text
stringlengths
3
5.19M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH Số: 43 /2024/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - Hòa Bình, ngày 11 tháng 10 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ số ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022; bo Căn cứ Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 38/TTr-SKHCN ngày 27 tháng 9 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ toàn bộ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ Bãi bỏ toàn bộ các Quyết định sau đây: 1. Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả 1 2. Quyết định số 16/2020/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả ban hành kèm theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND, ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 28 tháng 10 năm 2024. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này... Nơi nhận: - Như Điều 2; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Hội đồng nhân dân tỉnh; - Các Ban của HĐND tỉnh; - Các Đại biểu HĐND tỉnh; - - Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - UB MTTQVN tỉnh Hòa Bình; - Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh; - HĐND, UBND các huyện, thành phố; - Các Phó CVP UBND tỉnh; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Trung tâm Tin học và Công báo tỉnh; - Luu: VT, KTN (Ng. K) NHAN BAN TM. ỦY BAN NHÂN DÂN DAN CHỦ TỊCH TINH HO HNI Bùi Văn Khánh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG ______________ Số: 41/2021/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________ Cao Bằng, ngày 11 tháng 11 năm 2021    QUYẾT ĐỊNH QUY ĐỊNH MẬT ĐỘ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm phát luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Chăn nuôi sổ 32/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018; Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh Quyết định này quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2030. 2. Đối tượng áp dụng Quyết định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điều 2. Quy định mật độ chăn nuôi 1. Việc xác định mật độ chăn nuôi căn cứ vào thực tế diện tích đất nông nghiệp và Kế hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 2. Quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 không vượt quá 1,0 đơn vị vật nuôi (ĐVN)/lha đất nông nghiệp. Riêng đối với thành phố Cao Bằng, mật độ chăn nuôi không vượt quá 0,6 ĐVN/lha đất nông nghiệp. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện Quy định này ở các địa phương; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các đơn vị liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định mật độ chăn nuôi trong trường hợp cần thiết. b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định diện tích đất nông nghiệp làm căn cứ cho các huyện, thành phố tính toán, xác định điều chỉnh kế hoạch phát triển chăn nuôi cho phù hợp. Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn các chính sách, thủ tục về đất đai cho các tổ chức, cá nhân thuê đất phát triển chăn nuôi phù hợp với Quy định này. Định kỳ phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về công tác bảo vệ môi trường của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. c) Các Sở, ngành liên quan căn cứ Quyết định này triển khai các nội dung thuộc thẩm quyền. 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố a) Tổ chức tuyên truyền Quy định này cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi tại địa bàn huyện, thành phố. b) Căn cứ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về mật độ chăn nuôi để định hướng, xây dựng kế hoạch chăn nuôi của địa phương. c) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung quy định về mật độ chăn nuôi trong trường hợp cần thiết. d) Tổng hợp kết quả hoạt động chăn nuôi trên địa bàn, để chủ động trong công tác quản lý quy mô chăn nuôi của địa phương. 3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Căn cứ vào định hướng, kế hoạch phát triển chăn nuôi của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để tổ chức sản xuất chăn nuôi bảo đảm đúng quy định tại Quyết định này. Điều 4. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2021. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   Nơi nhận: - Như Điều 4; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh; . - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; - Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh; - Các sở, ban, ngành tỉnh; - UBND các xã, phường, thị trấn; - VP UBND tỉnh: LĐVP, TTTT, các CV; - Lưu: VT, KT(Kh). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Hoàng Xuân Ánh    PHỤ LỤC MẬT ĐỘ CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2030 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 41/2021/QĐ-UBND ngày 11/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng) Nội dung Năm 2021 Năm 2025 Năm 2030  Quy định mật độ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (ĐVN/ha đất nông nghiệp) 0,27 0,4 1,0  
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 412/TB-VPCP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2018 THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRỊNH ĐÌNH DŨNG ĐI KIỂM TRA VÀ LÀM VIỆC TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ NỘI BÀI Ngày 12 tháng 10 năm 2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã kiểm tra và chủ trì cuộc họp tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tham dự có đại diện lãnh đạo và chuyên viên các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Tư pháp, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; sau khi kiểm tra thực tế kết cấu hạ tầng và nghe Bộ Giao thông vận tải báo cáo về hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã kết luận như sau: 1. Trong giai đoạn vừa qua, ngành hàng không đã có bước phát triển quan trọng, tăng trường bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt khoảng 23% về hành khách và 15,53% về hàng hóa, năm 2018 ước đạt 106 triệu hành khách và 1,29 triệu tấn hàng hóa; công tác quản lý, điều hành trong khai thác Cảng hàng không, quản lý hoạt động bay ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đi liền với tốc độ phát triển của nền kinh tế, đời sống của người dân được nâng cao và trong điều kiện đất nước hợp tác quốc tế râu rộng, dẫn đến nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa tăng cao; trong khi đó, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt chưa đáp ứng nhu cầu, làm gia tăng áp lực đối với hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không, dẫn đến tình trạng quá tải tại một số Cảng hàng không, trong đó có Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do công tác dự báo, quy hoạch còn bất cập, thiếu khoa học, tầm nhìn ngắn; Đồ án quy hoạch chi tiết chất lượng thấp, công tác đầu tư xây dựng thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn chắp vá, các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm quản lý đầu tư còn thiếu và chưa rõ ràng. 2. Đối với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đây là Cảng hàng không quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là cửa ngõ quốc tế của Thủ đô Hà Nội và khu vực phía Bắc; trong các năm qua đã được Chính phủ quan tâm đầu tư, nâng cấp mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và khu vực các tỉnh phía Bắc. Đến nay, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã khai thác vượt quá công suất thiết kế của các nhà ga, năm 2018 đã xuất hiện tình trạng quá tải; một số công trình (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ) đã xuất hiện hư hỏng, xuống cấp, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn đến bị động, tình trạng hư hỏng sẽ trầm trọng hơn. Để bảo đảm mục tiêu phát triển Cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng hàng không hiện đại, xứng đáng là cửa ngõ quốc tế số 1 của Việt Nam, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số công việc sau đây: a) Bộ Giao thông vận tải chủ động làm việc với các nhà khoa học, các tổ chức tư vấn có năng lực, rà soát quy hoạch phát triển của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trước mắt, rà soát Quy hoạch khu vực phía Bắc để nâng quy mô công suất khai thác đạt 50 triệu hành khách/năm; đồng thời, nghiên cứu phát triển về phía Nam, bảo đảm đến năm 2050 đạt 80 - 100 triệu hành khách/năm. Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận nguồn vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Pháp theo đúng quy định để nghiên cứu phương án mở rộng và điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Bộ Giao thông vận tải khẩn trương chỉ đạo thực hiện, bảo đảm đến Quý II/2019 có thể đề xuất phương án, sơ bộ nhu cầu vốn đầu tư để đến giữa năm 2030 có thể báo cáo Chính phủ, Quốc hội xem xét bố trí vốn trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2030. b) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quản lý quỹ đất cho đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài theo tầm nhìn Quy hoạch đến năm 2050, dự kiến phương án giải phóng mặt bằng, quỹ đất tái định cư; đồng thời, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu Quy hoạch đô thị sân bay, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững. c) Bộ Giao thông vận tải chủ động đề xuất nguồn vốn và chỉ đạo thực hiện, khắc phục ngay các vị trí hư hỏng tại khu bay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; đồng thời, chuẩn bị triển khai thực hiện đầu tư giai đoạn 2 Dự án đầu tư xây dựng nhà ga hành khách quốc tế T2 theo quy hoạch được cáp có thẩm quyền phê duyệt. d) Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan chỉ đạo ngành hàng không Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ, quan tâm đến văn hóa ứng xử với hành khách; chống ùn tắc giao thông, ách tắc trong hoạt động bay, hoạt động vận chuyển hàng không và kinh doanh, khai thác tại Cảng hàng không, sân bay, bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự và an toàn hàng không trong mọi tình huống. e) Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát quy định của pháp luật, đánh giá toàn diện các khó khăn, vướng mắc để chủ động đề xuất hình thức quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng hàng không; trong đó, cần làm rõ quyền hạn của các đơn vị quản lý, khai thác Cảng hàng không, sân bay. Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các PTTg Chính phủ; - Các Bộ: GTVT, QP, KH&ĐT, TC, XD, TP, CT, TN&MT, KH&CN, TT&TT, VH, TT&DL, CA; - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội; - VPCP: BTCN các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; các Vụ: TH, KTTH, QHQT, NC, QHĐP, NN, PL, ĐMDN, TKBT; - Lưu: VT, CN (2b). LM 23 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM Nguyễn Cao Lục
NGHỊ QUYẾT Quy định một số mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh ______________ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 16 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật Hoà giải ở cơ sở ngày 20 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Căn cứ Thông tư số 56/2023/TT -BTC ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở; Xét Tờ trình số 169/TTr-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Nghị quyết Quy định một số mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Báo cáo thẩm tra số 237/BC-BPC ngày 30 tháng 11 năm 2023 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Quy định một số mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai 1. Phạm vi điều chỉnh a) Nghị quyết này quy định một số mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai. b) Các nội dung, mức chi khác không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành quy định tại Thông tư số 56/2023/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và quy định pháp luật hiện hành có liên quan. 2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở. 3. Một số mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó. 4. Nguồn kinh phí thực hiện: a) Kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. b ) Kinh phí từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành 1. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết. 3. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai Khóa XV, Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. 4. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, gồm: Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND ngày 18 tháng 7 năm 2016 về mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 sửa đổi khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 44/2016/NQ-HĐND về mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐ ND ngày 10 tháng 7 năm 2019 về mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 15/2020/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2020 về mức chi hỗ trợ xây dựng, quản lý tủ sách pháp luật của Uỷ ban nhân dân các xã trên địa bàn tỉnh hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành./.     PHỤ LỤC MỘT SỐ MỨC CHI ĐẶC THÙ BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT VÀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ (Kèm theo Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ _______________ Số: 663/TTg-QHQT V/vPhê duyệt Bản Ghi nhớ thành lập Trung tâmASEAN-Hàn Quốc tại Xơ-un CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________ HàNội, ngày 05tháng5năm2008 Kính gửi:- Bộ Ngoại giao; - Bộ Tư pháp - Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Xét đềnghị củaBộNgoại giao(vănbảnsố430/TTr-BNG-ASEANngày 21tháng4năm2008) vềviệc phêduyệt BảnGhi nhớthànhlậpTrungtâmASEAN-HànQuốc, ThủtướngChínhphủcóý kiếnnhư sau: 1. Phê duyệt Bản Ghi nhớ thành lập Trung tâmASEAN-Hàn Quốc tại Xơ-un. 2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện sau khi Bản Ghi nhớ nêu trên có hiệu lực; khoản kinh phí đóng góp của Việt Namcho Trung tâmđược lấy từ dự toán ngân sách hàng nămcủa Bộ Ngoại giao. 3. Bộ Ngoại giao hoàn tất các thủ tục đối ngoại theo quy định./. Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ; - Các PTTg: PhạmGia Khiêm; Nguyễn Thiện Nhân. - VPCP: BTCN, PCNNguyễn Quốc Huy; Các Vụ: TH, KTTH, PL, TTĐT; - Lưu: VT, QHQT(3b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________ Số: 4312/CT-KK V/v: Thay đổi thông tin đăng ký thuế của VPĐD CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________ ThànhphốHồChíMinh, ngày 03tháng5năm2019 Kính gửi: VPĐD BiopharmChemicals Co. Ltd tại TP.HCM 02 Ngô Đức Kế (P.612), Q.1, TP.HCM Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có nhận được công văn số 1256/TCT- KTNB ngày 05/04/2019 của Tổng cục Thuế về việc giải quyết đơn kiện nghị của Văn phòng đại diện (VPĐD) BiopharmChemicals Co. Ltd. tại thành phố Hồ Chí Minh, mã số thuế 0314020416, Cục Thuế TP.HCMcó ý kiến như sau: - Ngày 16/02/2018, VPĐD BiopharmChemicals Co. Ltd. tại TP.HCMgửi mẫu 08-MSTbằng đường bưu chính cho Cục Thuế TP.HCM, đến Cục Thuế ngày 18/02/2019, đề nghị cập nhật thông tin trưởng VPĐD mới là ông Tạ Ngọc Lẫm, thẻ căn cước công dân số 037083000021, ngày cấp 14/03/2013. - Căn cứ Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/06/2016 của Bộ Tài chính, điều 13 quy định về hồ sơ thay đổi thông tin: “b) Hồsơthay đổi thôngtinđăngký thuế: b1) Đối với người nộpthuếlàtổchức kinhtế, tổchức khác (kểcảđơnvị trực thuộc), hồsơgồm: - Tờkhai Điềuchỉnhthôngtinđăngký thuếmẫu08-MSTbanhànhkèmtheoThôngtư này; - Bảnsaokhôngyêucầuchứngthực Giấy phépthànhlậpvàhoạt động, hoặc Giấy chứngnhậnđăng ký hoạt độngđơnvị trực thuộc, hoặc Quyết địnhthànhlập, hoặc Giấy phéptươngđươngdo cơ quan có thẩmquyền cấpnếu thôngtin đăngký thuế trên các Giấy tờ nay có thay đổi.” Hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế của VPĐD không kèmtheo giấy phép đăng ký thay đổi của Sở Công thương, nên chưa đủ cơ sở pháp lý để Cục Thuế cập nhật thông tin thay đổi. - Ngày 17/04/2019, VPĐD đã bổ sung đầy đủ hồ sơ qua đường thư điện tử (email). Cục thuế đã cập nhật thay đổi thông tin đăng ký thuế của VPĐD vào ngày 17/04/2019. Trân trọng kính chào./. Nơi nhận: - Như trên: - P.TNCN: - Lưu VT-KK. TUQ. CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG KÊ KHAI - KẾ TOÁN THUẾ PhạmMinh Tuấn
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI -------------- Số: 190/TB-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2010   THÔNG BÁO Kết luận của Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp thẩm định thiết kế cơ sở gói thầu 4: Hệ thống giao thông thông minh (ITS) Dự án xây dựng đường cao tốc Tp.Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây Ngày 13/05/2010 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp thẩm định thiết kế cơ sở gói thầu số 4: Thiết kế hệ thống giao thông thông minh (ITS) - Dự án xây dựng đường cao tốc Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo, chuyên viên của các đơn vị thuộc Bộ GTVT: Vụ KHĐT, Vụ TC, Vụ KHCN, Vụ KCHT GT, Trung tâm công nghệ thông tin, Cục QLXD&CL CTGT, đại diện Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tư vấn. Sau khi nghe báo cáo của Chủ đầu tư, Tư vấn lập dự án và ý kiến của các đơn vị tham dự cuộc họp, Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức đã kết luận như sau: 1. Đồng ý với các nội dung thiết kế cơ sở hệ thống ITS do Tư vấn thiết kế đề xuất báo cáo. 2. Đề nghị Tư vấn bổ sung, làm rõ những vấn đề sau: 2.1. Hệ thống ITS của dự án cần hoạt động hiệu quả, phải có đầu ra để sẵn sàng kết nối với các hệ thống ITS của các dự án khác thành hệ thống thống nhất. 2.2. Do chủ trương của Bộ GTVT sẽ xây dựng 3 trung tâm điều hành đường cao tốc tại 3 miền: miền Bắc (tại Phú Thọ), miền Trung (tại Đà Nẵng hoặc Quảng Nam) và miền Nam (tại đường Nguyễn Văn Linh – Tp.HCM). Vì vậy, khu vực điều hành của dự án đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây cần đổi tên là Phòng Quản lý giám sát và điều hành đường cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Phòng Quản lý giám sát và điều hành này cần sẵn sàng kết nối thông tin với Trung tâm điều hành giao thông đường cao tốc khu vực phía Nam tại đường Nguyễn Văn Linh (Trung tâm điều hành này sẽ hoàn thành trước và sử dụng công nghệ Hàn Quốc nên hai bên phải hợp tác với nhau). 2.3. Thiết kế kiểm soát tải trọng xe: yêu cầu Tư vấn thiết kế chi tiết việc xử lý xe vượt tải (thuyết minh, thiết kế chi tiết các hình thức xử lý như: tăng mức lệ phí hoặc hạ tải). 2.4. Hệ thống camera giám sát: Yêu cầu không được ngắt quãng giám sát trên toàn tuyến (các camera phải đủ để theo dõi được toàn bộ hành trình của các phương tiện giao thông trên tuyến). 2.5. Hệ thống truyền dẫn không dây: Yêu cầu Tư vấn thiết kế một dải tần riêng để sử dụng cho phòng điều hành hướng dẫn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến. 2.6. Công nghệ, nhân lực: Yêu cầu Tư vấn có kế hoạch đào tạo chuyển giao công nghệ điều hành cho cán bộ của VEC và cán bộ của Bộ GTVT để nâng cao năng lực quản lý điều hành giao thông. 3. Giao Vụ KHĐT dự thảo quyết định trình Bộ xem xét, phê duyệt thiết kế cơ sở để Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo. 4. Từ nay trở đi, giao Vụ KHCN chủ trì, phối hợp với Trung tâm công nghệ thông tin thực hiện công tác thẩm định, tham mưu phê duyệt TKCS dự án ITS. (Vụ KHĐT dự thảo văn bản của Bộ gửi các đơn vị thực hiện) Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ xin thông báo đến các đơn vị liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức (để b/c); - Các đơn vị tham gia họp; - Lưu VP. TL. BỘ TRƯỞNG CHÁNH VĂN PHÒNG (Đã ký) Nguyễn Văn Công  
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN So: 5314/TB-BNN-VP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2010 THÔNG BÁO Ý kiến kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu tại cuộc họp bàn về việc quy hoạch hồ chứa cho nuôi trồng thủy sản Ngày 24 tháng 9 năm 2010, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã chủ trì cuộc họp bàn về việc quy hoạch hồ chứa cho nuôi trồng thủy sản. Tham dự cuộc họp có đại diện Tổng Cục Thủy lợi, Tổng Cục Thủy sản, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường. Sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của các đơn vị dự họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã có ý kiến kết luận như sau: 1. Giao Tổng Cục Thủy sản nghiên cứu, đề xuất định mức thu phí đối với việc nuôi trồng thủy sản trên các lồng, bè sử dụng nước trực tiếp và định mức thu phí đối với việc nuôi trồng thủy sản sử dụng nước lấy từ các hồ chứa thủy lợi (mức phí hiện nay là 8-10% giá trị sản lượng và 250đ/m diện tích nuôi theo Nghị định 115 là không phù hợp, cần điều chỉnh); Trên cơ sở các đề xuất của Tổng cục Thủy sản, Tổng cục thủy lợi sẽ có văn bản đề nghị Bộ Tài Chính kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 về chính sách miễn giảm thủy lợi phí trong đó có phí sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản. 2. Đề nghị Tổng Cục Thủy sản chỉ đạo Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản khẩn trương nghiệm thu Quy hoạch phát triển nuôi cá hồ chứa đến năm 2020; 3. Giao Vụ Khoa học công nghệ và môi trường chủ trì, phối hợp với Tổng Cục Thủy sản, Tổng Cục Thủy lợi đề xuất danh mục các hồ chứa thủy lợi có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, kèm theo các định mức, tiêu chuẩn về diện tích và dung lượng nước được sử dụng cho nuôi thủy sản để đảm bảo chức năng sử dụng đa mục tiêu các nguồn nước từ hồ chứa thủy lợi, thuỷ điện. Danh mục cần hoàn thành trong tháng 11/2010 để trình Bộ trưởng ký ban hành. 4. Giao Tổng cục Thủy sản đề xuất các sông, suối cần có đường di cư cho cá khi xây dựng công trình đập chắn thủy lợi hoặc thủy điện; Tổng Cục Thủy lợi đề xuất đề tài nghiên cứu thiết kế đường di cư cho cá và xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các công trình này để làm căn cứ xây dựng Nghị định hướng dẫn việc xây dựng đường di cư cho cá qua các công trình thủy lợi, thủy điện ngăn sông trình Chính phủ ban hành. - - - Văn phòng Bộ xin thông báo đến các đơn vị liên quan biết để phối hợp triển khai thực hiện.. Nơi nhận: - Bộ trưởng (để b/c); TTr. Vũ Văn Tám (để b/c); TTr. Đào Xuân Học (để b/c); - TTr. Bùi Bá Bổng (để b/c); - - - Các Tổng Cục: Thủy sản, Thủy lợi; - Vụ KHCN&MT; - Viện KT&QHTS; - Lưu: VT, TH. TL. BỘ TRƯỞNG KT.CHÁNH VĂN PHÒNG PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG VA NGHIỆP PHAT TRI 2 NONG NOH -. Quốc Tuấn
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 53/2010/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an, Điều 1. P. Luanam.vn vi điều chỉnh ĐỊNH: Quyết định này quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ, vào Công an nhân dân từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương hiện không hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng thuộc một trong các trường hợp sau, được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 4 hoặc trợ cấp một lần quy định tại Điều 5 Quyết định này: a) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; b) Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân có dưới 15 năm công tác trong Công an nhân dân được hưởng trợ cấp một lần. Lua Vietnam www.vanbanluat.vn 2 2. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ, vào Công an nhân dân từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương, sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn: a) Những người có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân, sau đó tiếp tục công tác ở xã, phường, thị trấn, đã nghỉ việc đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng hoặc chế độ hưu trí, được hưởng chế độ trợ cấp một lần. b) Những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, được thực hiện chế độ trợ cấp một lần; nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng. c) Những người có dưới 15 năm công tác trong Công an nhân dân, hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, được hưởng chế Điều 3. Đối tượng không áp dụng người đang hóng áp dụng ng chỗ đó một cấp một lần. 1. Những người đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp hàng tháng (trừ số cán bộ xã đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp hàng tháng), chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng. 2. Những người thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định này nhưng đầu hàng địch, phản bội, vi phạm pháp luật bị kết án về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích hoặc đang chấp hành hình phạt tù chung thân thì không được thực hiện các chế độ quy định tại Quyết định này. 3. Đối tượng đã được hưởng trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ thì không hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 5 Quyết định này. Điều 4. Chế độ trợ cấp hàng tháng 1. Trợ cấp hàng tháng được tính theo số năm công tác thực tế trong Công an nhân dân: đủ 15 năm được trợ cấp 813.614 đồng/người/tháng, sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm. Lua Vietnam www.vanbanluat.vn 3 Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp hàng tháng nêu trên được điều chỉnh tương ứng theo quy định của Chính phủ. 2. Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo. Thân nhân của người từ trần được trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần. Điều 5. Chế độ trợ cấp một lần 1. Trợ cấp một lần được tính theo số năm công tác thực tế trong Công an nhân dân: đủ 2 năm trở xuống được trợ cấp bằng 2.000.000 đồng (hai triệu đồng); từ năm thứ 3 trở đi, cứ mỗi năm được trợ cấp bằng 600.000 đồng. Trường hợp có tháng lẻ: dưới 6 tháng được tính bằng một nửa (1/2) mức hưởng của một năm, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng mức hưởng của một năm. 2. Những người thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định này đã từ trần từ trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được trợ cấp một lần bằng 3.000.000 đồng (ba triệu đồng). Phí bảo hiệu đồng), của người từ trên cuộc Nguồn và hình ph bảo đảm Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Quyết định này do ngân sách trung ương bảo đảm. Điều 7. Xử lý vi phạm 1. Việc xác nhận, xét duyệt đối tượng hưởng chế độ quy định tại Quyết định này phải bảo đảm công khai, chặt chẽ, chính xác và thuận tiện. 2. Những người có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật. Điều 8. Quy định về cộng thời gian tính hưởng chế độ 1. Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đã xuất ngũ, thôi việc về địa phương có thời gian tham gia Quân đội nhân dân từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước thì thời gian công tác trong quân đội được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để thực hiện các chế độ quy định tại Quyết định này. Lua Vietnam www.vanbanluat.vn 4 2. Những người thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Quyết định này có thời gian công tác trong quân đội nhân dân mà thời gian đó đã được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thì không được cộng thời gian công tác trong quân đội nhân dân vào thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo Quyết định này. Trường hợp có nguyện vọng cộng thời gian công tác trong quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này thì phải nộp lại khoản trợ cấp một lần đã nhận. Trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg thì được bổ sung thời gian công tác trong Công an nhân dân vào thời gian công tác thực tế được tính hưởng trợ cấp hàng tháng để điều chỉnh mức trợ cấp đang hưởng. 3. Đối tượng đã được hưởng trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ đủ điều kiện chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng thì ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thu khoản trợ cấp một lần đã nhận vào ngân sách nhà nước. Điều 9. Trách nhiệm của các trực thuộc Trung ương chung trong tim của các Bộ và cuộc thi thực hiện truy 1. Bộ Công an chủ trì, và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này; chỉ đạo tổ chức việc xét duyệt, thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; xét duyệt và chi trả chế độ trợ cấp một lần với đối tượng. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo tiếp nhận, quản lý và chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng theo quy định. 3. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện chế độ và lệ phí chi trả theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ đối với đối tượng. Điều 10. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2010. 2. Chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2010. LuatVietnam www.vanbanluat.vn i Điều 11. Trách nhiệm thi hành 5 Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này ./. - Nơi nhận: " Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - - - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - - Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; UING KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG CHING Nguyễn Sinh Hùng www.atVietnam.vn - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công - Lưu: Văn thư, KGVX (5b). x: 290 LuatVietnam www.vanbanluat.vn
# ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG ## ### Số: 521 /UBND-VP V/v danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Hải Dương, ngày 17 tháng 02 năm 2021 Kính gửi: Các Sở, ngành: Công Thương, Y tế, Giao Thông vận tải, Xây dựng; Thông tin và truyền thông; Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19; Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 15/02/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương; theo đề xuất của Sở Công Thương tại Công văn số 255/SCT-QLTM ngày 15/02/2021, để tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện cách ly xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian 15 ngày, kể từ 0 giờ ngày 16 tháng 02 năm 2021 (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo). Yêu cầu người đứng đầu các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động phải đảm bảo việc phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và hướng dẫn của ngành Y tế. Danh mục này có thể được điều chỉnh, bổ sung kịp thời để phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình triển khai thực hiện, yêu cầu các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp phản ánh kịp thời khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Như trên; - Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo); - Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Lưu: VT, KT(15b). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lưu Văn Bản --- # DANH MỤC ## ### Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh (Ban hành theo Công văn số: 521/UBND-VP ngày 17/02/2021 của UBND tỉnh) **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** 1. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được mở cửa hoạt động và bán hàng trực tiếp cho khách hàng. 1. Lĩnh vực kinh doanh Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ trong siêu thị); 2. Lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm trong các Chợ dân sinh; 3. Kinh doanh Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư; 4. Lĩnh vực kinh doanh nông sản, thực phẩm tươi sống, chế biến; 5. Lĩnh vực kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; 6. Lĩnh vực kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn; 7. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); 8. Lĩnh vực kinh doanh giấy vệ sinh; tã, bỉm cho trẻ em, người cao tuổi; 9. Lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm.v.v.) phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi. 1. Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng (gồm: xi măng, sắt thép, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh.v.v.) phục vụ các công trình xây dựng; 2. Lĩnh vực kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; 3. Lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. 3. Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như: 1. Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; 2. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống; 3. Các loại hình dịch vụ như: cơ sở giáo dục; ngân hàng; kho bạc; các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông; dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; dịch vụ khách sạn lưu trú (trừ dịch vụ ăn uống giải khát không phục vụ khách lưu trú; vui chơi giải trí; massage; games; thể thao; ca nhạc,...).
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Số: 09 /KH-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày 16 tháng 01 năm 2023 KẾ HOẠCH Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023 Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Chương trình công tác trọng tâm năm 2023 của Bộ Tư pháp và tình hình thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023 với các nội dung sau đây: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích a) Tổ chức triển khai toàn diện, có hiệu quả các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bỗ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. b) Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn thành phố để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, hoàn thiện pháp luật tại địa phương. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 1. Lĩnh vực theo dõi năm 2023 Lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trong công tác theo dõi thi hành pháp luật bao gồm: - - Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực Lao động - Việc làm. . Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản lý, điều hành giá các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu. 2. Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật a) Ban hành Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật - Nội dung hoạt động: Căn cứ Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân 2 quận, huyện ban hành kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình. - Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Thời gian thực hiện: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày Kế hoạch này được ban hành. - Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện. b) Phối hợp Bộ Tư pháp xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, đôn đốc thực hiện - Nội dung hoạt động: + Phối hợp rà soát, tổng hợp để xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về: (i) Lĩnh vực Lao động - Việc làm; (ii) Lĩnh vực quản lý giá. + Ban hành Công văn hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành. - Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Thời gian thực hiện: Quý I, Quý II năm 2023. Sản phẩm đầu ra: Công văn phối hợp về việc rà soát, xây dựng danh mục các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; văn bản hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật. c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành Nội dung hoạt động: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy định pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn thành phố. Tùy theo đặc điểm, tình hình của từng địa phương và đối tượng được tuyên truyền, phổ biến để lựa chọn phương pháp phổ biến, tuyên truyền phù hợp, đạt hiệu quả. - Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2023. . Sản phẩm đầu ra: Tờ gấp, tờ rơi, video clip, bản tin, tài liệu tuyên truyền, lớp tập huấn, hội nghị, tọa đàm... d) Tổ chức thu thập, xử lý thông tin - Nội dung hoạt động: + Tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng, Tổng đài 1022, Trang thông tin điện tử; phản ánh, kiến 3 nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử. + Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 32/2020/NĐ-CP. - Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Thời gian thực hiện: Cả năm 2023. - Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý hoặc nội dung kiến nghị xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật, báo cáo kết quả thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023. đ) Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật - Nội dung hoạt động: Tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành bằng phiếu hỏi đối với người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương. - Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác liên quan. - Thời gian thực hiện: Quý II, III năm 2023. - Sản phẩm đầu ra: Mẫu phiếu điều tra, khảo sát; báo cáo kết quả điều tra, khảo sát và xử lý kết quả điều tra, khảo sát. e) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật - Nội dung hoạt động: Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về: (i) Lĩnh vực Lao động - Việc làm; (ii) Lĩnh vực quản lý giá. - Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan. - Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2023. - Sản phẩm đầu ra: Kết luận kiểm tra; Báo cáo kết quả kiểm tra. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Tư pháp a) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện và một số cơ quan, đơn vị khác liên quan tổ chức thực hiện các nội dung tại phần II Kế hoạch này. b) Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện báo cáo kết quả công tác theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2023, báo cáo đột xuất cho Bộ Tư pháp theo quy định. 2. Các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện a) Kịp thời ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị, địa phương. b) Các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai đồng bộ, hiệu quả Kế hoạch này. c) Bố trí cán bộ, kinh phí và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động theo dõi thi hành pháp luật hiệu quả, đúng pháp luật. d) Công bố công khai kết quả theo dõi thi hành pháp luật, trừ các nội dung thuộc bí mật công tác, bí mật nhà nước. đ) Tổng hợp kết quả theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trong báo cáo về công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2023 và gửi về Sở Tư pháp đúng thời gian quy định để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp. IV. KINH PHÍ Nguồn kinh phí thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó đảm bảo và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Trên đây là Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2023, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Tư pháp) để hướng dẫn, xử lý theo quy định./. M - Nơi nhận: - Bộ Tư pháp (b/c); - TTTU, TT.HĐND thành phố; - Các PCT UBND thành phố; Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố; Các sở, ban, ngành; - UBND quận, huyện; - Luru: VT, NC, STP. 1505 NHAN AN DAN CHỦ TỊCH THÀNH Wall * Lê Trung Chinh
BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃHỘI ________ Số: 3144/LĐTBXH-LĐTL V/vchếđộphụcấpthuhút đối với người laođộng CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________ HàNội, ngày 07tháng08năm2015 Kính gửi: Tập đoàn Điện lực Việt Nam Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được công văn số 3166/EVN-TC&NS ngày 05/8/2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Namđề nghị hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút đối với người lao động làmviệc tại dự án Thủy điện tích năng Bác Ái thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Namtheo công văn số 3552/LĐTBXH-LĐTL ngày 11/9/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau khi nghiên cứu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau: 1. Trong thời gian Tập đoàn Điện lực Việt Namchưa xây dựng thang lương, bảng lương áp dụng chung trong toàn bộ tập đoàn theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất tạmthời áp dụng phụ cấp thu hút 50% tính trên lương cấp bậc, chức vụ trong quá trình thực hiện dự án đối với người lao động trực tiếp thamgia khảo sát dự án Thủy điện Tích năng Bác Ái. 2. Cách tính và cách trả phụ cấp thu hút được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV- BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là 03 nămkể từ ngày người lao động được hưởng chế độ phụ cấp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Tập đoàn Điện lực Việt Nambiết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Lưu: VT, Vụ LĐTL. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG PhạmMinh Huân
BỘ TÀI CHÍNH ------------------ Số: 2493/TCT-DNL V/v: xuất hoá đơn trả hàng nhập khẩu uỷ thác CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2010   Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi Trả lời Công văn số 104/CT-KK&KTT ngày 19/1/2010 và Công văn số 961/CT- KK&TT ngày 18/5/2010 của Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi về việc giải quyết các vướng mắc trong hoàn thuế GTGT đối với các hoá đơn xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác của Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi cho Ban quản lý dự án máy lọc dầu Dung Quất. Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại điểm 2.2, mục IV, Phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng quy định. "Cơ sở kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nhận nhập khẩu hàng hoá uỷ thác cho các cơ sở khác, khi trả hàng cơ sở nhận uỷ thác lập chứng từ như sau: Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, nếu đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, cơ sở lập hoá đơn GTGT để cơ sở đi uỷ thác nhập khẩu làm căn cứ kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá uỷ thác nhập khẩu. Trường hợp cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác chưa nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu, khi xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, cơ sở lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ theo quy định làm chứng từ lưu thông hàng hoá trên thị trường. Sau khi đã nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu uỷ thác, cơ sở mới lập hoá đơn theo quy định trên. Hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác ghi: (a) Giá bán chưa có thuế GTGT bao gồm: giá trị hàng hoá thực tế nhập khẩu theo giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản phải nộp theo chế độ quy định ở khâu nhập khẩu (nếu có). (b) Thuế suất thuế GTGT và tiền thuế GTGT ghi theo số thuế đã nộp ở khâu nhập khẩu. (c) Tổng cộng tiền thanh toán (= a + b) Cơ sở nhận nhập khẩu uỷ thác lập hoá đơn GTGT riêng để thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác nhập khẩu". Căn cứ quy định trên, trường hợp Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất (bên uỷ thác - bên A) ký hợp đồng uỷ thác với Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi (bên nhận uỷ thác - bên B) theo quy định của Luật Thương mại để uỷ thác cho Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi thực hiện việc nhập khẩu vật tư, thiết bị (gọi chung là hàng hoá) phục vụ dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi đã thực hiện mở tờ khai hải quan đối với hàng hoá được bên A uỷ thác người, nộp các khoản thuế phát sinh ở khâu nhập khẩu vào ngân sách nhà nước, nhận hàng hoá nhập khẩu từ đơn vị bán (bên nước ngoài) thì Công ty phải lập hoá đơn GTGT xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác cho bên A theo quy định tại điểm 2.2, mục IV, Phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC nêu trên. Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất căn cứ các hoá đơn này kê khai, khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định. Tổng cục thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi được biết./.     KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Thị Mai  
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG Số: 34 /2024/QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tuyên Quang, ngày 30 tháng 9 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò nước dưới đất; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 272/TTr-STNMT ngày 15 tháng 8 năm 2024; thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 332/BC-STP ngày 13 tháng 8 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định phân cấp thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò nước dưới đất; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. tổ chức, 2. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, cá nhân có liên quan đến việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò nước dưới đất; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 2. Nội dung phân cấp 2 Phân cấp cho Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép thăm dò nước dưới đất; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 54/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2024. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; (báo cáo) TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH - Chủ tịch UBND tỉnh; - Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp; - - - - - Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Uy ban MTTQ và các tổ chức CT- XH tỉnh; - Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; - Như Điều 3; HĐND, UBND huyện, thành phố; Các tổ chức chính trị- xã hội tỉnh; - Báo Tuyên Quang, Đài PT- TH tỉnh; - - - Cổng thông tin điện tử tỉnh; Cơ sở dữ liệu VBQPPL tỉnh; (đăng tải) - Công báo tỉnh; HĐND, UBND xã, phường, thị trấn; - Lưu: VT, KT. (Toản) NHAN UYBAN DAN * INH TU Nguyễn Thế Giang
BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 3000 /BCT-XNK V/v tạm nhập tái xuất hàng hoá Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2012 Kính gửi: Công ty Cổ phần Thương mại Cửu Long (Số 163 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Ka Long, TP.Móng Cái, Quảng Ninh) Trả lời công văn số 06/CV-CL ngày 14 tháng 3 năm 2012 của Công ty Cổ phần Thương mại Cửu Long về việc tạm nhập tái xuất hàng hoá, công văn số 05/CV-CL ngày 14 tháng 3 năm 2012 báo cáo tình hình thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hoá đã qua sử dụng, Bộ Công Thương có ý kiến như sau: 1. Đồng ý Công ty Cổ phần Thương mại Cửu Long được tạm nhập tái xuất 5.000 chiếc lốp xe ô tô các loại đã qua sử dụng, trị giá 10.000 USD (mười ngàn đô la Mỹ) theo các hợp đồng đã ký (hợp đồng mua hàng số 02/TN-CL ký với Công ty Wing Fong Trading Company – Hồng Kông, hợp đồng bán hàng số 02/TX-CL ký với Công ty TNHH Hoàn Vũ - Trung Quốc). - - Cửa khẩu nhập hàng : Cảng biển quốc tế Hải Phòng/Cái Lân. Cửa khẩu xuất hàng : Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). 2. Toàn bộ số hàng tạm nhập phải được tái xuất, nghiêm cấm việc đưa vào thị trường nội địa để tiêu thụ; Không cắt nhỏ, sử dụng và làm phát tán hàng hoá trong quá trình vận chuyển, lưu giữ tại Việt Nam; Không làm thay đổi tính chất, khối lượng của hàng hoá. 3. Việc thanh toán tiền hàng thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 4. Việc tạm nhập tái xuất hàng hoá thực hiện theo các quy định hiện hành và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi hàng thực xuất ra khỏi Việt Nam. Văn bản này có giá trị thực hiện đến 30 tháng 9 năm 2012. Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục Hải quan; - Lunu: VT, XNK, Lienbb (5). CÒN GKIN BỘ TRƯỞNG - KHU TRƯỞNG Bilenen Nguyễn Thành Biên
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN Số: 1649/TCHQ-VP V/v hướng dẫn thủ tục sang tên di chuyển xe ô tô CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2019 Kính gửi: • Cục Quản lý rủi ro • Cục Điều tra chống buôn lậu • Cục Kiểm tra sau thông quan • Cục Hải quan Quảng Ninh • Cục Hải quan Hà Nam Ninh • Cục Kiểm định Hải quan • Trường Hải quan Việt Nam • Cục Hải quan Hải phòng • Cục Hải quan Đà Nẵng • Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh • Cục Hải quan Bình Dương Căn cứ Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe; Căn cứ Thông tư 64/2017/TT-BCA ngày 28/12/2017 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe; Căn cứ công văn 308/TCHQ-TVQT ngày 14/01/2019 của Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an; Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị đang quản lý sử dụng xe ô tô biển kiểm soát 80 đã đăng ký tại Cục Cảnh sát Giao thông (hiện đang đứng tên Văn phòng Tổng cục Hải quan). Chuẩn bị hồ sơ tài liệu gồm: • Công văn đề nghị Văn phòng Tổng cục phối hợp hỗ trợ ký đóng dấu tại giấy khai sang tên, di chuyển; • Giấy đăng ký xe ô tô (bản chính); • Biển số xe: 02 cái; • Quyết định điều chuyển tài sản là xe ô tô (01 bản chính); • Biên bản bàn giao tài sản xe ô tô (01 bản chính); • Giấy khai sang tên, di chuyển (theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/04/2014), đơn vị kê khai thông tin di chuyển, chuyển Văn phòng Tổng cục ký, đóng dấu: 02 bản; • Bản cà số máy và số khung dán trực tiếp trên giấy khai sang tên, di chuyển: 02 bộ; • Giấy giới thiệu của đơn vị được giao quản lý tài sản. Các đơn vị cử cán bộ trực tiếp mang hồ sơ đến Cục Cảnh sát Giao thông – Bộ Công an để thực hiện làm thủ tục di chuyển xe về đăng ký tại phòng Cảnh sát giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi đơn vị có trụ sở. Văn phòng Tổng cục sẽ cung cấp đầu mối liên hệ, thực hiện các thủ tục. Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị được biết và thực hiện./. Nơi nhận: • Như trên • Lưu: VT, VP-TVQT (02)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU Số:24 /2024/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bạc Liêu, ngày 09 tháng 7 năm 2024 QUYÉT ĐỊNH Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo dưới 03 tháng và đào tạo sơ cấp đối với 12 nghề áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp; Căn cứ Thông tư số 07/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc xây dựng, thẩm định và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 196/TTr-SLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo dưới 03 tháng và đào tạo sơ cấp đối với 12 nghề áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. 2. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trọng hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Điều 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo dưới 03 tháng đối với 04 nghề, cụ thể: a) Nghề Kỹ thuật công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng (chi tiết tại Phụ lục I đính kèm); b) Nghề Kỹ thuật nuôi tôm sú (chi tiết tại Phụ lục II đính kèm); NHAN 2 c) Nghề Chế biến lạnh thủy sản (chi tiết tại Phụ lục III đính kèm); d) Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn (chi tiết tại Phụ lục IV đính kèm). 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo sơ cấp đối với 08 nghề, cụ thể: a) Nghề Sửa xe gắn máy (chi tiết tại Phụ lục V đính kèm); b) Nghề Kỹ thuật tiện (chi tiết tại Phụ lục VI đính kèm); c) Nghề Kỹ thuật gò hàn (chi tiết tại Phụ lục VII đính kèm); d) Nghề Xây dựng dân dụng (chi tiết tại Phụ lục VIII đinh kèm); đ) Nghề Sửa chữa điện lạnh (chi tiết tại Phụ lục IX đính kèm); e) Nghề Điện dân dụng (chi tiết tại Phụ lục X đính kèm); g) Nghề Lái xe ô tô hạng B2 (chi tiết tại Phụ lục XI đinh kèm); h) Nghề Lái xe ô tô hạng C (chi tiết tại Phụ lục XII đính kèm). Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Điều 4. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 19 tháng 7...năm 2024 và thay thế Quyết định số 12/2024/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về đào tạo nghề dưới 03 tháng đối với 04 nghề áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu./. ) Nơi nhận: ch - Như Điều 3; - Bộ LĐTBXH; - Vụ pháp chế - Bộ LĐTBXH; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh ủy; - TT. HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - UB MTTQVN tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Sở Tư pháp (tự kiểm tra); - CVP, các PCVP UBND tỉnh; - Cổng TTĐT tỉnh; -Luu: VT, (H-QD34). TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH NHAN NVS PHÓ CHỦ TỊCH TINH Ngô Vũ Thăng Phụ lục I ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Ban hành kèm theo Quyết định số.24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng..7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHÀN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trình độ dưới 3 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: 2 + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trình độ dưới 03 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, thời gian đào tạo là 112 giờ. 3.Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Kỹ thuật công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng trình độ dưới 03 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4.Thời gian đào tạo được phân bố: Mã Số tín MH/ Tên môn học/mô đun Tổng Thời gian học tập (giờ) Trong đó chỉ MÐ số Lý Thực Kiểm tra thuyết hành Thiết kế và chuẩn bị ao MƉ01 2 45 13 30 2 nuôi Quản lý, chăm sóc tôm MĐ02|nuôi theo quy trình kỹ | thuật công nghệ Tổng cộng 3 67 67 15 50 2 5 112 28 08 80 4 3 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Kỹ thuật công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng - Trình độ đào tạo: Dưới 03 tháng - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Định TT Định mức lao động mức giờ | Ghi chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 5,24 Định mức dạy lý thuyết 1 cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung 0,80 2 Định mức dạy thực hành Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ 4,44 " 0,79 0,79 Fall Định mức STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) (1) (2) (3) (4) 1 Bộ máy vi tính Thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. 0,80 Cường độ sáng > 2500 Ansi Máy chiếu hoặc Lumens. 2 0,80 tivi Kích thước phông chiếu tối thiểu 1,8m x 1,8m. Hệ thống âm 3 thanh Hệ thống âm thanh đảm bảo tín hiệu rõ ràng, phù hợp với kích thước phòng học. 0,80 4 Bảng viết Bảng từ hoặc bảng mica, kích thước 1,2m x 2,4m. 0,80 5 Bảo hộ lao động Loại thông dụng trên thị trường. Đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn lao động. 155,56 Thể tích 1 lít. 6 Bình xịt cần 26,67 Loại thông dụng trên thị trường. Thể tích 2 lít. 7 Ca nhựa cầm tay 12,00 Loại thông dụng trên thị trường. 8 Cân đĩa 20 kg Loại thông dụng trên thị trường. 1,56 9 Cân đĩa loại 1 kg Loại thông dụng trên thị trường. 1,56 Loại thông dụng sử dụng cho phòng thí nghiệm. 10 Chai nhựa Thể tích 100 ml. 37,78 Chất liệu nhựa trong suốt, có nắp dậy. Loại thông dụng sử dụng cho phòng thí nghiệm. 11 Bộ cốc Becher Thể tích 50, 100, 200 và 250 ml. 6,67 Chất liệu thuỷ tinh trong suốt, có vạch mức đo thể tích. 12 Đèn pin cầm tay Loại thông dụng trên thị trường. Công suất 3-6 W. Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bộ Đèn UV 13 Công suất tối thiểu 100 m3/h. Kèm theo hệ thống máy bơm tương úng. 13,33 0,89 5 14 Dia petri 15 Hệ thống đèn chiếu sáng 16 Hệ thống bể Hệ thống sục khí 17 ao ương 18 Hệ thống sục khí ao nuôi Loại thông dụng sử dụng cho phòng thí nghiệm. Kích thước 100 x 10 mm. Chất liệu thuỷ tinh trong suất và chịu nhiệt tốt. Loại chiếu sáng thông dụng trên thị trường. Công suất tối thiểu cho khu ương, nuôi là 6,7 W/m2. Các khu vực khác công suất tối thiểu 3 W/m². Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Thể tích 0,25; 0,5 và 1m. Chất liệu nhựa hoặc composite. Động cơ ≥ 1,5 HP, 01 máy thổi, ống dẫn nhựa PVC, ống nhựa dẻo, ống Erotyp hoặc đá bọt và phụ kiện đính kèm. Động cơ > 2,5 HP, 01 máy thổi, ống dẫn nhựa PVC, ống nhựa dẻo, ống Erotyp hoặc đá bọt và phụ kiện đính 21,11 3,33 6,94 3,06 3,06 kèm. 19 999 Hệ thống quạt nước ao ương kèm. Động cơ 02 HP, 10 cánh quạt, 01 thiết bị giảm tốc và phụ kiện đính 2,22 Hệ thống quạt 20 Động cơ > 03 HP, 20 cánh quạt, 01 thiết bị giảm tốc và phụ kiện đính 3.06 nước ao nuôi kèm. Hệ thống quạt 21 nước ao xử lý Động cơ ≥ 03 HP, 20 cánh quạt, 01 thiết bị giảm tốc và phụ kiện đính 3,06 22 Khay nhựa kèm. Kích thức 30 x 40 cm 20,00 6 23 Khúc xạ kế Loại thông dụng trên thị trường. 2,67 Thang đo độ mặn từ 0 > 160%%. Loại thông dụng trên thị trường. 24 Máy cho tôm ăn Bán kính phun ≥ 5m, công suất > 100g/giây. 2,22 Bộ điều khiển, bồn chứa và các phụ kiện khác. 25 25 Máy bơm nước Công suất 2-5 HP; kèm dây dẫn điện và ống dẫn nước. 3,06 26 46 Máy Ozone Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 0,89 Công suất tối thiểu 10g/h. Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 27 27 Máy trộn thức ăn Dung tích từ 50 lít, công suất từ 1.100W, tốc độ quay 1,11 420 vòng/phút. 28 Nhiệt kế thuỷ ngân Loại thông dụng sử dụng cho phòng thí nghiệm. 4,44 Thang đo: Từ 0°C đến 100°C. 29 29 Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Phễu Imhoff 1,78 Chất liệu nhựa trong suốt, thể tích 1 lít. 30 Thước dây Chiều dài thước >5m 8,33 Thước đo kỹ thuật 31 (thước kẹp) | Vật liệu không gỉ. Độ chính xác <(+) 0,001 mm. 8,33 Loại thông dụng trên thị trường sử 32 Túi lọc nước dụng trong nuôi trồng thủy sản. 5,33 Chất liệu PE, cấp độ lọc 5 - 10 km. 33 Xô Loại thông dụng trên thị trường, thể tích 5-20 lít. 8,89 7 34 Chén đếm mẫu Thể tích 250 ml, chất liệu sứ trắng. 3,33 Phạm vi đo: đến 100g; Độ chính xác: 35 Cân điện tử 2 số lẻ <()0,01g; Chức năng trừ bì, tự động tắt khi không sử dụng. 1,11 Diện tích 3m2, kích thước mắt lưới 2a 37 Chài tôm 2,22 = =2cm. Diện tích 0,64 - 1m2; 38 Sàng cho ăn 2,22 Vật liệu khung thép và lưới. Thể tích 20 và 50 lít, bằng thông 39 Thau nhựa 10,00 dụng 40 Vợt thu tôm post Kích thước mắt lưới 120 mắt/1cm2 13.00 III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Đơn vị STT Tên vật tư tính Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao 1 Bộ test đo NO Bô Loại thông dụng trên thị trường 0,06 2 Bộ test kiềm Loại thông dụng trên thị Bộ 0,09 trường 3 Bộ test NH3 Loại thông dụng trên thị Bộ 0,06 trường Bộ test oxy hòa Loại thông dụng trên thị 4 Bộ 0,06 tan truong 5 Bộ test pH Loại thông dụng trên thị Bộ 0,09 truong 6 Bộ test Chlorine Loại thông dụng trên thị Bô 0,06 trường Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi 7 Chlorine Kg trồng thủy sản. 2,45 Tỷ lệ nguyên chất tối thiểu 70%. 8 Cồn Lít 8 Loại thông dụng sử dụng cho phòng thí nghiệm. 0,86 Nồng độ 70%. Loại thông dụng trên thị 9 Dolomite Kg trường sử dụng trong nuôi 5,71 trồng thủy sản. Loại thông dụng trên thị 10 | Đồng sulfate Kg trường sử dụng trong nuôi 0,06 trồng thủy sản. Loại thông dụng trên thị 11 EDTA Kg trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 0,14 Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi 12 Formol Lit trồng thủy sản. 0,57 Nồng độ 37%. Loại thông dụng trên thị 13 Iodine Lít trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 0,14 Loại thông dụng trên thị trường sử dụng trong nuôi 14 KCI Kg trồng thủy sản. 0,20 Hàm lượng 61% Loại thông dụng trên thị 15 MgCl26H₂O Kg trường sử dụng trong nuôi 0,40 trồng thủy sản. Loại thông dụng trên thị 16 Mật rỉ đường Lít trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 2,29 Loại thông dụng trên thị 17 Natrithiosunfat Kg trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 1,22 9 Loại thông dụng trên thị 18 Thuốc tím Cái trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 0,14 Loại thông dụng trên thị 19 Với CaCO3 Kg trường sử dụng trong nuôi 7,14 trồng thủy sản. 20 20 Men vi sinh trộn Loại thông dụng trên thị Kg trường sử dụng trong nuôi 0,10 thức ăn trồng thủy sản. Loại thông dụng trên thị 223 Men vi sinh xử lý 21 Kg trường sử dụng trong nuôi 0,25 nước trồng thủy sản. Loại thông dụng trên thị 22 22 Premix khoáng Kg trường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. 0,15 Loại thông dụng trên thị 23 Premix Vitamin Kg trường sử dụng trong nuôi 0,25 trồng thủy sản. Thức ăn công Đảm bảo tiêu chuẩn thức ăn 24 Kg 5,00 nghiệp dùng cho vật nuôi thuỷ sản 25 Tôm giống Con Đạt tiêu chuẩn con giống 3.571 Bộ dụng cụ học 26 Bộ tập Bao gồm tài liệu kỹ thuật, tập, viết, sơmi nút 1,00 IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử | Tổng thời TT Tên cơ sở vật chát dụng trung bình của một gian sử Định mức sử dụng dụng của tính cho một người người học một người học (m2 x giờ) (m²) học (giờ) Khu học lý 1 thuyết 1,30 28 1,30 m x 28 giờ 2 Khu học thực hành, thực tập 57 10 84 57 m2 x 84 giờ Diện tích tối thiểu 2.000 m2, bao gồm các hạng mục công trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của một khu nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình kỹ thuật công nghệ. TT Tên loại 2.1 Ao nuôi 2.2 Ao ương 2.3 Thông số kỹ thuật Thể tích 500 m; Hình thức: Ao nổi bằng khung thép hoặc dưới đất, được lót bạt HDPE đáy và thành ao, có hố siphon nối liền với hệ thống thoát nước. Thể tích 80 m3; Hình thức: Áo nổi bằng khung thép hoặc ao chìm, được lót bạt HDPE đáy và thành ao, có hố siphon nối liền với hệ thống thoát nước. Thể tích 1000 m3 Ao lắng, xử lý Hình thức: Ao chìm, được lót bạt HDPE đáy và nước cấp thành ao, có hố siphon nối liền với hệ thống Ao chứa nước 2.4 thai 2.5 Hệ thống nhà màng 2.6 2.7 thoát nước. Thể tích tối thiểu 500 m3; Hình thức: Ao chìm, có hệ thống ống cấp, thoát nước. Được lắp đặt cho khu ương và khu nuôi, diện tích tối thiểu đảm bảo bao phủ toàn bộ khu ao nuôi và ao ương; Chiều cao tối thiểu 2m; Trụ bằng thép hoặc bê tông, khung thép hoặc vật liệu tương tự; Được phủ bằng lưới hoặc bạt chuyên dụng. Hệ thống cấp Chất liệu nhựa PVC, đường kính từ 114 mm; Nối liền từ hệ thống ao xử lý đến ao ương, nuôi. nước Hệ thống thoát Bằng bê tông, chiều rộng 0,5 - 1m, sâu 0,5m; Nối liền từ ao ương, nuôi đến khu xử lý chất thải. nước 11 2.8 2.9 Hệ thống xử lý chất thải Nhà kho, nhà điều hành 2.10 | Máy phát điện Diện tích 500 - 1000 m2 Bao gồm khu tách lọc chất thải rắn và hầm biogas. Khu tách lọc chất thải rắn được thiết kế theo hệ thống nuôi; Hầm Biogas có vật liệu bằng composite hoặc nhựa HDPE, thể tích tối thiểu 50 m3. Diện tích 100 - 200 m2; Bao gồm khu nhà kho chứa vật tư, thiết bị và nhà điều hành hoạt động của khu nuôi. Thiết bị kèm theo cơ sở vật chất của khu nuôi; Công suất tối thiểu đảm bảo các thiết bị tiêu thụ điện vận hành cùng lúc. Phụ lục II ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật nuôi tôm sú trình độ dưới 03 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: 2 + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật nuôi tôm sú trình độ dưới 03 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, thời gian đào tạo là 112 giờ. 3.Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi tôm sú trình độ dưới 03 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: Thời gian học tập (giờ) Mã Trong đó MH/ MÐ Tên môn học, mô đun | Tín | Tổng Thực chỉ số Lý hành, Thi/ thuyết | thực tập, kiểm tra thảo luận Thiết kế và chuẩn bị MƉ01 2 khu nuôi tôm sú MD02 Quản lý, chăm sóc tôm sú nuôi Tổng số 88888 5 112 21 87 04 45 11 32 02 3 67 10 55 02 3 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Kỹ thuật nuôi tôm sú - Trình độ đào tạo: Dưới 03 tháng - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT (1) Định mức lao động (2) I | Định mức lao động trực tiếp Định mức dạy lý thuyết Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp Định mức giờ Ghi chú (3) (4) 6,15 3,09 trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp 3,06 trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. 0,92 II | Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ 0,92 STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản 1 Máy chiếu (Projector) ANSI 2 Máy vi tính Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500 lumens Kích thước phông chiếu: 1,8m x1,8m Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng Định mức thiết bị (giờ) 0,34 0,60 3 Bút chỉ laser st 4 Bảng viết Khoảng cách điều khiển: 30m, laser chiếu xa ≥ 200m, tính năng lật trang, lên xuống, chi laser... 0,60 Bảng từ hoặc bảng mica, kích thước 1,2m x 2,4m 0,60 5 Hệ thống âm thanh Công suất > 50W 0,60 6 Máy bơm nước Công suất 0,75 - 2,2 kW 3,06 Giàn quạt 5 - 7 cánh, cánh nhựa 7 Máy quạt nước hoặc inox, công suất 1,5 - 3,06 2,2kW Thang đo pH: từ 0 - 14; Độ 8 Máy đo pH chính xác: ≤ (+)0,1; chiều dài dây nối điện cực: >1m 3,06 Thang đo: Từ 0,0mg/1 Máy đo oxy cầm 20mg/1; độ chính xác: < 9 tay (+)0,2mg/l; Chiều dài dây nối điện cực: >1m Vật liệu đĩa: Không thấm nước; 3,06 màu sắc: 2 màu trắng - đen. 10 Đĩa Secchi 3,06 Đường kính đĩa: 20 - 25cm; độ chính xác: <lcm; Máy đo H,S và NH3 Điện cực đo NH: Thang đo 11 cầm tay 3,06 <0,05mg/1 ≥10mg/1 ÷ 12 | Nhiệt kế Điện cực đo Sả: Thang đo <0,005mg/l 10mg/1 3,06 13 Khúc xạ kế Thang đo: Từ 0C - 100C ÷ 3,06 14 | Máy trộn thức ăn Dung tích 50 - 100kg 3,06 15 Cân kỹ thuật Khối lượng: 0-30kg 3,17 16 | Cân đĩa Sai số ± 0,01g 3,17 III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ 5 Đơn vị Tiêu hao TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật tính 1 Tập, viết Loại thông dụng Bô 1,94 trên thị trường 2 Viết lông Loại thông dụng Cây 1.89 trên thị trường 4 Tài liệu kỹ thuật Cuốn Loại sách chuyên 1,94 môn 5 | Giấy A4 Loại thông dụng Το -27,22 trên thị trường IN 6 | Giấy A0 Loại thông dụng To 0,33 trên thị trường 7 Dụng cụ vệ sinh ao Loại thông dụng Bộ 0,02 trên thị trường Đồ bảo hộ lao động 8 (khẩu trang/bao Bộ Loại thông dụng 0,97 tay/quần áo/ủng,..) trên thị trường 9 Thước dây Loại thông dụng Cuộn 0,03 trên thị trường 10 Với cải tạo Loại thông dụng Kg 4,17 trên thị trường Phân gây màu (vô cơ, Loại thông dụng 11 hữu cơ) Kg 1,94 trên thị trường 12 Chế phẩm vi sinh xử Gói/lít Loại thông dụng lý nước 0,67 trên thị trường 13 Saponine Bao Loại thông dụng, 1,94 bao 25kg 15 Chlorine Kg Loại thông dụng, 2,50 thùng 45 kg 16 EDTA xử lý nước Loại thông dụng Kg 1,94 trên thị trường 6 Loại thông dụng 17 Iodine Lít 1,94 trên thị trường Loại thông dụng 18 | Thùng nhựa Cái 0,03 trên thị trường Loại thông dụng 19 Ca nhựa Cái 0,03 trên thị trường 20 | Tôm sú giống Đạt tiêu chuẩn con Con 1000 giống Loại thông dụng 21 Bộ test đo NO2 Bộ 0,03 trên thị trường 22 | Bộ test kiềm Loại thông dụng Bộ 0,03 trên thị trường Loại thông dụng 23 Bộ test NH3 Bộ 0,03 trên thị trường Loại thông dụng 24 | Bộ test oxy hòa tan Bộ 0,03 trên thị trường Loại thông dụng 25 | Bộ test pH Bộ 0,03 trên thị trường 26 | Bộ test thử Chlorine Loại thông dụng Bộ 0,03 trên thị trường 27 Thức ăn công nghiệp Loại thông dụng 27 Kg 5,00 dành cho tôm sú trên thị trường 28 | Sàng cho tôm ăn Loại thông dụng Cái 0,02 trên thị trường 29 29 Premix Khoáng Loại thông dụng Kg 1,00 trên thị trường Loại thông dụng 30 Premix Vitamin Hộp 1,00 trên thị trường Loại thông dụng 31 Men tiêu hóa Gói 0,33 trên thị trường Loại thông dụng 32 Bao tay cao su Hộp 0,03 trên thị trường 7 Kích thước: 16m 33 Chài Cái 0,03 mắt lưới: 2a= 2mm Loại thông dụng 34 | Chậu nhựa Cái 0,07 trên thị trường 35 Dầu gan mực cá Lít Dầu gan mực cá 0,11 đậm đặc, chai/lít 36 | Đồng sunfat Loại thông dụng Kg 0,33 trên thị trường Loại thông dụng 37 Với Dolomite Kg 1,39 trên thị trường Loại thông dụng 38 Vôi CaCO3 Kg 1,39 trên thị trường 39 EM gốc Loại thông dụng Gói/lít 0,33 trên thị trường Loại thông dụng 40 | Ri đường Lít/kg 5,83 trên thị trường Loại thông 41 | Thùng nhựa dụngtrên thị Lít/kg 0,33 trường, V=10 -50 lít 42 Bộ dụng cụ thu mẫu Loại thông dụng Bộ trên thị trường, 1,94 nước V-500-1000ml Loại thông dụng 43 Dụng cụ chứa tôm Bộ 0,03 trên thị trường Loại thông dụng 44 Nước đá Cây 0,03 trên thị trường 45 | Thùng bảo quản tôm Loại thông dụng Cái 0,03 trên thị trường SAN NHAN của 01 (một) người học (m) 8 IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử | | STT Tên cơ sở vật chất dụng trung bình Tổng thời gian sử dụng của 01 (một) người học (giờ) Định mức sử dụng của 01 (một) người học (m’x giờ) I Khu học lý thuyết Phòng học lý 1 1,3 thuyết 21 1,3 m x 21 giờ II Khu học thực hành, thực tập, thí nghiệm 2 1 Ao lắng 6 91 6 m x 91 giờ 2 Ao nuôi tôm 6 91 6 m x 91 giờ 3 Ao chứa chất thải 6 91 6 m x 91 giờ Дани MAZ Phụ lục III ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHẾ BIẾN LẠNH THỦY SẢN (Ban hành kèm theo Quyết định số2.4.../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng .7. năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Chế biến lạnh thủy sản trình độ dưới 03 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHẾ BIẾN LẠNH THỦY SẢN Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: 2 + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ CHẾ BIẾN LẠNH THỦY SẢN 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Chế biến lạnh thủy sản trình độ dưới 03 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, thời gian đào tạo là 112 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Chế biến lạnh thủy sản trình độ dưới 03 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: Trong đó Mã Số tín | Tổng Thực MH/ Tên mô đun chỉ số Lý MÐ thuyết | tập, thảo hành, thực Kiểm Thi/ tra luận MĐ01 | Sơ chế - Phân cỡ 1 22 10 11 1 MD02 Xếp khuôn - Cấp đông - 4 90 15 71 4 Bao gói - Bảo quản Tổng số 5 112 25 82 5 3 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Chế biến lạnh thủy sản - Trình độ đào tạo: Dưới 03 tháng - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT Định mức lao động Định mức giờ| Ghi chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 5,54 Định mức dạy lý thuyết 1 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung 0,71 cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. 4,83 II | Định mức lao động gián tiếp 0,83 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. 0,83 II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ Định mức TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) (1) (2) (3) (4) 1 Máy chiếu (Projector) 2 | Máy vi tính Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI lumens. Kích thước phông chiếu: > 1,8m x 1,8m. Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt 0,71 0.71 4 TT Tên thiết bị 3 Tivi 4 | Bút chỉ laser Thông số kỹ thuật cơ bản được các phần mềm chuyên dụng Smart TV. Kích thước 50 inch-65 inche. Khoảng cách điều khiển: ≥ 30m laser chiếu ха ≥ 200m Tính năng lật trang, lên xuống, chỉ laser... Định mức thiết bị (giờ) 0,71 0,71 5 | Bảng viết Bảng từ hoặc bảng mica, kích thước 1,2m x 2,4m 0,71 6 7 00 8 9 10 Tủ đông Tủ bảo quản lạnh Máy bao gói - hút chân không Cân đồng hồ 30kg Cân điện tử tiểu ly 3kg 11 Máy làm đá vảy Kích thước: 800 x 1000 mm, trọng lượng 110 kg, thể tích: 1801. Phương thức làm lạnh: lạnh gió. Đường kính khay: 40 x 60, nhiệt độ làm lạnh: - 45° C. Thời gian làm lạnh 30 phút. Kích thước: 913 x 1.790 x 735 mm, trọng lượng 130 kg, thể tích 6741. Phương thức làm lạnh: lạnh gió. Đường kính khay: 40 x 60. Nhiệt độ làm lạnh: 0 4° C. Thời gian làm lạnh 30 phút. Kích thước máy 470x1.000x580mm, đường hàn ép 400x10mm, tốc độ hút 1,5m/h, công suất tiêu thụ 1.200w, điện áp 220V/50hz. Xuất xứ Việt Nam Cân đồng hồ lò xo Nhơn Hòa 30Kg CĐH-30. Xuất xứ Việt Nam. Kích thước 295 x 235 x 280 mm. Sai số tối thiểu : ±50g – tối đa : ±150g Cân loại 3 kg. Chống nước theo tiêu chuẩn IP65. Xuất xứ Đức, màn hình led. Kích thước 135 x 165mm. Đơn vị cân g, lb. Độ chính xác 0,01g. Năng suất dưới 500 kg/mẻ. Bề mặt 9,67 9,67 0,78 0,01 0,05 9,67 5 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản (Thực tập tại doanh | của máy đá vảy được làm bằng thép Định mức thiết bị (giờ) nghiệp) không gỉ. | Máy rửa nguyên liệu 12 (Thực tập tại doanh nghiệp) Năng suất dưới 1000 kg/giờ, vật liệu làm bằng thép không gỉ. 0,67 | Máy phân cỡ tôm 13 | nguyên liệu (Thực 14 15 tập tại doanh nghiệp) Máy ngâm quay tôm (Thực tập tại doanh nghiệp) Máy fillet cá (Thực tập tại doanh nghiệp) Máy lạng da cá | Năng suất >50 kg/giờ, vật liệu bằng thép không gỉ. Năng suất <400 kg/mẻ, trọng lượng 600kg; tốc độ quay 1 -12 vòng/phút; vật liệu inox, có cánh khuấy, dung tích > 80 lít. Xuất xứ Việt Nam. Năng suất > 100kg/giờ, vật liệu bằng thép không gỉ. Xuất xứ Việt Nam. 0,67 0,67 0,67 16 | (Thực tập tại doanh nghiệp) Chiều rộng cắt (L x W): <488 mm, vật liệu bằng thép không gỉ. Xuất xứ Việt Nam 0,67 177 17 Năng suất <40 đầu/phút, vật liệu bằng thép không gỉ. Xuất xứ Việt 0,67 Máy cắt đầu cá (Thực tập tại doanh nghiệp) Máy đánh vảy cá 18 (Thực tập tại doanh 19 20 20 nghiệp) Máy mạ băng (Thực tập tại doanh nghiệp) Máy rà kim loại | Nam. Năng suất <10 kg/phút, vật liệu bằng thép không gỉ. Xuất xứ Việt Nam. Thời gian mạ băng từ 0,5 - 5 phút, nhiệt độ từ 0,5 - 2°C. Công suất < 900 kg/h; loại băng tải lưới inox. Xuất xứ Việt Nam. 0,67 0,78 (Thực tập tại doanh nghiệp) Công suất 140 w, Fe ≤ 1.2mm, sus <2mm, non Fe < 2mm. Xuất xứ Việt 0,78 Nam. 21 Máy đóng đai thùng | Công suất: 250W, điện áp: carton (Thực tập tại | 20W/50Hz, tốc độ: 1.5m/s. Đại nhựa doanh nghiệp) PP: Rộng 6-15mm, dày 0.5-0.8mm. 0,78 TT Tên thiết bị 6 Thông số kỹ thuật cơ bản Xuất xứ Việt Nam. Trọng lượng: 65Kg. Kích thước: 1320x570x450 mm. III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Định mức thiết bị (giờ) Đơn vị TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao tính (1) (2) (3) (4) (5) Vật liệu inox hoặc 1 Bàn chế biến thép không gỉ. Kích Cái 0,01 thước 1,0x2,5x0,8 m. Xuất xứ Việt Nam. Dung tích 200 lít, vật liệu HDPE, kích thước 2 Thùng giữ lạnh Cái 96x57x60 cm. Xuất xứ Việt Nam. 0,01 Vật liệu nhựa PP, size 3 Rổ nhựa Cái 20cm đến 50cm. Xuất 0,10 xứ Việt Nam. Dung tích 220 lít, vật 4 Thùng nhựa vuông có nắp liệu HDPE, kích thước Cái 0,05 102x60,5x46 cm. Xuất xứ Việt Nam. Vật liệu nhựa, đường kính 22cm đến 82cm . 5 Thau nhựa Cái Nguyên liệu PP. Xuất xứ Việt Nam. 0,10 Vật liệu inox sus 304, Dao xẻ lưng, rút tim 6 Cây bén nhọn, vật liệu tôm không gỉ. Xuất xứ 0,05 Việt Nam. 7 Móng tay lột tôm Cái Vật liệu inox sus 304, 0,05 7 bén nhọn, vật liệu không gỉ. Xuất xứ Việt Nam. 8 Dao phile, lạng da cá Cái Lưỡi dao làm từ chất liệu thép không gỉ, chiều dài 30cm, lưỡi dao 20cm. Xuất xứ Việt Nam. 0,05 Vật liệu nhựa PP kháng khuẩn, cứng 9 Thớt nhựa Chiếc chắc, kích thước 0,05 60x40x2,0 cm. Màu trắng. Xuất xứ Việt Nam. Tôm tươi, size 30 10 Tôm thẻ nguyên liệu Kg 1,00 con/kg. Tôm tươi, có nguồn 11 Tôm sú nguyên liệu Kg gốc rõ ràng, size 30- 1,00 35 con/kg. Cá tươi, có nguồn gốc 12 Cá basa nguyên liệu Kg rõ ràng, khối lượng từ 2,00 1-2 kg/con. Cá tươi, có nguồn gốc 13 Cá ngừ nguyên liệu Kg rõ ràng, khối lượng từ 2,00 1-2 kg/con Mực ống, mực nang theo mùa vụ. Mực 14 Mực nguyên liệu tươi sáng bóng, có Kg nguồn gốc rõ ràng, 2,00 khối lượng từ 10 - 20con/kg. Nước đá phải đảm bảo 15 Nước đá viên tinh khiết chất lượng tiêu chuẩn Kg nước uống theo quy 2,00 định của Bộ y tế. 16 Khuôn xếp tôm Cái Vật liệu inox sus 304. 0,02 Khả năng xếp 2 kg. 17 Khuôn xếp cá Cái Xuất xứ Việt Nam. Vật liệu inox sus 304. Khả năng xếp 10 kg. Làm bằng thép không gỉ. Xuất xứ Việt Nam. 0,02 18 Khuôn xếp mục Cái Vật liệu inox sus 304. Khả năng xếp 5 kg. Làm bằng thép không gỉ. Xuất xứ Việt Nam. 0,02 19 Khay xốp Thùng khay 20 20 Túi PE Cuộn Chất liệu nhựa PS cao cấp an toàn. Qui cách đóng gói: 1000 cái/thùng, khay là 750 cái/thùng. Kích thước 24,5x17,5x 2,0cm. Xuất xứ Việt Nam. Loại 4L- kích thước 20 X 40cm- 5 túi/cuộn. Chịu được nhiệt độ từ -30°C to 70°C. Chất liệu HDPE. Xuất xứ Việt Nam. 0,06 0,11 Chất liệu: carton 3 lớp sóng B chống thấm. 21 Thùng carton Cái Cán phủ màng OPP 2,78 bóng. Xuất xứ Việt Nam. Size từr M XL, vai 22 22 Áo blouse 100% polyester, soi Cái cacbon 5mm hoặc 1,00 caro 5mm. Vải kate, màu trắng, 23 23 Mũ trùm có khẩu trang, lưới trùm tóc freesize, nón lưới Cái ngắn trùm tóc, có bo 1,00 thun co giản. 9 Nhựa dẻo, bền, vật 24 24 Yém Cái liệu HDPE, dài 1,1m, 1,00 ngang 68cm. Cao su thiên nhiên, 25 25 Bao tay Đôi màu xanh, các size từ 2,00 M (29cm) L(32cm). Màu trắng, nhựa 26 Ung Đôi EVA, size 1,00 5,6,7,8,9,10. Hiệu Hanna HI98501, xuất xứ Romani, độ 27 Nhiệt kế phân giải 0,1°C, kích Cây 0,04 thước 50 x 185 x 21 mm. Khoảng đo (-50 - 150°C). 28 28 Chất phụ gia thực phẩm Kg trắng, Sodium tripolyphosphat tồn tại ở dạng chất rắn màu CTHH: NasP3O, quy cách: 1,00 25 kg/bao, xuất xứ: Trung Quốc. Loại chuyên dụng 29 29 Bàn chải Cái trong vệ sinh công 2,00 nghiệp Loại chuyên dụng 30 Cước chùi Cái trong vệ sinh công 2,00 nghiệp Loại chuyên dụng 31 Chổi, hốc rác Cái trong vệ sinh công 2,00 nghiệp Cồn ethanol, dạng 32 Cồn 70 Lít dung dịch đóng chai, 2,00 xuất xứ Việt Nam. 33 Chlorine khử trùng Hạt màu trắng đục, 33 Kg nước xuất xứ Nhật, hoạt tính 70% trở lên. Quy 1,00 10 cách 25kg/thùng. Hiệu Chlorin 34 Giấy test nồng độ Advantec 25 Hộp 1,00 chlorine 200ppm, Hộp 300 to, xuất xứ Nhật. 35 Viết xanh Loại thông dụng trên Cây 1,00 thị trường. 36 Giấy A4 in giáo trình Gram Loại thông dụng trên 0,22 thị trường. 37 Tập học Cuốn Loại thông dụng trên 1,03 thị trường. Ôn định, đảm bảo an 39 99 38 Điện Nước sạch KW 0,10 toàn điện. M³ Nước máy: Sạch theo 0,06 tiêu chuẩn BYT. IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích TT Tên cơ sở vật chất sử dụng trung bình Tổng thời gian sử dụng | Định mức sử dụng của 01 của 01 người của 01 người học người học (m/người) học (giờ/người) (mỉ x giờ/người) (1) I (2) Khu học lý thuyết (3) (4) (5)=(3) x (4) 25 1,3 m2 x 25 giờ Phòng học (có bàn ghế) 1,3 II Khu học thực hành, thực tập, thí nghiệm Phòng học thực hành 6,0 87 6,0 m2 x 87 giờ Phụ lục IV ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ dưới 03 tháng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: 2 + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ dưới 03 tháng được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, thời gian đào tạo là 120 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Kỹ thuật chế biến món ăn trình độ dưới 03 tháng khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: Mã Số tín Thời gian học tập (giờ) Trong đó MH/ Tên môn học/mô đun chỉ Tổng số Lý Thực Kiểm MÐ hành thuyết tra MD01 Nghiệp vụ chế biến món ăn 2 Âu 45 10 3 33 33 2 MĐ02 | Nghiệp vụ chế biến món ăn Á 3 75 15 57 3 Tổng cộng 5 120 25 90 90 5 3 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn - Trình độ đào tạo: Dưới 03 tháng - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT Định mức lao động I Định mức lao động trực tiếp 1 Định mức dạy lý thuyết Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. Định mức giờ | Ghi chú 5,99 0,71 Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp 5,28 trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. 0,90 II - Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề theo quy định. II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ 0,90 TT Tên thiết bị Định múc Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) 1 Máy chiếu Cường độ chiếu sáng: ≥ 2500ANSI (Projector) 2 Máy vi tính 3 Bút trình chiếu lumens Kích thước phông chiếu: ≥ 1,8m x1,8m Loại có thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng Loại thông dụng trên thị trường 0,71 0,71 0,71 Định múrc TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) 4 Bếp gas công Loại trung áp thông dụng tại thời điểm nghiệp mua sắm 5,28 5 Bếp nướng than Chất liệu: thép không gỉ, đường kính 5,28 hoa ≥ 50cm 6 Bếp từ Công suất: ≥ 2000W 5,28 7 Chậu rửa có Chất liệu Inox 5,28 thành sau 8 - Chất liệu: Inox Bàn sơ ché - Kích thước ≥ (150 x 75 x 80)cm, có 5,28 giá ở dưới 9 Nồi áp suất Điện áp 220V/50Hz; Công suất 900W; Dung tích 5 lít 5,28 10 Nồi cơm điện Điện áp 220V/50Hz; Công suất 900W; 5,28 Dung tích 5 lít 11 Nồi các kích cỡ Chất liệu inox 304 hoặc nhôm Gồm 5,28 nhiều loại có kích cỡ khác nhau 12 Lò nướng hấp đa Công suất > 3500W 5,28 năng 13 Nồi hầm đa năng - Công suất: ≥ 1000W 5,28 - Dung tích:≥ 5lít 14 Bộ chảo Chất liệu: Chống dính, nhôm 5,28 15 - Chất liệu: Inox, có cán cách nhiệt có Bộ xoong nắp đậy 5,28 - Loại từ (2 + 10)lít 16 Loại thông dụng trên thị trường, Công Tủ lạnh suất: 0.12 kW 5,28 17 Máy xay sinh tố Loại thông dụng trên thị trường tại thời điểm mua sắm; Công suất > 1200W; 5,28 Kích thước: 20cm x 22cm x 52cm X 18 Máy xay đa năng | Công suất > 600W 5,28 19 Máy cán bột Công suất 2 2200W 5,28 20 Máy đánh trứng cầm tay Công suất ≥ 300W 5,28 5 Định múrc TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) 21 Chất liệu nhôm, Inox 304 hoặc nhựa Chậu, rổ các cỡ Gồm nhiều loại có hình dáng và kích 5,28 thước khác nhau 22 Bộ dao Chất liệu: Inox 5,28 23 Giá đựng đồ Chất liệu Inox 304 5,28 24 Thớt các cỡ Gồm nhiều loại có kích cỡ khác nhau 5,28 25 Kéo Chất liệu Inox 304 5,28 26 Bộ trình bày, kiểm tra đánh giá sản phẩm (Bát, Chất liệu: Inox và sứ trắng 5,28 đũa, đĩa, khay, mâm,...) 27 Chất liệu Inox 304 hoặc nhựa và các Bộ khay 5,28 kích cỡ khác nhau 28 Bộ khuôn Chất liệu: Inox chống dính (đế rời) 5,28 29 29 Bộ dụng cụ cầm Chất liệu Inox 304 5,28 tay 30 Chày, cối Chất liệu Inox 304 hoặc gỗ 5,28 31 Thủng đựng rác, chổi, hốt rác Loại phổ thông 5,28 32 Lọ đựng gia vị Gồm nhiều loại có hình dáng và kích 5,28 thước khác nhau TT III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Tên vật tư Đơn vị tính (1) (2) (3) Yêu cầu kỹ thuật (4) Tiêu hao (5) 1 Giấy A4 Τα Giấy trắng, có độ dày trung 3,11 bình 2 Bút dạ Cây Chiều rộng nét viết: 2,5mm, số đầu bút: 1 1,60 34 Bút bi Cây Loại đầu bi 0.5cm 1,60 4 Tài liệu học tập Quyển | Khổ giấy A4, in 2 mặt 1,60 6 Đơn vị Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật tính hao Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 5 Găng tay nilon Đôi bảo chất lượng vệ sinh an 2,00 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 6 Nước rửa chén Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,56 toàn thực phẩm Nhóm gia vị nêm khô Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm (bột canh, bột nêm, 7 Kg hạt tiêu, đường, muối, ớt,...) bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,28 Nhóm gia vị nêm ướt (nước mắm, nước Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 8 tương, tương ớt, dầu Lit hào, tương cà, cốt bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,33 dừa, dầu mè,...) Nhóm gia vị tạo mùi Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 9 (tỏi, hành, gừng, Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,28 giềng,...) toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 10 Bột chiên giòn Gói bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 11 Bột chiên xù Gói bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 12 Bột gạo tẻ Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 13 Bột gạo nếp Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 14 Bột lọc Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 15 Bột mì Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 16 Bột năng Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 17 Bột nếp rang Kg bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,06 7 Đơn vị TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật tính Tiêu hao Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 18 Bột nở Kg bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,06 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 19 Gạo nếp Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 20 20 Gạo tẻ Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 21 Mi ý Gói bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,17 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 22 22 Bánh phở Kg bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,14 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 23 Bánh mì Ô bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 10.83 0,83 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 24 24 Mién Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm 25 Bông cải Kg Theo chuẩn VietGAP 0,11 26 Bắp cải Kg Theo chuẩn VietGAP 0,17 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 27 Bì lợn Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,03 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 28 Bún Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,22 toàn thực phẩm 29 Cà chua Kg Theo chuẩn VietGAP 0,17 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 30 Cả hộp Hộp bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm 31 Cà rốt Kg Theo chuẩn VietGAP 0,17 32 Cải thảo Kg Theo chuẩn VietGAP 0,17 33 Cần tây Kg Theo chuẩn VietGAP 0,11 34 Chuối Quả Theo chuẩn VietGAP 0,17 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 35 Dăm bông Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm 36 Đậu Hà Lan Hop Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 0,11 TT Tên vật tư Đơn vị tính 8 Yêu cầu kỹ thuật bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm Tiêu hao 37 Tàu hũ Miếng | bảo chất lượng vệ sinh an 0,03 toàn thực phẩm 38 Đậu xanh Kg Theo chuẩn VietGAP 0,08 39 Đu đủ xanh Kg Theo chuẩn VietGAP 0,08 40 Dua leo Kg Theo chuẩn VietGAP 0,11 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 41 Dừa xiêm Trái bảo chất lượng vệ sinh an 0,33 toàn thực phẩm 42 Giá đỗ Kg Theo chuẩn VietGAP 0,06 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 43 Hạt sen Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,03 toàn thực phẩm 44 Khoai lang Kg Theo chuẩn VietGAP 0,16 45 Khoai tây Kg Theo chuẩn VietGAP 0,10 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 46 Lạc (đậu phộng) Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 47 Măng chua Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 48 443 Mía Cây bảo chất lượng vệ sinh an 0,22 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 49 Mỡ chài heo Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 50 Mộc nhĩ Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,04 toàn thực phẩm 51 Mướp đắng Kg Theo chuẩn VietGAP 0,07 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 52 Nấm hương Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,04 toàn thực phẩm 53 Nấm kim châm Kg Theo chuẩn VietGAP 0,04 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 54 Bắp nếp Hộp bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm 55 Ngó sen Hop Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 0,04 9 Đơn vị Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật tính hao bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 56 56 Phồng tôm Gói bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm 57 Rau cải (Salat, các 57 Kg Theo chuẩn VietGAP 0,17 loại rau thơm) 58 Rau mồng tơi Kg Theo chuẩn VietGAP 0,09 59 Rau muống Kg Theo chuẩn VietGAP 0,09 60 Rau ngót Kg Theo chuẩn VietGAP 0,04 61 Thì là Kg Theo chuẩn VietGAP 0,08 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 62 Rượu trắng Lít bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 63 Rượu vang Lit bảo chất lượng vệ sinh an 0,08 toàn thực phẩm 64 Su hào Kg Theo chuẩn VietGAP 0,08 Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 65 Mứt bí Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 66 Mứt sen Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 67 Trứng gà Quà bảo chất lượng vệ sinh an 1,22 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 68 Trứng vịt Quả bảo chất lượng vệ sinh an 1,22 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 69 Trứng vịt muối Quả bảo chất lượng vệ sinh an 0,56 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 70 Lạp xưởng Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,06 toàn thực phẩm 71 Giò lụa Đảm bảo an toàn vệ sinh Kg 0,06 thực phẩm 72 Giò sống Kg Đảm bảo an toàn vệ sinh 0,06 thực phẩm 73 Chân giò Kg Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 0,12 NYNN BAN 10 Đơn vị Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật tính hao bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 74 Cánh gà Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,09 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 75 Các loại Cá Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,09 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 76 Các loại Ốc Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,19 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 77 Suron non Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 78 Tai heo Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,17 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 79 Thịt heo Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,26 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 808 Thịt bò Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,20 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 81 Thịt chân giò lợn Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 82 23 Thịt gà Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,25 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 83 Thịt vịt Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng vệ sinh an 84 Tôm Kg 0,12 toàn thực phẩm(loại 40 con/Kg) Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 55 85 Mục Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,12 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 86 Luon Kg bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,16 11 Đơn vị TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu tính hao Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 87 Cua Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,15 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 88 88 Éch Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 89 88 Thịt Chim câu Kg bảo chất lượng vệ sinh an 0,14 toàn thực phẩm Rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm 06 90 Thịt Chim cút Kg bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 0,14 IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử Tổng thời gian Định mức sử TT Tên cơ sở vật chất dụng trung bình của 01 dụng của 01 sử dụng của 01 người học người học (m)| người học (giờ) (m x giờ) (1) (2) (3) (4) (5) = (3) x (4) I Khu học lý thuyết Khu có bàn viết 1,3m² 25 1,3 m x 25 giờ II | Khu học thực hành thực nghiệm Khu vực thực hành 4,0m² 95 4,0 m x 95 giờ Phụ lục V ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA XE GẮN MÁY (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Sửa xe gắn máy trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA XE GẮN MÁY Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: 2 + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. - 4. Định mức cơ sở vật chất: Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với tùng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA XE GẮN MÁY 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Sửa xe gắn máy trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: - Số lượng môn học, mô đun: 12. - Thời gian đào tạo các môn học, mô đun chuyên môn: 460 giờ. - Thời gian học lý thuyết: 91 giờ; thực hành, thực tập: 346 giờ; kiểm tra: 23 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Sửa xe gắn máy trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: 3 Thời gian học tập (giờ) Thực Mã MH /MÐ Tên môn học, mô đun Tổng | Lý hành/ Kiểm số | thuyết thực tập/ tra bài tập MH 01 | An toàn lao động 4 3 0 1 MH 02 Cấu tạo động cơ đốt trong trên 48 38 8 2 xe máy Hệ thống phân phối khí trên xe MD 03 40 4 máy 34 34 2 MD 04 Hệ thống truyền lực xe gắn 32 2 28 2 máy MĐ 05 | Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền MĐ 06 | Hệ thống nhiên liệu 32 4 26 2 48 8 38 2 MĐ 07 | Hệ thống bôi trơn - làm mát 32 4 26 2 Hệ thống đánh lửa trên xe gắn MD 08 64 8 54 2 máy Hệ thống điện - đèn - còi - MD 09 64 16 46 2 khởi động MĐ 10 | Hệ thống phanh xe gắn máy 32 2 28 2 MĐ 11 | Hệ thống giảm xốc xe gắn máy 32 2 28 2 MD 12 Pan 32 0 30 2 Tổng cộng 460 91 346 23 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Sửa xe gắn máy - Trình độ đào tạo: Sơ cấp Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT Định mức lao động (1) (2) I Định mức lao động trực tiếp Định mức dạy lý thuyết 1 Định mức giờ |Ghi chú (3) (4) 23,31 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 2,37 20,94 3,49 3,49 II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 1 | Màn hình TIVI 120w 55 inch 1,63 Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời Máy vi tính 2 điểm mua sắm. Cài đặt 1,63 được các phần mềm chuyên dụng 3 | Bút trình chiếu Loại thông dụng trên 1,57 5 Định mức sử TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản dụng thiết bị (giờ) thị trường 4 Xe Supper Dream HONDA 0,03 5 | Xe AirBlade 2023 HONDA 0,03 6 | Xe Future 2023 HONDA 0,03 7 | Xe Wave 2023 HONDA 0,03 III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TT | Tên vật tư Do'n Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vị tính 1 Gie lau Kg Vải thun 1,33 2 | Xà phòng Loại thông dụng trên thị Kg 0,52 trường 3 RP7 Chai Loại lớn 0,26 4 | Mũi khoan 3,5 mm Mũi 3,5 mm 0,13 5 | Mũi khoan 4 mm Mũi 4 mm 0,13 6 | Mũi khoan 4,5 mm Mũi 4,5 mm 0,13 7 | Mũi khoan 5 mm Mũi 5 mm 0,13 8 | Mũi khoan 5,5 mm Mũi 5,5 mm 0,13 9 | Mũi khoan 7,2 mm Mũi 7,2 mm 0,13 10 | Mũi khoan 9 mm Mũi 9 mm 0,13 11 So mi thau 6x8 Cái | 6x8mm 0,93 12 | Sơ mi thau 8x10 Cái 8x10mm 0,47 13 | PIN đồng hồ Cái AA 0,33 14 | PIN đồng hồ Cái AAA 0,28 15 | Taro lỗ Cái M6 x 1mm 0,20 16 | Taro lỗ Cái M8 x 1,25mm 0,13 17 | Taro lỗ Cái M10 x 1,25mm 0,13 18 | Taro lỗ Cái M10 x 1,50mm 0,13 19 | Taro trục Cái M10 x 1,25mm 0,13 6 Đơn TT | Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vị tính 20 | Taro trục Cái M12 x 1,25mm 0,13 21 Taro truc Cái M14 x 1,25mm 0,12 22 | Taro trục Cái M10 x 1,5mm 0,11 23 | Nhựa thông Hộp Kích thước 60x25mm 0,18 24 Chì hàn Cuộn | Đường kính sợi 0,8mm 0,20 25 | Mỏ hàn nhựa xe máy Cái 30A 0,17 26 Dầu DO Lít Diesel 2,09 27 | Xăng Lít A95 3,28 28 | Nhớt 40 Lít SAE 15W40 2,33 29 | Nhớt 10 Lít SAE 15W10 0,52 30 | Mỡ bò chịu nhiệt Kg SKF 0,20 31 | Giấy nhám Τα 600 0,60 32 | Cọ dầu Cây 5cm 1,05 33 | Ron xe Sirius thường Bộ 5cm 0,18 Ron xe Exciter 34 Bô Đúng chủng loại 0,18 thường 35 Ron Dream Bộ Đúng chủng loại 0,18 36 Ron Wave Bộ Đúng chủng loại 0,18 37 Ac cò (Exciter) Cái 5cm 0,36 38 Ac cò (Sirius) Cái Mã phụ tùng 55P-E2156-10 0,36 39 Vit Con Mã phụ tùng 5VT-E2156-00 0,24 40 | Đại ốc Con Mã phụ tùng 97702-50012 0,18 41 Đại ốc Con Mã phụ tùng 90185-12804 0,18 42 | Đại ốc cốt đùm sau Con Mã phụ tùng 95707-12500 0,18 43 | Then bán nguyệt Cái Mã phụ tùng 95602-12200 0,36 44 | Móng hãm Cái Mã phụ tùng 90280-03017 0,36 45 | Lò xo Cái Mã phụ tùng 1WG-12118-00 2,40 46 | Lẫy cài đai ốc Cái Mã phụ tùng 90501-04800 2,20 47 | Chốt định vị Cái Mã phụ tùng 90183-05807 0,18 7 Don TT | Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vị tính 48 | Đệm Cái Mã phụ tùng 9360208810 0,18 49 | Nồi ly hợp thứ cấp Cái Mã phụ tùng 5YPE 614400 0,18 50 | Vòng đệm phăng Cái Mã phụ tùng 1S9E 637100 0,18 51 | Chốt hãm Cái Mã phụ tùng 90201-20266 0,18 52 | Vòng đệm phăng Cái Mã phụ tùng 93410-20809 0,18 53 | Vòng đệm phẳng Cái Mã phụ tùng 90201-12166 0,18 54 | Vòng phanh Cái Mã phụ tùng 90201-15700 0,18 55 | Phanh hãm Cái Mã phụ tùng 99009-15400 0,18 56 | Vòng phanh Cái Mã phụ tùng 93410-22039 0,18 57 | Đệm phẳng Cái Mã phụ tùng 93410-20038 0,18 58 | Đệm phẳng Cái Mã phụ tùng 90209-18208 0,18 59 | Đệm phẳng Cái Mã phụ tùng 90209-17285 0,18 60 | Vòng phanh Cái Mã phụ tùng 90201-26802 0,18 61 | Vòng đệm phẳng Cái Mã phụ tùng 99099-15400 0,18 62 | Bu lông Con Mã phụ tùng 90201-15700 0,27 63 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-06060 0,27 64 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-06050 0,27 65 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-06070 0,27 66 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-06016 0,27 67 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-06025 0,27 68 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-06035 0,27 69 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95802-06010 0,27 70 | Bu lông Con Mã phụ tùng 90105-08840 0,27 71 | Bu lông Con Mã phụ tùng 95027-08080 0,27 72 | Băng keo đen Cuộn | Độ dính tốt 0,27 73 | Băng keo giấy Cuộn | Độ dính tốt 0,17 74 | Dây điện đôi cadivi Cuộn | Ruột đồng 2x2,5mm 0,23 Công tắc ON, OFF 2 75 Cái 30A/75W 0,41 chân 8 Don TT | Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vị tính 76 | Rơ le điện tử 4 chân Cái 20A 0,22 77 | Rơ le điện tử 5 chân Cái 20A 0,36 78 | Rơ le điện tử 6 chân Cái 20A 0,63 79 | Ống ren hơ Mét 4mm 1,20 80 | Ác quy cao Cái | 12V-5A 0,21 81 | Ắc quy lùn Cái 12V-3A 0,23 82 Bugi Cái Mã phụ tùng 9470100254 0,31 83 Bugi Cái Mã phụ tùng 9470000372 0,32 84 | Bóng cos, pha Cái 12V/35-35W 0,29 85 | Bóng đồng hồ Cái Mã phụ tùng 4D0-H3517-00 1,30 86 | Bóng đèn hậu Cái Mã phụ tùng 5C6-H4714-00 0,33 87 | Kèn Cái Loại tốt 0,03 88 | Chớp xi nhan Cái Loại tốt 1,30 89 | CDI xe Taurus Cái Mã phụ tùng 16SH554A01 0,09 90 CDI xe Sirius Cái Yamaha 0,06 91 ECU xe Exciter Cái Yamaha 0,06 92 | SGCU xe NVX Cái Yamaha 0,06 93 | Mô bin sườn Cái Loại đánh lửa bình 0,03 94 | Mô bin sườn Cai Loại phun xăng 0,03 95 | Lõi bơm xăng Cái Loại có chổi than 0,12 96 | Lõi bơm xăng Cái Loại 3 pha không chổi than 0,12 97 Diode sac Sirius Cái Yamaha 0,06 98 Diode sac Grande Cái Yamaha 0,06 99 | Kim phun loại 6 lỗ Cái Yamaha 0,06 | 100 | Kim phun loại 8 lỗ Cái Yamaha 0,06 Bộ 3 cảm biến 101 Bộ Yamaha 0,06 MAQS 102 Cam bién CKP Bộ Yamaha 0,06 103 | Chia FOB trăng Cái Yamaha 0,16 9 Don TT | Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vị tính 104 | Khóa Smartkey Bộ (Khóa, ECU, chìa FOB) 0,06 Mũi vít đóng pake 4 105 Mũi 4mm 0,36 mm (Kingtommy) Mũi vít đóng pake 5 106 Mũi 5mm 0,43 mm (Kingtommy) Mũi vít đóng pake 6 107 Mũi 6mm 0,52 mm (Kingtommy) | 108 | Dầu thắng Chai 3 tháng 2 0,44 109 | Bố thắng đĩa Bộ Yamaha 0,40 | 110 | Bố thắng đùm Bộ Yamaha 0,40 111 | Chén đạn cổ xe ga Bộ Yamaha 0,30 |112 | Chén đạn cổ xe số Bộ Yamaha 0,20 Phốt chắn bụi thăng 113 Bộ Yamaha 0,40 đĩa Vòng sin thắng đĩa 114 Bộ Yamaha 0,30 loại 1 piston 115 | Cầu chì Cái 5A, 10A, 15A 0,13 | 116 | Nước làm mát Lít LLC 0,46 Vòng sin thắng đĩa 117 Bộ Yamaha 0,20 loại 2 piston IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Thời gian Diện tích sử dụng trung | sử dụng trung bình Định mức sử STT Tên cơ sở vật chất dụng của 01 bình của 01 của 01 (một) người học (m3) (một) người học (một) người học (mx giờ) (giờ) 1 Khu học lý thuyết chung 1,7 m² 91 giờ 1,7 m2 x 91 giờ 2 Khu học thực hành 4 m² 369 giờ 4 m2 x 369 giờ Phụ lục VI ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT TIỆN (Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật tiện trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT TIỆN Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: 2 + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT TIỆN 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật tiện trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: - Số lượng môn học, mô đun: 07. - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 460 giờ. - Khối lượng lý thuyết: 69 giờ; thực hành, thực tập, thí nghiệm: 368 giờ; kiểm tra: 23 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Kỹ thuật tiện trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: 3 Thời gian học tập (giờ) Mã Trong đó MH, Tên môn học, mô đun Tổng Thực hành/ Kiểm MÐ số Lý thuyết thực tập/ bài tập tra MH01 | An toàn lao động 10 9 0 1 MH02 | Vẽ kỹ thuật 20 10 8 2 MĐ03 | Tiện cơ bản 80 10 66 MĐ04 | Hàn điện cơ bản 80 10 66 44 4 4 Tiện trục dài không dùng MD05 giá đỡ, Tiện kết hợp 90 10 76 4 MĐ06 | Tiện lỗ, Tiện côn 90 10 76 4 MD07 Tiện ren tam giác, ren 90 10 76 4 thang Tổng 460 69 368 23 23 4 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Kỹ thuật tiện - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT Định mức lao động Định mức giờ| Ghi chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 23,67 Định mức dạy lý thuyết 1 2,0 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. Định mức dạy thực hành Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ 21,67 3,55 3,55 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 1 2 Máy chiếu (Projector) Máy vi tính Cường độ chiếu sáng: > 2500ANSI lumens Kích thước phông chiếu: ≥ 1,8m x 1,8m Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. Cài đặt được các phần mềm 2,29 2,29 5 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Định mức sử cơ bản dụng thiết bị (giờ) chuyên dụng 3 Bút trình chiếu Loại thông dụng trên 2,29 thị trường 4 Cáng cứu thương Theo tiêu chuẩn Việt 0,86 Nam về thiết bị y tế 5 Tủ đựng dụng cụ y té Theo tiêu chuẩn Việt 0,86 Nam về thiết bị y tế 6 Bộ dụng cụ vẽ kỹ thuật Kích thước phù hợp để giảng dạy trên lớp 0,57 7 8 Mô hình cắt bổ chi tiết 3D Mô hình mối ghép ren then - then hoa Các mặt cắt được sơn màu phân biệt. Kích thước phù hợp với giảng dạy. INK 0,57 BAE Các mặt cắt được sơn màu phân biệt 0,57 9 Mô hình các trục, ổ trục và khớp nối Thấy rõ được các chi tiết bên trong, các mặt cắt được sơn màu phân 0,57 biệt. Đường kính tiện > 10 | Máy tiện vạn năng 200mm, đầy đủ đồ gá, 155,00 phụ kiện 11 | Máy mài 2 đá Đường kính đá mài: > 42,22 350mm 12 | Máy mài cầm tay Loại thông dụng trên thị trường tại thời điểm 42,22 mua sắm 13 Máy cưa cân Cắt được Ø200 17,22 14 Búa nguội Loại có trọng lượng: 126,67 (300+500)g 15 Búa tạ Loại có trọng lượng: 2 63,33 6 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Định mức sử cơ bản dụng thiết bị (giờ) 5000g 16 Ɖe Loại có trọng lượng: ≤ 100kg 126,67 17 Bàn máp Kích thước: 600x800 42,22 mm Loại thông dụng trên 18 Khối V thị trường, có các góc 60°, 90°, 120º. 42,22 Bộ dụng cụ đo cơ khí Mỗi bộ bao gồm: Thước cặp cơ Đầy đủ, đúng chủng - Thước đo góc vạn năng - Thước lá loại, đảm bảo cứng vững 42,22 - Eke - Mẫu so độ nhám Bộ dụng cụ cơ khí cầm tay Mỗi bộ bao gồm: - Cura tay - Đục bằng - Đục nhọn 20 - Dũa bán nguyệt - Dũa chữ nhật Đầy đủ, đúng chủng loại, đảm bảo cứng vũng 42,22 21 - Dũa tam giác - Dũa tròn - Bộ đóng số - Bộ đóng chữ Bộ dụng cụ vạch dấu Mỗi bộ bao gồm: - Mũi vạch - Đài vạch - Mũi chấm dấu Đầy đủ, đúng chủng loại, đảm bảo cứng 105,56 vũng để vạch dấu 7 TT 22 22 23 225 Tên thiết bị Bộ dụng cụ sửa chữa cơ khí cầm tay Mỗi bộ bao gồm: - Bộ cờ lê (6-36) - Bộ lục giác (3-16) - Vít 4 chấu - Vít dẹt - Kìm bằng - Kìm nhọn - Kim tháo phanh - Kéo cầm tay Dưỡng gá dao tiện Mỗi bộ bao gồm: - Dưỡng gá dao ren tam giác - Dưỡng gá dao ren hệ Anh - Dưỡng định hình Bộ dụng cụ vệ sinh Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) Đầy đủ, đúng chủng loại, đảm bảo cứng 42,22 vững, sử dụng sửa chữa máy cơ khí Đầy đủ, đúng chủng loại, đảm bảo cứng vững 34,44 24 Mỗi bộ bao gồm: - Bình dầu - Bàn chải sắt - Cọ quét phôi Bộ bảo hộ lao động Mỗi bộ bao gồm: Đầy đủ, đúng chủng 380,00 loại 25 | - Giầy bảo hộ Theo tiêu chuẩn Việt Nam về bảo hộ lao 380,00 - Kính bảo hộ động - Quần áo bảo hộ 26 Máy hàn hồ quang Công suất: (6 +10) kW 11,67 27 Bàn hàn hồ quang Gá phôi ở các vị trí: 1F,1G, 2F, 2G, 23,33 HN 8 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật 28 Kéo cắt cần cơ bản Cắt tôn, thép la, tròn, vuông. Cắt được 98 – Ø14 mm, V6 dày 6mm 7,78 Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 29 Ca bin hàn Theo tiêu chuẩn an toàn lao động 23,33 30 Hệ thống hút khói hàn Ống hút đến từng ca 3,89 bin 31 Đồ gá hàn Gá phôi ở các vị trí: 1F,1G, 2F, 2G, 70,00 32 32 Mặt nạ hàn Loại thông dụng trên 7,78 thị trường 33 Tủ sấy que hàn Năng suất > 50kg que 7,78 hàn III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Don Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật vi hao 1 Thép tròn Mét | Thép C45; Ø30 2,00 2 | Thép tròn Mét | Thép C45; 940 2,00 3 Đá cắt Viện |Ø350 0,61 4 Lưỡi cưa Luỡi Phù hợp với máy 0,56 5 Đá mài Viên 0400 1,00 6 | Phấn màu các loại Loại thông dụng trên Hộp 0,56 thị trường 7 | Dầu bôi trơn Lít Loại thông dụng trên 0,28 thị trường 8 | Dao tiện thép gió Cây | Vuông 12 4,00 Dao tiện ngoài hợp kim 9 Cây | Cán vuông 14 2,00 hàn sẵn 10 | Khăn lau Cái Khăn lau sạch 0,28 11 | Xà bông Kg Loại thông dụng trên 0,28 9 Don Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật vi hao thị trường 12 Dao sửa đá mài Cây Loại thông dụng trên 0,22 thị trường 13 | Đầu lắp mũi khoan Cái Loại thông dụng, lắp 0,33 mũi khoan 01-16 14 Mũi khoan tâm Mũi 94, thép gió 0,44 15 | Thép la Tấm | Thép C45; kích thước 15,00 5 x 50 x 100 16 Que hàn Ø3,2 Hop Loại thông dụng trên 0,33 thị trường 17 | Que hàn Ø2,6 Hộp Loại thông dụng trên 0,33 thị trường 18 Dao tiện bậc ngoài hợp kim hàn sẵn Cây | Cán vuông 14 1,00 Loại thông dụng trên 19 Dao lăn nhám Cây 0,50 thị trường 20 Mũi khoan 96 Mũi | Ø6, thép gió 0,44 21 Mũi khoan Ø16 Mũi | Ø16, thép gió 0,44 22 22 Dao tiện lỗ hợp kim hàn Cây Cán vuông 14 1,80 sẵn 23 Dao tiện lỗ bậc hợp kim Cây Cán vuông 14 1,80 hàn sẵn 24 Đồ bảo hộ Bộ Loại thông dụng trên 0,20 thị trường 25 | Tạp dề Cái Loại thông dụng trên 0,20 thị trường 26 Bao tay Cái Loại thông dụng trên 0,20 thị trường 27 Bao tay da Cái Loại thông dụng trên 0,23 thị trường 28 | Kính bảo hộ Cái Loại thông dụng trên 0,20 thị trường 29 | Băng keo y tế Cái Loại thông dụng trên 0,33 thị trường 30 | Băng thun Cái Loại thông dụng trên 0,33 thị trường 31 | Bông gòn Bit Loại thông dụng trên 0,33 thị trường 10 Đơn Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật vị hao 32 | Bình cứu hỏa Bình |Loại thông dụng trên thị trường 0,12 33 | Cồn y tế Chai Loại thông dụng trên 0,30 thị trường 34 Giấy vě A4 Gram Loại thông dụng trên 0,06 thị trường IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử |Thời gian sử Định mức sử dụng trung dụng trung dụng của 01 STT Tên cơ sở vật chất bình của 01 | bình của 01 (một) người (một) người (một) người học học (m3) học (giờ) (m’x giờ) Khu học lý thuyết 1 1,7 m² 70 giờ 1,7 m2 x 70 giờ chung 2 Khu học thực hành 4 m² 390 giờ 4 m2 x 390 giờ Phụ lục VII ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT GÒ HÀN (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật gò hàn trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT GÒ HÀN Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 2 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ KỸ THUẬT GÒ HÀN 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Kỹ thuật gò hàn trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: - Số lượng môn học, mô đun: 05 - Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 460 giờ - Khối lượng lý thuyết: 61 giờ; thực hành, thực tập: 384 giờ; kiểm tra: 15 giờ, 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Kỹ thuật gò hàn trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bố: 3 Thời gian học tập (giờ) Trong đó Thực hành thực tập/ bài tập Mã MH, Tên môn học, mô đun Tổng số Lý MÐ thuyết Kiểm tra MH01 An toàn lao động 10 9 0 1 MH02 | Vẽ kỹ thuật 20 10 8 2 MD03 Hàn điện cơ bản 130 10 116 4 MĐ04 | Gò 150 16 130 4 MD05 Hàn khí 150 16 130 4 Tổng 460 61 384 15 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Kỹ thuật gò hàn - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Định Ghi TT Định mức lao động mức giờ chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 23,88 Định mức dạy lý thuyết 1 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. Định mức dạy thực hành 1,77 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp | 22,11 trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ 3,58 3,58 Định mức sử Thông số kỹ thuật STT Tên thiết bị cơ bản dụng thiết bị (giờ) A THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT 1 Máy chiếu (Projector) Cường độ chiếu 0,23 STT Tên thiết bị 5 Thông số kỹ thuật Định mức sử cơ bản Máy tính (Laptop) 150w sáng: > 2500ANSI lumens Kích thước phông chiếu: ≥ 1,8m x 1,8m dụng thiết bị (giờ) ASUS Core i5 0,23 Máy vi tính LCD 19" 943SNX Samsung 3 Máy tính bàn, máy chủ 21 máy 150w 0,23 vina (CPU, màn hình, phím, chuột) 4 Bút trình chiếu Loại thông dụng trên 0,23 thị trường 5 Bóng đèn 30 bóng 75w 1,2m 6,86 6 Quạt trần 20 cái 65w Loại thông dụng trên 4,57 thị trường Máy in lasser: canon 7 | Máy in 1 cái 150w LBP6000, Cỡ giấy: 0,23 A4 Độ phân giải: 600x600dpi B THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH 1 Máy hàn hồ quang xoay chiều Máy hàn miller 1,14 300/200 A (DC/AC) 2 | Máy hàn hồ quang một chiều Máy hàn chỉnh lưu 1,14 STT Tên thiết bị 6 Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) kiểu Thyristor Đường kính đá mài: 3 4 Máy mài 2 đá Máy mài cầm tay 5 Tủ sấy que hàn 0,23 ≥ 350mm Đường kính đá mài: 0,23 ≤150mm Năng xuất ≥ 50kg 0,23 que hàn 4 Theo tiêu chuẩn 6 Bộ Ca bin hàn 0,23 ATLÐ 7 Kéo cắt cần Cắt được phôi có: S 0,23 ≤5mm Loại thông dụng trên 00 Thước lá 0,23 thị trường 9 Dụng cụ vạch dấu Loại thông dụng trên 0,23 thị trường Loại có trọng lượng: 10 Búa nguội 0,23 (300÷ 500)g Loại thông dụng trên 11 Búa đe gò 0,23 thị trường 12 Đục sẵn Loại thông dụng trên 0,23 thị trường 13 Găng tay Loại thông dụng trên 0,23 STT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Định mức sử dụng cơ bản thiết bị (giờ) thị trường Loại thông dụng trên 14 Ke 90 độ 0,23 thị trường 15 Dưỡng kiểm tra Loại thông dụng trên 0,23 thị trường Loại thông dụng trên 16 Mỏ hàn khí 1,14 thị trường Loại thông dụng trên 17 Béc hàn 1,14 thị trường Loại thông dụng trên 18 Dây hàn 0,23 thị trường Loại thông dụng trên 19 Van giảm áp oxy 0,23 thị trường 20 20 Loại thông dụng trên Van giảm áp acetylen 0,23 thị trường 21 Thiết bị ngăn lửa tạt tại van giảm áp Loại thông dụng trên 0,23 thị trường 22 Thiết bị ngăn lửa tạt lại tại mỏ hàn Loại thông dụng trên 0,23 thị trường Loại thông dụng trên 23 Chai oxy 0,23 thị trường 24 Chai acetylen Loại thông dụng trên 0,23 NHAN STT Tên thiết bị 8 Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) thị trường Loại thông dụng trên 25 Bàn hàn 0,23 thị trường Loại thông dụng trên 26 Đồ gá hàn 0,23 thị trường Loại thông dụng trên 27 Kính bảo hộ 0.23 thị trường Loại thông dụng trên 28 Kim gặp phôi hàn 0,23 thị trường 29 Hệ thống hút khói hàn Ống hút đến từng ca- 1,14 bin III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Đơn STT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu vi hao 1 | Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định của Bộ LĐTBXH 0,33 5 Que hàn E6013 - 0 2,6mm Loại thông dụng trên thị Kg 1,00 truong 6 Que hàn E6013 - 0 Loại thông dụng trên thị Kg 3,00 3,2mm truong 9 Đơn STT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu vị hao 7 Que hàn E6013 - 94 Loại thông dụng trên thị Kg 2,00 mm trường 8 | Phôi thép 5X50X200 Tám Cắt theo qui cách 40,00 9 Tôn kẻm tấm M² Loại thông dụng trên thị 1,00 0.5x1000x2000 truong Tôn đen 10 Loại thông dụng trên thị M² 1,00 0.7x1000x2000 truong 11 Sắt phi 3 Loại thông dụng trên thị Kg 0,20 trường 12 Loại thông dụng trên thị Que hàn thép phi 2 Kg 1,00 truong 13 Loại thông dụng trên thị Que hàn thau phi 2 Kg 0,20 trường 14 Loại thông dụng trên thị Hàn the Kg 0,10 truong 15 Đá mài cầm tay Loại thông dụng trên thị Cái 1,00 trường 16 Mũi khoan phi 5 Cái Thép gió HSS 0,40 17 Mặt nạ hàn Cái Mặt nạ hàn loại 3M 10V 0,70 18 Kính màu hàn hạ Miếng Loại thông dụng trên thị 0,70 trường 19 Kính trắng hàn hạ Miếng Loại thông dụng trên thị 0,70 trường 20 20 Loại thông dụng trên thị Găng tay Đôi 0,70 trường 21 21 Tạp dề Cái Loại thông dụng trên thị 0,70 trường Loại thông dụng trên thị 22 Kính bảo hộ hàn khí Căp 0,70 trường 23 Trang thiết bị, dụng cụ Bô y té Loại thông dụng trên thị trường 0,70 10 Đơn STT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu vi hao 24 Đồ bảo hộ Loại thông dụng trên thị Bộ 0,70 truong 25 Nón bảo hộ Cái Loại thông dụng trên thị 0,70 trường IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử | Thời gian sử Định mức sử dụng trung dụng trung dụng của 01 STT Tên cơ sở vật chất bình của 01 bình của 01 (một) người (một) người (một) người học học (m3) học (giờ) (mx giờ) Khu học lý thuyết 1 1,7m² 62 giờ 1,7m x 62 giờ chung 2 Khu học thực hành 4m² 398 giờ 4m2 x 398 giờ Phụ lục VIII ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 24./2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Xây dựng dân dụng trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 2 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ XÂY DỰNG DÂN DỤNG 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Xây dựng dân dụng trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: - Số lượng môn học, mô đun: 3. - Thời gian đào tạo các môn học, mô đun chuyên môn: 462 giờ. - Thời gian học lý thuyết: 84 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 360 giờ; kiểm tra: 18 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Xây dựng dân dụng trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: Ма 3 Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó MH/ Tên môn học/ mô đun Thực Tổng hành/thực MÐ số Lý Kiểm thuyết tập/bài tra tập/ thảo luân Kiến thức chung nghề xây MD 01 63 28 31 4 dựng MĐ 02 | Xây dựng cơ bản 147 28 112 7 Hoàn thiện công trình xây MD 03 252 28 217 7 dụng Tổng cộng 462 84 360 18 4 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Xây dựng dân dụng - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT Định mức lao động (1) (2) I Định mức lao động trực tiếp Định Ghi mức giờ chú (3) (4) 23,40 Định mức dạy lý thuyết Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 2,40 Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ TT Tên thiết bị 21,00 3,51 3.51 Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) A | THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT 1 | Máy chiếu (Projector) Cường độ chiếu sáng: 2 2500ANSI lumens Kích thước phông chiếu: > 1,8m x1,8m 2,83 5 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 2 | Máy vi tính Loại có các thông số kỹ thuật thông dụng tại thời điểm mua sắm. Cài đặt 2,83 được các phần mềm chuyên dụng 3 | Bút trình chiếu Loại thông dụng trên thị trường 2,83 THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH 1 | Máy trộn bê tông Loại thông dụng trên thị trường 15,11 2 | Xe rùa Loại thông dụng trên thị trường 31,55 3 | Máy cắt gạch Loại thông dụng trên thị trường 0,44 4 | Máy cắt thép Loại thông dụng trên thị trường 8,00 5 | Máy hàn kim loại Loại thông dụng trên thị trường 6,67 6 | Ván khuôn công nghiệp Loại thông dụng trên thị trường 13,33 7 | Máy cắt thép 2300W Romano RM-352R 1,11 8 | Máy cắt cầm tay Đường kính đá 100 - 150 1,11 mm 9 | Máy khoan, đục bê tông Công suất 0,8 - 1kW 1,11 10 | Máy khoan cầm tay 11 | Máy cắt ống chuyên dùng 12 | Máy uốn ống đa năng chạy điện 13 | Máy ren ống đa năng | Công suất 750w-2000w Công suất 0,5 - 0,8 kW 1,11 Công suất 1-1,5 kW 1,11 | Công suất 1400w-2000w 1,11 1,11 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị 14 | Máy nén khí Công suất từ 1,5 HP đến 15HP 15 | Máy thử áp lực bằng pittông (giờ) 1,11 Máy có công suất tối thiểu 5kgf/cm2 1,11 III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Đơn TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu vi hao 1 Bản vẽ mặt bằng - A3 To Loại thông dụng| 1,00 trên thị trường 2 Bản vẽ mặt cắt - A3 Τα Loại thông dụng 1,00 trên thị trường Loại thông dụng 3 Bản vẽ mặt đứng - A3 Το 1,00 trên thị trường 4 Bản vẽ hệ thống cấp điện công trình To Loại thông dụng 1,00 - A3 trên thị trường S Bản vẽ hệ thống cấp thoát nước, Tò Loại thông dụng 1,00 điện công trình - A3 trên thị trường 6 Pin 1.5V Chiếc Loại thông dụng| 0,14 trên thị trường 7 Cát xây M³ Loại thông dụng | 0,29 trên thị trường 8 Đá 1x2 M³ Loại thông dụng 0,29 trên thị trường 9 Xi măng Bao PCB40 1.67 10 | Gạch lát nền 60x60 Viên Loại thông dụng 16,17 trên thị trường 11 Gạch ống 18x18x9 Viên Loại thông dụng | 50,00 trên thị trường 7 Đơn Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật vị hao 12 Gạch thẻ 5x10x20 Viên Loại thông dụng | 10,00 trên thị trường 13 | Xô đổ bê tông loại 18 lít Cái Loại thông dụng 0,16 trên thị trường Loại thông dụng 0,03 14 Leng trộn bê tông Cái trên thị trường 15 | Máng hồ Cái Loại thông dụng| 0,04 trên thị trường Loại thông dụng| 0,22 16 | Thép xây dựng đk 12 Cây trên thị trường 17 | Thép xây dựng đk 6,8 Kg Loại thông dụng 8,88 trên thị trường 18 | Kẹp sửa thép Cây Loại thông dụng| 0,04 trên thị trường 19 | Dây dẻo Kg Loại thông dụng| 0,32 trên thị trường 20 | Que hàn 3.2mm Kg Loại thông dụng| 0,11 trên thị trường 21 Vam uốn thép Cái Loại thông dụng| 0,02 trên thị trường 22 22 Kéo cắt thép Cây Loại thông dụng| 0,01 trên thị trường 23 Ván khuôn nhựa M² Loại thông dụng| 0,11 trên thị trường 224 24 Đinh các loại Kg Loại thông dụng| 0,22 trên thị trường IBEAM 180 độ 25 Thước thủy Cây 0,05 Stanley 1-42-922 26 26 Đá 4x6 M³ Loại thông dụng| 0,08 trên thị trường BAN NHA TT 27 | Leng đào đất 28 Nuróc Tên vật tư MAN 80 Don Yêu cầu kỹ thuật Tiêu vi hao Cái trên thị trường M³ Loại thông dụng Loại thông dụng| 0,17 trên thị trường 0,12 29 | Thước hộp 3m Cây Loại thông dụng 0,50 trên thị trường 30 | Bay xây Cái Loại thông dụng 0,50 trên thị trường 31 Bay chỉ Cái Loại thông dụng | 0,50 trên thị trường Cắt được ống kẽm 32 32 Cái 0,02 Dao cắt ống bằng tay tối đa 100 Bộ ống mẫu bao gồm các loại ống: Ông mẫu thép mạ kẽm, Ống mẫu thép đen, Ống mẫu gang, Ông mẫu thép không ri, 0,02 33 Mô hình các loại mẫu ống Bộ Ống mẫu chất dẻo, Ống mẫu bê tông, Ông mẫu cao su, Ông mẫu đồng. Bộ ống mẫu từ Φ15-200 Được gắn trên giá đỡ Bộ cúc gồm các loại: Cúc hai đầu miệng 34 Cúc nối các loại Bộ bát, 0,02 Cúc hai đầu trơn, Cúc một đầu miệng bát TT Tên vật tư 9 Đơn Yêu cầu kỹ thuật Tiêu vị hao đầu tron, 35 | Gạch ốp 30x60 Viên một Cúc hai đầu mặt bích Loại thông dụng | 16,00 trên thị trường Loại thông dụng 0,28 36 | Bột trét Bao trên thị trường Tough Shield Max 37 | Sơn (18 lít) Thùng 0,11 A 38 Bàn xoa Cái Loại thông dụng 0,07 trên thị trường IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử | Thời gian sử Định mức sử dụng trung STT Tên cơ sở vật chất bình của 01 (một) người (một) người dụng trung bình của 01 dụng của 01 (một) người học học (m3) (mx giờ) học (giờ) Khu học lý thuyết 1 1,7m² 84 giờ 1,7m x 84 giờ chung 2 Khu học thực hành 6m² 378 giờ 6m2 x 378 giờ Phụ lục IX ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 04 tháng.7..năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Sửa chữa điện lạnh trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 2 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN LẠNH 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Sửa chữa điện lạnh trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: Số lượng môn học, mô đun: 05 - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 480 giờ - Khối lượng lý thuyết: 135 giờ; thực hành: 335 giờ; kiểm tra: 10 giờ 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Sửa chữa điện lạnh trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: 3 Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH, MÐ Tên môn học/mô đun Tỗng Trong đó số Lý Thực | Kiếm thuyết | hành tra | MĐ01 | Điện cơ bản 90 40 48 2 MĐ02 | Lạnh cơ bản 105 20 83 2 MH03 An toàn, vật liệu, đo lường điện 45 28 15 2 lạnh MD04 Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh dân dụng 120 27 27 91 2 MD05 Lắp đặt, bảo trì, sửa chữa điều hoà nhiệt độ cục bộ Tổng cộng 120 20 98☐ 2 480 135 335 10 4 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Sửa chữa điện lạnh - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT Định mức lao động Định mức giờ | Ghi chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 21,21 1 2 Định mức dạy lý thuyết Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. Định mức dạy thực hành 3,99 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp | 17,22 trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp 3,18 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 3,18 II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) A THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT Cường độ chiếu sáng: 2 1 | Máy chiếu (Projector) 2500 ANSI lumens Kích thước phông chiếu: 2 1,63 TT Tên thiết bị 5 Thông số kỹ thuật cơ bản 1,8m x 1,8m Loại thông số kỹ thuật Định mức sử dụng thiết bị (giờ) thông dụng tại thời điểm 2 | Máy vi tính 1,63 mua sắm và cài đặt được các phần mềm chuyên dụng Loại thông dụng trên thị 3 Bút trình chiếu 1,57 trường B THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH 1 | Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1110 0,34 2 | Đồng hồ Mê gôm kế Kyoritsu 3005A 0,17 3 | Mỏ hàn ngắn mạch Loại thông dụng trên thị trường 0,17 4 | Búa con Loại thông dụng trên thị truong 0,17 5 | Kéo con cắt giấy Loại thông dụng trên thị trường 0,17 6 | Kìm điện Loại thông dụng trên thị truong 0,17 7 | Tuốc nơ vít 2 cạnh Loại thông dụng trên thị truong 0,17 8 | Tuốc nơ vít 4 cạnh Loại thông dụng trên thị truong 0,17 9 | Bộ đồ nghề cơ khí Loại thông dụng trên thị trường 0,17 6 TT Tên thiết bị 10 Thông số kỹ thuật cơ bản Động cơ không đồng bộ ba Loại thông dụng trên thị pha 125W Động cơ không đồng bộ 11 | một pha một cấp tốc độ kiểu vòng ngắn mạch 22W 12 Động cơ không đồng bộ một pha một cấp tốc độ kiểu tụ điện, cuộn dây phụ 80W Động cơ không đồng bộ 13 | một pha ba cấp tốc độ kiểu tụ điện, cuộn dây phụ 80W 14 | Áp tô mát 1 pha - 250V 15 | Áp tô mát 3 pha - 380V 16 Cầu chì 10A-250V 17 | Nút bấm kép truong Loại thông dụng trên thị truong Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 0,17 0,17 Loại thông dụng trên thị 0,17 trường Loại thông dụng trên thị trường 0,17 1 pha -250V 0,17 3 pha - 380V 0,17 10A-250V 0,17 Loại thông dụng trên thị 0,17 truong 18 | Rơle nhiệt 10A 10A 0,17 Rơle trung gian (8 chân)+ 19 đé (8 chân)+ đế 0,17 20 20 Rơle trung gian (11 hoặc 14 chân) + đế 11 hoặc 14 chân 0,17 21 | Công tắc tơ 3 pha - 380V 3 pha - 380V 0,17 22 | Công tắc xoay 5A - 220V 5A - 220V 0,17 23 Rơle thời gian 60 giây + đế | 60 giây + đế 0,17 24 | Đèn tín hiệu 220V - 6W 220V - 6W 0,17 TT Tên thiết bị 7 Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị NHAP (giờ) 25 | Chuông báo 220V 220V 0,17 26 Động cơ 1 pha 220V - 80W | 220V - 80W 0,17 Động cơ 3 pha 380V - 27 3 pha 380V 100W 0,17 100W 28 Cọc đấu dây (4 đầu - 10A) | (4 đầu - 10A) 0,17 29 | Cọc đấu dây (8 đầu - 5A) (8 đầu - 5A) 0,17 Dây điện nhiều sợi S= 30 S=1,5mm2 0,17 1,5mm2 31 Dây điện đơn S = 1mm2 S=1mm2 0,17 Loại thông dụng trên thị 32 | Dây thít loại nhỏ 0,17 trường 33 Đầu cốt U 2 Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 34 | Đầu cốt U4 Loại thông dụng trên thị trường 0,17 35 Bộ hàn hơi O2 - C2H2 Loại thông dụng trên thị truong 1,02 36 | Máy nén khí có bình chứa Loại thông dụng trên thị trường 0,17 Loại thông dụng trên thị 37 | Máy hút chân không 0,17 trường 38 | Máy mài Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 39 | Máy khoan đứng 125W 0,17 BAN TT Tên thiết bị 8 Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 40 | Máy khoan tay 22W 0,17 41 Bộ đồ nghề điện lạnh chuyên dụng Loại thông dụng trên thị 0,17 truong 42 Am pe kim Kyoritsu 200A 0,17 43 | Bộ uốn ống các loại Loại thông dụng trên thị truong 0,17 44 | Bộ nong loe các loại Loại thông dụng trên thị truong 0,17 45 | Mỏ lết các loại Loại thông dụng trên thị truong 0,17 46 | Xi lanh nạp ga Loại thông dụng trên thị trường 0,17 47 | Máy thu hồi ga Loại thông dụng trên thị trường 0,17 48 Đèn hàn Loại thông dụng trên thị trường 0,17 49 | Nhiệt kế các loại Loại thông dụng trên thị trường 0,17 50 | Pin 1,5V và 9V Loại thông dụng trên thị trường 0,17 51 | Dây cặp nhiệt Loại thông dụng trên thị trường 0,17 52 Rơ le bảo vệ (dùng cho máy nén điều hòa) 1Hp 0,17 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 53 53 Rơ le nhiệt (Thermostat - Loại thông dụng trên thị 0,17 dùng cho điều hòa nhiệt độ) | trường Tụ điện (dùng cho máy nén 54 40 µF 0,17 điều hòa) 55 | Block điều hòa 1Hp 0,17 Rơ le khởi động kiểu điện 56 1Hp 0,17 áp 57 | Cầu chì 70 Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 58 | Bộ đồ cơ khí Loại thông dụng trên thị 0,17 trưởng 59 | Cưa sắt | Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 60 Role-7 125W 0,17 19 61 Blốc tủ lạnh 22W 0,17 Loại thông dụng trên thị 62 | Điện trở xả đá 0,17 trường 63 Thermic Kyoritsu 200A 0,17 Loại thông dụng trên thị 64 Thermostat 0,17 trường Máy điều hòa hai phần tử 65 Daikin 1Hp 0,17 treo tường Mono 99 Máy điều hòa hai phần tử 66 Daikin 1Hp 0,17 treo tường Inverter 10 TT Tên thiết bị 67 | Tủ lạnh III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TT Thông số kỹ thuật cơ bản Sanyo 180 lít Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 0,17 Don Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vi 1 | Dây điện nhiều sợi Mét |S=1,5mm 6,00 2 | Dây điện đơn Mét S = 1mm² 6,00 3 | Dây thít loại nhỏ Cái Loại thông dụng 6,00 4 | Ống đồng $6 Mét Фб 15,60 5 | Ống đồng $10 Mét ΦΙΟ 15,60 6 | Ống đồng $12 Mét Φ12 15,60 7 Gas R32 Bình |13,6kg 3,00 Loại thông dụng trên thị 8 | Que hàn Kg 0,48 truong Loại thông dụng trên thị 9 | Băng dính cách điện Cuôn 0,60 trường 10 Gas R134a Bình | 13,6 kg 3,00 11 Gas R600 Bình | 13,6 kg 3,00 12 | Gas đốt Bình | 13,6 kg 3,00 13 | Băng cuốn trắng Cuồn |800mm 1,20 14 | Băng dính điện Cuồn |BKY-20 1,20 15 Ga R22 Kg R22 3,00 11 Do'n TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao vi 16 Ga R410a Kg R410a 3,00 17 | Ống dẫn nước ngưng Mét Φ21 3,60 IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích sử | Thời gian sử Định mức sử dụng trung dụng trung STT Tên cơ sở vật chất dụng của 01 bình của 01 bình của 01 (một) người (một) người học (m3) (một) người học (mx giờ) học (giờ) Khu học lý thuyết 1 1,7 m² 135 giờ 1,7 m2 x 135 giờ chung 2 Khu học thực hành 4,0 m² 345 giờ 4,0 m2 x 345 giờ Phụ lục X ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng.7. năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Điện dân dụng trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 3. Định mức vật tư: 2 - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Điện dân dụng trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, lớp học thực hành 18 người học, với khối lượng kiến thức và thời gian khoá học: - Số lượng môn học, mô-đun: 08. - Thời gian đào tạo các môn học, mô đun chuyên môn: 400 giờ - Thời gian học lý thuyết: 95 giờ; thực hành, thực nghiệm: 290 giờ; kiểm tra: 15 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Điện dân dụng trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: 3 Thời gian đào tạo (giờ) Mã MH, MÐ Tên môn học, mô đun Tông Trong đó số Lý Thực | Kiểm Thuyết | hành tra MH01 Kỹ thuật an toàn điện và bảo hộ lao động 16 12 3 1 MD02 Sử dụng dụng cụ, trang thiết 8 bị và dụng cụ đo điện. 2 6 0 MD03 Lắp đặt điện nội thất cơ bản 64 16 46 46 2 MD04 Lắp đặt điện trong nhà 80 15 62 MD05 Sửa chữa lắp đặt thiết bị điện 40 8 29 3 3 MD06 Sửa chữa thiết bị điện trong nhà 40 10 5 29 1 MĐ07 Sửa chữa bảo dưỡng máy điện 80 20 51 57 3 MD08 Sửa chữa, bảo trì tủ lạnh dân dụng 72 12 112 58 2 Tổng cộng 400 95 290 15 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Điện dân dụng - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và lớp học thực hành 18 người học. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Định Ghi TT Định mức lao động mức giờ chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 18,69 Định mức dạy lý thuyết 1 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung 2,71 cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 15,98 II Định mức lao động gián tiếp Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 2,80 2,80 II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ Định mức sử TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản dụng thiết bị (giờ) A | THIẾT BỊ DẠY LÝ THUYẾT 1 Máy chiếu (Projector) Cường độ chiếu sáng:2 2,37 2500 ANSI lumens 5 TT Tên thiết bị 2 | Máy vi tính Thông số kỹ thuật cơ bản Kích thước phông chiếu: > 1,8m x 1,8m Loại có thông số kỹ thuật thông Định mức sử dụng thiết bị (giờ) dụng tại thời điểm mua sắm và 2,37 cài đặt được các phần mềm chuyên dụng 3 | Bút trình chiếu Loại thông dụng trên thị trường 2,37 B | THIẾT BỊ DẠY THỰC HÀNH Ma nơ canh huấn 1 Chất liệu Silicon mềm 0,86 luyện an toàn 2 Kìm cắt cách điện Stanley 84-004 0,86 Khung hợp kim nhôm và INOX; 3 Cáng cứu thương Kích thước (L×W×H): 0,86 186×51x17cm. Xe đẩy cáng trên xe Kích thước cao nhất của xe: 195x 4 cứu thương YDC-3A- 58×90 cm; Kích thước thấp nhất 0,86 RED LEAF của xe: 195x58×26 cm Bộ Nẹp Gỗ sơ cứu 5 chấn thương Loại thông dụng trên thị trường 0,86 Băng thun 3 móc Bảo 6 Loại thông dụng trên thị trường 0,86 Thạch 7 Đồng hồ vạn năng Hioki DT4282 0,33 8 Ampe kim Kyoritsu 3005A 0,68 AN 6 Định mức sử TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản dụng thiết bị (giờ) 9 Mê gôm mét KYORITSU 3165 0,33 10 Thước đo kéo 5m bång lón 0,33 11 Nivô 3 hướng 2.5m có từ tính 0,33 12 Búa Loại thông dụng trên thị trường 0,33 13 Đục Loại thông dụng trên thị trường 0,33 14 Kim Loại thông dụng trên thị trường 0,33 15 Tuốc nơ vít Loại thông dụng trên thị trường 0,33 16 Cưa sắt Loại thông dụng trên thị trường 0,33 17 Bộ nong loe Tasco TB530 Plus 0,33 18 Mỏ hàn điện 80W Wadfow WEL1608 0,33 19 Máy khoan cầm tay Makita M6000B 0,33 20 Công tắc 2 cực Sino 16,00 21 Công tắc 3 cực Sino 8,00 Sino 150V-240V 50/60Hz (có 22 22 Mặt 2 lỗ + 2 ổ cắm 8,00 viền+đế) 23 23 CB 1 pha PANASONIC 15A 24 24 Dimmer đèn Sino 25 Phích cắm 220V-10A 8,00 8,00 8,00 Chuông điện + nút 26 96 Panasonic 220V 8,00 nhán 7 Định mức sử TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản số dụng thiết bị (giờ) Đèn sợi đốt (đế bắt 27 tường thẳng) Rạng Đông 220V-80W 8,00 28 Hạt cầu chì ống Sino 10A-250VAC 8,00 29 Đèn Led 60cm Rạng Đông 220V-80W 8,00 30 Nút nhấn xanh INO, INC 8,00 31 Nút nhấn đỏ INO, INC 8,00 32 Cầu dao 1 pha 10-20A - 600V 8,00 33 Cầu dao đảo 1 pha 10-20A 600V 8,00 34 +4 CB tép 2 pha LS 6-10A, 220V 8,00 35 Công tắc tơ 3 pha LS GMC-9 220VAC 8,00 36 Rơ le nhiệt LS MT-32 (4-6A) 8,00 37 Bộ đồ nghề thợ điện Loại thông dụng trên thị trường 8,00 38 Quạt trần 37W 70W, 220V 0,91 39 Động cơ bơm nước 1HP - 220V 0,86 40 Máy điều hòa nhiệt độ 1HP - 220V 0,86 Đồng hồ vạn năng 41 Loại thông dụng trên thị trường 0,57 VOM 42 Amper kim 200A 0,90 43 43 TH27, 30, 40, 45, 47, 50, 55, 60, Đầu khẩu 0,57 70mm 8 Định mức sử TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản dụng thiết bị (giờ) 44 #4 Đầu vít Dùng cho khoan 0,57 45 Khoan pin 18V, tốc độ 1900 vòng/phút 0,06 46 Cảo 3 chấu 150mm 0,57 47 Đèn sợi đốt 60W 60W 220VAC 8,00 48 Đèn huỳnh quang 1,2m 20-36W 220VAC 0,06 49 Đèn trang trí 220VAC 0,06 50 50 Quạt bàn 47W 47W 220VAC 0,06 51 Nồi cơm điện 1,8 lít 1,8 lít 220VAC 0,06 52 32 Bình đun nước 2 lít Loại thông dụng trên thị trường 0,06 53 Máy giặt cửa trên 10,5 53 Loại thông dụng trên thị trường 0,11 Kg 54 44 Máy giặt cửa ngang Loại thông dụng trên thị trường 0,11 10,5kg 55 55 Máy xịt áp lực nước 70bar 220VAC 0,11 56 Máy biến áp 1 pha 220/12-24V 5A 0,57 57 Động cơ điện 1 pha 1/2Hp 220VAC 0,57 58 Động cơ điện 3 pha 2Hp 380VAC 0,57 59 Búa cao su Nhựa hai đầu 40mm 0,57 60 Kim vạn năng 180mm 0,57 61 Kìm mỏ nhọn 165mm 0,57 9 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức sử dụng thiết bị (giờ) 62 Kìm cắt 180mm 0,57 63 CB 1 pha Dang Tep 6-10A 0,57 64 CB 3 pha Dang Tep 6-20A 0,57 55 65 Tủ lạnh trực tiếp Công suất 120-250W, điện áp 0,34 220V 66 69 Tủ lạnh gián tiếp Công suất 120-250W, điện áp 0,34 220V 67 Thùng lạnh Toshiba 1/4Hp 1,03 68 | Quầy lạnh Toshiba 1Hp 1,03 69 Máy hút chân không Loại thông dụng trên thị trường 1,03 70 Timer Loại thông dụng trên thị trường 2,06 71 Cầu chì 70 Loại thông dụng trên thị trường 0,34 72 Đèn hàn ôxi Loại thông dụng trên thị trường 0,34 73 Rơle + đế 14 chân, 220V 0,34 Công suất 120-250W, điện áp 74 Blốc tủ lạnh 0,34 220V 75 Điện trở xả đá Loại thông dụng trên thị trường 1,03 76 Thermic 1,76K 8K 1,03 77 Thermostat 90-264Vac/50-60Hz, 5-45°C 1,03 78 Thermic Kyoritsu 200A 1,03 79 Thermostat Loại thông dụng trên thị trường 1,03 III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ 10 TT Tên vật tư Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao 1 Băng dính cách điện Cuộn Nano đen, đỏ 2,67 2 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 1,43 3 | Ống đồng 6 Mét фб 3,33 4 Cáp điện lực hạ thế Mét Cvv 2.0 1,00 5 SI Chì hàn Á Châu Cuộn Loại thông dụng trên thị trường 0,17 9 Mỏ hàn chì Cái 40W-250V 0,17 7 | Dây đơn mềm đỏ 1.0 Mét Vcm 1.0mm² 1,67 8 | Dây đơn mềm đen 1.0 Mét vcm 1.0mm² 1,67 9 | Dây đơn mềm đỏ 2.5 Mét Vcm 2.5mm² 1,67 10 | Dây đơn mềm đen 2.5 Mét Vcm 2.5mm² 1,67 11 Dây đọn Mét CV 5.0 1,67 12 Coss Y2.5 Bịt 50 con/bit 0,17 13 Vít 2.5 cm Con Loại thông dụng trên thị trường 1,11 14 VOM dạng kim Cái SANWA YX360TRF 0,42 15 Ampe kim số Sanwa DCM301 Cái 0,21 ACA1000A 16 Kìm răng Cây Tolsen 10001 18 cm 0,27 Kích thước 187 mm, độ 17 Kìm cắt Cây mở tối đa: 21 mm cán 0,48 dày bọc nhựa PVC 130 mm 18 Kìm nhọn Cây Loại thông dụng trên thị 0,48 11 TT Tên vật tư Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao trường 19 Kìm tuốt dây Cây Loại thông dụng trên thị 0,48 truong 20 Vít dẹp Cây Loại thông dụng trên thị 0,48 trường 21 Vít pake Cây Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 22 Bút thử điện Cây Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 23 Dây luồn ống (sợi 3m) Sợi Loại thông dụng trên thị 0,06 trường 24 | Ống lò xo M Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 25 Lò xo bẻ ống Cây Loại thông dụng trên thị 0,11 trường 26 | Ống nẹp 2.5 phân Cây Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 27 | Ông nẹp 3 phân Cây Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 28 | Ông tròn cứng 20 Cái Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 29 Co nối thẳng 20 Cái Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 30 Co nối chữ T 20 Cái Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 31 Co nối chữ L 20 Cái Loại thông dụng trên thị 0,33 trường 32 Công tắc 3 cực âm Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 33 33 Công tắc 2 cực âm Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 12 TT Tên vật tư Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao 34 Cầu chì 10A âm Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 35 Ô cắm âm 10A Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 36 Ô cấm nổi 10A Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 37 Cầu chì 10A noi Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 38 | Áp tô mát Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 39 Nút nhấn chuông Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 truong 40 Chuông điện 220v Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 41 Rơ le phao Cái Loại thông dụng trên thị 0,17 trường 42 Tủ 300x400x200 Cái Sắt sơn tĩnh điện hoặc 0,17 nhựa 43 Đèn sợi đốt 80w +đuôi Bộ 80W - 220V 0,17 44 Đèn huỳnh quang 0,6m Bộ 20w - 220V 0,17 45 Đèn compact Bô 12w - 220V 0,17 46 | Dây đôi mềm 2x32 M Thăng Long 2x32 0,83 47 Dây đơn 1.5 M Cadivi Cmv 2.0 0,83 48 Tắc kê 2 phân Bit 2 cm 0,17 49 47 Vit 2 phân Bịt 2 cm 0,17 50 Búa sắt Cây 350g 0,17 13 TT Tên vật tư Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao 51 Thước kéo Cây 5m 0,17 52 Nút ấn Cái f22 xanh, đỏ 0,17 53 Cầu dao 1 pha Cái 10A 0,17 54 Cầu dao 3 pha Cái 10A 0,17 55 | Áp tô mát 1 pha Cái 15 A 0,17 56 Công tắc tơ Cái LS 3-10A 0,17 57 Rơ le nhiệt Cái LS 3-10A 0,17 58 Khởi động từ Cái LS 3-10A 10,17 59 Dây đôi mềm M Thăng Long 2×32 0,83 60 Đèn compact 12w Bộ 12W - 220V 0,33 61 Đầu cos chẻ 6 Con Y2.5 0,33 62 Tu 15µF Tụ Cái 15μF 450v 0,11 63 Công tắc 3 cực Cái 6A 250V 0,42 64 Công tắc 2 cực Cái 6A 250V 0,42 65 Cầu chì 5A Cái 5A 240V 0,17 Rơ le nhiệt bình nước 66 Cái 20A 95°C 0,03 nóng 67 Lò xo nồi cơm điện Cái 3 chân 0,03 68 Dây nguồn nồi cơm Cái Dài 1,5m, 10A 250V 0,03 69 Đèn báo Cái Màu đỏ 240V 0,03 70 Nam châm rơ le nồi Cái 160 - 170°C 0,03 TT 14 Tên vật tư Đơn vị Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao com 71 Dây điện trở Cái 800W 220V 0,03 72 Phao máy giặt Cái 3 chân, 220V 0,03 73 Bơm xả máy giặt Cái 220-240VAC 0,03 Ống thoát nước máy 74 Cái 1,5m 0,03 giặt 75 Dây curoa máy giặt Cái M18 - M22 0,03 76 Van cấp nước máy giặt Cái 220-240VAC 0,03 77 Dây điện nhiều sợi Mét S=1,5mm2 0,17 78 Dây điện từ Kg 0,16 1mm, 180°C 0,03 0,1 0,3mm, 40 x 79 | Giấy cách điện To 0,17 100cm 80 Gas R124a Bình Trọng lượng 13,6 kg 0,17 81 Gas R12 Bình Trọng lượng 13,6 kg 0,17 82 Gas đốt Bình Trong lượng 13,6 kg 0,17 83 Băng cuốn trắng Cuồn 800mm 1,2 84 Băng dính điện Cuồn BKY-20 1,2 85 Ga R22 Kg R22 0,17 86 Ga R410a Kg R410a 0,17 87 | Ống dẫn nước ngưng Mét Φ21 3,6 88 | Ống dẫn nước ngưng Mét Φ21 3,6 15 IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT Diện tích Thời gian sử dụng sử dụng Định mức sử trung trung bình dụng của 01 STT Tên cơ sở vật chất bình của của 01 01 (một) (một) (một) người học người học người học (m’x giờ) (m²) (giờ) Khu học lý thuyết 1 1,7 m² 95 giờ 1,7 m2 x 95 giờ chung 2 Khu học thực hành 4,0 m² 305 giờ 4,0 m2 x 305 giờ HN Phụ lục XI ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 (Ban hành kèm theo Quyết định số 24./2024/QĐ-UBND ngày 04 tháng.7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. +Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. 2 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG B2 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ sơ cấp được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, tổ học thực hành 05 người học/01 xe, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: Số lượng môn học, mô đun: 07 - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 588 giờ - Khối lượng lý thuyết: 122 giờ; thực hành: 456 giờ; Kiểm tra: 10 giờ 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng B2 trình độ sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: 3 Thời gian đào tạo (giờ) Ma MH/ MÐ Tên mô đun Trong đó Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MH 01 Pháp luật giao thông đường bộ 90 69 18 3 Cấu tạo và sửa chữa MH 02 18 9 8 1 thông thường MH 03 Nghiệp vụ vận tải 16 11 4 1 Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng, MH 04 chống tác hại của rượu bia, kỹ năng phòng chống cháy nổ cứu hộ cứu nạn 20 18 1 1 MH 05 Kỹ thuật lái xe, Mô phỏng các tình huống giao thông 24 15 8 1 MD 06 Thực hành lái xe 420 0 417 3 Tổng cộng 588 122 456 10 4 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Lái xe ô tô hạng B2 - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và tổ học thực hành 05 người học/01 xe. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TT (1) (2) I Định mức lao động trực tiếp Định Định mức lao động mức Ghi giò chú (3) (4) 88,8 Định mức dạy lý thuyết 1 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 4,8 Định mức dạy thực hành 2 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung 84,0 cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp 13,32 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 13,32 II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật Định mức thiết bị cơ bản (giờ) Định mức thiết bị môn học 01: Pháp luật giao thông đường bộ 1 Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 2,57 5 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức thiết bị (giờ) 2 | Màn hình TIVI 120w 55 inch 2,57 3 Camera 4 cái 150w Loại thông dụng trên thị truong 10,29 Máy chấm vân tay 2 cái Loại đặc thù dành cho đào 4 5,14 250w tạo lái xe 5 Bảng phấn 1,2m - 2,4m 2,57 6 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị 51,43 truong 7 Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 77,14 Máy vi tính LCD 19" 943SNX Samsung vina 8 Máy tính 21 cái 150w 16,20 (CPU, màn hình, phím, chuột) 9 Máy lạnh 2 cái 1000w Máy lạnh Mitsubishi inverter 1,54 10 Máy in 1 cái 150w Máy in laser: canon LBP6000 Cỡ giấy: A4 độ phân giải: 600 x 600dpi 0,09 Định mức thiết bị môn học 02: Cấu tạo và sửa chữa thông thường 1 | Động cơ xe ô tô Động cơ xăng, diesel 4 kỳ, 4 xi lanh, dung tích 1.51 0,03 2 Mô hình cắt bổ động cơ Mô hình có đầy đủ các chi 0,03 xăng và diesel ô tô tiết 3 Hệ thống Điện ô tô Mô hình hệ thống điện ô tô 0,03 Hệ thống tự chẩn đoán trên 4 ô tô và các hư hỏng thông | Phần mềm chuẩn đoán 0,03 thường 5 Nội quy xưởng và kỹ thuật | Bảng nội quy, danh mục đồ an toàn sử dụng đồ nghề nghê 0,01 6 Bảo dưỡng kỹ thuật xe ô tô | Mô hình trên xe cơ sở loại 0,01 TT 6 Tên thiết bị và các hư hỏng thông nhỏ thường Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức thiết bị (giờ) 7 Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,01 8 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,51 9 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị 10,29 truong 10 Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 15,43 Định mức thiết bị môn học 03: Nghiệp vụ vận tải 1 Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,46 2 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,46 3 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị 9,14 truong 4 Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 13,71 5 Bảng biểu, tranh treo khác Loại thông dụng tại thời điểm mua sắm 0,46 Định mức thiết bị môn học 04: Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu bia, kỹ năng phòng chống cháy nổ cứu hộ cứu nạn 1 | Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,57 2 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,57 3 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị 11,43 truong 4 Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 17,14 5 Túi sơ cứu Loại thông dụng tại thời điểm mua sắm 0,57 Định mức thiết bị môn học 05: Kỹ thuật lái xe, Mô phỏng các tình huống giao thông, cụ thể: TT Kỹ thuật lái xe Tên thiết bị 7 Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức thiết bị (giờ) 1 Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,57 2 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,57 3 Xe tải 1,4 tấn ISUZU NHR55 (1,4 tấn) 0,03 4 Xe ô tô 4 chỗ số sản Hyundai Accent 0,03 5 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị trường 17,14 6 Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 11,43 Mô phỏng các tình huống giao thông 1 Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,11 Máy vi tính LCD 19" 2 Máy tính bàn, máy chủ 21 | 943SNX Samsungvina máy 150w 2,40 (CPU, màn hình, phím, chuột) 3 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị trường 2,40 4 Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 2,40 Máy in lasser: canon 5 Máy in 1 cái 150w LBP6000 Cỡ giấy: A4 độ 0,60 phân giải: 600 x 600dpi Định mức thiết bị mô đun 06: Thực hành lái xe 1 Bảng biểu Khổ A0 1,2 2 Bảng phấn 1,2m x 2,4m 1,2 3 Xe tải 1,4 tấn ISUZU NHR55 (1,4 tấn) 24,24 4 Xe ô tô 4 chỗ số sàn Hyundai Accent 56,56 5 Xe ô tô 7 chỗ số tự động Kia Caren 1,0 6 Ca bin học lái xe ô tô Theo tiêu chuẩn Cục 3,0 8 TT Tên thiết bị 250w Bóng đèn cao áp 20 bóng 7 250w 89 Thiết bị DAT 75W 3 cái 9 Máy in 1 cái 150w Thông số kỹ thuật cơ bản đường bộ Việt Nam Định mức thiết bị (giờ) 300w 160 Theo tiêu chuẩn Cục đường bộ Việt Nam 242,4 Máy in lasser: canon LBP6000 Cỡ giấy: A4 độ phân giải: 600 x 600dpi 84,0 Máy tính chủ 150w lưu trữ | Máy vi tính LCD 19" 10 hồ sơ 943SNX Samsung vina (CPU, màn hình, phím, 0,6 chuột) III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ TT Tên vật tư Đơn vị tính Tiêu Yêu cầu kỹ thuật hao Định mức vật tư môn học 01: Pháp luật giao thông đường bộ 1 | Sổ lên lớp Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 | Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 | Giáo án lý thuyết Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 Phần mềm thi trắc Phần Theo tiêu chuẩn Cục 4 0,03 Nghiệm mêm đường bộ Việt Nam Tranh vẽ biền báo, sa Theo tiêu chuẩn Cục 5 Bộ 0,03 hình đường bộ Việt Nam 6 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 7 | Giáo trình/bài giảng Định mức vật tư môn học 02: Cấu tạo và Quyển Theo tiêu chuẩn Cục 0,03 đường bộ Việt Nam sửa chữa thông thường 1 | Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 | Tranh vẽ hệ thống lái Bộ Theo quy định Bộ GTVT 0,03 3 | Tranh vẽ hệ truyền lực 4 | Giáo án lý thuyết Bộ Theo quy định Bộ GTVT 0,03 Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 Đơn vị Tiêu TT Tên vật tư Yêu cầu kỹ thuật tính hao Tranh vẽ nguyên lý hoạt 5 Bộ Theo quy định Bộ GTVT 0,03 động của động cơ 9 Tranh vẽ hệ thống Bộ Theo phanh quy định Bộ GTVT 0,03 7 | Tranh vẽ hệ thống treo Bộ Theo quy định Bộ GTVT 0,03 8 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 9 | Giáo trình/bài giảng Quyển Theo tiêu chuẩn Cục 0,03 đường bộ Việt Nam 10 | Giẻ lao Loại thông dụng trên thị Kg 0,03 truong Định mức vật tư môn học 03: Nghiệp vụ vận tải Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 | Giáo án lý thuyết Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 | Giáo trình/bài giảng Quyển Theo tiêu chuẩn Cục 0,03 Định mức vật tư môn học 04: Đạo đức phòng, chống tác hại của rượu bia, kỹ cứu nạn đường bộ Việt Nam người lái xe, văn hóa giao thông và năng phòng chống cháy nổ cứu hộ 1 | Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 Theo tiêu chuẩn Cục 4 | Giáo trình/bài giảng Quyển 0,03 đường bộ Việt Nam Định mức vật tư môn học 05: Kỹ thuật lái xe, Mô phỏng các tình huống giao thông, cụ thể: Kỹ thuật lái xe 1 | Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo tiêu chuẩn Cục 0,03 đường bộ Việt Nam Mô phỏng các tình huống giao thông 1 | Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 NHAN 10 Đơn vị TT Tên vật tư tính Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao 3 | Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 | Giáo trình/bài giảng Định mức vật tư Mô đun 06: Thực hành Quyển Theo tiêu chuẩn Cục 0,03 đường bộ Việt Nam lái xe 1|Nước M³ Nước sinh hoạt 1,0 2 | Sổ tay giáo viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,2 3 | Giáo án Thực hành Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,2 4 | Sổ lên lớp Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,2 5 | Sổ theo dõi thực hành 6 | Giấy thi Quyển Theo mẫu Bộ GTVT 0,2 Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,5 7 | Giáo trình/bài giảng Quyển Theo tiêu chuẩn Cục 1,0 đường bộ Việt Nam 8 Xăng Lít A.95 132 9 | Dầu Diezen Lít Đỏ 48 10 | Nhớt Lít Đa dụng 3,2 11 | Ắc quy Cái 75AH 0,07 12 | Bố thắng Loại thông dụng trên thị Bộ 0,60 truong 13 | Bố nồi Loại thông dụng trên thị Bộ 0,60 truong Loại thông dụng trên thị 14 | Heo ly hợp Bộ 0,60 truong 15 | BD định kỳ 5000 km Lần Garage 0,60 16 | Đăng kiểm xe 12 tháng Lần Theo quy định của Cục đăng kiểm Việt Nam 1,80 17 | Bảo hiểm xe 12 tháng Lần Bảo hiểm TNDS 1,80 Phí bảo trì đường bộ 18 Lan Theo quy định của Cục 1,80 12T đăng kiểm Việt Nam 19 | Lốp xe Bộ 175/R14 0,07 20 | Sổ cấp chứng chỉ nghề 21 | Chứng chỉ Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 Το Theo mẫu TC GDNN 1,0 22 | Biển báo hiệu đường bộ Bien Theo QC 41/2019 1,14 23 | Sổ trích ngang học viên Quyển Theo mẫu TC GDNN 0,03 IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT 11 Diện tích sử Tổng thời Định mức sử dụng trung | gian sử dụng dụng của 01 TT Tên cơ sở vật chất bình của 01 | của 01 (một) (một) người (một) người học (m) người học (giờ) học (mx giờ) I Khu học lý thuyết Phòng học lý thuyết 1 4 140 4 m2 x 140 giờ chung 2 2 | Phòng máy tính 4 27 4 m° x 27 giờ 3 Xưởng thực hành 2 4 01 4 m° x 01 giờ II Khu học thực hành 1 Sân tập lái 286 40 286 m x 40 giờ Nhà chờ học thực 2 4 40 4 m2 x 40 giờ hành III | Khu chức năng, hạ tầng khác 1 Nhà xe 4 84 4 m° x 84 giờ 2 2 | Phòng điều hành 4 01 4 m x 01 giờ Phụ lục XII ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C (Ban hành kèm theo Quyết định số 24../2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu) PHẦN THUYẾT MINH Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng C trình độ sơ cấp là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. I. NỘI DUNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm 04 định mức thành phần cơ bản: Định mức lao động, định mức vật tư, định mức thiết bị và định mức cơ sở vật chất, cụ thể như: 1. Định mức lao động: - Định mức lao động là mức tiêu hao lao động sống cần thiết của người lao động theo chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức lao động bao gồm định mức lao động trực tiếp và định mức lao động gián tiếp. + Định mức lao động trực tiếp là thời gian giảng dạy lý thuyết và thực hành. + Định mức lao động gián tiếp là thời gian lao động cho hoạt động quản lý, phục vụ. 2. Định mức thiết bị: - Định mức thiết bị là thời gian sử dụng từng loại thiết bị cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức thiết bị là căn cứ để tính nhiên liệu động lực và tính khấu hao thiết bị. - Định mức thiết bị chưa bao gồm thời gian sử dụng các thiết bị cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp. = 2 3. Định mức vật tư: - Định mức vật tư là mức tiêu hao từng loại nguyên, vật liệu cần thiết để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. - Định mức này chưa bao gồm: + Định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt phục vụ cho quá trình đào tạo. + Định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng định kỳ thiết bị. + Khối lượng (số lượng) vật tư cần thiết, phải có ban đầu để phục vụ cho đào tạo đáp ứng yêu cầu của một kỹ năng. 4. Định mức cơ sở vật chất: - Định mức cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...): Là thời gian sử dụng và diện tích sử dụng của 01 người học đối với từng loại cơ sở vật chất (Phòng học lý thuyết, khu hoặc phòng thực hành, thực tập và các khu chức năng khác...) để hoàn thành đào tạo cho 01 người học đạt được các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền ban hành. II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT NGHỀ LÁI XE Ô TÔ HẠNG C 1. Định mức kinh tế - kỹ thuật này được sử dụng để: - Xác định chi phí trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và tiết kiệm chi phí đào tạo. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý chất lượng trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. 2. Định mức kinh tế - kỹ thuật nghề Lái xe ô tô hạng C được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 người học, tổ học thực hành 08 người học/xe, với khối lượng kiến thức và thời gian khóa học: - Số lượng môn học, mô đun: 08. - Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 920 giờ. - Khối lượng lý thuyết: 122 giờ; thực hành: 788 giờ; kiểm tra: 10 giờ. 3. Trường hợp tổ chức đào tạo nghề Lái xe ô tô hạng C trình độ đào tạo sơ cấp khác với các điều kiện quy định tại khoản 2 mục này, các cơ quan, đơn vị căn cứ định mức kinh tế - kỹ thuật này và điều kiện cụ thể để điều chỉnh và đề xuất định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp. 4. Thời gian đào tạo được phân bổ: 3 Mã MH, Tên môn học, mô đun Tông MÐ Số Lý Thời gian đào tạo (giờ) Trong đó Thực | Kiểm thuyết | hành tra MH 01 | Pháp luật giao thông đường bộ 90 69 18 3 MH 02 | Cấu tạo và sửa chữa thông thường 18 9 8 1 MH 03 | Nghiệp vụ vận tải 16 11 4 1 MH 04 Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu bia, kỹ năng phòng chống cháy nổ cứu hộ cứu nạn 20 20 18 1 1 MH 05 Kỹ thuật lái xe, mô phỏng các tình huống giao thông 24 24 158 1 752 0 749 3 MĐ 06 | Thực hành lái xe Tổng cộng 920 122 788 10 PHẦN TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT - Tên ngành/nghề đào tạo: Lái xe ô tô hạng C - Trình độ đào tạo: Sơ cấp - Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo cho 01 người học, trong điều kiện lớp học lý thuyết không quá 35 người học và tổ học thực hành 08 người học/01 xe. I. ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Định TT Định mức lao động múc Ghi giò chú (1) (2) (3) (4) I Định mức lao động trực tiếp 99,25 1 2 Định mức dạy lý thuyết Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp 5,25 trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. Định mức dạy thực hành Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp | 94,0 trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. II Định mức lao động gián tiếp 14,89 Trình độ chuyên môn: Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp theo quy định. 14,89 II. ĐỊNH MỨC THIẾT BỊ Định mức TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) Định mức thiết bị môn học 01: Pháp luật giao thông đường bộ 1 | Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,23 5 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức thiết bị (giờ) 2 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,23 3 Camera 4 cái 150w Loại thông dụng trên thị truong 0,91 Máy chấm vân tay 2 cái 4 Loại đặc thù dành cho đào 0,46 250w tạo lái xe 5 Bảng phấn 1,2m - 2,4m 0.23 6 Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị truong 1.87 7 | Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 4,57 Máy vi tính LCD 19" 8 | Máy tính 21 cái 150w 943SNX Samsung vina 4,80 (CPU, màn hình, phím, chuột) 9 | Máy lạnh 2 cái 1000w Máy lạnh Mitsubishi inverter 0,46 10 | Máy in 1 cái 150w Máy in lasser: canon LBP6000 Cỡ giấy: A4 Độ phân giải: 600x600dpi 0,23 Định mức thiết bị môn học 02: Cấu tạo và sửa chữa thông thường 1 | Động cơ xe ô tô Động cơ xăng, diesel 4 kỳ, 4 xi lanh, dung tích 1.5 0,23 2 Mô hình cắt bổ động cơ ô tô Mô hình hoạt động bình 0,23 thưởng đầy đủ các chi tiết 3 Hệ thống Điện ô tô Mô hình hệ thống điện ô tô 0,23 Hệ thống tự chẩn đoán trên 4 | ô tô và các hư hỏng thông | Phần mềm chẩn đoán 0,23 thường 5 6 Nội quy xưởng và kỹ thuật | Bảng nội quy, danh mục đồ an toàn sử dụng đồ nghề Bảo dưỡng kỹ thuật xe ô tô nghê và các hư hỏng thông | Mô hình trên xe cơ sở loại thường nhỏ 0,00 0,23 6 Định mức TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản thiết bị (giờ) 7 | Máy tính (laptop) 150w 8 9 | Quạt trần 6 cái 65w ASUS Core i5 0,23 | Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,23 Loại thông dụng trên thị 1,37 truong 10 | Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 4,57 Định mức thiết bị môn học 03: Nghiệp vụ vận tải 2. 1 | Máy tính (laptop) 150w Màn hình TIVI 120w 3 | Quạt trần 6 cái 65w ASUS Core i5 0,23 55 inch 0,23 Loại thông dụng trên thị 1,37 trường 4 | Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 4,57 5 | Bảng biểu, tranh treo khác Định mức thiết bị môn học 04: Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu bia, kỹ năng phòng chống cháy nổ cứu hộ cứu nạn 1 | Máy tính (laptop) 150w Loại thông dụng tại thời điểm mua sắm 0,91 ASUS Core i5 0,23 2 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,23 3 | Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị truong 1,37 4 | Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 4,57 5 | Túi sơ cứu Loại thông dụng tại thời điểm mua sắm 0,23 Định mức thiết bị môn học 05: Kỹ thuật lái xe, Mô phỏng các tình huống giao thông, cụ thể: Kỹ thuật lái xe 1 | Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,23 2 Màn hình TIVI 120w 55 inch 0,23 3 | Xe ô tô tải 5,5 tấn ISUZU NQR75 (5,5 tấn) 0,23 4 Xe ô tô 4 chỗ số sàn Hyundai Accent 0,23 7 TT Tên thiết bị Thông số kỹ thuật cơ bản Định mức thiết bị (giờ) 5 | Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị 1,37 truong 1,2m 4,57 6 | Bóng đèn 20 bóng 75w Mô phỏng các tình huống giao thông 1 | Máy tính (laptop) 150w ASUS Core i5 0,23 Máy vi tính LCD 19" 2 Máy tính bàn, máy chủ 21 máy 150w 943SNX Samsung vina 5,03 (CPU, màn hình, phím, chuột) 3 | Quạt trần 6 cái 65w Loại thông dụng trên thị trường 1,37 4 | Bóng đèn 20 bóng 75w 1,2m 4,57 Máy in lasser: canon 5 | Máy in 1 cái 150w LBP6000 Cỡ giấy: A4 độ 0,23 phân giải: 600 x 600dpi Định mức thiết bị mô đun 06: Thực hành lái xe 1 | Bảng biểu Khổ A0 0,23 2 | Bảng phấn 1,2m x 2,4m 0,23 3 | Xe tải 5,5 tấn ISUZU NQR75 (5,5 tấn) 0,23 4 | Xe ô tô 7 chỗ số tự động Kia Caren 0,23 Theo tiêu chuẩn Cục 5 Ca bin học lái xe ô tô 250w 0,23 đường bộ Việt Nam 6 Bóng đèn cao áp 20 bóng 250w 300w 0,23 7 7 | Thiết bị DAT 75W 3 cái Theo quy chuẩn Việt Nam 0,69 105:2020 Máy in lasser: canon 80 Máy in 1 cái 150w LBP6000 Cỡ giấy: A4 độ phân giải: 600 x 600dpi 0,23 8 TT Tên thiết bị Máy tính chủ 150w lưu trữ 9 | hồ sơ Thông số kỹ thuật cơ bản Máy vi tính LCD 19" 943SNX Samsung vina (CPU, màn hình, phím, chuột) Định mức thiết bị (giờ) 0,23 III. ĐỊNH MỨC VẬT TƯ Đơn TT Tên vật tư vị Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao tính Định mức vật tư môn học 01: Pháp luật giao thông đường bộ 1 Sổ lên lớp Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 Giáo án lý thuyết Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 Phần mềm thi trắc Phân Theo quy định Cục 4 0,03 nghiệm mêm đường bộ VN Tranh vẽ biển báo, sa Theo quy định Cục 5 Bộ 0,03 hình đường bộ VN 6 Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 7 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định Cục 0,03 đường bộ VN Định mức vật tư môn học 02: Cấu tạo và sửa chữa thông thường 1 Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Tranh vẽ hệ thống lái Bộ 3 Tranh vẽ hệ truyền lực Bộ 4 Giáo án lý thuyết Theo quy định Bộ GTVT | 0,03 Theo quy định Bộ GTVT | 0,03 Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 Tranh vẽ nguyên lý hoạt 5 Bộ động của động cơ Theo quy định Bộ GTVT | 0,03 9 Tranh vẽ hệ thống phanh Bộ Theo quy định Bộ GTVT | 0,03 7 Tranh vẽ hệ thống treo Bộ Theo quy định Bộ GTVT | 0,03 8 Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 9 Giáo trình/bài giảng Quyển | Theo quy định Cục 0,03 9 Đơn Tiêu TT Tên vật tư vị Yêu cầu kỹ thuật hao tính đường bộ VN Loại thông dụng trên thị 10 Gie lau Kg 0,03 trường Định mức vật tư mô học 03: Nghiệp vụ vận tải 1 Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 Giấy thi Gam | Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định Cục 0,03 đường bộ VN Định mức vật tư môn học 04: Đạo đức người lái xe, văn hóa giao thông và phòng, chống tác hại của rượu bia, kỹ năng phòng chống cháy nổ cứu hộ cứu nạn 1 | Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định Cục 0,03 đường bộ VN Định mức vật tư môn học 05: Kỹ thuật lái xe, Mô phỏng các tình huống giao thông, cụ thể: Kỹ thuật lái xe 1 Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định Cục 0,03 đường bộ VN Mô phỏng các tình huống giao thông 1 Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 2 Giáo án lý thuyết Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 3 Giấy thi Gam | Khổ A4 297 x 210 mm 0,50 4 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định Cục 0,03 đường bộ VN Định mức vật tư mô đun 06: Thực hành lái xe 10 Don TT Tên vật tư vi Yêu cầu kỹ thuật Tiêu hao tính 1 Nước M³ Nước sinh hoạt 1,5 2 Sổ tay giáo viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,13 3 Giáo án Thực hành Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,13 4 Sổ lên lớp Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,13 5 Sổ theo dõi thực hành Quyển | Theo mẫu Bộ GTVT 0,13 6 Giấy thi Gam Khổ A4 297 x 210 mm 0,5 7 Giáo trình/bài giảng Quyển Theo quy định Cục 1,0 đường bộ VN 8 Xăng Lít A.95 48,0 9 Dầu Diezen Lít Đỏ 176 10 Nhớt Lít Đa dụng 4,4 11 Ắc quy Cái 100 AH 0,13 12 Bố thắng Loại thông dụng trên thị Bộ 0,38 truong 13 Bố nồi Loại thông dụng trên thị Bộ 0,38 trường 14 Heo ly hợp Loại thông dụng trên thị Bộ 0,38 truong Bão dưỡng định kỳ 5000 15 Lần Garage 0,25 km 16 Đăng kiểm xe 12 tháng Lần Theo quy định của Cục đăng kiểm Việt Nam 0,75 17 Bảo hiểm xe 12 tháng Lần Bảo hiểm TNDS 1,80 Phí bảo trì đường bộ 12 18 Lần Theo quy định của Cục 1,80 tháng đăng kiểm Việt Nam 19 Lốp xe Bộ 825/R16 0,06 20 Sổ cấp chứng chỉ nghề Quyển | Theo mẫu TC GDNN 0,03 21 Chứng chỉ Το Theo mẫu TC GDNN 1,0 22 Sổ trích ngang học viên Quyển | Theo mẫu TC GDNN 1,34 Các biển báo hiệu đường 23 Bien Theo QC 41/2019 0,03 bộ IV. ĐỊNH MỨC CƠ SỞ VẬT CHẤT 11 Diện tích sử dụng Tổng thời Định mức sử gian sử TT Tên cơ sở vật chất trung dụng của dụng của 01 bình của người học 01 người người học (m’x giờ) (m²) học (giờ) I | Khu học lý thuyết 1 | Phòng học lý thuyết chung 4 140 4m x 140 giờ 2 | Phòng máy tính 4 27 4 m x 27 giờ 3 | Xưởng thực hành 4 01 4 m x 01 giờ II | Khu học thực hành 2 1 Sân tập lái 312,5 43 312,5 m x 43 giờ 2 | Nhà chờ học thực hành 4 43 4 m x 43 giờ Khu chức năng, hạ tầng III khác 1 Nhà xe 4 94 4 m2 x 94 giờ 2 | Phòng điều hành 4 1 4 m x 01 giờ
# QUYẾT ĐỊNH **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* *Bình Định, ngày 03 tháng 11 năm 2021* QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đất đai, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu của 37 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức bị ảnh hưởng do GPMB thực hiện dự án xây dựng Khu dân cư dọc tuyến Quốc lộ 19 (mới), địa bàn: xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (giai đoạn 1). ## CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai năm 2013; Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Căn cứ Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 14/02/2019 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định; Căn cứ Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; Căn cứ Quyết định số 65/2019/QĐ-UBND ngày 18/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Bảng giá các loại đất định kỳ 05 năm (năm 2020-2024) trên địa bàn tỉnh Bình Định; Căn cứ Quyết định số 2052/QĐ-UBND ngày 27/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư dọc Quốc lộ 19 (mới) xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước; Căn cứ Quyết định số 52/2021/QĐ-UBND ngày 24/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc và mồ mả trên địa bàn tỉnh Bình Định; Căn cứ Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 25/3/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây cối, hoa màu khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Định; Căn cứ Quyết định số 1823/QĐ-UBND ngày 11/5/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất và giá đất cụ thể để lập phương án bồi **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Thời gian, địa điểm* # QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đất đai, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu của 37 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức bị ảnh hưởng do GPMB thực hiện dự án xây dựng Khu dân cư dọc tuyến Quốc lộ 19 (mới), địa bàn xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (giai đoạn 1), với nội dung chính như sau: 1. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, chi phí phục vụ công tác GPMB (2%) và chi phí dự phòng cưỡng chế là: 10.401.395.000 đồng (Mười tỷ, bốn trăm lẻ một triệu, ba trăm chín mươi lăm ngàn đồng), trong đó: - Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ: 10.177.490.000 đồng; + Giá trị bồi thường đất nông nghiệp: 2.519.800.000 đồng; + Giá trị hỗ trợ chuyển đổi nghề: 7.269.646.000 đồng; + Giá trị hỗ trợ ổn định đời sống: 237.888.000 đồng; + Giá trị bồi thường vật kiến trúc: 1.884.000 đồng; + Giá trị bồi thường cây cối, hoa màu: 148.272.000 đồng; - Chi phí phục vụ công tác GPMB (2%): 203.550.000 đồng; - Kinh phí dự trù thực hiện cưỡng chế: 20.355.000 đồng. 2. Nguồn vốn thực hiện: Vốn bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án xây dựng Khu dân cư dọc tuyến Quốc lộ 19 (mới), địa bàn xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước (giai đoạn 1). (Chi tiết có Phụ lục kèm theo và phương án chi tiết theo Văn bản số 194/TTr-BGPMB ngày 29/10/2021 của Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh). Điều 2. Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này theo đúng quy định. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Trưởng ban Ban Giải phóng mặt bằng tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có liên quan và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - CT UBND tỉnh; - PCT Nguyễn Tự Công Hoàng; - PVP TD; - Lưu: VT, K19. (M.12b). # PHỤ LỤC ## Bảng tổng hợp giá trị bồi thường, hỗ trợ cho 37 hộ gia đình, cá nhân và 01 tổ chức ### bị ảnh hưởng do GPMB thực hiện dự án Khu dân cư dọc tuyến Quốc lộ 19 (mới) *Địa điểm: xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (giai đoan 1)* (Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày /11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh) Số: 4403/QĐ-UBND Thời gian ký: 03/11/2021 18:31:00 +07:00 Đơn vị tính: Đồng |TT|Họ và tên|Địa chỉ|Diện tích|Diện tích|Diện tích|Diện tích|Tổng|Loại|Hạng|Vị|Tỷ lệ %|Giá trị bồi|Hỗ trợ chuyển|Hỗ trợ ổn định|Giá trị bồi|Giá trị bồi|Tổng giá trị bồi |----|------------|---------|-------|--------|--------|--------|--------|-----|-----|-----|---------|-------------|---------------|-----------------|-------------|-------------|------------------ ||||Nhân khẩu|Tờ BĐ số địa chính|Tổng diện tích thửa đất (m2)|diện tích thu hồi theo QH (m2)|diện tích đề nghị thu hồi (m2)|tổng diện tích thu hồi hết (m2)|đất|đất|trí|đất NN bị thu hồi|thường đất đai|đổi nghề và tạo việc làm|đời sống|thường vật kiến trúc|thường cây cối, hoa màu|thường, hỗ trợ |||||||||||||||||| |a|b|c|e|f|g|h|i|k|l|m|n|o|p|(1)|(2)|(3)|(4)|(5)|(6)=(1)+..+(5) --- |I|DT thu hồi/DT sử dụng dưới 10%|||||3.965,1|583,4|0,0|583,4|||||41.421.400|124.264.200|0|0|2.625.300|168.310.900 |1|Nguyễn Luận, vợ Nguyễn Thị Tân|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|2|575 17|285,0|285,0|285,0|285,0 LUC|3|1|7,54|20.235.000|60.705.000|||1.282.500|82.222.500 |2|Huỳnh Văn Lớp, vợ Lê Thị Ngọ|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|1p thửa 586 17|1.228,7|91,7|91,7|91,7 LUC|3|1|2,52|6.510.700|19.532,100|||412,650|26.455.450 |3|Nguyễn Thị Đào, con Nguyễn Thị Xuân (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|2|1p thửa 630 17|1.365,0|182,9|182,9|182,9 LUC|3|1|3,79|12.985.900|38.957.700|||823.050|52.766.650 |4|Nguyễn Thị Đủ (chết), con Nguyễn Thị Thi (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|1|1p thửa 656 17|1.086,4|23,8|23,8|23,8 LUC|3|1|1,70|1.689.800|5.069.400|||107,100|6.866.300 |II|DT thu hồi/DT sử dụng từ 10% đến dưới 30%||56|||9.714,1|8.562,4|163,5|8.725,9|||||656.989.500|1.970.968.500|59.472.000|0|39.266.550|2.726.696.550 |5|Võ Văn Thanh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|7|1p thửa 364 17|1.138,0|149,8|149,8|149,8 LUC|2|1|14,96|12.283,600|36.850.800|7.434.000||674,100|57.242.500 |6|Huỳnh Thị Hợi, con Võ Thị Thanh Thúy (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|1|395 17|1.000,3|977,8|22,5|1.000,3 LUC|3|1|28,27|71.021.300|213.063.900|1.062.000||4.501.350|289.648.550 |7|Nguyễn Nháy (chết), con Nguyễn Thanh Dũng (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|396 17|184,6|184,6|184,6|184,6 LUC|3|1|14,09|13.106,600|39.319,800|4.248.000||830,700|57.505.100 - # Bảng Thống Kê Chi Tiết - **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** - *Thời gian: Không xác định, Địa điểm: Phước Thuận, Tuy Phước* --- |TT|Họ và tên|Địa chỉ|Nhân khẩu|Thửa số|Tờ BĐ địa chính|Tổng diện tích thửa đất (m2)|Diện tích theo QH (m2)|Diện tích hộ thu hồi đề nghị (m2)|Tổng diện tích thu hồi (m2)|Loại đất|Hạng đất|Vị trí|Tỷ lệ % đất NN bị thu hồi|Giá trị bồi thường đất đai|Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm|Hỗ trợ ổn định đời sống|Giá trị bồi thường vật kiến trúc|Giá trị bồi thường cây cối, hoa màu|Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ| |----|-----------------------------|---------------------------------------------|------------|----------|-------------------|------------------------------|-----------------------|---------------------------------|---------------------------|----------|-----------|-------|-----------------------------|------------------------|----------------------------------------|---------------------------|---------------------------------|------------------------------|---------------------------------| |8|Tô Thị Kim Phụng (chết), con Trần Thanh Sơn (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|411|17|1.097,8|1.097,8|1.097,8|1.097,8|LUC|2|1|22,94|90.019.600|270.058.800|5.310.000|4.940.100|370.328.500| |9|Trần Sinh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|3|468|17|688,2|688,2|688,2|688,2|LUC|3|1|16,01|48.862.200|146.586.600|3.186.000|3.096.900|201.731.700| |10|Huỳnh Văn Nhạn (chết), vợ Phạm Thị Lần|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|1|550|17|632,2|632,2|632,2|632,2|LUC|3|1|27,47|44.886.200|134.658.600|1.062.000|2.844.900|183.451.700| |11|Nguyễn Thị Phượng|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|2|576|17|485,2|484,4|0,8|485,2|LUC|3|1|27,16|34.449.200|103.347.600|2.124.000|2.183.400|142.104.200| |12|Nguyễn Thị Chánh (chết), bà Vương Thị Liễu (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|6|653|17|301,3|301,3|301,3|301,3|LUC|3|1|17,36|21.392.300|64.176.900|6.372.000|1.355.850|93.297.050| |13|Trần Văn Sáng, vợ Châu Thị Thanh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|723|17|601,3|601,3|601,3|601,3|LUC|2|1|27,06|49.306.600|147.919.800|4.248.000|2.705.850|204.180.250| |14|Nguyễn Văn Ít, vợ Trương Thị Hạnh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|748|17|327,9|327,9|327,9|327,9|LUC|2|1|18,81|26.887.800|80.663.400|5.310.000|1.475.550|114.336.750| |15|Châu Thành Ân, vợ Từ Thị Kim Loan|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|858|17|546,1|546,1|546,1|546,1|LUC|3|1|18,13|38.773.100|116.319.300|5.310.000|2.457.450|162.859.850| |16|Phan Thị Chứa; con Lê Ngọc Tuân (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|60|24|519,9|519,9|519,9|519,9|LUC|2|1|20,58|42.631.800|127.895.400|5.310.000|2.339.550|178.176.750| |17|Nguyễn Huệ (chết), con Nguyễn Thị Kim Phụng (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|3|12|24|736,4|601,2|135,2|736,4|LUC|3|1|20,11|52.284.400|156.853.200|3.186.000|3.313.800|215.637.400| |18|Nguyễn Đình Viên|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|1|562|17|747,0|746,7|0,3|747,0|LUC|3|1|28,39|53.037.000|159.111.000|1.062.000|3.361.500|216.571.500| **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** # Bảng Thống Kê (Ví dụ) |TT|Họ và tên|Địa chỉ|Nhân khẩu|Thửa số|Tờ BĐ địa chính|Tổng diện tích thửa đất (m2)|Diện tích thu hồi theo QH (m2)|Diện tích hộ đề nghị thu hồi hết (m2)|Tổng diện tích thu hồi (m2)|Loại đất|Hạng|Vị trí|Tỷ lệ % đất NN bị thu hồi|Giá trị bồi thường đất đai|Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm|Hỗ trợ ổn định đời sống|Giá trị bồi thường vật kiến trúc|Giá trị bồi thường cây cối, hoa màu|Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ| |----|-----------------------------------|-------------------------------------------------------------|-------------|----------|--------------------|-------------------------------|-------------------------------|---------------------------------------|--------------------------|-----------|-------|--------|-----------------------------------|-------------------------|------------------------------------------|-------------------------------|----------------------------------|----------------------------------|----------------------------------------| |19|Phạm Thanh Bình, vợ Hồ Thị Thanh Hoa|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|815|17|707,9|703,2|4,7|707,9|LUC|2|1|16,91|58.047.800|174.143.400|4.248.000||3.185.550|239.624.750| |III|DT thu hồi/DT sử dụng từ 30% đến dưới 70%||60|||17.357,6|15.917,9|626,1|16.544,0|||||1.252.511.700|3.757.535.100|127.440.000|1.884.000|74.448.000|5.213.818.800| |20|Nguyễn Thị Ngọc Ninh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|509|17|323,4|176,5|146,9|323,4|LUC|3|1|52,07|84.930.200|254.790.600|10.620.000||5.382.900|355.723.700| |||thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước||510|17|872,8|872,8||872,8|LUC|3|1|||||||| |21|Nguyễn Thị Kim Hoàng, chồng Lê Xuân Khanh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|2|397|17|887,2|887,2||887,2|LUC|2|1|38,32|72.750.400|218.251.200|4.248.000||3.992.400|299.242.000| |22|Trương Ngọc Quang, vợ Nguyễn Thị Sang|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|6|467|17|1.770,3|1.770,3||1.770,3|LUC|2|1|48,36|145.164.600|435.493.800|12.744.000||7.966.350|601.368.750| |23|Lê Chí Dũng, vợ Nguyễn Thị Hoa Lý|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|488|17|1.230,5|1.230,5||1.230,5|LUC|2|1|57,21|100.901.000|302.703.000|8.496.000||5.537.250|417.637.250| |24|Châu Thành Ân, vợ Lưu Thị Lai|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|8|490|17|1.463,8|1.463,5|0,3|1.463,8|LUC|2|1|48,10|120.031.600|360.094.800|16.992.000||6.587.100|503.705.500| |25|Ca Thanh Dũng, vợ Huỳnh Thị Mỹ Châu|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|3|531|17|1.020,8|688,5|332,3|1.020,8|LUC|3|1|36,39|91.121.400|273.364.200|6.372.000|1,884,000|5.775.300|378.516.900| |||thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước||588|17|262,6|262,6||262,6|LUC|3|1|||||||| |26|Phạm Đình Tuyển, vợ Nguyễn Thị Phụng|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|629|17|1.383,8|1.383,3||1.383,3|LUC|3|1|53,19|98.214.300|294.642.900|10.620.000||6.224.850|409.702.050| |27|Lê Văn Tấn (chết), con Lê Thị Cúc (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|654|17|276,5|276,5||276,5|LUC|3|1|47,04|78.728.900|236.186.700|10.620.000||4.487.400|330.023.000| |||thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước||794|17|720,7|720,7||720,7|LUC|2|1|||||||| - # Bảng tổng hợp số liệu bồi thường, hỗ trợ - **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** - *Thời gian, địa điểm: (thông tin không có trong ảnh)* --- |TT|Họ và tên|Địa chỉ|Số liệu đo đạc|Diện tích (m2)|Tổng diện tích thu hồi (m2)|Loại đất|Hạng|Vị trí|Tỷ lệ % đất NN bị thu hồi|Giá trị bồi thường đất đai|Các khoản hỗ trợ (đồng)| |----|--------------------------|--------------------------------------------------------------|-----------------------------------------------------------|-----------------|-------------------------------|----------|------|-------|--------------------------|---------------------------|-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------| ||||Nhân khẩu|Thửa số|Tờ BĐ chính|Tổng diện tích thửa đất|Diện tích theo QH|Diện tích hộ thu hồi đề nghị|Diện tích hộ thu hồi hết|||||Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm|Hỗ trợ ổn định đời sống|Giá trị bồi thường vật kiến trúc|Giá trị bồi thường cây cối, hoa màu|Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ| |28|Trần Văn Tâm, vợ Bành Thị Hạnh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|683|17|755,7|755,7|755,7|755,7|LUC|3|1|36,19|53.654.700|160.964.100|8.496.000|3.400.650|226.515.450| |29|Nguyễn Văn Thanh, vợ Trần Thị Tám|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|704 / 770|17|1.229,8/210,8|1.229,8/210,8|1.229,8/210,8|1.229,8/210,8|LUC|3|1|45,66|102.282.600|306.847.800|10.620.000|6.482.700|426.233.100| |30|Hồ Ngọc Bích, vợ Nguyễn Thị Sáu|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|2|750|17|1.195,9|1.195,9|1.195,9|1.195,9|LUC|3|1|34,07|84.908.900|254.726.700|4.248.000|5.381.550|349.265.150| |31|Phạm Thị Nhự|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|3|771|17|578,9|578,9|578,9|578,9|LUC|3|1|38,56|41.101.900|123.305.700|6.372.000|2.605.050|173.384.650| |32|Lý Minh Phúc, vợ Đặng Thị Cẩm Dung|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|3|11|24|1.352,8|1.206,2|146,6|1.352,8|LUC|3|1|66,69|96.048.800|288.146.400|6.372.000|6.087.600|396.654.800| |33|Đỗ Văn Thêm, vợ Ngô Thị Loan|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|410 / 432|17|1.134,6/686,7|321,5/686,7|321,5/686,7|321,5/686,7|LUC|2|1|32,18|82.672.400|248.017.200|10.620.000|4.536.900|345.846.500| ||**IV DT thu hồi/DT sử dụng > 70%**||12|||6.096,4|5.819,5|276,9|6.096,4|||||472.292.600|1.416.877.800|50.976.000|26.095.500|1.966.241.900| |34|Võ Đức Hòa, con Vũ Đức Hà (đại diện kê khai)|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|2|530 / Ip thửa 989/434|17|1.222,6/297,4/722,5|1.222,6/297,4/722,5|1.222,6/297,4/722,5|1.222,6/297,4/722,5|LUC / DTL|3|1|100|167.165.000|501.495.000|8.496.000|8.752.950|685.908.950| |35|Nguyễn Thị Sinh|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|4|816|17|1.511,0|1.446,1|64,9|1.511,0|LUC|2|1|77,13|123.902.000|371.706.000|16.992.000|6.799.500|519.399.500| |36|Phan Thị Thật|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|1|894|17|990,2|778,2|212,0|990,2|LUC|3|1|100|70.304.200|210.912.600|4.248.000|4.455.900|289.920.700| - # Số liệu đo đạc - ## Các khoản hỗ trợ - ### Phần chính **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Thời gian, địa điểm: (Không có thông tin cụ thể trong ảnh)* > Không có trích dẫn cụ thể trong ảnh. --- |TT|Họ và tên|Địa chỉ|Nhân khẩu|Thửa số|Tờ BĐ địa chính|Tổng diện tích thửa đất (m2)|Diện tích theo QH (m2)|Diện tích hộ thu hồi đề nghị thu hồi hết (m2)|Tổng diện tích thu hồi (m2)|Loại đất|Hạng|Vị trí|Tỷ lệ % đất NN bị thu hồi|Giá trị bồi thường đất đai|Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm|Hỗ trợ ổn định đời sống|Giá trị bồi thường vật kiến trúc|Giá trị bồi thường cây cối, hoa màu|Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ| |----|-----------------------------|----------------------------------------|------------|----------|-----------------|-------------------------------|------------------------|---------------------------------------------------|-----------------------------|-----------|------|-------|------------------------------|--------------------------|--------------------------------------|-----------------------------|-------------------------------------|-----------------------------------|-------------------------------------| |37|Từ Văn Sơn, vợ Lưu Thị Minh Chi|thôn Phố Trạch, Phước Thuận, Tuy Phước|5|489|17|1.352,7|1.352,7|1.352,7|1.352,7|LUC|2|1|71,36|110.921.400|332.764.200|21.240.000||6.087.150|471.012.750| |V|Tổ chức|||||64.708,9|19.281,9|0,0|19.281,9|||||96.585.000|||0|5.836.500|102.421.500| ||||349|17||35,0|14,6||14,6|BHK|5|1||949.000|||||949.000| ||||350|17||54,6|54,6||54,6|BHK|5|1||3.549.000|||||3.549.000| ||||32|24||1.300,9|1.009,6||1.009,6|LUC|3|1||71.681,600||||4.543.200|76.224.800| ||||977|17||270,2|270,2||270,2|LUC|3|1||19.184.200||||1.215.900|20.400.100| ||||345|24||266,0|17,2||17,2|LUC|3|1||1.221.200||||77.400|1,298,600| ||||985|17||371,5|334,7||334,7|DTL||||0|||||0| ||||987|17||258,6|255,1||255,1|DTL||||0|||||0| |38|UBND xã Phước Thuận||988|17||1.883,4|1.193,4||1.193,4|DTL||||0|||||0| ||||989|17||1.187,8|496,7||496,7|DTL||||0|||||0| ||||991|17||1.206,6|81,4||81,4|DTL||||0|||||0| ||||354|24||884,8|39,8||39,8|DTL||||0|||||0| ||||992|17||3.611,7|2.291,3||2.291,3|DGT||||0|||||0| ||||993|17||145,1|108,3||108,3|DGT||||0|||||0| ||||990|17||30.377,5|8.952,2||8.952,2|DGT||||0|||||0| ||||355|24||22.815,2|4.122,8||4.122,8|DGT||||0|||||0| ||||31|24||40,0|40,0||40,0|DND||||0|||||0| |A|Tổng giá trị BT, HT: (I+..+V)|||||101.842,1|50.165,1|1.066,5|51.231,6|||||2.519.800.200|7.269.645.600|237.888.000|1.884.000|148.271.850|10.177.490.000| |B|Chi phí phục vụ GPMB: (A*2%)||||||||||||||||||203.550.000| |C|Chi phí dự phòng cưỡng chế thu hồi đất: (B*10%)||||||||||||||||||20.355.000| |D|Tổng cộng: (A+B+C)||||||||||||||||||10.401.395.000| - danh sách không thứ tự - 1. danh sách thứ tự
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2019 Kính gửi: Thanh tra Chính phủ. Trong thời gian vừa qua, một số báo có thông tin, phản ánh sai phạm và khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 đường Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Về việc này, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo như sau: Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra phản ánh thông tin của báo chí về sai phạm tại dự án bất động sản tại số 33 Nguyễn Du và 34-36-42 đường Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh và việc khiếu nại của các hộ dân liên quan đến dự án trên, đề xuất biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01 tháng 3 năm 2019. Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận: • Như trên; • TTg, PTTg Trương Hòa Bình (để b/c); • Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ; • VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Duy Hưng, Vụ TH; • Lưu: VT, V.I (3b), Tú. 8 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Nguyễn Duy Hưng
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 32 /2014/TT-BCT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014 THÔNG TƯ Quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ, Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ, đấu nối với lưới điện quốc gia. Các nhà máy điện nhỏ sử dụng nguồn Năng lượng tái tạo chưa có cơ chế giá điện riêng được Thủ tướng Chính phủ quy định, được áp dụng theo cơ chế quy định tại Thông tư này khi đấu nối với lưới điện quốc gia. 2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: a) Các tổ chức, cá nhân mua, bán điện từ các nhà máy điện nhỏ quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quannh h Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bên bản là tổ chức, cá nhân có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện sở hữu nhà máy thủy điện nhỏ. 2. Bên mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị phân phối điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ điện, có lưới điện mà các nhà máy thủy điện nhỏ sẽ đấu nối để mua điện với Bên bán. 3. Biểu giá chi phí tránh được là biểu giá được tính toán căn cứ vào các chi phí tránh được của hệ thống điện quốc gia khi có 01 (một) kWh công suất phát từ nhà máy thủy điện nhỏ được phát lên lưới điện phân phối. 4. Chi phí tránh được là chi phí sản xuất 01 (một) kWh của tổ máy phát có chi phí cao nhất trong hệ thống điện quốc gia, chi phí này có thể tránh được nếu Bên mua mua 01kWh từ một nhà máy thủy điện nhỏ thay thế. 5. Điện năng dư là toàn bộ lượng điện năng sản xuất trong mùa mưa vượt quá lượng điện năng với hệ số phụ tải trong mùa mưa là 0,85. 6. Điện năng trên thanh cái là toàn bộ điện năng sản xuất trừ đi lượng điện tự dùng bên trong phạm vi nhà máy. giữa thu điện năng sát 7. Hệ số phụ tải là tỷ số giữa lượng điện năng sản xuất thực tế với lượng điện năng có thể sản xuất ở chế độ vận hành 100% công suất định mức trong một khoảng thời gian nhất định (năm, mùa, tháng, ngày). 8. Hợp đồng mua bán điện mẫu là hợp đồng mua bán điện áp dụng cho việc mua bán điện của các nhà máy thủy điện nhỏ áp dụng Biểu giá chi phí tránh được quy định tại Phụ lục IV Thông tư này. 9. Mùa mưa được tính từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 31 tháng 10. 10. Mùa khô được tính từ ngày 01 tháng 11 đến ngày 30 tháng 6 năm sau. 11. Năm lấy số liệu tính toán biểu giá áp dụng cho năm N được tính từ ngày 01 tháng 7 của năm (N-2) tới ngày 30 tháng 6 của năm (N-1). 12. Năng lượng tái tạo là năng lượng được sản xuất từ thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều, sinh khối, đốt chất thải rắn trực tiếp, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học. Chương II XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT, THỰC HIỆN BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC Điều 3. Cấu trúc Biểu giá chi phí tránh được 1. Biểu giá chi phí tránh được (chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền www.vanbanluvn 2 dịch vụ môi trường rừng và thuế giá trị gia tăng) được tính theo thời gian sử dụng trong ngày và các mùa trong năm được quy định chi tiết tại Bảng 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, bao gồm 07 ( bảy) thành phần như sau: a) Giờ cao điểm mùa khô; b) Giờ bình thường mùa khô; c) Giờ thấp điểm mùa khô; d) Giờ cao điểm mùa mưa; đ) Giờ bình thường mùa mưa; e) Giờ thấp điểm mùa mưa; g) Điện năng dư. 2. Các chi phí tương ứng với 07 ( bảy) thành phần biểu giá bao gồm: a) Chi phí điện năng phát điện tránh được; b) Chi phí tổn thất truyền tải tránh được; c) Chi phí công suất phát điện tránh được (chỉ áp dụng trong thời gian cao điểm của mùa khô). 8 ngày áp danh đến 18 trong 3. Thời gian sử dụng điện trong ngày áp dụng cho Biểu giá chi phí tránh được phù hợp với quy định trong biểu giá bán lẻ điện hiện hành. - Huy định tr Đối với các khu vực nối lưới điện với nước ngoài, khu vực có quá tải đường dây (truyền tải điện), các nhà máy thủy điện trên cùng bậc thang, Bên mua và Bên bán thỏa thuận thời gian áp dụng giá giờ cao điểm theo nguyên tắc đảm bảo đủ số giờ cao điểm theo quy định. Điều 4. Trình tự xây dựng, phê duyệt và công bố Biểu giá chi phí tránh được 1. Biểu giá chi phí tránh được được xây dựng và công bố hàng năm. 2. Trước ngày 31 tháng 10 hàng năm, Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bên mua, Bên bán và các nhà máy điện khác để cập nhật cơ sở dữ liệu, thực hiện tính toán, lập Biểu giá chi phí tránh được cho năm kế tiếp theo phương pháp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này, trình Cục Điều tiết điện lực. 3. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm: a) Thẩm định các thông số đầu vào, kết quả tính toán Biểu giá chi phí tránh được hàng năm do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập. Trường hợp cần thiết, có thể mời các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia thẩm định; – Vietnam www.vanbanluat.vn 3 b) Nghiên cứu, đề xuất và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định Biểu giá chi phí tránh được ở mức hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất điện từ Năng lượng tái tạo, đồng thời đảm bảo Biểu giá chi phí tránh được phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn; c) Công bố Biểu giá chi phí tránh được. 4. Trong thời hạn 02 (hai) ngày kể từ ngày Biểu giá chi phí tránh được được ban hành, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm công bố Biểu giá chi phí tránh được cho năm tiếp theo trên trang thông tin điện tử của Cục Điều tiết điện lực và của Bộ Công Thương. 5. Trong trường hợp Biểu giá chi phí tránh được chưa được công bố đúng thời hạn, được phép tạm thời áp dụng Biểu giá chi phí tránh được của năm trước cho đến khi Biểu giá chi phí tránh được mới được công bố. Phần chênh lệch do thanh toán theo Biểu giá chi phí tránh được cũ và Biểu giá chi phí tránh được mới sẽ được các bên hoàn lại trong lần thanh toán đầu tiên áp dụng Biểu giá chi phí tránh được mới. Điều 5. Cơ chế chia sẻ rủi ro ăn với nam.vn 1. Bên bán khi ký Hợp đồng mua bán điện với Bên mua sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu có quyền lựa chọn việc áp dụng biểu giá theo cơ chế chia sẻ rủi ro quy định trong Hợp đồng mua bán điện mẫu. 2. Cơ chế chia sẻ rủi ro là cơ chế áp dụng Biểu giá chi phí tránh được công bố hàng năm cùng với các mức giá sàn và giá trần xác định trước từ Biểu giá chi phí tránh được của năm ký Hợp đồng mua bán điện. Giá bán điện của các năm sau khi ký hợp đồng sẽ bằng giá chí phí tránh được áp dụng cho năm đó nếu giá đó nằm trong khoảng giữa giá sàn và giá trần. Nếu giá chi phí tránh được của năm đó cao hơn giá trần thì sẽ áp dụng giá trần và nếu giá chi phí tránh đuợc năm đó thấp hơn giá sàn thì sẽ áp dụng giá sàn trong thanh toán tiền điện đã phát được. 3. Giá sàn của từng thành phần của biểu giá được tính bằng 90% giá của thành phần đó trong Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho năm ký Hợp đồng mua bán điện. 4. Giá trần của từng thành phần của biểu giá được tính bằng 110% giá của thành phần đó trong Biểu giá chi phí tránh được áp dụng cho năm ký Hợp đồng mua bán điện. 5. Thời hạn áp dụng tối đa biểu giá với cơ chế chia sẻ rủi ro là 12 (mười hai) năm kể từ năm ký Hợp đồng mua bán điện. Bên bán có thể lựa chọn thời hạn áp dụng ngắn hơn. Sau thời hạn áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro, giá dùng trong thanh toán tiền điện từ Hợp đồng mua bán điện là giá chi phí tránh được được công bố áp dụng áp dụng cho từng năm. LuanLetnam www.vanbanluat.vn 4 6. Khi áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro, trong Hợp đồng mua bán điện cần quy định cụ thể Biểu giá chi phí tránh được của năm ký Hợp đồng mua bán điện, thời hạn áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro, giá sàn và giá trần tương ứng với từng thành phần của biểu giá theo cơ chế chia sẻ rủi ro quy định tại Bảng 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 6. Trách nhiệm đấu nối 1. Bên bán chịu trách nhiệm đầu tư, vận hành và bảo dưỡng đường dây và trạm biến áp tăng áp (nếu có) từ nhà máy điện của Bên bán đến điểm đấu nối với lưới điện của Bên mua. 2. Điểm đấu nối do Bên bán và Bên mua thoả thuận theo nguyên tắc là điểm đấu nối gần nhất vào lưới điện hiện có của Bên mua, đảm bảo truyền tải công suất nhà máy điện của Bên bán, phù hợp với quy hoạch lưới điện được duyệt. 3. Trường hợp điểm đấu nối khác với điểm đặt thiết bị đo đếm, Bên bán chịu phần tổn thất điện năng trên đường dây đấu nối và tổn thất máy biến áp tăng áp của nhà máy. Phương pháp tính toán tổn thất trên đường dây đấu nối được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 7. Điều kiện áp dụng Biểu giá chi phí tránh được đối với Bên bán Bên bán điện được áp dụng Biểu giá chi phí tránh được khi đáp ứng một trong các điều kiện sau: 1. Công suất đặt của nhà máy nhỏ hơn hoặc bằng 30 MW và toàn bộ điện năng được sản xuất từ Năng lượng tái tạo. 2. Bên bán có nhiều nhà máy thuỷ điện bậc thang trên cùng một dòng sông được áp dụng Biểu giá chi phí tránh được cho cụm thủy điện bậc thang khi tổng công suất đặt của các nhà máy này nhỏ hơn hoặc bằng 60 MW. Trường hợp cụm thủy điện bậc thang có nhà máy thủy điện có công suất lớn hơn 30 MW được đưa vào vận hành đầu tiên, Bên bán được áp dụng Biểu giá chi phí tránh được cho cụm thủy điện bậc thang khi nhà máy thuỷ điện tiếp theo vận hành thương mại. Điều 8. Áp dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu 1. Việc sử dụng Hợp đồng mua bán điện mẫu là bắt buộc trong mua bán điện áp dụng Biểu giá chi phí tránh được giữa nhà máy điện đủ điều kiện với Bên mua. 2. Hợp đồng mua bán điện được ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi trong hợp đồng. Bên bán và Bên mua có thể thoả thuận để chuyển sang áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu thay cho Hợp đồng mua bán điện đã ký. Luat lietnam www.vanbanluat.vn 5 Điều 9. Điều kiện tham gia thị trường điện 1. Bên bán sở hữu nhà máy thủy điện nhỏ thuộc phạm vi và đối tượng áp dụng của Thông tư này nếu đấu nối vào lưới điện từ cấp điện áp 110 kV trở lên có quyền lựa chọn để nhà máy tham gia thị trường điện. 2. Điều kiện tham gia thị trường điện: a) Đấu nối vào lưới điện từ 110 kV trở lên; b) Trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng tham gia thị trường điện theo qui định; c) Cam kết tuân thủ đầy đủ các qui định của thị trường điện, ký hợp đồng mua bán điện phù hợp với các quy định của thị trường điện theo mẫu do Bộ Công Thương ban hành áp dụng cho các nhà máy tham gia thị trường điện; d) Khi lựa chọn tham gia thị trường điện, Bên bán không được lựa chọn lại việc áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu; đ) Trường hợp Bên bán đang áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và đã ký Hợp đồng mua bán điện mẫu thì Bên bán ký Thoả thuận với Bên mua chấm dứt và thanh lý Hợp đồng trước thời hạn theo đúng các qui định trong Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và các có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. www.quidin Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 10. Trách nhiệm của Cục Điều tiết điện lực 1. Chỉ đạo Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện lập Biểu giá chi phí tránh được hàng năm theo qui định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để bảo đảm công bố biểu giá đúng thời hạn. 2. Chỉ định các nhà máy nhiệt điện cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ yêu cầu lập Biểu giá chi phí tránh được cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. 3. Lựa chọn nhà máy nhiệt điện được thay thế căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia trong từng giai đoạn trên cơ sở chi phí hợp lý về đầu tư, bảo dưỡng và vận hành; thông báo Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện làm căn cứ thực hiện tính toán giá công suất tránh được theo quy định tại khoản 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. 4. Thẩm định, trình Bộ Công Thương xem xét, quyết định Biểu giá chi phí tránh được hàng năm; công bố Biểu giá chi phí tránh được hàng năm. 5. Bảo mật các thông tin liên quan đến chi phí của nhà máy điện dùng để tính Biểu giá chi phí tránh được. tính Biểu giá chỉ cá 6 6. Phối hợp với Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Tổng cục Năng lượng và các đơn vị liên quan, kiểm tra, giám sát các đơn vị phát điện trong việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình, an toàn đập, trồng rừng thay thế, quy trình vận hành hồ chứa, dịch vụ môi trường rừng và các yêu cầu về môi trường khác. 7. Hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này. Điều 11. Trách nhiệm của Bên bán 1. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với Bên mua theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và theo Biểu giá chi phí tránh được. 2. Lắp đặt công tơ 3 giá phù hợp với các quy định hiện hành để đo đếm điện năng sử dụng cho thanh toán tiền điện. 3. Bán toàn bộ lượng điện năng trên thanh cái của nhà máy cho Bên mua khi áp dụng Biểu giá chi phí tránh được. Trường hợp vì mục đích cung cấp điện cho các làng, xã chưa có điện lân cận nhà máy điện theo đề nghị của chính quyền địa phương, Bên bán được bán một phần sản lượng với giá thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật cho đơn vị phối nhưng phải thoả thuận trước bằng văn bản với Bên mua. “ Bên mua điện tại địa phương 4. Gửi 01 bản Hợp đồng mua bán điện đã ký về Cục Điều tiết điện lực chậm nhất là 30 10 ngày kể từ ngày ký. 5. Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện, quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành. 6. Định kỳ vào tháng cuối cùng hàng quý, Bên bán có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực về tình hình thực hiện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của quý liền kề trước đó. 7. Định kỳ hàng quý, hàng năm theo qui định, báo cáo Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản về việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng công trình, an toàn đập, trồng rừng thay thế, quy trình vận hành hồ chứa, dịch vụ môi trường rừng và các yêu cầu về môi trường khác. Điều 12. Trách nhiệm của Bên mua 1. Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với Bên bán theo Hợp đồng mua bán điện mẫu và theo Biểu giá chi phí tránh được nếu Bên bán đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 7 Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan khác. 2. Mua toàn bộ lượng điện năng Bên bán phát lên lưới theo khả năng truyền tải của lưới điện, trừ phần điện năng bán cho đơn vị phân phối điện tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này. 3. Tuân thủ quy định vận hành hệ thống điện, quy định hệ thống điện truyền tải, hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành. www.vanbanluat.vn 7 4. Gửi Cục Điều tiết điện lực báo cáo kết quả thoả thuận với Bên bán trong trường hợp thay đổi thời gian áp dụng giá giờ cao điểm theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thoả thuận với Bên bán. 5. Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các Tổng công ty điện lực có trách nhiệm xây dựng phương án xử lý tình trạng quá tải đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này. Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị điện lực khác 1. Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện có trách nhiệm lập Biểu giá chi phí tránh được hàng năm và bảo mật thông tin liên quan đến chi phí của nhà máy điện dùng để tính Biểu giá chi phí tránh được. 2. Các nhà máy nhiệt điện được Cục Điều tiết điện lực chỉ định có trách nhiệm cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ yêu cầu tính Biểu giá chi phí tránh được cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện. Điều 14. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014, tháng thay thế Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương quy định về Biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán - - điện mẫu áp dụng cho các nhà máy thủy điện nhỏ. áp dụng cho các 2. Đối với các hợp đồng mua bán điện được kỷ trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực, hai bên có trách nhiệm thỏa thuận, ký kết phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện về việc Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán thuế tài nguyên nước, thuế giá trị gia tăng và tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định hiện hành. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đơn vị có liên quan có trách nhiệm phản ánh về Bộ Công Thương để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./. Nơi nhận: Văn phòng Tổng bí thư; - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Viện Kiểm sát nhân dân tối - Toà án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước, cao; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Tập đoàn Điện lực Việt Nam; - Công báo; - Website Chính phủ, Bộ Công Thương - Lưu: VT, PC, ĐTĐL. www.vanbanluat.vn KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Cao Quốc Hưng 8 Phụ lục I BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC (Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Bảng 1. Biểu giá chi phí tránh được X ☑ Mùa khô Mùa mưa Phân Thành phần giá | điểm Giờ cao Giờ bình thường Giò Giờ thập điểm | điểm Giờ Giờ bình điện cao tháp thường năng điểm du X X I. Giá điện năng tránh được Chi phí điện năng phát điện tránh được Chi phí tổn thất truyền tải tránh được II. Giá công suất tránh được Chi phí công suất phát điện tránh được Tổng cộng Ghi chú: ☑☑ ☑☑ ☑ ☑ ☑☑ ☑ ☑ ☑ X 0 。。。。。 X X X X X - X= được áp dụng, có giá trị khác 0; 0 = không áp dụng. Biểu giá chi phí tránh được chưa bao gồm thuế tài nguyên nước, tiền dịch vụ môi trường rừng và thuế giá trị gia tăng. Bên mua có trách nhiệm thanh toán cho Bên bán các loại thuế và tiền dịch vụ môi trường rừng nêu trên. Bảng 2. Biểu giá trần và giá sàn khi áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro Mùa khô Mùa mưa Giờ cao diem Giờ Gio binh tháp thường điểm Gio Giò Giờ cao điểm Phần bình thấp thường | điểm phát dự X1 X2 X3 X4 x5 x6 X7 Biểu giá trong năm ký hợp đồng [M] Giá trần (áp dụng đến [tháng] của năm [N+k]) Giá sàn (áp dụng đến [tháng] của năm [N+k]) 1.1x1 1.1x2 1.1x3 1.1x4 1.1x5 1.1x6 | 1.1x, 0.9x1 0.9x2 0.9x3 0.9x4 0.9x5 0.9x6 0.9x7 Trong đó, k là thời hạn áp dụng cơ chế chia sẻ rủi ro tính theo năm, kể từ năm ký hợp đồng mua bán điện (không quá 12 năm). i bán www.vanbanluat.vn 1 Phụ lục II PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC (Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) 1. Chi phí điện năng tránh được Các bước tính chi phí điện năng tránh được như sau: a) Tính toán chi phí nhiên liệu trung bình tháng (đồng/kWh) của từng nhà máy nhiệt điện trong hệ thống cho năm lấy số liệu tính toán biểu giá, trừ các nhà máy điện BOT, IPP đã ký hợp đồng bao tiêu và các nhà máy điện chạy dầu. Tổng chi phí nhiên liệu trong tháng của các nhà máy nhiệt điện và điện năng thanh cái được cung cấp bởi các nhà máy nhiệt điện có liên quan. Đối với các nhà máy điện có giá nhiên liệu biến đổi theo giá nhiên liệu thế giới, giá nhiên liệu dùng để tính toán chi phí biến đổi sẽ chịu mức trần bằng 110% giá nhiên liệu tính toán trung bình trong năm trước năm lấy số liệu tính toán biểu giá của nhà máy đó (hoặc trung bình của tất cả các nhà máy điện có giá nhiên liệu biến đổi theo giá nhiên liệu thế giới, nếu nhà máy điện này được đưa vào vận hành trong năm lấy số liệu tính toán). m lấy số Hậu b) Với mỗi giờ của năm lấy số liệu tính toán biểu giá, xếp hạng theo thứ tự tăng dần của chi phí biến đổi của các nhà máy nhiệt điện chạy lưng, chạy đáy (trừ các nhà máy BOT, IPP đã ký hợp đồng mua bán điện bao tiêu) để xác định nhà máy có chi phí biên. Chi phí biến đổi được xác định dựa trên chi phí nhiên liệu trung bình tháng của các nhà máy nhiệt điện. c) Tổng công suất phát lớn nhất của hệ thống trong năm lấy số liệu tính toán ký hiệu là (P). d) Công suất tham chiếu P* được tính bằng F. x P, với Fa là hệ số điều chỉnh phần năng lượng biên của biểu đồ phụ tải, do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đề xuất và được chọn trong khoảng [F%; 0,4]. Trong đó: Fo X X ་ × P 6,2 X là sản lượng điện của các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp (trừ các nhà máy điện BOT) có giá khí biến đổi theo giá nhiên liệu thế giới trong năm lấy số liệu tính toán biểu giá. X là tổng sản lượng điện của các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp (trừ các nhà máy điện BOT) trong năm lấy số liệu tính toán biểu giá. P. là giá khí trung bình (USD/mmBTU) của các nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp có giá khí biến đổi theo giá nhiên liệu thế giới trong năm lấy số liệu tính toán biểu giá. 1 đ) Với mỗi giờ của năm lấy số liệu tính toán biểu giá, giá điện năng cm) được tính toán căn cứ vào chi phí của các nhà máy có giá thành cao và được tính theo công suất tham chiếu P* (đã loại trừ các nhà máy tại điểm b khoản này ở trên). Ví dụ, nếu P*=1000MW, và nếu trong một số giờ j nhà máy có giá thành cao nhất được huy động 600MW với chi phí biến đổi là c, và nhà máy có giá thành cao thứ hai được huy động 500MW với chi phí biến đổi là cz, chi phí (tránh được) biên trung bình cho giờ đó, với công suất tham chiếu P*, CM; được tính theo công thức: C Mj 600cji + 400c j2 1000 e) Giá điện năng được điều chỉnh theo tốc độ tăng tương ứng của chi phí nhiên liệu trong năm tính toán. Tốc độ tăng giá nhiên liệu hàng năm được xác định theo thứ tự ưu tiên sau: - Theo các hợp đồng cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy chạy đinh trong hệ thống; - đáng Theo giá thị trường, với nguồn tham khảo rõ ràng và đáng tin cậy, được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng; - thống điện và thị điện và nhanh trư và đạ Do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đề xuất và được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng. B) Với mỗi khoản cho g) Với mỗi khoảng thời gian tương ứng với sáu thành phần thời gian phân biệt theo mùa và theo thời gian sử dụng điện trong ngày của biểu giá, giá trung bình hàng năm được tính là trung bình của cưj trong mỗi khoảng thời gian đó. h) Giá điện năng dư được tính bằng 50% giá trong các giờ thấp điểm vào mùa mưa. 2. Tổn thất truyền tải tránh được Cách tính tổn thất truyền tải tránh được như sau: a) Với mỗi giờ trong năm, điều kiện vận hành hệ thống được xác định trên cơ sở luồng công suất của đường dây 500kV đi qua ranh giới phân biệt phụ tải giữa 3 miền (Bắc-Trung và Trung-Nam). b) Do trên đường dây 500kV luôn có một luồng công suất truyền tải nào đó, “cân bằng” không có nghĩa là bằng 0 mà bằng một luồng công suất (bất kể theo hướng nào) trên một giá trị ngưỡng. Ngưỡng này được quy định tùy thuộc vào điều kiện về điều chỉnh điện áp và ổn định hệ thống điện. Khi luồng công suất trên đường dây 500kV truyền tải qua ranh giới phân biệt phụ tải miền nhỏ hơn ngưỡng này thì được xem là cân bằng. Giá trị ngưỡng cân bằng do Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện đề xuất và được Cục Điều tiết điện lực cho phép áp dụng. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 2 c) Đối với nhà máy đủ điều kiện kết nối với lưới điện miền Bắc, nhà máy điện được thưởng thanh toán tổn thất truyền tải khi miền Bắc nhận điện từ miền Trung qua đường dây 500kV. d) Đối với nhà máy đủ điều kiện kết nối với lưới điện miền Trung, nhà máy điện được thưởng thanh toán tổn thất truyền tải khi miền Trung nhận điện từ miền Nam qua đường dây 500kV giá. đ) Nhà máy bị phạt thanh toán tổn thất truyền tải trong các trường hợp còn lại. Với mỗi giờ trong năm, giá tổn thất truyền tải tránh được T được tính như sau: Trường hợp nhà máy điện nối lưới ở miền Bắc: TB=CM (1+B)(1 ± 2500) - CM Trường hợp nhà máy điện nối lưới ở miền Trung: Tr=Cm (1 + 2n)(1 ± 1500) - CM Trường hợp nhà máy điện nối lưới ở miền Nam: TN = CM (1+2N) - CM www.Lietnam.vn Trong đó: λβ, λτ. λ 2.500 TB, TT, TN = = g) Dấu trong biểu thức 1 Chi phí nhiên liệu trung bình trong tháng của tổ máy nhiệt điện chạy khí chạy đỉnh (đắt nhất) trong hệ thống (đồng/kWh). Lần lượt là tỷ lệ tổn thất trên hệ thống truyền tải điện miền Bắc, Trung, Nam đến cấp điện áp 220kV, bao gồm cả tổn thất trạm biến áp. Tỷ lệ tổn thất trung bình trên hệ thống đường dây 500kV (gồm cả tổn thất trạm biến áp) Lần lượt là giá tổn thất truyền tải tránh được ở miền Bắc, Trung và Nam (đồng/kWh). + Asoo: Nếu dương là “thưởng”, âm là “phạt”. h) Các giá trị T được tính trung bình cho tất cả các giờ liên quan trong biểu 3. Giá công suất tránh được của biểu giá Giá công suất tránh được xác định bằng giá công suất của nhà máy nhiệt điện được thay thế bởi nguồn điện nhỏ Năng lượng tái tạo. Nhà máy nhiệt điện được thay thế do Cục Điều tiết điện lực lựa chọn căn cứ Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia trong từng giai đoạn trên cơ sở chi phí hợp lý về đầu tư, bảo và vận hành. Các thông số tính toán chi phí công suất tránh được như dưỡng và vận hành. ( vanbanluat.vn 3 - Chi phí đầu tư năm cơ sở xác định căn cứ chi phí đầu tư hợp lý của nhà máy nhiệt điện được lựa chọn; - - Hệ số trượt giá cho chi phí đầu tư được lấy theo chỉ số giá thiết bị (MUV) do Ngân hàng Thế giới công bố trên trang web www.worldbank.org; -Đời sống kinh tế của nhà máy nhiệt điện được lấy theo quy định về phương pháp xác định giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành; - Hệ số chiết khấu i (WACC) là 10 %/năm; - Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định năm cơ sở được xác định theo chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của nhà máy nhiệt điện được lựa chọn hoặc tương đương; -Hệ số trượt chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định hàng năm là 2,5%/năm; - Chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định năm tính giá không bao gồm thuế tài nguyên sử dụng nước mặt, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và các loại thuế, phí khác liên quan tính theo quy định hiện hành; Tổn thất trạm biến áp và suất sự cố lấy theo thông lực Việt Nam báo cáo hàng năm; do Tập đoàn Điện đ - Tỷ giá đô la Mỹ năm lấy số liệu tính toán biểu giá được tính bình quân theo ngày và theo tỷ giá đô la Mỹ bán ra giờ đóng cửa của Hội sở chính - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Chi phí công suất tránh được điều chỉnh theo tổn thất truyền tải theo công thức sau: Trong đó: AGC* 1220 2.500 AGC : : AGC* = AGC (1+2 220) (1-2500) Chi phí công suất phát điện tránh được, điều chỉnh theo tổn thất truyền tải. tỷ lệ tổn thất truyền tải trung bình trên lưới 220kV của 3 miền trong các giờ cao điểm mùa khô; Tỷ lệ tổn thất trung bình trên đường dây 500kV (gồm cả tổn thất trạm biến áp) trong các giờ cao điểm mùa khô; Chi phí công suất tránh được. Giá trị AGC* được tính toán và áp dụng cho các giờ cao điểm của mùa khô (ha). Giá công suất phát điện tránh được (đồng/kWh) xác định theo công thức: Chi phí công suất phát điện tránh được [đồng/kWh]= AGC*ha. 8 www.vanbanluat.vn 4 Phụ lục III PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN TỔN THẤT TRÊN ĐƯỜNG DÂY TRONG TRƯỜNG HỢP ĐIỂM ĐO ĐẾM KHÔNG TRÙNG VỚI ĐIỂM ĐẤU NỐI (Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) 1. Trường hợp điểm đo đếm khác với điểm đấu nối và khi các bên không có thỏa thuận khác, thì lượng điện năng Bên mua nhận tại điểm đấu nối (đo bằng kWh) trong giai đoạn lập hóa đơn sẽ được điều chỉnh theo hệ số tổn thất trung bình, được tính theo các công thức dưới đây. 2. Các hệ số sau được dùng trong việc tính toán: P là công suất đặt của nhà máy [MW]; Cos ( là hệ số công suất của nhà máy; Q A là sản lượng điện năng trung bình hàng năm của nhà máy [kWh/năm]; U là điện thế định mức tại thanh cái nhà máy [kV]; R là điện trở tổng của đường dây truyền tải điện [22], được xác định từ tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất cho các dây dẫn sử dụng cho đường dây ở nhiệt độ 25°C; trung bình chọn các dây dẫn L là hệ số tổn thất trung bình của đường dây truyền tải; T là hệ số tổn thất của máy biến áp tăng áp (nếu công tơ được đặt về phía sơ cấp của máy biến áp tăng áp); hệ số tổn thất này sẽ có giá trị bằng 0 nếu công tơ được đặt phía thứ cấp của máy biến áp tăng áp; X là lượng điện năng theo chỉ số của công tơ đặt tại nhà máy trong giai đoạn lập hóa đơn [kWh]; Xz là lượng điện năng nhận tại điểm đấu nối trong giai đoạn lập hóa đơn, sau khi trừ đi tổn thất trên đường dây truyền tải và tổn thất máy biến áp tăng áp [kWh]. 3. Công thức tính toán hệ số tổn thất trung bình của đường dây truyền tải như sau: L = p² τ -.R.—.10-³ U².cos² Α Trong đó: T=0,124+ A.10 P 2 .8760 4. Lượng điện năng Bên mua phải thanh toán cho Bên bán, X, được tính theo công thức sau: thức sai www.vanbanluat.vn - X, X(1-L-T) 1 5. Các giá trị của hệ số tổn thất có thể tính toán theo các công thức trên hoặc có thể theo thỏa thuận khác, các hệ số này được quy định trong Hợp đồng mua bán điện. www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn 2 Phụ lục IV HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU ÁP DỤNG BIỂU GIÁ CHI PHÍ TRÁNH ĐƯỢC (Ban hành kèm theo Thông tư số 32 /2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) MỤC LỤC Điều 1. Định nghĩa Điều 2. Giao nhận và mua bán điện Điều 3. Đấu nối, đo đếm và vận hành Điều 4. Lập hoá đơn và thanh toán Điều 5. Bất khả kháng Điều 6. Thời hạn hợp đồng, các sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng, bồi thường thiệt hại và đình chỉ thực hiện hợp đồng chấp Điều 7. Giải quyết tranh thị trưởng " thực hiên họp n và tái ca chamvn Điều 8. Uỷ thác, chuyển nhượng và tái cơ cấu 8 động Điều 9. Tham gia thị trường điện Điều 10. Các thỏa thuận khác Điều 10. Cach gia t Điều 11. Cam kết thực hiện Phụ lục A: Biểu giá mua bán điện Phụ lục B: Thông số kỹ thuật của nhà máy điện Phụ lục C: Yêu cầu đấu nối hệ thống Phụ lục D: Yêu cầu trước ngày vận hành thương mại Phụ lục Đ: Thỏa thuận khác LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; ... sung Căn cứ Thông tư số .../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ; Căn cứ nhu cầu mua, bán điện của hai bên, Hôm nay, ngày tai tháng ....... năm Chúng tôi gồm: Bên bán: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Mã số thuế: Tài khoản: Ngân hàng Đại diện: Chức vụ: văn bản ủy quyền số Bên mua: Địa chỉ: ( được sự ủy quyền của tháng ngày Điện thoại: Fax: Mã số thuế: Tài khoản: Ngân hàng theo năm بانی ضایع Đại diện: Chức vụ: văn bản ủy quyền số ăn bản ủy quyền số (được sự ủy quyền của theo ngày tháng năm Cùng nhau thỏa thuận ký Hợp đồng mua bán điện để mua, bán điện theo Biểu giá chi phí tránh được với các nội dung sau: 2 Điều 1. Định nghĩa Trong Hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Bên cho vay: các cá nhân, tổ chức cho Bên bán hoặc Bên mua vay để thực hiện Hợp đồng này. Danh sách Bên cho vay được các bên thông báo cho nhau theo Điều 10 của Hợp đồng này. 2. Bên hoặc các bên: Bên bán, Bên mua hoặc cả hai bên hoặc đơn vị tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ của một bên hoặc các bên trong Hợp đồng này. 3. Biểu giá chi phí tránh được: biểu giá được qui định tại Phụ lục A của Hợp đồng. 4. Điểm đấu nối: vị trí mà đường dây của Bên bán đấu nối vào hệ thống điện của Bên mua, được thỏa thuận tại Phụ lục C của Hợp đồng. 5. Điểm giao nhận điện: điểm đo đếm sản lượng điện bán ra của Bên bán. 6. Điện năng dư: toàn bộ lượng điện năng sản xuất trong mùa mưa vượt quá lượng điện năng đã xác định với hệ số phụ tải trong mùa mưa được quy định trước. hát ra. 7. Điện năng mua bán: điện năng của nhà máy điện phát ra theo khả năng phát lớn nhất có thể của nhà máy, trừ đi lượng điện năng cần thiết cho tự dùng và tổn thất của nhà máy điện, được Bên bán đồng ý bán và giao cho Bên mua hàng năm, theo quy định trong Phụ lục B của Hợp đồng (kWh). Giờ bình ý 8. Giờ bình thường: khoảng thời gian sử dụng điện trong ngày theo quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành. 9. Giờ cao điểm: khoảng thời gian sử dụng điện trong ngày theo quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành. 10. Giờ thấp điểm: khoảng thời gian sử dụng điện trong ngày theo quy định trong văn bản hướng dẫn áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành. 11. Hợp đồng: bao gồm văn bản này và các Phụ lục kèm theo. 12. Lãi suất cơ bản: lãi suất cho vay thị trường liên ngân hàng Việt Nam VNIBOR thời hạn một tháng tại thời điểm thanh toán. 13. Mùa khô: khoảng thời gian trong năm theo quy định trong Biểu giá chi phí tránh được. 14. Mùa mưa: khoảng thời gian trong năm theo quy định trong Biểu giá chi phí tránh được. 15. Năm hợp đồng: 12 (mười hai) tháng của năm dương lịch tính từ ngày đầu tiên của tháng 01 và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 năm đó, trừ trường hợp đối với năm hợp đồng đầu tiên được tính bắt đầu từ ngày vận hành thương mại và kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng 12 của năm đó. Năm hợp đồng cuối cùng kết thúc vào ngày cuối cùng của thời hạn Hợp đồng. 3 cuối cùng kết www.vanbanluat.vn 16. Ngày đến hạn thanh toán: 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày 3 Bên mua nhận được hóa đơn thanh toán tiền điện hợp lệ của Bên bán. 17. Ngày vận hành thương mại: ngày Bên bán thông báo cho Bên mua về việc bắt đầu giao điện năng mua bán phù hợp với các nội dung của Hợp đồng này hoặc là ngày mà Bên bán bắt đầu giao điện năng cho Bên mua phù hợp với Hợp đồng này và Bên mua phải thanh toán cho lượng điện năng giao đó. 18. Nhà máy điện: bao gồm tất cả các thiết bị phát điện, thiết bị bảo vệ, thiết bị đấu nối và các thiết bị phụ trợ có liên quan; đất sử dụng cho công trình điện lực và công trình phụ trợ để phục vụ sản xuất điện năng theo Hợp đồng này của Bên bán. 19. Đơn vị điều độ hệ thống điện: các đơn vị điện lực bao gồm Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, các Đơn vị điều độ hệ thống điện miền và các Đơn vị điều độ hệ thống điện phân phối, được phân cấp thực hiện hoạt động chỉ huy, điều khiển các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện thực hiện quá trình vận hành hệ thống điện quốc gia theo quy trình, quy phạm kỹ thuật và phương thức vận hành đã được quy định. 20. Quy định vận hành hệ thống điện: các Thông tư, Quy trình quy định các tiêu chuẩn vận hành hệ thống điện, điều kiện và thủ tục đấu nối vào lưới điện, điều độ và vận hành hệ thống điện, đo đếm điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện. ngành điện của năm diện rằng 21. Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện: những quy định, tiêu chuẩn, thông lệ được áp dụng trong ngành điện do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam ban hành hoặc các quy định, tiêu chuẩn của các cơ quan, tổ chức quốc tế, các nước trong vùng ban hành phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, khuyến nghị của nhà sản xuất thiết bị, có tính đến điều kiện vật tư, nguồn lực, nhiên liệu, kỹ thuật chấp nhận được đối với ngành điện Việt Nam tại thời điểm nhất định. 22. Trường hợp khẩn cấp: chỉ điều kiện hoặc tình huống có thể dẫn đến gián đoạn dịch vụ cung cấp điện cho khách hàng của Bên mua, bao gồm các trường hợp có thể gây ra hỏng hóc lớn trong hệ thống điện của Bên mua, có thể đe dọa đến tính mạng, tài sản hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng kỹ thuật của nhà máy điện. Điều 2. Giao nhận và mua bán điện 1. Giao nhận điện Kể từ ngày vận hành thương mại, Bên bán đồng ý giao và bán điện năng cho Bên mua, Bên mua đồng ý mua điện năng của Bên bán theo quy định của Hợp đồng này. 2. Giá mua bán điện Giá mua bán điện theo Hợp đồng này được áp dụng theo Biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết điện lực công bố hằng năm và theo quy định tại Thông tư số .../2014/TT-BCT ngày ... tháng ... năm ... của Bộ Công Thương 4 quy định trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ. 3. Mua bán điện Bên bán đồng ý vận hành nhà máy điện với công suất khả dụng của thiết bị và phù hợp với Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện, Quy định vận hành hệ thống điện và các qui định khác có liên quan. Bên bán không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại trực tiếp của Bên mua do Bên bán không cung cấp đủ điện năng mua bán trong trường hợp không do lỗi của Bên bán. Trường hợp nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên mua mà Bên bán giảm điện năng mua bán với mục đích bán điện cho bên thứ ba, hoặc với mục đích sản xuất các dạng năng lượng khác tại nhà máy điện thay vì sản xuất điện năng mua bán thì Bên bán không được miễn trách nhiệm pháp lý. 4. Kế hoạch vận hành a) Trước hoặc vào ngày thực hiện Hợp đồng này, Bên bán cung cấp cho Bên mua biểu đồ khả năng phát trung bình năm tại thanh cái nhà máy theo từng tháng phù hợp với thiết kế cơ sở của nhà máy điện. Đối với nhà máy thủy điện, Bên bán cung cấp thêm các biểu đồ khả năng phát của các trong chuỗi số b) Trước ngày 01 tháng 12 của năm hợp đồng, Bên bán cung cấp cho Bên liệu thủy văn tại thiết kế cơ sở của nhà máy điện. g là của năm là điểm t của các năm mua dự báo năm về tình hình vận hành, bao gồm: - Dự báo sản Vũ tình hìn - Dự báo sản lượng điện và công suất khả dụng hàng tháng; - Lịch ngừng máy. c) Trường hợp công suất, điện năng cung cấp thực tế và thời gian giao nhận điện cho Bên mua khác so với dự báo (trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 5%) thì Bên bán không phải chịu trách nhiệm pháp lý với Bên mua và không bị giảm các khoản thanh toán hoặc bị phạt. Trường hợp dự báo năm do Bên bán cung cấp cho Bên mua sai khác nhiều hơn 5% so với biểu đồ khả năng phát theo từng tháng theo điểm a Khoản này thì Bên bán phải giải trình bằng văn bản cho Bên mua về Sự sai khác đó, kể cả các số liệu thủy văn hoặc các số liệu khác có liên quan làm cơ sở cho dự báo trên. d) Bên bán phải cung cấp dự báo điện năng ngày cho Đơn vị điều độ hệ thống điện khi Đơn vị điều độ hệ thống điện yêu cầu. 5. Ngừng máy a) Bên bán thông báo cho Bên mua dự kiến lịch ngừng máy và thời gian ngừng máy để sửa chữa định kỳ trước ba tháng. Bên mua phải trao đổi với Bên bán trước thời điểm ngừng máy nếu có yêu cầu thay đổi thời gian ngừng máy. Bên bán có trách nhiệm trao đổi và thống nhất với Bên mua, phù hợp với Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện và tuân thủ Quy định vận hành hệ thống điện. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 5 b) Bên bán phải thông báo sớm nhất cho Bên mua việc ngừng máy không theo lịch, kể cả dự kiến thời gian ngừng và tuân thủ Quy định vận hành hệ thống điện. 6. Vận hành lưới điện Bên mua và Bên bán vận hành và bảo dưỡng lưới điện và các thiết bị đấu nối với nhà máy điện theo phạm vi quản lý tài sản phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải theo cấp điện áp đấu nối của nhà máy, Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện và Quy định vận hành hệ thống điện để đảm bảo việc mua, bán điện nặng theo Hợp đồng. Bên mua phải trao đổi và thống nhất với Bên bán về cân bằng phụ tải và ổn định điện áp cho lưới điện phân phối để đảm bảo khả năng tải tối đa của lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải. Đối với các khu vực nối lưới điện với nước ngoài, khu vực có quá tải đường dây (truyền tải điện), Bên mua và Bên bán thỏa thuận thời gian áp dụng giá giờ cao điểm theo nguyên tắc đảm bảo đủ số giờ cao điểm theo quy định. 7. Gián đoạn trong hoạt động nhận và mua điện Bên mua không phải thực hiện nghĩa vụ mua hoặc nhận điện trong các trường hợp sau đây: phù hợp với chất a) Nhà máy điện vận hành, bảo dưỡng không phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải, Quy định vận hành hệ thống điện và Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện. nh điện tin tài, Quý b) Trong thời gian Bên mua lắp đặt thiết bị, sửa chữa, thay thế, kiểm định hoặc kiểm tra lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải có liên quan trực tiếp tới đấu nối của nhà máy điện. c) Lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải hoặc các hệ thống đấu nối trực tiếp với lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải của Bên mua có sự cố. d) Lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải của Bên mua cần hỗ trợ để phục hồi khả năng hoạt động phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải, Quy định vận hành hệ thống điện và Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện. 8. Gián đoạn trong hoạt động giao và bán điện Bên bán có thể ngừng hoặc giảm lượng điện bán và giao cho Bên mua trong trường hợp lắp đặt thiết bị, sửa chữa, thay thế, kiểm định, kiểm tra hoặc thực hiện sửa chữa Nhà máy điện mà ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao điện năng cho Bên mua. Trước khi tiến hành ngừng hoặc giảm lượng điện giao cho Bên mua, Bên bán phải thông báo trước cho Bên mua ít nhất 10 (mười) ngày, trong thông báo phải nêu rõ lý do, dự tính thời gian bắt đầu và thời gian gián đoạn giao điện. 9. Phối hợp duavie,m, Bên mua có trách nhiệm giảm thiểu thời gian giảm hoặc ngừng việc nhận điện trong các trường hợp tại điểm b, c, d khoản 7 Điều này. Trừ trường hợp 6 khẩn cấp, khi thực hiện tạm giảm hoặc ngừng việc nhận điện, Bên mua phải thông báo trước cho Bên bán ít nhất 10 (mười) ngày, nêu rõ lý do, thời điểm dự kiến bắt đầu và thời gian gián đoạn. Trong trường hợp cần thiết, Bên mua phải chuyển cho Bên bán các lệnh điều độ về vận hành nhận được từ đơn vị điều độ hệ thống điện liên quan đến vận hành nhà máy và Bên bán phải tuân thủ các lệnh đó, trừ trường hợp các lệnh đó làm thay đổi đặc điểm phải huy động của nhà máy. 10. Hệ số công suất Bên bán đồng ý vận hành nhà máy điện đồng bộ với lưới điện của Bên mua để giao điện tại điểm giao nhận, tại mức điện áp và hệ số công suất từ 0,85 (ứng với chế độ phát công suất phản kháng) đến 0,90 (ứng với chế độ nhận công suất phản kháng) như quy định trong Phụ lục C. Trừ khi Bên mua yêu cầu khác, nhà máy điện của Bên bản phải vận hành với hệ số công suất xác định theo Quy định về lưới điện phân phối tại điểm giao nhận cho Bên mua. 11. Vận hành đồng bộ Bên bán có trách nhiệm thông báo cho Bên mua bằng văn bản ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi hòa đồng bộ lần đầu tiên các tổ máy phát điện tại nhà máy điện của Bên bán với lưới điện của Bên mua. Bên bán phải phối hợp vận hành với Bên mua tại lần hoà đồng bộ đầu tiên và các lần hoà đồng bộ sau. bán chuẩn thi công bộ đã 12. Tiêu quan đến giao, Bên bán và Bên mua phải tuân thủ các quy định có liên nhận điện theo các Quy định về lưới điện phân phối, Quy định về đo đếm điện và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành điện. 13. Thay đổi ngày vận hành thương mại Trong thời hạn từ 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng trước ngày vận hành thương mại được ghi trong Phụ lục B, Bên bán phải xác nhận lại chính thức việc thay đổi ngày vận hành thương mại. Điều 3. Đấu nối, đo đếm và vận hành 1. Trách nhiệm tại điểm giao nhận điện Bên bán có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt các trang thiết bị để truyền tải và giao điện cho Bên mua tại điểm giao nhận điện phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối và các quy định khác có liên quan. Bên mua có trách nhiệm hợp tác với Bên bán thực hiện việc lắp đặt này. 2. Đấu nối a) Bên bán có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng các thiết bị đấu nối để đấu nối nhà máy với lưới điện phân phối và hệ thống SCADA phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối và các quy định khác có liên quan. Bên bán phải chịu chi phí để nâng cấp hệ thống đo đếm tại trạm biến áp để đo điện năng tác dụn và phản kháng theo 2 chiều trên đường dây phân phối nối với nhà máy điện theo quy định tại Phụ lục C của Hợp đồng này. 7 b) Bên mua có quyền xem xét thiết kế, kiểm tra tinh đầy đủ của thiết bị bảo vệ. Bên mua phải thông báo cho Bên bán kết quả thẩm định bằng văn bản trong thời hạn ba 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được toàn bộ hồ sơ kỹ thuật liên quan đến thiết kế. Bên mua phải thông báo bằng văn bản tất cả các lỗi thiết kế được phát hiện. Bên bán phải thực hiện các sửa đổi bổ sung do Bên mua đề xuất phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải theo cấp điện áp đấu nối của nhà máy. c) Bên mua có trách nhiệm cho nhà máy điện của Bên bán đấu nối vào lưới điện của Bên mua sau khi Bên bán đã thực hiện xong các yêu cầu bổ sung sửa đổi của Bên mua và hợp tác với Bên bán để hoàn tất việc chạy thử, nghiệm thu nhà máy điện. 3. Tiêu chuẩn đấu nối Các thiết bị của Bên bán và của Bên mua phải được lắp đặt, vận hành và đấu nối theo Quy định về lưới điện phân phối. 4. Kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn đấu nối Khi có thông báo trước theo quy định, mỗi bên có quyền kiểm tra thiết bị đấu nối của bên kia để đảm bảo việc thực hiện theo Quy định về lưới điện phân phối. Việc kiểm tra này không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của bên được kiểm tra. Trong trường hợp thiết bị của bên được kiểm tra không đáp ứng các điều kiện vận hành và bảo dưỡng, bên kiểm tra phải thông báo cho bên được kiểm tra những điểm cần hiệu chỉnh. Bên được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết khi có yêu cầu hiệu chỉnh hợp lý từ bên kiểm tra. 5. Máy phát kích từ Nếu nhà máy điện của Bên bán có máy phát kích từ, Bên bán phải lắp đặt tụ điện hiệu chỉnh hệ số công suất riêng cho từng máy phát. Các tụ điện đó phải được đóng và cắt đồng thời với mỗi máy phát kích từ. Trị số định mức KVAr của các tụ điện phải đảm bảo giá trị tiêu chuẩn cao nhất nhưng không vượt quá yêu cầu không tải KVAr của các máy phát. Bên bán phải thanh toán cho Bên mua chi phí điện tiêu thụ để vận hành máy phát kích từ trong trường hợp điện tiêu thụ lấy từ lưới điện của Bên mua theo giá điện bán lẻ ở cấp điện áp tương ứng. Khoản thanh toán này được quy định tại Điều 4 của Hợp đồng này. 6. Đo đếm a) Bên bán phải: - Lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị đo đếm chính và thiết bị đo đếm dự phòng được sử dụng để đo đếm điện năng và lập hoá đơn; điện. - Cung cấp địa điểm lắp đặt thiết bị đo đếm nếu điểm đấu nối tại nhà máy b) Thiết bị đo đếm phải: www.vanbanluat vo - Phù hợp với Quy định về đo đếm và các quy định liên quan khác; 8 - Có khả năng lưu giữ và ghi lại điện năng tác dụng và phản kháng và theo hai chiều; mua; - Có khả năng truyền các dữ liệu đến các địa điểm theo yêu cầu của Bên - Được niêm phong kẹp chì, có khả năng ghi và lưu trữ dữ liệu lớn. 7. Đọc chỉ số công tơ Hàng tháng (hoặc theo chu kỳ ghi chỉ số do hai bên thoả thuận), Bên mua và Bên bán cùng đọc chỉ số công tơ. Sau khi đã thông báo theo quy định, Bên mua được vào nhà máy điện hoặc nơi lắp đặt thiết bị đo đếm để đọc chỉ số, kiểm tra công tơ và thực hiện các hoạt động khác liên quan đến việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng này. Việc Bên mua vào nhà máy phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Bên bán. Các nhân viên hoặc Kiểm tra viên điện lực do Bên mua cử đến khi vào nhà máy điện phải tuân thủ các quy định về an toàn và nội quy của nhà máy điện. 8. Độ chính xác của thiết bị đo đếm Tất cả các thiết bị đo đếm điện năng mua bán của nhà máy điện phải được của nh kiểm định định kỳ phù hợp với quy định về chu kỳ kiểm định phương tiện đo lường, chi phí kiểm định do bên Bán chi trả. Trường hợp cần thiết, một bên có thể đề xuất kiểm định độ chính xác của bất cứ thiết bị đo đếm nào, chi phí kiểm định sẽ do bên đề xuất thanh toán. Kết quả kiểm định thiết bị đo đếm phải được thông báo cho bên kia biết khi được yêu cầu. Trường hợp thiết bị đo đếm có sai số lớn hơn mức cho phép trong các quy định về đo đếm, Bên bán chịu trách nhiệm hiệu chỉnh hoặc thay thế và hoàn trả khoản tiền thu thừa cho Bên mua cộng với tiền lãi của khoản tiền thu thừa tính theo lãi suất cơ bản và chi phí kiểm định thiết bị đo đếm điện. Mỗi bên được thông báo trước và có quyền cử người tham gia dỡ niêm phong, kiểm tra, kiểm định và niêm phong kẹp chì công tơ. Trường hợp một bên cho rằng công tơ bị hỏng hoặc không hoạt động thì bên đó phải thông báo ngay cho bên kia, bên có công tơ phải kiểm tra và sửa chữa. 9. Kiểm định thiết bị đo đếm Việc kiểm tra, kiểm định thiết bị đo đếm hoặc xác nhận độ chính xác của thiết bị đo đếm phải thực hiện theo Quy định về đo đếm do tổ chức có thẩm quyền hoặc được chỉ định thực hiện. Việc kiểm định được tiến hành trước khi sử dụng thiết bị đo đếm lần đầu để ghi điện năng mua bán của nhà máy điện. Tất cả thiết bị đo đếm được niêm phong, kẹp chì và khoá lại sau khi kiểm định và Bên mua có quyền chứng kiến quá trình này. 10. Chuyển quyền sở hữu điện Tại điểm giao nhận điện, quyền sở hữu điện được chuyển từ Bên bán sang Bên mua. Tại điểm này, Bên mua có quyền sở hữu, kiểm soát và chịu trách nhiệm về lượng điện đã nhận. Điện năng được truyền tải bằng dòng điện xoay có 9 chiều 3 pha, tần số 50 Hz với mức điện áp quy định trong Phụ lục C của Hợp đồng này. 11. Vận hành Bên bán phải vận hành nhà máy điện phù hợp với Quy định về lưới điện phân phối, lưới điện truyền tải, Quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành điện, Quy định vận hành hệ thống điện và các quy định có liên quan. Điều 4. Lập hoá đơn và thanh toán 1. Lập hoá đơn Hàng tháng (hoặc theo chu kỳ ghi chỉ số do hai bên thoả thuận), Bên mua và Bên bán cùng đọc chỉ số công tơ vào ngày đã thống nhất để xác định lượng điện năng giao nhận trong tháng. Bên bán sẽ ghi chỉ số công tơ theo mẫu quy định có xác nhận của đại diện Bên mua và gửi kết quả đọc chỉ số công tơ cùng hóa đơn (kể cả giá phân phối mà Bên bán có trách nhiệm thanh toán cho Bên mua) bằng văn bản (hoặc bằng fax có công văn gửi sau hoặc bằng bản sao công văn gửi qua thư) cho Bên mua trong vòng 10 (mười) ngày làm việc sau khi đọc chỉ số công tơ. 2. Thanh toán A lượng am.vn Bên mua thanh toán cho Bên bán toàn bộ lượng điện năng đã nhận không muộn hơn ngày đến hạn thanh toán quy định tại khoản 16 Điều 1 và theo biểu giá quy định tại Phụ lục A của Hợp đồng này. Đối với bất cứ khoản tiền nào đã được các bên thống nhất mà không được thanh toán trong thời hạn nêu trên thì phải trả lãi bằng lãi suất cơ bản được tính hàng tháng cho toàn bộ khoản tiền chậm trả tính từ ngày sau ngày đến hạn thanh toán (trừ trường hợp có tranh chấp về hóa đơn thanh toán). Trường hợp Bên mua không cùng đọc chỉ số công tơ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, Bên mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho Bên bán lượng điện năng giao và nhận theo quy định”. Bên bán phải thanh toán cho Bên mua giá phân phối điện theo Hợp đồng (nếu có). 3. Ước tính lượng điện năng bán Trường hợp không có đủ dữ liệu cần thiết để xác định lượng điện năng hoặc khoản thanh toán Bên mua nợ Bên bán, trừ các trường hợp nêu tại khoản 4 Điều này, Bên bán phải ước tính các dữ liệu đó và điều chỉnh khoản thanh toán đúng với thực tế trong các lần thanh toán tiếp theo. 4. Thứ tự áp dụng và thay thế chỉ số công tơ Để xác định lượng điện năng Bên mua đã nhận và chấp nhận trong một kỳ thanh toán, việc ghi sản lượng điện, lập hoá đơn và thanh toán phải dựa trên các số liệu ước tính theo thứ tự sau: ước tính theo thứ tự www.vanbanluat.vn 10 a) Chỉ số công tơ chính tại nhà máy điện trong kỳ thanh toán, có cấp chính xác phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này. b) Chỉ số công tơ dự phòng tại nhà máy điện, khi công tơ dự phòng được sử dụng để đo đếm lượng điện năng giao nhận phải có cấp chính xác phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Hợp đồng này. c) Khi tất cả các công tơ không ghi lại chính xác lượng điện năng giao nhận, phải ước tính sản lượng điện giao nhận theo các số liệu trung bình tháng (nếu có) của nhà máy điện trong cùng kỳ thanh toán của năm trước năm hợp đồng và phải được điều chỉnh hợp lý cho giai đoạn lập hoá đơn cụ thể theo các số liệu có sẵn tương ứng ảnh hưởng đến việc phát điện của nhà máy điện như lượng mưa, lưu lượng nước về, lượng nhiên liệu tiêu thụ thực tế, suất hao nhiệt trung bình, số giờ vận hành, thời gian vận hành của tổ máy phát điện và lượng điện tự dùng (gọi chung là “các Thông số vận hành") trong thời gian công tơ bị hỏng. Khi không có các số liệu tin cậy, phải ước tính sản lượng điện giao nhận theo lượng điện năng trung bình tháng của nhà máy điện của 06 (sáu) kỳ thanh toán ngay trước khi công tơ hư hỏng (hoặc ít hơn nếu nhà máy điện vận hành chưa được sáu tháng) và phải được điều chỉnh theo thời gian ngừng máy hoặc theo các Thông số vận hành. dun atvien theo th 5. Tranh chấp hóa đơ Trường hợp một bên không đồng ý với toàn bộ hoặc một phần của hóa đơn về sản lượng điện hoặc lượng tiền thanh toán thì có quyền thông báo bằng văn bản tới bên kia trong thời hạn 01 (một) năm kể từ khi nhận được hóa đơn hợp lệ. Trường hợp việc giải quyết tranh chấp theo Điều 7 của Hợp đồng này mà Bên bán đúng thì Bên mua phải thanh toán cho Bên bán khoản tiền tranh chấp cộng với phần lãi tính theo lãi suất cơ bản, ghép lãi hàng tháng từ ngày đến hạn thanh toán đến ngày thanh toán số tiền tranh chấp. Nếu Bên mua đúng thì Bên bán phải hoàn lại số tiền tranh chấp đã nhận trước đó cộng với phần lãi tính theo lãi suất cơ bản, ghép lãi hàng tháng từ ngày nhận được khoản thanh toán đến ngày thanh toán khoản tiền tranh chấp, trừ trường hợp Bên mua chưa thanh toán khoản tiền tranh chấp cho Bên Bán. Tất cả các thanh toán trong mục này phải được thực hiện trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày có quyết định giải quyết tranh chấp cuối cùng theo Điều 7 của Hợp đồng này. Điều 5. Bất khả kháng 1. Bất khả kháng Bất khả kháng theo Hợp đồng này là các sự kiện xảy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát và không phải do không thực hiện, vô ý, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng của một bên, bao gồm các sự kiện sau: năng kiểm nghĩa và www 11 a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ của một Bên. b) Sau ngày vận hành thương mại, Bên bán không thể có được các giấy phép hoặc phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mặc dù đã nỗ lực hợp lý. c) Thiên tai, hoả hoạn, cháy nổ, lũ lụt, sóng thần, bệnh dịch hay động đất. d) Bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong toả, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không. đ) Quốc hữu hóa, sung công hoặc tịch thu tài sản của Bên bán theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. e) Những nguyên nhân khác nằm ngoài khả năng kiểm soát và không phải do lỗi của bên viện dẫn sự kiện bất khả kháng. 2. Những trường hợp không được viện dẫn bất khả kháng: Các sự kiện sau đây sẽ không được coi là sự kiện bất khả kháng a) Sự vi phạm các nghĩa vụ Hợp đồng của một Bên xảy ra trước thời điểm xảy ra sự kiện bất khả kháng. b) Việc chậm thanh toán cho sản lượng điện năng. ho sản lượng điện ra tiền xảy ra, c) Một Bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hợp Đồng này có nguyên nhân trực tiếp từ việc Bên đó không thực hiện đúng Quy chuẩn ngành điện và các quy định về lưới điện phân phối. 3. Thoả thuận về sự kiện bất khả kháng Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng, bên viện dẫn bất khả kháng phải: a) Nhanh chóng gửi thông báo bằng văn bản tới bên kia về sự kiện bất khả kháng, nêu rõ lý do, đưa ra những bằng chứng đầy đủ chứng minh về sự kiện bất khả kháng đó và đưa ra dự kiến về thời gian và tầm ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng tới khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình. b) Nỗ lực với tất cả khả năng của mình để thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng. c) Nhanh chóng thực hiện các hành động cần thiết để khắc phục sự kiện bất khả kháng và cung cấp bằng chứng để chứng minh việc đã nỗ lực hợp lý để khắc phục sự kiện bất khả kháng. d) Thực hiện các biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác hại tới các bên trong Hợp đồng. đ) Nhanh chóng thông báo tới các bên về sự chấm dứt của sự kiện bất khả kháng.uatVietnam —), 4. Hệ quả của sự kiện bất khả kháng 12 Trường hợp sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp tại khoản 3 Điều này mà không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo Hợp đồng này vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm sẽ được miễn phần trách nhiệm liên quan tới việc không thực hiện được nghĩa vụ theo Hợp đồng do sự kiện bất khả kháng gây ra. 5. Thời hạn của sự kiện bất khả kháng Trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà một bên không thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng này trong thời hạn 01 (một) năm, bên kia có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày thông báo bằng văn bản, trừ khi nghĩa vụ đó được thực hiện trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày nêu trên; miễn là Bên mua không lựa chọn chấm dứt Hợp đồng theo sự kiện bất khả kháng được nêu tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này. Điều 6. Thời hạn hợp đồng, các sự kiện ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng, bồi thường thiệt hại và đình chỉ thực hiện Hợp đồng 1. Thời hạn của Hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày... tháng...năm... và chấm dứt sau 20 (hai mươi) năm kể từ ngày vận hành thương mại. Sau khi chấm dứt Hợp đồng, các bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện việc lập hoá đơn lần cuối, điều chỉnh hoá đơn, thanh toán, hoàn tất các quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng này 2. Các sự kiện làm ăn 2. Các sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng của Bên mua a) Bên bán không thực hiện được ngày vận hành thương mại như quy định trong Phụ lục B trong thời hạn 03 (ba) tháng, trừ trường hợp bất khả kháng. b) Bên bán bị rơi vào tình trạng giải thể hoặc phá sản. c) Bên bán không thực hiện hoặc tuân thủ các nội dung của Hợp đồng trong thời gian 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi có thông báo bằng văn bản của Bên mua. Trường hợp Bên bán hoặc Bên cho vay của Bên bán đã cố gắng khắc phục sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày trên nhưng việc khắc phục không thể hoàn thành trong thời hạn đó thì Bên bán hoặc Bên cho vay của Bên bán được kéo dài thời hạn khắc phục tới tối đa là 01 (một) năm kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng. Bên bán phải tiếp tục hoàn thành khắc phục sự kiện trong thời gian ngắn nhất, trừ các trường hợp được nêu tại Điều 5 của Hợp đồng này. d) Bên bán không thanh toán khoản tiền thanh toán không tranh chấp theo Hợp đồng khi đến hạn và việc không thanh toán này tiếp tục kéo dài hơn 90 (chín mươi) ngày mà không có lý do chính đáng. đ) Bên bán phủ nhận hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng. Lule) Vi phạm nghiêm trọng các cam kết của Bên bán theo Điều 10 của Hợp www.vanbanluat.vn đồng này. 13 3. Các sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng của Bên bán a) Bên mua bị rơi vào tình trạng phá sản, giải thể hoặc bị phát mãi tài sản; b) Bên mua không thực hiện hoặc tuân thủ các nội dung của Hợp đồng trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi có thông báo bằng văn bản của Bên bán. Trường hợp Bên mua hoặc Bên cho vay của Bên mua đã cố gắng khắc phục hợp lý sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày nhưng việc khắc phục không thể hoàn thành trong thời hạn đó thì Bên mua hoặc bên cho vay của Bên mua được phép kéo dài thời hạn khắc phục tối đa là 01 (một) năm kể từ ngày có thông báo bằng văn bản về sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng. Bên mua phải tiếp tục hoàn thành khắc phục sự kiện trong thời gian ngắn nhất, trừ các trường hợp được nêu tại Điều 5 của Hợp đồng này. c) Bên mua không thanh toán khoản tiền thanh toán không tranh chấp theo Hợp đồng khi đến hạn và việc không thanh toán này tiếp tục kéo dài hơn 90 (chín mươi) ngày mà không có lý do chính đáng. d) Bên mua phủ nhận hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng. đ) Vi phạm nghiêm trọng các cam kết của Bên mua tại Điều 10 của Hợp đồng này. phục và giải cho hết của bên mũi 4. Quy trình khắc phục và giải quyết sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện Hợp đồng đồng nho khắc ph a) Trường hợp có sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng, bên bị ảnh hưởng phải gửi thông báo bằng văn bản cho bên gây ra ảnh hưởng và Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng. Trường hợp bên bị ảnh hưởng không thể gửi thông báo bằng văn bản cho Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng, bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên gây ra ảnh hưởng gửi thông báo sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng cho Bên cho vay. Bên gây ra ảnh hưởng và Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng phải hợp tác để giải quyết sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng. b) Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng có quyền chỉ định bên thứ ba hoặc thay thế bên gây ra ảnh hưởng để khắc phục sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản đến bên bị ảnh hưởng. Trong trường hợp này, việc thay thế không được làm tăng gánh nặng tài chính của bên bị ảnh hưởng. Bên bị ảnh hưởng phải chấp nhận việc thay thế hoặc chỉ định bên thứ ba của Bên cho vay để khắc phục sự kiện làm ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng. Bên cho vay của bên gây ra ảnh hưởng sẽ thông báo bằng văn bản đến bên bị ảnh hưởng về dự kiến khắc phục sự kiện thay bên gây ra ảnh hưởng và thỏa thuận với bên bị ảnh hưởng một khoảng thời gian hợp lý tính từ khi có thông báo để thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng thay bên gây ra ảnh hưởng LuatVietnam ma 5. Bồi thường thiệt hại thiết 14 a) Bên gây ra ảnh hưởng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sự kiện gây ra cho bên bị ảnh hưởng. Giá trị bồi thường bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị ảnh hưởng phải chịu do bên kia gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị ảnh hưởng được hưởng nếu không có sự kiện. b) Bên bị ảnh hưởng phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do sự kiện gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị ảnh hưởng đáng lẽ được hưởng nếu không có sự kiện. 6. Đình chỉ thực hiện Hợp đồng Trường hợp sự kiện làm ảnh hưởng thực hiện hợp đồng không giải quyết được theo khoản 4 Điều này, bên bị ảnh hưởng có thể tiếp tục yêu cầu bên gây ra ảnh hưởng khắc phục sự kiện hoặc có thể đình chỉ thực hiện Hợp đồng bằng cách gửi thông báo đến bên gây ra ảnh hưởng. Sau khi bên bị ảnh hưởng lựa chọn đình chỉ thực hiện hợp đồng theo điều kiện của Hợp đồng này, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng, trừ các trường hợp được nêu trong khoản 1 của Điều này và bên bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên gây ra ảnh hưởng bồi thường thiệt hại. Trường hợp Bên bán là bên bị ảnh hưởng lựa chọn đình chỉ thực hiện Hợp đồng, giá trị bồi thường thiệt hại được tính bằng giá trị sản lượng điện phát thực tế của Bên bán trong thời gian năm trước đó tính đến thời điểm đình chỉ thực hiện Hợp đồng. Điều trường thời gian mỗi Điều 7. Giải quyết tranh chấp 1. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên trong Hợp đồng, bên tranh chấp phải thông báo bằng văn bản cho bên kia về nội dung tranh chấp. Các bên có trách nhiệm trao đổi để giải quyết tranh chấp trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày có thông báo của bên đưa ra tranh chấp. Đối với các tranh chấp về thanh toán các khoản chi phí, các bên có trách nhiệm trao đổi trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày. [Các bên có quyền thỏa thuận bằng văn bản về việc kéo dài thời hạn trao đổi để giải quyết tranh chấp]. 2. Trường hợp hai bên không thể giải quyết tranh chấp bằng thông qua trao đổi trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thống nhất chuyển vụ việc tranh chấp đến Cục Điều tiết điện lực hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp khác do hai bên thống nhất lựa chọn để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều 8. Uỷ thác, chuyển nhượng và tái cơ cấu 1. Uỷ thác và chuyển nhượng Trong trường hợp Hợp đồng này được uỷ thác hoặc chuyển nhượng thực hiện, quy định về quyền và nghĩa vụ trong Hợp đồng tiếp tục có hiệu lực đối với đại diện theo pháp luật, đại diện theo uỷ quyền của các bên. ại diện theo pháp lu www.r Trong trường hợp Bên bán chuyển nhượng hoặc uỷ thác việc thực hiện Hợp đồng phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bên mua, trừ trường hợp Bên 15 bán uỷ quyền một phần hoặc toàn bộ cho Bên cho vay nhằm mục đích vay, mua trang thiết bị hoặc xây dựng nhà máy điện. Nếu phần ủy thác của Bên bán có giá trị xấp xỉ giá trị các thiết bị có thể vận hành thì đó là việc ủy thác hợp lệ theo Hợp đồng này. Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi hai bên hoàn tất thủ tục ủy thác chuyển nhượng, Bên ủy thác hay chuyển nhượng phải thông báo bằng văn bản tới bên kia về việc ủy thác hay chuyển nhượng. 2. Tái cơ cấu Trong trường hợp tái cơ cấu ngành điện ảnh hưởng tới các quyền hoặc nghĩa vụ của Bên bán hoặc Bên mua trong Hợp đồng này, thì việc thực hiện hợp đồng sẽ được chuyển sang cho các đơn vị tiếp nhận. Bên mua có trách nhiệm xác nhận và bảo đảm bằng văn bản về việc các đơn vị tiếp nhận sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ mua điện hoặc phân phối điện và các quyền lợi và nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này. Điều 9. Tham gia thị trường điện 1. Lựa chọn tham gia thị trường điện điều kiện, Bên bán sở hữu nhà máy thủy điện nhỏ đáp ứng các điều kiện qui định tại Điều 9 Thông tư Quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ và thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này có quyền lựa chọn để nhà máy tham gia thị trường điện. 2. Chấm dứt và thanh lý Hợp đồng để tham gia thị trường điện Đối với Bên bán đang áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và đã ký Hợp đồng mua bán điện mẫu, khi tham gia thị trường điện, Bên bán phải ký Thoả thuận với Bên mua chấm dứt và thanh lý Hợp đồng trước thời hạn theo đúng các qui định trong Hợp đồng đã ký kết giữa hai bên và các qui định có liên quan do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Điều 10. Các thoả thuận khác 1. Sửa đổi Hợp đồng Các bên không được tự ý sửa đổi, bổ sung Hợp đồng này, trừ trường hợp có thoả thuận bằng văn bản được người có thẩm quyền của hai Bên ký xác nhận. 2. Trách nhiệm hợp tác Bên bán có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan tới nhà máy điện. Bên mua có trách nhiệm hợp tác với Bên bán để có được giấy phép, sự phê chuẩn, sự cho phép và phê duyệt cần thiết từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan tới địa điểm nhà máy, nhiên liệu, kiểm soát những nguồn tài nguyên, đầu tư, truyền dẫn hoặc bán điện năng, sở hữu và vận hành nhà máy điện, kể cả việc cung cấp các tài liệu bổ sung hoặc các tài liệu ở dạng lưu trữ và www.vanbanluat.vn 16 thực hiện các hoạt động cần thiết hợp lý khác để thực hiện thoả thuận của các bên. 3. Hợp đồng hoàn chỉnh Hợp đồng này là thoả thuận hoàn chỉnh cuối cùng giữa các bên tham gia và thay thế các nội dung đã thảo luận, thông tin, thư tín trao đổi trước khi ký kết liên quan tới Hợp đồng này. 4. Luật áp dụng Việc giải thích và thực hiện Hợp đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Sự không thực hiện quyền Việc một bên không thực hiện quyền của mình theo Hợp đồng này tại bất kì thời điểm nào sẽ không làm ảnh hưởng việc thực thi các quyền theo Hợp đồng về sau. Các bên đồng ý rằng việc tuyên bố không thực hiện quyền của một bên đối với bất kỳ cam kết hoặc điều kiện nào theo Hợp đồng, hoặc bất kỳ sự vi phạm hợp đồng, sẽ không được xem như là bên đó từ bỏ quyền tương tự về sau. 6. Tính độc lập của các nội dung hợp đồng Trường hợp có nội dung nào trong Hợp đồng này được cho là không phủ hợp với quy định của pháp luật hoặc vô hiệu theo phán quyết của toà án, thì các nội dung khác của Hợp đồng vẫn có hiệu lực, nếu phần còn lại thể hiện đầy đủ nội dung mà không cần tới phần bị vô hiệu. 7. Thông báo Bất kỳ thông báo, hoá đơn hoặc các trao đổi thông tin khác cần thiết trong quá trình thực hiện Hợp đồng này phải nêu rõ ngày lập và sự liên quan đến Hợp đồng. Các thông báo, hoá đơn hoặc trao đổi thông tin phải được lập bằng văn bản và được chuyển bằng các dịch vụ bưu điện hoặc fax. Trường hợp gửi bằng fax thì phải gửi bản gốc đến sau bằng dịch vụ bưu điện với bưu phí đã được trả trước. Thông báo, hoá đơn hoặc các trao đổi thông tin phải được gửi tới các địa chỉ sau: a) Bên bán: Tổng giám đốc, b) Bên mua: Việt Nam; Việt Nam c) Trong các thông báo, kể cả thông báo chỉ định bên cho vay, các bên có thể nêu rõ địa chỉ người gửi hoặc người nhận khác theo hình thức quy định tại Khoản này. d) Mỗi thông báo, hoá đơn hoặc các loại trao đổi thông tin khác được gửi bằng thư, giao nhận căn cứ theo dấu bưu điện hoặc xác nhận đã nhận đối với fax tại thời điểm chúng được giao tới địa chỉ người nhận hoặc tại thời điểm bị từ chối nhận bởi bên nhận với địa chỉ nêu trên. 8. Bảo mật 17 Bên mua đồng ý bảo mật các thông tin của nhà máy trong phụ lục Hợp đồng, trừ trường hợp các thông tin này đã được Bên bán hoặc Cục Điều tiết điện lực công bố trước đó. 9. Chấm dứt hợp đồng Hợp đồng này được chấm dứt trong các trường hợp sau: a) Sau 20 (hai mươi) năm kể từ ngày vận hành thương mại; b) Một bên có quyền chấm dứt Hợp đồng trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà bên kia không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong thời gian kéo dài hơn 01 (một) năm. Trong trường hợp này, việc chấm dứt hợp đồng phải được thực hiện theo trình tự tại khoản 5 Điều 5 Hợp đồng này. Nam. c) Khi Bên bán tham gia thị trường điện. Điều 11. Cam kết thực hiện Hai bên cam kết thực hiện Hợp đồng này như sau: 1. Mỗi bên được thành lập hợp pháp để hoạt động kinh doanh tại Việt ben du 2. Việc ký kết và thực hiện Hợp đồng này của mỗi bên được thực hiện đúng theo điều kiện và nội dung của Giấy phép hoạt động điện lực do cơ quan có thẩm quyền cấp và các quy định của pháp luật có liên quan. 3. Các bên không có hạn 3. Các bên không có hành vi pháp lý hoặc hành chính ngăn cản hoặc làm ảnh hưởng bên kia thực hiện Hợp đồng này. 4. Hợp đồng này quy định nghĩa vụ hợp pháp và bắt buộc đối với các bên theo các nội dung của Hợp đồng. 5. Việc ký kết và thực hiện của một bên trong Hợp đồng này không vi phạm với bất kỳ điều khoản nào của Hợp đồng khác hoặc là một phần văn bản của một Hợp đồng khác mà bên đó là một bên tham gia. Hợp đồng này được lập thành 09 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 04 bản, Bên bán có trách nhiệm gửi một bản Hợp đồng mua bán điện tới Cục Điều tiết điện lực. ĐẠI DIỆN BÊN BÁN (Chức danh) (Đóng dấu và chữ ký) (Họ tên đầy đủ) LuatVietnam www.vanbanluat.vn ĐẠI DIỆN BÊN MUA (Chức danh) (Đóng dấu và chữ ký) (Họ tên đầy đủ) 18 Phụ lục A BIỂU GIÁ MUA BÁN ĐIỆN (Được Cục Điều tiết điện lực công bố hàng năm) www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1 Phụ lục B THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN Phần A. Các thông số chung số 1. Tên nhà máy điện: 2. Địa điểm nhà máy điện: 3. Công suất định mức: kW 4. Công suất bán cho Bên mua: tối thiểu kW; tối đa kW 5. Công suất tự dùng của nhà máy điện: tối thiểu kW: tối đa kW 6. Điện năng sản xuất hàng năm dự kiến: kWh 7. Ngày hoàn thành xây dựng nhà máy điện: 8. Ngày vận hành thương mại dự kiến của nhà máy điện: 9. Điện áp phát lên lưới phân phối: c. Điểm đấu nối vào hoi phân phát lieu điện và 1 10. Điểm đấu nối vào lưới phân phối: 11. Điểm đặt thiết bị đo đếm: Phần B. Thông số vận hành của công nghệ cụ thể 1. Loại nhiên liệu: 2. Công nghệ phát điện: 3. Đặc tính vận hành thiết kế: 4. Lưu lượng về hoặc lượng nhiên liệu/tháng: 5. Thể tích bồn chứa nhiên liệu (hoặc thể tích hồ chứa): 6. Thời gian không có lưu lượng về nhiên liệu: LuatVietnam www.vanbanluat.vn V 1 Phụ lục C THỎA THUẬN ĐẤU NỐI HỆ THỐNG (Được áp dụng riêng lẻ cho từng dự án phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của dự án, bao gồm sơ đồ một sợi của thiết bị đấu nối, liệt kê đặc điểm của hệ thống đo đếm, điện áp và các yêu cầu đấu nối) www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1 Phụ lục D THỎA THUẬN ĐO ĐẾM www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1 Phụ lục Đ YÊU CẦU TRƯỚC NGÀY VẬN HÀNH THƯƠNG MẠI (Cam kết ngày vận hành thương mại, thỏa thuận các thủ tục chạy thử, nghiệm thu và đưa nhà máy vào vận hành thương mại ...) www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1 Phụ lục E THỎA THUẬN KHÁC www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1
Số: t>?5/2016/QĐ-UBND ĐắkNông, ngày 5 [ì thảng 6 năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định chúc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nống thôn tỉnh Đắk Nông ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐÁK NÔNG tãn cứ Luật Tẻ chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cử Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của I-IĐND, ƯBND năm 2004; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tồ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trục thuộc Trung ương; V Căn cứ Thông tư Liên tịch số 14/2015/TTLT-BNN-BNV ngàỵ 25 tháng 3 năm 2015 của Liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triến nông thôn, Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn vê nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc ƯBND cấp tỉnh, cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 235/TTr-SNV ngày 10 tháng 6 năm 2016, QƯYÉT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1638/QĐ-ƯBND ngày 10/11/2008 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông Điều 3. Chánh Vãn phòng ƯBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triến nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thí hành Quyết định này./rvr Nơi nhận: - Như điều 3; - Vãn phòng Chính phủ; - Bộ Nông nghiệp và PTNT; - Cục kiêm tra văn bàn - Bộ l ư pháp; " Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trục HĐND tinh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Thường trực UB1MTTỌVN tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tinh; - Đài Phát thanh - Truyền hình tình; - Công báo tỉnh; - Cổng thông tin điện tử tỉnh; - Báo Đẳk Nông; - Các PCVP UBND tinh; - Lưu: VT, NN, KHTH-Pk TM. ỦY BAN NHÂN DÂN •> QUY ĐỊNH Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triến nông thôn tỉnh Đắk Nông (Ban hành kèm theo Quyết định sổ:£ể /20Ỉ6/QĐ-ƯBND ngày^^/ổ/2OĨ6 của UBND tỉnh Đẳk Nông) Điều 1. Vị trí và chức năng 1. Sở Nông nghiệp và Phát trỉển nông thôn tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi tắt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan chuyên môn thuộc Uy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông (sau đây gọi là ủy ban nhân dân tỉnh) thực hiện chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sàn; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản; về các dịch vụ công thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định pháp luật và theo phân công hoặc uỷ quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uy ban nhân dân tinh. 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý của ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiềm tra chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều 2, Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo Quyết định, Chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 nãm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợỉ; phát triển nông thôn; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản; quy hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với quy hoạch tông thê phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa phương; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Dự thảo vãn bản quy định cụ thế điều kiện, tiêu chuấn, chức danh lãnh đạo cap Trưởng, cap Phó các to chức hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc ủy ban nhân dân huyện; dự thảo quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo phụ trách lĩnh vực nông nghiệp của Phòng Kinh tế thuộc úy ban nhân dân thị xã. 2. Trình Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật; b) Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; c) Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đặt tại địa bàn huyện với ủy ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với ủy ban nhân dân cấp xã. 3. Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao. 4. về nông nghiệp (trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y); a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án sử dụng đất dành cho trông trọt và chăn nuôi sau khi được phê duyệt và biện pháp chống thoái hóa, xói mòn đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định; b) Tổ chức thực hiện công tác giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các vật tư khác phục vụ sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Giúp ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp; thực hiện cơ cấu giống, thời vụ, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng; d) Tổ chức công tác bảo vệ thực vật, thú y, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh động vật, thực vật đổi với sản xuất nông nghiệp; hướng dân và tô chức thực hiện kiêm dịch nội địa vê động vật, thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định; thực hiện kiểm dịch cửa khẩu về động vật, thực vật theo quy định; đ) Quản lý và sử dụng dự trữ địa phương về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, các vật tư hàng hoá thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn sau khi được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý về giết mổ động vật theo quy định của pháp luật; g) Hướng dẫn và tổ chức xây dựng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tôt (VietGAP) trong nông nghiệp. 5. về lâm nghiệp: a) Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của ủy ban nhân dân huyện, thị xã; b) Giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phương sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thông kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho huyện và xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyên mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hừu rừng sản xuât là rừng trồng cho tố chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tô chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tô chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; d) Giúp ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo ủy ban nhân dân huyện, thị xã thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, buôn, bon, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định; đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giống cây lâm nghiệp; tổ chức việc bình tuyến và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giông trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tư lâm nghiệp; trồng rừng; chê biên và bảo quản lâm sản; phòng, chống dịch bệnh gây hại rừng; phòng, chữa cháy rừng; e) Chịu trách nhiệm phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng và thiết kế công trình lâm sinh; giúp ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, ràng đặc dụng, rừng phòng hộ; phát triến cây lâm nghiệp phân tán theo quy định; g) Hướng dẫn, kiểm tra: việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kê hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và ủy ban nhân dân huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Ưỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng. 6. về thuỷ sản: a) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện quy định pháp luật về nuôi trồng, khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản; hành lang cho các loài thuỷ sản di chuyển khi áp dụng các hình thức khai thác thuỷ sản; công bố bố sung những nội dung quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các loài thuỷ sản bị cấm khai thác và thời gian cấm khai thác; các phương pháp khai thác, loại nghề khai thác, ngư cụ cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng; chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác; mùa vụ, ngư trường khai thác; khu vực cấm khai thác và khu vực cấm khai thác có thời hạn cho phù hợp với hoạt động khai thác nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh về xác lập các khu bảo tồn vùng nước nội địa của địa phương; quy chê quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa do địa phương quản lý và quy chế vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; c) Tổ chức đánh giá nguồn lợi thuỷ sản; tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện phòng, chống dịch bệnh thủy sản theo quy định; đ) Quản lý thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất đế xử lý, cải tạo môi trường dùng trong thủy sản theo quy định; e) Hướng dẫn, kiểm tra việc lập quy hoạch chi tiết các vùng nuôi trồng thuỷ sản. Chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản của huyện và tổ chức thực hiện việc quản lý vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung; g) Tham mưu và giúp ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện việc giao, cho thuê, thu hồi mặt nước thuộc địa phương quản lý đế nuôi trồng thuỷ sản theo quy định; h) Tổ chức kiểm tra chất lượng và kiểm dịch giống thuỷ sản ở các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản; tổ chức thực hiện phòng trừ và khắc phục hậu quả dịch bệnh thuỷ sản trên địa bàn theo quy định; i) Hướng dẫn, kiếm tra, tố chức thực hiện các quy định về quy chế và tổ chức quản lý hoạt động của chợ thuỷ sản đầu mối. 7. về thuỷ lợi: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý các hồ chứa nước thủy lợi, công trình thuỷ lợi và chương trình mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra về việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các hồ chứa nước thủy lợi; các công trình thuỷ lợi thuộc nhiệm vụ của ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức thực hiện chương trình, mục tiêu cấp, thoát nước nông thôn đã được phê duyệt; b) Thực hiện các quy định về quản lý sông, suối, khai thác sử dụng và phát triển các dòng sông, suối trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; c) Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc xây dựng, khai thác, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai; xây dựng phương án, biện pháp và tổ chức thực hiện việc phòng, chông thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất thuỷ lợi, tổ chức cắm mốc chỉ giới trên thực địa và xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ ở bãi sông, suối theo quy định; đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định; e) Hướng dẫn, kiếm tra công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn theo quy định. 8. về phát triển nông thôn: a) Tổng hợp, trình ủy ban nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế họp tác, hợp tác xã nông, lâm gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã. Theo dõi, tổng hợp báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển nông thôn trên địa bàn; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định phân công, phân cấp thẩm định các chương trình, dự án liên quan đến di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chương trình phát triển nông thôn; việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt; c) Hướng dẫn phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, phát triến ngành, nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh; d) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác xóa bỏ cây có chứa chất gây nghiện theo quy định; định canh, di dân, tái định cư trong nông nghiệp, nông thôn; đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; đ) Tổ chức thực hiện chương trình, dự án hoặc hợp phần của chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; xây dựng khu dân cư; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo phân công hoặc uỷ quyền của úy ban nhân dân tỉnh. 9. về chế biến và thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản: a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp, ngành nghê, làng nghê găn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được câp có thâm quyền phê duyệt; b) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình phát trien chế biến, bảo quản đôi với các ngành hàng nông, lâm, thủy sản; lĩnh vực cơ điện nông nghiệp, ngành nghề, làng nghề nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở; c) Thực hiện công tác dự báo thị trường, xúc tiến thương mại nông sản, lâm sản, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Sở; d) Phối hợp với cơ quan liên quan tố chức công tác xúc tiến thương mại đôi với sản phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản. 10. về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản: a) Hướng dần, kiếm tra và thực hiện chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; b) Thông kê, đánh giá, phân loại vê điêu kiện đảm bảo chât lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản; c) Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; d) Xử lý thực phẩm mất an toàn theo hướng dẫn của Cục Quản lý chuyên ngành và quy định pháp luật; đ) Quản lý hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo về chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý theo quy định pháp luật; e) Quản lý hoạt động kiểm nghiệm, tổ chức cung ứng dịch vụ công về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo quy định của pháp luật. 11. Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông theo quy định của pháp luật. 12. Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và hoạt động phát triển nông thôn tại địa phương; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật. 13. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng kiểm, đăng ký, cấp và thu hồi giấy phép, chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân công, uỷ quyền của ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 14. Xây dụng hệ thống thông tin, lun trữ tư liệu về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thuỳ lợi, phát triển nông thôn; tố chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, diễn biến rìmg, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định. 15. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đầu tư xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chương trình, dự án được giao. 16. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở và theo phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh, quy định của pháp luật. 17. Hướng dẫn, kiếm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn, phòng, chông thiên tai, chât lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản của tỉnh theo quy định cùa pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện. 18. Giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật. 19. Thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo phân công, phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh đổi với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu và phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. 20. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Nông nghiệp và PTNT thuộc ủy ban nhân dân huyện, Phòng Kinh tế thuộc ủy ban nhân dân thị xã; chức danh chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp xã và kiểm tra việc thực hiện quy chê quản lý, phôi hợp công tác và chê độ thông tin báo cáo của tô chức nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đặt trên địa bàn cấp huyện (các Hạt, Trạm) với Ưy ban nhân dân huyện, thị xẵ; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn xã với Uy ban nhân dân cấp xã. 21. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuât của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh. 22. Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lăng phí và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, phát triển nông thôn, phòng, chông thiên tai, chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thuỷ sản trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh. 23. Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai; bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh. 24. Chỉ đạo và tố chức thực hiện chương trình cải cách hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. 25. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của vãn phòng, phòng chuyên môn nghiệp vụ, chi cục, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và theo quy định của Uy ban nhân dân tỉnh. 26. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ câu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dường, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh; tố chức đào tạo, bôi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị tran làm công tác quản lý về nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỳ sản; thuỷ lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lượng an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sàn, thuỷ sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn và ủy ban nhân dân tỉnh. 27. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật, theo phân công hoặc ủy quyền của ủy ban nhân dân tỉnh. 28. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 29. Thực hiện nhiệm vụ khác do ủy ban nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Điều 3. Co' cấu tổ chức và biên chế 1. Lãnh đạo Sở: a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. b) Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân tỉnh, Chú tịch úy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và các công việc được ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uy ban nhân dân tỉnh phân công hoặc ủy quyền; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát then nông thôn khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cẩn thiết theo yêu cầu của Hội đong nhân dằn tính; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về những vấn để trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với Giám đốc Sở khác, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở; c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở phụ trách một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đôc Sở và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở; d) Việc bổ nhiệm Giám đốc vả Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn ban hành và theo quy định của pháp luật. Giám đôc, Phó Giám đôc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không kiêm nhiệm Chi cục trưởng. Trường hợp phải kiêm nhiệm thì thời gian kiêm nhiệm không quá 12 tháng. Việc miễn nhiệm, điều động, luân chuyên, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. 2. Cơ cấu tổ chức 2.1 Các phòng tham mưu tồng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở: a) Vãn phòng Sở; b) Thanh tra Sở; c) Phòng Ke hoạch, Tài chính; d) Phòng Tổ chức cán bộ; đ) Phòng Quản lý xây dựng công trình; e) Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ nông lâm nghiệp và Thủy sản. Lãnh đạo các phòng thuộc sở: Gồm có Trưởng phòng và không quá 02 Phó Trưởng phòng. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra sở, Chánh Văn phòng, Phó chánh Văn phòng thuộc sở thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của ủy ban nhân dân tỉnh. 2.2 Các Chi cục quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở: a) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; b) Chi cục Chăn nuôi và Thú y; c) Chi cục Kiểm lâm; d) Chi cục Thủy lợi; đ) Chi cục Phát triển nông thôn; e) Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản. 2.3. Các đơn vị sự nghiệp, gồm: a) Trung tâm Khuyến nông; b) Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; c) Trung tâm Quy hoạch và Khảo sát thiết kế nông lâm nghiệp; d) Ban quản lý Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đ) Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung; e) Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng; g) Trung tâm giống Thủy sản; h) Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ; i) Ban quản lý rừng phòng hộ Vành đai biên giới; k) Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Cát Tiên. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Biên chế: a) Biên chế công chức các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở; các Chi cục thuộc Sở được úy ban nhân dân tỉnh quyêt định giao hằng năm trên cơ sở Đồ án xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở do úy ban nhân dân tỉnh quyết định giao hằng năm trên cơ sở Đê án xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc được cấp có thấm quyền phê duyệt. Điều 4. Tổ chức thực hiện 1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ được giao theo sự phân công, phân cấp của ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Quy định này. 2. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có phát sinh vướng mắc hoặc cần bổ sung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, Sờ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời phản ánh về ủy ban nhân dân tinh (thông qua Sở Nội vụ) để nghiên cứu giải quyết/Tí" TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
UỶ BAN DÂN TỘC SỐ:WMJBDT- CSDT V/v báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 44/NQ-CP cùa Chính phù CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộỉ, ngày •l-f tháng 10 năm 2016 Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo Phúc đáp Công văn số 5054/BGDĐT- VP ngày 11 tháng 10 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. ủy ban Dân tộc báo cáo như sau: 1. Khái quát tình hình triển khai Nghị quyết số 44/NQ-CP của ủy ban Dân tộc Đảng và Nhà nước ta luôn xác định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đàu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế -xã hội. Nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ quan trọng, được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách giáo dục. Vì vậy, chất lượng giáo dục những năm gần đây có bước chuyên biên tích cực là kêt quả của việc tập trung chỉ đạo đông bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Đặc biệt công tác giáo dục dân tộc trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả, chuyển biến tích cực: Nhiều chính sách hỗ trợ đời sống cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS, trong đó có các chính sách hỗ trợ học tập, sinh hoạt đối với học sinh từ bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đến cao đẳng, đại học đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả. Chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ điều kiện sinh hoạt cho học sinh DTTS các cấp học thuộc địa bàn vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn có những kết quả, hiệu ứng rõ rệt. Quy mô, mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển, mở rộng ở tất cả các cấp học, bậc học. Hệ thống trường, điểm trường, lớp học được mở đến tận thôn, bản. Điều kiện học tập của trẻ em được cải thiện một bước căn bản. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học. Ket quả huy động trẻ trong độ tuổi đến trường tăng cao; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS được duy trì bền vững. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm rõ rệt. Chất lượng hoạt động dạy và học được nâng lên. Đó là những điều kiện thuận lợi, là cơ hội cho học sinh DTTS được đến trường, tiếp cận một cách bình đẳng về giáo dục, văn hỏa; là cơ sở, động lực cho sự phát triển giáo dục dân tộc. Đặc biệt, Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; đổi mới chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo; phát triến đội ngũ nhà giáo và cán bộ, công chức, viên chức quản lý giáo dục để tạo chuyến biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Nghị quyết này giúp cho giáo dục Việt Nam có định hướng cụ thể trong phát triển giáo dục đến năm 2030 và có những tác động sâu sắc đối với sự phát triển giáo dục. Sau 2 năm triển khai Nghị quyết, 18 Nghị định và Quyết định có liên quan đến phát triển toàn diện giảo dục và đào tạo được Thủ tướng Chính phủ ban hành, trong đó ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 về đấy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 nhằm nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế đế từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai; xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu sổ vả lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 156/QĐ-TTg ngày 8/8/2016 về việc tổ chức lại Viện Dân tộc và Trường Cán bộ Dân tộc thành Học Viện Dân tộc nhằm nghiên cứu về các dân tộc, chiến lược, chính sách dân tộc, đào tạo trình độ đại học, sau đại học góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc cho đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên, để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tại vùng dân tộc thiếu số và miền núi còn gặp nhiều khó khăn do: Địa hình, khí hậu khu vực đồng bào DTTS sinh sống có những đặc điểm, điều kiện, khó khăn đặc thù: Vùng miền núi phía Bắc, thời tiết khắc nghiệt, nhiều đồi, núi cao, địa hình chia cắt phức tạp, nhiều DTTS cùng sinh sống, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế chậm phát triển, nhiều huyện nghèo, xã nghèo, đời sống nhân dân khó khăn. Những khó khăn, đặc thù về tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn, tác động trực tiếp tới đầu tư, phát triển sự nghiệp giáo dục cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Việc triển khai dạy và học tiếng nói, chữ viết các DTTS tại khá nhiều địa phương đang gặp không ít khó khăn, cần đánh giá, tổng kết quá trình triển khai trong thời gian qua, để xem xét việc tiếp tục dạy tiếng nói, chữ viết cho cấc dân tộc thiểu số trong thời gian tới. Do trên cùng một địa bàn có nhiều DTTS cùng sinh sống; công tác nghiên cứu, biên soạn, phê duyệt chuông trình, sách giáo khoa, lựa chọn tiêng nói, chữ viết dân tộc nào để đảm bảo tính phổ thông, đa số... còn lúng túng, chậm trễ; khâu đào tạo, chuẩn bị đội ngũ giáo viên dạy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, nhất là thiếu nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ. Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cấp THPT ở vùng dân tộc, miền núi chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh. Cơ sở vật chât, trang thiêt bị còn nhiều thiếu thốn. Tỷ lệ trường học, lớp học tạm còn cao. Nhiều nơi rất thiếu cơ sở, điều kiện nội trú, bán trú cho học sinh. Việc tuyên truyền trong cộng đồng về sự cần thiết phải đổi mới giáo dục và đào tạo và các kỳ năng giáo dục cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên đê đào tạo các em học sinh phát huy toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân còn hạn chế. Việc thay đổi Chương trình giáo dục của các cấp học phổ thông tương ứng và đôi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc diêm học sinh dân tộc thiêu sô còn nhiều bất cập. 2. Nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi; - Mở rộng các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các huyện nghèo; tổ chức liên thông trung học cơ sở và trung học phổ thông tại trường dân tộc nội trú câp huyện; củng cô, mở rộng các khoa dự bị đại học, nâng cao chât lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiêu sô đê bảo đảm chât lượng đào tạo đại học người dân tộc thiểu số; phát triển đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số; tăng cường đầu tư các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường, điểm trường có nhiều học sinh phổ thông dân tộc bán trú, học sinh các dân tộc rất ít người theo học; - Hỗ trợ học bống và các điều kiện học tập cho các học sinh thuộc nhóm dân tộc rất ít người học sau đại học; nâng mức học bổng cho học sinh dân tộc nội trú và định mức hỗ trợ học sinh bán trú phù hợp với điều kiện thực tế và khả năng cân đối của Ngân sách nhà nước; - Xây dựng chương trình, giáo trình, tài liệu và thời gian đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp với trình độ, vãn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc điểm vùng miền; phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, nghề trọng điếm theo các cấp độ và các trường, khoa giáo dục nghề nghiệp nội trú cho người dân tộc thiểu số. Tăng cường giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân, nhất là kỳ năng giao tiếp và khả năng thích ứng sống hòa đồng với môi trường đa văn hóa cho học sinh phổ thông dân tộc, miền núi. - Tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào dân tộc thiếu số; xây dựng cơ chế đào tạo nghề theo đơn đặt hàng và khuyến khích doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động người dân tộc thiểu số; - Nghiên cửu chính sách hỗ trợ, khuyến khích, phát hiện, đào tạo bồi dưỡng nhân tài là con em các dân tộc thiếu sổ đe vào học các trường năng khiếu chuyên biệt và chuyển sang học tại các trường dân tộc nội trú trung học phổ thông, chuẩn bị lâu dài cho đào tạo trí thức, nhân tài dân tộc thiểu số; định hướng giáo dục nghề nghiệp tốt để các em có điều kiện tìm kiếm việc làm hoặc đủ kiến thức về nông thôn tố chức sản xuất và đời sống gia đình. - Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo từ mầm non cho đến các trường đại học, đặc biệt là xây dựng trường nội trú liên thông, trường bán trú dân nuôi. - Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa các phương thức đào tạo; thực hiện đào tạo theo tín chỉ; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. 3. Đe xuất, kiến nghị a) Kiến nghị với Quốc hội Đề nghị Quốc hội xem xét hàng năm việc cân đối ngân sách để đủ nguồn lực thực hiện việc đổi mớỉ căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn 2017 -2020; tăng cường giám sát về tình hình thực hiện. b) Kiến nghị với Chính phủ Ưu tiên bố trí kinh phỉ để triển khai Nghị Quyết và kinh phí cho các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, giáo viên giảng dạy ở các vùng đặc biệt khó khăn, các trường PTDT nội trú cho phù họp, đảm bảo sự công bằng trong thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Bổ sung trách nhiệm cùa ủy ban Dân tộc trong Nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Ban hành chính sách xóa mù chữ đối với người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở nên tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi. , Trên đây là báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 9/6/2014 của ủy ban Dân tộc. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tông hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./. Nưi nhậnĩt - Như trên' - Bộ trường, Chủ nhiệm (để b/c); - Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm; - Cổng TTĐT của UBDT; -Lưu VT, CSDT (3). ỉ KT. Bộ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM IILIlhoNG,PHÓ CHỦ NHIỆM Hải WWW.Vdi
BỘY TẾ CỤC QUẢN LÝDƯỢC _______ Số: 795/QĐ-QLD CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________________ HàNội, ngày 27tháng10năm2023 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành danh mục 19 thuốc nước ngoài được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam- Đợt 115.3 ______________ CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝDƯỢC Căncứ Luật Dược số105/2016/QH13ngày 06/4/2016; Căncứ Nghị địnhsố95/2022/NĐ-CPngày 15/11/2022củaChínhphủquy địnhchức năng, nhiệmvụ, quyềnhạnvàcơcấutổchức củaBộYtế; Căncứ Quyết địnhsố1969/QĐ-BYTngày 26/4/2023củaBộtrưởngBộYtếquy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyềnhạnvàcơcấutổchức củaCục Quảnlý Dược thuộc BộYtế; Căncứ Thôngtư số08/2022/TT-BYTngày 05/09/2022củaBộtrưởngBộYtếquy địnhviệc đăngký lưuhànhthuốc, nguyênliệulàmthuốc; Căncứ kết luậncủaHội đồngtư vấncấpgiấy đăngký lưuhànhthuốc, nguyênliệulàmthuốc - BộYtế; Theođềnghị củaTrưởngphòngĐăngký thuốc - Cục Quảnlý Dược. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèmtheo Quyết định này danh mục 19 thuốc nước ngoài được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam- Đợt 115.3, bao gồm: 1. Danh mục 12 thuốc nước ngoài được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 05 năm- Đợt 115.3 (tại Phụlục I kèmtheo). 2. Danh mục 07 thuốc nước ngoài được gia hạn giấy đăng ký lưu hành hiệu lực 03 năm- Đợt 115.3 (tại Phụlục II kèmtheo). Điều 2. Cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm: 1. Cung cấp thuốc vào Việt Namtheo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in hoặc dán số đăng ký được Bộ Y tế cấp lên nhãn thuốc. 2. Chấp hành đầy đủ pháp luật của nước CHXHCNViệt Namvà các quy định của Bộ Y tế về nhập khẩu thuốc và lưu hành thuốc tại Việt Nam, nếu có bất cứ thay đổi gì trong quá trình lưu hành thuốc ở nước sở tại và ở Việt Namthì phải báo cáo ngay cho Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế Việt Nam. 3. Thực hiện việc cập nhật tiêu chuẩn chất lượng của thuốc theo quy định tại Thông tư số 11/2018/TT- BYTngày 04/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làmthuốc. 4. Thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Quyết định này nhưng chưa nộp hồ sơ cập nhật nội dung nhãn thuốc, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc theo quy định của Thông tư 01/2018/TT-BYTngày 18/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì phải thực hiện cập nhật theo quy định tại điểmb Khoản 1 Điều 37 Thông tư số 01/2018/TT-BYTtrong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. 5. Sau 12 tháng kể từ ngày ký ban hành Quyết định này, các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành theo Quyết định này có thay đổi về nội dung hành chính (bao gồmcả mẫu nhãn và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc) phải nhập khẩu và lưu hành với các nội dung đã được phê duyệt thay đổi trong hồ sơ gia hạn. 6. Phối hợp với các cơ sở điều trị để thực hiện theo đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc trên người Việt Namvà tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 08/2022/TT-BYTngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làmthuốc đối với các thuốc thuộc Danh mục tại Phụ lục II ban hành kèmtheo Quyết định này. 7. Cơ sở đăng ký thuốc phải đảmbảo duy trì điều kiện hoạt động trong thời gian hiệu lực của giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làmthuốc. Trong trường hợp không còn đáp ứng đủ điều kiện hoạt động, cơ sở đăng ký phải có trách nhiệmthực hiện thay đổi cơ sở đăng ký theo quy định tại Thông tư số 08/2022/TT-BYTngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ sở đăng ký không còn đủ điều kiện hoạt động. 8. Cơ sở đăng ký thuốc phải báo cáo Bộ Y tế về cập nhật tình trạng đáp ứng Thực hành tốt sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làmthuốc. Trường hợp cơ sở sản xuất bị thu hồi giấy phép sản xuất hoặc không đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làmthuốc ở nước sở tại, cơ sở phải thực hiện việc báo cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo của cơ quan quản lý có thẩm quyền nước sở tại theo quy định tại điểmd khoản 1 Điều 100 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược. Điều 3. Các thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành tại Quyết định này được tiếp tục sử dụng số đăng ký đã cấp trước khi gia hạn trong thời hạn tối đa 12 tháng kể từ ngày được cấp số đăng ký gia hạn theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèmtheo Thông tư số 08/2022/TT-BYT. Điều 4. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 5. Giámđốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giámđốc nhà sản xuất và cơ sở đăng ký có thuốc tại Điều 1 chịu trách nhiệmthi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Bộ trưởng (để b/c); - TTr. Đỗ Xuân Tuyên (để b/c); - Cục Quân Y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an; Cục Y tế GTVT- Bộ Giao thông vận tải; - Tổng Cục Hải quan - Bộ Tài chính; - Bảo hiểmXã hội Việt Nam; - Bộ Y tế: Vụ PC, Cục QLKCB, Thanh tra Bộ, Văn phòng HĐTV cấp GĐKLHthuốc, NLLT; - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Viện KNthuốc TƯ, Viện KNthuốc TP. HCM; - Tổng Công ty Dược VN-CTCP; - Các Công ty XNK dược phẩm; - Các Bệnh viện & Viện có giường bệnh trực thuộc BYT; - Trung tâmmua sắmtập trung thuốc quốc gia; - Các phòng Cục QLD: QLGT, QLKDD, QLCLT, PCHN, VP Cục; Website Cục QLD. - Lưu: VT, ĐKT(2b) (NT). CỤC TRƯỞNG Vũ Tuấn Cường PHỤ LỤC I DANH MỤC 12 THUỐC NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC GIAHẠN GIẤYĐĂNG KÝLƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM HIỆU LỰC 5 NĂM- ĐỢT 115.3 (Banhànhkèmtheoquyết địnhsố: 795/QĐ-QLD, ngày 27/10/2023củaCục Quảnlý Dược) ____________ STT Tên thuốc (1) (2) Hoạt chất chính - Dạng bào Quy cách Tiêu Tuổi thọ Số đăng ký gia lần Hàmlượng chế đóng gói chuẩn (tháng) đã cấp) gia (3) (4) (5) (6) (7) (9) 1. Cơ sở đăng ký: Alcon Pharmaceuticals Ltd. (Địachỉ: RueLouis d'Affry 6, CasePostale, 1701 Fribourg, Switzerland) 1.1. Cơ sở sản xuất: S.A. Alcon-Couvreur N.V (Địachỉ: Rijksweg14, Puurs, 2870, Belgium) 1 Tears Dextran 70 0,1% Dung dịch Hộp 1 lọ NSX 24 540100442623 01 Naturale II (w/v), Hypromellosenhỏ mắt 0,3% (w/v) đếmgiọt (VN-19384-15) Droptainer 15ml 2. Cơ sở đăng ký: Bayer (South East Asia) Pte Ltd (Địachỉ: 2, TanjongKatongRoad, #07-01, PLQ3, Singapore(437161), Singapore) 2.1. Cơ sở sản xuất: Bayer AG (Địachỉ: Kaiser-Wilhelm-Allee, 51368Leverkusen, Germany) 2 Avelox Moxifloxacin (dưới Dung dịch Hộp 1 Chai NSX 60 400115442723 01 dạng Moxifloxacin hydroclorid) trial/250ml truyền tĩnh250ml (VN-18602-15) mạch 3. Cơ sở đăng ký: Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Ánh Sáng Châu Á(Địachỉ: 338Nguyễn TrọngTuyển, Phường2, QuậnTânBình, ThànhphốHồChíMinh, Việt Nam) 3.1. Cơ sở sản xuất: Farmak JSC (Địachỉ: KyrylivskaStreet 74, Kyiv, 04080, Ukraine) 3 Reumokam Meloxicam Dung dịch Hộp 5 ống x NSX 24 482110442823 01 15mg/1,5ml tiêm 1,5ml (VN-15387-12) 4. Cơ sở đăng ký: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và phân phối dược phẩmHà Nội (Địachỉ: Số23 phốVươngThừaVũ, PhườngKhươngMai, QuậnThanhXuân, HàNội, Việt Nam) 4.1. Cơ sở sản xuất: Santa Farma Ilac Sanayii AnonimSirketi (Địachỉ: Kocaeli, GebzeV(Kimya) Ihtisas OSBErol Kiresepi Cad. No:8, 41455Dilovasi - KOCAELI, Turkey) 4 Pulmorest Levodropropizin 30mg/5ml Siro uống Hộp 1 chai NSX 50ml 24 868110442923 01 (VN-19405-15) 5. Cơ sở đăng ký: Chong Kun Dang Pharm. Corp. (Địachỉ: (Chungjeongno3(sam)-ga), 8 Chungjeong-ro, Seodaemun-gu, Seoul, Korea) 5.1. Cơ sở sản xuất: Chong Kun Dang Pharmaceutical Corp. (Địachỉ: 797-48Manghyang-ro, Seonggeo-eup, Seobuk-gu, Cheonan-si, Chungcheongnam-do, Korea) 5 CKDMyrept Mycophenolate Viên nang Hộp 10 vỉ NSX 36 880114443023 01 Cap. 250mg mofetil 250mg cứng (Alu/PVC) x (VN-17850-14) 10 viên 6. Cơ sở đăng ký: Glenmark Pharmaceuticals Ltd. (Địach: B/2, Mahalaxmi Chambers, 22 Bhulabhai Desai Road, Mumbai - 400026, India) 6.1. Cơ sở sản xuất: Glenmark Pharmaceuticals Ltd. (Địach: Plot No. E-37, 39, D-Road, MIDC, Satpur, Nashik - 422007, MaharashtraState, India) 6 Klenzit MS Adapalene (dạng vi Gel cầu) 0,1% (kl/kl) Hộp 1 tuýp NSX x15 gam 24 890110443123 01 (VN-19662-16) 7. Cơ sở đăng ký: Hetero Labs Limited (Địachỉ: 7-2-A2, HeteroCorporateIndustrial Estate, Sanathnagar HyderabadTG500018, India) 7.1. Cơ sở sản xuất: Hetero Labs Limited (Địachỉ: Unit-V, Sy.No. 439, 440, 441&458, TSIIC FormulationSEZ, Polepally Village, JadcherlaMandal, Mahaboobnagar District, Telangana, India) 7 Telsar 80 Telmisartan 80mg Viên nén Hộp 3 vỉ x NSX 10 viên 36 890110443223 01 (VN-18906-15) 8. Cơ sở đăng ký: JW Pharmaceutical Corporation (Địachỉ: 2477, Nambusunhwan-ro, Seocho-gu, Seoul, Korea) 8.1. Cơ sở sản xuất: JW Life Science Corporation (Địachỉ: 28, Hanjin1-gil, Songak-eup, Dangjin- si, Chungcheongnam-do, Korea) 8 Combilipid Glucose (dưới Nhũ tươngThùng NSX 24 880110443323 01 Peri dạng Glucose tiêm carton (VN-20531-17) Injection monohydrat) truyền tĩnhchứa 8 Túi 25,96g, L-Alanin 1,28g, L-Arginin mạch ngoại vi x384ml; Thùng 0,904g, L-Aspartic acid 0,272g, L- Glutamic acid 0,448g, Glycin 0,632g, L-Histidin 0,544g, L- Isoleucin 0,448g, L-Leucin 0,632g, L-Lysin (dưới dạng L-Lysin HCl) 0,723g, L- Methionin 0,448g, L-Phenylalanin 0,632g, L-Prolin 0,544g, L-Serin 0,36g, L-Threonin 0,448g, L- Tryptophan 0,152g, L-Tyrosin 0,018g, carton chứa 4 Túi x1040ml; Túi 3 ngăn 1440ml; Thùng carton chứa 4 Túi x1440ml; Túi 3 ngăn 1920ml; Thùng carton chứa 2 Túi x1920ml L-Valin 0,584g, Calci clorid (dưới dạng Calci clorid dihydrat) 0,059g, Natri glycerophosphat (dưới dạng Natri glycerophosphat hydrat) 0,403g, Magiê sulfat (dưới dạng Magiê sulfat heptahydrat) 0,128g, Kali clorid 0,478g, Natri acetat (dưới dạng Natri acetat trihydrat) 0,392g, Dầu đậu nành tinh khiết 13,6g 9. Cơ sở đăng ký: MI Pharma Private Limited (Địachỉ: Unit No. 402&403, VivaHubTown, Shankar Wadi, VillageMogra, Jogeshwari East, Mumbai - 400060, India) 9.1. Cơ sở sản xuất: Mylan Laboratories Limited (Địachỉ: F-4&F-12, MIDC, Malegaon, Tal. Sinnar, Nashik 422113MaharashtraState, India) 9 Abacavir Abacavir 300mg tablets USP 300mg Viên nén bao phim Hộp 1 lọ 60 USP viên 42 48 890110443423 01 (VN2-643-17) 10. Cơ sở đăng ký: Novartis (Singapore) Pte Ltd (Địachỉ: 10Collyer Quay, #10-01, Ocean Financial Centre, Singapore(049315), Singapore) 10.1. Cơ sở sản xuất: Sandoz GmbH (Địachỉ: Biochemiestraβe10, A-6250Kundl, Austria) 10 Xorimax 500mg Cefuroxim(dưới dạng Cefuroxim axetil, kết tinh Viên nén bao phim Hộp 1 vỉ x NSX 10 viên 36 900110443523 01 (VN-20624-17) 601,44mg) 500mg 11. Cơ sở đăng ký: ParadigmPharma (Thailand) Co., Ltd (Địachỉ: No.87, MThai Tower 15thFloor, All Seasons Place, Wireless Road, Lumphini Sub-District, PathumWanDistrict, Bangkok Metropolis, Thailand) 11.1. Cơ sở sản xuất: Medreich Limited (Địachỉ: 12thMile, OldMadras Road, Virgonagar, Bangalore- 560049, India) 11 Fleming Amoxicillin (dưới dạng Amoxicillin trihyrate) 200mg/5ml, Acid clavulanic (dưới dạng Diluted Potassium Clavulanate) 28,5mg/5ml Bột pha hỗn dịch uống Hộp 1 lọ x NSX 70ml 24 890110443623 01 (VN-15540-12) 12. Cơ sở đăng ký: Tedis (Địachỉ: 9avenued’Ouessant, 91140Villebon-sur-Yvette, France) 12.1. Cơ sở sản xuất: Ferrer Internacional, S.A. (Địachỉ: c/. JoanBuscallà, 1-9, 08173Sant Cugat Del Vallès (Barcelona), Spain) 12 Nucleo CMP Cytidine-5'- Bột đông Hộp 3 ống NSX 24 840110443723 01 Forte monophosphate disodium(CMP, khô và dung môi bột và 3 (VN-18720-15) ống dung muối dinatri) 10mg; pha tiêm môi 2ml Uridine-5'- triphosphate trisodium(UTP, muối natri)+ Uridine-5'- diphosphate disodium(UDP, muối natri) + Uridine-5'- monophosphate disodium(UMP, muối natri) 6mg (tương đương Uridine 2,660mg) Ghi chú: 1. Cáchghi tiêuchuẩnchất lượngthuốc tại cột (6): - Nhàsảnxuất (NSX), Tiêuchuẩnnhàsảnxuất (TCNSX), Tiêuchuẩncơsở(TCCS), In-housecóý nghĩatươngđươngnhau, làtiêuchuẩnchất lượngthuốc docơsởsảnxuất xây dựngvàđềucóthể được ghi trênnhãnthuốc. - Cáchviết tắt các tiêuchuẩnchất lượngdược điển: Dược điểnViệt Nam(DĐVN), Dược điểnAnh (BP), Dược điểnMỹ (USP), Dược điểnNhật Bản(JP), Dược điểnTrungQuốc (CP), Dược điểnChâu âu(EP), Dược điểnQuốc tế(IP)… 2. Sốđăngký tại cột (8): - Sốđăngký giahạnlàsốđăngký được cấptheoquy địnhtại Phụlục VI Thôngtư 08/2022/TT-BYT ngày 05/09/2022củaBộtrưởngBộYtếquy địnhviệc đăngký lưuhànhthuốc, nguyênliệulàmthuốc. - Sốđăngký đãcấp(được ghi trongngoặc đơn) làsốđăngký đãđược cấptrước khi thuốc được gia hạntheoquyết địnhnày. PHỤ LỤC II DANH MỤC 07 THUỐC NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC GIAHẠN GIẤYĐĂNG KÝLƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM HIỆU LỰC 3 NĂM- ĐỢT 115.3 (Banhànhkèmtheoquyết địnhsố: 795/QĐ-QLD, ngày 27/10/2023củaCục Quảnlý Dược) ________________________ STT Tên thuốc (1) (2) Hoạt chất chính - Dạng bào Quy cách Tiêu Tuổi thọ Số đăng ký gia lần Hàmlượng chế đóng gói chuẩn (tháng) đã cấp) gia (3) (4) (5) (6) (7) (9) 1. Cơ sở đăng ký: B. Braun Medical Industries Sdn. Bhd. (Địachỉ: BayanLepas FreeIndustrial Zone, 11900BayanLepas, PulauPinang, Malaysia) 1.1. Cơ sở sản xuất: B. Braun Medical Industries Sdn. Bhd. (Địachỉ: BayanLepas FreeIndustrial Zone, 11900BayanLepas, PulauPinang, Malaysia) 1 0.9% Sodiumchloride Sodium 0,9g/100ml Dung dịch Hộp 50 truyền tĩnhchai x NSX 36 955110443823 01 (VN-15725-12) Chloride Intravenous Infusion B.P. mạch 100ml; Hộp 30 chai x 250ml; Hộp 10 chai x 500ml; Hộp 10 chai x 1000ml 2 20% Glucose Dung dịch Hộp 10 BP 36 955110443923 01 Glucose monohydrate 110g truyền tĩnhChai x hiện (VN-15227-12) Intravenous (tương đương mạch 500ml hành Infusion B.P. glucose anhydrous 100g)/500ml 3 Compound Sodium 500 ml dung dịch cha: Sodium Dung dịch Hộp 10 truyền tĩnhchai x NSX 36 955110444023 01 (VN-15726-12) Lactate Chloride 3g; mạch 500ml; Hộp Intravenous PotassiumChloride 10 chai x Infusion B.P. 0,2g; Calcium 1000ml chloride dihydrate (Hartmann's 0,135g; Sodium Solution) lactate 1,560g 2. Cơ sở đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩmvà TBYT Phương Lê (Địachỉ: LôD3/D6Khuđôthị mới CầuGiấy, P. DịchVọng, Q. CầuGiấy, HàNội, Việt Nam) 2.1. Cơ sở sản xuất: Incepta Pharmaceuticals Ltd. (Địachỉ: DewanIdris Road, BaraRangamatia, Zirabo, Ashulia, Savar, Dhaka, Bangladesh) 4 Tamunix Etodolac 300mg Viên nang Hộp 3 vỉ x USP 24 894110444123 01 cứng 10 Viên (VN-10116-10) 3. Cơ sở đăng ký: Công ty TNHH Dược phẩmVietsun (Địachỉ: TT2-B42Khuđôthị VănQuán, phườngPhúc La, quậnHàĐông, TP. HàNội, Việt Nam) 3.1. Cơ sở sản xuất: Incepta Pharmaceuticals Ltd. (Địachỉ: DewanIdris Road, BaraRangamatia, Zirabo, Ashulia, Savar, Dhaka, Bangladesh) 5 Barcavir Entecavir (tương đương với Entecavir monohydrat 0,5325mg) 0,5mg Viên nén bao phim Hộp 1 vỉ x USP 10 Viên 24 894114444223 01 (VN-13012-11) 4. Cơ sở đăng ký: Haw Par Healthcare Limited (Địachỉ: 401CommonwealthDrive#03-03, HawPar TechnoCentreSingapore(149598), Singapore) 4.1. Cơ sở sản xuất: Haw Par Healthcare Limited (Địachỉ: 2ChiaPingRoad, HawPar Tiger Balm BuildingSingapore619968, Singapore) 6 Tiger balm Camphor 1,0% Miếng dán Túi 3 NSX 36 888100444323 01 plaster (w/w); Menthol qua da 0,3% (w/w); Tinh dầu bạc hà 0,6% (w/w); Tinh dầu khuynh diệp 0,5% (w/w) Miếng, kích (VN-18782-15) thước 7 cm x10 cmvà 3 miếng dán phụ; Túi 3 Miếng, kích thước 10 cmx14 cm và 3 miếng dán phụ 5. Cơ sở đăng ký: Hyphens Pharma Pte. Ltd (Địachỉ: 16Tai SengStreet, #04-01, Singapore534138, Singapore) 5.1. Cơ sở sản xuất: Laboratoire Chauvin (Địachỉ: ZoneIndustrielleRipotier Haut 07200Aubenas, France) 7 Indocollyre Indomethacin 0,1%Thuốc nhỏHộp 1 lọ x NSX 18 300100444423 01 mắt 5ml (VN-12548-11) Ghi chú: 1. Cáchghi tiêuchuẩnchất lượngthuốc tại cột (6): - Nhàsảnxuất (NSX), Tiêuchuẩnnhàsảnxuất (TCNSX), Tiêuchuẩncơsở(TCCS), In-housecóý nghĩatươngđươngnhau, làtiêuchuẩnchất lượngthuốc docơsởsảnxuất xây dựngvàđềucóthể được ghi trênnhãnthuốc. 2. Sốđăngký tại cột (8): - Sốđăngký giahạnlàsốđăngký được cấptheoquy địnhtại Phụlục VI Thôngtư 08/2022/TT-BYT ngày 05/09/2022củaBộtrưởngBộYtếquy địnhviệc đăngký lưuhànhthuốc, nguyênliệulàmthuốc. - Sốđăngký đãcấp(được ghi trongngoặc đơn) làsốđăngký đãđược cấptrước khi thuốc được gia hạntheoquyết địnhnày. 3. Đối với thuốc sốthứ tự 6tại Phụlục này: saukhi hết hạngiấy đăngký lưuhành, yêucầubổsung dữ liệulâmsàngchứngminhantoàn, hiệuquảcủathuốc đểđược xemxét việc giahạngiấy đăngký lưuhành.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 1202 /BNN-KH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc V/v: Rà soát kế hoạch vốn đầu tư năm 2011 thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2011 Kính gửi: - Các Tổng cục: Thuỷ lợi, Thủy sản, Lâm nghiệp ; - Các cục: Trồng trọt, Chăn nuôi, Bảo vệ thực vật, Thú y; - Cục Quản lý xây dựng công trình; - Các Ban: Quản lý trung ương các dự án thuỷ lợi, Ban QL các dự án NN, Ban QL các dự án LN, QLĐT&XDTL 9; Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh xã hội, Bộ yêu cầu các đơn vị: - Rà soát toàn bộ các chương trình, dự án đầu tư năm 2011 từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ đã được bố trí vốn, xác định các công trình, dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện năm 2011. Chưa khởi công mới các dự án, trừ các dự án khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, các dự án ODA. - Điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư năm 2011 của dự án cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp bách, hoàn thành năm 2011 (theo mẫu kèm theo). Kết quả rà soát, điều chỉnh kế hoạch gửi về Bộ (Vụ Kế hoạch) trước ngày 4/3/2011 để Bộ tổng hợp báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng (để b/c); - Vụ KH. TC; - Lưu: VT, KH. TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TEN Ở NÔNG NGHIỆP VẬ TJ KẾ HOẠCH TRIỂN NOH NONG Trang Hiếu Dũng BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Phụ lục: DANH MỤC DỰ ÁN NGỪNG, GIÃN TIẾN ĐỘ TRONG NĂM 2011 SAU KHI RÀ SOÁT (Kèm theo văn bản số 1202 BNN-KH ngày 28 /02/2011 của Bộ NN&PTNT) Đơn vị : triệu đồng Quyết định Địa điểm TT Tên dự án thiết kế Năng lực |Thời gian phê duyệt dự án đầu tư Lũy kế đã thanh toán từ Vốn còn lại từ năm Kế hoạch Kế hoạch xây dựng KC-HT (ha) Số, ngày Tổng mức Vốn Bộ khởi công | đến hết năm 2011 de năm 2011 đã giao năm 2011 sau khi điều Điều chỉnh: Tăng (+), giảm (-) Lý do điều chỉ HT dự án chỉnh quyết định đầu tư đầu tư 2010 TỔNG SỐ I CẮT GIẢM VỐN a Các dự án ngừng khởi công mới Dự án Dự án b Các dự án giãn tiến độ thực hiện Dự án Dự án II TĂNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN CẤP BÁCH, HOÀN THÀNH NĂM 2011 Dự án Dự án 1 D:\KH 2011\Ra soat KH dau tu 2011 (Cuc)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP -------- Số: 57/2013/QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Đồng Tháp, ngày 27 tháng 12 năm 2013     QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU PHÍ SỬ DỤNG CẢNG CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP --------------------------------- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh Phí và Lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001; Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Căn cứ Nghị quyết số 111/2013/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp quy định khung mức thu, chế độ thu, nộp đối với các loại phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thu phí sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban hành quy định về thu phí sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ Tài chính; - Văn phòng Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - TT/TU, TT/HĐND tỉnh; - Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Đồng Tháp; - CT, các PCT/UBND tỉnh; - Công báo tỉnh; - Lưu: VT, KTTH-NSương. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Dương    QUY ĐỊNH VỀ THU PHÍ SỬ DỤNG CẢNG CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP (Ban hành kèm theo Quyết định số 57/2013/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Phí sử dụng cảng cá là khoản thu nhằm bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí quản lý, đầu tư, sử dụng cảng cá mà các tổ chức, cá nhân có hàng hoá, phương tiện sử dụng tại cảng cá. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các tàu, thuyền đánh cá, tàu vận tải cập cảng và các phương tiện vận tải đường bộ, hàng hoá vào, ra cảng và lưu lại trong thời gian 24 giờ. Điều 3. Đối tượng miễn 1. Phương tiện thuỷ làm nhiệm vụ cứu hoả, phòng chống lụt bão cập cảng. 2. Phương tiện vận tải đường bộ làm nhiệm vụ phòng chống lụt bão có hàng hoá thông qua cảng cá. Chương II MỨC THU, QUẢN LÝ VÀ CHỨNG TỪ THU PHÍ Điều 4. Mức thu Số TT Nội dung thu Đơn vị tính Mức thu  A Vé lượt      I Đối với tàu, thuyền đánh cá cập cảng      1 Có công suất từ 6 đến 12 CV Đồng/lần vào, ra cảng 5.000  2 Có công suất từ 13 đến 30 CV -nt- 10.000  3 Có công suất từ 31đến 90 CV -nt- 15.000  4 Có công suất từ 91 đến 200 CV -nt- 25.000  5 Có công suất lớn hơn 200 CV -nt- 50.000  II Đối với tàu, thuyền vận tải cập cảng      1 Có trọng tải dưới 10 tấn -nt- 10.000  2 Có trọng tải từ 10 tấn đến 30 tấn -nt- 15.000  3 Có trọng tải trên 30 tấn đến 50 tấn -nt- 20.000  4 Có trọng tải trên 50 tấn đến 100 tấn -nt- 30.000  5 Có trọng tải trên 100 tấn -nt- 50.000  III Đối với phương tiện vận tải và hàng hoá qua cảng      1 Phương tiện vận tải      a Xe máy hai bánh, xe thô sơ và các loại xe tương tự -nt- 1.000  b Phương tiện có trọng tải dưới 1 tấn -nt- 5.000  c Phương tiện có trọng tải từ 1 đến 2,5 tấn -nt- 10.000  d Phương tiện có trọng tải trên 2,5 đến 5 tấn -nt- 15.000  đ Phương tiện có trọng tải trên 5 đến 10 tấn -nt- 20.000  e Phương tiện có trọng tải trên 10 tấn -nt- 25.000  2 Hàng hoá      a Hàng thuỷ, hải sản, động vật sống Đồng/tấn 8.000  b Hàng hoá là Container Đồng/ container 35.000  c Hàng hoá khác Đồng/tấn 4.000  B Vé tháng   25 lần vé lượt đối với từng loại phương tiện.  C Vé quý   60 lần vé lượt đối với từng loại phương tiện.  D Vé năm   200 lần vé lượt đối với từng loại phương tiện.   Các phương tiện có thời gian vào cảng và lưu lại trên 24 giờ (tính từ lúc phương tiện vào cảng) phải nộp tiếp phí sử dụng cảng cá bằng mức thu cho 01(một) lần vào, ra cảng của loại phương tiện đó trong thời gian là 24 giờ tiếp theo. Điều 5. Chứng từ thu phí Đơn vị thu phí phải sử dụng biên lai thu phí do cơ quan thuế in ấn, cấp phát và thực hiện các quy định về quản lý sử dụng biên lai theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Khi thu phí phải cấp biên lai thu phí cho đối tượng nộp phí; nghiêm cấm việc thu phí không sử dụng biên lai hoặc biên lai không đúng quy định. Điều 6. Quản lý và sử dụng tiền phí 1. Việc quản lý và sử dụng tiền phí thu được thực hiện theo quy định tại Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 17 Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh phí, lệ phí; khoản 5 Điều 1 Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ- CP; Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí; Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC. Đơn vị tổ chức thu phải mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan thu đóng trụ sở để theo dõi, quản lý tiền phí thu được. Định kỳ, hàng tuần phải gửi số tiền phí đã thu được vào tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. 2. Phí sử dụng cảng cá là khoản phí thuộc Ngân sách Nhà nước, số tiền phí thu được trích 70% trên tổng số tiền thu phí cho đơn vị tổ chức thu phí, phần 30% còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành. Điều 7. Chế độ tài chính kế toán 1. Đơn vị tổ chức thu phí phải mở sổ sách, biên lai kế toán theo dõi số thu, nộp và sử dụng tiền phí thu được theo đúng chế độ kế toán, thống kê quy định của Nhà nước. 2. Hàng năm, đơn vị tổ chức thu phí phải lập dự toán thu, chi gởi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính, cơ quan thuế cùng cấp (đối với tổ chức thu là Uỷ ban nhân dân các cấp phải gởi cơ quan tài chính, cơ quan thuế cấp trên), Kho bạc nhà nước nơi tổ chức thu theo quy định. 3. Định kỳ phải báo cáo quyết toán việc thu, nộp, sử dụng số tiền thu phí theo quy định của Nhà nước đối với từng loại phí; trường hợp thu các loại phí khác nhau phải theo dõi hạch toán và quyết toán riêng đối với từng loại phí. 4. Đối với tiền phí để lại cho đơn vị tổ chức thu, sau khi quyết toán đúng chế độ, tiền phí chưa sử dụng hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp theo chế độ quy định. 5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật. 6. Thực hiện niêm yết công khai mức thu phí tại nơi thu phí. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị tổ chức thực hiện thu phí theo quy định. Điều 9. Cơ quan thuế nơi đơn vị thu đóng trụ sở có trách nhiệm cấp biên lai thu phí cho đơn vị thu; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thu phí thực hiện chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng biên lai thu tiền phí theo đúng chế độ quy định. Điều 10. Tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, thu, nộp, sử dụng tiền phí sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 11. Sở Tài chính có trách nhiệm quản lý, kiểm tra thu phí theo đúng quy định. Định kỳ 6 tháng, năm, tổng hợp báo cáo tình hình việc thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trên địa bàn tỉnh; theo dõi mức thu phí, tỷ lệ nộp ngân sách; đồng thời tổng hợp các kiến nghị, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương./.
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Số:10/NQ-HĐND DONG VAN DENY S8 2952 11/8/09 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2009 NGHỊ QUYẾT Xác nhận kết quả bầu cử Phó Trưởng ban Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, nhiệm kỳ 2004 – 2011 HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 18 (từ ngày 14/7/2009 đến ngày 17/7/2009) Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ biên bản bầu cử chức danh Phó Trưởng ban Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội, tại phiên họp ngày 16/7/2009, kỳ họp thứ 18 HĐND Thành phố, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Xác nhận kết quả bầu cử ông Nguyễn Hoài Nam – giữ chức danh Phó Trưởng ban Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, nhiệm kỳ 2004 – 2011. Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 18 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2009./. Nơi nhận: CHỦ TỊCH 2/ - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Đoàn ĐBQH Hà Nội; - TTTU, TTHĐND,UBND TP Hà Nội; UB MTTQ TP; - Ban Tổ chức TU, Sở Nội vụ TP; - ĐB HĐND TP, HĐND các quận, huyện, thị xã; - Ông Nguyễn Hoài Nam; - Lưu hồ sơ kỳ họp. H NHAN DAN Mhand DONG HA PHO JÓM Ngô Thị Doãn Thanh
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN số2925/QĐ-TCHQ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2015 QUYẾT ĐỊNH Về việc công nhận hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan; Căn cứ hồ sơ đề nghị công nhận đại lý làm thủ tục hải quan gửi kèm công văn số 0509/VNC ngày 05/9/2015 của Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu VNCUS; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Điều 1. Công nhận: QUYẾT ĐỊNH: Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu VNCUS. Mã số thuế: 0201213544. Địa chỉ: số 1 ngõ 383 đường Phú Thượng Đoan, phường Đông Hải 1, quận Hải An, TP. Hải Phòng. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp 0201213544 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hải Phòng cấp ngày 03/11/2011. Đủ điều kiện hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan. Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu VNCUS có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Luật Hải quan, Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp Chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. LuatVietnam www.vanbanluat.vn Điều 3. Các ông (bà) Giám đốc Công ty TNHH thương mại xuất nhập khẩu VNCUS, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan và Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.) Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục CNTT&TKHQ; - Luru: VT, GSQL (3). 80 TAI KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG CHIN TONG QUA UC Vũ Ngọc Anh www.LuatVietnam.vn Lua vietnam www.vanbanluat.vn
BỘ TÀI CHÍNH Số: 275 BTC-TCHQ V/v chứng từ thanh toán đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015 Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố. Trả lời công văn số 47/2014/HCTQ ngày 17/11/2014 của Công ty Cổ phần Scavi và công văn số 92/2014/SCAVI ngày 17/11/2014 của Công ty Scavi Huế về việc xin miễn cung cấp, liệt kê chứng từ thanh toán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC khi nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế, Bộ Tài chính có ý kiến như sau: Những vướng mắc khó khăn doanh nghiệp nêu tại công văn trên; từ ngày 01/01/2015 thực hiện Luật Hải quan sửa đổi đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014, khi đó Bộ Tài chính đồng ý với kiến nghị của doanh nghiệp, cụ thể: để sản cụ thể hơn 2014, Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, không tiêu thụ trong nước thì hồ sơ hoàn thuế không thu thuế không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp chứng từ thanh toán đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. Trường hợp có nghi vấn thì sau khi thực hiện xong việc hoàn thuế, không thu thuế, chuyển hồ sơ cho Chi cục kiểm tra sau thông quan để thực hiện kiểm tra theo quy định. Bộ Tài chính thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện. Nơi nhận: - Như trên; - Vụ PC – BTC; - Công ty Cổ phần Scavi (thay tr/lòi); (Đ/c: KCN Biên Hòa 2, Lô 14, Đường 19A, P. Long Bình. Biên Hòa, Đồng Nai) - Công ty Scavi Huế (thay tr/ời); (Đ/c: KCN Phong Thu, Phong Điền, TT Huế) - Lưu: VT, TCHQ (45). BO ☐ λι KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG - Dai * Đỗ Hoàng Anh Tuấn Lua Vietnam www.vanbanluat.vn
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH Về việc thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Quyết định số 442/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Tờ trình số 08/BCĐCCHC ngày 14 tháng 12 năm 2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ như sau: • Ông Đinh Đăng Quang, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam thay thế Ông Nguyễn Hoài Dương, Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Mexico. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ và các ông có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: • Như Điều 3; • Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT; • Lưu: VT, KSTT (2).KN 155 KT. THỦ TƯỚNG TƯỚNG HÔ THỦ TƯỚNG LuatVietnam www.vanbanluat.vn
NGHỊ QUYẾT Bãi bỏ một số nội dung của Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo ________________ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI KHÓA XII - KỲ HỌP THỨ 10 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Xét Tờ trình số 84/TTr-UBND ngày 27 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Bãi bỏ các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và điểm b, c khoản 9 Điều 1 Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án tuyển chọn học sinh, sinh viên tỉnh Quảng Ngãi cử đi đào tạo trong và ngoài nước giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này. 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Điều 3. Hiệu lực thi hành Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Khóa XII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 10 tháng 10 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 10 năm 2018./.
QUYẾT ĐỊNH Về việc sửa đổi, bổ sung Điều 1 Quyết định số 1569/QĐ-KTNN ngày 13/9/2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước ____________ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 24 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Quyết định số 1963/QĐ-KTNN ngày 05 tháng 12 năm 2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quy chế làm việc của Kiểm toán nhà nước; Căn cứ Nghị quyết số 1230/NQ-UBTVQH15 ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Căn cứ kết luận của Ban Cán sự đảng Kiểm toán nhà nước phiên họp ngày 30 tháng 12 năm 2024; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ tại Tờ trình số 1063/TTr-TCCB ngày 30 tháng 12 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1569/QĐ-KTNN ngày 13/9/2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước. Điều 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 1 Quyết định số 1569/QĐ-KTNN ngày 13/9/2024 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước. 1. Bổ sung khoản 1 Điều 1 như sau: “1. Tổng Kiểm toán nhà nước - Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Kiểm toán nhà nước. - Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo: Kiểm toán nhà nước chuyên ngành Ia”. 2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 1 như sau: “3. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ - Thôi trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, tiếp công dân; thôi trực tiếp theo dõi, chỉ đạo: Thanh tra Kiểm toán nhà nước. - Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: + Công tác đầu tư xây dựng của Kiểm toán nhà nước. + Công tác tài chính, kế toán, hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. + Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Kiểm toán nhà nước. + Công tác vì sự tiến bộ phụ nữ của Kiểm toán nhà nước. + Quan hệ phối hợp với các tổ chức đoàn thể của Kiểm toán nhà nước. - Trực tiếp làm nhiệm vụ Thủ trưởng cơ quan Kiểm toán nhà nước, Trưởng Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Kiểm toán nhà nước. - Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo: Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành II”. 3. Bổ sung khoản 4 Điều 1 như sau: “4. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Hà Thị Mỹ Dung Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo: Văn phòng Ban Cán sự đảng, Đảng ủy, Đoàn thể; Kiểm toán nhà nước khu vực VII”. 4. Bổ sung khoản 5 Điều 1 như sau: “5. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng - Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước theo dõi, chỉ đạo: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, tiếp công dân. - Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo: Thanh tra Kiểm toán nhà nước”. 5. Bổ sung khoản 6 Điều 1 như sau: “6. Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Minh Khương Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo: Kiểm toán nhà nước khu vực X”. Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025. Tổng Kiểm toán nhà nước, các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH Số: 15 /KCB-QLCL&CĐT V/v hướng dẫn thực hiện Quyết định số 384/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2019 Kính gửi: • Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; • Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng; • Cục Y tế, Bộ Công an. (Sau đây gọi chung là Đơn vị) Về việc thực hiện Quyết định số 384/QĐ-BYT Thực hiện qui định tại điểm đ khoản 1 Điều 42 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về Qui định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế, ngày 30/01/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 384/QĐ-BYT về Nguyên tắc cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Sau đây viết tắt là Quyết định số 384/QĐ-BYT). Thực hiện nhiệm vụ được giao, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hướng dẫn thực hiện Quyết định số 384/QĐ-BYT như sau: Mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp theo nguyên tắc qui định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 384/QĐ-BYT cho toàn bộ các cơ sở khám bệnh chữa bệnh (KBCB) đã được cấp Giấy phép hoạt động KBCB kể từ ngày Quyết định số 384/QĐ-BYT có hiệu lực thi hành. Danh mục mã cơ sở KBCB được xây dựng trên cơ sở Danh mục của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang sử dụng để quản lý các cơ sở KBCB thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cập nhật đến ngày 31/01/2019. Danh mục được phân theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Quốc phòng; Bộ Công An, gửi kèm theo công văn này hoặc truy cập tại Mục Văn bản, Trang Thông tin điện tử Cục Quản lý Khám chữa bệnh (https://kcb.vn/van-ban). Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp mã cơ sở KBCB đối với các cơ sở có trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Quân Y, Bộ Quốc phòng cấp mã cơ sở KBCB đối với các cơ sở KBCB thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng quản lý; Cục trưởng Cục Y tế, Bộ Công an cấp mã cơ sở KBCB đối với các cơ sở KBCB thuộc quyền quản lý của Bộ Công an (theo mẫu kèm theo). Để không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến việc cấp mã cơ sở KBCB, thủ trưởng các đơn vị cân lưu ý: a) Đối với những cơ sở KBCB đã thành lập nhưng hiện tại chưa có mã cơ sở KBCB hoặc cơ sở KBCB mới được thành lập, thủ trưởng đơn vị căn cứ Số thứ tự trong danh sách chỉ tiết cơ sở KBCB đã được cấp mã KBCB do cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thực hiện cấp mã, với số thứ tự tiếp theo số thứ tự cuối cùng đã được cấp, bảo đảm mã cơ sở KBCB cấp mới không được trùng lặp với mã các cơ sở KBCB đã được cấp. VĂN BẢN HƯỚNG DẪN Số văn bản: (Giữ nguyên số văn bản) Trích yếu: Hướng dẫn về cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Hướng dẫn chi tiết: b) Đối với những tỉnh, thành phố lớn có số cơ sở KBCB nhiều hơn 999 cơ sở, trước mắt đề nghị ưu tiên cho các cơ sở KBCB được bổ sung ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT để phục vụ trích chuyển dữ liệu điện tử (Bộ Y tế sẽ bổ sung hướng dẫn sau). c) Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã ngừng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (cột hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ghi ngừng), khi tiếp tục ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sẽ sử dụng mã đã cấp, không phát sinh thêm mã mới. Đối với các cơ sở KBCB trực thuộc Bộ Y tế và các Bộ, ngành (trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) do Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động, sẽ được Bộ Y tế cấp mã cơ sở KBCB theo số liên tiếp trong danh mục cơ sở KBCB do tỉnh, thành phố trực thuộc TW sở tại nơi đặt cơ sở KBCB đó. Đối với các cơ sở KBCB thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, sau khi được cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép hoạt động sẽ gửi văn bản để nghị về Cục Quân Y (đối với Bộ Quốc phòng), Cục Y tế (đối với Bộ Công an) để cấp mã. Văn bản đề nghị cấp mã của cơ sở KBCB có các nội dung qui định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 384/QĐ-BYT, được người dứng dầu cơ sở KBCB ký tên, đóng dấu. Thủ trưởng đơn vị cấp mã cơ sở KBCB có trách nhiệm định kỳ báo cáo Cục Quản lý Khám chữa bệnh danh mục cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cập nhật 2 lần/ năm (lần 1: Số liệu cập nhật đến 31/5, gửi báo cáo trước ngày 15/6; lần 2: Số liệu cập nhật đến 30/11, gửi báo cáo trước ngày 15/12) để tổng hợp và công bố. Đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện nội dung Quyết định 384/QĐ-BYT và hướng dẫn tại văn này để bảo đảm cấp mã được kịp thời cho các cơ sở KBCB theo quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Cục Quản lý khám, chữa bệnh để được giải quyết. Ghi chú: Khi cần thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với Phòng Quản lý chất lượng - Chỉ đạo tuyến, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, điện thoại: (024)62733028, hoặc TS. BS. Vương Ánh Dương, Phụ trách Phòng Quản lý chất lượng - Chỉ đạo tuyển, điện thoại: 0963369586. Nơi nhận: • Như trên; • TT. Thường trực Nguyễn Viết Tiến (để b/c); • Vụ KHTC, Vụ BHYT, Bộ Y tế; • BHXH Việt Nam (để chỉ đạo BHXH các tỉnh, TP trực thuộc TW); • Lưu: VT, QLCL&CDT. Địa điểm, thời gian CỤC TRƯỞNG (Ký tên, đóng dấu) Lương Ngọc Khuê UBND TỈNH... SỞ Y TẾ Số: /SYT-... V/v cấp mã cơ sở KBCB CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 201.. Kính gửi: (Tên cơ sở KBCB được cấp mã) Thực hiện Quyết định số 384/QĐ-BYT về Nguyên tắc cấp mã cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và công văn số: 415/KCB-QLCL&CĐT ngày 1/2/2019 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 384/QĐ-BYT, Sở Y tế cấp mã cơ sở khám bệnh chữa bệnh cho: Thông tin cơ sở khám chữa bệnh: a) Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: c) Địa chỉ: d) Số giấy phép hoạt động: đ) Tuyến kỹ thuật: e) Hình thức tổ chức (bệnh viện, phòng khám, trạm y tế...): f) Mô hình tổ chức (đa khoa, chuyên khoa): g) Loại hình quản lý (công lập, tư nhân): có Mã là: Nơi nhận: • Như trên; • BHXH tỉnh... (để biết); • Lưu: VT.... GIÁM ĐỐC
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- Số: 731/TB-TCHQ CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HàNội, ngày 21tháng02năm2023 THÔNG BÁO Về kết quả xác định trước mã số TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giámsát, kiểmsoát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015; Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểmtra giámsát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểmtra chất lượng, kiểmtra an toàn thực phẩm; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/ 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính; Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 8/6/2022 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, Đơn đề nghị số 003/HSCODE/SANOFI ngày 9/01/2023 của Công ty cổ phần SANOFI Việt Nam, mã số thuế: 0312233458; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả xác định trước mã số như sau: 1. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số do tổ chức, cá nhân cung cấp: Tên thương mại: Thực phẩmbảo vệ sức khỏe Pharmaton Energy Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Thực phẩmbảo vệ sức khỏe Pharmaton Energy Ký, mã hiệu, chủng loại: không có Nhà sản xuất: ROTTENDORF PHARMA GMBH 2. Tómtắt mô tả hàng hóa được xác định trước mã số: Theo hồ sơ xác định trước mã số, thông tin mặt hàng như sau: - Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học: Mỗi viên nén bao phimchứa: Thành phần chính: Magnesi (dưới dạng Magnesi oxyd nặng): 77,5 mg Vitamin C (Ascorbic Acid) (dưới dạng Canxi ascorbat): 80mg Chiết suất nhân sâmchuẩn hóa G115: 40mg Kẽm(Dưới dạng KẽmSulfat monohydrat): 10mg Sắt (dưới dạng sắt suIfat khan): 8,3mg Vitamin E (DL-trial tocopherol) (Dưới dạng DL- α -tocopheryl acetat): 12mg Niacin (Dưới dạng Nicotinamid): 17,5mg Vitamin B5 (Pantothenic acid) (dưới dạng Canxi pantothenat): 6,3 mg Mangan (dưới dạng Mangan sulfat monohydrat): 2 mg Vitamin B6 (Pyridoxin) (dưới dạng Pyridoxin hydroclorid): 2,8 mg Vitamin B1 (Thiamin) (dưới dạng Thiamin nitrat): 2,1 mg Đồng (dưới dạng Đồng sulfat khan): 1 mg Vitamin B2 (Riboflavin): 2,2 mg Vitamin A (Retinol) (dưới dạng Vitamin A palmitat 1,7 MIU/g): 640 µg Folic acid: 300 µg Selen (dưới dạng Natri selenit): 55 µg Biotin: 38 µg Vitamin D3 (Cholecalciferol): 6 µg Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 3 µg Thành phần khác: Cellulose vi tinh thể [460(i)], lactose monohydrat, crospovidone, Opadry II86F265001, tinh bột thực phẩmbiến tính, maltodextrin, silicon dioxyd [551], canxi stearat, sucrose, gelatin (từ cá), tinh bột bắp, silica colloidal khan, hương chocolate tự nhiên, natri ascorbat [301], chuỗi triglyceride trung bình, DL-α-Tocopherol [307c]. - Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng: Uống 1 viên mỗi ngày, uống vào buổi sáng với một ly nước, thích hợp nhất là trong bữa sáng. - Thông số kỹ thuật: Hộp 1 lọ chứa 30 viên - Công dụng theo thiết kế: Đối tượng sử dụng: người lớn từ 19 tuổi trở lên cần bổ sung vitamin và khoáng chất. Pharmaton energy bổ sung nhân sâmG115, hỗn hợp vitamin và khoáng chất: + Giúp tỉnh táo + Hỗ trợ làmgiảmmệt mỏi + Hỗ trợ tăng cường sức khỏe + Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 3. Kết quả xác định trước mã số: Theo thông tin trên Đơn đề nghị xác định trước mã số, thông tin tại tài liệu đính kèmhồ sơ, mặt hàng như sau: Tên thương mại: Thực phẩmbảo vệ sức khỏe Pharmaton Energy - Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học: Mỗi viên nén bao phimchứa: Thành phần chính: Magnesi (dưới dạng Magnesi oxyd nặng): 77,5 mg Vitamin C (Ascorbic Acid) (dưới dạng Canxi ascorbat): 80mg Chiết suất nhân sâmchuẩn hóa G115: 40mg Kẽm(Dưới dạng KẽmSulfat monohydrat): 10mg Sắt (dưới dạng sắt suIfat khan): 8,3mg Vitamin E (DL-alpha tocopherol) (Dưới dạng DL- α -tocopheryl acetat): 12mg Niacin (Dưới dạng Nicotinamid): 17,5mg Vitamin B5 (Pantothenic acid) (dưới dạng Canxi pantothenat): 6,3 mg Mangan (dưới dạng Mangan sulfat monohydrat): 2 mg Vitamin B6 (Pyridoxin) (dưới dạng Pyridoxin hydroclorid): 2,8 mg Vitamin B1 (Thiamin) (dưới dạng Thiamin nitrat): 2,1 mg Đồng (dưới dạng Đồng sulfat khan): 1 mg Vitamin B2 (Riboflavin): 2,2 mg Vitamin A (Retinol) (dưới dạng Vitamin A palmitat 1,7 MIU/g): 640 µg Folic acid: 300 µg Selen (dưới dạng Natri selenit): 55 µg Biotin: 38 µg Vitamin D3 (Cholecalciferol): 6 µg Vitamin B12 (Cyanocobalamin): 3 µg Thành phần khác: Cellulose vi tinh thể [460(i)], lactose monohydrat, crospovidone, Opadry II86F265001, tinh bột thực phẩmbiến tính, maltodextrin, silicon dioxyd [551], canxi stearat, sucrose, gelatin (từ cá), tinh bột bắp, silica colloidal khan, hương chocolate tự nhiên, natri ascorbat [301], chuỗi triglyceride trung bình, DL-α-Tocopherol [307c]. - Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng: uống 1 viên mỗi ngày, uống vào buổi sáng với một ly nước, thích hợp nhất là trong bữa sáng. - Thông số kỹ thuật: Hộp 1 lọ chứa 30 viên - Công dụng theo thiết kế: Đối tượng sử dụng: người lớn từ 19 tuổi trở lên cần bổ sung vitamin và khoáng chất. Pharmaton energy bổ sung nhân sâmG115, hỗn hợp vitamin và khoáng chất: + Giúp tỉnh táo + Hỗ trợ làmgiảmmệt mỏi + Hỗ trợ tăng cường sức khỏe +Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ký, mã hiệu, chủng loại: không có Nhà sản xuất: ROTTENDORF PHARMA GMBH thuộc nhóm2106 “Các chếphẩmthực phẩmchưađược chi tiết hoặc ghi ởnơi khác. ” phân nhóm 2106.90 “- Loại khác: ” phân nhóm“- - Thực phẩmbảovệsức khỏe(foodsupplements) khác; hỗn hợpvi chất đểbổsungvàothực phẩm: ”, mã số 2106.90.71 “- - - Thực phẩmbảovệsức khỏetừ sâm” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty cổ phần SANOFI Việt Nambiết và thực hiện./. Nơi nhận: - Công ty cổ phần SANOPI Việt Nam(Lô 1-8-2, đường D8, Khu Công nghệ cao, Phường Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh); - Các cục HQtỉnh, thành phố (để thực hiện); - Cục Kiểmđịnh hải quan; - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK-PL-Uyên (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Hoàng Việt Cường * Ghi chú: Kết quảxác địnhtrước mãsốtrênchỉ cógiátrị sử dụngđối với tổchức, cánhânđãgửi đề nghị xác địnhtrước mãsố.
BỘ Y TẾ --------- Số: 904/QĐ-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2020   QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID - 19” ----------- BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID - 19”. Điều 2. “Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch COVID - 19” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trên toàn quốc. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành. Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng, Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 4; - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo); - Các Đồng chí Thứ trưởng; - UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ; - Cổng TTĐT Bộ Y tế; - Lưu: VT, DP. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Xuân Tuyên   BỘ Y TẾ SỔ TAY HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 904/QĐ-BYT ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Bộ Y tế) Hà Nội, 2020 MỤC LỤC I. Mục đích......................................................................................................................................3 II. Thời điểm xem xét thiết lập vùng cách ly y tế........................................................................3 III. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................................3 IV. Quy mô......................................................................................................................................3 V. Thời gian....................................................................................................................................3 VI. Cách thức tổ chức....................................................................................................................3 1. Quyết định thiết lập vùng cách ly ................................................................................................3 2. Tổ chức thực hiện .......................................................................................................................3 2.1. Công tác truyền thông trước khi thực hiện cách ly....................................................................3 2.2. Thiết lập chốt, trạm kiểm soát ra/vào vùng cách ly....................................................................4 2.3. Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly ...............................................................4 2.4. Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly................................................................................5 3. Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly ...................................................................5 3.1. Thiết lập hệ thống giám sát phát hiện chủ động bệnh dịch tại cộng đồng:.................................5 3.2. Tổ chức cách ly y tế ...................................................................................................................6 3.3. Tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly....................................................................................................................................................... 8 3.4. Bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị....................................10 3.5. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly ................................................11 4. Kiểm tra, giám sát......................................................................................................................11 SỔ TAY HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ VÙNG CÓ DỊCH COVID-19 I. Mục đích Khoanh vùng, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác. II. Thời điểm xem xét thiết lập vùng cách ly y tế Khi vùng dịch đã có sự lây lan trong cộng đồng và có nguy cơ lớn lây lan sang các khu vực, địa phương khác trong khi hầu hết các khu vực, địa phương khác chưa có ca bệnh hoặc chỉ có một số ít ca bệnh xâm nhập. III. Cơ sở pháp lý Thực hiện Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. IV. Quy mô Quy mô khoanh vùng cách ly tùy theo tình hình dịch thực tế tại địa phương có thể lựa chọn quy mô như sau: - Cụm dân cư, khu phố, cơ quan, đơn vị. - Thôn, tổ, đội, ấp. - Xã, phường, thị trấn. - Quận, huyện. V. Thời gian Cách ly tối thiểu 28 ngày kể từ ngày thực hiện cách ly. Tùy theo diễn biến tình hình dịch và nguy cơ lây lan trong vùng cách ly mà thời gian cách ly có thể kéo dài hơn. VI. Cách thức tổ chức 1. Quyết định thiết lập vùng cách ly Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra Quyết định thiết lập vùng cách ly trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Y tế trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, phạm vi vùng cách ly. 2. Tổ chức thực hiện 2.1. Công tác truyền thông trước khi thực hiện cách ly Tổ chức truyền thông bằng nhiều hình thức đến từng hộ dân để quán triệt chủ trương, tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thiết lập vùng cách ly y tế, cụ thể là: - Truyền thông về mục đích, ý nghĩa, sự cần thiết của việc lập vùng cách ly y tế; - Truyền thông, vận động nhân dân về vai trò, trách nhiệm công dân và trách nhiệm xã hội của mỗi người và mỗi gia đình trong việc thực hiện cách ly chống dịch. - Phát động phong trào toàn thể nhân dân tham gia phòng chống dịch bệnh. 2.2. Thiết lập chốt, trạm kiểm soát ra/vào vùng cách ly - Khảo sát địa lý, địa hình, địa vật toàn vùng cách ly. - Vẽ sơ đồ toàn bộ đường chính, đường làng, lối mở, ngõ, ngách ra/vào vùng cách ly. - Lập sơ đồ chốt, trạm kiểm soát tại tất cả đường chính, đường làng, lối mở, ngõ, ngách ra/vào vùng cách ly. - Phân công và bố trí lực lượng tại các chốt/trạm kiểm soát. - Thành phần chốt/trạm kiểm soát: nên bao gồm cán bộ công an, quân đội, cán bộ xã, cán bộ y tế, dân quân, các đoàn thể, tổ liên gia, trong đó chốt trưởng nên là cán bộ công an. - Nhiệm vụ của chốt/trạm kiểm soát: + Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa người ra, người vào vùng cách ly. Người ra/vào vùng cách ly phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. + Lập danh sách, đo thân nhiệt, quan sát tình trạng sức khỏe tất cả người được phép ra/vào vùng cách ly. + Yêu cầu tất cả những người được phép vào vùng cách ly phải đeo khẩu trang và khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh; khi ra phải tháo bỏ khẩu trang đã sử dụng và thu gom vào nơi quy định tại chốt kiểm soát và khử khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn tay nhanh. + Kiểm soát vật phẩm, động vật, thực phẩm và các hàng hóa khác có khả năng lây truyền dịch bệnh. + Kiểm soát, khử trùng toàn bộ phương tiện được phép ra/vào vùng cách ly. 2.3. Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly - Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng cách ly. - Đảm bảo công tác phòng chống cháy nổ trong vùng cách ly. - Không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người như vui chơi, giải trí, lễ hội, sự kiện ăn uống đông người … trong vùng cách ly. - Học sinh trong vùng cách ly nghỉ học; học sinh, giáo viên, người lao động trong vùng cách ly học tập, làm việc bên ngoài vùng cách ly cũng phải được cho nghỉ và không đi ra ngoài vùng cách ly trong suốt thời gian cách ly. 2.4. Đảm bảo an sinh xã hội trong vùng cách ly Chính quyền và các cơ quan chức năng đảm bảo các nhu cầu thiết yếu về an sinh xã hội cho người dân trong vùng cách ly thông qua việc cung ứng, thiết lập các điểm bán hàng bình ổn giá trong khu vực cách ly thay cho việc họp chợ để cung cấp: - Nhu yếu phẩm. - Lương thực, thực phẩm. - Năng lượng, xăng dầu. - Thuốc chữa bệnh thiết yếu. - Đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sạch sinh hoạt. - Đảm bảo việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. - Cung ứng trang bị phòng bệnh cá nhân: khẩu trang, xà phòng, các chất sát khuẩn thông thường. - Cung ứng các nguyên vật liệu khác như vật liệu xây dựng, vật liệu điện, nước … - Đảm bảo vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng theo quy định. - Hỗ trợ sinh hoạt phí cho người dân trong vùng cách ly nếu địa phương có điều kiện. 3. Thực hiện các hoạt động y tế trong vùng cách ly 3.1. Thiết lập hệ thống giám sát phát hiện chủ động bệnh dịch tại cộng đồng - Lập danh sách toàn bộ các hộ gia đình và các thành viên gia đình trong vùng cách ly. - Huy động nhân lực có thể là y tế thôn đội, trưởng thôn, tổ liên gia hoặc hội viên hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn viên thanh niên tình nguyện trong xã chia làm các nhóm giám sát, ít nhất mỗi nhóm 2 người. - Lập danh sách phân công các nhóm chịu trách nhiệm giám sát sức khỏe từng hộ gia đình. Mỗi nhóm phụ trách khoảng 40-50 hộ gia đình. - Tổ chức tập huấn ngắn gọn về cách thức thực hiện giám sát tại hộ gia đình và giao nhiệm vụ cho tất cả các thành viên (Phụ lục 1). - Cung cấp các biểu mẫu giám sát, nhiệt kế, khẩu trang và dung dịch sát khuẩn tay cho các nhóm giám sát. - Xây dựng bản tin ngắn phát trên loa truyền thanh hàng ngày “Thông báo cho người dân về hoạt động theo dõi sức khỏe hộ gia đình” để nhân dân biết và hợp tác (Phụ lục 2). - Cung cấp số điện thoại đường dây nóng báo dịch cho toàn thể nhân dân trong vùng cách ly biết để người dân chủ động thông báo khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu hiện nghi mắc bệnh. - Hàng ngày, nhóm giám sát “rà từng ngõ, gõ từng nhà” thực hiện đo thân nhiệt, hỏi từng người tại hộ gia đình về tình hình sức khoẻ để phát hiện ngay những người có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Ghi chép kết quả vào Bảng theo dõi sức khỏe cá nhân trong hộ gia đình hàng ngày (Phụ lục 3- Biểu mẫu 1). - Phân công cán bộ y tế tuyến trên cùng cán bộ y tế xã cắm chốt tại trạm y tế xã để nắm bắt thông tin về dịch bệnh và đảm bảo việc khám chữa bệnh, cấp cứu các bệnh thông thường cho nhân dân. Tại trạm y tế xã bố trí 2 xe cứu thương, một xe chuyên để chở bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19 đến khu cách ly, một xe riêng để chuyên trở những bệnh nhân cấp cứu do các bệnh khác lên bệnh viện tuyến trên khi có yêu cầu. - Thông báo cho cộng đồng yêu cầu người nghi mắc bệnh truyền nhiễm nói chung và người nghi mắc COVID-19 nói riêng trong vùng cách ly chỉ đi khám bệnh ban đầu tại trạm y tế xã, không tự ý đi khám bệnh vượt tuyến ra bên ngoài xã. - Khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại hộ gia đình, nhóm giám sát cho bệnh nhân đeo khẩu trang và báo cáo ngay bằng điện thoại cho trạm y tế xã. - Rà soát, lập danh sách toàn bộ những người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ. - Trạm y tế xã báo cáo và phối hợp với y tế tuyến huyện đưa ngay bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cũng như những người tiếp xúc gần đến cơ sở cách ly, điều trị và lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định. - Hàng ngày nhóm giám sát hộ gia đình tổng hợp báo cáo cuối ngày gửi cho trạm y tế xã (Phụ lục 3-Biểu mẫu 2a). Trạm y tế xã tổng hợp báo cáo hàng ngày cho y tế tuyến huyện và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố (Phụ lục 3-Biểu mẫu 2b). 3.2. Tổ chức cách ly y tế Trong vùng cách ly cần thực hiện các biện pháp cách ly y tế đối với cá nhân nghiêm ngặt hơn so với các nơi khác, cụ thể như sau: 3.2.1. Ca bệnh xác định mắc COVID-19 Cho bệnh nhân cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở điều trị theo quy định của Bộ Y tế. Cơ sở điều trị bệnh COVID-19 nên là cơ sở điều trị chuyên biệt không chung với việc khám và chữa các bệnh khác. 3.2.2. Nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh xác định a) Người sống trong cùng hộ gia đình với ca bệnh xác định Đây là những người có nguy cơ rất cao bị lây bệnh nên cần phải được cách ly và theo dõi sức khỏe nghiêm ngặt tại cơ sở Y tế trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Khu vực cách ly của người sống cùng hộ gia đình phải riêng biệt với khu điều trị bệnh nhân xác định. Lấy mẫu bệnh phẩm người sống trong cùng hộ gia đình xét nghiệm SARS-CoV-2. + Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định. + Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở y tế đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2. b) Người tiếp xúc gần khác (hàng xóm, bạn bè, cùng nhóm làm việc …): Đây cũng là những người có nguy cơ cao bị lây bệnh nên cần phải được cách ly và theo dõi chặt chẽ tại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung trong 14 ngày có sự cam kết của người được cách ly với cơ sở cách ly (Phụ lục 5). Khu vực cách ly của người tiếp xúc gần phải riêng biệt với khu điều trị bệnh nhân xác định. Lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc gần để xét nghiệm SARS-CoV-2. + Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý như ca bệnh xác định. + Nếu kết quả xét nghiệm âm tính thì tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ hàng ngày (đo thân nhiệt, phát hiện các triệu chứng) tại cơ sở y tế hoặc cơ sở cách ly tập trung đủ 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với ca bệnh xác định. Trong quá trình theo dõi nếu xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì tiếp tục lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2. 3.2.3. Ca bệnh nghi ngờ mắc COVID-19 Cho bệnh nhân đeo khẩu trang và đưa đi cách ly ngay tại cơ sở điều trị. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cần được sắp xếp cách ly ở khu riêng với khu điều trị bệnh nhân xác định. a) Nếu bệnh nhân nghi ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 thì chuyển bệnh nhân sang điều trị và cách ly là ca bệnh xác định. b) Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 thì chuyển bệnh nhân sang khu cách ly riêng để điều trị. - Sau 14 ngày, nếu vẫn còn triệu chứng thì lấy mẫu xét nghiệm lần 2, nếu âm tính với bệnh COVID-19 thì chuyển bệnh nhân sang điều trị như các bệnh thông thường khác. - Nếu bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm mùa: cho bệnh nhân đeo khẩu trang, chuyển bệnh nhân sang khu riêng điều trị bệnh cúm mùa để tránh lây nhiễm cúm mùa cho bệnh nhân khác cũng như cho cộng đồng. Tiếp tục điều trị, cách ly đủ 14 ngày. 3.2.4. Nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh nghi ngờ Yêu cầu cách ly tại nhà, hướng dẫn cách tự phòng bệnh, tự theo dõi sức khoẻ trong khi chờ kết quả xét nghiệm của ca bệnh nghi ngờ và có sự cam kết của người cách ly với chính quyền xã (Phụ lục 4). - Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm dương tính với CoVID-19: áp dụng cách ly những người này như nhóm tiếp xúc gần với ca bệnh xác định. - Nếu ca bệnh nghi ngờ có kết quả xét nghiệm âm tính: tiếp tục theo dõi sức khoẻ những người này như những người dân khác trong vùng ly. 3.2.5. Hoạt động xử lý môi trường, khử trùng khu vực ổ dịch a) Đối với hộ gia đình bệnh nhân COVID-19 - Cán bộ y tế trực tiếp xử lý môi trường, khử trùng tại nhà bệnh nhân: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính. - Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà … - Tốt nhất nên đóng cổng/cửa nhà bệnh nhân không cho người ngoài ra vào nhà trong khi bệnh nhân và thành viên gia đình bệnh nhân đang được cách ly tại cơ sở y tế. b) Đối với hộ gia đình liền kề xung quanh: - Các hộ liền kề xung quanh phải được khử trùng: lau nền nhà, tay nắm cửa, bàn ghế và bề mặt các đồ vật khác trong nhà bằng dung dịch khử trùng chứa 0,05% clo hoạt tính. - Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính các khu vực khác như khu bếp, nhà vệ sinh, sân, xung quanh nhà … c) Đối với hộ gia đình ca bệnh nghi ngờ: Xử lý như đối với ca bệnh xác định. d) Đối với các khu vực khác: - Trụ sở ủy ban xã, trường học, trạm y tế, chợ… Phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính. - Tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, tiến hành phun khử trùng dung dịch khử trùng chứa 0,1% clo hoạt tính những nơi có nguy cơ ô nhiễm … 3.3. Tổ chức các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cách ly Trong thời gian cách ly, người dân trong vùng cách ly không ra khỏi vùng cách ly, do vậy ngành y tế phải bảo đảm công tác y tế thiết yếu, bao gồm: cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường, bệnh mạn tính, các dịch vụ y tế, tiêm chủng cho một số nhóm đối tượng đặc biệt, chăm sóc giảm nhẹ, v.v…Để bảo đảm cho công tác này, cần triển khai các hoạt động sau: a) Thiết lập tại trạm y tế xã/phường (TYT) ở vùng cách ly một phòng khám bệnh đa khoa tạm thời trong đó phải phân làm 2 khu riêng biệt để tránh lây nhiễm, gồm: khu tiếp nhận, khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh COVID-19 và khu tiếp nhận, khám, cấp cứu các bệnh nhân thông thường khác. Ngay tại cổng trạm y tế cần có 1 bàn hướng dẫn và phân loại bệnh nhân ngay từ đầu và có biển chỉ dẫn rõ ràng. Tất cả các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi-sổ mũi-đau họng, khó thở đều phải được hướng dẫn sang khu tiếp nhận, khám và cách ly tạm thời các bệnh nhân nghi mắc bệnh COVID-19. b) Huy động nhân lực từ bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện về trạm y tế xã để thực hiện công tác khám bệnh, chữa bệnh, sơ cấp cứu thường trực 24/24h, gồm bác sĩ đa khoa, truyền nhiễm, sản khoa, chuyên khoa nội, nhi, điều dưỡng. c) Huy động và bổ sung trang thiết bị, phương tiện cần thiết: - Xe cứu thương: ít nhất có 2 xe cứu thương thường trực tại trạm y tế xã. - Máy chụp X-quang di động (có thể huy động xe chụp X-quang lưu động), máy siêu âm, monitor theo dõi người bệnh, xét nghiệm nhanh đường máu; bổ sung thêm máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử và các phương tiện, dụng cụ thăm khám người bệnh bảo đảm sử dụng riêng cho người bệnh nghi nhiễm và người bệnh không thuộc diện nghi nhiễm. d) Bổ sung thuốc bảo đảm tối thiểu danh mục và số lượng thuốc đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh các bệnh thường gặp, bệnh mạn tính ngay tại TYT xã, sử dụng Danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo Thông tư số 39. Trung tâm y tế huyện chịu trách nhiệm cung ứng đủ thuốc cho Trạm y tế xã và mở cổng thanh toán bảo hiểm y tế ngay tại trạm y tế xã. đ) Tổ chức triển khai công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh vượt khả năng điều trị của trạm Y tế xã lên Bệnh viện tuyến trên nhưng vẫn bảo đảm công tác cách ly y tế đối với người dân trong vùng được cách ly. Tại Bệnh viện tuyến trên, cần bố trí một khu vực điều trị cách ly riêng để cấp cứu, hồi sức, điều trị, đỡ đẻ, phẫu thuật, thận nhân tạo v.v.... cho những bệnh nhân từ vùng cách ly chuyển lên. Khu điều trị cách ly nên có khoảng từ 50 - 100 giường bệnh đa khoa (tùy theo quy mô dân số vùng cách ly). Trong trường hợp không thể bố trí buồng phẫu thuật tại đây, phải bố trí buồng phẫu thuật riêng cho người bệnh của vùng cách ly ở Khoa Phẫu thuật của bệnh viện. Khoa Thận nhân tạo cũng nên có buồng riêng cho người chạy thận là người dân của vùng cách ly. Người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại TYT xã được vận chuyển về khu vực điều trị cách ly của Bệnh viện tuyến trên bằng xe ô tô cứu thương cả chiều đi và chiều về. Thống nhất quy trình chuyển người bệnh lên Bệnh viện tuyến trên điều trị và các đầu mối thông tin liên lạc, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ. e) Bảo đảm một số dịch vụ y tế thiết yếu khác: Chuyển việc cấp Methadon, thuốc ARV từ tuyến huyện về phục vụ ngay tại trạm y tế xã. Liên hệ với các bệnh viện tuyến trên để cung ứng kịp thời các thuốc đặc thù đối với người bệnh của vùng cách ly đang được quản lý, điều trị các bệnh mạn tính không lây nhiễm và các bệnh mạn tính khác, chăm sóc giảm nhẹ tại bệnh viện tuyến trên. Trung tâm y tế huyện phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố cung ứng dịch vụ tiêm chủng đối với một số dịch vụ tiêm chủng không thể trì hoãn như: tiêm phòng uốn ván cho bà mẹ mang thai, tiêm phòng bệnh dại. Tạm hoãn việc tiêm chủng thường xuyên trong tháng tại vùng cách ly cho đến khi hết thời gian cách ly để tránh ảnh hưởng của các phản ứng sau tiêm chủng tới công tác giám sát và phòng chống dịch tại vùng cách ly. 3.4. Bảo đảm công tác kiểm soát phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị Mục tiêu: Không để lây nhiễm cho nhân viên y tế, không lây nhiễm sang người bệnh khác và không lây ra cộng đồng, công tác phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm tại Trạm Y tế, cơ sở cách ly điều trị người bệnh là vô cùng quan trọng, đối với từng cơ sở (trạm y tế, bệnh viện, đơn vị thu dung điều trị người bệnh) cần triển khai một số công việc sau: - Rà soát, đánh giá lại toàn bộ các điều kiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trạm Y tế xã, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, Bệnh viện tuyến trên nơi thu dung điều trị người bệnh. - Sau khi rà soát, lập danh mục các trang bị, phương tiện cần thiết cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Sở Y tế bổ sung ngay các phương tiện còn thiếu đồng thời huy động sự hỗ trợ từ các bệnh viện trung ương và các đơn vị khác nếu cần. - Tổ chức tập huấn chi tiết về kiểm soát lây nhiễm cho nhân viên y tế của các đơn vị Trạm Y tế xã, cơ sở thu dung điều trị người bệnh và người nghi nhiễm, Bệnh viện tuyến trên nơi thu dung điều trị người bệnh. - Mỗi đơn vị cử 01 cán bộ có năng lực, có trách nhiệm cao làm giám sát viên chuyên về kiểm soát nhiễm khuẩn được tập huấn về công tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn dưới sự chỉ đạo của chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn. - Chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn trực tiếp kiểm tra thực hành kiểm soát lây nhiễm tại các đơn vị. Qua kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực thực hành và sự thay đổi trong nhận thức, thái độ và thực hành kiểm soát lây nhiễm của nhân viên y tế. Để phòng chống lây nhiễm tại cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 được đảm bảo, cần phân khu để tiếp nhận điều trị và cách ly các nhóm bệnh nhân một cách riêng biệt, cụ thể như sau: - Khu vực cách ly đặc biệt điều trị các ca bệnh xác định mắc COVID-19. - Khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm. - Khu vực cách ly bệnh nhân nghi ngờ đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-COV-2. - Khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nghi ngờ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm mùa. - Khu vực bệnh nhân xác định mắc COVID-19 đã hoàn thành điều trị được theo dõi và hồi phục sức khỏe chờ ra viện (hết triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm 2 lần âm tính cách nhau ít nhất 1 ngày). - Khu vực cách ly cho người trong cùng hộ gia đình, người tiếp xúc gần khác với bệnh nhân xác định. 3.5. Hoạt động truyền thông phòng chống dịch trong vùng cách ly - Truyền thông vận động nhân dân về vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân cần đóng góp cho công tác phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt trong việc đồng thuận thực hiện cách ly tại vùng dịch. - Cập nhật tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo bám sát diễn biến của dịch bệnh truyền thông cho người dân địa phương trong các xã, thôn, xóm để ổn định tình hình của bà con trên địa bàn. - Truyền thông về sự vào cuộc tích cực của các các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành Y tế trong việc chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để nhân dân yên tâm. - Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn xã, cụ thể: Truyền thông rộng rãi các văn bản chỉ đạo; hướng dẫn việc phòng, chống, ứng phó với dịch bệnh của ngành y tế; các khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh đến từng xã, thôn, xóm và từng người dân địa phương. - Phổ biến kiến thức; phát tờ rơi, cung cấp tài liệu hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn các hộ gia đình về cách phòng, chống dịch bệnh. - Phối hợp quản lý các tin đồn, thông tin thiếu chính xác về tình hình dịch bệnh tại địa phương, ngăn chặn kịp thời các thông tin sai lệch. - Nêu gương một số cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, cũng như cách ly tại địa phương. 4. Kiểm tra, giám sát Thành lập đội liên ngành các cấp với thành viên gồm cán bộ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể hàng ngày đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tuyên truyền công tác phòng chống dịch trong vùng cách ly./. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đỗ Xuân Tuyên   Phụ lục 1. HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT THEO DÕI SỨC KHOẺ TẠI CỘNG ĐỒNG DÀNH CHO NHÓM GIÁM SÁT HỘ GIA ĐÌNH -------------- I. Mục đích: Phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 tại cộng đồng để tổ chức cách ly kịp thời. II. Nhiệm vụ của nhóm giám sát hộ gia đình: Hàng ngày thực hiện các việc sau: 1. Thực hiện kiểm tra thân nhiệt các thành viên trong hộ gia đình được phân công 2. Phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 của từng người trong hộ gia đình như: sốt; ho; khó thở; sổ mũi-đau họng…. 3. Báo cáo kết quả giám sát sức khỏe hộ gia đình cho trạm y tế xã III. Nội dung thực hiện - Chuẩn bị trước khi đi giám sát: danh sách hộ gia đình được phân công giám sát; nhiệt kế; biểu mẫu giám sát; số điện thoại của người phụ trách; khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tay. - Đến từng hộ gia đình được phân công thực hiện việc đo nhiệt độ cơ thể và ghi vào phiếu giám sát theo dõi sức khoẻ hàng ngày - Quan sát thể trạng, hỏi các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh của từng người trong hộ gia đình như: sốt; ho; khó thở, chảy mũi-đau họng… và ghi vào phiếu giám sát theo dõi sức khoẻ hàng ngày. - Hướng dẫn cho thành viên trong hộ gia đình tự theo dõi sức khoẻ, cung cấp số điện thoại của thành viên đội giám sát để người dân chủ động thông báo ngay khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh. Khi nhận được thông tin về người nghi ngờ mắc bệnh, nhóm giám sát phải báo cáo NGAY bằng điện thoại cho Trạm y tế xã. - Thực hiện truyền thông, khuyến cáo phòng chống bệnh COVID-19 cho hộ gia đình (trao đổi tực tiếp, tờ rơi …). - KHI phát hiện người có các biểu hiện, triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh tại hộ gia đình phải báo cáo NGAY bằng điện thoại cho Trạm y tế xã. - Thực hiện báo cáo hàng ngày theo mẫu gửi trạm y tế xã. Phụ lục 2 THÔNG BÁO CHO NGƯỜI DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG THEO DÕI SỨC KHỎE HỘ GIA ĐÌNH (Dùng để phát trên loa truyền thanh của thôn, xã) -------------- Để chủ động phát hiện sớm người nghi ngờ mắc bệnh tại từng hộ gia đình nhằm cách ly kịp thời phòng chống dịch bệnh COVID-19, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ nhân dân xã hàng ngày sẽ tổ chức theo dõi tình trạng sức khoẻ, đo nhiệt độ cơ thể của từng người ở các hộ gia đình trong toàn xã. Kính đề nghị toàn thể bà con nhân dân phối hợp để thực hiện tốt việc này. Bên cạnh đó đề nghị mỗi người trong hộ gia đình cần tự theo dõi sức khoẻ nếu phát hiện có một trong các dấu hiệu như: sốt hoặc ho hoặc chảy mũi - đau họng hoặc khó thở thì điện thoại báo ngay cho trạm y tế xã biết theo số điện thoại:……………………………………….. Xin trân trọng cảm ơn! Phụ lục 3 - BIỂU MẪU 1 BẢNG THEO DÕI SỨC KHỎE CÁ NHÂN TRONG HỘ GIA ĐÌNH HÀNG NGÀY Họ tên người được theo dõi: Họ tên chủ hộ: Họ tên cán bộ theo dõi: Số điện thoại chủ hộ: Ngày bắt đầu theo dõi: SĐT người được theo dõi: Ngày giám sát Thân nhiệt đo được* Có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: (Sốt; ho; đau họng; sổ mũi-đau họng; đau người - mệt mỏi ớn lạnh; khó thở) Nếu có ghi rõ Sức khoẻ bình thường (Không có triệu chứng nghi ngờ); Nếu không có ghi "BT" Ca bệnh nghi ngờ**        Ngày 1         Ngày 2         Ngày 3         Ngày 4         Ngày 5          Ngày 6          Ngày 7          Ngày 8          Ngày 9      Ngày 10      Ngày 11      Ngày 12      Ngày 13          Ngày 14          …      Ngày 20      Ngày 21       Ghi chú: S: sáng, C: chiều | * Ghi rõ nhiệt độ đo được | ** Đánh dấu "X" nếu Có Phụ lục 3 - BIỂU MẪU 2a BÁO CÁO TỔNG HỢP THEO DÕI SỨC KHOẺ HỘ GIA ĐÌNH (Dành cho nhóm giám sát) Nhóm giám sát: ..................... Tổng số hộ gia đình theo dõi:.......................................... 1 Ngày theo dõi (ghi rõ ngày/tháng/năm):   2 Số người được theo dõi trong ngày:   3 Số người có sức khoẻ bình thường trong ngày:   4 Số người có triệu chứng sốt (trên 37,5oC) trong ngày:   5 Số người có các triệu chứng nghi ngờ khác trong ngày:    Danh sách người sốt, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong ngày (nếu có): TT Họ và tên Tuổi Giới Địa chỉ (Thôn, ấp đội, tổ dân phố) Số điện thoại Phân loại trường hợp        Sốt (ghi rõ nhiệt độ đo được) Triệu chứng khác (ghi rõ triệu chứng)  1         2         3         4         5         6         7         8         9         10          Ngày…….tháng…....năm 2020 NGƯỜI BÁO CÁO Phụ lục 3 - BIỂU MẪU 2b BÁO CÁO TỔNG HỢP THEO DÕI SỨC KHOẺ HỘ GIA ĐÌNH (Dành cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn) Tên xã: ......................... Tổng số hộ gia đình theo dõi: .................................................... 1 Ngày theo dõi (ghi rõ ngày/tháng/năm):   2 Số người được theo dõi trong ngày:   3 Số người có sức khoẻ bình thường trong ngày:   4 Số người có triệu chứng sốt (trên 37,5oC) trong ngày:   5 Số người có các triệu chứng nghi ngờ khác trong ngày:    Danh sách người sốt, hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong ngày (nếu có): TT Họ và tên Tuổi Giới Địa chỉ (Thôn, ấp đội, tổ dân phố) Số điện thoại Phân loại trường hợp        Sốt (ghi rõ nhiệt độ đo được) Triệu chứng khác (ghi rõ triệu chứng)  1         2         3         4         5         6         7         8         9         10          Ngày….....tháng……..năm 2020 NGƯỜI BÁO CÁO Phụ lục 4 MẪU BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ TẠI NHÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- BẢN CAM KẾT Thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú để phòng, chống bệnh COVID-19 Họ và tên người được cách ly: ………………………………………………… Họ và tên chủ hộ gia đình có người được cách ly: ……………………………. Địa chỉ: …………………………….................................................................. Điện thoại: …………………………………………………………………….. Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, tôi và gia đình xin cam kết với Chính quyền địa phương thực hiện tốt các biện pháp cách ly y tế tại nơi ở/ nơi lưu trú, cụ thể như sau: 1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của Chính quyền địa phương và hướng dẫn của ngành Y tế. 2. Chấp hành việc tự cách ly tại nhà đúng thời gian quy định. 3. Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly. 4. Không tổ chức liên hoan ăn uống, hoạt động đông người tại nơi ở, nơi lưu trú. 5. Các cá nhân trong hộ gia đình chấp hành nghiêm việc tự theo dõi sức khỏe, không giấu bệnh và thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, thôn khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt (nhiệt độ trên 37,5o C); ho; khó thở; sổ mũi-đau rát họng …. 6. Cá nhân và hộ gia đình hàng ngày thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh: - Đeo khẩu trang; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. - Giữ nhà cửa thông thoáng, vệ sinh trong nhà: lau các đồ dùng vật dụng, bàn ghế, nền nhà, tay nắm cửa… bằng các chất khử trùng, chất tẩy rửa thông thường. 7. Các thành viên trong gia đình động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau, yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi. Tôi và gia đình cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu vi phạm xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật./. Số điện thoại thông báo khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh: …………………………. ……………., ngày … tháng … năm 2020 Người được cách ly Đại diện hộ gia đình Trạm Y tế xã/phường/thị trấn UBND xã/phường/thị trấn   Phụ lục 5 MẪU BẢN CAM KẾT THỰC HIỆN CÁCH LY Y TẾ TẠI CƠ SỞ CÁCH LY TẬP TRUNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- BẢN CAM KẾT Thực hiện các biện pháp cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng, chống bệnh COVID-19 Họ và tên người được cách ly:……………………………………………….. Địa chỉ: ……………………………................................................................. Điện thoại:……………………………………………………………………. Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, tôi xin cam kết thực hiện tốt các biện pháp cách ly y tế tại cơ sở, cụ thể như sau: 1. Chấp hành việc cách ly theo quy định và nội quy của cơ sở cách ly. 2. Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác. 3. Đo thân nhiệt ít nhất 2 lần một ngày (sáng, chiều) và tự theo dõi sức khoẻ. 4. Thông báo cho cán bộ y tế được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở, sổ mũi-đau họng. 5. Hạn chế ra khỏi phòng cách ly, không tụ tập và tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác trong khu vực cách ly. 6. Thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở. 7. Thu gom các rác thải sinh hoạt theo đúng quy định. Tôi xin cam kết thực hiện đúng các nội dung trên, nếu không tôi xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của pháp luật./. …………., ngày .… tháng …. năm 2020 Người được cách ly Đại diện Cơ sở cách ly   Phụ lục 6 QUY TRÌNH TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM TẠI TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG/ THỊ TRẤN VÙNG CÁCH LY  Phụ lục 7 QUY TRÌNH CHUYỂN NGƯỜI BỆNH CẤP CỨU VÀ NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH THÔNG THƯỜNG KHÁC QUÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TRỊ CỦA TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÙNG CÁCH LY LÊN TUYẾN TRÊN  Phụ lục 8 QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI NGƯỜI BỆNH NGHI NHIỄM COVID-19 ĐẾN KHÁM, ĐIỀU TRỊ TẠI NƠI CÁCH LY, ĐIỀU TRỊ  Phụ lục 9 DANH MỤC THIẾT BỊ, VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN, CƠ SỞ VẬT CHẤT CẦN CHO TRẠM Y TẾ XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN VÙNG CÁCH LY 1. Khu vệ sinh của nơi khám, sàng lọc người bệnh có triệu chứng ho, sốt, đau họng (được tách riêng). 2. Phương tiện, trang thiết bị tại khu vực khám, sàng lọc STT Nội dung Số lượng Ghi chú  1. Xe thủ thuật inox 2 tầng đặt trong các buồng cách ly 02   2. Nhiệt kế điện tử 02   3. Máy đo đường huyết nhanh + que thử 01   4. Máy điện tim 01   5. Hộp đựng khăn lau tay 05   6. Tủ đựng phương tiện phòng hộ 01   7. Tủ sấy dụng cụ 01   8. Giường inox, chăn, màn (phòng nhân viên y tế tăng cường) 05   9. Biển báo, chỉ dẫn khu khám, sàng lọc người bệnh lây nhiễm 03   10. Biển báo phòng khám bệnh ho, sốt 01   11. Chậu đựng hóa chất có nắp đậy kín loại 20 lít 03   12. Xe vệ sinh (3 tầng có móc treo cây lau và túi đựng đầu lau) 02   13. Hệ thống rửa, khử khuẩn xe ô tô vận chuyển người bệnh: bơm tăng áp, vòi xịt, bình phun tay hóa chất khử khuẩn cloramin B, thiết bị xì khô 01   14. Máy giặt đồ vải 01 chiếc   15. Máy sấy đồ vải 01 chiếc   16. Khăn lau bề mặt thấm hút tốt 300 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 50 cái cho mỗi màu)   17. Khăn lau bề mặt không thấm 300 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 100 cái cho mỗi màu)   18. Đầu lau sàn nhà 150 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng,  60 cái cho mỗi màu)   19. Đầu lau cho cây đẩy khô 150 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 50 cái cho mỗi màu)   20. Cây đẩy khô sàn nhà 12 chiếc (3 màu khác nhau,4 chiếc cho mỗi màu)   21. Cây lau sàn nhà 12 chiếc (3 màu khác nhau, 4 chiếc cho mỗi màu)   22. Chổi nhựa quét sân, vườn 03   23. Xô lau nhà 3 chiếc (3 màu khác nhau)   24. Thùng gom đồ vải bẩn 240 lít có nắp đậy kín 02   25. Thùng rác loại 30 lít 02   26. Bình nhựa (0,5-1lít) có vòi xịt để đựng hoá chất cloramin B sau khi pha 05    3. Danh mục: Phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn: (sử dụng cho 60 người nghi nhiễm đến khám, 02 bác sĩ, 02 điều dưỡng/ca x 2 ca/ngày, trong 3 tuần): STT Tên vật tư Căn cứ Đơn vị tính Số lượng  1. Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần 1 đôi/ngày đôi 21  2. Găng khám, dùng 01 lần 2 đôi/người bệnh/Ngày 100c/hộp 2500 đôi (25 hộp)  3. Găng tay vô khuẩn 1 đôi/người bệnh/ngày đôi 1.260 đôi  4. Găng tay dài 1 đôi/ngày đôi 21  5. Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần - Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011 - Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06 2 bộ/ nhân viên y tế/4 nhân viên y tế/ngày bộ 170 bộ  6. Khẩu trang ngoại khoa - Khẩu trang Việt Nam: theo TCVN 8389-2:2010 - Khẩu trang Mỹ: theo Tiêu chuẩn ASTM F2100-11 - Khẩu trang Châu Âu: theo tiêu chuẩn EN14683-2014 3 chiếc/ nhân viên y tế /22 nhân viên y tế/ngày 3 chiếc/người bệnh/60 người bệnh/ngày cái 5.200  7. Mũ phẫu thuật trùm kín tai, cổ 2 bộ/nhân viên y tế/4 nhân viên y tế/ngày 100 cái/túi 200 cái (2 hộp)  8. Bao giầy phòng mổ, dùng 01 lần 2 bộ/nhân viên y tế/4 nhân viên y tế/ngày 100 đôi/hộp 200 đôi (4 hộp)  9. Khẩu trang N95 1 chiếc/nhân viên y tế/Ngày/4 nhân viên y tế/ngày Chiếc 85  10. Băng có đánh dấu màu trắng/cam dùng để chỉ cản quang, cuộn dài 500m cuộn cuộn 02  11. Khăn giấy lau tay Hộp/cuộn Hộp/cuộn Theo nhu cầu  12. Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn Chai 500 ml có vòi bơm Chai 500 ml có vòi bơm 252 chai (126 lít)  13. Dung dịch xà phòng Chai 500 ml có vòi bơm Chai 500 ml có vòi bơm 80 chai (40 lít)  14. Túi rác thải nguy hại loại thùng 30 lít 60 chiếc/ngày Chiếc 1.260  15. Túi rác thải nguy hại loại thùng 120 lít 10 chiếc/ngày Chiếc 210  16. Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho nhân viên y tế Chai/200ml Chai/200ml 150  17. Cloramin B 25% 1,5kg/ngày Kg 32   Phụ lục 10 ĐIỀU KIỆN VỀ NHÂN LỰC, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN CẦN CHO ĐƠN VỊ THU DUNG ĐIỀU TRỊ BỆNH COVID-19 TUYẾN HUYỆN (50 giường bệnh) 1. Nhân lực: - Bác sĩ: 9 (chuyên khoa truyền nhiễm, hồi sức cấp cứu, nhi, nội, đa khoa) - Điều dưỡng: 8 - Dược sĩ: 1 - Kỹ thuật viên xét nghiệm: 1 - Hộ lý: 2 - Kế toán: 1 - Lái xe: 1 - Bảo vệ, hành chính, các nhân viên trợ giúp khác bảo đảm bữa ăn cho người bệnh và nhân viên y tế, cung ứng điện, nước, thông tin liên lạc. - 01 nhân lực bác sĩ hoặc điều dưỡng làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tuân thủ thực hành phòng bệnh. - 02 nhân lực cho vệ sinh môi trường. - 01 nhân lực thu gom đồ vải, chất thải và xử lý dụng cụ. 2. Phương tiện STT Nội dung Số lượng Ghi chú  1. Xe thủ thuật inox 2 tầng đặt trong các buồng cách ly 16   2. Hộp đựng khăn lau tay 12   3. Chậu đựng hóa chất có nắp đậy kín loại 20 lít 03   4. Xe vệ sinh (3 tầng có móc treo cây lau và túi đựng đầu lau) 03   5. Hệ thống rửa, khử khuẩn xe ô tô vận chuyển người bệnh: bơm tăng áp, vòi xịt, bình phun tay hóa chất khử khuẩn cloramin B, thiết bị xì khô 01   6. Túi máy giặt 100 chiếc   7. Khăn lau bề mặt thấm hút tốt 360 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 120 cái cho mỗi màu)   8. Khăn lau bề mặt không thấm 360 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 120 cái cho mỗi màu)   9. Đầu lau sàn nhà 180 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng,  60 cái cho mỗi màu)   10. Đầu lau cho cây đẩy khô 180 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng,  60 cái cho mỗi màu)   11. Cây đẩy khô sàn nhà 12 chiếc (3 màu khác nhau,4 chiếc cho mỗi màu)   12. Cây lau sàn nhà 12 chiếc (3 màu khác nhau, 4 chiếc cho mỗi màu)   13. Chổi nhựa quét sân, vườn 03   14. Xô lau nhà 3 chiếc (3 màu khác nhau)   15. Thùng gom đồ vải bẩn 240 lít có nắp đậy kín 03   16. Bình nhựa (0,5-1 lít)có vòi xịt để đựng hoá chất cloramin B sau khi pha 10    3. Danh mục: Phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn: (sử dụng cho 20 bệnh nhân, 02 bác sĩ, 07 điều dưỡng/ca x 2 ca/ngày, trong 3 tuần): STT Tên mặt hang Căn cứ Đơn vị tính Số lượng  1. Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần 4 đôi/ngày đôi 84  2. Găng khám, dùng 01 lần 10 đôi/người bệnh/Ngày 100c/hộp 4200 đôi (84 hộp)  3. Găng tay vô khuẩn 1 đôi/người bệnh/ngày đôi 420  4. Găng tay dài 4 đôi/ngày đôi 84  5. Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần - Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011 - Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06 10 bộ/người bệnh/ngày bộ 4.200 bộ  6. Khẩu trang ngoại khoa - Khẩu trang Việt Nam: theo TCVN 8389-2:2010 - Khẩu trang Mỹ: theo Tiêu chuẩn ASTM F2100-11 - Khẩu trang Châu Âu: theo tiêu chuẩn EN14683-2014 3 chiếc/ nhân viên y tế/20 nhân viên y tế/ngày 3 chiếc/người bệnh/20 người bệnh/ngày cái 2.520  7. Mũ phẫu thuật trùm kín tai, cổ 10 chiếc/người bệnh/ngày 100 cái/túi 42 túi (4.200 cái)  8. Bao giầy phòng mổ, dùng 01 lần 10 đôi/người bệnh/ngày 100 đôi/hộp 42 hộp (4.200 cái)  9. Khẩu trang N95 10 chiếc/người bệnh/ngày Chiếc 4.200  10. Băng có đánh dấu màu trắng/cam dùng để chỉ cản quang, cuộn dài 500m cuộn cuộn 20  11. Khăn giấy lau tay Hộp/cuộn Hộp/cuộn Theo nhucầu  12. Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn Chai 500 ml có vòi bơm Chai 500 ml có vòi bơm 252 chai (126 lít)  13. Dung dịch xà phòng Chai 500 ml có vòi bơm Chai 500 ml có vòi bơm 80 chai (40 lít)  14. Khăn lau khử khuẩn bề mặt máy thở, monitor… 80 Cái/Hộp 80 Cái/Hộp 3.200  15. Túi rác thải nguy hại loại thùng 30 lít 60 chiếc/ngày Chiếc 1.260  16. Túi rác thải nguy hại loại thùng 120 lít 10 chiếc/ngày Chiếc 210  17. Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho nhân viên y tế Chai/200ml Chai/200ml 150  18. Cloramin B 25% 1,5kg/ngày Kg 32   Phụ lục 11 DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG TIỆN KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN CẦN BỔ SUNG CHO BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH NGHI NHIỄM COVID-19 VÀ NGƯỜI BỆNH VÙNG CÁCH LY CHUYỂN LÊN (100 giường bệnh) 1. Phương tiện, trang thiết bị tại khu vực khám, sàng lọc STT Nội dung Số lượng Ghi chú  1. Xe thủ thuật inox 2 tầng đặt trong các buồng cách ly 25   2. Nhiệt kế điện tử 03   3. Hộp đựng khăn lau tay 10   4. Tủ đựng phương tiện phòng hộ 03   5. Chậu đựng hóa chất có nắp đậy kín loại 20l 25   6. Xe vệ sinh (3 tầng có móc treo cây lau và túi đựng đầu lau) 03   7. Hệ thống rửa, khử khuẩn xe ô tô vận chuyển người bệnh: bơm tăng áp, vòi xịt, bình phun tay hóa chất khử khuẩn cloramin B, thiết bị xì khô 01   8. Máy giặt đồ vải 02 chiếc   9. Máy sấy đồ vải 01 chiếc   10. Khăn lau bề mặt thấm hút tốt 900 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 100 cái cho mỗi màu)   11. Khăn lau bề mặt không thấm 900 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 100 cái cho mỗi màu)   12. Đầu lau sàn nhà 450 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng,  180 cái cho mỗi màu)   13. Đầu lau cho cây đẩy khô 450 cái (3 màu xanh/đỏ/vàng, 150 cái cho mỗi màu)   14. Cây đẩy khô sàn nhà 36 chiếc (3 màu khác nhau,12 chiếc cho mỗi màu)   15. Cây lau sàn nhà 36 chiếc (3 màu khác nhau, 12 chiếc cho mỗi màu)   16. Chổi nhựa quét sân, vườn 03   17. Xô lau nhà 03 chiếc (3 màu khác nhau)   18. Thùng gom đồ vải bẩn 240 lít có nắp đậy kín 06   19. Thùng rác màu vàng loại 120 lít, có nắp đậy kín 03   20. Bình nhựa (0,5-1lít) có vòi xịt để đựng hoá chất cloramin B sau khi pha 15   2. Danh mục: Phương tiện bảo hộ và chống nhiễm khuẩn: (sử dụng cho 60 người nghi nhiễm đến khám, 03 bác sĩ, 03 điều dưỡng/ca x 2 ca/ngày, trong 3 tuần): STT Tên mặt hàng Căn cứ Đơn vị tính Số lượng  1. Găng tay rửa bằng cao su, dùng nhiều lần 3 đôi/ngày đôi 63  2. Găng khám, dùng 01 lần 2 đôi/người bệnh/ngày 100c/hộp 2500 đôi (25 hộp)  3. Găng tay vô khuẩn 1 đôi/người bệnh/ngày đôi 1.260 đôi  4. Găng tay dài 3 đôi/ngày đôi 63  5. Bộ quần áo chống dịch dùng 01 lần - Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Châu Âu: EN 13795-2011 - Bộ quần áo theo Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM F2407-06  3 bộ/nhân viên y tế/lần/ 6 nhân viên y tế/ngày bộ 378 bộ  6. Khẩu trang ngoại khoa - Khẩu trang Việt Nam: theo TCVN 8389-2:2010 - Khẩu trang Mỹ: theo Tiêu chuẩn ASTM F2100-11 - Khẩu trang Châu Âu: theo tiêu chuẩn EN14683-2014  3chiếc/nhân viên y tế/22 nhân viên y tế /ngày 3 chiếc/người bệnh/60 người bệnh/ngày cái 5.200  7. Mũ phẫu thuật trùm kín tai, cổ 3 bộ/ nhân viên y tế /6 nhân viên y tế /ngày 100 cái/túi 378 cái (4 hộp)  8. Bao giầy phòng mổ, dùng 01 lần 3 bộ/ nhân viên y tế /6 nhân viên y tế /ngày 100 đôi/hộp 378 đôi (4 hộp)  9. Khẩu trang N95 3chiếc/ nhân viên y tế/ngày/6 nhân viên y tế /ngày Chiếc 378  10. Khăn giấy lau tay Hộp/cuộn Hộp/cuộn Theo nhu cầu  11. Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn Chai 500 ml có vòi bơm Chai 500 ml có vòi bơm 252 chai (126 lít)  12. Dung dịch xà phòng Chai 500 ml có vòi bơm Chai 500 ml có vòi bơm 80 chai (40 lít)  13. Túi rác thải nguy hại loại thùng 30 lít 60 chiếc/ngày Chiếc 1.260  14. Túi rác thải nguy hại loại thùng 120 lít 10 chiếc/ngày Chiếc 210  15. Chlorhexidine 0.12% súc miệng cho nhân viên y tế Chai/200ml Chai/200ml 150  16. Cloramin B 25% 1,5kg/ngày Kg 32  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -------------------------  Số: 07/2009/CT-UBND TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 5 năm 2009    CHỈ THỊ VỀ ĐẨY MẠNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH CÚM A (H1N1) Ở NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, dịch cúm A (H1N1) đã xuất hiện tại 18 quốc gia, 2 quốc gia có trường hợp tử vong là Mexico và Mỹ. Tính đến ngày 03 tháng 5 năm 2009 tại Mỹ đã phát hiện 226 trường hợp dương tính với cúm A (H1N1), trong đó có một bé trai 23 tháng tuổi đến từ Mexico đã tử vong. Tại Mexico đã xác định 506 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 19 trường hợp tử vong. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Magaret Chan nói rằng, những diễn biến tại Mexico và Mỹ đã đặt cộng đồng quốc tế trước một tình trạng y tế khẩn cấp có quy mô toàn cầu và nâng mức báo động đại dịch lên cấp 5. Đến nay, dịch cúm A (H1N1) có khả năng lây lan từ người sang người và tiếp tục lan rộng sang nhiều quốc gia khác như Áo (1), Canada (85), Hồng Kông/Trung Quốc (1), Costa Rica (1), Đan Mạch (1), Pháp (2), Đức (8), Ai-len (1), Israel (3), Ý (1), Hà Lan (1), New Zealand (4), Nam Triều Tiên (1), Tây Ban Nha (40), Thụy Sĩ (1), Anh (15)… Tuy nhiên, đến nay tại các ổ dịch chưa ghi nhận trường hợp heo bị mắc bệnh. Đầu thế kỷ 20, vào năm 1918, dịch cúm A (H1N1) đã khởi phát tại Tây Ban Nha, sau đó lan rộng và gây tử vong cho khoảng 40 triệu người trên thế giới. Thực hiện Công điện số 639/CĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn cấp phòng, chống dịch cúm A (H1N1) trên người; Thực hiện Công văn số 2492/BYT-DPMT ngày 27 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch cúm A (H1N1) và bệnh dịch mùa hè; Thực hiện Chỉ thị số 1141/CT-BNN-TY ngày 28 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đề phòng dịch cúm lợn; Trước tình hình dịch cúm A (H1N1) trên người đang tiếp tục lan rộng; để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe của nhân dân thành phố, tránh gây tâm lý hoang mang, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H1N1) như sau: 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện: a) Củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cúm (bao gồm cúm A H1N1, H5N1, trên người và trên gia cầm, gia súc). b) Khẩn trương tổ chức triển khai hệ thống giám sát phát hiện, cách ly kiểm dịch đối với người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm A (H1N1), đặc biệt đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch, bao gồm các hoạt động cụ thể sau: - Chỉ đạo hệ thống Công an phường - xã, thị trấn, Ban Điều hành Khu phố, Ấp, Tổ dân phố, Tổ nhân dân… tăng cường quản lý người nhập cảnh cư trú trên địa bàn. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh cư trú trên địa bàn; người cư trú trên địa bàn có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): + Đối với người nhập cảnh từ các vùng có người mắc cúm A (H1N1) đã được xác định: thực hiện các biện pháp giám sát cấp 1 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế). + Đối với người nhập cảnh cùng chuyến bay với người nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 2 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế).  + Đối với người nhập cảnh cùng chuyến bay với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 3 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế). + Đối với người có tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 1 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế). + Đối với người có tiếp xúc thông thường với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 2 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế). + Đối với người tiếp xúc gần (người chăm sóc, sống cùng hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết đường hô hấp hoặc dịch cơ thể của người có thể nhiễm hoặc đã được xác định nhiễm cúm A (H1N1) với người có thể nhiễm hoặc đã được xác định nhiễm cúm A (H1N1): thực hiện các biện pháp giám sát cấp 3 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế). - Chuẩn bị sẵn sàng ít nhất một khu vực cách ly kiểm dịch tập trung đối với những người thuộc diện phải giám sát cấp 3 theo chỉ định của Sở Y tế. c) Chỉ đạo bệnh viện quận, huyện chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly điều trị để cách ly người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1), tổ chức chẩn đoán xác định và điều trị kịp thời, hiệu quả; chuẩn bị đầy đủ thuốc và các phương tiện cần thiết cho chẩn đoán và chữa trị cho người bệnh. d) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp vệ sinh môi trường cho nhân dân từ cá nhân đến khu ăn ở, sinh hoạt và khu vực công cộng. Có kế hoạch cụ thể tổng vệ sinh môi trường hàng tuần vào ngày thứ bảy, chủ nhật ở phường - xã, thị trấn, khu phố... 2. Sở Y tế: a) Chỉ đạo Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thực hiện kiểm dịch chặt chẽ đối với hành khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, qua các cửa khẩu, bến cảng và các tàu ở phao số 0 Vũng Tàu. Đặc biệt kiểm soát chặt chẽ, lập danh sách hành khách xuất phát hoặc đi qua các nước, các vùng lãnh thổ có dịch cúm A (H1N1), nhất là đối với các chuyến bay có người nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1). b) Hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi kiểm tra các quận, huyện, sở, ngành thực hiện việc tổ chức, vận hành hệ thống giám sát, cảnh báo, cách ly kiểm dịch trên toàn thành phố, kịp thời phát hiện người nhiễm, người có thể nhiễm cúm A (H1N1). Chỉ đạo Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố và các Trung tâm Y tế Dự phòng quận, huyện triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các biện pháp vệ sinh, diệt khuẩn, phòng ngừa không để dịch bệnh lây lan. c) Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly kiểm dịch đối với các đoàn người nhập cảnh có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1) cần phải áp dụng biện pháp cách ly kiểm dịch tập trung. d) Chỉ đạo các bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận, cách ly theo quy định và điều trị miễn phí cho người bệnh được xác định nhiễm hoặc có thể hoặc nghi ngờ nhiễm cúm A (H1N1). Các Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch ngoài việc tiếp nhận bệnh nhân từ sân bay, bến cảng… còn có trách nhiệm cơ động hỗ trợ chẩn đoán và chữa trị cho tuyến dưới tại thành phố và các tỉnh trong khu vực khi có yêu cầu. đ) Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất, thiết bị, phương tiện cần thiết cho phòng, chống dịch. 3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Phối hợp Sở Y tế trong công tác giám sát dịch bệnh. b) Chỉ đạo Chi cục Thú y tập trung triển khai thực hiện các biện pháp sau: + Thực hiện công tác kiểm tra giám sát dịch bệnh đến từng hộ chăn nuôi. Chuẩn bị test, kít xét nghiệm giám sát dịch bệnh. Tăng cường giám sát dịch tễ trên địa bàn kết hợp lấy mẫu xét nghiệm đánh giá, giám sát sự lưu hành của vi rút Cúm A (H1N1, H5N1) tại các cơ sở chăn nuôi. Phối hợp với Trung tâm Thú y Vùng VI lấy mẫu để xác định chính xác nguồn vi rút gây bệnh, nhằm có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Phối hợp kiểm soát chặt chẽ sản phẩm động vật ngoại nhập. + Chuẩn bị đầy đủ hóa chất tiêu độc sát trùng, cung cấp hóa chất, hướng dẫn cho người chăn nuôi gia súc, gia cầm thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ; xử lý chất thải chăn nuôi. + Phối hợp với các ngành thực hiện chống giết mổ gia súc, gia cầm trái phép. Phối hợp với Chi cục Thú y các tỉnh trong việc kiểm tra nguồn gốc đàn gia súc, gia cầm đưa vào thành phố tiêu thụ. + Hướng dẫn người chăn nuôi, giết mổ, chế biến, tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh sử dụng các trang bị bảo hộ tối thiểu như: khẩu trang, găng tay, kính, quần áo bảo hộ. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay chân bằng nước xà bông đề phòng mầm bệnh lây sang người. Người bị bệnh, nhất là sốt, cảm cúm không được tiếp xúc, chăm sóc đàn heo. + Theo dõi cập nhật diễn biến tình hình dịch bệnh, cung cấp thông tin về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho các cơ quan thông tin để thực hiện tốt vai trò tuyên truyền, định hướng dư luận. + Hoàn tất việc tiêm phòng đợt I năm 2009 các loại bệnh theo quy định trong tháng 5 năm 2009, sau đó tiếp tục tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi. 4. Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn: Chỉ đạo các cơ sở chăn nuôi trực thuộc Tổng Công ty triển khai các biện pháp an toàn sinh học, giám sát công nhân từng khu vực chăn nuôi, hạn chế tham quan; chấp hành nghiêm túc việc khai báo kiểm dịch, thực hiện tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ. 5. Sở Công Thương: a) Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát giá cả thị trường, tránh những trường hợp đầu cơ, tung tin thất thiệt về tình hình dịch bệnh, gây biến động giá cả thực phẩm thiết yếu cung cấp cho người dân thành phố. b) Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các điểm mua bán, vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm trái phép. c) Chỉ đạo Đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường mật độ kiểm tra tại 4 cửa ngõ ra vào thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận của cơ quan thú y. d) Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối Tân Xuân và Bình Điền - Thủ Đức tăng cường công tác phối hợp với ngành thú y kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thịt gia súc, gia cầm không qua kiểm soát giết mổ. 6. Công an thành phố: a) Tiếp tục thực hiện các biện pháp phối hợp liên ngành kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trái phép. b) Chỉ đạo Công an quận - huyện, phường - xã, thị trấn thực hiện việc lập danh sách người nhập cảnh (nhất là người đến hoặc trở về từ các vùng có trường hợp mắc bệnh cúm A (H1N1), người có tiếp xúc với người nhiễm hoặc có thể nhiễm cúm A (H1N1) theo yêu cầu của ngành y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện. c) Hỗ trợ ngành y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện giám sát, cách ly kiểm dịch theo quy định, nhất là đối với các trường hợp cưỡng chế cách ly đối với các đối tượng trong diện giám sát nhưng cố tình không tuân thủ các yêu cầu giám sát phòng, chống lây lan dịch bệnh. 7. Cảng vụ sân bay Tân Sơn Nhất và Công an cửa khẩu (A18): a) Phối hợp, hỗ trợ Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thực hiện tốt việc giám sát phát hiện các hành khách nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm cúm A (H1N1), cách ly và vận chuyển về các bệnh viện thành phố. b) Phối hợp cung cấp cho ngành y tế thành phố danh sách hành khách trên các chuyến bay đến từ các vùng có dịch cúm A (H1N1), các chuyến bay có hành khách nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm cúm A (H1N1) để giám sát tại cộng đồng. 8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn: Khẩn trương tổ chức triển khai hệ thống giám sát phát hiện, cách ly kiểm dịch đối với người nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm cúm A (H1N1), đặc biệt đối với người nhập cảnh vào Việt Nam, nhất là từ các nước, vùng lãnh thổ có dịch, bao gồm các hoạt động cụ thể sau: a) Chỉ đạo các khách sạn, nhà nghỉ… tăng cường quản lý, lập danh sách người nhập cảnh cư trú tại khách sạn, nhà nghỉ. b) Theo dõi, giám sát tình trạng sức khỏe của người nhập cảnh cư trú tại các khách sạn, nhà nghỉ (kể cả đối với các đoàn văn hóa, thể thao nước ngoài vào thành phố biểu diễn, thi đấu). c) Đối với người nhập cảnh từ các vùng có các trường hợp mắc cúm A (H1N1) đã được xác định: thực hiện các biện pháp giám sát cấp 1 (theo hướng dẫn cụ thể của ngành y tế). 9. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, cao đẳng, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp: a) Tăng cường giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp mắc bệnh cúm nhiều người trong cùng một tập thể, tại các xí nghiệp, trường học, ký túc xá, nhà trọ. b) Giáo dục hướng dẫn cán bộ, công nhân, học sinh, sinh viên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tuân thủ các biện pháp giám sát cách ly của ngành y tế khi có trường hợp bệnh xảy ra.  10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì phối hợp với Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí liên hệ ngành y tế, ngành thú y thường xuyên và kịp thời thông báo cho nhân dân tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch cúm A (H1N1), định hướng dư luận, để nhân dân chấp hành tốt các quy định, chủ động, tự giác tham gia thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất, bảo vệ an toàn sức khỏe của nhân dân và giảm thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, cần chú ý thông tin cung cấp phải đảm bảo chính xác trung thực, không gây tâm lý hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng xấu tới sản xuất, chăn nuôi gia súc gia cầm và nhu cầu sử dụng thực phẩm thường xuyên của xã hội. 11. Sở Ngoại vụ: a) Thông tin đầy đủ cho các cơ quan ngoại giao của các nước về tình hình dịch bệnh và hoạt động phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. b) Phối hợp với các cơ quan ngoại giao của các nước để yêu cầu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn thành phố tuân thủ nghiêm túc các quy định kiểm dịch. 12. Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Lực lượng Thanh niên xung phong: Sẵn sàng hỗ trợ ngành y tế, Ủy ban nhân dân quận, huyện thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch khi có yêu cầu. 13. Sở Tài chính: Đảm bảo kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư thiết yếu cho công tác phòng, chống dịch. Hỗ trợ ngành y tế thực hiện mua khẩn cấp hai máy đo thân nhiệt theo hình thức chỉ định thầu. 14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể: Tăng cường công tác thông tin, vận động, hướng dẫn nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh phòng dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Động viên, nhắc nhở cán bộ, nhân viên, đoàn viên, hội viên thuộc diện giám sát thực hiện nghiêm túc các yêu cầu giám sát của ngành y tế và chính quyền địa phương. 15. Chế độ báo cáo: Các sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thực hiện báo cáo theo quy định cho Sở Y tế, cơ quan thường trực phòng, chống cúm A (H1N1) trên người. Sở Y tế thực hiện báo cáo kịp thời, chính xác, đầy đủ cho Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân thành phố về tình hình dịch bệnh, kết quả thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Do tính cấp bách trong công tác phòng, chống dịch nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, góp phần ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các Sở, ngành thành phố khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.   Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ;           - Văn phòng Chính phủ;          - Bộ Y tế; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP; - Các thành viên Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch cúm gia cầm; - Các Sở ngành; các đoàn thể TP; - Ủy ban nhân dân các quận, huyện;     - Chi cục Thú y; Chi cục QLTT. TP; - VPUB: CPVP, các Phòng CV; TTCB;     - Lưu:VT, (CNN-Đ) H. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC     Nguyễn Thành Tài  
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ _________ Số: 5199/TCT-KK V/vhoànthuếGTGT CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________ HàNội, ngày 21tháng11năm2014 Kính gửi:- Cục Thuế thành phố Cần Thơ. - Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh. Trả lời công văn số 253/CT-KK&KTTngày 16/10/2014 của Cục Thuế thành phố Cần Thơ về việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: 1. Căn cứ quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế GTGT, Luật Quản lý thuế (bao gồmLuật sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thực hiện) thì không có quy định cơ quan thuế có thẩmquyền thay đổi nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp. Do vậy, trường hợp Công ty TNHHcông nghệ số Việt (MST 1800594675; trụ sở chính tại thành phố Cần Thơ) mua hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh thì Cục Thuế thành phố Cần Thơ phải giải quyết hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty theo quy định. Trường hợp Cục Thuế nghi ngờ việc mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp có dấu hiệu bất hợp lý thì Cục Thuế phối hợp với Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh để kiểmtra, thanh tra làmrõ để có đủ căn cứ xét hoàn thuế, trường hợp có dấu hiệu vi phạmpháp luật thì chuyển cơ quan công an điều tra theo quy định. 2. Đề nghị Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểmtra toàn diện Công ty CP đầu tư Lê Bảo Minh (MST: 0308783233 và Công ty CP Lê Bảo Minh (MST: 0303329629), trong đó lưu ý các giao dịch mua bán với Công ty TNHHcông nghệ số Việt nêu trên; thông báo kết quả thanh tra, kiểm tra liên quan đến các giao dịch mua bán với Công ty TNHHcông nghệ số Việt cho Cục Thuế thành phố Cần Thơ để phục vụ công tác quản lý thuế. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Cần Thơ, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được biết./. Nơi nhận: - Như trên; - Vụ Pháp chế (BTC); - Các Vụ: PC, TTr (TCT); - Lưu: VT, KK. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Trần Văn Phu
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ -------- Số: 31/2013/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Cần Thơ, ngày 20 tháng 12 năm 2013    QUYẾT ĐỊNH SỬA ĐỔI KHOẢN 2 ĐIỀU 3 QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/2009/QĐ-UBND NGÀY 06 THÁNG 3 NĂM 2009 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ XÂY DỰNG -------------------- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Thông tư liên tịch số 20/2008/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Bộ Xây dựng - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc ngành xây dựng; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng và Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi khoản 2 Điều 3 Quyết định số 23/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng, cụ thể như sau: “2. Cơ cấu tổ chức: a) Tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc: - Văn phòng; - Thanh tra; - Phòng Quản lý kiến trúc; - Phòng Quản lý quy hoạch; - Phòng Quản lý xây dựng; - Phòng Quản lý chất lượng xây dựng; - Phòng Quản lý nhà và công sở; - Phòng Hạ tầng kỹ thuật; - Phòng Thông tin xây dựng; - Phòng Pháp chế. b) Các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: - Viện Kiến trúc quy hoạch; - Trung tâm Kiểm định và quy hoạch xây dựng; - Ban Quản lý phát triển khu đô thị mới Cần Thơ; - Các tổ chức sự nghiệp khác (nếu có) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thành lập theo quy định của pháp luật.”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2013, đăng Báo Cần Thơ chậm nhất là ngày 25 tháng 12 năm 2013, kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   Nơi nhận: - TT. Thành ủy; TT.HĐND thành phố; - TT. UBND thành phố; - UBMTTQ thành phố và các đoàn thể; - Sở, ban ngành thành phố; - UBND quận, huyện; - Website Chính phủ; - Báo Cần Thơ; - Công báo thành phố; - VP UBND TP (2,3); - Lưu: VT,XD. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Lê Hùng Dũng  
TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC GSQL VỀ HẢI QUAN Số: 302 /GSQL-GQ1 V/v kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 02 năm 2017 Kính gửi: Cục Hải quan thành phố Cần Thơ. Trả lời công văn số số 2570/HQCT-NV ngày 30/12/2016 về việc vướng mắc kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và công văn số 55/HQCR-NV ngày 09/01/2017 về kiến nghị Bộ Công Thương ban hành Danh mục hàng hóa kèm theo mã số HS thuộc đối tượng kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 25/12/2013 của Cục Hải quan thành phố Cần Thơ, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau: Liên quan đến các nội dung trên, Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương đã có công văn số 217/TCNL-KHCN ngày 07/02/2017 gửi Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc kiểm tra năng lượng tối thiểu. Đề nghị Cục Hải quan thành phố Cần Thơ căn cứ nội dung công văn số 217/TCNL-KHCN nêu trên của Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương để thực hiện. Cục Giám sát quản lý về Hải quan trả lời để đơn vị biết./. (Gửi kèm công văn số 217/TCNL-KHCN của Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương) Nơi nhận: • Như trên; • PICT Vũ Ngọc Anh (để b/cáo); • Lưu: VT, GQ1 (3b). KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Vũ Minh Hải
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HẢI PHÒNG Số: 533/CTHPH-TTHT V/v giải đáp chính sách thuế Digitally signed by Date: 2024.12.30 19:37:44 +07:00 Location: Cục Thuế TP Hải Phòng CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Phòng, ngày 30 tháng 12 năm 2024 Kính gửi: Công ty cổ phần Tư vấn Thẩm định giá VCHP Mã số thuế: 0201135399 Địa chỉ: Lô số 50, dự án F2, P. Đằng Hải, Q. Hải An, TP. Hải Phòng. Cục Thuế TP Hải Phòng nhận được công văn số 1387/2024/VCHP-HCTH đề ngày 18/12/2024 của Công ty cổ phần Tư vấn Thẩm định giá VCHP (sau đây gọi là “Công ty”), nội dung đề nghị hướng dẫn về xác nhận mức thuế suất. Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hải Phòng có ý kiến như sau: Căn cứ Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội: - Tại Điều 1 quy định về giảm thuế giá trị gia tăng: “Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng 1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về cổng nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục' I ban hành kèm theo Nghị định này; tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng. CONG HOAT CUC TON Các tổng công ty, tập đoàn kinh tế thực hiện quy trình khép kín mới bán ra cũng thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng than khai thác bán ra. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng. 2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này. ..."; - Tại Khoản 1 Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện: “Điều 2. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. ... ."; Căn cứ Phụ lục I, II, III Danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định số 72/2024/NĐ-CP ngày 30/06/2024 của Chính phủ; Căn cứ Phụ lục danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Từ các căn cứ nêu trên, Cục Thuế TP Hải Phòng hướng dẫn về mặt nguyên tắc như sau: Trường hợp Công ty cổ phần Tư vấn Thẩm định giá VCHP tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, Công ty căn cứ vào Phụ lục danh mục và nội dung hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ để xác định mã ngành sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ Công ty đang kinh doanh. Đối chiếu mã ngành sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ với Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 94/2023/NĐ-CP ngày 28/12/2023 của Chính phủ để xác định thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ theo quy định. } 3 Đề nghị Công ty căn cứ các quy định của pháp luật được trích dẫn nêu trên và đối chiếu với tình hình thực tế các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ do Công ty sản xuất, kinh doanh để thực hiện đúng theo quy định. Cục Thuế TP Hải Phòng có ý kiến để Công ty cổ phần Tư vấn Thẩm định giá VCHP biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - PCTr V.H.Khuê; - Phòng: NVDTPC, TTKT4; - Website Cục Thuế; - Lưu: VT, TTHT (65). CONG HO KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG X.H.C.N VIỆT CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỔNG CỤC NAM Vitay Khuê CÒN VIỆT NAM THUẾ H PHO PHÒNG CỤC THUE
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 12986-10:2022 LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN TỶ LỆ 1:50 000 PHẦN ĐẤT LIỀN - PHẦN 10: PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ĐỊA MẠO Onshore 1:50 000-scale geological and mineral mapping - Part 10: Methods of geomorphological mapping Lời nói đầu TCVN 12986-10:2022 do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ TCVN 12986 Lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền gồm các phần sau: - TCVN 12986 -1:2020, Phần 1: Phương pháp đo vẽ các thành tạo trầm tích Đệ tứ - TCVN 12986 -2:2020, Phần 2: Phương pháp đo vẽ các thành tạo trầm tích trước Đệ tứ - TCVN 12986 -3:2020, Phần 3: Phương pháp đo vẽ các thành tạo biến chất - TCVN 12986 -4:2020, Phần 4: Phương pháp đo vẽ các thành tạo núi lửa không phân tầng - TCVN 12986 -5:2020, Phần 5: Phương pháp đo vẽ cấu trúc - kiến tạo - TCVN 12986 -6:2020, Phần 6: Phương pháp đo vẽ vỏ phong hóa - TCVN 12986 -7:2020, Phần 7: Phương pháp điều tra tai biến địa chất - TCVN 12986 -8:2020, Phần 8: Phương pháp điều tra địa chất môi trường - TCVN 12986 -9:2022, Phần 9: Phương pháp đo vẽ các thành tạo xâm nhập - TCVN 12986 -10:2022, Phần 10: Phương pháp đo vẽ địa mạo - TCVN 12986 -11:2022, Phần 11: Phương pháp điều tra di sản địa chất - TCVN 12986 -12:2022, Phần 12: Phương pháp điều tra khoáng sản sơ bộ - TCVN 12986 -13:2022, Phần 13: Phương pháp điều tra khoáng sản chi tiết - TCVN 12986 -14:2022, Phần 14: Phương pháp điều tra địa chất thủy văn - TCVN 12986 -15:2022, Phần 15: Phương pháp điều tra địa chất công trình LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT KHOÁNG SẢN TỶ LỆ 1:50 000 PHẦN ĐẤT LIỀN - PHẦN 10: PHƯƠNG PHÁP ĐO VẼ ĐỊA MẠO Onshore 1:50 000-scale geological and mineral mapping - Part 10: Methods of geomorphological mapping 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định quy trình đo vẽ địa mạo trong công tác lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 phần đất liền. 2 Yêu cầu nội dung đo vẽ 2.1 Phân chia, mô tả các dạng địa hình theo nguồn gốc và tuổi, các yếu tố địa mạo (ví dụ: vách dốc, đường chia nước, bồn thu nước, rãnh xói), các biểu hiện hoạt động tân kiến tạo, kiến tạo hiện đại, các đứt gãy hoạt động. 2.2 Xác định các điều kiện địa chất nội sinh và ngoại sinh hình thành các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo. 2.3 Xác định, mô tả các dạng địa hình có khả năng tích tụ và phá hủy khoáng sản; các dạng địa hình có khả năng xảy ra các tai biến địa chất. 2.4 Khảo sát, mô tả các cảnh quan địa mạo đặc sắc, độc đáo có khả năng trở thành di sản địa mạo. 2.5 Khoanh định, thể hiện trên bản đồ các dạng địa hình khác nhau, các yếu tố địa mạo, các biểu hiện hoạt động tân kiến tạo, các đứt gãy hoạt động; các khu vực dự báo xảy ra tai biến địa chất; các dạng địa hình có khả năng chứa khoáng sản; cảnh quan địa mạo đặc sắc, độc đáo. 2.6 Đánh giá ý nghĩa và giá trị của các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo. 3 Yêu cầu về kỹ thuật thực hiện 3.1 Phân tích ảnh viễn thám: khoanh định diện phân bố của các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo xác định được trên các tài liệu viễn thám để định hướng cho khảo sát thực địa. 3.2 Lộ trình khảo sát trên toàn diện tích 3.2.1 Bố trí lộ trình khảo sát, Các lộ trình khảo sát cần được bố trí theo các mặt cắt, đảm bảo cắt qua hầu hết các dạng địa hình và các yếu tố địa mạo, các đứt gãy chính. Mật độ khảo sát tối thiểu 0,2 km/km2. Khoảng cách giữa các điểm khảo sát tối đa không quá 1 000 m và được khảo sát liên tục. 3.2.2 Thu thập tài liệu - Tại mỗi điểm khảo sát tiến hành phân loại các dạng địa hình - địa mạo, các yếu tố địa mạo - địa chất khác nhau quan sát được như địa hình bóc mòn, tích tụ, đứt gãy, vách dốc. Mỗi dạng địa hình - địa mạo cần ghi chép mô tả, đo đạc (nếu có) các đặc điểm như chiều cao tương đối so với nền địa hình khu vực khảo sát, độ dốc, kích thước bề mặt, thành phần đất đá tạo nên dạng địa hình, đặc điểm cấu trúc - kiến tạo (nếp uốn, đới vò nhàu, đặc điểm và tính chất của các đứt gãy), chiều dày, thành phần, tính phân đới, màu sắc vỏ phong hóa. - Thu thập, mô tả các biểu hiện tai biến địa chất liên quan tới mỗi dạng địa hình bao gồm trượt lở đất đá, sụt lún, đá đổ đá rơi, xói lở, sạt lở bờ sông, suối và các tai biến địa chất khác. Xác định các yếu tố là nguyên nhân chính-gây tai biến địa chất: độ dốc sườn, chiều dày vỏ phong hóa, đặc điểm bồn thu nước, đặc điểm đá gốc, các yếu tố cấu trúc - kiến tạo (đới vò nhàu, uốn nếp, đứt gãy hoạt động), hoạt động nhân sinh. - Tìm kiếm, phát hiện các khoáng sản liên quan đến các dạng địa hình: khoáng sản sa khoáng, trầm tích trong các dạng địa hình tích tụ; khoáng sản liên quan đến vỏ phong hóa trong các địa hình bóc mòn (kaolin, sét phong hóa, laterit). - Sơ bộ phân chia và khoanh về diện phân bố của các dạng địa hình, các yếu tố địa chất, địa mạo trên diện tích đo vẽ; các vị trí xảy ra tai biến địa chất và khoanh định các khu vực dự báo xảy ra tai biến địa chất mức độ khác nhau; khoanh định các dạng địa hình có khả năng chứa khoáng sản. - Trong trường hợp cần thiết khi đo vẽ địa mạo chi tiết, lấy các loại mẫu phân tích đặc điểm, thành phần, tuổi của các dạng địa hình và các yếu tố địa mạo như độ hạt, hóa, cổ sinh, cơ lý đất. 3.3 Khai đào công trình, khoan 3.3.1 Hố Để nghiên cứu đặc điểm mặt cắt của một số dạng địa hình theo chiều sâu tối đa đến 2m, lấy mẫu phân tích cần thiết. 3.3.2 Dọn sạch vết lộ Để nghiên cứu đặc điểm mặt cắt các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo khi chúng lộ ra không đầy đủ trên các vách tự nhiên, nhân tạo, lấy mẫu phân tích cần thiết. 3.3.3 Giếng Để nghiên cứu đặc điểm mặt cắt của một số dạng địa hình theo chiều sâu từ 2m đến 16m, lấy mẫu phân tích cần thiết. 3.3.4 Khoan tay Để nghiên cứu đặc điểm mặt cắt của một số dạng địa hình theo chiều sâu tối đa đến 25m, lấy mẫu phân tích cần thiết. 3.3.5 Khoan máy Để nghiên cứu đặc điểm mặt cắt của một số dạng địa hình theo chiều sâu trên 25m, lấy mẫu phân tích cần thiết. 3.4 Đo địa vật lý Xác định chiều dày, ranh giới của một số dạng địa hình, yếu tố địa mạo phân bố dưới sâu. 3.5 Phân tích mẫu 3.5.1 Mẫu độ hạt Xác định thành phần, tỷ lệ các cắp hạt của đất, đá tạo nên các địa hình tích tụ. 3.5.2 Mẫu hóa Xác định thành phần các oxit, nguyên tố của đất, đá tạo nên các dạng địa hình. 3.5.3 Mẫu phân tích xác định tuổi Gồm các mẫu hóa thạch lớn, vi cỗ sinh, bào tử, phấn hoa để xác định tuổi tương đối của các dạng địa hình. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các phương pháp xác định tuổi đồng vị khác. 3.5.4 Mẫu cơ lý Xác định tính chất cơ lý của đất đá tạo nên các dạng địa hình. 3.6 Thành lập bản đồ địa mạo Tiến hành phân tích, xử lý, tổng hợp các tài liệu khảo sát thực địa, viễn thám, công trình, đo địa vật lý, mẫu phân tích để phân chia các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo, địa chất và thành phần, đặc điểm của chúng. Khoanh định diện phân bố của các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo - địa chất trên bản đồ; khoanh định, dự báo các khu vực có triển vọng khoáng sản liên quan đến các dạng địa hình; các khu vực có nguy cơ xảy ra tai biến địa chất; các cảnh quan địa mạo có thể trở thành di sản địa chất để điều tra, nghiên cứu tiếp theo. 4 Sản phẩm 4.1 Tài liệu nguyên thủy 4.1.1 Nhật ký, bản đồ lộ trình: nhật ký thể hiện các kết quả khảo sát thực địa theo lệ trình như nội dung quy định tại mục 4.2. Bản đồ lộ trình thể hiện đường lộ trình, điểm khảo sát, đặc điểm các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo, địa chất tại các điểm khảo sát, sơ bộ khoanh vẽ diện phân bố của chúng; tài liệu địa vật lý (nếu có thực hiện). 4.1.2 Các thiết đồ hố, dọn sạch vết lộ, giếng kèm theo bản mô tả. 4.1.3 Cột địa tầng lỗ khoan. 4.1.4 Các kết quả phân tích mẫu. 4.1.5 Các ảnh chụp, sơ đồ, bản vẽ được thành lập tại thực địa. 4.2 Tài liệu xử lý, tổng hợp 4.2.1 Các sơ đồ, biểu đồ xử lý các kết quả phân tích mẫu để phân loại vỏ phong hóa, xác định đặc điểm, thành phần của đất đá tạo nên các dạng địa hình. 4.2.2 Bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu: thể hiện diện phân bố của các dạng địa hình và thành phần, đặc điểm của chúng, các yếu tố địa mạo, địa chất; các khu vực có triển vọng khoáng sản liên quan đến các dạng địa hình; các khu vực có nguy cơ xảy ra trượt lở đất đá liên quan đến các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo, địa chất. 4.2.3 Báo cáo kết quả Trình bày các phương pháp, khối lượng thực hiện. Đặc điểm các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo, địa chất trong khu vục nghiên cứu, nguyên nhân hình thành chúng. Đặc điểm phân bố của các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo, địa chất trong khu vực nghiên cứu. Đặc điểm các khoáng sản liên quan với các dạng địa hình trong khu vực nghiên cứu. Dự báo các khu vực tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai biến địa chất liên quan đến các dạng địa hình, các yếu tố địa mạo, địa chất trong khu vực nghiên cứu. Thư mục tài liệu tham khảo [1] Quy chế tạm thời về đo vẽ lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 (1/25.000) ban hành kèm theo Quyết định số 56/2000/QĐ-BCN ngày 22/9/2000 của Bộ Công nghiệp. [2] Đào Đình Thục (Chủ biên), 2003. Bổ sung biên soạn hướng dẫn các phương pháp lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50 000 (1:25.000). Tập 2. Phần 3. Chương 11. Nghiên cứu địa mạo trong lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản. Lưu trữ Địa chất, Hà Nội. [3] Báo cáo Nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng Quy định kỹ thuật đo vẽ các thành tạo địa chất tỷ lệ 1:50.000. Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 2016.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số:1976 /BNN-TCTS V/v: đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá Tra CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc 18 Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2014 Kính gửi: - Bộ Tài chính - Hiệp hội cá Tra Việt Nam Ngày 05/6/2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có công văn số 1777/BNN-TCTS về việc trả lời Hiệp hội cá Tra Việt Nam và hướng dẫn thủ tục xác nhận đăng ký hợp đồng xuất khẩu; hiện nay việc soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá Tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chờ ý kiến góp ý của các Bộ, ngành có liên quan để ban hành; do vậy thủ tục đăng kí và xác nhận vào Giấy đăng ký Hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá Tra chưa thực hiện từ ngày 20/6/2014 như dự kiến. Việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu thực hiện bắt đầu từ thời điểm Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực thi hành. Vì vậy, thời điểm từ 20/6/2014 đến khi Thông tư hướng dẫn Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực thi hành việc xuất khẩu sản phẩm cá Tra vẫn diễn ra bình thường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo để quý cơ quan biết và phối hợp thực hiện.. Nơi nhận: - Như trên, - Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c); - Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Tổng cục Hải quan; - Hiệp hội CB và Xuất khẩu thủy sản VN; -Luru: VT, TCTS. NGHĨA KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG VA ONON OB TRIỂN NOHLON TW if Văn Tám
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ---------------------- Số: 5584/TCHQ-TXNK V/v: Xử lý nợ thuế DN ngừng hoạt động hoặc bỏ trốn CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2012    Kính gửi: Cục Hải quan Đồng Nai. Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1557/HQĐNa-TXNK ngày 02/10/2012 của Cục Hải quan Đồng Nai báo cáo vướng mắc khi thực hiện biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế đối với doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc bỏ trốn; Vấn đề này, Tổng cục Hải quan ghi nhận để trao đổi với các đơn vị có liên quan và sẽ sớm có ý kiến trả lời đơn vị cụ thể. Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan Đồng Nai biết./.    Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, TXNK - QLN (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Hoàng Tuấn  
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- Số: 6766/TB-TCHQ CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HàNội, ngày 19tháng11năm2018 THÔNG BÁO Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giámsát, kiểmsoát hải quan; Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểmtra chất lượng, kiểmtra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở kết quả phân tích tại thông báo 723/TB-KĐ4 ngày 05/7/2018 của Chi cục Kiểmđịnh Hải quan 4 và đề nghị của Cục truởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: Thép mạ màu dạng tấm- VCM(VINYL COATED MATERIAL)STEEL SHEET (DC01-00053T/ DOI INOX) 0.8 MMx651 MMx765 MM(Miễn thuế TV theo CV số: 478/GSQL-GQ1 Ngày 12/02/2018) (mục 02 PLTK) 2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công Ty TNHHThép JFE Shoji Việt Nam Địa chỉ: Lô 202, KCNAmata, P.Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai. MST: 3600819692. 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10187266483/A12 ngày 23/02/2018 đăng ký tại Chi cục HQBiên Hòa- Cục HQtỉnh Đồng Nai. 4. Tómtắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Thép không hợp kimcán phẳng (hàmlượng C~0,002% tính theo trọng lượng), dày 0,8mm, rộng trên 600mm, một mặt được sơn, một mặt được phủ plastic 5. Kết quả phân loại: Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Thép không hợp kimcán phẳng (hàmlượng C~0,002% tính theo trọng lượng), dày 0,8mm, rộng trên 600mm, một mặt được sơn, một mặt được phủ plastic thuộc Nhóm72.10 “Các sảnphẩmsắt hoặc thépkhônghợpkimđược cánphẳng, cóchiềurộngtừ 600mmtrởlên, đãphủ, mạhoặc tráng, phân nhóm7210.70 “- Được sơn, quét vécni hoặc phủplastic ”, phân nhóm“- - Cóhàmlượngcarbondưới 0,6%tínhtheotrọnglượngvàchiềudày khôngquá1,5 mm”, mã số 7210.70.19 “- - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Các Cục HQtỉnh,TP (để t/hiện); - Chi cục HQBiên Hòa- Cục HQtỉnh Đồng Nai; - Cục Kiểmđịnh HQvà các Chi cục trực thuộc; - Công Ty TNHHThép JFE Shoji Việt Nam(Đ/c Lô 202, KCNAmata, P.Long Bình, Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai); - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK - PL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF giữa Viện Pháp tại Việt Nam, Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Tổ chức giáo dục Quốc tế Pháp (Cộng hòa Pháp) ____________ BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; Căn cứ Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; Xét đề nghị của Viện Pháp tại Việt Nam, Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Tổ chức giáo dục Quốc tế Pháp (Cộng hòa Pháp) tại Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF và Đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng tiếng Pháp DELF, DALF hoàn thiện ngày 15 tháng 01 năm 2024; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF giữa các bên liên kết gồm: 1. Bên Việt Nam: - Viện Pháp tại Việt Nam Trụ sở: Số 08-15, Thiền Quang, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Điện thoại: 024 3936 2164 Website: https://www.ifv.vn Giấy chứng nhận đăng ký thành lập và hoạt động của Viện Pháp tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp ngày 07 tháng 7 năm 2022. - Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp Trụ sở: Số 31 Thái Văn Lung, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 3829 5451 Website: https://www.idecaf.gov.vn Quyết định số 160/VP ngày 05 tháng 10 năm 1982 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc tiếp nhận Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 10 tháng 9 năm 1982 và ủy nhiệm Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh quản lý Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Quyết định số 1486/QĐ-BNG ngày 15 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp trực thuộc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bên nước ngoài: Tổ chức Giáo dục quốc tế Pháp (Cộng hòa Pháp) - Trụ sở: Số 01, Avenue Leson Journault - 92318 Sèvre cedex, Cộng hòa Pháp - Điện thoại: 0033 145076000; 0033 145076001 - Website: https://www.france-education-international.fr - Giấy phép thành lập và hoạt động số 2020-956 ngày 31 tháng 7 năm 2020 do Bộ Giáo dục Quốc gia Pháp cấp. Điều 2. Các bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam, những cam kết, kế hoạch bảo đảm các điều kiện về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư số 11/2022/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài đã trình bày trong Đề án liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF hoàn thiện ngày 15 tháng 01 năm 2024 với những nội dung chính sau: 1. Đối tượng dự thi: Người có nhu cầu thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF. 2. Đề thi, quy trình đăng ký dự thi, quy trình tổ chức thi; cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức thi; việc bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật trước, trong và sau khi thi; đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên của các bên khi tham gia tổ chức thi thực hiện theo quy định của Tổ chức Giáo dục quốc tế Pháp và pháp luật của Việt Nam. 3. Địa điểm tổ chức thi: Tầng 1, tầng 2, số 31 Thái Văn Lung, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Hình thức thi: Bài thi trên giấy. 5. Chứng chỉ được cấp: Diplôme d’Etudes en Langue Française (DELF) và Diplôme Approfondi de Langue Prançaise (DALF). 6. Tài chính: Lệ phí thi và các loại phí khác (nếu có) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về giá của Nhà nước Việt Nam. Điều 3. Viện Pháp tại Việt Nam, Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kế hoạch tổ chức thi với cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức thi trước 05 ngày tính đến ngày tổ chức thi; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 86/2018/NĐ-CP; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Quản lý chất lượng) khi có sự thay đổi các nội dung quy định tại Điều 2 Quyết định này; chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có địa điểm tổ chức thi. Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF của các bên theo Quyết định này và hồ sơ liên kết của các bên. Điều 4. Thời hạn hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Pháp DELF, DALF giữa Viện Pháp tại Việt Nam, Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Tổ chức Giáo dục quốc tế Pháp (Cộng hòa Pháp) tính từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 01/01/2029. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Pháp tại Việt Nam, Viện Trao đổi Văn hóa với Pháp và Tổ chức Giáo dục quốc tế Pháp (Cộng hòa Pháp) chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 VĂN BẢN HỢP NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước 47 Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 7 năm 1999, được sửa đổi, bổ sung bởi: Quyết định số 236/2002/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi Điều 13, Khoản 1 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 08/7/1999, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2002. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế. QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước". Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 133/QĐ-NH8 ngày 13/7/1993 của Thống đốc Ngân hàng 1 Quyết định số 236/2002/QĐ-NHNN về việc sửa đổi Điều 13, Khoản 1 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 08/7/1999 có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997; Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế;” 48 CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 Nhà nước ban hành Quy định về quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 2 Điều 2 và Điều 3 của Quyết định số 236/2002/QĐ-NHNN về việc sửa đổi Điều 13, Khoản 1 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 08/7/1999, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2002 quy định như sau: CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 08/7/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 49 49 Quy chế này điều chỉnh hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước bao gồm các hoạt động trong quan hệ hợp tác quốc tế giữa Ngân hàng Nhà nước với các đối tác nước ngoài thuộc các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ, tín dụng quốc tế, đa phương, song phương và khu vực, cũng như các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ các nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các Vụ, Cục, Sở thuộc trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước ở trong nước và ở nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp trực thuộc Ngân hàng Nhà nước (gọi là các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước) và cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động đối ngoại nêu trên phải tuân thủ các quy định của Quy chế này và các nguyên tắc, quy chế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Điều 3. Nguyên tắc chung 1. Hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước được đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý thống nhất của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 2. Vụ Quan hệ quốc tế làm đầu mối thực hiện theo dõi và tham mưu cho Thống đốc về hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước. Chương II NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 4. Lập kế hoạch và quản lý thực hiện 1. Thủ trưởng các đơn vị tham gia hoặc có nhu cầu tham gia hoạt động đối ngoại căn cứ kết quả thực hiện hoạt động đối ngoại trong năm và chính sách, mục tiêu năm tới của Ngân hàng Nhà nước làm báo cáo công tác đối ngoại của đơn vị mình trong năm (đánh giá kết quả đạt được trong năm, những tồn tại, nêu rõ những 50 CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 khó khăn, vướng mắc, kiến nghị) và dự kiến kế hoạch hoạt động đối ngoại năm sau (theo mẫu đính kèm) gửi Vụ Quan hệ quốc tế trước ngày 30/11 để tổng hợp trình Thống đốc duyệt trước ngày 31/12 hàng năm. 2. Sau khi kế hoạch hoạt động đối ngoại được Thống đốc duyệt, Vụ Quan hệ quốc tế có trách nhiệm thông báo tới các đơn vị và phối hợp với các đơn vị triển khai thực hiện, theo dõi và định kỳ hàng quý báo cáo Thống đốc. 3. Trường hợp có hoạt động đối ngoại ngoài kế hoạch (đột xuất) phải được Thống đốc phê duyệt. Điều 5. Các đoàn đi công tác nước ngoài theo kế hoạch (Đoàn ra) 1. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm, thủ trưởng các đơn vị lập đề cương cụ thể trình Thống đốc xin phép tổ chức Đoàn ra (đề cương ghi rõ nội dung, mục đích, chương trình làm việc, địa điểm, kinh phí, số người và thành phần tham gia, tên đối tác nước ngoài). Đề cương được Thống đốc phê duyệt phải gửi cho Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng để theo dõi và phối hợp thực hiện. 2. Đoàn ra có từ 2 người trở lên, Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo đề xuất với Thống đốc quyết định cử người làm trưởng đoàn. 3. Trong thời gian công tác ở nước ngoài, các thành viên trong Đoàn phải chấp hành sự chỉ đạo của trưởng đoàn và thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ, quy định của Đảng và Nhà nước về việc đi công tác nước ngoài và quy định tại Điều 9, Điều 13 của Quy chế này. Điều 6. Các đoàn nước ngoài vào làm việc với Ngân hàng Nhà nước theo kế hoạch (Đoàn vào) cương 1. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động đối ngoại hàng năm, thủ trưởng các đơn vị lập đề cương trình Thống đốc xin phép đón đối tác nước ngoài vào làm việc (đề cần ghi rõ nội dung, chương trình làm việc cụ thể, tên và số lượng khách nước ngoài, các đơn vị khác cần tham gia, phối hợp, dự trù kinh phí, đi lại...). Đề cương được Thống đốc duyệt phải gửi cho Vụ Quan hệ quốc tế, Văn phòng và các đơn vị có liên quan để phối hợp thực hiện. 2. Đối tác nước ngoài có yêu cầu làm việc, khảo sát, tham quan ngoài địa bàn làm việc chính, Thủ trưởng đơn vị chủ trì làm việc với đối tác nước ngoài phải trình Thống đốc xin phép và phối hợp với Văn phòng làm các thủ tục do Bộ Công an quy định; cử cán bộ có trách nhiệm cùng với cán bộ lễ tân đi cùng với đối tác nước ngoài. Điều 7. Hoạt động đối ngoại ngoài kế hoạch (đột xuất) Trưởng đoàn, Thủ trưởng các đơn vị và các thành viên tham gia có liên quan đến các Đoàn ra, Đoàn vào đột xuất (theo quyết định của Nhà nước, Chính phủ, CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 51 hoặc theo yêu cầu phối hợp giữa các Bộ, Ngành hoặc phát sinh trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước) phải tuân thủ quy định nêu tại Khoản 3 Điều 4, Khoản 2 Điều 5, Khoản 2 Điều 6 và Điều 9, 13 của Quy chế này. Điều 8. Làm việc với đối tác nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam Các đề nghị làm việc của các đối tác nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam với các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước phải trình Thống đốc phê duyệt, ngoại trừ những giao dịch nghiệp vụ thường xuyên thuộc chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Tờ trình phải kèm theo đề nghị bằng văn bản của đối tác nước ngoài ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm làm việc. Điều 9. Bảo mật và an ninh 1. Các đơn vị và cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện các hoạt động đối ngoại phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước và quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong hoạt động ngân hàng. 2. Không được tự ý trao đổi, cung cấp các tài liệu, số liệu thuộc danh mục bí mật Nhà nước khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyển cho phép (kể cả những tài liệu, số liệu đang trong giai đoạn soạn thảo, chuẩn bị). 3. Trường hợp cần trao đổi, cung cấp số liệu, tài liệu mật, Thủ trưởng đơn vị chủ trì làm việc phải chuẩn bị trước để xin phép các cấp có thẩm quyền sau đây quyết định: a) Tài liệu "Tuyệt mật": Xin phép Thủ tướng Chính phủ duyệt; b) Tài liệu "Tối mật": Xin phép Bộ trưởng Bộ Công an duyệt; c) Tài liệu "Mật": Xin phép Thống đốc Ngân hàng Nhà nước duyệt. 4. Khi tham gia các Đoàn ra, chỉ được phép mang theo các tài liệu, thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, hoặc những tài liệu, thông tin đang trong giai đoạn chuẩn bị, soạn thảo, khi đã được các cấp có thẩm quyền cho phép như quy định tại Khoản 3 Điều này. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm cất giữ, bảo quản tài liệu an toàn. Kết thúc công tác phải trả lại cho bộ phận lưu trữ. 5. Khi làm việc với đối tác nước ngoài, các đơn vị phải cử cán bộ đúng chức trách. Phải ghi chép Biên bản làm việc (gồm: thành phần tham gia, nội dung chính, những vấn đề chưa giải quyết) để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc. 6. Cán bộ khi tiếp xúc với đối tác nước ngoài không được trao đổi những nội dung chuyên môn thuộc bí mật Nhà nước ngoài trách nhiệm và phải tuân thủ quy định nêu tại Khoản 1 Điều này và báo cáo với cán bộ phụ trách. 7. Cục Quản trị, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh nội bộ khi đối tác nước ngoài đến làm việc tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng đại diện Ngân hàng Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh; bố trí phương tiện đi lại phục vụ công tác đối ngoại. 52 CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 Trường hợp đối tác nước ngoài đến làm việc với Ngân hàng Nhà nước tại địa phương, Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh nội bộ. Điều 10. Quy định làm việc với đối tác nước ngoài 1. Văn phòng chịu trách nhiệm phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế và các đơn vị có liên quan lập chương trình và chuẩn bị nội dung trình Thống đốc duyệt chương trình làm việc của Thống đốc với đối tác nước ngoài trước ít nhất một ngày. 2. Thành phần tham gia chương trình làm việc với đối tác nước ngoài của Thống đốc gồm đại diện Văn phòng, Vụ Quan hệ quốc tế, cấp Vụ và chuyên viên của các đơn vị có liên quan do Thống đốc quyết định. 3. Các đơn vị được phép làm việc trực tiếp với các đối tác nước ngoài phải gửi trước cho Văn phòng chương trình, nội dung làm việc đã được Thống đốc duyệt để lên chương trình và bố trí địa điểm. Các đơn vị phải tự bố trí phiên dịch và tuân thủ quy định nêu tại Điều 9, Điều 13 của Quy chế này. 4. Trường hợp làm việc với đối tác nước ngoài có nhiều đơn vị cùng tham gia, các thành viên phải tuân thủ sự chỉ đạo của Trưởng đoàn trong việc trình bày nội dung, cung cấp tài liệu, số liệu. 5. Cán bộ được cử tham gia hoặc phục vụ cho các buổi làm việc với đối tác nước ngoài phải mặc trang phục lịch sự, đúng nghi lễ đối ngoại và phải có mặt trước ít nhất 5 phút. Điều 11. Văn thư đối ngoại 1. Văn phòng chịu trách nhiệm việc nhận, gửi, chuyển giao và theo dõi các công văn, tài liệu, điện tín đối ngoại theo các địa chỉ được xác định. 2. Các tài liệu, thư, điện bằng tiếng nước ngoài ghi tên người nhận là Ngân hàng Nhà nước hoặc đích danh Thống đốc, Phó Thống đốc do Văn phòng vào số theo dõi và chuyển cho các đơn vị liên quan xử lý, trình Thống đốc. 3. Các đơn vị được trang bị phương tiện telephone, telex, tele-fax để giao dịch đối ngoại phải sử dụng đúng mục đích. Các tài liệu, thông tin, số liệu chuyển qua Telex, Tele-fax của các đơn vị phải do Thủ trưởng đơn vị ký trực tiếp hoặc ký duyệt và mở hồ sơ lưu. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Thống đốc về nội dung tin đã chuyển đi. 4. Các điện, thư, tài liệu nước ngoài khi dịch trình Thống đốc phải có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị và có kiến nghị xử lý để Thống đốc quyết định. Điều 12. Quyết toán tài chính Trưởng đoàn (Đoàn ra), Thủ trưởng đơn vị chủ trì (đón Đoàn vào) và các cán bộ, công chức đi công tác, học tập ngoài nước, kinh phí do ngân sách nhà nước đài thọ, CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 53 trong thời gian 10 ngày làm việc, sau khi kết thúc đợt công tác, học tập phải thanh toán đầy đủ chi phí đã chi dùng trong đợt làm việc theo đúng chế độ tài chính Nhà nước quy định. Điều 13. Chế độ báo cáo Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có tham gia hoạt động đối ngoại trong kỳ phải thực hiện chế độ báo cáo như sau: 1.3 Báo cáo định kỳ: a) Trước ngày 25 tháng 6 hàng năm các đơn vị làm báo cáo sơ kết hoạt động đối ngoại 6 tháng đầu năm của đơn vị mình gửi Vụ Quan hệ quốc tế để tổng hợp thành báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm về hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc. b) Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm các đơn vị làm báo cáo tổng kết hoạt động đối ngoại trong năm của đơn vị mình gửi Vụ Quan hệ quốc tế để tổng hợp thành báo cáo tổng kết năm về hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc trước ngày 31 tháng 12. 2. Báo cáo không định kỳ Trưởng đoàn (Đoàn ra), Thủ trưởng đơn vị chủ trì (đón Đoàn vào), trong thời gian 1 tuần sau khi kết thúc đợt làm việc, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản kết quả làm việc và các đề xuất liên quan trình Thống đốc, đồng thời gửi cho Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Vụ Quan hệ quốc tế để theo dõi, tổng kết. Điều 14. Mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước 1. Vụ Quan hệ quốc tế: a) Chuẩn bị nội dung và chương trình của các đoàn thuộc các tổ chức tài chính, tiền tệ, tín dụng quốc tế và khu vực cũng như các tổ chức kinh tế đa phương, song phương, các nước, các Ngân hàng Trung ương vào làm việc với Ngân hàng Nhà nước; b) Tham gia ý kiến về nội dung, chương trình làm việc và thành phần tham gia của từng Đoàn ra theo kế hoạch được Thống đốc duyệt và Đoàn vào làm việc với Thống đốc; c) Chịu trách nhiệm bố trí phiên dịch cho Thống đốc; 3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 236/2002/QĐ-NHNN về việc sửa đổi Điều 13, Khoản 1 Quy chế quản lý hoạt động đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 237/1999/QĐ-NHNN8 ngày 08/7/1999, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 4 năm 2002. 54 CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 d) Phối hợp với Văn phòng đón, tiễn khách của Thống đốc tại sân bay, cửa khẩu; e) Phối hợp với các đơn vị liên quan sắp xếp chương trình hoạt động của các Đoàn vào theo kế hoạch được duyệt; 2. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo: a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế trình Thống đốc quyết định thành phần của Đoàn ra; b) Sau khi có ý kiến chấp thuận của Thống đốc, Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan xét cử nhân sự trình Thống đốc quyết định; 3. Văn phòng: a) Chịu trách nhiệm phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế lập và bố trí kế hoạch làm việc, tiếp xúc, đón tiếp, lễ tân khách chung của Ngân hàng Nhà nước và khách của Thống đốc; b) Làm đầu mối tổng hợp các tài liệu phục vụ cho Đoàn ra, Đoàn vào cấp Thống đốc, Phó Thống đốc, và thông báo ý kiến của Thống đốc chỉ đạo các đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu, hậu cần và các chi tiết khác phục vụ cho Đoàn; c) Chịu trách nhiệm giải quyết các thủ tục Hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, đăng ký và mua vé máy bay hoặc phương tiện khác cho các Đoàn ra, Đoàn vào Ngân hàng Nhà nước; d) Chuẩn bị quà lưu niệm, tặng phẩm cho Đoàn ra, Đoàn vào theo chế độ quy định; e) Bố trí các phương tiện đi lại, làm việc cho các Đoàn vào và Đoàn ra; f) Đón tiễn khách tại sân bay, cửa khẩu; g) Tổ chức chiêu đãi. 4. Các đơn vị khác: a) Phối hợp với Vụ Quan hệ quốc tế để trình Thống đốc xin chủ chương tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài; b) Chuẩn bị nội dung, tài liệu, chương trình làm việc khi kế hoạch được duyệt (kể cả các cuộc hội thảo, hội đàm); thông báo cho các đơn vị liên quan của phía Việt Nam (trong và ngoài Ngân hàng Nhà nước) tham dự và cùng phối hợp; c) Chịu trách nhiệm về nội dung và tổ chức thực hiện chương trình làm việc với đối tác nước ngoài; d) Báo cáo kết quả từng đợt làm việc cho Thống đốc, sao gửi cho Vụ Quan hệ quốc tế các đơn vị liên quan theo quy định; Điều 15. Thông tin tuyên truyền Vụ Quan hệ quốc tế và các Vụ, Cục khác thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Trung tâm tuyên truyền - Báo chí, Thời báo Ngân hàng tổ chức thông tin tuyên truyền hoạt động đối ngoại. CÔNG BÁO/Số 621 +622/Ngày 26-6-2014 Chương III ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 55 55 Điều 16. Việc bổ sung, sửa đổi các điều khoản trong Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định./. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 23/VBHN-NHNN XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2014 KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC Đặng Thanh Bình
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TỈNH TÂY NINH Số: 2177 /CTTNI-TTHT V/v khấu trừ thuế GTGT, CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Tây Ninh, ngày 24 tháng 6 năm 2024 chi phí được trừ, không được trừ Kính gửi: CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAI MÌ TÂY NINH (Địa chỉ: ấp Tân Hòa, xã Tân Bình, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh; Mã số thuế: 3900244565 ) Cục Thuế Tây Ninh nhận được công văn số 0224/CV-GT ngày 06/6/2024 của Công ty Cổ phần khoai mì Tây Ninh về việc Hóa đơn đầu vào của Doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế. Vấn đề này, Cục Thuế Tây Ninh có ý kiến như sau: Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng. +Tại khoản 10 Điều 1 quy định: "10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau: “Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào 1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. 2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giả trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giả đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. " - Căn cứ Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ tài chính. +Tại Điều 1 quy định: "Điều 1. Sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung 2 theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau: “3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán). 9999 Căn cứ Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN. + Tại Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: thué. “Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu 1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. " - Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; + Tại điểm e, điểm g khoản 1 Điều 4 quy định: g "Điều 4. Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ 1. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp: e) Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bản không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công 3 an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp." - Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; +Tại khoản 7, khoản 9 Điều 3 giải thích: "Điều 3. Giải thích từ ngữ 7. Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này. CƠ 9. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;... ; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp..." Căn cứ các quy định nêu trên. Trường hợp Công ty Cổ phần khoai mì Tây Ninh sử dụng hóa đơn đầu vào có cảnh báo rủi ro cao về thuế nhưng vẫn đáp ứng các quy định trích dẫn nêu trên thì được kê khai khấu trừ thuế GTGT, được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Cục Thuế Tây Ninh thông báo đến Công ty Cổ phần khoai mì Tây Ninh biết để thực hiện đúng theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật./. Nơi nhận: -Tổng cục -Như trên; Thuế (báo cáo); -BLĐ Cục Thuế; -Phòng TTKT số 1; -Phòng NV-DT-PC; -Website Cục Thuế; -Lưu: VT, TTHT(66). A CỘNG HỘ KT.CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TỈNH TÂY NINH, CÔNG CỤC TH NEA Nguyễn Thị Sang
Ngày 04/01/2024, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang nhận được Công văn số 0401/CV-AS ngày 04/01/2024 của Công ty Cổ phần Bệnh viện đa khoa An Sinh (sau đây gọi là Công ty) về việc chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho bệnh viện. Vấn đề này Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Điều 4 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính; Điều 1, Điều 2 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính. - Căn cứ điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 51 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính: "Điều 51. Thủ tục hồ sơ và trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền thuế được miễn thuế, giảm thuế 1. Các trường hợp người nộp thuế tự xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế: a) Thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế được hưởng ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế và thu nhập miễn thuế theo pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp; ... 2. Thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế: a) Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: a.1) Tờ khai quyết toán thuế; a.2) Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi; a.3) Các tài liệu liên quan đến việc xác định số thuế được miễn thuế, giảm thuế.” - Căn cứ khoản 10 Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc hội: "10. Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.” - Căn cứ khoản 6 Điều 2, khoản 1 Điều 119, khoản 1 Điều 120 Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội: “6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.” "Điều 119. Sửa đổi, bổ sung một số điều của một số luật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh 1. Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 4 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 61/2020/QH14 như sau: "10. Phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó; phần thu nhập không chia của cơ sở y tê thực hiện xã hội hóa nhưng không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phân thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lĩnh vực xã hội hóa khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.” ” "Điều 120. Hiệu lực thi hành 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, ...” Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế trả lời theo nguyên tắc như sau: Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thì đối với phần thu nhập không chia để lại để đầu tư phát triển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, là khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Phần thu nhập không chia được miễn thuế TNDN là thu nhập trước thuế, do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tự xác định và tính trừ khi xác định thu nhập tính thuế theo quy định; khi quyết toán thuế TNDN kê khai vào chỉ tiêu “Thu nhập miễn thuế” trên Tờ khai mẫu số 03/TNDN Ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; về hạch toán kế toán đề nghị Công ty nghiên cứu, thực hiện theo chế độ kế toán mà đơn vị đang áp dụng. Việc miễn thuế TNDN đối với phần thu nhập không chia của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng kể từ thời điểm Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH 15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội có hiệu lực thi hành, từ ngày 01/01/2024. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang trả lời để Công ty biết, thực hiện đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ____________________ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Căn cứ Nghị định số: 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số: 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Quyết định số: 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo; Căn cứ Thông tư liên tịch số: 37/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số: 708/TTr-LĐTBXH ngày 07 tháng 5 năm 2018. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 6 năm 2018. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     QUY ĐỊNH Điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn) ____________________ Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy định này quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các phòng, đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Trưởng phòng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi chung là Trưởng phòng). 2. Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng). 3. Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi chung là Trưởng, Phó các đơn vị sự nghiệp). 4. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội). 5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh nêu trên. Điều 3. Vị trí, chức trách 1. Trưởng phòng: Là người đứng đầu các phòng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phòng được giao phụ trách. Khi Trưởng phòng đi vắng thì ủy quyền cho Phó Trưởng phòng điều hành các hoạt động của Phòng. 2. Phó Trưởng phòng: Là cấp phó của người đứng đầu các Phòng thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chịu trách nhiệm giúp Trưởng phòng phụ trách, theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thực hiện điều hành các hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. 3. Giám đốc đơn vị sự nghiệp: Là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được giao phụ trách. Khi Giám đốc đi vắng thì ủy quyền cho Phó Giám đốc điều hành các hoạt động của đơn vị. 4. Phó Giám đốc đơn vị sự nghiệp: Là cấp phó của người đứng đầu các đơn vị, chịu trách nhiệm giúp Giám đốc đơn vị sự nghiệp, chịu trách nhiệm trước Giám đốc đơn vị sự nghiệp và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; điều hành các hoạt động của đơn vị khi được ủy quyền. 5. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Là người đứng đầu các Phòng và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Khi Trưởng phòng đi vắng thì ủy quyền cho Phó Trưởng phòng điều hành các hoạt động của Phòng. 6. Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cấp phó của người đứng đầu các Phòng, chịu trách nhiệm giúp Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng. Thực hiện điều hành các hoạt động của Phòng khi được Trưởng phòng ủy quyền. Điều 4. Nguyên tắc áp dụng các điều kiện, tiêu chuẩn 1. Điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh nêu trong Quy định này là căn cứ để Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố xem xét thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển các chức danh Trưởng, Phó các Phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố. 2. Công chức, viên chức khi được xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng, Phó các Phòng, đơn vị thuộc Sở, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh theo Quy định này, đồng thời phải đảm bảo các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, đúng thẩm quyền, quy trình, thủ tục quy định. Chương II ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CHUNG Điều 5. Điều kiện, tiêu chuẩn chung đối với Trưởng, Phó các Phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: a) Có tinh thần yêu nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương nơi công tác và nơi cư trú; b) Có lối sống giản dị, lành mạnh, trong sáng. Không vi phạm quy định của Đảng, Nhà nước và những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; c) Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; d) Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm cá nhân; có tinh thần tích cực, nghiêm túc trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. 3. Năng lực: a) Có năng lực tham mưu cho lãnh đạo về xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực đảm nhiệm; đề xuất giải pháp, biện pháp để tổ chức thực hiện các công việc được phân công; có kỹ năng soạn thảo và xử lý văn bản; báo cáo sơ kết, tổng kết; b) Có năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ được giao thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành; c) Có khả năng xây dựng khối đoàn kết nội bộ, quản lý, tổ chức đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong Phòng, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; d) Có khả năng phối hợp hoặc tham gia thực hiện các nội dung có liên quan đến công việc đang đảm nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của Phòng, đơn vị. 4. Hiểu biết: a) Nắm vững các văn bản pháp luật về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao và các văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành; b) Hiểu biết sâu về nghiệp vụ quản lý thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; có kinh nghiệm tổ chức, quản lý, điều hành; c) Am hiểu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; có khả năng dự báo tình hình và xu thế phát triển chung của ngành. 5. Về trình độ: a) Chuyên môn: Tốt nghiệp đại học trở lên; b) Có chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên trở lên; c) Ngoại ngữ: Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số: 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 06 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; d) Tin học: Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số: 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 6. Về sức khỏe Có đủ sức khoẻ để tham gia công tác theo quy định. 7. Về tuổi đời Công chức được bổ nhiệm lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ. Riêng Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ). Trường hợp cán bộ, công chức đã thôi giữ chức vụ lãnh đạo, sau một thời gian công tác nếu được xem xét để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, thì điều kiện về tuổi thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu. Điều 6. Điều kiện khác Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện chung và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể cho từng chức danh theo quy định này thì công chức, viên chức còn phải đảm bảo tiêu chuẩn của người cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Thanh tra, các văn bản hiện hành có liên quan và các quy định của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Chương III ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN CỤ THỂ Điều 7. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể của Trưởng các Phòng, Giám đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn chung tại Điều 5 Quy định này. 2. Điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác: a) Am hiểu sâu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao; b) Có khả năng chủ trì nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao; tổ chức triển khai, hướng dẫn theo dõi kiểm tra công tác nghiệp vụ, các chương trình công tác cho cấp dưới và các đơn vị có liên quan; c) Có khả năng tổng hợp phát huy trí tuệ, sức mạnh của tập thể công chức, viên chức, người lao động trong Phòng, đơn vị, phát huy tính năng động, chủ động sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất các biện pháp công tác với tập thể lãnh đạo Phòng, đơn vị đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác được phân công, đảm bảo thời gian và chất lượng công việc; d) Có khả năng dự báo tình hình và xu thế phát triển chung của ngành; khả năng hoạch định chiến lược trong lĩnh vực được phân công phụ trách. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị. Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể của Phó Trưởng phòng các Phòng, Phó Giám đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn chung tại Điều 5 Quy định này. 2. Điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác. a) Am hiểu sâu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao; b) Có khả năng chủ trì nghiên cứu, phối hợp, tham mưu xây dựng và tổ chức chỉ đạo triển khai, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao; c) Có năng lực tham mưu, tổng hợp, xây dựng phương án, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; phát huy trí tuệ, sức mạnh của tập thể; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; d) Có khả năng dự báo tình hình và xu thế phát triển chung của ngành; khả năng hoạch định chiến lược trong lĩnh vực được phân công phụ trách. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị trở lên; Điều 9. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể đối với Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn chung tại Điều 5 Quy định này. 2. Điều kiện, tiêu chuẩn về nghiệp vụ, năng lực công tác. a) Am hiểu sâu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao; b) Có khả năng chủ trì nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao; tổ chức triển khai, hướng dẫn theo dõi kiểm tra công tác nghiệp vụ, các chương trình công tác cho cấp dưới và các đơn vị có liên quan; d) Có khả năng xây dựng, tổng hợp, phát huy trí tuệ, sức mạnh của tập thể; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đ) Có khả năng dự báo tình hình và xu thế phát triển chung của ngành; khả năng hoạch định chiến lược trong lĩnh vực được phân công phụ trách. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Có đủ tiêu chuẩn theo Khoản 3, Điều 8 Quy định này. Điều 10. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể đối với Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 1. Đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn chung tại Điều 5 Quy định này. 2. Điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác. a) Am hiểu sâu tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước; nắm vững các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao; b) Có khả năng chủ trì nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chuyên đề thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao; tổ chức triển khai, hướng dẫn theo dõi kiểm tra công tác nghiệp vụ, các chương trình công tác cho cấp dưới và các đơn vị có liên quan; c) Có khả năng xây dựng, tổng hợp, phát huy trí tuệ, sức mạnh của tập thể; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; d) Có khả năng dự báo tình hình và xu thế phát triển chung của ngành; khả năng hoạch định chiến lược trong lĩnh vực được phân công phụ trách. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng. Có đủ tiêu chuẩn theo Khoản 3, Điều 8 Quy định này. Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 11. Điều khoản chuyển tiếp Đối với những trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý đã thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trước khi Quyết định này có hiệu lực nhưng chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Quyết định này thì cơ quan, đơn vị sử dụng có trách nhiệm cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng để đạt điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định. Điều 12. Trách nhiệm thi hành 1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra thực hiện Quy định này. 2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Phòng, đơn vị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) xem xét bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
Ngày 24/11/2023, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh nhận được công văn số 01/CV ngày 23/11/2023 của Công ty TNHH Công nghệ Lãng Áo Việt Nam (sau đây gọi tắt là “Công ty”) đề nghị hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn đối với nguyên vật liệu sử dụng trong công trình xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất, về vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh có ý kiến như sau: Tại Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 (được sửa đổi tài khoản 50 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính) quy định về tờ khai hải quan: “Điền 74. Quy định chung đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX 1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan: b) Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa đế xây dựng công trình, phục vụ cho điều, hành hộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX; Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa. Tại khoản 1 Điều 4 và điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ- CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: “Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ 1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. …   Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn 4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau: …           c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. ” Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn Công ty như sau: Trường họp Công ty có hoạt động thi công xây dựng công trình cho doanh nghiệp chế xuất thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền, theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Trường hợp Công ty xuất nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động thi công, xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất, nếu không phải là hoạt động bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì Công ty không phải lập hóa đơn GTGT theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Việc Công ty xuất nguyên vật liệu để phục vụ hoạt động thi công xây dựng công trình cho doanh nghiệp chế xuất có phải mở tờ khai hải quan hay không, đề nghị Công ty liên hệ với Cơ quan Hải quan để được hướng dẫn chi tiết theo thẩm quyền. Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh hướng dẫn để Công ty biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có điều gì vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế - số điện thoại: 0222.3822347) để được hướng dẫn và giải đáp
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ Số: 3356 /QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Thanh Hoá, ngày 20 tháng 9 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Hội khoẻ Phù Đổng tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI năm 2023 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019; Căn cứ Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định hoạt động thể thao trong nhà trường; Căn cứ Quyết định số 2247/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020; Căn cứ Thông báo số 308/TB-BGDĐT ngày 15 tháng 05 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chuyển thời gian tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2020 sang năm 2021 và điều chỉnh một số nội dung Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X; Công văn số 4354/BGDĐT-GDTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chuyển thời gian tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2021 sang năm 2024, Căn cứ Kế hoạch số 1304/BGDĐT-GDTC ngày 04 tháng 8 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024; Căn cứ Kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2023 của UBND tỉnh về việc Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI năm 2023 và tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2867/TTr-SGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI năm 2023, gồm các ông (bà) có tên sau: 1. Trưởng Ban Chỉ đạo: 2 Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. 2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: - Ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thường trực Ban Chỉ đạo; - - Ông Nguyễn Duy Tự, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; - Bà Bùi Thị Thanh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. 3. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo: - Mời Ông Nguyễn Ngọc Túy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; - Mời Bà Phùng Tố Linh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn; - Ông Hoàng Văn Thi, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; - Ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; - Ông Phạm Việt Bắc, Phó Giám đốc Sở Tài chính; - Ông Vũ Đức Kính, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Ông Nguyễn Hữu Mạnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh; - Ông Đỗ Thái Hòa, Phó Giám đốc Sở Y tế; - Ông Lê Văn Nam, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền Thông; - Bà Mai Việt Hà, Phó Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình; - Bà Phạm Thị Việt Nga, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; Ông Đàm Văn Long, Giám đốc Trung tâm huấn luyện và thi đấu Thể dục-Thể thao tỉnh. 4. Tổ Thư ký giúp việc: - Ông Đỗ Xuân Huy, Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tổ trưởng; - Ông Nguyễn Xuân Sơn, Chuyên viên Phòng Văn hóa-Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh; - Bà Tô Thị Hồng, Chuyên viên Phòng Văn hóa-Xã hội, Văn phòng UBND tỉnh; - Ông Nguyễn Bá Thịnh, Trưởng phòng Quản lý Thể dục-Thể thao, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - - Ông Trịnh Văn Tuấn, Phó Chánh Văn phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo; Ông Trịnh Trọng Nam, Phó Trưởng Phòng Giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo; 3 Ông Phạm Anh Giang, Phó Trưởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo; - Bà Trương Thị Vân Anh, Chuyên viên Phòng Kế hoạch-Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo. Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo. 1. Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thành công Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Thanh Hóa lần thứ XI năm 2023; tuyển chọn vận động viên và chuẩn bị các điều kiện tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Tổ Thư ký có nhiệm vụ tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo công tác tổ chức Hội khỏe Phù Đổng, chuẩn bị nội dung các cuộc họp và triển khai thực hiện theo nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. 3. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do Trưởng Ban phân công; Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, được hưởng chế độ theo quy định hiện hành của Nhà nước và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.. Nơi nhận: - Như Điều 3 Quyết định; - Bộ Giáo dục và Đào tạo (để b/c); - Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c); - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - CVP, các PCVP UBND tỉnh; - Luu: VT, VX. NHAN BAN DAN CHỦ TỊCH TINH THANA чешь Đỗ Minh Tuấn
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Só: 2499/TCT-CS V/v giải đáp chính CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2024 sách tiền thuê đất. Kính gửi: Công ty TNHH Đạt Tiến. (Đ/c: Đảo Ngọc, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) Trả lời Công văn số 05/CV-ĐT ngày 26/03/2024 của Công ty TNHH Đạt Tiến về xác định lại số tiền thuê đất phải nộp. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: - - Tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1387/2005/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ xử lý các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định: “2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a) Tự rà soát, đình chỉ việc thi hành, đồng thời bãi bỏ, hủy bỏ ngay các quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư trái pháp luật đã ban hành chưa được nêu trong Danh mục tại phụ lục I kèm theo Quyết định này” định: - Tại điểm a, khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy “Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế 1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm: a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế.” " Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp người nộp thuế đã được cơ quan chức năng ưu đãi vượt khung thì phải hủy bỏ ưu đãi vượt khung trái pháp luật và phải nộp tiền truy thu tiền thuê đất theo quy định khoản 2 Điều 2 Quyết định số 1387/2005/QĐ-TTg ngày 29/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế. LuatVietnam Tiện ích văn bản luật 2 Đề nghị Công ty TNHH Đạt Tiến liên hệ với cơ quan chức năng tại địa phương để được hướng dẫn thực hiện. Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH Đạt Tiến được biết./. Nơi nhận: - - Như trên; - Phó TCTr Đặng Ngọc Minh (để b/c); - Cục QLCS– BTC; Cục QLGSCS thuế, phí và lệ phí- BTC; - - - Vụ Pháp chế - TCT; Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để biết; Website TCT; - Lưu VT, CS (03b) thá (لازم3) TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH TAPHỦ VỤ TRƯỞNG * 08 TỔNG CỤC THU Hoàng Thị Hà Giang 3066 LuatWietnam Tiện ích văn bản luật D
- - THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số : 4744/QĐ - TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại Tờ trình số 4049/TTr-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2013 và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại Tờ trình số 1636/TTr-BTĐKT ngày 03 tháng 9 năm 2013, WW 2013, Trung tro QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 04 tập thể và 03 cá nhân thuộc Thành phố Hồ Chí Minh (có danh sách kèm theo), đã có nhiều thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và các tập thể, cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận : - Ban Thi đua - Khen thưởng TW; Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; - Ban Thi đua- Khen thưởng TPHCM; - VPCP: PCN Phạm Viết Muôn, Cổng TTĐT; - Lưu: Văn thư, TCCV ( 3b), Lệ (4 b). UONG ☑ THỦ TƯỚNG Ô HỦ TƯỚNG NH Luatie nam Nguyễn Xuân Phúc DANH NG ĐƯỢC TẶNG BẰNG KHEN (Ban hành kèm theo Quyết định CHW .Ẻ, CÁ NHÂN - THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TTg ngày 25 tháng 9 năm 2013 . Chính phủ) 1. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý và Kinh doanh chợ Nông sản Thủ Đức, Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh, Đã có thành tích trong xây dựng chợ văn minh thương nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm qua, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 2. Ban Quản lý Khu tưởng niệm các vua Hùng, Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh; 3. Phòng Kế toán - Tài vụ, Ban Quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh, Đã có thành tích trong công tác giữ gìn, phục dựng Di tích văn hóa lịch sử dân tộc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. ăn xuất than thu vào sản n 4. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Xây dựng Dịch vụ Hoàng Nam, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 5. Ông Dương Quốc Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất Thương mại Xây dựng Dịch vụ Hoàng Nam, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Đã có thành tích trong việc phát triển dịch vụ thương mại và công tác xã hội từ thiện từ năm 2008 đến năm 2012, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 6. Hòa thượng Thích Thanh Sơn, Trưởng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; 7. Đại đức Thích Minh Hiếu, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ Quận 1, Phó Trưởng Ban bảo trợ nhân đạo Hội Chữ thập đỏ Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Đã có thành tích trong công tác xã hội từ thiện từ năm 2008 đến năm 2012, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.. Luatlielnam
# BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Số: 11290/BGTVT-CYT V/v: Tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trên các đoàn tàu nội địa chở khách thường lệ *Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2021* Kính gửi: - Cục Đường sắt Việt Nam; - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; - Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt. Qua 02 tuần thực hiện khôi phục các đoàn tàu chở khách thường lệ, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và cơ bản kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Để từng bước hoàn thiện quy trình tổ chức vận chuyển và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi tàu, hiện nay, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang tích cực phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để thống nhất việc trích xuất thông tin di chuyển nội địa của hành khách qua ứng dụng PC-COVID. Trong giai đoạn trước mắt, để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh khi khai thác các đoàn tàu nội địa chở khách, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai các nội dung như sau: ### 1. Đối với hành khách: - Tiếp tục thực hiện các tiêu chuẩn, điều kiện về hành khách tại khoản 1 Mục V tại Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng, an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 ban hành Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT (trừ việc phải hoàn thành Bản cam kết tại Phụ lục 1). - Tuân thủ 5K; thực hiện khai báo điện tử (Khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-COVID) hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo hướng dẫn của nhân viên đường sắt tại ga đường sắt. - Cung cấp thông tin theo Mẫu phiếu thông tin cho hành khách tham gia chuyến tàu kèm theo công văn này cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt (Mẫu được đăng tải trên Website/App của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam hoặc kê khai tại ga làm thủ tục kiểm soát vé trước khi lên tàu); - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các thông tin khai báo. ### 2. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt: - Yêu cầu, chủ động hướng dẫn hành khách thực hiện khai báo điện tử (Khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-COVID); trường hợp hành khách chưa thực hiện khai báo, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt có trách nhiệm bố trí nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách cài đặt, khai báo trên ứng dụng PC-COVID hoặc các hình thức phù hợp khác trước khi lên tàu. - Yêu cầu hành khách cung cấp hoặc kê khai thông tin theo Mẫu phiếu thông tin cho hành khách tham gia chuyến tàu trước khi hành khách vào ga để lên tàu. Tổng hợp danh sách hành khách đến theo từng địa phương để thông báo cho địa phương có hành khách đến cư trú, lưu trú sau chuyến đi. Lưu trữ thông tin của hành khách để phục vụ công tác - Có trách nhiệm đăng tải Mẫu phiếu thông tin hành khách kèm theo công văn này trên Website/App của đơn vị và cung cấp Mẫu này tại ga làm thủ tục kiểm soát vé trước khi vào ga lên tàu. Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng đường sắt có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến điều kiện đi lại bằng đường sắt cho hành khách, hướng dẫn khách mua vé, kê khai các thông tin liên quan theo quy định. - Tiếp tục thực hiện các yêu cầu khác tại khoản 6 Mục V tại Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng, an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT (trừ việc tiếp nhận mẫu cam kết của hành khách và lưu trữ bản cam kết của hành khách). - Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục thực hiện các yêu cầu được quy định tại Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải đường sắt thích ứng, an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT. - Cục Đường sắt Việt Nam: - Chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các đơn vị có liên quan tiếp tục bố trí bộ phận tổ chức tiếp nhận thông tin hành khách và thông báo tới đầu mối tiếp nhận tại các địa phương đến trước khi chuyến tàu khởi hành. - Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nội dung tại văn bản này. Tăng cường theo dõi, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được quy định tại Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT và các nội dung tại văn bản này đảm bảo các chuyến tàu được khai thác an toàn, không xảy ra tình trạng ùn ứ hành khách tại các nhà ga đường sắt, đảm bảo hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có). - Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khác được quy định tại Quyết định số 1839/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ GTVT. >Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện từ 23h00 ngày 26/10/2021 cho đến khi có thông báo mới./. --- Nơi nhận: - Như trên; - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo); - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành (để báo cáo); - BCĐ Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 (để báo cáo); - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng; - Các Bộ: Y tế, TTTT; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Vụ Vận tải; - Văn phòng Bộ; - Cổng TTĐT của Bộ; - Lưu: VT, CYT (Thu). # MẪU PHIẾU THÔNG TIN HÀNH KHÁCH THAM GIA CHUYẾN TÀU ## (Ban hành kèm theo Công văn số /BGTVT-CYT ngày tháng năm 2021) |STT|HỌ VÀ TÊN|SỐ HIỆU CHUYẾN TÀU|NGÀY KHỞI HÀNH|SỐ ĐIỆN THOẠI|ĐỊA CHỈ NƠI ĐI (ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xóm/xã, phường/quận, huyện, thị xã/tỉnh, thành phố)|ĐỊA CHỈ NƠI ĐẾN (ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xóm/xã, phường/quận, huyện, thị xã/tỉnh, thành phố)|CHỮ KÝ| |:---:|:---:|:---:|:---:|:---:|:---:|:---:|:---:| |1|||||||| |2|||||||| |3|||||||| |4|||||||| |5|||||||| |6|||||||| |...|||||||| *Phiếu thông tin này có thể thực hiện theo khách đoàn, nhóm, gia đình,...*
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀPHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ____________ Số: 637/BNN-HTQT V/v: Liên quan đến việc Cấp giấy phép cho tổ chức RECOFTC CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________________ HàNội, ngày 10tháng03năm2011 Kính gửi: Ủy ban công tác về các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài. Phúc đáp công văn số 68/UB-CV ngày 15/02/2011 của Ủy Ban công tác về các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài về việc cấp Giấy phép hoạt động của tổ chức Regional Community Forest Training Center for Asia and the Pacific (tên viết tắt: RECOFTC), quốc tịch Thái Lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin cung cấp một số thông tin liên quan đến tổ chức RECOFTC như sau: Từ năm1987, Việt Namđã thamgia ký Hiến chương thành lập tổ chức RECOFTC và là thành viên Ban Giámđốc của tổ chức này từ đó đến nay. Sau khi được Chính phủ giao giữ vai trò là đầu mối về hoạt động của tổ chức này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Tổng cục Lâmnghiệp (trước đây là Cục Lâmnghiệp) là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệmtheo dõi, xúc tiến các hoạt động hợp tác với tổ chức RECOFTC. Từ khi thành lập năm1987, Việt Namđã cử nhiều cán bộ quản lý và kỹ thuật sang thamdự các khóa đào tạo tại RECOFTC, qua đó đã góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ lâmnghiệp Việt Nam. Năm 2005, RECOFTC đã trở thành thành viên chính thức của Đối tác hỗ trợ ngành lâmnghiệp (FSSP) – một đối tác giữa Chính phủ Việt Namvà 25 đối tác quốc tế camkết hỗ trợ cho ngành lâmnghiệp. Hiện nay, Tổ chức RECOFTC đã có nhiều hoạt động tại Việt Namnhư trong thông tin của tổ chức gửi kèm. Năm2006, được sự nhất trí của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNTnhằmđẩy mạnh hợp tác giữa lâm nghiệp Việt Namvà RECOFTC, Cục Lâmnghiệp đã ký Văn bản Thỏa thuận hợp tác với RECOFTC – văn bản này đang được hai bên xemxét và điều chỉnh với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nâng cao năng lực về quản lý rừng, lâmnghiệp cộng đồng, vai trò của cộng đồng trong việc thực hiện các sáng kiến về REDD tại Việt Nam. Tổng cục Lâmnghiệp cũng đang phối hợp với tổ chức RECOFTC xây dựng một số đề xuất dự án mới về lâmnghiệp cộng đồng gửi đến các nhà tài trợ nhằmtìmkiếmnguồn kinh phí thực hiện để triển khai các đề xuất đã nêu trong Văn bản thỏa thuận hợp tác. Trên cơ sở những kết quả hợp tác với tổ chức RECOFTC, Bộ Nông nghiệp và PTNThoàn toàn ủng hộ việc cấp phép hoạt động cho tổ chức RECOFTC tại Việt Namtheo quy định hiện hành của Nhà nước. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT, HTQT(NM03). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 5373/VPCP-CN V/v hoạt động Cảng hàng không quốc tế Cần thơ và Cảng biển Cần Thơ. Kính gửi: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2024 - Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Tài chính; - Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ. Xét báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ (tại văn bản số 2944/UBND-KT ngày 17 tháng 7 năm 2024), của Bộ Giao thông vận tải (tại văn bản số 7465/BGTVT-VT ngày 12 tháng 7 năm 2024), của Bộ Quốc phòng (tại văn bản số 2534/BQP-TM ngày 03 tháng 7 năm 2024) về tình hình hoạt động của Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng biển Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến như sau: Các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ; Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ chủ động phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư, tăng cường khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và Cảng biển Cần Thơ theo đúng quy định của pháp luật. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng - 9 năm 2024. Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./. Nơi nhận - Như trên; - TTgCP, PTTg Trần Hồng Hà (để b/c); - Các Bộ: GTVT, TC, QP; - UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; UBND Tp Cần Thơ; - VPCP: BTCN, các PCN: Cao Huy, Nguyễn Sỹ Hiệp, TGĐ Cổng TTĐT, Trợ lý TTg, các Vụ: KTTH, ĐMDN, NN; - Lưu: VT, CN (2) LTS. 6 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM NCH & AN PCHINH AHO Cao Huy.
BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃHỘI ******** Số: 2491/LĐTBXH-LĐVL V/vCơquancóthẩmquyềngiải quyết Chínhsáchđối với người laođộng trongCPHDNNN CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** HàNội, ngày 27tháng7năm2004 Kính gửi: Công ty Cổ phần Thiết bị thuỷ lợi Trả lời công văn số 157/CV/CT-TCHC ngày 19/7/2004 của công ty về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau: 1. Vấn đề Quý công ty hỏi đã được quy định tại Điều 1, điểmc Điều 4, Điều 10 của Quyết định số 174/2002/NĐ-CP ngày 02/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Theo đó thì Tổng công ty Cơ điện xây dựng nông nghiệp và Thuỷ lợi phải có trách nhiệmbáo cáo giải trình về việc không có nguồn thu để xin điều hoà từ quỹ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương. 2. Về phía doanh nghiệp (công tư cổ phần Thiết bị Thuỷ lợi): theo quy định tại Điều 14 của quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Quyết định 76/2003/QĐ-BTC ngày 28/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì: “các doanh nghiệp thuộc đối tượng được quỹ sắp xếp doanh nghiệp hỗ trợ chủ động xây dựng phương án và lập hồ sơ trình cơ quan có thẩmquyền xemxét, phê duyệt và gửi cơ quan quản lý Quỹ để thực hiện cấp kinh phí hỗ trợ”. Đề nghị công ty nghiên cứu kỹ các văn bản nói trên, làmđầy đủ các thủ tục theo hướng dẫn để nhận được kinh phí hỗ trợ./. K/T BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀXÃHỘI VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM Nguyễn Đại Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Số: 1386 /QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Lai Châu, ngày 30 tháng 8 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lai Châu CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ- CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Căn cứ Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Quyết định số 1339/QĐ-UBND, ngày 18/8/2023 của UBND tỉnh Lai Châu về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu; 2 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1861/TTr-SNN ngày 25 tháng 8 năm 2023. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 01 Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư bằng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lai Châu. (Có Phụ lục chi tiết kèm theo) Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Giao Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ quy trình ban hành kèm theo Quyết định này thiết lập, tin học hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Lai Châu tại địa chỉ https://dichvucong.laichau.gov.vn. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục KSTTHC - Văn phòng Chính phủ; - Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c); - Văn phòng UBND tỉnh: V1, V4, CB; - VNPT Lai Châu (để p/h); - Lưu: VT, KS. NHAN BAN A በ DAN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH TINH CHAU Tống Thanh Hải Phụ lục: QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH LAI CHÂU. (Kèm theo Quyết định số: Tên TT Thủ tục hành chính * /QĐ-UBND ngày tháng năm 2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu) Quy trình nội bộ giải quyết TTHC Thời gian thực hiện: 20 ngày đối với chương trình đầu tư công Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thời gian: 1/2 ngày Phòng Quản lý các CTTL và NSNT (xử lý hồ sơ) * Thời gian: 12 ngày Lãnh đạo Chi cục (thẩm định) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo Sở (Ký duyệt) * Thời gian: 1/2 ngày tu Tổ chức, cá nhân Quyết định đầu chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ 1 quản Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trả kết quả Văn thư Sở NN&PTNT (Phát hành) * Thời gian: 1/2 ngày Văn thư VP UBND tỉnh (Vào sổ đến) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo VP UBND tỉnh (phân công) * Thời gian: 1/2 ngày Văn thư VP UBND tỉnh (Vào sổ, đóng dấu, phát hành) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo UBND tỉnh (Ký, phê duyệt) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo VP UBND tỉnh (thẩm định) * Thời gian: 1/2 ngày Chuyên viên VP UBND tỉnh (xử lý văn bản) * Thời gian: 3,5 ngày TT Tên Thủ tục hành chính * Quy trình nội bộ giải quyết TTHC Thời gian thực hiện: 15 ngày đối với nhóm A Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh * Thời gian: 1/2 ngày Phòng Quản lý các CTTL và NSNT (xử lý hồ sơ) * Thời gian: 7,5 ngày Lãnh đạo Chi cục (thẩm định) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo Sở (ký duyệt) * Thời gian: 1/2 ngày Tổ chức, cá nhân Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trả kết quả Văn thư Sở NN&PTNT (Phát hành) * Thời gian: 1/2 ngày Văn thư VP UBND tỉnh (vào sổ đến) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo VP UBND tỉnh (phân công) * Thời gian: 1/2 ngày Văn thư VP UBND tỉnh (Vào sổ, đóng dấu, phát hành) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo UBND tỉnh (Ký, phê duyệt) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo VP UBND tỉnh (thẩm định) * Thời gian: 1/2 ngày Chuyên viên VP UBND tỉnh (xử lý văn bản) * Thời gian: 03 ngày 3 TT Tên Thủ tục hành chính * Quy trình nội bộ giải quyết TTHC Thời gian thực hiện: 10 ngày đối với nhóm B,C Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh * Thời gian: 1/2 ngày Phòng Quản lý các CTTL và NSNT (xử lý hồ sơ) Lãnh đạo Chi cục (thẩm định) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo Sở (ký duyệt) * Thời gian: 1/2 ngày Tổ chức, cá nhân Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh trả kết quả * Thời gian: 3,5 ngày Văn thư Sở NN&PTNT (phát hành) * Thời gian: 1/2 ngày Văn thư VP UBND tỉnh (vào sổ đến) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo VP UBND tỉnh (phân công) * Thời gian: 1/2 ngày Văn thư VP UBND tỉnh (Vào sổ, đóng dấu, phát hành) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo UBND tỉnh (Ký, phê duyệt) * Thời gian: 1/2 ngày Lãnh đạo VP UBND tỉnh (thẩm định) * Thời gian: 1/2 ngày Chuyên viên VP UBND tỉnh (xử lý văn bản) * Thời gian: 02 ngày
BỘ XÂYDỰNG _______ Số: 19/BXD-VLXD V/vxác nhậntêngọi khoángsản CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______ HàNội, ngày 20tháng8năm2018 Kính gửi: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu-Dịch vụ Đầu tư Việt Nam Bộ Xây dựng nhận được công văn số 106/VIC.18 ngày 06/8/2018 của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu- Dịch vụ Đầu tư Việt Nam(viết tắt Vicosimex) về việc xác nhận tên gọi khoáng sản. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu-Dịch vụ Đầu tư Việt Namđược Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 604/GP-BTNMTngày 24/3/2008, trong đó khoáng sản ghi trong Giấy phép là cát thạch anh. Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BXD ngày 29/06/2018 về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làmvật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng xác nhận khoáng sản cát thạch anh của Công ty Vicosimexcó tên gọi khác là cát trắng hay cát trắng silic. Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về việc xác nhận tên gọi khoáng sản của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu-Dịch vụ Đầu tư Việt Nam./. Nơi nhận: - Như trên; - Thứ trưởng (Nguyễn Văn Sinh để b/c) - Tổng cục Hải quan; - Lưu: VT, VLXD. TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ VẬT LIỆU XÂYDỰNG PhạmVăn Bắc
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 4293 /TTg-QHQT V/v phê duyệt danh mục Dự án do GEF tài trợ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2012 Kính gửi: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Bộ Tài chính; - Bộ Ngoại giao; - Bộ Tư pháp; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 6140/BKHĐT- KTĐN ngày 16 tháng 8 năm 2012, ý kiến của Bộ Tài chính (công văn số 8841/BTC-QLN ngày 03 tháng 7 năm 2012), của Bộ Tài nguyên và Môi trưởng (công văn số 2045/BTNMT-HTQT ngày 18 tháng 6 năm 2012), của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (công văn số 3700/NHNN-HTQT ngày 19 tháng 6 năm 2012), Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Phê duyệt danh mục Dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc” do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại là 3.400.000 USD như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản trên. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến các cơ quan, hoàn thiện Văn kiện dự án; tiến hành thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện Dự án theo đúng quy định hiện hành. 3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký kết với ADB Hiệp định tài trợ cho Dự án theo quy định. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho GEF, ADB và UNDP biết quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ để phối hợp thực hiện.. Nơi nhận - Như trên; - TTg CP, các PTTg; - VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý TTg các Vụ: KTN, TH, TKBT, Cổng TTĐT, - Lưu: VT, QHQT (3). TƯƠNG KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG N THU Hoàng Trung Hải
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ __________ Số: 2280/VPCP-NN V/v: Kiểm tra, đánh giá nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2020    Kính gửi: - Bộ Công Thương; - Bộ Tài chính; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 23 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo về đảm bảo an ninh lương thực trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 tại Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23 tháng 3 năm 2020; xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại văn bản số 2101/BCT-XNK ngày 24 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến như sau: 1. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo; trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định của Luật quản lý ngoại thương, Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và các quy định pháp luật khác có liên quan, trước ngày 28 tháng 3 năm 2020. 2. Trong khi chờ báo cáo đánh giá của Đoàn kiểm tra liên ngành, yêu cầu: tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới; đối với hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết theo đúng quy định của pháp luật sẽ được xử lý cụ thể sau khi nghe Đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo. Bộ Công Thương và các bộ, ngành cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu vừa qua. 3. Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đảm bảo cung ứng gạo cho nhân dân trong nước trong bổi cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh hiện nay. Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.   Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - Ủy ban QL vốn Nhà nước tại DN; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH; - Lưu: VT, NN (3), Tuynh. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM Mai Tiến Dũng  
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 578/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015   QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÀM PHÁN HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ------------ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 6 năm 2005; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Tờ trình số 3970/TTr-BCT ngày 23 tháng 4 năm 2015 về dự thảo Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Đàm phán Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Điều 2. Bộ Công Thương thành lập đoàn đàm phán liên ngành để đàm phán Hiệp định này do đại diện Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn đàm phán; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thống nhất nội dung và tiến hành các thủ tục đàm phán với phía Lào theo quy định. Điều 3. Bộ Ngoại giao làm thủ tục ủy quyền cho Trưởng đoàn đàm phán theo quy định./.   Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; - Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Công an, Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các vụ: KTTH, KTN, NC, V.I, PL, TH, HC; - Lưu: VT, QHQT (3). HQ. KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc  
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - THANH TRA CHÍNH PHỦ - BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG ----------------- Số: 02/2012/TTLT-VKSTC-TTCP-BCA-BQP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2012     THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN THANH TRA, CƠ QUAN ĐIỀU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG VIỆC PHÁT HIỆN, ĐIỀU TRA, XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM DO CƠ QUAN THANH TRA KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 10 tháng 12 năm 2003; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ngày 02 tháng 4 năm 2002; Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 20 tháng 8 năm 2004; Để nâng cao hiệu quả và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thống nhất quy định như sau: Điều 1. Về phạm vi quan hệ phối hợp Thông tư này quy định về mối quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; trao đổi thông tin về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm. Điều 2. Quan hệ, phối hợp trong việc trao đổi thông tin về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm 1. Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng ngành, theo quy định của pháp luật có trách nhiệm thường xuyên quan hệ, phối hợp để trao đổi, cung cấp cho nhau thông tin về tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm đã được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, điều tra và kiểm sát điều tra; kịp thời trao đổi thông tin, kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra về những vụ việc, những lĩnh vực trọng điểm mà Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cùng quan tâm. Đối với những vụ việc Cơ quan thanh tra đã tiến hành thanh tra nhưng không kiến nghị khởi tố, nếu có căn cứ cho thấy cần phải tiếp tục xác minh làm rõ, thì Cơ quan thanh tra có công văn đề nghị Cơ quan điều tra phối hợp để xác minh làm rõ thêm. 2. Đối với các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ đến Cơ quan điều tra, nếu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì sau khi Cơ quan điều tra kết luận điều tra, Viện kiểm sát có Cáo trạng truy tố; Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố biết. Điều 3. Quan hệ phối hợp trong việc xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố 1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu Cơ quan thanh tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm với đầy đủ tài liệu, chứng cứ, thì Cơ quan thanh tra chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm hoặc tài liệu, chứng cứ và hồ sơ vụ việc đó kèm theo kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự. 2. Trong trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện và kết luận sau khi kết thúc cuộc thanh tra, thì trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, Cơ quan thanh tra ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc đó và văn bản kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để xem xét khởi tố vụ án hình sự, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết theo quy định tại điểm o khoản 1 Điều 48 và điểm n khoản 1 Điều 55 Luật Thanh tra năm 2010. Điều 4. Về thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ vụ việc và kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra 1. Vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị thuộc cấp hành chính nào hoặc của đơn vị quân đội cấp nào thì chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền của cấp đó giải quyết; vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra ở cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cấp Bộ hoặc Chính phủ thì chuyển hồ sơ kiến nghị khởi tố cho Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an hoặc Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng. 2. Trường hợp vụ việc vi phạm pháp luật có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nếu thấy cần thiết thì trước khi chính thức kết luận thanh tra và kiến nghị khởi tố, Cơ quan thanh tra có thể tổ chức họp Lãnh đạo liên ngành gồm Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để phân tích, đánh giá những tài liệu đã thu thập được. Nếu liên ngành thống nhất xác định vụ việc đã rõ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan thanh tra chuyển ngay hồ sơ và kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để khởi tố vụ án và điều tra theo quy định của pháp luật. 3. Sau khi Cơ quan điều tra tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra; nếu thấy sự việc phạm tội không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra chuyển hồ sơ, kiến nghị khởi tố đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Cơ quan Thanh tra đã kiến nghị khởi tố biết. Điều 5. Về việc giải quyết kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra 1. Sau khi nhận được hồ sơ và bản kiến nghị khởi tố do Cơ quan thanh tra chuyển đến, qua kiểm tra nếu thấy chưa đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, thì Cơ quan điều tra trực tiếp điều tra, xác minh để thu thập, bổ sung chứng cứ, đồng thời đề nghị Cơ quan thanh tra phối hợp thu thập thêm tài liệu, chứng cứ bổ sung vào hồ sơ kiến nghị khởi tố. Trong trường hợp Cơ quan thanh tra đã bổ sung tài liệu, chứng cứ mà vẫn không có căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm, thì Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Nếu Viện kiểm sát cùng cấp đồng ý với quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, thì Cơ quan điều tra làm thủ tục trả lại hồ sơ cho Cơ quan thanh tra giải quyết theo thẩm quyền. Nếu tài liệu bổ sung xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm và thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố biết. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra phải gửi các quyết định kèm theo tài liệu có liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố hoặc không khởi tố theo quy định tại Điều 104, Điều 108 và Điều 109 của Bộ luật tố tụng hình sự. 2. Trường hợp khi kết thúc cuộc thanh tra, Cơ quan thanh tra không kiến nghị khởi tố, nhưng Cơ quan điều tra phát hiện vụ việc đã thanh tra có dấu hiệu tội phạm thì ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và gửi Quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố. Trong trường hợp này, nếu Cơ quan điều tra đề nghị thì Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp cung cấp những tài liệu liên quan đến việc xác định tội phạm mà Cơ quan thanh tra đã thu thập được trong quá trình thanh tra. 3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và bản kiến nghị khởi tố do Cơ quan thanh tra chuyển đến và trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan điều tra phải ra một trong những quyết định sau đây: a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự; b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; 4. Trong trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm nhưng có nhiều tình tiết phức tạp, phải kiểm tra, xác minh thêm ở nhiều nơi để làm rõ căn cứ khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không được quá sáu mươi ngày. Quá thời hạn trên, mà Cơ quan thanh tra không nhận được thông báo bằng văn bản về việc xử lý của Cơ quan điều tra, thì có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cùng cấp và Cơ quan điều tra cấp trên để xem xét, giải quyết. Điều 6. Quan hệ phối hợp trong việc giải quyết kiến nghị đối với các trường hợp quyết định không khởi tố vụ án hình sự, hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ 1. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết kiến nghị khởi tố do Cơ quan thanh tra chuyển đến, qua điều tra, xác minh nếu thấy không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự và thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do không khởi tố để Cơ quan thanh tra biết. 2. Khi nhận được Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phân công ngay Kiểm sát viên để kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của các Quyết định đó và đề xuất bằng văn bản với Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết như sau: a) Nếu Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra không có căn cứ, thì Viện kiểm sát ra Quyết định hủy bỏ quyết định đó và ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện việc điều tra theo quy định tại Điều 109 của Bộ luật Tố tụng hình sự. b) Nếu Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra không có căn cứ, thì Viện kiểm sát ra Quyết định hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu Cơ quan điều tra giao lại hồ sơ cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị để giải quyết theo thẩm quyền. 3. Trường hợp không đồng ý với các Quyết định của Viện kiểm sát quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 6 của Thông tư liên tịch này thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và báo cáo Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp; nếu là Cơ quan điều tra ở cấp Trung ương thì kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương xem xét, quyết định. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Cơ quan điều tra, nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đồng ý với kiến nghị của Cơ quan điều tra thì ra Quyết định hủy bỏ quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới, nếu không đồng ý thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho Cơ quan điều tra đã kiến nghị và Viện kiểm sát cấp dưới. Kết quả giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương là quyết định cuối cùng. 4. Trường hợp Cơ quan thanh tra không đồng ý với Quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra mà Viện kiểm sát cùng cấp cũng cho rằng quyết định đó có căn cứ nên không hủy bỏ; hoặc Cơ quan thanh tra không đồng ý với Quyết định hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát thì có quyền kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp Cơ quan Thanh tra Chính phủ kiến nghị thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Nếu Cơ quan thanh tra Bộ Quốc phòng kiến nghị thì Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương xem xét, quyết định. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp đồng ý với kiến nghị của Cơ quan thanh tra thì hủy bỏ quyết định của Viện kiểm sát cấp dưới, nếu không đồng ý với kiến nghị của Cơ quan thanh tra thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do. Kết quả giải quyết của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương là quyết định cuối cùng. 5. Khi Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án nhưng quá trình điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ có kết quả khác với những nội dung ghi trong văn bản kiến nghị khởi tố của Cơ quan thanh tra thì Cơ quan điều tra thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thanh tra đã kiến nghị khởi tố vụ án hình sự biết. Điều 7. Hồ sơ kiến nghị khởi tố và việc giao nhận hồ sơ 1. Người ra Quyết định thanh tra là người có quyền quyết định chuyển hồ sơ và kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án hình sự. Tài liệu trong hồ sơ kiến nghị khởi tố là tài liệu gốc, nếu tài liệu là bản sao thì đối tượng thanh tra giao nộp tài liệu phải đóng dấu, xác nhận. Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm pháp lý về hồ sơ này. 2. Hồ sơ kiến nghị khởi tố gồm: a) Văn bản kiến nghị Cơ quan điều tra xem xét khởi tố vụ án hình sự do người ra quyết định thanh tra ký, trong đó nêu rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. b) Quyết định thanh tra, biên bản xác minh sự việc có vi phạm pháp luật do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên lập, báo cáo, giải trình của đối tượng thanh tra. c) Báo cáo của Trưởng đoàn thanh tra về những vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm của đối tượng thanh tra. Trong trường hợp cuộc thanh tra đã kết thúc, người ra quyết định thanh tra mới kiến nghị Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, thì hồ sơ kiến nghị khởi tố phải có Bản trích văn bản kết luận thanh tra về vụ việc vi phạm pháp luật mà Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố. 3. Kèm theo hồ sơ kiến nghị khởi tố, Cơ quan thanh tra phải chuyển toàn bộ những tài liệu, hóa đơn, chứng từ, sổ sách có liên quan cho Cơ quan điều tra. Những đồ vật, tiền, vàng liên quan trực tiếp đến vụ việc vi phạm pháp luật thu được trong quá trình thanh tra phải được quản lý và xử lý theo quy định của pháp luật. 4. Việc giao nhận hồ sơ và kiến nghị khởi tố giữa Cơ quan điều tra và Cơ quan thanh tra được tiến hành tại trụ sở Cơ quan thanh tra hoặc Cơ quan điều tra. Khi giao hồ sơ kiến nghị khởi tố sang Cơ quan điều tra, Cơ quan thanh tra phải lập bảng kê đầy đủ tên các tài liệu, đồ vật có trong hồ sơ. Việc giao nhận hồ sơ phải được lập biên bản giao nhận, người giao và người nhận ký biên bản và ghi rõ họ tên. Điều 8. Tổ chức thực hiện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch này. Định kỳ mỗi năm một lần, căn cứ tình hình kết quả công tác quan hệ phối hợp giữa Cơ quan thanh tra, Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát; Viện kiểm sát các cấp chủ trì tổ chức họp Lãnh đạo liên ngành Thanh tra, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp để đánh giá kết quả thực hiện Thông tư liên tịch và rút kinh nghiệm về sự phối hợp trong công tác phát hiện, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố, đồng thời bàn biện pháp phối hợp tiếp theo. Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6 tháng 5 năm 2012 và thay thế Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-VKSTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23 tháng 5 năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần được hướng dẫn bổ sung thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thanh tra địa phương phản ánh về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để có sự giải thích, hướng dẫn bổ sung kịp thời.   KT. TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ PHÓ TỔNG THANH TRA Nguyễn Văn Thanh KT. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC Hoàng Nghĩa Mai  KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG Trung tướng Phạm Quý Ngọ KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG THỨ TRƯỞNG Thượng tướng Nguyễn Thành Cung    Nơi nhận: - Ban Bí thư TW Đảng; - Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ; - VPBCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia; - UBTW Mặt trận tổ chức Việt Nam; - Cục Kiểm tra văn bản, Bộ Tư pháp; - Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Công báo; - Lưu: VT-VKSTC 3b, VT-TTCP 3b, VT-BCA 3b, VT-BQP 3b.      
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Số: 2206 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Yên Bái, ngày 08 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Kế hoạch Cấp nước an toàn của hệ thống cấp nước sạch do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn quản lý trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2024-2025) ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP; Căn cứ Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giải đoạn 2016-2025; Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, bảo đảm cấp nước an toàn, liên tục; Căn cứ Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; Căn cứ Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 29/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025; Xét đề nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn tại Tờ trình số 212/TTr-BQL ngày 28/10/2024; đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 431/BC-SXD ngày 04/11/2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Kế hoạch Cấp nước an toàn của hệ thống cấp nước sạch do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn quản lý trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2024-2025). Điều 2. Tổ chức thực hiện 2 1. Giao cho Sở Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, giám sát Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn tổ chức thực hiện theo Kế hoạch được duyệt. Trường hợp có nội dung điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng nước thì kịp thời tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định để tổ chức thực hiện. 2. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn và các đơn vị liên quan căn cứ Kế hoạch được duyệt tổ chức thực hiện; kiểm tra, rà soát, gửi báo cáo tình hình triển khai Kế hoạch cấp nước an toàn (đột xuất khi được yêu cầu) và theo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6 và trước ngày 15/12) về Thường trực Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh (Sở Xây dựng) theo quy định. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Văn Chấn; các thành viên Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh; Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.. Nơi nhận: - - Như Điều 3; - Chủ tịch UBND tỉnh; - Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Trung tâm điều hành thông minh; - Phó VP.UBND tỉnh (KT); - Luu: VT, NN, XD. NHAN BAN TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH DAN T 10 148 Trần Huy Tuấn NHAN ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DAN AN KẾ HOẠCH Cấp nước an toàn của hệ thống cấp nước sạch do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn quản lý trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2024–2025) (Kèm theo Quyết định số 2206 /QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái) I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tên Kế hoạch: Kế hoạch Cấp nước an toàn của hệ thống cấp nước sạch do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn quản lý trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (giai đoạn 2024 - 2025). 2. Đơn vị lập: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn. 3. Địa điểm thực hiện Kế hoạch: Địa bàn cấp nước sạch thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, 4. Ban Cấp nước an toàn a) Nguyên tắc hoạt động: Ban cấp nước an toàn của đơn vị là tập hợp các nhân lực bao gồm, Ban Giám đốc, các Phòng ban, tổ sản xuất trực thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn được hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm. b) Thành phần Ban Cấp nước an toàn: Gồm 12 người, trong đó: Giám đốc làm Trưởng ban, Trưởng phòng Quản lý dự án làm phó Trưởng ban; 10 cán bộ kỹ thuật là thành viên trong ban cấp nước an toàn. 5. Mục tiêu Kế hoạch a) Mục tiêu chung - Đảm bảo duy trì áp lực cấp nước, cung cấp nước ổn định, đủ lượng nước yêu cầu và đảm bảo chất lượng nước sạch theo quy chuẩn quy định. - Giảm thiểu nguy cơ và quản lý rủi ro toàn diện từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ, phân phối đến khách hàng sử dụng nước. - Có kế hoạch đối phó với các sự cố bất ngờ có thể xảy ra nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ cấp nước đạt chất lượng, liên tục và hiệu quả. Giảm các bệnh tật qua đường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ tốt hơn sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển kinh tế xã hội. - - Góp phần giảm tỉ lệ thất thoát, thất thu nước sạch, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. 2 b) Mục tiêu cụ thể - Đảm bảo duy trì áp lực cấp nước, cung cấp ổn định, đủ lượng nước yêu cầu và đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, QCVN 01-1:2008/BYT; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Quy chuẩn kỹ thuật QCĐP 01:2022/YB ban hành kèm theo Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 06/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Cung cấp ổn định, hạn chế mức tối đa việc ngừng cấp nước, ngừng cấp nước không được quá tối đa 24 giờ. Đến năm 2025: Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung của thị trấn Sơn Thịnh đạt 91%, với tiêu chuẩn cấp nước đạt 100-150 lít/người/ngày đêm. - Góp phần giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch nhà máy nước thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn từ 20% còn 15%, tiết kiệm tài nguyên nước và bảo vệ môi trường. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống cấp nước a) Nguồn nước, phạm vi cấp nước, vị trí thu, xử lý, dự trữ, vận chuyển và phân phối nước - Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt của suối Nậm Bụng, tại tổ dân phố Thác Hoa 2, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn; công suất thiết kế của nhà máy 2.000 m3/ngày đêm, công suất khai thác 1.730 m3/ngày đêm. - Phạm vi cấp nước: Cấp nước ăn uống, sinh hoạt và sản xuất cho người dân, hộ kinh doanh, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn. - Vị trí thu nước: Nguồn nước mặt của suối Nậm Bung, tổ dân phố Thác Hoa 2, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn. - - Xử lý nước bao gồm các công đoạn sau: + Hòa trộn hóa chất: Sử dụng phèn nhôm sunfat làm hóa chất keo tụ nước. + Lắng: Nước thô được hòa trộn với hóa chất sẽ chuyển đến ngăn lắng. + Lọc: Nước từ bể lắng được đưa đến các bể lọc, các bể lọc thường sử dụng một lớp vật liệu lọc (cát thạch anh) hoặc hai lớp vật liệu lọc (thêm một lớp than Anthracite). 3 + Khử trùng: Nước sau khi qua bể lọc sẽ được khử trùng bằng Clo khí hóa lỏng trước khi về bể chứa, liều lượng theo test của bộ phận kiểm tra chất lượng. Sử dụng hóa chất DPD để xác định nồng độ Clo dư có trong nước. - Dự trữ: Lượng nước dự trữ trong hệ thống tại các bể chứa làm nhiệm vụ điều hòa mạng lưới, phục vụ việc xử lý nước và dự trữ chữa cháy, tổng lượng nước dự trữ là 500 m3. + Nhà máy nước thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn có 01 bể dự trữ, lượng nước dự trữ là 500 m3 (Bể chứa bê tông cốt thép tại trạm xử lý nước, tổ dân phố Phiêng 1, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn). - Vận chuyển và phân phối nước: Nước sạch sau xử lý được hòa mạng và phân phối từ bể chứa xuống hệ thống tuyến ống truyền tải cấp 1, cấp 2, cấp 3. Tổng chiều dài hệ thống mạng lưới đường ống truyền dẫn nước sạch L = 7.500 m. b) Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống cấp nước Trạm bơm cấp I (bơm nước thô) → Bể trộn phản ứng (phèn nhôm sunfat) → Bể lắng ngang →> Bể lọc → Châm Clo dạng khí hóa lỏng →> Bể chứa nước sạch Mạng lưới phân phối. →> c) Các thông tin cơ bản về khách hàng sử dụng nước Tổng số khách hàng sử dụng nước tính đến thời điểm ngày 30/9/2024 là 1.538 khách hàng, trong đó: Khối khách hàng nhân nhân: 1.470 khách hàng; Khối hàng hành chính, cơ quan, doanh nghiệp: 68 khách hàng. Hiện tại nhà máy nước thị trấn Sơn Thịnh đã vận hành đạt 86,5% so với công suất thiết kế. Đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng, ngày cận tết và thời điểm gặp sự cố trên tuyến ống cấp nước, ngành điện ngừng cấp điện đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nước cục bộ trên một số khu dân cư có địa hình cao của thị trấn Sơn Thịnh. 2. Xác định, phân tích và đánh giá mức độ các nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống cấp nước a) Các nguy cơ, rủi ro từ nguồn nước, lưu vực - Mực nước thấp do không có mưa đầu nguồn, chất lượng nước thô không ổn định do thời tiết, suy thoái nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi (hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, chất thải chăn nuôi), ô nhiễm từ rác thải, nước thải từ các hộ dân chưa qua xử lý (xả trộm) hoặc xử lý chưa đạt. b) Các nguy cơ rủi ro về mặt hóa, lý học và sinh học theo quy trình công nghệ hệ thống cấp nước - Máy châm Clo bị sự cố, mùa mưa bão bị sét đánh cháy hệ thống bảo vệ trạm, cháy động cơ do vận hành điện áp thấp, quá tải, do vận hành liên tục, hệ thống bể lọc, bể chứa quá tải do khai thác quá công suất. - Sử dụng hóa chất không đúng định mức, công tác rửa bể chưa đúng theo quy trình, không tự kiểm soát được chất lượng đầu ra do thiết bị kiểm tra hỏng 4 đột suất, chưa bảo dưỡng kịp thời máy móc thiết bị, không kiểm soát được lượng Clo dư theo nước đầu vào. c) Các nguy cơ rủi ro đối với việc đảm bảo cấp nước liên tục, lưu lượng và áp lực trong mạng lưới cấp nước đến khách hàng sử dụng - Mất điện lưới, điện áp thấp trong những ngày nắng nóng, mùa mưa bão bị sét đánh cháy hệ thống bảo vệ trạm, mở rộng đường bị máy đào đất làm hỏng, đè vỡ, làm gãy ống nước chính, công suất nhà máy không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng, không tự kiểm soát được chất lượng nước đầu ra do thiết bị kiểm tra hỏng đột suất. - Do các đơn vị thi công làm hỏng, van hỏng, khách hàng tự ý mở van lấy nước, bục vỡ đường ống, hỏng máy trạm bơm. - Khách hàng không chấp hành đúng các quy định theo hợp đồng mua bán nước đã ký, mất cắp đồng hồ đo nước, không phát hiện hoặc xử lý không kịp thời sự cố bục vỡ đường ống, đường ống của nhà máy và của khách hàng cũ bị rỉ xét, ô xi hóa gây rò rỉ nước. d) Xác định thứ tự ưu tiên về các nguy cơ, rủi ro để đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa - Hành động cố ý gây ô nhiễm. - Ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm độc chất, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm nước từ việc chăn nuôi gia súc. - Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động khai thác khoáng sản, chất lượng nguồn nước thay đổi, thiếu hụt nguồn nước, lưu lượng nước thô cung cấp thay đổi. - Nguồn điện không ổn định. Lắng đọng rác tại công trình thu. - Định mức Clo không chính xác, tắc ống dẫn hóa chất. - Mực nước trong bể thay đổi, suy giảm chất lượng nước sau lắng, tốc độ nước sau lắng lớn. - - Rong tảo, phát triển ở công trình thu, đóng cặn trong bể lắng. - Nồng độ Clo, phèn thay đổi. Ô nhiễm khác. 3. Xác định các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và lập kế hoạch triển khai áp dụng a) Rà soát các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục đang áp dụng - Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật (vào các thời vụ sản xuất): Tuyên truyền nhân dân hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cắm biển cảnh báo không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. - Biện pháp bảo vệ hành lang an toàn cho nguồn nước và tuyến ống (thường xuyên): Tuần tra thường xuyên các hành lang có nguy cơ bị xâm phạm, lập một số biển báo cấm cho khu vực lấy nước. 5 - Máy châm Clo bị sự cố (1 lần/quý): Bộ phận vận hành sản xuất nước sạch thống kê các tình huống sự cố, tăng cường bảo dưỡng máy móc thường xuyên, mua một số vật tư dự phòng. - Mất điện lưới (5-10 lần/tháng): Phối hợp chặt chẽ với công nhân ngành điện, có kế hoạch nghỉ máy theo thông báo, sẵn sàng trực vận hành máy ngay khi có điện. - Do các đơn vị thi công làm hỏng (thường xuyên): Tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp với Chủ đầu tư hoặc nhà thầu thi công xử lý ngay các sự cố. - Đường ống cũ lâu ngày, chôn sâu dưới lòng đất bị rỉ sét, ô xi hóa gây rò rỉ nước (thường xuyên): Thống kê số lần sự cố trên các tuyến ống, kiểm tra cụ thể các tuyến ống cũ, có kế hoạch thay thế tuyến ống mới. b) Đề xuất các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục bổ sung - Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật (vào các thời vụ sản xuất): Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan. - Biện pháp bảo vệ hành lang an toàn cho nguồn nước và tuyến ống (thường xuyên): Chôn cọc mốc cho các tuyến ống theo thiết kế. Thông báo cho các bộ phận liên quan để giải quyết dứt điểm. - Máy châm Clo bị sự cố (1 lần/quý): Thay thế bằng thiết bị dự phòng, sửa chữa khắc phục ngay thiết bị hư hỏng. - - Mất điện lưới (5-10 lần/tháng): Có kế hoạch cấp nước bù, bổ sung. Đường ống cũ lâu ngày, chôn sâu dưới lòng đất bị rỉ sét, ô xi hóa (thường xuyên): Thay thế ngay tuyến ống cũ của đơn vị và khách hàng. c) Lập kế hoạch triển khai áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro. Kế hoạch triển khai áp dụng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục rủi ro được thực hiện thường xuyên, theo chu kỳ (tháng, quý, năm) theo mức độ ưu tiên. 4. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục các nguy cơ, rủi ro Kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa được thực hiện thường xuyên, theo chu kỳ hàng tháng. Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng tới từng cá nhân và bộ phận liên quan. 5. Lập kế hoạch, quy trình ứng phó với biến đổi xảy ra trong điều kiện vận hành có sự cố, mất kiểm soát và tình huống khẩn cấp a) Phát hiện và thông báo sự cố - Trách nhiệm: Các Phòng, cán bộ công nhân viên trong cơ quan. - Nội dung công việc: Tiếp nhận thông tin, kiểm tra sự cố, thông báo sự cố đến Ban Cấp nước an toàn của đơn vị. 6 b) Bảo đảm thông tin, liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng: Bảo đảm thông tin liên tục, kịp thời báo cáo các sự cố tới các cơ quan chức năng khi có sự cố xảy ra. c) Xác định nguyên nhân sự cố: Ban cấp nước an toàn; bộ phận Kỹ thuật kiểm tra chi tiết sự cố, lập biên bản sự cố và đánh giá, phân tích các nguyên nhân gây ra sự cố. d) Xác định các hành động cần thiết để ứng phó với sự cố: Đề xuất biện pháp ứng phó với sự cố, báo cáo lãnh đạo xin ý kiến; lập biên bản xử lý khắc phục sự có. đ) Thực hiện các hành động ứng phó: Hướng dẫn ứng phó với sự cố theo Kịch bản (nếu sự cố nằm trong kịch bản ứng phó đã xây dựng); cô lập sự cố: Thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm tách, ngắt thiết bị, khu vực sự cố ra khỏi dây truyền và hệ thống nhằm không gây ảnh hưởng rộng trên hệ thống và giảm thiểu tổn thất; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư máy móc, thiết bị để ứng phó; xây dựng phương án dự phòng. e) Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp ổn định cho khách hàng sử dụng nước về chất lượng nước, áp lực, lưu lượng và tính liên tục theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và các quy định riêng của hợp đồng dịch vụ cấp nước đã ký kết: Thực hiện xử lý sự cố và giám sát; khôi phục cung cấp ổn định cho khách hàng. f) Xác định hậu quả trước mắt và lâu dài: Kiểm tra đánh giá các thiệt hại do sự tác động, đánh giá hậu quả trước mắt và lâu dài. g) Giải trình, báo cáo: Giải trình sự cố; lập hồ sơ sự cố; báo cáo chi tiết; lập hồ sơ khối lượng thực hiện xử lý sự cố; thanh toán khối lượng thực thi. h) Lưu trữ thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục - Trách nhiệm: Bộ phận kỹ thuật, kho, vật tư; Ban cấp nước an toàn. - Nội dung công việc: Lưu trữ hồ sơ, kiểm tra hồ sơ, các biện pháp khắc phục. i) Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các giải pháp phòng ngừa, xử lý sự cố có thể xảy ra trong tương lai. - Trách nhiệm: Bộ phận kỹ thuật, kho; Ban cấp nước an toàn. - Nội dung công việc: Phân tích, đánh giá nguyên nhân, phân tích đánh giá các biện pháp ngăn ngừa sự cố không lặp lại, báo cáo các cơ quan chức năng (nếu có). 6. Xây dựng các tiêu chí, các chỉ số giám sát và giới hạn kiểm soát để đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn a) Chất lượng nước sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và các mục đích khác - Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ thường xuyên các chỉ tiêu chất lượng nước theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 7 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương QCĐP 01:2022/YB ban hành kèm theo Quyết định số 23/2022/QĐ- UBND ngày 06/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái. b) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng dịch vụ cấp nước theo quy định - Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch; Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 1/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nước sạch. Thông tư số 01/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ. - Thông tư số 41/2018/TTBYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi; bỗ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt. - Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 06/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Yên Bái (ký hiệu QCĐP 01:2022/YB). c) Các yêu cầu về quản lý chất lượng - Hoạch định cho việc tạo sản phẩm: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết để cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Đảm bảo tính nhất quán với các yêu cầu của các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng. - Quá trình liên quan đến khách hàng: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn thiết lập và duy trì một quy trình bằng hợp đồng đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. - Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn (quản lý và vận hành hệ thống cấp nước) chịu trách nhiệm phối hợp trao đổi thông tin với khách hàng, kể cả việc sửa đổi hợp đồng. Bất kỳ sự sửa đổi nào trong hợp đồng phải được xác nhận, xem xét và thông báo đến các đơn vị có liên quan. 8 - Mua hàng: Giao cho Phòng Hành chính - Kế hoạch phối hợp với Phòng quản lý dự án và phát triển đô thị có liên quan đến lĩnh vực sản xuất cung cấp nước sạch chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì một quy trình bằng văn bản cho việc mua hàng để đảm bảo rằng tất cả hàng hóa mua vào đều phù hợp với yêu cầu mua hàng đã quy định và các nhà cung cấp được đánh giá, chọn lựa và quản lý một cách phù hợp. Bộ phận kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cán bộ mua vật tư thực hiện việc kiểm tra chấp nhận đối với hàng hóa mua vào phù hợp với nhu cầu mua hàng (đặc tính kỹ thuật). - Sản xuất và cung cấp dịch vụ: Quản lý và vận hành hệ thống cấp nước thị trấn Sơn Thịnh, bảo đảm việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ được lập kế hoạch và kiểm soát việc thực hiện. - Đo lường, phân tích và cải tiến: Đơn vị luôn mong muốn cải tiến để đáp ứng sự mong đợi của khách hàng, các hoạt động dưới đây chứng minh điều này: + Thực hiện kiểm tra để xác nhận sự phù hợp của sản phẩm. + Sử dụng kỹ thuật thống kê trong phân tích số liệu về nhà cung cấp, chất lượng trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, phàn nàn của khách hàng để chỉ ra sự cố và qua đó nghiên cứu để chỉ ra sự cố và nghiên cứu để đưa ra hành động khắc phục, phòng ngừa. + Thực hiện đánh giá chất lượng nội bộ thường xuyên để xem xét hệ thống quản lý chất lượng của Đơn vị, chỉ ra những điểm không phù hợp và từ đó đưa ra hành động khắc phục phòng ngừa. 7. Quản lý cơ sở dữ liệu có liên quan về cấp nước an toàn a) Lập danh mục các văn bản, tài liệu và các thông tin liên tác cấp nước an toàn - quan đến công Quyết định số 1566/QĐ-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Quốc gia đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025. - Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục. - Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 29/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Cấp nước an toàn, chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025. b) Xây dựng hệ thống và quy trình kiểm soát tài liệu: Gồm 07 bước, - Bước 1: Yêu cầu soạn thảo sửa đổi. - Bước 2: Xem xét yêu cầu. cụ the: - Bước 3: Người được phân công thực hiện lập mới hoặc sửa đổi thông tin. - Bước 4: Trưởng bộ phận xem xét. - Bước 5: Giám đốc ban phê duyệt. 9 - Bước 6: Ban hành và cập nhật danh mục kiểm soát tài liệu nội bộ. - Bước 7: Phân phối tài liệu đến các cá nhân, tổ chức liên quan và thực hiện quy trình lưu hồ sơ. c) Lập hệ thống quản lý hồ sơ và hỗ trợ lưu giữ hồ sơ - Lập danh mục hồ SƠ. - Thu thập, phân loại, sắp xếp, kiểm soát hồ sơ. - Truy cập, sử dụng hồ sơ. - Lưu trữ bảo quản hồ sơ. - Hủy hồ sơ. d) Lập kế hoạch định kỳ rà soát các văn bản, tài liệu và chỉnh sửa khi cần thiết: Định kỳ theo quý hoặc bất thường thực hiện công tác rà soát các văn bản tài liệu liên quan về hệ thống cấp nước, kế hoạch cấp nước an toàn cho các hạng mục công trình thuộc hệ thống mạng lưới cấp nước, tiêu thụ nước và chỉnh sửa khi cần thiết. đ) Lưu giữ hồ sơ, quản lý tài liệu để tiến hành đánh giá độc lập, cung cấp thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống cấp nước: Ban cấp nước an toàn của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn lưu trữ tổng hợp hồ sơ, tài liệu theo quy trình nội bộ. e) Xây dựng cơ chế tiếp nhận và xử lý kịp thời các khiếu nại của khách hàng hoặc cộng đồng. cầu xử lý khiếu nại Phòng Hành chính - Tổng hợp tiếp nhận phân loại ý kiến → → Phiếu yêu → Xem xét phân tích nguyên nhân →> Đề ra biện pháp và trách nhiệm xử lý → Duyệt →> Chuyển bộ phận liên quan Ý kiến của khách hàng sau xử lý → Các bộ phận liên quan thực hiện theo dõi và đánh giá kết quả → Lưu trữ hồ SƠ. xử lý →> 8. Lập các chương trình hỗ trợ và kế hoạch triển khai a) Chương trình bảo dưỡng phòng ngừa, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tăng tuổi thọ phục vụ của các công trình và thiết bị, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, sự cố - Bảo dưỡng, bảo trì định kỳ, thường xuyên máy bơm, thiết bị nhà máy nước, kế hoạch thực hiện: Định kỳ hàng tháng. - Thay thế các tuyến ống cũ, hỏng (giảm tỷ lệ thất thoát nước): Dự kiến năm 2024 - 2025 thay thế trên 2.000 m ống các loại, thay trên 6 van khởi thủy ống cấp 2, thay đồng hồ đo nước D15 định kỳ trên 150 cái. - Ốp lát, nâng cấp khu xử lý nước của nhà máy. - Đấu nối lại đồng hồ cho khách hàng sau khi thay mới tuyến ống cấp 2. b) Chương trình đánh giá độc lập để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn 10 Kiểm tra chất lượng nước thô: Áp dụng theo QCVN 08: 2023/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BTNMT ngày 13/3/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kế hoạch thực hiện: 06 tháng /lần. - Kiểm tra nước sạch sau xử lý: Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nước sạch theo QCVN 01-1:2018/BYT, QCĐP 01:2022, gồm: + Thử nghiệm định kỳ: Tần suất thử nghiệm định kỳ đối với 08 thông số chất lượng nước sạch nhóm A theo QCĐP không ít hơn 01 lần/tháng. Tần xuất thử nghiệm định kỳ đối với 24 thông số chất lượng nước sạch nhóm B theo QCĐP không ít hơn 1 lần/06 tháng; + Đơn vị tiến hành thử nghiệm toàn bộ thông số nước sạch của nhóm A, B trong danh mục các thông số chất lượng nước sạch quy định tại điều 4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) ban hành theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT trong các trường hợp sau: (1) Trước khi đi vào vận hành lần đầu. (2) Sau khi nâng cấp, sửa chữa lớn có tác động đến hệ thống sản xuất. (3) Khi có sự cố về môi trường có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch. (4) Khi xuất hiện rủi ro trong quá trình sản xuất có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước sạch hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. (5) Định kỳ 03 năm 1 lần thử nghiệm toàn bộ 99 thông số trong QCVN 01-1:2008/BYT kể từ lần thử nghiệm toàn bộ các thông số gần nhất. c) Chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ và công nhân về nâng cấp an toàn. Hàng năm có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân vận hành, công nhân kỹ thuật và các bộ phận chăm sóc khách hàng, ngoài ra tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về lĩnh vực cấp nước. d) Chương trình tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn - Tuyên truyền qua hình thức treo băng zôn, khẩu hiệu tại các địa điểm công cộng, đông người qua lại và tại trụ sở làm việc của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn. - Tổ chức tuyên truyền lồng ghép, phối hợp với các trường học trên địa bàn tuyên truyền việc sử dụng nguồn tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. - Làm tốt công tác phối hợp với Uỷ ban nhân dân thị trấn nơi khai thác nguồn nước nguyên liệu, giữ gìn nguồn nước nguyên liệu luôn sạch, không có tác động của môi trường xung quanh, nhất là việc tuyên truyền bà con, các doanh nghiệp trong việc xả thải, sử dụng hóa chất. 11 9. Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả thực hiện cấp nước an toàn; đề xuất, kiến nghị điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn cho giai đoạn tiếp theo Để bảo đảm cấp nước an toàn trong toàn hệ thống, các bộ phận (có liên quan) trong quá trình thực hiện công việc được giao gửi đề xuất, kiến nghị về Ban Cấp nước an toàn của đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả của kế hoạch - Các bộ phận được phân công phụ trách gửi các kiến nghị, đề xuất hàng tháng về Ban Giám đốc để tổng hợp báo cáo, khi có sự cố lớn phải báo cáo ngay và trực tiếp với Ban Chỉ đạo Cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh. - Định kỳ hàng tháng các bộ phận được phân công phụ trách tổng hợp gửi về phòng kỹ thuật của đơn vị. - Định kỳ hàng quý các bộ phận được phân công phụ trách tổng hợp gửi báo cáo về Ban Cấp nước an toàn của đơn vị. Hàng năm tổ chức đánh giá tổng kết các nhiệm vụ được giao và thực hiện, các vấn đề phát sinh. - - Ban Cấp nước an toàn trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc tiến hành đề xuất, đề nghị điều chỉnh kế hoạch cấp nước an toàn gửi Ban chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh (Sở Xây dựng tỉnh Yên Bái). 10. Đầu tư phát triển nguồn cung cấp nước sạch và mở rộng mạng lưới cấp nước khu vực đô thị - Tiếp tục duy trì nhà máy sản xuất nước sạch thị trấn Sơn Thịnh với công suất thiết kế 2.000 m3/ngày/đêm; Nhà máy do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Văn Chấn quản lý, vận hành, khai thác. - Đầu tư mở rộng mạng lưới đường ống cung cấp nước sạch cho các hộ dân ở khu vực chưa được cung cấp nước sạch trên địa bàn thị trấn. - Đầu tư xây dựng các tuyến đường ống nước mới thuộc khu vực thị trấn Sơn Thịnh và vùng lân cận - Tiếp tục sửa chữa và nâng cấp các tuyến đường ống cấp nước sinh hoạt hiện hữu do bị hư hỏng, xuống cấp. 11. Kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện Kế hoạch Cấp nước an toàn do đơn vị cấp nước lập (một phần được trích từ vốn khấu hao hàng năm của đơn vị; phần còn lại đơn vị sử dụng từ nguồn vốn khác để thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo từng giai đoạn) và được tính vào chi phí sản xuất chung trong giá tiêu thụ nước sạch được thẩm định phê duyệt./.
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ -------- Số: 123/TCT-CC V/v: Hướng dẫn công tác uỷ nhiệm thu thuế CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2014   Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và các Luật chính sách thuế (GTGT, TNCN…), nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và phù hợp với cơ chế tài chính của ngành thuế, Tổng cục Thuế hướng dẫn công tác ủy nhiệm thu thuế năm 2014 và các năm tiếp theo như sau: 1. Đối tượng, phạm vi, địa bàn ủy nhiệm thu: a. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Cơ quan thuế ủy nhiệm thu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân. b. Thuế của hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán Trong năm 2014 có nhiều thay đổi trong chính sách thuế, quản lý thuế ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh. Theo báo cáo của các địa phương về số lượng hộ kinh doanh và cân đối tính toán với số cán bộ thuế thuộc các Đội thuế liên xã, phường, thị trấn (trực tiếp quản lý hộ kinh doanh), Tổng cục Thuế thấy rằng khối lượng công việc quản lý hộ của năm 2014 cơ bản không tăng so với năm 2013, tại hầu hết các địa phương khối lượng công việc thu thuế bình quân trên một cán bộ thuế còn giảm đi do việc thu nộp thuế của hộ kinh doanh đã được thực hiện từ hàng tháng sang hàng quý. Tại một số nơi, tỷ lệ số hộ kinh doanh/1 cán bộ Đội thuế liên xã, phường, thị trấn cao ở các Chi cục Thuế vùng trung tâm, tuy nhiên tỷ lệ chung của tỉnh vẫn giảm nhiều so với năm 2013, do đó, các tỉnh có thể tự cân đối nguồn nhân lực, điều chuyển cán bộ giữa các bộ phận trong cơ quan thuế để quản lý thu thuế hộ kinh doanh. Để phù hợp với yêu cầu công tác quản lý hộ kinh doanh và tiến độ triển khai các dự án hiện đại hóa thu nộp ngân sách, phối hợp thu thuế qua ngân hàng thương mại, công tác ủy nhiệm thu thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thực hiện như sau: - Tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: + Cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu đến hết năm 2014 cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn hoặc Ban quản lý chợ thu thuế đối với các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ (mức thuế môn bài bậc 3,4,5,6) tại các địa bàn có số điểm thu của Ngân hàng, Kho bạc còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu thu nộp thuế của hộ kinh doanh. Địa bàn ủy nhiệm thu do Cục trưởng Cục Thuế quyết định. + Khi thực hiện ủy nhiệm thu thuế, cơ quan thuế phải công khai các trường hợp nộp thuế thông qua ủy nhiệm thu, ghi rõ tên tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế ủy nhiệm thu trên Thông báo thuế để người nộp thuế biết và thực hiện. + Đồng thời, Cục Thuế nghiên cứu, đề xuất báo cáo Tổng cục Thuế các giải pháp để mở rộng điểm thu thuế qua ngân hàng, triển khai thí điểm các hình thức thu thuế qua máy chấp nhận thẻ thanh toán (máy POS)… để tiến tới chấm dứt công tác ủy nhiệm thu thuế đối với hộ khoán vào năm 2015. - Tại các tỉnh, thành phố khác: Cơ quan thuế trực tiếp quản lý và tổ chức thu thuế của hộ kinh doanh nộp thuế khoán, không thực hiện ủy nhiệm thu. c. Thuế thu nhập cá nhân Cục Thuế Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ủy nhiệm cho Sở Công thương đôn đốc thu nộp tờ khai, quyết toán thuế đối với các cá nhân làm việc tại các Văn phòng đại diện nước ngoài (do Sở Công thương quản lý), chi trả kinh phí ủy nhiệm thu đến hết kỳ quyết toán thuế năm 2013. Từ kỳ tính thuế tháng 1 (hoặc quý 1 đối với trường hợp khai theo quý) năm 2014, Cục Thuế trực tiếp tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân đối với các Văn phòng đại diện nước ngoài và các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao, tổ chức phi chính phủ, các hãng thông tấn báo chí nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, không ủy nhiệm thu thuế cho Sở Công thương. Cục Thuế hoàn thành việc rà soát, đối chiếu số liệu, quyết toán biên lai, thanh lý hợp đồng ủy nhiệm thu, giải quyết dứt điểm những tồn tại trong công tác hạch toán, theo dõi nghĩa vụ thu nộp thuế của các tổ chức, cá nhân nhận ủy nhiệm thu và Sở Công thương, báo cáo Tổng cục Thuế trước ngày 30/06/2014. Đồng thời, Cục Thuế nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Tổng cục Thuế cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với Sở Công thương và các cơ quan quản lý nhà nước khác để quản lý thuế đối với cá nhân làm việc tại các Văn phòng đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế và các tổ chức nước ngoài nêu trên. 2. Kinh phí ủy nhiệm thu: Kinh phí ủy nhiệm thu được trích từ kinh phí hoạt động của ngành thuế, trả cho bên được ủy nhiệm thu theo tỷ lệ % trên tiền thuế thu được như sau: - Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: 5% - Các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên: 8% - Các tỉnh, thành phố còn lại: 6% Mức tỷ lệ này được thực hiện ổn định từ năm 2014 cho đến khi Tổng cục có quy định mới thay thế. Việc chi trả kinh phí ủy nhiệm thu phải được thực hiện đúng đối tượng, đúng địa bàn và thanh toán toàn bộ bằng chuyển khoản thông qua tài khoản của bên nhận ủy nhiệm thu tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước. Cơ quan thuế phải trả toàn bộ kinh phí cho bên nhận ủy nhiệm thu trên cơ sở số tiền thuế thực nộp vào Ngân sách nhà nước. (Bảng thống kê số lượng hộ kinh doanh năm 2014 kèm theo) 3. Trách nhiệm của cơ quan thuế thực hiện ủy nhiệm thu: Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm quản lý thuế đối với các trường hợp nộp thuế thông qua ủy nhiệm thu trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình thu và nộp tiền thuế vào Ngân sách nhà nước của bên nhận ủy nhiệm thu, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, xâm tiêu, chiếm dụng tiền thuế. Trình tự thủ tục ủy nhiệm thu thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính. Trên đây là một số nội dung hướng dẫn công tác ủy nhiệm thu thuế năm 2014 và các năm tiếp theo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Cục Thuế báo cáo Tổng cục Thuế để giải quyết kịp thời./. Nơi nhận: - Như trên; - Các Lãnh đạo Tổng cục - Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục - Vụ PC-BTC; - Lưu VT, CC (3b).Hoa TỔNG CỤC TRƯỞNG Bùi Văn Nam   THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG HỘ KINH DOANH       (Kèm theo công văn số 123 ngày 10 tháng 01 năm 2014)        Số TT Chi cục Thuế Ước cả năm 2013 Ước cả năm 2014 Nhiệm vụ bình quân 1 cán bộ đội thuế/ngày làm việc (số hộ/cán bộ/ngày)    Số lượng hộ kinh doanh quản lý thuế Tổng số hộ kinh doanh thực hiện UNT Tổng số cán bộ thuộc Đội thuế liên xã phường Tổng số hộ kinh doanh/1 cán bộ đội thuế Tổng số hộ kinh doanh phải thu thuế/1 cán bộ đội thuế Tổng số hộ thực tế CQT thu sau khi đã UNT Tổng số hộ thực tế 1 cán bộ thuế thu sau UNT Số lượng hộ kinh doanh quản lý thuế Tổng số cán bộ thuộc Đội thuế liên xã phường Tổng số hộ kinh doanh/1 cán bộ đội thuế Tổng số hộ kinh doanh phải thu thuế/1 cán bộ đội thuế     Tổng số Hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai Hộ khoán phát sinh tiền thuế phải nộp hàng tháng/quý Hộ thu nhập thấp       Tổng số Hộ kinh doanh nộp thuế theo kê khai Hộ khoán phát sinh tiền thuế phải nộp hàng quý Hộ khoán có mức doanh thu đến 100 triệu đồng/ năm                         Năm 2013 Năm 2014  1 2 3=4+5+6 4 5 6 7 10 11=3/10 12= (4+5)/10 13=5-7 14= (4+5-7)/10 15=16+17+18 16 17 18 22 23= 15/22 24= (16+17)/22 25=14/ 22ngày 26=24/ 66ngày  TỔNG CỘNG 1,557,933 98,662 875,193 584,078 232,987 8,253 189 118 642,206 90 1,576,173 99,894 911,127 554,300 8,175 193 124 4.1 1.9  1 An Giang 38,516 1,437 18,153 18,926 4,216 144 267 136 13,937 107 40,459 1,478 18,979 19,051 144 281 142 4.9 2.2  2 Bà Rịa-Vũng Tàu 18,071 3,389 10,539 4,143 1,668 74 244 188 8,871 166 16,546 3,532 10,778 3,070 75 221 191 7.5 2.9  3 Bắc Cạn 5,198 73 4,157 968 2,034 46 113 92 2,123 48 5,272 73 3,419 1,743 45 117 78 2.2 1.2  4 Bắc Giang 19,628 350 10,913 8,365 403 142 138 79 10,510 76 21,305 385 12,576 7,523 126 169 103 3.5 1.6  5 Bắc Ninh 13,369 397 10,296 2,676 276 123 109 87 10,020 85 9,936 370 6,907 4,362 122 81 60 3.8 0.9  6 Bạc Liêu 10,373 129 8,031 2,213 58 83 125 98 7,973 98 10,081 129 7,523 2,575 85 119 90 4.4 1.4  7 Bến Tre 20,307 248 13,295 6,764 1,640 129 157 105 11,655 92 19,910 281 13,309 6,320 132 151 103 4.2 1.6  8 Bình Định 22,307 272 17,338 4,697 7,121 173 129 102 10,217 61 23,282 173 17,493 5,616 140 166 126 2.8 1.9  9 Bình Dương 36,269 3,058 24,616 8,595 16,034 85 427 326 8,582 137 37,745 3,246 25,532 8,323 86 439 335 6.2 5.1  10 Bình Phước 14,461 616 8,219 5,626 2,118 55 263 161 6,101 122 15,269 720 8,606 5,943 56 273 167 5.6 2.5  11 Bình Thuận 23,284 635 12,454 10,195 5,167 119 196 110 7,287 67 23,287 638 16,615 6,034 119 196 145 3.0 2.2  12 Cà Mau 18,587 53 12,058 6,476 6,659 86 216 141 5,399 63 20,980 52 12,076 7,655 88 238 138 2.9 2.1  13 Cần Thơ 17,328 79 13,576 3,673 2,612 95 182 144 10,964 116 17,617 82 13,502 3,890 93 189 146 5.3 2.2  14 Cao Bằng 6,866 66 4,915 1,885 3,766 82 84 61 1,149 15 6,384 67 4,709 1,608 83 77 58 0.7 0.9  15 Đà Nẵng 23,513 135 14,471 8,907 4,949 102 231 143 9,522 95 23,063 71 15,029 8,156 100 231 151 4.3 2.3  16 ĐắkLắk 30,269 615 17,750 11,904 7,531 101 300 182 10,219 107 30,684 309 20,465 9,910 102 301 204 5 3  17 Đắk Nông 8,167 616 6,927 624 2,994 45 181 168 3,933 101 11,646 529 6,015 3,319 41 284 160 4.6 2.4  18 Điện Biên 3,924 116 3,550 258 21 85 46 43 3,529 43 5,826 120 3,165 1,623 85 69 39 1.9 0.6  19 Đồng Nai 49,055 3,705 22,545 22,805 799 147 334 179 21,746 173 53,930 3,821 24,853 22,877 137 394 209 8 3  20 Đồng Tháp 29,004 184 10,009 18,811 3,753 65 446 157 6,256 99 28,681 182 15,134 13,365 64 448 239 5 4  21 Gia Lai 18,995 1,317 13,814 3,864 8,801 125 152 121 5,013 51 20,917 1,426 14,282 5,209 129 162 122 2.3 1.8  22 Hà Giang 7,133 42 4,927 2,164 1,054 59 121 84 3,873 66 7,856 28 4,778 3,050 59 133 81 3.0 1.2  23 Hà Nam 12,686 334 4,600 7,752 1,091 96 132 51 3,509 40 12,021 313 1,646 10,062 95 127 21 1.8 0.3  24 Hà Nội 149,517 23,697 76,455 49,365 24,069 736 203 136 52,386 103 149,259 23,328 88,181 37,750 746 200 150 4.7 2.3  25 Hà Tĩnh 21,169 377 9,053 11,739 1,884 156 136 60 7,169 48 16,945 395 9,605 9,066 160 106 63 2.2 0.9  26 Hải Dương 26,018 1,193 9,780 15,045 6,182 168 155 65 3,598 29 26,636 1,203 10,025 15,408 173 154 65 1.3 1.0  27 Hải Phòng 33,487 2,294 15,130 16,063 0 276 121 63 15,130 63 24,037 2,309 15,498 6,230 269 89 66 2.9 1.0  28 Hậu Giang 7,718 11 6,831 876 1,128 47 164 146 5,703 122 8,081 11 7,066 1,004 47 172 151 5.5 2.3  29 TP.Hồ Chí Minh 219,185 33,606 132,966 52,613 0 672 326 248 132,966 248 220,211 34,753 137,999 47,459 695 317 249 11.3 3.8  30 Hoà Bình 10,179 890 5,388 3,901 2,829 70 145 90 2,559 49 9,507 939 4,785 3,783 72 132 80 2.2 1.2  31 Hưng Yên 11,985 1,381 4,486 6,118 876 76 158 77 3,610 66 13,218 1,468 4,655 7,095 70 189 87 3.0 1.3  32 Khánh Hoà 26,087 577 15,552 9,958 0 173 151 93 15,552 93 26,230 577 19,822 5,831 238 110 86 4.2 1.3  33 Kiên Giang 22,581 324 14,310 7,947 189 120 188 122 14,121 120 25,480 323 15,051 8,656 120 212 128 5.5 1.9  34 Kon Tum 7,069 10 6,928 131 1,128 69 102 101 5,800 84 8,400 11 6,723 1,001 72 117 94 3.8 1.4  35 Lai Châu 2,858 0 2,170 688 1,320 36 79 60 850 24 3,884 0 2,209 1,162 37 105 60 1.1 0.9  36 Lâm Đồng 27,368 2,067 16,659 8,642 7,868 118 232 159 8,791 92 32,612 1,651 19,526 8,605 130 251 163 4.2 2.5  37 Lạng Sơn 10,053 878 5,973 3,202 3,228 102 99 67 2,745 36 10,729 902 5,530 3,971 108 99 60 1.6 0.9  38 Lào Cai 7,769 15 3,900 3,854 1,490 78 100 50 2,410 31 8,236 12 4,100 3,889 80 103 51 1.4 0.8  39 Long An 28,554 479 18,642 9,433 2,918 160 178 120 15,724 101 29,791 491 19,383 9,304 159 187 125 4.6 1.9  40 Nam Định 25,406 256 10,701 14,449 3,039 144 176 76 7,662 55 27,351 579 11,279 15,493 140 195 85 2.5 1.3  41 Nghệ An 48,431 832 21,801 25,798 8,620 263 184 86 13,181 53 50,535 894 24,151 24,469 197 257 127 2.4 1.9  42 Ninh Bình 15,945 242 6,149 9,554 1,080 98 163 65 5,069 54 14,376 198 5,576 8,602 70 205 82 2.5 1.2  43 Ninh Thuận 9,221 154 6,049 3,018 4,804 45 205 138 1,245 31 8,794 151 5,361 3,282 35 251 157 1.4 2.4  44 Phú Thọ 21,047 837 13,508 6,702 5,349 129 163 111 8,159 70 19,547 803 10,748 7,996 129 152 90 3.2 1.4  45 Phú Yên 12,885 72 9,943 2,870 1,394 71 181 141 8,549 121 15,133 54 8,967 4,979 81 187 111 5.5 1.7  46 Quảng Bình 16,237 521 6,570 9,146 2,873 95 171 75 3,697 44 16,954 528 6,733 9,338 99 171 73 2.0 1.1  47 Quảng Nam 26,538 308 11,722 14,508 2,019 164 162 73 9,703 61 25,323 333 12,917 12,073 155 163 85 2.8 1.3  48 Quảng Ngãi 16,869 571 9,085 7,213 1,851 139 121 69 7,234 56 17,218 556 11,148 5,332 134 128 87 2.6 1.3  49 Quảng Ninh 25,243 2,258 15,642 7,343 7,156 127 199 141 8,486 85 25,530 2,339 16,112 6,976 110 232 168 3.8 2.5  50 Quảng Trị 12,010 583 4,767 6,660 2,832 70 172 76 1,935 36 14,250 611 4,952 7,581 70 204 79 1.6 1.2  51 Sóc Trăng 12,834 48 9,247 3,539 0 80 160 116 9,247 116 13,894 48 9,608 3,708 83 167 116 5.3 1.8  52 Sơn La 10,314 681 9,037 596 1,745 125 83 78 7,292 64 11,002 700 7,431 2,871 125 88 65 2.9 1.0  53 Tây Ninh 15,016 146 11,647 3,223 3,453 137 110 86 8,194 61 15,617 93 12,063 3,461 137 114 89 2.8 1.3  54 Thái Bình 18,169 1,889 7,191 9,089 3,434 108 168 84 3,757 52 7,930 1,866 4,257 6,915 107 74 57 2.4 0.9  55 Thái Nguyên 20,644 834 12,732 7,078 3,391 79 261 172 9,341 129 17,812 871 11,300 7,126 80 223 152 5.9 2.3  56 Thanh Hoá 72,326 570 30,276 41,480 22,426 276 262 112 7,850 31 71,924 601 27,143 44,180 276 261 101 1.4 1.5  57 Thừa Thiên - Huế 23,552 221 16,250 7,081 9,875 163 144 101 6,375 40 24,633 234 16,076 7,789 164 150 99 1.8 1.5  58 Tiền Giang 28,921 333 14,708 13,880 20 222 130 68 14,688 68 30,271 339 18,536 11,396 189 160 100 3.1 1.5  59 Trà Vinh 12,237 292 7,955 3,990 1,992 63 194 131 5,963 99 12,899 298 7,101 5,500 64 202 116 4.5 1.8  60 Tuyên Quang 11,876 96 5,866 5,914 1,616 66 180 90 4,250 66 12,452 96 8,177 3,891 72 173 115 3.0 1.7  61 Vĩnh Long 20,852 547 11,714 8,591 589 98 213 125 11,125 119 22,217 588 9,488 11,479 103 216 98 5.4 1.5  62 Vĩnh Phúc 11,497 549 4,914 6,034 0 86 134 64 4,914 64 11,554 559 4,961 6,034 86 134 64 2.9 1.0  63 Yên Bái 10,956 157 6,343 4,456 3,555 87 126 75 2,788 34 13,003 158 9,492 2,330 87 149 111 1.5 1.7  
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐÒNG Sô: 75^ /QĐ-ƯBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lâm Đồng, ngày tháng năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐÒNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi Trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh: số 2167/QĐ-ƯBND ngày 02/12/2014 về việc công bố thủ tục hành chính mới lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện tỉnh Lâm Đồng; số 1754/QĐ-UBND ngày 23/7/2015 về việc sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Lâm Đồng; số 1915/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã tỉnh Lâm Đồng; số 2662/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường và ƯBND tỉnh Lâm Đồng; số 140/QĐ-UBND ngày 20/01/2016 về việc công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện tỉnh Lâm Đồng; số 1468/QĐ-UBND ngày 04/7/2017 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Lâm Đồng; số 1696/QĐ-ƯBND ngày 03/8/2017 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng; số 1748/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng; số 2513/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 về việc công bố thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.A/^- Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (Cục kiểm soát TTHC); - TT.TỈnh ủy, TT.HĐND tỉnh; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Như điều 3; - Trung tâm Phục vụ HCC; - Trung tâm Công báo - Tin học; - Cổng Thông tin Điện tử tỉnh; - Website Văn phòng UBND tỉnh; - Lưu: VT, PKSTTHC. CHỦ TỊCH Đoàn Văn Việt DAN VÈ Tã ủ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH vực QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG THUỘC THẨM QUYỀN CẤP TỈNH, |.N, CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG tytyết định sổ /QĐ-UBND ngày tháng 04 năm 2019 Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng) A. THỦ TỤC THUỘC THẨ N CẤP TỈNH (86 thủ tục) I. THỦ TỤC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA UBND TỈNH (43 thủ tục) Sir sổ TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu cỏ) Cãn cú' pháp lý LĨNH Vực ĐẤT ĐAI (02 thủ tục) 01 265065 Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Thời hạn giải quyết không quá 60 ngày; - Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai: không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần hai. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đon tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai. Ị STI SỐ TTHC TÔI) 111ĨÌ lục 11 à 1111 chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách ' thức thực hỉện . Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý 02 264185 Thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai Trường họp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường họp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo; Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng họp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc trang web: motcua.lamdong. gov.vn Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP. LĨNH Vực MÔI TRƯỜNG (09 thủ tục) 01 265040 Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẳm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Mức thu theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. STT Số TTHC Ten thù tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thục hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cử pháp lý 02 264742 Thẳm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ban hành văn bản báo cáo kết quả thảm định báo cáo ĐMC). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT. 03 264900 Thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết Thời gian giải quyết không quá 25 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 20 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 05 ngày (02 ngày ký Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; 03 ngày ký Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT. STT Số TTHC Tên (Illi lục hành chính , 1 Thòi hạn giải quyêt Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cír pháp lý 04 264774 Cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án - Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp không cần tiến hành lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng; - Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án trong trường hợp phải lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu môi trường để kiểm chứng; Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT 05 265041 Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt) Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT STT Sọ TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 06 265042 Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt) Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định sổ 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT. 07 264796 Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt) Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Kinh phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT STT ... Số TTHC Tên ÍIlli tục hành chính Thòi hạn giãi quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 08 264795 Thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản (trường hợp có phương án và báo cáo đánh giá tác động môi trường không cùng cơ quan thẩm quyền phê duyệt) Thời gian giải quyết không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 23 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định; 04 ngày ký Quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- btnmtĨ 09 264797 Xác nhận hoàn thành từng phần Phương án cải tạo, phục hồi môi trường, Phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung đối với hoạt động khai thác khoáng sản Thời gian giải quyết không quá 40 ngày làm việc kể từ ngày Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Sở Tài nguyên và Môi trường là 33 ngày; - Tại Văn phòng UBND tỉnh là 07 ngày (03 ngày ký Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra; 04 ngày ký Giấy xác nhận hoàn thành từng phần phương án cải tạo phục hồi môi trường/phương án cải tạo phục hồi môi trường bổ sung). Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT. STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa đicni/cácli thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lỷ LĨNH Vực KHOÁNG SẢN (18 thủ tục) 01 265174 Cấp giấy phép thăm dò khoáng sản - Đối với khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản tối đa không quá 120 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Đối với khu vực đấu giá quyền khai thác khoáng sản tối đa không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ họp lệ. - Ghi chú: Thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trục tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; - Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản; - Thông tư số 53/2013/TT- BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; - Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC ngày 09/9/2014 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 22/2012/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy Ị Sir số TTHC Tên Hill lục liìinl) chính Thòi hạn giãi quyết Địa điếm/cách thức thục hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý phép hoạt động khoáng sản; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, trình tự, thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản. 02 264992 Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. 03 264994 Trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- btnmtT STT TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý 04 264993 Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT. 05 264999 Phê duyệt trữ lượng khoáng sản Không quá 180 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian tổ chức, cá nhân nộp phí thẩm định, bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu phí thẩm định áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT. 06 264979 Cấp, điều chỉnh Giấy phép khai thác khoáng sản; cấp Giấy phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình - Cấp giấy phép khai thác khoáng sản: Tối đa không quá 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản: Tối đa không quá 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình: không quá 72 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác lần đầu và thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu phí thẩm định áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; ■ - Thông tư sổ 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. STT số TTHC Ten thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cứ pháp lý 07 264995 Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí áp dụng theo quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. 08 264998 Trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian xin ý kiến các cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề liên quan không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. 09 264996 Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ họp lệ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí áp dụng theo tỷ lệ quy định tại Thông tư số 191/2016/TT- BTC Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. 10 265003 Cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ họp lệ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí là 5.000.000 đồng/01 giấy phép. Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. STI SỐ TTHC Ten thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cử pháp lý 11 265004 Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Mức thu lệ phí: 2.500.000 đồng/01 giấy phép. Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. 12 265005 Trả lại Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. 13 264981 Đăng ký khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích dự án XD công trình (đã được phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho XD công trình đó) bao gồm cả đăng ký khối lượng cát, sỏi thu hồi từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch Không quá 57 ngày. Thời gian tổ chức, cá nhân làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT; - Thông tư số 191/2016/TT- BTC. STT SỐ TTHC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thục hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý 14 265002 Đóng cửa mỏ khoáng sản Không quá 110 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó: - Thời gian phê duyệt đề án đóng cửa mỏ: Không quá 80 ngày. - Đóng cửa mỏ khoáng sản: Không quá 30 ngày. Thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và thực hiện nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT. 15 264982 Chấp thuận tiến hành khảo sát thực địa, lẩy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản Không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; ' - Thông tư số 45/2016/TT- BTNMT. 16 264984 Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản Không quá 112 ngày Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Nghị định số 22/2012/NĐ-CP; - Thông tư số 16/2014TT- BTNMT; Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC. STT Số TTHC Tồn thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Bịa điếm/cách thức thục hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 17 264986 Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Không quá 112 ngày Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP; - Nghị định số 22/2012/NĐ-CP; - Thông tư số 16/2014TT- BTNMT; - Thông tư liên tịch số 54/2014/TTLT-BTNMT-BTC. 18 265038 Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản đã được cấp trước ngày Nghị định số 203/2013/ND- CP có hiệu lực) - Chậm nhất là 10 ngày làm việc khi nhận được văn bản phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, Cục thuế địa phương noi có khu vực khoáng sản được cấp phép khai thác ra thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Mau số 04 tại Phụ lục II của Nghị định số 203/2013/NĐ-CP, gửi tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản. - Thời điểm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất lần đầu là 90 ngày tính từ ngày nhận được thông báo của Cục thuế địa phương; thời điểm các lần sau chậm nhất là ngày 31 tháng 3 các năm tiếp theo. Sau các thời điểm này, ngoài số tiền phải nộp theo thông báo, tổ chức, cá nhân còn phải nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010; - Nghị định số 203/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 158/2016/NĐ- CP. ! STT Số TTHC Tên lluì tục hành chính " ' I Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý LĨNH Vực TÀI NGUYÊN NƯỚC (14 thủ tục) 01 265050 Cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ ngày đêm (cấp tỉnh) Thời gian: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, thiết kế); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyến hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày. - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 10 ngày. - Thời hạn thẩm định đề án, thiết kế và quyết định cấp phép thăm dò nước dưới đất 30 ngày bao gồm: Thời gian thẩm định là 23 ngày làm việc và trình UBND tỉnh cấp phép 07 ngày. - Thời hạn trả giấy phép 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, sổ 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; - Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sử đổi một số điều của các NĐ liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dứoi đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước. STT SỐ TTHC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điễm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu cỏ) Căn cú’ pháp lý 02 265051 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm Thời gian: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ 05 ngày; - Thời hạn thẩm định báo cáo và quyết định gia hạn, điều chỉnh giấy 25 ngày, bao gồm: Thời gian thẩm định là 18 ngày làm việc và trình UBND tỉnh cấp phép 07 ngày; - Thời hạn trả giấy phép 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT? 03 265052 Cấp giấy phép, khai thác sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000m3/ngày đêm Thời gian: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo, bản kê khai); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ 10 ngày; - Thời hạn thẩm định báo cáo, thẩm định tiền cấp quyền khai thác 30 (thời gian thẩm định là 23 ngày làm việc và trình UBND tỉnh cấp phép, quyết định phê duyệt 07 ngày). - Thời hạn trả giấy phép, quyết định 04 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT STT Số TTHC Tên thú tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 04 265053 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm Thời gian: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo, bản kê khai); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ 05 ngày; - Thời hạn thẩm định báo cáo, thẩm định điều chỉnh 25 ngày (thời gian thẩm định là 18 ngày làm việc và trình UBND tỉnh cấp phép, quyết định phê duyệt 07 ngày. - Thời hạn trả giấy phép, quyết định 04 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT. 05 265054 Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/s, phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000 kw, cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm Thời gian: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo, bản kê khai); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 10 ngày; - Thời hạn thẩm định báo cáo, thầm định 30 ngày bao gồm: thẩm định là 23 ngày làm việc và trình UBND tỉnh cấp phép, quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước 07 ngày. - Thời hạn trả giấy phép, quyết định 04 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT. STT SỐ TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 06 265055 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng dưới 2m3/giây; phát điện với công suất lắp máy dưới 2.000kW; cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 50.000 m3/ngày đêm Thời gian: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo, bản kê khai); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 05) ngày; - Thời hạn thẩm định 25 ngày, bao gồm: thẩm định là 18 ngày và trình UBND tỉnh cấp phép, quyết định phê duyệt 07 ngày; - Thời hạn trả giấy phép, quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước: 04 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; ’ - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT. 07 265056 Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác Thời gian: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo, đề án); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 10 ngày; - Thời hạn thẩm định báo cáo, đề án và quyết định cấp phép 30 ngày, bao gồm: thẩm định là 23 và trình UBND tỉnh cấp phép 07 ngày. - Thời hạn trả giấy phép 04 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; ■ - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 76/2017/TT- BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ. STT sỗ TTHC Tên thií tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểni/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 08 265057 Gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng dưới 30.000 m3/ngày đêm đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản; với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm đối với các hoạt động khác Thời gian: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại báo cáo); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ 05) ngày; - Thời hạn thẩm định báo cáo và quyết định gia hạn, điều chỉnh giấy phép 25 ngày, bao gồm: thẩm định là 18 ngày và trình UBND tỉnh cấp phép 07 ngày. - Thời hạn trả giấy phép 04 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; ■ - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 76/2017/TT- BTNMT. 09 265058 Cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ Thời gian: 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép chỉnh sửa hồ sơ), trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 03 ngày; - Thời hạn thẩm định hồ sơ: 15 ngày (thẩm định là 09 ngày và trinh ƯBND tỉnh cấp phép 06 ngày). - Thời hạn trả giấy phép: 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 40/2014/TT- BTNMT ngày 11/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dứoi đất; STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thục hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 10 265059 Gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ Thời gian: 16 ngày làm việc (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân chỉnh sửa hồ sơ), trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 03 ngày; - Thời hạn thẩm định hồ sơ: 11 ngày (thẩm định là 06 ngày ngày và trình UBND tỉnh cấp phép 05 ngày). - Thời hạn trả giấy phép: 02 ngày. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; -Nghị định số 201/2013/NĐ-CP; - Nghị định số 60/2016/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ- CP; - Thông tư số 40/2014/TT- BTNMT. 11 265060 Điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước Thời gian: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian chủ giấy phép lập lại bản kê khai); trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 02 ngày; - Thời hạn thẩm định hồ sơ và phê duyệt 16 ngày (thẩm định 12 ngày và trình UBND tỉnh phê duyệt 04 ngày; - Thời hạn giao quyết định 01 ngày, đồng thời gửi quyết định điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho Cục thuế tỉnh. Cục thuế tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm gửi thông báo sổ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho chủ giấy phép. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. STT sắ TTHC Tên thii tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểni/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 12 265061 Tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp phép trước này Nghị định số 82/2017/ND-CP có hiệu lực thi hành Thời gian: 37 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian chủ giấy phép lập lại bản kê khai): - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 02 ngày; - Thời hạn thẩm định hồ sơ và phê duyệt 30 ngày (thẩm định 23 ngày và trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt 07 ngày); - Thời hạn giao quyết định phê duyệt 04 ngày, đồng thời gửi quyết định phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho Cục thuế tỉnh. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 82/2017/NĐ-CP. 13 264911 Cấp lại giấy phép tài nguyên nước Thời gian: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ), trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 05; - Thời hạn thẩm định hồ sơ 10 ngày (thẩm định là 05 ngày và trình UBND tỉnh cấp phép năm 05 ngày); - Thời hạn trả giấy phép 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép cuaUBNDtinh Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính cồng, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; - Nghị định số 201/2013/NĐ- CP; - Nghị định số 82/2017/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT STT Số TTHC Ten thủ tục hành chính Thòi hạn giiii quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cứ pháp lý 14 265039 Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ Thời gian: 11 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (không bao gồm thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp lại giấy phép chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ), trong đó: - Thời hạn nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận chuyên môn: 01 ngày; - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 03 ngày; - Thời hạn thẩm định hồ sơ: 05 ngày (thẩm định là 03 ngày và trình ƯBND tỉnh cấp phép 02 ngày); - Thời hạn trả giấy phép: 02 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép của UBND tỉnh. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012; * - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP - Thông tư số 40/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 27/2014/TT- BTNMT. II. THỦ TỤC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (43 thủ tục) STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý TTHC LĨNH Vực ĐO ĐẠC BẢN ĐỒ VÀ VIỄN THÁM (03 thủ tục) 01 265171 Cung cấp, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia Trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày nhận được phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Thời hạn cung cấp theo Quy chế cung cấp dữ liệu của Cục Viễn thám quốc gia) Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Quyết định 81/2010/QĐ-TTg; - Quyết định 76/2014/QD-TTg; - Thông tư số 70/2012/TT-BTC. 02 264734 Cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 34/2017/TT- BTC - Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; - Nghị định số 136/2018/NĐ-CP ngày 05/10/2018 của Chính phủ sửa đổi một số điều của các nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường; - Thông tư số 34/2017/TT-BTC ngày 21/4/2017 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. 03 264732 Cấp bổ sung nội dung giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo quy định Điều 3 Thông tư số 34/2017/TT- BTC - Nghị định số 45/2015/NĐ-CP; - Nghị định số 136/2018/NĐ-CP; - Thông tư số 34/2017/TT-BTC. STT Số TTHC Tên thií tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cír pháp lý LĨNH Vực KHÍ TƯỢNG THUỶ VÀN VÀ BIẾN ĐÔI KHÍ HẬU (02 thủ tục) 01 264945 Sửa đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 02 ngày làm việc. - Thời hạn tiến hành thẩm định, thẩm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận cấp phép: 15 ngày làm việc. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Khí tượng thủy văn ngày 23/11/2015; - Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. 02 264946 Cấp giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: 02 ngày làm việc. - Thời hạn tiến hành thẩm định, thấm tra, khảo sát, đánh giá, kết luận cấp phép: 15 ngày làm việc. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Không - Luật Khí tượng thủy văn ngày 23/11/2015; - Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. 1 STT Số TTIIC llliii Tên 11111 tục hành chính - Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý LĨNH Vực ĐẤT ĐAI ( 34 thủ tục) 01 265164 Thẩm định phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ họp lệ (không bao gồm thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan và thời gian các cơ quan gửi văn bản góp ý kiến về Sở Tài nguyên và Môi trường): - Trong thời hạn không quá 05 ngày, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ phương án sử dụng đất của công ty nông, lâm nghiệp đến các Sở, ngành, UBND cấp huyện để lấy ý kiến; - Trong thời hạn không quá 10 ngày, các cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường; - Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định; gửi thông báo kết quả thẩm định đến công ty nông, lâm nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ. Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết số 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp; - Thông tư số 07/2015/TT- BTNMT ngày 26/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập phương án sừ dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sừ dung đất; đo đạc, lập bản đồ địa chính; xác định giá thuê đất; giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với Công ty nông, lâm nghiệp; - Nghị quyết số 22/2016/NQ- HĐND ngày 08/12/2016 của Hợi đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng về Ban hành Quy định mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng các khoản phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giãi quyết Địa điểni/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý 02 265163 Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của ND số 43/2014/ND-CP và NĐ sổ 44/2014/NĐ-CP; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP. 03 265091 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà bên chuyển quyền đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời thực hiện nghĩa vụ tài chính của Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Nghị định số 01/2017/ND-CP; - Thông tư số 30/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nghị định 01/2017/NĐ-CP. STT TTHC Tên fhii tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điễni/cácli thức thực hiện Phí, ỉệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. 04 265153 Thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (Đối với dự án đầu tư đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì không phải thực hiện - Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Nghị định sổ 01/2017/NĐ-CP; - Thông tư số 30/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nghị định 01/2017/NĐ-CP. STT Số TTHC Tên thii tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa đicm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý thủ tục thấm định này. Đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực dự án vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì nộp hồ sơ thẩm định trong thời gian thực hiện Kê hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đem để lập Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đồng thời, chủ đầu tư được tiến hành khảo sát, đo đạc để lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng. Thời điểm thẩm định nhu cầu sử dụng đất xin giao đất, cho thuê đất; thẩm định điều kiện giao đất, thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư: khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc chấp thuận đầu tư theo quy định của STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng. Trường họp chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để thực hiện dự án đầu tư mà phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thủ tục này chỉ thực hiện sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có Nghị quyết về việc chuyển mục đích sử dụng đất.) 05 265098 Chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất (cấp tỉnh) Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Thông tư 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư 02/2015/TT- BTNMT. STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. 06 265097 Đăng ký đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT, - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT; STT 1 r s* TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phi (nếu có) Căn cứ pháp lý 07 265096 Cấp lại Giấy chứng nhận hoặc cấp lại Trang bổ sung của Giấy chứng nhận do bị mất Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT, - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- btnmtT 08 265095 Đăng ký biến động đối với trường hợp chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đẩt hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp Theọ Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT? STT Sổ TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếni/cách thúc thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. 09 265094 Đăng ký biến động quyền SDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cảo về đất đai; xử lý nợ hợp đồng thế chấp, góp vốn; kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức; thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền SDĐ, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, của nhóm người sử dụng đất; đăng ký biến động đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân đưa quyền SDĐ vào doanh nghiệp Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc ƯBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT STT ! số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí. lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý 10 265093 Bán hoặc góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất thuê của Nhà nước theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ. Trong đó, 10 ngày cho thủ tục đăng ký biến động về mua, góp vốn tài sản và 20 ngày cho thủ tục thuê đất (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT, - Thông tư số 33/2017/TT- btnmtT 11 265092 Đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. + Thủ tục đãng ký biến động trong trường hợp chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; STT Số TTHC Ten thú tục hành chính Thò’i hạn giãi quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng; tăng thêm diện tích do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận. vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; + Thủ tục đăng ký biến động trong trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất là không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; + Thủ tục đăng ký biến động trong trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ; Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sừ dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. - Thông tư số 02/2015/IT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT? STT SỐ TTHC Tên thií tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý 12 265090 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT. 13 265089 Đăng ký thay đổi tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp Tố chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT, STT SỐ TTHC Ten thiỉ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu - Thông tư số 33/2017/T1- BTNMT 14 265088 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu không đồng thời là người sử dụng đất Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- btnmtT STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cứ pháp lý 15 265087 Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người đã đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT 16 265086 Thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Không quy định (Thực hiện theo từng trường hợp) Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại ƯBND cấp xã nếu có nhu cầu. BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT 17 265085 Đính chính Giấy chứng nhận đã cấp Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMTĨ STT Số TTHC Tên thií tục hành chỉnh Thòi hạn giải quyết Địa điễm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý 18 265084 Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT 19 265083 Cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường họp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, TP Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT. STT Số TT1IC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc ƯBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. 20 265082 Tách thửa hoặc hợp thửa đất Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- btnmtT 1 STT Số 1 TTHC Ten thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý 21 265081 Xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất đối với trường hợp có nhu cầu Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc ƯBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BIWL 22 265080 Gia hạn sử dụng đất nông nghiệp của cơ sở tôn giáo Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của Cơ sở tôn giáo sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT, - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT. STT sổ TTHC Ten thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếni/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. 23 265079 Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Không quá 7 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc ƯBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT. STT số TTHC Tên thủ tục hà nil chính Thòi hạn giãi quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cứ pháp lý 24 265078 Đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sừ dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT 25 265077 Đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ); giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính Tổ chức sừ dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND. - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT; STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện chê quyên sử dụng đât; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gan liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. - Thông tư số 33/2017/TT- BTNMT? 26 265076 Xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 03 ngày đối với trường họp xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; không quá 03 ngày đối với trường họp đăng ký, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND. - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT STT số TTHC Tên lliiỉ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cácli thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. 27 265075 Đăng ký đất đai lần đầu đối với trường hợp được Nhà nước giao đất để quản lý Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đổi với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNML 28 265074 Đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu - Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; STT SỐ TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa đicm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cír pháp lý hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ họp lệ. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. tỉnh, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu. HĐND - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT? 29 265068 Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT STT Số TTHC Tên 1 Illi tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. 30 265067 Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; dự án không phải cấp giấy CNĐT; trường họp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao (Đối với giao đất, cho thuê đất để thực dự án vì mục đích QP- AN; phát triển KT - XH Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa họp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sưng, hoàn chỉnh hồ sơ. - Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT. STT Số TTHC Tên thú tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểni/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý vì lợi ích quốc gia, công cộng thì nộp hồ sơ trong thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt mà không phải chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng) 31 265066 Giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá QSDĐ đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc phải cấp giấy chứng nhận đầu tư mà người xin giao đất, thuê đất là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. (Đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực dự án vì mục đích quốc phòng an ninh; phát triển KT - XH vì lợi ích quốc gia, công cộng thì nộp hồ sơ xin Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Thời hạn giải quyết: Không quá 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn Tổ chức sử dụng đất nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 đường Trần Phú, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích. Theo Nghị quyết 22/2016/NQ- HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMT? STT Số TTIIC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cứ pháp lý giao đất, thuê đất trong thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt mà không phải chờ đến khi hoàn thành việc giải phóng mặt bằng.) thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. 32 264893 Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Không quy định cụ thể (thực hiện theo từng trường hợp) - Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người. - Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất. Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số 01/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, - Thông tư số 24/2014/TT- BTNMTĨ 33 264892 Thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Quy định thời hạn giải quyết đối với một số trình tự như sau: a) Thời gian từ khi ban hành thông báo thu hồi đất đến khi ban hành Quyết định thu hồi đất: chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp. (1) Người có đất thu hồi nhận bản Thông báo thu hồi đất và dự họp phổ biến việc thực hiện Thông báo thu hồi đất; được thông báo Không - Luật 45/2013/QH13 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP - Thông tư 30/2014/TT-BTNMT - Nghị định 01/2017/NĐ-CP STT Sổ TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giãi quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn củ' pháp lý Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn thì UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất. b) Thời gian ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc: 10 ngày kể từ ngày người sử dụng đất được UBND cấp xã vận động, thuyết phục thực hiện Thông báo thu hồi đất. c) Thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp vượt quá 30 ngày: nếu nhà nước chậm chi trả thì người có đất thu hồi được nhà nước thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả; nếu người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước. d) Thời gian bàn giao đất đối với trên phương tiện thông tin đại chúng; được xem niêm yết Thông báo thu hồi. (2) Người có đất thu hồi được mời họp trực tiếp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để có ý kiến về dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và ký vào biên bản lấy ý kiến về dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; nếu còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi chủ trì phối với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức đối thoại; xem dự thảo Phương án bồi thường, hỗ trợ tái STT SỐ TTHC Tên thú tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cír pháp lý trường hợp người bị cưỡng chế thu hồi đất chấp hành quyết định cưỡng chế: chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành của người có đất bị thu hồi. định cư được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cẫp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. (3) Người có đất thu hồi được nhận quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. (4) Người có đất thu STT Số TTHC Tên thủ tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý hồi được phổ biến về Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt; xem Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt được niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. 34 264891 Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Không quy định cụ thể (thực hiện theo từng trường hợp) Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất trên cơ sở căn cứ thu hồi đất đối với từng trường hợp thu hồi đất Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Nghị định số Ol/2017/NĐ-CP; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; - Thông tư số 24/2014/TT- btnmtT STT Số TTHC Tên till! í ục I1ÌII111 chính Thòi hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Cãn cú' pháp lý LĨNH Vực MÔI TRƯỜNG (04 thủ tục) 01 264778 Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; -Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 27/2015/TT- BTNMT? 02 264901 Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đon giản Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc kế từ ngày nhận đủ hồ sơ. Thời hạn quy định trên không bao gồm thời gian chủ cơ sở hoàn thiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và gửi lại. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; - Thông tư 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. 03 264801 Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH không đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH. 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; -Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại. STT SỐ TTHC Tên thù tục hành chính Thòi hạn giải quyết Địa đicm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú’ pháp lý 04 264800 Cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH không đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH. 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với trường hợp chủ nguồn thải CTNH đăng ký tự tái sử dụng, tái chế, sơ chế, xử lý, đồng xử lý thu hồi năng lượng từ CTNH. Trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lâm Đồng, số 36 Trần Phú, Phường 4, thành phố Đà Lạt hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; - Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT. B. THỦ TỤC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CẤP HUYỆN (10 thủ tục) STT Mã sổ TTIIC Tên (hủ (ục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý LĨNH Vực ĐẤT ĐAI (07 thủ tục) 01 265163 Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu Theo Nghị quyết 22/2016/NQ -HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 01/2017/ND-CP; Nghị định số 43/2014/ND-CP; Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT; Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT; Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT. 02 265155 Thẩm định nhu cầu sử dụng đất để xem xét giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định). Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Trường họp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu Theo Nghị quyết 22/2016/NQ -HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/ND-CP; Nghị định số 01/2017/ND-CP; Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. STT Mã số TTHC Ten thù íục hành chính Thời hạn giái quyết Địa diểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý làm việc, cơ quan tiêp nhận, xử lý hô sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. 03 265124 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân Không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu Theo Nghị quyết 22/2016/NQ -HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/ND-CP; Nghị định số 01/2017/ND-CP; Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. 04 265123 Thủ tục giao đất, cho thuê đất cho hộ gia đình, cá nhân; giao đất cho cộng đồng dân cư đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất Không quá 20 ngày (không kể thời gian giải phóng mặt bằng; không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất). Không quá 30 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu Theo Nghị quyết 22/2016/NQ -HĐND - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/ND-CP; Nghị định số 01/2017/ND-CP; Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. STT Mã số TTIIC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giái quyết Địa điếm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trung cầu giám định. Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. 05 265121 Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân cấp huyện - Thời hạn kiếm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. - Thòi hạn giải quyết: không quá 45 ngày; - Thời hiệu giải quyết tranh chấp đất đai: không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu; đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn thì không quá 45 ngày mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không có đơn gửi người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần hai thì quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu có hiệu lực thi hành. Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp nộp đơn tại Bộ phận Một cửa ủy ban nhân dân cấp huyện Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/ND-CP; Nghị định số 01/2017/ND-CP. STT Mã số TTHC 1 Ten thủ tục hành i chính Thời hạn giái quyết ' Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cứ pháp lý thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định; Đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày; trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai. 06 264918 Thủ tục thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (TTHC cấp huyện) Không quy định cụ thể (thực hiện theo từng trường họp) - Cơ quan có thẩm quyền kiếm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác. - Phòng Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất. Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/ND-CP; Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. 07 264917 Thủ tục thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại Không quy định cụ thể (thực hiện theo từng trường hợp) Phòng Tài nguyên và Môi trường trường lập hồ sơ thu hồi đất trên cơ sở căn cứ thu hồi Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/ND-CP; STT Mã số TTIIC Tên thủ lục hành chính Thời hạn giài quyết Địa điêm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cú' pháp lý đât đôi với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đất đối với từng trường hợp thu hồi đất Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT. TTHC LĨNH Vực MÔI TRƯỜNG (02 thủ tục) 01 264790 Xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường: 08 ngày; - Tại UBND cấp huyện: 02 ngày. Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 02 265165 Xác nhận đề án bảo vệ môi trường đơn giản Thời gian giải quyết: không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó: - Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường: 08 ngày; - Tại UBND cấp huyện: 02 ngày. Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyệnhoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường STT Mã số TTHC Tên thu tục hành chính Thời hạn giãi quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cử pháp lý chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT ngày 28/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản. LĨNH Vực TÀI NGUYÊN NƯỚC (01 thủ tục) 01 264925 Đăng ký khai thác nước dưới đất (TTHC cấp huyện) Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành hai (02) tờ khai và nộp cho cơ quan đăng ký; Trong thời hạn không quá mười (10 ) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức,cá nhân, cơ quan đăng kí có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận và tờ khai và gửi một (01) bản cho tổ chức, cá nhân. Nộp hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của ƯBND cấp huyện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích Không Luật Tài nguyên nước ngày 21/6/2012 c. THỦ TỤC THUỘC THẢM QUYỀN CỦA CẤP XÃ (02 thủ tục) STT Mà số TTIIC Tên thủ tục hành chính Thời hạn giải quyết Địa điểm/cách thức thực hiện Phí, lệ phí (nếu có) Căn cử pháp lý LĨNH Vực ĐẤT ĐAI (01 thủ tục) 01 265149 Hòa giải tranh chấp đất đai (cấp xã) - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định; - Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày; Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường họp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. Người có đơn yêu cầu hòa giải gửi đơn đến Bộ phận Một cửa UBND cấp xã Không - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP. LĨNH Vực MÔI TRƯỜNG (01 thủ tục) 01 264792 Tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường Trong thời hạn mười (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Bộ phận Một cửa UBND cấp xã Không - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014; Nghị định số 18/2015/ND-CP; Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH Số: 8882 / CT-TTHT V/v: Thuế TNCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2019 Kính gửi: Văn phòng Bán vé Hãng Hàng Không Đức Lufthansan tại Việt Nam Địa chỉ: Phòng 1909, lầu 19, tòa nhà Sun Wah, 115 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Mã số thuế: 0301485541 Trả lời văn bản không ghi số ngày 19/06/2019 của Văn phòng về thuế thu nhập cá nhân (TNCN); Cục Thuế TP có ý kiến như sau: Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về Thuế thu nhập cá nhân: + Tại Điểm g Khoản 2 Điều 2 quy định về việc không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: “g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp. g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm. g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo. " Căn cứ các quy định trên, trường hợp theo trình bày Văn phòng có phát sinh khoản chi phí hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo (bệnh ung thư) cho người lao động thì số tiền Văn phòng hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM động theo quy định cụ thể tại Điểm g Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên. Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./. Nơi nhận: • Như trên; • P.NV-DT-PC; • P.TT-KT6; • Lưu VT, TTHT. KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG [Hình ảnh con dấu: CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH] Nguyễn Nam Bình
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 73/2013/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------------- Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013    QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM THỰC HIỆN CƠ CHẾ NẠO VÉT, DUY TU CÁC TUYẾN LUỒNG HÀNG HẢI DO BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 06 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Luật đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý, Điều 1. Thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý với nội dung chính như sau: 1. Mục đích thực hiện thí điểm: a) Xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế; thực hiện theo hình thức phù hợp và thủ tục rút gọn, tạo thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả trong thực hiện công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu trong phạm vi cả nước; b) Củng cố và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải; từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải; c) Khuyến khích thực hiện xã hội hóa công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo hình thức kết hợp tận thu sản phẩm nạo vét, không sử dụng ngân sách nhà nước hoặc hình thức đấu thầu rộng rãi với hợp đồng trọn gói hoặc theo các hình thức phù hợp khác để huy động tối đa nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và của nhà đầu tư. 2. Nguyên tắc thực hiện thí điểm: a) Phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thí điểm thực hiện một số cơ chế đặc thù phù hợp với thực tiễn hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải, làm cơ sở kiểm tra, đánh giá, so sánh; b) Tổng kết quá trình thí điểm thực hiện cơ chế và đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải trong phạm vi cả nước; c) Ưu tiên thực hiện xã hội hóa công tác nạo vét, duy tu tất cả các tuyến luồng hàng hải bằng nguồn lực của xã hội. Chỉ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải tại các khu vực cảng biển trọng điểm và các tuyến luồng không có nhà đầu tư tham gia thực hiện theo hình thức xã hội hóa. 3. Phạm vi điều chỉnh: a) Quyết định này quy định về thực hiện thí điểm cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải đang quản lý nhằm bảo đảm chuẩn tắc thiết kế đã được phê duyệt; b) Quyết định này không áp dụng đối với hoạt động nạo vét của công tác đầu tư xây dựng mới luồng hàng hải và hoạt động nạo vét nâng cấp luồng hàng hải làm thay đổi chuẩn tắc thiết kế của tuyến luồng đã được phê duyệt. 4. Đối tượng áp dụng: Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý nhằm bảo đảm chuẩn tắc thiết kế đã được phê duyệt. 5. Nội dung thí điểm cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý bao gồm: a) Về trình tự, thủ tục thực hiện: Trên cơ sở kế hoạch nạo vét, duy tu luồng hàng hải hàng năm bằng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, cơ quan quản lý luồng phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình làm cơ sở triển khai thực hiện thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải; không thực hiện bước lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải; b) Về việc bảo hành công trình: Không thực hiện việc bảo hành kết quả thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải sau khi đã được nghiệm thu theo quy định; c) Về đánh giá tác động môi trường: Lần đầu thực hiện công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải phải thực hiện việc báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đối với những lần tiếp theo thực hiện việc nạo vét, duy tu luồng hàng hải, chỉ thực hiện việc quản lý, giám sát môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp có thay đổi vị trí đổ vật liệu nạo vét; d) Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với tuyến luồng hàng hải Định An - Cần Thơ: Thực hiện theo cơ chế chỉ định thầu rút gọn quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng và quy định khác có liên quan của pháp luật; đ) Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với các tuyến luồng hàng hải Hải Phòng và Sài Gòn - Vũng Tàu: Thực hiện theo cơ chế đấu thầu rộng rãi với hợp đồng trọn gói; nhà thầu thi công có trách nhiệm bảo đảm duy trì chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng hàng hải trong cả năm hoặc trong khoảng thời gian xác định với kinh phí cố định trên cơ sở phương án nạo vét, duy tu luồng hàng hải và hợp đồng trọn gói, không điều chỉnh kinh phí thực hiện; e) Việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với các tuyến luồng còn lại: Thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. 6. Về nguồn vốn thực hiện: a) Bảo đảm cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm để thực hiện công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải quan trọng theo quy định; b) Chỉ thực hiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải bằng ngân sách nhà nước đối với các tuyến luồng hàng hải quan trọng và các tuyến luồng không huy động được nguồn vốn xã hội hóa; c) Khuyến khích nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo hình thức xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước. 7. Về thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện: a) Tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải không sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về nguồn vốn và hiệu quả đầu tư; b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nạo vét, duy tu luồng hàng hải sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả đầu tư. 8. Thời gian và lộ trình thực hiện thí điểm: Thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý bắt đầu từ ngày 01 tháng 02 năm 2014 và trong các năm ngân sách từ năm 2014 đến hết năm 2016, trừ việc lựa chọn nhà thầu thực hiện dự án thi công nạo vét, duy tu đối với các tuyến luồng hàng hải Hải Phòng và Sài Gòn - Vũng Tàu quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều này thực hiện thí điểm trong các năm ngân sách từ năm 2015 đến hết năm 2016. Điều 2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương liên quan 1. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm: a) Chỉ đạo thực hiện công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định này; b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục khuyến khích thực hiện xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải và khu nước, vùng nước trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước; c) Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục lập kế hoạch, phân công, phân cấp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu luồng hàng hải quy định tại Quyết định này; bảo đảm đơn giản, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước; d) Rà soát, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan đến thiết kế, thi công, bảo trì luồng hàng hải phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn; đ) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí hàng năm ngay từ đầu năm để thực hiện công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải kịp thời, hiệu quả, tiết kiệm và đúng quy định của pháp luật; e) Hướng dẫn về nội dung và thực hiện hợp đồng trọn gói nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định tại Quyết định này; g) Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện thí điểm; tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện khi kết thúc thời gian thí điểm và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải để áp dụng chính thức trong cả nước. 2. Bộ Tài chính có trách nhiệm: a) Hướng dẫn thủ tục thanh toán, quyết toán đối với công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định tại Quyết định này; b) Cân đối bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước hàng năm đủ thực hiện công tác nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: a) Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải quy định tại Quyết định này; b) Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện thủ tục đăng ký tận thu sản phẩm đối với các dự án xã hội hóa thực hiện nạo vét, duy tu kết hợp tận thu sản phẩm theo quy định tại Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và quy định có liên quan của pháp luật, bảo đảm đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng trong thực hiện dự án. 4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thủ tục xuất khẩu cát nhiễm mặn đối với các dự án xã hội hóa thực hiện nạo vét, duy tu kết hợp tận thu sản phẩm theo quy định. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, chấp thuận đăng ký tận thu sản phẩm nạo vét và chế độ thuế, phí, lệ phí đối với các dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải, bảo đảm nhanh chóng để các dự án có thể sớm triển khai thực hiện. 6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện nạo vét, duy tu và quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định tại Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan. Điều 3. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị bảo đảm an toàn hàng hải và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu luồng hàng hải theo quy định tại Quyết định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền. 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.    Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Cục Hàng hải Việt Nam; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, KTN (3b). THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng  
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 16/9/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021- 2022; Để tổ chức cho các học viên tại cơ sở giáo dục thường xuyên (GDTX) hoàn thành chương trình GDTX cấp THCS và THPT năm học 2011-2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các Sở GDĐT thực hiện một số nội dung như sau: 1. Tổ chức thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT 1.1. Đối với các môn học bắt buộc: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý: Căn cứ Chương trình GDTX cấp THCS ban hành kèm theo Quyết định số 48/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/11/2002 và Chương trình GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07/11/2006 của Bộ; Công văn số 6478/GDTX ngày 30/7/2003 về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và Công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21/9/2009 về việc hướng dẫn thực hiện phân phối Chương trình GDTX cấp THPT, các Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDTX chủ động rà soát và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo hướng dẫn tại mục 2, Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GDĐT để xây dựng kế hoạch dạy học từng môn học cho phù hợp với trình độ của học viên và tình hình thực tế của đơn vị. 1.2. Đối với các môn học khuyến khích: Tiếng Anh, Giáo dục Công dân, Công nghệ và Tin học: Căn cứ vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở GDTX chủ động điều chỉnh nội dung dạy học và xây dựng kế hoạch dạy học các môn khuyến khích theo quy định của Chương trình và các văn bản hướng dẫn hiện hành. 2. Về kiểm tra, đánh giá học viên Không kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với những nội dung hướng dẫn học viên tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học viên thực hành, thí nghiệm. Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng được quy định tại Chương trình GDTX cấp THCS và THPT hiện hành. 3. Công văn này thay thế Công văn số 3566/BGDĐT-GDTX ngày 14/9/2020 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT. 4. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ, các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở GDTX chủ động xây dựng kế hoạch dạy học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT phù hợp với tình hình diễn biến dịch Covid-19 của từng địa phương và phù hợp với khung thời gian năm học theo Quyết định số 2551/QĐ-BGDĐT ngày 04/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Sở GDĐT nghiêm túc triển khai các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục thường xuyên) bằng văn bản và gửi qua email: [email protected] để kịp thời giải quyết.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Số:28 /2024/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lạng Sơn, ngày 24 tháng 8 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Sửa đổi khoản 2 Điều 3 Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BTC ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tài chính địa phương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 160/TTr-STC ngày 12 tháng 8 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi khoản 2 Điều 3 Quyết định số 14/2022/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn như sau: “2. Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính, gồm: a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ: - Phòng Quản lý ngân sách; - Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp; - Phòng Tài chính đầu tư; - Phòng Quản lý công sản; 2 - Phòng Quản lý giá và tài chính doanh nghiệp. b) Thanh tra. c) Văn phòng.” Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 9 năm 2024. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Nội vụ; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.. Nơi nhận: Như Điều 3; - - Chính phủ; - Các Bộ: Tài chính, Nội vụ, Tư pháp; - Cục Kiểm tra VBQPPL, Bộ Tư pháp; - Vụ Pháp chế, Bộ Nội vụ; Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính; - Thường trực Tỉnh uỷ; - Thường trực HĐND tỉnh; - - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức CT-XH tỉnh; - Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; - Ban Pháp chế HĐND tỉnh; - Công báo tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh; - PCVP UBND tỉnh, các Phòng CM, ĐV; - Luu: VT, NC(TPT). NHAN BAN AQ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH DAN TINH NO Hồ Tiến Thiệu ވ
187 Điện CỘNG HÒA Xà HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM TIỀU CỈIUẤN việt nam ĐÈN DIỆN THUẬT NGỪ VÀ ĐỊNH NGHĨA TCVN 4274 —86 HẢ NỘI - 1986 Cơ quan biên soạn: Trung tàm Tiêu chuần — Chất lượng Cơ quan đề nghị ban lìành: Tong cục Tiêu chuĩìn — Do luờng - Chất lượng Cơ quan trình (ỉugệl: Tông Cục Tiều chuàn—Do luông —Chất lượng, ủy ban Khoa học và Kỳ thuật Nhà nước Cơ quan :vèl duyệt vả ban hành : ùy ban khoa học và kỳ thuật Nhà nước Quyẽt định ban hành số: 510/QĐ ngày 4 tháng 8 năm 1986 Nhóm E TIÊU CHUẰN VIỆT NAM ĐÈN ĐIỆN TCYN Thuật ngữ và định nghĩa 4274 — S6 CueTH.'IbHHK 3/ieKTpif secKne Electrical lamps TepMHHN II Terms and delìnicálion onpeAe^cmia Khuyến khích áp dụng Thu Ạt ngữ Dinh nghĩa 1, KHÁI NIỆM CHUNG 1.1. Đèn c OCT H.1 b IIIIK 1.2. Phụ tùng chiếu sáng ApMSTypa ocBCTHTCabHaH 1.3. Hệ thống quang học cùa đèn oíiTHiiec?;.iíi CKCTCMa CBCTII.11.II11K.Ì Tliiốt bị, bao gòin có bóng đèn) các phụ tùng chiếu sAng dùng đe phân bõ lại và (hoặc) biốn dồi quang thông cùa đ(>n và các chi liốt càn thiết đe lắp ghép và bảo vộ bóng đèn cũng như đe nói đèn dến nguồn eung cáp điộn. Phân của đèn dùng dề phân brt lại và (hoặc) biến dồi quang thông của đèn, đè lắp ghép, bảo vệ đèn cũng như nối đòn don nguồn cung cẫp điộn. Phụ tùng.chiẽu sáng đối vói (lèn có khi có the có cà bộ phân khởi dộng vã Ố11 định sự làm vi ộc cùa đèn. Phàn của dèn, bao gồm các bộ phận quang học (gương hoẠc thấu kinh) cớ nhiệm vụ phân bố lại quang thông của dèn- l.'l Bán căn dưới của không gian HnMiiím noaycộepa npoCTpaHCTiia, Phàn không gian năm phía dưới cùa mặt phầng ngang di qua tfun sáng của dèn. Thuật ngữ (lịnh nghĩa 1.5. Ball cill I rên của k II ông gian BepxHHH ii0Jiyc(]>cpa npocTpaiicTBa 1.6. Vùng ngofii cùa (lèn Biieuuitni oó/iacTb cBCTH.ibHHKa 1.7. Miệng (lèn BmXOAJIOC OTnepCTIfC c BCT im b II HKa 1.8. Be mill có tác (lụng cùa đ c I) AkTHBHSH HOBCpxHOCTb CBCTimbHHKa 1.9. Thè true quang của (lèn <J)OTOMeTỊ)H>ieCKOe TC.1O c BCT JI4bH Mb a 1.10. Đèn đói xứng c H M M eT pH <ĩ II bỉ ft c lỉ CT H a b HII K 1.11. Dèn đổi xứng tròn Kpyraocn M MCTpHMH bltì CBCTHJlbHHK 1.12. Đèn khổng đối xứng Hecif M MCTpil 'IH bói CBC-TII.TbH IIK 1.13. Tâm sáng của đèn. Cbctoboíí II.CHTP cneTH.ibHHKa Phỉìn không gian nam phía trên cùa mặt phảng ngang đi qua lãm sáng của đèn. Vùng không gian có quang thông của đỏn truyèn đổn Khe hở (lỗ hở) cho quang thông cùa đèn đi qua. Be mặt của (lèn mà quang thông được phân 1)6 lại và (hoặc) biến đổi. Quỹ tích đíìu mút cùa các véctơ bán kính xuíit phát từ tâm sáng của (lỏn chiõudài của các véctưnày tỷ lộ với cường độ ảnh sáng của đèn theo hướng tương ứng. Đèn có thề trắc quang cô trục hoặc mặt phẳng (lói xứng. Đèn có thồ trắc quang có trục đối xứng. Đèn có thè trắc quang không có trục (lối xứng và không có mặt phẳng đối xứng. ĐiÊm quy ước trong phụ tùng chiêu sảng trùng với tâm sang cua một (lèn (trường hợp có một đên) hoặc trùng với lâm hình học của các tàm sAng của cảc đèn (trong trường hợp có nhièu đôn). Thuật ngừ Dịũh nghĩa 1.14. Trục quang của dồn OrụrMyeCKaa OCb CBCTHJlbHHKa Dường thẳng quỵ ước đi qua lâm sảng của đèn, Chú thieh : Dổi với đèn đổi xứng tròn thì trục quang là trục*đối xứng của đèn, đổi VỚI đèn đối xứng qua một mặt pl:ẳng đói xứng, thì trục quang là'đường thẳng nằm trong mặt phẳng này theo hướng cưởng (lộ sáng cực (lại, đối với đèn đối xứng qua hai hay nhiỗu một phẳng đối xứng thi trục quang là đường thẫng mà các mặt phẳng đy cắt nbau. cỏn đối X ói đèn khổng đối xứng thi trục quang là đường Hy làm gốc đê lính tọa độ góc. 1.15. Trục dọc của đèn ripOẪOTIbHaíI OCb CBeTHflbHKKa Đường thẳng quy ước đi qua tftm sáng cúa đèn dùng bóng đồn dạng ỗng và song song với trục đèn. Mặt phẩng đi qua trục quang của đèn. 1.16. Mặt phẳng kinh của đèn. ÁlepHAHOHaâbHaa nji0CK0CTb CBeTHJIbllHKa Mặt phẳng di qua trục quang của dèn 1.17. Mặt phẳng kinh chỉnh của đèn. r<íiaBHaa MepHXtHOnaabHaa llaOCKOCTb CBCTHnbHHKa Mặt phẳng kinh đối xứng với đèn đối xứng và đặe trưng cho điềm gốc tính toán góc vĩ (trong'mặt phầng kính được chọn điỉm gốc dẽ tính góc. vĩ) 1.18. Mặt phẵng vĩ của đèn 3kB3TOpnaaAHaa n.iocKocTb CseTHJIbHHKa Mặt phẳng vuông góc với trục quang của đèn 1.19. Mặt phẳng vĩ chính của đèn* r^aBíiaH 3í<B3T0pna/IbHBH lljJOCKOCTb CBCTHJlbliHKa Mil phẳng vĩ đi quatâm sáng của đèn. Thuột ngữ DỊnh nghĩa 1.20. Mặt Ịíbẳng dọc của dẽn npoAoflbnaw HflOCKOCTb cBSTHflbH MKÍ1 Mặt phảng đi qua trục dọc của (lẽn. 1.21. Mại phẳíỉg ngang của đèn rioncpcmiaíi IIAOOKOCTI. CBCTHflbui’ica Mạt phang vuông góc vói trục dọc cùa đèn í.22. Gỏe kinh của đèn M < ■ p H A i: c 1'a fl b II w ìi y r 0.1 cBeTHfli.i-iiica Góc tạo bởi hướng cho trước trong mặt phẳng kinh và hướng thẳng dứng di qua tâm .sáng của đòn, dược tinh từ diem đây ngược với chiêu quay của kim đông hò. ị.23. Góc vĩ của đèn Siena TopaaflhUMH yro/i cneTHflbHHKa Góc tạo bởi hướng cho trước trong mặt phẵng vĩ và mặt phẳng kinh chính của dèn tính theo chièu quay của kim dồng hò- 121. VỊ tri lãm việc cùa đèn. p.ióovee noflOJKemie CBCTHAÓHIÌ Ka VỊ trí của đèn được quy định trong tồi liêu thiết ke đèn 1.25- Chế độ nhiệt xác lập của (lèn y CTBUOBHB in.nìicn TonflOBOif PeHíHM CBOTHfl I.H HKa Chế độ làm viộccủa đòn khi nhiệt độ tại một điềm bát kỳ của đèn khổng tha y đối hoặc thay (lòi khòng quá l°c trong khoảng thời gian 30 phút. 1.26. Trạng thái nguội của (lèn XofloAiioe cocToanne ClieTHAbHHI.il Trạng thải của đèn khi ngắt mạch diện có nhiệt (lộ tại mọi diễm bẫt kỹ của (lèn bằng nhiệt độ của môi trường xung quanh 1.27. Nhiộl (lộ làm viộccủa (lên PaốonaH TCMBcpaTypa CBCTHflbllHKa Nhiệt (lộ của đèn trong điều kiộn vộn hành binh thường 1.28. Nhiệt (lộ tối (la cho phép của mỏi trường Xung quanh. M a KC II MO fl HI 0 Ao n y CT It M a 51 Te M n c pa Ty p a o K p y ;i( a 10 m e ii cpeAbi Nhiệt dộ của môi trường xung quanh, mà trong (lieu kiộn đó vàn (lảm bảo điêu kiện vận hành (lèn diện binh thường. ThuẠt ngừ Định nghĩa 1.29. Điộn áp danh dịnh HoMHiia/i 1, HOC Ha jipHzKCHHe Điện áp (lo nơi sản xuãl quy định dối với đèn 1.30 Điện áp làm việc PaốoMCC HanpjizKeiiue Diộn âp lối da cãp cho đèn khi nó làm việc ử điện áp đanh định và trong diều kiện vận hành bình thường. 1-31. Cổng suãt danh định HoMHHaâbnan MOiUHOCTb Còng suất da nil dinh tông của cảc bóng dèn mà dèn dược tính toán 1.32. Dòng cỉiộn danh định HOMHliajJbHIjft TOK Dỏng diện do nơi sản xuất quy định cho đèn. 1.33. Cách điộn chính OcilOBHaa H3O4ÍIUHH Cách điện những phàn mang điện dũng đẽ bảo vộ tránh tai nạn điện giật. 1.34 Cách điộn bỗ sung /Ịono.iHHTC-nbiiaH h3ojiíỉuiim Cách diện riêng bò sung cho cách điộn chính đẽ bảo vệ trành tai nạn điện giật trong trưởng hợp cách điộn chinh bị hư hỏng. 1.35. Cách điện kép. ztoofiiiaa h304ỉiuhh Cách diện gôm có cả cảch diện chính và câch diộn bô sung. 1.36. Cách điện lăng cường yCHJlCHHaa II3O4HHHS Hệ thõng cách diộn dơn những phần mang ủiộn cỏ tính chất cơ và diện dảm dảo mức dộ tránh dược t.v nạn do dòng diộn li hư các.1 diộn kép. 2, DẶC TÍNH KỸ TÍIƯzýr ÁNỈ1 SÁNG CỦA ĐÈN 2.1. Phân bố ảnh sáng của đèn. CaeTopacnpeÁỉe.ieinie CBCTHâbHHKa Di'ic tinh của dèn dùng dè XÍIC định sự phàn bố quang ihồag trong không gian (tiổp iheo) Thuật .ngừ Định nghĩa 2-2 Dường cong cưởng độ sáng của đèn KpHĐan CH/1U ceeTa cBeTHA bHHKíi Đường cong nhận được khi cắt thĩ trắc quan của đèn bằng một mặt phẳng đi qua lâm sáng của nó. 2.3. Đường cong cường độ sáng theo kinh tuyổn của đòn MepHrtíiona.ibHaa KpHBuM CH4M CBeTa CBeTHJibiiaka Đường cong nhận được bằng cách cắt thễ trắc quang của đèn bằng một mặt phẳng kinh. 2-4. Đường cong cưởng (lộ sáng theo vì tuyến xua đòn 3kb8 Top HBA b na H KpHBÍIM XI1AM Dường cong nhận được bàng cách cắt thÈ trắc quang của đèn bằng một mặt phảng vĩ. CBera CBCTiMbHKKa 2.5. Cường độ sáng theo hướng trục của đèn OceBBS cHTia CBÍT8 CBeTH.ĩbHHKa Cưởng độ sảng cùa đèn theo hướng cìia trục quang. 2.6. Hộ số hình dạng của đường cong cường độ sửng của đèn KoaộộllUHeHT ộopMu KpHBOÍi CIMbl CBCTa CBẾTHAbHHKa Tỉ số giữa cường độ sáng cực đại trong mặt phẳng kinh đã cho và giá trị trung binh số học của cường độ sáng của (lèn đối với mặt phẳng này 2 7. Hộ số khuyết đại của đèn. l(03Ộ<t>WUHCHT yCRýieHHS CBCTlMb' HIIK n Tỉ số giữa cưởng độ sáng cực đại cùa đèn và cường độ sáng càu trung binh của bóng đèn. 2-8. Đường cong đồng độ rọi KpHBaa paBIIOÍt OCĐCinCHHOCIỊH Quỳ tích những đièni có độ rọi như sau trong mặt phang 2.9. Độ chói theo kích thước của đèn raiapnTHaa HpKocTb CECTiMbiiHKa Độ chỏi cùa bồ mặt sáng nhìn thấy theo một hướng đã cho của đèn và được xảc định bằng tỷ số $iừa cường dộ sáng của đèn theo hướiig này và diộn tích hình chiêu của bè mặt sảng nhìn thấy cùa đèn. 2.10. Độ chói cực đại cùa đen MaKCHMaabHaa apKOCTb CteTHAbHHKa Độ chỏi của phàn sáng nhất trên bồ mặt phát sAng cùa đèn theo hướng đã che. (tifip theo) Thuật ngữ Định ngữ 2.11. Hệ số hiệu dụng của đèn KoaộỘHUHCHT noaeaHoro AeflcTBHH CBeTHJIbiiHKa 2.12. Hệ số quang hiệu dụng của đèn OnTHHecKHữ KoaộộnuaenT no/ies- Hơro AeACTBHíl CBeTH4bHHK8 2.13. Gỏc bào vệ của đèn 3aiuHTHuft yroa CBeTnyibHHKa 244, Góc bảo vệ quy irớccủa đèn ycaOBHHỈi 3 a Ill, HT H hi yroa CBCT* HAbHHKa Tỷ số giữa quang thông cùa đèn đo được trong điều kiộn thực t : xác định và tông cảc quang thông của từng đòn đo được trong đỉỄu kiện đặt riêng từng đèn. Tỉ số giữa quang thông cùa đèn đo được trong những điều kiện thực tế xảc định và lỗng cốc quang thông của mỏi bóng đồn trong cùng điồu kiện trên Gốc đặc trưng cho vùng trong đó mắt người quan sốt được bảo vệ trảnh tảc động trực tiếp của đèn. Chú thích. Thông thường góc bảo vệ của đèn được xảc định bằng góc tạo bởi đường nằm ngang và đường liếp tuyến với vẠt phốt sáng của đèn và mép ngoài của chao đèn hoặc màn che không trong suốt. Góc đặc Irưng cho vùng trong đó độ chói của vạt phát sáng của đèn bị suy giảm dăn nhở có cải tàn xạ hoặc màn che làm bằng vật liệu cho ánh sáng qua dược. Chú thích. Thông thường góc bảo vộ quy ước của đèn được xảc định bang góc tạo bởi đường nằm ngang và đường tiỗp tuyến vói vật phát sảng của đèn và mép ngcài của cái tán xạ hoặc của màn che cho ốnh sấng qua được. (liổp theo) Thuật ngữ Định nghĩa '2 15. ỉ) j rộng góc của chùm ánh Góc phang được linh từ trục quang sáng giời hạn bởi 50% (l0%) (ten một giới hạn, cường dộ sủng cưởng độ sửng ị của đèn chiểu trong mien dó lớn yraOBaa uiupnna nyiKa orpanHuen- hơn 50% (10%) giá trị cưởng độ noro no/iODiiỉioìí (|O/Ố) cn.ioii C1JOT3 sang cực dại. 2.16. Góc thoái trực tiếp của đèn Gốc bù với góc bảo vệ (lìa đèn dược Vro.i ỉipn.Moro Buxo.’la CBCTH.if.il HKa do lừ (liềm dăy. 2.17. Mien hạn che độ chói eíia Miền x;ìc đinh bởi trợ số góc bảo đèn vệ ó bán ciìu trên và bán càu dưới 3oua orpaHHHOriiia HPKOCTH của không gian, mà ở trong miõn CBeTH.1I.HHKa ấy độ chỏi theo kích thước đuợc đinh mức 3. CÁC Bộ PHẬN CỦA DÈ.N 3.1. Cái phản xạ Bộ phận của đòn dùng dè phân bố Orpa/K 3TC lại quang thông của bóng đèn (nhiêu bóng dèn) theo các định luẠt phản xạ ánh sáng. 3.2. Cái phàn xạ gương Cíũ phào xạ dùng đè phàn bố lại 3“pK.iaũfiufl OTpaiKarcjfi. quang thông của bông đòn (nliieu bóng dm) theo (lịnh iuật phàn xạ gương của ánh sáng. 3.3 Cái phản xạ khuyếch lãn. Cái pỉiitu xạ dùng đè phân bó lại JỊnộộy3Hbift 0Tpa>K.iTC/ib quang thông của bóng đèn (nhiều bóng đôn) theo định luật phản xạ khuyẻch tán ánh sáng. 3.-1. Cái phàn xạ bè mặt mờ Cái phản xạ dùng đi* phàn bố lại /4aTHpoBai!!fỉ.ni 0rpawaie.ib quang thòng của bóng đèn ínhiều bóng dén) theo dịu!) luật phản xạ tán xạ có hướng. (tiếp theo) Thuật ngữ Định nghĩa 3-5. Cái lán xạ PaccenBaTe^b Bộ phận của đèn dùng de phân bố lại quaíig thông của đèn ll co các định luậĩ tán xạ cửa ánh sáng. 3.6. Cái tân xạ khuyẽch tán ộ ộy3Hu8 patcổHBaTâb Cùi; tán x«ạ dùng đề pliftn bổ lại quang thông của đèn theo (lịnh luẠt khuỳếch tán của ánh sáng. 3.7. Cái lán xạ mờ MaTOBNỈi pacceHBaTCJib Cái tán xạ dùng (15 phân bố lại quang thông của đèn theo định luật tán xạ c6 hướng của ánh sáng đồng thời ánh sáng được tán ngay trong lòng của vẠt liệu làm tản xạ 3.8. Cái lán xạ bề mặt mờ MaTupoBaHHbift pacceHBaTeâb Cải tân xạ dùng đe phản bố lại (Ịuang thông của đèn theo định luật lán xạ có hướng của ánh láng (lồng thời ánh sáng được tán ngay trên bề mạt của cải tản xạ. 3.9. Cái khúc xạ ripe.iOMHTe^b Bộ phận của đèn dùng (lề phân bố lại quang thồng cũa đèn theo (lịnh luột khúc xạ ánh sâng. 3.10. Màn chắn SKpaH Bộ phận của đèn (lùng đè bào vệ măl của người • quan sât tránh những lác động trực tiếp của đèn và b5 mặt phát sáng của đèn. 3.11. Lưới bảo vệ 3aiHHTHQ» CCTK3 Bộ phận của đèn dùng đè bảo vệ (lèn và bê mật hoạt động của đèn tránh những hir hỏng cơ học cũng như bảo vệ mòi trường xung quanh khi có hư hỏng xày ra trong đèn. (tiỂp theo) Thuật ngữ Định nghĩa 3.12. Kính bảo vệ 3amHTH0C CTCK4O Bộ phận của đủn được làm từ vột liệu xuyôn sáng đè bảo vộ bổng đèn trành những va chạm, bụi bần. ngàn ngừa những tác dộng của chất lỏng, hơi nước và khí. 3-13. Cơ cáu hội tụ <Ị>OKycHpyloinee ycTpoiiCTBO Bộ phận cùa đèn dùng đồ điều chỉnh vị trí tương đối giữa đèn và hệ thống quang học của đèn. 3-14. Dây dẫn lưới CeTCBofl npoBoA Dây dăn mà nó [là một phàn của dAy dẫn cố dịnh được nối vào đèn 3.15. Dây nối cố định HecHHMaeMUfi npHCoe/lHHHTe/jbHHổ nposoA Dây mềm đề nối đèn vào lưới uhờ phích cắm 3.16 Dây dẫn bên ngoài ripoBoA HapyxHbift Dây dẫn mà phăn lớn nằm ở ngoài đèn, được đặt chung với đôn- 3.17. Dây dẫn bên Irong BHyTpeiỉHuiị npoaoA Dây dản mà phần lởn nằm ở trong đèn dùng đề nối các đàu cực với lưới điện, với dao cắt, với cầu chảy v.v... 3.18. Nối bảo vệ đèn 3aiHHTHoe coeAHHCHHe CBeTHíibHHKa Dây dản hoặc ruột của dày nối dùng đễ ngăn ilgùa sự xuăt hiện và duy tri điện áp nguy hiỉm trên vỏ của dèn hay những phàn kim loại dùng vào mục đích khác mà được sử dụng như nổi bảo vệ. 3.19. Cực bảo vệ 3am,HTHHji ỉaMHM Cực dùng đồ nối đăt hay nối không của đèn một đău được nối với dây nối bảo vệ đàu kia nối với dây nối đất hoặc dây nối không được dẫn đỗn đèn. (tiếp theo) Thuật ngữ DỊnh nghĩa 4. CẢC LOẠI ĐÈN 4.1 Dồn chiéu sống chung Dèn dùng đè chiỂu sáng chung trong CueTHJibHHK oốiuero ocaeiue- các phòng và ngoài trời HHH 4.2 Đèn chiều sáng cục bộ Bộ đỏn dùng đè chiếu sáng bề mặt CBeTH/IbHHK MeCTHOTO OCBeme- công tác. HHH 4.3 Dèn chiếu sảng hỗn hợp Đèn có khả năng thực hiộn dược câ CBCTH4bHHK KOMỐHHHpOBaHHOrO chức nàng chiêu sáng chung và chức ocBemeHHH năng chiỗu sáng cục bộ hoặc cùng một lúc thực hiộn được cà hai chức nằng trôn. 4.4. Đèn ẹăp 0 Đèn cỏ cách điộn lam việc không có CaeTH/ibHHK KZiacca o đàu cực dè nói vào dày dẫn bảo vộ (dày nối đẫt) 4.5. Dèn cãp 1 Đèn có củch điện làm việc ở mọi nơi, CseTH4bHHK K/Iacca ĩ có đàu cực đĩ nối dây dãn bảo vộ hoặc tiếpđiồm bảo vệ vả trong trưởng hợp đèn được nối đốn nguồn cung cẫp bằng dây dẫn inỗm được lắp thèm phích cắm, hoặc tiếp điềm bảo vộ, hoặc dây dẫn mem cố định với dây dăn bảo vệ và phích cắm với tiếp điồm bảo vộ. 4.6. Đèn cấp II Dôn cỏ cách điện kép hoặc cách điộn CseTHJibHur KAacca II láng cuờng ò mọi chỏ và không có thiết b| dè nối vời dây dẫn bảo vộ. Chú thich : Đèn này cỏ thè tương ứng với một trong nhữrg loại sau đây : 1. Đèn có vỏ được cách điộn-Đòn có vỏ bỗn vẽ cơ học được làm tử vật liệu cách điện, bao bọc toán hộ nhũng phàn kim loại nhỏ như bảng nhăn hiệu của nhà máy, đinh ốc, đàu kẹp khổng liên quan đển nhừng phàn mang điện. (tiếp theo) Thuật ngữ Định nghĩa Cách điện loại nùy không được kỏm cách điộn loại tăng cường. 2. Đòn có vỏ bằng kim loại-Đèn có vỏ hoàn toàn bảng kim loại ở mọi ck6 mà được cáeh điện kép toàn bộ, trừ những phăn đã được cách điên tăng cường. 3. Đèn kiêu hỗn hợp-Dòn thuộc loại hồn hợp của căp 1 VÁ 2. 4.7. Đèn cấp III CBeTH.ibHHK K.ĩocca III Đèn dùng đò nỗi vùo lưới điện căp bảo vệ điện ủp thấp không có mạch trong và mạch ngoài làm việc ử diộn áp khâc ngoài điện áp thẫp. 4.8- Đòn cổ két cổu bình thường CeeTHâbnnK nopMa/ibHoro HC noâbHeiiHH Đèn có các phần dẫn điện và có bỏng đèn khổng dược bảo vệ chdng bụi và nước. 4.9. Dòn chống nước nhỏ giọt KanneaainnuỊẽHHun CBCTHAb- 11IIK Đèn có cảc phần dẫn điện và bóng đèn đượe bẴo vệ không cho nước nhỏ giọt hoặc phun xuống với góc bằng hoặc nhỏ hơn 15uso với phương thẳng dứng. 4.10. Đỏn chống mưa /ịoxẴesa mu menu Nil cBennab- HHK Dồn cò các phàn dẫn điộn và bóng đèn được bảo vệ không cho nước nhô giọt hoặc chảy thành dòng từ trên xuống với góc lớn hơn 15° nhưng bằng hoặc nhỏ hơn 60° so với phương thầng đứng. 4.11. Đèn chống nước bắn vào Bpw3r03auiijaiẽHHbiít CBCT.1I/Ib* HHK Đôn có các phàn dẫn diện và bóng đèn được bảo vệ chống nước nhỏ vào hoặc bẳn vùo. 4.12. Đèn chống nước phun vào CTpye3aiUHmeHHblft CUeTH/IbHHK Dờn cỏ các phằn dẫn điện và bỏng đèn được bảo vè chóng nước lọt vào khi phun nước, lôn đèn. - n (tiếp theo) Thuật ngữ Định nghĩa • 4.13. Đồn ngâm trong nước '-Cb CTHJibH H K norpy>KaeMbjft B BO.iy Đồn có các phíìíĩ (lẫn điện và bóng đôn hoặc chí co các phàn dẫn điộn được bảo vệ chống nước lọt Ví\o khi ngâm đèn vào ntrớc với thời gian không giới hạn ở một độ sâu đà chỉ ra trong lài liệu kỹ thuật, '1.14. Đỏn không thấm nước BoAoiienponn uaesiufi CBCTH.ib- HKK Dèn cỏ cáe phần dẫn điện và bóng đèn hoặc chỉ riêng cảc phàn dần điện dược báo vệ chống nước lọt vào khi ngâm ngắn hạn vào trong nước' 4.15. Đòn chống bụi n biaesa U(H maeMLíữ CBCTIMblllfK Dèn có các phần dẫn điộn và bóng đèn dược bảo vệ chổng bụi lọt vào với sõ Idợng đáng kí có the gây hư hỏng hoặc phá hủy sự làm việc binh thường của đèn. 4.16. Đèn không thẩm bụi nu-ienenpoHMuaeMbifi cBGTH.ib” HJIK Đèn cỏ cảc phần dẫn diộn và bông đin được bảo vệ hoàn toàn chống bụi lọt vào. 4.17. Đèn lắp trên trần riOTOaOHH M ít c BCTlf.1 bH n K Dèn được lắp trực tiếp vào trăn nhà hoặc vào các 1)0 mặt có kếi cãu xây dựng tương tự hoặc nhớ các chi tiết lắp râp có chièu cao khêng lớn hơn 0,1 m. 4.18. Đèn lắp trôn tường HacTCHHUữ CBOTHJlbilHK Đèn đồ lắp vào bồ mặt Ihẳug dửng. 4.19. Dồn lắp sẵn BcTpaHBaOMblìi CBeTIMbHHK Đèn dề lắp chim vào trần nhà hộc tưởng hoặc lắp sẵn vào các thiết bị và là một bộ phận không tách rời của thiỏt bị dó. 4.20. Dèn treo rioABecHoii c BO r H.1 bii HK 1- Đèn dùng de lẳp từ phía dưới lèn mặt phẳng đỡ (trần nhà) nhờ chi tiết láp ráp có chiều dài lớn hơn 0,1 m. (tiếp theo) Thuộl ngữ Định nghĩa 4.21. Đôn lắp gá 11 pncrpaHnaeMUỈÍ CBCTIMLHHK Đèn đirợc lắp chặt với các bề mặt của những đồ gỏ hoặc thiẽt bị. 4.22. Đèn lap trên cột BenqaKMHHÍi cncTH.ií.HHK Đôn đè láp trên trụ dứng. 4 23. Dèn lAp trên dăm chia 1ÍOIIC0.1 L11 fj fí cneTHai.ilHK Đòn có tàm sáng lệch với phương thẳng đứng đi qua vị trí gá của cột. 4.24. Đèn bàn IIa CTO.1 b!HJ fl cneTH.1 bIIHK Đèn de đặt trẽn bàn hoặc cốc đồ dùng bang gó khác. 4.25. Dèn (ựit trên sàn Hano/Ibif Ijfi CBCTHabHHK Đèn dề dặt trên sàn 4.26. Dèn xách tay Pymmtt cneTfMf.HHK Dèn được căm trên tay hoặc gíin vào cốc chi tĩét của quàn ảo con ngưòi dề di chuyền trong thời gian làm viộc. 4.27. Dèn dược đeo trên đàu rO.lOBIiblll CBCTH.1I.HHK Dẽn dược deo trôn dàu người trong thời gian làm viộc. 4.28. Dèn cú định Ct a a nona p IIIJ ỉi c ne T H .1 b H H K Dèn dược lắp chặt tại nơi làm \ iộc và muôn tháo ra phải có dụng cụ. 4.29. Đèn không cỗ đinh IleeTaUHOliapHblft CBtTH 'IbHHK Đèn có thè di chuyền từ nơi này đến nơi khâc trong khi lãm việc mà không can dổn dụng cụ dỗ thâo lắp. 4.30. Dờn chi ('iu trực liếp CnCTHJibHiiK npsiMoro cnera Đèn có hon 80% quang thông hướng theo bôn cầu dưới. 4.31. Dèn chủ yfu chiếu trực tiếp CnCTH.1t.HHK npeiiMyHỊCCTĐHO npa.Moro CBCT3 Dèn CÓ 60 — 8*1% quang thông hướng theo bún càu dưới. 4.32. Dẽn ánh sâiig lán xạ CneTM-ibHitK paccenHHoro CBCTa Dèn có 40 — 60% quang thông hường theo bán căn dưới- 1.33. Dèn chủ yốu chiêu sáng phản xạ c BCTH .1 b H H K II pe K My IHCCTĐOH 0 OTỊia W CHHoro CBtíTa Dẽn cỏ 20 — 40% quang thông hướng theo bán càu dưới. u t i ô' p theo Thuật ngữ Định nghĩa 4.34. Dèn ánh sáng phản xạ Cbcthjimihk OTpaxtènnoro CBCTa Đôn có không quá 20% quang thông hướng theo bân can dưới. 4.35. Dủn cỏ đường cong cường độ sảng lập trung. Cb6THAbHHK c KOniỉeHTpnpoBan- nofi KpMBOrt CH/I1J CBera Đèn có hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bằng hoặc lờn hon ba, dòng thời hướng có thè cùa cường dộ cực dại của ánh sảng nầm trong giời hạn của vùng góc tử 0Q đốn 15v hoặc từ 100 dến 165ợ. 4.36. Đèn có đường cong cưởng độ sảng sAu CBCTH/ibHHK c r.iyốoKort KpHBOft CHAU CBCTa Dỏn cỏ hệ số hình dáng đường cong cường độ sáng bảng hoặc lớn hon nhưng nhỏ hơn ba, dồng thời hướng có the cùa cường độ cực đại ánh sáng Bẳn) trong giời hạnciìa vùng góc tử 0Q đến 30u c hoặc từ 160ọ đón 150°. 4.37. Đòn có đường cong cường độ sáng dạng côsin CBCTHAbHHK c Kocnnyciioti KpHBOA CHAU CĐCTa Đèn có hộ số hình dáng dưòng cong cường độ sáng bàng hoặc lớn hơn 1,3 nhưng nhó hơn 2, đồng thời hướng có thò của cường độ sáng cực đại nằm trong giới hạn của vùng góc từ 0° đến 35° hoặc lừ 100° (lẽn 145®. 3.38. Đèn có dường cong eirờng độ sáng rộng vừa CneTHAbHHK c no.qyIUHpoKOít KpHBOỈi Cll.lbl CBCTa Đèn có hộ sỗ hình dáng dường cong cường (lộ sáng bâng hoặc lớn hơn 1,3 đông thôi huớng có thè của cưởng đô sảng cực đại trong giới hạn tử 35* đ^n 55° hoặc lừ 115° đến 125°. 4.39. Đèn có đường cong cường độ sáng rộng. CBCTHAbHHK c innpOKOÍt KpHBOÍÍ C1I4U eBCTa Đèn có hệ số hình (king dirờng cong ctrờng độ sáng bằng hoặc lớn hơn 1,3, đông thời hường có thè của cường độ sàng cực dại nằm trong giới hạn của vùng gổc từ 55 đen 85 hoặc từ 12j° đến 95°. '1 huật ngữ I)jnh nghĩa ■1.10. Dờn có đường cong cườnp (lộ sáng (leu. CncTíiAi.HHK c paBHOĩ.iepitoii Kpunoll CllJlhl CBf'Ta Đèn có hộ số liình dáng đường cong cường (lộ síìng bâng hoặc lớn hơn 1,3 dòng thời giá trị nhó nhất của cường (lộ ánh sảng lởn hơn 0,7 giá trị lớn nhãt của cường độ sủng còn hướng có thề cùa dường cong cường độ Anh sáng niim trong giới hạn của vùng góc từ 0 đổn ỉ so®. •1,11 Dèn có đườrg cong cường (lộ sàng (lạng hình si)) CueTHJl l> nil HK c CHliyCIIOÍỈ KpnBOit CH.1U CBCTa Ị Đôn có hộ số hình dáng đường cong cường dộ súng nhó hơn 1,3 dòng thời trị sõ cường (lộ Anh sáng theo trục quang nhỏ hon 0,6 giá trị cực đại của cưởng (lộ sảng, côn hướng có thè cùng cường độ cực đại ánh súng nằm trong giới hạn của vùng góc từ 70 (lèn 'IOV hoặc từ 110 dổn 90ọ. 4.42. J)èn điều chíính được pe r y n II pyeMuìí c B OTII.1 bHHK Bèn mà (lạc tỉnh kỹ th nạt ánh sáng có thề diều chính dược trong một giới hạn xảc dinh. 1.13. Đèn dùng lưới (liộn ce T c B 0 ii c B c■(• 11.') b 1 f IIK Đôn dược cung cấp điện từ luói diện. 1.1 í Bèn dùng nguòn riêng. A BTO H ° M H t>! it cud H/I! HIIK Bôn dược cung cấp điện bằng nguồn diện riêng. 4.45. Dèn dũng nguồn cung Clip kiĩu liỏn hợp Cbct 11.11.111! K KO M ơ n II H po 1)a HII0 ro n lí Tan 11'4 Bèn được cung cííp điện bang nguftn riêng dõng thời có câc thiết bị de nối vào lưới diện- !.íf>. D-.‘-u ehiốu sẴng nhà ở Cnei n.ĩhiii.Mí ,'I.V.I auưibix (<5kto‘ Diiix) iiOMeineiiHH Đèn dũng (IỄ chiếu sáng chung hoặc chiếu sáng cục bộ cho củc căn hộ nha ở. Ị. 17. Dòn trang tri / yf,eKỊÌl!T.:HllblH (■ ne rna f n IIK 1 Ị ỉ)èn nìii el.ủ yếu lủ cấc pliẴn lử kiốn . trúc trong nhí} có vai trò nhđt (lịnh ị trong việc tạo ra những (lieu kiện Ị chiếu sáng cân thiét. / Thuật ngữ B nh nghĩa 4-48. Đèn đ<‘-in lỉoqn« Dàn dùng đ£ dịn-1 hướng trong cAc n!.ã ở vùo lúc ban dèm. 4.<19. Bèn chiếu sáng (làn dụng Cnern.Tbititk* A.TH oốigccTBeiiLix 3aAaanft Bèn dù:g dè chiếu 'áng trong các nhà cỏ; g Cộng. 4.50. Đèn elỉiổu s.ìng công nghi ộp CBeTHAbUHK Hân ocDeiuemr.i npoH3joActbohhux 3AaitHfi Bòn dùng dè chiếu sáng chung hoặc vliiẽu sủng cục bộ trong các nhà công nghiệp. 4.51. Bin chiííu sáng ngoài 1 rời Cb'‘T!M!.iiH'c Ajiíi Hapyxíiioro OCBelgCHHH Bèn dùng đè <’hléu S:'|ng cho các đường phó. quàng trường v.v... •1.52. Bèn chiỏu sáng sân kliấu c BCTH/I bl! H !C Aựl •.» OCBC m en It 51 CllClt Bèn dùng de e' iôn sáng síin k!.fill nhà hát hoặc sàn khấu khác. 4.53. Đèn cl'iéu sáng <1? \’ phim CaCTIMbllHt: AflH CTjCMOK Bèn dũng dc'djc'i 3Úng cho các phòng quay phim, truvèn hình. 4 5í. Bòn kicti ghép nối Ctbi I<ye MM il c B e r II .<11>IIIII.- Đèn có k^l cấu clưí phép ghép chúng thánh một dẫy còn dây dẫn diện được !uồn vno t rong đèn- 4.55. Bèn chùm. JlBCTpa Bèn dùng dè chiếu *áng chung trong nhà ử và nhà công-cộng.
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/07/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2020 (kèm theo Quyết định số 76/QĐ-BTP ngày 15/01/2020). Để bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2020, Bộ Tư pháp đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, triển khai thực hiện một số công việc sau đây: 1. Tổ chức phổ biến, quán triệt tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc nội dung Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/07/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (Nghị định số 32/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020). 2. Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo quy định của Nghị định 59/2012/NĐ-CP và Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật năm 2020 của bộ, ngành và địa phương ban hành. Trong đó, chú trọng thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật thuộc tiêu chí chấm điểm chỉ số cải cách hành chính hằng năm, cụ thể là: - Thu thập, tiếp nhận, xử lý thông tin (qua các báo cáo công tác, phương tiện thông tin đại chúng...) về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; - Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo đúng chương trình, kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật được cấp có thẩm quyền của bộ, ngành, địa phương phê duyệt; - Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. 3. Quan tâm, bố trí đủ kinh phí thực hiện các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 225/BTC-HCSN ngày 07/01/2020 về việc hướng dẫn kinh phí bảo đảm thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật (xin gửi kèm theo Công văn này). 4. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong việc triển khai các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật năm 2020 nêu tại Quyết định số 76/QĐ-BTP ngày 15/01/2020 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2020. Theo dự kiến, Bộ Tư pháp sẽ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dự kiến tổ chức trong Quý II, III/2020). 5. Xây dựng, ban hành chế độ báo cáo định kỳ hằng năm của bộ, ngành và địa phương về công tác theo dõi thi hành pháp luật, trong đó quy định rõ thời hạn báo cáo, thời điểm chốt số liệu của từng ngành, từng cấp báo cáo, bảo đảm phù hợp với Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24/01/2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo định kỳ hằng năm về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đúng quy định của Nghị định số 32/2020/NĐ-CP nêu trên. Theo đó, báo cáo được gửi về Bộ Tư pháp chậm nhất vào ngày 10/12/2020 để kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trên đây là hướng dẫn triển khai thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật năm 2020, Bộ Tư pháp gửi tới Quý Cơ quan để biết, thực hiện. Trân trọng!
BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI ------- Số: 547/QĐ-BCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2020    QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ TỔ CHUYÊN GIA LIÊN NGÀNH GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO _______________ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Căn cứ Quyết định số 1188/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Tổ chuyên gia liên ngành giúp việc cho Ban Chỉ đạo. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Các thành viên Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các thành viên Tổ chuyên gia liên ngành giúp việc Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./   Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Thành viên Ban chỉ đạo; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: NC, QHQT, QHĐP, Công báo; - Lưu: VT, BCĐ. TRƯỞNG BAN PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Trịnh Đình Dũng    QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ TỔ CHUYÊN GIA LIÊN NGÀNH GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số 547/QĐ-BCĐ ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Quy chế này quy định cụ thể nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, chế độ làm việc; cơ chế điều hành, chế độ họp, thông tin, báo cáo và điều kiện đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Tổ chuyên gia liên ngành giúp việc cho Ban Chỉ đạo. 2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo, các thành viên Tổ chuyên gia liên ngành, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Điều 2. Nguyên tắc hoạt động 1. Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và Tổ chuyên gia liên ngành giúp việc cho Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên; bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Quy chế này. 2. Thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên gia liên ngành hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực công tác được giao và tuân thủ các quy định về Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành. 3. Đảm bảo yêu cầu phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. 4. Trưởng ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo ký các văn bản theo nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền và sử dụng con dấu của cơ quan nơi công tác. 5. Hoạt động của Ban chỉ đạo và Tổ chuyên gia liên ngành được thực hiện thông qua cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Chương II TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) Điều 3. Trách nhiệm của Trưởng ban Chỉ đạo 1. Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo. 2. Lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo và Thường trực Ban Chỉ đạo. 3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho các Phó Trưởng ban giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình. Điều 4. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo 1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về toàn bộ công tác triển khai thực hiện và quản lý điều hành việc thực hiện tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 2. Điều hành giải quyết công việc của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo; điều hành giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo khi Trưởng ban vắng mặt hoặc được Trưởng ban ủy quyền. Điều 5. Trách nhiệm của Phó Trưởng ban Chỉ đạo 1. Giúp Trưởng ban chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của Ban Chỉ đạo theo chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ được Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực phân công hoặc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và thủ trưởng cơ quan nơi công tác về quyết định của mình. 2. Chủ động giải quyết công việc được phân công, nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm phải kịp thời báo cáo Trưởng ban; khi giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Trưởng ban khác thì trực tiếp phối hợp với Phó Trưởng ban đó để giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau, vượt quá phạm vi quyền hạn được giao thì phải báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định. Điều 6. Trách nhiệm của Thành viên Ban Chỉ đạo 1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và pháp luật về toàn bộ công việc thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực nơi Thành viên công tác liên quan đến việc triển khai thực hiện thực hiện các nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 2. Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, phối hợp các hoạt động của bộ, ngành, đoàn thể nơi công tác trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và những công việc khác được Ban Chỉ đạo phân công theo dõi, phụ trách. 3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất của Ban Chỉ đạo, gửi Trưởng ban và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. 4. Trường hợp Thành viên Ban Chỉ đạo không thể thực hiện trách nhiệm được quy định tại Quy chế này từ sáu tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan nơi Thành viên Ban Chỉ đạo công tác có trách nhiệm cử Thành viên khác thay thế, báo cáo Trưởng ban và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Điều 7. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 1. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo hoạch định những vấn đề có tính chiến lược để chỉ đạo thực hiện tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 2. Tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện của các bộ, ngành và địa phương; tổng hợp, xây dựng báo cáo, trình Trưởng ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện theo định kỳ và đột xuất. 3. Chuẩn bị nội dung, chương trình và các điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác theo chương trình, kế hoạch của Ban Chỉ đạo; đảm bảo hoạt động của Ban Chỉ đạo được thường xuyên, thiết thực, hiệu quả. 4. Lập dự toán phân bổ kinh phí để tổ chức thực hiện tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo. 5. Lập Danh sách thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ chuyên gia liên ngành giúp việc cho Ban Chỉ đạo do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cử. 6. Giúp việc cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Tổng cục Quản lý đất đai. Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC THÀNH VIÊN TỔ CHUYÊN GIA LIÊN NGÀNH GIÚP VIỆC BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) Điều 8. Trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành 1. Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) về thực hiện các nhiệm vụ được giao. 2. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ của Tổ chuyên gia liên ngành; phân công nhiệm vụ cho các tổ phó và các thành viên; triệu tập, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Tổ chuyên gia liên ngành. 3. Trong trường hợp cần thiết, ủy quyền cho các tổ phó giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của mình. 4. Xử lý kịp thời các vấn đề, kiến nghị của các thành viên. Điều 9. Trách nhiệm của Phó Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành 1. Thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công. 2. Chỉ đạo và điều hành các hoạt động của Tổ chuyên gia liên ngành theo phân công của Tổ trưởng hoặc khi được Tổ trưởng ủy quyền. 3. Ký thay Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành các văn bản, kết luận khi được Tổ trưởng phân công. Điều 10. Trách nhiệm của thành viên Tổ chuyên gia liên ngành 1. Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Tổ chuyên gia liên ngành. 2. Chịu trách nhiệm trước Tổ trưởng và pháp luật về các nhiệm vụ chuyên môn được phân công. 3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất của Tổ chuyên gia liên ngành, gửi Tổ trưởng Tổ chuyên gia liên ngành. 4. Làm đầu mối phối hợp giữa Tổ chuyên gia liên ngành với các cơ quan, đơn vị đã cử thành viên đó tham gia Tổ chuyên gia liên ngành. 5. Trường hợp các thành viên Tổ chuyên gia liên ngành không thể thực hiện trách nhiệm được quy định tại Quy chế này từ ba tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự thì bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan nơi thành viên Tổ chuyên gia liên ngành công tác có trách nhiệm cử thành viên khác thay thế, báo cáo Tổ trưởng và thông báo bằng văn bản cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo. Chương IV CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỔNG KẾT THI HÀNH LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) VÀ TỔ CHUYÊN GIA LIÊN NGÀNH GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO Điều 11. Chế độ thông tin, báo cáo 1. Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên gia liên ngành thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng quý, sáu tháng, một năm và báo cáo đột xuất về kết quả thực hiện các nhiệm vụ. 2. Thành viên Ban Chỉ đạo, thành viên Tổ chuyên gia liên ngành, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, thực hiện nghiêm quy định về thông tin, báo cáo theo Quy chế này và các quy định có liên quan; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Điều 12. Chế độ họp 1. Ban chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành tổ chức họp để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đánh giá kết quả hoạt động và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai các hoạt động. 3. Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành; phối hợp chuẩn bị nội dung hợp khi có yêu cầu; trường hợp không tham dự, phải báo cáo xin ý kiến chủ trì cuộc họp và phải có ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 4. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo phải được thông báo bằng văn bản về nội dung, thời gian và địa điểm trước 03 ngày làm việc và kèm theo các tài liệu liên quan. Điều 13. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành do ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của bộ, ngành, cơ quan, đơn vị có thành viên tham gia Ban chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. Đối với các hoạt động chung của Ban Chỉ đạo và Tổ chuyên gia liên ngành được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước. Điều 14. Tổ chức thực hiện 1. Các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ chuyên gia liên ngành và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định tại Quy chế này. 2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc nảy sinh, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo, đề xuất kịp thời với Trưởng ban Chỉ đạo để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
  QUYẾT ĐỊNH Về việc tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ ______________ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng; Xét đề nghị của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tờ trình số 293/TLĐ ngày 26 tháng 02 năm 2008) và Trưởng ban Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 484/TTr-BTĐKT ngày 23 tháng 4 năm 2008), QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho: 1. Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định; 2. Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh; Đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Điều 2. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trưởng ban Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, các tập thể có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.    
Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HOÃ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ________________ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:24S3/QĐ-BKHCN Hà Nội, ngàyỏÀ tháng p năm 2016 QUYẾT ĐỊNH Ban hành chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 Bộ TRƯỞNG Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Ke hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Ke hoạch - Tống họp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Chánh Văn phòng Bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Ke hoạch phát triến kinh tế “ xã hội 5 năm 2016 - 2020. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.v Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ KH&DT; - Lưu: VT, VP, PC, KHTH. Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Ban hành kềm theo Quyết định sojqữ/QĐ-BKHCN ngàyỉụ tháng 8 nấm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Căn cứ Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kỉnh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 (Nghị quyết số 63/NQ-CP); Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP nêu trên với những nội dung sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Quán triệt, phân công và chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ KH&CN thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết so 63./NQ-CP của Chính phủ nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội khóa XIII về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020. 2. Cụ thô hóa các nhiệm vụ thuộc chức năng của Bộ KĨĨ&CN nhăm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và các nhiệm vụ chủ yếu của Chính phủ ban hành theo Nghị quyết số 63/NQ-CP. 3. Chương trình hành động phải thể hiện được vai trò kiến tạo của Chính phủ trong lĩnh vực KH&CN, lấy doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp nâng cao năng lực công nghệ, phát trien các giải pháp, quy trình và sản phẩm mới, sẵn sàng nắm bắt cơ hội cũng như đối mặt với các thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng cường trách nhiệm của Bộ và của các đơn VỊ thuộc Bộ. II. NHỮNG NHIỆM vụ CHỦ YÉU 1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN 1.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về KH&CN từ trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, tập trung vào việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và hướng dẫn, kiếm tra việc thực hiện. 1.2. Kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&CN; đồng thời kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng nhiệm vụ các đơn vị thuộc Bộ nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN và hiệu quả hoạt động của các đon vị sự nghiệp thuộc Bộ. 1.3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quản lý hoạt động KH&CN. ■ ' a) Hoàn thiện cơ chế đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, đảm bảo đầu tư trọng tâm, trọng điếm, hiệu quả. b) Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà khoa học tiếp cận nguồn lực NSNN đe thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo tiêu chí minh bạch, hiệu quả. c) Hướng dẫn thực hiện cơ chế mua kết quả nghiên cứu và phát triển đã được quy định tại Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 7/10/2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN. d) Nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế phân bổ vốn thực hiện nhiệm vụ KH&CN phù họp với đặc thù hoạt động KH&CN, đảm bảo để cơ quan quản lý KH&CN có quyền chủ động đặt hàng thực hiện nhiệm vụ trong hạn mức kinh phí đã được phân bố và các đơn vị được cấp kinh phí kịp thời de trien khai nhiệm vụ ngay sau khi được phê duyệt. đ) Thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành KH&CN; tái cơ cấu các chương trình KH&CN, đảm bảo tập trung nguồn lực ngân sách nhà nước đế thực hiện các nhiệm vụ KH&CN trọng tâm, trọng điếm. 1.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thông qua tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành việc thực hiện nhiệm vụ KH&CN, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng nguôn lưc ngân sách chi cho KH&CN. ' 2. Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng KH&CN mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăĩig cửa sản phàm 2.1. Xây dựng các chính sách phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường công nghệ trong và ngoài nước, đặc biệt là các dìị trường công nghệ ở những quôc gia có tiêm lực công nghệ mạnh. 2.2. Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ. 2.3. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đối mới công nghệ, 2.4. Xây dựng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển KH&CN và đầu tư cho KH&CN. 2.5. Nghiên cứu cơ chế khuyến khích các viện, trường, doanh nghiệp phối họp trong nghiên cứu KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước. 2.6. Đe xuất các cơ chế cụ thể để giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khấu một số sản phấm, hàng hóa phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triến công nghệ và giảm thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản. 2.7. Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế khuyến khích phát triển thị trường KH&CN, kết nối cung - cầu công nghệ, tăng tỷ lệ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất. 3. Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức; phát triển thị trường KH&CN ’ ’ ’ 3.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; thúc đẩy các mối liên kết trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; tăng cường đối mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp thông qua các cơ chế; chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dựa trên công nghệ, tổ chức trung gian của thị trường KH&CN, các viện nghiên cứu, trường đại học. 3.2. Thực hiện hiệu quả Đe án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025; Chương trình hỗ trợ phát triến doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020: a) Xây dựng cổng thông tin khởi nghiệp đôi mới sáng tạo quôc gia cung cấp thông tin về công nghệ, sáng chế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sở hữu trí tuệ; chính sách, pháp luật; nguồn nhân lực; nguồn đầu tư và giao dịch đầu tư; đối tác, khách hàng; sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; tố chức, cá nhân hỗ trợ; tin tức, sự kiện trong nước, quốc tế và các hoạt động khác hỗ trợ khởi nghiệp đối mới sáng tạo. b) Xây dựng Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Bộ, địa phương có tiềm năng phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sang tạo. c) Xây dựng, phát triển mạng lưới các tổ chức thúc đẩy kinh doanh dựa trên việc lựa chọn, xây dựng năng lực cho một số cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng và đầu tư vốn ban đầu cho doanh nghiệp khởi nghiệp đối mới sáng tạo. d) Xây dựng mạng lưới nhà đầu tư cá nhân và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đối mới sáng tạo. đ) Phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho khởi nghiệp đối mới sáng tạo. e) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. g) Tăng cường truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hô trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với khu vực và thế giới, giới thiệu đối tác đầu tư. 11) Tăng cường hoạt động của Vietnam Silicon Valley (VSV) Comer theo mô hình thung lũng Silicon Việt Nam nhằm tạo một hệ sinh thái chú trọng đổi mới sáng tạo và thương mại hóa công nghệ, tập trung, trao đổi thông tin và môi trường làm việc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư mạo hiếm ở Việt Nam, tạo điều kiện đế các nhà đầu tư tìm kiếm các startup tiềm năng và tư vấn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư của mình. i) Nghiên cứu, hoàn thiện môi trường pháp lý thúc đẩy hoạt động các Quỹ đầu tư mạo hiếm, thúc đấy hoạt động đầu tư vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. 3.3. Tố chức các ngày hội khởi nghiệp, sự kiện kết nối cung - cầu công nghệ, chợ công nghệ thiết bị, các hoạt động trình diễn, giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triến công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo. Đưa nhận thức về khởi nghiệp, đối mới sáng tạo thấm sâu vào văn hoá doanh nghiệp. 3.4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng, năng lực công nghệ và nhu cầu đoi mới công nghệ trong doanh nghiệp, xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đối mới công nghệ đê định hướng nghiên cứu ứng dụng và phát triến công nghệ trong các ngành lĩnh vực, địa phương và doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu đối mới công nghệ đế nâng cao sức cạnh tranh của sản phấm, hàng hóa và hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các chương trình v L.ĩ Pr rAĨ A n 4*7 V Lĩ p.- /~rK.Ĩ - Nuyk G tl V IN. ' ■ N c 3.5. Tăng nguồn cung cho thị trường KH&CN, thúc đẩy kết nối, gia tăng hoạt động mua bán, giao dịch công nghệ trên thị trường: a) Đấy mạnh việc đưa các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triến công nghệ vào ứng dụng sản xuất, kinh doanh. b) Thúc đấy kết nối, gia tăng hoạt động mua bán, giao dịch công nghệ trên thị trường. c) Xây dựng và phát triêri mạng lưới các tô chức dịch vụ KH&uN, trong đó chú trọng dịch vụ chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng; tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cho các Trung tâm ứng dụng và chuyến giao công nghệ của địa phương. d) Đào tạo khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp KH&CN, phát triển nguồn nhân lực cho các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN. e) Cung cấp hạ tầng thông tin tiên tiến, kết nối quốc tế tốc độ cao thông qua mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam VinaREN, hỗ trợ kết nối và khai thác các kết quả nghiên cứu, hỗ trợ đào tạo, tư vấn và các chương trình huấn luyện khởi nghiệp, các sự kiện khởi nghiệp. 4. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập 4.1. Thực hiện hiệu quả quy hoạch mạng lưới các tổ chức KH&CN công lập theo Quỵểt định số 171/QĐ-TTg ngày 27/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 4.2. Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 03/6/2016 của Chính phủ quy định cơ ché tự chủ của tổ chức KH&CN công lập; khuyến khích các tổ chức KH&CN công lập chủ động, cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thông qua tuyển chọn, đặt hàng, trong đó tiêu chí tự ứng dụng để sản xuất, hợp tác với doanh nghiệp để ứng dụng kết quả vào sản xuất là tiêu chí ưu tiên cao trong tuyến chọn; hướng dẫn hỗ trợ ngân sách chi thường xuyên thông qua đặt hàng nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, đảm bảo khả thi, rõ ràng, thuận lợi trong triển khai thực hiện, phù hợp với đặc thù hoạt đọng KH&CN. ’ ' ' ' ’ ’ ’ 4.3. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực KH&CN. Xây dựng lộ trình tính đủ giá dịch vụ công. 4.4. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực KH&CN làm căn cứ tính giá dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước. 4.5. Xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá tổ chức KH&CN công lập; tổ chức hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra hoạt động tự đánh giá và đánh giá các tố chức KH&CN công ỉập. Gắn việc phân bổ nguồn lực ngân sách nhà nước với kết quả đánh giá tổ chức KH&CN công lập. 5. Khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao; kiểm soát chặt nhập công nghệ lạc hậu, công nghệ và máy móc thiết bị đã qua sử dụng 5.1. Nghiên cứu, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 tại kỳ họp của Quốc hội vào tháng 10/2016; thực hiện xây dựng Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điêu của Luật Chuyên giao công nghệ, theo kê hoạch sẽ trình Chính phủ thông qua vào Quý III năm 2017. Bổ sung các quy định khuyên khích nhập khâu công nghệ nguồn, công nghệ cao, kiểm soát công nghệ lạc hậu, công nghệ và máy móc thiết bị đã qua sử dụng được quy định tại Luật chuyên giao công nghệ sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành. 5.2. Tiếp nhận vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình triển khai để kịp thời hỗ trợ theo đúng quy định của pháp luật. Tổng hợp danh sách máy móc, thiêt bị đã qua sử dụng mà các nước công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, tổ chức dịch ra tiếng Việt để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp biết và khai thác thông tin. 5.3. Thực hiện tốt chức năng thấm định công nghệ các dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và thẩm định cấp Giấy chứng nhận họp đồng chuyển giao công nghệ cho các tố chức, cá nhân thực hiện đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Bộ KH&CN. 6. Tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia 6.1. Tăng cường nguồn nhân lực KH&CN thông qua chính sách trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ;thực hiện hiệu quả Đe án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và ngoài nước bằng ngân sách nhà nước theo Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua thực hiện nhiệm vụ KH&CN; thu hút chuyên gia giỏi ở nước ngoài tham gia các nhiệm vụ KH&CN trong nước; thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, tư vấn, phản biện của nhà khoa học 6.2. Tăng cường số lượng và chất lượng các tổ chức KH&CN, trong đó khuyến khích phát triển tổ chức KH&CN ngoài công lập; các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đầu tư, hỗ trợ phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN công lập, các tổ chức KH&CN trọng điểm theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường cơ sở vật chất các tổ chức KH&CN công lập, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghiên cứu KH&CN trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. 6.3. Khuyến khích, huy động nguồn vốn xã hội, đặc biệt là từ các tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN thông qua hệ thống quỹ phát triển KH&CN cuả các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp, răng cường thực hiện các nhiệm vụ liên kết có đối ứng kinh phí và sự tham gia hiệu quả của tập đoàn doanh nghiệp. Nhà nước đóng vài trò khuyến khích, hỗ trợ, cầu nối giữa các viện trường và doanh nghiệp, với sự tham gia góp vốn của NSNN và nguồn ngoài NSNN. 6.4. Phát tri en nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN. Xây dựng Đe án trình Thủ tướng Chính phủ làm căn cứ đế phát triến hệ thống nguồn tin KH&CN, bao gồm nguồn tin trong nước và nguồn tin quốc tế với đầy đủ các cơ sở dữ liệu tiệm cận trình độ KH&CN của khu vực và thế giới. Dành tỉ lệ hợp lý ngân sách hoạt động KH&CN cho thông tin KH&CN. Thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng mạng VinaREN kết nối phục vụ hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học và phát triến công nghệ. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm thông tin và thống kê KH&CN ở Trung ương và địa phương. 6.5. Xây dựng một số mô hình tổ chức KH&CN hiện đại, tiên tiến, phát triến các trung tâm đối mới sáng tạo và vườn ươm công nghệ a) Ban hành tiêu chí, lựa chọn một số tổ chức KH&CN đạt trình độ khu vực và thế giới để tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, đảm bảo đến năm 2020, một số lĩnh vực nghiên cứu có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. b) Thí điểm thành lập một số tổ chức KH&CN theo mô hình tiên tiến của thế giới, trước tiên là Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc (V-KIST). Ban hành và áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù đối với V-KIST. c) Lựa chọn và tập trung đầu tư tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm ít nhất một tô chức KH&CN mạnh gắn với tiềm năng, lợi thế của vùng, đế đào tạo nhân lực, giải quyết những vấn đề KH&CN của vùng. d) Khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu phát triển có vốn đầu tư nước ngoài và thành lập chi nhánh của các viện nghiên cứu có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam. đ) Xây dựng và triến khai thực hiện các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc hình thành và phát triến doanh nghiệp KH&CN, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp KH&CN từ các viện nghiên cứu, trường đại học. 6.6. Rà soát, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý KH&CN của lực lượng cán bộ quản lý KH&CN ở các cấp. Thực hiện đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Thành lập Học viện quản lý KH&CN nhằm đào tạo nguồn nhân lực quản lý trình độ cao về KH&CN. 6.7. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý KH&CN ở các cấp. Chuẩn hóa cán bộ đáp ứng tiêu chuẩn các chức danh lãnh đạo, quản lý của cơ quan chuyên môn quản lý KH&CN ở Trung ương và địa phương. 7c Hoàn thiện thể chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường hoạt động quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hóa 7.1. Hoàn thiện thể chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý nghiêm các vi phạm: a) Tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, thông thoáng cho nhà đầu tư. b) Tăng cường hỗ trợ, xác lập, quản lý và phát trỉên tài sản trí tuệ cho các tổ chức, cá nhân; triển khai các giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của hệ thống bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh, thu hút nguồn đầu tư vào các hoạt động sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. c) Thực hiện hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020; hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, địa phương đăng ký xác lập quyền và bảo vệ tài sản trí tuệ cho hàng xuất khẩu, đặc biệt ở các thị trường tiềm năng của Việt Nam; tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội đặc biệt là các doanh nghiệp về sở hữu trí tuệ; tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống sở hữu trí tuệ. d) Thực hiện hiện đại hoá hệ thống thông tin tích hợp phục vụ công tác thâm định đơn sở hữu trí tuệ và các chuơng trình, dự án ứng dụng công nghệ thông tin khác để tàng cường năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến. đ) Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2018) đáp ứng các cam kết của Việt nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương. e) Tăng cường hợp tác với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), cung cấp các thông tin về chỉ tiêu sáng chế để phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu xếp hạng của môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia. 7.2. Tăng cường hoạt động quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phàm và hàng hóa. Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm và hàng hóa (TCĐLCL): a) Rà soát Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phấm, hàng hóa; Luật Đo lường và các văn bản hướng dẫn đảm bảo phù hợp các cam kết TBT trong Hiệp định TPP. b) Trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 trước tháng 9/2016. c) Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuân và quy chuân kỹ thuật. d) Xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 132/2008/ND-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. đ) Rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quy định về chứng nhận họp quy, kiếm tra hàng nhập khấu. 8. Đấy mạnh nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu KH&CN trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh 8.1. Tập trung xác định các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp quốc gia, các nhiệm vụ KH&CN thuộc các chương trình quôc gia đê đâu tư trọng tâm, trọng điểm. 8.2. Đầu tư đúng mức và có trọng điểm cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự nhiên phục vụ hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước, phát triến kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ưu tiên đặc biệt cho các nhiệm vụ phục vụ tiềm lực quốc phòng. 8.3. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ưu tiên nguồn lực để phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp năng lượng, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghệ vật liệu mới, công nghệ cơ khí-tự động hóa và công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp phần mềm. công nghệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chê biên sau thu hoạch; đây mạnh các ngành dịch vụ, dặc biệt là các ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao; ứng dụng công nghệ trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đấy mạnh nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ trong các ngành, lĩnh vực: y- dược, giao thông, xây dựng, năng lượng, khoa học và công nghệ biển, khoa học và công nghệ quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ vũ trụ. 8.4. Phát triển KH&CN ở các vùng, địa phương: tập trung triển khai nghiên cứu ứng dụng, chuyến giao công nghệ trong các vùng kinh tế trọng điếm; tiếp tục triển khai Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ và Chương trình ứng dụng và chuyến giao KH&CN phục vụ phát triển nông thôn, miền núi và vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020. III. TỔ CHỨC THỤc HIỆN 1. Trên cơ sở những nội dung, nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN tổ chức thực hiện và cụ thế hóa thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị; tố chức kiếm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung liên quan của Chương trình hành động. 2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án quy định tại danh mục kèm theo phụ lục này khẩn trương lập kế hoạch và tố chức triến khai thực hiện, đảm bảo tiến độ. 3. Định kỳ 6 tháng (trước ngày ỉ 5 tháng 6) và năm (trước ngày 15 tháng 11 hàng năm) đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình hành động, xây dựng báo cáo gửi Vụ Kế hoạch - Tổng họp để tổng họp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ. 4. Văn phòng Bộ chủ trì, phối họp với Vụ Kế hoạch - Tổng họp, Vụ Pháp chế theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Chương trình hành động. Trong quá tnnn to cnưc thực Ẫiiẹn CỈ1U tiỌiig oao CiiO, kien ngiiỊ vol Bọ iiương ve cac oiẹn pháp cần thiết nhằm đảm bảo Chương trình hành động được thực hiện hiệu quả./. ',Tviên khai (Ban ^tóikềĩrríh^ . I DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ Ouyết định Số/msmgàyál / /2016 cỉia Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) STT Tên chương trình/đề án Thời gian trình Cấp trình Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp I. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả q uản lý nhà nước về KH&CN 1. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN 2016 Chính phủ Vụ KHTH VP Bộ, Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan 2. Nghị định thay thế Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN 2016 Chính phủ Vụ TCCB Các đơn vị trực thuộc 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện thí điểm mua kết quả nghiên cứu KH&CN 2017 TTgCP Viện CTCS KH&CN Các đơn vị liên quan 4. Thông tư sửa đổi Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN 2017 Bộ trưởng Bộ KH&CN VụKTĩTH Các đơn vị liên quan 5. Thông tư sửa đổi Thông tư 10/2014/TT-BKHCN, Thông tư số 23/2014/TT-BKHCN quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ KHTH Các đơn vị liên quan 6. Đề án rà soát, sắp xếp các chương trình KH&CN quốc gia 2016-2017 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ KHTH Các đơn vị liên quan II. Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách mang tính đột phá, nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật, áp dụng KH&CN mới vào sản xuất để tăng năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng của sản phẩm 7. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ và đổi mới hoạt động nghiên cứu chuyển giao khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp 2016 TTgCP Cục ƯDPTCN Các đơn vị liên quan 8. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án phát triển dịch vụ KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2017 TTgCP Vụ ĐTG Các đơn vị liên quan 9. Xây dựng các chính sách phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường công nghệ trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường công nghệ ở những quốc gia có tiềm lực công nghệ mạnh 2016 Chính phủ Cục PTTTDN, VP 1136 Các đơn vị liên quan 10. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ 2016-2021 Quốc hội, Chính phủ Cục PTTTDN, Cục ƯDPTCN Các đơn vị liên quan 11. Đe xuất các cơ chế cụ thể để giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu một số sản phẩm, hàng hóa phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và giảm thuế thu nhập cá nhân đối với lao động trong một số lĩnh vực công nghệ thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản 2016 Chính phủ VụTC Các đơn vị liên quan III. Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, phát triển thị trưò’ngKH&CN 12. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2007/NĐ-CP và Nghị định số 96/2010/ND-CP của Chính phủ về doanh nghiệp KH&CN 2016 Chính phủ Cục PTTTDN Các đơn vị liên quan 13. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án bảo đảm cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ và đổi mới hoạt động nghiên cứu chuyển giao KH&CN trong 2016 TTgCP Cục ƯDPTCN Các đơn vị liên quan các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp 14. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ KH&CN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 2017 TTgCP Vụ ĐTG Các đơn vị liên quan 15. Thông tư hướng dẫn quản lý Đe án hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo đến năm 2025 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Cục PTTTDN Các đơn vị liên quan IV. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập 16. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục sự nghiệp công sử dụng NSNN của Bộ KH&CN 2016 TTgCP Vụ Tài chính Các đơn vị liên quan 17. Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP về tự chủ đổi với các tổ chức KH&CN công lập 2016 Bộ trưởng Bộ KH&N Vụ TCCB Các đơn vị liên quan 18. Thông tư hướng dẫn đánh giá chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực KH&CN 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ ĐTG Các đơn vị liên quan 19. Quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt hệ thống định mức KT-KT các dịch vụ công của Bộ KH&CN 2017 Bộ trưởng Bộ KH&CN Viện CLCS Các đơn vị liên quan V. Khuyến khích nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao; kiểm soát chặt nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ và máy móc thiết bị đã qua sử dụng 20. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CGCN 2016 Quốc hội Vụ ĐTG Các đơn vị liên quan 21. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật CGCN 2017 Chính phủ Vụ ĐTG Các đơn vị liên quan 22. Quyết dịnh của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao, danh mục công nghệ chuyển giao có điều kiện và danh mục công nghệ cấm chuyên giao 2017 TTgCP VụĐTG Các đơn vị liên quan 23. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Hàng năm TTgCP Vụ CNN Các đơn vị liên quan Danh mục các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới 24. Quyết định sửa đổi bổ sung danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm CNC được khuyến khích phát triển 2017 TTgCP VụCNC Các đơn vị liên quan VI. Tăng cường tiềm lực KH&CN quốc gia 25. Nghị định thay thể Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu Công nghệ cao 2017 Chính phủ Vụ CNC Các đơn vị liên quan 26. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án bảo đảm nguồn tin cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ 2016 TTgCP Cục TTKH&CNQG Các đơn vị liên quan 27. Thông tư hướng dẫn cơ chế liên kết thực hiện nhiệm vụ KH&CN 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ KHTH Các đơn vị liên quan 28. Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 2395/QĐ-TTg ngàỵ 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH&CN ở trong nước và nước ngoài bằng NSNN 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ TCCB Các đơn vị liên quan 29. Quyết định của Bộ trường Bộ KH&CN ban hành điều lệ và tổ chức bộ máy của Viện V-KIST 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ TCCB Các đơn vị liên quan 30. Quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN ban hành cơ chế tài chính đặc thù của Viện V-KIST 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ TC Các đơn vị liên quan 31. Quyết định của Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt tiêu chí lựa chọn tổ chức KH&CN đạt trình độ tiên tiến của khu vực để tập trung đầu tư 2017 Bộ trưởng Bộ KH&CN Vụ XHTH Vụ TCCB và các đơn vị liên quan 32. Đe án thành lập Học viện Quản lý KH&CN 2017 TTgCP Vụ TCCB Trường Quản lý KH&CN, Viện CLCS KH&CN và các đơn vị liên quan VII. Hoàn thiện thể chế định giá tài sản trí tuệ, tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường hoạt động quản lý về tiêu chuấn, đo lường, chất lượng sản phấm và hàng hóa 33. Dự án Luật sửa đổi Luật SHTT 2018 Quốc hội Cục SHTT Các đơn vị liên quan 34. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2019 Quốc hội Tổng cục TĐC Các đơn vị liên quan 35. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2019 Quốc hội Tổng cục TĐC Các đơn vị liên quan 36. Xây dựng Chiến lược quốc gia về SHTT giai đoạn 2016 - 2030 2016 TTgCP Viện Khoa học SHTT Cục SHTT, Các đơn vị liên quan 37. Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển Sỉ nil giai đoạn 2016 - 2020 2016 Bộ trưởng Bộ KH&CN Cục SHTT Các đơn vị liên quan 38. Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa 2016 Chính phủ Tổng cục TĐC Các đơn vị liên quan 39. Nghị định quy định sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Nghị định so 127/2007/ND-CP ngay 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật 2017 Chính phủ Tổng cục TĐC Các đơn vị liên quan 40. Nghị định quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định so 132/2008/ND-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số Điều của Luật chất lượng hàng hóa 2017 Chính phủ Tổng cục TĐC Các đơn vị liên quan VIII. Đẩy mạnh nghiên cứu và ửng dụng có hiệu quả các thành tựu KH&CN trong phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh 41. Nghị định về phát triển ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - xã hội 2018 Chính phủ Cục NLNT Các đơn vị liên quan
QUYẾT ĐỊNH Về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Ban Quản lý trung ương dự án thuỷ lợi ________________ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/ 5/ 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1.- Ban Quản lý trung ương dự án thuỷ lợi (gọi tắt là Ban CPO) thành lập theo quyết định số 162 QĐ/TCCB-LĐ ngày 26/ 02/ 1994 của Bộ Thuỷ lợi ( cũ) là cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao làm chủ dự án các dự án vay vốn phát triển thuỷ lợi của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức tài chính quốc tế để điều hành, phối hợp thực hiện dự án theo Hiệp định vay vốn giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức này và các quy định của Nhà nước. Điều 2.- Ban Quản lý trung ương dự án thuỷ lợi có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ của chủ đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 14, Điều 33, khoản 3 Điều 61 và các điều có liên quan trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/ 7/ 1999 của Chính phủ, được cụ thể hoá như sau: 1/- Là đầu mối quan hệ với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB) và các tổ chức tài chính quốc tế để giải quyết thủ tục, tổ chức thực hiện các dự án phát triển thuỷ lợi theo các Hiệp định, thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các tổ chức này, phù hợp với quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước. 2/- Tổng hợp kế hoạch thực hiện dự án hàng năm và định kỳ của từng tiểu dự án (dự án thành phần) do các Ban quản lý tiểu dự án (SPO, SIO) lập phù hợp với các quy định của Nhà nước và của Hiệp định quốc tế, trình Bộ và điều hành thực hiện sau khi được duyệt. 3/- Tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn quốc tế, đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hoá, xây lắp của dự án theo Hiệp định và quy chế đấu thầu của Nhà nước; ký hợp đồng thực hiện sau khi được bên cho vay chấp thuận và Bộ phê duyệt kết quả đấu thầu; quản lý thực hiện các hợp đồng này. Riêng các gói thầu xây lắp, Ban Quản lý trung ương dự án thuỷ lợi (CPO) ủy quyền cho các Ban quản lý tiểu dự án (SPO, SIO) ký hợp đồng thực hiện và quản lý theo các quy định hiện hành. Tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật và chương trình đào tạo của các dự án theo Hiệp định. 4/- Hướng dẫn các SPO, SIO tổ chức đấu thầu trong nước các gói thầu tư vấn, mua sắm, xây lắp theo trình tự, thủ tục quy định của Hiệp định, quy chế đấu thầu của Nhà nước và triển khai thực hiện kết quả đấu thầu sau khi được Bộ phê duyệt. 5/- Tham gia ý kiến với các SPO, SIO trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán theo đúng các quy định của Hiệp định và cùng các đơn vị này trình Bộ xét duyệt. Hướng dẫn, kiểm tra các SPO, SIO và các đơn vị khác được giao quản lý thực hiện dự án thành phần đảm bảo yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù tái định cư, bảo vệ môi trường, tiến độ, chất lượng, nghiệm thu, bàn giao và các yêu cầu khác theo quy định của Nhà nước và của bên cho vay. 6/- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý tài chính của chủ dự án: - Làm chủ tài khoản đặc biệt và tài khoản tạm ứng của dự án tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo quy định của Hiệp định. - Giải ngân toàn bộ vốn vay của dự án theo chế độ, quy định của Nhà nước, của ADB, WB và của tổ chức tài chính quốc tế cho vay. - Quản lý toàn bộ vốn vay của dự án, thực hiện việc thanh quyết toán phần vốn vay cho các chi tiêu của các tiểu dự án theo quy định của Nhà nước và của bên cho vay, trên cơ sở đề nghị của các Ban quản lý tiểu dự án . - Quản lý và thanh quyết toán phần vốn đối ứng Ban được giao quản lý và thực hiện. -Tổng hợp quyết toán toàn bộ dự án trên cơ sở quyết toán của từng tiểu dự án do các SPO, SIO và các đơn vị khác được giao quản lý thực hiện dự án thành phần theo quy định của Nhà nước. 7/- Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Bộ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của bên cho vay. Thống nhất phát ngôn về tình hình thực hiện dự án với ADB, WB và bên cho vay. 8/- Tổng hợp các phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, cùng với SPO, SIO trình Bộ xét quyết định. 9/- Quản lý cán bộ, công chức và tài sản của Ban theo quy định của Nhà nước và của Bộ. Điều 3.- Ban Quản lý trung ương dự án thuỷ lợi là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, được tiếp nhận vốn để thanh toán cho các chi tiêu của dự án theo quy định của Nhà nước và của bên cho vay. Chi phí hoạt động của Ban tính vào kinh phí đầu tư của dự án và được phân bố vào từng tiểu dự án theo quy định hiện hành. Cán bộ, công chức của Ban được xếp ngạch và xếp lương theo Quyết định số 198/1999/QĐ-TTg ngày 30/ 9/ 1999 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 4.- Tổ chức bộ máy Ban quản lý trung ương dự án thuỷ lợi có: - Phòng Kế hoạch - Tổng hợp. - Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị. - Phòng Tài chính - Kế toán. - Phòng Tái định cư - Môi trường. - Các tổ chuyên môn khác, do Giám đốc quyết định. Điều 5.- Căn cứ quyết định này, Giám đốc Ban quản lý trung ương dự án thuỷ lợi ban hành nội quy hoạt động và sắp xếp bố trí cán bộ của Ban theo thẩm quyền. Các cơ quan chức năng của Bộ có liên quan giúp Bộ quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Quản lý trung ương dự án thuỷ lợi theo chức năng của mình. Điều 6.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý trung ương dự án thuỷ lợi trái với quyết định này đều bãi bỏ. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưỏng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ truởng Vụ Đầu tư xây dựng cơ bản, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Giám đốc Ban Quản lý trung ương dự án Thuỷ lợi chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
THÔNG TƯ[1] QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội số 50/2017/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông.[2] Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh a) Thông tư này quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông (sau đây viết tắt là TTATGT). b) Thông tư này không điều chỉnh đối với nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động của Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo biên chế được cấp có thẩm quyền giao và định mức phân bổ chi quản lý hành chính quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2017. 2. Đối tượng áp dụng. a) Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; b) Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; c) Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban An toàn giao thông cấp huyện; d) Các lực lượng trực tiếp tham gia đảm bảo TTATGT trực thuộc Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đ) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT. Điều 2. Nguồn kinh phí bảo đảm TTATGT 1. Ngân sách nhà nước bố trí từ nguồn chi các hoạt động kinh tế theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương; 2. Ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương. Giai đoạn 2018 - 2020, ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương 70% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng phát sinh trên địa bàn từng địa phương năm trước liền kề năm hiện hành (dự toán năm 2018 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2016; dự toán năm 2019 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2017 và dự toán năm 2020 sẽ căn cứ vào số thực hiện năm 2018). 3. Các khoản hỗ trợ, viện trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động đảm bảo TTATGT; 4. Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Điều 3. Nội dung chi bảo đảm TTATGT 1. Nội dung chi chung a)[3] Chi tuyên truyền, phổ biến pháp luật TTATGT: Sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền tải sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm và các sản phẩm thông tin khác (tờ rơi, áp-phích, pa-nô, khẩu hiệu, băng hình, video clip), tin nhắn qua điện thoại di động và mạng xã hội, tổ chức các buổi tọa đàm, cuộc thi, bình chọn, triển lãm ảnh, mít tinh và các hình thức, sản phẩm truyền thông khác để tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền về TTATGT, phòng ngừa tai nạn giao thông. Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ truyền thông chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, sản phẩm, nội dung truyền thông và phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện công việc trong phạm vi dự toán được giao theo thẩm quyền, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ; b)[4] Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, hội thảo, tập huấn triển khai nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT; c) Chi hoạt động kiểm tra, giám sát về công tác bảo đảm TTATGT; d) Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT; đ) Chi tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ trực tiếp phục vụ công tác bảo đảm TTATGT theo quy định của pháp luật hiện hành; e) Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành; g) Chi xăng dầu, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT; h) Chi thống kê, phân tích số liệu; xây dựng, duy trì và cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ công tác bảo đảm TTATGT; i) Chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm TTATGT theo quy định của pháp luật; k) Chi hợp tác quốc tế về TTATGT; l) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, trong dịp Tết Nguyên đán, "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông"; m) Chi khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm TTAGT. 2. Nội dung chi đặc thù bảo đảm TTATGT của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải a) Chi xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện các chiến lược, đề án quốc gia, các giải pháp phối hợp liên ngành về bảo đảm TTATGT trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện; b) Chi công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương để giải quyết, khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, các vấn đề đột xuất, phức tạp bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước; c) Chi khắc phục sự cố đảm bảo an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông; d) Chi nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm TTATGT; đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; e)[5] Chi vận hành số điện thoại đường dây nóng về TTATGT; g)[6] Chi thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tăng cường bảo đảm TTATGT phát sinh đột xuất trong năm với các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc trung ương; 3. Nội dung chi đặc thù bảo đảm TTATGT tại Bộ Công an a) Chi thực hiện quá trình điều tra tai nạn giao thông; b) Chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng Cảng sát khác và công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát TTATGT đường bộ trong trường hợp cần thiết và Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02 tháng 7 năm 2011 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ) c) Chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình sở chỉ huy, đội, đồn, trạm kiểm soát giao thông, nơi tạm giữ phương tiện vi phạm TTATGT; d) Chi mua sắm tập trung một số phương tiện, trang thiết bị cần trang bị thống nhất phục vụ cho công tác bảo đảm TTATGT do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định theo định mức, tiêu chuẩn, chế độ hiện hành. đ) Chi hỗ trợ công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn. Bộ trưởng Bộ Công an ban hành tiêu chí, nguyên tắc, nội dung hỗ trợ để thống nhất trong tổ chức triển khai thực hiện. 4. Nội dung chi đặc thù bảo đảm TTATGT của địa phương a) Chi xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp các ban, ngành và chính quyền các cấp (bao gồm cả cấp xã) trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT và khắc phục ùn tắc giao thông; b) Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại điểm a, điểm b và điểm c Khoản 3, Điều này; c) Chi xây dựng các chương trình, đề án về bảo đảm TTATGT, nhân rộng các mô hình điểm về bảo đảm TTATGT; d) Chi công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các ngành, các tổ chức và các đoàn thể trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT, khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hạn chế hậu quả do tai nạn giao thông gây ra; đ) Chi khắc phục sự cố đảm bảo ATGT, chống ùn tắc giao thông; e) Trường hợp địa phương thành lập Ban ATGT tại quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ: Nội dung chi bảo đảm TTATGT của quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định[7], đảm bảo phù hợp trên cơ sở nội dung quy định tại Thông tư này; g) Chi thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ trực tiếp công tác bảo đảm TTAGT do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định[8]. h[9]) Chi vận hành số điện thoại đường dây nóng về TTATGT; i)[10] Chi xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác, đảm bảo không trùng lắp với các nguồn kinh phí khác; k)[11] Chi thực hiện các nhiệm vụ phối hợp tăng cường bảo đảm TTATGT phát sinh đột xuất trong năm với các Sở, ngành, cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 4. Mức chi 1. Mức chi cho công tác bảo đảm TTATGT thực hiện theo định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. 2. Đối với nội dung chi chưa có mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Công an, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định áp dụng mức chi của các nhiệm vụ, nội dung chi có tính chất tương tự đã được cấp có thẩm quyền quy định, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 3. Một số mức chi quy định như sau: a) Chi công tác phí, hội nghị, tập huấn triển khai thực hiện nhiệm vụ, công tác bảo đảm TTATGT thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị. b) Chi tập huấn nghiệp vụ về TTATGT thực hiện theo quy định của pháp luật về việc sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. c) Chi khen thưởng theo quy định tại Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng. d) Chi thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân tai nạn giao thông, gia đình nạn nhân bị chết: - Trong các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng: Chi hỗ trợ không quá 05 triệu đồng/người bị tử vong; không quá 02 triệu đồng/người bị thương nặng; - Trong dịp Tết Nguyên đán, "Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông": Chi thăm hỏi không quá 02 triệu đồng/người đối với nạn nhân bị thương nặng, gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông có hoàn cảnh khó khăn. đ) Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia bảo đảm TTATGT ban đêm (bao gồm cả lực lượng cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ bảo đảm TTATGT theo quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ): tối đa 100.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên). Điều 5. Lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT 1. Việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. 2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung về lập và phân bổ dự toán: Hàng năm, cùng với thời gian lập dự toán thu - chi ngân sách nhà nước năm; các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ bảo đảm TTATGT lập dự toán kinh phí bảo đảm TTATGT và tổng hợp chung vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ, cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; trong đó: a) Đối với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải lập dự toán kinh phí đảm bảo TTATGT, tổng hợp kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia do Văn phòng Ủy ban lập. b) Đối với Bộ Công an Bộ Công an lập dự toán chi đảm bảo TTATGT nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông được giao. Giai đoạn 2018 - 2020, Bộ Công an lập dự toán chi đảm bảo TTATGT tương ứng 30% nguồn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông phần ngân sách trung ương được hưởng năm trước liền kề năm hiện hành, trong đó chi tiết: - Phần Bộ Công an và các đơn vị trực thuộc trực tiếp thực hiện; - Phần hỗ trợ công an một số địa phương có nguồn thu khó khăn để chi phục vụ công tác đảm bảo TTATGT trên địa bàn. c)[12] Đối với địa phương: Đối với địa phương: - Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban An toàn giao thông các cấp lập dự toán kinh phí đảm bảo TTATGT theo nhiệm vụ được giao gửi cơ quan tài chính cùng cấp xem xét, tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, để trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. Riêng đối với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Công an phường, thị trấn, gửi cơ quan tài chính cùng cấp địa phương, đồng gửi Bộ Công an để theo dõi, quản lý chung lực lượng của ngành Công an. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng nguồn kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông và nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn; quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo TTATGT trên địa bàn theo quy định tại điểm b, khoản 9, Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước; kết quả phân bổ và giao dự toán cho lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đồng gửi Bộ Công an để theo dõi, quản lý chung kinh phí đảm bảo TTATGT của ngành Công an. Riêng năm 2019, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương về ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT, ưu tiên cho lực lượng Công an, Thanh tra giao thông vận tải và xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019. - Kinh phí bố trí để lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm TTATGT trên địa bàn (bao gồm cả nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu, ngân sách địa phương) được thực hiện bằng hình thức rút dự toán. Riêng năm 2019, trường hợp địa phương đã cấp kinh phí cho lực lượng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì được tiếp tục thực hiện chi ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền đối với phần dự toán đã cấp theo quy định. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, dự toán kinh phí năm 2019 còn lại chưa thực hiện cấp bằng hình thức lệnh chi tiền được thực hiện bằng hình thức rút dự toán. 3. Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT phải chi theo nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong dự toán chi ngân sách nhà nước đã được giao, đảm bảo đúng chế độ chi hiện hành của nhà nước; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí hàng năm theo quy định pháp luật hiện hành. Điều 6. Công tác kiểm tra Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Sở Giao thông vận tải và Ban An toàn giao thông có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tài chính cùng cấp kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ quan, đơn vị về tình hình thực hiện nhiệm vụ và kinh phí bảo đảm TTATGT. Điều 7. Tổ chức thực hiện[13] 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2018. 2. Thông tư số 137/2013/TT-BTC ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và thanh toán, quyết toán kinh phí bảo đảm TTATGT do ngân sách nhà nước cấp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. 4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.   BỘ TÀI CHÍNH -------- Số: 40/VBHN-BTC XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Hiếu     ------------------- [1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau: -  Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2018 (Đã được đính chính bởi Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông). -  Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019 (Sau đây gọi tắt là Thông tư số 28/2019/TT-BTC). Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên. [2] Thông tư số 28/2019/TT-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông có căn cứ ban hành như sau: "Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 50/2017/QH14 ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương năm 2018; Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thực hiện Quyết định số 1629/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2019; Thông báo số 25/TB-VPCP ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tại buổi họp về triển khai giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong thời gian tới; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm TTATGT." [3] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [4] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [5] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [6] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [7] Cụm từ này đã được đính chính theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông. [8] Cụm từ này đã được đính chính theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định số 901/QĐ-BTC ngày 13/6/2018 của Bộ Tài chính về việc đính chính Thông tư số 01/2018/TT-BTC ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông. [9] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [10] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [11] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [12] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 28/2019/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. [13] Điều 2 Thông tư số 28/2019/TT-BTC quy định như sau: "Điều 2. Tổ chức thực hiện 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2019. 2. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./."
Kính gửi: Bộ Tài chính Thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó tại điểm d nội dung 3 Điều 1, Thủ tướng Chính phủ có định hướng “Sách giáo khoa phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cho phép sử dụng, xuất bản. Việc lựa chọn sách giáo khoa thuộc thẩm quyền của nhà trường và được thực hiện công khai, minh bạch căn cứ điều kiện thực tiễn, có tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh”. Vì vậy, để thực hiện nội dung này, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông (TT 25), trong đó tại khoản 1, khoản 6 Điều 10 TT 25 quy định việc quyết định thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và bảo đảm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ GDĐT có nhận được ý kiến phản ánh của một số cử tri của các tỉnh như: Bình Thuận, Lào Cai, Quảng Bình, ... về việc xem xét hướng dẫn về mức chi, chế độ chi cho Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, Bộ GDĐT đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ GDĐT nghiên cứu ban hành Thông tư hướng dẫn nội dung chi cho hoạt động lựa chọn sách giáo khoa hoặc cho phép địa phương tự quy định nội dung chi, mức chi cho hoạt động tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định tại điểm h, khoản 9 Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước “Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các chế độ chi ngân sách đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương ngoài các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương” để hướng dẫn các địa phương thực hiện cho thống nhất theo đúng chức năng nhiệm vụ do Chính phủ giao. Trân trọng./.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ -------- Số: 1630/TTg-QHQT V/v: Đầu tư dự án Hệ thống cáp quang biển APG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2012    Kính gửi: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Tập đoàn Viễn thông quân đội; - Công ty cổ phần Viễn thông FPT; - Công ty cổ phần Hạ tầng viễn thông CMC.   Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 7188/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 19 tháng 9 năm 2012) về tham gia đầu tư dự án Hệ thống cáp quang biển Châu Á - Thái Bình Dương (APG), Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Chấp nhận chủ trương liên danh gồm Tập đoàn Viễn thông quân đội, Công ty cổ phần Viễn thông FPT, Công ty cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC tham gia hợp tác đầu tư dự án Hệ thống cáp quang biển APG theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản trên. 2. Tập đoàn Viễn thông Quân đội làm đầu mối thực hiện dự án; tiếp tục thu ý kiến góp ý và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và giải quyết thỏa đáng những vấn đề đặt ra từ việc đầu tư dự án; trường hợp có sự thay đổi các bên tham gia đầu tư hoặc không góp đủ vốn theo cam kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.   Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng CP, PTTg Hoàng Trung Hải (để b/c), - Các Bộ: QP, CA, TT&TT, TC; - Ngân hàng Nhà nước VN; - Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: KTTH, KTN, ĐMDN, TH, Cổng TTĐT; - Lưu: VT, QHQT (3). KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Hoàng Trung Hải  
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc - BỘ Y TẾ Số: 3516 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM /QĐ-BYT Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố danh sách doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 08 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y té; Căn cứ Thông tư số 17/2001/TT-BYT ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam; Căn cứ Thông tư số 47/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2001/TT-BYT ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và Thông tư số 10/2003/TT-BYT ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về vắc xin, sinh phẩm y tế với Việt Nam; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố danh sách 62 doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam. Điều 2. Doanh nghiệp nước ngoài được phép hoạt động về thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam có quyền và trách nhiệm theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2001/TT-BYT ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và Thông tư số 47/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2001/TT- BYT ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và Thông tư số Thông tư 10/2003/TT-BYT ngày 16 tháng 12 năm 2003 của Bộ Y tế hướng dẫn doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động về vắc xin, sinh phẩm y tế với Việt Nam. Điều 3. Doanh nghiệp nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về những hành vi vi phạm của mình trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Giấy phép có giá trị 05 năm kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực. Điều 5. Các Ông, Bà: Chánh Văn Phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Giám đốc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuốc, Giám đốc công ty nước ngoài quy định tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Viện KNT TW, Viện KNT TP Hồ Chí Minh, Viện KĐQG vắc xin, SPYT; - Bộ Tài Chính (Tổng Cục Hải quan); - Văn phòng, các Phòng Cục QLD; -Luu: VT, QLD (02 b). Y BỘ TRƯỞNG Nguyễn Thị Kim Tiến 2 BO Y TÉ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2013 DANH SÁCH DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI (Ban hành kèm theo Quyết định số 3546 /QĐ-BYT ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế) 1 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 2 Tên: Địa chỉ: Avrentim SP. Z O. O 194/362 Grójecka str., 02-390 Warszawa, Mazowieckie, Poland Fax: 48 22 8867214 48 22 8867214 Aditi International 14 Milan Plot No. 169, 90 Ft Road, Garodia Nagar, Ghatkopar (E), Mumbai - 77, India Điện thoại: 91 22 67997798 Fax: 91 22 67997798 Ahlcon Parenterals (India) Limited 3 Tên: Địa chỉ: SP-918, Phase III, Bhiwadi Industrial Area, Bhiwadi, Dist. Alwar, Rajasthan, India Điện thoại: 014 93 305300 Fax: 014 93 221045 4 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 5 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 6 Tên: Địa chỉ: Albert David Limited 15 Chittaranjan Avenue, Kolkata-700 072, India 91 33 2212 9700 Alcon Pharmaceuticals Ltd. Route des Arsenaux 41, Fribourg, Switzerland (41) 58 911 22 22 Amoli Enterprises Ltd. Flat 1101, Paramount Building, 12 KA YIP Street, Chai Wan, Fax: 91 33 2225 8714 Fax: (41) 58 911 32 22 Hongkong Điện thoại: 852 2557 1909 Fax: 852 2896 3421 7. Tên: Địa chỉ: Điện thoại: +65-63370-330 8 Tên: Địa chỉ: BASF South East Asia Pte. Ltd. 7 Temasek Boulevard, #35-01, Suntec Tower One, Singapore 038987, Singapore Bosch Pharmaceuticals (Pvt.) Ltd. Bosch House 221, Sector 23, Korangi Industrial Area, Karachi, Pakistan Điện thoại: (92-21) 34543641-2 Fax: (92-21) 34545915 Fax: +65-63340-330 1 9 Tên: Địa chỉ: Celltrion Healthcare Co., Ltd. (Songdo-dong, 4F), 19, Academy-ro51beon-gil, Yeonsu-gu, Incheon, Korea Điện thoại: 82-32-850-6400 10 Tên: Địa chỉ: Fax: 82-32-850-6498 Chong Kun Dang Pharm Corp. Chungjeongno3 (sam)-ga, 8 Chungjeong-ro, Seodaeum-gu, Seoul, Korea Điện thoại: +82 41 529 3100 11 Tên: Địa chỉ: Chongsong Corporation - Fax: +82 41 558 3005 808 1104, 1112 Pungdeokcheon-dong, Suji-gu, Yongin-si, Gyeonggi-do, Korea Điện thoại: 82-2-848-5698 Delta Pharma Limited Fax: 82-2-848-5672 62, West Tejturi Bazar Chandkutir, Tejgaon, Dhaka, Bangladesh Fax: 88 02 875 0959 East India Pharmaceutical Works Ltd. 6, Little Russell Street, Kolkata - 700071, India 91 33 2287 3007 Fax: 91 33 2287 3852 Ebewe Pharma Ges. m.b.H Nfg.KG. Mondseestrasse 11, A-4866 Unterach, Austria Fax: 43 7665 8132 Eli Lilly Asia, Inc - Thailand Branch 12 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 88 02 989 2192 13 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 14 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 43 7665 8123-0 15 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 16 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: +43-7665-20555-0 17 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 43-316-249-1200 18 Tên: Địa chỉ: 87/2 9th Floor, CRC Tower, All Season Place, Wireless Road Lumpini, Phatumwan, Bangkok 10330, Thailand +662 612 6200 Fax: +662 612 6222 Ever Neuro Pharma GmbH Mondseestrasse 11, 4866 Unterach am Attersee, Austria Fax: +43-7665-20555-910 Fresenius Kabi Austria GmbH Hafnerstrasse 36, A-8055 Graz, Austria Fax: 43-316-249-1208 Gelnova Laboratories (India) Pvt. Ltd. C-125, TTC Industrial Area, Mahape (Pawane), Navi Mumbai- 400 705, Maharashtra, India Điện thoại: +91-022-2768 6411/12/13 Fax: +91-022-2768 6414 2 Grifols Asia Pacific Pte Ltd. 501 Orchard Road, #20-01, Wheelock Place, Singapore 238880, Singapore Fax: +65 6735 2067 Hilton Pharma (Private) Ltd. 19 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: +65 6735 2606 20 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 21 Tên: Địa chỉ: 13/15, Korangi Industrial Area, Karachi, Pakistan 92 21 111 123000 Hwail Pharm., Co., Ltd. Fax: 92 21 111 124000 #904-7, Sanshin-Ri, Hyangnam-Myun, Hwasung-City, Kyunggi-Do, Korea Fax: 82-2-511-6954 Điện thoại: 82-2-564-3356 Indchemie Health Specialities Pvt Ltd 510-517, Shah&Nahar, Industrial Estate, Dr. E, Moses Road, Worli, Mumbai Pin 400018, State Maharashtra, India Fax: 91 22 30400845 22 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 91 22 30400800 23 Tên: Ind-Swift Limited Địa chỉ: SCO-850, NAC, Shivalik Enclave, Manimajra, Chandigarh, 160101, India Điện thoại: 172 2730503 24 Tên: Kedrion S.p.A Địa chỉ: Điện thoại: 25 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 26 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 27 Tên: Địa chỉ: Fax: 172 2730504 Loc. Ai Conti-55051 Castelvecchio Pascoli-Barga (LU), Italy +39 0583 19691 KHS Synchemica Corp. Fax: +39 0583 766121 7F, No. 324, Sec. 1, Neihu Road, Neihu District, Taipei City 11493, Taiwan R.O.C 886 277455399 (Ex:102) Fax: 886 277455199 Kyowa Hakko Kirin Co., Ltd.. 886 277455299 1-6-1 Ohtemachi, Chiyoda-ku, Tokyo, 100-8185, Japan 813 3282 0217 Laboratoire Theramex Fax: 813 3282 0107 6, Avenue Albert II- B.P.59 MC 98007, Monaco Cedex, Monaco Điện thoại: 377 92 05 08 08 28 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: 377 92 05 70 00 Laboratories Bouchara-Recordati 68 Rue Marjolin 92300 Levallois Perret, France 33 1 45 19 10 00 Fax: 33 1 47 560 246 3 29 Tên: Laboratorios Liconsa, S.A Gran Via Carlos III, 98, 08028, Barcelona, Spain 34 91 302 15 60 Fax: 34 91 766 89 63 Life Pharmaceutical Company 24-III, Industrial Estate Multan, Pakistan Lyomark Pharma GmbH Fax: +92 61 6514228 Keltenring 17, 82041 Oberhaching, Germany Địa chỉ: Điện thoại: 30 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: +92 61 6514226 31 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 32 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 91 22 40 012 000 33 Tên: Địa chỉ: 49 (0) 89450808 78-11 Fax: 49 (0) 89 45 0808 78-50 Marksans Pharma Ltd. 21, Lotus Business Park Off New Link Road, Andheri (W) Mumbai 400053, India Fax: 91 22 40 012 099 Maxheal Pharmaceuticals (India) Ltd. 102/103, Tulsi Niwas, Pushtikar CHS. Pvt. Ltd. Jogeshwari (West), Mumbai-400102, Maharashtra, India Điện thoại: 91 22 4276 7718 Fax: 91 22 2678 6105 Maxim Pharmaceuticals Pvt Ltd 4/16 Prasanna Park, Shankar Seth Road, Gultekadi, Pune 411037, Maharashtra, India Fax: 91-22-9520-26445550 A-2/98, Sector-3, Rohini, New Delhi-110085, India +91 2794 1305 Medisave Pharmaceuticals 34 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 91-22-9520-26454269 35 Tên: Địa chỉ: Maxtar Bio-Genics Điện thoại: 36 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 92 42 3529 7592 37 Tên: Địa chỉ: Medreich Ltd. Điện thoại: 38 Tên: Địa chỉ: Fax: +91 2794 2840 Plot No. 578-579 Sundar Industrial Estate, Sundar Raiwind Road, Lahore, Pakistan Fax: 92 42 3529 7597 12/8 Saraswati Ammal Street, M.S Nagar Bangalore 560033, India + 91 80 41217334/ Meyer Healthcare (P) Ltd. Fax: +91 80 25474741 No 10-D, 2nd Phase, Peenya Industrial Area, Bangalore-58, India Điện thoại: 080-28396048/2803 Fax: 91-080-28392805 Fax: 852 2602 6744 No. 27, Race Course Road, Bangalore 560 001, India Fax: 91 80 22370463 39 Tên: Địa chỉ: Meyer Pharmaceuticals Ltd. RM J, K, M&E, 3/F Valiant Industrial, Centre, 2-12 Au Pui Wan Str., Fotan, Shatin, Hongkong Điện thoại: 852 2601 2670 40 Tên: Micro Labs Limited Địa chỉ: Điện thoại: 91 80 22370451 41 Tên: Moleac Pte Ltd. Địa chỉ: Điện thoại: 42 Tên: Địa chỉ: 11 Biopolis Way, Helios #09-08, Singapore 138667, Singapore 65 647 89430 Fax: 65 647 89435 Nestor Pharmaceuticals Limited B-24/3 Okhla Industrial Area, Phase II, New Delhi 110020, India Điện thoại: 91 11 41646377 - 78 Fax: 91 11 26385380 43 Tên: Novartis (Singapore) Pte Ltd. 10 Collyer Quay, #10-01, Ocean Financial Centre Singapore (049315), Singapore Fax: +65 63234335 Novartis Consumer Health S.A 1197 Prangins, Switzerland Fax: +41 22 363 3015 Otsuka Pharmaceutical Co., Ltd. 2-9 Kanda Tsukasamachi, Chiyoda-ku, Tokyo, Japan 81 3 3292 0021 Panacea Biotec Limited Fax: 81 3 3295 2058 B-1 Extn./G-3, Mohan Co-operative Industrial Estate, Mathura Road, New Delhi-110 044, India Đị chỉ: Điện thoại: + 65 67226010 44 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: +41 22 363 3111 45 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 46 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: +91 11 41679000 47 Tên: Địa chỉ: Polfa SA Điện thoại: 48 Tên: Polipharm Co., Ltd. Địa chỉ: Điện thoại: (66) 2 - 3169419 49 Tên: Địa chỉ: 109 Bangna-Trad Road, Bang Phli District, Samut Prakan 10540, Thailand Fax: (66)-2-7520547 Precise Chemipharma Private Limited. 108 Malwa Patanwala Ind Estate, L.B.S Marg Ghatkopar West, Mumbai 400086, Maharashtra, India Điện thoại: 91 22 6782 8600 Fax: 91 22 2102 6418 Fax: +91-11-41679088 Tytusa Chalubinskiego 8, 00-613 Warszawa, Poland +48/22/647 5000 Fax: +48/22/536 7140 5 PT Widatra Bhakti Wisma Tugu Raden Saleh LT.6 th Floor, JL. Raden Saleh, No. 44, Jakarta 10330, Indonesia Fax: 62-21 3911774 Qingdao Growful Pharmaceutical Co., Ltd. 50 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 62-21-3911775 51 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 86 532 6763658 52 Tên: Địa chỉ: No 18, Songhua River Road, Qingdao Economic-Technological Development Area, Shandong, China Fax: 86 532 6763601 53 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 49 4154/8620 54 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 025 25 645820 55 Tên: Địa chỉ: Renata Limited House No.450 Road No. 31, New D.O.H.S, Mohakhali Dhaka- 1206, Bangladesh Điện thoại: 880 2 885 0922 Fax: 880 2 881 5210 Rotex Medica GmbH Arzneimittelwerk Bunsenstrasse 4, D-22946 Trittau, Germany Fax: 49 4154/862155 Satyam Pharmaceuticals and Chemicals Pvt. Ltd. s/4/102, M.I.D.C., Tarapur, Via Boisa Rly. Station, Thane-401 506, India Fax: 025 25 72773 Shandong Donge Ejiao Co., Ltd. 78#, Ejiao Street, Dong'e County, Liaocheng city, Shandong provine, China Điện thoại: 0086 10 85654103 Fax: 0086 10 88383958 56 Tên: Địa chỉ: Siu Guan Chemical Industrial Co., Ltd. No. 128 Shin Min Road, Hunei Li, W. Dist., Chia Yi City, Taiwan R.O.C Điện thoại: 886 5 2360636 Fax: 886 5 2865232 57 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 91 20 2613 7221 58 Tên: Địa chỉ: Điện thoại: 59 Tên: Địa chỉ: Sovereign Pharma Pvt. Ltd. 16-B1 Sarosh Bhavan, Dr. Ambedkar Road, Camp, Pune Maharashtra 411 001, India Fax: 91 20 2613 3228 Takeda Pharmaceuticals (Asia Pacific) Pte. Ltd. 2 Shenton Way # 11-01 SGX Centre 1, Singapore (068804), Singapore 65 640 39180 Fax: 65 640 39223 Tianjin Tasly Group Co., Ltd. No. 2 Pujihe East Road, Beichen District, Tianjin (Tasly TCM Garden), China Điện thoại: +86 22 26736617 Fax: +86 22 26736618 6 60 Tên: Địa chỉ: Tianjin Zhongxin Pharmaceutical Group Corporation Limited Zhongxin Mansion No 17, Baidi road, Nakai District, Tianjin, China Điện thoại: 0086-22-27020986 61 Tên: Địa chỉ: Fax: 0086-22-27020936 Y. S. P Industries (M) SDN. BHD. No. 18, Jalan Wan Kadir, Taman Tun Dr. Ismail, 60000 Kuala Lumpur, Malaysia Điện thoại: 603 7727 6390 Fax: 603 7727 6701 62 Tên: Yunnan Baiyao Group Co., Ltd. Địa chỉ: Kunming National Hi-Tech Industries Development Zone, Kunming, Yunnan, China Điện thoại: 86-871-6203198 Tổng số: 62 Doanh nghiệp Fax: 86-871-6203863 BỘ TRƯỞNG 7 Nguyễn Thị Kim Tiến
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ______________ Số: 887/TTg-QHQT V/vPhê duyệt dự án Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Hòa Bình do Chính phủ Thụy Sỹ tài trợ CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________ HàNội, ngày 06tháng6năm2011 Kính gửi:- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Bộ Ngoại giao; - Bộ Tư pháp; - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình. Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 3139/BKHĐT-KTĐN, ngày 19 tháng 5 năm2011) về dự án hỗ trợ kỹ thuật do Thụy Sỹ tài trợ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật "Chương trình cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn tại tỉnh Hòa Bình" do Chính phủ Thụy Sỹ viện trợ không hoàn lại thông qua Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) với các nội dung được nêu tại công văn trên. Vốn đối ứng trong nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tự cân đối trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan, hoàn thiện Văn kiện Dự án, tiến hành thẩmđịnh, phê duyệt và triển khai Dự án theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng ODA. 3. Đồng ý Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ký Thỏa thuận Dự án với Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC) theo quy định hiện hành để tiếp nhận khoản viện trợ nêu trên của Chính phủ Thụy Sỹ./. Nơi nhận: - Như trên; - TTCP, PTTg PhạmGia Khiêm PTTg Nguyễn Sinh Hùng; - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ: TH, KTN, Cổng TTĐT; - Lưu: VT, QHQT(3). Hoa 23 KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Nguyễn Sinh Hùng
# BỘ TƯ PHÁP ## **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Số: 957/BTP-BTTP Về việc triển khai Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản và Phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng *Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2020* Kính gửi: Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp và việc chính thức đưa Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản vào vận hành, sử dụng, Bộ Tư pháp xây dựng và triển khai Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản (tích hợp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản) và Phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng (tích hợp với Trang thông tin bổ trợ tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp). Các chức năng chính của 02 Phần mềm nêu trên, cụ thể như sau: - Phần mềm Quản lý thông tin đấu giá tài sản bao gồm việc quản lý thông tin giới thiệu về Sở Tư pháp; thông tin cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; thông tin tổ chức đấu giá tài sản; thông tin đấu giá viên, thông tin cấp Thẻ đấu giá viên; thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản; thông báo công khai việc đấu giá tài sản. - Phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng bao gồm quản lý thông tin tập sự hành nghề công chứng; thông tin bổ nhiệm công chứng viên; thông tin hành nghề công chứng và cấp Thẻ hành nghề công chứng viên; thông tin tổ chức hành nghề công chứng. Để việc triển khai chính thức có hiệu quả đối với các Phần mềm nêu trên, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung như sau: ### I. Đối với Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản 1. Triển khai và đưa vào sử dụng chính thức Phần mềm tại địa chỉ https://dgts.moj.gov.vn/login; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người có tài sản đấu giá (các Sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan) tại địa phương và các tổ chức đấu giá tài sản thành lập trên địa bàn việc sử dụng chính thức Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản theo quy định của Luật đấu giá tài sản (Tài liệu hướng dẫn sử dụng đã được đăng tải trên Phần mềm). 2. Về cập nhật dữ liệu và thời gian thực hiện: Đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh/thành phố: - Rà soát và cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin của Sở Tư pháp. - Cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin các đấu giá viên, thông tin tổ chức đấu giá tài sản do Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố. Thời gian hoàn thành trước ngày 10/4/2020. - Định kỳ, tổ chức rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin đấu giá viên, thông tin tổ chức đấu giá tài sản ngay khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố. - Đề nghị người có tài sản đấu giá (các Sở, ban ngành, tổ chức có liên quan tại địa phương) cập nhật công khai việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản lên Cổng thông tin theo quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản kể từ ngày 10/4/2020; định kỳ, tổ chức rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin phát sinh trong quá trình triển khai. - Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản cập nhật công khai việc đấu giá tài sản lên Cổng thông tin theo quy định tại Điều 57 Luật đấu giá tài sản kể từ ngày 10/4/2020; định kỳ, tổ chức rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin phát sinh trong quá trình triển khai. ### 1.3. Về tài khoản sử dụng: - Đối với các Sở Tư pháp: Tiếp nhận tài khoản và mật khẩu mặc định do Bộ Tư pháp cấp (Phụ lục 02 kèm theo Công văn này). - Đối với tổ chức đấu giá tài sản: Sở Tư pháp sẽ cấp phát tài khoản trên cơ sở đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản. Quy tắc đặt tên tài khoản cho tổ chức đấu giá tài sản: {{Tên đề nghị}}_tc_{{Mã tài khoản}}. Ví dụ: {{Mã tài khoản}} của Sở Tư pháp tỉnh Long An là tinhlongan, do đó, các tài khoản của tổ chức đấu giá tài sản tỉnh Long An là: {{Tên đề nghị}}_tc_ tinhlongan. - {{ Tên đề nghị }} chỉ được cấp khi trên Hệ thống chưa có. Trường hợp đã có thì {{Tên đề nghị}} sẽ do Sở Tư pháp quyết định dựa trên {{Tên đề nghị}} của tổ chức đấu giá tài sản. ### 1.4. Thẩm quyền quản lý tài khoản trên địa bàn tỉnh/thành phố: - Sở Tư pháp chủ động quản lý tài khoản người dùng của tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn toàn tỉnh/thành phố, bao gồm các thao tác: Theo dõi danh sách, xem chi tiết thông tin, thêm mới, xóa, cập nhật thông tin (thay đổi thông tin, phân quyền sử dụng, kích hoạt, khóa) tài khoản người dùng, reset mật khẩu. Trường hợp Sở Tư pháp quên thông tin tài khoản (tên đăng nhập hoặc mật khẩu) đề nghị liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Tư pháp. - Trường hợp tổ chức đấu giá tài sản đăng ký tài khoản sử dụng, đề nghị gửi Công văn đăng ký (theo mẫu tại Phụ lục 01 kèm theo Công văn này) về Sở Tư pháp để Sở chủ động cấp và kích hoạt sử dụng tài khoản. Trường hợp tổ chức đấu giá tài sản quên thông tin tài khoản (tên đăng nhập hoặc mật khẩu) đề nghị liên hệ trực tiếp với Sở Tư pháp hoặc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Bộ Tư pháp. ## II. Đối với Phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng ### 2.1. Đề nghị Sở Tư pháp triển khai và đưa vào sử dụng chính thức Phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng (tại địa chỉ https://qlcongchung.moj.gov.vn) (Tài liệu hướng dẫn sử dụng đã được đăng tải trên Phần mềm). ### 2.2. Về cập nhật dữ liệu và thời gian thực hiện: - Cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin Công chứng viên, thông tin tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố. Thời gian hoàn thành trước ngày 29/5/2020. - Định kỳ, tổ chức rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin Công chứng viên, thông tin tổ chức hành nghề công chứng ngay khi được thành lập, đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh/thành phố. ## 2.3. Về tài khoản sử dụng Phần mềm: - Tiếp nhận tài khoản và mật khẩu mặc định do Bộ Tư pháp cấp (Phụ lục 02 kèm theo Công văn này). *Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc (nếu có), đề nghị Sở Tư pháp liên hệ theo các đầu mối hỗ trợ như sau:* - Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ về đấu giá tài sản: Phòng Quản lý đấu giá tài sản, trọng tài, hoà giải thương mại, Cục Bổ trợ tư pháp, điện thoại (024) 6273.9510. Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ về công chứng: Phòng Quản lý công chứng, thừa phát lại, Cục Bổ trợ tư pháp, điện thoại (024) 6273.9508; - Hỗ trợ về mặt kỹ thuật, sử dụng (bao gồm cách thức quản lý, tạo lập tài khoản, cấp lại thông tin, reset mật khẩu): Bộ phận hỗ trợ người dùng thuộc Cục Công nghệ thông tin, điện thoại 1900.8888.24 (Đối với Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản và Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản, nhánh số 4; Phần mềm Quản lý tổ chức hành nghề công chứng, nhánh số 5). - Mật khẩu mặc định của tất cả tài khoản tham gia sử dụng Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản và Phần mềm quản lý tổ chức hành nghề công chứng sẽ được gửi vào hộp thư công vụ của Sở mà Bộ Tư pháp đã cấp. Bộ Tư pháp thông báo để các Sở Tư pháp biết và có phương án triển khai thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Phan Chí Hiếu (để b/c); - Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc (để b/c); - Cục trưởng (để b/c); - Cục Công nghệ thông tin (để p/hợp); - Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, BTТР. TL. BỘ TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC BỔ TRỢ TƯ PHÁP PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Thị Mai **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Phụ lục 1 # MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG ## CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUỐC GIA VỀ ĐẤU GIÁ TÀI SẢN (Kèm theo Công văn số 957/BTP-BTTP ngày 17/3/2020 của Bộ Tư pháp) {{TÊN TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ TÀI SẢN}} Số: ...................../..................... V/v đăng ký tài khoản sử dụng Cổng thông tin quốc gia về đấu giá tài sản **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* ........., ngày ... tháng ... năm 20... Kính gửi: Sở Tư pháp ........................................................ Thực hiện Công văn số 956/BTP-BTTP ngày 17/3/2020 của Bộ Tư pháp về việc triển khai Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản tại các địa phương, {{tên tổ chức đấu giá}} đăng ký cấp tài khoản sử dụng Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản để thực hiện thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định của Luật đấu giá tài sản với nội dung như sau: - Tên tổ chức đấu giá tài sản: - Tài khoản đăng nhập: {{Tên đề nghị}} - Địa chỉ: - Người đại diện theo pháp luật: - Điện thoại: Địa chỉ email: Trân trọng cảm ơn./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT. Người đại diện theo pháp luật (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Phụ lục 02 DANH SÁCH TÀI KHOẢN DÀNH CHO SỞ TƯ PHÁP ĐĂNG NHẬP PHẦN MỀM QUẢN LÝ TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG VÀ PHẦN MỀM QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN (Kèm theo Công văn số 957/BTP-BTTP ngày 17/3/2020 của Bộ Tư pháp) |TT|Sở Tư pháp|Mã tài khoản|Tên đăng nhập| |:---:|:----------------------------------|:------------:|:-----------------| |1|Sở Tư pháp An Giang|angiang|angiang_stp| |2|Sở Tư pháp Bà Rịa-Vũng Tàu|brvt|brvt_stp| |3|Sở Tư pháp Bạc Liêu|baclieu|baclieu_stp| |4|Sở Tư pháp Bắc Giang|bacgiang|bacgiang_stp| |5|Sở Tư pháp Bắc Kạn|backan|backan_stp| |6|Sở Tư pháp Bắc Ninh|bacninh|bacninh_stp| |7|Sở Tư pháp Bến Tre|bentre|bentre_stp| |8|Sở Tư pháp Bình Dương|binhduong|binhduong_stp| |9|Sở Tư pháp Bình Định|binhdinh|binhdinh_stp| |10|Sở Tư pháp Bình Phước|binhphuoc|binhphuoc_stp| |11|Sở Tư pháp Bình Thuận|binhthuan|binhthuan_stp| |12|Sở Tư pháp Cà Mau|camau|camau_stp| |13|Sở Tư pháp Cao Bằng|caobang|caobang_stp| |14|Sở Tư pháp Cần Thơ|cantho|cantho_stp| |15|Sở Tư pháp Đắk Lắk|daklak|daklak_stp| |16|Sở Tư pháp Đắk Nông|daknong|daknong_stp| |17|Sở Tư pháp Điện Biên|dienbien|dienbien_stp| |18|Sở Tư pháp Đồng Nai|dongnai|dongnai_stp| |19|Sở Tư pháp Đồng Tháp|dongthap|dongthap_stp| |20|Sở Tư pháp Gia Lai|gialai|gialai_stp| |21|Sở Tư pháp Hà Giang|hagiang|hagiang_stp| |22|Sở Tư pháp Hà Nam|hanam|hanam_stp| |23|Sở Tư pháp Hà Tĩnh|hatinh|hatinh_stp| |24|Sở Tư pháp Hải Dương|haiduong|haiduong_stp| |25|Sở Tư pháp Hậu Giang|haugiang|haugiang_stp| |26|Sở Tư pháp Hòa Bình|hoabinh|hoabinh_stp| |27|Sở Tư pháp Hưng Yên|hungyen|hungyen_stp| |28|Sở Tư pháp Kiên Giang|kiengiang|kiengiang_stp| |29|Sở Tư pháp Kon Tum|kontum|kontum_stp| |30|Sở Tư pháp Khánh Hòa|khanhhoa|khanhhoa_stp| |31|Sở Tư pháp Lai Châu|laichau|laichau_stp| |32|Sở Tư pháp Lạng Sơn|langson|langson_stp| |33|Sở Tư pháp Lào Cai|laocai|laocai_stp| |34|Sở Tư pháp Lâm Đồng|lamdong|lamdong_stp| |35|Sở Tư pháp Long An|longan|longan_stp| |36|Sở Tư pháp Nam Định|namdinh|namdinh_stp| |37|Sở Tư pháp Ninh Bình|ninhbinh|ninhbinh_stp| |38|Sở Tư pháp Ninh Thuận|ninhthuan|ninhthuan_stp| |39|Sở Tư pháp Nghệ An|nghean|nghean_stp| |40|Sở Tư pháp Phú Thọ|phutho|phutho_stp| |41|Sở Tư pháp Phú Yên|phuyen|phuyen_stp| |42|Sở Tư pháp Quảng Bình|quangbinh|quangbinh_stp| |43|Sở Tư pháp Quảng Nam|quangnam|quangnam_stp| |44|Sở Tư pháp Quảng Ninh|quangninh|quangninh_stp| |45|Sở Tư pháp Quảng Ngãi|quangngai|quangngai_stp| |46|Sở Tư pháp Quảng Trị|quangtri|quangtri_stp| |47|Sở Tư pháp Sóc Trăng|soctrang|soctrang_stp| |48|Sở Tư pháp Sơn La|sonla|sonla_stp| |49|Sở Tư pháp Tây Ninh|tayninh|tayninh_stp| |50|Sở Tư pháp Tiền Giang|tiengiang|tiengiang_stp| |51|Sở Tư pháp Tuyên Quang|tuyenquang|tuyenquang_stp| |52|Sở Tư pháp Thái Bình|thaibinh|thaibinh_stp| |53|Sở Tư pháp Thái Nguyên|thainguyen|thainguyen_stp| |54|Sở Tư pháp Thanh Hóa|thanhhoa|thanhhoa_stp| |55|Sở Tư pháp Thành phố Đà Nẵng|danang|danang_stp| |56|Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội|hanoi|hanoi_stp| |57|Sở Tư pháp Thành phố Hải Phòng|haiphong|haiphong_stp| |58|Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh|hcm|hcm_stp| |59|Sở Tư pháp Thừa Thiên-Huế|tthue|tthue_stp| |60|Sở Tư pháp Trà Vinh|travinh|travinh_stp| |61|Sở Tư pháp Vĩnh Long|vinhlong|vinhlong_stp| |62|Sở Tư pháp Vĩnh Phúc|vinhphuc|vinhphuc_stp| |63|Sở Tư pháp Yên Bái|yenbai|yenbai_stp|
# BỘ TÀI CHÍNH, TỔNG CỤC THUẾ ## **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập – Tự do – Hạnh phúc* ### Số: 4153 /TCT-CS V/v triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15. *Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2021* Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ngày 19 tháng 10 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 (sau đây gọi là “Nghị quyết"). Ngày 27/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Nghị quyết. Ngày 28/10/2021, Bộ Tài chính đã có công văn số 12373/BTC-TCT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số Bộ liên quan về việc triển khai Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15. Để kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, tiếp theo Công điện số 08/CĐ-TCT ngày 22/10/2021, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: 1. Tổng cục Thuế sao gửi toàn văn Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ để các Cục Thuế triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, Nghị định cần tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, người dân, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, giám sát về giá bán hàng hóa, dịch vụ (giá chưa có thuế GTGT) từ sau ngày 01/11/2021 của các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn để đạt mục tiêu người tiêu dùng được thụ hưởng lợi ích từ việc giảm thuế GTGT theo quy định tại khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết. Trường hợp phát hiện các hiện tượng lợi dụng chính sách của Nhà nước để tăng giá bản của các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT, cần kịp thời tham mưu biện pháp xử lý với UBND tỉnh, thành phố. 2. Về việc lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT như sau: > "3. Trình tự, thủ tục thực hiện a) Đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi "mức thuế suất theo quy định (5% hoặc 10%) x 70%"; tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, doanh nghiệp, - # Hướng Dẫn Lập Hóa Đơn GTGT Theo Nghị Quyết 406/NQ-UBTVQH15 - ## Đối với doanh nghiệp, tổ chức: - ### Quy định chung - **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Thời gian, địa điểm: [Thông tin bị ẩn]* > Tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. > b) Đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, khi lập hóa đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng tại cột "Thành tiền" ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm..... (số tiền) tương ứng 30% mức tỷ lệ để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15"". --- Căn cứ quy định trên, Tổng cục Thuế hướng dẫn ví dụ về lập hóa đơn như sau: - ### Ví dụ 1: Công ty A, là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khẩu trừ, cung cấp dịch vụ vận tải cho Công ty B theo hợp đồng ký kết giữa hai bên, giá tính thuế là 20.000.000 đồng. Dịch vụ vận tải áp dụng thuế suất 10% và thuộc đối tượng được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT từ ngày 01/11/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Ngày 15/11/2021, Công ty A cung cấp dịch vụ vận tải cho Công ty B thì khi lập hóa đơn GTGT giao cho Công ty B, Công ty A ghi như sau: Tại cột "Hàng hóa, dịch vụ" ghi: “Dịch vụ vận tải" Giá bản ghi: 20.000.000 đồng Thuế suất thuế GTGT ghi: "10% x 70%" Tiền thuế GTGT ghi: “1.400.000 đồng" Tổng giá thanh toán: "21.400.000 đồng". Căn cứ hóa đơn GTGT, Công ty A kê khai thuế GTGT đầu ra, Công ty B kê khai khấu trừ thuế GTGT theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn là 1.400.000đ. - ### Ví dụ 2: Tổ chức X, là đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách hàng Y trong 02 ngày của tháng 11/2021 với giá phòng niêm yết là 1.500.000 đồng/ngày. Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2021 của Bộ Tài chính, dịch vụ lưu trú áp dụng mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu là 5%. Trong thời gian được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức X tỉnh số thuế GTGT được giảm và lập hoá đơn bên hàng giao cho khách hàng Y như sau: Tại cột “Hàng hóa, dịch vụ" ghi: “Dịch vụ lưu trử" **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** - Tài sản "Thành lập" ghi: "3.000.000 đồng" (1.500.000 đồng x 2) - Tính số thuế GTGT được giảm: 3.000.000 x 5% x 30% = 45.000 đồng - Tại dòng "Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ" (đã có tên người mua phải thanh toán cho người bán) ghi theo số đã giảm 30% mức tỷ lệ % trên doanh thu là "2.955.000 đồng", đồng thời ghi chú "đã giảm 45.000 đồng, tương ứng 30% mức tỷ lệ % trên doanh thu theo NQ số 406/NQ-UBTVQH15". - Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Cục Thuế báo cáo về Tổng cục để xử lý kịp thời. > ... ---
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Số: 2090 /TCT-TNCN V/v Chính sách thuế đối với cá nhân làm đại lý bảo hiểm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2008 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Nam Định Trả lời công văn số 1903/CT-TNCN ngày 22/4/2008 của Cục Thuế tỉnh Nam Định về việc “Quyết toán thuế TNCN”; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: - Tại mục điểm 7.1, Mục III, Phần B, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế giao cho hộ gia đình, cá nhân làm dịch vụ đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng có trách nhiệm khấu trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp tính bằng 5% trên tiền hoa hồng trả cho đại lý (bao gồm cả các khoản chi hỗ trợ mà đại lý được hưởng theo hợp đồng ký với người nộp thuế)”. - Tại mục 3, phần III Thông tư số 111/2005/TT-BTC ngày 13/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và thuế TNDN đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định: “Đại lý bảo hiểm là tổ chức khác (trừ tổ chức đại lý bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp), cá nhân: thực hiện nộp thuế thu nhập theo mức ấn định 5% trên hoa hồng đại lý mà tổ chức, cá nhân được hưởng (bao gồm cả các khoản nhận chi hỗ trợ bằng tiền từ bên giao đại lý). Cơ sở giao đại lý có trách nhiệm khấu trừ số thuế TNDN trước khi trả hoa hồng đại lý cho tổ chức, cá nhân nhận đại lý và nộp vào Ngân sách nhà nước”. Căn cứ các quy định trên thì khi chi trả tiền hoa hồng đại lý (bao gồm cả các khoản chi hỗ trợ bằng tiền) cho các đại lý bảo hiểm là cá nhân và các tổ chức khác (trừ tổ chức đại lý bảo hiểm được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp), cơ sở giao đại lý có trách nhiệm khấu trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp theo mức ấn định 5% trên tổng số tiền chi trả. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế biết và thực hiện. Nơi nhận: - Như trên - Vụ Pháp chế -Ban PC, HT, TTTÐ - Lưu VT, TNCN (2b)8 KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG 80 TAI CHÍNH -Lê Hồng Hải
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG SỐ 55/2003/QĐ-BBCVT NGÀY 20 THÁNG 03 NĂM 2003 BAN HÀNH CƯỚC DỊCH VỤ THUÊ KÊNH VIỄN THÔNG QUỐC TẾ ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾT NỐI INTERNET (IXP) THUÊ ĐỂ KẾT NỐI INTERNET QUỐC TẾ BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG - Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông; - Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; - Căn cứ Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông; - Căn cứ Thông tư số 03/1999/TT-TCBĐ ngày 11/5/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành Nghị định số 109-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính và Viễn thông và Quyết định số 99/1998/QĐ-TTg ngày 26/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá và cước bưu chính, viễn thông; - Căn cứ Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ ngày 20/11/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ kết nối Intenet, dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông; - Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành cước thuê kênh viễn thông quốc tế của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông áp dụng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) thuê để kết nối Internet quốc tế như sau: 1. Chi phí đấu nối, cài đặt ban đầu do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê kênh quy định trên cơ sở giá thành. 2. Cước thuê tháng phân đoạn kênh đi quốc tế: 2.1. Trường hợp các IXP kết nối tại trạm cập bờ của cáp biển (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố Đà Nẵng) hoặc tại trạm vệ tinh mặt đất (tỉnh Hà Tây, Bình Dương): Đơn vị tính: USD/nửa kênh/tháng Tốc độ kênh Thuê qua vệ tinh Thuê qua cáp biển    Đến Japan, China, Singapore, Thailand, HongKong, Laos, Cambodia, Malaysia, Indonesia, Phillippines, Taiwan, South Korea Đến các nước và các vùng lãnh thổ khác  2 Mb/s 11.000 10.000 12.000  34 Mb/s 105.600 96.000 115.200  45 Mb/s 145.200 132.000 158.400  155 Mb/s 346.500 310.000 378.000   2.2. Trường hợp kết nối tại các tỉnh, thành phố khác, trừ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, và thành phố Đà Nẵng (đối với thuê qua cáp biển); trừ tỉnh Hà Tây và tỉnh Bình Dương (đối với thuê kênh qua vệ tinh): Đơn vị tính: USD/nửa kênh/tháng Tốc độ kênh Thuê qua vệ tinh Thuê qua cáp biển    Đến Japan, China, Singapore, Thailand, HongKong, Laos, Cambodia, Malaysia, Indonesia, Phillippines, Taiwan, South Korea Đến các nước và các vùng lãnh thổ khác  2 Mb/s  15.897 15.897 17.033  34 Mb/s 152.611 152.611 163.512  45 Mb/s 209.840 209.840 224.829  155 Mb/s 500.756 500.756 536.524   3. Cước thuê kênh phần kéo dài trong nước (từ trạm cập bờ của cáp biển hoặc từ trạm vệ tinh mặt đất tới điểm kết cuối kênh thuê riêng quốc tế của IXP, hoặc từ các trung tâm truyền dẫn của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê kênh viễn thông quốc tế tới điểm kết cuối kênh thuê riêng quốc tế của IXP): 3.1. Cước thuê viễn thông liên tỉnh (nếu có): Thực hiện theo bảng cước thuê kênh viễn thông liên tỉnh áp dụng cho các IXP, ISP do Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định. 3.2. Cước thuê kênh nội tỉnh (bao gồm cả phần truyền dẫn nội hạt): Thống nhất áp dụng như đối với kênh thuê riêng nội tỉnh (đã bao gồm cả phần truyền dẫn nội hạt) kết nối với kênh viễn thông liên tỉnh. 4. Các mức cước trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng - VAT. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2003, thay thế Quyết định số 17/2002/QĐ-TCBĐ ngày 11/01/2002 của Tổng cục Bưu điện về việc ban hành tạm thời cước dịch vụ thuê kênh viễn thông quốc tế áp dụng cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) thuê để kết nối Internet quốc tế. Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông; Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
QUYẾT ĐỊNH Về việc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 __________________ BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021; Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê; Căn cứ Nghị định 28/2023/NĐ-CP ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Quyết định số 293/2020/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Thông tư số 03/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ và phân công thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về khoa học và công nghệ; Căn cứ Thông tư số 04/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Tiến hành Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 theo Phương án được ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 2. Giao Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án được phê duyệt. Kinh phí thực hiện Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 được lấy từ kinh phí thực hiện nhiệm vụ thống kê khoa học và công nghệ năm 2024 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. PHƯƠNG ÁN Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 (Kèm theo Quyết định số: 1005/QĐ-BKHCN ngày 20 tháng 05 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024) _______________ 1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA 1.1. Mục đích điều tra Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 (theo phương pháp luận của OECD - Oslo Manual 2018) thu thập thông tin thống kê phục vụ tổng hợp, biên soạn chỉ tiêu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đánh giá, xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; so sánh quốc tế các chỉ tiêu thống kê về đổi mới sáng tạo và cập nhật cơ sở dữ liệu về đổi mới sáng tạo của Việt Nam. 1.2. Yêu cầu điều tra Cuộc điều tra thực hiện theo đúng quy định của Phương án điều tra, bảo đảm thông tin đầy đủ, trung thực, chính xác kịp thời, không trùng lặp hoặc bỏ sót thông tin; các thông tin thu thập được bảo mật theo quy định của Luật Thống kê. 2. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA 2.1. Phạm vi điều tra Cuộc điều tra thu thập thông tin của 2.000 doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa trở lên trên phạm vi toàn quốc, hoạt động trong các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng (trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ). Doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa theo quy định của Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người … Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người …” Doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm từ 201 người trở lên và tổng doanh thu của năm trên 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm trên 100 tỷ đồng. 2.2. Đối tượng và đơn vị điều tra Đối tượng điều tra: bao gồm các doanh nghiệp hạch toán độc lập được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có hoạt động sản xuất kinh doanh trước ngày 31/12/2023 trong các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng. 3. LOẠI ĐIỀU TRA Là cuộc điều tra chọn mẫu các doanh nghiệp thuộc các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng có quy mô nhỏ và vừa trở lên trên phạm vi cả nước (không điều tra các doanh nghiệp siêu nhỏ - sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người). Bước 1: Lập danh sách đơn vị điều tra Danh sách các đơn vị điều tra được lập từ cuộc Điều tra đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2019, 2022, 2023 và Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác. Bước 2: Chọn đơn vị điều tra Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống theo quy mô lao động, đại diện cho toàn quốc và ngành kinh tế cấp 2 thuộc các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng. Dàn chọn mẫu là danh sách các doanh nghiệp thực tế đang hoạt động có đến thời điểm 31/12/2023 thuộc các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong các ngành: công nghiệp chế biến, chế tạo và khai khoáng. Tổng số doanh nghiệp chọn mẫu là 2.000 doanh nghiệp. Bước 3: Phân bổ mẫu và tiến hành chọn mẫu: (i) Phân bổ mẫu: Căn cứ tổng số doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ luôn có (gọi là N) và số doanh nghiệp của từng ngành cấp 2 thứ i (gọi là Ni), tiến hành phân bổ mẫu (gọi là n) cho từng ngành thứ i theo cách phân bổ mẫu tỷ lệ với căn bậc hai quy mô tổng thể qua công thức: (ii) Tiến hành chọn mẫu: - Mỗi ngành cấp 2 lập một danh sách các doanh nghiệp theo thứ tự độ dốc giảm dần về lao động. - Chia số doanh nghiệp mỗi ngành Ni cho ni tổ (ni mẫu) sẽ được Ki đơn vị trong một tổ - Chọn mẫu ngẫu nhiên một doanh nghiệp ở tổ thứ nhất, được doanh nghiệp thứ j, sau đó tiếp tục chọn ở tổ thứ 2, thứ 3, … để được các doanh nghiệp thứ j+k, j + 2k… và cứ như vậy chọn sẽ chọn được đến doanh nghiệp ở tổ cuối cùng và sẽ được ni doanh nghiệp cần chọn. Khi chọn mẫu gặp vào đơn vị bị mất thì tiến hành chọn đơn vị thay thế theo nguyên tắc chọn doanh nghiệp liền kề doanh nghiệp bị mất (cùng ngành cấp 2) và có quy mô lao động tương đương. - Sau khi chọn xong, mỗi ngành lập một danh sách mới (danh sách các doanh nghiệp được chọn vào mẫu) có số lao động, địa chỉ liên lạc và số điện thoại kèm theo để phục vụ cho yêu cầu điều tra. 4. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA 4.1. Thời điểm, thời kỳ điều tra a) Thời điểm bắt đầu điều tra là ngày 01/7/2024. b) Thời kỳ điều tra: những chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ được lấy thông tin trong vòng 1 năm, từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023. Những chỉ tiêu thu thập theo thời điểm được lấy thông tin theo số thực tế có tại ngày 31/12/2023. 4.2. Thời gian điều tra Thời gian thu thập thông tin là 62 ngày kể từ ngày 01/7/2024. 4.3. Phương pháp điều tra Thực hiện điều tra theo 02 phương pháp: - Phương pháp trực tiếp: điều tra viên trực tiếp đến các đơn vị điều tra gặp cán bộ được phân công của các các đơn vị giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung và cùng với cán bộ của đơn vị thu thập, tính toán số liệu để ghi vào phiếu điều tra. Phương pháp này được áp dụng với đa số đơn vị điều tra. - Phương pháp gián tiếp: tổ chức hội nghị tập huấn giới thiệu mục đích, ý nghĩa, nội dung cách ghi phiếu và yêu cầu đơn vị điều tra gửi phiếu điều tra về cơ quan điều tra theo đúng nội dung và thời gian quy định của Phương án điều tra. Phương pháp này áp dụng khi điều tra viên khó tiếp cận với đơn vị điều tra. Điều tra viên được tuyển chọn là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra thống kê. 5. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA 5.1. Nội dung điều tra Nội dung điều tra tập trung phục vụ các chỉ tiêu được quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BKHCN ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành khoa học và công nghệ và phân công thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê quốc gia về khoa học và công nghệ: - Chỉ tiêu 0601: tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo; - Chỉ tiêu 0602: chi cho đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; - Chỉ tiêu 0604: số doanh nghiệp có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; - Chỉ tiêu 0605: số doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. a. Nhóm thông tin nhận dạng đơn vị điều tra - Tên doanh nghiệp; - Mã số thuế của doanh nghiệp; - Năm thành lập; - Địa chỉ doanh nghiệp; - Cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp; - Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh; - Những thông tin khác. b. Nhóm thông tin về nguồn nhân lực (lao động) của doanh nghiệp - Số lao động; - Lao động phân theo trình độ học vấn. c. Nhóm thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; - Bộ phận nghiên cứu và phát triển. d. Nhóm thông tin về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp - Hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; - Các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; - Các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; - Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường trong hoạt động ĐMST. 5.2. Phiếu điều tra Cuộc điều tra sử dụng 01 loại phiếu điều tra “Phiếu ĐTĐMST-DN: Phiếu thu thập thông tin về đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024”. 6. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA Cuộc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng các bảng danh mục sau: a) Phân ngành kinh tế theo Bảng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; b) Phân loại sản phẩm công nghiệp theo Danh mục sản phẩm công nghiệp được phát triển trên cơ sở Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ; c) Bảng phân loại Lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-BKHCN ngày 04/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; d) Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra”. 7. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA 7.1. Quy trình xử lý - Mã số của các đơn vị được ghi thủ công theo khu vực thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo; - Cuộc điều tra được xử lý tổng hợp tập trung bằng máy tính, nhập tin bằng bàn phím trên phần mềm do Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia phát triển; - Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức, chỉ đạo, triển khai điều tra và xử lý toàn bộ số liệu điều tra đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024. Kết quả điều tra chọn mẫu sẽ được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể. Dữ liệu sẽ được tổng hợp tự động theo các biểu đầu ra bằng phần mềm. 7.2. Biểu đầu ra Các biểu tổng hợp kết quả điều tra được thể hiện trong phần Phụ lục. 8. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA 8.1. Thời gian thực hiện các công việc chuẩn bị tiến hành điều tra Tháng 2-3/2024: xây dựng phương án, mẫu phiếu điều tra; Tháng 3-4/2024: gửi thẩm định đến Tổng cục Thống kê; Tháng 4-5/2024: tiếp thu, hoàn thiện phương án và trình Lãnh đạo Bộ ký Quyết định phê duyệt Phương án điều tra; Tháng 5/2024: lập danh sách đơn vị điều tra; Tháng 7-9/2024: điều tra, thu thập thông tin; Tháng 9-12/2024: Nhập tin phiếu điều tra; xử lý, tổng hợp kết quả điều tra, biên soạn kết quả điều tra; viết báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả điều tra. 8.2. Hoạt động tuyên truyền a) Hoạt động tuyên truyền cần tập trung làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung chính và kế hoạch thực hiện Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 đến các cấp, các ngành và cộng đồng khoa học. Huy động tối đa các hình thức tuyên truyền như: các phương tiện thông tin đại chúng (báo viết, báo điện tử, bản tin, website) thực hiện tuyên truyền sâu rộng để các đơn vị thuộc đối tượng điều tra tích cực hưởng ứng cuộc Điều tra. b) Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết (làm website về các nội dung cơ bản cuộc Điều tra, trong đó có mục hỏi/đáp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thực hiện thu thập thông tin, cách trả lời phiếu điều tra) cung cấp cho Tổ công tác để tuyên truyền, phổ biến về cuộc Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024. 8.3. Triển khai thu thập số liệu Thu thập số liệu được bắt đầu từ ngày 01/7/2024. Cần thông báo trước cho các đơn vị được điều tra và các đối tượng điều tra viên cần gặp về ngày, giờ điều tra viên đến điều tra. Trong quá trình thu thập thông tin, nếu chưa rõ, điều tra viên cần gợi ý để đơn vị kiểm tra và cung cấp hoặc giải thích để hoàn thiện phiếu điều tra. Điều tra viên chỉ ghi vào phiếu những thông tin trung thực và đã được kiểm tra. Điều tra viên tuyệt đối không được tự ý ghi chép vào phiếu những thông tin giả tạo, sai sự thật dưới mọi hình thức. 8.4. Xử lý tổng hợp và công bố kết quả điều tra Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức, chỉ đạo và triển khai công tác xử lý toàn bộ số liệu Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Dữ liệu sẽ được xử lý và tổng hợp theo các biểu đầu ra bằng phần mềm. Mọi thông tin về kết quả Điều tra do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo quy định của pháp luật. Kết quả chính thức công bố vào tháng 12/2024. 9. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA 9.1 Thành lập Tổ công tác triển khai Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ Tổ công tác triển khai Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 (Tổ công tác) có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng phương án, chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc điều tra. Tổ công tác do một Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ là Tổ trưởng, Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia làm Phó tổ trưởng, các thành viên là Lãnh đạo các Vụ: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên, Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Công nghệ cao, Ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật; Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ (Bộ Khoa học và Công nghệ ) và Vụ Thống kê Xã hội và Môi trường (Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện thực hiện Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 theo đúng kế hoạch, nội dung và phương án quy định. Địa chỉ liên lạc: Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia 24 Lý Thường Kiệt, Hà nội Tel: 024-38256143, Fax: 024-39349127 Email: [email protected] 9.2. Công tác giám sát, kiểm tra Nhằm bảo đảm chất lượng của Cuộc điều tra, Tổ công tác có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất trong suốt thời gian từ khâu lập bảng kê, tập huấn đến thu thập, tổng hợp nhanh số liệu điều tra tại các địa bàn. Nội dung giám sát, kiểm tra gồm: giám sát, kiểm tra việc lập bảng kê các đơn vị điều tra, tham gia các lớp tập huấn, số lượng và chất lượng phiếu, cách hỏi và ghi phiếu của từng điều tra viên, tính logic giữa các cột, dòng, các chỉ tiêu, quan hệ giữa các biểu, kiểm tra số học, đơn vị tính, đánh mã, các thủ tục hành chính, kiểm tra thực địa tại địa bàn... Hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra: kiểm tra chéo, cấp trên giám sát, kiểm tra, thanh tra cấp dưới, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất, kiểm tra trọng điểm, tổng kiểm tra trước khi nghiệm thu. Tổ công tác kiểm tra điển hình việc tổ chức và thực hiện điều tra tại các ngành, địa phương để phát hiện và giải quyết tại chỗ, kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra. Nhằm bảo đảm chất lượng của thông tin thu thập tại địa bàn trước khi nghiệm thu, bàn giao, điều tra viên phải đặc biệt lưu ý đến trách nhiệm kiểm tra tất cả các phiếu điều tra cả về nội dung, phương pháp tính, tính logic, kiểm tra số học, các quy định hành chính bắt buộc (chữ ký, dấu). Tổ công tác giao Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thực hiện phúc tra theo đúng quy trình phúc tra nhằm phát hiện những sai sót trong quá trình thu thập thông tin, đánh giá chất lượng điều tra và công bố độ tin cậy số liệu cho người sử dụng thông tin. 9.3. Tổ chức nghiệm thu phiếu Tổ công tác trực tiếp nghiệm thu phiếu điều tra và dữ liệu nhập từ phiếu điều tra, dữ liệu các bảng tổng hợp. Thời gian nghiệm thu từ ngày 15 đến 30/9/2024. Nội dung nghiệm thu bao gồm: số lượng phiếu đã điều tra theo từng loại phiếu, chất lượng số liệu và chất lượng phiếu; dữ liệu nhập vào máy tính theo số phiếu đã được xử lý; dữ liệu về các bảng tổng hợp. Các thành phần tham gia nghiệm thu ký vào biên bản nghiệm thu và chịu trách nhiệm về kết quả đã nghiệm thu. 10. KINH PHÍ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT CHO ĐIỀU TRA Kinh phí triển khai Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 từ nguồn ngân sách Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Chế độ chi triển khai Điều tra Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp năm 2024 được thực hiện theo Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22/6/2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia. Tổ công tác, Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng nguồn kinh phí được cấp theo chế độ tài chính hiện hành, bảo đảm điều kiện để thực hiện tốt cuộc điều tra./. Xin trân trọng cảm ơn Quý đơn vị đã tham gia khảo sát! HƯỚNG DẪN ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NĂM 2024 Hà Nội, 2024 PHẦN I: NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN (Áp dụng đối với điều tra viên về điều tra đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp năm 2024) Điều tra viên (viết tắt là ĐTV) là người thu thập thông tin ban đầu. Thông tin ban đầu được thu thập một cách đầy đủ, phản ánh đúng thực tế khách quan là yếu tố quyết định tính chính xác của các chỉ tiêu thống kê tổng hợp và đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của cuộc điều tra. Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, ĐTV còn góp phần giảm chi phí cho các công việc tiếp theo của quá trình điều tra, chẳng hạn như: giảm chi phí xác minh lại thông tin, làm sạch dữ liệu, tiết kiệm thời gian xử lý… Vì vậy, mỗi ĐTV cần quán triệt nhiệm vụ và công việc được giao dưới đây. 1. Nhiệm vụ chung - Nhận phiếu điều tra và danh sách đơn vị điều tra trên địa bàn, liên hệ hoặc trực tiếp đến các đơn vị điều tra được phân công để thu thập thông tin trong phiếu điều tra theo đúng hướng dẫn. - ĐTV phải đọc kỹ Phương án điều tra và các văn bản hướng dẫn có liên quan, trao đổi để làm rõ những vấn đề chưa thống nhất trước khi đến cơ sở (doanh nghiệp). - Trong quá trình thu thập thông tin, ĐTV cần gợi ý để người trả lời cung cấp thông tin một cách chính xác và ghi rõ ràng vào phiếu điều tra. Nếu nhận thấy thông tin được cung cấp chưa rõ, khó điền chính xác vào phiếu điều tra, cần phải trao đổi lại. Chỉ ghi vào phiếu những thông tin trung thực, đã được kiểm tra, không tự ý điền thông tin vào phiếu điều tra. - Tổng hợp danh sách đơn vị điều tra trên địa bàn được phân công, kiểm tra và hoàn thiện phiếu điều tra, giao nộp phiếu điều tra hoàn chỉnh cho người có trách nhiệm hoặc cơ quan, đơn vị liên quan. 2. Nhiệm vụ cụ thể Nhiệm vụ cụ thể của ĐTV được thể hiện trong ba giai đoạn của quá trình thu thập thông tin: chuẩn bị điều tra - Thực hiện điều tra tại địa bàn - Kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao phiếu điều tra. 2.1. Giai đoạn chuẩn bị điều tra Trong thời gian chuẩn bị điều tra, ĐTV cần thực hiện các yêu cầu sau đây: - Tham dự đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ do Ban chỉ đạo điều tra (BCĐĐT) tổ chức. Tham dự tập huấn, ĐTV được trang bị đầy đủ kiến thức chủ yếu liên quan đến nhận dạng đơn vị, nội dung, phương pháp điều tra, được chia sẻ kinh nghiệm thực tế và được thực hành với các trường hợp đặc thù. Tại các lớp tập huấn, ĐVT còn được thảo luận, giải đáp thắc mắc, hoặc được làm rõ thêm những nội dung còn vướng mắc. - Nghiên cứu kỹ cuốn “Sổ tay điều tra viên đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2024” để nắm vững nghiệp vụ điều tra trước khi đến cơ sở thu thập thông tin giúp ĐTV tự tin khi tiếp xúc với cơ sở. Chẳng hạn, nắm vững mục đích điều tra khi tiếp xúc với chủ cơ sở, ĐTV sẽ giải thích rõ ràng, mạch lạc mục đích điều tra đổi mới sáng tạo với chủ cơ sở, và khi đó họ sẽ hiểu và sẵn sàng hợp tác với ĐTV trong quá trình phỏng vấn. Hoặc, khi ĐTV hiểu rõ toàn bộ nội dung trong phiếu điều tra, chuẩn bị sẵn những tình huống có thể xảy ra trong thực tế trước khi tiếp cận với cơ sở, doanh nghiệp, thì khi phỏng vấn ĐTV sẽ không bị lúng túng, có cách xử phù hợp với từng trường hợp và như vậy sẽ tạo được niềm tin với người trả lời, kết quả thu thập thông tin của ĐTV sẽ được thuận lợi hơn. Lưu ý: Nội dung “Đổi mới sáng tạo” (chủ đề chính trong cuộc điều tra này) là khái niệm rất khó và trừu tượng; vì vậy đòi hỏi ĐTV phải đọc thật kỹ giải thích, rồi liên hệ với thực tế để vận dụng cho phù hợp theo từng câu hỏi khi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin. - Chủ động tiếp cận, trao đổi công việc với người phụ trách địa bàn để nắm bắt các thông tin cần thiết như: số điện thoại liên hệ, địa điểm cần gặp, tiếp nhận kế hoạch chi tiết, các tài liệu, dụng cụ phục vụ điều tra, thời gian điều tra và giao nhận tài liệu và một số thông tin khác. - Nghiên cứu kỹ danh sách đơn vị điều tra, khảo sát địa bàn điều tra được phân công, lập lịch trình chi tiết cho từng ngày đến các doanh nghiệp để thu thập thông tin và gửi lịch trình điều tra cho những người phụ trách liên quan. - Nhận phiếu, tài liệu điều tra, các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho điều tra viên (phiếu điều tra, giải thích phiếu điều tra, sổ liệt kê danh sách đơn vị điều tra, sổ tay điều tra viên, sổ ghi chép, bút bi...). 2.2. Giai đoạn thực hiện điều tra tại địa bàn - Đến đơn vị điều tra, yêu cầu của ĐTV đối với quy định thực hiện điều tra tại địa bàn là phải mang theo: lịch trình điều tra, danh sách các đơn vị điều tra được phân công, phiếu điều tra và các tài liệu cần thiết phục vụ điều tra. - Khi tiếp xúc với doanh nghiệp, ĐTV cần làm đủ các thủ tục giao tiếp ban đầu và đề đạt nguyện vọng cần gặp chủ (đại diện) doanh nghiệp. Khi tiếp xúc với chủ doanh nghiệp, cũng cần có thái độ nhã nhặn, chào hỏi, giới thiệu và nói rõ nhiệm vụ của điều tra viên. Trước khi phỏng vấn thu thập thông tin, cần giải thích ngắn gọn, rõ ràng mục đích của cuộc điều tra để nhận được sự hợp tác của người trả lời. Sau những nội dung thông tin chung về doanh nghiệp, nếu người trả lời nói không rõ những thông tin về đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp thì ĐTV đề nghị được gặp những đối tượng khác nắm được tình hình hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp để phỏng vấn tiếp. - Cần chuẩn bị sẵn những câu hỏi phù hợp với từng mục trong phiếu điều tra. Nếu có mục nào thấy khó đối với người trả lời, cần khéo léo gợi ý hoặc chuyển đến hỏi mục tiếp theo, sau khi hỏi hết các mục tiếp theo, quay lại hỏi các mục đã bỏ qua. Khi đó, người trả lời có thể hiểu hơn về những nội dung ĐTV cần phỏng vấn và có thể trả lời những mục trước một cách dễ dàng hơn. - Cần kiểm tra kỹ nội dung của phiếu điều tra xem có thông tin nào chưa được điền hoặc thông tin chưa hợp lý thì cần hỏi thêm để bổ sung hoặc chỉnh sửa cho hợp lý. Trước khi rời doanh nghiệp, cần cám ơn sự hợp tác của họ. - Sau mỗi ngày kết thúc điều tra, ĐTV cần kiểm tra lại toàn bộ các phiếu đã thực hiện trong ngày để tiếp tục hoàn thiện phiếu. Nếu phát hiện phiếu điều tra của đơn vị nào đó chưa hoàn chỉnh, thiếu logic (sót thông tin chưa điền, thông tin chưa hợp lý...), thì ĐTV có thể liên hệ lại với đơn vị đó (bằng điện thoại hoặc trực tiếp) để hỏi lại và hoàn thiện phiếu. ĐTV sắp xếp các phiếu đã hoàn chỉnh theo một trật tự nhất định (nên sắp xếp theo số thứ tự tăng dần của ô mã phiếu (ghi ở đầu phiếu) để tiện kiểm, bảo quản, lưu giữ và bàn giao phiếu với tổ trưởng theo quy định. Chú ý: phiếu điều tra của các doanh nghiệp thuộc danh sách điều tra toàn bộ sẽ để với nhau, và phiếu điều tra của doanh nghiệp thuộc danh sách điều tra chọn mẫu để với nhau. Khi điều tra nếu gặp trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách điều tra toàn bộ nhưng khi điều tra có số lao động nhỏ hơn 200 người thì vẫn để ở danh sách các đơn vị điều tra toàn bộ, hoặc gặp doanh nghiệp thuộc danh sách doanh nghiệp điều tra chọn mẫu nhưng có số lao động lớn hơn 200 người thì vẫn để ở danh sách các đơn vị chọn mẫu. - Trong quá trình thu thập thông tin tại cơ sở, nếu có điều gì còn băn khoăn, vướng mắc cần ghi chép lại để tìm hiểu thêm và báo cáo tổ trưởng biết để xử lý. - Tuyệt đối không được cung cấp bất cứ thông tin nào trong phiếu điều tra với các đối tượng không có liên quan. - Trường hợp không tìm thấy đơn vị điều tra theo danh sách, thì phải hỏi kỹ để biết thông tin và ghi rõ lý do không tìm thấy cơ sở theo danh sách, đồng thời báo về cơ quan chỉ đạo tổ chức điều tra để lựa chọn hoặc hướng dẫn lựa chọn đơn vị thay thế. 2.3. Giai đoạn kiểm tra, nghiệm thu và bàn giao - Việc kiểm tra phiếu được ĐTV thực hiện hàng ngày. Phiếu đã hoàn chỉnh được sắp xếp trật tự và bảo quản cẩn thận để bàn giao cho người có thẩm quyền. - Tuyệt đối giữ bí mật những thông tin ghi trong phiếu điều tra; không cho bất cứ ai mượn, sao chép phiếu điều tra (trừ người phụ trách trực tiếp). Nếu để lộ bí mật những thông tin ghi trong phiếu, ĐTV phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật (Khoản e, Điều 10, Luật Thống kê năm 2015 có quy định nghiêm cấm hành vi… tiết lộ dữ liệu thông tin thống kê chưa được công bố; sử dụng dữ liệu thông tin của các tổ chức, cá nhân ngoài mục đích thống kê khi chưa được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó). - Giao nộp phiếu điều tra cho người có thẩm quyền: ĐTV phải nộp phiếu điều tra đã điền đầy đủ, chính xác thông tin cho tổ trưởng theo kế hoạch. Điền đầy đủ thông tin vào “Phiếu giao nhận số lượng và kết quả nghiệm thu chất lượng phiếu điều tra giữa điều tra viên và người có trách nhiệm tiếp nhận”. ĐTV phải ký và yêu cầu người nhận ký xác nhận vào phiếu giao nhận. PHẦN II: GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN GHI PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP Mã số phiếu (in ở đầu phiếu góc bên phải) Mã số phiếu gồm 09 ký tự bao gồm cả chữ và số, được sắp xếp theo quy tắc sau: - 2 ký tự số đầu tiên: mã tỉnh (được quy định tại Đơn vị hành chính của Tổng cục Thống kê - http://www.gso.gov.vn/dmhc2015/ ) - 1 ký tự chữ tiếp theo: cỡ doanh nghiệp (L hoặc V hoặc N), tương ứng: + L: doanh nghiệp lớn + V: doanh nghiệp vừa + N: doanh nghiệp nhỏ - 2 ký tự số tiếp theo: mã ngành cấp 2 - 4 ký tự số tiếp theo: số thứ tự phiếu của tỉnh/thành phố. Mục I: Thông tin chung về doanh nghiệp 1. Tên doanh nghiệp: ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Mã số thuế: ghi mã số thuế do cơ quan Thuế/cơ quan Quản lý đăng ký kinh doanh cấp. 3. Năm thành lập: ghi năm thành lập của doanh nghiệp theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 4. Địa chỉ doanh nghiệp: ghi tỉnh/TP trực thuộc trung ương mà trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp đóng tại. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin, để có thể ghi mã đúng. Các ô mã trong mục địa chỉ do ĐTV ghi. 5. Cơ cấu vốn điều lệ của doanh nghiệp Doanh nghiệp ghi rõ phần trăm (%) vốn theo vốn Nhà nước, vốn tư nhân trong nước và vốn nước ngoài. Tổng cơ cấu vốn (vốn Nhà nước, vốn tư nhân trong nước, vốn nước ngoài) là 100%. 6. Ngành hoạt động sản xuất kinh doanh chính năm 2023 Ghi rõ 01 ngành tạo ra doanh thu lớn nhất hoặc sử dụng nhiều lao động nhất. ĐTV điền mã ngành tương ứng. 7. Lao động năm 2023 Ghi tổng số lao động mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương; bao gồm lao động được trả công, trả lương và lao động không được trả công, trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân). Tại thời điểm 31/12/2023: ghi tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 31/12/2023. Trong đó ghi riêng số lao động có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. 8. Doanh nghiệp có quỹ phát triển khoa học và công nghệ không? Quỹ phát triển KH&CN là quỹ đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, được thành lập theo Điều 9 Nghị định 95/2014/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan: - Doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. 9. Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ không? Bộ phận chuyên trách về NC&PT là một phòng, ban, một trung tâm hoặc đơn thuần là một tổ, một bộ phận… có chức năng chuyên về hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển sản phẩm mới, quy trình công nghệ mới hoặc nghiên cứu cải tiến về kỹ thuật những sản phẩm, quy trình công nghệ đang có. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP NĂM 2023 Mục II: Hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Một đổi mới sáng tạo (ĐMST) là một sản phẩm hay một quy trình sản xuất kinh doanh (SXKD) mới hoặc được cải tiến (hoặc kết hợp cả hai) mà khác một cách đáng kể so với sản phẩm hay quy trình SXKD trước đó của doanh nghiệp (DN) và sản phẩm đó đã được đưa ra thị trường hay quy trình SXKD đó đã được DN đưa vào sử dụng. Bản chất chung của một ĐMST là công việc đó phải được hoàn thành và cho ra kết quả được sử dụng, tức là sản phẩm được bán ra thị trường, quy trình được đưa vào sử dụng mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Có hai loại ĐMST chính là đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh (không chỉ đổi mới quy trình công nghệ). 2.1. Đổi mới sản phẩm Đổi mới sản phẩm (ĐMSP): Một đổi mới sản phẩm là một hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến làm cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó khác một cách đáng kể so với hàng hóa hay dịch vụ của DN có trước đó và hàng hóa hoặc dịch vụ đó đã được đưa ra thị trường. Kết quả của hoạt động này bao gồm sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến về kỹ thuật như sau: - Sản phẩm mới là sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) khác về đặc tính kỹ thuật hay tính năng sử dụng so với những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trước đó. Sự đổi mới sản phẩm như thế này có thể xuất phát từ việc áp dụng công nghệ mới, việc đưa ra ứng dụng mới từ kết hợp các công nghệ đang có, hoặc từ việc áp dụng tri thức mới. Ví dụ về những sản phẩm mới có áp dụng những công nghệ mới là tivi màn hình cong đầu tiên; Smartphone có camera để chụp ảnh selfie, là những sản phẩm mới kết hợp được các công nghệ sẵn có. Việc phát triển một tiện ích mới cho một sản phẩm chỉ với những thay đổi nhỏ về đặc tính kỹ thuật của nó chính là đổi mới sản phẩm. Ví dụ như việc giới thiệu một loại bột giặt mới có sử dụng hợp chất hóa học sẵn có mà trước đây được sử dụng như một chất trung gian cho quá trình sơn phủ. - Sản phẩm được cải tiến về kỹ thuật là sản phẩm cũ được bổ sung hoặc nâng cao tính năng. Một sản phẩm đơn giản có thể được cải tiến (để có tính năng tốt hơn hoặc giá thành thấp hơn) bằng cách áp dụng nguyên liệu, thành phần mang lại tính năng cao hơn; hoặc một sản phẩm phức hợp (bao gồm một số bộ phận tích hợp lại) có thể được cải tiến bằng cách thay đổi một vài bộ phận tích hợp. Việc đưa ra hệ thống chống bó phanh (ABS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hay những cải tiến của những hệ thống phụ khác trong xe ô tô là một ví dụ về việc đổi mới sản phẩm bao hàm những thay đổi từng phần hoặc bổ sung thêm một trong số các hệ thống kỹ thuật phụ tích hợp. Việc sử dụng sợi vải thông thoáng trong sản xuất quần áo là một ví dụ về đổi mới sản phẩm liên quan đến việc sử dụng nguyên liệu mới giúp cải thiện hiệu suất sản phẩm. ĐMSP bao hàm hai loại sản phẩm cơ bản là hàng hóa và dịch vụ: Hàng hóa bao gồm các vật hữu hình và một số sản phẩm chứa đựng thông tin[1] có thể mà thông qua đó quyền sở hữu được thiết lập và quyền sở hữu đó được chuyển giao thông qua giao dịch thị trường. Dịch vụ là các hoạt động vô hình được sản xuất và tiêu thụ đồng thời và nó thay đổi các điều kiện của người dùng (ví dụ: điều kiện thể chất, tâm lý...). Sự tham gia của người dùng thông qua thời gian, sự sẵn sàng, sự chú ý, sự trao đổi thông tin hoặc nỗ lực của họ thường là điều kiện cần thiết đưa đến sự cùng phối hợp sản xuất ra các dịch vụ của người dùng và doanh nghiệp. Do đó, các đặc tính hoặc ấn tượng của một dịch vụ có thể phụ thuộc vào sự tương tác, phối hợp của người dùng. Dịch vụ cũng có thể bao gồm một số sản phẩm chứa đựng thông tin[2]. Sản phẩm được đổi mới là sản phẩm trước tiên phải mới đối với doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải mới đối với thị trường của doanh nghiệp. Cũng không phân biệt là việc đổi mới sáng tạo đó là do doanh nghiệp thực hiện đầu tiên hay được thực hiện bởi doanh nghiệp khác. 10. Trong năm 2023, doanh nghiệp có đưa ra thị trường các sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến không? Tích vào ô phù hợp. Nếu câu trả lời là có thì tiếp tục trả lời từ câu hỏi 11 trở đi. Nếu câu trả lời là Không thì bỏ qua câu 11, 12, 13, 14 và tiếp tục trả lời Mục 2.2 từ câu 15 trở đi. 11. Sản phẩm mới và/hoặc sản phẩm được cải tiến được thực hiện theo phương thức nào sau đây Tích vào một hoặc nhiều ô phù hợp tương ứng với các phương thức đổi mới/cải tiến mà doanh nghiệp thực hiện, bao gồm: 1. Doanh nghiệp tự thực hiện; 2. Doanh nghiệp hợp tác với tổ chức khác để thực hiện; 3. Thuê tổ chức khác thực hiện. 12. Mức độ “mới” của các sản phẩm mới và sản phẩm được cải tiến (được đề cập trong câu hỏi 11) Tích vào một hoặc nhiều ô phù hợp theo mức độ mới của sản phẩm, bao gồm: 1. Mới với thị trường: DN giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến ra thị trường của DN trước cả đối thủ cạnh tranh (sản phẩm này có thể đã có ở thị trường khác); 2. Mới chỉ với doanh nghiệp: DN giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến ra thị trường mà sản phẩm này đã được đối thủ cạnh tranh giới thiệu tại thị trường của DN. 13. Trong năm 2023, doanh nghiệp có thực hiện đăng ký bảo hộ hoặc được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến không? Tích vào ô phù hợp. Nếu câu trả lời là Có, xin cho biết đã đăng ký hoặc được cấp văn bằng bảo hộ theo hình thức nào? (Tích vào một hoặc nhiều Hình thức phù hợp). 1. Sáng chế; 2. Bản quyền tác giả; 3. Nhãn hiệu; 4. Kiểu dáng công nghiệp; 5. Giải pháp hữu ích; 6. Khác. 14. Tỷ trọng doanh thu từng loại sản phẩm trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2023: Các loại sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành: - Sản phẩm mới; - Sản phẩm được cải tiến; - Sản phẩm còn lại khác (kể cả các sản phẩm được mua từ doanh nghiệp khác để bán lại. Cách tính: lấy doanh thu năm 2023 của từng loại sản phẩm chia cho tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ năm 2023 của doanh nghiệp. Đơn vị tính: %. Tổng tỷ trọng các loại sản phẩm này là 100%. Mục 2.2. Đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh (ĐMQT) Đổi mới quy trình SXKD (ĐMQT): Một đổi mới quy trình SXKD là một quy trình SXKD mới hoặc được cải tiến về một hoặc nhiều chức năng SXKD làm cho quy trình khác một cách đáng kể so với quy trình SXKD trước đó của DN và quy trình đó đã được DN đưa vào sử dụng. Quy trình SXKD là quy trình liên quan đến 6 chức năng cơ bản của DN, cụ thể: (i) Sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ; (ii) Phân phối và lưu thông; (iii) Bán hàng và tiếp thị; (iv) Hệ thống thông tin và công nghệ truyền thông; (v) Điều hành và quản lý; (vi) Phát triển sản phẩm và quy trình SXKD. Các loại ĐMQT: 1. Sản xuất, chế biến sản phẩm: là các hoạt động biến chuyển “đầu vào” thành hàng hóa hoặc dịch vụ, bao gồm cả hoạt động kỹ thuật và thử nghiệm kỹ thuật, phân tích và chứng nhận để phục vụ cho sản phẩm. 2. Logistic, vận chuyển nguyên vật liệu/sản phẩm, chức năng này bao gồm: a. Vận chuyển và phân phối sản phẩm b. Kho bãi c. Quản lý đơn hàng 3. Tiếp thị và bán hàng: chức năng này bao gồm: a. Các phương pháp tiếp thị bao gồm quảng cáo (về sản phẩm, trưng diện sản phẩm, đóng gói sản phẩm), tiếp thị từ xa, triển lãm và hội chợ, nghiên cứu thị trường và các hoạt động khác để phát triển thị trường mới. b. Phương pháp và chiến lược định giá c. Hoạt động bán hàng và hậu mãi, bao gồm cả các hoạt động hỗ trợ khách hàng và quan hệ khách hàng 4. Thông tin và truyền thông: là hoạt động duy trì và bảo đảm hệ thống thông tin và truyền thông, bao gồm: a. Phần cứng và phần mềm b. Xử lý dữ liệu và cơ sở dữ liệu c. Bảo hành và sửa chữa d. Dịch vụ web và các hoạt động thông tin liên quan đến máy tính Các chức năng này có thể được cung cấp bởi các bộ phận khác nhau. 5. Quản lý và hành chính, chức năng này bao gồm: a. Quản lý kinh doanh chung và kinh doanh chiến lược, bao gồm cả việc triển khai trách nhiệm công việc b. Quản trị doanh nghiệp (pháp lý, kế hoạch và quan hệ công chúng) c. Kế toán, kiểm toán, thanh toán và các hoạt động tài chính hoặc bảo hiểm khác d. Quản lý nhân sự (đào tạo và bồi dưỡng, tuyển dụng nhân viên, tổ chức nơi làm việc, cung cấp nhân sự tạm thời, quản lý tiền lương, hỗ trợ y tế) e. Mua sắm f. Quản lý các mối quan hệ bên ngoài với các nhà cung cấp, đối tác... 6. Phát triển sản phẩm: các hoạt động để nhận dạng, xác định, phát triển hoặc điều chỉnh các sản phẩm hoặc quy trình SXKD của một DN. Chức năng này có thể được thực hiện một cách có hệ thống hoặc thông qua một nhiệm vụ riêng, và được thực hiện trong DN hoặc thu được từ các nguồn bên ngoài. Chịu trách nhiệm về các hoạt động này có thể do một bộ phận riêng biệt hoặc do các bộ phận có các chức năng khác phụ trách, ví dụ: bộ phận sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ. 15. Trong năm 2023, doanh nghiệp có đưa vào áp dụng quy trình sản xuất kinh doanh mới/được cải tiến không? Tích vào ô phù hợp. Nếu câu trả lời là Có tiếp tục trả lời các câu 16, 17, nếu Không chuyển tới câu 18. 16. Phương thức thực hiện đối với từng loại quy trình Tích vào một hoặc nhiều phương thức thực hiện tương ứng với mỗi quy trình sản xuất kinh doanh mới/được cải tiến. Quy trình SXKD mới hoặc quy trình SXKD được cải tiến bao gồm: • Sản xuất, chế biến sản phẩm; • Logistic, vận chuyển nguyên vật liệu/sản phẩm; • Tiếp thị và bán hàng; • Thông tin và truyền thông; • Quản lý và hành chính; • Phát triển sản phẩm. Phương thức thực hiện bao gồm: • DN tự thực hiện; • DN hợp tác với tổ chức khác để thực hiện; • Thuê tổ chức khác thực hiện. 17. Hình thức đổi mới quy trình SXKD: Tích vào tối đa 03 hình thức chủ yếu nhất đã thực hiện trong các hình thức dưới đây: 1. Đầu tư mới máy móc, công nghệ, thiết bị; 2. Nâng cấp công nghệ, thiết bị hiện tại; 3. Thuê công nghệ, thiết bị do các công ty khác cung cấp; 4. Thông qua ký hợp đồng lao động mới với người có kỹ năng và kinh nghiệm; 5. Nhận chuyển giao công nghệ từ các tổ chức KH&CN hoặc các tổ chức khác; Nếu Có áp dụng vui lòng cho biết giá trị chuyển giao, đơn vị tính: triệu đồng; 6. Hình thức khác (Ghi cụ thể hình thức đổi mới khác). 18. Trong năm 2023, các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp có bị dừng hoặc gián đoạn hay không? Tích vào ô phù hợp. 19. Các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp có đang được thực hiện tại thời điểm 31/12/2023 không? Tích vào ô phù hợp. 20. Các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp có được hoàn thành trước 31/12/2023 không? Tích vào ô phù hợp. Mục III: Các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Hoạt động đổi mới sáng tạo là các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức và quản lý, tài chính, thương mại... để thực hiện/hoàn thành đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và quản lý hoặc đổi mới tiếp thị. Doanh nghiệp có hoạt động ĐMST là DN thực hiện các hoạt động ĐMST, trong giai đoạn quan sát, kể cả các hoạt động đang triển khai (chưa hoàn thành) hay hoạt động bị dừng giữa chừng. 21. Trong năm 2023, doanh nghiệp đã tiến hành các hoạt động hỗ trợ ĐMST nào sau đây? Câu 21 nhằm ghi nhận những hoạt động ĐMST mà doanh nghiệp đã thực hiện trong năm 2023. Tích vào ô phù hợp ứng với mỗi hoạt động ĐMST Cụ thể các hoạt động ĐMST như sau: 1. Hoạt động nghiên cứu và phát triển để đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm: hoạt động này bao gồm tất cả các hoạt động NC&PT sản phẩm, công nghệ, thiết bị… được các doanh nghiệp tiến hành, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất, thay thế nguyên liệu mới, sản phẩm mới… (kể cả chi phí thử nghiệm trước khi đưa vào ứng dụng) và toàn bộ chi phí cho đầu tư ứng dụng để đổi mới công nghệ cũ, bao gồm chi phí thiết bị, chi phí XDCB cho hoạt động NC&PT, chi phí chạy thử….; Trong đó chia rõ theo các hoạt động: a. Thực hiện trong nội bộ DN; b. Mua lại kết quả NC&PT từ bên ngoài. 2. Mua sắm công nghệ, máy móc, thiết bị và phần mềm để sản xuất sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm cũ; 3. Mua tri thức/thương hiệu từ bên ngoài (mua quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, giấy phép nhượng quyền,…) để phát triển sản phẩm: là doanh nghiệp mua quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, giấy phép nhượng quyền, bí quyết sản xuất và các dạng thông tin/tri thức khác từ bên ngoài doanh nghiệp để phát triển sản phẩm và quy trình công nghệ mới hoặc để cải tiến sản phẩm và quy trình công nghệ cũ; 4. Hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm mới/sản phẩm được cải tiến: hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm hiện tại chỉ là hoạt động đổi mới nếu thực tế tiếp thị đang là một đổi mới sáng tạo. Đối với nhiều doanh nghiệp, chỉ một phần nhỏ chi tiêu tiếp thị có thể liên quan đến các đổi mới sản phẩm được đưa ra thị trường trong giai đoạn quan sát. Các hoạt động đổi mới liên quan bao gồm: nghiên cứu sơ bộ thị trường, thử nghiệm thị trường, ra mắt quảng cáo và triển khai cơ chế giá và phương pháp trình diễn sản phẩm đối với sản phẩm đổi mới. Trong một số trường hợp, những lợi thế của đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh cũng có thể được đưa lên tiếp thị, ví dụ nếu đổi mới quy trình kinh doanh có lợi ích về môi trường hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm; 5. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng về ĐMST cho nhân viên: là doanh nghiệp tổ chức đào tạo, tập huấn trong hoặc ngoài doanh nghiệp cho nhân lực của doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của người lao động hay tuyển dụng thêm lao động mới có kỹ năng và kinh nghiệm phục vụ ĐMST; 6. Hoạt động quản lý ĐMST và các hoạt động liên quan khác: quản lý đổi mới bao gồm tất cả các hoạt động có hệ thống để lập kế hoạch, điều hành và kiểm soát các nguồn lực bên trong và bên ngoài phục vụ đổi mới sáng tạo. Điều này bao gồm cách phân bổ nguồn lực cho đổi mới sáng tạo, thực hành trách nhiệm và quyền ra quyết định trong nhân viên, quản lý sự cộng tác với các đối tác bên ngoài, tích hợp các yếu tố đầu vào từ bên ngoài vào các hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và vào các hoạt động giám sát kết quả đổi mới sáng tạo và hỗ trợ học hỏi kinh nghiệm. Quản lý đổi mới sáng tạo bao gồm các hoạt động xây dựng chính sách, chiến lược, mục tiêu, quy trình, cấu trúc, vai trò và trách nhiệm để triển khai ĐMST trong doanh nghiệp, cũng như các phương thức để xem xét và đánh giá các hoạt động đó. Thông tin về quản lý đổi mới sáng tạo có liên quan đến nghiên cứu về hiệu quả chi tiêu cho các hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra doanh số hoặc kết quả khác của đổi mới sáng tạo. 22. Tỷ trọng chi cho ĐMST trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2023 Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy tổng số tiền chi cho ĐMST trong năm 2023 chia cho tổng doanh thu hàng hóa và dịch vụ năm 2023 của doanh nghiệp. Đơn vị tính: %. 23. Trong năm 2023, hoạt động ĐMST của doanh nghiệp xuất phát từ nguồn thông tin nào sau đây và cho biết mức quan trọng của mỗi nguồn thông tin? (Tích vào một đáp án trả lời phù hợp ứng với mỗi nguồn thông tin) - Nguồn thông tin “Nội bộ”: là những thông tin từ trong doanh nghiệp hoặc từ tập đoàn/tổng công ty. - Nguồn thông tin “Thị trường”: là những thông tin từ nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu thô, đầu vào trung gian; từ khách hàng; từ đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành; hoặc từ các nhà tư vấn, phòng Lab thương mại, hoặc tổ chức NC&PT ngoài nhà nước - Nguồn thông tin “Tổ chức”: là những thông tin từ các tổ chức tư vấn, tổ chức NC&PT hoặc cơ sở giáo dục đại học. - Nguồn khác: là những thông tin từ Techmart, hội nghị, hội chợ, triển lãm…; khai thác từ các tạp chí khoa học và các xuất bản thương mại/kỹ thuật; từ các hội chuyên ngành... 24. Trong năm 2023, hoạt động ĐMST của doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ các hình thức hỗ trợ nào của Nhà nước dưới đây? Tích vào một đáp án trả lời phù hợp ứng với mỗi hình thức hỗ trợ. 1. Các chính sách hỗ trợ ĐMST (Giảm thuế, trích lập quỹ PT KH&CN, hỗ trợ tài chính thông qua giảm lãi suất tiền vay, giảm thuế…); 2. Tín dụng (Các hỗ trợ, tài trợ liên quan đến khoản vay…); 3. Tư vấn kỹ thuật (từ các chuyên gia, các nhà khoa học từ các tổ chức công lập; từ các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học công lập…); 4. Thực hiện các dự án (Nhiệm vụ, Chương trình KH&CN;…); 5. Khác (ghi rõ):… Nếu chọn “Không” tiếp tục tích vào 1 trong các ô a, b, c, d, e tương ứng với các lý do sau: a. Chưa biết về các hình thức hỗ trợ này từ Nhà nước b. Các hình thức hỗ trợ không có liên quan đến các nhu cầu của doanh nghiệp c. Doanh nghiệp không biết đầu mối để kết nối với các hình thức hỗ trợ d. Quy trình xét duyệt hỗ trợ rất phức tạp e. Doanh nghiệp không đủ năng lực kỹ thuật để có thể xin hỗ trợ. 25. Trong năm 2023, doanh nghiệp có hợp tác với tổ chức khác để thực hiện hoạt động ĐMST không? Tích vào ô phù hợp. 26. Đánh giá mức độ quan trọng của từng nhóm đối tác dưới đây trong các hoạt động ĐMST của doanh nghiệp năm 2023? Nếu có nhiều đối tác trong một nhóm đối tác, đề nghị đánh giá một cách tổng hợp. Tích vào một đáp án trả lời phù hợp ứng với mỗi nhóm đối tác Các đối tác đó là: - Nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu thô, đầu vào trung gian, hoặc phần mềm; - Khách hàng; - Đối thủ cạnh tranh hoặc doanh nghiệp khác cùng ngành; - Các trường đại học, cao đẳng; - Các viện nghiên cứu công lập; - Nhà tư vấn, phòng thí nghiệm, hoặc tổ chức NC&PT ngoài nhà nước. Mục IV: Các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp 4.1. Các yếu tố chủ quan 27. Trong năm 2023, các yếu tố chủ quan nào sau đây tác động đến hoạt động ĐMST của doanh nghiệp và cho biết mức độ tác động? Tích vào một đáp án trả lời phù hợp ứng với mỗi yếu tố tác động. Các yếu tố tác động bao gồm: - Quyết tâm của lãnh đạo doanh nghiệp; - Nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp; - Tầm nhìn và chiến lược phát triển của doanh nghiệp; - Năng lực tài chính của doanh nghiệp; - Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp; - Môi trường làm việc và văn hóa của doanh nghiệp; - Quy định quản lý, hành chính của doanh nghiệp; - Khả năng tiếp cận các nguồn lực từ bên ngoài của doanh nghiệp. Mỗi yếu tố tác động được đánh giá theo: - Loại tác động bao gồm: tích cực và tiêu cực; - Mức độ tác động bao gồm: cao, trung bình, thấp. 4.2. Các yếu tố khách quan 28. Trong năm 2023, các yếu tố khách quan nào sau đây tác động đến hoạt động ĐMST của doanh nghiệp và cho biết mức độ tác động? Tích vào một đáp án trả lời phù hợp ứng với mỗi yếu tố tác động. Các yếu tố tác động bao gồm: - Thể chế, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý; - Môi trường kinh doanh; - Áp lực từ thị trường; - Yếu tố khác. Mỗi yếu tố tác động được đánh giá theo loại tác động và mức độ tác động như câu 26. Mục V: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường trong hoạt động ĐMST 29. Trong năm 2023, doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ tiên tiến nào sau đây hay không? Tích vào một hoặc nhiều Ứng dụng phù hợp. Các công nghệ tiên tiến bao gồm: - Công nghệ thiết kế và phát triển sản phẩm ảo; - Công nghệ gia công, chế tạo; - Trí tuệ nhân tạo (AI); - Internet vạn vật (IoT); - Công nghệ điện toán đám mây và dữ liệu lớn; - Công nghệ nano; - Công nghệ sạch; - Công nghệ sinh học; - Công nghệ địa tin học; - Robot thông minh; - Khác. 30. Trong năm 2023, doanh nghiệp thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo mang lại lợi ích môi trường nào sau đây? Tích vào một hoặc nhiều Lợi ích phù hợp. Các lợi ích môi trường bao gồm: - Giảm phát thải khí nhà kính; - Giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, đất, nước; - Giảm sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng; - Sử dụng nhiên liệu tái tạo; - Sử dụng vật liệu tái chế; - Lợi ích môi trường khác. CÁC BẢNG ĐẦU RA CUỘC ĐIỀU TRA ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG DOANH NGHIỆP Thông tin chung Bảng 1: Tỷ lệ doanh nghiệp Có hoặc Không có đổi mới sáng tạo (ĐMST) theo quy mô doanh nghiệp (%) Bảng 2: Tỷ lệ doanh nghiệp Có và Không có ĐMST theo loại hình kinh tế (%) Bảng 3: Tỷ lệ doanh nghiệp Có và Không có ĐMST theo vùng (%) Bảng 3a: Tỷ lệ doanh nghiệp Có và Không có ĐMST theo vùng kinh tế (%) Bảng 4: Tỷ lệ doanh nghiệp Có và Không có ĐMST theo quy mô lao động có trình độ ĐH trở lên (%) Bảng 5: Tỷ lệ doanh nghiệp có quỹ KH&CN hoặc bộ phận NCKH&PTCN theo quy mô doanh nghiệp (%) Bảng 6: Tỷ lệ doanh nghiệp Có và Không có quỹ phát triển KH&CN theo tình hình thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo (%) Bảng 7: Tỷ lệ doanh nghiệp Có và Không có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo tình hình thực hiện hoạt động đổi mới sáng tạo (%) Các hoạt động ĐMST của DN Bảng 8: Tỷ lệ doanh nghiệp có ĐMST theo quy mô doanh nghiệp và nội dung hoạt động ĐMST (%) Bảng 9: Tỷ lệ doanh nghiệp có ĐMST theo loại hình kinh tế và nội dung hoạt động ĐMST (%) Bảng 10: Nội dung hoạt động ĐMST của doanh nghiệp theo vùng (%) Đổi mới sản phẩm (ĐMSP) Bảng 11: Tỷ lệ doanh nghiệp đưa sản phẩm mới ra thị trường trong năm theo quy mô lao động và phương thức thực hiện (%) Bảng 12: Tỷ lệ doanh nghiệp đưa sản phẩm được cải tiến ra thị trường theo quy mô lao động và phương thức thực hiện (%) Bảng 13: Tỷ lệ doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp và mức độ “mới” của sản phẩm mới/được cải tiến và (%) Bảng 14: Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMST có thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ theo quy mô doanh nghiệp và tình trạng đăng ký (%) Bảng 15. Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMST có thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các hình thức đăng ký (%) Bảng 16: Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMST chia theo tỷ trọng doanh thu từ đổi mới sản phẩm (%) Đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh (ĐMQT) Bảng 17: Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMST chia theo hoạt động ĐMQT sản xuất kinh doanh (%) Bảng 18: Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMST chia theo phương thức thực hiện ĐMQT sản xuất kinh doanh (%) Bảng 19: Tỷ lệ doanh nghiệp ĐMST chia theo hình thức đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh (%) Bảng 20. Tỷ lệ doanh nghiệp theo tình trạng hoạt động ĐMST của doanh nghiệp (%) Hoạt động hỗ trợ ĐMST của doanh nghiệp Bảng 21: Tỷ lệ doanh nghiệp theo tình trạng thực hiện các hoạt động hỗ trợ ĐMST (%) Bảng 22: Tỷ trọng chi cho ĐMST trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2023 chia theo quy mô doanh nghiệp (%) Bảng 23: Tỷ trọng chi cho ĐMST trên tổng doanh thu của doanh nghiệp năm 2023 chia theo loại hình kinh tế (%) Bảng 24: Tỷ lệ doanh nghiệp theo mức độ quan trọng của nguồn thông tin ĐMST (%) Bảng 25: Tỷ lệ doanh nghiệp được hưởng lợi từ các hình thức hỗ trợ của Nhà nước (%) Bảng 26: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước theo quy mô lao động (%) Bảng 27: Tỷ lệ doanh nghiệp không được hưởng lợi từ các chính sách của nhà nước theo lý do (%) 7 Bảng 28: Tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với các tổ chức khác để thực hiện ĐMST theo quy mô doanh nghiệp (%) Bảng 29: Tỷ lệ doanh nghiệp theo mức độ quan trọng của các nhóm đối tác phối hợp thực hiện ĐMST (%) Các yếu tố tác động đến hoạt động ĐMST Bảng 30. Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động bởi các yếu tố chủ quan theo loại tác động tới hoạt động ĐMST (%) Bảng 31. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được tác động tích cực từ các yếu tố chủ quan theo mức độ tác động (%) Bảng 32. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được tác động tiêu cực từ các yếu tố chủ quan theo mức độ tác động (%) Bảng 33. Tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động bởi các yếu tố khách quan theo loại tác động tới hoạt động ĐMST (%) Bảng 34. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được tác động tích cực từ các yếu tố khách quan theo mức độ tác động (%) Bảng 35. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được tác động tiêu cực từ các yếu tố khách quan theo mức độ tác động (%) Ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường trong hoạt động ĐMST Bảng 36: Tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ tiên tiến (%) Bảng 37: Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện ĐMST mang lại lợi ích môi trường (%)
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ---------------- Số: 858/TCT-KK V/v: Tiếp nhận Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------- Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2014   Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Tổng cục Thuế nhận được một số vướng mắc liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký kê khai thuế GTGT theo mẫu 06/GTGT đối với doanh nghiệp, HTX mới thành lập từ 01/01/2014, Tổng cục Thuế có một số ý kiến như sau: Tại Khoản 7, Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định: "Trường hợp người nộp thuế từ 01/01/2014 thuộc đối tượng được tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng thì gửi văn bản thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này." Tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng quy định: "3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm: …b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ. …Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm b, c khoản này phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế." 1. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (là hợp nhất của đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế) tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính được biết và thực hiện các quy định nêu trên, đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động phối hợp với Phòng đăng ký kinh doanh trên địa bàn để hướng dẫn đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014 sau khi nhận Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thì thực hiện gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế (theo mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính) tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Cơ quan thuế địa phương thực hiện cung cấp số điện thoại trực tiếp hướng dẫn về việc đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp tính thuế tại Phòng đăng ký kinh doanh trên địa bàn tác động để tiếp nhận và trả lời vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. 2. Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2014 thuộc các trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nhưng chưa nộp Thông báo theo mẫu 06/GTGT để đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế và chưa thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng thì áp dụng theo điểm 1 nêu trên. 3. Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2014 thuộc các trường hợp đăng ký tự nguyện theo phương pháp khấu trừ theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nhưng đã mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế để sử dụng thì tiếp tục áp dụng phương pháp tính trực tiếp cho năm 2014 và xác định lại phương pháp tính thuế cho năm 2015, 2016 trên cơ sở doanh thu của năm 2014. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết và triển khai thực hiện./.   Nơi nhận: - Như trên; - Các Vụ/đơn vị thuộc TCT; - Lưu: VT, KK. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Trần Văn Phu  
QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia _____________ BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Căn cứ nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26/02/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia sau đây 1. TCVN 10268:2014 Gối cầu kiểu chậu - Yêu cầu kỹ thuật 2. TCVN 10269:2014 Gối cầu kiểu chậu - Phương pháp thử Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
C BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Só: 3506 /TCT-TS V/v lệ phí trước bạ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2006 Kính gửi: Cục Thuế thành phố Hà Nội Trả lời công văn số 11764 CT/HTr ngày 25/8/2006 của Cục Thuế thành phố Hà Nội hỏi về lệ phí trước bạ (LPTB), Tổng cục thuế có ý kiến như sau: Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về lệ phí trước bạ (LPTB): Theo quy định tại Điểm 10(a), Mục III, Phần I thì trường hợp cá nhân góp vốn bằng tài sản (đã nộp LPTB) vào tổ chức, chuyển cho tổ chức kinh doanh đó đăng ký quyền sở hữu, sử dụng thì không phải nộp LPTB. - Tại Điểm 10(d), Mục III, Phần I quy định: "...Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nêu tại điểm a, b, c, d khoản này khi kê khai lệ phí trước ba phải cung cấp cho cơ quan Thuế: .. Bản sao chứng từ nộp lệ phí trước ba (đối với trường hợp phải nộp lệ phí trước ba) hoặc tờ khai lệ phí trước bạ tại phần xác định của cơ quan Thuế ghi: không phải nộp lệ phí trước bạ (đối với trường hợp không phải nộp theo quy định của pháp luật) của người giao tài sản bản giao cho người nhận tài sản..."; - Tại Điểm 10(e), Mục III, Phần I quy định: "... Trường hợp hồ sơ tài sản (trong đó có chứng từ nộp lệ phí trước bạ) bị thất lạc thì phải được cơ quan nhà nước quản lý hồ sơ tài sản xác nhận việc bị thất lạc hồ sơ và cơ quan Thuế địa phương nơi chuyển đi phải kiểm tra, xác nhận (thủ trưởng cơ quan Thuế ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu) đã thu lệ phí trước bạ đối với tài sản chuyển đi (hoặc thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí trước bạ)". Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Cục Thuế nêu khi cá nhân góp vốn vào công ty bằng ô tô nhưng việc xin cấp Bản sao chứng từ nộp LPTB như quy định tại điểm 10(d) từ cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng không thuận lợi cho người kê khai. Để tạo điều kiện cho cá nhân góp vốn bằng tài sản (đã kê khai, nộp LPTB) có bản sao chứng từ hoặc tờ khai nộp LPTB để chứng minh, Tổng cục đề nghị cơ quan Thuế - nơi đã thu (hoặc đã xác nhận không thu) LPTB tài sản đó có trách nhiệm cung cấp bản sao và xác nhận như quy định tại Điểm 10(e) trên đây. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế thành phố Hà Nội biết và thực hiện.. - . Nơi nhận : - Như trên; - Vụ Pháp chế; - Cục thuế các tỉnh, TP - Công ty TNHH TM & DV Kỹ thuật Đông quan (thay CV trả lời); -Luru: VT, TS. TAI TONG KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG CHIN CUC TH илл Мил Phạm Duy Khương
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH ______________ Số: 7463/CT-TTHT V/vchi phí được trừ CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ TpHồChíMinh, ngày 26tháng9năm2013 Kính gửi:Công ty CP đầu tư Thành Thành Công Địa chỉ: 62 Trần Huy Liệu, phường 12, quận Phú Nhuận Mã số thuế: 0301466073 Trả lời văn bản số 500/CV-TTC ngày 9/9/2013 của Công ty về chi phí được trừ, Cục Thuế TP có ý kiến như sau: Căn cứ Khoản 2.31, Điều 6 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: : “Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế; thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân. - Thuế thu nhập cá nhân không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là số tiền thuế do doanh nghiệp khấu trừ trên thu nhập của người nộp thuế để nộp vào ngân sách nhà nước…”. Căn cứ quy định trên, khoản thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động đầu tư vốn (5%) mà Công ty trả thay cho cá nhân khi cho Công ty vay vốn không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này. Nơi nhận: - Như trên; - Phòng Pháp chế; - Phòng KTthuế số 4; - Lưu VT-TTHT. - 2277-242854 (Nam-TNDN-TTC) KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Trần Thị Lệ Nga
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN -------------- Số: 2594/TCHQ-GSQL V/v: phân loại mặt hàng lúa mì CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2010    Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Về phân loại mặt hàng lúa mì, Tổng cục Hải quan đã có công văn hướng dẫn số 836/TCHQ-GSQL ngày 07/3/2005 và số 2047/TCHQ-GSQL ngày 11/05/2006. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số đơn vị xác định mã số, thuế suất chưa phù hợp. Để thống nhất việc phân loại mặt hàng trên, Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể như sau: Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 107/2007/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ Tài chính; Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thuế suất của Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế; Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/8/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu thì mặt hàng: 1. Lúa mì dạng hạt, còn hoặc không còn ở trên bông hay trên thân cây, đã tách phần vỏ trấu ngoài, còn nguyên vỏ lụa bên trong, chưa qua công đoạn sơ chế nào (ví dụ: sấy khô, xát vỏ, vỏ cứng bên ngoài tự dời khỏi hạt trong quá trình thu hoạch) được phân loại vào Chương 10, nhóm 1001; mã số chi tiết và mức thuế suất thực hiện theo Biểu thuế hiện hành. 2. Lúa mì dạng hạt, trừ loại nêu tại điểm 1 trên, được phân loại vào Chương 11, nhóm 1104; mã số chi tiết và mức thuế suất thực hiện theo Biểu thuế hiện hành. Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện./.   Nơi nhận: - Như trên; - Bộ Tài chính (Thanh tra, Pháp chế, CS thuế); - Trung tâm PTPL Bắc, Trung, Nam; - Thanh tra Tổng cục; - Cục Thuế XNK, KTSTQ, ĐTCBL; - Lưu: VT, GSQL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Văn Cẩn  
THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 17/2009/TT-BLĐTBXH NGÀY 26 THÁNG 05 NĂM 2009 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 44/2003/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 05 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Căn cứ Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động; Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp; Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 về hợp đồng lao động (sau đây viết là Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH) như sau: Điều 1. Sửa đổi khoản 2, mục II, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau: "2. Hợp đồng lao động giao kết với người đang hưởng lương hưu hàng tháng và người làm việc có thời hạn dưới 03 tháng thì ngoài phần tiền lương theo công việc, người lao động còn được người sử dụng lao động thanh toán khoản tiền tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với tiền lương theo hợp đồng lao động, gồm: a) Bảo hiểm xã hội: từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến tháng 12 năm 2009 là 15%; từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 là 16%; từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 là 17%; từ tháng 01 năm 2014 trở đi là 18%. b) Bảo hiểm y tế 2%. Khi Chính phủ quy định tăng mức đóng bảo hiểm y tế đối với người sử dụng lao động thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. c) Nghỉ hàng năm 4%. d) Tiền tàu xe đi lại khi nghỉ hàng năm do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Điều 2. Sửa đổi khoản 3, mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH như sau: "3. Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc: a) Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp: Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2 Trong đó: - Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trường hợp, tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau: Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng làm tròn thành 1/2 năm. Từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 01 năm. - Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). b) Một số trường hợp cụ thể: - Người lao động thực hiện nhiều hợp đồng lao động tại một doanh nghiệp mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa thanh toán trợ cấp thôi việc thì doanh nghiệp cộng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động. Trường hợp, có hợp đồng lao động do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động đó không được tính trợ cấp thôi việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A làm việc liên tục theo ba hợp đồng lao động tại Công ty X: hợp đồng lao động thứ nhất có thời hạn 12 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005; hợp đồng lao động thứ hai có thời hạn 36 tháng, được thực hiện từ ngày 01/01/2006 đến ngày 31/12/2008; hợp đồng lao động thứ ba không xác định thời hạn, được thực hiện từ ngày 01/01/2009 cho đến ngày 31/12/2010 thì ông A chấm dứt, tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động thứ ba là 2.500.000 đồng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2010, ông A liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (2 năm). Công ty X chưa thanh toán trợ cấp thôi việc khi chấm dứt từng hợp đồng lao động, theo đó tổng thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của ông A là 4 năm (6 năm làm việc trừ đi 2 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp). Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là 2.500.000 đồng. Tiền trợ cấp thôi việc của ông A là 5.000.000 đồng (4 năm x 2.500.000 x 1/2). - Người lao động làm việc cho công ty nhà nước nhưng có thời gian làm việc theo chế độ biên chế và có cả thời gian làm việc theo hợp đồng lao động thì cộng cả hai loại thời gian này để tính trợ cấp thôi việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Ví dụ 2: Bà Trần Thị B, làm việc tại Công ty Y từ ngày 01/4/1991 đến ngày 31/01/1994 theo biên chế và từ ngày 01/02/1994 chuyển sang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. Đến ngày 31/10/2009 bà B chấm dứt hợp đồng lao động. Tổng thời gian làm việc của bà B ở Công ty Y là 223 tháng. Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/10/2009, bà B liên tục đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tiền lương tính bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 2.800.000 đồng. Như vậy, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc của bà B là 213 tháng, làm tròn thành 18 năm (223 tháng trừ đi 10 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) và mức trợ cấp thôi việc là 25.200.000 đồng (18 năm x 2.800.000 đồng x 1/2). - Người lao động làm việc ở nhiều công ty nhà nước do chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, thì trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc ở từng công ty nhà nước. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc cho người lao động ở từng doanh nghiệp là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở công ty nhà nước cuối cùng. Công ty nhà nước cuối cùng có trách nhiệm chi trả toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả phần trợ cấp thôi việc thuộc trách nhiệm chi trả của công ty nhà nước mà người lao động đã làm việc trước khi chuyển công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995, sau đó gửi thông báo theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này để yêu cầu hoàn trả số tiền đã được chi trả hộ. Trường hợp công ty nhà nước được chi trả hộ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước hoàn trả số tiền trợ cấp thôi việc đã được chi trả hộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Ví dụ 3: Ông Lê Viết C, làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty P từ ngày 01/9/1990 đến ngày 31/8/1992 (2 năm), từ ngày 01/9/1992 đến ngày 31/8/1994 chuyển công tác sang làm việc theo chế độ biên chế tại Công ty Q (2 năm), từ ngày 01/9/1994 chuyển sang làm việc theo hợp đồng lao động tại Công ty S cho đến khi chấm dứt hợp đồng lao động vào ngày 31/8/2009 (15 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động ở Công ty S là 2.500.000 đồng. Ông C có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/8/2009 (8 tháng). Tiền trợ cấp thôi việc của ông C tính ở từng công ty như sau: Tại Công ty P là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2). Tại Công ty Q là 2.500.000 đồng (2 năm x 2.500.000 đồng x 1/2). Tại Công ty S là 18.125.000 đồng (14,5 năm x 2.500.000 đồng x 1/2). Công ty S có trách nhiệm thanh toán toàn bộ khoản trợ cấp thôi việc là 23.125.000 đồng cho ông C, sau đó thông báo để Công ty P và Công ty Q hoàn trả số tiền đã chi hộ. - Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm cộng cả thời gian người lao động làm việc cho mình và thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó để tính trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Đối với công ty nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ phần hóa, giao, bán) thì áp dụng theo quy định của Nhà nước đối với các trường hợp này. Ví dụ 4: Bà Vũ Vân D làm việc cho Công ty nhà nước N theo hợp đồng lao động từ ngày 01/6/1994 đến ngày 01/6/2005 thì Công ty Nhà nước N cổ phần hóa trở thành Công ty cổ phần N' (thời gian làm việc tại Công ty nhà nước N là 11 năm) và bà D tiếp tục chuyển sang làm việc tại Công ty cổ phần N' cho đến 01/6/2009 thì chấm dứt hợp đồng lao động (thời gian làm việc tại Công ty cổ phần N' là 4 năm). Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty cổ phần N' là 2.400.000 đồng. Bà D có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/5/2009 (5 tháng). Như vậy, tiền trợ cấp thôi việc Công ty cổ phần N' phải trả là 18.000.000 đồng (15 năm x 2.400.000 đồng x 1/2), trong đó bao gồm cả phần trả cho thời gian người lao động làm việc trong Công ty nhà nước N (11 năm) và phần trả cho thời gian làm việc trong Công ty cổ phần N' (là 3 năm 7 tháng làm tròn thành 4 năm). Điều 3. Điều khoản thi hành: 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. Bãi bỏ khoản 2, mục II và khoản 3 mục III, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 2 Thông tư này được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành). 3. Không áp dụng cách tính trợ cấp thôi việc quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp thôi việc đối với những trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2009. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để hướng dẫn bổ sung kịp thời.   KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Minh Huân  
# BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI ## **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Số: 2031/QĐ-BGTVT *Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020* ### QUYẾT ĐỊNH Về việc đính chính Thông tư 23/2020/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vân tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 13 tháng 6 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam; ### QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Đính chính lỗi kỹ thuật trình bày tại Thông tư 23/2020/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vân tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng và Thông tư số 42/2018/TT-BGTVT ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực Đăng kiểm như sau: 1. Đính chính số thứ tự của các điểm “1, 2, 3, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10” thành số “1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11." trong nội dung sửa đổi Điều 27 Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT. 2. Đính chính thứ tự từ khoản “1” (khoản kế tiếp sau khoản 7) Điều 1 Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT thành khoản “8”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là bộ phận không thể tách rời của Thông tư số 23/2020/TT-BGTVT. Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Bộ trưởng (để b/c); - Các Thứ trưởng; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ GTVT; - Lưu: VT, KHCN. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Đình Thọ
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) được quy định tại Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ, Bộ TT&TT đôn đốc công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Ngày 24/9/2020, Bộ TT&TT có Công văn số 3679/ BTTTT-CATTT gửi Quý Đơn vị về việc đôn đốc công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công tác xác định và phê duyệt cấp độ chưa được triển khai theo kế hoạch đề ra, cụ thể: Về chế độ báo cáo có 14/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 15/63 địa phương chưa tuân thủ; về công tác xác định cấp độ có 29/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 28/63 địa phương chưa hoàn thành theo kế hoạch (Báo cáo kết quả thực hiện gửi kèm theo). Để hoàn thành công tác xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo đề nghị của Bộ TT&TT tại Công văn số 3679/BTTTT-CATTT, Bộ TT&TT đề nghị Quý Đơn vị: - Chỉ đạo đơn vị vận hành hệ thống thông tin lập hồ sơ đề xuất cấp độ; Tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 20 Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ. - Báo cáo công tác thực thi xác định cấp độ theo mẫu gửi kèm theo, gửi về Bộ TT&TT trước ngày 31/10/2021. Thông tin liên hệ: Bà Lê Thị Quỳnh Trang, Cục An toàn thông tin, số điện thoại: 0919247397, địa chỉ thư điện tử: [email protected]. Bộ Thông tin và Truyền thông cảm ơn sự phối hợp, hợp tác của Quý Đơn vị. Trân trọng./.   KẾT QUẢ BÁO CÁO CÔNG TÁC THỰC THI XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ CỦA BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN QUÝ III NĂM 2021 (Kèm theo Công văn số 3868/BTTTT-CATTT ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
# BỘ TÀI CHÍNH ## TỔNG CỤC HẢI QUAN ### Số: 5321/TCHQ-GSQL V/v tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu TMDV cửa khẩu Vĩnh Xương **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2021 Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh An Giang. Trả lời công văn số 2639/HQAG-NV ngày 24/8/2021 của Cục Hải quan tỉnh An Giang về việc tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu TMDV cửa khẩu Vĩnh Xương, trên cơ sở báo cáo, đề xuất tại công văn số 2964/HQAG-NV ngày 24/9/2021 về dự thảo nội dung Quyết định ban hành quy định về kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập, phương tiện vận tải đưa vào, đưa ra địa điểm kiểm tra tại khu thương mại dịch vụ Vĩnh Xương Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1. Đồng ý đề xuất của Cục Hải quan tỉnh An Giang việc cho phép đưa phương tiện vận tải Campuchia chở hàng hóa nhập khẩu vào Khu thương mại dịch vụ Vĩnh Xương để kiểm tra thực tế và xếp dỡ hàng hóa sang phương tiện vận tải Việt Nam khi khu vực vùng đệm giữa hai nước quá tải, tránh ùn tắc giao thông tại cửa khẩu Vĩnh Xương, đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid 19 theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế. Thời gian thực hiện đến sau thời điểm có công bố hết dịch bệnh hoặc đến khi có Doanh nghiệp đầu tư hoạt động kinh doanh kho bãi, địa điểm theo Nghị định số 67/2020/NĐ-CP ngày 15/6/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ 2. Đối với Dự thảo Quyết định ban hành quy trình đặc thù tạm thời kiểm tra, kiểm soát, giám sát hàng hóa, sang tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Khu thương mại dịch vụ Vĩnh Xương cửa khẩu Vĩnh Xương – An Giang để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát, quản lý về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với tình hình thực tế tại cửa khẩu Vĩnh Xương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành Cục Hải quan tỉnh An Giang xây dựng đính kèm văn số 2964/HQAG-NV ngày 24/9/2021 nêu trên: - Tại Chương II: Điều 8 về giám sát hàng hóa nhập khẩu: bổ sung nội dung quản lý bảng kê thông tin hàng hóa nhập khẩu theo công văn số 119/TCHQ-GSQL, công văn 330/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan. Đồng thời theo dõi việc trừ lùi hàng hóa được xếp dỡ, sang tải từ phương tiện nhập cảnh sang phương tiện vận tải đưa hàng hóa qua khu vực giám sát. - Tại Chương III: Bổ sung thêm nội dung việc quản lý, giám sát hàng hóa trong trường hợp mở tờ khai không thuộc Chi cục Hải quan Vĩnh Xương, việc kiểm tra thực tế hộ đối với hàng nhập khẩu được phân luồng vàng và đỏ. Quá trình triển khai thực hiện, yêu cầu Cục Hải quan tỉnh An Giang thường xuyên kiểm tra hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định, nếu có vướng mắc báo cáo ngay về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan) để có chỉ đạo kịp thời. Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh An Giang biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT, GSQL(3b) KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
BỘ Y TẾ CỤC QUẢN LÝ DƯỢC -------------------- Số: 27/QĐ-QLD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------ Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2011    QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC RÚT SỐ ĐĂNG KÝ CỦA THUỐC ------------------------- CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC Căn cứ Quyết định số 53/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế; Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ Y tế quy định việc đăng ký thuốc; Căn cứ đơn đề nghị đề ngày 14/10/2010 của Công ty TNHH Kiến Việt về việc xin rút số đăng ký của các thuốc Hexidoxime-100, Hexidoxime-200 do Công ty đăng ký không còn quan tâm đến các sản phẩm trên; Xét đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Rút số đăng ký của thuốc sau ra khỏi danh mục các thuốc được cấp số đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam: 1. Hexidoxime-100, SĐK: VN-5387-08. 2. Hexidoxime-200, SĐK: VN-5388-08. Do Công ty TNHH Kiến Việt đăng ký, công ty Helix Life Sciences Inc. - India sản xuất. Điều 2. Thuốc trên được nhập khẩu trước ngày ký quyết định này được lưu hành đến hết hạn dùng của thuốc. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị kinh doanh thuốc và Giám đốc cơ sở có thuốc nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.   Nơi nhận: - TS. Nguyễn Quốc Triệu - BT (để b/c); - TS. Cao Minh Quang - TT (để b/c); - Các Phó Cục trưởng Cục QLD (để biết); - Thanh tra Bộ Y tế (để phối hợp); - Vụ Pháp chế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - BYT; - VKNTTW, VKNT Tp. HCM; - Các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; - Tổng công ty dược Việt Nam; - Sở y tế các tỉnh, thành phố; - Bảo hiểm xã hội Việt Nam; - Cục Quân y - Bộ Quốc phòng; - Cục Y tế - Bộ Công an; - Cục y tế giao thông vận tải; - Cơ sở có thuốc nêu tại điều 1; - Lưu VT, Các phòng trong Cục QLD. CỤC TRƯỞNG Trương Quốc Cường  
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH ----------------- Số: 92/2008/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Tây Ninh, ngày 25 tháng 11 năm 2008     QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH ----------------------------- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Thông tư Liên tịch số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 10 tháng 7 năm 2008 của liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lao động, người có công và xã hội; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 975/TTr-SNV ngày 14 tháng 11 năm 2008, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh. Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định này. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 51/2005/QĐ-UB, ngày 31 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh. Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Nguyễn Văn Nên    QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 92/2008/QĐ-UB ngày 25/11/2008 của UBND tỉnh Tây Ninh) Chương I VỊ TRÍ,CHỨC NĂNG Điều 1. Vị trí, chức năng 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo qui định của pháp luật. 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; các chương trình, đề án, dự án, cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của Sở; b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục trực thuộc Sở (nếu có); c) Dự thảo văn bản quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã theo quy định của pháp luật. 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật. 3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở. 4. Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp: a) Tổ chức thực hiện chương trình, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh trên cơ sở Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm; b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về: - Bảo hiểm thất nghiệp; - Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm mới; - Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; - Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn lao động; thông tin thị trường lao động; - Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người chưa thành niên, người tàn tật, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển; -Cấp sổ lao động, theo dõi việc quản lý và sử dụng sổ lao động. c) Quản lý các tổ chức giới thiệu việc làm theo quy định của pháp luật; d) Cấp, đổi, thu hồi giấy phép lao động đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại địa phương theo quy định của pháp luật; b) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo nguồn lao động, tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; d) Hướng dẫn và kiểm tra việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề; đ) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh; số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; e) Thông báo cho người kết thúc hợp đồng lao động nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm; g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo thẩm quyền, 6. Về lĩnh vực dạy nghề: a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt; b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; tổ chức hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm, hội thi học giỏi nghề cấp tỉnh. 7. Về lĩnh vực lao động, tiền lương, tiền công: a) Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, bán khoán, cho thuê doanh nghiệp; b) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật. 8. Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện: a) Hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện theo thẩm quyền; b) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định điều kiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; c) Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấn hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. 9. Về lĩnh vực an toàn lao động: a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh; b) Tổ chức huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh; c) Thực hiện các quy định về đăng ký các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; d) Hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật; đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức việc kiểm tra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình tai nạn lao động tại địa phương; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động thực hiện khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo về tai nạn lao động. 10. Về lĩnh vực người có công: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm và các công trình ghi công liệt sỹ ở địa phương; quản lý nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi công liệt sỹ trên địa bàn được giao; c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sỹ, thông tin, báo tin về mộ liệt sỹ, thăm viếng mộ kiệt sỹ, di chuyển hài cốt liệt sỹ; d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho người có công với cách mạng; đ) Quản lý đối tượng và quản lý kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng theo quy định; e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa; quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh theo quy định của pháp luật. 11. Về lĩnh vực bảo trợ xã hội: a) Hướng dẫn việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo; chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và các chương trình, dự án, đề án về trợ giúp xã hội; c) Tổng hợp, thống kê về số lượng dối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh; d) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. 12. Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh; b) Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ và chăm sóc trẻ em thuộc phạm vi quản lý của Sở; xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; c) Tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, các chương trình, dự án, kế hoạch quốc gia về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; d) Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đ) Quản lý vá sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật. 13. Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch và giải pháp phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; phòng, chống HIV/AIDS cho đối tượng mại dâm, ma túy tại các cơ sở tập trung và cộng đồng; hổ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em là nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về; b) Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cơ sở giáo dục lao động xã hội (cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm, người sau cai nghiện ma túy) trên địa bàn tỉnh. 14. Về lĩnh vực bình đẳng giới: a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch về bình đẳng giới sau khi được phê duyệt; b) Hướng dẫn việc lồng ghép các chương trình về bình đẳng giới trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 15. Giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dẫn và kiểm tra các hội và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. 16. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội quản lý theo quy định của pháp luật. 17. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo sự phân công hoặc phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. 18. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thị xã. 19. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ, phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao. 20. Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân tỉnh. 21. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ; thực hành tiết kiệm và chống lãng phí trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. 22. Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật. 23. Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội. 24. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ); quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 25. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 26. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Chương III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ Điều 3. Cơ cấu tổ chức 1. Lãnh đạo Sở: a) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc; b) Giám đốc Sở là người đứng đầu sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở ; c) Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Sở; d) Việc bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành và theo quy định của pháp luật; việc miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở: - Văn phòng; - Thanh tra; - Phòng tài chính - kế toán; - Phòng người có công; - Phòng việc làm – An toàn lao động; - Phòng Lao động - Tiền Lương - Bảo hiểm xã hội; - Phòng Bình đẳng giới; - Phòng Dạy nghề; Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ là trưởng, phó các phòng chuyên môn nghiệp vụ được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn và phân cấp về quản lý cán bộ, công chức hiện hành của tỉnh. 3. Chi cục trực thuộc Sở: - Chi cục bảo trợ xã hội - Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (trên cơ sở hợp nhất phòng Bảo trợ xã hội và phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em); - Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội; Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ là Trưởng, Phó chi cục trực thuộc Sở thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn và phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành của tỉnh. 4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở: - Trường Trung cấp nghề Tây Ninh; - Trường Trung cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh; - Trung tâm Bảo trợ xã hội; - Trung tâm Giới thiệu việc làm; - Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội; - Trung tâm Nuôi dạy trẻ khiếm thị; - Trung tâm Lò hỏa táng; - Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 Tân Biên; Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Hội đồng trọng tài lao động tỉnh. Căn cứ đặc điểm và yêu cầu thực tế ở địa phương, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thành lập các tổ chức sự nghiệp chuyên ngành thuộc Sở theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật cán bộ là trưởng, phó các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở được thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn và phân cấp quản lý cán bộ, công chức hiện hành của tỉnh. Điều 4. Biên chế 1. Biên chế hành chính của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao; 2. Biên chế sự nghiệp của các đơn vị trực thuộc Sở do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo định mức biên chế và theo quy định của pháp luật. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 5. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn; quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp trực thuộc và xây dựng quy chế làm việc của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện. Điều 6. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về lĩnh vực lao động, người có công theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương. Điều 7. Trong quá trình thực hiện, quy định này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ, theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ và quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt kế hoạch chặn dòng Công trình đầu mối Hồ chứa nước Tà Rục Dự án Hồ chứa nước Tà Rục, tỉnh Khánh Hòa ________________ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Căn cứ các Quyết định số 1055/QĐ-BNN-XD ngày 16/4/2007 và số 2731/QĐ-BNN-XD ngày 28/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án Hồ chứa nước Tà Rục, tỉnh Khánh Hòa; Xét văn bản số 15/BC-BQL-KH ngày 18/01/2014 của Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 7 (Ban 7) về việc báo cáo công tác chuẩn bị chặn dòng, vượt lũ và xin phê duyệt kế hoạch chặn dòng công trình đầu mối hồ chứa nước Tà Rục kèm theo văn bản số 338/UBND ngày 16/01/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc chặn dòng vượt lũ dự án Hồ chứa nước Tà Rục; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình tại báo cáo số 106/BC-XD-TC ngày 22/01/2014 kèm theo, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Phê duyệt kế hoạch chặn dòng Công trình đầu mối hồ chứa nước Tà Rục, tỉnh Khánh Hòa với các nội dung chủ yếu sau: 1. Thời điểm chặn dòng: Trung tuần tháng 02 năm 2014. 2. Phương án, biện pháp thi công chặn dòng: Theo phương pháp lấp đứng lấn từ 2 bờ. 3. Các mốc thời gian phải đạt được sau khi chặn dòng: - Đắp đập vượt cao trình +43.00m trước ngày 20/5/2014 đảm bảo chống lũ tiểu mãn; - Hoàn thành đắp đập cao trình đỉnh đập thiết kế (+58.50m) trước 30/8/2014 đảm bảo chống lũ chính vụ; Điều 2. Phân giao nhiệm vụ: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cấp Quyết định đầu tư, Bộ giao nhiệm vụ: a) Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 7: - Rà soát, hoàn thiện phương án chặn dòng, đảm bảo chất lượng và an toàn tuyệt đối cho công trình; đôn đốc các nhà thầu tập trung vật tư, thiết bị, nhân lực để chặn dòng và thi công đắp đập vượt lũ theo phương án đã phê duyệt; quản lý, giám sát chặt chẽ quá trình thi công các hạng mục công trình theo đúng thiết kế được duyệt, tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định hiện hành; - Phối hợp chặt chẽ với địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, thu dọn lòng hồ, giữ gìn trật tự, an ninh xã hội và môi trường cho khu vực xây dựng công trình; - Tổ chức lập, thực hiện quy trình vận hành hồ chứa và công tác phòng chống lụt bão năm 2014 cho công trình. b) Công ty Cổ phần xây dựng 47: chuẩn bị và tập kết đầy đủ vật tư, thiết bị, nhân lực để chặn dòng; tập trung thi công đắp đập vượt lũ theo đúng trình tự thiết kế được duyệt để đạt được các mốc thời gian theo quy định nêu trên; thực hiện việc cấp nước ổn định cho hạ du sau chặn dòng để đáp ứng nhu cầu dùng nước sản xuất nông nghiệp và dân sinh. c) Tổng công ty Cổ phần XDNN&PTNT: thi công hoàn thành toàn bộ khối lượng còn lại của tràn xã lũ trước thời điểm lũ chính vụ 30/8/2014 để xả lũ chính vụ. d) Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam: thực hiện tốt công tác giám sát tác giả, kịp thời giải quyết các phát sinh, vướng mắc tại hiện trường để nhà thầu thi công đạt mục tiêu, chất lượng và hiệu quả. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tiếp tục chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng lòng hồ, bãi vật liệu đắp đập, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho dân cư cũng như tài sản của nhân dân vùng lòng hồ, đáp ứng tiến độ dự án. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ; Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 7 và các đơn vị liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
BỘ XÂYDỰNG ________ Số: 212/BXD-KTXD V/v: Hướngdẫnchi phílậpquy hoạch chungđôthị (quy môđôthị loại II) CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________ HàNội, ngày 17tháng02năm2012 Kính gửi : Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh Trả lời văn bản số 03/SXD-KTQHngày 05/01/2012 của Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh đề nghị giải đáp vướng mắc trong việc tính toán chi phí lập quy hoạch chung đô thị (quy mô đô thị loại II), Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: Trường hợp, định mức chi phí lập quy hoạch chung cho thành phố loại đặc biệt, loại I và loại II quy định tại Bảng số 6 Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị không phù hợp, Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh chỉ đạo lập dự toán chi phí theo hướng dẫn tại Phần II Phụ lục Thông tư số 17/2010/TT-BXD; hoặc vận dụng định mức chi phí lập quy hoạch chung cho thành phố loại III và các quận của đô thị đặc biệt ở Bảng số 6 Thông tư này để tính toán chi phí lập đồ án quy hoạch chung thành phố Trà Vinh với quy mô dân số lập quy hoạch đến năm2020 khoảng 300.000 người. Căn cứ ý kiến nêu trên, Sở Xây dựng tỉnh Trà Vinh hướng dẫn, tổ chức thực hiện theo quy định./. Nơi nhận : - Như trên; - Lưu: VT, KTQH, KTXD(Th8). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Văn Sơn
# TỔNG CỤC THUẾ, CỤC THUẾ TỈNH TUYÊN QUANG ## SỐ: 1443/CTTQU-TTHT ### V/v giảm Thuế giá trị gia tăng **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* *Tuyên Quang, ngày ... tháng 12 năm 2021* Kính gửi: Bưu điện tỉnh Tuyên Quang - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Địa chỉ: Số nhà 609, đường Quang Trung, tổ 17, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngày 09/12/2021, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang nhận được Công văn số 2250/BĐTQ-TCKT ngày 07/12/2021 của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về việc thực hiện chế độ thuế GTGT. Vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang có ý kiến như sau: - Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 quy định: > "1. Giảm Thuế giá trị gia tăng kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 đối với hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: > > a) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch. > > b) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí. > > c) Chi tiết hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo Phụ lục 1 Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó hàng hóa, dịch vụ quy định tại điểm b khoản này không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất kinh doanh theo hình thức trực tuyến. > " - Tại Phụ lục I, Danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm mức thuế giá trị gia tăng ban hành kèm theo Nghị định 92/2021/NĐ-CP quy định: "Cấp 1- phần J, tên sản phẩm: Thông tin và truyền thông; Cấp 7, mã số: 5819213, tên sản phẩm là: vé tàu xe, lịch." **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp đơn vị bán sản phẩm là lịch (mã số: 5819213) thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT, từ ngày 01 tháng 11 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021. Về trình tự, thủ tục giảm thuế thực hiện theo đúng quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 3 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP nêu trên. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang trả lời để Bưu điện tỉnh Tuyên Quang - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Cục Thuế (email); - Các phòng: NVDTPC, TTKT, KK; - Trang thông tin điện tử Cục Thuế; - Lưu: VT, TTHT. (Ng08b). KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Ảnh Phong
BỘ TÀI CHÍNH TÔNG CỤC HẢI QUAN số 50&TCHQ-GSQL V/v phân loại mặt hàng Khăn ướt trẻ em CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHU NGHIA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2007 Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố Qua báo cáo của Hải quan các tỉnh, thành phố, hiện nay việc áp mã mặt hàng Khăn ướt trẻ em nhập khẩu chưa thống nhất. Về việc này, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố như sau: Căn cứ: - Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 82/2003/QĐ-BTC ngày 13/06/2003; Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định 110/2003/QĐ ngày 25/07/2003, Quyết định số 39/2006/QĐ-BTC ngày 28/07/2006 và Quyết định số 78/2006/QĐ-BTC ngày 29/12/2006 của Bộ Tài chính; i Thông tư số 85/2003/TT-BTC ngày 29/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu; Tham khảo Chú giải chi tiết HS của Tổ chức Hải quan thế giới thì: Mặt hàng Khăn ướt trẻ em (Wipes for baby) là sản phẩm không dệt, dạng khăn, được làm từ xơ nhân tạo, đã làm ẩm, thấm tẩm các chất thơm, mỹ phẩm, chất hoạt động bề mặt non-ionic và một số chất khác, được đóng gói trong túi nyon, để trong hộp nhựa, dùng làm khăn lau cho trẻ em thuộc nhóm 3307, mã số 3307.90.30. Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Vụ Pháp chế (BTC), - Trang Website Hải quan; - Cục KTSTQ. Vụ KTTT; -TT PTPL MB, MT, MN; -Lun VT, GSQL (3b) KT, TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Túc