh. Tối ngày 29/12, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh ( UKVFTA ) chính thức được ký kết tại Luân Đôn (Anh). Hiệp định có hiệu lực từ 23 giờ ngày 31/12/2020. Hiệp định UKVFTA được đàm phán dựa trên nguyên tắc kế thừa các cam kết đã có trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( EVFTA ) với những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo phù hợp với khuôn khổ thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh. SẢN PHẨM XUẤT KHẨU VIỆT NAM MỚI CHIẾM 1% THỊ PHẦN HÀNG NHẬP KHẨU TẠI ANH Trong bối cảnh Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) và giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị kết thúc (ngày 31/12/2020), việc ký kết Hiệp định UKVFTA sẽ đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Anh không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp. Bên cạnh đó, với nền tảng là kế thừa Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA cũng sẽ tạo khuôn khổ hợp tác kinh tế - thương mại toàn diện, lâu dài, ổn định giữa Việt Nam và Anh, từ đó tạo động lực cho việc tăng cường và làm sâu sắc quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai bên, đặc biệt trong bối cảnh hai bên vừa gia hạn việc duy trì quan hệ song phương ở cấp độ đối tác chiến lược. Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực châu Âu. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt 6,6 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 857 triệu USD. Thoả thuận UKFTA là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh nước Anh sẽ chính thức xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào đầu năm 2021. Bộ trưởng Thương mại quốc tế Anh Liz Truss Trong giai đoạn từ 2011-2019, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt - Anh tăng trung bình 12,1%/năm, cao hơn mức trung bình chung của Việt Nam 10%/năm. Tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường này cũng đạt mức cao (trên 10%). Trong những năm qua, các sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh chủ yếu là điện thoại - linh kiện, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, máy vi tính - linh kiện, hạt điều, cà phê, hạt tiêu. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu từ Anh các máy móc, thiết bị, dược phẩm, sắt thép, hóa chất. Các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia mang tính bổ sung thay vì cạnh tranh. Theo Bộ Công Thương, dư địa tăng trưởng thị trường tại Anh cho sản phẩm Việt Nam còn rất lớn vì tất cả các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam chỉ chiếm được không quá 1% thị phần trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa mỗi năm gần 700 tỷ USD (2019) của Anh. XUẤT KHẨU THỦY SẢN, DỆT MAY, DA GIẦY,... HƯỞNG LỢI Hiệp định UKVFTA được kỳ vọng tạo ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam tương tự như Hiệp định EVFTA. Theo đó, các ngành hàng xuất khẩu như thủy hải sản, gạo, dệt may, gỗ, rau quả, da giày… sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Đặc biệt là khi 99% thuế xuất nhập khẩu giữa hai nước sẽ được xoá bỏ sau khi kết thúc lộ trình cắt giảm thuế quan. Đối vớihàng dệt may, năm 2019, Anh nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam mặt hàng may mặc như comple, áo jacket, blazer, áo khoác ngoài, áo sơ mi, áo phông, áo may ô và các loại áo lót khác… FTA giữa Việt Nam và Anh sẽ mang lại các ưu đãi thuế quan giúp hàng hóa của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn với các đối thủ như Trung Quốc (hiện chiếm thị phần lớn nhất tại Anh, nhưng 5 năm qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may vào Anh đã giảm 8%), hay Bangladesh, Campuchia và Pakistan (đều có lợi thế hơn so với Việt Nam về thuế suất). Đối vớihàng giày dép, hiện Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu (sau Trung Quốc) với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2019, từ mức 5,1 tỷ USD năm 2010 lên 18,3 tỷ USD năm 2019. Anh là thị trường xuất khẩu giày dép có tiềm năng lớn cho Việt Nam nhưng rất cạnh tranh. So sánh với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Hà Lan, Italia, Bỉ, Đức, năm 2019 Việt Nam vẫn chịu mức thuế quan cao thứ 2 trong 15 nước xuất khẩu giày dép nhiều nhất vào Anh với mức thuế trung bình 6,7 %. Vềmặt hàng gạo, tiềm năng tại thị trường Anh cũng khá lớn với nhu cầu nhập khẩu gạo năm 2019 là 671 nghìn tấn, tăng 10% so năm 2018. Mặc dù Việt Nam làm một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Anh vẫn ở mức khiêm tốn với 0,2% và chỉ đứng thứ 22 trong các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Anh. Trong năm 2019, xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Anh đã có bước nhảy vọt với mức tăng trưởng kim ngạch lên đến 376%. Tuy nhiên mức thuế quan với mặt hàng này năm 2019 vẫn ở mức cao nên khó cạnh tranh với các nước khác như Ấn Độ (22%), Pakistan (18%), Tây Ban Nha (11%), Italia (10,9%), Thái Lan (9,2%)... Đối vớimặt hàng thủy sản- ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam - Việt Nam có lợi thế về cả kinh nghiệm, năng lực sản xuất và nguồn cung dồi dào. Nhu cầu nhập khẩu mặt hàng thủy sản của Anh khoảng 4,4 tỷ USD/năm nhưng giá trị xuất khẩu của Việt Nam mới chiếm khoảng 6,7% con số này. Dịch COVID-19 đã làm thay đổi xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu từ Anh (hướng tới những sản phẩm thủy sản dễ tiêu thụ ở nhà, dễ bảo quản, dễ chế biến, tiện dụng và có mức giá trung bình thấp). Do đó, cá tra đông lạnh của Việt Nam đang có lợi thế lớn và là điểm sáng ngành thủy sản xuất khẩu sang Anh hiện nay khi là nhà cung cấp hàng đầu có mức giá phù hợp và quy trình chế biến của nhiều doanh nghiệp Việt Nam được thị trường EU và Anh chấp nhận. Với cácsản phẩm gỗ,Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn thứ 6 (sau Trung Quốc, Ý, Đức, Ba Lan, Mỹ) vào thị trường Anh với giá trị xuất khẩu 421,8 triệu USD, chiếm 3,6% thị phần nhập khẩu của Anh. Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội xuất khẩu sang Anh vì sản phẩm gỗ Việt Nam được thị trường Anh đón nhận nhờ giá cả có tính cạnh tranh cao, nguyên liệu tốt, chất lượng sản phẩm cao. Thêm nữa, một số công ty lớn trong ngành gỗ tại Anh đã có cơ sở sản xuất hoặc ký hợp đồng đối tác dài hạn với các nhà sản xuất tại Việt Nam như IKEA - nhà bán lẻ đồ gỗ nội thất thị phần lớn nhất tại Anh. Do đó, Hiệp định UKVFTA không chỉ giúp tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này sang Anh mà còn tạo cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam trong ngành chế biến gỗ. Kể từ khi có hiệu lực từ tháng 8/2020, Hiệp định EVFTA đã trở thành cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, từ tháng 8/2020, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn liên tục ghi nhận mức tăng cao bất chấp dịch ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cụ thể: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU các tháng 8, 9, 10/2020 lần lượt đạt 3,25 tỷ USD, 3,07 tỷ USD và 3,3 tỷ USD, tăng 4,2%, 8,7% và 6,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính từ ngày 1/8 đến ngày 18/12/2020, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyển cấp C/O mẫu EUR1 đã cấp hơn 62493 bộ C/O mẫu EUR1 với kim ngạch hơn 2,35 tỷ USD đi các nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ với trị giá gần 6 triệu USD được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Hoàng Hà
2020-12-30
Hoàng Hà
Xã hội
cafebiz
Kinh tế Việt Nam hồi phục mạnh nhất Đông Nam Á trong năm 2021
https://cafebiz.vn/kinh-te-viet-nam-hoi-phuc-manh-nhat-dong-nam-a-trong-nam-2021-20201230170514266.chn
Theo Nikkei Asia Review, năm 2021, kinh tế Việt Nam, Indonesia và Malaysia được dự báo tăng trở lại ở mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Mới đây, báoNikkei Asia ReviewNhật Bản đưa ra nhận định, năm 2021, 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á sẽ có những lộ trình hồi phục khác nhau. Trong đó, Việt Nam, Indonesia và Malaysia được dự báo tăng trở lại ở mức trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Trong khi Philippines, Singapore và Thái Lan sẽ phải vật lộn để trở lại tình trạng ổn định. Nikkei cho biết thêm, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong số 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đạt tăng trưởng dương trong năm nay. Nikkei tổng hợp các dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế về tổng sản phẩm quốc nội thực tế, đặt số liệu năm 2019 làm đường cơ sở là 100 điểm. Việt Nam, Indonesia và Malaysia đều đạt trên 100 điểm cho năm 2021, có nghĩa là các nền kinh tế này sẽ mở rộng trong năm tới so với mức độ trước khi bùng phát dịch bệnh vào năm 2019. S&P Global dự báo, kinh tế Việt Nam tăng 10,9% trong năm 2021. (Ảnh: Báo Đầu tư) Việt Nam được dự báo dẫn đầu với chỉ số tăng trưởng có thể đạt 108,4. Bên cạnh đó, S&P Global cũng dự báo, kinh tế Việt Nam tăng 10,9% trong năm sau, mạnh hơn bất kỳ nền kinh tế nào khác tại châu Á - Thái Bình Dương. Chuyên gia Yuta Tsukada thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản nhận định: Nhiều công ty toàn cầu đang đổ xô vào Việt Nam, đây là một lợi ích cho xuất khẩu. Indonesia đứng thứ hai với chỉ số tăng trưởng 104,5. Malaysia, với chỉ số 101,3, sẽ chứng kiến nhóm ngành xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như điện tử phục hồi khi nền kinh tế toàn cầu ổn định. Trong khi đó, Singapore, Philippines và Thái Lan dự kiến ​​sẽ không vượt qua mốc 100 cho đến năm 2022. Tuy nhiên, bất chấp khác biệt trong các dự báo riêng lẻ, 6 quốc gia trên có thể chịu tác động của COVID-19 cũng như các chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1/2021 tới. PV
2020-12-30
PV
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
INFOGRAPHIC: Những chính sách tiền lương áp dụng từ 1/1/2021
https://cafebiz.vn/infographic-nhung-chinh-sach-tien-luong-ap-dung-tu-1-1-2021-20201230093809498.chn
Bộ luật Lao động 2019 sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, với rất nhiều thay đổi liên quan đến tiền lương cũng chính thức được áp dụng từ thời điểm này. Hồng Vân - Hoài Linh
2020-12-30
Hồng Vân - Hoài Linh
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Từ 1/1/2021 muốn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp chỉ cần thông báo trước 3 ngày
https://cafebiz.vn/tu-1-1-2021-muon-tam-ngung-kinh-doanh-doanh-nghiep-chi-can-thong-bao-truoc-3-ngay-20201230084111295.chn
Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh chỉ còn 3 ngày thay vì 15 ngày như trước kia. Ngày 1/1/2021 Luật Doanh nghiệp 2020 sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, Luật Doanh nghiệp 2020 đã rút ngắn thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trước đó, tại Khoản 1 Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Quy định này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Như vậy, thời gian báo trước khi tạm ngừng kinh doanh được rút ngắn từ chậm nhất 15 ngày xuống còn 03 ngày làm việc. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp gồm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi/ Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp) và tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự. Liên quan đến quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng sửa đổi, bổ sung một số điều. Cụ thể, trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện. (Hiện hành, được thực hiện thông qua người giám hộ). Trường hợp thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác thì người được tặng cho trở thành thành viên công ty theo quy định: Người được tặng cho thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự thì người này đương nhiên là thành viên công ty; (Hiện hành, là vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến hàng thừa kế thứ ba...) Người được tặng cho không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 6 Điều 53 thì người này chỉ trở thành thành viên công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận. Luật bổ sung: Trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty. Bổ sung trường hợp thành viên công ty là cá nhân bị Tòa án cấm hành nghề, làm công việc nhất định hoặc thành viên công ty là pháp nhân thương mại bị Tòa án cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi ngành, nghề kinh doanh của công ty thì thành viên đó không được hành nghề, làm công việc đã bị cấm tại công ty đó hoặc công ty tạm ngừng, chấm dứt kinh doanh ngành, nghề có liên quan theo quyết định của Tòa án. Cẩm Thạch
2020-12-30
Cẩm Thạch
Xã hội
cafebiz
Nhà mặt phố giá thuê trăm triệu/tháng vẫn 'cố thủ', giảm giá nhỏ giọt dù bỏ trống suốt năm
https://cafebiz.vn/nha-mat-pho-gia-thue-tram-trieu-thang-van-co-thu-giam-gia-nho-giot-du-bo-trong-suot-nam-20201230104507342.chn
Treo biển cho thuê gần cả năm nay nhưng nhiều mặt bằng vẫn ế khách, không tìm được khách thuê mới. Những căn nhà mặt tiền giá thuê từ 100-150 triệu/tháng vẫn chỉ giảm giá nhẹ, dù bỏ trống cả năm không có khách Trong năm 2020, TP Đà Nẵng trải qua 2 đợt dịch bệnh khiến tình hình cho thuê mặt bằng nhà phố rơi vào tình trạng khó khăn. Là một trong những tuyến phố kinh doanh sầm suất tại TP Đà Nẵng nhưng đường Nguyễn Văn Linh hiện nay có rất nhiều mặt bằng để trống, đóng cửa im lìm. Dịch bệnh đã khiến tình hình kinh doanh giảm sút, nhiều chuỗi cửa hàng ăn uống, thời trang, văn phòng, dịch vụ tại các vị trí đắc địa phải đóng cửa, trả mặt bằng. Tình trạng mặt bằng ế ẩm cũng diễn ra tại các tuyến đường khác như Hoàng Diệu, Lê Đình Lý, Phan Châu Trinh…. Đáng nói, có những mặt bằng treo biển từ đầu năm đến nay vẫn chưa hạ biển xuống được vì chưa có khách thuê. Theo tìm hiểu của PV, hầu hết chủ các mặt bằng cho thuê đều đã giảm giá tiền thuê so với trước đây, song mức giảm không nhiều, chỉ khoảng 10-20% so với trước... Mặt bằng tại đây vẫn khó tìm được khách do giá cao. Hầu hết những mặt bằng chưa tìm được khách là những mặt bằng có diện tích rộng, thích hợp để mở văn phòng, trung tâm ngoại ngữ, thời trang… giá cho thuê dao động ở mức 100-150 triệu đồng/tháng. Chẳng hạn, trên đường Nguyễn Văn Linh (Hải Châu, Đà Nẵng) nhà 4 tầng diện tích 9x23m giá cho thuê 150 triệu đồng/tháng; nhà 5 tầng diện tích 200m2 giá 130 triệu đồng/tháng; nhà 2 tầng có diện tích 170m2, giá cho thuê 90 triệu đồng/tháng… Hay trên đường Lê Duẩn, nhà 3 tầng, diện tích 6x11m giá cho thuê 55 triệu đồng/tháng; Mặt bằng đường Quang Trung diện tích 200m2 giá cho thuê 40 triệu đồng/tháng.... Mức giá cho thuê này không thay đổi nhiều so với khi chưa có dịch bệnh xảy ra. Liên hệ với một chủ mặt bằng trên đường Nguyễn Văn Linh, chị H. cho biết, chị cho thuê nguyên căn 3 tầng, diện tích 211m2, giá cho thuê là 140 triệu đồng. Theo chị H., trước đây chị cho thuê làm trung tâm ngoại ngữ nhưng người thuê hết hợp đồng nên trả lại mặt bằng từ đầu năm. Giá cho thuê năm ngoái 160 triệu đồng/tháng nhưng nay do ảnh hưởng dịch bệnh, chị giảm giá còn 140 triệu đồng/tháng, ký hợp đồng 5 năm, cọc 3 tháng tiền nhà, đóng tiền 3 tháng/lần. Mặc dù chưa tìm được khách thuê nhưng chị H. vẫn kiên quyết chốt giá cho thuê là 140 triệu đồng, không đàm phán, thương lượng. “Mặt bằng này tôi đã cho thuê gần vài chục năm nay. Giá giảm như vậy là ưu đãi cho khách thuê rồi”, chị H. nói. Giá cho thuê mặt bằng chỉ giảm nhẹ, thậm chí không giảm trong khi tình hình kinh doanh khó khăn, ế ẩm các nhà đầu tư không dám liều để mở mặt bằng mới vì chi phí quá lớn khiến mặt bằng bị bỏ trống càng kéo dài. Nhất là thời điểm cuối năm, việc cho thuê mặt bằng sẽ càng khó khăn hơn. Sau 3 tháng kinh doanh, chị Duyên, chủ một cửa hàng thực phẩm sạch trên đường Hàm Nghi (quận Thanh Khê) mới đây đã rục rịch trả lại mặt bằng do tiền thuê chiếm quá lớn, trong khi khách thưa thớt. Chính vì thế, chị đã quay trở lại bán hàng online như trước. Theo anh Nguyễn Quân, một môi giới bất động sản cho biết, trước đây, mặt bằng trên phố kinh doanh sầm uất rất ít khi phải treo biển, nhiều mặt bằng chưa hết hạn cho thuê đã có khách đến đặt trước. Còn hiện tại, có những mặt bằng để trống nhiều tháng liền vẫn không có khách. Chưa khi nào mặt bằng cho thuê lại khó tìm khách đến vậy. Thậm chí có nhiều chủ mặt bằng do quá ế ẩm đã nhờ rao bán nhưng tình hình khó khăn chung nên cũng rất khó tìm được khách. Theo anh Quân, có nhiều nơi chấp nhận giảm giá mạnh nhưng có những chủ nhà vẫn đang kỳ vọng thị trường sẽ sớm hồi phục, nên nhất quyết không chịu giảm giá. Theo báo cáo thị trường quý 3/2020 của CBRE Việt Nam, tỷ lệ mặt bằng bán lẻ trống trung bình vẫn cao hơn năm trước do các thương hiệu bán lẻ, chủ yếu là thời trang và ăn uống trong nước trả lại mặt bằng. Còn theo đại diện Savills, số lượng mặt bằng nhà phố chào thuê ra thị trường ngày càng nhiều nhưng tốc độ lấp đầy rất chậm. Xu hướng khách thuê giảm số lượng cửa hàng hoặc giảm diện tích và chuyển đổi sang thương mại điện tử vẫn tiếp tục diễn ra. Theo các chuyên gia, tình hình kinh tế trong năm 2021 vẫn tiếp tục khó khăn, làn sóng trả mặt bằng vẫn tiếp diễn, vì thế, mặt bằng nhà phố cho thuê sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn. Diệu Thuỳ
2020-12-30
Diệu Thuỳ
Kinh doanh
cafebiz
Những tuyến đường nghìn tỉ đồng khởi công trong năm 2020
https://cafebiz.vn/nhung-tuyen-duong-nghin-ti-dong-khoi-cong-trong-nam-2020-20201230102533357.chn
Năm 2020 là năm chứng kiến hàng loạt hạ tầng giao giao thông quan trọng được khởi công trên cả nước. Trong đó, nổi bật là các thành phần của cao tốc Bắc – Nam với số vốn đầu tư hàng nghìn tỉ đồng. 3 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam Trong năm 2020, Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Dầu Giây – Phan Thiết là 3 dự án cao tốc thành phần của cao tốc Bắc – Nam được khởi công với số vốn gần 40000 tỉ đồng. Cụ thể, sáng 30/9, Bộ GTVT kết hợp với 3 tỉnh là Thanh Hoá, Bình Thuận và Đồng Nai tổ chức 3 lễ khởi công các dự án thành phần gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Dầu Giây – Phan Thiết thuộc dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Trước đó, vào tháng 6/2020 cả 3 dự án này đã được Quốc hội cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công. Dự án cao tốc Mai Sơn - QL45 dài 53,5 km, tổng mức đầu tư khoảng 12343 tỉ đồng; cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết dài 100,8km, tổng mức đầu tư khoảng 11183 tỉ đồng; cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dài 99km, tổng mức đầu tư khoảng 13656 tỉ đồng. Được biết, dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông được triển khai chia thành 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km đi qua địa phận 13 tỉnh (Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang và Vĩnh Long). Tổng mức đầu tư toàn dự án gần 119000 tỉ đồng. Tuyến đường nối thành phố Thanh Hoá với sân bay Thọ Xuânvốn đầu tư hơn 3500 tỉđồng Dự án đường nối thành phố Thanh Hoá với cảng hàng không Thọ Xuân được khởi công vào tháng 10/2020. Tuyến đường có điểm đầu tại ngã 3 Nhồi thuộc địa phận phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa, điểm cuối tại điểm giao giữa Quốc lộ 47 với đường vào Cảng Hàng không Thọ Xuân, thuộc địa phận xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân. Dự án đi qua địa phận thành phố Thanh Hóa và các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Như Thanh, Thọ Xuân, với chiều rộng nền đường từ 41m - 43m. Tuyến đường được chia làm 3 dự án với tổng mức đầu tư là 3567 tỉ đồng, giai đoạn trước mắt đầu tư với quy mô 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, giải phân cách giữa dự phòng rộng 17m. Tuyến đường dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2022. Cầu Mỹ Thuận 2 vốn đầu tư hơn 5000 tỉ đồng Ngày 19/8/2020, dự án xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu có tổng vốn đầu tư hơn 5000 tỉ đồng được chính thức khởi công xây dựng. Theo đó, dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu có điểm đầu tại khớp nối với đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung thuộc địa phận huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Điểm cuối tại Km107+740, khớp nối với dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ tại nút giao Quốc lộ 80 thuộc địa phận thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long. Được biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu là một dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017 – 2020 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt 10/10/2018. Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách với tổng mức đầu tư hơn 5000 tỉ đồng. Sau khi hoàn thành, cầu Mỹ Thuận 2 sẽ tạo nên sự kết nối giữa tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận và Mỹ Thuận – Cần Thơ qua đó hoàn thành mạng lưới cao tốc liền mạch nối TP.HCM với Cần Thơ. Đường bộ ven biển Nam Định gần 2700 tỉ đồng Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định được khởi công từ tháng 9/2020. Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 132/QĐ-TTg ngày 17-1-2020, UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1135 ngày 15-5-2020. Dự án có tổng chiều dài tuyến 65,58km đi qua 24 xã, thị trấn thuộc 3 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Tuyến đường sẽ góp phần khai thác tối đa tiềm năng du lịch biển của tỉnh như khu du lịch dự trữ sinh quyển thế giới Vườn quốc gia Xuân Thủy, khu du lịch biển Quất Lâm (huyện Giao Thủy), Cồn Mờ (huyện Nghĩa Hưng), Thịnh Long (huyện Hải Hậu)... Dự án có tổng mức đầu tư 2655 tỉ đồng; trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương là 1000 tỉ đồng. Phần còn lại là ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác. Bảo Anh
2020-12-30
Bảo Anh
Kinh doanh
cafebiz
'Đầu tư nhà vườn ngoại thành không khác gì 'chơi' xe sang của nhà giàu'
https://cafebiz.vn/dau-tu-nha-vuon-ngoai-thanh-khong-khac-gi-choi-xe-sang-cua-nha-giau-20201230092649748.chn
“Nhu cầu làm nhà vườn sinh thái để nghỉ ngơi là nhu cầu thực nhưng chi phí đầu tư nhà vườn sinh thái không khác gì vận hành một chiếc xe ô tô hạng sang”. Nhiều người có tiền sống ở đô thị hiện có xu hướng về các vùng ven ngoại ô để mua đất làm nhà vườn sinh thái với mục đích nghỉ ngơi cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ, nhưng cũng có người đầu tư để kinh doanh theo mô hình farmstay, nhà nghỉ dưỡng, đánh giá về xu hướng này, ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô cho hay, xu hướng này thực ra đã rộ lên từ những năm 2005-2010. Bẵng đi một thời gian, đến đầu năm 2019, phong trào này lại quay trở lại khá rầm rộ. Cuối tuần đi nghỉ ngơi tại các khu kinh doanh nghỉ dưỡng hoặc địa điểm du lịch vùng ven thành phố đang là nhu cầu rất lớn và sẽ là xu hướng lâu dài và bền vững trong tương lai, nhất là khi thói quen của nhiều người ngày càng lười di chuyển xa và có nhu cầu đi nghỉ nhiều lần trong năm. “Nhiều người có điều kiện tìm mua đất riêng để làm nhà vườn sinh thái với mục đích nghỉ ngơi cuối tuần. Đây là nhu cầu thực nhưng khá kén người chơi. Do đa số các biệt thự riêng lẻ đều phải chi phí để bảo trì duy tu khá lớn và cần nhiều tâm sức để có một nơi lui về đúng nghĩa. Do vậy, tôi cho rằng mô hình nhà vườn sinh thái sau làn sóng gia tăng này sẽ có một đợt thanh lọc. Những người đủ đam mê sẽ trụ lại và trở thành một nơi đóng góp rất lớn vào cuộc sống của họ. Còn một số sẽ rời đi khi nhu cầu có sự thay đổi”, ông Trung đánh giá. Cũng theo ông Trung, về lâu dài, nhu cầu nhà vườn sinh thái sẽ vẫn còn nhiều và được vận hành ngày càng chuyên nghiệp hơn nhờ vào một số công ty dịch vụ nhà vườn đang hình thành để quản lý nhà giúp các gia chủ. Vấn đề đặt ra đối với mô hình này là, liệu có lãng phí không khi những người bỏ tiền mua đất làm nhà vườn chỉ sử dụng vào cuối tuần hoặc các dịp nghỉ lễ, thời gian còn lại thì để trống, thậm chí có nhiều người còn mất thêm chi phí thuê người trông vườn, chăm cây? Ông Trung cho rằng, chi phí đầu tư một khu nhà vườn sinh thái không hơn so với vận hành một chiếc ô tô hạng sang. Trả lời câu hỏi này, ông Trung so sánh, nếu tính về việc lãng phí thì một khu nhà vườn sinh thái có chi phí không thua kém việc vận hành một chiếc xe ô tô hạng sang. “Nếu đã là một thú vui và có đóng góp lớn trong việc cải thiện đời sống tinh thần, sức khỏe... thì cũng rất đáng”, ông Trung nói. Hơn nữa, theo vị này, giữa cái được và cái mất khi đầu tư mua đất làm nhà vườn sinh thái thì cái được quá nhiều. Bởi lẽ, đó là nơi để tái tạo sức lao động và thư giãn hơn rất nhiều các loại hình giải trí khác. Hơn nữa, các gia đình có nhà vườn sinh thái, họ có thêm những kỷ niệm đẹp khi cùng nhau trải nghiệm một cuộc sống khác so với đô thị, là nơi cân bằng cuộc sống. “Có chăng việc mất chỉ là khi sự lựa chọn đó không phù hợp. Nghĩa là họ có thể thích nhà vườn, nhưng chưa lựa chọn một căn nhà vườn phù hợp. Hoặc bản thân gia chủ mua nhà vườn thì là ý thích nhất thời, khi thấy không phù hợp thì bán đi sẽ có thể có chút mất”, ông Trung cho hay. Tuy nhiên, với nhiều năm kinh nghiệm làm ở lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng ngoại ô, ông Trung cho rằng, nhà vườn sinh thái chỉ là một trong những loại nhà ngoại ô. Nếu khách hàng có nhu cầu mua nhà ở ngoại ô để lui về các dịp nghỉ thì nên tham khảo thêm đa dạng các mô hình để lựa chọn cho mình loại sản phẩm phù hợp. “Mua nhà ngoại ô nên có tầm nhìn 5 năm về sự biến đổi của đời sống gia đình. Từ đó định đoán được các nhu cầu cho sản phẩm phù hợp. Đặc biệt, nuôi một căn nhà ngoại ô như một đứa trẻ vậy, kiên trì qua 2 năm đầu, từ năm thứ 3 thường sẽ có trái ngọt khi cây cối lên xanh, vườn trái xum xuê… vì thế, không thể nóng vội”, ông Trung đưa ra lời khuyên. Về khía cạnh pháp lý, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng, việc cá nhân đi mua đất nhỏ lẻ làm nhà vườn phải xem giấy tờ pháp lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vị này cho rằng, nếu đất đó ven hồ, ven sông, phải tính toán nếu nhà nước thu hồi sẽ được đền bù bao nhiêu tiền, diện tích đất còn lại là bao nhiêu. Nếu giá quá rẻ mà đất ngoài sổ nhiều thì nên cân nhắc trước khi mua vì nếu thu hồi, giải tỏa sẽ bị mất tiền oan. Đặc biệt, người mua phải hỏi kỹ chính quyền địa phương xem đất có lên thổ cư được hay không? Nếu không thì có được làm nhà tạm hay mở rộng lên làm dự án farmstay hoặc du lịch sinh thái không? Minh Thư
2020-12-30
Minh Thư
Kinh doanh
cafebiz
Lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản, xây dựng nhìn nhận thị trường 2021 ra sao?
https://cafebiz.vn/lanh-dao-doanh-nghiep-bat-dong-san-xay-dung-nhin-nhan-thi-truong-2021-ra-sao-20201230084639373.chn
Lãnh đạo Phát Đạt, Hưng Thịnh Land cho rằng sự chuyển dịch ra vùng ven tạo cơ hội lớn với doanh nghiệp có nền tảng và tăng trưởng ổn định. Ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng giám đốc CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, nói năm 2021 sẽ có nhiều thách thức, bao gồm lượng tiền bơm vào nền kinh tế nhiều trong thời gian ngắn đặt ra vấn đề kiểm soát lạm phát. Người dân, nhà đầu tư sẽ “né” lạm phát bằng cách đưa tiền vào tài sản. Cơ hội cho Việt Nam nằm ở việc kiểm soát dịch bệnh và phát triển thị trường bất động sản công nghiệp dựa trên lợi thế chiến tranh thương mại dẫn đến dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc. Ông hy vọng năm sau, kinh tế cả nước sẽ nhiều cú huých phát triển, đây cũng là năm mở đầu cho giai đoạn 10 năm tiếp theo. Về sự chuyển dịch của doanh nghiệp bất động sản ra vùng ven, CEO Phát Đạt cho rằng chiến lược linh hoạt này diễn ra trong thời kỳ khó khăn. Đó cũng là lý do Phát Đạt thành công trong phát triển ở thị trường Quy Nhơn, Bình Định. Bởi ngoài phát triển về hạ tầng, nơi đây còn phát triển thành công cả về kinh tế và du lịch. “Trong giai đoạn này, Phát Đạt càng phải đặt mục tiêu phát triển hơn nữa và tấn công chứ không phòng thủ”, ông Vũ nói. Ông Nguyễn Thế Nhiên, Phó Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land, đồng quan điểm về tình hình vĩ mô hiện là một cơ hội lớn để phát triển, không thể bỏ qua. Công ty ông đã tận dụng cơ hội này. Trong năm vừa qua, 10000 sản phẩm được bán, doanh nghiệp cũng bỏ ra hơn chục nghìn tỷ đồng để M&A các dự án khác. Vì vậy, thời gian vừa qua được xem là cơ hội lớn để cho các doanh nghiệp có nền tảng ổn định và tăng trưởng hơn. Ông thừa nhận Hưng Thịnh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên buộc phải linh hoạt ở những nơi khác để phát triển đội ngũ, duy trì kinh doanh. Cơ sở hạ tầng được phát triển khá tốt trong những năm qua là tiền để cho doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động, ví dụ như những khu vực Lâm Đồng, Bình Định, Quy Nhơn… Ông Nguyễn Thanh Quyền, Tổng giám đốc Thắng Lợi Group, nhận định năm 2021 đầy thách thức nhưng cũng rất nhiều cơ hội. Thách thức về thị hiếu của khách hàng, về nhu cầu nguồn cung, các chính sách kích cầu từ chính quyền, cạnh tranh về giá cả nhưng sẽ là cơ hội cho các chủ đầu tư kinh doanh tử tế, đặt cả tâm huyết của mình vào từng sản phẩm. Với các chính sách thu hút đầu tư, chính sách giãn dân ra khu đô thị vệ tinh TP HCM, hạ tầng được đầu tư phát triển song song thì cơ hội cho các đô thị vùng ven là rất lớn. Đặc biệt, nội đô TP HCM hiện đang khan hiếm nguồn cung, quỹ đất gần như không còn nhiều thì “sân chơi” trong năm 2021 vẫn rất sôi động và thu hút các doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư trong ngành BĐS. Đối với lĩnh vực xây dựng, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, nói trong năm sau sẽ có nhiều khởi sắc từ nhiều yếu tố được nhìn thấy rõ. Trước hết, làn sóng đầu tư của nước ngoài vào khu công nghiệp (KCN) có sự tăng trưởng, giá thuê đất tăng cao, nhiều khách thuê hơn và nhiều dự án được triển khai. Nhà nước cũng đang dần có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn thủ tục pháp lý đầu tư dự án, mới đây nhất là quy định về 10 loại công trình không phải xin giấy phép xây dựng. Nhu cầu về nhà ở của người dân cũng được dự báo tăng cao cùng với quá trình đô thị hóa nở rộ, nhất là tại các thành phố lớn. Ông Hải nhấn mạnh một điều đặc biệt khác là Nhà nước đang thúc đẩy đầu tư công, nhiều công trình được rót vốn đầu tư, tạo động lực phát triển nền kinh tế... Thời điểm ngành xây dựng có thể phục hồi là từ giữa năm 2021 trở đi, khi kết hợp được các yếu tố kể trên và dịch bệnh được kiểm soát. Khổng Chiêm
2020-12-30
Khổng Chiêm
Kinh doanh
cafebiz
'Phải giàu trước khi già, chứ không phải già trước khi giàu'
https://cafebiz.vn/phai-giau-truoc-khi-gia-chu-khong-phai-gia-truoc-khi-giau-2020123117043739.chn
Sáng 31/12/2020, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Kế hoạch và Đầu tư và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Thủ tướng nêu rõ, suốt 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức, người lao động ngành kế hoạch và đầu tư luôn thể hiện tinh thần tận tụy, trung thành, bản lĩnh vững vàng; là người lính xung kích trong đổi mới tư duy kinh tế, những người có tư duy nhạy bén, sắc sảo, nắm bắt nhanh các vấn đề mới; tiên phong trong đổi mới sáng tạo; là tổng tham mưu trưởng trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó. 9 thách thức chủ yếu của Việt Nam trong thập niên tới Theo Thủ tướng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng sau 35 năm đổi mới và 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020. Tuy nhiên, vẫn còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, Thủ tướng đã chỉ ra 9 thách thức chủ yếu trong thập niên tới. Thứ nhất, bối cảnh thế giới tiếp tục bất định, nhất là tác động của đại dịch Covid-19 và những căng thẳng địa chính trị mà chúng ta phải đối đầu. Thứ hai, cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội lớn cho các nước đang phát triển có thể đuổi kịp nước giàu nhưng cũng đi kèm theo nhiều thách thức bị bỏ lại, hoặc lệ thuộc lớn hơn vào nước giàu. Thứ ba, thế và lực của nước ta mặc dù đã mạnh hơn trước nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhiều nút thắt vẫn chưa được khơi thông. Thứ tư, nguy cơ tụt hậu, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình còn rất lớn, nhất là một số nhóm yếu tố, nhóm dễ bị tổn thương trước các biến động kinh tế. Thứ năm, cạnh tranh giữa các đô thị trong khu vực, kể cả trong nước, trong việc trở thành các trung tâm giao dịch, trung tâm tài chính, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo ngày càng lớn. Thứ sáu, nhiều vấn đề văn hóa, xã hội, an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống, an ninh mạng nổi lên, có thể đặt ra nhiều thách thức hơn dự báo. Thứ bảy, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng lên theo vùng miền và giữa các nhóm, đi cùng sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và giới siêu giàu. Thứ tám, vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số với tốc độ nhanh chóng tạo áp lực lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Thứ chín, những thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên tăng lên. Liên quan đến tầm nhìn của ngành kế hoạch và đầu tư, Thủ tướng đặt vấn đề: Câu hỏi đặt ra là tầm nhìn của ngành kế hoạch và đầu tư như thế nào vào năm 2045, vai trò, chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ như thế nào trong những thập niên tới?. Hơn ai hết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có tầm nhìn xa hơn các bộ, ngành khác. Phải là bộ đi đầu trong đổi mới tư duy, lan tỏa tư duy đổi mới cho các bộ, ngành khác, Thủ tướng khẳng định. Qua đó, Thủ tướng đề nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có tầm nhìn xa hơn các bộ, ngành khác, phải là bộ đi đầu trong đổi mới tư duy và lan tỏa tư duy đổi mới sáng tạo sang các bộ, ngành khác và các địa phương trong cả nước. Tận dụng cơ cấu dân số vàng để giàu trước khi già Đối với các vấn đề trọng tâm mà ngành cần chú trọng, Thủ tướng đưa ra 9 vấn đề: Đầu tiên, thể chế là yếu tố quyết định sự tăng trưởng đột phá cho đất nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu để thể chế, pháp luật, chính sách trở thành đột phá cho các đột phá khác của Việt Nam hiện nay cũng như trong những năm tới. Thứ hai, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hơn nữa, biến tài nguyên đổi mới sáng tạo trở thành một tài nguyên mới vô tận cho sự phát triển bền vững. Thứ ba, làm sao để Việt Nam tránh các bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công giá trị thấp và thậm chí là bẫy rác thải công nghiệp. Thứ tư, làm sao để không ai bị bỏ lại phía sau trên đường phát triển, tạo ra tăng trưởng bao trùm tốt hơn nữa. Thứ năm, cụ thể hóa các nghị quyết của Đại hội Đảng, nghị quyết của Quốc hội một cách đầy đủ, kịp thời và xuyên suốt. Chẳng hạn làm sao để kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết 10 của Trung ương. Làm sao để thu hút được dòng vốn FDI chất lượng theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị. Thứ sáu, tận dụng được cơ cấu dân số vàng, để giàu trước khi già chứ không phải già trước khi giàu. Thứ bảy, vừa phát triển mạnh mẽ tầng lớp trung lưu nhưng đồng thời cũng mang lại quyền lợi cho người lao động, cho nhân dân, không làm tăng sự phân hóa. Thứ tám, đề xuất cơ chế phân cấp, phân quyền phù hợp, đồng thời gắn với cơ chế liên kết vùng, cơ chế tổ chức tài chính quản trị. Yêu cầu các vùng này không bị cát cứ như thời gian vừa qua, cát cứ nội vùng và liên vùng, không triệt tiêu động lực và lợi thế cạnh tranh của nhau, phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô của toàn vùng. Thứ chín, tận dụng được cơ hội của CMCN lần thứ 4, thực hiện quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số. Làm sao để cuộc cách mạng này lan tỏa rộng khắp trong nền kinh tế đất nước. Hà Trần
2020-12-31
Hà Trần
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Quy mô kinh tế Việt Nam vượt 1 nghìn tỷ USD theo sức mua tương đương
https://cafebiz.vn/quy-mo-kinh-te-viet-nam-vuot-1-nghin-ty-usd-theo-suc-mua-tuong-duong-20201231144822858.chn
Theo đánh giá của IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 1,05 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 nghìn USD. Thông tin được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết khi phát biểu khai mạc lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Ngành Kế hoạch và Đầu tư (31/12/1945 - 31/12/2020) và Lễ đón nhận Huân chương độc lập Hạng Nhất, ngày 31/12, tại Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự buổi lễ. Với sự nỗ lực, đóng góp quan trọng của Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, đất nước chúng ta đã vững bước trên con đường đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Đến năm 2020, quy mô nền kinh tế nước ta đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3521 USD. Theo đánh giá của IMF, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế nước ta đạt 1,05 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10 nghìn  USD. Theo Bộ trưởng, trong suốt chặng đường 75 năm xây dựng và phát triển, dù trong thời kỳ nào, ngành Kế hoạch và Đầu tư luôn khẳng định vị trí, vai trò là cơ quan tham mưu tổng hợp, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhà nước, hoàn thành xuất sắc mọi trọng trách được giao, góp phần quan trọng vào thắng lợi trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; từ một nước kém phát triển, thu nhập thấp trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình như ngày hôm nay. Sau khi giành được độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết, tiền thân của cơ quan Bộ Kế hoạch và Đầu tư gồm ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Tiểu ban chuyên môn, đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ. Ngay từ khi được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò, trọng trách và tầm quan trọng của công tác tham mưu, kế hoạch, kiến thiết. Người nhấn mạnh sự nghiệp kiến quốc cần phải có một chương trình cụ thể được nghiên cứu một cách kỹ càng và giao nhiệm vụ Nghiên cứu một kế hoạch thiết thực để kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, hành chính, xã hội, văn hoá và thảo ra những đề án kiến thiết đưa lên Chính phủ. Nhìn lại chặng đường 75 năm qua, trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, với mỗi tên gọi khác nhau, dù chức năng, nhiệm vụ có thay đổi, nhưng ngành Kế hoạch và Đầu tư luôn tự hào giữ vai trò tiên phong trong xây dựng tầm nhìn phát triển của đất nước, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để bảo đảm thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược; triển khai nhiều cải cách, đột phá, đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao phó, trong đó nổi bật nhất là 03 nhiệm vụ chính trị then chốt, xuyên suốt cả chặng đường xây dựng và phát triển của ngành. Một là, thực hiện tốt chức năng cơ bản của ngành là quản lý nhà nước về công tác chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Đến nay, đã có 3 chiến lược 10 năm và 10 kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế - xã hội. Với trách nhiệm được giao là cơ quan thường trực của Tổ Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế - Xã hội phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban, ngành trung ương và địa phương tổng hợp, xây dựng, tham mưu cho Đảng và Nhà nước Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm lần thứ Tư giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạchPhương hướng, nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm lần thứ 11 giai đoạn 2021-2025. Các văn kiện này thực sự trở thành kim chỉ nam, phương hướng, đường lối phát triển của đất nước trong chặng đường mới. Hai là, thực hiện tốt chức năng tham mưu tổng hợp, chiến lược cho Đảng và Nhà nước về thể chế, pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Ba là, thực hiện tốt vai trò tổng tham mưu trưởng, chủ trì, điều phối, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương và địa phương, tổ chức tốt công tác theo dõi, nắm bắt tình hình, nghiên cứu, xây dựng, tham mưu các giải pháp, chính sách trong điều hành, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, ứng phó với các biến động của bối cảnh trong nước và quốc tế, duy trì và thúc đẩy đà tăng trưởng nhanh, bền vững của nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng. - Ảnh: VGP/Quang Hiếu Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê đã có những đóng góp không nhỏ trong công cuộc cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng thông thoáng, cởi mở, theo hướng kiến tạo phát triển; chủ động tham mưu, đề xuất những giải pháp, chính sách có tính chất nền tảng để nền kinh tế vững tin tiến về phía trước, nhất là Chiến lược quốc gia về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia...Trong nhiệm kỳ vừa qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê, với bản lĩnh, trí tuệ và sự đổi mới không ngừng nghỉ của mình, hơn lúc nào hết đã ngày càng khẳng định được vai trò kiến trúc sư trưởng của nền kinh tế. Đặc biệt, trước tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhanh chóng, chủ động, bám sát diễn biến tình hình, ngay từ đầu năm, đã xây dựng các kịch bản điều hành nền kinh tế, kiến nghị các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và duy trì tăng trưởng, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kịp thời, chính xác, hiệu quả các quyết sách nhằm thực hiện thành công mục tiêu kép, vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa phục hồi và duy trì tăng trưởng nền kinh tế. Nhờ đó, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao là một trong số ít các quốc gia không chỉ thành công trong kiểm soát dịch bệnh, mà còn đạt được kết quả tăng trưởng dương, đạt trên 2,91%. Trước yêu cầu, vận mệnh và thời cơ của đất nước, Bộ trưởng đề nghị toàn thể cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê cần tiếp tục kết thừa và phát huy truyền thống quý báu 75 năm xây dựng và phát triển. Ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê coi đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để phát huy tối đa truyền thống vẻ vang 75 năm, không ngừng nỗ lực, rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó trong chặng đường tới. Từng cán bộ ngành kế hoạch phải duy trì được bản lĩnh kiên định, dám nghĩ dám làm; phải bước đi tiên phong với tầm nhìn mới và tư duy đổi mới sáng tạo; phải giữ một cái đầu lạnh để có thể tỉnh táo nhận định tình hình, biến khó khăn, thách thức thành cơ hội; nhưng cũng cần một trái tim nóng để nêu cao tinh thần đoàn kết, không ngừng nỗ lực, khát vọng, biết đồng cảm, chia sẻ và cống hiến, hướng tới vì hạnh phúc của nhân dân và hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng nhấn mạnh. Hà Chính
2020-12-31
Hà Chính
Xã hội
cafebiz
Độc đáo căn nhà “xếp hộp” tại Đà Nẵng: 100% gạch thô, giữa mùa hè 40 độ không cần điều hòa
https://cafebiz.vn/doc-dao-can-nha-xep-hop-tai-da-nang-100-gach-tho-giua-mua-he-40-do-khong-can-dieu-hoa-2020123115344838.chn
Công trình tọa lạc tại Đà Nẵng, tựa như một tổ chim giữa lòng thành phố. Đà Nẵng là một thành phố hiện đại và đáng sống. Tuy nhiên, dù gần biển nhưng nhiệt độ vào mùa hè tại đây vẫn khá cao, nhiều khi lên tới 40 độ C. Vì thế, vị gia chủ muốn xây dựng một căn nhà có khả năng thông gió tốt, tạo không khí mát mẻ, tự nhiên, hạn chế sử dụng các thiết bị làm mát. Vì thế, kiến trúc sư của ngôi nhà - anh Long nảy ra ý tưởng về một ngôi nhà giống như những tổ chim ngay giữa thành phố bằng việc tạo ra 3 khối nhà độc lập. Mặt tiền của căn nhà. Tầng trệt phía dưới được thiết kế thành một quán cà phê, ngay cạnh là khu vườn của gia chủ. Mỗi bức tường chắn xung quanh vườn đều được cắt thành những mái vòm hình vòng cung, vừa tạo thêm phần mềm mại, vừa giúp đón gió từ bên ngoài vào. Quán cà phê có cửa đi thẳng ra sân vườn. Sân chơi và vườn cây cảnh của gia chủ. Không gian sinh hoạt của gia đình nằm riêng biệt ở tầng trên, gồm 3 khối nhà độc lập, kết nối với nhau bằng một khoảng sân nhỏ. Trong đó, khối lớn nhất bao gồm phòng bếp, phòng khách và phòng ngủ cho 3 em nhỏ. Khối cao thứ hai, nằm ở giữa là phòng ngủ chính của hai vợ chồng. Căn nhà với 3 khối hộp cao thấp khác nhau. Phòng khách. Phòng bếp. Mỗi khối nhà đều có cửa và ban công lớn, vừa để trồng cây, vừa là giúp kết nối với thiên nhiên, đón gió mát vào phòng. Thay vì xếp thẳng hàng như nhà ống thì các khối này lại có độ cao thấp và hướng khác nhau, tạo nên bóng mát một cách tự nhiên khi nắng chiếu xuống. Một trong những điểm nhấn xuyên suốt công trình này là các mái vòm hình vòng cung với nhiều kích cỡ khác nhau, giúp khối nhà thêm mềm mại. Ngoài ra, toàn bộ tường đều chỉ xây bằng gạch thô, không sơn hay trát vữa. Toàn bộ công trình đều chỉ được xây bằng gạch thô, với điểm nhấn là những vòm cửa hình vòng cung. Bức tường ở phía đông được thiết kế giống như hình tổ ong, tạo ra nhiều khe sáng đón nắng bình minh. Hướng đông đón nắng sớm. Nhờ kiến trúc thông minh, thoáng mát, vật liệu đơn giản và thống nhất nên căn nhà luôn mát mẻ, hầu như không cần dùng đến điều hòa. Ngọc Diệp
2020-12-31
Ngọc Diệp
Kinh doanh
cafebiz
Mảng thương mại đem về 90% doanh thu cho Thuduc House lại trở thành con dao hai lưỡi sau sự kiện truy thu gần 400 tỷ đồng thuế GTGT
https://cafebiz.vn/mang-thuong-mai-dem-ve-90-doanh-thu-cho-thuduc-house-lai-tro-thanh-con-dao-hai-luoi-sau-su-kien-truy-thu-gan-400-ty-dong-thue-gtgt-20201231154238642.chn
Năm 2019, Thuduc House ghi nhận 3417 tỷ đồng doanh thu từ mảng thương mại (gỗ, vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử...), tương ứng 87% trên tổng doanh thu. Với cơ cấu như vậy, công ty này thực tế là doanh nghiệp thương mại chứ không phải bất động sản như nhiều người vẫn nghĩ. Hung tin đến với CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) trong những ngày cuối cùng của năm 2020. Cục thuế TP HCM thông báo áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm thủ tục hành chính gây ra và đề nghị thu hồi tổng số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng xuất khẩu đã hoàn thành của kỳ thanh tra năm 2018 và kỳ thanh tra tháng 6/2019 – 12/2019 tổng số tiền hơn 396 tỷ đồng (bao gồm tiền hoàn thuế bị thu hồi và tiền phạt chậm nộp). Cổ phiếu TDH lập tức giảm sàn với dư bán hơn 7,2 triệu đơn vị (tính đến hết phiên sáng 31/12). Thuduc House nổi tiếng với lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên từ năm 2015, công ty này nghiên cứu mở rộng thêm hoạt động xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa nhằm đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và tạo thêm nguồn thu ổn định. Năm 2018, Thuduc House ký hợp đồng mua bán hàng hóa linh kiện điện tử trong nước và sau đó xuất khẩu hàng hóa cho các đối tác nước ngoài. Đây là hoạt động dẫn đến phát sinh những vấn đề về thuế nói trên. Theo dữ liệu tổng hợp trên báo cáo tài chính kiểm toán các năm của Thuduc House, doanh thu mảng thương mại – dịch vụ bắt đầu bùng nổ từ năm 2017, đạt 1.081 tỷ đồng. Hai năm trước đó chỉ vỏn vẹn vài tỷ đồng. Đây trở thành mảng kinh doanh đem về doanh thu chủ đạo cho Thuduc House, chiếm tỷ trọng 59%. Hoạt động chính là kinh doanh địa ốc đạt 442 tỷ đồng, chiếm 24% và kinh doanh chợ đạt 292 tỷ đồng, chiếm 16%. Tuy nhiên, lợi nhuận mảng thương mại không đáng kể, chỉ 7 tỷ đồng. Mảng thương mại của Thuduc House lớn mạnh với tốc độ ấn tượng trong hai năm tiếp theo 2018 – 2019, đem về doanh thu lần lượt 1782 tỷ đồng và 3417 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu tổng của công ty tương ứng 74% và 87%. Hay nói cách khác, Thuduc House đã trở thành công ty thương mại, chứ không còn là công ty bất động sản như nhiều người vẫn nghĩ. Mảng thương mại – dịch vụ có lãi, nhưng tỷ suất thấp. Năm 2018 họ lãi 28 tỷ đồng, con số năm 2019 là 56 tỷ. Trong danh mục công ty con của Thuduc House sở hữu một cái tên đáng chú ý, CTCP Thuduc House Wood Trading với ngành nghề chính là bán buôn gỗ, gỗ chế biến, nông sản, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử… Công ty có vốn điều lệ 120 tỷ do Thuduc House sở hữu 100%. Năm 2019, doanh thu của Thuduc House Wood Trading đạt 3131 tỷ đồng, tăng 111% so với 2018. Nhưng, công ty lãi ròng chỉ 200 triệu đồng. Như vậy, đây là nhân tố chính làm nên sức tăng trưởng doanh thu của Thuduc House. Nguồn: BCTN Thuduc House 2019 Quay trở lại với công ty mẹ, hoạt động kinh doanh của Thuduc House xuống dốc nghiêm trọng trong năm nay. Tổng doanh thu thuần 9 tháng đầu năm đạt 1142 tỷ đồng, giảm hơn 2/3 so với cùng kỳ. Công ty đã tiến hành thanh lý toàn bộ 49% cổ phần tại Chợ nông sản Thủ Đức, với chuyển nhượng 88 tỷ đồng. Trong báo cáo tài chính quý 3 ghi nhận 80 tỷ đồng lãi từ thanh lý các khoản đầu tư, 31 tỷ đồng từ cổ tức được chia kể từ đầu năm. Nhưng điều này cũng không tránh cho Thuduc House khỏi việc lỗ ròng 3 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/9/2020, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty hơn 196 tỷ đồng. Tổng tài sản 5217 tỷ đồng, nhưng tiền mặt cạn kiện. Tiền và tương đương tiền 32 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn 20 tỷ đồng, trong đó phần chứng khoán kinh doanh 42 tỷ đồng nhưng lỗ tới 30 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động kinh doanh âm 227 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Bạch Mộc
2020-12-31
Bạch Mộc
Kinh doanh
cafebiz
Savills Việt Nam: Tỷ lệ lấp đầy TTTM vẫn đạt 95% bất chấp Covid-19, nhà phố cho thuê “gặp hạn”
https://cafebiz.vn/savills-viet-nam-ty-le-lap-day-tttm-van-dat-95-bat-chap-covid-19-nha-pho-cho-thue-gap-han-20201231095617422.chn
Theo Savills, giá thuê mặt bằng có xu hướng giảm là động lực cho ngành bán lẻ. Tuy nhiên, những nhà bán lẻ truyền thống phải đổi mới chiến lược cho phù hợp hơn. Thị trường bán lẻ gặp khó Thị trường bán lẻ tại Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy yếu dần kể từ đầu tháng 2 - khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, và tiếp sau đó là hai đợt tiếp theo vào đầu tháng 4 và cuối tháng 7. Tuy nhiên, thị trường đang cho thấy sự phục hồi trong Q4 và cả trong Q1/2021 nhờ vào các dịp lễ hội cuối năm và Tết Nguyên Đán. Đơn cử, trong Q3/2020, nguồn cung tại Tp.HCM đạt 1,5 triệu m2, công suất cho thuê trung bình là 94%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Đại dịch đã khiến một số nhà bán lẻ, chủ yếu ở các khu vực ngoài trung tâm phải chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển địa điểm thuê. Giá thuê vẫn ổn định so với cùng kỳ năm trước, do các chủ đầu tư có diện tích đã được lấp đầy miễn cưỡng điều chỉnh giá thuê hoặc áp dụng các ưu đãi ngắn hạn, ví dụ như giảm khoảng 2 USD phí dịch vụ hàng tháng hoặc giảm giá thuê 30% cho khách thuê mới trong vài tháng. Nhà phố cho thuê gặp hạn Tỷ lệ lấp đầy của các trung tâm mua sắm là 95%, vẫn ở mức cao nhờ vào việc cân đối hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả của doanh nghiệp, cũng như việc khách thuê vẫn muốn tiếp tục giữ lại các gian hàng của họ. Các trung tâm mua sắm với đa dạng các loại hình kinh doanh, giải trí và ăn uống thường có tỷ lệ lấp đầy cao hơn. Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc,SavillsViệt Nam nhận định:Gần như ngay lập tức, Covid-19 đã tác động trực diện lên thị trường cho thuê nhà phố. Các khách thuê là doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ bị mất doanh thu đột ngột hơn là các nhà bán lẻ quy mô lớn. Đại dịch đã buộc họ phải thay đổi chiến lược kinh doanh. Nhiều chuỗi F&B và chuỗi cửa hàng thời trang phải đóng cửa những chi nhánh hay địa điểm có doanh thu kém, làm tăng diện tích trống chung của cả thị trường. Các địa điểm bán lẻ phụ thuộc vào khách du lịch ở khu trung tâm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi việc giãn cách xã hội và việc hạn chế đi lại du lịch. Kể từ đầu tháng Hai, nhiều nhà bán lẻ đã không gia hạn hợp đồng thuê. Những người muốn giữ lại các vị trí đắc địa sau đại dịch phải tạm thời đóng cửa hoặc tìm cách giảm giá thuê. Khảo sát gần đây của Savills cho thấy khách thuê mong muốn được giảm giá thuê đến 40% so với mức 20% tối đa được đưa ra. Tương lai cho bán lẻ 2021 Theo Savills, vào năm 2021, hơn 80% nguồn cung bán lẻ mới sẽ ở các khu vực ngoài trung tâm. Khi người tiêu dùng đối mặt với việc mất thu nhập và gia tăng sự không chắc chắn, các nhà phát triển đang trì hoãn việc ra mắt các sản phẩm mới. Những đơn vị vẫn tiếp tục triển khai kế hoạch kinh doanh như dự định sẽ có thể gặp khó khăn với việc các thương hiệu nước ngoài tạm ngừng gia nhập thị trường và các doanh nghiệp đã thành lập hoãn lại kế hoạch mở rộng. Một cuộc khảo sát của Savills vào Q3/2020 cho thấy nhiều khách thuê ngành F&B và thời trang đã đóng cửa hoặc giảm diện tích thuê. Xu hướng giảm quy mô này có khả năng tiếp tục trong trung hạn. Ông Troy đánh giá:Giá thuê thấp hơn có thể sẽ tạo động lực cho ngành trong khi các nhà bán lẻ truyền thống sẽ cần phải đổi mới các chiến lược phù hợp hơn. Hầu hết các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi Covid-19 như F&B, phòng tập và rạp chiếu phim sẽ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng vì người tiêu dùng sẽ nhanh chóng đón nhận ‘bình thường' sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Các lĩnh vực mở rộng hình thức trực tuyến mạnh mẽ hơn như thời trang có thể thấy lợi nhuận chậm hơn khi xem xét sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng sang bán hàng trực tuyến. PV
2020-12-31
PV
Kinh doanh
cafebiz
Giảm lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội từ năm 2021
https://cafebiz.vn/giam-lai-suat-cho-vay-mua-nha-o-xa-hoi-tu-nam-2021-20201231110154245.chn
Trong năm 2021, mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng với dư nợ của các khoản cho vay hỗ trợ nhà là 4,8%/năm. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2195 về mức lãi suất cho vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư 25/2015. Theo quyết định này, mức lãi suất cho vay ưu đãi của tổ chức tín dụng được chỉ định với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê mua, bán là 4,8%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê là 4,3%/năm. Ngân hàng Nhà nước cũng mới ban hành quyết định về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2021 đối với các khoản cho vay hỗ trợ nhà theo quy định là 4,8%/năm. Theo cả 2 quyết định mới này, mức lãi suất năm 2021 đều thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với mức lãi suất năm 2020. Hai quyết định mới này có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Được biết, theo quy định hiện hành, người dân muốn vay tiền mua nhà ở xã hội phải đáp ứng những điều kiện sau: Chưa có nhà ở hoặc nhà ở diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 8m2 sàn/người hoặc là nhà ở tạm bợ chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức. Phải có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú và phải đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu 1 năm trở lên tại tỉnh hoặc thành phố có dự án nhà ở xã hội; Phải thanh toán lần đầu bằng 20% giá trị của nhà. Nếu là đối tượng người thu nhập thấp là người không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên, người thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thủ tướng Chính phủ. Phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo một số điều kiện khác theo Điều 49 - Luật Nhà ở 2014. Khánh Trang
2020-12-31
Khánh Trang
Kinh doanh
cafebiz
Siêu dự án Bến En gần 10000 tỷ tại Thanh Hóa có gì?
https://cafebiz.vn/sieu-du-an-ben-en-gan-10000-ty-tai-thanh-hoa-co-gi-2020123109420396.chn
Quần thể Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trai lấy ngọc kết hợp bảo tồn Vườn Quốc gia Bến En có tổng mức đầu tư 9990 tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 là 4995 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 4995 tỷ đồng. UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 21/12/2020 đã có văn bản số 17713/UBND-CN gửi Sở Xây dựng, UBND huyện Như Thanh về việc lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (nay là quy hoạch phân khu) Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và nuôi trai lấy ngọc kết hợp bảo tồn Vườn Quốc gia Bến En (Khu du lịch Bến En), huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đồng ý thống nhất chủ trương lập điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (nay là quy hoạch phân khu) Khu du lịch Bến En, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 02/02/2010). Việc thực hiện lập điều chỉnh quy hoạch thực hiện theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và Luật số 35/2018/QH14 ngày 20/11/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch và các quy định của pháp luật hiện hành. Một phần cảnh quan thiên nhiên của Vườn Quốc gia Bến En. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa. Trước đó, vào tháng 4/2016, nhà đầu tư đã đề xuất đầu tư dự án quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En với tổng mức đầu tư 9990 tỷ đồng. Dự án đươc chia làm 2 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 là 4995 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 4995 tỷ đồng. Sun Group mong muốn xây dựng quần thể Khu du lịch Bến En thành điểm nhấn về du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí mang tầm vóc quốc tế. Dự án có tổng diện tích khoảng 1492ha (theo quyết định số 439/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 2/2/2010 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 cho khu du lịch); được chia làm hai khu vực là khu vực tự nhiên (500 ha) và còn lại là khu vực sinh hoạt văn hóa. Trong khu vực sinh hoạt văn hóa sẽ bao gồm nhiều phân khu nhỏ như: thương mại – dịch vụ; khách sạn – resort; căn hộ du lịch; biệt thự nghỉ dưỡng; công trình hỗn hợp, TDTT dự trữ; cắm trại, vui chơi giải trí ngoài trời; cây xanh – mặt nước; làng dân tộc; nông nghiệp sinh thái. Định hướng của dự án là sẽ giữ nguyên hiện trạng môi trường tự nhiên của vùng đất. Về giao thông trong khu du lịch, ngoài hệ thống đường bộ nối liền Khu du lịch sinh thái Bến En với Cảng hàng không Thọ Xuân - Khu kinh tế Nghi Sơn và TP. Thanh Hóa sẽ hình thành các loại hình giao thông mới như cáp treo, tàu lượn, taxi trên mặt nước,... Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, liên quan đến việc phát triển siêu dự án Khu du lịch Bến En, trước đó, tháng 2/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số 908/UBND-KTTC đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty CP Du lịch và Bảo tồn sinh thái Bến En đầu tư dự án này, lúc đó, dự án có vốn dự kiến khoảng 3200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 2/2016, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản số 1330/UBND-THKH, quyết định chấm dứt các hoạt động của Công ty CP Du lịch và Bảo tồn sinh thái Bến En liên quan đến việc đầu tư dự án Khu du lịch Bến En. Lý do chấm dứt là từ năm 2012, UBND huyện Như Thanh đã tiến hành GPMB, đền bù diện tích gần 160 ha tại khu C, với khoảng 100 hộ dân bị ảnh hưởng, để lấy mặt bằng giao nhà đầu tư. Tuy nhiên, 4 năm qua, những người dân bị ảnh hưởng thì có cuộc sống lao đao, còn dự án bị treo, nhà đầu tư không hề triển khai như đã cam kết. Tháng 4/2016, Sun Group và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã ký kết ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư. Theo đó, Sun Group cam kết đầu tư Dự án Quần thể Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Bến En tại huyện Như Thanh (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư là 9990 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 4995 tỷ đồng; giai đoạn 2 là 4995 tỷ đồng. Vườn quốc gia Bến En cách TP. Thanh Hóa 45 km về phía tây nam, không những là địa điểm nghiên cứu của các nhà khoa học, mà còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Vườn quốc gia này có tổng diện tích tự nhiên hơn 16600 ha và 30000 ha rừng vùng đệm. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng nhiệt độ trung bình ở đây chỉ ở mức 23 độ C. Vườn có hệ thực vật gồm 462 loài, 125 bộ. Bên cạnh các loài quý hiếm như lim xanh, chò chỉ, vù hương... còn có các loại cây đặc sản có giá trị cao làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mỹ nghệ, lấy dầu và trên 300 loài cây dược liệu. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú, có nhiều loài động vật quý hiếm như voi, sóc đá, gấu ngựa, hổ, báo, vượn... Trong vườn quốc gia này còn có hồ Sông Mực với diện tích 4000 ha, sâu hàng chục mét, hồ là thủy vực của bốn con suối lớn trong vùng. Hồ Sông Mực còn chia ra làm hai hồ, hồ Thượng rộng hơn 3000 ha và hồ Hạ rộng chừng 800 ha. Trên mặt hồ có 24 hòn đảo lớn, nhỏ tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, lại có thêm nhiều hang động kỳ ảo. Trên các đảo có rừng cây và một số giống chim, thú do con người nuôi dưỡng phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Văn Dũng
2020-12-31
Văn Dũng
Kinh doanh
cafebiz
Thủ Đức House bị thu hồi thuế VAT và phạt chậm nộp 396 tỷ đồng, cổ phiếu lập tức bị bán tháo
https://cafebiz.vn/thu-duc-house-bi-thu-hoi-thue-vat-va-phat-cham-nop-396-ty-dong-co-phieu-lap-tuc-bi-ban-thao-20201231092621687.chn
Số tiền bị thu hồi và phạt tương đương lợi nhuận 3 năm của Thủ Đức House. Ngày 29/12 vừa qua, Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức đã nhận được 2 quyết định của Cục thuế TPHCM. Thứ nhất là quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng thời kỳ thanh tra từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019, chi tiết: - Thu hồi số thuế giá trị gia tăng đã hoàn 221,6 tỷ đồng. - Tiền chậm nộp do thu hồi thuế giá trị gia tăng đã hoàn 37,8 tỷ đồng. Thứ hai là quyết định về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính kỳ hoàn thuế giá trị gia tăng thời kỳ thanh tra năm 2017-2018, chi tiết: - Thu hồi số thuế giá trị gia tăng đã hoàn 110 tỷ đồng. - Tiền chậm nộp do thu hồi thuế giá trị gia tăng dã hoàn 27,1 tỷ đồng. Như vậy,tổng cộng số tiền Thủ Đức House bị thu hồi và phạt do chậm nộp là 396 tỷ đồng.Thủ Đức House cho biết, công ty đang thực hiện thủ tục khiếu nại các quyết định này. Để thông tin rõ ràng hơn về các quyết định xử phạt của Cục thuế, Thủ Đức House cho biết, năm 2018 công ty ký hợp đồng mua hàng hóa linh kiện điện tử trong nước và sau đó xuất khẩu hàng hóa đó cho các đối tác nước ngoài. Một số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng của mặt hàng này năm 2018 đã được cục thuế TPHCM tiến hành kiểm tra trước, hoàn thuế sau và kỳ hoàn thuế từ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018 đã được Cục thuế TPHCM tiến hành thanh tra sau khi hoàn thuế, và đã công bố các kết luận thanh tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Thủ Đức House đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan theo quy định. Năm 2019, đối với các kỳ hoàn thuế từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2019, Cục thuế đã ban hành quyết định về việc thanh tra sau hoàn thuế giá trị gia tăng vào ngày 7/9/2020. Đồng thời, vào ngày 25/9/2020 Cục thuế ban hành thông báo yêu cầu cung cấp lại thông tin, tài liệu phục vụ công tác thanh tra cho các kỳ hoàn thuế của kỳ tháng 4/2018 đến tháng 12/2018 mà trước đó đã được ban hành kết luận thanh tra cũng như quyết định xử phạt hành chính. Theo số liệu tài chính của Thủ Đức House, con số thu hồi và phạt chậm nộp 396 tỷ đồng tương đương lợi nhuận 3 năm 2017, 2018, 2019 cộng lại. Trên sàn chứng khoán, trong khi thị trường chung đi lên, cổ phiếu của Thủ Đức House giảm 4% trong phiên giao dịch ngày 30/12 và bị bán tháo, giảm sàn trong phiên giao dịch 31/12. Hà My
2020-12-31
Hà My
Kinh doanh
cafebiz
Chu kỳ tăng và đỉnh mới sắp tới của thị trường bất động sản
https://cafebiz.vn/chu-ky-tang-va-dinh-moi-sap-toi-cua-thi-truong-bat-dong-san-20210101202709695.chn
19 như là một cú đấm bồi thêm vào sự khó khăn của thị trường khi trước đó vốn đã phát sinh nhiều vấn đề và đã xuất hiện dấu hiệu giảm nhiệt. Nói về sự phát triển của thị trường 10 năm qua có thể gói gọn trong 3 giai đoạn chính: Khủng hoảng, thăng hoa và trầm lắng. Khoảng lặng thị trường Sự suy giảm của thị trường BĐS năm 2020 được nhìn nhận là có tính chu kỳ và khó tránh. Nhìn lại giai đoạn khủng hoảng từ 2011-2013, doanh nghiệp vẫn loay hoay tìm kiếm sự hồi phục sau khi bong bóng BĐS đổ bể vào năm 2009-2010. Thời điểm này thị trường gần như đóng băng, ngân hàng siết chặt nguồn vốn và tiêu chuẩn tín dụng cho vay BĐS, coi BĐS là lĩnh vực phi sản xuất. Đây là giai đoạn mà cả giá nhà và giao dịch đều suy giảm rất mạnh. Đến thời kỳ 2014-2018, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng phù hợp để kiểm soát và tạo điều kiện cho thị trường ấm dần, giao dịch BĐS tăng mạnh, nguồn cung bùng nổ. Dòng tiền vào BĐS dồi dào hơn, dần ra khỏi các đô thị lớn, hướng về loạt thị trường mới có vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi như Vũng Tàu, Phú Quốc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh… Từ cuối 2019 đến 2020 là điểm cuối chu kỳ, thị trường rơi vào trầm lắng. Sự mất cân đối cung cầu và room tín dụng cho BĐS bị siết chặt khiến nhà đất chững lại. Đầu 2020, sự tàn phá của đại dịch COVID-19 gần như đẩy thị trường rơi vào đáy của chu kỳ phát triển. Trong giai đoạn 2017-2018 nhà đất phát triển quá nóng vì vậy thị trường cần một khoảng lặng để nghỉ ngơi và điều tiết để tránh phát sinh những đợt khủng hoảng mới. Dù COVID-19 có xuất hiện hay không thì BĐS vẫn sẽ phải trải qua một khoảng lặng nhất định trong năm 2020. Tuy nhiên dịch bệnh làm mức độ ảnh hưởng của thị trường sâu hơn, khiến khoảng lặng này kéo dài và trầm trọng. Báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường chỉ rõ, nếu quan sát đà tăng giá của thị trường trong 1 thập niên qua, đồ thị giá đất chia thành nhiều đợt biến động. Giá nhà đất đi ngang vào giai đoạn 2008-2010. Bước sang 2011-2013, giá BĐS xuống dốc không phanh, nhiều nhất là gần 50%, đến thời điểm 2014-2019 thì quay lại xu hướng tăng mạnh từ 50-300%. Tính đến hiện tại, giá nhà đất ở nơi tăng thấp nhất trung bình cũng gấp 3 lần so với năm 2011. Tín hiệu lạc quan Theo dự báo của Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam, thị trường cần thời gian để phục hồi. Dấu hiệu hồi phục sẽ bắt đầu vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022 với dấu hiệu đầu tiên là chính sách hỗ trợ của chính phủ. Việc sửa đổi Luật Xây dựng năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 sẽ giải quyết được các nút thắt trong việc phê duyệt các dự án khu dân cư và rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ năm 2021. Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật đất đai năm 2020 sẽ được thông qua vào năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 từ đó dẫn tới nguồn cung căn hộ mới phục hồi về mức năm 2017 - 2018 trong các năm tới… Tiếp đến là động thái chuyển dịch dòng tiền sang BĐS khi các kênh đầu tư chứng khoán, vàng, trái phiếu không còn là lựa chọn an toàn. Cùng đó là những tín hiệu sáng kinh tế của Việt Nam tăng trưởng nhanh từ 0,4% trong quý II/2020 lên 2,6% trong quý III. Dự báo tăng trưởng cho năm 2020 được điều chỉnh tăng từ 1,8% lên 2,3% và kỳ vọng GDP đạt tăng trưởng 7,1% trong năm 2021… Tất cả tạo ra tác động tích cực cũng như những kịch bản lạc quan cho nhà đầu tư trong năm 2021. Việc dự báo chính xác trung, dài hạn với nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng là nhiệm vụ bất khả thi tuy nhiên với những tín hiệu sáng từ kinh tế Việt Nam, niềm tin vào Chính phủ, chúng ta hoàn toàn tin tưởng giai đoạn 2021-2030 là một thập kỷ bùng nổ của BĐS. Năm 2021 vẫn là năm của sự chủ động, linh hoạt thích ứng với một tầm nhìn dài hạn và chuyên tâm hơn trong việc phát triển các sản phẩm của doanh nghiệp BĐS. Bản thân các doanh nghiệp có thể tận dụng thời gian dịch bệnh như một cơ hội để tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới phân khúc BĐS có tiềm năng lớn như BĐS công nghiệp hay nhà ở giá bình dân. Thực tế chứng minh trong thời gian thị trường đóng băng vẫn có những phân khúc giao dịch tốt, một ví dụ điển hình là một dự án giá rẻ tại Hà Nội đã bán rất chạy vào thời kỳ thị trường khó khăn những năm 2009-2013. Như vậy, dù tình hình thị trường như thế nào thì việc tìm đúng thị trường ngách và giao dịch có chủ đích rõ ràng của nhà đầu tư vẫn có thể mang lại quả ngọt trái mùa. Lưu Vân
2021-01-01
Lưu Vân
Kinh doanh
cafebiz
Căn hộ nhỏ chỉ vỏn vẹn 22m² với kiến trúc đặc biệt hình vòng cung tạo sự rộng rãi bất ngờ cho gia đình trẻ người Nhật
https://cafebiz.vn/can-ho-nho-chi-von-ven-22m-voi-kien-truc-dac-biet-hinh-vong-cung-tao-su-rong-rai-bat-ngo-cho-gia-dinh-tre-nguoi-nhat-20210101203451264.chn
Căn hộ có diện tích chỉ 22m2 với kết cấu hình chữ L khá khó bố trí đồ đạc. Kiến trúc sư đã khéo léo thiết kế không gian với hình vòng cung độc đáo. Căn hộ với thiết kế hình chữ L ở Nhật Bản khiến gia chủ khá bối rối khi quyết định lên cải tạo, bố trí các khu vực chức năng. Kiến trúc sư Mitarai đã giúp họ tìm giải pháp thiết thực và hợp lý nhất cho việc trang trí không gian sống của mình. Đó chính là tạo các đường sườn hình vòng cung cho các khoang nội thất, liên kết khéo léo với các khu vực chức năng khác để tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp và tiện lợi. Giải pháp này cũng giúp cho cha mẹ và con cái có sự thoải mái khi kết nối trong cùng căn hộ. Không gian sống của gia đình chỉ vỏn vẹn 22 mét vuông. Các thành viên trong gia đình vẫn được tận hưởng cuộc sống thú vị và rộng rãi nhờ cách bố trí khéo léo, thông minh. Khu vực phòng khách được thiết kế đơn giản với sofa, khung vòm và ánh sáng ngập tràn. Các hình vòng cung không làm ảnh hưởng đến diện tích chung mà còn tạo vẻ đẹp độc đáo, lạ mắt. Phía trên còn được thiết kế các thanh gỗ để tăng sáng và độ thoáng khí cho không gian bên trong vòng cung. Nhà thiết kế Mitarai đã tháo dỡ các vách ngăn và trần nhà hiện có, đồng thời tạo nên những vòng cung thật mềm mại để các không gian trông vô cùng đẹp mắt. Khung viền chủ yếu được liên kết với nhau nhờ các bức tường chính để tạo nên những vòng cung màu trắng. Cách chọn lựa nội thất màu gỗ giúp không gian thêm thân thiện với môi trường. Những nội thất dù nhỏ vẫn có thể trở thành điểm nhấn ấn tượng. Không gian phòng ngủ được tận dụng khu vực có khung cửa sổ. Giường ngủ đặt sát cửa sổ, phần diện tích tường vòng cung được bố trí thêm kệ sách tiện lợi. Không gian riêng tư và tiện lợi. Một góc dành cho công việc cũng như học tập cho các bạn nhỏ. Góc phòng khách được thiết kế khéo léo với tầm nhìn hướng ra toàn bộ không gian, bao quát các hoạt động của mọi người trong gia đình. Sofa màu xanh tạo điểm nhấn nổi bật, trẻ trung, ấn tượng cho không gian chính. Các khu vực chức năng đều được thiết kế dưới dạng không gian mở và cửa kính trong suốt từ trần đến sàn mở ra các tầm nhìn khác nhau. Các bức tường đều được phủ lớp sơn để tạo nên vẻ đẹp thật tự nhiên. Các căn phòng đều được lùi về phía sau vòng cung tạo nên một không gian điềm đạm, trang nhã, tạo một bầu không khí trong nhà ấm áp và yên tĩnh. Góc bếp được bố trí ở sát tường, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên từ ban công. Mọi người vừa đứng bếp nấu nướng vừa trò chuyện, chia sẻ giao tiếp với các thành viên khác. Các khu vực chức năng mang lại cuộc sống thoải mái nhờ biết cách sắp xếp, tận dụng diện tích một cách tối đa. Màu sắc cũng được lựa chọn một cách đơn giản nhất để mang đến vẻ đẹp thân thiện, tiện ích, bình dị cho cuộc sống của mọi người trong gia đình. Khu vực chính của căn hộ được thiết kế đồng điệu với các vòng cung của các khu vực chức năng bằng chiếc bàn ăn phá cách từ kiểu dáng bàn đến các loại ghế. Mọi thành viên trong gia đình có thể tận hưởng trọn vẹn ánh sáng tự nhiên từ ban công để mang đến vẻ đẹp thư giãn trọn vẹn cho cuộc sống gia đình trẻ. Theo Decomyplace MH
2021-01-01
MH
Kinh doanh
cafebiz
Ngôi nhà bê tông nhưng đẹp mềm mại trên báo ngoại
https://cafebiz.vn/ngoi-nha-be-tong-nhung-dep-mem-mai-tren-bao-ngoai-20210101185925208.chn
Trên lô đất hình thang ở TPHCM, ngôi nhà được xây dựng như một khối bê tông nguyên khối nhưng cách thiết kế, cây cảnh làm công trình trở nên mềm mại. Ngôi nhà này gần sông Sài Gòn. Thoạt nhìn, người ta thấy ngôi nhà khô cứng vì tường ngoài không được trang trí mà để nguyên màu bê tông. Tuy nhiên, cây cỏ - hoa lá, cách thiết kế đã giúp ngôi nhà trông mềm mại, đẹp lung linh. Cây xanh, cách sắp xếp bàn ghế giúp ngôi nhà có hồn, khác hẳn với vẻ thô ráp bên ngoài. Cây xanh át đi màu sắc đơn điệu của bê tông. Cửa kính nhiều màu, có chức năng như cửa sổ để lưu thông không khí. Trên sân thượng, chủ nhà cũng trồng cây xanh. Một phòng của ngôi nhà. Các vật dụng trong nhà được khảm hoa văn từ giường chính, bồn tắm đến chỗ ngồi phòng khách, tạo ra không gian và tầm nhìn không bị gián đoạn từ tất cả các góc. Cầu thang cùng màu với tường nhà nhưng không đơn điệu. Một khoảng không để thành viên trong gia đình tận hưởng ánh nắng tự nhiên. Tầng thượng của ngôi nhà khi hoàng hôn buông xuống. Đỗ Lan
2021-01-01
Đỗ Lan
Kinh doanh
cafebiz
Loạt chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản trong năm 2021
https://cafebiz.vn/loat-chinh-sach-ho-tro-thi-truong-bat-dong-san-trong-nam-2021-20210101180640343.chn
Năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thị trường bất động sản được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực đến từ loạt chính sách “gỡ khó”. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, pháp lý là một trong những điểm nghẽn lớn nhất khiến thị trường bất động sản rơi vào cảnh ảm đạm trong thời gian qua. Tình hình phê duyệt các dự án của các địa phương đều chậm lại. Số lượng dự án được phê duyệt, dự án được phép đưa vào kinh doanh rất ít. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất là tình trạng chồng chéo trong pháp lý liên quan đến các bộ luật. Thứ hai là cơ quan phê duyệt dự án đang thận trọng trong phê duyệt. Điều này dẫn đến nguồn cung cho thị trường bất động sản giảm sút. Theo đó, bước sang năm 2021, với loạt chính sách mới có hiệu được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Diễn đàn doanh nghiệp xin điểm qua một số chính sách nổi bật. Từ ngày 1-1-2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực thi hành thì các quy định về miễn giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể, thuận lợi cho quản lý cũng như người dân trong xây dựng. Theo đó, sẽ có 10 trường hợp miễn phép xây dựng theo Luật Xây dựng 2020 và một số những quy định hoàn toàn mới của Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Như vậy, từ ngày 1-1-2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực thi hành thì các quy định về miễn giấy phép xây dựng đã được quy định cụ thể, rõ ràng hơn, thuận lợi cho quản lý cũng như người dân trong xây dựng công trình. Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực ngày 1/1/2021, sẽ tháo gỡ ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư kinh doanh. Được biết, Luật Đầu tư sửa đổi 2020 có hiệu lực vào đầu năm 2021 sẽ tháo gỡ được nhiều vướng mắc mà những doanh nghiệp đầu tư dự án BĐS như trường hợp công ty Tuấn Điền Phúc gặp phải. Trong đó, Luật Đầu tư thống nhất thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất; hoặc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, gồm đất ở, đất nông nghiệp và các loại đất khác. Luật Đầu tư đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở đối với trường hợp có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở. Các chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, điểm đặc biệt của quy định này là khái niệm đất ở hợp pháp và các loại đất khác của khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở, sẽ đảm bảo sự thống nhất với khái niệm đất của Luật Đất đai. Đồng thời, quy định Luật Đầu tư đã sửa đổi điểm a, điểm đ Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường, chỉ yêu cầu có đánh giá sơ bộ tác động môi trường để chấp thuận chủ trương đầu tư; hoặc để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nên sẽ gỡ khó rất nhiều vướng mắc cho DN. Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164 tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11 về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Theo đó, đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 sẽ không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11. Nghị quyết 164 không chỉ giúp cắt giảm một khối lượng lớn thủ tục hành chính không cần thiết cho chủ đầu tư mà còn tạo ra sự ổn định tâm lý cho thị trường. Nếu theo luật Đầu tư 2020 sẽ có hiệu lực từ ngày 112021 thì chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở, khu đô thị sẽ chỉ phải làm thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo duy nhất luật Đầu tư, sau đó mới triển khai các thủ tục khác theo quy định của luật chuyên ngành. Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định 148/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó bổ sung quy định giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý. Theo đó, các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng. Trường hợp không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề. Điểm quan trọng trong Nghị định 148/2020/NĐ-CP là việc quy định các thửa đất nhỏ hẹp do Nhà nước quản lý ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng. Trường hợp không sử dụng được vào mục đích công cộng thì thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người sử dụng đất liền kề. Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 8/2/2021. Theo yêu cầu thực tiễn và khung pháp lý hiện hành có liên quan, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (NĐ 25) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã được ban hành thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP (NĐ 30). Ra đời trong bối cảnh nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất tại địa phương vướng mắc liên quan đến pháp luật về đất đai; các dự án PPP chưa rõ về quy trình đấu thầu, NĐ 25 có nhiều điểm mới tháo gỡ. Nghị định này có hiệu lực từ có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 và sẽ tiếp tục là chìa khóa để tháo gỡ cho các dự án BĐS có vướng mắc liên quan trong năm 2021. Từ ngày 1/72020, các Thông tư số 21/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nhà chung cư và Thông tư số 22/2019/TT-BXD về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng đã có hiệu lực. Các Thông tư này sẽ tiêó tục giúp tháo gỡ một số vướng mắc trong việc lập quy hoạch và thiết kế nhà ở đô thị, nhà ở chung cư trong năm 2021. Điều này được cho là sẽ tạo thuận lợi để các chủ đầu tư lập quy hoạch, thiết kế dự án nhà ở, dự án nhà chung cư và các cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt quy hoạch, thiết kế dự án nhà ở, nhà chung cư. Trong năm 2021, Bộ Xây dựng dự kiến cũng sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi, bổ sung một số chính sách như Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị định số 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư và dự thảo Nghị quyết về phát triển dự án nhà ở thương mại giá thấp. Sau khi lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp… để hoàn thiện, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ xem xét, ban hành. Lê Sáng
2021-01-01
Lê Sáng
Kinh doanh
cafebiz
Khi Phú Quốc lên thành phố: Làng chài năm nao đã thành… Công chúa
https://cafebiz.vn/khi-phu-quoc-len-thanh-pho-lang-chai-nam-nao-da-thanh-cong-chua-20210101151612843.chn
Ngày 9/12 Ủy ban Thương vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết thành lập thành phố Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Sự kiện Đảo Ngọc “khoác áo mới” lần này không “ồn ào” như thời dự kiến lên… Đặc khu. Chính quyền, nhân dân huyện đảo và giới đầu tư đón nhận tin vui này khá trầm lặng. Vui đấy, tự hào đấy, nhưng vẫn trăn trở với bao nỗi lo… Làng chài năm nao đã thành… Công chúa Thực ra việc đưa Phú Quốc lên thành phố là bước đi khá thận trọng của Chính phủ, là bước đi sáng suốt trong bối cảnh một số người “quá lo lắng” về đặc khu. Việc Phú Quốc lên thành phố là tất yếu, bởi chiếc áo “chính quyền nông thôn” huyện đảo hiện quá chật so với sức sống của một đô thị hiện đại đã hình thành. Với tiềm năng khổng lồ hòn Ngọc trên biển Tây Nam của Tổ quốc này luôn tạo sức hút giới đầu tư trong và ngoài nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, với diện tích gần 600 km2(tương đương với quốc đảo Singapore), nhưng lợi thế thì Phú Quốc lại vượt trội, có thể phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực. Từ Phú Quốc đi các thành phố lớn trong khu vực Đông Nam Á không quá 2 giờ bay. Đảo Ngọc có đến 2 dòng sông nước ngọt, có tới 150 km bờ biển và gần 30 ngàn ha rừng thuộc Vườn Quốc gia. Với khí hậu mát mẻ quanh năm, thiên nhiên ban tặng cho hòn đảo này nhiều bãi biển đẹp, cảnh đẹp như: Bãi Trường, Bãi Thơm, Bãi Dài, suối Đá Bàn, quần đảo An Thới, mũi Gành Dầu… là thiên đường cho du lịch nghỉ dưỡng. Cơ sở hạ tầng trên đảo, về cơ bản đã khá hoàn thiện với các trục đường vòng quanh đảo, trục Bắc - Nam đảo và các đường xương cá; sân bay quốc tế rộng gần 1000 ha, đạt tiêu chuẩn cho Boeing 777, 747-400 và tương đương, khả năng tiếp nhận từ 3-4 triệu hành khách mỗi năm; hàng loạt tàu cao tốc, phà cao tốc của các công ty ra đời đáp ứng cho gần 10 ngàn lượt du khách ra vào đảo mỗi ngày. Ngoài đường điện ngầm 110 kV kéo từ đất liền ra đảo, điện lực Việt Nam hiện đang gấp rút thi công đường dây 220 kV ra đảo... Với “thiên thời, địa lợi” nói trên, cộng với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi Phú Quốc thu hút hàng trăm các nhà đầu tư lớn. Con số hơn 16 tỷ USD (377 ngàn tỷ đồng) được tung vào Phú Quốc trong thời gian khoảng 10 năm qua cho thấy sức nóng “khủng khiếp” của đảo Ngọc. Hầu hết các tập đoàn lớn của Việt Nam đã có mặt trên đảo. Dòng vốn đầu tư từ bên ngoài cũng đã rót vào Phú Quốc với 22 dự án FDI, tổng vốn 282 triệu USD. Chính các nhà đầu tư đã làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của Phú Quốc. Nhiều khu vui chơi mang tầm cỡ quốc tế như khu nghỉ dưỡng của Vinpearl, khu safari, công viên nước, công viên chuyên đề, hệ thống cáp treo trên biển, lặng ngắm san hô... buổi tối còn có các hoạt động chợ đêm, câu mực... Thu ngân sách của Phú Quốc năm qua đạt hơn 4 ngàn tỷ, chiếm gần một nửa tổng thu của tỉnh Kiên Giang. Từ một làng chài hoang sơ, sống tự cấp tự túc vài thập niên trước, nay “cô bé lọ lem ấy” đã hóa thân thành… Công chúa. Ưu tiên phát triểnnguồn nhân lực Ông Huỳnh Quang Hưng - Chủ tịch UBND huyện đảo nói vớiTiền Phong: Phú Quốc trở thành thành phố là khát vọng của người dân, chính quyền ở địa phương bấy lâu nay, đặc biệt là giới đầu tư. Chúng tôi cũng rất tự hào khi mình là huyện đảo đầu tiên trong 12 huyện đảo của cả nước trở thành thành phố. Khi Phú Quốc lên thành phố ngoài việc thúc đẩy kinh kế, xã hội, du lịch, dịch vụ, nó còn thể hiện chủ quyền quốc gia về biển đảo, đồng thời còn có sự cạnh tranh về du lịch, dịch vụ với các nước trong khu vực... Hiện nay hệ thống nước thải trong cộng đồng dân cư chưa được xử lý mà thải thẳng ra sông, ra biển làm ô nhiễm môi trường nước. Địa phương cũng đang đề nghị tỉnh tìm nguồn vốn vay của ngân hàng thế giới hỗ trợ, tài trợ hệ thống xử lí, đặc biệt là ở hai đô thị lớn Dương Đông và An Thới. Một vấn đề nữa là nước sinh hoạt ở Phú Quốc hiện nay còn gặp khó khăn. Mặc dù hồ nước Dương Đông đang được nâng cấp, tuy nhiên công suất hiện nay chỉ đạt 21000m3/ ngàn đêm, dự kiến đầu tư cho năm tới đạt 30000m2ngày đêm nhưng chỉ đáp ứng một phần của thị trấn Dương Đông, An Thới và khu vực Bãi Trường và một số nơi lân cận. Còn một số nơi khác như Bãi Thơm, Gành Dầu, Cửa Cạn, Hàm Ninh... chưa có hệ thống nước sinh hoạt và đang chờ vốn đầu tư. Tình hình sốt đất trong những năm qua, đã dẫn đến nạn bao lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nhà nước quản lý diễn ra khá phức tạp, cần phải nhanh chóng lập lại trật tự. Về những công việc cần làm trước mắt khi Phú Quốc chuyển sang thành phố, theo ông Hưng: Ưu tiên trước mắt là củng cố tổ chức lại bộ máy chính quyền đô thị, ưu tiên phát triển nguồn lực, chỉnh trang đô thị bao gồm vỉa hè, cây xanh, chiếu sáng, công viên... hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội phải được đảm bảo và ưu tiên. Đặc biệt vấn đề xử lý rác thải và nước thải. Bên cạnh đó là thực hiện quy hoạch của Phú Quốc, trong đó tập trung quy hoạch khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch... Việc nâng Phú Quốc lên thành phố cũng cần có kế hoạch tăng cường quảng bá hình ảnh nhằm thu hút du khách đến đảo Ngọc ngày càng nhiều hơn. Phải sánh ngang với Phuket, Bali Ông Đặng Đức Giới, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Đặc Khu (DK Land) nhận xét: Thị trường bất động sản (BĐS) Phú Quốc đã trầm lắng mấy năm qua, kể từ  khi Quốc hội tạm dừng thông qua Luật Đặc Khu năm 2018. Tuy nhiên, sự trầm lắng đó không có nghĩa là toàn bộ thị trường mà chỉ một số phân khúc bị ảnh hưởng, đối với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng vẫn giao dịch và thu hút tốt. Có chăng, thị trường chững lại ở các phân khúc đất công, đất có diện tích lớn và đất nền, đất phân lô. Đất nền tại Phú Quốc đang trong tình trạng bị bội thực vì nguồn cung quá nhiều mà nhu cầu thực lại quá ít, có chăng đây chỉ là một kênh đầu tư dành cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, sự phân lô tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ đã đặt ra một vấn đề lớn, một thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về sau. Ví dụ như phân lô trên đất không phù hợp quy hoạch, đường giao thông nhỏ (3m - 5m) gây khó khăn cho dân cư, không có hệ thống cấp thoát nước, điện lưới và phòng cháy chữa cháy. Với tốc độ di dân từ các vùng ra Phú Quốc như hiện nay, nhu cầu đất nền vẫn rất nóng. Tuy nhiên, đó là những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng. Vấn đề hiện nay là công tác quản lý nhà nước phải làm sao để đảm bảo giá trị thực của bất động sản, qua đó giúp người dân có cơ hội sở hữu một lô đất với giá hợp lý. Do đó, những dự án được phê duyệt, quy hoạch ổn định, pháp lý rõ ràng và đầu tư bài bản sẽ là điểm cộng thu hút các nhà đầu tư trong cuối năm nay. Khi lên thành phố, Phú Quốc sẽ được cởi bỏ rất nhiều nút thắt trong cơ chế quản lý và thể chế là chuyển từ bộ máy chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị, được tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, đặc biệt là sẽ có nhiều chính sách ưu đãi kích cầu đầu tư sẽ thúc đẩy đảo Ngọc ngày càng phát triển nhanh và bền vững. Qua đó, ngày càng cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân và xây dựng. Chúng tôi kỳ vọng Phú Quốc sẽ trở thành thành phố du lịch biển đảo đặc sắc và sánh ngang với các điểm du lịch trong khu vực như Phuket (Thái Lan), Bali (Indonesia). Bên cạnh những thuận lợi, cũng còn nhiều khó khăn, còn rất nhiều việc phải làm khi Phú Quốc trở thành thành phố, đó là tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: giao thông nội đảo, giao thông các tuyến du lịch, trung tâm, tuyến nhánh, đầu tư điện, nước, xử lý rác, ô nhiễm môi trường... Hồng Lĩnh
2021-01-01
Hồng Lĩnh
Kinh doanh
cafebiz
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh phương án mua ngoại tệ
https://cafebiz.vn/ngan-hang-nha-nuoc-bat-ngo-dieu-chinh-phuong-an-mua-ngoai-te-20210102085748269.chn
Từ ngày 4/1/2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng có hủy ngang với tỷ giá mua kỳ hạn là 23125 VND/USD. Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2020, Ngân hàng Nhà nước để khuyết giá mua USD. Ngay sau đó, cơ quan này đã có thông báo tới các tổ chức tín dụng về việc điều chỉnh phương án mua ngoại tệ. Cụ thể, từ ngày 31/12/2020, Ngân hàng Nhà nước sẽ ngừng niêm yết tỷ giá giao ngay tại Sở Giao dịch và ngừng mua ngoại tệ giao ngay. Trước đó, vào hồi cuối tháng 11/2020, mức giá mua giao ngay đã được điều chỉnh giảm 50 VND và áp dụng ở 23125 VND. Cùng đó, từ ngày 4/1/2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng có hủy ngang với tỷ giá mua kỳ hạn là 23125 VND/USD. Mỗi tổ chức tín dụng chỉ được hủy ngang 1 lần và toàn bộ giá trị giao dịch đối với mỗi bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước theo phương án này. Đối tượng Ngân hàng Nhà nước mua kỳ hạn là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trạng thái ngoại tệ dương và có nhu cầu bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước; mức ngoại tệ mua tối đa cho mỗi tổ chức tín dụng mỗi lần tương đương mức để đưa trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng đó về cân bằng. Trạng thái ngoại tệ để xem xét duyệt mua ngoại tệ là trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng vào cuối ngày làm việc liền trước ngày làm việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ. Được biết, kể từ đầu năm 2016, khi cơ chế tỷ giá trung tâm ra đời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhiều lần thực hiện linh hoạt phương án mua hoặc bán ngoại tệ theo kỳ hạn để chủ động điều tiết nguồn tiền cung ứng. Việc xét mua cũng như định hướng mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện những năm qua là chỉ mua của tổ chức tín dụng có trạng thái ngoại tệ dương quá để đưa về cân bằng. Tuy nhiên, khác với kỳ hạn 3 tháng như mọi khi, lần này kỳ hạn được kéo dài tới tận 6 tháng. Vì vậy, nhiều khả năng, nhà điều hành muốn rải nguồn VND mua ngoại tệ đối ứng ra thị trường thay vì dồn cung VND tại một thời điểm nếu thực hiện mua giao ngay. Đào Hưng
2021-01-02
Đào Hưng
Xã hội
cafebiz
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Việt Nam phải sợ nghèo đói, sợ lạc hậu và thua thiệt… như sợ Covid-19 thì phát triển kinh tế mới mạnh mẽ như chống dịch được !
https://cafebiz.vn/gsts-nguyen-duc-khuong-viet-nam-phai-so-ngheo-doi-so-lac-hau-va-thua-thiet-nhu-so-covid-19-thi-phat-trien-kinh-te-moi-manh-me-nhu-chong-dich-duoc--20210102093206088.chn
Trao đổi với Trí Thức trẻ nhân dịp đầu năm mới, GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu, IPAG Business School (Paris) nhiều lần nhấn mạnh thông điệp quan trọng: “Không gì là không thể”, khi nói về tiềm lực bứt phá mà Việt Nam đã, đang và sẽ có trong thời gian tới. Chuyên gia kinh tế đang giữ vị trí Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) chia sẻ: Tôi thường khá lạc quan vào môi trường kinh tế. Khi nắm rõ những bất định, chúng ta sẽ có giải pháp trước. Tất cả đều phụ thuộc vào khả năng tư duy để có đối sách phù hợp đảo ngược tình thế. Cứ lo về khủng hoảng rồi chờ đợi thì không giúp được nền kinh tế đâu. Năm 2020, Việt Nam trải qua những thử thách chưa từng có nhưng cũng tạo ra những kết quả khó tin với rất nhiều lời khen ngợi như điều kỳ diệu châu Á, phép màu…. Từ góc nhìn của một chuyên gia kinh tế, ông thấy có kỳ diệu nào không? Điểm có thể gọi là phép màu chính là việc Việt Nam vừa có khả năng kiểm soát được sự lây lan của bệnh dịch, vừa duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, tức là thực hiện thành công mục tiêu kép. Rất nhiều chuyên gia cho rằng không thể vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế được. Nhưng kết quả cuối cùng cho thấy, không có gì là không thể nếu như có những giải pháp hợp lý cho cả nền kinh tế và việc chống khủng hoảng về y tế. Đây là phép màu mà cộng đồng quốc tế đã đánh giá Việt Nam rất cao. Mới đây, Brand Finance đã đánh giá Việt Nam là nước có bước nhảy về thương hiệu quốc gia lớn nhất. Họ nhận định, Việt Nam có khả năng thích nghi cao, chống dịch tốt, vẫn duy trì để phát triển nền kinh tế và đảm bảo ổn định vĩ mô… Nếu chọn 3 điểm ấn tượng nhất về kinh tế Việt Nam năm 2020, ông sẽ chọn những điểm nhấn nào? Năm 2020, thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng về sức khỏe, dẫn đến khủng hoảng về kinh tế. IMF còn gọi nền kinh tế toàn cầu năm 2020 là nền kinh tế đại phong tỏa. Hầu hết các dự báo kinh tế đều cho rằng tất cả các nước sẽ gặp khó khăn. Ngay cả những nước có khả năng chống chịu cao với cú sốc từ bên ngoài hay những nền kinh tế có trình độ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo bậc cao cũng gặp khó khăn lớn và rơi vào suy thoái liên miên. Không ai hình dung được, một quốc gia như Việt Nam lại có khả năng chống chịu cao hơn và có khả năng chèo lái nền kinh tế của mình một cách thành công như vậy. Đó là điểm nhấn thứ nhất. Thứ hai, Việt Nam năm 2020, bên cạnh môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, không có nhiều biến động về tỷ giá, và lạm phát được kiểm soát ở mức ổn định tương đương với mức trung bình của cả nhiệm kỳ, thì Việt Nam có một bước tiến kỷ lục về xuất siêu. Cán cân thương mại của Việt Nam năm nay dự kiến thặng dư khoảng 20 tỷ USD, đó là một bước tiến lớn, khi năm thành công nhất trước đó của chúng ta chỉ thặng dư 11 tỷ USD. Ít người có thể hình dung trong điều kiện kinh tế toàn cầu như vậy, nhất là khi tất cả các đối tác thương mại và kinh tế lớn của Việt Nam đều suy thoái sâu, thì Việt Nam lại vẫn có thể đạt mức xuất siêu kỷ lục như vậy. Tìm hiểu sâu hơn, có thể thấy rằng, chúng ta dần tiến đến xu hướng nhập tốt hơn và xuất tốt hơn. Nhập tốt hơn là tập trung nhập nhiều nhóm ngành hàng công cụ sản xuất, máy móc, thiết bị mà doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được. Việc phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu đang dần có xu hướng giảm đi khi Covid-19 thúc đẩy chúng ta phải tìm cách hạn chế phụ thuộc vào bên ngoài. Xuất tốt hơn ở chỗ, với những mặt hàng chủ lực xuất khẩu của chúng ta, phần giá trị gia tăng được sản xuất tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Thứ ba, một nghiên cứu mới đây của World Bank vào tháng 8/2020 đã xếp Việt Nam vào nhóm 16 quốc gia mới nổi thành công nhất trong việc chuyển dịch lên nhóm các quốc gia có năng suất cao nhất trên thế giới bên cạnh các nước hàng đầu trong khối OECD. Năm 2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 2,91% trong bối cảnh hầu hết các quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm hoặc suy thoái rất nặng. Theo anh đâu là nguyên nhân của sự khác biệt đó? Với việc kiểm soát nhanh chóng được dịch bệnh, chúng ta có nhiều không gian hơn để duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế. Ngoại trừ những nhóm ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng như hàng không, du lịch… thì những nhóm ngành khác vẫn đạt mức tăng trưởng cần thiết, như nông nghiệp, vốn là bệ đỡ của kinh tế Việt Nam, hay lĩnh vực như chế biến, chế tạo máy móc, thiết bị cũng gia tăng. Tiếp đến, Việt Nam đã có một năm thành công về xuất nhập khẩu. Lý do là khi kinh tế toàn cầu suy giảm, chúng ta vẫn có những thị trường mục tiêu cần hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là nhiều quốc gia cần thay thế nguồn nhập khẩu của họ từ Trung Quốc. Triển vọng trở thành một trung tâm sản xuất mới ở Châu Á không chỉ giúp tranh thủ được dòng vốn rời Trung Quốc khi các quốc gia khác bắt đầu định vị lại chiến lược sản xuất ở nước ngoài mà còn thúc đẩy các đơn đặt hàng và thương mại quốc tế. Các quốc gia này cũng mong muốn lựa chọn những đối tác có thể tin cậy được và không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Việt Nam, với nền tảng chiến lược hợp tác đa phương, hai bên và nhiều bên cùng có lợi, đã tạo được lòng tin chiến lược với các quốc gia khác, rất có lợi thế trong việc thu hút đối tác. Khi đại dịch Covid-19 xảy đến, rất nhiều những điểm yếu về mặt cơ cấu của nền kinh tế của Việt Nam được bộc lộ rõ hơn và yêu cầu phải thay đổi cũng khẩn cấp hơn rất nhiều. Theo ông, những vấn đề nào cần được đặt ưu tiên hàng đầu trong năm tới sau khi Việt Nam cũng phải sử dụng nhiều biện pháp mạnh để kích thích tăng trưởng trong năm 2021? Tôi nghĩ đến 3 điểm lớn. Thứ nhất, năm tới đây, bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải tìm kiếm cho mình mô hình tăng trưởng, vừa đáp ứng được tính bền vững, lâu dài, vừa tăng cường năng lực chống chịu của quốc gia với những cú sốc đến từ bên ngoài. Yêu cầu tự chủ được về nguồn nguyên liệu, chuỗi cung ứng chính là bài học lớn nhất mà Covid-19 để lại cho chúng ta. Đồng thời, chúng ta cũng cần có định vị cao hơn trong chuỗi, không chỉ gia công mà phải xác định sẽ Make in Việt Nam nhiều hơn để đảm bảo giá trị gia tăng cao và vai trò quan trọng của Việt Nam trong chuỗi. Thứ hai, chúng ta phải tập trung khai thác thị trường nội địa với gần 100 triệu dân. Rất nhiều mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam có thể được thay thế bằng hàng sản xuất nội địa. Chính sách tốt sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực sản xuất để cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào kinh tế khu vực, kinh tế quốc tế, nhất là thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, mở rộng không gian cho cạnh tranh lành mạnh cho cả hai phía. Tôi tin người Việt Nam sẽ sẵn sàng và tự hào khi được sử dụng hàng Việt Nam. Nếu không có thị trường nội địa mạnh, lực lượng doanh nghiệp khoẻ thì Việt Nam sẽ thua thiệt và các doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng bị bỏ xa. Trong tình huống xấu, cuộc chơi lớn về lợi ích kinh tế sẽ rơi vào các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là khi họ đang có xu hướng đến Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận từ sự năng động của kinh tế Việt Nam. Thứ ba, thế giới sẽ hướng nhiều vào việc ứng dụng mạnh mẽ hơn nữa khoa học công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi số sâu rộng. Nên cần phải chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực và có chính sách điều phối sự chuyển dịch cơ cấu lao động tốt. Lực lượng lao động không thể mãi mãi tập trung quân số lớn trong ngành nông nghiệp. Phải tìm cách đào tạo, tạo ra những việc làm mới ở những lĩnh vực khác và chuyển dịch lao động dần sang những khu vực kinh tế có tính chất trọng điểm, đem lại giá trị gia tăng nhiều hơn. Đó chính là bài toán của chuyển đổi cơ cấu lao động của Việt Nam. Cần đặt trọng tâm chiến lược và thực hiện quyết liệt như chống dịch. Việt Nam phải sợ nghèo đói, sợ thua thiệt, sợ lạc hậu, sợ mãi mãi đứng ở số 130-140 trong bảng xếp hạng thu nhập bình quân đầu người như sợ Covid-19. Lúc đó mới có thể phát triển kinh mạnh mẽ như chống dịch được. Tại sao nhất thiết phải là Make in Vietnam khi trước đó Made in Vietnam vẫn ổn? Có hai giá trị quan trọng nhất của Make in Vietnam. Thứ nhất là tinh thần làm chủ khoa học công nghệ, tự làm được những thứ cần thiết nhất cho Việt Nam. Thứ hai, khi đã làm chủ khoa học công nghệ, chúng ta có thể đẩy mạnh lên mức vừa bắt kịp thế giới, vừa tham gia vào nhóm các nước tiên phong trong đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ mới để phục vụ cho việc tăng năng lực canh tranh trong tương lai. Đặc biệt là có thể hợp tác bình đẳng với các quốc gia hàng đầu. Chỉ một bên có lợi thế công nghệ sẽ tạo ra sự không lành mạnh trong hợp tác. Cách làm phải linh hoạt, không phải mang tất cả về làm ở Việt Nam, mà sẽ làm những thứ quan trọng đối với cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển năng lực cạnh tranh dài hạn của Việt Nam trong tương lai và phát triển những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Phải tăng tính tự cường của mình lên. Sản phẩm công nghệ 5G Make in Vietnam là niềm tự hào của đất nước hình chữ S. Được phát động từ năm 2019, theo quan sát của anh, mức độ hiệu quả Make in Vietnam đến đâu? Trước hết, Make in Vietnam đã khởi động tinh thần của các doanh nhân Việt Nam rồi. Họ cảm thấy được Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn trong việc thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Như vậy là đã đạt được bước số 1 rồi. Thứ hai, lĩnh vực này cần có một hệ sinh thái phát triển đầy đủ, phải có những người sử dụng công nghệ, người đầu tư để phát triển công nghệ như các quỹ đầu tư mạo hiểm, có những người chuyên quản trị về đổi mới sáng tạo, có hệ sinh thái xúc tác như các cơ quan nhà nước hỗ trợ về mặt chính sách, rồi tới các chủ thể chính là các startup. Điều đó chúng ta đã làm được. Make in Vietnam là một chiến lược lâu dài, cho nên những năm đầu tiên, chúng ta cần làm được những thứ người khác làm được. Đây cũng là kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc. Hàn Quốc cũng bắt đầu từ việc làm những thứ mà người Nhật làm được. Trung Quốc thì làm theo tất cả các quốc gia hàng đầu. Từ đó tạo ra nền tảng, hiểu và nắm bắt tất cả các công nghệ hiện hữu. Giai đoạn sau, có lẽ phải 5 năm nữa, chúng ta mới bắt đầu trở thành bạn hàng hoặc đối tác có khả năng song hành và tiên phong trong một số lĩnh vực. Đó là lúc chúng ta vươn ra toàn cầu mạnh mẽ. Việt Nam đã làm được nhiều điều khó tin với phòng chống dịch bênh Covid-19, vậy điều này có thể xảy ra với phát triển kinh tế hay không? Nếu có thể thì nó dựa trên những cơ sở nào cho tăng trưởng cao, liên tục trong nhiều năm như Hàn Quốc, Trung Quốc…? 5 năm vừa rồi, so với nhiệm kỳ trước thì kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 6,8% trong nhiệm kỳ. Tình hình kinh tế vĩ mô ngày càng ổn định hơn, mức lạm phát trung bình dưới 4% trong khi giai đoạn trước trên 6%, bội chi ngân sách giảm, giá trị đồng nội tệ ổn định so với các đồng tiền lớn. Điều đó thể hiện sức mạnh tài chính. Việt Nam cũng có  bước tiến lớn về tăng năng suất, kể cả năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động. Đầu năm 2016, khi bước vào nhiệm kỳ mới, chúng ta thấy một loạt các thách thức, khó khăn. Sau 4-5 năm, tất cả các chỉ số quan trọng nhất của Việt Nam đều cải thiện và có bước tiến quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn năm 2045 trở thành nước phát triển bền vững, thu nhập cao. Thông điệp quan trọng nhất là: Không có gì là không thể. Năm 2016, chúng ta nghĩ có những mục tiêu là không thể. Nhưng nếu dựa vào những kết quả, thành tựu mà Việt Nam đạt được trong 5 năm vừa qua, có thể thấy, việc Không gì là không thể phải đến từ sự đồng thuận của Nhà nước và nhân dân. Các chính sách đưa ra không chỉ phù hợp với điều kiện tình hình mới mà còn bắt kịp và dự báo được xu hướng thay đổi trong tương lai. Bên cạnh chương trình chuyển số quốc gia được ra đời, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ còn thành công trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang mô hình hiện đại hơn, dựa nhiều vào tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Ở thời điểm lịch sử này tinh thần dân tộc Việt Nam đang bước vào giai đoạn thăng hoa. Người Việt Nam đã có những tiềm năng, đã có những thành tích rất lớn trong bảo vệ độc lập, chủ quyền đất nước trong 4000 năm lịch sử. Sức mạnh và khát vọng của một dân tộc như thế sẽ trở thành động lực tích cực để con người Việt Nam sáng tạo nhiều hơn, tự cường hơn. Một nền kinh tế mở cao như Việt Nam mà bối cảnh thế giới với dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay thì khả năng phục hồi hình chữ V của nền kinh tế sẽ có triển vọng ra sao? Xác suất có phục hồi hình chữ V là rất cao. Bởi có thể nói là cao trào của dịch bệnh cũng đã đến ngưỡng, thế giới cũng đã bắt đầu quen với môi trường bình thường mới và không còn sợ sệt nữa. Các quốc gia bắt đầu mở cửa lại hoạt động kinh tế, từ đó sẽ đạt được việc tăng trưởng trở lại, dù cho dịch bệnh có kéo dài. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng cao đến đâu thì còn phụ thuộc vào một chữ V nữa – đó là vaccine. Vaccine hiệu quả đến đâu, mức độ tiếp cận thế nào và số lượng người dân toàn cầu được tiêm chủng ra sao sẽ quyết định đến cả tăng trưởng toàn cầu và Việt Nam – với nền kinh tế mở và độ phụ thuộc lớn. Trong năm 2020, làn sóng chuyển đổi số ở các cơ quan chính phủ diễn ra rất mạnh và các giải pháp số cũng được triển khai ở nhiều doanh nghiêp. Nếu đánh giá một cách khách quan, ông thấy đó là một xu hướng có thể tạo ra một nền công nghiệp dịch vụ số mạnh ở VIệt Nam hay đơn thuần là một trào lưu do Covid-19? Chuyển đổi số là giai đoạn bắt buộc của kinh tế Việt Nam, chứ không phải chạy theo xu thế. Covid-19 là một cú huých. Đó là một trong những cây cầu bắt buộc phải đi qua để tăng hiệu quả của doanh nghiệp, tổ chức và nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ra nền kinh tế dịch vụ số mạnh ở Việt Nam, thì cần có nhiều yếu tố khác nữa. Cần có tầm nhìn về chính sách đủ rộng, đủ xa để các chủ thể không bị vướng mắc khi khi tham gia vào khu vực kinh tế số, một lĩnh vực còn mới ở nước ta. Điều mà Việt Nam cần làm tốt hơn nữa chính là thiết lập một sân chơi công bằng, minh bạch, tạo điều kiện tốt cho những doanh nghiệp công nghệ Make in Vietnam. Dự báo cá nhân của ông về kinh tế Việt Nam năm 2021 là gì? Xác suất cao là tốc độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2021 sẽ cao hơn mức 2,91% của năm nay rất nhiều, ít nhất là phải 6%. Hiện tại vẫn còn một số yếu tố bất định chúng ta chưa nắm được. Một là tình hình dịch bệnh, tốc độc phổ cập vaccine. Thứ hai là chính sách về thương mại của các quốc gia khi Mỹ có hệ thống lãnh đạo điều hành mới trong 4 năm tới, khi mà Trung Quốc vẫn đang có rất nhiều căng thẳng về biên giới, về địa chính trị với tất cả các quốc gia còn lại trong khu vực và khối kinh tế lớn trên thế giới. Một nền kinh tế mở như Việt Nam sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các đối trọng về thương mại, vào việc các nền kinh tế như Mỹ, châu Âu sử dụng những chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ như thế nào trong thời gian tới đây để khôi phục nền kinh tế của họ. Bài:Hoàng An - Hoàng Ly Thiết kế:Hương Xuân Theo Trí Thức Trẻ Theo Hoàng An - Hoàng Ly
2021-01-02
Theo Hoàng An - Hoàng Ly
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Nông nghiệp hướng đến xuất khẩu đạt 44 tỷ USD
https://cafebiz.vn/nong-nghiep-huong-den-xuat-khau-dat-44-ty-usd-20210102082151833.chn
Năm 2020 đã khép lại, với một năm đầy biến động do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Năm 2021 được dự báo nếu “bão COVID -19” tan thì bức tranh nền kinh tế chắc chắn sẽ trở nên tươi sáng hơn, mở ra nhiều lĩnh vực ngành nghề như giao thông, xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn bởi hệ lụy của COVID-19. Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt 44 tỷ USD là khả thi, vấn đề là chúng ta giữ và phát triển được bạn hàng, thị trường, còn năng lực sản xuất của chúng ta là không đáng ngại. Tại hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp năm 2020 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, năm qua là một năm có nhiều điểm sáng, toàn diện và ngành Nông nghiệp. Trong khó khăn, một lần nữa nông nghiệp phát huy được vai trò là bệ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế. Theo Thủ tướng, năm 2020, toàn ngành đã thích ứng tốt với đại dịch, thiên tai, sản xuất nông lâm thủy sản không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho gần 100 triệu người trong nước, mà còn xuất khẩu đạt kỷ lục 41,2 tỷ USD. Đặc biệt, trong số khoảng 20 tỷ USD có được do xuất siêu năm 2020, thì ngành Nông nghiệp đóng góp tới 10 tỷ USD. Trong đó, 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD là gỗ và sản phẩm gỗ (trên 12 tỷ USD), tôm ước đạt 3,66 tỷ USD, rau quả đạt gần 3,35 tỷ USD, hạt điều đạt 3,24 tỷ USD, gạo lần đầu đạt trên 3 tỷ USD. Giá lúa gạo Việt Nam có lúc vượt cả Thái Lan, Ấn Độ… soán ngôi về giá cao số 1 thế giới, đặc biệt gạo ST25 đạt giải nhì gạo ngon nhất thế giới. Người đứng đầu Chính phủ giao toàn Ngành nông nghiệp trong năm 2021, đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản 44 tỷ USD… Nói về chỉ tiêu 44 tỷ USD mà Thủ tướng giao cho ngành phải đạt được trong năm 2021, cao hơn 2 tỷ USD so với kế hoạch Bộ NN&PTNT đặt ra, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết:  “Với quyết tâm cao thì khát vọng đó khả thi. Nếu không có tình huống đặc biệt về thị trường quốc tế, kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD có thể đạt được”. Theo ông Tuấn, vấn đề là chúng ta giải quyết tốt các quan hệ với các bạn hàng, thị trường lớn về nông sản. “Quan trọng là chúng ta giữ và phát triển được bạn hàng, thị trường, còn năng lực sản xuất của chúng ta là không đáng ngại”, ông Tuấn nói. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng cho biết, với thị trường quốc tế, Việt Nam cần tận dụng các hiệp định thương mại tự do đã ký, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản chủ lực. Cùng đó, đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch cho các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản sang các thị trường có yêu cầu chất lượng cao. Nam Khánh
2021-01-02
Nam Khánh
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Nhà ở xây chỉ hết 50 triệu đồng, thi công 5 ngày, tính ứng dụng cao
https://cafebiz.vn/nha-o-xay-chi-het-50-trieu-dong-thi-cong-5-ngay-tinh-ung-dung-cao-20210102202555309.chn
Ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí xây dựng tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu. Đã có rất nhiều mô hình nhà giá thấp được thực hiện trong thực tế, thậm chí Bộ Xây dựng cũng đã triển khai chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những mô hình trên đều được tạo điều kiện về quỹ đất và nhiều ưu đãi khác. Một mô hình nhà ở giá rẻ hoàn toàn khác biệt vừa được giới thiệu đến cộng đồng thông qua cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ KH&CN, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức. Mô hình nhà ở giá rẻ này là ý tưởng của nhóm các Kiến trúc sư (KTS) Bùi Thế Long, KTS Võ Thế Duy, và KTS Nguyễn Thị Xuân Thành. Nhờ tính ưu việt của mô hình là có thể nhân rộng ở bất kỳ nơi đâu, với bất kỳ người dân nào, mô hình này vừa vinh dự nhận giải Nhì tại cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ III. Kiến trúc sư Bùi Thế Long giới thiệu về mô hình nhà giá rẻ tại Hội thảo Chia sẻ sáng kiến vì cộng đồng - Nhân rộng và Kết nối tại Hà Nội ngày 25/12/2020. Theo nhóm tác giả, ngôi nhà với tiêu chí phù hợp cho một hộ gia đình từ 3-4 người với kinh phí tối đa chỉ 50 triệu đồng và thời gian thi công là 5 ngày. Không chỉ giải quyết được vấn đề kinh phí, thời gian và phương thức xây dựng sao cho nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu, cũng như tạo ra hình thái kiến trúc phù hợp với cảnh quan, hình thức kiến trúc địa phương.Theo đánh giá của Ban tổ chức cuộc thi, ý tưởng này đặc biệt phù hợp với địa hình miền núi hiểm trở, khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu, đồng thời cho thấy được tính chất cộng đồng vì chi phí thấp, thời gian thi công ngắn. Yếu tố quan trọng là tính lan tỏa và tính ứng dụng rất cao. Phối cảnh ngôi nhà. Thiết kế nhà ở giá rẻ được chia làm hai vùng không gian, vùng lõi và vùng đệm. Vùng lõi của ngôi nhà là nơi các hoạt động cần bảo vệ, cần sự kín đáo, nên là không gian duy nhất có tường kín bao bọc. Từ việc nghiên cứu kích thước cơ bản cho các hoạt động của con người, nhóm đưa ra kích thước 16m2 cho vùng lõi. Xuất phát từ thực tế ở các miền thôn quê, những ngôi nhà thường có mái hiên rộng và cuộc sống của người dân diễn ra dưới mái hiên đó. Đây chính là vùng đệm của một ngôi nhà, là nơi dành cho không gian sinh hoạt chung, bao gồm ăn uống, nấu nướng, chơi đùa. Vùng đệm này là không gian mở, nửa trong nửa ngoài nên chỉ cần mái che. Xung quanh mái che là giàn cây dây leo, rau xanh như bầu, bí, hoa thiên lý, mướp, đậu,… có tác dụng làm mát cho ngôi nhà, vừa góp phần cung cấp thực phẩm cho gia đình, lại vừa tạo cảm giác thân thiện, gần gũi. Một khối nhà bao bọc bởi hệ cây xanh cũng hòa nhập với cảnh quan vườn tược xung quanh. Theo KTS Bùi Thế Long, vùng không gian đệm được bao ngoài với vành đai xanh chính là không gian được sử dụng nhiều nhất trong một ngày. Không gian này được chiếu sáng, thông gió tự nhiên, vừa có chức năng sử dụng cho sinh hoạt chung, vừa che mát, giảm nhiệt cho khối lõi. Mô phỏng kết cấu ngôi nhà. Từ việc xác định không gian sống tối thiểu, diện tích xây dựng tường – thành phần chiếm nhiều kinh phí nhất – cũng được giảm xuống tối thiểu giúp giảm chi phí xây dựng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các tấm bê tông nhẹ đúc sẵn thay thế các bức tường gạch thông thường cũng giảm chi phí và thời gian thi công. Các cấu kiện ngôi nhà từ các vật liệu đơn giản như: sàn xi măng hồ dầu, khung nhà sắt, tường tấm bê tông lắp ghép, mái lợp tôn,… tất cả đều là những vật liệu thông thường, có sẵn trên thị trường. “Chúng tôi định nghĩa một ngôi nhà sẽ có vùng lõi, là vùng cần được bảo vệ, đó là không gian phòng ngủ, nơi cất giữ tài sản. Vùng thứ hai là nơi sinh hoạt hàng ngày diễn ra, giống như dưới mái hiên nhà, là không gian mở. Vùng thứ ba là vành đai xanh để ngăn những tác động xấu từ môi trường. Tùy vào số lượng thành viên trong gia đình để có thể tính toán diện tích cho phù hợp, sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Điểm thứ hai khiến mô hình này có chi phí thấp là ở giải pháp thi công vì hạn chế phương pháp xây truyền thống như xây thô bằng gạch hay bê tông làm tốn kém nhân công và thời gian. Hiện trên thị trường có nhiều giải pháp thi công lắp ráp rất nhanh và đạt được tối ưu về chi phí”, KTS Bùi Thế Long nói. Bảng dự toán chi phí xây dựng. KTS Bùi Thế Long cho hay, việc xây dựng theo phương pháp lắp ghép cũng làm giảm ô nhiễm môi trường do quá trình xây dựng được rút ngắn rất nhiều. Cách xây dựng và vận chuyển vật liệu cũng đơn giản, nhanh chóng, phù hợp với những địa phương có địa hình phức tạp như khu vực miền núi,… Theo đánh giá của BTC cuộc thi, mô hình này hoàn toàn có khả năng nhân rộng không chỉ trong quy mô nhà ở mà còn có thể áp dụng cho các công trình công cộng như trường học, không gian cộng đồng,… KTS Bùi Thế Long chi biết, hiện nhóm đang tìm kiếm mạnh thường quân, đơn vị hỗ trợ giúp xây dựng nên những ngôi nhà tình thương, qua đó lan tỏa mô hình nhà ở giá rẻ đến cộng đồng. Đánh giá về mô hình nhà ở giá rẻ này, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho hay: “Mô hình này có đặc điểm là rẻ, vật liệu dễ kiếm, dễ thi công, và theo module có thể áp dụng cho nhiều công trình có kích thước khác nhau, thậm chí có thể áp dụng cho một quần thể lớn như trường học. Mô hình này còn có ưu điểm là đã tính đến phong tục, tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân ở mỗi vùng miền, điều này rất quan trọng”. Nguyễn Tuân
2021-01-02
Nguyễn Tuân
Kinh doanh
cafebiz
5 năm tới, Tp.HCM dự kiến phát triển khoảng 24000 căn hộ nhà ở xã hội
https://cafebiz.vn/5-nam-toi-tphcm-du-kien-phat-trien-khoang-24000-can-ho-nha-o-xa-hoi-20210102084347922.chn
Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 Tp.HCM sẽ phát triển khoảng 1,96 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, trong đó khoảng 980000 m2 sàn nhà ở cho người thu nhập thấp; 980000 m2 sàn nhà ở cho đối tượng tái định cư. Như vậy, trong giai đoạn 2021 – 2025, cần phát triển khoảng 2,13 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tướng ứng khoảng 24000 căn hộ nhà ở xã hội. Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020 Tp.HCM sẽ triển khai đầu tư xây dựng 39 dự án với tổng diện tích đất là 137,3 ha, quy mô khoảng 44884 căn hộ. Phấn đấu hoàn thành 31 dự án với khoảng 20000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, kết quả thực hiện giai đoạn 2016 – 2020, xây dựng hoàn thành, đưa vào sử dụng chỉ đạt 19 dự án với 15177 căn hộ, 1283696 m2 sàn xây dựng. Theo Sở Xây dựng Tp.HCM, dự kiến kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025 TPHCM sẽ phát triển khoảng 1,96 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (trong đó khoảng 980000 m2 sàn nhà ở cho người thu nhập thấp; 980000 m2 sàn nhà ở cho đối tượng tái định cư). Vậy trong giai đoạn 2021 – 2025, cần phát triển khoảng 2,13 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, tướng ứng khoảng 24000 căn hộ nhà ở xã hội. Để thực hiện kế hoạch trên, Sở Xây dựng Tp.HCM sẽ tiếp tục theo dõi đôn đốc thực hiện 19 dự án nhà ở xã hội trong danh mục nhà ở xã hội dự kiến hoàn thành sau năm 2020 với quy mô 26983 căn hộ. Cập nhật, rà soát các dự án nhà ở thương mại có quy mô lớn hơn 10ha, đã xác định quỹ đất 20% để thực hiện nhà ở xã hội, đôn đốc thực hiện để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu trên. Hiện Sở Xây dựng đang theo dõi 65 dự án phát triển nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên, phải dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội, tổng diện tích đất khoảng 197,3 ha với quy mô khoảng 146550 căn hộ nhà ở xã hội đang thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư. Đồng thời, kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở Tài Chính phối hợp với Sở Xây dựng báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ quỹ đất 20% trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới có quy mô dưới 10ha để đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Tham gia, đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trình UBND TP. Hạ Vy
2021-01-02
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Tương lai nào cho thị trường căn hộ trong năm mới?
https://cafebiz.vn/tuong-lai-nao-cho-thi-truong-can-ho-trong-nam-moi-20210101210355672.chn
Theo các chuyên gia từ Savills Hà Nội, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thị trường bất động sản nửa đầu năm sẽ cần quan sát kỹ lưỡng. Trong khi đó, sẽ có nhiều cơ hội phát triển cho phân khúc căn hộ bình dân. Nhận định về hoạt động của thị trường căn hộ trong năm 2020, Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn,SavillsHà Nội cho biết:Ngoài các khó khăn do Covid-19, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2020 còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tiến trình cấp phép, phê duyệt dự án chậm hơn trước đây; yêu cầu cao hơn của khách mua về sản phẩm, thiết kế, điều kiện bàn giao, tiện ích dự án; sự cạnh tranh từ nguồn cung lớn của các đại dự án và năng lực thực hiện dự án cũng là những nguyên nhân tác động thêm. Khi phát triển dự án, tốc độ bán hàng, giá bán là những yếu tố hết sức quan trọng đảm bảo tính khả thi và việc ra quyết định triển khai. Một khi lượng mua giảm và tỷ lệ hấp thụ thấp sẽ dẫn đến dòng tiền thu về giảm, chi phí vốn tăng, lợi nhuận giảm sút là một thực tế khiến chủ đầu tư cũng sẽ phải cân nhắc rất nhiều đối với giá bán. Việc giảm giá nếu có thường sẽ không được các chủ đầu tư công bố chính thức mà trong một số trường hợp được đưa vào các chương trình khuyến mại, tặng quà… Đây cũng là một trong các giải pháp mà các chủ đầu tư có thể tính đến tùy vào điều kiện bán hàng tại mỗi dự án. Bà Đỗ Thị Thu Hằng - Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu & Tư vấn, Savills Hà Nội. Theo bà Hằng, trong bối cảnh diễn biến dịch trên thế giới còn phức tạp thì triển vọng thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021 vẫn sẽ có những diễn biến cần phải theo sát. Các doanh nghiệp bất động sản được dự báo sẽ vẫn bị ảnh hưởng trong giai đoạn này. Đầu tư bất động sản luôn là việc doanh nghiệp cần phải tính trong dài hạn. Trong chuỗi các hoạt động từ phát triển quỹ đất, quỹ dự án, chuẩn bị đầu tư, triển khai dự án, bán hàng… thì trong giai đoạn sắp tới các doanh nghiệp có thể chọn lựa một số hoạt động để đảm bảo duy trì trong ngắn hạn, vẫn có thể bắt kịp và phát triển nhanh trong dài hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần rà soát lại các đối tượng khách hàng, các phân khúc ở từng địa bàn/địa phương mà doanh nghiệp có thể khai thác. Ví dụ, hiện nay, các doanh nghiệp có thể tính đến hướng đầu tư vào bất động sản nhà ở đô thị có khung pháp lý tốt ở nhiều tỉnh thành; những dòng sản phẩm này sẽ hướng đến khách hàng tại địa phương có dự án và sau đó là khách từ các địa phương lân cận với những ý tưởng phát triển, kinh doanh đã thành công tại các đô thị lớn, bà Hằng bổ sung. Ở bình diện thị trường nhà ở bình dân, ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng căn hộ bình dân đang có cơ hội phát triển nhất định trong xu hướng giá tăng của thị trường. Đang có hiện tượng giá tăng, tuy nhiên thị trường xuất hiện thêm các khu vực đầu tư mới do ảnh hưởng của nhân tố cơ sở hạ tầng: hạ tầng đường bộ, đường sắt, cũng như các khu vực phát triển quy mô lớn như Long Biên, Gia Lâm hoặc một số khu vực xa trung tâm. Vị trí và khoảng cách là các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến giá nhà, bản thân giá đất cũng tăng. Các yếu tố này thúc đẩy chủ đầu tư trong lĩnh vực nhà ở đẩy mạnh hoạt động bán căn hộ, họ đã và đang cung cấp một lượng nhà ở bình dân phù hợp ra thị trường. Đáng chú ý, các chính sách dành cho thị trường bình dân cần được xem xét ở khía cạnh định giá thương mại khi các chủ đầu tư đang cạnh tranh về đất và điều này tác động thực sự tới hiện tượng tăng giá nhà ở. Chính sách của Chính phủ cần đóng vai trò tạo ra các điều chỉnh phù hợp để thị trường dành cho nhà ở bình dân hoạt động chuyên nghiệp và phù hợp hơn, ông Matthew Powell quan điểm. Ông Matthew Powell - Giám đốc Savills Hà Nội Theo dữ liệu của Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, Savills Hà Nội, các bất động sản nhà ở có mức giá khoảng 1,4 đến 1,6 tỷ đồng/căn 2 phòng ngủ vẫn có thể có tại thị trường Hà Nội, và nằm tại các khu vực ngoài vành đai 3 hoặc có vị trí xa so với trung tâm. Trong Q3/2020, nguồn cung sơ cấp với giá trung bình dưới 1000 USD/m2 có khoảng 3200 căn hộ tương đương 12% thị phần. Dòng sản phẩm này không có nhiều nếu mua trực tiếp từ chủ đầu tư nhưng nếu mua lại và là căn hộ đã sử dụng thì vẫn còn tiềm năng. Đánh giá về cơ hội tăng trưởng của thị trường nhà ở bình dân, ông Matthew Powell đưa ra 3 quan điểm chính. Thứ nhất,các chủ đầu tư lớn hiện nay đang tập trung vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền, cung cấp nhà ở chất lượng tốt với giá tốt và ở vị trí thích hợp.Điều này vừa đảm bảo cho cho họ khả năng phát triển bất động sản với mức giá xác định, vừa có thể mang lại cho khách hàng và cư dân các điều kiện sống, lối sống, sự thuận tiện nhất định khi di chuyển vào trung tâm. Các chủ đầu tư và Chính phủ đang nhận thức rất rõ vấn đề này, do đó đang có nhiều cơ hội cho các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc nhà bình dân, thay vì chỉ tập trung vào phân khúc hạng sang. Thứ hai,có một sự tin tưởng nhất định về sự phục hồi của thị trường nhà ở trong năm 2021.Trước Covid-19, trong các lĩnh vực của ngành bất động sản, sự phục hồi được thúc đẩy bởi các yếu tố như nhân khẩu học và nền kinh tế vĩ mô. Khi Covid-19 xuất hiện, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc hoạt động kiểm soát dịch Covid-19, vì vậy nền kinh tế và thị trường bất động sản trong nước ít chịu tác động lớn từ thị trường quốc tế tính cho tới thời điểm hiện tại. Kỳ vọng của thị trường do đó sẽ nằm ở nguồn cung nhà ở được cải thiện vào tháng 3 hoặc 4 năm 2021 và các hoạt động phát triển bất động sản chất lượng cao tiếp tục tích cực hơn tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thứ ba,cơ hội tăng trưởng của phân khúc nhà ở bình dânliên quan nhiều tới các hoạt động thương mại và cơ sở hạ tầng giao thông tại các thị trường, nhất là khi cả Hà Nội và Hồ Chí Minh đang có các vấn đề liên quan đến giao thông và có sự xuất hiện của các tuyến tàu điện ngầm mới, một số quận dân cư mới và điểm đến đầu tư tại cả hai thành phố. PV
2021-01-02
PV
Kinh doanh
cafebiz
Giá vàng năm 2021 dự báo sẽ tiếp tục biến động rất mạnh nhưng vẫn mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư
https://cafebiz.vn/gia-vang-nam-2021-du-bao-se-tiep-tuc-bien-dong-rat-manh-nhung-van-mang-lai-loi-nhuan-lon-cho-nha-dau-tu-20210103090115196.chn
Sau một năm tăng ngoạn mục, nhiều nhà phân tích dự báo giá vàng sẽ còn tăng tiếp trong năm 2021. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng ngày càng tỏ ra thận trọng hơn khi dự đoán về triển vọng của kim loại quý này giữa bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang dần hồi phục. Mặc dù sau đó giá đã giảm xuống, kết thúc năm 2020 ở mức 1892,97 USD/ounce (hợp đồng giao ngay - tham chiếu cho thị trường vàng toàn cầu), song năm 2020 vẫn là một năm thành công rực rỡ của nhà đầu tư vàng khi lợi nhuận tăng khoảng 1/4. Đầu tư vào vàng năm 2020 đã vượt xa đầu tư vào chứng khoán Dịch Covid-19 đã khiến kinh tế toàn cầu suy yếu, buộc các ngân hàng trung ương phải tung ra các biện pháp kích thích kinh tế lớn chưa từng có từ trước tới nay, gây lo ngại lạm phát gia tăng và tạo áp lực giảm giá USD, thôi thúc các nhà đầu tư đổ xô đến với vàng. Nhu cầu mua vàng vật chất đã giảm mạnh do giá vàng quá cao và những đợt giãn cách/cách ly xã hội để chống dịch Covid-19. Trái lại, nhu cầu mua vàng đầu tư (vàng thỏi) lại tăng mạnh, thể hiện qua việc lượng vàng mà quỹ hoán đổi danh mục (ETF) lớn nhất thế giới - SPDR Gold Trust - nắm giữ đã tăng mạnh, thêm khoảng 30% so với năm liền trước – là mức tăng nhiều nhất kể từ 2009. Xu hướng nắm giữ vàng của quỹ tín thác vàng SPDR cùng chiều với giá vàng Triển vọng năm 2021 vẫn tươi sáng Có nhiều lý do để các nhà đầu tư tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Thứ nhất,Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có nhiều khả năng sẽ tiếp tục kích thích kinh tế hơn nữa cho đến 2022, và đảng Dân chủ sẽ nỗ lực tìm cách để tăng chi tiêu. Mới đây nhất, gói hỗ trợ chống Covid-19 trị giá gần 900 tỷ USD của Mỹ đã được Tổng thống Donald Trump phê chuẩn, sẽ càng làm tăng tính thanh khoản cho đồng USD. Những điều đó sẽ gây áp lực khiến USD tiếp tục giảm giá, mặc dù hiện đã ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm. USD giảm luôn kích thích các nhà đầu tư nắm giữ những loại tiền tệ khác mua vàng vào. Tai Wong, người đứng đầu bộ phận giao dịch phái sinh kim loại quý và kim loại cơ bản của BMO, nằm trong số những nhà phân tích đánh giá rất cao yếu tố này trong việc tác động lên giá vàng trong năm 2021. Trên thực tế, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nhìn chung đều cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức thấp thêm một thời gian sài nữa để duy trì tính thanh khoản cho thị trường, giúp kinh tế hồi phục vững vàng sau đại dịch Covid-19. Thứ hai, nợ chính phủ khổng lồ, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ thực tế là âm, trong khi lãi suất tiền gửi ngân hàng duy trì gần 0% trong thời gian lâu dài sẽ khiến đầu tư vào vàng trở nên hấp dẫn hơn so với vào trái phiếu hoặc gửi tiền ở ngân hàng. Ross Norman, một nhà phân tích độc lập đánh giá cao lý do này khi nhận định về thi trường vàng năm 2021. Theo Norman, những rủi ro như lạm phát và bất ổn thị trường sẽ hỗ trợ giá vàng tăng tiếp trong năm 2021, với mức tăng dự báo cũng sẽ đạt khoảng 20%. Diễn biến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đi ngược chiều với giá vàng Công ty tư vấn Capital Economics đến nay vẫn giữ quan điểm rằng xu hướng tăng của giá vàng có thể duy trì mức giá cao trong năm 2021, khi lợi suất thực tế thấp của trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ hỗ trợ nhu cầu về vàng và bù đắp phần lớn sự suy yếu do xu hướng chuyển sang các kênh rủi ro của nhà đầu tư. Capital Economics dự báo giá vàng sẽ ổn định quanh mức 1900 USD/ounce cho đến cuối năm 2021. Trong khi đó, ngân hàng HSBC vẫn bảo lưu dự báo giá vàng sẽ trung bình quanh mức 1965 USD/ounce vào năm 2021. Theo HSBC, giá vàng có thể nhận được nhiều hỗ trợ vào nửa đầu năm nay, sau đó những yếu tố hỗ trợ sẽ yếu dần về cuối năm. Do đó, giá vàng sẽ duy trì ở mức khoảng 2000 USD/ouce trong nửa đầu năm, sau đó giảm xuống 1900 USD/ounce ở nửa cuối năm. Hai ngân hàng Goldman Sachs và ANZ còn lạc quan hơn khi vẫn giữ nguyên triển vọng tăng giá của vàng cho năm 2021, đạt khoảng 2300 USD/ounce. Goldman Sachs nhận định chu kỳ tăng giá của vàng vẫn chưa kết thúc và sẽ tiếp tục trong năm 2021, khi lạm phát tăng, đồng USD suy yếu và nhu cầu vàng trên thi trường bán lẻ ở các nền kinh tế mới nổi hồi phục. Tuy nhiên,các nhà đầu tư nhìn chung đều nhận định, con đường phía trước của vàng rất gập ghềnh, giống như khoảng thời gian từ tháng 8/2020 đến nay. Nguyên nhân bởi diễn biến của thị trường vàng đang phụ thuộc rất lớn không chỉ vào diễn biến của đại dịch Covid-19 mà còn cả vào hiệu quả của những vắc xin chống dịch bệnh này. Trong trường hợp đại dịch được khống chế thành công, các loại vắc xin ngừa Covid-19 chứng minh được hiệu quả và sớm được tiêm đại trà trên khắp thế giới, khi đó các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sang tài sản rủi ro cao và bỏ rơi mặt hàng vàng. Trên thực tế, giá vàng bước vào năm 2020 ở mức 1520 USD/ounce, nhưng sau đó giảm xuống chỉ 1498,80/ounce hồi tháng 4/2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở phương Tây giữa bối cảnh các yếu tố chính trị gây áp lực lên thị trường vàng (xung đột địa chính trị tại Trung Đông giữa Mỹ và Iran). Sau đó, vàng chứng kiến một đợt giảm giá mạnh nữa, đó là sau khi nhiều vắc xin Covid-19 được công bố kết quả thử nghiệm có độ hiệu quả cao. Song dù vắc xin có được tiêm đại trà thì thế giới vẫn cần có một thời gian không ngắn để có thể hồi phục hoàn toàn sau đợt suy thoái đau đớn lần này. Do đó, năm 2021 dự báo thị trường vàng sẽ vẫn lấp lánh trong mắt các nhà đầu tư. Tham khảo: Reuters, Kitco, Bloomberg Thu Ngân
2021-01-03
Thu Ngân
Kinh doanh
cafebiz
Triển khai hàng loạt dự án hạ tầng cho thành phố Thủ Đức
https://cafebiz.vn/trien-khai-hang-loat-du-an-ha-tang-cho-thanh-pho-thu-duc-20210103192447329.chn
Việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm thay đổi nhanh chóng diện mạo TP Thủ Đức, nâng cao đời sống người dân và đáp ứng tiêu chí của một đô thị hiện đại, thông minh và tương tác cao của TPHCM. Ngày 3/1, nguồn tin củaTiền Phongcho biết trong giai đoạn 2021 – 2025, UBND TPHCM sẽ triển khai hàng loạt công trình trọng điểm nhằm nhanh chóng hoàn thiện mạnh mẽ hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu của TP Thủ Đức. Các dự án sẽ được triển khai, bao gồm: Xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân; xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường ray xe lửa (phường Linh Đông); cải tạo rạch Bình Thái (phường Trường Thọ). Ngoài công trình chống sạt lở bờ trái sông Sài Gòn (khu vực thượng lưu cầu Bình Lợi), TPHCM sẽ xây dựng hoàn chỉnh và vận hành 3 cống ngăn triều kết hợp trạm bơm của dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn còn lại) từ rạch Cầu Ngang đến Khu đô thị Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, TPHCM sẽ triển khai dự án xây dựng đường và cầu Bà Cả; nâng cấp mở rộng đường và cầu Tám Táng; nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Bưng Ông Thoàn, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Duy Trinh, Quốc lộ 13 cũ… đồng thời mở rộng đường Nguyễn Xiển, Đỗ Xuân Hợp và nâng cấp, cải tạo đường Tô Ngọc Vân (từ vòng xoay chợ Thủ Đức đến đường Phạm Văn Đồng), đường Lương Định Của. Đặc biệt, TPHCM sẽ triển khai xây dựng tuyến vành đai 2 (đoạn từ Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa, Quốc lộ 1). Trong giai đoạn 2021 – 2025, TPHCM sẽ xây dựng Trạm ép rác kín Linh Xuân, Trạm chung chuyển rác theo công nghệ mới (phường Long Trường), công viên Trung tâm đa chức năng kết hợp với hồ điều tiết khu vực phường Tam Phú, Linh Đông, Hiệp Bình Chánh. TPHCM sẽ xây dựng một bệnh viện quy mô 1000 giường tại phường Trường Thạnh và giải tỏa và chuyển đổi công năng sử dụng đất, kết hợp chỉnh trang đô thị tại nghĩa trang Văn Giáp và Trần Hưng Đạo. Trước đó, tại lễ công bố thành lập TP Thủ Đức hôm 31/12/2020, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết đối với các quỹ đất công viên cây xanh, thành phố đang lập kế hoạch đầu tư công và xã hội hóa đầu tư phát triển khoảng 1 triệu cây xanh nhằm tăng cường mảng xanh tại các công viên, các tuyến đường để TP Thủ Đức có thể trở thành một hình mẫu về phát triển đô thị xanh, bảo vệ môi trường của TPHCM. Theo ông Nguyễn Thành Phong, TPHCM sẽ tập trung lập quy hoạch tổng thể TP Thủ Đức theo định hướng phát huy vai trò của các cực tăng trưởng trọng yếu của TP Thủ Đức. Thành phố sẽ tập trung triển khai xây dựng phát triển và kêu gọi đầu tư 8 Trung tâm chức năng để thay đổi nhanh chóng diện mạo thành phố Thủ Đức, nâng cao đời sống người dân, bao gồm: Trung tâm tài chính gắn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ; Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; Trung tâm công nghệ sinh thái - Khu vực Tam Đa và Đại học Long Phước; Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và cảng Container Cát Lái và Khu đô thị cảng Trường Thọ- đô thị tương lai. “TPHCM nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50% nhu cầu đi lại của người dân Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông đến năm 2040 và mở rộng mạng lưới giao thông tuyến metro số 1 kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Trước mắt, thành phố sẽ nghiên cứu giải pháp mở rộng mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) trong khu vực phía Đông, gắn kết với các trung tâm phát triển, các khu dân cư mới và kết nối với tuyến metro số 1 đang hình thành”, ông Phong nói và cho biết TPHCM sẽ phấn đấu, nâng cao tỷ lệ người sử dụng giao thông công cộng tại TP Thủ Đức từ 10% lên 20% trong giai đoạn 2021 - 2025. Tại lễ công bố thành lập TP Thủ Đức, TPHCM cùng ba mạng viễn thông hàng đầu là Viettel, VNPT và Mobifone triển khai thử nghiệm mạng viễn thông 5G trên địa bàn TP Thủ Đức nhằm thay đổi nhanh chóng diện mạo và góp phần nâng cao đời sống người dân của thành phố mới thành lập, đáp ứng tiêu chí của một đô thị hiện đại, thông minh và tương tác cao của TPHCM. TP Thủ Đức là mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP của TPHCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước. Huy Thịnh
2021-01-03
Huy Thịnh
Kinh doanh
cafebiz
Năm 2021, siết chặt tình trạng phân lô bán nền tràn lan
https://cafebiz.vn/nam-2021-siet-chat-tinh-trang-phan-lo-ban-nen-tran-lan-20210103111654986.chn
Từ năm 2021 sẽ có quy định chặt chẽ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa so với các quy định trước đây, để quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô bán nền. Quy định rõ khu vực nào được phép phân lô bán nền Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, Nghị định 148/2020/NĐ-CP cùng với Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng (sửa đổi) 2020, có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021 (kết hợp với việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường), đã quy định các cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch, công bằng, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và tháo gỡ được nhiều vướng mắc, ách tắc về quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng cho hàng ngàn dự án đầu tư, dự án nhà ở trong phạm vi cả nước… Năm 2021, pháp luật quy định rõ khu vực nào được phép phân lô bán nền. Đồng thời, giải quyết nhu cầu rất lớn của cá nhân, hộ gia đình được mua nền để tự xây dựng nhà trong dự án nhà ở tại các khu vực đô thị; đồng thời khắc phục tình trạng dự án phân lô, bán nền tràn lan trong thời gian qua, mà chủ đầu tư không xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối với hạ tầng chung của khu vực, không có các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thậm chí thiếu cả các công trình cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, thoát nước. Theo HoREA, Khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. Cụ thể, dự án nhà ở dưới hình thức phân lô, bán nền được thực hiện tại khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị (Khoản 2 Điều 41). HoREA cho rằng, quy định này phù hợp với nhu cầu thực tiễn và sức mua của thị trường, vì đã cho phép thực hiện dự án nhà ở dưới hình thức phân lô, bán nền tại các huyện thuộc các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương và tại các đô thị loại II, III, IV, V, trừ khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị. Cùng với đó, Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (Khoản 1 Điều 41). Siết tình trạng phân lô bán nền tràn lan Cũng theo HoREA, Nghị định 148 có hiệu lực, quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa để quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền. Năm 2021, pháp luật cũng siết chặt tình trạng phân lô bán nền tràn lan. Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai chỉ cho phép UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở nông thôn, đất ở đô thị, không quy định tách thửa đối với các loại đất khác, không phải là đất ở. Nhưng, Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã bổ sung Điều 43d Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Theo HoREA, quy định này không rõ ràng, dẫn đến ngộ nhận là có thể cho phép tách thửa đối với tất cả các loại đất, mà lẽ ra cụm từ từng loại đất phải được hiểu thống nhất là chỉ bao gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị. Để khắc phục tình trạng tách thửa thiếu chặt chẽ, dẫn đến phân lô bán nền tràn lan, Khoản 23 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP bổ sung Điều 75a Nghị định 43/2014/NĐ-CP, quy định điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa. Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất. Như vậy, Điều 75a đã quy định chặt chẽ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa so với các quy định trước đây, để quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô bán nền, HoREA khẳng định. Ninh Phan
2021-01-03
Ninh Phan
Xã hội
cafebiz
Mua đất làm nhà vườn đẹp, sinh lời 'ăn nhau' ở điểm này, chia sẻ của một ông chủ thành công nhiều năm
https://cafebiz.vn/mua-dat-lam-nha-vuon-dep-sinh-loi-an-nhau-o-diem-nay-chia-se-cua-mot-ong-chu-thanh-cong-nhieu-nam-20210103085849088.chn
Chỉ vì đam mê làm vườn nên dù trong tay chỉ có vài chục triệu đồng, năm 2015, người đàn ông xứ Nghệ vẫn liều vay mượn thêm để mua 1 mảnh đất có diện tích khoảng 1000m2 với số tiền 500 triệu đồng ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Nung nấu ý tưởng mua đất làm nên những khu vườn đẹp, anh Tạo đã chọn Đà Lạt (Lâm Đồng) làm nơi dừng chân để thực hiện đam mê của mình.Nhiều năm đi mua đất để thỏa mãn đam mê làm vườn, làm nông nghiệp, người đàn ông 8X tên Đặng Ngọc Tạo quê ở Nghệ An đã có những chia sẻ với PV Infonet về những kinh nghiệm anh rút ra từ chính thực tế đã trải qua. Đến nay, anh đang sở hữu vài mảnh vườn, trong đó mảnh vườn lớn cả chục héc ta, mảnh nhỏ chừng 4000-5000m2. Để tự đi tìm mua được mảnh đất có vị trí đẹp không hề dễ bởi bản thân anh phải mất khá nhiều năm “ăn nằm” ở nơi đây để có thể hiểu được và trụ được ở mảnh đất Đà Lạt này. Anh Tạo cho rằng, để làm vườn pháp lý là yếu tố rất quan trọng, đất có đẹp hay không chưa quan trọng bằng pháp lý rõ ràng, quy hoạch rõ ràng. Vì thế, theo anh, những người bắt đầu có ý định đầu tư mua đất ở nơi mình chưa quen biết thì cách tốt nhất là kiểm tra pháp lý qua chính quyền địa phương. “Mỗi người có một tiêu chí, mục tiêu khác nhau, ngân sách khác nhau, có mảnh đất người khác không thích thì mình lại thích. Hầu hết những mảnh đất tôi mua đều là những mảnh đất mà chẳng ai thích, không ai mua. Còn khi nó trở nên đẹp là do tôi phải bỏ ý tưởng, chất xám, chi phí đầu tư để làm nó đẹp lên”, anh Tạo nói. Mảnh đất đầu tiên anh Tạo mua vào năm 2015 có diện tích khoảng 1000m2 với số tiền 500 triệu đồng. Thời điểm đó, anh Tạo chỉ có vài chục triệu đồng, còn lại đi vay mượn thêm. Trên mảnh đất này, tôi nhập khẩu hoa hồng từ Thái Lan về trồng nhằm tô điểm khuôn viên cho khu vườn. Sau đó, có nhiều người khách đến thăm vườn, có nhu cầu mua hoa, tôi lại bán cây cho họ. Lại có nhiều người muốn nghỉ lại để ngắm hoa, tôi lại chia sẻ không gian sống cho họ. Dần dà, có thêm những người đến thăm vườn, say đắm vườn hoa hồng nhưng không biết cách trồng nên lại có ý muốn mua lại cả mảnh vườn của tôi... Cứ như thế, tôi cứ “chạy” theo đam mê tậu thêm đất, làm thêm nhiều căn vườn đẹp từ đôi bàn tay của mình ở mảnh đất Đà Lạt mộng mơ, nơi không chỉ có cảnh quan tươi đẹp mà khí hậu quanh năm rất dễ chịu, anh Tạo chia sẻ. Quan điểm của anh Tạo là không phải đầu tư mua đất để mua đi bán lại, mà là mua nếu nó thực sự đẹp, còn khi bán thì không phải chỉ bán đất mà bán cả môi trường sống, giá trị sống. Theo kinh nghiệm mua nhà vườn của anh Tạo, khi đến một vùng đất nào đó, chỉ cần đi xung quanh, nói chuyện với hàng xóm một lúc thì sẽ rõ mọi thứ. Bởi không ai bằng người địa phương, họ sẽ chia sẻ cho mình tất cả thông tin về lịch sử mảnh đất cũng như môi trường sống và con người xung quanh... Với những người có ít tiền nhưng muốn mua đất để làm nhà vườn, anh Tạo cho rằng, có thể mua mảnh đất rộng từ 500 – 1000m2 là hợp lý. Với diện tích này, có thể dựng một căn nhà nhỏ, diện tích còn lại làm vườn rất vừa sức, có thể tự làm. Nếu đầu tư diện tích lớn hơn sẽ phải mất thêm chi phí thuê người làm vườn, còn một mình không làm xuể được. “Mua đất để làm nhà vườn sinh thái không đơn thuần là mua đất mà đang đi mua giá trị sống, vì thế cần quan sát tìm hiểu thiên nhiên, khí hậu xung quanh vùng đất đó có phù hợp hay không, quanh năm có mưa bão hay nắng nóng thế nào... Có tiện điện, đường, trường học, bệnh xá hay không. Đặc biệt, hàng xóm láng giềng là yếu tố rất quan trọng. Mảnh đất mình mua có đẹp đến mấy nhưng xung quanh hàng xóm không vui vẻ thì mình cũng chẳng sống nổi đâu”, anh Tạo chia sẻ thêm. Ngoài ra, nên tránh những vùng chuyên canh lâu năm, những khu vực này chỉ chuyên sản xuất chứ không thể ở, làm nhà vườn được. Một vấn đề nữa, anh tạo cũng lưu ý là khi mua đất cũng nên để ý về câu chuyện pháp lý, kiểm tra quy hoạch khu vực đó, dù mua đất để ở, để làm vườn và không bán thì vẫn phải xác định mảnh đất ấy có cơ hội tăng trưởng, xung quanh phải gia tăng giá trị thì mới an tâm được. “Còn mua mảnh đất mà 3-5 năm chẳng có ai xung quanh làm gì, mỗi mình thấy đẹp thì lỡ đâu có việc cần bán lại không bán được, không tăng giá trị thì cũng rất buồn. Nếu chưa thực sự yên tâm có thể đến những người họ đang làm tốt để hỏi thêm kinh nghiệm, chỉ cần nhìn người làm tốt chứ không cần nhìn người nói hay, ai làm được thì ít nhất người ta cũng sẽ có những chia sẻ tốt nhất cho mình”, anh Tạo chia sẻ thêm kinh nghiệm. Minh Thư
2021-01-03
Minh Thư
Kinh doanh
cafebiz
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định Dự án Cảng hàng không Sa Pa
https://cafebiz.vn/bo-ke-hoach-va-dau-tu-tham-dinh-du-an-cang-hang-khong-sa-pa-20210104192459346.chn
Cảng hàng không Sa Pa được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai quy mô 2 làn xe... Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Trước đó, UBND tỉnh Lào Cai đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cảng hàng không Sa Pa được xây dựng trên diện tích 371 ha là sân bay dân dụng cấp 4C và sân bay quân sự cấp II với 1 đường cất hạ cánh, hệ thống đường giao thông kết nối với tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai quy mô 2 làn xe. UBND tỉnh Lào Cai dự kiến thời gian thực hiện Dự án là 50 năm, trong đó thời gian xây dựng là 4 năm, thời gian thu phí hoàn vốn, tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư là 46 năm. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không Sa Pa được đưa vào khai thác có cấp 4C và công suất 3 triệu khách/năm. Theo đề xuất của tỉnh Lào Cai, dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa dự kiến có công suất từ 2,5 đến 3 triệu khách/năm, đón được tàu bay Airbus A320, A321 hoặc tương đương, có tổng mức đầu tư lên tới 5903 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 3.088 tỷ đồng để xây dựng khu bay (đường băng, đường lăn, sân đỗ) và đường trục vào cảng hàng không. Vốn ngân sách tỉnh Lào Cai là 910,6 tỷ đồng (giải phóng mặt bằng, tái định cư và rà phá bom mìn). Vốn do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam là 131 tỷ đồng để đầu tư các công trình quản lý bay, vốn kêu gọi nhà đầu tư là 1772 tỷ đồng để xây dựng khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng không. Theo Tuệ Linh
2021-01-04
Theo Tuệ Linh
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021
https://cafebiz.vn/buc-tranh-kinh-te-viet-nam-nam-2020-va-trien-vong-nam-2021-20210104161136192.chn
TS. Cấn Văn Lực và nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV đưa ra 8 khuyến nghị để bức tranh kinh tế Việt Nam tươi sáng hơn, phấn đấu đạt mục tiêu mà Quốc Hội và Chính phủ đề ra cho năm 2021. LTS:TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV vừa công bố Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2020 và dự báo 2021. Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn báo cáo để quý độc giả cùng theo dõi. ------ Kinh tế thế giớinăm 2020 trải qua cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng chưa từng có trong lịch sử, đến hết năm 2020 đã có gần 83 triệu người bị nhiễm và hơn 1,8 triệu người tử vong. Đại dịch Covid-19 là cú sốc, là tác nhân lớn nhất đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái sâu và phải mất 2-4 năm mới khắc phục được. Ngoài ra, những vấn đề lớn khác như cạnh tranh chiến lược, căng thẳng địa chính trị, tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xu thế chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, sự ly khai của các nước lớn trong các tổ chức quốc tế và khu vực, biến đổi khí hậu…v.v., tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Ở trong nước,trước diễn biến phức tạp, nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu képvừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bức tranh kinh tế năm 2020 ghi nhậnnhiều điểm sáng, được cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận.Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đối mặt vớinhiều khó khăn, thách thứcđòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm giải quyết, khắc phục trong năm tới mới có thể đạt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra. Thế giới trải qua năm khủng hoảng kép nghiêm trọng về y tế và kinh tế Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát và hiện diễn biến rất phức tạp, khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các nước, các lĩnh vực, đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng 1929-1933. Theo các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới năm 2020 suy giảm4-4,5%, trong đó thương mại toàn cầu dự báo suy giảm khoảng9,2-10%và đầu tư giảm khoảng10-15%, dòng vốn FDI giảm khoảng25-30%, chủ yếu do dịch Covid-19. Đến cuối năm 2020, dấu hiệu kinh tế thế giới phục hồi trở nên rõ nét hơn nhờ nỗ lực và kết quả tích cực của các mặt: (i) Ngành y tế đã đạt những bước tiến quan trọng trong phát triển vaccine và điều trị các ca nhiễm Covid-19; (ii) Các gói hỗ trợ lớn chưa từng có của Chính phủ và NHTW các nước đã phần nào phát huy hiệu quả, giúp các hoạt động kinh tế toàn cầu từng bước phục hồi; (iii) Tình trạng thất nghiệp, mất việc làm đã giảm khá nhanh; và (iv) Hầu hết các ngành kinh tế đã phục hồi, nhưng ở mức độ rất khác nhau. Có thể nhận định, hầu hết các nền kinh tế đã bước đầu hồi phục, song vẫn rất dễ bị tổn thương. Với năm 2021, hy vọng lớn nhưng cũng là trở ngại lớn vẫn là khả năng sản xuất và phân phối rộng rãi vaccine, khả năng kiểm soát dịch Covid-19 và hiệu quả của các gói hỗ trợ.Theo các tổ chức quốc tế (IMF, WB, ADB, Citi Research…), kinh tế thế giới sẽ phục hồi và tăng trưởng khoảng4-4,5%, trong đó một số nước có thể hồi phục trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm 2021, nhưng cũng có một số nước sẽ chỉ phục hồi hoàn toàn trong 2-4 năm nữa. Thương mại toàn cầu được dự báo tăng trưởng khoảng4% năm 2021; lạm phát toàn cầu vẫn duy trì ở mức thấp, khoảng2,2-2,4%. Kinh tế Việt Nam năm 2020 với nhiều điểm sáng Trong bối cảnh kinh tế thế giới bị suy thoái sâu do tác động nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn đạt được10 kết quả ấn tượng. Một là, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới kiểm soát tốt dịch bệnh.Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, nhanh chóng của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và doanh nghiệp, với tinh thầnchống dịch như chống giặcvà kiên định thực hiện phương châmquyết tâm thực hiện mục tiêu képvà sự ủng hộ, đồng lòng, chấp hành nghiêm túc của người dân, các đợt bùng phát dịch Covid-19 đã nhanh chóng được kiểm soát; giúp khôi phục lại các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo nền tảng cho sự phục hồi kinh tế trong các tháng cuối năm 2020. Đến nay, kết quả kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam được thế giới ghi nhận như một điểm sáng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người từ cuối tháng 12/2020. Hai là, tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao nhất thế giới, chất lượng tăng trưởng tiếp tục cải thiện.Tăng trưởng GDP năm 2020 đạt2,91%, tuy là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, nhưng là mức tăng trưởng dương và thuộc nhóm cao nhất thế giới. Kinh tế Việt Nam phục hồi rõ nét từ đáy Quý 2/2020 với mức tăng trưởng GDP của 4 quý lần lượt là 3,68% 0,39%; 2,62% và 4,48% so với cùng kỳ năm trước.Động lực tăng trưởng chínhlà các ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, xây dựng, nông – thủy sản, bán buôn – bán lẻ, thông tin – truyền thông, tài chính – ngân hàng.Chất lượng tăng trưởngđược cải thiện rõ rệt, khi đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng chung đạt46,1%(bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 44,7%), cao hơn nhiều mức 33,58% của giai đoạn 2011-2015 và vượt mục tiêu 30-35%; năng suất lao động cải thiện rõ nét, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,8%, cao hơn nhiều giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Kết quả này cho thấy khả năng, hiệu quả của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế trước những tác động bên ngoài. Ba là, lạm phát được kiểm soát trong mục tiêu.CPI bình quânnăm 2020 tăng3,23%thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4% và cả giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 3,2%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 (7,65%). Lạm phát cơ bản giảm và duy trì ổn định, chỉ tăng2,31%năm 2020 và bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 1,8%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015 là 6,31%. Kết quả tích cực này đã khẳng định những nỗ lực của Việt Nam trong phối hợp điều hành, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cũng như trong việc đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả. Bốn là, các cân đối vĩ mô được duy trì ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động.Hoạt động xuất khẩu tiếp tục tăng ở mức khá (đạt281,5 tỷ USD,tăng 6,5%so với năm 2019) trong bối cảnh thương mại toàn cầu ước tính giảm khoảng 10% năm 2020 (WTO, tháng 10/2020). Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt262,4 tỷ USD,tăng 3,6%so với năm 2019; vì thế, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư ở mức kỷ lục19,1 tỷ USD.Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng, song vẫn trong tầm kiểm soát.Trong bối cảnh chi ngân sách tăng 8,81% và thu ngân sách giảm 7,55% so với cùng kỳ 2019, thâm hụt ngân sách năm 2020 ước khoảng4,2%GDP (chưa đánh giá lại), tăng từ mức 3,4% GDP năm 2019, nợ công khoảng56,8% GDP,tuy cao hơn năm 2019 (55% GDP) song chấp nhận được trong bối cảnh dịch bệnh và vẫn trong giới hạn cho phép (dưới 65%GDP) và thấp hơn mức trung bình toàn cầu (khoảng 100%GDP) và của các quốc gia mới nổi (63% GDP). Năm là, đầu tư công có những chuyển biến rõ rệt.Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, Chính phủ đã quyết định chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công bằng các quyết định, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời, coi đây như một nhiệm vụ trọng tâm nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nhờ đó, giải ngân vốn đầu tư từ NSNN ước đạt 466,6 nghìn tỷ đồng, bằng91,1%kế hoạch năm và tăng34,5%so với năm trước, cao nhất trong giai đoạn 2011-2020 (năm 2019 bằng 90,5% và tăng 7,1%). Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV, mức tăng này đóng góp 6,5% vào mức tăng trưởng chung (khoảng 0,19 điểm %). Sáu là, tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất giảm, hoạt động của hệ thống ngân hàng ổn định.Nhờ sự điều hành tỷ giá linh hoạt, chủ động của NHNN, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, chủ động truyền thông, sẵn sàng can thiệp để bình ổn thị trường, tỷ giá giao dịch duy trì xu hướng ổn định, giảm nhẹ0,21%so với đầu năm, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô. Giống như nhiều nền kinh tế khác, mặt bằng lãi suất của Việt Nam trong năm 2020 cũng giảm mạnh, về mức thấp trong vòng 10 năm qua khi NHNN: (i) thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành giúp giảm mặt bằng lãi suất đầu vào, tạo cơ sở để các TCTD giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế sớm hồi phục sau dịch bệnh, và (ii) thực hiện các biện pháp thị trường mở nhằm tăng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng khiến lãi suất giảm mạnh. Bảy là, thị trường chứng khoán phục hồi nhanh từ đáy cuối tháng 3/2020.Đến hết ngày 31/12, VNIndex đạt 1103,87 điểm, tăng 70% kể từ đáy tháng 3 và tăng14,86%so với đầu năm (tương đương với mức tăng của các thị trường trong khu vực). Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt gần 5,1 triệu tỷ đồng (tương đương 80% GDP), tăng 14% so với năm 2019.Đặc biệt,thanh khoản thị trường bùng nổ,đạt mức bình quân trên 14000 tỉ đồng/phiên trên sàn chứng khoán TP.HCM.Về thị trường trái phiếu,trong năm, có đến 333 nghìn tỷ đồng TPCP được phát hành, tăng 68,4% so với năm 2019; lãi suất bình quân ở mức 2,86%/năm. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, khối lượng phát hành khoảng 348,4 nghìn tỷ đồng tính đến hết tháng 11/2020 (tăng 14,7% so với cả năm 2019). Nguyên nhân của đà tăng chứng khoán này cơ bản là do: (i) dịch bệnh được kiểm soát tạo điều kiện phục hồi kinh tế, lợi nhuận của doanh nghiệp khả quan; (ii) nhiều cổ phiếu của các ngành hưởng lợi từ dịch bệnh (như CNTT, viễn thông, thương mại điện tử, xây dựng…) tăng giá mạnh; (iii) lãi suất thấp có thể khiến nhà đầu tư bỏ tiền vào cổ phiếu hơn là gửi tiết kiệm hoặc đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh; (iv) giãn cách xã hội do dịch bệnh khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm đến TTCK nhiều hơn (trong năm, thị trường có thêm gần 340 nghìn tài khoản mới), nhất là khi lợi nhuận đầu tư chứng khoán hiện nay có vẻ hấp dẫn hơn các kênh đầu tư hợp pháp khác. Tuy vậy, cũng cần lưu ý là trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay, tính kết nối giữa TTCK và nền kinh tế thực có vẻ lỏng lẻo (thậm chí ngược chiều), khi kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng thấp nhưng chỉ số chứng khoán tăng cao; điều này tiềm ẩn rủi ro và thiếu bền vững. Tám là, hội nhập quốc tế và đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng.Quá trình hội nhập tiếp tục được triển khai mạnh mẽ trong năm 2020 với việc Việt Nam đẩy mạnh triển khai Hiệp định CPTPP (có hiệu lực từ tháng 1/2019), Hiệp định EVFTA (hiệu lực từ 1/8/2020), Hiệp định RCEP đã được ký kết ngày 15/11, dự kiến sẽ có hiệu lực trong vòng 18 tháng và mới nhất là Hiệp định UKVFTA có hiệu lực từ đầu năm 2021. Điều này ngày càng củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mang lại nhiều cơ hội xuất khẩu, đầu tư, du lịch, đồng thời là nhân tố quan trọng tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế trong thời gian tới. Trong năm 2020, Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41 và Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các nước, nhất là tăng cường hợp tác trong phòng chống dịch, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Chín là, năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện.Theo Báo cáo về thương hiệu quốc gia năm 2020 do Brand Finance công bố, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2020 tăng29%(nhanh nhất thế giới), đạt mức 319 tỷ USD, xếp thứ 33 (tăng 9 bậc từ thứ 42 năm 2019). Cũng trong năm 2020 các tổ chức quốc tế Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch Rating vẫn giữ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và triển vọng Ổn định, bất chấp bối cảnh nền kinh tế toàn cầu suy giảm và nhiều nước bị hạ tín nhiệm.Về cải thiện môi trường kinh doanh, Việt Nam đã đưa vào vận hành hệ thống Chính phủ điện tử và theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020 tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia và 24/47 Châu Á. Bên cạnh đó, cải cách thủ tục hành chính được chú trọng, triển khai quyết liệt và đạt nhiều kết quả tích cực. Tính từ đầu năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chỉ đạo cắt giảm, đơn giản hóa gần 1000 thủ tục hành chính, gần 3900 điều kiện kinh doanh, gần 6800 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành; tổng cộng cả cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, đã tiết kiệm khoảng 14900 tỷ đồng mỗi năm (theo cách tính của WB)…v.v. Mười là, các hoạt động kinh tế số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp phát triển nhanh.Việc ban hành Quyết định số 749 (tháng 6/2020) phê duyệtChương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030của Chính phủ là dấu mốc quan trọng trong quá trình chuyển đổi số Việt Nam đến năm 2030.Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, đạt trung bình27%trong giai đoạn 2015-2020 (theo Google, Temasek và Brain & Company tháng 11/2020). Quy mô kinh tế số của Việt Nam năm 2020 ước đạt14 tỷ USD, đóng góp khoảng 5%GDP với sự phát triển năng động của các ngành kinh tế mới nổi như: CNTT, viễn thông, thương mại điện tử, Fintech, Edtech, Proptech…v.v. Chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam năm 2020 xếp thứ42/131, đứng đầu nhóm 29 quốc gia, nền kinh tế cùng mức thu nhập. Việt Nam đứngthứ 3 ASEAN(sau Indonesia và Singapore) về hoạt động khởi nghiệp trong giai đoạn 2016-2020. Mặc dù xảy ra đại dịch Covid-19 nhưng kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn có nhiều điểm sáng (ảnh minh họa) Sáu hạn chế, thách thức Mặc dù kinh tế Việt Nam ghi nhận sự phục hồi tích cực, đạt kết quả ấn tượng; tuy nhiên vẫn còn6hạn chế,thách thức chính. Một là, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu.Có thể nhận diện 3 rủi ro chính từ bên ngoài vẫn là: (i) dịch Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, vẫn chưa được kiểm soát tại nhiều nước, nhiều khu vực; (ii) cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia, đối tác lớn; căng thẳng thương mại và công nghệ còn leo thang và khó đoán; (iii) địa chính trị phức tạp và thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng tới khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, chuyên gia tiếp tục cảnh báo về rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu, có thể dẫn đến bong bóng tài sản tài chính; Việt Nam cũng cần lưu tâm vấn đề này. Hai là, thu hút vốn FDI giảm mạnh so với năm trước. Lũy kế đến hết ngày 20/12, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam ước đạt28,5 tỷ USD,giảm 25%so với năm 2019, trong đó, chỉ có vốn đăng ký điều chỉnh tăng (+10,6%), mức giảm mạnh nhất thuộc về vốn góp và mua cổ phần (giảm 51,7%). Vốn FDI giải ngân ước đạt gần20 tỷ USD, giảm nhẹ2%so với năm 2019. Mặc dù có sự cải thiện trong nửa cuối năm, song nhìn chung thu hút FDI cả năm của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng suy giảm đầu tư toàn cầu(dòng vốn FDI toàn cầu ước giảm 25-30% năm 2020, theo UNCTAD).Nguyên nhân dòng vốn FDI vào Việt Nam giảm hoặc chưa tăng nhanh như kỳ vọng trong bối cảnh xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầucó thể là: (i) nhà đầu tư còn cân nhắc hoặc mới dịch chuyển 1 phần (nhỏ lẻ, dễ dịch chuyển), (ii) việc hạn chế hoặc chưa cho đi lại bằng đường hàng không do dịch bệnh phức tạp khiến việc thực địa, khảo sát, tìm hiểu và đàm phán của nhà đầu tư bị gián đoạn, và (iii) tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến nhiều nhà đầu tư khó khăn về tài chính, SX-KD, xuất khẩu nên do dự mở rộng đầu tư. Ba là, hoạt động doanh nghiệp chịu tác động nặng nề do dịch Covid-19.Năm 2020 là năm hết sức khó khăn đối với hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong các thời điểm giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung - cầu bị bị đứt gãy. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm2,3%so với năm 2019, là năm giảm duy nhất trong giai đoạn 2016-2020. Mặc dù số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh tăng 11,9%, nhưngsố doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (lên đến 46,6 nghìn)tăng62,2%so với năm trước, mức tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2016-2020. Điều này cho thấy dịch Covid-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2020. Bốn là, rủi ro nợ xấu, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ gia tăng.Đến cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu đã vượt mức2%,song vẫn trong tầm kiểm soát nhờ việc NHNN cho phép cơ cấu lại nợ mà không phải chuyển nhóm nợ để có thể cho vay mới phục vụ sản xuất kinh doanh...v.v. (theo tinh thần Thông tư 01 ngày 13/3/2020). Hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như nêu trên, khiến nợ xấu có xu hướng tăng lên và tín dụng tăng chậm hơn. Tính đến ngày 21/12, tăng trưởng tín dụng đạt10,14%,thấp hơn mức 13,6% của năm 2019 khi sức cầu còn yếu và khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng của một số khách hàng khó khăn hơn do năng lực tài chính giảm sút. Năm 2020, tăng trưởng tín dụng khoảng11%,thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 nhưng là mức chấp nhận được trong bối cảnh sức cầu còn yếu và không thể hạ chuẩn tín dụng, gây rủi ro lâu dài. Khi Thông tư 01 sửa đổi hết hiệu lực, nợ xấu nội bảng dự báo sẽ tăng lên đến3-3,5%và nợ xấu gộp có thể lên đến4,5-5%năm 2021. Cùng với đó,thâm hụt ngân sáchtăng từ mức 3,4% GDP năm 2019 lên4,2% GDPnăm 2020. Nghĩa vụ trả nợ so với thu NSNN ước tính năm 2020 là 23% và năm 2021 có thể vượt ngưỡng 25% của Quốc Hội nếu mặt bằng lãi suất vay nợ tăng lên. Năm là, tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm, một phần do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 và phần khác do vẫn chưa quyết liệt, quyết tâm.Quá trình cơ cấu lại kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã đạt kết quả tích cực hơn so với giai đoạn trước đó, dù vẫn chưa đạt kỳ vọng.Hiệu quả đầu tư công giai đoạn 2016-2019 cải thiện chưa đáng kể(hệ số ICOR là 6,13 lần, chỉ giảm nhẹ so với mức 6,25 lần của giai đoạn trước).Quá trình cổ phần hóa (CPH) và thoái vốn DNNNgiai đoạn 2016-2020 vẫn chậm hơn so với kế hoạch đề ra, với178 DNđược cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH; tổng số tiền thoái vốn đạt 25749 tỷ đồng, thu về 173103 tỷ đồng. Như vậy, giá trị cổ phần Nhà nước bán được đạt 11%, cao hơn so với giai đoạn 2011-2015 (8%). Ngoài ra, việc xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém còn chậm; một phần là do dịch Covid-19 khiến hoạt động của các dự án này trở nên khó khăn hơn. Cùng với đó,việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu(nhất là xử lý tài sản đảm bảo) vẫn còn khó khăn, chủ yếu do khâu phối kết hợp và yếu tố thị trường không mấy khả quan. Sáu là, tính bền vững và năng lực chống chịu của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài còn mỏng. Thành tích xuất khẩu của Việt Nam năm 2020 là đáng ghi nhận (kim ngạch tăng 6,5%), nhưng chủ yếu lại là do khối doanh nghiệp FDI dẫn dắt, với mức tăng 9,7%, chiếm 72,2% (tỷ trọng tăng 2,1 điểm % so với năm trước), trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 1,1%, chiếm 27,8%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp FDI chịu đựng cú sốc tốt hơn và đang khai thác hiệu quả các FTA tốt hơn doanh nghiệp nội? Ngoài ra, dự trữ ngoại hối của Việt Nam dù tăng nhanh và đạt gần 100 tỷ USD (như NHNN công bố), nhưng cũng chỉ tương đương 3,7 tháng nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức 7,5 tháng của ASEAN-4 và 14 tháng của Trung Quốc…v.v., cho thấy rõ nhu cầu cần tăng dự trữ ngoại hối, trong khi việc Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ có ảnh hưởng nhất định đến tiến trình tăng dự trữ ngoại hối này. Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021 Mục tiêu tổng quát mà Đảng và Nhà nước đặt ra cho giai đoạn2021-2025là Việt Nam phấn đấu trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng6,5-7%; GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4700-5000 USD; chỉ số CPI bình quân tăng khoảngdưới 4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm...v.v. Năm 2021là năm có nhiều ý nghĩa khi hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn với việc tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội khóa XV, đồng thời là năm đầu thực Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2021-2025). Trong bối cảnh thế giới dự báo có nhiều biến động, đặc biệt là dịch Covid-19 còn phức tạp, khó lường, Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV cho rằng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của Việt Nam vẫn là:thực hiện thành công mục tiêu képvừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả vừa phục hồi và phát triển KTXH trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, Nhóm chuyên giadự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2021như sau. Tăng trưởng GDP:năm 2021, các hoạt động kinh tế - xã hội được dự báo sẽ phục hồi mạnh hơn [tuy còn phụ thuộc vào 3 yếu tố: (i) khả năng kiểm soát dịch bệnh của thế giới và Việt Nam, (ii) hiệu quả của các gói hỗ trợ, và (iii) hợp tác quốc tế trong phòng chống dịch (gồm cả khâu sản xuất và phân phối vaccine) và khôi phục kinh tế]. Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 dự báo có thể đạt6,5-7%,tương đồng với dự báo của các tổ chức quốc tế như nêu dưới đây: Động lực tăng trưởng chính của Việt Nam năm 2021, về phía cung, cơ bản vẫn là ngành công nghiệp chế biến – chế tạo (dự báo tăng khoảng 10-11%, tương đương năm 2019), ngành xây dựng tăng khoảng 8-9% (gần bằng năm 2019) và ngành dịch vụ tăng khoảng 6-7% (gần bằng năm 2019). Về lạm phát:áp lực lạm phát được dự báo sẽ tăng trong năm 2021 do tác động của đà hồi phục kinh tế, lộ trình tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, độ trễ của chính sách tiền tệ - tài khóa mở rộng. Dự báo CPI bình quân năm 2021 sẽ tăng3,5-3,7%so với năm 2020 (theo mô hình dự báo lạm phát của Viện ĐTNC BIDV, đây là mức thấp hơn mức dự báo hồi tháng 9/2020) song sẽ vẫn tăng 0,3-0,5 điểm % so với năm 2020. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát tốt lạm phát, cần chú trọng đảm bảo hiệu quả các gói hỗ trợ, tăng cường bình ổn giá, đảm bảo dân sinh và niềm tin người tiêu dùng (đặc biệt vào các dịp cao điểm mang tính mùa vụ) cũng như phối hợp, truyền thông chính sách tốt hơn. Về cán cân ngân sách:để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế và trang trải các khoản vay cũ, dự báo thâm hụt ngân sách và nợ công Việt Nam sẽ vẫn duy trì mức cao trong năm 2021 lần lượt ở mức 4% GDP và 56-58% GDP (GDP chưa đánh giá lại), song sẽ được kiểm soát theo hướng giảm dần qua từng năm trong giai đoạn 2021-2025. Dự báo thâm hụt ngân sách sẽ được kiểm soát ở mức dưới3,5%trong giai đoạn 2021-2025 (theo GDP sau đánh giá lại)và nợ công giảm dần và ở mức43-45%GDPvào năm 2025 (theo GDP đánh giá lại), tiệm cận mức nợ công bền vững theo khuyến cáo của IMF. TS. Cấn Văn Lực và Nhóm chuyên gia Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV cho biết sẽ xây dựng các kịch bản tăng trưởng năm 2021 và kiến nghị các nhóm giải pháp phù hợp trong các báo cáo sau. Một số khuyến nghị Với kết quả đã đạt được trong năm 2020 vừa qua, trong bối cảnh kinh tế thế giới dù sẽ phục hồi, khả quan hơn nhưng còn nhiều bất định trong năm 2021, để bức tranh kinh tế Việt Nam tươi sáng hơn, phấn đấu đạt mục tiêu mà Quốc Hội và Chính phủ đề ra chonăm 2021, Nhóm chuyên gia khuyến nghị cần tập trung8giải phápchínhnhư sau: Một là, năm 2021 cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kép, kiên trì nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, phù hợptrong bối cảnh đại dịch còn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời, cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các gói hỗ trợ; rà soát, mở rộng và kéo dài các gói hỗ trợ (nhất là đối với các lĩnh vực chịu tác động mạnh như du lịch, hàng không, bán lẻ…) để giúp doanh nghiệp vượt khó, cũng là nuôi dưỡng động lực phát triển kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách lâu dài. Chú trọng khai thác các động lực tăng trưởng mới (như nêu dưới đây), phấn đấu đạt mức tăng trưởng6,5-7%. Hai là, chú trọng ổn định kinh tế vĩ môthông qua:(i) nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách, nhất là giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và giá cả nhằm kiểm soát lạm phát mục tiêu; (ii) theo sát, phân tích và dự báo diễn biến thị trường tài chính – tiền tệ quốc tế để sử dụng đồng bộ các công cụ chính sách nhằm ổn định thị trường; (iii) tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối kết hợp tốt với chính sách tài khóa thận trọng, thích ứng, đảm bảo ổn định lãi suất và tỷ giá góp phần kiềm chế lạm phát; và (iv) xây dựng lộ trình và thực thi kế hoạch tăng giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý một cách phù hợp, hiệu quả, tránh cao điểm…v.v. Ba là,sớm bắt tay triển khai các chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH 5 năm đã đề ra;ưu tiên hoàn thiện thể chế như là một đột phá của năm 2021.Theo đó, năm 2021 cần ưu tiên hơn nữa khâu này, nhất là chú trọng nâng cao chất lượng và thực thi thể chế; hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân; và thể chế cho phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới, xã hội số, và phát triển bền vững (kinh tế xanh trên nền tảng đổi mới, sáng tạo; có giải pháp cụ thể, quyết liệt về bảo vệ môi trường và tăng năng lực ứng phó biến đổi khí hậu)…v.v. Bốn là, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy xuất khẩuvà thu hút FDI:(i) thực thi hiệu quả nhằm tận dụng các cơ hội từ các FTA thế hệ mới; (ii) thực thi hiệu quả những định hướng, mục tiêu, giải pháp tại Nghị quyết 50 (2019) của Bộ Chính trị về định hướng, sàng lọc thu hút FDI đến năm 2030 nhằm tận dụng tốt hơn xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng; (iii) tiếp tục đẩy mạnh cải thiện thực chất môi trường đầu tư - kinh doanh; và (iv) đẩy mạnh cải cách thể chế theo các cam kết hội nhập. Năm là, tiếp tục thúc đẩy đầu tư công, góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo nền tảng phát triển lâu dài:trong năm 2021, đầu tư công vẫn nên được xem như một giải pháp quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19; trong đó cần lưu ý tính hiệu quả và thực chất của việc giải ngân đầu tư công. Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh và quyết liệt, đồng bộ hơn các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế,nhằm đảm bảo việc phân bổ nguồn lực thực sự hiệu quả; lưu ý tính liên kết vùng; đồng thời tăng cường nội lực,nâng cao khả năng chống chịucủa nền kinh tế đối với các cú sốc bên ngoài. Theo đó, cần có kế hoạch, lộ trình và giải pháp phù hợp kiểm soát nợ xấu nội bảng dưới 3%, nợ xấu gộp dưới 5%; giảm dần nợ công (về khoảng 43-45% GDP), thâm hụt ngân sách (về mức dưới 3,5% GDP) và nghĩa vụ trả nợ dưới 25% thu NSNN đến cuối năm 2021-2022, cũng như tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối phù hợp.Cần theo dõi, có kịch bản đối với rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu, như Nhóm chuyên gia đã khuyến nghị tại Báo cáo công bố tháng 10/2020. Đồng thời,cần quyết tâm xây dựng và triển khai chiến lược phát triển kinh tế xanh, vừa đảm bảo yếu tố môi trường, vừa là nền tảng phát triển bền vững. Bảy là, đẩy mạnh phát triển kinh tế số,nhất quánthực hiệntốtChương trình chuyển đổi số quốc giađến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình 749); trong đó, hết sức chú trọng nâng cấp hạ tầng số, đẩy mạnh chính quyền điện tử, hoàn thiện cơ sở dữ liệu định danh cá nhân và doanh nghiệp, và tăng năng lực an toàn thông tin, dữ liệu, an ninh mạng. Tám là, hết sức chú trọng tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ lực lượng doanh nghiệp:cần đẩy nhanh thực hiện hiệu quả các gói hỗ trợ, sớm ban hành gói hỗ trợ bổ sung (nhất là hỗ trợ các lĩnh vực du lịch, hàng không…); tăng tính gắn kết giữa các khối doanh nghiệp (trong nước với FDI, lớn với nhỏ); áp dụng chuẩn mực quản trị theo thông lệ; nâng đỡ, khuyến khích để các hộ gia đình chuyển đổi thành doanh nghiệp siêu nhỏ; đồng thời, tạo điều kiện để xây dựng một số doanh nghiệp lớn (đầu đàn) dẫn dắt, đi đầu trong đổi mới, sáng tạo, kết nối các chuỗi giá trị. H. Kim (Ghi theo báo cáo của Nhóm tác giả)
2021-01-04
H. Kim (Ghi theo báo cáo của Nhóm tác giả)
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Thách thức thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm “đỉnh nợ”
https://cafebiz.vn/thach-thuc-thi-truong-trai-phieu-chinh-phu-trong-nam-dinh-no-20210104085602146.chn
Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong năm đỉnh nợ 2021 đối mặt với một số thách thức khá nhãn tiền. NĂM 2020: SÔI ĐỘNG NGOÀI MONG ĐỢI Năm 2020 là một năm chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ, với tâm điểm là đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động sâu rộng đến nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Thị trường TPCP theo đó cũng đối mặt với những thử thách mới, song nhìn chung đã vượt qua hàn thử biểu nóng bỏng này, khép lại năm Covid thứ nhất cùng những kết quả khá ấn tượng. Trên thị trường sơ cấp, Kho bạc Nhà nước (KBNN) phát hành thành công một lượng lớn TPCP. Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã đặt cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) trước áp lực lớn khi chính sách tài khóa được kích hoạt nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, cân đối NSNN tính đến giữa tháng 12/2020 đã thâm hụt khoảng 125 nghìn tỷ đồng, trạng thái hoàn toàn trái ngược so với cùng kỳ năm trước với mức thặng dư lên tới 98 nghìn tỷ đồng. Ước tính đến cuối năm, con số thâm hụt có thể sẽ lên tới khoảng xấp xỉ 250-300 nghìn tỷ đồng. Điều này vô hình trung đã buộc cỗ máy huy động vốn của KBNN phải gia tăng công suất vận hành để đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Tính đến thời điểm hiện tại, KBNN huy động được tổng cộng khoảng 323 nghìn tỷ đồng và dự kiến con số đến cuối năm sẽ quanh 330 nghìn tỷ đồng, hoàn thành vượt 27% kế hoạch ban đầu và 10% kế hoạch điều chỉnh của năm 2020, bỏ xa con số 198 nghìn tỷ đồng của năm 2019. Với sự bổ sung mạnh mẽ từ nguồn cung sơ cấp, quy mô thị trường TPCP tiếp tục được mở rộng đáng kể, ước tính đạt 31,5% GDP, tăng khoảng 4% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước tới nay. Kỳ hạn phát hành cũng được kéo dài lên khoảng 14 năm, tăng 0,56 năm so với năm 2019, giúp giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn cũng như tăng cường tính bền vững của nợ công. Trên thị trường thứ cấp, giao dịch cũng diễn ra hết sức sôi động. Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước phát đi định hướng nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, lãi suất điều hành không ngừng được kéo giảm, thanh khoản VND trong trạng thái dư thừa lớn, nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam duy trì sự ổn định tương đối, niềm tin cơ bản được giữ vững, TPCP đã trở thành một loại tài sản có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các nhà đầu tư và giúp củng cố mạnh mẽ lực cầu. Thanh khoản thứ cấp theo đó đã chứng kiến mức tăng trưởng đột biến lên tới gần 50% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 6,5 nghìn tỷ/phiên và chỉ số vòng quay thanh khoản của thị trường (tổng giá trị giao dịch mua bán thông thường trong 1 năm so với tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành) cũng được nâng lên lên mức 0,89 từ mức 0,71 của năm 2019 theo ước tính sơ bộ của tác giả. Đây cũng chính là nhân tố cứu cánh cho lãi suất TPCP, làm yếu đi rõ nét tác động của vấn đề thâm hụt ngân sách, nguồn cung sơ cấp gia tăng và giúp kéo dài đà giảm của lãi suất TPCP sang năm thứ 5 liên tiếp. Lãi suất TPCP giảm thêm khoảng 1,0-1,5% trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp, trong đó kỳ hạn 10-15 năm dao động quanh khoảng 2,3-2,5% vào thời điểm cuối năm. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, thị trường TPCP năm 2020 vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế mang tính chất cố hữu như cơ cấu đầu tư trên thị trường còn chưa đa dạng, NHTM vẫn là chủ thể giao dịch chính trên thị trường với tỷ trọng chiếm khoảng hơn 80%, hay quy mô thị trường còn tương đối nhỏ so với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc (63%), Malaysia (62%), Hàn Quốc (49%), Singapore (41%), Thái Lan (40%). Ngoài ra, hình dạng của đường cong lãi suất cũng cho thấy sự bất cập nhất định trong cấu trúc của thị trường TPCP. Do sự chênh lệch lớn về mặt nguồn cung của các dải kỳ hạn ngắn (từ 7 năm trở xuống) so với các dải kỳ hạn dài hơn (từ 10 năm trở lên), đường cong lãi suất đã trở nên dốc một cách bất thường ở khoảng 7 - 10 năm và mặt bằng lãi suất của các kỳ hạn 1 - 7 năm dường như cũng thấp hơn so với mức hợp lý. Điều này sẽ khiến ý nghĩa kinh tế của đường cong lãi suất bị yếu đi. NĂM 2021: KỲ VỌNG DUY TRÌ ĐÀ PHÁT TRIỂN Đặt trong bối cảnh hậu Covid với các đặc điểm mới, một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu thị trường TPCP có thể duy trì được diễn biến sôi động vốn đã được thiết lập trong suốt 5 năm gần đây hay không. Chắc chắn sẽ khó có được một câu trả lời trọn vẹn nhưng chúng tôi kỳ vọng đà phát triển của thị trường sẽ được duy trì trong năm 2021 dù con đường nhiều khả năng sẽ gập ghềnh hơn. Có thể thấy thị trường TPCP năm 2021 đối mặt với một số thách thức khá nhãn tiền. Thứ nhất, 2021 là đỉnh nợ của Việt Nam với tổng mức đáo hạn TPCP lên đến hơn 160 nghìn tỷ đồng (chỉ tính riêng phần phát hành ra công chúng, chưa bao gồm phần phát hành riêng lẻ). Cộng với dự toán thâm hụt NSNN đang đưa ra mức khoảng 344 nghìn tỷ đồng, KBNN có thể phải tăng quy mô phát hành so với năm 2020 (ước tính khoảng 350 nghìn tỷ đồng) để đảm bảo cân đối NSNN. Thứ hai, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM – nhà đầu tư chủ lực trên thị trường TPCP – dự kiến tiếp đà phục hồi với mức tăng trưởng lên khoảng 12-14%, khiến cho mức độ êm đềm, bình lặng của thanh khoản VND có thể giảm bớt. Thứ ba, lãi suất TPCP đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong năm 2020 và dường như không còn nhiều dư địa để giảm thêm khi đặt trong tương quan so sánh với lạm phát - biến số có tương quan chặt chẽ với lãi suất TPCP về mặt học thuật. Lãi suất TPCP của Mỹ cũng được nhiều định chế tài chính dự báo sẽ bật tăng thêm khoảng 20 điểm trong năm tới, kỳ hạn 10 năm lên khoảng 1,2%/năm. Môi trường lãi suất này sẽ kém thuận lợi hơn so với giai đoạn lãi suất đi xuống với đặc thù của thị trường TPCP Việt Nam. Nguồn: Tác giả thu thập và ước tính Tuy nhiên, động lực tăng trưởng cho thị trường TPCP – điểm sáng của thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn vừa qua – nhìn chung vẫn còn khá mạnh với một số yếu tố đáng chú ý. Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam đang ở trạng thái lạc quan và có sự cải thiện đáng kể về chiều sâu, tính bền vững. Trong khi GDP dự kiến phục hồi, đạt tốc độ cao khoảng 6,5-7,0% thì các chỉ số khác như lạm phát, nợ công,… tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ trong mục tiêu đề ra. Thứ hai, chính sách tiền tệ vẫn trong xu thế nới lỏng là chủ đạo giúp duy trì lực cầu đầu tư. Để thực hiện được mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay mà Thống đốc vừa đặt ra cho hệ thống ngân hàng tại hội nghị triển khai hoạt động 2021 vừa qua, vai trò đồng hành, hỗ trợ của NHNN chắc chắn là hết sức cần thiết. Thứ ba, thanh khoản VND của hệ thống NHTM kỳ vọng vẫn giữ được trạng thái ổn định khá dồi dào nhờ các nhân tố khách quan như quy mô dòng vốn ngoại tệ chảy vào khá lớn, lượng tiền gửi của KBNN tại NHNN từng bước được khơi thông cùng quá trình giải ngân đầu tư công. Thứ tư, TPCP sẽ được chú trọng bổ sung vào bảng cân đối tài sản của các NHTM cùng với quá trình nâng cao chất lượng, an toàn hoạt động của các TCTD theo quy định của cơ quan quản lý. Thứ năm, thị trường TPCP sẽ đón nhận thêm các văn bản pháp lý, sản phẩm, công cụ giao dịch mới như giao dịch mua lại TPCP có kỳ hạn hay hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm, phát hành trái phiếu có lãi suất thả nổi, nghiệp vụ phát hành trái phiếu đảm bảo thanh khoản cho các nhà tạo lập thị trường,… Những điểm mới này có thể sẽ góp phần gia tăng thanh khoản, sự hấp dẫn cho thị trường. Năm 2021 đã gõ cửa. Chúng ta hãy cùng chờ đón những bước phát triển tiếp theo của thị trường TPCP Việt Nam dù lãi suất có thể bước vào vùng đi ngang, ổn định hơn so với những năm gần đây. *Các tác giả thuộc khối nghiên cứu thị trường của BIDV, thành viên Hội Nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) HOÀNG NỮ NGỌC THỦY – ĐỖ THẾ TÙNG
2021-01-04
HOÀNG NỮ NGỌC THỦY – ĐỖ THẾ TÙNG
Xã hội
cafebiz
Không thể lơ là, chủ quan với lạm phát trong năm 2021
https://cafebiz.vn/khong-the-lo-la-chu-quan-voi-lam-phat-trong-nam-2021-20210104084701877.chn
Mặc dù nhiều dự báo cho rằng, lạm phát trong năm 2021 vẫn sẽ trong tầm kiểm soát ở mức dưới 4%, tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát. Lên kịch bản kiểm soát lạm phát Năm 2021, theo Nghị quyết Quốc hội quyết định tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng khoảng 4%. Đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) nhận định, trong năm nay, bên cạnh tác động từ diễn biến trên thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng nhiều nhưng không xem xét tăng giá trong năm 2020. Ở chiều ngược lại, trong bối cảnh còn nhiều yếu tố bất định liên quan đến dịch bệnh, tổng cầu của nền kinh tế khó có khả năng phục hồi mạnh trở lại như giai đoạn trước dịch. Đặc biệt tình hình kinh doanh một số lĩnh vực như lưu trú, du lịch, giải trí, hàng không... dự báo gặp nhiều khó khăn, nên nhìn chung mặt bằng giá cả mặt hàng thiết yếu dự kiến không có biến động. Nhiều chuyên gia kinh tế khuyến nghị, không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát trong năm 2021. (Ảnh minh họa: KT) Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, hiện đơn vị đã xây dựng và lên kịch bản điều hành giá trong năm 2021, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% Quốc hội đề ra. Dự báo giá cả một số mặt hàng trong năm 2021 rất khó đoán định, do đó, thời gian tới, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, bình ổn giá theo cơ chế thị trường để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu  đề ra. Đồng thời, sẽ tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với các dịch vụ công và hàng hóa quan trọng thiết yếu. Cục Quản lý giá cũng sẽ tiếp tục làm tốt vai trò cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ; theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, đặc biệt là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu để kịp thời đề xuất giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, nhất là mặt hàng có nguồn cung bị thiếu hụt cục bộ do ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh và hàng hóa có nhu cầu cao dịp trước, trong và sau tết. Lãnh đạo Cục Quản lý giá cũng khẳng định, trong năm 2021 sẽ chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; tăng cường thanh kiểm tra; đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, công khai minh bạch thông tin về giá, để kiểm soát lạm phát kỳ vọng; hạn chế thông tin thất thiệt gây hoang mang cho người tiêu dùng gây bất ổn thị trường. Áp lực gia tăng Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, năm 2021 có một số yếu tố có thể đẩy áp lực lạm phát lên đáng kể. Trước tiên là khả năng phục hồi mạnh của kinh tế toàn cầu nói chung, của Việt Nam nói riêng trên nền tăng trưởng thấp của năm nay. Khi kinh tế phục hồi thì nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ tăng, từ đó sẽ đẩy mặt bằng giá cả lên. Bên cạnh đó, lượng tiền mà các nước, các ngân hàng trung ương bơm ra để phòng chống dịch, hỗ trợ phục hồi kinh tế lớn, hay các động thái tiếp tục nới lỏng tiền tệ, giảm lãi suất… trong thời gian qua sẽ có tác động mạnh hơn trong năm tới, khiến lạm phát trên toàn cầu dự báo có thể tăng tương đối. Ngoài ra, các dự báo đều cho thấy giá các hàng hóa cơ bản, trong đó có giá dầu vẫn tiếp tục xu hướng tăng trở lại, dù mức tăng không lớn nhưng cũng tạo thêm sức ép. Trong khi đó ở trong nước, lộ trình tăng giá một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý cũng sẽ ảnh hưởng tới chỉ số giá tiêu dùng. “Áp lực lạm phát sẽ cao hơn đáng kể trong năm 2021. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo lạm phát vẫn sẽ trong tầm kiểm soát ở mức dưới 4%, cụ thể dự báo tăng trong khoảng 3,7-3,9%, tức là chúng ta cũng không lo ngại sẽ xảy ra tình trạng lạm phát bùng phát trở lại”, TS. Cấn Văn Lực nhận định. Trong bối cảnh nhu cầu yếu và chưa thể phục hồi mạnh, hầu hết các dự báo đều cho rằng áp lực với lạm phát hiện nay cũng như trong năm tới là không lớn. Hơn nữa, với những kinh nghiệm điều hành đã có thì chắc chắn lạm phát sẽ kiểm soát được. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, vẫn không thể lơ là, chủ quan trong kiểm soát lạm phát. TS. Cấn Văn Lực khuyến nghị, cần phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, trong đó có việc kiểm soát về giá cả. Bên cạnh đó, cần cân nhắc lùi lộ trình tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý nếu áp lực lạm phát lớn hơn. Trong ngắn hạn, để giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động tăng mạnh trong tháng 1/2021 – tháng cao điểm cận Tết Nguyên đán, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý, điều hành, bình ổn giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu./. Theo Cẩm Tú
2021-01-04
Theo Cẩm Tú
Kinh tế vĩ mô
cafebiz
Nợ xấu ‘ế’
https://cafebiz.vn/no-xau-e-20210104084321038.chn
BIDV, VietinBank... có nhiều khoản nợ giá trị trăm tỷ và các tài sản đảm bảo được rao bán nhiều lần. Sàn giao dịch nợ xấu có thể được hình thành và giúp đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. BIDV thông báo bán khoản nợ của Công ty TNHH MTV Hàm Rồng (Công ty Hàm Rồng) giá trị hơn 232 tỷ đồng, tính đến ngày 31/8/2019. Trong đó, dự nợ gốc là 80 tỷ đồng, lãi là 152 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 88/10 khu phố Đông Nhi, thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương. Diện tích khu đất là 9443,5m2, diện tích sàn là 6581m2. Giá chào bán là hơn 120 tỷ đồng, thấp hơn nửa giá so với giá trị khoản nợ. Năm 2019, BIDV từng 2 lần rao bán khoản nợ này nhưng không thành công. Tổ chức vay vốn, Công ty Hàm Rồng được cho là có liên quan đến vụ án tham ô tài sản ở Công ty Cho thuê tài chính ALCII của người sáng lập ông Vũ Quốc Hảo. Trước đó, BIDV cũng rao bán lần thứ 5, khoản nợ của của CTCP Nhà Hưng Ngân với tổng giá trị gần 564 tỷ đồng, gồm 372 tỷ đồng dư nợ gốc và lãi vay gần 191,8 tỷ đồng. Khoản nợ được đảm bảo bằng 3 bất động sản và 2 tài sản hình thành từ vốn vay là dự án bất động sản. Giá chào bán là 395,8 tỷ đồng, thấp hơn so với các lần trước đó. Nhiều khoản nợ được BIDV rao bán nhiều lần. Ảnh: Bảo Linh. Nhắc đến các khoản nợ được rao bán nhiều lần của BIDV không thể bỏ qua “món vay” của Công ty Thuận Thảo. Ngân hàng này từng rao bán 12 lần các tài sản đảm bảo với giá chào bán liên tục giảm trăm tỷ đồng qua mỗi đợt. Tài sản đấu giá gồm 3 cấu phần. Thứ nhất là khách sạn 5 sao Cendeluxe 17 tầng và tài sản khác gắn liền với đất của Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm. Thứ hai là Khu Trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo và Khu mở rộng Trung tâm hội nghị, triển lãm và dịch vụ du lịch Thuận Thảo (Khu Land). Không riêng BIDV, VietinBank năm qua cũng liên tục thông báo bán đấu giá tài sản đảm bảo, khoản nợ nhiều lần. Gần nhất, ngân hàng đấu giá lần thứ 16 tài sản của CTCP TMXD Vận tải Anh Đạt với giá khởi điểm 143 triệu đồng gồm tài sản là xe ôtô. Ngân hàng cũng thông báo bán khoản nợ 104 tỷ đồng của Công ty TNHH Kim Anh (lần 4) với giá khởi điểm 75 tỷ đồng, hay tài sản đảm bảo cho khoản nợ của Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Kim Kim Dung với giá 36 tỷ đồng. Nhiều công ty khác cũng có tên trong danh sách bán nợ của ngân hàng như như CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình, giá trị 161 tỷ đồng gồm 161,36 tỷ đồng gốc và gần 26,3 tỷ đồng tiền lãi; nợ có tài sản bảo đảm của CTCP Thương mại - Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng Bách Khoa Việt để xử lý, với tổng dư nợ hơn 226,3 tỷ đồng… Tại Vietcombank, ngân hàng này cũng 4 lần thông báo bán nợ của Công ty TNHH Việt Trường Sơn với giá khởi điểm 28 tỷ đồng; hay 7 lần rao bán tài sản đảm bảo nhà máy VinaXuki tại Thanh Hóa với giá khởi điểm 28,2 tỷ đồng; các bất động sản tại An Giang với giá khởi điểm hơn 189 tỷ đồng. Một trong nhiều bất động sản được Sacombank rao bán thời gian qua. Sacombank cũng có nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản đang được rao bán giá trăm tỷ từ lâu. Ngân hàng này đâng rao bán khu đất tại dự án Khu dân cư Bảo Hưng và 2 thửa đất khác với giá 711 tỷ đồng, 15 quyền sử dụng đất tại phường Ngãi Thắng, xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương với 448,5 tỷ đồng và thửa đất khác tại huyện Bình Chánh có giá 397,5 tỷ đồng… Ngoài ra, ngân hàng này còn nhiều bất động sản là tài sản đảm bảo khác giá trăm tỷ được “treo” bán từ lâu. Tìm hướng xử lý nợ xấu Trong năm tới, chuyên gia nhận định nợ xấu sẽ tiếp tục là vấn đề cần lưu tâm của các ngân hàng. TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho rằng Covid-19 khiến cho nợ xấu của ngành ngân hàng tăng. Hệ quả này đến từ yếu tố khách quan, không chỉ với năm nay, năm 2021 kế hoạch cũng như quan điểm xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng sẽ phải thay đổi. Theo ông Lực, nợ xấu gộp đến cuối năm 2020 ước tính sẽ khoảng 4,5%, con số này của năm 2021 có thể tăng lên 5-6%. Trích lập dự phòng tăng cao cũng sẽ tác động không nhỏ tới kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm 2021. Mặt khác, tìm các phương án đẩy nhanh xử lý nợ xấu, thanh lý tài sản đảm bảo cũng là hướng đi cần nghiên cứu. Thành lập sàn giao dịch mua bán nợ xấu là một trong những ý kiến được các chuyên gia khuyến nghị. Trong Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Ngân hàng Nhà nước muốn VAMC phải hoàn thiện việc thành lập, đưa vào vận hành Sàn giao dịch nợ giai đoạn 2021-2025. Song song, đơn vị này cũng cần tiến hành xây dựng trung tâm dữ liệu về khoản nợ/tài sản tại VAMC, hướng tới việc đề xuất được thực hiện triển khai kết nối thông tin với Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia (CIC) và các TCTD nếu đủ điều kiện nhằm tạo nguồn dữ liệu để khai thác, lựa chọn xử lý các khoản nợ/tài sản. VAMC được giao thành lập sàn giao dịch nợ xấu. Ảnh: VAMC. Theo Phó Giám đốc VAMC Đỗ Giang Nam, cùng với việc xây dựng Sàn mua bán nợ, các cơ quan nhà nước phải hoàn thiện hành lang pháp lý về phát triển thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ tạo cơ sở pháp lý để thực hiện ngay khi sàn đi vào hoạt động. Đồng quan điểm, TS Nguyễn Quốc Anh, Khoa NH Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng việc thành lập sàn giao dịch mua bán nợ là xu hướng tất yếu trong hội nhập. VAMC làm đầu mối cũng là định hướng đúng. Tuy nhiên, cùng với việc tạo lập khung pháp lý cho thị trường ra đời, vấn đề cốt lõi là phải tạo điều kiện để nhiều đối tượng, thành phần cùng tham gia. Chuyên gia cũng kiến nghị, hiện nay mỗi khoản nợ ở Việt Nam có cách thức xử lý khác nhau, tùy khẩu vị của nhà đầu tư như nợ của doanh nghiệp bất động sản, nợ của công ty xuất khẩu, thủy sản, nông nghiệp hay nợ là nhà máy, xưởng sản xuất, cổ phần - cổ phiếu... Nếu tất cả cùng được đưa lên sàn có thể không hấp thụ hoặc không hấp dẫn nhà đầu tư. Do đó, những khoản nợ có tài sản thế chấp là bất động sản - vốn có thể đánh giá được về giá trị, pháp lý, thanh khoản – có thể được đưa lên sàn trước. Sau khi sàn đã hoạt động hoàn chỉnh, các danh mục nợ ở nhiều lĩnh vực khác sẽ được xây dựng thêm. Trâm Anh
2021-01-04
Trâm Anh
Xã hội
cafebiz
TP Vũng Tàu điều chỉnh quy hoạch đảo Gò Găng 1400 ha có sân bay, khu đô thị sinh thái
https://cafebiz.vn/tp-vung-tau-dieu-chinh-quy-hoach-dao-go-gang-1400-ha-co-san-bay-khu-do-thi-sinh-thai-20210104144536642.chn
Theo quy hoạch điều chỉnh, phần diện tích lớn nhất là công viên sinh thái rừng ngập mặn 532 ha. TP Vũng Tàu vừa thông qua điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đảo Gò Găng để báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc điều chỉnh quy hoạch này được thực hiện theo Quyết định 586 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Vũng Tàu đến năm 2035. Phạm vi quy hoạch đảo Gò Găng thuộc địa phận xã Long Sơn, TP Vũng Tàu, được giới hạn bởi phía Bắc giáp Sông Rạng, phía Tây giáp sông Chà Và, phía Đông và Nam giáp sông Dinh. Đơn vị tư vấn - CTCP Inno cho biết lập quy hoạch đảo Gò Găng theo tính chất phát triển đô thị gắn với sân bay và khu đô thị sinh thái gắn kết với không gian sinh thái rừng ngập mặn, hình thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản công nghệ cao. Với quy mô khoảng 1400 ha, phần diện tích quy hoạch lớn nhất thuộc về đất công viên sinh thái rừng ngập mặn 532 ha. Tiếp theo là đất sân bay và dịch vụ sân bay khoảng 250 ha; đất thương mại, dịch vụ, khoa học, du lịch khoảng 158,5 ha; đất giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học khoảng 20 ha… Đơn vị tư vấn cũng đưa ra phân khu chức năng như trung tâm kinh tế, tài chính thương mại 30 ha; trung tâm dịch vụ cửa ngõ 67 ha; dịch vụ kết nối Long Sơn 25,3 ha… Phân kỳ đầu tư thông qua 6 giai đoạn. Trong việc kết nối giao thông, lãnh đạo TP Vũng Tàu đề nghị đơn vị tư vấn cần nghiên cứu thêm đến việc kết nối tuyến từ TP Bà Rịa đi vào Gò Găng để giảm áp lực cho Quốc lộ 51 qua cầu Cỏ May hiện nay. Trước đó, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng chấp thuận vị trí, mốc, ranh giới khu đất tại Gò Găng, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu để nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân bay mới. Trên diện tích 248,5 ha, sân bay Gò Găng tương lai được quy hoạch xây dựng nhằm phục vụ kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP Vũng Tàu. Kinh phí xây sân bay mới khoảng 1 tỷ USD. 2 phương án đầu tư được đưa ra, thứ nhất là bán đất sân bay cũ để lấy kinh phí. Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư, nhà nước và tư nhân cùng làm) hoặc BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện sân bay tại Gò Găng sau đó được khai thác, sử dụng quỹ đất sân bay hiện hữu để hoàn vốn hoặc được quyền khai thác sân bay trong một thời gian nhất định. Khổng Chiêm
2021-01-04
Khổng Chiêm
Kinh doanh
cafebiz
Điều tra sai phạm tại 6 dự án bất động sản 'khủng' ở Nha Trang
https://cafebiz.vn/dieu-tra-sai-pham-tai-6-du-an-bat-dong-san-khung-o-nha-trang-20210104144325656.chn
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hoà vừa có văn bản kiến nghị UBND tỉnh này chỉ đạo các sở, ban ngành quản lý liên quan chặt chẽ 6 dự án bất động sản “khủng” mà đơn vị này đang tiến hành xác minh, điều tra về những sai phạm xảy ra trong hoạt động quản lý nhà nước, có dấu hiệu thiệt hại ngân sách. Sáng 4/1/2021, nguồn tin củaTiền Phongcho biết: UBND tỉnh Khánh Hoà vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các cơ quan, ban ngành liên quan quản lý chặt chẽ tài sản liên quan đến 6 dự án bất động sản mà cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hoà đang xác minh, điều tra sai phạm. Dự án BT Trường Chính trị Khánh Hoà đã giao đất vàng giá rẻ cho doanh nghiệp Theo đó, có 6 dự án nằm trong diện cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hoà đang điều tra gồm: Dự án BT Trường Chính trị tỉnh Khánh Hòa; 3 dự án núi Chín Khúc (dự án khu biệt thự và du lịch sinh thái Đất Lành; dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung); dự án Nha Trang Golden Gate và dự án Napoleon Castle. Tất cả dự án bất động sản này đều nằm trên địa bàn TP Nha Trang. Dự án Cửu Long Sơn Tự băm nát núi Chín Khúc Nha Trang Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hoà cũng cho biết, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế diễn ra bình thường, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa chưa thực hiện việc phong tỏa, niêm phong, kê biên hay đình chỉ bất cứ hoạt động nào của dự án trên. Khatoco Khánh Hoà chuyển nhượng đất công thành đất tư để bán rẻ cho doanh nghiệp tại dự án chung cư Napoleon Castle. “Tuy nhiên, để phục vụ công tác điều tra, xử lý được thuận lợi và để tránh phát sinh các vấn đề tranh chấp phức tạp về dân sự, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo các sở, ngành địa phương thực hiện quản lý chặt chẽ theo quy định pháp luật đối với các dự án này và kịp thời thông báo bằng văn bản cho Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa nếu phát sinh các giao dịch dân sự (chuyển nhượng, thế chấp…) liên quan đến tài sản các dự án trên để phối hợp thực hiện quản lý”, văn bản này kiến nghị. Lữ Hồ
2021-01-04
Lữ Hồ
Kinh doanh
cafebiz
Cuộc chơi ngân hàng, địa ốc kín tiếng của Khoáng sản Tây Giang
https://cafebiz.vn/cuoc-choi-ngan-hang-dia-oc-kin-tieng-cua-khoang-san-tay-giang-20210104111507991.chn
Báo lỗ liên tục trong 3 năm tài chính (2017 – 2019), song Tây Giang Group và nhóm công ty liên hệ vẫn mạnh tay đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản và ngân hàng. Khối bất động sản hé lộ tiềm lực tập đoàn gốc Cao Bằng Tọa lạc tại số 254 Hoàng Quốc Việt, dự án chung cư Discovery Complex Hoàng Quốc Việt được giới đầu tư đánh giá cao với vị trí đắc địa nằm ở cửa ngõ phía tây của Hà Nội, một mặt tiếp giáp với đường Hoàng Quốc Việt và một mặt tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng. Theo tìm hiểu, chủ đầu tư dự án là CTCP Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (nay là CTCP Familia), từng được biết tới là thành viên của CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển thương mại Kinh Đô. Dẫu vậy, cơ cấu cổ đông pháp nhân thực hiện dự án đã âm thầm được thay máu. Cụ thể, một dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, 99,79% vốn của CTCP Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tính đến tháng 4/2017 thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư xây dựng và bất động sản HQV - pháp nhân có nhiều liên hệ tới bà Trịnh Thị Hà (SN 1979), người đảm trách chức vụ CEO/Người đại diện theo pháp luật Doanh nghiệp trẻ Hà Nội từ tháng 1/2017 thay thế ông Trần Đức Minh (SN 1956) – Chủ tịch HĐQT Kinh Đô. Động thái đổi chủ của dự án càng được thể hiện rõ ràng hơn khi CTCP Veracity – đơn vị khác có liên hệ tới bà Trịnh Thị Hà, cho biết là chủ đầu tư dự án Discovery Complex Hoàng Quốc Việt. Nữ doanh nhân Trịnh Thị Hà lẫn Veracity đều nằm trong hệ sinh thái của CTCP Tập đoàn công nghiệp Tây Giang - tập đoàn hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực  khoáng sản, tài chính, địa ốc. Về phần mình, Veracity vào ngày 21/8/2019 từng gây bất ngờ khi công bố là chủ mới dự án nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại - Summit Building (vị trí tại thửa B, khu đất số 216 đường Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tổng vốn đầu tư khoảng 791,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Veracity cũng là chủ đầu tư dự án Chung cư DLC Complex tọa lạc tại số 199 Nguyễn Tuân, Hà Nội. Hiện, bà Trịnh Thị Hà còn đang đứng tên tại CTCP Phát triển Đầu tư Xây dựng Bách Giang – DCI, chủ dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới phía Đông huyện Văn Giang (Huyện Văn Giang, Hưng Yên), quy mô 50 ha. Một cái tên nổi bật khác trong hệ sinh thái Tây Giang là ông Lê Xuân Học. Bên cạnh đó, Tây Giang Group có nhiều hợp tác với CTCP Xây lắp điện 1 (HOSE: PC1) trong lĩnh vực bất động sản. Cụ thể, vào năm 2016, tập đoàn cùng PC1 và CTCP Le Delta thành lập CTCP Hoàng Gia Cao Bằng với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 30%, 40% và 30%. Hoàng Gia Cao Bằng là chủ đầu tư dự án Khách sạn Hoàng Gia Cao Bằng – Royal Hotel tổng mức đầu tư 624,775 tỷ. Hay vào tháng 9/2019, Tây Giang Group tiếp tục song hành cùng PC1 là liên danh nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển tại Dự án Phát triển đô thị số 4A1. Dự án có quy mô 69,74 ha, tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, tọa lạc tại phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng. Hệ sinh thái Khoáng sản Tây Giang Tây Giang Group khởi nguồn là một nhà máy lò điện hồ quang sản xuất Ferromangan tại Cao Bằng. Chỉ sau hơn 1 thập niên hình thành và phát triển, Tây Giang Group đã trở thành doanh nghiệp lớn với mức vốn điều lệ 1000 tỷ đồng và sở hữu nhiều khu mỏ khai thác, nhà máy chế biến khoáng sản nơi rẻo cao Tây Bắc. Cập nhật tới tháng 3/2016, 2 cổ đông cá nhân chi phối tập đoàn gốc Cao Bằng là bà Trần Thị Tuyết (SN 1969) – nắm 84% và ông Phạm Thanh Lâm (SN 1961) – sở hữu 10%. Bà Trịnh Thị Tuyết là Người đại diện theo pháp luật công ty. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Lâm nắm vị trí Chủ tịch HĐQT. Với lĩnh vực khai khoáng, Tây Giang Group đang sở hữu nhiều dự án lớn như: Nhà máy sản xuất chì kim loại điện giải công suất 10000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 720 tỷ (Khu công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, Hà Giang); Nhà máy sản xuất Ferrromangan và Dioxit Mangan điện giải, tổng mức đầu tư 578 tỷ đồng (xóm Bản Gủn, xã Ngũ Lão, huyện Hòa An, Cao Bằng); Dự án Nhà máy sản xuất Ferromangan – Silicomangan công suất 60000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 2.052 tỷ đồng (Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn); hay dự án nhà máy sản xuất chì kim loại Bắc Kạn công suất 20000 tấn sản phẩm/năm, tổng mức đầu tư 1264,4 tỷ;… Ngoài các dự án nghìn tỷ nêu trên, Tây Giang Group còn nắm một hệ sinh thái đồ sộ với nhiều công ty con, công ty liên kết; chẳng hạnCTCP Khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn- chủ dự án Nhà máy luyện gang và xỉ giàu mangan (huyện Bạch Thông, Bắc Kạn);Công ty TNHH Khai Khoáng Bắc Kạn– chủ dự án công trình khai thác và chế biến tinh quặng chì kẽm tại (mỏ Nà Tùm, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn), công suất 180000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 271 tỷ đồng; hay Công trình tận thu, chế biến quặng Sắt-Mangan nghèo tại mỏ Nà Tùm, xã Ngọc Phái, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn (công suất chế biến đạt 3000 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 314 tỷ đồng); Sẽ là thiếu sót nếu không đề cập đếnCông ty TNHH Cốc hóa Tây Giang, (hiện do bà Trịnh Thị Hà nắm 55%). Vào tháng 6/2015, Cốc hóa Tây Giang đã ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư vớiCTCP Đầu tư Địa Việtnhằm hợp tác đầu tư góp vốn thực hiện, khai thác, chia sẻ lợi nhuận phát sinh từ Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất than cốc công suất 600000 tấn/năm, tại Khu Công nghiệp Bình Vàng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đáng chú ý, Tây Giang Group từng cùng với CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (nay là VIDGroup) của vợ chồng doanh nhân đình đám Trần Anh Tuấn - Nguyễn Thị Nguyệt Hường từng góp vốn sáng lậpCTCP Khai thác Chế biến Khoáng sản Việtvới tỷ lệ lần lượt là 55%, 42%. Hay trong một thương vụ kín tiếng khác, ông Trần Quốc Tuấn – một nhà đầu tư có liên hệ với Tây Giang Group, tính đến tháng 12/2016 sở hữu 10% vốn CTCP Giải pháp Năng lượng gió HBRE. Tiềm lực tài chính của Tây Giang Group Dữ liệu của Nhadautu.vn cho thấy, Tây Giang Group (công ty mẹ) trong 3 năm gần nhất (2017 – 2019) liên tục báo lỗ với số lỗ các năm càng lớn, ăn mòn vốn chủ sở hữu. Theo đó, Tây Giang Group (công ty mẹ) năm 2019 doanh thu thuần chỉ đạt 2,3 tỷ đồng, nhưng lỗ thuần 102,9 tỷ đồng (cao hơn so với mức lỗ 102,2 tỷ đồng năm 2018). Các khoản lỗ trong giai đoạn 2016 - 2019 đã đẩy quy mô vốn chủ của Tây Giang giảm từ 1.044,6 tỷ đồng năm 2016 xuống chỉ còn 772,8 tỷ đồng vào cuối năm ngoái. Không chỉ công ty mẹ, hầu hết các đơn vị trong hệ sinh thái Tây Giang đều ghi nhận lỗ thuần năm 2019. Kinh doanh thua lỗ diễn biến đồng pha với việc nhiều nhà máy của nhóm doanh nghiệp này đã phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Đơn cử, dự án nhà máy luyện gang Bắc Kạn công suất 40000 tấn gang và 60000 tấn xỉ giàu mangan/năm (xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông) của Khoáng sản Tây Giang Bắc Kạn phải ngừng sản xuất từ đầu năm 2019, sau 3 năm hoạt động. Ngoài ra, dự án Mỏ chì kẽm Nà Lẹng - Nà Cà (xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn) của Khai Khoáng Bắc Kạn phải dừng hoạt động từ tháng 6/2018 đến nay do chịu khó khăn trong sản xuất và ảnh hưởng của dịch COVID-19. Công ty dự kiến nhà máy sẽ hoạt động trở lại vào quý II/2021. Ở chiều ngược lại, Tây Giang Group gây bất ngờ với giới đầu tư khi cho biết đang tìm hiểu và triển khai xây dựng dự án Nhà máy sản xuất Fero Mangan và Sillico Mangan tại KCN Bình Vàng (thông qua CTCP Mangan Việt Bắc). Đây là dự án có quy mô 9,5 ha, công suất 21,6 nghìn tấn Ferro Mangan và Sillico Mangan/năm, tổng vốn đầu tư trên 280 tỷ đồng. Đối với mảng địa ốc, do nhiều dự án đang trong quá trình triển khai, diễn biến doanh thu và lợi nhuận của nhóm công ty thuộc lĩnh vực bất động sản cũng không khác là bao. Tay chơi lớn trong mảng ngân hàng Đầu năm 2018, báo cáo của một ngân hàng thương mại cổ phần hé lộ sự xuất hiện của 3 nhóm cổ đông lớn, ngoài Tập đoàn Dầu khí (PVN - 52%) và nhà đầu tư nước ngoài Morgan Stanley (6,67%). Nhóm số 1 là Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) có 41,9 triệu cổ phần, tương đương 4,66% vốn; Công ty TNHH BĐS HA Quận Ba có 17 triệu CP (1,89%); ông Lê Minh Tuấn có 14,9 triệu CP (1,66%) và ông Lê Xuân Học giữ 21 triệu CP (2,34%). Nhóm số 2 gồm Công ty TNHH Cốc hoá Tây Giang có 44,7 triệu CP (4,97%), Công ty CP Cốc hoá Tây Giang Cao Bằng 42 triệu CP (4,67%) và ông Cao Hùng Cường giữ 14,4 triệu CP (1,6%). Nhóm số 3 gồm Công ty CP Đầu tư Địa Việt sở hữu 43,4 triệu CP (4,83%); ông Trần Quốc Tuấn giữ 1,5 triệu CP (0,17%); ông Nguyễn Nam Định 25,4 triệu CP (2,83%) và ông Đỗ Mạnh Tùng 20,2 triệu CP (2,24%). Các nhóm cổ đông trên, như đã lưu ý, đều có liên hệ mật thiết đến Khoáng sản Tây Giang, bao gồm cả Martime Bank. HÓA KHOA
2021-01-04
HÓA KHOA
Kinh doanh
cafebiz
Mua đất vườn làm nhà nghỉ dưỡng ngoại thành gặp vô vàn rủi ro
https://cafebiz.vn/mua-dat-vuon-lam-nha-nghi-duong-ngoai-thanh-gap-vo-van-rui-ro-20210104102232872.chn
Trào lưu mua đất vườn, ruộng làm nhà vườn sốt sùng sục ở Hà Nội, tuy nhiên người mua có thể gặp rủi ro khi mua đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng đất không có sổ đỏ có thể bị phạt tới 40 triệu Hiện có xu hướng nhiều người có tiền đua nhau đi mua đất ở các huyện vùng ven để làm nhà vườn , khu sinh thái nghỉ ngơi cuối tuần và các dịp lễ. Tuy nhiên, có nhiều người mua những mảnh đất rộng từ vài nghìn đến cả chục héc ta nhưng giao dịch chủ yếu bằng giấy tờ viết tay, không có sổ đỏ, chỉ là đất nông nghiệp trồng cây lâu năm. Liệu việc mua bán đất như vậy có đúng quy định pháp luật, người mua sẽ đối mặt với những rủi ro nào? Để giúp độc giả hiểu rõ hơn những vấn đề này, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SBLAW. - PV: Thưa luật sư, theo quy định, đất nông nghiệp có được chuyển nhượng hay không? LS Nguyễn Thanh Hà: Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp (trong đó có đất trồng cây lâu năm) được Nhà nước gia trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. - PV: Vậy khi người dân mua những mảnh đất không được cấp giấy có sổ đỏ, theo luật sư, người mua sẽ gặp những rủi ro gì? LS Nguyễn Thanh Hà: Theo Khoản 1, Khoản 3, Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định, người sử dụng đất được thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ 5 điều gồm: Có giấy chứng nhận (Sổ đỏ); Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Đất không có tranh chấp; Trong thời hạn sử dụng đất; Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Tuy nhiên, nếu có giấy chứng nhận nhưng người nhận thừa kế mà tài sản là quyền sử dụng đất nhưng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì không được cấp Sổ đỏ nhưng được quyền bán cho người khác; Trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được quyền bán đất sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền bán khi có điều kiện để cấp Sổ đỏ (chưa cần có sổ). Khi mua những mảnh đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người mua có thể gặp những rủi ro như: Khi xảy ra tranh chấp (với chủ đất cũ hoặc hàng xóm sống liền kề) thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể sẽ bị Tòa tuyên vô hiệu vì không đủ điều kiện chuyển nhượng và không được công chứng, chứng thực. Khó xác minh chính xác nguồn gốc của đất. Nếu đất không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ gây khó khăn cho việc xác minh chính xác nguồn gốc của đất đó như thế nào. Ví dụ, đất đang có tranh chấp, đất phần trăm... Do vậy, sau khi mua đất, người mua có thể phải đối mặt với tranh chấp pháp lý bất cứ lúc nào. Một điều quan trọng nhất đó là mảnh đất không được thế chấp ngân hàng. Khi mảnh đất không có sổ đỏ, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không chấp nhận cho người mua thế chấp để vay tiền vì rủi ro mất trắng khoản cho vay là rất lớn. Như vậy, rõ ràng việc sở hữu đất này không hề có sự linh hoạt, giảm đi tính hiệu quả trong sử dụng đất. Yếu tố rủi ro nữa là khó bán lại mảnh đất đã mua. Đất không có sổ đỏ, tức tính an toàn không cao và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Do đó, nếu sau này người mua muốn bán lại thì cũng rất khó vì ai cũng mang tâm lý e dè, sợ rủi ro mà mảnh đất chưa được cấp sổ mang lại. Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng đất không có sổ đỏ còn có thể bị phạt tới 40 triệu đồng. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 18 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì việc chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất không đủ điều kiện có thể bị phạt tới 20 triệu đồng đối với cá nhân, tới 40 triệu đối với tổ chức. - PV: Nếu sau khi mua đất, người sở hữu có nhu cầu chuyển một phần từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư thì có khó khăn không và chi phí sẽ phải bỏ ra theo quy định gồm những chi phí gì, thưa Luật sư? LS Nguyễn Thanh Hà: Theo quy định, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp. Khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì phải được sự đồng đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, việc chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở hoặc đất ở thì phụ thuộc vào chính sách của từng địa phương. Cụ thể, theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà xác định diện tích đất trồng cây lâu năm được chuyển mục đích sử dụng thì phần diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển. Và khi muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người dân sẽ phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người mua sẽ phải xin cấp, sau đó mới có thể tiến hành thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Về lệ phí và các khoản thuế phải nộp khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, gồm: Tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ. Đối với tiền sử dụng đất, phải nộp theo giá đất ở trừ đi tiền sử dụng theo giá đất nông nghiệp. Còn lệ phí trước bạ, theo quy định, khi được cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì cần đăng ký biến động về đất đai trước rồi mới được chuyển đổi mục đích sử dụng, nếu đủ điều kiện chuyển đổi theo quy định. Cá nhân, tổ chức sau khi xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng mới có đất do được chuyển quyền sử dụng thì phải nộp lệ phí trước bạ, mức phí là 5% theo giá tính của UBND cấp tỉnh ban hành. Xin cảm ơn luật sư! Nguyễn Lê
2021-01-04
Nguyễn Lê
Kinh doanh
cafebiz
Thị trường bất động sản 2021 hưởng lợi trước loạt chính sách hỗ trợ
https://cafebiz.vn/thi-truong-bat-dong-san-2021-huong-loi-truoc-loat-chinh-sach-ho-tro-20210104093924794.chn
Năm 2020 là quãng thời gian với nhiều nốt trầm của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, thị trường được dự báo sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo nhờ những chuyển biến tích cực đến từ loạt chính sách gỡ khó. Thị trường bất động sản 2021 hưởng lợi trước loạt chính sách hỗ trợ.  Ảnh: Internet. Pháp lý ở lĩnh vực bất động sản hay bất kể lĩnh vực nào khác luôn là yếu tố then chốt để tạo nên sự vững chắc, tính đáng tin. Các chuyên gia đã nhận định rằng, pháp lý không chỉ quan trọng với các nhà đầu tư ở góc độ cá nhân mà nó còn là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín, sự phát triển của doanh nghiệp và cục diện của thị trường theo thời gian. Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, pháp lý là một trong những điểm nghẽn lớn nhất khiến thị trường bất động sản rơi vào cảnh ảm đạm trong thời gian qua. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VNRea cũng lưu ý rằng, ngay trong quý IV/2020, Chính phủ đã có những quan tâm tháo gỡ cho thị trường bất động sản. Ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, pháp lý sẽ là một động lực thúc đẩy cho thị trường bất động sản 2021. Vào năm 2021, loạt chính sách mới có hiệu lực được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản. Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Luật đầu tư sửa đổi Từ ngày 1/1/2021, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có hiệu lực thi hành, nhiều công trình sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Theo đó, sẽ có 10 trường hợp được miễn phép xây dựng theo Luật Xây dựng 2020 và một số những quy định hoàn toàn mới của Luật Xây dựng sửa đổi 2020. Cụ thể, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã bổ sung thêm các trường hợp công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ được miễn giấy phép xây dựng. Đối với các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ không thuộc các trường hợp kể trên phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Theo Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA), Luật Xây dựng sửa đổi đã rút ngắn thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Điều này giúp các đơn vị tiết kiệm thời gian và chi phí trong khâu thẩm định thiết kế như trước đây. Trong khi đó, Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực ngày 1/1/2021, sẽ tháo gỡ ách tắc về thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư kinh doanh. Cụ thể, Luật Đầu tư sửa đổi, đã bổ sung điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Nhà ở, về chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng. Luật Đầu tư sửa đổi, cũng bổ sung Khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở, về hình thức sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, đối với trường hợp có quyền sử dụng đất ở hợp pháp và các loại đất khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang làm đất ở. Ngoài ra, Luật Đầu tư sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 170 Luật Nhà ở, quy định đối với dự án xây dựng nhà ở khác thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư. Đặc biệt, Luật Đầu tư bãi bỏ Khoản 3 Điều 22 và Điều 171 Luật Nhà ở, để đảm bảo sự thống nhất về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, đối với các dự án nhà ở phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Đồng thời, quy định Luật Đầu tư đã sửa đổi điểm a, điểm đ Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường, chỉ yêu cầu có đánh giá sơ bộ tác động môi trường để chấp thuận chủ trương đầu tư; hoặc để cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nên sẽ gỡ khó rất nhiều vướng mắc cho doanh nghiệp. Nghị quyết 164 tháo gỡ vướng mắc đầu tư trong khu đô thị Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164 tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11 về Quản lý đầu tư phát triển đô thị. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu đô thị đang gặp khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục đầu tư của dự án giữa Luật Đầu tư năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về Quản lý đầu tư phát triển đô thị; đồng thời do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên thị trường xây dựng trầm lắng. Do đó, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì đầu tư kinh doanh và góp phần ổn định thị trường trong thời gian sớm nhất và theo nguyên tắc áp dụng pháp luật tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Chính phủ quyết nghị việc áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị kể từ ngày 1/7/2015 (khi Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực) cho đến ngày Luật Đầu tư sửa đổi năm 2020 có hiệu lực. Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014, thì các dự án này không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Đối với các dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 đồng thời được cấp có thẩm quyền chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, thì phải thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và quyết định chấp thuận đầu tư của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Các dự án chưa hoặc đang thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014, chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 thì thực hiện việc quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Nhà ở năm 2014 và không phải thực hiện thủ tục chấp thuận đầu tư theo quy định của Nghị định số 11/2013/NĐ-CP. Nghị định cứu hàng ngàn dự án có đất công xen kẹt Chính phủ vừa ban hành Nghị định 148/2020/NÐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Ðất đai. Nghị định cho phép được giao, cho thuê những thửa đất xen kẽ trong các dự án thay vì phải đấu giá như trước. Nghị định 148 trên sẽ có hiệu lực từ ngày 8/2/2021. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ cho hàng trăm dự án bất động sản đang phải thùm mền vì vướng đất xen kẹt. Việc dự án có quỹ đất công xen cài rải rác đang là nỗi trăn trở của nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản ở TP. HCM. Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, Nghị định 148 sẽ giải quyết được nhiều vướng mắc về pháp lý bấy lâu nay. Đặc biệt là có cơ chế hợp lý để giải quyết các thửa đất do Nhà nước quản lý nằm xen kẽ trong các dự án đầu tư, dự án bất động sản, giúp khai thông bế tắc cho các dự án nhà ở trong cả nước. Tại TP. HCM, quy định mới của Chính phủ sẽ giúp giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các phần đất do Nhà nước quản lý, nằm xen kẽ trong 126 dự án sản xuất kinh doanh, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp. Các dự án này hầu hết đang bị ngừng triển khai, có thể tái khởi động, tăng nguồn cung nhà ở cho thị trường và tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước. Nghị định 25/2020/NĐ-CP về lựa chọn nhà đầu tư Theo yêu cầu thực tiễn và khung pháp lý hiện hành có liên quan, Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (NĐ 25) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư đã được ban hành thay thế Nghị định 30/2015/NĐ-CP (NĐ 30). Ra đời trong bối cảnh nhiều dự án đầu tư có sử dụng đất tại địa phương vướng mắc liên quan đến pháp luật về đất đai; các dự án PPP chưa rõ về quy trình đấu thầu, NĐ 25 có nhiều điểm mới tháo gỡ. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 và sẽ tiếp tục là chìa khóa để tháo gỡ cho các dự án bất động sản có vướng mắc liên quan trong năm 2021. Thanh Trần
2021-01-04
Thanh Trần
Kinh doanh
cafebiz
Nghị định 148/2020: Kiểm soát chặt phân lô bán nền tràn lan
https://cafebiz.vn/nghi-dinh-148-2020-kiem-soat-chat-phan-lo-ban-nen-tran-lan-20210104091129271.chn
Từ 1/1/2021, Nghị định 148/2020/NĐ-CP (Nhị định 48) có hiệu lực, các quy định về điều kiện phân lô bán nền dự án nhà ở sẽ được siết chặt để bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Trong văn bản mới đây, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) nhấn mạnh, Nghị định 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giải quyết nhu cầu rất lớn của cá nhân, hộ gia đình được mua nền để tự xây dựng nhà trong dự án nhà ở tại các khu vực đô thị; đồng thời khắc phục tình trạng dự án phân lô, bán nền tràn lan trong thời gian qua, mà chủ đầu tư không xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối với hạ tầng chung của khu vực, không có các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thậm chí thiếu cả các công trình cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, thoát nước. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, quy định khu vực được thực hiện dự án phân lô bán nền à quy định chặt chẽ điều kiện phân lô, bán nền dự án nhà ở để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, đảm bảo phát triển đô thị bền vững. Trong đó, Khoản 17 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung Điều 41 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê. Cụ thể, dự án nhà ở dưới hình thức phân lô, bán nền được thực hiện tại khu vực không nằm trong địa bàn các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị. Theo Chủ tịch HoREA, quy định này phù hợp với nhu cầu thực tiễn và sức mua của thị trường vì đã cho phép thực hiện dự án nhà ở dưới hình thức phân lô, bán nền tại các huyện thuộc các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương và tại các đô thị loại II, III, IV, V, trừ khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị. Khoản 1 Điều 41 quy định chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải; Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai. Về quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa, Khoản 23 Điều 1 Nghị định 148 bổ sung Điều 75a Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng và điều kiện cụ thể tại địa phương để quy định cụ thể điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất. Phân tích về quy định này, Chủ tịch HoREA cho rằng, Điều 143 và Điều 144 Luật Đất đai chỉ cho phép UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở nông thôn, đất ở đô thị, không quy định tách thửa đối với các loại đất khác, không phải là đất ở. Nhưng, Khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP đã bổ sung Điều 43d Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Quy định này không rõ ràng, dẫn đến ngộ nhận là có thể cho phép tách thửa đối với tất cả các loại đất, mà lẽ ra cụm từ từng loại đất phải được hiểu thống nhất là chỉ bao gồm đất ở nông thôn, đất ở đô thị. Tại Nghị định 148 đã quy định chặt chẽ điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa so với các quy định trước đây, để quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình trạng phân lô, bán nền, ông Chấu nhấn mạnh. Hạ Vy
2021-01-04
Hạ Vy
Kinh doanh
cafebiz
Triển khai hàng loạt dự án hạ tầng cho thành phố Thủ Đức
https://cafebiz.vn/trien-khai-hang-loat-du-an-ha-tang-cho-thanh-pho-thu-duc-20210104085039905.chn
Việc đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm thay đổi nhanh chóng diện mạo TP Thủ Đức, nâng cao đời sống người dân và đáp ứng tiêu chí của một đô thị hiện đại, thông minh và tương tác cao của TPHCM. Ngày 3/1, nguồn tin củaTiền Phongcho biết trong giai đoạn 2021 – 2025, UBND TPHCM sẽ triển khai hàng loạt công trình trọng điểm nhằm nhanh chóng hoàn thiện mạnh mẽ hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu của TP Thủ Đức. Các dự án sẽ được triển khai, bao gồm: Xây dựng hệ thống thoát nước đường Võ Văn Ngân; xây dựng hệ thống thoát nước dọc đường ray xe lửa (phường Linh Đông); cải tạo rạch Bình Thái (phường Trường Thọ). Ngoài công trình chống sạt lở bờ trái sông Sài Gòn (khu vực thượng lưu cầu Bình Lợi), TPHCM sẽ xây dựng hoàn chỉnh và vận hành 3 cống ngăn triều kết hợp trạm bơm của dự án bờ tả sông Sài Gòn (đoạn còn lại) từ rạch Cầu Ngang đến Khu đô thị Thủ Thiêm. Bên cạnh đó, TPHCM sẽ triển khai dự án xây dựng đường và cầu Bà Cả; nâng cấp mở rộng đường và cầu Tám Táng; nâng cấp, mở rộng đường Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Bưng Ông Thoàn, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Duy Trinh, Quốc lộ 13 cũ… đồng thời mở rộng đường Nguyễn Xiển, Đỗ Xuân Hợp và nâng cấp, cải tạo đường Tô Ngọc Vân (từ vòng xoay chợ Thủ Đức đến đường Phạm Văn Đồng), đường Lương Định Của. Nút giao thông Cát Lái - một trong các điểm nhấn về hạ tầng kỹ thuật giao thông của TP Thủ Đức Đặc biệt, TPHCM sẽ triển khai xây dựng tuyến vành đai 2 (đoạn từ Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa, Quốc lộ 1). Trong giai đoạn 2021 – 2025, TPHCM sẽ xây dựng Trạm ép rác kín Linh Xuân, Trạm chung chuyển rác theo công nghệ mới (phường Long Trường), công viên Trung tâm đa chức năng kết hợp với hồ điều tiết khu vực phường Tam Phú, Linh Đông, Hiệp Bình Chánh. TPHCM sẽ xây dựng một bệnh viện quy mô 1000 giường tại phường Trường Thạnh và giải tỏa và chuyển đổi công năng sử dụng đất, kết hợp chỉnh trang đô thị tại nghĩa trang Văn Giáp và Trần Hưng Đạo. Trước đó, tại lễ công bố thành lập TP Thủ Đức hôm 31/12/2020, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết đối với các quỹ đất công viên cây xanh, thành phố đang lập kế hoạch đầu tư công và xã hội hóa đầu tư phát triển khoảng 1 triệu cây xanh nhằm tăng cường mảng xanh tại các công viên, các tuyến đường để TP Thủ Đức có thể trở thành một hình mẫu về phát triển đô thị xanh, bảo vệ môi trường của TPHCM. Theo ông Nguyễn Thành Phong, TPHCM sẽ tập trung lập quy hoạch tổng thể TP Thủ Đức theo định hướng phát huy vai trò của các cực tăng trưởng trọng yếu của TP Thủ Đức. Thành phố sẽ tập trung triển khai xây dựng phát triển và kêu gọi đầu tư 8 Trung tâm chức năng để thay đổi nhanh chóng diện mạo thành phố Thủ Đức , nâng cao đời sống người dân, bao gồm: Trung tâm tài chính gắn với Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Trung tâm thể thao và sức khỏe Rạch Chiếc; Trung tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao; Trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ; Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất Việt Nam; Trung tâm công nghệ sinh thái - Khu vực Tam Đa và Đại học Long Phước; Trung tâm giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ và cảng Container Cát Lái và Khu đô thị cảng Trường Thọ- đô thị tương lai. “TPHCM nghiên cứu giải pháp tăng cường vận tải hành khách công cộng đáp ứng 50% nhu cầu đi lại của người dân Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông đến năm 2040 và mở rộng mạng lưới giao thông tuyến metro số 1 kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương. Đoàn tàu metro đầu tiên của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được nhập về Depot Long Bình (TP Thủ Đức) sẳn sàng để chạy thử và đưa vào khai thác cuối năm 2021 Trước mắt, thành phố sẽ nghiên cứu giải pháp mở rộng mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) trong khu vực phía Đông, gắn kết với các trung tâm phát triển, các khu dân cư mới và kết nối với tuyến metro số 1 đang hình thành”, ông Phong nói và cho biết TPHCM sẽ phấn đấu, nâng cao tỷ lệ người sử dụng giao thông công cộng tại TP Thủ Đức từ 10% lên 20% trong giai đoạn 2021 - 2025. Tại lễ công bố thành lập TP Thủ Đức, TPHCM cùng ba mạng viễn thông hàng đầu là Viettel, VNPT và Mobifone triển khai thử nghiệm mạng viễn thông 5G trên địa bàn TP Thủ Đức nhằm thay đổi nhanh chóng diện mạo và góp phần nâng cao đời sống người dân của thành phố mới thành lập, đáp ứng tiêu chí của một đô thị hiện đại, thông minh và tương tác cao của TPHCM. TP Thủ Đức là mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước, dự kiến sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP của TPHCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước. Huy Thịnh
2021-01-04
Huy Thịnh
Xã hội
cafebiz
Năm con trâu 2021, cả thế giới sẽ phải lo kéo cày trả nợ
https://cafebiz.vn/nam-con-trau-2021-ca-the-gioi-se-phai-lo-keo-cay-tra-no-20210105093734119.chn
Tại Mỹ, khoảng 7,7 nghìn tỷ USD nợ sẽ đáo hạn trong thời gian tới còn ở Nhật Bản là 2,9 nghìn tỷ USD. Số liệu của Bloomberg cũng cho thấy con số nợ đáo hạn tại Trung Quốc đã tăng mạnh từ 345 tỷ USD năm 2020 lên 577 tỷ USD vào năm nay. Theo hãng tin Bloomberg, những nền kinh tế lớn trên thế giới sẽ phải đối mặt với khoản nợ lên tới 13 nghìn tỷ USD sau những đợt cứu trợ thị trường nhằm tránh khủng hoảng mùa dịch Covid-19. Số liệu cho thấy 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới cùng một số thị trường mới nổi chủ chốt sẽ phải đối mặt hàng loạt các khoản nợ lớn đáo hạn trong ít nhất 10 năm tới. Phân tích của Bloomberg cho thấy chính phủ những nền kinh tế này sẽ phải vay nợ nhiều hơn 51% so với năm 2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng trở lại sau dịch. Dẫu vậy, thông tin đáng mừng là cả ngân hàng trung ương và nhà đầu tư đều đồng tình với quyết định vay nợ lớn của chính phủ khi dịch Covid-19 tàn phá nặng nề. Việc hạ lãi suất xuống mức thấp khiến chính phủ có thể vay nợ với chi phí rẻ hơn trong khi các nhà hoạch định chính sách dễ triển khai các chương trình của mình do nhận được sự đồng tình của người dân. Những khoản nợ đáo hạn cả gốc lẫn lãi của các nền kinh tế (nghìn tỷ USD) Nợ công đang tăng mạnh nhưng tôi tin rằng nỗi lo về chúng trong ngắn hạn sẽ không quá lớn, Chuyên gia Gregory Perdon của Arbuthnot Latham nhận định. Tại Mỹ, khoảng 7,7 nghìn tỷ USD nợ sẽ đáo hạn trong thời gian tới còn ở Nhật Bản là 2,9 nghìn tỷ USD. Số liệu của Bloomberg cũng cho thấy con số nợ đáo hạn tại Trung Quốc đã tăng mạnh từ 345 tỷ USD năm 2020 lên 577 tỷ USD vào năm nay. Tại Châu Âu, Italy là nền kinh tế sẽ gặp khó khăn nhất với 433 tỷ USD nợ công đáo hạn trong năm 2021, tiếp đến là Pháp với 348 tỷ USD, Đức là 325 tỷ USD. Xin được nhắc là không phải khoản nợ công nào cũng sẽ được đảo nợ hay gia hạn. Dẫu vậy, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) mua lại trái phiếu chính phủ sẽ giúp các nền kinh tế phần nào chống chọi lại được với các khoản nợ công đang bùng nổ mạnh như hiện nay. Băng Tâm
2021-01-05
Băng Tâm
Kinh tế vĩ mô
cafebiz