text
stringlengths 3
5.19M
|
---|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2018
Số: 5723/VPCP-NN
V/v cơ chế thu hồi đất thực hiện
công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư để thực hiện dự án Khu du lịch
Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long
Kính gửi:
• Bộ Tài nguyên và Môi trường;
• Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
Về đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long tại Công văn
số 70/TTr-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2018 về việc xem xét, chấp thuận áp
dụng cơ chế thu hồi đất thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
để thực hiện dự án Khu du lịch Mỹ Hòa, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long (xin sao gửi kèm theo), Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng
có ý kiến như sau:
Giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan
có liên quan xem xét nội dung Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long nêu tại văn bản
trên; hướng dẫn địa phương thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban
nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
• Như trên;
• TTgCP, PTTg Trịnh Đình Dũng;
• VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ: PL, KGVX;
TGĐ Cổng TTĐTCP;
• Lưu: VT, NN (3b). THANH
KT.BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Cao Lục |
ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHSỞ Y TẾ-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Số: 9738/SYT-NVYV/v tổ chức và huy động lực lượng tham gia hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2021
Kính gửi:
- Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức;- Bệnh viện công lập và ngoài công lập;- Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 13, 14, 16;- Cơ sở y tế tư nhân.
Thực hiện Kế hoạch số 4087/KH-BCĐ ngày 07/12/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố về việc tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại tại Thành phố Hồ Chí Minh; Công văn số 4332/BCĐ-XV ngày 21/12/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thành phố về việc điều chỉnh một số nội dung của Kế hoạch số 4087/KH-BCĐ ngày 07/12/2021,
Tiếp theo công văn số 9256/SYT-NVY ngày 10/12/2021 của Sở Y tế về việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại; công văn số 9653/SYT-NVY ngày 22/12/2021 của Sở Y tế về phối hợp tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động theo đơn vị, để đảm bảo năng lực tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 của ngành y tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khỏe người dân thành phố, hoàn thành bao phủ vắc xin liều bổ sung, liều nhắc từ nay đến hết tháng 01/2022 cho số lượng lớn người dân từ 18 tuổi trở lên, đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định,
Sở Y tế đề nghị các đơn vị phối hợp thực hiện các nội dung như sau:
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức:
- Chủ động huy động các lực lượng y tế trên địa bàn bao gồm bệnh viện quận, huyện và các cơ sở y tế tư nhân phối hợp tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn hiệu quả, đúng tiến độ.
- Tổ chức nhiều hình thức tiêm chủng đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao (người lớn tuổi, có bệnh nền), khó di chuyển hoặc không thể đến các điểm tiêm cố định... có thể đến tận nhà hoặc tổ chức điểm tiêm riêng..., điều phối người đến tiêm đảm bảo công suất, hiệu quả và an toàn phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế.
- Trong trường hợp không đảm bảo công suất tiêm, để lãng phí nguồn lực, Sở Y tế sẽ điều động các lực lượng nhân sự tham gia hỗ trợ đến các địa phương khác hỗ trợ.
2. Các cơ sở y tế tư nhân: Sẵn sàng cử nhân sự tham gia hỗ trợ, phối hợp với các địa phương khi được đề nghị tham gia hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo công suất tiêm hàng ngày, kịp tiến độ đề ra; trong trường hợp cần thiết, Sở Y tế sẽ điều động các cơ sở y tế từ quận, huyện này sang quận huyện khác nhằm đảm bảo tiến độ tiêm vắc xin của toàn thành phố.
3. Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập:
- Cử lực lượng nhân sự sẵn sàng tham gia hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19 (theo bảng phân công đính kèm) khi được điều động từ Sở Y tế. Lưu ý: Nhân viên y tế tham gia hoạt động tiêm chủng phải được tập huấn chuyên môn về tiêm chủng. Nhân viên trực tiếp khám sàng lọc, tư vấn, theo dõi, xử trí phản ứng sau tiêm chủng phải có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên; nhân viên thực hành tiêm chủng có trình độ từ trung cấp Y học hoặc trung cấp Điều dưỡng - Hộ sinh trở lên.
- Cung cấp thông tin cán bộ đầu mối về việc điều động nhân sự của đơn vị để Sở Y tế và địa phương được hỗ trợ liên hệ khi cần thiết (họ tên, chức vụ, số điện thoại).
Lưu ý: các cơ sở y tế bố trí nhân sự phù hợp đảm bảo lực lượng tiêm tại đơn vị và lực lượng tham gia hỗ trợ tại các địa phương theo điều động của Sở Y tế.
Riêng đối với Bệnh viện Dã chiến số 13, 14 và 16 mỗi bệnh viện tổ chức 05 bàn tiêm để hỗ trợ tiêm cho nhân viên, thân nhân người làm việc tại đơn vị; đồng thời phối hợp với địa phương nơi đơn vị trú đóng để tiêm cho người dân trên địa bàn.
Văn bản cung cấp thông tin cán bộ đầu mối của đơn vị gửi về Sở Y tế; đồng thời nhập trực tuyến vào đường link https://bitly.com.vn/8mdo4v hoàn tất trong ngày 27/12/2021.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh ngay về Sở Y tế để được hỗ trợ./.
Nơi nhận:- Như trên;- UBND Thành phố;- BCĐ phòng, chống dịch Thành phố;- BCĐ phòng, chống dịch quận, huyện, TP.Thủ Đức;- Phòng y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức;- Trung tâm y tế quận, huyện, TP.Thủ Đức;- Ban Giám đốc Sở;- Lưu: VT, NVY.
KT. GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐCNguyễn Hoài Nam
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC ĐƠN VỊ HỖ TRỢ BÀN TIÊM
STT
Các nhóm đơn vị y tế
Số lượng đơn vị
Số bàn tiêm mỗi đơn vị cần hỗ trợ
Tổng số bàn tiêm
1
Bệnh viện đa khoa thành phố
10
5
50
2
Bệnh viện Dã chiến số 13
1
5
5
3
Bệnh viện Dã chiến số 14
1
5
5
4
Bệnh viện Dã chiến số 16
1
5
5
5
Bệnh viện chuyên khoa thành phố
20
4
80
6
Bệnh viện quận, huyện
19
4
76
7
Bệnh viện đa khoa tư nhân
26
5
130
8
Bệnh viện chuyên khoa tư nhân
32
2
64
9
Phòng khám chuyên khoa
8
1
8
10
Phòng khám đa khoa
236
2
472
11
Trạm Y tế
311
1
311
12
Hệ thống thuộc các cơ sở VNVC
10
20
200
Tổng
675
1.406
Tên đơn vị
Thông tin cán bộ đầu mối về việc điều động nhân sự tham gia hỗ trợ tiêm vắc xin phòng COVID-19
STT
Họ và tên
Chức vụ
Số ĐT
|
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN
S519/GSQL-TH
V/v vướng mắc C/O mẫu E
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015
Kính gửi: Công ty TNHH Piaggio Việt Nam.
(Đ/c: Lô M, KCN Bình Xuyên, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)
Trả lời công văn số 1811-2015/PVN-LOG ngày 18/11/2015 của Công ty
TNHH Piaggio Việt Nam về vướng mắc liên quan đến khác biệt mã số trên C/O
mẫu E, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
Trường hợp khác biệt mã số HS trên C/O mẫu E với mã số HS trên tờ
khai hải quan nhập khẩu đã được quy định tại điểm c.8 khoản 2 Điều 26 của
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải
quan đã có hướng dẫn tại các công văn số 6365/TCHQ-GSQL ngày 23/10/2009,
công văn số 697/GSQL-TH ngày 3/7/2015. Đề nghị Công ty liên hệ với Cục Hải
quan TP. Hà Nội nơi làm thủ tục nhập khẩu để được xem xét, xử lý.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời để Công ty biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Hải quan TP. Hà Nội (để thực hiện)
- Luru: VT, TH (3b).
CONG HO
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
X.H.C.N
CỤC GIÁM SÁT
QUẢN LÝ YẾT
HẢI QUAN
TONG
CUC
HA
QUA
Au Anh Tuấn
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ-------
Số: 1568/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc---------------
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DÂN SỐ, LAO ĐỘNG,
ĐÀO TẠO, GIA ĐÌNH VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CỦA ĐẤT NƯỚC ĐẾN NĂM 2050
---------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển dân số, lao động, đào tạo, gia đình và chính sách xã hội phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo) với thành phần như sau:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo: Ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực: Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
- Ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ông Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
4. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo:
- Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
- Ông Nguyễn Mạnh Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính;
- Bà Nguyễn Phương Nga, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao;
- Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;
- Ông Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
- Ông Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế.
Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho các Thành viên Ban Chỉ đạo.
Giúp việc Ban Chỉ đạo có Tổ biên tập liên ngành do Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thường trực, Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định thành lập.
Điều 2. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo
1. Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chính sách hiện hành về dân số, lao động, đào tạo, gia đình và xã hội; nghiên cứu, đề xuất các nội dung điều chỉnh, bổ sung phục vụ phát triển bền vững của đất nước đến năm 2050.
2. Xây dựng Đề án phát triển dân số, lao động, đào tạo, gia đình và chính sách xã hội phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Đề án). Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, địa phương và tham khảo ý kiến của chuyên gia liên quan về Đề án.
3. Hoàn thiện Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án.
4. Ban Chỉ đạo tự giải thể sau khi hoàn thiện nhiệm vụ.
Điều 3. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo. Cơ quan thường trực có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo.
Điều 4. Chế độ làm việc
1. Các Thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định tại Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.
Các Thành viên Tổ biên tập liên ngành làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và các Ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của cơ quan mình.
3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Y tế và các nguồn vốn hỗ trợ khác (nếu có); được quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 6. Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển dân số, lao động, đào tạo, gia đình và chính sách xã hội phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước đến năm 2050, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có liên quan, các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 1;- Ban Bí thư Trung ương Đảng;- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;- Văn phòng Trung ương Đảng;- Văn phòng Tổng Bí thư;- Văn phòng Chủ tịch nước;- Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;- Văn phòng Quốc hội;- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, TCCV, QHQT, V.III, Công báo;- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
THỦ TƯỚNGNguyễn Tấn Dũng
|
BỘ TƯ PHÁP-------
Số: 498/QĐ-BTP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ
VỀ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH
----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 152/QĐ-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành;
Xét đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3;- Bộ trưởng (để b/c);- Các Thứ trưởng;- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;- Lưu: VT, Tổng cục THADS
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGTrần Tiến Dũng
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ VỀ THÔNG TIN
CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH(Ban hành kèm theo Quyết định số 498/QĐ-BTP ngày 28 tháng 03 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai kịp thời, có hiệu quả Quyết định số 152/QĐ-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (gọi tắt là Đề án).
- Xác định các hoạt động cụ thể, thời hạn hoàn thành, sản phẩm và trách nhiệm của các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án.
2. Yêu cầu
- Bám sát các nội dung của Đề án.
- Việc triển khai các hoạt động của Đề án phải cụ thể, khả thi và hiệu quả.
- Đề cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Đề án.
- Việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án phải đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và chất lượng.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
1.1. Khảo sát cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin; thực trạng đội ngũ công chức thi hành án dân sự để phục vụ xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
1.2. Triển khai các thủ tục lập dự án xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
1.3. Triển khai thí điểm Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
1.4. Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
1.5. Nâng cấp, phát triển phần mềm đảm bảo khả năng kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các phần mềm và cơ sở dữ liệu liên quan sẵn sàng triển khai trên toàn hệ thống cơ quan thi hành án dân sự.
2. Đầu tư cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đảm bảo triển khai phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
3. Triển khai Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành tại Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn quốc.
3.1. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành cho các Cục Thi hành án dân sự.
3.2. Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
3.3. Cập nhật thông tin từ cơ sở dữ liệu giấy đang lưu trữ tại các cơ quan thi hành án dân sự vào Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (số hóa, nhập dữ liệu từ các hồ sơ, sổ giấy) và cập nhật thường xuyên thông tin theo số lượng các việc thi hành án dân sự.
4. Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành án dân sự; giữa cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành với cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan.
(Chi tiết các nhiệm vụ; tiến độ thực hiện; cơ quan, đơn vị chủ trì; cơ quan, đơn vị phối hợp; nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện nhiệm vụ theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào nội dung tại Phần II, các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan thi hành án dân sự địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch và hàng năm, có trách nhiệm tổng hợp, dự toán kinh phí, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan, đơn vị mình chủ trì.
2. Tổng cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị liên quan để triển khai Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự, các cơ quan thi hành án dân sự địa phương và các đơn vị có liên quan triển khai nhiệm vụ theo Đề án và Kế hoạch này.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp và có nguồn kinh phí đảm bảo từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ của Đề án và Kế hoạch này theo quy định pháp luật và phù hợp với điều kiện thực tế.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Tổng cục Thi hành án dân sự để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
CHI TIẾT NỘI DUNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ
VỀ THÔNG TIN CỦA NGƯỜI PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH(Ban hành kèm theo Quyết định số 498/QĐ-BTP ngày 28 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
TT
Nội dung nhiệm vụ
Cơ quan, đơn vị chủ trì
Cơ quan, đơn vị phối hợp
Thời gian thực hiện
Sản phẩm chủ yếu
Nguồn kinh phí đảm bảo
1
Xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
1.1
Khảo sát cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin; thực trạng đội ngũ công chức thi hành án dân sự để phục vụ xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Tổng cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin; Vụ Kế hoạch - Tài chính và một số Cục Thi hành án dân sự
7/2016
Báo cáo khảo sát
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 100 triệu đồng (nguồn ngân sách Tổng cục THADS)
1.2
Triển khai các thủ tục lập dự án xây dựng phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin
3/2017
Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 03 tỷ đồng
(kinh phí Đề án)
1.3
Triển khai thí điểm Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Dự kiến: Cục THADS tp Hà Nội, tp Hồ Chí Minh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Tuyên Quang.
Tổng cục Thi hành án dân sự, các Cục Thi hành án dân sự được lựa chọn thí điểm.
Cục Công nghệ thông tin
5/2017
Chấp hành viên, công chức một số cơ quan thi hành án dân sự được tập huấn các tính năng của phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 500 triệu đồng
(kinh phí Đề án)
1.4
Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin; các Cục Thi hành án dân sự
9/2017
Báo cáo đánh giá về Phần mềm, đề xuất các nội dung cần bổ sung, nâng cấp, phát triển phần mềm, cơ sở dữ liệu.
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
1.5
Chỉnh sửa, bổ sung phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Cục Công nghệ thông tin
Tổng cục Thi hành án dân sự
6/2018
Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được hoàn thiện
Ngân sách nhà nước cấp cho Cục Công nghệ thông tin; Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 03 tỷ đồng
(kinh phí Đề án)
1.6
Đầu tư cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp đảm bảo triển khai phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Cục Công nghệ thông tin
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị liên quan
Hàng năm
Trang bị cho Trung tâm dữ liệu điện tử đáp ứng triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong Ngành Tư pháp nói chung và trong lĩnh vực thi hành án dân sự nói riêng
Ngân sách nhà nước cấp cho Cục Công nghệ thông tin và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 06 tỷ đồng
(kinh phí Đề án)
2
Triển khai Phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành tại Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự trong toàn quốc
2.1
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành cho các Cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin
Tổng cục Thi hành án dân sự
2018-2020
Chấp hành viên, công chức các cơ quan thi hành án dân sự được tập huấn các tính năng của phần mềm Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Ngân sách nhà nước cấp cho Cục Công nghệ thông tin; Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 1,5 tỷ đồng
(kinh phí Đề án)
2.2
Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Công nghệ thông tin
Hàng năm
Hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan thi hành án dân sự được trang cấp đồng bộ.
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 08 tỷ đồng
(kinh phí Đề án)
2.3
Cập nhật thông tin từ cơ sở dữ liệu giấy đang lưu trữ tại các cơ quan thi hành án dân sự vào Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (số hóa, nhập dữ liệu từ các hồ sơ, sổ giấy) và cập nhật thường xuyên thông tin theo số lượng các việc thi hành án dân sự.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin và các Cục Thi hành án dân sự
2018-2020
Hình thành cơ sở dữ liệu thông tin đồng bộ, thống nhất về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
Dự trù kinh phí: 02 tỷ đồng
(kinh phí Đề án)
2.4
Thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành án dân sự; giữa cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành với cơ sở dữ liệu chuyên ngành có liên quan.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Công nghệ thông tin; cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan, đơn vị liên quan.
2018-2020
Dữ liệu thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được kết nối, tích hợp trong toàn hệ thống thi hành án dân sự và kết nối tới một số phần mềm dữ liệu chuyên ngành có liên quan.
Ngân sách nhà nước cấp cho Cục Công nghệ thông tin; Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
3
Tổng kết thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
3.1
Sơ kết thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin; các Cục Thi hành án dân sự
01/2019
Báo cáo Sơ kết thực hiện Đề án
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
3.2
Tổng kết thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành.
Tổng cục Thi hành án dân sự
Cục Công nghệ thông tin; các Cục Thi hành án dân sự
01/2021
Báo cáo Tổng kết thực hiện Đề án
Ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thi hành án dân sự và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có)
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHÓ HÀ NỘI
số: 491 /QĐ-ƯBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nộỉ, ngày 1 ft tháng 02 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
về việc phê duyệt Ke hoạch tuyển sinh vào lớp 10
trung học phổ thông năm học 2020-2021
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009;
Căn cứ Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và
trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30/5/2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường trung học
phổ thông chuyên;
Căn cứ Văn bản hựp nhất số 02/VBHN-BGDĐT ngày 19/4/2019 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét
công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông;
Căn cứ Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh
trung học phổ thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số
358/TTr-SGDĐT ngày 05/02/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Ke hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông
năm học 2020-2021 (có Ke hoạch kèm theo).
Điều 2. Thủ trưởng ,các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch ủy ban nhân
dân các quân, huyện, thị xã căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này xây
dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết nhằm thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh
vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2020-2021.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng ủy ban
nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các Sở,
ban, ngành Thành phố; Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, Thủ
trường các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Thành phố chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
-NhưĐiều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;-
- Chủ tịch ƯBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội;
Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội;
- Các báo: Hà Nội Mới, Kinh tế và Đô thị,
An ninh Thủ đô, TTXVN phân xã Hà Nội;
- VPƯB: Các Phó Chánh Vãn phòng;
Các phòng: KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVXfZ I
Ngô Văn Quý
ị
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHÓ HÀ NỘI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
Tuyển sinh vào lóp 10 trung học phổ thông năm học 2020-2021
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngàyix / D2./2020
của Úy ban nhân dân Thành phố)
Căn cứ Điều lệ trường trung học cơ sở (THCS), trường trung học phổ
thông (THPT) và trường phố thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông
tư số 12/201 l/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở
giáo dục đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Căn cứ các văn bản hợp nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo: số 20/VBHN-
BGDĐT ngày 30/5/2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường
THPT chuyên; số 02/VBHN-BGDĐT ngày 19/4/2019 về việc ban hành Quy chế
thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT (sau đây gọi tắt là Quy
chế thi); số 03/VBHN-BGDĐT ngày 03/5/2019 về việc ban hành Quy chế tuyển
sinh THCS và tuyển sinh THPT;
ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tuyển sinh vào lớp
10 THPT năm học 2020-2021, cụ thể như sau:
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CÀU
1. Thực hiện đúng Quy chế tuyến sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm
bảo chính xác, công bằng, khách quan. Đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp
THCS có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp THCS.
2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
3. Hướng dẫn tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng, công khai, tạo thuận lợi cho học
sinh và cha mẹ học sinh.
4. Phân công nhiệm vụ cụ thể, cá nhân chịu trách nhiệm với nhiệm vụ
được giao trước cấp trên trực tiếp; Thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm
cuối cùng.
B. TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÔ
THÔNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
I. Số lượng dự kiến
Năm học 2019-2020, dự kiến toàn Thành phố có 107.246 học sinh xét tốt
nghiệp THCS (tăng 6.685 học sinh so với năm học 2018-2019). Thực hiện công
tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, dự kiến 62% số học sinh tuyển
vào trường THPT công lập, 2,6% số học sinh tuyển vào trường THPT công lập
tự chủ, 20% số học sinh tuyển vào trường THPT ngoài công lập, 7,5% số học
sinh tuyển vào trung tâm GDNN-GDTX và 7,9% số học sinh tham gia học nghề.
Dự kiến số lượng học sinh tuyển vào lớp 10 THPT và chương trình giáo dục
thường xuyên (GDTX) năm học 2020-2021 như sau:
- Tuyển vào trường THPT: 90.730 học sinh (tăng 5.776 học sinh so với
năm học 2019-2020).
Trong đó các trường công lập tuyển 66.492 học sinh (tăng 2.238 học sinh
so với năm học 2019-2020), các trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh
(tăng 4.442 học sinh so với năm học 2019-2020), công lập tự chủ tuyển 2.788
học sinh.
- Tuyển vào trung tâm GDNN-GDTX: 8.043 học viên.
- Tuyển vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 8.473 học sinh.
II. Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên
1. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THCS chương trình giáo
dục phổ thông hoặc chương trình giáo dục thường xuyên có độ tuổi theo quy
định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-
BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Phương thức tuyển sinh: Thi tuyển
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi chung vào lóp 10 cho tất cả
các trường THPT công lập.
a) Bài thi
- Tổ chức thi 04 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài
thi thứ tư; trong đó bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên thuộc một trong các
môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lí.
- Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng
Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật (thí sinh được đăng ký thi thứ tiếng
Ngoại ngữ khác với thứ tiếng Ngoại ngữ đang học tại trường THCS).
- Sở Giáo dục và Đào tạo công bố chọn bài thi môn thứ tư vào tháng 3/2020.
b) Hình thức thi
Các bài thi môn Toán và Ngữ vãn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm
bài là 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn thứ tư thi theo
hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài là 60 phút; có nhiều mã đề
thi trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 02 thí sinh liền kề không trùng mã
đề; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm; kết quả bài thi của thí sinh
trên Phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
c) Đề thi
Đồ thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc
chương trinh THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chủ yếu nằm trong
chương trình lớp 9 THCS. Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận
thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao; đề
thi môn Ngoại ngữ và môn thứ tư chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một
số câu vận dụng cấp độ thấp.
d) Nguyên tắc tuyển sinh
Điểm xét tuyển (ĐXT) = (Điểm thỉ môn Toán + Điểm thi môn Ngữ văn)x2 +
(Điềm thi môn Ngoại ngữ 4- Điềm thi môn thứ tư) -I- Điểm ưu tiên
Trong đó:
- Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.
- Căn cứ vào diện ưu tiên của học sinh theo Quy chế tuyển sinh để xác
định điểm ưu tiên.
- Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy
theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
- Chỉ xét tuyển đối với học sỉnh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm
Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, không có bài thi bị điểm 0 (không).
đ) Dự kiến ngày thi
Ngày Buổi Bài thi Thời gian làm bài
01/6/2020 SÁNG Ngữ văn 120 phút
CHIỀU Toán 120 phút
02/6/2020 SÁNG Ngoại ngữ 60 phút
Môn thứ tư 60 phút
3. Khu vực tuyển sinh
a) Đối với các trường THPT công lập, khu vực tuyển sinh được chia theo
địa giới hành chính quận, huyện, thị xã; toàn Thành phố có 12 khu vực tuyển
sinh. Cho phép học sinh có thể thay đổi khu vực tuyển sinh, học sinh muốn thay
đổi khu vực tuyển sinh phải có đơn xin đổi khu vực tuyển sinh.
b) Trường THPT Chu Vãn An và Trường THPT Sơn Tây được tuyển học
sinh vào lớp 10 không chuyên trên toàn thành phố (không phân biệt khu vực
tuyển sinh).
4. Đăng ký nguyện vọng dự tuyển
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai (02) trường
THPT công lập trong cùng một khu vực tuyển sinh, không kể nguyện vọng vào
các lớp chuyên của các Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT
chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An, THPT Sơn Tây. Ngoài ra học sinh có
thể dự tuyển tại các trường THPT ngoài công lập hoặc các trung tâm GDNN-
GDTX bằng phương thức xét tuyển.
5. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực
tiếp) từ ngày 17/6/2020 đến ngày 19/6/2020; nộp hồ sơ nhập học tại trường
THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày
23/6/2020 đến ngày 01/7/2020.
6. Phân ban
Học sinh được học một trong ba ban: Ban khoa học tự nhiên, Ban khoa
học xã hội và nhân văn, Ban cơ bản. Việc sắp xếp học sinh đã trúng tuyển vào
các ban trong trường được thực hiện đúng theo Quy chế của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
7. Chuyển trường
Học sinh đã trúng tuyển vào trường THPT công lập phải học ổn định hết
cấp học tại trường THPT đó. Trường hợp đặc biệt phát sinh trong quá trình học !
tập cần chuyển trường, phải được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép. Ị
III. Tuyên sinh vào lớp 10 chuyên Trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chu Văn
An và Trường THPT Sơn Tây
1. Điều kiện dự tuyển
a) Học sinh hoặc cha (mẹ) học sinh có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
b) xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học của các lớp cấp THCS từ khá trở lên.
c) xếp loại tốt nghiệp THCS từ khá trở lên.
d) Học sinh các tỉnh phía bắc từ Thanh Hoá trở ra có kết quả học tập năm
học lớp 9 THCS xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và đạt giải chính thức trong
kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh được đãng ký dự tuyển vào lớp chuyên
Trường THPT Chu Văn An.
2. Phương thức tuyển sinh
a) Vòng 1: Tổ chức sơ tuyển đối với những học sinh có đủ điều kiện dự
tuyển, có hồ sơ dự tuyển hợp lệ.
b) Vòng 2: Tổ chức thi tuyển đối với những học sinh đã qua sơ tuyển Vòng 1.
3. Đăng ký nguyện vọng
a) Mỗi học sinh có thể đăng ký dự tuyển vào các lớp chuyên của hai (02)
trong bốn (04) trường: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên
Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
b) Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào cùng một môn chuyên của
hai (02) trường nhưng phải xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và
trường nguyện vọng 2.
c) Học sinh có thể đãng ký nguyện vọng vào các môn chuyên khác nhau
của hai trường với điều kiện buổi thi của các môn chuyên đó không trùng nhau.
4. Tổ chức tuyển sinh
a) Vòng 1: Sơ tuyển, càn cứ vào các tiêu chí và được đánh giá bằng điểm
số như sau:
- Ket quả tham gia các hoạt động xã hội, thi tài năng trong phạm vi tổ
chức của tỉnh, thành phố, toàn quốc, khu vực và quốc tế; điểm cho mỗi gỉải được
tính như sau: Giải nhất được 5,0 điểm, giải nhì được 4,0 điểm, giải ba được 3,0
điểm, giải khuyến khích được 2,0 điểm.
- Kết quả xếp loại học lực 4 năm cấp THCS: Mỗi năm xếp loại học lực
giỏi được 3,0 điểm, học lực khá được 2,0 điểm.
- Kết quả tốt nghiệp THCS: Tốt nghiệp loại giỏi được 3,0 điểm, loại khá
được 2,0 điểm.
Điểm sơ tuyển = Điểm kết quả tham gỉa các hoạt động xã hội, thi tài năng +
Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS.
Chọn vào thi tuyển vòng 2 những học sinh đạt điểm sơ tuyển từ 10,0 điểm
trở lên.
b) Vòng 2: Thi tuyển
- Môn thi và đề thi:
+ Môn thi: Thí sinh dự thi 03 bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập
(Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và bài thi môn chuyên theo nguyện vọng; các bài
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập tính hệ số 1, bài thi môn chuyên tính
hệ số 2.
+ Đe thi môn chuyên: Đe thi được áp dụng hình thức tự luận. Riêng môn
Ngoại ngữ (thi vào các lớp chuyên Ngoại ngữ) được áp dụng kết hợp giữa hình
thức tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá các kỹ năng nghe, đọc, viết.
+ Nội dung: Đe thi môn chuyên dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS, đảm bảo các cấp độ nhận
thức: Thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao.
- Dự kiến ngày thi:
Ngày Buổi Bài thỉ Thòi gian làm bài
01/6/2020 SÁNG Ngữ vãn 120 phút
CHIỀU Toán 120 phút
02/6/2020 SÁNG Ngoại ngữ 60 phút
CHIỀU - Môn chuyên: Ngữ văn, Toán, Tin, Sinh học - Môn chuyên: Tiếng Pháp, Tiếng Nhật, Tiếng Đức (là mồn thi thay thế để vào các lớp chuyên ngoại ngữ khác) 150 phút 120 phút
03/6/2020 SÁNG - Môn chuyên: Vật lí, Lịch sử, Địa lí - Môn chuyên: Hoá học, Tiếng Anh 150 phút 120 phút
Thỉ sinh có nguyện vọng đăng kỷ dự tuyển vào lớp 10 THPT công ỉập
không chuyên phảỉ dự thi môn thứ tư vào sáng ngày 02/6/2020.
5. Nguyên tắc tuyển sinh
Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài
thi chuyên (hệ số 2)
Trong đó:
- Điểm bài thi của các môn tính theo thang điểm 10,0.
- Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường, lấy
theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
- Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ bài thi theo quy định, không vi phạm
Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
6. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực
tiếp) từ ngày 17/6/2020 đến ngày 19/6/2020; nộp hồ sơ nhập học tại trường
THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày
23/6/2020 đến ngày 01 /7/2020.
7. Tuyển bổ sung vào lớp chuyên và chuyển trường đối với học sinh các
trường chuyên:
a) Tuyển bổ sung vào lớp chuyên:
- Hàng năm, trường chuyên có thể tổ chức thi tuyển bổ sung vào các lớp chuyên.
- Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định việc tuyển bổ sung vào các lớp
chuyên, quy định đối tượng, điều kiện dự tuyển bổ sung, môn thi tuyển bổ sung
và tổ chức thực hiện việc tuyển bồ sung vào lớp chuyên.
b) Chuyển học sinh chuyên sang trường chuyên khác:
- Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến đã tiến hành tuyển sinh
bằng kỳ thi chung (chung đề thi, sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi) thì điều
kiện chuyển trường của học sinh chuyên là phải đạt đủ tiêu chuẩn trúng tuyển
chuyên và không thuộc diện phải chuyển ra khỏi lớp chuyên các năm học tương
ứng của trường chuyên đi và trường chuyên đến.
- Nếu trường chuyển đi và trường chuyển đến không tuyển sinh bằng kỳ
thi chung (không chung đề thi, không sử dụng cùng một hướng dẫn chấm thi) thì
học sinh chuyên phải tham dự thi tuyển bồ sung do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức hoặc ủy quyền cho trường chuyên tổ chức.
IV. Tuyển sinh vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học
chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (Chứng chỉ A-
level) tại Trưòng THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà Nội -
Amsterdam
1. Đối tượng dự tuyển
Học sinh đã tốt nghiệp THCS, đủ điều kiện đăng ký dự tuyển vào lớp 10
trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm học 2020-2021.
2. Điều kiện dự tuyển
- Học sinh hoặc cha (mẹ) học sinh có Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội,
đúng độ tuổi, đã tốt nghiệp THCS, có điểm trung bình cả năm lớp 9 các môn ị
Toán, Vật lý, Hóa học từ 8,0 trở lên, điểm trung bỉnh cả năm lớp 9 môn Tiếng
Anh từ 8,5 trở lên, điểm trung bình cả năm lớp 9 môn Ngữ văn từ 6,5 trở lên. *
- Học sinh có đăng ký dự tuyển vào lớp 10 trường THPT công lập trên địa
bàn thành phố Hà Nội năm học 2020-2021.
3. Đăng ký nguyện vọng
- Học sinh có thể đăng ký nguyện vọng vào hai (02) trường nhưng phải
xếp theo thứ tự ưu tiên là trường nguyện vọng 1 và trường nguyện vọng 2.
- Nguyện vọng của thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chương trình đào
tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc
(Chứng chỉ A-level) tại Trường THPT Chu Văn An và Trường THPT chuyên Hà
Nội - Amsterdam là nguyện vọng độc lập, không ảnh hưởng đến nguyện vọng đăng
ký tuyển sinh vào các trường THPT chuyên và THPT không chuyên.
4. Phương thức tuyển sinh và dự kiến ngày thi
a) Vòng 1: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam.
Thí sinh dự thi các bài thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập (cùng với
kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập không chuyên).
b) Vòng 2: Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc.
Dự kiến ngày 04/6/2020: Buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn
Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng
tiếng Anh.
c) Vòng 3: Phỏng vấn
Sau khi có kết quả các bài thi Vòng 2 của thí sinh, Hội đồng xét duyệt của
Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tuyển chọn khoảng 200 học sinh để dự tuyển
Vòng 3 (phỏng vấn) theo các quy định sau:
- Quy đổi điểm bài thi Vòng 2 của từng môn thi về thang điểm 10,0.
- Tính điểm Vòng 2 của mỗi thí sinh là tổng điểm các bài thi Vòng 2.
- Sắp xếp danh sách thí sinh đãng ký dự tuyển Vòng 3 theo thứ tự điểm
Vòng 2 từ cao xuống thấp; điểm Vòng 2 của thí sinh cuối danh sách được coi là
điểm chuẩn dự tuyển Vòng 3.
- Dự kiến thời gian phỏng vấn: Ngày 14/6/2020.
5. Đề thi Vòng 2, 3
- Đe thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học bằng tiếng Anh theo chuẩn CAIE,
môn tiếng Anh thi theo hình thức viết luận; thời gian làm bài: 60 phút/môn.
- Phỏng vấn theo hình thức vấn đáp để kiểm tra trình độ nghe, nói và khả
năng ứng xử, phản xạ tư duy của học sinh.
6. Nguyên tắc tuyển sinh
Tuyển những thí sinh có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào trường, lấy
theo điểm Vòng 3 từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu và đảm bảo các
điều kiện sau:
- Điểm xét tuyển Vòng 1 phải đạt ít nhất 50% số điểm tối đa.
- Các bài thi Vòng 1 đều đạt điểm lớn hơn 3,0.
Không cần xét điều kiện điểm thi Vòng 1 đối với những thí sinh thuộc
diện tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập không chuyên.
7. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực
tiếp) từ ngày 17/6/2020 đến ngày 19/6/2020; nộp hồ sơ nhập học tại trường
THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày
23/6/2020 đến ngày 01/7/2020.
V. Tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT công lập tự chủ tài chính, lớp
10 trường THPT ngoài công lập và lớp 10 chương trình GDTX
1. Đối với các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài
công lập
- Áp dụng phương thức “Xét tuyển” để tuyển sinh vào các trường THPT
công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập. Hội đồng tuyển sinh nhà
trường quyết định chọn phương án tuyển sinh sau:
+ Phương án 1: Xét tuyển căn cứ vào Điểm xét tuyển của thí sinh tham dự
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021.
+ Phương án 2: Xét tuyển dựa trên kết quả rèn luyện, học tập của học sinh
ở cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó.
- Các trường THPT công lập tự chủ tài chính và THPT ngoài công lập
được tuyển học sinh vào lớp 10 không phân biệt khu vực tuyển sinh.
- Ngoài phương thức “Xét tuyển” theo một trong hai phương án nêu trên,
các trường tuyệt đối khồng được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức
khác để tuyển sinh.
- Dự kiến thời gian tuyển sinh:
4- Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trường từ ngày 20/4/2020 đến
ngày 16/6/2020.
+ Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trường THPT từ ngày
17/6/2020 đến ngày 12/7/2020.
2. Đối với các trung tâm GDNN-GDTX
- Thực hiện tuyển sinh theo phương thức “Xét tuyển” dựa trên kết quả rèn
luyện, học tập của học sinh ở cấp THCS, nếu lưu ban lóp nào thì lấy kết quả
năm học lại cũa lớp đó. Các trung tâm GDNN-GDTX được tuyển học sinh vào •
lớp 10 không phân biệt khu vực tuyển sinh.
- Dự kiến thời gian tuyển sinh: ị
+ Học sinh nộp đơn đăng ký dự tuyển tại trung tâm GDNN-GDTX từ ;
ngày 20/4/2020 đến ngày 16/6/2020. L
+ Học sinh trúng tuyển nộp hồ sơ nhập học tại trung tâm GDNN-GDTX
từ ngày 17/6/2020 đến ngày 12/7/2020.
VI. Tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông năng khiếu thể dục thể
thao Hà Nội
- Thực hiện theo Quyết định số 383/QĐ-VHTTDL ngày 18/5/2009 của Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội (nay là Sở Vãn hóa và Thể thao) về việc
quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Trường
Phổ thông năng khiếu Thể dục, thể thao Hà Nội.
- Dự kiến thời gỉan tuyển sinh:
+ Thi tuyển năng khiếu: Từ 01/6/2020 đến 30/6/2020;
+ Thu hồ sơ và xét tuyển vãn hóa: Từ ngày 17/6/2020 đến 12/7/2020.
VII. Tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông dân tộc nội trú
1. Tuyển thẳng: Cho các đối tượng là học sinh trường Phổ thông dân tộc
nội trú đã tốt nghiệp THCS.
2. Thi tuyển: Thí sinh dự thi các bài thi tuyển sinh vào lóp 10 THPT công
lập không chuyên. Tổ chức thi tuyển cho những học sinh có hộ khẩu thường trú
thuộc 14 xã miền núi trong địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm:
- Huyện Ba Vì có 07 xã: Tản Lĩnh, Ba Trại, Minh Quang, Ba Vì, Vân
Hoà, Yên Bài, Khánh Thượng.
- Huyện Thạch Thất có 03 xã: Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân.
- Huyện Quốc Oai có 02 xã: Phú Mãn, Đông Xuân.
- Huyện Mỹ Đức có 01 xã: An Phú.
- Huyện Chương Mỹ có 01 xã: Trần Phú.
3. Dự kiến thời gian nộp hồ sơ nhập học:
Học sinh trúng tuyển xác nhận nhập học vào trường (trực tuyến hoặc trực
tiếp) từ ngày 17/6/2020 đến ngày 19/6/2020; nộp hồ sơ nhập học tại trường
THPT và trường THPT tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu (nếu có) từ ngày
23/6/2020 đến ngày 01/7/2020.
c. TỔ CHỨC THI
L Công tác ra đề thi, in sao đề thi và bàn giao đề thi
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định thành lập Hội đồng ra
đề và in sao đề thi, Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi;
Đe thi và hướng dẫn chấm thi khi chưa được công bố là bí mật Nhà nước
độ “Tối mật” theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thành phần Hội đồng ra đề và in sao đề thi gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Lãnh đạo các phòng của Sở Giáo dục và Đào
tạo, lãnh đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; lãnh đạo các
trường THCS, THPT.
- ủy viên, thư ký: Cán bộ, công chức, viên chức các phòng thuộc Sở Giáo
dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; giáo viên, nhân
viên các trường THCS, THPT.
- Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giáo viên các trương
THCS, THPT. Mỗi môn thi có một Tổ ra đề thỉ gồm Trưởng môn đề thi và các
cán bộ soạn thảo đề thi.
- Lực lượng bảo vệ: Do Công an thành phố Hà Nội và Sở Giáo dục và
Đào tạo điều động.
- Thanh tra: Do Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo điều động, trường hợp
cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập
đoàn thanh tra.
3. Ban Vận chuyển và bàn giao đề thi thực hiện nhiệm vụ nhận đề thi từ
Ban In sao đề thi, bảo quản, vận chuyển, phân phối đề thi đến các Điểm thi.
II. Công tác coi thi
1. Điểm thi
a) Mỗi trường THPT công lập là một đơn vị tuyển sinh. Căn cứ vào số
học sinh đăng ký dự tuyển vào trường và cơ sở vật chất của trường, nhà trường
chủ động đề xuất tổ chức một hay nhiều Điểm coi thi (gọi tắt là Điểm thi). Sở
Giáo dục và Đào tạo duyệt và ra quyết định thành lập các Điểm thi.
b) Mỗi Điểm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh và cơ sở vật
chất. Phòng bảo quản đề thi và bài thi tại Điểm thi phải có camera an ninh giám
sát, ghi hình các hoạt động tại phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác
theo đứng Quy chế thi.
2. Thành phần Điểm thi
a) Điểm thi được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và
Đào tạo, mọi thành viên làm việc tại Điểm thi từ Trưởng Điểm thi đến các nhân
viên phục vụ đều phải có tên trong Quyết định.
b) Trưởng Điểm thi là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trường THPT.
c) Có từ 2 đến 3 Phó Trưởng Điểm thi, 2 đến 3 Thư ký; trong đó có 1 Phó
Trưởng Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất là lãnh đạo tại nơi đặt Điểm thi.
d) Cán bộ coi thi: 50% là giáo viên THCS; 50% là giáo viên THPT.
đ) Giám sát thi: Là cán bộ, giáo viên trường THPT, có kinh nghiệm trong
công tác tổ chức thi, có trách nhiệm cao và nắm vững Quy chế thi.
e) Thanh tra: Do Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo điều động, trường hợp
cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập
đoàn thanh tra.
Ngoài ra tại mỗi Điểm thi còn có trật tự viên, công an, nhân viên y tế,
phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.
3. Nhiệm vụ: Vận dụng theo Quy chế thi.
III. Công tác chấm thi
1. Ban chấm thi
a) Toàn Thành phố thành lập một Ban chấm thi (trong đó có các Ban
chấm thi bộ môn hoặc nhóm môn), một Ban Làm phách.
b) Địa điểm đặt Ban chấm thi phải đảm bảo yêu cầu quy định về an ninh
và cơ sở vật chất. Phòng chứa bài thi, phòng chấm bài thi trắc nghiệm, tự luận
tại Ban chấm thi phải có camera an ninh giám sát, ghi hình các hoạt động tại
phòng 24 giờ/ngày và đảm bảo các điều kiện khác theo đúng Quy chế thi.
2. Thành phần Ban chấm thi
a) Ban chấm thi được thành lập theo Quyết định của Sở Giáo dục và Đào
tạo, mọi thành viên làm việc tại Ban từ Trưởng ban chấm thi đến các nhân viên
phục vụ đều phải có tên trong Quyết định.
b) Cán bộ chấm thi: 50% là giáo viên THCS, 50% là giáo viên THPT. Các
phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT phải cử đúng thành phần và số
lượng giáo viên tham gia chấm thi theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo.
c) Thanh tra: Do Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo điều động, trường họp
cần thiết Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thanh tra và thành lập
đoàn thanh tra.
Ngoài ra tại mỗi Ban chấm thi theo môn hoặc nhóm môn còn có trật tự
viên, công an, nhân viên y tế, phục vụ làm nhiệm vụ theo Quyết định.
3. Nhiệm vụ: Vận dụng theo Quy chế thi.
IV. Giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi như sau:
a) Khi nhận được phản ánh vi phạm quy chế thi thì Hội đồng thi hướng
dẫn, xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền.
b) Trường họp khiếu nại về công tác tổ chức thi, hồ sơ và điểm bài thi:
Giải quyết theo Quy chế thi.
c) Trường hợp tố cáo vi phạm quy chế thi: Hội đồng thi tổ chức xác minh
hoặc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xác minh, xử lý theo Quy chế thi và
quy định của Luật tố cáo.
2. Việc xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo về kỳ thi sau khi Hội đồng
thi giải thể được giải quyết theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại,
tố cáo.
D. TỎ CHỨC THựC HIỆN
I. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Hướng dẫn các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT, trung tâm
GDNN-GDTX về công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021.
2. Tổ chức hướng dẫn Quy chế thi, Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh vào lớp 10
THPT năm học 2020-2021 tới các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường THPT
và các trung tâm GDNN-GDTX.
3. Trực tiếp tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 THPT và lớp 10 GDTX.
4. Chỉ đạo và kiểm tra công tác tuyển sinh trên địa bàn Thành phố.
5. Tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh, cha mẹ
học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.
6. Ra quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh của các trường THPT;
quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường THPT. Tiếp nhận hồ sơ
của các Hội đồng tuyển sinh, Điểm coi thi, Ban chấm thi.
7. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất
về công tác tuyển sinh với UBND Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Các Sở, ban, ngành có liên quan
Các cơ quan: Công an Thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế
hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Văn hoá và Thể thao, Bưu điện thành phổ Hà Nội, Tổng
công ty Điện lực thành phố Hà Nội, các cơ quan báo chí của Hà Nội, các ban,
ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp chặt chẽ với Sở
Giáo dục và Đào tạo và ƯBND các quận, huyện, thị xã thực hiện tốt công tác
tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021 theo quy định.
III. ƯBND các quận, huyện, thị xã
1. Phối hợp, chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các phường, xã, thị
trấn và các trường tổ chức công tác truyền thông rộng rãi để giáo viên, học sinh,
cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai.
2. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo phòng Giáo dục và Đào
tạo và các trường trên địa bàn tổ chức công tác thi tuyển sinh theo đúng yêu cầu.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc,
các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để tổng
họp, báo cáo ƯBND Thành phố chỉ đạo, giải quyết./. /
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Năm 2020 là năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012; trên cơ sở phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN giai đoạn 2016-2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1318/QĐ-BKHCN ngày 05/6/2015 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bộ KH&CN hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bộ, ngành, địa phương) xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2020 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2019
Ngày 17/12/2018, Bộ KH&CN đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp KH&CN năm 2019. Căn cứ các nghị quyết của Quốc hội: Số 69/2018/QH14 ngày 08/11/2018 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; số 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018 về dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019; Trên cơ sở thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán 6 tháng đầu năm 2019, ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2019, các bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo đánh giá theo các nội dung sau:
I. Đánh giá môi trường, thể chế chính sách về KH&CN và đổi mới sáng tạo
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các nội dung về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong các Luật, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ phục vụ: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế; quản lý nợ công; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân và phát triển tiềm lực KH&CN. Trong đó chú trọng các nội dung:
- Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật (QCVN), hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
- Các cơ chế, chính sách và quy định pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ, năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân và thông tin, thống kê KH&CN;
- Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST và phát triển doanh nghiệp KH&CN, lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, các sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng theo chuỗi giá trị;
- Nâng cao năng lực công nghệ, ĐMST và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp ĐMST; cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào doanh nghiệp ĐMST;
- Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển, hội nhập và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4;
- Cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động nguồn kinh phí ngoài ngân sách đầu tư cho KH&CN, nhất là từ doanh nghiệp;
- Cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN, các vướng mắc trong thực hiện cơ chế khoán chi;
- Việc thành lập và hoạt động các Quỹ KH&CN của các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp ...; các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện;
- Cơ chế ưu đãi, thu hút đầu tư vào khu công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung;
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, phục vụ người dân và doanh nghiệp;
Các bộ, ngành và địa phương ngoài việc đánh giá kết quả đạt được, cần phân tích đánh giá tác động tích cực và tồn tại bất cập trong hoạt động quản lý và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật/hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách để đưa KH&CN vào phục vụ trực tiếp cho phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
II. Đánh giá kết quả hoạt động KH&CN và ĐMST
Các bộ, ngành, địa phương đánh giá kết quả hoạt động KH&CN theo từng nội dung của hoạt động KH&CN và ĐMST, nêu được những kết quả nổi bật với các số liệu cụ thể minh chứng đóng góp của KH&CN, ĐMST vào phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và kinh tế - xã hội của đất nước, những tồn tại bất cập cần phải tiếp tục khắc phục để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển đất nước, bao gồm:
1. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN các cấp
a) Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN được giao trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chỉ thị; quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ chức năng và nhiệm vụ KH&CN được giao trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; chỉ thị; quyết định của Thủ tướng Chính phủ đánh giá kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đặc biệt là các hoạt động KH&CN liên quan đến hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
b) Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Năm 2019 là năm bứt phá để hoàn thành kế kế hoạch KH&CN 5 năm 2016 – 2020. Do vậy, đối với các Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 cần tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kết quả của nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia 03 năm 2016-2018, 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm 2019 so với mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến của khung chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Biểu TK1-3, Phụ lục 1). Đánh giá cần tập trung nêu bật sự gắn kết, đóng góp của các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thuộc các chương trình KH&CN cấp quốc gia, dự án KH&CN, nhiệm vụ độc lập cấp quốc gia, nhiệm vụ quỹ gen, nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư; nhiệm vụ do Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia tài trợ... vào tốc độ tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, địa phương và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Việc đánh giá nhằm hướng tới phục vụ tái cơ cấu các chương trình KH&CN quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp thực sự là trung tâm của hệ thống ĐMST quốc gia, các sản phẩm sáng tạo phục vụ trực tiếp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, năng suất, chất lượng theo chuỗi giá trị.
(Danh mục các Chương trình/Đề án KH&CN cấp quốc gia tại các Phụ lục 4, Phụ lục 5, Phụ lục 6 kèm theo Công văn này)
c) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở
Đánh giá kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình và nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, các chương trình phối hợp công tác với Bộ KH&CN (nếu có). Đánh giá tập trung vào đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương; tình hình thực hiện các nhiệm vụ nhằm thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh; những tồn tại, bất cập và đề xuất khắc phục (có số liệu minh chứng cụ thể).
2. Phát triển tiềm lực KH&CN
a) Đánh giá tình hình hoạt động của các tổ chức KH&CN trên địa bàn được giao quản lý; tình hình thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 và Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
b) Tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN bao gồm: Chính sách sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHCN-BNV ngày 06/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ; đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng NSNN theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Kết quả phát triển hạ tầng KH&CN thuộc phạm vi được giao quản lý bao gồm: Khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; phòng thí nghiệm trọng điểm; thông tin KH&CN; tăng cường tiềm lực cho các tổ chức KH&CN...
d) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá việc triển khai Đề án nâng cao năng lực của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo Quyết định 317/QĐ-TTg ngày 15/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Phát triển doanh nghiệp KH&CN và thị trường KH&CN
Đánh giá kết quả nổi bật và tồn tại của các hoạt động:
a) Hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao; hình thành và phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; Phát triển thị trường KH&CN; các hoạt động chợ công nghệ và thiết bị, kết nối cung cầu, sàn giao dịch công nghệ.
b) Hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; không gian làm việc chung, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST, các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm; hoạt động đào tạo khởi nghiệp ĐMST, các sự kiện nhằm kết nối, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.
4. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh
Đánh giá kết quả và những tồn tại, bất cập đối với các hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, cụ thể:
a) Hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xác lập và phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp, ngành, địa phương. Đánh giá tổng hợp và chia theo nguồn: (i) NSNN cấp hoàn toàn; (ii) NSNN hỗ trợ thực hiện; (iii) Nguồn hoàn toàn của doanh nghiệp và xã hội (số lượng, kinh phí các nhiệm vụ và hoạt động theo nguồn).
b) Hoạt động sở hữu trí tuệ: Trong phạm vi quản lý của mình, đánh giá kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế các hoạt động sau (nếu có): (i) việc triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) hoạt động hỗ trợ, xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho tổ chức, cá nhân; (iii) hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ; (iv) hoạt động hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, tài sản trí tuệ; (v) hoạt động hỗ trợ khai thác nguồn thông tin sáng chế ở trong và ngoài nước phục vụ nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh.
c) Hoạt động Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng: Rà soát, soát xét, phát triển hệ thống TCVN, QCVN. Rà soát danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2. Sửa đổi các quy định về chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng;
d) Kết quả triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg); tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch cải thiện chỉ số về ĐMST (GII); mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai theo Bộ chỉ số của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) thuộc trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương mình.
đ) Các quy định hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhận hỗ trợ của NSNN, các hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh.
5. Công tác đẩy mạnh ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình; đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân
a) Kết quả triển khai nghiên cứu, ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình trong các ngành, lĩnh vực (bao gồm kết quả triển khai các quy hoạch chi tiết, các đề án, kế hoạch đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
b) Kết quả triển khai kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp quốc gia; tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh nguồn phóng xạ tại các cơ sở sản xuất.
6. Hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN
Kết quả triển khai các hoạt động phục vụ hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN trong các lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng đổi mới công nghệ; năng lượng nguyên tử; thúc đẩy hoạt động hợp tác với các đối tác trong khu vực và thế giới về lĩnh vực KH&CN; việc thực hiện nghĩa vụ thành viên của Việt Nam đối với các cam kết quốc tế, các tổ chức, diễn đàn hợp tác đa phương mà Việt Nam tham gia; kêu gọi đầu tư, thu hút người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài tham gia vào các hoạt động KH&CN và ĐMST trong nước; thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư, nhiệm vụ thuộc Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KH&CN đến năm 2020 và Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020.
7. Hoạt động thông tin và thống kê KH&CN
- Kết quả xây dựng hạ tầng thông tin, thống kê KH&CN.
- Kết quả thực hiện hoạt động thông tin KH&CN, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin KH&CN.
- Kết quả thực hiện hoạt động thống kê KH&CN, kết quả điều tra tiềm lực KH&CN.
8. Công tác cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN
a) Công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính.
b) Hiện đại hóa nền hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ.
c) Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Tình hình thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN
Thông kê đầy đủ, đánh giá kết quả thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển (ĐTPT) cho KH&CN (các dự án mua sắm trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, các dự án đầu tư tăng cường năng lực nghiên cứu, phân tích kiểm định kiểm nghiệm cho các tổ chức KH&CN, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...). Báo cáo chi tiết về tình hình phân bổ vốn, giải ngân, khai thác sử dụng để làm căn cứ khẳng định sự cần thiết phải tiếp tục thực hiện hoặc có chủ trương đầu tư cho các dự án mới trong kế hoạch năm 2020 và đề xuất kế hoạch trung hạn 2021-2025.
10. Hoạt động của quỹ phát triển KH&CN các cấp
Các bộ, ngành, địa phương báo cáo về việc thành lập quỹ phát triển KH&CN, tình hình trích lập và sử dụng kinh phí, tình hình tài trợ cho các nhiệm vụ KH&CN, trong đó cần tập trung vào một số nội dung: Tình hình xây dựng mới và sửa đổi các văn bản hướng dẫn quản lý và thực hiện các nhiệm vụ của quỹ; số kinh phí đã sử dụng, số kinh phí chuyển nguồn năm sau; số lượng các công trình nghiên cứu được công bố quốc tế, trong nước; số lượng các sáng chế, giải pháp hữu ích đăng ký bảo hộ mới và các kết quả KH&CN khác; các đóng góp nổi bật về khoa học và thực tiễn của các nhiệm vụ KH&CN; đánh giá hiệu quả của việc sử dụng quỹ; những thuận lợi, khó khăn và đề xuất, kiến nghị hướng giải quyết.
Đối với các bộ, ngành, đơn vị quản lý các doanh nghiệp trực thuộc, báo cáo tình hình trích lập và sử dụng kinh phí của Quỹ phát triển KH&CN theo quy định của Luật KH&CN, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn luật; các đóng góp vào sự phát triển của tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp thông qua các nhiệm vụ KH&CN do quỹ tài trợ thực hiện; các kiến nghị về cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho việc phát huy hiệu quả của quỹ.
11. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN
Đánh giá tình hình phân bổ và đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách sự nghiệp KH&CN:
- Các bộ, ngành, lưu ý đánh giá tình hình sử dụng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia; kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng; kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp cơ sở, chương trình KH&CN trọng điểm cấp bộ; kinh phí sự nghiệp dành cho các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN...;
- Các địa phương lưu ý đánh giá tình hình sử dụng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ cấp quốc gia (nếu có), kinh phí để thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, thành phố, kinh phí sự nghiệp dành cho các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, cải tạo cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh (các Trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ; Trung tâm thông tin...), tình hình sử dụng kinh phí để thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN, chi cho KH&CN cấp huyện, chi đối ứng triển khai các nhiệm vụ KH&CN các cấp...
(Các Biểu mẫu số liệu thống kê chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo Công văn này)
III. Đánh giá chung
1. Kết quả đạt được
2. Kết quả nổi bật
+ Tác động của hệ thống thể chế, chính sách đến sự phát triển KH&CN, phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
+ Đóng góp của KH&CN vào phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương và kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
+ Đóng góp của KH&CN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
3. Tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, vấn đề cần phải tiếp tục thực hiện để KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.
4. Kiến nghị
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2020
Nhiệm vụ kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2020 cần xây dựng theo đúng quy định của Luật NSNN, Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn về Luật, quy trình, thời gian, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình; đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện đến hết 31/12/2019; nhiệm vụ của các Kế hoạch 05 năm giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt; phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, việc xây dựng kế hoạch KH&CN năm 2020 cần gắn với việc tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung về KH&CN và ĐMST trong các Luật, Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Chương trình hành động của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các nhiệm vụ khác được Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao phục vụ: Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và sức cạnh tranh; cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế; quản lý nợ công; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế tư nhân; phát triển tiềm lực KH&CN. Nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2020 cần thuyết minh cụ thể, số liệu chi tiết tổng hợp chung vào các biểu tại Phụ lục 2 kèm theo Công văn này, đáp ứng các yêu cầu sau:
I. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2020
1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển KH&CN, ĐMST
a) Tiếp tục rà soát, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung Luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến KH&CN, ĐMST để phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thúc đẩy phát triển KH&CN, ĐMST đến năm 2020, định hướng tới năm 2030, biến KH&CN và ĐMST trở thành động lực chính của tăng trưởng, là tác nhân đột phá để đưa đất nước tiến lên.
b) Tập trung triển khai hiệu quả và đánh giá Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 và Đề án tái cơ cấu ngành KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng góp phần phát triển kinh tế.
c) Xây dựng, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao năng lực công nghệ và ĐMST trong doanh nghiệp: Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học và đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh; triển khai các hoạt động xúc tiến công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước từ các nước tiên tiến trên thế giới; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ, tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong và ngoài nước.
d) Tiếp tục đề xuất, đổi mới, hoàn thiện và triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đưa KH&CN, ĐMST vào phục vụ phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh tập trung vào các mặt hàng chủ lực xuất khẩu. Nâng cao hàm lượng KH&CN trong sản phẩm của các ngành nông nghiệp có tỷ trọng giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
đ) Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các chính sách để phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ, thu hút đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp ĐMST, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST.
2. Đối với hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hoạt động sở hữu trí tuệ
a) Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống TCVN đến năm 2020; đào tạo nâng cao năng lực xây dựng TCVN, QCVN, kiểm định viên đo lường, kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa; tập trung soát xét, xây dựng TCVN cho các sản phẩm, chủ lực của ngành, TCVN cho lĩnh vực đô thị thông minh, sản xuất thông minh, hiệu suất năng lượng.
b) Phát triển hệ thống chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch. Đầu tư tăng cường năng lực đo lường, thử nghiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập (Trung tâm kỹ thuật TCĐLCL,...) ở trung ương và địa phương đáp ứng yêu cầu quản lý trong nước và hội nhập quốc tế.
c) Xã hội hóa hoạt động đo lường, đánh giá sự phù hợp, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; đẩy mạnh hoạt động thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm tại nước ngoài. Tiếp tục triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp: “Chương trình quốc gia Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”; đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập” và “Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp”.
d) Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, xác minh, thu thập thông tin, cảnh báo về chất lượng sản phẩm, hàng hóa (tăng 20-30% so với cùng kỳ năm trước); rà soát, chuẩn hóa thủ tục hành chính, nâng cấp, hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết 100% thủ tục hành chính mức độ 3.
đ) Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cấp hệ thống xác lập quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh hoạt động thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
e) Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế của Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực về sở hữu trí tuệ, tập trung vào các viện nghiên cứu và các trường đại học; xây dựng, nhân rộng mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tại các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN.
3. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế
Xác định đối tác chiến lược, địa bàn trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên để hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực KH&CN; tích cực tham gia các Tổ chức quốc tế, Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế, Thỏa thuận quốc tế song phương và đa phương về KH&CN; đẩy mạnh việc tìm kiếm các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chung với các đối tác nước ngoài có nền khoa học phát triển để tiếp cận công nghệ hiện đại, tranh thủ sự hỗ trợ và đầu tư từ nước ngoài cho KH&CN.
4. Hoạt động thông tin, thống kê KH&CN và ĐMST
Tiếp tục cập nhật, bổ sung và khai thác có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu KH&CN quốc gia và của bộ, ngành, địa phương; công khai thông tin về việc thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KH&CN các cấp để mọi tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận khi có nhu cầu; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội cho công tác phát triển nguồn thông tin KH&CN. Bổ sung các nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế có giá trị, từng bước tạo lập nền tảng tri thức KH&CN trong nước và quốc tế phong phú, đầy đủ, chính xác và cập nhật, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Điều tra tiềm lực KH&CN của các tổ chức KH&CN thuộc Chương trình Điều tra thống kê quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN theo quy định của pháp luật. Thu thập đầy đủ các chỉ tiêu thống kê KH&CN, ĐMST phục vụ hoạch định chính sách, quản lý điều hành và nhu cầu xã hội. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thống kê KH&CN, ĐMST.
Xây dựng phương án nâng cao năng lực cho các tổ chức đầu mối thông tin KH&CN tại các bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nâng cao năng lực ĐMST, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST và phát triển thị trường KH&CN
Phát triển toàn diện và nâng cao năng lực hệ thống ĐMST quốc gia, năng lực sáng tạo của đất nước. Nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhà nước về ĐMST. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nguồn lực phát triển hệ thống ĐMST quốc gia một cách toàn diện, đồng đều và gắn kết chặt chẽ.
Thúc đẩy phát triển năng lực ĐMST trong doanh nghiệp, đưa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào đời sống sản xuất.
Ưu tiên xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có sự tham gia của doanh nghiệp để thúc đẩy ĐMST trong bộ, ngành, địa phương.
Phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, khuyến khích và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp bằng ĐMST, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” (Quyết định 844/QĐ-TTg), Đề án “Hệ tri thức việt số hóa” (Quyết định 677/QĐ-TTg); triển khai thực hiện các giải pháp để tiếp tục cải thiện chỉ số ĐMST quốc gia (GII), chỉ số sẵn sàng cho sản xuất tương lai của WEF.
Tiếp tục phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm sáng tạo, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Triển khai thực hiện các nhiệm vụ nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của các bộ, ngành và địa phương.
6. Phát triển tiềm lực KH&CN
a) Nhân lực KH&CN: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực KH&CN phù hợp với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; phát triển và phát huy đội ngũ nhân lực KH&CN trong các cơ sở giáo dục đại học; xây dựng các tập thể nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mạnh đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tiễn của nền kinh tế.
b) Tổ chức KH&CN: Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức dịch vụ KH&CN, nhất là các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN; hình thành và phát triển trung tâm ĐMST, vườn ươm công nghệ, phát triển doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST, tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
c) Hạ tầng KH&CN: Tập trung nguồn lực xây dựng, thu hút đầu tư và đưa vào hoạt động có hiệu quả các khu công nghệ cao quốc gia, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành đáp ứng nhu cầu hoạt động KH&CN của các ngành, các vùng, các lĩnh vực khoa học và hướng công nghệ ưu tiên; đầu tư nâng cao năng lực của trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN, trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc các tỉnh, thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp thành lập các phòng thí nghiệm, kết nối với hệ thống phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học; phát triển hạ tầng thông tin và thống kê KH&CN quốc gia theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hoá.
7. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử trong lĩnh vực KH&CN
a) Đơn giản hóa minh bạch quy trình và thủ tục, giảm thời gian và chi phí trong thực hiện thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ.
b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN sử dụng vốn NSNN.
8. Đẩy mạnh công tác truyền thông KH&CN
Tuyên truyền, cung cấp kịp thời các thông tin về cơ chế, chính sách và vai trò của KH&CN, ĐMST, kết quả hoạt động KH&CN, ĐMST đến các cơ quan quản lý các cấp, các ngành và nhân dân.
9. Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên
Triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong các ngành, lĩnh vực và hướng công nghệ ưu tiên, cùng với việc triển khai đáp ứng các mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp quốc gia, Chương trình KH&CN trọng điểm cấp bộ…, các bộ, ngành, địa phương lưu ý định hướng theo các lĩnh vực ưu tiên nêu tại Phụ lục 3 kèm theo Công văn này.
II. Xây dựng nhiệm vụ kế hoạch
1. Xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
a) Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp quốc gia (sau đây gọi là nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia)
- Nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Luật KH&CN, các văn bản hướng dẫn dưới luật và tập trung để triển khai thực hiện các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I Phần B công văn này, mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp quốc gia đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (chi tiết tại Phụ lục 5, 6 và 7 và trên Website của các chương trình quốc gia).
- Quy trình xác định, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại Thông tư 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014, Thông tư 03/2017/TT-BKHCN ngày 03/4/2017, Thông tư 08/2017/TT-BKHCN ngày 26/6/2017 và các văn bản hướng dẫn quản lý cụ thể cho từng Chương trình/nhiệm vụ. Đối với nhiệm vụ KH&CN theo nghị định thư ngoài việc đáp ứng yêu cầu chung, hồ sơ đề xuất đặt hàng cần thuyết minh rõ căn cứ pháp lý, cam kết của đối tác nước ngoài cùng hợp tác thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo lợi ích của các bên, khai thác được thế mạnh về KH&CN và nguồn tài chính của các nước tiên tiến để giải quyết vấn đề KH&CN cấp thiết trong nước, về trình tự thủ tục xác định nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư số 12/2014/TT-BKHCN của Bộ KH&CN ngày 30/5/2015.
- Đối với những nhiệm vụ do lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trực tiếp, các bộ, ngành, địa phương chủ động tổ chức thực hiện như nhiệm vụ cấp bộ, cấp tỉnh. Trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của bộ, ngành và địa phương, đề nghị báo cáo lãnh đạo Đảng, Chính phủ giao cho Bộ KH&CN xem xét xây dựng nhiệm vụ cấp quốc gia và tổ chức thực hiện.
- Đối với các chương trình KH&CN cấp quốc gia được giao cho các bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ KH&CN để tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Về các dự án xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao KH&CN vào nông thôn và miền núi: Nếu các tổ chức KH&CN có nhu cầu chuyển giao công nghệ cho các tỉnh, thành phố thì các bộ, ngành cần thông báo cho các tổ chức KH&CN trực thuộc làm việc với Sở KH&CN các tỉnh, thành phố để lựa chọn cơ quan chuyển giao công nghệ, cơ quan chủ trì dự án, xây dựng dự án theo hướng dẫn gửi Bộ KH&CN để xem xét tổng hợp theo tiến độ quy định.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở
Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở được xây dựng đáp ứng các tiêu chí, quy trình thủ tục quy định tại Luật KH&CN, các văn bản hướng dẫn dưới luật và tập trung để triển khai thực hiện các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I Phần B công văn này, mục tiêu, nội dung của các Chương trình KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, chương trình phối hợp công tác với Bộ KH&CN (nếu có), đồng thời tập trung để tạo chuỗi kết nối giữa các nhiệm vụ KH&CN các cấp để giải quyết các nội dung trọng tâm được nêu tại Mục I Phần B công văn này.
3. Xây dựng kế hoạch các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN và sản xuất kinh doanh
Các bộ, ngành, địa phương căn cứ các định hướng trọng tâm nêu tại Mục I Phần B, các định hướng chính theo lĩnh vực nêu tại phụ lục 3 công văn này và nhu cầu thực tế để xây dựng và đưa vào kế hoạch năm 2019 các hoạt động phục vụ quản lý nhà nước theo các lĩnh vực: Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; ứng dụng đổi mới công nghệ; năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân; thông tin và thống kê KH&CN; hợp tác quốc tế về KH&CN; hình thành và phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn; thanh tra KH&CN; sử dụng và trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN, khởi nghiệp ĐMST... và các nhiệm vụ KH&CN không thường xuyên khác ở các bộ, ngành, địa phương.
4. Các dự án duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN
- Các bộ, ngành, địa phương xác định đưa vào kế hoạch 2020 các dự án cải tạo, chống xuống cấp, đầu tư tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm theo nguyên tắc: Ưu tiên tập trung để sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án chuyển tiếp; chỉ mở mới các dự án thực sự cấp thiết và có khả năng bố trí vốn để triển khai.
- Vào thời điểm các bộ, ngành, địa phương làm việc với Bộ KH&CN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính về kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2020 (tháng 7-8/2019), các bộ, ngành, địa phương phải có thuyết minh bổ sung về các dự án có liên quan và thể hiện các dự án đó trong kế hoạch KH&CN năm 2020 của bộ, ngành, địa phương (kèm quyết định phê duyệt dự án).
5. Các dự án sử dụng vốn ĐTPT cho KH&CN
Các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự án, thẩm định, phê duyệt theo các quy định hiện hành về quản lý vốn ĐTPT để thực hiện trong kế hoạch 2020 đảm bảo nguyên tắc: Ưu tiên các dự án chuyển tiếp và trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đối tượng đầu tư phải là tổ chức KH&CN; dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược, định hướng phát triển KH&CN của ngành, lĩnh vực và địa phương hoặc phục vụ cho việc triển khai thực hiện các nội dung thuộc các chương trình quốc gia về KH&CN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ngoài ra dự án cần được xem xét cụ thể với năng lực cán bộ nghiên cứu hiện có để khi triển khai dự án có đủ lực lượng cán bộ cần thiết, đảm bảo dự án đi vào hoạt động hiệu quả; tránh đầu tư chồng chéo, dàn trải, không hiệu quả. Đồng thời các bộ, ngành, địa phương cũng xây dựng và đề xuất các dự án cho kế hoạch trung hạn 2021-2025.
III. Dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN năm 2020
1. Nguyên tắc
- Ưu tiên đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao để triển khai các nội dung KH&CN phục vụ phát triển ngành và lĩnh vực trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
- Căn cứ năng lực, kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện hoạt động KH&CN và sử dụng kinh phí đã được phân bổ của 2 năm trước năm xây dựng kế hoạch KH&CN, thông qua báo cáo kết quả hoạt động KH&CN định kỳ và kết quả kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
- Không dàn trải, trùng lặp, phù hợp với định hướng mục tiêu chiến lược KH&CN, kế hoạch trung hạn đã được xác định. Đồng thời, không vượt quá hạn mức kinh phí năm 2020, kế hoạch tài chính NSNN 3 năm 2019 – 2021, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 theo thông báo của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN chuyển tiếp kết thúc trong năm 2020.
- Ưu tiên các nhiệm vụ hỗ trợ, thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST, nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, dự án sản xuất thử nghiệm là kết quả nghiên cứu ứng dụng, các nhiệm vụ có sự tham gia của doanh nghiệp.
- Công khai, minh bạch.
2. Dự toán chi KH&CN
- Dự toán chi NSNN cho hoạt động KH&CN của các bộ, ngành và địa phương bao gồm: Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng; chi thực hiện các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý nhà nước; chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chi tăng cường năng lực nghiên cứu, duy tu, bảo dưỡng, chống xuống cấp; chi ĐTPT cho KH&CN. Việc lập dự toán được tiến hành như sau:
- Đối với dự toán chi NSNN để thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập thực hiện theo các quy định hiện hành các văn bản sau: Thông tư 01/2017/TT-BKHCN ngày 12/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập; Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức KH&CN công lập.
- Các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ chuyển tiếp sang năm 2020; danh mục nhiệm vụ và dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN mở mới bắt đầu thực hiện từ năm 2020 đã được phê duyệt kinh phí đến tháng 6/2019; nhu cầu kinh phí dành cho các nhiệm vụ hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN năm 2020 (bao gồm dự kiến cả kinh phí để tổng kết đánh giá kết quả hoạt động KH&CN giai đoạn 2016-2020) để xác định tổng kinh phí cần thiết thực hiện cho các nhiệm vụ KH&CN năm 2020. Các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý làm rõ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được giao quản lý bao gồm chuyển tiếp kết thúc trong năm 2020 và mở mới (chỉ mở mới nhiệm vụ đối với các chương trình chưa kết thúc trong năm 2020).
- Dự toán chi NSNN để thực hiện các dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, chống xuống cấp, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất – kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN, dự án sử dụng vốn ĐTPT cho KH&CN được lập theo quy định hiện hành.
(Các Biểu mẫu chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo Công văn này)
IV. Một số lưu ý đối với kế hoạch KH&CN năm 2020
1. Hầu hết các Chương trình KH&CN các cấp đã được phê duyệt đều có thời hạn kết thúc vào tháng 12/2020. Do vậy, hạn chế tối đa việc phê duyệt mới các nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình, chỉ phê duyệt nhiệm vụ khi đảm bảo về thời gian thực hiện để có thể tổng kết chương trình vào tháng 12/2020.
2. Nội dung kế hoạch và dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN phải bao gồm kinh phí sự nghiệp KH&CN và kinh phí ĐTPT cho KH&CN phù hợp với nội dung kế hoạch và tổng dự toán ngân sách năm 2020 của bộ, ngành, địa phương.
3. Đối với các nhiệm vụ KH&CN sử dụng kinh phí từ nguồn sự nghiệp KH&CN chỉ dự toán kinh phí vào kế hoạch năm 2020 những nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí từ ngày 30/6/2019 trở về trước.
4. Tổng kinh phí từ NSNN dành cho KH&CN năm 2020 dự kiến sẽ không tăng nhiều so với năm 2019 (trong thời kỳ ổn định ngân sách). Do vậy các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các địa phương cần thực hiện lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, đề án, dự án KH&CN và các chương trình, dự án khác để tập trung và huy động nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho một số lĩnh vực KH&CN thúc đẩy hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng và giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm.
5. Các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc, doanh nghiệp trên địa bàn quản lý báo cáo tình hình lập, trích và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN theo quy định của Luật KH&CN và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn luật, gửi Bộ KH&CN để tổng hợp.
V. Tiến độ triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2020
Trong khoảng thời gian từ tháng 3/2019 đến tháng 6/2019, Bộ KH&CN sẽ làm việc trực tiếp với các bộ, ngành, địa phương để trao đổi, thống nhất và định hướng về nội dung kế hoạch KH&CN năm 2020.
Trước ngày 30/6/2019, các bộ, ngành, địa phương gửi kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2020 (02 bản) đến Bộ KH&CN.
Trường hợp các bộ, ngành, địa phương gửi kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2020 sau ngày 30/6/2019, Bộ KH&CN sẽ không có cơ sở tổng hợp đề xuất phân bổ ngân sách KH&CN của năm 2020.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2020 nếu có những chính sách, chế độ mới ban hành, Bộ KH&CN sẽ có thông báo hướng dẫn bổ sung; nếu phát sinh vướng mắc trong công tác tổ chức thực hiện, các bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ KH&CN để kịp thời xử lý.
Bộ KH&CN hướng dẫn nội dung kế hoạch KH&CN năm 2020 để các bộ, ngành, địa phương biết và cùng phối hợp tổ chức thực hiện./. |
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
---------------
Số: 51/2019/TT-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do — Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2019
THÔNG TƯ
Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ
thống thông tin duyên hải để cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải
-----------------
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải:
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 43/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống thông tin duyên hải để cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống thông tin duyên hải để cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải, gồm 06 tập định mức kinh tế - kỹ thuật sau:
1. Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat Hải Phòng (HPLES) – Tập 1.
2. Đài Thông tin vệ tinh mặt đất Cospas-Sarsat Việt Nam (VNLUT/MCC) – Tập 2.
3. Đài Thông tin nhận dạng và truy theo tầm xa (LRIT) - Tập 3.
4. Đài Thông tin duyên hải – tập 4.
5. Đài Trung tâm xử lý thông tin hàng hải Hà Nội - Tập 5.
6. Bảo dưỡng thiết bị thuộc Hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam - Tập 6.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2020.
2. Bãi bỏ Thông tư số 28/2013/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng đài thông tin duyên hải để cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải và Thông tư số 08/2016/TT-BGTVT ngày 04 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ sung Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng đài thông tin duyên hải ban hành kèm theo Thông tư số 28/2013/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3:
- Văn phòng Chính phủ (để b/c):
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ tư pháp):
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử BGTVT;
- Báo Giao thông;
- Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Công
FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN
|
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
Số: 05/CT-VKSTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG KIỂM SÁT VIỆC BẮT, TẠM GIỮ, TẠM GIAM VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
Trong những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, góp phần bảo đảm quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án, đồng thời phục vụ tốt cho công tác Điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, công tác này còn tồn tại, hạn chế như: vẫn để xảy ra một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng trong quản lý giam, giữ; việc ra quyết định thi hành án cũng như việc xét hoãn, tạm đình chỉ, miễn, giảm thời hạn chấp hành án hình sự, rút ngắn thời gian thử thách của án treo còn có trường hợp chưa đúng quy định của pháp luật nhưng chưa được Viện kiểm sát phát hiện kịp thời để kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu chấm dứt, khắc phục vi phạm, yêu cầu áp dụng biện pháp phòng ngừa vi phạm.
Để khắc phục tồn tại, hạn chế nêu trên, đáp ứng yêu cầu mới của pháp luật, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Chỉ thị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Tiếp tục quán triệt và yêu cầu Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự nắm chắc và áp dụng đúng quy định của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành, phải bố trí đủ số lượng Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức có năng lực, trình độ để thực hiện tốt công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam và người chấp hành án.
2. Đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát Điều tra và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát các cấp phải kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo đảm việc bắt, tạm giữ, tạm giam có căn cứ, đúng pháp luật, không để xảy ra trường hợp quá hạn tạm giữ, tạm giam thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát; khi xử lý các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 45 Quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì phải thông báo ngay cho đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự để theo dõi.
Đơn vị thực hành quyền công tố, kiểm sát Điều tra và kiểm sát xét xử hình sự và Đơn vị kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự của Viện kiểm sát các cấp phải phối hợp kiểm sát chặt chẽ các trường hợp cơ sở giam giữ đã thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết trước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Điều 13 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trường hợp để xảy ra quá hạn tạm giữ, tạm giam; bắt, tạm giữ, tạm giam không có căn cứ, trái pháp luật và những vi phạm khác có lỗi của Kiểm sát viên thì phải nghiêm túc kiểm Điểm, chỉ ra nguyên nhân của vi phạm và đề ra biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời.
3. Yêu cầu Viện kiểm sát các cấp phải kiểm sát chặt chẽ các trường hợp Tòa án chậm ra quyết định thi hành án; cơ quan Công an chậm thực hiện việc áp giải, truy nã đối với các trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn, không tự nguyện thi hành án khi có đủ Điều kiện thi hành án, các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; chú trọng kiểm sát việc thực hiện các quy định mới của pháp luật về việc xét miễn chấp hành hình phạt, giảm mức hình phạt đã tuyên, buộc người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, tha tù trước thời hạn có Điều kiện.
Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ có liên quan thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an để chỉ đạo việc rà soát, quản lý người bị kết án tử hình, bảo đảm việc thi hành án tử hình đúng quy định của pháp luật.
4. Tăng cường trực tiếp kiểm sát trại giam, cơ sở giam giữ; chú trọng kiểm sát việc thực hiện kiến nghị, kháng nghị ở những đơn vị có nhiều vi phạm, chậm khắc phục.
Viện kiểm sát cấp trên hướng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đối với Viện kiểm sát cấp dưới; kịp thời phát hiện những tồn tại, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân, đề ra biện pháp, giải pháp khắc phục triệt để; chú trọng sơ kết, tổng kết để ban hành thông báo rút kinh nghiệm và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
Trường hợp phát hiện vi phạm trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự và quản lý tạm giữ, tạm giam, quản lý thi hành án hình sự thì phải kiên quyết kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm; yêu cầu xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật; tổng hợp các vi phạm phổ biến, kéo dài, chậm khắc phục để báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Vụ 8 có trách nhiệm chủ trì, tổng hợp các vi phạm đã được Viện kiểm sát các cấp phát hiện và kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu khắc phục, xử lý nhưng không được khắc phục; tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị cấp có thẩm quyền yêu cầu chỉ đạo khắc phục và xử lý vi phạm.
Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thì Viện kiểm sát các cấp thông báo cho các cơ quan này xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
5. Viện kiểm sát các cấp chủ động rà soát, nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan bảo đảm phù hợp với quy định mới của pháp luật, quy chế, quy định của Ngành nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát.
Giao Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Vụ 8 sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin về các vụ việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Giao Vụ Tổ chức cán bộ, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Vụ 8 Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14) và các đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự trong toàn Ngành để nâng cao chất lượng cán bộ.
Vụ 14 chủ trì, phối hợp với Vụ 8 và các đơn vị có liên quan xây dựng sổ tay quy trình, kỹ năng kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
Cục Kế hoạch - Tài chính tham mưu, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo, đề xuất các cấp có thẩm quyền về chế độ bồi dưỡng đặc thù và các Điều kiện bảo đảm cho Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức làm công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự.
6. Giao Vụ 8 chủ trì, phối hợp với Văn phòng và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Chỉ thị này./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội (để báo cáo);
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (để báo cáo);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Lãnh đạo Viện KSND tối cao (để chỉ đạo thực hiện);
- Viện kiểm sát quân sự trung ương;
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- Viện KSND cấp cao;
- VKSND cấp tỉnh;
- Lưu: VT, V8 (100 bản). VIỆN TRƯỞNG
Lê Minh Trí
|
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 02/2023/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 5 năm 2023
THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa
học và công nghệ,
Căn cứ Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của
Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và
công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính và Vụ trưởng Vụ
Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn một
số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ
khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công
tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết
tắt là nhiệm vụ) có sử dụng ngân sách nhà nước bao gồm nhiệm vụ cấp quốc gia,
cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở quy định tại Điều 25, 26, 27 và 28 Nghị định số
08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
2
Nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước thuộc nội dung triển khai của các
chương trình khoa học và công nghệ theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm
quyền trong từng giai đoạn áp dụng quy định tại Thông tư này và các quy định
đặc thù (nếu có).
Nhiệm vụ sử dụng nguồn vốn khác được khuyến khích áp dụng quy định
của Thông tư này.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhiệm vụ; cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước; các tổ chức,
cá nhân thực hiện nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Nội dung nghiên cứu trong nhiệm vụ là nội dung cần thực hiện, được
trình bày trong thuyết minh nhiệm vụ để đạt được mục tiêu và sản phẩm của
nhiệm vụ theo đặt hàng. Nội dung nghiên cứu bao gồm một hoặc nhiều công
việc cần thực hiện.
2. Chức danh thực hiện nhiệm vụ là người trực tiếp thực hiện các nội dung
nghiên cứu trong nhiệm vụ bao gồm: chủ nhiệm nhiệm vụ; thư ký khoa học;
thành viên chính; thành viên; kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ.
3. Nhóm chức danh thực hiện nhiệm vụ (sau đây viết tắt là nhóm chức
danh) là tập hợp các cá nhân có cùng chức danh theo quy định tại khoản 2 Điều
này để thực hiện nội dung nghiên cứu trong nhiệm vụ.
4. Chuyên gia trong nước, chuyên gia ngoài nước phối hợp nghiên cứu,
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ là người có trình độ từ đại học trở
lên, có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu hoặc làm việc trong lĩnh vực
chuyên môn phù hợp với công việc cần thực hiện trong nhiệm vụ.
5. Chuyên gia tư vấn độc lập là người có trình độ từ đại học trở lên, có
năng lực và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm nghiên cứu hoặc làm việc trong lĩnh
vực chuyên môn phù hợp với công việc cơ quan quản lý nhiệm vụ yêu cầu thực
hiện. Đối với nhiệm vụ cấp quốc gia, chuyên gia tư vấn độc lập phải thuộc cơ sở dữ
liệu chuyên gia khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
6. Tổ chức tư vấn độc lập là đơn vị có chức năng chuyên môn phù hợp
được cơ quan quản lý nhiệm vụ thuê để đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm
đối với các nhiệm vụ có sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm là các mô hình,
thiết bị cụ thể, sản phẩm cần đo kiểm.
7. Phê duyệt nhiệm vụ quy định tại Điều 9 Thông tư này và khoản 1 Điều
11 Thông tư số 03/2023/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2023 của Bộ Tài chính
quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà
nước thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư số
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
3
03/2023/TT-BTC) là việc cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt danh
mục nhiệm vụ để đưa ra tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.
CHƯƠNG II
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG CHUYÊN MÔN PHỤC VỤ
CÔNG TÁC XÂY DỰNG DỰ TOÁN NHIỆM VỤ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CÓ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Điều 3. Chức danh thực hiện nhiệm vụ
1. Chủ nhiệm nhiệm vụ
a) Chủ nhiệm nhiệm vụ là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý
nhiệm vụ trong việc: xây dựng thuyết minh nhiệm vụ; quản lý chung, phân
công, điều phối việc thực hiện toàn bộ nội dung nghiên cứu trong nhiệm vụ;
đánh giá kết quả thực hiện các nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ; xây dựng báo
cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhiệm vụ, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm
tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ.
b) Chủ nhiệm nhiệm vụ phải đáp ứng các điều kiện đăng ký làm chủ
nhiệm nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
c) Mỗi nhiệm vụ chỉ có một chủ nhiệm nhiệm vụ.
2. Thư ký khoa học
a) Thư ký khoa học là người hỗ trợ chủ nhiệm nhiệm vụ quản lý, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ bao gồm việc: hỗ trợ theo dõi đôn đốc tiến độ triển khai
nhiệm vụ; hỗ trợ xây dựng các báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhiệm
vụ, báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện nhiệm vụ; hỗ trợ công
tác thanh quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ và các công việc hỗ trợ khác
theo phân công của chủ nhiệm nhiệm vụ.
b) Mỗi nhiệm vụ chỉ có một thư ký khoa học.
3. Thành viên chính
a) Thành viên chính là cá nhân được chủ nhiệm nhiệm vụ phân công chịu
trách nhiệm thực hiện đối với từng nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ.
b) Trong một nhiệm vụ có nhiều nội dung nghiên cứu. Mỗi nội dung được
chủ trì thực hiện bởi tối đa một thành viên chính.
4. Thành viên
Thành viên thực hiện nhiệm vụ là cá nhân được chủ nhiệm nhiệm vụ phân
công tham gia thực hiện các công việc cụ thể trong nội dung nghiên cứu của
nhiệm vụ.
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
5. Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ (không bao gồm lao động phổ thông)
Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ là người được chủ nhiệm nhiệm vụ bố trí
thực hiện các thao tác kỹ thuật hoặc hoạt động hỗ trợ nghiên cứu để phục vụ
thực hiện các công việc cụ thể trong nội dung nghiên cứu theo thuyết minh
nhiệm vụ.
6. Việc lập dự toán chi tiết thù lao cho các chức danh phải gắn với các nội
dung nghiên cứu và các công việc cụ thể trong thuyết minh nhiệm vụ theo quy
định hiện hành.
Điều 4. Hệ số lao động khoa học của các chức danh
1. Hệ số lao động khoa học của các chức danh như sau:
STT
Chức danh (CD)
1
Chủ nhiệm nhiệm vụ
2
Thư ký khoa học
3
Thành viên chính
4
Thành viên
5
Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
Hệ số lao động
khoa học (Hcp)
1,0
0,3
0,8
0,4
0,2
2. Một cá nhân có thể tham gia nhiều nội dung, công việc nghiên cứu với
các chức danh khác nhau. Thù lao của cá nhân trong nội dung, công việc nghiên
cứu được tính theo hệ số lao động khoa học của chức danh tương ứng và thời
gian cá nhân thực hiện nội dung, công việc nghiên cứu đó.
Điều 5. Dự toán chi thù lao tham gia nhiệm vụ
1. Dự toán chi thù lao tham gia nhiệm vụ được lập theo nội dung, công
việc nghiên cứu và theo chức danh (đối với chủ nhiệm nhiệm vụ; thư ký khoa
học) hoặc nhóm chức danh (đối với thành viên chính; thành viên; kỹ thuật viên,
nhân viên hỗ trợ).
2. Dự toán chi thù lao của chủ nhiệm nhiệm vụ để thực hiện các công việc
quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này được tính theo công thức sau:
TLCN 1,0 x DMCN x 20% x T
=
Trong đó:
TLcN: Thù lao của chủ nhiệm nhiệm vụ;
DMcN: Định mức thù lao theo tháng của chủ nhiệm nhiệm vụ theo quy
định của tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
T: Tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ (tháng).
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
5
3. Dự toán chi thù lao của thư ký khoa học để thực hiện các công việc quy
định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư này được tính theo công thức sau:
TLTK = 0,3 x DMCN X 20% x T
Trong đó:
TLTk: Thù lao của thư ký khoa học;
DMcN: Định mức thù lao theo tháng của chủ nhiệm nhiệm vụ theo quy
định của tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
T: Tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ (tháng).
4. Dự toán chi thù lao của nhóm chức danh được tính theo công thức sau:
TLNCD = HCD X DMCN X ΣtNCD
Trong đó:
TLNcp: Tổng thù lao của nhóm chức danh quy định tại khoản 1 Điều này;
Hcp: Hệ số lao động khoa học của chức danh quy định tại khoản 1 Điều 4
Thông tư này;
DMcs: Định mức thù lao theo tháng của chủ nhiệm nhiệm vụ theo quy
định của tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
StwcD: Tổng số tháng quy đổi tham gia thực hiện nhiệm vụ của nhóm
chức danh.
5. Dự toán chi thù lao của nhóm chức danh cho số ngày quy đổi không đủ
tháng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
TLNCD = HCD X DMCN X (Σtn/22)
TLNcp: Tổng thù lao của nhóm chức danh quy định tại khoản 1 Điều này;
Hcp: Hệ số lao động khoa học của chức danh quy định tại khoản 1 Điều 4
Thông tư này;
DMcs: Định mức thù lao theo tháng của chủ nhiệm nhiệm vụ theo quy
định của tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BTC;
Yt: Tổng số ngày quy đổi không đủ tháng mà nhóm chức danh tham gia
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (t<22).
6. Việc lập dự toán chi thù lao cho các chức danh và nhóm chức danh
thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-
BTC.
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
6
Điều 6. Thuê lao động phổ thông phục vụ triển khai nhiệm vụ
1. Trong trường hợp cần thuê lao động phổ thông phục vụ triển khai
nhiệm vụ, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ căn cứ nội dung yêu cầu công
việc cần thuê lao động, thuyết minh kết quả dự kiến của việc thuê lao động và
lập dự toán chi tiết trong thuyết minh nhiệm vụ.
2. Định mức thuê lao động phổ thông phục vụ triển khai nhiệm vụ thực
hiện theo điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BTC.
Điều 7. Thuê chuyên gia trong nước, chuyên gia ngoài nước phối hợp
nghiên cứu, thực hiện nhiệm vụ
1. Các trường hợp được thuê chuyên gia phối hợp nghiên cứu, thực hiện
nhiệm vụ:
a) Khi nhiệm vụ có các nội dung nghiên cứu cần chuyên gia phối hợp giải
quyết;
b) Việc thuê chuyên gia được quy định tại các văn bản pháp luật hiện
hành. Trong đó, một số trường hợp cụ thể được thuê chuyên gia như sau:
- Quy định tại điểm d khoản 2 Phần II Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày
01 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát
triển sản phẩm quốc gia đến năm 2030;
Quy định tại điểm a khoản 3 Phần II, điểm a khoản 4 Phần II Quyết định
số 118/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030;
- Quy định tại điểm b khoản 2 Phần III Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày
27 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình quốc
gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030;
Quy định tại điểm b khoản 3 Điều 8, điểm b khoản 5 Điều 13, điểm a
khoản 1 Điều 14, khoản 3 Điều 27, điểm a khoản 3 Điều 29, điểm đ khoản 2
Điều 30 Nghị định 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.
2. Trong trường hợp cần thuê chuyên gia theo quy định tại điểm c khoản 2
Điều 4 Thông tư số 03/2023/TT-BTC, tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ
căn cứ yêu cầu công việc cần thuê chuyên gia, thuyết minh rõ sự cần thiết và kết
quả dự kiến của việc thuê chuyên gia, lập dự toán chi tiết trong thuyết minh
nhiệm vụ để hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xem xét,
đánh giá, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ xem xét, quyết định.
Điều 8. Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập
1. Trong quá trình quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cơ quan quản lý
nhiệm vụ được thuê chuyên gia tư vấn độc lập để:
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
7
a) Xây dựng đề xuất đặt hàng nhiệm vụ;
b) Xác định nhiệm vụ đặt hàng;
c) Cho ý kiến trước khi quyết định lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện
nhiệm vụ;
d) Xem xét, đánh giá thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và năng
lực tài chính của tổ chức, cá nhân được kiến nghị chủ trì hoặc phối hợp thực
hiện nhiệm vụ;
đ) Kiểm tra, đánh giá tổ chức, cá nhân chủ trì trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ;
e) Tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ;
g) Xây dựng báo cáo đề xuất với cơ quan quản lý chương trình khoa học
và công nghệ cấp quốc gia về các nội dung để tổ chức, triển khai có hiệu quả các
mục tiêu của chương trình.
2. Trong quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ, cơ
quan quản lý nhiệm vụ được thuê tổ chức tư vấn độc lập quy định tại khoản 6
Điều 2 Thông tư này.
3. Định mức thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn độc lập thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 03/2023/TT-BTC và các quy định hiện hành.
CHƯƠNG III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ
trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng theo các quy
định tại thời điểm phê duyệt nhiệm vụ cho đến khi kết thúc thời gian thực hiện
nhiệm vụ.
Điều 10. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 6 năm 2023.
2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ
sung, thay thế thì thực hiện theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 7, điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên
tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài
chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự
toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
thi hành.
ngân sách nhà nước hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan,
tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để kịp thời giải quyết./.
Nơi nhận:
-
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện KSND tối cao, Tòa án nhân dân tối
cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND, Sở KH&CN, Sở TC các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Lưu: VT, KHTC (...... bản).
Weep
KHOA
BO
нос
HOCKY BO
KT, BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
GH
ONG
Lê Xuân Định
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
HOC
PHỤ LỤC
VÍ DỤ VỀ CÁCH XÂY DỰNG DỰ TOÁN CHI TIẾT THÙ LAO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BKHCN ngày 08 tháng 5 năm 2023 của
Bộ Khoa học và Công nghệ)
BO
Tình huống ví dụ: Một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia có thời gian thực hiện là 36 tháng
với 02 nội dung nghiên cứu. Các chức danh tham gia thực hiện nhiệm vụ bao gồm: 01 chủ nhiệm; 01 thư ký
khoa học; thành viên chính; thành viên; kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ; lao động phổ thông. Dự toán thù
lao thực hiện nhiệm vụ được tính như sau:
Số
Hệ số
Định mức
người
Số
thù lao
Nội dung công việc
lao động
trong
khoa
nhóm
tháng của
học
churc
chủ nhiệm
(DMCN)
danh
1
2
3
5
quy
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng số tháng | Tổng thù
đổi của chức | lao thực
danh/nhóm chức hiện
danh | nhiệm vụ
6
7=3x5x6
I |Xây dựng thuyết minh nhiệm vụ
II |Nội dung nghiên cứu
|Nội dung 1:...
1
1.1
Do một thành viên nghiên cứu chính chủ trì thực hiện
|Công việc 1: ...
Do thành viên chính Nguyễn Văn A thực hiện trong 01
tháng quy
đổi và 03 thành viên thực hiện trong tổng thời
gian quy đổi là 1,5 tháng (thành viên 1 thực hiện trong 1
tháng; thành viên 2 thực hiện trong 0,3 tháng; thành viên
|3 thực hiện trong 0,2 tháng).
|Nội dung công việc này chủ nhiệm và thư ký khoa học của
nhiệm vụ thực hiện, đã được tính trong thù lao của chủ
|nhiệm và thư ký khoa học, không tính thù lao riêng.
718,97
205,45
56,00
- Thù lao thành viên chính
- Thù lao nhóm 03 thành viên
0,8
1
40
1
32,00
0,4
3
40
1,5
24,00
1.2
Công việc 2: ...
Do thành viên chính Nguyễn Văn A thực hiện trong 01
tháng quy đổi và 02 thành viên thực hiện trong tổng thời
gian quy đổi là 02 tháng (thành viên 1 thực hiện trong 1,5
tháng; thành viên 2 thực hiện trong 0,5 tháng) và 05 kỹ
thuật viên, nhân viên hỗ trợ. Mỗi kỹ thuật viên, nhân viên
hỗ trợ thực hiện công việc được giao trong 0,5 tháng quy
đổi.
- Thù lao thành viên chính
- Thù lao nhóm 02 thành viên
84,00
0,8
1
40
1
32,00
0,4
2
40
2
32,00
-
Thù lao nhóm 05 kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
0,2
5
40
2,5
20,00
Lua Vietnam
Tiện ích văn bản luật
Số
TT
1
Nội dung công việc
2
2
Số
Hệ số
lao động| trong
Định mức
người
khoa nhóm
thù lao
tháng của
chủ nhiệm
quy
Tổng số tháng | Tổng thù
đổi của chức | lao thực
danh/nhóm chức hiện
học
chúc
danh
(DMCN)
nhiệm vụ
danh
3
4
5
6
7=3x5x6
1.3
| Công việc 3: .
...
Do thành viên chính Nguyễn Văn A thực hiện trong 12
ngày quy đổi và 02 thành viên tham gia (trong đó: chủ
nhiệm nhiệm vụ tham gia với chức danh thành viên, hưởng
thù lao tính theo hệ số lao động khoa học của chức danh
thành viên), mỗi thành viên thực hiện trong 01 tháng quy
đổi; 04 kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ (trong đó: thư ký
|khoa học tham gia với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên
hỗ trợ và hưởng thù lao tính theo hệ số lao động khoa học
của chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ), mỗi kỹ
thuật viên, nhân viên hỗ trợ thực hiện công việc được giao
trong 0,5 tháng quy đổi.
- Thù lao thành viên chính
65,45
0,545
0,8
1
40
17,455
(= 12/22)
0,4
2
40
2
32,00
Thù lao nhóm 04 kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
0,2
4
40
2
16,00
- Thù lao nhóm 02 thành viên
1.4 |Công việc 4...
|Nội dung 2:
***
|Chủ nhiệm nhiệm vụ chủ trì thực hiện nội dung với chức
danh thành viên chính (hưởng thù lao theo hệ số lao động
|khoa học của chức danh thành viên chính)
|Công việc 1: ...
Chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện công việc trong 0,5 tháng
quy đổi và 03 thành viên tham gia (trong đó có thư ký
|khoa học tham gia với chức danh thành viên và hưởng thù
2.1 |lao tính theo hệ số lao động khoa học của chức danh
thành viên), mỗi thành viên thực hiện trong 01 tháng quy
đổi; 04 kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và mỗi kỹ thuật
viên, nhân viên hỗ trợ thực hiện công việc được phân công
trong 0,5 tháng quy đổi
-
Thù lao thành viên chính
Thù lao nhóm 03 thành viên
2.2
Thù lao nhóm 04 kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
| Công việc 2:
|Chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện công việc trong 01 tháng
quy đổi và 01 thành viên tham gia trong 8 ngày quy đổi;
03 kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ và mỗi kỹ thuật viên,
nhân viên hỗ trợ thực hiện công việc được phân công
trong 0,5 tháng quy đổi; 5 lao động phổ thông, mỗi lao
động phổ thông thực hiện công việc được phân công trong
|0,5 tháng quy đổi
-
Thù lao
thành viên chính
Tiện ích văn bản luật
141,52
80,00
0,8
1
40
0,5
16,00
0,4
40
3 48,00
0,2
4
40
2,0
16,00
61,52
0,8
1
40
1
32,00
3
Số
Số
Nội dung công việc
Hệ số
|lao động| trong
Định mức
người
TT
khoa nhóm
thù lao
tháng của
chủ nhiệm
học
chúc
(DMCN)
Tổng số tháng | Tổng thù
đổi của chức | lao thực
quy
danh/nhóm chức hiện
danh | nhiệm vụ
danh
1
- Thù lao 01 thành viên
2
- Thù lao nhóm kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
- Thù lao lao động phổ thông (tính bằng mức lương tối
thiểu vùng cao nhất 4,68 triệu đồng x số tháng thực hiện
quy đổi)
|Thù lao của chủ nhiệm nhiệm vụ:
3
4
5
6
7=3x5x6
0,36
0,4 1
40
5,82
(=8/22)
0,2
3
40
1,5
12,00
5
2,5
11,70
7,2
1
1
40
288,00
(TLCN=1,0 x DMCN X 20% x T)
Thù lao của thư ký khoa học:
(=20% x 36)
7,2
0,3
40
84,00
(=20% x 36)
4
|(TLTK = 0,3 x DMCN X 20% x T)
III Xây dựng báo cáo tổng kết
TONG CONG
|Nội dung công việc này do chủ nhiệm và thư ký khoa học
|của nhiệm vụ thực hiện, đã được tính trong thù lao của chủ
|nhiệm và thư ký khoa học, không tính thù lao riêng.
718,97
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
CONG
|
TCVN
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10497 : 2015
ISO 11262 : 2011
Xuất bàn lần 1
CHÁT LƯỢNG ĐÁT - XÁC ĐỊNH XYANUA TỎNG số
So/7 quality -Determination of total cyanide
HÀ NỘI-2015
Lời nói đầu
TCVN 10497:2015 (ISO 11262:2011) hoàn toàn tương đương
với ISO 11262:2011.
TCVN 10497:2015 do Tỏng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài
nguyên và Môi trường đè nghị, Tỏng cục Tiêu chuản Đo lường
Chất lượng thảm định, Bộ khoa học và Công nghệ cống bố.
LỜI giới thiệu
Xyanua tạo thành từ các muối đơn cùa các cation kièm thỏ và phức ion có độ bèn khâc nhau với cation
của nhiều kim loại, tính ổn định cùa các hợp chát này phụ thuộc vào cation và độ pH. Xyanua tạp phức
với vàng, thủy ngân, toban và sắt mà phức này rát bẻn ngay cà trong các đièu kiện hơi axit. Phức
xyanua kim loai cũng tạo các hợp chát muổi cố tính kiồm hoặc các cation kim loại nặng, chẳng hạn
như kali terroxyanat (K4Fe(CN)6]) hoặc đồng ferroxyanat (Cu[Fe(CN)6]). Xyanua có thể có trong đát
như là các ion xyanua và các phức xyanua.
Cổ thể tiến hành xác đjhh xyanua trong các đièu kiện khác nhau. Khi sừ dụng các đièu kiện axit trung tính
(ví dụ pH - 4) mới chỉ được gọi là "các xyanua dễ giải phổng' (cũng được biết đến như là “các xyanua axit
yốu") được đo. Trong các điều kiện axit manh (vl dụ pH = 1) thì có thề đo tất cả các xyanua (cà xyanua
phức hợp và và xyanua dễ giải phóng), kết quà cùa phép đo này được gọi là "xyanua tổng số".
Một số nghiên cứu vè mẫu đắt đã chứng minh rằng có thể thu được các két quả đáng tin cậy đối VỚI
xyanua dỗ giải phóng (ELC) sử dụng phương pháp chiét/ngược dòng xyanua ELC thù công. Tiếp theo,
tiêu chuẩn sừa đổi này không bao gồm cả phương pháp ELC.
CHÚ THÍCH: ISO 17380 đưa ra các chi tiết VỀ phương pháp ELC tư động và phương pháp xyanua tổng số.
Tiêu chuẩn này chì qui định phương pháp thủ công đẻ xác định xyanua tổng số. Có thể thay thế bằng
phương pháp chiết kièm trước khi sử dụng axit orthophosphoric được mô tả trong Phụl lực B.
Chất lượng đất - Xác định xyanua tổng số
Soil quality - Determination of total cyanide
CẢNH BÁO — Hydro xyanua và muối cùa chúng rát độc. Do vậy, càn chú ỷ khi xử lỷ mẫu b|
nhiễm xyanua. Hydro xyanua dỉ bay hơi (VỚI một lượng nhỏ) được bay hơl tử dung dỊch axlt
hóa có chứa muối xyanuã. Tát cả các cống vlộc đểu phải được tlển hành trong tủ hút và phải
đeo găng tay nllong phù hợp khl xừ lý mỉu b| nhlổm bẩn.
Chát thải phẳn tích có chứa xyanua phải được đặt trong thùng chứa đặc biệt có nắp, trong phòng
thí nghiệm, và có thồ bảo quản trong thời gian dàl. Binh chứa này phải được đánh dẩu rỗ ràng
bằng nhãn như “chát thải độc” hoặc “xyanua”. Thùng chứa phải được dỡ bỏ đ|nh kỳ và chát thải
có chứa xyanua đưực thái bỏ như “chát thải đặc biệt" do những công ty quản lý chất thải phù
hợp thực hiện.
1 Phạm vl áp dụng
Tiêu chuản này có thẻ áp dụng cho mău đất vừa láy (mẫu đát ảm hiện trường) và quy đjnh hai quy
trinh khác nhau đẻ giải phóng xyanua ra khòi đát:
- Giải phóng trực tiếp hydro xyanua sử dụng axit orthophosphoric (quy định);
- Chiết băng dung dịch natri hydroxyt và giải phóng tiép sau khi sừ dụng axit orthophosphoric (tham
khảo, xem Phụ lục B).
Xyanua giải phóng được xác đjnh bằng phương pháp đo phổ hoặc phương pháp chuẩn độ sừ dụng chỉ thị.
Phương pháp này có thể áp dụng cho tắt cả loại đắt.
Trong điều kiện quy đinh trong tiêu chuẩn này, giới hạn áp dụng dưới là 0,5 mg/kg xyanua tỏng số (tính
theo mãu đắt ảm hiện trường) đối với xác định đo phỏ và 10 mg/kg đối với xác định chuản độ.
CHÚ THÍCH: Sừ dụng dịch chiết kièm tiép sau giải phóng xyanua dùng axit phosphoric, giới hạn áp dụng dưới
lầ 1 mg/kg xyanua tỏng số (tính theo mẫu đát ảm hiộn trường) đối với xác đjnh bằng phương pháp đo phổ và
30 mg/kg đối với xác đjnh bằng phương pháp chuản độ.
2 Tài liệu vlộn dẫn
Các tài liệu viện dãn sau là càn thiét cho việc áp dụng tiỗu chuẩn này. Đói với các tầi liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đổi với các tài liệu viện dẫn không khi năm công bổ thì
áp dụng phiên bản mới nhát, bao gồm cả các sửa đổi (nều có).
TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Mước dùng để phân tích trong phòng thừ nghiệm - Yẻu cầu kỹ thuật
và phương pháp thử.
TCVN 6194 (ISO 9297,) Chất lượng nước - Xác đjnh clorua - Chuẳn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat
(phương pháp Mo).
TCVN 6647 (ISO 11464), Chắt lượng đắt - Xừ lý sơ bộ đát để phân tích lý-hoâ.
TCVN 6648 (ISO 11465), Chát lượng đất - Xác đjnh chất khô và hàm lượng nước theo khối lượng -
Phương pháp khối lượng.
TCVN 8884 (ISO 14507), Chát lượng đắt-Xử lý sơ bộ mẫu đổ xấc ƠỊnh chắt ô nhiễm hữu cơ.
3 Thuật ngữ và đinh nghĩa
Trong tiồu chuẳn này, áp dụng các thuật ngữ và đỉnh nghĩa sau:
3.1
Xyanua tổng sổ (total cyanide)
Tất cà hợp chát tạo xyanua hydro trong các điều kiộn cùa phương pháp này.
3.2
Hệ sổ thu hồl (recovery factor)
Fn
Hệ số thu hồl (Fre) của thiốt bi giải phóng xyanua tổng số là độ thu hòi tỉ lệ giữa chuản tại khoảng có
chứa kali hexaxyanoferrat (III) tiến hành qua toàn bộ quy trinh so với chuản hiệu chuẳn tương đương
của kali xyanua không thông qua giai đoạn giải phóng, mà chỉ qua giai đoạn phát hiện cuối cùng cùa
phương pháp (macthí/míibièt).
4 Nguyên tắc
4.1 Giải phóng trực tiếp hydro xyanua khi sử dụng axit orthophosphoric
Mẫu đát ẳm hiện trường được làm đồng nhát và xử lý sơ bộ theo TCVN 8884 (ISO 14507), loại bò các
thành phần thô nhìn tháy bằng mắt thường. Sau đó được xừ lý bằng axit orthophosphoric, hydro
xyanua giải phóng ra được vận chuyển bằng dòng khí và hấp thụ vào dung djch natri hydroxyt 1 mol/l.
TCVN 10497:2015
Muối thiếc (II) và đồng (II) được thêm vào đề loại bồ cản trờ từ hợp chát sunphua và xúc tác sự phân
hủy phức xyanua trong quá ừlnh giải phóng khí.
4.2 Xác đjnh hàm lưựng xyanua tổng số
lon xyanua trong dung d|ch hấp thụ natri hydroxyt được xác đinh bảng;
- Đo phổ (xem Đièu 9) bằng một quy trinh dựa trên phản ứng cùa xyanua với cloramin-T tạo thành
xyanogen clorua; phản ứng này với axít pyridin-4-cacboxylic và axit 1,3-dimetylbarbituric sẽ tạo
thành phức có màu, độ hấp thụ của phức được đo tại 606 nm, hoặc
- Chuản độ (xem Đièu ip) băng quy trình chuẳn độ dùng bạc nitrat. Khi dư ion Ag(CN)2', ion bạc tạo
phức màu đỏ với chỉ thị điểm cuối, 5-(4-dimetylaminobenzyliden)rhodanin.
5 Thuốc thử
Tát cả thuốc thừ phải đạt cáp phân tích được công nhận và nước được dùng phải phù hợp với loại 2
của TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987). Tất cầ thuốc thử bèn ít nhát trong 3 tháng ngoại trừ có các qui
định khác.
5.1 Thuốc thử đổ giải phóng và háp thụ xyanua
5.1.1 Axlt orthophosphoric, H^HaPO*) - 85 % (theo khối lượng), p = 1,69 g/ml.
5.1.2 Dung dịch natrl hydroxyt, c(NaOH)» 1 mol/l.
Hòa tan 40 g NaOH trong nước và pha loăng báng nước đén 1000 ml, hoặc sừ dụng các dung dịch có
bán sẵn. Báo quản trong chai polyetylen.
5.1.3 Dung d|ch axlt clohydric, c(HCI) - 1 mol/1.
Pha loăng 98,6 g axit clohydric đậm đặc (37 %, p = 1,18 g/ml) bằng nước đến 1000 ml hoặc sừ dụng
dung dich có sẵn.
5.1.4 Dung dịch thiếc (II) clorua
Hòa tan 50 g thiếc (II) clorua ngậm hal phân từ nước (SnCI2.2H2O) trong 40 ml dung dịch axit dohydric
(5.1.3) và pha loăng băng nước đén 100 ml. Chuẩn bj dung d|ch mới hàng ngày.
5.1.5 Dung d|ch đồng (II) sunphat
Hòa tan 200 g đồng (II) sunphat ngậm 5 phân tử nước (CuSOí.SH^) trong nước và pha loăng bàng
nước đến 1000 ml.
5.2 Thuổc thử để xác đinh xyanua bằng đo phổ
5.2.1 Dung d|ch natrl hydroxyt, c(NaOH)■ 0,8 mol/1.
Hòa tan 32 g NaOH trong nước và pha loãng với nước đén 1000 ml. Bảo quản trong chai polyetyien.
5.2.2 Axlt axetlc bảng, 20 % (theo thẻ tích).
Pha loãng 100 ml axit axetic băng (p=* 1,049 g/ml) đến 500 ml trong bỉnh đong bàng nước.
CHÚ THÍCH: Axit axetic băng 100 % (p -1,049 g/ml) cOng như axit axetic băng 96 % (p = 1,06 g/ml), đèu có sẵn.
5.2.3 Dung dịch mliổi natri N-cloro-4-metylbenzensulfonamld (cloramin-T)
Hòa tan 0,5 g Cloramin-T ngậm 3 phân tử nước [C7H7CINOiS.Na(3H2O)] trong nước vào binh định mức
50 ml và pha loãng đến vạch mức. Chuẳn bi dung dịch mới hàng ngày.
5.2.4 Thu6cthửmàu
Pha loảng 7,0 g natrl hydroxyt (NaOH) trong 500 ml nước. Thôm 16,8 g axit 1,3-dimetylbarbituric
(CgHgOaNí) và 13,6 g pyridin -4-carboxylic axit (axit isonicotinic) (C6H5NIO2), rồi pha loãng đốn 1000 ml
bằng nước. Lắc đèu .trong 1 h tại 30 °C và sau đố lọc (cỡ lỗ khoảng 8 pm) qua một lưới lọc gáp nép.
Dung dịch này có thể giữ trong khoáng 1 tuần, néu được bảo quản ở nhiệt độ dưới 10 °C trong tối, và
lọc bâng lưới lọc gấp nép (cỡ lỗ khoảng 8 pm) trước khi dùng.
5.2.5 Dung dịch gốc kall xyanua, tương ứng VỚI lon xyanua 100 mg/l
Hòa tan 250 mg kali xyanua (KCN) trong dung dịch natri hydroxyt 0,8 mol/l (5.2.1) và pha loãng bằng đúng
dung dịch natri hydroxyt đến 1000 ml trong binh định mức. Chuẩn hóa dung cfch này mỗi ngày một lần
bằng chuẩn độ dùng dung dich nitrat bạc 0,01 mol/1 (5.3.1), nếu việc xác định được tiến hành (xem Điều 9).
Dung dịch gốc có bán sẵn có thể dùng được. Bảo quản nơi tối với nhiệt độ dưới 10 °C.
5.2.6 Dung d|ch chuẩn kall xyanua, tương ứng vớt lon xyanua 10 mg/1
Pha loăng 10 ml dung dịch gốc (5.2.5) thành 100 ml vào binh định mức bằng dung dịch natri hydroxyt
0,8 mol/1 (5.2.1). Chuẩn bj dung dịch hàng ngày.
5.2.7 Paranitrophenol (0,1 % m/V) trong etanol
Hòa tan 0,1 g paranitrophenol trong 100 ml etanol.
5.3 Thuốc thử đổ xác đ|nh xyanua bằng chuẩn độ
5.3.1 Dung dịch bạc nitrat, c(AgNOa) ■ 0,01 mol/l.
Hỏa tan 1,699 g bạc nitrat trong khoảng 400 ml nước và pha loăng bằng nước đến 1000 ml trong binh
đjnh mức. Kiổm tra nòng độ thực tể của bạc nitrat 0,01 rnol/1 bằng chuân độ dùng natri clorua theo
TCVN 6194 (ISO 9297) hal tuần một lần. Bào quản dung dịch này trong buồng tói.
5.3.2 Dung d|ch bạc nitrat, c(AgNOa) ° 0,001 mol/1.
Chuản bj dung djch này hàng ngày tử dung dịch bạc nitrat 0,01 mol/l (5.3.1). Thêm 25,00 ml dung dịch
bạc nitrat 0,01 mol/l vào binh đinh mức 250 ml và pha loãng bàng nước đén 250 ml. Bqc binh bằng lớp
giấy bạc để tránh ánh sáng.
TCVN 10497:2015
5.3.3 Dung dịch chi th|
Hòa tan 0,02 g 5-(4-dimetylaminobenzyliden)rhodanin trong axeton và pha loãng bằng axeton đén
100 ml. Dung dịch này bèn trong 1 tuần néu bảo quản trong buồng tối ở nhiệt độ phòng.
6 Thiết b|, dụng cụ
Các thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm thông thường và:
6.1 Thiết b| đồ glảl phỏng và hấp thụ hydro xyanụa
Sử dụng thiết bi như ở Hình 1. Binh đáy tròn (9) phải có 3 cỏ, dung tích tối thiểu 500 ml và cổ khớp nối
hình nón tiêu chuản (ví dụ cá giữa 29/32, cổ bén 19/24). Binh ngưng bằng nước màt Liebig (3) (ví du
dài 16 cm và đường kính ngoài 30 mm); phỉu nhỏ giọt 50 ml (5) phù hợp với ống dãn khí (7). Nói với
binh háp thụ (2) (ví dụ dài 20 cm và đường kính trong 2,5 cm) bàng đường ống vận chuyển (1). Khớp
nói tiêu chuản lắp khít với ống này để đảm bảo nối binh ngưng Liebig với binh hấp thụ (2). ống thủy
tinh (vl dụ dài 15 cm và đường kính ngoài 1,3 cm) kéo dài tới binh ngưng và ống này lấp vừa khít với
ống thủy tinh Frit thiêu két No 2 (4) để đảm bảo cho việc thổi khí HCN được giải phóng một cách hiệu
quà qua dòng hấp thụ (ví du ISO 4793 p 160, xốp loại 1 hoặc 2).
Hệ số thu hồi (Fcr) cùa thiết bi giải phóng khí càn được xác định khi sừ dụng dung dịch kali hexaxyanoferat (III)
đối với xyanua tổng số. cần phải sử dụng dung dịch chuẩn hiệu chuẳn có nồng độ ở giữa khoảng.(xem 9.3).
6.2 Phản hút
Yẻu càu bơm có khả năng hút được không khí 30 l/h dí qua thiết bị như trong Hình 1. Nên sừ dụng
bơm pistong công suất tháp. Bơm này phâi phù hợp với van kiềm soát (xem 13 trong Hlnh 1) nẳm giữa
bơm với binh Dreschel (xem 6 trong Hlnh 1). Binh Dreschel được dùng để đảm bảo không cho HCN
giải phóng vào không khí, nếu mẫu có chứa nhièu xyanua ờ mức nồng độ cao.
Một lưu lượng kế đơn (xem 12 trong Hlnh 1) có thẻ được dùng để cho giá tri ước lượng bằng mắt với
lưu lượng dòng từ 10 i/h đén 20 l/h. Tát cả lưu lượng khác cùa bình Dreschel có thể được xác đjnh
băng mát hoặc sử dụng lưu lượng kố. Lưu lượng dồng càn phải được xàc định như một hàm số cùa
thể tích thiết bi và phải được kiểm tra bằng cách xác đinh tỉ lệ thu hồi.
6.3 Máy đo phổ, đặt tai bước sổng 606 nm, với cuvet có độ dài đường quang 10 mm (chỉ dùng cho
phương pháp đo phổ, xem Đièu 9).
6.4 Máy khuAy từ (chỉ dùng cho phương pháp chuẳn độ, xem Đièu 10).
CHÚ DAN:
ổng vận chuyển 8 Thiết bi gla nhiệt
Binh hắp thụ 9 Binh phản ứng đáy tròn 3 cổ 500 ml
Binh ngưng Liebig 10 ống nhựa
Thủy tinh Frit thiêu két 11 Bơm
Phỗu nhỏ giọt 12 Lưu lượng kế
Binh Dreschel 13 Van kiểm soát
ổng dẫn không khí đl vào
Hướng của dồng
Hình 1 - Thiết b| giải phóng trực tlẮp xyanua trong đát
7 Bào quản và chuẩn bị mẫu
7.1 Bảo quản mỉu
Mẫu phải được lưu giữ trong bình chứa bằng thủy tinh hoặc polyetylen mà không ảnh hường đến phân
tích. Lưu giữ mẫu ở nhiệt độ dưới 10 °C và ở nơi tối cho đén khi phân tích. Phân tích trong vòng 48 h
sau khi lấy mẫu.
CHỦ THÍCH: Những nghiên cứu vè độ bèn đã chứng minh rằng mẳu đát được lưu giữ trong tủ lạnh bèn được
4 ngày. Xem Thư mục tài liệu tham khảo [4].
7.2 Chuẩn b| mẫu
7.2.1 Yêu cầu chung
Bình chứa mẫu khl chứa mẫu đát ảm hiện trường không được mở trước khi phân tích và cần phải tiến
hành cán nhanh để láy phần mẫu thử. Néu mẫu đát khổng đồng nhát, tiến hành ít nhất hai phép thử
xyanua song song tùy thuộc vào yêu càu vè độ chụm.
7.2.2 Yêu cảu về mẫu thử
Vì xyanua dễ biến đỗi, nôn thời gian đưa mău ra khỏi tú lạnh đẻ láy phàn mẫu thừ càng ngắn càng tốt.
Trộn đèu mẫu trong thùng chứa hoặc trong bình riêng biệt. Loại bỏ các phàn không đại diện cho đát, ví
dụ tất cả các phàn kim loại hoặc đá có thể nhln tháy được. Nói chung, tién hành theo quy trình đối với
hợp chát dễ bay hơl được nêu trong TCVN 8884 (ISO 14507).
7.2.3 Cở mẫu
Việc xừ lý mẫu sơ bộ nghiôm ngặt, như cắt, nghiền và sàng không được khuyên nghi vì tính chất dễ
biến đổi cùa một số xyanua. Do vậy, nhà phân tích sỗ phái yêu cầu đưa ra quyét định vè cỡ mẫu được
tổ hợp hoặc xừ lý riêng biệt Đièu này phụ thuộc vào tính chát cùa đát và mục tiêu của chương trinh
phân tích. Do vậy, người sừ dụng càn quyết định kết quả được báo cáo như thé nào và sau đó lựa
chọn thử nghiệm cản được thực hiện đồ đạt được mục tiêu này. Hướng dẫn cụ thổ trong TCVN 6647
(ISO 11464) và TCVN 8884 (ISO 14507).
7.2.4 Xác định hàm tượng ầm
Tiến hành xác định hàm lượng ảm trên phần mẫu thừ của mău theo TCVN 6648 (IS011465).
8 Giải phóng trực tiếp sử dụng axlt orthophosphoric
8.1 Cách tlén hành
Nối bình hấp thụ (xem 2 trong Hlnh 1) có chứa 40 ml dung d|ch natri hydroxyt (5.1.2) với bộ glăi phóng
khí. Cân khói lượng mẫu đát đm hiện trường (7.2) tương đương khoảng 10 g đất khô, chính xác đến
0,1 g, cho vào bình 3 cổ đáy tròn (xem 9 trong Hlnh 1) và thôm 160 ml nước.
Bật bơm và điều chình lưu lượng khí. Rót 2 ml dung dịch thiếc clorua (5.1.4), sau đó 10 ml dung dịch
đồng sunphat (5.1.5) vào mẫu qua phễu nhỏ giọt. Rừa dung dịch côn lại vào bình dùng một lượng ít
nước. Đảm bảo rằng còn lai lượng nước nhỏ trong phỗu nhỏ giọt để duy trl độ kín khí. Kiểm tra bộ hút
cùa bơm băng cách đièu chỉnh van kiểm tra (xem 13 trong Hlnh 1) đề cho lưu lượng khí đảm bảo được
tất cả HCN đã giải phóng đi vào bình háp thụ (xem 2 trong Hình 1). Ví dụ 15 l/h (xem đoạn hai cùa 6.2)
được dùng.
Đièu quan trọng là dung djch thiếc (II) clorua (5.1.4) được đưa vào trước dung dịch đồng (II) clorua
(5.1.5) hoặc có thể thu được các két quả tháp.
Thêm 20 ml axit orthophosphoric (5.1.1) qua phễu nhỏ giọt và tráng phễu bằng 6 ml nước. Đảm bâo
rằng 2 ml đến 3 ml chát lỏng còn lại trong phễu nhỏ giọt để duy trì độ kln khí.
Nung nóng bình từ từ và hồi lưu nhọ trong 120 min ± 10 min. Đảm bâo đồ thổ tích dung djch trong binh
háp4hụ không tăng đáng kể (ví dụ lớn hơn 5 ml) do kết quả cùa quá trinh hồi lưu quá nhanh. Sau khi
hồi lưu nhẹ trong 2 h, giảm áp suất chân không riêng phần trong binh phản ứng (xem chú dẫn 9 trong
Hình 1) bằng cách mở nấp từ từ trôn phẵu nhỏ giọt (xem chú dẫn 5 trong Hlnh 1). Néu quá trình này thất
TCVN 10497:2015
Dại sẽ phải hút lại natri hydroxyt trong bình hấp thụ (xem chú dẫn 2 và 6 trong Hình 1) vào bình phản ứng
(xem chú dẫn 9 trong Hình 1).
Nếu áp suất chân không riêng phần b| giảm, nhác ống dẫn khí cùa bình háp thụ ra khỏi dung dịch natri
hydroxyt (hiện tại chứa ion xyanua tử xyanua tổng số) và tráng ống bằng 5 ml nước. Tháo bình háp
thụ, chuyển đinh lượng các chát vào bình dung tích 50 ml và làm đầy đén vạch mức bẳng nước. Bào
quản dưới 10 °C trong n.ơi tối cho đến khi nồng độ xyanua được xác đjnh.
8.2 Mẫu trắng
Tiến hành phép thừ tráng song song với việc xác định phù hợp, tiến hành như qui định trong 8.1,
nhưng thay mẫu bằng 10 ml nước không chứa xyanua.
9 Xác đ|nh xyanua - phương pháp đo phổ
9.1 Khả năng áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng cho phàn mẫu thử 20 ml dung dịch háp thụ NaOH có chứa 0,002 mg
đến 0,020 mg xyanua (hoặc nồng độ 0,1 mg/l đến 1,0 mg/l) nằm trong khoảng hiệu chuẩn (9.3). Dung
dịch háp thụ NaOH có hàm lượng xyanua cao hơn cần được phân tích khi sử dụng phần mău thừ nhỏ
hơn được pha thành 20 ml bằng dung dịch NaOH 0,8 mol/1 (5.2.1). Vi dụ, nếu sừ dụng 10 ml phần thừ
mẫu, càn được pha loăng thành 20 ml bằng 10 ml NaOH 0,8 mol/l.
Nếu dùng 10 g mẫu đát ảm hiện trường và 20 ml phàn mẫu thừ từ dung dịch háp thụ (giả thiết được
pha thành 50 ml), khoảng nồng độ cùa dung dịch hấp thụ NaOH từ 0,1mg/1 đén 1,0 mg/1 sẽ tương ứng
với 0,5 mg/kg đến 5 mg/kg trong mẫu đát ảm hiện trường.
9.2 Cách tiến hành
Tiến hành theo quy trình dưới đây với dung djch háp thụ được chuẩn bi theo 8.1 hoặc 8.2.
Dùng pipet, chuyền 20 ml dung dịch hấp thụ vào một dãy bình đjnh mức dung tích 50 ml, thêm 2 giọt
paranitrophenol (5.2.7). Sau đó, vừa khuáy, vừa thêm cẳn thận từng giọt axit axetic bằng 20 % (theo
thổ tích) (5.2.2) cho đốn khi không tháy màu vàng cùa paranitrophenol. Sau đó, thêm 2 ml dung dịch
cloramin-T (5.2.3). Đậy nắp binh và đề trong 5 min ± 1 min. Thêm 6 ml thuốc thừ màu (5.2.4). Pha
loăng bầng nước đốn vạch mức và lắc đèu. Đo độ háp thụ tại 606 nm VỚI cuvet có chièu dài đường
quang 10 mm so với nước đối chứng. Nếu cần pha loãng hơn nữa, dùng pipet hút một lượng dung
dịch hấp thụ nhô hơn cho vào binh đỉnh mức dung tlch 50 ml và pha loãng tới khoảng 20 ml bàng dung
djch natri hydroxyt (5.2.1). Sau đó tiến hành các bước như nôu ở trên.
Tiến hành đo sau khi thêm thuốc thừ màu 20 min ± 5 min.
Đo độ háp thụ của dung dich thử trắng (8.2) theo các bước như trốn.
càn kiểm tra để có được số đo độ hấp thụ ổn đinh.
TCVN 10497:2015
9.3 Chuẩn bj đường chuản
Dùng pipet, chuyển 0 ml, 2,5 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml và 25 ml dung djch kali xyanua 10 mg/l (5.2.6) vào
một dãy 6 binh định mức dung tfch 250 ml. Pha loãng đến vạch mức bằng dung dich natri hydroxyt
0,8 mol/l (5.2.1) và lắc đều. Tiến hành như quy định ở 9.2. Dựng đường chuản độ háp thụ với lượng
xyanua trong dung dịch, tính bàng miligam.
CHÚ THlCH: Nôn sử dụng khối lượng xyanua trong 20 ml dung djch trôn trục X đồ thuận lợi khi tính toán theo
Công thức (1).
VÍ DỤ: Dùng 25 ml dung dịch kali xyanua 10 mg/l (5.2.6) cho nồng độ 1,0 mg/l tương Arorng với 0,02 mg/20 ml.
Tương quan giữa độ háp thụ và nồng độ phải tuyến tính. Kiổm tra tính tuyén tính cùa đường chuán
thường xuyên, đặc biệt néu sử dụng mẻ hóa chát mới.
9.4 Tính toán
Người phân tích sỗ được yỗu càu đưa ra quyết định, đặc biệt là kết quả được báo cáo như thể nào VÀ
mẫu (xem 7.2). Tính toán được giá thiết là phàn mẫu thử đại diện cho mẫu nhận được và khỗng có đá
bị loại bỏ trước khi chuyển phàn mău thử.
Tính phàn khối lượng xyanua, biểu th| băng mlligam trên kilogam (chát khô), theo Công thức (1):
"'CN
(m, — mJxV.xiooo. ... 1
= — ——-------X /, X 4
VjXmxC
(1)
Trong đó:
H>CN là khối lượng cùa xyanua trong mău đát, tính lại sang khối lượng khô, tính bằng miligam
trên kilogam;
m, là khối lượng xyanua trong phàn mẫu thử 20 ml, đọc từ đường chuản, tính bằng miligam;
mb là khối lượng xyanua trong 20 ml thừ tráng, đọc từ đường chuẳn, tinh bằng miligam;
V, là thồ tích cùa dung dịch hấp thụ, tính bằng mililit (thường là 50 ml);
v2 là thể tích cùa phần mẫu phân tích, tính băng mililit (thường là 20 ml);
m là khối lượng của phần thừ mẫu đát ảm hiện trường, tính bàng gam (chuản 10 g);
c là hệ số hiệu chính chuyển đỗi từ đát ẳm hiện trường sang mẫu đát khô, c = 100/(100 + H>H2o);
WH20 là phần khối lượng của nước trong đát, tính theo phần tràm (theo TCVN 6648 (IS011465));
rK là hệ số thu hồl của thiét b|;
ft là hệ số pha loăng (néu yôu càu) cùa dung djch háp thụ để có được nồng độ xyanua của
dỉch chiết pha loâng trong khoảng đo; néu không pha loãng thl/i = 1.
TCVN 10497:2015
10 Xác đ|nh xyanua - Phương pháp chuẩn độ dùng chl th|
10.1 Phạm vl áp dụng
Phương pháp này có thể áp dụng cho dung dịch háp thụ NaOH có chứa 0,05 mg đén 5 mg ion xyanua
trong phàn mẫu chuẩn độ và khổng áp dụng náu dung dịch hấp thụ có màu và đục.
Sử dụng 0,001 mol/l chụẩn độ bạc nitrat, với khoảng làm việc từ 0,05 mg đến 0,5 mg xyanua trong
dung dịch háp thụ chuẩn độ.
Sử dụng 0,01 mol/l chuản độ bac nitrat, với khoảng làm việc từ 0,05 mg đén 5 mg xyanua trong dung
dịch háp thụ chuản độ.
Dung dịch háp thụ NaOH có khối lượng xyanua cao hơn càn phái được phàn tích sừ dụng phàn mẫu
thử nhỏ hơn và được pha loãng thành 20 ml bàng dung djch NaOH 0,8 moí/l (5.2.1). VI dụ, néu phần
mẫu thừ 10 ml được sứ dụng, cần được pha loãng thành 20 mi bàng 10 ml dung d|ch NaOH 0,8 mol/l.
Nếu 10 g mẫu đát ẩm hiện trường được dùng và 20 ml phàn mẫu thừ được láy từ dung dịch hấp
thụ (giả thiết được làm thành 50 ml) và sử dụng dung dịch chuẩn độ bạc nitrat 0,001 mol/l, khoảng
làm việc từ 0,05 mg đén 0,5 mg xyanua trong dung djch háp thụ NaOH. Nồng độ này tương ứng
với 12,5 mg/kg đén 125 mg/kg trong mẫu đát ảm hiện trường. Giải thiét thẻ tích chuẩn độ tối đa
cùa bạc nitrat là 10 ml.
Sử dụng 0,01 mol/l dung dịch chuẩn độ bạc nitrat, khoảng làm việc từ 0,5 mg đến 5 mg xyanua trong
dung dich háp thụ NaOH; nồng độ này tương đương VỚ1125 mg/kg đến 1250 mg/kg trong mẫu đát ẩm
hiện trường ban đầu.
Phương pháp chuản độ có thể áp dụng cho hàm lượng xyanua trong mẫu đát ẩm hiện trường lởn hơn
50 mg/kg.
10.2 Cách tiến hành
Tiốn hành theo quy trinh dưới đầy với dung dịch hấp thụ được chuản bi như 8.1 và 8.2.
Dùng pipet hút 20 ml phần mẫu (V2) vào cốc thủy tinh 50 ml, và thém 0,1 ml dung dịch chỉ thi
(5.3.3), bật máy khuáy từ và chuẩn độ với dung dịch bạc nitrat (5.3.2) cho đốn khi mầu thay đổi từ
vàng sang đỏ. Mầu chỉ bèn trong một thời gian ngắn. Nấu càn nhièu hơn 10 ml dung dịch bạc nitrat
0,001 mol/l (5.3.2) thl tỉén hành chuản độ dùng dung dịch nitrat bạc 0,01 mol/l (5.3.1) với phần mẫu
thử khác. Nếu càn nhiều hơn 10 ml dung dịch bạc nitrat, lặp lại thao tác sừ dụng phần mẫu thừ với
thé tích nhỏ hơn.
Dùng pipet hút 20 ml dung dịch thử trắng (8.2) vào cốc thủy tinh khác và chuẫn độ theo đúng cách như
trôn. Thể tích của dung dịch bạc nítrat 0,001 mol/l (5.3.2) được dùng trong thử trắng khoảng 0,16 ml,
nhưng không vượt quá 0,4 ml. Thẻ tích này tương đương từ 2 mg/kg đén 5 mg/kg xynua đối với 10 g
mẫu đát âm hiện trường.
TCVN 10497:2015
10.3 Tính toán
Người phân tích sỗ được yêu cầu đưa ra quyết định, đặc biệt là kết quả được báo cáo như thế nào về
mẫu (xem 7.2). Tính toán được giâ thiết ràng phần mẫu thử là đại diện cho mẫu nhận được và không
cố đá bị loại bỏ trước khi chuyẻn phần mẫu thừ.
Tính phàn khói lượng xyanua, theo mlligam trên kilogam (chắt khô), theo Công thửc (2):
(g-b)x/xV 1
°1 V2xmxC Fk
(2)
Trong đó:
W>CN là phần khối lượng cùa xyanua trong mău đắt, tính lai sang khối lượng khô, tính bằng
miligam trén kilogam;
a là thể tích của dung dịch bạc nrtrat 0,001 mol/l (5.3.2), hoặc 10 làn thể tích của dung dịch
bạc nitrat 0,01 mol/l (5.3.1), càn để chuẩn độ, tính bằng millllt;
b là thể tích cùa dung dịch bạc nitrat 0,001 mol/1 (5.3.2), cần cho phép thừ trắng, tính bàng mililit;
f = 52, nghĩa là khái lượng cùa ion xyanua tương đương với 1 ml dung dịch bạc nitrat
0,001 mol/l, tính bằng microgam;
Vf là thể tích cùa dung d|ch hấp thụ, tinh bằng mlllin (thường là 50 ml);
Vĩ là thể tích cùa phần mẫu phân tích, tinh bằng mililít (thường là 20 ml);
m là khối lượng cùa phàn thử mău đất ẳm hiện trường, tính bằng gam (chuản 10 g);
c là h$ số hiệu chính chuyển đỗi từ đát ẩm hiện trường sang mẫu đất khổ, c = 100/(100 + H>H2o);
>VH2O là phàn khối lượng của nước trong đát, tính theo phân trăm (theo TCVN 6648 (IS011465));
Frc là hộ số thu hồi cùa thiết bj;
11 Biểu th| kết quả
Biểu thi kết quà theo phàn khói lượng, tinh báng miligam trôn kilogam khối lượng đát khố, sử dụng sổ
thập phân được nỗu trong Bảng 1.
Nếu đá hoặc các hạt khổng phải đát khác được loại bỏ khỏi mẫu phòng thí nghiệm, thl tỉ sá khối lượng
hoặc khói lượng tuyệt đối phải được báo cáo để tinh toán tổng mẫu, nốu được yôu cầu.
Bảng 1 - Biểu thị kết quả
Phản khối lượng xyanua Báo cáo kết quả theo khối lượng
M'CN WCN
mg/kg mg/kg
0,5 đến 10 0,5
10 đến 100 1,0
100 đốn 1000 10
1000 đén 10000 100
12 Độ chụm
Dữ liệu độ chụm được nêu trong Phự lục A.
13 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thừ nghiệm cần bao gồm các thững tin sau:
a) Viện dẫn tiôu chuẩn này;
b) Nhận dạng đầy đù mẫu;
c) Viện dẫn phương pháp được dùng đẻ xác định;
d) Két quà cùa phép xác đ|nh;
e) Tỉ số khối lượng hoặc khói lượng tuyệt đối của đá hoặc các hạt khổng phải đất được loại bỏ ra khỏi
mẫu, nếu thực hiện;
f) Mọi chi tiết khống quy đjnh trong tiêu chuẩn này hoặc được coi là tùy chọn, cũng như bắt kỳ yếu tổ
nào có thể ảnh hưởng đến két quă.
Phụ lục A
(Tham khảo)
Dữ liệu độ chụm
Phép thử liên phòng thử nghiệm được tién hành theo quy trình được qui đ|nh trong tiêu chuản này.
Trong phép thừ này, khối lượng xyanua tổng số được xác đjnh bằng số lượng các phòng thừ nghiệm
với lượng mẫu đắt.
Két quả độ lặp lại (r) và độ )ài lập (R) các phân tích này được nôu trong Bảng A.1. Mẫu 1 đén 3 là mẫu
đất bị nhiễm bẳn láy từ các vùng khai thác khí trước đây trong khu vực Berlin (Đức).
Các giá trị đã được tính thèo TCVN 6910-2 (ISO 5725-2).
Bảng A.1 - DO liệu cùa so sánh Hên phòng thí nghiệm
lẳn thứ 15 BAM “đát ô nhiễm", tháng 9 năm 2009
Mẫu Ni Na N X mg/kg S' mg/kg V, % 4» mgykg V' % r mg/kg R mg/kg
Mẫu đát 1 26 25 50 107,0 5,0 4,7 19,5 18,3 13,8 54,1
Máu đát 2 19 18 36 76,2 2,4 3,2 11,8 15,5 6,7 32,7
Mẫu đảt3 21 20 40 48,2 1,3 2,6 6,6 13,6 3,5 18,2
Ni Số lượng các phòng thử nghiệm Nạ Số lượng các phòng thử nghiệm được cháp nhận N Số lượng các giá trị đơn được chắp nhận X Giá tri trung binh s, Độ lệch chuẩn lặp lại V, Độ lệch chuản lặp lại tương đối ỉn Độ lệch chuẩn tál lập v„ Độ lệch chuản tái lập tương đổi r Giới han lặp lạl R GIỚI hạn tái lập
Phụ lục B
(Tham khảo)
Chiết băng dung dịch natri hydroxyt và giải phóng
tiếp sau SỪ dụng axlt orthophosphát
B.1 GIỚI thiệu
Chiết bằng dung dịch natri hydroxyt có thể được tiến hành theo từng mẻ và cho phép phần mẫu thử
lớn hơn nhiều cũng như đại diện hơn (tới 40 g) mSu đát ẩm hiện trưởng so với phương pháp giãi
phóng trực tiếp (đặc biệt đói với mẫu bi nhiễm bẩn). Phương pháp này chỉ mang tinh tham khảo bời vì
số liệu độ đúng không có sẵn.
CHỦ THÍCH: Phụ lục c cung cáp một sổ số liệu cho tháy tinh tương đương cũa phương pháp giải phóng trực
tiốp và phương pháp chiét/glải phóng dùng NaOH đốl với xyanua tỏng sổ trong đát.
Quy trình đưa ra trong Phụ lục này đốl với phương pháp thay thố gòm tất cả thông tin bỏ sung cần để
tiến hành quy trinh. Người sử dụng cũng sỗ cần tham khảo các điều phù hợp từ Điều 1 đén Điều 11 để
có thể áp dụng với cả hai phương pháp.
B.2 Nguyên tắc
Mẫu đát ảm hiện trường được làm đồng nhát và xử lý trước theo TCVN 8884 (ISO 14507). loại bỏ các
vật chắt thổ có thể nhìn thấy. Sau đó, được chiết băng cách lắc với dung dịch natri hydroxyt 2,5 mol/l
trong 16h. Phàn nhỏ phù hợp cùa d|ch chiét này sau đó được phân hùy bằng lượng dư axit
orthophosphat và xyanua giải phóng ra đươc xác định bàng đo phổ hoặc chuẳn độ. Muối của thiếc (II)
và đòng (II) được thêm vào để loại bỏ các cản trở từ hợp chất sunphua và xúc tác quá trinh phân hủy
cùa phức xyanua trong quá trinh giải phóng khl.
B.3 Thuốc thừ và thiết b|, dụng cụ bồ sung
B.3.1 Thuốc thử bổ sung đól với quá trình glảl phóng và hấp thụ xyanua
B.3.1.1 Dung dịch natri hydroxyt, c(NaOH) - 2,5 mol/1
Hòa tan 100 g NaOH (ví dụ viên) trong nước và làm đầy bằng nước đén 1000 ml. Bảo quàn trong bình
polyetylen.
B.3.2 Thiết bị, dụng cụ bổ sung
B.3.2.1 Máy lắc, có môtơ lắc cho phép sư tiếp xúc tối ưu giũa mẫu với dịch chiết lồng.
TCVN 10497:2015
CHÚ THlCH: C6 thẻ thu được két quả tốt khl sử dụng thiét bị có cơ ché chuyẻn động theo chièu ngang khoảng
180 chuyển động/min và độ dài của ohuyổn động bằng 5 cm, có trang bi binh chiết polyetyien dung tích 500 ml
đặt theo chièu thảng đứng.
B.4 Cách tiến hành
B.4.1 Xử lý sơ bộ mẫu
Vì xyanua không bèn, để thời gian từ khi lắy mău ra khỏi tủ lạnh đén khi láy phần mẫu nhỏ để thử càng
ngăn càng tốt. Trộn đèu mẫu vào binh chứa mău hoặc trong một binh riêng biệt. Loại bỏ các phần
không đại diện cho đát, ví đụ tát cả các phần có thề nhìn tháy hoặc đá. Nói chung, tiến hành theo quy
trình đốl VỚI hợp chát dễ bay hơi được nêu trong TCVN 8884 (ISO 14507).
B.4.2 Chiết bàng dung dịch natri hydroxyt 2,5 mol/l
Cho một lượng mău tương đương khoảng 40 g chát khô, chính xác tới 0,1 g và 200 ml dung dịch natri hydroxyt
2,5 mow (B.3.1.1) vào binh polyetylen 500 ml. Lấc trong 16 h sử dụng máy lắc như qui đính ờ B.3.2.1.
Sau đó, lọc huyèn phù dùng giáy lợc phù hợp. Thực hiện với quy trinh giải phóng xyanua hydro (B.4.3)
càng sớm càng tốt nhưng không quá 4 ngày, càn phải chú ý khi xử lý dung djch natri hydroxyt (xem
các chú ý vè an toàn).
CHÚ Ý VẾ AN TOÀN - Dung d|ch natri hydroxyl 2,5 mol/l gây kích ứng cho người sử dụng cực
mạnh. Phải đeo phương tiện bảo vệ mắt khl xừ lý dung dịch natrl hydroxyl.
Đối với phàn khối lượng xyanua tổng số lớn hơn 100 mg/kg, cần phài pha loãng thêm dịch chiết mẫu
đát để phù hợp với phạm vi của khoảng hiệu chuản của phương pháp đo phỏ.
Chiét bằng cách lắc trong 1 h VỚI dung dich natri hydroxyt 1 mol/l là hoàn toàn phù hợp đối với nhiêu
mẫu. Trước khi sừ dụng cài biên, người sừ dụng phải xác định tính phù hợp cùa phương pháp chiết
này với mẫu.
B.4.3 Giải phóng khl dùng exit orthophosphoric
Sau khi nối binh háp thụ (xem 2 trong Hlnh 1) có chứa 40 ml dung djch natrl hydroxyt (5.1.2) với thiết bi
giải phóng khí, thêm 20 ml dich chiết (như nêu ở B.4.2) vào binh đáy trôn 3 cổ (xem 9 trong Hình 1) và
thêm 140 ml nước.
Sau đó, tién hành quy trinh như mô tà ở 8.1 bất đàu từ đoạn thứ 2.
B.5 Tính ứng dụng của quy trình xác đ]nh xyanua
B.5.1. Phương pháp đo phổ
Phương pháp này có thể áp dụng với 20 ml phần mẫu thừ dung d|ch háp thụ NaOH có chứa 0,002 mg
đến 0,020 mg xyanua (hoặc nồng độ 0,1 mg/l đén 1,0 mg/l) nằm trong khoảng hiệu chuản (xem 9.3).
TCVN 10497:2015
Dung dịch háp thụ NaOH có hàm lượng xyanua cao hơn càn được phân tích với phàn mẫu thử nhỏ
hơn và được pha loảng đén 20 ml bằng dung dịch NaOH 0,8 mol/l (5.2.1). VI dụ, néu sử dụng 10 ml
phần thử, cần pha loãng đốn 20 ml bằng 10 ml NaOH 0,8 mol/l (5.2.1).
Nếu dùng 40 g mẫu đát ảm hiện trường và 20 ml phân mẫu thừ từ bước chiết dùng dung dịch natri
hydroxyt (tổng là 200* ml) và 20 ml phần thử từ dung dịch hắp thụ (giải thiết được pha thành 50 ml), và
néu khoảng nồng độ của dưng dich háp thụ từ 0,1mg/l đến 1,0 mg/l, nòng độ này sẽ tương ứng với
1,25 mg/kg đến 12,5 mg/kg trong mẫu đắt ảm hiện trường.
B.5.2 Phương pháp, chuỉn độ Sừ dụng chắt chỉ th I
Phương pháp này có thể áp dụng cho dung dịch háp thụ NaOH có chứa 0,05 mg đến 5 mg ion xyanua
trong phần mẫu chuẩn độ và khổng áp dụng nếu dung dich hấp thụ có màu và đục.
- Sử dụng 0,001 mol/l chắt chuản độ bạc nitrat, với khoáng làm việc từ 0,05 mg đến 0,5 mg xyanua
trong dung djch háp thụ chuẩn độ.
- Sử dụng 0,01 mol/1 chát chuản độ bạc nitrat, với khoảng làm việc từ 0,5 mg đến 5 mg xyanua trong
dung dịch hấp thụ chuẩn độ.
Dung dịch hấp thụ NaOH có khối lượng xyanua cao hơn càn phải được phân tích sử dụng phần mẫu
thừ nhỏ hơn và được pha loãng thành 20 ml bàng dung dịch NaOH 0,8 mol/1 (5.2.1). Ví dụ, nếu sử
dụng phần mẵu thừ 10 ml, càn được pha loãng thành 20 ml bâng 10 ml dung dịch NaOH 0,8 mol/l.
Nếu dùng 40 g mẫu đất ảm hiện trường và 20 ml phần mẫu thừ từ bước chiết dùng dung dịch natri
hydroxyt (tổng là 200 ml) và 20 ml phần thử từ dung dịch háp thụ (giải thiết được pha thành 50 ml), và
dùng dung dịch chuẩn độ nitrat bạc 0,001 mol/l, thi khoảng làm việc từ xyanua có 0,05 mg đến 0,5 mg
trong dung dịch háp thụ NaOH. Nồng độ này tương ứng với 31,3 mg/kg đén 313 mg/kg trong mẫu đất
ầm hiện trường. Giải thlẻt thể tích chuẩn độ tói đa cùa dung dịch bạc nitrat là 10 ml.
Phụ lục c
(Tham khảo)
So sánh phương pháp giài phóng xyanua tổng số trực tiếp với
phương pháp chiết bằng natri hydroxyt với glảl phỏng tlẮp sau
Bảng C.1 - So sánh mỉu 1
Mỉu Phin khối lượng mg/kg
Mẫu chuẩn số 1: 54 mg/kg ± 5 mg/kg Giải phóng trực tiếp, ISO 112622003 Giải phóng NaOH, và giải phóng tiếp theo ISO 17380
Giá tri ý trung binh 50,9 50,6
Độ lệch chuẩn 1,41 2,67
Độ lệch chuản tương đốl. % 2,77 5,29
Số phép xác định 8 8
Bàng C.2 - So sánh mẫu 2
Mỉu Phàn khối lượng mg/kg
Mău chuẩn 2: 119 mg/kg ± 18mg/kg Giải phóng trực tiếp, ISO 112622003 Giải phóng NaOH, và giãi phóng tlAp theo ISO 17380
Giá tri trung binh 127,2 124,1
Độ lệch chuản 4,93 1.48
Độ lệch chuển tương đốl, % 3,88 1,19
Số phép xác đính 8 8
Thư mục tài liệu tham khảo
(1] ISO 4793, Laboratory sintered (fritted) filters - Porosity grading, classification and designation.
(2] TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2:1994), Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo
và két quả đo. Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập cửa phương pháp đo
tiêu chuẳn.
(3] IS017380, Soil quality - Determination of total cyanide and easily released cyanide - Continuous-
flow analysis method.
(4] Validation report NEN 6655, Determination of total and free cyanide, Deventer, May 1995, Tauw
Milieu Bv. R3355527.LO1/MAO. |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 4943/VPCP-QHĐP
V/v xử lý kiến nghị
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2019
Kính gửi:
• Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
• Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương.
Xét Báo cáo số 37/BC-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và ý kiến của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 2682/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25 tháng 4 năm 2019), Tài chính (văn bản số 4901/BTC-ĐT ngày 25 tháng 4 năm 2019), Bộ Công Thương (văn bản số 2562/BCT-CTĐP ngày 12 tháng 4 năm 2019), Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 3604/BGTVT-KHĐT ngày 19 tháng 4 năm 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (văn bản số 1463/BVHTTDL-VP ngày 17 tháng 4 năm 2019), Bộ Xây dựng (văn bản số 883/BXD- PTĐT ngày 24 tháng 4 năm 2019), về một số kiến nghị của tỉnh Hải Dương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau:
Về hỗ trợ vốn đầu tư Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 37
a) Đoạn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - Gia Lộc (Hải Dương): Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt phân bổ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 cho Dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai Dự án đúng theo quy định hiện hành.
b) Đoạn qua khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc: Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.
Về việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng Khu du lịch Quốc gia đặc biệt Côn Sơn-Kiếp Bạc: Trước mắt, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương sử dụng số vốn đã được phân bổ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, chủ động lựa chọn một số hạng mục cần thiết đầu tư, sử dụng nguồn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động hợp pháp khác để thực hiện Dự án: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, cơ quan liên quan xem xét giải quyết, khi có điều kiện về nguồn vốn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp: Bình Giang, Thanh Hà và bổ sung quy hoạch 01 Khu công nghiệp tại huyện Kim Thành: Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương thực hiện theo Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch trong đó, cần nghiên cứu kỹ các phương án điều chỉnh quy hoạch các Khu công nghiệp cho phù hợp và có khả năng tích hợp vào quy hoạch tỉnh Hải Dương khi xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021-2030.
Về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016-2020 của tỉnh: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Về việc giải quyết những vướng mắc tại Khu công nghiệp Hoàng Diệu và Hưng Đạo: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương rà soát cụ thể, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng khu phức hợp sân Golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái bãi Soi và chủ trương quy hoạch xây dựng khu vực hồ Bến Tắm để sử dụng vào mục đích xây dựng tổ hợp sân Golf, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí theo định hướng quy hoạch Vùng 2 trong điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Chí Linh đến năm 2035: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương rà soát, căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt, hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Về bổ sung Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực - thành phố Hải Dương, vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, đề xuất hướng giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Về các nội dung đã chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 224/TB-VPCP ngày 09 tháng 8 năm 2016 và Thông báo số 169/TB-VPCP ngày 09 tháng 5 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ: Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, tổ chức thực hiện theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
• Như trên;
• TTg, các PTTg;
• VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, NN, CN,QHQT;
• Lưu: VT, QHDP (3) Q 10
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Sỹ Hiệp |
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG-------
Số: 1092/BKHCNMT-ATBXV/v cấp phép an toàn bức xạ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc---------
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2002
Kính gửi: Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Theo phân cấp qui định tại Thông tư liên tịch Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Y tế số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc TW cấp phép an toàn bức xạ cho các cơ sở sử dụng máy X-quang y tế. Để việc triển khai được thống nhất trong toàn quốc, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tạm thời qui định hồ sơ xin cấp phép và điều kiện cấp phép sử dụng thiết bị X-quang y tế như sau:
A/ Hồ sơ xin cấp phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán gồm:
1- Đơn xin (theo mẫu 1 kèm theo)
2- Khai báo về thiết bị X-quang (theo mẫu 2 kèm theo).
3- Các tài liệu kỹ thuật về thiết bị X-quang: các đặc trưng kỹ thuật, hướng dẫn cách sử dụng, bảo quản thiết bị, chứng chỉ về thiết bị X-quang của cơ quan thẩm quyền của nước sản xuất. Riêng yêu cầu về chứng chỉ của cơ quan thẩm quyền của nước sản xuất thiết bị X-quang không áp dụng với các thiết bị X-quang đã lắp đặt trước năm 2000.
4- Hồ sơ đánh giá chất lượng thiết bị X-quang. (Biên bản kiểm định hoặc kiểm tra chất lượng thiết bị X-quang, ở thời điểm 3 năm gần nhất của tổ chức hoặc cá nhân được Bộ KHCNMT cho phép làm dịch vụ).
5- Phiếu khai báo người phụ trách an toàn bức xạ (theo mẫu 3 kèm theo), quyết định bổ nhiệm người phụ trách an toàn bức xạ của người phụ trách cơ sở, bản sao chứng chỉ đào tạo an toàn bức xạ của người phụ trách an toàn bức xạ do cơ quan được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho phép đào tạo cấp và phiếu khai báo các nhân viên bức xạ (theo mẫu 4 kèm theo).
6- Bảng hồ sơ liều bức xạ của các nhân viên bức xạ thời gian 3 năm gần nhất (kèm theo bản sao kết quả đo liều của đơn vị làm dịch vụ đo liều) hoặc hợp đồng theo dõi liều cá nhân giữa cơ sở và đơn vị làm dịch vụ đo liều được Bộ KHCNMT cho phép (đối với cơ sở xin phép lần đầu và chưa theo dõi liều cá nhân).
7- Nội quy làm việc của cơ sở, qui trình làm việc với thiết bị X-quang.
8- Bản đánh giá an toàn bức xạ của cơ sở ( theo mẫu 5 kèm theo).
9- Khai báo về thiết bị cảnh báo bức xạ, thiết bị đo liều bức xạ
10- Khai báo về thiết bị kiểm tra chất lượng thiết bị X-quang
B/ Điều kiện cấp phép sử dụng thiết bị X-quang y tế
1. Nhân lực
a/ Phải có đủ nhân viên điều khiển máy X-quang. Nhân viên điều khiển máy X-quang phải có bằng cấp đào tạo về X-quang chẩn đoán của cơ sở đào tạo được Bộ Y tế cho phép, phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ.
b/ Phải có người phụ trách an toàn bức xạ do người phụ trách cơ sở bổ nhiệm. Người phụ trách an toàn bức xạ phải có bằng cấp đào tạo về X-quang chẩn đoán của cơ sở đào tạo được Bộ Y tế cho phép và phải có chứng chỉ đào tạo về an toàn bức xạ do cơ sở được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho phép đào tạo cấp.
2. Phòng X-quang
a/ Vị trí phòng X-quang: Những qui định trong Thông tư liên tịch Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Y tế số 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 áp dụng chung cho cơ sở X-quang, cơ sở xạ trị, cơ sở y học hạt nhân, do đó qui định về vị trí phòng đặt thiết bị bức xạ không phù hợp với đặc tính kỹ thuật của thiết bị X-quang: chỉ phát tia X khi máy hoạt động, không gây nhiễm bẩn phóng xạ. Vì vậy phòng X-quang có thể được đặt trong khu dân cư với điều kiện thoả mãn về che chắn qui định dưới đây.
b/ Che chắn bức xạ: Tường che chắn phòng, cánh cửa ra vào phải đảm bảo suất liều bức xạ (không tính phông bức xạ tự nhiên) ở sát tường, sát cửa ra vào không lớn hơn 0,5mSv/h nơi có dân chúng ngồi chờ, qua lại hoặc không lớn hơn 3/10 liều giới hạn đối với nhân viên bức xạ (3mSv/h) nơi chỉ có nhân viên bức xạ làm việc.
Trong trường hợp phòng X-quang đặt trong khu dân cư, nằm kẹp giữa hai nhà có người ở hoặc làm việc không thuộc cơ sở X-quang, suất liều bức xạ ở tất cả các điểm đo trong không gian các phòng bao quanh phòng X-quang kể cả ở sát tường phải bằng phông bức xạ tự nhiên.
c/ Bố trí thiết bị X-quang: Việc bố trí thiết bị X-quang thực hiện theo qui định tại điểm a,b khoản 1 mục V của Thông tư liên tịch nêu trên.
d/ Diện tích phòng X-quang:Diện tích của phòng X-quang được qui định như sau (tuy nhiên vẫn khuyến khích thực hiện theo TCVN 6561:1999):
- Phòng X-quang không có bàn bệnh nhân, diện tích của phòng không được nhỏ hơn 12m2, kích thước một chiều không nhỏ hơn 3m
- Phòng X-quang có trang bị bàn bệnh nhân cố định hay di động, diện tích của phòng không được nhỏ hơn 14m2, kích thước một chiều không nhỏ hơn 3m
- Phòng X-quang có trang bị bàn bệnh nhân có thể lật nghiêng được, diện tích của phòng không được nhỏ hơn 20m2, kích thước một chiều không nhỏ hơn 3,5m.
- Nếu máy X-quang có bản thiết kế phòng của nhà sản xuất kèm theo, kích thước phòng tối thiểu phải không nhỏ hơn kích thước qui định bởi nhà sản xuất.
Đối với các phòng X-quang có kích thước nêu trên, tủ điều khiển phải đặt ở bên ngoài phòng X-quang.
3. Trang bị bảo vệ cá nhân
Các nhân viên X-quang phải được trang bị tạp dề, găng tay bảo vệ thích hợp với công việc (tức là có tương đương chì thích hợp được ghi trên tạp dề hoặc găng tay), các dụng cụ che chắn thích hợp như kính chì, che chắn tuyến giáp ... Nhân viên bức xạ phải có liều kế cá nhân và được theo dõi liều định kỳ.
4. Chương trình đảm bảo an toàn bức xạ
Cơ sở có chương trình đảm bảo an toàn bức xạ và thực hiện tốt chương trình này (Cơ sở có thể làm theo mẫu 5).
5. Chất lượng thiết bị X-quang.
a/ Thiết bị X-quang phải phù hợp với tiêu chuẩn của Uỷ ban quốc tế về kỹ thuật điện tử (IEC), ISO hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam.
b/ Thiết bị X-quang phải được kiểm định mỗi năm một lần do cơ sở được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho phép làm dịch vụ. Các phép kiểm định đều đạt yêu cầu (căn cứ vào biên bản kiểm định máy).
Quy trình kiểm định dựa trên văn bản của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ĐLVN 41: 1999: Máy X-quang chẩn đoán thông thường - Quy trình kiểm định , ĐLVN 42:1999: Máy X-quang chụp cắt lớp vi tính - Quy trình kiểm định và ĐLVN 65: 2000: Máy X-quang tăng sáng truyền hình - Quy trình kiểm định.
Trong điều kiện hiện nay, do dịch vụ kiểm tra chất lượng máy X-quang còn thiếu, chưa đủ đáp ứng nhu cầu, cơ sở nào có thiết bị X-quang chưa được kiểm định thì các Sở vẫn cấp phép nếu đã hội đủ các điều kiện khác, nhưng trong điều kiện của Giấy phép cần ghi rõ: “Cơ sở phải tiến hành kiểm tra chất lượng thiết bị X-quang tối thiểu một lần trong thời hạn hai năm kể từ ngày được cấp phép”.
C/ Thời hạn của giấy phép:
Giấy phép sử dụng thiết bị X-quang có giá trị 3 năm kể từ ngày cấp.
Đề nghị các Sở KHCNMT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW triển khai việc cấp phép an toàn bức xạ cho các cơ sở X-quang theo qui định của pháp luật.
Nơi nhận:-Sở KHCNMT các tỉnh;-Lưu ATBX-HN;-Lưu VT
K/T BỘ TRƯỞNGBỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNGTHỨ TRƯỞNGHoàng Văn Huây
|
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
Số: 5724/TXNK-CST - V/v hàng hóa nhập khẩu để SXXK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2018
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Long An.
Trả lời công văn số 1417/HQLA-NV ngày 25/07/2018 của Cục Hải quan tỉnh Long An về vướng mắc đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế:
"a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan;
b) Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được sử dụng để sản xuất sản phẩm đã xuất khẩu.
Trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế là trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực tế được sử dụng để sản xuất sản phẩm thực tế xuất khẩu, được xác định khi quyết toán việc quản lý, sử dụng nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.
Khi quyết toán, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trị giá hoặc lượng nguyên liệu, vật tư, linh kiện xuất khẩu thực tế sử dụng để sản xuất sản phẩm gia công thực tế nhập khẩu đã được miễn thuế khi làm thủ tục hải quan"
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định: "Người nộp thuế bị cơ quan hải quan ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau:
• a) Khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế; không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác các nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
• b) Từ chối hoặc trì hoãn, kéo dài quá thời hạn quy định về việc cung cấp các tài liệu liên quan theo yêu cầu cầu của cơ quan hải quan để xác định số thuế phải nộp; không chứng minh hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật; không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
• c) Cơ quan hải quan có đủ cơ sở chứng minh việc khai báo trị giá hải quan của người nộp thuế không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
• d) Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp;
• đ) Các trường hợp khác do cơ quan hải quan hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật;
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền ấn định thuế quy định tại khoản này”.
Căn cứ khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế nhưng sau đó có thay đổi về mục đích được miễn thuế; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng hóa xuất khẩu mà giao một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công hoặc sản xuất một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm; trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu, đã đưa hàng hóa nhập khẩu vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công hoặc sản xuất một hoặc một số công đoạn và nhận lại sản phẩm để tiếp tục sản xuất và/hoặc xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ (không đáp ứng điều kiện có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu) nên phần hàng hóa nhập khẩu đã đưa cho doanh nghiệp khác sản xuất hoặc gia công không thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu.
• Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa thực hiện kê khai trên tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
• Trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện khai thay đổi mục đích sử dụng như quy định nêu trên, cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế theo quy định. Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế, trị giá tính thuế của nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu thực hiện theo tờ khai nhập khẩu ban đầu. Ngoài ra, cơ quan hải quan thực hiện tính tiền chậm nộp và xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định đối với số hàng hóa này.
Cục Thuế xuất nhập khẩu trả lời để Cục Hải quan tỉnh Long An biết và thực hiện .
Nơi nhận:
• Như trên;
• VPTC (để biết);
• Lưu: VT, CST (03 bản)
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Hưng |
BỘ XÂY DỰNG
________
Số: 01/2023/TT-BXD
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2023
THÔNG TƯ
Quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
_______________
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;
Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các Cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ;
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, gồm: đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, nội dung báo cáo, tần suất báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện chế độ báo cáo.
2. Ngoài các chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Thông tư này, chế độ báo cáo định kỳ khác thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Xây dựng thực hiện theo quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ, ngành).
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
4. Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Quy hoạch kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh); các tổ chức có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Điều 3. Nguyên tắc, yêu cầu chung về thực hiện chế độ báo cáo định kỳ
1. Tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu ban hành chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Điều 5 và Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP).
2. Bảo đảm tính rõ ràng, công khai, cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu báo cáo, tính an toàn, an ninh và tính bảo mật theo quy định pháp luật; bảo đảm khả năng ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Điều 4. Yêu cầu đối với cơ quan, tổ chức gửi báo cáo
1. Thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo yêu cầu.
2. Kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin, số liệu theo yêu cầu trong trường hợp cơ quan nhận báo cáo trả lại trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng.
Điều 5. Yêu cầu đối với cơ quan nhận báo cáo
1. Kiểm tra, tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo gửi đến, duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền.
2. Kịp thời trả lại, hướng dẫn và yêu cầu cơ quan gửi báo cáo điều chỉnh, bổ sung đối với những báo cáo không đảm bảo tính đầy đủ, chính xác.
Điều 6. Phương thức gửi, nhận báo cáo
Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, tổ chức báo cáo được gửi theo một trong các phương thức sau đây:
1. Trường hợp các biểu mẫu báo cáo đã được tin học hóa trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng, các đơn vị báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo theo đúng thời gian quy định.
2. Trường hợp các biểu mẫu chưa tin học hóa; hệ thống thông tin báo cáo gặp sự cố kỹ thuật, việc gửi, nhận báo cáo thực hiện bằng hình thức văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp cơ quan, tổ chức gửi báo cáo bằng văn bản điện tử hoặc văn bản giấy để kịp thời gian quy định thì sau đó văn phải cập nhật báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo để phục vụ việc quản lý, khai thác số liệu.
Điều 7. Ký số báo cáo
Cơ quan gửi báo cáo theo hình thức văn bản điện tử hoặc báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo thực hiện ký số báo cáo và các biểu mẫu kèm theo, gói tin dữ liệu báo cáo trên Hệ thống theo quy định của pháp luật.
Chương II
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
Mục 1. LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Điều 8. Báo cáo tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 8 Điều 109 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo về Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, theo dõi.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 001 và Mẫu số 002 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 9. Báo cáo về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và công tác quản lý an toàn trong thi công xây dựng
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 2, khoản 7 Điều 52 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hàng năm để tổng hợp, theo dõi.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 003 và Mẫu số 004 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 10. Báo cáo tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm gửi báo cáo về Bộ Xây dựng trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, theo dõi.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Mục 2. LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ, HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Điều 11. Báo cáo tình hình phát triển đô thị
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 7 Điều 46 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là cơ quan đầu mối lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo kết quả về Bộ Xây dựng theo dõi, tổng hợp chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 005 và Mẫu số 006 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: 06 tháng, 01 năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 12. Báo cáo xây dựng đô thị tăng trưởng xanh
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định Điều 8 của Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
a) Đối với thành phố trực thuộc Trung ương: Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Quy hoạch - Kiến trúc (đối với thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) để làm cơ sở triển khai các hoạt động theo quy định và gửi Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
b) Đối với đô thị trực thuộc tỉnh và đô thị trực thuộc huyện trong tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo đến cơ quan đầu mối do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công, đồng thời gửi Sở Xây dựng để làm cơ sở triển khai các hoạt động theo quy định, Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi Bộ Xây dựng để theo dõi, tổng hợp chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về chỉ tiêu xây dựng đô thị tăng trưởng xanh.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm và giai đoạn 05 năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 13. Báo cáo về tình hình quản lý cây xanh đô thị
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo Sở Xây dựng về tình hình cây xanh trên địa bàn quản lý, Sở Xây dựng tổng hợp gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 007 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 14. Báo cáo về tình hình sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Đơn vị cấp nước có trách nhiệm gửi báo cáo Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn; Sở Xây dựng tổng hợp gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 008 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 15. Báo cáo về tình hình quản lý thoát nước và xử lý nước thải
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 6 Điều 46 của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Đơn vị thoát nước có trách nhiệm gửi báo cáo Sở Xây dựng về tình hình quản lý thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn quản lý; Sở Xây dựng tổng hợp gửi báo cáo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 009 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 16. Báo cáo tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm của các đô thị
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 11/2010/TT-BXD ngày 17/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi báo cáo Sở Xây dựng về tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm trên địa bàn quản lý; Sở Xây dựng tổng hợp gửi báo cáo Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0010 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 17. Báo cáo tình hình xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Nghị định số 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo Bộ Xây dựng tình hình xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hàng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0011 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 18. Báo cáo về tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 79/2009/NĐ-CP ngày 28/9/2009 của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị có trách nhiệm gửi báo cáo tới chính quyền đô thị và cơ quan chuyên môn về quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0012 và Mẫu 0013 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Mục 3. LĨNH VỰC QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN NHÀ Ở VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 19. Báo cáo tổng hợp các dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp/công nhân khu công nghiệp trên địa bàn
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 6 Điều 30 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; khoản 4 Điều 15 và khoản 2 Điều 16 Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 sủa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 của kỳ báo cáo.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0014, 0015, 0016 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất thực hiện báo cáo: 06 tháng, 01 năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 20. Báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
a) Đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện báo cáo cơ quan quản lý nhà ở chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm;
b) Cơ quan quản lý nhà ở thực hiện báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở đối với nhà ở đang được giao quản lý chậm nhất vào ngày 18 tháng 12 hằng năm;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương đang quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý, sử dụng nhà ở thuộc phạm vi quản lý chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
c) Bộ Xây dựng tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0017 và Mẫu số 0018 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 21. Báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại Điều 79 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Sở Tài nguyên và Môi trường gửi báo cáo về Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng về tình hình sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh; Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 20 tháng 6 và ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0019 và Mẫu số 0020 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: 06 tháng, 01 năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 22. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý nhà công vụ chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0021 và Mẫu số 0022 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 23. Báo cáo tình hình quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan quản lý nhà ở công vụ
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Chậm nhất ngày 20 tháng 6 và 20 tháng 12 của kỳ báo cáo, cơ quan quản lý nhà ở công vụ gửi báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0023 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất thực hiện báo cáo: 06 tháng, 01 năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 24. Báo cáo kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 8 Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có huyện nghèo được cấp có thẩm quyền phê duyệt có báo cáo Quý chậm nhất vào ngày 20 tháng cuối quý và báo cáo năm chậm nhất vào ngày 20 tháng 12 hằng năm kết quả thực hiện gửi Bộ Xây dựng để tổng hợp gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Báo cáo Quý theo Mẫu quy định tại Phụ lục V và báo cáo Năm theo Mẫu quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
4. Tần suất báo cáo: Hằng Quý và hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Mục 4. LĨNH VỰC QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Điều 25. Báo cáo tình hình xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng
1. Cơ sở báo cáo: Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải lập báo cáo định kỳ hàng năm gửi Sở Xây dựng để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo tình hình xuất khẩu khoáng sản trước ngày 20 tháng 12 hằng năm để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư 04/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Điều 26. Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
1. Cơ Sở báo cáo: Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 09/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/02/2021 về quản lý vật liệu xây dựng.
2. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo Bộ Xây dựng chậm nhất ngày 20 tháng 12 hàng năm để tổng hợp.
3. Nội dung yêu cầu báo cáo: Theo Mẫu số 0024 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tần suất báo cáo: Hằng năm.
5. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Chương IIITỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 27. Quy trình thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng
1. Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng được vận hành, khai thác, duy trì hoạt động tại địa chỉ: https://baocao.xaydung.gov.vn
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức có liên quan được cấp tài khoản, hướng dẫn sử dụng để thực hiện chế độ báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng. Hệ thống tài khoản của mỗi đơn vị sẽ bao gồm các loại: tài khoản quản trị, tài khoản cập nhật báo cáo và tài khoản phê duyệt báo cáo của đơn vị gửi về Bộ Xây dựng.
3. Các báo cáo định kỳ được tạo lập trên hệ thống. Người có tài khoản đăng nhập vào hệ thống được tiếp cận số liệu báo cáo của đơn vị mình và có thể cập nhật, phê duyệt báo cáo gửi về Bộ Xây dựng, chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo.
4. Các bước thực hiện quy trình báo cáo:
a) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức có liên quan phân công cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì thực hiện báo cáo. Các cơ quan, đơn vị sử dụng chứng thư số của tổ chức được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký sổ theo quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch diện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số để đăng ký tài khoản trên nền tảng trao đổi định danh điện tử và được Bộ Xây dựng phân quyền tài khoản trên Hệ thống;
b) Trước thời hạn của từng báo cáo, cán bộ cập nhật số liệu dùng tài khoản đăng nhập vào Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng cập nhật những báo cáo được phân công. Khi cập nhật hoàn tất nội dung thông tin, số liệu báo cáo sẽ trình duyệt để lãnh đạo đơn vị phê duyệt báo cáo gửi về Bộ Xây dựng;
c) Lãnh đạo, cán bộ phê duyệt báo cáo truy cập hệ thống bằng tài khoản phê duyệt vào rà soát, phê duyệt báo cáo gửi về Bộ Xây dựng;
d) Báo cáo đã được phê duyệt gửi về Bộ Xây dựng không được chỉnh sửa, xóa số liệu. Nếu đơn vị muốn thay đổi, chỉnh sửa cần liên hệ với cán bộ quản trị hệ thống Bộ Xây dựng để trả lại báo cáo cho đơn vị sửa đổi, bổ sung và gửi lại báo cáo lên hệ thống;
đ) Trường hợp cán bộ quản trị hệ thống Bộ Xây dựng phát hiện hoặc đánh giá báo cáo không phù hợp yêu cầu sẽ trả lại báo cáo để đơn vị cập nhật lại, bổ sung thông tin dữ liệu để gửi lại lên hệ thống;
e) Bộ Xây dựng rà soát, tổng hợp số liệu từ các đơn vị báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Trường hợp bất khả kháng mà các đơn vị không báo cáo được trên Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng theo đúng thời gian quy định thì thực hiện báo cáo bằng văn bản điện tử hoặc bằng văn bản giấy theo hướng dẫn tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
1. Công bố danh mục báo cáo định kỳ quy định tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Xây dựng ban hành hoặc tham mưu ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
2. Tổ chức rà soát, đánh giá quy định việc thực hiện chế độ báo cáo theo thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng, đáp ứng các nguyên tắc và yêu cầu của Nghị định số 09/2019/NĐ-CP và Thông tư này.
3. Triển khai vận hành Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng; tổ chức kết nối, tích họp, đồng bộ dữ liệu báo cáo với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
4. Theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các đơn vị, tổ chức có liên quan
1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy trình, thời hạn của các chế độ báo cáo. Các thông tin, số liệu báo cáo bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, phản ánh đúng thực tế.
2. Phân công cơ quan, đơn vị chuyên môn trực thuộc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức thực hiện báo cáo phù hợp với từng chế độ báo cáo. Phân công cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, chuyên môn phù hợp để thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ.
3. Thông báo cho Bộ Xây dựng ngay sau khi phát hiện Hệ thống thông tin báo cáo có sai sót, sự cố kỹ thuật dẫn tới ảnh hưởng hoạt động hoặc an ninh, an toàn thông tin của Hệ thống.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2023.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật:
a) Thông tư số 02/2018/TT-BXD ngày 06/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng;
b) Thông tư số 02/2019/TT-BXD ngày 01 /7/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết về chế độ báo cáo định kỳ; sửa đổi, bổ sung, thay thế một số điều của các Thông tư liên quan đến chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
3, Trường hợp các văn bản pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật mới. Trường hợp có quy định khác nhau về thời hạn gửi báo cáo giữa Thông tư này và Thông tư khác do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Thông tư này.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Xây dựng: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải - Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, cổng TTĐT của Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, VPB (TH: 02b).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Sinh
PHỤ LỤC CÁC MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BXD ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
Mẫu số 001. Báo cáo tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (về công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế Cơ sở) của Cơ quan thẩm định thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH1
___________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
(về công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở)
_________________
I. Đánh giá chung tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
II. Các thông tin cụ thể:
Số lượt hồ sơ thẩm định theo loại nguồn vốn
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
Tổng số dự án thẩm định
Tổng mức đầu tư (triệu đồng)
Tổng số đã thẩm định
Giá trị dự toán xây dựng công trình (triệu đồng)
Vốn Đầu tư công
Vốn Nhà nước ngoài Đầu tư công
III. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo:
- Lưu: VT,...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
________________
1Tên cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
Mẫu số 002. Báo cáo tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng (về công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài) của UBND cấp tỉnh
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ
__________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
__________
I. Đánh giá chung tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng
II. Các thông tin cụ thể
1. Về công tác thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở:
Sở Quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở
vốn Đầu tư công (ĐVT.Số lượt hồ Sơ được thẩm định)
Vốn Nhà nước ngoài đầu tư công (ĐVT: Số lượt hồ Sơ được thẩm định)
Vốn khác (ĐVT: số lượt hồ sơ được thẩm định)
Tổng mức đầu tư (triệu đồng) *
Tổng số đã thẩm định (ĐVT: số lượt hồ sơ được thẩm định)
Giá trị dự toán xây dựng công trình (triệu đồng)**
Sở Xây dựng
Sở Giao thông vận tải
Sở NN&PTNN
Sở Công Thương
2. Về số lượng cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài trong năm:...
III. Khó khăn, vướng mắc, kiến nghị:...
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT.
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN...
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
_________
* và **; Chỉ yêu cầu tổng hợp đối với dự án có tổng mức đầu tư/dự toán xây dựng sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
Mẫu số 003. Báo cáo về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng do Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quản lý
TÊN CƠ QUAN (1)
__________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng do…..(1)…..quản lý
Năm….(2)….
_____________
I. Số lượng công trình xây dựng
Thống kê số lượng các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý thông qua công tác kiểm tra, nghiệm thu:
Loại công trình
Đang tổ chức kiểm tra
Đã chấp thuận nghiệm thu
Không chấp thuận nghiệm thu (3)
Cấp công trình
Cấp công trình
Cấp công trình
Đặc biệt
I
II
III
IV
Đặc biệt
I
II
III
IV
Đặc biệt
I
II
III
IV
Dân dụng
Công nghiệp
Giao thông
Nông nghiệp và PTNT
Hạ tầng kỹ thuật
Tổng số
Trong đó:
1. Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương: công trình.
2. Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác: công trình.
3. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng thuộc đối tượng quản lý:
a) Về chất lượng thi công xây dựng;
b) Về tình hình vi phạm quy định về quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã bị xử lý vi phạm hành chính;
c) Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng, đình chỉ khai thác, sử dụng.
II. Sự cố công trình xây dựng
a. Thống kê số lượng sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng:
Loại công trình
Công trình đang thi công xây dựng
Công trình đang khai thác, sử dụng
Cấp sự cố
Cấp sự cố
I
II
III
I
II
III
Dân dụng
Công nghiệp
Giao thông
Nông nghiệp và PTNT
Hạ tầng kỹ thuật
Tổng số
b. Kết quả giám định chất lượng, giải quyết sự cố công trình xây dựng:
- Công tác giám định chất lượng, giám định nguyên nhân sự cố đối với các công trình xây dựng theo thẩm quyền quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 52 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là Nghị định số 06/2021/NĐ-CP);
- Kết quả giải quyết các sự cố thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
III. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình, công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế, xem xét và thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình
1. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Điều 17 Thông tư số 10/2021/TT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (gọi tắt là Thông tư số 10/2021/TT-BXD).
2. Kết quả thực hiện công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế quy định tại Điều 41 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Điều 19 của Thông tư Số 10/2021/TT-BXD.
3. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp quy định tại Điều 41 của Nghị định Số 06/2021/NĐ-CP.
IV. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng
1. Công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng (chủ đầu tư; các nhà thầu thi công xây dựng công trình; người lao động), bao gồm:
- Việc tổ chức quản lý công tác an toàn lao động theo quy định;
- Việc lập, chấp thuận và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
- Việc kiểm tra, giám sát về an toàn lao động trong thi công xây dựng, gồm: số lượng công trình đã kiểm tra, số lượng nhà thầu thi công xây dựng đã được kiểm tra, các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao lao động trong thi công xây dựng thường gặp;
- Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người quản lý, sử dụng lao động và người lao động tham gia thi công xây dựng công trình.
2. Tình hình tai nạn lao động trong thi công xây dựng;
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng cùng kỳ năm trước
Số lượng trong kỳ báo cáo
A
B
1
2
I. Tổng số vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Vụ
Trong đó:
1. Do sự có công trình gây ra
Vụ
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
Vụ
3. Do người lao động gây ra
Vụ
4. Do nguyên nhân khác gây ra
Vụ
II. Tổng số người chết do tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Người
Trong đó:
1. Do sự cố công trình gây ra
Người
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
Người
3. Do người lao động gây ra
Người
4. Do nguyên nhân khác gây ra
Người
III. Tổng số người bị thương do tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Người
Trong đó:
1. Do sự cố công trình gây ra
Người
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
Người
3. Do người lao động gây ra
Người
4. Do nguyên nhân khác gây ra
Người
IV. Tỷ lệ số vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Trong đó:
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do sự cố công trình gây ra
%
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
%
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do người lao động gây ra
%
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do nguyên nhân khác gây ra
%
V. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
___________
Ghi chú:
(1) Tên Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật về xây dựng.
(2) Năm báo cáo.
(3) Thống kê số lượng những công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận nghiệm thu.Mẫu số 004. Báo cáo về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
UBND TỈNH/THÀNH PHỐ (1)
_______
Số: .../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Về tình hình chất lượng, công tác quản lý chất lượng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố…. (1)
Năm…(2)….
______
I. Số lượng công trình xây dựng
1. Thống kê số lượng công trình thông qua công tác kiểm tra nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo thẩm quyền.
Loại công trình
Đang tổ chức kiểm tra
Đã chấp thuận nghiệm thu
Không chấp thuận nghiệm thu (3)
Cấp công trình
Cấp công trình
Cấp công trình
I
II
III
IV
I
II
III
IV
I
II
III
IV
Dân dụng
Công nghiệp
Giao thông
Nông nghiệp và PTNT
Hạ tầng kỹ thuật
Tổng số
Trong đó:
a) Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Trung ương: công trình;
b) Số công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách địa phương:….công trình;
c) Số công trình xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác: công trình.
2. Thống kê số lượng công trình xây dựng được cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý (trừ các công trình đã được thống kê tại khoản 1).
3. Đánh giá về công tác quản lý chất lượng trên địa bàn:
a) Về chất lượng thi công xây dựng;
b) Về tình hình vi phạm quy định về quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng đã bị xử lý vi phạm hành chính;
c) Số lượng các công trình bị đình chỉ thi công xây dựng, đình chỉ khai thác, sử dụng.
II. Sự cố công trình xây dựng
a) Thống kê số lượng sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng:
Loại công trình
Công trình đang thi công xây dựng
Công trình đang khai thác, sử dụng
Cấp sự cố
Cấp sự cố
I
II
III
I
II
III
Dân dụng
Công nghiệp
Giao thông
Nông nghiệp và PTNT
Hạ tầng kỹ thuật
Tổng số
b) Kết quả giám định chất lượng, giải quyết sự cố công trình xây dựng
- Công tác giám định chất lượng, giám định nguyên nhân sự cố đối với các công trình xây dựng theo thẩm quyền quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 52 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
- Kết quả giải quyết các sự cố thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 46 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
III. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình, công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế, xem xét và thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình
1. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình quy định tại Điều 39 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Điều 17 của Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
2. Kết quả thực hiện công bố công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế quy định tại Điều 41 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP; Điều 19 của Thông tư số 10/2021/TT-BXD.
3. Kết quả thực hiện xem xét và thông báo ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình đối với công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp quy định tại Điều 41 của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
IV. Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng
1. Công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng (chủ đầu tư; các nhà thầu thi công xây dựng công trình; người lao động), bao gồm:
- Việc tổ chức quản lý công tác an toàn lao động theo quy định;
- Việc lập, chấp thuận và thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:
- Việc tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Quản lý, sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
- Việc kiểm tra, giám sát về an toàn lao động trong thi công xây dựng, gồm: Số lượng công trình đã kiểm tra, số lượng nhà thầu thi công xây dựng đã được kiểm tra, các hành vi vi phạm quy định về an toàn lao lao động trong thi công xây dựng thường gặp;
- Việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người quản lý, sử dụng lao động và người lao động tham gia thi công xây dựng công trình.
2. Tình hình tai nạn lao động trong thi công xây dựng:
Nội dung
Đơn vị tính
Số lượng cùng kỳ năm trước
Số lượng trong kỳ báo cáo
A
B
1
2
1. Tổng số vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Vụ
Trong đó:
1. Do sự cố công trình gây ra
Vụ
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
Vụ
3. Do người lao động gây ra
Vụ
4. Do nguyên nhân khác gây ra
Vụ
lI. Tổng số người chết do tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Người
Trong đó:
1. Do sự cố công trình gây ra
Người
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
Người
3. Do người lao động gây ra
Người
4. Do nguyên nhân khác gây ra
Người
III. Tổng số người bị thương do tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Người
Trong đó:
1. Do sự cố công trình gây ra
Người
2. Do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
Người
3. Do người lao động gây ra
Người
4. Do nguyên nhân khác gây ra
Người
IV. Tỷ lệ số vụ tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình
Trong đó:
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do sự cố công trình gây ra
%
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do sự cố kỹ thuật gây mất an toàn lao động gây ra
%
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do người lao động gây ra
%
- Tỷ lệ số vụ TNLĐ do nguyên nhân khác gây ra
%
V. Về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng
1. Danh sách các giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, văn phòng giám định tư pháp xây dựng tính đến thời điểm báo cáo:
a) Danh sách giám định viên tư pháp xây dựng:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Giới tính
Kinh nghiệm (4)
Thông tin liên hệ (5)
Nội dung giám định
(6)
Loại công trình
(7)
Số quyết định bổ nhiệm
(8)
...
...
...
...
...
...
...
...
...
b) Danh sách tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, văn phòng giám định tư pháp xây dựng:
TT
Tên tổ
chức
Số, ngày tháng thành lập
Kinh nghiệm (4)
Thông tin liên hệ (5)
Nội dung giám định (6)
Loại công trình (7)
Số quyết định công bố/thời gian công bố (8)
...
...
...
...
...
...
...
...
c) Danh sách người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc:
TT
Họ và tên
Năm sinh
Giới tính
Kinh nghiệm (4)
Thông tin liên hệ (5)
Nội dung giám định (6)
Loại công trình
(7)
Số quyết định công bố/thời gian công bố (8)
...
...
...
...
...
...
...
...
...
2. Tình trạng nợ đọng chi phí giám định tư pháp xây dựng, tiền bồi dưỡng giám định tư pháp xây dựng và tham dự phiên tòa tính đến thời điểm báo cáo:
a) Tổng số vụ việc nợ đọng chi phí giám định tư pháp xây dựng, tiền bồi dưỡng giám định tư pháp xây dựng và tham dự phiên tòa:
b) Thống kê vụ việc nợ đọng chi phí giám định tư pháp xây dựng, tiền bồi dưỡng giám định tư pháp xây dựng và tham dự phiên tòa:
TT
Vụ việc giám định tư pháp nợ đọng (9)
Thời gian hoàn thành kết luận giám định và đề nghị thanh toán (10)
Lý do nợ đọng
(11)
Tên cơ quan trưng cầu giám định (12)
...
...
...
...
...
3. Số vụ việc giám định tư pháp xây dựng trên địa bàn tỉnh trong năm báo cáo:
a) Tổng số vụ việc đã thực hiện và có kết luận giám định;
b) Tổng số vụ việc từ chối giám định khi nhận được quyết định trưng cầu và lý do từ chối giám định;
c) Tổng số vụ việc phải giám định bổ sung, giám định lại và lý do phải giám định bổ sung, giám định lại.
VI. Các nội dung báo cáo khác và kiến nghị.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú:
(1) Tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quyết định.
(2) Năm báo cáo.
(3) Thống kê số lượng những công trình đã hoàn thành thi công xây dựng nhưng chưa đủ điều kiện để chấp thuận nghiệm thu.
(4) Số năm kinh nghiệm chuyên môn và thực hiện giám định (từ năm... đến năm...).
(5) Địa chỉ, số điện thoại, email, số fax liên hệ.
(6) Nội dung đăng ký giám định gồm:
- Giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong đầu tư xây dựng, pháp luật nhà ở và kinh doanh bất động sản.
- Giám định tư pháp về chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình.
- Giám định tư pháp về chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và sự cố công trình xây dựng.
- Giám định tư pháp về chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình.
- Giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình và các chi phí khác có liên quan, giám định giá trị nhà ở và giá trị bất động sản.
(7) Loại công trình đăng ký giám định gồm: Dân dụng, công nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng kỹ thuật.
(8) Số quyết định, ngày tháng bổ nhiệm giám định viên tư pháp xây dựng, quyết định công nhận (ngày, tháng, năm) cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, địa chỉ trang web công bố.
(9) Vụ việc đã được cá nhân, tổ chức giám định tư pháp hoàn thành và gửi kết luận giám định cho cơ quan trưng cầu, nhưng cơ quan trưng cầu đang nợ chi phi giám định tư pháp xây dựng, tiền bồi dưỡng giám định tư pháp xây dựng và tham dự phiên tòa.
(10) Ghi rõ thời gian hoàn thành gửi kết luận giám định cho cơ quan trưng cầu và thời gian đã đề nghị thanh toán.
(11) Lý do cơ quan trưng cầu nợ tiền bồi dưỡng, chi phí giám định.
(12) Tên cơ quan trưng cầu nợ tiền bồi dưỡng, chi phí giám định.Mẫu số 005. Báo cáo về tình hình phát triển đô thị
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
____________
1. Nội dung 1: Tình hình phát triển đô thị
- Đánh giá chung về tỉnh hình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong năm: về công tác chỉ đạo, định hướng, triển khai thực hiện phát triển đô thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện (gồm các nghị quyết chỉ đạo, định hướng; các quy hoạch, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và từng đô thị). Kế hoạch thực hiện năm tiếp theo. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và kiến nghị đề xuất.
- Báo cáo số liệu tổng hợp về tình hình phát triển đô thị của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh (tính theo 2 phương án: tính theo dân số các phường, thị trấn và đô thị loại V và tính theo quy định tại Nghị định số 94/2022/BĐ-CP (chỉ tiêu số 0115. Tỷ lệ đô thị hóa)); báo cáo số lượng đô thị theo phân loại; tổng dân số toàn tỉnh, tổng dân số toàn đô thị, tổng dân số khu vực nội thành/nội thị/thị trấn/đô thị mới loại V; tổng diện tích toàn đô thị, tổng diện tích khu vực nội thành/nội thị/thị trấn/đô thị mới loại V, tổng diện tích đất xây dựng đô thị; thu nhập bình quân đầu người hàng năm của tỉnh.
- Báo cáo tình hình lập, phê duyệt, điều chỉnh chương trình phát triển đô thị của tỉnh, chương trình phát triển đô thị của từng đô thị, các khu vực phát triển đô thị (kèm theo một số thông tin về vị trí địa điểm, diện tích khu vực phát triển đô thị) trên địa bàn tỉnh đến kỳ báo cáo và dự kiến kế hoạch thực hiện các năm tiếp theo.
- Việc tổ chức đánh giá phân loại và công nhận loại đô thị theo thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Việc áp dụng các cơ chế, chính sách quản lý có liên quan phân loại đô thị đã được ban hành tại địa phương.
- Đầu tư xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn về hạ tầng đô thị nhất là hạ tầng y tế, giáo dục đào tạo, công trình văn hóa cấp đô thị đối với các đô thị loại III, II, I (nếu có). Kế hoạch nâng loại đô thị, thành lập đơn vị hành chính đô thị, điều chỉnh địa giới hành chính đô thị trên địa bàn tỉnh năm tiếp theo (nếu có).
2. Nội dung 2: Tình hình phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu
- Rà soát quy hoạch, thực tế phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn, xác định vị trí, mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển của tỉnh.
- Việc tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu và Atlas Đô thị và Khí hậu.
- Việc bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung của Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn.
- Các chương trình, dự án, nghiên cứu phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu: đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cấp hạ tầng khu vực được cảnh báo rủi ro cao bởi tác động của biến đổi khí hậu; cấp nước cho các khu vực thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn; thoát nước và chống ngập cho các khu vực thường xuyên bị ngập lụt.
- Các thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu trong năm: loại hình thiên tai chủ yếu, các thành phố, thị xã, thị trấn bị ảnh hưởng; tình hình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bị ảnh hưởng; số hộ dân ước tính bị ảnh hưởng trực tiếp.
- Đánh giá tồn tại, hạn chế (về cơ chế chính sách, quy định pháp luật, dự án hỗ trợ kỹ thuật và các sáng kiến khác hướng tới mục tiêu thúc đẩy phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu).
3. Nội dung 3: Tình hình thực hiện đô thị tăng trưởng xanh
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp về phát triển đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển đô thị thông minh.
- Tình hình thực hiện lập báo cáo xây dựng đô thị tăng trưởng xanh theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2018/TT-BXD ngày 05/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
- Đánh giá thực trạng phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh.
- Thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị trong kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh.
- Đề xuất thí điểm, thực tế triển khai đầu tư xây dựng đô thị tăng trưởng xanh tại đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Đánh giá tồn tại, hạn chế.
4. Nội dung 4: Tình hình thực hiện phát triển đô thị thông minh
- Tình hình lồng ghép các mục tiêu, nội dung về phát triển đô thị thông minh trên địa bàn trong quy hoạch, chiến lược, chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và ở từng đô thị.
- Duy trì, vận hành và ứng dụng cơ sở dữ liệu đô thị phục vụ công tác quản lý, phát triển đô thị tại các địa phương (triển khai ứng dụng GIS, xây dựng cơ sở dữ liệu đô thị); xây dựng Chính phủ điện tử.
- Tình hình thu hút đầu tư và quản lý phát triển hạ tầng đô thị thông minh: đầu tư hạ tầng kỹ thuật (chiếu sáng, giao thông, cấp - thoát nước, thu gom, xử lý chất thải rắn, lưới điện, cảnh báo); trung tâm dữ liệu đô thị đa nhiệm.
- Về triển khai lập, phê duyệt và triển khai các chương trình, dự án thí điểm phát triển đô thị, khu đô thị thông minh trên địa bàn; thu hút đầu tư các khu đô thị mới có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ ứng dụng công nghệ đô thị thông minh; mức độ phổ cập sử dụng, kết nối các thiết bị đầu cuối thông minh.
- Đánh giá tồn tại, hạn chế.
5. Nội dung 5: về quản lý đầu tư phát triển đô thị
- Tình hình lập, triển khai các khu vực phát triển đô thị, quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Tình hình quản lý đất xây dựng đô thị tại các đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt. Phân công, phân cấp, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện quản lý đất xây dựng đô thị theo quy hoạch đô thị. Các khó khăn, vướng mắc (nếu có).
- Tình hình đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, nâng cấp cải tạo chỉnh trang đô thị.
- Tình hình đầu tư xây dựng, quản lý vận hành và chuyển giao các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị theo quy định tại Nghị định số 11/2013/NĐ-CP.
- Đánh giá tồn tại, hạn chế.
6. Đề xuất, kiến nghị:
- Các đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Xây dựng, với Chính phủ.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 006. Biểu mẫu số liệu kèm theo Báo cáo về tình hình phát triển đô thị
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
___________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BIỂU MẪU SỐ LIỆU
(Kèm theo Báo cáo về tình hình phát triển đô thị)
___________
1. Số lượng và dân số đô thị (tháng... năm ....):
Danh mục các đô thị phân theo loại
số lượng đô thị
Dân số (1.000 người)
Tổng số
Trong đó
Dân số khu vực nội thành/nội thị/thị trấn/đô thị mới loại V *
Tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương)...
...
...
...
- Các quận nội thành (nếu có)
- Đô thị trực thuộc
+ Đô thị loại I
...
...
...
...
+ Đô thị loại II
...
...
...
+ Đô thị loại III
...
...
...
+ Đô thị loại IV
...
...
...
+ Đô thị loại V
...
...
...
...
* Đối với đô thị loại IV trở lên, dân số được tính theo khu vực là phường hoặc dự kiến thành lập phường của đô thị đã được phân loại.
2. Diện tích đất đô thị (tháng... năm ....):
Danh mục các đô thị phân theo loại
Quyết định phê duyệt/ điều Chỉnh
QHC đang có hiệu lực
Diện tích đất toàn đô thị (km2)
Diện tích nội thành/ nội thị/thị trấn /đô thị mới loại V (km2)
Diện tích đất xây dựng đô thị theo QHC được duyệt (km2)
Diện tích đất xây dựng đô thị tại kỳ báo cáo (km2)
Tổng diện tích đất
xây dựng đô thị thực tế đã phát triển
Đất cây xanh
Đất giao thông
Tổng số
Đất bến bãi đỗ
xe
Tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) ...
...
…
...
...
...
...
- Các quận (nếu có)
...
...
...
- Đô thị trực thuộc
+ Đô thị loại I
…
…
+ Đô thị loại II
….
….
….
….
+ Đô thị loại III
...
...
...
+ Đô thị loại IV
...
…
...
...
+ Đô thị loại V
…
...
...
...
…
3. Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị/khu nhà ở:
Dự án đầu tư phát triển đô thị
Loại đô thị
Dự án có quy mô từ 20 ha trở lên
Dự án có quy mô nhỏ hơn 20 ha
Tỷ lệ diện tích đã xây dựng hạ tầng so với diện tích dự án đã được duyệt
(%)
Tổng số dự án
Tổng diện tích (ha)
Tổng số dự án
Tổng diện tích (ha)
1. Dự án đang đầu tư xây dựng trên địa bàn
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
2. Dự án đã phê duyệt chưa đầu tư xây dựng
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
4. Dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Dự án hạ tầng kỹ thuật
đô thị
Loại đô thị
Giao thông
Nhà máy, trạm cấp nước
Nhà máy, trạm xử lý chắt thải rắn
sinh hoạt
Cây xanh, công viên
Dự án cáo tạo chỉnh trang đô thị
Số lượng dự án
Chiều dài đường xây dựng mới (km)
số lượng dự án
Quy mô công suất (m3/ ngd)
Số lượng dự án
Quy mô công suất (m3/ ngd)
Số lượng dự án
Diện tích
(m2)
Số lượng dự án
Quy mô diện tích khu vực
(ha)
Số lượng đơn vị hành chính phường thực hiện cải tạo
Dự án đã hoàn thành đến kỳ báo cáo
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Dự án đang thực hiện đầu tư
xây dựng
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Dự án có kế hoạch thực hiện đến 2025 nhưng chưa đầu tư xây dựng
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 007. Báo cáo về tình hình quản lý cây xanh đô thị của UBND cấp huyện và sở Xây dựng
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
___________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý cây xanh đô thị
_________
1. Diện tích đất cây xanh đô thị:
Loại đô thị
Đất cây xanh sử dụng công cộng
Đất cây xanh chuyên dụng
Đất công viên
Đất vườn hoa công cộng, đơn vị ở
Số lượng công viên
Diện tích (ha)
Số lượng vườn hoa
Diện tích (m2)
Số lượng vườn ươm, nghiên cứu
Diện tích (ha)
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Tổng cộng
Ghi chú: Đất cây xanh đô thị bao gồm: đất cây xanh sử dụng công cộng, đất cây xanh sử dụng hạn chế, đất cây xanh chuyên dụng. Trong đó:
1. Đất cây xanh sử dụng công cộng trong đô thị là đất công viên, vườn hoa, sân chơi, đảm bảo tiếp cận của người dân;
2. Đất cây xanh sử dụng hạn chế là đất cây xanh được trồng trong khuôn viên các công trình, công viên chuyên đề do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng;
3. Đất cây xanh chuyên dụng là đất các loại cây xanh trong vườn ươm, đất cây xanh phục vụ nghiên cứu, đất cây xanh cách ly.
2. Số lượng cây bóng mát được quản lý, chăm sóc:
Loại đô thị
Cây bóng mát trên đường, phố (cây)
Cây bóng mát trong công viên (cây)
Cây bóng mát trồng tại các khu khác (nếu có)
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Tổng cộng
3. Công tác ban hành văn bản, thực hiện quản lý cây xanh đô thị
3.1. Danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế, cây được bảo tồn: Báo cáo danh mục cây cấm trồng, cây trồng hạn chế, cây được bảo tồn trên địa bàn hoặc đính kèm theo văn bản đã phê duyệt.
3.2. Kinh phí thực hiện hàng năm:
Loại đô thị
Kinh phí thực hiện duy trì, chăm sóc cây trên địa bàn (tỷ đồng/năm)
Ghi chú
Đặc biệt
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Tổng cộng
3.3. Định mức, đơn giá trong quản lý cây xanh đô thị; Kế hoạch phát triển cây xanh đô thị hàng năm và 5 năm (nội dung dành cho Sở Xây dựng báo cáo)
Báo cáo việc xây dựng, ban hành định mức, đơn giá trong quản lý, duy trì, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh đô thị; Kế hoạch phát triển cây xanh hàng năm và 5 năm trên địa bàn (hoặc đính kèm các văn bản đã phê duyệt).
4. Khó khăn trong triển khai thực hiện quản lý cây xanh đô thị
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 008. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
__________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn
________________
1. Các chỉ tiêu cấp nước:
- Tổng công suất cấp nước đô thị (khai thác và thiết kế đối với nhà máy nước; tiêu thụ nước đối với vùng phục vụ cấp nước);
- Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân;
- Số lượng hệ thống cấp nước khu vực đô thị được lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn trên tổng các hệ thống cấp nước đô thị của toàn tỉnh;
2. Tình hình thực hiện công tác quy hoạch cấp nước (kèm theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch hoặc Kế hoạch cấp nước trên địa bàn tỉnh nếu có; tổ chức thực hiện; khó khăn)
3. Thực trạng đầu tư, cải tạo các dự án/công trình cấp nước (số lượng các dự án; quy mô công suất, địa điểm, đơn vị thực hiện).
4. Tình hình lập và thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn khu vực đô thị (kèm theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch cấp nước an toàn nếu có).
5. Tình hình phân vùng thực hiện dịch vụ cấp nước, thực trạng ký kết thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước (khó khăn, vướng mắc trong thực hiện, số lượng vùng phục vụ cấp nước trên toàn tỉnh và tỷ lệ phần trăm số vùng phục vụ cấp nước đã ký kết thỏa thuận, có bảng biểu chi tiết kèm theo);
6. Tình hình lựa chọn đơn vị cấp nước, hợp đồng dịch vụ cấp nước, giá dịch vụ cấp nước; thủ tục đấu nối, cung cấp nước sạch tại các khu đô thị mới, khu dân cư.
7. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng tiết kiệm nước sạch.
8. Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn, giảm thất thoát, thất thu nước sạch.
9. Tình trạng sự cố cấp nước liên quan đến hệ thống cấp nước (bao gồm: nguồn nước thô, nhà máy, mạng lưới đường ống,...).
10. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 009. Báo cáo tình hình quản lý thoát nước và xử lý nước thải
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý thoát nước và xử lý nước thải
____________
1. Các chỉ tiêu thoát nước và tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (HTTN)
a. Đối với Đô thị và Khu dân cư nông thôn tập trung:
- Tổng công suất thiết kế/khai thác của nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung (>=1000 m3/ngày đêm).
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt
TT
Công trình/hạng mục
Đô thị loại đặc biệt
Đô thị loại I
Đô thị loại II
Đô thị loại III
Đô thị loại IV
Đô thị loại V
Khu dân cư nông thôn tập trung
1
Nhà máy/trạm xử lý nước thải(*)
1.1
Ví dụ:
Nhà máy xử lý nước thải A:
- Công suất thiết kế (m3/ngd)
- Công suất khai thác (m3/ngd)
…..
1.2
Tỷ lệ nước thải đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định (**)
2
Hệ thống thu gom nước mưa, nước thải
2.1
Tổng chiều dài tuyến cống thoát nước riêng (thoát nước thải) (km)
2.2
Tổng chiều dài tuyến cống thoát nước chung (km)
2.3
Tổng chiều dài sông, kênh rạch thoát nước chính (km)
2.4
Tổng số trạm bơm /cống ngăn triều tiêu thoát nước
2.5
Tổng số điểm ngập lụt (***)
2.6
Tổng khối lượng bùn thải từ hệ thống thoát nước (nhà máy, bể tự hoại, hệ thống thu gom) được thu gom và xử lý. (m3)
3
Tổng số hồ điều hòa có tham gia vào công tác chống ngập
Ghi chú:
(*) Tổng công suất thiết kế/khai thác của nhà máy/trạm xử lý nước thải tập trung (≥1000 m3/ngày đêm).
(**)Tỷ lệ nước thải đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định: Trong đó làm rõ cách tính như sau: Tổng công suất vận hành cơ sở/nhà máy xử lý chia cho Tổng khối lượng nước thải của đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung lấy bằng 80% tổng khối lượng nước cấp cho đô thị, khu dân cư tập trung đó hoặc tính định mức sử dụng nước trong khu vực chưa có dịch vụ cấp nước.
(***)Tổng số điểm ngập úng (trên 120 phút với chiều cao lớp nước ngập quá 30 cm) và phương án xử lý.
b. Đối với Khu công nghiệp:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu thoát nước và xử lý nước thải Khu công nghiệp
TT
Tên khu công nghiệp và địa điểm
Công suất Nhà máy xử lý nước thải (m3)
Công nghệ xử lý
Lượng bùn thải và biện pháp xử lý
Tổng chiều dài tuyến cống thoát nước thải
(km)
Tổng chiều dài tuyến cống thoát nước mưa (km)
CS thiết kế
CS vận hành
1
2
....
Ghi chú: cần đính kèm kết quả phân tích chất lượng nước thải đầu ra sau xử lý theo quy định.
2. Công tác lập và thực hiện quy hoạch chuyên ngành thoát nước thải, quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt (nếu có).
3. Thông tin tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng công suất các công trình thoát nước và xử lý nước thải theo quy hoạch trên địa bàn quản lý.
4. Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải địa phương (quy chế quản lý, cơ sở dữ liệu, yêu cầu đấu nối, ...).
5. Tình hình lập và thực hiện giá dịch vụ thoát nước, lộ trình giá dịch vụ thoát nước.
6. Tình hình thực hiện hợp đồng quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, thông tin đơn vị quản lý vận hành, hợp đồng dịch vụ thoát nước, đơn giá và định mức.
7. Tình hình tái sử dụng nước thải, nước mưa tại địa phương (nếu có).
8. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý và vận hành, khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, đề xuất, kiến nghị.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 0010. Báo cáo tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm của đô thị của sở Xây dựng và UBND cấp huyện
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
_______
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình lập và quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm của đô thị
_______________
1. Tình hình ban hành các quy định về quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu và cung cấp dữ liệu về công trình ngầm đô thị tại các đô thị trên địa bàn tỉnh;
2. Tình hình lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về thu thập, điều tra, khảo sát dữ liệu công trình ngầm của các đô thị trên địa bàn tỉnh;
3. Tình hình lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc hạ ngầm các đường đây, đường cấp đi nổi trên địa bàn;
4. Công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, phân cấp quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm;
5. Công tác tổ chức lưu trữ và khai thác sử dụng hồ sơ cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
6. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu công trình ngầm của các đô thị trên địa bàn và đề xuất giải pháp khắc phục.
7. Báo cáo số liệu tổng hợp về công trình ngầm đô thị tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
7.1. Bảng tổng hợp công trình dân dụng có tầng ngầm, công trình bãi đỗ xe ngầm, công trình nhà ga tàu điện ngầm
Loại công trình
Số lượng công trình
Tổng diện tích phần ngầm (m2)
Ghi chú
có 1 tầng ngầm
có 2 tầng ngầm
có ≥3 tầng ngầm
Dân dụng
Bãi đỗ xe
Ga tàu điện (Metro)
Bảng 7.2. Bảng tổng hợp công trình giao thông ngầm, công trình hào, tuy nen kỹ thuật
TT
Tên công trình
Số lượng
Tổng chiều dài (km)
Ghi chú
1
Giao thông ngầm (hầm giao thông)
2
Hào kỹ thuật
3
Tuy nen kỹ thuật
Bảng 7.3. Bảng tổng hợp hạ ngầm đường đây, đường cấp
TT
Tên đô thị
Tổng chiều dài đường đô thị tính từ đường khu vực trở lên hạ ngầm (km)
Tỷ lệ hạ ngầm tính từ đường khu vực trở lên (%)
Ghi chú
1
2
....
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 0011. Báo cáo tình hình xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
__________________
1. Về công tác quy hoạch, tình hình thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo, đóng cửa và di chuyển nghĩa trang theo quy hoạch; quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; quản lý chi phí, giá dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng.
2. Diện tích đất nghĩa trang hiện có (ha)/diện tích theo quy hoạch (ha); tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng (%); số cơ sở hỏa táng, số lò hỏa táng.
3. Các quy định về quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng; chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn (nếu có).
4. Các khó khăn, vướng mắc trong quản lý nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và đề xuất giải pháp khắc phục.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 0012. Báo cáo tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
____________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
______________
1. Tình hình lập và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về xây dựng mới, thay thế, cải tạo, duy trì bảo đường hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
2. Công tác triển khai thay thế và sử dụng sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện trên địa bàn.
3. Hiện trạng về số lượng bóng đèn đang sử dụng theo loại nguồn sáng (Led, Sodium, thủy ngân cao áp...).
4. Chi phí hàng năm cho đầu tư hệ thống chiếu sáng đô thị.
5. Chi phí hàng năm cho duy trì, quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị.
6. Bảng tổng hợp cơ sở dữ liệu theo Mẫu số 0013.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 0013. Biểu mẫu chi tiết kèm theo Báo cáo tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
_________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
…, ngày….tháng…năm….
Biểu mẫu chi tiết kèm theo Báo cáo tình hình quản lý, vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị
___________
Tên đô thị
Đường đô thị
Đường ngõ xóm
Chiều dài đường đô thị
(km)
Tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng (%)
Tỷ lệ đường đô thị được chiếu sáng hiệu suất cao (%)
Số lượng đèn chiếu sáng hiệu suất cao (đèn)
Tỷ lệ đường ngõ, xóm được chiếu sáng (%)
Tỷ lệ đường ngõ, xóm được chiếu sáng hiệu suất cao (%)
Đô thị loại I
Đô thị loại II
Đô thị loại III
Đô thị loại IV
Đô thị loại V
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Mẫu số 0014
UBND tỉnh (thành phố)…
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN (CÔNG TRÌNH) NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP VÀ CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÃ HOÀN THÀNH, NGHIỆM THU ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN(Tính đến ngày 10/6 và ngày 10/12 hàng năm)
______________
TT
Dự án
Số dự án
Thông tin chung
Tổng mức đầu tư (tỷ đồng)
Nguồn vốn
Ghi chú
Tổng diện tích đất (ha)
Tổng số căn NOXH (căn)
Tổng diện tích sàn (m2)
Ngân sách (tỷ đồng)
Ngoài ngân sách (tỷ đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
I
Dự án NOXH độc lập
1
Thu nhập thấp
2
Công nhân
II
NOXH trên quỹ đất 20%
1
Thu nhập thấp
2
Công nhân
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: (1) Đối với Tổng diện tích đất (tại cột 4): đối với dự án NOXH độc lập thì báo cáo quy mô sử dụng đất dự án: Đối với NOXH trên quỹ đất 20% thì báo cáo diện tích đất 20% dành để xây dựng NOXH của dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.
(2) Đối với dự án đã hoàn thành một phần (có công trình NOXH đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng) thì cột (5) và (6) báo cáo số lượng NOXH đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Mẫu số 0015
UBND tỉnh (thành phố)…
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN (CÔNG TRÌNH) NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP VÀ CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÃ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN(Tính đến ngày 10/6 và ngày 10/12 hàng năm)
_____________
TT
Tên dự án
Thông tin chung
Đang triển khai đầu tư xây dựng
Khởi công (Tháng…, năm…..)
Dự kiến hoàn thành
(Tháng…, năm...)
Ghi chú
Địa điểm,
Chủ đầu
tư
Quy mô diện tích đất (ha)
Tổng số căn
NOXH (căn)
Tổng diện tích sàn NOXH (m2)
Tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)
Nguồn vốn
Tổng số căn NOXH
(căn)
Tổng diện tích sàn NOXH (m2)
Ngân sách (tỷ đồng)
Ngoài ngân sách
(tỷ đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
I
Thu nhập thấp
1
...
2
...
II
Công nhân
1
...
2
...
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: (1) Đối với NOXH trên quỹ đất 20%: số liệu tại cột (4) báo cáo diện tích đất 20% dành để xây dựng NOXH của dự án nhà ở thương mại khu đô thị; Đồng thời tại cột "Ghi chú" (cột 14) ghi rõ “Quỹ đất 20%”.
(2) Đối với dự án đã hoàn thành một phần (có công trình NOXH đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng) đề nghị ghi số căn đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng tại cột "Ghi chú" (cột 14) theo nguyên tắc (14) = (5) - (10).
Mẫu số 0016
UBND tỉnh (thành phố)…
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
…, ngày….tháng…năm….
BÁO CÁO VỀ DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP VÀ CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP ĐÃ CÓ CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ NHƯNG CHƯA TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
(Tính đến ngày 10/6 và ngày 10/12 hàng năm)
________________
TT
Thông tin chung
Dự kiến tiến độ thực hiện
Ghi chú
Tên dự án
Địa điểm
Quy mô diện tích đất (ha)
Tổng số
căn NOXH
(căn)
Tổng diện tích sàn NOXH (m2)
Tổng mức đầu tư
(tỷ đồng)
Nguồn vốn
Lựa chọn Chủ đầu tư (tháng, năm)
Dự kiến khởi công (tháng, năm…)
Dự kiến hoàn thành
(tháng, năm...)
Ngân sách (tỷ đồng)
Ngoài ngân sách (tỷ đồng)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
A
Dự án NOXH độc lập
I
Thu nhập thấp
....
II
Công nhân
....
B
NOXH trên quỹ đất 20%
I
Thu nhập thấp
....
....
II
Công nhân
....
....
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,....
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Chữ ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: Đối với NOXH trên quỹ đất 20%: số liệu tại cột (4) báo cáo diện tích đất 20% dành để xây dựng NOXH của dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.
Mẫu số 0017. Báo cáo tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
ĐƠN VỊ QLVH NHÀ Ở
__________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, ngày…tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
_____________
TT
Loại nhà ở
Tổng số
nhà ở
số lượng nhà ở đang quản lý theo các hình thức
Các trường hợp đã thu hồi nhà ở và tình hình quản lý sử dụng sau khi thu hồi
Số tiền thu được
Ghi chú
Căn, nhà ở
m2
Nhà ở cho thuê (căn, nhà ở)
Nhà ở cho thuê mua (căn, nhà ở)
Nhà ở đã bán (căn,
nhà ở)
nhà ở cho thuê (căn,
nhà ở
nhà ở cho thuê mua (căn, nhà ở)
nhà ở đã bán (căn, nhà ở)
I
Nhà ở xã hội thuộc SHNN
1
Căn hộ chung cư
2
Nhà ở riêng lẻ
II
Nhà ở để phục vụ tái định cư
1
Căn hộ chung cư
2
Nhà ở riêng lẻ
III
Nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
1
Biệt thự
2
Căn hộ chung cư
3
Nhà ở riêng lẻ
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 0018. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
(Áp dụng đối với: Cơ quan quản lý nhà ở báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở đối vớinhà ở đang được giao quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các Bộ, ngành, cơ quan Trungương đang quản lý nhà ở thuộc sử hữu nhà nước báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình quản lý,sử dụng nhà ở thuộc phạm vi quản lý; Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tìnhhình thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên phạm vi cả nước)
TÊN CƠ QUAN BÁO CÁO
________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
…., ngày ... tháng ... năm....
BÁO CÁO
Tình hình quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
_____________
I. Tổng hợp số liệu
1. Về tổng số nhà ở và diện tích sử dụng của từng loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, gồm nhà ở xà hội, nhà ở tái định cư, nhà ở cũ:
2. Về tổng số nhà ở đang cho thuê, thuê mua, số nhà ở đã bán:
3. Về tổng số tiền thu được từ cho thuê, thuê mua, bán nhà ở tính đến thời điểm báo cáo:…
II. Tình hình quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Đánh giá tình hình quản lý sử dụng, trong đó nêu rõ các trường hợp đã thu hồi nhà ở và tình hình quản lý sử dụng sau khi thu hồi nhà ở (nếu có).
2. Những khó khăn vướng mắc trong quản lý sử dụng.
III. Đề xuất kiến nghị
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT, …
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 0019. Báo cáo tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
UBND TỈNH
(Tên đơn vị báo cáo)
________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________________
…, ngày ... tháng ... năm....
BÁO CÁO
Tình hình sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
_____________
TT
Đối tượng sở hữu
Loại nhà ở sở hữu
Ghi chú
Căn hộ
Nhà ở riêng lẻ
I
Tổ chức nước ngoài
1
Quốc tịch A
2
Quốc tịch B
3
…
II
Cá nhân nước ngoài
1
Quốc tịch C
2
Quốc tịch D
3
….
Tổng cộng
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,. .
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 0020. Mẫu báo cáo về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Tên cơ quan có thẩm quyền cấp GCN chotổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
__________
Số:.. ../Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành -Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo
V/v: Báo cáo tình hình cấp Giấy chứng nhậnsở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nướcngoài tại Việt Nam
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
_____________________
…, Ngày…tháng…năm….
Kính gửi: - Bộ Xây dựng;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Sở Xây dựng.
Cơ quan….đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) cho ông (bà) ……..
Cơ quan….báo cáo một số nội dung như sau:
Họ tên chủ sở hữu:
Quốc tịch
Hộ chiếu số: cấp ngày tháng năm
Nơi cấp hộ chiếu
Thường trú (tạm trú) tại:
Địa chỉ nhà ở được cấp Giấy chứng nhận:
Số giấy chứng nhận: , cấp ngày tháng năm
Cơ quan….. đề nghị Sở Xây dựng thông báo lên trang Thông tin điện tử của Sở về nhà ở đã được cấp Giấy chứng nhận nêu tại văn bản này và báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, quản lý./.
(Gửi kèm theo là bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của tổ chức, cá nhân nêu trên).
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT,…
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN(ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 0021. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ
TÊN BỘ, NGÀNH/UBND CẤP TỈNH
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
…., ngày ….. tháng….năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
_____________
I. Số liệu về nhà ở công vụ:
TT
Loại nhà ở công vụ và địa chỉ
Diện tích sử dụng nhà ở công vụ (m2)
Tên người ở thuê nhà ở công vụ
Chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác của người thuê nhà ở công vụ
Thời gian bố trí theo hợp đồng
Tiền thuê nhà hàng tháng
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
I
Biệt thự
….
II
Chung cư
…
III
Nhà liền kề
…
Tổng cộng
II. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị:...
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Đối với nhà ở công vụ là biệt thự thì báo cáo thêm về diện tích đất khuôn viên của biệt thự.
Mẫu số 0022. Mẫu báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ
BỘ XÂY DỰNG
______
Số: .../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________
…, ngày .... tháng…năm….
BÁO CÁO
Tình hình quản lý, sử dụng nhà ở công vụ
_____________
I. Số liệu về nhà ở công vụ:
TT
Loại nhà ở công vụ và địa chỉ
Diện tích sử dụng nhà ở công vụ (m2)
Tên người ở thuê nhà ở công vụ
Chức vụ, cơ quan, đơn vị công tác của người thuê nhà ở công vụ
Thời gian bố trí theo hợp đồng
Tiền thuê nhà hàng tháng
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
I
Biệt thự
…
II
Chung cư
…
III
Nhà liền kề
….
Tổng cộng
II. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
- Cột 3: Đối với nhà ở công vụ là biệt thự thì báo cáo thêm về diện tích đất khuôn viên của biệt thự;
- Cột 6: Ghi rõ thời gian thuê nhà ở theo hợp đồng ký kết từ ngày... tháng... năm... đến ngày...tháng...năm....;Mẫu số 0023. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng nhà ở công vụ (dành cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ và cơ quan quản lý nhà ở công vụ)
TÊN CƠ QUAN BÁO BÁO
_________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
…., ngày.... tháng .... năm....
BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG NHÀ Ở CÔNG VỤ
_______________
I. Số liệu về nhà ở công vụ:
TT
Loại nhà ở công vụ
Tổng số nhà ở công vụ hiện đang quản lý (căn)
Tổng diện tích sử dụng nhà ở công vụ hiện đang quản lý (m2)
Tổng số nhà ở công vụ đã bố trí cho thuê (căn)
Tổng diện tích sử dụng nhà ở công vụ đã bố trí cho thuê (m2)
Tổng số người đang thuê (người)
Giá thuê nhà ở công vụ (nghìn đồng/m2)
Ghi chú
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Biệt thự
2
Chung cư
3
Nhà liền kề
…
TỔNG CỘNG
II. Khó khăn, vướng mắc và kiến nghị:
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu: VT,...
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú: Đối với nhà ở công vụ là biệt thự thì báo cáo thêm về diện tích đất khuôn viên của biệt thự.Mẫu số 0024. Báo cáo về tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
TÊN CƠ QUAN BÁO BÁO
___________
Số: ..../BC-Chữ viết tắt tên cơ quan báo cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
…, ngày.... tháng .... năm....
BÁO CÁO
Tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
___________
I. Đánh giá tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương
1. Tình hình thực hiện quy hoạch các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
2. Hoạt động đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng
3. Tình hình sử dụng vật liệu xây không nung
4. Tình hình sử dụng vật liệu xây
5. Tình hình xóa bỏ các lò sản xuất gạch đất sét nung thủ công tại địa phương
6. Đề xuất các chính sách phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
II. Các số liệu cụ thể:
TT
Chủng loại vật liệu xây dựng
Đơn vị tính
Công suất thiết kế
Sản lượng sản xuất thực tế
Giá trị sản lượng (tỷ đồng)
1
Xi măng
Tấn
2
Gạch ốp lát
m2
3
Sứ vệ sinh
SP
4
Kính xây dựng
m2 (QTC)
5
Vôi công nghiệp
Tấn
6
Vật liệu xây
Viên (QTC)
-
Vật liệu xây nung
Viên (QTC)
-
Vật liệu xây không nung
Viên (QTC)
7
Tấm lợp fibro xi măng
m2
8
Đá ốp lát
m2
9
Đá xây dựng
m3
10
Cát xây dựng
m3
Nơi nhận:
- Tên cơ quan nhận báo cáo;
- Lưu : VT,....
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN BÁO CÁO
(Ký tên, đóng dấu)
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của
Bộ Xây dựng đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình
________________
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 08/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Căn cứ Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải cách và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phục vụ người dân, doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Trung tâm Thông tin.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ XÂY DỰNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN
THỰC HIỆN DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TOÀN TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 157/QĐ-BXD ngày 08 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
____________________________ |
ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH HẢI DƯƠNG--------
Số: 801/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------------
Hải Dương, ngày 30 tháng 3 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
---------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 377/TTr-SVHTTDL ngày 17 tháng 3 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cụ thể:
Chi tiết có Phụ lục I đính kèm 03 thủ tục. Nội dung cụ thể của từng thủ tục hành chính được ban hành kèm theo Quyết định số 172/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố thủ tục hành mới ban hành trong lĩnh vực du lịch thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan tham mưu phê duyệt quy trình nội bộ; tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện và cung cấp nội dung thủ tục hành chính trong Điều 1 Quyết định này để Trung tâm Phục vụ hành chính công niêm yết công khai, hướng dẫn, tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ, trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo đúng quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Sở: Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan cập nhật nội dung thủ tục hành chính, đồng thời xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trong Điều 1 Quyết định này tại phần mềm Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định. Hoàn thành trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
3. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm cập nhật công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính của UBND tỉnh đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định ngay sau khi Quyết định này được ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3;- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);- Trung tâm CNTT;- Lưu: VT, KSTTHC (6b).
CHỦ TỊCHNguyễn Dương Thái
PHỤ LỤC:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH HẢI DƯƠNG(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương)
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí (nếu có)
Căn cứ pháp lý
1
Thủ tục cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
02 ngày làm việc đối với phương tiện xe ô tô
07 ngày làm việc đối với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (tầng 1 Thư viện tỉnh, đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương)
Không quy định
Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.
Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
2
Thủ tục cấp đổi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
02 ngày làm việc đối với phương tiện xe ô tô và 07 ngày làm việc đối với phương tiện thủy nội địa kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (tầng 1 Thư viện tỉnh, đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương)
Không quy định
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
3
Thủ tục cấp lại biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch
02 ngày làm việc
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (tầng 1 Thư viện tỉnh, đường Tôn Đức Thắng, thành phố Hải Dương)
Không quy định
- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.
- Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.
|
то
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 4524/TTg - KTN
V/v Dự án mở rộng dây chuyền chế
tạo máy biến áp 220 kV và 500 kV
Kính gửi:
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
CÔNG VĂN ĐẾN
Số:...... ..64.9.3...
Ngày... tháng..... năm 2002.
Kính chuyển
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2009
Các Bộ: Công Thương, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ,
Quốc phòng, Xây dựng, Giao thông vận tải;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Xét đề nghị của Bộ Công Thương (công văn số 5016/BCT-CNNg ngày 01
tháng 6 năm 2009), ý kiến của các Bộ: Tài chính (công văn số 10950/BTC-TCNH
ngày 31 tháng 7 năm 2009), Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5465/BKH-KTCN
ngày 23 tháng 7 năm 2009), Khoa học và Công nghệ (công văn số 1702/BKHCN-
KHCNN ngày 14 tháng 7 năm 2009), Xây dựng (công văn số 1443/BXD-VLXD
ngày 16 tháng 7 năm 2009), Giao thông vận tải (công văn số 4806/BGVT-KHĐT
ngày 15 tháng 7 năm 2009), Quốc phòng (công văn số 3679/BQP-TM ngày 20
tháng 7 năm 2009); Ngân hàng Phát triển Việt Nam (công văn số 2286/NHPT-TĐ
ngày 13 tháng 7 năm 2009); Công ty cổ phần Chế tạo thiết bị điện Đông Anh
(công văn số 942/CV-EEMC-DA ngày 17 tháng 6 năm 2009) về Dự án đầu tư mở
rộng dây chuyền chế tạo máy biến áp 220 kV và 500 kV được hưởng cơ chế, chính
sách cơ khí trọng điểm, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Đồng ý Dự án đầu tư mở rộng dây chuyền chế tạo máy biến áp 220 kV và
500 kV do Công ty cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh làm chủ đầu tư được
hưởng chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ
khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Danh mục dự án đầu
tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015.
2. Công ty cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh tiếp thu ý kiến các Bộ,
ngành hoàn chỉnh các dự án đầu tư nêu trên theo đúng quy định hiện hành về quản
lý đầu tư xây dựng công trình và phương án tài chính để bảo đảm các điều kiện
vốn theo quy định.
vay
TTG
2
3. Các đơn vị mua máy biến áp 220 kV và 500 kV của Công ty cổ phần Chế
tạo Thiết bị điện Đông Anh được áp dụng theo cơ chế chỉ định thầu./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg, các PTTg: Nguyễn Sinh Hùng,
Hoàng Trung Hải;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Công ty CP CT Thiết bị điện Đông Anh;
- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý,
các Vụ: TH, KTTH, Cổng TTĐT;
- Luu: VT, KTN (3) T. 28
VON (
PHU
Hoàng Trung Hải
|
# QUYẾT ĐỊNH
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
---
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
Số: 3482/QĐ-UBND
*Quảng Nam, ngày 26 tháng 11 năm 2021*
## QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ sung kinh phí cho các địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo 02 chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025
### ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
- Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025;
- Căn cứ Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025;
- Căn cứ Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dung ngân sách nhà nước;
- Căn cứ Thông tư số 07/2021/TT-BLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025;
- Căn cứ Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 09/01/2018 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa IX, kỳ họp thứ 6 quy định nội dung và mức chi thực hiện các cuộc điều tra thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Nam do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
- Căn cứ Quyết định số 3567/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021;
- # QUYẾT ĐỊNH
- **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
- *Thời gian, địa điểm* Theo Kế hoạch số 5864/KH-UBND ngày 06/9/2021 của UBND tỉnh và đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 542/TTr-STC ngày 08/11/2021.
---
### Điều 1
Cấp bổ sung cho UBND các huyện, thị xã, thành phố, số tiền: 1.649.993.000 đồng (Một tỷ, sáu trăm bốn mươi chín triệu, chín trăm chín mươi ba nghìn đồng), từ nguồn Đảm bảo xã hội chưa phân bổ năm 2021 trong dự toán ngân sách tỉnh và cho phép Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng, số tiền: 125.000.000 đồng (Một trăm hai mươi lăm triệu đồng), từ nguồn sự nghiệp Đảm bảo xã hội chưa phân bổ trong dự toán của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2021 (tại khoản 3, mục II, phần B Phụ lục kèm theo Quyết định 3567/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh), để triển khai thực hiện rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo 02 chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
> (Chi tiết các địa phương theo phụ lục đính kèm)
### Điều 2
Tổ chức thực hiện:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích và thanh, quyết toán theo quy định.
2. Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, giám sát UBND các huyện triển khai thực hiện và phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm soát chi, thực hiện thanh, quyết toán theo quy định.
### Điều 3
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc: Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký/.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP;
- Lưu: VT, TH, KGVX, KTTH.
|TM. ỦY BAN NHÂN DÂN|
|:----------------------|
|KT. CHỦ TỊCH|
|PHÓ CHỦ TỊCH|
Nguyễn Hồng Quang
## Phụ lục
(Kèm theo Quyết định số .../QĐ-UBND ngày .../11/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)
ĐVT: 1000 đồng
|STT|UBND huyện, thị xã, thành phố|Số tiền|
|:----|:--------------------------------|:-----------|
||Tổng cộng:|1.655.311|
|1|Tam Kỳ|56.264|
|2|Hội An|40.329|
|3|Đại Lộc|118.100|
|4|Điện Bàn|106.224|
|5|Duy Xuyên|86.576|
|6|Thăng Bình|138.244|
|7|Quế Sơn|92.395|
|8|Núi Thành|92.094|
|9|Phú Ninh|55.014|
|10|Tây Giang|91.617|
|11|Phước Sơn|99.978|
|12|Nam Trà My|111.955|
|13|Bắc Trà My|156.092|
|14|Đông Giang|86.111|
|15|Nam Giang|124.828|
|16|Hiệp Đức|68.496|
|17|Tiên Phước|75.122|
|18|Nông Sơn|55.872|
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
______________
Số: 8317/VPCP-CN
V/vlấy ý kiếnvềthíđiểmxebốnbánh chạy bằngnănglượngđiệnchởkhách
thamquan, dulịch
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________
HàNội, ngày 25tháng10năm2023
Kính gửi:- Các Bộ: Công an, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa
học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Thuận, Vĩnh
Long, Trà Vinh.
Văn phòng Chính phủ nhận được văn bản số 11864/BGTVT-VTngày 19 tháng 10 năm2023 của Bộ
Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểmhoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng
lượng điện chở khách thamquan, du lịch hoạt động trong khu vực hạn chế tại một số tỉnh (văn bản kèm
theo).
Thực hiện Quy chế làmviệc của Chính phủ ban hành kèmtheo Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18
tháng 6 năm2022, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, cơ quan có ý kiến về đề nghị của Bộ Giao
thông vận tải tại văn bản nêu trên, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 31 tháng 10 năm2023 để tổng
hợp, trình Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Trần Hồng Hà (để b/c);
- Bộ Giao thông vận tải;
- VPCP: BTCN, PCNNguyễn Sỹ Hiệp, các Vụ: TH,
PL, QHĐP;
- Lưu: VT, CN. pvc
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Sỹ Hiệp |
TỔNGCỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
_____________
Số: 10280/CT-TTHT
V/v: Hóa đơn, chứng từ thu phí.
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________
TP.HồChíMinh, ngày 28tháng11năm2011
Kinh gửi:Trung TâmLưu Ký Chứng Khoán Việt NamChi Nhánh TPHCM
Địa chỉ : 151 Nguyễn Đình Chiểu, P6, Quận 3, TP HCM
Mã số thuế : 0104154332-001
Trả lời văn thư số 3276/CNVSD ngày 10/11/2011 của Chi nhánh về sử dụng hóa đơn, chứng từ thu phí
chứng khoán, Cục thuế TP. có ý kiến như sau:
- Căn cứ điểm2 mục A phần IV Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài Chính hướng
dẫn các quy định pháp luật về phí, lệ phí :” Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá
nhân khi thu phí phải lập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài
chính về phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng.”
- Căn cứ Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia
tăng (GTGT);
- Căn cứ Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập
doanh nghiệp (TNDN);
- Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông Tư số 27/2010//TT-BTC ngày 26/2/2010 của Bộ Tài Chính Qui định mức
thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng
khoán và Trung tâmLưu ký chứng khoán Việt Nam:
“ Phí trong lĩnh vực chứng khoán qui định tại Thông tư này là khoản thu không thuộc ngân sách nhà
nước. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo qui định của pháp luật đối với số phí thu được và có
quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo qui định của pháp luật.”
Căn cứ quy định trên, phí quản lý thành viên lưu ký; phí đăng ký chứng khoán; phí lưu ký chứng khoán;
phí chuyển khoản chứng khoán; phí thực hiện quyền; phí sửa lỗi sau giao dịch; phí chuyển quyền sở
hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán; phí đại lý thanh toán lãi
và vốn gốc trái phiếu chính phủ theo quy định tại Thông Tư số 27/2010//TT-BTC là khoản thu không
thuộc ngân sách nhà nước, do đó khi thu phí Chi nhánh phải lập hoá đơn xuất giao cho khách hàng,
tính, kê khai và nộp thuế theo quy định.
Cục thuế TP. thông báo Chi nhánh biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạmpháp
luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- P.PC
- P. KTsố 3
- Lưu: HC, TTHT.
- 2297-193963/2011 htrieu
KT.CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Hạnh |
Kính gửi: Công ty TNHH Merck Việt Nam.
(Địa chỉ: Tòa nhà CenterPoint, số 106 đường Nguyễn Văn Trỗi, P. 8. Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 0112/2020/MVN-RMTC ngày 14/12/2020 của Công ty TNHH Merck Việt Nam về việc xin tư vấn xác định mã HS đối với mặt hàng “Petroleum benzine for analysis boiling range 40-60°C”. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 18, Điều 28 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; khoản 11, Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015:
Trường hợp Công ty đề nghị tư vấn mã HS cho hàng hóa dự kiến nhập khẩu, đề nghị Công ty làm thủ tục xác định trước mã số theo quy định tại các văn bản dẫn trên. Hồ sơ xác định trước mã số được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Merck Việt Nam biết và thực hiện./. |
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 8301/TCHQ-GSQL
V/v thực hiện thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Căn cứ kết quả kiểm tra việc đáp ứng điều kiện quy định và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan trên một số địa bàn, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị thực hiện tăng cường công tác quản lý các đại lý làm thủ tục hải quan trên địa bàn như sau:
1. Chấn chỉnh các doanh nghiệp là đại lý làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Đại lý làm thủ tục hải quan và hoạt động của Đại lý làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BTC thì khẩn trương khắc phục các vi phạm và thực hiện chế độ báo cáo, thông báo thay đổi thông tin (tên, địa chỉ kinh doanh) của Đại lý làm thủ tục hải quan, thông báo thay đổi nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan (hoàn trả mã số của nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Thông tư số 12/2015/TT-BTC và đề nghị cấp mã số cho nhân viên mới đủ điều kiện theo quy định); Thời gian khắc phục đến hết ngày 15/12/2017. Quá thời gian trên, các doanh nghiệp vi phạm nhưng không khắc phục hoặc các doanh nghiệp tiếp tục vi phạm thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo Tổng cục để tạm dừng/ chấm dứt hoạt động theo quy định.
2. Chuẩn hóa dữ liệu, thông tin về đại lý làm thủ tục hải quan trên địa bàn quản lý; chấn chỉnh các đại lý làm thủ tục hải quan trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định về quyền và trách nhiệm của đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 12/2015/TT-BTC dẫn trên; thực hiện đúng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 38/2015/TT-BTC về việc sử dụng tài khoản đăng nhập và chữ ký số của Đại lý làm thủ tục hải quan. Theo dõi việc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của đại lý làm thủ tục hải quan; việc thay đổi thông tin đại lý làm thủ tục hải quan, nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan nhưng không thông báo cho Tổng cục Hải quan theo quy định. Trường hợp các đại lý làm thủ tục hải quan không khắc phục và tiếp tục vi phạm thì báo cáo về Tổng cục để tạm dừng/ chấm dứt hoạt động theo quy định của Thông tư.
Kết quả thực hiện điểm 1 và 2 (chuẩn hóa dữ liệu, thông tin về đại lý làm thủ tục hải quan theo mẫu gửi kèm) gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý) trước ngày 30/12/2017; file mềm (.excel) gửi vào địa chỉ thư điện tử [email protected].
3. Việc yêu cầu các Đại lý hải quan phải nộp/ xuất trình hợp đồng đại lý đối với tất cả các trường hợp làm thủ tục hải quan qua đại lý hải quan và xác nhận của chủ hàng trên vận đơn hàng hóa phải thực hiện quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.
4. Đối với các trường hợp thực hiện thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan thì khi kiểm tra hồ sơ hải quan/ kiểm tra thực tế hàng hóa, yêu cầu người khai hải quan xuất trình thẻ nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để kiểm tra, đối chiếu.
Tổng cục Hải quan có ý kiến để các đơn vị biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL(M.Hải) (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Vũ Ngọc Anh
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC…………..
MẪU BIỂU: DỮ LIỆU THÔNG TIN VỀ ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo công văn số /TCHQ-GSQL ngày /12/2017)
STT TÊN ĐẠI LÝ ĐỊA CHỈ, SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ MST QĐ CÔNG NHẬN ĐẠI LÝ HẢI QUAN/THAY ĐỔI THÔNG TIN ĐLHQ Văn bản cấp mã/ thu hồi mã nhân viên đại lý hải quan Số lượng NVĐL được cấp mã/ thu hồi CƠ SỞ HẠ TẦNG QĐ TẠM DỪNG/CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG ĐLHQ Ghi chú
Số, ký hiệu văn bản Ngày văn bản Số văn bản Ngày cấp/Thu hồi Số lượng máy tính phục vụ khai báo hải quan Phần mềm khai báo hải quan (tên phần mềm/ đơn vị cung cấp phần mềm) Mạng Internet (loại mạng và tên đơn vị cung cấp mạng internet) Số, ký hiệu văn bản Ngày văn bản
1 Công ty A
Tên mới: Công ty TNHH A Số 1, đường A,...
Địa chỉ mới: Số 5 đường B... 0123456789 123/QĐ-TCHQ
456/QĐ-TCHQ thay đổi thông tin 1/1/2016 12/GSQL-TH cấp mã 10/1/2016 1 1 VNACCS do Thái Sơn cung cấp Wifi do Viettel cung cấp 456/QĐ-TCHQ tạm dừng hoạt động 30/6/2017 Chờ bổ sung điều kiện về nhân viên ĐLHQ
01/01/2017 13/GSQL-TH cấp mã 10/01/2017 2
14/GSQL-TH thu hồi 30/6/2017 3
2
TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC…………..
MẪU BIỂU: DỮ LIỆU THÔNG TIN VỀ NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo công văn số /TCHQ-GSQL ngày /12/2017)
STT TÊN ĐẠI LÝ HẢI QUAN HỌ VÀ TÊN NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ HẢI QUAN NGÀY THÁNG NĂM SINH CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO/ LOẠI BẰNG CẤP NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ VĂN BẢN CẤP MÃ VĂN BẢN THU HỒI MÃ SỐ GHI CHÚ
MÃ SỐ NGÀY CÁP THỜI HẠN SỬ DỤNG MÃ SỐ, KÝ HIỆU NGÀY THÁNG NĂM SỐ/KÝ HIỆU NGÀY VĂN BẢN
1 Công ty A Nguyễn Văn B 29/8/1991 Cử nhân Kế toán 123456789 23/4/2015 23/4/2018 123/GSQL- TH 31/5/2017 345/GSQL-TH 15/5/2017 chuyển sang làm việc cho Công ty TNHH B
Trần Thị C 20/9/1992 Thạc sĩ quản trị kinh doanh 987654321 08/6/2017 8/6/2020 456/GSQL- TH 06/6/2017
|
CHỈ THỊ
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG SỐ 10/2006/CT-BBCVT
NGÀY 29 THÁNG 9 NĂM 2006 VỀ TRIỂN KHAI THỤC HIỆN QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ “PHÊ DUYỆT PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG
VÀ INTERNET VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010”
Ngày 07 tháng 02 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển Viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010, để tổ chức triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm phát triển viễn thông và Internet Việt Nam theo Quy hoạch được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Bưu chính,Viễn thông chỉ thị:
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt sâu sắc trong cán bộ, công chức, viên chức ở tất cả các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp viễn thông, Internet về Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp chặt chẽ với các địa phương và các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện Quy hoạch để đẩy mạnh phát triển ngành viễn thông, Internet phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Tăng cường đầu tư và phát triển hạ tầng viễn thông, Internet có công nghệ hiện đại, chất lượng tốt. Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ viễn thông và Internet hiện đại, đa dạng với giá cước tương đương hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Thực hiện phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến tất cả các vùng, miền trong nước với chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng cao. Đến năm 2010, mật độ điện thoại đạt từ 32 đến 42 máy/100 dân (trong đó mật độ điện thoại cố định là 14 đến 16 máy/100 dân); mật độ thuê bao Internet đạt từ 8 đến 12 thuê bao/100 dân (trong đó có 30% là thuê bao Internet băng rộng); tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 25% đến 35% dân số; mật độ điện thoại tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt trên 5 máy/100 dân; 100% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng; 70% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ Internet công cộng; mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc.
3. Đối với các đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, nghiên cứu, đề xuất các nội dung công việc, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhằm hoàn thành Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Cụ thể như sau:
3.1. Vụ Viễn thông:
- Chủ trì xây dựng và trình ban hành các văn bản hướng dẫn các nội dung liên quan đến viễn thông và Internet trong Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin và Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
- Tham gia nghiên cứu, triển khai việc xây dựng Luật Viễn thông.
- Căn cứ tình hình phát triển thị trường theo từng thời kỳ, báo cáo Bộ trưởng và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp phép cho các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng viễn thông và Internet.
- Chủ trì xây dựng và trình ban hành quy định về kết nối mạng viễn thông công cộng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho việc ký kết và thực hiện thỏa thuận kết nối giữa các doanh nghiệp. Chỉ đạo, đôn đốc, thực hiện quy định về thực hiện kết nối giữa các mạng viễn thông công cộng; phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các vấn đề về kết nối giữa các doanh nghiệp.
- Phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Tần số Vô tuyến điện, Cục Quản lý chất lượng BCVT và CNTT và các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cấp phép, tần số, tiêu chuẩn, chất lượng, giá cước để thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng, đặc biệt là truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình.
- Chủ trì xây dựng và trình ban hành quy hoạch và quy định quản lý kho số viễn thông.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp viễn thông, Internet tổ chức nghiên cứu cơ chế, chính sách và chỉ đạo việc triển khai cấp phép thử nghiệm các dịch vụ mới như WiMax, di động 3G, điện thoại IP vv…
- Chủ trì xây dựng và trình ban hành quy định về bán lại dịch vụ viễn thông. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh, cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
- Chủ trì xây dựng và trình ban hành quy định báo cáo định kỳ của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và Internet.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng, đề xuất phương án tổ chức thông tin liên lạc phục vụ công tác dự báo thiên tai và an toàn cứu nạn trên biển.
- Chủ động, phối hợp với Bộ Công an và các đơn vị liên quan xây dựng, ban hành quy định bảo đảm an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
3.2. Vụ Pháp chế: Chủ trì nghiên cứu, đăng ký Luật Viễn thông, Luật Bưu chính vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình ban hành Luật Viễn thông, Luật Bưu chính để thay thế Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông.
3.3. Vụ Kế hoạch Tài chính:
- Chủ trì xây dựng và trình ban hành cơ chế quản lý giá cước mới thay thế cho Quyết định số 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2003 về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan từng bước đổi mới hệ thống lệ phí, phí cấp phép, sử dụng tài nguyên viễn thông và Internet (tần số, kho số, tên miền, địa chỉ Internet) theo nguyên tắc: Đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí tài nguyên, đồng thời không làm tăng quá mức chi phí sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh giá cước các dịch vụ viễn thông theo hướng điều chỉnh giá cước các dịch vụ còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh giá cước kết nối và giá cước thuê kênh giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành, xác định rõ phần đóng góp cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong giá cước kết nối.
- Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan nghiên cứu, ban hành cơ chế tài chính đối với hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và bảo đảm hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet của các cơ quan Đảng, Nhà nước;
- Chủ động đề xuất, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm trong lĩnh vực viễn thông và Internet; xây dựng, hoàn thiện và trình ban hành cơ chế đầu tư khẩn cấp phục vụ kết nối các mạng viễn thông công cộng.
- Chủ động đề xuất, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan xây dựng, trình ban hành quy định hướng dẫn việc xây dựng các đường truyền dẫn viễn thông kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, công trình viễn thông và Internet.
3.4. Vụ Tổ chức Cán bộ:
- Chỉ đạo đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo hướng hình thành tập đoàn, các tổng công ty mạnh, chuyên môn hóa cao, kinh doanh tự chủ, hạch toán độc lập đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ đạo việc triển khai Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam và các công ty con của Tập đoàn theo Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ động, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp theo kế hoạch đã được phê duyệt, giai đoạn đầu tập trung vào các lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, Internet và thông tin di động. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và Internet đã cổ phần hóa niêm yết trên thị trường chứng khoán trong và ngoài nước.
- Chủ động, phối hợp với Bộ Nội vụ và các đơn vị liên quan tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về viễn thông và Internet từ trung ương đến địa phương; trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực các cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành về viễn thông, tần số vô tuyến điện, Internet và an toàn, an ninh thông tin.
3.5. Vụ Hợp tác quốc tế:
- Rà soát các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trong lĩnh vực viễn thông và Internet để đề xuất việc xây dựng mới hoặc bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, nghiên cứu, đề xuất phương án hỗ trợ, định hướng cho các doanh nghiệp viễn thông, Internet trong quá trình mở cửa, hội nhập và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO.
- Tăng cường hợp tác song phương và đa phương để có thông tin, kinh nghiệm đào tạo và nguồn lực tài chính nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước của Bộ.
3.6. Vụ Khoa học Công nghệ:
- Đẩy mạnh công tác xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực viễn thông và Internet phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ và quy định quốc tế.
- Xem xét, nghiên cứu việc hình thành các quỹ khoa học công nghệ để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất công nghệ mới.
- Chỉ đạo việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ đặc biệt là công nghệ mới, công nghệ tiên tiến.
3.7. Thanh tra Bộ:
- Chỉ đạo; đôn đốc Thanh tra các Cục, Trung tâm thuộc Bộ và các Sở Bưu chính, Viễn thông tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh viễn thông và Internet, đặc biệt các hoạt động liên quan đến kết nối mạng, giá cước, chất lượng dịch vụ.
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ, đồng thời tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm ngăn chặn có hiệu quả hoạt động kinh doanh lậu trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
- Xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông và Internet theo quy định hiện hành.
- Thanh tra việc triển khai các chương trình viễn thông công ích của các đơn vị, doanh nghiệp.
- Chủ trì xây dựng, trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính về viễn thông, Internet.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng quy chế giải quyết khiếu nại, đền bù thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet khi lỗi do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gây ra.
3.8. Cục quản lý chất lượng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin:
- Đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông và Internet: Tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ; công khai kết quả báo cáo, kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp; thanh tra, xử lý vi phạm các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet.
- Nhanh chóng triển khai công tác quản lý, kiểm định công trình chuyên ngành kỹ thuật viễn thông đặc biệt là đối với các hệ thống ăng ten và mạng cáp ngoại vi.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng thiết bị, đặc biệt là thiết bị đầu cuối, thiết bị thông tin vô tuyến điện và các thiệt bị khác có khả năng gây nhiễu cho thông tin vô tuyến điện thông qua các hình thức: Công bố phù hợp tiêu chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn, thừa nhận lẫn nhau (MRA), quản lý tương thích điện từ trường (EMC).
3.9. Cục Tần số Vô tuyến điện phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Viễn thông và các đơn vị liên quan:
- Xây dựng và trình ban hành quy hoạch băng tần cho các dịch vụ mới như WiMax, RFID, phát thanh truyền hình.
- Xây dựng và trình ban hành quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác cho các thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện và không phải xin giấy phép tần số vô tuyến điện.
- Xây dựng và trình ban hành quy hoạch hệ thống các đài, trạm kiểm tra, kiểm soát thông tin vô tuyến điện.
- Đẩy mạnh việc cải cách quy trình, thủ tục cấp phép tần số theo hướng công khai, minh bạch, thuận tiện cho doanh nghiệp và người sử dụng.
3.10. Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về viễn thông và Internet. Triển khai các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực làm lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO), các chuyên gia cao cấp về viễn thông và Internet.
3.11. Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Viễn thông và các đơn vị liên quan:
- Nghiên cứu, thử nghiệm các công nghệ và triển khai phát triển các dịch vụ mới liên quan đến tài nguyên Internet như IPv6, ENUM; xây dựng và triển khai trung tâm dữ liệu, trung tâm trung chuyển Internet quốc gia nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển nhanh của Internet và việc tích hợp các dịch vụ truyền thông trên một hạ tầng chung.
- Xây dựng và trình ban hành: Quy định về giải quyết tranh chấp tên miền; quy định đăng ký, quản lý, sử dụng tài nguyên Internet; quy định về hoạt động của trung tâm trung chuyển Internet quốc gia trên cơ sở bảo đảm đầu tư, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả phù hợp với Pháp luật hiện hành và tình hình phát triển Internet trong giai đoạn tới.
- Xây dựng và trình ban hành kế hoạch tổng thể phát triển hạ tầng kỹ thuật của VNNIC nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển Internet của xã hội.
3.12. Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích:
- Triển khai tích cực hoạt động của Quỹ dịch vụ viễn thông công ích nhằm phân định rõ việc kinh doanh và việc thực hiện nhiệm vụ công ích của doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Triển khai có hiệu quả chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2006 - 2010 nhằm từng bước nâng cao mức độ phổ cập dịch vụ và giảm khoảng cách phát triển về viễn thông và Internet giữa các vùng, miền trong cả nước.
3.13. Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT):
- Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực điều phối, ứng cứu, khắc phục sự cố máy tính; tham gia phòng chống tội phạm, chống khủng bố trên mạng viễn thông và Internet.
- Nghiên cứu, đề xuất áp dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật để tăng độ tin cậy, an toàn cho các giao dịch bằng máy tính trên mạng viễn thông, Internet của các tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực về an toàn mạng máy tính.
3.14. Viện Chiến lược Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin phối hợp với Vụ Viễn thông và các đơn vị liên quan:
- Xây dựng và trình ban hành quy hoạch về truyền dẫn phát sóng, phát thanh truyền hình.
- Theo dõi việc tổ chức triển khai, thực hiện Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước, báo cáo Bộ trưởng và trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet cho phù hợp.
4. Các Sở Bưu chính, Viễn thông:
- Xây dựng, trình phê duyệt và chỉ đạo các doanh nghiệp triển khai thực hiện quy hoạch phát triển viễn thông, Internet của địa phương phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển của ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp viễn thông triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông, ưu tiên về cấp đất và giải phóng mặt bằng; đặc biệt là đối với việc xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông trên địa bàn như cột ăng ten, mạng ngoại vi, cống bể cáp và điểm phục vụ công cộng.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các ngành giao thông công chính, điện lực, viễn thông; cơ chế phối hợp giữa ngành viễn thông và ngành công an trong việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ giải quyết và xử lý các tranh chấp về kết nối; đảm bảo việc kinh doanh viễn thông, Internet trên địa bàn thuận lợi và đúng các quy định của Pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành chính, giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với vi phạm về chất lượng dịch vụ, giá cước, tần số vô tuyến điện và kinh doanh trái phép các dịch vụ viễn thông, Internet trên địa bàn.
5. Đối với các doanh nghiệp Viễn thông và Internet:
- Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp phù hợp với Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010. Đồng thời đăng ký với Bộ Bưu chính, Viễn thông chỉ tiêu doanh thu; phát triển mạng lưới, dịch vụ; phát triển thuê bao từng năm đến năm 2010.
- Thực hiện đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, đầu tư nhằm hoạt động có hiệu quả, tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội sinh, tái đầu tư cho phát triển. Thực hiện việc cổ phần hoá các đơn vị theo kế hoạch phê duyệt, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet, giá trị gia tăng và thông tin di động.
- Bảo đảm tự chủ trong kinh doanh, hạch toán độc lập, tiến tới xoá bỏ cơ chế bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông và Internet.
- Tăng cường thu hút vốn của các thành phần kinh tế trong nước, chú trọng nguồn vốn huy động thông qua cổ phần hoá doanh nghiệp và bán lại dịch vụ.
- Ưu tiên phát triển các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin, viễn thông và xu hướng hội tụ dịch vụ viễn thông cố định với viễn thông di động. Nghiên cứu, triển khai thử nghiệm các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực viễn thông và Internet nhằm đi tắt, đón đầu và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Điều chỉnh cơ cấu lao động trong ngành viễn thông và Internet theo hướng tăng cường thuê dịch vụ, nhân công bên ngoài để tận dụng lực lượng lao động xã hội và tăng năng suất lao động trong lĩnh vực viễn thông và Internet.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác trong các dự án hợp tác quốc tế hiện có; tìm kiếm cơ hội và triển khai các hình thức hợp tác mới phù hợp pháp luật đầu tư và các cam kết quốc tế của Việt Nam; tìm kiếm thị trường đầu tư kinh doanh ra nước ngoài phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông, Internet; thường xuyên tự tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ do mình cung cấp để đảm bảo chất lượng dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn do Bộ Bưu chính, Viễn thông bắt buộc áp dụng và chất lượng do doanh nghiệp cung cấp.
- Các doanh nghiệp viễn thông, Internet mới (ngoài Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam - VNPT) cần bám sát Quy hoạch phát triển viễn thông và Internet; có định hướng phát triển tốt; nhanh chóng xây dựng, triển khai mạng lưới, cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet với mục tiêu đạt 40%-50% thị phần vào năm 2010 đối với một số dịch vụ quan trọng như điện thoại quốc tế, thuê kênh, thông tin di động, Internet băng rộng; tạo môi trường cạnh tranh dịch vụ viễn thông, Internet lành mạnh.
Vụ Viễn thông có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện và báo cáo kết quả lên Bộ trưởng./.
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Đỗ Trung Tá |
BỘ TÀI CHÍNH_____________
Số: 2473/QĐ-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
___________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 (hai) thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực hải quan thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2021.
Vụ Chính sách thuế thực hiện việc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3;- Bộ trưởng (để báo cáo);- Văn phòng Chính phủ (Cục KSTTHC);- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;- Lưu: VT, Vụ CST.
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGVũ Thị Mai
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 2473/QĐ-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính)
_______________________
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
STT
Số hồ sơ TTHC
Tên thủ tục hành chính TTHC)
Tên văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế
Lĩnh vực
Cơ quan thực hiện
Đã được công bố tại Quyết định của Bộ Tài chính
1
1.007240
Thủ tục đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ
Hải quan
Cục Hải quan; Chi cục Hải quan
STT 1 (điểm a khoản 2 Phần 1) Quyết định số 863/QĐ-BTC ngày 18/6/2020
2
3.000045
Thủ tục áp dụng mức thuế suất 0% của nhóm 98.49
Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ
Hải quan
Cục Hải quan; Chi cục Hải quan
STT 2 (điểm a khoản 2 Phần 1) Quyết định số 863/QĐ- BTC ngày 18/6/2020
PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HẢI QUAN THUỘC PHẠM VI, CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Thủ tục đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô
1.1 Trình tự thực hiện
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống dữ liệu điện tử hoặc gửi qua đường bưu điện cho cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp để đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế ngay sau ngày Nghị định này được ký ban hành hoặc thời điểm bất kỳ hàng năm trong thời gian của Chương trình ưu đãi thuế.
1.2 Cách thức thực hiện: Gửi thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với phương thức điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Công văn đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô: 01 bản sao có chứng thực;
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Không.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô do Bộ Công Thương cấp.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Hải quan hoặc Chi cục hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế của doanh nghiệp.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.8. Phí, lệ phí: Không quy định.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;
- Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Mẫu số 05
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN___________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Số: ………/………V/v đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô
Kính gửi: Cơ quan hải quan ……………….. (1)
Tên tổ chức/cá nhân: ……………………………………………………………………. (2)
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………
CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: ………………………… Ngày cấp: …/…/………….
Nơi cấp: …………………………………………………… Quốc tịch: …………………….
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………..; số fax: ……………………………………
Tên Nhà máy sản xuất, lắp ráp (SXLR) ô tô ……………………………….., công suất sản xuất, lắp ráp ô tô của nhà máy …………………………………………….
Địa điểm thực hiện Nhà máy: ……………………………………………………………......
Nay, (2) ………………………………. đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô từ …/…/…… đến …/…/…… để SXLR xe ô tô gồm:
- Chủng loại xe:
□ Xe ô tô chạy điện, xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu, xe ô tô hybrid, xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn, xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên (3)
□ Xe ô tô sử dụng nhiên liệu xăng, dầu
- Mẫu xe đăng ký sản xuất lắp ráp (nêu rõ tiêu chí động cơ; tiêu chí thân vỏ xe/khung vỏ xe (áp dụng cho nhóm xe chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống), tiêu chí khung ô tô (áp dụng cho nhóm xe mini buýt và xe buýt), tiêu chí cabin (áp dụng cho nhóm xe tải)):
+ Số lượng mẫu: ……………;
+ Tên mẫu xe: ……….. thuộc nhóm xe 87.02/ 87.03/ 87.04/ 87.05.
- Nội dung cam kết thực hiện:
+ Cam kết đạt đủ các tiêu chí sản lượng chung tối thiểu, sản lượng riêng tối thiểu của xe sử dụng nhiên liệu xăng, dầu; sản lượng của xe ô tô chạy điện; xe ô tô sử dụng pin nhiên liệu; xe ô tô hybrid; xe ô tô sử dụng nhiên liệu sinh học hoàn toàn; xe ô tô sử dụng khí thiên nhiên theo quy định tại điểm b.12 khoản 3.2 Mục 1 Chương 98 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Cam kết sản xuất, lắp ráp các loại xe đúng mẫu xe đăng ký, đáp ứng các điều kiện về khí thải, về mẫu xe theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 3.3 Điều 7a và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
- Thời gian dự kiến nhập khẩu linh kiện từ …………………… đến ……………………
Các giấy tờ kèm theo công văn này gồm:
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô (01 bản sao có chứng thực);
Tổ chức/cá nhân cam kết thực hiện đúng quy định hiện hành về xuất nhập khẩu hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các cam kết này.
Tổ chức/cá nhân kính đề nghị Cơ quan hải quan (1) ……………………………. tiếp nhận việc đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô./.
Nơi nhận:- Như trên;- Lưu:
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN(Hoặc người được ủy quyền)(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): Ghi tên cơ quan hải quan nơi tiếp nhận công văn đăng ký tham gia Chương trình.
(2): Ghi tên tổ chức/cá nhân đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế.
(3): Trường hợp tích vào ô này thì không phải đăng ký thông tin về mẫu xe.
2. Thủ tục áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% của nhóm 98.49
2.1. Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% cho cơ quan hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi thuế trong vòng 60 ngày kể từ ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12. Trường hợp nộp hồ sơ quá thời hạn 60 ngày, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ, thực hiện kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ.
- Trường hợp doanh nghiệp có kỳ xét ưu đãi đầu tiên chưa đủ 06 tháng, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% cùng thời điểm nộp hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0% của kỳ xét ưu đãi tiếp theo.
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế và doanh nghiệp có số tiền thuế đã nộp đối với số linh kiện ô tô đã nhập khẩu lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo mức thuế suất của nhóm 98.49, cơ quan hải quan ra Quyết định hoàn trả và lập Lệnh hoàn trả số thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả thuế nhập khẩu nộp thừa cho doanh nghiệp. Nguồn hoàn trả thuế nộp thừa được lấy từ số thu của ngân sách trung ương về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế cơ quan hải quan có văn bản trả lời cho doanh nghiệp được biết.
2.2. Cách thức thực hiện: Gửi thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan đối với phương thức điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan hải quan nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính hoặc nơi có nhà máy sản xuất, lắp ráp.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Công văn đề nghị áp dụng mức thuế suất ưu đãi 0% của nhóm 98.49 theo Mẫu số 06a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Báo cáo tình hình sử dụng linh kiện ô tô nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp xe xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Bảng kê các tờ khai hải quan, số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 57/2020/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Chứng từ kế toán thể hiện số lượng linh kiện nhập khẩu đã được sử dụng để sản xuất, lắp ráp các nhóm xe trong kỳ xét ưu đãi: 01 bản chụp;
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp theo mẫu phiếu do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành: bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp (số lượng bản sao tương ứng với số lượng xe đã sản xuất, lắp ráp trong kỳ xét ưu đãi);
- Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp: bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu (số lượng bản sao tương ứng với số lượng kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp);
- Bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật của xe ô tô có dấu xác nhận thẩm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam: bản sao có chứng thực hoặc bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu (số lượng bản sao tương ứng với kiểu loại xe sản xuất, lắp ráp).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4 Thời hạn giải quyết:
Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế và doanh nghiệp có số tiền thuế đã nộp đối với số linh kiện ô tô đã nhập khẩu lớn hơn số tiền thuế phải nộp theo mức thuế suất của nhóm 98.49, cơ quan hải quan ra Quyết định hoàn trả và lập Lệnh hoàn trả số thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Căn cứ Lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước của cơ quan hải quan, Kho bạc Nhà nước thực hiện hoàn trả thuế nhập khẩu nộp thừa cho doanh nghiệp. Nguồn hoàn trả thuế nộp thừa được lấy từ số thu của ngân sách trung ương về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được áp dụng Chương trình ưu đãi thuế cơ quan hải quan có văn bản trả lời cho doanh nghiệp được biết.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp xe ô tô do Bộ Công Thương cấp.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục hải quan nơi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp đề nghị áp dụng mức thuế suất của nhóm 98.49.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xử lý tiền thuế nộp thừa cho doanh nghiệp hoặc văn bản trả lời của cơ quan Hải quan.
2.8. Phí, lệ phí: Không quy định.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 06, 07 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP và Mẫu số 06a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 101/2021/NĐ-CP.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ đề nghị áp dụng thuế suất 0% của doanh nghiệp thực hiện kiểm tra đối tượng và các điều kiện áp dụng Chương trình ưu đãi thuế quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7a. Trong đó:
- Sản lượng xe căn cứ vào số lượng Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp đã phát hành trong kỳ xét ưu đãi.
- Mẫu xe đăng ký căn cứ vào Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô sản xuất, lắp ráp do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp.
- Số lượng linh kiện ô tô nhập khẩu đã sử dụng (không bao gồm linh kiện đưa vào sử dụng nhưng bị hỏng, bị lỗi) phải phù hợp với số lượng xe thực tế đã sản xuất, lắp ráp có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng trong kỳ xét ưu đãi và căn cứ vào Báo cáo tình hình sử dụng linh kiện ô tô được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu, Bảng kê các tờ khai hải quan, số tiền thuế nhập khẩu đã nộp theo từng tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;
- Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP;
- Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Mẫu số 06a
TÊN TỔ CHỨC_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
Số: …/………V/v áp dụng thuế suất ưu đãi 0% của nhóm 98.49
Kính gửi: (1) ………………………………………….
Tên tổ chức: (2) …………………………………………………..
Mã số thuế: ……………………………………………………………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………………………..; số Fax: ……………………………………
Tên Nhà máy sản xuất, lắp ráp (SXLR) ô tô ……………………………….., công suất sản xuất, lắp ráp ô tô của nhà máy …………………………………………….
Nay, (2) ………………………. đề nghị được áp dụng thuế suất ưu đãi 0% đối với các mặt hàng linh kiện, ô tô thuộc nhóm 98.49 để SXLR xe ô tô theo Chương trình ưu đãi thuế linh kiện ô tô trong kỳ xét ưu đãi từ ………………… đến ……………………. cụ thể như sau:
- Mẫu xe, nhóm xe sản xuất, lắp ráp ……………………… đã đăng ký theo Công văn số ……………….. ngày ……………… gửi (1) ……………..:
- Sản lượng mẫu xe thực tế đã sản xuất, lắp ráp trong kỳ xét ưu đãi: (4) …………;
- Sản lượng xe thực tế đã sản xuất, lắp ráp trong kỳ xét ưu đãi: (4) ………….;
- Thuộc trường hợp không phải xét sản lượng xe (tích vào ô dưới đây) đối với nhóm xe/mẫu xe ………………………… đã đăng ký tham gia chương trình ưu đãi thuế theo quy định tại khoản 3.2 và khoản 3.3 Điều 7a.
Sản lượng chung tối thiểu
Sản lượng riêng tối thiểu
Sản lượng tối thiểu (đối với trường hợp quy định tại khoản 3.2 Điều 7a)
□
□
□
Các giấy tờ kèm theo công văn này gồm:
(3) ……………………………………………………
(2) …………………… đề nghị Chi cục hải quan (1) ………………………. kiểm tra để thực hiện áp dụng thuế suất 0% cho Doanh nghiệp./.
Nơi nhận:- Như trên; - Lưu:
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC(Hoặc người được ủy quyền)(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): Tên cơ quan hải quan nơi tiếp nhận công văn đăng ký tham gia Chương trình.
(2): Tên tổ chức đăng ký tham gia Chương trình ưu đãi.
(3): Các giấy tờ kèm theo công văn thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7a.
(4): Trường hợp doanh nghiệp không đạt điều kiện sản lượng cho kỳ xét ưu đãi thuế 06 tháng cuối năm nhưng tổng sản lượng của cả năm vẫn đáp ứng điều kiện sản lượng của kỳ xét ưu đãi 12 tháng theo quy định của Chương trình ưu đãi thuế thì phải kê khai sản lượng mẫu xe/xe xuất xưởng thực tế của 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm và sản lượng của cả năm.
Mẫu số 06
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………Địa chỉ: …………………………………………………Mã số thuế: ……………………………………………
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LINH KIỆN Ô TÔ NHẬP KHẨU ĐỂ SẢN XUẤT, LẮP RÁP XE XUẤT XƯỞNG TRONG KỲ XÉT ƯU ĐÃI
Kỳ báo cáo: Từ ngày …… đến ngày ……
STT
Tên linh kiện
Mã số (HS)
Đơn vị tính
Lượng linh kiện nhập khẩu tồn kho đầu kỳ
Lượng linh kiện nhập khẩu nhập trong kỳ
Lượng linh kiện nhập khẩu xuất kho trong kỳ
Lượng linh kiện nhập khẩu tồn kho cuối kỳ
Ghi chú
Mã
Tên
Sản xuất sản phẩm
Xuất kho khác
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)=(6)+(7)-(8)-(9)
(11)
(10) NGƯỜI LẬP(Ký, ghi rõ họ tên)
(11) NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Cột (2): “Mã” là mã linh kiện do doanh nghiệp tự mã hóa để theo dõi, quản lý.
Cột (6): Là lượng linh kiện cuối kỳ trước được chuyển sang kỳ báo cáo hiện tại (không kê khai các linh kiện tồn đầu kỳ được sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phát hành trước ngày 01/01/2020);
Cột (7): Là lượng linh kiện nhập khẩu trong kỳ báo cáo
Cột (8): Là lượng linh kiện thực tế đưa vào để sản xuất sản phẩm
Cột (9): Là lượng linh kiện xuất kho, không đưa vào sản xuất sản phẩm.
Cột (10): Là lượng linh kiện thực tế tồn tại kho cuối kỳ báo cáo
Mẫu số 07
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………
BẢNG KÊ TỜ KHAI HẢI QUAN, SỐ TIỀN THUẾ NHẬP KHẨU ĐÃ NỘP
Kỳ báo cáo: Từ ngày .... đến ngày ....
Ngày đăng ký tham gia Chương trình (ngày Chi cục Hải quan tiếp nhận): ………………………………………………………………
STT
Chi cục Hải quan tiếp nhận tờ khai
Số tờ khai
Mã loại hình tờ khai
Ngày đăng ký tờ khai
Tên linh kiện
Đơn vị tính
Mã số HS hàng hóa
Tồn đầu kỳ
Nhập khẩu trong kỳ
Xuất kho trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số tiền thuế NK đề nghị hoàn
Đưa vào sản xuất
Xuất kho khác
Mã
Tên
Số lượng
Tiền thuế NK đã nộp
Số lượng
Tiền thuế NK đã nộp
Số lượng
Tiền thuế NK đã nộp
Số lượng
Tiền thuế NK đã nộp
Số lượng
Tiền thuế NK đã nộp
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18) = (10) + (12) - (14) - (16)
(19) = (11) + (13) - (15) - (17)
(20) = (15)
1
2
Cộng
NGƯỜI LẬP(Ký, ghi rõ họ tên)
………………., ngày … tháng … năm 20…NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ghi chú:
- Cột (6) “Mã”: Mã linh kiện do doanh nghiệp tự mã hóa để theo dõi, quản lý.
- Đơn vị tính tiền thuế: VNĐ.
- Cột (10), (11): Không kê khai tồn đầu kỳ của các linh kiện sản xuất, lắp ráp xe có Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng phát hành trước ngày 01/01/2020 |
TỔNGCỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀNỘI
____________
Số: 85726/CT-TTHT
V/vlập hóa đơn đối với dịch vụ quản lý
tòa nhà
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________
HàNội, ngày 28tháng12năm2018
Kính gửi: Công ty CP quản lý bất động sản quốc tế
(Địachỉ: tầng1tòanhàN02-T1Khungoại giaođoàn, PhốĐỗNhuận, PhườngXuânTào, QBắc Từ Liêm, TPHàNội - MST:0107356520)
Trả lời công văn số 194/2018/CV-IMCS ngày 05/11/2018 và công văn bổ sung hồ sơ số 210/2018/CV-
IMCS ngày 04/12/2018 của Công ty CP quản lý bất động sản quốc tế (sau đây gọi là Công ty IMCS) hỏi
về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Luật thuế GTGTvà Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGThướng dẫn về các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT:
“1. Tổchức, cánhânnhậncác khoảnthuvềbồi thườngbằngtiền(baogồmcảtiềnbồi thườngvềđất vàtài sảntrênđất khi bị thuhồi đất theoquyết địnhcủacơquanNhànước cóthẩmquyền), tiền thưởng, tiềnhỗtrợ, tiềnchuyểnnhượngquyềnphát thải vàcác khoảnthutài chínhkhác.
…
Trườnghợpcơsởkinhdoanhnhậntiềncủatổchức, cánhânđểthực hiệndịchvụchotổchức, cá nhânnhư sửachữa, bảohành, khuyếnmại, quảngcáothìphải kêkhai, nộpthuếtheoquy định.
…
Vídụ15: Côngty cổphầnSữaABCcóchi tiềnchocác nhàphânphối (làtổchức, cánhânkinh doanh) đểthực hiệnchươngtrìnhkhuyếnmại (theoquy địnhcủaphápluật vềhoạt độngxúc tiến thươngmại), tiếpthị, trưngbày sảnphẩmchoCôngty (nhàphânphối nhậntiềnnày đểthực hiệndịch vụchoCôngty) thìkhi nhậntiền, trườnghợpnhàphânphối làngười nộpthuếGTGTtheophươngpháp khấutrừ lậphóađơnGTGTvàtínhthuếGTGTtheothuếsuất 10%, trườnghợpnhàphânphối làngười nộpthuếGTGTtheophươngpháptrực tiếpthìsử dụnghóađơnbánhàngvàxác địnhsốthuếphải nộp theotỷ lệ(%) trêndoanhthutheoquy định.
...7. Các trườnghợpkhác:
...d) Các khoảnthuhộkhôngliênquanđếnviệc bánhànghóa, dịchvụcủacơsởkinhdoanh.”
- Căn cứ khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTCS ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Người bánphải lậphóađơnkhi bánhànghóa, dịchvụ, baogồmcảtrườnghợphànghóa, dịchvụdùng đểkhuyếnmại, quảngcáo, hàngmẫu; hànghóa, dịchvụdùngđểcho, biếu, tặng, traođổi, trảthay lươngchongười laođộng(trừ hànghóaluânchuyểnnội bộ, tiêudùngnội bộđểtiếptục quátrìnhsản xuất)”
- Căn cứ công văn số 2539/TCT-CS ngày 25/06/2015 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế.
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty IMCS ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý tòa nhà
chung cư N03-T2 Khu ngoại giao đoàn với Ban Quản trị tòa nhà chung cư N03-T2 (đại diện chủ sở hữu
tòa nhà) theo đó các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý tòa nhà do Công ty thực hiện thu, chi,
xuất hóa đơn và liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý khu chung cư của Công ty thì không được coi
là các khoản thu hộ, chi hộ (Các khoản thu, Công ty thực hiện xuất hóa đơn; các khoản chi Công ty
thực hiện ký hợp đồng, thanh toán với nhà cung cấp...). Công ty IMCS thực hiện kê khai thuế GTGTđầu
ra, đầu vào đối với các khoản thu, chi liên quan đến việc quản lý tòa nhà như sau:
- Với các khoản thu như thu phí quản lý của cư dân, thu quảng cáo, thu tiền trông giữ xe..., Công ty thu
tiền, xuất hóa đơn thì Công ty kê khai thuế GTGTđầu ra.
- Với các khoản chi như phí nhân sự bảo vệ, phí vệ sinh, thu gomrác thải, điện, nước,..., Công ty ký
hợp đồng, thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp thì Công ty kê khai khấu trừ GTGTđầu vào.
- Đối với khoản tiền công, tiền phí quản lý Công ty IMCS được Ban Quản trị trả để quản lý khu chung
cư thì Công ty xuất hóa đơn GTGTgiao cho Ban Quản trị và thực hiện kê khai nộp thuế GTGTvà TNDN
theo quy định.
Các vướng mắc liên quan đến hạch toán kế toán không thuộc thẩmquyền hướng dẫn của Cục Thuế TP
Hà Nội, đề nghị Công ty liên hệ với Vụ chế độ kế toán và kiểmtoán của Bộ Tài chính để được hướng
dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để CP quản lý bất động sản quốc tế được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng KT4;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn |
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
Số: 3514 /QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính
phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính
phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia
về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận
công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới,
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 26/7/2022 của UBND tỉnh về
việc Quy định một số chỉ tiêu, tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng
cao giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Xét đề nghị của UBND huyện Yên Dũng tại Tờ trình số 253/TTr-UBND
ngày 31/10/2022; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
273/TTr-SNN ngày 22/12/2022 về việc đề nghị công nhận xã Tiến Dũng, huyện
Yên Dũng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022 và hồ sơ kèm theo.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng đạt chuẩn nông thôn
mới nâng cao năm 2022.
Điều 2. UBND huyện Yên Dũng và UBND xã Tiến Dũng có trách nhiệm
tổ chức công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo quy định; tiếp tục chỉ
2
đạo, tổ chức thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí; hướng tới xã
đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian tới.
Điều 3. Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chánh Văn
phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, UBND xã
Tiến Dũng và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Chỉ đạo Trung ương (b/c);
- Văn phòng Điều phối TW (b/c);
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ các Chương trình MTQG tỉnh;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- Huyện ủy, UBND huyện Yên Dũng;
- BCĐ xây dựng NTM huyện Yên Dũng;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+LĐVP, TH, TTTT, các phòng CV;
+Cổng TTĐT tỉnh;
+ Luu VT, NNThăng.
DAN
ĂN NHÂN
NHÂN
4 በ
CHỦ TỊCH
TINH
SILIT NAM
ANG
Lê Ánh Dương
|
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thông báo thay đổi thông tin các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại các tỉnh/thành phố khác quý 3/2023, như sau:
1. Nhận khám chữa bệnh BHYT:
2. Chấm dứt hợp hợp đồng:
3. Đổi tên cơ sở KCB BHYT: |
# CHÍNH PHỦ
## Số: 47/NQ-CP
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
*Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2021*
### NGHỊ QUYẾT
Về việc thông qua dự thảo Báo cáo của Chính phủ
về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của
Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 3508/BTC-TTr ngày 05 tháng
4 năm 2021;
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các Thành viên Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
1. Thông qua nội dung dự thảo Báo cáo của Chính phủ về thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí năm 2020 như đề nghị của Bộ Tài chính tại văn bản số
3508/BTC-TTr ngày 05 tháng 4 năm 2021.
2. Giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay
mặt Chính phủ, ký báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thủ trưởng cơ quan có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đồng chí Thành viên Chính phủ;
- VPCP: các PCN, Vụ PL;
- Lưu: VT, KTTH (2).G 9
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
THỦ TƯỚNG
Minh Khái
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia
___________________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 3540/TTr-SGDĐT ngày 14/11/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công nhận đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 đối với 04 trường học sau:
1. Trường Trung học cơ sở Thụy Hùng, huyện Cao Lộc;
2. Trường Tiểu học thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập;
3. Trường Mầm non xã Đại Đồng, huyện Tràng Định;
4. Trường Mầm non xã Chi Lăng, huyện Tràng Định.
Điều 2. Thời hạn công nhận đạt chuẩn quốc gia là 05 năm kể từ ngày kýban hành Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Cao Lộc, Đình Lập, Tràng Định và Hiệu trưởng các trường học có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. |
Qua rà soát, Bộ Tài chính phát hiện lỗi kỹ thuật tại phần căn cứ pháp lý và khoản 1 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2021/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, Bộ Tài chính đính chính như sau:
1. Tại phần căn cứ pháp lý Thông tư 46/2024/TT-BTC đã in: “Căn cứ Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử”.
Nay sửa là: “Căn cứ Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử”.
2. Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BTC đã in: “b.3. Đối với người nộp thuế là cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 14, khoản 2 Điều 15 và Điều 18 Nghị định số 59/2022/NĐ-CP ngày 05/9/2022 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; đồng thời hệ thống định danh, xác thực điện tử và Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì người nộp thuế là cá nhân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho việc xuất trình chứng minh thư nhân dân...”.
Nay sửa là: “b.3. Đối với người nộp thuế là cá nhân đã đăng ký và kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11 và Điều 14 Nghị định số 69/2024/NĐ-CP ngày 25/6/2024 của Chính phủ quy định về định danh và xác thực điện tử; đồng thời hệ thống định danh, xác thực điện tử và Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đã được kết nối, vận hành thì người nộp thuế là cá nhân được sử dụng tài khoản định danh điện tử thay thế cho việc xuất trình chứng minh thư nhân dân ...”.
Bộ Tài chính trân trọng cảm ơn./. |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 5378/VPCP-CN
V/v hoàn thiện dự thảo Chỉ thị về
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc
đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép
và vật liệu xây dựng
Kính gửi:
- Bộ Xây dựng;
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2024
- Bộ Công Thương;
- Bộ Tư pháp.
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại Công văn số 4140/BXD-VLXD ngày 22
tháng 7 năm 2024 và Công văn số 3837/BXD-VLXD ngày 04 tháng 7 năm 2024
về việc xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng (dự thảo
Chỉ thị), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp rà soát,
hoàn thiện dự thảo Chỉ thị theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (gửi kèm
theo), hoàn thiện dự thảo Chỉ thị, trình Phó Thủ tướng Chính phủ ký ban hành
trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Xây dựng và các cơ quan biết,
thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, PTTg Trần Hồng Hà (để b/c);
ONO
- VPCP: BTCN, các PCN: Nguyễn Sỹ Hiệp, Cao Huy.
các Vụ: TH, KTTH, KGVX, QHĐP;
- Luu: VT, CN (2). Hop
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
CHIN
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
VAN
HO
Cao Huy
|
# NGHỊ QUYẾT
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
*Thanh Hóa, ngày 26 tháng 4 năm 2021*
Số: 386/2021/NQ-HĐND
## Về việc ban hành chính sách xã hội hóa
giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033
### HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 15
- Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
- Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
- Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
- Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008; Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
> Xét Tờ trình số 29/TTr-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033; Báo cáo số 159/BC-HĐND ngày 11 tháng 4 năm 2021 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non tỉnh Thanh Hóa đến năm 2033, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ
- # 2
- Trường mầm non ngoài công lập được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh (không bao gồm phường thuộc các thành phố) trong thời gian từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/12/2023.
- ## 2. Điều kiện hỗ trợ
- ### 2.1.
- Trường mầm non ngoài công lập được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, đã hoàn thành việc xây dựng và đi vào hoạt động.
- ### 2.2.
- Trường mầm non đảm bảo quy mô về số trẻ, diện tích đất tối thiểu theo quy định tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; cụ thể:
- a) Quy mô tối thiểu: 50 trẻ đối với vùng nông thôn, miền núi và 100 trẻ đối với vùng thành phố, thị xã;
- b) Diện tích đất tối thiểu: 8m²/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã; 12m²/trẻ đối với khu vực nông thôn, miền núi.
- ### 2.3.
- Trường mầm non phải có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu giáo dục và chăm sóc trẻ.
- ### 2.4.
- Trường mầm non (chủ đầu tư) phải thực hiện đầy đủ các chính sách: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn cho cán bộ quản lý, giáo viên và người lao động theo quy định hiện hành.
- ### 2.5.
- Cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non được thụ hưởng chính sách phải đảm bảo tiêu chuẩn về chức danh nghề nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật. Số lượng người được thụ hưởng: Áp dụng theo quy định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về định mức bình quân số trẻ/lớp và định mức cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non công lập trên địa bàn tỉnh.
- ## 3. Nội dung và mức hỗ trợ
- ### 3.1.
- Hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường mầm non ngoài công lập để trả lương cho cán bộ quản lý, giáo viên.
- a) Đối với các trường mầm non thuộc các xã miền núi:
- Thời gian hỗ trợ: 10 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).
- Mức hỗ trợ: 05 năm đầu hỗ trợ hàng tháng bằng 100% lương bậc 1 theo trình độ chuyên môn được đào tạo (cao đẳng, đại học); 05 năm tiếp theo giảm dần theo từng năm lần lượt bằng 80%, 60%, 40%, 20%, 10% lương bậc 1 nêu trên. Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hàng năm được tính theo số trẻ hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.
- b) Đối với các trường mầm non thuộc thị trấn miền núi và các xã đồng bằng, ven biển thuộc huyện, thị xã, thành phố:
- Thời gian hỗ trợ: 06 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).
3
- Mức hỗ trợ: 03 năm đầu hỗ trợ hàng tháng bằng 100% lương bậc 1 theo trình độ chuyên môn được đào tạo (cao đẳng, đại học); 03 năm tiếp theo giảm dần theo từng năm lần lượt bằng 70%, 50%, 30% lương bậc 1 nêu trên. Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hàng năm được tính theo số trẻ hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.
c) Đối với các trường mầm non thuộc thị trấn của các huyện đồng bằng, ven biển và các phường của thị xã:
- Thời gian hỗ trợ: 03 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).
- Mức hỗ trợ: Năm đầu hỗ trợ hàng tháng bằng 70%, năm thứ 2 bằng 50%, năm thứ 3 bằng 30% lương bậc 1 theo trình độ chuyên môn được đào tạo (cao đẳng, đại học). Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hàng năm được tính theo số trẻ hiện có của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ I.
3.2. Hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư của các trường mầm non ngoài công lập để đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và phí công đoàn (thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư đóng cho người lao động) cho cán bộ quản lý, giáo viên:
a) Đối với các trường mầm non thuộc các xã, thị trấn miền núi và các xã đồng bằng, ven biển thuộc huyện, thị xã, thành phố:
- Thời gian hỗ trợ: 05 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).
- Mức hỗ trợ: 500.000đ/người/tháng. Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hàng năm được tính theo số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ lương.
b) Đối với các trường mầm non thuộc thị trấn của các huyện đồng bằng, ven biển và các phường của thị xã:
- Thời gian hỗ trợ: 03 năm (kể từ khi trường được thành lập và đi vào hoạt động).
- Mức hỗ trợ: 500.000 đ/người/tháng. Số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ hàng năm được tính theo số cán bộ quản lý, giáo viên được hỗ trợ lương.
4. Quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện
4.1. Lập, thẩm định, phê duyệt danh sách các đơn vị đủ điều kiện hỗ trợ
a) Khi có đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết này; chủ đầu tư lập 02 bộ hồ sơ xin hỗ trợ gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố.
Hồ sơ xin hỗ trợ bao gồm:
- Đơn xin hỗ trợ của chủ đầu tư;
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng trường mầm non ngoài công lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Quyết định cho phép thành lập trường mầm non ngoài công lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố;
- Quyết định cho phép trường mầm non ngoài công lập hoạt động của Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố;
- # Nội dung văn bản
- ## Các quy định liên quan đến hỗ trợ cho trường mầm non
- ### Hồ sơ và quy trình
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Thời gian, địa điểm: trong văn bản*
- Danh sách cán bộ quản lý, giáo viên của trường đã ký hợp đồng lao động với chủ đầu tư. Trong danh sách thể hiện rõ chức danh nghề nghiệp, số người tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo quy định (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện đối với những người tham gia đóng bảo hiểm và xác nhận của Liên đoàn Lao động cấp huyện đối với người đóng công đoàn phí);
- Danh sách các cháu nhà trẻ, mẫu giáo các lớp của nhà trường tại thời điểm kết thúc học kỳ 1;
- Báo cáo thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường.
b) Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư các trường mầm non ngoài công lập tổng hợp danh sách và lập hồ sơ các trường mầm non thuộc đối tượng hỗ trợ, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định điều kiện được hỗ trợ của các đơn vị thuộc đối tượng hỗ trợ.
> Căn cứ khoản 2, Điều 1 của Nghị quyết này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm kết luận trường mầm non đủ hoặc không đủ điều kiện được hỗ trợ; số lượng cán bộ quản lý, giáo viên đủ điều kiện được hỗ trợ của từng trường, lập danh sách trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trường hợp trường mầm non hoặc cán bộ quản lý, giáo viên không đủ điều kiện cơ quan thẩm định phải thông báo và nêu rõ lý do để Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thông báo cho các nhà trường.
Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt gồm:
- Tờ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đề nghị phê duyệt danh sách trường mầm non và cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ;
- Danh sách trường mầm non và cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ.
- Văn bản thẩm định của Sở Giáo dục và Đào tạo.
d) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách trường mầm non và cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ làm cơ sở cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập dự toán kinh phí hỗ trợ.
4. 2 Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán kinh phí hỗ trợ
a) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phê duyệt danh sách trường mầm non và cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non đủ điều kiện được hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm lập dự toán hỗ trợ kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
b) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình dự toán kinh phí hỗ trợ của các huyện, thị xã, thành phố; Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật hiện hành.
c) Trước ngày 30 tháng 7 hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và phân bổ kinh phí hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để chi trả cho chủ đầu tư trường mầm non ngoài công lập đủ điều kiện hỗ trợ theo quy định.
Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và phân bổ kinh phí hỗ trợ hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chi trả trực tiếp cho cho chủ đầu tư trường mầm non ngoài công lập đủ điều kiện hỗ trợ thuộc địa bàn quản lý và thanh quyết toán theo quy định.
5. Thời gian thực hiện chính sách: Từ năm 2021 đến hết năm 2033.
6. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Kinh phí thực hiện chính sách được bố trí từ nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong dự toán ngân sách cấp tỉnh hàng năm.
7. Đối với các trường mầm non ngoài công lập đang được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị quyết số 82/2017/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục được hưởng theo thời gian dã quy định.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định của pháp luật hiện hành để tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 06 tháng 5 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2; Điều 3;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Tài chính;
- TTr HĐND; UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT.
CHỦ TỊCH
Đỗ Trọng Hưng
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
--------
Số: 16/2014/NQ-HĐND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Sóc Trăng, ngày 15 tháng 7 năm 2014
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ THU HÚT NHÂN LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
----------------------
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 10
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Sau khi xem xét Tờ trình số 30/TTr-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014 - 2020; báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân và giải trình của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014 - 2020 với nội dung chủ yếu như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
a) Phạm vi điều chỉnh
Quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nhân lực trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2014 - 2020 (trừ các trường hợp đi học theo các Chương trình học bổng, Đề án trong và ngoài nước và trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút theo Nghị quyết số 38/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc thông qua chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng).
b) Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chính sách này.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí đào tạo và thu hút nhân lực
a) Đối tượng được hỗ trợ kinh phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học trong nước.
b) Đối tượng được hỗ trợ kinh phí thu hút nhân lực
Người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, có hộ khẩu trong và ngoài tỉnh tự nguyện đến công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
3. Điều kiện và mức hỗ trợ đào tạo
a) Điều kiện được hỗ trợ kinh phí đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ đào tạo có quyết định cử đi học thạc sĩ, tiến sĩ của cấp có thẩm quyền, có cam kết bằng văn bản công tác tại tỉnh Sóc Trăng 5 năm trở lên kể từ khi nhận kinh phí hỗ trợ.
b) Mức hỗ trợ
Được hưởng hỗ trợ một lần (sau khi có bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời), với các mức như sau:
- Tiến sĩ: 50.000.000 đồng/người/toàn khóa học;
- Thạc sĩ: 30.000.000 đồng/người/toàn khóa học.
4. Điều kiện và mức hỗ trợ thu hút nhân lực
a) Điều kiện được cấp kinh phí thu hút nhân lực
- Người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, có cam kết bằng văn bản tự nguyện về công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ 5 năm trở lên.
- Người có bằng thạc sĩ có chuyên môn đào tạo phù hợp theo danh mục các ngành nghề, lĩnh vực mà tỉnh có nhu cầu thu hút (do Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm), cam kết bằng văn bản tự nguyện về công tác tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ 5 năm trở lên.
- Về độ tuổi:
+ Người có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ: Không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ.
+ Người có học vị thạc sĩ: Không quá 45 tuổi đối với nam và không quá 40 tuổi đối với nữ.
- Những người chưa là công chức, viên chức thuộc diện được hỗ trợ kinh phí thu hút nhân lực phải thực hiện việc xét tuyển theo quy định; được nhận kinh phí hỗ trợ 1 lần sau khi có quyết định bổ nhiệm ngạch công chức hoặc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
- Đối với những người thuộc đối tượng hỗ trợ kinh phí thu hút đang là công chức, viên chức thì được nhận kinh phí hỗ trợ 1 lần sau khi nhận nhiệm vụ theo quyết định tiếp nhận, điều động của cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp một người đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, chỉ được hưởng hỗ trợ thu hút tương ứng với trình độ, tiêu chuẩn cao nhất.
b) Mức hỗ trợ thu hút
- Giáo sư, phó giáo sư: 300.000.000 đồng;
- Tiến sĩ: 200.000.000 đồng;
- Thạc sĩ: 100.000.000 đồng.
5. Các chính sách ưu đãi khác
a) Đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khi đến làm việc sẽ được bố trí nhà công vụ.
b) Đối với người ngoài tỉnh nếu có vợ (chồng), con ruột có nhu cầu đến công tác tại tỉnh Sóc Trăng thì sẽ được xem xét ưu tiên bố trí công tác theo trình độ chuyên môn, ngành nghề đào tạo.
6. Đền bù kinh phí hỗ trợ đào tạo và hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực
Những người được hỗ trợ đào tạo và thu hút nguồn nhân lực không thực hiện đúng thời gian công tác như đã cam kết thì phải đền bù đủ gấp 1,5 lần kinh phí đã nhận, các chính sách ưu đãi khác và tùy theo trường hợp thực tế phải chịu các trách nhiệm có liên quan theo quy định.
Không giải quyết cho cán bộ, công chức, viên chức đã nhận kinh phí hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ thu hút nguồn nhân lực chuyển công tác ngoài tỉnh khi chưa thực hiện đền bù đủ kinh phí đã nhận và những chính sách ưu đãi khác, trừ những trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
7. Thời gian thực hiện
- Giai đoạn 2014 - 2020.
- Đối với các trường hợp sinh viên (không thuộc đối tượng hỗ trợ theo chính sách này) đã nộp hồ sơ hưởng hỗ trợ kinh phí đào tạo năm học 2013 - 2014 thì được tiếp tục hỗ trợ theo Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh đến hết năm 2014.
8. Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí thực hiện chính sách giai đoạn 2014 - 2020 khoảng 26.000.000.000 đồng.
- Kinh phí thực hiện chính sách từ nguồn ngân sách của tỉnh.
Điều 2.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng khóa VIII, kỳ họp lần thứ 10 thông qua và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ban công tác đại biểu;
- VP.Quốc hội (bộ phận phía Nam);
- Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- VP. Chủ tịch nước;
- Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Tư pháp;
- TT. TU, TT. HÐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Ðại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Sóc Trăng;
- Ðại biểu HÐND tỉnh;
- TT. HÐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT. CHỦ TỊCH
Mai Khương
|
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu, chi năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Nam
__________________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 05/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt kế hoạch thu, chi năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam;
Xét đề nghị của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 02/TTr-QBV&PTR-BĐH ngày 11/01/2024 về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu, chi năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 45/TTr-STC ngày 29/01/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thu, chi năm 2023 của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 679/QĐ-UBND ngày 05/4/2023; cụ thể như sau:
Đvt: Đồng
(Chi tiết số thu, phân bổ tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2023 và chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các lưu vực, chủ rừng năm 2023 theo Phụ lục đính kèm)
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh căn cứ kế hoạch thu, chi năm 2023 điều chỉnh để quyết toán các nhiệm vụ theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính theo dõi, hướng dẫn, giám sát Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thực hiện theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam và thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Phụ lục I
KẾ HOẠCH THU, CHI TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
I. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH THU, CHI
II. CHI TIẾT KẾ HOẠCH THU
III. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI
1. Kế hoạch phân bổ tiền
2. Kế hoạch chi tiền cho bên cung ứng DVMTR
2.1. Phân bổ nguồn không xác định được đối tượng nhận tiền dịch vụ môi trường rừng chi trả chủ rừng
2.2. Phân bổ nguồn vượt đơn giá 800.000 đồng/ha/năm chi trả chủ rừng
ĐVT: đồng
Phụ lục II
DỰ TOÁN CHI QUẢN LÝ CỦA QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Đvt: Đồng
Phụ lục III
CHI PHÂN BỔ NGUỒN KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐỐI TƯỢNG
NHẬN TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
(Kèm theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Đvt: Đồng |
UỶ BAN DÂN TỘC
Số: 372 /QĐ-UBDT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc và
Ngân hàng thế giới hỗ trợ xây dựng dự thảo Luật Dân tộc
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy
định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của
Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược Công
tác dân tộc đến năm 2020;
năm 2015
Căn cứ thỏa thuận hợp tác ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Dân tộc
và Ngân hàng thế giới về việc hỗ trợ xây dựng dự thảo Luật Dân tộc;
của
chỗ trợ xây
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Với đề nghị
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận
hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam về việc hỗ trợ
xây dựng dự thảo Luật Dân tộc (có Kế hoạch chi tiết kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ Trưởng Vụ
Hợp tác Quốc tế, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ .ki
Nơi nhận
- Như Điều 3;
- Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (WB);
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b/c);
- Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm;
- Cổng thông tin điện tử UBDT;
- Lưu: VT, PC (05 bản).
KT. BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
LuatVietnam
www.varban/cat.um
machen
Đỗ Văn Chiến
BAN
DA
UỶ BAN DÂN TỘC
TOC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH
Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng thế giới
về hỗ trợ xây dựng dự thảo Luật Dân tộc
(Ban hành kèm theo Quyết định số 372/QĐ-UBDT ngày 06 tháng – năm 2015
của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai kịp thời, có hiệu quả thỏa thuận hợp tác ngày 25 tháng 5 năm
2015 của Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng thế giới về việc hỗ trợ xây dựng dự thảo
Luật Dân tộc.
2. Yêu cầu
khả thi, bạn vạn
- Các hoạt động trong Kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát nội dung nhiệm
vụ được giao, đảm bảo thực hiện tiết kiệm, hiệu quả;
-
Bảo đảm sự phối học hiện tiết kiệm, hai cụ th
hợp chặt chẽ với các
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
1. Tổ chức 01 Hội thảo lấy ý kiến để hoàn thiện Bản thuyết minh của
dự thảo Luật Dân tộc
a) Nội dung:
- Đánh giá bối cảnh, thực trạng quan hệ xã hội đòi hỏi phải có sự điều
chỉnh của pháp luật; mục tiêu và các vấn đề cần giải quyết;
- Tổng kết, đánh giá thực trạng của các quy định pháp luật hiện hành có
liên quan đến các quan hệ xã hội cần điều chỉnh;
- Mục tiêu bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
(nếu có);
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý
ngành, lĩnh vực có quan hệ xã hội cần điều chỉnh;
- Nội dung cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
hoặc có kế hoạch trở thành thành viên liên quan đến ngành, lĩnh vực có quan hệ
xã hội cần điều chỉnh;
LuatVietnam
www.varbaneat.um
1
-
Yêu cầu thực tiễn cần ban hành Luật, tiến độ và kết quả của quá trình
chuẩn bị xây dựng luật.
-
b) Thành phần tham dự:
- Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, các Vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc;
- Đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
Các chuyên gia luật, dân tộc học;
- Đại diện các Viện nghiên cứu, tổ chức NGO và các tổ chức, các nhân có
liên quan.
c) Thời gian, địa điểm thực hiện: Hội thảo 1,5 ngày tại tỉnh Thái Nguyên,
thời gian trong Quý III năm 2015.
2. Tổ chức 01 Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo đề cương chi tiết Luật
Dân tộc
a) Nội dung:
Xác định rõ tên văn bản và sự cần thiết ban hành Luật Dân tộc; đối tượng,
phạm vi điều chỉnh của Luật; nội dung chính của Luật; chính sách cơ bản của Luật
và mục tiêu của chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động
tích cực, tiêu cực của chính sách; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc
soạn thảo Luật; dự kiến cơ quan chủ trì soạn thảo và thời gian trình Quốc hội;
vi chính
kiến
b) Thành phần tham dự:
- Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, các Vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc;
- Đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
và các Bộ, ngành, tổ chức NGO, cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu liên quan;
-
- Các chuyên gia luật, dân tộc học, các tổ chức, các nhân có liên quan.
c) Thời gian, địa điểm thực hiện: Hội thảo 1,5 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, thời
gian trong Quý III năm 2015.
3. Tổ chức 01 đoàn công tác đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của
nước ngoài trong xây dựng và thực tiễn áp dụng pháp luật và chính sách về
lĩnh vực công tác Dân tộc (có Quyết định ban hành Kế hoạch chi tiết riêng)
4. Tổ chức 03 hội thảo cấp khu vực lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo
đánh giá tác động, Bản thuyết minh và đề cương chi tiết của dự thảo Luật
a) Nội dung:
Lấy ý kiến của địa phương đối với dự thảo Báo cáo đánh giá tác động, Bản
thuyết minh và đề cương chi tiết của Luật.
LuatVietnam
www.varban/wat.un
2
b) Thành phần tham dự:
-
- Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, các Vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc;
- Các chuyên gia, chính quyền địa phương, tổ chức, đoàn thể, có đại diện
cộng đồng người dân tộc thiểu số và các tổ chức, các nhân có liên quan.
c) Thời gian, địa điểm thực hiện:
- Hội thảo 1,5 ngày, tổ chức xong trước 15 tháng 9 năm 2015.
- Địa điểm: Khu vực Phía Bắc tại tỉnh Hòa Bình; Khu vực Miền Trung-Tây
Nguyên tại Gia Lai; Khu vực Miền Nam tại Trà Vinh.
5. Tổ chức 01 Hội thảo toàn quốc hoàn thiện bộ hồ sơ đề nghị xây dựng
Luật Dân tộc
a) Nội dung:
Lấy ý kiến vào bộ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Dân tộc, gồm:
- Bản thuyết minh về đề nghị xây dựng luật;
- Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản (kèm theo Bản tổng hợp ý
kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân);
Thành phố chi tiết của của nhân), chải văn bản (kèm theo
- Đè
b)
cương
phần tham dự:
dự thảo luật;
- Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, các Vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc;
- Đại diện Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Các chuyên gia luật, dân tộc học;
- Đại diện các Viện nghiên cứu, tổ chức NGO và các tổ chức, các nhân có
liên quan.
c) Thời gian, địa điểm thực hiện: Hội thảo 1,5 ngày tại tỉnh Thanh Hóa,
trước ngày 30 tháng 9 năm 2015.
6. Xây dựng bộ hồ sơ xin ý kiến của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ
a) Hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ tài chính xin ý kiến về tính hợp lý của nguồn
tài chính; Bộ Nội vụ xin ý kiến về tính hợp lý của nguồn nhân lực dự kiến;
b) Thời gian thực hiện: Trước ngày 15 tháng 9 năm 2015.
7. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị đưa Dự án Luật Dân tộc vào Chương trình
xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội
a) Chỉnh lý Hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Dân tộc gửi Bộ Tư pháp;
LuatVietnam
www.varbaneat.um
3
b) Hoàn thành bộ hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Dân tộc theo ý kiến
của Bộ Tư pháp để trình Chính phủ;
c) Thời gian thực hiện: Trước ngày 05 tháng 10 năm 2015.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Kế hoạch lấy từ nguồn viện trợ không hoàn lại của
Ngân hàng Thế giới (WB), trị giá 2.172.000.000₫ (hai tỷ một trăm bảy mươi hai
triệu đồng).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch-
Tài chính và các Vụ, đơn vị chức năng của Ủy ban Dân tộc xây dựng dự toán
kinh phí chi tiết và phối hợp với các Vụ, đơn vị của Bộ Tư pháp, Văn phòng
Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực
hiện Kế hoạch này./. Bình
www.LuatVietnam.vn
LuatVietnam
www.varban/cat.um
4
|
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
Số: 2248 /QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hoá, ngày 27 tháng 6 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
Về việc chấp thuận điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất và cập nhật
kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật liên quan đến
20/11/2018;
quy hoạch ngày
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017
về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định
quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12/4 /2021 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Nghị quyết số 334/NQ-HĐND ngày 11/12/2022 của HĐND tỉnh
khóa XVIII, kỳ họp thứ 11 về việc chấp thuận Danh mục các công trình, dự án
phải thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và
quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa năm 2023;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: Số 3387/QĐ-UBND ngày
31/8/2021 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến thời kỳ 2021 - 2030 và kế
hoạch sử dụng đất năm 2021, huyện Thiệu Hóa; số 2907/QĐ-UBND ngày
26/8/2022 về việc phê duyệt phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong Phương án phân
bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị
hành chính cấp huyện trong Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 và điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 cấp huyện; số
3613/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm
2022, huyện Thiệu Hóa; số 1299/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 về việc chấp thuận
điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất và cập nhật kế hoạch sử dụng đất hằng
năm, huyện Thiệu Hoá;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 250/TTr-
STNMT ngày 03/4/2023.
2
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấp thuận điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất và cập nhật kế
hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa với các nội dung chính sau:
1. Bổ sung dự án Trung tâm y tế huyện Thiệu Hóa tại thị trấn Thiệu Hóa,
diện tích 0,4186 ha vào khoản 5 Điều 1 và Phụ biểu số 05 ban hành kèm theo
Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 và Quyết định số 1299/QĐ-
UBND ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh: Chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo.
2. Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất của các loại đất tại khoản 1 Điều 1 và
Phụ biểu số 01.1 của Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 và Quyết
định số 1299/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh, cụ the:
a) Tăng chỉ tiêu sử dụng đất y tế (SKN) tại thị trấn Thiệu Hoá với diện tích
0,4186 ha.
b) Giảm chỉ tiêu sử dụng các loại đất tại thị trấn Thiệu Hoá, gồm:
- Đất chuyên trồng lúa (LUC) với diện tích 0,3250 ha.
- Đất giao thông (DGT) với diện tích 0,0289 ha.
- Đất thủy lợi (DTL) với diện tích 0,0053 ha.
- Đất bằng chưa sử dụng (BCS) với diện tích 0,0595 ha.
(Chi tiết theo Phụ biểu số 02 kèm theo)
3. Điều chỉnh tăng chỉ tiêu kế hoạch thu hồi đất tại thị trấn Thiệu Hóa
thuộc khoản 2 Điều 1 và Phụ biểu số 02.1 ban hành kèm theo Quyết định số
3613/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 và Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày
19/4/2023 của UBND tỉnh, cụ the:
-
- Đất chuyên trồng lúa (LUC) với diện tích 0,3250 ha.
- Đất giao thông (DGT) với diện tích 0,0289 ha.
- Đất thủy lợi (DTL) với diện tích 0,0053 ha.
- Đất bằng chưa sử dụng (BCS) với diện tích 0,0595 ha.
(Chi tiết theo Phụ biểu số 03 kèm theo)
4. Điều chỉnh, bổ sung tăng chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất của các
loại đất thị trấn Thiệu Hoá tại khoản 3 Điều 1 và các Phụ biểu số 03.1 của Quyết
định số 3613/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 và Quyết định số 1299/QĐ-UBND
ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh, cụ thể:
- Đất chuyên trồng lúa (LUC) với diện tích 0,3250 ha.
- Đất giao thông (DGT) với diện tích 0,0289 ha.
- Đất thủy lợi (DTL) với diện tích 0,0053 ha.
- Đất bằng chưa sử dụng (BCS) với diện tích 0,0595 ha.
(Chi tiết theo Phụ biểu số 04 kèm theo)
3
5. Điều chỉnh tăng chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng tại khoản 4
Điều 1 và các Phụ biểu số 04.1 của Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày
26/10/2022 và Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh
với diện tích 0,0595 ha
(Chi tiết theo Phụ biểu số 05 kèm theo)
6. Các nội dung, chỉ tiêu sử dụng đất khác không thay đổi, điều chỉnh tiếp
tục thực hiện theo Quyết định số 3613/QĐ-UBND ngày 26/10/2022 và Quyết
định số 1299/QĐ-UBND ngày 19/4/2023 của UBND tỉnh.
Điều 2. Trách nhiệm của các đơn vị có liên quan.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và
UBND tỉnh về tính chính xác, sự phù hợp của không gian và số liệu diện tích,
loại đất, chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND tỉnh phân bổ tại Quyết định số
2907/QĐ-UBND ngày 26/8/2022; hướng dẫn UBND huyện Thiệu Hóa và các
đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật chỉ tiêu sử dụng đất vào kế hoạch sử dụng
đất hằng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt; hoàn thiện đầy đủ hồ sơ về đầu tư,
sử dụng đất, sử dụng rừng, xây dựng, bảo vệ môi trường... mới triển khai dự án
theo đúng quy định của pháp luật.
SƠ
2. UBND huyện Thiệu Hóa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất
đại trên địa bàn; cập nhật các chỉ tiêu sử dụng đất được bổ sung, điều chỉnh vào
hồ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng
đất hằng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt; chấp hành thực hiện nghiêm túc
chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND tỉnh phân bổ tại Quyết định số 2907/QĐ-
UBND ngày 26/8/2022; thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, hồ sơ về đầu tư, sử
dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, xây
dựng, bảo vệ môi trường và các quy định khác liên quan mới triển khai dự án
theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường,
Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Công Thương;
UBND huyện Thiệu Hóa và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ
Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/cáo);
-
-
Các đơn vị có liên quan;
- Luu: VT, NN.
(MC35.04.23)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
DAN
TINH
BAN
NHAN
10
ZOH
Lê Đức Giang
Phụ biểu số 01:
Hạng mục công trình
Điều chỉnh, bổ sung thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa
(Kèm theo Quyết định số:
tháng năm 2023 của UBND tỉnh)
Địa
điêm
/QĐ-UBND ngày
Đơn vị tính: ha
Sử dụng vào loại | Văn bản chủ trương đầu tư; nguồn vốn đầu | Trích lục hoặc trích Ghi
tư của cơ quan có thẩm quyền
đo vị trí khu đất
Diện tích
TT
Công trình, dự
án
| (đến cấp
xã)
thực hiện
kế hoạch
I. Dự án cơ sở y tế
0,4186 0,4186
đất
chú
Đầu tư xây dựng
Thị
trán
1
Trung tâm y tế
0,4186
0,4186
Thiệu
huyện Thiệu Hóa
Hóa
DYT
Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh:
Số 310/NQ-HĐND ngày 27/8/2022 về chủ
trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và mua
sắm trang thiết bị cho 05 trung tâm y tế
huyện, tỉnh Thanh Hóa; số 341/NQ-HĐND
ngày 11/12/2022 về điều chỉnh chủ trương
đầu tư dự án đầu tư xây dựng và mua sắm
trang thiết bị cho 05 trung tâm y tế huyện,
tỉnh Thanh Hóa; số 334/NQ-HĐND ngày
27/8/2022 của HĐND tỉnh về chấp
thuận danh mục các công trình, dự án phải
thu hồi đất.
Trích lục bản đồ địa
chính số 32/TLBĐ,
tỷ lệ 1/1000 do Chi
nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai
huyện Thiệu Hóa
lập ngày 29/5/2023
I
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
1
Đất nông nghiệp
NNP
15.991,7200
9.795,2900
Phụ biểu số 02:
Bảng điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất trong Kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa
(Kèm theo Quyết định số:
Đơn vị tính: ha
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính (ha)
/QĐ-UBND ngày
tháng
năm 2023 của UBND tỉnh)
Kế hoạch sử
Kế hoạch sử
Kế hoạch sử
Chỉ tiêu phân dụng đất năm
dụng đất
dụng đất
năm 2022
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
khai tại
Quyết định
số 2907/QĐ-
2022 được
năm 2022 Kế hoạch
duyệt theo
Quyết định số
UBND ngày
26/8/2022
3613/QĐ-
UBND ngày
26/10/2022
được duyệt | được duyệt sử dụng đất
Thị trấn Thiệu Hóa
Kế hoạch
Kế hoạch
sử dụng
điều chỉnh,
| So sánh
bỗ
sung
theo Quyết | theo Quyết | năm 2022
UBND ngày | UBND ngày
sử dụng đất đất năm
năm 2022 | 2022 điều
được duyệt chỉnh, bổ
sung
1.067,9500 1.067,9500
606,4300 606,1050
định số
định số
461/QĐ-
1299/QĐ-
08/02/2023
19/4/2023
15.991,7200 15.991,7200 15.991,7200 15.991,7200
10.277,3900 10.276,4621 10.219,3486 10.219,0236 -0,3250
Trong đó:
1.1 | Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1.3 | Đất trồng cây lâu năm
CLN
LUA 7.915,4000
LUC 7.915,4000
1.053,3800
57,3400
1.4 | Đất rừng phòng hộ
RPH
4,1500
8.367,6800 8.367,6800
8.094,1400 8.094,1400
1.053,3800 1.052,4521
245,6200 245,6200
4,1500 4,1500
8.314,9686 8.314,6436 -0,3250
8.041,4286 8.041,1036 -0,3250
1.052,1760 1.052,1760
245,3788 245,3788
4,1500 4,1500
491,5100 491,1850
482,1200 481,7950
83,6400 83,6400
8,0900 8,0900
1.5 | Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6 | Đất rừng sản xuất
RSX
143,0500
139,1100
139,1100
139,1100 139,1100
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN
1.7 | Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
352,2900
352,2900
352,2900
348,4052 348,4052
21,8000 21,8000
1.8 | Đất làm muối
LMU
1.9 | Đất nông nghiệp khác
2
Đất phi nông nghiệp
NKH
PNN 6.092,1500
115,1800 115,1800
5.503,4200 5.504,3539
115,1800 115,1800
5.562,1021 5.562,4865 0,3844
1,3800
456,6600
1,3800
457,0444
Trong đó:
2.1 | Đất quốc phòng
2.2 | Đất an ninh
CQP
35,6200
6,7200
6,7200
CAN
7,1300
0,2700
0,2700
6,7200
0,2700
6,7200
0,2700
1,3900
0,2700 0,2700
1,3900
2.3 | Đất khu công nghiệp
SKK
300,0000
2.4 | Đất cụm công nghiệp
SKN
148,6100
25,1100
25,1100
91,2952 91,2952
1,7400 1,7400
2.5 | Đất thương mại, dịch vụ
TMD
36,2200
26,2800
26,2800
26,2800 26,2800
17,5700 17,5700
2.6 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
92,7100
83,1600
2.7 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
140,3600
105,0300
83,1600
105,0300
83,1600 83,1600
105,0300 105,0300
18,4500 18,4500
26,2900 26,2900
2.8 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
2.9 | huyện, cấp xã
2.392,4200
2.393,0300 2.393,2802
2.387,3467 2.387,7311 0,3844
190,0100 190,3944
DHT
Trong đó:
-
Đất giao thông
-
Đất thủy
lợi
DGT
DTL
1.423,6800
583,3600
1.416,0600
1.416,3263
1.410,6231 1.410,5942 -0,0289
585,6300
585,6276
585,3973
Đất xây dựng cơ sở văn hoá
DVH
23,2900
22,5100
22,5100
22,5100
585,3920 -0,0053
22,5100
105,8600 105,8311
41,0800 41,0747
1,8200 1,8200
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
11,9200
10,8800
10,8800
10,8800
11,2986 0,4186
5,2300 5,6486
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
65,4300
64,9700
64,9700
64,9700
64,9700
13,5100 13,5100
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
52,7500
51,0900
51,0900
51,0900 51,0900
5,4200 5,4200
Đất công trình năng lượng
DNL
16,5100
8,5300
8,5300
8,5300
8,5300
0,5200
0,5200
Đất công trình bưu chính viễn thông
DBV
1,0700
0,9600
0,9600
0,9600
0,9600
0,2500
0,2500
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
1,7100
1,7100
0,0000
2.11| Đất có di tích lịch sử - văn hóa
Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ
Đất dịch vụ xã hội
Đất chợ
2.10| Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
205,6800
204,1400
10,0163
10,0163 10,0163
13,3100
13,3100
DKH
9,8400
DXH
0,0700
0,0700
1,7100
DCH
6,6000
204,1400
1,7100
204,1400
1,7100
204,1400
0,0700 0,0700
1,5000 1,5000
DKG
2,5400
DDT
10,0500
10,0300
0,0700
0,0700
|2.12| Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
10,2700
9,8400
6,6000
6,6000
0,0700
6,6000
1,4400
1,4400
|2.13| Đất danh lam thắng cảnh
DDL
2.14 Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
|2.15| Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
1,5900
1,7379
|2.16| Đất ở tại nông thôn
ONT
1.753,0400
1.685,3700
1.685,9058
2.17| Đất ở tại đô thị
ODT
171,0000
|2.18| Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
24,9700
139,7000
21,5800
139,7000
21,5800
|2.19| Đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp
DTS
1,9000
1,9000
1,9000
1,7379
1.683,6152 1.683,6152
139,7000 139,7000
21,5800 21,5800
1,9000
1,7379
1,9000
0,6700 0,6700
0,0000
139,7000 139,7000
4,8900 4,8900
0,6100 0,6100
2.20| Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
2.21| Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
2.22 | Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
|2.23| Đất có mặt nước chuyên dùng
2.24| Đất phi nông nghiệp khác
3 Đất chưa sử
dụng
MNC
PNK
CSD
104,3000
2,8500
946,6400
62,4900
1,7000
210,9100
2,8500
946,6400
2,8500
946,6400
2,8500
946,6400
62,4900
1,7000
210,9040
62,4900
1,7000
210,2692
62,4900
0,8700 0,8700
53,1500 53,1500
1,0600
1,0600
1,7000
210,2097 -0,0595
4,8700 4,8105
Bảng điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu thu hồi đất
trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa
Phụ biểu số 03:
(Kèm theo Quyết định số:
/QĐ-UBND ngày
tháng
năm 2023 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
Tổng diện | Tổng diện
| tích thu hồi | tích thu hồi
Tổng diện tích
thu hồi theo
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
theo KH
năm 2022
theo KH
năm 2022
theo Quyết | theo Quyết
KH năm 2022
|
Tỗng
diện tích
theo Quyết
thu hồi
định số
định số
định số
đất năm
|2022 sau So sánh
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính (ha)
Thị trấn Thiệu Hóa
Kế hoạch | Kế hoạch
thu hồi đất.
3613/QĐ- 461/QĐ-
UBND ngày UBND ngày
1299/QĐ-
thu hồi đất
điều
năm 2022
UBND ngày
được
chỉnh
năm 2022
điều chỉnh
19/4/2023
26/10/2022 08/02/2023
duyệt
1 Đất nông nghiệp
NNP
117,69
118,62
175,73
176,06 0,32496
21,37 21,6950
1.1 | Đất trồng lúa
LUA
112,50
112,50
165,21
165,54 0,32496
20,57 20,8950
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
117,31
117,31
170,02
170,35
0,32496
20,57 20,8950
1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
0,73
1,66
1,93
1,93
0,28 0,2800
1.3 | Đất trồng cây lâu năm
CLN
0,15
0,15
0,39
0,39
14 | Đất rừng phòng hộ
RPH
1.5 | Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6 | Đất rừng sản xuất
RSX
0,26
0,26
0,26
0,26
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN
1.7 | Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
2,74
2,74
6,62
6,62
0,02
0,0200
1.8 | Đất làm muối
LMU
1.9 | Đất nông nghiệp khác
NKH
1,31
1,31
1,31
1,31
2
Đất phi nông nghiệp
2.1 | Đất quốc phòng
2.2 | Đất an ninh
PNN
13,30
13,39
21,83
21,86 0,03418
0,5 0,5000
3,41 3,4442
CQP
CAN
2.3 | Đất khu công nghiệp
2.4 | Đất cụm công nghiệp
2.5 | Đất thương mại, dịch vụ
2.6 | Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKK
SKN
TMD
SKC
2.7 | Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2
Tổng diện | Tổng diện
tích thu hồi tích thu hồi
theo KH
năm 2022
theo KH
năm 2022
-臺
theo Quyết | theo Quyết
định số định số
3613/QĐ-
461/QĐ-
UBND ngày UBND ngày
26/10/2022 08/02/2023
Tổng diện tích
thu hồi theo
KH năm 2022
Tổng
diện tích
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính (ha)
Thị trấn Thiệu Hóa
Kế hoạch | Kế hoạch
thu hồi đất.
theo Quyết
định số
thu hồi
đất năm
|2022 sau So sánh
điều
năm 2022
được
chỉnh
thu hồi đất
năm 2022
điều chỉnh
duyệt
1299/QĐ-
UBND ngày
19/4/2023
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Ма
2.8 | Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp
2.9 | huyện, cấp xã
DHT
11,64
11,72
17,65
17,69 0,03418
2,62 2,6542
Đất giao thông
DGT
7,76
7,82
13,53
13,56 0,0289
2,21
2,2389
Đất thủy lợi
DTL
2,48
2,48
2,71
2,72 0,00528
0,41
0,4153
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
0,31
0,31
0,31
0,31
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
0,12
0,12
0,12
0,12
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
0,67
0,67
0,67
0,67
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
0,27
0,27
0,27
0,27
Đất công trình năng lượng
DNL
0,03
0,03
0,03
0,03
Đất công trình bưu chính, viễn thông
ᎠᏴᏙ
Đất cơ sở tôn giáo
TON
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
0,001
0,015
0,015
0,01
Đất xây dựng cơ sở khoa học công nghệ
DKH
Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
DXH
Đất chợ
DCH
|2.10| Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia
DKG
|2.12| Đất bãi thải, xử lý chất thải
|2.11| Đất có di tích lịch sử - văn hóa
|2.13| Đất danh lam thắng cảnh
DDT
DRA
DDL
2.14| Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
2.15| Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
|2.16| Đất ở tại nông thôn
ONT
0,01
2,30
2,30
|2.17| Đất ở tại đô thị
ODT
2.18| Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
0,93
0,93
0,93
0,93
3
theo KH
năm 2022
theo KH
năm 2022
Tổng diện | Tổng diện
tích thu hồi tích thu hồi
Tổng diện tích
thu hồi theo
KH năm 2022
Tổng
diện tích
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Ма
theo Quyết | theo Quyết
định số
định số
theo Quyết
định số
thu hồi
đất năm
|2022 sau So sánh
1299/QĐ-
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính (ha)
Thị trấn Thiệu Hóa
Kế hoạch | Kế hoạch
thu hồi đất.
thu hồi đất
3613/QĐ-
461/QĐ-
điều
năm 2022
UBND ngày UBND ngày
26/10/2022 08/02/2023
UBND ngày
chỉnh
19/4/2023
được
duyệt
năm 2022
điều chỉnh
|2.19| Đất xây dựng trụ sở tổ chức sự nghiệp
DTS
2.20| Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
|2.21| Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
0,00
|2.22| Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
2,04
2,04
2,25
2,25
3
2.23| Đất có mặt nước chuyên dùng
2.24| Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng
MNC
0,08
0,08
0,08
0,08
PNK
CSD
0,63
0,69 0,05946
2,04
2,0400
0,0595
Phụ biểu số 04:
(Kèm theo Quyết định số:
Bảng điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất
trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa
/QĐ-UBND ngày
tháng
năm 2023 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
Tổng diện
Tổng diện
tích kế hoạch tích kế hoạch
sử dụng đất sử dụng đất
năm 2022
Tổng diện
tích kế
năm 2022
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
được duyệt | được duyệt
theo Quyết theo Quyết
hoạch sử
dụng đất
năm 2022
Tỗng
diện
tích
chuyển
được duyệt
định số
định số
theo Quyết
mục
định số
đích sau
3613/QĐ-
461/QĐ-
điều
So sánh
(tăng, giảm)
UBND ngày | UBND ngày UBND ngày
26/10/2022 08/02/2023
1299/QĐ- chỉnh
sử dụng
đất năm
|2022 được
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính
Thị trấn Thiệu Hóa
| Kế hoạch
chuyển
mục đích
Kế hoạch
chuyển
mục đích
năm 2022
sau điều
chỉnh
duyệt
19/4/2023
1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
145,02
145,9479
218,6271 218,63
0,3250
0,3250
1.1 | Đất trồng lúa
LUA/PNN
137,62
137,62
208,9604 208,96
0,3250
0,3250
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
137,62
137,62
208,9604 208,96
0,3250
0,3250
1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1,68
2,6079
2,7499 2,75
1.3 | Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
0,82
0,82
1,0612 1,06
1.4 | Đất rừng phòng hộ
RPH/PNN
1.5 | Đất rừng đặc dụng
RDD/PNN
1.6 | Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
0,26
0,26
0,26
0,26
Trong đó: đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN/PNN
1.7 | Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
3,34
3,34
3,5872
3,59
1.8 | Đất làm muối
LMU/PNN
1.9 | Đất nông nghiệp khác
NKH/PNN
1,31
1,31
1,31
1,31
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất
2 nông nghiệp
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
2.2 | Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng
LUA/LNP
2.3 | Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản
LUA/NTS
2.4 | Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối
LUA/LMU
2
Tổng diện Tổng diện
tích kế hoạch tích kế hoạch
sử dụng đất sử dụng đất
năm 2022
năm 2022
Tổng diện
tích kế
hoạch sử
dụng đất
Tỗng
diện
tích
năm 2022
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
được duyệt | được duyệt
theo Quyết
định số
|
được duyệt
theo Quyết
chuyển
định số
theo Quyết
mục
3613/QĐ-
461/QĐ-
định số
đích sau
điều
(tăng, giảm)
UBND ngày | UBND ngày
26/10/2022 08/02/2023
1299/QĐ-
UBND ngày
chỉnh
mục đích
sử dụng
đất năm
|2022 được
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính
Thị trấn Thiệu Hóa
| Kế hoạch
chuyển
So sánh
Kế hoạch
chuyển
mục
đích
năm 2022
sau điều
chỉnh
19/4/2023
duyệt
2.5
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi
trồng thuỷ sản
HNK/NTS
2.6
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm
muối
HNK/LMU
2.7
Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp
không phải là rừng
RPH/NKR(a)
Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp
2.8
không phải là rừng
RDD/NKR(a)
2.9
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp
RSX/NKR(a)
không phải là rừng
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN/NKR (a)
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển
sang đất ở
PKO/OCT
6,3
6,3
6,36
6,36
Phụ biểu số 05:
Bảng điều chỉnh, bổ
trong Kế hoạch
(Kèm theo Quyết định số:
sung
chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng
sử dụng đất hằng năm, huyện Thiệu Hóa
/QĐ-UBND ngày
tháng năm 2023 của UBND tỉnh)
Đơn vị tính: ha
Tổng diện
Tổng diện | Tổng diện
tích kế
tích kế
tích kế
hành chính
hoạch sử
hoạch sử
hoạch sử
dụng đất
dụng đất
dụng đất
Tổng diện
tích
năm 2022
năm 2022
năm 2022
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
định số
được duyệt | được duyệt được duyệt
theo Quyết | theo Quyết | theo Quyết
định số
định số
chuyển
mục đích
sau
điều
So sánh
(tăng, giảm)
chỉnh
3613/QĐ- 461/QĐ- 1299/QĐ-
UBND ngày UBND ngày UBND ngày
26/10/2022 08/02/2023 19/4/2023
sử dụng
đất năm
Diện tích phân theo đơn vị
Thị trấn Thiệu Hóa
Kế hoạch
chuyển
mục
đích
Kế hoạch
chuyển
|mục đích
năm 2022
| 2022 được
sau điều
chỉnh
duyệt
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
145,02 145,9479
1.1 | Đất trồng lúa
LUA/PNN
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
137,62
137,62
1.2 | Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1,68
2,7499
1.3 | Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
0,82
1,0612
218,6271 218,63 0,3250
137,62 208,9604 208,96 0,3250
137,62 208,9604 208,96 0,3250
2,6079
0,82
0,3250
0,3250
0,3250
2,75
1,06
1.4 | Đất rừng phòng hộ
RPH/PNN
1.5 | Đất rừng đặc dụng
RDD/PNN
1.6 | Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
0,26
0,26
0,26
0,26
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
RSN/PNN
1.7 | Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
3,34
3,34
3,5872
3,59
1.8 | Đất làm muối
LMU/PNN
1.9 | Đất nông nghiệp khác
NKH/PNN
1,31
1,31
1,31
1,31
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất
nông nghiệp
| 2.1 | Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
2.2 | Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng rừng
LUA/CLN
LUA/LNP
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
2.3 | Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản
2.4 | Đất trồng lúa chuyển sang đất làm muối
2.5
2.6
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi
trồng thuỷ sản
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất làm
muối
LUA/NTS
LUA/LMU
HNK/NTS
HNK/LMU
2
Tổng diện | Tổng diện
Tổng diện
tích kế
hoạch sử
tích kế
tích kế
hoạch sử
dụng đất dụng đất
năm 2022 năm 2022
được duyệt | được duyệt
theo Quyết theo Quyết
định số định số
3613/QĐ- 461/QĐ- 1299/QĐ-
UBND ngày|UBND ngày UBND ngày
26/10/2022 08/02/2023
hoạch sử
dụng đất
Tổng diện
tích
năm 2022
được duyệt
theo Quyết mục đích
chuyển
định số
chỉnh
sau điều | So sánh
(tăng, giảm)
19/4/2023
mục đích
sử dụng
đất năm
| 2022 được
duyệt
Diện tích phân theo đơn vị
hành chính
Thị trấn Thiệu Hóa
Kế hoạch
chuyển
Kế hoạch
chuyển
mục đích
năm 2022
| sau điều
chỉnh
2.7
Đất rừng phòng hộ chuyển sang đất nông nghiệp
không phải là rừng
RPH/NKR(a)
Đất rừng đặc dụng chuyển sang đất nông nghiệp
2.8
RDD/NKR(a)
không phải là rừng
2.9
Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp
không phải là rừng
RSX/NKR(a)
3
Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang
đất ở
RSN/NKR (a)
PKO/OCT
6,3
6,3
6,36
6,36
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 235 /QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 49 tháng 11 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt danh mục Dự án “Phát triển giao thông xanh
thành phố Hồ Chí Minh” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn
vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 8601/BKHĐT-
KTĐN ngày 29 tháng 10 năm 2013,
Điều 10 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh mục Dự án “Phát triển giao thông xanh thành phố
Hồ Chí Minh” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) với các nội dung chính sau:
Mức vốn đầu tư: 155,85 triệu USD, trong đó vốn vay từ nguồn Ngân hàng
tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) là 142,25 triệu USD, vốn đối ứng là 13,60
triệu USD do ngân sách thành phố Hồ Chí Minh tự thu xếp.
-
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa điểm thực hiện Dự án: Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu của Dự án:
+ Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực giao thông và rút ngắn thời gian
đi lại trên tuyến đường từ phía tây sang phía đông thành phố và ngược lại; đảm
bảo cung cấp dịch vụ vận chuyển khách nhanh và đáng tin cậy; xe buýt trở thành
phương án thay thế các phương tiện giao thông tư nhân nhờ sự hấp dẫn và chất
lượng cao sẽ được nhân rộng trên các tuyến khác của thành phố trong thời gian
tới; góp phần giải quyết các điểm ùn tắc giao thông cục bộ trong giờ cao điểm;
giảm số lượng tai nạn giao thông trên hàng lang dự án.
+ Mục tiêu cụ thể: Tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách tiếp cận với
hành lang xe buýt nhanh BRT, đảm bảo cho tuyến xe buýt nhanh BRT hoạt
động tối đa được công suất ngay trong giai đoạn đầu của dự án, tăng hiệu quả
đầu tư của dự án, giảm mật độ lưu thông của các phương tiện giao thông cá nhân
Luatie nam
C
-
- Kết quả chủ yếu của dự án: Các công trình hạ tầng kỹ thuật trên tuyến
được xây dựng và cải tạo để phục vụ hành khách tiếp cận sử dụng xe buýt nhanh
BRT và các phương tiện giao thông công cộng; tăng khả năng kết nối các tuyến
xe buýt, cung cấp thông tin hành trình chính xác cho người dân tại các trạm
dùng; tổ chức giao thông đô thị, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi
trường góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho thành phố; các đơn vị liên
quan trực thuộc UBND thành phố Hồ Chí Minh được tăng cường năng lực về
quản lý dự án; quy hoạch và quản lý giao thông công cộng ở đô thị.
- Thời hạn thực hiện Dự án: 04 năm, 2014-2019.
- Cơ chế tài chính:
+ Vốn vay WB (nguồn IBRD): thực hiện cơ chế cho vay lại.
+ Vốn đối ứng do Ngân sách thành phố Hồ Chí Minh tự thu xếp.
Điều 2. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoàn chỉnh văn kiện theo
ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan, thực hiện các thủ tục chuẩn bị, thẩm
định và phê duyệt dự án theo đúng các quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-
CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ làm
cơ sở đàm phán khoản vay dự án.
Điều 3. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xác
định điều kiện vay lại cụ thể cho dự án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
Điều 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan triển khai
các bước tiếp theo theo quy định hiện hành.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngoại giao, Tư pháp,
Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố Hồ Chí Minh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan có trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- TTg CP, các PTTgCP;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Ngoại giao, Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- UBND thành phố Hồ Chí Minh;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg CP,
các Vụ: TH, KTTH, KTN, V. III; Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, QHQT(3). AT. 33
KT. THỦ TƯỚNG
TƯƠNG PHỐ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
LuatVietnam
|
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ và phê duyệt Quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng Quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT
______________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 3522/QĐ-BNN-TY ngày 16/9/2022 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT;
Căn cứ Quyết định số 554/QĐ-BNN-TY ngày 13/02/2023 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 44/TTr-SNN&PTNT ngày 21/02/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 02 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; 02 danh mục thủ tục hành chính thay thế; bãi bỏ 05 danh mục thủ tục hành chính và phê duyệt 04 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp & PTNT (chi tiết tại các phụ lục 01, 02, 03, 04 kèm theo):
Nội dung cụ thể của 02 danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; 02 danh mục thủ tục hành chính thay thế và 05 danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ được thực hiện theo các quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT: Quyết định số 554/QĐ-BNN-TY ngày 13/02/2023 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thay thế, bị bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Quyết định số 3522/QĐ-BNN-TY ngày 16/9/2022 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ lĩnh vực thú y thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Bãi bỏ các danh mục thủ tục hành chính số thứ tự: 30, 31, 32 mục III Phụ lục 01; số thứ tự 5, 6 mục II Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Bãi bỏ quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính số thứ tự: 12, 13, 14 mục III Phụ lục 01; số thứ tự 7, 8 mục III Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 1310 /QĐ-CT ngày 24/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thay thế, bãi bỏ danh mục thủ tục hành chính số thứ tự: 28; 29; 33; 34; 35 mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 13/8/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Thay thế, bãi bỏ quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính số thứ tự: 10, 11, 15, 16, 17 mục III phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định số 1310 /QĐ-CT ngày 24/5/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Căn cứ Quyết định này, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, đơn vị xây dựng phần mềm xây dựng quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh (Phần mềm một cửa, dịch vụ công trực tuyến) để áp dụng thống nhất; Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin, dữ liệu về tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, trả kết quả thủ tục hành chính lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
PHỤ LỤC 01:
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-CT ngày 01/3/2023 của
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
PHỤ LỤC 02
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH THAY THẾ LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-CT ngày 01/3/2023 của
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
PHỤ LỤC 03
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-CT ngày 01/3/2023 của
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
PHỤ LỤC 04
QUY TRÌNH NỘI BỘ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THÚ Y THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 451/QĐ-CT ngày 01/3/2023 của
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
1. Cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
Mã TTHC: 1.011478
2. Cấp lại giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
Mã TTHC: 1.011479
3. Cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Mã TTHC: 1.011472
4. Cấp lại giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Mã TTHC: 1.011477 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
_____________
Số: 1034/TTg-QHQT
V/vPhê duyệt kết quả đàmphán
Khoản vay PIR2 với WB.
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
___________________
HàNội, ngày 28tháng6năm2011
Kính gửi:- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Ngoại giao, Tư pháp.
Xét đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(công văn số 135/TTr-NHNNngày 16 tháng 6 năm
2011), Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Phê duyệt kết quả đàmphán với Ngân hàng Thế giới (WB) Hiệp định Tài trợ, Hiệp định vay của
Khoản vay Chính sách Phát triển Chương trình Cải cách Đầu tư công lần thứ hai (PIR2), bao gồmcả
Khung Hành động Chính sách của Khoản vay và các văn kiện pháp lý liên quan.
2. Ủy quyền cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Hiệp định Tài trợ, Hiệp định vay và các văn kiện
pháp lý liên quan của Khoản vay trên với đại diện của WB.
3. Bộ Ngoại giao thông báo cho WB biết về việc ủy quyền trên của Thủ tướng Chính phủ.
4. Trong thời gian thực hiện Khoản vay, trên cơ sở diễn biến của thị trường tài chính quốc tế, Bộ Tài
chính chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước lựa chọn các công cụ phù hợp (chuyển đổi tiền tệ,
lãi suất,...) bảo đảmmục tiêu có lợi cho ngân sách Nhà nước và giảmthiểu rủi ro.
5. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Làmchủ tài khoản ngoại tệ mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Namđể tiếp nhận vốn của khoản Tín
dụng, Khoản vay và khoản đồng tài trợ của AFD cho PIR2, sau đó mua lại số ngoại tệ đã rút và chuyển
số tiền tương đương bằng VNĐ vào ngân sách nhà nước;
- Tổ chức kiểmtoán tài khoản này khi nhận được yêu cầu hợp lý của WB./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg Nguyễn Tấn Dũng, các PTTg;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ: TH, KTTH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, QHQT(3). 25
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Sinh Hùng |
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG--------
Số 289-QĐ/TW
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM----------------
Hà Nội , ngày 08 tháng 2 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ CÁN BỘ
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá X;
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương,
BAN BÍ THƯ QUYẾT ĐỊNH
1- Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh".
2- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.
3- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, có vấn đề cần bổ sung, sửa đổi, Ban Tổ chức Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
T/M BAN BÍ THƯTrương Tấn Sang
QUY CHẾCÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH(kèm theo quyết định số 289-QĐ/TW, ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng cho những đối tượng sau đây thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là cán bộ đoàn):
1- Những người giữ chức danh bí thư chi đoàn, phó bí thư, bí thư đoàn cấp cơ sở trở lên.
2- Những người làm việc trong các cơ quan chuyên trách của Đoàn và trực tiếp làm công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi từ cấp huyện và tương đương trở lên.
3- Trợ lý thanh niên, cán bộ ban thanh niên trong Quân đội nhân dân; ủy viên ban công tác thanh niên các cấp trong Công an nhân dân.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Các nội dung liên quan đến cán bộ và công tác cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong Quy chế này được áp dụng trong hệ thống Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, doanh nghiệp.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 - "Cấp ủy đảng" là chi ủy, đảng ủy, thường vụ cấp ủy và gồm cả ban cán sự đảng, đảng đoàn.
2- "Tập thể lãnh đạo" là tập thể có thẩm quyền trong công tác cán bộ, gồm cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
3- "Đoàn cấp tỉnh" gọi chung cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
4- "Đoàn cấp huyện" gọi chung cho Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các huyện (quận, thị xã, thành phố) ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương.
5- "Đoàn cấp cơ sở" gọi chung cho đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở.
6- "Cán bộ đoàn chuyên trách" là những người được hưởng lương để chuyên làm công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi.
Điều 4. Quan điểm, nguyên tắc
1- Công tác cán bộ đoàn là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời tạo nguồn bổ sung cán bộ cho hệ thông chính trị.
2- Công tác cán bộ đoàn có tính đặc thù riêng, do vậy cán bộ đoàn đòi hỏi có độ tuổi sát với độ tuổi thanh niên; thời gian giữ chức vụ ngắn; có sự thay đổi nhanh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ đoàn và quản lý đội ngũ cán bộ đoàn, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác cán bộ đoàn.
4- Cấp ủy đảng chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ đoàn và quản lý cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; cùng với tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên trong việc bố trí, sử dụng, điều động, luân chuyển chức danh bí thư, phó bí thư đoàn cùng cấp.
Chương II
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA CÁN BỘ ĐOÀN
Điều 5. Nghĩa vụ của cán bộ đoàn
1- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; kiên định mục tiêu và lý tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; gương mẫu chấp hành Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự phân công của tập thể lãnh đạo, ban thường vụ đoàn cùng cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên.
3- Tận tuỵ với công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; tôn trọng và liên hệ mật thiết với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
4- Tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng công tác đoàn.
5- Cán bộ đoàn ở mỗi cấp, mỗi địa phương, đơn vị phải là tấm gương cho đoàn viên và thanh niên noi theo.
Điều 6. Quyền của cán bộ đoàn
1- Được thông tin đầy đủ, được tham gia ý kiến với cấp ủy đảng, lãnh đạo, người sử dụng lao động về chủ trương, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp có liên quan đến công tác đoàn và công tác thanh thiếu nhi.
2- Được bố trí thời gian thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động của Đoàn.
3- Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... để phục vụ công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi và các nhiệm vụ công tác khác.
4- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và theo Quy chế này.
5- Được bố trí công tác phù hợp khi quá tuổi làm cán bộ đoàn.
Chương III
TIÊU CHUẨN CÁN BỘ ĐOÀN
Điều 7. Tiêu chuẩn chung
Tiêu chuẩn cán bộ đoàn được cụ thể hoá theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) là:
1- Có tinh thần yêu nước, trung thành với Tổ quốc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
2- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội; nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có khả năng tổ chức tập hợp, gắn bó mật thiết và được sự tín nhiệm của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân.
3- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trình độ học vấn, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí công tác được giao; trưởng thành từ phong trào đoàn, hội, đội hoặc tham gia hoạt động phong trào thanh thiếu nhi hoặc đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức công tác thanh vận.
4- Có sức khoẻ tốt; ngoại hình phù hợp với công tác thanh vận; tuổi cán bộ đoàn được quy định theo cương vị được giao và có thể hơn từ 1 đến 2 tuổi đê phù hợp với yêu cầu công tác cụ thể.
Điều 8. Tiêu chuẩn Bí thư Trung ương Đoàn và Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
1- Bí thư Trung ương Đoàn
a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đoàn; có kinh nghiệm thực tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Đoàn; có tư duy chiến lược về công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; là cán bộ tiêu biểu trên các lĩnh vực công tác, có phong cách lãnh đạo, khả năng điều hành tốt công việc.
b) Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân.
c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 40 tuổi và giữ chức vụ không quá 42 tuổi.
d) Đã kinh qua thực tiễn công tác một trong các cương vị:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Trung ương.
- Bí thư, phó bí thư đoàn cấp tỉnh.
- Trưởng, phó các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Đoàn.
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn phải là tấm gương tiêu biểu trong Đoàn và đối với thanh niên cả nước; độ tuổi do cấp quản lý quyết định theo yêu cầu công tác.
2- Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn
a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đoàn; có kinh nghiệm thực tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Đoàn; có phong cách lãnh đạo, khả năng điều hành tốt công việc.
b) Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân.
c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 37 tuổi và giữ chức vụ không quá 42 tuổi.
Điều 9. Tiêu chuẩn Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh
1- Bí thư
a) Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đoàn; có kinh nghiệm thực tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của đoàn tại địa phương; là cán bộ tiêu biểu trong lĩnh vực công tác của địa phương, đơn vị, có phong cách lãnh đạo, khả năng điều hành tốt công việc.
b) Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị cao cấp hoặc cử nhân.
c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 35 tuổi và giữ chức vụ không quá 40 tuổi.
d) Đã kinh qua thực tiễn công tác một trong các cương vị:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bí thư, phó bí thư đoàn cấp huyện.
- Trưởng, phó các ban, đơn vị trực thuộc tỉnh, thành Đoàn.
2- Phó bí thư
Nắm vững và có khả năng vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đoàn; có kinh nghiệm thực tiễn, năng lực đề xuất, tham gia xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của đoàn tại địa phương; có phong cách lãnh đạo tốt.
Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
c) Giữ chức vụ lần đầu không quá 33 tuổi và giữ chức vụ không quá 38 tuổi.
3-Ủy viên ban thường vụ
Tiêu chuẩn cơ bản như phó bí thư nhưng giữ chức vụ lần đầu không quá 32 tuổi và giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
Điều 10. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện
1- Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên.
2- Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
3- Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở.
Điều 11. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn)
1- Trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên, trình độ lý 1uận chính trị sơ cấp.
2- Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
Đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tượng chính sách, trình độ văn hoá nói chung từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị sơ cấp. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
Điều 12. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong trường học
1- Đối với học sinh, sinh viên: Học lực từ loại khá trở lên, đã được bồi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp (trừ học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở).
2- Đối với cán bộ, giáo viên: Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 37 tuổi.
3- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp huyện: Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 10.
Điều 13. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong cơ quan, doanh nghiệp
1- Đối với cơ quan: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên. Giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
2- Đối với doanh nghiệp: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên (riêng doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên, đã được bôi dưỡng chương trình lý luận chính trị tương đương sơ cấp). Giữ chức vụ không quá 40 tuổi.
3- Đối với cán bộ đoàn tương đương cấp tỉnh, cấp huyện, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị được áp dụng như Điều 9, Điều 10.
Điều 14. Tiêu chuẩn cán bộ đoàn trong Quân đội, Công an
Ban Bí thư Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an xem xét quy định cụ thể về cơ cấu, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị và độ tuổi của cán bộ đoàn, trong Quân đội, Công an.
Chương IV
CÔNG TÁC CÁN BỘ ĐOÀN
Điều 15. Tuyển dụng
1- Việc tuyển dụng để làm việc tại cơ quan đoàn chuyên trách từ cấp huyện trở lên được thực hiện theo hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Thực hiện thi tuyển đối với các chức danh thuộc công chức nhà nước. Thực hiện việc xét tuyển đối với các đối tượng thuộc vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và đối tượng chính sách.
2- Người được tuyển dụng phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 7 của Quy chế này, đồng thời đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đạt điểm theo quy định tuyển dụng, lấy từ trên xuống đến khi đủ chỉ tiêu.
3- Cấp ủy đảng chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp thống nhất nội dung, phương pháp, lập hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển và giao ban thường vụ đoàn cùng cấp thực hiện tuyển dụng cán bộ đoàn.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo việc tuyển dụng cán bộ đoàn tại cơ quan Trung ương Đoàn.
Điều 16. Quy hoạch
1- Công tác quy hoạch cán bộ đoàn gắn với công tác quy hoạch cán bộ của cơ quan đơn vị địa phương, doanh nghiệp và do cấp ủy đảng các cấp chủ trì. Nội dung, quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ đoàn được tiến hành theo quy định chung của Đảng, hằng năm rà soát để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch: Cấp ủy đảng, ban thường vụ đoàn các cấp có trách nhiệm xây dựng, quản lý quy hoạch chức danh cán bộ đoàn cấp mình.
- Cấp ủy đảng và ban thường vụ đoàn cấp huyện phối hợp với cấp ủy đảng cơ sở xây dựng quy hoạch chức danh cán bộ đoàn cơ sở.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng, quản lý quy hoạch các chức danh trong Ban Bí thư, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
2- Cấp ủy đảng và tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ đoàn cấp dưới. Ban Bí thư Trung ương Đảng xem xét, phê duyệt quy hoạch cán bộ Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
Điều 17. Đào tạo, bồi dưỡng
1- Hằng năm, khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo có trách nhiệm giành tỉ lệ phù hợp đối với cán bộ đoàn.
2- Ban thường vụ đoàn các cấp thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện cho cán bộ đoàn theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn; tích cực phát hiện, tạo nguồn từ cán bộ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có trách nhiệm giới thiệu cán bộ đoàn với cấp ủy đảng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch.
3- Cán bộ đoàn chủ động đề xuất việc học tập nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học của mình để cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo xem xét, giải quyết, tạo điều kiện cho đi học và có kế hoạch bố trí, sắp xếp công tác.
Điều 18. Bố trí, sử dụng
1- Trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất và năng lực cán bộ đoàn, cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo bố trí, sử dụng phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường và chiều hướng phát triển của cán bộ.
2- Việc bố trí, sử dụng cán bộ trong cơ quan chuyên trách của đoàn ở cấp nào thì do ban thường vụ đoàn cấp đó chủ động phân công, đồng thời báo cáo cấp ủy đảng cùng cấp; đối với cán bộ chủ chốt, ban thường vụ đoàn báo cáo cấp ủy đảng xem xét, quyết định.
3- Cấp ủy đảng, tập thể lãnh đạo chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cùng cấp để xem xét, bố trí, sắp xếp công tác cho cán bộ đoàn chuyên trách khi hết tuổi tham gia công tác đoàn hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ công tác đoàn phù hợp với trình độ, năng lực và quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt.
Điều 19. Nhận xét, đánh giá
1- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung liên quan đến việc nhận xét đánh giá cán bộ đoàn thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cụ thể hoá bằng văn bản.
2- Việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn được tiến hành định kỳ hằng năm; theo nhiệm kỳ công tác; trước khi tiến hành công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; giới thiệu ứng cử.
3- Nội dung nhận xét, đánh giá gồm: Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả năng quy tụ và ảnh hưởng trong thanh thiếu nhi và trong nhân dân; sức khoẻ, sở trường và triển vọng phát triển của cán bộ đoàn... Phân loại, bình chọn cán bộ đoàn phải dựa trên cơ sở nhận xét, đánh giá, theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và được cấp ủy đảng xác nhận.
4- Cấp ủy đảng chỉ đạo việc nhận xét, đánh giá cán bộ đoàn để làm căn cứ bố trí, sử dụng, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử và thực hiện chính sách cán bộ.
Điều 20. Luân chuyển, điều động
1- Việc luân chuyển thực hiện đối với cán bộ đoàn chuyên trách, giữ chức vụ từ ủy viên ban chấp hành đoàn cấp huyện trở lên trong quy hoạch nhằm đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ đoàn. Khi có yêu cầu, nhiệm vụ, tổ chức đoàn cấp trên thực hiện việc tăng cường cán bộ xuống công tác ở tổ chức đoàn cấp dưới.
2- Luân chuyển, điều động phải gắn với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ. Thời gian luân chuyển mỗi lần từ 1 đến 3 năm, tuỳ đối tượng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn quy định.
3- Ban thường vụ đoàn các cấp chủ động báo cáo, đề xuất với cấp ủy đảng trong việc thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Điều 21: Bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử
1- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn thực hiện theo các quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
2- Việc xem xét, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ đoàn cơ sở do cấp ủy đảng cấp cơ sở chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện.
Điều 22. Khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát công tác cán bộ
1- Cán bộ đoàn có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, trong công tác xây dựng đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi được đoàn xem xét, khen thưởng và đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền khen thưởng.
2- Cán bộ đoàn nếu mắc khuyết điểm thì tuỳ theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật của Đoàn, kỷ luật của Đảng, của chính quyền theo quy định.
3- Việc kiểm tra công tác cán bộ đoàn do cấp ủy đảng cấp trên chủ trì, phối hợp với ban thường vụ đoàn cấp trên thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Đoàn.
4- Các cấp bộ đoàn tham gia giám sát cán bộ đoàn và công tác cán bộ đoàn.
Điều 23. Chế độ, chính sách
1- Cán bộ đoàn có thời gian công tác đoàn, hội, đội từ 3 năm liên tục trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi thi tuyển công chức được cộng điểm ưu tiên.
2- Độ tuổi đi học tại chức về lý luận chính trị đối với cán bộ đoàn có thể ít hơn 5 tuổi so với các đối tuợng khác.
3- Cán bộ đoàn thực hiện việc luân chuyển công tác được hưởng chế độ trợ cấp và nhà ở công vụ theo quy định chung; được bảo lưu phụ cấp trong thời gian luân chuyển.
4- Cán bộ đoàn là đảng viên nếu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có khả năng, triển vọng phát triển, đã qua rèn luyện, thử thách trong thực tiễn công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi, được xem xét giới thiệu để bầu vào cấp ủy đảng. Bí thư, phó bí thư đoàn từ cấp cơ sở trở lên, đạt tiêu chuẩn cấp ủy viên thì được cơ cấu để bầu vào cấp ủy đảng cùng cấp.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể nhân dân và các cơ quan liên quan.
1- Các cấp ủy đảng căn cứ vào nội dung Quy chế này chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị mình; định kỳ hằng năm làm việc với cấp bộ đoàn về công tác cán bộ.
2- Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bội dưỡng, thực hiện chính sách, bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động và tiếp nhận cán bộ đoàn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc sau khi hết tuổi tham gia công tác đoàn mà hoàn thành tốt nhiệm vụ, do cấp ủy đảng thống nhất với tổ chức đoàn giới thiệu.
3- Giao Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Chính phủ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan ban hành các quy định về việc xét tuyển, điểm ưu tiên khi thi tuyển, số lượng cán bộ đoàn chuyên trách, phụ cấp công tác, kinh phí hoạt động của tổ chức đoàn các cấp.
Điều 25. Trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện
1- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp thường xuyên tham mưu cho cấp ủy đảng cùng cấp những vấn đề liên quan đến cán bộ và công tác cán bộ đoàn; định kỳ báo cáo đoàn cấp trên theo quy định.
2- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn thực hiện và theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quy chế này. |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 4008/VPCP-KTN
V/v chủ trương điều chỉnh địa
giới KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh
Hóa để áp dụng chính sách ưu
đãi đầu tư cho các KCN Hoàng
Mai, Đông Hồ tỉnh Nghệ An
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2013
-
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (công văn số 8368/UBND-
CN ngày 22 tháng 11 năm 2013) về việc cho phép chấp thuận chủ trương điều chỉnh
địa giới Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa bao gồm các khu công nghiệp
Hoàng Mai và Đông Hồi để được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư như đối với
Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Phó Thủ tướng
như sau:
em
tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến
tong Hong
Au trechy met
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, xem xét, nghiên cứu đề nghị của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nghệ An tại văn bản nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan
liên quan biết, thực hiện..
Nơi nhận:
_
Như trên;
- Thủ tướng CP, PTTg Hoàng Trung Hải;
UBND các tỉnh:Nghệ An, Thanh Hóa;
VPCP: BTCN, các PCN: Nguyễn Hữu Vũ,
Nguyễn Cao Lục; TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ:
TH, KTTH, V.III;
- Lưu: VT, KTN (3b) Nghĩa ( 46 ).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
HON
CHI
ть
Luala nan
www.vanbanluat.vn
Nguyễn Hữu Vũ
|
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số:
Só: 117/TB-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 0 6 tháng 01 năm 2016
THÔNG BÁO
Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để
kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 103/2015/TT-BTC
ngày 01/7/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hoá
xuất nhập khẩu Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng tại thông báo số 907/TB-PTPL
ngày 23 tháng 12 năm 2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,
Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Bột Mangan hàm lượng lớn hơn hoặc bằng 99%
Electrolytic Manganese Metal Powder MN 99.5%min (Mục 1 tờ khai hải
quan).
2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu:
Công ty TNHH Hyundai Welding Vina;
Địa chỉ: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, Nhơn Trạch, Đồng Nai.
MST: 3600921745
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10063366343/A12 ngày 16/11/2015 tại Chi cục
Hải quan Nhơn Trạch (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai).
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Mangan, dạng bột.
5. Kết quả phân loại: Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Mangan, dạng bột.
Thuộc mã số 8111.00.00 “Mangan và các sản phẩm làm từ mangan, kể cả phế
liệu và mảnh vụn” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. .
Nơi nhận: th
-
. Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Các Cục HQ tỉnh,thành phố (để t/hiện);
- Chi cục Hải quan Long Bình Tân (Cục Hải quan
tỉnh Đồng Nai);
- Trung tâm PTPL hàng hoá XNK và các Chi
nhánh;
- Công ty TNHH Hyundai Welding Vina;
(Đ/C: Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, Nhơn
Trạch, Đồng Nai),
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL- Tuân(3b).
Luatie nam
www.vanbanluat.vn
03
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Thai
- Nguyễn Dương Thái
|
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1661 - 75
PHƯƠNG PHÁP THỬ NẤM MỐC CHO CÁC SẢN PHẨM KỸ THUẬT ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ
Tiêu chuẩn này quy định chế độ thử nấm mốc dùng để để đánh giá khả năng bị mốc của sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử như các loại vật liệu cách điện bằng giấy, vải, cao su, sơn, chất dẻo, da… và các linh kiện, thiết bị dùng các vật liệu kể trên.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm của ngành khác dùng các vật liệu tương tự.
1. NGUYÊN TẮC CHUNG
Nguyên tắc thử là dùng phương pháp gia tốc nhân tạo (đặt mẫu thử vào những điều kiện thuận lợi nhất cho nấm mốc phát triển) để nhanh chóng xác định được tính bền của sản phẩm đối với nấm mốc.
2. MẪU THỬ
2.1. Các mẫu thử phải đồng nhất về thành phần cấu tạo, về công nghệ sản xuất và về quy cách kỹ thuật.
2.2. Mỗi loại vật liệu thử phải có năm mẫu. Nếu là linh kiện hoặc thiết bị nhỏ phải có ít nhất là ba mẫu.
2.3. Vật liệu dạng phiến phải có kích thước 100 x 100mm.
2.4. Vật liệu dạng sợi hay dây có đường kính dưới 3mm phải cắt thành từng đoạn dài 40mm xếp sát nhau thành hình vuông có cạnh bằng 40mm (hình 1) hoặc quấn thành dạng đĩa có đường kính bằng 40 mm (hình 2). Có thể quấn vào lõi sứ hoặc lõi thủy tinh hình ống có đường kính từ 15 đến 20 mm với đoạn có dây mẫu dài 40 mm (hình 3). Cũng có thể quấn vào lõi sứ hoặc lõi thủy tinh hình phiến với phần có dây mẫu thành hình vuông mỗi cạnh 40mm hoặc hình chữ nhật 20 x 40 mm (hình 4). Vật liệu sắp xếp như trên được coi như một mẫu.
2.5. Vật liệu dạng dây có đường kính trên 3 mm phải cắt thành đoạn dài 100 mm, mỗi đoạn coi như một mẫu.
2.6. Mép các mẫu phải nhẵn không có sơ hay nham nhở.
Hình 3
Hình 4
2.7. Nếu vật liệu thử là sơn thì phải tạo thành màng bằng cách tráng đều lên một mặt của tấm thủy tinh, có kích thước 20 x 80 mm phần có sơn phải chiếm một nửa tấm thủy tinh (hình 5). Màng sơn phải đồng đều và phải sấy khô theo đúng quy trình công nghệ sản xuất.
Hình 5
3. THIẾT BỊ VÀ ĐIỀU KIỆN THỬ
3.1. Tủ thử (hoặc buồng thử) phải luôn luôn giữ ở nhiệt độ 30 2oC và độ ẩm tương đối 95 5% (phần 1 của phụ lục).
Trong tủ phải có dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm tương đối, đồng thời phải có giá ngang để treo hoặc đặt mẫu thử.
3.2. Nhiệt độ trong tủ trong cùng thời điểm phải đồng đều, sau khác nhau giữa các điểm không quá 1oC.
3.3. Tốc độ lưu chuyển không khí trong tủ không được vượt quá 0,5 m/s.
3.4. Không cho phép có hạt nước rơi từ trần hoặc thành tủ vào các mẫu thử.
3.5. Kim loại hoặc sơn phủ bảo vệ trong tủ phải có tính chịu ẩm cao để không bị gỉ hay mốc.
4. NẤM MỐC ĐỂ THỬ
4.1. Lấy bào tử các loài nấm sau đây để nhiễm cho mẫu thử:
- Aspergillus amstelodami
- Aspergillus flavus
- Aspergillus niger
- Aspergillus nidulans
- Aspergillus versicolor
- Chaetomium sản phẩm NĐ 201
- Cladosporium herbarum
- Gonytrichum
- Paecilomyces varioti
- Penicillium waksmani
- Penicillium wortmani
- Trichoderma viride
4.2. Các loại nấm trên phải được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng (phần 2 của phụ lục) ở nhiệt độ 25 - 30oC trong 15 ngày.
Riêng với hai loài Chaetomium sp NĐ 201 và Gonytrichum phải nuôi trên vải phin trắng trong 30 ngày. Sau thời gian trên, lấy bào tử nấm để tiến hành thử.
5. THAO TÁC THỬ
5.1. Mẫu thử phải được lau sạch bằng bông hoặc vải thô mềm, không được để sơ bông dây lên mặt mẫu. Tay người lau mẫu phải mang bao cao su hoặc xoa cồn.
5.2. Trước khi thử, mẫu phải được để ở điều kiện nhiệt độ 20 2oC và độ ẩm tương đối 65 5% trong 48 giờ.
5.3. Mỗi mẫu phải đánh số, nếu có dạng hình phiến phải có quai treo để treo vào giá ngang. Mẫu có dạng sợi hay dạng dây phải đặt vào đĩa thủy tinh sạch có đường kính từ 100 đến 150 mm.
5.4. Nhiễm bào tử nấm cho mẫu bằng cách rắc bào tử khô hoặc phun hỗn hợp bào tử trong nước cất (phần 3 của phụ lục). Mẫu treo phải được nhiễm bào tử cả hai mặt, mẫu đặt trong đĩa, chỉ nhiễm bào tử cho mặt trên.
5.5. Trong khi thao tác phải dùng cặp gắp mẫu không được chạm tay vào mặt mẫu.
5.6. Các mẫu phải treo cách thành tủ và cách nhau ít nhất 50 mm.
5.7. Đóng kín cửa tủ. Hàng ngày phải kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm và tình trạng nước rỏ giọt từ trần hoặc thành tủ để kịp thời có biện pháp hiệu chỉnh khi cần.
6. THỜI GIAN THỬ
Tùy theo yêu cầu và đối tượng phải thử, thời gian thử có thể là 14 hoặc 28 ngày đêm liên tục.
Để đánh giá khả năng bị mốc của sản phẩm nói chung, thời gian thử là 14 ngày đêm liên tục, với các sản phẩm có yêu cầu cao, làm việc ở điều kiện đặc biệt khắc nghiệt hoặc sản phẩm đã được xử lý chống mốc bằng chất diệt nấm thì thời gian thử phải là 28 ngày đêm liên tục.
7. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG MỐC
7.1. Trong thời gian thử, cứ 7 ngày phải kiểm tra tình trạng mốc một lần. Sau 14 hoặc 28 ngày đêm liên tục tiến hành nhận xét kết luận. Nếu mức độ mốc đạt đến cực đại trước thời gian dự định thử thì có thể kết thúc thử sớm hơn.
7.2. Đánh giá mức độ mốc theo 6 cấp từ 0 đến 5 như bảng sau.
7.3. Việc đánh giá cấp mốc phải do nhân viên kỹ thuật đã được huấn luyện và có kinh nghiệm tiến hành.
7.4. Gặp trường hợp có mẫu khó xếp vào một cấp nhất định, cho phép ghi hai cấp (ví dụ 2 - 3) và cho phép gạch dưới cấp nào mà người quan sát cho là đúng hơn (ví dụ 2 - 3).
7.5. Lấy kết quả nhận xét trên đa số mẫu làm kết luận về tình trạng của mẫu qua việc thử.
8. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM SAU KHI THỬ
8.1. Sản phẩm qua thử nếu ở cấp 0, 1, 2 thì được coi là bền đối với mốc trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.
8.2. Sản phẩm qua thử nếu bị mốc từ cấp 3 trở lên thì coi như không bền đối với mốc và không nên dùng trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Nếu muốn sử dụng thì phải được xử lý chống mốc.
Chú thích:
1. Để đảm bảo an toàn, nhân viên thí nghiệm phải đeo vải bịt miệng có ít nhất 8 lớp vải xô.
2. Các ống nuôi nấm, lọ đựng dùng dịch hỗn hợp bào tử nấm, tăm bông… đã dùng phải được hấp tiệt trùng ở áp suất 1 atm trong 20 phút rồi mới đem rửa.
PHỤ LỤC
1. Cách tạo môi trường ẩm đơn giản
Thiết bị thử tốt nhất là tủ hoặc buồng khí hậu nhân tạo, cho phép điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm chính xác theo yêu cầu thử. Trường hợp không có trang thiết bị như trên, có thể dùng loại tủ ẩm nuôi vi trùng thông thường. Điều chỉnh nhiệt độ đến 30oC; để tạo ẩm cao, dùng một khay nước có diện tích bằng hoặc lớn hơn 1/3 diện tích đầy tủ. Đóng kín tủ sau 24 giờ, độ ẩm trong tủ sẽ đạt tới từ 95 đến 100%.
2. Môi trường dinh dưỡng nuôi nấm
Môi trường dinh dưỡng nuôi nấm là môi trường thạch Czapeck - Dox có công thức như sau:
3. Phương pháp nhiễm bào tử nấm cho mẫu thử
Nấm đã được nuôi cấy trong ống thạch nghiêng môi trường dinh dưỡng trong 15 ngày (riêng Chaetomium sp NĐ 201 và Gonytrichum phải nuôi trên vải phim từ 25 đến 30 ngày) được coi là đủ thuần để làm thí nghiệm.
3.1. Phương pháp rắc bào tử khô
Mẫu đặt nằm trên mặt bàn. Dùng tăm bông dài khoảng 200 mm đã tiệt trùng, xoay nhẹ trên mặt cụm nấm cho bào tử dính vào bông. Đung nhẹ cánh tay cầm tăm bông cho bào tử nấm rơi rắc lên mặt mẫu. Làm như vậy với tất cả các loại nấm cần thử. Yêu cầu cần đạt được là trên mặt mẫu phải có một lớp bụi mỏng, không được phép có những cục lớn quá 0,5 mm, nếu có phải lấy cặp sạch gắp bỏ đi.
3.2. Phương pháp phun dung dịch treo hỗn hợp bào tử. Cho 100 ml nước cất và ít viên bi thủy tinh có đường kính 0,5 mm vào một bình tam giác cỡ 250 ml. Hấp tiệt trùng sau đó dùng que quấy hình khuyên gạt bào tử trên cụm nấm, bỏ vào nước cất, làm 10 lần như vậy với mỗi loại nấm. Lắc bình trong 20 phút cho bào tử phân tán đều. Nếu không có viên bi thủy tinh thì dùng đũa thủy tinh đã tiệt trùng quấy kỹ, thời gian như trên. Đổ dung dịch treo hỗn hợp bào tử nấm này vào bình phun. Đường kính lỗ vòi phun không được lớn quá 0,5 mm. Dung dịch phun ra phải ở dạng mù, hạt mù, trên mặt mẫu phải có đường kính nhỏ hơn 0.5mm.
Trong 1ml dung dịch treo bào tử như trên phải có 0,5 đến 1.10 bào tử. Xác định mật độ bào tử này bằng phòng đếm hồng cầu.
Dung dịch treo bào tử đã pha chế phải đúng ngay không được để quá 24 giờ. |
善
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
Số: 18 /2013/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2013
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng
đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính
phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động
trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động – Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng
dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động
trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Vì cách nhiệm
Mục 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với
người lao động làm việc theo hợp đồng lao động (không bao gồm Tổng giám đốc hoặc
Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp
đồng lao động) trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ
sở hữu, bao gồm:
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập thuộc các Bộ, Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của Tập đoàn
kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con do Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quyết định chuyển đổi, thành lập.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quy định tại Khoản 1 và Khoản
2 Điều này sau đây gọi tắt là công ty.
Lua Vietnam
www.vanbanluat.vn
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ
luật lao động.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám
đốc và Kiểm soát viên công ty.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách
nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty (sau đây gọi chung là chủ sở hữu).
4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý lao động, tiền
lương, tiền thưởng đối với người lao động quy định tại Thông tư này.
Mục 2
QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Điều 3. Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động
1. Hàng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức rà soát lại lao động, định
mức lao động, xác định các vị trí, chức danh công việc trong từng tổ đội, phân
xưởng, phòng, ban làm cơ sở xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng lao động.
2. Tháng 1 hàng năm, căn cứ vào kế hoạch và chiến lược sản xuất, kinh
doanh, tình hình sử dụng lao động năm trước và các vị trí, chức danh công việc,
định mức lao động, Tổng giám đốc (Giám đốc) xây dựng kế hoạch sử dụng lao
động, trình Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) phê duyệt. Kế hoạch sử
dụng lao động bao gồm tổng số lao động cần sử dụng, số lượng, chất lượng lao
động tuyển dụng mới theo chức danh, vị trí làm việc; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động. Kế hoạch sử dụng lao
động của công ty phải được báo cáo chủ sở hữu (kèm số liệu theo biểu mẫu số 1 tại
Thông tư này) trước khi thực hiện.
3. Căn cứ vào kế hoạch sử dụng lao động, Tổng giám đốc (Giám đốc) thực
hiện việc tuyển lao động theo quy chế tuyển dụng của công ty và giao kết hợp đồng
lao động với người lao động mới được tuyển dụng theo quy định của pháp luật lao
động. Tổng giám đốc (Giám đốc) không được tuyển dụng thêm lao động khi chưa
được Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) phê duyệt kế hoạch sử dụng lao
động trong năm và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch
công ty) về việc tuyển dụng, sử dụng lao động, bảo đảm có hiệu quả.
Điều 4. Đánh giá tình hình sử dụng lao động
1. Quý IV hàng năm, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức đánh giá tình hình
sử dụng lao động theo kế hoạch đã được phê duyệt. Nội dung đánh giá phải phân
tích rõ ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động, nguyên
nhân chủ quan, khách quan, trách nhiệm của Tổng giám đốc (Giám đốc) và đề xuất
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế. Báo cáo đánh giá được gửi cho Hội đồng
thành viên (hoặc Chủ tịch công ty) và chủ sở hữu.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu số lao động thực tế sử dụng vượt kế hoạch
đã được phê duyệt dẫn đến người lao động không có việc làm hoặc chất lượng lao
động không đáp ứng được yêu cầu công việc thì Tổng giám đốc (Giám đốc) thực
hiện các biện pháp sắp xếp lại lao động hoặc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại số lao
động này. Trường hợp đã tìm mọi biện pháp nhưng vẫn không bố trí, sắp xếp
được việc làm, dẫn đến người lao động không có việc làm, phải chấm dứt hợp
đồng lao động thì Tổng giám đốc (Giám đốc) phải giải quyết đầy đủ chế độ đối
với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Mục 3
XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG
Điều 5. Quỹ tiền lương kế hoạch
1. Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định trên cơ sở số lao động kế hoạch
(hoặc lao động định mức) và mức tiền lương bình quân kế hoạch theo quy định tại
khoản 2 Điều này.
2. Mức tiền lương bình quân kế hoạch được xác định căn cứ vào mức tiền
lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề gắn với chỉ tiêu năng suất lao động
và lợi nhuận kế hoạch so với thực hiện của năm trước liền kề theo nguyên tắc: năng
suất lao động và lợi nhuận tăng thì tiền lương bình quân tăng; năng suất lao động và
lợi nhuận giảm thì tiền lương bình quân giảm; không có lợi nhuận hoặc lỗ thì mức
tiền lương bình quân bằng mức lương theo hợp đồng lao động bình quân.
Mức lương theo hợp đồng lao động bình quân là mức lương được tính bình
quân các mức lương ghi trong hợp đồng lao động của người lao động căn cứ vào
mức lương theo chức danh hoặc công việc trong thang lương, bảng lương (không
bao gồm khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác) do công ty xây dựng theo quy
định tại Điều 93 của Bộ luật lao động và Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật
lao động về tiền lương và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Đối với công ty thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt
hàng hoặc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, khi xác định mức tiền lương bình
quân kế hoạch quy định tại Khoản 2 Điều này, công ty được thay chỉ tiêu lợi nhuận
bằng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ. Trường hợp năng suất lao động, khối
lượng sản phẩm, dịch vụ kế hoạch không tăng so với thực hiện của năm trước liền
kề do khối lượng sản phẩm, dịch vụ Nhà nước đặt hàng hoặc nhiệm vụ của công
ty bị giới hạn bởi điều kiện, công nghệ sản xuất, kinh doanh hoặc năng suất lao
động kế hoạch tăng nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dự báo
trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng
năm thì được tính thêm vào mức tiền lương bình quân kế hoạch tối đa bằng mức tăng
chỉ số giá tiêu dùng dự báo trong năm theo Nghị quyết của Quốc hội.
LuatVietnam
www.vanbanual.m
3
Điều 6. Đơn giá tiền lương
1. Tùy theo điều kiện và yêu cầu thực tế, công ty được quyền xác định đơn
giá tiền lương để điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
2. Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch và
chỉ tiêu tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc lợi
nhuận hoặc đơn vị sản phẩm hoặc theo chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh khác
phù hợp với tính chất hoạt động của công ty.
Điều 7. Tạm ứng tiền lương
1. Căn cứ quỹ tiền lương kế hoạch, tình hình sử dụng quỹ tiền lương của năm
trước liền kề và dự kiến mức độ thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh trong
năm, công ty tạm ứng quỹ tiền lương để trả cho người lao động.
2. Mức tạm ứng quỹ tiền lương do công ty quyết định như sau:
a) Công ty có kế hoạch sản xuất, kinh doanh lãi (có lợi nhuận) thì tạm ứng
tối đa không vượt quá 80% quỹ tiền lương thực hiện của năm trước liền kề. Quỹ
tiền lương thực hiện của năm trước liền kề là quỹ tiền lương đã được quyết toán
theo quy định của Nhà nước trong báo cáo tài chính của công ty, kể cả tiền lương
tính thêm khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương của những ngày
nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động và không bao gồm
khoản tiền lương dự phòng từ các năm trước chuyển sang.
b) Công ty có kế hoạch sản xuất, kinh doanh lỗ hoặc không có lợi nhuận thì
chỉ được tạm ứng quỹ tiền lương tối đa bằng quỹ tiền lương tính theo mức lương
theo hợp đồng lao động bình quân quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
c) Đối với trường hợp công ty mở rộng sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư
mới phải tuyển dụng thêm lao động thì được tạm ứng thêm tiền lương cho số lao
động mới tuyển dụng, nhưng mức tiền lương bình quân tạm ứng tối đa không
vượt quá mức tiền lương bình quân tính cho người lao động quy định tại điểm a
hoặc điểm b, Khoản 2 Điều này.
Điều 8. Quỹ tiền lương thực hiện
1. Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động được xác định theo công thức sau:
V th
=
Lttsd X TLbqth x 12 + Våt
- Vah: Quỹ tiền lương thực hiện.
(1)
- Lutsd: Lao động thực tế sử dụng bình quân, được xác định theo hướng dẫn tại
Phụ lục số I kèm theo Thông tư này.
- TLbạch: Mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định theo quy định tại
Khoản 2 Điều này.
-
12 : Số tháng trong năm, đối với trường hợp công ty mới thành lập thì tính
theo số tháng thực tế hoạt động.
Lua Vietnam
www.vacbaniat.vn
- Va: Khoản chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức
đoàn thể trả lương, được tính trên cơ sở số cán bộ chuyên trách đoàn thể thực tế bình
quân và khoản chênh lệch giữa mức tiền lương bình quân của cán bộ chuyên trách
đoàn thể ở công ty cao hơn và mức tiền lương bình quân do tổ chức đoàn thể trả. Mức
tiền lương bình quân của cán bộ chuyên trách đoàn thể ở công ty được xác định trên
cơ sở mức tiền lương bình quân dùng làm căn cứ để xác định khoản chênh lệch tiền
lương năm trước liền kề của cán bộ chuyên trách đoàn thể theo quy định của Nhà nước
và điều chỉnh theo năng suất lao động bình quân, lợi nhuận thực hiện trong năm so với
thực hiện của năm trước liền kề quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Mức tiền lương bình quân thực hiện được xác định trên cơ sở mức tiền
lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề (tính theo hướng dẫn tại Phụ lục
số I kèm theo Thông tư này) gắn với mức tăng (hoặc giảm) năng suất lao động bình
quân và lợi nhuận thực hiện trong năm so với năng suất lao động bình quân và lợi
nhuận thực hiện của năm trước liền kề như sau:
a) Công ty có năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện trong năm
cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân thực
hiện được xác định như sau:
-
Trong đó:
TLbgth = TLbqthnt + TLns + TLIn
quân thực hiện, an to
- TLbạch: Mức tiền lương bình quân thực hiện.
TLqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
TLns: Khoản tiền lương tăng thêm theo năng suất lao động bình quân, được
xác định theo công thức:
Wth
TLns = TLbqthnt X (-
1) x Htins
Wt
thnt
(3)
th
Wa và What : Năng suất lao động bình quân thực hiện trong năm và năng
suất lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề tính theo hướng dẫn tại Phụ
lục số I kèm theo Thông tư này.
Huns : Hệ số tiền lương tăng theo mức tăng năng suất lao động bình quân thực
hiện trong năm so với thực hiện của năm trước liền kề, do công ty quyết định tối đa
không được vượt quá 0,8.
- TL: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức:
Pth
TL=TLbgthat X (
- 1) x 0,3
(4)
Pthnt
Pth và Pthnt : Lợi nhuận thực hiện trong năm và lợi nhuận thực hiện năm trước
liền kề, trong đó lợi nhuận thực hiện trong năm là lợi nhuận tương ứng với tiền
lương bình quân thực hiện sau khi đã xác định tiền lương của người lao động theo
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
5
năng suất lao động và quỹ tiền lương của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công
ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó
giám đốc, Kế toán trưởng quy định tại Thông tư số 19 /2013/TT-BLĐTBXH ngày
9 tháng 9 năm 2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Mức tăng (tính theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân thực hiện (sau khi tính theo
công thức 2) so với mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề phải
thấp hơn mức tăng (tính theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân thực hiện trong
năm so với năng suất lao động bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
b) Công ty có năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện trong năm
bằng thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân thực hiện được
xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
c) Công ty có năng suất lao động bình quân và lợi nhuận thực hiện trong năm
thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền lương bình quân thực
hiện được xác định như sau:
Trong đó:
TLbgth = TLbqthnt - TLns - TLin
(5)
2 của năm thay v
- TLbgth: Mức tiền lương bình quân thực hiện.
- TLbqthat: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
- TLng: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân, được xác
định theo công thức:
Vinh thức tương
Wth
TLns=TLbqthnt x (1 -
)
Wthnt
(6)
Wah và What : Năng suất lao động bình quân thực hiện trong năm và năng suất
th
lao động bình quân thực hiện năm trước liền kề.
- TL: Khoản tiền lương giảm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức:
Pth
TLIn = TLbqthnt X (1 -
) x 0,3
P thnt
(7)
Pt và Pthnt: Lợi nhuận thực hiện trong năm và lợi nhuận thực hiện năm trước
liền kề, trong đó lợi nhuận thực hiện trong năm là lợi nhuận tương ứng với tiền
lương bình quân thực hiện sau khi đã xác định tiền lương của người lao động theo
năng suất lao động và quỹ tiền lương của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công
ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó
giám đốc, Kế toán trưởng quy định tại Thông tư số 19 /2013/TT-BLĐTBXH ngày
9 tháng 9 năm 2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
Mức tiền lương bình quân thực hiện sau khi tính theo công thức (5) bảo
đảm không thấp hơn mức tiền lương theo hợp đồng lao động bình quân quy định
tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
d) Công ty có năng suất lao động bình quân bằng hoặc cao hơn và lợi nhuận
thực hiện trong năm thấp hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền
lương bình quân thực hiện được xác định như sau:
TLbqth = TLbqthnt + TLns - TLin
(8)
Trong đó:
- TLbạch: Mức tiền lương bình quân thực hiện.
- TLbqthat: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
TLns
Khoản tiền lương tăng thêm theo năng suất lao động bình quân, được
xác định theo công thức (3).
- TL: Khoản tiền lương giảm theo lợi nhuận, được xác định theo công thức (7).
đ) Công ty có năng suất lao động bình quân thấp hơn và lợi nhuận thực hiện
trong năm bằng hoặc cao hơn so với thực hiện của năm trước liền kề thì mức tiền
lương bình quân thực hiện được xác định như sau:
Trong đó:
TLbqth=TLbqthnt - TLns + TLin
(9)
c hiện, am.vn
- TLoạn: Mức tiền lương bình quân thực hiện.
bình quân
- TLbqthnt: Mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề.
TLns: Khoản tiền lương giảm theo năng suất lao động bình quân, được xác
định theo công thức (6).
- TL: Khoản tiền lương tăng thêm theo lợi nhuận, được xác định theo công
thức (4).
e) Đối với công ty lỗ hoặc không có lợi nhuận sau khi đã loại trừ các yếu tố
khách quan (nếu có) thì mức tiền lương bình quân thực hiện được tính bằng mức
lương theo hợp đồng lao động bình quân quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
3. Khi xác định quỹ tiền lương và mức tiền lương bình quân thực hiện theo
quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này:
a) Công ty loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến năng suất lao động
và lợi nhuận thực hiện, bao gồm:
- Nhà nước can thiệp để bình ổn thị trường hoặc ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp hoặc yêu cầu tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh.
- Công ty thực hiện sản phẩm, dịch vụ Nhà nước định giá hoặc quản lý giá,
thực hiện chương trình an sinh xã hội theo quy định của Chính phủ; tiếp nhận hoặc
chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với những doanh nghiệp
tái cơ cấu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; mở rộng sản xuất kinh doanh,
Lua Vietnam
www.vanbaniat.vn
7
đầu tư mới. Đối với công ty kinh doanh xổ số thì loại trừ chênh lệch (cao hơn hoặc
thấp hơn) trả thưởng thực tế trong năm so với thực hiện của năm trước liền kề.
Việc loại trừ yếu tố khách quan nêu trên được thực hiện theo nguyên tắc: phần
năng suất lao động, lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan phải được
lượng hóa và tính toán bằng số liệu cụ thể; các yếu tố khách quan làm tăng thêm
năng suất lao động, lợi nhuận thì phải giảm trừ phần năng suất lao động, lợi nhuận
tăng thêm, các yếu tố khách quan làm giảm năng suất lao động, lợi nhuận thì được
cộng thêm phần năng suất lao động, lợi nhuận giảm vào chỉ tiêu năng suất lao động,
lợi nhuận thực hiện làm căn cứ để xác định mức tiền lương bình quân thực hiện.
b) Đối với công ty thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt
hàng hoặc công ty hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, khi xác định mức tiền
lương bình quân thực hiện tương ứng với sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước
đặt hàng hoặc hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, công ty được thay chỉ tiêu lợi
nhuận bằng chỉ tiêu khối lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện. Mức tiền lương bình
quân thực hiện được xác định bằng mức tiền lương bình quân thực hiện của năm
trước liền kề và điều chỉnh (tăng hoặc giảm) theo mức tăng hoặc giảm năng suất lao
động tính theo khối lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện trong năm so với thực hiện
của năm trước liền kề.
Trường hợp năng suất lao động, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện
hẩm, dịch,
bằng năng suất lao động, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thực hiện của năm trước
liền kề do khối lượng sản phẩm, dịch vụ Nhà nước đặt hàng hoặc nhiệm vụ của
công ty bị giới hạn bởi điều kiện, công nghệ sản xuất, kinh doanh hoặc năng suất
lao động tăng nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thực tế
trong năm do Tổng cục Thống kê công bố thì mức tăng tiền lương bình quân thực
hiện tương ứng với sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận so với mức tiền lương bình quân thực hiện của năm trước liền kề do công ty
xác định nhưng tối đa không quá mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thực tế trong năm
do Tổng cục Thống kê công bố.
Điều 9. Xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng
1. Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện quy định tại Điều 8 và quỹ tiền lương đã
tạm ứng để trả lương cho người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7
Thông tư này, công ty xác định quỹ tiền lương còn lại được hưởng của người lao
động. Trường hợp công ty đã tạm ứng và chi trả cho người lao động vượt quỹ tiền
lương thực hiện thì phải hoàn trả phần tiền lương đã chi vượt từ quỹ tiền lương thực
hiện của năm sau liền kề.
2. Đối với công ty thực hiện các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt
hàng, khi xác định quỹ tiền lương còn lại theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công
ty còn phải căn cứ vào chênh lệch giữa mức tiền lương bình quân thực hiện (theo
mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thực tế) quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 8 và mức
tiền lương bình quân kế hoạch (theo mức tăng chỉ số giá tiêu dùng dự báo) quy định
tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
8
Mục 4
PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN THƯỞNG
Điều 10. Phân phối tiền lương
1. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện, công ty trích lập quỹ dự phòng để bổ
sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị
gián đoạn. Mức dự phòng hàng năm do Tổng Giám đốc (Giám đốc) quyết định sau
khi có ý kiến của Ban Chấp hành công đoàn công ty, nhưng không được vượt quá
17% quỹ tiền lương thực hiện. Đối với công ty sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực
nuôi, trồng, khai thác các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công nghiệp,
nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản, diêm nghiệp thì quỹ dự phòng hàng năm
không vượt quá 20% quỹ tiền lương thực hiện.
2. Công ty xây dựng quy chế trả lương theo vị trí, chức danh công việc, bảo
đảm đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, gắn với
năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, trả lương thỏa đáng (không hạn
chế mức tối đa) đối với người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng
suất lao động cao và đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương
phải có sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và người lao động.
3. Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện và quy chế trả lương, công ty trả
lương cho người lao động. Công ty không được sử dụng quỹ tiền lương của
người lao động để trả cho thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó
giám đốc, Kế toán trưởng và không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao
động vào mục đích khác.
Điều 11. Quỹ tiền thưởng và phân phối tiền thưởng
1. Quỹ tiền thưởng hàng năm từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty theo
quy định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài
chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
2. Công ty xây dựng quy chế thưởng theo đúng quy định của pháp luật, bảo
đảm dân chủ, công khai, minh bạch, gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất,
kinh doanh, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng
suất lao động cao, đóng góp nhiều cho công ty. Khi xây dựng quy chế thưởng phải có
sự tham gia của Ban Chấp hành công đoàn công ty và người lao động.
3. Căn cứ vào quỹ tiền thưởng và quy chế thưởng, công ty thực hiện thưởng
cho người lao động.
Mục 5
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm của Tổng giám đốc hoặc Giám đốc
1. Xây dựng định mức lao động, kế hoạch sử dụng lao động, đánh giá tình
hình sử dụng lao động báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; xây
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
9
dựng và ban hành quy chế tuyển dụng, sử dụng lao động và tổ chức tuyển dụng lao
động theo quy định.
2. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 hàng năm, xác định quỹ tiền lương thực
hiện năm trước gắn với các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện để báo cáo Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định. Báo cáo xác định quỹ tiền
lương thực hiện phải có thuyết minh về căn cứ xây dựng tiền lương, các số liệu tại
biểu mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình rà soát, xây dựng báo cáo tài chính hàng năm của công ty,
trường hợp có sự thay đổi các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện thì xác định và
báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty điều chỉnh và quyết định chính
thức quỹ tiền lương thực hiện năm trước chậm nhất vào ngày 01 tháng 3 hàng năm.
3. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm, xác định quỹ tiền lương kế
hoạch (kèm biểu mẫu số 3 theo Thông tư này) trình Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty phê duyệt; quyết định việc xây dựng đơn giá tiền lương, mức tạm ứng
quỹ tiền lương để trả lương cho người lao động.
4. Chậm nhất vào ngày 15 tháng 7 hàng năm, báo cáo Hội đồng thành viên
hoặc Chủ tịch công ty tình hình thực hiện quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương gắn
với các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của 6 tháng đầu năm, trong đó tổng hợp các số
liệu tại biểu mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.
5. Quyết định tỷ lệ trích dự phòng tiền lương, quỹ thưởng từ quỹ khen
thưởng, phúc lợi theo quy chế của công ty.
u, lợi theo q
6. Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy chế trả lương, quy
chế thưởng sau khi có ý kiến của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; thực
hiện trả lương, thưởng cho người lao động theo quy chế trả lương, thưởng của công ty.
7. Định kỳ báo cáo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty tình hình lao
động, tiền lương, tiền thưởng; cung cấp đầy đủ các báo cáo, tài liệu, số liệu về lao
động, tiền lương, tiền thưởng theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
Điều 13. Trách nhiệm của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty
1. Quyết định kế hoạch sản xuất, kinh doanh, kế hoạch sử dụng lao động,
quỹ tiền lương kế hoạch theo quy định tại Thông tư này.
2. Xem xét quyết định quỹ tiền lương thực hiện năm trước gắn với chỉ tiêu
sản xuất, kinh doanh thực hiện theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty
quy định tại Khoản 2, Điều 12 Thông tư này.
3. Báo cáo chủ sở hữu, đồng thời gửi cho Kiểm soát viên tiền lương của người
lao động theo biểu mẫu số 2, số 3 và số 4 kèm theo Thông tư này như sau:
a) Chậm nhất vào ngày 15 tháng 02 hàng năm, báo cáo quỹ tiền lương thực
hiện năm trước kèm theo biểu mẫu số 2. Đối với trường hợp điều chỉnh lại quỹ tiền
lương thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 12 Thông tư này thì báo cáo chậm nhất
vào ngày 15 tháng 3 hàng năm.
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
10
b) Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm, báo cáo việc xác định quỹ tiền
lương kế hoạch kèm theo biểu mẫu số 3.
c) Chậm nhất vào ngày 30 tháng 7 hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện quỹ
tiền lương, tạm ứng tiền lương gắn với các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh của 6 tháng
đầu năm kèm theo biểu mẫu số 4.
Đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty
hạng đặc biệt, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không
Việt Nam, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm
an toàn hàng hải miền Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi báo cáo chủ sở
hữu thì đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
4. Chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám đốc) kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự làm
công tác lao động, tiền lương của công ty để thực hiện các nội dung quản lý lao
động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động theo quy định của Chính phủ và
quy định tại Thông tư này.
5. Cung cấp các tài liệu, báo cáo có liên quan đến tình hình thực hiện chế độ
tiền lương, thù lao, tiền thưởng theo yêu cầu của Kiểm soát viên; rà soát các nội
dung theo kiến nghị của Kiểm soát viên (nếu có) để chỉ đạo Tổng giám đốc (Giám
đốc) sửa đổi, bổ sung theo đúng quy định.
viên an nóng gián
Điều 14. Trách nhiệm của Kiểm soát viên
1. Kiểm tra, giám sát và định kỳ báo cáo chủ sở hữu tình hình thực hiện các
nội dung quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động của Hội
đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc theo quy
định của Chính phủ và quy định tại Thông tư này.
2. Đề nghị Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo sửa đổi, điều
chỉnh nếu phát hiện nội dung không đúng quy định trong quá trình rà soát, kiểm tra.
Trường hợp Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty không thực hiện thì báo
cáo chủ sở hữu biết để kịp thời xử lý.
3. Thẩm định việc xác định quỹ tiền lương thực hiện để báo cáo chủ sở hữu
trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch
công ty; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo thẩm định.
Điều 15. Trách nhiệm của chủ sở hữu
1. Tổ chức triển khai hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách lao động,
tiền lương, tiền thưởng theo quy định tại Thông tư này đối với các công ty được
phân công làm chủ sở hữu. .
2. Tiếp nhận, theo dõi, giám sát việc xác định quỹ tiền lương kế hoạch, tình
hình thực hiện quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương của 6 tháng đầu năm của công
ty. Trường hợp phát hiện việc xác định quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương không
đúng quy định thì chỉ đạo Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty sửa đổi, bổ
sung theo quy định.
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
3. Tiếp nhận, giám sát, kiểm tra báo cáo của Hội đồng thành viên hoặc Chủ
tịch công ty, Kiểm soát viên về quỹ tiền lương thực hiện và rà soát các yếu tố khách
quan ảnh hưởng đến năng suất lao động và lợi nhuận (nếu có).
Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì trong vòng 30 ngày
kể từ ngày nhận được báo cáo, chủ sở hữu phải có văn bản yêu cầu Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ty chỉ đạo sửa đổi, bổ sung hoặc điều chỉnh lại; đồng thời,
tùy theo mức độ sai phạm để quyết định hình thức kỷ luật không tăng lương, kéo dài
thời hạn nâng bậc lương, hạ bậc lương, giảm trừ tiền lương, tiền thưởng, thù lao đối
với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.
4. Định kỳ 6 tháng một lần tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính
sách lao động, tiền lương đối với các công ty được phân công làm chủ sở hữu.
5. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 5 hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện lao
động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề và việc xây dựng kế hoạch tiền lương,
quỹ tiền lương năm kế hoạch đối với các công ty được phân công làm chủ sở hữu về
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo biểu mẫu số 5 kèm theo Thông tư này.
Điều 16. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đổi
với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo
phân công của Chính phủ.
2. Phối hợp với chủ sở hữu giám sát tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người
lao động trong công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty hạng đặc biệt, Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng
công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, Tổng công ty Bảo đảm an toàn
hàng hải miền Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam:
a) Tiếp nhận các báo cáo về việc xác định quỹ tiền lương kế hoạch; tình hình
thực hiện quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương của 6 tháng đầu năm; việc xác định,
quyết định quỹ tiền lương thực hiện của công ty.
b) Rà soát việc xác định tiền lương trong các báo cáo của công ty và chủ sở
hữu theo quy định của Nhà nước.
c) Định kỳ 6 tháng một lần phối hợp với chủ sở hữu tổ chức kiểm tra, giám
sát việc xác định quỹ tiền lương, tạm ứng tiền lương, trả lương của công ty.
Trong quá trình rà soát, kiểm tra, giám sát, trường hợp phát hiện việc xác
định quỹ tiền lương, trả lương không đúng quy định thì có ý kiến để chủ sở hữu chỉ
đạo công ty điều chỉnh hoặc xuất toán theo quy định.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này
và tổng hợp tình hình lao động, tiền lương, tiền thưởng của người lao động trong
các công ty và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
12
Mục 6
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 10 năm 2013.
2. Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền
lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do
Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư số 19/2007/TT-BLĐTBXH ngày 4 tháng 10
năm 2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 141/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định chế
độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con
trong Tập đoàn kinh tế; Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 5 tháng 01 năm
2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số
206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định quản lý lao
động, tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước; Thông tư số 09/2005/TT-
BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn tính năng suất lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các
công ty nhà nước theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004
của Chính phủ và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này hết
hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
quan, Thông tư
3. Các chế độ quy định tại Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 5
năm 2013. Quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 của người lao động được xác định
theo 02 giai đoạn (từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 4 và từ ngày 01 tháng
5 đến hết ngày 31 tháng 12) theo hướng dẫn tại Phụ lục số I ban hành kèm theo
Thông tư này.
4. Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ, trong thời gian chưa xây dựng
được thang lương, bảng lương theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật lao động và
Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ thì mức
lương theo hợp đồng lao động bình quân để xác định quỹ tiền lương thực hiện được
tính trên cơ sở hệ số lương của người lao động theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP
ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ (tính bình quân) nhân với mức lương tối
thiểu chung do Chính phủ quy định tại thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2013 và nhân
với chỉ số giá tiêu dùng do Tổng cục Thống kê công bố tại thời điểm ngày 31 tháng
12 hàng năm so với thời điểm ngày 30 tháng 4 năm 2013. Đối với người lao động
có mức lương (sau khi nhân với chỉ số giá tiêu dùng) thấp hơn mức lương tối thiểu
vùng theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định đối với địa bàn hoạt động của công
ty thì mức lương của người lao động được tính bằng mức lương tối thiểu vùng.
5. Ngoài quỹ tiền lương thực hiện tính theo công thức (1), người lao động ở
một số ngành, nghề đặc thù còn được hưởng chế độ đặc thù, bao gồm: chế độ
Luate nam
www.vanbaniat.un
13
thưởng an toàn; phụ cấp thợ lặn, phụ cấp đi biển, chế độ thiếu nước ngọt theo quy
định tại Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005, Quyết định số
43/2012/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư
hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính.
6. Công ty tiếp tục thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao
động tối đa không vượt quá 680.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn
giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng
10 năm 2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế
độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.
Điều 18. Áp dụng đối với công ty, tổ chức khác
1. Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội tiếp tục áp dụng quy định tại
Nghị định số 65/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ Thực hiện
thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội
giai đoạn 2011 - 2013 và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BLĐTBXH-BQP
ngày 12 tháng 11 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc
phòng để xác định tiền lương năm 2013.
2. Các tổ chức, đơn vị hiện đang áp dụng chế độ tiền lương như công ty nhà
nước trước đây hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm
chủ sở hữu theo quy định của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ tại Điều 1 Thông tư này làm chủ sở
hữu thì thực hiện quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động
theo quy định tại Thông tư này và các văn bản khác theo quy định của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có
trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các công ty thuộc quyền quản lý thực hiện
theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty mẹ của công ty tại Điều 1 Thông
tư này, căn cứ vào nội dung quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng tại Thông tư này
để tổ chức quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc
trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ làm chủ sở hữu.
3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội xem xét, quyết định việc áp
dụng các quy định tại Thông tư này đối với người lao động làm việc trong công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do mình làm chủ sở hữu.
4. Cơ quan, tổ chức đại diện phần vốn nhà nước tại công ty có cổ phần, vốn
góp chi phối của nhà nước chỉ đạo người đại diện vốn căn cứ nội dung quy định tại
Lua Vietnam
www.vanbanluat.un
14
Thông tư này, tham gia quyết định hoặc đề xuất với Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên để quyết định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng trong công ty có
cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước cho phù hợp với điều kiện thực tế và bảo
đảm quản lý chung của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, công
ty phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
các cơ quan trực thuộc CP;
- Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Toà án nhân dân tối
cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Co quan TW các đoàn thể và các Hội;
- Sở Tài chính tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty hạng đặc biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
THƯỜNG
BIN
badilling Kuand
LAQ DONG
IQH
tạm Minh Huân
PuatVietnam.vn
Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Đăng Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, Vụ LĐTL, PC.
Lua Vietnam
www.vanbanluat.vn
15
Phụ lục số I
Xác định lao động thực tế sử dụng, mức tiền lương,
năng suất lao động bình quân
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm
2013 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
1. Xác định số lao động thực tế sử dụng bình quân
a) Số lao động thực tế sử dụng bình quân (Lusa) để xác định quỹ tiền lương thực
hiện theo công thức (1), bao gồm tất cả số lao động làm việc theo hợp đồng lao động
thuộc đối tượng hưởng lương từ quỹ tiền lương theo quy định tại Thông tư này.
Không bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám
đốc, Kế toán trưởng, cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương.
b) Số lao động thực tế sử dụng bình quân năm được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Lttsd
-
i=1
t
(10)
Lusa : Số lao động thực tế sử dụng bình quân năm.
ung binhnam.vn
li: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của tháng thứ 1 trong năm.
i: Số nguyên, dương dùng để chỉ tháng thứ i trong năm, từ 1 đến 12.
2h: Tổng của số lao động bình quân các tháng trong năm.
i=1
t: Số tháng trong năm. Riêng đối với các công ty mới bắt đầu hoạt động thì số
tháng trong năm được tính theo số tháng thực tế hoạt động trong năm.
c) Số lao động thực tế sử dụng bình quân tháng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Lttsdi
n
Xj
j=1
n
(11)
Lusdi: Số lao động thực tế sử dụng bình quân của tháng thứ 1 trong năm.
Xj: Số lao động của ngày thứ j trong tháng, được tính theo số lao động thực tế
làm việc và số lao động nghỉ việc do: ốm, thai sản, con ốm mẹ nghỉ, tai nạn lao
động, phép năm, đi học, nghỉ việc riêng có lương theo bảng chấm công của công ty.
Đối với ngày nghỉ thì lấy số lao động thực tế làm việc theo bảng chấm công của
công ty ở ngày trước liền đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghỉ thì lấy ngày liền
kề tiếp theo không phải là ngày nghỉ.
Lua Vietnam
www.vanbanluat.vn
16
Xj: Tổng của số lao động các ngày trong tháng.
n: Số ngày theo lịch của tháng (không kể công ty có làm đủ hay không đủ số
ngày trong tháng);
d) Đối với những công ty có số lao động bình quân năm là số thập phân thì
việc làm tròn số được áp dụng theo nguyên tắc số học, nếu phần thập phân trên 0,5
thì làm tròn thành 1; đối với số lao động bình quân tháng có số thập phân thì được
giữ nguyên sau dấu phẩy hai số và không làm tròn số.
2. Xác định năng suất lao động bình quân
a) Năng suất lao động bình quân (thực hiện trong năm hoặc thực hiện của năm
trước liền kề) làm cơ sở để xác định mức tiền lương thực hiện bình quân được tính
theo năm và theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương hoặc theo tổng sản
phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thực tế tiêu thụ, được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Wth=
(ΣTth -Σ Cth) hoặc Tsp
Lttsd
quân. am.vn
W: Năng suất lao động thực hiện bình quân.
YT: Tổng doanh thu thực hiện năm.
2 Cư: Tổng chi phí chưa có lươn) thực hiện năm.
Tsp : Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thực tế tiêu thụ.
Lusd: Số lao động thực tế sử dụng bình quân năm.
(12)
b) Đối với trường hợp năng suất tính theo tổng doanh thu trừ tổng chi phí
(chưa có lương), nếu có yếu tố khách quan theo quy định của Chính phủ thì được
tính toán bằng số liệu cụ thể để cộng vào hoặc trừ đi theo quy định trong chỉ tiêu tổng
doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) khi tính năng suất lao động.
3. Xác định mức tiền lương thực hiện bình quân năm trước liền kề
Mức tiền lương thực hiện bình quân năm trước liền kề được xác định theo
công thức sau:
Trong đó:
Vthnt
(13)
TLthat=
Lttsdnt X 12
- TLhnt : Mức tiền lương thực hiện bình quân năm trước liền kề.
- Vint: Quỹ tiền lương thực hiện năm trước liền kề tính theo công thức (1).
Không bao gồm khoản tiền lương dự phòng từ các năm trước chuyển sang.
Lua Vietnam
www.vanbaniuatum
17
- Lusant: Số lao động thực tế sử dụng bình quân theo tháng của năm trước liền
kề tính theo công thức (10).
-
- 12 : Số tháng trong năm. Trường hợp công ty mới thành lập, hoạt động
không đủ 12 tháng thì hoạt động tháng nào thì tính theo tháng đó, nếu có số ngày lẻ
dưới 15 ngày thì không tính, nếu lẻ từ 15 ngày trở lên thì làm tròn bằng một tháng.
4. Xác định mức tiền lương thực hiện bình quân năm 2013
a) Quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 được tính theo công thức sau:
Trong đó:
Vth = Vth4 + Vth8
(14)
V: Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động năm 2013.
Vu4 : Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động 4 tháng đầu năm 2013 (từ
ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 4 năm 2013) được tính theo hướng dẫn tại
điểm b, khoản này.
Vuh8 : Quỹ tiền lương thực hiện của người lao động 8 tháng cuối năm 2013 (từ
ngày 01 tháng 5 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013) được tính theo hướng dẫn tại
điểm c, khoản này.
am theo
b) Quỹ tiền lương thực hiện 4 tháng đầu năm 2013 (Viha
Công ty xác định đơn giá tiền lương và quỹ tiền lương thực hiện năm 2013
làm căn cứ xác định quỹ tiền lương thực hiện 4 tháng đầu năm 2013 như sau:
-
- Đơn giá tiền lương năm 2013 được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 6
Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 9 năm 2010 và Thông tư số
19/2007/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động-Thương binh
và Xã hội.
- Quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 được tính bằng quỹ tiền lương thực hiện
theo đơn giá tiền lương quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 27/2010/TT-
BLĐTBXH, Thông tư số 19/2007/TT-BLĐTBXH, cộng với các khoản tiền lương
tính thêm khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, tiền lương của những ngày nghỉ
được hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động; xác định quỹ tiền lương thực
hiện 4 tháng đầu năm 2013 trên cơ sở lấy quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 chia
cho 12 tháng và nhân với 4 tháng.
Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh để xác định quỹ tiền lương thực hiện là chỉ tiêu
sản xuất, kinh doanh thực hiện năm 2013 và so sánh với chỉ tiêu sản xuất, kinh
doanh kế hoạch năm 2013.
c) Quỹ tiền lương thực hiện 8 tháng cuối năm 2013 (Vins)
Công ty phải rà soát lại mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2012 làm cơ
sở để xác định mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2013; xác định quỹ tiền
18
LuatVietnam
www.vanbaniat.vn
lương thực hiện năm 2013 làm căn cứ xác định quỹ tiền lương thực hiện 8 tháng
cuối năm 2013 như sau:
-
Rà soát lại mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2012 trên cơ sở mức
tiền lương bình quân thực hiện năm 2011 (được xác định bằng quỹ tiền lương thực
hiện theo đơn giá tiền lương chia cho số lao động thực tế sử dụng bình quân năm
2011 và chia cho 12 tháng) và điều chỉnh theo mức tăng hoặc giảm năng suất lao
động bình quân, lợi nhuận thực hiện năm 2012 so với thực hiện năm 2011 quy định
tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này. Khi rà soát, công ty loại trừ các yếu tố khách
quan theo quy định tại Khoản 3, Điều 8 Thông tư này. Mức tiền lương bình quân
thực hiện năm 2012 theo đơn giá tiền lương (sau khi rà soát nêu trên) được dùng
làm cơ sở để xác định mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2013 (quy định này
không dùng để điều chỉnh lại quỹ tiền lương thực hiện năm 2012).
- Mức tiền lương bình quân thực hiện năm 2013 được xác định trên cơ sở mức
tiền lương bình quân thực hiện năm 2012 theo đơn giá tiền lương (sau khi rà soát),
cộng với các khoản tiền lương tính thêm khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm,
tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng lương đã thực hiện trong năm 2012
(tính bình quân theo tháng) theo quy định của Bộ luật lao động và điều chỉnh theo
năng suất lao động bình quân, lợi nhuận quy định tại Khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh để xác định mức tiền lương bình quân và quỹ tiền
lương thực hiện là chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện năm 2013 và so sánh với
chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh thực hiện năm 2012.
anh quân
- Mức tiền lương bình quân của cán bộ chuyên trách đoàn thể ở công ty năm
2012 làm cơ sở để xác định khoản chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn
thể năm 2013 theo công thức (1) quy định tại Điều 8 Thông tư này là mức tiền lương
được tính trên cơ sở hệ số lương bình quân của cán bộ chuyên trách đoàn thể theo quy
định của Nhà nước và mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương năm 2012 do
công ty lựa chọn theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày
14 tháng 9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 được xác định trên cơ sở mức tiền lương
bình quân thực hiện và số lao động thực tế sử dụng bình quân năm 2013 theo công
thức (1) quy định tại Điều 8 Thông tư này; xác định quỹ tiền lương thực hiện 8
tháng cuối năm 2013 trên cơ sở lấy quỹ tiền lương thực hiện năm 2013 chia cho
12 tháng và nhân với 8 tháng.
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Tên Chủ sở hữu
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Biểu mẫu số 1
(Thời hạn báo cáo: tháng 01 hàng năm)
BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM TRƯỚC VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NĂM:
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 9 tháng 9 năm 2013
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Đơn vị tính: người
Tình hình sử dụng lao động năm trước
Tổng số
Tông
Tổng
Tông
Tổng
Tổng số
Lao
lao
số
số lao
số lao
số lao
lao động
động
động
Chỉ tiêu
lao
động
động
động
thực tế
thực tế
kế
động | thực tế
giảm
tăng
có mặt
sử dụng
hoạch
ké
có mặt
trong
trong
ngày
bình
năm
hoạch
ngày
năm
năm
31/12
quân
nay
01/01
(3)
1
2
3
4
5
6
7
8
I. Tổng số lao động:
1. Lao động quản lý (1)
QuatVietnam.v
2. Lao động chuyên môn, nghiệp vụ
3. Lao động trực tiếp sản xuất, kinh
doanh
4. Lao động thừa hành, phục vụ
II. Trình độ lao động (2):
1. Đại học trở lên
2. Cao đẳng
3. Trung học chuyên nghiệp
4. Sơ cấp
5. Công nhân kỹ thuật
6. Chưa qua đào tạo
Ghi chú: (1) Bao gồm các Trưởng phòng (ban), Phó Trưởng phòng (bạn) và tương đương theo cơ cấu tổ
chức, điều lệ của công ty. Không bao gồm Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công
ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng.
(2) Ghi theo bằng cấp cao nhất đạt được.
(3) Số lao động thôi việc, mất việc, nghỉ hưu.... trong năm.
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
ngày…..tháng……năm….......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Tên Chủ sở hữu
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Biểu mẫu số 2
(Thời hạn báo cáo: 15/02 hoặc 15/03)
BÁO CÁO XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG THỰC HIỆN
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM
.........
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 9 tháng 9 năm 2013
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số
TT
Đơn vị
Số năm trước liền
kề năm báo cáo
Số báo cáo
năm
...
Chỉ tiêu
tính
Ké Thực
Ké
Thực
hoạch
hiện
hoạch
hiện
1
2
3
4
5
6
7
I
CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH
1
Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi)
2
Tổng doanh thu
Tr.đồng
3
Tổng chi phí (chưa có lương)
Tr.đồng
4
Lợi nhuận
Tr.đồng
5
Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước
Tr.đồng
II | TIỀN LƯƠNG
1
Lao động kế hoạch
Người
2
Lao động thực tế sử dụng bình quân
Người
3
Mức lương bình quân theo hợp đồng lao động
1.000đ/tháng
4
Mức tiền lương bình quân kế hoạch
1.000đ/tháng
5
Mức tiền lương bình quân thực hiện
1.000đ/tháng
6 | Năng suất lao động bình quân theo... (1)
Tr.đồng/năm
7
Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên
Tr.đồng
trách đoàn thể
8
Quỹ thưởng an toàn và chế độ đặc thù khác
Tr.đồng
(nếu có)
9
Quỹ tiền lương kế hoạch
Tr.đồng
10 | Quỹ tiền lương thực hiện
Tr.đồng
11 | Quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp
Tr.đồng
cho người lao động
12 | Thu nhập bình quân
|1.000đ/tháng
Ghi chú: (1) ghi rõ năng suất lao động tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc
tính theo tổng sản phẩm tiêu thụ.
Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )
ngày....tháng...năm......
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Tên Chủ sở hữu
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
BÁO CÁO XÁC ĐỊNH QUỸ TIỀN LƯƠNG KẾ HOẠCH
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM
.........
Biểu mẫu số 3
(Thời hạn báo cáo: 31/03)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 9 tháng 9 năm 2013
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số
TT
Chỉ tiêu
Số báo cáo
Ké
Đơn vị
năm trước
hoạch
năm
tính
Ké
Thực
nay
hoạch
hiện
3
4
5
6
1
2
I | CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH
1 | Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi)
2 | Tổng doanh thu
3 | Tổng chi phí (chưa có lương)
4 | Lợi nhuận
5 | Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước
II | TIỀN LƯƠNG
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
MatVietlange /in
Người
Người
1
Lao động kế hoạch
2 | Lao động thực tế sử dụng bình quân
3 | Mức lương bình quân theo hợp đồng lao động
1.000đ/tháng
4 | Mức tiền lương bình quân kế hoạch
1.000đ/tháng
5 | Mức tiền lương bình quân thực hiện
1.000đ/tháng
6 | Năng suất lao động bình quân theo....(1)
Tr.đồng/năm
7 | Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn
Tr.đồng
the
8 | Quỹ thưởng an toàn và chế độ đặc thù khác (nếu có)
Tr.đồng
9 | Quỹ tiền lương kế hoạch
Tr.đồng
10 | Quỹ tiền lương thực hiện
Tr.đồng
11 | Quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp cho người
Tr.đồng
lao động
12 | Thu nhập bình quân
|1.000đ/tháng
Ghi chú: (1) ghi rõ nặng suất lao động tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc
tinh theo tổng sản phẩm tiêu thụ.
Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )
ngày…..tháng…năm…....
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Tên Chủ sở hữu.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TIỀN LƯƠNG
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Biểu mẫu số 4
(Thời hạn báo cáo: 30/7)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 9 tháng 9 năm 2013
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Số TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính | Kế hoạch Thực hiện 6 So sánh
cả năm
tháng
4
5
(%)
6=5/4
1
2
3
I
CHỈ TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH
1
Tổng sản phẩm (kể cả quy đổi)
2 | Tổng doanh thu
Tr.đồng
3 | Tổng chi phí (chưa có lương)
Tr.đồng
4
Lợi nhuận
Tr.đồng
5
Tổng các khoản nộp ngân sách Nhà nước
Tr.đồng
II
TIỀN LƯƠNG
1
Lao động kế hoạch
Người
2
Lao động thực tế sử dụng bình quân
Người
3
Mức lương bình quân theo hợp đồng lao động
1.000đ/tháng
bang.vn
4
Mức tiền lương bình quân kế hoạch
1.000đ/tháng
5
Mức tiền lương bình quân thực hiện
1.000đ/tháng
6
Năng suất lao động bình quân theo.... (1)
Tr.đồng/năm
7
Phần chênh lệch tiền lương của cán bộ chuyên
Tr.đồng
trách đoàn thể
8
Quỹ thưởng an toàn và chế độ đặc thù khác (nếu
Tr.đồng
có)
9
Quỹ tiền lương kế hoạch
Tr.đồng
10 | Quỹ tiền lương thực hiện
Tr.đồng
11
Quỹ tiền thưởng, phúc lợi phân phối trực tiếp cho
Tr.đồng
người lao động
12
Thu nhập bình quân
|1.000đ/tháng
Ghi chú: (1) ghi rõ nặng suất lao động tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc
tính theo tổng sản phẩm tiêu thụ.
Người lập biểu
( Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ )
ngày…..tháng…năm…....
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Tên chủ sở hữu.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM TRƯỚC VÀ KẾ HOẠCH NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 18 /2013/TT-BLĐTBXH ngày 9 tháng 9 năm 2013
của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)
Biểu mẫu số 5
(Thời hạn báo cáo: 31/5)
Chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh
Số Tên
TT công
Lao động kế
hoạch
(người)
Lao động
thực tế sử
Mức tiền
lương bình
dụng bình
quân theo hợp
Mức tiền
lương bình
quân thực tế
Quỹ tiền lương
(tr.đ)
Quỹ khen
thưởng, phúc
lợi (tr.đ)
Tổng doanh
Nộp ngân
ty
thu (tr.đ)
Thực Ké
sách (tr.đ)
Thục
hiện hoạch
hiện
năm
trước
năm
nay
Ké
hoạch hiện
năm năm năm
trước nay
trước
Lợi nhuận
(tr.d)
Thực Kế
hoạch
năm
nay
Tổng chi chưa
có lương (tr.đ)
Thực Ké Năm Năm
hiện hoạch trước
nay
năm năm
trước nay
quân (người)
đồng lao động
(tr.đ/tháng)
(tr.đ/tháng)
Năm Năm
Thực Ké
Thực Ké
Thực Ké
Thực Kế
trước nay
hiện hoạch hiện hoạch hiện hoạch hiện
năm năm năm năm năm năm
trước nay trước nay trước
nay
hoạch
năm
trước
năm
nay
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
1
Công
ty A
2
Công
ty
BB
Tổng
cộng
Ghi chú: Đối với công ty có chế độ thưởng an toàn thì báo cáo thêm quỹ thưởng an toàn năm trước và thực hiện năm nay của người lao động.
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ tên, chức vụ)
ngày...tháng......năm.........
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
|
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC ĐIÈUTIÉTĐIỆN Lực Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /QĐ-ĐTĐL Hà Nội, ngày N ổ tháng J7 năm 2020
QƯYÉT ĐỊNH
Ban hành Quy trình Lập lịch huy động và vận hành thòi gian thực
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN Lực
Căn cứ Quyết định số 3771/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ câu tô
chức của Cục Điều tiết điện lực;
Căn cứ Thông tư số 45/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh
và sửa đổi, bố sung một số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng
12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá
phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện;
Căn cứ Thông tư số 24/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
45/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đối, bố sung một
số điều của Thông tư số 56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự
kiểm tra hợp đồng mua bán điện;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Thị trường điện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình Lập lịch huy động và
vận hành thời gian thực hướng dẫn thực hiện Thông tư số 45/2018/TT-BCT ngày
15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị
trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
56/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán
điện và Thông tư số 24/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 45/2018/TT-BCT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng, Giám đốc Trung tâm
Nghiên cứu phát triển thị trường điện lực và Đào tạo thuộc Cục Điều tiết điện lực,
Tống giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giám đốc các đon vị điện lực và
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng (để b/c);
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, PC, TTĐ.
CỤC TRƯỞNG
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CỤC ĐIỀU TIẾT ĐIỆN Lực Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ’
QUY TRÌNH
Lập lịch huy động và vận hành thời gian thực
(Ban hành kèm theo Quyết định số 42 /QĐ-ĐTĐL
ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định về trình tự, phương pháp và trách nhiệm của các
đơn vị trong việc lập lịch huy động tổ máy ngày tới, chu kỳ giao dịch tới, vận
hành thời gian thực trong thị trường điện.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với các đơn vị sau đây:
1. Đơn vị mua buôn điện.
2. Đơn vị phát điện.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
4. Đơn vị truyền tải điện.
5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. AGC (viết tắt theo tiếng Anh: Automatic Generation Control) là hệ thống
thiết bị tự động điều chỉnh tăng giảm công suất tác dụng của tổ máy phát điện
nhằm duy trì tần số của hệ thống điện ổn định trong phạm vi cho phép theo nguyên
tắc vận hành kinh tế tổ máy phát điện.
2. Bản chào giá là bản chào bán điện năng lên thị trường điện của mỗi tổ
máy, được đơn vị chào giá nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện theo mẫu bản chào giá quy định tại Quy trình này.
3. Bản chào giá lập lịch là bản chào giá được Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện chấp nhận để lập lịch huy động ngày tới, chu kỳ giao dịch
tới.
4. Bản chào giá mặc định là bản chào giá được Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện sử dụng để lập lịch huy động ngày tới, chu kỳ giao dịch
tới trong trường hợp không nhận được bản chào giá hợp lệ của Đơn vị phát điện.
5. Can thiệp vào thị trường điện là hành động thay đổi chế độ vận hành
bình thường của thị trường điện mà Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện phải áp dụng để xử lý các tình huống quy định tại Điều 46 Quy trình này.
6. Công suất công bố là mức công suất sẵn sàng lớn nhất của tổ máy phát
điện được đơn vị chào giá hoặc Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
và Đơn vị phát điện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ công bố theo lịch vận
hành thị trường điện.
7. Công suất điều độ là mức công suất của tổ máy phát điện được Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện huy động thực tế trong chu kỳ giao
dịch.
8. Công suất huy động chu kỳ giao dịch tới là mức công suất của tổ máy
phát điện dự kiến được huy động cho chu kỳ giao dịch đầu tiên trong lịch huy
động chu kỳ giao dịch tới.
9. Công suất huy động ngày tới là mức công suất của tổ máy phát điện dự
kiến được huy động cho các chu kỳ giao dịch trong lịch huy động ngày tới theo
kết quả lập lịch có ràng buộc.
10. Dịch vụ phụ trợ là các dịch vụ điều khiển tần số thứ cấp, khởi động
nhanh, dự phòng vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ thống điện, điều chỉnh
điện áp và khởi động đen.
11. Dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số là dịch vụ phụ trợ phục vụ công tác
điều khiển tần số thứ cấp theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do
Bộ Công Thương ban hành.
12. Đơn vị chào giá là các đơn vị trực tiếp nộp bản chào giá trong thị trường
điện, bao gồm các Đơn vị phát điện hoặc các nhà máy điện được đăng ký chào
giá trực tiếp và đơn vị đại diện chào giá cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
13. Đơn vị mua buôn điện là đơn vị điện lực có chức năng mua buôn điện
trên thị trường điện giao ngay (tại các điểm giao nhận giữa lưới truyền tải điện và
lưới phân phối điện và tại các điểm giao nhận với các nhà máy điện trên lưới phân
phối). Trong giai đoạn đầu vận hành thị trường điện, đơn vị mua buôn điện bao
gồm 05 Tổng công ty Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Tổng công ty
Điện lực miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh).
14. Đơn vị mua điện là đơn vị tham gia thị trường bán buôn điện với vai trò
là bên mua điện, bao gồm đơn vị mua buôn điện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam
(Công ty Mua bán điện - đơn vị được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền thực
hiện chức năng mua điện).
15. Đơn vị nhập khẩu điện là đơn vị điện lực có chức năng ký kết và quản
lý các hợp đồng nhập khẩu điện, trong đó các điểm giao nhận nhập khẩu trên lưới
điện truyền tải có đấu nối hoặc không đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo
quy định.
16. Đơn vị phát điện là đơn vị sở hữu một hoặc nhiều nhà máy điện tham
gia thị trường điện và ký hợp đồng mua bán điện cho các nhà máy điện này với
đơn vị mua điện.
17. Đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch là Đơn vị phát điện có nhà máy
điện không chào giá trực tiếp trên thị trường điện và không áp dụng cơ chế thanh
toán trên thị trường điện.
18. Đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch là Đơn vị phát điện có nhà máy
điện được chào giá trực tiếp trên thị trường điện.
19. Đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện
lực trong lĩnh vực truyền tải điện, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành lưới điện
truyền tải quốc gia.
20. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện là đơn vị chỉ huy điều
khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, phân phối điện trong hệ thống điện quốc
gia, điều hành giao dịch thị trường điện.
21. Đơn vị xuất khẩu điện là đơn vị điện lực có chức năng ký kết và quản
lý các hợp đồng xuất khẩu điện với điểm giao nhận xuất khẩu trên lưới điện truyền
tải thuộc hệ thống điện quốc gia theo quy định.
22. Giá sàn bản chào là mức giá thấp nhất mà đơn vị chào giá được phép
chào cho một tổ máy phát điện trong bản chào giá ngày tới.
23. Giá trần bản chào là mức giá cao nhất mà đơn vị chào giá được phép
chào cho một tổ máy phát điện trong bản chào giá ngày tới.
24. Giá trị nước là mức giá biên kỳ vọng tính toán cho lượng nước tích
trong các hồ thủy điện khi được sử dụng để phát điện thay thế cho các nguồn nhiệt
điện trong tương lai, tính quy đổi cho một đơn vị điện năng.
25. Hệ thống thông tin thị trường điện là hệ thống các trang thiết bị và cơ
sở dữ liệu phục vụ quản lý, trao đổi thông tin thị trường điện do Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trường điện quản lý.
26. Hợp đồng mua bán điện là hợp đồng mua bán điện ký kết giữa đơn vị
mua điện với đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch theo mẫu do Bộ Công Thương
ban hành.
27. Lập lịch có ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy phát
điện theo phương pháp tối thiểu chi phí mua điện có xét đến các ràng buộc kỹ
thuật trong hệ thống điện.
28. Lập lịch không ràng buộc là việc sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy
phát điện theo phương pháp tối thiểu chi phí mua điện không xét đến các ràng
buộc trong hệ thống điện.
29. Lịch huy động chu kỳ giao dịch tới là lịch huy động dự kiến của các tổ
máy để phát điện và cung cấp dịch vụ phụ trợ cho chu kỳ giao dịch tới và các chu
kỳ giao dịch trong 03 giờ liền kề sau đó do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện tính toán, công bố.
30. Lịch huy động ngày tới là lịch huy động dự kiến của các tổ máy để phát
điện và cung cấp dịch vụ phụ trợ cho các chu kỳ giao dịch của ngày giao dịch tới
do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập.
31. Mô hình mô phỏng thị trường điện là hệ thống các phần mềm mô phỏng
huy động các tổ máy phát điện và tính giá điện năng thị trường được Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm,
tháng và tuần.
32. Mô hình tính toán giá trị nước là hệ thống các phần mềm tối ưu thủy
nhiệt điện để tính toán giá trị nước được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận hành năm, tháng và tuần.
33. Mức nước giới hạn là mức nước thượng lưu thấp nhất của hồ chứa thủy
điện cuối mỗi tháng trong năm hoặc cuối mỗi tuần trong tháng do Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán và công bố theo quy định tại Quy
trình thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện trung hạn và ngắn hạn do Cục Điều
tiết điện lực ban hành hướng dẫn thực hiện Quy định hệ thống điện truyền tải do
Bộ Công Thương ban hành.
34. Mức nước tối ưu là mức nước thượng lưu của hồ chứa thủy điện vào
thời điểm cuối mỗi tháng hoặc cuối mỗi tuần, đảm bảo việc sử dụng nước cho
mục đích phát điện đạt hiệu quả cao nhất và đáp ứng các yêu cầu ràng buộc, do
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính toán và công bố.
35. Năm N là năm hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo năm
dương lịch.
36. Ngày D là ngày giao dịch hiện tại.
37. Nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây
dựng - Kinh doanh - Chuyển giao thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
38. Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu là nhà máy thủy điện trong
danh mục nhà máy điện lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc thuộc danh mục nhà
máy điện phối hợp vận hành với nhà máy điện lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh do Bộ Công Thương phê duyệt.
39. Nhóm nhà máy thủy điện bậc thang là tập hợp các nhà máy thủy điện,
trong đó lượng nước xả từ hồ chứa của nhà máy thuỷ điện bậc thang trên chiếm
toàn bộ hoặc phần lớn lượng nước về hồ chứa nhà máy thuỷ điện bậc thang dưới
và giữa hai nhà máy điện này không có hồ chứa điều tiết nước lớn hơn 01 tuần.
40. Nguồn khíPM3 là nguồn khí thiên nhiên được lấy từ mỏ PM3-CAA và
lô 46 Cái Nước cung cấp cho Cụm nhà máy điện Cà Mau.
41. Nguồn khí Nam Côn Sơn là nguồn khí thiên nhiên được lấy từ bể khí
Nam Côn Sơn, cung cấp cho các nhà máy điện tuabin khí khu vực Đông Nam Bộ
(Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng, BOT - Phú Mỹ 2.2, BOT - Phú Mỹ
3, Phú Mỹ 4, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Bà Rịa).
42. Nguồn khí Cửu Long là nguồn khí đồng hành được lấy từ bể khí Cửu
Long, cung cấp cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.1 mở rộng
và Phú Mỹ 4.
43. Nút giao dịch là vị trí được sử dụng để xác định sản lượng điện năng
giao nhận cho các giao dịch mua bán điện trên thị trường điện giao ngay trong thị
trường điện.
44. Phần mềm lập lịch huy động là hệ thống phần mềm được Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng để lập lịch huy động ngày tới và
chu kỳ giao dịch tới cho các tổ máy phát điện trong thị trường điện.
45. Phần mềm tối ưu thủy nhiệt điện ngắn hạn là phần mềm để tính toán
lịch lên xuống các tổ máy nhiệt điện và biểu đồ huy động của các tổ máy được
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện sử dụng trong lập kế hoạch vận
hành thị trường điện tuần và tính toán lập biểu đồ của các nhà máy điện ngoài thị
trường điện.
46. Phụ tải hệ thống là tổng sản lượng điện năng của toàn hệ thống điện
tính quy đổi về đầu cực các tổ máy phát điện và sản lượng điện năng nhập khẩu
trong một chu kỳ giao dịch trừ đi sản lượng của các nhà máy phát điện có tổng
công suất đặt nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW không tham gia thị trường điện và sản
lượng của các nhà máy thủy điện bậc thang trên cùng một dòng sông thuộc một
Đơn vị phát điện có tổng công suất đặt nhỏ hơn hoặc bằng 60 MW (đáp ứng tiêu
chuẩn áp dụng biểu giá chi phí tránh được).
47. PVGas là Tổng công ty khí Việt Nam.
48. Suất hao nhiệt là lượng nhiệt năng tiêu hao của tổ máy hoặc nhà máy
điện để sản xuất ra một đơn vị điện năng.
49. Tháng M là tháng hiện tại vận hành thị trường điện, được tính theo tháng
dương lịch.
50. Thị trường điện giao ngay là thị trường thực hiện lập lịch huy động,
tính toán giá thị trường theo bản chào và thanh toán theo từng chu kỳ giao dịch
trong ngày cho các giao dịch mua bán điện năng giữa các đơn vị phát điện và các
đơn vị mua điện.
51. Thiếu công suất là tình huống khi tổng công suất công bố của tất cả các
Đơn vị phát điện nhỏ hơn nhu cầu phụ tải hệ thống dự báo trong một chu kỳ giao
dịch.
52. Thông tin bảo mật là các thông tin mật theo quy định của pháp luật hoặc
theo thỏa thuận giữa các bên.
53. Thông tin thị trường là toàn bộ dữ liệu và thông tin liên quan đến các
hoạt động của thị trường điện.
54. Thời điểm chấm dứt chào giá là thời điểm mà sau đó các Đơn vị phát
điện không được phép thay đổi bản chào giá ngày tới, trừ các trường hợp đặc biệt
được quy định trong Quy trình này. Trong thị trường điện, thời điểm chấm dứt
chào giá ngày D là 11h30 của ngày D-1.
55. Thứ tự huy động là kết quả sắp xếp các dải công suất trong bản chào
theo nguyên tắc về giá từ thấp đến cao có xét đến các ràng buộc của hệ thống điện.
56. Thừa công suất là tình huống khi tổng lượng công suất được chào ở
mức giá sàn của các đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch và công suất dự kiến huy
động của các nhà máy điện thuộc các đơn vị phát điện gián tiếp giao dịch do Đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố tại một miền hoặc cả hệ
thống điện trong chu kỳ giao dịch lớn hơn phụ tải miền hoặc phụ tải hệ thống dự
báo.
57. Tổ máy khởi động chậm là tổ máy phát điện không có khả năng khởi
động và hoà lưới trong thời gian nhỏ hơn 30 phút.
58. Tuần T là tuần hiện tại vận hành thị trường điện.
Chương II
CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 4. Công bố và cung cấp thông tin
Các đơn vị có trách nhiệm công bố và cung cấp thông tin theo quy định tại
Quy trình Quản lý, vận hành hệ thống công nghệ thông tin điều hành thị trường
điện do Cục Điều tiết Điện lực ban hành theo thứ tự ưu tiên sau đây:
1. Trang thông tin điện tử thị trường điện.
2. Thư điện tử từ địa chỉ do các đơn vị đăng ký với Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện.
3. Fax theo số fax do các đơn vị đăng ký với Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện.
4. Giao dịch trực tiếp qua đường điện thoại có ghi âm hoặc nộp trực tiếp tại
trụ sở Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Các đơn vị phát điện chỉ thực hiện công bố và cung cấp thông tin theo quy
định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này khi đã thông báo và nhận được
sự chấp thuận của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
Điều 5. Ngày giao dịch, chu kỳ giao dịch, chu kỳ điều độ
1. Ngày giao dịch được tính từ thời điểm 00h00 đến 24h00 của ngày dương
lịch.
2. Chu kỳ giao dịch là 60 phút, tính từ thời điểm bắt đầu của mỗi giờ trong
ngày giao dịch. Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng được đáp ứng, Cục Điều tiết
điện lực xem xét giảm chu kỳ giao dịch xuống 30 phút.
3. Chu kỳ điều độ là 60 phút, tính từ thời điểm bắt đầu của mỗi giờ trong
ngày giao dịch. Khi các điều kiện về cơ sở hạ tầng được đáp ứng, Cục Điều tiết
điện lực xem xét giảm chu kỳ điều độ xuống 30 phút đồng bộ với việc giảm chu
kỳ giao dịch tại Khoản 2 Điều này.
Điều 6. Giới hạn giá chào
1. Giá chào của các tổ máy phát điện trên thị trường điện được giới hạn từ
giá sàn bản chào đến giá trần bản chào.
2. Đối với tổ máy nhiệt điện:
a) Mức giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện được xác định hàng năm,
điều chỉnh hàng tháng.
b) Giá sàn của tổ máy nhiệt điện là 01 đồng/kWh.
3. Đối với tổ máy thủy điện:
a) Giá trần bản chào của các tổ máy thuỷ điện được thực hiện theo quy định
tại Điều 7 Quy trình này;
b) Giá sàn bản chào của tổ máy thuỷ điện là 0 đồng/kWh.
Điều 7. Giá trần bản chào của nhà máy thuỷ điện
1. Giá trần bản chào của nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết trên 01
tuần được xác định căn cứ theo giá trị nước tuần tới của nhà máy, cụ thể như sau:
a) Giá trần bản chào bằng giá trị lớn nhất của:
- 120% giá trị nước của nhà máy thủy điện;
- Giá trung bình của các giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện tham
gia thị trường điện trong kế hoạch vận hành tháng.
b) Hàng tháng, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách
nhiệm công bố giá trung bình của các giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện
tháng tới cho các nhà máy thuỷ điện cùng thời gian biểu công bố giá trần bản chào
của tổ máy nhiệt điện trong tháng tới.
2. Giá trần bản chào của nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày
đến 01 tuần được xác định bằng giá trị lớn nhất của:
a) 120% giá trị nước cao nhất của các nhà máy thuỷ điện tham gia thị
trường;
b) Giá trung bình của các giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện tham
gia thị trường điện trong kế hoạch vận hành tháng.
3. Giá trần bản chào của nhà máy thủy điện trong trường hợp đặc biệt
a) Giá trần bản chào của nhà máy thủy điện trong các trường hợp quy định
tại Điểm b và Điểm c Khoản này được xác định theo công thức sau:
Ptr = 1,2 x max (Pgtn ; PDOmax)
Trong đó:
Ptr: Giá trần bản chào của nhà máy thủy điện áp dụng trong các trường hợp
đặc biệt (đ/kWh);
Pgtn: Giá trị nước của nhà máy thủy điện, trường hợp nhà máy thủy điện có
hồ chứa điều tiết từ 02 ngày đến 01 tuần sử dụng giá trị nước cao nhất của các nhà
máy thuỷ điện tham gia thị trường (đ/kWh);
PDOmax: Chi phí biến đổi của tổ máy nhiệt điện chạy dầu DO đắt nhất trong
hệ thống điện (đ/kWh).
b) Trường hợp hồ chứa của nhà máy thuỷ điện vi phạm mức nước giới hạn
tuần đầu tiên: Giá trần bản chào của nhà máy thủy điện này áp dụng cho tuần kế
tiếp được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản này. Khi đã đảm bảo không
vi phạm mức nước giới hạn tuần, nhà máy tiếp tục áp dụng giá trần bản chào theo
quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này từ thứ Ba tuần kế tiếp. Hàng tháng,
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố giá của
tổ máy nhiệt điện dầu DO đắt nhất trong hệ thống điện;
c) Trường hợp nhà máy thuỷ điện đặt tại miền có dự phòng điện năng thấp
hơn 5% được công bố theo Quy trình thực hiện đánh giá an ninh hệ thống điện
trung hạn và ngắn hạn do Cục Điều tiết điện lực ban hành hướng dẫn thực hiện
Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành thì giá trần bản
chào của nhà máy thủy điện trong miền này của tuần đánh giá được xác định theo
quy định tại Điểm a Khoản này. Khi dự phòng điện năng của miền bằng hoặc cao
hơn 5%, nhà máy điện trong miền này tiếp tục áp dụng giá trần bản chào theo quy
định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Hàng tuần, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách
nhiệm:
a) Tính toán giá trần bản chào các tổ máy thủy điện của nhà máy thuỷ điện
tham gia thị trường điện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 và Khoản 3 Điều
này;
b) Công bố kết quả tính toán giá trần bản chào của từng tổ máy thủy điện
của nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày đến 01 tuần tham gia thị
trường điện áp dụng cho tuần tới và các thông số đầu vào phục vụ tính toán bao
gồm: Giá trị nước, giá của tổ máy nhiệt điện dầu DO đắt nhất trong hệ thống điện,
giá trung bình của các giá trần bản chào của các tổ máy nhiệt điện tham gia thị
trường điện trong kế hoạch vận hành tháng.
5. Nhà máy thủy điện tham gia thị trường điện có trách nhiệm:
a) Chào giá tuân thủ các quy định về giá trần bản chào và giá sàn bản chào;
b) Đáp ứng các yêu cầu về ràng buộc nhu cầu sử dụng nước phía hạ du và
các ràng buộc về thủy văn khác.
Điều 8. Bản chào giá mặc định
1. Đối với các nhà máy nhiệt điện, bản chào giá mặc định là bản chào giá
hợp lệ gần nhất. Trong trường hợp bản chào giá hợp lệ gần nhất không phù hợp
với trạng thái vận hành thực tế của tổ máy, bản chào giá mặc định là bản chào giá
tương ứng với trạng thái hiện tại và nhiên liệu sử dụng trong bộ bản chào giá mặc
định áp dụng cho tháng đó của tổ máy. Đơn vị chào giá có trách nhiệm xây dựng
bộ bản chào mặc định áp dụng cho tháng tới của tổ máy nhiệt điện tương ứng với
các trạng thái vận hành và nhiên liệu của tổ máy và nộp cho Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện trước ngày 28 hàng tháng.
2. Đối với các nhà máy thủy điện:
a) Đối với các nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày, bản
chào giá mặc định là bản chào giá hợp lệ gần nhất. Đơn vị phát điện có trách
nhiệm cập nhật bản chào giá sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế để đáp ứng
yêu cầu hệ thống điện;
b) Đối với nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày trở lên và
nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang, bản chào giá mặc định như sau:
- Áp dụng mức giá sàn bản chào cho sản lượng tương ứng với yêu cầu về
lưu lượng cấp nước hạ du;
- Áp dụng mức giá trần bản chào của tổ máy quy định tại Điều 7 Quy trình
này cho phần sản lượng còn lại.
c) Bản chào của nhà máy thủy điện có 02 tuần liên tiếp vi phạm mức nước
giới hạn được đơn vị chào giá thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Chào giá sàn cho sản lượng tương ứng với yêu cầu về lưu lượng cấp nước
hạ du theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Chào giá trần cho phần sản lượng còn lại. Giá trần bản chào áp dụng cho
nhà máy thủy điện vi phạm mức nước giới hạn 02 tuần liên tiếp được quy định tại
Điểm a Khoản 3 Điều 7 Quy trình này.
Đơn vị chào giá có trách nhiệm xây dựng bộ bản chào mặc định áp dụng
cho tuần tới của các tổ máy thủy điện và nộp cho Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện trước 15h00 ngày thứ Bảy hàng tuần. Trong trường hợp Đơn vị
chào giá không gửi bản chào giá mặc định hoặc bản chào mặc định không đúng
quy định, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xây
dựng bản chào giá mặc định theo nguyên tắc quy định tại Điểm này cho tổ máy
để sử dụng làm bản chào giá lập lịch.
Điều 9. Xuất, nhập khẩu điện trong lập lịch huy động
1. Sản lượng điện năng xuất khẩu trong lập lịch huy động được tính như
phụ tải tại điểm xuất khẩu và được dùng để tính toán dự báo phụ tải hệ thống phục
vụ lập lịch huy động ngày tới và chu kỳ giao dịch tới.
2. Sản lượng điện năng nhập khẩu trong lập lịch huy động được tính như
nguồn phải phát với biểu đồ đã được công bố trước trong lập lịch huy động ngày
tới và chu kỳ giao dịch tới.
Điều 10. Nguyên tắc cung cấp khí cho phát điện
Đơn vị phát điện có trách nhiệm phối hợp với đơn vị cấp khí và vận hành
hệ thống khí để đảm bảo cung cấp khí cho phát điện theo quy định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Điều 11. Nguyên tắc sử dụng nguồn khí PM3
1. Trước thời điểm Nhà máy điện Cà Mau 1 và Nhà máy điện Cà Mau 2
trực tiếp tham gia thị trường điện, việc lập lịch huy động các tổ máy Nhà máy
điện Cà Mau 1 và Nhà máy điện Cà Mau 2 trong hệ thống điện quốc gia được mô
phỏng gồm 2 dải giá như sau:
a) Dải giá đầu tiên tương ứng cho phần khí tiêu thụ tương ứng với quyền
nhận khí;
b) Dải giá tiếp theo cho phần khí cấp tăng thêm.
2. Kể từ thời điểm Nhà máy điện Cà Mau 1 và Nhà máy điện Cà Mau 2
trực tiếp tham gia thị trường điện, tính toán việc sử dụng khí của các nhà máy điện
Cà Mau 1 và nhà máy điện Cà Mau 2 căn cứ theo lịch huy động được lập theo bản
chào giá của các Đơn vị phát điện trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn khí theo quy
định tại Điều 21 Quy trình này.
Điều 12. Nguyên tắc sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn và Cửu Long
1. Nguồn khí Cửu Long được ưu tiên sử dụng trước nguồn khí Nam Côn
Sơn để sử dụng hết lượng khí đồng hành.
2. Đảm bảo cung cấp khí Nam Côn Sơn cho các Nhà máy điện BOT Phú
Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 theo cam kết của hợp đồng mua bán điện tương ứng.
3. Tính toán việc sử dụng khí của các nhà máy điện trực tiếp tham gia thị
trường điện căn cứ theo lịch huy động được lập theo bản chào giá của các Đơn vị
phát điện trên cơ sở sử dụng tối ưu nguồn khí theo quy định tại Điều 21 Quy trình
này.
Điều 13. Nguyên tắc lựa chọn tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng điều
chỉnh tần số
1. Các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số phải đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật của các tổ máy cung cấp dịch vụ điều tần theo quy định tại Quy
định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
2. Việc lựa chọn tổ máy cung cấp dịch vụ điều tần và dự phòng quay được
thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Đảm bảo các ràng buộc vận hành của hệ thống điện quốc gia và hệ thống
điện miền;
b) Tốc độ tăng giảm tải;
c) Đảm bảo tối ưu chi phí mua điện;
d) Đảm bảo tối ưu sử dụng nước.
Điều 14. Các bước xác định lượng công suất dự phòng điều chỉnh tần số
của các tổ máy trong chu kỳ giao dịch
1. Xác định nhu cầu công suất dự phòng điều chỉnh tần số cho từng chu kỳ
giao dịch i theo quy định tại Quy trình xác định và vận hành dịch vụ phụ trợ do
Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Xác định danh sách các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh
tần số theo nguyên tắc quy định tại Điều 13 bao gồm các tổ máy gián tiếp tham
gia thị trường điện và trực tiếp tham gia thị trường điện (nếu có).
3. Sử dụng phần mềm lập lịch huy động, lập lịch có ràng buộc để tính toán
biểu đồ huy động các tổ máy đảm bảo các ràng buộc kỹ thuật trong hệ thống điện
và nhu cầu công suất dự phòng điều chỉnh tần số.
4. Tính toán tổng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy gián
tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i trong danh sách được xác định tại
Khoản 2 Điều này căn cứ trên công suất công bố và kết quả huy động được quy
định tại Khoản 3 Điều này, theo công thức sau:
p,
rdp _gt,i
N
= Ỵj(pỉd(íì-Pí')
G = 1
Trong đó:
Pdp_gt,i: Tổng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy gián
tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i (MW);
p£dụỵ Công suất công bố của tổ máy G tại đầu cực máy phát điện trong
chu kỳ i (MW);
G: Tổ máy G trong danh sách các tổ máy tham gia gián tiếp thị trường điện
tại Khoản 2 Điều này;
i: Chu kỳ giao dịch thứ i;
Pãtcb(i) minvdp_gt,i» Pdp,i) * y
N: Tổng số tổ máy tham gia gián tiếp thị trường điện trong danh sách tại
Khoản 2 Điều này;
PjG: Kết quả công suất theo lịch huy động chu kỳ giao dịch tới được xác
định tại Khoản 3 Điều này của tổ máy G tại đầu cực máy phát điện cho chu kỳ i
(MW).
5. Lượng công suất của tổ máy gián tiếp tham gia thị trường điện cung cấp
dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số được xác định theo công thức:
pý _ pG
'kd(í) 'í
N (pG — pG\
G = 1(rkd(i) )
Trong đó:
^đtch(i): Công suất dự phòng điều chỉnh tần số công bố của tổ máy G tại đầu
cực máy phát điện trong chu kỳ i (MW);
Pdp_gt,i: Tổng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy gián
tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i (MW);
G: Tổ máy G trong danh sách các tổ máy tham gia gián tiếp thị trường điện
tại Khoản 2 Điều này;
i: Chu kỳ giao dịch thứ i;
N: Tổng số tổ máy tham gia gián tiếp thị trường điện trong danh sách tại
Khoản 2 Điều này;
Công suất công bố của tổ máy G tại đầu cực máy phát điện trong
chu kỳ i (MW);
PjG: Kết quả công suất theo lịch huy động chu kỳ giao dịch tới được xác
định tại Khoản 3 Điều này của tổ máy G tại đầu cực máy phát điện cho chu kỳ i
(MW);
PdP'i: Nhu cầu công suất dự phòng điều chỉnh tần số cho chu kỳ giao dịch
i, MW.
6. Tính toán tổng lượng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ
máy trực tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i theo công thức:
/ M
Pdp_ttã,i = mm ^(PỈd(í) - pĩ)
, max (o, PdP,i
VT=1
Pdp _gt,i)
Trong đó:
Pdp_gt,i: Tổng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy gián
tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i (MW);
T: Tổ máy T trong danh sách các tổ máy tham gia trực tiếp thị trường điện
được quy định tại Khoản 2 Điều này;
i: Chu kỳ giao dịch thứ i;
M: Tổng số tổ máy tham gia trực tiếp thị trường điện trong danh sách được
xác định tại Khoản 2 Điều này;Pdpj: Nhu cầu công suất dự phòng điều chỉnh tần
số cho chu kỳ giao dịch i, MW;
Pỵd(Ị): Công suất công bố của tổ máy T tại đầu cực máy phát điện trong chu
kỳ i (MW);
: Kết quả công suất theo lịch huy động chu kỳ giao dịch tới được xác
định tại Khoản 3 Điều này của tổ máy T tại đầu cực máy phát điện cho chu kỳ i
(MW);
Pdp_ttã,i: Tổng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy trực
tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i (MW).
7. Lượng công suất của tổ máy trực tiếp tham gia thị trường điện cung cấp
dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số được xác định theo công thức:
pT _ pT
pT _ p rkd(i) ri
^đtcb(i) ‘dplliLiy^ ídt _ dT\
LT=i(^kd(i) N )
Trong đó:
Pỵd(i): Công suất công bố của tổ máy T tại đầu cực máy phát điện trong chu
kỳ i (MW);
T: Tổ máy T trong danh sách các tổ máy tham gia trực tiếp thị trường điện
tại Khoản 2 Điều này;
i: Chu kỳ giao dịch thứ i;
M: Tổng số tổ máy tham gia trực tiếp thị trường điện trong danh sách tại
Khoản 2 Điều này;PjT: Kết quả công suất theo lịch huy động chu kỳ giao dịch tới
được xác định tại Khoản 3 Điều này của tổ máy T tại đầu cực máy phát điện cho
chu kỳ i (MW);
Pdp_ttã,i: Tổng công suất dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy trực
tiếp tham gia thị trường điện chu kỳ giao dịch i (MW);
Pdtcbạ): Công suất dự phòng điều chỉnh tần số công bố của tổ máy T tại đầu
cực máy phát điện trong chu kỳ i (MW).
Chương III
VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
Mục 1
PHẦN MỀM LẬP LỊCH HUY ĐỘNG
Điều 15. Phần mềm lập lịch huy động
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng
phần mềm lập lịch huy động để tính toán lập lịch huy động ngày tới và chu kỳ
giao dịch tới.
2. Hàm mục tiêu của phần mềm lập lịch huy động là tối thiểu hoá chi phí
mua điện qua thị trường từ các tổ máy phát điện và các chi phí phạt vi phạm ràng
buộc cho từng chu kỳ tính toán.
3. Phần mềm lập lịch huy động mô phỏng hệ thống điện với các ràng buộc
trong vận hành nhà máy điện và hệ thống điện.
Điều 16. Số liệu đầu vào của phần mềm lập lịch huy động
Số liệu đầu vào của phần mềm lập lịch huy động bao gồm:
1. Phụ tải hệ thống điện miền.
2. Giới hạn trên hệ thống đường dây liên kết miền.
3. Trạng thái của các tổ máy phát điện.
4. Bản chào của các tổ máy phát điện.
5. Các ràng buộc trong vận hành nhà máy điện và hệ thống điện.
6. Các thông số đầu vào khác.
Điều 17. Lập lịch có ràng buộc và không ràng buộc
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng
phần mềm lập lịch huy động, lập lịch có ràng buộc để tính toán biểu đồ huy động,
lịch ngừng, khởi động các tổ máy.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng
phần mềm lập lịch huy động, lập lịch không ràng buộc để tính toán giá điện năng
thị trường, công suất thanh toán và thứ tự huy động tổ máy.
Mục 2
LẬP LỊCH HUY ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NGÀY TỚI
Điều 18. Tính toán biểu đồ các nhà máy điện không tham gia thị trường
điện và các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện
Trước 10h00 ngày D-1, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
có trách nhiệm xác định biểu đồ ngày D của các nhà máy gián tiếp tham gia thị
trường căn cứ theo các số liệu sau:
1. Dự báo phụ tải hệ thống điện miền theo quy định tại Quy trình dự báo
nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Biểu đồ điện năng xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Biểu đồ các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không phải thủy
điện.
4. Biểu đồ phụ tải riêng của các nhà máy điện thuộc khu công nghiệp chỉ
bán một phần sản lượng lên hệ thống điện quốc gia.
5. Biểu đồ của các nhà máy điện có công suất đặt từ 30MW trở xuống.
6. Giới hạn công suất chạy khí của nhà máy điện bị giới hạn sản lượng do
khí.
7. Sản lượng huy động của các nhà máy thủy điện căn cứ theo tình hình
thủy văn, mức nước hồ chứa hiện tại, mức nước hồ chứa dự kiến theo kế hoạch
huy động tuần tới.
8. Giá hợp đồng mua bán điện của các nhà máy nhiệt điện:
a) Tổng giá biến đổi theo hợp đồng mua bán điện và giá công suất (CAN)
lớn nhất trong ngày tới, áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện trực tiếp chào giá;
b) Giá biến đổi theo hợp đồng mua bán điện, áp dụng cho các nhà máy
không trực tiếp chào giá và thanh toán chi phí cố định hàng tháng;
c) Tổng giá biến đổi và giá cố định theo hợp đồng mua bán điện, áp dụng
cho các nhà máy nhiệt điện không trực tiếp chào giá còn lại.
Điều 19. Thông tin cho vận hành thị trường điện ngày tới
Trước 10h00 ngày D-1, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
có trách nhiệm xác định, tính toán và công bố các thông tin sau:
1. Biểu đồ dự báo phụ tải ngày D của toàn hệ thống điện quốc gia và từng
miền Bắc, Trung, Nam.
2. Công suất huy động dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch trong ngày tới
của các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường điện.
3. Tổng sản lượng khí dự kiến ngày tới của các nhà máy nhiệt điện khí sử
dụng chung một nguồn khí.
4. Công suất huy động dự kiến của các nguồn điện năng xuất khẩu, nhập
khẩu dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày D.
5. Các kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn cho ngày D theo quy
định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
6. Công suất huy động dự kiến của các nhà máy thuỷ điện có hồ chứa điều
tiết dưới 02 ngày trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
7. Nhu cầu dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của hệ thống điện trong từng
chu kỳ giao dịch của ngày tới được công bố từ kế hoạch vận hành tuần tới.
Điều 20. Số liệu đầu vào tính toán giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch
cho cụm các nhà máy tuabin khí bị giới hạn sản lượng bởi khí
Số liệu đầu vào cho việc tính toán tối ưu nguồn khí trong công tác lập lịch
huy động ngày tới bao gồm:
1. Dự kiến phụ tải hệ thống điện: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện và các đơn vị liên quan có trách nhiệm dự báo phụ tải hệ thống điện
theo quy định tại Quy trình dự báo nhu cầu phụ tải điện hệ thống điện quốc gia do
Cục Điều tiết điện lực ban hành.
2. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các nhà máy điện: Là kế hoạch bảo
dưỡng, sửa chữa của các nhà máy điện đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện phê duyệt theo quy định tại Quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa
chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện truyền tải do Cục Điều tiết
điện lực ban hành.
3. Trạng thái của các tổ máy phát điện: Do Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện cập nhật từ trạng thái vận hành hiện tại, kế hoạch bảo dưỡng,
sửa chữa của các nhà máy và thông tin cập nhật được cung cấp từ các Đơn vị phát
điện.
4. Khả năng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện: Do PV Gas cung
cấp theo biểu mẫu tại Phụ lục 4 Quy trình này.
5. Suất hao nhiệt của tổ máy nhiệt điện (HR) được xác định bằng suất hao
nhiệt được thống nhất trong hợp đồng hoặc trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua
bán điện và được điều chỉnh theo hệ số suy giảm hiệu suất.
Trường hợp suất hao nhiệt trong hợp đồng là suất hao nhiệt bình quân cả
đời dự án thì không phải điều chỉnh theo hệ số suy giảm hiệu suất.
Trường hợp trong hợp đồng hoặc hồ sơ đàm phán hợp đồng chỉ có đường
đặc tính suất hao tại các mức tải thì suất hao nhiệt của các tổ máy được xác định
tại mức tải tương ứng với sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm của nhà
máy điện được quy định trong hợp đồng mua bán điện.
Trường hợp tổ máy nhiệt điện không có số liệu suất hao nhiệt trong hợp
đồng hoặc trong hồ sơ đàm phán hợp đồng mua bán điện, suất hao nhiệt của nhà
máy điện đó được xác định bằng suất hao nhiệt của nhà máy điện chuẩn cùng
nhóm theo công nghệ phát điện và công suất đặt, Đơn vị vận hành hệ thống điện
và thị trường điện có trách nhiệm tính toán suất tiêu hao nhiệt của nhà máy điện
chuẩn.
6. Giới hạn khả năng truyền tải của các đường dây liên kết hệ thống điện
giữa các miền: Căn cứ theo kế hoạch vận hành hệ thống điện và thị trường điện
tuần tới và được cập nhật theo kế hoạch sửa chữa lưới điện đã được Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện phê duyệt theo quy định tại Quy trình lập
kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện và nhà máy điện trong hệ thống điện
truyền tải do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
7. Các ràng buộc trong vận hành nhà máy điện và hệ thống điện.
8. Trạng thái nối lưới của các tổ máy tuabin khí được xác định theo dữ liệu
vận hành quá khứ hoặc từ kết quả tính toán chế độ hệ thống điện (nếu có).
Điều 21. Trình tự tính toán giới hạn công suất từng chu kỳ cho cụm các
nhà máy tuabin khí bị giới hạn sản lượng bởi khí
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phải tính toán giới hạn
công suất từng chu kỳ cho cụm các nhà máy tuabin khí bị giới hạn sản lượng bởi
khí theo trình tự sau:
a) Xác định trạng thái nối lưới của các tổ máy tuabin khí trong từng chu kỳ
giao dịch của ngày D từ dữ liệu vận hành quá khứ hoặc từ kết quả tính toán chế
độ hệ thống điện (nếu có);
b) Tính toán nhu cầu tiêu thụ khí lớn nhất của từng tổ máy trong ngày D từ
trạng thái nối lưới trong ngày D và suất hao nhiệt của các tổ máy xác định tại Điều
20 Quy trình này;
c) Dự kiến lượng khí phân bổ cho từng tổ máy được tính toán như sau:
uPb - V. . + ÍV. -V. . 1 y ^max ~ ^imin
vi vímín + (Vimax viminJ A yfT/ _Ị/ A
Li\vimax vimin)
Trong đó:
Vipb: Là tổng lượng khí được phân bổ cho tổ máy điện i (triệu m3);
Vimax: Là nhu cầu tiêu thụ khí lớn nhất của tổ máy điện i (triệu m3);
Vimin: Là nhu cầu tiêu thụ khí nhỏ nhất của tổ máy điện i (triệu m3);
Vmax: Là lượng khí cấp lớn nhất của ngày D cấp cho các tổ máy điện
(triệu m3).
d) Tính toán giới hạn sản lượng điện ngày lớn nhất của từng tổ máy tương
ứng với lượng khí được phân bổ cho từng tổ máy và suất hao nhiệt của tổ máy;
đ) Giới hạn sản lượng điện ngày của từng tổ máy và các giới hạn khác để
hạn chế các nguy cơ quá tải trên lưới được đưa vào phần mềm tối ưu thủy nhiệt
điện ngắn hạn để tính toán đưa ra biểu đồ huy động từng chu kỳ của các tổ máy
tuabin khí;
e) Tính toán giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch ngày D của cụm các
nhà máy chạy khí sử dụng chung nguồn khí từ kết quả tính toán biểu đồ huy động
của các tổ máy tuabin khí như sau:
- Giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch ngày D của cụm nhà máy điện
sử dụng nguồn khí PM3 được tính bằng tổng công suất từng chu kỳ giao dịch của
các tổ máy thuộc Nhà máy điện Cà Mau 1 và Nhà máy điện Cà Mau 2;
- Giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch ngày D của cụm nhà máy điện
sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn và Cửu Long được tính bằng tổng công suất
từng chu kỳ giao dịch của các tổ máy tuabin khí sử dụng nguồn khí Nam Côn Sơn
và Cửu Long.
2. Trong trường hợp bình thường giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch
của cụm các nhà máy tuabin khí bị giới hạn sản lượng bởi khí được tính toán theo
trình tự tính toán tại Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có giới hạn khí từng chu kỳ giao dịch theo yêu cầu của PV
Gas cho từng cụm nhà máy điện cụ thể, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm cập nhật giới hạn khí từng chu kỳ giao dịch này như
một ràng buộc trong việc tính toán lập biểu đồ của các nhà máy điện ngoài thị
trường điện cũng như tính toán lập lịch huy động ngày tới của các tổ máy trong
thị trường điện. Đơn vị phát điện có trách nhiệm phối hợp cung cấp thông tin xác
nhận về tình trạng thiếu nguồn nhiên liệu khí cung cấp cho nhà máy điện tuabin
khí.
Điều 22. Bản chào giá
1. Bản chào giá tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Gồm 05 cặp giá chào (đồng/kWh) và công suất (MW) cho tổ máy cho
từng chu kỳ giao dịch của ngày D. Khi đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết, Cục
Điều tiết điện lực xem xét tăng số cặp giá chào, công suất lên 10 cặp, đồng bộ với
việc giảm chu kỳ giao dịch xuống còn 30 phút theo quy định;
b) Công suất trong bản chào giá là công suất tại đầu cực máy phát điện;
c) Công suất chào của dải chào sau không được thấp hơn công suất của dải
chào liền trước. Bước chào tối thiểu là 03 MW;
d) Có các thông tin về thông số kỹ thuật của tổ máy, bao gồm:
- Công suất công bố của tổ máy cho ngày D;
- Công suất phát ổn định thấp nhất của tổ máy;
- Tốc độ tăng và giảm công suất tối đa của tổ máy;
- Ràng buộc kỹ thuật khi vận hành đồng thời các tổ máy;
- Tình trạng nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện.
đ) Công suất công bố của tổ máy trong bản chào ngày D không thấp hơn
mức công suất công bố trong ngày D-2 theo quy định tại Quy trình thực hiện đánh
giá an ninh hệ thống điện trung hạn và ngắn hạn do Cục Điều tiết điện lực ban
hành hướng dẫn thực hiện Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương
ban hành trừ trường hợp dừng máy sửa chữa đột xuất (việc dừng máy sửa chữa
đột xuất này phải được phê duyệt) hoặc sự cố kỹ thuật bất khả kháng. Nhà máy
có trách nhiệm cập nhập công suất công bố khi giảm công suất khả dụng;
e) Trong điều kiện bình thường dải công suất chào đầu tiên trong bản chào
giá của các tổ máy nhiệt điện phải bằng công suất phát ổn định thấp nhất của tổ
máy. Dải công suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố. Đối với các nhà
máy nhiệt điện trong quá trình khởi động hòa lưới và dừng máy được phép cập
nhật bản chào giá cho chu kỳ giao dịch tới với công suất thấp hơn công suất phát
ổn định thấp nhất;
g) Nhà máy thủy điện có thể chào các dải công suất đầu tiên trong từng chu
kỳ giao dịch bằng 0 MW. Đối với nhà máy thủy điện có khả năng điều tiết trên 02
ngày thì dải công suất chào cuối cùng phải bằng công suất công bố, trường hợp
mức nước của hồ chứa thủy điện đã xuống mức nước chết nhà máy được phép
điều chỉnh công suất công bố bằng 0 MW;
h) Đơn vị của giá chào là đồng/kWh, với số thập phân nhỏ nhất là 0,1;
i) Giá chào trong khoảng từ giá sàn đến giá trần của tổ máy và không giảm
theo chiều tăng của công suất chào.
2. Bản chào giá trong những trường hợp đặc biệt:
a) Bản chào của nhà máy có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày được quy định
như sau:
- Giá chào bằng 0 đồng/kWh cho các dải công suất chào;
- Công suất chào bằng công suất dự kiến phát của tổ máy trong chu kỳ giao
dịch. Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết dưới 02
ngày được nộp bản chào giá sửa đổi tăng công suất theo tình hình thuỷ văn thực
tế của nhà máy;
- Nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày được nộp bản chào
giá chu kỳ giao dịch tới sửa đổi công suất theo tình hình thủy văn thực tế của nhà
máy.
b) Bản chào của nhà máy thủy điện có 02 tuần liên tiếp vi phạm mức nước
giới hạn:
- Chào giá sàn cho sản lượng tương ứng với yêu cầu về lưu lượng cấp nước
hạ du theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Phần sản lượng còn lại được chào bằng mức giá trần bản chào áp dụng
cho nhà máy thủy điện vi phạm mức nước giới hạn 02 tuần liên tiếp được quy
định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Quy trình này;
c) Bản chào của tổ máy nhiệt điện trong quá trình khởi động hòa lưới và
dừng máy:
- Công suất chào được thấp hơn mức công suất phát ổn định thấp nhất;
- Giá chào bằng giá sàn bản chào của tổ máy nhiệt điện cho toàn bộ dải
công suất từ 0 MW đến công suất phát ổn định thấp nhất.
d) Đối với tổ máy thủy điện phải đảm bảo cung cấp nước hạ du theo yêu
cầu của cơ quan có thẩm quyền và đã được tính xét đến khi xác định sản lượng
hợp đồng cho chu kỳ giao dịch trong kế hoạch vận hành tháng tới hoặc tuần tới:
Đơn vị phát điện có trách nhiệm chào mức giá sàn bản chào cho sản lượng tương
ứng với yêu cầu về lưu lượng cấp nước hạ du đã được xét đến khi tính toán sản
lượng hợp đồng trong kế hoạch vận hành tháng tới hoặc tuần tới.
Điều 23. Sửa đổi bản chào giá
1. Các trường hợp được sửa đổi bản chào giá
Bản chào giá sửa đổi của Đơn vị chào giá được áp dụng trong các trường
hợp sau đây:
a) Tổ máy nhiệt điện đang trong quá trình khởi động, hòa lưới hoặc ngừng
máy: Đơn vị chào giá cho tổ máy nhiệt điện được sửa đổi tăng hoặc giảm công
suất và nộp lại bản chào giá cho tổ máy nhiệt điện này;
b) Tổ máy nhiệt điện hòa lưới sớm theo yêu cầu của Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện: Đơn vị chào giá được sửa đổi tăng công suất công
bố và nộp lại bản chào giá cho tổ máy nhiệt điện này;
c) Tổ máy phát điện bị sự cố gây ngừng máy hoặc giảm công suất khả dụng;
hoặc sửa chữa tổ máy ngoài kế hoạch đã được Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện phê duyệt theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do
Bộ Công Thương ban hành: Đơn vị chào giá được sửa đổi giảm công suất công
bố và nộp lại bản chào giá cho tổ máy phát điện này;
d) Các nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết dưới 02 ngày: Đơn vị chào
giá được nộp bản chào giá sửa đổi phù hợp với tình hình vận hành thực tế (trong
trường hợp nước về hồ nhiều dẫn đến phải xả hoặc mức nước hồ chứa về đến mức
nước chết);
đ) Nhà máy thủy điện có hồ chứa điều tiết từ 02 ngày trở lên, đơn vị chào
giá được sửa đổi bản chào giá trong các trường hợp sau:
- Yêu cầu cấp nước hạ du trong ngày D của nhà máy thủy điện theo quy
định tại quy trình vận hành hồ chứa (hoặc liên hồ chứa) hoặc văn bản của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền được xác định tại thời điểm sau 11h30 ngày D-1 (thời
điểm kết thúc chào giá cho ngày D);
- Mức nước hồ của nhà máy thủy điện vi phạm mức nước quy định tại quy
trình vận hành hồ chứa hoặc đến ngưỡng xả tràn do lưu lượng nước thực tế về hồ
chứa trong ngày D cao nhiều hơn so với dự báo;
- Nhà máy thủy điện không đáp ứng được yêu cầu cấp nước hạ du trong
ngày D theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền do tổ máy của nhà máy điện bị
sự cố trong ngày D.
2. Nguyên tắc sửa đổi bản chào giá
a) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1
Điều này:
- Bản chào giá sửa đổi không được thay đổi giá chào so với bản chào ngày
tới của đơn vị chào giá đó;
- Trong trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này: Toàn bộ các dải
công suất chào trong bản chào giá sửa đổi của tổ máy nhiệt điện phải bằng nhau
và bằng công suất dự kiến phát trong quá trình hòa lưới hoặc ngừng máy;
- Trong trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này: Bản chào giá
sửa đổi không được thay đổi công suất ở các mức công suất nhỏ hơn hoặc bằng
công suất công bố cho chu kỳ giao dịch tới trừ trường hợp vi phạm yêu cầu kỹ
thuật của bản chào. Bản chào giá sửa đổi tăng công suất cho các chu kỳ vận hành
sớm trong ngày D của tổ máy nhiệt điện hòa lưới sớm là bản chào giá hợp lệ của
chu kỳ gần nhất có công suất công bố lớn hơn 0 MW của tổ máy này.
b) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này:
- Đơn vị phát điện chỉ được thay đổi mức công suất trong các dải chào của
bản chào giá ngày tới;
- Đơn vị phát điện gửi cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện (thông qua hệ thống công nghệ thông tin phục vụ vận hành thị trường điện)
bản chào giá sửa đổi cho các chu kỳ giao dịch còn lại của ngày D, đồng thời nêu
rõ lý do và các thông tin, số liệu cần thiết làm căn cứ cho Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện xem xét chấp thuận việc sử dụng bản chào giá sửa
đổi;
- Bản chào giá sửa đổi phải tuân thủ các quy định tại Điều 22 Quy trình
này.
3. Đơn vị chào giá được sửa đổi và nộp lại bản chào giá ngày tới hoặc cho
các chu kỳ giao dịch còn lại trong ngày D cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện ít nhất 30 phút trước chu kỳ giao dịch có thay đổi bản chào giá.
4. Sau khi nhận được bản chào giá sửa đổi của đơn vị chào giá, Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện căn cứ tình hình thực tế của hệ thống điện
thực hiện kiểm tra, xác nhận tính hợp lệ của bản chào giá sửa đổi:
a) Trường hợp bản chào giá sửa đổi không hợp lệ: Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm thông báo lý do cho đơn vị phát điện;
b) Trường hợp bản chào giá hợp lệ:
- Đối với các bản chào giá sửa đổi tăng công suất (trừ trường hợp quy định
tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này): Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm sử dụng bản chào giá sửa đổi này trong vận hành thị
trường điện khi lịch công bố ngày tới, chu kỳ giao dịch tới có cảnh báo thiếu công
suất hoặc trong các trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh cung cấp điện ;
- Đối với các trường hợp còn lại: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm sử dụng bản chào giá sửa đổi này trong quá trình vận
hành thị trường điện.
Điều 24. Chào giá nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang
1. Nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang có trách nhiệm chào giá theo một
bản chào giá chung cả nhóm và tuân thủ giới hạn giá chào theo quy định tại Điều
7 Quy trình này.
2. Các nhà máy điện trong nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang có trách
nhiệm thỏa thuận và thống nhất chỉ định đơn vị đại diện chào giá. Đơn vị đại diện
chào giá cho nhóm nhà máy thủy điện bậc thang có trách nhiệm nộp văn bản đăng
ký kèm theo văn bản thỏa thuận giữa các nhà máy điện trong nhóm cho Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Trong trường hợp không đăng ký đơn vị đại diện chào giá cho nhóm nhà
máy thuỷ điện bậc thang, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có
trách nhiệm công bố biểu đồ huy động cho các nhà máy thuộc nhóm này căn cứ
theo kết quả tính toán giá trị nước của nhóm.
4. Đơn vị đại diện chào giá có trách nhiệm tuân thủ các quy định về chào
giá đối với tất cả các nhà máy điện trong nhóm nhà máy thủy điện bậc thang.
5. Trong trường hợp nhà máy thuỷ điện thuộc nhóm nhà máy thuỷ điện bậc
thang đề xuất tự chào giá, căn cứ theo đề xuất của nhà máy thuỷ điện thuộc nhóm
nhà máy thuỷ điện bậc thang và các ràng buộc tối ưu sử dụng nước của cả nhóm,
Cục Điều tiết điện lực xem xét, quyết định việc chào giá của nhà máy thuỷ điện
này.
6. Giá trị nước của nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang là giá trị nước của
hồ thuỷ điện lớn nhất trong bậc thang đó. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm xác định hồ thuỷ điện dùng để tính toán giá trị nước
cho nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang cùng với việc phân loại các nhà máy thuỷ
điện theo quy định.
7. Trong trường hợp nhóm nhà máy thuỷ điện bậc thang có nhà máy thủy
điện chiến lược đa mục tiêu:
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công
bố sản lượng phát từng chu kỳ giao dịch trong tuần tới của từng nhà máy điện
trong nhóm nhà máy thủy điện bậc thang;
b) Khi sản lượng công bố của nhà máy thủy điện đa mục tiêu trong nhóm
bị điều chỉnh theo quy định tại Điều 38 Quy trình này, Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm điều chỉnh sản lượng công bố của các nhà
máy điện ở bậc thang dưới cho phù hợp.
Điều 25. Xử lý trong trường hợp hồ chứa của nhà máy thuỷ điện vi phạm
mức nước giới hạn tuần
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cảnh
báo nhà máy điện vi phạm mức nước giới hạn tuần, nhà máy điện có trách nhiệm
điều chỉnh giá chào trong các ngày tiếp theo để đảm bảo không vi phạm mức nước
giới hạn tuần tiếp theo.
2. Trong trường hợp hồ chứa của nhà máy điện có 02 tuần liên tiếp vi phạm
mức nước giới hạn tuần thì bắt đầu từ 00h00 thứ Ba tuần tiếp theo, Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện lập lịch huy động nhà máy điện này căn cứ
theo bản chào mặc định quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 22 Quy trình này để
đưa mức nước của hồ chứa về mức nước giới hạn tuần.
3. Khi đã đảm bảo không vi phạm mức nước giới hạn tuần, nhà máy thuỷ
điện tiếp tục chào giá vào tuần tiếp theo.
4. Trước 10h00 thứ Hai hàng tuần, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm thông báo về việc lập lịch huy động từ thứ Ba cho đơn
vị phát điện và đơn vị mua điện trong các trường hợp sau:
a) Nhà máy vi phạm mức nước hồ chứa tuần đầu tiên, nhà máy vi phạm
mức nước tuần thứ hai;
b) Mức nước hồ chứa của nhà máy đã về mức nước giới hạn tuần, nhà máy
được chào giá.
Điều 26. Nộp bản chào giá
1. Trước 11h30 ngày D-1, đơn vị chào giá có trách nhiệm nộp bản chào giá
ngày D.
2. Đơn vị chào giá nộp bản chào giá qua hệ thống thông tin thị trường điện.
Trong trường hợp do sự cố không thể sử dụng hệ thống thông tin thị trường điện,
đơn vị chào giá có trách nhiệm thống nhất với Đơn vị vận hành hệ thống điện và
thị trường điện về các phương thức khác cho việc nộp bản chào giá theo thứ tự ưu
tiên sau:
a) Bằng thư điện tử vào địa chỉ do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện quy định;
b) Bằng fax theo số fax do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện cung cấp;
c) Nộp bản chào trực tiếp tại trụ sở Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện.
Điều 27. Kiểm tra tính hợp lệ của bản chào giá
1. Trước 11h00 ngày D-1, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của bản chào giá đã nhận được từ các đơn vị
chào giá theo quy định tại Điều 26 Quy trình này. Trường hợp đơn vị chào giá gửi
nhiều bản chào giá thì chỉ xem xét bản chào giá nhận được cuối cùng.
2. Trong trường hợp bản chào giá không hợp lệ, Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện có trách nhiệm thông báo cho đơn vị chào giá và yêu cầu
nộp lại bản chào giá lần cuối trước thời điểm chấm dứt chào giá.
3. Sau khi nhận được thông báo của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện về bản chào giá không hợp lệ, đơn vị chào giá có trách nhiệm sửa đổi
và nộp lại bản chào giá trước thời điểm chấm dứt chào giá.
Điều 28. Bản chào giá lập lịch
1. Sau thời điểm chấm dứt chào giá, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các bản chào giá nhận được
cuối cùng theo quy định tại Điều 26 Quy trình này. Bản chào giá cuối cùng hợp
lệ được sử dụng làm bản chào giá lập lịch cho việc lập lịch huy động ngày tới.
2. Trong trường hợp Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
không nhận được bản chào giá hoặc bản chào giá cuối cùng của đơn vị chào giá
không hợp lệ, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được sử dụng bản
chào giá mặc định của đơn vị phát điện đó làm bản chào giá lập lịch.
Điều 29. Số liệu sử dụng cho lập lịch huy động ngày tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng
các số liệu để lập lịch huy động ngày tới sau đây:
1. Biểu đồ phụ tải ngày của toàn hệ thống điện quốc gia và từng miền Bắc,
Trung, Nam.
2. Bản chào giá lập lịch của đơn vị chào giá.
3. Công suất huy động dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới
của nhà máy điện quy định tại Điều 18 Quy trình này.
4. Sản lượng điện năng xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Điều 9 Quy trình
này.
5. Công suất các tổ máy của nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ.
6. Yêu cầu về công suất dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số.
7. Thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của
các tổ máy.
8. Lịch bảo dưỡng sửa chữa lưới điện truyền tải và các tổ máy phát điện
được Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện phê duyệt.
9. Lịch thí nghiệm tổ máy phát điện.
10. Kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn cho ngày D theo quy định
tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
11. Thông tin cập nhật về độ sẵn sàng của lưới điện truyền tải và các tổ máy
phát điện từ hệ thống SCADA hoặc do Đơn vị truyền tải điện và các đơn vị phát
điện cung cấp.
12. Các ràng buộc nhiên liệu khí xác định từ các đường giới hạn công suất
được tính toán theo quy định tại Điều 21 Quy trình này.
Điều 30. Lập lịch huy động ngày tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch
huy động ngày tới. Lịch huy động ngày tới bao gồm:
1. Lịch huy động không ràng buộc, bao gồm:
a) Giá điện năng thị trường dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày
tới;
b) Thứ tự huy động các tổ máy phát điện trong từng chu kỳ giao dịch của
ngày tới.
2. Lịch huy động ràng buộc, bao gồm:
a) Biểu đồ dự kiến huy động từng tổ máy trong từng chu kỳ giao dịch của
ngày tới, giá biên từng miền trong từng chu kỳ giao dịch ngày tới;
b) Lịch ngừng, khởi động và trạng thái nối lưới dự kiến của từng tổ máy
trong ngày tới;
c) Phương thức vận hành, sơ đồ kết dây dự kiến của hệ thống điện trong
từng chu kỳ giao dịch của ngày tới;
d) Thông tin cảnh báo (nếu có);
đ) Lượng công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của tổ máy phát
điện.
3. Lập lịch huy động ngày tới trong trường hợp thừa công suất
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm tính toán
giảm công suất dần về công suất phát ổn định thấp nhất hoặc ngừng và thay đổi
thời gian khởi động lại các tổ máy trong trường hợp thừa công suất theo nguyên
tắc sau:
a) Giảm công suất phát của các tổ máy phát điện có chi phí biến đổi theo
thứ tự từ cao đến thấp;
b) Ngừng các tổ máy khởi động chậm có chi phí biến đổi theo thứ tự từ cao
đến thấp; trường hợp các tổ máy khởi động chậm có cùng chi phí biến đổi, ngừng
tổ máy theo thứ tự chi phí khởi động từ thấp đến cao;
c) Khi khởi động lại theo thứ tự các tổ máy khởi động chậm có chi phí biển
đổi theo thứ tự từ thấp đến cao;
d) Tính toán thời gian ngừng các tổ máy để đáp ứng yêu cầu của hệ thống,
hạn chế việc vận hành lên, xuống các tổ máy nhiều lần; đảm bảo khai thác tối ưu
hồ chứa thủy điện.
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập và
công bố danh sách tổ máy theo thứ tự huy động để giảm công suất và ngừng máy
trong trường hợp thừa nguồn theo nguyên tắc quy định tại Khoản này.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác
định công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy phát điện
theo các bước tại Điều 14 Quy trình này cho từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
Điều 31. Xác định tình trạng thiếu khí trong lập lịch huy động ngày tới
1. Xác định tổng lượng khí cấp ngày tới cho sản xuất điện của cụm khí (Vcấp
- triệu m3) theo thông báo của PVGas.
2. Xác định tổng lượng khí tiêu thụ của các nhà máy điện tuabin gián tiếp
tham gia thị trường điện trong cụm khí (VfiềâtthuP - triệu m3).
3. Xác định tổng lượng khí tiêu thụ của các nhà máy điện tuabin trực tiếp
tham gia thị trường điện ứng với sản lượng điện hợp đồng của từng nhà máy
/Trtrực tiếp ,■ 3Ầ
( V ~ _ triệu m3 )
(Vtiêu thụ_Qc Lliệu m ).
4. Xác định tổng lượng khí tiêu thụ của các nhà máy điện tuabin trực tiếp
tham gia thị trường điện ứng với sản lượng dự kiến của các nhà máy theo kết quả
lập lịch huy động ngày tới không sử dụng ràng buộc giới hạn tổng công suất các
nLò móxỉ -hiaKin Hií fhnAn niim Hií +t'Íoti m3A
nhà máy tuabin khí thuộc cụm khí (Vtiêu thụ ỉập lịch - triệu m ).
5. Hệ thống được coi là thiếu nguồn nhiên liệu khí khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
a) Vcăp
b) Vcăp
T,giân tiếp I ỵrtrực tiếp
< vtiêu thụ + vtiêu thụ _ Qc
r,gìân tiếp I ỵrtrực tiếp
< vtiêu thụ + vtiêu thụ _ lập lịch
6. Số liệu phục vụ tính toán quy đổi sản lượng điện và sản lượng khí của
các tổ máy tuabin khí để xác định tổng lượng khí quy định tại Khoản 2 Khoản 3
và Khoản 4 Điều này do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện cập
nhật theo số liệu trung bình thực tế của tháng liền trước.
Điều 32. Tính toán kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải ngày tới
Trước 15h00 hàng ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
có trách nhiệm tính toán kế hoạch vận hành lưới điện truyền tải ngày tới theo trình
tự sau:
1. Tính toán cân bằng công suất hệ thống điện quốc gia tại các thời điểm
cao điểm và thấp điểm trong ngày tương ứng với kết quả dự báo nhu cầu phụ tải
điện tại các thời điểm đó.
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho tính toán các chế độ vận hành lưới điện tại
thời điểm cao điểm và thấp điểm trong ngày căn cứ kết quả dự báo phụ tải, cân
bằng công suất và cấu hình lưới điện của hệ thống điện.
3. Tính toán chế độ vận hành bình thường của lưới điện tại các thời điểm
cao điểm và thấp điểm trong ngày; cảnh báo các phần tử của lưới điện (đường dây
hoặc máy biến áp) mang tải cao theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền
tải do Bộ Công Thương ban hành; đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu phụ tải điện
của lưới điện quốc gia, vùng, miền.
4. Tính toán chế độ vận hành lưới điện khi sự cố một phần tử bất kỳ nguy
hiểm trong hệ thống điện (chế độ N-1) tại các thời điểm cao điểm và thấp điểm
trong ngày. Cảnh báo các phần tử của lưới điện (đường dây hoặc máy biến áp) có
khả năng xảy ra sự cố nguy hiểm.
5. Tính toán các chế độ vận hành đặc biệt khác (nếu cần).
6. Đề xuất các giải pháp để đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, tin cậy.
Điều 33. Công bố lịch huy động ngày tới
Trước 16h00 hàng ngày, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
có trách nhiệm công bố các thông tin trong lịch huy động ngày tới, cụ thể như sau:
1. Công suất huy động dự kiến bao gồm cả công suất huy động cho dịch vụ
dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy trong từng chu kỳ giao dịch của ngày
tới. Giá biên từng miền trong từng chu kỳ giao dịch ngày tới.
2. Giá điện năng thị trường dự kiến cho từng chu kỳ giao dịch của ngày tới.
3. Danh sách các tổ máy dự kiến phải phát tăng hoặc phát giảm công suất
trong từng chu kỳ giao dịch của ngày tới (nếu có).
4. Thông tin về cảnh báo thiếu công suất trong ngày tới (nếu có), bao gồm:
a) Chu kỳ giao dịch dự kiến thiếu công suất;
b) Lượng công suất thiếu;
c) Các ràng buộc an ninh hệ thống bị vi phạm.
5. Thông tin về cảnh báo th ừa công suất (nếu có) trong ngày t ới, bao
gồm:
a) Chu kỳ giao dịch dự kiến thừa công suất;
b) Tổ máy dự kiến sẽ dừng phát điện.
6. Thông tin về việc cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số
a) Nhu cầu công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của hệ thống
điện;
b) Danh sách các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số;
c) Công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của tổ máy phát điện
trong danh sách quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Thông tin cảnh báo tình trạng thiếu công suất cho dịch vụ dự phòng điều
chỉnh tần số (nếu có).
7. Thông tin dự kiến về tình trạng thiếu nguồn nhiên liệu khí ngày tới được
xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 31 Quy trình này.
8. Thông tin dự kiến về tình trạng thiếu nguồn nhiên liệu than ngày tới của
nhà máy nhiệt điện căn cứ theo bản chào giá ngày tới của đơn vị phát điện. Trong
đó, tình trạng thiếu nguồn nhiên liệu than cung cấp cho nhà máy điện than được
xác định khi nhà máy công bố tình trạng thiếu than trong bản chào ngày tới và sản
lượng điện năng tương ứng với mức công suất công bố trong bản chào ngày tới
của nhà máy điện thấp hơn sản lượng hợp đồng của nhà máy.
9. Đường giới hạn công suất dự kiến từng chu kỳ giao dịch ngày D của cụm
các nhà máy điện tuabin khí bị giới hạn sản lượng bởi khí.
Điều 34. Hoà lưới tổ máy phát điện
1. Đối với tổ máy khởi động chậm, Đơn vị phát điện có trách nhiệm chuẩn
bị sẵn sàng để hoà lưới tổ máy này theo lịch huy động ngày tới do Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện công bố. Trường hợp thời gian khởi động
của tổ máy lớn hơn 24 giờ, Đơn vị phát điện có trách nhiệm hoà lưới tổ máy này
căn cứ trên kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn do Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện công bố.
2. Đối với tổ máy không phải là khởi động chậm, Đơn vị phát điện có trách
nhiệm chuẩn bị sẵn sàng để hoà lưới tổ máy này theo lịch huy động chu kỳ giao
dịch tới do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố.
3. Trong quá trình hòa lưới của các tổ máy nhiệt điện, Đơn vị phát điện có
trách nhiệm cập nhật công suất từng chu kỳ giao dịch vào bản chào tổ máy và gửi
cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện 30 phút trước chu kỳ giao
dịch để phục vụ vận hành và tính toán thanh toán.
Điều 35. Xử lý trong trường hợp có cảnh báo thiếu công suất
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được sửa đổi công suất
công bố của các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo quy định tại Khoản
2 Điều 41 Quy trình này.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng
bản chào tăng công suất làm bản chào giá lập lịch để lập lịch huy động chu kỳ
giao dịch tới và tính giá thị trường điện.
Điều 36. Xử lý trong trường hợp có cảnh báo thiếu công suất cho dịch vụ
dự phòng điều chỉnh tần số
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch
huy động đảm bảo yêu cầu dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số trừ trường hợp
thiếu công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số.
2. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được sử dụng bản chào
tăng công suất làm bản chào giá lập lịch để lập lịch huy động ngày tới.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được thay đổi công
suất công bố của các nguồn tham gia gián tiếp thị trường điện theo quy định tại
Điều 19 Quy trình này để đảm bảo yêu cầu dự phòng điều chỉnh tần số.
Mục 3
LẬP LỊCH HUY ĐỘNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CHU KỲ GIAO DỊCH TỚI
Điều 37. Số liệu sử dụng cho lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm sử dụng
các số liệu để lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới sau đây:
1. Biểu đồ phụ tải của toàn hệ thống và từng miền Bắc, Trung, Nam dự báo
cho chu kỳ giao dịch tới và 03 giờ tiếp theo.
2. Kế hoạch hòa lưới của các tổ máy khởi động chậm theo lịch huy động
ngày tới đã được công bố.
3. Bản chào giá lập lịch của đơn vị chào giá có cập nhật các bản chào chu
kỳ giao dịch tới (có cập nhật các bản chào chu kỳ tới của các tổ máy khởi động
chậm trong quá trình hoà lưới, bản chào chu kỳ giao dịch tới của các tổ máy trong
quá trình ngừng tổ máy do sự cố hoặc giảm công suất do sự cố kỹ thuật bất khả
kháng, bản chào chu kỳ giao dịch tới của các tổ máy công bố tăng công suất trong
trường hợp hệ thống điện thiếu nguồn). Các đơn vị được phép cập nhật bản chào
chu kỳ giao dịch tới tối thiểu 30 phút trước chu kỳ giao dịch.
4. Công suất công bố theo lịch huy động ngày tới của các nhà máy điện
gián tiếp tham gia thị trường điện do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện công bố theo quy định tại Điều 29 Quy trình này.
5. Đối với các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo, các nhà máy vận hành
theo cơ chế chi phí tránh được thì công suất được cập nhật theo công suất công
bố chu kỳ giao dịch tới của đơn vị.
6. Nhu cầu công suất dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của hệ thống điện
và khả năng cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy phát
điện cung cấp dịch vụ này.
7. Công suất dự phòng khởi động nhanh và vận hành phải phát để đảm bảo
an ninh hệ thống điện cho chu kỳ giao dịch tới.
8. Danh sách cập nhật các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng điều chỉnh
tần số.
9. Độ sẵn sàng của lưới điện truyền tải và các tổ máy phát điện từ hệ thống
SCADA hoặc do Đơn vị truyền tải điện và các Đơn vị phát điện cung cấp.
10. Các ràng buộc khác về an ninh hệ thống.
11. Lịch thí nghiệm tổ máy phát điện.
12. Sản lượng điện nhập khẩu.
Điều 38. Điều chỉnh sản lượng công bố của Nhà máy thủy điện chiến lược
đa mục tiêu
Trước khi lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới, Đơn vị vận hành hệ thống
điện và thị trường điện được phép điều chỉnh sản lượng chu kỳ giao dịch của nhà
máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu và các nhà máy điện tự điều khiển phát
công suất tác dụng theo quy định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do
Bộ Công Thương ban hành cho chu kỳ giao dịch tới đã được công bố trong theo
quy định tại Khoản 2 Điều 33 Quy trình này.
1. Sản lượng của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu cho chu kỳ giao
dịch tới được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
a) Có biến động bất thường về thuỷ văn;
b) Có cảnh báo thiếu công suất theo lịch huy động ngày tới;
c) Có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điều tiết hồ
chứa của nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu phục vụ mục đích chống lũ,
tưới tiêu.
2. Phạm vi điều chỉnh sản lượng chu kỳ giao dịch của nhà máy thủy điện
chiến lược đa mục tiêu trong các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản
1 Điều này là ±5% của tổng công suất đặt của các nhà máy thuỷ điện chiến lược
đa mục tiêu trong hệ thống điện không bao gồm phần công suất dành cho dịch vụ
dự phòng điều chỉnh tần số.
3. Đối với các nhà máy điện tự điều khiển phát công suất tác dụng theo quy
định tại Quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành:
Sản lượng công bố được điều chỉnh phù hợp với điều kiện vận hành thực tế của
nhà máy điện và hệ thống điện.
Điều 39. Điều chỉnh giới hạn công suất chạy khí của nhà máy điện hoặc
cụm nhà máy điện bị giới hạn sản lượng do khí
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều
chỉnh giới hạn công suất chạy khí nhà máy điện hoặc cụm nhà máy điện bị giới
hạn sản lượng do khí (nếu có).
2. Điều chỉnh giới hạn công suất các tổ máy thuộc nhà máy điện hoặc cụm
nhà máy điện bị giới hạn sản lượng do khí thực hiện theo quy định tại Điều 40
Quy trình này.
Điều 40. Giới hạn khí trong tính toán lập lịch huy động chu kỳ giao dịch
tới
1. Đường giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch ngày D của cụm nhà
máy điện sử dụng chung nguồn khí được sử dụng để tính toán lập lịch huy động
chu kỳ giao dịch tới trong các chu kỳ tương ứng.
2. Trường hợp có yêu cầu thay đổi lưu lượng cấp khí từ PV Gas, Đơn vị
vận hành hệ thống điện và thị trường điện được phép thay đổi đường giới hạn
công suất cho các chu kỳ giao dịch tiếp theo trên nguyên tắc hạn chế tối đa việc
thay đổi tổng lượng khí ngày, các sai lệch nếu có sẽ được điều chỉnh vào ngày
D+1 nhưng không vượt quá khả năng cấp khí ngày D+1.
3. Trường hợp có yêu cầu huy động thêm hoặc bớt các tổ máy tuabin khí
so với phương thức huy động ngày tới để đáp ứng nhu cầu hệ thống hoặc khi có
tổ máy tuabin khí bị sự cố, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được
phép thay đổi đường giới hạn công suất cho các chu kỳ giao dịch tiếp theo trên
nguyên tắc hạn chế tối đa việc thay đổi tổng lượng khí ngày, các sai lệch nếu có
sẽ được điều chỉnh vào ngày D+1.
4. Trình tự thực hiện khi có yêu cầu thay đổi lưu lượng cấp khí từ PV Gas
như sau:
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện thông báo với PV Gas
về dự kiến nhu cầu tiêu thụ khí trong các chu kỳ giao dịch tiếp theo, hai bên phối
hợp để đưa ra lưu lượng thay đổi trong chu kỳ giao dịch tới và các chu kỳ tiếp
theo phù hợp với đặc điểm hệ thống điện quốc gia và khả năng cung cấp khí của
hệ thống khí;
b) Từ lưu lượng cấp khí thay đổi và suất hao nhiệt trung bình của cụm các
nhà máy điện sử dụng khí, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện tính
toán được lượng công suất thay đổi tương đương;
c) Căn cứ theo giới hạn công suất từng chu kỳ giao dịch ngày D và lượng
công suất thay đổi tương đương, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
tính toán giới hạn công suất cập nhật cho chu kỳ giao dịch tới và 03 giờ tiếp theo;
d) Giá trị giới hạn công suất cập nhật này được sử dụng như một ràng buộc
trong phần mềm lập lịch huy động để tính toán lập lịch huy động chu kỳ giao dịch
tới.
Điều 41. Lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch
huy động chu kỳ giao dịch tới cho các tổ máy phát điện theo phương pháp lập lịch
có ràng buộc và phương pháp lập lịch không ràng buộc.
2. Lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới trong trường hợp thiếu công suất
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập lịch huy động các
tổ máy theo thứ tự sau:
- Theo bản chào giá lập lịch;
- Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu theo công suất điều chỉnh;
- Các tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng khởi động nhanh theo lịch huy
động ngày tới;
- Các tổ máy cung cấp dịch vụ vận hành phải phát để đảm bảo an ninh hệ
thống điện; giảm công suất dự phòng điều chỉnh tần số xuống mức thấp nhất cho
phép.
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện kiểm tra, xác định
lượng công suất dự kiến cần sa thải để đảm bảo an ninh hệ thống điện.
3. Lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới trong trường hợp thừa công suất
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều chỉnh
lịch huy động chu kỳ giao dịch tới thông qua các biện pháp theo thứ tự sau:
a) Dừng các tổ máy tự nguyện ngừng phát điện;
b) Giảm tối thiểu công suất phát của tổ máy cung cấp dịch vụ dự phòng
điều chỉnh tần số;
c) Giảm dần công suất phát của các tổ máy theo thứ tự huy động tại danh
sách tổ máy đã được lập theo quy định tại Điều 30 Quy trình này;
d) Dừng các tổ máy khởi động chậm theo thứ tự huy động tại danh sách tổ
máy đã được lập theo quy định tại Điều 30 Quy trình này.
4. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch
huy động cho chu kỳ giao dịch tới đảm bảo ràng buộc về nhu cầu dịch vụ dự
phòng điều chỉnh tần số.
5. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm xác
định công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy phát điện
theo nguyên tắc tại Điều 14 Quy trình này cho chu kỳ giao dịch tới.
6. Lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới trong trường hợp thiếu công suất
dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập lịch
huy động đảm bảo yêu cầu dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số trừ trường hợp
thiếu công suất;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được sử dụng bản chào
tăng công suất làm bản chào giá lập lịch để lập lịch huy động chu kỳ giao dịch tới;
c) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được thay đổi công
suất công bố theo quy định tại Điều 31 Quy trình này cho các tổ máy tham gia
gián tiếp thị trường điện để đảm bảo yêu cầu dự phòng điều chỉnh tần số.
Điều 42. Công bố thông tin điều chỉnh giới hạn khí chu kỳ giao dịch tới
Trong tính toán chu kỳ giao dịch tới, khi có điều chỉnh mức giới hạn khí
chu kỳ giao dịch so với phương án giới hạn khí ngày đã công bố từ ngày D-1, Đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện công bố lại đường giới hạn công suất
từng chu kỳ giao dịch được sử dụng trong tính toán lập lịch huy động chu kỳ giao
dịch tới lên Trang thông tin điện tử thị trường điện theo quy định tại Quy trình
quản lý vận hành hệ thống công nghệ thông tin điều hành thị trường điện và công
bố thông tin thị trường điện do Cục Điều tiết điện lực ban hành.
Điều 43. Công bố lịch huy động chu kỳ giao dịch tới
Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố
lịch huy động chu kỳ giao dịch tới 10 phút trước chu kỳ giao dịch, bao gồm các
nội dung sau:
1. Phụ tải dự báo chu kỳ giao dịch tới của toàn hệ thống điện quốc gia và
các miền Bắc, Trung, Nam.
2. Lịch huy động các tổ máy phát điện, giá biên các miền Bắc, Trung, Nam
trong chu kỳ giao dịch tới và 03 giờ tiếp theo được lập theo quy định tại Điều 41
Quy trình này.
3. Giá thị trường dự kiến từng chu kỳ của ngày tới áp dụng cho các đơn vị
phát điện và đơn vị mua buôn điện.
4. Các biện pháp xử lý của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện trong trường hợp thiếu hoặc thừa công suất.
5. Các thông tin về việc điều chỉnh công suất công bố của nhà máy thủy
điện chiến lược đa mục tiêu theo quy định tại Điều 38 Quy trình này.
6. Lịch sa thải phụ tải dự kiến (nếu có).
7. Thông tin về cung cấp dự phòng điều chỉnh tần số:
a) Nhu cầu công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của hệ thống
điện;
b) Danh sách các tổ máy phát điện được lựa chọn để cung cấp dịch vụ dự
phòng điều chỉnh tần số;
c) Công suất cho dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của các tổ máy phát
điện trong danh sách quy định tại Điểm b Khoản này.
Mục 4
VẬN HÀNH THỜI GIAN THỰC
Điều 44. Điều độ hệ thống điện thời gian thực
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm vận
hành hệ thống điện trong thời gian thực căn cứ lịch huy động chu kỳ giao dịch tới
đã được công bố và tuân thủ quy định về vận hành hệ thống điện thời gian thực
theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành.
Trong trường hợp cần thiết, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện
được can thiệp để đảm bảo yêu cầu dịch vụ dự phòng điều chỉnh tần số của hệ
thống điện (trừ trường hợp bất khả kháng).
2. Đơn vị phát điện có trách nhiệm tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy thuỷ điện có trách nhiệm tuân thủ theo
quy định về mức nước giới hạn tuần của nhà máy thủy điện do Đơn vị vận hành
hệ thống điện và thị trường điện tính toán, công bố.
Điều 45. Giới hạn khí trong vận hành thời gian thực
1. Trong vận hành thời gian thực, khi có yêu cầu giảm khí để đảm bảo an
toàn hệ thống cấp khí từ PV Gas, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường
điện căn cứ theo lưu lượng cần giảm và suất tiêu hao nhiệt trung bình của cụm các
nhà máy sử dụng khí để tính toán lượng công suất suy giảm tương đương, từ đó
giảm công suất các tổ máy tuabin khí theo thứ tự huy động căn cứ vào bản chào
giá của các tổ máy trong thị trường và theo các quy định vận hành thị trường bán
buôn điện cạnh tranh.
2. Trong tính toán chu kỳ giao dịch tới tại các chu kỳ tiếp theo, Đơn vị vận
hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm cập nhật yêu cầu giảm khí
từ PV Gas để tính toán giới hạn công suất cập nhật tương tự tại Điều 40 Quy trình
này.
Điều 46. Can thiệp thị trường điện
1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện được can thiệp vào thị
trường điện trong các trường hợp sau:
a) Hệ thống đang vận hành trong chế độ khẩn cấp theo quy định tại Quy
định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
b) Không thể đưa ra lịch huy động chu kỳ giao dịch tới 10 phút trước thời
điểm bắt đầu chu kỳ giao dịch.
2. Trong trường hợp can thiệp vào thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ
thống điện và thị trường điện có trách nhiệm huy động các tổ máy để đảm bảo các
mục tiêu theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Đảm bảo cân bằng được công suất phát và phụ tải;
b) Đáp ứng được yêu cầu về dự phòng điều chỉnh tần số;
c) Đáp ứng được yêu cầu về chất lượng điện áp.
3. Công bố thông tin về can thiệp vào thị trường điện
a) Khi can thiệp vào thị trường điện, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện phải công bố các nội dung sau:
- Các lý do phải can thiệp thị trường điện;
- Các chu kỳ giao dịch dự kiến can thiệp vào thị trường điện.
b) Trong thời hạn 24 giờ từ khi kết thúc can thiệp vào thị trường điện, Đơn
vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm công bố các nội dung
sau:
- Các lý do phải can thiệp vào thị trường điện;
- Các chu kỳ giao dịch can thiệp vào thị trường điện;
- Các biện pháp do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện áp
dụng để can thiệp vào thị trường điện.
Điều 47. Dừng thị trường điện
1. Thị trường điện dừng vận hành khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Do các tình huống khẩn cấp về thiên tai hoặc bảo vệ an ninh quốc phòng;
b) Do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đề nghị dừng thị
trường điện theo một trong các trường hợp sau:
- Hệ thống điện vận hành trong chế độ cực kỳ khẩn cấp được quy định tại
Quy định hệ thống điện truyền tải do Bộ Công Thương ban hành;
- Không đảm bảo việc vận hành thị trường điện an toàn, liên tục.
c) Các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xem xét, quyết định dừng thị
trường điện trong các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều
này và thông báo cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thông
báo cho các thành viên tham gia thị trường điện về quyết định dừng thị trường
điện của Cục Điều tiết điện lực và của cơ quan có thẩm quyền.
4. Vận hành hệ thống điện trong thời gian dừng thị trường điện
a) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm điều
độ, vận hành hệ thống điện theo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo hệ thống vận hành an toàn, ổn định, tin cậy với chi phí mua điện
cho toàn hệ thống thấp nhất;
- Đảm bảo thực hiện các thoả thuận về sản lượng trong các hợp đồng xuất
khẩu, nhập khẩu điện, hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện BOT và các
hợp đồng mua bán điện có cam kết sản lượng của các nhà máy điện khác;
- Đảm bảo thực hiện các yêu cầu về cấp nước hạ du đối với các nhà máy
thủy điện;
b) Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện và các đơn vị có liên quan khác
có trách nhiệm tuân thủ lệnh điều độ của Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị
trường điện.
Điều 48. Khôi phục thị trường điện
1. Thị trường điện được khôi phục vận hành khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Các nguyên nhân dẫn đến việc dừng thị trường điện đã được khắc phục;
b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện xác nhận về khả năng
vận hành lại thị trường điện.
2. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xem xét, quyết định khôi phục thị
trường điện và thông báo cho Đon vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện.
3. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm thông
báo cho các thành viên tham gia thị trường điện về quyết định khôi phục thị trường
điện của Cục Điều tiết điện lực./.
cục TRƯỞNG
y-.H.c.A/
Anh Tuấn
CỤ
ĐIỀU T
ĐIỆN
Phụ lục 1
TRÌNH TỰ KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Quy trình Lập lịch huy động và vận hành thời gian thực)
BẢNG 1. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG NGÀY TỚI
BẢNG 2. LẬP LỊCH HUY ĐỘNG CHU KỲ GIAO DỊCH TỚI
Phụ lục 2
THỜI GIAN BIỂU LẬP LỊCH HUY ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Quy trình Lập lịch huy động và vận hành thời gian thực)
Thời hạn Hoạt động Đơn vị thực hiện Đơn vị phối hợp Thời gian áp dụng Chu kỳ Nội dung, kết quả
Ngày Giờ
Ngày D - 1 10h00 Cung cấp thông tin về sản lượng điện năng xuất, nhập khẩu SMO SMO Ngày D Hàng ngày Sản lượng điện năng xuất nhập khẩu dự kiến trong từng chu kỳ giao dịch của ngày D.
Ngày D-1 10h00 Công bố các thông tin phục vụ vận hành thị trường điện ngày tới SMO NMĐ, TNO Ngày D Hàng ngày Công bố các thông tin sau: - Dự báo phụ tải ngày D; - Sản lượng dự kiến từng chu kỳ giao dịch của các nhà máy SMHP; - Sản lượng khí hàng ngày D của các nhà máy tuabin khí; - Điện năng xuất nhập khẩu ngày D; - Kết quả đánh giá an ninh hệ thống ngắn hạn cho ngày D.
11h30 Nộp bản chào giá NMĐ SMO Ngày D Hàng ngày Bản chào giá cho từng tổ máy của NMĐ cho ngày D.
16h00 Công bố lịch huy động ngày D SMO NMĐ, TNO Ngày D Hàng ngày Công bố các thông tin trong lịch huy động cho từng chu kỳ giao dịch của ngày D.
Ngày D Liên tục Công bố các thay đổi về công suất khả dụng của tổ máy và độ sẵn sàng của lưới truyền tải NMĐ, TNO SMO Ngày D Liên tục TNO cung cấp thông tin về các thay đổi độ sẵn sàng của lưới truyền tải.
Thời hạn Hoạt động Đơn vị thực hiện Đơn vị phối hợp Thời gian áp dụng Chu kỳ Nội dung, kết quả
Ngày Giờ
30 phút trước chu kỳ giao dịch Công bố các thay đổi về công suất khả dụng của tổ máy NMĐ SMO Chu kỳ giao dịch Hàng chu kỳ giao dịch NMĐ cung cấp thông tin về các thay đổi công suất khả dụng của các tổ máy.
10 phút trước chu kỳ vận hành Công bố lịch huy động chu kỳ giao dịch tới SMO NMĐ, tno’ Chu kỳ giao dịch Hàng chu kỳ giao dịch Công bố các thông tin trong lịch huy động cho chu kỳ giao dịch vận hành tới.
Chú thích:
NMĐ: Nhà máy điện;
SMO: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện;
PCs: Đơn vị mua buôn điện;
TNO: Đơn vị truyền tải điện;
Phụ lục 3
CÁC MỐC THỜI GIAN VẬN HẲnH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CHU KỲ
GIAO DỊCH TỚI
(Ban hành kèm theo Quy trình Lập lịch huy động và vận hành thời gian thực)
At: chu kỳ giao dịch
I-At-30 Thời điểm kết thúc gửi bản chào chu kỳ giao dịch tới cho chu kỳ giao dịch I
I - At -10
I-At Thời điểm bắt đầu chu kỳ giao dịch I
I Chu kỳ giao dịch I Thời điểm kết thúc chu kỳ giao dịch I
Thời gian
Phụ lục 4
BIỂU MẪU CUNG CẤP THÔNG TIN
(Ban hành kèm theo Quy trình Lập lịch huy động và vận hành thời gian thực)
Giờ Sản lượng giờ tối đa (kscm/h) Ghi chú
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
Tổng lượng khí ngày tối đa
Chuyển Fax Ngày/Giờ Họ và tên Chức vụ Chữ ký
Nơi gửi PV GAS
Nơi nhận EVN/A0
Phụ lục 5
MẪU BẢN CHÀO
(Ban hành kèm theo Quy trình Lập lịch huy động và vận hành thời gian thực)
Chu kỳ giao dịch Ngày Tháng Năm (Tên NMĐ) (Tên tô máy điện) (Nhiên liệu) Ngày Tháng Năm (Tên NMĐ) (Tên tô máy điện) (Nhiên liệu)
Giá chào (Đồng/kWh) Giá chào (Đồng/kWh)
Khoảng công suất chào, MW Mức giá 1 Mức giá 2 Mức giá 3 Mức giá 4 Mức giá 5 Khoảng công suất chào, MW Mức giá 1 Mức giá 2 Mức giá 3 Mức giá 4 Mức giá 5
Pmin Công suất công bố Ngưỡng công suất tương ứng Pmin Công suất công bố Ngưỡng công suất tương ứng
1
2
3
Tốc độ tăng công suất tối đa:
Tốc độ giảm công suất tối đa:
Tốc độ tăng công suất tối đa:
Tốc độ giảm công suất tối đa: |
TỎNG CỤC THUỂ
CỤC THUÊ TP. HÒ CHÍ MINH
CỘNG HOÀ XÀ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC lập - Tụ’ do - Hạnh phúc
SỐ : /CT “ TTHT Thành'phố Hồ Chí Mình, ngày tháng Ồ^năm 20ỉ'6
V/v: Thuế giá trị gia lăng
Kính gởi: Công ty TNHH Play Fury VietNam
Địa chỉ: 244 cống Quỳnh, P.Phạm Ngũ Lão, Q.l, TP.HCM
MST: 0313503996
Trà lời văn thư số 02/CV ngày 22/02/2016 cùa Công ty về thuế suất thuế giá
trị gia tăng, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Cãn cứ Thông tư sổ 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thuế GTGT (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014):
+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế:
“Phần mềm máy tính bao gồm sàn phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm
theo quy định cua pháp luật.”
+ Tại Khoản 1 Điều 9 quy định thuế suẩt 0%:
“Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuết khẩu; hoạt động xây
dựng, lắp đặt công ừỉnh ở nước ngoài và ờ trong khu phi thuế quan; vận tài quổc tế;
hảng hóa, dịch vụ thuộc diện -không chịu thuê GTGT khi xuât khâu, trừ các trường
hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
+Tại Khoản 2 Điều 9 quy định điều kiện áp dụng thuế suẩt 0%:
ua) Đối với hàng hóa xuẩt khẩu:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hỏa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất
khẩu;
- Có chửng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các
chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoần 2 Điều 16 Thông tư này.
• ••
b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:
- Có hợp đòng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ờ
ưong khu phi thuế quan;
- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chửng
từ khác theo quy định của pháp luật;
Riêng đối vớì dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biền cung cấp cho tổ chửc, cá
nhân nước ngoải, để được áp dụng thuế suất 0%, ngoài các điêu kiện vê hợp đồng và
chứng từ thanh toán nêu trên, tàụ bay, tàu biên đưa vào Việt Nam phải làm thủ tục
nhập khẩu, khi sửa chữa xong thì phải lảm thù tục xuất khẩu.
Cãn cứ các quy định nêu trên thì sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm
khi cung cấp cho khách hàng trong nội địa thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp xuất khẩu ra nước ngoài nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại
Khoán 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì áp dụng thuế suất thuế GTGT
0%.
Cục Thuể TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các
vãn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này^/
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỰC TRƯỞNG
Nơi nhận:
' Như trẽn;
. -P.KTT2;
-P.PC;
- Lưu: VT, TTHT
41475703-375-2602 l6-hrcn3 |
QUYẾT ĐỊNH
Quy định mức hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
_________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành luật Bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giản nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;
Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT (tại Tờ trình số 248/TTr-SNN-CCKL ngày 22/8/2018, Công văn số 1820/SNN-CCKL ngày 01/10/2018),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định mức hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
2. Đối tượng áp dụng
a) Đối tượng rừng được Nhà nước giao cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý;
b) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2016; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật ở nơi có đối tượng khoán; các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương; các thành phần kinh tế;
c) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người kinh nghèo và cộng đồng dân cư thôn ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định được Nhà nước giao rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
d) Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 2. Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng
1. Hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2016; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của pháp luật ở nơi có đối tượng khoán; các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.
Mức hỗ trợ 300.000 đồng/ha/năm. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5năm, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với những diện tích khoán mới.
2. Hỗ trợ các thành phần kinh tế, cộng đồng và các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển.
Mức hỗ trợ: 450.000 đồng/ha/năm. Trong đó hỗ trợ chi phí lập hồ sơ giao khoán quản lý bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha/5năm, chỉ thực hiện năm đầu tiên đối với những diện tích khoán mới.
Điều 3. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên
1. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung:
a) Hỗ trợ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên không trồng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.
Mức hỗ trợ: 3.000.000 đồng/ha/6 năm.
b) Hỗ trợ các thành phần kinh tế, cộng đồng và các hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên không trồng bổ sung rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển.
Mức hỗ trợ: 4.500.000 đồng/ha/6 năm.
2. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung:
Hỗ trợ các Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, cá nhân, hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi có trồng bổ sung cây lâm nghiệp trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ; rừng đặc dụng; diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được nhà nước giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng khoanh nuôi tái sinh.
Mức hỗ trợ: 1.600.000 đồng/ha/năm trong 3 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 3 năm tiếp theo, theo thiết kế - dự toán.
Điều 4. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
Đối tượng được Hỗ trợ theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020”.
Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/ha, trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa; 7.000.000 đồng/ha, trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); 5.000.000 đồng/ha, trồng cây lâm sản ngoài gỗ.
Điều 5. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất trong trường hợp địa phương không đủ quỹ đất trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bằng nguồn tiền trồng rừng thay thế, được UBND tỉnh quyết định hỗ trợ trồng rừng sản xuất
Đối tượng được Hỗ trợ theo Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020”.
Mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng/ha, trồng các loài cây sản xuất gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây đa mục đích, cây bản địa; 7.000.000 đồng/ha, trồng các loài cây sản xuất gỗ nhỏ (khai thác trước 10 năm tuổi) và cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha); 5.000.000 đồng/ha, trồng cây lâm sản ngoài gỗ.
Điều 6. Nguồn vốn thực hiện
1. Ngân sách Trung ương.
2. Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 10 năm 2018.
2. Các nội dung khác không quy định tại Quyết định này thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. |
ỦY BAN NHÂN DÂNTỈNH LẠNG SƠN________
Số: 1737/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc_______________
Lạng Sơn, ngày 30 tháng 10 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung
và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo
cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực An toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc
thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn
_______________________
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về th c hi n cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong gi i quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về th c hi n cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong gi i quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2664/QĐ-BCT ngày 16/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc Công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh v c an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 70/TTr-SCT ngày 25/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục 03 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và phê duyệt 03 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực An toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương trên cơ sở quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này xây dựng, cập nhật quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính vào Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ tục hành chính và quy trình nội bộ của thủ tục hành chính sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực: Thủ tục hành chính có số thứ tự từ số 01 đến số 03 tiểu mục I Mục A Phụ lục I; quy trình nội bộ của thủ tục hành chính số thứ tự 01 đến số 03 tiểu mục I Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 21/12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa và phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tỉnh Lạng Sơn.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Công Thương, Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 4;- Cục KSTTHựC, Văn phòng Chính phủ;- Thường trực HĐND tỉnh;- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;- C, PCVP UBND tỉnh; Cổng TTĐT tỉnh;- Phòng TH, KT, TTTT, TTPVHCC;- Lưu: VT, TTPVHCC(TTPL).
KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCHDương Xuân Huyên
Phụ lục I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm theo Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)
________________________________________
Số TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Căn cứ pháp lý[1]
Theo quy định
Đã cắt giảm
01
Cấp Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) (2.001640.000.00.00.H37)
- Đối với các hoạt động: xây dựng công trình mới; lập bến bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; xây dựng công trình ngầm: 25 ngày làm việc.
- Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: 10 ngày làm việc
- Đối với hoạt động: Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh dịch vụ; nuôi trồng thủy sản; nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: 15 ngày làm việc
- Đối với hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ: 07 ngày làm việc.
- Đối với các hoạt động: xây dựng công trình mới; lập bến bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện; khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; xây dựng công trình ngầm: 15 ngày làm việc.
- Đối với hoạt động trồng cây lâu năm: 07 ngày làm việc
- Đối với hoạt động: Du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh dịch vụ; nuôi trồng thủy sản; nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: 10 ngày làm việc.
(Theo Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 05/5/2021)
- Cơ quan tiếp nhận và trả kết quả: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: phố Dã Tượng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn. Địa chỉ: Số 21 đường Lý Thái Tổ, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
- Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trực tiếp;
- Tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.langson.gov.vn/
- Thực hiện trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích.
- Luật Thủy lợi năm 2017;
- Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.
- Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 26/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ- CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
02
Cấp lại Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) (2.001607.000.00.00.H37)
03 ngày làm việc
- Luật Thủy lợi năm 2017;
- Nghị định 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018;
- Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018.
- Nghị định số 40/2023/NĐ-CP ngày 26/7/2023.
03
Cấp gia hạn, điều chỉnh Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) (2.001587.000.00.00.H37)
- Đối với các hoạt động: xây dựng công trình mới; lập bến bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; xây dựng công trình ngầm: 15 ngày làm việc.
- Đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh dịch vụ; nuôi trồng thủy sản; nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: 10 ngày làm việc.
- Đối với hoạt động trồng cây lâu năm; hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới: 05 ngày làm việc.
- Đối với các hoạt động: xây dựng công trình mới; lập bến bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; khoan, đào khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; xây dựng công trình ngầm: 10 ngày làm việc
- Đối với hoạt động: du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh dịch vụ; nuôi trồng thủy sản; nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác: 07 ngày làm việc.
(Theo Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 05/5/2021)
__________________________________________
[1] Phần chữ in nghiêng là tên văn bản quy định nội dung sửa đổi, bổ sung |
ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HÀ NỘI --------------
Số: 2446/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc-------------------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN HẠ NGẦM CÁC TUYẾN CÁP VÀ ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN, THÔNG TIN HIỆN ĐANG ĐI NỔI TRÊN TUYẾN NGÃ TƯ VỌNG - LINH ĐÀM, HÀ NỘI - PHỤC VỤ KỶ NIỆM 1000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Luật Đấu thầu năm 2005; Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 09/04/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước của Thành phố Hà Nội;
Căn cứ Kế hoạch số 37/KH-UBND ngày 07/04/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện chương trình chỉnh trang, nâng cấp và tăng cường trật tự đô thị phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;
Căn cứ Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 07/04/2009 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về việc phê duyệt danh mục các Dự án chỉnh trang, nâng cấp và tăng cường trật tự đô thị phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội triển khai thực hiện năm 2009 (đợt 1/2009);
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 410/TTr-GTVT ngày 22/04/2009 về việc xin phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây điện, thông tin hiện đang đi nổi trên tuyến Ngã Tư Vọng - Linh Đàm, Hà Nội - Phục vụ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 625/TTr-KH&ĐT ngày 18/05/2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây điện, thông tin hiện đang đi nổi trên tuyến Ngã Tư Vọng - Linh Đàm, Hà Nội theo các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Dự án hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây điện, thông tin hiện đang đi nổi trên tuyến Ngã Tư Vọng - Linh Đàm, Hà Nội.
2. Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
3. Địa điểm dự kiến xây dựng công trình: Tuyến Ngã Tư Vọng - Linh Đàm, Hà Nội.
4. Mục tiêu đầu tư: Góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng phát triển Thủ đô Hà Nội; giảm thiểu sự cố tai nạn; cải tạo cảnh quan đô thị và tạo dựng tuyến phố văn minh, hiện đại kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
5. Quy mô đầu tư dự kiến: Hạ ngầm các tuyến cáp và đường dây điện, thông tin hiện đang đi nổi trên tuyến Ngã Tư Vọng - Linh Đàm. Các tuyến cáp và đường dây thông tin: Xây dựng tuyến cống bể; Phần chiếu sáng: Hạ ngầm đường dây; Phần cáp điện lực: Xây dựng tuyến cáp trục chính, tủ Fillar, hộp phân dây … Tổng chiều dài toàn tuyến: 3.000 m; điểm đầu: Giao với ngã Tư Vọng; Điểm cuối: Giao với đường vào khu đô thị Bắc Linh Đàm.
6. Nội dung chuẩn bị đầu tư: Điều tra thu thập số liệu; Đo đạc tỷ lệ 1/500; Khảo sát phục vụ lập dự án và thiết kế cơ sở; Thỏa thuận các số liệu kỹ thuật; Khảo sát địa hình, điều tra hệ thống công trình ngầm phục vụ lập dự án đầu tư; Lập dự án đầu tư; Thẩm định dự án đầu tư; chi phí cho quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
7. Dự kiến tổng mức đầu tư: 41.400 triệu đồng.
8. Kinh phí chuẩn bị đầu tư (Tạm tính): 630 triệu đồng (Sáu trăm ba mươi triệu đồng).
Kinh phí chuẩn bị đầu tư trên là tạm tính và sẽ được chuẩn xác sau khi dự toán kinh phí chuẩn bị đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
9. Nguồn vốn: Ngân sách Thành phố cấp.
10. Thời gian hoàn thành chuẩn bị đầu tư: Quý II/2009.
Điều 2. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải: Tổ chức triển khai lập dự án đầu tư đảm bảo tiến độ, chất lượng và tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng; Khảo sát cụ thể hiện trạng tuyến đường, các tuyến cáp và đường dây điện, thông tin hiện đang đi nổi trên tuyến Ngã Tư Vọng - Linh Đàm, phương án phá dỡ các công trình hiện có khi trình phê duyệt dự án; Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành Thành phố để thỏa thuận các số liệu về kỹ thuật, đảm bảo tính thống nhất, mỹ quan đô thị trong triển khai thực hiện. Cơ cấu nguồn vốn phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của UBND Thành phố. Lưu ý về nội dung đầu tư tránh trùng lặp với Dự án khác trên địa bàn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin & Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công Thương, Chủ tịch UBND quận: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:- Như Điều 3;- Chủ tịch UBND TP; (để báo cáo)- PCT UBND TP -Nguyễn Văn Khôi; - PVP Phạm Chí Công;- Đ/c Nguyễn Mạnh Cường - Ban Chỉ đạo 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội;- GT, GTHải (2 bản), TH;- Lưu: VT, KH&ĐT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCHNguyễn Văn Khôi
|
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
---------------
Số: 3460/QĐ-BKHCN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia
---------------
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố 05 Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:
1. TCVN 12698:2019 Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
2. TCVN 12699:2019
EN 61373:2010 Ứng dụng đường sắt - Thiết bị trên phương tiện giao thông đường sắt - Các thử nghiệm va đập và rung động
3. TCVN 12700:2019
EN 13749:2011 Ứng dụng đường sắt - Bộ trục bánh xe và giá chuyển hướng - Phương pháp xác định các yêu cầu về kết cấu của khung giá chuyển hướng
4. TCVN 12701-1:2019
EN 60494-1:2013 Ứng dụng đường sắt - Thiết bị gom điện - Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử - Phần 1: Thiết bị gom điện trên các phương tiện
đường sắt tốc độ cao
5. TCVN 12701-2:2019
EN 60494-2:2013 Ứng dụng đường sắt - Thiết bị gom điện - Đặc tính kỹ thuật và phương pháp thử - Phần
2: Thiết bị gom điện trên các phương tiện đường sắt đô thị và đường sắt nhẹ
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Vụ PC;
- Lưu: VT, PC, TĐC. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Tùng
|
Lời nói đầu
TCVN 5105 : 2009 thay thế TCVN 5105 : 1990;
TCVN 5105 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
TCVN/TC/F11 Thuỷ sàn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ
còng bổ.
Thuỷ sản và sản phẩm thủy sản - Xác định hàm lượng tro
Fish and Fishery products - Determination of ash content
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro tổng số và tro không tan trong nước
trong nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thuỷ sản.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi
năm công bố thì áp dụng phiên bân được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì
áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cá các sửa đồi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5276 : 1990, Thuỷ sản - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.
3 Nguyên tắc
Mâu được nung ờ nhiệt độ trong khoảng từ 500 °C đến 550 °C để đốt cháy hết các hợp chất hữu cơ
rồi cân phần tro còn lại.
4 Thuốc thừ
Chỉ sử dụng thuốc thừ tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước cất đã loại khoáng hoặc nước có
chất lượng tương đương.
4.1 Hydro peroxit (H2O2) hoặc axit nitric (HNO3) đậm đặc.
5 Thiết bị, dung cụ
Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường cùa phòng thừ nghiệm và cụ thề như sau:
5.1 Chén nung, có nắp đậy. dung tích 30 ml.
5.2 Bêp điện.
5.3 Lưới amiăng.
5.4 Lò nung, cõ thể điều chính nhiệt độ, chính xác đến ± 10 °C.
5.5 Tủ sây, có thể điều chỉnh nhiệt độ, chính xác đến ± 2 °C.
5.6 Cân phân tích, có thế cân chính xác đến 0,001 g.
*
5.7 Bình hút ấm.
5.8 Cốc thuỳ tinh, dung tích 250 ml.
5.9 Phễu thuỷ tinh.
5.10 Đũa thuỷ tinh.
5.11 Giấy lọc không tro
6 Lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5276 : 1990.
7 Cách tiến hành
7.1 Xác định tro tổng số
Cân 10 g đến 15 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào chén nung (5.1) đă biết trước khối lượng.
Mâu thừ được đốt từ từ trên bếp điện (5.2) có lót lưới amiăng (5.3) cho đến khi cháy hoàn toàn thành
than đen (khi đốt không được đề mẫu thứ cháy thành ngọn lừa). Cho chén chứa mẫu thử vảo lò nung
(5.4), nàng nhiệt độ từ từ đến khoảng từ 500 °C đến 550 °C và giữ ờ nhiệt độ đỏ trong khoảng 6 h đến
7 h đến khi mẫu thử thành tro trắng. Nếu sau thời gian trên, tro vẫn còn đen thì lấy chén nung ra, đẻ
nguội rồi cho thêm vài giọt hydro peroxit hoặc axit nitric đậm đặc (4.1) rồi tiếp tục nung mẫu đến khi
thành tro trắng.
Tẳt điện lò nung, chờ cho nhiệt độ hạ bớt thì lấy chén tro ra, cho vào bình hút ẩm (5.7), để nguội
30 min rồi cân, chính xác đến 0,001 g. Tiếp tục nung ở nhiệt độ như trên trong 30 min, đế nguội và
cân. Tiến hành nung và cân cho đến khi thu được khối lượng không đổi.
7.2 Xác định tro không tan trong nước
Hoà tan tro tổng số (xem 7.1) vảo nước trong cốc thuỷ tinh dung tích 250 ml (5.8). Dùng đũa thuỷ tinh
(5.10) để khuấy đều mẫu, đun sôi và lọc qua phễu thuỳ tinh (5.9) bằng giấy lọc không tro (5.11). Rừa
lại phần trên giấy lọc bằng nước. Cho giấy lọc và cặn vào chén nung (5.1) đâ biết trước khối lượng,
nung ở nhiệt độ 500 °C đến 550 °C đến khi mẫu trở thành tro trắng. Lấy mẫu ra, để nguội trong binh
hút ầm (5.7) trong 30 min rồi cân, chính xác đến 0,001 g. Tiến hành nung và càn cho đến khi thu được
khối lượng không đổi.
8 Tinh kết quà
8.1 Tro tổng số
Hàm lượng tro tổng sô, xb được biểu thị bằng phần trăm khối lượng, được tính theo công thức:
V (Gị-G^ỊQO
m
trong đó:
G là khối lưựng cùa chén nung, tính bằng gam (g);
Gi là khổi lượng của chén nung vả tro tổng số. tính bằng gam (g);
m là khối lượng mẫu thử. tinh bằng gam (g).
8.2 Tro không tan trong nước
Hàm lượng tro không tan trong nước, x2. được biểu thị bằng phần trăm khối lượng, được tính theo
công thức:
v (G2-G)x100
m
trong đó:
G2 là khối lượng của chén nung và tro không tan trong nước, tính bằng gam (g);
G và m xem 8.1.
Biểu thị kết quà đến hai chữ số thập phân.
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phái nêu rõ:
- mọi thông tin cẩn thiết về nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- phương pháp lấy mẫu đả sử dụng, nếu biết;
phương pháp thử đã sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
tất cà các điều kiện thao tác không qui định trong tiêu chuấn này, hoặc được xem là tuỳ ý, cùng với
mọi tình huống bất thường có thẻ ành hưởng đến kết quả.
Thu’ mục tài liệu tham khảo
(1] AOAC 938.08, Ash of Seafood.
[2] AOAC 900.02, Ash of Sugars and Syrups. |
BỘTÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
Số: 4501/TCT-CS
V/vchínhsáchthuếTNDN
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HàNội, ngày 28tháng09năm2016
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
(Địa chỉ: 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời công văn số 1839/2016/CV-TGĐ5 ngày 13/07/2016 của Ngân hàng Hàng hải Việt Namvề việc
giải quyết tồn đọng thuế của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông, căn cứ ý kiến của Ngân hàng Nhà
nước tại công văn số 4882/NHNN-TTGSNHngày 29/06/2016, ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ (Vụ Chính
sách Thuế, Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính ngân hàng), sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý
kiến như sau:
Tại Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định:
“Điều9. Các khoảnchi được trừ vàkhôngđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuế
1. Trừ các khoảnchi quy địnhtại khoản2Điềunày, doanhnghiệpđược trừ mọi khoảnchi nêuđápứng đủcác điềukiệnsauđây:
a) Khoảnchi thực tếphát sinhliênquanđếnhoạt độngsảnxuất, kinhdoanhcủadoanhnghiệp
b) Khoảnchi cóđủhoáđơn, chúngtừ theoquy địnhcủaphápluật.
2. Các khoảnchi khôngđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuếbaogồm:
a) Khoảnchi khôngđápứngđủcác điêukiệnquy địnhtại khoản1Điềunày, trừ phầngiátrị tổnthất do thiêntai, dịchbệnhvàtrườnghợpbất khảkhángkhác khôngđược bồi thường;"
Điều 11 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
“Điều11. Xử lý tổnthất vềtài sản
Khi bị tổnthất vềtài sản, tổchức tíndụng, chi nhánhngânhàngnước ngoài phải xác địnhnguyênnhân, tráchnhiệmvàxử lý như sau:
1. Nếudonguyênnhânchủquanthìngười gây ratổnthất phải bồi thường.
Hội đồngquảntrị hoặc Hội đồngthànhviênhoặc Tổnggiámđốc (Giámđốc) tổchức tíndụng, chi nhánh ngânhàngnước ngoài quyết địnhmức bồi thườngtheoquy địnhcủaphápluật vàchịutráchnhiệmvề quyết địnhcủamình.
2. Nếutài sảnđãmuabảohiểmthìxử lý theohợpđồngbảohiểm.
3. Sử dụngkhoảndự phòngđược tríchlậptrongchi phíđểbùđắptheoquy địnhcủaphápluật.
4. Giátrị tổnthất saukhi đãbùđắpbằngtiềnbồi thườngcủacánhân, tậpthểtổchức bảohiểmvàsử dụngdự phòngđược tríchlậptrongchi phí, nếuthiếuđược bùđắpbằngquỹ dự phòngtài chínhcủatổ chức tíndụng, chi nhánhngânhàngnước
ngoài Trườnghợpquỹ dự phòngtài chínhkhôngđủbùđắpthìphầnthiếuđược hạchtoánvàochi phí khác trongkỳ. "
Điểma Khoản 1 Điều 19 Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng ban hành kèmtheo Quyết định
số 59/2006/QĐ-NHNNngày 21/12/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định:
“Điều19. Xử lý tài chính, hạchtoánkếtoántrongnghiệpvụmua, bánnợ
1. Xử lý đối với phầnchênhlệchgiữagiámua, bánnợvàgiátrị khoảnnợcủabênbánnợ.
a) Đối với các khoảnnợđanghạchtoánnội bảng: . . .
- Trườnghợpgiámua, bánnợthấphơngiátrị khoảnnợthìphầnchênhlệchthấphơnđược bùđắptừ tiềnbồi thườngcủacánhân, tậpthể(trongtrườnghọptổnthất đãxác địnhdocánhân, tậpthểgây ra vàphải bồi thườngtheoquy định), tiềnbảohiểmcủatổchức bảohiểmvàquỹ dự phòngrủi rođãđược tríchlậptrongchi phí, phầncònthiếuđược hạchtoánvàochi phíkinhdoanhcủatổchức tíndụngtrong kỳ. "
Tại công văn số 48 82/NHNN-TTGSNHngày 29/06/2016 của Ngân hàng Nhà nước gửi Ngân hàng
thương mại cổ phần Hàng Hải, trong đó có nêu: Ngân hàng Nhà nước cho rằng tại kết luận thanh tra số
605/ANG-TTGSNHngày 24/09/2013 không có kiến nghị về quy trách nhiệmbồi thường thiệt hại tài chính
và Ngân hàng TMCP Phát triển Mê kông không yêu cầu bồi thường từ các cá nhân, tập thể thì khoản lỗ
do bán nợ liên quan đến sản phẩmcho vay Imotor được hạch toán vào chi phí kinh doanh hợp lý của
ngân hàng theo quy định tại Điểma, Khoản 1, Điều 19 Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNNngày
21/12/2006 của Ngân hàng Nhà nước.
Đề nghị Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạmpháp
luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước nêu trên, liên hệ với Cục Thuế tỉnh An Giang để xử lý về
thuế đối với Ngân hàng TMCP phát triển Mê kông đảmbảo phù hợp quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Namđược biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Ngân hàng Nhà nước;
- Cục Thuế tỉnh An Giang;
- Các Vụ: CST, PC, TCNH-BTC;
- Vụ PC-TCT;
- Lưu: VT, CS (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 69/TTg-KGVX
V/v xây dựng bệnh viện Y học
hạt nhân và Ung bướu tại Nghệ An.
Kính gửi
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2010
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An;
CÔNG VĂN ĐẾN
35.9
Ngày...tháng.......năm thì .....
Số:.
Kính chuyển:
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư,
Khoa học và Công nghệ.
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (văn bản số 5438/UBND-VX
ngày 24 tháng 8 năm 2009), ý kiến của các Bộ: Y tế (văn bản số 7206/BYT-KH-
TC ngày 20 tháng 10 năm 2009), Tài chính (văn bản số 13452/BTC-ĐT ngày 22
tháng 9 năm 2009), Khoa học và Công nghệ (văn bản số 2723/BKHCN-NLNT
ngày 02 tháng 11 năm 2009), Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 8807/BKH-LĐVX
ngày 16 tháng 11 năm 2009) về việc xây dựng bệnh viện Y học hạt nhân và Ung
bướu tại Nghệ An, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Đồng ý chủ trương xây dựng cơ sở Y học hạt nhân và Ung bướu tại tỉnh
Nghệ An để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư cho nhân dân tại địa
bàn tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ.
2. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế,
Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thống nhất quy mô
Dự án và phần hỗ trợ của Ngân sách Trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTg, các PTTg;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
các Vụ: KTTH, KTN, ĐP, TH;
- Lưu: VT, KGVX(3), DHC. 2
THÚ
JONG
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
CHI
Then the
Nguyễn Thiện Nhân
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN-------
Số: 3003/QĐ-BNN-KHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH: 14 TCN 171:2006 - THÀNH PHẦN, NỘI DUNG LẬP BÁO CÁO ĐẦU TƯ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI
--------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quy chế xây dựng, ban hành, phổ biến và kiểm tra áp dụng tiêu chuẩn ngành ban hành theo Quyết định số 74/2005/QĐ-BNN ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này tiêu chuẩn ngành: 14TCN 171:2006 - Thành phần, nội dung lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế kỹ thuật các Dự án thủy lợi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:- Như điều 3;- Lưu VT.
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGNguyễn Ngọc Thuật
FILE ĐƯỢC KÈM THEO VĂN BẢN
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số : 4444 /TTg-KTN
V/v chỉ định thầu đối với
gói thầu thi công nạo vét luồng
Soài Rạp (đợt 1 giai đoạn 2)
-
-
-
-
Kính gửi:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2010
- Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư;
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (công văn số
171/UBND-ĐTMT-M ngày 12 tháng 5 năm 2010) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (công văn số 5307/BKH-QLĐT ngày 30 tháng 7 năm 2010) về việc chỉ
định thầu đối với gói thầu thi công nạo vét luồng Soài Rạp (đợt 1 giai đoạn 2),
của kiến như sau vết luỗng sáng 3 năm là Bộ
Chính
Đồng ý với
sau:
nh “ nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tại công
văn nêu Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm
chỉ đạo việc chỉ định thầu theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, tiến độ
Dự án./.
Nơi nhận:
. Như trên;
- Thủ tướng, các PTTg: Nguyễn Sinh Hùng,
Hoàng Trung Hải;
Các Bộ: Tài chính, TN&MT;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý,
các Vụ: KTTH, TKBT, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KTN (46). HH 20
JONG
HJ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
HU
Hoàng Trung Hải
|
Bộ TÀI NGUYÊN VÀ MÓI TRƯỚNG
số:1933 /BTNMT-KHTC
V/v hướng dẫn xày dựng kế hoạch và dự
toán ngàn sách nhà nước nãm 2022 và kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03
năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phi sự
nghiệp bao vệ mỏi trường cùa các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngá)27 ihángl năm 202J
Kính gừi: ủy ban nhàn dân các tinh, thành phố Uực thuộc Tiling ương.
Căn cứ Luật Bào vệ môi trường năm 2020, Luật Ngân sách nhà nước năm
2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng ke hoạch và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước
03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cùa các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỤC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỤ TOÁN
KINH PHÍ SựNGHlẸP BẢÓ VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2020 VÀ NĂM 2021
1. Đánh giá công tác chi đạo và tô chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
truờng ở địa phương năm 2020 và năm 2021
- Đánh giá thực trạng công tác quán lý môi trường gồm các nội dung: việc
thi hành và tuân thù pháp luật về bảo vệ môi trường; lồng ghép bảo vệ môi trường
vào chiến lược, quy hoạch, ke hoạch, dự án phát triển của địa phương; xây dựng,
ban hành theo thẩm quyền và tố chức thực hiện các văn bàn quy phạm pháp luật
về bào vệ môi trường; thông tin, truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức về
mòi trường, phối hợp trong công tác quản lý môi trường giữa các cấp, các ngành,
tô chức và đội ngù cán bộ làm công tác quàn lý môi trường.
- Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chi thị số 25/CT-TTg ngày 31
tháng 8 nãm 2016 cùa Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách về bảo vệ môi trường; đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết số 08/NQ-
CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phù về việc ban hành Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của
Ban chấp hành Trung ương về chu động ứng phó với biến đôi khí hậu, tăng cường
quán lý tài nguyên và bào vệ mòi trường và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18
tháng 3 năm 2013 cùa Chính phù về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường; đánh giá tình hình triển khai Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đen năm 2030; đánh giá các chi tiêu môi trường trong kế
hoạch phát triên kinh tế - xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao; Chỉ thị số
27/CT-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2018 cũa Thủ tướng Chính phủ nhằm chi đạo,
giải quyết kịp thời vấn đề nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất; Chì thị sổ 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thu tướng Chính phu
vê tăng cường quan lý, tái sừ dụng, tái chế, xư lý và giam thiêu chất thai nhựa và
Chi thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 cùa Thu tướng Chính phú về
một số giải pháp cap bách tăng cường quan lý chất thai rắn; Chi thị số 42/CT-TTg
ngày 8/12/2020 cùa Thu tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý,
kiềm soát loài ngoại lai xâm hại.
- Đánh giá tinh hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
+ về xử lý các điềm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định
số 1946/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2010 phè duyệt Ke hoạch xư lý phòng
ngừa ò nhiễm môi trường do hóa chat bao vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi ca
nước; Quyêt định số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2018 phê duyệt Chương
trình mục tiêu xử lý triệt đê các cơ sớ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016-2020.
+ về báo vệ môi trường không khí: Đánh giá tình hình triến khai Quyết định
số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 nãm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc
gia về quản lý chat lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
+ về bảo tồn đa dạng sinh học: Quyết định số 1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng
7 năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020,
tẩm nhìn đến năm 2030.
- Đánh giá tình hình triền khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường cùa dịa
phương theo chi đạo của Đàng, cua Chính phú, Thu tướng Chính phú.
2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, dụ- án bảo vệ môi truờng và
sử dụng kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2020 và năm 2021
- Tỉnh hình thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bào vệ môi
trường năm 2020 và ước thực hiện năm 2021: Nêu cụ thể danh mục các nhiệm
vụ, dự án bảo vệ môi trường và kinh phí đã bố tri đê thực hiện; kết quả sản phẩm
cua các nhiệm vụ, dự án bảo vệ môi trường đã triền khai thực hiện; hiệu quà đầu
tư từ nguồn kinh phí sự nghiệp bao vệ môi trường; số kinh phí đã giải ngân tinh
đen ngày 30 tháng 6 năm 2021; Dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2021
(theo mẫu gửi kèm tại Phụ lục 01).
- Đối với các dự án xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
thuộc khu vực công ích, các điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bào vệ thực
vật tồn lưu đã được hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo Quyết định số 58/QĐ-
TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 về việc hồ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách
nhà nước nhằm xừ lý triệt để, khắc phục ô nhiễm giảm thiểu suy thoái môi
trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích và Quyết định số 38/QĐ-
TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Thú tướng Chính phủ về việc sừa đổi, bồ
sung một số điều của Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008 và
Quyết định số 807/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 nãm 2018 phê duyệt Chương trinh
mục tiêu xừ lý triệt đế các cơ sờ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối
tượng công ích giai đoạn 2016-2020 (nếu có); đề nghị báo cáo tình hình thực
hiện, kết quã thực hiện, sản phẩm, tình hình duy trì vận hành của dự án sau khi
được hồ trợ từ ngân sách Trung ương giai đoạn 20 16-2020; tinh hình bố trí vốn
đối ứng cùa địa phương để thực hiện dự án.
- Phân tích, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khán, vướng mắc trong việc
triển khai thực hiện các nhiệm vụ bao vệ môi trường.
3. Kiến nghị và đề xuất
Qua việc thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bào vệ môi
trường năm 2020 - 2021; trên cơ sơ đánh giá, phàn tích ờ phần 1 và phần 2 nêu
trên, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chât lượng và hiệu quà trong hoạt
động quán lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp báo vệ môi trường và các kiên nghị,
đề xuất khác.
Phần thú' hai
KẾ HOẠCH VÀ DỤ’TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 VÀ
KÉ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2022 - 2024
TƯ NGUỒN KINH PHÍ sụ' NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Ke hoạch bảo vệ môi trường
Tập trung nguồn lực triển khai, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm
2020; Chi thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 cùa Thủ tướng Chính
phu về một số nhiệm vụ, giai pháp cấp bách về báo vệ môi trường; Nghị quyêt
sô 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 cùa Chính phủ về một sô vân đê câp
bách trong lĩnh vực báo vệ môi trường và Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc
gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chi thị số 27/CT-TTg ngàỵ 17 tháng
9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phù chi đạo, giải quyết kịp thời vấn đe nhập
khẩu và sừ dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Nghị quyết số 09/NQ-CP
ngày 03 tháng 02 năm 2019 cùa Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phù
tháng 01 năm 2019; Chi thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xừ lý và giảm thiêu
chất thái nhựa; Chi thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 cùa Thủ
tướng Chính phù về một số giải pháp cấp bách tăng cường quàn lý chat thài rắn;
Chi thị số 42/CT-TTg ngàỵ 8/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng
cường công tác quàn lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Chi thị số 03/CT-TTg
ngày 18 tháng 01 năm 202 I cùa Thù tướng Chính phù về tăng cường kiểm soát
ô nhiễm môi trường không khí và thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ
bảo vệ môi trường theo chỉ đạo cùa Đàng, Chính phủ, Thù tướng Chính phù và
Chi thị cùa Thu tướng Chính phú về xây dựng Ke hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2022, trong đó ưu tiên các nhiệm vụ
chính như sau:
/. 1. Xừ lý cúc điểm gãy () nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương
- Tập trung hỗ trợ xư lý, làm sạch nguồn nước, đặc biệt ờ các lưu vực sông
Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai và các sông, hồ, ao, kênh, mương.
- Hồ trợ xừ lý ô nhiễm không khí do hoạt động công nghiệp, xây dựng,
giao thông ờ khu công nghiệp, đò thị. đặc biệt là ô nhiễm do bụi ơ các khu vực
nội thị, khu tập trung dàn cư.
- Tập trung thực hiện hoạt động phân loại, thu gom. vận chuyển, xử lý
giảm thiêu chôn lâp chàt thài rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn tại địa phương.
- Tập trung rà soát, xử lý dứt diêm các cơ sớ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, các điềm ô nhiễm mỏi trường do hóa chat báo vệ thực vật tồn lưu
còn tồn đọng. Chịu trách nhiệm trước Thu tướng Chính phu về nội dung, tiến độ
xử lý các dự án, cơ sờ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các diêm tồn lưu
hóa chât bào vệ thực vật còn tồn đọng trên địa bàn quản lý.
- Tập trung thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề, điểm phát
sinh dịch bệnh; khắc phục một số điếm nóng về môi trường do tồn dư cùa thuốc
bao vệ thực vật và chất độc da cam/đioxin.
7.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Xây dựng các văn bàn quy phạm pháp luật về báo vệ môi trường theo
thẩm quyền cúa ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp.
- Xây dựng quy hoạch báo vệ môi trường, cơ chế thực hiện, mô hình quản
lý bao vệ môi trường ờ địa phương.
- Xây dựng, ban hành các tiêu chí về mòi trường đê sàng lọc. lira chọn các
dự án đầu tư tại địa phương.
- Bảo đảm hoạt động cua hệ thống quan trắc môi trường theo Quyết định
số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 cùa Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tống thề mạng lưới quan trắc tài nguyên và mòi trường
quôc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 thuộc thẩm quyền cùa
địa phương. Xây dựng và thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng mòi
trường, các tác động đối với môi trường cùa địa phương. Xây dựng báo cáo
chuyên đề về mỏi trường và tồng hợp số liệu về môi trường hàng năm.
- Ban hành danh mục đối với các ngành, lĩnh vực sản xuất tiềm ân nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường đê hạn chế đầu tư tại địa phương.
- Tăng cường rà soát và lập danh mục các khu vực bị nhiễm độc hóa chất
trong chiến tranh; khu vực có khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chửa hóa
chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di
dời; khu vực khai thác khoáng sản độc hại đã kết thúc khai thác.
- Xây dụng và thực hiện chương trình quan trắc môi trường địa phương;
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc
bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Kiểm soát chặt chè việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đằ qua sừ
dụng gây nguy hại cho môi trường theo hướng không cho phép nhập khấu các
loại phe liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, những loại phế liệu có
hiệu quả tái chế thấp, nhũng loại phế liệu trong nước đang sần có hoặc đáp ứng
được nhu cầu nguồn nguyên liệu, phế liệu.
- Xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; lồng ghép các nội
dung bào vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình,
dự án phát triển kinh te - xã hội cùa địa phương. Nâng cao chất lượng công tác
thẩm định, đánh giá tác động môi trường.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn xá thai; tăng cường bảo vệ môi trường các
lưu vực sông, cải thiện, phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm.
- Kiểm soát chặt chẽ các khu, cụm công nghiệp trong việc xây dựng, vận
hành hệ thống xừ lý nước thài tập trung, lắp đặt hệ thống thiết bị kiểm soát,
giám sát hoạt động xà thải theo quy định của pháp luật, truyên sô liệu trực tiêp
về Sờ Tài nguyên và Môi trường.
- Thanh tra. kiềm tra và giám sát việc thực hiện pháp luật về báo vệ môi
trường, bao gồm cá thanh tra, kiếm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo
đánh giá tác động môi trường đà được phê duyệt và trong bàn cam kết bào vệ
mòi trường.
- Tập trung giám sát các dự án lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, ô nhiễm
mỏi trường cao, báo đảm không để xày ra sự cố mòi trường nghiêm trọng.
- Điều tra, thống kê chất thái, đánh giá tỉnh hỉnh ô nhiễm, suy thoái và sự
cố môi trường.
ỉ. 3. Quản lý chất thãi
- Triến khai thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm
2018 cua Thu tướng Chính phù về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về
quán lý tổng hợp chất thải rắn đốn năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.
- Triển khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 tại
Phiên họp thường kỳ Chính phu tháng 01 năm 2019 về thống nhất quản lý nhà
nước về chất thái rắn. Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ
tướng Chính phù về tăng cường quàn lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiếu
chất thái nhựa và Chi thị số 41/CT-TTg ngày 01 tháng 12 năm 2020 của Thù
tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thài rắn.
- Tăng cường quan lý chất thai ran, chất thài nguy hại ờ các đô thị, khu
công nghiệp.
- Tăng cường năng lực quàn lý chất thài rắn sinh hoạt đô thị và nòng thôn,
trọng tâm là việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, nâng cao năng lực thu
gom; triền khai một số mô hình điểm về xử lý chất thải nông thôn, làng nghề của
địa phương; vận hành hoạt động các bài chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
- Xây dụng cơ chế giảm thiêu, quản lý chặt chẽ rác thải nhựa từ đất liền ra
đại dương.
- Có chính sách thu hút xà hội hóa công tác xứ lý chất thài (đặc biệt là chất
thài ran sinh hoạt đô thị và nông thôn), lựa chọn công nghệ xử lý chất thài rắn
phù hợp.
1.4. Bào tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
- Triên khai các nhiệm vụ theo phân công cùa Chính phù tại các vãn ban
quy phạm pháp luật hướng dẳn thực hiện Luật Đa dạng sinh học được ban hành
trọng thời gian qua; nâng cao năng lực quan lý và thực thi Luật đa dạng sinh học
đên các cấp, các ngành trên địa bàn.
- Triền khai hoạt động quản lý, phát triển di sán thiên nhiên; xây dựng các
văn bản chi đạo điều hành về quản lý di sản thiên nhiên;
- Thực hiện Quyết định số 1 176/ỌĐ-TTg ngàỵ 12 tháng 9 năm 2019 cua
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình báo tồn các loài rùa nguy cấp cua
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Triển khai Chi thị số 42/CT-
TTg ngày 8/12/2020 cua Thù tướng Chính phu về việc tăng cường còng tác
quản lý, kiêm soát loài ngoại lai xâm hại.
- Phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập cua sinh vật ngoại lai, sinh vật biến
đôi gen gây ảnh hường xấu đến môi trường.
- Điều tra. kháo sát. đánh giá và bảo tồn các loài thuộc Danh mục loài nguy
cấp, quý. hiếm được ưu tiên bảo vệ theo thẳm quyền của địa phương.
- Quản lý bào vệ các khu bảo ton, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực
đa dạng sinh học cao, hành lang đa dạng sinh học và các khu vực chưa đu điều
kiện thành lập khu bao tồn; phát triển và mơ rộng các khu bao tòn thiên nhiên;
hường úng, triển khai sáng kiến cua Thú tướng Chính phu về trồng I ty cây xanh.
/. 5. Tăng cưừng năng lực quản lý môi trường
- Tăng cường năng lực tô chức cơ quan chuyên môn và cán bộ bao vệ môi
trường các cấp. Xây dựng và thực hiện phương án về tố chức, cán bộ cua các cơ
quan dể đàm bào thực hiện thống nhất quán lý nhà nước về chất thai ran theo
đúng Nghị quyết sổ 09/NQ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2019 của Chinh phù. Chú
trọng công tác đào tạo, bồi dường đề nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.
nghiệp vụ, kỳ năng quán lý cho đội ngũ cán bộ quan lý môi trường các cap.
- Tuyên truyền, phồ biến, giáo dục pháp luật về môi trường như đào tạo,
tập huấn chuyên môn, quản lý về báo vệ mòi trường.
- Xây dựng, đưa vào hoạt động và thong nhất quản lý hệ thống cơ sờ dữ
liệu, thông tin về môi trường, về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Thống kê môi trường, xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
- HỒ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị xã hội, nghề
nghiệp.
- Xây dụng và triền khai các mò hình bảo vệ môi trường, mô hình tự quàn
tiên tiến ờ địa phương.
- Hồ trợ thực hiện các dự án, nhiệm vụ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi
trường ở địa phương.
/. 6. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trưòng
Tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường sửa đồi năm 2020. Đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với
mòi trường, tự giác chấp hành các quy định cùa pháp luật về bào vệ môi trường,
đặc biệt là công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn và không sử dụng túi nilon
dùng một lần.
1.7. Triển khai, thực hiện Chi thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm
2016 của Thủ tướng Chỉnh phủ
Đề triển khai, thực hiện Chi thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016
cua Thú tướng Chính phu về một số nhiệm vụ, giải pháp câp bách vê bảo vệ môi
trường, đề nghị các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung vào các nội
dung chinh như sau:
- Tiến hành rà soát toàn bộ các tác động đối với môi trường, các yêu cầu
về công trình, biện pháp bảo vệ mòi trường, các quy chuân áp dụng, chương
trình giám sát môi trường cùa các dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động môi trường, trong đó tập trung rà soát các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ cao
gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; kiến nghị điều chỉnh nếu cần thiết.
Trên cơ sơ đó xác định các dự án cần ưu tiên quản lý, giám sát, kiêm tra chặt chẽ
trong quá trinh vận hành thư nghiệm.
- Tồ chức điều tra, đánh giá, lập danh sách, giám sát các lĩnh vực công
nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các loại hình, các cơ sở
sàn xuất kinh doanh dịch vụ, địa bàn nhạy cảm có khả năng xảy ra sự cố môi
trường để phàn loại theo các mức độ gày ô nhiễm, rủi ro đối với môi trường.
Xây dụng kế hoạch kiểm tra, giám sát phù hợp đối với từng nhóm đối tượng
được phàn chia theo danh mục mức độ ô nhiễm.
- Thực hiện chế độ kiềm tra, giám sát đặc biệt đối với các dự án, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở sàn xuất kinh doanh dịch vụ lớn,
tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường trên diện rộng
thông qua các Tồ công tác liên ngành, chương trình kiêm tra định kỳ, che độ
giám sàt đặc biệt như quan trắc online tự động liên tục và kết nối số liệu trực
tuyến với cơ quan quan lý nhà nước về môi trường ở Trung ương cùng như địa
phương, xây dụng hồ chi thị sinh học để kiềm chứng chất lượng nước thải sau
xừ lý trước khi thái ra ngoài môi trường.
- Rà soát quy hoạch, nhu cầu xừ lý, chôn lấp, năng lực đáp ứng yêu cầu về
bao vệ môi trường cùa các cơ sở xứ lý, chôn lấp chất thài trên địa bàn các tinh,
thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó tập trung hướng dẫn địa phương rà
soát, xây dựng quy hoạch quan lý chất thai rắn trên cơ sơ đánh giá, dự báo nhu
cầu xừ lý, chôn chấp chất thai, kha năng đáp ứng của các cơ sở xứ lý, chôn chấp
chất thái trong và ngoài địa bàn. Bô sung, điều chinh quy hoạch và có ke hoạch
cụ thể xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, đóng cửa các cơ sờ xử lý, bãi chôn lấp
chất thái không đạt yêu cầu. Phối hợp với các địa phương điều phối, liên kết
giừa các cơ sờ, các bãi chôn lấp trên địa bàn tình, trong vùng hoặc trên cả nước
đê xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thài rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
tồn đọng.
Danh mục dự án đề xuất theo mẫu gưi kèm tại Phụ lục 02.
2. Yêu cầu
- Kế hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường là một bộ
phận và được tổng hợp chung trong Kế hoạch phát triền kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách năm 2022 và ke hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm
2022 - 2024 cua các địa phương.
- Các dự án, nhiệm vụ đưa vào ke hoạch sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và theo
các biêu mẫu hướng dẫn ờ các phụ lục kém theo.
- Sử dụng kinh phí sự nghiệp báo vệ môi trường đúng mục đích, đúng chế
độ và có hiệu quả; tuân thu các thu tục, quy định hiện hành.
* Đoi với các dự án đề nghị hồ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp bào vệ mòi
trường ngân sách trung ương, đề nghị UBND tinh sớm có văn bản và hồ sơ đầy
đu theo quy định gưi về Bộ Tài nguyên và Mỏi trường để tổng hợp, báo cáo Thu
tướng Chính phu, cụ thể:
Dự án xử lý các diêm tồn lưu hoá chất bảo vệ thực vật thuộc đối tượng
được hồ trợ theo Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2008,
Quyết định số 38/2011/QĐ-TTg ngày 05 tháng 7 năm 2011 sửa đổi, bồ sung
một số điều cua Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg cùa Thủ tướng Chính phú. Hồ
sơ bao gồm: Văn ban cua UBND tinh gúi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị
hô trợ kinh phí thực hiện dự án; văn ban cam kết cua tinh bố trí vốn đối ứng
50% đê thực hiện dự án; Quyết định là cơ sớ ò nhiễm mòi trường nghiêm trọng
cùa cấp có thầm quyền; Quyết định phê duyệt dự án cùa địa phương theo thẩm
quyên; Có báo cáo kinh tế - kỳ thuật, hoặc báo cáo đầu tư cua dự án.
3. Tien độ xây dựng kế hoạch
- Trước ngày 01 tháng 7 nãm 2021: úy ban nhân dân các tinh, thành phố
trực thuộc trung ương hoàn thành việc xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách
nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chinh - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 -
2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường theo mẫu bảng tồng hợp tại
phụ lục kèm theo gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời gứi file điện
tử công văn và các phụ lục đính kèm vào 02 địa chì email:
[email protected] và [email protected].
- Từ ngày 02 tháng 7 năm 2021: Bộ Tài nguyên và Môi trường xử lý, tổng
hợp ke hoạch và dự toán kinh phí sự nghiệp báo vệ môi trường chung cùa cá
nước báo cáo Thú tướng Chính phu và gìri các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính để tổng hợp.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị ủy ban nhân dân các tình, thành
phô trực thuộc trung ương xem xét, chì đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Tài chính phối hợp, hướng dẫn các Sờ, ban, ngành có liên quan và các huyện, thị
xây dụng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài
chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp
bao vệ môi trường theo tiến độ nêu trên, đám bảo thực hiện các mục tiêu, chi
tiêu kê hoạch bao vệ mòi trường của ca nước.
Mọi vướng mẩc trong quá trình triền khai thực hiện, đề nghị liên hệ ve Bộ
Tài nguyên và Môi trường để phối hợp giái quyết./.
N(ri nhận:
- Nhir trôn;
- Bộ trương Trấn Hồng Há (dè báo cáo);
- TT Trằn Quý Kiên;
- Các Bộ: Tài chinh, Kẻ hoạch và Đầu tư
(dê phối họp);
- Uy ban KHCN&MT cua Ọuốc hội;
-TCMT.
- Lưu: VT, KHTC. PH.
’két QUA TIIUC ĩlIỊỆN CÁC NHIỆM vụ, DỤ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2020 - 2021PI
(Kèm theo Công văn sô / ngày tháng năm 2021 cùa )
Dơn vị: Iriệu dòng
STT Tên nhiệm vụ/dự án Thời gian thực hiện Tổng kinh phí Kinh phi năm 2020 Kinh phí năm 2021 Đơn vị thực hiện; lưu giữ sân phẩm Tiên độ giãi ngân (%) Các kết quà chính đã dạt dược Ghi chú
A Nhiệm vụ chuyên môn
1 Nhiệm vụ chuyển tiếp
2 Nhiệm vụ mở mới
B Nhiệm vụ thường xuyên
Tinh, thành phố:.................................................................... Phụ lục 2
TỒNG HỢI’ CÁC NHIỆM VỊ), DƯ ÁN BÁO VỆ MÓI TRƯỜNG NĂM 2022, GIAI ĐOẠN 2022 - 2024
(Kèm theo Công văn số / ngày tháng năm 2021 của )
H ơn vị: Ịriệu dồng
ST T Tên nhiệm vụ/dir án Cơ sờ pháp lý Mục tiêu Nội dung thực hiện Dự kiến sân phâm Cơ quan thực hiện Thời gian thực hiện Tổng kinh phí Lũy kế đến hết năm 2021 Kinh phí năm 2022 Kinh phí dự kiên năm 2023 Kinh phí dự kiên năm 2024 Ghi chú
A Nhiệm vụ chuyên môn
1 Nhiệm vụ chuyên tiềp
2 Nhiệm vụ mờ mới
B Nhiệm vụ thưòng xuyên
c Hỗ trợ xìr lý điểm tồn lưu hoá chất bào vệ thục vật ó nhiễm môi trường nghiêm trọng
1 Nhiệm vụ chuyên tiếp
2 Nhiệm vụ mở mới
|
BỘTÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
Số: 543/TB-TCHQ
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HàNội, ngày 20tháng01năm2016
THÔNG BÁO
Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giámsát, kiểmsoát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng
hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểmtra chất lượng, kiểmtra an toàn thực phẩm;
Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trến cơ sở kết quả phân tích của Trung tâmPhân tích phân loại hàng hóa XNK (Chi nhánh tại TP. Hồ
Chí Minh) tại thông báo số 2662/TB-PTPL ngày 03/12/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK,
Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Nhựa phế liệu (Hạt nhựa đen bị ẩmướt, theo kết quả chứng thư giámđịnh
tình trạng số 15G10ND00496-38 ngày 18/09/2015) đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia QNVN32 (Mục 1).
2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công ty Cổ Phần Thiết Bị Và Vật Tư Miền Nam; địa chỉ: 259 Lê Văn
Lương, Phường Tân Quy, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh; mã số thuế: 0312057516.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10059163370/A11 ngày 15/10/2015 tại Chi cục HQCK cảng Cái Mép
(Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
4. Tómtắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Polypropylen dạng hạt, thành phần chính gồmpolypropylen và
phụ gia tạo màu.
5. Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Polypropylen dạng hạt, thành phần chính gồmpolypropylen và phụ gia
tạo màu.
thuộc nhóm39.02 “Polymetừ propylenhoặc từ các olefinkhác, dạngnguyênsinh” phân nhóm
3902.10 “- Polypropylen” mã số 3902.10.90 “- - Loại khác”tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để b/cáo);
- Các Cục HQtỉnh, TP (để t/hiện);
- Chi cục HQCK cảng Cái Mép (Cục Hải quan tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu);
- Trung tâmPTPL và các Chi nhánh (để t/hiện);
- Công ty Cổ Phần Thiết Bị Và Vật Tư Miền Nam
(259 Lê Văn Lương, Phường Tân Quy, Quận 7, TP.
Hồ Chí Minh)
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Thủy (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái |
BỘ XÂYDỰNG
_______
Số: 502/BXD-KHCN
V/vHướngdẫnápdụngQCVN
06:2010/BXD
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________
HàNội, ngày 16tháng11năm2016
Kính gửi: Công ty Cổ phần quốc tế CTViệt Nam
Bộ Xây dựng đã nhận công văn số 240/CTVN-KTngày 09/11/2016 của Công ty Cổ phần quốc tế CTViệt
Namvề hướng dẫn bổ sung giải pháp theo QCVN06:2010/BXD, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN06:2010/BXD “An toàn cháy cho nhà và công trình” được ban hành
kèmtheo Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/7/2010 của Bộ Xây dựng, quy định các yêu cầu chung
về an toàn cháy cho nhà và công trình xây dựng trong điều kiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy tại Việt
Nam. Trong đó có quy định việc phải bố trí các buồng thang bộ không nhiễmkhói loại N1 trong các nhà
có chiều cao lớn hơn 28m(tại Mục 3.4.12. QCVN06:2010/BXD), Công ty Cổ phần quốc tế CTViệt Nam
đã đề xuất luận chứng bổ sung để thiết kế thang bộ thoát nạn loại N2 thay thế thang N1 cho công trình
Tòa nhà chung cư 35 tầng thuộc dự án “Xây dựng sân đỗ máy bay trực thăng phòng chống khủng bố
trên nóc nhà cao tầng, công viên cây xanh, chỗ đỗ xe, hạ tầng, nhà ở cán bộ chiến sĩ các Cục nghiệp
vụ Bộ Công An” xây dựng tại Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội và đã được Cục
Cảnh sát PCCC&CNCHthẩmduyệt đồng ý tại văn bản số 5000/PCCC&CNCH-P6 ngày 27/10/2015. Căn
cứ quy định tại Mục 1.1.7 - QCVN06:2010/BXD, Bộ Xây dựng đồng ý cho phép giảmbớt yêu cầu tại
Mục 3.4.12 - QCVN06:2010/BXD để thiết kế loại thang bộ N2 thay thế loại thang N1 cho công trình nêu
trên theo đúng hồ sơ thiết kế các giải pháp bổ sung đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCHthẩmduyệt
trả lời tại Văn bản số 5000/PCCC&CNCH-P6 và Giấy chứng nhận thẩmduyệt thiết kế về phòng cháy và
chữa cháy số 1177/TD-PCCC-P6 ngày 26/4/2016.
Trên đây là trả lời của Bộ Xây dựng, đề nghị Công ty Cổ phần quốc tế CTViệt Namtuân thủ đầy đủ các
yêu cầu của pháp luật về công tác PCCC trong quá trình thiết kế, thi công và nghiệmthu đưa công trình
vào sử dụng cũng như thường xuyên kiểmtra hàng ngày, kiểmtra theo định kỳ, duy tu, bảo dưỡng, thay
thế các hạng mục PCCC theo quy định để đảmbảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong suốt quá trình
sử dụng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTLê Quang Hùng (để b/c);
- Lưu VT, Vụ KHCN.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHCN&MT
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Quang Nhu |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
QCVN 16:2008/BTNMT
VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶTNational technical regulation on surface meteorological codes
LỜI NÓI ĐẦU
QCVN 16: 2008/BTNMT do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia biên soạn, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu trình duyệt và được ban hành theo Quyết định số 17/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Quy chuẩn này thay thế Tiêu chuẩn ngành 94 TCN 14 – 2006, Mã luật khí tượng bề mặt, ban hành theo Quyết định số 18/2006/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2006.
QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ MÃ LUẬT KHÍ TƯỢNG BỀ MẶTNational technical regulation on surface meteorological codes
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định chi tiết việc mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt dùng để mã hóa số liệu và khai mã các bản tin quan trắc khí tượng bề mặt.
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc khí tượng bề mặt, các tổ chức, cá nhân liên quan đến mã luật khí tượng bề mặt trên lãnh thổ Việt Nam.
1.3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. WMO là tên viết tắt của Tổ chức khí tượng thế giới (World Meteorological Organization).
1.3.2. Mã luật khí tượng bề mặt là các quy định mã hóa và khai mã số liệu quan trắc khí tượng bề mặt.
1.3.3. SYNOP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất.
1.3.4. SHIP là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển.
1.3.5. SYNOP MOBIL là bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất.
1.3.6. METAR là bản tin thời tiết sân bay thường kỳ (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).
1.3.7. SPECI là bản tin thời tiết sân bay đặc biệt chọn lọc (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).
1.3.8. BUOY là bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao.
1.3.9. CLIMAT là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất.
1.3.10. CLIMAT SHIP là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm thời tiết trên đại dương.
1.3.11. CLI… hay …CLI là bản tin số liệu khí áp trung bình tháng của các vùng trên đại dương.
1.3.12. TYPH là bản tin quan trắc khí tượng khi có bão (phát báo trong nước).
1.3.13. CLIM là bản tin số liệu khí hậu hàng tháng (phát báo trong nước).
1.3.14. Các từ ngữ khác được giải nghĩa trong phụ lục 1.
2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt
2.1. Các dạng mã SYNOP, SHIP, SYNOP MOBIL và các quy tắc mã hóa số liệu
FM 12-XII Ext SYNOP
- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm cố định trên mặt đất
FM 13-XII Ext SHIP
- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm trên biển
FM 14-XII Ext SYNOP MOBIL
- Bản tin quan trắc khí tượng từ trạm di động trên mặt đất
2.1.1. Dạng mã
Đoạn 0
Đoạn 1
iRixhVV
Nddff
(00fff)
5appp
6RRRtR
8NhCLCMCH
9GGgg
Đoạn 2
222Dsvs
(0ssTwTwTw)
(1PwaPwaHwaHwa)
(2PwPwHwHw)
((3dw1dw1dw2dw2)
(4Pw1Pw1Hw1Hw1)
(5Pw2Pw2Hw2 Hw2)
(70Hwa Hwa Hwa)
(8swTbTbTb)
(ICE +
)
Đoạn 3
333
(0EsnT’gT ’ g)
(1snTxTxTx)
(2snTnTnTn)
(3Ejjj)
(4E’sss)
(5j1j2j3j4)
(j5j6j7j8j9)
(6RRRtR)
(7R24R24R24R24)
(8NsChshs)
(9SpSpspsp)
(80000 (0 ….)
(1 …. ) ……)
Đoạn 4
444
N’C’H’H’Ct
Đoạn 5
555
(2SnTnTnTn)
(6RRRR)
(9dcdcfcfc)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
*
Chỉ sử dụng trong FM 12
**
Chỉ sử dụng trong FM 13
***
Chỉ sử dụng trong FM 14
****
Chỉ sử dụng trong FM 13 và FM 14
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
1. Dạng mã FM 12-XII Ext SYNOP dùng để thông báo quan trắc SYNOP bề mặt từ các trạm có người hay tự động cố định trên mặt đất. Dạng mã FM 13 – XII Ext SHIP, dùng cho các bản tin SYNOP quan trắc khí tượng bề mặt từ trạm có người hay tự động trên biển. Dạng mã FM 14-XII Exit SYNOP MOBIL, dùng cho các quan trắc bề mặt từ trạm có người hoặc tự động không cố định trên mặt đất;
2. Bản tin SYNOP từ trạm cố định trên mặt đất được nhận biết bởi nhóm chữ = AAXX;
3. Bản tin SHIP từ trạm trên biển được nhận biết bởi nhóm chữ MiMiMjMj = BBXX;
4. Bản tin SYNOP MOBIL từ trạm di động trên mặt đất được nhận biết bởi nhóm chữ = OOXX;
5. Dạng mã bao gồm các nhóm số được sắp xếp trong các đoạn theo chỉ số tăng dần, trừ các trường hợp sau:
(i) Các nhóm của Đoạn 0 và hai nhóm đầu của Đoạn 1 là các nhóm luôn có mặt trong bản tin của các trạm quan trắc bề mặt;
(ii) Nhóm số liệu đầu tiên của Đoạn 2 – 222Dsvs là nhóm luôn có trong bản tin từ các trạm trên biển (nếu có số liệu);
(iii) Nhóm số liệu của Đoạn 4 được nhận biết theo nhóm biểu thị 444;
Do vậy, có các đặc điểm sau đây:
(iv) Sự thiếu hụt thông tin do mất đi ngẫu nhiên của bất kỳ nhóm nào trong các nhóm trên, chỉ hạn chế đối với nội dung thông tin của nhóm đó;
(v) Các quy tắc về việc đưa vào hay bỏ qua các đoạn hay các nhóm trong ngoặc có thể được đặt ra cho từng trường hợp riêng biệt của từng loại trạm hay của nhu cầu về số liệu;
(vi) Độ dài của bản tin có thể được giữ ở mức tối thiểu nhờ việc loại bỏ một số nhóm khi nội dung thông tin này thường không có.
Nhóm mã ICE của Đoạn 2 đóng vai trò chỉ số cho nhóm số liệu cuối cùng của đoạn này hay thông tin bằng lời văn tương đương.
6. Dạng mã được chia thành các đoạn như sau:
Số đoạn
Nhóm biểu thị
Nội dung
0
-
Dữ liệu nhận dạng bản tin (loại, biểu danh tàu hay phao, ngày, giờ, vị trí) và đơn vị đo tốc độ gió;
1
-
Số liệu trao đổi toàn cầu, chung cho các dạng mã SYNOP, SHIP và SYNOP MOBIL;
2
222
Số liệu khí tượng hải văn trao đổi toàn cầu của các trạm biển hay trạm ven bờ;
3
333
Số liệu trao đổi khu vực;
4
444
Số liệu về mây có chân thấp hơn mực trạm được đưa vào theo quy định quốc gia;
5
555
Số liệu sử dụng quốc gia.
2.1.2. Quy tắc
2.1.2.1. Quy tắc chung
2.1.2.1.1. Không đưa tên mã SYNOP, SHIP hay SYNOP MOBIL vào bản tin.
Ghi chú:
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.7
1. Dạng mã SYNOP MOBIL dùng để mã hóa quan trắc khí tượng từ một vị trí không cố định. SYNOP MOBIL không được sử dụng để thay thế cho SYNOP từ vị trí cố định.
2. Một ví dụ áp dụng dạng mã SYNOP MOBIL là để thông báo cho các thông số khí tượng ở vùng có tình trạng khẩn cấp về môi trường.
2.1.2.1.2. Cách sử dụng các nhóm
Áp dụng các ghi chú 1), 2) và 3) ở quy tắc 2.3.2.4 của dạng mã BUOY – bản tin từ trạm phao.
a) Trong một thông báo gồm nhiều bản tin SYNOP từ các trạm cố định trên mặt đất, các nhóm YYGGiw chỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo với điều kiện là các bản tin được thực hiện vào cùng một thời điểm và có cùng đơn vị tốc độ gió;
b) Trong một thông báo gồm nhiều bản tin SHIP từ các trạm trên biển hay các bản tin SYNOP MOBIL từ các trạm di động trên mặt đất, nhóm chỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo; còn các nhóm:
D…D**
hay YYGGiw được đưa vào từng bản tin riêng biệt
A1bwnbnbnb *
* Chỉ dùng trong FM 13
** Chỉ dùng trong FM 13 và FM 14
Ghi chú:
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.7
2.1.2.1.3. Cách dùng các đoạn
a) Các bản tin từ trạm cố định hay di động trên mặt đất ít nhất phải bao gồm các Đoạn 0 và 1. Bản tin từ trạm trên mặt đất ven bờ có số liệu khí tượng hải văn phải bao gồm cả Đoạn 2. Biểu số và vị trí của trạm cố định trên mặt đất chỉ bởi nhóm IIiii;
b) Biểu số của trạm di động trên mặt đất chỉ bởi nhóm D…D. Vị trí của các trạm di động trên mặt đất chỉ bởi các nhóm 99LaLaLa QcL0L0L0L0 MMMULaUL0. Ngoài ra, các trạm di động trên mặt đất có nhóm h0h0h0h0im để chỉ độ cao trạm, bao hàm cả đơn vị đo và độ chính xác của độ cao đó;
c) Bên cạnh các Đoạn 0 và 1, bản tin từ các trạm di động trên mặt đất ít nhất phải có các nhóm 5, 8 và 9 của Đoạn 3 khi có số liệu tương ứng;
d) Các bản tin từ trạm trên biển phải luôn có các Đoạn 0 và 1, khi có số liệu tương ứng thì có cả Đoạn 2. Đoạn này luôn bao gồm số lượng tối đa các nhóm số liệu phù hợp với các tình huống quan trắc được. Biểu danh của trạm trên biển chỉ bởi nhóm D…D hay nhóm A1bwnbnbnb. Vị trí của trạm trên biển chỉ bởi các nhóm 99LaLaLa QcL0L0L0L0;
đ) Bên cạnh các Đoạn 0, 1 và 2, các bản tin từ các trạm thời tiết đại dương ít nhất phải có các nhóm 5, 8 và 9 của Đoạn 3 khi có số liệu tương ứng;
e) Trong các bản tin trên tàu biển bổ sung, Đoạn 1 bao gồm ít nhất các nhóm iRixhVV Nddff 1snTTT 4PPPP 7wwW1W2 8NhCLCMCH với:
1. iR = 4 ;
2. ix = 1 hay 3 tùy trường hợp.
g) Trong các bản tin từ tầu hỗ trợ, Đoạn 1 bao gồm ít nhất các nhóm iRixhVV Nddff 1snTTT 4PPPP 7wwW1W2 với
1. iR = 4 ;
2. ix = 1 hay 3 tùy trường hợp.
Ghi chú:
1) Dạng rút gọn này của Đoạn 1 được xem là thích hợp với các tầu không có các thiết bị đã được kiểm tra và có thể được yêu cầu phát báo ở các vùng tầu bè thưa thớt hay phát báo theo yêu cầu, đặc biệt là khi có bão đe dọa hay bão xảy ra thường xuyên. Các tầu này có thể phát báo bằng lời văn nếu không thành thạo việc mã hóa;
2. Nếu tầu không phát báo số liệu về mây, h được mã hóa bằng một gạch chéo (/);
3. Nếu tầu không có các thiết bị đã được kiểm tra để cho phép xác định tới phần mười độ của nhiệt độ không khí và/hay phần mười hPa của khí áp, phần mười này được mã hóa bằng một gạch chéo (/).
2.1.2.1.4. Ở bản tin từ trạm tự động, nếu không có số liệu về các yếu tố thuộc nhóm bắt buộc, các chữ của các nhóm này được mã hóa bằng gạch chéo. Khi đó mã số iR, ix và N = 0, N = 9, N = / sẽ báo trước sự vắng mặt các nhóm 6RRRtR, 7wawaWa1Wa2, 8NhCLCMCH, tùy từng trường hợp.
2.1.2.1.5. Trạm cố định trên biển (không phải trạm thời tiết đại dương hay trạm phao buông neo) nếu được cơ quan chủ quản coi như cùng loại với trạm cố định trên mặt đất, sẽ báo biểu danh và vị trí của trạm bằng nhóm IIiii.
2.1.2.1.6. Giờ thực của kỳ quan trắc là thời điểm đọc khí áp kế.
2.1.2.1.7. a) Biểu danh của trạm biển nằm trên giàn khoan hay các sàn khai thác dầu khí chỉ bởi nhóm A1bwnbnbnb;
b) Ở bản tin của các trạm trên biển mà không phải là trạm phao, trạm trên giàn khoan hay các sàn khai thác dầu khí và khi không có biểu danh của tầu, từ SHIP được thay cho D...D.
c) Ở bản tin từ trạm di động trên mặt đất, chỉ khi thiếu biểu danh phù hợp, từ MOBIL mới được thay cho D..D.
2.1.2.2. Đoạn 0
2.1.2.2.1. Nhóm
Xem các ghi chú 2), 3) và 4) và phần dạng mã;
a) MiMi: Chữ nhận dạng bản tin (Bảng mã 2582);
b) MjMj: Chữ nhận dạng các phần bản tin (Bảng mã 2582).
2.1.2.2.2. Nhóm D…D
a) D…D: Biểu danh của tầu;
b) Trạm di động trên mặt đất làm các quan trắc bề mặt, dùng biểu danh dạng D…D.
2.1.2.2.3. Nhóm A1bwnbnbnb
a) A1: Biểu số vùng thuộc Hiệp hội khu vực của WMO nơi có trạm phao giàn khoan hay sàn khai thác dầu khí đang được sử dụng (Bảng mã 0161);
b) bw: Biểu số vùng con thuộc vùng đã được chỉ bởi A1 (Bảng mã 0161);
c) nbnbnb: Kiểu và số hiệu phao;
Các số hiệu phao chỉ có từ 001 đến 499. Trường hợp phao trôi, cộng thêm 500 vào số nbnbnb ban đầu để phát báo.
2.1.2.2.4. Nhóm YYGGiw
a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;
b) YY: Ngày trong tháng (tính theo giờ quốc tế);
c) GG: Giờ quan trắc báo bằng giờ tròn gần nhất theo giờ quốc tế;
d) iw: Chỉ số báo phương pháp đo và đơn vị tốc độ gió (Bảng mã 1855).
2.1.2.2.5. Nhóm IIiii
a) II: Biểu số miền, do WMO quy định. Các trạm của Việt Nam thuộc miền 48;
b) iii: Biểu số trạm do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia quy định (Xem Phụ lục 3).
2.1.2.2.6. Các nhóm 99LaLaLa QcL0L0L0L0
a) Số 99: Nhóm số không đổi;
b) LaLaLa: Vĩ độ, báo đến phần mười độ;
c) Qc: Phần tư địa cầu (Bảng mã 3333);
d) L0L0L0L0: Kinh độ, báo đến phần mười độ.
2.1.2.2.7. Nhóm MMMULaULo
a) MMM: Số thứ tự ô vuông Masden chứa trạm vào lúc quan trắc (Bảng mã 2590);
b) ULaULo: Chữ số hàng đơn vị của vĩ độ và kinh độ trong ô chỉ bởi MMM.
2.1.2.2.8. Nhóm h0h0h0h0im
a) h0h0h0h0: Độ cao của trạm di động theo đơn vị chỉ bởi im;
b) im: Chỉ số đơn vị và mức tin cậy về độ cao (Bảng mã 1845).
2.1.2.3. Đoạn 1
2.1.2.3.1. Nhóm iRixhVV
a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;
b) iR: Chỉ rõ nhóm 6RRRtR có được báo trong bản tin hay không và lý do (Bảng mã 1819);
c) ix: Chỉ rõ kiểu thao tác ở trạm (có người hay tự động) và nhóm 7wwW1W2 có được báo trong bản tin hay không (Bảng mã 1860 118);
d) h: Độ cao so với bề mặt của chân mây thấp nhất quan trắc được. (Bảng mã 1600);
Ghi chú:
1. Thuật ngữ “độ cao so với bề mặt” là độ cao so với mực sân bay nếu là trạm sân bay, so với độ cao mực trạm nếu là những trạm không thuộc sân bay hoặc so với mực mặt nước, nếu là trạm trên biển;
2. Khi trạm ở trong sương mù, bão cát, bão bụi hay tuyết cuốn nhưng vẫn thấy rõ bầu trời thì h báo về chân mây thấp nhất quan trắc được. Khi trong các điều kiện trên mà không thấy rõ bầu trời thì h được mã hóa bằng gạch chéo (/);
3. Xem thêm các quy tắc liên quan đến cách sử dụng Đoạn 4.
đ) VV: Tầm nhìn ngang (Bảng mã 4377);
1. Khi tầm nhìn ngang không đồng đều ở các hướng, VV báo tầm nhìn ngang ngắn nhất;
2. Khi tầm nhìn ngang được xác định đủ chính xác (có đầy đủ tiêu điểm để quan trắc tầm nhìn), VV báo bằng mã số từ 00 đến 89;
3. Tầm nhìn ngang trên biển và tầm nhìn ngang được xác định không đủ chính xác (không có đầy đủ tiêu điểm để xác định tầm nhìn), VV báo bằng các mã số từ 90 đến 99;
4. Khi mã hóa tầm nhìn ngang nằm giữa hai mã số, báo mã số nhỏ. Ví dụ như tầm nhìn 350m, báo VV = 03.
2.1.2.3.2. Nhóm Nddff
a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;
b) N: Lượng mây tổng quan (Bảng mã 2700);
1. N báo phần bầu trời bị mây che, theo thực tế quan trắc được, không phân biệt loại mây nào;
2. Ac pe hay Sc pe (“bầu trời vẩy cá”) được báo bằng mã số N = 7 hay nhỏ hơn (trừ khi lớp mây phía trên che lấp toàn bộ bầu trời) vì luôn có các khe hở trong các mây này ngay cả khi chúng dàn khắp bầu trời;
3. Báo N = 0 khi không có mây, trong lúc quan trắc thấy trời xanh hay các vì sao thấy được qua sương mù hay các hiện tượng tương tự và không thấy một vệt mây nào;
4.Khi quan sát được mây qua sương mù hay các hiện tượng tương tự, lượng của chúng được ước định và phát báo coi như không có các hiện tượng này;
5. Lượng mây tổng quan không bao gồm các vệt ngưng kết chóng tan;
6. Các vật ngưng kết bền vững và các khối mây rõ ràng phát triển từ các vệt ngưng kết bền vững được xem như mây và báo bằng mã số CH hay CM thích hợp;
7. Với các trạm miền núi, lượng mây tổng quan không gồm phần mây thấp hơn mực trạm.
c) dd: Hướng gió (Bảng mã 0877 hay Bảng mã 242);
ff: Tốc độ gió, theo đơn vị chỉ bởi iw;
1. Hướng và tốc độ gió trung bình trong khoảng 10 phút liền kề trước kỳ quan trắc được báo bằng ddff. Tuy nhiên, nếu trong 10 phút này, đặc trưng gió có sự gián đoạn thì chỉ báo giá trị trung bình của khoảng thời gian sau gián đoạn. Gió đổi hướng báo dd = 99, gió giật báo dd bằng mã số hướng gió cộng thêm 50. Trường hợp gió vừa giật, vừa đổi hướng báo như trường hợp gió giật;
2. Khi thiết bị đo gió có khoảng thời gian tính trung bình 2 phút hoặc 10 phút ddff báo hướng và tốc độ gió của khoảng thời gian này;
3. Khi thiếu phương tiện đo gió, tốc độ gió được ước định theo cấp Beaufort, ff báo tốc độ gió trung bình theo đơn vị chỉ bởi iw của cấp gió Beaufort tương ứng, đã được xác định;
4. Khi tốc độ gió được báo theo đơn vị chỉ bởi iw bằng hay lớn hơn 99;
i) ff trong nhóm Nddff được báo là 99;
ii) Dùng thêm nhóm (00fff) đứng ngay sau nhóm Nddff để báo tốc độ gió đã quan trắc được bằng fff.
Ghi chú:
Tốc độ gió biểu kiến đo được ở mạn tầu đang chạy phải hiệu chỉnh về hướng và tốc độ của tầu để có được tốc độ gió thực cần phát báo. Việc hiệu chính có thể tiến hành trên cơ sở toán đồ song song của tốc độ hay bằng các bảng hiệu chỉnh riêng.
2.1.2.3.3. Nhóm 1snTTT
a) Nhóm này luôn có trong các bản tin;
b) Ở trạm thời tiết tự động đã chương trình hóa việc phát báo, khi thiếu số liệu do thiết bị hỏng hóc tạm thời, có thể bỏ nhóm này hoặc báo là 1////;
c) Số 1: Biểu số nhóm không đổi;
d) sn: Dấu của nhiệt độ không khí (Bảng mã 3845);
đ) TTT: Nhiệt độ không khí tính đến phần mười 0C, có dấu chỉ bởi sn;
2.1.2.3.4. Nhóm 2snTdTdTd
a) Nhóm này luôn có trong các bản tin SYNOP, khi thiếu số liệu báo 2snTdTdTd = 2////. Đối với bản tin SHIP nhóm này chỉ có mặt khi có số liệu;
b) Số 2: Biểu số nhóm không đổi;
c) sn: Dấu của nhiệt độ điểm sương (Bảng mã 3845);
d) TdTdTd: Nhiệt độ điểm sương báo đến phần mười 0C, có dấu chỉ bởi sn;
đ) Trường hợp ngoại tệ, khi tạm thời không có số liệu nhiệt độ điểm sương (như do thiết bị hỏng) nhưng có số liệu ẩm độ tương đối thì nhóm 29UUU sẽ thay thế cho nhóm 2snTdTdTd và UUU báo ẩm độ tương đối đó. Tuy nhiên, cần cố gắng chuyển ẩm độ tương đối sang nhiệt độ điểm sương, phát báo ẩm độ tương đối chỉ là phương sách cuối cùng.
2.1.2.3.5. Nhóm 3P0P0P0P0
a) Nhóm này luôn được đưa vào bản tin khi có số liệu, cùng nhóm 4PPPP hay 4a3hhh;
b) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;
c) P0P0P0P0: Khi áp mực trạm báo đến phần mười hPa. Trường hợp khí áp ≥ 1000.0hPa, báo bốn số cuối kể cả phần lẻ.
2.1.2.3.6. Nhóm 4PPPP
a) Khi khí áp mực mặt biển được tính đủ chính xác, trị số này được báo ở nhóm 4PPPP;
b) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;
c) PPPP: Khi áp mực mặt biển, báo đến phần mười hPa.
2.1.2.3.7. Nhóm 4a3hhh
a) Nhóm này thay cho nhóm 4PPPP khi không đưa được khí áp về mực mặt biển trung bình đủ chính xác;
b) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;
c) a3: Mặt đẳng áp chuẩn có báo địa thế vị (Bảng mã 0264);
d) hhh: Độ cao mặt đẳng áp chuẩn, được chỉ bởi a3, báo đến mét địa thế vị, không báo hàng ngàn.
Ghi chú:
1. Mặt đẳng áp chuẩn được chọn theo độ cao mực trạm (m) được chọn để báo độ cao như sau:
800 – 2300
850 hPa
2300 – 3700
700 -
> 3700
500 -
2. Cách tính độ cao mặt đẳng áp, xem Phụ lục 4.
2.1.2.3.8. Nhóm 5appp
a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;
b) a: Đặc điểm khuynh hướng khí áp 3 giờ qua (Bảng mã 0200);
Khuynh hướng khí áp 3 giờ qua được xác định theo số liệu trên giản đồ áp ký hay trị số khí áp mực trạm quan trắc được ở các thời điểm cách đều nhau không quá một giờ;
Khi không thể áp dụng được phương pháp đã nêu ở quy tắc trên, trong các bản tin từ trạm không có áp ký hay từ trạm thời tiết tự động, báo a là 2 khi khuynh hướng dương, hoặc 7 khi khuynh hướng âm và 4 khi khí áp không thay đổi trong 3 giờ qua;
c) ppp: Trị số biến áp mực trạm 3 giờ quan báo đến phần mười hPa.
2.1.2.3.9. Nhóm 6RRRtR
a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
b) RRR: Lượng giáng thủy (Bảng mã 3590);
1. Nếu phát báo lượng giáng thủy 6 tiếng một lần tại các kỳ quan trắc chính (nghĩa là báo lượng giáng thủy trong 6, 12, 18, 24 giờ qua), nhóm này sẽ được đưa vào Đoạn 1 (OBS 18 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 6 giờ qua, OBS 00 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 12 giờ qua, OBS 06 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 18 giờ qua và OBS 12 giờ quốc tế báo tổng lượng mưa trong 24 giờ qua), cụ thể:
- Trong các bản tin 1, 7, 13, 19 giờ Việt Nam, nhóm 6RRRtR báo lượng giáng thủy trong 6, 12, 18, 24 giờ qua, được đưa vào Đoạn 1.
2. Nếu phát báo lượng giáng thủy 3 tiếng một lần hay theo các khoảng thời gian khác theo yêu cầu của khu vực thì đưa nhóm này vào Đoạn 3;
3. Trên tàu có đèn, báo theo dạng mã SHIP và các trạm thời tiết đại dương, sử dụng nhóm này cố định theo khu vực hay quốc gia. Trong trường hợp trạm trên tàu di động có quan trắc giáng thủy, nhóm sẽ bao gồm trong mỗi bản tin SHIP;
4. Nhóm này sẽ:
- Báo RRR = 000 không có giáng thủy trong thời gian đã qua giai đoạn tính lượng giáng thủy báo ở tR;
- Báo RRR = /// khi có giáng thủy nhưng số liệu không chính xác;
- Khuyết trong bản tin khi có giáng thủy nhưng không đo được hay chưa đến giờ phát báo (iR = 4);
5. Trạm thời tiết tự động (AWS) đã và đang hoạt động sẽ không báo nhóm này khi có không giáng thủy iR = 3. Những hệ thống đo mới, tự động hoặc có người quan trắc khi không có giáng thủy báo RRR = 000;
c) tR: Thời gian kéo dài của giai đoạn tính lượng giáng thủy, kết thúc vào thời điểm phát báo (Bảng mã 4019).
Chú ý:
- Khi sương mù hoặc sương móc có lượng ≥ 0,1 mm nhưng không có mưa, không báo lượng của các loại sương;
- Trong thời gian đã qua, sương và mưa đều cho lượng thì báo gộp chung lượng nước của sương và mưa.
2.1.2.3.10. Nhóm 7wwW1W2 hay 7wawaWa1Wa2
a) Nhóm này dùng cho trạm có quan trắc viên, sau thời kỳ ngừng hoặc bắt đầu quan trắc, khi không rõ thời tiết đã qua nhóm 7 được báo là 7ww// (với ix = 1), thậm chí ww = 00-03. Mặt khác nếu hiệu tượng thời tiết quan trọng quan trắc được ở thời điểm hiện tại hay đã qua, hoặc cả hai, thì cũng được đưa vào báo trong nhóm 7wwW1W2. Trường hợp báo W1W2 = // chỉ rằng tất cả thời tiết đã qua là không biết rõ;
Nếu có 1 hiện tượng thời tiết đã qua được biết rõ thì nhóm này báo 7ww W1/ hoặc 7ww Wa1/. Quy tắc này cũng có thể được áp dụng cho các trạm phát báo tự động có báo thời tiết hiện tại và đã qua.
b) Các mã số 00, 01, 02, 03 của bảng mã ww và các mã số 0, 1 và 2 của bảng mã W1, W2 được xem là diễn tả những hiện tượng không quan trọng;
Ghi chú:
Mọi hiện tượng hiện tại và đã qua, kể cả những hiện tượng không quan trọng, đã quan trắc được trên biển đều được phát báo trong bản tin SHIP.
c) Nhóm này sẽ được bỏ qua nếu cả thời tiết hiện tại và đã qua:
1. Không quan trắc; hay
2. Có quan trắc nhưng chỉ có những hiện tượng không quan trọng;
Chỉ số ix sẽ chỉ ra tình huống nào trong số các tình huống trên đang được áp dụng.
d) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;
đ) ww: Thời tiết hiện tại được báo từ trạm thời tiết do con người quan trắc (Bảng mã 4677);
1. Thời tiết hiện tại là thời tiết lúc quan trắc (từ 10 phút trước giờ tròn đến giờ tròn) và/hay trong khoảng giờ trước lúc quan trắc (từ giờ tròn trước liền kề đến 10 phút trước giờ tròn);
2. Nếu có quá một dạng thời tiết đã quan trắc được, mã số lớn nhất sẽ được chọn cho ww. Thời tiết khác được báo bổ sung ở Đoạn 3 bằng các nhóm 960ww hoặc 961w1w1 (và được nhắc lại khi cần thiết);
Trong mọi trường hợp, ưu tiên mã số lớn, riêng mã số 17 được ưu tiên hơn các mã số từ 20 đến 49;
3. Với mã số 01, 02 và 03, không có giới hạn về mức độ thay đổi lượng mây ww = 00, 01, 02 có thể được dùng khi trời quang mây vào lúc quan trắc. Trong trường hợp này thì:
00 được dùng khi không biết về các điều kiện trước đó;
01 được dùng khi mây đã tan đi trong giờ qua.
02 được dùng khi trời quang mây liên tục trong suốt giờ qua.
4. Khi chọn các mã số ww ứng với các hiện tượng cấu tạo chủ yếu do hạt nước, phải chú ý tới tầm nhìn ngang; với hiện tượng cấu tạo chủ yếu không do hạt nước, không cần chú ý tới tầm nhìn ngang;
5. Mã số 05 được dùng khi tầm nhìn ngang bị giảm chủ yếu do thạch hiện tượng;
6. Mã số ww = 10 dùng khi 1 km ≤ VV < 10 km;
7. Mã số ww = 11 hay 12 dùng khi VV < 1000 m;
8. Mã số ww = 13 dùng khi trông thấy chớp vào lúc quan trắc nhưng không nghe thấy sấm, kể cả trường hợp không thấy mây Cb;
9. Mã số ww = 17 dùng khi nghe được sấm lúc quan trắc nhưng không có giáng thủy tại trạm, kể cả trường hợp không thấy mây Cb;
10. Nhằm mục đích mã hóa synop, cơn dông được xem như bắt đầu tại trạm từ lúc nghe thấy tiếng sấm đầu tiên, có hay không thấy chớp hay giáng thủy xuất hiện tại trạm. Cơn dông sẽ được báo ở thời tiết hiện tại nếu nghe được sấm trong khoảng thời gian quan trắc quy định liền kề trước kỳ quan trắc. Cơn dông được xem là chấm dứt từ lúc nghe thấy tiếng sấm cuối cùng và ngừng thực sự nếu sau đó khoảng 10 – 15 phút không nghe được sấm nữa.
11. Với ww = 18, các tiêu chuẩn để phát báo tố là:
(i) Tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất 8 m/s (16 knots) và đạt tới 11 m/s (22 knots) hay hơn, thời gian kéo dài ít nhất một phút;
(ii) Khi ước lượng tốc độ gió theo cấp Beaufort, tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất 3 cấp và đạt tới cấp 6 hay hơn, thời gian kéo dài ít nhất một phút.
12. Các mã số 20 – 29 không bao giờ được dùng khi quan sát được giáng thủy vào lúc quan trắc;
13. Với ww = 28, tầm nhìn đã từng nhỏ hơn 1000 mét;
Ghi chú:
Quy định này chỉ áp dụng đối với sự hạn chế tầm nhìn do những giọt nước hoặc tinh thể băng gây ra.
14. Sự thống nhất cần thiết trong việc phát báo ww = 36, 37, 38 và 39 trong phạm vi một vài vùng, thực hiện theo các chỉ dẫn quốc gia;
15. Giới hạn tầm nhìn “dưới 1000m” được dùng với ww = 42 – 49. Trường hợp ww = 40 hay 41, tầm nhìn biểu kiến trong đám hay dải sương mù kết băng sẽ dưới 1000 mét; 40 – 47 được dùng khi sự giảm tầm nhìn chủ yếu do giọt nước hay tinh thể băng và 48 hay 49 khi sự giảm này chủ yếu do giọt nước;
16. Khi xem xét về giáng thủy, thuật ngữ “tại trạm” ở bảng ww có nghĩa là “tại vị trí quan trắc thông thường”;
17. Giáng thủy được mã hóa là cách quãng nếu nó đã xảy ra không liên tục trong giờ trước và không thể hiện đặc điểm mưa rào;
18. Cường độ giáng thủy được xác định theo cường độ vào lúc quan trắc;
19. Các mã số 80 – 90 chỉ được dùng khi giáng thủy thuộc dạng mưa rào vào lúc quan trắc;
Ghi chú:
Mưa rào được sinh ra từ mây đối lưu. Đặc điểm của mưa rào là bắt đầu và kết thúc đột ngột, thường biến đổi nhanh và đôi khi biến đổi nhiều về cường độ. Các giọt và các phần tử rắn rơi trong mưa rào thường lớn hơn trong giáng thủy không phải rào. Giữa các đợt mưa rào có thể quan sát được các khoảng trống trời xanh, trừ khi mây dạng tầng che kín các khe hở giữa các mây dạng tích.
20. Với mã số 98, nếu giáng thủy không rõ rệt thì việc xác định có hay không có giáng thủy chủ yếu tùy thuộc vào quan trắc viên;
21. Cường độ giáng thủy và dông được xác định theo bảng quy định cường độ hiện tượng trong Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt.
e) wawa: Thời tiết hiện tại được báo từ trạm thời tiết tự động (Bảng mã 4680);
1) Trong khi báo chọn mã số lớn nhất;
2) Với mã số 01, 02 và 03: áp dụng quy tắc 2.1.2.3.10.đ.3;
(i) Áp dụng quy tắc 2.1.2.3.10.đ.4 về liên quan giữa hiện tượng và tầm nhìn;
(ii) Áp dụng quy tắc 2.1.2.3.10.đ.5 cho mã số 05.
3. Sự hạn chế tầm nhìn ở mã số wawa = 10 là 1km ≤ VV < 10km. Quy định này chỉ áp dụng với những giọt nước hay tinh thể băng;
4. Với wawa = 18, tiêu chuẩn để phát báo tố là: Tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất là 8m/s (16 (knots) và tốc độ đạt tới 11 m/s (22 knots) hay hơn và kéo dài ít nhất trong 1 phút;
5. Các mã số 20 – 29 không bao giờ được dùng khi có giáng thủy vào lúc quan trắc;
6. Với wawa = 28, tầm nhìn đã từng nhỏ hơn 1000 mét, áp dụng như ghi chú trong Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.13;
7. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.14 cho mã số 36;
8. Giới hạn tầm nhìn “dưới 1000 mét” được áp dụng với wawa = 30 – 35; wawa = 30 – 34 được dùng khi sự giảm tầm nhìn bao gồm chủ yếu bởi các giọt nước hay tinh thể băng và 35 khi sự giảm này bao gồm chủ yếu bởi giọt nước;
9. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.17 về tính chất cách quãng của giáng thủy;
10. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.18 về cường độ giáng thủy;
11. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ.19 cho các mã số 80 – 99.
g) W1W2: Thời tiết đã qua được báo từ trạm do con người quan trắc (Bảng mã 4561);
1. Khoảng thời gian được bao hàm bởi W1 và W2 là:
(i) 6 giờ đối với các quan trắc 0000, 0600, 1200 và 1800 GQT;
(ii) 3 giờ đối với các quan trắc 0300, 0900, 1500 và 2100 GQT;
(iii) 2 giời đối với các quan trắc trung gian nếu được thực hiện theo 2 giờ một.
2. Các mã số W1 và W2 được lựa chọn sao cho W1W2 kết hợp với ww mô tả đầy đủ nhất về thời tiết trong khoảng thời gian tương ứng. Ví dụ trong khoảng thời gian này, đặc trưng thời tiết thay đổi hoàn toàn thì mã số được chọn cho W1 và W2 phải mô tả thời tiết chiếm ưu thế trước khi thời tiết được báo ở ww xảy ra;
3. Khi W1 và W2 được báo ở bản tin từng giờ ngoài những kỳ báo theo quy tắc 2.1.3.10.g.1 (i) và (ii) thì chúng bao hàm khoảng thời gian ngắn hơn và quy tắc 2.1.3.10.g.2 cũng được áp dụng;
4. Khi áp dụng quy tắc 2.1.3.10.g.2 và cân nhắc thời tiết đã qua, nếu có quá một mã số có thể chọn cho thời tiết đã qua thì mã số lớn nhất được báo ở W1 và mã số lớn thứ hai được báo ở W2;
5. Nếu thời tiết trong khoảng thời gian này không thay đổi đến mức chỉ một mã số có thể được chọn cho thời tiết đã qua thì mã số này được báo cho cả W1 và W2. Ví dụ như mưa suốt thời gian qua, báo W1W2 = 66;
6. Nếu trong thời gian quy định có một khoảng không nắm được tình hình về thời tiết đã qua thì W1 phát báo như thường lệ và W2 phát báo bằng /;
h) Wa1Wa2: Thời tiết đã qua phát báo từ trạm tự động (Bảng mã 4531);
1. Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.g.1;
2. Cần chọn các mã số Wa1Wa2 nhằm tận dụng khả năng của trạm tự động để phát hiện thời tiết đã qua và kết hợp với wa1wa2 diễn tả được càng đầy đủ càng tốt thời tiết trong khoảng thời gian tương ứng;
3. Nếu trạm tự động chỉ có khả năng phát hiện tình huống thời tiết rất cơ bản, thì có thể dùng các mã số thấp hơn để miêu tả về các hiện tượng cơ bản và có đặc tính chung. Nếu trạm tự động có khả năng phân biệt cao hơn thì dùng các mã số lớn hơn giải thích chi tiết các hiện tượng. Với mỗi loại hiện tượng cơ bản, mã số cao nhất trong khả năng phân biệt của trạm tự động sẽ được phát báo;
4. Nếu thời tiết trong khoảng thời gian quy định đã trải qua sự thay đổi hoàn toàn và nhận biết được, thì mã số được chọn cho Wa1Wa2 phải mô tả thời tiết chế ngự trước khi loại thời tiết được chỉ ra bởi wawa. Mã số lớn nhất sẽ được dùng cho Wa1, mã số lớn thứ hai cho Wa2;
5. Nếu trong khoảng thời gian này thời tiết thay đổi không đáng kể đến mức chỉ một mã số có thể được chọn cho thời tiết đã qua thì mã số này sẽ được báo cho cả Wa1 và Wa2. Ví dụ như mưa suốt thời gian qua sẽ báo Wa1Wa2 = 44 với trường hợp trạm không có khả năng phân biệt được các dạng giáng thủy, hay Wa1Wa2 = 66 với trường hợp trạm có khả năng phân biệt cao hơn.
2.1.2.3.11. Nhóm 8NhCLCMCH
a) Nhóm này được bỏ qua trong các trường hợp sau:
1. Không có mây (N=0);
2. Bầu trời bị che khuất bởi sương mù và / hay hiện tượng khí tượng khác (N = 9);
3. Không phân biệt được mây vì những lý do không phải như ở (2) trên đây hay không làm quan trắc (N = /);
Ghi chú:
Mọi quan trắc về mây trên biển, kể cả không quan trắc mây, vẫn được phát báo trong bản tin SHIP.
b) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;
c) Nh: Lượng của tất cả các mây thuộc CL, hay nếu không có mây thuộc CL thì lượng chất của tất cả các mây thuộc CM (Bảng mã 2700);
1. Một số quy tắc liên quan đến việc mã hóa N cũng được áp dụng cho việc mã hóa Nh;
(i) Nếu có mây CL thì tổng lượng của tất cả các mây trong CL mà quan trắc viên thực sự nhìn thấy trong lúc quan trắc, được báo cho Nh;
(ii) Nếu không có mây CL nhưng có mây CM thì tổng lượng của tất cả các mây CM được báo cho Nh;
(iii) Nếu không có cả mây CL và mây CM nhưng có mây CH thì Nh được mã hóa là 0.
2. Nếu mây được báo ở Nh có tính là perlucidus (Sc pe ở CL hay Ac pe ở CM) thì Nh được mã hóa là 7 hay nhỏ hơn, áp dụng quy tắc 2.1.3.2.b.2;
3. Khi mây báo ở Nh được quan sát qua sương mù hay hiện tượng tương tự khác thì lượng của chúng được báo như khi không có những hiện tượng này;
4) Nếu mây báo ở Nh gồm cả vệt ngưng kết thì chỉ tính những vệt ngưng kết bền vững mà không tính đến những vệt tan rã nhanh chóng. Áp dụng quy tắc 1.6 về cách sử dụng Đoạn 4.
d) CL: Những mây thuộc Stratocumulus, Stratus, Cumulus và Comulonimbus (Bảng mã 0513);
1. CL chỉ báo những phần mây có độ cao từ mực trạm trở lên, nếu tất cả các mây thuộc CL đều thấp hơn mực trạm thì báo CL = 0;
2. Nếu qua sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây CL thì xác định mây CL thực tế trong thấy được, coi như không có các hiện tượng này;
Mã số CL được báo trình tự ưu tiên theo thứ tự các mã số như sau: 9,3,4,8,2, còn lại các mã số 1, 5, 6, 7 ưu tiên về lượng tùy theo.
đ) CM: Những mây thuộc Altocumulus, Altostratus và Nimbostratus (Bảng mã 0515);
1) Nếu qua mây CL, sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây CM thì xác định mây CM thực tế trông thấy được, coi như không có những hiện tượng này;
2. Khi lượng mây thuộc CL ≥ 7/10 mà không thấy mây thuộc CM, báo CM = /;
3. Khi lượng mây thuộc CL ≥ 7/10 tuy không thấy mây thuộc CM nhưng thấy mây thuộc CH, báo CM = 0.
Mã số CM được báo trình tự ưu tiên theo thứ tự các mã số như sau: 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 1, 2;
e) CH: Những mây thuộc Cirrus, Cirrocumulus và Cirrostratus (Bảng mã 0509);
1. Nếu qua mây thuộc CL, CM, sương mù hay các hiện tượng tương tự mà quan trắc được mây thuộc CH thì xác định mây CH thực tế thấy được, coi như không có những hiện tượng trên;
2. Trong các mã số CH từ 1 đến 8 đều có thể có một ít mây Cc. Mã số CH = 9 chỉ dùng khi mây Cc là chủ yếu trong các mây thuộc CH;
3. Khi tổng lượng mây CL và / hay CM ≥ 7/10 mà không thấy mây thuộc CH, báo CH = /;
Mã số CH được báo trình tự ưu tiên theo thứ tự các mã số như sau: 9, 7, 8, 6, 5, 4, 3, 2, 1,
2.1.2.3.12. Nhóm 9GGgg
Nhóm này được đưa vào khi:
a) Thời điểm quan trắc thực sai lệch quá 10 phút so với giờ quan trắc chuẩn GG được báo ở Đoạn 0;
b) Có quy tắc bổ sung theo quyết định của khu vực, xem thêm Quy tắc 2.1.2.1.6.
2.1.2.4. Đoạn 2
Quy định chung
Việc đưa các nhóm của Đoạn 2 vào bản tin từ tàu biển sẽ do các nước thành viên sử dụng tàu này quy định. Quy tắc này cũng được áp dụng cho trạm tự động trên biển.
Ghi chú:
Các nước thành viên được khuyến cáo đưa vào tối đa các nhóm trong Đoạn 2 phù hợp với quy tắc 2.1.2.1.3.d.
2.1.2.4.1. Nhóm 222Dsvs
a) Nhóm này luôn có trong các bản tin từ trạm có quan trắc tình hình biển và trong các bản tin của những tàu được yêu cầu đưa Dsvs vào như một thủ tục thông thường;
b) Nhóm này được mã hóa là:
1. 22200 đối với trạm cố định trên biển;
2. 222// đối với:
(i) Trạm ven bờ phát báo tình hình biển;
(ii) Tàu bổ sung hay hỗ trợ, trừ khi đang phát báo từ một vùng mà trung tâm thu thập bản tin từ loại tàu này có yêu cầu đưa Dsvs vào như một thủ tục thông thường, nhằm đáp ứng nhu cầu của trung tâm tìm kiếm và cứu hộ.
c) Số 222: Biểu số không đổi mở đầu của Đoạn 2;
d) Ds: Hướng di chuyển thực của tàu trong 3 giờ qua (Bảng mã 0700);
đ) vs: Tốc độ trung bình của tàu trong 3 giờ qua (Bảng mã 4451);
2.1.2.4.2. Nhóm (OssTwTwTw)
a) Nhóm này luôn có trong bản tin từ trạm thời tiết đại dương khi số liệu có thể sử dụng;
b) Số 0: Biểu số nhóm không đổi;
c) ss: Chỉ số về dấu và loại phương tiện đo nhiệt độ nước biển tầng mặt (Bảng mã 3850);
d) TwTwTw: Nhiệt độ nước biển tầng mặt, báo đến phần mười 0C, có dấu chỉ bởi ss.
2.1.2.4.3. Các nhóm (1PwaPwaHwaHwa) và (2PwPwHwHw)
a) Áp dụng quy tắc tương tự 2.1.4.2.a cho các nhóm này;
b) Nhóm 1PwaPwaHwaHwa dùng để phát báo số liệu sóng gió đo được bằng máy (theo đơn vị 0,5m);
c) Nhóm 2PwPwHwHw dùng để phát báo số liệu sóng gió được ước lượng bằng mắt;
d) Số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;
đ) PwaPwa hay PwPw: Chu kỳ sóng gió báo theo giây;
e) HwaHwa hay HwHw: Độ cao sóng gió báo theo đơn vị 0,5m;
Ghi chú:
1. Chu kỳ sóng là khoảng thời gian hai đầu sóng liên tiếp đi qua một điểm cố định (chu kỳ bằng độ dài sóng chia cho tốc độ sóng);
2. Chu kỳ sóng báo theo chu kỳ trung bình của khá nhiều sóng có hình dáng hoàn hảo trong hệ thống sóng quan trắc được;
3. Độ cao sóng (chênh lệch giữa chân và đỉnh) báo theo độ cao trung bình của khá nhiều sóng có hình dáng hoàn hảo trong hệ thống sóng quan trắc được;
4. Độ cao sóng < 0,25m, báo 00; từ 0,25m đến 0,75m, báo 01; từ 0,75m đến 1,25m, báo 02; v.v…
g) Báo độ cao và chu kỳ sóng khi:
1. Biển lặng (không có sóng gió và không có sóng lừng), PwaPwa HwaHwa hay PwPwHwHw sẽ báo là 0000 tùy trường hợp;
2. Mặt biển hỗn hợp không thể ước định được chu kỳ sóng, PwPw được báo bằng 99. Vì lý do đó mà độ cao sóng không xác định được, HwHw được báo bằng //;
3. Ở bản tin từ trạm có phát số liệu sóng đo bằng máy, nếu số liệu không chính xác vì bất kỳ lý do nào, đối với chu kỳ hay độ cao sóng thì tùy từng trường hợp, PwaPwa hay HwaHwa sẽ được mã hóa là //. Nếu số liệu về chu kỳ hay độ cao sóng không chính xác, áp dụng quy tắc tương tự 2.1.3.3.b thì nhóm 1PwaPwa HwaHwa sẽ bỏ qua hay mã hóa là 1////;
4. Ở bản tin từ trạm không phát số liệu sóng đo bằng máy, nếu số liệu về chu kỳ hay độ cao sóng không khả dụng vì bất kỳ lý do nào khác thì tùy trường hợp PwPw hay HwHw sẽ được mã hóa là //. Nếu số liệu không khả dụng về chu kỳ hay độ cao sóng, nhóm 2PwPwHwHw sẽ được bỏ qua.
2.1.2.4.4. Các nhóm (3dw1dw1dw2dw2), (4Pw1Pw1Hw1Hw1), (5Pw2Pw2Hw2Hw2)
a) Các nhóm này chỉ được dùng để báo về sóng lừng khi có thể phân biệt được sóng lừng với sóng gió;
b) Số 3, 4, 5: Biểu số nhóm không đổi;
c) dw1dw1 hay dw2dw2: Hướng sóng (Bảng mã 0877);
d) Pw1Pw1 hay Pw2Pw2: Chu kỳ sóng, báo theo giây;
đ) Hw1Hw1 hay Hw2Hw2: Độ cao sóng, báo theo đơn vị 0,5m;
e) Nếu chỉ quan trắc được một hệ thống sóng lừng thì:
1. Số liệu về hệ thống sóng này được chỉ bởi dw1dw1, Pw1Pw1, Hw1Hw1;
2. dw2dw2 mã hóa là //;
3. Nhóm 5Pw2Pw2Hw2Hw2 được bỏ qua.
g) Nếu quan trắc được hệ thống sóng lừng thứ hai thì:
1. Số liệu về hệ thống sóng này được chỉ bởi dw2dw2, Pw2Pw2, Hw2Hw2;
2. Số liệu tương ứng về hệ thống sóng đầu tiên sẽ được áp dụng quy tắc 2.1.2.4.4.e.1 đã nêu trên.
b) Trạm thời tiết đại dương luôn đưa số liệu sóng lừng vào bản tin khi số liệu khả dụng.
2.1.2.4.5. Nhóm (6IsEsEsRs)
a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
b) Is: Nguyên nhân gây ra băng đóng trên tàu (Bảng mã 1751);
c) EsEs: Độ dày băng đóng trên tàu, báo bằng cm;
d) Rs: Tốc độ đóng băng trên tàu (Bảng mã 3551);
đ) Khi phát báo bằng lời văn về hiện tượng băng đóng trên tàu, dùng chữ ICING đặt trước lời văn;
2.1.2.4.6. Nhóm 70HwaHwaHwa
a) Nhóm này được báo bổ sung cho nhóm 1PwaPwaHwaHwa khi gặp các điều kiện sau:
1. Biển không lặng (có nghĩa mã số PwaPwaHwaHwa không phải là 0000);
2. HwaHwa không phải là //;
3. Trạm có khả năng đo đạc độ cao sóng bằng máy chính xác tới 0,1m.
b) Số 70: Nhóm số không đổi;
c) HwaHwaHwa: Độ cao sóng đo bằng máy, báo đến 0,1m;
2.1.2.4.7. Nhóm 8swTbTbTb
a) Khi nhiệt độ ở bầu nhiệt kế ướt được dùng để tính trị số điểm sương ở bản tin SHIP, nhóm 8swTbTbTb được đưa vào để báo về nhiệt độ của nhiệt kế ướt;
b) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;
c) sw: Chỉ số về dấu và loại của nhiệt độ bầu nhiệt kế ướt được phát báo (Bảng mã 3855);
d) TbTbTb : Nhiệt độ bầu nhiệt kế ướt báo đến phần mười 0C, có dấu chỉ bởi sw.
2.1.2.4.8. Các nhóm (ICE + ciSibiDizi hay lời văn)
a) Bản tin về băng biển và băng có nguồn gốc từ đất liền ở dạng mã FM13-XI sẽ không thay thế bản tin về băng biển và núi băng theo như công ước quốc tế về an toàn cuộc sống trên biển;
b) Nhóm ciSibiDizi được báo khi vào kỳ quan trắc từ vị trí của tàu đã quan trắc được băng biển và / hay băng có nguồn gốc từ đất liền, trừ trường hợp tàu được yêu cầu phát báo về tình hình băng theo mã luật riêng về băng biển;
c) Nếu giữa 2 kỳ quan trắc tàu đã vượt qua hay thấy được mỏm băng thì hiện tượng này được báo bằng lời văn bổ sung theo dạng “ice edge latlong” (với vị trí bằng độ và phút);
d) Từ ICE: Biểu danh báo hiệu về tình hình băng biển;
đ) ci: Mật độ hay cách sắp xếp băng biển (Bảng mã 0639);
e) Si: Giai đoạn hình thành băng (Bảng mã 3739);
g) bi: Băng biển có nguồn gốc từ đất liền (Bảng mã 0439);
h) Di: Hướng nhìn thấy rìa băng chính (Bảng mã 0739);
i) zi: Tình trạng băng hiện thời và xu thế tình huống trong 3 giờ qua (Bảng mã 5339);
j) Nếu tàu ở vùng biển thoáng và đang phát báo về ICE EDGE, thì chỉ phát báo mật độ ci và giai đoạn hình thành si của băng khi tàu ở gần băng (dưới 0.5 hải lý);
k) Nếu tàu ở cửa lạch rộng hơn một hải lý thì tình huống này sẽ được mã hóa ci = 1 và Di = 0. Nếu tàu ở trong vùng biển băng và biển băng đó có bờ vượt quá giới hạn tầm nhìn thì được mã hóa ci = 1 và Di = 9;
l) Nếu không quan sát thấy băng biển và nhóm mã chỉ dùng để báo cáo về băng có nguồn gốc từ đất liền, thì nhóm này sẽ được mã hóa là 0/bi/0; ví dụ: 0/2/0 có nghĩa đã thấy được 6 - 10 mỏm băng nhưng không có băng biển;
m) Trong việc mã hóa mật độ hay cách sắp xếp băng biển (ci), thì tình huống được báo phải là tình huống quan trọng nhất đối với giao thông hàng hải;
n) Hướng bờ băng chính được phát báo phải là hướng của phần gần nhất thuộc bờ này;
Ghi chú:
Các yêu cầu về việc phát báo băng biển phải được thỏa mãn bằng các bảng mã kết hợp, theo cách sau đây:
1. Mã chữ ci:
(i) Mã số đầu tiên (0) nhằm thiết lập mối quan hệ với mã số zi = 0 và mã bi nếu băng nổi nhìn thấy chỉ là băng có nguồn gốc từ đất liền.
(ii) Khả năng biến đổi về mật độ và cách sắp xếp băng biển trong vùng quan trắc hầu như không giới hạn, còn quan trắc từ tàu chỉ đủ tin cậy trong một phạm vi hạn chế. Vì lý do này và những biến đổi nhỏ chỉ có ý nghĩa tạm thời nên sự lựa chọn về mật độ và cách sắp xếp được giới hạn theo mục đích phát báo về các tình huống khác biệt đáng kể theo quan điểm hàng hải. Các mã số 2 – 9 được phân thành 2 đoạn tùy theo:
- Mật độ băng ít nhiều đồng nhất hay không (mã số 2 - 5); hoặc
- Có sự khác nhau rõ rệt về mật độ hay cách sắp xếp hay không (mã số 6 - 9).
2. Mã chữ Si
Bảng này nêu lên một loạt các trở ngại cho hàng hải gây nên bởi bất kỳ mật độ nào; ví dụ mật độ là 8/10 thì với băng non khó gây ra ảnh hưởng tới hàng hải, trái lại nếu phần lớn là băng già thì sẽ gây ra nhiều trở ngại, đòi hỏi phải giảm bớt tốc độ và thay đổi hướng luôn;
3. Mã chữ bi:
(i) Mã này xếp theo mức nguy hiểm tăng dần đối với giao thông hàng hải;
(ii) Những tảng băng và mảnh băng quá nhỏ, chìm sâu hơn mỏm băng thì khó phát hiện bằng mắt hoặc ra đa, nhất là khi biển động mạnh. Do vậy, các mã số 4 và 5 miêu tả các điều kiện nguy hiểm hơn các mã số 1 đến 3.
4. Mã chữ Di:
Mã này không nhằm báo về khoảng cách tới dải băng mà chỉ báo về hướng tàu nhìn thấy phần gần nhất của dải băng. Từ các mã số đã báo về mật độ và giai đoạn phát triển sẽ biết được tàu đang ở trong băng hay đang cách rìa bằng không quá 0,5 hải lý;
Nếu tàu ở trong vùng nước và xa bờ băng trên 0,5 hải lý thì hướng của rìa băng được coi như vuông gốc với hướng đã được báo;
Nếu thấy quá một bờ băng, báo theo bờ băng gần nhất hay quan trọng nhất;
5. Mã chữ zi:
(i) Mã này dùng để xác định:
Tàu đang ở trong khối băng lớn nổi trên biển hay là chỉ thấy được băng trôi trên biển thoáng (băng biển và / hay băng có nguồn gốc từ đất liền); và
Ước định tính chất có thể xuyên qua của băng biển và xu thế biến đổi vừa qua về tình trạng băng, tùy thuộc khả năng hoạt động của tàu trên băng biển.
(ii) Việc phát báo các tình huống theo các mã số 1-9 (Bảng mã 5239) giúp giải thích về hai bảng mã ci và Si.
2.1.2.5. Đoạn 3
Dùng để trao đổi khu vực, được mở đầu bằng nhóm 333
a) Việc dùng các nhóm có chỉ số từ 1 đến 9 do khu vực quy định;
b) Dạng ký hiệu của nhóm 0 cùng các quy tắc đưa nhóm này vào đoạn 3 sẽ do khu vực phát triển;
c) Các nhóm số khác sẽ do khu vực quy định, nhằm đáp ứng các nhu cầu chưa được các nhóm định sẵn đáp ứng. Để tránh sự mập mờ, các nhóm khác này sẽ:
1. Có các chỉ số 0, 1, 2, …
2. Đặt nhóm báo hiệu 80000 vào sau nhóm cuối cùng của các nhóm định sẵn để mở đầu cho các nhóm mới khác;
Ghi chú:
Ví dụ: Nếu có 3 nhóm bổ sung được phát triển thì một bản tin đã bao gồm trạng thái mặt đất, giáng thủy và số liệu mây sẽ thể hiện ở đoạn 3 như sau: 333 3Ejjj 6RRRtR 8NsChshs 80000 0…1…2…
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.1.3.đ.
2.1.2.5.1. Nhóm (OEsn T’gT’g)
a) Nhóm này được báo 2 lần trong ngày ở các bản tin 00 và 12 GQT (giờ quốc tế);
b) Số 0: Biểu số nhóm không đổi;
c) E: Trạng thái mặt đất vào lúc quan trắc, không có tuyết hay băng che phủ (Bảng mã 0901);
d) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ mặt đất (Bảng mã 3845)
đ) T’gT’g: Nhiệt độ mặt đất vào lúc quan trắc báo theo 0C nguyên, với dấu chỉ bởi sn;
e) Khi mặt đất bị tuyết hay / và băng phủ, nhóm này được phát báo ở dạng 0/snT’gT’g;
2.1.2.5.2. Các nhóm (1snTxTxTx) (2snTnTnTn)
a) Số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;
b) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ không khí tối cao và tối thấp (Bảng mã 3845);
c) TxTxTx: Nhiệt độ không khí tối cao ban ngày trong khoảng 12 giờ trước, báo đến phần mười 0C trong bản tin 12 GQT, với dấu chỉ bởi sn;
d) TnTnTn: Nhiệt độ không khí tối thấp ban đêm trong khoảng 12 giờ trước, báo đến phần mười 0C trong bản tin 00 GQT, với dấu chỉ bởi sn;
2.1.2.5.3. Nhóm (3Ejjj)
Ở Việt Nam dùng nhóm (3Ejjj) có dạng 3/SnTgTg.
a) Nhóm này chỉ được phát báo một lần trong ngày ở bản tin 00 GQT;
b) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;
c) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ mặt đất tối thấp (Bảng mã 3845);
d) TgTg : Nhiệt độ mặt đất tối thấp đêm trước báo theo 0C nguyên, với dấu chỉ bởi sn;
2.1.2.5.4. Nhóm (4E’sss)
a) Nhóm này báo về tuyết, băng và mọi dạng khác của giáng thủy đặc trên mặt đất vào lúc quan trắc;
b) Khi độ dày không đồng đều, báo độ dày trung bình trên vùng đặc trưng;
c) Nhóm này được phát báo một lần trong ngày ở bản tin 00 GQT;
d) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;
đ) E’: Trạng thái mặt đất có tuyết hay băng phủ (Bảng mã 0975);
e) sss: Độ dày lớp tuyết hay băng phủ. (Bảng mã 3889);
2.1.2.5.5. Các nhóm (5j1j2j3j4 j5j6j7j8j9)
a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;
b) j1: Chỉ số về thông tin bổ sung (Bảng mã 2061)
c) j2j3j4: Nội dung về thông tin bổ sung (Bảng mã 2061);
d) j5j6j7j8j9: Nhóm bổ sung đứng sau nhóm 5j1j2j3j4 (Bảng mã 2061);
đ) Khi nhóm 5j1j2j3j4 được dùng ở dạng 55j2j3j4, 553j3j4, 554j3j4 hay 555j3j4, nhóm bổ sung j5j6j7j8j9 được thêm vào để báo về cân bằng bức xạ, tổng bức xạ mặt trời, tán xạ mặt trời, bức xạ sóng dài, bức xạ sóng ngắn, cân bằng bức xạ sóng ngắn hay bức xạ mặt trời trực tiếp nếu số liệu khả dụng. Nhóm này được lặp lại mỗi khi cần thiết;
Ghi chú: Nếu thời gian nắng không khả dụng, nhóm này sẽ báo là 55///, 553//, 55407, 55408, 55507 hay 55508 khi có yêu cầu báo về số liệu bức xạ theo nhóm j5j6j7j8j9.
e) Nhóm 5j1j2j3j4 được ứng dụng ở các dạng:
1. 5EEEiE báo về lượng bốc hơi hay thoát hơi hàng ngày;
(i) EEE: Lượng bốc hơi hay thoát hơi trong 24 giờ qua báo đến phần mười milimét;
(ii) iE: Loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây trồng được đo thoát hơi (Bảng mã 1806).
2. 54g0sndT báo về sự thay đổi nhiệt độ trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2;
(i) Chỉ báo về thay đổi nhiệt độ bằng hay lớn hơn 50C trong vòng 30 phút, xác định ở nhiệt ký;
(ii) g0: Khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ thay đổi đến lúc quan trắc, bằng giờ tròn;
(iii) sn: Dấu của sự thay đổi nhiệt độ (Bảng mã 3845);
(iv) dT: Lượng nhiệt độ thay đổi (Bảng mã 0822);
(v) Việc phát báo hạng mục này do khu vực hay quốc gia quy định cho các trạm đảo hoặc trạm thưa thớt khác.
3. 55SSS báo về số giờ nắng trong ngày với SSS là thời gian nắng bằng phần mười giờ;
4. 553SS báo về thời gian nắng trong giờ trước với SS là thời gian nắng báo bằng phần mười giờ;
5. 55407 báo hiệu nhóm phụ 4FFFF liền kề báo về cân bằng bức xạ sóng ngắn trong giờ trước với FFFF là cân bằng bức xạ sóng ngắn bằng kJ/m2;
6. 55408 báo hiệu nhóm phụ 4FFFF liền kề báo về trực xạ trong giờ trước với FFFF là trực xạ bằng kJ/m2;
7. 55507 báo hiệu nhóm phụ 5F24F24F24F24 liền kề báo về cân bằng bức xạ sóng ngắn trong 24 giờ trước với F24F24F24F24 là cân bằng bức xạ bằng J/cm2;
8. 55508 báo hiệu nhóm phụ 5F24F24F24F24 liền kề báo về trực xạ trong 24 giờ trước với F24F24F24F24 là trực xạ bằng J/cm2;
9. 56 DL DM DH báo về hướng dịch chuyển của mây;
(i) DL: Hướng thực mà từ đó mây CL đang chuyển tới (Bảng mã 0700);
(ii) DM: Hướng thực mà từ đó mây CM đang chuyển tới (Bảng mã 0700);
(iii) DH: Hướng thực mà từ đó mây CH đang chuyển tới (Bảng mã 0700).
10. 57 CDaeC báo về hướng và sự phát triển của mây từ trạm trên đất và trạm tàu cố định trong vùng nhiệt đới.
(i) C: Loại mây (Bảng mã 0500);
(ii) Da: Hướng thực mà ở đó nhìn thấy mây địa hình hay mây phát triển theo chiều thẳng đứng (Bảng mã 0700);
(iii) eC: Góc cao của đỉnh mây được chỉ bởi C (Bảng mã 1004).
11. 58p24p24p24 báo về biến áp bề mặt 24 giờ qua là dương hay bằng 0, 59 p24p24p24 báo về biến áp bề mặt 24 giờ qua là âm.
p24p24p24: Biến áp bề mặt 24 giờ trước báo đến phần mười hPa.
g) Khi nhóm 5j1j2j3j4 có dạng 553SS thì nhóm bổ sung j5FFFF có thể ở một hay nhiều dạng sau:
j5 = 0: FFFF là cán cân bức xạ dương trong giờ trước, theo kJ/m2;
j5 = 1: FFFF là cán cân bức xạ âm trong giờ trước, theo kJ/m2;
j5 = 2: FFFF là tổng xạ mặt trời trong giờ trước, theo kJ/m2;
j5 = 3: FFFF là tán xạ mặt trời trong giờ trước, theo kJ/m2;
j5 = 4: FFFF là bức xạ sóng dài hướng xuống trong giờ trước, theo kJ/m2;
j5 = 5: FFFF là bức xạ sóng dài hướng lên trong giờ trước, theo kJ/m2;
j5 = 6: FFFF là bức xạ sóng ngắn trong giờ trước, theo kJ/m2;
h) Khi nhóm 5j1j2j3j4 có dạng 55SSS thì nhóm bổ sung j5F24F24F24F24 có thể ở một hay nhiều dạng sau:
j5 = 0: F24F24F24F24 là cán cân bức xạ dương trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
j5 = 1: F24F24F24F24 là cán cân bức xạ âm trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
j5 = 2: F24F24F24F24 là tổng xạ trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
j5 = 3: F24F24F24F24 là tán xạ trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
j5 = 4: F24F24F24F24 là bức xạ sóng dài hướng xuống trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
j5 = 5: F24F24F24F24 là bức xạ sóng dài hướng lên trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
j5 = 6: F24F24F24F24 là bức xạ sóng ngắn trong 24 giờ trước, theo J/cm2;
+ Ở Việt Nam hiện chỉ dùng nhóm 58/59 P24P24P24.
2.1.2.5.6. Nhóm 6RRRtR
a) Nhóm này được đưa vào Đoạn 3 khi số liệu lượng mưa được trao đổi theo 3 giờ một hay những thời đoạn khác nhau theo yêu cầu trao đổi khu vực;
b) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
c) RRR: Lượng mưa trong thời đoạn chỉ bởi tR (Bảng mã 3590);
d) tR: Thời đoạn tính lượng mưa (Bảng mã 4019);
1. Trong thời gian từ 7 đến 13 giờ Việt Nam có mưa, thì bản tin 13 giờ Việt Nam báo thêm một nhóm 6RRRtR về lượng mưa trong 6 giờ qua ở Đoạn 3 với tR = 1;
2. Trong thời gian từ 7 đến 19 giờ Việt Nam có mưa, thì bản tin 19 giờ Việt Nam báo thêm một nhóm 6RRRtR về lượng mưa trong 12 giờ qua ở Đoạn 3 với tR = 2;
3. Khi quan trắc TYPH các bản tin 4, 10, 16, 22 giờ Việt Nam, nhóm 6RRRtR báo lượng mưa trong 3 giờ ở Đoạn 3 với tR = 7.
2.1.2.5.7. Nhóm 7R24R24R24R24
a) Nhóm này báo lượng mưa trong 24 giờ trước ở bản tin 12 GQT;
b) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;
c) R24R24R24R24: Lượng mưa 24 giờ trước báo đến phần mười mm;
Khi không mưa báo R24R24R24R24 = 0000;
Lượng mưa là giọt (0,0) báo R24R24R24R24 = 9999;
Lượng mưa 24 giờ trước là 999,8 hoặc hơn báo R24R24R24R24 = 9998;
Không đo được lượng mưa 24 giờ qua báo R24R24R24R24 = ////;
Khi có mưa và sương cùng cho lượng thì báo gộp chung lượng, nếu lượng nước mưa chỉ do sương gây ra báo như không có mưa.
2.1.2.5.8. Nhóm 8NsChshs
a) Nhóm này được lặp lại để báo về các lớp hay khối mây khác nhau. Khi không có mây Cb, thì số lượng nhóm này không quá 3. Khi có mây Cb (vì mây Cb luôn được báo), số nhóm có thể lên tới 4. Tiêu chuẩn lựa chọn các lớp (khối) này để phát báo như sau:
1. Lớp (khối) riêng lẻ thấp nhất với bất kỳ lượng nào (Ns bằng hay lớn hơn 1);
2. Lớp (khối) riêng lẻ liền kề cao hơn với lượng lớn hơn 3/10 (Ns bằng 3 hay hơn);
3. Lớp (khối) riêng lẻ liền kề cao hơn, với lượng lớn hơn 5/10 (Ns = 5 hay lớn hơn);
4. Mây Cb mà chưa được báo vào trong các nhóm theo tiêu chuẩn 1), 2) và 3) ở trên;
b) Thứ tự phát báo các nhóm luôn từ mực thấp đến mực cao;
c) Khi xác định lượng của lớp (khối) mây riêng lẻ để báo trong nhóm 8, quan trắc viên chỉ ước định lượng của lớp (khối) mây ở từng mực cao coi như không có các mây khác tồn tại;
d) Khi trời quang (N = 0), không dùng nhóm này;
đ) Khi bầu trời bị che khuất (Ns = 9), nhóm 8 có dạng 89/hshs với hshs là tầm nhìn thẳng đứng. Khi không quan trắc mây (N = /) sẽ không dùng nhóm 8;
Ghi chú:
Tầm nhìn thẳng đứng là mức nhìn được theo chiều thẳng đứng về phía môi trường bị che khuất.
e) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;
g) Ns: Lượng của lớp hay khối mây riêng lẻ thuộc loại mây được chỉ bởi C (Bảng mã 2700);
h) C: Loại mây có lượng chỉ bởi Ns (Bảng mã 0500);
Ghi chú: Loại của lớp mây phát báo được xác định dựa trên cơ sở về 10 loại mây và những minh họa về chúng trong “Atlas mây”.
i) hshs: Độ cao của lớp hay khối mây thuộc loại chỉ bởi C (Bảng mã 1677);
j) Nếu có hai loại mây trở lên có chân ở cùng mực cao thuộc một trong các tiêu chuẩn theo quy tắc 2.1.2.5.8.a thì tiêu chuẩn lựa chọn C và Ns như sau:
1. Nếu các loại này không bao hàm Cb thì mã số C chọn theo loại có lượng lớn nhất; nếu có từ 2 loại trở lên có cùng lượng thì báo loại có mã số C cao nhất. Ns sẽ báo tổng lượng của các loại mây có chân ở cùng mực cao này;
2. Nếu các loại này bao gồm cả Cb thì dùng một nhóm báo riêng về Cb với C = 9 và Ns là lượng riêng của Cb. Nếu tổng lượng của các loại mây còn lại (trừ Cb) đều có chân cùng mực cao lại lớn hơn các lượng theo chỉ tiêu của quy tắc 2.1.2.5.8.a thì một nhóm khác sẽ báo về mây C được chọn theo trường hợp (1) và Ns là tổng lượng của các mây còn lại này.
k) Báo lượng mây, áp dụng các quy tắc từ 2.1.2.3.2.b.3 đến 2.1.2.3.2.b.6.
2.1.2.5.9. Nhóm 9SpSpspsp
a) Nhóm này dùng để phát báo bổ sung về hiện tượng khí tượng;
b) Quy định cho các mã chữ của nhóm này được xác định trong bảng mã 3778. Dưới đây là một số dạng đặc biệt của nhóm 9SpSpspsp để báo về các hiện tượng thường thấy ở trạm;
c) Nhóm 911 ff và 915dd
1. Các nhóm này dùng để báo về gió mạnh nhất tức thời quan trắc được tốc độ ≥ 16m/s xảy ra trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2;
2. 911 và 915: Các biểu số nhóm không đổi;
3. ff: Tốc độ gió giật mạnh nhất tức thời bằng m/s;
4. dd: Hướng gió có tốc độ được báo ở ff (Bảng mã 242).
d) Nhóm 919MwDa
1. Nhóm này báo về vòi rồng, lốc bụi … vào lúc quan trắc;
2. Số 919: Biểu số nhóm không đổi;
3. Mw: Đặc điểm của vòi rồng gió lốc, bốc bụi … (Bảng mã 2555);
4. Da: Hướng xuất hiện của vòi rồng, gió lốc hay lốc bụi … (Bảng mã 0700),
đ) Nhóm 926S0i0.
1. Nhóm này báo về hiện tượng sương muối hay giáng thủy nhuốm mầu xuất hiện trong thời gian đã qua hoặc lúc quan trắc, tại trạm hay vùng lân cận;
2. 926: Biểu số nhóm không đổi;
3. S0: Vị trí (địa thế) xuất hiện sương muối (bảng mã 3761);
4. i0: Cường độ hiện tượng sương muối (Bảng mã 1861).
e) Nhóm 939nn.
1. Nhóm này báo về hiện tượng mưa đá tại trạm hay vùng lân cận trong lúc quan trắc hay trong thời gian thuộc W1W2;
2. 939: Biểu số nhóm không đổi;
3. nn: Đường kính của hạt mưa đá lớn nhất tính bằng mm;
Khi không xác định được đường kính hạt đá này, nn mã hóa là //.
g) Nhóm 960ww
1. Nhóm này báo lúc quan trắc có hai hiện tượng thời tiết trở lên (có thể được nhắc lại khi cần thiết);
2. Số 960: Biểu số nhóm không đổi;
3. ww: Mã số báo về hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được báo ở nhóm 7wwW1W2 (Bảng mã 4677)
h) Nhóm 961w1w1
1. Nhóm này báo khi thời tiết hiện tại chưa được thuyết minh ở bảng mã 4677, báo bổ sung hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được báo ở nhóm 7wwW1W2 (có thể được nhắc lại khi cần thiết);
2. Số 961: Biểu số nhóm không đổi;
3. w1w1: Mã số báo về hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được thuyết minh ở bảng mã 4677, báo bổ sung hiện tượng thời tiết hiện tại chưa được báo ở nhóm 7wwW1W2 (Bảng mã 4687);
2.1.2.6. Đoạn 4
Sử dụng trong nước để báo về mây có chân thấp hơn mực trạm, được mở đầu bằng nhóm 444.
Nhóm N’C’H’H’Ct
a) N’: Lượng của mây có chân thấp hơn mực trạm (Bảng mã 2700);
b) C’: Loại mây có chân thấp hơn mực trạm (Bảng mã 0500);
c) H’H’: Độ cao mặt trên của mây được báo ở C’, tính theo trăm mét;
Ghi chú:
Báo H’H’ = 99 khi mặt trên của mây ở độ cao 9900 mét hay hơn.
d) Ct: Mô tả đỉnh mây có chân thấp hơn mực trạm (Bảng mã 0552);
đ) Các mây có đỉnh thấp hơn mực trạm chỉ được báo ở đoạn này còn các mây khác cùng tồn tại mà có chân ở trên mực trạm sẽ được báo bằng nhóm 8NhCLCMCH ở Đoạn 1;
e) Các mây CL chân thấp hơn nhưng đỉnh cao hơn mực trạm sẽ được báo ở cả nhóm 8NhCLCMCH và ở Đoạn 4, với điều kiện trạm ở ngoài mây này khá thường xuyên để có thể nhận biết các đặc điểm khác nhau của nó. Trong trường hợp này:
1. Nh sẽ tương ứng với N’ là CL tương ứng với C’ còn h thì mã hóa là /;
2. Nếu quan sát được mặt trên của mây có đỉnh cao hơn mực trạm, báo mực này ở H’H’. Nếu không quan sát được mặt trên của mây, báo H’H’ là //;
3. Các mây CL khác có đỉnh thấp hơn mực trạm sẽ được báo ở nhóm N’C’H’H’Ct thứ hai;
4. Các mây CL khác có chân cao hơn mực trạm được báo bằng lời văn tiếp sau nhóm N’C’H’H’Ct
g) Nếu trạm hầu như ở trong mây dày đặc thì áp dụng quy tắc 2.1.3.11.a và không dùng Đoạn 4;
h) Khi có hai lớp mây trở lên có chân thấp hơn mực trạm xuất hiện ở nhiều mực cao, sẽ dùng hai hay nhiều nhóm N’C’H’H’Ct. Ct sẽ báo là 9 ở các nhóm chỉ về lượng mây nhỏ hơn, ở các nhóm còn lại Ct sẽ được mã hóa theo (Bảng mã 0552);
i) Các dải ngưng kết chóng tan không được báo ở Đoạn 4;
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.2.b.5.
j) Đỉnh của các giải ngưng kết bền vững và những khối mây rõ ràng bắt nguồn từ các vệt ngưng kết sẽ được báo bằng các mã số Ct thích hợp;
k) Áp dụng các quy tắc từ 2.1.2.3.2.b.1 đến 2.1.2.3.2.b.6;
l) Phần núi nhô lên giữa các lớp mây được tính vào lượng mây.
2.1.2.7. Đoạn 5
Sử dụng trong nước, được mở đầu bằng nhóm 555.
2.1.2.7.1. Nhóm 2snTnTnTn
a) Khi xuất hiện nhiệt độ không khí tối thấp nhỏ hơn trị số đã báo lúc 00 giờ quốc tế (GQT), dùng nhóm này báo bổ sung về trị số tối thấp mới ở bản tin 06 hay 12 GQT;
b) Số 2: Biểu số nhóm không đổi;
c) sn: Chỉ số dấu của nhiệt độ không khí tối thấp (Bảng mã 3845);
d) TnTnTn: Nhiệt độ không khí tối thấp xảy ra sau 00 GQT báo đến phần mười 0C, với dấu chỉ bởi sn.
2.1.2.7.2. Nhóm 6RRRR
a) Nhóm này chỉ dùng để kiểm tra lượng mưa trong trường hợp mưa rất lớn (≥ 200 mm trong 12 giờ qua) ở các bản tin 00 và 12 GQT;
b) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
c) RRRR: Lượng mưa 12 giờ qua báo đến phần mười mm.
2.1.2.7.3. Nhóm 9dcdcfcfc.
a) Nhóm này chỉ sử dụng trong thời gian quan trắc TYPH, để báo gió mạnh nhất từ quan trắc trước liền kề đến lúc quan trắc, đạt từ 10 đến 15 m/s. Khi tốc độ gió ≥ 16m/s thì báo nhóm 9SpSpspsp ở Đoạn 3 (áp dụng Quy tắc 2.1.2.5.9.c);
b) Số 9: Biểu số nhóm không đổi;
c) dcdc: Hướng gió tốc độ mạnh nhất báo ở fcfc (Bảng mã 242);
d) fcfc: Tốc độ gió mạnh nhất tức thời báo bằng m/s.
2.2. Các dạng mã METAR, SPECI và các quy tắc mã hóa số liệu
FM 15-XIII METAR
- Bản tin thời tiết sân bay thường kỳ (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).
FM 16-XIII SPECI
- Bản tin thời tiết sân bay đặc biệt (kèm hoặc không kèm dự báo xu thế).
2.2.1. Dạng mã
CCCC
YYGGggZ
NIL
AUTO
dddffGfmfm
VnVnVnVnDv
TT/TdTd
QPHPHPHPH
REw’w’
(WTsTs/SS')
(RRRRERCReReRBRBR)
(RMK ……)
Chú ý:
1. METAR là tên dạng mã về bản tin thời tiết sân bay, cảng hàng không thường kỳ. SPECI là tên dạng mã về bản tin thời tiết sân bay, cảng hàng không đặc biệt. Bản tin METAR và bản tin SPECI có thể kèm thêm dự báo xu thế;
2. Số lượng ký tự trong các nhóm không đồng đều. Khi một yếu tố hay hiện tượng không xuất hiện thì nhóm tương ứng hay phần mở rộng của nhóm đó trong bản tin được bỏ qua. Các chỉ dẫn chi tiết cho từng nhóm được nêu trong các quy tắc tiếp theo. Các nhóm đặt trong ngoặc được sử dụng theo quy định của khu vực hay quốc gia. Các nhóm có thể được lặp lại theo các chỉ dẫn chi tiết về từng nhóm. Các nhóm mã COR và NIL sẽ được sử dụng một cách thích hợp tương ứng với hiệu chỉnh và báo số liệu mất;
3. Dạng mã bao hàm đoạn chứa dự báo xu thế được biểu thị bởi chỉ số biến đổi (TTTTT = BECMG hay TEMPO) tùy trường hợp) hoặc bởi mã chữ NOSIG;
4. Tiêu chuẩn khống chế việc phát báo các bản tin SPECI được quy định trong ấn phẩm số 49 của WMO.
2.2.2. Quy tắc
2.2.2.1. Quy tắc chung
2.2.2.1.1. Tên mã METAR hay SPECI được đưa vào đầu mỗi bản tin.
2.2.2.1.2. Khi một yếu tố thời tiết xấu đi kèm một yếu tố khác tốt lên (ví dụ: mây thấp xuống nhưng tầm nhìn tốt lên), thì chỉ báo bằng một bản tin SPECI đơn thuần.
2.2.2.2. Nhóm CCCC
Biểu danh của trạm trong mỗi bản tin riêng lẻ được phát theo biểu tự địa điểm của ICAO.
2.2.2.3. Nhóm YYGGggZ
2.2.2.3.1. Ngày trong tháng và thời điểm quan trắc báo theo giờ và phút quốc tế cùng chữ Z viết liền được đưa vào từng bản tin METAR riêng lẻ.
2.2.2.3.2. Nhóm này luôn được đưa vào trong từng bản tin SPECI riêng lẻ. Trong các bản tin SPECI, nhóm này sẽ chỉ ra thời điểm xuất hiện các thay đổi dẫn đến việc phát bản tin.
2.2.2.4. Mã chữ AUTO
Mã chữ tùy chọn AUTO có thể được chèn vào trước nhóm gió để biểu thị bản tin bao hàm các quan trắc hoàn toàn tự động không có sự can thiệp của con người. ICAO yêu cầu phải báo tất cả các yếu tố đặc biệt.
Nếu một số yếu tố nào đó không được quan trắc, thì nhóm chứa yếu tố đó sẽ được thay thế bằng số vạch chéo (/) tương ứng. Số lượng vạch chéo tùy thuộc số lượng ký tự của nhóm không được thông báo; có nghĩa bằng 4 với nhóm tầm nhìn, bằng 2 với nhóm thời tiết hiện tại và bằng 3 hay 6 với nhóm mây.
2.2.2.5. Các nhóm dddffGfmfm
KMH hay
dndndnVdxdxdx
KT hoặc
MPS
2.2.2.5.1. Trung bình hướng thực bằng độ được quy tròn về chục độ gần nhất mà từ đó gió thổi tới và trung bình tốc độ của gió trong 10 phút ngay trước kỳ quan trắc được báo ở dddff tiếp liền là một trong các chữ tắt KMH, KT hay MPS biểu thị đơn vị tốc độ gió. Trị số hướng gió nhỏ hơn 1000 sẽ có thêm số 0 phía trước và gió có hướng chính bắc được báo bằng 360. Trị số tốc độ gió nhỏ hơn 10 đơn vị sẽ có thêm số 0 phía trước. Tuy nhiên, khi trong khoảng 10 phút có sự gián đoạn đáng kể về đặc trưng gió, thì tốc độ gió trung bình và giá trị gió giật mạnh nhất cũng như hướng gió trung bình và dao động của hướng gió chỉ tính theo số liệu sau khi gián đoạn, do vậy khoảng thời gian trong trường hợp này sẽ bị rút ngắn;
Ghi chú:
1. KMH, KT và MPS là chữ tắt chuẩn của ICAO về km/h, knots và m/s;
2. Đơn vị tốc độ gió được dùng do quốc gia quy định. Tuy nhiên, đơn vị đầu tiên được mô tả của ICAO về tốc độ gió là km trên giờ (KMH), mét trên giây (MPS), còn knots (KT) cho phép dùng như đơn vị không chuẩn của quốc tế cho tới khi có quyết định đình chỉ;
3. Sự gián đoạn là đáng kể khi có sự thay đổi đột ngột và liên tục về hướng gió bằng hay quá 300, với tốc độ gió trước hay sau khi thay đổi bằng hay lớn hơn 20km h-1 (10knot) hoặc sự thay đổi về tốc độ bằng hay lớn hơn 20 km h-1 (10knot) và kéo dài ít nhất 2 phút.
2.2.2.5.2. Trong trường hợp hướng gió thay đổi, ddd sẽ mã hóa VRB khi tốc độ gió trung bình nhỏ hơn 3 knots (2 ms-1 hay 6km h-1). Gió biến đổi ở tốc độ cao hơn chỉ được báo khi hướng gió thay đổi ≥ 1800 hoặc khi không có khả năng xác định hướng gió đơn lẻ, như khi cơn dông tràn qua sân bay.
2.2.2.5.3. Trong vòng 10 phút trước kỳ quan trắc, nếu hướng gió biến đổi ≥ 600 nhưng nhỏ hơn 1800 và tốc độ gió trung bình ≥ 3 knots (2ms-1 hay 6 km h-1) thì hai hướng giới hạn của góc hướng gió dao động sẽ được báo bởi dndndnVdxdxdx theo chiều kim đồng hồ. Các trường hợp khác sẽ không dùng nhóm này.
2.2.2.5.4. Lặng gió được mã hóa bằng 00000 tiếp theo là một trong các chữ tắt KMH, KT hay MPS biểu thị đơn vị báo tốc độ gió.
2.2.2.5.5. Nếu trong 10 phút ngay trước lúc quan trắc, tốc độ gió giật cực đại vượt quá tốc độ trung bình tới 10kt hay hơn (5ms-1 hay 20 km h-1), tốc độ cực đại này được báo bằng Gfmfm tiếp liền sau dddff và kèm luôn một trong các chữ tắt KMH, KT hay MPS để xác định đơn vị tốc độ gió. Các trường hợp khác, yếu tố Gfmfm không được đưa vào;
Ghi chú:
Hệ thống đo đạc về gió nên dùng loại thể hiện được trung bình của các đỉnh gió giật trong 3 giây.
2.2.2.5.6. Với tốc độ gió ≥ 100 đơn vị, con số chính xác của đơn vị tốc độ gió được báo vào vị trí hai mã chữ ff hay fmfm. Khi tốc độ gió ≥ 100 KT (50m/s hoặc 200 km/h) thì hai nhóm mã chữ ff hay fmfm được đặt trước bởi chữ P và được báo là P99KT (49 MPS hoặc P199KMH).
2.2.2.6. Các nhóm VVVV VVVVNDV VnVnVnVnDv
Ghi chú:
Mã hóa tầm nhìn thường sử dụng đơn vị mét hoặc kilomet
2.2.2.6.1. Nhóm VVVV để báo tầm nhìn phổ biến. Khi tầm nhìn các hướng có thay đổi nhanh, tầm nhìn phổ biến không xác định được thì nhóm VVVV báo tầm nhìn nhỏ nhất. Khi tầm nhìn được xác định bởi các đầu đo cho hướng không xác định thì báo thêm NDV.
2.2.2.6.2. Biến đổi theo hướng về tầm nhìn VnVnVnVnDv
Khi tầm nhìn ngang không các hướng không đều nhau, tầm nhìn nhỏ nhất không phải là phổ biến mà < 1500m hoặc < 50% so với tầm nhìn phổ biến thì nhóm VnVnVnVnDv được dùng để báo tầm nhìn nhỏ nhất và hướng phổ biến được chọn một trong tám hướng của la bàn. Nếu tầm nhìn nhỏ nhất quan sát được ở quá một hướng thì Dv sẽ báo hướng quan trọng nhất.
2.2.2.6.3. Tầm nhìn được báo theo các mức sau:
a) Dưới 800m: Quy xuống mức 50 mét gần nhất;
b) Giữa 800 và 5000m: Quy xuống mức 100 mét gần nhất;
c) Giữa 5000 cho tới 9999m: Quy xuống mức 1000 mét gần nhất;
d) 9999 báo cho 10 km hay hơn.
2.2.2.6.4. Mã chữ CAVOK
Áp dụng quy tắc 2.2.2.10
2.2.2.7. Các nhóm RDRDR/VRVRVRVRi hay
RDRDR/VRVRVRVRVVRVRVRVRi
2.2.2.7.1. Trong khoảng thời kỳ quan sát được tầm nhìn ngang hay tầm nhìn theo đường băng của một hay nhiều đường băng có thể sử dụng cho việc hạ cánh < 1500m, một hay nhiều nhóm thuộc quy tắc 2.2.2.7 sẽ được đưa vào trong bản tin. Chữ biểu thị R liền với biểu số đường băng DRDR luôn mở đầu cho bản tin về tầm nhìn theo đường băng (RVR).
2.2.2.7.2. Các nhóm này được lặp lại để báo về giá trị tầm nhìn theo từng đường băng có thể sử dụng cho việc hạ cánh và cho tầm nhìn theo đường băng đã định trước, báo tối đa là 4 lần.
2.2.2.7.3. Chỉ số đường băng DRDR
DRDR là chỉ số tầm nhìn theo đường băng được phát báo. Các đường băng song song được phân biệt bằng cách thêm các chữ L, C hay R vào sau chỉ số DRDR để chỉ rõ đường băng bên trái, chính giữa hay bên phải.
Sự phối hợp các chữ này có thể dùng cho 5 đường băng song song (như LL, L, C, R, RR). Các chữ được thêm vào cho DRDR khi cần thiết phù hợp với các tiêu chuẩn đường băng của ICAO.
2.2.2.7.4. Giá trị trung bình và xu thế của tầm nhìn theo đường băng trong 10 phút ngay trước kỳ quan trắc VRVRVRVRi.
a) Các giá trị tầm nhìn theo đường băng được báo sẽ đặc trưng cho vùng tiếp cận của các đường băng hạ cánh, tối đa là 4 đường.
b) Giá trị trung bình của tầm nhìn theo đường băng trong 10 phút ngay trước kỳ quan trắc sẽ được báo ở VRVRVRVR. Tuy nhiên, khi trong 10 phút đó có sự gián đoạn về RVR (như: Sương mù bình lưu đột xuất, mở đầu hay chấm dứt nhanh chóng của tuyết rào mù mịt), chỉ có số liệu sau sự gián đoạn này mới được tính vào giá trị trung bình của RVR và vì thế thời gian của sự gián đoạn trong những hiện tượng này bị rút ngắn tương ứng;
Ghi chú:
1. Áp dụng Quy tắc 2.2.2.7.5;
2. Mọi giá trị quan trắc được mà không khớp với thang độ để phát báo sẽ được quy về thang độ thấp hơn gần nhất;
3. Sự gián đoạn được ghi nhận khi có sự thay đổi bất chợt về tầm nhìn theo đường băng, duy trì ít nhất 2 phút, giống như việc đưa ra các bản tin đặc biệt được lựa chọn.
c) Nếu các giá trị tầm nhìn theo đường băng trong khoảng 10 phút trước giờ quan trắc thể hiện xu thế tăng lên hay hạ xuống rõ rệt đến mức trị số trung bình trong 5 phút đầu biến đổi ≥ 100m so với trị số trung bình của 5 phút cuối thì báo i = U cho trường hợp tầm nhìn tăng lên, báo i = D cho trường hợp giảm xuống. Khi không quan trắc được sự thay đổi của tầm nhìn theo đường băng, báo i = N. Không có khả năng xác định xu thế này, i được bỏ qua.
2.2.2.7.5. Biến đổi đáng kể của tầm nhìn theo đường băng RDRDR/VRVRVRVRVVRVRVRVRi:
a) Khi RVR đường băng biến đổi rõ rệt và trong vòng 10 phút trước giờ quan trắc có cực trị trung bình trong 1 phút đã thay đổi so với giá trị trung bình > 50m hay > 20% giá trị trung bình, bất kỳ giá trị lớn hơn, các giá trị cực tiểu trung bình trong 1 phút và cực đại trung bình 1 phút sẽ được báo theo thứ tự này trong dạng RDRDR/VRVRVRVRVVRVRVRVRi thay cho trung bình của 10 phút.
b) Cực trị RVR sẽ được áp dụng quy tắc 2.2.2.7.6 và xu thế sẽ được chỉ ra theo quy tắc 2.2.2.7.4.c.
2.2.2.7.6. Các cực trị của tầm nhìn theo đường băng
Khi giá trị RVR thực tế ở ngoài khoảng đo đạc của hệ thống thiết bị quan trắc, sẽ áp dụng các thủ tục sau:
a) Khi RVR, được báo theo quy tắc kỹ thuật, lớn hơn giá trị cực đại có thể đo được của hệ thống đo, báo thêm chữ P vào sát trước nhóm VRVRVRVR với VRVRVRVR là giá trị cao nhất có thể đo được. Khi RVR được ước định > 2000m, báo là P2000;
b) Khi RVR nhỏ hơn giá trị cực tiểu có thể đo được của hệ thống đo, thêm chữ M vào sát trước nhóm VRVRVRVR với VRVRVRVR là giá trị thấp nhất có thể đo được. Khi RVR được ước định < 50m, báo là M0050.
2.2.2.8. Nhóm w’w’
2.2.2.8.1. Một hay nhiều nhóm w’w’, nhưng không quá 3, được dùng để báo toàn bộ hiện tượng thời tiết hiện tại quan trắc được tại sân bay hay lân cận và có ý nghĩa đối với hoạt động hàng không, theo Bảng mã 4678.
Các chỉ số cường độ tương ứng và chữ viết tắt (bảng mã 4678) được kết hợp trong các nhóm có từ 2 đến 9 ký tự để diễn tả hiện tượng thời tiết hiện tại.
2.2.2.8.2. Nếu thời tiết hiện tại quan trắc được không thích hợp với các mã chữ trong bảng mã 4678, nhóm w’w’ được bỏ qua trong bản tin.
2.2.2.8.3. Các ký tự của nhóm w’w’ được sắp xếp theo thứ tự sau:
a) Nếu thích hợp, thì lúc đầu là sự xác định về cường độ hay khoảng cách xảy ra hiện tượng thời tiết;
b) Tiếp theo đó là chữ viết về sự mô tả hiện tượng thời tiết;
c) Cuối cùng là chữ viết tắt về hiện tượng thời tiết đã quan trắc được hay sự kết hợp của nó.
2.2.2.8.4. Chỉ phát báo cường độ về giáng thủy, giáng thủy kết hợp với mưa rào và/ hay dông, bụi cuốn, cát cuốn hay tuyết cuốn, bão bụi hay bão cát. Nếu cường độ của hiện tượng báo trong nhóm này là yếu hay mạnh, chúng sẽ được chỉ bởi ký hiệu thích hợp (bảng mã 4678). Không một chỉ số nào được đưa vào trong nhóm này khi cường độ hiện tượng được báo là trung bình.
2.2.2.8.5. Cường độ của hiện tượng thời tiết hiện tại được báo trong nhóm w’w’ được xác định theo cường độ vào lúc quan trắc.
2.2.2.8.6. Nếu quan sát được từ 2 hiện tượng thời tiết quan trọng trở lên, các nhóm w’w’ riêng biệt sẽ được đưa vào trong bản tin phù hợp với bảng mã 4678. Tuy nhiên, nếu quan sát được từ 2 dạng giáng thủy trở lên, các chữ tắt tương ứng sẽ được kết hợp trong một nhóm với dạng giáng thủy chủ yếu được báo lên đầu. Trong nhóm như thế, cường độ được tính theo giáng thủy tổng cộng và có thể kèm theo một hoặc không có chỉ số nào.
2.2.2.8.7. Chữ tắt SH được dùng để biểu thị giáng thủy dạng mưa rào, Khi đã kết hợp với chỉ số VC (vùng lân cận) thì dạng và cường độ giáng thủy không cần phân định.
Ghi chú:
Mưa rào là sản phẩm của mây đối lưu. Chúng được đặc trưng bởi sự bắt đầu và chấm dứt đột ngột, thường nhanh chóng và đôi khi cường độ biến đổi nhiều. Các giọt và các hạt rắn rơi từ mưa rào thường lớn hơn các giọt và hạt rơi từ giáng thủy không phải dạng mưa rào, giữa các đợt mưa rào, có thể quan sát được các khoảng trời xanh trừ khi các mây dạng tầng phủ kín các khoảng trống giữa các mây dạng tích.
2.2.2.8.8. Chữ tắt TS được dùng để báo sự xuất hiện của dông vào bất kỳ lúc nào khi nghe được, trong vòng 10 phút trước giờ quan trắc. Khi thích hợp, chữ TS được tiếp liền bởi các chữ tắt liên quan để biểu thị mọi giáng thủy đã quan trắc được. Một mình chữ tắt TS chỉ được dùng để báo về dông tại sân bay nhưng không có giáng thủy;
Ghi chú:
Cơn dông được xem là bắt đầu tại sân bay kể từ khi nghe được tiếng sấm đầu tiên, có thể thấy được chớp hay không, hoặc có quan trắc được giáng thủy tại sân bay hay không. Cơn dông được xem là đã chấm dứt ở sân bay từ thời điểm nghe được tiếng sấm cuối cùng và sự chấm dứt này đã được khẳng định nếu sau thời điểm đó 10 phút không có sấm nữa.
2.2.2.8.9. Chữ tắt FZ chỉ được dùng để chỉ về các giọt nước quá lạnh hay giáng thủy quá lạnh.
Ghi chú:
1. Mọi sương mù cấu tại chủ yếu bởi các giọt nước ở nhiệt độ dưới 00C sẽ được báo như sương mù đông giá (FZFG) dù có đóng băng hay không.
2. Ở dạng rào thì không phải xác định liệu giáng thủy có là quá lạnh hay không.
2.2.2.8.10. Chữ viết tắt VC được dùng để biểu thị hiện tượng thời tiết quan trọng sau đây đã quan trắc được trong vùng lân cận sân bay: TS, DS, SS, FG, FC, SH, PO, BLDU, BLSA và BLSN. Các quy tắc liên quan tới sự kết hợp của VC và FG được chỉ ra trong quy tắc 2.2.2.8.17.
Ghi chú:
1. Các hiện tượng thời tiết như thế chỉ cần phát báo với chữ tắt VC khi quan sát được chúng trong vòng 8km quanh sân bay nhưng không phải tại sân bay;
2. Áp dụng Quy tắc 2.2.2.8.7.
2.2.2.8.11. Chữ viết tắt GR chỉ được dùng để báo về mưa đá khi đường kính của hạt đá lớn nhất đã quan trắc được ≥ 5mm. Chữ tắt GS được dùng để báo về mưa đá nhỏ (đường kính hạt đá < 5mm) và / hay tuyết nắm.
2.2.2.8.12. Chữ viết tắt IC được dùng để báo về hiện tượng tinh thể băng (bụi băng). Báo w’w’ = IC khi tầm nhìn bị giảm xuống tới 5000m hay nhỏ hơn bởi hiện tượng này.
2.2.2.8.13. Các chữ viết tắt FU, HZ, DU và SA (loại trừ DRSA) chỉ được dùng khi sự cản trở tầm nhìn chủ yếu do thạch hiện tượng và tầm nhìn đã xuống tới 5000m hay nhỏ hơn do hiện tượng này.
2.2.2.8.14. Chữ viết tắt BR được dùng khi sự cản trở tầm nhìn do các giọt nước hay tinh thể băng. Báo w’w’ = BR khi tầm nhìn ít nhất là 1000m nhưng không quá 5000m.
2.2.2.8.15. Chữ viết tắt FG được dùng khi sự cản trở tầm nhìn do giọt nước hay tinh thể băng (sương mù hay sương mù băng). Báo w’w’ = FG không thêm chữ tắt MI, BC hay VC khi tầm nhìn nhỏ hơn 1000m.
2.2.2.8.16. w’w’ = MIFG được báo khi tầm nhìn ở mức 2 m trên mặt đất bằng hay lớn hơn 1000m và tầm nhìn biểu kiến trong lớp sương mù nhỏ hơn 1000m.
2.2.2.8.17. Chữ viết tắt VCFG được dùng để báo mọi dạng sương mù quan trắc được trong vùng lân cận sân bay.
2.2.2.8.18. Chữ viết tắt BCFG được dùng để báo về các đám sương mù và chữ tắt PRFG để báo sương mù bao phủ một phần sân bay; tầm nhìn biểu kiến trong đám hay dải sương mù nhỏ hơn 1000m và sương mù này phát triển ít nhất 2m trên mặt đất.
Ghi chú:
BCFG chỉ được dùng khi tầm nhìn trên các phần của sân bay ≥ 1000m, khi sương mù ở gần điểm quan sát dù tầm nhìn thấp nhất được báo bởi VVVVDv đã nhỏ hơn 1000m.
2.2.2.8.19. Chữ viết tắt SQ được dùng để báo về tố khi tốc độ gió đột ngột tăng thêm ít nhất 16 kt (32 km h-1, 8ms-1), tốc độ đạt tới 22 kt (44 kmh-1, 11ms-1) hay hơn và duy trì ít nhất 1 phút.
2.2.2.8.20. Mã chữ CAVOK, áp dụng Quy tắc 2.2.2.10.
2.2.2.9. Nhóm NsNsNshshshs hay
VVhshshs hay
SKC hay
NSC hay
NCD
2.2.2.9.1. Lượng mây và độ cao mây NsNsNshshshs
a) Lượng mây NsNsNs được báo là ít (1 đến 2 phần tám), rải rác (3 đến 4 phần tám), nhiều (5 đến 7 phần tám) và đầy (8 phần tám) thì dùng ba chữ viết tắt FEW, SCT, BKN, và OVC tiếp liền là độ cao chân của lớp (khối) mây hshshs. Nếu không có mây và không hạn chế về tầm nhìn thẳng đứng đồng thời không thích hợp với chữ tắt CAVOK, dùng chữ tắt SKC. Khi đã báo là SKC nhưng tầm nhìn bị hạn chế bởi FG, SS, DS, BR, FW, HZ, DU, IC và SA thì không báo tầm nhìn thẳng đứng. Khi quan trắc bằng thiết bị tự động, không quan trắc mây dùng cụm chữ viết tắt NCD;
b) Lượng của mỗi lớp (khối) mây được xác định như khi không có các mây khác cùng tồn tại;
c) Nhóm mây sẽ được lặp lại để báo về các lớp hay khối mây. Số nhóm sẽ không quá ba, loại trừ mây đối lưu mạnh luôn được báo mỗi khi quan trắc được.
Ghi chú:
Các mây sau đây được coi là mây đối lưu mạnh cần báo:
1. Mây Cumulonimbus (Cb);
2. Cumulus congestus với mức phát triển thẳng đứng mạnh (TCU). Từ ghép TCU xuất phát từ chữ “Cu hình tháp – towering Cumulus” là chữ tắt được dùng trong khí tượng hàng không để thể hiện mây này;
3. Việc lựa chọn các lớp hay các khối mây để phát báo được thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:
(i) Nhóm thứ nhất: Lớp (khối) riêng lẻ thấp nhất với lượng bất kỳ, được báo bằng chữ tắt FEW, SCT, BKN, hay OVC;
(ii) Nhóm thứ hai: Lớp (khối) riêng lẻ cao liền kề có lượng lớn hơn 2 phần tám, được báo bằng SCT, BKN hay OVC;
(iii) Nhóm thứ ba: Lớp (khối) riêng lẻ cao hơn bao phủ trên 4 phần tám, được báo bằng BKN hay OVC;
(iv) Các nhóm bổ sung: Các mây đối lưu mạnh mẽ (Cb hay TCU) đã quan sát được mà chưa được báo vào một trong ba nhóm trên;
(v) Thứ tự phát báo các nhóm này là từ thấp lên cao.
4. Độ cao chân lớp (khối) mây được báo theo từng bậc 30m (100ft) cho tới mực 3000m (10.000ft) và theo từng bậc 300m (1000ft) từ mực trên 3000m theo dạng hshshs;
Ghi chú:
Xem ghi chú (2) của Quy tắc 2.2.2.7.4.b.
5. Các trạm trên núi, khi chân mây thấp hơn mực trạm, nhóm mây được báo là NsNsNs///;
6. Các dạng mây không thuộc mây đối lưu mạnh mẽ khi không cần báo. Khi có các mây đối lưu mạnh mẽ chúng được báo bằng cách ghép tiếp chữ tắt Cb (Cumulonimbus) hay TCU (Cumulus congestus phát triển thẳng đứng mạnh) vào nhóm mây;
Ghi chú:
Khi lớp (khối) mây riêng lẻ bao gồm Cumulonimbus và Cumulus hình tháp có chung đáy, dạng mây chỉ báo về Cumulonimbus và lượng mây được báo theo tổng lượng của Cb và TCU.
2.2.2.9.2. Tầm nhìn thẳng đứng VVhshshs.
Khi bầu trời bị che phủ và thông tin về tầm nhìn thẳng đứng khả dụng, sẽ báo nhóm VVhshshs với hshshs là tầm nhìn thẳng đứng theo đơn vị 30 m (một trăm feet). Khi thông tin về tầm nhìn thẳng đứng không khả dụng, nhóm này được báo là VV///.
Ghi chú:
1. Tầm nhìn thẳng đứng được định nghĩa là mức độ nhìn thấy thẳng đứng trong môi trường bị che phủ;
2. Xem ghi chú (2) của Quy tắc 2.2.2.7.4.b.
2.2.2.10. Mã chữ CAVOK
Mã chữ CAVOK được đưa vào các nhóm thuộc Quy tắc 2.2.2.6; 2.2.2.8 và 2.2.2.9, khi các điều kiện sau đây xuất hiện đồng thời vào lúc quan trắc.
2.2.2.10.1. Tầm nhìn: Bằng hay lớn hơn 10km.
2.2.2.10.2. Không có mây dưới 1500m (5000ft) hay ở dưới mực cao chỗ mây thấp nhất, tùy thuộc cái nào lớn hơn, và không có Cumulonimbus.
2.2.2.10.3. Không có hiện tượng thời tiết quan trọng (Bảng mã 4678)
Ghi chú:
Mực cao phía ít trũng nhất được định nghĩa trong PANS-OPS, phần 1 của ICAO, là mực cao thấp nhất có thể sử dụng trong điều kiện khẩn cấp bảo đảm khoảng trống tối thiểu cao hơn 300m (1000ft) so với mọi vật thuộc vùng kiểm soát trong bán kính 46 km (25 dặm hàng hải) quanh trạm vô tuyến hỗ trợ hoạt động hàng không.
2.2.2.11. Nhóm T’T’/T’dT’d
2.2.2.11.1. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ điểm sương được quy tròn về 0C nguyên gần nhất được báo bằng T’T’/T’dT’d. Phần lẻ bằng 0,50C được quy tròn về 0C cao hơn.
2.2.2.11.2. Các giá trị đã quy tròn của nhiệt độ không khí và nhiệt độ điểm sương từ -90C đến 90C được thêm số 0 vào phía trước, ví như, +90C sẽ báo là 09.
2.2.2.11.3. Nhiệt độ dưới 00C được thêm chữ M, với nghĩa là âm, vào phía trước, ví như 90C được báo là M09 và -0,50C được báo là M00.
2.2.2.12. Nhóm QPHPHPHPH
2.2.2.12.1. Trị số QNH báo về khí áp được quy tròn xuống giá trị nguyên gần nhất (tính theo đơn vị hPa) được báo ở PHPHPHPH tiếp liền với chữ cái biểu thị Q đứng trước.
2.2.2.12.2. Khi trị số QNH < 1000hPa, thêm số 0 vào phía trước, ví dụ QNH 995,6 được báo là Q0995.
Ghi chú:
1. Khi còn số đầu tiên tiếp liền với chữ biểu thị Q là 0 hay 1, trị số QNH được báo theo đơn vị hectopascal (hPa);
2. Đơn vị khí áp của ICAO là hPa. Tuy nhiên, theo quy định quốc gia và phù hợp với nhu cầu được thiết lập bởi các nước có thẩm quyền liên quan, inch thủy ngân cũng được dùng làm đơn vị cho QNH; nhóm này được mở đầu bằng chữ A (thay cho chữ Q), tiếp đến là số đơn vị, phần mười và phần trăm của inch nhưng không có dấu phẩy thập phân. Ví dụ QNH 29,91 in được báo là A2991, QNH là 30,27 in sẽ báo là A3027. Khi trị số QNH được báo theo đơn vị inch thủy ngân thì con số đầu tiên tiếp sau chữ biểu thị A sẽ là 2 hoặc 3.
2.2.2.13. Thông tin bổ sung – các nhóm REw’w’
2.2.2.13.1. Để trao đổi quốc tế, đoạn thông tin bổ sung chỉ được dùng để báo về hiện tượng thời tiết vừa qua quan trọng tới hoạt động và thông tin về gió đứt ở tầng thấp là khả dụng.
2.2.2.13.2. Hiện tượng thời tiết vừa qua quan trọng tới hoạt động REw’w’
a) Có đến 3 nhóm thông tin báo về thời tiết vừa qua được mở đầu bằng chữ biểu thị RE, tiếp liền là các chữ tắt tương ứng phù hợp với quy tắc 2.2.8 nếu hiện tượng thời tiết sau đây quan sát được trong khoảng từ bản tin thường kỳ sau cùng hay giờ vừa qua, tùy thuộc khoảng nào gần hơn, nhưng không có vào lúc quan trắc:
1. Giáng thủy đông kết;
2. Mưa phùn, mưa hay tuyết trung bình hay mạnh;
3. Băng nắm, mưa đá, mưa đá hạt nhỏ và / hay tuyết nắm, trung bình hay mạnh;
4. Tuyết cuốn trung bình hay mạnh (kể cả bão tuyết);
5. Bão cát hay bão bụi;
6. Dông;
7. Mây dạng phễu (vòi rồng hay cột nước);
8. Tro bụi núi lửa.
b) Khi sử dụng hệ thống quan trắc tự động và hệ thống không xác định được loại giáng thủy, nhóm chữ viết tắt REUP sẽ được sử dụng cho kiểu giáng thủy vừa qua.
2.2.2.13.3. Gián đoạn gió trong tầng thấp
Thông tin về sự tồn tại của gián đoạn gió dọc theo đường cất cánh hay hạ cánh giữa mực đường băng nào đó với 500m (1600ft) ảnh hưởng đến việc hoạt động của máy bay sẽ được báo khi số liệu khả dụng và tình huống địa phương cho phép bằng (bộ) nhóm WS RWYDRDR được lặp lại nếu cần thiết. Nếu gián đoạn gió dọc theo đường cất cánh hay hạ cánh tác động đến mọi đường băng của sân bay thì báo bằng WS ALL RWY.
Ghi chú:
Áp dụng Quy tắc 2.2.7.3 liên quan đến chỉ số đường băng DRDR.
2.2.2.13.4. Thông tin bổ sung ngoài các điều đã quy định trong quy tắc 2.2.13.2. và 2.2.13.3 chỉ được thêm vào khi có quy định của khu vực.
2.2.2.13.5. Nhóm (WTsTs/SS') báo về nhiệt độ mặt nước biển và trạng thái biển.
Báo nhiệt độ mặt nước biển theo quy định của khu vực và ICAO, báo theo quy tắc 2.2.2.11. Trạng thái biển báo theo bảng mã 3700.
2.2.2.13.6. Nhóm (RRRRERCReReRBRBR) báo tình trạng của đường băng.
Theo thỏa thuận hoạt động hàng không khu vực, thông tin kèm theo về trạng thái của đường băng được cung cấp bởi nhà quản lý sân bay. Chỉ số đường băng RRRR sẽ được báo trong kế hoạch hàng không của ICAO tương ứng. Các vật lắng đọng trên đường băng ER, mức độ ô nhiễm trên đường băng CR, độ dày của các vật lắng đọng eReR, và hệ số ma sát/phanh BRBR sẽ được báo theo bảng mã 0919, 0519, 1019 và 0366 tương ứng. Trạng thái của nhóm đường băng sẽ được thay thế bởi chữ viết tắt SNOCLO khi sân bay bị đóng cửa vì tuyết rơi quá dày. Nếu tuyết ngừng rơi và được dọn sạch trên một hoặc tất cả các đường băng, nhóm 6 chữ trên sẽ được thay thể bởi “CLRD//”.
2.2.2.14. Dự báo xu thế
2.2.2.14.1. Khi được đưa vào trong các bản tin METAR hay SPECI, các dự báo xu thế phải ở dạng đã mã hóa.
2.2.2.14.2. Khi dự đoán có sự thay đổi phù hợp với các tiêu chuẩn quy định về những thay đổi quan trọng, của một hay nhiều yếu tố như gió, tầm nhìn ngang, thời tiết hiện tại, mây hay tầm nhìn thẳng đứng thì dùng một trong những chữ biểu thị sự thay đổi BECMG hay TEMPO báo cho TTTTT;
Ghi chú:
Nơi có số liệu khả dụng cần lựa chọn các giá trị phù hợp với hoạt động tối thiểu của địa phương để biểu thị các thay đổi.
2.2.2.14.3. Nhóm thời gian GGgg với một trong các chữ biểu thị TT = FM (từ), TL (tới) hay AT (ở) tương ứng được đặt liền trước để báo sự bắt đầu (FM) hay kết thúc (TL) của sự thay đổi, hay vào thời điểm (AT) mà các điều kiện dự đoán xảy ra.
2.2.2.14.4. Chữ biểu thị sự thay đổi BECMG dùng để mô tả các thay đổi dự đoán về điều kiện khí tượng đã đạt hay vượt tiêu chuẩn đã định ở mức độ thường xuyên hoặc không thường xuyên.
2.2.2.14.5. Các thay đổi về các điều kiện khí tượng đã đạt hay vượt tiêu chuẩn đối với dự báo xu thế được mô tả như sau:
a) Khi sự thay đổi được dự đoán sẽ bắt đầu và kết thúc trong thời hạn dự báo xu thế: dùng chữ biểu thị thay đổi BECMG tiếp đến là chữ chỉ thị FM và TL cùng các nhóm thời gian liên kết của chúng để chỉ ra sự bắt đầu và kết thúc của sự thay đổi này (ví dụ, với thời hạn dự báo xu thế từ 1000 đến 1200 UTC thì có dạng: BECMG FM1030 TL1130);
b) Khi sự thay đổi được dự đoán sẽ xuất hiện từ đầu của thời hạn dự báo xu thế và kết thúc trước thời điểm cuối của thời hạn này; dùng chữ biểu thị thay đổi BECMG tiếp đến chỉ có chữ biểu thị TL và nhóm thời gian liên kết với nó (chữ biểu thị FM và nhóm thời gian liên kết được bỏ qua), để chỉ sự thay đổi kết thúc (ví dụ: BECMG TL1100);
c) Khi dự đoán sự thay đổi bắt đầu trong thời hạn dự báo xu thế và kết thúc đúng vào cuối thời hạn này: dùng chữ biểu thị BECMG tiếp đến chỉ có chữ biểu thị FM và nhóm thời gian liên kết với nó (chữ biểu thị TL và nhóm thời gian liên kết với nó được bỏ qua), để chỉ sự thay đổi bắt đầu (ví dụ: BECMG FM1100);
d) Khi có thể xác định thời điểm sự thay đổi xảy ra trong thời hạn dự báo, dùng chữ biểu thị BECMG tiếp đến chữ biểu thị AT và nhóm thời gian liên kết của nó để chỉ ra thời điểm thay đổi (ví dụ: BECMG AT1100);
đ) Khi sự thay đổi dự đoán sẽ xảy ra vào nửa đêm UTC (theo giờ quốc tế) thời điểm được chỉ bằng:
1. 0000 khi liên kết với FM và AT;
2. 2400 khi liên kết với TL.
2.2.2.14.6. Khi sự thay đổi được dự đoán sẽ xuất hiện vào đầu thời hạn dự báo và kết thúc vào cuối thời hạn này, hay sự thay đổi được dự đoán sẽ xuất hiện trong thời hạn dự báo nhưng thời điểm thay đổi không chắc chắn (có thể gần thời điểm đầu của thời hạn dự báo, hay ở khoảng giữa hoặc gần cuối thời hạn này) thì sự thay đổi chỉ được báo bằng chữ biểu thị thay đổi BECMG (còn chữ biểu thị FM và TL hay AT cùng nhóm thời gian liên hệ được bỏ qua).
2.2.2.14.7. Chữ biểu thị thay đổi TEMPO dùng để biểu thị các dự đoán sự biến động tạm thời về điều kiện khí tượng đã đạt hoặc vượt qua các tiêu chuẩn và kéo dài dưới một giờ nếu tính riêng từng đợt và nếu gộp lại thì ít hơn nửa thời hạn dự báo mà trong khoảng đó có thể xuất hiện biến động.
2.2.2.14.8. Các thời đoạn biến động tạm thời về các điều kiện khí tượng đã đạt hay vượt quá các tiêu chuẩn đã định sẽ được chỉ ra như sau:
a) Khi thời đoạn biến động tạm thời dự đoán sẽ bắt đầu và kết thúc hoàn toàn trong thời hạn dự báo, dùng chữ biểu thị thay đổi TEMPO tiếp đến là chữ biểu thị FM và TL cùng các nhóm thời gian liên kết với chúng để chỉ ra sự bắt đầu và chấm dứt của các biến động (ví dụ: Với thời đoạn dự báo xu thế từ 1000 đến 1200 UTC sẽ có dạng: TEMPO FM1030 TL1130);
b) Khi thời đoạn biến động tạm thời dự báo sẽ xuất hiện vào thời điểm đầu của thời đoạn dự báo xu thế nhưng sẽ kết thúc vào cuối thời đoạn: dùng chữ biểu thị thay đổi TEMPO tiếp đến chỉ có chữ biểu thị TL và nhóm thời gian liên kết của nó (chữ biểu thị FM và nhóm thời gian liên kết được bỏ qua), để chỉ ra sự chấm dứt của biến động (ví dụ: TEMPO FM1030);
c) Khi thời đoạn biến đổi tạm thời dự báo sẽ bắt đầu trong thời hạn dự báo xu thế và kết thúc vào cuối thời đoạn này, dùng chữ biểu thị thay đổi TEMPO tiếp đến chỉ có chữ chỉ thị FM và nhóm thời gian liên kết với nó (chữ chỉ thị TL và nhóm thời gian liên kết với nó được bỏ qua) để báo về sự bắt đầu của biến động (ví dụ: TEMPO FM1130).
2.2.2.14.9. Khi các biến đổi tạm thời về điều kiện khí tượng được dự đoán sẽ xuất hiện vào đầu và kết thúc vào cuối thời hạn dự báo xu thế, các biến đổi tạm thời chỉ được báo bằng chữ biểu thị thay đổi TEMPO (chỉ biểu thị FM và TL cùng các nhóm thời gian liên kết được bỏ qua).
2.2.2.14.10. Tiếp sau các nhóm về sự thay đổi TTTTT TTGGgg, chỉ đưa thêm các nhóm liên quan tới các yếu tố được dự báo là sẽ có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, khi có thay đổi đáng kể về mây, mọi nhóm về mây, kể cả mọi lớp (khối) mây quan trọng không có sự biến đổi, cũng được đưa vào.
2.2.2.14.11. Để phát báo về thời tiết quan trọng được dự đoán w’w’, việc sử dụng các chữ tắt tương ứng phù hợp với quy tắc 2.2.2.8 được giới hạn để chỉ ra sự mở đầu, kết thúc hay thay đổi về cường độ của các hiện tượng thời tiết sau:
a) Giáng thủy đông kết;
b) Sương mù đông kết;
c) Giáng thủy (kể cả mưa rào) trung bình hay mạnh;
d) Bụi cuốn, cát cuốn hay tuyết cuốn thấp;
đ) Bụi, cát hay tuyết bay (kể cả bão tuyết);
e) Bão bụi;
g) Bão cát;
h) Dông (có giáng thủy hay không);
i) Tố;
j) Mây dạng phễu (vòi rồng hay cột nước);
k) Hiện tượng thời tiết khác được kê trong bảng mã 4678 mà dự báo sẽ làm cho tầm nhìn thay đổi đáng kể.
2.2.2.14.12. Để chỉ về sự kết thúc của hiện tượng thời tiết quan trọng w’w’, nhóm w’w’ được thay bằng chữ tắt NSW (không còn thời tiết quan trọng nào).
2.2.2.14.13. Để chỉ về sự chuyển sang trời quang, các nhóm NsNsNshshshs hay VVhshshs được thay bằng chữ tắt SKC. Khi dự báo không có mây ở dưới 1500m hay ở dưới mực cao phía ít trũng nhất, tùy thuộc cái nào lớn hơn, và không có Cumulonimbus, nếu các chữ CAVOK hay SKC không thích hợp thì dùng chữ tắt NSC.
2.2.14.14. Khi dự báo không một yếu tố nào được liệt kê trong quy tắc 2.2.14.2 có sự thay đổi đáng kể, sẽ dùng mã chữ NOSIG. NOSIG (không có thay đổi đáng kể nào) dùng để biểu thị các điều kiện khí tượng chưa đạt hay vượt các chỉ tiêu đã định.
2.2.2.15. Nhóm (RMK ….)
RMK biểu thị sự mở đầu đoạn chứa đựng thông tin được đưa vào theo quy định quốc gia mà không được phát báo quốc tế.
2.3. Dạng mã BUOY và các quy tắc mã hóa số liệu
FM 18 – XII BOUY – Bản tin số liệu quan trắc khí tượng từ trạm phao
2.3.1. Dạng mã
Đoạn 0:
MiMiMjMj
A1bwnbnbnb
YYMMJ
GGggiw
QcLaLaLaLaLa
L0L0L0L0L0L0 (6QlQt//)
Đoạn 1:
(111QdQx
Oddff
1snTTT
3PoPoPoPo
4PPPP
5appp
Đoạn 2:
(222QdQx21 HwaHwaHwa)
OSnTwTwTw
1PwaPwaHwaHwa
20PwaPwaPwa
Đoạn 3:
(333Qd1Qd2
(8887k2
2z0z0z0z0
3ToToToTo
4SoSoSoSo
…..
…..
…..
2znznznzn
3TnTnTnTn
4SnSnSnSn)
(66k69k3
2z0z0z0z0
dodocococo
…..
…..
2znznznzn
dndncncncn))
Đoạn 4
(444
(1QpQ2QTWQ4)
(2QNQL//)
(8ViViViVi)
(9idZdZdZdZd))
Ghi chú:
(1) BOUY là tên mã luật về bản tin quan trắc từ trạm phao;
(2) Bản tin BUOY hay thông báo gồm nhiều bản tin BUOY được nhận biết theo nhóm MiMiMjMj = ZZYY;
(3) Việc phát báo nhóm 9idZdZdZdZd rất được khuyến khích đối với các trạm phao neo;
(4) Nhóm 9idZdZdZdZd không nên dùng trong bản tin từ trạm phao không neo;
(5) Dạng mã được phân thành 5 đoạn, đoạn đầu là bắt buộc, trừ nhóm 6QtQt//, còn lại là tùy ý khi số liệu khả dụng:
Số đoạn
Nhóm biểu thị
Nội dung
0
-
Từ biểu thị, dữ liệu về thời gian và vị trí
1
111
Số liệu khí tượng và các số liệu khác không thuộc về biển
2
222
Số liệu mặt biển
3
333
Nhiệt độ, độ mặn và dòng chảy (khi khả dụng) các độ sâu được lựa chọn.
4
444
Thông tin về các tham số kỹ thuật và phương pháp kể cả số liệu kiểm tra chất lượng
2.3.2. Quy tắc
2.3.2.1. Quy tắc chung
Tên dạng mã BUOY không đưa vào bản tin.
2.3.2.2. Đoạn 0
2.3.2.2.1. Mọi nhóm thuộc Đoạn 0 là bắt buộc, trừ nhóm 6QtQt//, cần được đưa vào trong từng bản tin ngay cả khi không phát báo các số liệu khác.
2.3.2.2.2. Từng bản tin BUOY riêng lẻ, ngay cả khi nằm trong cùng một thông báo có nhiều bản tin, cũng có nhóm MiMiMjMj đầu tiên để biểu thị.
2.3.2.2.3. Nhóm MiMiMjMj
MiMiMjMj = ZZYY là nhóm biểu thị của bản tin BUOY.
2.3.2.2.4. Nhóm A1bwnbnbnb
a) A1: Vùng thuộc Hiệp hội khu vực của WMO có trạm phao giàn khoan hay sàn khai thác dầu khí đang được sử dụng (1 – khu vực I; 2 – khu vực II, …);
b) bw: Vùng con thuộc vùng đã chỉ bởi A1 ( Bảng mã 0161);
c) nbnbnb: Kiểu và số hiệu của trạm phao;
Số của phao (nbnbnb) chỉ mới phân định từ 001 đến 499, ở trường hợp phao trôi, sẽ cộng thêm 500 vào số hiệu ban đầu;
Ghi chú:
1. A1bw thường tương ứng với các vùng biển chứa phao được triển khai; Ban thư ký của WMO phân bổ cho các thành viên có yêu cầu và chỉ ra vùng biển liên quan, khối số hiệu (nbnbnb) được sử dụng cho các trạm phao trong khu vực của họ;
2. Thành viên có liên quan đăng ký với Ban Thư ký của WMO số hiệu được chỉ định cho từng trạm vùng vị trí địa lý của chúng;
3. Ban Thư ký thông báo mọi điều liên quan về sự phân bổ số hiệu và các bản đăng ký của từng thành viên.
2.3.2.2.5. Nhóm YYMMJ
a) YY: Ngày, báo bằng 2 số; ví dụ ngày 1 báo 01, ngày 10 báo 10;
b) MM: Tháng trong năm, báo bằng 2 số; ví dụ tháng I báo 01, tháng X báo 10;
c) J: Năm, chỉ báo số hàng đơn vị; ví dụ năm 1996, báo J = 6.
2.3.2.2.6. Các nhóm GGggiw
Áp dụng quy tắc 2.1.2.2.4.c và 2.1.2.2.4.d.
2.3.2.2.7. Các nhóm QcLaLaLaLaLa L0L0L0L0L0L0
a) Qc: Phần tư địa cầu (Bảng mã 3333);
b) LaLaLaLaLa: Vĩ độ, báo đến phần nghìn của độ vĩ;
c) L0L0L0L0L0L0: Kinh độ, báo đến phần nghìn của độ kinh;
d) Vị trí phao được phát báo tới phần mười, phần trăm hay phần nghìn của độ tùy thuộc vào khả năng của hệ thống định vị. Khi vị trí báo đến phần mười độ thì hai nhóm này đã mã hóa theo dạng QcLaLaLa// L0L0L0L0//; khi vị trí báo đến phần trăm độ thì hai nhóm này có dạng QcLaLaLaLa/ L0L0L0L0L0/.
2.3.2.2.8. Nhóm 6QlQt//
a) 6: Biểu số nhóm không đổi;
b) Ql: Chỉ số kiểm tra chất lượng về trị trí (Bảng mã 3334);
c) Qt: Chỉ số kiểm tra chất lượng về thời gian (Bảng mã 3334);
d) //: Mã số định sẵn trong dạng mã.
2.3.2.3. Đoạn 1
2.3.2.3.1. Mỗi nhóm trong Đoạn 1 được phát báo cho các tham số đã quan trắc được và khả dụng.
2.3.2.3.2. Khi toàn bộ các tham số thuộc mọi nhóm đều thiếu, cả đoạn này bỏ qua.
2.3.2.3.3. Nhóm 111QdQx
a) 111: Nhóm số mở đầu Đoạn 1;
b) Qd: là chỉ số kiểm tra chất lượng của đoạn này (bảng mã 3334). Nếu mọi nhóm số liệu có cùng giá trị dấu hiệu kiểm tra chất lượng thì Qd được mã hóa bằng giá trị này và Qx sẽ báo bằng 9. Nếu chỉ có một số nhóm số liệu trong đoạn này có dấu hiệu kiểm tra chất lượng khác 1 thì Qd được mã hóa bằng dấu hiệu này và Qx sẽ báo về vị trí của nhóm đó (nhóm có Qd ≠ 1);
Nếu có quá 1 nhóm có dấu hiệu kiểm tra chất lượng > 1 thì Qd báo về giá trị dấu hiệu lớn hơn và Qx sẽ báo bằng 9;
Ghi chú:
Khi Qx báo về vị trí nhóm số liệu thì vị trí đó sẽ tương ứng với nhóm bao hàm Qx ví như Qx = 1 báo về nhóm tiếp ngay sau đó.
c) Qx: Chỉ số về trị trí của nhóm.
2.3.2.3.4. Các nhóm Oddff 1snTTT 2snTdTdTd (hay 29UUU) 3P0P0P0P0 4PPPP 5appp
Áp dụng các các Quy tắc tương ứng với từng nhóm từ 2.1.2.3.2.c đến 2.1.2.3.8.c.
2.3.2.4. Đoạn 2
2.3.2.4.1. Áp dụng các Quy tắc 2.3.2.3.1 và 2.3.2.3.2
2.3.2.4.2. Nhóm 222QdQx
a) 222: Nhóm số mở đầu Đoạn 2;
b) Áp dụng Quy tắc 2.3.2.3.3.b – 2.3.2.3.3.d.
2.3.2.4.3. Nhóm OsnTwTwTw
a) Số 0: Áp dụng Quy tắc 2.1.2.4.2.b;
b) sn: Dấu của nhiệt độ nước biển tầng mặt (Bảng mã 3845);
c) TwTwTw: Áp dụng Quy tắc 2.1.2.4.2.d.
2.3.2.4.4. Nhóm 1PwaPwaHwaHwa
Áp dụng các Quy tắc thích hợp từ 2.1.2.4.3.a đến 2.1.2.4.3.g.
2.3.2.4.5. Các nhóm 20PwaPwaPwa và 21HwaHwaHwa
a) 20 và 21: Nhóm số mở đầu;
b) PwaPwaPwa: Chu kỳ sóng quan trắc được bằng máy, báo đến phần mười giây, báo bổ sung cho PwaPwa ở các trường hợp sau:
1. Biển không lặng (có nghĩa mã số PwaPwaHwaHwa đã báo khác 0000);
2. Mã số PwaPwa không phải là //;
3. Thiết bị đo đạc chu kỳ sóng của trạm có độ chính xác tới 1/10 giây.
c) HwaHwaHwa: Độ cao sóng đo được bằng máy, báo đến phần mười mét;
d) HwaHwaHwa báo bổ sung cho HwaHwa ở các trường hợp sau:
1. Biển không lặng (mã số PwaPwaHwaHwa đã báo khác 0000);
2. Mã số HwaHwa không phải là //;
3. Thiết bị đo đạc độ cao sóng của trạm có độ chính xác tới 1/10 mét.
2.3.2.5. Đoạn 3
2.3.2.5.1. Đoạn 3 gồm hai phần. Phần đầu được biểu thị bằng nhóm 8887k2, báo về nhiệt độ và / hay độ mặn ở những mực sâu lựa chọn. Phần thứ hai được biểu thị bằng nhóm 66k69k3 để báo về dòng chảy ở những mực sâu lựa chọn. Tùy thuộc vào sự khả dụng của số liệu về nhiệt độ và / hay độ mặn cho phần đầu và số liệu dòng chảy cho phần hai mà phát báo một hoặc cả hai phần.
2.3.2.5.2. Nhóm 333Qd1Qd2
a) 333: Nhóm số mở đầu Đoạn 3.
b) Qd1 và Qd2: lần lượt là chỉ số kiểm tra chất lượng số liệu về mặt cắt nhiệt độ hay độ mặn và mặt cắt hướng cùng tốc độ của dòng chảy (Bảng mã 3334).
2.3.2.5.3. Nhóm 8887k2
a) 8887: Nhóm số mở đầu;
b) k2: Phương pháp đo độ mặn/ độ sâu (Bảng mã 2263);
2.3.2.5.4. Các nhóm
2zozozozo
3ToToToTo
4SoSoSoSo
…………
…………
…………
2znznznzn
3TnTnTnTn
4SnSnSnSn
a) 2, 3, 4: Biểu số nhóm;
b) zozozozo … znznznzn: Độ sâu (bằng mét) khởi đầu từ tầng mặt của những mực đặc biệt (có ý nghĩa) và / hay được lựa chọn;
c) ToToToTo … TnTnTnTn: Nhiệt độ (theo phần trăm 0C) ở những mực sâu đặc biệt hay được lựa chọn, khởi đầu từ tầng mặt;
1. Với nhiệt độ âm, cộng thêm 5000 vào giá trị tuyệt đối tính đến phần trăm của nhiệt độ để phát báo;
2. Khi độ chính xác chỉ đạt tới phần mười 0C, số liệu được mã hóa theo dạng 3TnTnTnTn/.
d) SoSoSoSo … SnSnSnSn: Độ mặn báo theo phần nghìn (‰) ở những mực sâu đặc biệt hoặc lựa chọn, khởi đầu từ tầng mặt.
2.3.2.5.5. Nhóm 66k69k3
a) 66: Nhóm số mở đầu;
b) k6: Phương pháp suy ra tốc độ di động của phao từ số đo dòng chảy (Bảng mã 2267);
c) 9: Mã số định sẵn;
d) k3: Thời điểm và thời lượng đo đạc dòng chảy (Bảng mã 2264) theo phương pháp véc – tơ hay mặt cắt dòng chảy Doppler.
2.3.2.5.6. Các nhóm
2zozozozo
dodocococo
…………
…………
2znznznzn
dndncncncn
a) 2: Biểu số nhóm;
b) zozozozo … znznznzn: Áp dụng Quy tắc 2.3.2.5.4.b;
c) dodo … dndn: Hướng thực tính theo chục độ từ đó các dòng chảy ở các mực được lựa chọn và / hay đặc biệt chuyển tới, khởi đầu từ tầng mặt (Bảng mã 0877);
d) cococo … cncncn: Tốc độ dòng chảy theo cm/s ở những mực lựa chọn và / hay đặc biệt, khởi đầu từ tầng mặt;
2.3.2.6. Đoạn 4
2.3.2.6.1. Các nhóm bổ sung trong đoạn này được phát báo khi có nhu cầu và số liệu chính xác.
2.3.2.6.2. Nhóm số 444 mở đầu Đoạn 4
2.3.2.6.3. Nhóm 1QpQ2QTwQ4
a) 1: Biểu số nhóm;
b) Qp: Chất lượng đo áp suất (Bảng mã 3315);
c) Q2: Chất lượng về tham số “điều hành” (từ thứ hai trong khối đầu của hệ truyền phát ARGOS) (Bảng mã 3363);
d) QTw: Chất lượng số đo về nhiệt độ nước tầng mặt (Bảng mã 3319);
đ) Q4: Chất lượng số đo về nhiệt độ không khí (Bảng mã 3363);
e) Khi Qp, Q2, QTw và Q4 = 0, không phát báo nhóm này. Việc bỏ qua nhóm này chứng tỏ sự hoạt động hoàn thiện;
2.3.2.6.4. Nhóm 2QNQL//
a) 2: Biểu số nhóm;
b) QN: Chất lượng truyền phát phao – vệ tinh (Bảng mã 3313);
c) QL: Chất lượng về định vị (Bảng mã 3311);
d) //: Hai mã số định sẵn;
đ) Khi QN và QL = 0, không phát báo nhóm này;
2.3.2.6.5. Các nhóm QcLaLaLaLaLa L0L0L0L0L0L0
a) Áp dụng Quy tắc 2.3.2.2.7;
b) Chỉ phát nhóm QcLaLaLaLaLa khi QL = 2 (sự định vị vượt quá một “bước”) để báo về vĩ độ theo khả năng xác định thứ hai (đối xứng với quỹ đạo phụ của vệ tinh);
c) Chỉ phát nhóm L0L0L0L0L0L0 khi QL = 2 để báo về kinh độ theo khả năng xác định thứ hai mà vĩ độ đã được báo ở nhóm trước đó;
2.3.2.6.6. Các nhóm YYMMJ GGgg/
a) Áp dụng Quy tắc 2.3.2.2.5 và 2.3.2.2.6, trừ mã chữ cuối được mã hóa là / theo quy ước định sẵn;
b) Các nhóm YYMMJ GGgg/ báo về thời gian thực ứng với vị trí được biết sau cùng của phao và chỉ được phát báo khi QL = 1 cùng nhóm 7VBVBdBdB tiếp sau;
2.3.2.6.7. Nhóm 7VBVBdBdB
a) 7: Biểu số nhóm;
b) VBVB: Tốc độ trôi bằng cm/s của phao ở vị trí được biết sau cùng vào thời điểm được báo trong các nhóm YYMMJ GGgg/ trước đó;
c) dBdB: Hướng phao trôi bằng chục độ ở vị trí được biết sau cùng vào thời điểm đã báo trong các nhóm YYMMJ GGgg/ trước đó;
d) Chỉ phát báo nhóm này khi QL = 1.
2.3.2.6.8. Nhóm 8ViViViVi
a) 8: Biểu số nhóm;
b) ViViViVi: Thông tin về trạng thái kỹ thuật của phao;
c) Số lượng các nhóm 8ViViViVi chứa đựng thông tin về trạng thái kỹ thuật của phao không được quá 3;
Ghi chú:
1) Đương lượng vật lý về trị số ViViViVi của các trạm phao là khác nhau;
2) Việc thông dịch các nhóm này là không cần thiết đối với việc sử dụng số liệu khí tượng.
2.4. Dạng mã CLIMAT và các quy tắc mã hóa số liệu
FM 71-XII CLIMAT – Bản tin số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm khí tượng trên mặt đất.
2.4.1. Dạng mã:
Đoạn 0
CLIMAT
MMJJJ
IIiii
Đoạn 1
111
6R1R1R1R1Rdnrnr
7S1S1S1pspsps
8mpmpmTmTmTxmTx
9mememRmRmsms
Đoạn 2
(222
OYbYbYcYc
6R1R1R1R1nrnr
7S1S1St
8ypypyTyTyTxyTx
9yeyeyRyRySyS
Đoạn 3
(333
OT25T25T30T30
1T35T35T40T40
2Tn0Tn0Tx0Tx0
3R01R01R05R05
4R10R10R50R50
5R100R100R150R150
6S00S00S01S01
7S10S10S50S50
8f10f10f20f20f30f30
9V1V1V2V2V3V3)
Đoạn 4
(444 OsnTxdTxdTxdyxyx
1snTndTndTndynyn
2snTaxTaxTaxyaxyax
3snTanTanTanyanyan
4RxRxRxRxyryr
5iwfxfxfxyfxyfx
6DtsDtsDgrDgr
7iyGxGxGnGn)
Ghi chú:
1. CLIMAT là tên mã luật để báo về số liệu khí hậu hàng tháng từ các trạm trên mặt đất.
2. Mã luật CLIMAT gồm 5 đoạn:
Số đoạn
Nhóm biểu thị
Nội dung
0
-
Tên mã và nhóm MMJJJ
1
111
Số liệu của tháng được chỉ bởi MMJJJ và số ngày thiếu số liệu. Đoạn này luôn có mặt trong bản tin.
2
222
Các chuẩn khí hậu của tháng được chỉ bởi MMJJJ và số năm thiếu số liệu trong khi tính toán các chuẩn đó.
3
333
Số ngày trong tháng có trị số của một số yếu tố đã đạt và vượt ngưỡng quy định.
4
444
Các cực trị trong tháng cùng sự xuất hiện dông và mưa đá.
2.4.2. Quy tắc
2.4.2.1. Quy tắc chung
2.4.2.1.1. Khi thiếu số liệu của một hay vài tham số trong một nhóm thì tham số thiếu sẽ được mã hóa bằng gạch chéo (/). Nếu toàn bộ tham số trong nhóm đều thiếu thì cả nhóm được bỏ qua.
2.4.2.1.2. Khi một đoạn thiếu toàn bộ tham số thì cả đoạn đó được bỏ qua, trừ đoạn 0 và đoạn 1 là những đoạn luôn có mặt trong bản tin.
2.4.2.1.3. Số liệu tháng nào được mã hóa theo dạng mã có hiệu lực cho tháng đó. Dạng mã CLIMAT này có hiệu lực từ tháng 11/1994.
2.4.2.2. Đoạn 0
2.4.2.2.1. Tên dạng mã CLIMAT và nhóm MMJJJ được dùng để mở đầu cho từng bản tin riêng lẻ.
2.4.2.2.2. Tên dạng mã CLIMAT và nhóm MMJJJ được đưa vào dòng đầu tiên của bản thông báo gồm nhiều bản tin CLIMAT. Ở từng bản tin CLIMAT riêng lẻ trong bản thông báo đó không cần báo tên dạng mã cũng như nhóm MMJJJ.
2.4.2.2.3. Nhóm MMJJJ.
a) MM: Tháng có số liệu được báo trong bản tin;
b) JJJ: Số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của năm.
2.4.2.2.4. Nhóm IIiii
a) II: Biểu số miền;
b) iii: Biểu số trạm.
2.4.2.3. Đoạn 1
2.4.2.3.1. Nhóm 111: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 1
2.4.2.3.2. Các nhóm và báo trung bình tháng của khí áp.
a) Số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;
b) : Trung bình tháng khí áp mực trạm, báo đến phần mười hPa;
c) : Trung bình tháng khí áp mực mặt biển, báo đến phần mười hPa.
2.4.2.3.3. Nhóm báo nhiệt độ không khí trung bình tháng và độ lệch chuẩn của các giá trị nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày.
a) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;
b) sn: Dấu của nhiệt độ trung bình tháng (Bảng mã 3845).
c) : Nhiệt độ trung bình tháng, báo đến phần mười 0C;
d) ststst: Độ lệch chuẩn của các giá trị nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày, báo đến phần mười đơn vị;
Ghi chú:
Xem Phụ lục 7 về cách tính độ lệch chuẩn.
2.4.2.3.4. Nhóm báo về trung bình tháng của nhiệt độ cực trị.
a) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;
b) sn: Dấu của trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao và tối thấp (Bảng mã 3845);
c) : Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao báo đến phần mười 0C;
d) : Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối thấp, báo đến phần mười 0C;
2.4.2.3.5. Nhóm : Báo về áp suất hơi nước.
a) Số 5: Biểu số nhóm;
b) : Trung bình tháng áp suất hơi nước, báo đến phần mười hPa;
2.4.2.3.6. Nhóm 6R1R1R1R1Rdnrnr báo về số liệu mưa.
a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
b) R1R1R1R1: Tổng lượng mưa tháng báo theo (Bảng mã 3596);
l) Lượng mưa > 1,0mm được quy tròn bằng cách phần lẻ < 5 thì bỏ qua, phần lẻ ≥ 5 thì thêm 1mm;
2) Lượng mưa tháng từ 0,0 đến 0,9 mm, báo R1R1R1R1 là 9999.
c) Rd: Cấp nhóm tần suất mà lượng mưa R1R1R1R1 rơi vào;
Ghi chú:
Xem Phụ lục 6 về cách tính Rd
1. Khi chọn mã số Rd nếu gặp các trường hợp đặc biệt, thì Rd được mã hóa theo các quy định sau đây:
(i) Tổng lượng mưa tháng phát báo nhỏ hơn mọi lượng mưa cùng tháng trong 30 năm qua thì Rd = 0;
(ii) Tổng lượng mưa tháng phát báo lớn hơn mọi lượng mưa cùng tháng trong 30 năm qua thì Rd = 6;
(iii) Tổng lượng mưa tháng phát báo nằm ở ranh giới của hai nhóm tần suất thì Rd được mã hóa bằng số cấp của nhóm lớn hơn;
(iv) Ranh giới giữa hai nhóm tần suất là trung bình cộng của giá trị lớn nhất thuộc nhóm nhỏ và giá trị nhỏ nhất thuộc nhóm lớn;
(v) Tháng phát báo không mưa thì Rd là số cấp của nhóm lớn nhất có giới hạn dưới là --. Vì vậy, khi tháng đó không mưa thì báo:
Rd = 0 nếu 30 năm qua tháng đó đều có lượng mưa ≥ 0.0;
Rd = 1 nếu 30 năm qua đã có 1 – 6 lần tháng đó có lượng mưa là --;
Rd = 2 nếu 30 năm qua đã có 7 – 12 lần tháng đó có lượng mưa là --;
Rd = 3 nếu 30 năm qua đã có 13 – 18 lần tháng đó có lượng mưa là --;
Rd = 4 nếu 30 năm qua đã có 19 – 24 lần tháng đó có lượng mưa là --;
Rd = 5 nếu 30 năm qua đã có 25 – 30 lần tháng đó có lượng mưa là --;
d) nrnr: Số ngày có lượng mưa ≥ 1,0 mm.
2.4.2.3.7. Nhóm 7S1S1S1pspsps báo về thời gian nắng.
a) Số 7: Biểu số nhóm;
b) S1S1S1: Tổng số giờ nắng toàn tháng, báo theo giờ tròn;
(Nếu phần lẻ < 5 thì bỏ qua, ≥ 5 thì thêm một giờ)
c) pspsps: Tỷ số phần trăm của S1S1S1 so với chuẩn;
Chú ý:
1. Nếu tỷ số phầm trăm ≤ 1% nhưng lớn hơn 0, thì pspsps được mã hóa là 001;
2) Nếu chuẩn bằng 0 thì pspsps được mã hóa bằng 999;
3) Nếu chuẩn không được xác định, thì pspsps được mã hóa bằng 3 gạch chéo (///).
2.4.2.3.8. Các nhóm 8mpmpmTmTmTxmTx và 9mememRmRmsms báo về số ngày không có số liệu.
a) Số 8 và số 9: Biểu số nhóm;
b) mpmp: Số ngày trong tháng không có số liệu khí áp;
c) mTmT: Số ngày trong tháng không có số liệu nhiệt độ không khí;
d) mTxmTx: Số ngày trong tháng không có số liệu nhiệt độ không khí tối cao;
đ) meme: Số ngày trong tháng không có số liệu áp suất hơi nước;
e) mRmR: Số ngày trong tháng không có số liệu lượng mưa;
g) msms: Số ngày trong tháng không có số liệu thời gian nắng.
2.4.2.4. Đoạn 2
2.4.2.4.1. Các thành viên phải gửi tới Ban thư ký số liệu chuẩn đầy đủ của các yếu tố đối với các trạm có mặt trong bản thông báo CLIMAT để phổ biến cho các thành viên khác. Các bản tin CLIMAT của 2 tháng tiếp theo việc gửi số liệu chuẩn đầy đủ đó cho Ban thư ký phải kèm chuẩn của tháng tương ứng được mã hóa theo Đoạn 2. Thủ tục này được lặp lại khi các thành viên thấy cần thiết phải thay đổi hay bổ sung chuẩn đã công bố trước đó.
2.4.2.4.2. Các giá trị chuẩn phải được tính toán từ số liệu quan trắc theo thời kỳ đã định.
Ghi chú:
Đoạn 2 cung cấp thông tin về năm bắt đầu, kết thúc cũng như các năm thiếu số liệu khi tính chuẩn.
2.4.2.4.3. Nhóm 222: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 2.
2.4.2.4.4. Nhóm OYbYbYcYc báo về thời kỳ chuẩn.
a) Số 0: Biển số nhóm không đổi;
b) YbYb: Số hàng chục và hàng đơn vị của năm bắt đầu thời kỳ chuẩn;
c) YcYc: Số hàng chục và hàng đơn vị của năm kết thúc thời kỳ chuẩn;
2.4.2.4.5. Các nhóm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 báo về chuẩn của các yếu tố tương ứng.
Quy tắc báo các nhóm này tương tự quy tắc trong Đoạn 1
2.4.2.4.6. Các nhóm 8yPyPyTyTyTxyTx và 9yeyeyRyRySyS báo về số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn.
a) yPyP: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn khí áp;
b) yTyT: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ không khí;
c) yTxyTx: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ không khí tối cao;
d) yeye: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn áp suất hơi nước;
đ) yRyR: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn lượng mưa;
c) ySyS: Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn thời gian nắng;
2.4.2.5. Đoạn 3
2.4.2.5.1. Nhóm 333: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 3.
2.4.2.5.2. Các nhóm OT25T25T30T30, 1T35T35T40T40 và 2Tn0Tn0Tx0Tx0 báo về số ngày trong tháng có nhiệt độ không khí bằng và/hay vượt một số ngưỡng.
a) Số 0, số 1 và số 2: Biểu số nhóm không đổi;
b) T25T25: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 250C;
c) T30T30: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 300C;
d) T35T35: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 350C;
đ) T40T40: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 400C;
e) Tn0Tn0: Số ngày có nhiệt độ không khí tối thấp < 00C;
g) Tx0Tx0: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao < 00C;
2.4.2.5.3. Các nhóm 3R01R01R05R05, 4R10R10R50R50 và R100R100R150R150 báo về số ngày trong tháng có lượng mưa bằng hay vượt một số ngưỡng.
a) Số 3, số 4 và số 5: Biểu số nhóm không đổi;
b) R01R01: Số ngày có lượng mưa ≥ 1,0mm;
c) R05R05: Số ngày có lượng mưa ≥ 5,0mm;
d) R10R10: Số ngày có lượng mưa ≥ 10,0mm;
đ) R50R50: Số ngày có lượng mưa ≥ 50,0mm;
e) R100R100: Số ngày có lượng mưa ≥ 100,0mm;
g) R150R150: Số ngày có lượng mưa ≥ 150,0mm;
2.4.2.5.4. Các nhóm 6s00s00s01s01 và 7s10s10s50s50 báo về số ngày trong tháng có độ dày lớp tuyết phủ đã vượt một số ngưỡng.
a) Số 6, số 7: Biểu số nhóm không đổi;
b) s00s00: số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 0cm;
c) s01s01: Số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 1cm;
d) s10s10: Số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 10cm;
đ) s50s50: Số ngày có độ dày lớp tuyết phủ > 50cm;
2.4.2.5.5. Nhóm 8f10f10f20f20f30f30 báo về số ngày trong tháng có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút bằng hay lớn hơn một số ngưỡng.
a) Số 8: Biểu số nhóm không đổi;
b) f10f10: Số ngày có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút ≥ 10m/s, hay 20 knots;
c) f20f20: Số ngày có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút ≥ 20m/s, hay 40 knots;
d) f30f30: Số ngày có trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút ≥ 30m/s, hay 60 knots;
đ) Cách chọn các trị số để phát báo:
1. Nếu có máy tự ghi, các tốc độ gió này lấy theo máy tự ghi;
2. Không có máy tự ghi, các tốc độ gió này lấy theo giá trị quan trắc được theo máy đo gió của trạm. Trường hợp máy không tính trung bình trong 10 phút hay gián đoạn, áp dụng quy tắc 2.1.3.2;
3. Không có các thiết bị đo gió, các tốc độ gió này lấy theo giá trị quan trắc được theo cấp gió Beaufort.
e) Trong quá trình theo dõi thời tiết, nếu quan trắc được trị số lớn nhất của tốc độ gió trung bình trong 10 phút đã bằng hay lớn hơn một số ngưỡng trên thì phải ghi thêm trị số lớn nhất này vào dòng ghi chú ở cuối trang số liệu quan trắc hàng ngày trong SKT – 1.
2.4.2.5.6. Nhóm 9V1V1V2V2V3V3 báo về số ngày trong tháng có tầm nhìn dưới một số ngưỡng quan trắc được hay ghi được vào bất kỳ thời gian nào trong ngày (có thể trùng vào giờ quan trắc hay không).
a) Số 9: Biểu số nhóm không đổi;
b) V1V1: Số ngày có tầm nhìn < 50m;
c) V2V2: Số ngày có tầm nhìn < 100m;
d) V3V3: Số ngày có tầm nhìn < 1000m.
2.4.2.5.7. Bất kỳ nhóm nào có mọi phần số liệu bằng 0 đều được bỏ qua.
2.4.2.6. Đoạn 4
2.4.2.6.1. Nhóm 444: Nhóm số không đổi mở đầu Đoạn 4.
2.4.2.6.2. Các nhóm OsnTxdTxdTxdyxyx, 1snTndTndTndynyn, 2snTaxTaxTaxyaxyax và 3snTanTanTanyanyan báo về các cực trị nhiệt độ không khí.
a) Số 0, số 1, số 2, số 3: Biểu số nhóm không đổi;
b) sn: Dấu của nhiệt độ không khí, (Bảng mã 3845);
c) TxdTxdTxd: Nhiệt độ không khí trung bình ngày cao nhất, báo đến phần mười 0C;
d) yxyx: Ngày có nhiệt độ không khí trung bình ngày cao nhất;
đ) TndTndTnd: Nhiệt độ không khí trung bình ngày thấp nhất, báo đến phần mười 0C;
e) ynyn: Ngày có nhiệt độ không khí trung bình ngày thấp nhất;
g) TaxTaxTax: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối, báo đến phần mười 0C
h) yaxyax: Ngày có nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối;
i) TanTanTan: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối, báo đến phần mười 0C
j) yanyan: Ngày có nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối.
2.4.2.6.3. Nhóm 4RxRxRxRxyryr báo về mưa lớn nhất.
a) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;
b) RxRxRxRx: Lượng mưa ngày lớn nhất, báo đến phần mười mm;
c) yryr: Ngày có lượng mưa lớn nhất trong tháng.
2.4.2.6.4. Nhóm 5iwfxfxfxyfxyfx báo về gió lớn nhất.
a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;
b) iw: Phương pháp đo gió và đơn vị đo tốc độ gió, (Bảng mã 1855);
c) fxfxfx: Tốc độ gió lớn nhất quan trắc được hay ghi được trong tháng, báo đến phần mười đơn vị chỉ bởi iw (nếu hàng ngày quan trắc tốc độ gió được xác định theo m/s nguyên thì hai chữ fxfx đầu báo tốc độ gió bằng m/s, chữ fx thứ ba báo bằng số 0);
Ví dụ: Gió mạnh nhất trong tháng là 16m/s, báo fxfxfx là 160.
d) yfxyfx: Ngày có tốc độ gió lớn nhất quan trắc được hay máy ghi được trong tháng.
2.4.2.6.5. Nếu cực trị xuất hiện ở 1 ngày thì 2 số cuối cùng của các nhóm 0, 1, 2, 3, 4, 5 trên báo về ngày đó. Nếu cực trị xuất hiện ở 2 ngày trở lên thì 2 số cuối cùng này báo về ngày đầu tiên sau khi đã được cộng thêm 50.
2.4.2.6.6. Nhóm 6DtsDtsDgrDgr báo về dông và mưa đá.
a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
b) DtsDts: Số ngày có dông trong tháng;
c) DgrDgr: Số ngày có mưa đá trong tháng.
2.4.2.6.7. Nhóm 7iyGxGxGnGn báo về phương tiện và thời điểm xác định các cực trị nhiệt độ không khí hàng ngày.
a) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;
b) iy: Biểu số phương tiện;
iy = 1 Cực trị nhiệt độ không khí được xác định bằng nhiệt kế tối cao/ tối thấp;
iy = 2 Cực trị nhiệt độ không khí được xác định ở trạm tự động;
iy = 3 Cực trị nhiệt độ không khí được xác định bằng nhiệt ký;
c) GxGx: Thời điểm đọc nhiệt kế tối cao theo giờ quốc tế, báo đến giờ tròn;
d) GnGn: Thời điểm đọc nhiệt kế tối thấp theo giờ quốc tế, báo đến giờ tròn;
đ) Nhóm 7iyGxGxGnGn chỉ được báo khi có sự thay đổi về thời điểm đọc nhiệt độ tối cao (GxGx) hay thời điểm đọc nhiệt độ tối thấp (GnGn).
2.5. Dạng mã CLIMAT SHIP – Bản tin về số liệu khí hậu hàng tháng từ trạm thời tiết trên đại dương.
2.5.1. Dạng mã
Đoạn 1
CLIMAT
SHIP
MMJJJ
99LaLaLa
QcL0L0L0L0
R1R1R1R1Rd
Đoạn 2
(NORMAL
R1R1R1R1/)
Ghi chú:
CLIMAT SHIP là tên dạng mã phát báo tổng số và trung bình tháng từ trạm thời tiết đại dương.
2.5.2. Quy tắc
2.5.2.1. Đoạn 1
2.5.2.1.1. Tên dạng mã CLIMAT SHIP và nhóm MMJJJ dùng để mở đầu cho các bản tin riêng lẻ.
2.5.2.1.2. Tên dạng mã CLIMAT SHIP và nhóm MMJJJ chỉ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo khí tượng gồm các bản tin CLIMAT SHIP. Trong từng bản tin thuộc bản thông báo sẽ không có tên dạng mã CLIMAT SHIP cùng nhóm MMJJJ.
2.5.2.1.3. Nhóm MMJJJ
Áp dụng Quy tắc 2.4.2.3
2.5.2.1.4. Các nhóm 99LaLaLa QcL0L0L0L0
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.6.
2.5.2.1.5. Nhóm : Báo trung bình khí áp mực mặt biển, đến phần mười hPa
2.5.2.1.6. Nhóm sn
a) sn: Dấu của nhiệt độ không khí trung bình tháng. (Bảng mã 3845);
b) : Nhiệt độ không khí trung bình tháng, báo đến phần mười 0C;
2.5.2.1.7. Các nhóm
a) Số 8, số 9: Biểu số nhóm không đổi;
b) sn: Dấu của nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình tháng. (Bảng mã 3845);
c) : Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình tháng, báo đến phần mười 0C.
2.5.2.1.8. Các nhóm
a) :Trung bình tháng áp suất hơi nước, báo đến phần mười hPa;
b) nrnr: Số ngày trong tháng có lượng giáng thủy ≥ 1,0mm;
c) //: Mã số định sẵn về nrnr.
2.5.2.1.9. Nhóm R1R1R1R1Rd
a) Áp dụng Quy tắc 2.4.2.3.6.b và 2.4.2.3.6.c;
b) Khi lượng giáng thủy không khả dụng, bỏ qua nhóm R1R1R1R1Rd và nrnr ở nhóm trước đó được mã hóa là //;
c) Với tháng đặc biệt – không có giáng thủy, báo R1R1R1R1 là 0000 và Rd là số bậc cao nhất của nhóm năm có cấp giáng thủy có giới hạn dưới là không (có nghĩa nếu tháng này thuộc 30 năm qua đều không có giáng thủy thì Rd = 5).
2.5.2.2. Đoạn 2
2.5.2.2.1.
(NORMAL
R1R1R1R1/)
Áp dụng Quy tắc 2.4.2.3.1. đến 2.4.2.3.6
2.5.2.2.2. Phần phát báo số liệu chuẩn: , , và sẽ thể hiện các giá trị rút ra từ các quan trắc trong thời kỳ 30 năm chuẩn.
2.6. Dạng mã CLI.. HAY ..CLI và các quy tắc mã hóa số liệu
FM 73-VI CLI.. hay ..CLI – Bản tin số liệu khí áp dụng trung bình tháng của các vùng trên đại dương.
2.6.1. Dạng mã
LaLaL0l0n
…. ….
L’aL’aL’0L’0n’
…. ….
L”aL”aL”0L”0n”
…. ….
….
….
….
…. ….
Ghi chú:
CLINP, SPCLI, NACLI, CLISA và INCLI là các tên dạng mã phát báo về trung bình tháng cho các vùng đại dương sau:
CLINP cho Bắc Thái Bình Dương;
SPCLI cho Nam Thái Bình Dương;
NACLI cho Bắc Đại Tây Dương;
CLISA cho Nam Đại Tây Dương;
INCLI cho Ấn Độ Dương.
2.6.2. Quy tắc
2.6.2.1. Tên dạng mã tương ứng CLINP, SPCLI, vv… và nhóm MMJJJ được đưa báo đầu từng bản tin riêng lẻ.
2.6.2.2. Tên dạng mã tương ứng CLINP, SPCLI, vv … và nhóm MMJJJ được đưa vào dòng đầu của bản thông báo khí tượng gồm các bản tin về các vùng đại dương. Trong từng bản tin thuộc bản thông báo sẽ không có tên dạng mã cùng nhóm MMJJJ.
2.6.2.3. Số liệu trung bình về các vùng đại dương của tháng trước cần được phát báo theo dạng mã này vào đầu tháng sau, càng sớm càng tốt.
2.6.2.4. Nhóm MMJJJ
Áp dụng Quy tắc 2.4.2.2.3.
2.6.2.5. Các nhóm
LaLaL0l0n
….
L’aL’aL’0L’0n’
….
L”aL”aL”0L”0n”
….
….
….
….
….
2.6.2.5.1. LaLa, L’aL’a, L”aL”a, …. Vĩ tuyến, theo độ nguyên, dọc theo đó có các trị số khí áp được báo.
2.6.2.5.2. L0L0, L’0L’0, L”0L”0, … Kinh tuyến, theo độ nguyên, của những điểm có khí áp được báo đầu tiên (P1P1P’1P’1, P”1P”1 …).
2.6.2.5.3. n, n’, n’’,... Số lượng các điểm trên vĩ tuyến LaLa, L’aL’a, L”aL”a, … có khí áp được báo.
2.6.2.5.4. Trong vùng giữa hai vĩ tuyến 200 bắc và 200 nam, áp suất được báo theo phần mười hPa; còn ở các vùng khác, áp suất báo theo hPa nguyên.
2.6.2.5.5. Mỗi nhóm vị trí: LaLaL0L0n, L’aL’aL’0L’0n’, …phải có các nhóm kèm theo ở dạng , , …,
, , ….,
2.6.2.5.6. Trị số khí áp đầu tiên là trung bình tháng về khí áp mực biển tại giao điểm của vĩ tuyến và kinh tuyến được chỉ bởi LaLa và L0L0 ở trong nhóm trước đó.
2.6.2.5.7. Các áp suất tiếp theo như và , … là trị số áp suất trung bình tháng tại các điểm cùng ở trên vĩ tuyến LaLa nhưng có kinh độ là L0L0 ± 50, L0L0 ± 100, …. Mã số của n chỉ ra số điểm có báo về áp suất ở trên vĩ tuyến LaLa đó.
Ghi chú:
Thứ tự các điểm được sắp xếp theo hướng từ đông sang tây hay từ tây sang đông sao cho thích hợp với từng vùng đại dương (trong tập C, ấn phẩm số 9 của WMO có quy định cụ thể cho từng vùng).
2.7. Dạng mã TYPH và các quy tắc mã hóa số liệu
FM VN1 – TYPH: Bản tin quan trắc khí tượng khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới.
(Phát báo trong nước)
2.7.1. Dạng mã
TYPH0 (TYPH1) YYGGiw iiiww Nddff 1snTTT 2snTdTdTd
3P0P0P0P0 4PPPP
58p24p24p24
hay NhCLhCMCH (9dcdcfcfc)
59p24p24p24
(APnPnPnPn) (BGGPP) (Cdxdxfxfx) (DGGPP) (EhththtZ)
Ghi chú: Dạng mã TYPH dùng để mã hóa số liệu các quan trắc từng giờ khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới, theo lệnh của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia.
2.7.2. Quy tắc
2.7.2.1. Quy tắc chung
2.7.2.1.1. Tên dạng mã TYPH0, (TYPH1) dùng để mở đầu bản tin quan trắc khí tượng từng giờ hoặc 30 phút khi có bão. TYPH0 để báo bản tin quan trắc khí tượng tại các giờ tròn, TYPH1 để báo bản tin quan trắc khí tượng tại các giờ lẻ 30 phút. Đối với các loại trạm khác TYPH10 được thay bằng TYPH2 và TYPH1 thay bằng TYPH3.
2.7.2.1.2. Ngoài những nhóm quy định trong dạng mã, không được phát báo thêm một nhóm nào khác vào bản tin.
2.7.2.1.3. Trong thời gian “quan trắc TYPH”, vào các kỳ quan trắc thường ngày đã phát bản tin SYNOP, không phải thêm bản tin TYPH.
2.7.2.1.4. Những trạm khí tượng thường ngày phát 4 bản tin SYNOP chính, trong các giờ 4, 10, 16, 22h giờ Việt Nam phải phát bản tin SYNOP, các giờ khác phát bản tin TYPH, các trạm khác vẫn phát bản tin TYPH.
2.7.2.1.5. Những trạm khí tượng thường ngày không phát tin SYNOP thì các kỳ SYNOP (1, 4, 7, 10, 13, 16, 19, 22h giờ Việt Nam) phát theo dạng bản tin SYNOP, còn các giờ khác phát theo dạng bản tin TYPH, các trạm khác vẫn phát bản tin TYPH.
2.7.2.1.6. Nếu có mưa:
a) Các bản tin SYNOP 1, 7, 13, 19h giờ Việt Nam báo nhóm 6RRRtR ở Đoạn 1 với cách báo như sau:
1) Bản tin 1h giờ Việt Nam báo lượng mưa 6 giờ qua, tR = 1;
2) Bản tin 7h giờ Việt Nam báo lượng mưa 12 giờ qua, tR = 2;
3) Bản tin 13h giờ Việt Nam báo lượng mưa 18 giờ qua, tR = 3;
4) Bản tin 19h giờ Việt Nam báo lượng mưa 24 giờ qua, tR = 4.
b) Các bản tin 4, 10, 16, 22h giờ Việt Nam báo nhóm 6RRRtR ở Đoạn 3, báo lượng mưa 3 giờ qua, tR = 7.
2.7.2.1.7. Khi chưa có lệnh của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho trạm ngừng quan trắc TYPH, tuyệt đối không được ngừng quan trắc với bất cứ lý do nào.
2.7.2.2. Quy tắc phát báo các nhóm
2.7.2.2.1. Nhóm YYGGiw áp dụng Quy tắc 2.1.2.2.4.
2.7.2.2.2. Nhóm iiiww
a) iii: Biểu số trạm khí tượng áp dụng Quy tắc 2.1.2.2.5.b;
b) ww: Thời tiết hiện tại áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.10.đ;
c) Đối với các loại trạm khác biểu số trạm được ghi cả 5 số.
2.7.2.2.3. Nhóm Nddff
a) Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.2;
b) Trường hợp gió đổi hướng nhưng tốc độ nhỏ hơn hay bằng 3m/s, báo dd = 99; khi tốc độ từ 4m/s trở lên, báo dd là hướng phong tiêu chỉ lâu nhất trong thời gian quan trắc. Gió giật, dd báo bằng mã số của hướng gió cộng thêm 50. Trường hợp vừa giật vừa đổi hướng, báo như gió giật.
2.7.2.2.4. Nhóm 1snTTT
Áp dụng quy tắc 2.1.2.3.3
2.7.2.2.5. Nhóm 2snTdTdTd
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.4
2.7.2.2.6. Nhóm 3P0P0P0P0 báo trị số khí áp mực trạm
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.5
2.7.2.2.7. Nhóm 4PPPP báo trị số khí áp mực biển
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.6
2.7.2.2.8. Các nhóm 58p24p24p24 và 59p24p24p24
a) Áp dụng Quy tắc 2.1.2.5.5.e.11;
b) Trị số biến thiên khí áp 24h vừa qua, nếu giản đồ ngày hôm trước có thể quy toán được thì tính theo số liệu quy toán từ giản đồ khí áp ký, nếu giản đồ chưa đủ số liệu để quy toán thì tính theo số liệu quan trắc từ khí áp kế sau khi đã được hiệu chỉnh về mực trạm.
2.7.2.2.9. Nhóm NhCLhCMCH
Áp dụng Quy tắc 2.1.2.3.11.c cho Nh; 2.1.2.3.11.d cho CL; 2.1.2.3.1.d cho h; 2.1.2.3.11.đ cho CM và 2.1.2.3.11.e cho CH.
2.7.2.2.10. Nhóm 9dcdcfcfc
a) Nhóm này báo gió mạnh nhất tức thời có tốc độ ≥ 10m/s trong khoảng thời gian từ quan trắc trước liền kề đến lúc quan trắc;
Ghi chú: ở bản tin SYNOP, nhóm 9dcdcfcfc báo ở đoạn 555 và khi gió ≥ 16m/s báo bằng nhóm 911ff và nhóm 915dd ở đoạn 333. (còn ở các bản tin TYPH, dù gió ≥ 16m/s vẫn chỉ báo ở 9dcdcfcfc).
b) Số 9: Biểu số nhóm không đổi;
c) dcdc: Hướng gió có tốc độ mạnh nhất báo ở fcfc (Bảng mã 242);
d) fcfc: Tốc độ gió mạnh nhất tức thời báo bằng m/s.
2.7.2.2.11. Nhóm APnPnPnPn.
a) Nhóm này báo về khí áp thấp nhất trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới;
b) Số A: Biểu số nhóm không đổi;
c) PnPnPnPn: Trị số khí áp mực mặt biển thấp nhất, báo đến phần mười hPa, cách tính PnPnPnPn xem phụ lục 6.
2.7.2.2.12. Nhóm BGGPP
a) Nhóm này báo thời gian xuất hiện trị số khí áp thấp nhất trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, báo theo giờ quốc tế;
b) B: Biểu số của nhóm không đổi;
c) GG: Giờ xuất hiện trị số khí áp thấp nhất;
d) PP: Phút xuất hiện trị số khí áp thấp nhất.
2.7.2.2.13. Nhóm Cdxdxfxfx
a) Nhóm này báo tốc độ và hướng gió trung bình mạnh nhất trong hai phút (hoặc mười phút), trong quá trình chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới;
b) Số C: Biểu số của nhóm không đổi;
c) dxdx: Hướng có giá trị fxfx báo theo bảng mã 242;
d) fxfx: Tốc độ gió trung bình mạnh nhất trong hai phút (hoặc mười phút) trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của bão, báo bằng m/s. Số liệu này chọn ở máy gió Vild, tự báo hay giản đồ gió trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng của bão, có thể trùng vào giờ tròn hay giữa hai kỳ quan trắc.
2.7.2.2.14. Nhóm DGGPP
a) Nhóm này báo thời gian xuất hiện trị số tốc độ gió mạnh nhất trong quá trình trạm chịu ảnh hưởng của cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới, báo theo giờ quốc tế;
b) D: Biểu số của nhóm không đổi;
c) GG: Giờ xuất hiện trị số tốc độ gió mạnh nhất;
d) PP: Phút xuất hiện trị số tốc độ gió mạnh nhất;
Chú ý:
1. Các nhóm APnPnPnPn, BGGPP và Cdxdxfxfx, DGGPP chỉ báo một lần ở bản tin TYPH cuối cùng, nếu trùng với giờ quan trắc SYNOP sẽ báo trong Đoạn 5 và sau nhóm 9dcdcfcfc.
2. Các trạm không là trạm khí tượng: các nhóm không có số liệu quan trắc như mây, nhiệt độ, điểm sương, khí áp, độ cao mực nước biển thì bỏ trống cả nhóm. Các nhóm có số liệu nhưng không đầy đủ cả nhóm, phần thiếu báo.
2.7.2.2.15. Nhóm EhththtZ
a) Số E: Biểu số nhóm không đổi;
b) hththt: Mực nước từng giờ đã quy về “0” trạm, báo đến cm;
c) Z: Trạng thái mặt biển báo theo số cấp;
i) Khi biển lặng (trạng thái mặt biển cấp 0) báo Z = 0
ii) Không thể quan trắc được trạng thái mặt biển do mưa to, bão bụi, …, báo Z = /.
d) Trong bản tin SYNOP vào các giờ 1, 7, 10, 13, 16 và 19 giờ Việt Nam thuộc thời gian quan trắc TYPH, luôn có nhóm EhththtZ ở cuối Đoạn 2 của bản tin SYNOP;
đ) Nhóm này chỉ báo trong các bản tin của trạm khí tượng hải văn.
2.8. Dạng mã CLIM và các quy tắc mã hóa số liệu
FM VN2 – CLIM Bản tin số liệu khí hậu hàng tháng
(Phát báo trong nước)
2.8.1. Dạng mã:
CLIM
iiiMM
TxTxTxNN
TnTnTnNN
S1S1S1npnp
1BhBhBhBh
2BxBxNN
3UmUmNN
4nLnnLnnLmnLm
5nmnmngng
6nhnhnunu
7R’R’R’R’
RxRxRxNN
WNNbđNNkt
Tổng lượng mưa tháng bằng lời văn.
Ghi chú:
1. Dạng mã CLIM dùng để mã hóa số liệu khí hậu hàng tháng của các trạm khí tượng, khí hậu, khí tượng hải văn;
2. Nhóm WNNbđNNkt có thể nhắc lại nhiều lần nếu trong tháng có nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt.
2.8.2. Quy tắc
2.8.2.1. Quy tắc chung
1. Những trạm khí tượng, khí hậu, hải văn (có quan trắc khí tượng bề mặt) được chỉ định phải báo điện CLIM trước 1 giờ ngày mồng 1 hàng tháng đồng thời gửi bản sao nguyên văn về Trung tâm Khí tượng Thủy Quốc gia bằng hình thức công văn.
2. Khi có các hiện tượng thời tiết đặc biệt như hạn, úng, lũ lụt, mưa đá, sương muối, băng giá, vòi rồng v.v… xẩy ra ở địa phương, ngoài việc báo điện CLIM, các trạm phải điều tra ngay và báo cáo tỉ mỉ bằng công văn khẩn về Trung tâm Khí tượng Thủy Quốc gia.
3. Để xác minh nội dung nhóm 7R’R’R’R’ cuối bản tin nhất thiết phải báo rõ tổng lượng mưa bằng lời văn.
2.8.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm
2.8.2.2.1. Biểu danh CLIM
Biểu danh không đổi, mở đầu bản tin số liệu khí hậu hàng tháng.
2.8.2.2.2. Nhóm iiiMM
a) iii: Biểu số trạm;
b) MM: Tháng có số liệu báo trong bản tin.
2.8.2.2.3. Nhóm
a) : Nhiệt độ không khí trung bình tháng, báo đến phần mười 0C;
b) : ẩm độ tương đối trung bình tháng, báo đến % nguyên.
2.8.2.2.4. Nhóm
a) : Nhiệt độ không khí tối cao trung bình tháng, báo đến phần mười 0C;
b) nbnb: Số ngày có nhiệt độ không khí tối cao ≥ 350C.
2.8.2.2.5. Nhóm
a) : Nhiệt độ không khí tối thấp trung bình tháng, báo đến phần mười 0C;
b) : Số ngày có nhiệt độ không khí tối thấp ≤ 100C.
2.8.2.2.6. Nhóm TxTxTxNN
a) TxTxTx: Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối trong tháng, báo đến phần mười 0C;
b) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở TxTxTx;
c) Khi trị số nhiệt độ tối cao tuyệt đối trong tháng xảy ra ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu.
2.8.2.2.7. Nhóm TnTnTnNN
a) TnTnTn: Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối trong tháng, báo đến phần mười 0C;
b) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở TnTnTn;
c) Khi trị số tối thấp tuyệt đối trong tháng xảy ra ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu;
d) Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối trong tháng < 00C, báo TnTnTn bằng giá trị tuyệt đối của nhiệt độ tối thấp tính đến phần mười độ cộng thêm 500.
2.8.2.2.8. Nhóm S1S1S1npnp
a) S1S1S1: Tổng số giờ nắng trong tháng, báo đến giờ tròn;
1) Số phần lẻ được quy về giờ tròn theo cách sau:
Số phần mười giờ < 5 thì bỏ qua;
Số phần mười giờ ≥ 5 quy lên 1 giờ.
2) Không có số liệu về giờ nắng, báo S1S1S1 = ///.
b) npnp: Số ngày có mưa phùn trong tháng.
2.8.2.2.9. Nhóm 1BhBhBhBh
a) Số 1: Biểu số nhóm không đổi;
b) BhBhBhBh: Tổng lượng bốc hơi trong tháng, báo đến phần mười mm.
2.8.2.2.10. Nhóm 2BxBxNN
a) Số 2: Biểu số nhóm không đổi;
b) BxBx: Lượng bốc hơi hàng ngày lớn nhất trong tháng, báo bằng mm nguyên. Số phần mười mm được quy tròn về mm nguyên tương tự cách quy tròn của số giờ nắng;
c) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở BxBx;
d) Nếu trị số BxBx xảy ra ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu.
2.8.2.2.11. Nhóm 3UnUnNN
a) Số 3: Biểu số nhóm không đổi;
b) UnUn: Ẩm độ tương đối thấp nhất trong tháng, báo bằng % nguyên;
c) NN: Ngày xuất hiện trị số báo ở UnUn;
d) Nếu trị số UnUn xuất hiện ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu.
2.8.2.2.12. Nhóm 4nLnnLnnLmnLm
a) Số 4: Biểu số nhóm không đổi;
b) nLnnLn: Số ngày khô nóng nhẹ;
c) Ngày khô nóng nhẹ là ngày có đủ hai điều kiện: nhiệt độ không khí tối cao ≥ 350C (theo nhiệt kế hoặc nhiệt ký đã hiệu chính) và ẩm độ tương đối thấp) ≤ 55% (theo ẩm kế hoặc ẩm ký đã hiệu chính);
d) nLmnLm: Số ngày khô nóng mạnh;
đ) Ngày khô nóng mạnh là ngày có đủ hai điều kiện: nhiệt độ không khí tối cao ≥ 370C (theo nhiệt kế hoặc nhiệt ký đã hiệu chính) và ẩm độ tương đối tối thấp ≤ 45% (theo ẩm kế hoặc ẩm ký đã hiệu chính);
2.8.2.2.13. Nhóm 5nmnmngng
a) Số 5: Biểu số nhóm không đổi;
b) nmnm: Số ngày có mưa trong tháng
Ngày có mưa trong tháng là ngày có lượng mưa ≥ 0,1mm; không kể những ngày chỉ có lượng nước do các loại sương. Những ngày có mưa và sương, nhưng lượng mưa 0,0mm vẫn tính là ngày không có mưa;
c) ngng: Số ngày có dông trong tháng
Ngày có dông là ngày nghe được sấm, ít nhất một lần. Ngày chỉ có chớp không kể là ngày dông.
2.8.2.2.14. Nhóm 6nhnhnunu
a) Số 6: Biểu số nhóm không đổi;
b) nhnh: Số ngày liên tục không mưa dài nhất trong tháng;
1. Ngày có mưa mà lượng nước là giọt (0,0mm) được xem là ngày không có mưa;
2. Ngày không mưa tuy có lượng nước do sương móc hay sương mù sinh ra (dù lượng nước mưa đo được bao nhiêu) vẫn được tính là ngày không mưa;
3. Số ngày liên tục không được tính lân sang tháng trước hoặc tháng sau;
4. Nếu có nhiều đợt dài bằng nhau báo đợt đầu.
c) nunu: Số ngày liên tục có mưa dài nhất trong tháng;
1. Ngày có lượng mưa ≥ 0,1mm tính là ngày có mưa;
2. Số ngày liên tục không được tính lân sang tháng trước hoặc tháng sau;
3. Nếu có nhiều đợt thời gian mưa dài bằng nhau, báo đợt có lượng lớn nhất;
4. Nếu có hai đợt mưa dài bằng nhau trở lên, lượng bằng nhau cũng chỉ báo đợt đầu;
5. Nếu ngày đồng thời có mưa và sương, lượng ≥ 0,1mm được tính là ngày có mưa.
2.8.2.2.15. Nhóm 7R’R’R’R’
a) Số 7: Biểu số nhóm không đổi;
b) R’R’R’R’: Tổng lượng mưa tháng báo đến mm. Số phần mười mm được quy tròn về mm nguyên tương tự cách quy tròn của giờ nắng;
Tổng lượng mưa là giọt; báo R’R’R’R’ = 0000.
Nếu không mưa (-); báo R’R’R’R’ = RRRR.
2.8.2.2.16. Nhóm RxRxRxNN
a) Nhóm này báo về lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng;
b) RxRxRx: Lượng mưa ngày lớn nhất báo đến mm, cách quy tròn như trong mục 2.9.2.2.15 (Bảng mã 3590). Cả tháng không mưa báo RxRxRx = RRR;
c) NN: Ngày xuất hiện trị số RxRxRx;
d) Nếu trị số RxRxRx xuất hiện ở nhiều ngày, NN báo ngày đầu;
đ) Khi suốt tháng không mưa, báo RxRxRx = RRR và NN = NN.
2.8.2.2.17. Nhóm WNNbđNNkt
a) Nhóm này có thể nhắc lại nhiều lần khi trong tháng có nhiều hiện tượng đặc biệt;
b) W: Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tháng;
c) NNbđ: Ngày bắt đầu xẩy ra hiện tượng thời tiết đặc biệt báo ở W;
d) NNkt: Ngày kết thúc hiện tượng thời tiết đặc biệt báo ở W;
đ) Ngày được tính từ 19 giờ hôm trước đến 19 giờ hôm sau;
e) Thời gian bắt đầu và kết thúc của hiện tượng thời tiết đặc biệt, không tính lân sang tháng trước và tháng sau;
g) Nếu trong tháng, một hiện tượng thời tiết xảy ra 2 đến 3 lần ở 2 đến 3 thời kỳ cách biệt nhau thì;
1. Với các hiện tượng gió lớn, úng, lũ lụt (W = 2, 3, 4, 5) chỉ báo thời kỳ dài nhất, nếu các thời kỳ dài bằng nhau thì báo thời kỳ đầu;
2. Với các hiện tượng: mưa lớn, mưa rất lớn, mưa đá, sương muối, băng giá, vòi rồng (W = 0, 1, 6, 7, 8, 9) phải báo đầy đủ số lần hiện tượng xảy ra.
h) Nếu xuất hiện cả hạn và úng, phải báo cả 2 hiện tượng.
2.8.2.2.18. Nhóm xác định lượng mưa bằng lời văn.
Nhóm này dùng để xác minh tổng lượng mưa trong tháng, được báo bằng lời văn.
3. Tổ chức thực hiện
Cơ quan quản lý nhà nước về mã luật khí tượng bề mặt và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến sử dụng mã luật khí tượng bề mặt theo mục đích khác nhau tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.
4. Các phụ lục
4.1. Phụ lục 1 chữ ký hiệu và ý nghĩa
Bảng mã
A
Ảo ảnh
0101
A1
Vùng có phao thuộc khu vực của WMO
0161
A3
Trời tối ban ngày
0163
a
Đặc điểm khuynh hướng áp ba giờ qua
0200
a1
Số hàng trăm của a1a1a1, a2a2a2
a2
a3
Mặt đẳng áp chuẩn có báo địa thế vị
0264
a1a1
Số hàng chục và đơn vị của a1a1a1, a2a2a2
a2a2
a1a1a1
Kiểm tham số
0291
a2a2a2
BxBx
Lượng bốc hơi ngày lớn nhất
BhBhBhBh
Tổng lượng bốc hơi tháng
bi
Băng từ đất
0439
bw
Vùng con thuộc vùng A1
0161
b1b1
Kiểu mực đặc biệt
0491
b2b2
C
Loại mây
0500
CH
Mây tầng cao thuộc loại Ci, Cc và Cs
0509
CL
Mây tầng thấp thuộc loại Sc, St, Cu và Cb
0513
CM
Mây tầng trung thuộc loại Ac, As và Ns
0515
Cs
Mây đặc biệt
0521
Ca
Tính chất mây phát triển thẳng đứng
0531
Cc
Mây nhuốm màu hay hội tụ
0533
Cs
Mây địa hình
0561
Ct
Mô tả đỉnh của mây có chân thấp hơn mực trạm
0552
C’
Loại mây có chân thấp hơn mực trạm
0500
CCCC
Biểu danh địa điểm của ICAO
CsCsCsCs
Bốn số cuối của tổng số kiểm tra
ci
Mật độ hay cách sắp xếp của băng biển
0639
c0c0c0
Tốc độ dòng chảy ở các độ sâu
c1c1c1
DH
Hướng dịch chuyển của mây CH
0700
DL
Hướng dịch chuyển của mây CL
0700
DM
Hướng dịch chuyển của mây CM
0700
Da
Hướng nhìn thấy mây
0700
Hướng quan sát được hiện tượng
0700
Di
Hướng nhìn thấy rìa băng chính
0739
Dp
Hướng từ đó hiện tượng đi tới
0700
Dv
Hướng quan sát, báo bằng chữ
0700
Ds
Hướng di chuyển của tàu
0700
DRDR
Con số của đường băng
DgrDgr
Số ngày có mưa đá
DrsDrs
Số ngày có dông
D…D
Biểu danh của tàu
Biểu danh của trạm di động trên đất
dT
Lượng nhiệt độ thay đổi
0822
dc
Thời gian kéo dài và đặc điểm giáng thủy
0833
dd
Hướng gió, theo 36 hướng
0877
Hướng gió, theo 16 hướng (của Khu vực II)
242
dBdB
Hướng phao trôi
dcdc
Hướng gió tốc độ mạnh nhất fcfc
dxdx
Hướng gió tốc độ mạnh nhất fxfx
dw1dw1
Hướng sóng lừng
0877
dw2dw2
d0d0
Hướng dòng chảy
0877
d1d1
ddd
Hướng gió bằng độ
dndndn
Hướng giới hạn của gió đổi hướng
dxdxdx
didididi
Độ rộng ô lưới theo trục i, bằng km
Độ rộng ô lưới theo vĩ hướng, bằng phần mười độ
djdjdjdj
Độ rộng ô lưới theo trục j, bằng km
Độ rộng ô lưới theo kinh hướng, bằng phần mười độ
E
Trạng thái mặt đất không có tuyết hay băng
0901
Eh
Mực cao của đáy đe mây Cb hay đỉnh của hiện tượng khác
0938
E’
Trạng thái mặt đất có tuyết hay băng phủ
0975
EsEs
Độ dày của băng tích tụ trên tàu
EEE
Lượng bốc hơi/thoát hơi
eC
Góc cao của đỉnh mây C
1004
e’
Góc cao của đỉnh hiện tượng
1004
eee
Áp suất hơi nước trung bình tháng
Fx
Tốc độ gió mạnh nhất theo cấp Beaufort
F1F2
Biểu số của trung tâm phát tin
FFFF
Lượng bức xạ trong giờ trước
F24F24F24
Lượng bức xạ trong 24 giờ trước
ff
Tốc độ gió theo đơn vị chỉ bởi iw
Tốc độ gió theo km/h, kts hay m/s
fxfx
Tốc độ gió mạnh nhất trong giờ trước
fxfx
Tốc độ gió mạnh nhất trong quá trình bão
fmfm
Tốc độ gió mạnh nhất
f10f10
Số ngày có gió ≥ 10m/s hoặc 20 knots
f20f20
Số ngày có gió ≥ 20m/s hoặc 40 knots
f30f30
Số ngày có gió ≥ 30m/s hoặc 60 knots
fff
Tốc độ gió ≥ 99 đơn vị chỉ bởi iw
fxfxfx
Tốc độ gió giật lớn nhất
GG
Giờ quan trắc theo giờ tròn quốc tế gần nhất
GcGc
Giờ quan trắc số liệu để đưa ra bản tin
GnGn
Giờ quan trắc nhiệt độ tối thấp hàng ngày
GxGx
Giờ quan trắc nhiệt độ tối cao hàng ngày
GGgg
Giờ quan trắc bằng giờ và phút theo GQT
Thời điểm bắt đầu/kết thúc sự thay đổi
Thời điểm gió mạnh nhất hay khí áp thấp nhất
GGggZ
Giờ quan trắc hay dự báo
g0
Khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ thay đổi đến lúc quan trắc
grgr
Hình học lưới và xác nhận địa lý
1487
HwHw
Độ cao sóng gió
HwaHwa
Độ cao sóng quan trắc bằng máy
Hw1Hw1
Độ cao sóng lừng
Hw2Hw2
H’H’
Mực cao mặt trên của mây C’
HwaHwaHwa
Độ cao sóng quan trắc bằng máy
H1H1H1H1
Mực cao quy chiếu
H2H2H2H2
h
Độ cao so với chân mây thấp nhất
1600
hghg
Độ cao quan trắc được đường kính giọt ngưng đọng
hshs
Độ cao lớp (khối) mây chỉ bởi C
1677
htht
Độ cao đỉnh của mây thấp nhất
1677
hhh
Độ cao địa thế vị của mặt đẳng áp
hshshs
Độ cao chân mây hay tầm nhìn thẳng đứng
1690
h0h0h0h0
Độ cao của trạm di động trên đất
Is
Băng tích tụ trên sàn tàu
1751
II
Biểu số vùng
III…I
Nhóm số liệu kiểu tham số a1a1a1/a2a2a2
i
Xu thế tầm nhìn theo đường băng
iE
Loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây được đo thoát hơi
1806
iR
Chỉ số số liệu giáng thủy có được phát báo hay không
1819
id
Kiểu neo phao
im
Chỉ số đơn vị độ cao và mức tin cậy
1845
is
Chỉ số dấu của số liệu
1851
iw
Chỉ số nguồn gốc và đơn vị tốc độ gió
1855
iy
Chỉ số kiểu đọc máy
1857
ix
Chỉ số thao tác và báo hiệu nhóm thời tiết
1860
i0
Cường độ hiện tượng
1861
iii
Biểu số trạm
iaiaia
Tọa độ nút lưới đầu theo trục i
Chênh lệch kinh độ giữa điểm quy chiếu và điểm đầu
iiii
Tọa độ i của Cực
J
Số đơn vị của năm
JJ
Số hàng chục và hàng đơn vị của năm
JJJ
Số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị của năm
j1
Chỉ số thông tin bổ sung
2061
jjj
Thông tin bổ sung của khu vực
jajaja
Tọa độ nút lưới đầu theo trục j
Chêch lệch vĩ độ giữa điểm quy chiếu và điểm đầu
j2j3j4
Định chuẩn về thông tin bổ sung
2061
jjjj
Tọa độ j của Cực
j5j6j7j8j9
Nhóm bổ sung sau nhóm 5j1j2j3j4
2061
k2
Phương pháp đo độ mặn/độ sâu
2263
k3
Thời lượng và thời điểm đo dòng chảy
2264
k6
Phương pháp suy ra vận tốc tàu/phao
2267
k1k1
Số thứ tự của dòng số liệu
LaLa
Vĩ tuyến có áp suất được báo
L’aL’a
L”aL”a
L0L0
Kinh tuyến có áp suất được báo
L’0L’0
L”0L”0
LaLaLa
Vĩ độ
L0L0L0
Kinh độ, bằng độ
L0L0L0L0
Kinh độ, bằng phần mười độ
LaLaLaLaLa
Vĩ độ, bằng phần nghìn độ
L0L0L0L0L0
Kinh độ, bằng phần nghìn độ
l0l0
Hệ số nhân
Mw
Đặc điểm vòi rồng (cột nước), gió lốc, lốc bụi
2555
MM
Tháng trong năm
MiMi
Chữ nhận dạng bản tin
2582
MjMj
Chữ nhận dạng phần bản tin
2582
MMM
Số thứ tự ô vuông Marsden
2590
mm
Thủ tục để đưa ra trường số liệu
2677
mpmp
Số ngày thiếu số liệu khí áp
mRmR
Số ngày thiếu số liệu giáng thủy
msms
Số ngày thiếu số liệu thời gian nắng
mTmT
Số ngày thiếu số liệu nhiệt độ không khí
mTxmTx
Số ngày thiếu số liệu nhiệt độ tối cao
meme
Số ngày thiếu số liệu áp suất hơi nước
N
Lượng mây tổng quan
2700
Nh
Tổng lượng mây CL hay CM khi không có mây CL
2700
Nm
Tình trạng mây trên núi hay đèo
2745
Ns
Lượng của lớp (khối) mây riêng, chỉ bởi C
2700
Nt
Vết ngưng kết
2752
Nv
Tình hình mây quan trắc được từ trên cao
2754
N’
Lượng mây có chân thấp hơn mực trạm
2700
NN
Ngày xuất hiện trị số Tx, Tn, Bx, Un, Rx
NNbđ
Ngày bắt đầu hiện tượng W
NNkt
Ngày kết thúc hiện tượng W
NNN
Số thư mục lưới của trung tâm F1F2
NsNsNs
Bậc lượng mây báo tắt bằng chữ
n
Số điểm trên vĩ tuyến LaLa, L’aL’a
n’
Có báo khí áp
n’’
np
Số nút lưới trong một nhóm số liệu
n1
Số chữ số trong giá trị tham số
n2
n3
Sự phát triển của mây
2863
n4
Sự phát triển của mây quan trắc từ trạm trên cao
2864
nn
Đơn vị theo mm hay chục và đơn vị theo hPa
Số thứ tự của phần thuộc bản phân tích
nTnT
Chỉ số bảng mã tra cứu về loại tham số
2890
nana
Số lượng dòng số liệu trong bản phân tích
nbnb
Số ngày có Tx ≥ 350C
ngng
Số lượng nhóm số liệu trên dòng số liệu
Số ngày có dông
nhnh
Số ngày liên tục không mưa dài nhất
nini
Số nút lưới tối đa trên dòng số liệu
njnj
Số dòng lưới tối đa
nmnm
Số ngày có mưa
npnp
Số ngày có mưa phùn
nrnr
Số ngày có lượng mưa ≥ 1mm
Số ngày có Tn < 100C
ntnt
Số phần của bản phân tích
nunu
Số ngày liên tục có mưa dài nhất
nLmnLm
Số ngày khô nóng mạnh
nLnnLn
Số ngày khô nóng nhẹ
nbnbnb
Loại và số hiệu phao
PwPw
Chu kỳ sóng
PwaPwa
Chu kỳ sóng đo bằng máy
Pw1Pw1
Chu kỳ sóng lừng
Pw2Pw2
P1P1, P2P2
Áp suất trung bình tháng trên vùng đại dương
P1P’1, P2P’2
PwaPwaPwa
Chu kỳ sóng đo bằng máy
PPPP
Khí áp mực mặt biển
PPPP
Trung bình tháng khí áp mực biển
PHPHPHPH
Trị số QNH
PnPnPnPn
Trị số khí áp thấp nhất qua bão
P0P0P0P0
Khí áp mực trạm
P0P0P0P0
Trung bình tháng khí áp mực trạm
p1p1
Mực khí áp quy chiếu
p2p2
ppp
Lượng biến áp mực trạm 3 giờ trước
pspsps
Tỷ số % giờ nằng so với chuẩn
p24p24p24
Lượng biến áp 24 giờ trước
QL
Chất lượng sự định vị
3311
QN
Chất lượng truyền phát vệ tinh – phao
3313
QP
Chất lượng số đo khí áp
3315
QTW
Chất lượng số đo nhiệt độ tầng mặt
3319
Qc
Phần tư địa cầu
3333
Qd
Chỉ số kiểm tra chất lượng
3334
Qd1
Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt nhiệt độ/độ mặn
3334
Qd2
Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt dòng chảy
3334
Q1
Chỉ số kiểm tra chất lượng vị trí
3334
Qt
Chỉ số kiểm tra chất lượng thời gian
3334
Qx
Chỉ số vị trí của nhóm
Q2
Chất lượng tham số điều hành
3363
Q4
Chất lượng số đo nhiệt độ không khí
3363
q1
Chỉ số rút gọn bản tin và quét số liệu
3462
q2
Chỉ số rút gọn số liệu
3463
Rd
Nhóm tần suất bao hàm R1R1R1R1
3534
Rs
Tốc độ đóng băng trên tàu
3551
Rt
Thời điểm giáng thủy bắt đầu/kết thúc
3552
RR
Lượng giáng thủy hay lượng nước tương đương
3570
RxRx
Lượng mưa ngày lớn nhất
R01R01
Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 1.0mm
R05R05
Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 5.0mm
R10R10
Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 10.0mm
R50R50
Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 50.0mm
R100R100
Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 100.0mm
R150R150
Số ngày có lượng giáng thủy ≥ 150.0mm
RRR
Lượng giáng thủy trong thời gian tR
3590
RxRxRx
Lượng mưa ngày lớn nhất trong tháng
3590
RxRxRxRx
Lượng giáng thủy ngày lớn nhất
R1R1R1R1
Tổng lượng giáng thủy tháng
3596
R24R24R24R24
Lượng giáng thủy trong 24 giờ trước
R’R’R’R’
Tổng lượng mưa tháng
rrrrrrr
Trị số quy chiếu mới
S
Trạng thái biển
3700
Si
Giai đoạn hình thành băng
3739
S0
Sương muối hay giáng thủy nhuốm màu
3761
S6
Kiểu lắng đọng đông kết
3764
S7
Đặc điểm của tuyết phủ
3765
S8
Bão tuyết
3766
S’
Trạng thái mặt nước, vùng tàu đậu
3700
S’7
Mức đồng đều của tuyết phủ
3775
S’8
Sự phát triển của tuyết cuốn
3776
SS
Thời gian nắng trong giờ trước
SSS
Thời gian nắng trong ngày trước
S1S1S1
Tổng thời gian nắng trong tháng
S0S0S0S0
Độ mặn theo % của phần nghìn
S1S1S1S1
SpSpSpSp
Thông tin bổ sung
3778
sn
Chỉ số dấu của số liệu và ẩm độ tương đối
3845
Chỉ số dấu của trị số quy chiếu rrrrrrr
3845
sq
Bản chất hay loại tố
3848
ss
Chỉ số dấu và loại dụng cụ đo nhiệt độ tầng mặt
3850
sw
Chỉ số dấu và loại nhiệt độ bầu ướt
3855
sx
Chỉ số về nhóm số liệu tiếp theo
3856
ss
Độ dày của tuyết mới rơi
3870
s00s00
Số ngày có tuyết dày > 0cm
s01s01
Số ngày có tuyết dày > 1cm
s10s10
Số ngày có tuyết dày > 10cm
s50s50
Số ngày có tuyết dày > 50cm
sss
Độ dày tổng cộng của tuyết
3889
ststst
Độ lệch chuẩn nhiệt độ trung bình hàng ngày
Báo hiệu nhóm thời gian
Tw
Biến đổi nhiệt độ trong thời gian chỉ bởi W1W2
3955
TT
Chữ tắt đứng trước nhóm thời gian
Tn0Tn0
Số ngày có Tn < 00C
TvTv
Biến đổi nhiệt độ không khí
TwTw
Nhiệt độ nước ở bãi tắm trong mùa tắm
Tx0Tx0
Số ngày có Tx < 00C
T25T25
Số ngày có Tx ≥ 250C
T30T30
Số ngày có Tx ≥ 300C
T35T35
Số ngày có Tx ≥ 350C
T40T40
Số ngày có Tx ≥ 400C
T’T’
Nhiệt độ không khí
T’dT’d
Nhiệt độ điểm sương
TTT
Nhiệt độ không khí với dấu chỉ bởi sn
TTT
Trung bình tháng nhiệt độ không khí
TanTanTan
Nhiệt độ không khí tối thấp tuyệt đối
TaxTaxTax
Nhiệt độ không khí tối cao tuyệt đối
TbTbTb
Nhiệt độ bầu ướt
TdTdTd
Nhiệt độ điểm sương
TnTnTn
Nhiệt độ tối thấp
TnTnTn
Trung bình tháng nhiệt độ tối thấp hàng ngày
TndTndTnd
Nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất
TwTwTw
Nhiệt độ tầng mặt
TwTwTw
Trung bình tháng nhiệt độ tầng mặt
TxTxTx
Nhiệt độ tối cao
TxTxTx
Trung bình tháng nhiệt độ tối cao
TxdTxdTxd
Nhiệt độ trung bình ngày cao nhất
T0T0T0T0
Nhiệt độ nước biển ở các tầng sâu
T1T1T1T1
TTTTT
Chỉ số thay đổi của dự báo xu thế
tR
Thời gian kéo dài của đoạn tính lượng giáng thủy
4019
tW
Thời điểm bắt đầu của hiện tượng trước giờ quan trắc
4055
tt
Thời gian trước giờ quan trắc hay kéo dài
4077
ttt
Thời gian giữa GcGc và thời hạn dự báo
tbtbtb
Thời gian làm trung bình số liệu
ULa
Chữ số đơn vị của vĩ độ
UL0
Chữ số đơn vị của kinh độ
UU
Trung bình tháng ẩm độ tương đối
UnUn
Ẩm độ tương đối thấp nhất trong tháng
UvUv
Biến đổi ẩm độ tương đối
UUU
Ẩm độ tương đối
u
Hệ số tỷ lệ
4200
ub
Đơn vị thời gian của khoảng trung bình hóa
4232
ut
Đơn vị thời gian của ttt
4252
Vb
Biến đổi tầm nhìn trong giờ trước
4332
Vs
Tầm nhìn về phía biển
4300
V’s
Tầm nhìn trên mặt nước, vùng tàu đậu
4300
VV
Tầm nhìn ngang
4377
VBVB
Tốc độ trôi của phao
VsVs
Tầm nhìn về phía biển
4377
V1V1
Số ngày có tầm nhìn < 50m
V2V2
Số ngày có tầm nhìn < 100m
V3V3
Số ngày có tầm nhìn < 1000m
VVVV
Tầm nhìn ngang
VRVRVRVR
Tầm nhìn theo đường băng
ViViViVi
Trạng thái kỹ thuật của phao
VxVxVxVx
Tầm nhìn ngang lớn nhất
vp
Tốc độ dịch chuyển của hiện tượng
4448
vs
Tốc độ trung bình của tàu
4451
W
Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tháng
01 (VN)
Wa1
Thời tiết đã qua từ trạm thời tiết tự động
4531
W12
W1
Thời tiết đã qua
4561
W2
ww
Thời tiết hiện tại từ trạm thời tiết có người
4677
w’w’
Thời tiết quan trọng, hiện tại hay dự báo
4678
wawa
Thời tiết hiện tại từ trạm thời tiết tự động
4680
w1w1
Thời tiết hiện tại chưa có trong bảng mã
4687
YY
Ngày trong tháng (theo thời giờ quốc tế)
YbYb
Năm bắt đầu của thời kỳ chuẩn
YcYc
Năm kết thúc của thời kỳ chuẩn
ypyp
Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn khí áp
yRyR
Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn giáng thủy
ySyS
Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn thời gian nắng
yTyT
Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ trung bình
yTxyTx
Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn nhiệt độ cao nhất
yanyan
Ngày xuất hiện nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
yaxy=
Ngày xuất hiện nhiệt độ tối cao tuyệt đối
yeye
Số năm thiếu số liệu khi tính chuẩn áp suất hơi nước
yfxyfx
Ngày có gió mạnh nhất trong tháng
ynyn
Ngày có nhiệt độ trung bình ngày thấp nhất
yryr
Ngày có lượng giáng thủy lớn nhất
yxyx
Ngày có nhiệt độ trung bình ngày cao nhất
Z0
Hiện tượng quang học
5161
ZdZdZd
Độ dài neo phao
zi
Tình trạng băng hiện thời và xu thế tình huống 3 giờ qua
5239
zz
Thay đổi vị trí hay cường độ của hiện tượng
4077
z0z0z0z0
Độ sâu được chọn
z1z1z1z1
/
Thiếu số liệu
//
4.2. Phụ lục 2 Các bảng mã
0101
A: Ảo ảnh
Mã số
0
Không dùng
1
Hình ảnh của vật thể ở xa hiện ra lờ mờ
2
Hình ảnh của vật thể ở xa hiện ra rõ ràng trên chân trời
3
Hình ảnh đảo ngược của vật thể ở xa
4
Các hình ảnh hỗn hợp của vật thể ở xa (không bị đảo ngược)
5
Các hình ảnh hỗn hợp của vật thể ở xa (một vài hình ảnh bị đảo ngược)
6
Mặt trăng hay mặt trời bị biến dạng rõ rệt
7
Thấy được mặt trời dù thiên thể đang ở dưới chân trời
8
Thấy được mặt trăng dù thiên thể đang ở dưới chân trời
Ghi chú:
Khi sử dụng các mã 4, 5 hay 6 thì việc nhận biết các vật thể là khó khăn.
0161
A1 Vùng thuộc Hiệp hội khu vực của WMO có phao, giàn khoan hay sàn khai thác khí/dầu được sử dụng
(1- Khu vực I; 2- Khu vực II, …)
bw Vùng con thuộc vùng được chỉ bởi A1
(theo bản đồ ở trang I.1-C-8, WMO-N0.306)
0163
A3 Trời tối ban ngày, xấu nhất ở hướng Da
Mã số
0
Trời hơi tối
1
Trời khá tối
2
Trời tối mịt
*
(i) Trời tối do mây quá dày (mây đen) đe dọa
0200
a Đặc điểm khuynh hướng áp 3 giờ qua
Mã số
0
Tăng rồi giảm, áp suất không khí không đổi hay cao hơn 3 giờ trước
1
Tăng rồi giữ nguyên hay tăng rồi tăng chậm hơn
áp suất không khí hiện tại cao hơn 3 giờ trước
2
Tăng (đều hay không đều)
3
Giảm hay giữ nguyên rồi tăng; hay tăng rồi tăng nhanh hơn
4
Giữ nguyên; áp suất không khí như 3 giờ trước
5
Giảm rồi tăng; áp suất không khí không đổi hay thấp hơn 3 giờ trước
6
Giảm rồi giữ nguyên; hay giảm rồi giảm chậm hơn
áp suất không khí hiện tại thấp hơn 3 giờ trước
7
Giảm (đều hay không đều)
8
Giữ nguyên hay tăng rồi giảm; hay giảm rồi giảm nhanh hơn
* Đối với các bản tin từ các trạm tự động, xem quy tắc 1.3.8.b.2.
0264
a3 Mặt đẳng áp chuẩn có báo địa thế vị
Mã số
1
1000 hPa
2
925 hPa
5
500 hPa
7
700 hPa
8
850 hPa
0291
a1a1a1, a2a2a2 Kiểu tham số
Mã số
Tham số của trường
Giá trị tham số
Đơn vị
Ghi chú
000
Không có tham số
001
Áp suất
0 hPa
1 hPa
002
Độ cao địa thế vị
0 gpm
10 gpm
003
Độ cao hình học
0 m
10 m
004
Nhiệt độ
00C
10C
005
Nhiệt độ tối cao
00C
10C
Chỉ ở mực bề mặt
006
Nhiệt độ tối thấp
00C
10C
Chỉ ở mực bề mặt
.
.
.
.
.
.
.
.
010
Nhiệt độ điểm sương
00C
10C
.
.
.
.
.
.
.
.
013
Ẩm độ tương đối
0%
1%
.
.
.
.
.
.
.
.
020
Hướng gió
00
100
021
Vận tốc gió
0 m/s
1 m/s
022
Hướng và tốc độ gió
00, 0 m/s
50, 1 m/s
.
.
.
.
.
.
.
.
026
Hướng và tốc độ gió
00, 0 kt
50, 1 kt
050
Lượng mưa
0 mm
1 mm
Chỉ ở mực bề mặt
.
.
.
.
.
.
.
.
998
.
.
.
.
.
.
999
Dự phòng cho các mã số từ 999000 đến 999999
Ghi chú:
Kiểu tham số thuộc bảng mã này rất nhiều, ở đây chỉ liệt kê một phần nhỏ. Chi tiết xem ở “Manual on Codes” volume I.1, Part A – Alphanumeric Codes-WMO-No.306, từ trang I.1-C-14 đến I.1-C-21.
0366
BRBR Hệ số ma sát/phanh
Mã số
00
Hệ số ma sát 0.00
01
Hệ số ma sát 0.01
…..
88
Hệ số ma sát 0.88
89
Hệ số ma sát 0.89
90
Hệ số ma sát 0.90
91
Phanh hoạt động nhẹ
92
Phanh hoạt động trung bình/nhẹ
93
Phanh hoạt động trung bình
94
Phanh hoạt động trung bình/tốt
95
Phanh hoạt động tốt
96 – 98
Dành riêng
99
Không chắc chắn
//
Không báo điều kiện phanh hoặc đường băng không hoạt động
0439
bi Băng từ đất
Mã số
0
Không có băng từ đất
1
1-5 núi băng nhưng không phải núi băng nhấp nhô hay tản mạn
2
6-10 núi băng nhưng không phải núi băng nhấp nhô hay tản mạn
3
11-20 núi băng nhưng không phải núi băng nhấp nhô hay tản mạn
4
Có tối đa 10 mỏm băng nhấp nhô và tản mạn, không có núi băng
5
Có hơn 10 mỏm băng nhấp nhô và tản mạn, không có núi băng
6
1-5 núi băng nhấp nhô và tản mạn
7
6-10 núi băng nhấp nhô và tản mạn
8
11-20 núi băng nhấp nhô và tản mạn
9
Trên 20 núi băng nhấp nhô và tản mạn – nguy hiểm nhiều cho hàng hải
/
Không xác định được do tối trời, tầm nhìn xấu hay chỉ nhìn thấy băng biển
0491
b1b1, b2b2 Kiểu mực đặc biệt
Mã số
00
-
01
Mặt đất
02
Mực chân mây
03
Mực đỉnh mây
04
Mực đẳng nhiệt 00C
05
Mực ngưng tụ đoạn nhiệt
06
Mực gió mạnh nhất
07
Đối lưu hạn
08-09
Dự phòng
10
Giới hạn dưới của lớp không ổn định có mưa đá và/hay dông
11
Giới hạn trên của lớp không ổn định có mưa đá và/hay dông
12
Không sử dụng
13
Giới hạn trên của bão xoáy nhiệt đới
14
Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn trung bình (thường kết hợp cả mây)
15
Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn trung bình (thường kết hợp cả mây)
16
Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn mạnh (thường kết hợp cả mây)
17
Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn mạnh (thường kết hợp cả mây)
18
Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn trung bình thuộc trời quang
19
Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn trung bình thuộc trời quang
20
Giới hạn dưới của lớp nhiễu loạn mạnh thuộc trời quang
21
Giới hạn trên của lớp nhiễu loạn mạnh thuộc trời quang
22
Giới hạn dưới của lớp kết băng trung bình
23
Giới hạn trên của lớp kết băng trung bình
24
Giới hạn dưới của lớp kết băng mạnh
25
Giới hạn trên của lớp kết băng mạnh
26
Giới hạn dưới của lớp sóng núi
27
Giới hạn trên của lớp sóng núi
28
Giới hạn dưới của lớp bão cát/bão bụi
29
Giới hạn trên của lớp bão cát/bão bụi
30
Giới hạn dưới của lớp mưa kết băng
31
Giới hạn trên của lớp mưa kết băng
32-49
Dự phòng
50
Mặt phản chiếu
51-59
Dự phòng
60
Mặt biển
61
Tà nhiệt
62-69
Dự phòng
0500
C loại mây
C’ Loại mây có chân thấp hơn mực trạm
Mã số
0
Cirrus (Ci)
1
Cirrocumulus (Cc)
2
Cirrostratus (Cs)
3
Altocumulus (Ac)
4
Altostratus (As)
5
Nimbostratus (Ns)
6
Stratocumulus (Sc)
7
Stratus (St)
8
Cumulus (Cu)
9
Cumulonimbus (Cb)
/
Không nhìn thấy mây do trời tối, sương mù bão cát, bão bụi hay những hiện tượng tương tự.
0509
CH Mây thuộc loại Cirrus, Cirrocumulus và Cirrostratus
Mã số
Thuyết minh kỹ thuật
Thuyết minh thông thường
0
Không có mây thuộc CH
Không có mây ti (Ci) hay ti tầng (Cs)
1
Cirrus fibratus, đôi khi uncinus, không chiếm dần bầu trời
Mây ti (Ci) dạng tơ sợi, túm sợi, hay hình móc câu, không chiếm dần bầu trời
2
Cirrus spissatus, thành đám hay bó rối loạn, nói chung không tăng lên và đôi khi như là của phần đỉnh mây Cumulo-nimbus, hay Cirrus dạng castellanus hay dạng floccus
Mây ti (Ci) dày thành từng đám hay bó rối loạn, nói chung không tăng lên và đôi khi như là di tích của phần đỉnh mây vũ tích (Cb) hoặc mây ti (Ci) thể hiện những chỗ sùi lên hình tháp nhỏ hay lỗ châu mai, hoặc mây ti (Ci) dạng kén
3
Cirrus spissatuss cumulonim-bogenitus
Mây ti (Ci) dày đặc luôn hình đe; mây ti (Ci) này là di tích phần đỉnh mây vũ tích (Cb)
4
Cirrus uncinus hay Cirrus fibratus hoặc cả hai, xâm chiếm dần bầu trời; những mây này nói chung dày lên toàn bộ
Mây ti (Ci) hình móc câu hay tơ sợi hoặc cả hai xâm chiếm dần bầu trời, nói chung dày lên toàn bộ
5
Cirrus (thường thành dải) và Cirrostratus, hay chỉ có Cirrostratus, xâm chiếm dần bầu trời nói chung dày lên toàn bộ, nhưng màn mây liên tục chưa đạt tới 450 trên chân trời
Mây ti (Ci) thường thường thành dải tập trung về một điểm hay hai điểm đối diện trên chân trời và mây ti tầng (Cs) hoặc chỉ có ti tầng (Cs); trong cả hai trường hợp, những mây này xâm chiếm dần bầu trời và nói chung dày lên toàn bộ, nhưng màn mây liên tục chưa đạt tới 450 trên chân trời
6
Cirrus (thường thành dải) và Cirrostratus, hoặc chỉ có Cirrostratus, xâm chiếm dần bầu trời, nói chung dày lên toàn bộ, màn mây liên tục vượt quá 450 trên chân trời
Mây ti (Ci) (thường thành dải, tập trung về một hay hai điểm đối diện ở chân trời) và mây ti tầng (Cs) hoặc chỉ có mây ti tầng (Cs); trong cả hai trường hợp, những mây này xâm chiếm dần bầu trời và nói chung dày lên toàn bộ; màn mây liên tục đã vượt quá 450 trên bầu trời, nhưng không bao phủ toàn thể bầu trời
7
Cirrostratus che kín trời
Mây ti tầng (Cs) bao phủ toàn bộ bầu trời
8
Cirrostratus không chiếm dần bầu trời và không che kín trời
Mây ti tầng (Cs) không chiếm dần bầu trời và không bao phủ hoàn toàn bầu trời
9
Chỉ có Cirrocumulus hay Cirro-cumulus là chủ yếu trong các mây thuộc CH
Chỉ có mây ti tích (Cc) hay mây ti tích (Cc) kèm theo mây ti (Ci) hoặc mây ti tầng (Cs) hoặc cả hai, nhưng mây ti tích (Cc) là chủ yếu
/
Mây thuộc CH không phân định được vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc bị che khuất bởi lớp mây liên tục thấp hơn
Không thấy mây ti (Ci), ti tích (Cc) và mây ti tầng (Cs) vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc bị lớp mây liên tục ở thấp hơn che khuất
0513
CL Mây thuộc loại Stratocumulus, Stratus, Cumulus và Cumulonimbus
Mã số
Thuyết minh kỹ thuật
Thuyết minh thông thường
0
Không có mây thuộc CL
Không có mây tầng tích (Sc), tầng (St), tích (Cu), hay vũ tích (Cb)
1
Cumulus humilis hay Cumulus fractus không phải trời xấu *, hoặc cả hai
Mây tích (Cu) phát triển theo chiều thẳng đứng yếu, dáng dẹt; hoặc mây tích dạng mảnh (Cufra) không phải trời xấu hoặc cả hai
2
Cumulus médiocris hay Cumulus congestus có hay không có Cumulus humilis hay fractus hoặc Stratocumulus
Mây tích (Cu) phát triển theo chiều thẳng đứng trung bình hay mạnh, thường có chỗ nhô lên dạng đỉnh tròn hoặc hình tháp, có hay không kèm theo các mây tích (Cu) dạng khác, hoặc mây tầng tích (Sc). Các mây đều có chân ở cùng một mực cao.
3
Cumulonimbus calvus, có hay không có Cumulus, Stratocu-mulus hoặc Stratus
Mây vũ tích (Cb) mà ở đỉnh có đôi chỗ đã mờ đi nhưng không có dạng sợi (dạng ti) hoặc hình đe, có hay không có mây tích (Cu), tầng tích (Sc) hoặc mây tầng (St) kèm theo.
4
Stratocumulus cumulogenitus
Mây tầng tích (Sc) từ mây tích (Cu) tỏa ra, có thể có cả mây tích (Cu)
5
Stratocumulus không phải Stratocumulus cumulogenitus
Mây tầng tích (Sc) không phải do mây tích (Cu) tỏa ra
6
Stratus nebulosus hay Stratusfractus không phải trời xấu * hoặc cả hai
Mây tầng (St) thành màn hay lớp ít nhiều, liên tục hoặc những mảnh xác xơ, hay cả hai, nhưng không phải mảnh tầng (Stfra) trời xấu
7
Stratusfractus hay Cumulus-fractus trời xấu *, hoặc cả hai (pannus) thông thường ở dưới Altostratus hay Nimbostratus
Mảnh mây tầng (Stfra) trời xấu *, hay mảnh mây tích (Cufra) trời xấu *, hoặc cả hai (mảnh mây phụ), thường ở dưới mây trung tầng (As) hay vũ tầng (Ns)
8
Cumulus và Stratocumulus không phải Stratocumulus cumulogenitus có chân ở các mực cao khác nhau
Mây tích (Cu) và tầng tích (Sc) không do mây tích (Cu) tỏa ra lập thành; chân mây tích (Cu) khác với mực cao chân mây tầng tích (Sc)
9
Cumulonimbus capillatus (thường có đe) có hay không kèm theo Cumulonimbuscalvus, Cumulus, Stratocumulus, Stratus hoặc pannus
Mây vũ tích (Cb) mà phần trên có dạng sợi rõ ràng (dạng ti), thường dạng hình đe; có hay không kèm theo mây vũ tích (Cb) không có đe hoặc phần trên dạng sợi, mây tích (Cu), tầng tích (Sc), mây tầng (St) hoặc mảnh mây phụ (pannus)
/
Không thấy được mây thuộc CL vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay hiện tượng tương tự khác
Không thấy mây tầng tích (Sc), mây tầng (St) mây tích (Cu) và mây vũ tích (Cb) vì trời tối, sương mù, bụi cuốn, cát cuốn hay hiện tượng tương tự khác
* Trời xấu chỉ điều kiện thời tiết xảy ra ngay trước, trong và sau khi có giáng thủy
0515
CM Mây thuộc loại Altocumulus, Altostratus và Nimbostratus
Mã số
Thuyết minh kỹ thuật
Thuyết minh thông thường
0
Không có mây thuộc CM
Không có mây trung tích (Ac), trung tầng (As) hay vũ tầng (Ns)
1
Altostratus translucidus
Mây trung tầng (As) mà phần lớn gần như thấu quang và qua bộ phận ấy có thể trông thấy mặt trời hay mặt trăng như qua một tấm kính mờ
2
Altostratus opacus hay Nimbos-tratus
Mây trung tầng (As) mà phần lớn đã khá dầy để che khuất hoàn toàn mặt trời hay mặt trăng, hoặc mây vũ tầng (Ns)
3
Altocumulus translucidus chỉ ở một mực cao
Mây trung tích (Ac) mà phần lớn gần như thấu quang, các phần tử mây biến đổi chậm và ở cùng một mực cao
4
Altocumulus translucidus thành từng đám (thường hình thấu kính) biến đổi luôn về hình dáng và xuất hiện ở một hau nhiều mực cao
Mây trung tích (Ac) thành từng đám (thường hình thấu kính hay hình con cá) mà phần lớn gần như thấu quang, những đám mây này xuất hiện ở một hay nhiều mực cao và có hình dáng các phần tử biến đổi luôn
5
Altocumulus translucidus thành từng dải hoặc một hay nhiều lớp Altocumulus translusidus hoặc opacus, xâm chiếm dần bầu trời những mây này nói chung dày lên toàn bộ
Mây trung tích (Ac) gần như thấu quang thành từng dải, hoặc một hay nhiều lớp trung tích (Ac) (gần như thấu quang hoặc tế quang), xâm chiếm dần bầu trời; những mây này nói chung dày lên toàn bộ
6
Altocumulus cumulogenitus (hay Altocumulus cumulo-nimbo-genitus)
Mây trung tích (Ac) hình hành do mây tích (Cu) hay mây vũ tích (Cb) tỏa ra
7
Altocumulus translucidus hay opacus ở hai hay nhiều lớp, hoặc chỉ một lớp Altocumulus opacus, không chiếm dần bầu trời, hay Altocumulus với Altostratus hoặc Nimbostratus
Mây trung tích (Ac) ở hai hay nhiều lớp thường có chỗ tế quang và không chiếm dần bầu trời; hoặc lớp trung tích (Ac) tế quang không chiếm dần bầu trời; hay trung tích (Ac) cùng với trung tầng (As) hoặc vũ tầng (Ns)
8
Altocumulus castellanuss hay Altocumulus floccus
Mây trung tích (Ac) có chỗ sùi lên hình tháp nhỏ hay lỗ châu mai hoặc trung tích (Ac) hình kén dạng tích
9
Altocumulus trong bầu trời hỗn độn, thông thường ở nhiều mực cao
Mây trung tích (Ac) trong bầu trời hỗn độn thông thường ở nhiều mực cao
/
Không thấy được mây thuộc CM vì trời tối, sương mù, cát cuốn bụi cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc bị che khuất bởi lớp mây liên tục ở thấp hơn
Không thấy được mây trung tích (Ac), trung tầng (As), và vũ tầng (Ns) vì trời tối, sương mù, cát cuốn hay những hiện tượng tương tự hoặc lớp mây liên tục ở thấp hơn che khuất
0519
CR Mức độ nhiễm bẩn trên đường băng
Mã số
1
Dưới 10% đường băng bị nhiễm bẩn
2
11-25% đường băng bị nhiễm bẩn
3-4
Dự phòng
5
26-50% đường băng bị nhiễm bẩn
6-8
Dự phòng
9
51-100% đường băng bị nhiễm bẩn
/
Thông báo
0521
Cs Mây đặc biệt
Mã số
1
Mây xà cừ
2
Mây dạ quang
3
Mây từ thác nước
4
Mây do các đám cháy
5
Mây do hoạt động của núi lửa
0531
Ca Tính chất của mây phát triển thẳng đứng
Mã số
0
Riêng lẻ
Cumulus humilis và/hay Cumulus mediocris
1
Nhiều
2
Riêng lẻ
Cumulus congestus
3
Nhiều
4
Riêng lẻ
Cumulonimbus
5
Nhiều
6
Riêng lẻ
Cumulus và Cumulonimbus
7
Nhiều
0533
Cc Nhuộm màu và/hay hội tụ của mây kết hợp nhiễu động nhiệt đới
Mã số
1
Nhuộm màu nhẹ của mây khi mặt trời mọc
2
Nhuộm màu đỏ ở chân mây khi mặt trời mọc
3
Nhuộm màu nhẹ của mây khi mặt trời lặn
4
Nhuộm màu đỏ ở chân mây khi mặt trời lặn
5
Hội tụ của mây CH tại điểm thấp hơn 450
Hình thành hay tăng lên
6
Hội tụ của mây CH tại điểm cao hơn 450
7
Hội tụ của mây CH tại điểm thấp hơn 450
Tan rã hay giảm đi
8
Hội tụ của mây CH tại điểm cao hơn 450
0552
Ct Mô tả đỉnh mây có chân thấp hơn mực trạm
Mã số
0
Mây rời rạc hay mây mảnh
1
Mây liên tục
2
Mây có lỗ hổng – lỗ hổng nhỏ
đỉnh phẳng
3
Mây có lỗ hổng – lỗ hổng lớn
4
Mây liên tục
5
Mây có lỗ hổng – lỗ hổng nhỏ
đỉnh nhấp nhô
6
Mây có lỗ hổng – lỗ hổng lớn
7
Sóng liên tục hay hầu như liên tục với những tháp mây trên đỉnh lớp mây
8
Nhóm các sóng với các tháp mây trên đỉnh lớp mây
9
Hai hay nhiều lớp tại các mực khác nhau
0561
C0 Mây địa hình
Mã số
1
Mây địa hình rời rạc hình vành khăn, hình đe đang hình thành
2
Mây địa hình rời rạc hình vành khăn, hình đe không thay đổi
3
Mây địa hình rời rạc hình vành khăn, hình đe đang tan rã
4
Những dải mây địa hình không đều đặn, dải fohn, … đang hình thành
5
Những dải mây địa hình không đều đặn, dải fohn, … không thay đổi
6
Những dải mây địa hình không đều đặn, dải fohn, … đang tan rã
7
Những dải mây địa hình dày đặc đều đặn, dải fohn, … đang hình thành
8
Những dải mây địa hình dày đặc đều đặn, dải fohn, … không thay đổi
9
Những dải mây địa hình dày đặc đều đặn, dải fohn, … đang tan rã
0639
ci mật độ hay cách sắp xếp của băng biển
Mã số
0
Không có băng biển trong phạm vi nhìn thấy
1
Tầu ở trong cửa lạch rộng trên 1 hải lý hay tầu ở rìa núi băng ven bờ có phạm vi vượt giới hạn tầm nhìn
2
Mật độ băng hiện tại < 4/10, nước biển “trống” băng hay núi băng rất thưa
Mật độ băng biển đồng nhất trong vùng quan sát
Tầu ở trong băng hay cách mép băng < 0.5 hải lý
3
4/10 – 6/10, núi băng thưa
4
7/10 – 8/10, núi băng dầy
5
9/10 – gần 10/10, núi băng dầy
6
Các dãy và đám băng được tách biệt nhau bởi nước “loãng”
7
Các dãy và đám băng kết thành núi băng dầy hay rất dầy, được tách biệt bởi các vùng có mật độ mỏng hơn
Mật độ băng biển không đồng nhất trong vùng quan sát
8
Núi băng đơn độc ven bờ, núi băng rất thưa, hay núi băng thưa về phía ngoài khơi của bờ băng
9
Núi băng ven bờ, biển băng với núi băng dầy hoặc rất dầy ở phía ngoài khơi của bờ băng
/
Không thể phân định được vì trời tối, tầm nhìn xấu hay do tàu đi cách xa mép băng trên 0,5 hải lý
0700
Hướng thực báo bằng một chữ số
D
Hướng thực từ đó gió bề mặt thổi tới
DH
Hướng thực từ đó mây CH đang di chuyển tới
DL
Hướng thực từ đó mây CL đang di chuyển tới
DM
Hướng thực từ đó mây CM đang di chuyển tới
Da
Hướng thực ở đó nhìn thấy mây địa hình hay mây phát triển thẳng đứng
Da
Hướng thực ở đó quan trắc được hiện tượng hay ở đó các điều kiện đặc biệt trong cùng nhóm được phát báo.
Dp
Hướng thực từ đó hiện tượng đang chuyển tới
Ds
Hướng di chuyển của tầu trong 3 giờ qua
Mã số
0
Không di chuyển (đối với Ds), tại trạm (đối với Da) hay không di chuyển, không có mây (đối với DH, DL, DM)
1
NE
2
E
3
SE
4
S
5
SW
6
W
7
NW
8
N
9
Mọi hướng (đối với Da), không rõ hướng nào (đối với Ds), không rõ hay không thấy được mây (đối với DH, DL, DM)
/
Bản tin từ trạm trên đất ven bờ hay không phát báo về sự di chuyển của tầu (với Ds)
0739
Di Hướng nhìn thấy gờ băng chính
Mã số
0
Tàu ở trong lạch ven bờ hay tàu ở trong luồng lạch
1
Gờ băng chính ở
NE
2
Gờ băng chính ở
E
3
Gờ băng chính ở
SE
4
Gờ băng chính ở
S
5
Gờ băng chính ở
SW
6
Gờ băng chính ở
W
7
Gờ băng chính ở
NW
8
Gờ băng chính ở
N
9
Không ghi được hướng (tàu nằm trong băng)
/
Không ghi được vì trời tối, tầm nhìn xấu, hay chỉ nhìn thấy băng có nguồn gốc mặt đất.
0822
dT Lượng nhiệt độ thay đổi với dấu được chỉ bởi sn
Mã số
0
ΔT = 100C
1
ΔT = 110C
2
ΔT = 120C
3
ΔT = 130C
4
ΔT = 140C hay hơn
5
ΔT = 50C
6
ΔT = 60C
7
ΔT = 70C
8
ΔT = 80C
9
ΔT = 90C
0877
Hướng thực (theo 36 hướng) báo bằng 2 chữ số
dd
Hướng thực bằng chục độ, từ đó gió thổi tới
d w1d w1d w2dw2
Hướng thực bằng chục độ, từ đó sóng truyền tới
Mã số
Mã số
00
Lặng gió; Không có sóng
19
1850 – 1940
01
50 – 140
20
1950 – 2040
02
150 – 240
21
2050 – 2140
03
250 – 340
22
2150 – 2240
04
350 – 440
23
2250 – 2340
05
450 – 540
24
2350 – 2440
06
550 – 640
25
2450 – 2540
07
650 – 740
26
2550 – 2640
08
750 – 840
27
2650 – 2740
09
850 – 940
28
2750 – 2840
10
950 – 1040
29
2850 – 2940
11
1050 – 1140
30
2950 – 3040
12
1150 – 1240
31
3050 – 3140
13
1250 – 1340
32
3150 – 3240
14
1350 – 1440
33
3250 – 3340
15
1450 – 1540
34
3350 – 3440
16
1550 – 1640
35
3450 – 3540
17
1650 – 1740
36
3550 – 40
18
1750 – 1840
99
Đổi hướng, nhiều hướng
(dd) Sóng hỗn độn, hướng không xác định
0833
dc Thời gian kéo dài và đặc trưng của giáng thủy được chỉ ra ở RRR
Mã số
0
Kéo dài dưới 1 giờ
Chỉ có một đợt giáng thủy xảy ra trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2
1
Kéo dài từ 1-3 giờ
2
Kéo dài từ 3-6 giờ
3
Kéo dài hơn 6 giờ
4
Kéo dài dưới 1 giờ
Hai hay nhiều hơn hai đợt giáng thủy xảy ra trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2
5
Kéo dài từ 1-3 giờ
6
Kéo dài từ 3-6 giờ
7
Kéo dài hơn 6 giờ
9
Không biết
Bảng mã 242
Hướng (theo 16 hướng) báo bằng hai chữ số
Hướng gió
Mã số
Mã số
00
Lặng gió
20
SSW
02
NNE
23
SW
05
NE
25
WSW
07
ENE
27
W
09
E
29
WNW
11
ESE
32
NW
14
SE
34
NNW
16
SSE
36
N
18
S
99
Đổi hướng (với dd)
0901
E Trạng thái mặt đất không có tuyết hay băng che phủ
Mã số
0
Mặt đất khô (không nứt, không có bụi hay cát tơi với lượng đáng kể)
1
Mặt đất ẩm
2
Mặt đất ước (có vũng nước nhỏ hay lớn)
3
Ngập nước
4
Mặt đất đông giá
5
Mặt đất có váng băng
6
Bụi hay cát tơi khô chưa phủ kín mặt đất
7
Lớp bụi hay cát tơi mỏng phủ kín mặt đất
8
Lớp bụi hay cát tơi trung bình hay dầy phủ kín mặt đất
9
Đất cực khô, có các khe nứt
Ghi chú:
(1) Các mã số từ 0 đến 2 và 4 báo theo mặt đất trần, mã số 3 và từ 5 đến 9 báo cho một vùng thoáng nói chung
(2) Trong mọi trường hợp báo mã số lớn nhất.
0919
ER Các vật lắng đọng trên đường băng
Mã số
0
Sạch và khô
1
Ẩm ướt
2
Ẩm ướt và nước đóng thành miếng băng
3
Sương muối và sương giá bao phủ một lớp có độ dày < 1mm
4
Tuyết khô
5
Tuyết ướt
6
Tuyết tan mềm, mặt đất bẩn
7
Băng
8
Tuyết phủ một lớp rắn chắc
9
Băng đóng thành luống nhấp nhô
/
Không báo
0938
Eh Độ cao của đáy đe mây Cb hay đỉnh của hiện tượng khác
Mã số
1
Rất thấp ở chân trời
3
Thấp hơn 300 trên chân trời
7
Cao hơn 300 trên chân trời
0975
E’ Trạng thái mặt đất có tuyết hay băng phủ
Mã số
0
Mặt đất bị băng phủ phần lớn
1
Tuyết đặc hay ướt (kèm hay không kèm băng) chưa phủ hết một nửa mặt đất
2
Tuyết đặc hay ướt (kèm hay không kèm băng) phủ ít nhất một nửa mặt đất nhưng chưa phủ kín hoàn toàn
3
Lớp tuyết bằng phẳng đặc hay ướt phủ kín hoàn toàn mặt đất
4
Lớp tuyết không bằng phẳng đặc hay ướt phủ kín hoàn toàn mặt đất
5
Tuyết khô, xốp phủ chưa hết một nửa mặt đất
6
Tuyết khô, xốp phủ ít nhất một nửa mặt đất nhưng chưa phủ kín hoàn toàn
7
Lớp tuyết bằng phẳng, khô xốp phủ kín hoàn toàn mặt đất
8
Lớp tuyết không bằng phẳng, khô xốp phủ kín hoàn toàn mặt đất
9
Tuyết phủ kín hoàn toàn mặt đất, có các đống tuyết
Ghi chú:
1) Khoảng đất nơi xác định mã số E’ là một vùng đặc trưng thông thoáng
2) Trong mọi trường hợp, dùng mã số lớn nhất.
3) Băng được đề cập trong bảng mã trên bao gồm cả giáng thủy rắn không phải tuyết.
1004
eC Góc cao của đỉnh mây được chỉ ra bởi C
e’ Góc cao của đỉnh hiện tượng trên chân trời
Mã số
0
Không thấy đỉnh mây
1
450 hay hơn
2
Khoảng 300
3
Khoảng 200
4
Khoảng 150
5
Khoảng 120
6
Khoảng 90
7
Khoảng 70
8
Khoảng 60
9
Dưới 50
Ghi chú:
Góc cao có thể ước định bằng phương pháp thô sẵn có
Phương pháp này được minh họa như sau:
Ở khoảng cách 30 cm, góc mở giữa ngón cái và ngón trỏ rộng khoảng 300, độ dài của ngón trỏ khoảng 150, của đốt trên ngón trỏ khoảng 90. Góc kẹp cả ngón trỏ và ngón giữa rộng khoảng 60.
1079
Độ dày của vật lắng đọng trên đường băng
Mã số
00
Dưới 1mm
01
1 mm
02
2 mm
03
3 mm
….
90
90 mm
91
Dự phòng
92
10 cm
93
15 cm
94
20 cm
95
25 cm
96
30 cm
97
35 cm
98
40 cm hoặc hơn
99
Đường băng không hoạt động do băng tuyết hoặc bẩn
//
Bề dày của chất gây bẩn đường băng là không đáng kể hoặc không đo
1487
grgr Hình học lưới và xác nhận địa lý
(G = địa lý C = Đề - các)
Mã số
Kiểu lưới
Phép chiếu của bản đồ
Gốc (hay điểm quy chiếu) xác định bởi
Kiểu
Vĩ độ có tỷ lệ xích thực
Tọa độ Đề - các của Cực
Tọa độ địa lý của gốc (hay điểm quy chiếu)
01
G
-
-
-
x
02
C
Nổi địa cực
600
x
-
03
C
Nổi địa cực
600
-
x
04
C
Lambert bảo giác
300 - 600
x
-
05
C
Lambert bảo giác
300 - 600
-
x
06
C
Lambert bảo giác
100 - 400
x
-
07
C
Lambert bảo giác
100 - 400
-
x
08
C
Mercator
22030
-
x
99
Các chi tiết được xác định trong Tập B - ấn phẩm – No9 WMO
1600
h Độ cao so với bề mặt của chân mây thấp nhất
Mã số
0
Từ
0 m
đến
50 m
1
50 m
100 m
2
100 m
200 m
3
200 m
300 m
4
300 m
600 m
5
600 m
1000 m
6
1000 m
1500 m
7
1500 m
2000 m
8
2000 m
2500 m
9
≥ 2500 m
Hoặc không có mây
/
Chân mây ở thấp hơn mực trạm và đỉnh mây cao hơn mực trạm hoặc không xác định được độ cao vì chân mây bị che khuất.
Ghi chú:
(1) Độ cao ở giới hạn giữa hai mã số, dùng mã số lớn, ví như độ cao 600 m được báo bằng mã số 5.
(2) Do sự hạn chế ở bộ cảm biến về mây của thiết bị ở trạm tự động, các mã số phát báo về h có một trong 3 nghĩa sau đây:
(i) Độ cao thực của chân mây nằm trong khoảng được chỉ ra bởi mã số; hay
(ii) Độ cao chân mây lớn hơn khoảng được chỉ ra bởi mã số nhưng không xác định được do hạn chế của dụng cụ; hay
(iii) Không có mây trên đỉnh trạm
1677
hshs Độ cao của chân lớp hay khối máy có loại được chỉ ra bởi C
htht Độ cao của đỉnh mây thấp nhất hay độ cao của lớp mây thấp nhất hay sương mù
Mã số
mét
00
< 30
01
30
02
60
03
90
04
120
05
150
06
180
07
210
08
240
09
270
10
300
11
330
12
360
13
390
14
420
15
450
16
480
17
510
18
540
19
570
20
600
21
630
22
660
23
690
24
720
25
750
26
780
27
810
28
840
29
870
30
900
31
930
32
960
33
990
34
1020
35
1050
36
1080
37
1110
38
1140
39
1170
40
1200
41
1230
42
1260
43
1290
44
1320
45
1350
46
1380
47
1410
48
1440
49
1470
50
1500
51
52
không
53
54
dùng
55
56
1800
57
2100
58
2400
59
2700
60
3000
61
3300
62
3600
63
3900
64
4200
65
4500
66
4800
67
5100
68
5400
69
5700
70
6000
71
6300
72
6600
73
6900
74
7200
75
7500
76
7800
77
8100
78
8400
79
8700
80
9000
81
10500
82
12000
83
13500
84
15000
85
16500
86
18000
87
19500
88
21000
89
> 21000
90
< 50
91
50 - 100
92
100 - 200
93
200 - 300
94
300 - 600
95
600 - 1000
96
1000 - 1500
97
1500 - 2000
98
2000 - 2500
99
≥ 2500 hoặc không có mây
Ghi chú:
Nếu độ cao chân mây ở giữa 2 mã số, dùng mã số nhỏ, trừ các mã số từ 90-99; ở chục mã số này, nếu độ cao chân mây ở giới hạn giữa 2 mã số, dùng mã số theo khoảng lớn hơn, ví như độ cao 600 m được mã hóa là 95.
1690
hshshs Độ cao chân mây hay tầm nhìn thẳng đứng
Mã số
m
000
30
<
001
30
002
60
003
90
004
120
005
150
006
180
007
210
008
240
009
270
010
300
011
330
…
…
…
…
…
…
…
…
099
2970
100
3000
110
3300
120
3600
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
990
2970
999
3000
1751
Is Băng tích tụ trên sàn tầu
Mã số
1
Đóng băng từ bụi nước
2
Đóng băng từ sương mù
3
Đóng băng từ bụi nước và sương mù
4
Đóng băng từ mưa
5
Đóng băng từ bụi nước và mưa
1806
iE Loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây được đo thoát hơi
Mã số
Dụng cụ hay loại cây
Loại số liệu
0
Chậu (dụng cụ) đo bốc hơi của Mỹ không lưới che
Bốc hơi
1
Chậu (dụng cụ) đo bốc hơi của Mỹ có lưới sắt che
2
Dụng cụ đo bốc hơi GGI-3000
3
Bể 20 m2
4
Những dụng cụ khác
5
Lúa
6
Lúa mì
7
Ngô
Thoát hơi
8
Cây lúa miến
9
Những cây khác
1819
iR Chỉ rõ số liệu giáng thủy có được phát báo hay không
Mã số
Số liệu giáng thủy
Nhóm 6RRRtR
0
Được phát báo ở đoạn 1 và 3
Được đưa vào trong cả hai đoạn
1
Được phát báo ở đoạn 1
Được đưa vào
2
Được phát báo ở đoạn 3
Được đưa vào
3
Không được phát báo ở một trong hai đoạn 1 cũng như đoạn 3
Được bỏ qua (lượng giáng thủy là -)
4
Không được phát báo ở một trong hai đoạn 1 cũng như đoạn 3
Được bỏ qua (Số liệu giáng thủy không có)
Ghi chú:
Mã số iR = 4 cũng được dùng khi chưa có số liệu hay đã có số liệu nhưng chưa đến giờ phát báo.
1845
im Chỉ số đơn vị và mức tin cậy về độ cao
Mã số
Đơn vị
Mức tin cậy
1
Mét
Rất tốt (dưới 3 mét)
2
Mét
Tốt (dưới 10 mét)
3
Mét
Khá (dưới 20 mét)
4
Mét
Xấu (hơn 20 mét)
5
Feet
Rất tốt (dưới 10 feet)
6
Feet
Tốt (dưới 30 feet)
7
Feet
Khá (dưới 60 feet)
8
Feet
Xấu (hơn 60 feet)
1851
is Chỉ số về dấu của số liệu trong Đoạn 3
Mã số
1
sx được đưa vào
2
sx không được đưa vào; mọi giá trị đều dương
3
sx không được đưa vào; mọi giá trị đều âm
4
sx không được đưa vào; mọi giá trị của yếu tố đầu đều dương, mọi giá trị của yếu tố thứ hai đều âm
5
sx không được đưa vào; mọi giá trị của yếu tố đầu đều âm, mọi giá trị của yếu tố thứ hai đều dương.
6
sx không được đưa vào; khi giá trị âm, chữ số sau cùng là lẻ, trái lại, khi giá trị dương, chữ số sau cùng là chẵn.
Ghi chú:
Trong trường hợp is = 6, các giá trị tuyệt đối được thêm 1, nếu cần, để có chỉ số về dấu đúng.
1855
iw Chỉ số báo phương pháp đo và đơn vị tốc độ gió
Mã số
0
Tốc độ gió được ước lượng
Theo m/s
1
Tốc độ gió được đo bằng máy
2
Tốc độ gió được ước lượng
Theo kt
3
Tốc độ gió được đo bằng máy
1857
iy Chỉ số kiểu đọc máy
Mã số
1
Nhiệt kế tối cao/tối thấp
2
Trạm thời tiết tự động
3
Nhiệt ký
1860
ix Chỉ rõ kiểu thao tác ở trạm (có người hay tự động) và nhóm thời tiết hiện tại, đã qua có được phát báo hay không
Mã số
Kiểu thao tác
Nhóm 7wwW1W2 hay 7wawaWa1Wa2
1
Có người
Có báo
2
Có người
Không báo (không có hiện tượng có ý nghĩa)
3
Có người
Không báo (không quan trắc, số liệu không khả dụng)
4
Tự động
Có báo, sử dụng bảng mã 4677 và 4561
5
Tự động
Không báo (không có hiện tượng có ý nghĩa)
6
Tự động
Không báo (không quan trắc, số liệu không khả dụng)
7
Tự động
Có báo, sử dụng bảng mã 4680 và 4531
Ghi chú:
1. Trạm có người chỉ sử dụng nhóm 7wwW1W2 và ix = 1, 2 và 3.
2. Trạm tự động thông thường sử dụng nhóm 7wawaWa1Wa2 và ix = 5, 6 và 7.
Tuy vậy, chỉ khi trạm tự động đủ tinh xảo và có khả năng xử lý bảng mã 4677 và 4561 một cách tự động thì nhóm 7wwW1W2 và ix = 4 mới được sử dụng.
1861
i0 Cường độ hiện tượng
Mã số
0
Nhẹ
1
Trung bình
2
Nặng hay mạnh
2061
j1
Chỉ số thông tin bổ sung
j2j3j4
Các nội dung về thông tin bổ sung
j5j6j7j8j9
Nhóm bổ sung tiếp sau nhóm 5j1j2j3j4
Mã số
j1
j2
j3
j4
0
1
2
3
Chữ số hàng chục của bốc hơi hay thoát hơi
Chữ số hàng đơn vị của bốc hơi hay thoát hơi
Chữ số phần mười của bốc hơi hay thoát hơi
Chỉ số về loại dụng cụ đo bốc hơi hay loại cây được đo thoát hơi (ic)
4
Chỉ số về số liệu thay đổi nhiệt độ
Khoảng thời gian từ lúc nhiệt độ thay đổi đến lúc quan trắc (g0)
Dấu của sự thay đổi nhiệt độ (sn)
Lượng nhiệt độ thay đổi (dT)
5
Chỉ số về thời gian nắng
Chữ số hàng chục của thời gian nắng j2 = 3 báo hiệu j3j4 báo về thời gian nắng giờ qua
Chữ số hàng đơn vị của thời gian nắng
Chữ số phần mười của thời gian nắng
Báo hiệu nhóm tiếp theo j5…j9 báo về bức xạ
j2 = 4 báo hiệu 4j6…j9 báo về bức xạ giờ trước j2 = 5 báo hiệu 5j6 …j9 báo về bức xạ 24 giờ qua
j3 = 0
j4 = 7 báo hiệu j5…j9 báo về cân bằng bức xạ sóng ngắn j4 = 8 báo hiệu j5…j9 báo về trực xạ mặt trời
6
Chỉ số về số liệu hướng mây trôi
Hướng từ đó mây CL trôi tới (DL)
Hướng từ đó mây CM trôi tới (DM)
Hướng từ đó mây CH trôi tới (DH)
7
Chỉ số về hướng và sự phát triển của mây
Loại của mây địa hình hay mây phát triển thẳng đứng (C0 hay C)
Hướng nhìn thấy các mây này (Da)
Góc cao của đỉnh các mây này (eC)
8
9
Chỉ số về biến áp bề mặt (8 là dương hay bằng 0; 9 là âm)
Số hàng chục của biến áp
Số hàng đơn vị của biến áp
Số phần mười của biến áp
Mã số
j5
j6
j7
j8
j9
0
1
Dấu của cán cân bức xạ
Số hàng nghìn của cán cân bức xạ
Số hàng trăm
Số hàng chục
Số hàng đơn vị
2
3
4
5
6
Chỉ số về dạng bức xạ mặt trời hay mặt đất
Số hàng nghìn của bức xạ mặt trời hay mặt đất
Số hàng trăm
Số hàng chục
Số hàng đơn vị
7
8
Chưa dùng
2263
k2 Phương pháp đo độ mặn/độ sâu
Mã số
0
Không đo độ mặn
1
Cảm biến tại chỗ, độ chính xác > 0,02‰
2
Cảm biến tại chỗ, độ chính xác < 0,02‰
3
Phân tích mẫu
2264
k3 Thời lượng và thời điểm đo dòng chảy
Mã số
1
Tức thời
2
Trung bình trong 3 phút hay ngắn hơn
Giữa H – 1 và H
3
Trung bình trên 3 đến 6 phút
4
Trung bình trên 6 đến 12 phút
5
Tức thời
6
Trung bình trong 3 phút hay ngắn hơn
7
Trung bình trên 3 đến 6 phút
Giữa H-2 và H-1
8
Trung bình trên 6 đến 12 phút
9
Không dùng phương pháp mặt cắt dòng chảy Doppler hay véc-tơ.
Ghi chú: H là giờ quan trắc
2267
k6 Phương pháp suy ra tốc độ di chuyển của phao từ số đo dòng chảy
Mã số
0
Sự dịch chuyển được rút ra theo sự trung bình hóa
Tốc độ tàu rút ra theo vết từ thân tàu
1
Sự dịch chuyển được rút ra theo phép bồi hoàn
2
Không xác định sự dịch chuyển
3
Sự dịch chuyển được rút ra theo phép trung bình hóa
Tốc độ tàu rút ra theo hành trình
4
Sự dịch chuyển được rút ra theo phép bồi hoàn
5
Không xác định sự dịch chuyển
6
Không dùng phương pháp mặt cắt dòng chảy Doppler
7-9
Dự phòng
Ghi chú: Các mã số 0, 1, 2 và 6 cũng dùng cho phao trôi
2555
Mw Đặc điểm vòi rồng, gió lốc hay lốc bụi
Mã số
0
Vòi rồng trên biển, cách trạm dưới 3 km.
1
Vòi rồng trên biển, cách trạm trên 3 km.
2
Vòi rồng trên cạn, cách trạm dưới 3 km.
3
Vòi rồng trên cạn, cách trạm trên 3km.
4
Gió lốc, cường độ yếu.
5
Gió lốc, cường độ trung bình.
6
Gió lốc, cường độ mạnh.
7
Lốc bụi, cường độ yếu.
8
Lốc bụi, cường độ trung bình.
9
Lốc bụi, cường độ mạnh.
2582
MiMi Chữ nhận dạng bản tin
MjMj Chữ xác nhận dạng các phần của bản tin hay phiên bản dạng mã
Dạng mã
MiMi
MjMj
Trạm trên đất
Trạm trên biển
FM12 – XI Ext.SYNOP
AA
XX
FM13 – XI Ext SHIP
BB
XX
FM14 – XI Ext SYNOP MOBILL
00
XX
FM18 – XII BUOY
ZZ
YY
2590
M M M Số thứ tự ô vuông Marsden chứa trạm vào lúc quan trắc
POLAR ZONES
2677
mm Thủ tục để đưa ra trường số liệu
Mã số
00
Phân tích chủ quan
01 – 09
Dự báo chủ quan
10 - 19
Phân tích (số trị) khách quan
20 – 29
Dự báo số trị (một lớp) chính áp theo phương trình khởi thủy
30 – 39
Dự báo số trị (một lớp) chính áp không theo phương trình khởi thủy
40 – 59
Dự báo số trị (nhiều lớp) tà áp theo phương trình khởi thủy
60 – 79
Dự báo số trị (nhiều lớp) tà áp không theo phương trình khởi thủy
80 – 98
Các mô hình hay thủ tục khác
99
Không dùng
2700
N
Lượng mây tổng quan
Nh
Tổng lượng mây CL hay tổng lượng mây CM khi có có mây CL
Ns
Lượng của lớp hay khối mây riêng biệt chỉ bởi C
N’
Lượng của mây có chân thấp hơn mực trạm
Mã số
0
Không có mây
1
1/10 hay ít hơn, nhưng không phải không có mây
2
2/10 – 3/10
3
4/10
4
5/10
5
6/10
6
7/10 – 8/10
7
9/10 hay nhiều hơn nhưng chưa kín trời
8
10/10
9
Trời tối do sương mù và/hay hiện tượng khí tượng khác
/
Không quan trắc mây hay không xác định được lượng mây do nguyên nhân khác
Ghi chú: N = / chỉ dùng cho trạm tự động.
2745
Nm Tình trạng mây trên núi hay đèo
Mã số
0
Toàn bộ núi hiện rõ, chỉ có một ít mây
1
Núi bị mây tách rời bao phủ một phần (có thể nhìn thấy không quá 1/2 đỉnh núi)
2
Toàn bộ sườn núi bị mây bao phủ, các đỉnh và đèo không bị bao phủ
3
Núi phía người quan trắc không bị mây phủ (chỉ thấy một ít mây), nhưng có tường mây dày đặc ở phía bên kia
4
Mây thấp trên núi nhưng toàn bộ núi hiện rõ (chỉ có một ít mây trên sườn núi)
5
Mây thấp trên núi, đỉnh núi bị vệt giáng thủy hay mây bao phủ một phần
6
Toàn bộ đỉnh núi bị mây bao phủ, nhưng đèo thì không bị bao phủ, sườn núi bị bao phủ hay không
7
Núi nói chung bị mây bao phủ, nhưng đỉnh núi thì không, sườn núi bị bao phủ một phần hay toàn bộ.
8
Toàn bộ đỉnh, đèo, sườn bị mây bao phủ
9
Không nhìn thấy núi do tối, sương mù, bão tuyết, giáng thủy …
2752
Nt Các vệt ngưng kết
Mã số
5
Vệt ngưng kết không bền vững
6
Vệt ngưng kết bền vững bao phủ ít hơn 1/10 bầu trời
7
Vệt ngưng kết bền vững bao phủ 1/10 bầu trời
8
Vệt ngưng kết bền vững bao phủ 2/10 đến 3/10 bầu trời
9
Vệt ngưng kết bền vững bao phủ ≥ 4/10 bầu trời
2754
Nv Tình trạng của mây quan trắc được từ trên cao
Mã số
0
Không có mây hay mù
1
Mù, phía trên quang đãng
2
Đám sương mù
3
Lớp sương mù nhẹ
4
Lớp sương mù dày
5
Một vài mây tách rời
6
Mây tách rời và có sương mù phía dưới
7
Nhiều mây tách rời
8
Một biển mây
9
Tầm nhìn xuống xấu
2863
n3 Sự phát triển của mây
Mã số
0
Không thay đổi
1
Tích lại
2
Nâng lên chậm
3
Nâng lên nhanh
4
Nâng lên và xếp thành tầng
5
Hạ thấp chậm
6
Hạ thấp nhanh
7
Xếp thành tầng
8
Xếp thành tầng và hạ thấp
9
Biến đổi nhanh
2864
n4 Sự phát triển của mây quan trắc được từ trạm trên cao
Mã số
0
Không thay đổi
1
Ít đi và nâng lên cao
2
Ít đi
3
Nâng lên cao
4
Ít đi và hạ xuống thấp
5
Nhiều lên và nâng lên cao
6
Hạ xuống thấp
7
Nhiều lên
8
Nhiều lên và hạ thấp
9
Sương mù từng lúc tại trạm
2890
nTnT Chỉ số bảng mã tra cứu về loại tham số a1a1a1, a2a2a2
Mã số
00
Bảng mã 0291
01 – 99
Dự phòng
3311
QL Chất lượng định vị
Mã số
0
Trị số phát ở đầu bản tin là xác thực (được định vị sau 2 lần vệ tinh bay qua)
1
Trị số ở đầu bản tin là trị số biết được sau cùng (không định vị theo từng lần vệ tinh bay qua)
2
Chất lượng nghi ngờ. Chỉ định vị theo một lần vệ tinh bay qua, đáp số thứ hai có xác suất 5%
3313
QN Chất lượng truyền phát số liệu phao qua vệ tinh
Mã số
0
Chất lượng tốt (đã nhận được nhiều bản tin giống hệt nhau)
1
Chất lượng nghi ngờ (các bản tin không nhất quán)
3315
Qp Chất lượng số đo khí áp
Mã số
0
Trị số trong giới hạn đã định
1
Trị số ngoài giới hạn đã định
3319 và 3363
QTW
Chất lượng số đo đạc nhiệt độ nước biển tầng mặt
Q2
Chất lượng tham số điều hành
Q4
Chất lượng tham số đo nhiệt độ không khí
Mã số
0
Trị số trong giới hạn
1
Trị số ngoài giới hạn
3333
Qc phần tư địa cầu
Mã số
Vĩ độ
Kinh độ
1)
Greewich
N
1
Bắc (N)
Đông (E)
Qc = 7
Qc = 1
3
Nam (S)
Đông (E)
5
Nam (S)
Tây (W)
Xích đạo
7
Bắc (N)
Tây (W)
2)
W
Kinh tuyến
E
Qc = 5
Qc = 3
3)
S
3334
Ql
Chỉ số kiểm tra chất lượng về vị trí
Qt
Chỉ số kiểm tra chất lượng về thời gian
Qd
Chỉ số kiểm tra chất lượng
Qd1
Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt nhiệt độ/độ mặn
Qd2
Chỉ số kiểm tra chất lượng mặt cắt dòng chảy.
Mã số
0
Số liệu không được kiểm tra
1
Số liệu tốt
2
Số liệu thất thường
3
Số liệu nghi ngờ
4
Số liệu xấu
5
Giá trị số liệu đã bị thay đổi
3462
q1 Chỉ số về sự rút gọn bản tin và quét số liệu
Mã số
Khoảng trống được đưa vào giữa các nhóm số liệu
Cách quét dòng số liệu
0
Có
Chuẩn
1
Có
Như trong tập B No9 – WMO
2
Không
Chuẩn
3
Không
Như trong tập B No9 – WMO
3463
q2 Chỉ số về sự rút gọn số liệu
Mã số
0
Mọi nhóm định vị số liệu và nhóm 999l0l0, nếu cần, được đưa vào
1
Các nhóm 999l0l0k1k1ngngiaiaiajajaja được bỏ qua
2
Các nhóm 999 l0l0 ngngiaiaiajajaja được bỏ qua
3
Các nhóm ngngiaiaiajajaja được bỏ qua
4
Nhóm iaiaiajajaja được bỏ qua
5
Nhóm 999 l0l0 được bỏ qua
Ghi chú:
(1) Các mã số 1, 2, 3, 4 và 5 của q2 chỉ được sử dụng khi các chi tiết tương ứng đã có trong ấn phẩm của WMO
(2) Khi ngng được bỏ qua mà k1k1 vẫn được báo, không dùng một gạch chéo nào thay thế cho ngng. Vì vậy nhóm này được phát báo theo dạng k1k1.
3534
Rd Nhóm tần suất bao hàm R1R1R1R1
Mã số
0
Nhỏ hơn mọi giá trị trong 30 năm
1
Thuộc cấp thứ nhất
2
Thuộc cấp thứ hai
3
Thuộc cấp thứ ba
4
Thuộc cấp thứ tư
5
Thuộc cấp thứ năm
6
Lớn hơn mọi giá trị trong 30 năm
3551
Rs Tốc độ đóng băng trên tầu
Mã số
0
Không có băng tích tụ
1
Băng tích tụ chậm
2
Băng tích tụ nhanh
3
Băng hóa nước hay tan vỡ chậm
4
Băng hóa nước hay tan vỡ nhanh
3552
Rt Thời điểm bắt đầu hay kết thúc của giáng thủy được chỉ bởi RRR
Mã số
1
Trước thời điểm quan trắc dưới 1 giờ
2
Trước thời điểm quan trắc từ 1 – 2 giờ
3
Trước thời điểm quan trắc từ 2 – 3 giờ
4
Trước thời điểm quan trắc từ 3 – 4 giờ
5
Trước thời điểm quan trắc từ 4 – 5 giờ
6
Trước thời điểm quan trắc từ 5 – 6 giờ
7
Trước thời điểm quan trắc từ 6 – 12 giờ
8
Trước thời điểm quan trắc hơn 12 giờ
9
Không rõ
3570
RR Lượng giáng thủy hay lượng nước tương đương của giáng thủy đặc, hay đường kính của giáng thủy đặc
Mã số
mm
00
-
01
1
02
2
03
3
04
4
05
5
06
6
07
7
08
8
09
9
10
10
11
11
12
12
13
13
14
14
15
15
16
16
17
17
18
18
19
19
20
20
21
21
22
22
23
23
24
24
25
25
26
26
27
27
28
28
29
29
30
30
31
31
32
32
33
33
35
35
36
36
37
37
38
38
39
39
40
40
41
41
42
42
43
43
44
44
45
45
46
46
47
47
48
48
49
49
50
50
51
51
52
52
53
53
54
54
55
55
56
60
57
70
58
80
59
90
60
100
61
110
62
120
63
130
64
140
65
150
66
160
67
170
68
180
69
190
70
200
71
210
72
220
73
230
74
240
75
250
76
260
77
270
78
280
79
290
80
300
81
310
82
320
83
330
84
340
85
350
86
360
87
370
88
380
89
390
90
400
91
0,1
92
0,2
93
0,3
94
0,4
95
0,5
96
0,6
97
0,0
98
> 400
99
Không có khả năng đo đạc
3590
RRR Lượng giáng thủy trong khoảng thời gian liền kề trước kỳ quan trắc được chỉ bởi tR
Mã số
mm
Mã số
mm
000
Không có giáng thủy
990
Giọt
001
1
991
0,1
002
2
992
0,2
…
…
993
0,3
…
…
994
0,4
…
…
995
0,5
…
…
996
0,6
987
987
997
0,7
988
988
998
0,8
989
≥ 989
999
0,9
Ghi chú:
Khi lượng giáng thủy ≥ 1mm số phần mười mm quy về mm theo nguyên tắc sau:
< 0.5 bỏ qua
≥ 0.5 quy lên
3596
R1R1R1R1 Tổng lượng giáng thủy tháng
Mã số
mm
0000
Không có giáng thủy
0001
1
0002
2
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
….
….
…
…
…
…
…
…
…
…
8898
8898
8899
≥ 8899
9999
≥ 0,0 và < 1
3700
S
Trạng thái biển
S’
Trạng thái mặt nước ở vùng tầu đậu
Mã số
Thuật ngữ mô tả
Độ cao sóng tính bằng mét
0
Lặng (phẳng như gương)
0
1
Lặng (lăn tăn)
0 – 0,1
2
Êm (lăn tăn)
0,1 – 0,5
3
Nhẹ
0,5 – 1,25
4
Trung bình
1,25 – 2,5
5
Gồ ghề (nhấp nhô)
2,5 – 4
6
Rất gồ ghề (rất nhấp nhô)
4 – 6
7
Lớn (động)
6 – 9
8
Rất lớn (rất động)
9 – 14
9
Cực kỳ lớn (cực kỳ động)
> 14
Ghi chú:
1) Những giá trị này dùng cho sóng gió phát triển tốt ở vùng biển thoáng. Khi biển chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng như gió, tố … mà cần ưu tiên cho thuật ngữ mô tả thì những giá trị độ cao được chuyển thành thuật ngữ theo bảng hướng dẫn trên.
2) Độ cao biên được dùng cho mã số thấp hơn, ví như ở độ cao 4m thì mã hóa là 5.
3739
Si Giai đoạn hình thành băng
Mã số
0
Băng mới đơn thuần (tựa vụn tuyết, kim nước đá …)
1
Băng trong suốt hay băng trong như pha lê, bề dày dưới 10 cm
2
Băng non (băng xám, băng trắng nhạt) bề dày từ 10 đến 30 cm
3
Băng mới, và/hay băng non là chủ yếu với một ít băng “đầu mùa”
4
Băng mỏng đầu mùa là chủ yếu, kèm một ít băng mới và/hay băng non
5
Băng mỏng đầu mùa đơn thuần (bề dày từ 30 đến 70 cm)
6
Băng trung bình đầu mùa là chủ yếu (bề dày từ 70 đến 120 cm) và băng dày đầu mùa (bề dày trên 120 cm) cùng một ít băng mỏng đầu mùa
7
Băng trung bình và băng dày đầu mùa đơn thuần
8
Băng trung bình và băng dày đầu mùa là chủ yếu cùng một ít băng già (thường dày trên 2 m)
9
Băng già là chủ yếu
/
Không mã hóa được vì trời tối, tầm nhìn xấu, hay chỉ có đơn thuần băng nguồn gốc mặt đất, hoặc vì tàu còn cách rìa băng trên 0,5 hải lý
3761
S0 Sương muối hay giáng thủy nhuốm màu
Mã số
0
Sương muối trên mặt phẳng nằm ngang
1
Sương muối trên mặt phẳng nằm ngang và thẳng đứng
2
Giáng thủy có cát hay bụi sa mạc
3
Giáng thủy lẫn tro núi
3764
S6 Kiểu lắng đọng đông kết
Mã số
0
Váng băng
1
Sương muối xốp
2
Sương muối đặc
3
Tuyết
4
Tuyết ướt
5
Tuyết ướt kết băng
6
Hỗn hợp (cùng một lúc có váng băng và sương muối, hay sương muối và tuyết ướt kết băng …)
7
Băng trên mặt đất *
(*) Băng hay tuyết phủ băng trên mặt đất. Dạng này được hình thành từ giáng thủy lỏng kết băng – mưa, mưa phùn, giọt nước của sương mù dày đặc, tuyết ướt hay từ tuyết tan rồi kết băng trên mặt đất. Băng trên mặt đất cũng bao gồm tuyết bị nén chặt hay phủ băng do sự đi lại trên đường. Băng trên mặt đất khác với váng băng ở chỗ chỉ quan sát được trên mặt đất và thường là trên đường.
3765
S7 Đặc trưng của lớp tuyết phủ
Mã số
0
Tuyết mới, nhẹ
1
Tuyết mới bị thổi thành đống
2
Tuyết mới đặc
3
Tuyết cũ nhão
4
Tuyết cũ rắn chắc
5
Tuyết cũ ẩm ướt
6
Tuyết nhão với bề mặt đóng cứng
7
Tuyết đặc với bề mặt đóng cứng
8
Tuyết ẩm với bề mặt đóng cứng
3766
S8 Bão tuyết (tuyết bị gió nâng lên)
Mã số
0
Mù tuyết
1
Tuyết cuốn thấp, nhẹ hay trung bình, có hay không có tuyết đang rơi
2
Tuyết cuốn thấp, mạnh, không có tuyết đang rơi
3
Tuyết cuốn thấp, mạnh, có tuyết đang rơi
4
Tuyết cuốn cao, nhẹ hay trung bình, không có tuyết đang rơi
5
Tuyết cuốn cao, mạnh, không có tuyết đang rơi
6
Tuyết cuốn cao, nhẹ hay trung bình, có tuyết đang rơi
7
Tuyết cuốn cao, mạnh, có tuyết đang rơi
8
Tuyết cuốn thấp và cao, nhẹ hay trung bình, không thể xác định được có tuyết đang rơi hay không
9
Tuyết cuốn thấp và cao, mạnh, không thể xác định được có tuyết đang rơi hay không
3775
S’7 Mức độ đồng đều của tuyết phủ
Mã số
0
Tuyết phủ bằng phẳng, mặt đất đóng băng, không có đống tuyết
1
Tuyết phủ bằng phẳng, mặt đất xốp, không có đống tuyết
2
Tuyết phủ bằng phẳng, không rõ trạng thái mặt đất, không có đống tuyết,
3
Tuyết phủ gồ ghề trung bình, mặt đất đóng băng, có đống tuyết nhỏ
4
Tuyết phủ gồ ghề trung bình, mặt đất xốp, có đống tuyết nhỏ
5
Tuyết phủ gồ ghề trung bình, không rõ trạng thái mặt đất, có đống tuyết nhỏ
6
Tuyết phủ rất gồ ghề, mặt đất đóng băng, có đống tuyết cao
7
Tuyết phủ rất gồ ghề, mặt đất xốp, có đống tuyết cao
8
Tuyết phủ rất gồ ghề, không rõ trạng thái mặt đất, có đống tuyết cao
3776
S’8 Sự phát triển của tuyết cuốn
Mã số
0
Tuyết cuốn kết thúc trước quan trắc 1 giờ
1
Cường độ giảm
2
Không thay đổi
3
Cường độ tăng lên
4
Liên tục, (kể cả ngắt quãng dưới 30 phút)
5
Tuyết cuốn nói chung đã chuyển sang tuyết cuốn sát mặt đất
6
Tuyết cuốn sát mặt đất chuyển sang tuyết cuốn nói chung
7
Tuyết cuốn bắt đầu lại sau khi ngừng một khoảng thời gian lớn hơn 30 phút.
3778
9SpSpspsp Thông tin bổ sung
Ghi chú: Nhóm 9SpSpspsp được sử dụng để cung cấp thông tin bổ sung về một vài hiện tượng nào đó xảy ra lúc quan trắc và / hay trong khoảng thời gian bao hàm bởi ww hay W1W2. Thời gian hay khoảng thời gian liên quan có thể được báo bằng một hay nhiều nhóm về thời gian (chục 00 – 09) vào lúc và vào chỗ phù hợp.
9SpSpspsp.
Chục 00 – 09: Thời gian và tính biến đổi
900tt
Thời gian bắt đầu
của hiện tượng được báo bởi ww trong nhóm 7ww W1W2
900zz
Tính biến đổi, vị trí hay cường độ
901tt
Thời gian kết thúc của hiện tượng thời tiết được báo bởi ww trong nhóm 7ww W1W2
902tt
Thời gian bắt đầu
của hiện tượng thời tiết được báo bởi nhóm 9SpSpspsp tiếp theo
902zz
Tính biến đổi, vị trí hay cường độ
903tt
Thời gian kết thúc của hiện tượng thời tiết được báo bởi nhóm SpSpspsp đứng trước
904tt
Thời gian xảy ra hiện tượng thời tiết được báo ở nhóm 9SpSpspsp tiếp theo
905tt
Thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết không bền vững hay thời gian bắt đầu của hiện tượng thời tiết bền vững
Được báo bởi ww trong 7wwW1W2
906tt
Thời gian kéo dài của hiện tượng thời tiết bền vững hay thời điểm bắt đầu của hiện tượng thời tiết bền vững
Được báo trong nhóm 9SpSpspsp tiếp theo
907tt
Thời gian kéo dài của giai đoạn kết thúc vào thời điểm quan trắc của hiện tượng thời tiết được báo trong nhóm 9SpSpspsp tiếp theo
908
Không sử dụng
909Rtdc
Thời điểm bắt đầu hay kết thúc và thời gian kéo dài của giáng thủy được chỉ bởi RRR và tính chất giáng thủy.
Chục 10 – 19: Gió và tố
910ff
Gió giật lớn nhất trong khoảng 10 phút trước giờ quan trắc
911ff
Gió giật lớn nhất
Trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2 trong nhóm 7wwW1W2, trừ khi một khoảng thời gian khác được đề cập đến và chỉ ra bởi nhóm 907tt; hay trong khoảng 10 phút liền kề trước kỳ quan trắc được chỉ ra bởi nhóm 904tt
912ff
Tốc độ gió trung bình lớn nhất
913ff
Tốc độ gió trung bình
914ff
Tốc độ gió trung bình nhỏ nhất
915dd
Hướng gió
916tt
Gió chuyển hướng rõ ràng theo chiều kim đồng hồ
917tt
Gió chuyển hướng rõ ràng ngược chiều kim đồng hồ
918sqDp
Bản chất và/hay loại tố, và hướng từ đó tố di chuyển tới trạm
919MwDa
Vòi rồng, gió lốc, bão bụi
Ghi chú:
(1) Khi tốc độ gió đạt hay vượt quá 99 đơn vị (nút hay m/s do iw chỉ ra), hai nhóm sẽ được sử dụng giống như ở Đoạn 1 của dạng mã. Ví dụ, để báo gió giật 135 nút trong khoảng 10 phút liền kề trước kỳ quan trắc, hai nhóm được báo là 91099 00135.
(2) Vận tốc trung bình được đề cập đến trong nhóm 912ff và 914ff là vận tốc tức thời được làm trung bình trong 10 phút trong suốt khoảng thời gian được bao hàm bởi W1W2 hay suốt khoảng thời gian được chỉ ra bởi các nhóm báo về thời gian đứng trước đó.
(3) Sự thay đổi có ý nghĩa của vận tốc và/hay hướng gió được báo bằng hai nhóm 913ff và/hay 915dd, những nhóm này đưa ra vận tốc và/hay hướng trước và sau khi thay đổi. Thời gian thay đổi được đưa ra bởi nhóm 906tt đứng trước nhóm 913ff và/hay 915dd thứ hai. Sự thay đổi về tốc độ và/hay hướng của gió nhẹ và gió biến đổi cũng như sự thay đổi từ từ về tốc độ và/hay hướng của gió mạnh thông thường không được phát báo; sự thay đổi “có ý nghĩa” được hiểu là sự ập tới hay ngừng đột ngột của gió mạnh hay sự thay đổi đột ngột về tốc độ và/hay hướng của gió mạnh.
Chục 20 – 29: Trạng thái biển, hiện tượng đóng băng và tuyết phủ
920SFx
Trạng thái biển và sức gió mạnh nhất (Fx ≤ 9 Beaufort)
921SFx
Trạng thái biển và sức gió mạnh nhất (Fx > 9 Beaufort)
922S’V’s
Trạng thái mặt nước và tầm nhìn ở vùng hạ cánh của thủy phi cơ
923S’S
Trạng thái mặt nước ở vùng tàu đỗ và trạng thái biển ở vùng biển thoáng
924SVs
Trạng thái biển và tầm nhìn về hướng biển (từ trạm ven bờ)
925TwTw
Nhiệt độ nước ở những vùng nghỉ mát vào mùa tắm
926Soio
Sương muối hay giáng thủy nhuốm màu
927S6Tw
Lớp lắng đọng kết băng
928S7S’7
Đặc trưng và tính đều đặn của lớp tuyết phủ
929S8S’8
Tuyết cuốn
Chục 30 – 39: Lượng giáng thủy hay lắng đọng
930RR
Lượng giáng thủy
Trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2 trong nhóm 7ww W1W2 trừ phi đề cập đến một khoảng khác được chỉ ra bởi nhóm 907tt
931ss
Độ sâu của tuyết mới rơi
932RR
Đường kính của hạt mưa đá lớn nhất
933RR
Lượng nước tương ứng của giáng thủy đặc trên mặt đất
934RR
Đường kính hạt băng
lúc quan trắc
935RR
Đường kính hạt sương muối
936RR
Đường kính hạt hỗn hợp
937RR
Đường kính tuyết ướt
938nn
Tốc độ tích băng trên bề mặt, tính bằng nm/h
939hghg
Độ cao của mặt mà trên đó quan trắc được hạt có đường kính được báo trong nhóm 9SpSpspsp đứng trước, tính bằng mét
939nn
Đường kính của hạt mưa đá lớn nhất tính bằng mm
Ghi chú:
Đường kính của hạt là khoảng cách lớn nhất dọc theo trục của mặt cắt ngang của hạt trừ đi đường kính của gậy đo.
D: Đường kính của hạt băng hay sương muối
T: Độ dày
d: Đường kính của gậy đo
Chục 40 – 49: Mây
940Cn3
Sự tiến hóa của mây
941CDp
Hướng từ đó mây chuyển tới
942CDa
Vị trí mây tập trung nhiều nhất
943CLDP
Hướng từ đó mây dưới chuyển tới
944CLDa
Vị trí mây dưới tập trung nhiều nhất
945htht
Độ cao của đỉnh mây thấp nhất hay độ cao của lớp mây thấp nhất hay của sương mù
946CcDa
Hướng nhuộm màu và/hay hội tụ của mây kết hợp với nhiễu động nhiệt đới
947Ce’
Độ cao của mây
948CoDa
Mây địa hình
949CaDa
Mây phát triển thẳng đứng.
Chục 50 – 59: Tình trạng của mây trên núi và đèo, hoặc trong thung lũng hoặc thảo nguyên, quan trắc được từ mực cao hơn
950Nmn3
Tình trạng mây trên núi và đèo
951Nvn4
Sương mù, mù hay mây thấp trong thung lũng hay thảo nguyên quan trắc được từ trạm ở mực cao hơn
952-957
Không sử dụng
958EhDa
Vị trí mây tập trung nhiều nhất
được báo ở nhóm 9SpSpspsp đứng trước
959vpDp
Vận tốc và hướng từ đó mây chuyển tới
Chục 60 – 69: Thời tiết hiện tại và đã qua
960ww
Hiện tượng thời tiết hiện tại được quan trắc đồng thời với và/hay bổ sung cho hiện tượng thời tiết đã báo bằng ww trong nhóm 7wwW1W2
961w1w1
Hiện tượng thời tiết hiện tại được quan trắc đồng thời với và/hay bổ sung cho hiện tượng thời tiết đã báo bằng ww trong nhóm 7wwW1W2, hoặc thêm chi tiết cho hiện tượng thời tiết hiện tại đã báo bằng ww trong nhóm 7wwW1W2
962ww
Thêm chi tiết cho hiện tượng thời tiết trong khoảng giờ trước nhưng không vào lúc quan trắc và đã báo bằng ww = 20 - 29 trong nhóm 7wwW1W2
963w1w1
964ww
Thêm chi tiết cho hiện tượng thời tiết trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2 và đã báo bằng W1 và/hay W2 trong nhóm 7wwW1W2
965w1w1
966ww
Hiện tượng thời tiết xảy ra vào thời điểm hay kéo dài trong khoảng thời gian được chỉ ra bởi nhóm (các nhóm) thời gian SpSpspsp liên quan
967w1w1
968
Không sử dụng
9696 Da
Mưa tại trạm không liên quan tới dông ở hướng Da
9697 Da
Tuyết tại trạm không liên quan đến dông ở hướng Da
9698 Da
Mưa rào tại trạm không liên quan đến dông ở hướng Da
Chục 70 – 79: Vị trí và sự di chuyển của các hiện tượng
970EhDa
Vị trí của hiện tượng tập trung nhiều nhất được báo bằng
ww trong nhóm 7ww W1W2
971EhDa
ww trong nhóm 960ww
972EhDa
w1w1 trong nhóm 961w1w1
973EhDa
W1 trong nhóm 7ww W1W2
974EhDa
W2 trong nhóm 7ww W1W2
975vpDp
Vận tốc và hướng từ đó chuyển tới của những hiện tượng đã báo ở
ww trong nhóm 7ww W1W2
976vpDp
ww trong nhóm 960ww
977vpDp
w1w1 trong nhóm 961w1w1
978vpDp
W1 trong nhóm 7ww W1W2
979vpDp
W2 trong nhóm 7ww W1W2
Chục 80 – 89: Tầm nhìn
980VsVs
Tầm nhìn về phía biển
981VV
Tầm nhìn về hướng NE
982VV
Tầm nhìn về hướng E
983VV
Tầm nhìn về hướng SE
984VV
Tầm nhìn về hướng S
985VV
Tầm nhìn về hướng SW
986VV
Tầm nhìn về hướng W
987VV
Tầm nhìn về hướng NW
988VV
Tầm nhìn về hướng N
989VbDa
Sự thay đổi của tầm nhìn trong khoảng giờ trước lúc quan trắc và hướng đã quan trắc được sự thay đổi này.
Chục 90 – 99: Hiện tượng quan học và các hiện tượng khác
990Z0i0
Hiện tượng quang học
991ADa
Ảo ảnh
99190
Lửa của thánh Elmo
992Nttw
Dải ngưng kết
993CsDa
Mây đặc biệt
994A3Da
Trời tối ban ngày
995nn
Áp suất khí quyển thấp nhất đưa về mực biển trung bình trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2, trừ phi có một khoảng nào khác được chỉ ra bởi nhóm (các nhóm) thời gian 9SpSpspsp kết hợp, tính bằng chục và đơn vị của hPa
996TvTv
Sự tăng đột ngột của nhiệt độ không khí, tính bằng 0C nguyên
997TvTv
Sự giảm đột ngột của nhiệt độ không khí, tính bằng 0C nguyên
998UvUv
Sự tăng đột ngột của ẩm độ không khí, tính bằng % nguyên
999UvUv
Sự giảm đột ngột của ẩm độ không khí, tính bằng % nguyên
Ghi chú:
Các nhóm 996TvTv, 997TvTv, 998UvUv và 999UvUv không dùng để báo về sự thay đổi trong biến trình ngày thông thường của nhiệt độ và ẩm độ.
3845
sn Dấu của số liệu, và biểu số về ẩm độ tương đối
Mã số
0
Dương hay bằng 0
1
Âm
9
Tiếp theo là ẩm độ không khí
Ghi chú:
1. Mã số từ 2 – 8 không sử dụng
2. Xem quy tắc 1.3.4.đ về việc sử dụng mã số 9.
3848
sq Bản chất và/hay loại tố
Mã số
0
Trước tố, gió lặng hay nhẹ
1
Trước chuỗi tố, gió lặng hay nhẹ
2
Trước tố, thời tiết có gió giật
3
Trước chuỗi tố, thời tiết có gió giật
4
Sau tố, thời tiết có gió giật
5
Tố cùng thời tiết có gió giật từng cơn
6
Tố tới trạm
7
Tố thành dãy
8
Tố với bụi (cát) cuốn (bay)
9
Tố thành dãy với bụi (cát) cuốn (bay)
3850
ss Chỉ số về dấu và loại dụng cụ đo nhiệt độ tầng mặt
Mã số
Dấu
Loại dụng cụ
0
≥ 0
Bơm hút
1
< 0
Bơm hút
2
≥ 0
Thùng
3
< 0
Thùng
4
≥ 0
Cảm ứng gắn thân tầu
5
< 0
Cảm ứng gắn thân tầu
6
≥ 0
Khác
7
< 0
Khác
3855
sw Chỉ số về dấu và loại nhiệt độ bầu ướt được phát báo
Mã số
0
Nhiệt độ bầu ướt được đo ≥ 0
1
Nhiệt độ bầu ướt được đo < 0
2
Nhiệt độ bầu ướt được đo khi bầu bị băng đóng
5
Nhiệt độ bầu ướt được tính ≥ 0
6
Nhiệt độ bầu ướt được tính < 0
7
Nhiệt độ bầu ướt được tính khi bầu bị băng đóng.
3856
sx Chỉ số về dấu của nhóm số liệu tiếp theo (đối với Đoạn 3) và tọa độ Đề - các của Cực (đối với Đoạn 2)
Mã số
Yếu tố đầu (nếu có)
Yếu tố thứ hai (nếu có)
0
Dương hay bằng không
Dương hay bằng không
1
Âm
Dương hay bằng không
2
Dương hay bằng không
Âm
3
Âm
Âm
3870
sss Độ dày của tuyết mới rơi
Mã số
mm
Mã số
mm
Mã số
mm
00
0
56
600
91
1
01
10
57
700
92
2
02
20
58
800
93
3
--
--
--
--
94
4
--
--
--
--
95
5
30
300
70
2000
96
6
31
310
71
2100
97
< 1 mm
--
--
--
---
98
> 4000 mm
54
540
89
3900
99
Không đo được hay không chính xác
55
550
90
4000
3889
sss Độ dày tổng cộng của tuyết
Mã số
000
Không sử dụng
001
1 cm
.
.
.
.
.
.
996
996 cm
997
< 0,5 cm
998
Lớp tuyết không liên tục
999
Không đo được hay đo không chính xác
Ghi chú: Xem quy tắc 1.5.7.a và 1.5.7.b.
3955
Tw Sự biến đổi của nhiệt độ trong khoảng thời gian bao hàm bởi W1W2 kết hợp với lớp băng hay sương muối
Mã số
0
Nhiệt độ không đổi
1
Nhiệt độ giảm nhưng ≥ 00C
2
Nhiệt độ tăng nhưng ≤ 00C
3
Nhiệt độ giảm xuống dưới 00C
4
Nhiệt độ tăng lên trên 00C
5
Biến đổi không đều, nhiệt độ dao động qua điểm 00C
6
Biến đổi không đều, nhiệt độ dao động không qua điểm 00C
7
Không quan trắc được sự biến đổi của nhiệt độ
8
Không dùng
9
Không biết về sự biến đổi của nhiệt độ do không có nhiệt ký.
4019
tR Thời gian kéo dài của giai đoạn tính lượng giáng thủy kết thúc vào thời điểm phát báo
Mã số
1
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 6 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
2
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 12 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
3
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 18 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
4
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 24 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
5
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 1 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
6
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 2 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
7
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 3 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
8
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 9 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
9
Tổng lượng giáng thủy trong khoảng 15 giờ liền kề trước kỳ quan trắc
Ghi chú:
(1) Nếu thời gian kéo dài của giai đoạn được đề cập tới không có trong bảng mã 4019 hay giai đoạn không kết thúc vào thời điểm phát báo thì tR = 0.
(2) Các thành viên nên tránh mọi sự sử dụng mã số 0 khác với quy định quốc tế.
4055
tw Thời điểm bắt đầu của hiện tượng trước giờ quan trắc
Mã số
0
0
-
1/2 giờ
1
1/2
-
1 giờ
2
1
-
1 1/2 giờ
3
1 1/2
-
2 giờ
4
2
-
2 1/2 giờ
5
2 1/2
-
3 giờ
6
3
-
3 1/2 giờ
7
3 1/2
-
4 giờ
8
4
-
5 giờ
9
5
-
6 giờ
4077
tt Thời gian trước kỳ quan trắc hay thời gian kéo dài của hiện tượng
zz Sự thay đổi vị trí hay cường độ của hiện tượng
Mã số
00
Lúc quan trắc
01
0h06ph
02
0h12ph
03
0h18ph
..
…
10
1h00ph
11
1h06ph
..
…
20
2h00ph
21
2h06ph
..
…
30
3h00ph
..
…
40
4h00ph
..
…
50
5h00ph
..
…
59
5h54ph
60
6h00ph
61
6h-7h
62
7-8h
63
8-9h
64
9-10h
65
10-11h
66
11-12h
67
12-18h
68
> 18h
69
Không rõ thời gian
70
Bắt đầu trong kỳ quan trắc
71
Kết thúc trong kỳ quan trắc
72
Bắt đầu và kết thúc trong kỳ quan trắc
73
Thay đổi đáng kể trong lúc quan trắc
74
Bắt đầu sau kỳ quan trắc
75
Kết thúc sau kỳ quan trắc
76
Tại trạm
77
Tại trạm nhưng không có ở đằng xa
78
Ở mọi hướng
79
Ở mọi hướng nhưng không có tại trạm
80
Đang tới trạm
81
Rút khỏi trạm
82
Qua trạm ở phía xa
83
Nhìn thấy ở xa
84
Được phát báo ở vùng lân cận nhưng không tại trạm
85
Trên cao, nhưng không gần mặt đất
86
Gần mặt đất, nhưng không phải trên cao
87
Không thường xuyên
88
Ngắt quãng
89
Thường xuyên
90
Không thay đổi, không thay đổi về cường độ, không thay đổi rõ rệt
91
Tăng
92
Giảm
93
Thất thường; biến đổi
94
Liên tục
95
Rất nhẹ; rất yếu; dưới mức thông thường rất nhiều; rất mỏng; rất ít
96
Nhẹ; yếu; dưới chuẩn; mỏng; chậm
97
Trung bình, chuẩn, độ dày trung bình, vừa phải, từ từ
98
Nặng; khốc liệt; dày; trên chuẩn; nhiều; đột ngột
99
Rất nặng; khủng khiếp; rất khốc liệt; dày đặc; trên chuẩn rất nhiều; rất dày; rất nhiều
Ghi chú:
1. Các mã số từ 00 đến 69 sử dụng cho tt, liên quan đến thời gian chuẩn của kỳ quan trắc, hay khi sử dụng cho thời gian kéo dài của hiện tượng được phát báo thì là khoảng thời gian giữa lúc quan trắc và kết thúc.
2. Các mã số từ 70 – 75 kết hợp thời gian và sự thay đổi liên quan đến thời gian thực tế của yếu tố được quan trắc.
3. Các mã số 76 – 99 sử dụng cho zz, liên quan tới:
(i) Vị trí tương đối so với trạm (76 – 86);
(ii) Sự thay đổi (87 – 94)
(iii) Cường độ (95 – 99)
4200
u Hệ số tỷ lệ
Mã số
0
1
1
10
2
100
3
1000
4
10000
5
0,1
6
0,01
7
0,001
8
0,0001
9
0,00001
4232
ub Đơn vị thời gian của khoảng trung bình hóa
Mã số
4
Giờ
Khoảng trung bình hóa
5
Ngày
6
Tháng
7
Giờ
Khoảng thay đổi số liệu
8
Ngày
9
Tháng
4252
ut Đơn vị thời gian của ttt
Mã số
1
Giờ
2
Ngày
3
Tháng
4300
Vs Tầm nhìn về phía biển
V’s Tầm nhìn trên mặt nước ở vùng tầu đậu
Mã số
0
< 50 m
1
50 – 200 m
2
200 – 500 m
3
500 – 1000 m
4
1 – 2 km
5
2 – 4 km
6
4 – 10 km
7
10 – 20 km
8
20 – 50 km
9
≥ 50 km
4332
Vb Biến đổi tầm nhìn trong khoảng giờ trước kỳ quan trắc
Mã số
0
Tầm nhìn không thay đổi (nhìn thấy mặt trời *)
Về hướng Da
1
Tầm nhìn không thay đổi (không nhìn thấy mặt trời *)
2
Tầm nhìn tăng lên (nhìn thấy mặt trời *)
3
Tầm nhìn tăng lên (không nhìn thấy mặt trời *)
4
Tầm nhìn giảm (nhìn thấy mặt trời *)
5
Tầm nhìn giảm (không nhìn thấy mặt trời *)
6
Sương mù tới từ hướng Da
7
Sương mù trôi nhưng không tan
Không phân biệt hướng
8
Sương mù tan
9
Di chuyển từng đám hay dải sương mù
* Hay bầu trời (nếu mặt trời ở thấp), hay mặt trăng, hay các vì sao vào ban đêm.
4377
VV Tầm nhìn ngang ở bề mặt
VsVs Tầm nhìn về phía biển
Mã số
Km
00
< 0,1
01
0,1
02
0,2
03
0,3
04
0,4
05
0,5
06
0,6
07
0,7
08
0,8
09
0,9
10
1,0
11
1,1
12
1,2
13
1,3
14
1,4
15
1,5
16
1,6
17
1,7
18
1,8
19
1,9
20
2,0
21
2,1
22
2,2
23
2,3
24
2,4
25
2,5
26
2,6
27
2,7
28
2,8
29
2,9
30
3,0
31
3,1
32
3,2
33
3,3
34
3,4
35
3,5
36
3,6
37
3,7
38
3,8
39
3,9
40
4,0
41
4,1
42
4,2
43
4,3
44
4,4
45
4,5
46
4,6
47
4,7
48
4,8
49
4,9
50
5,0
51
Không dùng
52
53
54
55
56
6
57
7
58
8
59
9
60
10
61
11
62
12
63
13
64
14
65
15
66
16
67
17
68
18
69
19
70
20
71
21
72
22
73
23
74
24
75
25
76
26
77
27
78
28
79
29
80
30
81
35
82
40
83
45
84
50
85
55
86
60
87
65
88
70
89
> 70
90
< 0,05
91
0,05
92
0,2
93
0,5
94
1
95
2
96
4
97
10
98
20
99
≥ 50
Ghi chú:
Khi tầm nhìn quan trắc được ứng với khoảng giữa 2 giá trị. Báo mã số ứng với giá trị nhỏ. Ví như tầm nhìn 3 km, báo VV = 95.
4448
vp Tốc độ di chuyển của hiện tượng
Mã số
0
< 5 kt
< 9 km/h
< 2 m/s
1
5-14 kt
10-25 km/h
3-7 m/s
2
15-24 kt
26-44 km/h
8-12 m/s
3
25-34 kt
45-62 km/h
13-17 m/s
4
34-44 kt
63-81 km/h
18-22 m/s
5
45-54 kt
82-100 km/h
23-27 m/s
6
55-64 kt
101-118 km/h
28-32 m/s
7
65-74 kt
119-137 km/h
33-38 m/s
8
75-84 kt
138-155 km/h
39-43 m/s
9
≥ 85 kt
≥ 156 km/h
≥ 44 m/s
4451
vs Tốc độ trung bình của tầu trong khoảng 3 giờ trước kỳ quan trắc
Mã số
kt
km/h
0
0
0
1
1-5
1-10
2
6-10
11-19
3
11-15
20-28
4
16-20
29-37
5
21-25
38-47
6
26-30
48-56
7
31-35
57-65
8
36-40
66-75
9
> 40
> 75
/
Không áp dụng (bản tin từ trạm trên đất ven bờ) hay không phát báo (xem quy tắc 1.4.1).
01 (VN)
W Hiện tượng thời tiết đặc biệt trong tháng
Mã số
0
Mưa lớn trên 100 mm trong một ngày
1
Mưa rất lớn, lượng trên 200 mm trong một ngày
2
Gió lốc, tốc độ trung bình trên 12m/s (cấp 6)
3
Hạn (theo quan niệm của nông nghiệp)
4
Úng (theo quan niệm của nông nghiệp)
5
Lũ, lụt
6
Mưa đá
7
Sương muối
8
Băng giá
9
Vòi rồng
4531
Wa1 Thời tiết đã qua được báo từ trạm thời tiết tự động
Wa2
Mã số
0
Không quan trắc được hiện tượng thời tiết nào có ý nghĩa
1
Tầm nhìn giảm
2
Hiện tượng di chuyển theo gió, tầm nhìn giảm
3
Sương mù
4
Giáng thủy
5
Mưa phùn
6
Mưa
7
Tuyết, viên băng
8
Mưa rào hay giáng thủy ngắt quãng
9
Dông
Ghi chú:
Sự mô tả thời tiết trong bảng này phức tạp dần lên nhằm cung cấp những mức độ khác nhau về khả năng phân biệt thời tiết của các trạm tự động khác nhau. Các trạm chỉ có khả năng phân biệt cơ bản có thể sử dụng những mã số thấp và những mô tả đặc tính chung (chữ in hoa), những trạm có khả năng phân biệt cao hơn sử dụng những mô tả chi tiết hơn (mã số cao hơn).
4561
W1
Thời tiết đã qua
W2
Mã số
0
Suốt thời gian qua lượng mây tổng quan luôn luôn ≤ 5/10
- Ít mây
1
Trong thời gian qua, lượng mây tổng quan có lúc > 5/10 có lúc bằng hay nhỏ hơn 5/10
- Lượng mây thay đổi
2
Suốt thời gian qua lượng mây tổng quan luôn luôn > 5/10
- Nhiều mây
3
Bão bụi, bão cát hay tuyết cuốn cao
- Bão bụi (cát)
- Tuyết cuốn
4
Sương mù hay sương mù kết băng hoặc mù khô dầy
- Sương mù (kết băng)
- Mù khô dầy
5
Mưa phùn
- Mưa phùn
6
Mưa
- Mưa
7
Tuyết hay mưa lẫn tuyết
- Tuyết (lẫn mưa)
8
Mưa rào
- Mưa rào
9
Dông (có hay không có giáng thủy)
- Dông
4677
ww Thời tiết hiện tại
ww: 00 - 49
Không có giáng thủy tại trạm lúc quan trắc
ww: 00 - 19
Không có giáng thủy, sương mù, sương mù kết băng (trừ 11 và 12), bão bụi, bão cát, tuyết cuốn thấp hay tuyết cuốn cao tại trạm * lúc quan trắc (trừ 09 và 17), hay trong giờ trước.
Mã số ww
Đặc điểm thời tiết
Ghi tắt
Không có hiện tượng gì ngoài hiện tượng quang học
00
Không nắm được diễn biến của mây
Sự biến đổi của trạng thái bầu trời trong khoảng thời gian trước
- Không quan sát được
01
Về toàn thể, mây tan đi hay trở nên mỏng hơn
- Mây tan (mỏng dần)
02
Trạng thái trời không đổi về toàn thể
- Trời không đổi
03
Mây hình thành hay đang phát triển
- Mây hình thành (phát triển)
Mù khô, bụi cát hoặc khói
04
Tầm nhìn bị giảm vì khói (cháy rừng, nhà máy, tro núi lửa
- Khói cháy rừng (nhà máy)
05
Mù khô
- Tro núi lửa
06
Bụi lơ lửng khắp nơi ở trong không khí nhưng không bị gió xáo trộn, lúc quan trắc tại trạm hay vùng lân cận
- Mù khô
- Bụi lơ lửng
07
Bụi hay cát bị gió xáo trộn tại trạm hay vùng lân cận lúc quan trắc nhưng không có lốc bụi, lốc cát, bão bụi, bão cát; hoặc có bụi nước tại trạm (đối với trạm trên biển)
- Bụi (cát) gió xáo trộn
- Bụi nước
08
Lốc bụi hay lốc cát tại trạm hay vùng lân cận lúc quan trắc hay trong giờ trước, nhưng không phải bão bụi, bão cát
- Lốc bụi (cát)
09
Bão bụi hay bão cát ở trong tầm nhìn vào lúc quan trắc hay trong giờ trước
- Bão bụi (cát) xa
- Bão bụi (cát) giờ trước
10
Mù
- Mù
11
Sương mù mỏng hay sương mù kết băng ở trạm, bề dày không quá 2m
- Từng đám
- Sương mù mỏng (kết băng) từng đám
12
Trên đất hay 10m trên biển
- Gần như liên tục
- Sương mù mỏng (kết băng) liên tục
13
Chớp, không nghe được sấm
- Chớp
14
Giáng thủy ở trong tầm nhìn không tới mặt đất hay mặt biển
- Giáng thủy xa không đến đất (biển)
15
Giáng thủy ở trong tầm nhìn đến mặt đất hay mặt biển cách trạm trên 5km
- Giáng thủy xa đến đất (biển)
16
Giáng thủy ở trong tầm nhìn (dưới 5km) đến mặt đất hay mặt biển, nhưng không tại trạm
- Giáng thủy gần đến đất (biển)
17
Dông, nhưng không có giáng thủy trong lúc quan trắc
- Dông
18
Tố tại trạm hoặc trong tầm nhìn vào lúc quan trắc
- Tố
19
Vòi rồng ** hay trong giờ trước
- Vòi rồng
ww: 20 - 29
Giáng thủy, sương mù, sương mù kết băng hay dông tại trạm trong giờ trước nhưng không xảy ra trong lúc quan trắc
20
Mưa phùn (không đông kết) hoặc tuyết hạt
Không phải dưới dạng rào
- Mưa phùn (tuyết hạt) giờ trước
21
Mưa (không đông kết)
- Mưa giờ trước
22
Tuyết
- Tuyết giờ trước
23
Mưa lẫn tuyết hoặc hạt băng
- Mưa lẫn tuyết (hạt băng) giờ trước
24
Mưa phùn đông kết hoặc mưa đông kết
- Mưa phùn (mưa) đông kết giờ trước
25
Mưa rào
- Mưa rào giờ trước
26
Tuyết rào hay mưa rào và tuyết rào
- Tuyết rào (lẫn mưa rào) giờ trước
27
Mưa đá * rào hay mưa rào lẫn mưa đá * rào
- Mưa đá rào (lẫn mưa rào) giờ trước
28
Sương mù hoặc sương mù kết băng
- Sương mù (sương mù kết băng) giờ trước
29
Dông (có giáng thủy hay không)
- Dông giờ trước
ww: 30 – 39
Bão bụi, bão cát, tuyết cuốn thấp hay cao
30
Bụi bụi hay bão cát
Nhẹ hoặc trung bình
- Giảm đi
Trong giờ trước
- Bão bụi (cát) nhẹ (trung bình) đã giảm
31
- Không thay đổi
- Bão bụi (cát) nhẹ (trung bình) không đổi
32
- Xuất hiện hoặc tăng lên
- Bão bụi (cát) nhẹ (trung bình) xuất hiện (tăng lên)
33
Dữ dội
- Giảm đi
- Bão bụi (cát) dữ dội đã giảm
34
- Không thay đổi
- Bão bụi (cát) dữ dội không đổi.
35
- Xuất hiện hoặc tăng lên
- Bão bụi (cát) dữ dội xuất hiện (tăng lên)
36
Tuyết cuốn
- Nhẹ hay trung bình
- Thường thấp (dưới tầm mắt quan trắc viên)
- Tuyết cuốn thấp nhẹ (trung bình)
37
- Mạnh
- Tuyết cuốn thấp mạnh
38
- Nhẹ hay trung bình
- Thường cao (trên tầm mắt quan trắc viên)
- Tuyết cuốn cao nhẹ (trung bình)
39
- Mạnh
- Tuyết cuốn cao mạnh
WƯ: 40 - 49
Sương mù hoặc sương mù kết băng lúc quan trắc
40
Sương mù hay sương mù kết băng ở xa, tỏa ra đến mức cao hơn tầm mắt quan trắc viên, lúc quan trắc, nhưng không có ở trạm trong giờ trước
- Sương mù (sương mù kết băng) xa
41
- Từng đám
Đã mỏng đi trong giờ trước
- Sương mù (sương mù kết băng) từng đám
42
- Thấy trời
- Sương mù (sương mù kết băng) thấy trời mỏng dần
43
Sương mù hay sương mù kết băng
- Không thấy trời
- Sương mù (sương mù kết băng) không thấy trời mỏng dần
44
- Thấy trời
Biến đổi không rõ trong giờ trước
- Sương mù (sương mù kết băng) thấy trời không đổi
45
- Không thấy trời
- Sương mù (sương mù kết băng) không thấy trời không đổi
46
- Thấy trời
Mới hình thành hay dày thêm trong giờ trước
- Sương mù (sương mù kết băng) thấy trời mới hình thành (dày thêm)
47
- Không thấy trời
- Sương mù (sương mù kết băng) không thấy trời mới hình thành (dày thêm)
48
Sương mù đóng thành sương giá
- Thấy trời
- Sương mù thành sương giá, thấy trời
49
- Không thấy trời
- Sương mù thành sương giá, không thấy trời
ww: 50 - 99
Có giáng thủy tại trạm, lúc quan trắc
ww: 50 - 59
Mưa phùn
50
Mưa phùn không đông kết
Cách khoảng
Nhẹ lúc quan trắc
- Mưa phùn nhẹ cách khoảng
51
Liên tục
- Mưa phùn nhẹ liên tục
52
Cách khoảng
Trung bình
- Mưa phùn trung bình cách khoảng
53
Liên tục
Lúc quan trắc
- Mưa phùn trung bình liên tục
54
Cách khoảng
Mạnh (dày)
- Mưa phùn mạnh (dày) cách khoảng
55
Liên tục
Lúc quan trắc
- Mưa phùn mạnh (dày) liên tục
56
Mưa phùn đông kết
- Nhẹ
- Mưa phùn đông kết, nhẹ
57
- Trung bình hay mạnh (dày)
- Mưa phùn đông kết trung bình (mạnh, dày)
58
Mưa phùn và mưa
- Nhẹ
- Mưa phùn và mưa nhẹ
59
- Trung bình hay mạnh
- Mưa phùn và mưa trung bình
ww: 60 - 69
Mưa
60
Mưa không đông kết
Cách khoảng
Nhẹ lúc quan trắc
- Mưa nhẹ cách khoảng
61
Liên tục
- Mưa nhẹ, liên tục
62
Cách khoảng
Trung bình lúc quan trắc
- Mưa trung bình, cách khoảng
63
Liên tục
- Mưa trung bình, liên tục
64
Cách khoảng
Mạnh lúc quan trắc
- Mưa mạnh, cách khoảng
65
Liên tục
- Mưa mạnh, liên tục
66
Mưa đông kết
- Nhẹ
- Mưa đông kết nhẹ
67
- Trung bình hay mạnh
- Mưa đông kết trung bình (mạnh).
68
Mưa hay mưa phùn và tuyết
- Nhẹ
- Mưa (mưa phùn) và tuyết nhẹ
69
- Trung bình hay mạnh
- Mưa (mưa phùn) và tuyết trung bình (mạnh).
ww: 70 - 79
Giáng thủy đặc, không phải dạng rào
70
Tuyết bông
Cách khoảng
Nhẹ lúc quan trắc
- Tuyết nhẹ, cách khoảng
71
Liên tục
- Tuyết nhẹ, liên tục
72
Cách khoảng
Trung bình lúc quan trắc
- Tuyết trung bình, cách khoảng
73
Liên tục
- Tuyết trung bình, liên tục
74
Cách khoảng
Mạnh lúc quan trắc
- Tuyết mạnh, cách khoảng
75
Liên tục
Tuyết mạnh liên tục
76
Kim nước đá
Có hay không kèm theo sương mù
- Kim nước đá (và sương mù)
77
Tuyết hạt
- Tuyết hạt (và sương mù)
78
Tuyết hình sao riêng lẻ
- Tuyết hình sao (và sương mù)
79
Hạt nước đá
- Hạt nước đá
ww: 80-89
Giáng thủy dạng rào hay giáng thủy với dông hoặc sau dông
80
Mưa
rào
- Nhẹ
- Mưa rào nhẹ
81
- Trung bình hay mạnh
- Mưa rào trung bình (mạnh)
82
- Dữ dội
- Mưa rào dữ dội
83
Mưa rào lẫn tuyết
- Nhẹ
- Mưa rào lẫn tuyết (nhẹ)
84
- Trung bình hay mạnh
- Mưa rào lẫn tuyết trung bình (mạnh)
85
Tuyết rào nhẹ
- Tuyết rào nhẹ
86
Tuyết rào trung bình hay mạnh
- Tuyết rào trung bình (mạnh)
87
Mưa đá nhỏ hạt, dạng rào hoặc tuyết viên, có hay không kèm theo mưa hoặc mưa lẫn tuyết
- Nhẹ
- Mưa đá rào nhỏ hạt (và mưa), nhẹ
- Mưa đá rào nhỏ hạt và mưa lẫn tuyết nhẹ
- Tuyết viên (và mưa), nhẹ
- Tuyết viên và mưa lẫn tuyết nhẹ
88
- Trung bình hay mạnh
- Mưa đá rào nhỏ hạt (và mưa) trung bình (mạnh)
- Mưa đá rào nhỏ hạt và mưa lẫn tuyết trung bình (mạnh)
- Tuyết viên (và mưa) trung bình (mạnh)
- Tuyết viên và mưa lẫn tuyết trung bình (mạnh)
89
Mưa đá rào có hay không kèm theo mưa, hoặc mưa lẫn tuyết, không có sấm
- Nhẹ
- Mưa đá rào (và mưa) nhẹ
- Mưa đá rào và mưa lẫn tuyết nhẹ
90
- Trung bình hay mạnh
- Mưa đá rào (và mưa) trung bình hay (mạnh)
- Mưa đá rào và mưa lẫn tuyết trung bình hay (mạnh)
91
Mưa lúc quan trắc
- Nhẹ
Có dông trong khoảng giờ trước, nhưng không có dông trong lúc quan trắc
- Mưa nhẹ sau dông
92
- Trung bình hay mạnh
- Mưa trung bình hay (mạnh) sau dông
93
Tuyết hay mưa lẫn tuyết hoặc mưa lẫn mưa đá *** lúc quan trắc
- Nhẹ
- Tuyết lẫn (mưa nhẹ) sau dông
- Mưa và mưa đá nhẹ sau dông
94
- Trung bình hay mạnh
- Mưa và mưa đá *** trung bình hay (mạnh) sau dông
95
Dông nhẹ hay trung bình, không có mưa đá, *** nhưng có mưa hoặc tuyết, hoặc mưa lẫn tuyết lúc quan trắc
Có dông lúc quan trắc
- Dông nhẹ hoặc (trung bình) và mưa
- Dông nhẹ hoặc (trung bình) và tuyết
96
Dông nhẹ hay trung bình có mưa đá *** lúc quan trắc
- Dông nhẹ hoặc (trung bình) và mưa lẫn tuyết
97
Dông mạnh, không có mưa đá, *** nhưng có mưa hoặc tuyết, hoặc mưa lẫn tuyết lúc quan trắc
- Dông mạnh có mưa (tuyết)
- Dông mạnh có mưa lẫn tuyết
98
Dông với bão bụi, hay bão cát lúc quan trắc
Dông với bão bụi (bão cát)
99
Dông mạnh có mưa đá *** lúc quan trắc
Dông mạnh có mưa đá ***
Chú thích:
* Danh từ “tại trạm” ứng dụng cho trạm mặt đất và trạm biển.
** Vòi rồng trên mặt đất hay trên biển.
*** Danh từ mưa đá ở đây bao gồm mưa đá, mưa đá phùn và tuyết viên.
Bảng mã 4678
w’w’ Thời tiết quan trọng hiện tại hay dự báo
Từ bổ sung
Hiện tượng thời tiết
Cường độ hay lân cận
Từ mô tả
Giáng thủy
Mù, bụi
Hiện tượng khác
- Nhẹ
MI Mỏng
BC Từng đám
DZ Mưa phùn
RA Mưa
BR Mù
FG Sương mù
PO Lốc bụi (cát)
Trung bình (không báo thêm)
PR Từng phần (trong sân bay)
DR Cuốn thấp
SN Tuyết
SG Tuyết hạt
IC Tinh thể băng (bụi băng)
FU Khói
VA Tro núi lửa
DU Màn bụi
SQ Tố
FC Cột mây (vòi rồng, cột nước
+ Mạnh (phát triển mạnh với bụi (cát) cuốn và cột mây)
VC ở lân cận
BL Cuốn cao
SH Dạng rào
TS Dông
FZ Kết băng (cực lạnh)
PE Băng viên
GR Mưa đá
GS Mưa đá phùn hay tuyết viên
SA Cát
HZ Mù khô
SS Bão cát
DS Bão bụi
4680
wawa Thời tiết hiện tại được báo từ trạm thời tiết tự động
Mã số
00
Không có thời tiết có ý nghĩa
01
Mây nói chung đang tan đi hay ít phát triển trong giờ qua
02
Trạng thái bầu trời về tổng thể không thay đổi trong giờ qua
03
Mây nói chung hình thành hay phát triển trong giờ qua
04
Mù khô hay khói, hay bụi lơ lửng trong không khí, tầm nhìn ≥ 1km
05
Mù khô hay khói, hay bụi lơ lửng trong không khí, tầm nhìn < 1km
06-09
Dự phòng
10
Mù
11
Bụi rắn
12
Chớp
13-17
Dự phòng
18
Tố
19
Dự phòng
Các mã số từ 20 – 26 được dùng để báo cáo về giáng thủy, sương mù (hay sương mù kết băng) hay dông tại trạm trong khoảng giờ trước kỳ quan trắc, nhưng không vào lúc quan trắc.
20
Sương mù
21
Giáng thủy
22
Mưa phùn (không kết băng) hay tuyết hạt nhỏ
23
Mưa (không kết băng)
24
Tuyết
25
Mưa phùn hay mưa kết băng
26
Dông (có hay không có giáng thủy)
27
Tuyết hay bụi cuốn cao cấp hay cuốn thấp
28
Tuyết hay bụi cuốn cao hay cuốn thấp, tầm nhìn ≥ 1km
29
Tuyết hay bụi cuốn cao hay cuốn thấp, tầm nhìn < 1km
30
Sương mù
31
Đám sương mù hay sương mù kết băng
32
Sương mù hay sương mù kết băng mỏng đi trong khoảng giờ trước
33
Sương mù hay sương mù kết băng, không thay đổi rõ rệt trong khoảng giờ trước
34
Sương mù hay sương mù kết băng, bắt đầu dày lên trong khoảng giờ trước
35
Sương mù đọng thành sương muối
36-39
Dự phòng
40
Giáng thủy
41
Giáng thủy nhẹ hay trung bình
42
Giáng thủy mạnh
43
Giáng thủy lỏng nhẹ hay trung bình
44
Giáng thủy lỏng mạnh
45
Giáng thủy rắn nhẹ hay trung bình
46
Giáng thủy rắn mạnh
47
Giáng thủy kết băng nhẹ hay trung bình
48
Giáng thủy kết băng mạnh
49
Dự phòng
50
Mưa phùn
51
Mưa phùn nhẹ, không kết băng
52
Mưa phùn trung bình, không kết băng
53
Mưa phùn mạnh, không kết băng
54
Mưa phùn kết băng, nhẹ
55
Mưa phùn kết băng, trung bình
56
Mưa phùn kết băng, mạnh
57
Mưa phùn và mưa nhẹ
58
Mưa phùn và mưa trung bình hay mạnh
59
Dự phòng
60
Mưa
61
Mưa không kết băng nhẹ
62
Mưa không kết băng trung bình
63
Mưa không kết băng mạnh
64
Mưa kết băng nhẹ
65
Mưa kết băng trung bình
66
Mưa kết băng mạnh
67
Mưa (hay mưa phùn) và tuyết nhẹ
68
Mưa (hay mưa phùn) và tuyết trung bình hay mạnh
69
Dự phòng
70
Tuyết
71
Tuyết nhẹ
72
Tuyết trung bình
73
Tuyết mạnh
74
Hạt băng nhẹ
75
Hạt băng trung bình
76
Hạt băng mạnh
77-79
Dự phòng
80
Mưa rào hay giáng thủy cách khoảng
81
Mưa rào hay mưa cách khoảng, nhẹ
82
Mưa rào hay mưa cách khoảng, trung bình
83
Mưa rào hay mưa cách khoảng, mạnh
84
Mưa rào hay mưa cách khoảng, dữ dội
85
Tuyết rào hay tuyết cách khoảng, nhẹ
86
Tuyết rào hay tuyết cách khoảng, trung bình
87
Tuyết rào hay tuyết cách khoảng, mạnh
88-89
Dự phòng
90
Dông
91
Dông nhẹ hay trung bình không kèm giáng thủy
92
Dông nhẹ hay trung bình kèm mưa rào hay/và tuyết rào
93
Dông nhẹ hay trung bình kèm mưa đá
94
Dông mạnh không kèm giáng thủy
95
Dông mạnh kèm mưa rào hay/và tuyết rào
96
Dông mạnh kèm mưa đá
97-98
Dự phòng
99
Vòi rồng
Ghi chú:
1) Bảng mã này bao gồm các thuật ngữ ở nhiều mức nhằm phù hợp các loại trạm từ đơn giản đến hoàn thiện.
2) Những thuật ngữ thời tiết chung (ví như sương mù, mưa phùn) nhằm sử dụng tại các trạm có khả năng xác định loại thời tiết nhưng không có thông tin khác. Những thuật ngữ chung được đưa vào bảng mã bằng chữ in hoa.
3) Các mã số đối với giáng thủy nói chung (mã số từ 40-48) được xếp theo thứ tự độ phức tạp tăng dần. Ví dụ, một trạm rất đơn giản chỉ nhận biết được có hay không có giáng thủy sẽ sử dụng mã số 40 (giáng thủy). Ở mức tiếp theo, một trạm có khả năng nhận biết lượng nhưng không nhận biết được loại sẽ sử dụng mã 41 hay 42. Một trạm có khả năng nhận biết loại nói chung (rắn, lỏng, kết băng) và lượng sẽ sử dụng mã từ 43 đến 48. Một trạm có khả năng báo về dạng thực của giáng thủy (ví dụ mưa phùn hay mưa), nhưng không phân biệt được lượng sẽ sử dụng số chục tròn thích hợp (ví như 50 cho mưa phùn nói chung, 60 cho mưa).
4687
w1w1 Thời tiết hiện tại chưa được thuyết minh ở bảng mã 4677 hay thuyết minh cho hiện tượng thời tiết hiện tại bổ sung cho nhóm 7wwW1W2
Mã số:
Chục 00 - 09
00-03
Không sử dụng
04
Tro núi lửa lơ lửng trên cao
05
Không sử dụng
06
Mù bụi khô dày, tầm nhìn < 1 km
07
Bụi nước bay tại trạm
08
Bụi cuốn (cát)
09
Tường bụi hay cát ở xa
Chục 10 – 19
10
Mù tuyết
11
Trời màu sữa (Whiteout) – Do trời đầy mây và đất có tuyết phủ
12
Không sử dụng
13
Chớp, từ mây tới bề mặt
14-16
Không sử dụng
17
Dông không có mưa
18
Không sử dụng
19
Mây vòi rồng tại trạm hay trong tầm nhìn của trạm trong khoảng giờ trước hay vào lúc quan trắc.
Chục 20 - 29
20
Sự lắng đọng của tro núi lửa
21
Sự lắng đọng của bụi hay cát
22
Sự lắng đọng của sương
23
Sự lắng đọng của tuyết ướt
24
Sự lắng đọng của sương muối xốp
25
Sự lắng đọng của sương muối đặc
26
Sự lắng đọng của sương muối
27
Sự lắng đọng của váng băng
28
Sự lắng đọng của vỏ băng cứng (lớp băng loang trên mặt đất)
29
Không sử dụng
Chục 30 - 39
30
Bão bụi và bão cát khi nhiệt độ < 00C
31-38
Không sử dụng
39
Tuyết cuốn cao, không xác định được có tuyết rơi hay không
Chục 40 - 49
40
Không sử dụng
41
Sương mù trên biển
42
Sương mù trong thung lũng
43
Khói biển ở Nam cực và Bắc cực
44
Dòng sương mù (biển, hồ hay sông)
45
Dòng sương mù (trên đất)
46
Sương mù trên lớp băng hay lớp tuyết
47
Sương mù dày đặc, tầm nhìn 60 - 90m
48
Sương mù dày đặc, tầm nhìn 30 - 60m
49
Sương mù dày đặc, tầm nhìn < 30m.
Chục 50 - 59
50
Mưa phùn cường độ rơi
< 0,10 mm/h
51
0,10 – 0,19 mm/h
52
0,20 - 0,39 mm/h
53
0,40 – 0,79 mm/h
54
0,80 – 1,59 mm/h
55
1,60 – 3,19 mm/h
56
3,20 – 6,39 mm/h
57
≥ 6,4 mm/h
58
Không sử dụng
59
Mưa phùn và tuyết (ww = 68 hay 69)
Chục 60 - 69
60
Mưa, cường độ rơi
< 1,0 mm/h
61
1,0 – 1,9 mm/h
62
2,0 – 3,9 mm/h
63
4,0 – 7,9 mm/h
64
8,0 – 15,9 mm/h
65
16,0 – 31,9 mm/h
66
32,0 – 63,9 mm/h
67
≥ 64,0 mm/h
68-69
Không sử dụng
Chục 70 - 79
70
Tuyết, cường độ rơi
< 1,0 cm/h
71
1,0 – 1,9 cm/h
72
2,0 – 3,9 cm/h
73
4,0 – 7,9 cm/h
74
8,0 – 15,9 cm/h
75
16,0 – 31,9 cm/h
76
32,0 – 63,9 cm/h
77
≥ 64,0 cm/h
78
Tuyết hay giáng thủy tinh thể băng từ bầu trời quang đãng
79
Tuyết ướt, kết băng do tiếp xúc
Chục 80 - 89
80
Giáng thủy dạng mưa (ww = 87-99)
81
Giáng thủy dạng mưa kết băng (ww = 80-82)
82
Giáng thủy dạng mưa và hỗn hợp tuyết
83
Giáng thủy dạng tuyết
84
Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ (ww = 26-27)
85
Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ, với mưa
86
Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ, với mưa (ww = 68 hay 69) và tuyết hỗn hợp
87
Giáng thủy dạng tuyết viên hay mưa đá nhỏ, với tuyết (ww = 87-99)
88
Giáng thủy dạng mưa đá
89
Giáng thủy dạng mưa đá, với mưa
90
Giáng thủy dạng mưa đá, với mưa và hỗn hợp tuyết
91
Giáng thủy dạng mưa đá, với tuyết
92
Mưa rào hay dông trên biển
93
Mưa rào hay dông trên núi
94-99
Không sử dụng
5161
Z0 Hiện tượng quang học
Mã số
0
Bóng chập chờn
1
Cầu vồng
2
Quầng mặt trăng hay mặt trời
3
Mặt trời giả ở quầng
4
Cột sáng ở quầng
5
Tán
6
Ánh sáng hoàng hôn/bình minh
7
Ánh sáng hoàng hôn/bình minh trên núi
8
Ảnh ảo
9
Ánh sáng hoàng đạo
5239
zi Tình trạng băng hiện thời và xu thế tình huống trong 3 giờ trước
Mã số
0
Tàu ở trong nước lỏng, có băng nổi trong tầm nhìn
Tàu ở trong băng
1
Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống tốt lên
2
Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống không thay đổi
3
Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống xấu đi
4
Tàu ở trong băng khó xuyên qua; tình huống tốt lên
5
Tàu ở trong băng dễ xuyên qua; tình huống không thay đổi
6
Băng hình thành và các khối băng trôi kết dính với nhau
Tàu ở trong băng khó xuyên qua và tình huống xấu đi
7
Băng hơi nén
8
Băng nén trung bình hay mạnh
9
Tàu bị nghẽn
/
Không phân định được vì trời tối hay tầm nhìn xấu
4.3. Phụ lục 3 Danh sách biểu số trạm (iii) khí tượng bề mặt của Bộ Tài nguyên và Môi trường
iii
Tên trạm
iii
Tên trạm
800
Lai Châu
/00
801
/01
Mường Tè
802
Sa Pa
/02
Sìn Hồ
803
Lào Cai
/03
Tam Đường
804
/04
805
Hà Giang
/05
806
Sơn La
/06
Than Uyên
807
Thất Khê
/07
Quỳnh Nhai
808
Cao Bằng
/08
Mù Cang Chải
809
Bắc Giang
/09
Tuần Giáo
810
Bắc Cạn
/10
Pha Đin
811
Điện Biên
/11
812
Tuyên Quang
/12
813
Việt Trì
/13
814
Vĩnh Yên
/14
Văn Chấn (Nghĩa Lộ)
815
Yên Bái
/15
816
Hoài Đức
/16
Sông Mã
817
Sơn Tây
/17
Cò Nòi
818
Hòa Bình
/18
Yên Châu
819
/19
Bắc Yên
820
Láng
/20
Phù Yên
821
Hà Nam (Phủ Lý)
/21
822
Hưng Yên
/22
823
Nam Định
/23
Minh Đài
824
Ninh Bình
/24
825
/25
Mộc Châu
826
Phù Liễn
/26
Mai Châu
827
Hải Dương
/27
828
Hòn Dấu
/28
829
Văn Lý
/29
Phố Ràng
830
Lạng Sơn
/30
Bắc Hà
831
Thái Nguyên
/31
Hoàng Su Phì
832
Nho Quan
/32
Bắc Mê
833
Bãi Cháy
/33
Bảo Lạc
834
Cô Tô
/34
Bắc Quang
835
Thái Bình
/35
Lục Yên
836
Cửa Ông
/36
Hàm Yên
837
Tiên Yên
/37
Chiêm Hóa
838
Móng Cái
/38
839
Bạch Long Vĩ
/39
Chợ Rã
840
Thanh Hóa
/40
Nguyên Bình
841
/41
842
Hồi Xuân
/42
Ngân Sơn
843
/43
Trùng Khánh
844
Tương Dương
/44
Định Hóa (Chợ Chu)
845
Vinh
/45
846
Hà Tĩnh
/46
847
Ba Đồn
/47
Bắc Sơn
848
Đồng Hới
/48
Hữu Lũng
849
Đông Hà
/49
Đình Lập
850
/50
Quảng Hà
851
/51
Phú Hộ
852
Huế
/52
Tam Đảo
853
/53
Hiệp Hòa
854
/54
Bắc Ninh
855
Đà Nẵng
/55
Lục Ngạn
856
/56
Sơn Động
857
/57
Ba Vì
858
/58
Hà Đông
859
/59
Chí Linh
860
Hoàng Sa
/60
Uông Bí
861
Đắc Tô
/61
Kim Bôi
862
/62
863
Quãng Ngãi
/63
Chi Nê
864
An Nhơn
/64
Lạc Sơn
865
Kon Tum
/65
Cúc Phương
866
Pleiku
/66
867
An Khê
/67
Yên Định
868
Ialy
/68
Sầm Sơn
869
Eakmat
/69
Bái Thượng
870
Quy Nhơn
/70
Như Xuân
871
/71
872
Ayunpa (Cheo Reo)
/72
Tĩnh Gia
873
Tuy Hòa
/73
874
/74
Quỳ Châu
875
Buôn Ma Thuột
/75
Quỳ Hợp
876
Eahleo
/76
Tây Hiếu
877
Nha Trang
/77
Quỳnh Lưu
878
Buôn Hồ
/78
879
Cam Ranh
/79
Con Cuông
880
Đà Lạt
/80
Đô Lương
881
Liên Khương
/81
Hòn Ngư
882
Đăk Mil
/82
Hương Sơn
883
Phước Long
/83
Trị An
884
Bảo Lộc
/84
Hương Khê
885
Lak
/85
Lý Sơn
886
Đak Nông
/86
Kỳ Anh
887
Phan Thiết
/87
Tuyên Hóa
888
La Gi (Hàm Tân)
/88
Long Khánh (Xuân Lộc)
889
Phú Quý (Cù Lao Thu)
/89
Cồn Cỏ
890
Phan Rang
/90
Khe Sanh
891
/91
A Lưới
892
Song Tử Tây
/92
Nam Đông
893
/93
Tam Kỳ
894
/94
Trà My
895
Đồng Phú
/95
Ba Tơ
896
Biên Hòa
/96
Hoài Nhơn
897
/97
Sơn Hòa
898
Tây Ninh
/98
M’ĐRak
899
Sở Sao (Thủ Dầu Một)
/99
Tân An
900
Tân Sơn Nhất
901
Bến Tre
902
Ba Tri
903
Vũng Tàu
904
Càng Long
905
Vị Thanh
906
Mộc Hóa
907
Rạch Giá
908
Cao Lãnh
909
Châu Đốc
910
Cần Thơ
911
Vĩnh Long
912
Mỹ Tho
913
Sóc Trăng
914
Cà Mau
915
Bạc Liêu
916
Thổ Chu
917
Phú Quốc
918
Côn Đảo
919
Huyền Trân (DK1.7)
920
Trường Sa
4.4. Phụ lục 4 Danh sách các trạm phát báo trị số độ cao mặt đẳng áp 850 hPa thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
Biểu số
Tên trạm
Biểu số
Tên trạm
802
Sa Pa
880
Đà Lạt
/25
Mộc Châu
884
Bảo Lộc
4.5. Phụ lục 5 Cách tính độ cao mặt đẳng áp chuẩn theo mét địa thế vị
Các trạm ở độ cao từ 800m đến độ cao 2300m, báo độ cao mặt đẳng áp 850hPa bằng mét địa thế vị (mđtv) theo công thức
h850 ≈ h – Δh
khi khí áp mực trạm < 850 hPa
h850 ≈ h + Δh
khi khí áp mực trạm > 850 hPa
Với
h850 là độ cao mặt đẳng áp 850hPa bằng mđtv
h là độ cao của trạm (độ cao chậu khí áp kế) bằng m.
Δh là khoảng cách từ mực trạm tới mặt đẳng áp 850hPa.
Trị số Δh được tính sẵn theo bảng. Cách tra Δh gồm 2 bước:
Bước 1: Tính nhiệt độ trung bình của không khí trong 12 giờ vừa qua (T) theo công thức:
với: T: là nhiệt độ không khí lúc quan trắc.
T12: là nhiệt độ không khí ở 12 giờ trước
h: là độ cao của trạm (độ cao chậu khí áp kế) tính bằng m.
Bước 2: Căn cứ vào khí áp mực trạm P0 (tới phần mười hPa) và nhiệt độ trung bình của không khí 12 giờ qua T (tới độ nguyên), tra bảng sẽ được giá trị Δh.
Ví dụ: Trạm Sa Pa (h = 1570), quan trắc 13h, nhiệt độ không khí T = 16,50C, nhiệt độ không khí lúc 1h là 12,30C, khí áp mực trạm lúc 13h là P0 = 872,6 hPa.
Bước 1:
= 14,4 + 0,2 = 14,6 ≈ 15
Bước 2: (nội suy theo 2 chiều)
10
20
872
212
219
873
221
229
Tìm Δh với
P0 = 872 hPa
và T = 150C:
T = 100C
P0 = 872 hPa
Δh = 212
T = 200C
P0 = 872 hPa
Δh = 219
Nội suy được
= 212 + 3,5 = 215,5 ≈ 216
Tìm Δh với P0 = 873 hPa và T = 150C
P0 = 873hPa
P0 = 873hPa
T = 100C
Δh = 221
T = 200C
Δh = 229
Nội suy được
= 221 + 4 = 225
Tìm Δh với P0 = 872,6 hPa và T = 150C
P0 = 872hPa
Δh = 216
P0 = 873hPa
Δh = 225
T = 150C
T = 150C
Nội suy được Δh = 216 + (225 – 216) (872,6 – 872,0)
= 216 + 5,4 = 221,4 ≈ 221
Độ cao mặt đẳng áp 850hPa
h850 ≈ h + Δh
≈ 1570 + 221
≈ 1791 mđtv
Báo hhh = 791
KHOẢNG CÁCH TỪ MỰC TRẠM ĐẾN MẶT ĐẲNG ÁP 850hPa (Δh) mđtv
-10
0
10
20
30
40
760
862
895
928
961
993
1026
761
852
884
917
949
982
1014
762
842
874
906
938
970
1002
763
832
864
895
927
958
990
764
822
853
884
916
947
978
765
812
843
873
904
935
966
766
802
832
863
893
923
954
767
791
822
852
882
912
942
768
782
811
841
871
900
930
769
771
801
830
859
889
918
770
761
790
819
848
877
906
771
752
780
809
837
866
894
772
741
770
798
826
854
882
773
731
759
787
815
843
871
774
722
749
776
804
831
859
775
712
739
766
793
820
847
776
702
728
755
782
808
835
777
692
718
744
771
797
823
778
682
708
734
760
786
811
779
672
697
723
749
744
800
780
662
687
712
738
763
788
781
652
677
702
727
751
776
782
642
667
691
716
740
764
783
633
657
681
705
729
753
784
623
646
670
694
717
741
785
613
636
659
683
706
729
786
603
626
649
672
695
718
787
593
616
638
661
684
706
788
583
606
628
650
672
694
789
574
595
617
639
661
683
790
564
585
607
628
650
671
791
554
575
596
617
638
659
792
544
544
586
606
627
648
793
535
555
575
596
616
636
794
525
545
565
585
605
625
795
515
535
554
574
594
613
796
506
525
544
563
583
602
797
496
515
534
553
571
590
798
486
505
523
542
560
579
799
477
495
513
531
549
567
800
467
484
503
520
538
556
801
457
474
492
509
527
544
802
448
464
482
499
516
533
803
438
454
472
488
505
521
804
429
444
461
477
494
510
805
419
435
451
467
483
499
806
409
425
441
456
471
487
807
400
415
430
445
461
476
808
390
405
420
435
450
465
809
381
395
410
424
439
453
810
371
385
400
413
428
442
811
362
375
389
403
417
431
812
352
365
379
392
406
419
813
343
355
369
382
395
408
814
333
346
359
371
384
397
815
324
336
349
361
374
385
816
314
326
339
350
363
374
817
305
316
328
340
352
363
818
296
306
318
329
341
352
819
286
297
308
319
330
341
820
277
287
298
308
319
329
821
267
277
288
298
308
318
822
258
267
278
287
298
307
823
249
258
268
277
287
296
824
239
248
258
266
276
285
825
230
238
248
256
265
274
826
221
229
238
246
255
263
827
211
219
228
235
244
251
828
202
209
218
225
233
240
829
193
200
208
214
222
229
830
183
190
198
204
212
218
831
174
180
188
194
201
207
832
165
171
178
183
190
196
833
156
161
168
173
180
185
834
146
152
158
163
169
174
835
137
142
148
153
158
163
836
128
132
138
142
148
152
837
119
123
128
132
137
141
838
109
113
118
122
127
130
839
100
104
108
112
116
119
840
91
94
98
101
105
108
841
82
85
88
91
95
98
842
73
75
79
81
84
87
843
64
66
69
71
74
76
844
55
56
59
61
63
65
845
45
47
49
50
53
54
846
36
37
39
40
42
43
847
27
28
29
30
32
32
848
18
18
20
20
21
22
849
9
9
10
10
11
11
850
0
0
0
0
0
0
851
9
9
10
10
10
11
852
18
19
20
20
21
22
853
27
28
29
30
31
32
854
36
38
39
40
42
43
855
45
47
49
50
52
54
856
54
56
58
60
62
64
857
63
66
68
70
73
75
858
72
75
78
80
83
86
859
81
84
87
90
93
97
860
90
94
97
100
104
107
861
99
103
107
110
114
118
862
108
112
116
120
125
129
863
117
121
126
130
135
139
864
126
131
135
140
145
150
865
135
140
145
150
155
161
866
144
149
155
160
166
171
867
153
158
164
170
176
182
868
162
168
174
180
186
192
869
170
177
183
190
196
203
870
179
186
193
200
207
213
871
188
195
202
210
217
224
872
197
205
212
219
227
234
873
206
214
221
229
237
245
874
215
223
231
239
247
255
875
223
232
240
249
257
266
876
232
241
250
259
267
276
877
241
250
259
269
278
287
878
250
259
269
278
288
297
879
259
268
278
288
298
308
880
267
277
288
298
308
318
881
276
287
297
308
318
329
882
285
296
307
317
328
339
883
294
305
316
327
338
349
884
302
314
325
337
348
360
885
311
323
335
346
358
370
886
320
332
344
356
368
380
887
328
341
353
366
378
391
888
337
350
363
376
388
401
889
346
359
372
385
398
411
890
354
368
381
395
408
422
891
363
377
391
405
418
432
892
372
386
400
414
428
442
893
380
395
409
424
438
453
894
389
404
419
433
448
463
895
398
413
428
443
458
473
896
406
422
437
453
468
484
897
415
431
446
462
478
494
898
424
440
456
472
488
504
899
432
488
465
481
498
514
900
441
457
474
491
508
524
901
448
466
483
500
517
534
902
458
475
493
510
527
545
903
466
484
502
519
537
555
904
475
493
511
529
547
565
905
483
502
520
538
557
575
906
492
511
529
548
566
585
907
500
519
538
557
576
595
908
509
528
548
567
586
606
909
517
537
557
576
596
616
910
526
546
566
586
606
626
911
534
555
575
596
616
636
912
543
563
584
604
625
646
913
551
572
593
614
635
656
914
560
581
602
623
645
666
915
568
590
611
633
654
676
916
577
598
620
642
664
686
917
585
607
629
652
674
696
918
593
616
638
661
683
706
919
602
625
647
670
693
716
920
610
633
656
680
703
726
921
618
642
665
689
712
736
922
627
651
674
698
722
746
923
635
659
683
708
732
756
924
643
668
692
717
741
766
925
652
677
701
726
751
776
926
660
685
710
735
760
786
927
668
694
719
745
770
795
928
677
703
728
754
780
805
929
685
711
737
763
789
815
930
693
720
746
772
799
825
931
702
728
755
782
808
835
932
710
737
764
791
818
845
933
718
745
773
800
827
855
934
727
754
782
809
837
865
935
735
763
791
818
846
874
936
743
771
800
828
856
884
937
751
780
808
837
865
894
938
759
788
817
846
875
904
939
768
797
826
855
884
914
940
776
805
835
864
894
923
941
784
814
844
873
903
933
942
792
822
852
882
913
943
943
800
831
861
892
922
952
944
809
839
870
901
931
962
945
817
848
879
910
941
972
946
825
856
888
919
950
982
947
833
865
896
928
960
991
948
841
873
905
937
969
1001
949
849
882
914
946
978
1011
950
857
890
923
955
988
1020
Ghi chú:
1) Khí áp từ 760 đến 850hPa dùng công thức: h850 ≈ h - Δh
2) Khí áp từ 851 đến 950hPa dùng công thức: h850 ≈ h + Δh
4.6. Phụ lục 6 phương pháp xác định trị số khí áp mực biển nhỏ nhất
Khi Trạm chịu ảnh hưởng của bão, đường ghi trên giản đồ áp ký xuống đến điểm thấp nhất rồi lên dần.
PnPnPnPn là trị số khí áp thấp nhất qua ảnh hưởng của cơn bão, sau khi đã hiệu chính sai số máy và hiệu chính độ cao về mực mặt biển.
Ví dụ:
Số đọc trên giản đồ là: 992,5 hPa
Hiệu chính sai số máy là: -1,5 hPa
Hiệu chính độ cao là: + 0,7
Báo PnPnPnPn = 992,5 hPa + 0,7 – 1,5 = 991,7 hPa
Cách hiệu chính sai số máy, xem quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt.
Nếu độ cao chậu khí áp biểu của trạm trên 20m, số hiệu chính rút về mặt biển thay đổi theo nhiệt độ không khí và khí áp mực trạm
Để đơn giản việc tìm số hiệu chính khí áp về mực mặt biển, có thể tìm mức chênh lệch giữa số đọc trên giản đồ áp ký của 2 giờ liền kề trước và sau khi xuất hiện khí áp thấp nhất, với trị số khí áp mực biển (quan trắc được từ khí áp kế) ở các giờ tương ứng, rồi quy toán như thường lệ để tìm trị số PnPnPnPn.
Ví dụ: Trị số của điểm thấp nhất trên đường ghi ở giản đồ áp ký là 994,7 hPa xảy ra hồi 13h25 và:
Giờ quan trắc:
13h
14h
Số đọc trên giản đồ áp ký
1001,0hPa
996,1hPa
Trị số khí áp mực biển
997,3
1002,2
Sai số máy
-3,7
+ 6,1
Tổng biến sai
6,1 - ( - 3,7) =
+ 9,8
Đơn vị thời gian để tính hiệu chính là 5 phút, nên tra “bảng biến sai 12 giờ” (Bảng tính khí tượng tập 2, trang 12 – xuất bản năm 1975) lần lượt được các trị số 0,8; 1,7; 2,5; 3,2; 4,2; 4,9; 5,7; 6,6; 7,4; 8,1; 9,1.
Số hiệu chính lần lượt là:
Giờ phút
13.00
13.05
13.10
13.15
13.20
13.25
13.30
13.35
13.40
13.45
13.50
13.55
14.00
Số hiệu chính
-3,7
-2,9
-2.0
-1,2
-0,5
+0,5
+1,2
+2,0
+2,9
+3,7
+4,4
+5,4
+6,1
“Số hiệu chính” khí áp về mực biển lúc 13h25 là +0,5 hPa
Do đó báo PnPnPnPn = 994,7 + 0,5 = 995,2hPa
Trị số PnPnPnPn cũng có thể tính trực tiếp như sau:
PnPnPnPn = 994,7 – 3,7 + 9,8
= 994,7 – 3,7 + 4,1 = 995,1hPa
4.7. Phụ lục 7: Cách lập chuẩn khí hậu
1. Mở đầu
Theo cuốn “Thực hành khí hậu”, các giá trị tháng có ích hơn khi được so sánh với các đại lượng chuẩn. “Quy phạm kỹ thuật” định nghĩa chuẩn là “giá trị trung bình của giai đoạn như nhau và đủ dài để bao hàm 3 thập kỷ liên tiếp như sau: Từ 01/01/1901 đến 31/12/1930, từ 01/01/1921 đến 31/12/1960, từ 01/01/1961 …”. Đối với các trạm vì lý do nào đó không có chuẩn sau cùng thì có thể sử dụng “chuẩn tạm thời”, tức là giá trị trung bình được tính trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Căn cứ vào đoạn 2 của dạng mã CLIMAT và đáp ứng yêu cầu của WMO, các trạm phát báo CLIMAT cần lập chuẩn của các yếu tố dưới đây:
a) Trung bình tháng khí áp mực trạm
b) Trung bình tháng khí áp mặt biển
c) Trung bình tháng nhiệt độ không khí
d) Trung bình tháng áp suất hơi nước
đ) nrnr: Số ngày trong tháng có lượng mưa ≥ 1,0mm
e) R1R1R1R1: Tổng lượng mưa tháng
g) S1S1S1: Tổng giờ nắng tháng
h) Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao,
i) Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối thấp,
k-ststst: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày
l) Bảng các nhóm tần suất lượng mưa của trạm dựa trên số liệu khí hậu 30 năm vừa qua: từ 01/01/1961 đến 31/12/1990.
2. Phương pháp tính các chuẩn
a) Tính độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày
Độ lệch chuẩn được tính theo công thức:
Trong đó:
: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày
n: Số ngày trong tháng
xi: Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày
x: Nhiệt độ không khí trung bình tháng
Để dễ dàng thống kê và tính toán, cần lập các bảng sau:
Trạm: tháng:
Ngày
1961
1962
…
T
T
1
2
.
.
31
TS
TB
Cột Ti: Nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày lấy ở BKT-1
Cột : Hiệu số của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày với trung bình tháng (chỉ ghi giá trị tuyệt đối).
Cột : Bình phương của cột Ti - T
Chỉ khai căn bậc 2 cho hàng TB của cột
Mỗi trạm lập bảng trên cho 12 tháng của 30 năm: từ 1961 đến 1990.
Sau đó lập bảng “Độ lệch chuẩn của không khí trung bình tháng tổng hợp cho cả 30 năm”.
Ví dụ: Lập bảng tính độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày tháng I, trạm Láng:
Trạm: Láng Tháng: I
Ngày
1961
…
T
1
2
.
.
31
14,3
15,2
14,7
1,3
0,4
0,9
1,69
0,16
0,18
TS
484,0
233,30
TB
15,6
7,53
2,7
b) Tính chuẩn khí hậu khác:
Lập mười bảng thống kê cho từng yếu tố
Ví dụ:
Trạm: Láng
Tên yếu tố: Độ lệch chuẩn của nhiệt độ không khí trung bình hàng ngày
Tháng
Năm
I
…
XII
1961
1962
.
.
1990
2,7
2,5
2,4
TS
84,8
TB
2,8
Trạm: Láng
Tên yếu tố:
Tháng
Năm
I
II
…
XII
1961
1962
.
.
1990
TS
TB
+ Các bảng: “Trung bình tháng khí áp mực trạm”, “Trung bình tháng khí áp mực mặt biển”, “Trung bình tháng nhiệt độ không khí”, “Trung bình tháng áp suất hơi nước”, “Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối cao”, “Trung bình tháng nhiệt độ không khí tối thấp” – số liệu được lấy từ BKT-1.
+ Bảng “Số ngày trong tháng có lượng mưa ≥ 1,0mm” – ghi số ngày có lượng mưa ≥ 1,0mm lấy từ BKT-1.
+ Bảng “Tổng lượng mưa tháng” – ghi tổng lượng mưa tháng lấy từ BKT-1.
+ Bảng “Tổng giờ nắng tháng” – Ghi tổng giờ nắng tháng lấy từ BKT-15.
c) Lập bảng “Các nhóm tần suất mưa tháng”.
Bảng này được lập bằng cách sắp xếp lượng mưa tháng theo thứ tự tăng dần và chia thành 5 cấp, mỗi cấp gồm 6 trị số.
Trạm:
Tháng
Cấp nhóm
I
II
…
XII
Rd = 1
.
.
.
Rd = 5
Ví dụ:
Trạm Láng thời kỳ 1961 – 1990 quan trắc được lượng mưa tháng I như sau:
Năm
Lượng mưa
Năm
Lượng mưa
Năm
Lượng mưa
1961
5,3
1971
8,8
1981
7,1
1962
2,4
1972
0,8
1982
14,3
1963
1,0
1973
5,0
1983
57,3
1964
23,2
1974
44,2
1984
2,2
1965
4,2
1975
75,7
1985
37,3
1966
35,4
1976
9,9
1986
7,8
1967
16,5
1977
56,7
1987
5,0
1968
15,7
1978
12,6
1988
19,3
1969
38,9
1979
28,4
1989
52,2
1970
11,1
1980
6,4
1990
21,4
Lượng mưa này được sắp xếp thành bảng các nhóm tần suất như sau:
Trạm: Láng
Bảng các nhóm tần suất lượng mưa
Tháng
Cấp nhóm
I
…
XII
1
0,8
1,0
2,2
2,4
4,2
5,0
.
.
.
5
38,9
44,2
52,2
56,7
57,3
75,7
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Lời mở đầu
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Giải thích từ ngữ
2. Quy định về kỹ thuật mã hóa số liệu quan trắc khí tượng bề mặt
2.1. Các dạng mã SYNOP – SHIP – SYNOP MOBIL (FM12 – XII Ext SYNOP, FM 13-XII Ext SHIP, FM14-XII Ext SYNOP MOBIL) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.1.1. Dạng mã
2.1.2. Quy tắc
2.1.2.1. Quy tắc chung
2.1.2.2. Đoạn 0
2.1.2.3. Đoạn 1
2.1.2.4. Đoạn 2
2.1.2.5. Đoạn 3
2.1.2.6. Đoạn 4
2.1.2.7. Đoạn 5
2.2. Các dạng mã METAR-SPECI (FM15-XIII METAR, FM16-XIII SPECI) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.2.1. Dạng mã
2.2.2. Quy tắc
2.3. Dạng mã BUOY (FM 18-XII BUOY) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.3.1. Dạng mã
2.3.2. Quy tắc
2.3.2.1. Quy tắc chung
2.3.2.2. Đoạn 0
2.3.2.3. Đoạn 1
2.3.2.4. Đoạn 2
2.3.2.5. Đoạn 3
2.3.2.6. Đoạn 4
2.4. Dạng mã CLIMAT (FM 71 – XII CLIMAT) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.4.1. Dạng mã
2.4.2. Quy tắc
2.4.2.1. Quy tắc chung
2.4.2.2. Đoạn 0
2.4.2.3. Đoạn 1
2.4.2.4. Đoạn 2
2.4.2.5. Đoạn 3
2.4.2.6. Đoạn 4
2.5. Dạng mã CLIMAT SHIP (FM 72 – XII CLIMAT SHIP) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.5.1. Dạng mã
2.5.2. Quy tắc
2.5.2.1. Đoạn 1
2.5.2.2. Đoạn 2
2.6. Dạng mã CLI… hay …CLI (FM 73 – VI CLI.. hay ..CLI) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.6.1. Dạng mã
2.6.2. Quy tắc
2.7. Dạng mã TYPH (FM VN – 1 TYPH) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.7.1. Dạng mã
2.7.2. Quy tắc
2.7.2.1. Quy tắc chung
2.7.2.2. Quy tắc phát báo các nhóm
2.8. Dạng mã CLIM (FM VN – 2 CLIM) và các quy tắc mã hóa số liệu
2.8.1. Dạng mã
2.8.2. Quy tắc
2.8.2.1. Quy tắc chung
2.8.2.2. Quy tắc sử dụng các nhóm
3. Tổ chức thực hiện
4. Các phụ lục
4.1. Phụ lục 1: Chữ ký hiệu và ý nghĩa
4.2. Phụ lục 2: Các Bảng mã
4.3. Phụ lục 3: Danh sách biểu số trạm (iii)
4.4. Phụ lục 4: Danh sách các trạm phát báo trị số độ cao mặt đẳng áp 850 hPa
4.5. Phụ lục 5: Cách tính độ cao mặt đẳng áp chuẩn theo mét địa thế vị
4.6. Phụ lục 6: Phương pháp xác định trị số khí áp mực biển nhỏ nhất
4.7. Phụ lục 7: Cách lập chuẩn khí hậu |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kon Tum, ngày 11 tháng 12 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
Về việc quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình để làm cơ sở xác định hộ gia đình thiếu đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 244/TTr-STNMT ngày 17 tháng 5 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình để làm cơ sở xác định hộ gia đình thiếu đất sản xuất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh.
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020.
Điều 2. Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất cho mỗi hộ gia đình như sau:
Hoặc đất rừng sản xuất: 01ha.
Hoặc đất nương rẫy (bao gồm đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất nông nghiệp khác): 0,5ha.
Hoặc đất trồng lúa nước 01 vụ: 0,25ha.
Hoặc đất trồng lúa nước 02 vụ trở lên: 0,15ha.
Hoặc đất nuôi trồng thủy sản: 0,25ha.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm rà soát, tổng hợp các hộ gia đình Quy định tại Điều 1 Quyết định này để giải quyết đất sản xuất và các khoản hỗ trợ theo quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2018 và thay thế Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định mức bình quân diện tích đất sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, làng đặc biệt khó khăn sống bằng nghề lâm nghiệp, nông nghiệp theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp; Trưởng ban Ban Dân tộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ;
Ủy ban Dân tộc;
Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Bộ Tài chính;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Bộ Tư pháp (Cục KT văn bản QPPL);
Thường trực Tỉnh ủy;
Thường trực HĐND tỉnh;
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
Thường trực HĐND các huyện, thành phố;
Như Điều 5;
Báo Kon Tum;
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh;
Công báo tỉnh, Cổng Thông tin điện từ tỉnh;
Chi cục Văn thư - Lưu trữ tình;
Lưu: VT, NNTN
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hòa |
BỘ XÂYDỰNG
______
Số: 331/BXD-KHCN
V/trial phápPCCCbổsungchothang máy thôngthườngđápứngcác yêu
cầunhư thangmáy chữacháy
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________
HàNội, ngày 23tháng6năm2017
Kính gửi: Công ty TNHHThương mại dịch vụ Quý Tùng
Bộ Xây dựng nhận công văn số 18/CV-BXD ngày 29/5/2017 của Công ty TNHHThương mại dịch vụ Quý
Tùng về hướng dẫn bổ sung giải pháp theo QCVN06:2010/BXD, Bộ Xây dựng trả lời như sau:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN06:2010/BXD “An toàn cháy cho nhà và công trình” được ban hành
kèmtheo Thông tư số 07/2010/TT-BXD ngày 28/7/2010 của Bộ Xây dựng, quy định các yêu cầu chung
về an toàn cháy cho nhà và công trình xây dựng trong điều kiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy tại Việt
Nam. Trong đó có quy định việc phải bố trí các thang máy có chế độ chuyên chở lực lượng chữa cháy
(Mục 5.1). Công ty TNHHThương mại dịch vụ Quý Tùng đã đề xuất luận chứng bổ sung để thiết kế
thang máy thông thường đáp ứng các yêu cầu như đối với thang máy chữa cháy cho công trình Khách
sạn Gosia, xây dựng tại số 80 đường Hùng Vương, phường Lộc Thọ, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa và
đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCHthẩmduyệt đồng ý và trả lời tại văn bản số 3457/PCCC&CNCH-
P6 ngày 13/6/2017. Căn cứ quy định tại Mục 1.1.7 - QCVN06:2010/BXD, Bộ Xây dựng thống nhất với
Cục Cảnh sát PCCC&CNCH, giảmbớt yêu cầu tại Mục 5.1- QCVN06:2010/BXD để thiết kế thang máy
thông thường có giải pháp bổ sung đáp ứng các yêu cầu như đối với thang máy chữa cháy cho công
trình nêu trên theo đúng các nội dung đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCHthẩmduyệt trả lời tại Văn
bản số 3457/PCCC&CNCH-P6.
Trên đây là trả lời của Bộ Xây dựng, đề nghị Công ty TNHHThương mại dịch vụ Quý Tùng tuân thủ đầy
đủ các yêu cầu của pháp luật về công tác PCCC trong quá trình thiết kế, thi công và nghiệmthu đưa
công trình vào sử dụng cũng như thường xuyên kiểmtra hàng ngày, kiểmtra theo định kỳ, duy tu, bảo
dưỡng, thay thế các hạng mục PCCC theo quy định để đảmbảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong
suốt quá trình sử dụng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTLê Quang Hùng (để b/c);
- Lưu VT, Vụ KHCN.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KHCN&MT
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Hoàng Quang Nhu |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 5957/CT-BNN-BVTV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2018
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn
Nội dung
Bệnh khảm lá virus hại sắn (mì) có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (SLCMV), lan truyền qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và qua hom giống nên khả năng lây lan rất nhanh, gây hại nghiêm trọng các vùng trồng sắn ở Việt Nam. Tháng 6/2017, bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại ở tỉnh Tây Ninh, đến nay bệnh đã lan rộng, gây hại trên 90% diện tích trồng sắn ở Tây Ninh và đang lan ra các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Đắk Lắk, Bình Phước.
Bệnh gây hại trên hầu hết các giống sắn nhưng hại nặng trên các giống sắn HLS 11, KM 419 trong khi nhiều hộ dân sử dụng nguồn giống trong vùng dịch, giống nhiễm bệnh để trồng nên bệnh càng có nguy cơ lây lan nhanh ra diện rộng, gây hại nghiêm trọng hơn. Để chủ động phòng chống bệnh khảm lá sắn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho sản xuất sắn trong toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
UBND các tỉnh, thành phố có trồng sắn
a) Đối với những tỉnh đã phát hiện bệnh khảm lá sắn
• Thành lập, kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn ở các cấp.
• Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan nghiêm túc áp dụng các biện phòng chống bệnh khảm lá sắn, theo hướng dẫn trong quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành, trong đó chú trọng chỉ đạo cấm việc vận chuyển hom giống sắn ra khỏi vùng dịch hoặc sang địa phương khác.
• Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn nông dân, người sản xuất không trồng các giống sắn đã xác định nhiễm bệnh nặng, trong đó nghiêm cấm mua bán, trồng giống sắn HLS11; tích cực tổ chức phòng trừ bọ phấn là môi giới truyền bệnh.
• Khuyến cáo các tổ chức, cá nhân trồng sắn chuyển cây trồng khác hoặc không trồng sắn ít nhất 01 vụ để cắt nguồn bệnh.
b) Đối với các tỉnh chưa phát hiện bệnh khảm lá sắn
• Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn liên quan tiến hành rà soát kỹ các diện tích trồng sắn để phát hiện, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời;
CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN PHÒNG CHỐNG BỆNH KHẢM LÁ SẮN
Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Bảo vệ thực vật
• Tiếp tục chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố tăng cường điều tra, phát hiện sớm bọ phấn trắng, bệnh khảm lá virus hại sắn và chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời.
• Giao Cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn các địa phương sử dụng tạm thời một số loại thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ công tác chống dịch trong thời gian chưa có sản phẩm được đăng ký chính thức và báo cáo Bộ.
• Chủ trì, phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật và các địa phương tiến hành đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các giống sắn; mức độ ảnh hưởng năng suất của các giống sắn và tỷ lệ bệnh khác nhau làm cơ sở rà soát, bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn.
• Kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh; tổng hợp và báo cáo tình hình dịch bệnh, công tác phòng chống về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cục Trồng trọt
• Theo dõi tình hình sản xuất sắn ở các địa phương để phối hợp chỉ đạo về giống, thời vụ và các biện pháp kỹ thuật canh tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn.
• Chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam xây dựng các mô hình quản lý bệnh bằng nguồn giống sạch bệnh để các địa phương áp dụng.
c) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
• Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các cấp tập trung tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn tới tận hộ nông dân các biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng, bệnh khảm lá sắn.
• Thực hiện xây dựng các mô hình phòng trừ bệnh có hiệu quả; kịp thời tổng kết và phổ biến kết quả mô hình để áp dụng trên diện rộng.
• Tổ chức in ấn sổ tay, tờ rơi, poster, thông tin tuyên truyền phòng trừ bọ phấn trắng và bệnh khảm lá sắn.
ngăn chặn triệt để việc sử dụng cây sắn đã nhiễm bệnh làm giống; tăng cường kiểm
soát không để tổ chức, cá nhân vận chuyển giống từ các địa phương đang có dịch
bệnh về địa phương.
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên
môn tăng cường rà soát, thống kê diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá. Hướng dẫn
nông dân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng trừ bệnh theo quy trình kỹ
thuật của Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành. Tăng cường công tác thông tin tuyên
truyền về tác hại của bệnh và các biện pháp phòng chống cho người trồng sắn.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
d)
Cơ quan nghiên cứu: Viện Bảo vệ thực vật chủ trì, phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục nghiên cứu sâu về bệnh khảm lá sắn; tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế trong nghiên cứu về dự báo, chẩn đoán và phòng chống bệnh khảm lá sắn.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có diện tích trồng sắn, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên; thường xuyên báo cáo kết quả và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (để chỉ đạo);
UBND các tỉnh, thành phố (để chỉ đạo);
Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố;
Cục Trồng trọt, Cục BVTV;
Trung tâm KNQG, HV NNVN;
Viện: KHKT NNVN, BVTV;
VTV1, Báo NNVN (đưa tin);
Lưu: VT, BVTV.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Cường |
Cục Thuế đã nhận được công văn số 01/2024/CVT-JAVM ngày 31/01/2024 của Công ty TNHH May mặc JA Việt Nam (gọi tắt là công ty) về việc hạch toán chi phí thuê đất và hoàn thuế GTGT dự án đầu tư. Vấn đề này, Cục Thuế trả lời như sau:
1. Hạch toán chi phí thuê đất:
Tại khoản 2, Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định như sau:
“Điều 4. Xác định nguyên giá của tài sản cố định:
...2. Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
...đ) TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất:
Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình gồm:
+ Quyền sử dụng đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê (thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất.
+ Thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ tương ứng số tiền thuê đất trả hàng năm.
- Đối với các loại tài sản là nhà, đất đai để bán, để kinh doanh của công ty kinh doanh bất động sản thì doanh nghiệp không được hạch toán là TSCĐ và không được trích khấu hao”.
Tại khoản 1 và 2 Điều 6 Thông tư số 66/VBHN-BTC ngày 19/12/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế TNDN quy định:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này...”
Căn cứ vào các quy định nêu trên:
- Quyền sử dụng đất không ghi nhận là TSCĐ vô hình: Trường hợp Công ty thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, thời gian thuê đất sau ngày có hiệu lực thi hành của Luật đất đai năm 2003, thì tiền thuê đất được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm thuê đất nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 6 Thông tư số 66/VBHN-BTC ngày 19/12/2019 của Bộ Tài chính.
2. Hoàn thuế GTGT dự án đầu tư:
Tại khoản 3, Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo, Nghị định số 12/2015/NĐ-CP, Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 146/2017/NĐ-CP
...3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:
“2. Cơ sở kinh doanh được hoàn thuế đối với dự án đầu tư như sau:
a) Cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (bao gồm cả cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư) có dự án đầu tư mới (bao gồm cả dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn đầu tư hoặc nhiều hạng mục đầu tư) theo quy định của Luật Đầu tư tại địa bàn cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính (trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này và dự án đầu tư xây dựng nhà để bán, dự án đầu tư không hình thành tài sản cố định) đang trong giai đoạn đầu tư hoặc dự án tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư lũy kế chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng riêng đối với dự án đầu tư và phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (nếu có). Sau khi bù trừ nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào lũy kế của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên được hoàn thuế giá trị gia tăng”.
Tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định:
“Điều 28. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng
Hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng (trừ trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo Điều ước quốc tế; hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Thông tư này) gồm:
1. Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này.
2. Các tài liệu có liên quan theo trường hợp hoàn thuế, cụ thể như sau:
a) Trường hợp hoàn thuế dự án đầu tư:
a.1) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
a.2) Đối với dự án có công trình xây dựng: Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy phép xây dựng;
a.3) Bản sao Chứng từ góp vốn điều lệ;
a.4) Bản sao Giấy phép kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đầu tư kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ);
a.5) Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-1/HT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này, trừ trường hợp người nộp thuế đã gửi hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế;
a.6) Quyết định thành lập Ban Quản lý dự án, Quyết định giao quản lý dự án đầu tư của chủ dự án đầu tư, Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh hoặc Ban quản lý dự án đầu tư (nếu chi nhánh, Ban quản lý dự án thực hiện hoàn thuế)”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên:
- Hoàn thuế đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 3, Điều 1 Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ.
- Thủ tục hoàn thuế đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
Cục Thuế trả lời cho Công ty được biết để thực hiện theo đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này. Nếu có vấn đề chưa rõ Công ty liên hệ với Cục Thuế (Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế - Cục Thuế Thừa Thiên Huế), 64 Tố Hữu thành phố Huế, điện thoại 0234.3829.000 để được hướng dẫn thêm./ |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 705/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về đổi mới, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống.
Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; khuyến khích, tạo điều kiện và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia; đề cao trách nhiệm và từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; gắn kết chặt chẽ với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.
II. MỤC TIÊU
Mục tiêu tổng quát
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật trong toàn xã hội; đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân.
Mục tiêu cụ thể
• Đảm bảo 100% bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đều tổ chức phổ biến, thông tin rộng rãi các văn bản quy phạm pháp luật trước và sau khi được ban hành liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.
• Phấn đấu 90% - 100% các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc cho cán bộ, công chức, viên chức có nội dung phổ biến, cập nhật thông tin về chính sách pháp luật mới ban hành được tổ chức định kỳ hàng năm theo quy định của pháp luật.
• Phấn đấu hàng năm có từ 80% trở lên báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giảng viên dạy môn pháp luật được cung cấp, cập nhật thông tin, tài liệu pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cần thiết để tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo yêu cầu nhiệm vụ.
• Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định.
• Phấn đấu từ 70% - 90% đối tượng đặc thù được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật.
• Khuyến khích, huy động các tổ chức tư vấn pháp luật, tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện tư vấn, hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho Nhân dân; khuyến khích các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo chí xây dựng, duy trì chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; phấn đấu hầu hết các cơ quan, tổ chức, đơn vị đều lồng ghép, kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm hành chính, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và nhiệm vụ chính trị được giao.
Tổ chức thi hành nghiêm chỉnh, đồng bộ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; chú trọng hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả; kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách về phổ biến, giáo dục pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, phù hợp, nhằm triển khai công tác này theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước, đảm bảo thực hiện triệt để, có hiệu quả quyền được thông tin về pháp luật của Nhân dân.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ:
Các nhiệm vụ cụ thể
a) Rà soát, phân công, thống nhất giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị, cán bộ làm đầu mối tham mưu triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ tốt; quy hoạch, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật biết tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ, ưu tiên từ nguồn tại chỗ, người dân tộc thiểu số để tạo nguồn bổ sung tại vùng miền núi, dân tộc thiểu số, vùng biên giới; có chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với những người tích cực tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng theo lĩnh vực, địa bàn, nhóm đối tượng; thực hiện quản lý, sử dụng, điều phối hiệu quả đội ngũ này;
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp và Ban Thư ký Hội đồng trong tư vấn, xác định mục tiêu, hoạt động và điều phối nguồn lực; tăng cường trách nhiệm của thành viên Hội đồng và cơ quan thường trực Hội đồng trong tham mưu triển khai nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của Thủ trưởng bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương. Phát huy vai trò nòng cốt của ngành Tư pháp, người làm công tác pháp chế, công chức tư pháp - hộ tịch trong tham mưu, điều phối, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Định kỳ hàng năm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; cung cấp đủ tài liệu, khai thác triệt để ưu thế của công nghệ thông tin, kỹ thuật số để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường phối hợp với các tổ chức ở trong và ngoài nước thực hiện bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công tác này.
Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin:
Nội dung và hình thức đổi mới
a) Về nội dung: Tập trung tuyên truyền, phổ biến các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử lý; chú trọng giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành, bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; tác động của chính sách, pháp luật; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nội dung chính sách, pháp luật về: an ninh quốc phòng, ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; phòng chống tham nhũng, lãng phí; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; phòng, chống mua bán người, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; về cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; về hỗ trợ khởi nghiệp; hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế... Tăng cường tuyên truyền, phổ biến thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật, gắn với những vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
b) Về hình thức: Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng, tổng kết, nhân rộng các mô hình có hiệu quả đã và đang được triển khai thực hiện. Ưu tiên thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở, họp báo, thông cáo báo chí, đối thoại chính sách pháp luật và trong hoạt động chuyên môn của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân, môn pháp luật;
c) Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, ưu tiên hình thức trực tuyến thông qua tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn, giải đáp pháp luật qua điện thoại, mạng xã hội, Cổng thông tin/Trang thông tin điện tử...;
d) Hướng mạnh hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, lồng ghép với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, học tập tại cộng đồng và các phong trào vận động Nhân dân tuân thủ, chấp hành pháp luật, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại. Lồng ghép, phát huy vai trò hỗ trợ của các thiết chế thông tin tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở;
e) Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng hợp tác với các nước có chung đường biên giới; có giải pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người nước ngoài ở Việt Nam và cho người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức khảo sát, chia sẻ, học tập kinh nghiệm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở trong và ngoài nước.
Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật; phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo luật, các tổ chức hành nghề luật, luật sư, luật gia, người làm công tác pháp luật tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân; phát huy vai trò giám sát, phản biện thực hiện chính sách, pháp luật, vận động Nhân dân, thành viên, hội viên tuân thủ và chấp hành pháp luật của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tại cơ sở.
Ưu tiên triển khai các nguồn lực tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, có điều kiện đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo, địa bàn xảy ra nhiều vi phạm pháp luật và trọng yếu về an ninh quốc phòng.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; đề cao trách nhiệm, tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo của Thủ trưởng bộ, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương trong thể chế hóa, tổ chức thực hiện và đảm bảo các điều kiện về nguồn lực, gắn phổ biến, giáo dục pháp luật với quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng; hướng tới xác định việc hoàn thành nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hàng năm.
Nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần gương mẫu của cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể Nhân dân trong tuân thủ, chấp hành pháp luật, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật.
Rà soát, nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành khi có vướng mắc, thiếu khả thi hoặc không còn phù hợp với thực tiễn; đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trọng tâm là:
a) Đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật theo chương trình khung do Bộ Tư pháp ban hành; định kỳ tổ chức, tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, tập huấn gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và việc thực hiện nghĩa vụ học tập, tìm hiểu pháp luật bắt buộc trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức;
b) Biên soạn, cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu phổ biến pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng chủ đề, nội dung, hình thức phổ biến bám sát nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thông tin về pháp luật của cán bộ, Nhân dân; tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin, tài liệu giữa các cơ quan, tổ chức nhằm khai thác tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng tiện ích của công nghệ thông tin, viễn thông trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với định dạng phù hợp, tương thích với các dịch vụ thư điện tử, mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử; khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và các cơ sở dữ liệu pháp luật khác theo quy định; phối hợp xây dựng, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin trên Cổng thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ Tư pháp vận hành, quản lý;
d) Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí, tạp chí chuyên ngành, Cổng thông tin/Trang thông tin điện tử trong xây dựng, phát triển chuyên trang, chuyên mục thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp và hiệu quả.
Rà soát, chuẩn hóa, hoàn thiện nội dung chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập môn pháp luật, giáo dục công dân theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi người học. Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật chính khóa, hoạt động ngoại khóa, ưu tiên kỹ năng thực hành, kỹ năng sống để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho người học; xây dựng bài giảng điện tử, các mô hình trực quan, tình huống pháp lý thực tiễn trong giảng dạy.
Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật để lựa chọn trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên nguồn lực thực hiện; thường xuyên kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện để kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, lĩnh vực, thời điểm.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
Căn cứ nhiệm vụ tại Chương trình này, các bộ, ngành liên quan, cơ quan ở trung ương và các địa phương xây dựng dự toán thực hiện Chương trình và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm gửi cơ quan tài chính cùng cấp.
Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm của các Đề án. Đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ và Đề án thuộc Chương trình này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này; chủ động ban hành Đề án, Kế hoạch hàng năm và cả giai đoạn 2017 - 2021 để triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm; lồng ghép thực hiện có hiệu quả Chương trình với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, kế hoạch khác có liên quan của bộ, ngành, địa phương;
b) Chủ động cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện Chương trình trong dự toán chi thường xuyên được giao hàng năm và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Định kỳ hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá trực tiếp hoặc theo chuyên đề việc thực hiện các nhiệm vụ và Đề án thuộc Chương trình này, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ, ngành, đoàn thể trung ương được giao chủ trì triển khai các Đề án phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực, đối tượng, địa bàn cụ thể có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thẩm định, chỉ đạo, hướng dẫn, rà soát, điều phối các hoạt động của Đề án phù hợp với mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong cả nước và từng địa bàn, sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc, Thanh tra Chính phủ khẩn trương xây dựng các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt theo Quyết định số 1892/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì triển khai các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật theo Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở tổng kết việc thực hiện Đề án, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động ban hành kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án đến năm 2021 sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp, cụ thể như sau:
a) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, Nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021;
d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016" đến năm 2021;
đ) Hội Luật gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Liên đoàn Luật sư Việt Nam ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 – 2016” đến năm 2021.
Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật (theo Phụ lục các Đề án ban hành kèm theo Chương trình này) theo tiến độ đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn phân bổ kinh phí bảo đảm thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ và Đề án thuộc Chương trình này cho bộ, ngành, đoàn thể trung ương; đề xuất kịp thời các giải pháp bảo đảm cân đối ngân sách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; chủ trì rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành về bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình; chủ trì thẩm định kế hoạch thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm và cả giai đoạn để tránh trùng lắp, lãng phí nguồn lực; theo dõi, tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, có biện pháp động viên, khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ khi cần thiết; định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc.
Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia triển khai các nội dung của Chương trình và các Đề án của Chương trình trong tổ chức mình; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, đoàn thể trung ương xây dựng, triển khai thực hiện các Đề án chi tiết của Chương trình.
Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và bộ, ngành có liên quan chỉ đạo toàn ngành tích cực phối hợp lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm toán để nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật trong cán bộ và Nhân dân; căn cứ vào điều kiện thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng, triển khai thực hiện các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ nội dung Chương trình chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thiết thực, chất lượng và hiệu quả. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối các hoạt động và kinh phí thực hiện Chương trình, các Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
• Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
• Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
• UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
• Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
• Văn phòng Tổng Bí thư;
• Văn phòng Chủ tịch nước;
• Văn phòng Quốc hội;
• Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
• Tòa án nhân dân tối cao;
• Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
• Kiểm toán nhà nước;
• Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
• Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
• VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
• Lưu: VT, PL (3b).KN 140
Nguyễn Xuân Phúc
Phụ lục
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2017 - 2021
(Kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ)
|STT|Cơ quan chủ trì|Nội dung công việc|Hình thức văn bản|Cơ quan phối hợp|Thời gian|
I. XÂY DỰNG, BAN HÀNH KẾ HOẠCH TIẾP TỤC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐẾN NĂM 2021 CÁC ĐỀ ÁN ĐƯỢC BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 409/QĐ-TTg NGÀY 09 THÁNG 4 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
1 | Bộ Quốc phòng | Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 | Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 | Bộ Tư pháp, Ủy ban Dân tộc, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường | Quý II năm 2017
2 | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” đến năm 2021 | Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 | Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh | Quý II năm 2017
3 | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” đến năm 2021 | Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 | Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | Quý II năm 2017
4 | Bộ Tư pháp | Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2012 - 2016" đến năm 2021 | Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 | Bộ Công an, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam | Quý II năm 2017
5 | Hội Luật gia Việt Nam | Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 | Kế hoạch thực hiện Đề án đến năm 2021 | Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Liên đoàn Luật sư Việt Nam | Quý II năm 2017
II. XÂY DỰNG, TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CÁC ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
1 | Bộ Tư pháp | Đề án “Đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021" | Đề án | Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam | Trước tháng 8/2017
2 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Đề án “Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ hoạt động khởi nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cả hội nhập quốc tế” | Đề án | Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh | Trước tháng 8/2017
3 | Bộ Công an | Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2017 - 2021" | Đề án | Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | Trước tháng 8/2017 |
TỔNGCỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀNỘI
__________
Số: 61646/CT-TTHT
V/vtrảlời chínhsáchthuế
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________
HàNội, ngày 13tháng9năm2017
Kính gửi: Công ty TNHHMTV 43
(Đ/c: XãThụy An- HuyệnBaVì- HàNội) MST: 0500315181
Trả lời công văn số 510/CT43-TC ngày 08/8/2017 của Công ty TNHHMTV 43, Cục thuế Thành phố Hà
Nội có ý kiến như sau:
1. Vướng mắc liên quan đến hạch toán chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6
Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-
BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định:
“Điều6. Các khoảnchi được trừ vàkhôngđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuế
1. Trừ các khoảnchi khôngđược trừ nêutại Khoản2Điềunày, doanhnghiệpđược trừ mọi khoảnchi nếuđápứngđủcác điềukiệnsau:
a) Khoảnchi thực tếphát sinhliênquanđếnhoạt độngsảnxuất, kinhdoanhcủadoanhnghiệp.
b) Khoảnchi cóđủhóađơn, chứngtừ hợppháptheoquy địnhcủaphápluật
c) Khoảnchi nếucóhóađơnmuahànghóa, dịchvụtừnglầncógiátrị từ 20triệuđồngtrởlên(giáđã baogồmthuếGTGT) khi thanhtoánphải cóchứngtừ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt.
…
2. Các khoảnchi khôngđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuếbaogồm:
…
2.4. Chi phícủadoanhnghiệpmuahànghóa, dịchvụ(khôngcóhóađơn, được phéplậpBảngkêthu
muahànghóa, dịchvụmuavàotheomẫusố01/TNDNkèmtheoThôngtư số78/2014/TT-BTC) nhưng khônglậpBảngkêkèmtheochứngtừ thanhtoánchongười bánhàng, cungcấpdịchvụtrongcác trườnghợp:
- Muahànghóalànông, lâm, thủy sảncủangười sảnxuất, đánhbắt trực tiếpbánra;
- Muasảnphẩmthủcônglàmbằngđay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏdừa, sọdừahoặc nguyên liệutậndụngtừ sảnphẩmnôngnghiệpcủangười sảnxuất thủcôngkhôngkinhdoanhtrực tiếpbánra;
- Muađất, đá, cát, sỏi củahộ, cánhântự khai thác trực tiếpbánra;
- Muaphếliệucủangười trực tiếpthunhặt;
- Muatài sản, dịchvụcủahộ, cánhânkhôngkinhdoanhtrực tiếpbánra;
- Muahànghóa, dịchvụcủacánhân, hộkinhdoanh(khôngbaogồmcác trườnghợpnêutrên) cómức doanhthudưới ngưỡngdoanhthuchịuthuếgiátrị giatăng(100triệuđồng/năm).
Bảngkêthumuahànghóa, dịchvụdongười đại diệntheophápluật hoặc người được ủy quyềncủa doanhnghiệpký vàchịutráchnhiệmtrước phápluật vềtínhchínhxác, trungthực. Doanhnghiệpmua hànghóa, dịchvụđược phéplậpBảngkêvàđược tínhvàochi phíđược trừ. Các khoảnchi phínày khôngbắt buộc phải cóchứngtừ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt. Trườnghợpgiámuahànghóa, dịch vụtrênbảngkêcaohơngiáthị trườngtại thời điểmmuahàngthìcơquanthuếcăncứ vàogiáthị trườngtại thời điểmmuahàng, dịchvụcùngloại hoặc tươngtự trênthị trườngxác địnhlại mức giáđể tínhlại chi phíđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuế.
…
2.6. Chi tiềnlương, tiềncông, tiềnthưởngchongười laođộngthuộc một trongcác trườnghợpsau:
b) Các khoảntiềnlương, tiềnthưởng, chi muabảohiểmnhânthọchongười laođộngkhôngđược ghi cụthểđiềukiệnđược hưởngvàmức được hưởngtại một trongcác hồsơsau: Hợpđồnglaođộng; Thỏaước laođộngtậpthể; Quy chếtài chínhcủaCôngty, Tổngcôngty, Tậpđoàn; Quy chếthưởngdo ChủtịchHội đồngquảntrị, Tổnggiámđốc, Giámđốc quy địnhtheoquy chếtài chínhcủaCôngty, Tổngcôngty.
…
2.10. Các khoảnchi được trừ sauđây nhưngnếuchi khôngđúngđối tượng, khôngđúngmục đíchhoặc
mức chi vượt quáquy định.
a) Các khoảnchi thêmcholaođộngnữ được tínhvàochi phíđược trừ baogồm:
- Chi phítiềnlươngvàphụcấp(nếucó) chogiáoviêndạy ởnhàtrẻ, mẫugiáododoanhnghiệptổchức vàquảnlý.
- Chi phítổchức khámsức khỏethêmtrongnămnhư khámbệnhnghềnghiệp, mãntínhhoặc phụ khoachonữ côngnhânviên.
…
2.30. Các khoảnchi khôngtươngứngvới doanhthutínhthuế, trừ các khoảnchi sau:
…
- Khoảnchi cótínhchất phúc lợi chi trực tiếpchongười laođộngnhư: chi đámhiếu, hỷ củabảnthân
vàgiađìnhngười laođộng; chi nghỉ mát, chi hỗtrợđiềutrị; chi hỗtrợbổsungkiếnthức học tậptại cơ sởđàotạo; chi hỗtrợgiađìnhngười laođộngbị ảnhhưởngbởi thiêntai, địchhọa, tai nạn, ốmđau; chi khenthưởngconcủangười laođộngcóthànhtíchtốt tronghọc tập; chi hỗtrợchi phíđi lại ngày lễ, tết chongười laođộng; chi bảohiểmtai nạn, bảohiểmsức khỏe, bảohiểmtự nguyệnkhác chongười lao động(trừ khoảnchi muabảohiểmnhânthọchongười laođộnghướngdẫntại điểm2.6, bảohiểmhưu trítự nguyệnchongười laođộnghướngdẫntại điểm2.11Điềunày) vànhữngkhoảnchi cótínhchất phúc lợi khác. Tổngsốchi cótínhchất phúc lợi nêutrênkhôngquá01thánglươngbìnhquânthực tế thực hiệntrongnămtínhthuếcủadoanhnghiệp.
Việc xác định01thánglươngbìnhquânthực tếthực hiệntrongnămtínhthuếcủadoanhnghiệpđược xác địnhbằngquỹ tiềnlươngthực hiệntrongnămchia(:) 12tháng. Trườnghợpdoanhnghiệphoạt độngkhôngđủ12thángthì: Việc xác định01thánglươngbìnhquânthực tếthực hiệntrongnămtính thuếđược xác địnhbằngquỹ tiềnlươngthực hiệntrongnămchia(:) sốthángthực tếhoạt độngtrong năm.
Quỹ tiềnlươngthực hiệnlàtổngsốtiềnlươngthực tếđãchi trảcủanămquyết toánđóđếnthời hạn cuối cùngnộphồsơquyết toántheoquy định(khôngbaogồmsốtiềntríchlậpquỹ dự phòngtiềnlương củanămtrước chỉ trongnămquyết toánthuế).
…’
Căn cứ các quy định trên, các khoản chi phí đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Thông
tư số 96/2015/TT-BTC thì được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Đề nghị Công ty TNHHMTV 43 xuất phát từ thực tế phát sinh tại đơn vị đối chiếu các quy định được
trích dẫn trên đây để hạch toán chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
2. Vướng mắc liên quan đến xuất hóa đơn hàng hóa cho, tặng khách hàng, hàng hóa, thành
phẩmphục vụ cho công tác đo kiểm, nghiệmthu chất lượng sản phẩm:
Căn cứ tiết b Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính (đã được
sửa đổi tại Khoản 3, Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Khoản 7a Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-
BTC) quy định:
“b) Người bánphải lậphóađơnkhi bánhànghóa, dịchvụ, baogồmcảcác trườnghợphànghóa, dịch vụdùngđểkhuyếnmại, quảngcáo, hàngmẫu; hànghóa, dịchvụdùngđểcho, biếu, tặng, traođổi, trả thay lươngchongười laođộng(trừ hànghóaluânchuyểnnội bộ, tiêudùngnội bộđểtiếptục quátrình sảnxuất).
…”
Căn cứ tiết b điểm2.4 Phụ lục 4 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư số
26/2015/TT-BTC) ban hành kèmtheo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính
hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp:
“b) Đối với hànghóa, dịchvụdùngđểcho, biếu, tặng; traođổi, trảthay lươngchongười laođộngvà
tiêudùngnội bộthìphải lậphóađơnGTGT(hoặc hóađơnbánhàng), trênhóađơnghi đầy đủcác chỉ tiêuvàtínhthuếGTGTnhư hoáđơnxuất bánhànghóa, dịchvụchokháchhàng.”
Căn cứ các quy định trên, Công ty TNHHMTV 43 phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm
cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ
dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ,
tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất). Trường hợp Công ty xuất hàng hóa, thành phẩmphục vụ
công tác đo kiểm, nghiệmthu chất lượng sản phẩmđể tiếp tục quá trình sản xuất thì không phải lập hóa
đơn theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểmtra thuế số 5 để
được hướng dẫn cụ thể.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHHMTV 43 được biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Pháp chế;
- Phòng Kiểmtra thuế số 5;
- Lưu: VT, TTHT(2).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn |
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
Số: 397/TCT-TNCN V/v vướng mắc khi thực hiện các Thông tư số 301/2016/TT-BTC và 304/2016/TT-BTC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 2 năm 2017
Kính gửi:
• Cục Thuế tỉnh Nghệ An;
• Cục Thuế Thành phố Đà Nẵng.
Trả lời công văn số 26/CT-THNVDT ngày 04/01/2017, công văn số 115/CT-THNVDT ngày 16/01/2017 của Cục Thuế tỉnh Nghệ An về việc vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 301/2016/TT-BTC và Thông tư số 304/2016/TT-BTC; công văn số 235/CT-THNVDT ngày 18/01/2016 của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng về việc giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Xác định loại phương tiện để thu lệ phí trước bạ
Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã có công văn số 5330/TCT-CS ngày 17/11/2016 gửi Cục Thuế thành phố Hà Nội (bản photocoppy kèm theo).
Giá tính lệ phí trước bạ ô tô, xe máy
Tại Điều 6 Thông tư số 304/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn:
Giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy được quy định tại Bảng giá ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp giá chuyển nhượng ôtô, xe máy thực tế trên thị trường thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban hành thì giá tính lệ phí trước bạ là giá theo Bảng giá do Bộ Tài chính ban hành đang có hiệu lực áp dụng.
Trường hợp tại thời điểm nộp đủ hồ sơ khai lệ phí trước bạ, giá chuyển nhượng thực tế ôtô, xe máy trên thị trường tăng 20% trở lên so với Bảng giá hiện hành đang áp dụng hoặc giá tính lệ phí trước bạ chưa được quy định trong Bảng giá do Bộ Tài chính ban hành, cơ quan Thuế căn cứ giá tính lệ phí trước bạ của các loại ô tô, xe máy đã có tại Bảng giá và hướng dẫn tại điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư số 301/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định giá tính lệ phí trước bạ theo qui định. Trường hợp các loại ô tô, xe máy chưa được quy định trong
1
Bảng giá do Bộ Tài chính ban hành, Cục Thuế thông báo cho các Chi cục
Thuế giá tính lệ phí trước bạ áp dụng thống nhất trên địa bàn…”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên thì: Giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe
máy được quy định tại Bảng giá do Bộ tài chính ban hành đang có hiệu lực.
Trường hợp giá chuyển nhượng ô tô, xe máy thực tế trên thị trường tăng
nhưng chưa đến 20% so với giá tính lệ phí trước bạ do Bộ Tài chính ban
hành thì giá tính lệ phí trước bạ là giá theo Bảng giá do Bộ Tài chính ban
hành.
Cách xác định ô tô, xe máy mới chưa được quy định trong Bảng giá của Bộ Tài chính
Đối với ô tô, xe máy mà số loại/tên thương mại, mã kiểu loại (nếu có)
tại Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (hoặc Thông báo
miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) không trùng
khớp hoàn toàn với số loại/tên thương mại, mã kiểu loại (nếu có) được quy
định trong Bảng giá nhưng có cùng dung tích, số chỗ ngồi; hoặc ô tô, xe máy
có cùng nhãn hiệu, số loại/tên thương mại, mã kiểu loại (nếu có) nhưng có
dung tích và số chỗ ngồi khác so với quy định trong Bảng giá thì được xác
định là ô tô, xe máy mà giá tính lệ phí trước bạ chưa được quy định trong
Bảng giá.
Trường hợp ô tô, xe máy mà giá tính lệ phí trước bạ chưa được quy
định trong Bảng giá thì Chi cục Thuế báo cáo ngay Cục Thuế để xác định giá
tính lệ phí trước bạ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư
304/2016/TT-BTC nêu trên đảm bảo thời hạn xử lý hồ sơ khai lệ phí trước bạ
theo quy định. Cục Thuế thông báo cho các Chi cục Thuế giá tính lệ phí trước
bạ đảm bảo thống nhất, kịp thời và không để ùn tắc trên địa bàn. Đồng thời
báo cáo về Tổng cục Thuế trong vòng 03 ngày làm việc kể từ thời điểm ô tô,
xe máy được đăng ký trước bạ.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Nghệ An và Cục Thuế Thành
phố Đà Nẵng biết./.
Nơi nhận:
• Như trên;
• Phó TCTr Cao Anh Tuấn (để b/c);
• Website Tổng cục Thuế; /
• Lưu: VT, TNCN(2b).
TL.TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT.VỤ TRƯỞNG VỤ QL THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lý Thị Hoài Hương
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
2 |
BỘTÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
Số: 7423/TB-TCHQ
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HàNội, ngày 18tháng12năm2018
THÔNG BÁO
Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giámsát, kiểmsoát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng
hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểmtra chất lượng, kiểmtra an toàn thực phẩm;
Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Chi Cục Kiểmđịnh Hải quan 3 tại Thông báo số 1404/TB-KĐ3 ngày
18/7/2018 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả
phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Chất làmkhô nhanh - Phụ gia dùng trong sản xuất mực in - 411-07-1
Photoinitiator 39-6 / 81-470059-7.2610 (mục số 22 tờ khai)
2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công ty TNHHSIEGWERK Việt Nam; Địa chỉ: Lô B, đường 2A, KCN
Đồng An, Bình Dương; MST: 3600725726
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 1020403 8925/A12 ngày 4/6/2018 đăng ký tại Chi cục HQKCNViệt Nam-
Singapore, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương
4. Tómtắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chế phẩmchứa 2-Hydroxy-2-methylpropiophenone; 2,2-
Dimethoxy-2-phenylacetophenone...dùng làmphụ gia trong sản xuất mực in
5. Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chế phẩmchứa 2-Hydroxy-2-methylpropiophenone; 2,2-Dimethoxy-2-
phenylacetophenone...dùng làmphụ gia trong sản xuất mực in
thuộc nhóm38.24 “Chất gắnđãđiềuchếdùngchocác loại khuônđúc hoặc lõi đúc; các sảnphẩmvà
chếphẩmhóahọc củangànhcôngnghiệphóachất hoặc các ngànhcôngnghiệpcóliênquan(kểcả các sảnphẩmvàchếphẩmchứahỗnhợpcác sảnphẩmtự nhiên), chưađược chi tiết hoặc ghi ởnơi khác.”, phân nhóm“- Loại khác: ”, phân nhóm3824.99 “- - Loại khác:”, phân nhóm“- - - Loại khác: ” mã số 3824.99.99 “- - - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Các Cục HQtỉnh,TP (để t/hiện);
- Chi cục HQquản lý hàng xuất nhập khẩu ngoài
khu công nghiệp - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương;
- Cục Kiểmđịnh hải quan và các Chi cục trực thuộc
(để t/hiện);
- Công ty TNHHSDEGWERK Việt Nam(LôB,
đường2A, KCNĐồngAn, BìnhDương);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK, PL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
Số: 517/LĐTBXH-BĐG
V/v: Chuẩn bị báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2017 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2018
Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thực hiện Điều 25 Luật bình đẳng giới và Điều 13 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân về việc hàng năm Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, căn cứ Nghị quyết số 412/2017/UBTVQH14 ngày 24/7/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo đơn vị chức năng chuẩn bị Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2017 thuộc ngành, lĩnh vực, địa phương mình phụ trách.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố gửi Báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới và gửi bản mềm qua địa chỉ thư điện tử: [email protected]) trước ngày 15/03/2018 để tổng hợp, trình Chính phủ báo cáo Quốc hội.
(Chi tiết tại đề cương báo cáo gửi kèm theo và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa chỉ http://www.molisa.gov.vn).
Trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Cổng TTĐT của Bộ (để phối hợp);
- Lưu: VT, BĐG. KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đào Hồng Lan
PHỤ LỤC 1:
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2017
Ban hành kèm theo Công văn số 517/LĐTBXH-BĐG ngày 01 tháng 02 năm 2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
(Dùng cho các địa phương)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: /….-…. …….. ……., ngày tháng năm 2018
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2017
PHẦN I
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI LUẬT BÌNH ĐẲNG GIỚI
1. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới
Stt Tên văn bản Cơ quan ban hành/Cấp ban hành Ngày ban hành Hình thức văn bản Cơ quan chủ trì soạn thảo
... ... ... .... ...
b) Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật
Stt Tên văn bản được LGG Nội dung LGG Cơ quan ban hành Ngày ban hành Ngày có hiệu lực Cơ quan chủ trì soạn thảo
... ... ... .... ... ...
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới
Đề nghị nêu rõ số lượng hoạt động, đối tượng, mục đích truyền thông.
3. Công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới
a) Số lượng cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới tại cấp tỉnh/huyện/xã (trong đó có phân tách giới tính nam và nữ)
b) Nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới:
+ Số các lớp tập huấn được tổ chức, nội dung tập huấn
+ Đối tượng tham gia
+ Số lượng người tham gia (có phân tách giới tính)
c) Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới
- Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra tại địa phương
- Nội dung thanh tra, kiểm tra (ví dụ như: thực hiện chính sách pháp luật lao động đối với lao động nữ tại các doanh nghiệp, truyền thông, quảng cáo mang định kiến giới…..)
- Số lượng các vụ việc bị xử phạt/ hình thức xử phạt/ Mức xử phạt
d) Công tác nghiên cứu, thống kê, công bố thông tin, số liệu
Nêu rõ số lượng các nghiên cứu, công bố thông tin, số liệu về bình đẳng giới
đ) Kinh phí địa phương và huy động dành cho hoạt động bình đẳng giới
Năm 2017 2018 Ghi chú
Kinh phí (triệu đồng) Kinh phí thường xuyên Kinh phí huy động Kinh phí thường xuyên Kinh phí huy động
e) Hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới
Nêu rõ các hoạt động hợp tác quốc tế về bình đẳng giới hoặc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới đã được triển khai thực hiện tại địa phương
4. Đánh giá tình hình chung triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới
PHẦN II
TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
I. Mục tiêu 1
1. Các hoạt động giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
2. Kết quả thực hiện mục tiêu:
- Số lượng/Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020
- Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội
- Tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021
- Tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt tại Ủy ban nhân dân cấp xã/huyện/tỉnh
- Đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội: số lượng/tỷ lệ nữ giữ chức vụ chủ chốt
3. Khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện
II. Mục tiêu 2
1. Các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động
2. Kết quả thực hiện mục tiêu:
Kết quả thực hiện 4 chỉ tiêu của mục tiêu 2 tại địa phương
3. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện
III. Mục tiêu 3
1. Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
2. Kết quả thực hiện 2 chỉ tiêu của mục tiêu 3 tại địa phương
3. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện
IV. Mục tiêu 4
1. Các hoạt động nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
2. Kết quả thực hiện 4 chỉ tiêu của mục tiêu 4 tại địa phương
3. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện
V. Mục tiêu 5
1. Các hoạt động nhằm bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thông tin.
2. Kết quả thực hiện 2 chỉ tiêu của mục tiêu 5 tại địa phương
3. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện
VI. Mục tiêu 6
1. Các hoạt động bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
2. Kết quả thực hiện các 2 chỉ tiêu của mục tiêu 6 tại địa phương
3. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện
VII. Mục tiêu 7
1. Các hoạt động nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
2. Kết quả thực hiện các 4 chỉ tiêu của mục tiêu 7 tại địa phương
3. Khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được.
2. Khó khăn, vướng mắc.
PHẦN IV
ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Nơi nhận:
- …………;
- …………;
- Lưu: VT. QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
PHỤ LỤC 2:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU BÌNH ĐẲNG GIỚI TỪ NĂM 2016 ĐẾN NAY
(dùng cho địa phương)
Mục tiêu, chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017
Mục tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ ĐBQH, ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35%.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% UBND các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
- Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70% và đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức CT - XH có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động.
- Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm ít nhất 40% cho mỗi giới (nam và nữ).
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 35% trở lên vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 50% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 100% vào năm 2020.
Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn 95% vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 50% vào năm 2020. Tỷ lệ nữ tiến sỹ đạt 25% vào năm 2020.
Mục tiêu 4: Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 115/100 vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 52/100.000 vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 3: Tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con lên 50% vào năm 2020 so với năm 2010.
- Chỉ tiêu 4: Giảm tỷ lệ phá thai xuống dưới 25/100 vào năm 2020.
Mục tiêu 5: Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin.
- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2020 giảm 80% sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới. Tăng thời lượng phát sóng các chương trình, chuyên mục và số lượng các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020 có 100% đài phát thanh và đài truyền hình ở trung ương và địa phương có chuyên mục, chuyên đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.
Mục tiêu 6: Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
- Chỉ tiêu 1: Rút ngắn khoảng cách về thời gian tham gia công việc gia đình của nữ so với nam xuống 1,5 lần vào năm 2020.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020 đạt 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về pháp lý và sức khỏe, được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình. Đến năm 2020 đạt 85% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2020 có 100% số nạn nhân bị buôn bán trở về thông qua trao trả, được giải cứu, số nạn nhân bị buôn bán tự trở về được phát hiện được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
Mục tiêu 7: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 1: Đến năm 2020 có 100% dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được lồng ghép vấn đề bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 2: Đến năm 2020 có 100% thành viên các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được xác định có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới.
- Chỉ tiêu 3: Đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ.
- Chỉ tiêu 4: Đến vào năm 2015 và duy trì đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ ở các cấp, các ngành được tập huấn nghiệp vụ ít nhất một lần.
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
Số: /2018/QĐ-UBND
Tây Ninh, ngày 16 tháng 4 năm 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
Căn cứ Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu;
Căn cứ Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 34/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng;
Căn cứ Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 631/TTr-SCT, ngày 23 tháng 3 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng 4 năm 2018.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ngành:
Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Khoa
học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở,
ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường,
thị trấn căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
• Văn phòng Chính phủ;
• Vụ Pháp chế - Bộ Công Thương;
• Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
• Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
• TT: TU, HĐND tỉnh;
• CT, các PCT.UBND tỉnh;
• Như Điều 3;
• Sở Tư pháp;
• Trung tâm Công báo tỉnh;
• Lưu: VT, VP. UBND tỉnh.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH
Dương Văn Thắng
QUY ĐỊNH
Quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2018/QĐ-UBND ngày 4 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu
Phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và các quy hoạch ngành liên quan; phải gắn với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, đô thị trong tương lai và những tuyến giao thông quan trọng; chú trọng phát triển các cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Các chủ thể tham gia kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu.
Phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước xây dựng các cửa hàng xăng dầu hiện đại, đảm bảo văn minh thương mại, đa dạng hóa mô hình tổ chức kinh doanh xăng dầu, kết hợp với các dịch vụ tiện ích như: dịch vụ rửa xe, bảo dưỡng xe, bãi đỗ xe, dịch vụ dừng nghỉ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng ăn uống, máy rút tiền.
Tập trung khắc phục, giải quyết tồn tại một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã đầu tư xây dựng trước đây không còn phù hợp hiện đang hoạt động kinh doanh nhưng chưa đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, phải cải tạo, nâng cấp và hoàn thành các thủ tục theo quy định để được tồn tại, phát triển.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phân loại cửa hàng kinh doanh xăng dầu và phân cấp kho xăng dầu
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên đường bộ
a) Loại 1: diện tích đất tối thiểu 4.000m² (không bao gồm diện tích đất phần lộ giới đường giao thông), chiều rộng mặt tiền tối thiểu 50m, chiều sâu tối thiểu 80m, xây dựng trên tuyến đường quốc lộ;
b) Loại 2: diện tích đất tối thiểu 2.400m² (không bao gồm diện tích đất phần lộ giới đường giao thông), chiều rộng mặt tiền tối thiểu 40m, chiều sâu tối thiểu 60m, xây dựng trên các tuyến đường còn lại.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu ven sông
Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch bến bãi, giao thông đường thủy và phù hợp các quy định hiện hành. Diện tích đất tối thiểu 2.000m², chiều rộng mặt tiền tối thiểu 50m, chiều sâu tối thiểu 40m.
Diện tích đất được co giãn số đo chiều rộng mặt tiền hoặc chiều sâu 10% nhưng tổng diện tích đất không đổi.
Kho xăng dầu
Thực hiện theo quy định Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 39/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định trình tự, thủ tục bổ sung, điều chỉnh quy hoạch và quản lý đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình kho xăng dầu, kho khí hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng (gọi tắt là Thông tư số 39/2013/TT-BCT) được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 34/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2013/TT-BCT (gọi tắt là Thông tư số 34/2017/TT-BCT); Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế; các quy định hiện hành.
Điều 5. Tiêu chí về địa điểm, khoảng cách
Phù hợp các quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phát triển giao thông và các quy hoạch khác có liên quan.
Địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
Địa điểm xây dựng cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy định đảm bảo khoảng cách an toàn từ bể chứa và cột bơm đến công trình bên ngoài cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Bảng 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu ban hành kèm theo Thông tư số 11/2013/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Công Thương (gọi tắt là Thông tư số 11/2013/TT-BCT).
Địa điểm xây dựng kho xăng dầu cách các công trình ngoài kho tối thiểu 100 mét (tính từ bể chứa của địa điểm xây dựng kho đến ranh giới công trình).
Các công trình ngoài cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu bao gồm: khu dân cư tập trung (đối với kho xăng dầu), trường học, bệnh viện, triển lãm quốc gia, trung tâm thương mại, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, khu du lịch, khu di tích, lịch sử.
Việc xác định các địa điểm dự kiến xây dựng cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu phải thỏa mãn các tiêu chí tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này. Địa điểm xây dựng cụ thể do nhà đầu tư lựa chọn và được chính quyền địa phương chấp thuận.
Điều 6. Thẩm quyền cấp chủ trương đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu
Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất (theo Luật Đầu tư năm 2014);
b) Dự án trên đường quốc lộ, xã biên giới, ven sông, kho xăng dầu; dự án gần khu du lịch, khu di tích, lịch sử;
c) Dự án tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: cấp chủ trương đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu cho các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này theo đúng quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của các sở, ngành
Sở Công Thương
a) Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Quy định này;
b) Chủ trì phối hợp sở, ban, ngành kiểm tra rà soát các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đáp ứng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
c) Có ý kiến về các dự án xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu tại Điều 6 Quy định này trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp chủ trương;
d) Cấp Giấy chứng nhận, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu cho doanh nghiệp theo quy định;
Sở Xây dựng
Thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng cửa hàng, kho xăng dầu theo thẩm quyền quy định.
Sở Giao thông Vận tải
Phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền quy định.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND các huyện, thành phố làm cơ sở cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu; hướng dẫn thủ tục và thực hiện các trình tự thủ tục thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng quy định; hướng dẫn và quản lý về vệ sinh môi trường đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu.
Sở Khoa học và Công nghệ
Hướng dẫn quy định và quản lý nhà nước về chất lượng, đo lường trong kinh doanh xăng dầu; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chất lượng, đo lường trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, hoạt động đầu tư kinh doanh xăng dầu; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Quy định này.
Công an tỉnh
Hướng dẫn quy định và quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, vệ sinh môi trường theo quy định; tổ chức thỏa thuận thiết kế kỹ thuật xây dựng về phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu an toàn hệ thống phòng cháy chữa cháy; hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các phương án đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ; phối hợp với sở, ngành liên quan thường xuyên quản lý và tăng cường biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy đối với cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu.
Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
Điều 8. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
Công bố quy định quản lý đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phù hợp để phát triển cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu theo quy định; hướng dẫn, quản lý nhà nước về xây dựng, môi trường theo phân cấp; tổ chức cấp giấy phép xây dựng theo đúng thẩm quyền quy định.
Căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, UBND các huyện, thành phố giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Kinh tế thành phố thực hiện xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp chủ trương xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu và các quy định hiện hành, nhất là thẩm định diện tích đất, khoảng cách đối với các công trình công cộng, các tiêu chí xây dựng cửa hàng xăng dầu (có biên bản thẩm định) trình UBND huyện, thành phố xem xét, có văn bản lấy ý kiến Sở Công Thương.
Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Quy định này.
Chủ trì, phối hợp lấy ý kiến các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Quy định này.
Chủ trì, phối hợp lấy ý kiến các Sở, ngành có liên quan phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư các dự án xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quy định này.
Kiểm tra quy trình thủ tục đầu tư cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu trước khi cấp phép xây dựng theo thẩm quyền được phân cấp.
Theo dõi tình hình phát triển cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố báo cáo về Sở Công Thương tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp phát sinh trong quá trình thực hiện.
Chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát các cửa hàng xăng dầu thuộc diện phải cải tạo, nâng cấp, mở rộng, di dời, giải tỏa hoặc chuyển đổi công năng để phối hợp sở, ngành liên quan báo cáo xử lý.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, kinh doanh xăng dầu
• Các doanh nghiệp, nhà đầu tư có nhu cầu xây dựng cửa hàng kinh doanh xăng dầu, kho xăng dầu gửi Đơn đề nghị cấp chủ trương xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu, kho xăng dầu (có xác nhận của UBND cấp xã) đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố và kèm theo bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của địa điểm dự kiến xây dựng.
• Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, hoạt động kinh doanh xăng dầu. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ và cơ sở kinh doanh; đảm bảo văn minh thương mại.
• Đối với diện tích đất thực hiện xây dựng cửa hàng xăng dầu, kho xăng dầu nếu được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, Nhà đầu tư liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư để được hướng dẫn các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
• Khi xây dựng cửa hàng xăng dầu, kho, các công trình khác phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thương mại, dịch vụ theo đúng quy định của Pháp luật đất đai. Trường hợp xây dựng mở rộng diện tích đất để bố trí các hạng mục công trình khác thì tiếp tục thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định.
• Xây dựng cửa hàng xăng dầu phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BCT và các quy định hiện hành; phải xây dựng hệ thống thu hồi hơi xăng dầu; bố trí trang thiết bị, kinh doanh nhiên liệu sinh học theo lộ trình.
• Xây dựng kho xăng dầu phải đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 34/2017/TT-BCT; Thông tư số 39/2013/TT-BCT; Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5307:2009 Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế; các quy định hiện hành.
• Cải tạo, nâng cấp các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã đầu tư xây dựng trước đây không còn phù hợp hiện đang hoạt động kinh doanh nhưng chưa đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, phải cải tạo, nâng cấp và hoàn thành các thủ tục theo quy định để được tồn tại và phát triển.
Điều 10. Điều khoản chuyển tiếp
• Đối với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu chưa đáp ứng đủ điều kiện theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành phải cải tạo, nâng cấp để được tiếp tục kinh doanh trên địa bàn tỉnh được xử lý như sau:
Các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có diện tích đất dưới 300m²
a) Thời hạn đến ngày 31/12/2018, cửa hàng xăng dầu phải được trang bị hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy tự động hoặc bán tự động, ngoài ra phải nâng cấp, cải tạo và xây dựng các hạng mục công trình của cửa hàng xăng dầu như: nhà vệ sinh công cộng (nếu chưa có), bể chứa, van thở, tường bao, bãi đỗ xe;
b) Thời hạn đến ngày 31/12/2020, cửa hàng xăng dầu phải nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình của cửa hàng xăng dầu như: mái che, đảo bơm.
Các cửa hàng xăng dầu có tổng diện tích đất từ 300m² đến dưới 1.200m² (ngoài đô thị)
a) Thời hạn đến ngày 31/12/2018, cửa hàng xăng dầu phải được nâng cấp, cải tạo và xây dựng các hạng mục công trình của cửa hàng xăng dầu như: nhà vệ sinh công cộng (nếu chưa có), bể chứa, van thở, tường bao, bãi đỗ xe;
b) Thời hạn đến ngày 31/12/2020, cửa hàng xăng dầu phải nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình của cửa hàng xăng dầu như: mái che, đảo bơm.
Việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng các hạng mục công trình của cửa hàng xăng dầu thực hiện theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BCT và các quy định hiện hành.
Điều 11. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản thì sẽ áp dụng theo văn bản đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu phản ánh về Sở Công Thương để được hướng dẫn hoặc tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KÌ CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Văn Thắng |
6045
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
*Số:
6015 /TB-TCHQ
TONG
CHINK
CỤC HẢI QUÂN
Ký bởi: Tổng cục Hải quan
Cơ quan: Số 9 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Thời gian ký: 02/12/2024 12:53:54 +07:00
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày
02
tháng 12 năm 2024
THÔNG BÁO
Về kết quả xác định trước mã số
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan,
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4
năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại
hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, được sửa
đổi, bổ sung tại Thông tư số 17/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việt Nam;
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, Đơn đề nghị số 01 ngày
29/10/2024 của Công ty cổ phần Hóa dược - Dược phẩm I, mã số thuế:
0106718496;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,
Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau:
1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp:
Tên thương mại: Humiome® Post LB
2
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Nguyên liệu thực phẩm chức năng
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không có Nhà sản xuất: DSM-Firmenich
Houdan SAS
2. Tóm tắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số: Theo hồ sơ xác định
trước mã số, thông tin mặt hàng như sau:
- Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:
Vi khuẩn Lactobacillus LB đã chết hàm lượng trên 60 tỷ vi khuẩn trên 1g và chất
mang, ở dạng bột
- Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
+ Cơ chế:
Postbiotics = Vi sinh vật không sống + Sản phẩm phụ chuyển hóa của vi sinh
vật (Postbiotics = Non-living microorganisms +Metabolic byproducts of
microorganisms)
Thuật ngữ "postbiotics" được Hiệp hội khoa học quốc tế về Probiotics và
Prebiotics (ISAPP) định nghĩa vào năm 2019 là "các chế phẩm từ vi sinh vật
vô tri và/hoặc các thành phần của chúng mang lại lợi ích sức khỏe cho vật
chủ". Loại thành phần này đang nổi lên nhanh chóng và định hình lại thị
trường khoa học sinh học toàn cầu.
Humiome® Post LB là một thành phần an toàn, ổn định và dễ sử dụng
bao gồm sự kết hợp độc đáo giữa hai chủng Lactobacillus độc quyền, các chất
chuyển hóa của chúng và môi trường lên men. Nó mang lại lợi ích cho sức
khỏe trong nhiều lĩnh vực.
+ Cách sử dụng: Thành phần cho thực phẩm bổ sung, để tăng cường dinh
dưỡng cho thực phẩm
- Hàm lượng tính trên trọng lượng:
+ Số lượng Lactobacillus LB mỗi gam: trên 60 tỉ
+ Chất mang: vừa đủ
- Thông số kỹ thuật:
+ Dạng bột, màu kem - vàng – nâu, mùi đặc trưng, pH 4.7 - 5.3 (14% trong
nước), tan một phần trong nước
+ Vi sinh vật L. fermentum và L. delbrueckii có trong Humiome® Post
LB là vi khuẩn bị tiêu diệt bằng nhiệt.
Các tế bào vi sinh vật chết không thể được kích hoạt lại và không thể hình
thành khuẩn lạc nữa.
- Quy trình sản xuất: Chuẩn bị, lên men, cô đặc hoặc ly tâm và trộn để thu được
hỗn dịch→ Xử lý nhiệt để vô hiệu hóa vi khuẩn→ Sấy khô → Đóng gói, lưu
trữ và vận chuyển
->
-
- Công dụng theo thiết kế: Thành phần cho thực phẩm chức năng, để tăng
cường dinh dưỡng cho thực phẩm, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể...
3. Kết quả xác định trước mã số: Theo thông tin trên Đơn đề nghị xác định
trước mã số, thông tin tại tài liệu đính kèm hồ sơ, mặt hàng như sau:
15
3
-
Tên thương mại: Humiome® Post LB
Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:
Vi khuẩn Lactobacillus LB đã chết hàm lượng trên 60 tỷ vi khuẩn trên 1g và chất
Ở
mang, ở dạng bột
- Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
+ Cơ chế:
Postbiotics = Vi sinh vật không sống + Sản phẩm phụ chuyển hóa của vi
sinh vật (Postbiotics = Non-living microorganisms + Metabolic
byproducts of microorganisms)
Thuật ngữ "postbiotics" được Hiệp hội khoa học quốc tế về Probiotics
và Prebiotics (ISAPP) định nghĩa vào năm 2019 là "các chế phẩm từ vi
sinh vật vô tri và/hoặc các thành phần của chúng mang lại lợi ích sức khỏe
cho vật chủ". Loại thành phần này đang nổi lên nhanh chóng và định hình
lại thị trường khoa học sinh học toàn cầu.
Humiome® Post LB là một thành phần an toàn, ổn định và dễ sử dụng
bao gồm sự kết hợp độc đáo giữa hai chủng Lactobacillus độc quyền, các
chất chuyển hóa của chúng và môi trường lên men. Nó mang lại lợi ích cho
sức khỏe trong nhiều lĩnh vực.
+ Cách sử dụng: Thành phần cho thực phẩm bổ sung, để tăng cường
dinh dưỡng cho thực phẩm
- Hàm lượng tính trên trọng lượng:
+ Số lượng Lactobacillus LB mỗi gam: trên 60 tỉ
+Chất mang: vừa đủ
Thông số kỹ thuật:
+ Dạng bột, màu kem - vàng – nâu, mùi đặc trưng, pH 4.7 - 5.3 (14%
trong nước), tan một phần trong nước
+ Vi sinh vật L. fermentum và L. delbrueckii có trong Humiome® Post
LB là vi khuẩn bị tiêu diệt bằng nhiệt.
Các tế bào vi sinh vật chết không thể được kích hoạt lại và không thể
hình thành khuẩn lạc nữa.
- Quy trình sản xuất: Chuẩn bị, lên men, cô đặc hoặc ly tâm và trộn để thu
được hỗn dịch… Xử lý nhiệt để vô hiệu hóa vi khuẩn… Sấy khô → Đóng
gói, lưu trữ và vận chuyển
->
- Công dụng theo thiết kế: Thành phần cho thực phẩm chức năng, để tăng
cường dinh dưỡng cho thực phẩm, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể...
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không| Nhà sản xuất: DSM-Firmenich
Có
Houdan SAS
thuộc nhóm 21.02 “Men (sống hoặc ỳ); các vi sinh đơn bào khác, chết (nhưng
không bao gồm các loại vắc xin thuộc nhóm 30.02); bột nở đã pha chế.”, phân
4
nhóm 2102.20 “- Men ỳ; các vi sinh đơn bào khác, chết: ”, mã số 2102.20.90 “-
- Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty cổ phần Hóa
dược - Dược phẩm I biết và thực hiện./. /
Nơi nhận:
Công ty cổ phần Hóa dược - Dược phẩm I (Số 9,
Đường Louis VII, Khu đô thị Louis Ctiy, Phường Đại
Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội);
Các cục HQ tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Cục Kiểm định hải quan;
- Website Hai quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Uyên (3b).lát
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
08
TAI
CHIN
QUAN
CUC
Âu Anh Tuấn
* Ghi chú: Kết quả xác định trước mã số trên chỉ có giá trị sử dụng đối với tổ chức, cá nhân đã gửi đề
nghị xác định trước mã số.
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TIẾU CHUẨN VIẾT NAM
KỸ THUẬT AN TOÀN
MÁY CẮT KIM LOẠI
YÊƯ CẦƯ ĐỐI VỚI TRANG BỊ ĐIỆN
TCVN 4726 - 1989
HÀ NỘI
Cơ quan biên soạn:
Viện máy công cụ và đúng cụ
Bộ cơ khí và Luyện kim
Cơ quan đề nghị ban hành:
Vụ Khoa học và kỹ thuật
Bộ cơ khí và luyện kim
Cơ quan trình duyệt:
Tồng cục Tiêu chuần — Đo lường-- Chất lượng
Cơ quan scẻt duyệt vá ban hành :
Úy ban Khoa học và Kỳ thuật Nhà nước
QuyỂt định ban hành số: 312/QĐ ngày 13 tháng 6 năm 1989
’ỊỆtỀƯ CHƯẰN VIỆT NAM Nhỏm T
KỸ THUẬT AN TOÀN V Máy cẳt kim loại. Yêu cầu đối với tràng bị điện TexHHKà 'ốesonacHOCTH ■ _ t n Ctqhkh MeTa^aopexcy- ec sa Cỉjy Metal-cullingmạchine TpeốoBaHHH K 9«KTPO- Requirement for elec- oiopyio.’.HB tricaI equipment TCVN 4726 - 89
Có hiệu lực từ 1-7-1990
Tiêu chuần này phù hợp với ST SEV 539 — 77.
Tiêu ehuẫn này áp dụng đối với trang thiết bị của lầt cả các
nhổm này : máy cắt kim loại, mày ăn mòn điện, máy hóa điện,
máy siêu âm, dây chuyền tự động, phụ tùng, dụng cụ đo kiềm,
máy nâng hạ và thiết bị khác sử dụng cùng với mày, Nhùng mảy
và thiết bị kề trên được nối với lưới điện đến 660 V với tàn số
đẽn 2Ó0Hzrìàm việc trongỊkhí hậu khô ráo.
Tràng bị điện của máy cắt kim loại phải thỏa măn những yêu
cầu về an toàn theo tiêu chuẫn này.
1. NHỮNG YÊU CẦU CHƯNG
1.1. Điện áp nguồn:
1.1.1. Thiết bị điện phải đảm bảo làm việc không có sự cổ
khi điện ảp thay đôi trong phạm vi từ 90 đến 110% giá trị danh
định và đảm bảo các đặc tính kỳ thuật như trong lý lịch khi điện
áp thay đỗi (rong phạm vi lừ 95 đổn 105% giá trị danh định.
Thiệt bị điện phải đảm bảo làm việc không có sự cố khi tần
SỔ của điện áp thay đỗi theo tiêu chuần hiện hành (khi chưa có
tiêu chuần Việt Nam áp dụng theo TOCT 6697 — 75.
1;2. Đối với lưới điện
Thiễt bị điện của mảy phải nối với một nguồn cung cấp của
lưới điện bằng một đàu vàb. Nểu cần có điện áp hoặc hệ thống
nguồn khác (thí dụ dùng cho ly hợp điện lừ, khí cụ điện tử và
khí cụ khác) thì tùy khả năng có thề thực hiện nhờ biến thế, chĩnh
lưu, các bộ biến đỗi V.v... Những phần tử này cũng được coi là
thành phần trang hrị của máy.
Nếu không dùng ỗ phích cắm đẽ nổi máy với lưới điện thì
càn có những cốt nối cách điện cho từng pha và dầy không, khi đó
dây nguồn càn phải nối trực tịếp với những cốt nối phía trên
cùa công tắc đầu vào
Trong trường bựp nối trực tiếp với công tắc đàu vào không
thuận lợi, phải có những cốt nối đặc biệt.
Cần với những cốt nối câc dây pha tương ứng phải có cốt nối
đẽ nối với vỏ máy và dùng đễ nối với dây bảo vệ.
Cần có cốt nối cách điện riêng biệt đề nối dây không. Không
cho phép dùng dây không trong jnẤy vối mục đỉch làm dây bào
vệ. Dây khổng chi cổ the sử dụng làm dây dẫn điện trong trường
hợp trang bị điện của mảy không có biển áp điều khiền và được
sự đồng ý của khách hàng.
Các cổt nối của công tắc đầu vào không có vỏ riêng cách điện
và dễ dàng tiếp^xúc ngẫu nhiên, phải có nắp che bang vật liệu
cách điộn và có ký hiệu phòng ngừa quy định trong điều 9.11
1.3. Ngắt sự cố và công tắc đầu vào (công tắc chính).
1.3.1. Trang bị chệiicủa máy phải được cung cấp một khí cụ
có khả năng ngắt thiết bị điện ra khỏi lưới điện và dùng máy
trong trường hợp sự cố. ;. ...
1.3.2. Khi cụ ngắt sự cố phải thỏa mãn yêu càu sau :
Khi tác động ỉôu khí cụ này, máy hoặc các phần chuyên động
của nó dừng nhanh. ; •
Khí cụ ngắ! sự cố có the là những công tắc điều khiẽn bằng
tay, chân hoặc điêu khiên từ xa, lắp trên mạch động lực hoặc lả
những mạch diéu khicn, cho phép từ một lệnh điều khiền ngẳt
đồng thờs tătcảcốc công tắc tơ, khởi động từ trong mạch động lực.
1.3.2.1. Khí cụ ngắt sụ co phải tính với phụ tẵi lối đa, phù hợp
với d òng điện khởi động ban đầu (dòng điện của động cơ ở trạng
thái hãm) cua động cơ có công suất lợn và tổng dòng điện định
mức của tất cả các thiết bị liêu thụ còn lại khi điện áp bạng điện
áp đinh mức. ?\’ếu trị số ngắt cửa khí cụ ngắl sự cố đủ lớn, thi cỏ
thẽ được trang bị các phần tử ngắt hoặc rơ le, đề bảo vệ chống
quả tải và ngắn mạch.
1.3.2.2. Khi các phần tủ của khí cụ ngắt sự cố tác động, không
được phép ngắt cảo thiết bị (như bàn điện từ, các cơ cầu hãm,
phanh cơ khí v.v...) mà khi chúng ngừng làm việc có thề dẫn
đến tai nạn lao động.
Khi thiết bị ngắt sự cố đang ở trạng tháb ngắt, các cơ cẫu
máy không dược khởi động lại.
Nếu cần phải đảo chiều chuyên động đê bảo đảm an toàn
cho người vận hành thì sự đảo chiệu này phải bắt đầu ngay khi
khí cụ ngắt sự bắt đằu tảc động.
1.3.2.3. Cơ Cấu lâc động của khí cụ ngắt sự cố (nút ấn, tay
quay, bàn đạp, dây cáp v.v...) phải cỏ màu đỏ tươi (đối với dây
cáp cho phép sơn gián đoạn), dễ nhìn thấy và dễ dàng tiếp cận.
Nút ầnngắt sự cố phải có dạng hình năm trên bề mặt tấm
lắp nút ấn hên có hình tròn màu vàng, và nên sử dụng nút ấn
điều khiễn vói cơ cãu phục hồi cưỡng bức (then, vấu).
Khoảng cảch giữa hai khí cụ ngắt sự cố gần nhau không được
lớn hơn 10 m. Mỗi bảng đièu khiên phải có một cơ cấu tác động
tới khí cụ ngắt sự cố.
1.3.3. Công tấc đằu vào (công tẳc chính) phải thỏa mần các
yêu càu sau : I
Công tắc đàu vào phải điều khièn được bang lay và phải
đảm bảo ngắt lẩt cả. các thiết bị điện của máy ra khỏi nguồn điện.
Công tác đàu vào phải tính toán về nhiệt với dòng điện của
tăt cả các thiết bị điện nối vào nó (lăt cả các động cơ và các khí
cụ khác v.v...) mà những thiết bị, khí cụ này có thề làm việc đồng
thời và phải đảm bảo đóng, ngắt dược dòng điện làm việc danh
định của máy ở chẽ độ làm viẹc bình thường.
1.3.3.1. Khi bố trí công tắc đàu vào ở vị trí dễ tiếp cận thì
khả năng ngắt của nó phải tương đương với khí cụ ngắt sự cố.
Cho phép dùng ô phích cắm với dòng điện danh định đến Í6A
và điên áp danh định 380 V làm công tấc đàu vào. Đối với máy
Trang 4/32 TCVN 4726 —89
---------f——,-----------------
CÓ tồng công suất tyên 0,75 KW không nên dùng ô phích cắm làm
công tắc đầu vào.
Phích cắm phSỉ nối bằng dây cáp điện mếm dẫn tới thiết bị
điện của máy. o cắm phải kẹp cố định và nối với dòng điện, ô,
phích cắm phải có tiếp điẽm đê nối với đây bảo vệ.
Công tắc đằu vào phải đảm bảo :
— Chỉ có hai trạng thái xác lập.
— Có khoảng ngắt nhìn thấy giữa các tiếp điềm hoặc sự ngắt
của nó phải thực hiện được khi khoảng cách giữa các tiếp điềm
đạt được giá trị cân thiết.
— Có thiết bị đề khóa ở trạng thải ngắt (thí dụ như dùng
ồ khóa).
— Khi ngắt phải ngắt tất cả các dây dẫn nối với nguồn điện,
trừ dây bảo vệ và dày trung tính (khi có dây trung tính nối đất
chắc chắn). z - ■ •
— Nếu công tắc đầu vào được dùng đẽ ngắt sự cố, thì nổ phải
phù hợp với các yêu cầu ở mục 1.3.2.
— Không cho phép lắp đặt công tắc đàu vào hoặc cơ cấu đẫn
động của nó trên cánh cửa, nắp, tấm ngăn v.v...
— Cho phén pp đặt cơ cấu vận động của công tắc đầu vào
trên cảnh cửa, nắp'v.v .. trong trường hợp có khóa liên động theo
mục 2.1.2.3. . /"
1.3.3.2. Khồng nên nối các mạch điện dưởi đây tới nguồn
điên sau công lắc đàu vào.
— Chiếu sảng cục bộ dùng khi bảo dưỡng, sửa chữa mảý.
— Ồ, phích cắm dùng cho các dụng cụ cầm tay (thí dụ như.
máy khoan, mỏ hàn. V.V...).
- Mạch cung căp điện cho cảc khí cụ ngắt khi điện áp nguồn
không đúng. ồ
Các nguồn điện trên phải có các khí cụ đóng ngắt riêng biệt.
Bên cạnh nguồn điện và công tắc đàu vào phải đặt các ký hiệu
phòng ngừa hoặc ghi chú lương ứng.
1.3.3.3. Phàn thiết bị điện, mà sau khi ngẳt rôĩìg tắc đầu vảo,
vẫn còn điện áp không an toàn, phăi được che chắn đề phòng
liẽp xúc ngẫu nhiên, Trên các nắp che chắnphăi có ký hiệu theo
mục 9.11.
1.3.3.4. Các công tắc tự động ở mạch động lực cổ thề được
idùng làm công tắc đău vào với các điều kiện:
— Thỏa mãn tăt cả cảc yêu cầu theo 1.3.3.
— Có cơ cău điều khiẽn bằng tay (nếu từ bồn ngoài có phương
hiện khác đề ngắt công tắc tự động thì không có khả năng tảc
■động vào cơ cău ấy).
— Nếu bị khóa ở trạng thải ngắt thi không có khả năng đóng '
từ xa hoặc bằng tay.
1.4. Nối các đd gá, thiết bị phụ tùng kèm theo.
1.4.1. Ồ, phích cắm đe nối điện của mảy với (các đồ gá, thiết
bị, hoặc phụ tùng|kèm theo máy phải có tiếp điềm đễ nối với dây
bảo vệ.
— Phàn ô cắm phải có nắp bảo vệ đề giữ cho lỗ cắm khổng
bị bụi, bần khi ở trạng thái ngắt.
■ »
2. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ
2.1. BẢO vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên với những phàn
cỏ điện.
2.1.1. Biện pháp bảo vệ chống tiếp xúc ngẫu nhiên phải được
thực hiện bằng cách áp dụng một hoặc đồng thời nhiều phương
pháp theo các mục từ 2.1.2 đến 2.1.3. Nếu theo hướng dẫn sử dụng
máy, cho phép bát kỳ ai cũng tiếp cận được với thiết bị điện mà
không thề bảo dường, chăm sóc được từ bân ngoài (vỉ dụ thay
cìu chì, phục hòi.rơ le nhiệt) thì việc bảo vệ ư i.ỉh iểpxúc ngẫu
nhiên phải thực hiện thỏa mãn các yên cầu dieo mục 2.1.2.3,
2.1.2.4, 2.1.3.
2.1.2. Bảo vệ bằng vỏ bọc phải thỏa mãn các yêu càu sau:
2.1.2.1. Vỏ bảo vệ phải thỏa mãn các yêu càu của phàn 4.
Khoảng cách giữa phản vỏ và phăn bảo vệ có điện áp không
.V ,
được nhỏ hơn khoảng cách đánh thủng qui định cho không khí
và trong vật liệu cách đỉệntheochỊ dẫn ỏ bảng 1, trừ câc trường
hợp vỏ được chế tạo bằng các vật liệu cảch điện.
Bảng 1
Điện ốp V Khoảng eàch không khí ínrn Đường dòng, rò mm
Giữa cảc dây cổ điện áp Giữa các đáy cỏ điện ốp và cốc phần kim loại không có điện áp Vật liộu cách điện bằng 'gôm Vật liệu cách điện khâc
đễn 60 2 3 2 3
Từ 60 đến 250 3 5 3 4
Từ 250 đến 380 4 . 6 4 6
» 250 » 440
» 380 » 550 6 8 6 10
» 440 » 600 • —
■> 550 » 660 í
«600 » 660 6 8 8 12
•
2.1.2.2. Đê mở nắp che hoặc tháo các thiết bị bảo vệ cũng
như lắp lại vị trí cũ của tíó phải dùng chìa khóa hoặc dụng cụ
tương tự.
2.1,2 3. Các cảnh cửa của lủ có thiết bị điện phải có khóa
liên động với công tăc. (thí dụ công tắc đầu vào) sao cho các cánh
cửa không mở được khi công tắc đỏng và công lắc không đóng
được khi cốnh cửa mở. Phải định trước khả nấng ngắt khóa liên
động đề xem xét và kiễm tra các thiết bị. Khi đóng cánh cửa,
khóa liên dộng này phải tự động phục hồi.
2.1.2.4. Nếu trong tủ. hốc mây có lẳp thiết bị mà không được
khóa bằng chìa hoặc dụng cụ chuyên dùng, thì các phần chưa
được bảo vệ hoặc các chi tiết có điện áp của thiết bị điện phải
được che chan, Các tăm che này chỉ tháo ra được bằng dụng cụ
hoặc tự íE ;<dua về vị trí che chắn của minh khi cánh cửa mở
UC bảo Vẹ chốiỉg liễp XÚC nịSxU nhiên đối với nguời vận hành.
2.1.3. Bạc bằng vật liệu cách điện, phải thỏa mãn các yêu
cău sau:
Các chi tiết có điện áp nguy hiềm, phải được bao bọc loan
bộ bằng vật liệu cách điện. Vật liệu này phải có đặc tính cách
điện và độ bẽn cơ học cần thiết và chỉ được ỉoậi bỏ khi nó bị
hư hỏng.
2.1.4. Không cho phép có điện áp dư trên các phàn tử của
thiết bị điện. /
Nếuthiểt bị điện có các phằn tử (thí dụ như tụ điện vv...) mà
sau khi ngắt điẹn có the vẫn còn glại trên nỏ điện áp nguy hiềm
thì đỗi với trường hợp điện áp nguy hiêm có ở trong lủ điều khiền
phải treo ký hiệu phòng ngừa trên cành cửa hoặc tấm .treo. Nếu
điện áp nguy hiêin có ở bên ngoài tủ điện điều khiên phải lẳp
điện trở phóng điện.
2,2. ; Bảo vệ chống điện giật khi có hư hỏng phải được bảo
đảm bằng một trong những phương pháp chỉ dàn ở các mục 2.2.1
đến 2.2.3.
2.2.1. Sử dụng mạch bảo vệ phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Tất cả các phần kim loại của máy (bệ máy, vỏ thiết bị
điện, tủ, bảng điều khiễn vv...) có the. xuất hiện điện áp nguy hiễih
trong trường hợp hỏng cách điện, phải nối dẫn điện với nhau và
nối với vít nối đất của máy.
+ Điện trở của mạch bảo vệ, đo giữa vít nối dây bảo vệ (vít
nỗi đất) và bất kì phàn kim loại nào của máy có thề xuất hiện
điện áp nguy hiềm khi hỏng cách điện, khổng được lớn hơn
0,1 ôm.
2.2.1.1. Mạch bảo vệ phải bao gồm những dây bảo vệ riêng
biệt hoặc những phàn kết cẫu dẫn điện của mảy hoặc vỏ máy.
Dày bảo vệ phải bảo đảm liên kết dẫn điện giữa các phàn không
cỏ điện áp trong chể đệ làm việc bình thường của thiết bị điện
và mạch bảo vệ (xem mục 2 2.1.3 đến 2.2.1.10). '
Cho phép không nối với dấy bao'vọ nhữọg phần của máy
rơ le lõi biến ảp, những biền chỉ đầu v.v...) không có điện áp ỏ
chế độ làm việc bình thường, nhưng có ịhề cổ điện khi hỏng
cảch điện, nếu loại trử được khả nàng tiếp xúc ngẫu nhiên với
phàn này. í
2.2.1.2. Các phân kim loại của thiết bị điệu dẫn động bằng
tay (tăy quay, đĩa quay...) phải được nổi chắc chắn với mạch
bảo vệ hoặc phải có cách điện kép hoặc cách điện tăng cường
đẽ ngăn cách/chúng với cảc phàn dẫn điện.
Điện ảp đánh thửng cách điện Ịcép (tăng cường) không được
nhỏ hơn 4.000 V.
Cho phép chế tạo hoặc bọc cácXhiết bị của máy và những
phần kết cấu của thiết bị dẫn động mà tay thường chạm vào
' trong chế độ làm Việc bình thường, bằng vật liệu cách điện có
giá trị điện áp đánh thủng tối đa. Sơn, tráng men hoặc các vật
liệu tương tự dung đề phủ lên các phằn kim loại không the coi
là vật liệu cách điện, thỏa mãn các yêu cầu này.
2.2.1.3. Những phương tiện dùng đề nối các phần kim loại
trong mạch bảo bậ phải chịu được dòng điện chạy trong mạch
bảo vệ đó khi bị đánh thủng chạm đẩl.
Không được phép dùng ống kim loại, VO dây cáp và ống nõi
kim loại làm chức năng dây bão yệ, nhưng chúng phải được nối
với mạch bảo vệ.
♦ •
2.2.1.4. Những mặt tiếp xúc của những chi tiết kim loại có
thề đủng làm mạch bảo vệ, nểu giữa chúng không có cách điện
và được kẹp chặt (thí dụ nối bằng vít, khớp bản lê, cánh
cửa, v.v...)
2.2.15. Khi thiết bị điện lắp trên các chi Ịiểt (thí dụ nắp,
cánh cửa, vỏ hộp) và làm việc với điện áp nguy hiềm phải thực
hiện cảc biện pháp nổi chắc chắn các chi tiết này với dây
bảo vệ.
• '
2.2.1.6. Tất cả các phần của mạch bảo vệ phải được thiết kỗ
sao cho chịu đựng được phụ tải động và nhiệt lớn nhẫt có thê
xuăỉ. hiện các điềm tương ứ g.
2 2 17. Cho phép dùng c c phần kết cấu của máy làm chức
năng mạch bảo vệ trong các trường hợp nếu mặt cắt ngang của
cấc phăn này (về phương diện khã năng dẫn đòng) ứng với điện
lích mặt cắt ngang định mức được chỉ dẫn ỏ’ bảng 3’ ?
2.2.1.8. Trong trường hợp sử dụng ố phích cắ"in, khỉ tháo ô
phích cắm mạeh bảo vệ phải ngắt sau các tiếp điềm có điện áp,
khi nối ồ, phích cắm, mạch bảo vệ phải nối trước các tiếp diêm
có điện áp.
Kểtcấu của cảe ô phích cắm phẳi loại trừ được khả năng tiếp
xúc ngẫu nhiêu với các phàh dẫn điện củạ chúng ở trạng thái ngắt.
2.2.1.9. Không cho phép nối vào mạch bảo vệ cảc công tắc
tự động, càu chi chảy, và cảc thiết bị bảo vệ chống quá tải khác.
Cho phép sử dụng các tám nối trong mạch bảo vệ (cân thiểt ví
dụ trong một số thử nghiệm) với điều kiện chỉ có công nhân có
tay nghề dùng dụng cụ mới tháo ra được.
2.2.1.10. Vít và cốt nđi mạch bảo vệ được định trước đè
nối cảc dây dẫn đồng. Khi dùng dây dẫn nhôm hoặc hợp kim
nhôm, càn phải bảo đảm chống ăn mòn điện.
2.2.1.11. Các phần dăn dòng điện trong trưòng hợp có sự
( cố phải có cơ cấu đề nỗi dẫn điện với mạch bảo vệ bên ngoài và
vỏ kim loại của cáp điện, dây dẫn (ống thép, vỏ bọc bằng chì v.v...)
Không cho phép sử dụng những cơ cấu này vào mụcđich khác.
2.2.1 12. Không cho phép dùng vít,''chốt, đai ốc v.v... nối giữa
các chi tiết làm vít nối đất. Chúng chỉ cổ the được dùng trong
trường hợp ngoại lệ khi không có khả năng sử dụng nối đăt.
2.2.1.13. Nối đất các phân được đặt trên các chi tiết lắp ráp
di động hoặc thường xuyên tháo lắp phải thực hiện bằng các dây
dẫn mềm hoặc các tiếp diễm nối dẫn điện kiễu trượt.
2.2.1.1.4. Nếu các phần lử của thiết bị điện được đặt’trên các
chi tiết lắp ráp của máy, cách điện với khung nối đất của mảy
thì phải có cốt nối dây nối đất trong cơ cấu của chúng.
2.2.1.15. Bên cạnh các cốt nối nguồn điện đầu vào phải có
cốt nối đề nối dây bảo vệ. Diện tích mát cắt ngang dây bảo vệ
chỉ dẫn trong bảng 2.
3. MCKL 9
Bảng 2
Diện tích dáy phá của . thiết bị nguồn mm2 Diên tích đây bảo vệ nối với điỉm nối đẫt mm2
đến 16 Bằng diện tích của dây pha
Trên 16 Không nhỏ hơn 50% diện tích dây pha và cũng không nhỏ hơn 16.
2.2.1.16. Diện tích Iihồ nhãtcủã dây dẫn bảo vệ lắp đặt trong
trang bị điện cùa máy không nhỏ hơn diện tích chỉ dẫn ở
bảng 3.
Bảng 3
_____ _ . _ . _ _____ _____ ___'_ f / *'
Dòng điện đặt danh định của càu chi hoặc khí cụ bảo vệ chống ngắn mậch í Diện tích dây dẫn bảo vệ 1 bẳrg đồng mm2
khác. A
Đến 200 Bằng diện tích của dây dẫn mạch được bẫo vệ nhưng khổng Lớn hơn 16.
Từ 200 Từ 315 Từ 500 đến 315 đến 500 đín 800 • 25 35 50
2.2.1.17. Đựờng kính nhỏ nhãt của vít nối đất và bề mặt tiếp
xúc được chỉ dẫn ố bảng 4.
Bâng 4
Diện tích dâv bão vệ m m2 Đường kính nhỏ nhất của ’ vít nối đất. Đường kính nhở nhất cỏa mặt tiếp xúc dùng đằ vít chặt dây bảo vệ m m2
đến 1,5 2,5 Từ 4 đến 10 Từ 16 đển 25 Từ 35 đến 50 Từ 70 Mỉ M5 Mô M8 M10 + M12 + 12 14 16 20 25 28
+ Cho phép thay thế một vít bằng hai (VỚI đường kính nhỏ
hơn) nhưng tông diện tích mặt cẳt 'ngàng không nhỏ hơn giả trị
cho ở trong bảng.
Khi dây bảo vệ không làm bằng vật liệu đồng thì điện trờ của
nổ không được lớn hơn điện trở của dây đồng tương ứng.
2.2.1.18. Những CỐI nối dùng đề nối các dây dẫn bảo vộ phải
là loại vít nối có cơ cấu (thí dụ như đệm lò so) chống tự tháo.
Sau khi đã vặn chật vít nổi dây bảo vệ, không cần cố lởp
cách điện trên bề mặt và xung quanh mặt tiễp xúc của nó, nhưng
phãi có bảo vê chổng ăn mòn.
2.2.1.19. Những cốt nối dùng đề nối dây bảo vệ phải có ký
hiệu chỉ dẫn. Đồi với máy xuất khẫu, có ký hiệu theo đơn đặt
hàng.
2.2.2. Trong trường hợp có yêu cầu bảo vệ đặc biệt chốhg
điện giật phải sử dụng biện pháp bảovệ bằng cách điện kép. Khi
đó trên vỏ phải ghi dấu hiệu cách điện kép.
2-2.3. Điện ảp an toàn được dùng với mục đích bảo vệ phải
thỏa mãn câc yêu càu sau:
L Điện áp giữa các phần có điện và không có điện ở chế độ
danh định không được vượt quá 36 V (giá trị hiệu dụng) đổi với
dòng xoay chiều và 48 V (giả trị biên độ) đối với dòng điện một
chiẽu.
Khi sử dụng chỉnh lưu, phía đòng xoay chiều phải thực hiện
đầy đủ các yốu cău đã quy định đối với dỏng điện xoay chiều.
2. Các mạch điện có điện ảp an toàn phải được cách ly với
mạch có điện áp nguy hiếm. Điẻu này cũng áp dụng đối với
nguồn điện. Nẽu diìug biẽn áp (không cho phép dùng biến
áp tự ngẫu) đề cung cấp điện cho các mạch này thì điện ốp
sơ cấp không được vượt quả 660 V đối với đãt và 1000V giữa
các pha. Cảch điện giữa các cuộn sơ căp và thứ cẳp phải chịu
được điện ảp thử 4000 V. 1
Đẽ loại trừ sự xâm nhập của điện áp không an toàn vào mạng
điện áp an toàn phải đặt mạng này vào ống bảo vệ riên cổ cầu
chì và các khí cụ phân phối riêng, độc lập với mạng điện áp nguy
hiệm. Dây dẫn và vât liệu điên dùng đê lắp ráp trong mạch điện
' . ' • ■ " ụ
ảp an toàn phải chịu được điện ổp lâm việc định mức khổng nhô
hơu 260 V hoặc phải dùng dây dẫn, vật liệu tiêu chuần đổi với
mạng điện an toàn. '
3. Không được phép thay phích cắm của mạch điện cổ điện
áp an toàn bằng phích cắm của mạch điện có điện ảp lớn hơn.
2.3. Bảo vệ chống tự động đổng mạch trong trường hợp điện
ảp của lưới điện được phục hồi sau khi bị mất.
Trang bị điện của máy phải có bẫo vệ độ loại trừ khả năng
tự đóng mạch cho máy làm việc sau khi điện bị mẫt, ngẫu nhiên
có lại, không phụ thuộc vào trạng thái của cơ cáu điều kbiền.
Cho phép không dùng loại bão vệ này trong các trướng hợp
khi các cơ cấu chuyễn động của mảy được che chắn và loại trừ
được khả năng gây tai nạn cho người vận hành, làm hư hỏng các
cơ cău, dụng cụ của máy, nếu máy tự làm việc sau khi điện bị
măt, ngẫu nhiên có lại. Nếu dùng thiết bị bảo vệ có thời gian trễ
thì sự trễ đổ không được cản trở việc ngắt lức thời toàn bộ hoặc
từng phàn thiết bị của máy khi tác động vào ^3 t IkỊ t 1^ Ị ^1 c ri
khiến.
2.4. Bảo vệ chống giảm điện áp.
Nếu điện áp giảm xuống dưới mức cho phép có thề làm cho
các công tắc tơ bị ngắt gây nguy hiềm cho người và sự cố cho
mảy, thi phải có biện pháp bảo vệ đê ngắt thiết bị điện khi điện
áp giảm xuống dưới giá trị chỉnh định.
3. MẠCH ĐIỀU KHIÊN VÀ TÍN HIỆU
3.1. Nguồn điện của các mạch điều khiên và tín hiệu. Đỗi
với mạch điều khiền của máy có từ 5 khi cụ điện từ (công tắc tơ,
rơ le v.v...) hoặc từ 15 liếp điềm trở lên, nen dùng biên áp với
các điện áp 24^ 42, 110 và 220 vôn xoay chiều và 24, 4S,' 110 và
220 v một chiều đễ cung cẫp nguồn cho nó. Khi có khí cụ điện
từ haỹ số tiềp điềm trong mạch điều khiên ít hợn. cho phép sử
dụng trực tiếp điện áp dây hoặc điện áp pha nhưng không được
lớn hơn 220V. Điện áp pha chỉ được sử dụng đối với lưới điện
cỏ bốn dầy.
u
< —
I
Không được phép dùng biến áp tự ngẫu, điện trở phụ hoặc
chiết áp đề tạo ra điện ảp cung câp cho mạch điều khiên.
Nếu một số mảy biển áp điều khiễn làm việc song sóng thi
các mạch điều khiên phải được thiết kế sao cho nểu một trong
số biến áp không làm việc, không gây ra nguy hiềm cho người
thao tác máy.
3.2. Nối với mạch bảo vệ.
3.2.1. Nối vởi mạch bảo vệ phải thỏa mãn với yêu cầu sau:
— Mạch điều khiền ngắn mạch với đẩl không gây ra khởi
động máy ngẫu nhiên và không được cản trở việc dừng máy.
— Yêu càu này được thực hiện tương ứng với mục 3.3.2.
— Khi không nối với mạch bảo vệ, mạch điều khiễn phải có
khí cụ phát tín hiệu đề báo khi ngắt mạch xuống đất hoặc tự
động ngắt nguồn điệp.-
— Nếu diễm giữa của máy biến áp mạch điều khiền được
nối đầt, thì phải có biện pháp bảo vệ đẽ ngắt nguồn khi ngắn
mạch xuống đăt hoặc sử dụng các phương tiện khác chống rò
điện xuống đất.
3.2.2. Nối các cuộn dây và các tiếp điêm phải thỏa mãn các
yêu càu sau: ~ -
— Trong mạch nguồn điều khiên cổ một dây nối với mạch
bảo vệ, thì một đầu dày của khí cụ điều khiễn phải trực tiếp nối
với dây này, còn tât cả câc tiếp điềm điều khiến bố trí nối giữa
đâu còa lại của cuộn dày và dây kia của mạch nguồn điều khiền,
— Nếu các dây dẫn giữa các tiểp điềm của cảc rơ le bảo vệ
(thí dụ đễ bảo vệ quá tải) và các cuộn dây của các khí cụ đièu
khiền chịu sự lác dụng của óác tiếp điềm này cùng nằm trong
một tù hoặc một hốc máy, thì cho phép các tiếp điếm này được
bổ trí nối giữa dây nối đất và các cuộn dây. Cho phép bố trí các
tiếp diễm theo cách khác đễ đ.ơn giản thiết bị điều khiền, khi
cỏ đủ các cơ sở cho phổp (như dùng anáng câp ô phích cắm
nhiều tiếp diêm v.v...).
3.3. Khỏa liên động bảo vệ. '
3.3.1. Điều khiên các bộ phận phụ phải thỏa mãn yêu cầu sau:
— Nếu ngắt một động cơ của một bộ phận phụ nào đỏ (vỉ
dụ bồi trơn làm nguội hoặc thải phoi) gây ra nguy hiềm cho
người thao tac mảy, thỉ sự ngắt ngẫu nhiên của một trong những
bộ phận phụ này phải trực tiếp làm ngắt tầt cả cảc thiết bị mà
nểu nó vẫn làm việc có thề gây ra sự cố.
3.3.2. Khỏa liễn động giữa cảc thao tác khác nhau phải thực
hiện như sau :
— Sơ đồ nguyên lý diềụ khiên điện phải có liên động và
bảo vệ tương ứng đễ loại trừ các chuyền động không đồng bộ
hoặc các vị trí không phù hợp của các cụm máy (dây chuyền).
— Mảy (hoặc dây chuyền) có các thiết bị liên động bảo vệ
như quy định ở 2.1.23 và 2.1.2.4. phải có khóa liên động (thí dụ
công-tác chuyễn mạch) đễ cho phép tiến hành hiệu chỉnh máy
(dây chuyên) ở chế độ hiệu chỉnh khi các thiết bi liến dộng bảo
vệ bị íigắt, nhưng trong trường hợp này khóa liên động khổng
được dùng đê đáng mạch làm việc tự động của máy (dây chuyền)
khi các liên động bảo vệ đóng lại.
— Khi ở một mậy (dây chuyền) có một số bảng điều khiên
thì phải có thiết bị khóa liên độpg đề loại trừ khả nàng đưa ra
đồng thời các lệnh điều khiên không trùng hợp từ cac'bang điều
khiên khác nhau. _
3.3.3. Hãm ngược cần phải thực hiện như sau:
Khi dùng chế độ hãm ngược phải có biện pháp bảo vệ chống
quay ngược, nếu có nguy hiềm cho người thao tác máy.
3.3.4. Đối với hệ truyền động điện dùng động cơ điện một
chiêu. Khi càn thiết phải trang bị thiết bị bảo vệ chống hiện tượng
động cơ quay ở tốc độ không cho phép.
3.4. Đóng chu trình làm việc tự dộng.
Chỉ dược phép đóng chu trình, hoặc bắt đàu thao tác khi đã
thực hiện các biện pháp an toàn cho người thao lác máy, mảy
hoặc chi tiểt, và tât cả các thiết bị phụ đều hoạt động.
Trong chu trình làm việc, trinh tự thao tác đúng đắn, phải
đạt được nhờ các liên động tương ứng. Nếu cần thiết đê lắp ráp
và hiệu chỉnh, máy có thẽ được trang bị các thiết bị cổ khả năng
cho ta các trinh tự thao tác khác, sọng khi đó, cũng như trên
đây, các khóa liên động an toàn tương ứng phảLtảc động đề bảo
đảm an toàn cho người tháo tâc máy.
3.4.1. Đièu khiến bằng hai tay phải được thực hiện như sau:
— Nễu điềukhiẽn bằng cảch ấn đồng thời hai tạy vào hai nút
ấn đề đóng chuyễn động cho các bộ phận của mảy thì các nút ấn
phải được bỗ trí sao cho người vận hành phải dùng cả hai tạy
mới ân đồng thời vào chúng được và chỉ khi ấn đồng thời vào
hai nút ấn mới có khả nâng khởi động máy.
— Khoảng cách bố trí giữa các nút ăn từ 300 đền GOOmm.
— Nút hình năm đề khởi độngchu trình làm việckhôngđược
là màu đỏ.
3.1.2. Phải có khả năng khôngdầp lại chu trình trong tãt cả
các thiết bị.
• '
Hệ thống điều khiên của các máy nửa tự động, máy tự động
và dây chuyền lự động phải loại trừ được khả năng lặp lại một
cách tự phát và không định trước. Việc lặp lại chu trình chỉ được
xảy ra khr lặp lại các thao tác vào các cơ cẵu điều khiên khởi
động của máy.
3.5. Ngắt.
Ngắt mạch điều khiền phải thực hiện ịbằng các tiếp điêm
thường kín của thiết bị ngắt. Chức năng đóng luôn luôn phải
được thực hiên bằng cách tác động vào các tiếp điềm thường hở
3.5.1. Bảo vệ chống chạy vượt quả phải thỏa màn các yêu
cầu sau:
— Nểu sử dụng các cổng tắc hành trình đề giới hạn vị trí tân
cùng của cảc bộ phận chuyền động của máy và nều cảc bộ phận
này chạy vượt quá có thế gây ra tai nạn đối với người thao tảc
máy, máy hoặc chi tiết, thi phải đặt một công tắc hành trinh
thứ hai đề dừng máy. Sự dừng máy này phải thỏa mận các yêu
cầu của mục í.3.2.
— Những thiết bị làm việc với chức năng thời gian không
được dùng đề giới hạn chuyền dịch cảc bộ phận của mảy.
4. LẮP RÁP THIẾT BỊ ĐIỀU KHIẾN
4.1. Các mức bảo vệ. -
Tủ điện, bảng điều khiẽn, các hộp chứa thiết bị điện phải có
các mức bảo vệ khổng tháp hơn các mức sau :
— IP54. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ IPOO và
không yêu cầu làm nguội bỗ sung.
— IP44. Đối với các thiễt bị điện có mức bảo vệ và yêu càu
như trên nhưng trong những trường hợp có đầy đủ căn cứ
cho phốp.
— IP33, Đói với cảc thiết bị điện có mức bảo vệ băt kỳ và
có đủ lưới đễ làm nguội.
— 1P22. Đối với các thiết bị điện có mức bảo vệ bất kỳ nhưng
đòi hỏi có làm nguội nhân tạo.
— IP23. Đối với các thiỗt bị điện có mức bảo vệ bất kỳ nhưng
tỏa nhiệt với khối lượng lớn đòi hỏi phải làm nguội nhân tạo
tăng cường.
— Mức bảo vệ của các thiết bị điều khiễn đật ngoài tủ,
hộp y.v... không được nhỏ hơn mức IP54.
— Mức bảo vệ của động cờ điện đặt ngoài các hộp phải thỏa
màn cảc yêu càu của mục 7.1.
— Tủ điện, hộp điện, bảng điều khiên cổ kết cấu theo mức
bảo vệ IP22 và IP33 phải có các bộ lọc trên các tấm lưới và lỗ
thông gió đê ngăn ngừa bụi lọt vào.
— Vật liệu đùng đễ làm kín tủ điện, bảng điều khiền, hộp
điện v.v... phải bền vững dưới tác dụng của môi trường xung
quanh, thí dụ như chẫt lỏng bôi trơn, làm nguội, dầu, mỡ, dung
dịch điện phân (trọng các máy điện hóa), cũng như các dung dịch
ăn mòn khác.
4.2. Độ mở của cánh cửa.
Cánh cựa của tủ điện, hộp điện có chứa thiết bị điện, nên lắp
dửng bẳng bản Lề và không được rộng hơn 900mm. Góc mở của
cânh cửa khổng đứợc nhỏ hơn 95°. (
4.3. Các phân tư cơ khí.
Các phàn tử cơ khí thường hay tiếp xúc trọng khi làm việc
bình thường và câc phần tử chuyền động (thí dụ như trục quay)
khồng được đặt' trong các hộp có chứa thiết bị điện.
5. THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỀN, ĐÈN TÍN HIỆU
5.1. Thiết bị điều khiên.
5.1.1. Thiết bị điền. khiễn có ô, phích cắm phải thỏa mân các
yêu cầu sau:
— Nếu các phần tử điều khiến được nỗi bằng ộ phích cắm,
V thì sự tương ứng giữa các phần củạ chúhg phải được xác định
bằng các dâu hiệu về kết cấu giống nhau hoặc cùng loại hay
cùng ký hiệu đề loại trừ sự nối nhầm.
ô phích cắm dùng trong các thiỗt bị điều khiên cũng phải
thỏa mãn những yêu cầu qui định ở mục 1.4.2 và 1.4.3.
5.1.2. Đối với cảc cảm biến áp lực và cảm biển nhiệt trong
hệ thống trang bị điệt^ phải dùng các tiễp điêm tác động
tức thời.
5.2. Thiết bị điều khiên bằng lay.
5.2.1. Nghiêm cầm thiết kế và bố trí các cơ cầu truyền động
cỏ the gây ra nguy hiẽm khi chúng bị tác động ágẫu nhiên
5.2.2. Các nút ãn điều khiễn.
5.2.2.I. Núm tảc động của các nút ấn điềukhiễn dùng đề đóng
mạch, trừ nút ấn điều khiền bằng hai tay, không được nhô lên
khỗi vầnh chính diện xung quanh nó hoặc tấm lắp nút ấn (bảng
điều khiên, pa nen). Nút ăn ngắt (dừng) có thẹ nhô cao hơn.
Õ.2.2.2. Khoảng cách giữa các nút ấn điều khiền phải thỗa mãn
mọi yêu càu theo các tiêu chuần hiện hành.
5.2.2.3. Tùy theo chức năng của cảc nút ấn điều khiên, sử
dụng trong mảy mà các núm tảc động của nó phải có màu như
chỉ dẫn trong bảng 5.
5.2.2.4. Ký hiệu của nút ận phải thỏa mãn cảc yêu cầu sau:
Bảng 5
Màu Chức năng Ví dụ ứng dụng
Đỏ ( Dừng Dừng sự CỐ / — Ngắt một hoặc một số động cơ — Dừng một số bộ phận chuyên động của mảy — Ngắt mím cặp điện tử. ■ ? — Dừng chu trinh (nẽu người tháo tác máy ăn nút trong quá trình làm việc của chu trình máy sS dừng sau khi két thúc chu trình — Dừng chung
Vàng Khởi động hoặc đảo chiều chuyền động khổng được dừng ổ chu trình làm việc bình thường (chỉ dừng khi chu trình làm việc bị phả vỡ) hoặc đóng cấp lốc cơ cấu phòng ngừa trạng thải sự cố — Phục hối cợ cẫu mảy vô vị trí xuãt phát trong trường hợp chu kỳ làm việc chưa kết thúc -- Tác động lên các nút điêu khiên màu vàng sẽ loại trừ hoạt động nào đó đã được ăn định từ trước
Xanh lá cây Khởi động (chuằn bi) ■ ■ . r — Đưa điện áp vào mạch điều khiến — Khởi động một hay một số động cơ cho các nguyên cổng phụ. < — Khởi động các phàn tư của mảy — Đỏng mâm cặp điện từ
Đen Khởi động (làm việc) — Đóng chu trình làm việc hoặc các nguyên công riêng — Chế độ hiộu chỉnh
Trắng hoặc xanh dã trởỉ Những thao tác chưa được quỉ định với các màu ki trên — Đỏng các nguyên công phụ khổng trực tiỗp phục vụ điều khiên trực tiếp chu trình. ' — Phục hồi các rơ le bảo vệ nẽu nủt ấn này cũng dừng đề ngắt, thi nổ phải có màu đô
MÀU CÁC ĐÈN HIỆU
Bảng 6
Màu Chức năng Ví dụ ứng dụng
,1 ■■1 3
Đỏ Trạng thải làm việc không binh thường, yêu càu người thao tảc máy phải can thiệp ngay (xem ghi chú 1.2) ' — Bốo hiệu việc cần ngắt máy ngay (ví dụ trong trường hợp qúá tải) — Báo hiệu máy bị dừng do các thiết bj bảo vệ tác động (thí dụ quá tải chạyvượt quá, hoặc các lõi khác
Vàng (Hò phách, Chủ ý hoặc phòng ngừa (xem ghi chủ 1) — Thôrg số nào đó (dòng điện, nhiệt độ) đang tiễn tới giá trị giới hạn cho phép — Máy đang làm việc ở chỗ độ tự động
Xanh lá câjr Máy đã sẵn sàng - Mảy đã sẵn sàng làm việc : Tất cả các hoạt đông chuằn bị càn thiẽt đã được thực hiện, cAc cơ cẫu của máy đã nằm ồ vị tri xuất phát, áp suát thủy lực hoặc điện âp đầu ra của máy phát đựng cơ đã nằm trong giới hạn cần thiỗt.v.v — Chu kỳ làm việc đã kểt thúc, và máy dã sẵn sàng lặp lại
Trắng (không màu) Mạch đã có điện áp (xem ghi chủ 2) — Công tắc chính đang ở trạng thải đổng (xém ghi chú) — Đã chọn xong tốc độ và chiều quay — Đă thực hiện các hoạt động phụ không phụ thuộc vào chu kỳ
Xanh biểc Các chức năng khác chưa được quy định với các màu kề trên — Công tác chuyên mạch đang ở vị trl « Hiệu chỉnh >. — Cơ cáu của máy nằm ở vị trí xuăt phát. —- Cơ cấu máy đang chụyln động với tốc độ bò.
Chú thích :
1) Đề báo hiệu «Trạng thái không binh thựờng, yêu cầu can thiệp
ngay* hoặc « Chú ý ». cỏ thè dùng tín hiệu' nháp nháy với màu
tương ứng và nẽu cần, có thế dùng kết hợp vởi tín hiệu âm
thanh.
2) Trạng thái đóng của công tắc chính có thê được bảo hiệu bẳng
đèn hiệu màu đỏ, với điều kiện, đèn này ở trên bảng, tủ điồu
khiên, nơi có công tắc chính. Cho phép sử dụng cả hai màu : màu
trắng (hoặc không màu) trên bảng và màu đỏ trên tủ điều khiên.
Trừ các ký hiệu đã chỉ ra ở mục 9.2 cân ký hiệu nút ấn
«dừng» bằng dắu hiệu «0» và nút ấn «Khởi động» bầng dău
hiệu a 1». Gác ký hiệu này ghi trực tiếp lên các nút ấn hoặc gần
chúng.
5.2.2.5. Gác nút ần điều khiên có núm lác động hình nầm
phải được dùng trong các trường hợp sau:
Ngắt sự cố ở chế độ làm việc lự động hoặc bằng tay.
— Gho phép dùng đề đóng chu kỳ trong cảc trường hợp tác
động đông thời bằng hai tay lẻn hai nút ấn. Khj, đổ các núm tác
động của nút án không được có màu đỏ.
5.3. Đèn hiệu./
Màu của các đèn hiệu dùng trong các máy cắt kim loại đề báo
hiệu các ehể độ làm việc được chọn theo bảng 6.
5.4. Nút ăn có đèn hiệu.
5.4.1. Phàn chung.
Màu của nút ần tự phục hồi có đèn hiệu phải như nhau khi
đèn sáng hoặc lắt, và phải phù hợp với quy định ở bảng 7. Trong
trường hợp ở bảng 7 chưa quy định thì phải dựa vào các chĩ dẫn
trong bảng 5 và 6.
Khi không có khả năng thực hiện các yéu cầu trên, cần dùng
nút ần điều khiền và đèn hiệu riêng rẽ.
5.4.2. Phương pháp sử dụng.
Các nút in-có đèn hiệu có thề được dùng trong các trường
hợp sau:
a) Báo hiệu:
Nút ấn có đèn hiệu ố trạng thái sáng bảo hiệu rằng cổ thế
và phải ấn lên nó (trong một sổ trựờng hợp) hoặc phải thực hiện
một sổ thao táe nhất định trước khi ấn lên nó:
— Sau khi thực hiện xong lệnh do nút án đỏ phát ra thì đèn
hiệu của nó phải tắt.
— Chỉ được dùng màu đỏ, vàng, xanh và xanh lá cây vào
mục đỉch này.
— Đề thu hút sự chú ý của người làm việc, ví dụ khi cỏ sự
cố, có thề dùng tín hiệu nhấp nhảy màu vàng hoặc màu đỏ. Khi
dùng như vậy có thề chuyền tín hiệu nhấp nhốy thành tín hiệu
liên tục bằng cách ấn vào nút ấn.
•—Nút ăh chỉ được dùng khi thỏa mãn các yêu cầu theo
mục 5.2 2.1. tín hiệu liên tục phải được tồn tại cho đến khi kết
thúc trạng thái sự cố.
b) Xác nhận:
Tảc động lên nút ấn cổ đèn hiệu lúc đèn tắt làm cho nó sảng
lên, điều đó xác nhận rằng, lệnh điều khièn đã được tiếp nhận
và thực hiện. Nút ấn sảng cho đến khi có lệnh điều khiên có tác
dụng ngược lại với lệnh điều khiền nổi trên. Chỉ được đùng màu
trắng (hoặc đèn không màu) cho mục đích này.
5.4 3. Màu của các nút án có đèn hiệu dùng đề điều khiền và
báo hiệu về trạng thái của máy chọn theo bảng 7.
6. LẮP RÁP DÂY DẨN
6.1. Lắp ráp dây dẫn đối với cảc mạch khảc nhau.
— Nếu các dây dẫn lắp đặt cạnh nhau và được đặt vàọ cùng
một ổng bảo vệ, máng hoặc hình thành dưới dạng cáp nhiều ruột
và được nối với các điện áp khác nhau thì phải ngăn cách giữa
chúng bằng vách, màng ngăn có cách điện phù hợp, hoặc phải chọn
loại dây dẫn, cáp điện có cách rđiện lớn nhẩt tương ứng với điện
áp cao nhăt nối với các dây dẫn này. Các mạch có điện áp
không an toàn (ví ’dụ mạch chiểu sáng) được cung cáp nguồn
Ị
Màu nút ấn phát sáng
Ếảng 7
Màu và chức nàng của nổ Dạhg tín hiệu phát ra từ nút ăn cỏ đèn hiệu Ghửc năng của các níit ấn Ví dụ ứng dụng và ghi chú
1 2 3 2
Đỏ « Chĩ đẫn » Xem ghi chú 1 — Sự sai lệch (xem ghi chú 2) và các trường hợp khác. — Phục hồi (chỉ dùng nếu nút ấn này cũng dùng đề Chỉ aự sai lệch) Ị
Vàng (Hô phách) « Chỉ dẫn Phông ngừa, lưu ý Khởi động các thao tác đề phòng ngừa các trạng thái nguy hiềm Thông số này hoặc thông sổ khác (dỏng điện hoặc nhiệt độ) tiễn tới già trị giới hạn cho phép, ấn vào nút ấn màu vàng sS loại trừ lác động thực hiện chức năng nào đó đã được ấn định từ trưởc.
Xanh lá cây « Chỉ dẫn ». Mảy hoặc bộ phận cíia nó đă sẵn sảng làm việc Khỏi động bẳng cổ ch ẩn nút cổ đèn hiệu — Khởi động một hay một số động cơ cho các thao tác phụ. -Khỏi động một số phần cõa máy. -Cấp điện ốp cho mâm cặp điện từ hoặc bàn cặp điện từ đề kẹp chặt — Đng chu trìn hhoặc thao tốc
Màu nủt ấn ph&t sáng
Bảng 7
Màu và chức năng cùa nổ Dạng tin hiộu phát ra từ nút ăn có đèn hiệu Clĩửc năng cíia các níit ần Ví dụ ứng dụng và ghì chú
1 2 3 2 '2
Đỏ « Chì dẫn » Xem ghi chú 1 — Sự sai lệch (xem ghi chú 2) và các trường hợp khác. — Phục hồi (chỉ dùng nếu nút ấn này cũng dùng đề chỉ sự sai lệch) ■ -
Vàng (Hô phách) * Chỉ dẫn Phỏng ngừa, lữu ý Khởi động cảc thao tác đề phòng ngừa các trạng thái nguy hiễm Thông sỗ này hoặc thông số khảc (dỏng điện hoặc nhiệt độ) tiến tới giả trị giới hạn cho phẻp. ẩn vào nút án màu vàng sS loại trừ tác động thực hiện chửc năng nào đổ đã được ấn định từ trưởc-
Xanh lá cây « Chĩ dẫn ®. Máy hoặc bộ phận của nó đă sẵn sàng làm việc Khởi động bằng cách ẩn nút có đèn hiệú — Khời động một hay một số động cơ cho câc thao tác phụ. -Khôi đông một số phàn côa máy. -Cấp điện áp cho mâm cặp điện từ hoặc bàn cặp điện từ đè kẹp chặt — Đng chu trìn hhoặc thao tác
đẫn dùng làm dây bảo vệ phải được ký hiệu bằng cảch sơn cảc
vạch xành — vàng xen kẽ nhau. Các vạch sơn này không được
nhọ hơn 30mm.
— Màu xanh lá cây - văng chĩ được đùng đề ký hiệu dây bào
vệ, khổng được phép dùng vào các mục đích khác.
— Khi dùng giấy cách điện một ruột phải đânh dâu màn
xanh lá cây—vàng dọc theo chiều dài dày.
— Khi dùng dây dẫn cách điện nhiều ruột và dây cáp với
lỗng sổ ruột không lốn hơn 5 thì dây bảo vệ cũng phải đảnh dẫu
màu xanh lả cây - vàng trên suốt chiều dài dây. Điều này cũng
càn áp dụng cho cáp điện có trên 5 ruột.
— Cho phép dùng cáp điện nhiều ruột, kề cà cốp có đánh
SỐ thứ tự các ruột với dây bảo vệ có đánh dấu hai màu xanh lá
cây - vàng ở cả hai đău của dây cáp.
- Dây không của mạch động lực (nếu không dùng trong
mạch bẫo vệ) và dây dẫn diêm giữa (trong mạch điện một chiều)
nên cỏ màu xanh da trời. Nểu trong mạch động lực có dây không
hoặc dây nối (rung diêm (dâjT nối diễm giữa), thì không được sử
dụng inàụ xanh da trời đề ký hiệu cho các dây dẫn khác.
6.2.2*. Đề ký hiệu một cách chắc chắn các dây dẫn một ruột,
màu vật liệu cách điện của nó nên thực hiện như sau:
• • • • •
— Mạch điều khiên dòng xoay chiều — màu đỏ (màu nên
dùng).
— Mạch động lực dòng xoay chiều hoặc một chiều — màu
đen (màu bắt buộc).
— Mạch điều khièn một chiều - xanh biếc (màu nên dùng).
— Đău các dây đẫn và các tiếp điềm mà các dây dẫn nối vào
phải có nhàn hiệu làm bằng vật liệu phi kim loại, và được ghi,
bền chẳc các ký hiệu dây dẫn, tiếp điềm phù hợp với cảckýhiệu
trên sơ đồ điện.
- 6.3. Lắp ráp dây dẫn ngoài, tủ, hốc và hộp điều khien.
Trong các máy công cụ vối sỗ lượng lớn cảc khí cụ, thiễt bị
điều khiễn được nối với nhau bằng các mạch nối liểp hoặc song
song, thì nên nồì các dày dẫn của mạch kiềm tra qua các cằunối
đễ tiện cho việc kiêm tra. Các câu nối này nên đê ở những vị
trí thuận lợi dỗ tiếp cận và phải dược bảo vệ chõng tiếp xúc
ngẫu nhiên.
6.1. Nối các mạch động lực bằng cảc ô, phích cắm. (
— Kết cấu-của các ô phích cắm phải loại trừ được khả năng
tiếp xức với các phàn đẫu điện ở trạng thái nối cũng như ở trạng
thái ngắt.
— Ồ cắm phải được nối vớỉ nguồn điện.
— Kết cấu cũa ồ phích cắm phải loại trừ được khả năng tự
tháo ngẫu nhiên giữa các phàn của chủng.
- ồ cắm phải cố nắp bảo vệ các lỗ cắm khỏi bụi bằn khi nó
ỏ trạng thái ngắt.
— Nếu trên máy có hai hoặc nhỉẽu thiết bị, đồ gá, pbụ tùng
được nối với mảy bằng các ô phích cắm với các nguồn điện khác
nhau thì phích cắm không cho phép cắm nhàm. í
z — Nếu các ô cắm cổ dùng một điện áp, thì phải đánh dăuđề
dễ dàng nhận biểt.
7. ĐỘNG Cơ ĐIỆN
7.1. Mức bảo vệ của động cơ.
- Míic bảo vệ của động cơ không được ìhâp hơn IP23.
- Chú ý phải sử dụng động cơ cấu trúc kín, cỏ hoặc không
có quạt làm mát.
7.2. Biền động cơ.
Nếu chiều quay cũa động cơ thay đôi làm hư hỏng máy hoặc
gây ra tai nạn chò người thao tác máy thì trên độbg cơ hoặc trên
máy, nơi gần động cơ, phải đóng biẽn có ký hiệu chỉ dẫn chiều
quáy của động cơ.
8. CHIỂU SÁNG CỤC Bộ CỦA MÁY
8.1. Yêu c'âu chung :
— Các mảy công cụ phải được trang bị đèn chiểu sáng cục
bộ độc lập hoặc lien trong máy đề chiếu sáng các vùng gia công.
Đèn chiếu sáng cục bộ độc lập phải thuận tiện cho việc lắp chắc
chắn, cố định nguồn sáng chiểu vào vị trí yêu càu. Cho phép
không trang bị đèn chiếu sáng cục bộ trong các máy vạn năng
khi có đày đả cơ sở kỹ thuật.
— Trên các mảy đặc biệt, máy tô hợp và các máy tham gia
trong dây chuyền tự động không bắt buộc phải có đèn chiếu sảng
cục bộ, song theo yêu cầu của khách hàng, trên nhừng máy (dây
chuyên) này phải lắp đặt (trong khoảng,từ 3 đễn 5 m) nhưng ô
cắm với điện áp đỗn 36 V đề nối đẻn chiếu sáng di động, cố định
hoặc dụng cụ điện càm lay.
8.2 Nguôn điện của đồn chiếu sãng cục bộ đển 110 V phải
được cung cấp qua mảy biến áp, trong đó cuộn dây sơ cap và thứ
cấp không được nối với nhau. Không đtrợc phép sử dụng biến áp
tự ngẫu, điện trở phụ hoặc các bộ chia áp làm nguồn điện chiếu
sảng. Đổi với điện áp đẽn 36V, một trong cảc đàu ra của cuộn
thứ căp máy biến áp phải đứợc nối đất.
- Các đèn chiếu sáng di động phải dùng điện ảp an toàn
không lởn hơn 36V (24V đối với các mày lắp dặt trong xưởng gia
công kim loại, 12V đối với các mảy lắp đặt ở xưởng luyện kim)
và phải thỏa mãn cảc yêu càu khác theo mục 2.2.3. Nếu không
thề sử dụng điện áp an loàn, thì các đèn chiếu sáng này phải
được nối với mạch bảo vệ theo mục 2.2.1. Những đèn cố định
hoặc có kết cấu liền trong mảy có thề nối với nguồn điện không
lớn hơn 250V. Cho phép dùng điện áp lưới, đối với lưới điện có
bốn dày và không gây nguy hiềm cho người thao tác khi thay thổ
đèn. Khi đó càn phải thực hiện việc nối với mạch bảo vệ theo
mục 2.2.1.
• • ...
Không cho phép lắp nối tiếp các đèn với nguồn điện, nhưng
cho phép lẳp nối liễp với đèn các cổng tắc đỏng, ngất.
8.3. Mạch bảo vệ chiếu sáng.
Các dầy không nối đâl trong mạch chiếu sáng càn được bảo
vệ chổng ngắn mạch với đẩt hằng cầu chì chảy hoặc công tắc lự
đổng. Các khi cụ này không được dùng cho các mạch khác.
8.4. Cảc ihiễl bị chiếu sáng.
Đui đèn phải được chố tạo bằng vật liệu cảch điện. Nểu điện
áp nguồn không an toàn thì không cho phép lắp công tắc đóng,
ngắt trên đui đèn hoặc nối trên dây dẫn di động.
— Phà đèn phải được lắp cố định vào thân đèn, khổng được
phép lắp trốn đui đèn.
— Khi dùng điện ảp an toàn, công tắc đèn phải được lắp
trong mạch đằu ra không nối đẵt của nguồn điện.
- Thân đèn chiếu sảng bằng kim loại phải được nối với
mạch bảo vệ.
- Nếu dùng ố phích cắm đễ nối điện cho đèn chiếu sáng thì
ô phích cắm phải có liếp điềm nối đất và kết cấu của nó phẫi loại
Irừ khả năng nói nhàm giữa các tiếp diễm.
8.5. Đèn huỳnh quang.
Nẽu dùng đèn chiểu sấhg huỳnh quang trên các quang trêh
các mảy thì phải áp đụng các biện pháp bảo vệ an toàn phù
hợp chống hiệu ứng hoạt nghiệm phát sinh trên các bộ phận
động của máy.
— Cho phép lắp đặt thiết bị đóng và ngẳt trên đèn chiếu
sảng cục bộ dùng bỏng đèn huỳnh quang và điện áp đến 220 V.
8.0. Đèn chiểu sáng trong tủ, hỗc máy, bảng điều khiên.
Đèn chiễu.sáng trong tủ, hốc máy, bảng điêu khiền, nơi có
chứa thiết bị điện phải được nối trước công tắc đàu vào chính, và
phải có công tắc dặc biệt. Ở công tắc đằụ vào chính, phải có biên
ghi chú hoặc biên ký hiệu phòng ngừa. Nểu đổng, ngắt đèn chiếu
sáng có liên quan đến việc đỏng mở các cánh cựa, nên dùngiiên
động bằng các công lẳc hành trình và phải bảo vệ chống tiẽp xúc
ngău nhiên vào các tiếp điêm của nó.
9. GÁC KÝ HIỆU VỀ ĐIỆN. TRÊN MÀỲ
9.1. Ký hiệu càc hốc và tủ điện.
9.1,1. Tủ và hốc có chứa các thiểt bí điện nhưng không được
chĩ bio rõ ràng thì phải ghi ký hiệu phòng ngừa màu đỏ, binh tia
chớp,
9.2. Ký hiệu các phần tử, dây dẫn và cốt nõi.
Các phần lử của thiết bị điện, dây dần và các cầu nối dây
phải được đảnh dẫu một cảch bền lâu lên chúng hoặc bên cạnh
chúng những ký hiệu tương ứng với sơ đồ điện. Vật liệu đề ký
hiệu dây dẫn phải là vật liêu phi kiín loại.
Khi lắp đặt động cơ điện hoặc thiểt bị điện riêng biệt nào '
đó bên trong thân máy hoặc ở phần khác ngoài mảy, thì cũng
phải lắp biên hoặc ghi ký hiệu của nó theo sơ đồ ở vùng đặt các
thiết bị đó.
9.3. Ký hiệu cảc cơ cấu tầc dộng, x
Các phần tử điều khiền bầng tay (nút ần. cồng lắc chuyền
mạch v.v...) phải có nhân hiệu chắc chắn, rõ ràng.
10. PHƯƠNG PHÁP THỬ
10.1. Biên bản kiềm nghiêm.
Nhà chế tạo phải cấp tài liệu kèm theo xác nhận về các
kết quả.
4- Thử nghiệm mẫu máy theo tăt cả các điêu quy định trong
tiêu chuần này.
+ Thử nghiệm xuất xưởng của từng mảy theo c.ác mục 10.2
đễn 10.4.
10.2. Thử nghiệm điện trở cách điện.
Điện trở cách điện của các dây dẫn mạch động lực, mạch
điều khiền đó với đất và giữa chúng với nhau, không được nhỏ
hơn IMíl và nó phải được đo bằng mêgôrnmét với điện áp một
chiều 500 đến 1000 vôn. Nếu mạch điều khiền không được cung
cãp nguồn trực tiep từ mạch động lực, phải liến hành đo riêng.
— Giữa các dây mạch điều khiền và đất,
— Giũa các dây mạch điều khiẹn và dây mạch động lực.
— Giữa các dây mạch động lực và đát.
Các phăn tử của thiết bị điện cổ thẽ bị hư hỏng do điện ảp
thử nghiệm, xuất hiện, trên các tiếp điềm, cốt nối, vi vậy trước
khi thử nghiêm, các. tiếp điềm cỗt nối này phải được nỗi ngắn
mạch. Đây cũng là yêu cầu đối với mục 10.3.
10.3. Thử nghiệm đánh thủng.
Tất cả các thiết bị diện của mỗi máy công cụ phải được thử
nghiệm đánh thủng bằng điện áp cao tương ứng tần số công
nghiệp trong thời gian một phút. Khi thử nghiệm, các dâỵ dẫn
mạch động lực và các dây dàn mạch điều khiẽn nối trực tiẽp
với mạch động lực phải được nối với nhau, còn điện áp được
đặt giữa câc dây đó và bệ máy nối đất.
Điện áp thử nghiệm phải bằng 85% điện áp nhỏ nhất, mà
nhà chế tạo đã dùng đề thử nghiệm các thiết bị đó trước khilẳp
vào máy, nhưng không được nhỏ hơn 1500 V.
Điệp áp thử nghiêm phải được cung cấp từ biến áp có công
suãt không nhỏ hơn 500 VA.. Các thiểt bị điện không định đề thử
với điện áp cao (chỉnh lưu, tụ điện, thiết bị điện tử, bán dẫn. các
thiết bị tự động và liên lạc V.v...) nhưng nằm trong mạch thử
nghiệm thì phải ngắt ra trước khi thử.
Khi thử nghiệm; các tụ điện nối giữa các phần có điện áp
khi làm việc bình thường và đất không được tháo ra yà phải
chịu được thử nghiệm này. Các phằn tủ* của thiễt bị và các mạch
đỉện nối với nó, làm việc với điện áp dưới 110 V (mạch điều
khìền, tiếp điềm thãp áp, thiết bị tự động và liên ]ạc, li hợp từ,
.mạch tín hiệu và chiếu sáng cục bộ, mạch liên lạc ợ mảy có điều
khiẽn chương trinh số v.v...) không phải chịu thử nghiệm bằng
điện ảp cao, tàn số công nghiệp.
Cho phép thử nghiệm từng cụm riêng biệt dõi với những
máy (dấy chuyền) không có khả năng thử nghiệm tồng thề các
thiết bị điện sau khi lắp ráp (ví dụ đo kích thước máy, dây chuyên
quá lớn).
11. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
11.1. Thiết bị điều khièn
Là một tố hợp bao gồm các phần tử điều khiền, đổ lường,
điều chĩnh cùng với các thiẽt bị có liên quan với chúng và được
bò sung hoàn chỉnh bằng các liên kểt cơ điện bên trong, các kễt
cẵu chịu lực và cảc vỏ bao che.
11.2. Tủ điều khiền.
Là vỏ bảo vệ cốc khí cụ điện. Nỏ được lắp đặt rời hoặc
trên mảy.
11.3. Hốc.
Một vị trí trong máy hoặc trong tủ điều khiên được bao kín
mọi phía, nhưng phải có cửa đê lắp ráp, quan sảt hoặc thông gió
cho các thiết bị điện bên trong.
11.4. Kênh.
Rănh, mảng, ống v.v... chĩ dùng đề chứa và bảo vệ dây dẫn.
11.5. Ống dẫn.
Những kênh được chễ lạo dưới dạng ống có thành cứng hoặc
mềm bằng vật liệu kim loại hoặc phi kim loại.
11.6. Phàn dẫn dòng.
Dày dẫn bit kỳ hoặc phần dẫn dòng, mì trong điều kiện
làm việc bình thường có điện áp. Dây không và các phần dẫn
dòng được nối với phàn có dòng cũng được coi là phàn có
điện ảp
11.7. Những phàn dẫn dòng không có điện ảp trong thời gian
làm việc bình thường của máy (thân máy).
Những phần dẫn dòng, không có điện ảp trong điỗu kiện
làm việc bình thưởng nhưng có khả năng có điện áp trong
trường hợp sự cố. —
11.8. Mạch động lực. Những mạch động lực đè phân phối điện
năng từ nguồn điện đến các thiết b| trực tiếp thực hiện các thao
tác công nghệ.
11.9. Mạch điều khiền.
Những mạch dùng đề điẻu khiền hoạt động cua mậy và bảo
vệ mạch động lực.
11.10. Khí cụ chuyễn mạch
Những khí cụ dùng đề đổng hoặc ngắt một hoặc nhiều
mạch,
11.11. Khí cụ điều khiền.
Khi cựtrong mạch’điêu khiên được dùng đễ điều khiẹn máy
(ví dụ cảm biển vị trí, khí cụ điêu khiễn tay, van điện
từv.v..)
11.12. Cơ cẩu dẫn động của thiểt b| (cơ cấu, khí cụ) điều
khiên lay.
Những cụm của hệ thống dẫn động mà các ngoại lực tác
động vào nó. Cơ cău tác động có thề có dạng như càn điều
khiẽn, các nút ấn, con đầy v.v...
11.13. Hành lang bảo quản và bảo dưỡng.
Khu vực mà người công nhân dùng khi bảo dưỡng thiết bị
điện, kiềm tra dự phòng và lắp ráp.
11.14. Các dạng cách điện
11.14.1. Cách điện làm việc.
Cách điện càn thiết đề đảm bảo cho thiết bị làm việc binh
thường và đề bảo vệ chủ yếu chống diện giật.
11.14.2. Cách điện bd sung
Cách điện độc lập bồ sung cho cảch điện làm việc đễ bảo
vệ chống điện giật khi cách điện làm việc bị hư hỏng.
11.14.3. Cách điện kép.
Cách điện kết hợp cả cách điện làm việc và cách điện
bô sung.
11.14.4 Cách điện tăng cường.
Cách điện làm việc được cải tiến với các tính chất cơ điện
bảo đảm mức bảo vệ chống điện giật như cách điện kép,
11 15. Dày bảo vệ. '
Dây dẫn không dẫn dòng làm việc mà chỉ được dùng đề
bảo vệ chống điện giật. |
BỘ XÂY DỰNG
--------------------
Số: 887/BXD-KTXD
V/v: Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/01/2011
CỘNG HềA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------
Hà nội, ngày 07 tháng 06 năm 2011
Kính gửi:
- Uỷ ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng cụng ty Nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ 01/01/2011 như sau:
1. Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình:
a) Đối với cỏc dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 và Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì việc điều chỉnh dự toán công trình do Chủ đầu tư quyết định.
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phia đầu tư xây dựng công trình theo quy định trước ngày Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình có hiệu lực thi hành, Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng trên cơ sở điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công (phần nhân công) theo mức lương tối thiểu mới đối với những khối lượng còn lại của dự án, gói thầu thực hiện từ ngày 01/01/2011. Nếu dự toán công trình điều chỉnh làm vượt tổng mức đầu tư thì Chủ đầu tư báo cáo Người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
c) Đối với các bộ đơn giá xây dựng công trình do địa phương, Bộ chuyên ngành công bố, các Sở Xây dựng báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Bộ hướng dẫn việc điều chỉnh đơn giá nhân công, máy thi công theo mức lương tối thiểu từ ngày 01/01/2011.
2. Điều chỉnh dự toán chi phí khảo sát: Chi phí nhân công trong dự toán khảo sát xây dựng cũng được điều chỉnh theo nguyên tắc trong mục 1 nêu trên.
3. Một số chi phí khác tính bằng định mức tỷ lệ (%) trong dự toán xây dựng công trình được tính theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Việc điều chỉnh giá hợp đồng, thanh toán khối lượng thực hiện hoàn thành từ ngày 01/01/2011 theo nội dung hợp đồng và các điều khoản đó thỏa thuận ký kết giữa các bên.
Các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước căn cứ ý kiến trên, hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo chế độ tiền lương mới đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VP,Vụ KTXD(Nh10).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Trần Văn Sơn
|
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
SỐ: 70148/CT-TTHT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 1 năm 2017
Kính gửi: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
(Địa chỉ: 48 Phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
MST: 0100108864)
Trả lời công văn số 20/CV-CTHN ngày 04/10/2017 của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
• Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.
+ Tại Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT.
+ Tại Điều 10 quy định thuế suất 5%.
+ Tại Điểm b Điều 13 quy định tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
"b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
• Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
• Dịch vụ; xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
• Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
• Hoạt động kinh doanh khác: 2%."
+ Tại Bảng danh mục nghành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu (Ban hành kèm theo Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính) quy định như sau:
"1) Phân phối, cung cấp hàng hoá: tỷ lệ 1%
• Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hương hoa hồng).
2) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5%
• Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ;
• Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác;
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
• Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hoá và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;
• Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;
• Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;
• Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;
• Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông;
• Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;
• Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;
• Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
• Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;
• Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;
• Các dịch vụ khác:
• Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).
3) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%
• Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
• Khai thác, chế biến khoáng sản;
• Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
• Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bản sản phẩm;
• Dịch vụ ăn uống;
• Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;
• Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).
4) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%
• Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
• Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
• Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên."
• # Thông báo
• ## Căn cứ pháp lý
• Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
• ## Nội dung
+ Tại Khoản 5 Điều 3 quy định phương pháp tính thuế:
"5. Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%.
Riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%.
+ Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%.
+ Đối với hoạt động khác: 2%."
Căn cứ quy định trên, trường hợp Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương là đơn vị sự nghiệp công lập, đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp; Viện có chức năng kiểm nghiệm các mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm và nhiều hoạt động dịch vụ khác, xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ. Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương căn cứ vào doanh thu của từng hoạt động cụ thể tại đơn vị để xác định tỷ lệ % tính thuế GTGT, TNDN trên doanh thu phù hợp theo quy định.
• ## Liên hệ
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 3 để được hướng dẫn.
• ## Thông báo
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương được biết và thực hiện.
Nơi nhận:
• Như trên;
• Phòng Kiểm tra thuế số 3;
• Phòng Pháp chế,
• Lưu: VT, TTHT(2). |
LUẬT
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024[1], được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 43/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Kinh doanh bất động sản[2].
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về kinh doanh bất động sản, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh bất động sản và quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.
2. Luật này không điều chỉnh đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức bán nhà ở, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do phá sản, giải thể, chia, tách; chuyển quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất do chia, tách, hợp nhất, sáp nhập theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị bán, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản là tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết, quyết định của trọng tài thương mại, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp;
d) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp chủ đầu tư kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản;
đ) Việc cho công nhân, người lao động thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về nhà ở.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng bán nhà ở, công trình xây dựng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng dự án bất động sản đang được dùng bảo lãnh, thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng và pháp luật có liên quan về xử lý tài sản bảo đảm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh bất động sản tại Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.
2. Kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm kinh doanh các dịch vụ: sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản, tư vấn bất động sản, quản lý bất động sản.
3. Dự án bất động sản là dự án đầu tư xây dựng công trình để kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật, bao gồm: dự án đầu tư xây dựng nhà ở; dự án đầu tư xây dựng khu đô thị; dự án đầu tư xây dựng khu dân cư nông thôn; dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp; dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao.
4. Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn là nhà ở, công trình xây dựng đã hoàn thành việc xây dựng và đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
5. Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà ở, công trình xây dựng đang trong quá trình đầu tư xây dựng hoặc chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
6. Thuê mua nhà ở, công trình xây dựng là việc bên thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua một tỷ lệ phần trăm nhất định của giá trị nhà ở, công trình xây dựng thuê mua theo thỏa thuận nhưng không quá 50% giá trị hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; số tiền còn lại được tính thành tiền thuê để trả hằng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; sau khi hết thời hạn thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và khi đã trả hết số tiền còn lại thì bên thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó.
7. Chuyển nhượng dự án bất động sản là việc chủ đầu tư chuyển giao toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư và quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư đối với các bên có liên quan (nếu có) đối với dự án, phần dự án bất động sản chuyển nhượng cho bên nhận chuyển nhượng thông qua hợp đồng.
8. Hợp đồng kinh doanh bất động sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản có đủ điều kiện theo quy định của Luật này với tổ chức, cá nhân khác để: mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.
9. Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định của Luật này với tổ chức, cá nhân để kinh doanh dịch vụ bất động sản.
10. Sàn giao dịch bất động sản là nơi diễn ra các giao dịch về mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật này.
11. Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
12. Tư vấn bất động sản là hoạt động tư vấn về các vấn đề liên quan đến kinh doanh bất động sản theo yêu cầu của các bên.
13. Quản lý bất động sản là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động về quản lý, khai thác, định đoạt bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc người có quyền sử dụng đất.
Điều 4. Nguyên tắc kinh doanh bất động sản
1. Công khai, minh bạch; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không vi phạm điều cấm của luật.
2. Bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh bất động sản ngoài phạm vi khu vực bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Điều 5. Các loại bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh
1. Nhà ở có sẵn và nhà ở hình thành trong tương lai.
2. Công trình xây dựng có sẵn, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, bao gồm công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp.
3. Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
5. Dự án bất động sản.
6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 6. Công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh
1. Trước khi đưa bất động sản, dự án bất động sản vào kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải công khai đầy đủ, trung thực và chính xác thông tin quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của Luật này và trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
2. Thông tin về dự án bất động sản bao gồm:
a) Quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư dự án bất động sản;
b) Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Thông tin về quy hoạch chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hợp đồng mẫu được sử dụng để ký kết trong giao dịch kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật này.
3. Thông tin về nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Loại bất động sản; vị trí, quy mô, tiến độ xây dựng, công năng sử dụng của bất động sản; thông tin về phần diện tích sử dụng chung đối với bất động sản là nhà chung cư, công trình xây dựng, tòa nhà hỗn hợp nhiều mục đích sử dụng;
b) Thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đã được thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng; giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng; thông báo khởi công xây dựng công trình; giấy tờ về nghiệm thu việc đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo tiến độ dự án; giấy tờ chứng minh đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có nhà ở;
c) Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này;
d) Thỏa thuận cấp bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai;
đ) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán, cho thuê mua;
e) Các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có); việc thế chấp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
4. Thông tin về nhà ở, công trình xây dựng có sẵn bao gồm:
a) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản của chủ đầu tư thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất xây dựng gắn với nhà ở, công trình xây dựng đó;
c) Các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng bất động sản (nếu có); việc thế chấp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, quyền sử dụng đất, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
5. Thông tin về quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản bao gồm:
a) Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với phần diện tích đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản;
b) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đủ điều kiện được chuyển nhượng cho cá nhân tự xây dựng nhà ở;
c) Giấy tờ về việc hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết, theo tiến độ dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Giấy tờ về việc chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với phần diện tích đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đưa vào kinh doanh;
đ) Các hạn chế về quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản (nếu có); việc thế chấp quyền sử dụng đất, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
6. Các thông tin đã công khai phải được cập nhật khi có sự thay đổi.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với đầu tư kinh doanh bất động sản
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và từng địa bàn.
2. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi cho tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.
3. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi của dự án, hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi của dự án đối với dự án bất động sản được ưu đãi đầu tư.
4. Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư dự án dịch vụ công ích đô thị, công trình hạ tầng xã hội trong phạm vi dự án bất động sản.
5. Nhà nước có chính sách để điều tiết thị trường bất động sản, bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
6. Nhà nước có chính sách để tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.
7. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất thông qua sàn giao dịch bất động sản.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bất động sản
1. Kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
2. Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
3. Không công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
4. Gian lận, lừa dối, lừa đảo trong kinh doanh bất động sản.
5. Thu tiền trong bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai không đúng quy định của Luật này; sử dụng tiền thu từ bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai trái quy định của pháp luật.
6. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
7. Cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, sử dụng chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
8. Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí và các khoản tiền liên quan đến kinh doanh bất động sản trái quy định của pháp luật.
Điều 9. Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành, nghề kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
2. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không trong thời gian bị cấm hoạt động kinh doanh bất động sản, bị tạm ngừng, bị đình chỉ hoạt động theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo đảm tỷ lệ dư nợ tín dụng, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp trên số vốn chủ sở hữu;
c) Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thông qua dự án bất động sản phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha, không thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 ha trở lên và phải bảo đảm khả năng huy động vốn để thực hiện dự án đầu tư; trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đồng thời thực hiện nhiều dự án thì phải có vốn chủ sở hữu đủ phân bổ để bảo đảm tỷ lệ nêu trên của từng dự án để thực hiện toàn bộ các dự án.
3. Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức, cá nhân bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không nhằm mục đích kinh doanh hoặc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng dưới mức quy mô nhỏ thì không phải tuân thủ các quy định của Luật này nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật; trường hợp cá nhân bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì còn phải thực hiện công chứng, chứng thực theo quy định tại khoản 5 Điều 44 của Luật này.
5. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản), phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này; quy định việc xác định kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 10. Hình thức, phạm vi kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, chuyển nhượng dự án bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức, cá nhân trong nước được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật;
c) Mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;
d) Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê;
đ) Thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại;
e) Thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để cho thuê lại;
g) Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất để bán, cho thuê, cho thuê mua thông qua dự án bất động sản thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Các hình thức kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.
4. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì được kinh doanh bất động sản theo các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 11. Yêu cầu đối với dự án bất động sản
1. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2. Dự án bất động sản phải phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị.
3. Trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng dự án bất động sản thực hiện theo quy định của pháp luật về: quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, nhà ở và pháp luật có liên quan.
4. Tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng.
5. Dự án bất động sản phải được đầu tư xây dựng theo tiến độ, quy hoạch, thiết kế và trong thời hạn thực hiện dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
6. Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, ngoài việc đáp ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì còn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Chương II
KINH DOANH NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ SẴN
Điều 12. Nhà ở, công trình xây dựng có sẵn được đưa vào kinh doanh
1. Các loại nhà ở có sẵn, trừ các loại nhà ở thuộc tài sản công theo quy định của Luật Nhà ở.
2. Các loại công trình xây dựng có sẵn quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.
3. Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có sẵn quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật này.
Điều 13. Nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
1. Việc mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải gắn với quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở có quy định khác. Các chủ sở hữu đối với các căn hộ chung cư, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, công trình xây dựng có nhiều chủ sở hữu có quyền sử dụng đất theo hình thức sử dụng chung.
2. Bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của Luật này được Nhà nước cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê mua. Trình tự, thủ tục, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Việc bán, cho thuê mua nhà ở phải tuân thủ quy định về thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Việc bán, cho thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Việc bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải tuân thủ quy định về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất và đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
5. Bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được xác lập quyền sở hữu đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê mua. Thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đối với bên mua, thuê mua là kể từ thời điểm bên mua, thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã nhận bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
6. Việc mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải kèm theo hồ sơ về nhà ở, công trình xây dựng đáp ứng điều kiện theo quy định của Luật này. Việc mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải phân định rõ diện tích, trang thiết bị sở hữu, sử dụng chung và diện tích, trang thiết bị sở hữu, sử dụng riêng của các chủ sở hữu.
Điều 14. Điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng có sẵn đưa vào kinh doanh
1. Nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai trong đó có ghi nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trừ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án bất động sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Không thuộc trường hợp đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng, tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý và giải quyết; trường hợp có tranh chấp thì đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật;
c) Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch;
đ) Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật;
e) Đã được công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 của Luật này.
2. Nhà ở, công trình xây dựng trong dự án bất động sản được chủ đầu tư đưa vào kinh doanh ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Dự án phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Có giấy tờ xác định nhà ở, công trình xây dựng đã được nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng đưa vào kinh doanh;
d) Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng.
3. Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được chủ đầu tư bán, cho thuê mua ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Công trình xây dựng được tạo lập theo dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng; có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký tài sản để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký quyền sở hữu tài sản cho người mua, thuê mua;
b) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải có chức năng sử dụng cụ thể và được phân định riêng với các phần diện tích khác trong công trình xây dựng theo dự án được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt và được thể hiện rõ trong hồ sơ thiết kế của dự án, công trình xây dựng để chủ sở hữu có thể quản lý, sử dụng độc lập đối với phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó;
c) Công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong dự án phải được thiết kế đúng, phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành áp dụng đối với loại công trình xây dựng và công năng của công trình xây dựng đó;
d) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê mua phải xác định được quyền sử dụng đất gắn liền với phần diện tích sàn xây dựng đó về hình thức, thời hạn sử dụng đất, diện tích đất sử dụng chung hoặc riêng với các chủ sở hữu công trình xây dựng khác, người sử dụng đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai;
đ) Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phải được xác định rõ nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước mà người bán, cho thuê mua hoặc người mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ phải nộp và được ghi trong hợp đồng mua bán, thuê mua;
e) Công trình xây dựng phải được xây dựng trên đất có hình thức sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Điều 15. Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 5 Điều 10 của Luật này được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để sử dụng, kinh doanh.
2. Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam được mua, thuê, thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng.
3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này đang trong thời hạn hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được mua, thuê nhà ở để sử dụng; được thuê nhà ở để kinh doanh theo quy định của Luật này; được mua, thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng phục vụ cho các hoạt động của mình; thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng.
4. Tổ chức nước ngoài đang trong thời hạn hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài đang trong thời hạn cư trú hợp pháp tại Việt Nam được thuê công trình xây dựng để sử dụng theo đúng công năng của công trình xây dựng phục vụ cho các hoạt động của mình.
5. Đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở.
Điều 16. Thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
1. Các bên ký kết hợp đồng và thực hiện giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng tuân thủ các quy định sau đây:
a) Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ để xác lập giao dịch, ký kết hợp đồng theo quy định của Luật này và Bộ luật Dân sự; đáp ứng điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; đáp ứng điều kiện về đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật về nhà ở;
b) Trước khi ký hợp đồng, bên bán, cho thuê, cho thuê mua cung cấp đầy đủ thông tin và giấy tờ pháp lý của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê, thuê mua;
c) Trường hợp bất động sản được thực hiện giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản thì còn phải thực hiện theo quy định tại Mục 1 Chương VII của Luật này;
d) Trường hợp bất động sản thực hiện giao dịch thuộc diện phải công chứng, chứng thực hợp đồng giao dịch thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
2. Các bên ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Các bên ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đó. Trường hợp mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho bên mua, thuê mua, trừ trường hợp bên mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 17. Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án bất động sản
1. Thực hiện việc đầu tư xây dựng, kinh doanh, quản lý, khai thác dự án bất động sản theo quy định của pháp luật. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của chủ đầu tư dự án, thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm nguồn tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã được chấp thuận, phê duyệt.
3. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà ở cho bên mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua nhà ở đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên mua, thuê mua, trừ trường hợp bên mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
4. Không được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký hợp đồng đặt cọc, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
5. Thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư, xây dựng, sử dụng đất và giao dịch bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bảo đảm người mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê mua của chủ đầu tư.
6. Xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng, nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ các quy chuẩn về xây dựng.
7. Việc bàn giao nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
8. Trường hợp bàn giao nhà ở xây dựng thô không phải là nhà chung cư cho bên mua, thuê mua thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của nhà ở đó.
9. Trách nhiệm khác của chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Quyền của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
1. Bên bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên mua, thuê mua nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu bên mua, thuê mua thanh toán đủ tiền theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên mua, thuê mua phối hợp thực hiện các thủ tục mua bán, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Không bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi chưa nhận đủ tiền theo thỏa thuận về thanh toán trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Yêu cầu bên mua, thuê mua bồi thường thiệt hại hoặc sửa chữa phần hư hỏng do lỗi của bên mua, thuê mua gây ra;
e) Quyền khác theo hợp đồng.
2. Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên thuê nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu bên thuê thanh toán đủ tiền theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên thuê bảo quản, sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại hoặc sửa chữa phần hư hỏng do lỗi của bên thuê gây ra;
đ) Cải tạo, nâng cấp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho thuê khi được bên thuê đồng ý nhưng không được gây ảnh hưởng cho bên thuê;
e) Yêu cầu bên thuê giao lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi hết thời hạn thuê; trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì chỉ được lấy lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng sau khi đã thông báo cho bên thuê trước 06 tháng;
g) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi bên thuê có một trong các hành vi: chậm thanh toán tiền thuê từ 03 tháng trở lên so với thời điểm thanh toán tiền đã ghi trong hợp đồng mà không được sự đồng ý của bên cho thuê; sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không đúng mục đích thuê; cố ý gây hư hỏng nghiêm trọng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang thuê; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hoặc cho thuê lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang thuê mà không có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc không được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
h) Quyền khác theo hợp đồng.
Điều 19. Nghĩa vụ của bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông báo cho bên mua, thuê, thuê mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng (nếu có);
b) Bảo quản nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã bán, cho thuê, cho thuê mua trong thời gian chưa bàn giao cho bên mua, thuê, thuê mua;
c) Thực hiện các thủ tục mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký kết; tạo điều kiện cho bên mua, thuê mua chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng;
d) Giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê, thuê mua theo đúng thời hạn, chất lượng và điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng;
đ) Làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai; giao giấy chứng nhận và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
e) Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định trong thời hạn thuê; bảo trì, sửa chữa theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận; nếu bên cho thuê không bảo trì, sửa chữa mà gây thiệt hại cho bên thuê thì phải bồi thường;
g) Bên cho thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không được đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng thì bên cho thuê được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhưng phải thông báo cho bên thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác;
h) Bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
i) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
k) Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
l) Đáp ứng đầy đủ điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 9 và tuân thủ hình thức, phạm vi kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 10 của Luật này;
m) Thực hiện giao kết hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định về hợp đồng mẫu và các quy định liên quan về hợp đồng trong kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật này;
n) Bảo đảm có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp đối với nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được bán, cho thuê, cho thuê mua;
o) Thực hiện công khai thông tin theo quy định tại Điều 6 của Luật này; chịu trách nhiệm đối với thông tin về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, dự án bất động sản do mình cung cấp;
p) Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đưa vào kinh doanh thì phải thi hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trước khi ký kết các hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
q) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
2. Chủ đầu tư dự án khi ký hợp đồng để bán, cho thuê mua căn hộ chung cư, công trình xây dựng hoặc phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích văn phòng, thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp tại dự án bất động sản cho nhiều khách hàng thì phải xác định rõ trong hợp đồng các nội dung sau đây liên quan đến công trình xây dựng theo dự án đầu tư được phê duyệt:
a) Phần sở hữu chung, sở hữu riêng của các chủ sở hữu trong dự án, công trình xây dựng;
b) Việc bố trí chỗ để xe trong dự án, công trình xây dựng;
c) Phương án về tổ chức quản lý vận hành công trình xây dựng;
d) Việc thu, quản lý, sử dụng các loại kinh phí bảo trì, phí dịch vụ quản lý vận hành công trình xây dựng;
đ) Nghĩa vụ tài chính về đất đai và nghĩa vụ tài chính khác của dự án, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo quy định của pháp luật đối với bên mua, thuê mua;
e) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 20. Quyền của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
1. Bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo đúng thời hạn, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng; giao giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai và hồ sơ có liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bảo hành nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu bên bán, cho thuê mua bồi thường thiệt hại do việc giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng;
đ) Quyền khác theo hợp đồng.
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê mua còn có các quyền sau đây:
a) Cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; được chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 49 của Luật này;
b) Yêu cầu bên cho thuê mua sửa chữa hư hỏng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong thời hạn thuê mua mà không phải do lỗi của mình gây ra;
c) Yêu cầu bên cho thuê mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê mua gây ra;
d) Có quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho bên cho thuê mua.
3. Bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên cho thuê giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Yêu cầu bên cho thuê cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
c) Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu có thỏa thuận trong hợp đồng hoặc được bên cho thuê đồng ý bằng văn bản;
d) Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận với bên cho thuê trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu;
đ) Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trong trường hợp nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không phải do lỗi của mình gây ra;
e) Yêu cầu bên cho thuê bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê gây ra;
g) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng khi bên cho thuê có một trong các hành vi: không sửa chữa nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không bảo đảm an toàn để sử dụng hoặc gây thiệt hại cho bên thuê; tăng giá thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng không theo thỏa thuận trong hợp đồng; quyền sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng bị hạn chế do lợi ích của bên thứ ba;
h) Quyền khác theo hợp đồng.
Điều 21. Nghĩa vụ của bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng có sẵn
1. Bên mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đủ tiền mua, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Nhận nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng; phối hợp với bên bán, cho thuê, cho thuê mua thực hiện các thủ tục mua bán, thuê, thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
đ) Sử dụng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã mua, thuê, thuê mua theo đúng công năng; thực hiện các quy định của pháp luật trong việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
e) Thực hiện theo quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi thực hiện bảo trì, cải tạo, sửa chữa, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
g) Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì, sửa chữa, thay thế, lắp đặt đối với hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
h) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
2. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên mua, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ, du lịch, lưu trú trong dự án đầu tư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đóng góp kinh phí bảo trì, phí dịch vụ quản lý vận hành công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Tuân thủ các quy định, quy chế về quản lý vận hành công trình xây dựng được áp dụng đối với công trình xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
d) Kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật trong sở hữu, quản lý, sử dụng, khai thác, kinh doanh công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.
3. Trường hợp mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đang cho thuê, ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích của bên thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê khi thời hạn thuê còn hiệu lực.
4. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, bên thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra; trả lại nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên cho thuê theo thỏa thuận trong hợp đồng; không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê;
b) Thông báo cho bên cho thuê về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng;
c) Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng thì phải thông báo cho bên cho thuê trước 30 ngày nếu các bên không có thỏa thuận khác.
5. Ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, bên thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng còn có nghĩa vụ không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê mua; sửa chữa hư hỏng của nhà ở, công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra trong thời hạn thuê mua; thông báo cho bên cho thuê mua về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng; thông báo cho bên cho thuê mua về việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua công trình xây dựng.
Chương III
KINH DOANH NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG HÌNH THÀNH TRONG TƯƠNG LAI
Điều 22. Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh
1. Các loại nhà ở hình thành trong tương lai, trừ các loại nhà ở thuộc tài sản công theo quy định của Luật Nhà ở.
2. Các loại công trình xây dựng hình thành trong tương lai quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này.
3. Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai quy định tại khoản 3 Điều 5 của Luật này.
Điều 23. Nguyên tắc kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
1. Chủ đầu tư dự án bất động sản có quyền bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai trong dự án bất động sản theo quy định của Luật này.
2. Việc mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo các quy định sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 13 của Luật này;
b) Đối tượng được mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Luật này;
c) Giao dịch kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
d) Quyền của bên bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
đ) Nghĩa vụ của bên bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h, i, k, l, m, n, o, p, q khoản 1 và khoản 2 Điều 19 của Luật này;
e) Quyền của bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 của Luật này;
g) Nghĩa vụ của bên mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Luật này;
h) Tuân thủ quy định khác có liên quan của Luật này.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.
4. Chủ đầu tư dự án bất động sản có trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại Điều 17 của Luật này;
b) Sử dụng tiền đã thu từ bên mua, thuê mua để đầu tư xây dựng dự án, nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng đã được bán, cho thuê mua đúng mục đích sử dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết; tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
c) Cung cấp công khai thông tin về tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê mua theo hợp đồng mua bán, thuê mua đã ký kết hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này cho sàn giao dịch bất động sản trong trường hợp lựa chọn phân phối sản phẩm thông qua sàn giao dịch bất động sản;
d) Không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai.
5. Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng từ bên đặt cọc để mua, thuê mua khi nhà ở, công trình xây dựng đã có đủ các điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này. Thỏa thuận đặt cọc phải ghi rõ giá bán, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.
Điều 24. Điều kiện của nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh
1. Nhà ở, công trình xây dựng đã được khởi công xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất sau đây:
a) Quyết định giao đất;
b) Quyết định cho thuê đất và hợp đồng về cho thuê quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
d) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
đ) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
e) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
g) Giấy chứng nhận khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Có các loại giấy tờ sau đây:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Thông báo khởi công xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng nhà ở, công trình xây dựng đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Giấy tờ về nghiệm thu việc đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có nhà ở phải có giấy tờ chứng minh đã được nghiệm thu hoàn thành xây dựng phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra về điều kiện của nhà ở đưa vào kinh doanh và trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
5. Nhà ở, công trình xây dựng phải nằm trong dự án bất động sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của pháp luật và trong nội dung dự án được chấp thuận có mục đích đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê mua.
6. Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2 Điều 14 của Luật này.
7. Đã được công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật này.
8. Phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh ngoài việc đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này thì còn phải bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Điều 25. Thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
1. Việc thanh toán trong mua bán nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua; trường hợp bên bán là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
2. Việc thanh toán trong thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng đến khi bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên thuê mua nhưng tổng số tiền thanh toán trước cho bên cho thuê mua không quá 50% giá trị hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng. Số tiền còn lại được tính thành tiền thuê để trả cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Nếu bên mua, thuê mua chưa được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì bên bán, cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên mua, thuê mua.
Điều 26. Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
1. Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam chấp thuận cấp bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với bên mua, thuê mua nhà ở khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo cam kết trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (sau đây gọi chung là ngân hàng bảo lãnh).
Nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với bên mua, thuê mua nhà ở khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo cam kết với bên mua, thuê mua trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm số tiền chủ đầu tư đã nhận ứng trước từ bên mua, thuê mua và khoản tiền khác (nếu có) theo thỏa thuận tại hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã ký mà chủ đầu tư có nghĩa vụ phải trả cho bên mua, thuê mua khi chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo cam kết.
2. Trường hợp ngân hàng bảo lãnh chấp thuận cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư thì ngân hàng bảo lãnh và chủ đầu tư sẽ ký thỏa thuận cấp bảo lãnh về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ vào thỏa thuận cấp bảo lãnh đã ký, ngân hàng bảo lãnh gửi chủ đầu tư dự án bất động sản văn bản cam kết khẳng định sẽ phát hành thư bảo lãnh cho tất cả bên mua, thuê mua nhà ở thuộc dự án được chấp thuận cấp bảo lãnh của chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi bản sao văn bản cam kết này cho bên mua, thuê mua khi ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
3. Khi ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, bên mua, thuê mua được lựa chọn việc có hoặc không có bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với mình. Trong trường hợp bên mua, thuê mua lựa chọn không có bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với mình thì các bên không phải thực hiện quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này đối với bên mua, thuê mua đã ký hợp đồng. Việc bên mua, thuê mua từ chối việc bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với mình được thỏa thuận bằng văn bản tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
4. Căn cứ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai giữa chủ đầu tư và bên mua, thuê mua do chủ đầu tư cung cấp, ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm phát hành thư bảo lãnh cho bên mua, thuê mua đã ký hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai với chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng và gửi cho chủ đầu tư để chủ đầu tư cung cấp cho từng bên mua, thuê mua đã ký hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
5. Phạm vi bảo lãnh, điều kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nội dung và phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm thực hiện trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và phải được ghi vào trong thỏa thuận cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng bảo lãnh và chủ đầu tư dự án bất động sản.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh ký giữa ngân hàng bảo lãnh với chủ đầu tư dự án và thư bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh phát hành cho bên mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải ghi cụ thể về thời hạn hiệu lực.
6. Chủ đầu tư cung cấp thư bảo lãnh cho bên mua, thuê mua trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai hoặc thời hạn khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Chủ đầu tư chỉ được nhận tiền thanh toán của bên mua, thuê mua theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai sau khi đã cung cấp cho bên mua, thuê mua và bên mua, thuê mua đã nhận được thư bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh.
7. Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao nhà ở theo cam kết tại hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với bên mua, thuê mua quy định tại khoản 1 Điều này và bên mua, thuê mua có yêu cầu thì ngân hàng bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên mua, thuê mua thay cho chủ đầu tư theo đúng cam kết tại thư bảo lãnh.
8. Việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng. Quy định về bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai tại Điều này không áp dụng đối với bán, cho thuê mua nhà ở xã hội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai.
Điều 27. Bàn giao nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai
1. Việc bàn giao nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Chủ đầu tư dự án bất động sản bàn giao công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng cho bên mua, thuê mua theo đúng hợp đồng đã ký kết và bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Công trình xây dựng đã được nghiệm thu, kiểm tra công tác nghiệm thu đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Việc bàn giao công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng được lập thành văn bản;
c) Điều kiện, trình tự, thủ tục bàn giao và thẩm quyền thực hiện bàn giao công trình xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Bên mua, thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng trực tiếp nhận bàn giao công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của Bộ luật Dân sự cho người đại diện để nhận bàn giao công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng.
Chương IV
KINH DOANH QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ CÓ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 28. Hình thức kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản
1. Chủ đầu tư thực hiện kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản theo các hình thức sau đây:
a) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở là hình thức phân lô bán nền để cá nhân tự xây dựng nhà ở;
b) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho tổ chức để đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng;
c) Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để tổ chức, cá nhân sử dụng theo đúng mục đích sử dụng đất và nội dung dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Giao dịch kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được thực hiện như sau:
a) Quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đưa vào kinh doanh phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 31 và Điều 35 của Luật này;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản xác lập các giao dịch chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất thông qua hợp đồng theo quy định tại Chương VI của Luật này;
c) Các bên tham gia giao dịch có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ hợp lệ bảo đảm chứng minh có đủ năng lực pháp luật để xác lập giao dịch, ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật về dân sự; đáp ứng điều kiện đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
d) Trước khi ký kết hợp đồng, bên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất cung cấp đầy đủ thông tin và các loại giấy tờ quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật này cho khách hàng;
đ) Sau khi ký kết hợp đồng, các bên tham gia ký kết hợp đồng có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung hợp đồng đã ký kết và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp trong hợp đồng chuyển nhượng hai bên có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận;
g) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên nhận chuyển nhượng.
Điều 29. Yêu cầu trong kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản
1. Dự án bất động sản khi có quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Các yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này;
b) Đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt, tiến độ dự án được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị, pháp luật về đầu tư;
c) Bảo đảm cung cấp các dịch vụ cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải, xử lý nước thải; bảo đảm kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
d) Việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật phải phù hợp với mục tiêu đầu tư, nội dung của dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Việc chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 31 và Điều 35 của Luật này và tuân thủ các quy định về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 30. Nghĩa vụ của các bên trong chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản
1. Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản quy định như sau:
a) Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp;
b) Bàn giao đất đủ diện tích, đúng thời hạn, vị trí, ranh giới thửa đất theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng tự nguyện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận;
e) Đăng ký việc cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; kiểm tra, nhắc nhở bên thuê, thuê lại bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích; thông báo cho bên thuê, thuê lại về quyền của người thứ ba đối với đất thuê;
g) Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
h) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
2. Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản quy định như sau:
a) Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Bảo đảm quyền của bên thứ ba đối với đất nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Nhận đất đủ diện tích, đúng thời hạn, vị trí, ranh giới thửa đất đã thỏa thuận trong hợp đồng;
e) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới; không được hủy hoại đất; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất xung quanh;
g) Phải trả lại đất thuê đúng thời hạn và thỏa thuận trong hợp đồng;
h) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Mục 2. CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ CÓ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CHO CÁ NHÂN TỰ XÂY DỰNG NHÀ Ở
Điều 31. Điều kiện đối với đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở
1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
2. Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất và trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Quyền sử dụng của phần đất được chuyển nhượng nằm trong phần diện tích đất thuộc dự án đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp đang có tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý, giải quyết hoặc có tranh chấp nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật;
4. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
5. Quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch; không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật.
6. Đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai. Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
7. Trước khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh về việc quyền sử dụng đất đủ điều kiện được chuyển nhượng.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của chủ đầu tư dự án, cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra điều kiện của quyền sử dụng đất đưa vào kinh doanh và trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật đủ điều kiện được chuyển nhượng cho cá nhân tự xây dựng nhà ở; trường hợp quyền sử dụng đất không đủ điều kiện được chuyển nhượng phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
8. Đã được công khai thông tin về quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật này.
Điều 32. Yêu cầu đối với bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở
1. Phải là chủ đầu tư dự án bất động sản.
2. Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 và khoản 2 Điều 31 của Luật này.
3. Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với phần diện tích đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đưa vào kinh doanh.
4. Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, thuế liên quan đến đất đã có hạ tầng kỹ thuật đưa vào kinh doanh quyền sử dụng đất thì phải thực hiện xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước khi ký kết các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản.
Điều 33. Quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở
1. Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Theo dõi, đôn đốc, giám sát và tạo điều kiện cho bên nhận chuyển nhượng thực hiện việc xây dựng nhà ở bảo đảm tiến độ, theo đúng thiết kế, quy hoạch chi tiết được phê duyệt, giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng và theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đã ký kết giữa hai bên theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng bồi thường thiệt hại nếu gây hư hỏng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong quá trình xây dựng nhà ở của mình.
4. Thực hiện sửa chữa, khắc phục hư hỏng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật do bên nhận chuyển nhượng gây ra trong quá trình xây dựng nhà ở.
5. Quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 34. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho cá nhân tự xây dựng nhà ở
1. Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
2. Phải thực hiện việc xây dựng nhà ở bảo đảm tiến độ, theo đúng thiết kế, quy hoạch chi tiết được phê duyệt, giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng và theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản đã ký kết.
3. Chịu sự giám sát của bên chuyển nhượng trong quá trình xây dựng nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng và thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
4. Trong quá trình xây dựng nhà ở nếu gây hư hỏng hệ thống hạ tầng kỹ thuật thì phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Mục 3. CHUYỂN NHƯỢNG, CHO THUÊ, CHO THUÊ LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ CÓ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRONG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN CHO TỔ CHỨC
Điều 35. Điều kiện đối với đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất cho tổ chức
Đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản được chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất cho tổ chức phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 31 của Luật này.
Điều 36. Yêu cầu đối với bên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho tổ chức
Bên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 32 của Luật này.
Điều 37. Quyền, nghĩa vụ của bên chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho tổ chức
1. Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý của dự án, quyền sử dụng đất để bên nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại thực hiện các thủ tục đầu tư, xây dựng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.
3. Tạo điều kiện cho bên nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại thực hiện đầu tư xây dựng theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng bồi thường thiệt hại nếu gây hư hỏng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong quá trình đầu tư xây dựng của mình.5. Quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản cho tổ chức
1. Thực hiện các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
2. Thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
3. Đầu tư, xây dựng dự án đầu tư xây dựng tại phần đất nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản theo quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng, đất đai và pháp luật có liên quan.
4. Thực hiện đầu tư xây dựng dự án trên đất nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Đầu tư xây dựng các công trình phù hợp với quy hoạch chi tiết và tiến độ dự án được chấp thuận, phê duyệt;
b) Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đồng bộ và kết nối với hệ thống hạ tầng khu vực xung quanh, phù hợp với thời gian thực hiện dự án được chấp thuận, phê duyệt và quy hoạch được phê duyệt;
c) Bảo đảm việc cung cấp các dịch vụ quản lý vận hành dự án, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ khác thuộc phạm vi dự án;
d) Chuyển giao các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho chính quyền địa phương trong trường hợp phải chuyển giao theo dự án được chấp thuận theo quy định của pháp luật; trường hợp chưa chuyển giao thì phải có trách nhiệm quản lý, vận hành và bảo đảm chất lượng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong thời gian chưa chuyển giao.
5. Quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Chương V
CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 39. Nguyên tắc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh khi dự án đang trong thời hạn thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Khi thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải bảo đảm không thay đổi quy hoạch, mục tiêu của dự án; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
3. Sau khi đã hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, bên nhận chuyển nhượng kế thừa các quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng và là chủ đầu tư đối với dự án, phần dự án đã nhận chuyển nhượng. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung của dự án; trường hợp có thay đổi thì chủ đầu tư nhận chuyển nhượng thực hiện điều chỉnh theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này và tuân thủ quy định về hình thức, mục đích, thời hạn sử dụng đất, đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 40. Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Dự án bất động sản chuyển nhượng phải có các điều kiện sau đây:
a) Dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư; đã được lựa chọn hoặc công nhận chủ đầu tư đối với trường hợp dự án phải thực hiện thủ tục công nhận chủ đầu tư;
b) Dự án đã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch đô thị;
c) Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ, thiết kế, quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị và nội dung của dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng;
d) Quyền sử dụng đất của dự án, phần dự án chuyển nhượng không thuộc trường hợp đang có tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý, giải quyết hoặc có tranh chấp nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; không thuộc trường hợp luật cấm giao dịch; không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị đình chỉ, tạm đình chỉ giao dịch theo quy định của pháp luật;
đ) Dự án không bị đình chỉ, chấm dứt hoạt động hoặc không có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng bị xử phạt vi phạm hành chính thì chủ đầu tư phải chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
e) Trường hợp dự án đang thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì phải thực hiện giải chấp;
g) Dự án còn trong thời hạn thực hiện;
h) Đối với dự án bất động sản chuyển nhượng một phần dự án còn phải bảo đảm các hạng mục công trình xây dựng hoặc mục đích sử dụng, kinh doanh của các công trình xây dựng của phần dự án chuyển nhượng có thể độc lập được với phần dự án khác trong dự án bất động sản.
2. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Luật này và cam kết tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng nội dung dự án đã được chấp thuận; trường hợp có thay đổi nội dung dự án thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này.
3. Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có) đối với Nhà nước của dự án, phần dự án chuyển nhượng mà không bắt buộc phải có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với toàn bộ hoặc phần dự án chuyển nhượng.
4. Doanh nghiệp nhà nước chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản ngoài tuân thủ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
5. Ngoài điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản còn phải đáp ứng điều kiện khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Điều 41. Thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Đối với dự án bất động sản được chấp thuận nhà đầu tư hoặc được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
2. Đối với dự án bất động sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thực hiện như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đối với dự án bất động sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc chuyển nhượng một phần dự án bất động sản thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng một phần dự án và thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư.
Điều 42. Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này như sau:
a) Chủ đầu tư dự án gửi hồ sơ đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho chủ đầu tư dự án;
c) Sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng của Thủ tướng Chính phủ, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao dự án.
2. Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản thuộc thẩm quyền quyết định cho phép chuyển nhượng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này như sau:
a) Chủ đầu tư gửi hồ sơ đề nghị cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án hoặc cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm định và ban hành quyết định cho phép chuyển nhượng; trường hợp dự án, phần dự án bất động sản không đủ điều kiện chuyển nhượng thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo rõ lý do cho chủ đầu tư dự án;
c) Sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng dự án phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng và bàn giao dự án.
3. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật này là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này, sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên đã ký hợp đồng chuyển nhượng thì việc thực hiện thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 43. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Chủ đầu tư chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Chuyển giao quyền, nghĩa vụ của mình đối với toàn bộ hoặc một phần dự án cho chủ đầu tư nhận chuyển nhượng để tiếp tục đầu tư xây dựng bất động sản để kinh doanh, trừ các quyền, nghĩa vụ đã thực hiện xong mà không liên quan đến chủ đầu tư nhận chuyển nhượng và việc tiếp tục triển khai dự án, phần dự án đó;
b) Chuyển giao hồ sơ liên quan cho bên nhận chuyển nhượng; thông báo kịp thời, đầy đủ, công khai và giải quyết thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan tới dự án, phần dự án chuyển nhượng;
c) Phối hợp với bên nhận chuyển nhượng thực hiện thủ tục về đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên nhận chuyển nhượng;
d) Trường hợp chuyển nhượng một phần dự án bất động sản, bên chuyển nhượng có quyền yêu cầu bên nhận chuyển nhượng tiếp tục đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng trong phần dự án nhận chuyển nhượng theo đúng nội dung của dự án đã được chấp thuận, giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng và quy hoạch chi tiết được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về quy hoạch đô thị; theo dõi và thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật trong việc sử dụng đất, đầu tư xây dựng của bên nhận chuyển nhượng;
đ) Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
2. Bên nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Kế thừa và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư chuyển nhượng đã chuyển giao;
b) Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh dự án theo đúng nội dung của dự án đã được chấp thuận; trường hợp có thay đổi thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật này;
c) Trường hợp nhận chuyển nhượng một phần dự án bất động sản, bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của bên chuyển nhượng dự án về việc bảo đảm tuân thủ quy hoạch của dự án trong quá trình đầu tư xây dựng;
d) Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Chương VI
HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Mục 1. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN, SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 44. Hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
1. Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản bao gồm:
a) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
b) Hợp đồng thuê nhà ở;
c) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú;
d) Hợp đồng thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú;
đ) Hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp;
e) Hợp đồng thuê công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng có công năng phục vụ mục đích giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, văn phòng, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và công trình xây dựng có công năng phục vụ hỗn hợp;
g) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản;
h) Hợp đồng cho thuê, hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản;
i) Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ dự án bất động sản;
k) Hợp đồng chuyển nhượng một phần dự án bất động sản;
l) Hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở, công trình xây dựng.
2. Các loại hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ sàn giao dịch bất động sản;
b) Hợp đồng dịch vụ môi giới bất động sản;
c) Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản;
d) Hợp đồng dịch vụ quản lý bất động sản.
3. Hợp đồng kinh doanh bất động sản được ký kết khi bất động sản đã có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, dự án bất động sản đã có đủ điều kiện chuyển nhượng theo quy định của Luật này.
4. Hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản mà ít nhất một bên tham gia giao dịch là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
5. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng mà các bên tham gia giao dịch là cá nhân phải công chứng hoặc chứng thực.
6. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng hoặc bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp hợp đồng có công chứng hoặc chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm văn bản công chứng, chứng thực có hiệu lực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
7. Chính phủ quy định các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 45. Sử dụng hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân khi xác lập hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản và Bộ luật Dân sự.
2. Chủ đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sử dụng hợp đồng mẫu quy định tại Điều 44 của Luật này, thực hiện công khai các hợp đồng kinh doanh bất động sản theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 6 của Luật này trước khi áp dụng.
3. Hợp đồng kinh doanh bất động sản quy định tại Điều 44 của Luật này không áp dụng trong bán, cho thuê, cho thuê mua, cho thuê lại nhà ở xã hội.
Điều 46. Nội dung chính của hợp đồng trong kinh doanh bất động sản
1. Hợp đồng mua bán, thuê, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Các thông tin về bất động sản;
c) Giá bán, cho thuê, cho thuê mua;
d) Phương thức và thời hạn thanh toán;
đ) Bảo lãnh của ngân hàng bảo lãnh cho nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với trường hợp bán nhà ở hình thành trong tương lai;
e) Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo;
g) Bảo hành;
h) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
i) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
k) Phạt vi phạm hợp đồng;
l) Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và biện pháp xử lý;
m) Phương thức giải quyết tranh chấp;
n) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Các thông tin về loại đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng thửa đất, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
c) Thời hạn sử dụng đất; giá chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, bao gồm tài sản gắn liền với đất (nếu có);
d) Phương thức và thời hạn thanh toán;
đ) Thời hạn bàn giao đất và hồ sơ kèm theo;
e) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
g) Quyền của bên thứ ba đối với thửa đất (nếu có);
h) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
i) Phạt vi phạm hợp đồng;
k) Giải quyết hậu quả khi hợp đồng hết hạn đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;
l) Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và biện pháp xử lý;
m) Phương thức giải quyết tranh chấp;
n) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
3. Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Thông tin cơ bản của dự án đã được phê duyệt;
c) Thông tin chi tiết về toàn bộ dự án hoặc phần dự án chuyển nhượng;
d) Giá chuyển nhượng;
đ) Phương thức và thời hạn thanh toán;
e) Thời hạn bàn giao toàn bộ hoặc một phần dự án và hồ sơ kèm theo;
g) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
h) Trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất;
i) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
k) Phạt vi phạm hợp đồng;
l) Các trường hợp chấm dứt hợp đồng và biện pháp xử lý;
m) Phương thức giải quyết tranh chấp;
n) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
4. Hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của các bên;
b) Đối tượng và nội dung dịch vụ;
c) Yêu cầu và kết quả dịch vụ;
d) Thời hạn thực hiện dịch vụ;
đ) Phí dịch vụ, thù lao, hoa hồng dịch vụ;
e) Phương thức và thời hạn thanh toán;
g) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
h) Phương thức giải quyết tranh chấp;
i) Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Điều 47. Giá giao dịch trong kinh doanh bất động sản
1. Giá bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản, dự án bất động sản được đưa vào kinh doanh do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản ghi đúng giá giao dịch thực tế trong hợp đồng; chịu trách nhiệm trong việc ghi giá giao dịch trong hợp đồng không đúng với giá giao dịch thực tế.
Điều 48. Thanh toán trong kinh doanh bất động sản
1. Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản, dự án bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh bất động sản, hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Việc phạt và bồi thường thiệt hại do bên mua, bên nhận chuyển nhượng, bên thuê, bên thuê mua chậm tiến độ thanh toán hoặc bên bán, bên chuyển nhượng, bên cho thuê, bên cho thuê mua chậm tiến độ bàn giao bất động sản do các bên thỏa thuận và phải được ghi trong hợp đồng.
Mục 2. CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 49. Chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng
1. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng được chuyển nhượng theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Hợp đồng thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai;
c) Hợp đồng thuê mua công trình xây dựng có sẵn.
2. Quy định về chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản tại Mục 2 Chương VI của Luật này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở xã hội.
Điều 50. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản
1. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Thuộc diện chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng không có tranh chấp đang được cơ quan có thẩm quyền thông báo, thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc có tranh chấp về hợp đồng nhưng đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng bản án, quyết định, phán quyết đã có hiệu lực pháp luật;
c) Nhà ở, công trình xây dựng thuộc hợp đồng mua bán, thuê mua không thuộc diện bị kê biên, thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý;
d) Có hợp đồng mua bán, thuê mua được xác lập theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
2. Việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng được thực hiện đối với toàn bộ hợp đồng. Trường hợp mua bán, thuê mua nhiều căn nhà ở, công trình xây dựng trong cùng một hợp đồng mà các bên có nhu cầu chuyển nhượng từng căn nhà ở, công trình xây dựng thì các bên sửa đổi hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hoặc ký phụ lục hợp đồng trước khi thực hiện chuyển nhượng hợp đồng theo quy định tại Luật này.
Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của các bên thực hiện chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản
1. Bên mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và bên thuê mua công trình xây dựng có sẵn có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, hợp đồng thuê mua công trình xây dựng có sẵn khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho bên mua, thuê mua chưa được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng được tiếp tục kế thừa để tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của bên mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, bên thuê mua công trình xây dựng có sẵn với chủ đầu tư. Chủ đầu tư có trách nhiệm tạo điều kiện cho các bên trong việc chuyển nhượng hợp đồng và không được thu bất kỳ khoản chi phí nào liên quan đến việc chuyển nhượng hợp đồng.
3. Bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng có sẵn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Điều 52. Trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản
Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản.
Chương VII
KINH DOANH DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ BẤT ĐỘNG SẢN
Mục 1. SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 53. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
1. Sàn giao dịch bất động sản hoạt động phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.
2. Hoạt động của sàn giao dịch bất động sản phải công khai, minh bạch, theo quy chế hoạt động, quy trình giao dịch được ban hành; cung cấp các dịch vụ giao dịch bất động sản thông qua sàn, hưởng thù lao theo quy định và hợp đồng được ký kết với bên yêu cầu cung cấp dịch vụ.
3. Được đăng tải thông tin về sàn giao dịch bất động sản trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
4. Khi ký hợp đồng với cá nhân môi giới bất động sản thì cá nhân môi giới bất động sản phải có đủ điều kiện hoạt động theo Luật này.
5. Sàn giao dịch bất động sản thực hiện giao dịch trực tiếp và giao dịch điện tử (nếu có); trường hợp thông qua hình thức giao dịch điện tử thì phải tuân thủ quy định của Luật này, Luật Giao dịch điện tử và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 54. Thành lập và đăng ký hoạt động sàn giao dịch bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này.
2. Tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản do tổ chức, cá nhân thành lập lựa chọn theo quy định của Luật Doanh nghiệp và phải có cụm từ “sàn giao dịch bất động sản”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản khác đã được đăng ký hoạt động.
3. Sàn giao dịch bất động sản trước khi hoạt động phải gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi có trụ sở chính của sàn giao dịch bất động sản để được cấp giấy phép hoạt động.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Điều 55. Điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
1. Người quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có quyền quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hoàn thành khóa đào tạo về quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản và được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản.
2. Sàn giao dịch bất động sản phải được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 54 của Luật này.
3. Sàn giao dịch bất động sản phải ban hành, công khai quy trình giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch bất động sản.
4. Sàn giao dịch bất động sản phải đăng ký địa điểm hoạt động cố định, có cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 56. Nội dung hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
1. Kiểm tra tính pháp lý và điều kiện đưa vào kinh doanh đối với các bất động sản đưa vào giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; thực hiện niêm yết, cung cấp thông tin bất động sản đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ, cung cấp thông tin để khách hàng tìm kiếm, lựa chọn bất động sản.
3. Thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, hỗ trợ các bên đàm phán, thương thảo giao dịch bất động sản. Hoạt động môi giới bất động sản trong sàn giao dịch bất động sản phải đáp ứng điều kiện và tuân thủ các quy định tại Mục 2 Chương này.
4. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ các bên lập và ký kết hợp đồng giao dịch bất động sản.
5. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ các bên thanh toán, bàn giao hồ sơ, giấy tờ và bàn giao bất động sản (nếu có) đối với các giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản.
6. Thực hiện lưu trữ thông tin, hồ sơ, giấy tờ về các bất động sản và giao dịch bất động sản thực hiện thông qua sàn giao dịch bất động sản.
7. Thực hiện dịch vụ, hỗ trợ nội dung khác liên quan đến các giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản.
8. Xác nhận giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản; cung cấp thông tin giao dịch thông qua sàn giao dịch bất động sản cho cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 57. Quyền của sàn giao dịch bất động sản
1. Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản.
2. Từ chối đưa lên sàn giao dịch bất động sản các bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
3. Được thu phí dịch vụ của khách hàng theo thỏa thuận của các bên.
4. Yêu cầu khách hàng bồi thường thiệt hại do lỗi của khách hàng gây ra.
5. Quyền khác theo hợp đồng.
Điều 58. Nghĩa vụ của sàn giao dịch bất động sản
1. Bảo đảm bất động sản được đưa lên sàn giao dịch bất động sản phải có đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
2. Niêm yết, cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình niêm yết, cung cấp.
3. Bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật và điều kiện hoạt động của sàn giao dịch bất động sản.
4. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho khách hàng.
7. Quản lý nhân viên môi giới và người lao động làm việc tại sàn giao dịch bất động sản trong việc tuân thủ pháp luật.
8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản cho nhân viên môi giới làm việc tại sàn giao dịch bất động sản hằng năm.
9. Thực hiện lưu trữ hồ sơ giao dịch theo quy định của pháp luật.
10. Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 59. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản có các quyền sau đây:
a) Được yêu cầu sàn giao dịch bất động sản cung cấp hồ sơ, thông tin về bất động sản;
b) Ký kết hợp đồng với sàn giao dịch bất động sản để mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản;
c) Yêu cầu sàn giao dịch bất động sản bồi thường thiệt hại do lỗi của sàn giao dịch bất động sản gây ra;
d) Quyền khác theo hợp đồng.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch bất động sản tại sàn giao dịch bất động sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện nội quy của sàn giao dịch bất động sản;
b) Trả phí dịch vụ cho sàn giao dịch bất động sản;
c) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
d) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
Điều 60. Quản lý hoạt động của sàn giao dịch bất động sản
1. Cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh có quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, giám sát, định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động của sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn;
b) Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn;
c) Quyết định tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn theo quy định.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Mục 2. MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 61. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phải có quy chế hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản;
b) Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của Chính phủ;
c) Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản;
d) Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản gửi thông tin về doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của Luật này.
2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản;
b) Phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.
Điều 62. Nội dung môi giới bất động sản
1. Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng.
2. Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
3. Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Điều 63. Thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản
1. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản.
2. Mức thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản do cá nhân môi giới bất động sản và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản thỏa thuận. Mức thù lao môi giới bất động sản không phụ thuộc vào giá của giao dịch được môi giới bất động sản.
Điều 64. Quyền của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có các quyền sau đây:
a) Thực hiện môi giới bất động sản theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, thông tin bất động sản thực hiện giao dịch;
c) Thu phí dịch vụ của khách hàng theo thỏa thuận của các bên;
d) Từ chối môi giới bất động sản không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh;
đ) Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại do lỗi của họ gây ra;
e) Quyền khác theo hợp đồng.
2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản có các quyền sau đây:
a) Quyền quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này;
b) Hưởng thù lao, hoa hồng môi giới bất động sản theo quy định tại Điều 63 của Luật này.
Điều 65. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp;
b) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản cho nhân viên môi giới bất động sản làm việc trong doanh nghiệp hằng năm;
c) Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước;
d) Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản nơi cá nhân làm việc;
c) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản hằng năm.
Mục 3. TƯ VẤN, QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 66. Nguyên tắc, phạm vi kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản
1. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản quy định như sau:
a) Người trực tiếp tư vấn phải có bằng cấp, chứng chỉ về lĩnh vực mình trực tiếp tư vấn;
b) Bất động sản được quản lý phải là bất động sản hợp pháp.
2. Phạm vi kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản bao gồm:
a) Tư vấn về đầu tư tạo lập, kinh doanh bất động sản;
b) Tư vấn về tài chính bất động sản;
c) Tư vấn về giá bất động sản;
d) Tư vấn về hợp đồng kinh doanh bất động sản.
3. Phạm vi kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản bao gồm:
a) Bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất;
b) Tổ chức thực hiện việc cung cấp các dịch vụ bảo đảm duy trì hoạt động bình thường của bất động sản;
c) Tổ chức thực hiện việc bảo trì, sửa chữa bất động sản;
d) Quản lý, giám sát việc khai thác, sử dụng bất động sản của khách hàng theo hợp đồng;
đ) Thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với khách hàng, đối với Nhà nước theo ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng, người có quyền sử dụng đất.
Điều 67. Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này. Trường hợp kinh doanh dịch vụ quản lý nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có nhà ở thì phải có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
2. Trước khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản phải gửi thông tin về doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của Luật này.
Điều 68. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản, các bên liên quan đến dịch vụ quản lý bất động sản
1. Quyền, nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản, các bên liên quan đến dịch vụ quản lý bất động sản, phí dịch vụ tư vấn, giá dịch vụ quản lý bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không được trái quy định của Luật này.
2. Các bên trong kinh doanh dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản lý bất động sản thực hiện cam kết trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Mục 4. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN, ĐIỀU HÀNH SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN; CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 69. Yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản
1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản có tư cách pháp nhân và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được thành lập theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp hoặc Luật Giáo dục đại học;
b) Doanh nghiệp được thành lập và có ngành, nghề kinh doanh về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn;
c) Đối với tổ chức khác phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thành lập và giao chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, giảng viên, bộ máy quản lý đào tạo theo pháp luật về giáo dục có liên quan.
3. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản phải có giáo trình giảng dạy có nội dung phù hợp với Chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
Điều 70. Thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản
1. Cá nhân dự thi sát hạch phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học quản lý đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản;
b) Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
c) Đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi và kinh phí dự thi cho đơn vị tổ chức kỳ thi sát hạch.
2. Cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản;
b) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
c) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang bị tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
3. Chính phủ quy định về tổ chức kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.
Chương VIII
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN, CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ NHÀ Ở VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 71. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng tập trung, thống nhất trên toàn quốc; bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan có liên quan để cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
2. Hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản gồm các thành phần sau đây:
a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
b) Phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
c) Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Điều 72. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản bao gồm tập hợp các thiết bị cơ bản như sau: thiết bị tính toán, thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh, an toàn mạng và cơ sở dữ liệu, thiết bị lưu trữ, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ.
2. Hệ thống phần mềm để quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản bao gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng, phần mềm an ninh, an toàn mạng.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 73. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản được xây dựng phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử ở địa phương, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật.
2. Nội dung cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và thị trường bất động sản;
b) Cơ sở dữ liệu về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; các chương trình hỗ trợ về nhà ở;
c) Cơ sở dữ liệu về chương trình điều tra, thống kê về nhà ở và thị trường bất động sản, về quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở;
d) Cơ sở dữ liệu về nhà ở, bất động sản; dự án nhà ở, bất động sản;
đ) Cơ sở dữ liệu về số lượng giao dịch, giá trị giao dịch bất động sản, hợp đồng kinh doanh nhà ở, bất động sản;
e) Cơ sở dữ liệu về kinh doanh dịch vụ bất động sản;
g) Cơ sở dữ liệu khác liên quan đến lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 74. Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản có giá trị pháp lý như văn bản giấy khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác thực điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành bao gồm: cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai, cơ sở dữ liệu về công chứng và cơ sở dữ liệu khác có liên quan để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin với cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản. Việc kết nối liên thông phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Bộ Xây dựng có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
b) Xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước;
c) Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân;
d) Công bố công khai thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước thuộc hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm kết nối, chia sẻ số liệu, kết quả điều tra cơ bản và các thông tin có liên quan đến lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản cho Bộ Xây dựng để cập nhật, bổ sung vào cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản bao gồm:
a) Thông tin, dữ liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
b) Thông tin, dữ liệu về dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản;
c) Thông tin, dữ liệu về phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản;
d) Thông tin, dữ liệu về thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản;
đ) Thông tin, dữ liệu về đất đai đối với việc cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
e) Thông tin, dữ liệu về số lượng giao dịch, giá trị giao dịch bất động sản được thực hiện công chứng, chứng thực;
g) Thông tin, dữ liệu từ các chương trình điều tra, thống kê cấp quốc gia về nhà ở.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong phạm vi của địa phương;
b) Công bố công khai và chịu trách nhiệm về thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trên phạm vi của địa phương thuộc hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
c) Kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trong phạm vi của địa phương cho các cơ quan, tổ chức.
6. Các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn các thông tin, số liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 75. Khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Việc khai thác và sử dụng thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản phải tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về tiếp cận thông tin và pháp luật có liên quan.
2. Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản bao gồm các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác thông tin được công bố, công khai của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Chính phủ quy định chi tiết điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 76. Kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản
1. Kinh phí phục vụ cho các hoạt động xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; hệ thống phần mềm phục vụ quản lý, vận hành, khai thác; điều tra, thu thập thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu và duy trì hoạt động thường xuyên của hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tham gia trong việc đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; cung cấp các phần mềm ứng dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản và khai thác thông tin, dữ liệu.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc sử dụng kinh phí để xây dựng, điều tra thu thập thông tin, cập nhật, duy trì, vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản; hướng dẫn xác định giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của pháp luật về giá; hướng dẫn quản lý và sử dụng số tiền thu được từ cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản.
Chương IX
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Mục 1. ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 77. Nguyên tắc điều tiết thị trường bất động sản
1. Nhà nước thực hiện điều tiết thị trường bất động sản thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở; bảo đảm cung cầu và cơ cấu sản phẩm bất động sản phù hợp theo từng giai đoạn của thị trường; bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững.
2. Nhà nước điều tiết thị trường bất động sản trong trường hợp thị trường bất động sản có diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội. nhưng phải bảo đảm các yếu tố sau đây:
a) Tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân;
b) Tôn trọng tối đa các quy luật thị trường;
c) Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Kịp thời, khả thi, phù hợp về thời điểm và đối tượng áp dụng.
Điều 78. Các biện pháp thực hiện điều tiết thị trường bất động sản
1. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, nhà ở để thực hiện dự án bất động sản.
2. Điều chỉnh nguồn cung, cơ cấu thị trường bất động sản thông qua điều chỉnh mục tiêu, quy mô, tiến độ, cơ cấu sản phẩm của các dự án bất động sản.
3. Gia hạn nộp thuế cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ.
4. Hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi đối với khách hàng, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đối với các loại hình bất động sản cần hỗ trợ, ưu tiên phát triển.
5. Điều hành chính sách tài chính, tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản phù hợp tình hình thị trường trong từng thời kỳ.
6. Thực hiện điều hành chính sách khác để điều tiết thị trường bất động sản trong từng thời kỳ.
Điều 79. Thẩm quyền thực hiện điều tiết thị trường bất động sản
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản quy định tại Điều 78 của Luật này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Trong thẩm quyền được giao, Chính phủ quyết định biện pháp điều tiết thị trường bất động sản thông qua điều hành thực hiện các chính sách đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản, thuế, tín dụng, đất đai, tài chính quy định tại Điều 78 của Luật này.
3. Trường hợp vượt thẩm quyền, Chính phủ báo cáo, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách, giải pháp điều tiết thị trường bất động sản.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Mục 2. NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 80. Nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản
1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản.
2. Quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản.
3. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản.
4. Ban hành các quyết định, quy định để thực hiện quản lý, điều tiết thị trường bất động sản.
5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động sản.
6. Phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Điều 81. Trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.
2. Bộ Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản;
b) Xây dựng các đề án, chính sách phát triển, quản lý kinh doanh bất động sản;
c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền quyết định biện pháp điều tiết thị trường bất động sản;
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thực hiện và quản lý kinh doanh bất động sản;
đ) Quản lý việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, quản lý hoạt động môi giới bất động sản; việc thành lập và tổ chức hoạt động của sàn giao dịch bất động sản;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về nhà ở và thị trường bất động sản; xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước;
g) Phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về kinh doanh bất động sản trên phạm vi cả nước;
h) Hợp tác quốc tế về kinh doanh bất động sản;
i) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm dừng, chấm dứt hoạt động hoặc điều chỉnh, chuyển đổi, chuyển nhượng các dự án kinh doanh bất động sản;
k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật;
l) Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản trên phạm vi cả nước.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với kinh doanh bất động sản trong phạm vi của địa phương;
b) Quản lý hành nghề môi giới bất động sản, hoạt động của sàn giao dịch bất động sản, môi giới bất động sản và dịch vụ bất động sản khác trong phạm vi của địa phương;
c) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trong phạm vi của địa phương;
d) Phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật về kinh doanh bất động sản trong phạm vi của địa phương;
đ) Phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản trong phạm vi của địa phương;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh bất động sản trên địa bàn theo thẩm quyền; tổ chức kiểm tra, rà soát các dự án kinh doanh bất động sản trong phạm vi của địa phương;
g) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng về tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản theo thẩm quyền do pháp luật quy định và theo sự phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[3]
Điều 82. Hiệu lực thi hành
1.[4] Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
2. Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 61/2020/QH14 (sau đây gọi là Luật số 66/2014/QH13) hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 5, 6, 7, 9, 12 và 13 Điều 83 của Luật này.
Điều 83. Quy định chuyển tiếp
1. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải bổ sung đủ các điều kiện trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
2. Dự án bất động sản đã đáp ứng yêu cầu đối với dự án đầu tư bất động sản để kinh doanh theo quy định của Luật số 66/2014/QH13 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì không phải đáp ứng các yêu cầu đối với dự án bất động sản quy định tại Điều 11 của Luật này; trường hợp dự án bất động sản thực hiện thủ tục điều chỉnh sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì phải đáp ứng các yêu cầu đối với dự án bất động sản theo quy định của Luật này.
3. Hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản hợp lệ đã được tiếp nhận theo quy định của Luật số 66/2014/QH13 nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa được trả kết quả thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật số 66/2014/QH13; trường hợp thực hiện lại thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật số 66/2014/QH13 đang thực hiện thủ tục nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai đối với dự án hoặc phần dự án nhận chuyển nhượng thì việc thực hiện các thủ tục về đất đai được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này.
5. Nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai đã đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật số 66/2014/QH13 mà đến thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành chưa ký hợp đồng mua bán, thuê mua thì tiếp tục thực hiện các thủ tục bán, thuê mua theo quy định của Luật số 66/2014/QH13 nhưng phải thực hiện công khai thông tin về bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 6 của Luật này trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua.
6. Chủ đầu tư dự án bất động sản đã được ngân hàng bảo lãnh chấp thuận cấp bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với bên mua, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai thì không phải làm lại thủ tục cấp bảo lãnh theo quy định của Luật này.
7. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã được ngân hàng bảo lãnh phát hành chứng thư bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì không bắt buộc phải thực hiện việc bảo lãnh theo quy định của Luật này.
8. Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đã xác lập theo Luật số 66/2014/QH13 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa thực hiện bàn giao nhà ở thì không áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này.
9. Hợp đồng kinh doanh bất động sản đã được xác lập theo Luật số 66/2014/QH13 trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo Luật số 66/2014/QH13 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì các bên phải điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan về hợp đồng theo quy định của Luật này.
10. Các sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải bổ sung đủ các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
11. Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì phải bổ sung đủ các điều kiện trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
12. Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục sử dụng theo thời hạn trên Chứng chỉ.
13. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng đã nộp hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm và được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật số 66/2014/QH13 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
_______________________________
[1] Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 được sửa đổi hiệu lực thành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024 theo quy định tại Điều 3 của Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.
[2] Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.”.
[3] Điều 5 của Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024 quy định như sau:
“Điều 5. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.”.
[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 3 của Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024. |
BỘ QUỐC PHÒNG
-------
Số: 01/VBHN-BQP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2018
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYỂN SINH VÀO CÁC TRƯỜNG TRONG QUÂN ĐỘI
Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
2. Thông tư số 24/2018/TT-BQP ngày 10 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999; đã được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và năm 2014;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội1.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các học viện, trường đại học, trường sĩ quan, trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội (sau đây viết gọn là các trường trong Quân đội).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân thi tuyển, xét tuyển vào các trường trong Quân đội.
2. Các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan đến công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Điều 3. Mục đích
1. Lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, văn hóa, sức khỏe và độ tuổi theo quy định vào đào tạo tại các trường trong Quân đội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới.
2. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho Quân đội, cán bộ ngành quân sự cơ sở và nguồn nhân lực cho xã hội.
Điều 4. Yêu cầu
1. Chấp hành nghiêm Luật Giáo dục, quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Quốc phòng; thực hiện công bằng, công khai, khách quan, minh bạch, chính xác trong công tác tuyển sinh.
2. Tuyển sinh đủ số lượng, bảo đảm yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát hiện nhân tài và quy hoạch đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Đào tạo gắn với địa chỉ sử dụng, bảo đảm cơ cấu vùng, miền, ngành nghề phù hợp với trình độ đào tạo, chú trọng diện cử tuyển các đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Nhà nước.
3. Thực hiện tốt việc phân cấp cho các trường tự quản lý, điều hành công tác tuyển sinh quân sự; các trường trực tiếp tuyên truyền hướng nghiệp, nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển, tổ chức xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy.
4. Đối với các trường tổ chức thi tuyển, phải xác định địa điểm thi, tổ chức coi thi, chấm thi, công bố kết quả thi thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng.
5. Các trường chỉ được công bố danh sách thí sinh trúng tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển vào học sau khi Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phê duyệt điểm tuyển.
Điều 5. Cơ quan điều hành
1. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chỉ đạo thống nhất công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
2. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp công tác tuyển sinh quân sự của cấp mình.
3. Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng Tham mưu là Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Cơ quan Thường trực).
Điều 6. Ứng dụng công nghệ thông tin
1. Cơ quan Thường trực chịu trách nhiệm xây dựng chương trình phần mềm chuyên dụng tuyển sinh quân sự phù hợp với phần mềm tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm liên thông với các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; chuyển giao và hướng dẫn các trường trong Quân đội sử dụng.
2. Các trường trong Quân đội quản lý và chấp hành nghiêm quy trình sử dụng phần mềm chuyên dụng tuyển sinh của Bộ Quốc phòng.
3. Các trường tuyển sinh đại học, cao đẳng xây dựng trang thông tin điện tử (website), lập địa chỉ e-mail, có máy vi tính riêng để kết nối Internet; tổ chức thực hiện đúng chương trình phần mềm (về cấu trúc, quy trình, thời hạn xử lý dữ liệu tuyển sinh), cử cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ và bảo đảm an toàn thông tin trong các nội dung sau:
a) Nhập dữ liệu từ hồ sơ sơ tuyển;
b) Nhập dữ liệu từ hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh;
c) In giấy báo thí sinh trúng tuyển (ghi rõ kết quả thi của thí sinh);
d) Cập nhật thông tin đăng ký xét tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển vào hệ thống quản trị dữ liệu tuyển sinh quốc gia;
đ) Lưu trữ thông tin đăng ký xét tuyển trong từng giai đoạn tuyển sinh, kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh với thông tin trên cơ sở dữ liệu kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, ký biên bản xác nhận và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra;
e) Tổng hợp dữ liệu báo cáo Hội đồng tuyển sinh trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;
g) Công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương II
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CẤP CHIẾN THUẬT, CHIẾN DỊCH HỆ CHÍNH QUY
Điều 7. Các trường tuyển sinh đào tạo
1. Học viện Lục quân.
2. Học viện Chính trị.
3. Học viện Hậu cần.
4. Học viện Kỹ thuật quân sự.
5. Học viện Phòng không - Không quân.
6. Học viện Hải quân.
7. Học viện Biên phòng.
Điều 8. Tổ chức tuyển sinh
1. Xét duyệt hồ sơ (không tổ chức thi đầu vào); căn cứ chỉ tiêu Bộ Quốc phòng giao và nhân sự được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường tổ chức xét duyệt; triệu tập học viên vào đào tạo; kiểm tra sức khỏe, văn bằng, chứng chỉ và báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
2. Đối với những trường hợp chưa có bằng tốt nghiệp đại học, nếu đủ điều kiện mở lớp, các trường thực hiện như sau:
a) Tổ chức thi tuyển đầu vào đào tạo theo quy định về đào tạo liên thông trình độ đại học, cao đẳng;
b) Số trúng tuyển vào đào tạo theo chức vụ gắn với trình độ học vấn, số còn lại đào tạo theo chức vụ cán bộ;
c) Thời gian thi, đề thi, môn thi, điểm trúng tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định và báo cáo kết quả về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng cùng với số đã có bằng đại học.
Chương III
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁN BỘ CẤP PHÂN ĐỘI TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY
Mục 1: CÁC TRƯỜNG TUYỂN SINH, ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
Điều 9. Các trường tuyển sinh
1. Trường được tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học, hệ chính quy, gồm:
a) Học viện Kỹ thuật quân sự;
b) Học viện Quân y;
c) Học viện Khoa học quân sự;
d) Học viện Phòng không - Không quân;
đ) Học viện Hải quân;
e) Học viện Biên phòng;
g) Học viện Hậu cần;
h) Trường Sĩ quan Lục quân 1 (tên dân sự: Trường Đại học Trần Quốc Tuấn);
i) Trường Sĩ quan Lục quân 2 (tên dân sự: Trường Đại học Nguyễn Huệ);
k) Trường Sĩ quan Chính trị (tên dân sự: Trường Đại học Chính trị);
l) Trường Sĩ quan Công binh (tên dân sự: Trường Đại học Ngô Quyền);
m) Trường Sĩ quan Thông tin (tên dân sự: Trường Đại học Thông tin liên lạc);
n) Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích), (tên dân sự: Trường Đại học Trần Đại Nghĩa);
o) Trường Sĩ quan Pháo binh;
p) Trường Sĩ quan Không quân;
q) Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp;
r) Trường Sĩ quan Đặc công;
s) Trường Sĩ quan Phòng hóa.
2. Trường hợp trường mang hai tên gọi quân sự và dân sự thì sử dụng tên quân sự để triển khai thực hiện công tác tuyển sinh.
Điều 10. Phương thức tuyển sinh
1. Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 34 Luật Giáo dục đại học và quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện khi phương thức tuyển sinh có thay đổi.
Điều 11. Đối tượng tuyển sinh
1.2 Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh).
Các cơ quan, đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ sơ tuyển đối với các thí sinh đủ tiêu chuẩn, gửi hồ sơ sơ tuyển đến các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình. Trường hợp đơn vị có nhiều thí sinh đăng ký sơ tuyển, đơn vị phải lựa chọn số lượng thí sinh đi dự tuyển phù hợp, bảo đảm đủ quân số thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu.
2. Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuất ngũ), số lượng đăng ký dự tuyển không hạn chế.
3. Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân
a) Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sĩ quân y tại Học viện Quân y và các ngành: Quan hệ quốc tế về quốc phòng, ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự;
b) Tuyển không quá 06% trên tổng chỉ tiêu vào đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự;
c)3 Trường hợp các ngành thuộc Điểm a, Điểm b của Khoản này được giao chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ, mỗi ngành được tuyển ít nhất 02 thí sinh.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.
Điều 12. Khu vực tuyển sinh4
1. Đối với Trường Sĩ quan Lục quân 1 và Trường Sĩ quan Lục quân 2
a) Trường Sĩ quan Lục quân 1: Tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra phía Bắc;
b) Trường Sĩ quan Lục quân 2: Tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào phía Nam;
c) Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế: Tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự tuyển vào một trong hai trường Sĩ quan Lục quân 1 và Sĩ quan Lục quân 2;
d) Thí sinh dự tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2 phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều này, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.
2. Đối với các trường còn lại được quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này: Tuyển thí sinh trên phạm vi cả nước.
3. Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ tỉnh Quảng Trị trở vào. Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm dự tuyển phải đủ 03 năm thường trú liên tục trở lên.
4. Ban Tuyển sinh quân sự các cơ quan, đơn vị, địa phương lập danh sách những thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam nhưng không đủ điều kiện được tính điểm chuẩn theo khu vực phía Nam, bàn giao cho các học viện, trường cùng với hồ sơ đăng ký sơ tuyển của thí sinh.
Điều 13. Chỉ tiêu tuyển sinh
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo cán bộ cấp phân đội, trình độ đại học hệ chính quy thực hiện theo Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mục 2: TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH
Điều 14. Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức
1. Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.
2. Chính trị, đạo đức
a) Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ điền kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;
b) Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;
c) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.
Điều 15. Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi
1. Trình độ văn hóa
a) Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề (sau đây viết gọn là tốt nghiệp trung học);
b) Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Độ tuổi, tính đến năm dự tuyển
a) Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;
b)5 Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 đến 23 tuổi.
Điều 16. Tiêu chuẩn về sức khỏe6
1. Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP) về các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt (trừ tật khúc xạ cận thị có quy định riêng), tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, vòng ngực.
2. Một số tiêu chuẩn quy định riêng, như sau:
a) Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng - Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:
- Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;
- Về Mắt: Không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.
b) Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pich):
- Về Thể lực: Tuyển thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe Loại 1 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);
- Về Mắt: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi-ốp, kiểm tra thị lực sau chỉnh kính đạt Điểm 1 theo quy định tại Khoản 1 Mục II Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
c) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt Loại 1 và Loại 2 theo quy định tại Mục I Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;
d)7 Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người (gồm các dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) dự tuyển vào tất cả các trường: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số nói chung;
đ) Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;
e) Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân (nếu có), chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không - Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện xét tuyển vào đào tạo phi công quân sự.
Mục 3: TỔ CHỨC SƠ TUYỂN
Điều 17. Trách nhiệm của thí sinh
Các thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội phải tham gia sơ tuyển theo quy định tại Điều 20 Thông tư này và đăng ký tham dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia trong năm đăng ký dự tuyển để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng.
Điều 18. Trách nhiệm của các cấp trong Quân đội
1. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng về công tác sơ tuyển vào các trường trong Quân đội.
2. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường trong Quân đội chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng về tổ chức sơ tuyển và chất lượng sơ tuyển thí sinh thuộc quyền hoặc trong phạm vi quản lý; không để lọt những trường hợp không đủ tiêu chuẩn tuyển sinh vào học; không để xảy ra các sai sót, gian lận trong hồ sơ đăng ký dự tuyển.
3. Ban Tuyển sinh quân sự quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là cấp huyện), đơn vị cấp trung đoàn và tương đương (sau đây viết gọn là cấp trung đoàn) chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức chặt chẽ việc sơ tuyển và đăng ký dự tuyển;
b) Tổ chức khám sức khỏe, xác minh chính trị, lập hồ sơ đăng ký dự tuyển cho thí sinh đúng thời gian, bảo đảm chất lượng, hạn chế thấp nhất việc loại trả hồ sơ sau khi đã lập hồ sơ đăng ký dự tuyển và loại ra sau khi trúng tuyển nhập học;
c) Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh, không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng nguồn tuyển sinh.
Điều 19. Hồ sơ đăng ký sơ tuyển, đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
1.8 Hồ sơ đăng ký sơ tuyển: Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký sơ tuyển đại học, cao đẳng do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng in, phát hành thống nhất trong toàn quốc, gồm:
a) 03 phiếu đăng ký sơ tuyển;
b) 01 phiếu khám sức khỏe;
c) 01 bản thẩm tra, xác minh chính trị;
d) 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên (nếu có);
đ) 04 ảnh chân dung theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 20 Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: Sử dụng 01 bộ hồ sơ đăng ký dự thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành.
Điều 20. Trình tự đăng ký, tổ chức sơ tuyển và lập hồ sơ tuyển sinh
1. Đăng ký và mua hồ sơ
a)9 Đăng ký sơ tuyển và đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1
- Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội mua hồ sơ và đăng ký sơ tuyển tại Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện;
- Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ đăng ký sơ tuyển tại đơn vị cấp trung đoàn;
- Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào một trường trong Quân đội ngay từ khi làm hồ sơ sơ tuyển (nếu trường có nhiều ngành đào tạo, thí sinh chỉ được đăng ký dự tuyển vào một ngành); các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường Quân đội, việc đăng ký thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Các trường Quân đội chỉ xét tuyển đối với thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất). Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện có trách nhiệm thông báo rộng rãi, hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ sơ tuyển, thí sinh đã tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Công an thì không tham gia sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng. Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện chủ động phối hợp với Ban Tuyển sinh Công an cấp huyện để đối chiếu danh sách thí sinh sơ tuyển.
b) Đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
- Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội, mua hồ sơ, làm thủ tục và đăng ký dự Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ, Ban Tuyển sinh quân sự cấp trung đoàn chịu trách nhiệm liên hệ, mua hồ sơ, hướng dẫn thí sinh làm thủ tục, đăng ký dự thi Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho quân nhân đã sơ tuyển đủ tiêu chuẩn;
- Trường hợp thay đổi việc tổ chức kỳ thi, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện.
2. Kê khai hồ sơ
a) Thí sinh phải tự mình viết kê khai các mẫu biểu, hồ sơ sơ tuyển thuộc phần quy định thí sinh tự khai và trực tiếp đến nộp hồ sơ sơ tuyển cho Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội) hoặc cấp trung đoàn (đối với quân nhân tại ngũ) theo đúng thời gian quy định;
b) Khi đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, thí sinh phải mang theo Giấy chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác để đối chiếu.
3. Chụp ảnh hồ sơ
a) Ảnh chụp thẳng (kiểu chứng minh nhân dân), cỡ 4x6 cm, trên nền phông màu xanh hoặc vàng, trong thời hạn 6 tháng tính đến thời điểm đăng ký dự tuyển;
b) Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn nếu điều kiện thuận lợi tổ chức chụp ảnh tập trung cho thí sinh tại nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển. Thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển, cán bộ chuyên trách tuyển sinh cấp huyện hoặc đơn vị cấp trung đoàn chịu trách nhiệm trả ảnh cho thí sinh và yêu cầu thí sinh trực tiếp dán ảnh vào hồ sơ tuyển sinh, đối chiếu ảnh, người thật, chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) và các giấy tờ tùy thân của thí sinh bảo đảm đúng là thí sinh đăng ký dự tuyển; đồng thời thu hồ sơ đăng ký dự tuyển ngay sau khi thí sinh dán ảnh vào hồ sơ;
c) Trường hợp không tổ chức chụp ảnh tập trung, thí sinh phải trực tiếp đến nộp ảnh cùng với hồ sơ đăng ký dự tuyển; ảnh phải rõ, cùng kiểu, cùng loại, chưa qua xử lý bằng các phần mềm xử lý ảnh.
- Cán bộ chuyên trách tuyển sinh khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển phải đối chiếu ảnh, người thật, chứng minh nhân dân (hoặc thẻ căn cước công dân) và các giấy tờ tùy thân của thí sinh;
- Chỉ nhận hồ sơ và ký vào vị trí người thu hồ sơ quy định trên phiếu đăng ký dự tuyển đã dán ảnh khẳng định đúng là của thí sinh đăng ký dự tuyển;
- Khi nhận hồ sơ đã dán ảnh, tuyệt đối không được trả lại hồ sơ cho thí sinh, trường hợp bắt buộc phải trả hồ sơ, khi thu lại hồ sơ phải thực hiện đúng quy trình từ đầu;
d) Cán bộ chuyên trách tuyển sinh tổ chức kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ báo cáo với Trưởng ban Tuyển sinh quân sự cùng cấp ký xác nhận và đóng dấu trùm lên góc bên phải phía dưới ảnh.
4. Tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe thực hiện theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.
5. Tổ chức xác minh chính trị thực hiện theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
6. Trưởng ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện và đơn vị cấp trung đoàn trở lên ký xác nhận và đóng dấu trên Phiếu đăng ký sơ tuyển (Mẫu ĐK01-A); đóng dấu trùm lên góc phải phía dưới ảnh trên Mẫu ĐK01-A, ĐK01-B.
7.10 Thời gian tổ chức sơ tuyển và đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia như sau:
a) Thí sinh đăng ký sơ tuyển từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 25 tháng 4 hằng năm;
b) Thí sinh đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội thực hiện đăng ký sơ tuyển trước hoặc sau khi đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Thí sinh là quân nhân đang tại ngũ phải qua sơ tuyển, đủ tiêu chuẩn mới được đăng ký dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Điều 21. Tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe
1. Thí sinh là quân nhân
a) Khám sơ tuyển sức khỏe (khám lâm sàng) tại các bệnh viện Quân đội thuộc tuyến của đơn vị quân nhân đăng ký dự thi; trường hợp đơn vị ở xa các bệnh viện Quân đội việc khám sơ tuyển sức khỏe thực hiện tại Hội đồng khám sức khỏe của đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên, nhưng phải bảo đảm chất lượng theo quy định; đối với các đơn vị ở xa tuyến trung đoàn, đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, không có điều kiện khám sơ tuyển sức khỏe cho quân nhân tại các đơn vị thuộc tuyến, cho phép khám sơ tuyển sức khỏe tại Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện nơi đóng quân;
b) Trường hợp cần khám chuyên khoa hoặc làm các xét nghiệm, do bác sĩ khám chỉ định và thực hiện tại các bệnh viện Quân đội;
c) Quân nhân dự tuyển không phải nộp bất kỳ khoản lệ phí nào cho việc khám sức khoẻ;
d) Nếu trúng tuyển, trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khoẻ phải có đủ hồ sơ sức khỏe do các đơn vị theo dõi, quản lý trong quá trình tại ngũ.
2.11 Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội
a) Do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện khám sơ tuyển: Khám lâm sàng và kết luận sức khỏe theo 8 chỉ tiêu quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP;
b)12 Trường hợp trúng tuyển: Trong hồ sơ nhập học ngoài phiếu sức khoẻ phải có đủ các loại xét nghiệm (được làm tại trung tâm y tế cấp huyện trở lên) gồm: phim X-quang chụp tim phổi thẳng; điện tim; xét nghiệm HIV, ma túy; xét nghiệm máu chức năng gan (SGOT, SGPT), chức năng thận (Ure, Creatinin); xét nghiệm nước tiểu (Protein, Glucose) và siêu âm tổng quát ổ bụng;
3.13 Hằng năm, các đơn vị, địa phương tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh đăng ký dự tuyển vào 2 đợt:
a) Đợt 1: Vào tuần 4 tháng 3;
b) Đợt 2: Vào tuần 2 tháng 4.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lịch công tác tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng hướng dẫn các đơn vị, địa phương về thời gian tổ chức khám sức khỏe cho thí sinh dự tuyển".
Điều 22. Xác minh chính trị
1. Cán bộ được cử đi thẩm tra xác minh là người có phẩm chất chính trị và trình độ năng lực, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức, có tác phong tỷ mỉ thận trọng và phương pháp khoa học, có kinh nghiệm tổng hợp, được bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác xác minh chính trị trong tuyển sinh quân sự.
2. Thẩm tra xác minh phải về địa phương cấp xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là cấp xã) nơi sinh hoặc trú quán của gia đình và bản thân thí sinh, kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan chính trị, cơ quan tuyển sinh, cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã để thẩm tra và kết luận.
3. Nội dung thẩm tra toàn diện trên tất cả các mặt, tập trung vào lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân thí sinh đăng ký dự tuyển từ ông, bà, cha, mẹ, vợ (chồng), cô, dì, chú, bác, anh, chị, em ruột để xác định lý lịch có rõ ràng không, quan hệ xã hội, thái độ chính trị, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương như thế nào, từ đó kết luận đủ hay không đủ tiêu chuẩn về chính trị để được dự tuyển.
4. Nội dung Bản xác minh chính trị
a) Tình hình kinh tế, chính trị của gia đình
- Ghi rõ họ, đệm, tên, năm sinh, nghề nghiệp, tài sản, mức sống và thái độ chính trị từng thời kỳ, trước cách mạng tháng 8 năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hòa bình lập lại cho đến nay (từ 1954 đối với miền Bắc và từ tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam) theo thứ tự: Ông bà nội, anh chị em ruột của cha; ông bà ngoại, anh chị em ruột của mẹ; cha, mẹ (hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ đến tuổi trưởng thành của bản thân, vợ (hoặc chồng); anh, chị, em ruột của bản thân;
- Trường hợp trong gia đình có người đang cư trú ở nước ngoài phải ghi rõ mối quan hệ, họ tên, nghề nghiệp, nơi cư trú, thời gian đi, lý do đi, thời hạn đi, thái độ chính trị, số lần về nước, cơ quan, tổ chức quyết định cho đi, quan hệ hiện nay;
- Gia đình có ai quan hệ với người nước ngoài thì cần nắm rõ lý do, tính chất mức độ quan hệ;
b) Tình hình bản thân thí sinh: Ghi rõ nghề nghiệp, tham gia các tổ chức đoàn thể chính quyền, tổ chức kinh tế ở địa phương (nếu có), thái độ chính trị và quan hệ xã hội;
c) Người cung cấp lý lịch: Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, chức vụ và chữ ký của người cung cấp lý lịch;
d) Trường hợp nội dung dài không ghi hết, phải ghi tiếp sang trang giấy khác và kẹp vào trang cuối của bản xác minh (có đóng dấu giáp lai).
5. Tiến hành thẩm tra
a) Bản Thẩm tra xác minh chính trị có dán ảnh của thí sinh do cán bộ chuyên trách tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn nơi thí sinh đăng ký dự tuyển cấp;
b) Nội dung thẩm tra xác minh lý lịch gia đình của thí sinh do cấp ủy địa phương cấp xã cung cấp; cán bộ đi thẩm tra phải ghi chép đầy đủ vào bản thẩm tra xác minh và phải có kết luận, xác nhận của cấp ủy cấp xã.
- Trường hợp có bố, mẹ đang công tác tại đơn vị Quân đội, người đi xác minh phải liên hệ với cơ quan quản lý của bố, mẹ (cấp trung đoàn trở lên) đề nghị được cung cấp tài liệu, có xác nhận của cấp ủy cơ quan, đơn vị đó;
- Trường hợp có bố, mẹ đang công tác tại các cơ quan nhà nước, người đi xác minh phải liên hệ với cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ xin cung cấp tài liệu, có xác nhận của cấp ủy cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ;
- Trường hợp những nội dung cơ quan quản lý bố, mẹ cung cấp chưa rõ thì phải về nơi cư trú để xác minh bổ sung;
- Thí sinh cư trú tại địa phương thì cán bộ đi thẩm tra, xác minh phải về địa phương cấp xã, nơi cư trú của thí sinh để thẩm tra, xác minh về thái độ chính trị và quan hệ xã hội của thí sinh;
c) Xác nhận ảnh của thí sinh
- Cán bộ xác minh đề nghị cấp ủy cấp xã xác định ảnh trên bản xác minh, đúng với thí sinh được thẩm tra đang cư trú tại địa phương thì cấp ủy cấp xã đóng dấu trùm lên góc bên phải phía dưới ảnh;
- Trường hợp cấp ủy cấp xã không xác định được ảnh với thí sinh được thẩm tra, thì cán bộ chuyên trách tuyển sinh nơi thí sinh đăng ký dự tuyển chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp người thật với ảnh khi thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển (phải kiểm tra chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan khác), báo cáo với cấp ủy cơ quan quân sự địa phương cấp huyện và đóng dấu cấp ủy cơ quan quân sự địa phương cấp huyện trùm lên góc phải phía dưới ảnh của thí sinh.
6. Kết luận hồ sơ
a) Cấp ủy địa phương cấp xã cho ý kiến và kết luận về nguồn gốc, thành phần lịch sử, quan hệ xã hội của gia đình nội, ngoại và bản thân thí sinh đăng ký dự tuyển, từ đó xác định người đó có đủ hay không đủ tiêu chuẩn về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, được dự tuyển vào đào tạo sĩ quan tại các trường trong Quân đội. Bí thư Đảng ủy cấp xã ghi rõ họ tên, ký tên, đóng dấu;
b) Cấp ủy cơ quan quân sự cấp huyện (đối với thanh niên ngoài Quân đội), đơn vị cấp trung đoàn (đối với quân nhân tại ngũ) phải kết luận cụ thể thí sinh đủ hay không đủ tiêu chuẩn dự tuyển;
c) Cán bộ đi xác minh, sau khi nghe những ý kiến của cấp ủy địa phương cấp xã, người có thẩm quyền, hoặc quần chúng ở địa phương cung cấp, tổng hợp và ghi ý kiến của mình vào bản xác minh về lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân người được thẩm tra; ghi rõ họ tên, cấp bậc, chức vụ của người đi xác minh lý lịch chính trị;
d) Sau khi tiếp nhận hồ sơ sơ tuyển, cơ quan chính trị các trường có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng (cán bộ, bảo vệ an ninh, tổ chức) rà soát thẩm định và thống nhất ý kiến kết luận, sau đó đồng chí trưởng (phó) ban hoặc cán bộ chuyên trách ngành bảo vệ an ninh nhà trường ký và ghi rõ họ tên.
7. Trường hợp thí sinh dự tuyển vào Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã phần xác minh lý lịch theo mẫu quy định của ngành Cơ yếu cung cấp.
8. Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả công tác xác minh chính trị về Cục Cán bộ trước ngày 30 tháng 9 hằng năm.
Điều 23. Lệ phí tuyển sinh
1. Thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) và Thông tư số 135/2015/TT-BQP ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn một số chế độ chi tiêu cho hoạt động giáo dục đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong Quân đội.
Trường hợp có thay đổi về quy định thu và sử dụng lệ phí, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm báo cáo Bộ Quốc phòng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.
2. Các đơn vị, địa phương nơi thí sinh đến đăng ký sơ tuyển chịu trách nhiệm thu lệ phí sơ tuyển.
3. Các trường nơi thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển chịu trách nhiệm thu lệ phí xét tuyển.
4. Phần lệ phí tuyển sinh trích nộp về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 135/2015/TT-BQP ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, các trường nộp về Cơ quan Thường trực trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.
Điều 24. Xét duyệt hồ sơ tuyển sinh
1. Ban Tuyển sinh quân sự cấp huyện, đơn vị cấp trung đoàn tổ chức xét duyệt hồ sơ sơ tuyển, kết luận cụ thể những trường hợp đủ tiêu chuẩn và những trường hợp không đủ tiêu chuẩn; tổng hợp số đủ tiêu chuẩn được dự tuyển theo từng trường, gửi hồ sơ và danh sách về Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng; trường hợp không đủ tiêu chuẩn dự tuyển phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho thí sinh biết.
2. Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, đơn vị cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng xét duyệt kết quả đề nghị của cấp thuộc quyền; tổng hợp, bàn giao hồ sơ sơ tuyển, danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển, danh sách thí sinh có hộ khẩu phía Nam nhưng thuộc diện hưởng điểm chuẩn cho thí sinh các tỉnh phía Bắc cho các trường và báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
3. Các trường tổ chức thẩm định và xét duyệt hồ sơ sơ tuyển của thí sinh
a) Thành phần tổ xét duyệt do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định, gồm: Cán bộ ngành bảo vệ, thanh tra và các cơ quan chức năng của trường;
b) Tổ chức xét duyệt hồ sơ chặt chẽ, kiểm tra ảnh, lai lịch chính trị gia đình, kết quả khám sức khỏe, chính sách ưu tiên và các nội dung kê khai trong hồ sơ sơ tuyển của thí sinh, đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định để kết luận thí sinh đủ tiêu chuẩn hay không đủ tiêu chuẩn dự tuyển.
- Trường hợp xác minh lý lịch của thí sinh do người đăng ký dự tuyển tự khai, tự xin xác nhận của cấp ủy địa phương; cấp ủy địa phương kết luận không rõ về lịch sử chính trị và điều kiện phát triển vào Đảng Cộng sản Việt Nam; hồ sơ không dán ảnh, không đóng dấu hoặc đóng dấu không rõ; Hội đồng tuyển sinh trường trả hồ sơ cho Ban Tuyển sinh các địa phương, đơn vị để hoàn chỉnh, bổ sung cho đúng quy định;
- Trường hợp có nghi vấn, hoặc có nội dung chưa rõ, Hội đồng tuyển sinh trường phải yêu cầu Ban Tuyển sinh các địa phương, đơn vị đăng ký dự tuyển xác minh làm rõ;
- Trường hợp có hồ sơ không đủ tiêu chuẩn dự tuyển phải có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho thí sinh và địa phương, đơn vị biết;
c) Tổng hợp báo cáo kết quả xét duyệt về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, thông báo cho các đơn vị, địa phương sau 15 ngày và gửi thông báo kết quả sơ tuyển đến thí sinh đủ điều kiện dự tuyển sau 20 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Điều 25. Giao, nhận hồ sơ sơ tuyển
1. Các đơn vị, địa phương bàn giao trực tiếp hồ sơ sơ tuyển và danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển cho các trường tại 2 địa điểm: Phía Nam và phía Bắc.
2. Các đơn vị, địa phương bàn giao danh sách thí sinh đăng ký dự tuyển và báo cáo tổng hợp số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển đến Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
3. Cơ quan Thường trực quy định thời gian và địa điểm bàn giao hồ sơ sơ tuyển và thông báo cho các đơn vị, địa phương thực hiện.
Mục 4: TỔ CHỨC KỲ THI
Điều 26. Tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và thi tuyển theo đề án tuyển sinh riêng (nếu có)
1. Tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: Các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ làm Cụm trưởng Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và các trường thành viên tham gia tổ chức kỳ thi, coi thi, chấm thi, công bố kết quả thi thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Thi tuyển theo đề án tuyển sinh riêng (nếu có): Các trường xây dựng Đề án tuyển sinh riêng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới triển khai thực hiện.
Mục 5: TỔ CHỨC XÉT TUYỂN
Điều 27. Tổ hợp môn xét tuyển, hồ sơ đăng ký xét tuyển và tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển14
1.15 Tổ hợp môn xét tuyển: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ hợp xét tuyển gồm: Tổ hợp xét tuyển A00 (gồm các môn: Toán, Lý, Hóa); Tổ hợp xét tuyển A01 (gồm các môn: Toán, Lý, tiếng Anh); Tổ hợp xét tuyển B00 (gồm các môn: Toán, Hóa, Sinh); Tổ hợp xét tuyển C00 (gồm các môn: Văn, Sử, Địa); Tổ hợp xét tuyển D01 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Anh); Tổ hợp xét tuyển D02 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Nga); Tổ hợp xét tuyển D03 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Pháp); Tổ hợp xét tuyển D04 (gồm các môn: Toán, Văn, tiếng Trung Quốc).
a) Học viện Quân y: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển B00 và A00;
b) Học viện Biên phòng: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển C00 và A01;
c) Học viện Khoa học quân sự: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển D01, D02, D04 và A00, A01 (theo từng ngành tuyển sinh);
d) Trường Sĩ quan Chính trị: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển C00, A00 và D01;
đ) Các học viện: Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Phòng không - Không quân, Hải quân và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Thông tin, Công binh, Đặc công, Kỹ thuật quân sự (Vin - Hem Pich), Tăng - Thiết giáp, Không quân, Pháo binh, Phòng hóa: Tuyển sinh theo tổ hợp xét tuyển A00 và A01;
e) Trường hợp các trường có văn bản đề nghị thay đổi tổ hợp môn xét tuyển, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định và thông báo trong kế hoạch tuyển sinh, tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự
a) Các trường trong Quân đội chỉ nhận hồ sơ xét tuyển đại học, cao đẳng quân sự đối với những thí sinh đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trong năm đăng ký xét tuyển để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng; các môn thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển vào trường thí sinh đăng ký;
b) Hồ sơ đăng ký xét tuyển: Hằng năm, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trường hợp thí sinh không gửi hoặc gửi không đủ hồ sơ xét tuyển về trường đã nộp hồ sơ sơ tuyển theo đúng thời gian quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng thì sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đã sơ tuyển;
d) Trường hợp thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển vào trường không nộp hồ sơ sơ tuyển thì không được xét tuyển nguyện vọng 1 vào trường đó.
3. Đăng ký xét tuyển
a) Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm theo lệ phí đăng ký xét tuyển. Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện đăng ký xét tuyển và nộp lệ phí theo quy định của trường;
b) Sau khi có kết quả thi Trung học phổ thông quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định, bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;
c) Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin đăng ký xét tuyển và đăng ký dự thi. Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin đăng ký xét tuyển và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc;
d) Thí sinh phải đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự tại trường Quân đội đã nộp hồ sơ sơ tuyển; các nguyện vọng còn lại thí sinh đăng ký vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong Quân đội có tuyển sinh đào tạo.
Các học viện, trường trong Quân đội chỉ xét tuyển vào hệ đào tạo đại học, cao đẳng quân sự đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường nộp hồ sơ sơ tuyển.
4. Các trường thực hiện các đợt xét tuyển theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 28. Xét tuyển đợt 1 và xét tuyển bổ sung16
1. Xét tuyển đợt 1
a) Sau khi kết thúc thời gian đăng ký xét tuyển, các trường tham khảo thông tin trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn bị phương án tuyển sinh phù hợp;
b) Sau khi kết thúc thời gian thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, các trường khai thác thông tin (của trường mình và của các trường khác có liên quan) trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để dự kiến điểm trúng tuyển, dự kiến danh sách thí sinh trúng tuyển vào trường;
c) Trên cơ sở kết quả đăng ký xét tuyển theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển của thí sinh và chỉ tiêu đào tạo, các trường đề xuất điểm tuyển nguyện vọng 1, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng;
d) Các trường nộp cơ sở dữ liệu tuyển sinh (theo file máy tính), danh sách kết quả của thí sinh theo thứ tự cao trên, thấp dưới và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển cùng với báo cáo đề nghị điểm chuẩn;
đ) Sau khi có thông báo của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, các trường nhập danh sách thí sinh trúng tuyển lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hệ thống tự động loại bỏ những nguyện vọng thấp của thí sinh được dự kiến trúng tuyển nhiều nguyện vọng;
e) Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào các trường trong Quân đội, sẽ được xét tuyển các nguyện vọng kế tiếp vào các trường ngoài Quân đội hoặc hệ dân sự của các trường trong Quân đội có tuyển sinh, theo thứ tự ưu tiên của các nguyện vọng thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Xét tuyển bổ sung
a) Các trường sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì được xét tuyển nguyện vọng bổ sung cho đủ chỉ tiêu; quy trình xét tuyển thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Bộ Quốc phòng;
b) Việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung vào đào tạo đại học quân sự: Chỉ xét tuyển những thí sinh đã đăng ký dự tuyển vào đào tạo đại học hệ quân sự các trường trong Quân đội, không trúng tuyển nguyện vọng 1; tham dự Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (trong năm đăng ký xét tuyển); đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng quân sự có xét tuyển nguyện vọng bổ sung và phải có đủ điều kiện về sức khỏe, vùng tuyển, tổ hợp môn xét tuyển của trường đăng ký xét tuyển;
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông báo chỉ tiêu, các trường tiếp nhận hồ sơ, xét tuyển, tổng hợp báo cáo theo quy trình, khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triệu tập thí sinh nhập học;
c) Xét tuyển bổ sung có thể được thực hiện một lần hay nhiều lần;
d) Các trường thông báo điều kiện xét tuyển bổ sung, điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1; công bố lịch xét tuyển;
đ) Thí sinh có thể thực hiện đăng ký xét tuyển bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do trường quy định.
3.17 Quy định xét tuyển
Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh: Gồm tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân (các trường có quy định bài thi/môn thi chính, bài thi/môn thi chính nhân hệ số 2 và quy đổi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); các trường xét tuyển theo đúng ngành đăng ký của thí sinh; thực hiện xét tuyển từ thí sinh có tổng điểm thi cao nhất trở xuống đến đủ chỉ tiêu.
Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ như sau:
a) Tiêu chí 1:
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh (trừ trường Sĩ quan Phòng hóa) thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng, thực hiện như sau:
+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ (môn Ngoại ngữ là môn thi chính nhân hệ số 2) thì thí sinh có điểm môn Ngoại ngữ cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Học viện Quân y: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có điểm thi môn Sinh học cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Lý, Hóa thì thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển; xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Lý, tiếng Anh thì thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.
b) Tiêu chí 2:
Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau thì xét đến tiêu chí 2, như sau:
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh (trừ trường Sĩ quan Phòng hóa) thì thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng, thực hiện như sau:
+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Học viện Quân y: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa: Thí sinh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển (cả 2 tổ hợp A00 và A01).
c) Tiêu chí 3:
Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau:
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Văn, Sử, Địa thì thí sinh có điểm thi môn Địa cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Đối với trường có tổ hợp các môn xét tuyển: Toán, Lý, Hóa và Toán, Lý, tiếng Anh (trừ trường Sĩ quan Phòng hóa) thì thí sinh có điểm thi môn Hóa hoặc môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;
- Một số trường áp dụng tiêu chí phụ riêng, thực hiện như sau:
+ Học viện Khoa học quân sự: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, Ngoại ngữ thì thí sinh có điểm môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Học viện Quân y: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Hóa, Sinh thì thí sinh có điểm thi môn Hóa cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Chính trị: Xét tuyển theo tổ hợp các môn thi: Toán, Văn, tiếng Anh thì thí sinh có điểm môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển;
+ Trường Sĩ quan Phòng hóa: Thí sinh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển (cả 2 tổ hợp A00 và A01).
d) Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, thì Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Mục 6: XÉT DUYỆT ĐIỂM CHUẨN VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ TUYỂN SINH
Điều 29. Xét duyệt điểm chuẩn tuyển sinh
1. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định điểm chuẩn tuyển sinh của các trường.
2.18 Thực hiện một điểm chuẩn chung với đối tượng thí sinh là quân nhân và thanh niên ngoài Quân đội; thực hiện điểm chuẩn riêng theo từng tổ hợp môn xét tuyển, theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu.
Thí sinh được tính điểm chuẩn theo hộ khẩu thường trú phía Nam phải có đủ các điều kiện: Có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, đồng thời phải có ít nhất một năm lớp 12 học và dự thi tốt nghiệp trung học tại các tỉnh phía Nam.
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, đã học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phải có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh phía Nam theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, đồng thời phải học và tốt nghiệp trung cấp tại các tỉnh phía Nam.
Quy định về tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh và điểm chuẩn theo tổ hợp các môn xét tuyển, theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu như sau:
a)19 Theo tổ hợp môn xét tuyển:
- Số lượng tuyển sinh của từng tổ hợp xét tuyển thi tại Học viện Quân y: Chỉ tiêu tổ hợp B00: 75%; chỉ tiêu tổ hợp A00: 25%, Trường Sĩ quan Chính trị: Chỉ tiêu tổ hợp C00: 60%, chỉ tiêu tổ hợp A00: 30%, chỉ tiêu tổ hợp D01: 10% so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm;
- Các học viện, trường có xét tuyển đồng thời 02 Tổ hợp xét tuyển: A00 và A01: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cả 2 tổ hợp xét tuyển A00 và A01;
- Chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện Biên phòng theo tổ hợp xét tuyển A01: Không quá 25% tổng chỉ tiêu.
- Học viện Khoa học quân sự: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ đối với các ngành xét tuyển đồng thời các tổ hợp sau: Tổ hợp D01 và D02 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Nga; tổ hợp D01 và D04 vào đào tạo ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
b)20 Theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu:
- Học viện Biên phòng tuyển 45% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc (từ tỉnh Quảng Bình trở ra), thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh phía Nam được xác định đến từng quân khu: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế): 04 %, Quân khu 5: 14%, Quân khu 7: 17%, Quân khu 9: 20%;
- Trường Sĩ quan Lục quân 2 xác định điểm chuẩn đến từng quân khu phía Nam theo tỷ lệ: Quân khu 4 (tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế); 03%, Quân khu 5: 37%, Quân khu 7: 35%, Quân khu 9: 25%;
- Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin - Hem Pích) tuyển 40% thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 60% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Các học viện: Hậu cần, Hải quân và các trường sĩ quan: Công binh, Thông tin, Chính trị, Đặc công tuyển 65% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 35% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Học viện Quân y, Phòng không - Không quân và các trường sĩ quan: Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Phòng hóa tuyển 70% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 30% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Học viện Kỹ thuật quân sự tuyển 80% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 20% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
- Học viện Khoa học quân sự:
+ Ngành Trinh sát kỹ thuật tuyển 75% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Bắc, 25% chỉ tiêu thí sinh có hộ khẩu thường trú ở phía Nam;
+ Ngành Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành đào tạo ngoại ngữ: Thực hiện một điểm chuẩn chung cho cùng một đối tượng thí sinh nam hoặc đối tượng thí sinh nữ trong cả nước.
- Trường Sĩ quan Không quân thực hiện một điểm chuẩn chung cho thí sinh trong cả nước.
3. Chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng trong tổng chỉ tiêu của từng quân khu hoặc theo 2 miền Nam - Bắc. Thí sinh dự xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng có hộ khẩu thường trú ở khu vực nào, nếu trúng tuyển, sẽ trừ vào chỉ tiêu của khu vực đó.
4. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn các trường xác định chỉ tiêu cụ thể theo từng tổ hợp môn xét tuyển, theo 2 miền Bắc - Nam hoặc theo từng quân khu.
Điều 30. Công bố kết quả tuyển sinh21
1. Các trường công bố công khai kết quả xét tuyển của thí sinh (danh sách theo thứ tự cao trên, thấp dưới), trên Trang Thông tin điện tử (website) của trường, Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng (http://bqp.vn) và các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội.
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng công bố điểm chuẩn đại học, cao đẳng vào các trường trong Quân đội.
3. Các trường tổng hợp kết quả thí sinh xác nhận nhập học, cập nhật lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục 7: BÁO GỌI NHẬP HỌC VÀ HẬU KIỂM KẾT QUẢ TUYỂN SINH
Điều 31. Báo gọi nhập học
1.22 Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường chịu trách nhiệm thông báo kết quả tuyển sinh và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học theo quyết định điểm chuẩn của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
2. Thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng hệ quân sự khi có thông báo triệu tập vào học của các trường trong Quân đội, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra Lệnh gọi nhập ngũ vào học tập để phục vụ lâu dài trong Quân đội.
Điều 32. Khám tuyển sức khỏe cho thí sinh trúng tuyển nhập học
1. Tổ chức khám tuyển sức khỏe cho số thí sinh trúng tuyển ngay trong tuần đầu về trường nhập học.
Việc khám sức khoẻ do Hội đồng khám sức khoẻ tuyển sinh quân sự các bệnh viện Quân đội thực hiện theo sự phân công của Cục Quân y.
2.23 Nội dung, quy trình khám, phân loại sức khỏe thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự và làm đủ các xét nghiệm cận lâm sàng, gồm: Xét nghiệm công thức máu; nhóm máu, chức năng gan: SGOT, SGPT); chức năng thận (Ure, Creatinin); đường máu; nước tiểu 10 thông số; điện tim; siêu âm tổng quát; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm sàng lọc HIV, ma túy. Trường hợp cần thiết, có thể thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hoặc các xét nghiệm cận lâm sàng khác để kết luận phân loại sức khỏe chính xác.
3. Cục trưởng Cục Quân y hướng dẫn chi tiết việc khám sức khỏe và xét nghiệm HIV, ma túy cho các đối tượng học viên mới nhập trường.
4.24 Kết luận sức khỏe
- Sau 15 ngày, kể từ ngày thí sinh nhập học (theo thời gian quy định trong giấy báo nhập học), các trường phải thông báo kết luận về phân loại tiêu chuẩn sức khỏe đến thí sinh đã nhập học biết, làm thủ tục trả về địa phương đối với các thí sinh không đủ tiêu chuẩn sức khỏe;
- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày thí sinh nhận được quyết định trả về địa phương do không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, nếu có khiếu nại, thí sinh phải nộp đơn về Hội đồng tuyển sinh nhà trường (thời gian nộp đơn được tính tại thời điểm thí sinh đến nộp đơn trực tiếp tại trường hoặc theo dấu bưu điện, ngoài thời gian quy định nêu trên, Hội đồng tuyển sinh nhà trường không xem xét giải quyết). Hội đồng tuyển sinh nhà trường lập danh sách đề nghị Hội đồng giám định y khoa cấp Bộ Quốc phòng tổ chức giám định sức khỏe;
- Giao Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 103 thuộc Học viện Quân y chịu trách nhiệm giám định với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ Thừa Thiên Huế trở ra, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 175 chịu trách nhiệm giám định với các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ Đà Nẵng trở vào. Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Hội đồng tuyển sinh các trường, Hội đồng giám định y khoa các bệnh viện phải hoàn thành việc giám định sức khỏe cho thí sinh, thông báo về kết luận giám định y khoa cho các trường và báo cáo kết quả giám định y khoa về Cục Quân y Bộ Quốc phòng;
- Giao Cục Quân y Bộ Quốc phòng chỉ đạo Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 103 thuộc Học viện Quân y, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện quân y 175 tổ chức giám định sức khỏe cho các thí sinh; tổng hợp kết quả giám định, đề xuất, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
Điều 33. Tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh và thẩm định danh sách thí sinh nhập học
1. Tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh
a) Sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học, các trường tổ chức kiểm tra, hậu kiểm kết quả tuyển sinh của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Tổ chức kiểm tra, đối chiếu ảnh thí sinh trong hồ sơ sơ tuyển, ảnh trong hồ sơ đến nhập học và người đến nhập học phải trùng nhau, đúng là của người đến nhập học. Kiểm tra kết quả học tập và hạnh kiểm trong học bạ trung học phổ thông của thí sinh;
c) Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường chịu trách nhiệm tổ chức hậu kiểm toàn bộ công tác tuyển sinh của đơn vị mình xong trước ngày khai giảng năm học mới.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát hiện các vấn đề nghi vấn, phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ; trường hợp vi phạm, phải báo cáo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng ngoài Quân đội để đề xuất biện pháp giải quyết;
- Khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan điều tra có thẩm quyền, Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường quyết định trả thí sinh vi phạm quy chế tuyển sinh về đơn vị, địa phương.
2. Thẩm định danh sách thí sinh nhập học: Kết thúc tuyển sinh các trường lập danh sách thí sinh vào học đầu khóa học, báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thẩm định, làm cơ sở để các trường và cơ quan chức năng quản lý, phong (thăng) quân hàm và cấp bằng tốt nghiệp khi tốt nghiệp ra trường.
Điều 34. Thí sinh trúng tuyển đại học quân sự được gửi đi đào tạo trường ngoài Quân đội và trường nước ngoài
1. Các trường lựa chọn số thí sinh trúng tuyển, có kết quả tuyển sinh cao gửi đi học ngay theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Thông tư số 195/2011/TT-BQP ngày 24 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Khi tốt nghiệp ra trường được phong quân hàm sĩ quan và tổ chức bồi dưỡng kiến thức chính trị, quân sự xong mới điều động về đơn vị công tác.
Chương IV
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG QUÂN SỰ HỆ CHÍNH QUY
Điều 35. Các trường tuyển sinh, khu vực tuyển sinh, chỉ tiêu đào tạo
1. Các trường đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học được giao đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ cao đẳng quân sự và đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao đẳng.
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thông báo khu vực tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của từng trường.
Điều 36. Đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ tuyển sinh
1. Đối tượng, tiêu chuẩn vào đào tạo trình độ cao đẳng quân sự hệ chính quy thực hiện theo quy định tại các Điều 11, 14, 15 và Điều 16 Thông tư này.
2. Hồ sơ tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
Điều 37. Tổ chức tuyển sinh, lệ phí tuyển sinh
1.25 Xét tuyển
a) Đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ cao đẳng: Hằng năm, căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn các trường tổ chức tuyển sinh cho phù hợp với đối tượng tuyển sinh của từng trường;
b) Đào tạo cao đẳng quân sự ngành Kỹ thuật
Trường Sĩ quan Không quân, xét tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung vào đào tạo cao đẳng quân sự ngành Kỹ thuật Hàng không, thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học hệ chính quy; tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
- Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam (kể cả quân nhân tại ngũ, quân nhân đã xuất ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng, thanh niên ngoài Quân đội) đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng;
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thay đổi phương thức tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện;
- Điểm chuẩn: Xác định theo 2 miền Nam - Bắc (phía Bắc từ Quảng Bình trở ra, phía Nam từ Quảng Trị trở vào);
- Căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, trường dự kiến điểm tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
- Sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì trường được xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
c) Đào tạo cao đẳng Văn thư lưu trữ
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, xét tuyển nguyện vọng 1 và nguyện vọng bổ sung vào đào tạo cao đẳng quân sự ngành Văn thư lưu trữ, thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo sĩ quan cấp phân đội trình độ đại học hệ chính quy; tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
- Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam, nữ là quân nhân tại ngũ, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, đã qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng. Chỉ tiêu tuyển thí sinh nữ: Không quá 50% chỉ tiêu tuyển sinh;
- Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia theo quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thay đổi phương thức tuyển sinh, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện;
- Điểm chuẩn: Xác định theo 2 miền Nam - Bắc (phía Bắc từ Quảng Bình trở ra, phía Nam từ Quảng Trị trở vào);
- Căn cứ vào chỉ tiêu và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, trường dự kiến điểm tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định;
- Sau khi xét tuyển đợt 1, số lượng vào học thực tế còn thiếu so với chỉ tiêu, thì trường được xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
2. Thi tuyển kết hợp với xét tuyển
Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển vào đào tạo cao đẳng hệ quân sự, như sau:
a) Đối tượng: Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thông báo đối tượng tuyển sinh vào từng ngành cho phù hợp với chỉ tiêu đào tạo;
b) Hồ sơ tuyển sinh
- Sử dụng bộ hồ sơ tuyển sinh vào đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học;
- Thời gian giao nhận hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này;
c) Chỉ tiêu tuyển sinh thực hiện theo Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Môn xét tuyển: Sử dụng kết quả Môn Văn của Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia để xét tuyển;
đ) Môn thi tuyển: Các môn năng khiếu;
e) Tổ chức coi thi, chấm thi: Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội chịu trách nhiệm tổ chức coi thi, chấm thi theo đúng quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Điểm chuẩn tuyển sinh xác định theo hộ khẩu thường trú 2 miền Nam - Bắc.
3. Trên cơ sở kết quả tổ hợp môn xét tuyển của thí sinh đăng ký xét tuyển và kết quả thi của thí sinh thi tuyển, công tác xét tuyển, xét duyệt điểm chuẩn, công bố kết quả tuyển sinh, báo gọi nhập học, khám tuyển sức khỏe cho thí sinh trúng tuyển nhập học và hậu kiểm công tác tuyển sinh thực hiện theo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 32 và Điều 33 Thông tư này.
4. Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện như tuyển sinh vào đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học
Chương V
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP QUÂN SỰ HỆ CHÍNH QUY
Điều 38. Các trường tuyển sinh đào tạo26
1. Học viện Hậu cần.
2. Trường Sĩ quan Không quân.
3. Trường Sĩ quan Phòng hóa.
4. Trường Sĩ quan Đặc công.
5. Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích).
6. Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng.
7. Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô.
8. Trường Cao đẳng Quân y 1.
9. Trường Trung cấp Kỹ thuật Phòng không - Không quân.
10. Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân.
11. Trường Trung cấp Biên phòng 1.
12. Trường Trung cấp Biên phòng 2.
13. Trường Trung cấp 24 Biên phòng.
14. Trường Trung cấp Kỹ thuật Thông tin.
15. Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh.
16. Trường Trung cấp Trinh sát.
17. Trường Trung cấp Quân y 2.
18. Trường Trung cấp Kỹ thuật Quân khí.
19. Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã.
20. Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng - Thiết giáp.
21. Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung.
Điều 39. Đối tượng, tiêu chuẩn và hồ sơ tuyển sinh
1.27 Đối tượng
a) Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Số lượng đăng ký dự tuyển theo chỉ tiêu phân bổ cho từng đơn vị;
b) Các ngành, nghề có tuyển nữ đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho Quân đội: Y, dược, cơ khí, công nghệ thông tin, thông tin, cơ yếu, nấu ăn, tài chính. Căn cứ nhu cầu biên chế, chỉ tiêu dự tuyển được phân bổ hằng năm; đơn vị tuyển chọn đi đào tạo phù hợp với kế hoạch sử dụng.
2.28 Tiêu chuẩn
a) Chính trị, đạo đức, văn hóa: Thực hiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư này. Riêng xếp loại hạnh kiểm (rèn luyện) các năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương phải đạt khá trở lên; xếp loại học lực các năm học Trung học phổ thông hoặc tương đương phải đạt trung bình trở lên;
b) Tuổi đời: Từ 18 đến 27 tuổi (tính đến năm xét tuyển);
c) Sức khỏe:
- Tuyển chọn thí sinh đạt Điểm 1 và Điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP về các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai - mũi - họng, hàm - mặt, vòng ngực; được lấy đến sức khỏe đạt Điểm 3 về răng;
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo, phía Nam (từ tỉnh Quảng Trị trở vào) và thí sinh là người dân tộc thiểu số: Được lấy đến sức khỏe đạt Loại 3 về thể lực;
- Tổ chức khám sơ tuyển, khám tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 21 và Điều 32 Thông tư này.
3. Hồ sơ tuyển sinh: Sử dụng 01 bộ hồ sơ tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp quân sự do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành, gồm:
a) 03 phiếu đăng ký dự tuyển (ĐK01-A, ĐK01-B, ĐK01-C);
b) 01 phiếu khám sức khỏe;
c) 01 Bản xác minh chính trị (Riêng thí sinh dự xét tuyển Trung cấp Kỹ thuật Mật mã Bản thẩm tra xác minh lý lịch theo mẫu quy định của ngành Cơ yếu);
d) 01 giấy chứng nhận được hưởng ưu tiên đối với những thí sinh thuộc diện ưu tiên.
Điều 40. Tổ chức tuyển sinh
1.29 Phương thức xét tuyển: Thực hiện xét tuyển theo kết quả học bạ Trung học phổ thông hoặc tương đương.
Thống nhất sử dụng kết quả học bạ Trung học phổ thông cộng với điểm ưu tiên làm tiêu chí xét tuyển.
Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp (thời gian đào tạo 2 năm), chưa có bằng tốt nghiệp trung học, đủ tiêu chuẩn xét tuyển; thống nhất tiêu chí xét tuyển bằng tổng cộng điểm tổng kết trung bình các môn học 2 năm trung cấp chia 2 nhân với 3, cộng với điểm ưu tiên để xét tuyển.
2.30 Quy định xét tuyển: Thực hiện tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ, tập trung ưu tiên cho các đơn vị còn thiếu so với biên chế.
a) Các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức sơ tuyển, tuyển chọn, lập hồ sơ (kèm theo bản sao có công chứng học bạ Trung học phổ thông hoặc tương đương) và danh sách, gửi về trường tuyển sinh theo đúng chỉ tiêu được giao;
b) Hội đồng tuyển sinh các trường tổ chức thẩm định danh sách, hồ sơ dự tuyển của thí sinh theo chỉ tiêu đào tạo được phân bổ cho các đơn vị; tổng hợp, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định công nhận trúng tuyển;
c) Về hộ khẩu thường trú xác định thí sinh được hưởng theo điểm chuẩn phía Nam hoặc phía Bắc, thực hiện như quy định tuyển sinh đại học cấp phân đội.
3. Thời gian sơ tuyển và bàn giao hồ sơ tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
4. Các trường báo cáo kết quả xét tuyển và đề nghị phương án điểm chuẩn về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 7 hằng năm.
5. Tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh
a) Sau khi thí sinh trúng tuyển nhập học, các trường tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh, kiểm tra, đối chiếu toàn bộ hồ sơ thí sinh đăng ký dự tuyển với hồ sơ và người đến nhập học, phải đúng với người đến nhập học;
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và học bạ trung học phổ thông; đối chiếu kết quả học tập trong học bạ gốc với bản sao học bạ trong hồ sơ xét tuyển;
b) Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường chịu trách nhiệm tổ chức hậu kiểm toàn bộ công tác tuyển sinh của đơn vị mình; trong quá trình tổ chức hậu kiểm, nếu phát hiện các vấn đề nghi vấn, phải tiến hành điều tra, xác minh làm rõ; trường hợp vi phạm, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng ngoài Quân đội để đề xuất biện pháp giải quyết;
c) Những trường hợp sử dụng học bạ không hợp lệ, hoặc kết quả trong bản sao không đúng với học bạ gốc và các vi phạm khác phải loại ra; Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường ra quyết định trả học viên về đơn vị cũ trước khi đi học;
d) Thời gian hậu kiểm phải xong trước khi khai giảng năm học mới.
6. Chỉ tiêu tuyển sinh thực hiện theo Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Chương VI
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (ĐÀO TẠO DÂN SỰ)
Điều 41. Các trường tuyển sinh đào tạo dân sự
1. Tuyển sinh đào tạo đại học
a) Học viện Kỹ thuật quân sự;
b) Học viện Quân y;
c) Học viện Khoa học quân sự;
d) Học viện Hậu cần;
đ) Học viện Biên phòng;
e) Trường Sĩ quan kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích);
g) Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội;
h) Trường Sĩ quan Công binh;
i) Trường Sĩ quan Thông tin;
k) Trường Sĩ quan Lục quân 1;
l) Trường Sĩ quan Lục quân 2;
m) Trường Sĩ quan Chính trị.
2. Tuyển sinh đào tạo cao đẳng
a) Học viện Kỹ thuật quân sự;
b) Học viện Hậu cần;
c) Trường Sĩ quan Công binh;
d) Trường Sĩ quan Thông tin;
đ) Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-hem Pich);
e) Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội;
g) Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng;
h) Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô;
3. Tuyển sinh đào tạo trung cấp chuyên nghiệp:
a) Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội;
b) Trường Cao đẳng Công nghiệp quốc phòng;
c) Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô;
d) Trường Trung cấp Quân y 1;
đ) Trường Trung cấp Quân y 2;
e) Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân;
g) Trường Trung cấp Cầu đường và Dạy nghề;
h) Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung.
4. Đối với đào tạo văn bằng 2, liên thông đại học, liên thông cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các lớp liên kết đào tạo ngoài trường, khi được giao chỉ tiêu đào tạo các trường chịu trách nhiệm hoàn thiện các văn bản, thủ tục pháp quy và tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm tuyển sinh.
Điều 42. Đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh
1. Đối tượng: Tuyển sinh thí sinh nam, thí sinh nữ trong các vùng tuyển sinh của từng trường.
2. Tiêu chuẩn: Thực hiện theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi tuyển sinh đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hằng năm.
3. Hồ sơ tuyển sinh: Thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong năm tuyển sinh.
4. Chỉ tiêu tuyển sinh: Thực hiện theo Quyết định của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Điều 43. Phương thức tuyển sinh
1. Các trường tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng
a) Xét tuyển từ kết quả Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: Thực hiện theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo về thi tuyển sinh đại học cao đẳng hằng năm;
b) Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển vào các ngành đào tạo năng khiếu.
- Môn xét tuyển, môn thi, tổ chức coi thi, chấm thi thực hiện như đối tượng đào tạo quân sự theo từng ngành đào tạo;
- Thời gian thi, tổ chức thi vào sau Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, thời gian cụ thể do trường tự xác định;
c) Tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng: Các trường phải xây dựng Đề án tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc phòng, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phê duyệt, khi có thông báo của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triển khai thực hiện.
2. Các trường tuyển sinh đào tạo trung cấp: Tổ chức xét tuyển vào đào tạo trung cấp chuyên nghiệp dân sự theo quy chế Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hằng năm.
Điều 44. Tổ chức tuyển sinh, triệu tập thí sinh nhập học
1. Các trường tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp hệ dân sự, tổ chức tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển, thi tuyển; tổng hợp đề xuất điểm tuyển vào trường, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
2. Khi báo cáo đề nghị điểm tuyển, các trường nộp dữ liệu máy tính, danh sách kết quả tuyển sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển; các trường tuyển sinh theo nhóm ngành, hoặc theo từng ngành, nộp dữ liệu máy tính, danh sách kết quả tuyển sinh và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển theo nhóm ngành và ngành tuyển sinh.
3. Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường chịu trách nhiệm thông báo kết quả tuyển sinh và triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học theo quyết định điểm chuẩn của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng.
4. Tổ chức hậu kiểm công tác tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư này.
Chương VII
TUYỂN SINH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC VÀ CÁC LOẠI HÌNH KHÁC
Mục 1: TUYỂN SINH ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Điều 45. Tuyển sinh đào tạo sau đại học
1. Công tác tuyển sinh các loại hình đào tạo sau đại học thực hiện theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh đào tạo sau đại học.
Mục 2: TUYỂN SINH ĐÀO TẠO VĂN BẰNG ĐẠI HỌC THỨ 2, LIÊN THÔNG, HOÀN THIỆN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
Điều 46. Đối tượng tuyển sinh
1. Văn bằng đại học thứ 2 (gọi chung là văn bằng 2)
a) Đào tạo cho đối tượng đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học có nguyện vọng học văn bằng 2;
b) Đào tạo cho đối tượng hạ sĩ quan - binh sĩ đang phục vụ tại ngũ, đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy, tuổi đời không quá 25 tuổi, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Quốc phòng, có nguyện vọng phục vụ Quân đội lâu dài, được đơn vị xét tuyển cho đi dự thi theo chỉ tiêu của Bộ Quốc phòng để phục vụ Quân đội lâu dài.
2. Liên thông đại học
a) Đào tạo liên thông đại học cho các đối tượng đào tạo cán bộ cấp trung, lữ đoàn chưa có bằng đại học. Thời gian thi do Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường quyết định, báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng trước khi khai giảng 15 ngày;
b) Đào tạo liên thông đại học cho các đối tượng đã tốt nghiệp cao đẳng kỹ thuật, cao đẳng cấp phân đội và các ngành chuyên môn nghiệp vụ.
3. Hoàn thiện đại học: Đào tạo hoàn thiện đại học cho các đối tượng đã tốt nghiệp đào tạo cấp phân đội từ sĩ quan 3 năm.
4. Liên thông cao đẳng: Đào tạo liên thông cao đẳng từ đối tượng đã qua đào tạo trung cấp chuyên nghiệp.
Các lớp đào tạo thuộc diện cơ quan quân lực quản lý, tuổi đời thí sinh vào học không quá 40 tuổi.
5. Hoàn thiện cao đẳng: Đào tạo hoàn thiện cao đẳng cho các đối tượng đã tốt nghiệp chỉ huy phân đội từ trung đội trưởng 801 và chỉ huy phân đội từ trợ lý huyện.
Điều 47. Phương thức tuyển sinh
Các loại hình đào tạo văn bằng 2, liên thông, hoàn thiện đại học, cao đẳng được tuyển sinh theo phương thức: Thi tuyển.
Điều 48. Thời gian thi, môn thi, đề thi, phương pháp thi
1. Thời gian thi:
a) Đợt 1: Từ ngày 10 tháng 7 đến ngày 15 tháng 7 hằng năm;
b) Đợt 2: Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 20 tháng 9 hằng năm.
2. Môn thi
a) Đào tạo Văn bằng 2
- Thí sinh phải thi hai môn thuộc phần kiến thức giáo dục đại cương của ngành đào tạo thứ hai;
- Đối với các ngành sư phạm, an ninh quốc phòng và các ngành đặc thù thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, Giám đốc (Hiệu trưởng) cơ sở đào tạo quy định cụ thể về các môn thi, nội dung, hình thức và tổ chức thi.
b) Đào tạo liên thông, hoàn thiện
Thi 3 môn gồm: Môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề (nếu có).
3. Đề thi: Do các trường tự ra đề.
4. Phương pháp thi: Tự luận hoặc thực hành nghề (nếu có).
Điều 49. Địa điểm thi, phòng thi và giấy thi
1. Địa điểm tổ chức thi, phòng thi: Tại các trường trong Quân đội và các cơ sở liên kết đào tạo; trường hợp thiếu phòng thi Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quyết định việc thuê địa điểm thi, phòng thi.
2. Các phòng thi phải đảm bảo được điều kiện sau đây:
a) Địa điểm thi phải cách ly với môi trường bên ngoài và được bảo đảm các điều kiện an toàn, yên tĩnh trong thời gian thi;
b) Phòng thi phải có đủ ánh sáng, bàn ghế, bảng, khoảng cách giữa 2 thí sinh liền kề nhau từ 1,2 m trở lên, không được sử dụng bàn kép (ghép 2 bàn làm 1); các phòng thi có diện tích rộng nếu bố trí làm 2 phòng thi, phải có vách ngăn ở giữa (không ngăn theo chiều dọc phòng thi);
c) Số lượng thí sinh tối đa trong một phòng thi: Không quá 40 thí sinh;
d) Có phương án xử lý trong trường hợp mưa bão, mất điện (có máy nổ dự phòng trong quá trình thi);
đ) Không thuê, mượn các phòng thi có bàn ghế nhỏ, thấp dùng cho học sinh tiểu học.
3. Giấy thi và giấy nháp: Do các trường tự in theo mẫu thống nhất (có đủ các thông tin về họ tên và số báo danh của thí sinh, chữ ký cán bộ coi thi, số tờ giấy thi.v.v..).
Điều 50. Làm thủ tục dự thi cho thí sinh
1. Trước ngày thi, Ban Coi thi các trường hoàn thành danh sách thí sinh của từng phòng thi để niêm yết trước phòng thi. Phòng thi có một bản danh sách kèm theo ảnh của thí sinh để trao cho cán bộ coi thi đối chiếu, kiểm tra trong các buổi thi và khi thí sinh nhập học.
2. Ban Coi thi các trường có trách nhiệm
a) Phổ biến công khai tới thí sinh quy chế và các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng đối với thí sinh dự thi trước ngày thi 01 ngày;
b) Hướng dẫn thí sinh đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những sai sót về họ, đệm, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi của thí sinh;
c) Phổ biến cho thí sinh những tài liệu, vật dụng được phép và không được phép mang vào khu vực thi, đặc biệt là các vật dụng có thể giúp thí sinh gian lận trong quá trình thi như điện thoại di động, các thiết bị truyền tin.v.v.. (khu vực thi do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường quy định phù hợp với thực tế).
Điều 51. Coi thi
1. Tổ chức tập huấn cho cán bộ coi thi và các thành viên tham gia kỳ thi các nội dung trọng tâm sau đây:
a) Quy trình thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của từng thành viên làm công tác coi thi, kinh nghiệm phát hiện thí sinh gian lận trong kỳ thi;
b) Hướng dẫn phương pháp đối chiếu, kiểm tra giấy tờ theo quy định được mang vào phòng thi và thực tế thí sinh tại phòng thi, khi có nghi vấn gian lận phải báo với Ban Coi thi hoặc cán bộ thanh tra để theo dõi, kiểm tra, xác minh, làm rõ.
2. Cán bộ, nhân viên phục vụ kỳ thi
- Phải nắm chắc quy chế, nhiệm vụ và quy trình mới được phép làm nhiệm vụ; đeo phù hiệu thống nhất do Ban Coi thi cấp phát và phải đóng dấu của nhà trường trùm vào chính giữa phù hiệu;
- Người không có trách nhiệm, không có tên trong danh sách Ban Coi thi tuyệt đối không được ra vào khu vực thi.
3. Bố trí cán bộ coi thi
a) Lựa chọn và bố trí cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn làm cán bộ coi thi, giám sát phòng thi, lực lượng bảo vệ, trật tự viên, y tế, phục vụ. Mỗi phòng thi phải bố trí 02 cán bộ coi thi, trong đó có ít nhất 01 cán bộ coi thi là giáo viên;
b) Bố trí lực lượng coi thi có số lượng lớn hơn số cán bộ coi thi thực tế từ 5% - 10% để sẵn sàng thay thế những cán bộ vi phạm quy chế, chưa nắm chắc nhiệm vụ, do sức khỏe hoặc lý do khác;
c) Căn cứ số lượng phòng thi và danh sách cán bộ coi thi; trước mỗi môn thi 30 phút, Ban Coi thi tổ chức bốc thăm tên cán bộ coi thi ở từng phòng thi (không phân công danh sách trước các buổi thi).
4. Thành viên tham gia Ban Coi thi tuyệt đối không được mang theo điện thoại di động, máy thu, phát tín hiệu trong khi làm nhiệm vụ.
5. Khi phát hiện thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái phép vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng đều bị đình chỉ thi ngay.
6. Cử cán bộ chuyên trách có nghiệp vụ và kinh nghiệm làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra của trường. Tăng cường đôn đốc, nhắc nhở cán bộ coi thi xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy chế và yêu cầu Ban Coi thi xử lý ngay các trường hợp cán bộ coi thi không làm đúng chức trách.
7. Thực hiện nghiêm túc quy trình lập danh sách phòng thi, đánh số báo danh theo vần a, b, c (đối với những thí sinh trùng họ, đệm và tên thì thay đổi thứ tự số báo danh của các thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và thay đổi quy luật xếp chỗ ngồi của thí sinh trong phòng thi sau mỗi buổi thi để chống việc thi hộ, thi kèm; thí sinh không dự thi buổi thi trước phải xóa tên khỏi danh sách dự thi vào buổi thi tiếp theo.
8. Các cán bộ coi thi phải bảo vệ đề thi trong khi thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi, chậm nhất 30 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài cán bộ coi thi thứ nhất nộp các đề thi thừa cho Ban Coi thi để niêm phong tại phòng thi. Các cán bộ coi thi và những người làm nhiệm vụ phục vụ kỳ thi không được thảo luận, sao chép, giải đề, mang đề ra ngoài hoặc giải thích đề thi cho thí sinh.
9. Ký giấy thi
a) Trước khi phát tờ giấy thi cho thí sinh, cán bộ coi thi thứ hai phải ký và ghi rõ họ tên vào đúng ô quy định trên tờ giấy thi;
b) Cán bộ coi thi thứ nhất chỉ được ký và ghi rõ họ tên vào đúng ô quy định trên tờ giấy thi của thí sinh sau khi thí sinh đã ghi đầy đủ họ tên, số báo danh và các mục cần thiết khác trên tờ giấy thi.
10. Quản lý chặt chẽ giấy thi, đề thi thừa, thu lại toàn bộ giấy thi đã phát cho thí sinh (cả giấy thi thừa và giấy thi thí sinh làm bài hỏng phải thay).
11. Chỉ cho thí sinh ra khỏi phòng thi sau khi kết thúc 2/3 thời gian thi.
12. Quản lý bài thi
a) Tuyệt đối không để mất bài thi hoặc lẫn bài thi của thí sinh, không cho thí sinh đã nộp bài lấy lại bài thi, thực hiện nghiêm túc quy trình giao nhận và bảo quản bài thi;
b) Kết thúc từng buổi thi, cán bộ coi thi tổ chức thu bài thi, kiểm tra sắp xếp bài thi theo thứ tự số báo danh; các biên bản xử lý kỷ luật (nếu có) phải kèm theo bài thi của thí sinh; cả 2 cán bộ coi thi phải chịu trách nhiệm bảo quản chặt chẽ bài thi đã thu và cùng mang về bàn giao cho Trưởng ban Coi thi (Trưởng điểm thi) và Thư ký;
c) Sau khi kiểm tra đủ số bài thi, cả 2 cán bộ coi thi và thư ký cùng dán và ký niêm phong vào túi đựng bài thi;
d) Sau mỗi môn thi các túi đựng bài thi được để trong hòm sắt có khóa lưu giữ tại kho bảo mật của nhà trường do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường giữ chìa khoá.
13. Khi bàn giao cho Ban Chấm thi làm phách phải có đủ thành phần theo quy định và túi đựng bài thi phải còn nguyên dấu và chữ ký niêm phong.
14. Cán bộ coi thi phải thực hiện đúng quy định thời gian biểu của từng buổi thi, theo hiệu lệnh thống nhất của từng điểm thi, không được tự ý thay đổi.
- Những trường hợp đặc biệt, các sự cố bất thường, không được tự ý xử lý, phải báo cáo kịp thời Trưởng Điểm thi (Trưởng ban Coi thi) để xin ý kiến Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường.
- Sau khi môn thi cuối cùng kết thúc, Hội đồng tuyển sinh các trường tổng hợp, báo cáo về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng qua Cục Nhà trường.
Điều 52. Chấm thi
1. Các trường tổ chức chấm thi ở nơi biệt lập với bên ngoài, liên tục có lực lượng bảo vệ, canh gác trong thời gian chấm thi; tất cả cán bộ trong Ban Chấm thi có tiếp xúc với bài thi phải cách ly hoàn toàn với bên ngoài trong thời gian chấm thi.
2. Lựa chọn, bố trí cán bộ, nhà giáo đủ tiêu chuẩn tham gia làm cán bộ chấm thi, lực lượng bảo vệ và phục vụ của Ban Chấm thi.
- Nhất thiết phải tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ quy chế và đáp án chấm thi cho cán bộ chấm thi.
- Cán bộ nắm chắc quy chế, nhiệm vụ và quy trình mới được phép làm nhiệm vụ chấm thi. Tuyệt đối không được mang bất cứ tài liệu, giấy tờ riêng và các phương tiện thông tin liên lạc khi vào và ra khỏi khu vực chấm thi.
3. Tổ chức làm phách và chấm thi theo đúng quy chế; quản lý đầu phách và bài thi một cách nghiêm ngặt, bảo mật tuyệt đối số phách bài thi, đầu phách không được để cùng với kho chứa bài thi. Cán bộ thực hiện việc dồn túi, đánh số phách bài thi không được tham gia vào tổ thư ký chấm thi và ngược lại.
4. Bài thi do Trưởng ban Chấm thi trực tiếp quản lý, sau mỗi buổi làm việc, bài thi phải được lưu giữ trong tủ sắt và được khóa bằng 2 khóa khác nhau (Trưởng môn Chấm thi giữ chìa của một khóa, Ủy viên Ban Thư ký giữ chìa của một khóa), kho bảo mật để các tủ đựng bài thi do Trưởng ban Chấm thi giữ chìa khóa; cửa kho và tủ đựng bài thi chỉ được mở khi có đủ các thành viên giữ chìa khóa.
5. Thực hiện nghiêm túc quy định chấm thi hai vòng độc lập tại hai phòng riêng biệt, theo đúng đáp án và thang điểm và chỉ chấm những bài thi hợp lệ.
Điều 53. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào
Thực hiện theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 54. Đề xuất phương án điểm tuyển
Căn cứ vào tổng điểm thi của thí sinh, gồm tổng điểm các môn thi và điểm ưu tiên, các trường đề xuất điểm tuyển, tổng hợp báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng; khi có quyết định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng mới triệu tập thí sinh nhập học.
Mục 3: TUYỂN SINH ĐÀO TẠO CÁC ĐỐI TƯỢNG CÒN LẠI
Điều 55. Tuyển sinh đào tạo trung cấp ngắn hạn tập trung
1. Đối tượng, tiêu chuẩn
a)31 Tuyển chọn trong số quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (khối chiến đấu) đang phục vụ trong Quân đội đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh), đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
b) Tuổi đời không quá 35 (đào tạo liên thông ngành kỹ thuật hàng không tuổi đời không quá 40) tính đến năm tuyển sinh;
c) Đã tốt nghiệp sơ cấp theo chương trình đào tạo 12 tháng đến 18 tháng và làm đúng chuyên ngành đào tạo 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh). Trường hợp vào đào tạo ngành y sĩ đa khoa, trung cấp điều dưỡng, trung cấp dược phải qua đào tạo y tá sơ cấp, dược tá sơ cấp và làm đúng chuyên ngành đào tạo 24 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh);
d) Đào tạo trung cấp ngắn hạn kỹ thuật Mật mã phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Hồ sơ tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 39 và Điều 40 Thông tư này.
Điều 56. Tuyển sinh đào tạo chuyển loại trình độ trung cấp quân sự
1. Đối tượng, tiêu chuẩn
a) Quân nhân chuyên nghiệp là khẩu đội trưởng, tiểu đội trưởng, phó trung đội trưởng, nhân viên trinh sát đặc nhiệm, chiến đấu viên;
Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (khối chiến đấu) thuộc các chuyên nghiệp quân sự dôi dư biên chế; tốt nghiệp sơ cấp theo chương trình đào tạo dưới 12 tháng;
b)32 Tuổi đời không quá 35 (tính đến năm tuyển sinh), đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương, qua sơ tuyển đạt các tiêu chuẩn quy định.
2. Hồ sơ tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 39 và Điều 40 Thông tư này.
Điều 57. Đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên kết giúp Bộ Công an
1. Về chỉ tiêu, đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo: Do Bộ Công an xây dựng kế hoạch, báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng của Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Bộ Công an có trách nhiệm công khai tất cả thông tin về tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Việc tuyển chọn học viên đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện theo Thông tư liên tịch số 94/2012/TTLT-BQP-BCA ngày 09 tháng 8 năm 2012 về việc hợp tác đào tạo và tuyển chọn học viên tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Điều 58. Tuyển sinh các đối tượng còn lại
1. Các loại hình đào tạo còn lại tuyển sinh theo kế hoạch năm học của từng trường.
2. Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra đầu vào, quyết định điểm trúng tuyển, số lượng vào học các loại hình đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng, chuyển loại, học viên tốt nghiệp ra trường thuộc diện cấp giấy chứng nhận, hoặc chứng chỉ của Bộ Quốc phòng, không vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh được giao.
Chương VIII
TUYỂN SINH THEO CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP VÀ DỰ BỊ ĐẠI HỌC
Điều 59. Đối tượng và vùng được cử tuyển
1. Đối tượng
a) Căn cứ vào tiêu chuẩn và chỉ tiêu được giao, các đơn vị lựa chọn đề nghị cử tuyển tập trung ưu tiên cho đối tượng là thiếu sinh quân, con em dân tộc thiểu số, hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa và các đảo được hưởng chính sách như đảo Trường Sa, thanh niên có hộ khẩu thường trú ở phía Nam (đối với những chuyên ngành thiếu cán bộ do chưa tuyển sinh được), nhưng tổng số người dân tộc Kinh không được vượt quá 15% tổng chỉ tiêu được giao;
b) Thí sinh phải có hộ khẩu thường trú từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo quy định của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc) và có thời gian 3 năm học trung học phổ thông tại trường đóng tại địa phương đó (học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh các lớp tạo nguồn tính theo hộ khẩu thường trú) được cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc có thời gian 4 năm học trung học cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cử tuyển vào trung cấp;
c) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển ít hơn chỉ tiêu được giao, có thể bổ sung thêm các đối tượng là người dân tộc thiểu số Việt Nam mà dân tộc đó chưa có hoặc có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thường trú ở Khu vực III, II (có thể xét cả đối tượng ở Khu vực I trong trường hợp dân tộc đó có rất ít cán bộ đạt trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp so với số dân của dân tộc đó trong phạm vi cả nước hoặc việc cử tuyển đối với các đối tượng này ở Khu vực III, II không đủ chỉ tiêu được giao), có hộ khẩu thường trú cùng gia đình từ 5 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh;.
Ngoài các đối tượng trên, không xét thêm các đối tượng khác (kể cả khi thiếu chỉ tiêu được giao);
d) Trường hợp số thí sinh đăng ký xét cử tuyển nhiều hơn chỉ tiêu được giao, thì thực hiện xét theo thứ tự ưu tiên trước hết là học sinh thuộc các dân tộc chưa được cử tuyển hoặc đã được cử tuyển nhưng số lượng rất ít thì thực hiện xét từ Khu vực III, II, I.
Ưu tiên xét thí sinh là con liệt sỹ, con thương binh, con người được hưởng chính sách như thương binh (xếp từ người có mức độ thương tật cao trở xuống); học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh, xếp loại học lực, hạnh kiểm cao hơn.
2. Vùng tuyển: Các địa phương được hưởng chính sách cử tuyển vào học các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân theo các quyết định của Ủy ban Dân tộc và Chính phủ.
Điều 60. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
Đối tượng được xét cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong Quân đội phải qua sơ tuyển, có đủ các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, sức khỏe, độ tuổi, vùng tuyển và các điều kiện sau:
1. Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, hiện tại không thuộc diện biên chế Nhà nước.
2. Xếp loại hạnh kiểm năm cuối cấp (hoặc xếp loại rèn luyện năm cuối khóa) đạt loại khá trở lên.
3. Xếp loại học tập năm cuối cấp: Tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp đối với thí sinh đạt trung bình trở lên đối với người dân tộc thiểu số và loại khá trở lên đối với người dân tộc Kinh.
4. Độ tuổi
a) Cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự: Tuổi đời từ 17 đến 25 tuổi (tính đến năm tuyển sinh);
b) Cử tuyển vào đào tạo trung cấp quân sự: Tuổi đời từ 17 đến 27 tuổi (tính đến năm tuyển sinh).
5. Được Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, sư đoàn và tương đương sơ tuyển, báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng đề nghị; Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, đề nghị; được Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng quyết định vào học.
Điều 61. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh theo chế độ cử tuyển
Sử dụng thống nhất theo mẫu hồ sơ tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp quân sự do Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành, ngoài ra phải có thêm các giấy tờ sau:
1. Bản sao giấy khai sinh.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh chưa được cấp bằng tốt nghiệp).
3. Bản sao học bạ trung học phổ thông.
4. Các giấy chứng nhận đối tượng mà thí sinh được hưởng ưu tiên xét cử tuyển.
5. Giấy xác nhận hộ khẩu thường trú do Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp (phải ghi rõ thời gian từ khi đến cư trú tại địa phương).
6. Bản photocopy (không công chứng) quyết định và trang tên địa phương nơi thí sinh cư trú thuộc vùng được cử tuyển;
Trường hợp xã mới chia tách hoặc sáp nhập phải có bản photocopy quyết định của cấp có thẩm quyền, đồng thời ghi rõ vào phần ghi chú trong danh sách đề nghị của đơn vị.
Điều 62. Quy trình xét cử tuyển
1. Căn cứ chỉ tiêu cử tuyển do Bộ Quốc phòng giao, Ban Tuyển sinh quân sự và cơ quan chức năng các quân khu hoặc tương đương phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị, địa phương trực thuộc và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ tiêu phải bảo đảm đúng cơ cấu vùng miền.
2. Ban Tuyển sinh quân sự và cơ quan chức năng cấp sư đoàn, tỉnh và tương đương tổ chức sơ tuyển và hướng dẫn thí sinh làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng, thực hiện xong trước ngày 25 tháng 6 hằng năm.
3. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp xét duyệt, thông qua cấp ủy cùng cấp và báo cáo đề nghị với các trường trước ngày 30 tháng 6 hằng năm.
4. Hội đồng tuyển sinh các trường thẩm định, báo cáo đề nghị với Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (qua Cơ quan Thường trực) trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.
5. Cơ quan Thường trực chủ trì, phối hợp với Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị, Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu thẩm định và đề xuất danh sách đủ tiêu chuẩn cử tuyển xong trước ngày 10 tháng 8 hằng năm; tổng hợp, báo cáo Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định trước ngày 30 tháng 8 hằng năm.
6. Học dự bị trước khi học chính khóa
a) Thí sinh được cử tuyển vào đào tạo đại học, cao đẳng quân sự phải học 01 năm dự bị;
b) Thí sinh là thanh niên ngoài Quân đội được cử tuyển vào đào tạo trung cấp quân sự phải học 01 năm dự bị;
c) Thí sinh là Quân nhân và Thiếu sinh quân được cử tuyển vào đào tạo trung cấp quân sự không phải học dự bị;
d) Địa điểm học dự bị tại Trường Sĩ quan Lục quân 1 (đối với thí sinh ở các tỉnh phía Bắc), Trường Sĩ quan Lục quân 2 (đối với thí sinh ở các tỉnh phía Nam) để bồi dưỡng kiến thức văn hóa, quân sự và chính trị;
đ) Kết thúc thời gian học dự bị bàn giao học viên về trường được cử tuyển để tiếp tục đào tạo theo quy trình.
7. Thí sinh cử tuyển vào học dự bị đại học, cao đẳng và trung cấp quân sự, các trường thực hiện khám tuyển sức khỏe cho thí sinh như vào học chính khóa; trường hợp mắc bệnh nhẹ, cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn trong thời gian ngắn các trường cho đi chữa bệnh theo tuyến của đơn vị; trường hợp có thể lực chung chưa đạt tiêu chuẩn, nhưng có khả năng sau 1 năm học dự bị sẽ phát triển đủ tiêu chuẩn được giữ lại để học tập, rèn luyện đến khi vào học chính khóa tổ chức khám kiểm tra lại, nếu vẫn không đủ mới thực hiện trả về đơn vị cũ trước khi cử đi học.
Điều 63. Tuyển sinh đào tạo dự bị đại học quân sự
1. Tổ chức lớp dự bị đại học tại Học viện Hải quân cho quân nhân đã có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ, có thời hạn công tác từ 12 tháng trở lên tại quần đảo Trường Sa và các đảo khác được hưởng chính sách ưu tiên như đảo Trường Sa. Sau một năm học dự bị đại học, số quân nhân trên sẽ được xét cử tuyển đi học đại học, cao đẳng quân sự theo quy chế.
2. Việc khám sức khỏe cho thí sinh dự bị đại học thực hiện theo quy định tại Điều 32 Thông tư này.
Chương IX33 (được bãi bỏ)
Chương X
CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN TRONG TUYỂN SINH
Điều 76. Chính sách ưu tiên theo đối tượng34
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 77. Chính sách ưu tiên theo khu vực35
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 78. Chính sách xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển36
1. Đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chỉ tiêu và phương thức xét tuyển thẳng vào các trường trong Quân đội thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Riêng đối tượng thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 (ba) năm trở lên, học 03 (ba) năm và tốt nghiệp Trung học phổ thông tại các huyện nghèo (học sinh học Trung học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ đăng ký xét tuyển thẳng vào các trường trong Quân đội thực hiện như sau:
a) Các trường xét tuyển thẳng
- Các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh cao hơn 100 được xét tuyển thẳng không quá 3% so với chỉ tiêu; các trường được giao chỉ tiêu tuyển sinh từ 100 trở xuống được xét tuyển thẳng không quá 5% so với chỉ tiêu;
- Riêng các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Học viện Phòng không - Không quân (hệ đào tạo Kỹ sư Hàng không) và Trường Sĩ quan Không quân (hệ đào tạo Phi công quân sự), chưa thực hiện xét tuyển thẳng các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Tổ chức xét tuyển
Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn các trường về thủ tục hồ sơ, tiêu chuẩn xét tuyển và tổ chức xét tuyển.
Chương XI
TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA CÔNG TÁC TUYỂN SINH, CHẤM PHÚC KHẢO, CHẤM THANH TRA BÀI THI
Điều 79. Thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh
1.37 Căn cứ kế hoạch và lịch tuyển sinh hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra nhằm tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát toàn bộ các khâu trong công tác tuyển sinh quân sự.
2. Các trường trong Quân đội kiện toàn Ban Thanh tra, cán bộ thanh tra và hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục của Nhà nước.
3. Ban Tuyển sinh quân sự các cấp, Hội đồng tuyển sinh các trường phải thường trực để giải quyết kịp thời các đơn thư kiến nghị hoặc khiếu nại (nếu có) trước, trong và sau kỳ thi tuyển sinh quân sự theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Điều 80. Trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo, chấm thanh tra bài thi đối với các trường có tổ chức thi tuyển
1. Hội đồng tuyển sinh các trường trong Quân đội chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng về công tác tổ chức và kết quả chấm phúc khảo, chấm thanh tra bài thi của các đối tượng do trường tổ chức thi tuyển sinh.
2. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức chấm thanh tra bài thi của các trường theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Điều 81. Chấm phúc khảo bài thi của các trường có tổ chức thi tuyển
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả điểm thi, thí sinh được quyền gửi đơn xin chấm phúc khảo bài thi (đơn xin chấm phúc khảo bài thi phải do thí sinh tự viết) và phải nộp lệ phí chấm phúc khảo theo quy định về trường dự thi và do trường đó tổ chức chấm phúc khảo.
2. Căn cứ vào kết quả chấm phúc khảo của các trường, Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có thể tổ chức Hội đồng Chấm phúc tra để thẩm định, kết quả những bài thi đã qua chấm phúc khảo của các trường từ không trúng tuyển thành trúng tuyển.
3. Hội đồng Chấm phúc tra báo cáo kết quả chấm thẩm định với Trưởng ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phê duyệt và thông báo cho các trường thực hiện.
Chương XII
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 82. Khen thưởng
Tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh, tùy theo thành tích cụ thể, Trưởng ban Ban Tuyển sinh quân sự các cấp hoặc Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định khen thưởng, hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 83. Xử lý vi phạm
1. Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế thi, thực hiện theo quy định tại quy chế thi trung học phổ thông quốc gia.
2. Các tổ chức, cá nhân tham gia công tác tuyển sinh, nếu vi phạm quy chế, thì tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định của pháp luật.
Chương XIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH38
Điều 84. Tổ chức thực hiện
1. Về công tác tạo nguồn và bồi dưỡng nguồn tuyển sinh
a) Chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng có liên quan chịu trách nhiệm trước Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng về chất lượng tạo nguồn, bồi dưỡng nguồn và chất lượng công tác sơ tuyển, làm hồ sơ đăng ký dự tuyển cho đối tượng quân nhân và thanh niên học sinh ở các tỉnh trực thuộc quân khu và các đơn vị trực thuộc;
Trường hợp đơn vị có nhiều quân nhân đăng ký dự tuyển, phải ưu tiên quân số cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; Ban Tuyển sinh quân sự đơn vị tổ chức kiểm tra, sơ tuyển chặt chẽ, lựa chọn số quân nhân có chất lượng tốt lập hồ sơ đăng ký đi dự tuyển; tổ chức cho quân nhân đến địa điểm thi theo đúng quy định;
b) Các quân khu chỉ đạo Ban Tuyển sinh quân sự cấp tỉnh, cấp huyện chủ động báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể ngoài Quân đội có liên quan, cùng chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục hướng nghiệp quân sự cho thanh niên, nhất là đối với khu vực phía Nam, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, kết hợp tuyển quân với tuyển sinh và tạo nguồn phát triển Đảng, đảm bảo cho công tác tuyển sinh quân sự hằng năm đạt kết quả tốt.
2. Tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền hướng nghiệp vào các trường trong Quân đội:
a) Cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục Chính trị chịu trách nhiệm tham mưu, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các trường tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền hướng nghiệp vào các trường trong Quân đội; phối hợp với Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức gặp gỡ các cơ quan thông tấn, báo chí, thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội để tuyên truyền về các nhà trường trong Quân đội và công tác tuyển sinh quân sự;
b) Cơ quan Thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm phát hành tài liệu: Những điều cần biết về tuyển sinh vào đào tạo đại học, cao đẳng trong Quân đội; chủ trì tổ chức gặp gỡ các cơ quan thông tấn, báo chí, thông tin đại chúng trong và ngoài Quân đội, cử cán bộ chuyên trách tham gia tư vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng và ngày hội hướng nghiệp tuyển sinh do các báo, đài tổ chức để tuyên truyền công tác tuyển sinh quân sự ở cấp Bộ Quốc phòng;
c) Các trường tự tổ chức tuyên truyền về trường mình, ngành nghề đào tạo, chính sách, chế độ đãi ngộ của Nhà nước và Quân đội trong tuyển sinh, đào tạo và sử dụng cán bộ khi tốt nghiệp ra trường, từng bước xây dựng được thương hiệu nhà trường trong Quân đội; làm băng, đĩa hình (dạng tư liệu) và tài liệu tuyên truyền gửi Ban Tuyển sinh quân sự các tỉnh; chủ động tuyên truyền trên trang thông tin điện tử (website) của trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố, Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng; đặc biệt là thu hút được số thí sinh giỏi, tài năng dự tuyển vào các trường trong Quân đội.
3. Cổng Thông tin điện tử Bộ Quốc phòng (http://bqp.vn) là địa chỉ chính thức của Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng thông tin về công tác tuyển sinh quân sự và thông báo kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng quân sự.
4. Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tới các điểm thi tuyển sinh nắm tình hình và đưa tin phải trình thẻ nhà báo, thẻ phóng viên và được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc Trưởng ban Coi thi trường tổ chức thi; đối với phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí ngoài Quân đội phải có thêm Giấy giới thiệu hoặc thông báo nhất trí của Cục Tuyên huấn.
5. Các đơn vị, địa phương, kiện toàn Ban Tuyển sinh quân sự các cấp, các nhà trường kiện toàn Hội đồng tuyển sinh quân sự và hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ của từng cấp theo quy định của Bộ Quốc phòng.
6. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng theo chức năng hiệp đồng chặt chẽ, hướng dẫn, kiểm tra, giúp đỡ mọi mặt cho các đơn vị, địa phương, nhà trường, cơ quan cấp dưới thực hiện công tác tuyển sinh quân sự đạt kết quả tốt.
7. Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về kế hoạch tuyển sinh; quyết định thành lập các đoàn chức năng thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Điều 85. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư số 03/2014/TT-BQP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, Thông tư số 10/2015/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 03/2014/TT-BQP ngày 16 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội.
Điều 86. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Giám đốc (Hiệu trưởng) các trường trong Quân đội, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc về Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng (qua Cục Nhà trường) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Các Lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản/BTP;
- Cục Nhà trường/BTTM;
- Vụ Pháp chế;
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT BQP;
- Phòng CCHC/C20;
- Lưu: VT, NCTH, PC; Nhung91. XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Phan Văn Giang
----------------
1 Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11năm 2009;
Căn cứ Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội."
Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có căn cứ ban hành như sau:
"Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội."
2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
3 Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
4 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
5 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
6 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
7 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
8 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
9 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
10 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
11 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
12 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
13 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
14 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
15 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
16 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
17 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
18 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
19 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
20 Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
21 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
22 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
23 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
24 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
25 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
26 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
27 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
28 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
29 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
30 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
31 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
32 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
33 Chương này bao gồm các điều 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 và Điều 75 được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
34 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
35 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 42/20177TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
36 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 22 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
37 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 23 Điều 1 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
38 Điều 3, Điều 4 của Thông tư số 42/2017/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017 quy định như sau:
"Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2017.
Điều 4. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng; Giám đốc, Hiệu trưởng các học viện, nhà trường trong Quân đội; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này."
Điều 2, Điều 3 của Thông tư số 24/2018/TT-BQP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội và Thông tư số 42/2017/TT-BQP ngày 27 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 17/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường trong Quân đội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018 quy định như sau:
"Điều 2. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
Tổng Tham mưu trưởng, Giám đốc, Hiệu trưởng các học viện, nhà trường trong Quân đội, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này."
|
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH
CÔNG CHỨC NĂM 2024
Số:3160/QĐ-HĐT
NO KRDA ROC VA
- CÔNG NGHỆ
Ký bởi: Bộ Khoa học và Công nghệ
Ngày ký: 03-12-2024 14:59:08 +07:00
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2024
Phê duyệt Danh mục tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung
và môn Chuyên môn, nghiệp vụ kỳ thi nâng ngạch công chức
từ chuyên viên lên chuyên viên chính năm 2024
HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH CÔNG CHỨC NĂM 2024
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức được sửa đổi, bổ sung một số
điều bởi Nghị định số 116/2024/NĐ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ
ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch
công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi
tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng
hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Căn cứ Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và
Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 3137/QĐ-BKHCN ngày 29/11/2024 của Bộ trưởng Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc thành lập Hội đồng thi nâng ngạch công chức năm 2024
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục tài liệu ôn tập môn
Kiến thức chung và môn Chuyên môn, nghiệp vụ Kỳ thi nâng ngạch công chức
từ chuyên viên lên chuyên viên chính năm 2024.
Danh mục tài liệu này được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử
của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Trưởng Ban Đề thi và các cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
-
Nơi nhận:
Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thành viên Hội đồng;
- Trưởng Ban Giám sát;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN;
Luru: VT, TCCB.
KHOA
HOC
VẬTM. HỘI ĐỒNG
CHỦ TỊCH
*
GHE
HOC
KHOA
THỨ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Lê Xuân Định
обн
VA
CON
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH
CÔNG CHỨC NĂM 2024
08
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
DANH MỤC
Tài liệu, nội dung ôn tập sử dụng cho kỳ thi nâng ngạch công chức
từ ngạch Chuyên viên lên ngạch Chuyên viên chính năm 2024
(kèm theo Quyết định số 3160 /QĐ-HĐT ngày 03 tháng 12 năm 2024
của Hội đồng thi nâng ngạch công chức năm 2024)
I. MÔN KIẾN THỨC CHUNG VÀ MÔN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ
1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, năm 2021 và Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
2. Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII ngày 20/7/2017 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
3. Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là
cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
4. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
5. Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.
6. Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực
hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập quốc tế.
1.2. Chính sách, pháp luật về công chức, công vụ
1. Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ngày 15/7/2021 về Chương trình
tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
2. Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 (phần về công chức).
3. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
4. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp năm 2020.
104
5. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018.
6. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị
định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP; Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày
10/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được sửa đổi, bổ sung một
số điều theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ.
7. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
116/2024/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ.
8. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc
làm và biên chế công chức.
9. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
83/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ.
10. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá,
xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 của Chính phủ.
11. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức, viên chức được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ.
12. Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về
thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.
13. Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định
về tuổi nghỉ hưu.
14. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số
154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.
15. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 27/4/20101/7/20190 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham
nhũng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021
của Chính phủ.
2
1.3. Chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
1. Luật Khoa học và công nghệ, Luật số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của
Quốc hội.
2. Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến
năm 2030.
3. Nghị định số 28/2023/NĐ-CP ngày 02/6/2023 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/1/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.
II. MÔN NGOẠI NGỮ
Yêu cầu: Sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tham chiếu: Năng lực ngoại ngữ bậc 3 (tương đương cấp độ B1 khung Châu
Âu) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho
Việt Nam./.
3
DANH SÁCH GỬI
Kèm theo Quyết định số 316 0 /QĐ-HĐT ngày 03/12/2024
của Hội đồng thi nâng ngạch công chức năm 2024)
1. Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia
2. Vụ Năng lượng nguyên tử
3. Cục Sở hữu trí tuệ
4. Văn phòng Bộ
5. Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo
6. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
7. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
8. Vụ Pháp chế
9. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ
10. Vụ Hợp tác quốc tế
11. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân
12. Văn phòng Đảng, Đoàn thể
13. Thanh tra Bộ
14. Vụ Tổ chức cán bộ
|
HỎA TỐC
-
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 1034/VPCP-CN
V/v xử lý thông tin báo nêu
về tăng tổng mức đầu tư dự án
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2023
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải.
Báo điện tử Zingnews.vn ngày 17 tháng 02 năm 2023 có bài phản ánh "Cầu
nối 2 tỉnh miền Tây đội vốn nghìn tỷ, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu kiểm điểm".
Việc này Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận
tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28 tháng 02 năm 2023 về tình hình
triển khai Dự án đối với các vấn đề báo chí phản ánh.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên
quan biết, thực hiện..
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
Các Bộ: KHĐT, TC, XD, TNMT;
- UBND các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP,
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH;
- Luu: VT, CN (2) pvc
g
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
PHÒNG
AN
CHÍNH
PHO
Nguyễn Cao Lục
|
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 4517 TB-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2015
THÔNG BÁO
Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy
định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số
49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng
hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số
156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày
15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa
XNK, Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại thông báo số 726/TB-PTPLHCM ngày
31/03/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông
báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Cồn biến tính - DENATURED ETHYL ALCOHOL
(SDA-BIT 6) - Nguyên liệu dùng sản xuất mỹ phẩm (mục 1 Tờ khai)
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Wipro Unza Việt Nam; địa chỉ: số 7
đường số 4 KCN VSIP, Thuận An, Bình Dương; mã số thuế: 3700262165.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10018679813/A12 ngày 31/10/2014 đăng ký tại
Chi cục HQ Quản lý hàng XNK ngoài KCN – Cục Hải quan Bình Dương.
4. Tóm tắt mộ tả và đặc tính hàng hóa:
Cồn Ê-ti-lích đã biến tính có thành phần chính gồm cồn Ệ-ti-lích (nồng độ 96%
theo thể tích) và denatonium benzoat.
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: DENATURED ETHYL ALCOHOL (SDA-BIT 6)
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Cồn Ê-ti-lích đã biến tính có thành phần
chính gồm cồn Ê-ti-lích (nồng độ96% theo thể tích) và denatonium benzoat.
Ký, mã hiệu, chủng loại: không có|Nhà sản xuất: Molindo Raya
thông tin
Industrial, PT. - Indonesia
LuatVietnam
www.vanbaniuatum
-
thuộc nhóm 22.07: “Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn tinh theo thể
tích từ 80% trở lên; cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tính, ở mọi nồng
độ”, phân nhóm 2207.20: Cồn ê-ti-lích và rượu mạnh khác, đã biến tỉnh, ở
"
"
mọi nồng độ”; phân nhóm: Cồn ê-ti-lích đã biến tính, kể cả rượu mạnh đã
methyl hoá”, mã số 2207.20.19: “ - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận: Thanh
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
Các Cục HQ tỉnh,TP (để thực hiện);
- Chi cục HQ Quản lý hàng XNK ngoài KCN – Cục
Hải quan Bình Dương;
- Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Đương (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Than
Nguyễn Dương Thái
www.LuatVietna
Luatie nam
www.vanbaniat.vn
|
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬¬____________ CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________
Số: 3868/TCHQ-GSQL
V/v xây dựng hàng rào của DNCX Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2018
Kính gửi: Tập Đoàn Nidec Nhật Bản.
(Số 20 Võ Văn Dũng, Ô chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời công văn số CV300318/NIDEC ngày 26/04/2018 của Tập đoàn Nidec Nhật Bản về việc không xây dựng hàng rào phân cách giữa Công ty Nidec Techno Moto Việt Nam (là DNCX, gọi tắt là NTMV) và Công ty Nidec Shipo Việt Nam (là DNCX, gọi tắt là NSCV) thuộc cùng Tập đoàn NIDEC là nhà đầu tư, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì "Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan"
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 114/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì (i) "Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế quan trừ ưu đãi riêng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư"; (ii) "Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan".
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên trường hợp Công ty Nidec Techno Moto Việt Nam và Công ty Nidec Shipo Việt Nam đều là doanh nghiệp chế xuất, đã được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có ranh giới địa lý xác định và đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan, Tổng cục Hải quan đồng ý đề nghị về việc không xây dựng hàng rào cứng ngăn cách giữa hai Công ty. Trong quá trình hoạt động, Công ty Nidec Techno Moto Việt Nam và Công ty Nidec Shipo Việt Nam phải đảm bảo tách biệt các khu vực sản xuất, lưu giữ nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị, sản phẩm giữa hai Công ty và được hạch toán, theo dõi độc lập tại hệ thống sổ sách kế toán của từng Công ty theo các quy định về chế độ kế toán của Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan trả lời để Tập đoàn Nidec Nhật Bản được biết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban QL KCNC Láng- Hòa Lạc (để p/h);
- Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Mai Xuân Thành
|
BỘ KẾ HOẠCH VÀĐẦU TƯ
__________
Số: 6603/BKHĐT-QLĐT
v/vtrảlời kiếnnghị củaViễnthông
LâmĐồng
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________
HàNội, ngày 12tháng9năm2019
Kính gửi: Viễn thông LâmĐồng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản số 7740/VPCP-ĐMDNngày 28/8/2019 của Văn phòng
Chính phủ về việc trả lời kiến nghị của Viễn thông LâmĐồng. Sau khi nghiên cứu, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có ý kiến trả lời Quý Đơn vị như sau:
Luật đấu thầu (Điều 5 khoản 1 điểmb) quy định một trong những điều kiện về tư cách hợp lệ mà nhà
thầu phải đáp ứng là hạch toán kinh tế độc lập.
Theo hướng dẫn tại Mục 2.1 Chương III Mẫu Hồ sơ mời thầu mua sắmhàng hóa ban hành kèmtheo
Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐTngày 16/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khi thamdự thầu, nhà thầu
kê khai năng lực và kinh nghiệmcủa mình theo các mẫu quy định tại Chương IV của Mẫu hồ sơ mời
thầu này. Năng lực và kinh nghiệmcủa nhà thầu liên danh là tổng năng lực và kinh nghiệmcủa các
thành viên trên cơ sở phạmvi công việc mà mỗi thành viên đảmnhận, trong đó từng thành viên phải
chứng minh năng lực và kinh nghiệmcủa mình là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu cho phần việc
được phân công thực hiện trong liên danh.
Đối với trường hợp nêu trong văn bản của Quý Đơn vị, việc kê khai năng lực, kinh nghiệmcủa nhà thầu
thamdự thầu được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. Theo đó, trường hợp công ty mẹ dự kiến huy
động các công ty con hạch toán tài chính độc lập với công ty mẹ thamgia thực hiện gói thầu thì công ty
mẹ phải kê khai cụ thể trong hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp này, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm
của nhà thầu căn cứ vào phần công việc mà công ty mẹ, công ty con đảmnhận trong gói thầu.
Trường hợp VNPTVinaphone đáp ứng tư cách hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu thì
được phép thamdự thầu với tư cách độc lập hoặc là thành viên liên danh. Trường hợp VNPTmuốn giao
VNPTVinaphone (với tư cách là công ty con) thực hiện một phần hợp đồng nếu trúng thầu thì trong hồ
sơ dự thầu VNPTphải kê khai phần công việc dành cho VNPTVinaphone và việc đánh giá năng lực,
kinh nghiệmđược thực hiện trên cơ sở phần công việc mà công ty mẹ, công ty con đảmnhận trong gói
thầu.
Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào những thông tin được cung cấp tại văn bản
số 7740/VPCP-ĐMDNngày 28/8/2019 của Văn phòng Chính phủ./.
Nơi nhận:
- Như trên (Số 8, Trần Phú, TP. Đà Lạt,
tỉnh LâmĐồng);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam(VCCI);
- Lưu VT, QLĐT( ) (LT).
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝĐẤU THẦU
Nguyễn Đăng Trương |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
----------------------
Số: 2182/TTg-KTN
V/v: chỉ định thầu gói thầu xây lắp Dự án đường về xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010
Kính gửi:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (các công văn số 2639/UBND ngày 03 tháng 11 năm 2010 và số 2766/UBND ngày 12 tháng 11 năm 2010) và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 8380/BKH-QLĐT ngày 23 tháng 11 năm 2010) về việc chỉ định thầu xây lắp công trình đường về xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu xây lắp (giai đoạn 2) công trình đường về xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn nêu trên. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình tiếp thu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyết định việc chỉ định thầu nêu trên theo đúng quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN: Văn Trọng Lý,
Phạm Văn Phượng, Cổng TTĐT,
các Vụ: KTTH, ĐP, TH;
- Lưu: VT, KTN (4), C 20
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Hoàng Trung Hải
|
# BỘ TÀI CHÍNH
# TỔNG CỤC HẢI QUAN
## Số: 3435/TCHQ-TXNK
## V/v xử lý nợ thuế
---
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*Hà Nội, ngày 02 tháng 4 năm 2014*
Kính gửi: Bộ Giao thông vận tải.
### Nội dung văn bản
Ngày 31/12/2013, Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 14358/BGTVT-QLDN của Bộ Giao thông vận tải (đơn vị chủ quản) có ý kiến về việc xử lý nợ thuế của công ty cổ phần ô tô TMT liên quan đến việc kết chuyển 8,8 tỷ đồng tiền thuế truy thu vào mục Thu nhập khác. Tuy nhiên, quý Bộ chưa làm rõ vốn nhà nước đã tăng lên bao nhiêu từ khoản kết chuyển này. Để có cơ sở báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Tại Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày 30/9/2005, tại Bảng kê chi tiết vay và nợ dài hạn của Phụ lục 15.8, khoản nợ 8,8 tỷ đồng trên đã được đưa vào khoản Vay dài hạn và đã làm giảm vốn nhà nước.
Theo Biên bản xác định giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển đổi sở hữu Công ty và Quyết định số 4183/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2007 về xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá do Công ty cổ phần ô tô TMT cung cấp thì trong mục Vốn nhà nước tăng từ ngày 01/10/2005 đến 14/12/2006 không có khoản tăng giá trị vốn nhà nước tương ứng với khoản nợ trên.
Căn cứ quy định về điều kiện xoá nợ tại Khoản 3c Điều 3 Thông tư 179/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xoá nợ tiền thuế, tiền phạt không có khả năng thu hồi phát sinh trước 01/7/2007: “Khoản tiền thuế, tiền phạt đề nghị xoá nợ chưa được giảm vốn nhà nước có tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc khi doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần";
Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho ý kiến: Về việc kết chuyển 8,8 tỷ đồng nói trên vào Thu nhập khác của Công ty, sau đó chuyển thành lợi nhuận thì làm tăng giá trị vốn nhà nước là bao nhiêu?
Ý kiến tham gia gửi về Cục Thuế XNK - Tổng cục Hải quan trước ngày 09/4/2014.
Cảm ơn sự phối hợp công tác của quý Bộ.
### Nơi nhận:
- Như trên.
- Lưu: VT, TXNK (4 bản).
---
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Hoàng Việt Cường
|
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /Í0ể£/QĐ-UBND Thành phố Hồ Chỉ Minh, ngày o&í tháng 3 năm 20ỉ9
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Ch trưng trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
năm 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cãn cử Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thành phố
ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm
2013 (hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 nãm 2014);
Căn cứ Nghị định sổ 84/2014/NQ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2014 của
Chỉnh phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí;
Căn cứ Thông tư 188/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ
Tài chính về việc hướng dần một số điều của Nghị định sổ 84/2014/NĐ-CP
ngày 08 tháng 9 nám 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
thực hành tiết kiệm, chống làng phí;
Căn cứ Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2017 của
Bộ Tài chính về quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong chi thường xuyến;
Căn cứ Nghị quyết số 69/2018/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2018 của
Quôc hội vê Kẽ hoạch phát triên kinh tế - xà hội năm 2019;
Cãn cứ Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2019 của Thủ
tướng Chinh phủ về ban hành Chương trình tổng thể của Chính phù về thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 1658/STC-NS ngày 20
tháng 3 năm 2019 vê xây dựng chương trình thực hành tiêt kiệm, chống lãng phí
của thành phố nãm 2019;
QƯYỂT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình thực hành tiết
kiệm, chông lãng phí năm 2019.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kỷ.
Điều 3. Chánh Vãn phòng ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở,
ban, ngành; Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận - huyện, Tổng Giám đốc, Giám
đốc các Tổng công ty, Công ty TNHH một thành viên 100% von nhả nước, các
đon vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nưi nhận:
- Như Điểu 3;
- VP Chính phú;
- Bộ Tài chính;
- TT/TLỊ TT/HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- UBMTTQ VN TP.HCM;
- VPƯB: Cac PVP;
- Trung tâm công báo;
- Lưu:VT (KT/TÚ)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
THƯỜNG TRỰC
Thanh Liêm
nhận dân cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
ÍTUANKpHÒ hồ chí minh độc lập - Tự do - Hạnh phúc
'
CHUƠNG TRÌNH THựC HÀNH TIẾT KIỆM,
CHÓNG LÃNG PHÍ NĂM 2019
(Kèm theo Quyết định sod02Q/QĐ-ƯBND ngày £4 thảng 3 năm 2019
cùa Uy ban nhân dân Thành phố Hô Chỉ Minh)
Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đây mạnh thực hiện
và phân đâu hoàn thành các mục tiêu Kê hoạch phát triên kinh tế - văn hóa - xã
hội thành phố giai đoạn 2016-2020; là năm thử hai thực hiện Nghị quyết số
54/2017/QH14 cúa Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát trien
thành phố Hồ Chí Minh. Việc xây dựng và thực hiện Chương trình tiết kiệm
chống lãng phí năm 2019 là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Kê
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Kế hoạch phát hiển kinh tế - xã hội
5 năm 2016 - 2020 và góp phần tạo cơ sở đê phẩn đấu hoàn thành các mục tiêu
của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020.
ửy ban nhân dân thành phố ban hành Chương trình hành động thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí năm 2019 như sau:
A. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Mục tiêu:
- Tạơ chuyền biển rõ rệt trong nhặn thức về thực hành tiết kiệm, chống
làng phỉ, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ thường xuyên
của các câp, các ngành và từng cơ quan đơn vị, to chức; đồng thời quán triệt
đên cán bộ, công chức, viên chức và công dân nhận thức sâu săc, có trách
nhiệm cao hơn về thực hành tiết kiệm, chống làng phí.
- Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tác thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phân
tăng cường nguồn lực thực hiện các mục tiêu táng trưởng, phát triên kinh tế, ồn
định đời sông của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
IL Yêu cầu:
- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải thiết thực, có
tinh khâ thi, sát với điều kiện thực tiễn, tạo sự chuyền biến mạnh mẽ, tích cực
hơn; đồng thởi phải đề ra các nhiệm vụ, biện pháp cụ thê, rõ ràng nhăm tảng
cường thực hành tiết kiệm, chổng làng phí trong các lĩnh vực thuộc phạm vi
được điều chỉnh của Luật thực hành tiết kiệm, chống lằng phí. Thực hiện theo
dõi, tông hợp và báo cáo theo yêu cầu.
- Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải bám sát chủ trương, định
hưởng cua Đáng và Nhà nước; xác định thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là
nhiệm VỊ] trọng tâm của các cấp, các ngành và gẳn với việc thực hiện các nhiệm
1 ja.Viiti an g k
Tiện ích văn bản luật
vụ, các các hoạt động phòng chống tham nhùng, thanh tra, kiếm tra, cải cách
hành chính, sắp xếp tồ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
- Tổ chức tốt việc học tập quán triệt đẩy đủ, kịp thời và thực hiện nghiêm
Luật thực hành tỉết kiệm, chống lãng phí. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lúc, mọi nơi với sự tham gia
của tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
B. CHỈ TIÊU TIẾT KIỆM TRONG CÁC LĨNH vực
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phỉ được thực hiện trên tất cả các lình
vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phỉ; trong đỏ, các
Sở, ban, ngành, đoàn thề và ủy ban nhân dân các quận - huyện, các doanh
nghiệp nhà nước tập trung vào một sô lỉnh vực, cụ thê như sau:
L Trong quản tý, sử dụng kình phí chi thường xuyên của ngân sách
nhà nước:
a) Tiêp tục thực hiện nghiêm quy định của Luật Ngân sách nhà nước
năm 2015 và các văn bản hướng dần Luật trong tất cả các khâu: lập, thẳm định,
phê duyệt, phân bỏ dự toán, quản lý, sử dụng, kiêm soát chi và quyết toán kinh
phí ngân sách nhà nước.
- Việc lặp, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán kinh phí ngân sách nhà
nước phải đúng thâm quyên, trình tự, nội dung, đòi tượng và thời gian theo quy
định; đúng định mức, tiêu chuân, chế độ, đảm bảo công bằng công khai, mình
bạch. Việc lập, thẩm định, xét duyệt quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước
phải căn cử vào định mức, tiêu chuân, chê độ do cơ quan nhà nước có thâm
quyền ban hành và theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về quyết toán ngân sách nhà
nước của đơn vị mình, cấp mình và có trách nhiệm thâm định, xét duyệt quyết
toán kinh phí ngân sách nhà nước cho cơ quan, tô chức, trực thuộc theo đúng
quy định cua pháp luật.
- Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch úy ban nhân
dân các quận - huyện chỉ đạo thực hiện đúng các quy định cùa Thành ủy, ủy
ban nhân dân thành phô vê cử cán bộ lãnh đạo tham gia các đoàn công tác nước
ngoài; đồng thời hạn chế tối đa các đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh
nghiệm nước ngoài chưa thực sự cần thiết.
b) Các cơ quan, đơn vị tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước theo
dự toán được giao; đảm bảo chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả; trong
đó Itru ý:
- Thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiên
lương theo quy định; đấy mạnh khoán chi hành chính.
- Giảm tần suất và thắt chật các khoản kinh phí tổ chức hội nghi, hội
thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, to chức lễ hội, lễ kỷ
niệm; phân đâu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thâm quyền phê
duyệt.
- Hạn chê bò trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, quan lý
chặt chè đoàn ra, đoàn vào đúng người, đúng mục đích và căn cử trên dự toản
và danh mục đoàn ra, đoàn vào được phê duyệt từ dầu năm của mỗi cơ quan,
đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; phân đâu tiêt kiệm 15% so với dự toán
được càp có thâm quyền phê duyệt.
- Tiêp tục thực hiện cat giám 100% việc tô chức lễ động thô, lễ khởi
còng, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan
trọng quốc gia; công trình dự án nhóm A; công trình cỏ ý nghĩa quan trọng về
kinh tế, chính trị, vàn hóa - xà hội của địa phương.
- Rà soát các nhiệm vụ khoa học vả công nghệ; tiết kiệm triệt đè trong sư
dụng kinh phí đề tài nghiên cửu khoa học. Quản lý, kiềm tra việc sử dụng ngản
sách nhà nước cho lĩnh vực khoa học vả công nghệ của thành phô đúng mục
đích, cỏ hiệu quả và tuân thù theo các quy định hiện hành. Tiếp tục triên khai
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ theo phương thức Nhà
nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu. Thực hiện công khai về nội dưng
thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
- Quàn lý chật chẽ và sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực
hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo. Tập trung ưu tiên cho giáo dục phô cập và
tiếp tục kiên cố hóa trường học. Tiếp tục đây mạnh xà hội hóa nhằm thu hút các
nguôn lực ngoài nhà nước đầu tư cho giáo dục, đào tạo, phát triển nhân lực chất
lượng cao. Triên khai có hiệu quả che độ học phí mới nhằm bảo đảm sự chia sẻ
hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội.
- Đẩy mạnh xã hội hỏa, huy động các nguồn lực phát triên hệ thống y tế.
Từng bước chuyên chỉ thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho
cơ sở khám, chừa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiẽm y tế gắn với lộ
trình tỉnh đúng, tính đu giá dịch vụ y te. Thay đôi phương thức cung ứng dịch
vụ khám chừa bệnh giửa cơ quan bao hièm xà hội và cơ sở khám chữa bệnh
sang phương thức áp dụng giá dịch vụ như đối với dịch vụ đặt hàng, giao kế
hoạch giừa cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở y tế.
c) Tiếp tục thực hiện chế độ tự chu, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
che và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan hành chính Nhà nước
theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 và Nghị định
so 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 về sửa đổi, bổ sung một sò
điều Nghị định số 130/2005/NĐ-CP cùa Chính phủ.
Đối vớĩ đơn vị sự nghiệp công lập, tiếp tục đồi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập
theo tình thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội
nghị lân thử 6, Ban Châp hành Trung ương Đảng khỏa XII. Phấn đấu giảm tối
thiêu 2,5% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015.
Ngân sách nhà nước chuyển từ hồ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập
sang hỗ trợ trực tiêp cho đôi tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử
dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hồ trợ theo cơ chê
cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiêm vụ cung cấp
dịch vụ sự nghiệp còng căn cứ vào chât lượng đầu ra hoặc đấu thâu cung câp
dịch vụ sự nghiệp công.
2. Trong quản lý, sứ dụng vốn đầu tư công:
- Triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đẩu tư công; tiếp tục
quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định cùa Luật đâu tư công đi đôi với rả
soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đàu tư công, xây dựng cơ bản.
Tâng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu
của quá trình đâu tư đê bảo đảm đầu tư tập trung, tránh tình trạng đau tư dàn
trải, phân tán.
- Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chì quyết định chủ trương
đâu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cản đối nguồn vôn đâu
tư công; đảm bảo 100% kê hoạch, chương trinh, dự án dầu tư công được cấp có
thâm quyên phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các vãn bản
hướng dẫn. Tiến hành rà soát, cất giảm, giàn tiến độ, tạm dừng các hạng mục
còng trình chưa thực sự cản thiêt hoặc hiệu quã đâu tư thấp; bô sung vôn cho
dự án đà có khối lượng hoàn thành.
- Phân bồ kế hoạch dầu tư vốn ngân sách nhà nước cho các dự án thuộc
danh mục kế hoạch đâu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được cấp
có thâm quyền phê duyệt, đã có đẩy đủ thủ tục theo quy định. Tập trung đây
nhanh tiến độ hoàn thành các chương trình, dự án quan trọng quốc gia. dự ản
chuyên tiẽp hoàn thành trong năm 2019, vốn đối ứng các chương trình, dự án
ODA và các dự án đầu tư theo hình thửc đối tác công tư; sau khi bổ trí đu von
cho các nhiệm vụ nêu trên, nếu còn nguồn mới xem xẻt bô trí cho dự án khởi
công mới đã có đù thủ tục đâu tư theo quy định cua phảp luật, trong đó ưu tiên
dự án cấp bách về phòng chông, khắc phục lũ lụt, thiên tai, bảo vệ mõi trường.
- Chông làng phí, nâng cao chat lượng công tác khao sát, thiết kế, giải
pháp thi công, thấm định dự án; hạn chế các nội dung phát sinh dẫn đến phải
điêu chỉnh thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình; phấn đau thực
hiện tiết kiệm 10% tống mức đầu tư.
- Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước,
đâm bào tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải ngân, sử dụng vốn hiệu quả.
Rà soát các dự ản kéo dài nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp đê có hướng xừ lý;
có biện pháp hoàn tạm ứng đối với các khoản tạm ửng quá hạn. có phương án
xứ lý dứt diêm các khoản tạm ứng của các dự án kéo dài nhiều năm, đơn vị
quản lý đà giải thê. Thực hiện đúng quy định về hoàn trả tạm ứng đối với các
dự án mới thực hiện. Tãng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành thuộc
nguồn vốn nhà nước, xử lý dứt diêm tinh trạng tồn đọng quyết toán.
3. Trong quân lý chưong trình mục tiêu:
Tiếp tục triền khai thực hiện có hiệu quả 02 Chương trình mục tiêu quốc
gia: Xây dựng nòng thôn mới và Giám nghèo bền vừng vả các chương trinh
mục tiêu đà được phê duyệt.
Quân lý và sử dụng vôn các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình mục tiêu theo đúng đỏi tượng, đảm bảo tiên độ, tiết kiệm, hiệu quả.
4. Trong quản lý, sử dụng tài sản công:
- Tiếp tục triên khai thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý, sư
dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn nhăm nâng cao hiệu qua
quan lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý nguồn lực từ tài sản công.
- Nhà công vụ giao phải được quán lý, sử dụng đúng mục đích, cỏ hiệu
quả và bao đám thực hành tiết kiệm; nâng cao hiệu suất sử dụng; thu hồi 100%
nhà công vụ sử dụng không đúng mục đích, không đúng đoi tượng, đoi tượng
hết hạn, het thời gian sử dụng nhà công vụ theo quy định.
- Đấy mạnh việc sẳp xếp lại, xử lý nhà đẩt của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định sổ 167/2017/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2017 cua Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công,
Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2014 cùa Thù tướng Chính phủ về
việc tăng cường công tác quan lý các trụ sở, các cơ sở hoạt động sự nghiệp;
kiên quyêt thu hôi diện tích nhà, dât là trụ sở cù cùa các cơ quan, tô chức, đơn
vị dã được đầu tư xây dựng trụ sở mới; quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án
tham nil ùng, kinh tế.
- Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng tiêu chuân, định mức và chế độ
quy định, đảm bảo tiêt kiệm, hiệu quâ. Tiêp tục thực hiện mua sắm tài sản nhà
nước theo phương thức tập trung nhằm đảm bảo tính đảng bộ, hiện đại phù hợp
với yêu câu, nội dung hoạt động và quá trinh cài cách nên tài chinh nhà nước, cải
cách tài chính công. Kiêm tra, giám sát việc thực hiện sưa chữa, mua sắm, thuê,
thanh lý, bán, điêu chuyên, tiêu hùy tài sân công tại cơ quan, đơn vị, tô chức theo
đúng quy định tạỉ Quyết định số 27/2018/QĐ-ƯB ND ngày 31 tháng 7 năm 2018
của Uy ban nhân dân thành phô. Xác định cụ thè từng đôi tượng được trang bị tài
sản; đồng thời xác định công năng sử dụng của tài sản để trang bị cho nhiều đối
tượng dùng chung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tế ở tùng cơ quan,
tô chức, đơn vị, tránh làng phí trong việc trang bị, mua săm tài sản.
- Hạn chế mua sắm xe ô tỏ công và trang thiết bị đắt tiền; thực hiện
nghiêm quy định của Chính phủ ve khoản xe công, tổ chức rà soát, sáp xep lại
sò xe ô tò hiện có của các cơ quan, tô chửc, đơn vị theo tiêu chuân, định mức
đúng quy định; thực hiện xử lý kịp thời sô xe ô tô dôi dư (nêu có) theo đúng
quy định.
- Kiên quyêt châm dứt, thu hồi tài sản công sứ dụng vào mục đích kinh
doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định; chí sứ dụng tải sản
công vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết trong các trường
hợp được pháp luật quy định, có Đe án được câp có thâm quyền phê duyệt và
phải đảm bảo theo các yêu cẩu quy định tại Luật Quàn lý, sử dụng tài sản công
và vãn bản hướng dẫn nhằm phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản.
- Thực hiện xử lý kịp thời tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước
sau khi dự án kểt thúc theo đúng quy định cùa pháp luật, tránh làm thất thoát,
lãng phí tài sản.
5. Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và dịch
vụ công cộng:
- Sờ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với đơn vị liên quan tảng
cường giám sát, thanh tra, kiêm tra việc thực hiện Luật đất đai, quy hoạch sử
dụng đât và các văn bản quy phạm pháp luật về sứ dụng đất. Thực hiện nghiêm
việc xử lý, thu hồi các diện tích đất đai, mặt nước sử dụng không đúng quy định
của pháp luật, sử dụng đât sai mục đích, sai quy hoạch, kê hoạch sử dụng đât, sử
dụng lãng phí, kém hiệu quả, bó hoang hóa và lấn chiêm đât trái quỵ định.
- Sở Tài nguyên và Mòi trường chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban,
ngành, Uy ban nhân dân các quận huyện tập trung rà soát lại kế hoạch quản lý,
khai thác, sử dụng từng loại tài nguyên thiên nhiên, tăng cường các biện pháp
quán lý, kiêm tra giám sát trong công tác quản lý, bảo vệ tải nguyên thiên nhiên,
chú trọng các nguồn tài nguyên khoáng sản, đất đai, tài nguỵẽn nước và các lĩnh
vực anh hưởng đẻn môi trường; có biện pháp xử lý triệt đê các cơ sở sử dụng
lãng phí năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Sở Công Thương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và tiếp tục triển
khai công tác tiêt kiệm điện đẽn cơ quan, đơn vị, các tâng lớp nhân dần. cán bộ,
công chức, viên chức đê phân đấu giảm tôn thât điện cả nãm xuống cỏn 6,9%.
- Tiếp tục triên khai đấu thầu các hoạt động cung ứng dịch vụ công ích
như duy tu câu, đường, chièu sáng, cây xanh, vệ sinh môi trường... nhàm tăng
hiệu quả sử dụng vốn ngân sách và huy động nguồn vôn xã hội. Phái cỏ ke
hoạch bao quản, khai thác, tu bổ và sứ dụng cỏ hiệu quả các công trình phúc lợi
công cộng, 'l ăng cường thực hiện cảc giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục
vụ cua xe buýt, giảm dần kinh phí ngân sách chi cho công tác trợ giá xe buýt.
6. Trong thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách:
- Tiêp tục thực hiện nghiêm việc quản lý các quỹ tài chính nhà nước
ngoài ngân sách theo đúng Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2015
của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý đối với các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
- Tăng cường giám sát, thanh tra, kiềm tra hoạt dộng và việc chấp hành
pháp luật của các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước, bảo đảm nguồn lực
tài chính nhà nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch.
- Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và cơ quan quản lý quỹ phải
thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện
hành vê lập, châp hành, quyêt toán, kiếm toán ngân sách nhà nước đối với phân
vôn ngân sách nhà nước hỗ trợ. Hằng năm, các cơ quan quản lý quỹ do Thành
phố quản lý báo cáo Sờ Tài chỉnh tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, kế
hoạch tài chính năm sau và quyết toán thu, chi quỹ đê tông hợp báo cáo Uy ban
nhân dân đê báo cáo Hội dông nhân dân cấp tỉnh cùng với báo cảo dự toán và
quyết toán ngân sách địa phương.
7, Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại công ty
TNHH có 100% von nhà nước, công ty cổ phẩn có vốn nhà nước tham gia:
- Các công ty TNHH có ỉ 00% vốn nhà nước và Công ty cô phân có vôn
nhả nước tham gia căn cứ Luật thực hành tiết kiệm, chống làng phí vả các quy
định của Nhà nước xây dựng, ban hành các quy che, các dinh mức, tiêu chuẩn,
chẽ độ quản lý, sử dụng cỏ hiệu quả các nguôn lực được Nhà nước giao.
- Tông Giám đốc (Giám đốc) các Tổng Còng ty, Công ty TNHH một
thành viên điều hành đơn vị thực hiện triệt để tiết kiệm năng lượng, vật tư, chi
phí đâu vào; ứng dụng công nghệ mới dê nâng cao chât lượng, sức cạnh tranh
của hàng hóa, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh; đãng ký và thực hiện tiết
giảm chi phí quản lý (từ 5% trở lên so với kế hoạch), trong đó, tiết giảm tối đa
chi phí quáng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, chi tiếp tân, khánh
tiết, hội nghị, chi chiết khấu thanh toán, chi phí năng lượng;
- Tống kết, đánh giá và tập trung hoàn thành mục tiêu cồ phần hóa và
thoái vồn nhà nước theo dúng lộ trinh và quy dịnh của pháp luật, bảo dâm các
nguyên tãc và cơ chế thị trường; minh bạch, công khai thông tín;
- Tiêp tục cơ cấu, sắp xêp lại doanh nghiệp nhà nước; nâng cao năng lực
tài chính, đôi mới công tác quản trị, công nghệ, cơ cấu sán phẩm, ngành nghe
sản xuất kinh doanh, chiến ỉược phát triển, cải tiến quy trình sản xuất đê nâng
cao chất lương sản phẩm và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo đúng
Phương án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đà được ủy ban nhân dân thành
phố phê duyệt.
- Thực hiện xác định giá đất cụ thể phù hợp với quy định của Luật Đất
đai đê xác định đúng giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cố phần
hóa, tính đúng, tính đủ tiền thuê đất của doanh nghiệp, trảnh thất thu cho ngân
sách nhà nước.
- Sở Tài chỉnh phôi hợp các sở, ban ngành chức năng tâng cường giám
sát đôi với các doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý, sử dụng các nguôn
lực nhà nước giao. Rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém cúa doanh nghiệp
nhà nước. Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, lảm thất thoát,
lầng phí vôn, tàỉ sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiên độ, kém hiệu quả,
thua lỗ kẻo dài; không sử dụng ngân sách nhả nước đê xử lý thua lỗ của doanh
nghiệp. Kiêm diêm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với
tập thê, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu trong việc đe xảy ra các vi phạm về
quân lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cò phản hóa doanh
nghiệp nhà nước.
8. Trong quản lý, sử dụng lao động và thòi gian lao động trong khu
vục nhà nưóc:
- Thực hiện tinh giản biên chê gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo Nghị quyết số 1 8-
NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị
lân thử sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khỏa Xll. Các sờ, ban ngành,
đoàn thẻ và Ưy ban nhàn dân các quặn- huyện phân đấu tinh giản biên chế,
giảm tôi thiêu 2,5% biên chê sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so
với sô giao năm 2015.
- Thực hiện săp xếp, tinh gọn tô chức bộ máy theo hướng giảm đâu moi,
giảm tối đa các ban quản lý dự án; kiên quyết giảm và không thành lập mới các
tô chức trung gian.
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thề, ủy ban nhân dân các quận - huyện có
trách nhiệm công khai quy trình, thú tục hành chính; đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính. Nàng cao hiệu qua hoạt động còng vụ; tãng cường kỳ luật
công vụ, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước; xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật.
9. Đối vói hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân:
a) Các sở, ban. ngành, Uy ban nhân dân các quận huyện thực hiện:
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhản
dân, cán bộ. công chức, viên chức về ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
trong sản xuất và tiêu dùng, dành nguôn lực đầu tư vào sản xuất, kính doanh. Tiêp
tục thực hiện cuộc vận động ‘‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Triên khai cuộc vận động thực hành tiêt kiệm, chông làng phí trong các
đoàn thê, tô chức quằn chủng: khu phố, khu dàn cư; tập trung vào việc xây
dụng nẽp sông mới, xóa bò các hù tục lạc hậu, gây làng phi. Phê phán các biểu
hiện xa hoa làng phí trong xà hội; đưa các kết quả thực hành tiết kiệm chống
lãng phí thành tiêu chỉ xem xét đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và các
thành viên của mồi tô chức.
b) Sờ Văn hóa và Thẽ thao phỏi họp với các cơ quan thông tin đại chúng
biêu dương kịp thời các gương tốt và tạo dư luận xâ hội; lên án, phê phán các
hành vi vi phạm quy chê của Nhà nước về việc cưới, việc tang và lễ hội. Gắn
cuộc vận động ‘Toàn dân xây dựng đời sông vãn hóa khu dân cư” trong giai
đoạn mởi với việc thực hiện thực hành tiêt kiệm, chông làng phí trong sinh hoạt
của nhân dân.
c. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
I. Tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền các văn
bán triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thế và ủy ban nhân dân các quận - huyện,
các cơ quan, đơn vị phôi họp với các đoàn the, tả chức quần chúng có trách
nhiệm thường xuyên lò chức học tập, quán triệt các vãn bản liên quan đến công
tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; có kế hoạch tuyên truyên sâu rộng đến
từng cán bộ, còng chức, viên chức, hội viên thuộc phạm vĩ quan lý nhằm tàng
cường hiêu biết pháp luật, nâng cao nhận thức, có nhưng hành động, việc làm
cụ thê tạo chuyên biên thực sự trong lề lối làm việc, cai cách hành chính và
thực hành tỉẽt kiệm, chông làng phí. Kịp thời biêu dương, khen thương nhũng
gương điên hình trong thực hành tiết kiệm, chồng lãng phí; bảo vệ người cung
câp thông tin chỏng làng phí. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đửc và trách
nhiệm công vụ; đe cao trách nhiệm cùa người dửng đầu trong thực hành tiết
kiệm, chông làng phỉ.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chi đạo các cơ quan Báo chí, Đài Phát
thanh, Đài truyền hình đây mạnh công tác tuyên truyên, phô biên, giáo dục vê
pháp luật thực hành tiết kiệm, chòng lãng phí trẽn các phương tiện đại chủng
với các hình thức thích họp và có hiệu quả; thường xuyên xây dụng các chương
trinh, chuyên mục vê nêu gương người tốt, việc tôt trong thực hành tiết kiệm,
chông lãng phí; kịp thời phe phán, lên án các cơ quan, đơn vị, tô chức, cá nhân
có hành vi vi phạm, gây làng phí.
II. Rà soát, bổ sun", sửa đổi hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ
làm CO’ sỏ’ thực hành tiết kiệm chống lãng phí:
1. Các Sơ, ban, ngành, đoàn thể và ủy ban nhân dân các quặn - huyện,
doanh nghiệp nhà nước thực hiện rà soát các định mức, tiêu chuân, che độ; dịnh
mức kinh te - kỹ thuật, định mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu; định mức
khai thác và sư dụng máy móc, thiết bị; đơn giá tiền lương trong các lĩnh vực
quản lý đê đê xuât sưa đôi, bỏ sung ban hành theo đúng thâm quyền; thực hiện
nghiêm các định mức, tiêu chuấn, chế độ đã ban hành; công khai định mửc, tiêu
chuân. chè độ, định mức kinh tê - kỳ thuật nhăm tạo điều kiện cho việc giám
sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phỉ; trong đó tập trung vào các lĩnh vực
như: quản lý, sử dụng ngản sách nhà nước; đầu tư xây dụng cơ bàn; quản lý, sừ
dụng trụ sở làm việc, nhà còng vụ, công trình phúc lợi, dịch vụ cõng cộng và
tài sản công khác; khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2. Các cơ quan, đơn vị thực hiện cơ ché tự chù về tài chính cần rà soát lại
Quy chê chi tiêu nội bộ cũa đơn vị mình đê điều chỉnh, sửa đôi, bô sung cho
phù hợp trên tirth thần tiết kiệm, chống lãng phỉ.
III. Tập trung tăng cuông công tác chỉ đạo, điều hành và tố chức thực
hiện trên một số lĩnh vực:
1. Sở Tài chính tham mưu ủy ban nhân dân thảnh phố trong công tác tỏ
chức điêu hành dự toán ngân sách nhà nước được chủ dộng, chặt chè, bảo đảm
kỷ cương, kỷ' luật tài chính, ngân sách. Hướng dẫn các đơn vị tăng cường giám
sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhả nước, đề cao trách
nhiệm giải trinh về ngân sách nhà nước.
2. Sờ Ke hoạch và đâu tư chủ trì, phôi hợp các dơn vị có liên quan tô
chức triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật đầu tư công và các văn bàn
hướng dẫn thi hành. Phôi hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc thâm định
làm rò nguồn vốn và kha năng cân dôi vốn cho từng chương trình, dự án cụ thê
khi trình Uy ban nhân dân thành phố quyết định chủ trương đâu tư. Tăng cường
đâu thâu rộng rãi, công khai theo quy định cua Luật Đấu thầu; nâng cao hiệu
lực vả hiệu quá công tác giám sát các dự án đầu tư cua nhà nước. Tiếp tục rà
soát thủ tục giải ngân và các quy định cua pháp luật liên quan đến xây dựng,
các thủ tục vê thâm định, thâm tra, câp giấy phép... có nhiều vướng mac, cần
tiếp tục được sưa đôi, bô sung, báo cáo cấp có thâm quyền xem xét, quyết định.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sớ Ke hoạch và Đầu tư và các đơn
vị có liên quan tiếp tục tô chức triẽn khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Luật
Quán lý nợ công năm 2017 và các vãn bản hướng dẫn, góp phân đàm bảo nên
tài chính an toàn, bền vừng và ôn định kinh tế vì mô.
Sờ Ke hoạch và Đầu tư phối hợp Sở Tài chính tham mưu ủy ban nhân
dân thành phô trong công tác quan lý, giám sát hiệu quà sử dụng von trái phiêu
Chính phủ, vốn vay ODA, vay ưu đài từ các nhà tài trợ; có giai pháp đẩy nhanh
tiên độ thực hiện thực hiện dự án đẽ giảm thiêu chi phi vay; nâng cao trách
nhiệm giải trình về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cỏng.
4. Sở Quy hoạch kiến trúc tham mưu việc triến khai thực hiện Luật Quy
hoạch và Luật sửa đôi, bô sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch để bảo đảm
đông bộ, thong nhất pháp luật về quy hoạch; rà soát, đánh giá lại kết quả thực
hiện quy hoạch; tặp trung xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 đẽ quy
hoạch thật sự là cơ sở cho việc xây dựng các chương trình và kê hoạch đâu tư.
5. Các Sở, ban ngành, đoàn the và Ùy ban nhân dàn các quận - huyện
tích cực tuyên truyền, phô biến các quy định cùa Luật Quan lý, sư dụng tài sản
công năm 2017 và các văn bản hướng dẫn. Tăng cường công tác kiêm tra, giảm
sát việc quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tồ chức, đơn vị; kiêm
diêm trách nhiệm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật liên quan đối với
các tô chức, cá nhân thuộc thâm quyên quản lý có hành vi vi phạm.
Sở Xây dựng chủ trì phôi hợp với đơn vị liên quan thực hiện kiêm tra, rà
soát diện tích đât đai, trụ sơ làm việc, nhà công vụ có đẽ bố trí và sử dụng hợp
lý, đúng đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung đôn đốc, đẩy mạnh khai thác
nguồn thu từ chuyên quyền sử dụng đất, chuyền nhượng nhà, đất thuộc sở hừu
Nhà nước qua xử lý, sắp xếp theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP cứa Chinh
phú; rà soát, sắp xếp các địa chỉ nhà đât hiện do các doanh nghiệp công ích của
quận - huyện quản lý đê đưa ra bán đấu giá; xác định danh mục các dự án đầu
tư sứ dụng nguồn thu này đê báo cáo, đê xuất ủy ban nhân dân Thành phố xem
xét, quyêt định bô sung cho ngân sách quận, huyện.
6. Sở Tài nguyên mỏi trường tăng cường cồng tác quản lý, sử dụng đất
đai đam bảo tiêt kiệm, hiệu quả, tiết kiệm; xử lý thu hoi các khu đất sử dụng sai
mục đích, không đứng công năng, lãng phí, kém hiệu quả để đưa ra bán đấu giá
thu tiên nộp ngân sách thành phổ hoặc tham mưu Uy ban nhân dân thành pho
phương án xử lý phù hợp. Kiếm soát chặt chẽ hình thức đầu tư BT liên quan
đen dât đai, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí.
7. Các Sở, ban ngành kiểm soát và giám sát chặt chể việc cho vay, sử
dụng vôn của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, đàm bảo việc sứ
dụng vôn tại các quỹ đúng mục đích và hiệu quả.
8. Các doanh nghiệp nhà nước năm giừ 100% von nhà nước tiếp tục đẩy
mạnh tái cơ câu, nâng cao chât lượng quản trị và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước; nghiêm túc thực hiện quy định về minh bạch, công khai
thông tin hoạt động.
Sở Tài chính phối hợp các sở, ban ngành chức nâng tăng cường giám sát
đối với các doanh nghiệp nhà nước trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực
nhà nước giao; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm thất
thoát, lãng phi vốn, tài san nhà nước
Đây mạnh thực hiện công tác thanh tra, kiêm tra, kiêm toán, giám sát
việc thực hiện chính sách, pháp luật về cô phẩn hỏa doanh nghiệp nhà nước,
không dê xây ra tiêu cực, thất thoát tàỉ sản nhà nước.
9. Các Sở, ban ngành, đoàn thể và ủy ban nhân dân các quận - huyện
tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; quán triệt các mục
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đà nêu tại Nghị quyết số 18-NỌÍTW, Nghị quyết số 19-
NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa xn nhằm
đây mạnh việc tinh gọn bộ máy hệ thông chính trị; thường xuyên đào tạo nâng cao
nãng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng cao
năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Giao Sở Nội vụ tông hợp tình hình thực hiện việc tinh giản biên chế tại
các cơ quan, đơn vị, việc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị
quyêt sô 18-NQ/TW, Nghị quyểt số 19-NQ/TW vào báo cáo thực hành, tiết kiệm
chong làng phí hàng năm đe gửi Tài chính tồng hợp báo cáo úy ban nhân dân
thành phố.
IV. Thực hiện công khai, nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát việc
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:
1. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thê và Uy ban nhân dân các quận - huyện
chĩ đạo, hướng dan các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vỉ quản lý thực hiện các
quy định vê công khai, minh bạch đê tạo điêu kiện cho việc kiêm tra, thanh tra,
giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời, tăng cường kiểm tra
việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, đưa công tác công khai
thành nê nẽp trong các cơ quan, đơn vị, tô chức nhà nước.
2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sư dụng ngân sách nhà nước phai
thực hiện công khai theo đúng quỵ định cua pháp luật, tập trung thực hiện công
khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao theo
quy định nhăm góp phần đàm bao thực thi quyền giám sát thực hành tiết kiệm,
chông lãng phí cua công dân; công khai mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm
việc, phương tiện đi lại; công khai quán lý, SU dụng trụ sở làm việc, nhà công
vụ, cỏng trình phúc lợi công cộng và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị, tô
chức. Thực hiện hình thức công khai trên trang thông tin điện tử nhàm nâng
cao hiệu quả và tiêt kiệm ngân sách.
3. ủy ban Mặt trận Tô quốc Việt Nam thành phố phải tuyên truyền mạnh
mẽ đê nâng cao hiệu quả hoạt dộng của thanh tra nhân dân, qua đó phát huy sức
mạnh tập thê trong công tác giảm sát việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí. Đấy mạnh việc thực hiện giám sát đau tư cộng đong qua Ban Giám
sát đâu tư của cộng đông theo quy định cùa Thủ tướng Chính phủ; đồng thời
tăng cường vai trò của ngườỉ dân trong việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành
các quy định vẽ quản lý đâu tư của cơ quan có thâm quyền quyết định đâu tư.
Qua quá trình giám sát nhằm phát hiện, kiến nghị về các việc lảm vi phạm các
quy định vê quàn lý đầu tư đẽ kịp thời ngăn chặn và xử lý các việc lảm sai quy
định, gây lãng phí, thât thoát vôn và tài sản nhà nước.
V. Kiêm tra, thanh tra, xử lý vì phạm quy định về thực hành tiết
kiệm, chống lâng phí:
1. Thanh tra thành phố xây dựng kế hoạch và tập trung tồ chức kiêm tra,
thanh tra một số nội dung, lĩnh vực, công trình trọng điếm theo chủ trương của
Trung ương và của thành phổ nhằm đảm bảo thực hiện đủng các chế độ quy
định và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cụ thê cần tập trung vào các lĩnh
vực sau:
- Quản lý, sử dụng đất đai;
- Tình hình triên khai thực hiện các dự án đầu tư còng;
- Quản lý, sừ dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ,
- Quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chương
trình mục tiêu; các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách;
- Mua sam, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; trang thiết bị
làm việc; trang thiết bị y tế, thuốc phòng bệnh, chừa bệnh phục vụ hoạt động
của các cơ sờ y tê do ngân sách nhà nước cấp kinh phí;
- Công tác tuyên dựng, bô nhiệm cán bộ, công chức, viên chức;
- Quản lý kinh phí xây dựng chương trình, giáo trình và sách giáo khoa ơ
các bậc học;
- Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết.
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cô phần hóa doanh nghiệp nhà
nước, không dề xảy ra tiêu cực, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
Thanh tra thành phố tổng hợp, báo cáo ủy ban nhân dân thành phố kết
quả thanh tra việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống làng phí.
2. Thù trưởng các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm
tra tại các đơn vị mình và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiếm tra tại đon vị câp
dưới trực thuộc. Đối vói nhũng vi phạm được phát hiện trong công tác kiêm
tra, thủ trưởng đơn vị phai khắc phục, xử lý hoặc đề xuất kiến nghi các cơ quan
có thâm quyền có biện pháp xử lý. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp
luật vê xử lý vi phạm đôi với người đứng đâu cơ quan, đơn vị đê xảy ra làng
phỉ.
VI, Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý; gắn kết
thực hành tiết kiệm, chong lãng phí vói công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng; tăng cường phôi hợp giữa các co’ quan trong thực hành tiẽt
kiệm, chống lãng phí:
1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính của
các câp, các ngành gãn với thực hành tiêt kiệm, chông lãng phí trong các lĩnh
vực; đây mạnh hiện đại hóa quản lý hành chính nhà nước gãn với đôi mói
phương thức quản lý thông qua việc hoàn thiện và nâng cao chât lượng, hiệu
quả của mạng thông tin điện tử hành chỉnh trên Internet; đây mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, đặc
biệt là đây mạnh cung càp dịch vụ công trực tuyên đê vừa rút ngăn thời gian
thực hiện, giam chi phí hành chính của người dàn và doanh nghiệp.
2. Triển khai cỏ hiệu quả pháp luật về thực hành tiết kiệm, chông lâng
phí gẩn với công tác phòng chống tham nhũng; chú trọng đề ra các biện pháp
cự the đê siêt chặt kỳ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường tính công khai,
minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ; tăng cường các hình thức tiếp
nhận thông tin phát hiện lãng phí và nghiêm túc xứ lý các thông tin phát hiện
lãng phí theo quy định.
3. Tiếp tục đây mạnh cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh
vực, nhât là trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dầu tư, xây dựng, đât đai,
thuế, hải quan, bảo hiêm xẩ hội. Tiềp tục nâng cao hiệu quả công tác kiêm soát
thu tục hành chính, trong đó chú trọng việc thẳm định, rà soát các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về thư tục hành chính cúa các cơ quan nhà nước, bãi
bò các thủ tục hành chính gây trỏ' ngại cho phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết thủ tục hành chỉnh theo cơ chế một
cưa, một cửa liên thông; nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tô chức đối
với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Tăng cường phối hợp triên khai việc thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thê
đê thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngoài
ra, cân lãng cường phối hợp giừa các cơ quan nhà nước với cảc cơ quan truyền
thông, báo chí dế đây mạnh hơn nừa công tác tuyên truyền về thực hành tiết
kiệm, chống ỉãng phí, trong đó tập trung vào giới thiệu nhừng gương điển hình
trong tò chức thực hành tiêt kiệm, chông làng phí: phản ánh tinh trạng lãng phí
nhăm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí.
D. TÔ CHỨC THỤC HIỆN
1. Thủ trường các Sở, ban ngành, đoàn thể, Chủ tịch ủy ban nhân dân
các quận - huyện căn cử Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống
làng phí này, Kê hoạch phát triển kinh tế ’ xà hội hàng năm, các văn bản chỉ
đạo cua Thành ủy, Hội đông nhân dân và Uy ban nhân dân thành phố thực hiện
xây dựng Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chong lãng phí của
ngành mình, câp minh. Căn cứ Chương trình hành động thực hành tiết kiệm,
chống làng phí của ngành minh, cấp mình và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại
Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 nãm 2017 về quy định tiêu
chí đánh giá kết quá thực hành tiết kiệm, chổng làng phí trong chi thường
xuyên; các Sở, ban ngành, đoàn thế, úy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo
các cơ quan, đon vị trực thuộc triên khai việc đánh giá kêt quả thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí năm 2019 theo quy định.
Tỏng Giám đôc (Giám đôc) các doanh nghiệp do nhà nước nam giữ
100% von điều lệ thuộc Thành phố chịu trách nhiệm tồ chức xây dụng và thực
hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chông làng phí năm 2019 cua đơn vị
mình, đảm bảo phù hợp với Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phỉ
nãm 2019 của ủy ban nhân dân thành phố và gữi về Sờ Tài chính đẻ theo dôi
chung, trong đó, cụ thê hỏa các mục tiêu, chi tiêu tiêt kiệm và yêu cầu chống
lãng phí trong quản lý, sư dụng vốn và tài sản của Nhả nước; xác dinh rò nhiệm
vụ trọng tâm và những giải pháp, bĩện pháp cẩn thực hiện đề đạt được mục tiêu,
chí tiêu tiết kiệm đà đặt ra trong nãm 2019.
2. Các Sở, ban ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dân các quặn - huyện, các
doanh nghiệp do nhà nước nam gỉừ 100% vốn điều lệ tông hợp tình hình vả kết
quả thực hiện Chương trình thực hành tiểt kiệm, chống lâng phí trong nãm cụ
thê cua ngành, địa phương, đơn vị mình theo hướng dần tại Thông tư số
188/2014/TT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2014 cùa Bộ Tài chính; đồng thời,
tông hợp kết quả đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường
xuyên theo quy định tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04 tháng 12 nám
2017 cùa Bộ Tài chính vào báo cáo thực hành tiết kiệm chông lãng phí hàng
năm; gứi Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 01 năm 2020 đe tồng hợp báo cáo
Uy ban nhân dân thành phố, Bộ Tài chính theo thời gian quy định.
3. Giao Sở Tải chính phối hợp với các đơn vị lien quan kiểm tra, đôn dốc
việc thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống làng phí năm 2019 cũa
Uy ban nhân dân thành pho và tông hợp kết quả thực hiện, bảo cáo Bộ Tài
chính theo quy định.
4. Trong quá trình tô chức triên khai thực hỉện nếu có vướng mắc, các
Sở, ban, ngành, đoàn thể, ủy ban nhân dản các quận - huyện, các doanh nghiệp
do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tong hợp, báo cáo ủy ban nhân dân
thành phô xem xét, sửa đối, bổ sung cho phù hựp J,
ỦY BAN NHẤN DÂN THÀNH PHỐ |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 46/2002/QĐ-TTG NGÀY 03/4/2002
VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC SEA GAMES
LẦN THỨ 22 NĂM 2003 TẠI VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao tại Công văn số 90/UBTDTT ngày 18 tháng 3 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Tổ chức SEA Games lần thứ 22 năm 2003 tại Việt Nam gồm các thành viên sau đây:
- Trưởng Ban: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể đục Thể thao.
- Phó trưởng Ban thường trực: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục Thể thao.
- Các Phó trưởng Ban:
1. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Các ủy viên:
1. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
2. Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam.
3. Thứ trưởng Bộ Tài chính.
4. Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
5. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
6. Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.
7. Thứ trưởng Bộ Công an.
8. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
9. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
10. Thứ trưởng Bộ Y tế.
11. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
12. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch.
14. Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
15. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
16. Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
17. Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.
Điều 2. Ban Tổ chức SEA Games lần thứ 22 năm 2003 tại Việt Nam hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chỉ đạo Quốc gia chuẩn bị Đại hội Thể thao Đông Nam á (Seagames) lần thứ 22 năm 2003 tại Việt Nam.
Điều 3. Ban Tổ chức SEA Games 22 có chức năng và nhiệm vụ như sau:
1. Chức năng:
Tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị và điều hành việc tổ chức SEA Games lần thứ 22 năm 2003 tại Việt Nam.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể tổ chức SEA Games lần thứ 22.
b) Kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, nâng cấp và cải tạo các công trình, cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu tập luyện, thi đấu của Đại hội.
c) Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch trong các lĩnh vực sau:
- Đào tạo huấn luyện chuẩn bị lực lượng vận động viên tham gia thi đấu;
- Thông tin, giao thông, truyền thông;
- Nghi lễ, lễ tân, ăn ở, dịch vụ công cộng;
- Trật tự, an ninh, an toàn;
- Tài chính, tài trợ;
- Dịch vụ kỹ thuật.
đ) Tổ chức xây dựng luật, lệ chung của Đại hội, điều lệ thi đấu của từng môn thể thao phù hợp với điều lệ của Hội đồng thể thao Đông Nam á và luật thi đấu của các Liên đoàn thể thao quốc tế.
đ) Phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan tổ chức Đại hội.
e) Tổ chức tuyển đụng, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng lực lượng cán bộ điều hành các cuộc thi đấu thể thao, cán bộ phục vụ và đội ngũ tình nguyện viên.
Điều 4. Giúp việc Ban Tổ chức SEA Games 22 có bộ phận thường trực và các Tiểu ban chuyên môn. Bộ phận thường trực của Ban Tổ chức đặt trụ sở tại Uỷ ban Thể đục Thể thao. Quy chế làm việc của Ban Tổ chức, số lượng thành viên và nhiệm vụ của các Tiểu ban chuyên môn do Trưởng ban quy định.
Điều 5. Ban Tổ chức sử dụng con dấu, tài khoản (nội và ngoại tệ) của Uỷ ban Thể dục Thể thao.
Kinh phí hoạt động của Ban Tổ chức nằm trong kinh phí chuẩn bị và tổ chức SEA Games lần thứ 22 được Chính phủ phê duyệt.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ban Tổ chức sẽ tự giải thể khi kết thúc nhiệm vụ
Điều 7. Các thành viên Ban Tổ chức SEA Games lần thứ 22, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. |
BỘ NỘI VỤ____________
Số: 832/QĐ-BNV
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế cập nhật, khai thác và quản lý
cơ sở dữ liệu công chức, viên chức của Bộ Nội vụ
_______________________
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12/9/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 25/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu công chức, viên chức của Bộ Nội vụ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Trung tâm Thông tin, người đứng đầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3;- Bộ trưởng;- Các đ/c Thứ trưởng;- Các đơn vị thuộc, trực thuộc BNV; - Tổ chức Đảng, Đoàn thể của BNV;- Lưu: VT, TCCB.
BỘ TRƯỞNG
Phạm Thị Thanh Trà
BỘ NỘI VỤ____________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________
QUY CHẾ
CẬP NHẬT, KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA BỘ NỘI VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 832/QĐ-BNV ngày 22 tháng 10 năm 2023
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
_____________________________
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Nội vụ; công chức, viên chức và người lao động của Bộ Nội vụ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở dữ liệu công chức, viên chức, người lao động của Bộ Nội vụ (sau đây gọi tắt là Cơ sở dữ liệu của Bộ) là các thông tin được thu thập từ mẫu sơ yếu lý lịch ban hành kèm theo Thông tư số 06/TT-BNV1 của mỗi cá nhân công chức, viên chức, người lao động; được tổ chức thành tập hợp thông tin có cấu trúc để cập nhật, truy cập, khai thác và quản lý thông qua trang thiết bị công nghệ thông tin.
2. Quản lý cơ sở dữ liệu là việc quản trị, vận hành, xác thực dữ liệu điện tử; xây dựng, cập nhật, sửa đổi nội dung, thay đổi trạng thái, khai thác cơ sở dữ liệu của công chức, viên chức, người lao động.
3. Quyền truy cập là quyền của người sử dụng được kết nối và làm việc thông qua tên truy cập, mật khẩu để khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ.
4. Quản lý quyền truy cập là việc tạo mới, cấp phát, hạn chế, mở rộng hoặc hủy bỏ quyền truy cập vào Cơ sở dữ liệu của Bộ.
5. Đơn vị quản lý Cơ sở dữ liệu của Bộ (Vụ Tổ chức cán bộ) là đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức, người lao động; có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm Thông tin thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý tài khoản người dùng, xác nhận, phê duyệt, sửa đổi nội dung, thay đổi trạng thái, khai thác Cơ sở dữ liệu của Bộ.
6. Tài khoản cá nhân của công chức, viên chức, người lao động được cấp bởi Trung tâm Thông tin là tên người dùng và mật khẩu để công chức, viên chức, người lao động đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu của Bộ.
7. Quản lý tài khoản người dùng là việc tạo tài khoản cá nhân của công chức, viên chức, người lao động; cấp, hạn chế, mở rộng hoặc hủy quyền truy cập của tài khoản vào Cơ sở dữ liệu của Bộ.
8. Nhập liệu là việc công chức, viên chức, người lao động thực hiện công tác nhập thông tin của cá nhân vào Cơ sở dữ liệu của Bộ.
9. Phê duyệt dữ liệu là thực hiện xác thực thông tin, dữ liệu bằng ký số trên Cơ sở dữ liệu của Bộ.
10. Ký số là việc sử dụng thiết bị lưu giữ thông tin chữ ký của mỗi cá nhân đã được mã hóa phục vụ việc sử dụng dịch vụ chữ ký số kết hợp với chức năng của Cơ sở dữ liệu của Bộ để ký các văn bản điện tử theo thẩm quyền trong Cơ sở dữ liệu của Bộ.
11. Khai thác cơ sở dữ liệu là việc thực hiện các chức năng tra cứu, tìm kiếm, xem thông tin hoặc tổng hợp các chỉ tiêu thống kê, báo cáo, xuất, in các kết quả trên Cơ sở dữ liệu của Bộ.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu của Bộ
1. Cơ sở dữ liệu của Bộ được lưu trữ, quản lý thống nhất tại Bộ Nội vụ; quyền cập nhật, khai thác thông tin được cấp theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và mục đích sử dụng của từng công chức, viên chức, người lao động.
2. Cơ sở dữ liệu của Bộ phải đáp ứng được yêu cầu cập nhật, sử dụng, khai thác thông tin 24/24 giờ hằng ngày, trừ thời gian tạm dừng để bảo dưỡng, nâng cấp (có thông báo cụ thể).
3. Những thông tin có liên quan của công chức, viên chức, người lao động trong thời gian công tác tại Bộ phải được cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác theo thời gian thực.
4. Mỗi công chức, viên chức, người lao động được cung cấp 01 tài khoản để truy cập vào Cơ sở dữ liệu của Bộ; chịu trách nhiệm về việc khai báo thông tin cá nhân lên Cơ sở dữ liệu của Bộ và cập nhật kịp thời những thay đổi về thông tin cá nhân.
5. Chỉ những người có thẩm quyền quản lý hoặc được cấp quyền truy cập mới được phép sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu của Bộ.
6. Các đơn vị theo phân cấp về công tác quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm đôn đốc việc cập nhật kịp thời, chính xác và đầy đủ thông tin cá nhân hiện có vào Cơ sở dữ liệu của Bộ.
Điều 5. Các hành vi không được làm
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, các hành vi khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương II
CẬP NHẬT, KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 6. Bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin đối với Cơ sở dữ liệu của Bộ
1. Cơ sở dữ liệu của Bộ được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng, khai thác tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật có liên quan; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo vệ quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Dữ liệu của công chức, viên chức, người lao động phải bảo đảm cập nhập kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến hồ sơ công chức, viên chức và người lao động khi có sự thay đổi; được quản lý theo độ hạn chế tiếp cận, mã hóa một số trường thông tin để bảo đảm bảo mật, an toàn thông tin trong công tác cán bộ. Việc xác định độ hạn chế tiếp cận của dữ liệu thực hiện theo quy định của Đảng, pháp luật về công chức, viên chức, người lao động.
Điều 7. Tạo lập hồ sơ, cập nhật mới, sửa đổi, bổ sung thông tin và phê duyệt dữ liệu
1. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định tuyển dụng đối với công chức, viên chức; ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với người lao động; theo thẩm quyền, đơn vị quản lý có trách nhiệm gửi yêu cầu tạo tài khoản về Trung tâm Thông tin để tạo tài khoản cho công chức, viên chức, người lao động đó. Trung tâm Thông tin có trách nhiệm cung cấp tài khoản cho công chức, viên chức, người lao động trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu từ các đơn vị.
2. Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp tài khoản, công chức, viên chức, người lao động có trách nhiệm cập nhật mới thông tin về hồ sơ công chức, viên chức, người lao động và thực hiện ký số trên Cơ sở dữ liệu của Bộ, cụ thể như sau:
a) Đối với thông tin, dữ liệu cập nhật của công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc Bộ do Vụ Tổ chức cán bộ trực tiếp theo dõi và quản lý.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày công chức, viên chức, người lao động cập nhật mới thông tin hồ sơ; công chức của Vụ Tổ chức cán bộ được giao phụ trách có trách nhiệm rà soát và kiểm tra thông tin, dữ liệu do công chức, viên chức, người lao động cập nhật, bảo đảm phù hợp với tài liệu kiểm chứng hoặc hồ sơ gốc do cơ quan quản lý, sau đó xác thực bằng ký số;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực thông tin, dữ liệu cập nhật của công chức, viên chức, người lao động đã được công chức của Vụ Tổ chức cán bộ xác thực và phê duyệt bằng ký số để xác nhận dữ liệu của đơn vị.
b) Đối với thông tin, dữ liệu cập nhật của công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị trực thuộc Bộ.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày công chức, viên chức, người lao động cập nhật mới thông tin hồ sơ; công chức, viên chức của bộ phận tổ chức cán bộ được giao phụ trách có trách nhiệm rà soát và kiểm tra thông tin, dữ liệu cập nhật của công chức, viên chức, người lao động bảo đảm phù hợp với tài liệu kiểm chứng hoặc hồ sơ gốc do cơ quan quản lý, sau đó xác thực bằng ký số;
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ được giao phụ trách có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực thông tin, dữ liệu cập nhật của công chức, viên chức, người lao động đã được công chức, viên chức của bộ phận tổ chức cán bộ phê duyệt bằng ký số, nếu chính xác thì tiếp tục phê duyệt bằng ký số;
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, người đứng đầu đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực thông tin, dữ liệu cập nhật của công chức, viên chức, người lao động đã được người đứng đầu bộ phận tổ chức cán bộ xác thực và phê duyệt bằng ký số để xác nhận dữ liệu của đơn vị.
c) Cập nhật thay đổi (nếu có)
Đối với thông tin thay đổi của cá nhân thì cá nhân có trách nhiệm cập nhật và ký số trên Cơ sở dữ liệu của Bộ trong thời gian 5 (năm) ngày làm việc, kể từ khi phát sinh nội dung thay đổi. Cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt dữ liệu thay đổi trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân cập nhật, bổ sung hồ sơ.
3. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phê duyệt dữ liệu bằng ký số từ Cơ sở dữ liệu của Bộ để đồng bộ lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước.
Điều 8. Chuyển giao, tiếp nhận, dữ liệu
1. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động được điều động, luân chuyển đến bộ phận mới trong cùng đơn vị, trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định điều động, luân chuyển công chức, viên chức, người lao động có hiệu lực thì đơn vị đó có trách nhiệm chuyển hồ sơ trên Cơ sở dữ liệu của Bộ đến bộ phận mới.
2. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động được điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác giữa các đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức, người lao động khi tiếp nhận công chức, viên chức, người lao động yêu cầu cơ quan quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động cũ điều chuyển hồ sơ trên Cơ sở dữ liệu của Bộ đến đơn vị mới.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của đơn vị mới, đơn vị quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động cũ có trách nhiệm chuyển hồ sơ trên Cơ sở dữ liệu của Bộ đến đơn vị mới.
Đơn vị mới có trách nhiệm gửi yêu cầu tiếp nhận và đơn vị cũ chuyển tiếp hồ sơ trên Cơ sở dữ liệu của Bộ đến đơn vị trực tiếp sử dụng công chức, viên chức, người lao động theo phân cấp quản lý công chức, viên chức, người lao động chậm nhất 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày công chức, viên chức, người lao động có quyết định điều động, biệt phái, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác.
3. Trường hợp tiếp nhận công chức, viên chức, người lao động từ ngoài Bộ về, Vụ Tổ chức cán bộ truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước để gửi yêu cầu điều chuyển hồ sơ của công chức, viên chức, người lao động đó về Cơ sở dữ liệu của Bộ.
Đơn vị tiếp nhận và sử dụng thực hiện các bước để tạo tài khoản truy cập Cơ sở dữ liệu của Bộ cho công chức, viên chức, người lao động theo các bước được quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Quy chế này.
Công chức, viên chức, người lao động được tiếp nhận thực hiện kiểm tra, cập nhật (nếu có) và ký số trên Cơ sở dữ liệu của Bộ trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi được cấp tài khoản. Cơ quan có thẩm quyền quản lý hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và phê duyệt dữ liệu trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cá nhân thực hiện ký số vào hồ sơ.
4. Trường hợp chuyển công tác ra ngoài Bộ hoặc nghỉ hưu, thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc, từ trần.
a) Đối với công chức, viên chức, người lao động có quyết định điều động, luân chuyển ra ngoài Bộ, có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc từ trần, trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực thì đơn vị trực tiếp sử dụng công chức, viên chức, người lao động thực hiện điều chỉnh tình trạng hồ sơ tương ứng trong Cơ sở dữ liệu của Bộ.
b) Vụ Tổ chức cán bộ truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thực hiện điều chuyển hồ sơ của công chức, viên chức, người lao động đến đơn vị mới trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu điều chuyển.
Điều 9. Khai thác dữ liệu công chức, viên chức, người lao động
1. Công chức, viên chức, người lao động cập nhật, khai thác, sử dụng dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu của Bộ bằng tài khoản do Trung tâm Thông tin cung cấp và truy cập Cơ sở dữ liệu của Bộ tại địa chỉ: https://csdlccvc.moha.gov.vn/.
2. Đối tượng được sử dụng và khai thác dữ liệu công chức viên chức, người lao động.
a) Đơn vị quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động được nghiên cứu, khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu công chức, viên chức, người lao động của mình trên Cơ sở dữ liệu của Bộ để phục vụ công tác quản lý theo thẩm quyền.
b) Công chức, viên chức, người lao động được sử dụng toàn bộ thông tin dữ liệu của mình được in thông tin từ Cơ sở dữ liệu của Bộ để rà soát và cập nhật thông tin cá nhân.
3. Vụ Tổ chức cán bộ sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu của Bộ để tổng hợp, phân tích đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm và các nội dung khác thuộc lĩnh vực quản lý của Vụ Tổ chức cán bộ phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Nội vụ; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin khác có liên quan của Bộ Nội vụ.
4. Dữ liệu công chức, viên chức, người lao động trong Cơ sở dữ liệu của Bộ khi được xuất theo định dạng văn bản điện tử, được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan quản lý công chức, viên chức, người lao động thì văn bản điện tử đó có giá trị pháp lý như bản gốc văn bản giấy.
5. Sau khi dữ liệu được phê duyệt, công chức, viên chức, người lao động của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện việc in sơ yếu lý lịch của mình từ Cơ sở dữ liệu của Bộ để nộp cho bộ phận tổ chức cán bộ của đơn vị quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động khi có yêu cầu.
Điều 10. Lưu trữ cơ sở dữ liệu
1. Dữ liệu công chức, viên chức, người lao động được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu của Bộ và được sao lưu định kỳ hàng tháng, tối thiểu ba tháng nếu đã có phiên bản sao lưu mới trên phương tiện lưu trữ chuyên dụng để dự phòng rủi ro.
2. Việc lưu trữ, sao lưu phải tuân thủ các quy định của Đảng, pháp luật về lưu trữ, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật thông tin cá nhân, an toàn, an ninh thông tin.
Chương III
TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC CẬP NHẬT, KHAI THÁC, QUẢN LÝ
CƠ SỞ DỮ LIỆU CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 11. Trách nhiệm của Vụ Tổ chức cán bộ
1. Chủ trì việc quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu của Bộ để phục vụ cho việc giải quyết các công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ trì, xác định chức năng cơ bản của cơ sở dữ liệu và tổng hợp các phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu để thống nhất với Trung tâm Thông tin điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
3. Chủ trì việc hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc cập nhật, quản lý, sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.
4. Phối hợp với Trung tâm Thông tin tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn về công tác quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động; nghiệp vụ khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ; đề xuất các yêu cầu, nhiệm vụ trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ để bảo đảm phục vụ kịp thời công tác quản lý của Bộ.
5. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm phê duyệt, ký số và đồng bộ Cơ sở dữ liệu của Bộ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Điều 12. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin
1. Chủ trì xây dựng, vận hành, nâng cấp Cơ sở dữ liệu của Bộ; bảo đảm cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật để triển khai Cơ sở dữ liệu của Bộ và duy trì Cơ sở dữ liệu của Bộ hoạt động thường xuyên theo đúng chức năng, quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để quản lý Cơ sở dữ liệu của Bộ; cấp và quản lý quyền truy cập, quyền khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ.
3. Có trách nhiệm bảo đảm về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thực hiện các biện pháp bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin của Cơ sở dữ liệu của Bộ để vận hành, duy trì hoạt động thường xuyên, liên tục; thực hiện việc sao lưu định kỳ Cơ sở dữ liệu của Bộ.
4. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục những sự cố kỹ thuật xảy ra đối với Cơ sở dữ liệu của Bộ.
5. Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn các đơn vị, người sử dụng cách thức truy cập và thực hiện quyền khai thác, sử dụng và bảo mật Cơ sở dữ liệu của Bộ.
6. Chủ động phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ trong việc cung cấp, thu hồi, quản lý tài khoản cá nhân, khắc phục sự cố, hỗ trợ kỹ thuật cho người sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ.
7. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời đề xuất điều chỉnh các tính năng trong Cơ sở dữ liệu của Bộ, bảo đảm phù hợp với nhu cầu quản lý và kê khai dữ liệu công chức, viên chức, người lao động.
8. Quy định kỹ thuật và hướng dẫn việc kết nối, đồng bộ, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu khác theo yêu cầu của Vụ Tổ chức cán bộ.
Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ được phân cấp quản lý hồ sơ công chức, viên chức
1. Được cấp quyền truy cập; được quyền khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ thuộc quyền quản lý của đơn vị.
2. Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để kết nối và xử lý dữ liệu thông tin trên Cơ sở dữ liệu của Bộ; bố trí công chức, viên chức có đủ năng lực để phụ trách công tác cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu của Bộ thuộc quyền quản lý của đơn vị.
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin, dữ liệu do đơn vị cập nhật.
4. Áp dụng các biện pháp để bảo đảm an toàn thông tin và bảo mật Cơ sở dữ liệu của Bộ thuộc quyền quản lý của đơn vị; thường xuyên theo dõi, kiểm tra và thông báo kịp thời về Vụ Tổ chức cán bộ những vấn đề phát sinh liên quan đến Cơ sở dữ liệu của Bộ.
Điều 14. Trách nhiệm của công chức, viên chức, người lao động của Bộ
1. Được cấp quyền truy cập để thực hiện quyền khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu của Bộ theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
2. Kê khai, cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin cá nhân trong hồ sơ của mình theo yêu cầu của người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước đơn vị về tính trung thực của những thông tin đã kê khai, cung cấp.
3. Áp dụng các biện pháp để bảo đảm an toàn thông tin và bảo mật Cơ sở dữ liệu của Bộ.
4. Tự quản lý tài khoản cá nhân, thường xuyên thay đổi mật khẩu tài khoản để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Trường hợp mất mật khẩu hoặc tài khoản có dấu hiệu bị đánh cắp mật khẩu phải báo cáo người đứng đầu đơn vị quản lý công chức và báo cáo bằng văn bản về Trung tâm Thông tin để được cấp lại mật khẩu mới.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Tổ chức thực hiện
1. Các đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Bộ có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Trung tâm Thông tin chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy chế này.
3. Người đứng đầu các đơn vị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về việc thực hiện Quy chế này tại đơn vị do mình phụ trách.
4. Các tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và của Bộ Nội vụ.
5. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Vụ Tổ chức cán bộ để Vụ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.
______________________
1 Thông tư số 06/2023/TT-BNV ngày 04/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế cập nhật, sử dụng, khai thác dữ liệu, thông tin của cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước. |
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Só: 3301 /TB-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2024
THÔNG BÁO
Về kết quả xác định trước mã số
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày
20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính
quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số
14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng
hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra
an toàn thực phẩm; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/ 2018 sửa đổi, bổ
sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài
chính; Thông tư số 31/2022/TT- BTC ngày 8/6/2022 của Bộ Tài chính ban hành
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, Đơn đề nghị số
01TUS/062024 ngày 10/6/2024 của Công ty cổ phần TUSCANY, mã số thuế:
0310957906;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu,
Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau:
1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp:
Tên thương mại: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NatureCare Natural Vitamin
E-400IU
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NatureCare
Natural Vitamin E - 400IU
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không có
Nhà sản xuất: Arnet Pharmaceutical
Corporation
2
2. Tóm tắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số: Theo hồ sơ xác định
trước mã số, thông tin mặt hàng như sau:
- Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:
Trong 1 viên chứa:
+ Vitamin E (as dl-alpha tocopheryl acetate): 400IU
+ Thành phần khác: Gelatin, glycerin, Purified water.
- Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
+ Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành.
1088
+ Cách thức sử dụng: Người lớn: 1 viên/ ngày tốt nhất với bữa ăn hoặc
theo khuyến cáo của bác sỹ.
- Hàm lượng tính trên trọng lượng: Vitamin E (từ dl-alpha tocopheryl acetate):
400IU
Thông số kỹ thuật:
+ Dạng: lỏng
+ Màu vàng nhạt
+ Đóng gói: 60 viên/ lọ. Khối lượng viên: 622mg =7,5%.
Sản phẩm được đóng trong lọ nhựa
- Công dụng theo thiết kế: Giúp cải thiện sức khoẻ da và phục hồi da, giúp làm
đẹp da.
3. Kết quả xác định trước mã số: Theo thông tin trên Đơn đề nghị xác định
trước mã số, thông tin tại tài liệu đính kèm hồ sơ, mặt hàng như sau:
Tên thương mại: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NatureCare Natural Vitamin
E-400IU
- Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:
Trong 1 viên chứa:
+ Vitamin E (từ dl-alpha tocopheryl acetate): 400IU
+ Thành phần khác: Gelatin, glycerin, Purified water.
- Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:
+ Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành.
+ Cách thức sử dụng: Người lớn: 1 viên/ ngày tốt nhất với bữa ăn
hoặc theo khuyến cáo của bác sỹ.
| - Hàm lượng tính trên trọng lượng: Vitamin E (từ dl-alpha tocopheryl
acetate): 400IU
| - Thông số kỹ thuật:
+ Dạng: lỏng
+ Màu vàng nhạt
+ Đóng gói: 60 viên/ lọ. Khối lượng viên: 622mg =7,5%.
Sản phẩm được đóng trong lọ nhựa
- Công dụng theo thiết kế: Giúp cải thiện sức khoẻ da và phục hồi da, giúp
làm đẹp da.
01
3
Ký, mã hiệu, chủng loại: Không Nhà sản xuất: Arnet Pharmaceutical
Corporation
Có
thuộc nhóm 29.36 “Tiền vitamin và vitamin các loại, tự nhiên hoặc tái tạo
bằng phương pháp tổng hợp (kể cả các chất cô đặc tự nhiên), các dẫn xuất của
chúng sử dụng chủ yếu như vitamin, và hỗn hợp của các chất trên, có hoặc
không có bất kỳ loại dung môi nào.”, phân nhóm “- Vitamin và các dẫn xuất
của chúng, chưa pha trộn: ”, mã số 2936.28.00 “- - Vitamin E và các dẫn xuất
của nó” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty cổ phần
TUSCANY biết và thực hiện.
Nơi nhận: /
Công ty cổ phần TUSCANY (767 Luỹ Bán Bích,
Phường Phú Thọ Hoà, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí
Minh);
Các cục HQ tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Cục Kiểm định hải quan;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Uyên (3b).J96
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
BO
TAI
CHÍNH
QUA
Hoàng Việt Cường
Ghi chú: Kết quả xác định trước mã số trên chỉ có giá trị sử dụng đối với tổ chức, cá nhân đã gửi đề
nghị xác định trước mã số.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
Số: 3558 /QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 8 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt dự án Xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực -
Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công năm 2019;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều theo
Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số 06/2021/NĐ-CP
ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi
công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày
09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 15/2021/NĐ-CP ngày
03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng,
số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị
định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị quyết số 271/NQ-HĐND ngày 13/7/2022 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm tim mạch
- hồi sức tích cực - chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ Nghị quyết số 496/NQ-HĐND ngày 14/3/2024 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Thanh Hóa về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trung tâm
tim mạch - hồi sức tích cực - chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức
khỏe cán bộ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 5811/SXD-HĐXD ngày
06/8/2024 và Công văn số 6389/SXD-HĐXD ngày 26/8/2024 (kèm theo hồ sơ).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án Xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực
- Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thanh Hóa với những nội dung sau:
cực
-
Chẩn
1. Tên dự án: Xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích
đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tại Bệnh viện Đa khoa
2
tỉnh Thanh Hóa.
2. Người quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
3. Chủ đầu tư: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
4. Mục tiêu, quy mô đầu tư:
- Mục tiêu đầu tư: Xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, nâng cao
năng lực chuyên môn, đưa Bệnh viện Đa khoa tỉnh trở thành bệnh viện tuyến
cuối về chuyên môn kỹ thuật khám, chữa bệnh của Bộ Y tế, trung tâm khám,
chữa bệnh của khu vực. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày
càng cao của nhân dân.
- Quy mô đầu tư: Xây mới nhà Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực
Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ, hành lang cầu và
các công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật.
5. Giải pháp thiết kế chủ yếu.
5.1. Hạng mục: Nhà Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán
hình ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ.
a) Giải pháp kiến trúc:
Công trình có quy mô 08 tầng và 01 tầng tum được thiết kế theo phong
cách kiến trúc hiện đại, tổng diện tích sàn xây dựng 20.800m2; chiều cao công
trình là 38,35m (tính từ cao độ mặt sân hoàn thiện đến cao độ đỉnh mái), cao độ
nền (±0.00) cao hơn mặt sân hoàn thiện 0,75m, trong đó: chiều cao tầng 1, 2 là
4,5m; chiều cao tầng 3-8 là 4,1m; chiều cao tầng tum là 3,3m. Mặt bằng công
năng các tầng được tổ chức theo phương ngang, cụ thể: tầng 1 bố trí khoa chẩn
đoán hình ảnh; tầng 2 bố trí khoa HSTC và chống độc; tầng 3 bố trí ban bảo vệ
sức khỏe; tầng 4-7 bố trí khoa tim mạch (gồm các đơn nguyên: cấp cứu tim
mạch, suy tim-mạch vành, bệnh mạch máu ngoại vi, tim mạch tổng hợp); tầng 8
bố trí khoa hành chính và thiết bị VTYT; tầng tum bố trí phòng kỹ thuật thang
máy, lối thang bộ lên mái. Các phòng/khu chức năng trong khoa gồm các bộ
phận/đơn vị nghiệp vụ, khối đón tiếp, khối khám, bộ phận hành chính, khu điều
trị, khu kỹ thuật, khu phụ trợ,..được bố trí phù hợp với chức năng nhiệm vụ, nhu
cầu sử dụng của từng khoa/đơn vị.
Giao thông theo chiều đứng bố trí hệ thống thang máy (thang máy tải
khách và giường bệnh, thang máy PCCC), thang bộ. Giao thông theo chiều
ngang bằng hệ thống sảnh, hành lang. Lối tiếp cận cho công trình bằng hệ thống
sảnh xung quanh công trình, trong đó sảnh chính được thiết kế hợp khối với
hành lang cầu đảm bảo kết nối với các công trình lân cận.
b) Giải pháp kết cấu: Phần móng sử dụng giải pháp móng cọc khoan nhồi
D600, D800; đài, giằng móng BTCT, phần thân sử dụng hệ khung BTCT toàn
khối, dầm sàn BTCT đổ tại chỗ.
c) Giải pháp cấp điện, chống sét, điện nhẹ:
- Nguồn điện chính cấp cho công trình từ 02 máy biến áp và hệ thống tiếp
3
địa đồng bộ đặt tại phòng kỹ thuật điện tầng 1, nguồn dự phòng được cấp từ máy
phát điện dự phòng. Từ tủ phân phối trung tâm theo tuyển cáp kẹp thang cáp đi
trong hộp kỹ thuật dẫn đến tủ điện tổng của các tầng (đặt tại phòng kỹ thuật điện
các tầng). Từ tủ điện tầng các trục đường dây dẫn về từng tủ điện phòng được
đặt trong máng cáp. Hệ thống máy móc, thiết bị được sử dụng tủ điện riêng.
- Hệ thống chống sét trên mái công trình sử dụng hệ thống kim thu sét tia
tiên đạo, dây dẫn sét, hệ cọc tiếp địa, dây tiếp địa.
- Hệ thống điện nhẹ gồm: Hệ thống mạng, điện thoại, truyền hình, camera
giám sát, âm thanh thông báo,.. tủ điện nhẹ đặt tại phòng kỹ thuật điện các tầng,
hệ thống cáp tín hiệu được luồn trong ống nhựa và đi trong máng cáp điện nhẹ.
d) Giải pháp cấp, thoát nước:
- Cấp nước: Nguồn nước cấp cho công trình được lấy từ bể ngầm sau đó
bơm lên cụm téc nước đặt tại mái công trình, cấp xuống các thiết bị dùng nước
bằng hệ thống ống đứng đặt trong hộp kỹ thuật, đường ống cấp đến các thiết bị
đi ngầm tường.
- Thoát nước: Hệ thống thoát nước được thiết kế theo các tuyến độc lập.
Nước thải từ xí, tiểu, thụt tháo,.. theo các tuyến ống riêng về bể tự hoại xử lý cục
bộ trước khi thoát vào hệ thống cống thoát nước thải ngoài công trình. Nước thải
từ các chậu rửa, thu sàn được thu vào các đường ống riêng thoát trực tiếp vào hệ
thống cống thoát nước thải ngoài công trình. Nước mưa trên mái được thu gom
và thoát ra hệ thống thoát nước mưa ngoài công trình.
e) Giải pháp thiết kế các hệ thống kỹ thuật khác của công trình: Hệ thống
điều hòa không khí, tăng áp-hút khói, khí y tế, phòng cháy chữa cháy được thiết
kế đồng bộ, phù hợp với quy mô và công năng sử dụng của công trình.
5.2. Hạng mục: Hành lang cầu.
Công trình có quy mô 02 tầng, có chức năng giao thông ngang giữa các
công trình trong bệnh viện, hành lang cầu gồm 03 đoạn:
- Đoạn nối từ hành lang cầu nhà A6, A7 đến trung tâm tim mạch và đoạn
nối từ trung tâm tim mạch đến khoa nội-trung tâm huyết học: Chiều cao công
trình là 11,35m (tính từ cos mặt sân hoàn thiện đến cos đỉnh mái), cos nền tầng 1
(cos 0.00) cao hơn cos mặt sân hoàn thiện 0,2m, trong đó chiều cao tầng 1 là
5,25m, chiều cao tầng 2 là 4,5m, chiều rộng 3,3m và 3,6m (tính từ tim đến tim)
tùy từng đoạn hành lang. Phần móng sử dụng móng băng BTCT, tường móng xây
gạch kết hợp giằng BTCT, phần thân sử dụng hệ khung kết cấu BTCT toàn khối.
- Đoạn qua trung tâm tim mạch: Được thiết kế hợp khối với nhà Trung
tâm tim mạch (kết nối trực tiếp với sảnh), chiều cao tầng 1 là 5,25m, chiều cao
tầng 2 là 4,5m, chiều rộng 3,6m (tính từ tim đến tim). Phần móng sử dụng giải
pháp móng cọc khoan nhồi D600; đài, giằng móng BTCT, phần thân sử dụng hệ
khung BTCT toàn khối, dầm sàn BTCT đổ tại chỗ.
5.3. Hạng mục: Hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và các công trình phụ trợ.
- Sân đường tiếp cận công trình, tiểu cảnh đài phun nước: Làm mới sân lát
đá kết hợp sân bê tông nhựa xung quanh nhà Trung tâm tim mạch, bó vỉa đá. Làm
mới tiểu cảnh, đài phun nước tạo cảnh quan phía trước nhà Trung tâm tim mạch.
Cấp điện, trạm biến áp: Nguồn điện trung thế cấp cho dự án được đấu
nối tại 02 vị trí: tại trạm biến áp hiện có của huyết học và đường dây 35kV lộ
371-E9.27 điện lực Quảng Xương (gần bệnh viện Nhi) đến 02 máy biến áp
(công suất 1.250kVA) đặt trong phòng kỹ thuật điện nhà Trung tâm tim mạch.
Hệ thống cáp hạ thế được đi ngầm. Bố trí 01 máy phát điện dự phòng 500kVA
để cung cấp nguồn điện cho các phụ tải quan trọng trong trường hợp có sự cố
của lưới điện.
-
Cấp nước ngoài nhà, bể nước ngầm: Được đấu nối với nguồn cấp nước
sạch khu vực đến bể nước ngầm bằng hệ thống đường ống HDPE D90 chôn
ngầm. Bể được đặt ngầm dưới nhà Trung tâm tim mạch, có kích thước
(16x16,75x2,45)m chia 06 ngăn, thành, đáy, nắp bể BTCT đổ toàn khối.
ga, thu
- Thoát nước mưa: Sử dụng hệ thống rãnh xây nắp đạn B400 kết hợp hố
gom và đấu nối với hệ thống thoát nước hiện trạng của bệnh viện.
Thoát nước thải: Nước thải sử dụng hệ thống thoát nước riêng, độc lập
với thoát nước mưa. Sử dụng ống thoát nước PVC D200 kết hợp hố ga thu gom
và đấu nối về trạm xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện.
- Cải tạo hệ thống xử lý nước thải 700m3/ngày đêm của Bệnh viện: Bảo
trì, vệ sinh máy móc, đường ống và hệ thống bể hiện có. Cải tạo hệ thống bể xử
lý nước thải, nhà điều hành, cải tạo hệ thống điện điều khiển. Xây mới bể khử
trùng, bể
gom bùn. Bổ sung 01 hệ thống thu gom xử lý mùi, cụm bể lọc, bồn hóa
chất, bơm hóa chất khử trùng, bơm cấp dinh dưỡng. Thay thế một số thiết bị
như: bơm nước thải, bơm nước sau xử lý lên bể lọc, bơm bùn tuần hoàn, máy
thổi khí, động cơ khuấy cạn, hệ thống đường ống, van, phụ kiện kèm theo.
5.4. Đầu tư hệ thống trang thiết bị kèm theo gồm: Hệ thống điều hòa
không khí; hệ thống tăng áp hút khói; hệ thống thang máy; thiết bị điện nhẹ;
thiết bị hệ thống khí y tế; trạm biến áp; máy phát điện dự phòng; thiết bị PCCC;
thiết bị cho hệ thống xử lý nước thải (cải tạo).
(có hồ sơ thiết kế chi tiết kèm theo).
6. Tổ chức tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Liên danh
Công ty TNHH Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Hà Nội-Công ty cổ phần tư vấn
và đầu tư xây dựng Phú Khang.
7. Địa điểm xây dựng: Tại khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa,
số 181 đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
8. Nhóm dự án, loại, cấp, thời hạn sử dụng theo thiết kế của công
trình chính thuộc dự án: Dự án nhóm B, Công trình dân dụng (y tế), cấp II,
thời hạn sử dụng: 50-100 năm.
9. Số bước thiết kế: 02 bước.
10. Tổng mức đầu tư (làm tròn): 360.281.490.195 đồng; trong đó:
5
- Chi phí xây dựng
258.559.027.195 đồng;
-
- Chi phí thiết bị
41.385.918.918 đồng;
- Chi phí quản lý dự án
4.897.282.938 đồng;
- Chi phí tư vấn ĐTXD
14.136.277.096 đồng;
- Chi phí khác
2.205.262.420 đồng;
- Chi phí dự phòng
39.097.721.628 đồng.
(Có phụ biểu chi tiết kèm theo).
11. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2024 - 2027.
12. Nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ
không quá 150 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn đầu tư công 50 tỷ đồng; nguồn vốn
sự nghiệp y tế 100 tỷ đồng); Bệnh viện Đa khoa tỉnh đảm nhận 210,3 tỷ đồng từ
Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
13. Hình thức tổ chức quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Chủ đầu tư (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa) có trách nhiệm tổ
chức thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng
công trình.
2. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật (trong đó có
trách nhiệm báo cáo, giải trình với các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán,...) về kết quả thẩm định, tính chính xác, hợp pháp của nội dung hồ sơ dự
án trình phê duyệt; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, đôn đốc Chủ đầu
tư tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng dự án đúng quy định của pháp luật.
-
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Xây dựng, Kế hoạch và
Đầu tư, Tài chính, Y tế; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; Giám
đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Thanh Hóa; Thủ trưởng các
đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Luu: VT, CN.
(QD-M56)
NHÂN
DAN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
TINH
THAN
026
BAN
HOA
Đầu Thanh Tùng
Phụ biểu: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ
Dự án: Xây dựng Trung tâm tim mạch - Hồi sức tích cực - Chẩn đoán hình ảnh và Ban bảo vệ
chăm sóc sức khỏe cán bộ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa
/ /2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
(Kèm theo Quyết định số:
/QĐ-UBND ngày
KY
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
HIỆU
(1)
(2)
(3)
CÁCH TÍNH
(4)
Đơn vị: Đồng
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
I
CHI PHÍ XÂY DỰNG
GXD
(1)+...+(3)
(7)
258.559.027.195
Nhà Trung tâm tim mạch-Hồi
sức tích cực-Chẩn đoán hình
1
(1.1)+...+(1.6)
239.627.064.470
ảnh và Ban bảo vệ chăm sóc
sức khỏe cán bộ
Kiến trúc, kết cấu, điện, chống
1.1
sét, nước trong nhà (bao gồm
Khái toán chi tiết
210.829.591.712
01 phần nhà cầu)
1.2
Điều hòa không khí
1.3
Tăng áp, hút khói
1.4
Hệ thống khí y tế
nt
5.799.914.591
nt
6.779.041.053
nt
4.180.542.642
1.5 | Điện nhẹ
1.6 | Hệ thống PCCC
nt
1.674.114.233
nt
10.363.860.239
2
Hành lang cầu
Khái toán chi tiết
8.056.203.836
3
Hạ tầng kỹ thuật ngoài nhà và
(3.1)+...+(3.5)
10.875.758.889
các công trình phụ trợ
3.1
Sân đường tiếp cận công trình
Khái toán chi tiết
1.320.024.145
3.2
Cấp điện ngoài nhà (đường dây
trung thế, hạ thế, trạm biến áp)
nt
3.980.943.745
3.3 | Cấp, thoát nước ngoài nhà
Cải tạo hệ thống xử lý nước
nt
990.106.096
3.4
nt
2.170.087.169
thải
3.5
Tiểu cảnh
nt
2.414.597.734
II
CHI PHÍ THIẾT BỊ
GTB
(1)+...+(9)
41.385.918.918
1
Hệ thống điều hòa không khí
TH chi phí thiết bị
11.864.341.564
2
Hệ thống hút khói, tăng áp
nt
3 Thang máy
nt
560.787.304
11.660.000.000
4
Hệ thống khí y tế
y
nt
4.162.646.950
5
Điện nhẹ
nt
1.414.730.000
6
Thiết bị PCCC
nt
539.653.000
7
Máy phát điện dự phòng (công
suất 500kVA)
nt
1.800.000.000
2
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
KÝ
CÁCH TÍNH
HIỆU
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
(1)
(2)
(3)
(4)
(7)
8
Trạm biến áp (02 máy, công
suất 1.250kVA)
nt
4.771.460.100
9
Hệ thống xử lý nước thải
nt
4.612.300.000
III
CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN
GQLDA
1,796% x (GxD+GTB)trước thuế
4.897.282.938
IV
CHI PHÍ TƯ VẤN ĐXTD
GTV
(1)+...+(18)
14.136.277.096
Chi phí tư vấn khảo sát, lập báo
1
cáo nghiên cứu khả thi
Do Chủ đầu tư phê duyệt
1.439.673.563
Chi phí thẩm tra báo cáo
2
nghiên cứu khả thi
Do Chủ đầu tư phê duyệt
190.233.000
3
Chi phí khảo sát bước lập thiết
kế bản vẽ thi công
Tạm tính
300.000.000
Chi phí lập điều chỉnh giấy
phép môi trường
Do Chủ đầu tư phê duyệt
120.092.000
Chi phí thiết kế BVTC và dự
5
GTK
toán
2,298% x (GxD)trước thuế
5.833.655.782
Chi phí thẩm tra thiết kế xây
6
dụng
0,105% x (GxD)trước thuế
266.550.852
7
Chi phí thẩm tra dự toán xây
dựng
0,102% x(GxD)trước thuế
258.935.113
Chi phí lập hồ sơ mời thầu,
đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn
(8.1)+...+(8.4)
71.068.396
8.1
Tư vấn lựa chọn nhà thầu khảo
sát, lập BCNCKT
Do Chủ đầu tư phê duyệt
11.728.000
8.2
Tư vấn lập thiết kế BVTC và dự
toán
0,496% x (GTK) trước.
thué
28.934.933
8.3
Tư vấn giám sát thi công và lắp
đặt thiết bị
0,553% x(GGSTC+GGSTB)trước thuế
22.563.005
8.4 | Kiểm toán độc lập
0,816% x (Gkr)trước thuế
7.842.458
Chi phí lập HSMT, đánh giá
9
HSDTthi công xây dựng
0,076% x (GxD)trước thuế
192.932.045
10
Chi phí lập HSMT, đánh giá
HSDT mua sắm vật tư, thiết bị
0,249% x (GTB) trước thuế
101.177.285
11
Chi phí thẩm định HSMT, thẩm
định kết quả lnt tư vấn
(11.1)+...+(11.4)
26.358.824
11.1 | Tư vấn khảo sát, lập BCNCKT
Mức tối thiểu
4.000.000
11.2
Tư vấn lập thiết kế BVTC và dự
toán
0,2% x (GTk) trước thuế
10.803.066
11.3
Tư vấn giám sát thi công và lắp
đặt thiết bị
0,2% x(GGSTC+GGSTB)trước thuế
7.555.758
11.4 | Kiểm toán độc lập
Mức tối thiểu
4.000.000
3
STT
NỘI DUNG CHI PHÍ
KÝ
CÁCH TÍNH
HIỆU
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
(1)
(2)
(3)
(4)
(7)
12
Chi phí thẩm định HSMT, thẩm
định kết quả lựa chọn nhà thầu
Mức tối đa
120.000.000
thi công xây dựng
Chi phí thẩm định HSMT, thẩm
13
mua sắm vật tư, thiết bị
định kết quả lựa chọn nhà thầu
0,2% x (GTB)trước thuế
75.247.125
14
Chi phí thẩm định giá
Tạm tính
150.000.000
15
Chi phí giám sát thi công xây
GGST C
dựng
1,504% x(GxD)trước thuế
3.888.727.769
16
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
GGST B
0,645%
x (GTB)trước.
trước thuế
266.939.177
17
Chi phí thí nghiệm nén tĩnh cọc
Khái toán chi tiết
584.686.165
18
Chi phí thực hiện các công việc
tư vân khác
Tạm tính
250.000.000
V
CHI PHÍ KHÁC
GK
1
Chi phí bảo hiểm công trình
(1)+...+(9)
0,08% x (Gxp trước thuế
2.205.262.420
206.847.222
Phí thẩm định dự án đầu tư xây
2
0,0087%
dựng
X GTMDT X 150% x 50% x
50%
11.754.168
Phí thẩm định thiết kế bản vẽ
3
thi công
0,063% x (GxD)trước thuế
148.553.914
Phí thẩm định dự toán xây
4
dựng công trình
0,06% x (Gxp)trước thuế
141.267.250
5
Chi phí thẩm tra, phê duyệt
quyết toán
0,166% x (GTMDT) X 50%
299.033.230
6
Chi phí kiểm toán độc lập
GKT
0,247% x GTMĐT
978.883.477
7
Chi phí thẩm duyệt về PCCC
0,0037% x G(TMĐT)
13.402.453
8
Chi phí kiêm tra công tác
10,% x GGST C
353.520.706
nghiệm thu công trình XD
9
Thỏa thuận đấu nối điện
Tạm tính
52.000.000
VI
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
GDP
(1)+(2)
39.097.721.628
1
Cho yếu tố khối lượng phát
GDP 1
6,% x (I+...+V)
19.271.026.114
sinh
2
Cho yếu tố trượt giá
GDP2
6,173% x (I+...+V)
19.826.695.514
TỔNG CỘNG:
GTMDT
I+...+VII
360.281.490.195
LÀM TRÒN
360.281.000.000
|
THÔNG TƯ BỘ TÀI CHÍNH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 153/2009/TT-BTC NGÀY 30 THÁNG 07 NĂM 2009
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẢM BẢO CUNG ỨNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH CÔNG ÍCH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 65/2008/QĐ-TTG NGÀY 22/5/2008 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định số 256/2006/QĐ-TTg ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao kế hoạch thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích;
Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đảm bảo cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Điều 1. Quy định chung:
1. Nhà nước khoán trợ cấp hàng năm cho Tổng công ty Bưu chính Việt Nam (gọi tắt là Bưu chính Việt Nam) duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
Danh mục dịch vụ bưu chính công ích được quy định tại Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và Điều 1, Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BTTTT ngày 27/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định chi tiết thi hành Quyết định số 65/2008/QĐ-TTg ngày 22/5/2008 của thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
2. Phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính công ích: Nhà nước đặt hàng Bưu chính Việt Nam cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.
3. Cơ chế khoán mức trợ cấp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích cho Bưu chính Việt Nam được thực hiện trong giai đoạn từ ngày 01/01/2008 đến chậm nhất là ngày 31/12/2013. Sau đó, Bưu chính Việt Nam tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng.
Mức khoán trợ cấp hàng năm cho Bưu chính Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Mức trợ cấp thực hiện theo nguyên tắc giảm dần hàng năm và được xác định theo qui định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTTTT ngày 27/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Nguồn kinh phí trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam:
- Giai đoạn từ năm 2008 đến hết năm 2010: Nhà nước trích một phần lợi nhuận sau thuế (tối đa 20% lợi nhuận sau thuế) được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam để trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam. Trường hợp mức trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam vượt quá tỷ lệ nêu trên, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung nguồn kinh phí.
- Giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2013: Nhà nước trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam từ ngân sách nhà nước.
5. Nguyên tắc quản lý: Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí nhà nước trợ cấp đúng mục đích, hiệu quả nhằm duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bưu chính Việt Nam và theo quy định của pháp luật.
Bưu chính Việt Nam có quyền tận dụng vốn, tài sản và các nguồn lực nhà nước giao để tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo chậm nhất là hết năm 2013 có thể tự bù đắp chi phí duy trì hoạt động của mạng bưu chính công cộng, nhưng không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ công ích được Nhà nước giao.
Điều 2. Lập kế hoạch và đặt hàng cung ứng dịch vụ:
1. Lập kế hoạch cung ứng dịch vụ hàng năm:
Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch cung ứng dịch vụ Bưu chính công ích và kế hoạch tài chính hàng năm theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTTTT ngày 27/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng đối với kế hoạch trợ cấp kinh phí hỗ trợ tài chính cung ứng dịch vụ công ích thực hiện theo 2 giai đoạn, cụ thể như sau:
- Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2010: căn cứ kế hoạch lợi nhuận hàng năm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam xây dựng kế hoạch điều chuyển lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư để trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam, báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
Trường hợp mức trợ cấp vượt quá 20% số lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (không bao gồm lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư cho Bưu chính Việt Nam), Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam và Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm báo cáo với Bộ Thông tin và Truyền Thông. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung nguồn kinh phí trước ngày 30 tháng 7 năm trước.
- Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2013: Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí trợ cấp hàng năm gửi Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thẩm tra và gửi Bộ Tài chính trước ngày 30 tháng 7 năm trước. Sau khi có thoả thuận của Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp vào dự toán chi ngân sách của Bộ.
Bộ Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quyết định và thông báo cho Bộ Thông tin và Truyền thông mức kinh phí trợ cấp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm. Trên cơ sở đó Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt kế hoạch và ký hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hàng năm với Bưu chính Việt Nam.
2. Đặt hàng cung ứng dịch vụ:
Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện ký Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ bưu chính công ích với Bưu chính Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 17/2009/TT-BTTTT ngày 27/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 31tháng 12 năm trước.
3. Nội dung hợp đồng đặt hàng: gồm các nội dung chính sau đây:
3.1- Nội dung về dịch vụ:
a) Tên dịch vụ công ích;
b) Sản lượng dịch vụ;
c) Chất lượng dịch vụ;
d) Thời gian hoàn thành;
đ) Giá trị hợp đồng;
e) Phương thức nghiệm thu, thanh toán;
g) Trách nhiệm, nghĩa vụ giữa cơ quan đặt hàng và doanh nghiệp được đặt hàng;
h) Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng.
3.2- Nội dung về tài chính:
a) Doanh thu từ cung ứng trực tiếp dịch vụ, trong đó nêu rõ khoản trợ cấp đề xuất nhà nước khoán hỗ trợ;
b) Chi phí phân bổ cho dịch vụ công ích;
c) Lợi nhuận, trong đó có kế hoạch trích các quỹ của doanh nghiệp
Điều 3. Công tác hạch toán, thanh toán, quyết toán cung ứng dịch vụ công ích:
1. Cấp phát, thanh toán kinh phí trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích:
1.1- Việc cấp phát, thanh toán cho Bưu chính Việt Nam được thực hiện theo quý, với mức bằng 30% kinh phí trợ cấp đã được phê duyệt. Thời hạn thanh toán trước ngày 15 của tháng cuối quý. Riêng số tiền thanh toán lần cuối (10% kinh phí trợ cấp) sẽ được thực hiện sau khi Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt quyết toán cung ứng dịch vụ công ích năm.
Trường hợp số đã tạm cấp (90%) vượt số được cấp theo quyết toán thì trừ vào số được cấp hỗ trợ năm sau hoặc hoàn trả Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam hoặc nộp vào ngân sách nhà nước (trường hợp năm sau không tiếp tục hỗ trợ).
1.2- Việc cấp phát, thanh toán cho Bưu chính Việt nam cụ thể như sau:
a/ Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2010:
Hàng quý, căn cứ thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trách nhiệm chuyển kinh phí hỗ trợ cho Bưu chính Việt Nam theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Riêng năm 2008, trên cơ sở nguyên tắc xác định mức trợ cấp nêu tại Thông tư số 17/2009/TT-BTTTT ngày 27/5/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông và quy định tại Thông tư này, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra và quyết định mức khoán trợ cấp chính thức của năm 2008 cho Bưu chính Việt Nam sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Tài chính. Trên cơ sở mức trợ cấp chính thức đã được phê duyệt, trong 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trách nhiệm chuyển số tiền còn lại (chênh lệch giữa mức trợ cấp chính thức và số tiền đã tạm ứng) cho Bưu chính Việt Nam.
b/ Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2013:
Bộ Thông tin và Truyền thông rút dự toán tại Kho bạc nhà nước để cấp phát, thanh toán hợp đồng đặt hàng với Bưu chính Việt Nam trên cơ sở mức kinh phí trợ cấp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo tiến độ thực hiện Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ và đề nghị của Bưu chính Việt Nam. Việc cấp phát, thanh toán cho Bưu chính Việt Nam được thực hiện theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
Trường hợp kinh phí trợ cấp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích của năm 2011, năm 2012 và năm 2013 chưa chi hết trong năm, chờ quyết toán thì được chuyển tiếp sang năm sau và được thanh toán, quyết toán sau khi nghiệm thu hợp đồng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Tháng 4 hàng năm, căn cứ hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích và biên bản nghiệm thu kết quả thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện thanh toán, quyết toán đối với dịch vụ bưu chính công ích năm trước cho Bưu chính Việt Nam.
3. Hồ sơ cấp phát, thanh toán và quyết toán:
- Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích;
- Biên bản nghiệm thu sản lượng, chất lượng dịch vụ hoàn thành giữa Bộ Thông tin và Truyền thông với Bưu chính Việt Nam; Trường hợp thanh toán cấp phát quý thực hiện trên cơ sở báo cáo tiến độ thực hiện Hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ.
- Quyết định mức khoán trợ cấp của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Đề nghị thanh toán của Bưu chính Việt Nam;
- Các tài liệu khác có liên quan.
4. Trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ công ích được giao, mức thanh toán được xác định theo mức giảm trừ quy định tại hợp đồng đặt hàng cung ứng dịch vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích và quyết toán ngân sách theo quy định.
5. Hạch toán kế toán:
Bưu chính Việt Nam hạch toán khoản kinh phí nhà nước khoán trợ cấp cung ứng dịch vụ công ích vào doanh thu theo quy định hiện hành. Việc hạch toán được thực hiện tập trung tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam căn cứ mức khoán kinh phí trợ cấp cho Bưu chính Việt Nam đã được phê duyệt và thông báo chuyển tiền của Bộ Thông tin và Truyền thông hạch toán giảm lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo mức tương ứng.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Ngoài những quy định nêu tại Thông tư này, Bưu chính Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo các quy định khác của pháp luật về quản lý tài chính đối với công ty nhà nước.
2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị Bưu chính Việt Nam và các đơn vị có liên quan tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà
|
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành quy chế tổ chức tuyển dụng
công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La
____________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2023 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
Căn cứ Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 242/TTr-SNV ngày 28 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (công chức cấp xã) trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 4 năm 2024 và thay thế Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 03/11/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 02/7/2020 của UBND tỉnh về quy chế tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ
Tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Sơn La
(kèm theo Quyết định số 04/2024/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2024
của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về tổ chức tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là công chức cấp xã) trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Đối tượng áp dụng
a) Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã).
c) Các cơ quan, đơn vị liên quan.
d) Người tham gia dự tuyển công chức cấp xã.
Điều 2. Căn cứ tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn của từng chức danh và số lượng cán bộ, công chức cấp xã được giao đối với từng đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện.
Điều 3. Phương thức tuyển dụng
Việc tuyển dụng công chức cấp xã được thực hiện thông qua thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã.
Điều 4. Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người dự tuyển công chức cấp xã đáp ứng tiêu chuẩn theo khoản 1 Điều 7 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP. Ngoài ra phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể và có ngành đào tạo phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
2. Đối với người dự tuyển vào chức danh Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp xã ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 7 và khoản 1 Điều 10 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 5. Ưu tiên trong tuyển dụng
Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và khoản 3 Điều 13 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
Điều 6. Hội đồng tuyển dụng, các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên. Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng hoặc Phó Trưởng phòng Nội vụ; Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức Phòng Nội vụ; Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số phòng, ban, đơn vị có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột bên vợ, bên chồng của người dự tuyển; vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi của người dự tuyển; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng tuyển dụng, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng tuyển dụng.
2. Nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên tham gia Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
4. Các bộ phận giúp việc của Hội đồng thực hiện theo Mục 2 Chương I Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV.
Điều 7. Giám sát tuyển dụng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban Giám sát tuyển dụng. Ban Giám sát tuyển dụng có 03 hoặc 05 thành viên. Trưởng ban là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trưởng phòng và tương đương của Ủy ban nhân dân cấp huyện; các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, một thành viên kiêm thư ký. Các nội dung khác về giám sát tuyển dụng công chức cấp xã áp dụng Điều 36 Thông tư số 06/2020/TT-BNV.
Điều 8. Một số nội dung khác trong tuyển dụng công chức cấp xã
1. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng công chức cấp xã áp dụng Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài chính và Nghị quyết số 30/2022/NQ-HĐND ngày 10 tháng 5 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về quy định nội dung, mức chi tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; nâng ngạch công chức; thăng hạng viên chức trên địa bàn tỉnh Sơn La.
2. Các nội dung khác trong tuyển dụng công chức cấp xã không quy định trong Quy chế này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Khi các văn bản dẫn chiếu tại Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Mục 1
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, QUY CHẾ XÉT TUYỂN, THI TUYỂN
CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 9. Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã
1. Căn cứ số lượng cán bộ, công chức cấp xã được giao, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký nhu cầu, chỉ tiêu tuyển dụng đối với từng chức danh công chức cấp xã.
2. Trên cơ sở nhu cầu đăng ký tuyển dụng của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng gồm: số lượng cán bộ, công chức cấp xã được giao, số lượng cán bộ, công chức chưa sử dụng, số lượng công chức yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cần tuyển, phương thức tuyển dụng, hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển và các nội dung khác (nếu có).
Điều 10. Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
Thực hiện theo Điều 13 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
Điều 11. Trình tự tổ chức tuyển dụng, quy chế thi tuyển, xét tuyển
1. Trình tự tuyển dụng thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
2. Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức thực hiện theo Thông tư số 06/2020/TT-BNV.
3. Xét tuyển công chức
a) Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải thông qua thi tuyển; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển.
b) Đối tượng xét tuyển: Thực hiện theo Điều 10 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 13 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP.
c) Nội dung, hình thức xét tuyển thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
d) Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
4. Thi tuyển công chức
a) Hình thức, nội dung, thời gian thi tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, Điều 8 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP và Điều 12 Nghị định số 06/2023/NĐ-CP ngày 21/02/2023 của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
b) Xác định người trúng tuyển: Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
Điều 12. Thông báo kết quả, hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, quyết định tuyển dụng và nhận việc
Thực hiện theo Điều 15, 16, 17 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
Mục 2
TẬP SỰ
Điều 13. Chế độ tập sự
1. Người được tuyển dụng vào công chức cấp xã phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí chức danh công chức được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự 12 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo đại học trở lên; 06 tháng đối với công chức được tuyển dụng có trình độ đào tạo dưới đại học.
a) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
b) Trường hợp người tập sự nghỉ ốm đau hoặc có lý do chính đáng dưới 14 ngày mà được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được tuyển dụng vào công chức đang thực hiện chế độ tập sự đồng ý thì thời gian này được tính vào thời gian tập sự.
3. Nội dung tập sự
Nắm vững quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tác; nội quy, quy chế làm việc của cơ quan và chức trách, nhiệm vụ của vị trí chức danh công chức được tuyển dụng; trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
4. Không thực hiện chế độ tập sự đối với chức danh công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự tương ứng với thời gian tập sự định tại khoản 2 Điều này.
5. Không điều động, bố trí, phân công công tác đối với người được tuyển dụng đang trong thời gian thực hiện chế độ tập sự sang vị trí việc làm khác vị trí được tuyển dụng ở trong cùng cơ quan, tổ chức hoặc sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Điều 14. Hướng dẫn tập sự, chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn người tập sự nắm vững và tập làm những công việc theo yêu cầu nội dung tập sự quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế này.
2. Chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày công chức đến nhận việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải cử một cán bộ hoặc công chức cấp xã có năng lực và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự.
3. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
Điều 15. Công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương
1. Khi hết thời gian tập sự, người tập sự phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy định này. Người hướng dẫn tập sự phải nhận xét, đánh giá kết quả tập sự đối với người tập sự bằng văn bản. Các văn bản này được gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của người tập sự và nhận xét, đánh giá của người hướng dẫn tập sự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương đối với công chức được tuyển dụng.
Điều 16. Hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự
1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc có hành vi vi phạm đến mức phải xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định bằng văn bản huỷ bỏ quyết định tuyển dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tập sự bị huỷ bỏ quyết định tuyển dụng được Ủy ban nhân dân cấp xã trợ cấp 01 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng (nếu có) và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Mục 3
TIẾP NHẬN VÀO LÀM CÔNG CHỨC CẤP XÃ
Điều 17. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, hồ sơ, kiểm tra, sát hạch đối với người được tiếp nhận làm công chức cấp xã
1. Đối tượng tiếp nhận thực hiện theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận
Căn cứ yêu cầu của vị trí chức danh cần tuyển, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận vào làm công chức cấp xã đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật quy định tại Điều 82 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 và các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng đối tượng như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 14 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể theo điểm a khoản 2 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
b) Đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 14 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP yêu cầu thời điểm tiếp nhận có trình độ đào tạo, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cần tuyển do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định. Riêng cán bộ cấp xã chưa được tuyển dụng là công chức cấp xã phải có thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã đủ 5 năm trở lên (nếu công tác không liên tục thì được cộng dồn) hoặc giữ chức vụ trọn một nhiệm kỳ.
3. Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức cấp xã:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập trong thời gian 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 30 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
4. Kiểm tra, sát hạch
a) Khi tiếp nhận các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
b) Khi tiếp nhận các trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định số 33/2023/NĐ-CP và người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (đã được tuyển dụng là công chức cấp xã trước khi bầu làm cán bộ), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
c) Hội đồng kiểm tra sát hạch, nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra sát hạch
- Thành phần Hội đồng kiểm tra, sát hạch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: kiểm tra về tiêu chuẩn, điều kiện, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; tổ chức sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả kiểm tra, sát hạch.
d) Nội dung sát hạch phải căn cứ vào yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tuyển để xây dựng. Hình thức sát hạch là phỏng vấn hoặc viết hoặc kết hợp phỏng vấn và viết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch chịu trách nhiệm xây dựng nội dung sát hạch, đề xuất hình thức và cách thức xác định kết quả sát hạch, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của chức danh cần tuyển, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch.
đ) Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch đã biểu quyết. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Sở Nội vụ: Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức tuyển dụng công chức cấp xã.
2. Các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp với Sở Nội vụ trong việc hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyển dụng công chức cấp xã tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Hằng năm, chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát, đăng ký nhu cầu tuyển dụng đối với các vị trí chức danh công chức cấp xã còn thiếu; tổng hợp, xây dựng kế hoạch tuyển dụng.
b) Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức cấp xã đảm bảo đúng quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Hằng năm, rà soát để đăng ký nhu cầu tuyển dụng đối với các vị trí chức danh công chức cấp xã còn thiếu, đảm bảo chuyên ngành phù hợp với từng vị trí chức danh cần tuyển.
b) Bố trí người hướng dẫn tập sự đối với người trúng tuyển công chức cấp xã; theo dõi, đánh giá quá trình tập sự của công chức cấp xã theo quy định./. |
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ------------
Số: 03/2012/TT-BKHCN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------
Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2012
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Chương trình).
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ quan và doanh nghiệp tham gia thực hiện Chương trình.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đổi mới công nghệ là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.
2. Hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ là nghiên cứu nhận dạng, đánh giá, định giá công nghệ và thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ tiên tiến; nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện công nghệ hoặc nghiên cứu làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới; áp dụng phương pháp sản xuất mới, phương pháp tiên tiến trong quản lý doanh nghiệp; phát triển tính năng, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
3. Bản đồ công nghệ là bộ tài liệu mô tả, phân tích hiện trạng và khả năng sử dụng công nghệ tại một thời điểm xác định; mới tương quan giữa các loại công nghệ với yêu cầu phát triển công nghệ phù hợp với mục đích sử dụng; xác định các xu hướng phát triển công nghệ, những công nghệ ưu tiên, dự báo nhu cầu công nghệ.
4. Lộ trình công nghệ là quá trình phát triển của một công nghệ nhất định từ trình độ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Lộ trình đổi mới công nghệ là quá trình xác định mục tiêu, nội dung đổi mới công nghệ; trình tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ trong một khoảng thời gian xác định. Lộ trình đổi mới công nghệ được mô tả trong bộ tài liệu làm cơ sở thực hiện các hoạt động đổi mới lộ trình này.
5. Sản phẩm quốc gia là sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010.
6. Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm là sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương.
7. Mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến là mô hình sản xuất tạo ra được các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng, tính cạnh tranh cao, phù hợp với từng vùng sinh thái; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
8. Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
9. Ban Chủ nhiệm Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia (sau đây gọi tắt là Ban Chủ nhiệm Chương trình) là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức triển khai và quản lý Chương trình, do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động.
10. Tổ chức chủ trì đề án, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là tổ chức chủ trì) là tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chủ trì xây dựng, triển khai đề án, dự án của Chương trình.
11. Chủ nhiệm đề án, dự án của Chương trình (sau đây gọi tắt là chủ nhiệm nhiệm vụ) là cá nhân thuộc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trực tiếp đứng tên thực hiện đề án, dự án của Chương trình.
Điều 3. Nhiệm vụ của Chương trình
Nhiệm vụ của Chương trình bao gồm các đề án, dự án và các hoạt động khác thuộc Chương trình:
1. Đề án đổi mới công nghệ nhằm đạt được mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực công nghệ ở phạm vi quốc gia, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ngành, lĩnh vực hoặc tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Đề án đổi mới công nghệ bao gồm: đề án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia; đề án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ (gồm cả nội dung quyền sở hữu và quyền sử dụng) và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi; đề án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; đề án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ cho các ngành, lĩnh vực; đề án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới.
2. Dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia. Dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng gồm phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
3. Dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ gồm: dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; dự án tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu; dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ.
4. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm; dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ; dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ.
5. Dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn gồm: dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương; dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp; dự án đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
6. Hoạt động khác thuộc Chương trình là các đề tài, đề án, dự án nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung, giải pháp trong Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ chưa được xác định trong các đề án, dự án trên. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định, tổ chức thực hiện các hoạt động này.
Điều 4. Nguyên tắc chung xét chọn đề án, dự án
1. Đề án, dự án được xét chọn phải thuộc các nhiệm vụ của Chương trình được quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
2. Mục tiêu của đề án, dự án phải rõ ràng và được định lượng, phải có tác động tích cực tới việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực, ngành, lĩnh vực.
3. Ưu tiên đề án, dự án của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong nước; đề án, dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đề án, dự án chuyển giao, ứng dụng, làm chủ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ); đề án, dự án được các Bộ, ngành và địa phương quan tâm cùng hỗ trợ về tài chính và cam kết địa chỉ áp dụng.
4. Đề án, dự án phải có tính khả thi, trong đó tổ chức chủ trì đề án, dự án phải có năng lực huy động nguồn lực từ bên ngoài để bảo đảm được tài chính, quản lý, công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý và những yếu tố quan trọng khác cho việc triển khai thực hiện thành công đề án, dự án.
Điều 5. Mã số Chương trình, nhiệm vụ của Chương trình
- Mã số Chương trình: ĐM;
- Mã số đề án đổi mới công nghệ: ĐM.XX.ĐA/YY;
- Mã số dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia: ĐM.XX.NC/YY;
- Mã số dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng: ĐM.XX.TN/YY;
- Mã số dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ: ĐM.XX.HT/YY;
- Mã số dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ: ĐM.XX.DN/YY;
- Mã số dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: ĐM.XX.NT/YY;
- Mã số hoạt động khác của Chương trình: ĐM.XX.HĐK/YY.
Trong đó:
- XX là số thứ tự nhiệm vụ của Chương trình;
- ĐA là ký hiệu đề án đổi mới công nghệ;
- NC là ký hiệu dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia;
- TN là ký hiệu dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng;
- HT là ký hiệu dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ;
- DN là ký hiệu dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ;
- NT là ký hiệu dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- HĐK là ký hiệu hoạt động khác của Chương trình;
- YY là số biểu thị năm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.
Chương 2.
TIÊU CHÍ ĐỀ ÁN, DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
Điều 6. Tiêu chí đề án đổi mới công nghệ
1. Đề án xây dựng bản đồ công nghệ quốc gia cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải nêu được hiện trạng công nghệ chính, công nghệ cốt lõi và công nghệ hỗ trợ theo các công nghệ nền, công nghệ nguồn theo dòng, họ sản phẩm lớn và so sánh hiện trạng công nghệ đó với trình độ công nghệ trên thế giới;
b) Phục vụ công tác quản lý, hoạch định chiến lược phát triển công nghệ của Chính phủ, Bộ, ngành, lĩnh vực và cho giai đoạn trung hạn, dài hạn.
2. Đề án tìm kiếm, phát hiện, làm chủ và ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được công nghệ cần tìm kiếm (sự cần thiết, tính cấp thiết, vai trò và tác động lâu dài ….);
b) Xác định được đối tượng nắm giữ công nghệ và điều kiện để chuyển giao công nghệ;
c) Đề xuất được phương án tìm kiếm, phát hiện công nghệ theo yêu cầu;
d) Chứng minh được khả năng làm chủ, chuyển giao khai thác hiệu quả công nghệ được tìm kiếm.
3. Đề án đổi mới công nghệ cho ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định được dòng, họ sản phẩm chính theo chiến lược phát triển của ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Xác định các công nghệ chính, công nghệ hỗ trợ và trình tự phát triển các công nghệ chính, công nghệ hỗ trợ cho việc sản xuất dòng, họ sản phẩm;
c) Đề án các điều kiện, yêu cầu cho đổi mới công nghệ;
d) Đề án giải pháp cho đổi mới công nghệ, bao gồm cả giải pháp về nguồn lực cho đổi mới công nghệ.
4. Các đề án xây dựng lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ tập trung cho các ngành, lĩnh vực sau:
a) Các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn;
b) Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao (tài chính - ngân hàng, bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin, hàng không …), xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông vận tải;
c) Phục vụ phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn của Nhà nước.
5. Đề án đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ và cập nhật công nghệ mới cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xây dựng được bộ tài liệu, giáo trình đào tạo phù hợp với mục đích, nhu cầu thực tiễn của đối tượng được đào tạo, được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận;
b) Phát triển đội ngũ chuyên gia đào tạo để đảm bảo tổ chức hiệu quả các khóa đào tạo về quản lý công nghệ, quản trị công nghệ cho kỹ sư, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý của doanh nghiệp;
c) Khuyến khích đề án đào tạo phục vụ cho các đề án, dự án khác thuộc Chương trình.
Điều 7. Tiêu chí dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia
1. Sản phẩm tạo ra phải có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu.
2. Nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất phải tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.
3. Chủ nhiệm dự án phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện dự án.
4. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia phải cam kết ứng dụng công nghệ được nghiên cứu, làm chủ trong ít nhất 2 năm đầu sau khi kết thúc dự án.
Điều 8. Tiêu chí dự án xây dựng đồng bộ hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng
1. Hệ thống phòng thí nghiệm hạ tầng phải được xây dựng đồng bộ, đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động phân tích công nghệ; tích hợp công nghệ, sao chép, mô phỏng và sáng tạo công nghệ; kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện công nghệ; thử nghiệm chuẩn và kiểm chuẩn công nghệ.
2. Các công nghệ được sử dụng của hệ thống phòng thí nghiệm phải thuộc Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao (Ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ).
3. Ưu tiên cho các dự án xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm mở cho các tổ chức, doanh nghiệp phối hợp cùng khai thác, sử dụng; được đặt tại các khu công nghệ cao, khu công nghệ tập trung, khu nghiên cứu - phát triển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
4. Lãnh đạo hệ thống phòng thí nghiệm phải là các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực có liên quan, có thời gian nghiên cứu và làm việc ít nhất 5 năm tại các cơ sở nghiên cứu - phát triển, cơ sở sản xuất hiện đại đạt trình độ quốc tế, có các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới hoặc được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và mang lại giá trị kinh tế cao.
Điều 9. Tiêu chí dự án hỗ trợ đổi mới công nghệ
1. Dự án xây dựng các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải có nghiên cứu khả thi, có kế hoạch hoạt động rõ ràng, có lộ trình duy trì và phát triển; tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường trong lĩnh vực hoạt động của dự án;
b) Hoạt động của cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải bảo đảm việc tạo ra các công nghệ, hình thành các doanh nghiệp khoa học và công nghệ cao để sản xuất sản phẩm khoa học và công nghệ;
c) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có vị trí thuận lợi cho hoạt động ươm tạo như gần các trường đại học, các viện nghiên cứu; có quan hệ hợp tác tốt với mạng lưới các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài; có khả năng liên kết với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo phục vụ hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
d) Hạ tầng kỹ thuật và đội ngũ quản lý đáp ứng yêu cầu ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
đ) Có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, được đào tạo và bồi dưỡng kiến thức tại các cơ sở đào tạo có uy tín; có đội ngũ chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing.
2. Dự án ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Người chủ trì dự án có ý tưởng công nghệ, ý tưởng kinh doanh, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có khả năng thương mại hóa;
b) Có đội ngũ chuyên gia công nghệ, năng lực hợp tác và huy động được đội ngũ chuyên gia quản lý, chuyên gia tư vấn về công nghệ, sở hữu trí tuệ, pháp lý, tài chính, quản lý và quản trị doanh nghiệp, marketing.
c) Có năng lực huy động 40% vốn tối thiểu ban đầu cho việc ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp và công nghệ;
d) Đảm bảo ít nhất 50% nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học tham gia nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất.
3. Dự án tìm kiếm, phát hiện các tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đội ngũ chuyên gia đủ năng lực tổ chức tìm kiếm, phát hiện và tư vấn cho các tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu;
b) Có năng lực nhận dạng được tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu; ít nhất 40% có khả năng hình thành công nghệ, trong đó 50% có khả năng tiếp tục triển khai tạo ra công nghệ.
4. Dự án hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, nhóm nghiên cứu tiềm năng hoặc có kết quả nghiên cứu xuất sắc tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp cần đáp ứng tối thiểu hai trong các điều kiện sau:
a) Có ý tưởng công nghệ của mình hoặc có ý tưởng kinh doanh trên công nghệ đã có;
b) Có chứng nhận kết quả nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chứng minh được tính kế thừa kết quả nghiên cứu đã đạt được của dự án; ưu tiên các dự án tạo ra công nghệ mới hoặc kết quả có khả năng thương mại hóa;
d) Có sự cam kết hỗ trợ của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu hoặc doanh nghiệp cho việc triển khai thực hiện dự án;
đ) Ưu tiên chủ nhiệm dự án là cán bộ nghiên cứu, giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi).
5. Dự án hỗ trợ xây dựng và thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu đổi mới công nghệ phải phù hợp với kế hoạch phát triển doanh nghiệp và chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực;
b) Việc thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ phải góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm;
c) Huy động đủ nguồn lực để thực hiện lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ; ưu tiên đối ứng bằng nguồn quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
d) Dự kiến được quy mô ứng dụng, thị trường của sản phẩm do thực hiện lộ trình công nghệ.
Điều 10. Tiêu chí dự án hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ
1. Dự án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch hoạt động, kinh doanh rõ ràng, đảm bảo nguồn lực cho việc thực hiện và duy trì dự án;
b) Xác định được nhu cầu cụ thể và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm;
c) Tổ chức chủ trì phải có cam kết huy động đủ nguồn vốn đối ứng và sử dụng kết quả của dự án; ưu tiên sử dụng nguồn vốn từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
2. Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, chuyên gia công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch, phương pháp điều tra, khảo sát để thu thập dữ liệu công nghệ, trình độ chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực; có phương án khai thác thông tin, cơ sở dữ liệu về công nghệ, chuyên gia công nghệ từ nước ngoài;
b) Đảm bảo năng lực tổ chức thống kê định kỳ hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
c) Ưu tiên dự án xây dựng đồng bộ cơ sở dữ liệu công nghệ và chuyên gia công nghệ cho ngành, lĩnh vực.
3. Dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ tiên tiến, sản xuất sản phẩm mới, thay đổi quy trình công nghệ cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có đủ năng lực thực hiện các nội dung dự án. Riêng các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm, tổ chức chủ trì phải đảm bảo ít nhất 30% nhân lực tham gia có trình độ đại học;
b) Giải trình được các nguồn tài chính huy động ngoài kinh phí Chương trình để thực hiện dự án;
c) Chứng minh được hiệu quả của dự án:
- Đối với dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, kết quả, sản phẩm dự kiến phải có địa chỉ ứng dụng hoặc chuyển giao;
- Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến phải tạo ra được sản phẩm, dịch vụ được triển khai tối thiểu ở quy mô tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sản phẩm tạo ra của dự án sản xuất sản phẩm mới phải có tính năng, chất lượng, giá cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu;
- Việc thay đổi quy trình công nghệ góp phần tăng ít nhất 5% giá trị gia tăng của sản phẩm.
Điều 11. Tiêu chí dự án tăng cường nguồn lực cho đổi mới công nghệ vùng nông thôn, miền núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1. Dự án tăng cường tiềm lực và nâng cao năng lực phổ biến, chuyển giao công nghệ của mạng lưới Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tại các địa phương cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Xác định cụ thể, mục tiêu, nội dung, giải pháp của dự án;
b) Xác định được đúng nhu cầu, đối tác của chuyển giao công nghệ;
c) Huy động được nguồn lực để chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ cho doanh nghiệp, nông dân;
d) Có kế hoạch hoạt động và được địa phương cam kết cùng hỗ trợ phát triển.
2. Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải xác định được thị trường, khả năng cạnh tranh, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực và cam kết nhân rộng ứng dụng công nghệ;
c) Ưu tiên cho các dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông nghiệp; cải tạo giống cây trồng, vật nuôi; kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và kiểm soát dịch bệnh ở quy mô lớn.
3. Dự án đổi mới công nghệ cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống cần đáp ứng các điều kiện sau:
a) Mục tiêu, nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế địa phương;
b) Xác định được tiềm năng, thế mạnh sản phẩm của các vùng miền, các làng nghề và làng nghề truyền thống.
c) Có khả năng phối hợp với các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư để xây dựng các dự án nghiên cứu triển khai, ứng dụng công nghệ theo thế mạnh, đặc trưng của các vùng, miền;
d) Ưu tiên cho các dự án góp phần hình thành mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ tiên tiến tại mỗi vùng sinh thái.
Chương 3.
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH
Điều 12. Tổ chức bộ máy quản lý Chương trình
1. Việc tổ chức thực hiện Chương trình được thực hiện theo khoản IV, Điều 1 Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
2. Ban Chủ nhiệm Chương trình hoạt động theo quy chế do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Ban Chủ nhiệm Chương trình có bộ máy giúp việc do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Ban Chủ nhiệm Chương trình và bộ máy giúp việc được bảo đảm các điều kiện về kinh phí, phương tiện làm việc và các chế độ theo quy định hiện hành.
Điều 13. Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ
1. Phê duyệt Danh mục đề án, dự án để tổ chức xét chọn tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân chủ trì thực hiện; quyết định công nhận các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân được xét chọn.
2. Phê duyệt Thuyết minh đề án, dự án; điều chỉnh mục tiêu, nội dung, hạng mục kinh phí và tiến độ thực hiện các đề án, dự án thuộc Chương trình đã được phê duyệt; đình chỉ và hủy bỏ Hợp đồng; phê duyệt nội dung và kinh phí hoạt động chung của Chương trình.
3. Tổng hợp và cân đối kinh phí thực hiện Chương trình để bố trí vào kế hoạch ngân sách khoa học và công nghệ hàng năm. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm tài chính cho hoạt động của Chương trình. Tổng hợp, phê duyệt quyết toán kinh phí hàng năm của Chương trình gửi Bộ Tài chính.
4. Phê duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu mua sắm máy móc, trang thiết bị cho các đề án, dự án.
5. Giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các đề án, dự án gồm cả dự án đầu tư trong quá trình thực hiện và sau khi được đánh giá nghiệm thu.
6. Quyết định công nhận kết quả thực hiện dự án.
7. Đánh giá kết quả, tổng kết hoạt động Chương trình.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.
9. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình.
Điều 14. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Đầu mối đề xuất, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng Danh mục các đề án, dự án thuộc lĩnh vực quản lý liên quan; tạo điều kiện cho các tổ chức chủ trì, chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện có kết quả các nội dung nhiệm vụ được giao.
2. Chủ động việc huy động, sử dụng ngân sách nhà nước từ các nguồn khác nhau theo thẩm quyền quản lý để bảo đảm việc thực hiện các đề án, dự án một cách đồng bộ và hiệu quả.
3. Chủ trì đánh giá tình hình thực hiện các đề án, dự án trên địa bàn, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát và đôn đốc các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ thực hiện đúng những cam kết trong Hợp đồng.
Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét điều chỉnh mục tiêu, nội dung, tiến độ thực hiện đề án, dự án trên cơ sở đề nghị của tổ chức chủ trì.
Điều 15. Trách nhiệm, quyền hạn của Chủ nhiệm và tổ chức chủ trì đề án, dự án
1. Chủ nhiệm đề án, dự án có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Ký kết Hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và cơ quan quản lý kinh phí tổ chức thực hiện đề án, dự án theo nội dung Thuyết minh được phê duyệt; chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả của đề án, dự án;
b) Sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, có hiệu quả theo nội dung của Hợp đồng; thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành;
c) Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện đề án, dự án theo thỏa thuận trong Hợp đồng và đề xuất, kiến nghị các điều chỉnh khi cần thiết;
d) Kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong việc thực hiện đề án, dự án theo Hợp đồng. Thực hiện báo cáo định kỳ (6 tháng một lần) và báo cáo đột xuất về tình hình triển khai nhiệm vụ, sử dụng kinh phí của đề án, dự án;
đ) Thực hiện việc công bố, giao nộp, chuyển giao kết quả, sản phẩm của đề án, dự án theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức chủ trì thực hiện đề án, dự án có trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a) Chịu trách nhiệm về nội dung, kết quả của đề án, dự án được phê duyệt; bảo đảm các kết quả, sản phẩm của đề án, dự án được áp dụng, triển khai theo cam kết;
b) Cùng chủ nhiệm đề án, dự án ký Hợp đồng với Ban Chủ nhiệm Chương trình và cơ quan quản lý kinh phí; chịu trách nhiệm trong việc quản lý, tổ chức thực hiện đề án, dự án và cùng Chủ nhiệm đề án, dự án thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh các cam kết trong Hợp đồng;
c) Quản lý kinh phí được cấp, huy động đủ và cấp đúng tiến độ kinh phí từ các nguồn kinh phí đã cam kết trong Hợp đồng; tổ chức đấu thầu, mua sắm và quản lý máy móc, trang thiết bị của đề án, dự án theo quy định hiện hành;
d) Phối hợp với Ban Chủ nhiệm Chương trình theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các đề án, dự án và giải quyết các vấn đề nảy sinh thuộc thẩm quyền; theo dõi, tổng hợp việc huy động và sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của các đề án, dự án; định kỳ 6 tháng và hàng năm phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện đề án, dự án; xác nhận khối lượng và kết quả thực hiện của đề án, dự án để làm căn cứ thanh, quyết toán và cấp tiếp kinh phí;
đ) Thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Ban Chủ nhiệm Chương trình) theo quy định. Tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan quản lý trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với đề án, dự án trong quá trình thực hiện và sau khi đề án, dự án đã được đánh giá nghiệm thu;
e) Tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao các kết quả của đề án, dự án, theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 16. Xác định Danh mục đề án, dự án của Chương trình
1. Các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và doanh nghiệp đề xuất các đề án, dự án gửi Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia.
2. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đề xuất một nhóm các đề án, dự án là bộ phận của dự án đầu tư, các đề xuất phải xác định rõ các nhiệm vụ, kết quả cần đạt được của từng đề án, dự án trực thuộc và kết quả chung của dự án đầu tư. Đồng thời, phải có văn bản cam kết huy động đủ nguồn kinh phí (ngoài nguồn kinh phí đề xuất từ ngân sách nhà nước) để bảo đảm thực hiện được dự án đầu tư.
3. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thành lập Hội đồng khoa học và công nghệ hoặc mời chuyên gia để tư vấn thẩm định sơ bộ tính khả thi các đề án, dự án đề xuất.
Căn cứ kết quả tư vấn của Hội đồng khoa học và công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình tổng hợp thành Danh mục đề xuất đề án, dự án thực hiện trong kỳ kế hoạch trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
Điều 17. Xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề án, dự án
Căn cứ Quyết định phê duyệt Danh mục đề xuất đề án, dự án của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan tổ chức việc xét chọn.
Việc xét chọn các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề án, dự án thực hiện theo văn bản quy định về xét chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Điều 18. Tổ chức thẩm định đề án, dự án
1. Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan thẩm định nội dung và kinh phí của đề án, dự án.
Việc thẩm định các đề án, dự án được thực hiện theo văn bản quy định về thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia trong nước, nước ngoài đối với kết quả thẩm định trước khi quyết định.
3. Cá nhân, tổ chức được giao chủ trì thực hiện các đề án, dự án hoàn thiện Thuyết minh trên cơ sở kết quả thẩm định nội dung, kinh phí gửi Ban Chủ nhiệm Chương trình để trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, phê duyệt.
4. Trường hợp với nhóm các dự án đề xuất thuộc dự án đầu tư:
Các nội dung và kinh phí đề nghị được hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ do Ban Chủ nhiệm chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đại diện tổ chức có dự án đầu tư và các Bộ, ngành liên quan thẩm định. Việc thẩm định được thực hiện theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Các nội dung khác do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định.
Điều 19. Phê duyệt đề án, dự án và tổ chức chủ trì thực hiện
1. Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt đề án, dự án và tổ chức chủ trì thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình.
2. Riêng đối với các dự án đầu tư, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt sau khi có ý kiến hiệp y của Bộ Khoa học và Công nghệ về nội dung, kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước.
Quyết định phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ là căn cứ pháp lý cho việc ký kết Hợp đồng khoa học và công nghệ triển khai thực hiện đề án, dự án.
Điều 20. Giao nhiệm vụ và ký Hợp đồng
1. Ban Chủ nhiệm Chương trình cùng với cơ quan quản lý kinh phí ký Hợp đồng thực hiện đề án, dự án với tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện. Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
2. Đối với dự án đầu tư, Ban Chủ nhiệm Chương trình, cơ quan quản lý kinh phí ký Hợp đồng với tổ chức có dự án đầu tư.
Đồng thời Ban Chủ nhiệm Chương trình, cơ quan quản lý kinh phí cùng tổ chức có dự án đầu tư ký Hợp đồng với tổ chức chủ trì và chủ nhiệm dự án theo Mẫu Hợp đồng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
3. Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ giao nhiệm vụ và hướng dẫn nội dung, kế hoạch của Chương trình cho Ban Chủ nhiệm Chương trình, đồng thời thông báo nội dung này đến các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 21. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ Chương trình
1. Ban Chủ nhiệm Chương trình định kỳ 6 tháng một lần chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về tiến độ, nội dung khoa học và sản phẩm của các đề án, dự án theo Hợp đồng đã ký.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình và kết quả thực hiện của đề án, dự án thuộc Chương trình.
Điều 22. Điều chỉnh nội dung, kinh phí, tiến độ thực hiện
1. Tổ chức chủ trì, chủ nhiệm đề án, dự án theo yêu cầu của công việc, được chủ động điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi được giao khoán trong phạm vi tổng dự toán kinh phí được giao khoán của đề án, dự án.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đề án, dự án, Ban Chủ nhiệm Chương trình xem xét, quyết định điều chỉnh tối đa hai lần các nội dung sau:
a) Mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện đề án, dự án;
b) Dự toán kinh phí đã được phê duyệt đối với các nội dung chi không được giao khoán của đề án, dự án.
3. Đối với dự án đầu tư, trên cơ sở đề xuất bằng văn bản của tổ chức có dự án đầu tư, Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh mục tiêu, sản phẩm, tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Nội dung và kinh phí điều chỉnh dự án đầu tư có liên quan đến nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ trước khi quyết định điều chỉnh. Việc điều chỉnh nội dung, kinh phí từ Chương trình được thực hiện tối đa hai lần.
Điều 23. Chấm dứt Hợp đồng
1. Trên cơ sở đề nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình, tổ chức chủ trì đề án, dự án, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét quyết định việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Đề án, dự án gặp các trường hợp bất khả kháng dẫn đến không thể hoàn thành nội dung và mục tiêu được phê duyệt;
b) Chủ nhiệm đề án, dự án và tổ chức chủ trì đề án, dự án, không đủ năng lực tổ chức quản lý, thực hiện đề án, dự án; hướng triển khai thực hiện của đề án, dự án bị bế tắc hoặc không còn nhu cầu thực hiện;
c) Vi phạm Hợp đồng: các điều kiện theo Hợp đồng không được bảo đảm dẫn đến đề án, dự án không có khả năng hoàn thành; đề án, dự án thực hiện không đúng nội dung nghiên cứu theo Hợp đồng đã ký kết; kinh phí bị sử dụng sai mục đích.
2. Căn cứ quyết định chấm dứt việc thực hiện Hợp đồng, các bên thực hiện các thủ tục thanh lý Hợp đồng theo các điều khoản của Hợp đồng đã ký giữa các bên và theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Đánh giá đề án, dự án và Chương trình
1. Đánh giá cấp cơ sở đối với đề án, dự án:
a) Tổ chức chủ trì đề án, dự án tổ chức đánh giá cấp cơ sở đối với đề án, dự án và hoàn thành hồ sơ về kết quả đánh giá gửi Ban Chủ nhiệm Chương trình, Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để tổ chức đánh giá nghiệm thu chính thức.
b) Ban Chủ nhiệm Chương trình kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá cấp cơ sở.
2. Đánh giá, nghiệm thu chính thức đề án, dự án:
a) Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức đối với các đề án, dự án.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá, nghiệm thu chính thức.
3. Đánh giá nghiệm thu dự án đầu tư:
a) Trên cơ sở kết quả đánh giá nghiệm thu theo quy trình quy định tại khoản 1 và 2 Điều này đối với các dự án trực thuộc, tổ chức có dự án đầu tư xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện gửi Ban Chủ nhiệm Chương trình và Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để tổ chức đánh giá nghiệm thu.
b) Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá, nghiệm thu tổng thể dự án đầu tư.
c) Bộ Khoa học và Công nghệ kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đánh giá, nghiệm thu dự án đầu tư.
4. Việc đánh giá Chương trình được thực hiện qua ba giai đoạn: đánh giá giữa kỳ; đánh giá kết thúc và đánh giá sau khi kết thúc Chương trình.
a) Ban Chủ nhiệm Chương trình chủ trì đánh giá kết quả hoạt động Chương trình vào giữa kỳ kế hoạch 5 năm và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả thực hiện.
b) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì tổ chức đánh giá hoạt động Chương trình khi kết thúc kỳ kế hoạch 5 năm và sau khi Chương trình kết thúc, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình.
5. Trình tự, thủ tục đánh giá, nghiệm thu đề án, dự án và Chương trình thực hiện theo văn bản quy định về đánh giá, nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà nước.
Điều 25. Công nhận kết quả đề án, dự án
1. Bộ Khoa học và Công nghệ ra quyết định công nhận kết quả đề án, dự án trên cơ sở kết luận của Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá, nghiệm thu chính thức và đề nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ trên cơ sở kiến nghị của Ban Chủ nhiệm Chương trình xác định trách nhiệm của các bên liên quan, có hình thức xử lý phù hợp theo quy định đối với các đề án, dự án có kết quả được đánh giá, nghiệm thu chính thức ở mức "không đạt".
3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định công nhận kết quả đề án, dự án trên cơ sở kết luận đánh giá của tổ chức tư vấn độc lập.
Điều 26. Thanh lý Hợp đồng và quản lý kết quả của đề án, dự án
1. Ban Chủ nhiệm Chương trình tiến hành thanh ký Hợp đồng với tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện đề án, dự án theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đề án, dự án chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, khai thác, chuyển giao các kết quả của đề án, dự án theo quy định của pháp luật.
3. Việc đăng ký lưu giữ kết quả đề án, dự án thực hiện theo Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN ngày 16/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thông tư số 04/2011/TT-BKHCN ngày 20/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đăng ký, lưu giữ và sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BKHCN và các văn bản khác có liên quan.
Điều 27. Xử lý tài sản
Việc xử lý tài sản sau khi kết thúc nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 28. Kinh phí thực hiện Chương trình
Kinh phí thực hiện Chương trình gồm kinh phí thực hiện các đề án, dự án; kinh phí tổ chức, quản lý hoạt động chung của Chương trình và các hoạt động khác được nêu tại khoản 6, Điều 3 của Thông tư này.
Kinh phí thực hiện Chương trình được cân đối trong dự toán chi ngân sách cho khoa học và công nghệ hàng năm và được giao về Bộ Khoa học và Công nghệ để cấp theo Hợp đồng cho các Tổ chức chủ trì thực hiện các đề án, dự án và chi cho hoạt động chung của Chương trình bao gồm kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia, Ban Chủ nhiệm và Bộ máy giúp việc Ban Chủ nhiệm.
Cơ chế tài chính thực hiện Chương trình được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng nguồn vốn ngân sách thực hiện Chương trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 29. Thông tin và cơ sở dữ liệu của Chương trình
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc hướng dẫn, đăng ký nhiệm vụ trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về các nhiệm vụ của Chương trình.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ Thông tư này hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nơi nhận:- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương;- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;- Tòa án nhân dân tối cao;- Kiểm toán Nhà nước;- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;- Công báo;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;- Website Bộ Khoa học và Công nghệ;- Lưu: VT, ƯDPTCN.
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGChu Ngọc Anh
|
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
Số:5018 /LĐTBXH-LĐTL
V/v hướng dẫn trả trợ cấp thôi việc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009
Kính gửi: Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam
(Số 52, phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội)
Trả lời công văn số 1255/CTN-TCLĐ ngày 14/12/2009 của Tổng công ty Đầu
tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam về việc hướng dẫn trả trợ cấp
thôi việc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về tiền lương thì tiền
lương làm căn cứ tính chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động,
được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp
bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
gp
ẫn thời gian,
8 lao động nước và môi tra
Tổng công ty Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Việt Nam là
doanh nghiệp nhà nước, trong hợp đồng lao động ghi hệ số lương và phụ cấp lương
(nếu có) theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính
phủ thì người lao động có gian làm việc thường xuyên từ đủ 12 trở lên, khi
chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật được trả cấp thôi việc theo quy định tại
Điều 42 Bộ luật Lao động. Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp thôi việc là tiền
lương được tính trên cơ sở hệ số lương và phụ cấp lương (nếu có) theo quy định tại
Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ nhân với mức
lương tối thiểu chung theo quy định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động (hiện
nay là 650.000 đồng/tháng).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Tổng công ty biết và thực hiện
theo đúng quy định của Nhà nước..
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
TT Phạm Minh Huân (để b/c);
Lưu VT, Vụ LĐTL.
LoralVietnam
www.vanbanluat.un
N
TL. BỘ TRƯỞNG
TRƯƠNG VINAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG
Julla
Tống Thị Minh
|
ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-----------------
Số: 57/2013/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH MỨC THU LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ ĐỐI VỚI XE Ô TÔ CHỞ NGƯỜI DƯỚI 10 CHỖ NGỒI
(KỂ CẢ LÁI XE) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Thông tư số 34/2013/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2013/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII, kỳ họp thứ 12 về ban hành mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) nộp lệ phí trước bạ lần đầu với mức thu là 10%
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
Quyết định này thay thế Quyết định số 84/2011/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3:- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;- Cục KTVB - Bộ Tư pháp;- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;- Thường trực Thành ủy;- Thường trực HĐND TP;- TT UB: CT, các PCT;- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP;- VPUB: các PVP;- Các Phòng CV, TTCB;- Lưu: VT, (TM/Cg).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂNKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCHNguyễn Thị Hồng
|
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2019
Số: 8649/BGTVT-KHĐT
V/v phối hợp xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
Triển khai Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ Giao thông vận tải đang thực hiện rà soát các Chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải để xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Ngành.
Để đảm bảo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021-2025 của ngành GTVT phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và tình hình phát triển của các địa phương trong giai đoạn tới, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo cơ quan chuyên môn rà soát các Chiến lược, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, đề xuất nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải tại địa phương cho giai đoạn 2021-2025.
Đề nghị các địa phương có văn bản đề xuất về nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông (trong đó phân biệt cụ thể hạ tầng quốc gia quản lý và hạ tầng do địa phương quản lý) gửi Bộ Giao thông vận tài trước ngày 30/9/2019 để nghiên cứu, tổng hợp.
Rất mong nhận được hợp tác, phối hợp chặt chẽ của các địa phương./.
Nơi nhận:
• Như trên;
• Các đồng chí Thứ trưởng;
• Lưu VT, KHĐT (05).
THOABO TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể |
# UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
## Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
### Số: 3414/QĐ-UBND
Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 13 tháng 11 năm 2020
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
- - -
## QUYẾT ĐỊNH
V/v Phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu
Công trình: Bổ sung, lắp đặt gồ giảm tốc và biển cảnh báo
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
### CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Văn bản số 10/VBHN-VPQH ngày 04/7/2019 của Văn phòng Quốc
Hội về hợp nhất Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày
05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
59/2015/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản
lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/02015 của Chính phủ về
quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng
quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án
và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Văn bản số 04/VBHN-BXD ngày 30/9/2019 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình;
Căn cứ Văn bản số 10/VBHN-BXD ngày 30/12/2019 của Bộ Xây dựng quy
định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt
động đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
Căn cứ Văn bản 2559/STC-TCHCSN ngày 03/7/2020 của Sở Tài chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc kinh phí triển khai đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020;
Căn cứ Công văn 7483/UBND-VP ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt kinh phí triển khai đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020;
Căn cứ Văn bản số 2751/SGTVT-QLKCCL ngày 20/10/2020 của Sở Giao thông vận tải về Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng Công trình: Bổ sung, lắp đặt gồ giảm tốc và biển cảnh báo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Theo đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại Tờ trình số 60/TTr-BATGT ngày 21/10/2020 về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu Công trình: Bổ sung, lắp đặt gồ giảm tốc và biển cảnh báo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
### QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; dự toán gói thầu công trình Bổ sung, lắp đặt gồ giảm tốc và biển cảnh báo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, như sau:
1. Tên công trình: Bổ sung, lắp đặt gồ giảm tốc và biển cảnh báo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2. Người quyết định đầu tư: UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
3. Chủ đầu tư: Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4. Mục tiêu đầu tư xây dựng: Hiện tại các tuyến đường phụ (đường xã, đường dân sinh...) nối ra đường chính đang tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông rất cao. Việc đầu tư bổ sung, lắp đặt gồ giảm tốc bằng cao su và biển cảnh báo góp phần giảm nguy cơ tai nạn giao thông khi các phương tiện lưu thông từ đường phụ ra đường chính. Bên cạnh đó sẽ nâng cao ý thức quan sát của người dân khi tham gia giao thông.
5. Nội dung và quy mô xây dựng: Lắp đặt gồ giảm tốc và biển cảnh báo tại 191 vị trí đường nhánh giao với đường chính trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
6. Tổ chức tư vấn khảo sát, lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Công ty TNHH Xây dựng Thiên Thành Ngân.
7. Địa điểm xây dựng: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
8. Diện tích sử dụng đất: Xây dựng trên đất của đường bộ, không đền bù giải phóng mặt bằng.
9. Loại, cấp công trình: Công trình giao thông, cấp IV.
10. Tiêu chuẩn và Quy chuẩn áp dụng:
- QCVN 41:2019/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Báo hiệu đường bộ
- QĐ 1578/QĐ-BGTVT – Hướng dẫn tạm thời xây dựng gồ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt;
- TCVN 7887:2018 - Tiêu chuẩn quốc gia về Màng phản quang dùng cho biển báo hiệu đường bộ;
- Các Tiêu chuẩn, Quy trình, Quy phạm khác có liên quan.
## 11. Giải pháp thiết kế:
### 11.1 Giải pháp thiết kế gồ giảm tốc:
- Chất liệu: Cao su nguyên khối;
- Chiều rộng gồ: 350mm;
- Chiều cao gồ: 5mm;
- Màu vàng đen;
- Tải trọng xe: 20 tấn.
### 11.2 Giải pháp thiết kế biển cảnh báo:
- Trụ cảnh báo bằng ống STK D90 sơn trắng đỏ cao 3,0m dày 3mm;
- Biển báo tam giác C70 và biển báo chữ nhật 0,45mx0,7m làm bằng tôn tráng kẽm dày 2mm, nội dung biển báo dán decal 3900.
## 12. Dự toán xây dựng công trình: 2.634.561.441 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, sáu trăm ba mươi bốn triệu, năm trăm sáu mươi mốt nghìn, bốn trăm bốn mươi mốt đồng). Trong đó:
|Khoản mục|Giá trị (đồng)|
|:-------------------------------|---------------:|
|Chi phí xây dựng|2.415.685.833|
|Chi phí quản lý dự án|64.476.851|
|Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng|109.248.090|
|Chi phí khác|45.150.667|
## 13. Dự toán các gói thầu như sau:
- Gói thầu - Xây lắp: 2.415.685.833 đồng.
- Gói thầu - Lập HSMT và đánh giá hồ sơ dự thầu: 8.358.273 đồng.
- Gói thầu - Giám sát thi công: 77.374.417 đồng.
- Gói thầu - Kiểm toán quyết toán: 27.456.000 đồng.
## 14. Nguồn vốn đầu tư: Kinh phí thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2020.
## 15. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý.
## 16. Thời gian thực hiện dự án: 04 tháng.
Điều 2. Giao Ban an toàn giao thông tỉnh triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Trưởng
Ban An toàn giao thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Thủ trưởng các cơ quan liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- KBNN tỉnh (p/h);
- Lưu VT, KTS.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
Số: 04/2019/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Bình Thuận, ngày 31 tháng 01 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN VÀ ĐÊ BAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận".
Điều 2.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.
2. Thay thế Quyết định số 27/2004/QĐ-UBBT ngày 14 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc Quy định quản lý, sử dụng, bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ biển Hàm Tiến - Mũi Né, thành phố Phan Thiết; Quyết định số 62/2009/QĐ-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc Quy định hàng lang bảo vệ kè, bờ Sông Dinh thị xã La Gi; Điều 11 Quyết định số 1908 QĐ/UB-BT ngày 27/9/1996 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành quy định tạm thời phạm vi bảo vệ và quản lý khai thác các công trình Thủy lợi trên địa bàn huyện Đức Linh.
3. Những văn bản ban hành trước đây trái với nội dung của Quy định kèm theo Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Kiểm tra Văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, ĐTQH. Tr. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hai
QUY ĐỊNH
PHẠM VI BẢO VỆ CÔNG TRÌNH KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG, BỜ BIỂN VÀ ĐÊ BAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04 /2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định phạm vi bảo vệ đối với các công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao cấp IV, cấp V thuộc công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến các công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 3. Phạm vi bảo vệ kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao
1. Phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao bao gồm công trình và vùng phụ cận.
2. Vùng phụ cận của kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao được quy định như sau:
a) Những vị trí kè bảo vệ bờ sông, bờ biển đi qua khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch và dịch vụ, thương mại được tính từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra mỗi phía 5m.
b) Những vị trí kè bảo vệ bờ sông, bờ biển không đi qua khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch và dịch vụ, thương mại được tính từ phần xây đúc ngoài cùng trở ra mỗi phía 15m.
c) Đê bao được tính từ chân đê trở ra 5m về phía đồng và phía sông. Riêng đê bao Võ Xu, huyện Đức Linh được tính từ chân đê trở ra 10m về phía đồng và 20m về phía sông.
Điều 4. Xử lý công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao
1. Công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao không ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao được tiếp tục sử dụng nhưng không được mở rộng quy mô hoặc thay đổi kết cấu.
2. Công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao ảnh hưởng đến an toàn, năng lực phục vụ của công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao phải thực hiện các giải pháp khắc phục; trường hợp không thể khắc phục phải dỡ bỏ hoặc di dời.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi xây dựng kế hoạch và thực hiện dỡ bỏ hoặc di dời công trình quy định tại khoản 2 Điều này. Tùy trường hợp cụ thể, các tổ chức, cá nhân có công trình bị tháo dỡ, di dời được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Pháp luật.
Điều 5. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao
Kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao cấp IV, cấp V thuộc công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trừ các công trình kè tạm.
Điều 6. Trách nhiệm cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao
1. Đối với các công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao hiện hữu được xây dựng từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì đơn vị quản lý công trình có trách nhiệm xây dựng phương án và tổ chức cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao. Kinh phí thực hiện việc cắm mốc được bố trí từ ngân sách Nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hằng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các dự án kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao được đầu tư xây dựng mới, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp thì các Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn của dự án để thực hiện việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao. Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao phải hoàn thành trước khi bàn giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình.
3. Công tác lập, thẩm định và phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình kè và đê bao được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số Điều của Luật Thủy lợi và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Sở: Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an tỉnh hướng dẫn, kiểm tra và chỉ đạo thực hiện quy định này.
2. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, bờ biển và đê bao trên địa bàn tỉnh trong dự toán ngân sách theo khả năng cân đối ngân sách địa phương.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí phục vụ công tác bảo vệ công trình kè và đê bao thuộc phạm vi quản lý trong dự toán ngân sách để thực hiện tại thời điểm lập dự toán, gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12342-3:2018
ISO 16322-3:2005
VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH ĐỘ XOẮN SAU KHI GIẶT PHẦN 3: QUẦN ÁO DỆT THOI VÀ DỆT KIM
Textiles - Determination of spirality after laundering - Part 3: Woven and knitted garments
Lời nói đầu
TCVN 12342-3:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 16322-3:2005.
ISO 16322-3:2005 đã được rà soát và phê duyệt lại vào năm 2013 với bố cục và nội dung không thay đổi.
TCVN 12342-3:2018 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 12342 (ISO 16322), Vật liệu dệt - Xác định độ xoắn sau khi giặt gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 12342-1:2018 (ISO 16322-1:2005), Phần 1: Tỷ lệ phần trăm sự thay đổi độ xoắn cột vòng trong quần áo dệt kim;
- TCVN 12342-2:2018 (ISO 16322-2:2005), Phần 2: Vải dệt thoi và dệt kim;
- TCVN 12342-3:2018 (ISO 16322-3:2005), Phần 3: Quần áo dệt thoi và dệt kim.
VẬT LIỆU DỆT - XÁC ĐỊNH ĐỘ XOẮN SAU KHI GIẶT PHẦN 3: QUẦN ÁO DỆT THOI VÀ DỆT KIM
Textiles - Determination of spirality after laundering - Part 3: Woven and knitted garments
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các quy trình để đo độ xoắn hoặc mô men xoắn của quần áo dệt thoi và dệt kim sau khi giặt.
Kết quả thu được từ các quy trình khác nhau có thể không so sánh được với nhau.
Tiêu chuẩn này không dùng để đo độ xoắn của quần áo khi sản xuất, nhưng dùng để đo độ xoắn sau khi giặt.
CHÚ THÍCH Một số kết cấu vải, như vải denim, có thể có độ xoắn được tạo có chú ý trong khi sản xuất. Quần áo được làm bằng vải dệt kim tròn có thể có sẵn cột vòng không thẳng đứng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 1748 (ISO 139), Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử
ISO 6330, Textiles - Domestic washing and drying procedures for textile testing (Vật liệu dệt - Quy trình làm khô gia dụng để thử vật liệu dệt)
3 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Độ xoắn (spirality)
Mô men xoắn (torque)
<trong quần áo> sự quay, luôn luôn sang phía bên, giữa các mảnh cắt khác nhau của quần áo do giải phóng ứng suất ẩn trong khi giặt vải dệt thoi hoặc vải dệt kim dùng sản xuất ra quần áo.
CHÚ THÍCH Thỉnh thoảng, hiện tượng thường gặp là vặn, ví dụ: vặn ống quần vải denim.
4 Nguyên tắc
Mẫu thử được chuẩn bị, đánh dấu và giặt theo các quy trình quy định. Độ xoắn đo được là tỷ lệ phần trăm khoảng cách đã đánh dấu.
5 Thiết bị, dụng cụ
5.1 Máy giặt tự động, như mô tả trong ISO 6330, loại máy giặt theo thỏa thuận giữa các bên.
5.2 Máy sấy khô tự động, như mô tả trong ISO 6330, theo thỏa thuận giữa các bên.
5.3 Thước được hiệu chuẩn, chiều dài tối thiểu 500 mm, có vạch chia độ 1 mm.
5.4 Thước chữ T ngược, chiều dài ít nhất 500 mm.
5.5 Giá điều hòa
6 Điều hòa
Điều hòa quần áo trong môi trường chuẩn để thử vật liệu dệt theo TCVN 1748 (ISO 139), trong tối thiểu 4 h trước khi đánh dấu và đo mẫu thử.
7 Mẫu thử
Lựa chọn hai bộ quần áo đại diện cho mẫu thử. Đánh dấu các khoảng cách phù hợp trên quần áo.
8 Quy trình đánh dấu
8.1 Quy trình A - Quần áo, trong mảnh cắt
8.1.1 Quy trình thông thường
Vẽ một đường thẳng đối chứng YZ ngang qua chiều rộng của mảnh cắt quần áo, phía trên mép dưới cùng hoặc đường viền 75 mm (xem Hình 1). Nếu mép dưới cùng hoặc đường viền không thẳng thì vẽ một đường thẳng đối chứng YZ vuông góc với trục đối xứng thẳng đứng của quần áo.
Đánh dấu điểm chuẩn A ở giữa dọc theo đường YZ: Đặt một cạnh của dụng cụ tạo góc vuông dọc theo đường YZ sao cho cạnh thứ hai vuông góc, hướng lên trên từ điểm chuẩn A. Vẽ một đường thẳng song song với đường YZ, phía trên điểm A 500 mm. Đánh dấu giao điểm của đường thẳng mới và điểm ngay phía trên A. Điểm này là B. Nếu kích thước của mảnh cắt quần áo không đủ để đánh dấu một khoảng 500 mm thì đánh dấu chiều dài hiện có dài nhất, ở phía dưới mép trên cùng của quần áo thử ít nhất 75 mm.
8.1.2 Quy trình khác
Cách tốt hơn, có thể xác định độ xoắn theo TCVN 12342-2 (ISO 16322-2), quy trình A.
8.2 Quy trình B - Quần áo, mảnh cắt ở bên
Trải phẳng quần áo thử với các đường may để thẳng tự nhiên. Quần áo dệt kim tròn không có các đường may phía bên cần phải trải phẳng ở tư thế thẳng đứng tự nhiên giống như có các đường may.
Đánh dấu giao điểm giữa mép dưới cùng hoặc đường viền với đường may phía bên hoặc mép phía bên của quần áo. Đánh dấu một điểm khác ở phía trên đường may hoặc đường gấp, cách điểm đã đánh dấu trên đường viền cạnh bên 500 mm. Đoạn này sẽ là khoảng cách AB (xem Hình 3). Nếu kích thước mảnh cắt quần áo không đủ để đánh dấu một khoảng 500 mm, sử dụng chiều dài dài nhất hiện có.
Nếu các mẫu thử cho thấy độ xoắn trước khi giặt, ghi lại các kết quả này trong báo cáo thử nghiệm.
9 Giặt
9.1 Chọn các điều kiện giặt theo ISO 6330 tương ứng với các điều kiện quần áo sẽ sử dụng.
9.2 Thực hiện số lượng chu kỳ giặt đã chọn.
9.3 Sau chu kỳ giặt cuối cùng, điều hòa quần áo trong môi trường chuẩn để thử vật liệu dệt theo TCVN 1748 (ISO 139).
10 Đánh giá
10.1 Yêu cầu chung
Các mẫu thử phải được trải phẳng tự nhiên trên bề mặt nhẵn.
10.2 Đánh giá theo quy trình
10.2.1 Quy trình A - Quần áo, trong mảnh cắt
Đặt một cạnh ngang của dụng cụ tạo góc vuông dọc theo đường YZ và cạnh thứ hai vuông góc hướng xuống dưới từ điểm B. Đánh dấu giao điểm giữa dụng cụ tạo góc vuông với đường YZ. Điểm này là A' (xem Hình 2).
Đo và ghi lại A'B và AA'.
Tính tỷ lệ phần trăm độ xoắn (X) của từng quần áo như sau:
Tính và ghi lại tỷ lệ phần trăm độ xoắn trung bình của quần áo đã thử.
10.2.2 Quy trình B - Quần áo, mảnh cắt bên
Đánh dấu đường may phía bên hoặc đường gấp mép tại mép gấp dưới cùng. Điểm này là A’.
Đo và ghi lại đường AB và AA' (xem Hình 4).
Tính tỷ lệ phần trăm độ xoắn (X) của từng quần áo như sau:
Tính và ghi lại tỷ lệ phần trăm độ xoắn trung bình của quần áo đã thử.
10 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Các chi tiết của quần áo đã thử;
c) Tỷ lệ phần trăm độ xoắn trung bình của quần áo trước khi giặt, nếu có;
d) Tỷ lệ phần trăm độ xoắn trung bình của quần áo thử sau khi giặt;
e) Quy trình đánh dấu sử dụng;
f) Quy trình giặt và loại máy giặt sử dụng;
g) Số lượng chu kỳ giặt.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 1 - Mảnh cắt ở trong quần áo - Các dấu trước khi giặt
CHÚ DẪN
1 Quần áo ban đầu trước khi giặt
2 Quần áo sau khi giặt
CHÚ THÍCH Hướng xoắn trên hình vẽ chỉ là minh họa. Hướng xoắn có thể theo cả hai hướng.
Hình 2 - Mảnh cắt ở trong quần áo - Các dấu sau khi giặt
CHÚ DẪN
1 đường may bên (gấp mép)
Hình 3 - Đường may bên (gấp mép) - Các dấu trên quần áo trước khi giặt
CHÚ DẪN
1 Đường may phía bên ban đầu (gấp mép)
2 Đường may sau khi giặt (gấp mép)
CHÚ THÍCH Hướng xoắn trên hình vẽ chỉ là minh họa. Hướng xoắn có thể theo cả hai hướng.
Hình 4 - Đường may phía bên (gấp mép) - Các dấu trên quần áo sau khi giặt
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] MTCC Test Method 179 - Skewness Change in Fabric and Garment Twist Resulting from Automatic Home Laundering
[2] TCVN 12342-2 (ISO 16322-2), Vật liệu dệt - Xác định độ xoắn sau khi giặt - Phần 2: Vải dệt thoi và dệt kim |
Bộ Tư PHÁP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
số:4 H 3/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
V/v ban hành Danh mục vãn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành
năm 2021
Hà Nội, ngày 0Ỉ tháng 4 năm 2021
Kính gửi:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Triển khai Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 13/01/2021 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Ke hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh
vực trọng tâm, liên ngành năm 2021, trong thời gian qua Bộ Tư pháp đã chủ trì,
phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục văn bản quy phạm
pháp luật có nội dung liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
thu hồi đất; giao rùng và chuyển mục đích sử dụng rừng; bảo vệ môi trường biển
và hải đảo; các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Bộ Tư pháp trân trọng gửi Danh mục văn bản quy phạm pháp luật nêu trên
để Quý cơ quan nghiên cứu, tham khảo, xây dụng Hệ dữ liệu văn bản quy phạm
pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình phục vụ công tác theo dõi thi hành
pháp luật trọng tâm, liên ngành năm 2021 trong lĩnh vực pháp luật về cấp giấy
chúng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất; giao rùng và chuyển mục đích sử
dụng rừng; bảo vệ môi trường biển và hải đảo; các điều kiện an toàn phòng cháy
và chữa cháy.
Trân trọng./.~V-^
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT Đặng Hoàng Oanh (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ (để đăng);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL (02b).
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN
LĨNH VỤ C THEO DÕI TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH NĂM 2021(*)
(Ban hành kèm theo Công văn sổ .-ẨỌ/Px./BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày .02../..Ạ../2021)
STT Tên văn bản/văn bản đu’Ọ’c quy định chi tiết Nội dung liên quan Nội dung giao quy định chi tiết Tên văn bản quy định chi tiết Tình trạng ban hành/hiệu lục Ghi chú
I. Văn bản quy phạm pháp luật về cấp dụng rừng •Á 1r A Ị ■ Ã ■ 1 Ấ »— X X giây chủng nhận quyên sủ’ dụng đât và thu hôi đât; giao rừng và chuyên mục đích sử
1 Luật Đất đai (số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013) Toàn bộ văn bàn Khoản 3 Điều 31 giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, chỉnh lý và quản lý bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước; điều kiện hành nghề đo đạc địa chính. Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính. Hiệu lực thi hành ngày 05/7/2014
Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 của Bộ TNMT quy định chi tiết Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2017
Khoản 3 Điều 64 giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 64 về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai Nghị định số 43/2014NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Điều 15, Điều 66) Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Nghị định sô Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chinh phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai (Khoản 13, Khoản 14 Điều 2) Hiệu lực thi hành ngày 03/3/2017
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chinh phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Khoản 29 Điều 1, Khoản 1 Điều 3 Hiệu lực thi hành ngày 08/2/2021
Khoản 3 Điều 65 giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 65 về thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cor đe dọa tính mạng con người Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều cứa Luật Đất đai (Điều 16; Điều 65); Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai (Khoản 14 Điều 2) Hiệu lực thi hành ngày 03/3/2017
Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chinh phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Khoản 13 Điều 1, Khoản 29 Điều 1) Hiệu lực thi hành ngày 08/2/2021
Khoản 6 Điều 71 giao Chính phủ quy định chi tiết Điều 71 về cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất Nghị định số 43/2014NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Điều 17, Điều 65, Điều 66); Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Khoản 2 Điều 96 giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính và việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; lộ trình chuyển đổi hồ sơ địa chính dạng giấy sang hồ sơ địa chính dạng số. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Hiệu lực thi hành ngày 05/7/2014
Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 của Bộ TNMT quy định chi tiết Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2017
Khoản 1 Điều 97 giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Hiệu lực thi hành ngày 05/7/2014
Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 của Bộ TNMT quy định chi tiết Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2017
Khoản 2 Điều 99 giao Chính phủ quy định chi tiết về trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 03/3/2017
Nghị định sô 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi, bồ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 08/2/2021
Điểm g khoản 1 Điều 100 giao Chính phủ quy định các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Điều 18) Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (khoản 16 Điều 2) Hiệu lực thi hành ngày 03/3/2017
Khoản 3 Điều 101 giao Chính phủ quy định chi tiết việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất Nghị định sô 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Khoản 5 Điều 102 giao Chính phủ quy định chi tiết việc cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Khoản 7 Điều 103 giao Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Khoản 2 Điều 104 giao Chính phủ quy định việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Khoản 3 Điều 105 giao Chính phủ quy định cơ quan thục hiện việc cấp Giấy chứng nhận khi người sử dụng đất thực hiện các quyền, cấp đổi, cấp lại Giấy chúng nhận Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 01/7/2014
Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành ngày 03/3/2017
2 Luật Lâm nghiệp (sô 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017) Toàn bộ văn bản Khoản 4 Điều 23 Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rùng, chuyển loại rừng, chuyến mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rùng. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2020
3 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai Toàn bộ văn bản Khoản 4 Điều 5 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất. Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội Vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc sở tài nguyên và môi trường Hiệu lực thi hành ngày 19/5/2015
Khoản 7 Điều 34 giao Bộ Nông nghiệp và Phát triến nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu. Thông tư liên tịch sô 22/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu. Hiệu lực thi hành ngày 01/12/2016
Khoản 5 Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (sưa đoi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 2 Nghị định sổ 01/2017/NĐ-CP) giao Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đối vào Giấy chứng nhận đã cấp. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Hiệu lực thi hành ngày 05/7/2014
Điều 65 quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sừ dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Điều 13) Hiệu lực thi hành ngày 17/7/2014
I
Điều 66 quy định trình tụ, thủ tục thu hồi đất do vi phạm pháp luật Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Điều 12) Hiệu lực thi hành ngày 17/7/2014
Khoản 1 Điều 81 giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP- BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ Tư Pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Hết hiệu lực ngày 10/01/2020 Được thay thế bời Thông tư số 07/2019/TT- BTP ngày 25/11/2019
Khoản 3 Điều 83 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về việc đăng ký biến động đất đai đối với trường hợp chuyển đổi công ty; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 Hiệu lực từ ngày 13/3/2015
Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 của Bộ TNMT quy định chi tiết Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đồi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2017
4 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Chương III
5 Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Chương III
6 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất dai Toàn bộ văn bản
7 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đối, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai Toàn bộ văn bản
8 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ- CP và Nghị định sổ 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015 Toàn bộ văn bản
9 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính. Toàn bộ văn bản
10 Thông tư liên tịch sổ 22/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định loại cây lâu năm được chứng nhận quyền sở hữu. Toàn bộ văn bản
11 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Toàn bộ văn bản
12 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 của Bộ TNMT quy định chi tiết Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai Toàn bộ văn bản
13 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Toàn bộ văn bản
14 Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT- BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội Vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc sở tài nguyên và môi trường Toàn bộ văn bản
15 Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Điều 12) Toàn bộ văn bản
16 Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP- BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ Tư Pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đãng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất Toàn bộ văn bản
17 Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC- BTNMT ngày 22/06/2016 quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất Điếm d khoản 4 Điều 10
18
số
bỏ
số
Thông tư
110/2020/TT-BTC
28/12/2020 bãi
Thông tư
18/2013/TT-BTC ngày
20/02/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn trình
tự, thủ tục thanh lý
rừng trồng và quản lý,
sử dụng số tiền thu
được từ thanh lý rừng
trồng không thành
rừng, rừng trồng không
có khả năng thành
rừng.
Toàn bộ
văn bản
19 Thông tư số 330/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 hướng dẫn lập dự toán, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để bảo vệ diện tích rừng tự nhiên của công ty lâm nghiệp phải tạm dừng khai thác theo Quyết định 2242/QĐ-TTg Toàn bộ văn bản
IL Văn bản quy phạm pháp luật vê bảo vệ môi trường biên và hải đảo
1 Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo (số 82/2015/QH13 ngày 25/6/2015) Toàn bộ văn bản Khoản 3 Điều 11 “Chính phủ quy định chi tiết Điều này” Nghị định sô 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 4 Điều 19 “Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 2 Điều 22 “Chính phủ quy định chi tiết về phạm vi vùng bờ theo quy định tại khoản 1 Điều này” Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 5 Điều 23 “Chính phủ quy định chi tiết Điều này” Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chinh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biến và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 2 Điều 25 “Chính phủ quy định chi tiết Điều này” Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 4 Điều 40 “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo Thông tư số 18/2017/TT-BTNMT ngày 25/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 9/9/2016
Khoản 4 Điều 49 “Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết tiêu chí phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biến và hải đảo” Thông tư sổ 26/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết tiêu chí phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016
Khoản 3 Điều 50 “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và đánh giá kết quả hoạt động kiếm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo” Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2016
Khoản 3 Điều 54 “Chính phủ quy định chi tiết việc xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố” Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 2 Điều 56 “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, ủy ban quốc gia tìm kiếm cửu nạn và bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển” Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/07/2016 của Thu tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 2 Điều 58 “Chính phủ quy định danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển” Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 4 Điều 60 “Chính phủ quy định việc cấp phép, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi giấy phép nhận chìm ở biến” Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016
Khoản 3 Điều 68 “Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biền và hải đảo” Thông tư số 20/2016/TT-BTNMT ngày 30/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xây dựng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2016
2 Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Toàn bộ văn bản Điểm a khoản 1 Điều 42 “Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển” Thông tư số 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển Hiệu lực thi hành từ ngày 28/11/2016
3 Nghị định số 41/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam Toàn bộ văn bản
4 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chinh phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Khoản 6 Điều 20 Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25/06/2018 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định Hiệu lực thi hành từ ngày 10/8/2018
5 Thông tư số 212/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 hướng dẫn chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định 19/2015/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường Toàn bộ văn bản I
6 Thông tư số 132/2015/TT- BTCngày 28/08/2015 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Toàn bộ văn bản
7 Thông tư số 86/2016/TT-BTC ngày 20/06/2016 hướng dẫn về Quỹ dự phòng rủi ro, bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định tại Nghị định 19/2015/ND-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường Toàn bộ văn bản
8 Thông tư số 56/2018/TT-BTC ngày 25/06/2018 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định Toàn bộ văn bản
9 Thông tư số 18/2017/TT-BTNMT ngày 25/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy dịnh chi tiết về hồ sơ tài nguyên hải đảo, hướng dẫn việc lập và quản lý hồ sơ tài nguyên hải đảo Toàn bộ văn bản
10 Thông tư số 26/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết tiêu chí phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biến và hải đảo và hướng dẫn việc phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo Toàn bộ văn bản
11 Thông tư số 27/2016/TT-BTNMT ngày 29/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hài đảo Toàn bộ văn bản
12 Thông tư số 20/2016/TT-BTNMT ngày 30/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc xây dụng, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo Toàn bộ văn bản
13 Thông tư sô 29/2016/TT-BTNMT ngày 12/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển Toàn bộ văn bản
14
Thông tư số
19/2020/TT-BTNMT
ngày 30/12/2020 của
Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường
ban hành Danh mục
chất phân tán được
phép sử dụng trong
vùng biển Việt Nam và
hướng dẫn về quy trình
sử dụng chất phân tán
trong ứng phó sự cổ
tràn dầu trên biển
Toàn bộ văn bản
15 Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên biến Toàn bộ văn bản Khoản 5 Điều 24 “Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trên biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển” Thông tư số 19/2020/TT-BTNMT ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục chất phân tán được phép sử dụng trong vùng biển Việt Nam và hướng dẫn về quy trình sử dụng chất phân tán trong ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2021
16 Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg ngày 01/07/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc Toàn bộ văn bản
III. Văn bản quy phạm pháp luật về các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy
1 Luật Phòng cháy và chữa cháy (sổ 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001) Toàn bộ vãn bản Điều 65 Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này. Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Nghị định 78/2011/NĐ- CP ngày 01/09/2011 quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng
2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013) Toàn bộ văn bản Điều 9a Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy đĩnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
3 Luật Lâm nghiệp (số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017) Điều 9, Điều 39, Điều 41, Điều 43, Điều 51, Điều 74, Điều 94, Điều 96, Điều 101, Điều 102, Điều 103, Điều 104, Điều 105 Khoán 7 Điều 39 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11 /2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
4 Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) - Khoản 10 Điều 12 - Khoản 3 Điều 51 - Điều 54 - Điều 56 - Điều 61 - Điều 79 - Khoản 7 Điều 80 - Điều 82 - Điều 83a - Điều 91 - Điều 92 - Điều 93 - Điều 98 - Điều 111 Khoản 5 Điều 123 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết về quản lý chất lượng, nghiệm thu, giải quyết sự cố công trình xây dụng và công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp”. Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chinh phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dụng và bảo trì công trình xây dựng (Điều 23, Điều 25) Hiệu lực thi hành từ ngày 26/01/2021
Khoản 6 Điều 61 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết về lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng”. Khoản 6 Điều 78 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết các bước thiết kế xây dựng, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế xây dựng”. Khoản 5 Điều 102 quy định: “Chính phủ quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xây dựng”. Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Đã trình Chính phủ tại Tờ trình số 47/TTr-BXD ngày 30/11/2020
5 Luật Kiến trúc (số 40/2019/QH14 ngày 13/6/2019) Khoản 3 Điều 12
6 Luật Nhà ở (sô 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014) - Khoản 11, khoản 12 Điều 6 - Điều 1 ĩ - Điều 14 - Điều 78 -Điều 105 Nghị định 99/2015/NĐ- CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở Hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2015
7 Nghị định 78/2011/NĐ- CP ngày 01/09/2011 quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng Toàn bộ văn bản
8 Nghị định 42/2020/NĐ- CP ngày 08/4/2020 quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa Điều 1 Điều 17
9 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy Toàn bộ văn bản
10 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chmh phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp Chương IV
11 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy giao Bộ Tài chính quy định Toàn bộ văn bản Khoản 9 Điều 15 Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy Hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017
12 Nghị định 99/2015/NĐ- CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở - Điều 12 - Điều 33 - Điều 35 - Điều 80 - Điều 82
13 Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BXD- BCA ngày 10/4/2009 hướng dẫn việc cấp nước phòng cháy, chữa cháy tại đô thị và khu công nghiệp Toàn bộ văn bản
14 Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06/4/2020 ban hành QCVN 06:2020/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình Toàn bộ văn bản
15 Thông tư số 227/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phưong tiện phòng cháy, chữa cháy Toàn bộ vãn bản
16 Thông tư số 258/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy Toàn bộ văn bản
17 Thông tư số 09/2017/TT-BTC ngày 06/02/2017 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với máy bơm nước chữa cháy (đồng bộ thiết bị chữa cháy rừng) dự trữ quốc gia Toàn bộ văn bản
18 Thông tư số 52/2019/TT-BTC ngày 16/08/2019 sửa đổi Thông tư 217/2016/TT- BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cá nhân; Thông tư 258/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy Toàn bộ văn bản
19 Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11-10-2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm Toàn bộ văn bản
20 Thông tư số 04/2014/TT-BCA ngày 21/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa dổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2010/TT-BCA ngày 11-10-2010 quy định về cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và hàng nguy hiểm Toàn bộ văn bản
21 Thông tư 57/2015/TT- BCA ngày 26/10/2015 hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đổi với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Toàn bộ văn bản
22 Thông tư 148/2020/TT- BCA ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2015/TT-BCA ngày 26/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Toàn bộ văn bản
23 Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06/4/2020 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình Toàn bộ văn bản
24 Thông tư số 52/2020/TT-BCA ngày 16/5/2020 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm bơm nước chữa cháy Toàn bộ văn bản
25
Thông tư 149/2020/TT-
BCA ngày 31/12/2020
quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi
hành ành Luật Phòng
cháy và chữa cháy và
Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa
cháy và Nghị định
136/2020/NĐ-CP ngày
24/11/2020 của Chính
phủ quy định chi tiết
một số điều và biện
pháp thi hành Luật
Phòng cháy và chữa
cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều
của Luật Phòng cháy và
chữa cháy
Toàn bộ văn bản
26 Thông tư 150/2020/TT- BCA ngày 31/12/2020 quy định về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cún hộ cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành Toàn bộ văn bản
27 Thông tư số 61/2020/TT-BTC ngày 22/06/2020 quy định về mức thu, nộp phí kiểm định phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy, chữa cháy và lệ phí cấp Căn cước công dân Toàn bộ văn bản
28 Thông tư số 02/2021/TT-BTC ngày 08/01/2021 quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy Toàn bộ văn bản
(*) Hệ dữ liệu này sẽ tiếp tục được cập nhật, bẻ sung. |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 6488 : 1999
ISO 6107-8 : 1993
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - THUẬT NGỮ - PHẦN 8
Water quality - Vocabulary - Part 8
Lời nói đầu
TCVN 6488 : 1999 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 6107-8 : 1993;
TCVN 6488 : 1999 do Ban kỹ thuật TCVN/TC147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC _ THUẬT NGỮ _ PHẦN 8
Water quality _ Vocabulary _ Part 8
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này là một trong tám tiêu chuẩn về các thuật ngữ dùng trong một số lĩnh vực của đặc tính chất lượng nước.
1 độ đúng : mức phù hợp của kết quả thử với giá trị đối chứng được chấp nhận.
Chú thích 1 _ Thuật ngữ độ đúng, khi áp dụng vào tập hợp kết quả thử, mô tả sự kết hợp của các thành phần ngẫu nhiên và sai số hệ thống chung của thành phần lệch.
2 nước mưa axít : nước mưa có pH nhỏ hơn 5.
3 sinh vật hiếu khí : sinh vật nói chung yêu cầu sự có mặt của oxi dạng khí hoặc oxi hoà tan để sống và phát triển.
4 làm sạch khí : quá trình thổi khí dưới áp suất từ dưới lên trên đi qua cái lọc trọng lượng để khuấy môi trường lọc nhằm loại chất rắn bị giữ trước khi rửa ngược dòng.
5 nitơ amoniac : nitơ có mặt dưới dạng amoniac tự do hay ion amoni.
6 amoniac hoá (đôi khi gọi là cloramin hoá) : thêm amoniac vào nước để tạo cloramin, tiếp theo là clo hoá như một quá trình xử lý.
7 sinh vật kỵ khí : sinh vật cần sự vắng mặt của oxi dạng khí hay hoà tan để sống và phát triển.
8 tầng ngậm nước (giới hạn): tầng nước bị giới hạn giữa hai lớp không thấm.
9 tầng ngậm nước (không giới hạn) : một tầng nước mà lớp nước trên tạo thành giới hạn trên.
10 suối không thường xuyên : suối chỉ chảy gián đoạn hoặc theo mùa.
11 hồ nước mặn : nước tự nhiên hay nhân tạo có nồng độ muối cao hơn nước biển, đặc biệt là natri clorua.
12 tảo xanh : một nhóm lớn của procaryot quang hợp. Trong một số trường hợp một vài loại sinh ra chất độc có hại cho người và động vật.
13 giếng sâu : giếng mà nước được lấy từ dưới một hoặc nhiều lớp không thấm.
14 tự làm sạch : quá trình các loài thuỷ sinh tự loại bỏ các chất bẩn.
15 lắng khô : lắng trên mặt đất dưới nhiều dạng khác nhau những chất không phải là nước.
16 giếng khô : buồng dưới đất, được giữ khô, đặt máy bơm và các thiết bị bơm.
17 hô hấp nội sinh : sự trao đổi chất sinh năng lượng mà không lấy chất nào từ bên ngoài.
18 eucaryot (tế bào nhân thực) : sinh vật có cấu trúc tế bào, trong đó nhân được bao quanh bởi màng nhân.
19 sự thoát hơi nước : sự bay hơi của một thảm thực vật. Nó gồm nước hấp thụ bởi cây cỏ rồi tiếp theo là sự bốc hơi, sự bốc hơi từ mặt khô của lá cây và sự bốc hơi từ đất.
20 hô hấp ngoại sinh : sự trao đổi chất sinh năng lượng có lấy chất từ ngoài.
21 sinh vật hiếu khí tuỳ ý : sinh vật nói chung kỵ khí, nhưng có thể biến đổi hoặc dùng oxi ở nồng độ thấp.
22 sinh vật kỵ khí tuỳ ý : sinh vật nói chung hiếu khí, nhưng có thể sống và phát triển với một ít hoặc không có oxi.
23 vi khuẩn gam âm : vi khuẩn mà màng tế bào không bắt màu xanh khi thử gam.
24 vi khuẩn gam dương : vi khuẩn mà màng tế bào giữ màu xanh khi thử gam.
25 chất rắn thô : những vật hoặc hạt lớn trong nước thải thô, có thể gây khó khăn cho xử lý.
26 nước nặng : nước chứa một tỉ lệ đồng vị nặng hidrô liên kết với oxi cao hơn thông thường.
27 lực ion : được định nghĩa là I = 0,5 ∑ci(zi)2, trong đó I là lực ion (mol/l), ci là nồng độ của ion (mol/l) và zi là số diện tích của ion I. Lực ion cần thiết để tính hoạt độ của ion trong nước có chứa hỗn hợp ion.
28 nitơ Ken-đan (Kjeldahl) : nồng độ của nitơ hữu cơ và nitơ amoniac trong mẫu, xác định dưới những điều kiện riêng dựa trên sự phân huỷ bằng axít sunfuric.
29 hồ nước mặn (ven biển) : một khối nước nông như hồ, ao, gần biển và thông với biển qua một lối hẹp và nông.
30 hồ (nước thải); ao ổn định : là hồ dùng để chứa nước thải trước khi đổ đi, trong đó xảy ra sự oxi hoá các hợp chất hữu cơ do oxi từ không khí tan vào nước, hoặc do tự nhiên hoặc tăng tốc nhân tạo.
31 hồ (bùn); ao kỵ khí : ao trong đó xảy ra quá trình phân huỷ kỵ khí của bùn.
32 vi khuẩn Legionell : một nhóm vi khuẩn gam âm gây bệnh, không tạo bào tử, chịu nhiệt, tồn tại phổ biến trong nước đặc biệt là bùn. Chúng phát triển tốt nhất ở 30oC ÷ 45oC. Loài Legionell pneumophila gây bệnh legionaire và các bệnh khác. Vi sinh vật có thể phát triển chậm ở nhiệt độ dưới 20oC và có thể chịu được nhiệt độ khoảng 55oC.
33 vi khuẩn leptospira : vi khuẩn do chuột, chó và một vài động vật hoang dã và nuôi trong nhà bài tiết ra. Leptospira icterohaemorrhagiae, do chuột bài tiết ra có thể gây truyền nhiễm cho người (qua các vết thương ở da) tiếp xúc với nước và đất bị ô nhiễm bởi chất thải như vậy, gây bệnh sốt vàng da chảy máu.
34 nước mesosaprobic (α, β) : nước bị ô nhiễm bởi một quần thể vi khuẩn đặc biệt và có nồng độ oxi trung bình. Đôi khi người ta phân biệt hai dạng (ỏ và õ), dạng ỏ thể hiện trạng thái ô nhiễm hơn.
35 nước khoáng : nước chứa nhiều chất vô cơ hơn nước sinh hoạt thông thường.
36 sinh vật hiếu khí bắt buộc : các sinh vật hiếu khí, chỉ có thể sống khi có oxi.
37 sinh vật kỵ khí bắt buộc : các sinh vật kỵ khí, chỉ có thể sống khi không có oxi.
38 nitơ hữu cơ : hiệu giữa hàm lượng nitơ Ken-đan và hàm lượng nitơ amoniac của một mẫu nước.
39 sinh vật biển khơi : sinh vật sống ở vùng nước biển tự do bên ngoài thềm lục địa.
40 chỉ số pecmanganat (của nước) : nồng độ khối luợng của oxi tương đương với lượng ion pecmanganat bị tiêu thụ khi mẫu nước được xử lý với chất oxi hoá này trong những điều kiện nhất định.
41 mức nước ngầm piezomét : mức nước dâng lên một cách tự nhiên trong giếng.
42 vệt nước dạng lông chim : sự phân bố nước từ một nguồn điểm xả vào trong một vùng nước có tính chất vật lý hoặc hoá học khác trước khi hoà trộn xảy ra.
43 độ chính xác : mức phù hợp giữa các kết quả thử độc lập trong những điều kiện quy định.
2. Chú thích
2 độ chính xác chỉ phụ thuộc vào phân bố sai số ngẫu nhiên mà không liên quan đến giá trị thực
hoặc giá trị quy định.
3 độ chính xác được tính là độ lệch chuẩn của kết quả thử. Khi độ chính xác thấp thì độ lệch chuẩn cao.
44 procaryot (sinh vật nhân giả): tất cả vi sinh vật bao gồm actinomycet và tảo xanh, không có màng nhân.
45 protist / protisla (sinh vật nguyên sơ): bao gồm vi khuẩn procaryot và tảo eukaryotic, nấm và bào tử kích thước rất nhỏ.
46 vi khuẩn pseudomonas : nhóm vi khuẩn hiếu khí, gram âm, oxidaza dương, catalaza dương, không tạo bào tử, rất phổ biến trong môi trường nước và chúng có thể sử dụng những chất vô cơ và hữu cơ đơn giản để phát triển. Phần lớn chúng sinh ra men tan, huỳnh quang hoặc có mầu.
47 vi khuẩn ưa lạnh : vi sinh vật có thể phát triển ở nhiệt độ dưới 20oC.
48 sai số ngẫu nhiên : là một thành phần của sai số, trong số các kết quả thử có cùng đặc tính, biến thiên không dự đoán được.
Chú thích 4 _ Không thể hiệu chỉnh được sai số ngẫu nhiên.
49 nước lợ : nước có chứa hàm lượng muối, đặc biệt là natri clorua, lớn hơn nước ngọt, nhưng nhỏ hơn nước biển.
50 hệ thống thoát nước riêng biệt : một hệ thống mà nước thải và nước được vận chuyển tách rời.
51 cống : đường ống hay các kiến trúc khác ngầm dưới lòng đất được thiết kế để vận chuyển nước thải và/hoặc nước mưa từ nhiều nơi tới trạm xử lý hay hồ chứa.
52 hệ thống thoát nước : một hệ thống cống và thiết bị hỗ trợ dùng để dẫn nước thải và/hoặc nước mưa tới trạm xử lý hay hồ chứa.
53 lớp phủ bùn : huyền phù của kết tủa hidroxit qua nước trong bể gạn, ở dưới ranh giới bùn nước.
54 bánh bùn : bùn đã bị loại nước trở thành như chất rắn.
55 sân phơi bùn : hồ nông hay bể dùng để loại nước cho bùn bằng cách gạn thải đi hoặc bay hơi.
56 giếng tràn : một công trình nằm trong hệ thống cống, đảm bảo tiêu nước liên tục với tốc độ đã định.
57 bể chứa nước thải do mưa : bể chứa nước thải do mưa to, lưu lượng chảy vào trạm xử lý đã đạt mức tối đa. Tác dụng của nó một mặt là đảm bảo lưu giữ một lượng lớn nước thải trước khi tốc độ chảy trở lại bình thường, mặt khác là loại chất rắn có thể gạn được trước khi đổ vào vùng nước nhận.
58 sai số hệ thống : một thành phần của sai số, trong số các kết quả thử đối với cùng đặc tính, luôn không đổi hoặc biến thiên dự đoán được.
59 nhu cầu oxi lý thuyết (của nước): lượng oxi phải tiêu thụ trong sự oxi hoá tổng lượng chất hữu cơ để chuyển thành các sản phẩm cuối là chất vô cơ.
60 vi sinh vật ưa nhiệt : vi sinh vật phát triển được ở nhiệt độ trên 45oC.
61 tổng amoni : tổng của ion amoni và amoniac tự do, tính cùng đơn vị.
62 sự thoát hơi nước : sự mất nước, như bay hơi qua lá cây, như nước được chuyển từ đất qua rễ cây.
63 độ xác thực : mức phù hợp giữa giá trị trung bình của một loạt giá trị thử và giá trị đối chứng được chấp nhận.
Chú thích 5 _ Độ xác thực thường được biểu diễn bằng độ lệch.
64 axít béo dễ bay hơi : axít hữu cơ no mạch ngắn, chủ yếu sinh ra trong khi phân huỷ kỵ khí.
65 sự lắng ướt : nước từ khí quyển rơi xuống dưới dạng lỏng (mưa) hay rắn (tuyết).
66 giếng ướt : hầm nằm dưới đất một trạm bơm, dùng chứa nước để bơm. |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ NỘI VỤ SỐ 14/2009/TTLT-BKHCN-BNV
NGÀY 28 THÁNG 05 NĂM 2009
HƯỚNG DẪN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG THUỘC SỞ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) như sau:
Chương I
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nghiên cứu, xây dựng trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ để trình cấp có thẩm quyền dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản triển khai thực hiện cơ chế, chính sách và pháp luật của nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
2. Trình Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ban hành theo thẩm quyền hoặc để Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch và kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về phát triển hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, thử nghiệm, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn.
3. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình, quy hoạch, kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, quản lý đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá tại địa phương.
4. Thực hiện các nhiệm vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tại khoản 8 mục II Phần I Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHCN-BNV ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn theo phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương theo phân cấp hoặc ủy quyền của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ.
7. Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân có liên quan; tổ chức nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
8. Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; tổ chức việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu khác liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giao.
Chương II
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ BIÊN CHẾ
Điều 3. Lãnh đạo Chi cục
1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có Chi cục trưởng và không quá 03 Phó Chi cục trưởng.
2. Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục.
3. Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
1. Các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Chi cục:
Chi cục có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ để quản lý các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao như: hành chính - tổng hợp; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và các lĩnh vực khác (nếu có).
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, yêu cầu quản lý cụ thể đối với lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tại địa phương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng và tên gọi các phòng thuộc Chi cục, nhưng tổng số không quá 04 phòng đối với các tỉnh và không quá 05 phòng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương
2. Tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục:
Chi cục được thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc để thực hiện các hoạt động dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.
Việc thành lập tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Điều 5. Biên chế
1. Biên chế hành chính của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ giao trong tổng biên chế hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Biên chế của tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng: Căn cứ vào tính chất, khối lượng công việc, khả năng tài chính, Thủ trưởng tổ chức sự nghiệp xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm để Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 6. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 08/2005/TT-BKHCN ngày 06 tháng 6 năm 2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để trao đổi, thống nhất với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
KT. BỘ TRƯỞNGBỘ NỘI VỤTHỨ TRƯỞNGNguyễn Duy Thăng
KT. BỘ TRƯỞNGBỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆTHỨ TRƯỞNGTrấn Quốc Thắng
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.