Dataset Viewer
Auto-converted to Parquet
text
stringlengths
3
5.19M
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ------- Số: 2709/TCT-TNCN V/vđăngký kêkhai giảmtrừ giacảnh choôngTrầnThái Quang CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HàNội, ngày 21tháng06năm2017 Kính gửi: Cục Thuế TP Hà Nội Tổng cục Thuế nhận được công văn số 33091/CT-TNCNđề ngày 23/05/2017 của Cục Thuế TP Hà Nội đề nghị hướng dẫn về việc đăng ký kê khai giảmtrừ gia cảnh cho ông Trần Thái Quang. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: - Tại tiết d.4.1 điểmd khoản 1 Điều 9 Thông, tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn: “d) Người phụ thuộc bao gồm: … d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểmđ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, emruột của người nộp thuế.” - Tại tiết đ.1 điểmđ khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”; Căn cứ hướng dẫn nêu trên và qua nghiên cứu hồ sơ, trường hợp ông Trần Thái Quang đang sống cùng nhà và có nuôi anh trai là ông Trần Đăng Hiếu bị tâmthần từ nhỏ, mất khả năng lao động, hiện tại đang sống cùng bố mẹ mà bố mẹ già yếu bị chất độc màu da cam, không có khả năng chămsóc cho ông Trần Đăng Hiếu thì ông Trần Đăng Hiếu được tính là người phụ thuộc của ông Trần Thái Quang. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế TP Hà Nội được biết./. Nơi nhận: - Như trên; - Vụ Pháp chế -TCT; - Website TCT; - Lưu: VT, TNCN. TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QLT THU NHẬP CÁNHÂN PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Duy Minh
BỘYTÉ Số:ự2f /BYT-TB-CT V/v cấp phép nhập khẩu TTBYT CỘNG HÒA XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HàNỘỈ, ngày 10 tháng 5" năm 20 ỉ ố Kỉnh gửi: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông Căn cứ Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 cùa Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế. Xót nội dung đề nghị tại công văn 0406/2016PD ngày 06/4/2016 của đơn vị nhập khẩu về việc nhập khẩu ưang thiết bị y tể. Bộ Y tế đã tổ chức họp thẩm định hồ sơ nhập khẩu và duyệt cấp giấy phép nhập khẩu các trang thiết bị y tế (mới 100%) theo danh mục như sau: rr TÉN TRANG T1Ỉ1ÉT Bl Y TÉ CHÚNG LOẠI 1 Hóa chát chạy thường quy cho máy phân tích dòng chảy tẽ bào 2 Hóa chất chạy hàng ngày cho máy phân tích dòng chảy tế bào Danh mục đính kèm 3 Hóa chất chù máy phân tích dòng chảy tê' bào HANG, NƯƠC SẢN XUẤT Becton, Dickinson and Company, Mỷ HANG, Nươc CHỦ SỎ HỪỤ Đề nghị đơn vị nhập khẩu thực hiện đúng các quy định hiện hành về nhập khẩu trang thiết bị y tế. về nhãn hàng hoá phải theo đúng quy định pháp luật về nhãn, đồnệ thời phải chịu trách nhiệm về sá lượng, trị giá và chât lượng các trang thiết bị y te nhập khẩu theo quy định cùa pháp luật. Giấy phép nhập khẩu này có hiệu lực một (01) năm kể từ ngày ký ban hành. Nơi nhộn: - Như trên; - Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo); - Hải quan cửa khẩu; - Thanh tra Bộ; - Cổng TTĐT Bộ Y tể; - Lưu: VT, TB-CT(2b). TRƯỞNG ĩẽn BO YTÉ DANH MỤC (Kèm theo Công văn sổ: /BYT-TB-CT ngàyJƠ/< /2016 của Bộ Y tế) Hóa chất do hãng Becton, Dickinson and Company, Mỹ sản xuất: 1. Hóa chất chạy thường quy cho máy phân tích d òng chảy tế bào: TT Mi etìde Tên *Ền phim rr Mỉ code ThiiopUm 1 334224 BD FACS Shutdown Solution 4 340346 BD FACS Rinse Solution 2 338036 BD Stabilizing Fixative 5 342003 BD FACSFlow Sheath Fluid 3 340345 BD FACS Clean Solution 6 349202 BD FACS Lysing Solution 2. Hóa chất chạy hàng ngày cho máy phân tích dòng chây rế hào: TI Mỉ code THịểb phỉm rr Ml code TH sin phỉm 1 335775 BD FACS 7-Color Setup Beads 5 340486 BD Calibrite 3 Beads 2 340041 BD Simultcst Control yl/y2a 6 340487 BD Calibrite APC Beads ỉ 340166 BD FACSCount Controls 7 340911 BD Multi-Check Control 4 340334 BĐ Trucount Tubes 8 340914 BD Multi-Check CD4 Low Control 3. Hóa chất cho máy phân tích dòng chây tế bào: n Ml code TCniỉnphỉni 'ì"ị Ml code Tỉfl sin phỉm 1 337166 BD Multitest 6-Color TBNK Reagent (w/ BD Tnicount Tubes) 11 340401 BD Tritest CD4/CD87CD3 (w/ BD Trucount Tubes) 2 339010 BD FACSCounl CD4 Reagents 12 340402 BD Tritest CD3/CD4/CD45 (w/ BD Trucount Tubes) 3 340133 CD4 FITC 4 340183 BD HLA-B27 Kit 13 340491 BD Multitest CD3/CD8/CD45/CD4 (w/ BD Trucount Tubes) 5 340298 BD Tritest CD4/CD8/CD3 14 340492 BD Multitcsl CD3/CDI6+CD56/ CD45/CD19 (w/ BD Trucount l ubes) 1 9 340300 BD Tritest CD3/CDI6+56/CD45 15 340499 BD Multitest CD3/CD8/CD45/CD4 7 340344 BD Tritcst CD3/CD8/CD45 16 17 340542 CD3 FITC 8 340381 BD Tritest CĐ3/CDI9/CD45 340991 BD Stem Cell Control Kit 9 340383 BD Trítest CD3/CD4/CD45 18 344563 BD Stem Cell Enumeration Kit tũ 340385 BD Tritest IgGl/lgGl/CD45 19 349201 CD3 FITC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ______________ Số: 2056/TTg-QHQT V/vbổ sung vốn Quỹ tăng cường năng lực thương mại do AFD tài trợ CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________ HàNội, ngày 31tháng12năm2007 Kính gửi:- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Bộ Ngoại giao. Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 9206/BKH-KTĐN, ngày 17 tháng 12 năm2007) về việc bổ sung vốn của Quỹ Tăng cường năng lực thương mại do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Đồng ý bổ sung 1 triệu Euro do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) viện trợ không hoàn lại vào Qũy Tăng cường Năng lực thương mại (Quỹ PRCC). 2. Đồng ý nội dung Văn bản bổ sung Thỏa ước tài trợ Quỹ PRCC và ủy quyền Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ ký Văn bản bổ sung Thỏa ước nêu trên với đại diện của AFD. 3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan và địa phương liên quan chuẩn bị và thực hiện các dự án do Quỹ PRCC tài trợ theo quy định hiện hành./. Nơi nhận: - Như trên; - TTCP, PTTg PhạmGia Khiêm, - VPCP: BTCN, Các Vụ: TH, Website CP; - Lưu: VT, QHQT(3). 12 KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG PhạmGia Khiêm
BỘ TÀI CHÍNH Số: 168/2012/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2012 THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT- BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Thực hiện Thông báo số 165-TB/TW ngày 27/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”; Thực hiện Quyết định số 2460-QĐ/BTCTW ngày 24/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương về việc ban hành “Quy chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ I, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” như sau: Điều 1. Sửa đổi khoản 12, điều 1 của Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT- BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” như sau: Bo sung khoản 4, điều 6 - Vé máy bay áp dụng cho các đối tượng tham dự các khoá bồi dưỡng, đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ LuatVietnam www.vanbanluat.vn công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Điều 2. Tổ chức thực hiện Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012. Những nội dung khác quy định tại Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” vẫn có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để giải quyết./. Nơi nhận: W - Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; Luân - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tinh uỷ, thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Luu: VT, VI. TAT KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG They Nguyễn Công Nghiệp LuatVietnam www.vanbanluat.vn 2
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- Số: 4033/QĐ-BKHCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------- BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Căn cứ Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin; Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức quản lý, cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ". Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ và Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 3. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Cổng TTĐT của Bộ; - Lưu: VT, TTCNTT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Thế Duy QUY CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Ban hành kèm theo Quyết định số 4033/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý, cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có địa chỉ truy cập trên mạng Internet là https://www.most.gov.vn (sau đây gọi là Portal MOST). Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với tất cả đơn vị, cá nhân trực thuộc Bộ KH&CN; các tổ chức, cá nhân ngoài Bộ KH&CN tham gia cung cấp thông tin cho Portal MOST (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân). Điều 3. Mục đích, yêu cầu 1. Quy chế này nhằm tăng cường tổ chức quản lý và duy trì hoạt động của Portal MOST; phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của Portal MOST với tư cách là Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ KH&CN trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ về lĩnh vực KH&CN, cung cấp thông tin về các hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động của Bộ KH&CN nói riêng trên mạng Internet. 2. Portal MOST phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định tại Luật Báo chí năm 2016; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước; và các văn bản khác có liên quan. Chương II THÔNG TIN TRÊN PORTAL MOST Điều 4. Nguyên tắc thông tin 1. Thông tin đăng tải trên Portal MOST phải đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phục vụ kịp thời công tác quản lý của Bộ KH&CN và nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân. 2. Các tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin do mình cung cấp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định hiện hành về quyền tác giả. Đối với thông tin được trích dẫn, sưu tầm từ các nguồn khác thì phải ghi rõ tên tác giả, nguồn cung cấp và ngày thông tin trích dẫn đã được đăng tải. Điều 5. Phạm vi và nội dung thông tin Phạm vi và nội dung thông tin đăng tải trên Portal MOST phải tuân thủ theo: Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 18 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Điều 19 của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016. Các thông tin chính bao gồm: 1. Giới thiệu Bộ KH&CN với các mục tin về: chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; lãnh đạo Bộ; lịch sử quá trình phát triển; sơ đồ tổ chức bộ máy; giới thiệu và tạo đường liên kết với các trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử chính thức của Đảng, Chính phủ, các Sở KH&CN, một số Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN. 2. Văn bản về KH&CN bao gồm các văn bản, tài liệu phải được công khai trên Cổng/trang thông tin điện tử tại Phụ lục I của Quy chế cung cấp thông tin của Bộ KH&CN (ban hành kèm theo Quyết định số 1711/QĐ-BKHCN ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN). 3. Giới thiệu Chiến lược phát triển KH&CN; chương trình KH&CN các cấp; chương trình công tác và chương trình hành động của Bộ KH&CN; thông tin liên quan tới hoạt động cải cách hành chính và quản lý KH&CN; thông tin về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. 4. Thông tin liên quan tới các thành tựu KH&CN nổi bật; hoạt động KH&CN của các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước; các bài viết nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực KH&CN; báo cáo tổng kết các chương trình KH&CN các cấp, chương trình công tác, chương trình hành động của Bộ KH&CN; các báo cáo tổng hợp theo tháng, quý; báo cáo tổng kết công tác 06 tháng, năm của Bộ KH&CN. 5. Tin tức và sự kiện liên quan tới các hoạt động chính, nổi bật của Bộ KH&CN; quan điểm và ý kiến giải quyết của Lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề quan trọng, đột xuất trong hoạt động KH&CN được dư luận xã hội quan tâm; các lĩnh vực công tác khác của Bộ KH&CN mà Lãnh đạo Bộ xét thấy cần tuyên truyền, thông báo. 6. Giới thiệu và cung cấp một số thông tin dịch vụ công trực tuyến, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ KH&CN. 7. Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có). 8. Các chuyên mục, chuyên trang và nội dung thông tin khác theo chủ trương và kế hoạch tuyên truyền do Lãnh đạo Bộ yêu cầu đăng tải trên Portal MOST. Điều 6. Định dạng và gửi thông tin 1. Các thông tin dưới dạng văn bản, bảng tính, trình diễn, hình ảnh, phim ảnh, âm thanh,... được định dạng theo quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. 2. Các tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử tới Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử của Bộ - Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ KH&CN, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội; email: [email protected]. 3. Các tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST phải có tối thiểu thông tin về: họ tên người gửi; chức danh (nếu có); đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ liên lạc; thư điện tử; số điện thoại cá nhân. Điều 7. Lưu trữ thông tin Thông tin trên Portal MOST được lưu trữ theo quy định sau: 1. Các thông tin giới thiệu về Bộ; văn bản về KH&CN còn hiệu lực; thông tin về dịch vụ công trực tuyến; thông tin giao dịch của Bộ KH&CN: cập nhật mới khi có sự thay đổi. 2. Đối với các thông tin khác: theo quy định của nhà nước về lưu trữ. Chương III QUY TRÌNH CUNG CẤP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN Điều 8. Quy trình cung cấp và xử lý thông tin về tin tức - sự kiện 1. Thẩm quyền, trách nhiệm cung cấp tin, bài a) Đối với các sự kiện do Lãnh đạo Bộ chủ trì hoặc tham dự: - Sự kiện có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (sau đây gọi là Trung tâm Truyền thông) tham dự: Trung tâm Truyền thông chịu trách nhiệm chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST. - Sự kiện không có Trung tâm Truyền thông tham dự nhưng có một trong các đơn vị báo chí của Bộ tham dự thì đơn vị đó chịu trách nhiệm chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST; trường hợp có từ hai đơn vị báo chí của Bộ trở lên cùng tham dự thì trách nhiệm chuẩn bị tin, bài cung cấp cho Portal MOST được phân công theo thứ tự như sau: Báo Khoa học và Phát triển; Tạp chí KH&CN Việt Nam. - Sự kiện không có Trung tâm Truyền thông và cơ quan báo chí của Bộ tham dự: Đơn vị chủ trì tổ chức hoặc tham gia sự kiện chịu trách nhiệm chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST. b) Đối với các sự kiện do thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chủ trì: Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST. c) Đối với các sự kiện khác có nội dung liên quan đến chức năng quản lý của Bộ hoặc liên quan đến vấn đề KH&CN quan trọng của đất nước, được xã hội quan tâm: Ban Biên tập Portal MOST chịu trách nhiệm tìm kiếm, xử lý và đăng tải trên Portal MOST. 2. Thời gian cung cấp tin, bài a) Sự kiện được tổ chức ở Hà Nội: - Đối với sự kiện tổ chức trong 01 buổi: Các đơn vị gửi tin, bài cho Ban Biên tập Portal MOST không quá 12 giờ sau khi sự kiện kết thúc. - Đối với sự kiện tổ chức thành chuỗi các hoạt động và thời gian tổ chức từ 01 ngày trở lên: Các đơn vị gửi tin, bài cho Ban Biên tập Portal MOST không quá 12 giờ sau Lễ khai mạc; các tin, bài tiếp theo thực hiện theo kế hoạch truyền thông riêng của sự kiện và 12 giờ sau Lễ bế mạc (nếu có). b) Sự kiện được tổ chức ở ngoài Hà Nội: Các đơn vị gửi tin, bài cho Ban Biên tập Portal MOST không quá 24 giờ sau khi kết thúc việc tham gia sự kiện của Bộ. 3. Thời gian biên tập, đăng tải tin, bài a) Đối với sự kiện nổi bật nằm trong kế hoạch truyền thông của Bộ KH&CN, Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm biên tập và đăng tải tin, bài trong vòng 06 giờ kể từ khi nhận được tin, bài do các đơn vị cung cấp. b) Đối với các sự kiện khác, Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm biên tập và đăng tải tin, bài trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được tin, bài do các đơn vị cung cấp. 4. Trường hợp thông tin đặc biệt cần xin ý kiến của Lãnh đạo Bộ, việc gửi và đăng tải thông tin sẽ được thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Điều 9. Quy trình tiếp nhận và trả lời câu hỏi gửi tới Bộ KH&CN qua Portal MOST và Ban Biên tập Portal MOST 1. Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại câu hỏi và chuyển đến các đơn vị liên quan trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận câu hỏi của tổ chức, cá nhân gửi tới Bộ KH&CN qua Portal MOST hoặc điện thoại, hộp thư điện tử của Ban Biên tập Portal MOST. 2. Chậm nhất 12 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận câu hỏi từ Ban Biên tập Portal MOST, đơn vị tiếp nhận câu hỏi có trách nhiệm trực tiếp trả lời kết quả hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để trả lời kết quả thông qua hộp thư điện tử hoặc văn bản. Trường hợp hết thời hạn này, đơn vị tiếp nhận câu hỏi chưa có câu trả lời thì phải thông báo tới tổ chức, cá nhân về quá trình xử lý bằng một trong các hình thức sau: trả lời trực tiếp, điện thoại, tin nhắn, hộp thư điện tử, văn bản. 3. Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm đăng tải câu trả lời trong mục hỏi - đáp trên Portal MOST trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận câu trả lời và đề nghị đăng tải trên Portal MOST của đơn vị. 4. Trường hợp câu hỏi không liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của đơn vị thì phải thông báo ngay cho Ban Biên tập Portal MOST. Điều 10. Quy trình cung cấp, xử lý thông tin về văn bản KH&CN và thông tin khác 1. Các văn bản về KH&CN, bao gồm các văn bản, tài liệu thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ KH&CN có hình thức công khai trên cổng/trang thông tin điện tử quy định tại Phụ lục I Quy chế cung cấp thông tin của Bộ KH&CN (ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN), phải bổ sung cụm từ "Cổng TTĐT của Bộ" tại mục "Nơi nhận". 2. Đối với các văn bản về KH&CN quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ dự thảo văn bản: Tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST có trách nhiệm gửi đồng thời bản mềm định dạng ".pdf" và ".doc/.docx" để đăng tải trên Portal MOST. 3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo: Tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST để đăng tải cần ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc xin ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến góp ý. 4. Ban Biên tập Portal MOST tiếp nhận, xử lý và đăng tải trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được văn bản về KH&CN và thông tin khác do tổ chức, cá nhân cung cấp. 5. Thời hạn cung cấp và xử lý thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Điều 11. Các thông tin bị từ chối đăng tải Thông tin thuộc một trong các trường hợp sau đây bị từ chối đăng tải trên Portal MOST: 1. Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách về KH&CN của Đảng, Chính phủ và của Bộ KH&CN. 2. Thông tin có nội dung không thuộc phạm vi quy định hiện hành của Nhà nước hoặc không phải là lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN. 3. Thông tin có nội dung thuộc bí mật Nhà nước. 4. Thông tin không đúng sự thật. 5. Thông tin trùng lặp nội dung đã được đăng tải trên Portal MOST. 6. Thông tin không bảo đảm chất lượng, đã được Ban Biên tập Portal MOST đề nghị tác giả cung cấp thông tin xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nhưng không được chấp nhận. 7. Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng tải trên trang/ cổng thông tin điện tử hoặc thông tin vào thời điểm không thích hợp. Chương IV TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO PORTAL MOST CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin 1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm: a) Đề nghị bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử các nội dung sau: Thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình đăng tải trên Portal MOST; Thông tin về đại diện Lãnh đạo đơn vị phụ trách công tác tuyên truyền và Cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của đơn vị cho Portal MOST (họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email). Khi có sự thay đổi về các thông tin trên, đơn vị cần thông báo ngay tới Ban Biên tập Portal MOST - Trung tâm Công nghệ thông tin. b) Chỉ đạo cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin cho Portal MOST theo quy định tại Quy chế này, đảm bảo trung bình ít nhất 02 tin, bài, văn bản/ tháng và chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin cung cấp cho Portal MOST. c) Chỉ đạo rà soát và cung cấp thông tin liên quan đến chuyên trang, chuyên mục, các thông tin theo trách nhiệm cung cấp của đơn vị trên Portal MOST. 2. Cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm: a) Chủ động thu thập thông tin thuộc trách nhiệm của đơn vị; báo cáo lãnh đạo phụ trách công tác tuyên truyền của đơn vị trước khi gửi thông tin để đăng tải trên Portal MOST theo quy định. b) Chủ động rà soát thông tin liên quan đến đơn vị (lãnh đạo đơn vị, chức năng nhiệm vụ, văn bản về KH&CN thuộc phạm vi quản lý của đơn vị,...) trên Portal MOST, kịp thời thông báo cho Ban Biên tập Portal MOST khi có thay đổi. c) Phối hợp với Ban Biên tập Portal MOST trong việc kiểm tra, xác thực thông tin liên quan đến tin, bài, văn bản trong phạm vi lĩnh vực quản lý của đơn vị. d) Tổng hợp, kịp thời báo cáo thủ trưởng đơn vị các vấn đề của tổ chức, cá nhân gửi câu hỏi; thực hiện xử lý câu hỏi của tổ chức, cá nhân theo quy định của Điều 9 Quy chế này. Điều 13. Trách nhiệm của Trung tâm Công nghệ thông tin 1. Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế này trong phạm vi Bộ KH&CN. 2. Báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ về tình hình cung cấp thông tin cho Portal MOST của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN. Điều 14. Nội dung thông tin các đơn vị trực thuộc Bộ cung cấp cho Portal MOST Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Portal MOST về các vấn đề: 1. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực phân công quản lý. - Kết quả nổi bật của các đề tài, dự án KH&CN thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên, khoa học - công nghệ về biển, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các bộ, ngành thuộc lĩnh vực phân công quản lý. - Hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực được phân công. - Kết quả nổi bật của các nhiệm vụ, sản phẩm KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và y dược. 3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ. - Các quy định, văn bản hướng dẫn về đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ. - Kết quả nổi bật trong hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ. 4. Vụ Công nghệ cao - Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực công nghệ cao khác được Bộ trưởng giao. - Thông tin về các đầu mối kế hoạch KH&CN do đơn vị được giao theo dõi, quản lý. - Thông tin các chương trình thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. 5. Vụ Kế hoạch - Tài chính - Hoạt động quản lý liên quan đến công tác kế hoạch - tài chính trong lĩnh vực KH&CN. - Các quy định, văn bản hướng dẫn về kế hoạch - tài chính đối với hoạt động KH&CN được Lãnh đạo Bộ giao chủ trì soạn thảo. - Danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước hàng năm. - Công tác tài chính - kế toán của Bộ KH&CN. 6. Vụ Pháp chế - Công tác xây dựng pháp luật. - Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. - Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. - Công tác bồi thường của Nhà nước. - Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế. - Thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế. - Hợp tác với nước ngoài về pháp luật. - Danh sách giám định viên tư pháp theo vụ việc của Bộ KH&CN. 7. Vụ Tổ chức cán bộ - Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ KH&CN và các đơn vị trực thuộc Bộ. - Các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức cán bộ ngành KH&CN. - Chương trình, kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính của Bộ. - Tình hình thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập. 8. Vụ Hợp tác quốc tế - Những hoạt động, kết quả nổi bật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN với các tổ chức quốc tế, quốc gia và vùng lãnh thổ. - Các văn bản, quy định hướng dẫn liên quan đến hoạt động đối ngoại. - Các văn bản, quy định hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư, Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KH&CN đến năm 2020, Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020. 9. Vụ Thi đua - Khen thưởng - Những hoạt động chung về công tác thi đua, khen thưởng. - Các kết quả về công tác thi đua, khen thưởng. 10. Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương - Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ KH&CN đối với các địa phương. - Các hoạt động KH&CN nổi bật của các địa phương. - Các kết quả nghiên cứu triển khai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 11. Văn phòng Bộ - Quyết định ban hành: Quy chế làm việc của Bộ KH&CN; Quy chế quản lý trụ sở Bộ KH&CN; Quy chế văn thư, lưu trữ của Bộ KH&CN; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ KH&CN và các quy chế nội bộ khác của Bộ. - Các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ (thuộc diện được công bố). - Quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN; quyết định ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính; quyết định ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm của Bộ. 12. Thanh tra Bộ - Hoạt động thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chính sách, pháp luật về KH&CN; xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành KH&CN. 13. Cục Công tác phía Nam - Các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Kết quả đặc biệt nổi bật của các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng và đổi mới công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo dựng thị trường KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại khu vực phía Nam. 14. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển, chương trình, đề án, dự án và dự thảo các văn bản pháp luật về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ. - Kết quả xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, quốc gia. - Kết quả hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ của các tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ ở địa phương. - Hoạt động của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; các hoạt động nghiên cứu, dự án liên quan đến ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ. - Hoạt động trình diễn kết nối cung cầu công nghệ; hoạt động của mạng lưới các điểm kết nối cung cầu công nghệ. 15. Cục Năng lượng nguyên tử - Hoạt động quản lý nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử. - Cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Các văn bản quy phạm pháp luật về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử. - Phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Thông tin, truyền thông trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Nghiên cứu - Triển khai, ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ, công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Các hoạt động của Cục Năng lượng nguyên tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ. 16. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - Hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN của hệ thống các tổ chức thông tin KH&CN. - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin KH&CN. - Hoạt động của các Chợ công nghệ và thiết bị, mạng nghiên cứu và đào tạo (VINAREN). - Hoạt động đăng ký và lưu giữ các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 17. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ thành lập, phát triển doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ sự hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. - Cơ chế, chính sách, chiến lược, phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ ươm tạo, thành lập và phát triển doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án được phê duyệt. - Các quy định, văn bản hướng dẫn, thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển thị trường công nghệ, doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của mạng lưới sàn giao dịch công nghệ. - Hướng dẫn và thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp và đầu mối, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. - Hướng dẫn và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại các tỉnh, thành phố, các đầu mối, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. 18. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. - Chính sách, quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. - Các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. - Kết quả nổi bật trong hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. 19. Cục Sở hữu trí tuệ - Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và sáng kiến. - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ trong phạm vi cả nước. - Các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện việc đăng ký xác lập quyền, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ và các quy định, văn bản liên quan đến sáng kiến. - Kết quả nổi bật trong hoạt động sở hữu trí tuệ và sáng kiến. 20. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Các văn bản công bố và hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia; kỹ thuật đo lường Việt Nam. - Hoạt động quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp. - Thông tin về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. - Thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. - Thông tin cảnh báo chất lượng sản phẩm hàng hóa. - Các hoạt động liên quan đến mã số mã vạch, năng suất chất lượng, sản phẩm, hàng hóa. - Các bài viết liên quan đến các điển hình tiên tiến của doanh nghiệp áp dụng thành công các công cụ, hệ thống quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp quốc gia. - Các văn bản chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Tổng cục. 21. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Thông tin về hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và các hoạt động của các nhà đầu tư đang hoạt động trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc. - Quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Khu công nghệ cao và do Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc ban hành. - Thông tin sưu tầm về KH&CN, hoạt động ươm tạo, đào tạo, chuyển giao công nghệ. 22. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Hoạt động nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chính sách và quản lý KH&CN. - Hoạt động đào tạo sau đại học và đào tạo bồi dưỡng do Học viện đang tiến hành. 23. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc - Nghiên cứu, phát triển các công nghệ thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn theo định hướng và hợp đồng của Nhà nước và các doanh nghiệp. - Phát triển các dự án hợp tác nghiên cứu và triển khai và chủ động đưa các kết quả nghiên cứu vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, chú trọng vào việc nâng cấp các lĩnh vực công nghiệp chiến lược và phát triển các công nghệ hiện đại để gia tăng việc nội địa hóa các công nghệ nhập khẩu, tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. 24. Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ - Tình hình hoạt động của Viện. - Các văn bản hướng dẫn việc khai thác, chuyển giao, áp dụng sáng chế. - Kết quả thực hiện việc kết nối cung - cầu giữa các nhà sáng chế với các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. 25. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hạt nhân và năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Phương hướng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. - Kết quả nổi bật về các dịch vụ, sản phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. 26. Viện Ứng dụng công nghệ - Các hoạt động, sự kiện, hội thảo do Viện hoặc các đơn vị thuộc Viện chủ trì tổ chức. - Các hoạt động, sự kiện, hội thảo của các đơn vị bên ngoài tổ chức có sự tham gia của Lãnh đạo Viện. - Các hoạt động chuyên môn, kết quả nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Viện. - Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể thuộc Viện (Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh,...). - Các hoạt động khác của Viện. 27. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Các kết quả nổi bật trong hoạt động KH&CN của Viện. 28. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Thông tin về hoạt động giám định sở hữu công nghiệp và định giá tài sản trí tuệ: các quy định, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu/trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp, định giá tài sản trí tuệ. - Thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học: các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ về sở hữu trí tuệ. - Thông tin về hoạt động đào tạo: các chương trình, kế hoạch đào tạo về sở hữu trí tuệ, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về sở hữu trí tuệ. - Thông tin về hoạt động hợp tác quốc tế: các chương trình hợp tác về đào tạo, trao đổi thông tin chuyên môn, nghiên cứu, dự án. 29. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài cho các vùng miền, địa phương trên cả nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Kết quả nổi bật trong hoạt động tiếp thu, thử nghiệm, tư vấn và chuyển giao công nghệ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ,... ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống. 30. Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước - Hoạt động của Văn phòng và Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia. - Thông tin chung của các nhiệm vụ (đề tài/dự án) được giao cho Văn phòng quản lý. - Kết quả nổi bật của các chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia. 31. Văn phòng Công nhận chất lượng - Các tổ chức được Văn phòng Công nhận Chất lượng công nhận. - Các sự kiện, hội nghị, hội thảo,... do Văn phòng Công nhận Chất lượng tham gia và tổ chức. - Thông tin hoạt động công nhận phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. 32. Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ - Các quy định, văn bản hướng dẫn đăng ký hoạt động KH&CN theo các quy định của pháp luật. - Các quy định, văn bản hướng dẫn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. - Các tổ chức KH&CN đã đăng ký hoạt động KH&CN. - Thông tin về các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận. - Các thông tin liên quan đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN. 33. Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia - Hoạt động của Văn phòng Chương trình quốc gia và Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN quốc gia. - Thông tin các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được Bộ trưởng giao. - Kết quả nổi bật của các Chương trình KH&CN quốc gia. 34. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia - Hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. - Thông tin triển khai các chương trình, nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ, hỗ trợ,... - Thông tin về Giải thưởng Tạ Quang Bửu. - Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ. 35. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia - Hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. - Định hướng ưu tiên, nội dung, yêu cầu, thể thức và phương thức triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ. - Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ. 36. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ - Thông tin về hoạt động của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ KH&CN và ngành KH&CN. - Thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về KH&CN. - Thông tin về các thành tựu KH&CN trên thế giới và Việt Nam. - Thông tin về các hoạt động của Trung tâm theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Các thông tin khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN. 37. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế - Các hoạt động nghiên cứu về chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến KH&CN của các nước trên thế giới. - Hoạt động đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước. 38. Các đơn vị khác Cần chủ động hoặc khi có yêu cầu của Ban Biên tập Portal MOST, có trách nhiệm cung cấp thông tin theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Chương V ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA PORTAL MOST Điều 15. Ban Biên tập Portal MOST 1. Ban Biên tập Portal MOST trực thuộc Trung tâm Công nghệ thông tin. Quy mô và tổ chức của Ban Biên tập Portal MOST do Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin quyết định. 2. Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm: a) Phê duyệt thông tin do các tổ chức, cá nhân cung cấp để đăng tải trên Portal MOST. b) Phê duyệt các thông tin bằng tiếng Anh để đăng tải trên Portal MOST. c) Kiểm tra nguồn gốc thông tin, đánh giá chất lượng thông tin; trong trường hợp cần thiết thì trao đổi với tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nội dung thông tin. d) Liên hệ với tổ chức phụ trách lĩnh vực chuyên môn để làm rõ thông tin có liên quan trong trường hợp thông tin đó do tổ chức hoặc cá nhân ở tổ chức khác cung cấp. đ) Trong trường hợp cần thiết, Ban Biên tập Portal MOST báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về nội dung thông tin tại thời điểm đưa tin. e) Thu thập, tìm kiếm, biên tập và đăng tải các nội dung liên quan đến chức năng quản lý của Bộ hoặc liên quan đến vấn đề KH&CN quan trọng của đất nước, được xã hội quan tâm. g) Thực hiện tiếp nhận, xử lý và đăng tải thông tin trên Portal MOST theo quy định tại Quy chế này; và các quy định hiện hành có liên quan. h) Tổng hợp, thống kê tình hình cung cấp thông tin trên Portal MOST. 3. Ban Biên tập Portal MOST có quyền: a) Tổ chức hệ thống thông tin viên, cộng tác viên để thu thập các thông tin về hoạt động KH&CN. b) Thuê chuyên gia, cộng tác viên ngắn hạn hoặc dài hạn để giúp việc cho Ban Biên tập Portal MOST. Trong trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ KH&CN đồng ý bằng văn bản. c) Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN cung cấp thông tin thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị mình để đăng tải trên Portal MOST. d) Tổ chức tập huấn hoặc các buổi tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức có liên quan và các cộng tác viên, thông tin viên phục vụ cho yêu cầu công tác của Portal MOST. đ) Tham gia các sự kiện do Lãnh đạo Bộ chủ trì để thu thập thông tin, viết tin/ bài đăng tải trên Portal MOST. 4. Cán bộ Ban Biên tập Portal MOST được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí; được hưởng chế độ làm việc đặc thù theo loại hình hoạt động của cơ quan truyền thông, báo chí. Điều 16. Bảo đảm vận hành và duy trì hoạt động của Portal MOST 1. Máy chủ Portal MOST đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Portal MOST phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, chỉnh sửa, giám sát hoạt động để bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày. Portal MOST phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy định hiện hành. 2. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Portal MOST được trang bị đầy đủ trang thiết bị và các tài nguyên mạng khác, cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin. 3. Portal MOST cần được áp dụng các biện pháp kỹ thuật đủ để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và dữ liệu; xây dựng phương án dự phòng khắc phục sự cố, bảo đảm Portal MOST hoạt động liên tục ở mức tối đa. 4. Kinh phí hoạt động của Portal MOST do ngân sách Nhà nước cấp, tổng hợp chung trong kinh phí hàng năm của Trung tâm Công nghệ thông tin, được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17. Khen thưởng, xử lý vi phạm 1. Tổ chức và cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin và duy trì hoạt động của Portal MOST sẽ được xem xét khen thưởng hàng năm theo quy định. 2. Tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thông tin trên Portal MOST, cản trở việc cung cấp thông tin theo quy định, hoặc làm ảnh hưởng tới hoạt động của Portal MOST, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 18. Trách nhiệm thi hành 1. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện Quy chế với Bộ trưởng Bộ KH&CN. 2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Trung tâm Công nghệ thông tin để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xét xét, quyết định./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số:2410 /QĐ-BNN-TY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Về việc xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cao Bằng phòng chống dịch bệnh BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP; Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia; hành. Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tại công văn số 2885/UBND-NL ngày 09/10/2013 về việc đề nghị hỗ trợ vắc xin Tai xanh, hóa chất sát trùng; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. 1. Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương xuất cấp không thu tiền 5.000 (Năm nghìn) lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Cao Bằng phòng, chống dịch Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Việc xuất cấp nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hóa chất. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân bổ và hướng dẫn sử dụng hóa chất sát trùng phòng, chống dịch bệnh theo quy định; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Inal ie nam www.vanbanian 3. Cục Thú y chỉ đạo Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương và phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện việc xuất cấp và sử dụng hóa chất dự trữ quốc gia đúng mục đích và theo quy định hiện hành của nhà nước. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Giám đốc Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Vũ Văn Tám; - Vụ Kế hoạch; - Vụ Tài chính; - Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng; - Luu VT, TY. VA NGHIỆP T BONONG! KT BỘ TRƯỞNG PHÁTHỨ TRƯỞNG TEN NO Hayang NOR Hoàng Văn Thắng www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.un 2
ỦY BANNHÂNDÂN THÀNHPHỐHỒCHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO _______ Số: 2733/QĐ-SGDĐT CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________ ThànhphốHồChíMinh, ngày 05tháng9năm2023 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023 - 2024 _______ GIÁMĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căncứ Thôngtư số01/TT-TTCPngày 23tháng4năm2014củaThanhtraChínhphủquy địnhviệc xây dựng, phêduyệt địnhhướngchươngtrìnhthanhtra, kếhoạchthanhtra; Căncứ Quyết địnhsố34/2023/QĐ-UBNDngày 16tháng8năm2023củaỦy bannhândânthànhphố HồChíMinhvềbanhànhQuy địnhchức năng, nhiệmvụ, quyềnhạnvàcơcấutổchức củaSởGiáo dục vàĐàotạoThànhphốHồChíMinh; Xét đềnghị củaLãnhđạoThanhtraSởGiáodục vàĐàotạoThànhphốHồChíMinh. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023-2024 của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (đính kèmdanh mục các cuộc thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023 - 2024). Điều 2. Lãnh đạo Trial tra, Lãnh đạo các phòng thuộc Sở; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, đơn vị trực thuộc, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng; Giámđốc trung tâmGiáo dục thường xuyên; các cá nhân, tổ chức thamgia hoạt động giáo dục chịu trách nhiệmthi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Nơi điều 2; - Giámđốc Sở GDĐT(để báo cáo); - Thanh tra BGDĐT(để báo cáo); - Thanh tra TPHCM(để báo cáo); - Lưu: VT; TTr (Tr). KT. GIÁMĐỐC PHÓ GIÁMĐỐC Lê Hoài Nam KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂMTRANĂMHỌC 2023 – 2024 (KèmtheoQuyết địnhsố2773/QĐ-SGDĐTngày 05tháng09năm2023) _______ PHẦN I Đánh giá kết quả thực hiện nhiệmvụ nămhọc 2022 - 2023 I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tổ chức của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT), giúp Giámđốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật. - Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giámđốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Thành phố, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ. - Thanh tra Sở có con dấu riêng. - Thanh tra Sở hiện có 11 nhân sự bao gồm: 02 Phó Chánh Thanh tra; 01 Thanh tra viên chính; 02 Thanh tra viên; 05 Chuyên viên thanh tra và 01 viên chức biệt phái. 2. Nhiệmvụ, quyền hạn của Thanh tra Sở - Xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Giámđốc Sở phê duyệt và xây dựng kế hoạch thanh tra nămtài chính theo hướng dẫn của Thanh tra Thành phố gửi Thanh tra Thành phố tổng hợp kế hoạch chung toàn thành phố; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệmcủa Thanh tra Sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. - Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệmvụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạmvi quản lý của Sở. - Thanh tra, kiểmtra vụ việc khác do Giámđốc Sở giao. - Hướng dẫn, kiểmtra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. - Theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở. - Thực hiện nhiệmvụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nhiệmvụ phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làmcông tác thanh tra thuộc Sở và công chức được giao thực hiện nhiệmvụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. - Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểmtra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. - Tổng kết, rút kinh nghiệmvề công tác thanh tra trong phạmvi quản lý nhà nước của Sở. - Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạmvi quản lý của Sở. - Thực hiện các nhiệmvụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giámđốc Sở giao. II. CÁC MẶT CÔNG TÁC ĐẠT ĐƯỢC 1. Các thành tựu tâmđắc Trong nămhọc 2022-2023, Thanh tra Sở đã ban hành các văn bản hướng dẫn quan trọng về công tác thanh, kiểmtra giáo dục[1]. Những văn bản này giúp thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt nhiệmvụ giáo dục trong tình hình mới; có tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục, tạo hành lang pháp lý căn bản cho việc đẩy mạnh đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Xây dựng cơ quan Thanh tra Sở thành một khối đoàn kết, thống nhất, cùng giúp nhau tiến bộ trong nghiệp vụ và đạt được hiệu quả cao trong công tác. Khuyến khích các thành viên Thanh tra Sở học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao; đồng thời, quan tâmbồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận. Thực hiện đúng tinh thần đổi mới công tác thanh tra về thủ tục, quy trình và hồ sơ thanh tra, Thanh tra Sở đã xây dựng và hoàn thiện quy trình nội bộ về xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và công tác lưu trữ hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật, đảmbảo sự thống nhất trong thực hiện nhiệmvụ tại cơ quan thanh tra. Kế hoạch thanh tra có sự phân định rõ ràng về phạmvi, thẩmquyền và nội dung thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật. Hoàn thành kế hoạch thanh tra đúng tiến độ đã đề ra, đảmbảo chất lượng, phát huy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểmtra. Hoạt động đổi mới công tác kiểmtra giáo dục đã được các Phòng Giáo dục và Đào tạo quán triệt và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ phụ trách công tác kiểmtra khá ổn định, có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, chủ động hoạt động trên cơ sở chương trình, kế hoạch được cấp có thẩmquyền phê duyệt. Hầu hết các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở đều có xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêmtúc công tác kiểmtra nội bộ trường học theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo; việc xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ của các đơn vị được thực hiện theo hướng dẫn của Công đoàn ngành Giáo dục thành phố; công tác kế toán tại các trường THPTđược thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và các hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo; các hoạt động mua sắm, sửa chữa đều được thực hiện theo hướng dẫn và phê duyệt chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo; hồ sơ pháp lý tổ chức hoạt động của các trường thực hiện theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐTngày 15 tháng 9 năm2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ trường THCS, THPTvà trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐTngày 31 tháng 12 năm2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường mầmnon. Qua công tác thanh tra, các cấp quản lý đã kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh, xử lý những sai phạm; biểu dương, nhân rộng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệmvụ. Công tác thanh tra đã góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục và năng lực quản lý ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc. 2. Các thành tựu khác 2.1. Công tác thanh tra, kiểmtra a. Công tác thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch Trong nămhọc 2022 - 2023, Thanh tra Sở đã tổ chức 27 cuộc thanh tra, kiểmtra với 95 đơn vị, trong đó Thanh tra: 15 cuộc 26 đơn vị; kiểmtra: 12 cuộc với 69 đơn vị. b. Công tác thanh tra, kiểmtra đột xuất và xử phạt vi phạmhành chính Trong nămhọc 2022-2023, Thanh tra Sở đã thực hiện 18 cuộc kiểmtra đột xuất đối với 27 đơn vị. Thanh tra Sở đã ban hành 11 Quyết định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục với số tiền: 204.500.000 đồng. Đơn vị bị xử phạt đã thực hiện nộp phạt: 204.500.000 đồng. Không có trường hợp khiếu nại Quyết định xử phạt. c. Thanh tra thi Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểmtra các kỳ thi theo quy định như sau: - Kiểmtra, giámsát Ban soạn thảo để thi, coi thi, chấmthi Kỳ thi HSGgiải toán trên máy tính cầmtay cấp TP nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 bổ sung lớp chuyên, tích hợp nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Ban soạn thảo đề thi, Ban coi thi, Ban chấmthi Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Kỳ thi chọn học viên giỏi lớp 9 lớp 12 cấp thành phố nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Ban soạn thảo đề thi, Ban coi thi, Ban chấmthi Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ sở Chương trình song ngữ tiếng Pháp nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Khảo sát tuyển sinh vào lớp 6 trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa nămhọc 2023-2024; - Kiểmtra công tác coi và chấmthi kỳ thi Nghề phổ thông cấp THCS, THPTnămhọc 2022-2023; - Thanh tra công tác chuẩn bị trước, coi thi, chấmthi, chấmphúc khảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nămhọc 2023-2024; - Thanh tra công tác chuẩn bị trước, coi thi, chấmthi, chấmphúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm2023. d. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kết luận thanh tra Thanh tra Sở đã triển khai, thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. Sau thanh tra, những mặt còn tồn tại, hạn chế đã được các đơn vị xây dựng kế hoạch khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, Thanh tra Sở kiểmtra, rà soát và ban hành văn bản kết thúc theo dõi theo quy định. 2.2. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) a. Công tác tiếp công dân Công tác tiếp công dân được thực hiện ở 2 địa điểm: Văn phòng tiếp công dân ở tầng trệt (Văn phòng Sở trực tiếp phụ trách giải quyết, niêmyết các thủ tục hành chính, văn bản quy phạmpháp luật, công khai kết luận nội dung tố cáo, công khai Quyết định giải quyết khiếu nại); văn phòng tiếp công dân ở tầng 4 (Thanh tra Sở phụ trách giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, công khai kết luận nội dung tố cáo, công khai Quyết định giải quyết khiếu nại). Thực hiện việc phân công cán bộ, thanh tra viên tiếp công dân thường xuyên và định kỳ. Giữ bí mật cho người tố cáo, bảo đảmcác quy định, quy trình tiếp công dân. Trong quá trình tiếp công dân, Thanh tra Sở đã hướng dẫn, giải thích cho công dân về các quy định của pháp luật; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tạo được sự đồng thuận của công dân trong việc thamgia xây dựng ngành giáo dục phát triển ngày càng vững mạnh. Số lượt tiếp công dân trong nămhọc 2022-2023: 152 (Lãnh đạo Sở: 13; Lãnh đạo Thanh tra: 52; tiếp thường xuyên: 87). b. Công tác xử lý đơn, giải quyết KNTC Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Thammưu cho Giámđốc giải quyết KNTC theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạmpháp luật; giữ vững kỷ cương, nền nếp, quy định của pháp luật; tạo sự ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; tạo niềmtin và sự hài lòng của nhân dân đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Lãnh đạo Thanh tra Sở thường xuyên theo dõi, nắmtình hình, đặc biệt là các đơn thư có tính chất phức tạp. Nhờ vậy, các kết luận thanh tra đảmbảo tính chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật, đồng thời đảmbảo các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Trong nămhọc 2022-2023, Thanh tra Sở đã tiếp nhận 446 đơn (bao gồm: 41 đơn khiếu nại; 145 đơn tố cáo; 260 đơn phản ánh, kiến nghị, đơn có nhiều nội dung khác nhau) trong đó đơn thuộc thẩmquyền: 46, đơn không thuộc thẩmquyền: 101. Đã xử lý: 446/446 đơn. 2.3. Công tác phòng, chống thamnhũng (PCTN) và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nămhọc 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và thực hiện 01 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với 03 đơn vị và 01 cuộc thanh tra trách nhiệmcủa Hiệu trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng đối với 03 đơn vị. Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệmthủ trưởng về phòng, chống thamnhũng, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về phòng, chống thamnhũng. Lãnh đạo Sở GDĐTluôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện và đề ra biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định, kịp thời. Triển khai kịp thời, toàn diện và tích cực các quy định của pháp luật về PCTNgắn với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, công tác PCTNtrong ngành giáo dục trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan trên cả hai mặt phòng và chống. Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác PCTNvà thực hành tiết kiệmchống lãng phí được nâng lên đáng kể, đặc biệt là nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa thamnhũng trong những hoạt động hàng ngày của chính đơn vị mình, của cá nhân thực hiện nhiệmvụ, công vụ. 2.4. Công tác bồi dưỡng, tuyên truyền Tổ chức tập huấn: - Tập huấn cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức theo Kế hoạch số 1296/KH-SGDĐTngày 28 tháng 4 năm2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo hè năm2022: số lượng khoảng 400 người gồm: Công tác kiểmtra của Phòng Giáo dục và Đào tạo - Thực trạng và giải pháp; Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục; Công tác xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo - Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm. 2.5. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số Nămhọc 2022-2023: Thanh tra Sở đã xây dựng kế hoạch số 278/KH-TTr ngày 08 tháng 5 năm2023 về thu thập dữ liệu và số hóa hồ sơ thanh tra năm2023 và đã triển khai đến toàn bộ công chức thanh tra thực hiện, tiến độ thực hiện: hoàn thiện dữ liệu đoàn thanh tra từ năm2019 đến năm2022 trước ngày 01/8/2023. Thanh tra Sở đã thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh; công tác thanh tra; công tác phòng chống thamnhũng định kỳ vào cơ sở dữ liệu Thanh tra Chính phủ tại trang thông tin điện tử: https://csdlbcth.thanhtra.gov.vn/ theo đúng quy định. Công chức thanh tra thực hiện trình ký hồ sơ công việc trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạmvi bí mật nhà nước). Thực hiện chấmthi đua các đơn vị theo phần mềmquản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tại trang thông tin điện tử: https://thiduakhenthuong.hcm.edu.vn/ theo đúng quy định. Thanh tra Sở thực hiện các đường link báo cáo định kỳ về công tác kiểmtra đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo, công tác kiểmtra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ: https://thanhtra.hcm.edu.vn/. Dữ liệu tại cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (trừ dữ liệu thuộc phạmvi bí mật nhà nước) được số hóa và lưu trữ tập trung như: hồ sơ đoàn thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch và đột xuất từ năm2019 đến năm2022; văn bản đi, đến được thực hiện thường xuyên liên tục từ tháng 09/2019 đến nay. Thanh tra Sở đã phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện ghi vốn việc thực hiện phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. Trong đó, Thanh tra Sở đã tiến hành xây dựng 4 thủ tục hành chính về: Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại lần 1; giải quyết khiếu nại lần 2; giải quyết tố cáo làmcơ sở cho việc xây dựng phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. 2.6. Công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra a. Đối với các phòng, ban Sở Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp các phòng, ban Sở trong hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành, thực hiện nghiêmcác kết luận thanh tra, giải quyết đơn thư KNTC và xử phạt vi phạmhành chính kịp thời, đúng quy định; tăng cường chỉ đạo kiểmtra, thanh tra việc thực hiện hoạt động giáo dục theo đúng điều lệ. - Phối hợp phòng TCCB, GDTrHkiểmtra việc thực hiện quy chế, điều lệ trường. - Phối hợp phòng GDMN, GDTiH, GDTrH, TCCB và KHTC thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nước và pháp luật về giáo dục đào tạo tại các phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục. - Phối hợp phòng GDTiHvà GDTrHthanh tra việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm2018. - Phối hợp phòng KHTC thanh tra công tác tài chính, tài sản. - Phối hợp phòng CTTTthanh tra công tác phòng chống thamnhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống bạo lực học đường và an toàn trường học. - Phối hợp Văn phòng Sở chuẩn bị phương tiện, nhân sự và kinh phí thực hiện các cuộc thanh tra định kỳ theo kế hoạch và tập huấn công tác của Thanh tra Sở. Giámsát việc hủy các phôi bằng hư định kỳ; tiếp các đoàn thanh tra, kiểmtra bên ngoài đối với Sở; tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng liên quan đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn do Giámđốc Sở giao. - Phối hợp Công đoàn ngành thanh tra việc thực hiện Quy chế dân chủ, công khai trong lĩnh vực giáo dục, công tác thi đua, khen thưởng. - Phối hợp các phòng, ban liên quan thamgia Đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng khi được Giámđốc Sở phân công. b. Đối với Thanh tra Thành phố Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Thành phố trong công tác tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các quy định về công tác phòng, chống thamnhũng cho Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; công tác thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT; liên hệ trong công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, các luật, nghị định, thông tư mới có liên quan hoạt động thanh tra. c. Đối với Thanh tra thành phố Thủ Đức, quận, huyện Phối hợp kiểmtra Quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, học thêm, tư vấn du học, kỹ năng sống; phối hợp xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các đơn vị giáo dục quận, huyện và thành phố Thủ Đức. d. Đối với công an thành phố Phối hợp trong hoạt động thanh tra thi, xác minh bằng cấp có dấu hiệu vi phạm. 2.7. Nguyên nhân những thành tựu Các văn bản hướng dẫn trong hoạt động thanh tra của các cấp có thẩmquyền ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ. Thanh tra Sở được sự quan tâmvà chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Sở, Thanh tra Bộ, Thanh tra Thành phố và sự phối hợp công tác của các phòng ban chuyên môn, quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thông qua các hội thảo tập huấn, hội nghị tổng kết hoạt động thanh tra của cơ quan, Thanh tra Sở đã tổ chức rút kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ công tác thanh tra trong thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra Sở nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. III. NHẬN XÉT 1. Các tồn tại 1.1. Đối với Thanh tra Sở - Công tác theo dõi, xử lý sau thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện Kết luận thanh tra, còn một vài vụ việc chậmtrễ, chưa đúng thời gian quy định. - Thanh tra Sở chưa thực hiện được việc thanh tra độc lập ở một số nội dung, cần sự phối hợp của phòng ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (không danh) đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩmquyền Ủy ban nhân dân quận/huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo giải quyết còn gửi vượt cấp về Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo khá nhiều. 1.3. Các trường và đơn vị trực thuộc Sở (gọi chung là cơ sở giáo dục) Việc thực hiện kiến nghị trong kết luận thanh tra đã được các cơ sở giáo dục quan tâmthực hiện so với nămhọc trước nhưng tiến độ khắc phục vẫn còn chậm. Một số cơ sở giáo dục còn chủ quan, thiếu nghiên cứu các văn bản quy phạmpháp luật và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩmquyền để làm căn cứ pháp lý, tổ chức, triển khai các hoạt động của nhà trường đúng quy định pháp luật, quy định của ngành và của địa phương. Một số đơn vị được thanh tra, kiểmtra chưa thực hiện tốt công tác công khai theo quy định của Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐTngày 28 tháng 12 năm2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐTBan hành Quy chế thực hiện công khai đối với CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT- BTC ngày 15 tháng 6 năm2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 55/2011/TT- BGDĐTngày 20 tháng 11 năm2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐTngày 03 tháng 8 năm2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Công văn số 1427/UBND-VX ngày 17 tháng 4 năm2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐTngày 03 tháng 8 năm2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phân công giảng dạy đối với cán bộ quản lý chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT- BGDĐTngày 21 tháng 10 năm2009 của Bộ GDĐTban hành quy định chế độ làmviệc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐTngày 09 tháng 06 năm2017 của Bộ GDĐTvề sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làmviệc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèmtheo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐTngày 21 tháng 10 năm2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Một số thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT, Hiệu trưởng các trường THPTcông lập và ngoài công lập chưa kịp thời quan tâmđến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và kiến nghị, phản ánh nên còn nhiều trường hợp gửi đơn khiếu nại vượt cấp, gửi đơn tố cáo không đúng thẩmquyền giải quyết. 1.4. Các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học Trong những cơ sở được kiểmtra và qua đơn thư phản ánh của công dân, tại thời điểmkiểmtra một số trung tâmngoại ngữ chưa kịp thời cập nhật pháp lý hoạt động theo quy định (Giấy phép hoạt động giáo dục hết hạn, chưa xin cấp phép mới; một số trung tâmđã có quyết định thành lập trung tâm, nhưng chưa có quyết định cho phép hoạt động giáo dục). Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số trung tâmngoại ngữ không đảmbảo điều kiện hoạt động giáo dục nhưng vẫn tổ chức dạy và thu tiền học viên. 2. Nguyên nhân của những tồn tại 2.1. Nguyên nhân khách quan - Nhân sự phụ trách công tác thanh tra tại Thanh tra Sở còn thiếu so với định biên, nhân sự làmcông tác kiểmtra, xử lý đơn thư còn phân công kiêmnhiệmđối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Cha mẹ học sinh vẫn còn e ngại trong việc tiếp xúc trực tiếp với nhà trường để được giải đáp những thắc mắc, phản ánh kiến nghị của mình. - Trong đội ngũ nhà trường, còn cán bộ, giáo viên chưa nắmrõ chủ trương, yêu cầu nhiệmvụ gây khó khăn cho việc triển khai nhiệmvụ của Thủ trưởng đơn vị, thiếu hợp tác với nhà trường gây khó khăn trong công tác quản lí và cho quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2.2. Nguyên nhân chủ quan - Một số cơ sở giáo dục chưa thật sự quan tâmviệc công khai cách thức tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cha mẹ học sinh qua đường dây nóng của đơn vị (số điện thoại, địa chỉ mail…), chưa công khai kịp thời kết quả quản lý công tác tài chính theo quy định. - Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng trong thực hiện quy trình tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết đơn. + Trong tiếp nhận đơn chưa thực hiện bước xử lý, nghiên cứu kỹ về nội dung, thể thức, điều kiện xử lý, điều kiện thụ lý đơn. + Quy trình thực hiện xử lý đơn, giải quyết đơn chưa đảmbảo theo quy định. 3. Biện pháp khắc phục 3.1. Đối với Thanh tra Sở Tiếp tục tăng cường chỉ đạo theo dõi, xử lý sau thanh tra; kịp thời đôn đốc việc thực hiện Kết luận thanh tra đúng thời gian quy định. Trong năm2023, Thanh tra Sở đã đề xuất bổ sung nhân sự theo định biên và được Lãnh đạo Sở phê duyệt. 3.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện - Thủ trưởng các cơ quan, CSGD cần làmtốt công tác thammưu theo thẩmquyền trên nguyên tắc nội dung nào thuộc chức năng, nhiệmvụ của mình thì chủ động giải pháp thực hiện, nội dung nào không thuộc thẩmquyền thì phối hợp, thammưu để có văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩmquyền. - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần quan tâm, đầu tư trực tiếp đến công tác tiếp công dân, xử lý đơn, theo dõi tiếp công dân, thực hiện nghiêmtúc trong bố trí nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất địa điểmtiếp dân, các hồ sơ, biểu mẫu theo chỉ đạo của Sở GDĐT, Thanh tra nhà nước quận huyện; cán bộ tiếp dân đảmbảo có nghiệp vụ, có thái độ ứng xử đúng mực. - Tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục cần cẩn thận, kỹ lưỡng, tổ chức tốt nền nếp và công khai rõ ràng sẽ đemlại sự an tâm, tin tưởng, tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, học sinh và đội ngũ của nhà trường về các chủ trương chung của ngành. Điều này cũng góp phần lớn cho thành công của các chủ trương, công tác giáo dục của Thành phố, tích cực ngăn ngừa các phát sinh khiếu nại, tố cáo. 3.3. Các cơ sở giáo dục - Phát huy vai trò của người đứng đầu trong công tác tuyên truyền với đội ngũ và phụ huynh học sinh, học sinh những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mọi người trong việc thực hiện các chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của ngành nhằmtạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệmvụ. - Cần tăng cường công tác quản trị nhà trường, kiểmtra, kiểmsoát hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong thực hiện nhiệmvụ, hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằmphát hiện sớmcác hạn chế, sai sót, hiện tượng tiêu cực để có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết không để xảy ra các điểmnóng. - Tăng cường công tác chỉ đạo, giámsát trong việc giải quyết dứt điểmcác phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ngay từ cấp cơ sở, nơi phát sinh vụ việc, đặc biệt là các vụ việc có dấu hiệu sẽ phát sinh đông người và phức tạp. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, thực hành quy chế dân chủ trong khuôn khổ qui định của pháp luật và công khai rõ ràng các chủ trương của cơ quan, đơn vị. - Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức thamgia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do các cơ quan cấp trên tổ chức. Đảmbảo việc theo dõi xử lý kết quả sau khi tiếp công dân và theo dõi kết quả xử lý đơn thư. - Trong quá trình giải quyết đơn phải cầu thị, coi trọng công tác hòa giải, đối thoại với người dân, tuyệt đối không được né tránh trách nhiệm, vòng vo, không dámnhìn nhận những thiếu sót của đội ngũ và trong công tác quản lý để điều chỉnh cho phù hợp (có sai, có sửa, có điều chỉnh và nhận thiếu sót). - Quá trình tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một công việc rất khó khăn nên cần có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này thông qua việc đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn thư theo khoản 5, Điều 20; Điều 21, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm2016 của Bộ Tài chính Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làmnhiệmvụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị và Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND của ngày 07 tháng 12 năm2017 của HĐND thành phố về chế độ bồi dưỡng người làmnhiệmvụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.4. Các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học Tiếp tục tổ chức kiểmtra việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học. PHẦN II Kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023-2024 I. NHIỆMVỤ TRỌNG TÂM Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT- BGDĐTngày 04 tháng 12 năm2013 của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 01/2014/TT- TTCP ngày 23 tháng 4 năm2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, Thanh tra Sở GDĐTThành phố Hồ Chí Minh xây dựng nhiệmvụ trọng tâmnămhọc 2023-2024 như sau: 1. Thanh tra hành chính Nămhọc 2023-2024, Thanh tra Sở thực hiện thanh tra hành chính theo quy định tại Điều 11; Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm2013 của Chính phủ. Trong đó tập trung một số nội dung sau: - Thanh tra trách nhiệmcủa thủ trưởng đơn vị đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các trường THPTcông lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. - Thanh tra trách nhiệmcủa thủ trưởng đơn vị đối với công tác phòng chống thamnhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các trường THPTcông lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. 2. Thanh tra chuyên ngành Nămhọc 2023-2024, Thanh tra Sở thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 15 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP; Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT. Cụ thể: 2.1. Thanh tra chuyên ngành đối với phòng Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nước và pháp luật về giáo dục và đào tạo tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Thanh tra công tác phòng chống bạo lực học đường và an toàn trường học của Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Kiểmtra việc chỉ đạo thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác của Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu nămhọc. - Kiểmtra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm2018 và việc đề xuất lựa chọn sách giáo khoa nămhọc mới. - Kiểmtra đối với các tổ chức, cá nhân khác thamgia hoạt động giáo dục (tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo ngoại ngữ tin học). 2.2. Thanh tra chuyên ngành đối với các trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp Thanh tra việc thực hiện đầy đủ quy định về quy chế dân chủ, công khai trong hoạt động giáo dục, việc đảmbảo chế độ, chính sách cho người lao động và công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật tại các trường THPTcông lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. 2.3. Thanh tra chuyên ngành đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên - Thanh tra về thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPTcông lập. - Thanh tra việc thực hiện các quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác tại các trường THPTcông lập. - Kiểmtra công tác tuyển sinh và thu chi đầu năm. - Kiểmtra việc thu chi đầu năm, kinh phí hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh và kinh phí tài trợ; Công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp. - Kiểmtra việc thực hiện quy chế, điều lệ. 2.4. Thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân khác thamgia hoạt động giáo dục (tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo trial ngữ tin học, dạy thêmhọc thêm) Kiểmtra Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học. 2.5. Thanh tra chuyên ngành đối với các kỳ thi (Nội dungchi tiết cóphụlục kèmtheo) 3. Công tác khác - Thanh tra, kiểmtra đột xuất những vấn đề bức xúc của xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh của người dân qua đường dây nóng và chỉ đạo của các cấp có thẩmquyền. - Thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị theo thẩmquyền. - Xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục. - Theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kết luận, kiến nghị theo quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm2015 của Chính phủ. - Tổ chức các hội nghị chuyên môn, tổng kết công tác thanh, kiểmtra nămhọc 2023-2024 để đánh giá, rút kinh nghiệm; kiện toàn tổ chức thanh tra. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và xử lí vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục. 4. Công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 100% dữ liệu tại cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (trừ dữ liệu thuộc phạmvi bí mật nhà nước) được số hóa và lưu trữ tập trung như: hồ sơ đoàn thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch và đột xuất từ năm 2019 đến năm2023; Hồ sơ giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền từ năm2019 đến cuối năm2023. Thanh tra Sở đã thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh; công tác thanh tra; công tác phòng chống thamnhũng định kỳ vào cơ sở dữ liệu Thanh tra Chính phủ tại trang thông tin điện tử: https://csdlbcth.thanhtra.gov.vn/ theo đúng quy định. Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện ghi vốn việc thực hiện phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. Trong đó, Thanh tra Sở đã tiến hành xây dựng 4 thủ tục hành chính về: Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại lần 1; giải quyết khiếu nại lần 2; giải quyết tố cáo làmcơ sở cho việc xây dựng phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Công tác tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạmpháp luật về công tác thanh tra. Chú trọng thanh tra công tác quản lý của người đứng đầu; đẩy mạnh công tác tự kiểmtra ở các cơ quan và cơ sở giáo dục. Xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng tập trung vào những nội dung, những cơ sở giáo dục còn yếu, quản lý lỏng lẻo, có nguy cơ phát sinh khiếu nại, tố cáo và bức xúc trong dư luận xã hội. Quan tâmrút ngắn thời gian thanh tra để nâng cao hiệu quả công tác bằng cách tổ chức tốt lực lượng Đoàn thanh tra và chấp hành nghiêmkế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Nâng cao phẩmchất đạo đức nghề nghiệp, chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên và chuyên viên của Thanh tra Sở thông qua việc học tập nâng cao lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, học tập và làmtheo tư tưởng, tấmgương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, ý thức phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Chi bộ Thanh tra Sở. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệmgiải quyết các vấn đề phức tạp, khó khăn thông qua buổi họp giao ban hàng tuần. Tiếp tục thammưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục và mối quan hệ phối hợp công tác giữa thanh tra Sở GDĐTvà thanh tra quận, huyện. Ban hành văn bản hướng dẫn phòng GDĐTthành phố Thủ Đức, quận, huyện về công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở giáo dục trực thuộc về công tác thanh tra, kiểmtra nội bộ, đặc biệt bố trí đủ mỗi Phòng GDĐT01 chuyên viên phụ trách công tác kiểmtra giáo dục trên địa bàn. Kịp thời báo cáo tiến độ của các cuộc thanh tra với thủ trưởng đơn vị, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Tiếp tục xây dựng quy trình, thủ tục thanh tra từng loại chuyên đề nhằmthống nhất trong nội bộ Thanh tra Sở để nâng cao tính chuyên nghiệp về nghiệp vụ thanh tra. 2. Công tác tuyên truyền, ngăn ngừa vi phạm Tiếp tục tăng cường tập huấn công tác tự kiểmtra, kiểmtra nội bộ và xử lý đơn ban đầu và những vấn đề cần thiết nhưng còn yếu kémnhư công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNcho thủ trưởng các đơn vị cơ sở. Thammưu lãnh đạo chỉ đạo và có kế hoạch bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở trong các lĩnh vực còn yếu và mới như công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Duy trì công tác triển khai văn bản quy phạmpháp luật trong các lần họp giao ban thanh tra, họp đoàn thanh tra. 3. Công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện báo cáo định ký, chấmthi đua các đơn vị. Tiếp tục thực hiện kế hoạch số hóa dữ liệu các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: hồ sơ đoàn thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch và đột xuất từ năm2019 đến năm2023; Hồ sơ giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền từ năm2019 đến cuối năm2023. Tiếp tục thực hiện đúng quy định về cập nhật thông tin, dữ liệu về báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh; công tác thanh tra; công tác phòng chống thamnhũng định kỳ vào cơ sở dữ liệu Thanh tra Chính phủ. Đảmbảo an toàn các nguồn thông tin, dữ liệu trong chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy hoạt động trên môi trường số. Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện ghi vốn việc thực hiện phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. III. CÔNG TÁC PHỐI HỢP Thammưu các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phối hợp công tác của các cơ quan, đơn vị có thực hiện chức năng thanh tra, kiểmtra trong ngành giáo dục thành phố như Thanh tra Thành phố, thanh tra các sở ngành, các phòng GDĐT, Thanh tra thành phố Thủ Đức, quận (huyện), các đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý của Sở GDĐT. Xây dựng lực lượng đoàn xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được chọn lựa kỹ những người vững nghiệp vụ chuyên môn liên quan và amhiểu về khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt khâu xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ban đầu để xác định rõ những nội dung khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩmquyền. Thanh tra Sở phối hợp với Văn phòng và UBKTĐảng ủy sở, các phòng ban chuyên môn, phòng ban chức năng thuộc Sở thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện kịp thời thanh tra các vụ việc theo chỉ đạo của Giámđốc và báo cáo cơ quan có thẩmquyền quản lý theo quy định. Các phòng ban chuyên môn, phòng ban chức năng phối hợp tốt với Thanh tra Sở thực hiện thanh tra theo quyết định của Chánh Thanh tra Sở (thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất), thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNkhi được Giámđốc Sở phân công. Cụ thể: - Phòng Giáo dục Mầmnon: Phối hợp thanh tra chuyên ngành các phòng GDĐTvà các trường mầmnon trên địa bàn Thành phố. Thamgia Đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNkhi được Giám đốc Sở phân công. - Phòng Giáo dục Tiểu học: Phối hợp thanh tra chuyên ngành các phòng GDĐTvà các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Thamgia đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNkhi được Giámđốc Sở phân công. - Phòng Giáo dục Trung học: Phối hợp thanh tra hành chính và chuyên ngành các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố; thanh tra công tác chuẩn bị trước kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; thamgia đoàn xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNdo Giámđốc Sở phân công. - Phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp và Đại học: Phối hợp thanh tra, kiểmtra chuyên ngành các trung tâmgiáo dục thường xuyên, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra đối với 03 trường trung cấp, 05 trường cao đẳng trực thuộc Sở; thanh, kiểmtra chuyên ngành các trường trung cấp, cao đẳng trực thuộc; các trường trung cấp, cao đẳng tư thục có nhómngành đào tạo giáo viên, đại học tư thục do UBND Thành phố giao; Thanh tra, kiểmtra trung tâmngoại ngữ tin học về chuyên môn. - Phòng Công tác Chính trị - Tư tưởng: Phối hợp thanh tra hành chính, chuyên ngành liên quan đến công tác nội trú, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống thamnhũng, tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩmquyền quản lý trên địa bàn thành phố, - Phòng Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục: Phối hợp thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị trong công tác thi, công tác kiểmđịnh chất lượng giáo dục theo thẩmquyền. - Phòng Tổ chức Cán bộ: Phối hợp tổ chức giámsát việc tuyển dụng viên chức ngành GDĐThàng năm, phối hợp thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNcác cơ sở giáo dục theo thẩmquyền và theo chỉ đạo của Giámđốc Sở. - Phòng Kế hoạch Tài chính: Phối hợp thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành về mặt quản lý, sử dụng tài sản, quản lý tài chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNcác cơ sở giáo dục theo thẩm quyền khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của Giámđốc Sở. - Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập: Phối hợp thanh tra, kiểmtra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, xử phạt vi phạmhành chính liên quan đến các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các đơn vị thamgia hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố. - Văn phòng Sở: Phối hợp chuẩn bị phương tiện, nhân sự và kinh phí thực hiện các cuộc thanh tra định kỳ theo kế hoạch và tập huấn công tác của Thanh tra sở. Giámsát việc hủy các phôi bằng hư định kỳ. Phối hợp tiếp các đoàn thanh tra, kiểmtra bên ngoài đối với Sở. Phối hợp thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các phòng GDĐTvà các cơ sở giáo dục theo thẩmquyền. Phối hợp tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNliên quan đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn do GiámĐốc Sở giao. - Văn phòng Đảng ủy: Phối hợp thanh, kiểmtra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN, phản ánh có liên quan đến cán bộ, đảng viên của ngành GDĐTthành phố; Thanh tra sở phối hợp tốt với UBKTđảng ủy theo quy chế phối hợp. - Công đoàn Ngành: Phối hợp thanh, kiểmtra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN, phản ánh có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ và chế độ chính sách của người lao động trong ngành giáo dục, đào tạo thành phố. Phối hợp với đoàn thanh tra để kiểmtra các vấn đề có liên quan đến hoạt động công đoàn khi cần thiết. - Trung tâmThông tin và Chương trình giáo dục: Phối hợp Thanh tra sở về việc sử dụng các phần mềm quản lý công việc (nếu có yêu cầu) và giải quyết các sự cố về đường truyền và mạng nội bộ; thamgia đoàn thanh tra để kiểmtra và thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Phối hợp xây dựng website Thanh tra sở trên cổng thông tin của Sở GDĐT. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Lãnh đạo Thanh tra, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên và Chuyên viên Thanh tra sở xây dựng kế hoạch cá nhân trên cơ sở của kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, kịp thời báo cáo Lãnh đạo sở, những trường hợp phức tạp, Lãnh đạo thanh tra sẽ tổng hợp xin ý kiến Giámđốc. Trong phạmvi chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình, các thành viên Thanh tra sở phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện kế hoạch công tác. V. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM Phụ lục: Danh mục các cuộc thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023-2024. SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CUỘC THANH TRA, KIỂMTRANĂMHỌC 2023-2024 (BanhànhkèmtheoQuyết địnhsố2773/QĐ-SGDĐTngày 05tháng9năm2023củaSởGiáodục và ĐàotạoThànhphốHồChíMinh) Thứ Đối tượng thanh Nội dung thanh tra, Thời tự tra, kiểmtra kiểmtra hạn Niên độ và phạmvi Thời Đơn vị Đơn vị thanh tra, kiểmtra hành chủ trì phối hợp - TH, THCS và THPTQuốc tế Á Châu 1 - THCS và THPT Sao Việt Kiểmtra công tác tuyển sinh và các khoản thu chi đầu năm Nămhọc 2023-2024 ngày đến thời điểmkiểm Tháng Thanh tra Phòng 9/2023 Sở NCL - TH, THCS, THPT Quốc tế Cananđa 2 Ban Coi và Chấm Kỳ thi chọn đội Kiểmtra công tác coi tuyển HSGThành và chấmthi phố Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 9/2023 Sở Trường Mầmnon 3 Dãy Núi Xanh - quận Bình Thạnh Kiểmtra việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc và giáo dục trẻ Nămhọc 2023-2024 ngày đến thời điểmkiểm Phòng Tháng Thanh tra GDMN; 10/2023 Sở QLCSGD NCL 4 Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp Kiểmtra Công tác tuyển sinh, việc thu đầu năm, kinh phí 15 HĐBĐDCMHS và kinh ngày phí tài trợ trong lĩnh vực giáo dục Tháng Thanh tra 10/2023 Sở 5 Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên - THPTCần Thạnh môn, thực hiện nội - THPTAn Nghĩa dung, chương trình - THPTNguyễn giáo dục phổ thông Hiền hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nămhọc 2022-2023 ngày đến thời điểmthanh Tháng Thanh tra Phòng 10/2023 Sở GDTrH - THPTVĩnh Viễn 6 - THPTTre Việt Kiểmtra công tác tuyển sinh và các khoản thu chi đầu năm Nămhọc 2023-2024 ngày đến thời điểmkiểm Tháng Thanh tra Phòng 11/2023 Sở NCL 7 Phòng PGD&ĐT Quận 7 Thanh tra Công tác phòng chống bạo lực Nămhọc 2022-2023 học đường và an toàn ngày đến thời điểmthanh trường học Tháng Thanh tra Phòng 11/2023 Sở CTTT - THPTHàn 8 Thuyên - THPTTrần Phú Thanh tra việc thực hiện quy định về thu, quản lí, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác 30 Từ năm2022 đến thời Tháng Thanh tra Phòng ngày điểmthanh tra 12/2023 Sở KHTC 9 Phòng GD&ĐT Quận 3 Thanh tra công tác quản lí nhà nước và thực hiện pháp luật của phòng GDĐTvề lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nămhọc 2022-2023 ngày đến thời điểmthanh Phòng GDMN; Tháng Thanh tra GDTiH, 01/2024 Sở GDTrH, TCCB; KHTC Thanh tra công tác - THPTVõ Thị SáuTCD, xử lý đơn thư, Nămhọc 2022-2023 10 - THPTNguyễn giải quyết khiếu nại, đến thời điểmthanh Thượng Hiền tố cáo; công tác kiểm tra tra nội bộ trường học Tháng Thanh tra 01/2024 Sở Ban Coi và Chấm 11 kỳ thi HS MTCT cấp TP lớp 12 Kiểmtra công tác coi và chấmthi Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm Tháng Thanh tra ngày theo kế hoạch của Sở 01/2024 Sở GD&ĐT. Các tổ chức ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, học thêm, tưKiểmtra Quy chế tổ vấn du học, kỹ chức và hoạt động năng sống trên địa bàn Quận 6 15 Đầu năm2023 đến ngày thời điểmkiểmtra Tháng Thanh tra Phòng 02/2024 Sở NCL - THPTNguyễn Văn Linh Thanh tra công tác 13 thực hành tiết kiệm, - THPTLương Vănchống lãng phí. Can - THPTNgô QuyềnThanh tra công tác 14 - THPTPhước trial chống tham Kiển nhũng. Đầu nămhọc 2022- 2023 đến thời điểm thanh tra Đầu nămhọc 2022- 2023 đến thời điểm thanh tra Tháng Thanh tra Phòng 3/2024 Sở CTTT Tháng Thanh tra Phòng 3/2024 Sở CTTT Phòng PGD&ĐT Quận 11 Ban Coi và Chấm 16 kỳ thi HS giỏi lớp 12 cấp TP Kiểmtra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm2018 và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa nămhọc mới Kiểmtra công tác coi và chấmthi Nămhọc 2022-2023 15 đến thời điểmkiểm ngày tra Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra Phòng 3/2024 Sở GDTrH Tháng Thanh tra 3/2024 Sở 17 thi HS giỏi lớp 12ỳ Kiểmtra công tác cấp TP 18 kỳ thi HS giỏi lớp 9Kiểmtra công tác coi cấp TP Bắt đầu cho đến việc 3 kết thúc việc phúc ngày khảo theo KHcủa Sở GDĐT. Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 3/2024 Sở Tháng Thanh tra 3/2024 Sở 19 thi HS giỏi lớp 9kỳ Kiểmtra công tác cấp TP Ban Coi và Chấm Kỳ thi học viên giỏiKiểmtra công tác coi Giáo dục Thường và chấmthi xuyên cấp TP Bắt đầu cho đến việc 3 kết thúc việc phúc ngày khảo theo KHcủa Sở GDĐT. Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 3/2024 Sở Tháng Thanh tra 3/2024 Sở - Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Quận 12 21 - Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Thanh tra, việc thực hiện đầy đủ quy định về quy chế dân chủ, công khai trial hoạt động giáo dục, việc 30 đảmbảo chế độ, ngày chính sách cho người Tháng Thanh tra 4/2024 Sở Công đoàn ngành Nguyễn Hữu Cảnh lao động và công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Ban Phúc khảo Kỳ thi học viên giỏi Kiểmtra công tác Giáo dục Thường phúc khảo xuyên cấp TP Bắt đầu cho đến việc 3 kết thúc việc phúc ngày khảo theo KHcủa Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 4/2024 Sở Ban Coi và Chấm 23 Kỳ thi tốt nghiệp THCS tiếng Pháp Kiểmtra công tác coi và chấmthi Bắt đầu cho đến kết 8 thúc Ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 5/2024 Sở 24 nghiệp THCS tiếngKiểmtra công tác Pháp Bắt đầu cho đến kết 3 thúc việc phúc khảo ngày theo kế hoạch của Sở GD&ĐT. Tháng Thanh tra 5/2024 Sở Ban Coi và Chấm 25 Kỳ thi Tiếng Hoa cấp Tiểu học Kiểmtra công tác coi và chấm Bắt đầu đến khi kết thúc việc coi và chấm thi. Trial Thanh tra 5/2024 Sở 26 thi tiếng Hoa cấp ỳ Kiểmtra công tác Tiểu học Thanh tra/Kiểmtra Trường THCS trên công tác chuẩn bị kỳ địa bàn tuyển sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 Ban coi, chấm khảo sát Tuyển Kiểmtra công tác tổ 28 sinh lớp 6 Trường chức coi, chấmkhảo THPTchuyên Trầnsát Đại Nghĩa 3 Bắt đầu đến khi kết ngày thúc việc phúc khảo Thời gian theo KH của Hội đồng thi tuyển sinh Thời gian theo KH ngày của Hội đồng khảo Tháng Thanh tra 5/2024 Sở Tháng Thanh tra 5/2024 Sở Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Ban phúc khảo Tuyển sinh lớp 6 29 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Kiểmtra công tác phúc khảo 3 Bắt đầu đến khi kết ngày thúc việc phúc khảo Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Hội đồng tuyển Thanh tra/Kiểmtra 30 THPT; Vòng 2 inm trướctkỳlthi tuyển Thời gian theo KH của Hội đồng thi tuyển sinh Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Các Điểmthi tuyển sinh lớp 10 nămhọc 2022- 2023 Thanh tra/Kiểmtra coi 5 Bắt đầu đến kết thúc thi tuyển sinh 10 ngày công tác coi thi. Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Ban Chấmthi, Phúc khảo tuyển sinh lớp 10 NH 2022- 2023 Thanh tra/Kiểmtra công tác chấmthi, phúc khảo Bắt đầu đến kết thúc việc chấmthi, phúc khảo Việc thực hiện các qui định về chấm thi Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Thanh tra/Kiểmtra công tác chuẩn bị thi lượng giáo dục tốt nghiệp THPTnăm Thời gian theo KH của Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Hội đồng thi tốt 34 nghiệp THPTvà các Điểmthi Thanh tra/Kiểmtra trướctkỳ thi tốt nghiệp ngày của Hội đồng thi tốt THPTnăm2024 Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Các Điểmthi tốt Thanh tra/Kiểmtra 35 nghiệp THPTnăm công tác coi thi TN 2023 THPTnăm2024 Bắt đầu đến kết thúc coi thi Việc thực hiện nội qui, quy chế thi. Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Ban Chấmthi, Phúc khảo, Ban Thanh tra/Kiểmtra Thư ký, Ban Làm công tác chấmthi, phách, vòng 2 in phúc khảo thi TN sao đề kỳ thi THPTnăm2024 TNTHPTnăm2024 Thanh tra/Kiểmtra 37 nhận tốt nghiệp công tác xét công THPT 2024 Bắt đầu đến kết thúc việc chấmthi, phúc khảo Việc thực hiện nội qui, quy chế thi chấmthi. Thời gian theo KH 15 của Hội đồng xét ngày công nhận tốt nghiệp THPT Tháng Thanh tra 6,7/2024 Sở Trial 7, Thanh tra 8/2024 Sở [1] Thanh tra sở đã thammưu ban hành các văn bản: + Văn bản số 3280/SGDĐT-TTr ngày 13 tháng 9 năm2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác kiểmtra nội bộ nămhọc 2022-2023 đối với các trường trung học phổ thông (cấp học cao nhất) trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (công lập, ngoài công lập) và các đơn vị trực thuộc. + Văn bản số 3279/SGDĐT-TTr ngày 13 tháng 9 năm2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác kiểmtra nămhọc 2022-2023 của phòng Giáo dục và Đào tạo. + Quyết định số 2191/QĐ-SGDĐTngày 30 tháng 8 năm2022 của Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt Kế hoạch thanh tra nămhọc 2022-2023.
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 140/2008/QĐ-TTg NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2008 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2007/QĐ-TTg NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SẮP XẾP LẠI, XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước; Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg). 1 . Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 1 như sau: "a) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp); Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn (sau đây gọi chung là công ty nhà nước);" 2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 như sau: "a) Lập báo cáo kê khai đầy đủ, đúng hiện trạng sử dụng, đúng biểu mẫu quy định; Giá trị quyền sử dụng đất của từng cơ sở nhà, đất quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 5 và khoản 2, khoản 3 Điều 6 Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg được xác định theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm." 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 6 như sau: "a) Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chỉ áp dụng đối với công ty nhà nước có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai (12) tháng liền kể từ khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các đối tượng không phải là công ty nhà nước và không phải di dời do ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai". 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau: "2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất quyết định việc bán, chuyển nhượng bằng hình thức chỉ định trong các trường hợp sau: a) Sau thời hạn thông báo bán đấu giá theo quy định mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mục đích xã hội hoá thuộc các lĩnh vực nêu trên thì thực hiện bằng hình thức đấu giá giữa các đối tượng tham gia đăng ký; c) Tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà, đất đang thuê của tô chức có chức năng cho thuê nhà, đất (Công ty quản lý kinh doanh nhà, Công ty kho bãi hoặc Công ty dịch vụ công ích) phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Công ty quản lý kinh doanh nhà, Công ty kho bãi hoặc Công ty dịch vụ công ích đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Giá bán tài sản trên đất do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất đề nghị Sở tài chính thẩm định phải bảo đảm phù hợp với giá trị còn lại theo thực tế đánh giá lại; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Sở Tài chính xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán tài sản trên đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp bán, chuyển nhượng chỉ định." 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: "1. Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: a) Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất); Bộ, ngành làm chủ tài khoản đối với cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quản lý; Sở Tài chính làm chủ tài khoản đối với cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý. b) Trường hợp cơ quan hành chính, đơn vi sự nghiệp có dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được sử dụng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định, để hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhưng không vượt quá dự toán của dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. c) Số tiền thu được còn lại trong tài khoản tạm giữ sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định và số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm b khoản này (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Đối với công ty nhà nước: a) Số tiền bán tài sản trên đất, công ty nhà nước được sử dụng theo chế độ hiện hành. b) Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất); Bộ Tài chính làm chủ tài khoản đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý; Sở Tài chính làm chủ tài khoản đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý. c) Trường hợp công ty nhà nước có dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Bộ Tài chính quyết định (đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về chủ trương xử lý chung hoặc có nghị quyết giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) hỗ trợ cho công ty nhà nước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định, nhưng không vượt quá dự toán của dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Không quá 50% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm b khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; - Không quá 70% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm b khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các tỉnh còn lại. Số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. d) Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định và số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm c khoản này (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. đ) Số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất) và do Sở Tài chính làm chủ tài khoản. e) Trường hợp công ty nhà nước có cơ sở nhà, đất phải di dời do ô nhiễm môi trường nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất (của từng công ty nhà nước), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất) quyết định hỗ trợ cho công ty nhà nước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về chủ trương xử lý chung hoặc có nghị quyết giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; riêng đối với các công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi quyết định và không vượt quá dự toán của dự án đầu tư xây dựng dược phê duyệt. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Không quá 50% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm đ khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; - Không quá 70% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm đ khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các tỉnh còn lại. Số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. g) Số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định và số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm e khoản này (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp phát và hạch toán thu, chi qua ngân sách nhà nước số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại mục 1 và mục 2 khoản này." 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau: "1. Tiền sử dụng đất thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất sau khi trừ đi phần chi phí tổ chức đã đầu tư vào đất nhưng chưa thu hồi được và các chi phí khác liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định, phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành." Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------------------- Số: 33/2010/TT-BLĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010    THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2009/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VỀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Để thực hiện thống nhất các quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết thi hành một số nội dung cụ thể như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn một số điều về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Nghị định 94/2009/NĐ-CP). 2. Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP. Điều 2. Xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm phải được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP như sau: 1. Việc xác định học viên cai nghiện (sau đây gọi tắt là học viên) trong thời gian 6 tháng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải căn cứ vào hành vi của học viên trong 6 tháng cuối của việc chấp hành Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định 135/2004/NĐ-CP). Hành vi vi phạm nội quy, quy chế, các hình thức kỷ luật được xác định trên cơ sở hồ sơ quản lý học viên tại Trung tâm. 2. Việc xác định người không có nghề nghiệp, có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy như sau: a) Người không có nghề nghiệp là người chưa được học nghề và không có việc làm tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống của bản thân; b) Người có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định là người không có việc làm thường xuyên để tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân. Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 30 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đề nghị gia đình học viên viết Giấy xác nhận về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi học viên cư trú. 3. Việc xác định người không có nơi cư trú nhất định, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội căn cứ vào hồ sơ đưa học viên vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 16 Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh (Sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2005/NĐ-CP). Người không có nơi cư trú nhất định là người được đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 43/2005/NĐ-CP mà trong quá trình chấp hành Quyết định cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh vẫn không xác định được có nơi cư trú nhất định. Trường hợp người xác định có nơi cư trú nhất định trong quá trình chấp hành Quyết định cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh phải có xác nhận của gia đình và chính quyền địa phương. Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 30 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đề nghị gia đình học viên viết Giấy xác nhận về tình trạng cư trú của học viên có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi học viên cư trú. 4. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội căn cứ hồ sơ quản lý học viên tại Trung tâm để đánh giá việc chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện của học viên. Học viên có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện tốt là học viên trong quá trình cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội không vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Điều 3. Hồ sơ của đối tượng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Điểm a Khoản 2 Điều 6 và Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 94/NĐ-CP) Hồ sơ của đối tượng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Bản sao có đóng dấu của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội) gồm: 1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Điều 9 Nghị định 135/2004/NĐ-CP hoặc Điều 16 Nghị định 43/2005/NĐ-CP; 2. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 12 Nghị định 135/2004/NĐ-CP; 3. Tài liệu, hồ sơ quản lý học viên trong quá trình cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Điều 4. Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao 1. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành lập Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao. Thành phần gồm lãnh đạo Trung tâm và Trưởng các Phòng, ban, đội, tổ của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là Chủ tịch Hội đồng, Trưởng phòng Quản lý - Giáo dục là Thư ký Hội đồng. Đối với Trung tâm đã thành lập Hội đồng khen thưởng, kỷ luật học viên theo Quy chế mẫu về khen thưởng, kỷ luật tại Quyết định số 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Hội đồng này đồng thời là Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao. 2. Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao tổ chức họp và biểu quyết đối với từng học viên, theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết với số ý kiến bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định nhưng phải ghi rõ vào biên bản phiên họp. Biên bản phiên họp xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao phải ghi rõ ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự. 3. Kết quả phiên họp Hội đồng được niêm yết công khai và thông báo trên loa truyền thanh của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Sau 3 ngày thông báo mà không có ý kiến phản ánh thì Giám đốc Trung tâm hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Trường hợp có ý kiến phản ánh thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Điều 5. Điều kiện để xét người sau cai nghiện được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại trung tâm 1. Người sau cai nghiện có một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP thì được xem xét việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy. 2. Gia đình của người sau cai nghiện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là các gia đình đang bị thiên tai, hoả hoạn hoặc có người thân (Bố, mẹ, con, vợ hoặc chồng) đang bị thi hành án phạt tù, bị tai nạn hay bị bệnh nặng mà ngoài người sau cai ra không còn ai để lao động duy trì cuộc sống gia đình, khắc phục thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh, người bị tai nạn. Điều 6. Nội dung thẩm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy và hoãn, miễn áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm của Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Điều 19 Nghị định 94/2009/NĐ-CP) 1. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6, Khoản 2 Điều 18, Khoản 1 và 2 Điều 23 của Nghị định 94/2009/NĐ-CP, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm tra về đối tượng, tính hợp pháp, việc tuân thủ quy trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy và hồ sơ đề nghị hoãn, miễn áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai nghiện. 2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, trong thời hạn chậm nhất là 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai nghiện bổ sung hồ sơ. Thời điểm thẩm tra tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Điều 7. Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy 1. Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy theo thẩm quyền; 3. Chi Cục trưởng Chi Cục phòng, chống tệ nạn xã hội hoặc Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; hướng dẫn Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. 4. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh Xã hội có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, thẩm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; báo cáo kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội xác minh, đề xuất giải quyết trường hợp có quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý nhưng thuộc diện được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định. Điều 8. Về thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú và tại Trung tâm 1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải bàn giao người và hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp người sau cai nghiện có nơi cư trú không thuộc tỉnh, thành phố lập hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội gửi hồ sơ cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú qua đường bưu điện. Người sau cai nghiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy có trách nhiệm tự khai báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú để được quản lý. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người sau cai nghiện cư trú có trách nhiệm tiếp nhận người và hồ sơ để áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy đồng thời thông báo bằng văn bản việc tiếp nhận cho cơ quan ban hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy để phối hợp quản lý. 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải bàn giao người và hồ sơ cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện hoặc bộ phận quản lý sau cai nghiện đối với địa phương không thành lập Trung tâm quản lý sau cai nghiện. Điều 9. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau: a) Biên bản Hội đồng xét duyệt đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao (Mẫu số 1); b) Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Mẫu số 2); c) Đơn đề nghị hoãn (miễn) chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy (Mẫu số 3); d) Biên bản bàn giao người sau cai nghiện ma túy (Mẫu số 4); e) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú (Mẫu số 5); g) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm (Mẫu số 6); h) Giấy xác nhận của gia đình học viên về tình trạng nghề nghiệp, việc làm của học viên (Mẫu số 7); i) Giấy xác nhận của gia đình học viên về tình trạng cư trú của học viên sau cai nghiện (Mẫu số 8). Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.   Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; Website Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, Cục PCTNXH (5b) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trọng Đàm    Mẫu số 1 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH SỞ LĐTBXH ………...……. TTCBGDLĐXH ……...….. -------   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    BIÊN BẢN Họp hội đồng xét duyệt đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao tại Trung tâm …………………………….. I. Thời gian, địa điểm - Thời gian................................................................................................................... - Địa điểm:............................................................................................................ II. Thành phần2 - Chủ tịch Hội đồng............................................................................................... - Thư ký:............................................................................................................... - Các thành viên:.................................................................................................. - Tổng số thành viên:………… Vắng: …………… (ghi rõ lý do) II. Nội dung - Số đối tượng xét duyệt trong phiên họp của Hội đồng:………….. (danh sách đối tượng kèm theo). - Các ý kiến tại Phiên họp: - Kết luận của Chủ tịch Hội đồng: - Số đối tượng có nguy cơ cao: …………..(danh sách kèm theo). - Ý kiến khác:……   THƯ KÝ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG    1 Địa danh 2 Số thành viên theo Quyết định thành lập Hội đồng   Mẫu số 2 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH UBND TỈNH ……………... UBND HUYỆN ...………… ------- Số: ………/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    QUYẾT ĐỊNH Về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)………………………… Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy; Căn cứ vào Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với anh (chị): ……………………………………….do Trung tâm ………………….lập; Theo đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với ông (bà):…………... Sinh ngày: ……/…../………..; Nghề nghiệp: ………………………………… Nơi cư trú: ………………………………………………………………… Thời gian quản lý sau cai nghiện:………….2 tháng kể từ ngày:…../…../...……; Điều 2. Quản lý sau cai nghiện tại3: …………………………………………… Điều 3. Giao cho Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện (hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn): ……………………….., xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý sau cai nghiện cho ông (bà): ……………………....................... Điều 4. Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện (hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), ông (bà) có tên tại Điều 1, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   Nơi nhận: - Như Điều 4; - Lưu VT, Phòng LĐTBXH TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Số tháng quản lý sau cai nghiện theo 3 Ghi rõ tên Trung tâm hoặc xã phường được giao quản lý sau cai nghiện   Mẫu số 3 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. Kính gửi: Giám đốc Trung tâm………………………………. ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN, MIỄN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN Tôi tên là:............................................................................................................................... Tôi là người phải chấp hành Quyết định số ............./QĐ-UBND ngày….tháng…. năm….. của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ………………………về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm ………………………………với thời gian .…tháng, (từ ngày … tháng …. năm ………. đến ngày…tháng….năm ……….). Tôi làm đơn này kính đề nghị Giám đốc Trung tâm………………….. cho tôi được hoãn (hoặc miễn) chấp hành biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện. Lý do đề nghị hoãn miễn2:...................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ (các tài liệu chứng minh kèm theo) Kính đề nghị Giám đốc Trung tâm ………………xem xét, giải quyết./.     NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên)    1 Địa danh 2 Ghi rõ lý do theo khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP   Mẫu số 4 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. BIÊN BẢN Bàn giao người sau cai nghiện ma túy Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……. tại2........................................................... Chúng tôi gồm: I. BÊN GIAO: Trung tâm:............................................................................................................. Đại diện là (ông/bà): ………………………..Chức vụ:............................................ Địa chỉ:.................................................................................................................. Số điện thoại:........................................................................................................ II. BÊN NHẬN: Trung tâm3......................hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường/thị trấn)4 ………….. Đại diện là (ông/bà): ………………………..Chức vụ:............................................. Địa chỉ:................................................................................................................... Số điện thoại:......................................................................................................... III. NỘI DUNG BÀN GIAO: 1) Số người bàn giao: ............................(danh sách họ tên) 2) Số hồ sơ bàn giao: ………………….……(theo danh sách họ tên) Biên bản này được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản, 1 bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội./.   BÊN GIAO (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) BÊN NHẬN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Địa điểm bàn giao 3 Tên Trung tâm quản lý sau cai 4 Tên xã, phường, thị trấn nhận người sau cai   Mẫu số 5 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH UBND HUYỆN……………... UBND XÃ ...……………… -------   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    GIẤY CHỨNG NHẬN Đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn…………………………… Chứng nhận anh (chị): ………………………………………………………………… Sinh ngày: ……/…../………….; Nơi ở hiện nay: …………………………………….; Đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện cai nghiện tại ma túy2: …………. từ ngày…….tháng….năm……...đến ngày…...tháng…..năm………... theo Quyết định số……/QĐ-UB ngày…..tháng …..năm …………của Ủy ban nhân dân huyện……………………     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Ghi địa danh theo Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện của UBND cấp huyện   Mẫu số 6 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH SỞ LĐTBXH……………. TRUNG TÂM...………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------    ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    GIẤY CHỨNG NHẬN Đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm ……………………………. Giám đốc Trung tâm…………………….……………… Chứng nhận anh (chị): ………………………………………………………………… Sinh ngày: ……/…../………….; Nơi ở hiện nay: …………………………………….; Đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện cai nghiện tại2: ………………….. từ ngày…….tháng….năm……...đến ngày…...tháng…..năm………... theo Quyết định số……/QĐ-UBND ngày…..tháng …..năm …………của Ủy ban nhân dân huyện……………………     GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Ghi tên Trung tâm theo Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện của UBND cấp huyện   Mẫu số 7 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. Kính gửi: Giám đốc Trung tâm2………………………………. GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIA ĐÌNH Về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên Tôi tên là3: …………………………Thường trú tại...................................... Tôi là4.................học viên5................................................ đang cai nghiện tại Trung tâm......................................xác nhận về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên6.............. như sau: Đã làm việc7...............................và thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày; Cam kết bố trí cho học viên làm việc8................................khi trở về gia đình..   CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI VIẾT XÁC NHẬN (Ký và ghi rõ họ và tên)    1 Địa danh 2 Tên Trung tâm CBDGLĐXH 3 Tên người viết xác nhận, thân nhân của học viên 4 Quan hệ của người viết với học viên 5 Tên học viên 6 Tên học viên 7 Tên công việc học viên đã làm trước khi vào Trung tâm 8 Tên công việc sẽ bố trí cho học viên   Mẫu số 8 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. Kính gửi: Giám đốc Trung tâm2………………………………. GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIA ĐÌNH Về tình trạng cư trú của học viên sau cai nghiện ma túy Tôi tên là3: …………………………Thường trú tại...................................... Tôi là4................. học viên5................................................ đang cai nghiện tại Trung tâm ...................................... xác nhận học viên6..............sau cai nghiện sống với gia đình tại địa chỉ 7 ..............................................................................................   CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI VIẾT XÁC NHẬN (Ký và ghi rõ họ và tên)    1 Địa danh 2 Tên Trung tâm CBDGLĐXH 3 Tên người viết xác nhận, thân nhân của học viên 4 Quan hệ của người viết với học viên 5 Tên học viên 6 Tên học viên 7 Số nhà, tên (tổ, đường, thôn, ấp, bản...;xã, phường, thị trấn; quận , huyện; tỉnh, thành phố).
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Só: 1828 /TCT-KK V/v hoàn thuế TTĐB, CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2014. Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Cần Thơ Trả lời công văn số 192/CT-KTT ngày 31/10/2013 của Cục Thuế tỉnh Cần Thơ phản ánh vướng mắc trong việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt - MST: 0305085745-001, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Căn cứ Điều 8 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008-QH12 ngày 14/11/2008 quy định về hoàn thuế, khấu trừ thuế TTĐB: “1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chi thực hiện đối với hàng hoa thực tế xuất khẩu. 2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất. Tại Điều 8 Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 20/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: “Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khẩu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra." Điều 57 Luật Quản lý thuế về các trường hợp thuộc diện hoàn thuế quy định: " 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 5. Tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp. Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp Chi nhánh Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt có số thuế TTĐB đã nộp ở khâu mua nguyên liệu thì được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB phải nộp tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Số thuế chưa khấu trừ hết sẽ được khấu trừ tiếp ở kỳ sau khi xác định số thuế phải nộp. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng đầy đủ các quy định và được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (bao gồm các trường hợp được hoàn theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế) thì được hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 59 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Cần Thơ biết và hướng dẫn Chi nhánh Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt thực hiện Nơi nhận: - Như trên; - CS, PC; - Lưu: VT, KK (3b). 08 KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG HO TỪNG CỤC TRƯỞNG * G THIS CLIC Trần Văn Phu
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 55/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A ----------------------- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Hiệp định hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a ký ngày 06 tháng 11 năm 2015; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 207/TTr-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH; - Lưu: VT, QHQT (2).ND THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A (Ban hành kèm Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: - Triển khai Hiệp định hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a (sau đây gọi tắt là Hiệp định); - Xác định cụ thể nhiệm vụ, thời gian tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiệp định, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn; quy định và phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của Hiệp định; đồng thời thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam về tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. 2. Yêu cầu: - Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện Hiệp định; tạo thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hữu quan nhằm đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, giúp ngăn chặn các vi phạm hải quan và nâng cao hiệu quả kiểm soát hải quan; - Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể. Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện Hiệp định, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác; đảm bảo quan hệ phối hợp chặt chẽ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin nhằm thực hiện đúng pháp luật hải quan trong ngăn chặn, điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan theo quy định; 2. Thực hiện giao hàng có kiểm soát đối với tiền chất, ma túy và chất hướng thần trong phạm vi quyền hạn và theo quy định của pháp luật trong nước; 3. Sử dụng các thông tin và tài liệu nhận được theo quy định của Hiệp định vào các mục đích quy định tại Hiệp định; chỉ được sử dụng các thông tin và tài liệu đó vào các mục đích khác khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bên kia; 4. Bảo mật các thông tin và tài liệu trao đổi với bên I-ta-li-a trong khuôn khổ Hiệp định theo các quy định pháp luật trong nước áp dụng đối với các thông tin tài liệu tương tự; 5. Bảo mật dữ liệu cá nhân trao đổi theo Hiệp định ít nhất ngang bằng với mức độ bảo mật quy định trong các quy định pháp luật quốc gia; tiến hành các biện pháp an ninh cần thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân được trao đổi theo Hiệp định khỏi sự truy cập trái phép, sửa đổi hoặc phát tán; 6. Thông báo cho Bên cung cấp thông tin kết quả sử dụng thông tin đó để phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước của Bên cung cấp thông tin; 7. Thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật như trao đổi đoàn, đào tạo và hỗ trợ phát triển chuyên sâu, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong sử dụng các thiết bị phát hiện, trao đổi dữ liệu chuyên môn, khoa học và kỹ thuật liên quan đến quy định và thủ tục hải quan. 8. Tiến hành họp giữa hai cơ quan hải quan khi có yêu cầu để tiến hành rà soát việc thực hiện Hiệp định và xây dựng kế hoạch triển khai. III.THỜI GIAN THỰC HIỆN Kế hoạch này được thực hiện kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cho đến khi Hiệp định hết hiệu lực. IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH Hiệp định đã ký bao gồm các quy định liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hải quan, trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hải quan, là cơ quan có trách nhiệm thực thi các quy định pháp lý và hành chính liên quan tới kiểm soát tại biên giới đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển tải, quá cảnh, lưu kho và di chuyển hàng hóa, các quy định liên quan tới các biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát cũng như chống rửa tiền. Do đó, để thực thi Hiệp định, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là cơ quan chủ trì thực hiện dựa trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan. Cụ thể: 1. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) - Chủ trì triển khai thực hiện các nội dung hợp tác được quy định tại Hiệp định và các nội dung nêu tại Mục II của Kế hoạch này sau khi Kế hoạch được ban hành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong quá trình thực hiện; - Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, giải pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả và kịp thời các điều khoản quy định tại Hiệp định; - Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiệp định, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hai nước; - Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định, các quy định pháp luật của Việt Nam và I-ta-li-a liên quan đến nội dung hợp tác, phạm vi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trên các phương tiện thông tin; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn về Hiệp định. 2. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cấp dưới có liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện các phạm vi hợp tác, trao đổi thông tin liên quan đến buôn lậu ma túy, chất hướng thần, tiền chất và những hàng hóa khác có khả năng gây ra những tổn hại cho môi trường, sức khỏe, an toàn và an ninh công cộng; các thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền và chuyển tiền trái phép; giao hàng có kiểm soát trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành; 3. Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị cấp dưới có liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách hàng hóa, gian lận thương mại và giao hàng có kiểm soát trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. V. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ HOẶC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH Về cơ bản, phạm vi, mức độ và lĩnh vực cam kết trong Hiệp định phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về thẩm quyền của cơ quan hải quan. Do đó, việc thực hiện Hiệp định không đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật. VI. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT KHÁC ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH Theo Điều 12 (Thực hiện) của Hiệp định quy định mỗi Bên chịu chi phí phát sinh cho việc thực hiện Hiệp định. Kinh phí thực hiện các hoạt động xác minh thông tin, cung cấp thông tin,... từ nguồn hoạt động thường xuyên của ngành Hải quan. Ngoài ra, hàng năm, các Bộ, ngành được phân công trong Kế hoạch này chủ động lập dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. VII. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN HIỆP ĐỊNH Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định, các quy định pháp luật có nội dung liên quan đến phạm vi hợp tác nêu tại Hiệp định./.
End of preview. Expand in Data Studio
README.md exists but content is empty.
Downloads last month
-