text
stringlengths
3
5.19M
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ------- Số: 2709/TCT-TNCN V/vđăngký kêkhai giảmtrừ giacảnh choôngTrầnThái Quang CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HàNội, ngày 21tháng06năm2017 Kính gửi: Cục Thuế TP Hà Nội Tổng cục Thuế nhận được công văn số 33091/CT-TNCNđề ngày 23/05/2017 của Cục Thuế TP Hà Nội đề nghị hướng dẫn về việc đăng ký kê khai giảmtrừ gia cảnh cho ông Trần Thái Quang. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: - Tại tiết d.4.1 điểmd khoản 1 Điều 9 Thông, tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 hướng dẫn: “d) Người phụ thuộc bao gồm: … d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểmđ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, emruột của người nộp thuế.” - Tại tiết đ.1 điểmđ khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn: “đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.”; Căn cứ hướng dẫn nêu trên và qua nghiên cứu hồ sơ, trường hợp ông Trần Thái Quang đang sống cùng nhà và có nuôi anh trai là ông Trần Đăng Hiếu bị tâmthần từ nhỏ, mất khả năng lao động, hiện tại đang sống cùng bố mẹ mà bố mẹ già yếu bị chất độc màu da cam, không có khả năng chămsóc cho ông Trần Đăng Hiếu thì ông Trần Đăng Hiếu được tính là người phụ thuộc của ông Trần Thái Quang. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế TP Hà Nội được biết./. Nơi nhận: - Như trên; - Vụ Pháp chế -TCT; - Website TCT; - Lưu: VT, TNCN. TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QLT THU NHẬP CÁNHÂN PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Duy Minh
BỘYTÉ Số:ự2f /BYT-TB-CT V/v cấp phép nhập khẩu TTBYT CỘNG HÒA XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HàNỘỈ, ngày 10 tháng 5" năm 20 ỉ ố Kỉnh gửi: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông Căn cứ Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 cùa Bộ Y tế quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế. Xót nội dung đề nghị tại công văn 0406/2016PD ngày 06/4/2016 của đơn vị nhập khẩu về việc nhập khẩu ưang thiết bị y tể. Bộ Y tế đã tổ chức họp thẩm định hồ sơ nhập khẩu và duyệt cấp giấy phép nhập khẩu các trang thiết bị y tế (mới 100%) theo danh mục như sau: rr TÉN TRANG T1Ỉ1ÉT Bl Y TÉ CHÚNG LOẠI 1 Hóa chát chạy thường quy cho máy phân tích dòng chảy tẽ bào 2 Hóa chất chạy hàng ngày cho máy phân tích dòng chảy tế bào Danh mục đính kèm 3 Hóa chất chù máy phân tích dòng chảy tê' bào HANG, NƯƠC SẢN XUẤT Becton, Dickinson and Company, Mỷ HANG, Nươc CHỦ SỎ HỪỤ Đề nghị đơn vị nhập khẩu thực hiện đúng các quy định hiện hành về nhập khẩu trang thiết bị y tế. về nhãn hàng hoá phải theo đúng quy định pháp luật về nhãn, đồnệ thời phải chịu trách nhiệm về sá lượng, trị giá và chât lượng các trang thiết bị y te nhập khẩu theo quy định cùa pháp luật. Giấy phép nhập khẩu này có hiệu lực một (01) năm kể từ ngày ký ban hành. Nơi nhộn: - Như trên; - Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo); - Hải quan cửa khẩu; - Thanh tra Bộ; - Cổng TTĐT Bộ Y tể; - Lưu: VT, TB-CT(2b). TRƯỞNG ĩẽn BO YTÉ DANH MỤC (Kèm theo Công văn sổ: /BYT-TB-CT ngàyJƠ/< /2016 của Bộ Y tế) Hóa chất do hãng Becton, Dickinson and Company, Mỹ sản xuất: 1. Hóa chất chạy thường quy cho máy phân tích d òng chảy tế bào: TT Mi etìde Tên *Ền phim rr Mỉ code ThiiopUm 1 334224 BD FACS Shutdown Solution 4 340346 BD FACS Rinse Solution 2 338036 BD Stabilizing Fixative 5 342003 BD FACSFlow Sheath Fluid 3 340345 BD FACS Clean Solution 6 349202 BD FACS Lysing Solution 2. Hóa chất chạy hàng ngày cho máy phân tích dòng chây rế hào: TI Mỉ code THịểb phỉm rr Ml code TH sin phỉm 1 335775 BD FACS 7-Color Setup Beads 5 340486 BD Calibrite 3 Beads 2 340041 BD Simultcst Control yl/y2a 6 340487 BD Calibrite APC Beads ỉ 340166 BD FACSCount Controls 7 340911 BD Multi-Check Control 4 340334 BĐ Trucount Tubes 8 340914 BD Multi-Check CD4 Low Control 3. Hóa chất cho máy phân tích dòng chây tế bào: n Ml code TCniỉnphỉni 'ì"ị Ml code Tỉfl sin phỉm 1 337166 BD Multitest 6-Color TBNK Reagent (w/ BD Tnicount Tubes) 11 340401 BD Tritest CD4/CD87CD3 (w/ BD Trucount Tubes) 2 339010 BD FACSCounl CD4 Reagents 12 340402 BD Tritest CD3/CD4/CD45 (w/ BD Trucount Tubes) 3 340133 CD4 FITC 4 340183 BD HLA-B27 Kit 13 340491 BD Multitest CD3/CD8/CD45/CD4 (w/ BD Trucount Tubes) 5 340298 BD Tritest CD4/CD8/CD3 14 340492 BD Multitcsl CD3/CDI6+CD56/ CD45/CD19 (w/ BD Trucount l ubes) 1 9 340300 BD Tritest CD3/CDI6+56/CD45 15 340499 BD Multitest CD3/CD8/CD45/CD4 7 340344 BD Tritcst CD3/CD8/CD45 16 17 340542 CD3 FITC 8 340381 BD Tritest CĐ3/CDI9/CD45 340991 BD Stem Cell Control Kit 9 340383 BD Trítest CD3/CD4/CD45 18 344563 BD Stem Cell Enumeration Kit tũ 340385 BD Tritest IgGl/lgGl/CD45 19 349201 CD3 FITC
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ______________ Số: 2056/TTg-QHQT V/vbổ sung vốn Quỹ tăng cường năng lực thương mại do AFD tài trợ CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________ HàNội, ngày 31tháng12năm2007 Kính gửi:- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Bộ Ngoại giao. Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 9206/BKH-KTĐN, ngày 17 tháng 12 năm2007) về việc bổ sung vốn của Quỹ Tăng cường năng lực thương mại do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Đồng ý bổ sung 1 triệu Euro do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) viện trợ không hoàn lại vào Qũy Tăng cường Năng lực thương mại (Quỹ PRCC). 2. Đồng ý nội dung Văn bản bổ sung Thỏa ước tài trợ Quỹ PRCC và ủy quyền Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ ký Văn bản bổ sung Thỏa ước nêu trên với đại diện của AFD. 3. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan và địa phương liên quan chuẩn bị và thực hiện các dự án do Quỹ PRCC tài trợ theo quy định hiện hành./. Nơi nhận: - Như trên; - TTCP, PTTg PhạmGia Khiêm, - VPCP: BTCN, Các Vụ: TH, Website CP; - Lưu: VT, QHQT(3). 12 KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG PhạmGia Khiêm
BỘ TÀI CHÍNH Số: 168/2012/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2012 THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT- BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính Thực hiện Thông báo số 165-TB/TW ngày 27/6/2008 của Ban chấp hành Trung ương thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”; Thực hiện Quyết định số 2460-QĐ/BTCTW ngày 24/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương về việc ban hành “Quy chế tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ I, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” như sau: Điều 1. Sửa đổi khoản 12, điều 1 của Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT- BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” như sau: Bo sung khoản 4, điều 6 - Vé máy bay áp dụng cho các đối tượng tham dự các khoá bồi dưỡng, đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ LuatVietnam www.vanbanluat.vn công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. Điều 2. Tổ chức thực hiện Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012. Những nội dung khác quy định tại Thông tư số 103/2010/TT-BTC ngày 19/7/2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2009/TT-BTC ngày 13/7/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” vẫn có hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để giải quyết./. Nơi nhận: W - Văn phòng Tổng Bí thư; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; Luân - Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tinh uỷ, thành uỷ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo; Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Luu: VT, VI. TAT KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG They Nguyễn Công Nghiệp LuatVietnam www.vanbanluat.vn 2
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- Số: 4033/QĐ-BKHCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ---------- BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006; Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Luật Báo chí ngày 05 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước; Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Căn cứ Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Căn cứ Nghị định số 13/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin; Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Xét đề nghị của Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế tổ chức quản lý, cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ". Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số 2973/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế Tổ chức quản lý và duy trì hoạt động Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ và Quyết định số 3483/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 3. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng và các Thứ trưởng; - Cổng TTĐT của Bộ; - Lưu: VT, TTCNTT. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Thế Duy QUY CHẾ TỔ CHỨC QUẢN LÝ, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Ban hành kèm theo Quyết định số 4033/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế này quy định việc tổ chức quản lý, cung cấp thông tin cho Cổng thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) có địa chỉ truy cập trên mạng Internet là https://www.most.gov.vn (sau đây gọi là Portal MOST). Điều 2. Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với tất cả đơn vị, cá nhân trực thuộc Bộ KH&CN; các tổ chức, cá nhân ngoài Bộ KH&CN tham gia cung cấp thông tin cho Portal MOST (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân). Điều 3. Mục đích, yêu cầu 1. Quy chế này nhằm tăng cường tổ chức quản lý và duy trì hoạt động của Portal MOST; phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của Portal MOST với tư cách là Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ KH&CN trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ về lĩnh vực KH&CN, cung cấp thông tin về các hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động của Bộ KH&CN nói riêng trên mạng Internet. 2. Portal MOST phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định tại Luật Báo chí năm 2016; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước; và các văn bản khác có liên quan. Chương II THÔNG TIN TRÊN PORTAL MOST Điều 4. Nguyên tắc thông tin 1. Thông tin đăng tải trên Portal MOST phải đúng với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phục vụ kịp thời công tác quản lý của Bộ KH&CN và nhu cầu khai thác thông tin của các tổ chức, cá nhân. 2. Các tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin do mình cung cấp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định hiện hành về quyền tác giả. Đối với thông tin được trích dẫn, sưu tầm từ các nguồn khác thì phải ghi rõ tên tác giả, nguồn cung cấp và ngày thông tin trích dẫn đã được đăng tải. Điều 5. Phạm vi và nội dung thông tin Phạm vi và nội dung thông tin đăng tải trên Portal MOST phải tuân thủ theo: Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 18 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; Điều 19 của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016. Các thông tin chính bao gồm: 1. Giới thiệu Bộ KH&CN với các mục tin về: chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; lãnh đạo Bộ; lịch sử quá trình phát triển; sơ đồ tổ chức bộ máy; giới thiệu và tạo đường liên kết với các trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử chính thức của Đảng, Chính phủ, các Sở KH&CN, một số Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN. 2. Văn bản về KH&CN bao gồm các văn bản, tài liệu phải được công khai trên Cổng/trang thông tin điện tử tại Phụ lục I của Quy chế cung cấp thông tin của Bộ KH&CN (ban hành kèm theo Quyết định số 1711/QĐ-BKHCN ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN). 3. Giới thiệu Chiến lược phát triển KH&CN; chương trình KH&CN các cấp; chương trình công tác và chương trình hành động của Bộ KH&CN; thông tin liên quan tới hoạt động cải cách hành chính và quản lý KH&CN; thông tin về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN. 4. Thông tin liên quan tới các thành tựu KH&CN nổi bật; hoạt động KH&CN của các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước; các bài viết nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực KH&CN; báo cáo tổng kết các chương trình KH&CN các cấp, chương trình công tác, chương trình hành động của Bộ KH&CN; các báo cáo tổng hợp theo tháng, quý; báo cáo tổng kết công tác 06 tháng, năm của Bộ KH&CN. 5. Tin tức và sự kiện liên quan tới các hoạt động chính, nổi bật của Bộ KH&CN; quan điểm và ý kiến giải quyết của Lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề quan trọng, đột xuất trong hoạt động KH&CN được dư luận xã hội quan tâm; các lĩnh vực công tác khác của Bộ KH&CN mà Lãnh đạo Bộ xét thấy cần tuyên truyền, thông báo. 6. Giới thiệu và cung cấp một số thông tin dịch vụ công trực tuyến, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ KH&CN. 7. Danh mục thông tin phải được công khai, thông tin về đầu mối cung cấp thông tin cho công dân, địa chỉ tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin qua mạng điện tử và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân về tiếp cận thông tin; các mẫu phiếu sử dụng trong cung cấp thông tin; các hướng dẫn, tài liệu để hỗ trợ người yêu cầu cung cấp thông tin; địa chỉ truy cập để tải thông tin (nếu có). 8. Các chuyên mục, chuyên trang và nội dung thông tin khác theo chủ trương và kế hoạch tuyên truyền do Lãnh đạo Bộ yêu cầu đăng tải trên Portal MOST. Điều 6. Định dạng và gửi thông tin 1. Các thông tin dưới dạng văn bản, bảng tính, trình diễn, hình ảnh, phim ảnh, âm thanh,... được định dạng theo quy định tại Thông tư số 39/2017/TT-BTTTT ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. 2. Các tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST dưới dạng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử tới Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử của Bộ - Trung tâm Công nghệ thông tin, Bộ KH&CN, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội; email: [email protected]. 3. Các tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST phải có tối thiểu thông tin về: họ tên người gửi; chức danh (nếu có); đơn vị công tác (nếu có); địa chỉ liên lạc; thư điện tử; số điện thoại cá nhân. Điều 7. Lưu trữ thông tin Thông tin trên Portal MOST được lưu trữ theo quy định sau: 1. Các thông tin giới thiệu về Bộ; văn bản về KH&CN còn hiệu lực; thông tin về dịch vụ công trực tuyến; thông tin giao dịch của Bộ KH&CN: cập nhật mới khi có sự thay đổi. 2. Đối với các thông tin khác: theo quy định của nhà nước về lưu trữ. Chương III QUY TRÌNH CUNG CẤP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN Điều 8. Quy trình cung cấp và xử lý thông tin về tin tức - sự kiện 1. Thẩm quyền, trách nhiệm cung cấp tin, bài a) Đối với các sự kiện do Lãnh đạo Bộ chủ trì hoặc tham dự: - Sự kiện có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN (sau đây gọi là Trung tâm Truyền thông) tham dự: Trung tâm Truyền thông chịu trách nhiệm chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST. - Sự kiện không có Trung tâm Truyền thông tham dự nhưng có một trong các đơn vị báo chí của Bộ tham dự thì đơn vị đó chịu trách nhiệm chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST; trường hợp có từ hai đơn vị báo chí của Bộ trở lên cùng tham dự thì trách nhiệm chuẩn bị tin, bài cung cấp cho Portal MOST được phân công theo thứ tự như sau: Báo Khoa học và Phát triển; Tạp chí KH&CN Việt Nam. - Sự kiện không có Trung tâm Truyền thông và cơ quan báo chí của Bộ tham dự: Đơn vị chủ trì tổ chức hoặc tham gia sự kiện chịu trách nhiệm chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST. b) Đối với các sự kiện do thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chủ trì: Thủ trưởng các đơn vị trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị tin, bài và gửi tới Ban Biên tập Portal MOST. c) Đối với các sự kiện khác có nội dung liên quan đến chức năng quản lý của Bộ hoặc liên quan đến vấn đề KH&CN quan trọng của đất nước, được xã hội quan tâm: Ban Biên tập Portal MOST chịu trách nhiệm tìm kiếm, xử lý và đăng tải trên Portal MOST. 2. Thời gian cung cấp tin, bài a) Sự kiện được tổ chức ở Hà Nội: - Đối với sự kiện tổ chức trong 01 buổi: Các đơn vị gửi tin, bài cho Ban Biên tập Portal MOST không quá 12 giờ sau khi sự kiện kết thúc. - Đối với sự kiện tổ chức thành chuỗi các hoạt động và thời gian tổ chức từ 01 ngày trở lên: Các đơn vị gửi tin, bài cho Ban Biên tập Portal MOST không quá 12 giờ sau Lễ khai mạc; các tin, bài tiếp theo thực hiện theo kế hoạch truyền thông riêng của sự kiện và 12 giờ sau Lễ bế mạc (nếu có). b) Sự kiện được tổ chức ở ngoài Hà Nội: Các đơn vị gửi tin, bài cho Ban Biên tập Portal MOST không quá 24 giờ sau khi kết thúc việc tham gia sự kiện của Bộ. 3. Thời gian biên tập, đăng tải tin, bài a) Đối với sự kiện nổi bật nằm trong kế hoạch truyền thông của Bộ KH&CN, Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm biên tập và đăng tải tin, bài trong vòng 06 giờ kể từ khi nhận được tin, bài do các đơn vị cung cấp. b) Đối với các sự kiện khác, Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm biên tập và đăng tải tin, bài trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được tin, bài do các đơn vị cung cấp. 4. Trường hợp thông tin đặc biệt cần xin ý kiến của Lãnh đạo Bộ, việc gửi và đăng tải thông tin sẽ được thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Điều 9. Quy trình tiếp nhận và trả lời câu hỏi gửi tới Bộ KH&CN qua Portal MOST và Ban Biên tập Portal MOST 1. Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm tiếp nhận, phân loại câu hỏi và chuyển đến các đơn vị liên quan trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận câu hỏi của tổ chức, cá nhân gửi tới Bộ KH&CN qua Portal MOST hoặc điện thoại, hộp thư điện tử của Ban Biên tập Portal MOST. 2. Chậm nhất 12 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận câu hỏi từ Ban Biên tập Portal MOST, đơn vị tiếp nhận câu hỏi có trách nhiệm trực tiếp trả lời kết quả hoặc phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ để trả lời kết quả thông qua hộp thư điện tử hoặc văn bản. Trường hợp hết thời hạn này, đơn vị tiếp nhận câu hỏi chưa có câu trả lời thì phải thông báo tới tổ chức, cá nhân về quá trình xử lý bằng một trong các hình thức sau: trả lời trực tiếp, điện thoại, tin nhắn, hộp thư điện tử, văn bản. 3. Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm đăng tải câu trả lời trong mục hỏi - đáp trên Portal MOST trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận câu trả lời và đề nghị đăng tải trên Portal MOST của đơn vị. 4. Trường hợp câu hỏi không liên quan đến phạm vi, lĩnh vực hoạt động của đơn vị thì phải thông báo ngay cho Ban Biên tập Portal MOST. Điều 10. Quy trình cung cấp, xử lý thông tin về văn bản KH&CN và thông tin khác 1. Các văn bản về KH&CN, bao gồm các văn bản, tài liệu thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ KH&CN có hình thức công khai trên cổng/trang thông tin điện tử quy định tại Phụ lục I Quy chế cung cấp thông tin của Bộ KH&CN (ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 20/6/2018 của Bộ trưởng Bộ KH&CN), phải bổ sung cụm từ "Cổng TTĐT của Bộ" tại mục "Nơi nhận". 2. Đối với các văn bản về KH&CN quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ dự thảo văn bản: Tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST có trách nhiệm gửi đồng thời bản mềm định dạng ".pdf" và ".doc/.docx" để đăng tải trên Portal MOST. 3. Đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo: Tổ chức, cá nhân gửi thông tin cho Portal MOST để đăng tải cần ghi rõ thời gian bắt đầu và kết thúc xin ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến góp ý. 4. Ban Biên tập Portal MOST tiếp nhận, xử lý và đăng tải trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được văn bản về KH&CN và thông tin khác do tổ chức, cá nhân cung cấp. 5. Thời hạn cung cấp và xử lý thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Điều 11. Các thông tin bị từ chối đăng tải Thông tin thuộc một trong các trường hợp sau đây bị từ chối đăng tải trên Portal MOST: 1. Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách về KH&CN của Đảng, Chính phủ và của Bộ KH&CN. 2. Thông tin có nội dung không thuộc phạm vi quy định hiện hành của Nhà nước hoặc không phải là lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN. 3. Thông tin có nội dung thuộc bí mật Nhà nước. 4. Thông tin không đúng sự thật. 5. Thông tin trùng lặp nội dung đã được đăng tải trên Portal MOST. 6. Thông tin không bảo đảm chất lượng, đã được Ban Biên tập Portal MOST đề nghị tác giả cung cấp thông tin xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nhưng không được chấp nhận. 7. Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng tải trên trang/ cổng thông tin điện tử hoặc thông tin vào thời điểm không thích hợp. Chương IV TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP THÔNG TIN CHO PORTAL MOST CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin 1. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm: a) Đề nghị bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử các nội dung sau: Thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình đăng tải trên Portal MOST; Thông tin về đại diện Lãnh đạo đơn vị phụ trách công tác tuyên truyền và Cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của đơn vị cho Portal MOST (họ và tên, số điện thoại, địa chỉ email). Khi có sự thay đổi về các thông tin trên, đơn vị cần thông báo ngay tới Ban Biên tập Portal MOST - Trung tâm Công nghệ thông tin. b) Chỉ đạo cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin cho Portal MOST theo quy định tại Quy chế này, đảm bảo trung bình ít nhất 02 tin, bài, văn bản/ tháng và chịu trách nhiệm về các nội dung thông tin cung cấp cho Portal MOST. c) Chỉ đạo rà soát và cung cấp thông tin liên quan đến chuyên trang, chuyên mục, các thông tin theo trách nhiệm cung cấp của đơn vị trên Portal MOST. 2. Cán bộ đầu mối cung cấp thông tin của đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm: a) Chủ động thu thập thông tin thuộc trách nhiệm của đơn vị; báo cáo lãnh đạo phụ trách công tác tuyên truyền của đơn vị trước khi gửi thông tin để đăng tải trên Portal MOST theo quy định. b) Chủ động rà soát thông tin liên quan đến đơn vị (lãnh đạo đơn vị, chức năng nhiệm vụ, văn bản về KH&CN thuộc phạm vi quản lý của đơn vị,...) trên Portal MOST, kịp thời thông báo cho Ban Biên tập Portal MOST khi có thay đổi. c) Phối hợp với Ban Biên tập Portal MOST trong việc kiểm tra, xác thực thông tin liên quan đến tin, bài, văn bản trong phạm vi lĩnh vực quản lý của đơn vị. d) Tổng hợp, kịp thời báo cáo thủ trưởng đơn vị các vấn đề của tổ chức, cá nhân gửi câu hỏi; thực hiện xử lý câu hỏi của tổ chức, cá nhân theo quy định của Điều 9 Quy chế này. Điều 13. Trách nhiệm của Trung tâm Công nghệ thông tin 1. Tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy chế này trong phạm vi Bộ KH&CN. 2. Báo cáo định kỳ 06 tháng, 01 năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ về tình hình cung cấp thông tin cho Portal MOST của các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN. Điều 14. Nội dung thông tin các đơn vị trực thuộc Bộ cung cấp cho Portal MOST Các đơn vị trực thuộc Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin cho Portal MOST về các vấn đề: 1. Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực phân công quản lý. - Kết quả nổi bật của các đề tài, dự án KH&CN thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên, khoa học - công nghệ về biển, tài nguyên thiên nhiên và môi trường. 2. Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của các bộ, ngành thuộc lĩnh vực phân công quản lý. - Hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực được phân công. - Kết quả nổi bật của các nhiệm vụ, sản phẩm KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và y dược. 3. Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ. - Các quy định, văn bản hướng dẫn về đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ. - Kết quả nổi bật trong hoạt động đánh giá, thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ. 4. Vụ Công nghệ cao - Hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ cao, bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực công nghệ cao khác được Bộ trưởng giao. - Thông tin về các đầu mối kế hoạch KH&CN do đơn vị được giao theo dõi, quản lý. - Thông tin các chương trình thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao. 5. Vụ Kế hoạch - Tài chính - Hoạt động quản lý liên quan đến công tác kế hoạch - tài chính trong lĩnh vực KH&CN. - Các quy định, văn bản hướng dẫn về kế hoạch - tài chính đối với hoạt động KH&CN được Lãnh đạo Bộ giao chủ trì soạn thảo. - Danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước hàng năm. - Công tác tài chính - kế toán của Bộ KH&CN. 6. Vụ Pháp chế - Công tác xây dựng pháp luật. - Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. - Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật. - Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. - Công tác bồi thường của Nhà nước. - Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. - Công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng. - Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế. - Thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế. - Hợp tác với nước ngoài về pháp luật. - Danh sách giám định viên tư pháp theo vụ việc của Bộ KH&CN. 7. Vụ Tổ chức cán bộ - Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ KH&CN và các đơn vị trực thuộc Bộ. - Các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tổ chức cán bộ ngành KH&CN. - Chương trình, kế hoạch thực hiện công tác cải cách hành chính của Bộ. - Tình hình thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập. 8. Vụ Hợp tác quốc tế - Những hoạt động, kết quả nổi bật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN với các tổ chức quốc tế, quốc gia và vùng lãnh thổ. - Các văn bản, quy định hướng dẫn liên quan đến hoạt động đối ngoại. - Các văn bản, quy định hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo Nghị định thư, Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về KH&CN đến năm 2020, Chương trình tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài đến năm 2020. 9. Vụ Thi đua - Khen thưởng - Những hoạt động chung về công tác thi đua, khen thưởng. - Các kết quả về công tác thi đua, khen thưởng. 10. Vụ Phát triển khoa học và công nghệ địa phương - Hoạt động chỉ đạo, điều hành của Bộ KH&CN đối với các địa phương. - Các hoạt động KH&CN nổi bật của các địa phương. - Các kết quả nghiên cứu triển khai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 11. Văn phòng Bộ - Quyết định ban hành: Quy chế làm việc của Bộ KH&CN; Quy chế quản lý trụ sở Bộ KH&CN; Quy chế văn thư, lưu trữ của Bộ KH&CN; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quy chế tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ KH&CN và các quy chế nội bộ khác của Bộ. - Các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ; kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ (thuộc diện được công bố). - Quyết định công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ KH&CN; quyết định ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính; quyết định ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính hàng năm của Bộ. 12. Thanh tra Bộ - Hoạt động thanh tra việc chấp hành và thực hiện các chính sách, pháp luật về KH&CN; xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. - Hoạt động tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thanh tra chuyên ngành KH&CN. 13. Cục Công tác phía Nam - Các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Kết quả đặc biệt nổi bật của các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng và đổi mới công nghệ, hoạt động đổi mới sáng tạo, tạo dựng thị trường KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại khu vực phía Nam. 14. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ - Hoạt động quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách, chiến lược phát triển, chương trình, đề án, dự án và dự thảo các văn bản pháp luật về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ. - Kết quả xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ cho các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, quốc gia. - Kết quả hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ của các tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ ở địa phương. - Hoạt động của Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; các hoạt động nghiên cứu, dự án liên quan đến ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ. - Hoạt động trình diễn kết nối cung cầu công nghệ; hoạt động của mạng lưới các điểm kết nối cung cầu công nghệ. 15. Cục Năng lượng nguyên tử - Hoạt động quản lý nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử. - Cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử. - Các văn bản quy phạm pháp luật về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử. - Phát triển cơ sở hạ tầng hạt nhân; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Thông tin, truyền thông trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Nghiên cứu - Triển khai, ứng dụng công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ, công nghệ hạt nhân trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. - Các hoạt động của Cục Năng lượng nguyên tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ. 16. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia - Hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN của hệ thống các tổ chức thông tin KH&CN. - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin KH&CN. - Hoạt động của các Chợ công nghệ và thiết bị, mạng nghiên cứu và đào tạo (VINAREN). - Hoạt động đăng ký và lưu giữ các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 17. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ thành lập, phát triển doanh nghiệp KH&CN và hỗ trợ sự hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. - Cơ chế, chính sách, chiến lược, phát triển thị trường công nghệ, hỗ trợ ươm tạo, thành lập và phát triển doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thực hiện các chương trình, đề tài, dự án được phê duyệt. - Các quy định, văn bản hướng dẫn, thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển thị trường công nghệ, doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của mạng lưới sàn giao dịch công nghệ. - Hướng dẫn và thực hiện các biện pháp hỗ trợ hoạt động ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các viện nghiên cứu, trường đại học, tổ chức KH&CN, các doanh nghiệp và đầu mối, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN. - Hướng dẫn và thực hiện các biện pháp hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo tại các tỉnh, thành phố, các đầu mối, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo. 18. Cục An toàn bức xạ và hạt nhân - Hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. - Chính sách, quy hoạch phát triển, chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. - Các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. - Kết quả nổi bật trong hoạt động quản lý nhà nước về an toàn, an ninh và thanh sát hạt nhân. 19. Cục Sở hữu trí tuệ - Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ và sáng kiến. - Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ trong phạm vi cả nước. - Các quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện việc đăng ký xác lập quyền, thực thi quyền sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ và các quy định, văn bản liên quan đến sáng kiến. - Kết quả nổi bật trong hoạt động sở hữu trí tuệ và sáng kiến. 20. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. - Các văn bản công bố và hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia; kỹ thuật đo lường Việt Nam. - Hoạt động quản lý chất lượng và đánh giá sự phù hợp. - Thông tin về Giải thưởng Chất lượng Quốc gia. - Thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. - Thông tin cảnh báo chất lượng sản phẩm hàng hóa. - Các hoạt động liên quan đến mã số mã vạch, năng suất chất lượng, sản phẩm, hàng hóa. - Các bài viết liên quan đến các điển hình tiên tiến của doanh nghiệp áp dụng thành công các công cụ, hệ thống quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. - Kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ, cấp quốc gia. - Các văn bản chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Tổng cục. 21. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc - Thông tin về hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và các hoạt động của các nhà đầu tư đang hoạt động trong Khu công nghệ cao Hòa Lạc. - Quy hoạch, kế hoạch phát triển Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Khu công nghệ cao và do Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc ban hành. - Thông tin sưu tầm về KH&CN, hoạt động ươm tạo, đào tạo, chuyển giao công nghệ. 22. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Hoạt động nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chính sách và quản lý KH&CN. - Hoạt động đào tạo sau đại học và đào tạo bồi dưỡng do Học viện đang tiến hành. 23. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc - Nghiên cứu, phát triển các công nghệ thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn theo định hướng và hợp đồng của Nhà nước và các doanh nghiệp. - Phát triển các dự án hợp tác nghiên cứu và triển khai và chủ động đưa các kết quả nghiên cứu vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, chú trọng vào việc nâng cấp các lĩnh vực công nghiệp chiến lược và phát triển các công nghệ hiện đại để gia tăng việc nội địa hóa các công nghệ nhập khẩu, tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. 24. Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ - Tình hình hoạt động của Viện. - Các văn bản hướng dẫn việc khai thác, chuyển giao, áp dụng sáng chế. - Kết quả thực hiện việc kết nối cung - cầu giữa các nhà sáng chế với các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. 25. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam - Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hạt nhân và năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. - Phương hướng, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành năng lượng nguyên tử Việt Nam. - Kết quả nổi bật về các dịch vụ, sản phẩm và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. 26. Viện Ứng dụng công nghệ - Các hoạt động, sự kiện, hội thảo do Viện hoặc các đơn vị thuộc Viện chủ trì tổ chức. - Các hoạt động, sự kiện, hội thảo của các đơn vị bên ngoài tổ chức có sự tham gia của Lãnh đạo Viện. - Các hoạt động chuyên môn, kết quả nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Viện. - Các hoạt động của các tổ chức đoàn thể thuộc Viện (Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh,...). - Các hoạt động khác của Viện. 27. Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ - Các hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Các kết quả nổi bật trong hoạt động KH&CN của Viện. 28. Viện Khoa học sở hữu trí tuệ - Thông tin về hoạt động giám định sở hữu công nghiệp và định giá tài sản trí tuệ: các quy định, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu/trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp, định giá tài sản trí tuệ. - Thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học: các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ về sở hữu trí tuệ. - Thông tin về hoạt động đào tạo: các chương trình, kế hoạch đào tạo về sở hữu trí tuệ, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo về sở hữu trí tuệ. - Thông tin về hoạt động hợp tác quốc tế: các chương trình hợp tác về đào tạo, trao đổi thông tin chuyên môn, nghiên cứu, dự án. 29. Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài cho các vùng miền, địa phương trên cả nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao. - Kết quả nổi bật trong hoạt động tiếp thu, thử nghiệm, tư vấn và chuyển giao công nghệ, phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ,... ứng dụng vào thực tế sản xuất và đời sống. 30. Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước - Hoạt động của Văn phòng và Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia. - Thông tin chung của các nhiệm vụ (đề tài/dự án) được giao cho Văn phòng quản lý. - Kết quả nổi bật của các chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia. 31. Văn phòng Công nhận chất lượng - Các tổ chức được Văn phòng Công nhận Chất lượng công nhận. - Các sự kiện, hội nghị, hội thảo,... do Văn phòng Công nhận Chất lượng tham gia và tổ chức. - Thông tin hoạt động công nhận phục vụ công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. 32. Văn phòng Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ - Các quy định, văn bản hướng dẫn đăng ký hoạt động KH&CN theo các quy định của pháp luật. - Các quy định, văn bản hướng dẫn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận hoạt động ứng dụng công nghệ cao, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao, Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao và Giấy chứng nhận doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. - Các tổ chức KH&CN đã đăng ký hoạt động KH&CN. - Thông tin về các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận. - Các thông tin liên quan đến hoạt động của Văn phòng Đăng ký hoạt động KH&CN. 33. Văn phòng các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia - Hoạt động của Văn phòng Chương trình quốc gia và Ban chủ nhiệm các Chương trình KH&CN quốc gia. - Thông tin các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được Bộ trưởng giao. - Kết quả nổi bật của các Chương trình KH&CN quốc gia. 34. Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia - Hoạt động của Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia. - Thông tin triển khai các chương trình, nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ, hỗ trợ,... - Thông tin về Giải thưởng Tạ Quang Bửu. - Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ. 35. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia - Hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia. - Định hướng ưu tiên, nội dung, yêu cầu, thể thức và phương thức triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ. - Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Quỹ tài trợ. 36. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ - Thông tin về hoạt động của Lãnh đạo Bộ KH&CN, Bộ KH&CN và ngành KH&CN. - Thông tin về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về KH&CN. - Thông tin về các thành tựu KH&CN trên thế giới và Việt Nam. - Thông tin về các hoạt động của Trung tâm theo chức năng và nhiệm vụ được giao. - Các thông tin khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ KH&CN. 37. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập khoa học và công nghệ quốc tế - Các hoạt động nghiên cứu về chính sách, cơ chế quản lý liên quan đến KH&CN của các nước trên thế giới. - Hoạt động đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước. 38. Các đơn vị khác Cần chủ động hoặc khi có yêu cầu của Ban Biên tập Portal MOST, có trách nhiệm cung cấp thông tin theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Chương V ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG CỦA PORTAL MOST Điều 15. Ban Biên tập Portal MOST 1. Ban Biên tập Portal MOST trực thuộc Trung tâm Công nghệ thông tin. Quy mô và tổ chức của Ban Biên tập Portal MOST do Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin quyết định. 2. Ban Biên tập Portal MOST có trách nhiệm: a) Phê duyệt thông tin do các tổ chức, cá nhân cung cấp để đăng tải trên Portal MOST. b) Phê duyệt các thông tin bằng tiếng Anh để đăng tải trên Portal MOST. c) Kiểm tra nguồn gốc thông tin, đánh giá chất lượng thông tin; trong trường hợp cần thiết thì trao đổi với tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác thực, bổ sung hoặc làm rõ nội dung thông tin. d) Liên hệ với tổ chức phụ trách lĩnh vực chuyên môn để làm rõ thông tin có liên quan trong trường hợp thông tin đó do tổ chức hoặc cá nhân ở tổ chức khác cung cấp. đ) Trong trường hợp cần thiết, Ban Biên tập Portal MOST báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ về nội dung thông tin tại thời điểm đưa tin. e) Thu thập, tìm kiếm, biên tập và đăng tải các nội dung liên quan đến chức năng quản lý của Bộ hoặc liên quan đến vấn đề KH&CN quan trọng của đất nước, được xã hội quan tâm. g) Thực hiện tiếp nhận, xử lý và đăng tải thông tin trên Portal MOST theo quy định tại Quy chế này; và các quy định hiện hành có liên quan. h) Tổng hợp, thống kê tình hình cung cấp thông tin trên Portal MOST. 3. Ban Biên tập Portal MOST có quyền: a) Tổ chức hệ thống thông tin viên, cộng tác viên để thu thập các thông tin về hoạt động KH&CN. b) Thuê chuyên gia, cộng tác viên ngắn hạn hoặc dài hạn để giúp việc cho Ban Biên tập Portal MOST. Trong trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ KH&CN đồng ý bằng văn bản. c) Yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN cung cấp thông tin thuộc phạm vi, chức năng quản lý của đơn vị mình để đăng tải trên Portal MOST. d) Tổ chức tập huấn hoặc các buổi tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức có liên quan và các cộng tác viên, thông tin viên phục vụ cho yêu cầu công tác của Portal MOST. đ) Tham gia các sự kiện do Lãnh đạo Bộ chủ trì để thu thập thông tin, viết tin/ bài đăng tải trên Portal MOST. 4. Cán bộ Ban Biên tập Portal MOST được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí; được hưởng chế độ làm việc đặc thù theo loại hình hoạt động của cơ quan truyền thông, báo chí. Điều 16. Bảo đảm vận hành và duy trì hoạt động của Portal MOST 1. Máy chủ Portal MOST đặt tại Trung tâm Công nghệ thông tin. Portal MOST phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, chỉnh sửa, giám sát hoạt động để bảo đảm hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày. Portal MOST phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo các quy định hiện hành. 2. Căn cứ vào nhu cầu thực tế, Portal MOST được trang bị đầy đủ trang thiết bị và các tài nguyên mạng khác, cần thiết phục vụ cho việc thu thập, xử lý và cập nhật thông tin. 3. Portal MOST cần được áp dụng các biện pháp kỹ thuật đủ để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và dữ liệu; xây dựng phương án dự phòng khắc phục sự cố, bảo đảm Portal MOST hoạt động liên tục ở mức tối đa. 4. Kinh phí hoạt động của Portal MOST do ngân sách Nhà nước cấp, tổng hợp chung trong kinh phí hàng năm của Trung tâm Công nghệ thông tin, được Bộ trưởng Bộ KH&CN phê duyệt. Chương VI TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 17. Khen thưởng, xử lý vi phạm 1. Tổ chức và cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp thông tin và duy trì hoạt động của Portal MOST sẽ được xem xét khen thưởng hàng năm theo quy định. 2. Tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thông tin trên Portal MOST, cản trở việc cung cấp thông tin theo quy định, hoặc làm ảnh hưởng tới hoạt động của Portal MOST, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 18. Trách nhiệm thi hành 1. Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp với Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện Quy chế với Bộ trưởng Bộ KH&CN. 2. Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Trung tâm Công nghệ thông tin để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xét xét, quyết định./.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số:2410 /QĐ-BNN-TY CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Về việc xuất hóa chất sát trùng dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Cao Bằng phòng chống dịch bệnh BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP; Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia ngày 20 tháng 11 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dự trữ quốc gia; hành. Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tại công văn số 2885/UBND-NL ngày 09/10/2013 về việc đề nghị hỗ trợ vắc xin Tai xanh, hóa chất sát trùng; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. 1. Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương xuất cấp không thu tiền 5.000 (Năm nghìn) lít hóa chất sát trùng Vetvaco-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Cao Bằng phòng, chống dịch Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRS). Việc xuất cấp nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo đủ số lượng và chất lượng hóa chất. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, phân bổ và hướng dẫn sử dụng hóa chất sát trùng phòng, chống dịch bệnh theo quy định; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Inal ie nam www.vanbanian 3. Cục Thú y chỉ đạo Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương và phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện việc xuất cấp và sử dụng hóa chất dự trữ quốc gia đúng mục đích và theo quy định hiện hành của nhà nước. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng, Giám đốc Xí nghiệp Thuốc thú y Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Vũ Văn Tám; - Vụ Kế hoạch; - Vụ Tài chính; - Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng; - Luu VT, TY. VA NGHIỆP T BONONG! KT BỘ TRƯỞNG PHÁTHỨ TRƯỞNG TEN NO Hayang NOR Hoàng Văn Thắng www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.un 2
ỦY BANNHÂNDÂN THÀNHPHỐHỒCHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO _______ Số: 2733/QĐ-SGDĐT CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________ ThànhphốHồChíMinh, ngày 05tháng9năm2023 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023 - 2024 _______ GIÁMĐỐC SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căncứ Thôngtư số01/TT-TTCPngày 23tháng4năm2014củaThanhtraChínhphủquy địnhviệc xây dựng, phêduyệt địnhhướngchươngtrìnhthanhtra, kếhoạchthanhtra; Căncứ Quyết địnhsố34/2023/QĐ-UBNDngày 16tháng8năm2023củaỦy bannhândânthànhphố HồChíMinhvềbanhànhQuy địnhchức năng, nhiệmvụ, quyềnhạnvàcơcấutổchức củaSởGiáo dục vàĐàotạoThànhphốHồChíMinh; Xét đềnghị củaLãnhđạoThanhtraSởGiáodục vàĐàotạoThànhphốHồChíMinh. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023-2024 của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (đính kèmdanh mục các cuộc thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023 - 2024). Điều 2. Lãnh đạo Trial tra, Lãnh đạo các phòng thuộc Sở; Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện; Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông, đơn vị trực thuộc, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng; Giámđốc trung tâmGiáo dục thường xuyên; các cá nhân, tổ chức thamgia hoạt động giáo dục chịu trách nhiệmthi hành quyết định này./. Nơi nhận: - Nơi điều 2; - Giámđốc Sở GDĐT(để báo cáo); - Thanh tra BGDĐT(để báo cáo); - Thanh tra TPHCM(để báo cáo); - Lưu: VT; TTr (Tr). KT. GIÁMĐỐC PHÓ GIÁMĐỐC Lê Hoài Nam KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂMTRANĂMHỌC 2023 – 2024 (KèmtheoQuyết địnhsố2773/QĐ-SGDĐTngày 05tháng09năm2023) _______ PHẦN I Đánh giá kết quả thực hiện nhiệmvụ nămhọc 2022 - 2023 I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Tổ chức của Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo (Sở GDĐT), giúp Giámđốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật. - Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giámđốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra Thành phố, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ. - Thanh tra Sở có con dấu riêng. - Thanh tra Sở hiện có 11 nhân sự bao gồm: 02 Phó Chánh Thanh tra; 01 Thanh tra viên chính; 02 Thanh tra viên; 05 Chuyên viên thanh tra và 01 viên chức biệt phái. 2. Nhiệmvụ, quyền hạn của Thanh tra Sở - Xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Giámđốc Sở phê duyệt và xây dựng kế hoạch thanh tra nămtài chính theo hướng dẫn của Thanh tra Thành phố gửi Thanh tra Thành phố tổng hợp kế hoạch chung toàn thành phố; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệmcủa Thanh tra Sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. - Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệmvụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở. - Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạmvi quản lý của Sở. - Thanh tra, kiểmtra vụ việc khác do Giámđốc Sở giao. - Hướng dẫn, kiểmtra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. - Theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở. - Thực hiện nhiệmvụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. - Thực hiện nhiệmvụ phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. - Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra viên, công chức làmcông tác thanh tra thuộc Sở và công chức được giao thực hiện nhiệmvụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở. - Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểmtra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. - Tổng kết, rút kinh nghiệmvề công tác thanh tra trong phạmvi quản lý nhà nước của Sở. - Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạmvi quản lý của Sở. - Thực hiện các nhiệmvụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giámđốc Sở giao. II. CÁC MẶT CÔNG TÁC ĐẠT ĐƯỢC 1. Các thành tựu tâmđắc Trong nămhọc 2022-2023, Thanh tra Sở đã ban hành các văn bản hướng dẫn quan trọng về công tác thanh, kiểmtra giáo dục[1]. Những văn bản này giúp thủ trưởng các đơn vị thực hiện tốt nhiệmvụ giáo dục trong tình hình mới; có tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng tổ chức, hoạt động giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục, tạo hành lang pháp lý căn bản cho việc đẩy mạnh đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Xây dựng cơ quan Thanh tra Sở thành một khối đoàn kết, thống nhất, cùng giúp nhau tiến bộ trong nghiệp vụ và đạt được hiệu quả cao trong công tác. Khuyến khích các thành viên Thanh tra Sở học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao; đồng thời, quan tâmbồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận. Thực hiện đúng tinh thần đổi mới công tác thanh tra về thủ tục, quy trình và hồ sơ thanh tra, Thanh tra Sở đã xây dựng và hoàn thiện quy trình nội bộ về xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và công tác lưu trữ hồ sơ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo qui định của pháp luật, đảmbảo sự thống nhất trong thực hiện nhiệmvụ tại cơ quan thanh tra. Kế hoạch thanh tra có sự phân định rõ ràng về phạmvi, thẩmquyền và nội dung thanh tra chuyên ngành và thanh tra hành chính. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được các cấp lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo xử lý kịp thời, đúng quy định pháp luật. Hoàn thành kế hoạch thanh tra đúng tiến độ đã đề ra, đảmbảo chất lượng, phát huy hiệu quả của công tác thanh tra, kiểmtra. Hoạt động đổi mới công tác kiểmtra giáo dục đã được các Phòng Giáo dục và Đào tạo quán triệt và triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ phụ trách công tác kiểmtra khá ổn định, có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình, chủ động hoạt động trên cơ sở chương trình, kế hoạch được cấp có thẩmquyền phê duyệt. Hầu hết các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở đều có xây dựng kế hoạch và thực hiện nghiêmtúc công tác kiểmtra nội bộ trường học theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo; việc xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ của các đơn vị được thực hiện theo hướng dẫn của Công đoàn ngành Giáo dục thành phố; công tác kế toán tại các trường THPTđược thực hiện theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và các hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo; các hoạt động mua sắm, sửa chữa đều được thực hiện theo hướng dẫn và phê duyệt chủ trương của Sở Giáo dục và Đào tạo; hồ sơ pháp lý tổ chức hoạt động của các trường thực hiện theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐTngày 15 tháng 9 năm2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành điều lệ trường THCS, THPTvà trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐTngày 31 tháng 12 năm2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Điều lệ trường mầmnon. Qua công tác thanh tra, các cấp quản lý đã kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh, xử lý những sai phạm; biểu dương, nhân rộng những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt nhiệmvụ. Công tác thanh tra đã góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng giáo dục và năng lực quản lý ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc. 2. Các thành tựu khác 2.1. Công tác thanh tra, kiểmtra a. Công tác thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch Trong nămhọc 2022 - 2023, Thanh tra Sở đã tổ chức 27 cuộc thanh tra, kiểmtra với 95 đơn vị, trong đó Thanh tra: 15 cuộc 26 đơn vị; kiểmtra: 12 cuộc với 69 đơn vị. b. Công tác thanh tra, kiểmtra đột xuất và xử phạt vi phạmhành chính Trong nămhọc 2022-2023, Thanh tra Sở đã thực hiện 18 cuộc kiểmtra đột xuất đối với 27 đơn vị. Thanh tra Sở đã ban hành 11 Quyết định xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục với số tiền: 204.500.000 đồng. Đơn vị bị xử phạt đã thực hiện nộp phạt: 204.500.000 đồng. Không có trường hợp khiếu nại Quyết định xử phạt. c. Thanh tra thi Thanh tra Sở thực hiện thanh tra, kiểmtra các kỳ thi theo quy định như sau: - Kiểmtra, giámsát Ban soạn thảo để thi, coi thi, chấmthi Kỳ thi HSGgiải toán trên máy tính cầmtay cấp TP nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 bổ sung lớp chuyên, tích hợp nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Ban soạn thảo đề thi, Ban coi thi, Ban chấmthi Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp thành phố nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Kỳ thi chọn học viên giỏi lớp 9 lớp 12 cấp thành phố nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Ban soạn thảo đề thi, Ban coi thi, Ban chấmthi Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Kỳ thi tốt nghiệp Trung học cơ sở Chương trình song ngữ tiếng Pháp nămhọc 2022-2023; - Kiểmtra, giámsát Khảo sát tuyển sinh vào lớp 6 trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa nămhọc 2023-2024; - Kiểmtra công tác coi và chấmthi kỳ thi Nghề phổ thông cấp THCS, THPTnămhọc 2022-2023; - Thanh tra công tác chuẩn bị trước, coi thi, chấmthi, chấmphúc khảo kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nămhọc 2023-2024; - Thanh tra công tác chuẩn bị trước, coi thi, chấmthi, chấmphúc khảo, xét công nhận tốt nghiệp Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm2023. d. Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kết luận thanh tra Thanh tra Sở đã triển khai, thực hiện Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra. Sau thanh tra, những mặt còn tồn tại, hạn chế đã được các đơn vị xây dựng kế hoạch khắc phục, chấn chỉnh kịp thời, Thanh tra Sở kiểmtra, rà soát và ban hành văn bản kết thúc theo dõi theo quy định. 2.2. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) a. Công tác tiếp công dân Công tác tiếp công dân được thực hiện ở 2 địa điểm: Văn phòng tiếp công dân ở tầng trệt (Văn phòng Sở trực tiếp phụ trách giải quyết, niêmyết các thủ tục hành chính, văn bản quy phạmpháp luật, công khai kết luận nội dung tố cáo, công khai Quyết định giải quyết khiếu nại); văn phòng tiếp công dân ở tầng 4 (Thanh tra Sở phụ trách giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, công khai kết luận nội dung tố cáo, công khai Quyết định giải quyết khiếu nại). Thực hiện việc phân công cán bộ, thanh tra viên tiếp công dân thường xuyên và định kỳ. Giữ bí mật cho người tố cáo, bảo đảmcác quy định, quy trình tiếp công dân. Trong quá trình tiếp công dân, Thanh tra Sở đã hướng dẫn, giải thích cho công dân về các quy định của pháp luật; giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tạo được sự đồng thuận của công dân trong việc thamgia xây dựng ngành giáo dục phát triển ngày càng vững mạnh. Số lượt tiếp công dân trong nămhọc 2022-2023: 152 (Lãnh đạo Sở: 13; Lãnh đạo Thanh tra: 52; tiếp thường xuyên: 87). b. Công tác xử lý đơn, giải quyết KNTC Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị. Thammưu cho Giámđốc giải quyết KNTC theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạmpháp luật; giữ vững kỷ cương, nền nếp, quy định của pháp luật; tạo sự ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; tạo niềmtin và sự hài lòng của nhân dân đối với ngành giáo dục và đào tạo thành phố. Lãnh đạo Thanh tra Sở thường xuyên theo dõi, nắmtình hình, đặc biệt là các đơn thư có tính chất phức tạp. Nhờ vậy, các kết luận thanh tra đảmbảo tính chính xác, khách quan, đúng quy định pháp luật, đồng thời đảmbảo các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Trong nămhọc 2022-2023, Thanh tra Sở đã tiếp nhận 446 đơn (bao gồm: 41 đơn khiếu nại; 145 đơn tố cáo; 260 đơn phản ánh, kiến nghị, đơn có nhiều nội dung khác nhau) trong đó đơn thuộc thẩmquyền: 46, đơn không thuộc thẩmquyền: 101. Đã xử lý: 446/446 đơn. 2.3. Công tác phòng, chống thamnhũng (PCTN) và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Nămhọc 2022-2023, Sở Giáo dục và Đào tạo đã triển khai và thực hiện 01 cuộc thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với 03 đơn vị và 01 cuộc thanh tra trách nhiệmcủa Hiệu trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống thamnhũng đối với 03 đơn vị. Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệmthủ trưởng về phòng, chống thamnhũng, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về phòng, chống thamnhũng. Lãnh đạo Sở GDĐTluôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện và đề ra biện pháp xử lý phù hợp, đúng quy định, kịp thời. Triển khai kịp thời, toàn diện và tích cực các quy định của pháp luật về PCTNgắn với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làmtheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, công tác PCTNtrong ngành giáo dục trong thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan trên cả hai mặt phòng và chống. Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về công tác PCTNvà thực hành tiết kiệmchống lãng phí được nâng lên đáng kể, đặc biệt là nhận thức đầy đủ về các biện pháp phòng ngừa thamnhũng trong những hoạt động hàng ngày của chính đơn vị mình, của cá nhân thực hiện nhiệmvụ, công vụ. 2.4. Công tác bồi dưỡng, tuyên truyền Tổ chức tập huấn: - Tập huấn cho cán bộ quản lý, công chức, viên chức theo Kế hoạch số 1296/KH-SGDĐTngày 28 tháng 4 năm2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục và Đào tạo hè năm2022: số lượng khoảng 400 người gồm: Công tác kiểmtra của Phòng Giáo dục và Đào tạo - Thực trạng và giải pháp; Nghị định 04/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục; Công tác xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo - Một số vấn đề cần rút kinh nghiệm. 2.5. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số Nămhọc 2022-2023: Thanh tra Sở đã xây dựng kế hoạch số 278/KH-TTr ngày 08 tháng 5 năm2023 về thu thập dữ liệu và số hóa hồ sơ thanh tra năm2023 và đã triển khai đến toàn bộ công chức thanh tra thực hiện, tiến độ thực hiện: hoàn thiện dữ liệu đoàn thanh tra từ năm2019 đến năm2022 trước ngày 01/8/2023. Thanh tra Sở đã thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh; công tác thanh tra; công tác phòng chống thamnhũng định kỳ vào cơ sở dữ liệu Thanh tra Chính phủ tại trang thông tin điện tử: https://csdlbcth.thanhtra.gov.vn/ theo đúng quy định. Công chức thanh tra thực hiện trình ký hồ sơ công việc trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạmvi bí mật nhà nước). Thực hiện chấmthi đua các đơn vị theo phần mềmquản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tại trang thông tin điện tử: https://thiduakhenthuong.hcm.edu.vn/ theo đúng quy định. Thanh tra Sở thực hiện các đường link báo cáo định kỳ về công tác kiểmtra đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo, công tác kiểmtra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc trên trang thông tin điện tử tại địa chỉ: https://thanhtra.hcm.edu.vn/. Dữ liệu tại cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (trừ dữ liệu thuộc phạmvi bí mật nhà nước) được số hóa và lưu trữ tập trung như: hồ sơ đoàn thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch và đột xuất từ năm2019 đến năm2022; văn bản đi, đến được thực hiện thường xuyên liên tục từ tháng 09/2019 đến nay. Thanh tra Sở đã phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện ghi vốn việc thực hiện phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. Trong đó, Thanh tra Sở đã tiến hành xây dựng 4 thủ tục hành chính về: Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại lần 1; giải quyết khiếu nại lần 2; giải quyết tố cáo làmcơ sở cho việc xây dựng phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. 2.6. Công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra a. Đối với các phòng, ban Sở Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp các phòng, ban Sở trong hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành, thực hiện nghiêmcác kết luận thanh tra, giải quyết đơn thư KNTC và xử phạt vi phạmhành chính kịp thời, đúng quy định; tăng cường chỉ đạo kiểmtra, thanh tra việc thực hiện hoạt động giáo dục theo đúng điều lệ. - Phối hợp phòng TCCB, GDTrHkiểmtra việc thực hiện quy chế, điều lệ trường. - Phối hợp phòng GDMN, GDTiH, GDTrH, TCCB và KHTC thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nước và pháp luật về giáo dục đào tạo tại các phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục. - Phối hợp phòng GDTiHvà GDTrHthanh tra việc chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm2018. - Phối hợp phòng KHTC thanh tra công tác tài chính, tài sản. - Phối hợp phòng CTTTthanh tra công tác phòng chống thamnhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống bạo lực học đường và an toàn trường học. - Phối hợp Văn phòng Sở chuẩn bị phương tiện, nhân sự và kinh phí thực hiện các cuộc thanh tra định kỳ theo kế hoạch và tập huấn công tác của Thanh tra Sở. Giámsát việc hủy các phôi bằng hư định kỳ; tiếp các đoàn thanh tra, kiểmtra bên ngoài đối với Sở; tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng liên quan đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn do Giámđốc Sở giao. - Phối hợp Công đoàn ngành thanh tra việc thực hiện Quy chế dân chủ, công khai trong lĩnh vực giáo dục, công tác thi đua, khen thưởng. - Phối hợp các phòng, ban liên quan thamgia Đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống thamnhũng khi được Giámđốc Sở phân công. b. Đối với Thanh tra Thành phố Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Thành phố trong công tác tổ chức tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các quy định về công tác phòng, chống thamnhũng cho Thủ trưởng các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; công tác thanh tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT; liên hệ trong công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, các luật, nghị định, thông tư mới có liên quan hoạt động thanh tra. c. Đối với Thanh tra thành phố Thủ Đức, quận, huyện Phối hợp kiểmtra Quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, học thêm, tư vấn du học, kỹ năng sống; phối hợp xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các đơn vị giáo dục quận, huyện và thành phố Thủ Đức. d. Đối với công an thành phố Phối hợp trong hoạt động thanh tra thi, xác minh bằng cấp có dấu hiệu vi phạm. 2.7. Nguyên nhân những thành tựu Các văn bản hướng dẫn trong hoạt động thanh tra của các cấp có thẩmquyền ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ. Thanh tra Sở được sự quan tâmvà chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Sở, Thanh tra Bộ, Thanh tra Thành phố và sự phối hợp công tác của các phòng ban chuyên môn, quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thông qua các hội thảo tập huấn, hội nghị tổng kết hoạt động thanh tra của cơ quan, Thanh tra Sở đã tổ chức rút kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ công tác thanh tra trong thực tiễn. Đội ngũ cán bộ, công chức thanh tra Sở nhiệt tình, trách nhiệm, chủ động học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. III. NHẬN XÉT 1. Các tồn tại 1.1. Đối với Thanh tra Sở - Công tác theo dõi, xử lý sau thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện Kết luận thanh tra, còn một vài vụ việc chậmtrễ, chưa đúng thời gian quy định. - Thanh tra Sở chưa thực hiện được việc thanh tra độc lập ở một số nội dung, cần sự phối hợp của phòng ban chuyên môn Sở Giáo dục và Đào tạo. 1.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện Tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị (không danh) đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩmquyền Ủy ban nhân dân quận/huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo giải quyết còn gửi vượt cấp về Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo khá nhiều. 1.3. Các trường và đơn vị trực thuộc Sở (gọi chung là cơ sở giáo dục) Việc thực hiện kiến nghị trong kết luận thanh tra đã được các cơ sở giáo dục quan tâmthực hiện so với nămhọc trước nhưng tiến độ khắc phục vẫn còn chậm. Một số cơ sở giáo dục còn chủ quan, thiếu nghiên cứu các văn bản quy phạmpháp luật và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩmquyền để làm căn cứ pháp lý, tổ chức, triển khai các hoạt động của nhà trường đúng quy định pháp luật, quy định của ngành và của địa phương. Một số đơn vị được thanh tra, kiểmtra chưa thực hiện tốt công tác công khai theo quy định của Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐTngày 28 tháng 12 năm2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐTBan hành Quy chế thực hiện công khai đối với CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT- BTC ngày 15 tháng 6 năm2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ; Thông tư số 55/2011/TT- BGDĐTngày 20 tháng 11 năm2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh; Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐTngày 03 tháng 8 năm2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Công văn số 1427/UBND-VX ngày 17 tháng 4 năm2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐTngày 03 tháng 8 năm2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Việc phân công giảng dạy đối với cán bộ quản lý chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT- BGDĐTngày 21 tháng 10 năm2009 của Bộ GDĐTban hành quy định chế độ làmviệc đối với giáo viên phổ thông; Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐTngày 09 tháng 06 năm2017 của Bộ GDĐTvề sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định chế độ làmviệc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèmtheo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐTngày 21 tháng 10 năm2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT. Một số thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT, Hiệu trưởng các trường THPTcông lập và ngoài công lập chưa kịp thời quan tâmđến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và kiến nghị, phản ánh nên còn nhiều trường hợp gửi đơn khiếu nại vượt cấp, gửi đơn tố cáo không đúng thẩmquyền giải quyết. 1.4. Các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học Trong những cơ sở được kiểmtra và qua đơn thư phản ánh của công dân, tại thời điểmkiểmtra một số trung tâmngoại ngữ chưa kịp thời cập nhật pháp lý hoạt động theo quy định (Giấy phép hoạt động giáo dục hết hạn, chưa xin cấp phép mới; một số trung tâmđã có quyết định thành lập trung tâm, nhưng chưa có quyết định cho phép hoạt động giáo dục). Sau ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số trung tâmngoại ngữ không đảmbảo điều kiện hoạt động giáo dục nhưng vẫn tổ chức dạy và thu tiền học viên. 2. Nguyên nhân của những tồn tại 2.1. Nguyên nhân khách quan - Nhân sự phụ trách công tác thanh tra tại Thanh tra Sở còn thiếu so với định biên, nhân sự làmcông tác kiểmtra, xử lý đơn thư còn phân công kiêmnhiệmđối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Cha mẹ học sinh vẫn còn e ngại trong việc tiếp xúc trực tiếp với nhà trường để được giải đáp những thắc mắc, phản ánh kiến nghị của mình. - Trong đội ngũ nhà trường, còn cán bộ, giáo viên chưa nắmrõ chủ trương, yêu cầu nhiệmvụ gây khó khăn cho việc triển khai nhiệmvụ của Thủ trưởng đơn vị, thiếu hợp tác với nhà trường gây khó khăn trong công tác quản lí và cho quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2.2. Nguyên nhân chủ quan - Một số cơ sở giáo dục chưa thật sự quan tâmviệc công khai cách thức tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cha mẹ học sinh qua đường dây nóng của đơn vị (số điện thoại, địa chỉ mail…), chưa công khai kịp thời kết quả quản lý công tác tài chính theo quy định. - Một số cơ sở giáo dục còn lúng túng trong thực hiện quy trình tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết đơn. + Trong tiếp nhận đơn chưa thực hiện bước xử lý, nghiên cứu kỹ về nội dung, thể thức, điều kiện xử lý, điều kiện thụ lý đơn. + Quy trình thực hiện xử lý đơn, giải quyết đơn chưa đảmbảo theo quy định. 3. Biện pháp khắc phục 3.1. Đối với Thanh tra Sở Tiếp tục tăng cường chỉ đạo theo dõi, xử lý sau thanh tra; kịp thời đôn đốc việc thực hiện Kết luận thanh tra đúng thời gian quy định. Trong năm2023, Thanh tra Sở đã đề xuất bổ sung nhân sự theo định biên và được Lãnh đạo Sở phê duyệt. 3.2. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện - Thủ trưởng các cơ quan, CSGD cần làmtốt công tác thammưu theo thẩmquyền trên nguyên tắc nội dung nào thuộc chức năng, nhiệmvụ của mình thì chủ động giải pháp thực hiện, nội dung nào không thuộc thẩmquyền thì phối hợp, thammưu để có văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩmquyền. - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cần quan tâm, đầu tư trực tiếp đến công tác tiếp công dân, xử lý đơn, theo dõi tiếp công dân, thực hiện nghiêmtúc trong bố trí nhân sự, điều kiện cơ sở vật chất địa điểmtiếp dân, các hồ sơ, biểu mẫu theo chỉ đạo của Sở GDĐT, Thanh tra nhà nước quận huyện; cán bộ tiếp dân đảmbảo có nghiệp vụ, có thái độ ứng xử đúng mực. - Tuyên truyền và hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong quá trình triển khai các hoạt động giáo dục cần cẩn thận, kỹ lưỡng, tổ chức tốt nền nếp và công khai rõ ràng sẽ đemlại sự an tâm, tin tưởng, tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, học sinh và đội ngũ của nhà trường về các chủ trương chung của ngành. Điều này cũng góp phần lớn cho thành công của các chủ trương, công tác giáo dục của Thành phố, tích cực ngăn ngừa các phát sinh khiếu nại, tố cáo. 3.3. Các cơ sở giáo dục - Phát huy vai trò của người đứng đầu trong công tác tuyên truyền với đội ngũ và phụ huynh học sinh, học sinh những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mọi người trong việc thực hiện các chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của ngành nhằmtạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệmvụ. - Cần tăng cường công tác quản trị nhà trường, kiểmtra, kiểmsoát hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong thực hiện nhiệmvụ, hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằmphát hiện sớmcác hạn chế, sai sót, hiện tượng tiêu cực để có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết không để xảy ra các điểmnóng. - Tăng cường công tác chỉ đạo, giámsát trong việc giải quyết dứt điểmcác phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo ngay từ cấp cơ sở, nơi phát sinh vụ việc, đặc biệt là các vụ việc có dấu hiệu sẽ phát sinh đông người và phức tạp. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật, thực hành quy chế dân chủ trong khuôn khổ qui định của pháp luật và công khai rõ ràng các chủ trương của cơ quan, đơn vị. - Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức thamgia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do các cơ quan cấp trên tổ chức. Đảmbảo việc theo dõi xử lý kết quả sau khi tiếp công dân và theo dõi kết quả xử lý đơn thư. - Trong quá trình giải quyết đơn phải cầu thị, coi trọng công tác hòa giải, đối thoại với người dân, tuyệt đối không được né tránh trách nhiệm, vòng vo, không dámnhìn nhận những thiếu sót của đội ngũ và trong công tác quản lý để điều chỉnh cho phù hợp (có sai, có sửa, có điều chỉnh và nhận thiếu sót). - Quá trình tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một công việc rất khó khăn nên cần có chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này thông qua việc đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người tiếp công dân, xử lý đơn thư theo khoản 5, Điều 20; Điều 21, Nghị định số 64/2014/NĐ-CP của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, Khoản 3, Điều 7 Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 12 năm2016 của Bộ Tài chính Quy định về chế độ bồi dưỡng đối với người làmnhiệmvụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị và Nghị quyết số 14/2017/NQ-HĐND của ngày 07 tháng 12 năm2017 của HĐND thành phố về chế độ bồi dưỡng người làmnhiệmvụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.4. Các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học Tiếp tục tổ chức kiểmtra việc thực hiện Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học. PHẦN II Kế hoạch công tác thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023-2024 I. NHIỆMVỤ TRỌNG TÂM Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT- BGDĐTngày 04 tháng 12 năm2013 của Bộ GD&ĐT; Thông tư số 01/2014/TT- TTCP ngày 23 tháng 4 năm2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra, Thanh tra Sở GDĐTThành phố Hồ Chí Minh xây dựng nhiệmvụ trọng tâmnămhọc 2023-2024 như sau: 1. Thanh tra hành chính Nămhọc 2023-2024, Thanh tra Sở thực hiện thanh tra hành chính theo quy định tại Điều 11; Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm2013 của Chính phủ. Trong đó tập trung một số nội dung sau: - Thanh tra trách nhiệmcủa thủ trưởng đơn vị đối với công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các trường THPTcông lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. - Thanh tra trách nhiệmcủa thủ trưởng đơn vị đối với công tác phòng chống thamnhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các trường THPTcông lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. 2. Thanh tra chuyên ngành Nămhọc 2023-2024, Thanh tra Sở thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 12, khoản 2 Điều 15 Nghị định số 42/2013/NĐ-CP; Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT. Cụ thể: 2.1. Thanh tra chuyên ngành đối với phòng Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra việc thực hiện quản lý nhà nước và pháp luật về giáo dục và đào tạo tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Thanh tra công tác phòng chống bạo lực học đường và an toàn trường học của Phòng Giáo dục và Đào tạo. - Kiểmtra việc chỉ đạo thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác của Phòng Giáo dục và Đào tạo đầu nămhọc. - Kiểmtra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm2018 và việc đề xuất lựa chọn sách giáo khoa nămhọc mới. - Kiểmtra đối với các tổ chức, cá nhân khác thamgia hoạt động giáo dục (tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo ngoại ngữ tin học). 2.2. Thanh tra chuyên ngành đối với các trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp Thanh tra việc thực hiện đầy đủ quy định về quy chế dân chủ, công khai trong hoạt động giáo dục, việc đảmbảo chế độ, chính sách cho người lao động và công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật tại các trường THPTcông lập và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. 2.3. Thanh tra chuyên ngành đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên - Thanh tra về thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nội dung, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại các trường THPTcông lập. - Thanh tra việc thực hiện các quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác tại các trường THPTcông lập. - Kiểmtra công tác tuyển sinh và thu chi đầu năm. - Kiểmtra việc thu chi đầu năm, kinh phí hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh và kinh phí tài trợ; Công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp. - Kiểmtra việc thực hiện quy chế, điều lệ. 2.4. Thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân khác thamgia hoạt động giáo dục (tư vấn du học, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo trial ngữ tin học, dạy thêmhọc thêm) Kiểmtra Quy chế tổ chức và hoạt động của các trung tâmngoại ngữ, Tin học; cơ sở tư vấn du học. 2.5. Thanh tra chuyên ngành đối với các kỳ thi (Nội dungchi tiết cóphụlục kèmtheo) 3. Công tác khác - Thanh tra, kiểmtra đột xuất những vấn đề bức xúc của xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, phản ánh của người dân qua đường dây nóng và chỉ đạo của các cấp có thẩmquyền. - Thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị theo thẩmquyền. - Xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục. - Theo dõi, đôn đốc, kiểmtra việc thực hiện kết luận, kiến nghị theo quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 03 năm2015 của Chính phủ. - Tổ chức các hội nghị chuyên môn, tổng kết công tác thanh, kiểmtra nămhọc 2023-2024 để đánh giá, rút kinh nghiệm; kiện toàn tổ chức thanh tra. - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và xử lí vi phạmhành chính trong lĩnh vực giáo dục. 4. Công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 100% dữ liệu tại cơ quan Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (trừ dữ liệu thuộc phạmvi bí mật nhà nước) được số hóa và lưu trữ tập trung như: hồ sơ đoàn thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch và đột xuất từ năm 2019 đến năm2023; Hồ sơ giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền từ năm2019 đến cuối năm2023. Thanh tra Sở đã thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh; công tác thanh tra; công tác phòng chống thamnhũng định kỳ vào cơ sở dữ liệu Thanh tra Chính phủ tại trang thông tin điện tử: https://csdlbcth.thanhtra.gov.vn/ theo đúng quy định. Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện ghi vốn việc thực hiện phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. Trong đó, Thanh tra Sở đã tiến hành xây dựng 4 thủ tục hành chính về: Tiếp công dân; giải quyết khiếu nại lần 1; giải quyết khiếu nại lần 2; giải quyết tố cáo làmcơ sở cho việc xây dựng phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Công tác tổ chức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ các văn bản quy phạmpháp luật về công tác thanh tra. Chú trọng thanh tra công tác quản lý của người đứng đầu; đẩy mạnh công tác tự kiểmtra ở các cơ quan và cơ sở giáo dục. Xây dựng kế hoạch thanh tra theo định hướng tập trung vào những nội dung, những cơ sở giáo dục còn yếu, quản lý lỏng lẻo, có nguy cơ phát sinh khiếu nại, tố cáo và bức xúc trong dư luận xã hội. Quan tâmrút ngắn thời gian thanh tra để nâng cao hiệu quả công tác bằng cách tổ chức tốt lực lượng Đoàn thanh tra và chấp hành nghiêmkế hoạch thanh tra đã được phê duyệt. Nâng cao phẩmchất đạo đức nghề nghiệp, chính trị và nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, thanh tra viên và chuyên viên của Thanh tra Sở thông qua việc học tập nâng cao lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, học tập và làmtheo tư tưởng, tấmgương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, ý thức phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Chi bộ Thanh tra Sở. Thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệmgiải quyết các vấn đề phức tạp, khó khăn thông qua buổi họp giao ban hàng tuần. Tiếp tục thammưu ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục và mối quan hệ phối hợp công tác giữa thanh tra Sở GDĐTvà thanh tra quận, huyện. Ban hành văn bản hướng dẫn phòng GDĐTthành phố Thủ Đức, quận, huyện về công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn cơ sở giáo dục trực thuộc về công tác thanh tra, kiểmtra nội bộ, đặc biệt bố trí đủ mỗi Phòng GDĐT01 chuyên viên phụ trách công tác kiểmtra giáo dục trên địa bàn. Kịp thời báo cáo tiến độ của các cuộc thanh tra với thủ trưởng đơn vị, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Tiếp tục xây dựng quy trình, thủ tục thanh tra từng loại chuyên đề nhằmthống nhất trong nội bộ Thanh tra Sở để nâng cao tính chuyên nghiệp về nghiệp vụ thanh tra. 2. Công tác tuyên truyền, ngăn ngừa vi phạm Tiếp tục tăng cường tập huấn công tác tự kiểmtra, kiểmtra nội bộ và xử lý đơn ban đầu và những vấn đề cần thiết nhưng còn yếu kémnhư công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNcho thủ trưởng các đơn vị cơ sở. Thammưu lãnh đạo chỉ đạo và có kế hoạch bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý ở cơ sở trong các lĩnh vực còn yếu và mới như công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Duy trì công tác triển khai văn bản quy phạmpháp luật trong các lần họp giao ban thanh tra, họp đoàn thanh tra. 3. Công tác chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện báo cáo định ký, chấmthi đua các đơn vị. Tiếp tục thực hiện kế hoạch số hóa dữ liệu các đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: hồ sơ đoàn thanh tra, kiểmtra theo kế hoạch và đột xuất từ năm2019 đến năm2023; Hồ sơ giải quyết khiếu nại thuộc thẩmquyền từ năm2019 đến cuối năm2023. Tiếp tục thực hiện đúng quy định về cập nhật thông tin, dữ liệu về báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh; công tác thanh tra; công tác phòng chống thamnhũng định kỳ vào cơ sở dữ liệu Thanh tra Chính phủ. Đảmbảo an toàn các nguồn thông tin, dữ liệu trong chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy hoạt động trên môi trường số. Thanh tra Sở tiếp tục phối hợp với Văn phòng Sở thực hiện ghi vốn việc thực hiện phần mềmxử lý công việc của Thanh tra Sở. III. CÔNG TÁC PHỐI HỢP Thammưu các cơ quan, tổ chức có thẩmquyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phối hợp công tác của các cơ quan, đơn vị có thực hiện chức năng thanh tra, kiểmtra trong ngành giáo dục thành phố như Thanh tra Thành phố, thanh tra các sở ngành, các phòng GDĐT, Thanh tra thành phố Thủ Đức, quận (huyện), các đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý của Sở GDĐT. Xây dựng lực lượng đoàn xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được chọn lựa kỹ những người vững nghiệp vụ chuyên môn liên quan và amhiểu về khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt khâu xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo ban đầu để xác định rõ những nội dung khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩmquyền. Thanh tra Sở phối hợp với Văn phòng và UBKTĐảng ủy sở, các phòng ban chuyên môn, phòng ban chức năng thuộc Sở thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, công tác phòng, chống thamnhũng; thực hiện kịp thời thanh tra các vụ việc theo chỉ đạo của Giámđốc và báo cáo cơ quan có thẩmquyền quản lý theo quy định. Các phòng ban chuyên môn, phòng ban chức năng phối hợp tốt với Thanh tra Sở thực hiện thanh tra theo quyết định của Chánh Thanh tra Sở (thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất), thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNkhi được Giámđốc Sở phân công. Cụ thể: - Phòng Giáo dục Mầmnon: Phối hợp thanh tra chuyên ngành các phòng GDĐTvà các trường mầmnon trên địa bàn Thành phố. Thamgia Đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNkhi được Giám đốc Sở phân công. - Phòng Giáo dục Tiểu học: Phối hợp thanh tra chuyên ngành các phòng GDĐTvà các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Thamgia đoàn xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNkhi được Giámđốc Sở phân công. - Phòng Giáo dục Trung học: Phối hợp thanh tra hành chính và chuyên ngành các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố; thanh tra công tác chuẩn bị trước kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; thamgia đoàn xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNdo Giámđốc Sở phân công. - Phòng Giáo dục Thường xuyên - Chuyên nghiệp và Đại học: Phối hợp thanh tra, kiểmtra chuyên ngành các trung tâmgiáo dục thường xuyên, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thanh tra đối với 03 trường trung cấp, 05 trường cao đẳng trực thuộc Sở; thanh, kiểmtra chuyên ngành các trường trung cấp, cao đẳng trực thuộc; các trường trung cấp, cao đẳng tư thục có nhómngành đào tạo giáo viên, đại học tư thục do UBND Thành phố giao; Thanh tra, kiểmtra trung tâmngoại ngữ tin học về chuyên môn. - Phòng Công tác Chính trị - Tư tưởng: Phối hợp thanh tra hành chính, chuyên ngành liên quan đến công tác nội trú, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống thamnhũng, tiết kiệm, chống lãng phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩmquyền quản lý trên địa bàn thành phố, - Phòng Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục: Phối hợp thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị trong công tác thi, công tác kiểmđịnh chất lượng giáo dục theo thẩmquyền. - Phòng Tổ chức Cán bộ: Phối hợp tổ chức giámsát việc tuyển dụng viên chức ngành GDĐThàng năm, phối hợp thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNcác cơ sở giáo dục theo thẩmquyền và theo chỉ đạo của Giámđốc Sở. - Phòng Kế hoạch Tài chính: Phối hợp thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành về mặt quản lý, sử dụng tài sản, quản lý tài chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNcác cơ sở giáo dục theo thẩm quyền khi có yêu cầu và theo chỉ đạo của Giámđốc Sở. - Phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập: Phối hợp thanh tra, kiểmtra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, xử phạt vi phạmhành chính liên quan đến các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các đơn vị thamgia hoạt động giáo dục trên địa bàn thành phố. - Văn phòng Sở: Phối hợp chuẩn bị phương tiện, nhân sự và kinh phí thực hiện các cuộc thanh tra định kỳ theo kế hoạch và tập huấn công tác của Thanh tra sở. Giámsát việc hủy các phôi bằng hư định kỳ. Phối hợp tiếp các đoàn thanh tra, kiểmtra bên ngoài đối với Sở. Phối hợp thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các phòng GDĐTvà các cơ sở giáo dục theo thẩmquyền. Phối hợp tổ chức tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTNliên quan đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn do GiámĐốc Sở giao. - Văn phòng Đảng ủy: Phối hợp thanh, kiểmtra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN, phản ánh có liên quan đến cán bộ, đảng viên của ngành GDĐTthành phố; Thanh tra sở phối hợp tốt với UBKTđảng ủy theo quy chế phối hợp. - Công đoàn Ngành: Phối hợp thanh, kiểmtra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN, phản ánh có liên quan đến việc thực hiện quy chế dân chủ và chế độ chính sách của người lao động trong ngành giáo dục, đào tạo thành phố. Phối hợp với đoàn thanh tra để kiểmtra các vấn đề có liên quan đến hoạt động công đoàn khi cần thiết. - Trung tâmThông tin và Chương trình giáo dục: Phối hợp Thanh tra sở về việc sử dụng các phần mềm quản lý công việc (nếu có yêu cầu) và giải quyết các sự cố về đường truyền và mạng nội bộ; thamgia đoàn thanh tra để kiểmtra và thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Phối hợp xây dựng website Thanh tra sở trên cổng thông tin của Sở GDĐT. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Lãnh đạo Thanh tra, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên và Chuyên viên Thanh tra sở xây dựng kế hoạch cá nhân trên cơ sở của kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, kịp thời báo cáo Lãnh đạo sở, những trường hợp phức tạp, Lãnh đạo thanh tra sẽ tổng hợp xin ý kiến Giámđốc. Trong phạmvi chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình, các thành viên Thanh tra sở phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện kế hoạch công tác. V. PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM Phụ lục: Danh mục các cuộc thanh tra, kiểmtra nămhọc 2023-2024. SỞ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CUỘC THANH TRA, KIỂMTRANĂMHỌC 2023-2024 (BanhànhkèmtheoQuyết địnhsố2773/QĐ-SGDĐTngày 05tháng9năm2023củaSởGiáodục và ĐàotạoThànhphốHồChíMinh) Thứ Đối tượng thanh Nội dung thanh tra, Thời tự tra, kiểmtra kiểmtra hạn Niên độ và phạmvi Thời Đơn vị Đơn vị thanh tra, kiểmtra hành chủ trì phối hợp - TH, THCS và THPTQuốc tế Á Châu 1 - THCS và THPT Sao Việt Kiểmtra công tác tuyển sinh và các khoản thu chi đầu năm Nămhọc 2023-2024 ngày đến thời điểmkiểm Tháng Thanh tra Phòng 9/2023 Sở NCL - TH, THCS, THPT Quốc tế Cananđa 2 Ban Coi và Chấm Kỳ thi chọn đội Kiểmtra công tác coi tuyển HSGThành và chấmthi phố Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 9/2023 Sở Trường Mầmnon 3 Dãy Núi Xanh - quận Bình Thạnh Kiểmtra việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chămsóc và giáo dục trẻ Nămhọc 2023-2024 ngày đến thời điểmkiểm Phòng Tháng Thanh tra GDMN; 10/2023 Sở QLCSGD NCL 4 Phòng GD&ĐT quận Gò Vấp Kiểmtra Công tác tuyển sinh, việc thu đầu năm, kinh phí 15 HĐBĐDCMHS và kinh ngày phí tài trợ trong lĩnh vực giáo dục Tháng Thanh tra 10/2023 Sở 5 Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên - THPTCần Thạnh môn, thực hiện nội - THPTAn Nghĩa dung, chương trình - THPTNguyễn giáo dục phổ thông Hiền hiện hành và chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nămhọc 2022-2023 ngày đến thời điểmthanh Tháng Thanh tra Phòng 10/2023 Sở GDTrH - THPTVĩnh Viễn 6 - THPTTre Việt Kiểmtra công tác tuyển sinh và các khoản thu chi đầu năm Nămhọc 2023-2024 ngày đến thời điểmkiểm Tháng Thanh tra Phòng 11/2023 Sở NCL 7 Phòng PGD&ĐT Quận 7 Thanh tra Công tác phòng chống bạo lực Nămhọc 2022-2023 học đường và an toàn ngày đến thời điểmthanh trường học Tháng Thanh tra Phòng 11/2023 Sở CTTT - THPTHàn 8 Thuyên - THPTTrần Phú Thanh tra việc thực hiện quy định về thu, quản lí, sử dụng học phí và các nguồn lực tài chính khác 30 Từ năm2022 đến thời Tháng Thanh tra Phòng ngày điểmthanh tra 12/2023 Sở KHTC 9 Phòng GD&ĐT Quận 3 Thanh tra công tác quản lí nhà nước và thực hiện pháp luật của phòng GDĐTvề lĩnh vực giáo dục và đào tạo Nămhọc 2022-2023 ngày đến thời điểmthanh Phòng GDMN; Tháng Thanh tra GDTiH, 01/2024 Sở GDTrH, TCCB; KHTC Thanh tra công tác - THPTVõ Thị SáuTCD, xử lý đơn thư, Nămhọc 2022-2023 10 - THPTNguyễn giải quyết khiếu nại, đến thời điểmthanh Thượng Hiền tố cáo; công tác kiểm tra tra nội bộ trường học Tháng Thanh tra 01/2024 Sở Ban Coi và Chấm 11 kỳ thi HS MTCT cấp TP lớp 12 Kiểmtra công tác coi và chấmthi Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm Tháng Thanh tra ngày theo kế hoạch của Sở 01/2024 Sở GD&ĐT. Các tổ chức ngoại ngữ, tin học, dạy thêm, học thêm, tưKiểmtra Quy chế tổ vấn du học, kỹ chức và hoạt động năng sống trên địa bàn Quận 6 15 Đầu năm2023 đến ngày thời điểmkiểmtra Tháng Thanh tra Phòng 02/2024 Sở NCL - THPTNguyễn Văn Linh Thanh tra công tác 13 thực hành tiết kiệm, - THPTLương Vănchống lãng phí. Can - THPTNgô QuyềnThanh tra công tác 14 - THPTPhước trial chống tham Kiển nhũng. Đầu nămhọc 2022- 2023 đến thời điểm thanh tra Đầu nămhọc 2022- 2023 đến thời điểm thanh tra Tháng Thanh tra Phòng 3/2024 Sở CTTT Tháng Thanh tra Phòng 3/2024 Sở CTTT Phòng PGD&ĐT Quận 11 Ban Coi và Chấm 16 kỳ thi HS giỏi lớp 12 cấp TP Kiểmtra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm2018 và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa nămhọc mới Kiểmtra công tác coi và chấmthi Nămhọc 2022-2023 15 đến thời điểmkiểm ngày tra Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra Phòng 3/2024 Sở GDTrH Tháng Thanh tra 3/2024 Sở 17 thi HS giỏi lớp 12ỳ Kiểmtra công tác cấp TP 18 kỳ thi HS giỏi lớp 9Kiểmtra công tác coi cấp TP Bắt đầu cho đến việc 3 kết thúc việc phúc ngày khảo theo KHcủa Sở GDĐT. Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 3/2024 Sở Tháng Thanh tra 3/2024 Sở 19 thi HS giỏi lớp 9kỳ Kiểmtra công tác cấp TP Ban Coi và Chấm Kỳ thi học viên giỏiKiểmtra công tác coi Giáo dục Thường và chấmthi xuyên cấp TP Bắt đầu cho đến việc 3 kết thúc việc phúc ngày khảo theo KHcủa Sở GDĐT. Bắt đầu cho đến kết 10 thúc ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 3/2024 Sở Tháng Thanh tra 3/2024 Sở - Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Quận 12 21 - Trung cấp Kinh tế- Kỹ thuật Thanh tra, việc thực hiện đầy đủ quy định về quy chế dân chủ, công khai trial hoạt động giáo dục, việc 30 đảmbảo chế độ, ngày chính sách cho người Tháng Thanh tra 4/2024 Sở Công đoàn ngành Nguyễn Hữu Cảnh lao động và công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật. Ban Phúc khảo Kỳ thi học viên giỏi Kiểmtra công tác Giáo dục Thường phúc khảo xuyên cấp TP Bắt đầu cho đến việc 3 kết thúc việc phúc ngày khảo theo KHcủa Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 4/2024 Sở Ban Coi và Chấm 23 Kỳ thi tốt nghiệp THCS tiếng Pháp Kiểmtra công tác coi và chấmthi Bắt đầu cho đến kết 8 thúc Ban coi và chấm ngày theo kế hoạch của Sở GDĐT. Tháng Thanh tra 5/2024 Sở 24 nghiệp THCS tiếngKiểmtra công tác Pháp Bắt đầu cho đến kết 3 thúc việc phúc khảo ngày theo kế hoạch của Sở GD&ĐT. Tháng Thanh tra 5/2024 Sở Ban Coi và Chấm 25 Kỳ thi Tiếng Hoa cấp Tiểu học Kiểmtra công tác coi và chấm Bắt đầu đến khi kết thúc việc coi và chấm thi. Trial Thanh tra 5/2024 Sở 26 thi tiếng Hoa cấp ỳ Kiểmtra công tác Tiểu học Thanh tra/Kiểmtra Trường THCS trên công tác chuẩn bị kỳ địa bàn tuyển sinh thi tuyển sinh vào lớp 10 Ban coi, chấm khảo sát Tuyển Kiểmtra công tác tổ 28 sinh lớp 6 Trường chức coi, chấmkhảo THPTchuyên Trầnsát Đại Nghĩa 3 Bắt đầu đến khi kết ngày thúc việc phúc khảo Thời gian theo KH của Hội đồng thi tuyển sinh Thời gian theo KH ngày của Hội đồng khảo Tháng Thanh tra 5/2024 Sở Tháng Thanh tra 5/2024 Sở Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Ban phúc khảo Tuyển sinh lớp 6 29 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa Kiểmtra công tác phúc khảo 3 Bắt đầu đến khi kết ngày thúc việc phúc khảo Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Hội đồng tuyển Thanh tra/Kiểmtra 30 THPT; Vòng 2 inm trướctkỳlthi tuyển Thời gian theo KH của Hội đồng thi tuyển sinh Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Các Điểmthi tuyển sinh lớp 10 nămhọc 2022- 2023 Thanh tra/Kiểmtra coi 5 Bắt đầu đến kết thúc thi tuyển sinh 10 ngày công tác coi thi. Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Ban Chấmthi, Phúc khảo tuyển sinh lớp 10 NH 2022- 2023 Thanh tra/Kiểmtra công tác chấmthi, phúc khảo Bắt đầu đến kết thúc việc chấmthi, phúc khảo Việc thực hiện các qui định về chấm thi Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Thanh tra/Kiểmtra công tác chuẩn bị thi lượng giáo dục tốt nghiệp THPTnăm Thời gian theo KH của Hội đồng thi tốt nghiệp THPT Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Hội đồng thi tốt 34 nghiệp THPTvà các Điểmthi Thanh tra/Kiểmtra trướctkỳ thi tốt nghiệp ngày của Hội đồng thi tốt THPTnăm2024 Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Các Điểmthi tốt Thanh tra/Kiểmtra 35 nghiệp THPTnăm công tác coi thi TN 2023 THPTnăm2024 Bắt đầu đến kết thúc coi thi Việc thực hiện nội qui, quy chế thi. Tháng Thanh tra 6/2024 Sở Ban Chấmthi, Phúc khảo, Ban Thanh tra/Kiểmtra Thư ký, Ban Làm công tác chấmthi, phách, vòng 2 in phúc khảo thi TN sao đề kỳ thi THPTnăm2024 TNTHPTnăm2024 Thanh tra/Kiểmtra 37 nhận tốt nghiệp công tác xét công THPT 2024 Bắt đầu đến kết thúc việc chấmthi, phúc khảo Việc thực hiện nội qui, quy chế thi chấmthi. Thời gian theo KH 15 của Hội đồng xét ngày công nhận tốt nghiệp THPT Tháng Thanh tra 6,7/2024 Sở Trial 7, Thanh tra 8/2024 Sở [1] Thanh tra sở đã thammưu ban hành các văn bản: + Văn bản số 3280/SGDĐT-TTr ngày 13 tháng 9 năm2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác kiểmtra nội bộ nămhọc 2022-2023 đối với các trường trung học phổ thông (cấp học cao nhất) trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh (công lập, ngoài công lập) và các đơn vị trực thuộc. + Văn bản số 3279/SGDĐT-TTr ngày 13 tháng 9 năm2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác kiểmtra nămhọc 2022-2023 của phòng Giáo dục và Đào tạo. + Quyết định số 2191/QĐ-SGDĐTngày 30 tháng 8 năm2022 của Giámđốc Sở Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt Kế hoạch thanh tra nămhọc 2022-2023.
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 140/2008/QĐ-TTg NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2008 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI BỔ SUNG QUYẾT ĐỊNH SỐ 09/2007/QĐ-TTg NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC SẮP XẾP LẠI, XỬ LÝ NHÀ, ĐẤT THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước; Căn cứ Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước (sau đây gọi tắt là Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg). 1 . Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 1 như sau: "a) Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp); Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn (sau đây gọi chung là công ty nhà nước);" 2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 4 như sau: "a) Lập báo cáo kê khai đầy đủ, đúng hiện trạng sử dụng, đúng biểu mẫu quy định; Giá trị quyền sử dụng đất của từng cơ sở nhà, đất quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 5 và khoản 2, khoản 3 Điều 6 Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg được xác định theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ được công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 hàng năm." 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 4 Điều 6 như sau: "a) Việc chuyển mục đích sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và chỉ áp dụng đối với công ty nhà nước có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo quy hoạch mà không được sử dụng trong thời hạn mười hai (12) tháng liền kể từ khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với các đối tượng không phải là công ty nhà nước và không phải di dời do ô nhiễm môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai". 4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 như sau: "2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất quyết định việc bán, chuyển nhượng bằng hình thức chỉ định trong các trường hợp sau: a) Sau thời hạn thông báo bán đấu giá theo quy định mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; b) Tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hoá thuộc lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường phù hợp với quy hoạch được duyệt. Nếu có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho mục đích xã hội hoá thuộc các lĩnh vực nêu trên thì thực hiện bằng hình thức đấu giá giữa các đối tượng tham gia đăng ký; c) Tổ chức, cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với cơ sở nhà, đất đang thuê của tô chức có chức năng cho thuê nhà, đất (Công ty quản lý kinh doanh nhà, Công ty kho bãi hoặc Công ty dịch vụ công ích) phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước của Công ty quản lý kinh doanh nhà, Công ty kho bãi hoặc Công ty dịch vụ công ích đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Giá bán tài sản trên đất do cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công ty nhà nước trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất đề nghị Sở tài chính thẩm định phải bảo đảm phù hợp với giá trị còn lại theo thực tế đánh giá lại; giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Sở Tài chính xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt giá bán tài sản trên đất, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp bán, chuyển nhượng chỉ định." 5. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau: "1. Đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: a) Số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất); Bộ, ngành làm chủ tài khoản đối với cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương quản lý; Sở Tài chính làm chủ tài khoản đối với cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản lý. b) Trường hợp cơ quan hành chính, đơn vi sự nghiệp có dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được sử dụng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định, để hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhưng không vượt quá dự toán của dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. c) Số tiền thu được còn lại trong tài khoản tạm giữ sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định và số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm b khoản này (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Đối với công ty nhà nước: a) Số tiền bán tài sản trên đất, công ty nhà nước được sử dụng theo chế độ hiện hành. b) Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất); Bộ Tài chính làm chủ tài khoản đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý; Sở Tài chính làm chủ tài khoản đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý. c) Trường hợp công ty nhà nước có dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì Bộ Tài chính quyết định (đối với công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về chủ trương xử lý chung hoặc có nghị quyết giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định (đối với công ty nhà nước thuộc địa phương quản lý) hỗ trợ cho công ty nhà nước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong phạm vi số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định, nhưng không vượt quá dự toán của dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Không quá 50% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm b khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; - Không quá 70% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm b khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các tỉnh còn lại. Số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. d) Số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định và số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm c khoản này (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. đ) Số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất) và do Sở Tài chính làm chủ tài khoản. e) Trường hợp công ty nhà nước có cơ sở nhà, đất phải di dời do ô nhiễm môi trường nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì căn cứ tình hình thực tế tại địa phương và số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất (của từng công ty nhà nước), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi có cơ sở nhà, đất) quyết định hỗ trợ cho công ty nhà nước để thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp cho ý kiến về chủ trương xử lý chung hoặc có nghị quyết giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; riêng đối với các công ty nhà nước thuộc Trung ương quản lý phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi quyết định và không vượt quá dự toán của dự án đầu tư xây dựng dược phê duyệt. Mức hỗ trợ cụ thể như sau: - Không quá 50% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm đ khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các thành phố là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; - Không quá 70% số tiền thu được còn lại quy định tại điểm đ khoản này đối với cơ sở nhà, đất thuộc địa bàn các tỉnh còn lại. Số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước. g) Số tiền thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất sau khi trừ đi chi phí liên quan, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định và số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại điểm e khoản này (nếu có) phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 3. Bộ Tài chính hướng dẫn quy trình, thủ tục cấp phát và hạch toán thu, chi qua ngân sách nhà nước số tiền hỗ trợ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng quy định tại mục 1 và mục 2 khoản này." 6. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau: "1. Tiền sử dụng đất thu được khi chuyển mục đích sử dụng đất sau khi trừ đi phần chi phí tổ chức đã đầu tư vào đất nhưng chưa thu hồi được và các chi phí khác liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất, kể cả chi phí di dời theo chế độ quy định, phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành." Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan khác chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------------------- Số: 33/2010/TT-BLĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2010    THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 94/2009/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG MA TÚY VỀ QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN MA TÚY Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy; Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Để thực hiện thống nhất các quy định của Chính phủ về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết thi hành một số nội dung cụ thể như sau: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn một số điều về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy theo Nghị định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Nghị định 94/2009/NĐ-CP). 2. Thông tư này được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý theo Nghị định 94/2009/NĐ-CP. Điều 2. Xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Việc xác định đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm phải được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định 94/2009/NĐ-CP như sau: 1. Việc xác định học viên cai nghiện (sau đây gọi tắt là học viên) trong thời gian 6 tháng có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải căn cứ vào hành vi của học viên trong 6 tháng cuối của việc chấp hành Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 135/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định 135/2004/NĐ-CP). Hành vi vi phạm nội quy, quy chế, các hình thức kỷ luật được xác định trên cơ sở hồ sơ quản lý học viên tại Trung tâm. 2. Việc xác định người không có nghề nghiệp, có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định trước khi vào cơ sở cai nghiện ma túy như sau: a) Người không có nghề nghiệp là người chưa được học nghề và không có việc làm tạo thu nhập để đảm bảo cuộc sống của bản thân; b) Người có nghề nghiệp nhưng không có việc làm ổn định là người không có việc làm thường xuyên để tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống của bản thân. Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 30 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đề nghị gia đình học viên viết Giấy xác nhận về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi học viên cư trú. 3. Việc xác định người không có nơi cư trú nhất định, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội căn cứ vào hồ sơ đưa học viên vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 16 Nghị định 43/2005/NĐ-CP ngày 5 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm không có nơi cư trú nhất định vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh (Sau đây gọi tắt là Nghị định 43/2005/NĐ-CP). Người không có nơi cư trú nhất định là người được đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Nghị định 43/2005/NĐ-CP mà trong quá trình chấp hành Quyết định cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh vẫn không xác định được có nơi cư trú nhất định. Trường hợp người xác định có nơi cư trú nhất định trong quá trình chấp hành Quyết định cai nghiện tại cơ sở chữa bệnh phải có xác nhận của gia đình và chính quyền địa phương. Trước khi kết thúc thời gian cai nghiện bắt buộc 30 ngày, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đề nghị gia đình học viên viết Giấy xác nhận về tình trạng cư trú của học viên có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi học viên cư trú. 4. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội căn cứ hồ sơ quản lý học viên tại Trung tâm để đánh giá việc chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện của học viên. Học viên có ý thức chấp hành kỷ luật, học tập và rèn luyện tốt là học viên trong quá trình cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội không vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Điều 3. Hồ sơ của đối tượng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Điểm a Khoản 2 Điều 6 và Điểm a Khoản 2 Điều 18 Nghị định 94/NĐ-CP) Hồ sơ của đối tượng cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (Bản sao có đóng dấu của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội) gồm: 1. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định tại Điều 9 Nghị định 135/2004/NĐ-CP hoặc Điều 16 Nghị định 43/2005/NĐ-CP; 2. Quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Điều 12 Nghị định 135/2004/NĐ-CP; 3. Tài liệu, hồ sơ quản lý học viên trong quá trình cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Điều 4. Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao 1. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội thành lập Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao. Thành phần gồm lãnh đạo Trung tâm và Trưởng các Phòng, ban, đội, tổ của Trung tâm. Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội là Chủ tịch Hội đồng, Trưởng phòng Quản lý - Giáo dục là Thư ký Hội đồng. Đối với Trung tâm đã thành lập Hội đồng khen thưởng, kỷ luật học viên theo Quy chế mẫu về khen thưởng, kỷ luật tại Quyết định số 60/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Hội đồng này đồng thời là Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao. 2. Hội đồng xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao tổ chức họp và biểu quyết đối với từng học viên, theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết với số ý kiến bằng nhau thì ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định nhưng phải ghi rõ vào biên bản phiên họp. Biên bản phiên họp xét duyệt người có nguy cơ tái nghiện cao phải ghi rõ ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự. 3. Kết quả phiên họp Hội đồng được niêm yết công khai và thông báo trên loa truyền thanh của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội. Sau 3 ngày thông báo mà không có ý kiến phản ánh thì Giám đốc Trung tâm hoàn thiện hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Trường hợp có ý kiến phản ánh thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết. Điều 5. Điều kiện để xét người sau cai nghiện được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại trung tâm 1. Người sau cai nghiện có một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP thì được xem xét việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy. 2. Gia đình của người sau cai nghiện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là các gia đình đang bị thiên tai, hoả hoạn hoặc có người thân (Bố, mẹ, con, vợ hoặc chồng) đang bị thi hành án phạt tù, bị tai nạn hay bị bệnh nặng mà ngoài người sau cai ra không còn ai để lao động duy trì cuộc sống gia đình, khắc phục thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh, người bị tai nạn. Điều 6. Nội dung thẩm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy và hoãn, miễn áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm của Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Điều 19 Nghị định 94/2009/NĐ-CP) 1. Căn cứ vào Khoản 2 Điều 6, Khoản 2 Điều 18, Khoản 1 và 2 Điều 23 của Nghị định 94/2009/NĐ-CP, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm tra về đối tượng, tính hợp pháp, việc tuân thủ quy trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy và hồ sơ đề nghị hoãn, miễn áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai nghiện. 2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng yêu cầu quy định, trong thời hạn chậm nhất là 2 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Trung tâm quản lý sau cai nghiện bổ sung hồ sơ. Thời điểm thẩm tra tính từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. Điều 7. Trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy 1. Cục trưởng Cục phòng, chống tệ nạn xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy theo thẩm quyền; 3. Chi Cục trưởng Chi Cục phòng, chống tệ nạn xã hội hoặc Trưởng phòng Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; hướng dẫn Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội trong việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy. 4. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh Xã hội có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, thẩm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy; báo cáo kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phối hợp với Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội xác minh, đề xuất giải quyết trường hợp có quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý nhưng thuộc diện được hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định. Điều 8. Về thi hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú và tại Trung tâm 1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải bàn giao người và hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trường hợp người sau cai nghiện có nơi cư trú không thuộc tỉnh, thành phố lập hồ sơ đưa vào cơ sở chữa bệnh thì Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội gửi hồ sơ cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú qua đường bưu điện. Người sau cai nghiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy có trách nhiệm tự khai báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú để được quản lý. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người sau cai nghiện cư trú có trách nhiệm tiếp nhận người và hồ sơ để áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy đồng thời thông báo bằng văn bản việc tiếp nhận cho cơ quan ban hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy và Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội nơi lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy để phối hợp quản lý. 2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma tuý, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội phải bàn giao người và hồ sơ cho Trung tâm quản lý sau cai nghiện hoặc bộ phận quản lý sau cai nghiện đối với địa phương không thành lập Trung tâm quản lý sau cai nghiện. Điều 9. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký. 2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu sau: a) Biên bản Hội đồng xét duyệt đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao (Mẫu số 1); b) Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Mẫu số 2); c) Đơn đề nghị hoãn (miễn) chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy (Mẫu số 3); d) Biên bản bàn giao người sau cai nghiện ma túy (Mẫu số 4); e) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú (Mẫu số 5); g) Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm (Mẫu số 6); h) Giấy xác nhận của gia đình học viên về tình trạng nghề nghiệp, việc làm của học viên (Mẫu số 7); i) Giấy xác nhận của gia đình học viên về tình trạng cư trú của học viên sau cai nghiện (Mẫu số 8). Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.   Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; Website Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, Cục PCTNXH (5b) KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Trọng Đàm    Mẫu số 1 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH SỞ LĐTBXH ………...……. TTCBGDLĐXH ……...….. -------   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    BIÊN BẢN Họp hội đồng xét duyệt đối tượng có nguy cơ tái nghiện cao tại Trung tâm …………………………….. I. Thời gian, địa điểm - Thời gian................................................................................................................... - Địa điểm:............................................................................................................ II. Thành phần2 - Chủ tịch Hội đồng............................................................................................... - Thư ký:............................................................................................................... - Các thành viên:.................................................................................................. - Tổng số thành viên:………… Vắng: …………… (ghi rõ lý do) II. Nội dung - Số đối tượng xét duyệt trong phiên họp của Hội đồng:………….. (danh sách đối tượng kèm theo). - Các ý kiến tại Phiên họp: - Kết luận của Chủ tịch Hội đồng: - Số đối tượng có nguy cơ cao: …………..(danh sách kèm theo). - Ý kiến khác:……   THƯ KÝ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG    1 Địa danh 2 Số thành viên theo Quyết định thành lập Hội đồng   Mẫu số 2 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH UBND TỈNH ……………... UBND HUYỆN ...………… ------- Số: ………/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    QUYẾT ĐỊNH Về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện ma túy CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN Huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)………………………… Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Căn cứ Nghị định số 94/2009/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai nghiện ma túy; Căn cứ vào Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với anh (chị): ……………………………………….do Trung tâm ………………….lập; Theo đề nghị của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện đối với ông (bà):…………... Sinh ngày: ……/…../………..; Nghề nghiệp: ………………………………… Nơi cư trú: ………………………………………………………………… Thời gian quản lý sau cai nghiện:………….2 tháng kể từ ngày:…../…../...……; Điều 2. Quản lý sau cai nghiện tại3: …………………………………………… Điều 3. Giao cho Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện (hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn): ……………………….., xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý sau cai nghiện cho ông (bà): ……………………....................... Điều 4. Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện (hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), ông (bà) có tên tại Điều 1, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   Nơi nhận: - Như Điều 4; - Lưu VT, Phòng LĐTBXH TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Số tháng quản lý sau cai nghiện theo 3 Ghi rõ tên Trung tâm hoặc xã phường được giao quản lý sau cai nghiện   Mẫu số 3 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. Kính gửi: Giám đốc Trung tâm………………………………. ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN, MIỄN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN Tôi tên là:............................................................................................................................... Tôi là người phải chấp hành Quyết định số ............./QĐ-UBND ngày….tháng…. năm….. của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ………………………về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm ………………………………với thời gian .…tháng, (từ ngày … tháng …. năm ………. đến ngày…tháng….năm ……….). Tôi làm đơn này kính đề nghị Giám đốc Trung tâm………………….. cho tôi được hoãn (hoặc miễn) chấp hành biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện. Lý do đề nghị hoãn miễn2:...................................................................................... ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ (các tài liệu chứng minh kèm theo) Kính đề nghị Giám đốc Trung tâm ………………xem xét, giải quyết./.     NGƯỜI LÀM ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên)    1 Địa danh 2 Ghi rõ lý do theo khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP   Mẫu số 4 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. BIÊN BẢN Bàn giao người sau cai nghiện ma túy Hôm nay, ngày …. tháng …. năm ……. tại2........................................................... Chúng tôi gồm: I. BÊN GIAO: Trung tâm:............................................................................................................. Đại diện là (ông/bà): ………………………..Chức vụ:............................................ Địa chỉ:.................................................................................................................. Số điện thoại:........................................................................................................ II. BÊN NHẬN: Trung tâm3......................hoặc Ủy ban nhân dân xã (phường/thị trấn)4 ………….. Đại diện là (ông/bà): ………………………..Chức vụ:............................................. Địa chỉ:................................................................................................................... Số điện thoại:......................................................................................................... III. NỘI DUNG BÀN GIAO: 1) Số người bàn giao: ............................(danh sách họ tên) 2) Số hồ sơ bàn giao: ………………….……(theo danh sách họ tên) Biên bản này được lập thành 3 bản, mỗi bên giữ 1 bản, 1 bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội./.   BÊN GIAO (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) BÊN NHẬN (ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Địa điểm bàn giao 3 Tên Trung tâm quản lý sau cai 4 Tên xã, phường, thị trấn nhận người sau cai   Mẫu số 5 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH UBND HUYỆN……………... UBND XÃ ...……………… -------   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    GIẤY CHỨNG NHẬN Đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại nơi cư trú Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn…………………………… Chứng nhận anh (chị): ………………………………………………………………… Sinh ngày: ……/…../………….; Nơi ở hiện nay: …………………………………….; Đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện cai nghiện tại ma túy2: …………. từ ngày…….tháng….năm……...đến ngày…...tháng…..năm………... theo Quyết định số……/QĐ-UB ngày…..tháng …..năm …………của Ủy ban nhân dân huyện……………………     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Ghi địa danh theo Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện của UBND cấp huyện   Mẫu số 6 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH SỞ LĐTBXH……………. TRUNG TÂM...………… ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------    ………….1, ngày…..tháng……..năm 20….    GIẤY CHỨNG NHẬN Đã chấp hành xong quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm ……………………………. Giám đốc Trung tâm…………………….……………… Chứng nhận anh (chị): ………………………………………………………………… Sinh ngày: ……/…../………….; Nơi ở hiện nay: …………………………………….; Đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện cai nghiện tại2: ………………….. từ ngày…….tháng….năm……...đến ngày…...tháng…..năm………... theo Quyết định số……/QĐ-UBND ngày…..tháng …..năm …………của Ủy ban nhân dân huyện……………………     GIÁM ĐỐC (Ký tên, đóng dấu)    1 Địa danh 2 Ghi tên Trung tâm theo Quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện của UBND cấp huyện   Mẫu số 7 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. Kính gửi: Giám đốc Trung tâm2………………………………. GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIA ĐÌNH Về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên Tôi tên là3: …………………………Thường trú tại...................................... Tôi là4.................học viên5................................................ đang cai nghiện tại Trung tâm......................................xác nhận về tình trạng nghề nghiệp và việc làm của học viên6.............. như sau: Đã làm việc7...............................và thu nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày; Cam kết bố trí cho học viên làm việc8................................khi trở về gia đình..   CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI VIẾT XÁC NHẬN (Ký và ghi rõ họ và tên)    1 Địa danh 2 Tên Trung tâm CBDGLĐXH 3 Tên người viết xác nhận, thân nhân của học viên 4 Quan hệ của người viết với học viên 5 Tên học viên 6 Tên học viên 7 Tên công việc học viên đã làm trước khi vào Trung tâm 8 Tên công việc sẽ bố trí cho học viên   Mẫu số 8 Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2010/TT-BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ LĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------- …………1 ngày…..tháng……..năm 20…. Kính gửi: Giám đốc Trung tâm2………………………………. GIẤY XÁC NHẬN CỦA GIA ĐÌNH Về tình trạng cư trú của học viên sau cai nghiện ma túy Tôi tên là3: …………………………Thường trú tại...................................... Tôi là4................. học viên5................................................ đang cai nghiện tại Trung tâm ...................................... xác nhận học viên6..............sau cai nghiện sống với gia đình tại địa chỉ 7 ..............................................................................................   CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ký tên, đóng dấu) NGƯỜI VIẾT XÁC NHẬN (Ký và ghi rõ họ và tên)    1 Địa danh 2 Tên Trung tâm CBDGLĐXH 3 Tên người viết xác nhận, thân nhân của học viên 4 Quan hệ của người viết với học viên 5 Tên học viên 6 Tên học viên 7 Số nhà, tên (tổ, đường, thôn, ấp, bản...;xã, phường, thị trấn; quận , huyện; tỉnh, thành phố).
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Só: 1828 /TCT-KK V/v hoàn thuế TTĐB, CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2014. Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Cần Thơ Trả lời công văn số 192/CT-KTT ngày 31/10/2013 của Cục Thuế tỉnh Cần Thơ phản ánh vướng mắc trong việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt - MST: 0305085745-001, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Căn cứ Điều 8 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt số 27/2008-QH12 ngày 14/11/2008 quy định về hoàn thuế, khấu trừ thuế TTĐB: “1. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế đã nộp trong các trường hợp sau: a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; b) Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu; c) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, chấm dứt hoạt động có số thuế nộp thừa; d) Có quyết định hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chi thực hiện đối với hàng hoa thực tế xuất khẩu. 2. Người nộp thuế sản xuất hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có chứng từ hợp pháp thì được khấu trừ số thuế đã nộp đối với nguyên liệu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp ở khâu sản xuất. Tại Điều 8 Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 20/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy định về khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt như sau: “Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khẩu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra." Điều 57 Luật Quản lý thuế về các trường hợp thuộc diện hoàn thuế quy định: " 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc diện được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 5. Tổ chức, cá nhân nộp các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp. Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, trường hợp Chi nhánh Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt có số thuế TTĐB đã nộp ở khâu mua nguyên liệu thì được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB phải nộp tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Số thuế chưa khấu trừ hết sẽ được khấu trừ tiếp ở kỳ sau khi xác định số thuế phải nộp. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng đầy đủ các quy định và được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (bao gồm các trường hợp được hoàn theo quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế) thì được hoàn trả từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 59 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ. Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Cần Thơ biết và hướng dẫn Chi nhánh Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt thực hiện Nơi nhận: - Như trên; - CS, PC; - Lưu: VT, KK (3b). 08 KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG HO TỪNG CỤC TRƯỞNG * G THIS CLIC Trần Văn Phu
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 55/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2018 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A ----------------------- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016; Căn cứ Hiệp định hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a ký ngày 06 tháng 11 năm 2015; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Tờ trình số 207/TTr-BTC ngày 27 tháng 12 năm 2017, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a ban hành kèm theo Quyết định này. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH; - Lưu: VT, QHQT (2).ND THỦ TƯỚNG Nguyễn Xuân Phúc KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA I-TA-LI-A (Ban hành kèm Quyết định số 55/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích: - Triển khai Hiệp định hợp tác và tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa I-ta-li-a (sau đây gọi tắt là Hiệp định); - Xác định cụ thể nhiệm vụ, thời gian tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định của Hiệp định, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn; quy định và phân công rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc phối hợp tổ chức thực hiện các quy định của Hiệp định; đồng thời thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt Nam về tương trợ hành chính trong lĩnh vực hải quan, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân. 2. Yêu cầu: - Xác định nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm của Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) và các Bộ, ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện Hiệp định; tạo thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức hữu quan nhằm đảm bảo tạo thuận lợi thương mại, giúp ngăn chặn các vi phạm hải quan và nâng cao hiệu quả kiểm soát hải quan; - Triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Hiệp định phải chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể. Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan được giao nhiệm vụ phải tích cực, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện Hiệp định, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, tiến độ, chất lượng, hiệu quả công tác; đảm bảo quan hệ phối hợp chặt chẽ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH 1. Thực hiện cung cấp và trao đổi thông tin nhằm thực hiện đúng pháp luật hải quan trong ngăn chặn, điều tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hải quan theo quy định; 2. Thực hiện giao hàng có kiểm soát đối với tiền chất, ma túy và chất hướng thần trong phạm vi quyền hạn và theo quy định của pháp luật trong nước; 3. Sử dụng các thông tin và tài liệu nhận được theo quy định của Hiệp định vào các mục đích quy định tại Hiệp định; chỉ được sử dụng các thông tin và tài liệu đó vào các mục đích khác khi được sự đồng ý bằng văn bản của Bên kia; 4. Bảo mật các thông tin và tài liệu trao đổi với bên I-ta-li-a trong khuôn khổ Hiệp định theo các quy định pháp luật trong nước áp dụng đối với các thông tin tài liệu tương tự; 5. Bảo mật dữ liệu cá nhân trao đổi theo Hiệp định ít nhất ngang bằng với mức độ bảo mật quy định trong các quy định pháp luật quốc gia; tiến hành các biện pháp an ninh cần thiết bảo vệ dữ liệu cá nhân được trao đổi theo Hiệp định khỏi sự truy cập trái phép, sửa đổi hoặc phát tán; 6. Thông báo cho Bên cung cấp thông tin kết quả sử dụng thông tin đó để phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước của Bên cung cấp thông tin; 7. Thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật như trao đổi đoàn, đào tạo và hỗ trợ phát triển chuyên sâu, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong sử dụng các thiết bị phát hiện, trao đổi dữ liệu chuyên môn, khoa học và kỹ thuật liên quan đến quy định và thủ tục hải quan. 8. Tiến hành họp giữa hai cơ quan hải quan khi có yêu cầu để tiến hành rà soát việc thực hiện Hiệp định và xây dựng kế hoạch triển khai. III.THỜI GIAN THỰC HIỆN Kế hoạch này được thực hiện kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cho đến khi Hiệp định hết hiệu lực. IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH Hiệp định đã ký bao gồm các quy định liên quan trực tiếp tới lĩnh vực hải quan, trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hải quan, là cơ quan có trách nhiệm thực thi các quy định pháp lý và hành chính liên quan tới kiểm soát tại biên giới đối với các hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển tải, quá cảnh, lưu kho và di chuyển hàng hóa, các quy định liên quan tới các biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát cũng như chống rửa tiền. Do đó, để thực thi Hiệp định, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) là cơ quan chủ trì thực hiện dựa trên cơ sở phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan. Cụ thể: 1. Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) - Chủ trì triển khai thực hiện các nội dung hợp tác được quy định tại Hiệp định và các nội dung nêu tại Mục II của Kế hoạch này sau khi Kế hoạch được ban hành, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan trong quá trình thực hiện; - Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, giải pháp cần thiết nhằm thực hiện có hiệu quả và kịp thời các điều khoản quy định tại Hiệp định; - Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Tài chính định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hiệp định, kịp thời phát hiện những vấn đề phát sinh để đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hai nước; - Tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định, các quy định pháp luật của Việt Nam và I-ta-li-a liên quan đến nội dung hợp tác, phạm vi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trên các phương tiện thông tin; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn về Hiệp định. 2. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị cấp dưới có liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện các phạm vi hợp tác, trao đổi thông tin liên quan đến buôn lậu ma túy, chất hướng thần, tiền chất và những hàng hóa khác có khả năng gây ra những tổn hại cho môi trường, sức khỏe, an toàn và an ninh công cộng; các thông tin liên quan đến hoạt động rửa tiền và chuyển tiền trái phép; giao hàng có kiểm soát trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành; 3. Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị cấp dưới có liên quan phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách hàng hóa, gian lận thương mại và giao hàng có kiểm soát trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành. V. NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ HOẶC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH Về cơ bản, phạm vi, mức độ và lĩnh vực cam kết trong Hiệp định phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về thẩm quyền của cơ quan hải quan. Do đó, việc thực hiện Hiệp định không đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật. VI. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, TÀI CHÍNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT KHÁC ĐỂ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH Theo Điều 12 (Thực hiện) của Hiệp định quy định mỗi Bên chịu chi phí phát sinh cho việc thực hiện Hiệp định. Kinh phí thực hiện các hoạt động xác minh thông tin, cung cấp thông tin,... từ nguồn hoạt động thường xuyên của ngành Hải quan. Ngoài ra, hàng năm, các Bộ, ngành được phân công trong Kế hoạch này chủ động lập dự toán ngân sách hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. VII. TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN HIỆP ĐỊNH Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiệp định, các quy định pháp luật có nội dung liên quan đến phạm vi hợp tác nêu tại Hiệp định./.
THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 121/2004/TT-BTC NGÀY 16 THÁNG 12 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 134/2004/QĐ-TTG NGÀY 20/7/2004 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Bộ Tài chính hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ như sau: I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Thông tư này áp dụng để lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg). 2. Đối tượng được hưởng, phạm vi áp dụng, nguyên tắc hỗ trợ và mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 của Liên Bộ Uỷ ban Dân tộc - Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Mức hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg là mức tối thiểu; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân tỉnh) quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho từng chính sách, nhưng đảm bảo không thấp hơn mức ngân sách trung ương hỗ trợ. 4. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ, Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính và các quy định tại Thông tư này. 5. Căn cứ mức dự toán bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được cấp có thẩm quyền giao, hàng quý cơ quan tài chính cấp trên thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới theo tiến độ thực hiện. 6. Kho bạc nhà nước hướng dẫn Uỷ ban nhân dân xã mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước huyện nơi giao dịch để nhận nguồn kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg để thanh toán cho các hộ dân. II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí: 1.1. Căn cứ số hộ dân tộc thiểu số nghèo thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được bình xét đề nghị từ cơ sở; số thôn bản thuộc đối tượng được hỗ trợ và dự án đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan có liên quan khác xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ở địa phương và xây dựng dự toán ngân sách đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ theo từng chính sách; trong đó xác định rõ các nguồn vốn thực hiện: nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương đảm bảo tối thiểu bằng 20% mức hỗ trợ của ngân sách Trung ương và các nguồn huy động khác theo chế độ quy định. Dự toán ngân sách và các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg được phân kỳ thực hiện theo kế hoạch tổ chức của địa phương, đảm bảo tính khả thi, phù hợp thực tế ở địa phương; báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định bổ sung có mục tiêu cho từng tỉnh trong dự toán ngân sách hàng năm. 1.2. Trên cơ sở dự toán số bổ sung có mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ giao, nguồn ngân sách địa phương và nguồn huy động khác để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ở địa phương, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan lập phương án phân bổ dự toán ngân sách, chi tiết theo từng nhiệm vụ, theo từng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm. 1.3. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao dự toán cho các huyện (chi tiết theo từng nhiệm vụ). Căn cứ mức kinh phí được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao, Uỷ ban nhân dân huyện quyết định phân bổ và thông báo cho từng xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) chi tiết theo từng nhiệm vụ và từng hộ dân được hưởng theo danh sách đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định. 1.4. Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã thông báo công khai mức hỗ trợ đến từng thôn bản, từng hộ dân theo từng chính sách, chế độ được hỗ trợ. 2. Quản lý, cấp phát, thanh toán: Việc cấp phát, thanh toán kinh phí để thực hiện các chính sách theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg cho các đơn vị và cho từng hộ dân phải chặt chẽ, đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng nhất là đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định. Cụ thể: 2.1. Về thực hiện chế độ hỗ trợ nhà ở: 2.1.1. Đối với các hộ dân được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg: - Trường hợp các hộ dân tự làm nhưng có nhu cầu tạm ứng kinh phí để mua vật liệu, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp danh sách các hộ đề nghị tạm ứng gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ tạm ứng. Căn cứ danh sách các hộ đề nghị tạm ứng và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện làm thủ tục tạm ứng cho Uỷ ban nhân dân xã qua Kho bạc nhà nước để Uỷ ban nhân dân xã tạm ứng cho các hộ dân. Mức tạm ứng tối đa bằng 60% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ cho từng hộ dân. Khi công trình hoàn thành, căn cứ kết quả nghiệm thu đối với từng hộ dân có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân; đồng thời làm thủ tục thu hồi số đã tạm ứng (nếu có). Mức thanh toán tối đa cho các hộ dân không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 6 triệu đồng, gồm: ngân sách trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 1 triệu đồng và nguồn huy động khác). - Trường hợp các hộ dân có nhu cầu cung ứng vật liệu và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp đăng ký nhu cầu vật liệu của các hộ dân (phân loại từng loại vật liệu chi tiết theo từng hộ) gửi Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp. Căn cứ số lượng vật liệu các hộ dân ở các xã đã đăng ký, điều kiện cụ thể của từng xã trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân huyện (hoặc đơn vị được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ) ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng vật liệu, đơn vị này thực hiện việc cung ứng cho các hộ dân tại thôn bản. Căn cứ khối lượng vật liệu thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung ứng vật liệu theo chế độ hiện hành. Mức thanh toán tối đa không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đối với các địa phương có rừng và được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện hỗ trợ bằng gỗ cho các hộ dân làm nhà: Phòng Tài chính huyện phối hợp với các đơn vị liên quan căn cứ khối lượng gỗ cung cấp cho các hộ dân để xác định giá trị khối lượng gỗ để phản ánh vào ngân sách theo hướng dẫn tại khoản 3 - phần II - Thông tư này. Giá trị khối lượng gỗ hỗ trợ cho các hộ dân được xác định là phần ngân sách địa phương hỗ trợ các hộ dân. Chi phí khai khác, vận chuyển gỗ (nếu có) do ngân sách địa phương đảm bảo. 2.1.2. Đối với các hộ dân đã được vay trả chậm làm nhà theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 hoặc Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ: - Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ về nhà ở theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và danh sách các hộ dân đã vay tiền làm nhà trả chậm theo quy định tại Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg hoặc Quyết định số 154/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân xã lập danh sách các hộ dân đã vay tiền thuộc xã báo cáo phòng Tài chính huyện. Phòng Tài chính huyện giúp Uỷ ban nhân dân huyện xem xét tổng hợp đề nghị Ngân hàng chính sách xã hội xác nhận số dư nợ vay đến thời điểm lập danh sách (chi tiết từng hộ, số tiền dư nợ gốc, số tiền lãi). Trên cơ sở đó, phòng Tài chính huyện xem xét tổng hợp phần kinh phí phải thanh toán cho Ngân hàng chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân huyện quyết định. - Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện, phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho Ngân hàng chính sách, đồng thời có văn bản thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã kèm danh sách đã chi trả nợ Ngân hàng chính sách xã hội của từng hộ dân; Uỷ ban nhân dân xã thông báo cho từng hộ dân bằng văn bản để làm thủ tục thanh lý khế ước (đối với trường hợp trả hết nợ) hoặc thanh toán giảm số tiền vay trả chậm theo khế ước (đối với trường hợp chưa trả hết nợ) với Ngân hàng chính sách xã hội. Mức thanh toán cho Ngân hàng chính sách xã hội tối đa không vượt quá số dư nợ vay (cả gốc và lãi) của từng hộ dân đến thời điểm thanh toán và không vượt quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước lớn hơn số dư nợ vay còn lại (cả gốc và lãi) của từng hộ dân, phần chênh lệch còn lại được cấp bằng tiền cho các hộ dân. Căn cứ hồ sơ đã được Ngân hàng chính sách xã hội xác nhận, phòng Tài chính huyện kiểm tra, xác định số kinh phí phải cấp cho từng hộ dân và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để cấp cho các hộ dân. 2.2. Về thực hiện chế độ hỗ trợ nước sinh hoạt: Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đăng ký của các hộ dân về phương thức thực hiện; Uỷ ban nhân dân xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện (các hộ dân nhận lu, stéc chứa nước; tự làm bể chứa nước; tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, cấp phát kinh phí để thực hiện. Mức cấp phát thanh toán không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc cấp phát, thanh toán cho các đối tượng theo các phương thức thực hiện như sau: 2.2.1. Đối với các hộ dân được cấp lu, stéc chứa nước: Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, hợp đồng cung ứng giữa đơn vị được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ với đơn vị cung ứng lu, stéc chứa nước; khối lượng lu, stéc chứa nước thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã) và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước để thanh toán cho các đơn vị cung cấp lu, stéc chứa nước. 2.2.2. Đối với các hộ dân tự làm bể chứa nước: - Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao cung ứng xi măng tại thôn bản cho từng hộ dân theo đúng số lượng đã hợp đồng. Khi giao xi măng cho từng hộ dân phải lập bảng kê khối lượng xi măng giao cho từng hộ dân để các hộ ký nhận, Uỷ ban nhân dân xã xác nhận gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ thanh toán. - Căn cứ bảng kê khối lượng xi măng thực tế cung ứng cho các hộ dân, giá bán đến thôn bản đã ký kết và đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán cho đơn vị cung ứng xi măng theo chế độ hiện hành. 2.2.3. Đối với các hộ dân tự đào giếng hoặc tự tạo nguồn nước khác: - Căn cứ danh sách đăng ký của các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo các hội đoàn thể tại địa phương phối hợp với cộng đồng dân cư hướng dẫn giúp đỡ các hộ dân thực hiện. - Phòng Tài chính huyện căn cứ kết quả nghiệm thu của xã, thẩm định và thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân. 2.3. Về thực hiện chế độ hỗ trợ đất sản xuất và đất ở: Căn cứ phương án giải quyết về đất ở và đất sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất; tuỳ theo phương thức thực hiện để có cơ chế cấp phát thanh toán cho phù hợp. Mức thanh toán tương ứng với số diện tích thực tế đã khai hoang (hoặc giao, hoặc chuyển nhượng) và tối đa không vượt quá mức quy định hỗ trợ của nhà nước cho từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thanh toán phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: 2.3.1. Đối với đất dân tự khai hoang: - Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện được giao nhiệm vụ hướng dẫn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức khai hoang theo đúng quy hoạch sử dụng đất của từng xã và phù hợp tập quán canh tác của đồng bào. - Căn cứ kết quả khai hoang của các hộ dân, Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn được Uỷ ban nhân dân giao nhiệm vụ thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu. - Căn cứ danh sách các hộ dân tự tổ chức khai hoang, biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang, giấy đề nghị của Uỷ ban nhân dân xã; phòng Tài chính huyện kiểm tra và cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán cho các hộ dân. 2.3.2. Đối với các nông, lâm trường được giao nhiệm vụ tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất: - Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với các nông, lâm trường tổ chức khai hoang hoặc tổ chức cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất phù hợp với tập quán canh tác của đồng bào. - Căn cứ kết quả tổ chức cho các hộ dân sản xuất của nông, lâm trường, Uỷ ban nhân dân xã và cơ quan chuyên môn (nếu được Uỷ ban nhân dân huyện giao nhiệm vụ) thực hiện nghiệm thu khối lượng, lập biên bản nghiệm thu và danh sách các hộ dân được các nông, lâm trường tổ chức sản xuất (có ký nhận của các hộ) gửi phòng Tài chính huyện làm căn cứ thanh toán. - Căn cứ danh sách các hộ dân được các nông, lâm trường tổ chức sản xuất, biên bản nghiệm thu diện tích tổ chức cho các hộ dân sản xuất, giấy đề nghị của nông, lâm trường; phòng Tài chính huyện kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc nhà nước thanh toán trực tiếp cho các nông, lâm trường. 2.3.3. Đối với đất nhận chuyển nhượng: - Uỷ ban nhân dân huyện giao một đơn vị chuyên môn phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, cùng với các hộ dân xác định diện tích đất chuyển nhượng của các hộ, lập biên bản bàn giao (có xác nhận của các bên liên quan). - Căn cứ chế độ, định mức chi, danh sách và diện tích đất chuyển nhượng của các hộ dân, biên bản bàn giao; phòng Tài chính huyện kiểm tra và cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc nhà nước cho Uỷ ban nhân dân xã để thanh toán, chi trả cho các hộ dân có đất chuyển nhượng. 2.4. Đối với các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại các thôn bản: Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình khai hoang tập trung hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung được thực hiện theo quy định đối với các công trình cơ sở hạ tầng các xã thuộc chương trình 135 (quy định tại Thông tư số 47/1999/TT-BTC ngày 05/5/1999 của Bộ Tài chính và Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135). 2.5 Đối với quỹ đất thu hồi của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp: Thực hiện theo quy định hiện hành 3. Về báo cáo kế toán và quyết toán: - Số kinh phí ngân sách trung ương hỗ trợ thực hịên các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg được hạch toán, quyết toán thu, chi ngân sách địa phương theo quy định hiện hành. Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã, Phòng Tài chính huyện có trách nhiệm phối hợp với Kho bạc nhà nước và các cơ quan liên quan tổ chức theo dõi tình hình thực hiện việc cấp phát thực hiện chính sách quy định tại Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg; hàng tháng Uỷ ban nhân dân xã, phòng Tài chính huyện báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài chính về kết quả thực hiện chương trình, tiến độ thanh toán vốn, Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh. Hàng quý, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố báo cáo tình hình tiến độ thực hiện và kết thúc năm báo cáo quyết toán riêng ngân sách và các nguồn tài chính huy động khác theo chế độ quy định thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gửi Uỷ ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Quốc hội. III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời hướng dẫn, giải quyết.
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ --------------- Số: 1027/TCT-KK V/v: giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT âm 3 tháng liên tục CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2012    Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Qua tổng hợp báo cáo hoàn thuế tháng 01/2012, các Cục Thuế đã giải quyết hoàn 1.866 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với trường hợp “cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết”, chiếm tới 32,11% trên tổng số tiền thuế GTGT đã hoàn. Một số tỉnh có số tiền thuế GTGT đã hoàn lớn đối với trường hợp này là Hà Nội, Đồng Nai… Căn cứ hướng dẫn tại: - Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT; - Thông tư số 94/2010/TT-BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu, Công văn số 3490/BTC-TCT ngày 17/3/2011 của Bộ Tài chính về việc tạm hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu; - Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ; - Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; - Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ. Tổng cục Thuế đề nghị các Cục Thuế trong quá trình giải quyết hoàn thuế GTGT     đối với trường hợp “cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết” cần kiểm tra chặt chẽ đảm bảo đúng quy định: 1. Xác định rõ đối tượng, trường hợp “cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết” theo đúng hướng dẫn tại Phần C Thông tư số 129/2008/TT-BTC và Điều 18 Thông tư số 06/2012/TT-BTC nêu trên. Trường hợp trong kỳ tính thuế, người nộp thuế phát sinh số thuế GTGT đã nộp ở địa phương khác của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh thì được bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của trụ sở chính để xác định số thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ, nếu phần nộp vãng lai ngoại tỉnh lớn hơn số thuế GTGT phải nộp của trụ sở chính thì phần còn lại sau khi bù trù (nếu có) được xác định là nộp thừa và được xử lý số thuế nộp thừa theo hướng dẫn tại Khoản 1.a và Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 28/2011/TT-BTC nêu trên. 2. Kiểm tra hồ sơ khai thuế kỳ có liên quan (bao gồm cả hồ sơ khai bổ sung, nếu có), điều kiện khấu trừ thuế của các hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra. Một số điểm lưu ý như sau: - Số thuế GTGT đề nghị hoàn phải dừng khấu trừ tại chỉ tiêu [42] trên tờ khai thuế GTGT có liên quan. - Doanh thu (giá bán so với giá mua vào, thời điểm kê khai), thuế suất thuế GTGT, các khoản giảm trừ hàng hóa, dịch vụ bán ra. Đối chiếu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với bảng kê chi tiết hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kỳ. Phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Tài sản cố định mua sắm, đầu tư mở rộng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phải có đủ hồ sơ. Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ mà phải tính theo nguyên giá tài sản cố định. - Giá trị quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê được tính trừ khi xác định giá tính thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản. - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa thực tế hao hụt tự nhiên vượt quá định mức hao hụt theo quy định không được khấu trừ. - Hàng hóa tồn kho được khấu từ thuế phải được thể hiện trên hệ thống sổ và chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, phương pháp xác định giá nhập, xuất kho, bao gồm cả kiểm tra chọn mẫu thực tế. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào để xuất khẩu không qua khâu sơ chế, sản xuất chỉ được xét hoàn khi đã thực xuất khẩu. - Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Hợp đồng xuất khẩu (và các phụ lục hợp đồng có liên quan); Tờ khai hải quan xuất khẩu; Hóa đơn xuất khẩu; Chứng từ thanh toán qua ngân hàng. - Chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp không phải xuất trình chứng từ thanh toán qua ngân hàng). - Trường hợp hợp đồng mua bán (và các phụ lục hợp đồng có liên quan) có thỏa thuận thanh toán chậm trả: thời hạn phải thanh toán qua ngân hàng; thời điểm xuất trình chứng từ thanh toán qua ngân hàng; hồ sơ khai giải trình, bổ sung do không xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng đúng thời hạn quy định. Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế biết và thực hiện./.    Nơi nhận: - Như trên; - Lãnh đạo Bộ Tài chính (để báo cáo); - Vụ Pháp chế (BTC); - Các Vụ: PC, CS, TTHT, KTNB, TTr, DNL, CC; - Lưu: VT, KK. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Văn Trường  
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 04/2008/QĐ-TTg NGÀY 09 THÁNG 01 NĂM 2008 PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; Căn cứ Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2005/NĐ-CP; Xét đề nghị của Tổng công ty Cà phê Việt Nam, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cà phê Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Giải thích từ ngữ 1. Trong Điều lệ này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: a) “Luật Doanh nghiệp nhà nước” là Luật Doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003. b) “Luật Doanh nghiệp” là Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. c) Tổng công ty Cà phê Việt Nam (sau đây gọi tắt là Vinacafe) là Công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. d) “Vốn điều lệ của Vinacafe” là vốn do chủ sở hữu đầu tư và được ghi tại Điều lệ này. đ) “Cổ phần chi phối, vốn góp chi phối của Vinacafe” là cổ phần hoặc vốn góp của Vinacafe chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp khác. e) “Quyền chi phối của Vinacafe” là quyền của Vinacafe quyết định đối với điều lệ hoạt động, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, việc tổ chức bộ máy quản lý, thị trường, chiến lược kinh doanh, định hướng đầu tư và các quyết định quan trọng khác của công ty thành viên, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Vinacafe theo quy định tại Điều lệ này, điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối hoặc thỏa thuận giữa Vinacafe với doanh nghiệp đó và các quy định của pháp luật có liên quan. g) “Công ty thành viên” là các đơn vị thành viên do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty (chi nhánh) hạch toán phụ thuộc Vinacafe và đơn vị sự nghiệp hoạt động theo phân cấp của Vinacafe (thuộc khối cơ quan Tổng công ty); - Công ty thành viên hạch toán độc lập do Vinacafe đầu tư 100% vốn điều lệ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; - Doanh nghiệp do Vinacafe đầu tư toàn bộ vốn điều lệ được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại và pháp luật Việt Nam; - Các công ty khác theo quy định của pháp luật. (Danh sách các công ty nêu trên tại thời điểm phê duyệt Điều lệ được ghi tại Phụ lục kèm theo Điều lệ này). h) “Công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Vinacafe” là các công ty do Vinacafe nắm giữ cổ phần, vốn góp trên 50% vốn điều lệ; bao gồm: - Công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; - Công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; - Doanh nghiệp được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại và pháp luật Việt Nam. (Danh sách các công ty nêu trên tại thời điểm phê duyệt Điều lệ được ghi tại Phụ lục kèm theo Điều lệ này). i) “Công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối của Vinacafe” là các loại hình công ty được quy định tại điểm “h” nêu trên do Vinacafe nắm giữ cổ phần, vốn góp không quá 50% vốn điều lệ. (Danh sách các công ty nêu trên tại thời điểm phê duyệt Điều lệ được ghi tại Phụ lục kèm theo Điều lệ này). k) “Công ty tự nguyện tham gia liên kết” là doanh nghiệp không có cổ phần, vốn góp của Vinacafe nhưng tự nguyện tham gia làm thành viên của Vinacafe, chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Vinacafe theo hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận giữa Vinacafe với doanh nghiệp đó. 2. Các từ ngữ khác trong Điều lệ này được giải nghĩa trong Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác thì có nghĩa tương tự như trong các văn bản pháp luật đó. Điều 2. Tên gọi, biểu tượng, trụ sở, hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và vốn điều lệ 1. Tên gọi, biểu tượng: - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Tổng công ty Cà phê Việt Nam; - Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL COFFEE CORPORATION - Tên viết tắt: VINACAFE (Vinacafe); - Biểu tượng:  2. Vinacafe có trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, có các công ty thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện tại một số khu vực trong nước và nước ngoài. 3. Vinacafe là công ty nhà nước, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này; có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty khác. 4. Vinacafe có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng, được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho Bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật. 5. Vinacafe có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình. 6. Vinacafe có quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Vinacafe theo quy định của pháp luật. 7. Vinacafe có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ hợp pháp của Vinacafe tại thời điểm trước khi phê duyệt Điều lệ này. 8. Vốn điều lệ: a) Vốn điều lệ do chủ sở hữu đầu tư được ghi lại Điều lệ này tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 760.343.631.039 đồng (bảy trăm sáu mươi tỷ, ba trăm bốn mươi ba triệu, sáu trăm ba mươi mốt nghìn, không trăm ba mươi chín đồng). b) Khi có sự tăng, giảm vốn điều lệ, Vinacafe phải điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và công bố theo quy định của pháp luật. Điều 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh 1. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của Vinacafe: a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại Vinacafe và các nguồn vốn khác; hoàn thành các nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao. b) Tối đa hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Vinacafe và các công ty thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe. c) Thực hiện việc phát triển, kinh doanh cà phê theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành cà phê của Nhà nước, kết hợp phát triển kinh doanh các ngành, nghề khác nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và các tài nguyên khác được giao theo quy định của pháp luật. d) Phát triển thành tập đoàn kinh tế mạnh, có tiềm lực về tài chính, phương pháp quản lý, điều hành tiên tiến và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và các cây công nghiệp khác để giữ vai trò chủ đạo, chi phối, hỗ trợ và liên kết các hoạt động với các công ty thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe, công ty liên kết. đ) Hoạt động sản xuất, kinh doanh đa ngành, nghề, trong đó ngành, nghề chính là sản xuất, kinh doanh, chế biến cà phê, cao su và các hàng hóa nông sản khác, vật tư, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng. 2. Ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe gồm: Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các ngành, nghề, lĩnh vực chính là: a) Trồng, sản xuất, kinh doanh cà phê, ca cao, cao su, tiêu, điều, mía, chè, cây lương thực và các loại cây công nghiệp khác; trồng rừng, khai thác lâm nghiệp, lâm sản và dịch vụ có liên quan; nuôi, trồng, khai thác thủy, hải sản và dịch vụ có liên quan. b) Đầu tư công nghiệp chế biến nông sản: cà phê, chè, cao su, ca cao, tiêu, điều, đường, mật, … c) Sản xuất, kinh doanh phân bón, vật tư, hàng hóa tiêu dùng phục vụ sản xuất và đời sống. d) Chăn nuôi gia súc, sản xuất, chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm. đ) Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng. e) Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, khai hoang, quản lý, sử dụng và khai thác thủy nông, thủy điện. g) Kinh doanh dịch vụ du lịch, dịch vụ lưu trú, khách sạn, dịch vụ ăn uống, quảng cáo. h) Tư vấn đầu tư xúc tiến thương mại, kinh doanh kho bãi, vận tải hàng hóa và các thiết bị vận tải. i) Đầu tư kinh doanh bất động sản, trung tâm thương mại, cho thuê văn phòng, cao ốc. k) Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật liên quan đến trồng, sản xuất, chế biến cà phê và các hàng hóa nông, lâm, thủy, hải sản; tư vấn, cung ứng xuất khẩu lao động. l) Đầu tư vốn vào các công ty thành viên, công ty cổ phần. công ty trách nhiệm hữu hạn và các công ty khác hoạt động theo quy định của pháp luật. m) Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Điều 4. Chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và đại diện theo pháp luật của Vinacafe 1. Nhà nước là chủ sở hữu của Vinacafe. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Vinacafe. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Vinacafe thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Vinacafe theo quy định của pháp luật. 2. Hội đồng quản trị Vinacafe là đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Vinacafe; đại diện chủ sở hữu đối với công ty do Vinacafe đầu tư toàn bộ vốn điều lệ; chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của Vinacafe tại các doanh nghiệp khác. 3. Người đại diện theo pháp luật của Vinacafe là Tổng giám đốc Vinacafe, trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe. Điều 5. Quan hệ với cơ quan quản lý nhà nước Vinacafe chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước các cấp theo quy định của pháp luật. Điều 6. Tổ chức Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong Vinacafe 1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Vinacafe hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Các tổ chức chính trị - xã hội trong Vinacafe hoạt động theo hiến pháp, pháp luật và điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Vinacafe tạo điều kiện và hỗ trợ để tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức đó. Chương II QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA VINACAFE Điều 7. Quyền của Vinacafe 1. Quyền về vốn và tài sản: a) Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật và thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật. b) Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật. c) Thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh. d) Điều chuyển vốn, tài sản và các nguồn lực khác đã đầu tư, giao cho các công ty thành viên khi cần thiết theo phương thức có thanh toán, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty thành viên, trừ trường hợp tổ chức lại công ty; bảo đảm phù hợp với kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển chung của Vinacafe. đ) Nhà nước không điều chuyển vốn và tài sản tại Vinacafe theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp có quyết định tổ chức lại Vinacafe. 2. Quyền trong kinh doanh: a) Chủ động và phối hợp tổ chức sản xuất, kinh doanh; tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. b) Kinh doanh những ngành, nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của Vinacafe và nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. c) Tìm kiếm thị trường, khách hàng trong nước, ngoài nước và ký kết hợp đồng. d) Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do Nhà nước định giá. đ) Quyết định các dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; sử dụng vốn, tài sản của Vinacafe để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác, thuê, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. g) Sử dụng vốn của Vinacafe hoặc vốn huy động để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. h) Sử dụng phần vốn nhà nước thu về do cổ phần hóa công ty thành viên và nhượng bán một phần hoặc toàn bộ vốn đã đầu tư ở công ty thành viên, công ty có phần, vốn góp của Vinacafe theo quy định của pháp luật. i) Quyết định đầu tư thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu các công ty (chi nhánh) hạch toán phụ thuộc, văn phòng đại diện của Vinacafe ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. k) Cùng với các công ty thành viên và các nhà đầu tư khác thành lập công ty mới hoặc công ty liên kết trong nước và ngoài nước dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài với mức cổ phần, vốn góp của Vinacafe vào mỗi công ty đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong Báo cáo tài chính gần nhất cùa Vinacafe; nếu sử dụng trên hạn mức này, phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. l) Thuê một phần hoặc toàn bộ công ty khác, mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác với mức vốn đến 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Vinacafe; tiếp nhận công ty khác tự nguyện tham gia liên kết với Vinacafe. m) Tuyển chọn, ký kết hợp đồng lao động, bố trí, sử dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động; lựa chọn hình thức trả lương, thưởng cho người lao động trên cơ sở hiệu quả sản xuất, kinh doanh và các quy định của pháp luật về lao động, tiền lương, tiền công. n) Xây dựng, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức lao động, đơn giá tiền lương và chi phí khác trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh theo quy định của pháp luật. o) Có các quyền kinh doanh khác theo nhu cầu của thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật. 3. Quyền về tài chính: a) Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu Vinacafe; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác của cá nhân; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu Vinacafe. Trường hợp Vinacafe huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện theo quy định của pháp luật. b) Chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của Vinacafe; được thành lập, sử dụng và quản lý các quỹ của Vinacafe theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc thù của ngành cà phê. c) Quyết định trích khấu hao tài sản cố định theo nguyên tắc mức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn vô hình của tài sản và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính. d) Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh, chính sách đối với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giá của Nhà nước không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của Vinacafe. đ) Được chi thưởng sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ; thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Các khoản tiền thưởng này được hạch toán vào chi phí kinh doanh của Vinacafe và được thực hiện một lần với mức thưởng tối đa không quá mức hiệu quả của sáng kiến đổi mới, cải tiến kỹ thuật, quản lý và công nghệ, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và chi phí mang lại trong một năm. e) Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền chủ sở hữu đối với phần vốn đã đầu tư vào các công ty thành viên và các công ty khác. g) Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân tạo và công ích. h) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập quỹ dự phòng tài chính, phần lợi nhuận thực hiện còn lại được phân chia và sử dụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp từng công ty thành viên Vinacafe còn nợ đến hạn phải trả mà chưa trả hết thì công ty thành viên đó chỉ được trích thưởng cho công nhân viên, kể cả người quản lý sau khi đã trả hết nợ đến hạn. i) Được thành lập các quỹ tài chính tập trung để thực hiện các nhiệm vụ của Vinacafe theo quy định của pháp luật. Việc thành lập và sử dụng các quỹ này được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe. k) Được bảo lãnh, thế chấp và tín chấp cho công ty thành viên và các doanh nghiệp khác vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật. l) Có các quyền khác về tài chính theo quy định của pháp luật. 4. Quyền tham gia hoạt động công ích: a) Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu. Đối với hoạt động công ích theo đặt hàng, giao kế hoạch của Nhà nước thì Vinacafe có nghĩa vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng theo giá và phí do Nhà nước quy định. b) Được xem xét đầu tư bổ sung tương ứng với nhiệm vụ công ích được giao, được bù đắp chi phí hợp lý phục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động theo nguyên tắc sau đây: - Đối với các sản phẩm, dịch vụ thực hiện theo phương thức đấu thầu thì Vinacafe tự bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu; - Đối với các sản phẩm, dịch vụ công ích không thể thực hiện theo phương thức đấu thầu mà được Nhà nước đặt hàng (giao nhiệm vụ, kế hoạch) thì Vinacafe được sử dụng phí hoặc doanh thu từ cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo đặt hàng của Nhà nước để bù đắp chi phí hợp lý phục vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động, trường hợp các khoản thu không đủ để bù đắp chi phí hợp lý thì được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch và bảo đảm lợi ích thỏa đáng cho người lao động và Vinacafe. c) Xây dựng, áp dụng các định mức chi phí, đơn giá tiền lương trong giá thực hiện thầu, trong dự toán do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch. d) Thực hiện các quyền khác của Vinacafe theo quy định của pháp luật. 5. Quyền chi phối doanh nghiệp khác: Vinacafe thực hiện quyền chi phối doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. Điều 8. Nghĩa vụ của Vinacafe 1. Nghĩa vụ đối với vốn và tài sản: a) Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vinacafe và vốn Vinacafe tự huy động. b) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của Vinacafe trong phạm vi số tài sản của Vinacafe. c) Định kỳ đánh giá lại tài sản của Vinacafe theo quy định của pháp luật. 2. Nghĩa vụ trong kinh doanh: a) Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng ký; bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo tiêu chuẩn Vinacafe đã đăng ký. b) Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. c) Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động và quyền tham gia quản lý Vinacafe của người lao động theo quy định của pháp luật. d) Thực hiện các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường. đ) thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước. e) Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu; chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. g) Chịu trách nhiệm trước người đầu tư vốn về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập doanh nghiệp khác. h) Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của Vinacafe trong sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. i) Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Nghĩa vụ về tài chính: a) Tự chủ về tài chính, tự cân đối về các khoản thu chi, kinh doanh có hiệu quả, bảo đảm chi tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đầu tư do chủ sở hữu nhà nước giao hoặc theo kế hoạch của Vinacafe; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. b) Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, bao gồm cả phần vốn đầu tư vào công ty khác, tài nguyên đất đai, mặt nước và các nguồn lực khác do Nhà nước giao, cho thuê. c) Sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khi Nhà nước yêu cầu. d) Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vốn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài chính của Vinacafe. đ) Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của Vinacafe. e) Thực hiện các nghĩa vụ khác được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe và quy định khác của pháp luật. 4. Nghĩa vụ khi tham gia hoạt động công ích: a) Cung ứng dịch vụ công ích do Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng theo đúng đối tượng, giá và phí mà Nhà nước quy định. b) Nhận nhiệm vụ công ích do Nhà nước giao hoặc đặt hàng phù hợp với khả năng của Vinacafe và giao lại một phần hoặc toàn bộ nhiệm vụ công ích cho các công ty thành viên thực hiện theo quy định của Nhà nước. c) Thực hiện việc ký kết hợp đồng và hạch toán kinh tế theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động công ích của Vinacafe; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do Vinacafe trực tiếp thực hiện và cung cấp. d) Cung cấp đủ số lượng sản phẩm, dịch vụ công ích, đảm bảo đúng chất lượng, đúng đối tượng và đúng thời gian. đ) Thực hiện các nghĩa vụ công ích khác theo quy định của pháp luật. Điều 9. Nghĩa vụ và trách nhiệm của Vinacafe đối với các công ty thành viên 1. Định hướng chiến lược kinh doanh của các công ty thành viên theo chiến lược kinh doanh của Vinacafe và phù hợp với điều lệ của Vinacafe và điều lệ của các công ty thành viên. 2. Phối hợp với các công ty thành viên trong việc tìm kiếm cung cấp nguồn đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà từng đơn vị đơn lẻ không có khả năng thực hiện hoặc thực hiện không có hiệu quả hoặc làm giảm hiệu quả kinh doanh chung của Vinacafe. 3. Chủ trì xây dựng, thông qua và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở phát huy các lợi thế sẵn có, tạo ra sức mạnh tổng hợp, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh hoặc hạn chế tình trạng đầu tư, kinh doanh trùng lặp, phân tán. 4. Chủ trì thực hiện các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, tiếp thị xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế và một số dịch vụ khác nhằm tạo điều kiện cho các công ty thành viên mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 5. Thực hiện các quyền chi phối của Vinacafe đối với công ty thành viên, công ty bị chi phối theo điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối làm tổn hại đến lợi ích của các đơn vị thành viên, công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Vinacafe. Chương III QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU ĐỐI VỚI VINACAFE Điều 10. Quyền của chủ sở hữu đối với Vinacafe 1. Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Vinacafe như sau: a) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đa dạng hóa sở hữu Vinacafe theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. b) Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động, phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacafe theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư. c) Phê duyệt mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. d) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và các thành viên (ủy viên) Hội đồng quản trị của Vinacafe theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thẩm định của Bộ Nội vụ. đ) Chấp thuận để Hội đồng quản trị Vinacafe quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc ký hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc Vinacafe theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. e) Quyết định việc đầu tư để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với Vinacafe theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính. g) Quyết định các dự án đầu tư của Vinacafe, các dự án đầu tư ra nước ngoài của Vinacafe thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư. h) Phê duyệt đề án thành lập mới doanh nghiệp do Vinacafe đầu tư 100% vốn điều lệ và phương án tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể doanh nghiệp do Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ. i) Yêu cầu Vinacafe báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất các thông tin về hoạt động kinh doanh, tài chính của Vinacafe theo quy định tại Chương VIII Điều lệ này. k) Quyết định kiểm tra, giám sát Vinacafe trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ được giao, việc sử dụng vốn và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Vinacafe, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc Vinacafe theo quy định của pháp luật. l) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: a) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và các thành viên (ủy viên) Hội đồng quản trị Vinacafe. b) Thẩm định việc thực hiện quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc Vinacafe do Hội đồng quản trị Vinacafe trình Thủ tướng Chính phủ thông qua đối với trường hợp Tổng giám đốc không đồng thời là thành viên (ủy viên) Hội đồng quản trị. c) Quyết định xếp lương, nâng lương, phụ cấp lương đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị Vinacafe. d) Chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn của Vinacafe mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, tham gia đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Vinacafe và hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc Vinacafe theo quy định của pháp luật. đ) Có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản khi Hội đồng quản trị Vinacafe trình Thủ tướng Chính phủ về: - Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe; - Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacafe; - Tổ chức lại, giải thể, đa dạng hóa sở hữu Vinacafe; - Đề án thành lập mới doanh nghiệp do Vinacafe đầu tư 100% vốn điều lệ và phương án tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể doanh nghiệp do Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ. e) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư của Vinacafe thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư. g) Quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Bộ quản lý ngành theo quy định của pháp luật. 3. Bộ Tài chính: a) Thực hiện việc đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của Vinacafe theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. b) Tham gia đánh giá kết quả hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của Tổng giám đốc Vinacafe theo quy định của pháp luật; thực hiện việc giám sát và đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn; phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Vinacafe. c) Thỏa thuận thông qua, sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe. d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của Vinacafe. đ) Có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản khi Hội đồng quản trị Vinacafe trình Thủ tướng Chính phủ về: - Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacafe; - Tổ chức lại, giải thể, đa dạng hoá sở hữu Vinacafe; - Quyết định đầu tư vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với Vinacafe; - Đề án thành lập mới doanh nghiệp do Vinacafe đầu tư 100% vốn điều lệ và phương án tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể doanh nghiệp do Vinacafe nắm giữ 100% vốn điều lệ. 4. Bộ Nội vụ: Thẩm định về quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: a) Giám sát việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao cho Vinacafe. b) Có ý kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản khi Hội đồng quản trị Vinacafe trình Thủ tướng Chính phủ về: - Mục tiêu, chiến lược, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe; - Phê duyệt, bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vinacafe; - Tổ chức lại, giải thể, đa dạng hóa sở hữu Vinacafe. c) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. 6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật. Điều 11. Trách nhiệm của chủ sở hữu đối với Vinacafe 1. Thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Vinacafe theo Điều lệ này và các quy định khác của pháp luật. 2. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của Vinacafe, không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Vinacafe và các công việc thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và bộ máy quản lý, điều hành của Vinacafe. 3. Chịu trách nhiệm hành chính và vật chất về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ; chịu trách nhiệm đầu tư đủ vốn điều lệ cho Vinacafe. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn điều lệ của Vinacafe. 4. Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp sau đây: a) Khi Vinacafe không thực hiện đúng mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn đã quy định. b) Để xảy ra tình trạng tham nhũng, quan liêu, thất thoát tài sản nhà nước ở Vinacafe. c) Cán bộ quản lý Vinacafe do mình bổ nhiệm gây thiệt hại lớn đối với Vinacafe, báo cáo không trung thực tình hình tài chính của Vinacafe. d) Bổ nhiệm lại hoặc quyết định chuyển công tác sang vị trí tương đương hoặc cao hơn đối với Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và cán bộ quản lý khác của Vinacafe do mình bổ nhiệm mà có các vi phạm sau đây: - Để Vinacafe lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; đầu tư mới mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ; - Khi Vinacafe đã lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản; - Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do người bổ nhiệm, tuyển dụng giao hoặc không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; - Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác, báo cáo không trung thực tình hình tài chính Vinacafe; - Để xảy ra các sai phạm về quyền quản lý, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định; - Vinacafe thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu; - Vi phạm khoản 9 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp nhà nước; - Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chương IV TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VINACAFE Điều 12. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vinacafe 1. Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Vinacafe gồm: - Hội đồng quản trị; - Ban kiểm soát; - Tổng giám đốc; - Các Phó tổng giám đốc; - Kế toán trưởng; - Bộ máy tham mưu giúp việc: Văn phòng và các Ban (bộ phận) chuyên môn. 2. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của Vinacafe có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu kinh doanh trong quá trình hoạt động. Vinacafe phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ khi thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành quy định tại khoản 1 Điều này. Mục 1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Điều 13. Chức năng và cơ cấu của Hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị Vinacafe là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Vinacafe; thực hiện các quyền, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với các công ty do Vinacafe đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của Vinacafe tại các doanh nghiệp khác. 2. Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Vinacafe để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Vinacafe, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Điều lệ này. 3. Hội đồng quản trị Vinacafe có không quá 07 (bảy) thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỹ luật, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách, các thành viên khác có thể là chuyên trách hoặc không chuyên trách. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị 1. Nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư, cho thuê hoặc giao cho Vinacafe. 2. Quyết định chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của Vinacafe sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định kế hoạch hàng năm của Vinacafe và chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngành, nghề kinh doanh của các công ty thành viên do Vinacafe sở hữu 100% vốn điều lệ. 3. Quyết định các dự án đầu tư nằm trong quy hoạch, kế hoạch hàng năm, kế hoạch 05 năm của Vinacafe đã được Thủ tướng Chính phủ (hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ) phê duyệt; phân cấp cho Tổng giám đốc Vinacafe, người đại diện phần vốn của Vinacafe ở các doanh nghiệp khác quyết định đầu tư hoặc biểu quyết quyết định đầu tư các dự án trong kế hoạch đã được Hội đồng quản trị Vinacafe phê duyệt bằng quyết định cá biệt hoặc thông qua chủ trương đầu tư theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. 4. Quyết định các dự án đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của công ty khác, bán tài sản của Vinacafe có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Vinacafe và theo quy định của pháp luật. 5. Quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác có giá trị vượt quá mức vốn điều lệ của Vinacafe, nhưng không quá 50% tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Vinacafe và phù hợp với các quy định của pháp luật. 6. Quyết định phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh, biên chế và sử dụng bộ máy quản lý, quy chế quản lý nội bộ của Vinacafe, quy hoạch, đào tạo lao động, thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh hoặc đơn vị hạch toán phụ thuộc khác của Vinacafe theo đề nghị của Tổng giám đốc Vinacafe. 7. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc Vinacafe sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; quyết định mức lương của Tổng giám đốc Vinacafe (trường hợp Tổng giám đốc không là thành viên Hội đồng quản trị); bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật và quyết định mức lương đối với Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng Vinacafe theo đề nghị của Tổng giám đốc Vinacafe. Cử người (nhóm người) đại diện phần vốn góp của Vinacafe ở doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc Vinacafe. 8. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ và thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Giám đốc, Kế toán trưởng công ty thành viên khác để Tổng giám đốc quyết định. 9. Thông qua để Hội đổng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) công ty đó theo đề nghị của Tổng giám đốc Vinacafe. 10. Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng giám đốc Vinacafe quyết định phương án huy động vốn để hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu. 11. Quyết định ban hành Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài chính; thông qua các báo cáo tài chính hàng năm sau đây: a) Báo cáo tài chính hàng năm của Vinacafe. b) Báo cáo tài chính hàng năm của các công ty thành viên Vinacafe. 12. Quyết định đơn giá tiền lương trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Vinacafe theo quy định của pháp luật, quyết định trích lập và sử dụng các quỹ tập trung của Vinacafe quy định tại điểm i khoản 3 Điều 7 Điều lệ này. 13. Thông qua phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế hoặc xử lý các khoản lỗ trong quá trình kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị phù hợp với Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe. 14. Tổ chức kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc của Vinacafe; Giám đốc các công ty thành viên trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ này và các quy định pháp luật khác có liên quan. 15. Tổ chức kiểm tra, giám sát Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch, Kiểm soát viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ, người (nhóm người) đại diện phần vốn của Vinacafe ở doanh nghiệp khác trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ này, phù hợp với Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp có vốn góp của Vinacafe. 16. Quyết định tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia liên kết với Vinacafe. 17. Quyết định sử dụng vốn của Vinacafe để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ nhưng không vượt quá mức vốn đầu tư thuộc quyền quyết định của Hội đồng quản trị sau khi có sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. 18. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ theo quy định tại Điều 40 Điều lệ này. 19. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu cổ phần, vốn góp ở các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Vinacafe theo quy định tại các Điều 41 và 42 Điều lệ này. 20. Kiến nghị chủ sở hữu quyết định hoặc phê chuẩn những vấn đề của Vinacafe thuộc thẩm quyền quyết định của chủ sở hữu quy định tại Điều 10 Điều lệ này. 21. Thông qua để Tổng giám đốc quyết định: a) Ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước; các thỏa thuận hợp tác, các hợp đồng kinh tế khác theo phân cấp của Hội đồng quản trị. b) Bảo lãnh cho mỗi khoản vay của các công ty thành viên và các doanh nghiệp khác có giá trị trên mức vốn điều lệ của công ty xin bảo lãnh để thực hiện dự án đầu tư đã được duyệt hoặc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh theo hợp đồng đã ký kết. c) Góp vốn để thành lập mới công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo phân cấp của Hội đồng quản trị Vinacafe. d) Các hợp đồng thuê, cho thuê; vay, cho vay có giá trị trên mức vốn điều lệ của công ty thành viên theo phân cấp của Hội đồng quản trị Vinacafe. đ) Bổ nhiệm các chức danh quản lý và điều hành theo phân cấp của Hội đồng quản trị. 22. Hội đồng quản trị Vinacafe ban hành quy chế phân cấp theo từng lĩnh vực hoạt động cho Tổng giám đốc Vinacafe, Giám đốc các công ty thành viên, người (nhóm người) đại diện phần vốn của Vinacafe tại các doanh nghiệp khác. Khi chế độ, chính sách của Nhà nước có sự thay đổi hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị Vinacafe có thể thay đổi các nội dung đã phân cấp cho phù hợp. 23. Tổ chức sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều 15. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị Thành viên Hội đồng quản trị phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây: 1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. 2. Có trình độ đại học, năng lực quản lý và kinh doanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm ít nhất ba năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Vinacafe, hoặc trong bộ máy quản lý điều hành thuộc cơ quan Tổng công ty. 3. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật. 4. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Điều 16. Miễn nhiệm, kỷ luật, thay thế thành viên Hội đồng quản trị 1. Thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau đây: a) Bị tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. b) Không đủ năng lực, trình độ đảm nhận công việc được giao, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. c) Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính Vinacafe. d) Vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật Doanh nghiệp nhà nước. 2. Thành viên Hội đồng quản trị được thay thế trong những trường hợp sau đây: a) Xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự pháp luật. b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc bố trí công việc khác. c) Bị miễn nhiệm theo quy định của khoản 1 Điều này. 3. Trường hợp thay thế Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị thì trong thời hạn 60 ngày, Hội đồng quản trị phải họp để kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc tuyển chọn, bổ nhiệm người thay thế. Điều 17. Chủ tịch Hội đồng quản trị 1. Chủ tịch Hội đổng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Vinacafe. 2. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây: a) Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu đầu tư cho Vinacafe; quản lý Vinacafe theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị. c) Thay mặt Hội đồng quản trị hoặc ủy quyền cho các thành viên khác của Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. d) Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị (sau khi họp Hội đồng quản trị). đ) Tổ chức nghiên cứu và soạn thảo chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư có quy mô thuộc quyền quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản trị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của Vinacafe để trình Hội đồng quản trị. e) Cử các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (trừ trường hợp Tổng giám đốc đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị), Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Vinacafe ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng. g) Các quyền khác theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị và Thủ tướng Chính phủ. h) Có thể ủy quyền bằng văn bản cho một số các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị khi Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt. Điều 18. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị 1. Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Vinacafe, do Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, hoặc trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị. 2. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị không đồng ý triệu tập và chủ trì cuộc họp bất thường theo đề nghị của trên 50% số thành viên Hội đồng quản trị thì số thành viên này được quyền cử người triệu tập và chủ trì cuộc họp. 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng quản trị. Nội dung và các tài liệu cuộc họp phải gửi đến các thành viên Hội đồng quản trị và các đại biểu được mời họp (nếu có) trước ngày họp ít nhất ba ngày, trừ trường hợp họp bất thường. 4. Các cuộc họp lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng quản trị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự biểu quyết tán thành; trường hợp có số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người được Chủ tịch Hội đồng quản trị ủy quyền chủ trì cuộc họp là quyết định. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình và được quyền kiến nghị lên chủ sở hữu. 5. Căn cứ vào nội dung và chương trình cuộc họp, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng quản trị có quyền hoặc có trách nhiệm mời đại diện có thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự và thảo luận các vấn đề cụ thể trong chương trình nghị sự. Đại diện các cơ quan, tổ chức được mời họp có quyền phát biểu ý kiến nhưng không tham gia biểu quyết. Các ý kiến phát biểu của đại diện mời họp được ghi đầy đủ vào biên bản của cuộc họp. 6. Nội dung các vấn đề thảo luận, các ý kiến phát biểu, kết quả biểu quyết, các quyết định được Hội đồng quản trị thông qua và kết luận của các cuộc họp của Hội đồng quản trị phải được ghi thành biên bản. Chủ tọa và thư ký cuộc họp phải liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của biên bản họp Hội đồng quản trị. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với Vinacafe. 7. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, cán bộ viên chức quản lý trong Vinacafe, cán bộ viên chức quản lý trong các đơn vị thành viên do Vinacafe nắm 100% vốn điều lệ, người (nhóm người) đại diện phần vốn góp của Vinacafe tại các doanh nghiệp khác cung cấp các thông tin, tài liệu về tình hình tài chính, hoạt động của đơn vị theo quy chế thông tin do Hội đồng quản trị quy định hoặc theo nghị quyết của Hội đồng quản trị. Người được yêu cầu cung cấp thông tin phải cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của thành viên Hội đồng quản trị, trừ trường hợp Hội đồng quản trị có quyết định khác. 8. Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, kể cả tiền lương, phụ cấp và thù lao, được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp của Vinacafe. 9. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng quản trị được quyền tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài Vinacafe trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị. Chi phí lấy ý kiến chuyên gia tư vấn được quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe. Điều 19. Chế độ lương, phụ cấp, thưởng của thành viên chuyên trách và thành viên không chuyên trách của Hội đồng quản trị. 1. Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị hưởng lương và thưởng tại Vinacafe. Chế độ tiền lương và tiền thưởng tính theo năm, mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của Vinacafe trên cơ sở báo cáo kết quả kinh doanh của Tổng giám đốc Vinacafe. Tiền lương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng năm được chi trả một phần vào cuối năm, phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ; riêng tiền thưởng năm cuối nhiệm kỳ được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quả tăng trưởng của cả nhiệm kỳ. 2. Các thành viên kiêm nhiệm của Hội đồng quản trị hưởng phụ cấp trách nhiệm và chế độ tiền thưởng theo cơ chế như đối với các thành viên chuyên trách. Điều 20. Điều kiện tham gia quản lý công ty khác của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Vinacafe 1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc chỉ được giữ chức danh quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi được Hội đồng quản trị Vinacafe giới thiệu ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện của Vinacafe đối với phần vốn góp vào các doanh nghiệp đó. 2. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinacafe, không được giữ chức danh Kế toán trưởng, Thủ quỹ tại Vinacafe. Hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của Vinacafe ký kết với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, với vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải được thông báo cho người bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; trường hợp người bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phát hiện hợp đồng có mục đích tư lợi mà hợp đồng chưa được ký kết thì có quyền yêu cầu thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được ký kết hợp đồng đó, nếu hợp đồng đã được ký kết thì bị coi là vô hiệu, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải bồi thường thiệt hại cho Vinacafe và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Mục 2 BAN KIỂM SOÁT Điều 21. Ban Kiểm soát 1. Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, có không quá 05 (năm) thành viên, trong đó Trưởng Ban Kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị phân công và giao nhiệm vụ, 01 thành viên là đại diện tổ chức Công đoàn có đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này; các thành viên khác của Ban Kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được kiêm Trưởng Ban Kiểm soát. 2. Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát là 05 năm. Thành viên Ban Kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên Ban Kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng hoặc phụ cấp do Hội đồng quản trị quyết định theo chế độ tiền lương, tiền thưởng của Nhà nước. 3. Ban Kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây: a) Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với Vinacafe và các công ty thành viên do Vinacafe đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, người đại diện phần vốn góp của Vinacafe tại các doanh nghiệp khác; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. b) Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị quản trị giao, báo cáo Hội đồng quản trị định kỳ hàng tháng, quý, năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, trái với quy định về quản trị doanh nghiệp hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong Vinacafe và các đơn vị thành viên do Vinacafe đầu tư toàn bộ vốn điều lệ. c) Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng quản trị cho phép; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về hành vi cố ý bỏ qua hoặc bao che cho các vi phạm. 4. Thành viên Ban Kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau: a) Thường trú tại Việt Nam. b) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật. c) Có trình độ đại học trở lên và là chuyên gia về một trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, kinh tế, tài chính, pháp luật hoặc chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của Vinacafe; hiểu biết pháp luật; có thâm niên công tác trong các lĩnh vực trên không dưới 05 năm; không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế. d) Không có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của Vinacafe. đ) Thành viên Ban Kiểm soát làm việc theo chế độ chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, bộ máy điều hành khác của Vinacafe và các đơn vị thành viên. 5. Chi phí hoạt động, kể cả tiền lương, phụ cấp và điều kiện làm việc của Ban Kiểm soát do Vinacafe bảo đảm. Mục 3 TỔNG GIÁM ĐỐC Điều 22. Chức năng của Tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Vinacafe trừ trường hợp Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe, điều hành hoạt động hàng ngày của Vinacafe theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Điều 23. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Tổng giám đốc 1. Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận văn bản. 2. Tổng giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng quản trị quyết định việc bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng đối với Tổng giám đốc sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. 3. Người được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng làm Tổng giám đốc phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau: a) Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý điều hành Vinacafe; có trình độ đại học trở lên; có chuyên môn và ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của Vinacafe. b) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật; thường trú tại Việt Nam. 4. Những đối tượng sau đây không được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng làm Tổng giám đốc của Vinacafe: a) Những người đã từng làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nhà nước nhưng đã bị cách chức, miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn hoặc để công ty lâm vào tình trạng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 Luật Doanh nghiệp nhà nước. b) Thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Điều 24. Thay thế, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc 1. Hội đồng quản trị quyết định việc miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với Tổng giám đốc sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở các quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổng giám đốc bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau: a) Để Vinacafe lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao trong hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ, lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ theo kế hoạch do đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ theo nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. b) Vinacafe lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sảm theo quy định của pháp luật về phá sản. c) Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do Hội đồng quản trị giao; vi phạm nhiều lần và có hệ thống nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị quản trị, quy chế hoạt động của Vinacafe. d) Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của Vinacafe. đ) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. e) Bị tòa án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. 3. Tổng giám đốc được thay thế trong các trường hợp sau: a) Tự nguyện xin từ chức và được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo đúng trình tự pháp luật. b) Khi có quyết định điều chuyển, nghỉ hưu hoặc được bố trí công việc khác. Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc 1. Tổ chức xây dựng chiến lược phát triển Vinacafe; quy hoạch phát triển các dự án thuộc các ngành, nghề do Vinacafe kinh doanh; kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm của Vinacafe, kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh trong Vinacafe; các phương án huy động và sử dụng vốn; chuẩn bị các dự án đầu tư, phân bổ các nguồn lực, chuẩn bị các đề án tổ chức, quản lý; dự thảo điều lệ, sửa đổi điều lệ Vinacafe, dự thảo quy chế quản lý tài chính của Vinacafe, các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Vinacafe; xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, đơn giá tiền lương, đơn giá sản phẩm, chuẩn bị các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự; chuẩn bị các báo cáo định kỳ, báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của Vinacafe và các đề án, dự án khác. 2. Trình Hội đồng quản trị để Hội đồng quản trị trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt các nội dung thuộc quyền của chủ sở hữu đối với Vinacafe nêu tại Điều 10 Điều lệ này. 3. Trình Hội đồng quản trị xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị nêu tại Điều 14 và khoản 2 Điều 34 Điều lệ này. 4. Quyết định các nội dung nêu tại khoản 21 Điều 14 Điều lệ này sau khi được Hội đồng quản trị thông qua; thực hiện ủy quyền của Hội đồng quản trị quy định tại khoản 22 Điều 14 Điều lệ này. 5. Quyết định các dự án đầu tư, bán tài sản, thanh lý tài sản của Vinacafe theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng quản trị và các quy định khác của pháp luật. 6. Quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng quản trị và các quy định khác của pháp luật. 7. Quyết định phương án sử dụng vốn, tài sản của Vinacafe để góp vốn, mua cổ phần của các công ty trong nước theo phân cấp hoặc ủy quyền của Hội đồng quản trị. 8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh mà Hội đồng quản trị không trực tiếp quản lý (bổ nhiệm). Phân cấp cho công ty thành viên quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và phụ cấp đối với các chức danh mà Tổng giám đốc không trực tiếp quản lý (bổ nhiệm). 9. Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định cử người đại diện phần vốn góp của Vinacafe ở doanh nghiệp khác. 10. Quyết định phân công nhiệm vụ cho các Phó Tổng giám đốc. 11. Ngoài các đối tượng do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định, được cử cán bộ viên chức, người lao động của Vinacafe, người đại diện phần vốn của Vinacafe tại các doanh nghiệp khác ra nước ngoài công tác, học tập, giải quyết việc riêng; tiếp các cá nhân, các đoàn nước ngoài vào Việt Nam làm việc với Vinacafe. 12. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư và các hoạt động hàng ngày; kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Vinacafe; công tác kiểm toán, thanh tra, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ và các công tác khác, nhằm thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và chủ sở hữu. 13. Ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế của Vinacafe. Đối với các hợp đồng có giá trị trên mức phân cấp cho Tổng giám đốc quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 Điều này thì Tổng giám đốc chỉ được ký kết sau khi có nghị quyết hoặc văn bản của Hội đồng quản trị. 14. Báo cáo trước Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh của Vinacafe; thực hiện việc công bố công khai các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. 15. Chịu sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 16. Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các công ty thành viên theo sự phân công của Hội đồng quản trị và chức năng, nhiệm vụ của Tổng giám đốc. 17. Được áp dụng các biện pháp cần thiết, vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp và phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 18. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Điều lệ này và theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị Vinacafe. Điều 26. Chế độ lương, thưởng của Tổng giám đốc 1. Tổng giám đốc Vinacafe được hưởng chế độ tiền lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả kinh doanh của Vinacafe do Hội đồng quản trị quyết định. 2. Chế độ thanh toán, quyết toán tiền lương, tiền thưởng được thực hiện như đối với các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị hoặc theo hợp đồng ký với Hội đồng quản trị Vinacafe. Mục 4 NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ GIỮA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC Điều 27. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Vinacafe 1. Khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, nếu phát hiện vấn đề không có lợi cho Vinacafe thì Tổng giám đốc phải báo cáo (bằng văn bản) ngay với Hội đồng quản trị để xem xét điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định. Hội đồng quản trị phải xem xét đề nghị của Tổng giám đốc. Trường hợp Hội đồng quản trị không điều chỉnh lại nghị quyết, quyết định thì Tổng giám đốc vẫn phải thực hiện nhưng có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ. 2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc quý và năm, Tổng giám đốc phải báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động kinh doanh và phương hướng thực hiện trong kỳ tới của Vinacafe cho Hội đồng quản trị. 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị tham dự hoặc cử đại diện của Hội đồng quản trị tham dự các cuộc họp giao ban, các cuộc hop chuẩn bị các đề án trình Hội đồng quản trị do Tổng giám đốc chủ trì. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người đại diện Hội đồng quản trị dự họp có quyền phát biểu đóng góp ý kiến nhưng không có quyền kết luận cuộc họp. Điều 28. Nghĩa vụ, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị quản trị, Tổng giám đốc 1. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của Vinacafe, về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 2. Các thành viên Hội đồng quản trị phải cùng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị, kết quả và hiệu quả hoạt động của Vinacafe. 3. Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc có nghĩa vụ a) Thực hiện trung thực, có trách nhiệm các quyền hạn và nhiệm vụ được giao vì lợi ích của Vinacafe và của Nhà nước. b) Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng vốn và tài sản của Vinacafe thu lợi riêng cho bản thân và người khác; không được đem tài sản của Vinacafe cho người khác; không được tiết lộ bí mật của Vinacafe trong thời gian đang thực hiện chức trách của mình và trong thời hạn tối thiểu là ba năm sau khi thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp được Hội đồng quản trị chấp thuận. c) Khi Vinacafe không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì Tổng giám đốc phải báo cáo Hội đồng quản trị tìm biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính và thông báo tình hình tài chính của Vinacafe cho tất cả chủ nợ biết. Khi trường hợp này xảy ra, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không được quyết định tăng tiền lương, không được trích lợi nhuận trả tiền thưởng cho cán bộ quản lý và người lao động. d) Khi Vinacafe không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả mà không thực hiện các quy định tại điểm c khoản này thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ. đ) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc vi phạm Điều lệ, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Vinacafe và Nhà nước thì người vi phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. e) Không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức danh Kế toán trưởng, thủ quỹ của Vinacafe. 4. Khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc không được thưởng, không được nâng lương và bị xử lý kỷ luật tùy theo mức độ vi phạm: a) Để Vinacafe lỗ. b) Để mất vốn nhà nước. c) Quyết định dự án đầu tư không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư, không trả được nợ. d) Không bảo đảm tiền lương và các chế độ khác cho người lao động ở Vinacafe theo quy định của pháp luật về lao động. đ) Để xảy ra các sai phạm về quản lý vốn, tài sản, về chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định. 5. Chủ tịch Hội đồng quản trị thiếu trách nhiệm, không thực hiện đúng các quy định tại Điều 17 Điều lệ này mà dẫn đến một trong các vi phạm tại khoản 4 Điều này thị bị miễn nhiệm; tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 6. Trường hợp để Vinacafe lâm vào tình trạng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Điều lệ này thì tùy theo mức độ vi phạm và hậu quả, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị hạ lương hoặc bị cách chức, đồng thời phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 7. Trường hợp Vinacafe lâm vào tình trạng phá sản mà Tổng giám đốc không báo cáo Hội đồng quản trị và không nộp đơn yêu cầu phá sản thì bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; nếu Tổng giám đốc không nộp đơn mà Hội đồng quản trị không yêu cầu Tổng giám đốc nộp đơn phá sản thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định. 8. Trường hợp Vinacafe thuộc diện tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu mà không tiến hành các thủ tục tổ chức lại, giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu thì Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc bị miễn nhiệm. Mục 5 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG, VÀ BỘ MÁY GIÚP VIỆC Điều 29. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng 1. Vinacafe có các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc. 2. Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành Vinacafe; thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn do Tổng giám đốc giao phù hợp với Điều lệ này; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. 3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của Vinacafe; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Vinacafe theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công hoặc ủy quyền. 4. Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. 5. Chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc. Điều 30. Bộ máy giúp việc 1. Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ (hoặc các bộ phận cá biệt khác) có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Vinacafe cũng như trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu, của cổ đông, của thành viên góp vốn hoặc bên liên doanh đối với các doanh nghiệp khác. 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và các Ban tham mưu (hoặc các bộ phận cá biệt khác) do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận. Mục 6 NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA QUẢN LÝ VINACAFE Điều 31. Hình thức tham gia quản lý của người lao động Người lao động tham gia quản lý Vinacafe thông qua các hình thức và tổ chức sau đây: 1. Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân viên chức Vinacafe. 2. Tổ chức Công đoàn Vinacafe 3. Ban Thanh tra nhân dân. 4. Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Điều 32. Nội dung tham gia quản lý Vinacafe của người lao động Người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi cấp có thẩm quyền quyết định các vấn đề sau đây: 1. Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, tổ chức lại sản xuất Vinacafe. 2. Phương án cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu Vinacafe. 3. Các nội quy, quy chế của Vinacafe liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. 4. Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Vinacafe. 5. Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh quản lý Vinacafe khi được cấp có thẩm quyền yêu cầu. 6. Thông qua Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu công nhân viên chức và tổ chức công đoàn, người lao động có quyền thảo luận và biểu quyết quyết định các vấn đề sau đây: a) Nội dung hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa ước lao động tập thể để đại diện tập thể người lao động ký kết với Tổng giám đốc. b) Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch của Vinacafe có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với quy định của Nhà nước. c) Đánh giá kết quả hoạt động và thông qua chương trình hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. d) Bầu Ban Thanh tra nhân dân. Chương V QUAN HỆ CỦA VINACAFE VỚI CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN, CÔNG TY CÓ CỔ PHẦN, VỐN GÓP CỦA VINACAFE VÀ CÔNG TY TỰ NGUYỆN THAM GIA LIÊN KẾT Điều 33. Vốn do Vinacafe đầu tư ở doanh nghiệp khác Vốn do Vinacafe đầu tư ở doanh nghiệp khác là các loại vốn dưới đây: 1. Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu của Vinacafe được Vinacafe đầu tư hoặc góp vốn vào doanh nghiệp khác. 2. Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, giao cho Vinacafe quản lý mà công ty thành viên đã nhận và sử dụng. 3. Vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư, góp vào doanh nghiệp khác nhưng giao lại cho Vinacafe quản lý. 4. Giá trị cổ phần hoặc vốn Nhà nước đầu tư tại các công ty nhà nước thuộc Vinacafe đã cổ phần hóa hoặc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 5. Vốn do Vinacafe vay để đầu tư. 6. Lợi tức được chia do Vinacafe đầu tư, góp vốn ở doanh nghiệp khác dùng để tái đầu tư vào doanh nghiệp đó. 7. Các loại vốn khác. Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của Vinacafe trong việc quản lý vốn đầu tư ở doanh nghiệp khác. 1. Hội đồng quản trị Vinacafe thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty thành viên; của đồng sở hữu nắm cổ phần, vốn góp chi phối đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh; của đồng sở hữu không nắm cổ phần, vốn góp chi phối đối với các công ty khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với các công ty đó. 2. Quyền và nghĩa vụ của Vinacafe trong quản lý vốn Nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác do Hội đồng quản trị Vinacafe thực hiện bao gồm: a) Quyết định đầu tư, góp vốn; tăng, giảm vốn đầu tư, vốn góp theo quy định của pháp luật có liên quan và điều lệ doanh nghiệp có vốn góp của Vinacafe. b) Quyết định: - Cử, thay đổi, bãi miễn người đại diện theo ủy quyền, đại diện phần vốn góp của Vinacafe, giới thiệu họ ứng cử vào Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên trong các công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe phù hợp với điều lệ của công ty và pháp luật liên quan tại Việt Nam và ở nước ngoài; - Quyết định khen thưởng, kỷ luật, phụ cấp trách nhiệm đối với người đại diện phần vốn góp của Vinacafe tham gia Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Kiểm soát viên của các công ty cổ phần, vốn góp của Vinacafe; - Quyết định mức lương, phụ cấp, thưởng và các lợi ích khác đối với người đại diện phần vốn góp, trừ trường hợp những người đó đã được hưởng lương từ doanh nghiệp có phần vốn góp của Vinacafe theo quy định của pháp luật. c) Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn góp của Vinacafe tại các công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe: - Định hướng công ty thực hiện mục tiêu do Vinacafe giao và kế hoạch phối hợp kinh doanh của Vinacafe; - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác về công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe; - Báo cáo những vấn đề quan trọng của công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe để xin ý kiến chỉ đạo trước khi biểu quyết; - Báo cáo việc sử dụng cổ phần, vốn góp, thị trường, bí quyết công nghệ để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của Vinacafe. d) Giải quyết những kiến nghị của người đại diện phần vốn góp của Vinacafe ở doanh nghiệp khác. đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp ở doanh nghiệp khác. Phần vốn thu về, kể cả lãi được chia do Vinacafe quyết định sử dụng để phục vụ các mục tiêu kinh doanh của Vinacafe. Trường hợp tổ chức lại Vinacafe thì việc quản lý phần vốn góp này được thực hiện theo quy định của pháp luật. e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn góp của Vinacafe và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn góp của Vinacafe. g) Kiểm tra, giám sát hoạt động của người đại diện, phát hiện những thiếu sót, yếu kém của người đại diện để ngăn chặn, chấn chỉnh kịp thời. h) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 35. Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện phần vốn góp của Vinacafe ở doanh nghiệp khác 1. Người đại diện phần vốn góp của Vinacafe ở doanh nghiệp khác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau: a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và là người thuộc quyền quản lý của Vinacafe. b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ. c) Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật. d) Có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh của Vinacafe, của doanh nghiệp có vốn đầu tư của Vinacafe, có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp. Đối với người trực tiếp quản lý phần vốn của Vinacafe tại liên doanh với nước ngoài phải có trình độ ngoại ngữ đủ để làm việc. đ) Không là bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị em ruột với những người là đại diện chủ sở hữu (thành viên Hội đồng quản trị Vinacafe), người trong Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp có vốn góp của Vinacafe mà người đó phải giao trực tiếp quản lý. e) Không có quan hệ góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho vay vốn, ký kết hợp đồng mua bán với doanh nghiệp có vốn góp của Vinacafe mà người đó được cử trực tiếp quản lý, trừ trường hợp có cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa. 2. Người đại diện tham gia ứng cử vào các chức danh quản lý, điều hành tại doanh nghiệp có vốn góp của Vinacafe phải có phải có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp đó. Điều 36. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của Vinacafe ở doanh nghiệp khác 1. Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp khác theo điều lệ của doanh nghiệp này và theo chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng quản trị Vinacafe. 2. Trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên các bên liên doanh phải sử dụng quyền của cổ đông, thành viên góp vốn một cách cẩn trọng theo đúng chỉ đạo của Hội đồng quản trị Vinacafe. 3. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật, điều lệ doanh nghiệp. Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định hoặc theo yêu cầu của Hội đồng quản trị Vinacafe về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác và việc thực hiện các nhiệm vụ của đại diện chủ sở hữu giao. 4. Theo dõi, đôn đốc và thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp này, gồm: vốn cho người lao động vay để mua cổ phần, bán chịu cổ phần cho người lao động chia cổ phần cho người lao động để hưởng cổ tức, chuyển nhượng cổ phần của Nhà nước, thu cổ tức và các khoản được chia khác từ vốn góp vào doanh nghiệp khác. 5. Người đại diện tham gia Ban Quản lý, điều hành doanh nghiệp khác phải nghiên cứu, đề xuất phương hướng, biện pháp hoạt động của mình tại doanh nghiệp này để trình Hội đồng quản trị Vinacafe phê duyệt. Đối với những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp đưa ra thảo luận trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Đại Hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên hay bên liên doanh như: phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức, nhân sự chủ chốt, … người đại diện phải xin ý kiến của Hội đồng quản trị Vinacafe trước khi họp và biểu quyết. Trường hợp nhiều người đại diện cùng tham gia Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của doanh nghiệp khác thì phải cùng nhau bàn bạc và thống nhất ý kiến khi phát biểu và biểu quyết. 6. Người đại diện ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Vinacafe phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng mục tiêu, định hướng của Nhà nước, của Vinacafe. Khi phát hiện doanh nghiệp đi chệch mục tiêu, định hướng của Nhà nước, của Vinacafe phải báo cáo ngay lên Hội đồng quản trị Vinacafe và đề xuất giải pháp để khắc phục. Sau khi được Hội đồng quản trị Vinacafe thông qua, cần tổ chức thực hiện ngay để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng mục tiêu, định hướng đã xác định. 7. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật điều lệ doanh nghiệp và Hội đồng quản trị Vinacafe giao. 8. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Vinacafe về các nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho Vinacafe thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật. Điều 37. Tiền lương, thưởng và quyền lợi của người đại diện 1. Người đại diện tham gia chuyên trách Ban Quản lý, điều hành doanh nghiệp khác được hưởng lương, phụ cấp có tính chất lương, thưởng và các quyền lợi khác theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả. 2. Đối với người đại diện tham gia bán chuyên trách (kiêm nhiệm) Ban Quản lý, điều hành doanh nghiệp khác: lương và phụ cấp có tính chất lương do Vinacafe chi trả; phụ cấp trách nhiệm, thưởng và quyền lợi khác do doanh nghiệp khác chi trả. Nếu cùng một lúc tham gia kiêm nhiệm Ban Quản lý điều hành ở nhiều doanh nghiệp khác thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng và quyền lợi khác ở các nơi này. Điều 38. Việc đặt tên các công ty thành viên của Vinacafe, sử dụng thương hiệu của Vinacafe Tên gọi của các công ty thành viên của Vinacafe phải phù hợp với tên gọi của Vinacafe, thể hiện được thương hiệu của Vinacafe theo quy định thống nhất của Hội đồng quản trị Vinacafe, mang đặc trưng ngành, nghề và văn hóa Vinacafe. Thương hiệu của Vinacafe có thể được lượng hóa thành tiền để chuyển thành vốn góp của Vinacafe vào vốn điều lệ của các công ty thành viên. Điều 39. Quan hệ giữa Vinacafe với các công ty thành viên Công ty thành viên của Vinacafe thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh, hạch toán, tổ chức và nhân sự, … của Vinacafe theo quy định tại Điều lệ này và Điều lệ, Quy chế tổ chức hoạt động của công ty thành viên do Tổng giám đốc Vinacafe trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Điều 40. Quan hệ giữa Vinacafe với công ty thành viên 1. Các công ty thành viên được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng công ty đó. 2. Vinacafe là chủ sở hữu các công ty thành viên. Hội đồng quản trị Vinacafe thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty này. Tổng giám đốc Vinacafe chỉ đạo bộ máy tham mưu giúp việc giúp Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, theo đó có trách nhiệm: a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty thành viên báo cáo Vinacafe để trình Hội đồng quản trị xem xét, thông qua hoặc quyết định. b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty thành viên. c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh tại công ty thành viên. 3. Quyền và nghĩa vụ của Vinacafe đối với công ty thành viên được quy định tại các Điều 7, 8, 9, 14 và 25 Điều lệ này và các quy định dưới đây: a) Quyết định chiến lược phát triển; phê duyệt điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. b) Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Giám đốc công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. c) Quyết định chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty thành viên cho tổ chức, cá nhân khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. d) Quyết định mô hình tổ chức quản lý và cơ cấu quản lý công ty; các hình thức và biện pháp tổ chức lại công ty theo quy định tại các điều lệ của công ty đó. đ) Quyết định các hình thức đầu tư, hợp đồng, mua, bán, vay, cho vay có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho các công ty thành viên theo quy chế phân cấp của Vinacafe. e) Thông qua báo cáo tài chính hàng năm và phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của công ty. g) Tổ chức giám sát, theo dõi và đánh giá hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý của công ty theo điều lệ của công ty đó. h) Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại điều lệ của công ty không trái với Điều lệ này. Điều 41. Quan hệ giữa Vinacafe với các công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Vinacafe 1. Công ty mà Vinacafe giữ cổ phần, vốn góp chi phối là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài bị chi phối gồm: a) Các công ty có trên 50% vốn điều lệ là cổ phần hoặc vốn góp của Vinacafe. b) Các công ty có dưới 50% vốn điều lệ là cổ phần hoặc vốn góp của Vinacafe nhưng bị Vinacafe chi phối bởi ít nhất một trong các yếu tố sau đây: định đoạt đối với điều lệ hoạt động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt, thị trường, bí quyết công nghệ, thương hiệu … theo quy định của pháp luật. 2. Các công ty nêu ở khoản 1 Điều này được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của từng loại công ty đó. 3. Vinacafe là chủ sở hữu phần vốn của Vinacafe tại các công ty nêu ở khoản 1 Điều này. Hội đồng quản trị Vinacafe thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn Vinacafe đầu tư vào các công ty này. Tổng giám đốc Vinacafe chỉ đạo bộ mày giúp việc giúp Hội đồng quản trị thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, theo đó có trách nhiệm: a) Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các hồ sơ mà công ty báo cáo Vinacafe để trình Hội đồng quản trị xem xét, thông qua hoặc quyết định. b) Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị đối với công ty. c) Kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch phối hợp sản xuất, kinh doanh tại công ty theo hợp đồng đã ký. 4. Quyền và nghĩa vụ của Vinacafe đối với các công ty bị chi phối được quy định tại các điều, khoản có liên quan tại Điều lệ này và các quy định dưới đây: a) Thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh thông qua người đại diện phần vốn góp của Vinacafe tại các công ty theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty đó. b) Cử, thay đổi, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định phụ cấp và lợi ích của người đại diện phần vốn góp của Vinacafe. c) Yêu cầu người đại diện phần vốn góp báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các nội dung khác của công ty. d) Giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn góp xin ý kiến về những vấn đề quan trọng trước khi biểu quyết tại công ty; báo cáo việc sử dụng quyền cổ đông, thành viên góp vốn chi phối để phục vụ định hướng phát triển và mục tiêu của Vinacafe. đ) Thu lợi tức và chịu rủi ro từ phần vốn góp của mình ở các công ty. e) Giám sát, kiểm tra việc sử dụng phần vốn đã góp vào các công ty. g) Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển phần vốn đã góp vào các công ty. 5. Các công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của Vinacafe thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và các quy định sau: a) Quyền: - Được tham gia kế hoạch phối hợp kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Vinacafe và các công ty thành viên khác trong Vinacafe; - Được Vinacafe giao thực hiện các hợp đồng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế với Vinacafe; - Được Vinacafe cung cấp thông tin, tham gia các cuộc họp sơ kết, tổng kết, hướng dẫn nghiệp vụ, xét thi đua, khen thưởng … b) Nghĩa vụ: - Thực hiện Điều lệ này đối với những nội dung có liên quan; - Thực hiện cam kết trong hợp đồng kinh tế với Vinacafe; - Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo định hướng của Vinacafe. Điều 42. Quan hệ giữa Vinacafe với các công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối 1. Công ty có cổ phần, vốn góp của Vinacafe không chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài; được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý cửa từng loại công ty đó. 2. Vinacafe thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với công ty tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật, theo điều lệ công ty đó và theo quy định tại các Điều 34, 36 và các điều khác có liên quan của Điều lệ này. 3. Vinacafe quan hệ với công ty có cổ phần, vốn góp không chi phối thông qua các hợp đồng thỏa thuận về thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác. Điều 43. Quan hệ giữa Vinacafe với các công ty tự nguyện tham gia liên kết với Vinacafe 1. Tất cả các loại hình công ty thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và ở ngoài có thể tự nguyện tham gia liên kết với Vinacafe theo quy định của pháp luật. Công ty tự nguyện tham gia liên kết không có cổ phần, vốn góp của Vinacafe, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của công ty đó. 2. Công ty tự nguyện tham gia liên kết chịu sự ràng buộc về quyền, nghĩa vụ với Vinacafe và các công ty thành viên khác theo thỏa thuận liên kết giữa công ty đó với Vinacafe. 3. Vinacafe quan hệ với công ty tự nguyện tham gia liên kết thông qua các hợp đồng thỏa thuận vể thương hiệu, thị trường, công nghệ, nghiên cứu, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các thỏa thuận khác. 4. Vinacafe quyết định việc cử người theo dõi, giám sát việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Vinacafe đối với công ty quy định tại khoản 1 Điều này. Chương VI CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Điều 44. Tăng, giảm, điều chỉnh vốn điều lệ của Vinacafe 1. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể tăng lên do: a) Lợi nhuận sau thuế của Vinacafe được bổ sung vào vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. b) Vốn do chủ sở hữu bổ sung cho Vinacafe từ ngân sách nhà nước hoặc nguồn khác. c) Thủ tướng Chính phủ giao, ủy quyền cho Vinacafe thực hiện chức năng chủ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của một doanh nghiệp khác. 2. Việc điều chỉnh tăng hay giảm vốn điều lệ của Vinacafe do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 3. Trong mọi trường hợp tăng hay giảm vốn điều lệ, Vinacafe phải tiến hành điều chỉnh kịp thời trong bảng cân đối kế toán, công bố vốn điều lệ và làm các thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ trong Điều lệ này. 4. Chủ sở hữu chỉ được rút vốn đã đầu tư vào Vinacafe trong trường hợp điều chỉnh giảm vốn điều lệ nhưng phải đảm bảo khả năng thanh toán của Vinacafe. Trường hợp không điều chỉnh giảm vốn điều lệ thì chỉ được rút vốn thông qua hình thức chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn của Vinacafe cho các tổ chức, cá nhân khác. 5. Đối với vốn chủ sở hữu đã cam kết bổ sung cho Vinacafe thì chủ sở hữu có trách nhiệm đầu tư vốn theo đúng thời hạn đã cam kết. Trường hợp sau hai năm mà không đầu tư đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải điều chỉnh vốn điều lệ của Vinacafe. Điều 45. Quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành và phân phối lợi nhuận của Vinacafe Việc quản lý vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, giá thành của Vinacafe thực hiện theo Quy chế quản lý tài chính của Vinacafe. Điều 46. Kế hoạch tài chính, kế toán, kiểm toán 1. Năm tài chính của Vinacafe bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch hàng năm. 2. Trước ngày 01 tháng 10 hàng năm, Tổng giám đốc trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính năm tiếp theo của Vinacafe. Hội đồng quản trị có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính hàng năm của Vinacafe làm căn cứ để giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Vinacafe. 3. Trong thời hạn 120 ngày sau khi kết thúc năm, Tổng Giám đốc phải trình Hội đồng quản trị thông qua báo cáo tài chính năm báo cáo đã được kiểm toán. Báo cáo tài chính năm gồm: a) Báo cáo tài chính của Vinacafe. b) Báo cáo tài chính của các công ty thành viên. 4. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thẩm tra và thông qua các báo cáo tài chính, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế, xử lý các khoản lỗ, thực hiện việc công bố, công khai báo cáo tài chính hàng năm của Vinacafe, của các công ty thành viên theo quy định của pháp luật; Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Vinacafe chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, hợp lý của các số liệu báo cáo tài chính. Sau khi đã được Hội đồng quản trị thẩm tra, thông qua, Vinacafe gửi báo cáo tài chính hàng năm đến các cơ quan chức năng theo quy định của Bộ Tài chính. 5. Vinacafe tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm toán bắt buộc theo quy định của pháp luật đối với báo cáo tài chính hàng năm của Vinacafe, của các công ty thành viên và báo cáo quyết toán các dự án đầu tư. 6. Vinacafe phải thực hiện công khai tài chính theo quy định của Nhà nước. 7. Vinacafe phải thực hiện công tác kế toán, thống kê theo quy định của pháp luật. Chương VII TỔ CHỨC LẠI, ĐA DẠNG HÓA SỞ HỮU, GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN VINACAFE Điều 47. Tổ chức lại Vinacafe Các hình thức tổ chức lại Vinacafe bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. 1. Việc tổ chức lại Vinacafe do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định biện pháp cụ thể tổ chức lại Vinacafe theo quy định của pháp luật. Điều 48. Đa dạng hóa sở hữu Vinacafe 1. Vinacafe thực hiện đa dạng hóa sở hữu trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định cổ phần hóa, bán một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Vinacafe đề trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Trình tự, thủ tục chuyển đổi Vinacafe thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức chuyển đổi. Điều 49. Giải thể Vinacafe 1. Vinacafe bị giải thể trong các trường hợp sau đây: a) Kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. b) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết. c) Việc tiếp tục duy trì Vinacafe là không cần thiết. 2. Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể Vinacafe theo quy định của pháp luật. Điều 50. Phá sản Vinacafe Trường hợp Vinacafe mấ khả năng thanh toán nợ đến hạn phải trả, mặc dù đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết nhưng vẫn không có khả năng thanh toán được các khoản nợ này thì xử lý theo quy định của Luật Phá sản. Chương VIII SỔ SÁCH VÀ HỒ SƠ CỦA VINACAFE Điều 51. Quyền tiếp cận sổ sách và hồ sơ Vinacafe 1. Định kỳ hàng quý, năm, Vinacafe có trách nhiệm gửi Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan các báo cáo theo quy định của pháp luật. 2. Trong trường hợp đột xuất, các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước có thẩm quyền yêu cầu (bằng văn bản) Vinacafe cung cấp bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào liên quan đến việc tổ chức thực hiện quyền quản lý nhà nước và quyền của chủ sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật và Điều lệ này. 3. Ngoài việc yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu chuẩn bị cho các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng quản trị, Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng hoặc các cán bộ, viên chức quản lý của Vinacafe cung cấp mọi hồ sơ, tài liệu liên quan đến tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. 4. Tổng giám đốc Vinacafe là người chịu trách nhiệm tổ chức việc lưu giữ và bảo mật hồ sơ, tài liệu của Vinacafe theo quy định của Vinacafe và của pháp luật. 5. Người lao động trong Vinacafe có quyền tìm hiểu thông tin về Vinacafe thông qua Đại hội công nhân, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân của Vinacafe. Điều 52. Công khai thông tin 1. Tổng giám đốc Vinacafe là người quyết định và chịu trách nhiệm về việc công khai thông tin ra ngoài Vinacafe. Các công ty thành viên, các Ban, Văn phòng và bộ phận lưu giữ hồ sơ, tài liệu của Vinacafe chỉ được cung cấp thông tin ra bên ngoài theo quy định của Vinacafe. 2. Biểu mẫu, nội dung và nơi gửi thông tin thực hiện theo quy định của Vinacafe và của pháp luật. 3. Trường hợp có yêu cầu thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, Tổng giám đốc Vinacafe là người chịu trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra. Chương IX GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NỘI BỘ VÀ SỬA ĐỔI ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VINACAFE Điều 53. Giải quyết tranh chấp nội bộ 1. Việc giải quyết tranh chấp nội bộ Vinacafe được căn cứ theo Điều lệ này trên nguyên tắc hòa giải. 2. Trường hợp giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc hòa giải không được các bên chấp thuận thì bất kỳ bên nào cũng có quyền đưa ra các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Điều 54. Phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Vinacafe Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phê duyệt Điều lệ, phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều lệ này theo đề nghị của Hội đồng quản trị Vinacafe và ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chương X ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 55. Hiệu lực và phạm vi thi hành 1. Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Vinacafe. Tất cả các cá nhân, các công ty thành viên và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Điều lệ này. 2. Điều lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày Quyết định phê duyệt có hiệu lực. 3. Các công ty thành viên của Vinacafe căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng điều lệ tổ chức và hoạt động của mình trình Hội đồng quản trị Vinacafe phê duyệt. Điều lệ và các quy chế hoạt động khác của công ty thành viên không được trái với Điều lệ này. 4. Trường hợp các văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy định khác với Điều lệ này thì thực hiện theo Điều lệ này./. THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng Phụ lục DANH SÁCH CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN, CÔNG TY CÓ CỔ PHẦN, VỐN GÓP CHI PHỐI VÀ CÔNG TY CÓ CỔ PHẦN, VỐN GÓP KHÔNG CHI PHỐI CỦA VINACAFE (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ) I. CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY: 1. Chi nhánh Tổng công ty tại thành phố Hà Nội; 2. Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Đà Lạt (Lâm Đồng); 3. Công ty Kinh doanh tổng hợp Vinacafe Quy Nhơn (Bình Định); 4. Công ty Kinh doanh chế biến Xuất nhập khẩu Cà phê Đắk Hà (Kon Tum) 5. Công ty Cà phê 331 (Gia Lai); II. CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP: 1. Công ty Cà phê Ea Tul (Đắk Lắk); 2. Công ty Cà phê Ea Tiêu (Đắk Lắk); 3. Công ty Cà phê Ea H'nin (Đắk Lắk); 4. Công ty Cà phê Ea Sim (Đắk Lắk); 5. Công ty Cà phê Việt Thắng (Đắk Lắk); 6. Công ty Cà phê Ea Ktur (Đắk Lắk); 7. Công ty Cà phê Chư Quynh (Đắk Lắk); 8. Công ty Cà phê 719 (Đắk Lắk); 9. Công ty Cà phê Buôn Hồ (Đắk Lắk); 10. Công ty Cà phê 720 (Đắk Lắk); 11. Công ty Cà phê 49 (Đắk Lắk); 12. Công ty Cà phê Việt Đức (Đắk Lắk); 13. Công ty Cà phê Đ'rao (Đắk Lắk); 14. Công ty Cà phê 52 (Đắk Lắk); 15. Công ty Cà phê 721 (Đắk Lắk); 16. Công ty Cà phê 715 A (Đắk Lắk); 17. Công ty Cà phê 715 B (Đắk Lắk); 18. Công ty Cà phê 715 C (Đắk Lắk); 19. Nông trường 716 (Đắk Lắk) 20. Công ty Cà phê Đắk Nông (Đắk Nông); 21. Công ty Cà phê 705 (Gia Lai); 22. Công ty Cà phê Ia Sao (Gia Lai); 23. Công ty Cà phê Ia Grai (Gia Lai); 24. Công ty Cà phê Ia Châm (Gia Lai); 25. Công ty Cà phê Ia Blan (Gia Lai); 26. Công ty Cà phê Đắk Uy 3 (Kon Tum); 27. Công ty Cà phê Đắk Uy (Kon Tum); 28. Công ty Cà phê Đắk Uy II (Kon Tum); 29. Công ty Cà phê Đắk Uy IV (Kon Tum); 30. Nông trường 701 (Kon Tum); 31. Công ty Cà phê Ea Bá (Phú yên); 32. Công ty sản xuất Kinh doanh – Dịch vụ Sơn Thành (Phú Yên). 33. Công ty Đầu tư Cà Phê Dịch vụ đường 9 (Quảng Trị); 34. Công ty Vật tư chế biến cung ứng Cà phê xuất khẩu (Khánh Hòa); 35. Công ty Sản xuất thương mại và Dịch vụ Quảng Ngãi (Quảng Ngãi). 36. Công ty Cà phê Cao nguyên Đà Lạt (Lâm Đồng); 37. Nông trường Cà phê Vân Hòa (Phú Yên). III. CÁC CÔNG TY CÓ CỔ PHẦN, VỐN GÓP CHI PHỐI CỦA VINACAFE: 1. Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hòa (Đồng Nai); 2. Công ty cổ phần Đầu tư & Xuất nhập khẩu Cà phê Tây Nguyên (Đắk Lắk); 3. Công ty cổ phần Thi công cơ giới Đồng Tâm (Đắk Lắk); IV. CÔNG TY CÓ CỔ PHẦN, VỐN GÓP KHÔNG CHI PHỐI CỦA VINACAFE: 1. Công ty cổ phần Xây dựng Quyết Thắng (Đắk Lắk); 2. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản 722 (Đắk Lắk); 3. Công ty cổ phần Mía đường 333 (Đắk Lắk); 4. Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến xuất khẩu Cà phê Đức Nguyên (Đắk Lắk); 5. Công ty cổ phần Sản xuất thiết bị chế biến Cà phê (Khánh Hòa). 6. Công ty cổ phần Cà phê Việt – Lào (thành phố Hồ Chí Minh).
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 6680 NPCP-KTTH V/v vướng mắc trong thực hiện quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng HOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2014 Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ. Về những phản ánh, kiến nghị của hiệp hội, doanh nghiệp thời gian gần đây liên quan đến vướng mắc, khó khăn đối với doanh nghiệp trong thực hiện Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến như sau: Bộ Khoa học và Công nghệ tạm dừng hiệu lực thi hành Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN nêu trên. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ những phản ánh, kiến nghị về vấn đề này để hướng dẫn thực hiện bảo đảm tính pháp lý, phù hợp thực tế và khả thi. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Khoa học và Công nghệ biết, thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng (để b/c); Các Bộ: Công Thương, Tài chính; - Tổng cục Hải quan; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: KGVX, KTN, TKBT, TH TGĐ Cổng TTĐT, - Lưu: VT, KTTH(3). T. 30 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒ CHỦ NHIỆM N H кий Nguyễn Văn Tùng
NGHỊ QUYẾT Phê duyệt quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước ____________________ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ CHÍN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017; Xét Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2019 và Tờ trình số 115/TTr-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 65/BC-HĐND-KTNS ngày 19 tháng 11 năm 2019 và Báo cáo thẩm tra số 77/BC-HĐND-KTNS ngày 09 tháng 12 năm 2019 của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Phê duyệt quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh gồm 14 dự án với tổng diện tích là 244,24 ha. Cụ thể: - Quy hoạch: Rừng sản xuất. - Loại rừng: Rừng trồng (RT). (Có phụ lục kèm theo) Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ chín thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 26 tháng 12 năm 2019./.     PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐƯỢC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Bình Phước)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Số: 123/QĐ-ĐHBK Về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2023 QUYẾT ĐỊNH HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Căn cứ Luật Giáo dục đại học; Căn cứ Quyết định số 456/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2021-2025"; Xét đề nghị của Trưởng phòng Đào tạo; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế đào tạo đại học hệ chính quy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Các ông (bà) Trưởng phòng Đào tạo, Trưởng các Khoa, Viện, Trung tâm, Bộ môn và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. HIỆU TRƯỞNG (Ký tên) Nguyễn Hữu Tú Ghi chú: [^1]: Đây là nội dung ghi chú thứ nhất. |Tiêu đề 1|Tiêu đề 2|Tiêu đề 3| Dữ liệu 1 | Dữ liệu 2 | Dữ liệu 3 Dữ liệu 4 | Dữ liệu 5 | Dữ liệu 6 Đây là một đoạn trích dẫn. • Danh sách không thứ tự: • Mục 1 • Mục 2 • Mục 3 Danh sách có thứ tự: Mục A Mục B Mục C
- VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 7926 NPCP-KTTH V/v thuế tiêu thụ đặc biệt đối với trò chơi trực tuyến Kính gửi: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2014. - Bộ Tài chính; - Bộ Tư pháp. Về đề nghị của Công ty cổ phần VNG tại Công văn số 368/2014/CV- VNG ngày 01 tháng 10 năm 2014 kiến nghị việc bổ sung game online vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để có ý kiến với Ủy ban Thường vụ Quốc hội (nếu cần). Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện (xin gửi kèm theo bản chụp Công văn số 368/2014/CV-VNG nêu trên)... hiện ta chụp Công Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng Chính phủ; Các Phó TTg: Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam; - Công ty cổ phần VNG; - VPCP: BTCN, các PCN: Nguyễn Sỹ Hiệp, Kiều Đình Thụ, Trợ lý TTgCP, các Vụ: TH, PL ; TGĐ Cổng TTĐT; - Lưu: Văn thư, KTTH (3b ).S 48 KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM ONG CH Nguyễn Sỹ Hiệp Luat Nainam www.vanbanluatin
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ------- Số: 3541/TCT-KK V/vxử lý nghĩavụthuếcủaChi nhánh chấmdứt hoạt động CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HàNội, ngày 09tháng8năm2017 Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Hà Nam Trả lời công văn số 1697/CT-KK&KTTngày 16/6/2017 của Cục Thuế tỉnh Hà Namvề việc xử lý nghĩa vụ thuế của Chi nhánh khi chấmdứt hoạt động, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau : - Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13: + Khoản 1 Điều 45: “1. Chi nhánhlàđơnvị phụthuộc củadoanhnghiệp, cónhiệmvụthực hiệntoànbộ hoặc một phầnchức năngcủadoanhnghiệpkểcảchức năngđại diệntheoủy quyền. Ngành, nghềkinh doanhcủachi nhánhphải đúngvới ngành, nghềkinhdoanhcủadoanhnghiệp.” + Khoản 1 và Khoản 4 Điều 206: “1. Chi nhánh, vănphòngđại diệncủadoanhnghiệpđược chấmdứt hoạt độngtheoquyết địnhcủa chínhdoanhnghiệpđóhoặc theoquyết địnhthuhồi Giấy chứngnhậnđăngký hoạt độngchi nhánh, văn phòngđại diệncủacơquannhànước cóthẩmquyền. ... 4. Doanhnghiệpcóchi nhánhđãchấmdứt hoạt độngchịutráchnhiệmthực hiệncác hợpđồng, thanhtoáncác khoảnnợ, gồmcảnợthuếcủachi nhánhvàtiếptục sử dụnglaođộnghoặc giải quyết đủquyềnlợi hợpphápchongười laođộngđãlàmviệc tại chi nhánhtheoquy địnhcủaphápluật. ...”. - Theo quy định tại Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT): + Khoản 6 Điều 1: “Điều12. Khấutrừ thuếGTGTđầuvào: 1. CơsởkinhdoanhnộpthuếGTGTtheophươngphápkhấutrừ thuếđược khấutrừ thuếGTGTđầu vàonhư sau: a) ThuếGTGTđầuvàocủahànghóa, dịchvụsử dụngchosảnxuất, kinhdoanhhàng hóa, dịchvụchịuthuếGTGTđược khấutrừ toànbộ, kểcảthuếGTGTđầuvàokhôngđược bồi thường củahànghóa, dịchvụchịuthuếGTGTbị tổnthất. ...”. + Khoản 7 Điều 1: “Điều13. Các trườnghợphoànthuế: ... 5. CơsởkinhdoanhnộpthuếGTGTtheophươngphápkhấutrừ thuếđược hoànthuếGTGTkhi chuyểnđổi sởhữu, chuyểnđổi doanhnghiệp, sápnhập, hợpnhất, chia, tách, giải thể, phásản, chấm dứt hoạt độngcósốthuếGTGTnộpthừahoặc sốthuếGTGTđầuvàochưađược khấutrừ hết. ...”. - Theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 44 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ: “1. Người nộpthuếcó quyềnđềnghị cơquanthuếquảnlý trực tiếpxác nhậnviệc hoànthànhnghĩavụthuếcủatừngloại thuế hoặc củatất cảcác loại thuế(trừ các loại thuếởkhâuxuất nhậpkhẩu); hoặc đềnghị cơquanthuế quảnlý trực tiếpxác nhậnsốtiềnthuế, tiềnchậmnộp, tiềnphạt cònphải nộpđếnthời điểmđềnghị xác nhận. ...”. - Theo hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC (nêu trên) được sửa đổi, bổ sung tại Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): “6. Trườnghợpdoanhnghiệpcócơsởsảnxuất (baogồmcảcơsởgiacông, lắpráp) hạchtoánphụ thuộc hoạt độngtại địabàntỉnh, thànhphốtrực thuộc trungươngkhác với địabànnơi đơnvị đóngtrụ sởchínhthìkhi nộpthuếTNDN, doanhnghiệptại nơi đóngtrụsởchínhcótráchnhiệmnộpcảphần phát sinhtại nơi đóngtrụsởchínhvàởnơi cócơsởsảnxuất hạchtoánphụthuộc. a) Thủtục luânchuyểnchứngtừ giữaKhobạc vàcơquanThuế Doanhnghiệptự xác địnhsốthuếTNDNđược tínhnộptại nơi cótrụsởchínhvàcác cơsởsảnxuất hạchtoánphụthuộc theoquy địnhcủaphápluật vềthuếTNDNđểlậpchứngtừ nộpthuếTNDNcho địaphươngnơi cótrụsởchínhvàtừngđịaphươngnơi cócơsởsảnxuất hạchtoánphụthuộc. Trên chứngtừ nộpthuếphải ghi rõnộpvàotài khoảnthungânsáchnhànước tại Khobạc Nhànước đồng cấpvới cơquanthuếnơi trụsởchínhđăngký kêkhai thuếvàđịaphươngnơi cócơsởsảnxuất hạch toánphụthuộc. Khobạc Nhànước nơi đóngtrụsởchínhchuyểntiềnvàchứngtừ thungânsáchnhà nước choKhobạc Nhànước liênquanđểhạchtoánthungânsáchnhànước phầnthuếcủacơsởsản xuất hạchtoánphụthuộc…”. Căn cứ các quy định trên, trường hợp Chi nhánh Hà Nam- Công ty cổ phần xi măng Đỉnh Cao (MST: 2901121028-006, trụ sở tại tỉnh Hà Nam, sau đây gọi là Chi nhánh) là đơn vị phụ thuộc Công ty cổ phần xi măng Đỉnh Cao (MST: 2901121028, trụ sở chính tại tỉnh Nghệ An, sau đây gọi là Công ty), khi Chi nhánh chấmdứt hoạt động thì: - Về thuế GTGT: số thuế GTGTđầu vào chưa khấu trừ hết của Chi nhánh tính đến thời điểmChi nhánh chấmdứt hoạt động là số thuế GTGTchưa khấu trừ hết của Công ty. Công ty đã có văn bản đề nghị Cục Thuế tỉnh Hà Namchuyển số thuế còn được khấu trừ của Chi nhánh về cho Công ty để tiếp tục theo dõi khấu trừ thì Cục Thuế tỉnh Hà Namthực hiện xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế của Chi nhánh, trong đó bao gồmcả số thuế GTGTđầu vào chưa khấu trừ hết tính đến thời điểmchấmdứt hoạt động để Công ty làmcơ sở tiếp tục kê khai khấu trừ vào hồ sơ khai thuế GTGTcủa Công ty tại Cục Thuế tỉnh Nghệ An. - Về thuế TNDN: Trường hợp Chi nhánh là cơ sở sản xuất (bao gồmcả cơ sở gia công, lắp ráp) thì Công ty thực hiện kê khai quyết toán thuế TNDNvới Cục Thuế tỉnh Nghệ An nếu phát sinh số thuế TNDN phải nộp thì Công ty có trách nhiệmphân bổ số thuế phải nộp tương ứng phần phát sinh tại Chi nhánh để nộp phân bổ cho Cục Thuế tỉnh Hà Namtheo quy định. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Hà Namđược biết./. Nơi nhận: - Như trên; - Các Vụ: PC, CS (TCT); - Cục Thuế tỉnh Nghệ An; - Website TCT; - Lưu: VT, KK. TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀKẾ TOÁN THUẾ PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Thị Thu Phương
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Số: 76 /2024/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lạng Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách khu đất do Nhà nước quản lý thành dự án độc lập trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024, Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024; Căn cứ Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 759/TTr-STNMT ngày 31 tháng 12 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Quyết định này quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách khu đất thành dự án độc lập đối với phần diện tích đất do tổ chức, cơ quan của Nhà nước quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều 217 của Luật Đất đai nằm trong khu vực đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 3 Điều 59 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. 2. Quy định này không áp dụng đối với các dự án thuộc trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất, không đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất theo quy định tại Điều 124 Luật Đất đai. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai và các cơ quan, tổ chức khác có quyền và nghĩa vụ liên quan. 2 2. Người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất quy định tại Điều 6 Luật Đất đai, người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với đất được giao quản lý quy định tại Điều 7 Luật Đất đai. 3. Tổ chức, cá nhân sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 127 Luật Đất đai. Điều 3. Điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ diện tích để tách khu đất thành dự án độc lập Phần diện tích đất do tổ chức, cơ quan của Nhà nước quản lý nằm trong khu vực đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất được xem xét tách khu đất thành dự án độc lập phải đáp ứng đồng thời các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ như sau: 1. Điều kiện: a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hoặc quy hoạch nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. b) Phải là một thửa hoặc nhiều thửa đất liền kề nhau, không chia cắt bởi các thửa đất đã nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất để thực hiện cùng dự án đầu tư đó, bảo đảm có ít nhất một khu chức năng đầy đủ để vận hành, khai thác dự án đầu tư một cách độc lập, không chia cắt các khu chức năng. c) Không có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm hoặc có tranh chấp, khiếu nại, vi phạm nhưng đã có văn bản giải quyết cuối cùng theo quy định của pháp luật. 2. Tiêu chí: a) Có ít nhất một mặt tiếp giáp với đường giao thông hiện trạng hoặc đường giao thông theo quy hoạch, chiều rộng của đường tối thiểu 7m; bảo đảm khả năng kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với quy hoạch tổng thể và khu vực hiện hữu có liên quan. b) Khu đất để tách thành dự án độc lập có hình thể phù hợp với loại hình kinh doanh, dịch vụ; có kích thước cạnh tiếp giáp với đường giao thông quy định tại điểm a khoản này từ 15,0m trở lên. ở: 3. Quy mô: a) Nhóm dự án cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; thương mại, dịch vụ; nhà - Địa bàn các phường thuộc thành phố Lạng Sơn: diện tích đất đủ điều kiện tách thành dự án độc lập, tối thiểu là 300m. - Địa bàn thị trấn thuộc các huyện và xã thuộc thành phố Lạng Sơn: diện tích đất đủ điều kiện tách thành dự án độc lập, tối thiểu là 500m2. 3 - Địa bàn xã thuộc huyện: diện tích đất đủ điều kiện tách thành dự án độc lập, tối thiểu là 1.000m2. b) Nhóm dự án khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này: diện tích đất đủ điều kiện tách khu đất thành dự án độc lập, tối thiểu là 2.000 m². c) Phần diện tích đất quy định tại khoản này không bao gồm phần diện tích trong hành lang bảo vệ an toàn công trình theo quy hoạch đã được phê duyệt. 4. Tỷ lệ: a) Diện tích đất đủ điều kiện tách thành dự án độc lập, chiếm từ 10% trở lên so với diện tích khu đất thực hiện dự án. b) Trường hợp mở rộng diện tích đất thực hiện dự án thì việc xác định tỷ lệ theo quy định tại điểm a khoản này chỉ tính trên phần diện tích mở rộng. Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan 1. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh: a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này. b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát các điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trương tách phần diện tích đất quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này thành dự án độc lập trong quá trình tham mưu chấp thuận việc thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án của nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân. c) Sau khi có văn bản đồng ý chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đối với khu đất đã có chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh tách thành dự án độc lập theo quy định của pháp luật. d) Phối hợp với Cơ quan quản lý đầu tư cấp tỉnh trong quá trình thẩm định dự án, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh đối với trường hợp các diện tích đất do Nhà nước quản lý có đủ điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ để tách thành dự án độc lập. 2. Các sở, ban, ngành có liên quan: phối hợp tham gia đóng góp ý kiến các nội dung liên quan đến việc rà soát điều kiện, tiêu chí, quy mô, tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy định này để tách thành dự án độc lập, có ý kiến trong quá trình chấp thuận việc thoả thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án của tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực quản lý. 3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: a) Chủ trì, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn rà soát, báo cáo nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất trong quá trình tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án đầu tư và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc đất đai, tài sản trên đất. b) Phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình tổ chức thực hiện Quyết định này gửi cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh để báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định. 3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: a) Quản lý chặt chẽ quỹ đất được giao quản lý trên địa bàn. b) Rà soát và chịu trách nhiệm đối với các loại đất được giao quản lý theo quy định. Điều 5. Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 01 năm 2025. 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dẫn các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 5; - Chính phủ; - Các Bộ: NNPTNT, TNMT, TC; - Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp; - Thường trực Tỉnh uỷ; - - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; - Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; - Báo Lạng Sơn, Đài PTTH tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Công báo tỉnh; - PCVP UBND tỉnh, các phòng chuyên môn, Trung tâm thông tin; - Luu: VT, KT(NNT). NHAN BAN TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH DAN TINH AQ LANG NOS Lương Trọng Quỳnh
CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 12/1999/CT-TTG NGÀY 10 THÁNG 5 NĂM 1999 VỀ VIỆC TỔNG KẾT THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 4 năm 1995 là cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động và đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, đã tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do môi trường kinh doanh và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có nhiều thay đổi nên một số quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước không còn phù hợp với cuộc sống. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn chưa được điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp nhà nước, gây trở ngại cho hoạt động của doanh nghiệp và đổi mới khu vực doanh nghiệp nhà nước. Để có thêm thông tin phục vụ việc nghiên cứu soạn thảo Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) theo định hướng đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII); đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; khắc phục những hạn chế và tồn tại của Luật hiện hành; đồng thời, tăng cường hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 tiến hành tổng kết, đánh giá những việc làm được và chưa làm được, xác định rõ nguyên nhân; kiến nghị những nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới trong Luật Doanh nghiệp nhà nước; trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 1. Quy định về cách phân loại và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; quyền và nghĩa vụ của các loại doanh nghiệp nhà nước nêu trên. 2. Quyền hạn và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; việc phân cấp thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước giữa các cơ quan đại diện sở hữu, ủy quyền đại diện chủ sở hữu cho các cơ quan nhà nước; sự phối hợp giữa các cơ quan được giao quyền đại diện sở hữu nhà nước; quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài chính, sự phối hợp giữa các cơ quan này trong việc quản lý doanh nghiệp nhà nước. 3. Mô hình Tổng công ty. Mô hình Tổng công ty 91 và Tổng công ty 90; tính chất liên kết của các đơn vị thành viên; quan hệ giữa Tổng công ty và doanh nghiệp thành viên; phân cấp quản lý trong Tổng công ty; quan hệ giữa Tổng công ty với các cơ quan quản lý nhà nước. 4. Mô hình Hội đồng quản trị. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp. Quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc. Số lượng doanh nghiệp nhà nước đã thành lập Hội đồng quản trị, số lượng thành viên Hội đồng quản trị (bình quân, cao nhất, thấp nhất), cơ cấu thành phần, tiêu chuẩn và chế độ làm việc của Hội đồng quản trị. 5. Cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước. Quy định về việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước giao cho doanh nghiệp; quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh; phân phối lợi nhuận; chế độ kế toán, thống kê; chế độ công khai báo cáo tài chính hàng năm... đối với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, Tổng công ty 91, Tổng công ty 90 và doanh nghiệp thành viên). 6. Quản lý phần vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp khác. Tình hình huy động, quản lý và sử dụng phần vốn góp từ bên ngoài vào doanh nghiệp nhà nước và quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp nhà nước vào các doanh nghiệp khác (số lượng doanh nghiệp nhà nước thu hút vốn từ bên ngoài, số doanh nghiệp nhà nước có vốn góp ở các doanh nghiệp khác, số lượng doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước do các doanh nghiệp nhà nước góp vốn thành lập và đăng ký theo Luật Công ty, số doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài, tỷ lệ góp vốn, hình thức góp vốn, cơ chế quản lý phần vốn này). Tình hình thu hút vốn của cán bộ, công nhân viên (số lượng doanh nghiệp nhà nước có thu hút vốn của cán bộ công nhân viên nhưng chưa chuyển thành công ty cổ phần, cơ chế, tổ chức quản lý). Đánh giá các quy định và việc thực hiện chuyển đổi sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước; chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của nhà nước ở các doanh nghiệp khác và những tồn tại, vướng mắc cần giải quyết (đặc biệt là vấn đề mua lại, chuyển nhượng phần vốn góp, quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa). 7. Đánh giá và kiến nghị sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách khác của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước. Trong quá trình tổng kết việc thực hiện Luật Doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 chú ý đánh giá tính đặc thù trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp nhà nước do Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty quản lý; sự cần thiết phải quy định các điểm đặc thù này trong Luật Doanh nghiệp nhà nước. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị này; bảo đảm mục đích, yêu cầu và gửi báo cáo tổng kết về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 năm 1999.
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH ____________ Số: 1538/CT-TTHT V/v: Thuế suất thuế giá trị gia tăng CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________ TpHồChíMinh, ngày 06tháng02năm2015 Kính gửi: Công ty CP CTCBIOViệt Nam Địa chỉ: Lô I5-3A Khu Công nghệ cao, Q.9, TP. HCM Mã số thuế: 0305309836 Trả lời văn thư số 04012015/CTCBIO_CV ngày 15/01/2015 của Công ty về thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT), Cục thuế TP có ý kiến như sau: Căn cứ Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 của Quốc hội ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế : “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13. 1. Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 5 như sau: “3a. Phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ; thức ăn gia súc, gia cầmvà thức ăn cho vật nuôi khác;”. Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Căn cứ Khoản 2, Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNTngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNTngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi: “Điều 5. Công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam: 1. Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Namlà thức ăn chăn nuôi được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận đủ điều kiện lưu hành tại Việt Namsau khi đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệmđịnh kỳ hàng tháng tổng hợp, công bố Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Namvà đăng tải trên website của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để các tổ chức, cá nhân có liên quan truy cập, thực hiện. ...”. Căn cứ công văn số 222/TCT-CS ngày 20/01/2015 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về thuế GTGTđối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, Kể từ ngày 01/01/2015, thức ăn gia súc, gia cầmvà thức ăn cho vật nuôi khác, premixvitamin, premix khoáng, premixvitamin - khoáng thuộc nếu Danh mục thức ăn chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố theo Nghị định số 08/2010/NĐ-CP, Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNTthì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp các mặt hàng này không thuộc danh mục thức ăn chăn nuôi được công bố thì phải chịu thuế GTGT, áp dụng thuế suất theo quy định. Công văn này thay thế công văn số 11376/CT-TTHTngày 22/12/2014 của Cục Thuế TP hướng dẫn về thuế GTGT. Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này. Nơi nhận: - Như trên; - Tổng cục Thuế “để báo cáo”; - P.KT1; - P.PC; - Lưu (TTHT, HC). 152-2015/ NVTrường KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Trần Thị Lệ Nga
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- Số: 4759/TCHQ-GSQL V/vThôngbáokết quảxác minhC/O mẫuD CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ------------------ HàNội, ngày 26tháng05năm2015 Kính gửi: Cục Hải quan TP Hà Nội. Tiếp theo công văn số 39/GSQL-THngày 13/01/2015 của Cục Giámsát quản lý về Hải quan về việc xác minh 21 C/Omẫu D, trên cơ sở thư thông báo của cơ quan có thẩmquyền cấp C/Ocủa Malaysia, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả như sau: Cơ quan có thẩmquyền cấp C/Omẫu D của Malaysia đã có thư số BAP(S)0.3:2:7 Jld 80(25) xác nhận 21 C/Ođề cập trên là hợp lệ và được ký bởi cán bộ thẩmquyền cấp C/Ocủa Malaysia là Rohani Abdullah. Đề nghị đơn vị tiến hành kiểmtra hồ sơ lô hàng có liên quan và xử lý theo quy định. Tổng cục Hải quan thông báo để đơn vị được biết./. Nơi nhận: - Như trên. - Công ty ô tô Toyota Việt Nam(để biết) (Đ/c: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc). - Lưu: VT, GSQL (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. CỤC TRƯỞNG CỤC GSQL VỀ HQ PHÓ CỤC TRƯỞNG Nguyễn Nhất Kha
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH _______________ Số: 9006/CT-TTHT V/v: Hóa đơn CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________ ThànhphốHồChíMinh, ngày 23tháng10năm2014 Kính gửi:Chi cục Thuế Quận 12. Địa chỉ: 27 Quốc lộ 1A, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM. Trả lời văn bản số 2961/CCT-TT-NTNNTcủa Chi cục Thuế về hóa đơn, Cục Thuế TP có ý kiến như sau: Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định: + Tại Khoản 2 Điều 8 tạo hoá đơn đặt in: “Hoá đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn phải có các tiêu thức đảmbảo khi lập hoá đơn có đầy đủ nội dung bắt buộc theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in tự quyết định mẫu hóa đơn đặt in. Tổ chức kinh doanh đặt in hoá đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hoá đơn. Trường hợp tổ chức kinh doanh đặt in hóa đơn cho các đơn vị trực thuộc thì tên tổ chức kinh doanh phải được in sẵn phía trên bên trái của tờ hóa đơn. Các đơn vị trực thuộc đóng dấu hoặc ghi tên, mã số thuế, địa chỉ vào tiêu thức “tên, mã số thuế, địa chỉ người bán hàng” để sử dụng. ...” + Tại Khoản 2b Điều 16 quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn: “Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính. ...” Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Chi cục Thuế theo trình bày Công ty TNHHHồng Hà Phát trụ sở tại TP.HCM(Quận 12) có Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn (Quận Tân Bình), chi nhánh có mã số thuế riêng nhưng đều khai thuế giá trị gia tăng tập trung tại trụ sở chính (Quận 12) Công ty tạo hoá đơn đặt in dùng chung cho cả Công ty và chi nhánh, khi đặt in hoá đơn tên Công ty, địa chỉ, mã số thuế đều in đầy đủ phía trên hoá đơn nhưng tiêu thức người bán hàng Công ty in thiếu chỉ tiêu “mã số thuế” nên khi bán hàng hóa Chi nhánh lập hóa đơn ghi tên, địa chỉ của Chi nhánh (không ghi thông tin mã số thuế của Chi nhánh), các chỉ tiêu khác đều đúng theo quy định thì các hoá đơn này vẫn được chấp nhận để kê khai thuế. Lần đặt in hoá đơn sau, Chi cục Thuế hướng dẫn Công ty khi in hoá đơn có chỉ tiêu mã số thuế của chi nhánh. Cục Thuế TP thông báo Chi cục Thuế biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./. Nơi nhận: - Như trên; - Phòng PC; - Lưu: VT, TTHT. 3224– 19247(14/10/2014) Vhdchau. KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Trần Thị Lệ Nga
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------- Số: 04/2018/TT-BKHCN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018 THÔNG TƯ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA THỐNG KÊ QUỐC GIA Căn cứ Luật khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013; Căn cứ Luật thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Căn cứ Luật chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê; Căn cứ Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia; Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia và Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ ngoài Chương trình điều tra thống kê quốc gia, bao gồm: 1. Điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ. 2. Điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất. Điều 2. Điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ 1. Điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ nhằm thu thập thông tin về các chỉ tiêu thống kê phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nhưng không thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, theo phương án điều tra được lập kế hoạch theo định kỳ, được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt. 2. Danh mục các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này . Điều 3. Tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ 1. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ: a) Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng kế hoạch, phương án điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ theo quy định của pháp luật. Tổ chức điều tra thống kê; kiểm tra việc cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê; xử lý, tổng hợp kết quả điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. b) Vụ Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán và bố trí kinh phí cho các cuộc điều tra thống kê, trình Lãnh đạo Bộ để giao kinh phí thực hiện trên cơ sở kế hoạch, quy mô và tính chất cuộc điều tra. c) Các đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm phối hợp thu thập thông tin thuộc các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ có liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị và gửi kết quả thông tin thống kê thu thập được về Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia để tổng hợp. 2. Các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ có trách nhiệm phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức thu thập thông tin thuộc các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ và gửi kết quả thông tin thống kê thu thập được về Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp. 3. Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp tỉnh phối hợp với Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia tổ chức thu thập thông tin thuộc các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ trên địa bàn và gửi kết quả thông tin thống kê thu thập được về Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp. Điều 4. Điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất Điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất nhằm thu thập thông tin thống kê có tính chất đặc thù, cấp thiết phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng không thuộc các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ định kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Điều 5. Tổ chức thực hiện các cuộc điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất 1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định tổ chức điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất và phân công đơn vị thuộc Bộ chủ trì thực hiện khi có chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Trách nhiệm của đơn vị được phân công thực hiện điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất a) Xây dựng kế hoạch và phương án điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất theo quy định của pháp luật. b) Triển khai điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất sau khi kế hoạch và phương án điều tra được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; c) Xử lý, tổng hợp kết quả điều tra thống kê khoa học và công nghệ đột xuất và báo cáo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Điều 6. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. 2. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Phó thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư Pháp); - Công báo, Website Chính phủ; Website Bộ Khoa học và Công nghệ; - Lưu: VT, TTKHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Trần Quốc Khánh PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỊNH KỲ (Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2018/TT-BKHCN ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) TT Tên cuộc điều tra Mục đích điều tra Đối tượng điều tra, Đơn vị điều tra Loại điều tra Nội dung điều tra chính Thời kỳ, thời điểm điều tra Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp 1 Điều tra đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Thu thập thông tin về hoạt động đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp. (Căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo từng giai đoạn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định phương án điều tra đối với doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực cụ thể). Điều tra chọn mẫu a) Doanh nghiệp có thực hiện đổi mới sáng tạo (đổi mới sản phẩm; đổi mới quy trình, công nghệ, thiết bị; đổi mới tiếp thị; đổi mới tổ chức và quản lý) và doanh nghiệp không thực hiện đổi mới sáng tạo; Nội dung đổi mới sáng tạo, mức độ đổi mới sáng tạo và phương thức đổi mới sáng tạo (tự thực hiện; thuê ngoài; kết hợp cả hai); b) Thu thập thông tin về các chỉ tiêu: - Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo; - Chi cho đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp; - Doanh nghiệp có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; - Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Chu kỳ 3 năm, ngày 01 tháng 3 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 3, 6 và 9) Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ; Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ 2 Điều tra hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ a) Thu nhập thông tin về mức độ hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; b) Xác định năng lực của cộng đồng khoa học và công nghệ Việt Nam tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế; c) Xác định mức độ tác động của khoa học và công nghệ quốc tế đối với Việt Nam a) Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; b) Các tổ chức khoa học và công nghệ theo Luật khoa học và công nghệ ở Trung ương và địa phương; c) Các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; d) Các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Điều tra toàn bộ a) Thông tin về đoàn ra nước ngoài nghiên cứu, khảo sát về khoa học và công nghệ; b) Thông tin về đoàn của nước ngoài/tổ chức quốc tế vào nghiên cứu khảo sát về khoa học và công nghệ; c) Thông tin về nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; d) Thông tin về người Việt Nam định cư ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam. Chu kỳ 5 năm, ngày 01 tháng 7 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 0 và 5) Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Vụ Hợp tác Quốc tế 3 Điều tra nhận thức công chúng về khoa học và công nghệ a) Thu thập và phân tích dữ liệu về nhận thức của công chúng, mối quan tâm đến khoa học và công nghệ và sự hiểu biết của họ về khoa học và công nghệ; b) Xác định sự khác biệt của thái độ và hiểu biết về khoa học và công nghệ của công chúng so với những nghiên cứu trước đây; c) Cung cấp thông tin phục vụ xây dựng chiến lược mới về khoa học và công nghệ và kế hoạch hành động để nâng cao và thúc đẩy mối quan tâm về khoa học và công nghệ của công chúng a) Cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (không thuộc ngành KH&CN); b) Cá nhân làm việc trong doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (phi nông nghiệp) trừ doanh nghiệp KH&CN; c) Cá nhân là công nhân, nông dân, người cao tuổi, cán bộ hưu trí, thanh niên, học sinh, sinh viên. (Không bao gồm các cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực an ninh quốc phòng). Điều tra chọn mẫu a) Thông tin cá nhân; trình độ học vấn, nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động, độ tuổi của người được điều tra; b) Thông tin về ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ... phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của công chúng; c) Hiểu biết về vai trò của khoa học và công nghệ, chính sách khoa học và công nghệ; d) Đánh giá về mức độ tác động của khoa học và công nghệ đối với đời sống và sản xuất kinh doanh của công chúng. Chu kỳ 5 năm, ngày 1 tháng 7 (tiến hành vào các năm có số tận cùng là 3 và 8) Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia
QCVN 01 - 181 : 2014/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BỆNH UNG THƯ KHOAI TÂY SYNCHYTRIUM ENDOBIOTICUM (SCHILB) PERCIVAL LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM National technical regulation on Procedure for identification of Potato wart disease (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival)-Plant quarantine pest of Vietnam Lời nói đầu QCVN 01 - 181 : 2014/BNNPTNT do Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành tại Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 6 năm 2014. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BỆNH UNG THƯ KHOAI TÂY SYNCHYTRIUM ENDOBIOTICUM (SCHILB) PERCIVAL LÀ DỊCH HẠI KIỂM DỊCH THỰC VẬT CỦA VIỆT NAM National technical regulation on Procedure for identification of Potato wart disease (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival)-Plant quarantine pest of Vietnam I. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi điều chỉnh Quy chuẩn này quy định quy trình giám định bệnh ung thư khoai tây (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival) là dịch hại kiểm dịch thực vật nhóm I của Việt Nam 1.2. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện giám định bệnh ung thư khoai tây (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival- là dịch hại kiểm dịch thực vật (KDTV) nhóm I thuộc Danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BNN ngày 14/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. 1.3. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.3.1. Dịch hại kiểm dịch thực vật (plant quarantine pest) Là loài dịch hại có nguy cơ gây hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loài sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp và phải được kiểm soát chính thức. 1.3.2. Thực vật (plant) Là cây và những bộ phận của cây còn sống, kể cả hạt giống và sinh chất có khả năng làm giống. 1.3.3. Mẫu (sample) Là khối lượng thực vật, sản phẩm thực vật hoặc tàn dư của sản phẩm thực vật được lấy ra theo một qui tắc nhất định. 1.3.8. Tiêu bản (specimen) Là mẫu vật điển hình tiêu biểu của dịch hại được xử lý để dùng cho việc định loại, nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến kỹ thuật và trưng bày thành các bộ sưu tập. II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Phương pháp thu thập và bảo quản mẫu 2.1.1. Thu thập mẫu Đối với hàng xuất, nhập khẩu, quá cảnh hoặc vận chuyển, bảo quản trong nước: Tiến hành lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731:891 "Kiểm dịch thực vật - phương pháp lấy mẫu", quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT1 "Phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh". Đối với cây trồng ngoài đồng ruộng: Lấy mẫu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-38/2010/BNNPTNT1 "Phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng". Riêng đối với mẫu đất, phải lấy ở độ sâu tối thiểu 50cm. 2.1.2. Bảo quản mẫu Các bộ phận tươi nghi có triệu chứng bệnh (lá, thân, rễ, củ...) được để trong các túi ni-lông có lỗ thông khí có đính nhãn và bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 3 - 5oC, Mẫu đất được cho vào túi ni-lông, có lỗ thông khí, có đính nhãn và để ở những nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ phòng. Các tiêu bản lam của nấm được dán nhãn, để trong hộp chuyên dụng đựng tiêu bản lam và bảo quản ở nhiệt độ phòng. 2.1.3. Thiết bị dụng cụ, hóa chất Kính lúp soi nổi có độ phóng đại 10 - 40 lần (10-40x), kính hiển vi có độ phóng đại 40 - 1000 lần Máy ly tâm, máy lắc, tủ sấy, tủ định ôn, cân điện. Bộ dao, kim giải phẫu, panh, kéo, dao lam, bộ rây lọc đất Đèn cồn, đĩa petri, ống hút, lam, lamen, bình tam giác, cốc đong, giấy lọc Axit lactic 98%, chloroform, CaCI2, lactoglycerol. 2.3. Phương pháp phát hiện và giám định bệnh 2.3.1. Phát hiện và thu thập mẫu bệnh Trên phần gốc thân: U có màu trắng hoặc xanh lá (nếu lộ sáng) tới màu nâu, khi thành thục các u này chuyển thành màu đen và sau đó bị thối, (hình 1, phụ lục 1) Trên lá: cuống lá phình to tạo dạng "cánh", (hình 2, phụ lục 1) Trên củ: Các u sưng lúc đầu có màu trắng tới nâu và sẽ chuyển sang màu đen khi bị thối và sẽ rời ra khỏi củ (hình 3, 4, phụ lục 1) Các u sưng có nhiều hình dạng khác nhau, có thể là hình cầu hay dạng hoa súp lơ, kích thước các u sưng có thể từ 1-8cm nhưng đôi khi có thể to bằng nắm tay. Bệnh gây hại trên mắt củ nhưng nếu bị nặng toàn bộ củ có thể trở thành các khối u sưng. Nếu bệnh nhiễm sớm trong giai đoạn củ mới phát triển củ sẽ bị biến dạng và trở nên xốp hơn. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của củ, các u sưng có thể bị khô hoặc thối hay rời ra khỏi củ vì vậy đôi khi triệu chứng trên củ mới thu hoạch rất khó nhận biết. Trong quá trình bảo quản trong kho các vết bệnh lại phát triển thành u sưng và u sưng có màu tương tự như vỏ củ khoai tây. Trên rễ củ: Triệu chứng tương tự như trên củ. Trên rễ tơ: Nấm không gây hại trên rễ tơ của khoai tây nhưng có gây hại trên rễ tơ của một số kí chủ phụ khác như cà chua. 2.3.2. Phương pháp giám định 2.3.2.1. Đối với củ, thân, lá và rễ Dùng dao lam cắt lát các phần nghi ngờ, độ dày của lát cắt nên nhỏ hơn 1 mm và có độ dài 3mm. Đặt lát cắt thu được lên lam kính, nhỏ một giọt axit lactic lên lát cắt và đậy lamen. Quan sát và đo đếm đặc điểm hình thái của bào tử dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 40 lần. So sánh với đặc điểm hình thái của bào tử đông của nấm Synchytrium endobioticum (hình 5, 6 phụ lục 1) Chú ý: Nếu lát cắt quá dày sẽ rất khó quan sát cấu trúc của bào tử. Có thể dàn mỏng lát cắt bằng kim khêu nấm trước khi đậy lamen hoặc hơ lam kính lên đèn cồn để loại bỏ bóng khí trong tiêu bản. 2.3.2.2. Đối với mẫu đất Mẫu đất được để khô tự nhiên. Hòa tan 100 g đất đã khô vào 900ml nước, ngâm trong 24 giờ để đất rã ra hoàn toàn. Đổ hỗn hợp thu được qua bộ sàng 6 rây (kích thước lỗ rây lần lượt là 500, 250, 125, 71, 40 và 25(m). Các hỗn hợp thu được phía trên rây 40 và 25(m được rửa trên giấy lọc. Sau khi rửa sạch và để khô, phần thu được trên giấy lọc sẽ được cho vào ống ly tâm 50ml. Thêm vào ống ly tâm 15ml dịch Chloroform hoặc CaCl2 khuấy đều, ly tâm 3000 vòng/phút trong 15 phút. Thu phần dung dịch và lọc qua giấy lọc. Hòa phần thu được trên giấy lọc vào 1ml lactoglycerol. Dùng ống hút lấy dung dịch thu được ở trên nhỏ lên lam và kiểm tra dưới kính hiển vi. Quan sát và đo đếm đặc điểm hình thái của bào tử dưới kính hiển vi so sánh với đặc điểm hình thái của bào tử đông của nấm Synchytrium endobioticum (phụ lục 1) III. THẨM ĐỊNH KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH VÀ BÁO CÁO Sau khi khẳng định kết quả giám định là bệnh ung thư khoai tây (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival) thuộc danh mục dịch hại KDTV của Việt Nam, đơn vị giám định phải gửi báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật kèm theo phiếu kết quả giám định (phụ lục 2). Tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Bảo vệ và KDTV phải lưu giữ, quản lý và khai thác dữ liệu về kết quả điều tra, báo cáo và giám định bệnh ung thư khoai tây (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival). Đối với đơn vị lần đầu tiên giám định và phát hiện được bệnh ung thư khoai tây (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival) phải gửi mẫu hoặc tiêu bản về Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật để thẩm định và báo cáo Cục Bảo vệ thực vật trước khi công bố và xử lý dịch theo quy định của pháp luật hiện hành. Đơn vị giám định phải lưu mẫu theo Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về thời gian để giải quyết khiếu nại về kết quả giám định (nếu có). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm phổ biến; tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật cũng như các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến điều tra, thu thập mẫu, xử lý và bảo quản mẫu bệnh ung thư khoai tây (Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival) tại Việt Nam phải tuân theo quy định của quy chuẩn này cũng như các quy định của pháp luật có liên quan hiện hành. Phụ lục 1. Thông tin về dịch hại 1. Phân bố và ký chủ 1.1. Phân bố Trong nước: Bệnh chưa có ở Việt Nam. Trên thế giới: Châu Á (Armenia, Bhutan; Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì), Châu Phi (Tunisia, Algeria; Nam Phi), Châu Mỹ (Canada, Bolivia; Ecuador, Falkland Islands, Peru), Châu Âu (Liên bang Nga; Ba Lan; Thụy Sỹ; Cộng hòa Séc; Siberia, Áo; Belarus; Bulgaria; Phần Lan; Đức; Ireland; Italy; Latvia; Luxembourg; Montenegro; Hà Lan; NaUy; Romania; Slovakia; Slovenia; Thụy Điển; Ukraine; Vương Quốc Anh) và Châu Đại Dương (New Zealand). 1.2. Ký chủ Khoai tây Solanum tuberosum, cây lu lu đực (nightshade), cà chua. Ngoài ra, trong lây nhiễm nhân tạo nấm còn kí sinh trên một số loại cây như Schizanthus sp., Capsicastrum nanum, Physalis franchetii, Datura sp. và Solanum dulcamara 2. Tên khoa học và vị trí phân loại Tên tiếng Việt: Bệnh ung thư khoai tây Tên khoa học: Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival. Tên khác: Chrysophlyctis endobiotica Schilb. Synchytrium solani Massee Vị trí phân loại: Lớp: Chytridiomycetes. Bộ: Chytridiales Họ: Synchytriaceae 3. Triệu chứng của bệnh ung thư khoai tây  Hình 1: Triệu chứng bệnh ung thư khoai tây S. endobioticum trên đồng ruộng (Nguồn: Hans Stachewicz) Hình 2: Triệu chứng bệnh ung thư khoai tây S. endobioticum trên lá (Nguồn: Hans Stachewicz)      Hình 3: U sưng do nấm S. endobioticum dưới mặt đất giai đoạn chưa thành thục (Nguồn: Plant Health & Environment Lab) Hình 4: U sưng do nấm S. endobioticum trên củ đã thành thục (Nguồn: Defra)  4. Đặc điểm hình thái bào tử nấm Synchytrium endobioticum Bào tử đông có vách dày màu vàng nâu ở trong mô cây. Bào tử gần như chiếm hết tế bào kí chủ. Bào tử có 3 lớp vách, vách dày bên ngoài của bào tử có dạng nhăn (nếu nhìn trên bề mặt), có độ dày không đồng đều và có các đỉnh góc cạnh khá rõ ràng. Bào tử đông có đường kính từ 25-75(m (trung bình là 50(m). Các góc cạnh rõ ràng ở vách ngoài là đặc điểm chính để giám định nấm Synchytrium endobioticum phân biệt bào tử nấm với các cấu trúc hoặc vi sinh vật khác nằm trong u sưng hoặc trong đất. Bào tử mùa hè có kích thước tương tự như bào tử đông nhưng trong suốt và có vách ngăn mỏng. Các bào tử này thường không xuất hiện ở các u trưởng thành. Chúng không có các đỉnh góc cạnh đặc trưng như bào tử đông và loại bào tử này không sử dụng để giám định bằng hình thái.  Hình 5: Bào tử đông S.endobioticum (Nguồn: EPPO, 2012) Hình 6: Bào tử đông S.endobioticum bất hoạt (Nguồn: EPPO, 2012)  5. Phân biệt giữa nấm Synchytrium endobioticum và một số loại nấm giống Synchytrium hoặc nấm khác có biểu hiện triệu chứng bệnh tương tự Một số loại Synchytrium kí sinh trên cỏ có thể có mặt trong đất trồng khoai tây nhưng ít khi xuất hiện trên các u sưng. Những loài này cấu tạo bào tử không có các đỉnh góc cạnh như bào tử đông của Synchytrium endobioticum. Bệnh ghẻ bột khoai tây (Spongospora subterranea) gây triệu chứng các vết ghẻ không có hình dạng nhất định trên củ khoai tây (hình 7). Kiểm tra dưới kính hiển vi các khối bào tử (spore balls) của nấm S. subterranea có dạng trứng, bất định hoặc thuôn dài, có dạng xốp. Khối bào tử có chứa các bào tử riêng lẻ co cụm sát vào nhau (hình 8)  Hình 7: Vết bệnh ghẻ bột khoai tây (Nguồn: USDA, 2012) Hình 8: Bào tử S. subterranea (40X) (Nguồn: Lucid, 2010)  Bệnh than đen khoai tây (Thecaphora solani): bệnh cũng gây các khối u sùi trên củ nhưng các u sưng này chứa những bào tử màu đen. (hình 9, 10)  Hình 9: Triệu chứng bện than đen khoai tây (T. solani) (Nguồn: USDA, 2012) Hình 10: Bào tử nấm bệnh than đen khoai tây (T. solani) (Nguồn: USDA, 2012)   Phụ lục 2. (quy định) Mẫu phiếu kết quả giám định Cơ quan Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ……………………………………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------   ……….. ngày …. tháng …. năm 20…..   PHIẾU KẾT QUẢ GIÁM ĐỊNH Bệnh ung thư khoai tây Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival. là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam 1. Tên hàng hóa :  2. Nước xuất khẩu :  3. Xuất xứ :  4. Phương tiện vận chuyển : Khối lượng:  5. Địa điểm lấy mẫu :  6. Ngày lấy mẫu :  7. Người lấy mẫu :  8. Tình trạng mẫu :  9. Ký hiệu mẫu :  10. Số mẫu lưu :  11. Người giám định :  12. Phương pháp giám định: Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 - 181 : 2014/BNNPTNT về "Quy trình giám định bệnh ung thư khoai tây Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival - là dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam". 13. Kết quả giám định Tên khoa học: Synchytrium endobioticum (Schilb) Percival. Lớp: Chytridiomycetes. Bộ: Chytridiales Họ: Synchytriaceae Là dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc danh mục dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam. TRƯỞNG PHÒNG KỸ THUẬT (hoặc người giám định) (ký, ghi rõ họ và tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)  
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN --------------------- Số: 6473/TCHQ-TXNK V/v: Thuế nhập khẩu khung vợt cầu lông kèm bao bảo quản CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------ Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2011     Kính gửi: Công ty TNHH ĐTTM Phượng Hoàng (Số 11 lô 14b, khu đô thị Trung Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)   Trả lời công văn số 118/2011/CV-PH ngày 25/11/2011 của Công ty TNHH ĐTTM Phượng Hoàng hỏi về thuế nhập khẩu khung vợt cầu lông kèm bao bảo quản, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Hiện nay, việc phân loại hàng hóa nhập khẩu kèm bao túi được thực hiện theo quy tắc 5, Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính. Do đó, nếu bao đượng vợt cầu lông công ty nhập khẩu thỏa mãn điều kiện: Thích hợp riêng hoặc có hình dạng đặc biệt để đựng vợt cầu lông; Được trình bày với hàng hóa chứa đựng trong chúng (vợt cầu lông), có thể được đóng gói riêng hoặc không với vợt cầu lông để thuận tiện cho việc vận chuyển; Được bán cùng với vợt cầu lông để thuận tiện cho việc vận chuyển; Được bán cùng với vợt cầu lông và không mang tính chất cơ bản của bộ hàng thì, được phân loại cùng với vợt cầu lông. Đề nghị Công ty căn cứ thực tế hàng hóa nhập khẩu và nguyên tắc phân loại nêu trên để áp mã số HS theo đúng quy định hoặc liên hệ với Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai để được hướng dẫn cụ thể. Tổng cục Hải quan trả lời để Công ty TNHH ĐTTM Phượng Hoàng biết./../. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Hoàng Việt Cường  
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Số: 1886/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Nam Định, ngày 01 tháng 9 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Về việc sáp nhập, hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Lộc, vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 83/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ; Nghị định số 10/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2016 của Chính phủ quy định về cơ quan thuộc Chính phủ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 47/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ và Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ- CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phi đầu tư xây dựng; Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Căn cứ Nghị quyết số 1104/NQ-UBTVQH15 ngày 23/7/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Nam Định; Theo đề nghị của UBND thành phố Nam Định tại Tờ trình số 205/TTr- UBND ngày 01/9/2024 và của Sở Nội vụ tại Báo cáo thẩm định số 2504/BC-SNV ngày 01/9/2024 về việc sáp nhập, hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Lộc, vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Sáp nhập, hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Lộc, vào Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định. 2 Điều 2. UBND thành phố Nam Định có trách nhiệm 1. Chỉ đạo tổ chức bàn giao, chuyển nguyên trạng tài sản, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, hồ sơ công việc của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Lộc, cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định quản lý; chỉ đạo thu hồi con dấu của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Lộc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 2. Chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định tham mưu Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt theo quy định. 3. Chỉ đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí, sắp xếp, sử dụng viên chức, lao động hợp đồng của Ban theo đúng vị trí việc làm đã được phê duyệt. Điều 3. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; - Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Nam Định, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Mỹ Lộc; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: Như Điều 3; - Bộ Xây dựng; - Bộ Nội vụ; - TT. Tỉnh uỷ, TT. HĐND tỉnh; - Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh; - Lưu: VP1, VP5, VP8. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH BAN NHÂN DAN TINH HNI Phạm Đình Nghị
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ: 900/VPCP-KSTT Về việc đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2023 Kính gửi: • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 06/10/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện còn chậm, chưa đạt yêu cầu đề ra; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến còn thấp, chưa thực chất; việc tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ còn hạn chế; tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở một số nơi. Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại các Nghị quyết của Chính phủ, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau: • Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử. • Rà soát, đánh giá, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng triệt để ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thiểu tối đa sự tham gia trực tiếp của người dân, doanh nghiệp. • Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến; có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. • Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. • Bố trí đủ nguồn lực để đảm bảo việc thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử được thông suốt, hiệu quả. Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên và báo cáo kết quả về Văn phòng Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 2023 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Nơi nhận: • Như trên; • Thủ tướng Chính phủ; • Các Phó Thủ tướng Chính phủ; • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; • UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; • VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục, đơn vị; • Lưu: VT, KSTT (3). *THỪA LỆNH BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ PHÓ CHỦ NHIỆM* Nguyễn Sỹ Hiệp
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ------- Số: 2664/TCT-CS V/v trả lời chính sách thuế CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2013    Kính gửi: Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng (Số 17 đường Cầu Rào, phường Anh Dũng, quận Kinh Dương, Thành phố Hải Phòng)    Trả lời công văn số 24/2013/CV-CĐBN ngày 18/5/2013 của Trường Cao Đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng về việc thực hiện Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: 1. Đối với giai đoạn quý IV/2008 và cả năm 2009 Tại Điểm 2.3, công văn số 10588/BTC-TCT ngày 24/7/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/01/2009 và công văn số 8296/BTC-CST ngày 16/7/2008 đã hướng dẫn cụ thể như sau: "2.3. Đơn vị sự nghiệp có thu Tại Điểm 3, Mục I, Thông tư số 03/2009/TT-BTC nêu trên quy định: "Việc giảm thuế, gia hạn nộp thuế TNDN theo hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các doanh nghiệp đã thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ và thực hiện đăng ký nộp thuế theo kê khai". "Căn cứ theo quy định trên thì trường hợp các đơn vị sự nghiệp có thu nếu đáp ứng được điều kiện về doanh nghiệp nhỏ và vừa, đã thực hiện chế độ kế toán hóa đơn, chứng từ và thực hiện đăng ký nộp thuế theo kê khai thì được xem xét giảm và gia hạn nộp thuế TNDN theo Thông tư số 03/2009/TT-BTC nêu trên". 2. Đối với giai đoạn năm 2011 Tại Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 4/11/2011 của Chính phủ đã quy định rõ: "Điều 2. Giảm thuế thu nhập năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động 1. Giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 của doanh nghiệp vừa và nhỏ, trừ số thuế tính trên thu nhập từ kinh doanh xổ số, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và thu nhập từ sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và trừ các doanh nghiệp được xếp hạng I, hạng đặc biệt thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp là các công ty tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con mà công ty mẹ không phải là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu của công ty con. Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại khoản này (không bao gồm đơn vị sự nghiệp) là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí về vốn hoặc lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trường hợp doanh nghiệp nhỏ và vừa thành lập mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 thì tiêu chí về vốn được xác định là số vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu". Căn cứ theo quy định nêu trên thì đơn vị sự nghiệp không thuộc đối tượng được giảm thuế thu nhập năm 2011 theo quy định nêu trên. Đề nghị Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng căn cứ vào chức năng, loại hình hoạt động của trường liên hệ với Cục thuế thành phố Hải Phòng để được hướng dẫn xác định cụ thể theo quy định./.    Nơi nhận: - Như trên; - Cục Thuế TP. Hải Phòng; - Vụ PC - BTC; - Vụ PC - TCT; - Lưu: VT, CS (2b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH PHÓ VỤ TRƯỞNG Vũ Văn Cường  
Kính gửi: Công ty TNHH U-Li (VN) Mã số thuế: 1001073732 Địa chỉ: Lô CN3, khu công nghiệp Sông Trà, xã Tân Bình, Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình. Ngày 15 tháng 01 năm 2024, Cục Thuế tỉnh Thái Bình nhận được công văn số 01/CV/2024 về việc “doanh nghiệp chế xuất xuất hóa đơn cho hạng mục kinh doanh cho thuê nhà xưởng” của Công ty TNHH U-Li (VN) (gọi tắt là Công ty). Nội dung này, Cục Thuế tỉnh Thái Bình có ý kiến như sau: - Tại Điều 30, Điều 36 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định: “Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế 1. Người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan thuế cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Đối tượng đăng ký thuế bao gồm: a) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; … Điều 36. Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế 1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. …” - Tại Điều 43; Điều 89; Điều 90; Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 quy định về Hồ sơ khai thuế; Hóa đơn điện tử; Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử; Áp dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. - Tại Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. - Tại Điều 2; Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về Giải thích từ ngữ; Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất. - Tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định: “Điều 8. Loại hóa đơn Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau: 1. Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động: a) Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; b) Hoạt động vận tải quốc tế; c) Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; d) Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. 2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau: a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động: - Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa; - Hoạt động vận tải quốc tế; - Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; - Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài. b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”. …” - Tại Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022) quy định: “Điều 7. Hồ sơ khai thuế … 2. Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp với phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán). Trường hợp cùng một loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp sau: … d) Người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế. … 3. Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế trong các trường hợp sau đây: a) Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế. … c) Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng. … 7. Danh mục hồ sơ khai thuế áp dụng đối với từng loại thuế, từng hoạt động kinh doanh tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. …” - Tại Điều 8, Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế; Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân - Tại Phụ lục I Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định: - Tại khoản 1, khoản 6 Điều 3; khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Điều 3. Người nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm: 1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác; … 6. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu. … Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT … 20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài. Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau. Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. …” Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH U-Li (VN) đăng ký hoạt động theo loại hình doanh nghiệp chế xuất theo quy định của pháp luật, sau đó được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (chứng nhận điều chỉnh lần thứ chín) ngày 10/01/2024, điều chỉnh, bổ sung mục tiêu dự án có ngành nghề “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”, chi tiết “Cho thuê nhà xưởng” thì: 1. Về nội dung đăng ký thuế: Công ty thực hiện thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất thực hiện các hoạt động kinh doanh khác phải hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP. Cục Thuế đề nghị Công ty liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn về thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp liên quan đến hoạt động “chế xuất” và hoạt động “cho thuê nhà xưởng” phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh và đảm bảo đúng quy định pháp luật. 2. Về kê khai các loại thuế: - Sau khi có kết quả thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Công ty tự xác định Hồ sơ khai thuế tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp với phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế. Trường hợp cùng một loại thuế mà Công ty có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 43 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14; Điều 7, Điều 8, Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. - Về kê khai thuế GTGT: Trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định của pháp luật, nếu phát sinh các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam thì thực hiện kê khai thuế GTGT theo quy định tại Điều 12, Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC; khoản 2 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP nêu trên. Trường hợp Công ty thành lập Chi nhánh để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư số 219/2013/TT-BTC. 3. Về loại hóa đơn sử dụng: Công ty tự xác định và đăng ký loại hóa đơn sử dụng phù hợp với phương pháp tính thuế GTGT mà đơn vị áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP. Trong quá trình thực hiện, đề nghị Công ty tham khảo các văn bản chính sách thuế tại Trang thông tin điện tử Cục Thuế tỉnh Thái Bình (địa chỉ: https://thaibinh.gdt.gov.vn); trường hợp còn vướng mắc, Công ty liên hệ trực tiếp về Cục Thuế (Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 2, điện thoại 02273.643.391) để được hỗ trợ giải quyết. Cục Thuế tỉnh Thái Bình trả lời để Công ty TNHH U-Li (VN) biết và thực hiện theo đúng quy định pháp luật./.
BỎ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN So:2491TCHQ-KTTT V/v: áp giá tính thuế hàng nhập khẩu CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngà2 tháng 6 năm 2005 Kính gửi: CÔNG TY XNK INTIMEX (96 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) Trả lời công văn số: 760/INT-P6 ngày 24/5/2005 của Công ty XNK INTINIEX, về việc áp giá tính thuế mặt hàng nhập khẩu, hạt nhựa HDPE dạng nguyên sinh theo tờ khai số: 7442/NKD-ĐTCC ngày 09/12/2004 tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng. Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Mặt hàng: Hạt nhựa HDPE dạng nguyên sinh xuất xứ UAE nhập khẩu vào thời điểm nêu trên không thuộc đối tượng áp giá tính thuế theo Thông tư số | 18/2003/TT-BTC ngày 08/12/2003 của Bộ Tài chính. Căn cứ công văn số: 5782/TCHQ-KTTT, 5784/TCHQ-KTTT ngày 29/11/2004 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc áp giá tính thuế theo Thông tư số 87/2004/TT-BTC ngày 31/8/2004 của Bộ Tài chính; Trường hợp này doanh nghiệp được xác định giá theo giá hàng tưởng tự, hàng giống hệt. Căn cứ thông tin ngành Hải quan có được thì: mặt hàng nhựa nguyên sinh được một số công ty trong nước nhập khẩu từ ngày 16/12/2004 đến ngày 28/1/2005 có giá khai báo là:1075 USD/tấn, 1060 USD/tấn và 1010 USD/tấn. Do vậy, Cục Hải quan TP. Hải Phòng sử dụng giá tính thuế hàng giống hạt là phù hợp. Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty biết ./. cho động Nơi nhận. -Nhur tren LDTC LưuVT, Vụ KTTT (3) KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN Phó Tổng cục trưởng Đặng Thị Bình An 2
Cục Thuế TP. Cần Thơ nhận được công văn không số ngày 04/12/2024 của ông Lê Văn Long về việc xin miễn tiền phạt nộp chậm thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Cục Thuế TP. Cần Thơ có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019: + Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 44 quy định: “Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau: ...b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;.” + Tại Điều 59 quy định: “Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế 1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm: a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế; ...8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.” + Tại Điều 140 quy định: “Điều 140. Miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế 1. Người nộp thuế bị phạt tiền do vi phạm hành chính về quản lý thuế mà bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này thì được miễn tiền phạt. Tổng số tiền miễn phạt tối đa không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại. 2. Không miễn tiền phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.” + Tại Khoản 27, Điều 3 quy định: “Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: ...27. Trường hợp bất khả kháng bao gồm: a) Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ; b) Các trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ.” - Căn cứ Luật Xử phạt vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 được sửa đổi bổ sung bởi Luật số 67/2020/QH14. + Tại Điều 11 quy định: “Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây: 1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết; 2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng; 3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ; 4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng; 5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.” - Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. + Tại Điều 9 quy định: “Điều 9. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn 1. Không xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Người nộp thuế chậm thực hiện thủ tục thuế, hóa đơn bằng phương thức điện tử do sự cố kỹ thuật của hệ thống công nghệ thông tin được thông báo trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế thuộc trường hợp thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất khả kháng quy định tại khoản 4 Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính. ...4. Không xử phạt hành vi vi phạm thủ tục thuế đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thu nhập cá nhân chậm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân mà có phát sinh số tiền thuế được hoàn; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã bị ấn định thuế theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế. 5. Không xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế trong thời gian người nộp thuế được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đó.” - Căn cứ hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân ông Lê Văn Long gửi qua hệ thống Thuế điện tử ngày 06/12/2024, mã giao dịch điện tử: 11020240019476058, ông Lê Văn Long đã có hành vi chậm nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNCN kỳ tính thuế năm 2023 quá hạn trên 90 ngày có phát sinh số thuế phải nộp. Căn cứ các quy định nêu trên thì: Ông Lê Văn Long bị xử phạt hành vi vi phạm hành chính do chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN kỳ tính tính thuế năm 2023 theo quy định tại Điều 13, Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP xét theo hành vi vi phạm. Đồng thời, ông Long không thuộc trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế nên không thuộc đối tượng được miễn tiền chậm nộp, tiền phạt do chậm nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN. Cục Thuế TP. Cần Thơ đề nghị ông Lê Văn Long tham khảo các nội dung nêu trên và tìlực hiện theo đúng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành./.
CÔNG ĐIỆN Về việc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 ___________ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện: Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, nền kinh tế tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, với những kết quả nổi bật trong Quý III và 9 tháng năm 2024, trong đó tăng trưởng GDP Quý III ước đạt 7,4% so với cùng kỳ, tính chung 9 tháng, tăng trưởng GDP đạt 6,82%; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép; vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội phục hồi qua từng quý, Quý III tăng 7,0% so với cùng kỳ, 9 tháng tăng 6,8%. Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước 9 tháng đầu năm; trong đó Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò, vị thế quan trọng, đầu tầu kinh tế của cả nước đã thể hiện sự chuyển biến tích cực, rõ nét trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương với các chỉ tiêu về thu ngân sách nhà nước, chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nhiều chỉ tiêu khác đều tăng khá cao so với cùng kỳ. Bên cạnh những kết quả đạt được tích cực nêu trên, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 09 tháng đầu năm của cả nước ước đạt 47,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (51,38%), chưa đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Thủ tướng Chính phủ biểu dương 13 bộ, cơ quan trung ương1 và 40 địa phương2 đã nỗ lực phấn đấu, đạt tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2024 trên mức trung bình của cả nước; đồng thời phê bình 31 bộ, cơ quan trung ương3 và 23 địa phương4 có tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm dưới mức trung bình của cả nước. Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội giao, các cấp, các ngành cần quyết liệt chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để đẩy mạnh hơn nữa việc giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đề cao trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: 1. Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao: a) Quán triệt đầy đủ vai trò, ý nghĩa của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội, xác định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra không gian phát triển mới, giảm chi phí logistic, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân. b) Bám sát các quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quyết liệt chỉ đạo, điều hành, thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong tổ chức thực hiện, với phương châm “vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “thi công 3 ca 4 kíp”, “làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để hoàn thiện thể chế, chính sách, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. c) Đề nghị các cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cụ thể, hiệu quả; phân công thực hiện phải rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ và rõ kết quả; chú trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát, chủ động, kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. d) Làm tốt công tác khắc phục hậu quả của Cơn bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định về nhân công, vật tư, máy móc, khẩn trương khôi phục lại thi công các công trình, dự án đầu tư công trên địa bàn bị ảnh hưởng của bão, lũ lụt. Đồng thời, bám sát tình hình, diễn biến thời tiết, xây dựng, triển khai hiệu quả phương án phòng chống thiên tai, chủ động xây dựng, tổ chức giải pháp thi công phù hợp, điều chỉnh đường găng tiến độ của các dự án, bảo đảm tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. đ) Đẩy nhanh hơn nữa công tác giải phóng mặt bằng, ưu tiên bố trí đủ kinh phí để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích có đủ điều kiện; tăng cường nhân lực, vật lực, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, kiểm kê và đẩy nhanh thi công các khu tái định cư, sớm bàn giao mặt bằng để thi công. e) Tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ về tháo gỡ các khó khăn liên quan đến cấp phép mỏ, khai thác vật liệu đá, cát, đất; thực hiện các biện pháp kiểm soát giá và chất lượng nguyên vật liệu phục vụ các dự án đầu tư công đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định pháp luật. g) Đẩy nhanh tiến độ, giảm ít nhất 30% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính liên quan tới việc giải ngân vốn đầu tư công, đẩy mạnh công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công, không để tồn đọng khối lượng đã thực hiện nhưng không được thanh toán, không để dồn thanh toán vào cuối năm. h) Tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Tổ trưởng. Phân công lãnh đạo theo dõi, tăng cường tần suất kiểm tra, giám sát, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện công việc trong từng tuần, bám sát tiến độ thực hiện dự án và tiến độ giải quyết các thủ tục liên quan tại các Bộ, ngành Trung ương, địa phương cũng như tại các đơn vị trực thuộc để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. i) Chủ động rà soát, đánh giá khả năng giải ngân của từng dự án, tổng hợp nhu cầu bổ sung vốn của các dự án và có phương án điều chỉnh kế hoạch vốn từ những dự án chậm giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân trong nội bộ của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo quy định. k) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; kịp thời tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân, đơn vị đạt kết quả tốt trong giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, thiếu trách nhiệm làm chậm tiến độ giao vốn, điều chỉnh vốn, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công. Thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực. l) Nâng cao chất lượng chuẩn bị đầu tư dự án, bám sát quá trình xử lý của các cơ quan chuyên môn để kịp thời giải trình, hoàn thiện hồ sơ theo quy định, khắc phục triệt để tình trạng “vốn chờ dự án”, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2025. m) Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa sức mạnh nội sinh, vai trò, vị thế đầu tầu kinh tế của cả nước, tập trung chỉ đạo, lãnh đạo, thực hiện các giải pháp quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 được giao, thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, khai thác các động lực tăng trưởng mới; triển khai đồng bộ, hiệu quả Luật Thủ đô, Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội, tạo đột phá mới, bước chuyển mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội của 2 Thành phố, đóng góp nhiều hơn nữa vào phát triển chung của cả nước. 2. Tổ trưởng các Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; các Thành viên Chính phủ: a) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của 07 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ được thành lập theo Quyết định số 1006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 9 năm 2024; duy trì chế độ hằng quý Thành viên Chính phủ làm việc với các Bộ, cơ quan, địa phương để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2023 và Quyết định số 967/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2024. b) Nâng cao chất lượng báo cáo tại các cuộc họp, làm việc, kiểm tra, đôn đốc của Tổ công tác và các Thành viên Chính phủ. Nội dung báo cáo phải được rà soát kỹ, tổng hợp đầy đủ, chi tiết nguyên nhân, vướng mắc, bảo đảm rõ ràng, thực chất; chỉ rõ vướng mắc cụ thể ở dự án nào, khâu nào, đề xuất giải pháp tháo gỡ cụ thể và cấp thẩm quyền quyết định, để Tổ trưởng Tổ công tác và Thành viên Chính phủ xem xét, xử lý kịp thời theo quy định. 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: a) Phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi sát tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hằng tháng để ban hành các giải pháp điều hành linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tiễn để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. b) Chủ động báo cáo, giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội về các nội dung liên quan đến: Luật Đầu tư công sửa đổi; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu; Kế hoạch đầu tư công năm 2025; Điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2024 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu. Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện thí điểm tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho thực hiện trên phạm vi cả nước. c) Hướng dẫn, xử lý các vướng mắc của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong việc thực hiện các Luật Đấu thầu, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Quy hoạch. 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: a) Chủ động báo cáo, giải trình với Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội về các nội dung liên quan đến: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia; Dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 theo quy định, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu. b) Chỉ đạo Kho bạc nhà nước và các đơn vị chức năng bảo đảm nguồn thanh toán cho các dự án; kịp thời thực hiện thanh toán khối lượng hoàn thành cho các dự án ngay khi đã đầy đủ hồ sơ theo quy định, đẩy mạnh thanh toán qua dịch vụ công trực tuyến của Kho bạc nhà nước. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường: a) Tiếp tục hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thủ tục liên quan đến quy trình cấp phép mỏ, khai thác nguyên vật liệu phục vụ dự án đầu tư công, đảm bảo nhanh, hiệu quả, đúng quy định. b) Hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan tới các quy định mới có hiệu lực của Luật Đất đai và các Nghị định liên quan, đặc biệt là các dự án phải tính toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về đất đai mới và các quy định pháp luật có liên quan. 6. Bộ Xây dựng theo dõi sát tình hình, diễn biến thị trường vật liệu xây dựng, đặc biệt là các vật liệu chủ yếu để xử lý kịp thời theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, xác định mức đơn giá và chỉ số giá vật liệu xây dựng theo tháng phù hợp với diễn biến giá thị trường, bảo đảm kịp thời, phù hợp, hiệu quả. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền. 8. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Công điện này. 9. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao./. ________________ 1 Bao gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Xây dựng; Bộ Nội vụ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. 2 Bao gồm: Tuyên Quang; Lạng Sơn; Lào Cai; Yên Bái; Thái Nguyên; Bắc Kạn; Phú Thọ; Bắc Giang; Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên; Thành phố Hải Phòng; Vĩnh Phúc; Hà Nam; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Thành phố Đà Nẵng; Bình Định; Ninh Thuận; Đắk Lắk; Đắk Nông; Bình Dương; Tây Ninh; Bà Rịa Vũng Tàu; Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Trà Vinh; Vĩnh Long; Hậu Giang; An Giang; Đồng Tháp; Kiên Giang. 3 Bao gồm: Bộ Ngoại giao; Bộ Tư pháp; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Dân tộc; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Kiểm toán Nhà nước; Văn phòng Trung ương Đảng; Văn phòng Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Tổng liên đoàn, Lao động Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Nông dân Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc. 4 Bao gồm: Hà Giang; Cao Bằng; Lai Châu; Hà Nội; Quảng Ninh; Hải Dương; Hưng Yên; Bắc Ninh; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Phú Yên; Khánh Hòa; Bình Thuận; Gia Lai; Kon Tum; Lâm Đồng; Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Nai; Bình Phước; Cần Thơ; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau.
Cơ quan chủ quản Cơ quan trực thuộc Số văn bản/Trích yếu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 4 dấu cách Địa điểm, ngày tháng năm Nội dung văn bản. Xuống dòng bằng hai dấu cách Danh sách không thứ tự: • Mục 1 • Mục 2 Danh sách có thứ tự: Mục 1 Mục 2 Trích dẫn nội dung Bảng: |Cột 1|Cột 2|Cột 3| Dữ liệu 1 | Dữ liệu 2 | Dữ liệu 3 Dữ liệu 4 | Dữ liệu 5 | Dữ liệu 6 Ghi chú[^1] [^1]: Nội dung ghi chú ở đây
}} ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Số: 7094 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thi đua khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ thành phố Hà Nội CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; m soát thủ tục sung Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát hành chính; Căn cứ Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố hà Nội về ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội tại tờ trình số 3236/TTr- SNV ngày 17/12/2014 và ý kiến của Sở Tư pháp tại văn bản số 3306/STP- KSTTHC ngày 04/12/2014, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 07 thủ tục hành chính mới ban hành, 22 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, 01 thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ (có phụ lục kèm theo). Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 4140/QĐ-UBND ngày 03/7/2013 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc công bố Bộ thủ tục hành chính mới ban hành/thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ/Ủy ban nhân dân cấp huyện Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội. LuatVietnam www.varbangat.vn 1 LuatVietnam www.varbanat.vn Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như điều 3; - Bộ Nội vụ; - Cục kiểm soát TTHC (Bộ Tư pháp); - Thường trực: Thành ủy, HĐND TP; - Chủ tịch UBND TP; Các PCT UBND TP Website Chính phủ; - VPUBTP: CVP, các PCVP, NC, VX, TH, HCTC; - Trung tâm Tin học Công báo TP; - Cổng giao tiếp điện tử TP; - Luu: VT, SNV. 38922- 160. NHAN ỦY BAN DAN CICHY ION Nguyễn Thế Thảo www.LuatVietnam.vn 2 STT PHỤ LỤC Về việc công bố Bộ thủ tục hành chính mới ban hành thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; Thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ban hành kinh theo quyết định số 7094/QĐ-UBND ngày 26 /12/2014 HBND Thành phố Hà Nội) YKN NHÂN DA TỈ MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ Tên Thủ tục hành chính A. Thủ tục hành chính cấp Thành phố 2 1 Khen thưởng Huân chương Lao động; Huân chương Độc lập; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao vàng Khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Lĩnh vực Cơ quan thực hiện Thi đua khen en ☐ Ban Ban Thi đua Khen thưởng ở danh hiệu “Bà mẹ Việt thườn 3 Khen thưởng Cờ thi đua Chính phủ 4 Khen thưởng Chiến sỹ thi đua toàn quốc 5 Xét tặng hoặc truy 6 Tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” Anh hùng” 7 Tặng danh hiệu “Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội” 2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ Tên VBQPPL Cơ STT Số hồ sơ TTHC(1) Tên thủ tục hành chính bỗ quy định nội dụng sửa đổi, sung thay Linh quan vực thực the hiện A. Thủ tục hành chính cấp Thành phố Hiệp y khen thưởng 1 2 3 4 Tặng Cờ Thi đua Thành phố, Bằng khen UBND Thành phố, Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc thành tích cuối năm. Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Thành phố Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng Ban Thi đua Khen thưởng Tặng Bằng khen của UBND Thành phố về Thi đua, Khen thành tích đột xuất. Tặng Cờ Thi đua Thành phố, Bằng khen 5 của UBND Thành phố theo chuyên đề thi thưởng ngày 16/11/2013 đua. LuatVietnam www.vanbanwat.vn 1 Tên VBQPPL Cơ STT Số hồ sơ TTHC(1) Tên thủ tục hành chính quy định nội dụng sửa đổi, Linh quan bỗ the (2) sung, thay vực thực hiện 16 6 7 8 9 10 Cấp đổi hiện vật khen thưởng Xác nhận khen thưởng Giải quyết đơn thư, khiếu nại thuộc thẩm quyền cấp thành phố. Khen thưởng danh hiệu “Người tốt, Việc tốt” tiêu biểu Thành phố Xét tặng danh hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô” B. Thủ tục hành chính cấp huyện I 2 3 4 5 10 6 7 8 Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị Tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến Tặng danh hiệu thôn, ấp, bản, làng, khu phố văn hóa Tặng Danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở Tặng Danh hiệu Lao động tiên tiến Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích theo đợt, chuyên đề Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại C. Thủ tục hành chính cấp xã 1 2 3 4 Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND xã về thực hiện nhiệm vụ chính trị Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích theo đợt, chuyên đề Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích đột xuất Tặng danh hiệu Gia đình văn hóa vật Thị Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013 bỗ Luật sửa đổi, sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013 LuatVietnam www.vanbanluat.vn Thi đua. khen thưởng UBND cáp huyện Thi đua. khen thưởng UBND cấp xã 2 3. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nội vụ STT Số hồ sơ TTHC(1) Tên thủ tục hành chính Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, Lĩnh vực Cơ quan thực hiện A. Thủ tục hành chính cấp Thành phố Khen thưởng Huân chương, Bằng khen Chính phủ, Cờ Thi đua Chính phủ, Chiến sỹ Thi đua toàn quốc. hủy bỏ thủ tục hành chính(2) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013 Thi đua, khen thưởng www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.vanbanluat.vn Ban Thi đua - Khen thưởng 3 i PHẦN II NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH A. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ (Ban Thi đua – Khen thưởng) 1. Hiệp y khen thưởng Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ - Thời hạn giải Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện - - - Tiếp nhận văn bản đề nghị Hiệp y của Ban TĐKT Trung ương. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT Thành phố xử lý văn bản (trình lãnh đạo Ban; chuyển cán bộ thụ lý hồ sơ tham mưu thực hiện). + Đối với hồ sơ đã có bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở hoặc nơi cá nhân cư trú về việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tiến hành làm thủ tục hiệp y, trình lãnh đạo Thành phố ký văn bản trả lời. + Đối với hồ sơ chưa có bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở hoặc nơi cá nhân cư trú. Tiến hành làm văn bản đề nghị địa phương có ý kiến trả lời; làm thủ tục hiệp y, trình lãnh đạo Thành phố ký văn bản trả lời. - Trả kết quả về Ban TĐKT Trung ương theo qui định. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng hoặc qua đường công văn a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Công văn đề nghị hiệp y của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Báo cáo tóm tắt thành tích; xác nhận của chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở hoặc nơi cá nhân cư trú (nếu có). bộ b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ cá nhân của u 10 ngày làm việc từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng; 06 ngày. - Tại UBND Thành phố: 04 ngày. - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND thành phố. Văn bản hiệp y TTHC Lệ phí Không Mẫu đơn, mẫu tờ Không khai Yêu cầu, điều kiện Không thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanbanwat.vn bo Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính 1 phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. 2. Khen thưởng Huân chương Lao động; Huân chương Độc lập; Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Sao vàng. -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT Thành phố. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ www Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai - - - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban TĐKT Thành phố tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ: Tờ trình (kèm theo Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và danh sách trích ngang thành tích tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp; đối với đơn vị, cá nhân là thủ trưởng đơn vị thuộc đối tượng sản xuất, kinh doanh phải kèm theo trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận nộp ngân sách, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... của đơn vị trong thời gian xét khen thưởng). b) Số lượng hồ sơ: 04 bộ (bản chính). Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hoàn thành các quy trình xét khen thưởng theo quy trình của Thành phố. Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND thành phố. Quyết định hành chính Không Có (mẫu số 1 hoặc số 2-Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) LuatVietnam www.vanbantuat.vn 2 - Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. -Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. * TRÊN uat Vietnam và LuatVietna ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN HUÂN CHƯƠNG .......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; Mẫu số 011 Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. LuatVietnam www.varban/uat.vn Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định đua I 4 2. Hình thức khen thưởng: Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định khen thưởng TREVietnam Vir THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRUCTIHETE TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) Báo cáo thành tích 10 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, 05 năm đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). LuatVietnam www.vanbaniat.vn 4 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện ... 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). ĐƠN VỊ CẤP TRÊN ----- I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ..... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG HUÂN CHƯƠNG . (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: Giới tính: datVietnam.vn - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): tổ chuyển m - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định Mẫu số 021 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định LuatVietnam www.vanbanluat.vn 5 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH NGHỊ (Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) 1 2 Báo cáo thành tích 05 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công, Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, 07 năm đối với Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Chiến công, Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động *** việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). trường học hành, phẩm (có t - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng năm ký quyết định). - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba,... LuatVietnam www.varbanluat.vn 6 3. Khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT Thành phố. Trình tự thực hiện | giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban TĐKT Thành phố tiếp nhận hồ sơ và viết - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình (kèm theo Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và danh sách trích ngang thành tích tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc. - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp; đối với đơn vị, cá nhân là thủ trưởng đơn vị thuộc đối tượng sản xuất, kinh doanh phải kèm theo trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận nộp ngân sách, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... của đơn vị trong thời gian xét khen thưởng). b) Số lượng hồ sơ: 03 bộ (bản chính). Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hoàn thành các quy trình xét khen thưởng theo quy trình của Thành phố. Tổ chức quyết định tham và a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND thành phố. Kết quả thực hiện | Quyết định hành chính TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanbanluat.vn Không Có (mẫu số 1 hoặc số 2-Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) Không Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 7 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; về điều kảm.vn Mẫu số 011 - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể thầy Phương ( 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. ng nhiệm vì II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh đua hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định LuatVietnam www.vanbanluat.vn 2. Hình thức khen thưởng: Năm : Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ khen thưởng quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 1 Báo cáo thành tích 03 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3 4 -> Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). * Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm nghị), ví dụ: Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... . - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). LuatVietnam www.varbanluat.vn 9 Mẫu số 021 - ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ .......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Giới tính: 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: HỌC KHEN THUỘC tham.vn III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KH 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu) NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) LuatVietnam www.vanbanluat.vn 10 1 Báo cáo thành tích 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). t - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng năm ký quyết định). - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v... LuatVietnam www.vanban/uat.vn 11 4. Khen thưởng Cờ Thi đua Chính phủ. Trình tự thực hiện - Cụm trưởng các Cụm Thi đua thuộc Thành phố nộp hồ sơ, kết quả suy tôn các đơn vị đề nghị khen thưởng tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT Thành phố. - - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban TĐKT Thành phố tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ - Hội đồng TĐKT Thành phố tiến hành họp bình xét và đề nghị Thành phố trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. Cách thức thực hiện - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. Hồ sơ Thời hạn giải quyết a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình (kèm theo Biên bản họp bình xét thi đua và danh sách trích ngang thành tích tập thể đề nghị khen thưởng) của Cụm trưởng các Cụm thi đua thuộc Thành phố. - Báo cáo thành tích của tập thể (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp; đối với đơn vị thuộc đối tượng sản xuất, kinh doanh phải kèm theo trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận nộp ngân sách, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... của đơn vị trong thời gian xét khen thưởng). b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (bản chính). Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Đối tượng thực hiện | Tổ chức TTHC a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chính phủ. Cơ quan thực hiện thực hiện lời TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.varbanla.m - b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND thành phố. Quyết định hành chính Không Có (mẫu số 1 -Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) Không Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính 12 - phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ….. năm .... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN CỜ THI ĐUA CHÍNH PHỦ (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện - Quá trình thành lập và phát triển 2 Mẫu số 011 Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể 2, nhiệm vụ 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. ‘3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh đua hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định LuatVietnam www.vanbanluat.vn 13 2. Hình thức khen thưởng: Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định khen thưởng THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 1 Báo cáo thành tích 01 năm đối với Cờ thi đua của Chính phủ. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. - - 3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). 4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước), ví dụ: Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh : phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). sánh các tiển), h Vệ sinh chức - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... ới bệnh vi Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện ... 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). LuatVietnam www.vanbanluat.vn 14 6. Khen thưởng Chiến sỹ thi đua toàn quốc. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanbanluat.vn - -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban TĐKT Thành phố. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban TĐKT Thành phố tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ: - Tờ trình (kèm theo Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng) của sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc. - Báo cáo thành tích của cá nhân (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp; đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị thuộc đối tượng sản xuất, kinh doanh phải kèm theo trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận nộp ngân sách, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... của đơn vị trong thời gian xét khen thưởng). - Báo cáo, đề tài sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân đề nghị khen thưởng - Biên bản và kết quả bỏ phiều kín của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cáp b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (bản chính). Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hoàn thành các quy trình xét khen thưởng theo quy trình của Thành phố Tổ chức Làn mi theo quy a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND thành phố. Quyết định hành chính Không Có (mẫu số 2-Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) 2 lần đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Thành phố; có giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm được các cấp có thẩm quyền công nhận Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi 15 hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SỸ THI ĐUA TOÀN QUỐC ......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Giới tính: Vietnam.vn - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG 5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thị đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định Mẫu số 021 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) Luat tham www.varbanluat.vn 16 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) 4 Báo cáo thành tích 06 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. *Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động . việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). số học sinh - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng năm ký quyết định). - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 06 năm đối với v.v... LuatVietnam www.varbanluat.vn 17 6. Tặng Cờ thi đua Thành phố, Bằng khen UBND Thành phố, Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc thành tích cuối năm công tác. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Tờ trình (kèm theo Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và danh sách trích ngang thành tích tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc. - Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp; đối với đơn vị, cá nhân là thủ trưởng đơn vị thuộc đối tượng sản xuất, kinh doanh phải kèm theo trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận nộp ngân sách, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... của đơn vị trong thời gian xét khen thưởng). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính) 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 3 ngày, hợp lệ. - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 03 ngày. - Tại UBND Thành phố: 06 ngày. TỔ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. Cơ quan thực hiện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. | Quyết định hành chính Không Có (mẫu số 1 hoặc số 2 -Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng LuatVietnam www.varban/wat.vn 18 năm 2013.. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. - Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 19/9/2011 của UBND Thành phố về Quy định xét khen thưởng thành tích công tác năm đối với cán bộ Lãnh đạo các sở, ban, nghành, quận, huyện, thị xã thuộc TP quản lý. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm .... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN ...2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị myn (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) M, TỈNH HÀ NAM GI là thưởng, I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; Mẫu số 011 - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. Lua Vietnam www.varban/wat.vm 19 III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG” 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định đua 2. Hình thức khen thưởng: Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ khen thưởng quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) (Ký, đóng dấu) 6 ] Báo cáo thành tích 01 năm đối với Cờ thi đua cấp Thành phố; Tập thể lao động xuất sắc và Bằng khen cấp Bộ, cấp tỉnh. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). * Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: 05 năm trước th - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện ... Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). LuatVietnam www.vanbanluat.vn 20 20 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG ...... (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Giới tính: hoặc đâm nhau tham.vn 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân tích đạt được III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) NGHỊ (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) LuatVietnam www.varbanluat.vn Mẫu số 021 21 2 Báo cáo thành tích 02 năm đối với Bằng khen cấp bộ, cấp tỉnh. Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). * Nếu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. n các nhiệm trong t - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng năm ký quyết định). - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong năm v.v... LuatVietnam www.varbanluat.vn 22 223 7. Tặng danh hiệu Chiến sỹ Thi đua cấp Thành phố Trình tự thực hiện -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. Cách thức thực hiện | - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. Hồ so Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC | a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Tờ trình (kèm theo Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng và danh sách trích ngang thành tích cá nhân đề nghị khen thưởng) của sở, ban, ngành, quận, huyện, đơn vị trực thuộc. . Báo cáo thành tích của cá nhân theo mẫu của Hội đồng TĐKT Thành phố (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp; đối với cá nhân là thủ trưởng đơn vị thuộc đối tượng sản xuất, kinh doanh phải kèm theo trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận nộp ngân sách, thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm... của đơn vị trong thời gian xét khen thưởng). - - Bản sao Giấy chứng nhận sáng kiến, giải pháp, đề tài đã được cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có). - Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (bản chính) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định và ý kiến của Hội đồng Khoa học - Sáng kiến Thành phố. - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Hội đồng Khoa học – Sáng kiến Thành phố; Văn phòng UBND thành phố Quyết định hành chính Không Có (mẫu số 2 -Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) 3 lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở; có giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm được các cấp có thẩm quyền công nhận - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng 23 LuatVietnam www.vanbanluat.vn - - - - - năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. - Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 về việc Quy định về công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn TP Hà Nội ĐƠN VỊ CẤP TRÊN I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng …. năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG ......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Giới tính: Vietnam.vn 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) Mẫu số 021 LuatVietnam www.varbanat.um 24 24 1 4 Báo cáo thành tích 03 năm đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp bộ, cấp tỉnh. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). * Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). xã hiện các nhiệm vụ chính kiến, áp dụn - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). - Ghi rõ số quyết định công nhận danh hiệu thi đua trong 07 năm trước thời điểm đề nghị đối với Huân chương Lao động hạng ba, 05 năm đối với Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ v.v... - Đối với đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc": + Ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm, ký quyết định của 02 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương" và 06 lần đạt danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cơ sở" trước thời điểm đề nghị; + Ghi rõ nội dung các sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích trong quản lý, công tác hoặc đề tài nghiên cứu (tham gia là thành viên hoặc chủ nhiệm đề tài khoa học), có ý kiến xác nhận của Hội đồng sáng kiến, khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh (ghi rõ văn bản, ngày, tháng, năm) hoặc phải có giấy chứng nhận của Hội đồng kèm theo hồ sơ. - Đối với báo cáo đề nghị phong tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, thành phố thuộc Trung ương” ghi rõ thời gian 03 lần liên tục được tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở" trước thời điểm đề nghị; các sáng kiến được cấp có thẩm quyền công nhận. LuatVietnam www.varban/uat.vn 25 8. Tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố về thành tích đột xuất. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC - -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ . Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đối với tập thể, cá nhân thuộc sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã, đơn vị trực thuộc Thành phố: Tờ trình kèm theo tóm tắt thành tích tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng. - Đối với tập thể, cá nhân được nhân dân hoặc các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện, phản ánh: Tờ trình kèm theo kèm theo nội dung phản ánh bằng văn bản của nhân dân hoặc đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng (được các cơ quan chức năng thẩm định). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính). 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 01 ngày. - Tại UBND Thành phố: 02 ngày. tan Vietnam.vn - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. thực hiện lời Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.varbanat.m b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. Quyết định hành chính Không Có (mẫu số 6 -Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính 26 26 phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 - Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 14/5/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về khen thưởng thành tích đột xuất. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ….. tháng ... năm ..... 1. BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) .........1 (Về thành tích xuất sắc đột xuất trong …) Tên đơn vị hoặc cá nhân, chức vụ và đơn vị đề nghị khen thưởng (Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH Mẫu số 06 - Đối với đơn vị ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao. - Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; anh) ngày, tháng năm 2010 lần bộ, II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 8 tác ... nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị Báo cáo nêu ngắn, gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân ...). THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) 1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ3 (Ký tên, đóng dấu) 2 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan. 3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 27 27 9. Tặng Cờ Thi đua Thành phố, Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố theo chuyên đề thi đua. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ - - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Tờ trình (kèm theo biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng hoặc Ban Chỉ đạo thực hiện chuyên đề; Trích ngang thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng) của cấp trình khen thưởng. Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân (có xác nhận của cấp quản lý trực tiếp hoặc Ban Chỉ đạo thực hiện chuyên đề). b) Số lượng hồ sơ: 01bộ (bản chính). 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn giải quyết | - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 03 ngày. - Tại UBND thành phố: 04 ngày. Đối tượng thực hiện | - Tổ chức TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. Quyết định hành chính. Không Có (mẫu số 7 -Theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ) Có phát động thi đua, có đăng ký chuyên đề thi đua với Thành phố từ đầu năm - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013... - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định LuatVietnam m www.vanbaniat.vn 28 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 -Quyết định số 30/2011/QĐ-UBND ngày 19/9/2011 của UBND Thành phố về Quy định khen thưởng thành tích theo chuyên đề trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Mẫu số 07 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ..... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG .........1 Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) 1. THÔNG TIN CHUNG - Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao. - Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, tháng, năm sinh; quê quán; nơi thường trú; nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác ... II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Vietnam; qu Báo cáo thành tích phải căn cứ vào mục tiêu (nhiệm vụ), các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng, hiệu quả ... đã được đăng ký trong đợt phát động thi đua hoặc chuyên đề thi đua; các biện pháp, giải pháp đạt được thành tích xuất sắc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, dẫn đầu phong trào thi đua; những kinh nghiệm rút ra trong đợt thi đua . THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN 3 (Ký, đóng dấu) 2. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. Chỉ áp dụng các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành, địa phương; trường hợp xuất sắc, tiêu biểu mới đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp đặc biệt xuất sắc trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương. 2 Nếu là tập thể hoặc thủ trưởng đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). 3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan. 4 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan. LuatVietnam www.varban/uat.vn 29 10. Cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ -Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ (theo mẫu) tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Công văn đề nghị cấp đổi, cấp lại của tập thể hoặc đơn đề nghị cấp lại của cá nhẫn khi có hiện vật khen thưởng bị thất lạc, bị mất do khách quan như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn gửi bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen thưởng cho tập thể, cá nhân (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền). - Quyết định khen thưởng, Bằng công nhận hoặc hồ sơ có liên quan (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính). Thời hạn giải quyết | 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả TTHC Lệ phí - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Văn phòng UBND Thành phố. thực hiện - Văn Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Văn bản xác nhận; hiện vật khen thưởng Không Mẫu số 4.1a và 4.1b; 4.2a và 4.2b Nghị định 85/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013... -Điều 41 và Điều 42, Nghị định 85/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định mẫu huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương; mẫu bằng, khung, hộp, cờ của các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua; quản lý, cấp phát, cấp đổi, cấp lại, thu hồi hiện vật khen thưởng LuatVietnam www.varbanluat.vn 30 VN đề nghị cấp đổi hiện vật khen thưởng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Địa danh), ngày tháng năm Kính gửi: - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Tên tập thể đề nghị cấp đổi": Đơn vị trực thuộc Địa chỉ hiện nay Đã được tặng thưởng: - (Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Điện thoại liên hệ: Theo Quyết định số ngày ........tháng....năm Mẫu 4.1a Của Số sổ vàng: Đơn vị trình khen Lý do cấp đổi: Hiện vật xin cấp đổi: 1. 2. (Có hiện vật xin cấp đổi kèm theo) (Tên tập thể đề nghị cấp đổi) cam đoan những điều khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. www.cn đoạn những điều khái ni 9 (Địa danh), ngày. tháng năm Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung của bằng cũ. 1 Ghi đúng tên của tập thể hoặc họ và tên đầy đủ của cá nhân được khen thưởng. 8 2 Đối với cá nhân ghi địa chỉ hoặc chức vụ, đơn vị công tác; đối với tập thể ghi đơn vị trực thuộc. 3 Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 4 * Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 5 7 B Ghi chức danh, họ và tên của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng (người ký bằng khen) 6 Số sổ vàng là số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số số vàng ghi trên bằng khen. Đơn vị trình khen: Ghi bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho tập thể, cá nhân. ’Địa danh, ngày, tháng, năm lấy theo tên gọi địa danh chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tập thể, cá nhân đề nghị cấp đổi đóng trụ sở và ghi ngày tháng năm đề nghị cấp đổi. 9 Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu đối với tập thể đề nghị cấp đổi. Nếu là cá nhân thì cá nhân ký tên, ghi rõ họ tên. LuatVietnam www.varban/uat.vn 31 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG Kính gửi: Tên cá nhân đề nghị cấp đổi: - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; - (Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Số CMND: Quê quán/ôđơn vị công tác: Địa chỉ hiện nay. Đã được tặng thưởng”: Theo Quyết định số Của Số sổ vàng: Đơn vị trình khen Lý do cấp đổi: Hiện vật xin cấp đổi: 1. Điện thoại liên hệ: ngày tháng năm 2. (Có hiện vật xin cấp đổi kèm theo) latvietnam.vn Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vilan những điều (Địa danh), ngày tháng ... năm ... Người đề nghị 2 Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung của bằng cũ. 1 Ghi đúng tên của tập thể hoặc họ và tên đầy đủ của cá nhân được khen thưởng. Đối với cá nhân ghi địa chỉ hoặc chức vụ, đơn vị công tác; đối với tập thể ghi đơn vị trực thuộc. 3 Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 4 Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 5 Ghi chức danh, họ và tên của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng (người ký bằng khen) 6 Số sổ vàng là số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng khen. Mẫu 4.1b 7 8 Đơn vị trình khen: Ghi bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho tập thể, cá nhân. 9 Địa danh, ngày, tháng, năm lấy theo tên gọi địa danh chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. nơi tập thể, cá nhân đề nghị cấp đổi đóng trụ sở và ghi ngày tháng năm đề nghị cấp đổi. 'Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu đối với tập thể đề nghị cấp đổi. Nếu là cá nhân thì cá nhân ký tên, ghi rõ họ tên. LuatVietnam www.varban/uat.vn 32 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc VN đề nghị cấp lại hiện vật khen thưởng (Địa danh), ngày tháng năm Kính gửi: - Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Tên tập thể đề nghị cấp lại: Đơn vị trực thuộc - (Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). Điện thoại liên hệ: tháng...năm Địa chỉ hiện nay Đã được tặng thưởng: Theo Quyết định số ngày Của: Số sổ vàng: Đơn vị trình khen Lý do cấp lại: Hiện vật xin cấp đổi: 1. 2. Mẫu 4.2a (Tên tập thể đề nghị cấp lại) cam đoan những điều khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật. www. (Địa danh), ngày . tháng Thủ trưởng đơn vị .... năm. 8 (Ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu) Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung ghi trong quyết định khen thưởng. 1 Ghi đúng tên của tập thể hoặc họ và tên đầy đủ của cá nhân được khen thưởng. 2 Đối với cá nhân ghi địa chỉ hoặc chức vụ, đơn vị công tác; đối với tập thể ghi đơn vị trực thuộc. 3 Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 4 Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 5 Ghi chức danh, họ và tên của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng (người ký bằng khen) 6 Số sổ vàng là số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng khen. 7 Đơn vị trình khen: Ghi bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho tập thể, cá nhân. 8 9 Địa danh, ngày, tháng, năm lấy theo tên gọi địa danh chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tập thể, cá nhân đề nghị cấp lại đóng trụ sở và ghi ngày tháng năm đề nghị cấp lại. Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu đối với tập thể đề nghị cấp lại. Nếu là cá nhân thì cá nhân ký tên, ghi rõ họ tên. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 33 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI HIỆN VẬT KHEN THƯỞNG Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Kính gửi: Tên cá nhân đề nghị cấp lại: Quê quán/đơn vị công tác”: Địa chỉ hiện nay: Đã được tặng thưởng: Theo Quyết định số Của - (Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương). SỐ CMND: Điện thoại liên hệ: . ngày ..... tháng … năm Số sổ vàng: Đơn vị trình khen thưởng: Lý do cấp lại: Hiện vật xin cấp lại: 1. 2. Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật. www.alla (Địa danh), ngày tháng ... năm .. Người đề nghị 8 Tất cả các thông tin kê khai phải đúng với nội dung ghi trong quyết định khen thưởng. 1 Ghi đúng tên của tập thể hoặc họ và tên đầy đủ của cá nhân được khen thưởng. 2 Đối với cá nhân ghi địa chỉ hoặc chức vụ, đơn vị công tác; đối với tập thể ghi đơn vị trực thuộc. 3 Ghi hình thức khen thưởng hoặc danh hiệu thi đua. 4 Ghi số quyết định, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng. 5 Mẫu 4.2b Ghi chức danh, họ và tên của người có thẩm quyền quyết định khen thưởng (người ký bằng khen) 6 Số sổ vàng là số thứ tự trong quyết định khen thưởng hoặc số sổ vàng ghi trên bằng khen. 7 8 Đơn vị trình khen: Ghi bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã trình khen cho tập thể, cá nhân. Địa danh, ngày, tháng, năm lấy theo tên gọi địa danh chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tập thể, cá nhân đề nghị cấp lại đóng trụ sở và ghi ngày tháng năm đề nghị cấp đổi. 9 Thủ trưởng cơ quan ký tên, đóng dấu đối với tập thể đề nghị cấp lại. Nếu là cá nhân thì cá nhân ký tên, ghi rõ họ tên. LuatVietnam www.vanban/uat.vn 34 11. Xác nhận khen thưởng Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC - -Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ (theo mẫu) tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị của tổ chức, công dân. - Xác nhận của cơ quan lưu trữ hồ sơ có thẩm quyền (nếu có) 1 bộ (bản chính) b) Số lượng hồ sơ: - 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Thi đua - Khen thưởng. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. Văn bản xác nhận Không etnammyn Có mẫu đơn xác nhận mèm theo Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.. LuatVietnam www.varban/uat.vn 35 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Mẫu xác nhận khen thưởng Kính gửi: PHIẾU ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN KHEN THƯỞNG Họ và tên (hoặc tên đơn vị) : Năm sinh (nếu là cá nhân):.. Quê quán: Thường trú: Đã được tặng thưởng: Theo quyết định số: ............ngày ......tháng … năm của Số sổ vàng: Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. www .vn Xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý cán bộ (ký tên, đóng dấu) Ngày tháng năm Người đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) Lua Vietnam www.varban/wat.vm 36 12. Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng thuộc thẩm quyền cấp TP. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. + Đối với đơn thư thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng xem xét, trình UBND Thành phố trả lời tổ chức, công dân. + Đối với đơn thư thuộc thẩm quyền của Ban, phòng chuyên môn được giao dự thảo văn bản trình lãnh đạo Ban xem xét, ký trả lời tổ chức, công dân. + Đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của các quận, huyện, sở, ban, ngành, phòng được giao tham mưu phiếu chuyển đơn, chuyển quận, huyện, sở, ngành giải quyết theo quy định. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Văn bản (hoặc đơn) của tổ chức, cá nhân (bản chính). - Các giấy tờ có liên quan (nếu có). b) Số lượng hồ sơ: 1 bộ (bản chính) - Luật Khiếu nại năm 2011; (Đề nghị nêu rõ từng trường hợp) - Luật Tố cáo năm 2011. Đối tượng thực hiện | - Tổ chức TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. Văn bản trả lời tổ chức, công dân. Lệ phí Không Mẫu đơn, mẫu tờ Không khai Yêu cầu, điều kiện Không thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.. - Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011 LuatVietnam www.vanbanluat.vn 37 13. Khen thưởng danh hiệu "Người tốt, Việc tốt" tiêu biểu Thành phố. Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ - - - --Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ SƠ, bao gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng kèm theo biên bản họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng của đơn vị. Trích ngang thành tích của cá nhân đề nghị xét tặng (có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị thuộc Thành phố). b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính). 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn giải quyết | - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 03 ngày. - Tại UBND Thành phố: 04 ngày. Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. - Lệ phí Không Mẫu đơn, mẫu tờ Không khai Yêu cầu, điều kiện - định hành cho thể có); và - thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013... Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành quy chế xét tặng danh hiệu "Người tốt, Việc tốt" trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định số 42/2013/QĐ-UBND ngày 09/10/2013 của UBND Thành phố về việc sửa đổi Điều 5 Quyết định 21/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố ban hành quy định xét tặng danh hiệu "Người tốt, Việc tốt" trên địa bàn thành phố Hà Nội LuatVietnam www.vanbanluat.com 38 14. Xét tặng danh hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô". Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ - -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Tờ trình đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố. - Trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính). 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn giải quyết | - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 03 ngày. - Tại UBND Thành phố: 04 ngày. Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ n, mau to khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. | - Quyết định hành chính Không aetha The Không Theo Điều 2 Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành quy chế xét tặng danh hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô" - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. - Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành quy chế xét tặng danh hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô". - Quyết định số 33/2014/QĐ-UBND ngày 14/8/2014 của UBND Thành phố về việc sửa đổi Khoản 1, Điều 7 Quy chế xét tặng danh hiệu "Vì sự nghiệp xây dựng Thủ đô" ban hành kèm theo Quyết định số 22/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố LuatVietnam www.vanbanluat.vn 39 15. Xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện à Hồ sơ Thời hạn giải quyết བས་ Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanbanluat.vn - - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng tiếp nhận hồ sơ du điều kiện đã qua thẩm định, xét duyệt từ Sở Lao động TBXH. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ: - Hồ sơ xét duyệt, gồm: + Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH; + Bản sao Bằng Tổ quốc ghi công, Giấy chứng nhận thương binh có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. - Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng, gồm: + Biên bản xét duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 03/BMAH; + Tờ trình kèm theo danh sách theo Mẫu số 04/BMAH đề nghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. - Hồ sơ nộp về Thành phố, gồm: + Tờ trình kèm theo danh sách của Sở Lao động TBXH + Hồ sơ hợp lệ của cá nhân đề nghị hùng” theo quy định b) Số lượng hồ sơ: 04 bộ (bản chính). danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và hoàn thành các quy trình xét, duyệt theo quy trình của Thành phố. Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch nước. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND thành phố - Sở lao động TBXH. Quyết định hành chính Không Bản khai cá nhân theo Mẫu số 01a/BMAH; thân nhân của bà mẹ kê khai theo Mẫu số 01b/BMAH, kèm theo giấy ủy quyền theo Mẫu số 02/BMAH Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ) Không - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết 40 thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. -Nghị định 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 16. Xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú". Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Lúc thực - -Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Ban Thi đua - Khen thưởng. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, Ban Thi đua - Khen thưởng viết giấy hẹn trả kết quảnếu hồ sơ hợp lệ e ho so. Ban Thi dua - Ko B - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: Tờ trình đề nghị khen thưởng kèm biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố. - Báo cáo thành tích của cả nhân đề nghị khen thưởng (có xác nhận của cấp trình khen) và các văn bản chứng nhận có liên quan kèm theo - Xác nhận của tổ dân phố, khu dân cư nơi cá nhân đang cư trú b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính). 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn giải quyết | - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 11 ngày. - Tại UBND Thành phố: 04 ngày. Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố. | - Quyết định hành chính Không LuatVietnam www.vanbanwat.vn 41 Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Không Theo Điều 5 Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành quy chế xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. sung -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 31/5/2010 của UBND Thành phố về việc ban hành quy chế xét tặng danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú". 17. Xét tặng danh hiệu "Công dân danh dự Thủ đô". Trình tự thực hiện www Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí - ngoài nên. - Tiếp nhận hồ sơ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước giới thiệu và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội. - Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố chủ trì lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan để thẩm định hồ sơ, báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Thành phố xem xét, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định. - Thành phố tổ chức trao tặng hoặc trả kết quả theo qui định. - Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Ban Thi đua - Khen thưởng. a) Thành phần hồ sơ, bao gồm: . Tờ trình đề nghị khen thưởng của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc Thành phố. - Trích ngang thành tích cá nhân đề nghị xét tặng b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ (bản chính). 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. - Tại Ban Thi đua - Khen thưởng: 11 ngày. - Tại UBND Thành phố: 04 ngày. - Tổ chức a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND Thành phố. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Ban Thi đua - Khen thưởng. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Văn phòng UBND Thành phố - Sở Ngoại vụ. - Quyết định hành chính Không LuatVietnam www.vanbantuat.vn 42 Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Không Theo Điều 2 - Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. - Điều 7 Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/12/2012 -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. -Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. Nghị quyết 10/2013/NQ-HĐND ngày 17/7/2013 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội qui định về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục tặng danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội www.LuatVietnam.vn LuatVietnam www.varban/uat.vn 43 B. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện về thành tích thực hiện nhiệm vụ chính trị Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanbanwat.vn - - - Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Biên bản họp bình xét thi đua của cấp trình khen - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen Không có. Theo mẫu số 1 hoặc số 2 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là tập thể, cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013 - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen 44 thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ..... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN ...2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; Mẫu số 011 - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh đua hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 皇 LuatVietnam www.vanbanwat.vn 45 2. Hình thức khen thưởng: Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ khen thưởng quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 1 4 - Báo cáo thành tích 01 năm đối với Giấy khen. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). * Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chinh trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi}; phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). anh nhà nước - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện .. 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). LuatVietnam www.vanbanwat.vn 46 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm . BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG 2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Giới tính: 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KH 1. Danh hiệu thi đua: loại ĐƯỢC KHEN THƯỞNG tnam.vn Năm Danh hiệu H. đua thi Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu) NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) LuatVietnam www.vanbanwat.vn Mẫu số 021 47 1 Báo cáo thành tích 01 năm đối với Giấy khen. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 4 3Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). 'Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; sổ đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). của một căn nhà - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng năm ký quyết định). LuatVietnam www.vanbanluat.vn 48 2. Tặng Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí www. Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Luatviemam www.vanbanluat.vn Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Biên bản họp bình xét thi đua của cấp trình khen Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. dichietnam.vn Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Danh hiệu Không có. Theo mẫu số 1 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là tập thể có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. -Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của 49 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm Mẫu số 011 BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN ......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ năng, nhiệm vụ ng hồ diều kiện tự nhiên, kinh sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC được giao. 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh đua hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: LuatVietnam www.varbanust.vm 50 Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ khen thưởng quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 3 Báo cáo thành tích 01 năm đối với Tập thể lao động tiên tiến. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). 4 Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện ... 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). Lalianam www.varbanisat.vn 51 3. Tặng Danh hiệu thôn, ấp, bản, làng, khu phố văn hóa Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.varbaniwat.m Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơhoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng danh hiệu ་ལ་ Không có. Theo mẫu số 1 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là tập thể có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. -Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của 52 Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. Mẫu số 011 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tinh (thành phố), ngày ….. tháng ….. năm .... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN .......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình; - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể 3 8 nhiệm vụ thế thì điều kiện tự nhiên, xã ha 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH ANH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5. 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể. III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG7 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh đua hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: LuatVietnam www.varbanust.vm 53 Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ khen thưởng quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 1 Báo cáo thành tích 01 năm. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 4 3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). cho Tổng số hoàn - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện ... 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). LuatVietnam www.varban/wat.um 54 4. Tặng Danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.varban/uat.un M - Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng. - Biên bản bình xét thi đua của cấp trình khen Bản sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp kỹ thuật của cá nhân được cấp có thẩm quyền công nhận hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, áp dụng. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 7 theo quy địn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Danh hiệu Không có. Theo mẫu số 2 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng - -Luật Thi đua Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của 55 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng …. năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG ... (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: Giới tính: guyen, don the:Vietnam.vn - Chức vụ (Đảng, chính quyền, - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm chuyện m - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG 5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định Mẫu số 021 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu) LuatVietnam NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) www.varbanat.vn 56 • THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) 4 I Báo cáo thành tích 01 năm đối với Chiến sĩ thi đua cơ sở . 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên mỗn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động . việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). DI - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... 8 so sánh cá giáo viên - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... 5 Nêu cáchình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). ! LuatVietnam www.vanbanluat.vn 57 52 5. Tặng Danh hiệu Lao động tiên tiến Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.varban/wat.com - Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơhoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Biên bản họp bình xét thi đua của cấp trình khen - Bản tóm tắt thành tích của cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. Vietnam yn Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Danh hiệu Không có. Theo mẫu số 02 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là Cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi 58 đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm ..... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG ......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: - Quê quán3: - Trú quán: - Đơn vị công tác: ! - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC Giới tính: Vietnam.vn 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG 5 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định Mẫu số 021 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu) LuatVietnam www.vanbanluat.vn NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) 59 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) 4 1 Báo cáo thành tích 01 năm. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). - Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). - Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... LuatVietnam ! www.varbanat.um 60 50 i 6. Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích thi đua theo đợt, chuyên đề Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực Trực thực hiệ là thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanban/uat.vn Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua hệ thống bưu chính. . Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. Vietnam.vn Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen Không có. Theo mẫu số 1 hoặc số 2 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là tập thể, cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.. -Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, 61 khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bo sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm .... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ KHEN .......2 (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với tập thể) Tên tập thể đề nghị (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH 1. Đặc điểm, tình hình: - Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; - Quá trình thành lập và phát triển; n Mẫu số 011 - Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể3 ng, nhiệm vụ. Ch 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; các giải pháp công tác, sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với Bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước. 2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác. 3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, 4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG 1. Danh hiệu thi đua: Năm | Danh hiệu thi | Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh đua hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định LuatVietnam www.varban/wat.com 62 62 2. Hình thức khen thưởng Năm | Hình thức | Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ khen thưởng quan ban hành quyết định 4 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) ] Báo cáo thành tích 01 năm đối với Giấy khen. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, đóng dấu) 3 Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh cần nêu tình hình tài chính: Tổng số vốn cố định, lưu động; nguồn vốn (ngân sách, tự có, vay ngân hàng ...). Tùy theo hình thức đề nghị khen thưởng, nêu các tiêu chí cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị (có so sánh với năm trước hoặc 03 năm, 05 năm trước thời điểm đề nghị), ví dụ: - Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động ... việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia, số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... - Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí, số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). 5 Việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên; hoạt động xã hội, từ thiện . 6 Công tác xây dựng đảng, đoàn thể: Nêu vai trò, kết quả hoạt động và xếp loại của tổ chức đảng, đoàn thể. 7 Nêu các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được Đảng, Nhà nước, Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tặng hoặc phong tặng (ghi rõ số quyết định, ngày, tháng, năm ký quyết định). LuatVietnam www.vanbanluat.vn 63 80 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm .... BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG ... (Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân) - Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): - Sinh ngày, tháng, năm: Giới tính: Mẫu số 021 - Quê quán: - Trú quán: - Đơn vị công tác: - Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: - Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC 1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: 2. Thành tích đạt được của cá nhân: lưới là ĐƯỢC KHEN THƯỞtnam.vn III. CÁC HÌNH 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ (Ký, đóng dấu) NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH (Ký, ghi rõ họ và tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) LuatVietnam www.varban/uat.vn 64 1 4 - - Báo cáo thành tích 01 năm đối với Giấy khen. 2 Ghi rõ hình thức đề nghị khen thưởng. 3Đơn vị hành chính: Xã (phường, thị trấn); huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh): tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương). Nêu thành tích cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao (kết quả đã đạt được về năng suất, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; các biện pháp, giải pháp công tác trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học; việc đổi mới công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào thực tiễn; việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; công tác bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức; chăm lo đời sống cán bộ, nhân viên, vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể; công tác tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện ...). Đối với cán bộ làm công tác quản lý nêu tóm tắt thành tích của đơn vị, riêng thủ trưởng đơn vị kinh doanh lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, đầu tư tái sản xuất, thu nhập bình quân; các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi); phúc lợi xã hội; thực hiện chính sách bảo hiểm đối với người lao động . việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). - Đối với trường học: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số học sinh, hạnh kiểm và kết quả học tập; số học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương), cấp quốc gia; số giáo viên giỏi các cấp; số đề tài nghiên cứu,... Đối với bệnh viện: Lập bảng thống kê so sánh các tiêu chí: Tổng số người khám, chữa bệnh; tổng số người được điều trị nội, ngoại trú; tổng số giường bệnh đưa vào sử dụng; số người được khám, điều trị bệnh, chữa bệnh miễn phí; số đề tài nghiên cứu khoa học, các sáng kiến, áp dụng khoa học (giá trị làm lợi về kinh tế, xã hội, ...). thực hiện các nhiên chi khoa học, Đối với các hội đoàn thể, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác trọng tâm và các chương trình công tác của Trung ương hội, đoàn thể giao. - Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trong quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tham mưu cho lãnh đạo trong phát triển đơn vị, ngành, địa phương ... LuatVietnam www.vanbanluat.vn i 1 65 7. Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về thành tích đột xuất Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ s So' Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC LuatVietnam www.vanbanluat.vn - - - Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ hoặc thông qua hệ thống bưu chính. . Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; Bản tóm tắt thành tích của cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vụ. Vietnam.vn Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen Không có. Theo mẫu số 6 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.. Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, 66 bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013 - Quyết định số 25/QĐ-UBND ngày 14/5/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về khen thưởng thành tích đột xuất. Mẫu số 06 ĐƠN VỊ CẤP TRÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày BÁO CÁO THÀNH TÍCH tháng ... năm . ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) ....... (Về thành tích xuất sắc đột xuất trong …) Tên đơn vị hoặc cá nhân, chức vụ và đơn vị đề nghị khen thưởng (Ghi rõ đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH - Đối với đơn vị ghi sơ lược năm thành lập, cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức. Chức năng, nhiệm vụ được giao. - Đối với cá nhân ghi rõ: Họ và tên (bí danh), ngày, nghề nghiệp; chức vụ, đơn vị công tác II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐU , năm sinh; quê quán; nơi thường trú; Báo cáo nêu ngắn, gọn nội dung thành tích xuất sắc đột xuất đã đạt được (trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; phòng, chống tội phạm; phòng, chống bão lụt; phòng chống cháy, nổ; bảo vệ tài sản của nhà nước; bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân ...). THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP NHẬN XÉT, XÁC NHẬN (Ký, đóng dấu) 1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) 2 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan. 3 Đối với cá nhân: Ký, ghi rõ họ, tên và có xác nhận của thủ trưởng cơ quan. LuatVietnam www.vanbanluat.vn ! 67 67 8. Thủ tục tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp huyện về khen thưởng đối ngoại Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí là thực hiện Mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC - - Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp huyện. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND huyện, đơn vị có thẩm quyền thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định + Các trường hợp không được khen thưởng (không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn, không đủ hồ sơ hoặc vi phạm pháp luật), đơn vị có thẩm quyền thông báo đến các đơn vị trình khen biết. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơhoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Phòng Nội vu. Vietnam.vn Quyết định của Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen Không có. Theo mẫu số 8 kèm theo Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Chủ thể là cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. -Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật 68 LuatVietnam www.vanbantuat.vn ĐƠN VỊ CẤP TRÊN Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thị đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tỉnh (thành phố), ngày ... tháng ... năm BÁO CÁO THÀNH TÍCH ĐỀ NGHỊ TẶNG THƯỞNG (TRUY TẶNG) ......... Tên đơn vị hoặc cá nhân và chức vụ, đơn vị đề nghị khen thưởng (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt) I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH Mẫu số 08 - Đối với đơn vị: Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử; cơ cấu tổ chức, tổng số cán bộ, công chức và viên chức; chức năng, nhiệm vụ được giao. - Đối với cá nhân ghi rõ họ và tên, năm sinh, giới tính, đơn vị, chức vụ, trình độ chuyên môn. II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC - Báo cáo nêu rõ kết quả đã đạt được trong sản xuất, công tác; những đóng góp của tập thể (cá nhân) đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của Bộ, ngành, địa phương hoặc đối với đất nước Việt Nam. của vụ nộp ngăn - Việc chấp hành chính sách, pháp luật Việt Nam (nghĩa vụ nộp ngân sách, bảo đảm quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng phong tục tập quán ...) và các hoạt động từ thiện, nhân đạo .... - Những đóng góp trong việc xây dựng, củng cố tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Việt Nam3. III. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG ĐÃ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TẶNG THƯỞNG 1. Danh hiệu thi đua: Năm Danh hiệu thi đua Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định 2. Hình thức khen thưởng: Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP XÁC NHẬN (Ký tên, đóng dấu) 1 Ghi hình thức đề nghị khen thưởng. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG XÁC NHẬN (Ký tên, đóng dấu) 2 Nếu là tập thể hoặc người đứng đầu đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nêu việc thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước; đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm (có trích lục và nội dung xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền). 3 Đối với cá nhẫn người nước ngoài chỉ xét, đề nghị khen thưởng khi kết thúc nhiệm kỳ hoặc kết thúc giai đoạn công tác tại Việt Nam. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 69 C. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã 1. Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thực hiện nhiệm vụ chính trị Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp xã. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã, UBND cấp xã thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định. Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Bộ phân tiếp nhận hồ sơ UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Bộ phận Văn phòng UBND cấp xã, phường, thị trấn hen Quyết định của Chủ tịch UBND xã tặng Giấy khen Không có. Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không có. u tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Chủ thể là cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng - Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm 2013. LuatVietnam www.vanbanluat.com 70 2. Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích thi đua theo đợt hoặc chuyên đề Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí - Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp xã. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã, UBND cấp xã thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định. Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Bộ phân tiếp nhận hồ sơ UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Bộ phận Văn phòng UBND cấp xã, phường, thị trấn Quyết định của Chủ tịch UBND xã tặng Không có. Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không có. , mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC v khen Chủ thể là cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013.. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm 2013. LuatVietnam www.vanbantuat.vn 71 3. Tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã về thành tích đột xuất Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí - Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp xã. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã, UBND cấp xã thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định. - Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Bộ phân tiếp nhận hồ sơ UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Bộ phận Văn phòng UBND cấp xã, phường, thị trấn Quyết định của Chủ tịch UBND xã tặng Giấy khen Không có. Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không có. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Chủ thể là cá nhân có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm 2013. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 72 4. Xét tặng Danh hiệu Gia đình văn hóa Trình tự thực hiện Cách thức thực hiện Hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện TTHC Cơ quan thực hiện TTHC Kết quả thực hiện TTHC Lệ phí - Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ các TTHC lĩnh vực Quản lý nhà nước về Thi đua, khen thưởng thuộc UBND cấp xã. - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ. - Cá nhân, tổ chức nhận kết quả theo giấy hẹn + Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã, UBND cấp xã thông báo Quyết định, viết bằng, đóng dấu và cấp phát cho đơn vị trình khen theo quy định. Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận Bộ phân tiếp nhận hồ sơ UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính. - Tờ trình về việc đề nghị khen thưởng; - Bản tóm tắt thành tích của tập thể, cá nhân trong đó ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng - Số lượng hồ sơ: 01 bộ 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Tổ chức Bộ phận Văn phòng UBND cấp xã, phường, thị trấn Quyết định của Chủ tịch UBND xã tặng khen Không có. Mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không có. mn, mẫu tờ kha Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Căn cứ pháp lý của TTHC Chủ thể là tập thể có thành tích được đề nghị khen thưởng -Luật Thi đua - Khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16/11/2013. -Nghị định 42/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. -Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. - Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013. - Thông tư số 07/2014/TT-BNV ngày 29/8/2014 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; Nghị định 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ; Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm 2013. LuatVietnam www.varbanust.vm 73
# TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO ## Số: 82 /TANDTC-TCCB ### V/v trả lời kiến nghị của cử tri **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* *Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2021* Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định Tòa án nhân dân tối cao nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bình Định do Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn số 427/BDN ngày 18/12/2020, với nội dung: “Tòa án nhân dân tối cao quy định người tham gia thi tuyển công chức vào ngành Tòa án phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án hoặc nghiệp vụ Tòa án chuyên ngành xét xử hoặc nghiệp vụ xét xử là chưa phù hợp. Vì quy định các điều kiện như trên thì sinh viên mới ra trường sẽ không đủ điều kiện để tham gia thi tuyển vào ngành Tòa án. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét bỏ các quy định nêu trên.” Tòa án nhân dân tối cao trân trọng cảm ơn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã quan tâm, phản ánh các ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với hoạt động của Tòa án nhân dân. Về nội dung kiến nghị, Tòa án nhân dân tối cao xin được trả lời như sau: Tại các kỳ họp của Quốc hội, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án luôn giành được sự quan tâm của các đại biểu và đoàn đại biểu Quốc hội. Tòa án nhân dân tối cao đã đề ra nhiều giải pháp từ tuyển dụng đầu vào, đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tập huấn trực tuyến định kỳ hàng tháng; thi tuyển chọn lãnh đạo .... nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa ấn đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp đã và đang đặt ra hiện nay. Tại Điều 4 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức như sau: “Cơ quan sử dụng công chức xác định các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển tuy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức, phù hợp với khung năng lực vị trí việc làm nhưng không thấp hơn các tiêu chuẩn chung, không được trái với quy định của pháp luật, không được phân biệt loại hình đào tạo và báo cáo bằng văn bản để cơ quan quản lý công chức xem xét, quyết định." Căn cứ quy định này cũng như yêu cầu về việc nâng cao chất lượng đầu vào và nhu cầu của Tòa án nhân dân, đáp ứng được yêu cầu của vị trí dự tuyển, **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức nhiều kỳ tuyển dụng, như việc xét tuyển sinh viên các trường đại học nước ngoài hoặc thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi cho các Vụ Giám đốc kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao; tổ chức thi tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp loại giỏi cho các Tòa án nhân dân cấp cao (nhằm kịp thời cung cấp nguồn nhân sự chất lượng, hỗ trợ cho công tác giám đốc thẩm, tái thẩm đang bị quá tải của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao); hoặc tổ chức thi tuyển đối với sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật trở lên nhưng đã được đào tạo nghiệp vụ Tòa án, nghiệp vụ xét xử cho Tòa án nhân dân địa phương (nhằm bổ sung lực lượng Thư ký viên không cần phải qua đào tạo lại, để kịp thời hỗ trợ công tác xét xử, trong bối cảnh dịch Covid – 19 đã tác động lớn đến công tác của ngành Tòa án, nhiều địa phương phải tạm dừng nhận đơn khởi kiện và tiếp công dân, nhiều phiên tòa phải dừng xét xử...). Các kỳ tuyển dụng đã thu hút được nhiều thí sinh tốt nghiệp từ nhiều trường đại học¹, đủ điều kiện và tiêu chuẩn tham dự thi. Kết quả đã lựa chọn được nguồn nhân lực chất lượng cho Ngành, góp phần không nhỏ vào kết quả công tác của ngành Tòa án nhân dân trong những năm qua, đặc biệt là trong công tác giải quyết, xét xử các loại vụ án. Có thể nói, việc thực hiện các quy định tuyển dụng nêu trên là đúng quy định của pháp luật, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của ngành Tòa án. Trên đây là trả lời của Tòa án nhân dân tối cao, trân trọng gửi tới Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định để trả lời cử tri và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hơn nữa của cử tri và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định./. Nơi nhận: - Như kính gửi; - Ban Dân nguyện UBTVQH (để biết); √ - Cổng thông tin điện tử TAND; - Lưu: Vụ TCCB (P1), VP (Phòng tham mưu tổng hợp). ||| |--------------------|------------------------| ||CHÁNH ÁN| ||| ||Nguyễn Hòa Bình| ¹ Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt, Đại học Vinh, Học viện Tư pháp, Học viện Tòa án, Đại học Luật Hà Nội...
KẾ HOẠCH Thực hiện Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030” trong Tòa án nhân dân Phần chính CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2019 Số: 1053/KH-TCCB Căn cứ Kế hoạch số 195/KH-TANDTC ngày 20/3/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025; Căn cứ Chỉ thị số 301/2019/CT-CA ngày 04/5/2019 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng trong Tòa án nhân dân; Căn cứ Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030"; Nhằm mục đích nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực; có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo trong công việc và môi trường quốc tế; Tòa án nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch triển khai “Chương trình quốc gia về học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030" trong Tòa án nhân dân như sau: I. Đối tượng và thời gian thực hiện Đối tượng: Cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân; Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến hết năm 2030. II. Yêu cầu, mục tiêu Yêu cầu: • Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, quy định pháp luật của Nhà nước và nhu cầu thực tế của ngành Tòa án nhân dân; • Thực hiện có chất lượng, hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm huy động, phát huy tối đa các nguồn lực, năng lực hiện có của đội ngũ giảng viên, giáo viên Học viện Tòa án; • Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ; • Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, gắn việc học ngoại ngữ đi đôi với thực hành, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên, hiệu quả trong thực thi công vụ. Mục tiêu: Ưu tiên trước mắt tập trung đào tạo, bồi dưỡng, học tập môn tiếng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 2.1. Giai đoạn 1 (đến hết năm 2025) a. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao: • 50% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định. • 60% viên chức và 50% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định. b. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện • 25% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định. 2.2. Giai đoạn 2 (đến hết năm 2030) a. Đối với Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao: • 60% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành. • 70% viên chức và 60% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định và ngoại ngữ chuyên ngành. b. Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện • 35% cán bộ, công chức (đối tượng là lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên dưới 40 tuổi) đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo quy định. III. Nhiệm vụ và giải pháp Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân về vai trò và sự cần thiết phải học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ và làm việc trong môi trường quốc tế. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân tích cực học tập ngoại ngữ, nâng cao năng lực thực thi công vụ và làm việc được trong môi trường quốc tế; lựa chọn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát thực trạng năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu và yêu cầu theo từng nhóm đối tượng, từng lĩnh vực công tác, từng vị trí việc làm. Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp; đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM phần chính ngoại ngữ để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân. Thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực trong đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức theo tiếp cận chuẩn quốc tế. Tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. tiêu đề cấp 2 IV. Lộ trình và tổ chức thực hiện Giai đoạn 1: từ năm 2019 đến năm 2020: Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân: • Vụ Tổ chức-Cán bộ phối hợp Vụ Hợp tác quốc tế rà soát thực trạng, năng lực, trình độ và tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân để làm căn cứ xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (thực hiện trong năm 2020); • Học viện Tòa án xây dựng và hoàn thiện các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp với chương trình đào tạo hệ đại học, sau đại học; chương trình học tập, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân; • Học viện Tòa án đề xuất thành lập Bộ môn ngoại ngữ thuộc Học viện Tòa án, mục tiêu thu hút giảng viên có trình độ, đáp ứng ngay công việc giảng dạy ngoại ngữ, trước mắt tập trung vào đội ngũ giảng viên môn Tiếng Anh. Giai đoạn 2: Thực hiện các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 Trên cơ sở rà soát thực trạng, nhu cầu đã xây dựng trong giai đoạn 1, Vụ Tổ chức-Cán bộ phối hợp Học viện Tòa án lên kế hoạch tổ chức các lớp bồi dưỡng, học tập ngoại ngữ (nằm trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức Tòa án nhân dân hàng năm), trình lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đặt ra tại mục 2 phần II Kế hoạch này. tiêu đề cấp 2 V. Kinh phí thực hiện Căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, hàng năm Học viện Tòa án phối hợp Cục Kế hoạch-Tài chính, Vụ Tổ chức-Cán bộ dự toán kinh phí theo quy định./. Nơi nhận: • Chánh án TANDTC (để báo cáo); • Cục Kế hoạch-Tài chính (để phối hợp thực hiện); • Văn phòng (để phối hợp thực hiện); • Học viện Tòa án (để phối hợp thực hiện); • Lưu: Vụ TCCB, Phòng 5.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11562:2016 ISO 4803:1978 DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - ỐNG THỦY TINH BOROSILICATE Laboratory glassware - Borosilicate glass tubing Lời nói đầu TCVN 11562:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 4803:1978. ISO 4803:1978 đã được rà soát và phê duyệt lại năm 2015 với bố cục và nội dung không thay đổi. TCVN 11562:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM BẰNG THỦY TINH - ỐNG THỦY TINH BOROSILICAT Laboratory glassware - Borosilicate glass tubing 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu đối với ống thủy tinh borosilicat dùng cho thiết bị thí nghiệm được chấp nhận trong phạm vi quốc tế. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 1046:2004 (ISO 719:1985), Thủy tinh - Độ bền nước của hạt thủy tinh ở 98 °C - Phương pháp thử và phân cấp. ISO 35851, Glass plant, pipeline and fittings - Properties of borosilicate glass 3.3 (Dụng cụ, ống và bộ nối bằng thủy tinh - Các tính chất của thủy tinh borosilicat 3.3). 3 Ký hiệu Ống phải được ký hiệu theo loại thủy tinh, đường kính ngoài, độ dày thành và tên nhà sản xuất. Ba loại độ dày thành theo quy định phải được ký hiệu là mỏng, trung bình và dày. 4 Vật liệu 4.1 Quy định chung Ống phải được làm từ thủy tinh borosilicat phù hợp với các yêu cầu của TCVN 11559 (ISO 3585). Ống không được có vết sứt mẻ và khuyết tật gây khó khăn khi quan sát hoặc sử dụng, và không được có ứng suất nội. 4.2 Độ bền nước Khi thủy tinh được thử theo TCVN 1046 (ISO 719), lượng kiềm được chiết từ thủy tinh không được lớn hơn 31 µg Na2O g-1. 4.3 Hệ số giãn nở nhiệt Thủy tinh phải có hệ số giãn nở nhiệt là (3,3 ± 0,1) x 10-6 K-1 trong khoảng nhiệt độ từ 20 °C đến 300 °C. 5 Dãy kích cỡ và dung sai 5.1 Đường kính và độ dày thành Ống thủy tinh borosilicat phải có kích cỡ và dung sai phù hợp với Bảng 1. 5.2 Chiều dài Chiều dài của ống tốt nhất là 1,5m. 5.3 Độ thẳng Ống phải thẳng trong giới hạn về độ uốn được quy định tại Bảng 2. 5.4 Độ ôvan Tại tiết diện ngang bất kỳ của ống, đường kính ngoài lớn nhất và nhỏ nhất không được lệch quá 2% đường kính danh định. 5.5 Thành ống Chênh lệch giữa độ dày thành lớn nhất và nhỏ nhất tại tiết diện ngang bất kỳ không được vượt quá các giá trị sau: - Ống thành mỏng: 25% độ dày thành danh định; - Ống thành trung bình và dày: 15% độ dày thành danh định. 5.6 Độ côn Độ côn của ống không được vượt quá dung sai đối với đường kính ngoài. Bảng 1 - Đường kính ngoài và độ dày thành Kích thước tính bằng milimét Bảng 2 - Giới hạn về độ uốn Các giá trị tính bằng milimét
BỘ TƯ PHÁP ----------- Số: 2471/QĐ-BTP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------------- Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2013   QUYẾT ĐỊNH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm ------------------------ BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Chức năng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về đăng ký giao dịch bảo đảm; tổ chức thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là đăng ký giao dịch bảo đảm). Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (sau đây gọi là Cục) có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn Cục có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về đăng ký giao dịch bảo đảm; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Tư pháp; 2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; xây dựng, tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao; 3. Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; 4. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành, quản lý và hướng dẫn việc sử dụng các mẫu đơn, giấy tờ, sổ đăng ký về giao dịch bảo đảm; ban hành theo thẩm quyền văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; 5. Hướng dẫn nghiệp vụ về đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; 6. Thực hiện quản lý về tổ chức và hoạt động đối với các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; chỉ đạo và hướng dẫn các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm theo thẩm quyền; 7. Xây dựng, quản lý và tổ chức vận hành, khai thác Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm; thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm; 8. Theo dõi, phân tích, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách, giải pháp, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc các thể chế có liên quan khác; 9. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo và tổng hợp số liệu thống kê định kỳ hoặc đột xuất về công tác đăng ký giao dịch bảo đảm trong phạm vi cả nước; 10. Tổ chức tập huấn, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm; tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm; 11. Tổ chức kiểm tra, tham gia thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; giải quyết hoặc tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; 12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; 13. Thực hiện chế độ tài chính - kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật; 14. Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng và quản lý đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; 15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao. Điều 3. Cơ cấu tổ chức, biên chế, số lượng người làm việc 1. Cơ cấu tổ chức của Cục gồm: a) Lãnh đạo Cục: Lãnh đạo Cục gồm có Cục trưởng và không quá 3 (ba) Phó Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục. Các Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành hoạt động của Cục; được Cục trưởng phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về những lĩnh vực công tác được phân công. b) Các tổ chức trực thuộc Cục: Các tổ chức giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bao gồm: - Văn phòng; - Phòng Quản lý nghiệp vụ; - Phòng Quản lý dữ liệu quốc gia giao dịch bảo đảm; - Phòng Tài chính, kế toán. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục bao gồm: - Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Hà Nội; - Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Hồ Chí Minh; - Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại Thành phố Đà Nẵng. Các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trực thuộc Cục do Cục trưởng quy định. 2. Biên chế, số lượng người làm việc a) Biên chế hành chính của Cục thuộc biên chế hành chính của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. b) Số lượng người làm việc trong các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Cục do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ theo quy định của pháp luật về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp. Điều 4. Trách nhiệm và mối quan hệ công tác Trách nhiệm và mối quan hệ công tác giữa Cục với Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện theo Quy chế làm việc của Bộ và các quy định cụ thể sau: 1. Cục chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng được phân công phụ trách, có trách nhiệm tổ chức thực hiện, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về kết quả giải quyết công việc được giao. 2. Cục là đầu mối giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện quan hệ công tác với bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức khác trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục. 3. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 2 Quyết định này, nếu phát sinh những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Bộ khác thì Cục có trách nhiệm chủ trì, trao đổi thống nhất về hình thức, nội dung phối hợp với đơn vị đó. Đơn vị có liên quan có trách nhiệm thực hiện sự phối hợp theo yêu cầu về hình thức, nội dung và thời hạn của Cục. Khi có yêu cầu của các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó mà có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Cục thì Cục có trách nhiệm phối hợp giải quyết. Trường hợp phát sinh vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc có ý kiến khác nhau giữa Cục với các đơn vị có liên quan, Cục trưởng có trách nhiệm báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách trực tiếp. 4. Quan hệ công tác giữa Cục và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan: a) Chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị khác thuộc Bộ trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan giữa hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm với hoạt động công chứng, chứng thực, thông báo kê biên tài sản thi hành án hoặc các vấn đề có liên quan khác; b) Phối hợp với Cục Kiểm soát thủ tục hành chính trong việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; c) Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin xây dựng và khai thác Hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm; d) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trong việc kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, xác định vị trí việc làm, quản lý, sử dụng công chức, viên chức, người lao động của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; đ) Phối hợp với Vụ Kế hoạch – Tài chính trong việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán của Cục và công tác thống kê trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; e) Phối hợp với Học viện Tư pháp trong việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và cấp chứng chỉ tốt nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký giao dịch bảo đảm; g) Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều 5. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 432/QĐ-BTP ngày 23 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Điều 6. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 6; - Lãnh đạo Bộ; - Văn phòng Đảng uỷ; - Các tổ chức chính trị- xã hội cơ quan Bộ; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, Vụ TCCB, Cục ĐKQGGDBĐ. BỘ TRƯỞNG (Đã ký) Hà Hùng Cường  
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀNỘI ___________ Số: 6743/CT-TTHT V/vgiải đápvướngmắc chínhsách thuế CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ___________________________ HàNội, ngày 24tháng02năm2017 Kính gửi: Trung tâmkiểmđịnh và khảo nghiệmthuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (Đ/c: 149PhốHồĐắc Di, P.QuangTrung, Q.ĐốngĐa, TPHàNội -MST: 0100103224-016) Trả lời công văn số 20/KĐKNPB-HC ngày 08/02/2017 của Trung tâmkiểmđịnh và khảo nghiệmthuốc bảo vệ thực vật phía Bắc (sau đây gọi tắt là trung tâm) hỏi về sử dụng biên lai thu phí hay hóa đơn giá trị gia tăng đối với hợp đồng khảo nghiệm. Về vấn đề này, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: - Căn cứ Thông tư số 282/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017) quy định khung giá dịch vụ kiểmnghiệmthuốc dùng cho thực vật. + Tại khoản 1 Điều 4 quy định về quản lý và sử dụng giá dịch vụ: “Điều 4. Quản lý và sử dụnggiá dịch vụ 1. Khi thutiềndịchvụkiểmnghiệmthuốc dùngchothực vật, đơnvị cungcấpdịchvụkiểmnghiệm thuốc dùngchothực vật sử dụnghóađơncungứngdịchvụtheoquy địnhtại Nghị địnhsố51/2010/NĐ-CPngày 14tháng5năm2010củaChínhphủvềhóađơnbánhànghóa, cungứngdịchvụ; Nghị địnhsố 04/2014/NĐ-CPngày 17tháng01năm2014củaChínhphủsửađổi, bổsungmột sốđiềucủaNghị định số51/2010/NĐ-CPngày 14tháng5năm2010củaChínhphủvềhóađơnbánhànghóa, cungứngdịch vụ; Thôngtư số39/2014/TT-BTCngày 31tháng3năm2014củaBộTài chínhhướngdẫnthi hànhNghị địnhsố51/2010/NĐ-CPngày 14tháng5năm2010vàNghị địnhsố04/2014/NĐ-CPngày 17tháng01 năm2014củaChínhphủquy địnhvềhóađơnbánhànghóa, cungứngdịchvụvàvănbảnthay thế hoặc vănbảnsửađổi, bổsung(nếucó).” - Căn cứ Luật 80/2015/QH13 ban hành văn bản quy phạmpháp luật. + Tại Khoản 1, Điều 156 quy định về áp dụng văn bản quy phạmpháp luật: “Điều 156. Ápdụngvăn bản quy phạmphápluật 1. Vănbảnquy phạmphápluật được ápdụngtừ thời điểmbắt đầucóhiệulực. Vănbảnquy phạmphápluật được ápdụngđối với hànhvi xảy ratại thời điểmmàvănbảnđóđangcó hiệulực. Trongtrườnghợpquy địnhcủavănbảnquy phạmphápluật cóhiệulực trởvềtrước thìáp dụngtheoquy địnhđó.” Căn cứ quy định trên, trường hợp năm2015 trung tâmcó ký hợp đồng với tổ chức cá nhân có nhu cầu khảo nghiệmthuốc bảo vệ thực vật đã thu 50% phí để thực hiện khảo nghiệmvà đã viết biên lai thu phí 50% này trả cho tổ chức cá nhân. Đến năm2017 khảo nghiệmhoàn thành thì khi trung tâmthu nốt 50% phí còn lại của hợp đồng trung tâmsử dụng hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 282/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính nêu trên. Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Trung tâmkiểmđịnh và khảo nghiệmthuốc bảo vệ thực vật phía Bắc được biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Phòng Kiểmtra 5; - Phòng pháp chế; - Lưu: VT, TTHT(2). (6; 3) KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Mai Sơn
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ ________ Số: 1522/TCT-CS V/vhóa đơn có nhiều thuế suất. CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________ HàNội, ngày 05tháng05năm2011 Kính gửi:Công ty TNHHVật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương. (Đ/c: Số 03 ngõ 117 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội) Trả lời công văn số 15/CV/2011 ngày 15/4/2011 của Công ty TNHHVật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương về việc trên hóa đơn có nhiều thuế suất thuế GTGT, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Về câu hỏi của Công ty TNHHVật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương đã được hướng dẫn tại câu hỏi số 22 kèmtheo Thông báo số 290/TB-TCTngày 15/12/2010 của Tổng cục Thuế về việc thông báo kết quả tập huấn và giải đáp một số nội dung về hóa đơn bán hàng gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố (bản photocopy kèmtheo). Đề nghị Công ty TNHHVật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương nghiên cứu hướng dẫn nêu trên và liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn cụ thể. Nơi nhận: - Như trên; - Cục Thuế TP Hà Nội; - Website Tổng cục Thuế; - Lưu: VT, CS (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH PHÓ VỤ TRƯỞNG Nguyễn Hữu Tân
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Số: 54/QĐ-BHXH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2012 QUYẾT ĐỊNH Ban hành “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2015” TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 - 2015; Xét đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Là QUYẾT ĐỊNH am.vn Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức của ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011 - 2015”. công chức, viên Bài Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trưởng Ban Tổ chức cán bộ, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội và Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 2; - Các PTGĐ; - Bộ Nội vụ (để b/c); - Lưu: VT,TCCB. TỔNG GIÁM ĐỐC LuatVietnam www.vanbanluat.vn Lê Bạch Hồng BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI, GIAI ĐOẠN 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 54 QĐ-BHXH ngày 40 tháng 04 năm 2012) I. Đối tượng đào tạo Công chức, viên chức đang công tác tại các đơn vị thuộc cơ quan BHXH Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. II. Mục tiêu đào tạo 1. Mục tiêu chung Nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngành trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước. 2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 a) Đạt 100% công chức được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn chức danh theo quy định. b) % công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định. c) Đạt 70% đến 80% công chức được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm. d) Hàng năm đưa khoảng 100 lượt công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước phát triển và đang phát triển theo chương trình đào tạo của Ngành và từ ngân sách Nhà nước. e) Tỷ lệ viên chức đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kỹ năng nghề nghiệp được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. III. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng 1. Đào tạo bồi dưỡng trong nước a) Lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh lãnh đạo, quản lý và các ngạch công chức, viên chức; LuatVietnam www.vanbanluat.vn 1 Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; thường xuyên bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận cho đảng viên, công chức, viên chức theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền. b) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức, viên chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý; - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên môn nghiệp vụ và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm; - Bồi dưỡng văn hóa công sở. c) Kiến thức hội nhập. d) Tin học, ngoại ngữ chuyên ngành. e) Đào tạo trình độ sau đại học đối với công chức, viên chức trên cơ sở quy hoạch cán bộ. 2. Bồi dưỡng ở nước ngoài a) Quản lý nhà nước về BHXH, BHYT; mô hình và kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách BHXH, BHYT và bảo tài chính. hóng tổ chức và LT và bảo hiểm thất nghiệp; đầu tư b) Xây dựng hệ thống tổ chức và phát triển nguồn nhân lực. Hành chính c) Hành chính công, dịch vụ công. IV. Các giải pháp thực hiện 1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các đơn vị về chức năng, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của đơn vị mình a) Thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết, các hội thảo chuyên đề để nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo các cấp về nhiệm vụ của công tác đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành, xử lý công việc. Nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức về trách nhiệm học và tự học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và khả năng hội nhập quốc tế của Ngành. b) Chú trọng quan tâm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể hàng năm của Ngành, của đơn vị để đạt được mục tiêu chung đề ra. 2. Hoàn thiện các quy định về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành a) Xây dựng và hoàn thiện quy chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng của Ngành. LuatVietnam — www.vanbanluat.vn 2 b) Gắn chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm phù hợp với tình hình thực tiễn của Ngành và yêu cầu phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng của Ngành trong 5 năm tới. c) Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị, đa dạng hoá mô hình đào tạo, bồi dưỡng nhưng phải đảm bảo mục tiêu chung của Ngành. d) Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và đảm bảo tất cả công chức, viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu. 3. Đổi mới căn bản nội dung, chương trình, tài liệu, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức a) Biên soạn mới các chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn các ngạch công chức, viên chức bảo đảm không trùng lặp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn; kiến thức tiêu chuẩn ngạch với kỹ năng theo vị trí việc làm. b) Tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh lãnh đạo, quản lý phù hợp với từng vị trí chức danh và các yêu cầu đặc thù của ngành BHXH; bảo đảm sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. 4. Củng cố và tăng cường chất lượng hoạt nghiệp vụ BHXH của Trường Đào tạo a) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập của Trường nhằm đáp ứng quy mổ và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành. b) Xây dựng đội ngũ giảng viên với cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn. Tranh thủ huy động đội ngũ chuyên gia, giảng viên kiêm chức. 5. Bố trí các nguồn tài chính cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Căn cứ đối tượng và nội dung chương trình đào tạo công chức, viên chức hàng năm cân đối đủ kinh phí để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch; tăng cường kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ở nước ngoài. 6. Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng a) Tăng cường hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. b) Thu hút các nguồn tài trợ cho đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành. LuatVietnam – www.vanbanluat.vn 3 c) Chủ động đề xuất tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn ngân sách Nhà nước. V. Tổ chức thực hiện. 1. Ban Tổ chức cán bộ a) Tham mưu xây dựng kế hoạch hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng của Ngành trình Tổng Giám đốc phê duyệt. b) Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch hàng năm của các đơn vị; tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện. c) Tổ chức biên soạn tài liệu theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý. d) Xây dựng các cơ chế khuyến khích công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ và các chính sách để hỗ trợ công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng trình Tổng Giám đốc phê duyệt. 2. Ban Kế hoạch - Tài chính a) Phân bổ kế hoạch kinh phí, xây dựng định mức chỉ tiêu hàng năm dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt; theo dõi, kiểm tra việc thực b) Bố trí kinh phí đầu tư, nâng cấp cơ sở vật thực hiện chỉ tiêu, kinh phí. sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cho Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH theo từng giai đoạn, nhằm đáp ứng quy mô và góp phần chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức. phân nâng cao 3. Trường Đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội a) Thường xuyên bám sát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của các đơn vị để cập nhật các kiến thức mới, cải tiến nội dung chương trình, phương pháp đào tạo và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với thực tiễn; phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ biên soạn chương trình quản lý nhà nước dành cho các ngạch công chức, viên chức của Ngành. b) Rà soát, tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên, thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Tranh thủ huy động đội ngũ chuyên gia, giảng viên kiêm chức có trình độ học vấn cao và nhiều kinh nghiệm thực tế. c) Phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ để xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Ngành. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định. d) Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ, công chức, đặc biệt là ngoại ngữ. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 4 4. Các đơn vị trực thuộc Phối hợp tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giảng dạy và biên soạn chương trình, giáo trình bồi dưỡng nghiệp vụ. 5. Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương a) Căn cứ các chỉ tiêu của Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức Ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2015 và thực trạng chất lượng, trình độ đội ngũ công chức, viên chức của đơn vị để xây dựng Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2011-2015 của đơn vị mình gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ban Tổ chức cán bộ) trước ngày 20/01/2012 để tổng hợp theo dõi việc triển khai. Kế hoạch phải nêu rõ các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cần đạt đến năm 2015. b) Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015 của đơn vị, hàng năm Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể của năm gửi Ban Tổ chức cán bộ để tổng hợp theo dõi và gửi Ban Kế hoạch tài chính để làm cơ sở giao kế hoạch cấp kinh phí./. ch TỔNG GIÁM ĐỐC ww.LuatVietnamo Lê Bạch Hồng LuatVietnam→ www.vanbanluat.vn 5
SAO Y; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước; Thời gian ký: 01/08/2024 14:34:23+07:00 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC Số: 18 /2024/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Phước, ngày 31 tháng 7 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Thanh tra ngày 14 tháng 11 năm 2022; Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Căn cứ Thông tư số 02/2023/TT-TTCP ngày 22 tháng 12 năm 2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 27/TTr-T.Tr ngày 07 tháng 6 năm 2024 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 1385/TTr-SNV ngày 12 tháng 7 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024 và thay thế Quyết định số 47/2018/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dẫn tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước. NHAA 2 Điều 3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Nơi nhận: Văn phòng Chính phủ; - Thanh tra Chính phủ; - Bộ Nội vụ; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - TT. Tỉnh ủy; - TT. HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - Đoàn ĐBQH tỉnh; - Ủy ban MTTQVN tỉnh; - Như Điều 3; - LĐVP, phòng: NC; - Trung tâm Phục vụ hành chính công; - Luu: VT, (T05QPPL). NHAN BAN TM. ỦY BAN NHÂN DÂN DÂN CHỦ TỊCH PHƯỚC ላ ቦ * Trần Tuệ Hiền ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC 3 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Bình Phước (Ban hành kèm theo Quyết định số18 /2024/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước) Điều 1. Vị trí Chương I VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG 1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. 2. Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Điều 2. Chức năng Thanh tra tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. Chương II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh: a) Dự thảo quyết định và các văn bản khác về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh; b) Dự thảo chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham cực; dự thảo các văn bản khác khi được giao. vụ về thanh nhũng, tiêu 2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra của tỉnh; dự thảo các văn bản về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và 4 phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao. 3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch và các văn bản khác về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 4. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 5. Về thanh tra: a) Hướng dẫn Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Thanh tra cấp huyện) xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra để tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện; b) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra; thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; c) Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra vụ việc khác khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp đối với kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết; đ) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức thanh tra của tỉnh. 6. Về tiếp công dân: a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân tại địa điểm tiếp công dân theo quy định; b) Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, xử lý đơn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Hướng dẫn nghiệp vụ cho người làm công tác tiếp công dân thuộc sở, TI BANK ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện. 7. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: 5 a) Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; b) Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị khác thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; kiến nghị các biện pháp để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; c) Xác minh, báo cáo kết quả xác minh và kiến nghị biện pháp giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao; d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại; đ) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và tương đương đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định; e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao; g) Tiếp nhận, xử lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. 8. Về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: a) Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; b) Phối hợp với Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tham nhũng, tiêu cực; c) Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ; d) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương theo quy định; đ) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực 6 đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; e) Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của Thanh tra tỉnh. 9. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử công chức, viên chức tham gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 10. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ. 11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao. 12. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ. 13. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 14. Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái Chánh Thanh tra theo quy định. 15. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. 16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. Chương III CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh 1. Lãnh đạo Thanh tra tỉnh a) Thanh tra tỉnh do Chánh Thanh tra điều hành và các Phó Chánh Thanh tra giúp việc Chánh Thanh tra. b) Việc bố trí cụ thể số lượng Phó Chánh Thanh tra do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đảm bảo không vượt quá tổng số lượng cấp phó của người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật. BAN NHAN DAN 7 2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh a) Văn phòng Thanh tra tỉnh; b) Phòng Thanh tra Kinh tế - Xã hội và Xử lý sau thanh tra (Nghiệp vụ 1); c) Phòng Tiếp công dân, Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo (Nghiệp vụ 2); d) Phòng Giám sát, thẩm định và Thanh tra phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Nghiệp vụ 3). Văn phòng Thanh tra tỉnh có Chánh Văn phòng và Phó Chánh Văn phòng; các phòng Nghiệp vụ có Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng. Việc bố trí chức danh lãnh đạo cấp phòng theo tiêu chí: Từ đủ 05 đến dưới 08 biên chế công chức được bố trí 01 cấp trưởng, 01 cấp phó; từ đủ 08 đến 14 biên chế công chức được bố trí 01 cấp trưởng, không quá 02 cấp phó; từ đủ 15 biên chế công chức trở lên được bố trí 01 cấp trưởng, không quá 03 cấp phó; không thành lập phòng có dưới 05 biên chế công chức. 3. Về thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ khác thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Điều 5. Biên chế 1. Biên chế công chức của Thanh tra tỉnh được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chúc trong các cơ quan, tổ chức hành chính của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao. 2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, CƠ cấu ngạch công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm Thanh tra tỉnh xây dựng kế hoạch biên chế công chức trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật. Điều 6. Chế độ làm việc 1. Thanh tra tỉnh làm việc theo chế độ Thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chánh Thanh tra tỉnh quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh được quy định trong Quy định này và là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng Thanh tra Chính phủ về các lĩnh vực công tác chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra tỉnh và trước pháp luật. 2. Các Phó Chánh Thanh tra tỉnh là người giúp việc cho Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra tỉnh phân công phụ trách một số lĩnh vực công tác. Phó T 8 Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh; đồng thời, cùng Chánh Thanh tra tỉnh liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về phần việc được phân công phụ trách, khi Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh. 3. Trưởng phòng và tương đương chịu trách nhiệm về mọi công việc của phòng trước Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Phó Chánh Thanh tra phụ trách lĩnh vực công tác được Chánh Thanh tra tỉnh giao. Phó Trưởng phòng và tương đương được Trưởng phòng phân công phụ trách lĩnh vực công tác và được ủy quyền điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng. 4. Thanh tra tỉnh đảm bảo chế độ họp giao ban hàng tuần để theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện công tác trong tuần. Tổ chức các cuộc họp bất thường và đột xuất để phổ biến, triển khai các nhiệm vụ cấp bách của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ. Hàng tháng, hàng quý, 06 tháng, năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình hoạt động của ngành Thanh tra trên địa bàn tỉnh và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho kỳ sau, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc của ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác được giao. Chương IV MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC Điều 7. Mối quan hệ công tác của Thanh tra tỉnh với các ngành, các cấp 1. Đối với Thanh tra Chính phủ Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động về chuyên môn, nghiệp vụ cho Thanh tra Chính phủ theo định kỳ và theo yêu cầu đột xuất. 2. Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh tra tỉnh chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh, có trách nhiệm báo cáo hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực cho Hội đồng nhân dân tỉnh khi có yêu cầu; trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm báo cáo theo quy định và yêu cầu đột xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các lĩnh vực công tác do Thanh tra tỉnh phụ trách. Trước khi tổ chức thực hiện các chủ trương, công tác của Thanh tra Chính phủ hoặc các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến chương trình, kế hoạch công tác chung của tỉnh, Thanh tra tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 4. Đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể Thanh tra tỉnh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể ở tỉnh thực hiện những nhiệm vụ chung có liên quan đến lĩnh vực ngành. BINH PHƯỚC 5. Đối với các sở, ban, ngành 9 Thanh tra tỉnh có mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, có quyền đề nghị các sở, ban, ngành báo cáo tình hình và các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực mà Thanh tra tỉnh quản lý để triển khai thực hiện nhiệm vụ được Thanh tra Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 6. Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện Thanh tra tỉnh tăng cường mối quan hệ với Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực ngành quản lý, cùng nhau giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. Trường hợp có những vấn đề chưa thống nhất, các bên xin kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. ý 7. Đối với Thanh tra sở và Thanh tra cấp huyện Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện; được quyền yêu cầu Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ theo chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất; kiểm tra về chuyên môn và các mặt công tác thuộc chức năng quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh. 8. Đối với Ban Tiếp công dân tỉnh Thanh tra tỉnh có quan hệ phối hợp chặt chẽ với Ban Tiếp công dân tỉnh trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, trong việc tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 8. Trách nhiệm thi hành 1. Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành và Quy định này, Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm ban hành Quy chế làm việc của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó. 2. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai Quy định này đến toàn thể công chức và người lao động của cơ quan. Điều 9. Giải quyết khó khăn, vướng mắc Trong quá trình thực hiện Quy định nếu có khó khăn vướng mắc hoặc có vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để được xem xét giải quyết. Điều 10. Sửa đổi, bổ sung Quy định Trên cơ sở báo cáo, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc có sự thay đổi về pháp luật, Chánh Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Số 244-QĐ/TW Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng - Căn cứ Điều lệ Đảng; - Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khoá XI; - Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG QUYẾT ĐỊNH 1- Ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định này. 2- Các cấp uỷ và tổ chức đảng có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện Quy chế. Ban Bí thư hướng dẫn thực hiện Quy chế. 3- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỔNG BÍ THƯ (Đã ký) Nguyễn Phú Trọng 1.QDTW244.DOC 2 QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quyết định. Tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo Quy chế này. Điều 2. Nguyên tắc bầu cử Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định. Điều 3. Hình thức bầu cử - 1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp : - Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương. - - Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ. - Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư. Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. - Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. - Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử. - Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. 2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp : - Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...). - Thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 1.QDTW244.DOC 3 Chương II NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ Điều 4. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội 1- Chuẩn bị các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội. 2- Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp uỷ trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định. 3- Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc. 4- Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu. 5- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên. 6- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất. Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch 1- Điều hành việc bầu cử. 2- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp uỷ viên, số lượng, cơ cấu cấp uỷ; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. 3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử. 4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định. 5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội. 1.QDTW244.DOC 4 vn 7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử. Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký 1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử. 2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu. 3- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp uỷ khoá mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội. Điều 7. Ban kiểm phiếu 1- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử. Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua. 2- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ : - Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu. - Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội. - Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định. Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội. Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc. Điều 8. Áp dụng đối với việc bầu cử không phải tại đại hội Các tổ chức phụ trách việc bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị uỷ ban kiểm tra... được áp dụng theo các quy định trên. 1.QDTW244.DOC 5 Chương III ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, QUYỀN BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ Điều 9. Ứng cử Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau : 1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu. 2- Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp uỷ của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên. 3- Uỷ viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; uỷ viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp uỷ chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp uỷ viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi uỷ, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư. 4- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Uỷ viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). 5- Cấp uỷ viên ứng cử để được bầu vào uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp mình. 6- Uỷ viên uỷ ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. Điều 10. Thủ tục ứng cử 1- Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn tới đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp uỷ cơ sở. 2- Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn tới đoàn chủ tịch đại hội. 3- Cấp uỷ viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp uỷ để được bầu vào ban thường vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), uỷ viên uỷ ban kiểm tra. 4- Uỷ viên uỷ ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị uỷ ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. 5- Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội nếu ứng cử vào cấp uỷ từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày 1.QDTW244.DOC 6 khai mạc đại hội phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử nộp cơ quan tổ chức của cấp uỷ triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có : - Đơn ứng cử. - Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở. - Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định. - Giấy chứng nhận sức khoẻ. - Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt và nơi cư trú. Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Cơ quan tổ chức của cấp uỷ triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử. Điều 11. Đề cử Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau : 1- Đoàn chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị. 2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình. 3- Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. 4- Uỷ viên ban chấp hành đề cử uỷ viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử uỷ viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). 5- Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung đề cử Uỷ viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). ương; 1.QOTW244.DOC 7 6- Uỷ viên ban chấp hành đề cử uỷ viên ban chấp hành khác để được bầu làm uỷ viên uỷ ban kiểm tra; đề cử uỷ viên uỷ ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). 7- Uỷ viên uỷ ban kiểm tra đề cử uỷ viên uỷ ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. Điều 12. Thủ tục đề cử 1- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp uỷ bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử. 2- Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp uỷ thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản. 3- Cấp uỷ triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội. Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư 1- Cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp uỷ đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp uỷ. 2- Ở các hội nghị của ban chấp hành, uỷ viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp uỷ đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp uỷ. 3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị. Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp 1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên 1.QDTW244.DOC 8 chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên. 2- Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. 3- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Điều 15. Quyền bầu cử 1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. 2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử. Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử 1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp uỷ và ban thường vụ cấp uỷ phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp uỷ triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp uỷ và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%. 2- Danh sách ứng cử viên do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị). 3- Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau : - Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp uỷ triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử). - Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp uỷ triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) ý đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu. Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa 1.QOTW244.DOC 9 chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu. 4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C...; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên. 5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu. 6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử. Điều 17. Phiếu bầu cử 1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở. Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu. Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là : số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử lựa chọn để đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử. 2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ : - Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử. - Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm. 1.QDTW244.DOC 10. Điều 18. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên Từ đại hội cấp huyện và tương đương trở lên, trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức, đoàn chủ tịch đại hội cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên (xếp thứ tự như danh sách bầu cử) để đại biểu nghiên cứu trước. Chương IV TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ Điều 19. Bầu cấp uỷ 1- Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp uỷ khoá mới do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp uỷ khoá mới, biểu quyết về số lượng cấp uỷ viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về khung số lượng cấp uỷ viên ở mỗi đảng bộ). 2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị. 3- Tiến hành ứng cử, đề cử. 4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần). 5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu. 7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới. 8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định. 9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu một phó bí thư chi bộ. 1.QDTW244.DOC 11 10- Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp uỷ, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Điều 20. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên 1- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định. 2- Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định. Điều 21. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới 1- Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khoá trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Riêng ở Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Quy chế này. 2- Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị với số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương là 5 đồng chí. 3- Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị (sau đây gọi chung là đoàn chủ tịch) báo cáo để cấp uỷ thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử. Điều 22. Bầu ban thường vụ Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên do đại hội đã bầu. 1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng uỷ viên ban thường vụ cần bầu. 2- Hội nghị cấp uỷ thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu ban thường vụ, biểu quyết số lượng uỷ viên ban thường vụ. 1.QDTW244.DOC 12 3- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp uỷ khoá trước giới thiệu vào ban thường vụ khoá mới. 4- Tiến hành ứng cử, đề cử. 5- Họp tổ để thảo luận (nếu cần). 6- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ. 8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Điều 23. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được đề cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp uỷ viên. Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên. 1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư. 2- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp uỷ khoá trước và cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có). 3- Tiến hành ứng cử, đề cử. 4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư. 1.QDTW244.DOC 13 6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau). 7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khoá trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp uỷ uỷ nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư. Điều 24. Bầu uỷ ban kiểm tra Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷ cùng cấp bầu; thành viên uỷ ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp uỷ và một số đồng chí ngoài cấp uỷ. Đại hội chi bộ (đảng uỷ bộ phận) không bầu uỷ ban kiểm tra mà phân công chi uỷ viên hoặc đảng viên làm công tác kiểm tra. 1- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định. 2- Hội nghị thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, biểu quyết số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra. 3- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp uỷ khoá trước giới thiệu để bầu uỷ ban kiểm tra và chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khoá mới. 4- Tiến hành ứng cử, đề cử. 5- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 6- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 7- Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra. 8- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 9- Uỷ ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra đã được bầu. 1.QDTW244.DOC 14 Sau khi được bầu, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra điều hành ngay công việc của uỷ ban kiểm tra khoá mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra. Điều 25. Bầu Bộ Chính trị 1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khoá trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị. Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khoá trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên. 2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị cần bầu. 3- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị. 4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khoá trước đề cử vào Bộ Chính trị. 5- Tiến hành ứng cử, đề cử. 6- Họp tổ để thảo luận. 7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị. 9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Điều 26. Bầu Tổng Bí thư 1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khoá trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khoá mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo. 2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử. 3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. 1.QDTW244.DOC 15 Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Điều 27. Bầu Ban Bí thư 1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Uỷ viên Ban Bí thư cần bầu. 2- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Uỷ viên Ban Bí thư. 3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khoá trước đề cử vào Ban Bí thư. 4- Tiến hành ứng cử, đề cử. 5- Họp tổ để thảo luận. 6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư. 8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Điều 28. Bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương 1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để hội nghị xem xét, quyết định. 2- Hội nghị tiến hành biểu quyết về số lượng Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. 3- Đoàn Chủ tịch đề cử danh sách do Bộ Chính trị khoá trước giới thiệu bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị khoá mới. 4- Tiến hành ứng cử, đề cử. 5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 1.QOTW244.DOC 16 6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Điều 29. Bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương 1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương khoá trước dự kiến giới thiệu (nếu có) và ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khoá mới. 2- Tiến hành ứng cử, đề cử. 3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Điều 30. Bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra 1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu bầu bổ sung ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ. 2- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được ban thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra. 3- Tiến hành ứng cử, đề cử. 4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 5- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 6- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. 1.QDTW244.DOC 17 Điều 31. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương 1- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư; bầu bổ sung Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức (chuyển từ dự khuyết lên chính thức), Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. 2- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư; bầu bổ sung làm Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. 3- Tiến hành ứng cử, đề cử. 4- Họp tổ để thảo luận (nếu cần). 5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần). 6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử. 7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử. Chương V TÍNH KẾT QUẢ VÀ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ Điều 32. Tính kết quả bầu cử 1- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 17 của Quy chế này. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ). 1.QDTW244.DOC 18 2- Đối với đại hội đảng viên : người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý. 3- Đối với đại hội đại biểu : người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế. 4- Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam. 5- Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn. 6- Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Điều 33. Biên bản bầu cử 1- Biên bản bầu cử lập thành 03 bản có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu niêm phong phiếu bầu để đoàn chủ tịch giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ. Đoàn chủ tịch giao lại biên bản bầu cử và phiếu bầu cho cấp uỷ khoá mới để báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, chuẩn y. 2- Nội dung biên bản : - Tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập. - Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên. 1.QDTW244.DOC - 19 - Số đại biểu hoặc số đảng viên bị bác tư cách dự đại hội. - Số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội. - Số đại biểu chính thức vắng mặt không có đại biểu dự khuyết thay thế. Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên có mặt khi bầu. - Số phiếu phát ra. - Số phiếu thu về. - Số phiếu hợp lệ. - Số phiếu không hợp lệ. - Số phiếu bầu đủ số lượng. - Số phiếu bầu thiếu so với số lượng cần bầu (trong đó thiếu 1, thiếu 2...). - Số phiếu được bầu từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách bầu cử (tính theo tỉ lệ số đại biểu trong đại hội đại biểu hoặc đảng viên trong đại hội đảng viên được triệu tập). - Danh sách những người trúng cử. Điều 34. Chuẩn y kết quả bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và uỷ viên uỷ ban kiểm tra các cấp Đối với tổ chức đảng từ cấp chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương, chậm nhất là 7 ngày làm việc sau đại hội (hội nghị), cấp uỷ khoá mới phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp biên bản bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của từng thành viên. Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cấp uỷ cấp dưới về kết quả bầu cử, ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp dưới và các chức vụ đã được bầu. Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền, thì các đồng chí phó bí thư, uỷ viên thường vụ, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra mới được ký tên với chức danh tương ứng trong các văn bản của đảng bộ và của uỷ ban kiểm tra. 1.QDTW244.DOC 20 Chương VI XỬ LÝ VI PHẠM Điều 35. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử 1- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội (hội nghị), nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định. 2- Nếu phát hiện thấy có sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp uỷ cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, cấp uỷ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp uỷ viên hoặc uỷ viên uỷ ban kiểm tra cấp đó. Điều 36. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng. Điều 37. Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp uỷ lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong. Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp uỷ cùng cấp quyết định cho huỷ số phiếu đó. Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 38. Điều khoản thi hành 1- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X; được phổ biến đến chi bộ và thực hiện thống nhất trong Đảng. 2- Những quy định về bầu cử trong Đảng trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ. 3- Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.
64 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000, được sửa đổi, bổ sung bởi: 1. Luật số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008; 2. Luật số 72/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. bỗ Để xây dựng đội ngũ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, làm nòng cốt xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật này quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10.” Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2008/QH12.” CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2 65 Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Ủy, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định. Điều 2. Vị trí, chức năng của sĩ quan Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Điều 3. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điều 4. Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan. Điều 5. Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ: 1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội. 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu. 3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 2 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 66 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 5. Sĩ quan dự bị. Điều 6. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan 1. Sĩ quan có quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật này. 2. Sĩ quan được Nhà nước bảo đảm về chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự. Điều 7. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau: 1. Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái. 2. Sĩ quan biệt phải là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội. 3. Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ. 3 4. (được bãi bỏ) 4.* Sĩ quan chỉ huy, tham mưu là sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự. 5 5. Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị. 6 6. Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội. 3 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 4 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 5 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 6 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 67 7. Sĩ quan kỹ thuật là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị. 8 8. Sĩ quan chuyên môn khác là sĩ quan đảm nhiệm công tác trong các ngành không thuộc các nhóm ngành sĩ quan quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này. 9. Phong cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định trao cấp bậc quân hàm cho người trở thành sĩ quan. 10.' Thăng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định đề bạt sĩ quan lên cấp bậc quân hàm cao hơn. 11." Giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan là quyết định hạ cấp bậc quân hàm hiện tại của sĩ quan xuống cấp bậc quân hàm thấp hơn. 12 12. Tước quân hàm sĩ quan là quyết định hủy bỏ quân hàm sĩ quan của quân nhân. 13 13. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ là sĩ quan chuyển ra ngoài quân đội. 14.14 Chuyển ngạch sĩ quan là chuyển sĩ quan từ ngạch sĩ quan tại ngũ sang ngạch sĩ quan dự bị hoặc ngược lại. 7 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 8 Khoản này được sắp xếp lại và sửa lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 9 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 10 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 11 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 12 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 13 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 14 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 68 15 16. (được bãi bỏ) 16 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 15.' Giải ngạch sĩ quan dự bị là chuyển ra khỏi ngạch sĩ quan dự bị. Điều 8. Ngạch sĩ quan Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị. Điều 9. Nhóm ngành sĩ quan Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây: 1. Sĩ quan chỉ huy, tham mưu; 2. Sĩ quan chính trị; 3. Sĩ quan hậu cần; 4. Sĩ quan kỹ thuật; 5. Sĩ quan chuyên môn khác. Điều 10. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc: 1. Cấp Úy có bốn bậc: Thiếu úy; Trung úy; Thượng úy; Đại úy. 2. Cấp Tá có bốn bậc: Thiếu tá; Trung tá; Thượng tá; Đại tá. 15 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 16 Khoản này được sắp xếp lại theo quy định tại Điều 2 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bỗ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 3. Cấp Tướng có bốn bậc: Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; Đại tướng. Điều 11. Chức vụ của sĩ quan 17 1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có: a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; 17 Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “Điều 11. Chức vụ của sĩ quan 1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có: a) Trung đội trưởng; b) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội; c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn; d) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn; e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; g) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; h) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; i) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; k) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; l) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, 2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại điểm h và điểm i khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định; chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.” Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. 69 69 70 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân; e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn; h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn; k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội; 1) Trung đội trưởng. 2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và 1 khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan 1. Tiêu chuẩn chung: a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm; c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ; d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 71 2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định. Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan 18 1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: Cấp Ủy: nam 46, nữ 46; Thiếu tá: nam 48, nữ 48; Trung tá: nam 51, nữ 51; Thượng tá: nam 54, nữ 54; Đại tá: nam 57, nữ 55; Cấp Tướng: nam 60, nữ 55. 2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn. 3'. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và 1 khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 14. Trách nhiệm xây dựng đội ngũ sĩ quan Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm xây dựng đội ngũ si quan. 18 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 19 Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quả hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.” Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. 72 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 CHƯƠNG II QUÂN HÀM, CHỨC VỤ SĨ QUAN Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan 20 1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau: a) Đại tướng: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; 20 Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan 1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ cơ bản của sĩ quan được quy định như sau: a) Trung đội trưởng: b) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội: c) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn: Thượng úy; Đại úy; Trung tá, d) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện: đ) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn: Thượng tá; Đại tá, e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng vùng Hải quân, Chính ủy vùng Hải quân; Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển, Chính ủy vùng Cảnh sát biển; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh: Đại tá, g) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng: Thiếu tướng; h) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng: i) Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục: k) Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng сис l) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Chính trị: Trung tướng; Trung tướng; Đại tướng; Đại tướng. 2. Cấp bậc quân hàm cao nhất của chức vụ tương đương với chức vụ tại các điểm g, h và i khoản 1 Điều này do Thủ tướng Chính phủ quy định; tại các điểm a, b, c, d, đ và e do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. 3. Sĩ quan ở lực lượng quân sự địa phương cấp tỉnh, cấp huyện thuộc địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng theo quy định của Chính phủ hoặc sĩ quan ở đơn vị có nhiệm vụ đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và có quá trình cống hiến xuất sắc thì được thăng quân hàm cao hơn một bậc so với cấp bậc quân hàm cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.” Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân: 73 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng. c) Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân: Tư lệnh, Chính ủy: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam; Giám đốc, Chính ủy các học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y; Hiệu trưởng, Chính ủy các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị; Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một; Cục trưởng các cục: Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn, Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại; Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng; Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. d) Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: Tư lệnh, Chính ủy: Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng các cục: Bảo vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y, Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, 74 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải, Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục 11, 12, 16, 25 và 71; Viện trưởng: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70; Giám đốc, Chính ủy các học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự; Giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã; Tư lệnh các Binh đoàn Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ nhiệm Chính trị: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị; Một Phó Tham mưu trưởng là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Một Phó Chủ nhiệm Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân; Giám đốc Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội; Tổng Giám đốc, một Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội; Tổng Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga; Giám đốc: Bệnh viện 175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia; Chủ nhiệm các khoa thuộc Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị; Chiến lược; Chiến dịch; Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị; Chức vụ cấp phó của cấp trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng, số lượng như sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Tư lệnh Quân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng không quá sáu; của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 75 của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn không quá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba; của Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị không quá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của Cục trưởng Cục Quân lực, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường, Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Đối ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một đ) Đại tá: Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn; e) Thượng tá: Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; g) Trung tá: Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn; h) Thiếu tá: Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội; 1) Đại úy: Trung đội trưởng. 2. Phó Chủ nhiệm và Ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 3. Sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm 76 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 cao nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 4. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định. 5. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Điều 16. Đối tượng phong quân hàm sĩ quan tại ngũ 21 1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan tại ngũ được phong quân hàm Thiếu uý; tốt nghiệp loại giỏi, loại khá ở những ngành đào tạo có tính chất đặc thù hoặc có thành tích xuất sắc trong công tác được phong quân hàm Trung úy, trường hợp đặc biệt được phong quân hàm cao hơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 2. Hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời chiến; quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ; cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên vào phục vụ tại ngũ được bổ nhiệm giữ chức vụ của sĩ quan thì được phong cấp bậc quân hàm sĩ quan tương xứng. Điều 17. Thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ 22 1. Sĩ quan tại ngũ được thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 của Luật này; b) Cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm; c) Đủ thời hạn xét thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Thời hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau: Thiếu úy lên Trung úy: 2 năm; Trung úy lên Thượng úy: 3 năm; Thượng úy lên Đại úy: 3 năm; Đại úy lên Thiếu tá 4 năm; 21 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. ” Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 77 Thiếu tá lên Trung tá: 4 năm; Trung tá lên Thượng tá: 4 năm; Thượng tá lên Đại tá: 4 năm; Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm; Thượng tướng, Đô đốc Hải quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm; Thời gian sĩ quan học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm. 3. Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết định của Chủ tịch nước. 4. Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh sĩ quan đang đảm nhiệm. Điều 18. Thăng quân hàm sĩ quan trước thời hạn 23 Sĩ quan được xét thăng quân hàm trước thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này trong các trường hợp sau đây: 1. Trong chiến đấu lập chiến công xuất sắc hoặc trong công tác, nghiên cứu khoa học được tặng Huân chương; 2. Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ mà cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ mà sĩ quan đang đảm nhiệm từ hai bậc trở lên hoặc cấp bậc quân hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ chỉ huy, quản lý. 23 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 78 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 Điều 19. Kéo dài thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan 24 1. Sĩ quan đến thời hạn xét thăng quân hàm mà chưa đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này thì được xét thăng quân hàm vào những năm tiếp theo. 2. Trong thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc trong năm cuối của thời hạn xét thăng quân hàm, sĩ quan bị kỷ luật khiển trách thì thời hạn xét thăng quân hàm phải kéo dài ít nhất một năm. 3. Sĩ quan bị kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm, sau ít nhất một năm kể từ ngày bị giáng cấp, nếu tiến bộ thì được xét thăng quân hàm. Điều 20. Mức thăng, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan Việc thăng hoặc giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan mỗi lần chỉ được một bậc; trường hợp đặc biệt mới thăng hoặc giáng nhiều bậc. Điều 21. Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan 1. Sĩ quan được bổ nhiệm chức vụ khi có nhu cầu biên chế và đủ tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đảm nhiệm. 2. Việc miễn nhiệm chức vụ đối với sĩ quan được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Khi thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ sĩ quan đang đảm nhiệm; b) Sĩ quan không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm chức vụ hiện tại; c) Sĩ quan hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này mà không được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ. 3. Sĩ quan có thể được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ có quy định cấp bậc quân hàm cao nhất thấp hơn cấp bậc quân hàm hiện tại trong những trường hợp sau đây: a) Tăng cường cho nhiệm vụ đặc biệt; b) Thay đổi tổ chức, biên chế; c) Điều chỉnh để phù hợp với năng lực, sức khỏe của sĩ quan. Điều 22. Quan hệ cấp bậc, chức vụ của sĩ quan Sĩ quan có cấp bậc quân hàm cao hơn là cấp trên của sĩ quan có cấp bậc quân hàm thấp hơn; trường hợp sĩ quan có chức vụ cao hơn nhưng có cấp bậc quân hàm 24 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 79 bằng hoặc thấp hơn cấp bậc quân hàm của sĩ quan thuộc quyền thì sĩ quan có chức vụ cao hơn là cấp trên. Điều 23. Quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan trong trường hợp khẩn cấp Trường hợp khẩn cấp mà sĩ quan thuộc quyền không chấp hành mệnh lệnh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng thì sĩ quan có chức vụ từ Trung đoàn trưởng trở lên được quyền tạm đình chỉ chức vụ đối với sĩ quan đó và chỉ định người thay thế tạm thời, đồng thời phải báo cáo ngay cấp trên trực tiếp. Điều 24. Biệt phái sĩ quan Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, sĩ quan tại ngũ được biệt phái đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội, do cấp có thẩm quyền quyết định. Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan 25 1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau: 25 Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “Điều 25. Thẩm quyền quyết định đối với sĩ quan 1. Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan được quy định như sau: a) Chủ tịch nước bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, phong, thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng, Đô đốc Hải quân; b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân; c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại; d) Việc bổ nhiệm các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm đến chức vụ, cấp bậc nào thì có quyền quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, nâng lương, điều động, biệt phải, miễn nhiệm, giao chức vụ thấp hơn, giáng chức, cách chức, tước quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ, cấp bậc đó.” Điều này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. 80 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 a) Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân; b) Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền; c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan; d) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật. 2. Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan dự bị đến chức vụ đó. Điều 25a. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với si quan26 sĩ 1. Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân. Việc thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 2. Trình tự, thủ tục phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp ủy và nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. 26 Điều này được bổ sung theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 CHƯƠNG II NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN Điều 26. Nghĩa vụ của sĩ quan Sĩ quan có nghĩa vụ sau đây: 81 1. Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; bảo vệ tính mạng, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; 2. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, quân sự, văn hóa, chuyên môn và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ; 3. Tuyệt đối phục tùng tổ chức, phục tùng chỉ huy; nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia; 4. Thường xuyên chăm lo lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội; 5. Gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tôn trọng và gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều 27. Trách nhiệm của sĩ quan Si quan có trách nhiệm sau đây: 1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền; 2. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào; 3. Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó. 82 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 Điều 28. Những việc sĩ quan không được làm Sĩ quan không được làm những việc trái với pháp luật, kỷ luật quân đội và những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm. Điều 29. Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của sĩ quan biệt phái 27 1. Thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm và được hưởng quyền lợi như sĩ quan đang công tác trong quân đội; được cơ quan, tổ chức nơi đến biệt phái bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt. quan, 2. Thực hiện nhiệm vụ do cấp có thẩm quyền giao và chịu sự quản lý của cơ tổ chức nơi đến biệt phái. Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan 1. Sĩ quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng. 2. Sĩ quan được đào tạo, bồi dưỡng tại các trường trong và ngoài quân đội theo yêu cầu công tác. Điều 31. Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ28 Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau: 12. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được 27 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 28 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 29 Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;” Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 83 hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự; 2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan; 3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật; 4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ; 5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới; 6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; 73. Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật. Điều 32. Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ 1. Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 2. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị. Điều 33. Chăm sóc sức khỏe sĩ quan tại ngũ và gia đình sĩ quan 1. Sĩ quan tại ngũ được chăm sóc sức khỏe; khi bị thương, ốm đau ở xa các cơ sở quân y hoặc mắc những bệnh mà cơ sở quân y không có khả năng điều trị thì được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dân y, được quân đội thanh toán viện phí. 30 Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 như sau: “7. Được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định của Chính phủ.” Khoản này được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. 84 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 2. Bố, mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ không có chế độ bảo hiểm y tế thì được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại các cơ sở quân y và dân y theo quy định của Chính phủ. Điều 34. Sĩ quan tại ngũ chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng Khi chức vụ đang đảm nhiệm không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, nếu sĩ quan có đủ điều kiện thì được xét chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng và được hưởng mức lương không thấp hơn khi còn là sĩ quan. Điều 35. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ 31 1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây: a) Đủ điều kiện nghỉ hưu; b) Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này; c) Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng; d) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ. 2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây: a) Nghỉ hưu; b) Chuyển ngành; c) Phục viên; d) Nghỉ theo chế độ bệnh binh. 3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị. Điều 36. Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan Sĩ quan được nghỉ hưu khi: 1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước; 2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, 31 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 85 công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu. Điều 37. Quyền lợi của sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và sĩ quan tại ngũ hy sinh, từ trần32 1. Sĩ quan nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây: a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; b) Nếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm tại khoản 1 Điều 13 của Luật này, do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ; c) Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội; d) Được chính quyền địa phương nơi sĩ quan cư trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạo điều kiện để làm ăn sinh sống; trường hợp chưa có nhà ở thì được bảo đảm nhà ở hoặc đất ở theo quy định của Chính phủ; đ) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y. 2. Sĩ quan chuyển ngành được hưởng quyền lợi sau đây: a) Nhà nước bảo đảm đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết đối với những sĩ quan chuyển ngành theo yêu cầu của tổ chức; b) Bảo lưu mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng; c) Khi nghỉ hưu được hưởng phụ cấp thâm niên tính theo thời gian phục vụ tại ngũ và cấp bậc quân hàm tại thời điểm chuyển ngành; trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành thì được lấy mức lương sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành để tính lương hưu; d) Các quyền lợi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; đ) Trường hợp do nhu cầu điều động trở lại phục vụ trong quân đội, thì thời gian chuyển ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc quân hàm và thâm niên công tác. 32 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 86 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 3. Sĩ quan phục viên được hưởng quyền lợi sau đây: a) Trợ cấp tạo việc làm và trợ cấp phục viên một lần; b) Nếu có đủ 15 năm phục vụ trong quân đội trở lên, khi ốm đau được khám bệnh, chữa bệnh miễn hoặc giảm viện phí tại cơ sở quân y theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; c) Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. 4. Sĩ quan nghỉ theo chế độ bệnh binh được hưởng quyền lợi sau đây: a) Chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; b) Các quyền lợi quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này. 5. Sĩ quan có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian đó để tính hưởng quyền lợi khi thôi phục vụ tại ngũ. 6. Sĩ quan tại ngũ hy sinh thì thân nhân của sĩ quan đó được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ. 7. Sĩ quan tại ngũ từ trần thì thân nhân của sĩ quan đó ngoài chế độ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội còn được trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ. CHƯƠNG IV SĨ QUAN DỰ BỊ Điều 38. Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị .33 Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị quy định như sau: Cấp Úy: 51; Thiếu tá: 53; Trung tá: 56; Thượng tá: 57; Đại tá: 60; Cấp Tướng: 63. 3 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 Điều 39. Đối tượng đăng ký sĩ quan dự bị Những người sau đây phải đăng ký sĩ quan dự bị: 87 1. Sĩ quan, cán bộ là quân nhân chuyên nghiệp khi thôi phục vụ tại ngũ còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của sĩ quan dự bị; 2. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ và hạ sĩ quan dự bị đã được đào tạo sĩ quan dự bị; 3. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của quân đội, đã được đào tạo sĩ quan dự bị. Điều 40. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu 34 Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây: 1. Gọi đào tạo sĩ quan dự bị: a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư trú tại địa phương. 2. Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu: a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và tương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống. 3. Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. 34 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 88 88 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 Điều 41. Bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm sĩ quan dự bị Việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với sĩ quan dự bị được quy định như sau: 1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị được phong quân hàm Thiếu úy sĩ quan dự bị. 2. Cán bộ, công chức tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị thì căn cứ vào chức vụ được bổ nhiệm trong các đơn vị dự bị động viên, kết quả học tập, rèn luyện và mức lương đang hưởng để xét phong cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị tương xứng. 3. Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên và được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. 4. Thời hạn xét thăng quân hàm sĩ quan dự bị dài hơn 2 năm so với thời hạn của mỗi cấp bậc quân hàm sĩ quan tại ngũ quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này. 5. Sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thì căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định cấp bậc quân hàm của chức vụ được bổ nhiệm, cấp bậc quân hàm sĩ quan dự bị hiện tại và thời hạn xét thăng quân hàm để xét thăng cấp bậc quân hàm tương xứng. Điều 42. Trách nhiệm của sĩ quan dự bị Sĩ quan dự bị có trách nhiệm sau đây: 1. Đăng ký, chịu sự quản lý của chính quyền và cơ quan quân sự địa phương nơi cư trú hoặc công tác và đơn vị dự bị động viên. 2. Tham gia các lớp huấn luyện, tập trung kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. 3. Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong lực lượng dự bị động viên. 4. Vào phục vụ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này. Điều 43. Quyền lợi của sĩ quan dự bị Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây: 1. Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 89 quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích. 2. Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ. Điều 44. Giải ngạch sĩ quan dự bị .35 Sĩ quan dự bị hết hạn tuổi quy định tại Điều 38 của Luật này hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị. Việc giải ngạch sĩ quan dự bị do cấp có thẩm quyền quyết định. CHƯƠNG V QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SĨ QUAN Điều 45. Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan Nội dung quản lý nhà nước về sĩ quan bao gồm: 1. Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về sĩ quan; 2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ sĩ quan; 3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng sĩ quan; chính sách, chế độ đối với đội ngũ sĩ quan; 4. Chỉ đạo, tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với sĩ quan và việc thi hành các quy định của Luật này. Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sĩ quan. 2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan. 35 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008. 90 CÔNG BÁO/Số 33 + 34/Ngày 08-01-2015 3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện việc quản lý nhà nước về sĩ quan; đào tạo, cung cấp cho quân đội những cán bộ phù hợp với yêu cầu quân sự; ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm cho sĩ quan đã hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, có đủ điều kiện chuyển ngành theo kế hoạch của Chính phủ; bảo đảm điều kiện để thực hiện chính sách, chế độ đối với sĩ quan tại ngũ, sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ và gia đình sĩ quan. Điều 47. Trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp Chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm: 1. Giáo dục hướng nghiệp, tạo nguồn đào tạo sĩ quan trong thanh niên. 2. Ưu tiên tiếp nhận, bố trí việc làm đối với sĩ quan chuyển ngành, phục viên. 3. Đăng ký, quản lý, tạo điều kiện để sĩ quan dự bị hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. 4. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sĩ quan và gia đình sĩ quan cư trú hợp pháp tại địa phương. CHƯƠNG VI KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 48. Khen thưởng Sĩ quan có thành tích trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, công tác; cơ quan, to chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật này thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Điều 49. Xử lý vi phạm 1. Sĩ quan vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật của Nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo Điều lệnh quản lý bộ đội, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Sĩ quan tạm thời không được mang quân hàm khi bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam; sĩ quan bị phạt tù thì đương nhiên bị tước quân hàm khi bản án có hiệu lực pháp luật. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Luật này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. CÔNG BÁO/Số 33+34/Ngày 08-01-2015 CHƯƠNG VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 50. Hiệu lực thi hành 36 Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2000. 91 Luật này thay thế Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 30 tháng 12 năm 1981 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1990. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ. Điều 51. Quy định thi hành Luật Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./. VĂN PHÒNG QUỐC HỘI XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Số: 20/VBHN-VPQH Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014 CHỦ NHIỆM Nguyễn Hạnh Phúc 36 Điều 3 của Luật số 19/2008/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2008 quy định như sau: “Điều 3 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2008.” Điều 2 và Điều 3 của Luật số 72/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 quy định như sau: “Điều 2 Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015. Các quy định về phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có quân hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ thời điểm Luật này được công bố. Điều 3 Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.”
# QUYẾT ĐỊNH ## Về việc phân bổ kinh phí. ### CHỦ TỊCH UBND TỈNH **CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM** *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc* *Bắc Ninh, ngày 16 tháng 4 năm 2021* Căn cứ Luật Tổ chức chức chính quyền địa phương năm 2015; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Căn cứ Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND ngày 05/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định một số chế độ dinh dưỡng, tiền thưởng, đãi ngộ đối với huấn luyện viên, vận động viên và chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thể thao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Căn cứ Quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 11/12/2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc giao dự toán Ngân sách nhà nước năm 2021; Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 59/TTr-STC ngày 14/4/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phân bổ kinh phí cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, để thưởng và đãi ngộ đối với tập thể, huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc gia, quốc tế năm 2020; tổng số tiền là: 3.236.860.000 đồng (Ba tỷ, hai trăm ba mươi sáu triệu, tám trăm sáu mươi nghìn đồng), bao gồm: - Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh: 3.096.860.000 đồng. - Trung tâm Đào tạo Bóng chuyền tỉnh: 140.000.000 đồng. Nguồn kinh phí: Từ chỉ sự nghiệp thể thao đã bố trí trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2021, để tham gia các giải thể thao. Điều 2. Sở Tài chính theo chức năng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan sử dụng kinh phí đúng mục đích, thanh quyết toán đảm bảo qui định hiện hành của Nhà nước. Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Tài chính; Văn hóa Thể thao và Du lịch; Kho bạc Nhà nước Bắc Ninh và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành././ Nơi nhận: - Như Điều 3; - Chủ tịch và các PCTUBND tỉnh; - Lưu: VT, KTTH, PVPKT, CVP. CHỦ TỊCH
TCVN 4956:1989 ISO 6692:1981 XE ĐẠP - GHI KÝ HIỆU REN CHO CÁC CHI TIẾT VÀ PHỤ TÙNG XE ĐẠP Bicycles - Marking of cycle components Lời nói đầu TCVN 4965:1989 hoàn toàn phù hợp với ISO 6692:1981. Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. XE ĐẠP - GHI KÝ HIỆU REN CHO CÁC CHI TIẾT VÀ PHỤ TÙNG XE ĐẠP Bicycles - Marking of cycle components Tiêu chuẩn này quy định hệ thống ký hiệu ren cho các chi tiết hoặc phụ tùng xe đạp. 1. Quy định Ký hiệu phải được thể hiện trên bản thân chi tiết và trên bao gói. Các ký hiệu sau đây được dùng phù hợp với không gian sẵn có trên chi tiết để dễ nhận biết. a) Để chỉ định ren hệ mét: ký hiệu chữ M kèm theo sau trị số đường kính và bước ren theo milimét, được ngăn cách nhau bởi dấu nhân. ở những chỗ có không gian nhỏ, sau M chỉ cần ghi đường kính. ở những chỗ có không gian rất nhỏ, chỉ cần ghi M. b) Để chỉ ren inxơ, bằng cách tương tự, dùng ký hiệu chữ B (từ BSC) kèm theo trị số đường kính theo inxơ và số mối ren trên một inxơ, được ngăn cách nhau bởi dấu nhân. ở những chỗ có không gian nhỏ, sau B chỉ cần chỉ cần ghi đường kính. ở những chỗ có không gian rất nhỏ, chỉ cần ghi B. Các ví dụ ghi ký hiệu Như vậy, một nồi trục giữa theo hệ mét được nhận biết bởi ký hiệu: M 35 x 1 tương tự, một nồi trục giữa được chế tạo theo hệ ren Anh được nhận biết bởi ký hiệu: B 1.375 x 24
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ------- Số: 329/TTg-ĐMDN V/v:Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2016    Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Tờ trình số 184/TTr-UBND-VP ngày 28 tháng 12 năm 2015) và ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Công văn số 8610/BNN-QLDN ngày 20 tháng 10 năm 2015 và Công văn số 823/BNN-QLDN ngày 29 tháng 01 năm 2016) về việc phê duyệt Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Phối hợp với nhà đầu tư khác thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Nhà nước nắm giữ phần vốn góp chi phối nhằm gắn kết phát triển vùng nguyên liệu và người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Bà Rịa - Vũng Tàu. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm: - Rà soát lựa chọn đối tác tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, quyết định và chịu trách nhiệm, chỉ đạo thực hiện đúng quy định của pháp luật. - Yêu cầu doanh nghiệp đối tác tham gia góp vốn cam kết sau khi sắp xếp phải thực hiện theo phương án đã được phê duyệt và sử dụng đất đúng Mục đích, giữ và phát triển thương hiệu, bảo đảm quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật của Nhà nước và người dân có liên quan. - Trước khi quyết định sắp xếp lại doanh nghiệp phải rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp; diện tích dự kiến giao cho doanh nghiệp thuê sau sắp xếp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Chỉ đạo doanh nghiệp phải sử dụng đất đúng Mục đích, khi thay đổi Mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy hoạch được duyệt của tỉnh và quy định của pháp luật. - Xây dựng Phương án quản lý đối với diện tích đất doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng bàn giao về địa phương; xử lý dứt Điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các quy định của pháp luật về đất đai./.   Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, các PTTg: Nguyễn Xuân Phúc, Vũ Văn Ninh; - Ban Kinh tế Trung ương; - Các Bộ: Tài chính, KH&ĐT, Nội vụ, LĐ-TB&XH, NN&PTNT, TN&MT; - Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN; - VPCP: BTCN, PCN Lê Mạnh Hà, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KTN, V.III, TH; - Lưu: VT, ĐMDN (3b).Trung Anh KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG Vũ Văn Ninh  
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN ------- Số: 182/TB-TCHQ CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- HàNội, ngày 07tháng01năm2019 THÔNG BÁO Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm2014; Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm2015 của Chính phủ quy định chi tiết, và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra giámsát, kiểmsoát hải quan; Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểmtra chất lượng, kiểmtra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Trên cơ sở kết quả phân tích tại thông báo 2941/TB-KĐ3 ngày 22/11/2018 của Chi cục Kiểmđịnh Hải quan 3 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau: 1. Tên hàng theo khai báo: Dây thép không gỉ SUS 304 WPB F1.2mm(hàng mới 100%) (mục 42 PLTK). 2. Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công Ty TNHHNgũ KimChe Ye Địa chỉ: Khu phố Hòa Lân, Phường Thuận Giao, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. MST: 3700376878. 3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10216117532/A12 ngày 10/08/2018 đăng ký tại Chi cục HQQuản lý hàng hóa XNK ngoài KCN- Cục HQtỉnh Bình Dương 4. Tómtắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Dây thép không gỉ, đường kính 1,2mm 5. Kết quả phân loại: Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Dây thép không gỉ, đường kính 1,2mm thuộc nhóm72.23 “Dây thépkhônggỉ”, mã số 7223.00.90 “- Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam./. Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./. Nơi nhận: - Tổng cục trưởng (để báo cáo); - Các Cục HQtỉnh, TP (để thực hiện); - Chi cục HQQuản lý hàng hóa XNK ngoài KCN- Cục HQtỉnh Bình Dương; - Cục Kiểmđịnh HQvà các Chi cục trực thuộc; - Công Ty TNHHNgũ KimChe Ye (Đ/c: Khuphố HòaLân, PhườngThuậnGiao, Thị xãThuậnAn, tỉnhBìnhDương); - Website Hải quan; - Lưu: VT, TXNK - PL (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Nguyễn Dương Thái
Bộ TÀI CHÍNH Số: 104/2021/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2021 THÔNG Tư Hưóng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu Căn cứ Luật Giả sổ ỉ 1/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 87/20Ỉ7/NĐ-CP ngày 26 thảng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhỉệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định so 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kỉnh doanh xăng dầu; Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 thảng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đôi, bó sung một số điều của Nghị định sô 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định yêu tô câu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu được quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phú về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi là Nghị định số 95/2021/NĐ-CP). Các yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu quy định tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP bao gồm: Giá Etanol nhiên liệu; Tỷ lệ thể tích xăng không chì, tỷ lệ thế tích Etanol nhiên liệu; Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới; Chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu; Chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt; Chỉ phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng, Premium trong nước; Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức; Lợi nhuận định mức; Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khấu đê tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dâu. 2. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan có thẩm quyền điều hành giá bán xăng dầu trong nước và các cơ quan khác có liên quan; thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Điều 2. Nguyên tắc xây dựng, điều chỉnh yếu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu 1. Yeu tố cấu thành trong công thức giá cơ sở xăng dầu được xây dựng căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành có liên quan, kết quả tổng hợp số liệu từ các thương nhân đầu mối và tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu trong từng thời kỳ. 2. Các khoản chi phí định mức trong giá cơ sở xăng dầu là khoản chi phí tổng hợp tối đa được rà soát, đánh giá và xây dựng trên cơ sở nguồn số liệu sau đây: a. Số liệu về chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có), chi phí kinh doanh xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tổng hợp báo cáo từ các khoản chi phí thực tế họp lý, hợp lệ theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này; số liệu tống hợp từ kết quả khảo sát, đánh giá chi phí thực tế của Bộ Tài chính tại một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có tính đại diện, có tống sản lượng tiêu thụ xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn (nếu có). b. Việc thu thập, tổng hợp số liệu được thực hiện trên cơ sở báo cáo của một số thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có tính đại diện, có tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu chiếm trên 70% sản lượng tiêu thụ trên cả nước. Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của sò liệu báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thâm quyền theo quy định. 3. Các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có), chi phí kinh doanh định mức được rà soát, đánh giá và xem xét điều chỉnh định kỳ 6 tháng và hàng năm tương ứng với từng khoản chi phí theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và quy định tại Thông tư này. Trường hợp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đánh giá và phối hợp với Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh cho phù họp. Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm tồ chức theo dõi, nắm bắt và đánh giá tình hình thực hiện thực tế tại đơn vị, kịp thời báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để có cơ sở xem xét điều chỉnh cho phù hợp theo quy định; chịu trách nhiệm về báo cáo của mình. Điều 3. Khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu 1. Khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ- CP. Khoản chi phí này được xác định bằng (=) Mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền (%) nhân (x) {Giá xăng dầu thế giới nhân (x) tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam}. Trong đó: a. Mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu bình quân gia quyền (%) bằng (=) {Mức thuế suất thuế nhập khẩU] nhân (x) Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với mức thuế suất thuế nhập khẩUi cộng (+) Mức thuế suất thuế nhập khẩu2 nhân (x) Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với mức thuế suất thuế nhập khấu2 cộng (+) ... cộng (+) Mức thuế suất thuế nhập khẩun nhân (x) Sản lượng xăng dầu nhập khẩu tương ứng với mức thuế suất thuế nhập khấun} chia (:) Tống sản lượng xăng dầu nhập khẩu trong kỳ. Trong đó: - Các mức thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu được xác định căn cứ trên mức thuế suất thuế nhập khẩu quy định theo thống kê từ cơ quan hải quan. - Trường hợp sản lượng xăng dầu nhập khẩu tại thời điểm kê khai hải quan ghi nợ c/o thì mức thuế suất thuế nhập khẩu đưa vào tính toán là mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. - Sản lượng xăng dầu nhập khẩu được xác định theo thống kê định kỳ từ cơ quan hải quan trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đâu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý bao gồm sản lượng nhập khấu xăng dầu thành phẩm của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (bao gồm cả sản lượng xăng dầu nhập từ nước ngoài và sản lượng xăng dầu nhập từ kho ngoại quan; không bao gồm dung môi và nhiên liệu bay). b. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới đế tính chi phí về thuế nhập khấu xăng dầu trong công thức giá cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hái quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiếm soát hải quan và văn bản sửa đối, bô sung, thay thế (nếu có). 2. Định kỳ hàng Quý, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng cuối Quý (trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiếp theo), Bộ Tài chính thông báo mức thuế suất thuế nhập khâu xăng dầu bình quân gia quyền để Bộ Công Thương xác định khoản chi phí về thuế nhập khẩu xăng dầu áp dụng trong công thức giá cơ sở. Điều 4. Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt 1. Khoản chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt tại Thông tư này chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định trên cơ sở giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân (x) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (%) theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Trong đó: a) Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành. b) Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Thông tư này chỉ có gìá trị để tính giá cơ sở xăng dầu, được xác định như sau: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước được xác định bằng (=) Giá xăng dầu thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng hoặc trừ (±) premium trong nước. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức tính giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu được xác định bằng (=) Giá xăng dầu thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) Chi phí về thuế nhập khẩu cộng (+) Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) (Chi phí kinh doanh dịnh mức + Lợi nhuận định mức) cộng (+) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá (nếu có). Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt để tính giá cơ sở xăng sinh học được xác định bằng (=) Tỷ lệ phần trăm thể tích xăng (%) nhân (x) [{Giá xăng thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) Chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) Chi phí về thuế nhập khẩu xăng} nhân (x) Tỳ trọng sản lượng xăng nhập khẩu (%) cộng (+) {Giá xăng thế giới nhân (x) Tỷ giá ngoại tệ cộng (+) premium trong nước (+) Chi phí đưa xăng từ nhà máy lọc dầu trong nước đên cảng (nêu có)} nhân (x) Tỷ trọng sản lượng xăng từ nguôn sản xuât trong nước (%)}] cộng (+) Tỷ lệ phần trăm thể tích Etanol nhiên liệu (%) nhân (x) Giá Etanol nhiên liệu cộng + Tỷ lệ phần trăm (%) nhân (x) (Chi phí kinh doanh định mức + Lợi nhuận định mức) cộng (+) Mức trích lập Quỹ bình ổn giá (nếu có). 2. Căn cứ báo cáo chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu được quy định tại Điều 7 Thông tư này; Trước ngày 01 tháng 7 hàng năm, Bộ Tài chính rà soát, thông báo tỷ lệ phân trăm (%) của (chi phí kinh doanh định mức + lợi nhuận định mức) (nêu có) đế Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trong công thức giá cơ sở. 3. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới để tính chi phí về thuế tiêu thụ đặc biệt trong giá cơ sở thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điêu 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiêt và biện pháp thi hành Luật hải quan vê thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và văn bản sửa đồi, bổ sung, thay thế. Điều 5. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam 1. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam chỉ có giá trị để tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu nhập khẩu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. a) Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam bao gồm premium, chi phí bảo hiếm, chi phí vận chuyển xàng dầu từ nước ngoài hoặc từ kho ngoại quan về cảng Việt Nam và các chi phí phát sinh khác (nếu có). b) Định kỳ trước ngày 21 tháng 6, ngày 21 tháng 12 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả rà soát chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam theo mẫu tại Phụ lục sô 01 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 6 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 12 năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 5 năm báo cáo. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 12 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo. 2. Trên cơ sở báo cáo chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp càn thiết sẽ yêu cầu báo cáo bô sung và khảo sát thực tế để nắm bẳt thêm thông tin. Định kỳ vào ngày 10 tháng 01, ngày 10 tháng 07 hàng năm (trường hợp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiêp theo), Bộ Tài chính thông báo khoản chi phí đưa xăng dâu từ nước ngoài vê cảng Việt Nam để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá cơ sở. Trường họp có biến động đột biến về chi phí do yếu tố khách quan (tăng hoặc giảm), trên cơ sở đề xuất cũa cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét quyết định việc điều chỉnh khoản chi phí này cho phù họp. Điều 6. Khoản premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dâu trong nưó’c vê đên cảng (nếu có) đê tính giá xăng dâu từ nguôn sản xuất trong nưó’c 1. Premium trong nước chỉ có giá trị đề tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định sô 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua từ thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu hoặc từ doanh nghiệp được giao quyền bao tiêu toàn bộ sản phấm xăng dầu của nhà máy lọc dầu trong kỳ tính toán. Premium đưa vào tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước tối đa không cao hơn giá thế giới bình quân nhân (x) thuế suất thuế nhập khấu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với mặt hàng xăng dầu theo cam kết quốc tế (trường hợp thuế suất thuế nhập khấu ưu đãi đặc biệt thấp nhất đối với xăng dầu lớn hơn 0%). Giá thế giới bình quân làm cơ sở so sánh được xác định trên cơ sở bình quân theo sản lượng của giá xăng dầu thế giới thực tế mua bán cũa thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong kỳ tính toán. 2. Khoản chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) chỉ có giá trị đế tính giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí này được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng. Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về cảng gồm các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyến xăng dầu của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến các cảng biển đặc biệt và cảng biển loại I theo quy định tại Bộ Luật hàng hải Việt Nam, các văn bản quy định hướng dẫn Bộ Luật hàng hải Việt Nam và các văn bản sửa đổi bô sung thay thế (nếu có); bao gồm chi phí bảo hĩếm, chi phí vận chuyến, chi phí hao hụt và chi phí khác (nếu có); không bao gồm: chi phí lưu kho, lưu bãi, các chi phí phát sinh thuê tiếp phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển xãng dầu về đến kho đặt tại cảng biến. 3. Định kỳ trước ngày 21 tháng 6, ngày 21 tháng 12 hàng năm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo tông hợp premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đên cảng (nếu có) theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này vê Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá). Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 6 được tổng hợp từ ngày 01 tháng 12 năm trước liền kề đến ngày 31 tháng 5 năm báo cáo. Thời gian thu thập số liệu cho kỳ báo cáo ngày 21 tháng 12 được tồng họp từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm báo cáo. 4. Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin. Định kỳ ngày 10 tháng 01, ngày 10 tháng 07 hàng năm (trường họp trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định thì lùi sang ngày làm việc tiếp theo), Bộ Tài chính thông báo khoản premium trong nước và chi phí đưa xàng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng (nếu có) đê Bộ Công Thương áp dụng, tính toán giá cơ sở. Trường họp có biến động đột biến về chi phí do yếu tố khách quan (tăng hoặc giảm), trên cơ sở đề xuất của cơ quan, tổ chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đánh giá, phối hợp với Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc điều chỉnh khoản chi phí này cho phù hợp. Điều 7. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức 1. Chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là khoản chi phí tổng hợp tối đa chỉ có giá trị đế tính giá cơ sở xăng dầu theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Khoản chi phí kinh doanh xăng dầu định mức là chi phí lưu thông xăng dầu trong nước (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (đã bao gồm chi phí dành cho thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ, tống đại lý, đại lý xăng dầu) để tính giá cơ sở theo mức tối đa. Chi phí kinh doanh xàng dầu định mức được xác định trên cơ sở báo cáo chi phí thực tế phát sinh của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu. Trong đó: - Các loại xăng, các loại dầu diezen, dầu hỏa bao gồm chi phí bán buôn, bán lẻ; riêng các loại dầu madút là chi phí bán buôn. - Sản lượng xăng dầu đưa vào tính toán là sản lượng kg, lít thực tế tiêu thụ trong nước trong kỳ báo cáo. 2. Trước ngày 31 tháng 3 hàng nãm, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi các báo cáo chuyên đề về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước): - Báo cáo kiềm toán chuyên đề về chi phí kinh doanh xăng dầu; - Báo cáo về chi phí thù lao kinh doanh xăng dầu dành cho đại lý, tổng đại lý, thương nhân phân phối, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, khách hàng khác (nếu có); - Báo cáo sản lượng xăng dầu nhập mua, xuất bán, tồn kho chi tiết từng chủng loại xăng dầu. 3. Trên cơ sở báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dâu, Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp, rà soát, đánh giá, trường hợp cần thiết sẽ yêu cầu báo cáo bổ sung và khảo sát thực tế để nắm bắt thêm thông tin. Định kỳ trước ngày 01 tháng 07 hàng năm, Bộ Tài chính thông báo chi phí kinh doanh định mức để Bộ Công Thương áp dụng, tính toán trong công thức giá cơ sở xăng dầu. Trường hợp chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ biến động tăng hoặc giảm bất thường do yếu tố khách quan, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tố chức, cá nhân (nếu có), Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) có văn bản yêu cầu các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu báo cáo chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính đánh giá và phôi hợp với Bộ Công Thương xem xét, điêu chỉnh cho phù hợp. Điều 8. Tỷ giá ngoại tệ quy đổi giá xăng dầu thế giới; Tỷ lệ thể tích xãng không chì, tỷ lệ thế tích Etanol nhiên liệu để tính giá cơ sở xãng sinh học 1. Tỷ giá ngoại tệ để quy đổi giá xăng dầu thế giới trong công thức giá cơ sở là tỷ giá ngoại tệ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cố phần Ngoại thương Việt Nam, tính bình quân theo số ngày có giá các sản phẩm xăng dầu được giao dịch trên thị trường quốc tế giữa hai kỳ công bố giá cơ sở 2. Tỷ lệ phần trăm thể tích xăng không chì, tỷ lệ phần trăm thể tích Etanol nhiên liệu đế tính giá cơ sở xăng sinh học tại Thông tư này là tỷ lệ cao nhất được phép pha trộn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền phù hợp với từng chùng loại xăng sinh học; tỷ lệ pha trộn thực tế nằm trong giới hạn cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Điều 9. Xác định giá Etanoỉ nhiên liệu đế tính giá co* sỏ* xăng sinh học 1. Etanol nhiên liệu để tính giá cơ sở xăng sinh học quy định tại Thông tư này gồm Etanol nhiên liệu không biến tính và Etanol nhiên liệu biến tính (sau đây gọi chung là Etanol). Giá Etanol chỉ có giá trị để tính giá cơ sở, được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo sản lượng các mức giá Etanol trong nước và giá Etanol nhập khâu. a. Giá Etanol trong nước là giá mua Etanol tại nhà máy theo lít thực tế của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu mua từ nguồn sản xuất trong nước đê thực hiện phối trộn xăng sinh học (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng); Sản lượng Etanol trong nước là sản lượng lít thực tế tương ứng mức giá etanol báo cáo. Giá Etanol nhập khẩu là giá CIF cộng thuế nhập khẩu (nếu có) tính theo lít thực tế. Sản lượng Etanol nhập khẩu là sản lượng lít thực tế được giám định tại tàu cảng dỡ của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong kỳ báo cáo. b. Chu kỳ tính giá Etanol là 01 tháng (trong khoảng thời gian từ ngày 21 tháng trước liền kề đến ngày 20 tháng báo cáo). Giá Etanol bình quân trong tháng báo cáo sẽ áp dụng cho kỳ tính giá cơ sở xăng sinh học tháng tiếp theo. c. Trên cơ sở số liệu báo cáo của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, Bộ Tài chính xác định giá Etanol nhiên liệu và thông báo cho Bộ Công Thương áp dụng tính giá cơ sở xăng sinh học. 2. Vào ngày 21 hàng tháng, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm gửi báo cáo giá Etanol trong nước, giá Etanol nhập khấu, sản lượng Etanol mua từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu tương ứng về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước). Trường hợp ngày báo cáo trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định, việc gửi báo cáo được lùi sang ngày làm việc tiếp theo. Điều 10. Xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nưó’c và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu 1. Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu được xác định như sau: a) Sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước là sản lượng xăng dầu bán ra của các nhà máy lọc dầu trong nước (không bao gồm dung môi, nhiên liệu bay; không bao gồm sản lượng xăng dầu tự dùng và xuất khấu). Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước bằng (=) Sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước chia cho (:) Tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu và sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước trong kỳ báo cáo của thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu. b) Sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu thực hiện như quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu bằng (=) Sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khâu chia cho (:) Tông sản lượng xàng dầu nhập khẩu và sản lượng xăng dầu từ nguồn sàn xuất trong nước của các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu trong kỳ báo cáo. c) Thời gian thu thập số liệu thực hiện theo Quý (từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý). 2. Hàng Quý, định kỳ vào ngày 21 tháng cuối Quý, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sản lượng xăng dầu xuất bán chi tiết từng chủng loại từ ngày 21 tháng trước liền kề tháng đầu tiên của Quý đến ngày 20 tháng cuối Quý. Các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số liệu báo cáo. 3. Trên cơ sở số liệu cung cấp về sản lượng xăng dầu nhập khẩu của Bộ Tài chính và báo cáo sản lượng bán xàng dầu trong nước của các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu, Bộ Công Thương tính toán, xác định tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 95/2021/NĐ-CP. Điều 11. Khoản lợi nhuận định mức để tính giá cơ sở xăng dầu Khoản lợi nhuận định mức quy định tại Thông tư này chỉ có giá trị đế tính giá cơ sở xăng dầu; lợi nhuận định mức tối đa được áp dụng trong công thức giá cơ sở là 300 đồng/lít, kg được Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với thực tê điêu hành xăng dâu. Lợi nhuận thực tê thu được trong kinh doanh xăng dâu phụ thuộc vào kêt quả kinh doanh của các thương nhân đâu mối kinh doanh xăng dầu. Điều 12. Tổ chức thực hiện và hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02 tháng 01 năm 2022. Kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, khoản chi phí kinh doanh xăng dâu định mức, lợi nhuận định mức đế tính giá cơ sở xăng dầu tiếp tục thực hiện theo mức đã được Bộ Tài chính thông báo cho đến khi có thông báo mới thay thế. Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 và khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ốn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Bãi bỏ khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT- BTC-BCT ngày 24/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29/10/2014 quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này. Băỉ bỏ Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 76/2020/TT-BTC ngày 14 tháng 08 năm 2020 sửa đối, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch sô 39/2014/TTLT-BCT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2014 cúa Bộ Công Thương, Bộ Tài chính quy định về phương pháp tính giá cơ sở; cơ chế hình thành, quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn giá và điều hành giá xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thấm định giá; Thông tư số 138/2007/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La. 2. Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) có trách nhiệm chú trì phối họp với các đơn vị khác có liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiếm tra thực hiện Thông tư này theo quy định. 3. Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt và tổng họp số liệu thực tế tại đơn vị, báo cáo về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá), Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) theo đúng quy định tại Thông tư này. Thương nhân đâu mối kinh doanh xăng dầu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của sô liệu báo cáo gửi cơ quan nhà nước có thấm quyền theo quy định. Việc gửi báo cáo được thực hiện bằng một trong các phương thức: Gửi trực tiếp tại Văn phòng cơ quan tiếp nhận; Gửi qua dịch vụ bưu chính; Gửi qua Fax hoặc thư điện tử (bản scan) theo địa chỉ thư điện tử của Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) là: [email protected] và thư điện tử của Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) là: [email protected]. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) để nghiên cứu, sửa đối, bố sung cho phù hợp./.x/ Nơi nhận: KT. Bộ TRƯ ỞNG Anh Tuấn - Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Tổng Bí thư; -Vãn phòng Chủ tịch nước; - Bộ Công Thương; - Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam; - Các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; - Các thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu; - Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam; - Toà án NDTC; Viện Kiêm sát NDTC; - Kiểm toán Nhà nước; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo; Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; -Lưu:VT, QLG (110b).<\^ Phụ lục số 01 BÁO CÁO CHI PHÍ ĐƯA XANG DẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÈ CẢNG VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Thông tư số 104/202ỉ/TT-BTC ngày 18 thảng 11 năm 2021 của Bộ Trưởng Bộ Tài chinh) Tên hàng Ngày Bill Nguồn nhập mua Điều kiện mua hàng Sổ lượng vận đon Số lượng giám định tại tàu cảng dỡ Giá xăng dầu thế giới (usd/ thung,tấn) Premium Chi phí báo hiểm (Nếu có) Chi phí vận chuyển (Nếu có) Chi phí khác phát sinh (nếu có) Thùng, tấn Lít 15 kg Lít tt, kg Chi tiết riêng từng mặt hàng xăng dầu Tháng 1 '. Tháng 12 Tổng cộng (1) Lit tt, kg (2) vnđ (3) Vnđ (4) Vnđ (5) vnđ Giá xăng dầu thế giới bình quân (2)/ (1) (3)/ (1) (4)/ (1) (5) /(1) Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng VN (vnđ/lít tt,kg) (2)/(l)+(3)/(l)+(4)/(l) + (5)/(l) Ghi chú: Đối với Premium, chi phỉ bảo hiểm, chi phí vận chuyển, chi phí khác phát sinh (nếu có) thông kê theo thực tê hóa đơn thanh toán của đơn vị. Trường hợp đơn vị tỉnh là đóng ngoại tệ, đơn vị thực hiện báo cáo bô sung thêm cột trị giá tương ứng được quy đôi ra VNĐ (Tỷ giá quy đôi theo tờ khai hải quan lô hàng nhập khâu). THỦ TRƯ ỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) - Họ và tên người làm Biểu mẫu:........................................... - Số điện thoại liên lạc:................................................. Phụ lục số 02 BÁO CÁO PREMIUM TRONG NƯỚC VÀ CHI PHÍ ĐƯA XĂNG DẢU TỪ NHÀ MÁY LỌC DÀU TRONG NƯỚC VÈ ĐÉN CẢNG (NÉU CÓ) (Ban hành kèm theo Thông tư số ỉ04/202ỉ/TT-BTC ngày 18 thảng 11 năm 2021 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính) Ngày Bill Điều kiện mua hàng Số lượng vận đơn Giá xăng dầu thế giới (usd/ thùng,tấn) Premium (usd/thùng,tấn) Phương thức vận chuyển Tên cảng biến dỡ hàng Số lượng giám định tại tàu (cảng dờ) Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến Cảng (nếu có) Thùng, tấn Lít 15 Ấg Lít tt, kg Lít 15, kg Lít tt, kg Chi phí bảo hiểm (Nếu có) Chi phí vận chuyển (Nếu có) Chi phí hao hụt (nếu có) Chi phí khác phát sinh (nếu có) Báo cáo chi tiết riêng từng mặt hàng xăng dầu Tháng 1 Tháng 12 Tổng cộng (1) Lít tt,kg (2) vnđ (3) vnđ (4) vnđ (5) vnđ Giá thế giới bình quân usd/thùng,tấn Premium bình quân (usd/thùng,tấn (2)/(l) (3)/(l) (4)/(l) (5)/(l) Premium trong nước Vnđ/lít tt,kg Chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng (nếu có) (đ/lít tt,kg) (2)/(l)+(3)/(l)+(4)/(l)+(5)/(l) Ghi chú: - Đôi với Premium, chi phí báo hiêm, chi phí vận chuyên, chi phỉ khác phát sinh (nếu có) thống kê theo thực tế chi trâ cùa đơn vị ghi nhận trong hóa đơn thanh toán, hợp đồng. Neu có chi phí khác phát sinh đề nghị ghi rõ tên loại chi phỉ cụ thê. - Tỳ giá ngoại tệ để tính Premium cùa đon vị mua xăng dầu từ nguồn trong nước được xác định bình quân tỷ giá thực tế thanh toán cùa đơn vị. - Tách riêng biêu mâu cho các nguồn mua xăng dầu khác nhau. THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu) - Họ và tên người làm Biểu mẫu:.......................... - Sổ điện thoại liên lạc:................................
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1975/GDĐT-VP Về việc đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 5 năm 2019 Kính gửi: • Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận huyện • Hiệu trưởng trường trung học phổ thông • Giám đốc các Trung tâm GDNN-GDTX • Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Căn cứ Chỉ thị số 2919/CT-BGDĐT ngày 10/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục và Đào tạo; Nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị lãnh đạo các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau: Công tác truyền thông Thủ trưởng các đơn vị cơ sở giáo dục phụ trách trực tiếp công tác truyền thông của đơn vị, thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn của người đứng đầu. Phối hợp cung cấp thông tin Chủ động liên hệ, phối hợp, cung cấp kịp thời thông tin cho báo chí về những hoạt động của ngành, đặc biệt là những tấm gương điển hình, mô hình đổi mới sáng tạo của nhà trường, giáo viên và học sinh. Tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức về vai trò, tầm quan trọng của công tác truyền thông, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Cung cấp thông tin Tích cực cung cấp thông tin, hình ảnh; viết tin, gửi bài; khuyến khích giáo viên, học sinh đọc và giới thiệu các ấn phẩm của Báo Giáo dục và Thời đại (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Giáo dục và Đào tạo) để tiếp cận những thông tin chính thống của Ngành. Chế độ báo cáo Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo nhanh, báo cáo thường xuyên, kịp thời, đầy đủ và rõ ràng khi có các sự cố bất thường, nhất là các vụ việc liên quan đến truyền thông. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH (Ví dụ) TRÍCH YẾU: Về việc tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung Nội dung văn bản Đề nghị Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận/huyện, Hiệu trưởng các trường THPT, Giám đốc các Trung tâm GDNN-GDTX, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung trên./. Nơi nhận • Như trên; • Các Phó Giám đốc; • Trưởng phòng, ban Sở GD&ĐT; • Báo Giáo dục và Thời đại; • Báo Giáo dục TPHCM; • Lưu VT, VP. Ký tên Lê Hồng Sơn
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc Số: 10 /CĐ-BTTTT Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2024 CÔNG ĐIỆN V/v ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG điện: Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Định. - Các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; - Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông. Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 03/11 đến ngày 05/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng, lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm; từ ngày 06/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lũ, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) yêu cầu các đơn vị tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ sau: 1. Triển khai và thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trực ứng cứu thông tin 24/24; theo dõi sát tình hình diễn biến của mưa lũ. 2. Cục Viễn thông: a) Là đầu mối tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình diễn biến của mưa lũ. Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ TTTT các phương án chỉ đạo ứng phó kịp thời. b) Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ. 3. Cục Báo chí, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo diễn biến của mưa lũ, các nội dung chỉ đạo ứng phó để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân theo dõi, cập nhật thường xuyên. 4. Cục Bưu điện Trung ương đáp ứng thông tin liên lạc bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia đi chỉ đạo ứng phó với mưa lũ khi có yêu cầu. 5. Vụ Bưu chính chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính rà soát hệ thống đường thư bưu chính, lên phương án bảo đảm an toàn thông tin bưu chính. 2 6. Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố: a) Chỉ đạo các Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh, thành phố các Đài truyền thanh cơ sở cập nhật các bản tin dự báo mưa lũ từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tăng cường thời lượng và tần suất phát sóng bản tin dự báo để thông báo cho người dân chủ động các biện pháp ứng phó và công tác di dời dân ở các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. b) Là đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn phối hợp triển khai đồng bộ các phương án ứng phó kịp thời, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh và chính quyền địa phương để chỉ đạo, điều hành công tác ứng phó với mưa lũ. Tăng cường thông tin liên lạc tại các khu vực trọng điểm như các hầm, lò khai thác khoáng sản, các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ thủy điện, hồ thủy lợi xung yếu và các khu vực có thể bị ảnh hưởng của mưa lũ. c) Xác định các khu vực bị mất liên lạc do ảnh hưởng của mưa lũ để phối hợp với Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai roaming giữa các mạng. d) Thông tin cho Sở Công thương các khu vực cần ưu tiên điện lưới cho các trạm BTS kiên cố chịu được rủi ro thiên tại cấp 4 để duy trì thông tin liên lạc tại các trạm này. e) Đề nghị Sở Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng xăng dầu hỗ trợ, ưu tiên cung cấp xăng dầu cho các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn phục vụ chạy máy phát điện cho trạm BTS khi điện lưới bị mất. 7. Các doanh nghiệp viễn thông: a) Tập trung triển khai ngay các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống thông tin liên lạc, lên phương án ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra. b) Tập trung gia cố nhà trạm, cột cao, cột ăng ten thuộc các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi có khả năng bị ảnh hưởng của mưa lũ bổ sung kịp thời các thiết bị dự phòng trên mạng lưới như máy nổ, nhiên liệu máy nổ, ắc quy cho các đơn vị trên địa bàn dự kiến nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ. c) Sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo mưa lũ tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng theo yêu cầu của Bộ TTTT. d) Sẵn sàng roaming giữa các mạng di động khi có yêu cầu của Bộ TTTT. Hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ giữa các mạng viễn thông di động. e) Cung cấp danh sách các trạm BTS chịu được rủi ro thiên tai cấp IV cho các Sở TTTT để thông báo cho người dân biết, đến sạc pin điện thoại. Đ) Lên phương án để điều động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng để sớm khôi phục mạng lưới sau mưa lũ (nếu có sự cố xảy ra). g) Tăng cường dự phòng các tuyến truyền dẫn Viba để khôi phục thông 3 tin nhanh nhất khi các tuyến truyền dẫn cáp quang bị sự cố. Có phương án ưu tiên đảm bảo an toàn các tuyến truyền dẫn để triển khai hội nghị truyền hình phục vụ thông tin chỉ đạo, điều hành ứng phó với mưa lũ; đảm bảo đường truyền cho các đài khí tượng thủy văn, các camera, cảm biến đo thời tiết để thu thập thông tin hiện trường. h) Trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn lao động và bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng cho cán bộ công nhân viên đi làm nhiệm vụ ứng cứu thông tin, bảo đảm thông tin liên lạc ngoài hiện trường. 8. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam a) Bảo bảo đảm an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc mạng công cộng (cố định, di động, Internet). Tăng cường các xe BTS lưu động đến các địa điểm có nguy cơ bị mất liên lạc để sẵn sàng ứng cứu. b) Phối hợp với Cục Bưu điện Trung ương triển khai mạng thông tin chuyên dùng trong phòng chống thiên tai, xây dựng phương án sử dụng vệ tinh là một phương án truyền dẫn dự phòng bảo đảm sẵn sàng phục vụ thông tin chỉ đạo, điều hành ứng phó với mưa lũ khi mạng công cộng bị mất liên lạc. 9. Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội: a) Bảo đảm an toàn mạng lưới thông tin liên lạc mạng công cộng (cố định, di động, Internet, viba, vệ tinh). Tăng cường các xe BTS lưu động đến các địa điểm có nguy cơ bị mất liên lạc để sẵn sàng ứng cứu. b) Sử dụng xe thông tin chuyên dùng có khả năng vận hành được trên mọi địa hình trong mọi điều kiện thời tiết xấu để tiếp cận hiện trường, đảm bảo thông tin liên lạc; có phương án, giải pháp công nghệ để thu thập thông tin, hình ảnh từ hiện trường truyền về các trung tâm điều hành, chỉ huy, ứng phó với mưa lũ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. 10. Tổng Công ty Viễn thông MobiFone bảo đảm an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc mạng công cộng. Tăng cường các xe BTS lưu động đến các địa điểm có nguy cơ bị mất liên lạc để sẵn sàng ứng cứu. 11. Các đơn vị tiếp tục theo dõi sát tình hình diễn biến mưa lũ; báo cáo trước 9h sáng hàng ngày và đột xuất theo yêu cầu của BCH Bộ TTTT về tình hình hoạt động của mạng lưới bưu chính, viễn thông; Đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn; Kết thúc đợt mưa lũ có báo tổng kết, rút kinh nghiệm để ứng phó với các đợt thiên tai tiếp theo./. gi Nơi nhận: - Như trên; - BCĐQG về PCTT (để b/c); - Bộ trưởng (để b/c); - Thứ trưởng Phạm Đức Long; - Thành viên BCH PCTT, TKCN & PTDS BỘ TTTT; - Trung tâm thông tin (để đăng website Bộ); - Lưu: VT, CVT. THONG TIN VA KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG TRUYỀN THONE Phân Đức Long
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN Số: 998 (TCHQ-TXNK V/v xác định phương pháp tính thuế NK và khai báo hải quan mặt hàng nhựa đường CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2012. - Kính gửi: Công ty TNHH Cung ứng nhựa đường (ADCo). (Đ/c: Tầng 8, Tòa nhà số 2A Phạm Sư Mạnh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) Trả lời công văn số 75/ADC-BGD ngày 07/02/2012 của Công ty TNHH Cung ứng nhựa đường về việc vướng mắc khi xác định phương pháp tính thuế nhập khẩu và khai báo hải quan mặt hàng nhựa đường, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: 1- Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 93 Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 6/12/2010 của Bộ Tài chính; khoản 8 Điều 20 Thông tư số 205/2010/TT- BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính thì việc xác định số tiền thuế nhập khẩu phải nộp căn cứ số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá và thuế suất từng mặt hàng. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán thì khi xác định trị giá tính thuế phải căn cứ vào hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính tự nhiên của hàng hóa và điều kiện thanh toán). Trị giá tính thuế không được thấp hơn giá thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan. 2- Trường hợp Công ty phát sinh tiền thuế nộp thừa, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan nơi mở tờ khai để được giải quyết cụ thể. Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Cung ứng nhựa đường được biết và thực hiện.. Nơi nhận: nh - Như trên; Chumt - Cục HQ các tỉnh, thành phố (để t/h); - Lưu: VT, TXNK-TG (5b). BO KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TA CHÍNH Hoàng Việt Cường LuatVietnam www.vanbanluat.vn
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 19 5 7/QĐ-BCT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Về việc điều chỉnh, giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2024 BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương; - Căn cứ Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chi tiết dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 Căn cứ Quyết định số 3415/QĐ-BCT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023; Căn cứ vào ý kiến thống nhất phân bổ của Bộ Tài chính tại Công văn số 6789/BTC-HCSN ngày 28 tháng 6 năm 2024, Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Điều chỉnh, giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương: (phụ lục đính kèm) Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm 2024 được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. / Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ trưởng (để báo cáo); - Bộ Tài chính (Vụ HCSN, Vụ NSNN); - Kho bạc Nhà nước; - Đơn vị sử dụng ngân sách; - KBNN nơi đơn vị giao dịch; - Hệ thống TABMIS; Cổng thông tin điện tử BCT; - Lưu: VT, KHTC. CONG KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phan Thị Thắng BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (kèm theo Quyết định số: 4957/QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Ngân sách nhà nước 2024 Đơn vị tính: triệu đồng. TT Nội dung Mã NS đơn vị sử dụng Mã KBNN KBNN nơi đơn vị giao dịch Loại khoản t Điều chỉnh | Điều chỉnh tăng kinh | giảm kinh phí không | phí không Căn cứ tự chủ (+) tự chủ (-) A B D I 2 I QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 340-341 446 446 Văn phòng Bộ Công Thương 1.053.956 0011 Hà Nội 446 Cục Xúc tiến thương mại 1.113.499 0011 Hà Nội 250 Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo 1.131.508 0011 Hà Nội 196 Ghi chú: Kinh phí được thống nhất phân bố tại Công văn số 6789/BTC-QLN ngày 28 tháng 6 năm 2024 Page 1 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ (kèm theo Quyết định số: 445f/QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Đơn vị tính triệu đồng TT Nội dung Ma NS don vi Mā sử dụng KBNN KBNN nơi đơn vị giao dịch Loại khoản Ngân sách nhà nước Kinh phí không tự chủ Điều chỉnh | Điều chỉnh tăng (+) Căn cứ giảm (-) A I B D 1 3 GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ Chương trình hỗ trợ tư vấn cho doanh 3.500 3.500 070-083 1 nghiệp nhỏ và vừa Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Thương 1.055.485 0026 Hà Đông - Hà Nội 1.500 mai Viện Công nghiệp thực phẩm 1.054.055 Viện nghiên cứu Da Giầy 1.054.096 0022 0021 Thanh Xuân - HN 1.000 Tây Hồ - HN 1.000 Văn phòng Bộ Công Thương 1.053.956 0011 Hà Nội 3.500 Ghi chú: Kính phí được thống nhất phân bố tại Công văn số 6789/BTC-QLN ngày 28 tháng 6 năm 2024 Page 1 Quyết định số 1637/QĐ-BCT ngày 21/06/2024 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN GIAO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 GIỮA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Kèm theo Quyết định số 1954 /QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Đơn vị tính : Triệu đồng Kinh phí ngân sách nhà nước năm 2024 Trong đó TT Nội dung KBNN nơi đơn vị giao dịch Mã số KBNN Mã số đơn vị sử dụng NS Kinh phí không tự chủ giao tại | QĐ số 3415/QĐ- BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương C D E A Điều chỉnh giảm (-) kinh phí giao không tự chủ tại QĐ số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương 2 Điều chỉnh tăng (+) kinh phi giao không tự chủ theo QĐ giao nhiệm vụ số 1637/QĐ- BCT ngày 21/6/2024 của Bộ Công Thương cho các đơn vị thuộc Bộ 3 1 2 Điều chỉnh dự toán giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giữa các đơn vị thuộc Bộ Điều chỉnh giảm kinh phí giao qua Văn phòng Bộ hỗ trợ công nghệ và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (do Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì thực hiện) tại Quyết định số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2024 của Bộ Công Thương (Loại 100 . Khoản 101) Điều chỉnh giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Công Thương cho Viện Công nghiệp thực phẩm thực hiện nhiệm vụ về hỗ trợ công nghệ (Loại 100 - Khoản 103) Thành phố Hà Nội 0011 1053956 2.000 (2.000) Quận Thanh 0022 1054055 Xuân - Hà Nội 3 Điều chỉnh giao kinh phí thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Công Thương cho Viện Nghiên Quận Tây cứu Đa Giầy hiện nhiệm vụ về hỗ trợ công nghệ (Loại 100 - Hồ - Hà Nội Khoản 103) 0021 1054096 Tổng cộng 2.000 (2.000) Ghi chú: Điều chỉnh giảm dự toán giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cấp qua Văn phòng Bộ Công Thương theo Quyết định số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương và điều chỉnh giao kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ cho các đơn vị thuộc Bộ theo Quyết định số 1637/QĐ-BCT ngày 21/6/2024 của Bộ Công Thương về việc giao nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn ngân sách trung ương năm 2024./. 1.000 1.000 2.000 BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH DỰ TOÁN GIAO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 GIỮA CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC SỰ NGHIỆP Y TẾ, DÂN SỐ VÀ GIA ĐÌNH (Kèm theo Quyết định số 1957 /QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Đơn vị tính: Triệu đồng Kinh phí ngân sách nhà nước năm 2024 Kinh phí không tự chủ giao tại vị sử dụng | QĐ số 3415/QĐ- TT Nội dung KBNN nơi đơn vị giao Mã số KBNN Mã số đơn dịch NS D E BCT ngày 29/12/2023 cua Bộ Công Thương Trong đó Điều chỉnh giảm (-) kinh phí giao không tự chủ tại QĐ số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương 2 Điều chỉnh tăng (+) kinh phí giao không tự chủ theo QĐ giao nhiệm vụ số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương cho các đơn vị thuộc Bộ 3. A دي 1 B Điều chỉnh dự toán giao kinh phí sự nghiệp y tế, dân số và gia đình giữa các đơn vị thuộc Bộ (Loại 130 - Khoản 139) Điều chỉnh giảm kinh phí giao lĩnh vực sự nghiệp y tế dân số và gia đình cấp qua Văn phòng Bộ tại Quyết định số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công |Thương Điều chỉnh giao kinh phi truyền thông về an toàn thực phẩm 2 cho Tạp chí Công Thương theo Quyết định số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương Điều chỉnh giao kinh phí truyền thông về an toàn thực phẩm cho Báo Công Thương theo Quyết định số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương Điều chỉnh giao kinh phí tập huấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm cho Trưởng Đại học Công Thương TP HCM theo Quyết định số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương Thành phố Hà Nội 0011 1053956 3.350 (3.350) Quận Cầu Giấy - Hà 0023 1074871 Nội Quận Hoàn Kiếm - Hà 0013 1022389 Nội Quận Tân Phú - TP HCM 0135 1054145 150 200 1.500 Kính phí không KBNN nơi Mã số đơn TT Nội dung đơn vị giao dich Mã số KBNN tự chủ giao tại vị sử dụng | QĐ số 3415/QĐ- Điều chỉnh giảm (-) kinh phí giao không tự NS BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương Kính phí ngân sách nhà nước năm 2024 chủ tại QĐ số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương 2. Trong đó Điều chỉnh tăng (+) kinh phí giao không tự chủ theo QĐ giao nhiệm vụ số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương cho các đơn vị thuộc Bộ 3 A B Điều chỉnh giao kinh phí tập huấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến nhằm giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm cho Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thương mại theo Quyết định số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương Tổng cộng C D Quận Hà Đông - Hà Nội 0026 1055485 3.350 (3.350) 1.500 3.350 Ghi chú: Điều chỉnh giảm dự toán giao kinh phí sự nghiệp y tế, dân số và gia đình đã cấp qua Văn phòng Bộ Công Thương tại Quyết định số 3415/QĐ-BCT ngày 29/12/2023 của Bộ Công Thương và điều chỉnh giao kinh phí sự nghiệp y tế, dân số và gia đình cho các đơn vị thuộc Bộ theo đề nghị của Vụ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 222/CV-KHCN ngày 18/3/2024 kèm theo Quyết định số 513/QĐ-BCT ngày 12/3/2024 của Bộ Công Thương về việc giao thực hiện hoạt động năm 2024 nguồn sự nghiệp y tế, dân số và gia đình.. BỘ CÔNG THƯƠNG TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2024 SỰ NGHIỆP KINH TẾ (kèm theo Quyết định số: 445/QĐ-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) Đơn vị tính: triệu đồng Mã NS don TT Nội dung vị sử dụng Ма KBNN KBNN nơi đơn vị giao dịch Loại khoản Ngân sách nhà nước Kinh phí không tự chủ Điều chỉnh Điều chỉnh Căn cứ tăng (+) giãm (-) B C D 1 2 3 11.400 11.400 2 A 1 I SỰ NGHIỆP KINH TẾ Chương trình hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Viện Công nghiệp thực phẩm Viện nghiên cứu Da Giầy Cục Công thương địa phương Văn phòng Bộ Công Thương Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo (Quyết định 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của TTg CP phê duyệt giai đoạn 2021 2025) 1.054.016 0017 1.054.055 0022 1.054.096 0021 1.131.521 0013 1.053.956 0011 Nam Từ Liêm - HN Thanh Xuân -HN Tây Hồ - HN Hoàn Kiếm - HN Hà Nội 280-332 2.000 500 905 95 3.500 280-321 Văn phòng Bộ Công Thương 1.053.956 0011 Hà Nội 2.300 | Tạp chí Công Thương 1.074.871 0023 Cầu Giấy - Hà Nội 400 Bảo Công Thương 1.022.389 0013 Hoàn Kiếm - Hà Nội 300 Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách 1.054.054 0011 Hà Nội Công thương 400 Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Thương 1.055.485 0026 Hà Đông - Hà Nội mai 400 Trung tâm thông tin công nghiệp và thương 1.055.532 0013 Hoàn Kiếm - Hà Nội mai 500 Cục Xúc tiến thương mại 1.113.499 0011 Hà Nội 300 Page 1 Quyết định số 1637/QĐ-BCT ngày 21/06/2024 Quyết định số 1365/QĐ-BCT ngày 05/06/2024 TT Nội dung Đề án xây dựng hệ thống dữ liệu một số 3 mặt hàng thiết yếu để phục vụ công tác điều hành thị trường trong nước Văn phòng Bộ Công Thương |Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mai Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 (căn cứ nhiệm vụ, dự án được thủ tướng chính phủ giao tại quyết định số 194/qđ-ttg ngày 09 tháng 02 năm 2021). dự án này thực hiện cho 63 tỉnh, thành phố. Mã NS don vị sử dụng Mã KBNN KBNN nơi đơn vị giao dịch Ngân sách nhà nước Kinh phí không tự chủ Loại khoản Điều chỉnh Điều chỉnh tăng (+) giảm () Căn cứ 1.053.956 0011 Hà Nội 1.055.532 0013 Hoàn Kiếm - Hà Nội 280-321 280-321 200 200 Quyết định số 1982/QĐ-BCT ngày 05/06/2024 Báo Công Thương 1.022.389 0013 Hoàn Kiếm - Hà Nội 1.580 Trung tâm thông tin công nghiệp và thương 1.055.532 0013 Hoàn Kiếm - Hà Nội 320 mai Trường Cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật Thương Quyết định số 1837/QĐ-BCT 1.055.485 0026 Hà Đông - Hà Nội 600 ngày 10/7/24 mại Văn phòng Bộ Công Thương 1.053.956 0011 Hà Nội 2.500 5 Kinh phí giao quan Văn phòng Bộ Văn phòng Bộ Công Thương 1.053.956 0011 Hà Nội 1.200 6 Kinh phí thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chương trình phát triển bền vững ngành Dệt May, Da Giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương 1.054.054 0011 Hà Nội 1.200 Page 2 Quyết định số 581/QĐ-BCT ngày 21/3/2024 TT Nội dung Mã NS don vị sử dụng Mã KBNN KBNN nơi đơn vị giao dịch Ngân sách nhà nước Kinh phí không tự chủ Loại khoản tăng (1) Điều chỉnh Điều chính giảm (-) Căn cứ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ triển khai 7 thực hiện Hiệp định RCEP năm 2024 Cục Xúc tiến thương mại 1.113.499 0011 Bảo Công Thương 1.022.389 Ủy ban cạnh tranh quốc gia 1.131.518 0013 0011 Hà Nội Hoàn Kiếm - Hà Nội Hà Nội Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Cục Phòng vệ thương mại Viện nghiên cứu Da Giầy Văn phòng Bộ Công Thương 1.113.501 0013 1.131.523 0011 1.054.096 0021 1.053.956 Hoàn Kiếm - HN Hà Nội Tây Hồ - HN 0011 Hà Nội 280-321 300 250 300 300 200 350 1.700 Ghi chú: Kinh phí được thống nhất phân bố tại Công văn số 6789/BTC-QLN ngày 28 tháng 6 năm 2024 Page 3
ỦY BAN NHÂN DẤN TỈNH LÀO CAI Số: /2020/ỌĐ-ƯBND CỌNG HÒA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Lào Cai. ngày ộlfthảng 12 năm 2020 QUYÉT ĐỊNH Ban hành Quy định về đánh giá, xếp loại chat luợng cán hộ, công chức, viên chức tinh Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI Cân cứ Luật Tô chức chính quyên địa phương ngày 19 ngày 6 ngày 2015: Căn cứ Luật sưa đôi. hô sung một sô điêu cua Luật Tô chức Chính phu và Luật Tô chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng / / năm 2019: Căn cứ Luật Ban hành văn han quy phạm pháp luật ngày 22 ngày 6 tháng 2015: Căn cứ Luật Cán hộ. công chức ngày 13 tháng 1 ỉ năm 2008; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010: Căn cứ Luật sưa đôi. hô sung một sô điêu cua Luật Cán hộ, còng chức và Luật Viên chức ngày 25 tháng ỉ 1 năm 2019: Căn cứ Nghị định số 34 2016 NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 cua Chinh phu quy định chi tiết một so điều và hiện pháp thi hành Luật Ban hành vãn han quy phạm pháp luật: Căn cứ Nghị định số 90/2020 NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 cua Chinh phu vẽ đánh giá. xép toại clìât lượng cán hộ. công chức, viên chức; Theo đê nghị cùa Giám đồc Sớ Nội vụ tại Tờ trình so 727/TTr-SNV ngà\ 30/11/2020. QDYÉT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về đánh giá. xếp loại chât lượng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Lào Cai. Diêu 2. Quyết định này có hiệu lực kẻ từ ngày 07 tháng 12 năm 2020 và thay the các Quyết định: 1. Quyết định số 35/2018/QD-UBND ngày 09/1 1/2018 cùa UBND tinh Lào Cai ban hành Quy định vê việc đánh giá cán bộ, công chức tinh Lào Cai; 2. Quyết định sổ 50/2015/QĐ-UBND, ngày 12/10/2015 của UBND tinh Lào Cai ban hành quy định về đánh giá, phân loại viên chức và người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập tinh Lào Cai; 3. Quyết định sổ 08/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 của UBND tinh Lào Cai ban hành Quy định về đánh giá, phân loại viên chức và người đứng đầu cơ sơ giáo dục mâm non, phô thông, giáo dục nghê nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tinh Lào Cai; 4. Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 về sửa đối Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 27/4/2018 cua UBND tinh Lào Cai ban hành Quy định vê đánh giá, phân loại viên chức và người dứng dầu cơ sờ giáo dục mâm non, phô thông, giáo dục nghe nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tinh Lào Cai; 5. Quyết định số 67/2015/QĐ-UBND, ngày 21/12/2015 cùa ƯBND tinh Lào Cai ban hành Quy định vê việc đánh giá cán bộ. công chức xà, phường, thị tran thuộc tinh Lào Cai. Điều 3. Chánh Văn phòng UBND linh, Giám dốc Sư Nội vụ, Thú trường các sớ, ban. ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tinh: Chu tịch UBND các huyện, thị xã, thành phò chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này././Ặx nhận: - Như Điều 3(QĐ); - Văn phòng Chính phù: - TT: ru. 1ÌĐND. UBNĐtinh: - TT Đoàn ĐBỌII tinh: - Vụ pháp che - Bộ Nội vụ: - Cục KTVBỌPPL - Bộ lư pháp: - Sơ Nội vụ (03 ban): - Sớ Tư pháp: - Lành đạo VP; - Cồng TTĐT tinh; - Báo Lào Cai; Đài p II11 tinh; - Công báo Lào Cai; -Lưu?VT, TCHCLNC2. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN Trịnh Xuân Trường ỦY BAN NHÂN DÂN TÍNH LÀO CAI CỌNG HÒA XÀ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức tính Lào Cai (Kèm theo Quyết định sọ: ịị/ /2020/QĐ-UBND ngayflfthang^fpiam 2020 cùa Uy ban nhân dàn tinh Lào Cai) Ch li o n g I NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG Điêu 1. Phạm vi điêu chính 1. Quy định này quy định về nguyên tăc, tiêu chí, tham quyền, trình tự, thu tục, đánh giá, xêp loại chất Itrợng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm trên địa bàn tinh Lào Cai. 2. Các nội dung vê đánh giá, xêp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức không quy định tại Quy định này thực hiện theo Nghị định số 90/2020/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 cùa Chính phú về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (sau dây gọi tắt là Nghị định sổ 90/2020/NĐ-CP). Điều 2. Đoi tưọìig áp dụng 1. Cán bộ, công chức, viên chức cấp tinh, cấp huyện làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập (khối nhà nước). 2. Cán bộ, công chức cấp xã. 3. Hội đong nhân dân cấp tinh, cap huyện áp dụng Quy định này đế đánh giá, xẻp loại chât lượng cán bộ, công chức hàng năm dam bao phù hợp dối tượng và theo phân cấp quán lý công tác cán bộ của tinh. Điều 3. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức 1. Bao dam khách quan, công băng, chinh xác; không nê nang, trù dập, thiên vị, hình thức: báo dam đúng thâm quyền quan lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. 2. Việc đánh giá, xêp loại chất lượng phai căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ dược giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ. thê hiện thông qua công việc, sàn phâm cụ thê; dôi với cán bộ, công chức, viên chức lãnh dạo, quan lý phai gan với kêt quá thực hiện nhiệm vụ cùa cơ quan, tô chức, dơn vị được giao quan lý, phụ trách. 3. Cán bộ. công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chira đú 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá. xếp loại chất lượng nhưng vần phái kiêm diêm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghi che độ thai san. Cán bộ, còng chức, viên chức nghi không tham gia còng tác theo quy dinh cua pháp luật trong năm tù' 03 tháng đèn dưới 06 tháng thì vần thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng Ư mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trơ lên. Cán bộ, công chức, \ iên chức nghi chê độ thai san theo quy định của pháp luật thi kểt qua xêp loại chất lượng trong năm là kết quá xếp loại chất lượng cua thời gian làm việc thực tế cua năm dó. 4. Kèt qua đánh giá. xẻp loại chât lượng cán bộ, công chức, viên chức theo Ọuy định này dtrợc sir dụng làm cơ sơ dê liên thòng trong đánh giá, xếp loại chât lượng dàng viên và là căn cứ đê quy hoạch, dào tạo, điều động, bô nhiệm, giới thiệu ứng cư. miền nhiệm, khen thương, ky luật, thực hiện chính sách linh gián biên chê dôi với cán bộ. công chức, viên chức theo quy định cùa pháp luật. 5. Việc xẽp loại chât lượng cán bộ. cóng chức, viên chức phai căn cử vào kêt quá dánh giá trên tât ca các liêu chí theo quy định tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP; các tiêu chí đánh giá dược cụ thè theo thang diêm tại Phụ lục (Mau sô 1 dành cho cán bộ. mầu so 2 dành cho công chức, mầu số 3 dành cho viên chức) ban hành kèm theo Quy định này. Điều 4. Nội dung đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chúc Thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Chuong II TIÊU CHÍ XÉP LOẠI CHAT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHÚC Mục 1 TIÊU CHÍ XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG CÁN BỘ Diêu 5. riêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ó’ mức hoàn thành xuất sac nhiệm vụ Cán bộ dược đánh giá từ 95 diêm trơ lèn doi với các nội dung quy dịnh tại Phiêu đánh giá, xêp loại chât lượng cán bộ (Mau sô 01); trong đó: không có tiêu chí nào châm 0 diêm, liêu chí 5.1 và liêu chí 5.2 dạt diêm tôi da. Diêu 6. Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ỏ’ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ Cán bộ được đánh giá lừ 85 diêm trơ lên dôi với các nội dung quy định tại Phiêu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ (Mầu số 01); trong đó: có nhiêu nhất một tiêu chí chấm 0 điểm, tiêu chí 5.1 đạt tìr 07 điêm trơ len và tiêu chí 5.2 đạt từ 13 diêm trơ len (tiêu chí a dạt 07 diêm trờ lên. tiêu chí b dạt 06 diêm). Điều 7. Tiêu chí xếp loại chất lưọng cán bộ ỏ múc hoàn thành nhiệm vụ Cán bộ dược dánh giá từ 70 diêm trờ lên dôi với các nội dung quỵ định tại Phiêu dánh giá, xêp lơại chất lượng cán bộ (Mầu sổ 01); trong đó: có nhiều nhất hai tiêu chí chàm 0 diêm, tiêu chí 5.1 đạt từ 04 diêm trờ lên và tiêu chí 5.2 đạt từ 07 diêm trớ lên (tiêu chi a đạt 04 diêm trơ lên, tiêu chi b dạt 03 diem). Điều 8. Tiêu chí xếp loại chất lưọng cán bộ ()• múc không hoàn thành nhiệm vụ Cán bộ thuộc một trong các trường hợp sau dày: 1. Cán bộ không dược xếp vào một trong ba mức hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 5. Điều 6, Điều 7 Ọuy định này; 2. Ban thân không thực hiện việc đánh giá xếp loại kết quá thực hiện nhiệm vụ năm; 3. Cơ quan, tô chức, dơn vị thuộc thâm quyên phụ trách, quán lý trực tiếp liên quan đên tham ô, tham nhùng, làng phí và bị xư lý theo quy định của pháp luật; 4. Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xư lý ky luật trong năm đánh giá. Mục 2 TIÊU CHÍ XẾP LOẠI CHÁT LƯỢNG CÔNG CHÚC Điều 9. Tiêu chí xếp loại chất lưụìig công chírc ó’ mức hoàn thành xuất sac nhiệm vụ 1. Công chức giữ chức vụ lãnh dạo, quán lý dược dánh giá tại Phiếu đánh giá. xêp loại chất lượng công chức (Mầu số 02) có: a) Phần chung đạt từ 93 diêm trờ lên; trong dó: không có tiêu chí nào chấm 0 diêm (trừ tiêu chí 5.9) và các tiêu chí 5.1, 5.2, 5.3 dạt điếm tối đa. b) Phan dành riêng cho công chức lành dạo. quan lý dạt từ 19 điếm trờ lèn; trong đó: tiêu chí 7.1 và tiêu chí 7.2 đạt điếm toi da. 2. Công chức không giừ chức vụ lành dạo, quan lý dược đánh giá lừ 95 diêm trơ lên dôi với các nội dung quy định tại Phiếu đánh giá. xếp loại chất lượng công chức (Mầu số 02); trong đó: không có tiêu chí nào chấm 0 điếm (trừ tiêu chí 5.9) và tiêu chí 5.1. tiêu chí 5.2, tiêu chí 5.3 đạt điếm tổi đa. Điều 10. Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ỏ’ mức hoàn thành tốt nhiệm vụ 1. Còng chức giử chức vụ lãnh đạo. quan lý được đánh giá lại Phiếu đánh giá, xèp loại chất lượng công chức (Mầu sò 02) có: a) Phần chung đạt từ 85 diêm trơ lèn; trong dó: có không quá hai tiêu chí châm 0 diêm; các tiêu chí 5.1. tiêu chí 5.2. tiêu chí 5.3 dạt tìr 04 diêm trơ lên. h) Phân dành riêng chơ còng chức lành dạo. quan lý đạt lừ 15 diêm trơ lèn; trong đó: tiêu chí 7.1 dạt từ 03 diêm trơ len và tiêu chí 7.2 dạt từ 03 điểm trư lên. 2. Công chức không giừ chức vụ lãnh đạo quan lý được đánh giá từ 85 diêm trơ lên dôi với các nội dung quy dịnh tại Phiêu đánh giá, xếp loại chat lượng công chức (Mầu so 02); trong đó: có không quá hai tiêu chi chấm 0 diêm và các tiêu chí 5.1, tiêu chí 5.2. tiêu chi 5.3 đạt từ 04 diêm trơ lên. Điêu II. Tiêu chí xêp loại chất lirọìig công chúc ()■ múc hoàn thành nhiệm vụ 1. Công chức giừ chức vụ lãnh dạo, quan lý dược dánh giả tại Phiếu đánh giá. xếp loại chất lượng công chức (Mau sô 02) có: a) Phân chung đạt từ 70 diêm trơ lên; trong dỏ: có không quá ba tiêu chí chàm 0 diêm, các tiêu chi 5.1. tiêu chí 5.2. tiêu chí 5.3 dạt từ 02 diêm trơ lên. b) Phần dành riêng cho còng chức lãnh đạo. quan lý đạt từ 12 diem trơ lèn; trong dó: tiêu chí 7.1 đạt từ 02 diêm trơ lên và tiêu chí 7.2 đạt từ 01 điểm trở lên. 2. Công chức không giữ chức vụ lành đạo quàn lý dược đánh giá từ 70 diêm trơ lên đôi với các nội dung quy định tại Phiếu đánh giá. xếp loại chất lượng công chức (Mầu sỏ 02); trong dó, có không quá ba tiêu chi chấm 0 diêm, các tiêu chí 5.1, tiêu chi 5.2, tiêu chí 5.3 dạt lừ 02 diem trơ lên. Điêu 12. Tiêu chí xêp loại chat luọìig công chúc (ý mức không hoàn thành nhiệm vụ 1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo. quan lý thuộc một trong các trường hợp sau dây: a) Còng chức không được xêp vào một trong ba mức hoàn thành nhiệm vụ quy định tại khoan I Điêu 9, khoan I Điều 10, khoan 1 Diều 1 1 Quy dịnh này; b) Ban thân không thực hiện việc đánh giá, xếp loại kết quá thực hiện nhiệm vụ năm; c) Cơ quan, tô chức, đon vị thuộc thâm quyền phụ trách, quan lý trực tiếp liên quan dên tham ô, tham nhùng, lãng phí và bị xư lý theo quy dịnh cùa pháp luật. d) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xư lý ky luật trong năm dánh giá. 2. Công chức không giừ chức vụ lành đạo, quan lý thuộc một trong các trường hợp sau dây: a) Công chức không dược xép vào một trong ba mức hoàn thành nhiệm vụ quy định lại khoán 2 Diêu 9, khoan 2 Diêu 10, khoan 2 Diêu 11 Quy định này; b) Ban thân không thực hiện việc đánh giá, xêp loại ket qua thực hiện nhiệm vụ năm: c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỵ luật trong nãm đánh giá. Mục 3 TIÊU CHÍ XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG VIÊN CHÚC Điều 13. Tiêu chí xếp loại chất luợng viên chúc ỏ’ mức hoàn thành xuât sắc nhiệm vụ 1. Viên chức giìr chức vụ quán lý được đánh giá tại Phiêu đánh giá, xếp loại chât lượng viên chức (Mầu sò 03) có: a) Phân chung đạt từ 93 diêm trơ lên; trong dó: không có tiêu chí nào chàm 0 diêm (trừ tiêu chí 5.6) và các tiêu chí 5.1, tiêu chí 5.2, tiêu chí 5.3 đạt diêm tôi da. b) Phân dành riêng cho viên chức quan lý đạt từ 19 diem trơ lên; trong dó: tiêu chí 7.1 và tiêu chí 7.2 dạt diêm tối da. 2. Viên chức không giừ chức vụ quan lý dược đánh giá từ 95 diem trờ lên dôi với các nội dung quỵ định tại Phiếu đánh giá, xốp loại chất lượng viên chức (Màu sô 03); trong đó không có tiêu chí nào châm 0 diêm (trừ tiêu chí 5.6) và các tiêu chí 5.1, tiêu chi 5.2. tiêu chí 5.3 đạt diêm tối da. Diều 14. Tiêu chí xếp loại chất luợng viên chúc ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ 1. Viên chức giừ chức vụ quan lý được đánh giá tại Phiếu đánh giá, xếp loại chât lượng viên chức (Mầu sổ 03) có: a) Phân chung dạt lừ 85 diêm trư lên; trong dó: cỏ không quá hai tiêu chí chấm 0 diêm, tiêu chi 5.1 đạt từ 08 diêm trơ lèn, tiêu chí 5.2 dạt từ 04 điểm trơ lên và tiêu chí 5.3 đạt từ 04 diêm trơ lên. b) Phân dành riêng cho viên chức quan lý dạt lìr 15 diêm trơ lên; trong dó: tiêu chí 7.1 đạt tir 03 diêm trơ lên vã liêu chí 7.2 dạt từ 03 diem trơ lên. 2. Viên chức khừng giữ chức \ ụ quan lý được dánh giá từ 85 diêm trư lên dôi với các nội dung quỵ định tại Phiêu đánh giá. xếp loại chất lượng viên chức (Mầu số 03); trong dó: có không quá hai tiêu chí chấm 0 diêm, các tiêu chi 5.1, 5.2, 5.3 dạt tông diêm tìr 16 diêm trờ lên (trong dỏ. tiêu chí 5.1 dạt 8 diêm trơ lên; tiêu chí 5.2 đạt từ 4 diêm trơ lên; tiêu chí 5.3 đạt từ 4 diêm trớ len). Diều 15. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ỏ’ mức hoàn thành nhiệm vụ 1. Viên chức giừ chức vụ quan lý được đánh giá tại Phiếu đánh giá, xêp loại chât lượng viên chức (Mầu sô 03) có: a) Phần chung đạt từ 70 diêm trơ lên; trong dỏ: có không quá ba tiêu chí châm 0 diêm, tiêu chí 5.1 dạt từ 04 diêm trơ lên. tiêu chí 5.2 đạt từ 02 diêm trờ lèn và tiêu chí 5.3 đạt từ 02 diêm trớ lèn. b) Phần dành riêng cho viên chức quan lý dạt từ 12 diêm trờ lẻn; trong đó: tiêu chí 7.1 dạt lừ 02 diêm tro lên và tiêu chí 7.2 dạt từ 01 điểm trô lên. 2. Viên chức không giừ chức vụ quan lý được đánh giá từ 70 diêm trớ len dôi vói các nội dung quỵ định tại Phiêu dánh giá, xêp loại chát lượng viênchức (Mau so 03); trong đỏ: có không quá ba tiêu chí châm 0 diêm, tỏng cua các tiêu chí 5.1, 5.2, 5.3 đạt tìr 08 diêm trơ lên (trong đó, tiêu chí 5.1 dạt 4 diêm trơ len; tiêu chí 5.2 dạt từ 2 diêm trơ lên; tiêu chí 5.3 đạt tìr 2 diêm trờ lên). Điêu 16. Tiêu chí xếp loại chat lượng viên chức ()• mức không hoàn thành nhiệm vụ 1. Viên chức giữ chức vụ quan lý thuộc một trong các trường hợp sau dây: a) Viên chức không được xêp vào một trong ba mức hoàn thành nhiệm vụ quy định tại khoán I Điều 13, khoan I Điều 14, khoan 1 Điều 15 Quy định này; b) Ban thân không thực hiện việc đánh giá, xêp loại kết quá thực hiện nhiệm vụ năm: c) Đơn vị thuộc thâm quyên phụ trách, quan lý trực tiêp liên quan đến tham ô. tham nhùng, làng phí và bị xư lý theo quy định của pháp luật; d) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xứ lý ky luật trong năm đánh giá. 2. Viên chức không giừ chức vụ quan lý thuộc một trong các trường họp sau đây: a) Viên chức không dược xếp vào một trong ba mức hoàn thành nhiệm vụ quy định tại khoan 2 Diều 13, khoan 2 Điều 14. khoan 2 Điều 15 Ọuy định này; b) Có hành vi vi phạm trong quá trinh thực thi nhiệm vụ bị xư lý ky luật trong năm đánh giá. c) Ban thân không thực hiện việc đánh giá. xếp loại ket qua thực hiện nhiệm vụ năm. Chuong 111 THÂM QUYỀN, TRÌNH Tự, THỦ TỤC, THỜI DIÉM, SŨ DỤNG KÉT QUÁ, LUU GIŨ TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG CÁN Bộ, CÔNG CHÚC, VIÊN CHỨC Điều 17. Thâm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chúc 1. Doi với đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ. công chức (từ cap huyện trơ lên): a) Chu tịch UBND tinh đánh giá. xếp loại chat lượng dối vời Chánh Văn phòng UBND tinh. Giám đốc các sơ. ngành, Chu tịch UBND cap huyện. b) Chánh Văn phòng UBND tình, Giám dòc các sơ. ngành đánh giá, xêp loại chât lượng đỏi với Phó Chánh Văn phòng UBND tinh, cấp Phó sở, ngành và người đứng dâu các Phòng, Chi cục và tương dương thuộc thấm quyền quán lý; quyết định xêp loại công chức tìr Phó trương phòng, Phó Chi cục trưởng trơ xuông trên cơ sơ đê nghị cua Trương phòng chuyên môn. Chi cục trường thuộc sơ. ngành và tương dương. c) Chu tịch UBND câp huyện đánh giá. xếp loại chất lượng dôi với Phó Chu tịch UBND cấp huyện và người dứng dâu các cơ quan chuyên môn và lương đương thuộc l BND cấp huyện. d) Trương các phòng, Chi cục trương và lương đương thuộc sơ, ngành, đánh giá câp phó cua minh và công chức thuộc thâm quyên quán lý, đề nghị Chánh Văn phòng l BND tinh. Giám đốc các sơ. ngành xếp loại mức dộ hoàn thành nhiệm vụ. d) Chánh Văn phòng. Trương các phòng chuyên mòn thuộc UBND cấp huyện thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng doi với cấp phó và công chức thuộc thâm quyên quan lý. 2. Đoi vời đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức: a) Chu tịch UBND tinh đánh giá, xếp loại chất lượng đoi với người dứng dâu dơn vị sự nghiệp thuộc tinh. b) Giám dòc các sờ, ngành đánh giá, xếp loại chất lượng dôi với cấp Trương các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sờ. ngành. c) Chu tịch UBND cấp huyện dánh giá. xếp loại chất lượng đổi với Trường các đơn vị sự nghiệp còng lập trực thuộc UBND cap huyện. d) Người dửng dâu dơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tò chức việc đánh giá, xèp loại chât lượng dôi với cap phó cua minh và viên chức thuộc thâm quyền quan lý. đ) Căn cứ vào diêu kiện cụ thê, càp có thâm quyên thực hiện việc đánh giá, xêp loại chât lượng hoặc phân công, phàn cấp việc đánh giá viên chức thuộc thâm quyền quan lý. Người dược giao thâm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức phai chịu trách nhiệm trước người dứng dâu đơn vị sự nghiệp công lập về kết qua đánh giá. xêp loại chàt lượng viên chức. 3. Dối với cán bộ. công chức câp xã: a) Ban Thường vụ I luyện úy. Thị uy, Thành uy: Thực hiện việc đánh giá, phân loại đối với chức danh Bí thư Đang uy cấp xà, Chu lịch HDND câp xà; b) Chu tịch UBND câp huyện: Thực hiện việc dành giá, phân loại dôi với các chức danh: Chu tịch ƯBND cap xà: c) Bí thư Dáng úy cap xã: Thực hiện việc dánh giá, phân loại đôi với chức danh Phó bí thư Dang uy; Phó Chu lịch HĐND và Trương các lô chức chính trị - xà hội; d) Chu tịch UBND cáp xà: Thực hiện việc đánh giá. phân loại đôi với chức danh Phó Chu tịch UBND cấp xà và các chức danh công chức cấp xà. Điều IX. Trình tụ, thú tục (lánh giá, xếp loại chất luựng cán bộ Trinh tự, thu tục đánh giá. xêp loại chất lượng cán bộ được thực hiện theo các bước sau đây: 1. Cán bộ tự dánh giá, xêp loại chất lượng Cán bộ làm báo cáo tự đánh giá. nhận mức xêp loại kêt qua công tác theo chức trách, nhiệm vụ dược giao theo Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ (Mầu so 1) ban hành kèm theo Quy định này. 2. Nhận xét. đánh giá cán bộ a) Tô chức cuộc họp tập thè lành đạo cơ quan, lô chức nơi cán bộ công tác đè nhận xét, đánh giá đối với cán bộ. Cán bộ trinh bày Phiếu đảnh giá, xếp loại kêt qua công tác tại cuộc họp. các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiên phai dược ghi vào biên ban và thông qua tại cuộc họp. b) Càp cỏ thâm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo quy định tại Diêu 17 Quy định nảy quyết định việc lây ý kiên nhận xét. đánh giá cua các cơ quan, tô chức, dơn vị thuộc tham quyền lành đạo. quan lý trực tiếp cua cán bộ được đánh giá. 3. Lây ý kiên nhận xét, đánh giá cua câp úy dang cùng cap nơi cán bộ công tác. 4. Xem xét. quyèt định đánh giá, xêp loại chât lượng cán bộ a) Sơ Nội vụ tông hợp ý kiến nhận xét. đánh giá theo quy định tại khoán 2, khoan 3 Điêu này và tài liệu liên quan (nêu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xêp loại chat lượng dôi với cán bộ thuộc thâm quyên dánh giá, xếp loại cua Chu tịch UBND tinh. b) Phòng Nội vụ câp huyện tông họp ý kiến nhạn xét, đánh giá theo quy định tại khoán 2, khoán 3 Diêu này và tài liệu liên quan (nêu có), đè xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chát lượng đổi với cán bộ thuộc thâm quyền đánh giá, xêp loại cua Chú tịch UBND cấp huyện. c) Câp cỏ thâm quyền theo quy định tại Diều 17 Quy định này xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ. 5. Thông báo kêt qua đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ Cơ quan/bộ phận tham mưu về công lác cán bộ tham mưu cho câp có thâm quyển đánh giá, xếp loại chài lượng cán bộ theo quy định tại Điêu 17 Quy định này: thòng báo bang văn ban cho cán bộ và thông báo công khai vê kết quà đánh giá, xêp loại chat lượng trong cơ quan, tô chức, dơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tò chức, dơn vị nơi cán bộ công tác. trong dó ưu tiên áp dụng hình thức còng khai trên mói trường điện tư. Điều 19. Trình hr, thú tục (lánh giá, xếp loại chất lưọìig công chức 1. Đòi vói công chức là người đứng đâu CO' quan, lô chức, dơn vị: a) Còng chức tự đánh giá. xếp loại chất lượng Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kêt qua công tác theo chức trách, nhiệm vụ dược giao theo Phiếu đánh giá, xếp loại chat lượng công chức (Mầu so 2) ban hành kèm theo Quy định này. b) Nhận xét. đánh giá công chức Tô chức cuộc họp tại cơ quan, tó chức, dơn vị nơi công chức công tác đê nhận xét, đánh giá dôi với công chức. Thành phân tham dự cuộc họp bao gôm toàn thê công chức cùa cơ quan, tô chức, đơn vị. Trường hợp cơ quan, tô chức, đơn vị có dơn vị câu thành thi thành phan bao gôm tập thè lành dạo cơ quan, tô chức, dơn vị. đại diện càp úy đảng, công doàn, doàn thanh niên cùng cap và người dứng dầu các dơn vị cấu thành; đối với cơ quan, lô chức, dơn vị có quy mô lớn thì người dửng đau các đơn vị cấu thành có thê tham gia ý kien bang văn ban. Công chức trinh bày trình bày Phiếu lự đánh giá kết qua công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp dóng góp ý kiên, các ý kiến phai được ghi vào biên ban và thòng qua tại cuộc họp. c) Lây ý kiên nhận xét, đánh giá cua câp uy đang cơ quan, tô chức, đơn vị nơi công chức công tác. d) Xem xét, quyêt định đánh giá. xép loại chất lượng công chức Sớ Nội vụ tông hợp ý kiên nhận xét. đánh giá theo quy định tại diêm b, diêm c khoan này và tài liệu liên quan (nêu có), dê xuất nội dung đánh giá và mức xêp loại chàt lượng đôi vôi còng chức thuộc thâm quyên đánh giá, xếp loại cua Chu tịch UBND tinh. Cơ quan/bộ phận tham mưu ve còng tác cán bộ tông hợp ý kiến nhận xét, đảnh giá theo quy định tại diêm b, diêm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), dê xuât nội dung đánh giá và mức xêp loại chất lượng đối với công chức thuộc thâm quyên đánh giá, xếp loại cua Chánh Văn phòng CBND tỉnh, Giám đốc các sở. ngành tinh. Phòng Nội vụ cấp huyện tòng hợp ý kiên nhận xét. đánh giá theo quy định tại diêm b, diêm c khoan này và lái liệu liên quan (nêu có), đề xuât nội dung dánh giá và mức xêp loại chat lượng dôi với công chức thuộc thâm quyên dánh giá, xêp loại của Chu tịch UBND cấp huyện. đ) Cấp có thâm quyền theo quy định tại Điều 17 Quy định này quyết định đánh giá. xêp loại chất lượng đôi với công chức. e) Cơ quan/bộ phận tham mini về công tác cán bộ tham mưu cho cấp có thâm quyên đánh giá, xêp loại chât lượng công chức theo quy định tại Diều 17 Quy định này: thông báo bang văn ban cho công chức và thông báo công khai về kêt quá đánh giá, xêp loại chất lượng: quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tô chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường diện tư. 2. Dôi với câp phó cùa người đứng đàu và công chức thuộc quyền quân lý cùa người dứng dầu: a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng Công chức làm báo cáo tụ- đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Phiêu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức (Mầu số 2) ban hành kèm theo Quy định này. Công chức không giừ chức vụ lành đạo, quan lý không thực hiện đánh giá phan dành riêng cho công chức lành đạo. quan lý. b) Nhận xét. đánh giá còng chức Tô chức cuộc họp tại cơ quan, tò chức, đon vị nơi công chức công tác đê nhận xét, dánh giá dôi với công chức. Thành phân tham dự cuộc họp bao gồm toàn thê công chức cua cơ quan, tô chức, đơn vị hoặc toàn thê còng chức của dơn vị câu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tỏ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành. Trường hợp công chức là cấp phó cua người dứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tô chức, dơn vị, dại diện câp úy dang, công doàn, doàn thanh niên cùng câp vã người đứng đàu các đơn vị cấu thành; đòi với cơ quan, tô chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đúng dâu các đon vị cấu thành có thê tham gia ý kiên bang văn bàn. Còng chức trình bày Phiếu tự đánh giá kèt qua công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp dóng góp ý kiến, các ý kiên phái được ghi vào biên ban và thông qua tại cuộc họp. c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá cua cấp uy đang cơ quan, tô chức, đơn vị nơi công chức công tác đổi với cap phó cua người đứng dâu. d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chat lượng công chức Cấp cỏ thâm quyền xem xét, quyết định dánh giá, xêp loại chât lượng công chức theo thâm quyền quy định tại khoán 1 (đối với công chức cap huyện trơ lên), khoản 3 (đôi vời công chức câp xã) Điêu 17 Quy định này. đ) Cơ quan/bộ phận tham mưu vê công tác cán bộ tham mưu cho câp có thâm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng công chức theo quy định tại Điêu 17 Quy định này: thông báo băng văn ban cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tô chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xêp loại chat lượng: quyết dinh hình thức công khai trong cơ quan, tô chức, đơn vị nơi công chức còng tác, trong đó till tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử. Diều 20. Trình tự, thú tục đánh giá, xếp loại chất lưọng viên chức 1. Đôi với viên chức là người dửng đầu và cấp phó cua người đứng đầu: a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức (Mau sô 3) ban hành kèm theo Quy định này. b) Nhận xét, đánh giá viên chức Tô chức cuộc họp tại đon vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đỏi vói viên chức. Thành phân tham dụ' cuộc họp bao gồm toàn thê viên chức cua đơn vị. Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thi thành phần bao gồm tập thể lành dạo dơn vị, đại diện câp uy dang, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đâu các đơn vị câu thành; doi với đơn vị có quy mô lớn thi người dửng dâu các dơn vị câu thành có thê tham gia ý kiến băng văn bán. Viên chức trình bày Phiêu tự đánh giá kêt qua công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phai dược ghi vào biên ban và thông qua tại cuộc họp. c) Lây ý kiên nhận xét, đánh giá cua cap liy dáng dơn vị nơi viên chức còng lác. d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Bộ phận tham mưu vê công tác cán bộ cua cơ quan, đoTi vị có tham quyền theo quy định tại khoan 2 Điều 17 Quy định này đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, dánh giá quy định tại diêm b. diêm c khoan này và tài liệu liên quan (nếu có), đè xiiât nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng dổi với viên chức. Cấp có thâm quyền theo quy định tại khoan 2 Điêu 17 Quy định này quyết định đánh giá, xêp loại chất lượng đối với viên chức. đ) Bộ phận tham mưu vê công tác cán bộ cua cơ quan, đơn vị tham mưu cho câp có thâm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức: thông báo bang văn ban cho viên chức về ket qua đánh giá. xếp loại chat lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tô chức, dơn vị nơi viên chức công tác, trong dó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường diện tư. 2. Dôi với viên chức không giữ chức vụ quán lý: a) Viên chức tự đánh giá. xêp loại chat lượng Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xêp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo Phiêu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức (Mầu sô 3) ban hành kèm theo Quy định này (trừ phẩn dành riêng cho viên chức giừ chức vụ quán lý). b) Nhận xét, đánh giá viên chức Tỏ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác đe nhận xét, đánh giá đòi với viên chức. Thành phân tham dự cuộc họp bao gồm toàn thê viên chức cua đơn vị hoặc toàn thê viên chức cua dơn vị càu thành nơi \ ièn chức công tác trong trường hợp đơn vị cỏ dơn vị can thành. Viên chức trình bày Phiếu tự đánh giá kêt qua công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiên, các ý kiến phải được ghi vào biên ban và thông qua tại cuộc họp. c) Xem xét. quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Cấp có thâm quyền theo quy dinh tại khoan 2 Diêu 17 Quy định này căn cử ý kiên tại cuộc họp nhận xét. đánh giá quy dinh tại diêm b khoán này quyết định nội dung đánh giá và mức xếp loại chat lượng đối với viên chức. d) Cấp có thâm quyên theo quy định tại khoan 2 Diều 17 Quy định này thông báo băng văn ban cho viên chức và thòng báo công khai trong cơ quan, tô chức, đơn vị nơi viên chức cóng lác vè ket qua đánh giá, xêp loại chất lượng viên chức; quyêt định hình thức công khai trong cơ quan, tỏ chức, đơn vị nơi viên chức còng tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường diện tứ. Diêu 21. Thòi diêm đánh giá, xếp loại chất lưọĩig hang năm dối vói cán bộ, công chức, viên chức 1. Thực hiện theo quy định lại Diều 20 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. 2. Riêng đôi viên chức tại các cơ sờ giáo dục mâm non, phô thông công lập; viên chức giang dạy chương trinh giáo dục phò thông tại các cơ sờ giáo dục nghê nghiệp - giáo dục thường xuyên: thời diêm đánh giá, xếp loại chất lượng được thực hiện theo kê hoạch cua UBND tinh về thời gian năm học đôi với giáo dục mâm non. giáo dục phô thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tinh Lào Cai. Diều 22. Sú dụng kết quâ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức 1. Thực hiện theo quy định lại Diều 21 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. 2. Riêng dôi tượng quy định tại khoan 2 Điêu 21 Quy định này sứ dụng kết qua đánh giá cùa năm học liên kể gân nhất. Diều 23. Luu giũ’ tài liệu đánh giá, xếp loại chất luợng cán bộ, công chúc, viên chức Thực hiện theo quy dịnh tại Diều 22 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP. Điều 24. Giâi quyết kiến nghị Thực hiện theo quỵ định tại Diều 24 Nghị dinh sổ 90/2020/NĐ-CP. Ch iro ng IV Đ1ÈU KHOÁN THI HÀNH Điều 25. Tô chức thục hiện 1. Các sở, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tô chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định này; chịu trách nhiệm về tiên độ, quy trình, chất lượng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi báo cáo kêt quà đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thâm quyền quan lý (theo mầu sổ 04, mẫu số 05 tại phụ lục ban hành kèm theo Quy định này) về Sở Nội vụ đê tổng hợp trước ngày 31 tháng 01 (năm sau liền kề) hàng năm. Giao So Nội vụ hường dần, tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đánh giá. xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thâm quyên đánh giá cua Chu tịch UBND tinh. 2. Căn cứ diêu kiện cụ thê cùa co quan, lò chức, đơn vị, các sờ, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc tinh, UBND cấp huyện ban hành Quy chê đánh giá phù hợp với dặc thù cua cơ quan, tô chức, dơn vị, ngành minh. 3. Giao Sơ Nội vụ chủ tri theo dõi, kiêm tra. tòng hợp báo cáo Uy ban nhân dân tinh kết quà đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ. công chức, viên chức hàng năm của các sơ. ngành, dơn vị sự nghiệp thuộc tinh, UBND câp huyện và công khai kết qua tông hợp đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định./, TM. ỦY BAN NHÂN DÂN —r- CHỦ TỊCH Trịnh Xuân Trưòng TÊN co QUAN, TÓ CHÚC, CỌNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DON VỊ Dộc lập - Tự do - Hạnh phúc PH1ÉU DẤNH GIÁ, XÉP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN Bộ Năm.......................... I lọ và lên:............................................................ Chức vụ hoặc chức danh:................................................. Cơ quan, tố chức, đơn vị công tác:...................................... I. KÉT QUẢ ĐÁNH GIÁ Số II Nội dung, tiêu chí dánh giá Thang điểm Cá nhân tự chấm Diêm trừ, diêm cộng của cấp có thẩm quyền Ghi chú (ỉ) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Chính trị tư tưoìig 15 1.1 Chấp hành chú trương, dường lối. quy định cua Đang, chinh sách, pháp luật cua Nhà nước và các nguyên tắc tô chức, kỳ luật cùa Đang, nhất là nguyên tác lập trung dân chu. tự phê binh và phê binh 5 Ban thân tích cực chàp hành: gương màu thực hiện và vận dọng được dõng nghiệp chap hành: 05 diêm. Ban thân nhận thức và thực hiện dũng: 04 điếm. ('ó phan ánh. kiên nghị, nhác nhớ (với càn cữ rõ ràng, dưới inữc khiên trách) mọt lan: 02 diêm: từ hai lần trở lén: 0 (Hèm. 1.2 Có quan diêm, ban lĩnh chính trị vững váng: kiên định lập trường; không dao dộng trước mọi khó khăn, thách thức 3 Ban thân có quan diêm. han lình chinh trị vừng váng: kiên dịnh lập trường: khàng dao dộng trước mọi khô khăn, thách thức vù vận dộng dược dồng nghiệp, làm theo: 03 diêm. Ban thán có quan diêm, hàn lĩnh chinh trị vững vàng: kiên định lập trường: không dao dộng trước mọi khó khàn, thách thức: 02 diêm. Có phán ánh. kiên nghị, nhắc nhò (với căn cứ rò ràng, dưứi mức khiên trách) một lan: 01 diẻm: từ hai lan trư lẽn: 0 diêm 1.3 Đặt lọi ích cua Đàng, quốc gia - dàn tộc. nhân dàn. tập thê lên trên lợi ích cá nhân 3 Ban thân tích cực chap hành: gương màu thực hiện và vận dộng dược dồng nghiệp, chap hành: 03 diêm. Ban thân nhận thức và thực hiện dùng: 02 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhăc như (với càn cữ rò ràng, dưới mức khiên trách) một lan: 01 diêm: lừ hai lan trư lên: 0 diêm. 1.4 Có ý thức nghiên cứu. học tập, vận dụng chu nghĩa Mác-Lênin. tư tướng ỉ lò ('hi Minh, nghị quyết, chi thị, quyêt định và các văn ban cua Dang 4 Tích cực. chu dộng thực hiện và vận động dưực dược dòng nghiệp, thực hiện theo: 04 diêm. Bán thân tich cực và chu dộng thực hiện: 03 diêm Có thực hiện nhưng hiệu qua, chat lượng chưa cao: có phan ánh. kiên nghị, nhắc nhơ một lằn. 02 diêm. Khàng thực hiện hoặc có ý kiên phan ảnh. kiên nghị, nhắc nhơ từ 02 lán trờ lẽn: 0 diêm. 2 Đạo đức lối sống 15 2.1 Không tham ô. tham nhũng, tiêu cực, Làng phi, quan liêu, CƯ hội. vụ lợi, hách dịch, cưa quyền; không có biêu hiện suy thoái vê đạo đức, lối sống, tự diên biến, lự chuyên hoá 5 Bán thăn lích cực chap hành, gương mau thực hiện và vận dộng dược dông nghiệp chấp hành: 05 diêm. Ban thân nhận thức và thực hiện dùng: 04 diêm. Cỏ phan ánh. kiên nghị, nhắc nho' (với căn cứ rò ràng, dưới mức khiên trách) một lần. 02 diêm: từ hai lấn tro lẽn: 0 diêm. 2.2 CÓ lối song trung thực, khiêm tốn. chân thành, trong sáng, gian dị 3 Ban thân gương mau thực hiện và vận dộng dược dồng nghiệp làm theo: 03 diem. Ban thân nhún thức và thực hiện dũng: 02 diêm Củ phan ánh. kiến nghị, nhác nhờ (vời càn cữ rõ ràng) một lần: 01 diêm: từ hai lần trờ lẽn. 0 diem. 2.3 Có tinh thần đoàn kết. xây dựng cư quan, tò chức, đơn vị trong sạch, vừng mạnh 4 Tích cực. gương màu. chú dộng và vận dộng dược dong nghiệp tham gia XíẬ' dựng tạp thê vững manh: 04 diêm Có ỷ thức tham gia .rậi' dựng tạp thè vững mạnh: 03 diêm Có phan ánh. kiên nghị, nhác nhơ về ý thức tham gia .vậ) dựng tập thê (với căn cữ rò ràng, dưới mức khiên trách) một lần tại đơn vị. hoặc nơi cư trú: 1.5 diêm: từ hai lần tro' lèn: 0 diem. 2.4 Không dê người thân, người quen lọi dụng chức vụ, quyền hạn cua mình để trục lợi 3 Ban thân gương mâu thực hiện và vận dộng dược dõng nghiệp làm theo: 03 diêm. Ban thân nhận thức và thực hiện đũng: 02 diêm. Cô phan ánh. kiên nghị, nhác nhớ (với càn cứ rõ ràng) một lan: 01 diêm: từ hai tan trờ lẽn: 0 diêm. 3 Tác phong, lề lối làm việc 10 3.1 Có trách nhiệm với công việc; năng dộng, sáng tạo. dám nghĩ, dám làm. linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ 3 Có linh than trách nhiệm cao với công việc; năng dộng, sảng lạo. dám nghĩ, dám làm, linh hoại trong thực hiện nhiệm vu: 3 diêm. Có tinh than trách nhiệm với cõng việc. nàng dộng, dám nghĩ, dám làm. linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ: 2 diêm. Có phan ánh. kiến nghị, nhắc nhừ (với căn cứ rõ ràng) một lằn: 01 diem, lừ hai lần trư lẽn. 0 diêm. 3.2 Phương pháp làm việc khoa học. dãn chu. đúng nguyên lac 3 Chu dộng, sáng tạo. khoa học, dãn chu. dứng nguyên lac trong tiếp nhận, giãi quyết cõng việc và tuyệt dồi chap hành các quy dịnh tại nơi làm việc: 03 diêm Chu dộng tiềp nhận, giai quyết cõng việc và chap hành tốt các quy dịnh lai nơi làm việc: 02 điếm. Cò phán ánh. kiên nghị, nhắc như vễ tiên dọ giai quyêt cõng việc, hoặc ỹ thức chap hành các quy định tại nơi làm việc (với càn cứ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lan: 01 diêm; lừ hai làn trư lẽn; 0 diêm. 3.3 CÓ tinh thân trách nhiệm và phôi hợp trong thực hiện nhiệm vụ 9 Tích cực. chu dộng thực hiện hoạt dọng tư van. ho trự. phoi hợp với các cư quan, tò chức, cá nhãn liên quan: 02 diêm. Thực hiện dam hao các quy định hiện hành trong hoạt dộng phoi hợp với các cơ quan, tò chức, cá nhãn liên quan: 01 diêm Có một nội dung dưực giao phoi họp với cư quan, to chức, cá nhàn tiên quan khàng hoàn thành dũng thời hạn. với nguyên nhãn chu quan: 0 diêm. 3.4 CÓ thái độ dũng mực và phong cách ứng xử. lè lòi làm việc chuẩn mực, dáp ứng yêu cầu của vãn hoá công vụ 2 Gương máu. lự giác chàp hành và vặn dộng dược dòng nghiệp chap hành nghiêm túc: 02 diêm. I3an thân thực hiện dám háo: 01 diêm. Cỏ phan ảnh. kiến nghị, nhắc (với căn cứ rò ràng, dưới mức khiên trách) lại dơn vị. nơi cư trú. hoặc trong xã hụi; 0 diêm. 4 Ý thức tổ chức ký luật 1(1 4.1 Chấp hành sự phàn còng cua tố chức 3 Tuyệt dõi chap hành sự phàn cóng cua tò chức và vận dộng dược dong nghiệp thực hiện: 3 diem. Ban thân chap hành tot sự phàn cõng cùa lõ chức: 2 diêm. Không chap hành sự phân cõng cua tô chừc: 0 diêm. 4.2 Thực hiện các quy định, quy chế. nội quy cua cơ quan, tỏ chức, đơn vị nơi công tác 3 Thực hiện toi và vặn dộng dược, đong nghiệp, nhàn dán lùm theo: 03 diêm. Ban thân thực hiện dùng quy định: 02 diêm Có phán ảnh, kiên nghị, nhắc nhớ về lien dộ giai quyẽl công việc, hoặc ý thức chap hành các quy dịnh tại nơi làm việc (với càn cữ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lằn 01 diêm: từ hai lân trờ lên: 0 diêm. 4.3 I hực hiện việc kê khai và công khai tài san. thu nhập theo quỵ dinh (châm diêm lôi lỉu dõi với cán hộ không thuộc dõi tượng kê khai lài san) 2 Thục hiện nghiêm lúc việc kẽ khai và cõng khai lài sán. thu nhập theo quy dinh' 2 diêm Không thực hiện hoặc thực hiện khàng dùng việc ké khai và cõng khai tài san. thu nhập theo quy định: 0 diêm. 4.4 Báo cáo dây dù. trung thực, cung cấp thòng tin chính xác. khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ dược giao và hoạt động cua cơ quan, tô chức, dơn vị với cắp trên khi dược yêu câu 2 Ráo cáo đây du. trung thực, cung cap thõng Un chinh xác, khách quan: 2 diêm. Ráo cáo day du. trung thực, cung cap thõng tin chinh xác. khách quan nhưng còn chậm. 1 diêm. Kháng háo cáo hoặc háo cảo sai: 0 diêm. 5 Ket quâ thực hiện chức trách nhiệm vụ dưọc giao 50 5.1 Kêl qua thực hiện chi tiêu, nhiệm vụ cá nhân 10 100%, chi liêu, nhiệm vụ dược giao hoàn thành dũng lien dọ. dam bao chát lượng, hiệu qua. trong dõ it nhai 50%, chi tiêu, nhiệm VII hoàn thành vượt mức: 10 diẽm 100% chi liêu, nhiệm vụ dược giao hoàn ihành dùng lien độ. dam lum chát lượng, hiệu qua: 0~ diêm CÓ lừ 80% dền dưởi 100% cãc chì lieu, nhiệm vụ dược giao hoàn thánh dam hao lien dộ. chat lượng, hiệu qua: 04 diêm ('ó lừ 50% dèn dưới 80% các chi tiêu, nhiệm vụ dược giao hoàn thành dam bao lien dộ. chat hrợng. hiệu qua: 02 diêm Có dưới 50%, du liêu, nhiệm vụ dược giao hoàn thành dam bao lien dộ. chắt lượng. hiệu qua: 0 diêm 5.2 Kèt qua hoạt dộng cua cơ quan, tô chức, don vị được giao quan lý. phụ trách 20 a Kêt qua thực hiện chi tiêu, nhiệm vụ cua cơ quan, tò chức, dim vị dược giao phụ trách 10 Lãnh dự), chi dạo, diêu hành cơ quan hoán thành ! 00%, chi tiêu, nhiệm vụ, trong dó it nhai 50%) chì tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức: 10 diem Lãnh dạo. chi dạo. diêu hành cơ quan hoán thành 100%, chi liêu, nhiệm vụ. trong đó il nhai 80%, hoàn thành dùng lien dộ. bao dam chài lượng. 0~ diêm Lành dạo, chi dạo. diéu hành cơ quan hoàn thành trẽn ~0%) các chi liêu, nhiệm vụ: 04 diêm Lãnh dao, chi dạo. điều hành cơ quan hoàn thành lừ 50% dền trẽn ~0%> các chi tiêu, nhiệm vụ: 02 diêm ('ơ quan dược giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chi tiêu, nhiệm vụ 0 diêm h xếp loại chat lượng kết quá hoạt dộng cua cơ quan, dơn vị thuộc thâm quyền phụ trách, quan lý 10 100%, cơ quan dược dành giá hoàn thành nhiệm vụ tro' lén, trong dã ít nhíit 70%, hoàn thành tot hoặc hoàn thành xuất sac nhiệm vụ: 10 diêm 100%, cơ quan dược dành giã hoàn thành nhiệm VII trờ lèn: 06 diêm Từ "0% dền dưới 100% cư quan dược đảnh giã hoàn thành nhiệm vụ trứ lẽn: 03 diêm Dưứi 70% cơ quan dược dành giá hoàn thánh nhiệm vụ trư lên' 0 diêm 5.3 Năng lực lãnh dạo. quàn lý 16 - Chi dạo sát Siio vá hoán thành tot các chí liên kẻ hoạch giao 2 A/ó/ nhiệm vụ do chi dạo chậm hoàn thành tcõ càn cứ cự thè) trừ 01 diêm: 17 phạm lan 2 hoặc có nhiệm vụ do chi dạo sai (cõ căn cữ cụ thè) hoục không tự giác chịu trách nhiệm chàm diêm 0 - Tổ chức thực hiện tốt các De tài. Đề án. Dự án thuộc chức trách nhiệm vụ giao 1 - Chi dạo phân tích, tổng hợp. dành giá, báo cáo các nội dung được giao phụ trách 1 I'hieu 1 bão cáo tống hợp. dành giá 0 tinh diểm - Kịp thời chi dạo giai quyết các nhiệm vụ phát sinh 1 - Chịu trách nhiệm vói những quyềt định cua cá nhãn 1 - Quan lý hiệu qua, biết khai thác các nguồn lực 1 A/õ/ nòi dung (nguồn lực/ hị cắp có thám quyền kềt luận là sai trứ 0.5 dicm: ket luận làm lãng phi. that thoái phai thu hồi (dưởi mức khiên trảch) không cho diêm - Giúp dờ cấp dưới tiến bộ 1 - Dóng góp chung cho hoạt dộng co quan, đơn vị hoặc đơn vị đtrợc giao phụ trách OS xép loại chi .võ (’( 7/C /.Vé/? loại tot trơ lẽn (chain 2 diem): xep loại khá (chầm 1 diem) Xép loại chi sô CNTT (Xép loại toi trư lèn (chàm 2 diêm); xềp loại khả (cham 1 diem) Chi dạo giai quyel kịp thời thu tục hành chinh đicực giao phân công phụ trách: 01 diêm (Cõ phan ánh. kiên nghị cụ thè chằm diêm 0 diêm) xếp loại chat lượng cư quan dược giao phụ trách: IITXSXl' 03 diem: HTTXT02 diêm. HĨM 01 diem, không HTMchầm diêm 0) 5.4 Núng lực tập hợp. đoàn kết 04 Huy dõng loi da sự tham gia cua dong nghiệp trong lình vực dược giao phụ trách, doàn ket. thong nhắt cao: 04 diêm Có phan ánh. kiên nghị, nhãc như liên quan dên hộ phận cõng lác dược giao phụ trách mat doàn ket (với cân cứ rõ ràng, dtiứi mức khiên trách) một tan: 01 diêm: lừ hai lan trư lén: 0 diêm Tong cộng 100 II. TỤ NHẬN XÉT, XÉP LOẠI ( HÁT LƯỢNG I. Tự nhận xét ưu. nhược điểm 2. Tự xếp loại chất lượng:............................................... (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ. hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ). ....ngày.... tháng.... năm 20... Người tự nhận xét (ký’ lên. ghi rõ họ lên) III. KÉT QUA ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG CÁN BỌ (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá) 1. Nhận xét ưu. khuyết điềm: 2. Ket qua đánh giá xếp loại chất lượng: (Hoàn thành xuẩt sác nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ. hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ). 3. Nhận định chiều hướng, triền vọng phát triển cùa cán bộ: ...ngày.... tháng.... năm.... ĐẠI ĐIỆN CAP CÓ THÁM QUYÈN (Ký tên. ghi rõ họ tên) Mẩu số 02 TÊN CO QI AN, TO CHÚC, CỌNG HÒA XẢ IIỘI ( III NGHĨA VIỆT NAM DON VỊ Dộc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIÊU ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG CÔNG CHỨC Năm........................ Họ và tên:............................................................. Chức vụ hoặc chức danh:................................................ Dơn vị công lác:....................................................... I. KÉT QUẢ ĐÁNH GIÁ Số TT Nội dung, tiêu chí đánh giá Thang diêm Cá nhân tự chấm Diêm trừ, diem cộng cùa cấp cộ thâm quyền Ghi chú (lị (2) (.ĩ) (4) (5) (6) A PHẤN CHUNG 100 Chính trị tư tường 15 1.1 Chap hành chu trương, dường lối. quy dịnh cua Dáng, chính sách, pháp luật cùa Nhà nước và các nguyên tác tô chức, kỵ luật cua Dang, nhất là nguyên tẩc tập trung dân chu. tự phê binh và phê bình 5 Ban thím tích cực chap hành; gương man thực hiện và vận dộng được đông nghiệp chap hành: 05 diêm. Ban thán nhận thức và thực hiựn dùng: 04 diêm. Cô phán ãnh. kiên nghị, nhác nhơ (với căn cữ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lan 02 diêm: từ hai lán trơ lẽn' 0 diêm. 1.2 Có quan diêm, bàn lình chính trị vừng vàng; kiên dịnh lập trường: không dao dộng trước mọi khó khăn, thách thức 3 Ban thân củ quan diêm, han lĩnh chinh trị vừng vàng: kiên dịnh láp trướng; không dao động trước mọi khó khàn, thách thức và vận dộng được dong nghiệp, làm theo: 03 diêm. Ban thăn cò quan diêm, ban lình chinh trị vừng vàng: kiên định lập trường; không dao dộng trước mọi khó khàn, thách thức: 02 diêm. Có phan ảnh. kiên nghị, nhấc nhớ (vỡi cân cứ rò ràng, dưới mức khiên trách) một làn: 01 diêm; lừ hai lần trở lẽn: 0 diêm. 1.3 — Dặt lợi ích của Dáng, quốc gia - dân tộc. nhân dân. tập the lên trên lợi ích cá nhân 3 Ban thân tích cực chãp hành; gương »1(111 thực hiện và vận động dược dóng nghiệp, chap hành: 03 diêm. Bán thân nhận thức và thực hiện dũng: 02 diem. ('ó phan ánh, kiên nghị, nhốc nhơ (với cân cữ rò ràng, dưới mức khiên trách) một lãn: 01 diêm: từ hai lần trớ lẽn: 0 diêm. 1.4 Có ý thức nghiên cứu. học tập. vận dụng chú nghĩa Mác-Lênin. lư tương Hồ Chí Minh, nghị quyết, chi thị. quyết dịnh vã các văn ban cua Dang 4 77í7j cực. chu dộng thực hiện và vận dộng dược dược dong nghiệp, thực hiện theo: 04 diêm. Ban thân tích cực và chu dộng thực hiện: 03 diém. Củ thia hiện nhưng hiệu cptà, chất lượng chưa cao: có phán ánh. kiến nghị, nhắc nhơ một lan: 02 diêm. Không thực hiện hoặc có ý kiên phan ánh. kiên nghị, nhắc nhơ từ 02 lan trơ lẽn: 0 điếm. 2 Đạo đúc lối sống 15 2.1 Không tham ô. tham nhùng, tiêu cực. lãng phí. quan liêu, cơ hội. vụ lợi. hách dịch, cưa quyền: không có biêu hiện suy thoái vê dạo dức. loi sống, tự diễn biên, tự chuyên hoá 5 Ban thân licit cực chap hành, gương mau thực lìiẹn và vận dộng dược dong nghiệp chap hành: 05 diêm. Ban thân nhặn thức và thực hiện dùng: 04 điếm. Cớ phan ánh. kiên nghị, nhác nhơ (với căn cữ rò ráng, dưỡi mức khiên trách) một lần: 02 điểm: từ hai lần trơ lén: 0 diêm. 9 -> Cờ lôi sống trung thực, khiêm tốn. chùn thành, trong sáng, giàn dị 3 Ban thân gương mau thực hiện và vận dộng dược dồng nghiệp làm then: 03 diêm. Ban thân nhận thức và thực hiện dũng: 02 diêm. (. 'ó phan ánh. kiên nghị, nhắc nhớ (với càn cứ rò ràng) một lan: 01 diêm, lừ hai lan trơ lèn: 0 diém 2.3 Cỏ linh thân doàn kết. xây dựng cư quan, tô chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh 4 Tích cực. gương màu. chu dộng và vận dộng dược dồng nghiệp tham gia xây dựng tập thê vững mạnh: 04 diêm. Củ ý thức tham gia xây dựng tập thê vững mạnh 03 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhắc nhơ ve ý thức tham gia xây dựng lập thê tvới căn cữ rò ràng, dưới mức khiên trách) một lán lại dơn vị. liơậc nơi cư trú: 1.5 diêm: lừ hai lan trơ lèn 0 diêm. 2.4 Không dế người thân, người quen lợi dụng chức vụ. quyền hạn cùa minh dê trục lợi 3 Ban thán gương mau thực hiện và vận dộng dược dong nghiệp làm theo: 03 diêm. Ban thân nhận thức vú thực hiện dùng: 02 diêm. Có phan ánh. kién nghị. nhấc nha (với căn cữ rò ràng) một ’an. OI diẽnt: từ hai lằn trư lẽn. 0 diêm. 3 Tác phong, lề lối làm việc 10 3.1 Có trách nhiệm với công việc: năng động, sáng tạo. dám nghĩ, dám làm. linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ 3 ('ó tinh thân trách nhiệm cao với cõng việc: năng dộng, sáng tạo. dám nghĩ, dúm làm. linh hoạt trong thực hiên nhiêm vụ: 3 diêm. Cò lình than trách nhiệm vái cõng việc: năng dộng, dám nghĩ, dám làm. linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ: 2 diêm. cỏ phan ánh, kiền nghị, nhắc nhờ (với căn cứ rò ràng) mặt lần: 01 diêm: lừ hai lan trư lẽn: 0 diêm. 3.2 Phương pháp làm việc khoa học. dàn chu, đủng nguyên lac 3 Chủ động, sàng lạo. khoa học. dãn chít, dùng nguyên lac trong tiép nhận, giai quyél cõng việc và tuyệt doi chap hành các quy định tại nai làm việc: 03 diêm. Chu dọng tiếp nhận, giai quyet cõng việc và chap hành tot cãc quy dịnh tại nai làm việc: 02 diêm. Có phan ánh, kiên nghị, nhắc như vê tiền dộ giai quyết cõng việc, hoặc f thức clìãp hành các quy dinh tại nai làm việc tvữi căn cứ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lan: 01 diêm: lừ hai lán trư len: 0 diêm. 3.3 Cỏ tinh thằn trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 2 Tích cực. chu dộng thực hiện hoạt dộng tư ván. ho trợ. phoi họp vài cãc ca quan, lò chức, cá nhàn liên quan: 02 diêm. Thực hiện dam háo các quy dinh hiện hành trong hoạt dộng phoi hợp vài các ca quan, tô chức, cá nhãn liên quan: 01 diêm. Có một nội dung dược giao phoi hạp vái CƯ quan, tô chức, cã nhân liên quan không hoàn thành dũng thòi hạn. vãi nguyên nhãn chu quan: 0 diêm. 3.4 CÓ thái độ đúng mực và phong cách ứng xư. lề lối làm việc chuẩn mực. dáp ứng yêu cầu cua văn hoá công vụ 2 Gương mau. lự giác chap hành và vận dộng dược dong nghiệp chãp hành nghiêm túc: 02 diêm. Bàn thân thực hiện dủm háo: 01 diêm. Có phan ánh. kiền nghẹ nhac (vãi căn cừ rò ràng dưới mức khiên (rách) tại dan vị. nai cư (rú. hoặc trong xã hội: 0 diem. 4 Ý thức tô chúc ký luật 10 4.1 Châp hành sự phàn công cùa tỏ chức Tuyệt dot chap hành sự phàn còng cua tô chức và vận đông dược dóng nghiệp thực hiện: 5 diêm. Ban thân chap hành tot sự phân cõng cua tô chức: 2 diêm. Không chap hành sự phàn cõng cua tô chức: 0 diêm. 4.2 Thực hiện các quy định, quy che. nội quy cua cơ quan, tô chức, đơn vị nơi công tác 3 Thực hiện lót và vặn động dược . dòng nghiệp, nhân dân làm theo' 03 diem. Hun thân thực hiện dũng quy dịnh' 02 diêm Có phan ánh, kiển nghị, nhắc nhơ về tiên dộ giai quyết còng việc, hoặc )'■ thức cháp hành các quy định tại nơi làm việc (với càn cứ rò ràng, dưới mức khiên trách) mật lần: 01 diêm: từ hai lan trờ lèn: 0 diêm. 4.3 rhực hiện việc kê khai và công khai tái san. thu nhập theo quỵ định (chum client lift đa dổi vời công chức không thuộc đối tượng kê khai lài san) 2 Thực hiện nghiêm túc việc kẽ khai và còng khai tài san. thu nhập theo quy dịnh: 2 điếm. Không thực hiện hoặc thực hiện kháng dùng việc kẽ khai và còng khai tài san. thu nháp theo quy dinh: 0 diêm. 4.4 Báo cáo đẩy đủ. trung thực, cung cấp thông tin chinh xác. khách quan về nhùng nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt dộng của co quan, tô chức, đưn vị với cấp trên khi dược yêu cầu 2 Háo cáo duy du. trung thực, cung cup thõng tin chính vức, khách quan: 2 diếm. Háo cáo dày du. trung thực, cung cap thông tin chinh xác. khách quan nhung còn chậm: l diêm. Không báo cáo hoặc háo cáo sai: 0 diêm. 5 Kct quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ đuục giao 40 5.1 Chat lượng ke hoạch công tác cua cá nhàn 5 Kẽ hoạch kha thi và hoàn thành !()()%> nhiệm vụ, chì tiêu dặt ra. trong dó cõ từ 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức 05 diêm. Kè hoạch kha thi và hoàn thành 100% nhiệm vụ. chi tiêu dặt ra: 04 diêm. Kẽ huạclì kha thi và hoàn thành từ 90% dèn dưới 100%, nhiệm vụ. chi tiêu: 03 diêm. Ké hoạch khu thi và hoàn thành từ 80%, đền dưới 90%, nhiệm vụ, chi tiêu: 02 diêm. Kè hoạch kha thi và hoàn thành từ ~O%1 den dưới 80%, nhiệm vụ, chi licit: 01 diêm. Kẽ hoạch khu thi nhưng hoàn thành dưới 70%, nhiệm vụ. chi tiêu: 0 diêm 5.2 Tiên độ thực hiện các công việc theo kế hoạch công lác (hoặc theo yêu cầu) của vị trí việc kìm 5 / 00%> cõng việc dược thực hiện dam háo lien dộ. trong dó có it nhát 50% công việc hoàn thành vượt mức: 5 diêm. I00"/o công việc dược thực hiện dam bao lien dọ: 4 diem.. Từ 90% den dưới 100% còng việc được thực hiện dám hao tiên dọ: 3 diêm. Từ 80% den dưới 90% cõng việc dược thực hiện dam bao tiên dụ: 2 diêm. Từ 70% dèn dưới 80% cõng việc dược thực hiện dam bao tiên độ: 1 diêm. Dưới 70% công việc dược thực hiện dam bao tiên độ: 0 diêm. 5.3 Chât lượng hoạt dộng chuyên môn theo vị trí việc làm 5 Hoàn thành ì 00% kẽ hoạch hoạt dộng chuyên mòn. trong dò cò ít nhài 50% kề hoạch hoàn thành vượt mức: 5 diêm. 1 - /loàn thành l00% kế hoạch hoot dộng chuyên mòn: 0-1 điếm. Hoàn thành lừ 90% den dưới 100% ke hoạch hoại dóng chuyên môn 03 diêm. Hoàn thành từ 80'% dền dưới 90% kễ hoạch hoạt dộng chuyên môn: 02 diêm. Hoàn thành từ "()'% dền dưới 80% kề hoạch hoạt dọng chuyên môn: 01 diêm. Hoãn thành dưới ~O“" kê hoạch hoạt dộng chuyên môn: 0 diêm. 5.4 Tham mưu xây dựng các Để án. Chương trinh. Ke hoạch. Nghị quyết. Quyết định trinh cấp trên thuộc chức trách, nhiệm vụ dược giao 3 A/ờ/ nội dung tham mưu có sai .vớ/ trừ 0Ì diêm: có từ 2 nòi dung trơ lẽn không hoàn thành hoặc phai tham mưu han hành lại. chain diêm 0 5.5 Tích cực tham mưu đôn đốc. dê xuất kiêm tra các lĩnh vực chuyên mòn được giao 3 Mõi nội dung sau triẽn khai do không dãn doc dan den không hoàn í hành trừ 01 diêm. Không hoàn thành ke hoạch kiêm tra trong năm trừ 02 diêm. 5.6 Tham mưu xây dựng báo cáo. thống kê lĩnh vực chuyên môn dược giao dam báo tiến độ. chất lượng 3 Có 01 hão cáo han chạm hị nhắc nhơ hoặc dà han hành hị phan ánh sai. phai diêu chinh (trừ (Hdiémi: Cỡ từ 02 háo cáo sai SÕI phai diều chinh lai (có càn cứ cụ ihẽ) chàm diêm 0 5.7 Chất lượng hoạt dộng bồi dường và tự bối dường •“» ■ Cò 01 nại dung hoe lập. hòi dưỡng không hoàn thành châm diêm 0 5.8 Công chức phái thực hiện việc áp dụng các phân mem ứng dụng CNTT trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Khàng thực hiện việc áp dụng hoặc thực hiện không hiệu qua. châm diêm 0 5.9 Công trình khoa học. đề án. dề tài hoặc sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong dơn vị 3 Killing có. hoặc không dược cõng nhận: 0 diêm. 5.10 Sai sót trong thực hiện còng việc, nhiệm vụ .5 Cõ nội dung tham mưu sai SÒI vê chuyên môn sau khi han hành phai diêu chinh, trừ 01 diêm. cỏ từ 02 nại dung trơ lẽn tham mưu sai sót sau khi han hành phai diều chinh, chum diêm 0 5.11 Thực hiện tiết kiệm các nguồn lực trong hoạt dộng chuyên môn ■> Có phan ánh. kiên nghị, nhìic nho ve việc làng phi ngttõn lực trong giai quyel Cling việc (vời càn cừ rõ ràng), mol 1 lán trừ 01 diêm, từ hai lan trơ lẽn: 1) diem 5.12 Chat lượng tham gia các hoạt dộng khác Tích cực. chu dọng thực hiên hoạt động tư van. ho trợ. phái hợp vỡi các cơ quan, tô chức, cá nhàn có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ chuyên mòn: 01 diêm (không hoàn thành dùng thời gian hoặc từ choi phoi họp hoặc chàm diêm 0) 77jflOT gin licit cực hoạt (lõng cua các tô chức Đang, (loàn the tcuõi nữni được xềp loại Hoàn thành tắt tro lẽn). 01 diêm (dược xẽp loại HT khá trờ xuồng chấm diêm 0) 6 Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp 10 6.1 Phái độ giao liếp và thực hiện quỵ trinh giái quyết công việc theo quỵ định của dim vị 5 Gương mau. chitãn mực. dam hao quy định hiện hành: 05 diếm. Thực hiện dam hao các quy dinh hiện hành: 04 diêm Củ phan ánh. kiên nghị, nhác nhớ về thãi độ giao tiep. ứng xứ thiêu ch.uãn mực. hoặc hách dịch, cưa quyền, gãy khó khàn, phiên hà dôi với tô chức, cá nhãn liên quan (với căn cữ rõ ràng, dưới mức khiên trách) môi lãn tại dơn vị, trừ 01 diêm: 03 diem. 6.2 Tinh thần hợp tác 3 Tích cực. chu dộng thực hiện hoạt dộng lư van. ho trợ. phoi họp với các cư quan, tô chức, cà nhãn liên quan: 03 diem Thực hiện dám hao các quy dịnh hiện hành trong hoạt dộng phoi hợp với các cơ quan, tò chức, cũ nhãn Hèn quan: 02 diêm Cõ một nội dung dược giao phoi hợp với co' quan, tò chức, cá nhãn liên quan không hoàn thành dùng thời hạn, với nguyên nhãn chù quan, trừ 01 diêm, từ 02 lần tro' lẽn: 0 diêm. 6.3 Việc thực hiện quỵ tấc ứng xứ của công chức 2 Gương mau. lự giác chap hành và vận dộng dong nghiệp thực hiện nghiêm lúc quy tấc ửng xứ cùa dơn vị: 02 diêm. Thực hiện dam bao quy tắc ứng xư cua dơn vị: 01 diêm. Có phán ánh. ktẻn nghi, nhác nhơ về việc thực hiện quy lắc ứng xứ (với cân cứ rò ràng): 0 điếm. B PHẢN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHÚC LÃNH ĐẠO, QUÁN LÝ 20 7 Kết quâ hoạt động cùa CO' quan, tô chúc, đon vị đưọc giao quán lý, phụ trách 10 7.1 Ket qua thực hiện chi liêu, nhiệm vụ cua cơ quan, tò chức, dơn vị dược giao phụ trách 5 Lãnh dạo. du dạo. diêu hành cơ quan hoàn thành ì 00% chi tiêu, nhiệm vu. trong dó it nhát 50% chi liêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức: 05 diêm Lành dạo. du dạo. diêu hành cư quan hoàn thành !00%> du tiêu, nhiệm vụ, trong dó it nhài 80% hoàn thành dũng lien độ. hao dám chai lượng: 03 diêm Lãnh dạo, chi đạo. diêu hành cơ quan hoàn thành trén 70% các chi tiêu, nhiệm vụ: 02 diêm Lãnh dạo. du dạo, diêu hành cơ quan hoàn thành từ 50%> den trẽn 70% các chi tiêu, nhiệm vụ: 01 diêm Cơ quan dược giao phụ trách hoàn thành dưới 50%> các chi tiêu, nhiệm vụ: 0 diêm 7.2 Xêp loại chất lượng kết qua hoạt dộng cua cơ quan, dơn vị thuộc thâm quyền phụ trách, quân lý 5 100% cơ quan dược dành giã hoàn thành nhiệm vụ trớ lèn. trong dó il nhai 70'% hoàn thành tot hoặc hoàn thành vital xắc nhiệm vụ: 05 diêm 100% cơ quan được dành giá hoàn thành nhiệm vụ trớ lẽn 03 diêm /ừ dén dưới !()()% CƯ quan dược dành giã hoàn thành nhiệm VII trờ lẽn: 01 diêm Dười ~H“/n CƯ quan dược dành giã hoàn thành nhiệm vụ trở lén: 0 diêm 8 Năng lục lãnh dạo, quán lý 8 8.1 Chi dạo sát sao và hoán thành tốt cac chi tiêu kề hoạch giao 1 8.2 Tố chức thực hiện tốt các Đề tài. Đề án. Dự án thuộc chức trách nhiệm vụ giao 1 8.3 Chi đạo phân tích, tống hợp. đánh giá. háo cào các nội dung được giao phụ trách 1 8.4 Kịp thời chi dạo giúi quyết các nhiệm vụ phát sinh 1 8.5 Chịu trách nhiệm với những quyết định cùa cá nhãn 1 8.6 Quan lý hiệu quả. biết khai thác các nguồn lực 1 8.7 Giúp dờ cắp dươi tiến bộ 1 88 Nội bộ dơn vị được giao phụ trách đoán két 1 9 Năng lực tập họp, đoàn kết 2 Huy dộng tòi da dược sự tham gia cua dong nghiệp trong lình vực dược giao phụ trách, doàn két. thõng nhai cao: 02 diêm. (. 'ó phan ánh. kiên nghị, nhấc nhơ liên quan den hộ phận cõng lác dược giao phụ trách mat doàn két (vời cũn cứ rò ràng, dưới mức khiên trách) một lằn: 01 diêm: từ hai lan trớ lẽn: 0 diem Tông cộng 120 II. TỤ NHẬN XÉT, XÉP LOẠI ( HÁT LƯỢNG 1. Tự nhận xét ưu. khuyết diêm 2. Tự xếp loại chất lượng:........................................... (Hoàn thành xuất sac nhiệm vụ: hoàn thành tót nhiệm vụ. hoàn thành nhiệm vụ: không hoàn thành nhiệm vụ). ...ngày.... tháng.... năm.... NGUÒÌ NHẬN XÉT, ĐẢNH GIÁ (Ký. ghi rõ họ tên) III. Ý KIÉN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ (Phần dành cho người dứng đau dơn vị cấu (hành (nếu có)) ...ngày.... tháng.... năm.... NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐẢNH GIÁ ÍẤỴ, g/ĩí rò hụ tên) IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá) 1. Nhận xét ưu, khuyết điểm 2. Kết quà đánh giá, xếp loại chất lượng:........................................ ...ngày.... thảng....năm.... NGƯỜI CÓ THÂM QUYỀN ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên) Mẩu số 3 TÊN CO QUAN, TO C HÚC, C ỌNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN V Ị Độc lạp - Tự do - Hạnh phúc PHIÊU HÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHÚC Năm..... Họ và tên:....................................................... Chức vụ hoặc Chức danh nghề nghiệp:.............................. Đơn vị công tác:................................................. I. KETQLẤ ĐÁNH GIÁ Số TT Nội dung, tiêu chí đánh giá Thang diêm Cá nhân tụ chấm Hiêrn trù, diêm cộng của cap có tham quyền Ghi chú (ỉ) (2) (4) (5) (6) A PHẢN CHUNG 100 1 Chính trị tư tưởng 15 1.1 Chấp hành chủ trương, dường lối. quy dịnh cua Dâng, chính sách, pháp luật cua Nhà nước và các nguyên tẳc tô chức, ky luật cưa Đang, nhắt là nguyên lac lập trung dân chủ. tự phê binh vã phê binh 5 Ban thán lích cực chap hành: gương mầu thực hiện và vận dộng được dồng nghiệp chắp hành: 05 diềm. Bán thân nhận thức và thực hiện dũng: 04 diêm Có phan ánh, kiên nghị, nhác nhơ (với căn cứ rõ ràng, dưới mức khiên trách) mọt lãn: 02 diêm: từ hai lan trơ len. 0 diêm. 1.2 CÓ quan diêm, ban lĩnh chinh trị vừng vàng: kiên dinh lập trướng: không dao động trước mọi khó khăn, thách thức 3 Ban thán có quan diem han lĩnh chinh trị vững vàng: kiên định lặp trường: khủng dao dộng trước mọi khó khản, thách thức và vận dộng dược dẳng nghiệp, làm theo: 03 diêm. Ban thân cũ quan diêm, han lình chinh trị vững vàng: kiên dịnh lập trường, không dao dóng trước mọi khô khàn thách thức' 02 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhác nhơ (vởi cân cứ rõ ráng, dưới mức khiên trãch) mọt lan 01 diêm: tứ hai lần trơ lèn 0 diem. 1.3 Đặt lợi ích cua Đang, quốc gia - dàn tộc, nhân dàn. tập thê lên tròn lợi ích cá nhân 3 ~) Bun thân lích cực chan hành: gương mail thực hiên và vận dọng dược dòng nghiệp, chap hành: 03 diêm. 1 Ban thán nhận thức và thực hiện dứng: 02 dicm. ( ó phan ánh. kiên nghị, nhắc như (vứi căn cứ rõ ràng, dưữĩ mức khiên trách) một lờn: 01 diêm: từ hai lán tro lèn- 0 diêm 1.4 Có V thức nghiên cửu. học tập, vận dụng chu nghĩa Mác-Lênin. tir tương Hò Chí Minh, nghị quyết, chi thị. quyèt định và các vãn ban cua Dáng 4 1 ich cực, chu dộng thực hiện vù vận dộng dược dược đồng nghiệp, thực hiện theo: 04 diêm. Ban thán tích cực và chu dọng thực hiện: 03 diem. ('ò thực hiện nhưng hiệu ipta, chat lượng chưa cao: có phan ánh. kiên nghị, nhắc như một lần. 02 diêm. Không thực hiện hoặc có ý kiên phan ánh. kiên nghị, nhác như lừ 02 làn trư lèn: 0 diêm. 2 Dạo đức lối sống 15 2.1 Không tham ô. tham nhũng, tiêu cực, lãng phi, quan lieu, cơ hội. vụ lợi, hách dịch, cữa quyền: không có biêu hiện suy thoái về đạo dức. lối song, lự diễn biên, tự chuyên hoá 5 Ban thân tích cực chap hãnh, gương mau thực hiện và ván dộng dược dong nghiệp chap hành: 05 diêm. Ban thăn nhận thức và thực hiện dùng: 04 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhăc như (vời cũn cứ rũ ràng, dưới mức khiên trách) một lãn. 02 diêm: từ hai lần trư lén: 0 diêm 2.2 Có lòi sông trung thực, khiêm tốn. chân thành, trong sáng, gián dị 3 Ban thán gương mâu thực hiện và vận động dược dồng nghiệp làm theo- 03 diem. Ban thán nhận thức và thực hiên dũng: 02 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhác nho (với cân cữ rò ràng) một lan: 01 diêm: từ hai lần trứ lẽn: 0 diếm. 2.3 Có tinh thân đoàn kêt, xây dựng cơ quan, tò chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh 4 Tích cực. gương màu. chu dộng và vặn dộng dược dông nghiệp tham gia xây dựng lập thè vững mạnh: 04 diêm. Cò ỹ thửc tham gia xây dựng tập thê vững mạnh 03 diêm. Cỏ phan ánh. kiên nghị, nhắc như ve ý thức tham gia xây dựng tập thè tvứi căn cứ rò rùng, dưới mức khiên trách) một lán lụi dơn vị. hoặc nơi cư trú. 1.5 diêm, lừ hai lãn trừ lẽn: 0 dicm. 2.4 Không dê người thân, người quen lợi dụng chức vụ. quyên hạn cứa mình dê trục lợi 3 Ban thân gương màu thực hiện và vận dọng dược dáng nghiệplàm theo: 03 diêm. Ban thân nhận thức và thực hiện dùng: 02 diêm. Có phan ánh, kiên nghị, nhắc như (với căn cứ rò ràng) một lan: 01 diêm: từ hai lan trừ lèn: 0 diêm. 3 Tác phong, lề lối làm việc 10 3.1 Có trách nhiệm với cóng việc: nàng dộng, sáng lạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ 3 Có tinh thân trách nhiệm cao với công việc. năng động. sảng tạo. dám nghĩ, dâm làm. linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ: 3 diem. Có tinh thán trách nhiệm với cõng việc: năng dộng, dám nghĩ, dám làm. linh hoạt trong thực hiện nhiệm vu: 2 diêm Có phan ánh. kiến nghị, nhắc nhớ (với căn cứ rò ràng) một lần: 01 diem: từ hai lan trớ lén: 0 diêm. ì n Phương pháp làm việc khoa học, dân chu. dúng nguyên tắc 3 Chú dóng, sàng lạo. khoa học. dàn chu. dũng nguyên lắc trong tiếp nhặn, giai quyết công việc và tuyệt doi chắp hành các quy dịnh lại noi làm việc: 03 diêm. Chu dộng liếp nhận, giai quyết cõng việc và chấp hành tỗl các quy dịnh tại nơi làm việc: 02 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhác nho' vé lien dộ giai quyềl cõng việc, hoặc f thức ehãp hành các quy dinh tại tun làm việc (với cũn cứ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lan: 01 diêm: lừ hai lần trơ lên' 0 diêm. 3.3 Có tinh than trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ 0 rích cực, chu động thực hiện hoạt dộng lư van, ho trọ: phồi hợp với các cơ quan, tô chức, cá nhãn liên quan: 02 diêm Thực hiện dám bao các quy định hiện hành trang hoạt dộng phoi hợp với các co quan, tò chức, cá nhân liên quan: 0! diêm. Cô mọt nội dung được giao phôi hợp với cơ quan, tô chức, cá nhàn liên quan không hoàn thành dũng thời hạn. vôi nguyên nhãn chu quan: 0 diêm. 3.4 CÓ thái độ đủng mực và phong cách ứng xứ. lề lối làm việc chuẩn mực. dáp úng yêu cầu cùa văn hoá công vụ 2 Gương mâu. tự giác châp hành và vận dộng dược dồng nghiệp châp hành nghiêm túc: 02 diêm Ban thân thực hiện dam bao: 01 diêm Có phan ánh. kiên nghị, nhác (với càn cứ rò ràng, dtrời mía khiến trách) lại đơn vị. nơi CU' trú. hoặc trong xã hội: 0 diêm. 4 Ý thúc tố chức kỷ luật 10 4.1 Chấp hành sự phàn còng cua tô chức 3 Tuyệt dõi chóp hành sự phân cõng cùa tó chức và vạn dọng dược dong nghiệp thực hiện: 3 diêm. Ban thân chãp hành toi sự phân cõng cua tô chức: 2 diêm. Không chap hành sự phàn cõng cua tô chức: 0 diêm. 4.2 Thực hiện cãc quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, dơn vị nơi còng tác Thực hiện tot và vận dộng dược . dông nghiệp, nhàn dãn làm theo: 03 diêm. Ban thán thực hiện dùng quy định: 02 diẽm c 'ó phan ánh. kién nghị. nhắc nhớ vẽ nen dô giai qưvềt công viỳc. hoặc ý thức chàp hành các quy định tại nơi làm việc (với càn cữ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lấn: 01 diêm, lừ hai lần trơ lên: 0 diêm. 4.3 I hực hiện việc kê khai vả công khai lai san. thu nhập theo quỵ định (chấm diêm tôi du dôi với viên chức không thuộc dổi tượng kê khai tài san) 9 Thực hiên nghiêm lúc việc kẽ khai và cõng khai tài .san. thư nhập theo quy dinh- 2 diem Không thực hiện hoặc thực hiện không dứng việc kẽ khai và còng khai tài san. thư nhập theo quy dinh: 0 diêm 4.4 Báo cáo dây du. trung thực, cung cấp thông tin chinh xác. khách quan ve những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ dược giao và hoạt dộng cua CƯ quan, tô chức, đơn vị với cấp trên khi dược yêu cầu Báo cáo dãy dư. trưng thực, cưng cáp thõng tin chinh xác. khách quan: 2 diêm. ọ Báo cáo dãy dư. trưng thực, cưng cap thòng tin chinh xãc. khách quan nhưng còn chậm: 1 diêm. Không háo cáo hoặc háo cáo sai: 0 diêm. 5 Kết quá thực hiện chức trách, nhiệm vụ duọc giao 40 5.1 Tien độ thực hiện các công việc theo kế hoạch công lác (hoặc theo yêu cầu) cùa vị trí việc làm 10 100%, công việc dược thực hiện dam hao lien dọ. trong dó có it nhát 50%, công việc hoàn thành vượt mửc: 10 diêm. 100% cõng việc dược thực hiện dam hao lien dộ: <18 diêm. Từ 90% den dưới 100%, cõng việc dược thực hiên dam hao tiên dò: 06 diêm. Từ 80%, dền dưới 90%, còng việc dược thực hiện dam hao tiền dọ: 04 diêm. Tứ 70% dền dưới 80% cóng việc dược thực hiện dam háo lien dộ: 02 diêm. Dưới 70% cõng việc dược thực hiện dam hao tiền dọ: 0 diêm. 5.2 Chat lượng ke hoạch công tác cua cá nhàn 5 Kè hoạch kha thi và hoàn thành 100% nhiệm vụ. chi tiêu dặt ra. trong dó cá lừ 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức: 05 diêm. Kẽ hoạch kha thi và hoàn thành 100%, nhiệm vụ. chi tiêu dặt ra: 04 diêm. Kẻ hoạch kha thi và hoàn thành từ 90%, dền dưới 100%, nhiệm VII. chi tiéư: 03 diêm. Kẽ hoạch kha thi và hoàn thành lừ 80%, den dưới 90%, nhiệm vụ. chi liên: 02 diêm. Kè hoạch kha thi và hoàn thành lừ ~0%> den dưới 80%, nhiệm vụ. chi tiên: 01 diêm. Ké hoạch kha thi nhưng hoàn thành dưới ”0".. nhiệm vự, chi tiêu: 0 diêm 5.3 Chất lượng hoạt dộng chuyên môn theo vị tri việc làm 6 Hoàn thánh lot 100% kê hoạch hoạt dộng chuyên môn. trong dó có từ 50%, nhiệm vự hoàn thành vượt mức: 06 diêm. Hoàn thành tot 100%, ke hoạch hoạt dộng chuyên mãn: 04 diêm. Hoàn thành tồl từ 80% đến dưới 1 00%: 02 diêm. Hoàn thành tắt từ 50%! dền dưới 80%: 01 diêm. Hoàn thành tổt dưới 50% kế hoạch hoạt dộng chuyên môn: 0 diém. 5.4 Chât lượng cùa hoạt động đôn đôc. kiêm soát, đánh giá. báo cáo. tìm giái pháp công tác chuyên môn 4 Chu động thực hiện đàm bao hoụl dộng đôn dồc. kiêm soát. dành giá. bão cáo két qua cõng tác và tìm dược giai pháp hữu hiệu dồi vửi 100% các nhiệm vụ dược giao trớ lẻn: 04 điềm. Thực hiện dam háo hoạt dộng kiêm soát, dành giá. báo cáo kết qua cõng lác và tìm dược giai pháp hữu hiệu dồi vời 90% đền dưới 100% các nhiệm vụ dược giao: 03 diem. Thực hiện dam báo hoạt dộng kiêm soát, dành giá. háo cáo kết quá cõng tác và tìm dược giai pháp hữu hiệu đối với 70% dền dưới 90% các nhiệm vụ dược giao: 02 diêm. Có phan ánh, kiến nghị, nhắc nhở về một trong cũc hoạt dộng kiêm soát, dành giá. háo cáo. tim giói pháp thực hiện chưa kịp thời, thiêu, hoặc chậm (với căn cứ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lãn: 01 diêm: từ hai lan trờ lên: 0 diêm 5.5 Chất lượng hoạt dộng bồi dưỡng vả lự bồi dưỡng -Ị Hoàn thành I00°/o các nhiệm vụ theo kề hoạch hồi dường, tự hồi dưỡng: 03 diêm. Hoàn thành từ 85% đền dưới /00% các nhiệm vụ theo kẽ hoạch hòi dưỡng, tự hồi dưỡng: 02điẽm. Hoàn thành lừ 70% dền dưới 85% các nhiệm vu theo kề hoạch hồi dưỡng, lự hoi dưỡng: 01 điếm. Hoàn thành dưới 70'% các nhiệm vụ. 0 diem. 5.6 Công trinh khoa học. đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp dụng cỏ hiệu quà trong đơn vị 3 Dược cấp có thâm quyền cõng nhận hoặc dặc cách còng nhận về cõng trình khoa học. dè án. de tài hoặc sáng kiến: 03 diêm. Dược lành dạo đơn vị xác nhận ve việc tim ra giai pháp mới. áp dụng hiệu quá tại vị tri việc làm dược giao phụ trách trong năm: 1.5 diêm. Không có, hoặc không được công nhận: 0 điếm. 5.7 Sai sót trong thực hiện công việc, nhiệm vụ 3 Tuyệt doi không sai sót trong thực hiện công việc, nhiệm vụ: 03 diêm Có sai SÓI nhò và không anh hường den chat lượng, hiệu quá cõng việc: 02 diêm. Có sai SÕI, tuy nhiên dơn vị chưa phai tô chức họp dè lìm hiện pháp khắc phục: 01 diêm. Dơn vị phái tỏ chức họp dê ùm biện pháp khắc phục sai sót: 0 diem. 5.8 Thực hiện tiết kiệm các nguồn lực trong hoạt động chuyên môn 3 Huy dộng và tiết kiệm toi tru các nguồn lực trong giai quyết còng việc: 03 diêm. Biêt huy động, hoặc tiẽt kiệm được các nguôn lực trong giãi quyêt cõng việc: 02 diêm. Cử phan ánh. kiên nghị, nhắc nhớ về việc lãng phi nguồn lực trong giát quyèt cõng việc (với căn cữ rò rừng), moi / tần trừ 01 diêm, từ hai làn trơ lẽn: () diêm lZ 1 5.9 Chất lượng tham gia các hoạt dộng khác 3 Dược tuyên dương, hoặc dành giã loại xttầl sắc (hoặc tương dương) trong các phong trào thi dua. các cuộc thi, Hội thi. ... cua dơn vị. cua Ngành, cùa tinh: 03 điềm. Được dành giá loại khá (hoặc tương dương) trong các dợt phát dộng thi dua. các cuộc thi, Hội thi, ... cùa dơn vị. cua Ngành, của tinh: 02 diêm Dược dành giá loại trung hình (hoặc tương dương) trong các dợt phát dọng thi dua. các cuộc thi. Hội thi. ... cua dim vị. cua Ngành, cùa linh: 01 diem. Cò linh không tham gia một trong các hoạt dộng (thi dua: cuộc thi: hội thi) do dơn vị. Ngành hoặc tinh tô chức sau khi lành dạo dơn vị chi dạo, yêu cầu. nhắc nhơ: 0 diem. 6 Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp 10 6.1 Thái độ giao tiếp và thực hiện quỵ trinh giai quyết công việc theo quỵ dịnh cua dơn vị 5 Gương mau. chuãn mực. dam bao quy định hiện hành 05 diêm. Thực hiện dam bao các quy dinh hiện hành: 04 diêm Có phan ảnh. kiên nghị, nhăc nhơ vẽ thái dụ giao liep, ứng xứ thiểu chuãn mực, hoặc hách dịch, cưa quyền, gây khô khàn, phiền hà doi với lõ chức, cá nhãn liên quan (vời cản cứ rõ ràng, dưới mữc khiên trách) moi lan tại dơn vị, trừ 01 diêm: 03 diêm. 6.2 Tinh thần hợp tác 3 Tích cực. chủ dộng thực hiện hoạt dộng tư van. ho trợ. phoi hợp vời các cơ quan, tò chức, cá nhàn liên quan: 03 diêm Thực hiện dam bao các quy dịnh hiện hành trong hoạt dộng phoi hợp với các cơ quan, tò chức. cá nhãn liên quan: 02 diêm. ('ó mọt nội dung dược giao phoi hợp với cơ quan, tò chức, cà nhân liên quan không hoàn thành dùng thời hạn. vời nguyên nhàn chu quan, trừ 01 diêm, từ 02 lãn trơ lên: 0 diêm. 6.3 Việc thực hiện quy tắc ứng xứ cua viên chức 2 Gương mâu. tự giác chap hành và vận dộng dong nghiệp thực hiện nghiêm túc quy tile ứng xứ cua dơn vị: 02 diem Thực hiện dam báo quy tắc ứng xứ cua dơn vị: 01 diêm. Có phan ánh. kiên nghị, nhác nhỡ về việc thực hiện quy lac ứng xư (với càn cứ rò ràng): 0 diêm. B PHÀN DÀNH KIÊNG CHO VIÊN CHÚC QUẢN LÝ 20 7 kết quả hoạt dộng cùa CO' quan, tổ chức, đon vị được giao quân lý, phụ trách 10 7.1 Kêt quá thực hiện chi liêu, nhiệm vụ cùa đơn vụ dược giao phụ trách 5 Dơn vị hoàn thành ì 00% chi tiêu, nhiệm vụ. trong dó it nhài 50% chi tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức: 05 diêm Dơn vị hoàn thành 100% chì tiêu. nhiệm vu. trong dó it nhai 80% hoàn thành dùng lien độ. bao dam chat lượng: 03 diêm Dơn vị hoàn thành trẽn 70%> các chì tiêu, nhiệm vụ: 02 diêm Dơn VỊ hoàn thành từ 50%> den trẽn 70% cức chi tiêu, nhiệm vụ: 01 diêm Đơn vị hoàn thành dưới 50% các chỉ liêu, nhiệm vụ: 0 diêm 7.2 Xèp loại chất lượng kết quá hoạt dộng cua cơ quan, đơn vị thuộc thâm quyên phụ trách, quán lý 5 / 00% cơ quan dược dứnh giá hoàn thành nhiệm vụ trơ lẽn. trong dó it nhut ~0% hoàn thành tot và hoàn thành xuằt sue nhiệm vụ 05 diêm 100% cơ quan được dành giá hoãn thành nhiệm vụ trơ lẽn. trong dỏ ứ nhát "0% hoàn thành tot hoặc hoàn thành xuất sue nhiệm vụ: 03 diêm Từ 70% den dưới / 00% cơ quan dược dành giá hoàn thành nhiệm vụ trớ lẻn: 01 diem Dưới 7()% cơ quan dược đảnh giá hoàn thành nhiệm vụ trơ lẽn: 0 diêm 8 Năng lực lãnh đạo, quản lý 8 8.1 Chi dạo sát sao và hoàn thánh tốt các chi tiêu kể hoạch giao 1 8.2 Tổ chức thực hiện tốt các Đề tái, Đề án. Dự án thuộc chức trách nhiệm vụ giao 1 8.3 Chi đạo phân lích, tống hợp. đánh giá. báo cáo các nội dung dược giao phụ trách 1 8.4 Kịp thời chi đạo giái quyết các nhiệm vụ phát sinh 1 8.5 Chịu trách nhiệm với những quyềt định cứa cá nhãn 1 8.6 Quán lý hiệu quá. biềt khai thác các nguồn lực 1 8.7 Giúp đỡ cấp dưới tiến bộ 1 8.8 Nội bộ đơn vị được giao phụ trách đoản kết 1 9 Năng lực tập hợp, đoàn kết 2 Huy dộng toi da dược sự tham gia cùa dong nghiệp trong lĩnh vực dược giao phụ trách, doàn kềl. thong nhai cao: 02 diêm. Củ phan ánh. kiến nghị, nhác nhơ liên quan dền hộ phận cõng tãe dược giao phụ trách mat đoàn kềt (với căn cữ rõ ràng, dưới mức khiên trách) một lan: 01 diêm: lừ hai lan trơ lẽn: 0 diêm Tông cộng 120 II. Tự NHẶN XÉT, XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG 1. Tự nhận xét ưu. khuyết điểm 2. Tự xếp loại chất lượng:................................................ (Hoàn thành xuat sac nhiệm vụ: hoàn thành tot nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ). ....ngày.... thủng.... núm 20... Ngưòi tự nhận xét (ký lên. ghi rõ họ tên) III. Ý KIÉN NHẶN XÉT, ĐÁNH GIÁ (Phan dành cho người đứng đầu đơn vị cấu thành (nếu có)) ...ngày.... tháng.... năm.... NGƯỜI NHẶN XÉT, ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ lên) IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG VIÊN CHỬC (Phần dành cho cấp có thầm quyền đánh giá) 1. Nhận xét ưu. khuyết điểm 2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:............................................... .............ngày.... tháng.... năm.... NGƯỜI CÓ THÁM QUYÊN ĐÁNH GIÁ (Ký, ghi rõ họ tên) TÊN Cơ QUAN. ĐƠN VỊ........... Mầu số 04 BIÊU TỎNG HỢP ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI CÁN BỌ, CÔNG CHÚC NĂM.......................... số TT Cư quan, tô chức Tổng sổ (người) Mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ Ghi chú Hoàn thành xuất sac nhiệm vụ Hoàn thành tót nhiệm \ ỊI Hoàn thành nhiệm vụ Không hoãn thành Số hrọìig (người) Tý lộ (%) Sổ lượng (người) Tỳ lệ (%) Sổ lưọìig (nguôi) Tý lệ (%) Số lưọng (người) Tý lệ (%) (!) (2) (3) 14) f5) (6) (7; I9l (10) (11) (!2) 1 Cõng chức trong cơ quan hành chinh cáp tình 1 Sờ. ban ngành Phòng A Phòng B II Cán bộ, còng chức trong cơ quan hành chinh ớ cấp huyện 1 Huyện, thị xà. thành phố l.l Cán bộ 1.2 Cõng chức Phòng A Phóng lỉ III Cân bộ. công chức cấp xã 1 Huyện, thị xà. thành phố l.l Xã A Cán bộ Công chức 1.2 Xã lì TÊN co QUAN, ĐƠN VỊ.......... Mau số 05 BIÊU TONG HỢP ĐÁNH GIÁ, XÉP LOẠI VIÊN CHỨC NÃM...................... SỔ TT Co’ quan, tổ chức, don vị Tổng số (ngiròí) Mức dộ hoàn thành chức trách, nhiêm vụ Ghi chú Hoàn thành xuất sac nhiêm VII Hoàn thành tot nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành Sổ hrọìig (ngưòi) Tv li- ck) Số lưựng (nguôi) Tý li- ck) Số lượng (người) Tỹ li- ck) Số lượng (người) Tỳ li- ck) (1) (2) (3) (-1) (5) (6) (7) (8) (0) (10) (II) (12) 1 Viên chức trong các đơn \ ị su nghiệp công lập thuộc UBND tinh 1 ( o quan, đơn vị Dơn \ Ị A Dơn vị B II Viên chúc trong các dơn \ Ị sụ nghiệp công lập thuộc cơ quan chuycn món cua 1 BND tinh 1 Cơ quan, dơn vị Don vị A Dơn vị B III Viên chức trong các dơn VỊ sự nghiệp công lập thuộc UBND huyện, thành phơ 1 1 luyện, thị xà. thành phơ Dơn vj A Đơn vị B Phụ lục MALI PHIÉƯ ĐẢNH GIẢ VÀ XÉP LOẠI CHÁT LƯỢNG CẢN BỌ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC (Kèm (heo Quy dinh vể đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ban hành lại Qìiyêt định sô: 'QĐ-UBND ngày tháng năm 2020 cùa UBND tinh Lào Cai) Mau số 01 Phiếu đánh giá. xếp loại chất lượng cán bộ Mầu sổ 02 Phiếu đánh giá. xốp loại chát lượng công chức Mầu số 03 Phiếu đánh giá. xếp loại chắt lượng viên chức Mầu số 04 Biêu tỏng họp đánh giá. xếp loại chất lượng cán bộ. công chức Mầu số 05 Biêu lông hợp đánh giá. xếp loại chất lượng viên chức
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 6128:1996 ISO 661:1989 DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – CHUẨN BỊ MẪU THỬ Animal and vegetable fats and oils – Preparation of test sample Lời nói đầu TCVN 6128:1996 hoàn toàn tương đương với ISO 661:1989; TCVN 6128:1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.   DẦU MỠ ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT – CHUẨN BỊ MẪU THỬ Animal and vegetable fats and oils – Preparation of test sample 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định trình tự chuẩn bị mẫu thử với mục đích phân tích cho một mẫu thí nghiệm của dầu hoặc mỡ động vật và thực vật. Phương pháp này không áp dụng cho các loại chất béo đã chuyển hóa thành thể nhũ như bơ, magarin, nước sốt mayonnaise,v.v… 2. Nguyên tắc Trộn chất béo, nếu cần phải đun nóng tới nhiệt độ thích hợp. Nếu có yêu cầu, tách các chất không hòa tan bằng cách lọc và làm khô bằng cách dùng natri sunfat khan 3. Thuốc thử Natri sunfat khan. 4. Thiết bị 4.1. Tủ sấy điện, có thiết bị điều chỉnh nhiệt độ. 4.2. Phễu lọc chịu nhiệt 5. Tiến hành thử 5.1. Trộn và lọc 5.1.1. Mẫu ở trạng thái lỏng, trong và không có cặn Làm mẫu thí nghiệm càng đồng đều càng tốt bằng cách lắc dụng cụ đựng đã được đậy kín. 5.1.2. Mẫu ở trạng thái lỏng, đục hoặc có cặn 5.1.2.1. Để xác định a) Độ ẩm và chất bay hơi; b) Các tạp chất không hòa tan; c) Khối lượng trên đơn vị thể tích, và/hoặc; d) Mỗi một phép xác định khác đối với mẫu chưa lọc hoặc nếu phép xác định bị ảnh hưởng do đun, lắc mạnh dụng cụ đựng (có chứa mẫu thí nghiệm) đến khi cận tách hoàn toàn khỏi thành của dụng cụ đựng. Ngay lập tức rót mẫu thử sang dụng cụ đựng khác và kiểm tra không còn cặn bám vào thành của dụng cụ đựng ban đầu, nếu đảm bảo được như thế, chuyến hoàn toàn (nếu cần mở dụng cụ đựng) và hợp nhất mẫu thử. 5.1.2.2. Đối với tất cả các phép xác định khác, đặt dụng cụ đựng mẫu thử vào tủ sấy (4.1) điều chỉnh nhiệt độ ở 50oC, để yên cho đến khi mẫu đạt được nhiệt độ đó và sau đó tiến hành theo 5.1.1. Nếu sau khi đun nóng và trộn mà mẫu không được hoàn toàn trong, phải lọc dầu, thực hiện ở trong tủ sấy và duy trì ở nhiệt độ 50oC hoặc bằng thiết bị phễu lọc chịu nhiệt (4.2). Không được để mẫu thử trong tủ sấy lâu hơn mức cần thiết, để tránh mọi sự chuyển hóa của chất béo do bị oxy hóa hoặc polyme hóa. Chất đã được lọc phải hoàn toàn trong. 5.1.3. Mẫu thử đặc 5.1.3.1. Đối với các phép xác định từ a) đến d) qui định trong 5.1.2.1, mẫu thử phải được làm ẩm một cách nhẹ nhàng cho tới khi mẫu mới bắt đầu trộn đều và sau đó trộn kỹ cốt để làm mẫu đồng nhất. 5.1.3.2. Đối với tất cả các phép xác định khác, làm nóng chảy mẫu thử trong tủ sấy (4.1), điều chỉnh nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của dầu mỡ ít nhất là 10 oC. Nếu sau khi đun nóng, mẫu đã hoàn toàn trong, tiến hành theo 5.1.1, nếu mẫu đục hoặc mẫu có cặn, tiến hành lọc ở nhiệt độ đã chọn, hoặc lọc ở trong tủ sấy, hoặc bằng thiết bị phễu lọc chịu nhiệt (4.2). Phần lọc phải trong hoàn toàn. 5.2. Sấy khô Nếu mẫu vẫn còn ẩm (đặc biệt trong trường hợp các dầu axit, axit béo và mỡ đặc), mẫu phải được sấy khô đối với các phép xác định mà độ ẩm làm ảnh hưởng tới kết quả (thí dụ như xác định chỉ số iốt), tránh để mẫu bị ôxy hóa. Đối với mục đích này, giữ phần mẫu đã trộn kỹ trong tủ sấy (4.1) (xem 5.1.1, 5.1.2.2, hoặc 5.1.3.2, sao cho phù hợp) trong khoảng thời gian càng ngắn càng tốt, ở nhiệt độ 10 oC cao hơn nhiệt độ nóng chảy, thích hợp hơn là dưới khí nitơ, sau khi thêm natri sunfat khan (điều 3) theo tỷ lệ từ 1 g đến 2 g trên 10 g dầu hoặc mỡ. Không được sấy ở nhiệt độ quá 50 oC. Chú thích – Natri sunfat mất đặc tính của nó như một chất làm khô ở nhiệt độ cao hơn 32,4 oC. Do đó nó cần được sấy khô trong chân không. Đối với các loại mỡ mà nhiệt độ sấy cao hơn 50oC thì phải hòa tan trong dung môi và sau đó sấy. Khuấy mạnh mẫu đã đun nóng với natri sunfat khan, sau đó lọc. Nếu như dầu hoặc mỡ đặc lại khi nguội thì tiến hành lọc trong tủ sấy (4.1) hoặc bằng thiết bị phễu lọc chịu nhiệt (4.2) ở nhiệt độ thích hợp nhưng không được vượt quá 50 oC. 6. Bảo quản Mẫu thí nghiệm phải được bảo quản trong thùng inốc và gắn xi kín, bảo quản chỗ lạnh (nhiệt độ tối đa là 10 oC) và tránh ánh sáng. Mẫu thí nghiệm có thể bảo quản như vậy trong 3 tháng. Đối với phần mẫu thí nghiệm không tuân theo các thao tác mà làm thay đổi thành phần của chúng (5.1.2.2, 5.1.3.2 hoặc 5.2) phải được bảo quản. Tuy nhiên, mẫu thí nghiệm đã được lọc và/hoặc sấy khô có thể được bảo quản dưới các điều kiện giống nhau.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________________   THÔNG TƯ Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự _________________ Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi: Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021; Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014; Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ về thẩm quyền ban hành và nội dung Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự tại Công văn số 5463/BNV-CCVC ngày 21 tháng 11 năm 2016; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự như sau:[1] Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, gồm Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án. 2. Thông tư này áp dụng đối với người làm công tác thi hành án dân sự thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chi cục Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Điều 2. Thời gian làm công tác pháp luật áp dụng trong hệ thống cơ quan Thi hành án dân sự gồm: 1. Tổng thời gian công tác được xếp ở các ngạch: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên ngành Tòa án, Thẩm phán; Kiểm tra viên ngành Kiểm sát, Kiểm sát viên; Điều tra viên thuộc Cơ quan điều tra trong Công an Nhân dân, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Trinh sát viên trung cấp trở lên, Cảnh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Trinh sát viên trung cấp trở lên của lực lượng An ninh nhân dân; sỹ quan điều tra, bảo vệ an ninh trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án dân sự, Thư ký thi hành án, Thư ký trung cấp thi hành án; Thanh tra viên; 2.[2] Thời gian giữ ngạch chuyên viên và tương đương trở lên tại các vị trí việc làm có yêu cầu trình độ cử nhân luật trở lên đối với công chức, viên chức làm việc tại Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp; hệ thống thi hành án dân sự; các cơ quan tòa án, kiểm sát, thanh tra, kiểm tra, nội vụ, nội chính hoặc tại vị trí việc làm trực tiếp thực hiện công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; 3.[3] Thời gian có trình độ cử nhân luật trở lên và giữ chức vụ lãnh đạo cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (cấp huyện trở lên); 4. Thời gian được cấp chứng chỉ hành nghề đối với luật sư và bổ nhiệm chức danh thừa phát lại đối với thừa phát lại. Điều 3. Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự 1. Chấp hành viên cao cấp Mã số ngạch: 03.299  2. Chấp hành viên trung cấp Mã số ngạch: 03.300  3. Chấp hành viên sơ cấp Mã số ngạch: 03.301  4. Thẩm tra viên cao cấp Mã số ngạch: 03.230  5. Thẩm tra viên chính Mã số ngạch: 03.231  6. Thẩm tra viên Mã số ngạch: 03.232  7. Thư ký thi hành án Mã số ngạch: 03.302  8. Thư ký trung cấp thi hành án Mã số ngạch: 03.303  Điều 4. Tiêu chuẩn chung 1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. 2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan. 3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân. 4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. 5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực. 6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 7.[4] Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các quy định khác của pháp luật. Chương II CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CHẤP HÀNH VIÊN Điều 5. Ngạch Chấp hành viên cao cấp 1. Chức trách Chấp hành viên cao cấp là công chức có chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính cao nhất, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành những vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính đặc biệt phức tạp, có liên quan đến các ngành, các cấp, các địa phương hoặc có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự. 2. Nhiệm vụ a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự; b) Tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật; c) Chủ trì nghiên cứu, đề xuất chương trình công tác, những vấn đề về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi hành án; d) Hướng dẫn, đôn đốc hoặc giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền quản lý của cấp mình thực hiện thi hành án dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; tiếp công dân theo quy định; đ) Xây dựng kế hoạch thi hành án dân sự và tổ chức thực hiện các quyết định của Thủ trưởng cơ quan về thi hành án dân sự; e) Hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án đối với Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp; g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án trên địa bàn; tổ chức tổng kết thực tiễn công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; h) Nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; i) Thực hiện nhiệm vụ khác do pháp luật quy định hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; b) Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự; c) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; d) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việc tổ chức thi hành án; đ) Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; e) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; g) Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án; h) Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp thì phải là người đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, địa phương được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng, tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 02 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; i) Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên trung cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có trình độ cử nhân luật trở lên; b)[5] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[6] Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền; d)[7] (được bãi bỏ) đ)[8] (được bãi bỏ) Điều 6. Ngạch Chấp hành viên trung cấp 1. Chức trách Chấp hành viên trung cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, trực tiếp tổ chức thi hành, đôn đốc thi hành các vụ việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính phức tạp, số tiền, tài sản phải thi hành lớn; việc thi hành án liên quan đến nhiều địa phương thuộc thẩm quyền của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự. 2. Nhiệm vụ a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự; b) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật; c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; đề xuất biện pháp, chỉ đạo việc thi hành các quyết định thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định; d) Báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, kiến nghị, đề xuất biện pháp tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; đ) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Chấp hành viên sơ cấp, Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án; e) Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thi hành án, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; g) Giúp Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự nắm tình hình công tác thi hành án và việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án thuộc thẩm quyền theo sự phân công; h) Tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn thi hành án; i) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án; k) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; b) Am hiểu sâu về nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự; c) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; d) Có khả năng phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan trong việc thi hành án; đ) Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của toà án; quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; e) Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao; g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp phải là người đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 01 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Cục Thi hành án dân sự hoặc Chi cục Thi hành án dân sự; h) Công chức dự thi nâng ngạch Chấp hành viên trung cấp phải có thời gian giữ ngạch Chấp hành viên sơ cấp từ 05 năm (60 tháng) trở lên. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có trình độ cử nhân luật trở lên; b)[9] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[10] (được bãi bỏ) d)[11] (được bãi bỏ) Điều 7. Ngạch Chấp hành viên sơ cấp 1. Chức trách Chấp hành viên sơ cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, có trách nhiệm trực tiếp tổ chức thi hành án dân sự, đôn đốc thi hành án hành chính đối với những vụ việc đơn giản, lượng tiền, tài sản phải thi hành án có giá trị không lớn thuộc thẩm quyền thi hành của Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự. 2. Nhiệm vụ a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự; b) Triển khai thực hiện công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật; c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện quyết định thi hành án dân sự; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định; d) Báo cáo kết quả thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; kiến nghị các biện pháp giải quyết; đ) Hướng dẫn nghiệp vụ đối với Thư ký, Thư ký trung cấp thi hành án; e) Nghiên cứu, kiến nghị, sửa đổi bổ sung các văn bản về thi hành án, đề xuất ý kiến đóng góp về hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án; g) Tham gia xây dựng văn bản về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề về tổ chức thi hành án dân sự, thi hành án hành chính thuộc thẩm quyền; h) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; b) Nắm vững nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án trong việc tổ chức thi hành các vụ việc được giao; c) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương; thông thạo địa bàn được phụ trách; d) Có khả năng phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao; đ) Có khả năng giáo dục, thuyết phục đương sự thi hành bản án, quyết định của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; e) Có khả năng soạn thảo các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao; g) Công chức dự thi vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có trình độ cử nhân luật trở lên; b)[12] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[13] (được bãi bỏ) d)[14] (được bãi bỏ) Chương III CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH THẨM TRA VIÊN Điều 8. Ngạch Thẩm tra viên cao cấp 1.[15] Chức trách Thẩm tra viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án dân sự quan trọng, phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều địa phương; thẩm tra, kiểm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự. 2. Nhiệm vụ a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự (sau đây viết tắt là Nghị định số 62/2015/NĐ-CP); b)[16] Thực hiện việc thẩm tra, kiểm tra những vụ việc thi hành án đã và đang thi hành; xây dựng kế hoạch kiểm tra, chủ động thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra công tác thi hành án dân sự theo kế hoạch đã được Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự phê duyệt. Quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có sai sót phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thực hiện quyết định có sai sót đó để khắc phục, sửa chữa và chịu trách nhiệm về những kiến nghị của mình; c)[17] Lập kế hoạch trình Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự phê duyệt, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thẩm tra, kiểm tra, xác minh và đề xuất biện pháp giải quyết đối với các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, quản lý thi hành án hành chính theo sự chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự; d) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, thẩm tra, xác minh, kiểm tra thống kê, báo cáo dữ liệu thi hành án dân sự, thi hành án hành chính và những hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến công tác thi hành án dân sự của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đ)[18] Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự thi hành các vụ việc phức tạp; e)[19] Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền; g) Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; h) Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự; báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự trong phạm vi toàn hệ thống; i) Tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; k)[20] Giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự trong việc hướng dẫn, chỉ đạo thẩm tra, kiểm tra nghiệp vụ thi hành án dân sự trong toàn quốc và đề xuất các biện pháp điều chỉnh nhằm bảo đảm việc tổ chức thi hành án dân sự đúng pháp luật và hiệu quả; l) Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học về công tác thi hành án; m) Tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các ngạch Thẩm tra viên thi hành án dân sự; n)[21] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; b) Nắm vững và am hiểu các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước, am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; am hiểu sâu các nội dung pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ thi hành án dân sự; c) Nắm vững tình hình và xu thế phát triển của lĩnh vực thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; d) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, đề án, chương trình gắn với chuyên môn nghiệp vụ của lĩnh vực thi hành án dân sự để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; đ) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch công tác, tài liệu giảng dạy liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thi hành án dân sự; e) Có năng lực nghiên cứu khoa học, tổng kết chuyên đề diện rộng thuộc lĩnh vực được giao, đề xuất những vấn đề chiến lược về công tác thi hành án dân sự, công tác thi hành án hành chính; có khả năng phân tích, khái quát, tổng hợp trong nhiều lĩnh vực liên quan đến công tác thi hành án; g) Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp thì phải là người đã chủ trì xây dựng hoặc tham gia xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành, địa phương được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng, tham gia xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 02 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Tổng cục Thi hành án dân sự hoặc hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; h)[22] Công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp phải có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính hoặc tương đương từ đủ 06 năm (đủ 72 tháng) trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có trình độ cử nhân luật trở lên; b)[23] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[24] Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền; d)[25] (được bãi bỏ) đ)[26] (được bãi bỏ) Điều 9. Ngạch Thẩm tra viên chính 1. Chức trách Thẩm tra viên chính là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, giúp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, kiểm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự. 2. Nhiệm vụ a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ; b) Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành theo kế hoạch được duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có sai sót phải tham mưu cho cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thực hiện quyết định sai sót đó để khắc phục, sửa chữa và chịu trách nhiệm về những kiến nghị của mình; c) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để xác minh, kiểm tra và đề xuất biện pháp giải quyết nhiệm vụ được phân công; d) Thẩm tra, kiểm tra báo cáo thống kê, báo cáo dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên trung cấp, Chấp hành viên sơ cấp và của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc; đ) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự; e) Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; g) Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, báo cáo kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự của các đơn vị trực thuộc; h) Tham gia xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; i) Biên soạn tài liệu, tham gia hướng dẫn nghiệp vụ đối với ngạch Chấp hành viên sơ cấp, ngạch Thẩm tra viên, ngạch Thư ký thi hành án; k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Thủ trưởng cơ quan giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; b) Am hiểu các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; áp dụng thành thạo các nguyên tắc, chế độ, thủ tục thẩm tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; c) Nắm được tình hình và xu thế phát triển của công tác thi hành án dân sự trong nước và thế giới; tổ chức nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; d) Có khả năng phân tích, tổng hợp, thành thạo kỹ năng xây dựng văn bản, tài liệu liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao và thuyết trình về các vấn đề được giao; đ) Đối với công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên chính phải là người đã chủ trì hoặc tham gia xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu hoặc đã chủ trì xây dựng và triển khai thực hiện đạt hiệu quả ít nhất 01 đề tài, đề án, sáng kiến trong phạm vi Cục Thi hành án dân sự hoặc Chi cục Thi hành án dân sự; h)[27] Công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên chính phải có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có trình độ cử nhân luật trở lên; b)[28] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[29] (được bãi bỏ) d)[30] (được bãi bỏ) Điều 10. Ngạch Thẩm tra viên 1. Chức trách Thẩm tra viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực thẩm tra thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, giúp Thủ trưởng cơ quan trực tiếp thực hiện việc thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự. 2. Nhiệm vụ a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ; b)[31] Thực hiện thẩm tra hồ sơ các vụ việc đã và đang thi hành do Chấp hành viên thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt hoặc theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự, đề xuất hướng giải quyết và chịu trách nhiệm về ý kiến đề xuất của mình; c)[32] Thẩm tra thống kê, báo cáo, dữ liệu thi hành án dân sự của Chấp hành viên, của các cơ quan thi hành án dân sự trực thuộc; d) Tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự: Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân theo thẩm quyền đối với những vụ việc đơn giản; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với những vụ việc đơn giản thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự; đ) Thẩm tra, kiểm tra, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; e)[33] Thẩm tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo liên quan đến công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; g) Tham mưu xây dựng dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự; h) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác thẩm tra theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan; i) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện công tác thẩm tra các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật; k) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên để vận dụng vào công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; b) Nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo và nghiệp vụ thẩm tra, kiểm tra thi hành án dân sự, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo; c) Nắm được tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương liên quan đến công tác thi hành án dân sự; d) Có năng lực phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; đ) Nắm vững quy trình giải quyết công việc, có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu; e) Công chức được đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên phải đang giữ ngạch Chuyên viên và tương đương, có thời gian làm công tác pháp luật từ 03 năm (36 tháng) trở lên. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có trình độ cử nhân luật trở lên; b)[34] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[35] (được bãi bỏ) d)[36] (được bãi bỏ) Chương IV CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH THƯ KÝ THI HÀNH ÁN Điều 11. Ngạch Thư ký thi hành án 1. [37] Chức trách Thư ký thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ a)[38] Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; b) Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác; c) Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án; d) Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên; đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án; giúp Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án dân sự đối với các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; b) Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; c) Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án; d) Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao; đ) Công chức dự thi nâng ngạch Thư ký thi hành án phải có thời gian giữ ngạch Thư ký trung cấp thi hành án từ 03 năm (36 tháng) trở lên. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp cử nhân luật trở lên; b)[39] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[40] (được bãi bỏ) d)[41] (được bãi bỏ) Điều 12. Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án 1.[42] Chức trách Thư ký trung cấp thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. 2. Nhiệm vụ a)[43] Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; b) Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác; c) Giúp Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án; d) Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên; đ) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên sơ cấp thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự; giúp Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án đối với các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật; e) Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao. 3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự; b) Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự; c) Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Thư ký trung cấp thi hành án; d) Có khả năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao. 4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Có bằng tốt nghiệp trung học luật trở lên; b)[44] Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp; c)[45] (được bãi bỏ) d)[46] (được bãi bỏ) Điều 12a. Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự[47] Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BTP được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ) như sau: a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1. b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1. c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1. d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B. Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[48] Điều 13. Tổ chức thực hiện 1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành trong hệ thống thi hành án dân sự là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm và quản lý đội ngũ công chức làm công tác thi hành án dân sự. 2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thuộc Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trên cơ sở bảo đảm không thấp hơn các tiêu chuẩn của các ngạch công chức tương ứng quy định tại Thông tư này. Điều 14. Quy định chuyển tiếp, điều khoản thi hành 1. Mã số ngạch công chức thi hành án dân sự hiện đang giữ các ngạch Thẩm tra viên cao cấp (mã số 03.232), Thẩm tra viên (mã số 03.230) trước đây được chuyển xếp sang mã số ngạch mới như sau: a) Ngạch Thẩm tra viên cao cấp (mã số 03.232) được chuyển xếp sang ngạch Thẩm tra viên cao cấp (mã số 03.230); b) Ngạch Thẩm tra viên (mã số 03.230) được chuyển xếp sang ngạch Thẩm tra viên (mã số 03.232). 2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc bổ nhiệm các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này, trừ các tiêu chuẩn quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8, điểm b khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 4 Điều 10 được tiếp tục áp dụng theo quy định tại điểm c khoản 4 Mục I, II, III Quyết định số 01/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp thi hành án cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017. 3. Bãi bỏ Thông tư số 10/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Chấp hành viên và Thư ký thi hành án dân sự và Quyết định số 01/2007/QĐ-BNV ngày 17 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp thi hành án. 4.[49] Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch[50] công chức chuyên ngành thi hành án dân sự tiếp tục có giá trị sử dụng khi bổ nhiệm ngạch tương ứng. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự cao cấp được sử dụng để thi, xét nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch Chuyên viên cao cấp, Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự chính được sử dụng để thi, xét nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch Chuyên viên chính, Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự được sử dụng để thi, xét nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch Chuyên viên, Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án. 5.[51] Thời gian có trình độ cử nhân luật, thực hiện nhiệm vụ liên quan đến kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự và giữ ngạch kế toán viên trở lên đối với công chức trong hệ thống thi hành án dân sự trước ngày Thông tư số 78/2020/TT-BTC ngày 14/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có hiệu lực thi hành, được tính là thời gian làm công tác pháp luật. 6.[52] Đối với đề án, kế hoạch thi nâng ngạch công chức được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Sau thời hạn này nếu chưa tổ chức thi nâng ngạch công chức thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này. 7.[53] Giao Học viện Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Thông tư; các chương trình chuyển đổi để người có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thi hành án dân sự[54], chứng chỉ bồi dưỡng ngạch công chức hành chính hoặc chuyên ngành khác để được cấp chứng chỉ theo Thông tư này. Điều 15. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2017. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện các quy định tại Thông tư này./. BỘ TƯ PHÁP __________ Số: 4641/VBHN-BTP Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo); - Bộ trưởng (để báo cáo); - Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng; - Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp; - Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; - Cục THADS các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cổng TTĐT Chính phủ; - Cổng TTĐT Bộ Tư pháp; - Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (để đăng tải); - Lưu: VT, TCTHADS (02).   XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2021 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Mai Lương Khôi     [1] Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019; Căn cứ Luật Thi hành án dân sự năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự năm 2014; Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/02/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ; Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ; Trên cơ sở ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ tại Công văn số 5478/BNV-CCVC ngày 10/11/2019 và Công văn số 3456/BNV-CCVC ngày 12/7/2020; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05/4/2017 quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thi hành án dân sự.” Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021 có căn cứ ban hành như sau: “Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ; Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ; Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ; Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.” [2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [5] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [6] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [7] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [8] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [9] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [10] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [11] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [12] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [13] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [14] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [15] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [16] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [17] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [18] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [19] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [20] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [21] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [22] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [23] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [24] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [25] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [26] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [27] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [28] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [29] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [30] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [31] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [32] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [33] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [34] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [35] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [36] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [37] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [38] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [39] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [40] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [41] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 2 Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [42] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [43] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [44] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [45] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [46] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 và được bãi bỏ theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [47] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [48] Điều 2 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021 quy định như sau: “Điều 2. Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan thi hành án dân sự địa phương, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.” Điều 3 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 nă 2021 quy định như sau: “Điều 3. Hiệu lực thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. 2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương, Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.” [49] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [50] Cụm từ “đã cấp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5, điểm b khoản 4 Điều 6, điểm b khoản 4 Điều 7, điểm b khoản 4 Điều 8, điểm b khoản 4 Điều 9, điểm b khoản 4 Điều 10, điểm b khoản 4 Điều 11 Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch” được bãi bỏ theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021. [51] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [52] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [53] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Thông tư số 08/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2017/TT-BTP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành Thi hành án dân sự, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. [54] Cụm từ “đã cấp trước khi Thông tư này có hiệu lực” được bãi bỏ theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 06/2021/TT-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức cán bộ trong lĩnh vực thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 10 năm 2021.
Bộ TÀI CHÍNH TỎNG CỤC THUÉ CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc S?* Hà Nội, ngày ềS thángOẮ năm 20Ỉ6 V/v chính sách thuế * z Kính gừi: - Cục Thuế tinh Bình Định; - Công ty TNHH MTV Hoa Sen (Địa chì: Cụm CN, phường Bình Định, thị xà Ăn Nhơn, tỉnh Bình Định) Tồng cục Thuế nhận dược công văn số 04/CV-2015 ngày 16/12/2015 cùa Công ty TNHH MTV Hoa sen đề nghị hưởng dẫn ve chính sách thuế giá trị gia tăng và thuê thu nhập doanh nghiệp. Vế vân đê này, Tông cục Thuê có ý kiên như sau: Tạỉ Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219Z2013/IT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 cùa Chính phủ quy định chi tiết và thi hành một số điêu Luật thuế giá trị gia tăng quy định: "Điều 14. Nguyên ỉắc khấu trừ thué giá trị gia tăng đầu vào 2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoả, dịch vự (kế cả tàỉ sản cổ đinh) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoả, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ sổ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đâu vào được khâu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tồng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bản ra không hạch toán riêng được. ” Tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế sừa đổi, bô sung khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên như sau: “2. Thuế GTGT đầu vào của hảng hóa, dịch vụ (kề cả tài sản cố định) sử dụng dồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chi được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và khâng được khâu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuê đâu vào được khâu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thué GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuê GTGT so với tông doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gôm cả doanh thu khồng phải kê khai, tính nộp thuê không hạch toán riêng được.,f Tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2034 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phù quy định và hướng dẫn thì hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định: “Điều 14. Thu nhập từ chuyền nhượng vốn ỉ, Phạm vi áp dụng: Thu nhập từ chuyển nhượng vẻn của doanh nghiệp ỉà thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ so vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tô chức, cả nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán doanh nghiệp), Thờỉ điểm xảc định thu nhấp từ chuyển nhượng von là thời điểm chuyển quyền sở hữu vồn. Trường hợp doanh nghiệp bán toàn bộ cỏng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tố chức ỉàm chủ sở hừu dưới hình thức chuyển nhượng von có gắn vớỉ bất động sản thì kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hoạt động chuyển nhượng bất động sản và kê khai theo tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu sẩ 08) ban hành kèm theo Thông tư này,., ” Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Hoa Sen tại công yăn số 04/CV- 2015 ngày 16/12/2015, Cục Thuế tinh Bình Định đã thực hiện kiểm tra thuế tại Câng ty và ban hành Quyết định số 2208/QĐ-CT ngày 12/11/2015 về việc xừ phạt vi phạm hành chính về thuế. Đề nghị Cục Thuế tĩnh Bình Định căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế của Công ty để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật thuế. Trường hợp phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền, Cục Thuế báo cáo cụ thề tình hình xử lý (cãn cứ pháp lý, quan điểm, kết quả xừ lý) để Tổng cục Thuế xem xét chỉ đạo thực hiện. Tổng cục thuế ưả lời để Cục Thuế tỉnh Binh Định được biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trẽn; • PTCTr Cao Anh Tuấn (để b/c); -VụPC-TCT; - Lưu VT, cs (4b).$ TL. TỎNG cục TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG vụ CHÍNH SÁCH
QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành Quy chế Tổ chức và thực hiện dự án Phát triển chè và cây ăn quả ________________ BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01/11/1995 của Chính phủ qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Căn cứ Hiệp định vay vốn dự án Phát triển chè và cây ăn quả số VIE 1781(SF) ký ngày 1/10/2001 giữa Chính Phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu á (ADB); Căn cứ Nghị Định số 17/2001/NĐ-CP ngày 14/5/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dung nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; Căn cứ Quyết định 132/1999/BNN/QĐ-HTQT ngày 22/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các chương trình dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ nước ngoài thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ và Giám đốc Dự án Phát triển chè và cây ăn quả; QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “ Quy chế về Tổ chức và thực hiện dự án Phát triển chè và cây ăn quả”. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, mọi quy định trước đây trái với qui chế này đều bãi bỏ. Điều 3. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Trưởng Ban Quản lý các Dự án Nông nghiệp, Giám đốc Dự án Phát triển chè và cây ăn quả chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. /.   QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CHÈ VÀ CÂY ĂN QUẢ (Ban hành theo Quyết định số: 103/2001/QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 10 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)  Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Quy chế này quy định các nguyên tắc chung và các điều khoản chi tiết về việc tổ chức và thực hiện Dự án Phát triển cây chè và cây ăn quả, trên cơ sở văn kiện Hiệp định tín dụng phát triển số 1781 VIE (SF) được ký giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) ngày 01 tháng 10 năm 2001. Điều 2: Mọi hoạt động và mối quan hệ của các Ban Quản lý dự án Trung ương (CPO) và Ban Quản lý Dự án tỉnh (PPMU) phải tuân thủ chặt chẽ theo Hiệp định dự án, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các quy định tại quy chế này. Các điều khoản trong bản quy chế này được xây dựng trên nội dung các văn kiện chủ yếu sau: - Hiệp định tín dụng dự án Phát triển cây chè và cây ăn quả số 1781 VIE (SF) giữa Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), ký ngày 01 tháng 10 năm 2001 và các văn kiện chính thức kèm theo Hiệp định. - Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 14/5/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. - Quyết định 100/BNN/TCCB/QĐ ngày 3/7/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc thành lập Ban quản lý các dự án nông nghiệp. - Quyết định 132/1999/BNN/QĐ/HTQT ngày 22/9/1999 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Quy chế quản lý các chương trình và dự án có sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT số 2891 BNN/TCCB/QĐ ngày 28/6/2001 về việc thành lập Ban Quản lý dự án Phát triển cây chè và cây ăn quả. Chương 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA DỰ ÁN Điều 3. Cơ cấu tổ chức của dự án Tổ chức của dự án Phát triển chè và cây ăn quả bao gồm: a/ Ban Chỉ đạo dự án Trung ương (PSC) do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làTrưởng Ban. b/ Ban Quản lý dự ánTrung ương (CPO). c/ Ban Chỉ đạo dự án tỉnh (PPSC). d/ Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU). e/ Ban thực hiện dự án (PIU) của Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Viện nghiên cứu rau quả, Viện nghiên cứu chè, Viện công nghệ sau thu hoạch thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam. Điều 4. Các Ban Chỉ đạo dự án A. Ban Chỉ đạo dự án Trung ương (PSC): 1/ Thành phần: - Ban chỉ đạo Dự án Trung ương gồm có: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT là Trưởng Ban chỉ đạo dự án. Các thành viên của Ban Chỉ đạo dự án bao gồm đại diện của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Vụ Hợp tác quốc tế của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Khuyến nông & Khuyến lâm, đại diện khối doanh nghiệp tư nhân ngành chè và cây ăn quả, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp, Giám đốc dự án Phát triển chè và cây ăn quả, Giám đốc dự án là thư ký cho Ban chỉ đạo. 2/ Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo dự án Trưng ương: a/ Ban chỉ đạo dự án có trách nhiệm điều phối, giám sát các hoạt động của dự án căn cứ theo văn kiện Hiệp định dự án b/ Chỉ đạo, điều phối và thúc đẩy việc thực hiện dự án, hướng dẫn thông qua Ban Quản lý dự án Trung ương trong các vấn đề chính sách, chế độ của dự án c/ Phê duyệt các kế hoạch vốn, kế hoạch hoạt động và mua sắm của dự án d/ Phê duyệt các hợp đồng, kết quả đấu thầu mua sắm, xây lắp và tư vấn của dự án đ/ Chỉ đạo dự án xây dựng các văn bản liên Bộ, cấp Bộ và các Quy định, Quy chế liên quan đến dự án trình Bộ và Nhà nước ban hành e/ Phối hợp cùng với nhà tài trợ đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho dự án để đảm bảo dự án hoạt động có hiệu quả. g/ Các thành viên thường trực của Ban Chỉ đạo dự án họp định kỳ 6 tháng một lần. Các cuộc họp bất thường sẽ được tổ chức theo yêu cầu cụ thể công việc của dự án và theo đề nghị của Trưởng Ban chỉ đạo dự án. 3/ Chế độ làm việc của Ban chỉ đạo Dự án Trung ương a/ Ban chỉ đạo họp ít nhất 6 tháng 1 lần hoặc theo yêu cầu cụ thể của dự án. b/ Ban chỉ đạo hoạt động kiêm nhiệm và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. B. Ban Chỉ đạo dự án tỉnh (PPSC): 1/ Thành phần: Ban chỉ đạo dự án tỉnh gồm: Phó Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, các thành viên là đại diện gồm Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT (DARD) là Phó ban thường trực và đại diện của các cơ quan Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT (VBARD) tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Giám đốc dự án PPMU là thành viên và thư ký của PPSC. 2/ Nhiệm vụ: Các PPSC được thành lập ở mỗi tỉnh có dự án và chịu trách nhiệm hướng dẫn các PPMU tại tỉnh mình về vấn đề thực hiện dự án và chính sách. 3/ Chế độ làm việc: Ban Chỉ đạo dự án tỉnh họp 3 tháng một lần, hoặc theo yêu cầu cụ thể công việc. Điều 5. Các Ban Quản lý dự án A. Ban Quản lý Dự án Trung ương (CPO): 1/ Tổ chức bộ máy: Ban Quản lý dự án Trung ương Dự án Phát triển chè và cây ăn quả trực thuộc Ban Quản lý các Dự án nông nghiệp( gọi là Ban Quản lý Dự án Trung ương hay Văn phòng dự án), tên giao dịch tiếng Anh là Central Project Office-CPO. Ban Quản lý Dự án trung ương có trụ sở đặt tại Hà Nội, được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, hạch toán độc lập và được sử dụng con dấu của Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp để giao dịch. Ban Quản lý dự án Trung ương (hoặc Văn phòng Dự án) có 1 Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán dự án và các cán bộ nhân viên dự án. Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo dự án về mọi hoạt động của dự án. Ban Quản lý dự án Trung ương là cơ quan thường trực của Dự án Phát triển chè và cây ăn quả, là đầu mối giao dịch với các tổ chức trong và ngoài nước có chức năng quản lý điều hành thực hiện Dự án Phát triển cây chè và cây ăn quả tuân thủ theo Hiệp định Dự án số 1781 VIE (SF) và các văn bản cam kết hoặc thoả thuận ký kết giữa phía Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu á (ADB), đồng thời chấp hành các chính sách chế độ và qui định hiện hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2/ Nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án Trung ương. a/ Giúp Ban chỉ đạo dự án tổ chức, triển khai thực hiện các mục tiêu và các hoạt động của dự án và các cơ quan tham gia thực hiện. b/ Xây dựng, qui chế tổ chức thực hiện dự án, định mức kinh tế kỹ thuật và định mức chi tiêu cho dự án, đề nghị Trưởng ban chỉ đạo xem xét và trình Bộ ban hành. c/ Căn cứ vào nội dung ghi trong Hiệp định, lập kế hoạch hoạt động, tổng dự toán hàng năm của dự án bao gồm cả vốn ADB và vốn đối ứng gửi Trưởng ban chỉ đạo xem xét và trình Bộ duyệt, tổ chức triển khai các hoạt động của dự án sau khi kế hoạch đã được phê duyệt. d/ Tiếp nhận tiền vốn của dự án và phân bổ sử dụng theo kế hoạch được duyệt. đ/ Tuyển chọn cán bộ nhân viên của dự án theo phân cấp và trình Bộ ra quyết định. e/Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ tham gia dự án. g/ Chuẩn bị hồ sơ mời thầu, thực hiện đấu thầu tuyển chọn chuyên gia quốc tế và trong nước, tổ chức đấu thầu xây dựng và mua sắm vật tư, thiết bị thuộc dự án theo qui chế hiện hành của Nhà nước và Quy định của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB). h/ Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt và tổng hợp báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả thực hiện dự án gửi Trưởng ban chỉ đạo xem xét, trình Bộ và đối tác nước ngoài theo qui định. i/ Tổ chức việc kiểm toán, quyết toán hàng năm và quyết toán khi kết thúc dự án. B. Ban Quản lý dự án tỉnh (PPMU) và các Ban thực hiện dự án (PIU): 1/ Tổ chức: Các Ban Quản lý dự án tại các tỉnh (PPMU) và các đơn vị tham gia dự án được mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại các tỉnh và sử dụng con dấu của các đơn vị thực hiện dự án để giao dịch. Ban Quản lý dự án tỉnh có Trưởng và Phó ban PPMU, kế toán, các cán bộ chuyên trách và nhân viên hợp đồng. Các Ban PPMU chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. 2/ Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án tỉnh: a/ Thực hiện dự án của các tỉnh tương ứng. b/ Quản lý về tài chính của các thành phần dự án tương ứng. c/ Lập các chương trình đào tạo và phối hợp đào tạo ở cấp tỉnh. d/Phối hợp với các Viện Nghiên cứu liên quan thiết lập hệ thống cấp giấy chứng nhận vườn ươm. đ/ Thiết lập hệ thống thông tin thị trường. e/ Mua sắm trang thiết bị theo phân cấp. g/ Giám sát tiến độ thực hiện dự án ở cấp tỉnh. h/ Lập các báo cáo, kế hoạch, tiến độ và kế toán ở cấp tỉnh để trình lên CPO i/ Giám sát và đánh giá các hoạt động của dự án bao gồm cả các biện pháp bảo vệ môi trường do các Bên vay phụ thực hiện. Trước khi bắt đầu dự án, các PPMU phải chuẩn bị các kế hoạch phát triển chi tiết ở cấp tỉnh, trong đó chỉ ra các khu vực có tiềm năng phát triển cây chè và cây ăn quả, quan tâm đúng mức đến hạ tầng cơ sở và các thiết bị chế biến. Các kế hoạch này cũng cần nêu ra yêu cầu đào tạo và hợp tác giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình tiến hành các hoạt động của dự án. C. Ngân hàng nông nghiệp và PTNT (VBARD) Ngân hàng nông nghiệp và PTNT (VBARD)chịu trách nhiệm thành lập PIU tại trụ sở chính để thực hiện Hợp phần tín dụng; PIU do Phó tổng giám đốc của VBARD làm Trưởng Ban và gồm có một Giám đốc thường trực và một số nhân viên có năng lực. Các hệ thống báo cáo và số liệu thống kê do VBARD lập trong dự án tín dụng nông thôn do ADB tài trợ sẽ được chấp nhận các sửa đổi phù hợp để đáp ứng các yêu cầu của dự án, PIU chịu trách nhiệm: a/ Lập kế hoạch công tác và ngân sách hàng năm. b/ Duy trì các tài khoản hợp lý và các báo cáo chi tiêu. c/ Tiếp tục tài trợ các khoản vay phụ hợp lý. d/ Chuyển các đơn xin vay vốn phụ có số lượng vay vượt quá $50.000 cùng với đề xuất cụ thể để Ngân hàng Phát triển châu á thông qua. đ/ Lưu giữ các hồ sơ về đơn xin rút vốn và giải ngân. e/ Kiểm tra việc hoạt động dự án của các chi nhánh của VARD thuộc các tỉnh có dự án. g/ Kiểm tra hoạt động của các khoản vốn vay phụ. h/Thu thập và đối chiếu các số liệu thống kê liên quan đến dự án. i/ Soạn và trình các báo cáo cần thiết và các số liệu thống kê cho CPO, Bộ Tài chính (MOF) và ADB. k/ Tham gia vào quá trình soạn thảo và chỉnh lý các sổ tay kỹ thuật được chuẩn bị trong dự án để hướng dẫn tới các hộ nông dân. Chậm nhất trong vòng một năm kể từ ngày dự án có hiệu lực, Bên vay bảo đảm VBARD sẽ soạn thảo công bố một chính sách cho vay, đề ra các điều khoản và các điều kiện để có thể được vay vốn cho các tiểu dự án, trước khi xuất bản, dự thảo sổ tay kỹ thuật sẽ được trình ADB xem xét chấp nhận. Các Viện Nghiên cứu chịu trách nhiệm tiến hành các nghiên cứu thích hợp về nông học, chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trong trường hợp được yêu cầu, các Viện Nghiên cứu sẽ hỗ trợ các PPMU trên cơ sở hợp đồng trong việc: (i) Chuẩn bị toàn bộ khâu kỹ thuật; (ii) Lập các tiêu chuẩn và thiết lập hệ thống cấp chứng nhận vườn ươm; (iii) Cung cấp địa điểm và thiết bị đào tạo nâng cao các cán bộ của Sở Nông nghiệp và PTNT (DARD) và (iv) Mua sắm trang thiết bị cho các Hợp phần được phân cấp cho các Viện Nghiên cứu trên cơ sở thông qua Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) phê duyệt Chương 3: CHUYÊN GIA VÀ NHÂN VIÊN CỦA DỰ ÁN Điều 6. Nhiệm vụ của các chuyên gia và nhân viên Tất cả các chuyên gia và nhân viên của dự án, bao gồm người Việt Nam và người nước ngoài, đều có nhiệm vụ: 1/ Hoàn thành các nhiệm vụ với chất lượng tốt và đúng thời hạn, các công việc được giao theo bản mô tả công việc trong hợp đồng hoặc các công việc được giao. 2/ Báo cáo trung thực và đầy đủ các công việc được giao. 3/ Duy trì mối quan hệ công tác với các đồng nghiệp, các cơ quan liên quan. Các chuyên gia và nhân viên của dự án chỉ được quyền giao dịch với các cơ sở của Việt Nam và nước ngoài theo sự phân công của Lãnh đạo Ban Quản lý dự án. Không được phép xin hoặc nhận bất cứ khoản phí, tiền thưởng, quà biếu, v.v...của các tổ chức hay cá nhân khác cho những công việc có liên quan đến nhiệm vụ đang thực hiện. 4/ Tuân thủ pháp luật và các chính sách của Việt Nam, các quy chế của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Quy định của dự án, đặc biệt trong công tác bảo mật thông tin, tài liệu, bảo vệ tài sản. 5/ Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và năng lực công tác thông qua các hoạt động của dự án. 6/ Đóng đầy đủ và đúng hạn các khoản thuế và nghĩa vụ theo qui định. Chương 4: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN Điều 7. Kế hoạch tài chính. 1/ Tài chính do ADB và Chính phủ Việt Nam cung cấp được sử dụng theo đúng hạng mục và các thủ tục đã qui định trong Văn kiện dự án, tuân thủ đầy đủ các qui định hiện hành của ADB và Chính phủ Việt Nam. 2/ Mọi trường hợp thay đổi, điều chỉnh các hạng mục đều phải báo cáo Ban chỉ đạo phê duyệt để xem xét, quyết định. 3/ Kế hoạch hoạt động và tài chính hàng năm do Ban Quản lý dự án xây dựng để trình lên Ban Chỉ đạo dự án phê duyệt. Điều 8. Kế toán. 1/ Kế toán dự án được thực hiện theo đúng các qui định trong Hiệp định vay vốn và quy định hiện hành của ADB và Chính phủ Việt Nam. 2/ Mọi hóa đơn, chứng từ thu chi phải được lưu giữ đầy đủ tại văn phòng dự án. Ban Quản lý dự án phải thiết lập hệ thống kế toán trên máy vi tính theo qui định. Điều 9. Quyết toán và báo cáo tài chính. 1/ Hàng quý và hàng năm, Giám đốc dự án phải thực hiện báo cáo quyết toán tài chính với Ban Chỉ đạo dự án, các Vụ chức năng và các Bộ hữu quan theo biểu mẫu quy định. 2/ Báo cáo tài chính từng quý và từng năm phải được gửi cho Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ đúng hạn. Báo cáo quí chậm nhất 15 ngày và Báo cáo năm chậm nhất 20 ngày sau khi kết thúc quý và năm. Điều 10. Kiểm toán. 1/Tài chính hàng năm các hợp phần được kiểm toán bằng kiểm toán viên độc lập do CPO tuyển chọn, ADB và Bộ NN&PTNT phê duyệt. 2/ Báo cáo kiểm toán hàng năm phải được gửi cho Bộ Nông nghiệp & PTNT, các Cơ quan quản lý của Chính phủ và ADB. 3/ Giám đốc dự án có trách nhiệm giải trình các vấn đề liên quan được nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều 11. Tài sản của Dự án 1/ Mọi tài sản, thiết bị, phương tiện, dụng cụ trang bị chung cho văn phòng CPO, PPMU, PIU mua sắm từ kinh phí dự án là tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án, không ai có quyền chuyển nhượng, cho, biếu, bán các tài sản đó hoặc sử dụng cho mục đích riêng. 2/ Việc mua sắm các trang thiết bị, tài sản phải được tiến hành theo qui định mua sắm của ADB và Việt Nam. Việc mua sắm các tài sản và xây lắp phải tuân thủ theo quy định về phân cấp mua sắm cho dự án. 3/ Ban Quản lý dự án CPO có trách nhiệm soạn thảo, ban hành qui chế quản lý tài sản, sử dụng xe cộ, điện thoại, điện nước của dự án. Các Ban PPMU, PIU có trách nhiệm tổ chức tốt việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sữa chữa để tài sản của dự án luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt. 3/ Sau khi kết thúc dự án, tất cả các tài sản và hồ sơ tài sản phải được bàn giao đầy đủ theo đúng quy định của Nhà nước và của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Chương 5: QUẢN LÝ TÀI LIỆU VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO   Điều 12. Tài liệu của Dự án 1/ Mọi tài liệu do các Hợp phần soạn thảo, thu thập, xử lý ở dạng văn bản, tư liệu trên đĩa từ, phim ảnh, băng ghi tiếng, ghi hình...đều là tài sản dự án và chỉ được sử dụng cho mục đích công vụ, theo qui định hiện hành của Việt Nam 2/ Khi dự án kết thúc, mọi tài liệu được chuyển giao đầy đủ và nguyên trạng cho Bộ Nông nghiệp & PTNT. Điều 13. Ngôn ngữ Ngôn ngữ chính thức sử dụng trong tài liệu dự án là tiếng Anh và tiếng Việt. Mọi tài liệu chính thức quan trọng của dự án phải có 2 bản: bản tiếng Anh và tiếng Việt, với nội dung hoàn toàn giống nhau và có giá trị như nhau. Điều 14. Quản lý tài liệu 1/ Mọi công văn, giấy tờ, thư từ, fax, điện tín...mà dự án gửi đi trong và ngoài nước đều phải có bản chính lưu tại Văn phòng dự án, có sổ theo dõi . Các văn bản gửi đi phải được đánh số thứ tự, ghi rõ ngày tháng, người soạn thảo và phải ghi tiêu đề hoặc biểu tượng của dự án. 2/ Các tài liệu quan trọng, các báo cáo tiến độ, báo cáo kỹ thuật, báo cáo tài chính...đều là tài liệu mật không công bố và được sử dụng theo qui chế tài liệu công vụ. 3/ Các cán bộ dự án chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ việc sử dụng đúng mục đích các tài liệu của dự án theo tinh thần của qui chế này và các qui định hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Điều 15. Phát hành tài liệu. 1/ Các ấn phẩm và tài liệu do dự án phát hành rộng rãi ngoài Văn phòng dự án (tài liệu hội thảo, hội nghị, sách, băng hình, bướm thông tin...) chỉ được đề cập đến nội dung kỹ thuật theo qui định. 2/ Giám đốc CPO và các Trưởng Ban PPMU, PIU chịu trách nhiệm về nội dung của các ấn phẩm, tài liệu do Ban mình phát hành. 3/ Trước khi in ấn và phát hành tài liệu, phải xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Điều 16. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo tiến độ hàng quí, nửa năm và hàng năm và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu cho Ban Chỉ đạo, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp và Ngân hàng Phát triển Châu á, không muộn hơn 3 tuần sau khi hết thời hạn báo cáo. Báo cáo tiến độ phải bao gồm đầy đủ các thông tin chi tiết về tình hình thực hiện nội dung kỹ thuật và tài chính của dự án. Điều 17. Sau khi kết thúc dự án, Ban Quản lý dự án Trung ương có trách nhiệm soạn thảo và trình Bộ Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan nhà nước hữu quan và ADB báo cáo tổng kết được xây dựng theo đúng các qui định của ADB và Chính phủ Việt Nam. Điều 18. Sau khi kết thúc từng hoạt động được giao, các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm xây dựng và hoàn tất các báo cáo kỹ thuật theo qui định của dự án. Điều 19. Tất cả các cán bộ tham gia những hoạt động đào tạo ở nước ngoài trong khuôn khổ dự án đều phải hoàn thành báo cáo tập thể của cả đoàn và báo cáo cá nhân nộp cho Ban quản lý không chậm hơn 2 tuần sau khi chuyến đi kết thúc. Báo cáo về hoạt động đào tạo trong nước (hội thảo, tập huấn...) do Ban Quản lý dự án xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp & PTNT, các cơ quan Nhà nước hữu quan không chậm hơn 2 tuần sau khi hoạt động được hoàn tất. Chương 6: QUAN HỆ GIỮA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG  Điều 20. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định của Văn phòng Bộ về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy, tiết kiệm điện, nước, vệ sinh...và thanh toán đầy đủ tiền thuê bao, cước phí liên lạc viễn thông, tiền điện, nước, bảo vệ... theo thông báo của Văn phòng Bộ. Điều 21. Các Vụ, Cục và các đơn vị của Bộ Nông nghiệp & PTNT theo chức năng được phân công có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các hợp phần, hướng dẫn đầy đủ các qui định của nhà nước có liên quan đến dự án, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các qui định đó và hỗ trợ cho dự án hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời có trách nhiệm theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ đối tác thuộc quyền quản lý của đơn vị hoàn thành tốt công việc. Điều 22. Khi cần thiết, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp có thể tổ chức đoàn kiểm tra về việc thực hiện các hoạt động và tài chính của dự án. Điều 23. Trong trường hợp cần thiết, Ban Quản lý dự án Trung ương xin ý kiến Ban Chỉ đạo và đề nghị Vụ Tổ chức Cán bộ trình Lãnh Đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT xem xét quyết định sửa đổi một số điều khoản cho phù hợp với tình hình thực tế./.
BỘ XÂYDỰNG ______ Số: 124/BXD-KTXD V/v: Hướngdẫnđiềuchỉnhhợpđồng xây dựng CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________ HàNội, ngày 10tháng7năm2012 Kính gửi: Ban QLDA xây dựng trial Phú Tân Bộ Xây dựng nhận được công văn số 46/CV-DA ngày 21/05/2012 của Ban QLDA xây dựng huyện Phú Tân đề nghị hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng xây dựng. Sau khi xemxét, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: 1. Trường hợp điều chỉnh hình thức hợp đồng theo nội dung điểm1 công văn số 46/CV-DA của Ban QLDA xây dựng huyện Phú Tân: - Nếu trước khi tiến hành lựa chọn nhà thầu, người quyết định đầu tư điều chỉnh hình thức giá hợp đồng trong kế hoạch đấu thầu là phù hợp; Nếu việc điều chỉnh diễn ra sau khi đã lựa chọn nhà thầu là trái với các quy định của pháp luật. - Việc xác định hình thức giá hợp đồng phải căn cứ vào kế hoạch đấu thầu được duyệt và hồ sơ thầu. - Đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh thì việc điều chỉnh giá như nội dung công văn số 46/CV-DA ngày 21/05/2012 là phù hợp. 2. Đối với hợp đồng theo nội dung điểm2 công văn số 46/CV-DA của Ban QLDA xây dựng huyện Phú Tân: - Việc xác định hình thức giá hợp đồng phải căn cứ vào kế hoạch đấu thầu được duyệt và hồ sơ thầu. - Khoản 3, khoản 4 Điều 36 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng; Trong đó Khoản 4 được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng. Theo nội dung Thông tư thì đối với hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh có thể thực hiện điều chỉnh theo hai phương pháp là sử dụng hệ số điều chỉnh giá hoặc bù trừ trực tiếp. Nếu trong hợp đồng chỉ quy định phương pháp điều chỉnh giá như nội dung công văn số 46/CV-DA thì chưa đủ căn cứ để xác định điều chỉnh. Các bên cần phải thỏa thuận cụ thể các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh giá như phương pháp điều chỉnh, căn cứ điều chỉnh, phạmvi điều chỉnh, nội dung điều chỉnh, …. Ban QLDA xây dựng huyện Phú Tân căn cứ ý kiến nêu trên tổ chức thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, Vụ KTXD. Tr06. TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ KINH TẾ XÂYDỰNG PhạmVăn Khánh
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH ---------------------- Số: 4359/QĐ-BVHTTDL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------------- Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009   QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Đề cương "Đề án Khảo sát, đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ chế, giải pháp nhà ở cho Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú" -------------------------------- BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH   Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Căn cứ Nghị quyết số 23/NQ-BCT của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Căn cứ Công văn sổ 3662VPCP-KGVX ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về việc cơ chế, giải pháp về nhà ở các nghệ sỹ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài Chính, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Đề cương "Đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ chế, giải pháp nhà ở cho Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú’’ (đề cương kèm theo) Điều 2. Giao cho Vụ Kế hoạch, Tài chính thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng Đề án. Vụ Kế hoạch, Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các Cơ quan liên quan tổ chức lập Đề án theo quy định hiện hành. Điều 3. Kinh phí Xây dựng Đề án được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp văn hóa năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và các Cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.   Nơi nhân: -Như điều 4 ; -Bộ trưởng (để b/c); -Lưu: VT,KHTC.2,TQ22. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Tiến Thọ    ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ XÂY DỤNG CƠ CHẾ, GIẢI PHÁP VỀ NHÀ Ở CHO NGHỆ SỸ NHÂN DÂN, NGHỆ SỸ ƯU TÚ. PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Căn cứ xây dựng đề án: - Nghị quyết số 23/NQ-BCT của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới - Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Công văn số 36621VPCP-KGVX ngày 06 tháng 6 năm 2009 về việc cơ chế, giải pháp về nhà ở cho các Nghệ sỹ. 2. Mục đích: Khảo sát, đánh giá hiện trạng nhà ở của Nghệ sỹ nhân sân (NSND), Nghệ sỹ ưu tú (NSƯT). Phân tích những đặc điểm, nhu cầu của đối tượng về nhà ở và điều kiện sinh sống. - Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách bán, cho thuê nhà ở cho đối tượng là NSND, NSƯT làm cơ sở để Nhà nước có những chính sách phù hợp nhằm giảm bớt khó khăn, cải thiện điều kiện sinh sống của các NSND, NSƯT. 3. Kết quả đề án: - Hệ thống số liệu hiện trạng nhà ở của NSND, NSƯT. - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ bán hoặc cho thuê nhà ở cho đối tượng là NSND, NSƯT. PHẦN II: KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở CỦA ĐỐI TƯỢNG NSND, NSƯT 1. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú hiện đang sinh sống tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có khó khăn về nhà ở. 2. Tiêu chí khảo sát đánh giá: Trên cơ sở mục tiêu khảo sát về điều kiện ở của đối tượng là NSND, NSƯT, xây dựng tiêu chí khảo sát, đánh giá thực trạng điều kiện nhà ở hiện tại, những quyền lợi đã được thụ hưởng từ Nhà nước cho danh hiệu được phong tặng, điều kiện kinh tế của cá nhân hiện tại. 3. Phương pháp khảo sát, đánh giá: - Thu tập thông tin tổng thể bằng Phiếu điều tra. - Chuyên gia phân tích, chọn lọc đối tượng. - Phỏng vấn trực tiếp đối tượng. 4. Tổ chức khảo sát, đánh giá: - Địa phương tổ chức thu thập thông tin, phân tích chọn lọc đối tượng trên địa bàn. - Cơ quan chủ trì phối hợp với địa phương Phỏng vấn trực tiếp đối tượng, lập Hồ sơ số liệu. - Lập báo cáo đánh giá. 5. Chính sách, đãi ngộ về nhà ở hiện hành của Nhà nước đối với NSND, NSƯT: - Các Văn bản liên quan điều chỉnh về chính sách đối với NSND, NSƯT. - Chính sách của Nhà nước về nhà ở với NSNĐ, NSƯT. - Chính sách của TP.Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đối với NSND, NSƯT. 6. Tổng hợp kết quả: - Thông tin chung về hiện trạng nhà ở của NSND, NSƯT trên địa bàn TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. - Hệ thống số liệu chi tiết đối tượng trong phạm vi khảo sát. Đánh giá chi tiết. PHẦN III: XÂY DỰNG CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT, CÁI THIỆN ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở CHO ĐỐI TƯỢNG LÀ NSND, NSƯT 1. Nguyên tắc xây dựng chính sách: Phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước với NSND, NSƯT. - Phù hợp với quy định về nhà ở theo Luật Nhà ở. - Phù hợp với quy định về xây dựng cơ bản liên quan đến nhà ở. 2. Đối tượng, phạm vi áp dụng: - NSND, NSƯT trong cả nước. 3. Phân tích, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ nhà ở cho đối tượng: Trên cơ sở kết quả khảo sát đánh giá, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành có liên quan, phân tích, đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ nhà cho đối tượng. 4. Đề xuất, kiến nghị: PHẦN IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN -Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. -Trách nhiệm của Bộ Xây dựng. -Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. -Trách nhiệm của UBND TP. Hà Nội, UBND) TP. Hồ Chí Minh.
BỘ TÀI CHÍNH Số: 16169 BTC -ĐT V/v hướng dẫn thanh toán vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia. Kính gửi: ĐI HỎA TỐC Đ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 9389/VPCP-KTTH ngày 07/11/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc xử lý vướng mắc trong việc thực hiện các dự án khởi công mới thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Tài chính hướng dẫn thanh toán vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia như sau: 1. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012: - Thời gian thực hiện và thanh toán vốn (bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp): Kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán vốn đến hết niên độ năm 2013 (đến hết ngày 31/01/2014). - - Thời hạn phê duyệt quyết định đầu tư: Các dự án khởi công mới được phân bổ vốn và thanh toán vốn khi có quyết định đầu tư trước ngày 31/12/2012. - Không quy định về thời hạn phê duyệt tổng dự toán hoặc dự toán. 2. Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2013 và các năm sau: - Thời gian thực hiện và thanh toán vốn đầu tư: Đến hết ngày 30 tháng 6 năm sau năm kế hoạch. - Thời hạn phê duyệt quyết định đầu tư: + Năm 2013: Các dự án khởi công mới được phân bổ vốn và thanh toán vốn khi có quyết định đầu tư trước ngày 31/12/2013. + Các năm sau: Thực hiện theo quy định tại Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ (các dự án khởi công mới thuộc Lua Vietnam www.vanbanluat.vn - - Chương trình mục tiêu quốc gia được phân bổ vốn và thanh toán vốn khi có quyết định đầu tư trước ngày 25/10 năm trước năm kế hoạch). - Không quy định về thời hạn phê duyệt tổng dự toán hoặc dự toán. Đề nghị Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và các chủ đầu tư tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cần phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp xử lý./. v Nơi nhận: Như trên; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh (để báo cáo); Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước (để thực hiện); - Sở Tài chính tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung tong (để thực hiện); - Kho bạc Nhà nước tỉnh (thành phố) trực thuộc Trung ương (để thực hiện); 00 TAI TẢ 2 KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Phạm Sỹ Danh www.LuatVietnam.vi - Vụ NSNN, Vụ HCSN, KBNN; - Lưu: VT, Vụ ĐT. Lua Vietnam www.vanbaniuatum
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được văn bản số 933/VPCP-ĐMDN ngày 07/02/2020 của Văn phòng Chính phủ chuyển kiến nghị của Công ty Cổ phần Gourmet Partner Việt Nam (Công ty Gourmet) được tiếp nhận thông qua Hệ thống Phản ánh kiến nghị của Cổng Dịch vụ công Quốc gia liên quan đến vướng mắc trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mặt hàng giấm ăn nhập khẩu (các văn bản gửi kèm). Theo đó, Công ty Gourmet phản ánh khi tiến hành đăng ký kiểm tra thì Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II “từ chối đăng ký do hàng không thuộc danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Về việc này, Bộ Nông nghiệp và PTNT có ý kiến như sau: 1. Theo mô tả của Công ty Gourmet tại Đơn phản ánh kiến nghị, mặt hàng giấm ăn của Công ty thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định tại Mục X.1 Phụ lục III Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm (Nghị định 15). 2. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện rà soát đề xuất danh mục sửa đổi, bổ sung mã HS vào danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018, đảm bảo thống nhất theo quy định tại Nghị định 15. 3. Trong thời gian chờ bảng mã HS đối với mặt hàng gia vị được bổ sung đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra lại trường hợp trên và chỉ đạo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II kiểm tra mặt hàng giấm ăn, cho phép nhập khẩu nếu đạt yêu cầu và có phương án xử lý tương tự đối với các trường hợp sau./.
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 265/QĐ-NH21 NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 1997 VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY LẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN HIỆN ĐẠI HOÁ NGÂN HÀNG VÀ HỆ THỐNG THANH TOÁN THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước ngày 23/5/1990; - Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; - Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 12/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán; - Căn cứ Hiệp định Tín dụng Phát triển số 2785 VN, được ký giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới ngày 16/01/1996; - Căn cứ Báo cáo Thẩm định Dự án của Ngân hàng Thế giới số 14823-VN ngày 25/10/1995; - Căn cứ Công văn số 3365 UB/VPTĐ ngày 30/9/1995 của Chủ tịch Hội đồng Thẩm định cấp Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Dự án Khả thi hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán; - Căn cứ Điện của Ngân hàng Thế giới gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 25/07/1997 về việc phân bổ chi tiết các chi phí thuộc khoản tín dụng 2785-VN; - Theo đề nghị của Trưởng Ban quản lý các Dự án Ngân hàng, QUYẾT ĐỊNH Điều 1.- Giao cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam được phép vay lại một khoản tín dụng với tổng số tiền tương đương không quá 2.600.000 USD (hai triệu sáu trăm ngàn Đô la Mỹ) từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán để đầu tư tiểu dự án Hiện đại hoá Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Điều 2.- Theo kế hoạch rút vốn và kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chủ động thực hiện việc rút vốn thông qua Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Thế giới về giải ngân cho Dự án. Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của đơn xin rút vốn và các chứng từ kèm theo. Trưởng Ban quản lý các Dự án Ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện giải ngân theo yêu cầu của Tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam theo đúng các quy định và thủ tục giải ngân của Ngân hàng Thế giới. Điều 3.- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam chịu trách nhiệm đóng góp một khoản kinh phí tương đương 32.600 USD (ba mươi hai ngàn sáu trăm Đô la Mỹ) từ nguồn vốn vay lại quy định tại Điều 1 nói trên cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thuê chuyên gia tư vấn hỗ trợ cho Ban Quản lý các dự án Ngân hàng quản lý dự án tổng thể. Trưởng Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng phần kinh phí đóng góp nói trên theo đúng quy định của Hiệp định Tín dụng Phát triển. Dự án khả thi, Quyết định Đầu tư của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp quy về quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Nhà nước. Điều 4.- Vụ Kế toán Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn Ban Quản lý các Dự án Ngân hàng hạch toán việc thực hiện cho vay lại, thu nợ, thu lãi và trả nợ Ngân hàng Thế giới. Điều 5.- Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Thống đốc, Trưởng Ban quản lý các dự án Ngân hàng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ XÂYDỰNG ________ Số: 2242/BXD-HTKT V/vý kiếnvềmột sốnội dungđối với Hợpđồngdịchvụthugom, vận chuyển, xử lý chất thải rắnsinhhoạt CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc __________ HàNội, ngày 23tháng9năm2019 Kính gửi: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội Bộ Xây dựng nhận được công văn số 3420/UBND-ĐTngày 12/8/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc hướng dẫn một số nội dung trong việc phân định, quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong đó đề nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến về nội dung, phân cấp quản lý, thời điểmký kết, phương pháp tính giá dịch vụ, việc kiểmtra, giámsát của chủ nguồn thải, chính quyền địa phương đối với Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Bộ Xây dựng có ý kiến như sau: 1. Về nội dung Hợp đồng: tại mục II.5 biểu 02 phụ lục 1 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệmvụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên xác định dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện đấu thầu hoặc đặt hàng; Nội dung hợp đồng đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích được quy định tại Điều 19 của Nghị định. Trường hợp thực hiện dịch vụ theo phương thức đấu thầu, nội dung hợp đồng thực hiện theo quy định về hợp đồng lại Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn. 2. Về phân cấp quản lý: được quy định tại khoản 11 Điều 3 Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường về Trách nhiệmcủa Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt. 3. Về phương pháp tính giá dịch vụ: được hướng dẫn tại Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15/5/2017 hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành và các quy định khác có liên quan. Trong thời gian cơ quan có thẩmquyền chưa ban hành hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thể thamkhảo phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTC ngày 17/12/2014 của Bộ Tài chính để vận dụng, xác định giá dịch vụ phù hợp với điều kiện tổ chức thực hiện, chất lượng dịch vụ và khả năng ngân sách của địa phương. Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về một số nội dung đối với Hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu, thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Cục KTXD; - Lưu: VT, HTKT(2). KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Đình Toàn
QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt thực hiện “Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS” giai đoạn 01/7/2015-31/12/2017 do Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ. __________ BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế; Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ về việc ban hành Nghị định về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; Căn cứ văn bản số 7652/VPCP-QHQT ngày 24/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh nội dung Dự án ô “Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS” do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ cho Bộ Y tế; Xét đề nghị của Cục Phòng chống HIV/AIDS tại công văn số 1348/AIDS-KH ngày 26/10/2015 xin đề nghị phê duyệt thực hiện Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, giai đoạn 2015-2017 do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt thực hiện “Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS” giai đoạn 01/7/2015-31/12/2017 do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ (Văn kiện dự án kèm theo) với các nội dung chủ yếu sau đây: 1- Tên dự án: Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS 2- Tên nhà tài trợ: Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét 3- Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế 4- Chủ dự án: Cục phòng chống HIV/AIDS 5- Địa điểm thực hiện dự án: 30 tỉnh thành phố, bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Điện Biên, An Giang, Sơn La, Cần Thơ, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Bình, Lai Châu, Yên Bái, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Kiên Giang, Long An, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tây Ninh và Bắc Ninh. 6- Thời gian thực hiện: 01/7/2015 - 31/12/2017 7- Mục tiêu của Dự án: 7.1- Mục tiêu chung: - Góp phần thực hiện mục tiêu của “Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm dân cư nói chung dưới 0,3% vào 2020 và tiến tới kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030. - Phối hợp với chương trình phòng chống Lao: giảm tỷ lệ tử vong do Lao trong nhóm người nhiễm HIV xuống 8% ở 30 tỉnh gánh nặng HIV cao và trung bình vào năm 2020. 7.2- Mục tiêu cụ thể: - Mục tiêu 1: mở rộng và tăng cường tiếp cận điều trị ARV sớm để tối đa hóa lợi ích về điều trị và dự phòng của việc điều trị ARV; - Mục tiêu 2: mở rộng tiếp cận với xét nghiệm và tư vấn HIV cho nhóm nguy cơ cao (NCMT, GMD, MSM) và vợ/bạn tình người nhiễm HIV trong cộng đồng và cung cấp gói dịch vụ dự phòng HIV cơ bản cho đối tượng NCMT và GMD; Hỗ trợ cung ứng thuốc Methadone cho các địa phương trong giai đoạn chuyển giao; - Mục tiêu 3: tăng cường sự phối hợp Lao/HIV và lồng ghép cung cấp dịch vụ Lao/HIV để cải thiện tiếp cận dịch vụ dự phòng, chẩn đoán và điều trị Lao/HIV sớm. 8- Vốn của Dự án: 1. Vốn ODA: 52.110.317 USD bao gồm: - 36.540.287 USD ngân sách chưa sử dụng hết của Dự án Ô giai đoạn 2008-2015 - 14.864.623 USD ngân sách bổ sung mới. - 705.407 USD vốn viện trợ dự kiến thu hồi từ hoạt động tiếp thị bao cao su trong Dự án “Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS” của Bộ Y tế để dùng cho các hoạt động của Dự án giai đoạn 01/7/2015-31/12/2017. 2. Vốn đối ứng: - Hiện vật: hệ thống phòng chống HIV/AIDS từ Trung ương đến địa phương đóng góp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị và nhân lực chuyên môn cũng như quản lý để thực hiện Dự án. - Tiền mặt: là 68,5 tỷ đồng Việt Nam tương đương với 3.145.087 USD. + Bộ Y tế : 6 tỷ đồng + Địa phương: 62,5 tỷ đồng Điều 2. Cục Phòng chống HIV/AIDS thay mặt Bộ Y tế là Chủ dự án có trách nhiệm: 1- Tiến hành các thủ tục kết thúc Dự án giai giai đoạn 2008-2015 theo quy định hiện hành và trình Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt. 2- Trình Bộ Y tế thành lập Ban Quản lý dự án Dự án Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, giai đoạn 01/7/2015-31/12/2017 trên cơ sở kiện toàn Ban QLDA thành phần Y tế giai đoạn 2008-2015 phù hợp với giai đoạn mới và chuyển giao quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của giai đoạn 2008-2015. 3- Tổ chức, triển khai thực hiện dự án được phê duyệt tại Điều 1 và 2 của Quyết định này theo đúng các quy định về quản lý và sử dụng viện trợ ODA của Chính phủ, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ, đạt hiệu quả và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, thanh quyết toán viện trợ theo các quy định hiện hành. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 4. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ Kế hoạch-Tài chính, Hợp tác Quốc tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” giai đoạn 2022 - 2030 của Bộ Tài chính BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2005, năm 2013; Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính; Căn cứ Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” giai đoạn 2022 - 2030 của Bộ Tài chính. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” giai đoạn 2022 - 2030 của Bộ Tài chính (Kèm theo Quyết định số 403/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2023 của Bộ Tài chính) Thực hiện Quyết định số 1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1. Tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, góp phần cùng Đảng, Nhà nước và Nhân dân cả nước đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, đơn vị. 2. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan, đơn vị và cá nhân trong triển khai thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua, đạt hiệu quả thiết thực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc thù của từng cơ quan, đơn vị. 3. Tích cực, chủ động làm tốt công tác chuẩn bị, phát động hưởng ứng và tổ chức phong trào thi đua chặt chẽ, sáng tạo, hiệu quả; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua; định kỳ sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, kinh nghiệm hay; các mô hình, cách làm sáng tạo trong phong trào thi đua. 4. Phối hợp với các Bộ, ngành, các cơ quan đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo tính thống nhất và thực hiện hiệu quả các mục tiêu chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đề ra. II. NỘI DUNG PHONG TRÀO THI ĐUA 1. Thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại - Chủ động rà soát, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách tài chính phù hợp, ổn định, bình đẳng, công khai, minh bạch, làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ vốn đầu tư công và tài sản công. - Thi đua đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng của cả nước và của Bộ Tài chính, coi tham gia phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi tập thể, cá nhân; nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong kiểm soát giải ngân vốn đầu tư công tại Kho bạc nhà nước của các dự án xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng. - Thi đua lao động sáng tạo, đảm bảo thời hạn kiểm soát giải ngân vốn đầu tư công tại Kho bạc nhà nước của các dự án xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng theo đúng Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ về quản lý, thanh toán, quyết toán sử dụng vốn đầu tư công. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước, trong đó bao gồm các dự án xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng tại hệ thống Kho bạc Nhà nước. - Thi đua tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực tham gia giải phóng mặt bằng, hiến đất, nguyên vật liệu, kinh phí, chung sức xây dựng các công trình công cộng; tự giác chấp hành tốt việc tham gia giải phóng mặt bằng cho các dự án hạ tầng trên địa bàn cư trú. 2. Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí - Các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng, hướng dẫn kịp thời và tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua; tập trung vào các hoạt động nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách, quy định nhằm góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. - Thi đua thực hành triệt để tiết kiệm trong quản lý, điều hành, sử dụng ngân sách Nhà nước; chống tham ô, lãng phí trong mua sắm, sử dụng tài sản của Nhà nước, cơ quan, đơn vị; xây dựng phương án tiết kiệm ngay từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Thực hiện nghiêm việc mua sắm tập trung theo quy định; các quy định về công khai, minh bạch,... trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021 - 2025. - Thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Bộ. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, sử dụng hiệu quả, đa dạng hóa nguồn vốn với cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích: đổi mới sáng tạo, quản trị. - Thi đua quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và thời gian làm việc, thời gian lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. III. KHEN THƯỞNG 1. Đối tượng: Tập thể, cá nhân thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp thuộc Bộ có nhiều công lao, đóng góp, thành tích trong Phong trào thi đua góp phần hoàn thành nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. 2. Hình thức và tiêu chuẩn khen thưởng: - Căn cứ kết quả thực hiện Phong trào thi đua của các tập thể, cá nhân, các đơn vị thuộc Bộ biểu dương, khen thưởng kịp thời theo thẩm quyền các tập thể, cá nhân tiêu biểu. - Đối với các trường hợp đề nghị xét khen thưởng của Bộ Tài chính: gửi hồ sơ về Bộ Tài chính (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) ngay sau khi Hội đồng thi đua cơ sở xác nhận thẩm định thành tích. - Đối với các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (Huân chương Lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ) chỉ thực hiện trong sơ kết giai đoạn 1 vào năm 2025 và tổng kết vào năm 2030, khi có quy định, hướng dẫn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; nhận thức và ý thức về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, qua đó góp phần huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phục hồi, phát triển kinh tế, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật về tài chính - ngân sách; trong đó cần tập trung rà soát, hoàn thiện, ban hành các cơ chế, chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng để đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chất lượng, hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao. Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục hoàn thiện, ban hành các cơ chế, chính sách trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực tài chính gắn với xác định mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và tổ chức thực hiện bảo đảm tiến độ, chất lượng công việc. Tăng cường quản lý, sắp xếp, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản công. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực tài chính và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý. Tích cực triển khai đổi mới sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế tinh gọn, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII). 3. Phát hiện, động viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong Phong trào thi đua. Tập trung khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có nhiều sáng kiến, sáng tạo, hiệu quả trong nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong huy động các nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hiệu quả. V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Phong trào thi đua được triển khai thực hiện từ năm 2022 đến năm 2030, chia thành các giai đoạn: 1. Giai đoạn 1 (từ 2022 - 2025) Ban hành Kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện phong trào thi đua trong Quý I năm 2023; tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm ở cơ quan, đơn vị cấp trực thuộc Bộ trong năm 2025. 2. Giai đoạn 2 (từ 2026 - 2030) Trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Giai đoạn 1, các cơ quan, đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2 và tiến hành tổng kết phong trào thi đua từ cấp cơ sở đến cấp ngành vào năm 2030. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm: - Phổ biến, quán triệt các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, nội dung Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” của Bộ Tài chính tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. - Căn cứ các nội dung trên và tình hình, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch, các tiêu chí thi đua cụ thể về xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; xây dựng, hoàn thiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và dài hạn tại cơ quan, đơn vị; hướng dẫn, triển khai, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đảm bảo nội dung, chất lượng và tiến độ. - Tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua sau khi Bộ Tài chính hướng dẫn sơ kết 05 năm thực hiện Phong trào thi đua trong năm 2025 và tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào thi đua vào năm 2030. 2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp phân công rõ trách nhiệm của các thành viên trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc triển khai thực hiện Phong trào thi đua ở các cấp; lấy kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua là tiêu chí, nội dung quan trọng khi đánh giá, bình xét thi đua cho các đơn vị cấp dưới. 3. Kho bạc Nhà nước: chủ động nghiên cứu xây dựng nội dung phong trào thi đua, xây dựng tiêu chí thi đua trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước, trong đó bao gồm các dự án xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng tại hệ thống Kho bạc Nhà nước. Trình Bộ (qua Vụ Thi đua - Khen thưởng) để Bộ có hướng dẫn cụ thể về kế hoạch tổ chức thực hiện; các hình thức khen (đối tượng; thẩm quyền khen; hình thức khen; thủ tục, hồ sơ; tuyến trình,...) trong Quý I năm 2023. 4. Thanh tra Bộ: thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi quản lý của Bộ Tài chính. Đồng thời, chủ trì theo dõi, đôn đốc công tác Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ. 5. Văn phòng Bộ: phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, các cơ quan báo chí trong và ngoài ngành Tài chính tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến. 6. Vụ Thi đua - Khen thưởng: theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; tham mưu, trình Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về tiêu chí, số lượng, hình thức khen thưởng cấp Bộ khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua; tổng hợp, tham mưu trình Bộ xét khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp trên khen thưởng theo quy định; chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổng hợp báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch này, trình Bộ, báo cáo cấp trên theo quy định; phối hợp với các cơ quan báo chí mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng để giới thiệu, tuyên truyền các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt trên các ấn phẩm của cơ quan báo chí trong ngành, cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị. 7. Cục Kế hoạch - Tài chính: chủ trì xây dựng, trình Bộ ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Tài chính hàng năm và giai đoạn, đồng thời tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm của Bộ Tài chính; bố trí kinh phí tổ chức, thực hiện phong trào thi đua của Bộ Tài chính từ Quỹ thi đua, khen thưởng của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành về công tác thi đua, khen thưởng. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Vụ Thi đua - Khen thưởng để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định./.
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ __________ Số: 3547 TCT/PCCS về đơn vị tiền tệ ghi trên hoá đơn GTGT CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _____________________________ HàNội, ngày 28tháng10năm2004 Kính gửi: CỤC THUẾ TP HÀ NỘI Trả lời công văn số 17842/CT-HTr ngày 30/7/2004 của Cục Thuế TP Hà Nội về việc đơn vị tiền tệ ghi trên hóa đơn GTGT, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Tại Điểm6, Mục III, phần C Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính quy định: " trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh số mua, bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Namtheo tỷ giá mua, bán bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Namcông bố tại thời điểmphát sinh hoạt động mua, bán hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ để xác định thuế GTGTphải nộp". Căn cứ hướng dẫn nêu trên, nếu cơ sở kinh doanh bán hàng thu tiền ngoại tệ thì trên hóa đơn chỉ tiêu tiền thuế GTGT(nếu có) phải ghi cả ngoại tệ và số tiền VNĐ đã được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Namcông bố để làmcăn cứ tính thuế GTGT. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế Hà Nội biết và thực hiện./. PhạmDuy Khương
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số: 590/QĐ-TTg Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Về việc công nhận thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2023 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; bổ Rông Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng thôn mới và Bộ tiêu chi quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoàn 2021 - 2025 Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chi tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã hồng thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới và huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 03/2024/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4240/TTr-BNN-VPĐP ngày 13 tháng 6 năm 2024, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Công nhận thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2023. 2 Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Vũng Tàu tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối - Kiểm toán nhà nước; cao; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Văn phòng Điều phối NTMTW (Bộ NNPTNT); - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; - Sở NNPTNT, Văn phòng ĐPNTM tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; - Thành ủy, UBND thành phố Vũng Tàu, tỉnh BRVT; - VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, CN, KGVX, QHĐP; - Luu: VT, NN (3). 55 KT. THỦ TƯỚNG ƯƠNG THỦ TƯỚNG A.H ETran HU alluar Tran Liu Quang
Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-BKHCN ■ ■ Hà Nội, ngày yO thảng 5 năm 2016 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng để tuyển chọn bắt đầu thực hiện trong kế hoạch năm 2016 Bộ TRƯỞNG Bộ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Nghị định số 20/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 nãm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 cùa Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ; Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trường Bộ Khoa học và Công nghệ về việc quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Căn cứ Công văn số 778/BGDĐT-KHCNMT cùa Bộ Giáo dục và Đào tạo về đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia; Căn cứ đề nghị của Vụ Công nghệ cao và ý kiến của Bộ Công thương đối với nội dung danh mục nhiệm vụ; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phế duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặt hàng để đưa ra tuyển chọn (chi tiết tại phụ lục kèm theo). Điều 2. Giao Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao phối hợp với Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp tổ chức thông báo nội dung nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định để các tổ chức, cá nhân biết và đăng ký tham gia tuyển chọn. Giao Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao phối hợp với Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tổng hợp tổ chức Hội đồng khoa học và công nghệ đánh giá các hồ sơ nhiệm vụ đãng ký tham gia tuyển chọn theo quy định hiện hành và báo cáo Bộ trường Bộ Khoa học và Công nghệ kết quả tuyển chọn. Điều 3. Các ông Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Vụ trưởng Vụ Ke hoạch - Tổng hợp, Giám đốc Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận; - Như Điều 3; - Lưu: VT, KHTH. KT. Bộ TRƯỞNG Phạm Đại Dương •dc DANĨỈMỤCMHẸM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUÓC GIẠ ĐẶT HAN§WTJ^WHQN BẲT đầu ỉnực HIỆN TRONG KẾ HOẠCH NĂM 2016 * Lĩnh vực Tự động hoa (Kèm theo Quyết dirih^o^^^^D-^KHCN ngàythảng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Stt Tên đề tài Dmirfiwng mục tiêu Yêu cầu đối vói kết quả* Phương thức tổ chức thực hiện 1 2 3 4 5 1 Nghiên cứu thiêt kế và chế tạo hệ truyền động servo xoay chiều ba pha. 1. Làm chủ thiết kế và công nghệ chế tạo hệ truyền động servo xoay chiều ba pha. 2. Chế tạo thành công 01 hệ truyền động servo xoay chiểu ba pha sử dụng trong công nghiệp. 1. Tài liệu: - Bộ tài liệu thiết kế hệ truyền động servo xoay chiều ba pha với công suất đến 2,2 kW; - Bộ quy trình công nghệ chế tạo hệ truyền động servo xoay chiều ba pha; - Bộ hồ sơ thử nghiệm; - Bộ tài liệu hướng dẫn lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ truyền động servo xoay chiều ba pha. 2. Thiết bị: 01 hệ truyền động servo xoay chiều ba pha, gồm: a. Động cơ: 01 động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu công suất đến 2,2 kw có các yêu cầu sau: - Tôc độ định mức 1.500 vòng/phút; - Tốc độ tối đa 3.000 vòng/phút; - Tích hợp Resolver hoặc Encoder có độ phân giải tối thiểu 2.048 xung/vòng; - Hiệu suất tối thiểu đạt chuẩn IE2; - Chế độ hoạt động: SI (dài hạn). b. Driver: - 01 bộ chỉnh lưu tích cực 4Q công suất đến 05 kVA, Tuyển chọn nguôn câp 220/3 80V-50Hz. - 01 bộ nghịch lưu với các chỉ tiêu kỹ thuật như sau: + Điện áp râ 220/380 VAC; + Tần số làm việc (0 + 100 ) Hz; + Khả năng quá tải 150 % trong thời gian 05 s; + Điều khiển theo nguyên lý vector (FOC); + Điều chế vector không gian với độ phân giải điện áp theo thời gian 100 ns; + Có khả năng nhận dạng tham số; + Truyền thông số với các ghép nối chuẩn; 16 cổng I/O Analog-Digital. Yêu cầu chung cho toàn hệ thong: - Hệ truyền động làm việc ổn định và phát huy được momen bằng định mức tại vùng tốc độ < 01 vòng/phút và duy trì momen tại tốc độ bằng “không”; Có lọc nhiễu phía lưới và phía động cơ; - Yêu cầu về kiểm định: Thiết bị được thử nghiệm và làm việc ổn định tại 01 địa chỉ ứng dụng trong công nghiệp. Các chỉ tiêu kỹ thuật được kiểm định bởi cơ sở thử nghiệm thuộc hệ thông phòng thử nghiệm quốc gia (VILAS) hoặc bởi cơ quan có thẩm quyền; - So sánh với 01 sàn phâm tương đương của G7.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ----------------- Số: 4194/LĐTBXH-LĐTL V/v: Xếp lương kỹ sư cao cấp CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2011    Kính gửi: Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 – CTCP Trả lời công văn số 752/TCT-QTNS ngày 09/11/2011 của Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP về việc xếp lương kỹ sư cao cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau: Theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 12/12/2004 của Chính phủ thì chức danh chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp chỉ sử dụng ở cấp Tổng công ty và tương đương trở lên. Trường hợp Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP sau khi cổ phần hóa nếu đăng ký với cơ quan quản lý lao động địa phương nơi công ty đặt trụ sở chính tiếp tục áp dụng hệ thống thang lương, bảng lương của công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 12/12/2004 của Chính phủ theo hạng Tổng công ty thì việc nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ vận dụng theo quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn và thi nâng ngạch viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước. Riêng đối với chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, Tổng công ty gửi quyết định kèm hồ sơ nâng ngạch lương về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để theo dõi, kiểm tra. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Tổng công ty Xây dựng Thủy lợi 4 - CTCP biết và thực hiện theo quy định.    Nơi nhận: - Như trên; - Lưu VT, Vụ LĐ-TL. TL. BỘ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG Tống Thị Minh  
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Số:3505 (TCT-QLN V/v: quản lý thuế đối với các Công ty XSKT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 8 năm 2007 Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để thực hiện quản lý thuế và tăng cường các biện pháp quản lý thu nợ thuế theo pháp luật đối với hoạt động kinh doanh XSKT, ngày 26/1/2007 Tổng cục Thuế đã có công văn số 490 /TCT-DNNN yêu cầu Cục thuế các tỉnh, thành phố có báo cáo về Tổng cục Thuế về tình hình thực hiện nghĩa vụ thu nộp NSNN của Công ty XSKT tính đến thời điểm 31/12/2006, qua báo cáo của các Cục thuế nổi lên một số tồn tại sau: - Nợ đọng NSNN của các Công ty XSKT còn lớn. Công ty XSKT có số nợ đọng lớn so với số phải nộp và số nợ của các năm trước chuyển sang năm 2006 cao là: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Huế, Bình Định, Phú Yên, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Cao Bằng, Thanh Hóa, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Điện Biên, Lâm Đồng. - - Việc kê khai, tạm nộp thuế TNDN của các Công ty XSKT chưa sát với kết quả kinh doanh của năm trước và thấp hơn nhiều so với số quyết toán năm, như: Công ty XSKT tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kon Tum, Đắc Lắc; Lâm Đồng. Đặc biệt một số Công ty XSKT còn chưa kê khai tạm nộp thuế TNDN hàng quý, như: Công ty XSKT tỉnh Ninh Bình, Vĩnh Phúc. - Nguyên nhân của tồn tại trên do: - Cục Thuế ở nhiều tỉnh, thành phố chưa quan tâm kiểm tra đôn đốc Công ty XSKT kê khai, nộp thuế theo pháp luật; không nắm được kết quả hoạt động kinh doanh, số thuế phát sinh và nợ đọng của Công ty để có biện pháp xử lý thu kịp thời. Một số Cục thuế qua nhiều năm chưa kiểm tra quyết t a. thuế đối với Công ty XSKT nên không phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm về thuế ở Công ty. - Nhiều Công ty XSKT chưa thực hiện đúng các quy định của pháp luật thuế và quản lý tài chính: để đại lý xổ số nợ lớn và kéo dài, nhiều khoản chi chưa đúng quy định đã làm khó khăn cho hoạt động của Công ty và để nợ đọng thuế lớn. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố: - Thực hiện các biện pháp thu và xử lý nợ thuế đối với Công ty xổ số kiến thiết theo đúng quy định của Luật quản lý thuế, cụ the: + Rà soát, xác định cụ thể số nợ, khoản thuế nợ, nguyên nhân nợ của Công ty XSKT đến 1/7/2007, Trên cơ sở đó xác định biện pháp và giao trách nhiệm vụ thể cho phòng quản lý nợ thực hiện thu nợ. + Ở những địa phương chưa thực hiện kiểm tra quyết toán thuế phải tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện thanh tra. - - Thực hiện kiểm tra hồ sơ kê khai thuế của Công ty XSKT gửi đến cơ quan Thuế theo hướng dẫn tại công văn số 3186 /TCT-TTr ngày 8/8/2006 của Tổng cục Thuế v/v kiểm tra thuế, thanh tra thuế đảm bảo việc kê khai tạm nộp thuế TNDN sát với kết quả sản xuất kinh doanh. . Hàng quý tổng hợp báo cáo tình hình kê khai nộp thuế và số nợ đọng thuế của Công ty XSKT gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 25 tháng đầu quý sau, đồng thời báo cáo UBND và HĐND tỉnh, thành phố. Báo cáo phải xác định rõ nguyên nhân nợ đọng và có kiến nghị xử lý cụ thể. - Đề nghị các Cục Thuế còn để nợ đọng lớn nêu trên thực hiện kiểm điểm trách nhiệm của bộ phận quản lý xổ số (trước đây) và nếu trong những tháng cuối năm 2007 vẫn còn để nợ đọng lớn thì phải kiểm điểm trách nhiệm của phòng quản lý nợ trong việc kiểm tra, đôn đốc thu nợ theo quy định của Luật quản lý thuế. Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và thực hiện.. n - - Nơi nhận: - Như trên; - UBND các tỉnh, TP (để chỉ đạo) - Lãnh đạo Bộ (để b/c) - Lãnh đạo TC (để b/c) - Ban KK và QTT - Lưu: VT, QLN (25)45 KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Анно Phạm Văn Huyến
TCVN TIÊU CHUẢN QUỐC GIA TCVN 13908-2:2024 Xuất bản lần 1 CỐT LIỆU Xỉ CHO BÊ TỎNG PHÂN 2: CỐT LIỆU xì OXY HOÁ LÒ Hồ QUANG ĐIỆN Slag aggregate for concrete Part 2: Electric arc furnace oxidizing slag aggregate HÀ NỘI - 2024 Mục lục Trang Lời nói đầu.............................................................................4 1 Phạm vi áp dụng.....................................................................5 2 Tài liệu viện dần...................................................................5 3 Thuật ngữ và định nghĩa.............................................................5 4 Yêu cầu kỹ thuật....................................................................8 5 Phương pháp thử....................................................................13 6 Kiểm tra...........................................................................13 7 Ghi nhãn........................................................................16 Phụ lục A (Quy định) Kiểm tra chất lượng ổn định mói trường của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện ......................................................................................17 Lời nói đầu TCVN 13908-2:2024 được xây dựng dựa trên cơ sờ tham khảo JIS A5011-4:2018 Slag aggregate for concrete - Part 4: Electric arc furnace oxidizing slag aggregate. TCVN 13908:2024 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuấn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ TCVN 13908:2024 cót liệu xi cho bê tông, bao gồm các tiêu chuẩn sau: TCVN 13908-1:2024, Phần 1: cốt liệu xỉ lò cao. TCVN 13908-2:2024, Phần 2: cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện. Cốt liệu xỉ cho bê tông - Phần 2: cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện Slag aggregate for concrete - Part 2: Electric arc furnace oxidizing slag aggregate 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này áp dụng cho cốt liệu xì thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thi áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cà các sừa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật. TCVN 7572-1:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phẫn 1: Lấy mẫu. TCVN 7572-2:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử- Phần 2: Xác định thành phần hạt. TCVN 7572-4:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước. TCVN 7572-6:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thừ - Phần 6: Xác định khối lượng thể tích và độ hổng. TCVN 7572-14:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương phấp thừ - Phần 14: Xác định khà năng phản ứng kiềm - silic. JIS A 1103:2014 Method of test for amount of material passing test sieve 75 pm in aggregates (Phương pháp thí nghiệm khối lượng vật liệu lọt qua sàng 75 pm trong cốt liệu). JIS K 0058-1:2019 Test methods for Chemicals in slags - Part 1: Leaching test method (Phương pháp thí nghiệm thành phần hoá học trong xỉ- Phần 1: Phương pháp thi nghiệm rửa trôi). JIS K 0058-2:2019 Test methods for Chemicals in slags - Pad 2: Test method for acid extractable contents of chemicals (Phương pháp thí nghiệm thành phần hoà học trong xì - Phần 2: Phương pháp thí nghiệm hàm lượng chiết ly axit). TCVN 13908-2:2024 3 Thuật ngữ và định nghĩa Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa được đưa ra trong TCVN 7570:2006 và các thuật ngữ định nghĩa sau đây. 3.1 Cốt liệu lớn xỉ oxy hoá lò hồ quang điện (electric arc furnace oxidizing slag coarse aggregate) Cốt liệu thu được bằng cách làm nguội chậm xỉ oxy hoá nóng chày được tạo ra trong quá trình sàn xuất thép nóng chảy trong lò hồ quang điện, loại bỏ hàm lượng sắt và sau đó điều chình kích thước hạt đạt yêu cầu làm cốt liệu lớn. CHÚ THÍCH: cốt liệu lớn được sản xuất từ xỉ làm nguội chậm phải được loại bỏ các hạt chứa sắt trong khi được vận chuyền sau quá trình nghiền cuối cùng trên băng tài bằng thiết bị tách từ tinh có cường độ tứ trường từ 600 gauss trờ lén. 3.2 Cốt liệu nhỏ xỉ oxy hoá lò hồ quang điện (electric arc furnace oxidizing slag fine aggregate) Cốt liệu thu được bằng cách làm nguội chậm hoặc làm nguội nhanh bằng nước hoặc không khí xỉ oxy hoá nóng chảy được tạo ra trong quá trình sản xuất thép nóng chảy trong lò hồ quang điện, loại bỏ hàm lượng sắt và sau đó điều chỉnh kích thước hạt đạt yêu cầu làm cốt liệu nhỏ. CHÚ THÍCH: cốt liệu nhỏ được sàn xuất từ xì làm nguội chậm phải được loại bò các hạt chứa sắt trong khi được vận chuyển sau quá trinh nghiền cuối cúng trên băng tài bang thiết bị tách từ tính có cường độ từ trường từ 600 gauss trở lẽn. 3.3 Chất lượng ổn định môi trường (environmentally sound quality) Chất lượng mà cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện cần phải có để mọi môi trường như đất, nước ngầm và nước biển, tiếp xúc với ảnh hưởng của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện tại thời điểm nào đó trong vòng đời dự kiến hợp lý của nỏ, có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn môi trường. Vòng đời dự kiến hợp lý của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện kéo dài từ việc vận chuyển, xây dựng kết cấu bê tông, sản xuất và sử dụng sản phẩm bê tông, cho đến tái sừ dụng sau khi tháo dỡ và thải bỏ lần cuối. 3.4 Kiểm tra loại an toàn môi trường (environmental safety type inspection) Việc kiểm tra được thực hiện để xác định có hay không một loại cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện đã được điều chỉnh thành phần hạt phù hợp và được trộn với các vật liệu khác (bao gồm cả cốt liệu xỉ khác) để sẵn sàng sử dụng trong bê tông và sau đó được kiểm tra chất lượng sàn phẩm đó (không phải chất lượng ồn định môi trường), đáp ứng các yêu cầu cụ thể được đặt ra tại nơi sử dụng để xác nhận chất lượng ổn định môi trường cùa sản phẩm. Việc kiểm tra này sau đây được gọi là kiểm tra loại. 3.5 Kiểm tra chấp nhận an toàn môi trường (environmental safety acceptance inspection) Việc kiểm tra được thực hiện để đàm bào rằng, tại thời điểm giao hàng, chất lượng ổn định môi trường cùa cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện được sản xuất ờ cùng các điều kiện như loại xỉ đã đạt khi kiềm tra loại. Việc kiểm tra này sau đây được gọi là kiểm tra chấp nhận. 3.6 Mau mô phỏng sừ dụng (use simulation sample) Mầu được chuẩn bị mô phỏng điều kiện cùa cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện trong môi trường tiếp xúc khắc nghiệt nhất về mặt an toàn môi trường có thể xảy ra một cách hợp lý trong vòng đời cùa cốt liệu xĩ oxy hoá lò hồ quang điện kéo dài từ vận chuyển, sử dụng, cho đến tái sử dụng sau khi tháo dỡ và xử lý cuối cùng. Mẫu này được sừ dụng để kiểm tra loại. 3.7 Mầu cốt liệu (aggregate sample) Mầu được rút gọn bằng phương pháp thích hợp từ một lượng lớn cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện để cung cấp cho việc kiểm tra loại hoặc kiểm tra chấp nhận. 3.8 Tiêu chuẩn chất lượng ồn định môi trường (environmentally sound quality criteria) Các giá trị tiêu chuẩn như mức chiết tách và hàm lượng axit chiết tách được chì định là các hạng mục thử nghiệm cần thiết được đánh giá để đảm bảo chất lượng ổn định môi trường. Đối với cốt liệu dành cho ứng dụng càng được định nghĩa trong mục 3.13, chì quy định giá trị mức chiết tách. Kết quả kiểm tra loại được đánh giá dựa trên các giá trị tiêu chuẩn này. 3.9 Các giá trị tiêu chuẩn đề kiểm tra chấp nhận an toàn môi trường (criteria values for environmental safety acceptance inspection) Các giá trị tiêu chuẩn mà mẫu cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải đáp ứng trong quá trình kiểm tra chấp nhận để xác nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng ổn định môi trường. Các giá trị tiêu chuẩn này sau đây được gọi là các giá trị tiêu chuẩn kiềm tra chấp nhận. 3.10 Thử nghiệm loại an toàn môi trường (environmental safety type tests) Các thử nghiệm, cụ thể là thừ nghiệm ngâm chiết và thử nghiệm hàm lượng axit chiết tách, được thực hiện cho kiểm tra loại của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện đề xác minh sự phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng ổn định môi trường. Các thử nghiệm này sau đây được gọi là các thừ nghiệm loại, cốt liệu dành cho ứng dụng càng được định nghĩa trong 3.13 chỉ thừ nghiệm ngâm chiết. 3.11 Thừ nghiệm chấp nhận an toàn môi trường (environmental safety acceptance tests) Các thử nghiệm, cụ thể là thừ nghiệm ngâm chiết và thừ nghiệm hàm lượng axit chiết tách, được thực hiện để kiểm tra chấp nhận của cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện để xác minh sự phù hợp của nỏ với các tiêu chuẩn kiểm tra chấp nhận. Các thử nghiệm này sau đây được gọi là các thử nghiệm chấp nhận, cốt liệu dành cho ứng dụng câng được định nghĩa trong 3.13 chỉ thừ nghiệm ngâm chiết. 3.12 ứng dụng chung (general application) ừng dụng cùa kết cấu bê tông hoặc sàn phẩm bê tông (sau đây gọi là kết cấu bê tông), trong đó cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện được sừ dụng, cho công trinh dân dụng và xây dựng nói chung, ngoại trừ ứng dụng càng được định nghĩa trong 3.13. 3.13 ứng dụng càng (port application) ứng dụng kết cấu bê tông, trong đỏ cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện được sử dụng, cho các công trình càng và các công trình liên quan khác nơi kết cấu bê tông tiếp xúc trực tiếp với nước biển, và được lắp đặt để sừ dụng bán kiên cố mà không có kế hoạch tháo dỡ hoặc tái sử dụng. Nếu kết cấu bê tông, mà cốt liệu dự định dùng cho ứng dụng này nhưng được lên kế hoạch sừ dụng lại, thì cốt liệu phải tuân theo các yêu cầu đối với ứng dụng chung. CHỨ THÍCH: Các kết cấu cho ứng dụng này bao gồm cầu cảng, đé chắn sóng, kè, bờ và cầu tàu. 4 Yêu cầu kỹ thuật 4.1 Yêu cầu chung Cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện không được chứa một lượng độc hại của bất kỳ vật liệu náo cỏ thể ảnh hường xấu đến môi trường sừ dụng hoặc chất lượng bê tông trong quá trình sử dụng hoặc trong quá trình bào quàn. TCVN 13908-2:2024 4.2 Thành phẩn hóa học và tính chất cơ lý Thành phần hóa học và tính chất cơ lý của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải theo quy định tại Bàng 1. Bảng 1 - Thành phần hóa học và tính chất cơ lý Chì tiêu Cốt liệu lớn xỉ oxy hoá lò hồ quang điện Cốt liệu nhỏ xỉ oxy hoá lò hồ quang điện Thành phần hóa học Hàm lượng CaO (%), không lớn hơn 40,0 40,0 Hàm lượng MgO (%), không lởn hơn 10,0 10,0 Hàm lượng FeO (%), không lớn hơn 50,0 50,0 Tính bazơ (CaO/SiO2), không lớn hơn 2,0 2,0 Khối lượng riêng ờ điều kiện sấy khô, g/cm3, không nhỏ hơn 3,1 3,1 Độ hút nước, %, không lớn hơn 2,0 2,0 Khối lượng thể tích xốp, kg/m3, không nhỏ hơn 1600 1800 4.3 Phàn ứng kiềm - silic Cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện được sử dụng khi khả năng phản ứng kiềm - silic cùa cốt liệu kiểm tra theo phương pháp hoá học (TCVN 7572-14:2006) phải nằm trong vùng vô hại. Khi khả năng phản ứng kiềm - silic cùa cốt liệu kiểm tra nằm trong vùng có khà năng gây hại thì cần thí nghiệm bổ sung theo phương pháp thanh vữa (TCVN 7572-14:2006) để đàm bào chắc chắn vô hại. Cốt liệu được coi là không có khà năng xảy ra khả nàng phàn ứng kiềm - silic nếu biến dạng (s) ở tuổi 6 tháng xác định theo phương pháp thanh vữa nhỏ hơn 0,1 %. 4.4 Thành phần hạt, mô đun độ lớn, hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm 4.4.1 Cốt liệu lớn xỉ oxy hoá lò hồ quang điện a) Thành phần hạt Thành phần hạt của cốt liệu lớn xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải nằm trong phạm vi qui định tại Bảng 2. TCVN 13908-2:2024 Bàng 2. Thành phần hạt của cốt liệu lớn xì oxy hoá lò hồ quang điện Kích thước lỗ sàng, mm Lượng sót sàng tích lũy trên sàng, % khối lượng, ứng với kích thước hạt cốt liệu nhỏ nhất và lớn nhất, mm 5-10 5-20 5-40 5-70 10-40 10-70 20-70 100 - - - 0 - 0 0 70 - - 0 0-10 0 0-10 0-10 40 - 0 0-10 40-70 0-10 40-70 40-70 20 0 0-10 40-70 - 40-70 - 90-100 10 0-10 40-70 - - 90-100 90-100 - 5 90-100 90-100 90-100 90-100 - - - CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng cốt liệu lớn với kích thước cỡ hạt nhỏ nhất đến 3 mm, tùy theo thỏa thuận. b) Hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm Hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm cùa cốt liệu lớn xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải đáp ứng yêu cầu sau: 1) Hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm phải được xác định dựa theo sự thỏa thuận giữa người mua và nhà sàn xuất sao cho sự biến động nằm trong phạm vi cho phép quy định tại mục 2), nếu xẩy ra, không vượt quá 5 %. 2) Sai số cho phép của hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm không được vượt quá ±1,0 % giá trị thoả thuận tại mục 1). 4.4.2 Cốt liệu nhỏ xỉ oxy hoá lò hồ quang điện a) Thành phần hạt Thành phần hạt của cốt liệu nhỏ xì oxy hoá lò hồ quang điện phải nằm trong phạm vi qui định tại Bàng 3. Bàng 3 - Thành phần hạt của cốt liệu nhỏ xỉ oxy hoá lò hồ quang điện Kích thước lỗ sàng, mm Lượng sót sàng tích lũy trên sàng, % theo khối lượng Cát thô Cát mịn 2.5 0-25 0 1.25 15-50 0-15 0.63 35-70 5-35 0.315 65-90 10-65 0.14 80-95 65-85 b) Mô đun độ lớn Mô đun độ lớn của cốt liệu nhỏ xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải nằm trong khoảng sai số cho phép là ± 0,20 so với giá trị thỏa thuận giữa người mua và nhà sàn xuất. c) Hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm Hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm của cốt liệu nhỏ xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải đáp ứng yêu cầu sau: 1) Hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm của cốt liệu nhỏ phải được xác định dựa theo sự thỏa thuận giữa người mua và nhà sàn xuất sao cho sự biến động nằm trong phạm vi cho phép quy định tại mục 2), nếu xày ra, không vượt quá 7,0 %. 2) Sai số cho phép của hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm không được vượt quá +2,0 % giá trị thoà thuận tại mục 1). 4.5 Tiêu chuẩn chất lượng ổn định môi trường Phải áp dụng một trong các tiêu chuẩn sau đây, được lựa chọn tùy thuộc vào ứng dụng cùa kết cấu bê tông mà cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện dự kiến được sử dụng. Nếu ứng dụng vẫn chưa được nêu rõ, tiêu chuẩn cho ứng dụng chung sẽ được áp dụng. a) ứng dụng chung Trường hợp kết cấu bê tỏng mà cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện được sử dụng cho ứng dụng chung, cốt liệu phải được thí nghiệm theo phương pháp nêu trong 5.8 và phải phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trong Bàng 4. Bàng 4 - Tiêu chuẩn chất lượng ổn định môi trường cho ứng dụng chung Thành phần Mức chiết tách (mg/L) Hàm lượng axit chiết tácha| (mg/kg) Cd, không lớn hơn 0,01 150 Pb, không lớn hơn 0,01 150 Cr6+, không lớn hơn 0,05 250 As, không lớn hơn 0,01 150 Hg, không lớn hơn 0,0005 15 Se, không lớn hơn 0,01 150 Flo, không lớn hơn 0,8 4000 Bo, không lớn hơn 1,0 4000 a): Hàm lượng axit chiết tách là hàm lượng của một nguyên tố cụ thể có thể được chiết tách từ cốt liệu bằng các axit, và không phải là tổng khối lượng cùa nguyên tố đỏ có trong cốt liệu. b) ứng dụng càng Trường hợp kết cấu bê tông mà cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện được sừ dụng cho ứng dụng càng, đê, cốt liệu phải được thí nghiệm theo phương pháp nêu trong 5.8 và phải phù hợp với các tiêu chuẩn nêu trong Bàng 5. Nếu kết cấu bê tông cho ứng dụng này có kế hoạch tái sừ dụng, thi cốt liệu trong trường hợp đỏ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cho ứng dụng chung. Bảng 5. Tiêu chuẩn chất lượng ồn định môi trường cho ứng dụng càng Thành phần Mức chiết tách (mg/L) Cd, không lớn hơn 0,03 Pb, không lớn hơn 0,03 Cr6*, không lớn hơn 0,15 As, không lớn hơn 0,03 Hg,không lớn hơn 0,0015 Se,không lớn hơn 0,03 Flo, không lớn hơn 15 Bo, không lớn hơn 20 5 Phương pháp thừ 5.1 Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thừ theo TCVN 7572-1:2006. 5.2 Phân tích thành phần hóa học theo quy trình phân tích quy định tại Phụ lục A của JIS A 5011- 4:2018. 5.3 Xác định khối lượng riêng ờ trạng thái sấy khô và độ hút nước theo TCVN 7572-4:2006. 5.4 Xác định khối lượng thể tích xốp theo TCVN 7572-6:2006. 5.5 Xác định phản ứng kiềm - silic theo TCVN 7572-14:2006. 5.6 Xác định thành phần hạt theo TCVN 7572-2:2006. 5.7 Xác định hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 ụm theo JIS A 1103:2014. 5.8 Kiểm tra chất lượng ổn định môi trường theo quy trình tại Phụ lục A. 6 Kiểm tra 6.1 Kiểm tra thành phần hóa học, tính chất cơ lý, phàn ứng kiềm - silic, thành phần hạt, mô đun độ lớn và hàm lượng vật liệu mịn hơn 75 pm Việc lẩy mẫu phải được thực hiện theo TCVN 7572-1:2006 hoặc theo thỏa thuận giữa người mua và nhà sản xuất. Mau thu được phải trải qua các thí nghiệm được quy định trong 5.1 đến 5.7 và khi thấy nó phù hợp với các yêu cầu trong 4.1 đến 4.4, lô sàn xuất của mẫu đó sẽ được chấp nhận. Một số chỉ tiêu kiểm tra ờ trên có thể được bỏ qua khi có thỏa thuận giữa người mua và nhà sàn xuất. 6.2 Kiểm tra chất lượng ổn định môi trường 6.2.1 Kiểm tra loại Việc kiểm tra chất lượng ổn định môi trường của cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện bao gồm các hạng mục thử nghiệm loại và các hạng mục thừ nghiệm chấp nhận. 6.2.2 Các hạng mục thừ nghiệm Các hạng mục thử nghiệm có thể áp dụng để kiểm tra chất lượng ổn định môi trường cùa cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện cho từng ứng dụng được đánh dấu bằng các vòng tròn trong Bảng 6 và Bàng 7. TCVN 13908-2:2024 Trong trường hợp ứng dụng vẫn chưa được nêu rõ, hoặc trong trường hợp ứng dụng cảng nhưng có kế hoạch sừ dụng lại, các hạng mục thừ nghiệm cho ứng dụng chung sẽ được áp dụng. Bảng 6. Các hạng mục thử nghiệm cho kiểm tra chất lượng ổn định môi trường - ứng dụng chung Thành phần Thừ nghiệm loại Thử nghiệm chấp nhận Mức chiết tách Hàm lượng axit chiết tách Mức chiết tách Hàm lượng axit chiết tách Cd 0 0 - - Pb 0 0 0 0 Ci* 0 0 0 0 As 0 0 - - Hg 0 0 - - Se 0 0 0 0 Flo 0 0 0 0 Bo 0 0 0 0 Bàng 7. Các hạng mục thừ nghiệm cho kiểm tra chất lượng ổn định môi trường - ứng dụng càng Thành phần Thừ nghiệm loại Thử nghiệm chấp nhận Mức chiết tách Mức chiết tách Cd 0 Pb 0 0 Cr6 0 0 Asen 0 - Hg 0 - Se 0 0 Flo 0 0 Bo 0 0 6.2.3 Phương pháp kiểm tra TCVN 13908-2:2024 Phương pháp kiểm tra chất lượng ổn định môi trường của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện như sau. a) Kiểm tra loại an toàn môi trường Phải thực hiện các phép thử quy định trong 5.1 vá 5.8 và khi mẫu được thử phù hợp với yêu cầu trong 4.4 a) hoặc b), tùy thuộc vào điều kiện nào có thể áp dụng, lô sàn xuất cùa mẫu đỏ sẽ được chấp nhận. b) Kiểm tra chấp nhận an toàn về mói trường Phải thực hiện các phép thừ theo quy định trong 5.1 và 5.7 và khi mẫu phù hợp với các giá trị tiêu chuẩn kiểm tra chấp nhận trong 6.2.4 thì lô sản xuất của mẫu đó sê được chấp nhận. Trong trường hợp không phù hợp, phải thực hiện hai lần thừ lại, lẩy mẫu mới từ cùng một lô theo quy trình tương tự như đã sử dụng khi lấy mẫu ban đầu, và nếu cả hai lần thử đều đạt thì lô đó sẽ được chấp nhận. Nếu một trong hai lần thử lại không đạt, lô sản xuất sẽ bị loại. 6.2.4 Các giá trị tiêu chuẩn cho kiểm tra chấp nhận an toàn môi trường Các giá trị tiêu chuẩn cho kiểm tra chấp nhận như sau. a) Khi mẫu mỏ phỏng sừ dụng đã được sừ dụng để kiểm tra loại Các giá trị tiêu chuẩn phải được thiết lập dựa trên dữ liệu cùa thừ nghiệm loại, cũng như dữ liệu của thừ nghiệm chấp nhận được thực hiện trên mẫu cốt liệu được sàn xuất trong cùng điều kiện với mẫu được sử dụng để kiểm tra loại, xem xét đầy đủ các yếu tố như sự thay đổi tính chất cùa cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện và ảnh hưởng của các vật liệu khác. Các giá trị tiêu chuẩn phải do nhà sản xuất cốt liệu đưa ra bất cứ khi nào thực hiện kiểm tra loại. b) Khi mẫu cốt liệu đã được sử dụng để kiềm tra loại Các giá trị tham chiếu được chỉ định cho các phép thử tương ứng đối với tiêu chuẩn chất lượng môi trường sẽ được sừ dụng. 6.2.5 Tần suất kiểm tra Việc kiểm tra chất lượng môi trường của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện phải được tiến hành với tần suất như sau. a) Kiểm tra loại an toàn môi trường TCVN 13908-2:2024 Việc kiểm tra loại phải được thực hiện ít nhất ba năm một lần, kể từ ngày có đánh giá chấp nhận lần trước. Hơn nữa, việc kiểm tra phải được thực hiện bất cứ khi nào xày ra những điều sau đây, bất kể thời gian từ lần kiểm tra trước: 1) Thay đồi về cơ sờ sản xuất, quy trinh sản xuất, vật liệu hoặc chất phụ gia đã được thực hiện có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các giá trị đã thứ nghiệm về chất lượng môi trường; 2) Thay đổi thiết kế cấp phối (ngoại trừ việc giảm lượng cốt liệu trên 1 m3 bê tông) đã được thực hiện đối với bê tông được sừ dụng làm mẫu mô phỏng sử dụng. b) Kiểm tra chấp nhận an toàn môi trường Việc kiểm tra chấp nhận được thực hiện đối với từng lô sản xuất. Chú thích: Nhà sản xuất phải quy định kích cỡ của lô sàn xuất trong tiêu chuẩn nội bộ của họ có tính đến tình trạng sàn xuất và kiểm soát chất lượng của từng nhà máy sản xuất. 6.3 Quàn lý lô sàn xuất Để đàm bào chất lượng của cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện, có thể kiểm soát các lô sàn xuất riêng lẻ với kết quà kiểm tra cùa chúng để tham khảo. Các lô bị từ chối do kết quà kiểm tra sẽ phải được phân biệt rõ ràng với các lô đã được chấp nhận và không được trộn lẫn với nhau. 6.4 Lưu trữ dữ liệu kiểm tra Nhà sản xuất phải lưu trữ các kết quả thử nghiệm chất lượng và đánh giá chấp nhận/loại bỏ của việc kiểm tra đối với từng lô sàn xuất trong một thời gian quy định. 7 Ghi nhãn Những thông tin sau phải được đánh dấu trên đơn hàng của sản phẩm. a) Tên sản phẩm, ký hiệu để phân loại. b) Các hạn chế ứng dụng từ khía cạnh chất lượng môi trường cùa kết cấu bê tông mà cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện được sừ dụng ("Chỉ dành cho ứng dụng tại càng mà không cỏ kế hoạch tái sừ dụng" hoặc "Không hạn chế đối với ứng dụng"). c) Khối lượng sản phẩm. d) Tên hoặc tên viết tắt cùa nhà sản xuất. e) Tên hoặc tên viết tắt của nhà máy. í) Ngày sản xuất, năm và tháng sàn xuất, thời gian sản xuất hoặc số lô, hoặc chữ viết tắt cùa chúng, g) Ngày giao hàng hoặc ngày giao hàng theo lịch trình. Phụ lục A (Quy định) Kiểm tra chất lượng ổn định môi trường cùa cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện A.1 Tóm tắt Phụ lục này quy định các phương pháp kiểm tra chất lượng ổn định môi trường của cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện. A.2 Loại thừ nghiệm và hạng mục thừ nghiệm Các hạng mục thử nghiệm loại và các hạng mục thử nghiệm chấp nhận cùa cốt liệu xỉ oxy hoà lò hồ quang điện cho từng ứng dụng được đánh dấu bằng các vòng tròn trong Bảng A.1 và Bảng A.2. Trong trường hợp ứng dụng vẫn chưa được nêu rõ, hoặc trong trường hợp ứng dụng càng nhưng có kế hoạch sử dụng lại, các hạng mục thừ nghiệm cho ứng dụng chung sẽ được áp dụng. Bàng A.1 - Các hạng mục thừ nghiệm cho kiểm tra chất lượng ổn định mỏi trường - ứng dụng chung Thành phẩn Thử nghiệm loại Thừ nghiệm chấp nhận Mức chiết tách Hàm lượng axit chiết tách Mức chiết tách Hàm lượng axit chiết tách Cd 0 0 - Pb 0 0 0 0 C/* 0 0 0 0 As 0 0 - - Hg 0 0 - - Se 0 0 0 0 Flo 0 0 0 0 Bo 0 0 0 0 Bảng A.2 - Các hạng mục thử nghiệm cho kiểm tra chất lượng ổn định môi trường - ứng dụng càng Thành phần Thử nghiệm loại Thừ nghiệm chấp nhận Mức chiết tách Mức chiết tách Cd 0 - Pb 0 0 Cr6 0 0 Asen 0 - Hg 0 - Se 0 0 Flo 0 0 Bo 0 0 A.3 Thừ nghiệm loại an toàn môi trường A.3.1 Yêu cầu chung Phải thực hiện thử nghiệm ngâm chiết và thử nghiệm hàm lượng axit chiết tách. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm dành cho ứng dụng càng, chỉ thực hiện thử nghiệm ngâm chiết. Đối với cả hai thử nghiệm, phải sử dụng mẫu mô phỏng sử dụng hoặc mẫu cốt liệu. Khi mẫu mô phỏng sử dụng được lựa chọn cho thử nghiệm loại, để thiết lập các giá trị tiêu chuẩn kiểm tra như quy định trong 6.2.4, các thử nghiệm chấp nhận trong A.4 phải được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu cốt liệu từ cùng một lô sản xuất như được sừ dụng để chuẩn bị mẫu mô phỏng sử dụng. A.3.2 Thừ nghiệm ngâm chiết A.3.2.1 Chuẩn bị mẫu TCVN 13908-2:2024 Mau mô phỏng sử dụng được chuẩn bi. theo quy trình mô tà trong mục a) và mẫu cốt liệu theo quy trình trong mục b). Mẫu mô phỏng sử dụng được chuẩn bị bởi người vận hành thử nghiệm chính tham gia thừ nghiệm vật liệu, người được nhà sản xuất cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện giao nhiệm vụ. a) Mầu mô phòng sừ dụng: Một mẫu mô phỏng được chuẩn bị theo quy trình được mô tà từ mục 1) đến 5) dưới đây. Tuy nhiên, để thử nghiệm các sản phẩm dành cho ứng dụng cảng, các mẫu đúc được chuẩn bị trong mục 1) dưới đây sẽ được sử dụng mà không cần điều kiện thêm. 1) Sừ dụng cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện đã được lấy theo 5.1, chuẩn bị mẫu bê tông sừ dụng thiết kế cấp phối đã được thoà thuận giữa người mua và nhà sản xuất. Kích thước và số lượng mẫu bê tông phải sao cho có thể đạt được thể tích của dung dịch thử nghiệm cần thiết cho thử nghiệm trong A.4.2. Các mẫu bê tông sừ dụng thừ nghiệm cho ứng dụng càng là mẫu hình trụ, đường kính 100 mm, chiều cao 200 mm và được sừ dụng cho thử nghiệm rừa trói mà không bị nghiền vỡ. Các mẫu bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện kín, không ngâm trong nước, thông thường trong 7 ngày, tối đa là 28 ngày. CHÚ THÍCH 1: Kết quả thử nghiệm loại có thể bị ảnh hường bời loại xi măng hoặc các vật liệu khác được sừ dụng. Nếu điều này có thể xẩy ra, loại xi máng cần được xem xét khi tiến hành thừ nghiệm. 2) Nghiền thô mẫu bê tông đã chuẩn bị và bảo dưỡng theo mục 1) bằng búa hoặc dụng cụ tương tự. Để tách các hạt có kích thước từ 40 mm trở lên, cho các hạt đã nghiền qua sàng có kích thước danh nghĩa 40 mm, tiếp tục nghiền các hạt còn lại trên sàng cho đến khi toàn bộ khối lượng lọt qua sàng. 3) Đưa mẫu thu được ờ mục 2) qua các sàng có kích thước danh nghĩa 20 mm, 5 mm và 2,5 mm để phân loại thành các dải cỡ hạt tương ứng. 4) Trộn các cỡ hạt đã được phân loại của mẫu thu được ờ mục 3) theo tỷ lệ như trong Bảng A.3 đàm bào rằng phần được lấy từ mỗi dài cỡ hạt là đồng nhất về kích thước hạt. CHÚ THÍCH 2: Nếu khói lượng cùa các cỡ hạt cụ thề không đù đáp ứng tỳ lệ quy định, các cỡ hạt có kích thước lớn hơn có thể được nghiền nhò để bổ sung cho cỡ hạt đó. Bàng A.3 Tỳ lệ trộn cùa các cỡ hạt khác nhau cho mẫu mô phỏng sừ dụng để thừ nghiệm rửa trôi (cho ứng dụng chung) Kích thước hạt 40 mm hoặc lớn hơn 40 mm đến 20 mm 20 mm đến 5 mm 5 mm đến 2,5 mm 2,5 mm hoặc nhỏ hơn Toàn bộ Phần khối lượng, % 0 30 ±5 40 ±5 10±5 20 ±5 100 5) Lấy tối thiểu 3 kg mẫu thu được ờ mục 4), đảm bào sự đồng nhất về kích thước hạt. TCVN 13908-2:2024 b) Mầu cốt liệu: Chuẩn bị theo 5.3.2 của JIS K 0058-1 sử dụng cốt liệu xì oxy hoá lò hồ quang điện đã được lấy theo 5.1, A.3.2.2 Chuẩn bị và phân tích dung dịch thừ nghiệm Việc chuẩn bị và phân tích dung dịch thừ nghiệm như sau. Dung dịch thử nghiệm phải được chuẩn bị và phân tích bởi người vận hành thừ nghiệm hoặc người vận hành đã đăng ký chứng nhận đo lường môi trường. a) Thiết bị thừ nghiệm, được quy định trong 5.1 cùa tiêu chuẩn JIS K 0058-1. b) Thuốc thử và dụng cụ, được quy định trong 5.2 cùa JIS K 0058-1. c) Chuẩn bị dung dịch thử nghiệm, theo 5.4 cùa JIS K 0058-1. d) Phân tích dung dịch thử nghiệm, theo 5.5 cùa JIS K 0058-1. A.3.3 Thừ nghiệm hàm lượng axit chiết tách A.3.3.1 Chuẩn bị mẫu Mẫu mô phỏng sử dụng được chuẩn bị theo quy trình mô tả trong mục a) và mẫu cốt liệu theo quy trình được mô tả trong mục b). Mau mô phỏng sử dụng phải được chuẩn bị bời người vận hành thừ nghiệm chính tham gia thừ nghiệm vật liệu, người được nhà sản xuất cốt liệu xỉ oxy hoá lò hồ quang điện giao nhiệm vụ. a) Mau mó phỏng sừ dụng: Lấy tối thiểu 300 g các viên mẫu từ mẫu bê tông đã được chuẩn bị theo mục A.3.2.1 a) 1) và chuẩn bị mẫu theo quy trình được mô tà từ mục 1) đến 4) dưới đây. 1) Nghiền thô các viên mẫu thử bằng búa, máy nghiền hàm hoặc dụng cụ tương tự khác. 2) Cho các hạt đã nghiền thu được ờ mục 1) qua sàng có kích thước danh nghĩa 2,0 mm, tiếp tục nghiền các hạt còn lại trên sàng cho đến khi toàn bộ khối lượng hạt lọt qua sàng. 3) Đưa các hạt thu được ờ mục 2) qua sàng cỏ kích thước danh nghĩa 0,6 mm và 0,15 mm để phân loại thành các dài cỡ hạt tương ứng. 4) Trộn các hạt đã phân loại cùa mẫu thu được trong mục 3) theo tỷ lệ cho trong Bảng A.4. CHÚ THÍCH: Nếu khối lượng cùa các cỡ hạt cụ thể không đù đáp ứng tỷ lệ quy định, các cỡ hạt có kích thước lớn hơn có thể được nghiền nhỏ để bồ sung cho cỡ hạt đó. Bàng A.4 - Tỷ lệ trộn của các cỡ hạt khác nhau cho mẫu mô phỏng sử dụng để thử nghiệm hàm lượng chiết ly axit (cho ứng dụng chung) Kích thước hạt 2,0 mm hoặc lớn hơn 2,0 mm đến 0,6 mm 0,6 mm đến 0,15 mm 0,15 mm hoặc nhỏ hơn Toàn bộ Phần khối lượng. % 0 50 ±5 25 ±5 25 ±5 100 b) Mầu cốt liệu: Sử dụng tối thiểu 300 g cốt liệu xi oxy hoá lò hồ quang điện đã được lấy theo 5.1, chuẩn bị mẫu theo quy trình được mô tả từ 1) đến 5) dưới đây. 1) Phân loại cỡ hạt bằng sàng cỏ kích thước danh nghĩa là 2,0 mm, xác định khối lượng u (g) cùa mẫu còn lại trên sàng và khối lượng L (g) của mẫu lọt qua sàng. 2) Nghiền các hạt còn sót lại trên sàng trong mục 1) bằng búa, máy nghiền hàm hoặc dụng cụ tương tự, cho đến khi toàn bộ khối lượng lọt qua sàng có kích thước danh nghĩa là 2,0 mm. 3) Cho mẫu thu được ờ mục 2) qua sàng có kích thước danh nghĩa 0,6 mm và 0,15 mm để phân loậi thành các dải cỡ hạt tương ứng. 4) Trộn các dải cỡ hạt đã phân loại của mẫu thu được trong mục 3) theo tỷ lệ cho trong Bảng A.4. Nếu khối lượng của các cỡ hạt cụ thể không đù đáp ứng tỷ lệ quy định, các cỡ hạt có kích thước lỡn hơn có thể được nghiền nhỏ để bổ sung cho cỡ hạt đó. Trong trường hợp các dải cỡ hạt của mẫu cò kích thước lớn hơn không đủ để đáp ứng tỷ lệ quy định, chúng có thể được bồ sung bằng các dãi cỡ hạt của mẫu có kích thước nhỏ hơn. 5) Lấy mỗi phần từ mẫu thu được ờ mục 4) và mẫu đã lọt qua sàng ờ mục 1), đồng thời đàm bảo sự phân tán đồng đều của các kích thước hạt sao cho thỏa mãn tỷ lệ u : L. A.3.3.2 Chuẩn bị và phân tích dung dịch thừ nghiêm Việc chuẩn bị và phản tích dung dịch thừ nghiệm phải như sau. Dung dịch thừ nghiệm phải được chuẩn bị và phân tích bời người vận hành thử nghiệm hoặc người vận hành đã đăng ký chứng nhận đo lường môi trường. a) Thuốc thử và dụng cụ, được quy định trong Điều 5 của JIS K 0058-2. b) Chuẩn bị dung dịch thừ nghiệm, theo Điều 7 của JIS K 0058-2. c) Phân tích dung dịch thừ nghiệm, theo Điều 8 cùa JIS K 0058-2. A.4 Thừ nghiệm chấp nhận an toàn môi trường TCVN 13908-2:2024 A.4.1 Yêu cầu chung Phải thực hiện thử nghiệm ngâm chiết và thử nghiệm hàm lượng axit chiết tách. Tuy nhiên, đối với các sàn phẩm dành cho ứng dụng cảng, chỉ thực hiện thừ nghiệm ngâm chiết. Đối với cà hai thừ nghiệm ngâm chiết và thừ nghiệm hàm lượng axit chiết tách, phải sừ dụng mẫu cốt liệu. Các thừ nghiệm chấp nhận phải được thực hiện bởi nhà sàn xuất cốt liệu hoặc người vận hành thử nghiệm được nhà sản xuất cốt liệu giao nhiệm vụ. A.4.2 Thừ nghiệm ngâm chiết A.4.2.1 Chuẩn bị mẫu Áp dụng quy trình nêu trong A.3.2.1 b). A.4.2.2 Chuẩn bị và phân tích dung dịch thừ nghiệm Áp dụng quy trình nêu trong A.3.2.2 a) đến d). A.4.3 Thừ nghiệm hàm lượng axit chiết tách A.4.3.1 Chuẩn bị mẫu Áp dụng quy trình nêu trong A.3.3.1 b). A.4.3.2 Chuẩn bị và phân tích dung dịch thừ Áp dụng quy trình nêu trong A.3.3.2 a) đến c).
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số: 4696/VPCP-TCCB V/v bàn giao tài sản thuộc Đề án 112 của Chính phủ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2007   Kính gửi: Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 4553/VPCP-TCCB ngày 16 tháng 8 năm 2007 về việc không tiếp nhận cơ sở hạ tầng Cổng thông tin điện tử và các hạng mục thuộc Mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CPNet) thuộc Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau: 1. Đồng ý việc Văn phòng Chính phủ không tiếp nhận Mạng tin học diện rộng của Chính Phủ (vì Mạng này chưa được nâng cấp) và Cổng thông tin điện tử thuộc Đề án 112 của Chính phủ từ Ban Điều hành 112 của Chính phủ về Trung tâm tin học Văn phòng Chính phủ và Website Chính phủ; 2. Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ và các Bộ, cơ quan có liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 4294/VPCP-CN ngày 3 tháng 8 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc chuyển giao các kết quả của Đề án 112; 3. Giao Website Chính phủ và Trung tâm tin học Văn phòng Chính phủ tìm giải pháp phát triển Website Chính phủ thành Cổng thông tin điện tử Chính phủ; nâng cấp Mạng tin học diện rộng của Chính phủ (CPNet cũ) theo tinh thần khẩn trương, hiệu quả, tiết kiệm để kịp thời phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ban Điều hành Đề án 112 của Chính phủ và các Bộ, cơ quan có liên quan biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Thủ tướng, các Phó TTg CP (để b/c); - Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Nội vụ, Tài chính (Cục Quản lý Công sản); - VPCP: BTCN, các PCN; các Vụ, đơn vị trực thuộc; - Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg; - Website CP; - Lưu: VT, TCCB (6), TD70b KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM (Đã ký) Phạm Viết Muôn  
      Thực hiện Quyết định số 82/2001/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, Mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) chủ yếu và danh Mục các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005 (sau đây gọi tắt là Chương trình), Bộ Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty 91 (sau đây gọi tắt là các Bộ), Ủy ban nhân dân các  tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Ban Chủ nhiệm Chương trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN và Chương trình KH&CN cấp Nhà nước. Theo quy định, các Bộ và Ban Chủ nhiệm Chương trình cần thực hiện việc xử lý tài sản của các nhiệm vụ KH&CN và tài sản của Chương trình sau khi kết thúc. Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản quản lý và sử dụng tài sản được hình thành từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước. Để phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN, sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính (tại công văn số 8338/BTC-QLCS ngày 5 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính), Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản của các đề tài cấp Nhà nước, tài sản của Chương trình và tài sản của Văn phòng Chương trình KH&CN được hình thành từ ngân sách sự nghiệp khoa học (sau đây gọi tắt là tài sản cần xử lý) khi kết thúc đề tài, Chương trình như sau: I. KIỂM KÊ VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN: 1. Thành lập Hội đồng: Thủ trưởng đơn vị chủ trì đề tài, hoặc đơn vị nơi đặt Văn phòng Chương trình quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản (sau đây gọi tắt là Hội đồng). Thành phần Hội đồng gồm: - Đại diện Thủ trưởng đơn vị. - Chủ nhiệm đề tài, thư ký đề tài (nếu là tài sản của đề tài). - Kế toán đơn vị. - Một số cán bộ, chuyên gia am hiểu về tài sản cần kiểm kê. - Nếu đề tài thuộc Chương trình thì có thêm đại diện của Ban Chủ nhiệm Chương trình. 2. Nhiệm vụ của Hội đồng: 2.1. Xác định tài sản cần xử lý trên sổ kế toán: Hội đồng thực hiện việc thống kê toàn bộ số tài sản cần xử lý đã được mua sắm và tài sản là sản phẩm của đề tài theo số liệu trên sổ kế toán (Mẫu số 1 kèm theo), bao gồm: - Nguyên, nhiên, vật liệu được mua sắm trong quá trình thực hiện đề tài nhưng sử dụng không hết. - Dụng cụ, phụ tùng, linh kiện gồm: + Công cụ lao động, trang thiết bị không đủ Điều kiện xếp vào tài sản cố định. + Trang bị văn phòng như bàn, ghế, tủ hồ sơ tài liệu… + Phụ tùng, linh kiện thay thế. - Sách, tạp chí, tài liệu khoa học dịch thuật (kể cả bản sao chụp). - Tài sản cố định gồm: + Máy móc, thiết bị mua mới. + Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài. - Các loại tài sản khác là sản phẩm của đề tài như giống cây trồng, giống vật nuôi, hóa chất, kim loại quý… - Nhà xưởng, công trình kiến trúc, công trình hạ tầng cơ sở được xây dựng, sửa chữa bằng ngân sách sự nghiệp khoa học. 2.2. Kiểm kê tài sản thực tế và đối chiếu với sổ kế toán: Hội đồng tiến hành kiểm kê theo tự tế và đối chiếu với số kế toán để xác định số lượng, chủng loại tài sản thừa hoặc thiếu. 2.3. Đánh giá tài sản: 2.3.1. Đối với tài sản được mua sắm bằng ngân sách nhà nước: Giá trị tài sản cần xử lý được xác định theo giá trị trên sổ kế toán (nguyên giá, giá trị còn lại). 2.3.2. Đối với tài sản được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài: - Giá trị tài sản được xác định theo chi phí hình thành tài sản hoặc giá của tài sản cùng loại hiện có trên thị trường với tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương đương. - Đối với tài sản chuyên dùng đơn chiếc (không có bán trên thị trường): giá trị tài sản được xác định theo quy định tại Mục II, Phần B của Quy chế tính giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ ban hành theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Bộ Tài chính. 2.4. Kiến nghị các biện pháp xử lý tài sản: 2.4.1. Nguyên tắc xử lý chung Căn cứ vào yêu cầu thực tế và nhu cầu sử dụng tài sản của các đơn vị, Hội đồng đề xuất phương án xử lý theo hướng sau: - Tài sản đề nghị giữ lại để sử dụng: Căn cứ theo nhu cầu sử dụng của đơn vị. - Tài sản đề nghị bàn giao hoặc bán: Nếu đơn vị không có nhu cầu sử dụng số tài sản còn lại, Hội đồng đề xuất đơn vị tiếp nhận hoặc bán nếu không có đơn vị tiếp nhận số tài sản này. - Tài sản đề nghị thanh lý: Nếu tài sản không còn sử dụng được. 2.4.2. Trường hợp tài sản kiểm kê thực tế thiếu hụt so với sổ kế toán: Hội đồng xác định rõ nguyên nhân thiếu hụt và đề xuất hướng giải quyết như sau: - Nếu do trách nhiệm cá nhân, tập thể thì cá nhân, tập thể đó có trách nhiệm bồi hoàn giá trị của tài sản thiếu hụt; - Nếu do nguyên nhân khách quan bất khả kháng thì đề xuất tính vào chi phí hợp lý của đề tài hoặc chi phí hoạt động của Ban Chủ nhiệm Chương trình. Tất cả các nội dung trên được thể hiện trong Biên bản của Hội đồng kiểm kê tài sản theo Mẫu số 1 kèm theo hướng dẫn này. II. QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN Trên cơ sở kết luận và kiến nghị xử lý tài sản của Hội đồng, đơn vị lập báo cáo tài sản cần xử lý gửi về Bộ chủ quản (đối với đề tài độc lập cấp nhà nước và các Chủ nhiệm cấp nhà nước khác) hoặc gửi về Văn phòng Chương trình (đối với đề tài thuộc Chương trình). Bộ chủ quản có trách nhiệm tổng hợp tài sản cần xử lý báo cáo Bộ Tài chính (đối với đề tài độc lập cấp nhà nước và các nhiệm vụ cấp nhà nước khác), Văn phòng Chương trình có trách nhiệm tổng hợp tài sản cần xử lý báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Tài chính xử lý các trường hợp cụ thể theo Mẫu số 1 của văn bản hướng dẫn này. Hội đồng kiểm kê tài sản ở Mục I nói trên đồng thời thực hiện chức năng của Hội đồng thanh lý tài sản. Việc thanh lý tài sản được thực hiện theo Mẫu số 2 của văn bản hướng dẫn này. Trong quá trình tiến hành kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản, Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm quản lý tài sản, hồ sơ của tài sản theo nguyên trạng đến khi bàn giao cho cơ quan, đơn vị được tiếp nhận hoặc đến khi hoàn thành việc bán, thanh lý tài sản, không được tự ý thay đổi kết cấu, phụ tùng, linh kiện hoặc cho thuê, cho mượn tài sản. Sau khi có quyết định về kết quả xử lý tài sản của cơ quan có thẩm quyền, Thủ trưởng đơn vị tổng hợp báo cáo tình hình xử lý tài sản gửi về Bộ chủ quản (đối với đề tài độc lập hoặc các nhiệm vụ cấp nhà nước khác), hoặc về Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Chủ nhiệm Chương trình (đối với các đề tài thuộc Chương trình) để làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng. Kinh phí phục vụ cho công tác kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản được chi từ tiền thu bán, thanh lý tài sản hoặc từ kinh phí chi thường xuyên của đơn vị. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Bộ và Ban Chủ nhiệm Chương trình phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để giải quyết kịp thời.     Mẫu số 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________ ……, ngày …… tháng …… năm 200…… BIÊN BẢN KIỂM KÊ, ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỦA ĐỀ TÀI, CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Công văn số 2035/BKHCN-KHTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ) 1. Tên Đề tài, Chương trình: 2. Thời Điểm kiểm kê:……giờ…. ngày…… tháng…… năm 200…..                                                Căn cứ Quyết định số:….. ngày….. tháng….. năm 200…. của…………….. về việc kiểm kê, đánh giá tài sản của……………………………………………….. 3. Hội đồng kiểm kê tài sản gồm: + Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan………… Chủ tịch Hội đồng + Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan………… Ủy viên + ……. 4. Kết quả kiểm kê tài sản: a. Tài sản cố định được mua sắm từ ngân sách nhà nước                                                                                                                                                                                                                                                                 Đơn vị tính: triệu đồng   b. Tài sản được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài:                                                                                                                   Đơn vị tính: triệu đồng     Mẫu số 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ______________ ……, ngày …… tháng …… năm 200……             BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỦA ĐỀ TÀI, CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Công văn số 2035/BKHCN-KHTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ) Tên Đề tài, Chương trình: Căn cứ Quyết định số:….. ngày….. tháng….. năm 200…. của…………….. về việc thanh lý tài sản của……………………………………………….. I. Hội đồng thanh lý tài sản gồm: + Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan………… Chủ tịch Hội đồng + Ông/Bà…………………. chức vụ……………………. cơ quan………… Ủy viên + ……. II. Tiến hành thanh lý tài sản của Đề tài, Chương trình:                                                                                                                 Đơn vị tính: triệu đồng   III. Kết luận của Hội đồng thanh lý: IV. Kết quả thanh lý tài sản: Chi phí thanh lý tài sản: Giá trị thu hồi: Đã ghi giảm tài sản ngày…….. tháng…… năm…….    
BỘTÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ __________ Số: 814 TCT/DNK V/vlậpbảngkêkèmtheohoá đơnGTGT CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________ HàNội, ngày 24tháng3năm2004 Kính gửi: Công ty TNHHThương mại dịch vụ Anh Phước (71/5 Nguyễn Trãi, phường Bến Thành, Q1. thành phố Hồ Chí Minh) Tổng cục Thuế nhận được công văn số 02/04/CV/AP ngày 23 tháng 02 năm2004 của Công ty TNHH thương mại dịch vụ Anh Phước đề nghị được sử dụng bảng kê kèmtheo hoá đơn GTGT; về việc này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: Theo nội dung trình bày tại công văn thì Công ty kinh doanh chủ yếu mặt hàng giấy và văn phòng phẩm, giá trị của sản phẩmkhông lớn nhưng rất nhiều chủng loại; do vậy, Tổng cục Thuế đồng ý để Công ty TNHHthương mại dịch vụ Anh Phước được sử dụng bảng kê kèmtheo hoá đơn GTGT. Việc lập bảng kê kèmtheo hoá đơn GTGT, Công ty phải thực hiện theo đúng hướng dẫn tại công văn số 4610 TCT/NV5 ngày 29 tháng 12 năm2003 của Tổng cục Thuế về việc “Lập bảng kê kèmtheo hoá đơn GTGT”. Tổng cục Thuế trả lời để Công ty biết và thực hiện. KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG PhạmVăn Huyến
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC HẢI QUAN Số: 5839 /TCHQ-GSQL V/v khai báo tờ khai tái xuất CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2017 Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bình Dương. Trả lời công văn số 1910/HQBD-GSQL ngày 02/8/2017 của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương báo cáo vướng mắc về việc mở tờ khai tái xuất máy móc, thiết bị thực hiện dự án có thời hạn, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau: Qua việc kiểm tra trên hệ thống, hiện nay doanh nghiệp không tiến hành khai báo tái xuất cho lô hàng là do sau khi mở tờ khai tạm nhập số 101256843662, doanh nghiệp đã xin gia hạn thời hạn tạm nhập tái xuất đến ngày 30/6/2017 và điều chỉnh lượng hàng còn lại (chưa tái xuất) về 0 thông qua nghiệp vụ TIA/TIB và được cán bộ Hải quan phê duyệt vào ngày 05/4/2017. Việc điều chỉnh lượng hàng còn lại về 0 khi hàng hóa tạm nhập chưa tái xuất hoặc không có việc hủy tờ khai tạm nhập là chưa đúng quy định. Do vậy, yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Bình Dương chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục kiểm tra lại vụ việc và xử lý hành vi vi phạm của doanh nghiệp (nếu có). Đồng thời, chấn chỉnh công tác nghiệp vụ tại đơn vị thực hiện đúng theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về Hải quan). Đồng thời, để giải quyết thủ tục tái xuất hàng hóa cho doanh nghiệp, căn cứ tiết g khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 25/01/2015 của Chính phủ và tiết b (phần lưu ý) điểm 5 Điều 23 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải quan, yêu cầu Cục Hải quan tỉnh Bình Dương chỉ đạo Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan trên tờ khai hải quan giấy. Sau khi thông quan cho tờ khai hải quan giấy, cập nhật số tờ khai hải quan giấy thay thế cho tờ khai tái xuất vào tờ khai hải quan tạm nhập ban đầu thông qua nghiệp vụ CNO/CNO11. Việc theo dõi lượng hàng tái xuất thực hiện ngoài hệ thống. Tổng cục Hải quan trả lời để đơn vị được biết, thực hiện./. Nơi nhận: • Như trên; • Lưu: VT, GSQL.Tân (3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG Vũ Ngọc Anh
TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10969:2015 ISO 10466:1997 Xuất bàn (ân 1 HỆ THÕNG ĐƯỜNG ỐNG BẰNG CHẤT DẺO - ỐNG NHỰA NHIỆT RÁN GIA CƯỜNG SỢI THỦY TINH (GPR) - PHƯỢNG PHÁP THỬ ĐẺ KIÉM CHỨNG ĐỘ BÈN VỚI LỆCH DẠNG VÒNG BAN ĐẨU Plastics piping systems - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) pipes - Test method to prove the resistance to initial ring deflection HÀ NỘI -2015 Lời nói đầu TCVN 10969:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 10466:1997. ISO 10466:1997 đã được rà soát và phê duyệt lại vào nàm 2014 với bố cục và nội dung không thay đổi. TCVN 10969:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC138 ồng nhựa và phụ tùng đường ống, van dùng để vận chuyển chất lỏng biên soạn, Tồng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TIEU CHUẲN QUỐC GIA TCVN 10969:2015 Hệ thống đường ống bằng chất dẻo - ống nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh (GRP) - Phương pháp thử để kiểm chứng độ bền với lệch dạng vòng ban đầu Plastics piping systems - Glass-reinforced thermosetting plastics (GRP) pipes - Test methods to prove the resistance to initial ring deflection 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thừ khâ năng của ổng nhựa nhiệt rắn gia cường sợi thủy tinh chịu lệch dạng vòng ban đầu ờ một mức quy định mà không hư hỏng bề mặt và/hoặc phá hủy két cấu. 2 Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau 2.1 Lệch dạng theo chiều thẳng đứng (vertical deflection) (y) Sự thay đổi đường kính của ống theo chiều thẳng đứng khi ống ờ vị tri nằm ngang, chịu một tài trọng nén theo chiều thẳng đứng (xem 7.3). Giá trị này được biểu thị bằng mét. 2.2 Lệch dạng tương đối theo chiều thẳng đứng (relative vertical deflection) (y/dm) Tỷ lệ giữa lệch dạng theo chiều thẳng đứng y (xem 2.1) với đường kính trung binh của ống dm (xem 2.3). 2.3 Đường kính trung bình (mean diameter) (ơm) Đường kính cùa vòng tròn tương ứng với tâm cùa mặt cắt ngang thành ống. Giá trị này được tinh bằng mét theo một trong hai công thức sau: dm = di + e dm = d'-e trong đó: di là giá trị đường kính trong trung bình (xem 5.3.2), tính bằng mét; de là giá trị đường kinh ngoài trung bình (xem 5.3.2), tính bằng mét; e là giá trị độ dày thành ống trung binh (xem 5.3.2), tính bằng mét. 2.4 Dấu hiệu nhìn băng mắt thường của phá hủy kết cấu (visual evidence of structural failure) Phá hủy xuất hiện theo bát kỳ dạng nào dưới đây (xem 7.3), trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn viện dãn đến tiêu chuản này: Tách các lớp; Phá hủy kéo cùa sợi thùy tinh gia cường; - Sự oẳn thành ống; Sự tách các lớp lót nhựa nhiệt dèo từ kết cấu thành ống, nếu có lớp lót. 2.5 Dấu hiệu giảm độ bền của phá hủy kết cấu (strength-reduction evidence of structural failure) Phá hủy xuất hiện theo bất kỳ dạng nào dưới đây, trừ khi có quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này: a) trong khoảng thời gian kiềm tra hai phút (xem 7.3.5), có sự giảm tải trọng tức thời vượt quá 10 % tải trọng tối đa được áp dụng; b) khi xảy ra hiện tượng giảm tải trọng tức thời lên đến 10 % và các mẫu thừ không thể duy trl tăng tải trọng gấp hai lần giá tri giảm tâi trọng. 2.6 Tải trọng nén (compressvie load) (F< hoặc p2) Tải trọng tác động lên ống để gây ra lệch dạng theo hướng kính. Giá trị này được biểu thị bằng niutơn. 3 Nguyên tắc Một đoạn ống được đờ nằm ngang, chịu tác động của tải trọng trên toàn bộ chièu dài để nén theo hướng kinh đến hai mức lệch dạng quy định liên tiếp theo chiều thẳng đứng (xem Hình 2). ống được kiểm tra dấu hiệu nhln bằng mắt thường cùa hư hỏng bề mặt và/hoặc phá hủy kết cấu tại mức lệch dạng đầu tiên và dấu hiệu nhln bằng mắt thường cùa phá hùy kết cấu (xem 2.4) tại mức lệch dạng lần thứ hai. Một phép thừ tính năng cùa bảo toàn kết cấu cũng được tiến hành là hàm số cùa độ bền với tải trọng. CHỦ THlCH Coi các thông số sau được nêu trong các tiêu chuản viện dẫn đến tiêu chuản này: a) Hai giới hạn mức lệch dạng (xem 4.1 và 7.3); b) Chièu dài mẫu thử (xem Đièu 5); c) Số lượng mău thử (xem Điều 5); d) Nhiệt độ thừ (xem 7.1); e) Bề mặt cùa mẫu thừ được kiểm tra dấu hiệu hư hỏng bề mặt (xem 7.3); f) Các đặc tinh hư hỏng bề mặt và phá hủy kết cấu quan sát bằng mắt thường (xem 7.3). 4 Thiết bị, dụng cụ 4.1 Máy nén, gồm hệ thống có khả năng tác động một lực nén không gây sốc ờ tốc độ được kiểm soát thông qua hai bề mặt tác dụng tài trọng song song phù hợp với 4.2 sao cho mẫu thừ ống được đặt nằm ngang phù hợp với Điều 5 có thể được nén theo chiều thẳng đứng. Máy nén phải có khả năng tạo được và duy trì lệch dạng hoặc các lệch dạng tương đối theo chiều thẳng đứng được quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này trong khoảng thời gian quy định tại 7.3. 4.2 Đề mặt đặt tải 4.2.1 Lắp ráp chung Các bề mặt này gồm một cặp tấm phẳng (xem 4.2.2), hoặc một cặp thanh dầm (xem 4.2.3), hoặc kết hợp cùa một tấm phẳng và một thanh dầm, với các trục chính cùa chúng vuông góc với hướng tãc dụng cùa tài trọng F gây ra bời máy nén, như thể hiện trong Hình 1. Cảc bề mặt tiếp xúc với mẫu thừ phải phăng, nhẵn, sạch và song song. Các tấm và thanh dầm phải có chiều dài ít nhất bằng chiều dài mẫu thừ (xem Điều 5) và có độ dày sao cho trong quá trình thử nghiệm không xày ra biến dạng nhln thấy. 4.2.2 Các tâm Các tấm phải có chiều rộng ít nhất là 100 mm. Chi tiết thanh dầm Hình 1 - Sơ đồ lắp ráp thử nghiệm 4.2.3 Thanh dảm Mỗi thanh dầm phải có các cạnh được làm tròn, một bề mặt phẳng (xem Hình 1) không có các cạnh sắc và chièu rộng phụ thuộc vào ống như sau: a) Đối với các ống có đường kính danh nghĩa nhỏ hơn DN 300, chiều rộng thanh dầm phải là 20 mm ± 2 mm; b) Đối với các ống có đường kính danh nghĩa lớn hơn DN 300, chiều rộng thanh dầm phải là 50 mm ± 5 mm. Các thanh dàm phâi được thiét kế và được đỡ sao cho không có bề mặt nào khác cùa kết cấu thanh dầm sẽ tiếp xúc với mẫu thử trong quá trinh thừ nghiệm. 4.3 Các dụng cụ đo kích thước, có khả nắng xác đinh Các kích thước cần thiết (chiều dài, đường kính, độ dày thành ống) với độ chính xác trong khoảng ±0,1 mm; - Độ lệch dạng cùa mẫu thừ theo chiều thẳng đứng với độ chính xác trong khoảng ±1,0 % cùa giá trị tối đa. CHÚ THÍCH Giá tri tối đa cùa thay đổi đo được phụ thuộc vào độ lệch dạng theo chiều thẳng đứng hoặc lệch dạng tương đối theo chiều thẳng đứng được quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này. 4.4 Dụng cụ đo nhiột độ, nếu áp dụng, có khả năng xác định sự phù hợp với nhiệt độ thừ nghiệm (xem 7.1). 5 Mẫu thử 5.1 Chuẩn b| Mẫu thử là một vông trỏn hoàn chỉnh đươc cắt ra từ ống càn thừ. Chiều dài cùa mẫu thừ phải theo quy định trong tiêu chuản viện dẫn đến tiêu chuản này, với độ sai lệch cho phép bằng ± 5 %. Các đàu cắt phải nhẵn và vuông góc với trục của ống. Hai đường thẳng, đươc sừ dụng là các đường tham chiếu, được vẽ song song dọc theo bên trong hoặc bên ngoài mẫu thừ. 5.2 Sổ lượng Số lượng mẫu thừ phải theo quy đính trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này. 5.3 Xác định các kích thước 5.3.1 Độ dày thành ống Đo độ dày thành ống cùa mẫu thử tại mõi đàu của từng đường tham chiếu chính xác đến ± 0,2 mm. Tinh độ dày thành ống trung bình e, tính bằng mét, từ bốn giá trị đo. 5.3.2 Đường kính trung bình Xác định với độ chính xác trong khoảng ±0,5 mm một trong hai giá trị sau: a) Đường kính trong di cùa mẫu thử giữa mỗi cặp đường tham chiếu đối xứng nhau tại trung điểm chiều dài cùa chúng, ví dụ bằng một cặp đo kích thước; b) Đường kính ngoài de của mẫu thừ tại các trung điểm cùa các đường tham chiếu, ví dụ bằng băng thép cuốn theo chu vi. Tính toán đường kỉnh trung bình dm cùa mẫu thừ sừ dụng các giá tri đo được của độ dày thành ống và đường kính trong hoặc đường kính ngoài (xem 2.3). 6 Điều hòa Trừ khi được quy định bời tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này, lưu mẫu thừ ít nhất 0,5 h tại nhiệt độ thừ nghiệm (xem 7.1) trước khi thừ nghiệm. Trong trường hợp cỏ tranh chấp, điều hòa mẫu thừ trong 24 h tại 23 °C ± 3 °C trước khi thừ nghiệm, hoặc chuyển về kế hoạch điều hòa được thỏa thuận. 7 Cách tiến hành 7.1 Nhiệt độ thừ Tiến hành tại nhiệt độ quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này. 7.2 Chọn các bề mặt đặt tài và vị trí của mẫu thử Nểu một trong các giới hạn lệch dạng tương đối được yêu cầu (đối với hư hỏng bề mặt hoặc đối với phá hủy kết cấu) vượt quá 28 %, sừ dụng thanh dầm. Nếu không, sừ dụng hoặc là các tấm và/hoặc các thanh dầm (xem 4.2). Đặt mẫu thừ tiếp xúc với tấm hoặc thanh dầm bên trên và bên dưới (xem 4.2.1), với cặp đường tham chiếu đổi xứng nhau theo chiều dọc. Đảm bào rằng tiếp xúc giữa các mẫu thừ và mỗi tấm hoặc thanh dầm càng đồng đều càng tốt và các tấm và/hoặc các thanh dầm không nghiêng sang hai bên. 7.3 Tác dụng tải trọng và đo lệch dạng 7.3.1 Nén mẫu thử ờ tốc độ không đổi sao cho đạt đến lệch dạng ban đầu theo chiều thẳng đứng nhỏ nhất hoặc lệch dạng tương đối ban đầu theo chiều thẳng đứng nhỏ nhất được quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này với độ chính xác ± 2,0 % của giá trị lệch dạng quy định trong thời gian 2 min ± 0,5 min và ghi lại tài trọng F1 tương ứng (xem Hình 2). 7.3.2 Duy trì lệch dạng này trong 2 min ± 0,25 min trong khi kiểm tra không phỏng đại các hư hỏng bề mặt mẫu thừ [xem khoán e) và í) trong chú thích Điều 3). Ghi lại các quan sát về hư hỏng bề mặt bất kỳ cùng với lệch dạng tương ứng. 7.3.3 Tăng lệch dạng, sừ dụng tốc độ nén không đổi hoặc tải trọng được chọn sao cho đạt được lệch dạng ban đầu theo chiều thẳng đứng tối thiểu hoặc lệch dạng tương đối ban đầu theo chiều thẳng đứng lần thứ hai với độ chính xác ± 2,0 % giá trị lệch dạng quy định trong thời gian 2 min ± 0,5 min và ghi lại tài trọng Fĩ tương ứng. 7.3.4 Duy trl lệch dạng này trong 2 min ± 0,25 min trong khi tiếp tục quan sát và ghi lại tài trọng được áp dụng (xem Hình 2) và tiếp tục kiểm tra sự phá hủy kết cấu mẫu thử [xem khoản f) trong chú thích Điều 3] theo 2.4 và 2.5 trừ khi có quy đjnh khác. 7.3.5 Nếu không có sự giảm tải trọng tức thời nào được phát hiện trong khoáng thời gian kiểm tra, ghi lại rằng không cỏ phá hủy nào xảy ra và tháo tải. Nếu có sự giám tái trọng tức thời không quá 10 % cùa F2 được phát hiện trong khoảng thời gian kiểm tra, xác định mức độ giảm tải và tắng tải tại thời điểm cuối cùa giai đoạn kiểm tra băng hai lần giá tri này (tối đa 20 % cùa F2). Nếu mẫu thử chịu được mức tải trọng tăng lên, ghi lại là không xảy ra phá hủy nào và tháo tải. Nếu mẫu thừ không chịu được mức tài trọng tăng lên, ghi lại là có xảy ra phá hủy và tháo tài. Nếu giảm tải trọng tức thời lớn hơn 10 % của F2 trong khoáng thời gian kiểm tra, ghi lại là có xảy ra phâ húy và tháo tài. Hỉnh 2 - Biểu đồ tải trọng theo thời gian 8 Báo cáo thừ nghiệm Báo cáo thừ nghiệm phải bao gồm các thông tin sau: a) Viện dẫn tiêu chuẩn này và tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này; b) Tất cà các chi tiết cần thiết để nhận biết đầy đù các ống được thừ nghiệm; c) Kích thước của mỗi mẫu thừ; d) Số lượng mẫu thử; e) Vị trí trên ống từ đó lấy mẫu thử; f) Chi tiết về thiết bị, bao gồm các thanh dầm và/hoặc các tấm được sừ dụng; g) Nhiệt độ thừ nghiệm; h) Đổi với mỗi mẫu thừ, chi tiết hư hỏng bề mặt bất kỳ và (các) lệch dạng tương ứng (xem 7.3); i) Đối với mỗi mẫu thừ, chi tiết sự phá hùy kết cấu bất kỳ cùng với (các) lệch dạng và (các) tải trọng tương ứng (xem 7.3); j) Chi tiết ảnh hường bốt kỳ của phá hùy theo 7.3.5; k) Bất kỳ yếu tổ nào có thể ảnh hường đến các kết quà, như là các sự cố hoặc vận hành không theo quy định trong tiêu chuẩn này; l) Ngày thừ nghiệm.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 357/QĐ-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt Hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Căn cứ Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; Căn cứ Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Căn cứ Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BKHĐT ngày 29/9/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Căn cứ Thông tư số 50/2018/TT-BGTVT ngày 11/9/2018 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện hợp đồng các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ Giao thông vận tải quản lý; Căn cứ Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư; Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 18/3/2018 của Chính phủ về Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; Căn cứ Quyết định số 2318/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; Xét Tờ trình số 99/TTr-BQLDA6 ngày 20/3/2019 và văn bản số 531/BQLDA6-KTTĐ ngày 22/4/2019 của Ban Quản lý dự án 6 về việc trình phê duyệt Hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, kèm theo Hồ sơ mời sơ tuyển do Ban Quản lý dự án 6 lập; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ đối tác công - tư, kèm theo Báo cáo kết quả thẩm định số 257/ĐTCT ngày 25/4/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt Hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, với những nội dung chủ yếu sau: • Phạm vi, quy mô đầu tư, giải pháp thiết kế và các nội dung liên quan của Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu: Theo Quyết định số 2318/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2018 của Bộ Giao thông vận tải. • Hồ sơ mời sơ tuyển gồm các phần chính sau: Phần 1. Thủ tục sơ tuyển Chương I. Chỉ dẫn nhà đầu tư Chương II. Bảng dữ liệu Chương III. Quy trình và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển Chương IV. Biểu mẫu dự sơ tuyển Phần 2. Báo cáo tóm tắt dự án Chương V. Báo cáo tóm tắt dự án Điều 2. Tổ chức thực hiện • Ban Quản lý dự án 6 có trách nhiệm tiếp thu, hoàn thiện Hồ sơ mời sơ tuyển theo Báo cáo kết quả thẩm định số 257/ĐTCT ngày 25/4/2019 của Vụ đối tác công - tư và ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan trước khi phát hành; chịu trách nhiệm về tính chính xác, thống nhất nội dung giữa Hồ sơ mời sơ tuyển ngôn ngữ tiếng Việt và Hồ sơ mời sơ tuyển ngôn ngữ tiếng Anh. • Ban Quản lý dự án 6 thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bên mời thầu, tổ chức sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu, Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội và Nghị quyết số 20/NQ-CP ngày 28/3/2018 của Chính phủ; thực hiện việc đăng tải thông báo mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư tuân thủ quy định tại Điều 8 Luật Đấu thầu, Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Giám đốc Trung tâm công nghệ thông tin, Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ Nơi nhận: • Như Điều 3; • Bộ trưởng (để b/c); • Ủy ban Kinh tế Quốc hội; • Văn phòng Chính phủ; • Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp; • Lưu: VT, ĐTCT (T.Vinh 05b).
BẢOHIỂMXÃ HỘIVIỆTNAM BẢOHIỂMXÃHỘI TP.HỒCHÍMINH ______________ Số:288/BHXH-CST V/vthayđổi thôngtincơsởKCBcácTỉnhnăm 2017 CỘNGHÒAXÃHỘICHỦNGHĨAVIỆTNAM Độclập-Tựdo-Hạnhphúc ____________________________ Tp.HồChíMinh,ngày17tháng02năm2017 Kínhgửi:-Bảo hiểmxã hội các quận,huyện -Các đơnvị sử dụng lao động trênđịa bànTp.HCM -Các đại lýthubảo hiểmytế. Bảo hiểmxã hội Thànhphố Hồ ChíMinhthông báo thayđổi thông tincác cơ sở KCB BHYTtại các Tỉnhnhư sau: 1.Nhậnkhámchữa bệnhBHYT: STT Têntỉnh 1 Hưng Yên 2 Nghệ An 3 Nghệ An 4 Nghệ An 5 Nghệ An 6 Nghệ An 7 Hà Nam 8 Hà Nam 9 TuyênQuang 10 YênBái 11 Đồng Nai 12 Đồng Nai 13 Đồng Nai Mã cơ sở KCB 33-079 40-576 40-577 40-578 40-579 40-580 35-148 35-150 08-120 15-033 75-284 75-283 75-282 Têncơ sở KCB Phòng khámđa khoa ThiênĐức Phòng khámđa khoa tư nhânMinhAn Phòng khámđa khoa tư nhânQuang Thành Phòng khámđa khoa tư nhânYênLý Phòng khámđa khoa tư nhânTânThanh Phòng khámđa khoa tư nhânAnPhát BệnhviệnSản-Nhi TTYTThànhphố PhủLý Phòng khámđa khoa 153 Phòng khámđa khoa PhúThọ Phòng khámđa khoa TâmAnBình Phòng khámđa khoa ThànhTâm Phòng khámđa khoa Sài GònLong Khánh Ghi chú Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp Được cấp 2.Chấmdứthợp đồng: STT Têntỉnh 1 Hưng Yên 2 Hưng Yên 3 Nghệ An 4 Nghệ An 5 Nghệ An 6 YênBái 7 YênBái Mã cơ sở KCB 33-034 33-009 40-045 40-047 40-045 15-330 15-028 Têncơ sở KCB TrạmYtế Trường Đại học sư phạmkỹthuậtHưng Yên TrạmYtế Trường Cao đẳng nghề Cơ điện& Thủylợi TYTCông tyCP 471 TYTCông tyquảnlýđường sắtNghệ Tĩnh TYTCông tyxâydựng Công trìnhGT479 Trạmytế xã AnBình-huyệnVănYên Trạmytế xã CảmNhân-huyệnYênBình Ghi chú Không nhận Không nhận Không nhận Không nhận Không nhận Không nhận Không nhận 3.Đổi têncơ sở KCB BHYT: STT Têntỉnh 1 Bạc Liêu Mã cơ sở KCB 95-078 Têncơ sở KCB cũ Phòng khámĐa khoa ThanhVũ MEDICBACLIEU Têncơ sở KCB mới BệnhviệnĐa khoa ThanhVũMedic Bạc LiêuIII Nơinhận: -Như trên; -Trang Web; -LưuVT,P,CST. KT.GIÁMĐỐC PHÓGIÁMĐỐC NguyễnThịThu
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG __________ Số: 3779/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Đà Nẵng, ngày 25 tháng 11 năm 2021   QUYẾT ĐỊNH Quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ____________ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP; Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 30/7/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về tăng cường một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021; Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 28/9/2021 của UBND thành phố về thực hiện chủ trương "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong tình hình hiện nay; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 5729/TTr-SYT ngày 21/11/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Quy định tạm thời các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các nội dung như sau: 1. Quy định đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố (cụ thể tại Phụ lục 1 kèm theo). 2. Quy định các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 (cụ thể tại Phụ lục 2 kèm theo): a) Điều kiện chung tham gia hoạt động khi áp dụng biện pháp theo từng cấp độ dịch trên phạm vi toàn địa bàn thành phố (Phụ lục 2.1). b) Các biện pháp hành chính tương ứng với từng cấp độ dịch (Phụ lục 2.2). c) Các biện pháp y tế tương ứng với từng cấp độ dịch (Phụ lục 2.3). Điều 2. Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. 2. Quyết định này thay thế các quy định của UBND thành phố tại Công văn số 7009/UBND-KGVX ngày 15/10/2021 về việc tạm thời áp dụng một số biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các nội dung quy định biện pháp hành chính để phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trái với quy định tại Quyết định này không còn hiệu lực thi hành. 3. Tiếp tục áp dụng cấp độ dịch đang thực hiện cho đến khi tổ chức đánh giá, cập nhật, công bố cấp độ dịch mới theo quy định tại Quyết định này. Điều 3. Tổ chức thực hiện 1. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này và đảm bảo các quan điểm, nguyên tắc sau: a) Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế. Về ứng dụng mã QR cá nhân khai báo y tế hoặc di chuyển nội địa, người dân sử dụng ứng dụng DaNang Smart City khi tham gia các hoạt động được quy định tại Quyết định này (hoặc ứng dụng “PC-COVID” trong thời gian đến khi có văn bản chính thức Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hoặc của UBND thành phố). b) Các hoạt động kinh tế - xã hội tuân thủ quy định về hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. c) Việc áp dụng các biện pháp, hoạt động kinh tế - xã hội căn cứ trên cơ sở đánh giá, diễn biến tình hình dịch bệnh. d) Phát huy tính chủ động của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội thành phố. 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, khẩn trương ban hành hướng dẫn chi tiết triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định này tại cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; quản lý và tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm theo quy định. 3. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, kịp thời tham mưu UBND thành phố xem xét, điều chỉnh Quyết định này phù hợp tình hình diễn biến thực tế của dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố./. Nơi nhận: - Như Điều 3; - VPCP, Bộ Y tế (báo cáo); - TTTU, TT HĐND TP (báo cáo); - Bộ Tư lệnh QK. 5 (phối hợp); - Các UV Ban TVTU; - CT và PCT UBND TP; - UBMTTQVN TP; - CVP và PCVP VP UBND TP; - Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể; - UBND các quận, huyện, phường, xã; - Lưu: VT, SYT. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Ngô Thị Kim Yến   Phụ lục 1 Đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố (Ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) _____________ I. XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH 1. Các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch a) Tiêu chí 1: số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần1. b) Tiêu chí 2: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-192. c) Tiêu chí 3: Đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến. Tiêu chí này áp dụng ở cấp thành phố, không phân biệt cấp độ dịch, bao gồm: - Thành phố có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu (ICU) tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả y tế tư nhân) sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 43. - Các quận, huyện có kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp ô xy y tế cho các trạm y tế xã, phường4 để đáp ứng khi có dịch xảy ra. d) Tiêu chí 4: Tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. 2. Đánh giá cấp độ dịch tại thành phố Đà Nẵng Căn cứ nguy cơ lây nhiễm, năng lực đáp ứng của hệ thống y tế địa phương, đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dựa trên các tiêu chí và yêu cầu sau đây: Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4  ≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Cấp 1 Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3  <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4  - Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh. - Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng. - Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam. - Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ. Trong đó, Tiêu chí 1 được phân loại theo các quy mô sau: Tiêu chí 1 Mức 1 Mức 2 Múc 3 Mức 4  Số ca mắc cộng đồng/100.000 dân/xã, phường/tuần < 20 ca 20 - <50 ca 50-<150 ca ≥ 150 ca  Tương ứng tổng số ca mắc mới toàn thành phố/tuần <232 ca 232-<580 ca 580-< 1.740 ca ≥ 1.740 ca  Tương ứng tổng số ca mắc mới toàn thành phố/ngày 33 ca 33 -< 83 ca 83 -< 249 ca ≥ 249 ca  3. Điều chỉnh cấp độ dịch a) Nếu không đạt được Tiêu chí 3 thì không được giảm cấp độ dịch. b) Nếu không đạt được Tiêu chí 4 thì phải tăng lên 1 cấp độ dịch (trừ khi địa bàn đang có dịch ở cấp độ 4 hoặc không có ca mắc). 4. Tổ chức đánh giá và xác định cấp độ dịch 4.1. Nguyên tắc thực hiện a) Cấp độ dịch được đánh giá và công bố trên quy mô xã, phường hoặc nhỏ hơn (khu vực, khu phố, tổ, thôn, xóm...). b) Tần suất đánh giá: Đánh giá hằng ngày để kịp thời áp dụng các biện pháp y tế, biện pháp hành chính (chi tiết tại Phụ lục 2.2, Phụ lục 2.3) phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch. c) Các quận, huyện có các xã, phường có cấp độ dịch khác nhau thì áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng một cách độc lập, không phụ thuộc vào cấp độ dịch của các xã, phường còn lại. d) Trong trường hợp đặc biệt hoặc cần thiết liên quan đến hoạt động và các biện pháp hành chính (hoạt động của các trường hợp tiêm đủ liều, chưa tiêm đủ liều vắc xin,...), UBND quận, huyện, xã, phường căn cứ tình hình thực tế chủ động quyết định, cho phép hoạt động nhưng phải đảm bảo các biện pháp an toàn, linh hoạt, phòng, chống dịch COVID-19. đ) Áp dụng Tiêu chí 1 trên quy mô quận, huyện (tính trên dân số quận, huyện) và quy mô thành phố (tính trên dân số thành phố) để đánh giá cấp độ dịch theo các mức 1, mức 2, mức 3, mức 4; nhằm kịp thời xem xét, quyết định chuyển cấp độ dịch tương ứng theo quy mô quận, huyện và toàn thành phố. e) Trường hợp có xã, phường, quận, huyện hoặc thành phố Đà Nẵng có cấp độ dịch vượt quá cấp độ 3 thì UBND thành phố Đà Nẵng quyết định các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp, có thể cao hơn, mạnh hơn các biện pháp quy định tại Quyết định này, dừng hoặc hạn chế một số hoạt động; tăng cường xét nghiệm tầm soát trên diện rộng. 4.2. Thẩm quyền công bố và chuyển đổi cấp độ dịch a) UBND thành phố công bố chuyển đổi cấp độ dịch toàn thành phố và toàn quận, huyện trên cơ sở tham mưu của Sở Y tế. b) UBND quận, huyện công bố cấp độ dịch của cấp xã, phường và dưới cấp xã, phường (trên cơ sở thống nhất của Sở Y tế). c) Trong trường hợp thay đổi cấp độ dịch: - Hoàn thành việc áp dụng các biện pháp hành chính theo cấp độ dịch cập nhật trong vòng 48 giờ kể từ khi công bố cấp độ dịch. - Trường hợp cấp bách UBND thành phố, UBND quận, huyện quyết định theo thẩm quyền. 4.3. Tổ chức đánh giá và xác định cấp độ dịch a) Trường hợp tăng cấp độ dịch: Đánh giá cấp độ dịch hàng ngày, sử dụng số liệu trong vòng 7 ngày tính từ ngày đánh giá để quyết định tăng cấp độ dịch và phải giữ cấp độ dịch vừa tăng tối thiểu 07 ngày mới xem xét giảm cấp độ dịch, trường hợp đặc biệt do UBND thành phố quyết định. Ví dụ: Đánh giá cấp độ dịch ngày 20/11/2021 thì sử dụng số liệu từ ngày 23/11 - 29/11/2021 để quyết định tăng cấp độ dịch và giữ cấp độ dịch vừa tăng tối thiểu đến ngày 06/12/2021. b) Trường hợp giảm cấp độ dịch: Đánh giá cấp độ dịch hằng ngày, sử dụng số liệu trong vòng 14 ngày tính từ ngày đánh giá để quyết định giảm cấp độ dịch. Ví dụ: Đánh giá cấp độ dịch ngày 29/11/2021 thì sử dụng số liệu từ ngày 16/11 - 29/11/2021 để quyết định giảm cấp độ dịch. c) Quy trình tổ chức đánh giá và công bố cấp độ dịch Bước 1: UBND xã, phường hàng ngày phối hợp với ngành y tế đánh giá Tiêu chí 1, Tiêu chí 2, Tiêu chí 4; tình trạng Oxy y tế, kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng. Bước 2: Căn cứ vào tình hình thực tế, yếu tố nguy cơ, bản đồ dịch tễ, UBND xã, phường xem xét, quyết định, báo cáo, đề xuất tăng hoặc giảm cấp độ dịch của xã, phường, khu vực gửi về UBND quận, huyện khi có thay đổi về cấp độ phòng, chống dịch trên địa bàn. Bước 3: UBND quận, huyện xem xét, phối hợp với Sở Y tế để xem xét, quyết định công bố cấp độ dịch và các biện pháp hành chính tương ứng của cấp xã, phường và dưới cấp xã, phường, báo cáo UBND thành phố và gửi Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông để cập nhật cấp độ dịch. Phản hồi với UBND xã, phường hoặc hoàn thành việc công bố cấp độ dịch của xã, phường, khu vực trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của UBND xã, phường. Trường hợp công bố cấp độ dịch toàn thành phố hoặc toàn quận, huyện, Sở Y tế căn cứ tình hình dịch bệnh và các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch, phối hợp với UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố công bố cấp độ dịch toàn thành phố hoặc toàn quận, huyện. Bước 4: Sở Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử thành phố cập nhật cấp độ dịch tại các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) thành phố Đà Nẵng và các biện pháp áp dụng tương ứng trên Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng vào thứ Hai hàng tuần và khi có thay đổi cấp độ dịch của các xã, phường. d) Đối với lần công bố cấp độ dịch đầu tiên kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực: - UBND các xã, phường căn cứ Phụ lục 1 Quyết định này, hoàn thành việc đánh giá cấp độ dịch, báo cáo UBND các quận, huyện để phối hợp với Sở Y tế xem xét, từ đó quyết định công bố cấp độ dịch của xã, phường, khu vực trong ngày 29/11/2021. - UBND các quận, huyện thông báo với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử thành phố để thông báo cấp độ dịch cập nhật của các địa phương trong ngày 29/11/2021. - UBND các quận, huyện chỉ đạo hoàn thành việc áp dụng các biện pháp hành chính theo cấp độ dịch cập nhật của các xã, phường, khu vực trong vòng 48 giờ kể từ khi công bố cấp độ dịch. ----------------- 1 Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao. 2 Được tính là số người được tiêm chủng trên tổng dân số cư trú trên địa bàn theo độ tuổi x 100 (%) 3 UBND thành phố phê duyệt kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 và kế hoạch bảo đảm số giường ICU tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố (bao gồm cả y tế tư nhân) theo quy định tại Quyết định 4111/QĐ-BYT ngày 26/8/2021 của Bộ Y tế và Quyết định 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế; trong các kế hoạch phải xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung. 4 UBND các quận, huyện phê duyệt kế hoạch cung cấp ô xy y tế tại các trạm y tế xã, phường để đáp ứng khi có dịch xảy ra; kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế và tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng theo Quyết định số 4349/QĐ-BYT ngày 10/9/2021 của Bộ Y tế; có phương án thiết lập trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp (kết hợp với bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh); được diễn tập, sẵn sàng đáp ứng khi cần thiết. Phụ lục 2 CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19 (Ban hành kèm theo Quyết định số 3779/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng) ____________ Phụ lục 2.1 Quy định chung về điều kiện tham gia hoạt động khi áp dụng biện pháp theo từng cấp độ dịch trên phạm vi toàn địa bàn thành phố 1. Yêu cầu chung a) Đối với người dân - Thực hiện nghiêm quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế). - Có mã QR cá nhân khai báo y tế hoặc di chuyển nội địa n và thường xuyên sử dụng mã QR cá nhân để khai báo y tế thường xuyên và khi đến cơ sở làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ - thương mại (hiệu lực mã QR có thể sử dụng ít nhất trong vòng 72 giờ). - Khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19 (ho, sốt, đau họng, mất vị giác, khứu giác...) không tự ý đi mua thuốc chữa bệnh, đến cơ sở khám mà phải báo cơ sở y tế nơi gần nhất để được phân luồng, khám sàng lọc. - Tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. b) Đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, các sự kiện tập trung đông người - Phải có phương án/kế hoạch hoạt động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong từng lĩnh vực theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và các Bộ, ngành Trung ương; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. - Phải có thiết bị quét mã QR cá nhân để kiểm soát, quản lý người vào/ra cơ sở làm việc, học tập và sử dụng các dịch vụ - thương mại. c) Việc đi lại giữa các vùng trong thành phố - Người dân từ vùng xanh (cấp độ 1), vùng vàng (cấp độ 2): Không hạn chế đi lại. Tuy nhiên, không được đi đến vùng đỏ (cấp độ 4), khu vực phong tỏa y tế (trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định đối với vùng đỏ và phải được chính quyền địa phương vùng đỏ chấp thuận). - Người dân từ vùng cam (cấp độ 3): + Khi đi đến vùng xanh, vùng vàng, vùng cam phải có chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 hoặc có giấy chứng nhận đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 không quá 06 tháng. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương có người đến từ vùng cam chịu trách nhiệm kiểm tra các điều kiện về an toàn phòng, chống dịch. + Không được đi đến vùng đỏ, khu vực phong tỏa y tế (trừ các trường hợp đặc biệt theo quy định đối với vùng đỏ và phải được chính quyền địa phương vùng đỏ chấp thuận). - Đối với vùng đỏ: Người dân ở tất cả các vùng không được ra/vào vùng đỏ, trừ các trường hợp đặc biệt sau: + Cấp cứu bệnh nhân, chuyển bệnh bằng xe cứu thương. + Công tác cứu hỏa, thiên tai, phòng chống dịch. + Khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ. + Xe đưa rước công nhân, người lao động được đi ngang qua, không được phép dừng, đỗ trong vùng đỏ. + Hoạt động nhà máy, cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như: Công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm,...), bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, cung cấp các hàng hóa thiết yếu, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng nông sản, thủy sản: Phải có phương án đảm bảo phòng, chống dịch, có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị cung cấp hàng hóa, giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 hoặc có giấy chứng nhận đã điều trị khỏi bệnh COVID-19 không quá 06 tháng. d) Việc di chuyển ra/vào thành phố Đà Nẵng Áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định hiện hành của thành phố Đà Nẵng. Phụ lục 2.2 Các biện pháp hành chính tương ứng với từng cấp độ dịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp Biện pháp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4  Tỷ lệ ca mắc cộng đồng/100.000 dân/tuần < 20 ca 20 - <50 ca 50-< 150 ca ≥ 150 ca  Tương ứng ca mắc chung toàn TP.Đà Nẵng/tuần <232 ca 232 - < 580 ca 580 -< 1.740 ca ≥ 1.740 ca  Tương ứng ca mắc chung toàn TP.Đà Nẵng/ngày 33 ca 33 -< 83 ca 83 -< 249 ca ≥ 249 ca  1. Tổ chức hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Căn cứ hướng dẫn Bộ Y tế để điều chỉnh cho phù hợp. * Trong nhà: Tập trung không quá 40 người. Trường hợp 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trung không quá 120 người, ngoài trời: tập trung không quá 300 người tại cùng 1 thời điểm. Tổ chức đám tang, đám tiệc, sự kiện gia đình: Tập trung không quá 30 người cùng một thời điểm. ** Trong nhà: Tập trung không quá 20 người, ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Tổ chức đám tang, đám tiệc, sự kiện gia đình: Tập trung không quá 10 người cùng một thời điểm. *** Trong nhà: Tập trung không quá 10 người, ngoài trời: tập trung không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Tổ chức đám tang, đám tiệc, sự kiện gia đình: Tập trung không quá 5 người cùng một thời điểm. Không hạn chế số người Hạn chế, có điều kiện* Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện** Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện***  2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, đường sắt đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 Theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải * Người làm việc vận tải qua lại giữa các địa phương cấp độ 3, cấp độ 4 phải có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động/ Hoạt động có điều kiện* Không hoạt động/ Hoạt động hạn chế, có điều kiện** Không hoạt động/ Hoạt động hạn chế, có điều kiện***  3. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh Theo quy định, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải * Hoạt động không quá 50% số chuyến theo lưu lượng và không quá 50% số lượng người và phương tiện của đơn vị. **/*** Hoạt động không quá 20% số chuyến theo lưu lượng và không quá 20% số lượng người và phương tiện của đơn vị. Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động ** Hoạt động ***  4. Hoạt động xuất nhập cảnh, quá cảnh của người, tàu thuyền, hàng hóa qua các cửa khẩu cảng Theo hướng dẫn của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ Hàng hải dựa trên hướng dẫn của các cơ quan Trung ương */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động Hoạt động * Không hoạt động / Hoạt động hạn chế, có điều kiện **  5. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế *Có kế hoạch, phương án và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo thiết bị quét mã QR Hoạt động* Hoạt động* Hoạt động* Hoạt động*  5.1 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động  (1) Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng  (2) Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh. Áp dụng (1 tuần/lần) Áp dụng (1 tuần/ lần) Áp dụng (1 tuần/ lần) Áp dụng (1 tuần/ lần)  (3) Có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND quận, huyện phê duyệt. Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng  (4) Đánh giá nguy cơ lây nhiễm và đánh giá mức độ an toàn lên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động Áp dụng (1 tuần/lần) Áp dụng (1 tuần/lần) Áp dụng (1 tuần/lần) Áp dụng (1 tuần/ lần)  (5) Tổ chức phương án “ba tại chỗ” và “một cung đường hai điểm đến” Không áp dụng Không áp dụng Xem xét áp dụng Áp dụng  (6) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động1 Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng  (7) Có bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định, thực hiện công tác phòng, chống dịch và khám chữa bệnh thông thường khác theo quy định. Cán bộ/bộ phận y tế lại cơ sở sản xuất kinh doanh xác nhận kết quả tự xét nghiệm kháng nguyên nhanh, báo cáo và phối hợp y tế địa phương xử trí khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc. (Đối với các cơ sở sản xuất không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế, có mặt kịp thời tại cơ sở khi xảy ra trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Khoản 5, Điều 37, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP) Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng  5.2. Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ Hoạt động* Hoạt động* Hoạt động** Hoạt động**  5.3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối trừ các cơ sở quy định tại Điểm 5.4, 5.5 Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động và đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan ** Phục vụ tối đa 20 người cùng một thời điểm; đảm bảo giãn cách 02 mét giữa người với người. *** Phục vụ tối đa 10 người cùng một thời điểm; đảm bảo giãn cách 02 mét giữa người với người. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Hoạt động***  5.4. Nhà hàng/quán ăn, chợ truyền thống Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế. */ ** Chỉ được phép bán hàng mang về, không phục vụ tại chỗ. Chợ truyền thống bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng/quầy hàng; có vách ngăn giữa người bán, người mua và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 5858/BYT-MT ngày 21/7/2021. Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. * Nhà hàng, quán ăn không được tập trung quá 20 người cùng một thời điểm ** Nhà hàng, quán ăn không được phục vụ quá 10 người cùng một thời điểm. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động Hoạt động* Hoạt động**  5.5. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, mát xa, spa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm đẹp, làm tóc, casino hoặc các cơ sở khác điều chỉnh quy mô cấp thành phố và do UBND thành phố quyết định tùy theo tình hình diễn biến của dịch. Chủ cơ sở chịu trách nhiệm đảm bảo đúng các quy định về phòng, chống dịch. */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. * Cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu phục vụ không quá 05 người cùng một thời điểm ** Cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu phục vụ không quá 03 người cùng một thời điểm. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Ngừng hoạt động/ Hoạt động hạn chế* Ngừng hoạt động/ Hoạt động hạn chế** Ngừng hoạt động  5.6. Hoạt động bán hàng rong, vé số dạo,... */** Tuân thủ quy định 5K. ** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Hoạt động Hoạt động/ Hoạt động có điều kiện* Ngừng hoạt động/Hoạt động có điều kiện** Ngừng hoạt động  5.7. Đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng, thủy lợi Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng và các Bộ, ngành, sở, ngành liên quan */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động Hoạt động* Hoạt động**  5.8. Hoạt động khai thác thủy sản đối với người dân và tàu thuyền (trong thành phố) Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, sở, ngành liên quan */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động Hoạt động* Hoạt động**  5.9. Hoạt động bốc dỡ sản phẩm của tàu thuyền ngoài thành phố Đảm bảo các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, sở, ngành liên quan */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động Hoạt động* Hoạt động**  6. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp UBND thành phố quyết định tùy theo tình hình diễn biến của dịch. Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo. ** Kết hợp học trực tuyến và trực tiếp; người tham gia đủ điều kiện tiêm phòng theo quy định đã được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. *** Kết hợp học trực tuyến và trực tiếp. Người tham gia đủ điều kiện tiêm phòng đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Hoạt động Hoạt động/ Hoạt động hạn chế** Hoạt động hạn chế*** Không hoạt động  7. Hoạt động cơ quan, công sở Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 */** Giảm số lượng người làm việc. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm bố trí số người làm việc đảm bảo giãn cách, phòng, chống dịch và đảm bảo yêu cầu công việc; tăng cường làm việc trực tuyến. Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Có yêu cầu xét nghiệm? Hoạt động Hoạt động Hoạt động hạn chế* Không hoạt động/Hoạt động hạn chế**  8. Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự * Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ. * Tập trung không quá 40 người, trường hợp 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trung không quá 120 người, ngoài trời tập trung không quá 300 người tại cùng 1 thời điểm. ** Trong nhà: tập trung không quá 20 người; ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Hoạt động* Hoạt động*/Hoạt động hạn chế** Hoạt động hạn chế** Không hoạt động  9. Các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển khách du lịch, tổ chức/cá nhân quản lý khu, điểm, cơ sở lưu trú du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh du lịch); Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế, Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định hiện hành. */** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động Hoạt động hạn chế* Không hoạt động/Hoạt động hạn chế**  10. Ứng dụng công nghệ thông tin      10.1. Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19 Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng  10.2. Quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR. Áp dụng Áp dụng Áp dụng Áp dụng   ----------------- 1 Thực hiện theo Công văn số 7375/UBND-SYT ngày 02/11/2021 của UBND thành phố về việc hướng dẫn tạm thời công tác xét nghiệm SARS- CoV-2 phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Báo cáo kết quả xét nghiệm cho Trung tâm y tế quận, huyện đóng trên địa bàn (sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và ngay sau khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2). Nếu tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên (đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế) thì phải được hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật hoặc Trung tâm y tế quận, huyện đóng trên địa bàn . Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và xác nhận kết quả xét nghiệm. Ban Quản lý KCNC và các KCN, UBND các quận, huyện, Trung tâm y quận, huyện đóng trên địa bàn chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay khi nhận được báo cáo kết quả có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. 2. Đối với các hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch Biện pháp Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Cấp 4  1. Hoạt động văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị; hoạt động triển lãm; tổ chức ngày kỷ niệm, ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng * Trong nhà: Tập trung không quá 40 người. Trường hợp 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trung không quá 120 người, ngoài trời: tập trung không quá 300 người tại cùng 1 thời điểm. ** Trong nhà: Tập trung không quá 20 người, ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Trong nhà: Tập trung không quá 10 người, ngoài trời: tập trung không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hạn chế thành phần tham dự đến từ các địa phương khác. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***  2. Hoạt động lễ hội */**/*** Giảm quy mô, điều chỉnh hình thức, thời gian tổ chức lễ hội; giảm tổ chức các hoạt động hội; **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Tập trung không quá 20 người, ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm. Chỉ tổ chức phần nghi lễ, không tổ chức các hoạt động hội. Không mời khách tham dự phần nghi lễ. *** Trong nhà: Tập trung không quá 10 người, ngoài trời: tập trung không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***  3. Hoạt động của thư viện; rạp chiếu phim; cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật * Hoạt động tối đa không quá 50% công suất của cơ sở và không quá 300 người tại cùng một thời điểm. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. ** Tập trung không quá 20 người, ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm. *** Trong nhà: Tập trung không quá 10 người, ngoài trời: tập trung không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***  4. Hoạt động của các di tích, bảo tàng * Chỉ đón tiếp, phục vụ các đoàn tham quan không quá 20 người/đoàn; đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch; Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế; Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Chỉ đón tiếp, phục vụ các đoàn tham quan không quá 10 người/đoàn, đảm bảo khoảng cách, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch; Thực hiện các biện pháp khử khuẩn định kỳ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế; Có bảng nội quy hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; ** Tập trung không quá 20 người, ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm. *** Trong nhà: Tập trung không quá 10 người, ngoài trời: tập trung không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***  5. Hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời * Hoạt động tối đa không quá 50% công suất của cơ sở và không quá 300 người tại cùng một thời điểm. ** Hoạt động tối đa không quá 30% công suất của cơ sở và không quá 50 người tại cùng một thời điểm. *** Hoạt động tối đa không quá 10% công suất của cơ sở và không quá 30 người tại cùng một thời điểm. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Hoạt động***  6. Hoạt động tập luyện thể dục thể thao trong nhà * Hoạt động tối đa không quá 50% công suất của cơ sở và không quá 300 người tại cùng một thời điểm. ** Hoạt động tối đa không quá 30% công suất của cơ sở và không quá 20 người tại cùng một thời điểm. *** Hoạt động tối đa không quá 10% công suất của cơ sở và không quá 10 người tại cùng một thời điểm. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/ Hoạt động***  7. Hoạt động thi đấu thể dục thể thao * Trong nhà: Tập trung không quá 40 người. Trường hợp 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trung không quá 120 người, ngoài trời: tập trung không quá 300 người tại cùng 1 thời điểm. ** Trong nhà: Tập trung không quá 20 người, ngoài trời: tập trung không quá 50 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Trong nhà: Tập trung không quá 10 người, ngoài trời: tập trung không quá 30 người tại cùng 1 thời điểm, 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hạn chế thành phần tham dự đến từ các địa phương khác. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***  8. Hoạt động tập huấn, đào tạo vận động viên Theo Hướng dẫn số 3862/HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định hiện hành. */**/*** Giảm số lượng người tham gia. Hạn chế thành phần tham dự đến từ các địa phương khác. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***  9. Cơ sở kinh doanh du lịch Theo Hướng dẫn số 3862 /HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định hiện hành. */**/*** Giảm số lượng người tham gia. Hạn chế thành phần tham dự đến từ các địa phương khác. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động* * Không hoạt động/Hoạt động***  10. Yêu cầu đối với khách du lịch, khách sử dụng dịch vụ du lịch và người đến liên hệ, làm việc với cơ sở kinh doanh du lịch Theo Hướng dẫn số 3862 /HD-BVHTTDL ngày 18/10/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các quy định hiện hành. */**/*** Giảm số lượng người tham gia. Hạn chế thành phần tham dự đến từ các địa phương khác. **/*** Người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng. *** Người tham gia có kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 trong 72 giờ. Hoạt động Hoạt động* Hoạt động** Không hoạt động/Hoạt động***   Phụ lục 2.3 Các biện pháp y tế tương ứng với từng cấp độ dịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Biện pháp Cấp độ21 Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4  1. Điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly y tế khi có ca bệnh  - Điều tra, truy vết khi có F0, F1, F2 + + + +  - Cách ly y tế tập trung + + + +  - Cách ly y tế tại nhà/nơi lưu trú3 (nếu đủ điều kiện, đúng đối tượng) + + + +  2. Xét nghiệm  2.1. Đối tượng xét nghiệm  - Xét nghiệm phục vụ điều tra và xử lý ổ dịch + + + +  - Xét nghiệm các trường hợp nghi mắc COVID-19 + + + +  - Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ cho đối tượng nguy cơ cao và khu vực nguy cơ cao + + + +  - Xét nghiệm cho người ra/ vào từ các vùng có dịch - - + +  2.2. Ước tính số mẫu xét nghiệm thường xuyên theo cấp độ dịch4 Tối thiểu khoảng 20.000 lượt/tuần Tối thiểu khoảng 50.000 lượt/tuần Tối thiểu khoảng 200.000 lượt/tuần Tối thiểu khoảng 300.000 lượt/tuần  3. Điều trị bệnh nhân COVID-19  - Tại cơ sở y tế, bệnh viện đã chiến, thu dung điều trị bệnh nhân theo tháp 3 tầng + + + +  - Trạm y tế lưu động và Điều trị, chăm sóc F0 tại nhà -/ + + + +  - Điều trị bệnh nhân tại các cơ sở y tế/trung tâm điều trị tích cực + + + +  4. Tiêm chủng  - Tiêm cho các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế + + + +   --------------- 2 Cấp độ dịch theo quy mô xã, phường, quận, huyện tại Đà Nẵng (nếu quy mô xã, phường thì sử dụng dân số và số mắc/tuần của xã, phường để tính; nếu quy mô quận, huyện thì sử dụng dân số và số mắc/tuần của quận, huyện để tính) 3 Theo hướng tại Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế và Công văn số 156/BCĐ-SYT ngày 27/10/2021, Công văn số 162/BCĐ-SYT ngày 10/11/2021 của Ban Chỉ đạo PCD COVID-19 Đà Nẵng, 4 Trừ trường hợp thực hiện kế hoạch xét nghiệm diện rộng để tầm soát dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 01:2011/BCA QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VẬT TƯ, THIẾT BỊ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ DO BỘ CÔNG AN QUẢN LÝ National technical regulation on state reserve of materials and technicians invertory by the ministry of public security management Lời nói đầu QCVN 01:2011/BCA do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được thành lập theo Quyết định số 1591/QĐ-BCA-H41 ngày 10/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an biên soạn, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 79/2011/TT-BCA ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công an. 1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 1.1. Yêu cầu đối với vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ Chất lượng vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhập kho phải bảo đảm: - Đúng về quy cách, nhãn mác, ký mã hiệu; - Chất lượng khi nhập kho bảo đảm mới 100%, các thiết bị hoạt động tốt theo đúng hợp đồng đã ký kết và đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất; - Các phụ kiện kèm theo thiết bị phải đồng bộ, đúng với hợp đồng cung cấp đã ký kết và đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 1.2. Yêu cầu chung về nhà kho và trang thiết bị trong nhà kho 1.2.1. Yêu cầu chung về nhà kho Đối với nhà kho cất giữ vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau: - Bảo đảm các tiêu chuẩn về xây dựng hiện hành; - Kho phải kín, có mái che, chống mưa nắng và có tường bao bảo vệ; - Nền nhà kho phải chịu được tải trọng tối thiểu từ 2 tấn/m2 đến 3 tấn/m2; - Bảo đảm các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy, thoát nước, chống sét, chiếu sáng cho công tác bảo vệ, kiểm tra và bảo quản. 1.2.2. Trang thiết bị trong nhà kho Trong nhà kho cất giữ vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị các thiết bị bảo quản như: máy điều hòa nhiệt độ, tủ bảo quản, máy hút ẩm, máy sấy khô không khí, nhiệt kế, ẩm kế, giá kê hàng một tầng, giá kê hàng nhiều tầng và các phương tiện kiểm tra, dụng cụ bảo quản, dụng cụ phòng cháy chữa cháy, thu lôi chống sét và các trang thiết bị khác bảo đảm an toàn hàng hóa theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. 2. THỦ TỤC GIAO NHẬN 2.1. Vận chuyển - Phương tiện vận chuyển vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải có khung mui kín chống được mưa nắng, sàn thùng xe phải sạch, không có các hóa chất độc hại. Không được chở vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ chung với các hàng hóa khác mà có tính chất hóa học gây ảnh hưởng tới vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. - Trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, hạn chế việc tháo dỡ các bao kiện, di dời các ký mã hiệu gắn kèm theo hàng hóa. Trường hợp phải chia nhỏ khối lượng để vận chuyển phải ghi chép, đánh dấu riêng biệt tránh nhầm lẫn. Khi hoàn thành việc di chuyển, phải hoàn trả lại các dấu hiệu như ban đầu. - Phải che đậy, chằng buộc, kê, chèn chắc chắn và sắp xếp nhẹ nhàng, không được ném mạnh, không được làm biến dạng hình dáng hòm, hộp khi vận chuyển vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. 2.2. Quy trình kiểm tra hàng hóa khi giao nhận nhập kho 2.2.1. Quy trình kiểm tra hồ sơ kỹ thuật Trước khi giao nhận nhập kho vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải có các tài liệu sau: - Kế hoạch nhập hàng, phiếu nhập kho; - Hợp đồng mua bán hàng hóa; - Tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản của nhà sản xuất và các tài liệu có liên quan khác. Đối với hàng nhập khẩu thì tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo quản phải có 01 bản dịch ra tiếng Việt. 2.2.2. Kiểm tra hàng hóa khi giao nhận 2.2.2.1. Kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa Số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa giao nhận đúng theo các chứng từ giao nhận, hợp đồng mua bán và các tài liệu khác liên quan kèm theo. 2.2.2.2. Kiểm tra bao bì, bao kiện đóng gói bên ngoài Kiểm tra về quy cách sản phẩm (kích thước, ký mã hiệu), tình trạng bao bì, bao kiện đóng gói. 2.2.2.3. Kiểm tra chất lượng - Kiểm tra bên ngoài: Kiểm tra kích thước, độ sáng bóng của thiết bị. - Kiểm tra các phụ kiện của thiết bị bảo đảm tính đồng bộ. - Kiểm tra sự vận hành của thiết bị: Yêu cầu bên cung cấp cho các thiết bị vận hành thử và kiểm tra kết quả thu được của thiết bị (nếu lượng hàng nhập về nhiều, có thể kiểm tra xác xuất). 2.3. Biên bản giao nhận Sau khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra sản phẩm đúng theo quy định, tiến hành lập biên bản bàn giao chung giữa các bên và biên bản bàn giao chi tiết cho từng lô vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. 3. BẢO QUẢN 3.1. Kỹ thuật kê xếp trong kho 3.1.1. Tất cả các loại vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đều phải được xếp trên giá kê, ụ kê, bục kê hoặc trong tủ bảo quản; tuyệt đối không để hàng trực tiếp xuống nền nhà kho. - Giá kê hàng được làm bằng thép, gỗ hoặc các vật liệu tổng hợp, bảo đảm chắc chắn, an toàn trong bảo quản. - Bục kê, ụ kê được làm bằng bê tông, cốt thép có kích thước phù hợp với diện tích nhà kho và kích thước hàng hóa. Giá kê, bục kê phải có chiều cao tối thiểu 35cm. - Đặt các giá kê, ụ kê, bục kê, tủ bảo quản bảo đảm khoảng cách giữa các lô hàng ít nhất là 80cm, cách trần 50cm, cách tường hoặc cột nhà kho 50cm. - Đường đi trong kho rộng tối thiểu 150cm để bảo đảm cho công tác vận chuyển, kê xếp. 3.1.2. Yêu cầu về kê xếp hàng hóa - Không được xếp các thiết bị khác nhau về hình dạng, chủng loại và chất lượng vào cùng một lô hàng. - Không xếp chung vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ với các loại hóa chất, các thiết bị sử dụng hóa chất trong cùng một nhà kho. Những thiết bị, phụ kiện đi kèm như: pin, ắc quy và các phụ kiện khác có hóa chất phải để trên giá kê riêng. - Khi kê xếp hàng hóa phải tuân thủ theo ký mã hiệu hướng dẫn ngoài bao bì, quay mặt nhãn mác ra ngoài để dễ quan sát; không được chồng quá cao các thiết bị lên nhau nhằm tránh trường hợp các thiết bị bên dưới bị méo, bẹp (tổng trọng lượng các thiết bị chồng lên thiết bị ở dưới cùng không vượt quá trọng lượng cho phép chất, tải ghi trên bao bì). 3.2. Bảo quản thường xuyên - Hàng ngày, thủ kho vệ sinh nền nhà kho, xung quanh khu vực kho và thường xuyên quét dọn, lau bụi bên ngoài vỏ hộp vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. - Kiểm tra, duy trì nhiệt độ trong nhà kho bảo đảm từ 200C đến 250C, độ ẩm đạt từ 45% đến 80% và kiểm tra các tác động của môi trường như: ánh sáng, mưa, năng, gió, chuột bọ, côn trùng. Nếu thấy có hiện tượng mất an toàn về hàng hóa phải có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời. - Thường xuyên kiểm tra bao bì, bao kiện xem có bị ẩm mốc, mối mọt, chuột bọ cắn rách hay không. Nếu có các hiện tượng trên, phải được cách ly và xử lý ngay. - Kiểm tra chất lượng bề mặt ngoài (bằng cảm quan) và phát hiện nếu có dấu hiệu ẩm mốc, đọng hơi nước trên bề mặt ống kính, hoen rỉ các linh kiện làm bằng kim loại, lão hóa các phụ kiện làm bằng cao su, phải có biện pháp xử lý ngay. - Hàng tuần, lãnh đạo kho có trách nhiệm kiểm tra nhà kho, số lượng, chất lượng hàng hóa; đặc biệt chú ý đến các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa để phát hiện kịp thời những diễn biến xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và có biện pháp khắc phục ngay. - Hàng tháng, cán bộ thủ kho kiểm tra thời hạn sử dụng của hàng hóa và thông báo trước 06 tháng cho đơn vị quản lý hàng chuyên ngành để có kế hoạch cấp phát kịp thời. Chú ý: - Thủ kho không được tự ý tháo lắp, vận hành các vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ. - Không được dùng tay trực tiếp lau ống kính quang học của thiết bị, không thổi vào ống kính. 3.3. Bảo quản định kỳ 01 năm/01 lần camera quay đêm gắn ống kính hồng ngoại 3.3.1. Kiểm tra kỹ thuật 3.3.1.1. Kiểm tra bằng cảm quan đối với tổng thể thiết bị - Kiểm tra hiện tượng ẩm mốc của ống kính quang học; - Kiểm tra chất lượng màn hình hiển thị của camera (có hiện tượng bị rạn, nứt, vỡ do va đập hay bị loang màu màn hình hay không); - Kiểm tra phát hiện hoen rỉ, trầy xước của phần thiết bị làm bằng kim loại; - Kiểm tra các thiết bị phụ trợ đi kèm như: chân máy, dây đeo, pin, thẻ nhớ, cáp nguồn, cáp tín hiệu và các thiết bị phụ trợ khác. 3.3.1.2. Kiểm tra sự hoạt động của nguồn nuôi camera - Đo điện áp đầu ra của nguồn nuôi (kiểm tra trong mức cho phép của camera: thông thường loại dùng nguồn nuôi DC 12V có dung sai 10%). - Kiểm tra dây dẫn nguồn nuôi cho camera, kiểm tra các jắc nối từ nguồn nuôi tới máy, kiểm tra jắc tín hiệu và các kết nối khác. 3.3.1.3. Kiểm tra sự hoạt động của camera - Kiểm tra và thử tín hiệu video của camera đưa lên màn hình. Quan sát trực tiếp vật cần quan sát với khoảng cách từ 40m đến 50m. Điều chỉnh tiêu cự của ống kính để thu được hình ảnh rõ nét nhất hiển thị lên màn hình, đồng thời kiểm tra màu sắc của ảnh xem có bị loang, lẫn màu hay không. - Kiểm tra sự hoạt động của camera trong điều kiện không có ánh sáng hoặc ánh sáng yếu (trời tối): Bật đèn hồng ngoại và quan sát trực tiếp vật cần quan sát với kết quả hình ảnh thu được như khi vận hành trong điều kiện ánh sáng thường nhưng không có đủ các màu. Chú ý: - Đèn hồng ngoại sẽ tự động tắt nếu không tiếp tục nhấn công tắc bật nguồn hồng ngoại trong vòng 20 giây. - Khi cho camera hoạt động ở chế độ hồng ngoại, không được hướng camera về phía có nguồn ánh sáng mạnh (không dùng chế độ hồng ngoại ban ngày). 3.3.1.4. Kiểm tra các phụ kiện lắp đặt theo camera Kiểm tra các khớp nối, ốc vít, kiểm tra lực đỡ chân máy. Vận hành và chạy toàn bộ thiết bị trước khi tiến hành bảo quản, bảo đảm các thiết bị hoạt động ổn định, bình thường. 3.3.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư bảo quản Sau khi tiến hành kiểm tra kỹ thuật, căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật và định mức bảo quản, cần tiến hành chuẩn bị các vật tư bảo quản như: mỡ Fon54, hạt hút ẩm silicagen, cồn 900, bột tan, matit, thuốc chống mốc, vải phin trắng, xi cana, vải bông lau kính, hộp xịt bảo quản da, hộp xịt bảo quản giả da, parafin, giấy bóng mờ, chổi chít, chổi lông mềm, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, chất tẩy rửa, xà phòng và các vật tư bảo quản khác. 3.3.3. Tiến hành bảo quản Dùng chổi chít, chổi lông mềm vệ sinh sạch sàn, tường nhà và nơi tiến hành bảo quản. Dùng khăn lau sạch lau chùi bụi bẩn bên ngoài vỏ hộp máy trước khi mở ra tiến hành bảo quản. 3.3.3.1. Bảo quản phần thân máy và các thiết bị phụ kiện đi kèm a) Mở hộp, lấy thân máy ra và tiến hành bảo quản - Tháo các nắp bảo vệ ống kính ra khỏi ống kính. Dùng các thiết bị chuyên dùng tháo nhẹ ống kính camera. Dùng vải bông có tẩm cồn với lượng vừa đủ để lau ống kính, sau đó dùng vải khô để lau khô ngay tránh làm cho ống kính bị mờ. - Dùng xi cana và khăn sạch để lau tẩy phần vỏ làm bằng kim loại mà đã có hiện tượng bị rỉ sét bên ngoài của camera cũng như các thiết bị phụ kiện lắp trên camera. Chú ý: Chỉ dùng một lượng vừa đủ xi cana để tránh làm mất màu sơn của thiết bị. - Đối với các phụ kiện phần cơ khí và các ốc vít: dùng mỡ Fon54 tra vào các mũ ốc và các khớp nối để tránh bị hoen rỉ cũng như để thiết bị hoạt động được trơn chu. - Lắp lại toàn bộ các thiết bị như ban đầu. Tiến hành cho thiết bị hoạt động và hiệu chỉnh bảo đảm chất lượng hình ảnh thu được như trước khi tiến hành bảo quản. - Sau khi kiểm tra kỹ thuật xong, dùng giấy bóng mờ có tráng parafin bọc bên ngoài thân máy và lấy dây gai buộc lại. - Thay túi chống ẩm, hạt hút ẩm silicagen. b) Bảo quản các thiết bị phụ kiện đi kèm - Đối với các túi đựng máy làm bằng da (hoặc giả da): Dùng khăn vải lau sạch bề mặt da (hoặc giả da), sau đó dùng thuốc bảo quản da (hoặc giả da) xịt lên bề mặt bảo đảm da không bị mốc. - Kiểm tra bao gói nếu thấy bị ẩm mốc, phải lau sạch và phơi tại nơi râm mát, sau đó dùng thuốc chống mốc để bảo quản. 3.3.3.2. Bảo quản hộp máy, ký mã hiệu trên hộp máy - Kiểm tra hộp đựng máy; nếu thấy có hiện tượng bị nứt vỡ hoặc thủng vỏ hộp làm bằng kim loại hoặc nhựa thì dùng matit trộn với bột tan chát kín lại. - Phải giữ gìn, bảo vệ các ký mã hiệu trên bao bì, vỏ hộp máy. Không được viết thêm các ký hiệu trên bao kiện; nếu ký mã hiệu bị mờ phải tô, viết lại cho rõ và chính xác như ban đầu. - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý chống mối xông bao kiện. 3.3.3.3. Đóng gói nhập vào kho bảo quản Sau khi tiến hành hoàn tất các bước bảo quản định kỳ, cán bộ tiến hành bảo quản phải đóng gói và xếp camera vào hộp như ban đầu. Chú ý: phải để túi có chứa hạt hút ẩm vào bên trong hộp máy để bảo đảm máy luôn được khô ráo. 3.3.4. Ghi chép hồ sơ bảo quản Sau khi bảo quản xong, thủ kho phải ghi chép vào phiếu theo dõi bảo quản, bao gồm: - Nội dung, chất lượng trước và sau khi bảo quản; - Họ tên, địa chỉ người bảo quản; - Thời gian tiến hành bảo quản; - Lãnh đạo kho, thủ kho, cán bộ bảo quản ký tên. 3.4. Bảo quản định kỳ 01 năm/1 lần ống nhòm hồng ngoại quan sát đêm. 3.4.1. Kiểm tra kỹ thuật 3.4.1.1. Kiểm tra bằng cảm quan đối với tổng thể thiết bị - Kiểm tra hiện tượng ẩm mốc của ống kính quang học; - Kiểm tra xem có hiện tượng bị rạn, nứt, vỡ ống kính hay không; - Kiểm tra phát hiện hoen rỉ, trầy xước của phần thiết bị bằng kim loại; - Kiểm tra các thiết bị phụ trợ đi kèm như: dây đeo, pin và các phụ kiện khác. 3.4.1.2. Kiểm tra sự hoạt động của ống nhòm - Kiểm tra sự hoạt động khi thao tác sử dụng ống nhòm hồng ngoại. - Kiểm tra hình ảnh thu được khi thay đổi các cự ly quan sát. Chú ý: Khi cho ống nhòm hoạt động ở chế độ hồng ngoại, không được hướng ống nhòm về phía có nguồn ánh sáng mạnh. 3.4.2. Chuẩn bị thiết bị, vật tư bảo quản Sau khi tiến hành kiểm tra kỹ thuật, căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật và định mức bảo quản, cần tiến hành chuẩn bị các vật tư bảo quản như: mỡ Fon54, hạt hút ẩm silicagen, cồn 900, bột tan, matit, thuốc chống mốc, vải phin trắng, xi cana, vải bông lau kính, hộp xịt bảo quản da, hộp xịt bảo quản giả da, parafin, giấy bóng mờ, chổi chít, chổi lông mềm, quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, chất tẩy rửa, xà phòng và các vật tư khác phục vụ công tác bảo quản. 3.4.3. Tiến hành bảo quản Dùng chổi chít, chổi lông mềm vệ sinh sạch sàn, tường nhà và nơi tiến hành bảo quản. Dùng khăn sạch lau chùi bụi bẩn bên ngoài vỏ hộp trước khi mở ra tiến hành bảo quản. 3.4.3.1. Bảo quản phần thân máy và các thiết bị phụ kiện đi kèm a) Mở hộp, lấy thân máy ra và tiến hành bảo quản: - Tháo các nắp bảo vệ ống kính ra khỏi ống kính. Dùng vải bông có tẩm cồn với lượng vừa đủ để lau ống kính, sau đó dùng vải khô để lau khô ngay, tránh làm cho ống kính bị mờ. - Dùng xi cana và khăn sạch để lau tẩy phần vỏ làm bằng kim loại mà đã có hiện tượng bị rỉ sét bên ngoài của camera cũng như các thiết bị phụ kiện lắp trên camera. Chú ý: Chỉ dùng một lượng vừa đủ xi cana để tránh làm mất màu sơn của thiết bị. - Đối với các phụ kiện phần cơ khí và các ốc vít: dùng mỡ Fon54 tra vào các mũ ốc và các khớp nối để tránh bị hoen rỉ cũng như để thiết bị hoạt động được trơn chu. - Lắp lại toàn bộ các thiết bị như ban đầu. Tiến hành cho thiết bị hoạt động và hiệu chỉnh bảo đảm chất lượng hình ảnh thu được như trước khi tiến hành bảo quản. b) Thông số kỹ thuật của ống nhòm sau khi bảo quản xong phải bảo đảm: - Độ phóng đại: 1X (giữ nguyên hình ảnh gốc) - Tầm nhìn: 400 (góc nhìn) - Ống kính: F/1.4 (tiêu cự của ống kính) - Độ bao phủ: 1,5m đến vô cùng (khoảng cách nhìn tiêu chuẩn) - Tầm chỉnh: +2 đến -6 (độ mở của ống kính) - Khoảng cách mắt: 55 đến 71mm (khoảng cách giữa 02 ống kính) Sau khi kiểm tra kỹ thuật xong, dùng giấy bóng mờ có tráng parafin bọc bên ngoài thân máy và lấy dây gai buộc lại. Thay túi chống ẩm, hạt hút ẩm silicagen. c) Bảo quản các thiết bị phụ kiện đi kèm - Đối với các túi đựng máy làm bằng da (hoặc giả da): Dùng khăn vải lau sạch bề mặt da (hoặc giả da), sau đó dùng thuốc bảo quản da (hoặc giả da) xịt lên bề mặt để bảo đảm da không bị mốc. - Kiểm tra bao gói nếu thấy bị ẩm mốc phải lau sạch và phơi tại nơi râm mát, sau đó dùng thuốc chống mốc để bảo quản. 3.4.3.2. Bảo quản hộp máy, ký mã hiệu trên hộp máy - Kiểm tra hộp đựng, nếu thấy có hiện tượng bị nứt vỡ hoặc thủng vỏ hộp làm bằng kim loại hoặc nhựa thì dùng matit trộn với bột tan chát kín lại. - Phải giữ gìn, bảo vệ các ký hiệu trên bao bì, vỏ hộp. Không được viết thêm các ký hiệu trên bao kiện; nếu ký mã hiệu bị mờ, phải tô, viết lại cho rõ và chính xác như ban đầu. - Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý chống mối xông bao kiện. 3.4.3.3. Đóng gói nhập vào kho bảo quản Sau khi tiến hành hoàn tất các bước bảo quản định kỳ, cán bộ tiến hành bảo quản phải đóng gói và xếp ống nhòm vào hộp như ban đầu. Chú ý: phải để túi có chứa hạt hút ẩm vào bên trong hộp để bảo đảm luôn được khô ráo. 3.4.4. Ghi chép hồ sơ bảo quản Sau khi bảo quản xong, thủ kho phải ghi chép vào phiếu theo dõi bảo quản, bao gồm: - Nội dung, chất lượng trước và sau khi bảo quản; - Họ tên, địa chỉ người bảo quản; - Thời gian tiến hành bảo quản; - Lãnh đạo kho, thủ kho, cán bộ bảo quản ký tên. 3.5. Bảo quản hệ thống âm thanh dải rộng, thiết bị quan sát cảm ứng nhiệt, thiết bị quan sát bí mật, thiết bị phát hiện chất nổ và hóa chất độc, thiết bị quan sát đêm PS1521 AV Các thiết bị này được bảo quản theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, do các chuyên gia thực hiện. 3.6. Phòng, chống cháy nổ và an toàn lao động 3.6.1. Tổ chức tốt việc phòng, chống cháy nổ, bố trí người và phương tiện sẵn sàng chữa cháy trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt, khi sử dụng các hóa chất dễ cháy như: cồn, mỡ bảo quản hoặc các dung môi hòa tan dễ cháy, phải để xa các nguồn phát lửa. Nếu có xảy ra cháy, phải nhanh chóng xử lý theo các phương án phòng cháy, chữa cháy. 3.6.2. Cồn, mỡ bảo quản hoặc dung môi hòa tan dễ cháy khi bám vào người phải được rửa sạch bằng nước ấm và xà phòng. Người trực tiếp bảo quản phải có găng tay, khẩu trang và các dụng cụ cần thiết phục vụ công tác bảo quản. 3.6.3. Toàn bộ hướng dẫn về công tác phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động, cách thức, phương pháp xử lý khi xảy ra sự cố phải được lập thành bảng và treo ở nơi dễ nhìn thấy. 4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ 4.1. Quy định chung về quản lý 4.1.1. Hàng dự trữ nhà nước giao cho Bộ Công an quản lý phải thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004 của Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 2/12/2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia, các thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành chức năng có liên quan. 4.1.2. Hàng dự trữ nhà nước giao cho Bộ Công an thống nhất quản lý tại các kho của Bộ Công an. 4.1.3. Cục trưởng Cục Kho vận Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có trách nhiệm chỉ đạo các kho của Bộ thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý, nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ an toàn hàng dự trữ nhà nước trong hệ thống kho của Bộ. 4.2. Quy định về nhập hàng 4.2.1. Hàng dự trữ nhà nước nhập kho theo kế hoạch của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật. 4.2.2. Hàng năm, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch mua sắm đã được duyệt, các đơn vị nhập hàng hoặc cơ quan kế hoạch phải thông báo cho Cục Kho vận biết để chủ động nhập hàng. 4.2.3. Trước khi nhập hàng vào kho, đơn vị nhập hàng phải gửi kế hoạch nhập hàng cho Cục Kho vận trước từ 5 đến 7 ngày để Cục trưởng Cục Kho vận chỉ định kho nhập và chỉ đạo các phòng, kho nhập hàng. Kế hoạch bao gồm các nội dung: tên hàng, số lượng, chất lượng, quy cách, ký mã hiệu, thời gian lưu kho, hợp đồng mua sắm, sản xuất và những yêu cầu bảo quản khác để kiểm tra hàng nhập và bảo quản. 4.2.4. Tiêu chuẩn kỹ thuật hàng nhập kho áp dụng theo mục 1.1 của Quy chuẩn này. 4.2.5. Kiểm tra hàng hóa nhập kho áp dụng theo mục 2.2.2 của Quy chuẩn này. 4.2.6. Đối với hàng tạm nhập kho, phải có lệnh của Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật hoặc Cục trưởng Cục Kho vận và tiến hành kiểm tra, lập biên bản cụ thể số lượng, chất lượng, quy cách hàng hóa. Sau 15 ngày, kể từ ngày tạm nhập, đơn vị nhập hàng phải lập phiếu nhập kho. Nếu quá thời hạn này mà chưa lập phiếu nhập kho thì đơn vị nhập hàng phải trả phí lưu kho, bãi. Sau một tháng không làm phiếu nhập kho thì trả lại hàng cho đơn vị nhập hàng. 4.2.7. Đối với hàng đã qua sử dụng, sửa chữa được thu hồi nhập kho phải theo lệnh của lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật và tiến hành kiểm tra, lập biên bản cụ thể số lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa, xác định trách nhiệm của các bên. 4.3. Quy định về xuất hàng 4.3.1. Việc xuất hàng dự trữ nhà nước phải theo kế hoạch năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4.3.2. Trường hợp cần thiết phải đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, chống phá hoại, chống bạo loạn, phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định xuất kho cấp ngay hàng dự trữ nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH ngày 29/4/2004. 4.3.3. Khi tạm xuất hàng dự trữ nhà nước để phục vụ cho nhiệm vụ đột xuất phát sinh, phải có lệnh của lãnh đạo Bộ Công an và thực hiện bảo quản theo quy định của Quy chuẩn này. 4.4. Giao nhận, điều chuyển hàng dự trữ nhà nước trong hệ thống kho của Bộ Công an 4.4.1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ phục vụ công tác, chiến đấu ở từng khu vực, bảo đảm thuận tiện, phù hợp với việc dự trữ, cấp phát, bảo quản, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an để thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chuyển hàng dự trữ nhà nước trong hệ thống kho của Bộ Công an. 4.4.2. Trường hợp đột xuất, Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định điều chuyển hàng dự trữ nhà nước trong hệ thống kho của Bộ Công an. Sau khi thực hiện xong thì phải thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 4.5. Chế độ ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa 4.5.1. Lập thẻ kho Mỗi lô hàng nhập kho phải được lập một thẻ kho, trong đó ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu S21-H ban hành kèm theo Thông tư số 213/2009/TT-BTC ngày 10/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho dự trữ nhà nước. 4.5.2. Sổ theo dõi công tác bảo quản - Dùng để ghi chép hàng ngày hoặc đột xuất về tình trạng bảo quản hàng hóa, thay đổi về số lượng, chất lượng. Sổ có đóng dấu giáp lai, ghi đầy đủ các thông tin về công tác bảo quản và có đủ các thành viên tham gia bảo quản ký tên, đóng dấu của đơn vị; - Thủ kho bảo quản thường xuyên vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải ghi chép đầy đủ các diễn biến về công việc bảo quản, các dấu hiệu mất an toàn hàng hóa phát sinh như bị ẩm mốc, côn trùng xâm nhập hoặc có dấu hiệu tự lão hóa của cao su, hoen rỉ của vật liệu làm bằng kim loại và kết quả xử lý với hàng hóa lưu kho. Định kỳ 1 tháng, lãnh đạo kho phải kiểm tra và ghi nhận xét đánh giá công tác bảo quản thường xuyên vào sổ nhật ký bảo quản. 4.5.3. Thẻ treo lô hàng Mỗi lô hàng xếp trong kho có gắn kèm một thẻ treo lô hàng. Thông tin trên thẻ có các nội dung sau: Ngành hàng; nhóm hàng; mã hàng; quy cách; xuất xứ; số lượng; ngày, tháng, năm nhập kho. - Trong trường hợp hàng hóa được điều chuyển nội bộ thì vẫn phải ghi được thông tin thời gian nhập kho của lần nhập đầu tiên và ghi ngày điều chuyển nội bộ kho đến. - Quy cách, xuất xứ hàng hóa phải ghi chính xác theo đúng chứng từ kiểm tra chất lượng. 4.6. Thời gian lưu kho 4.6.1. Đối với vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ điện tử, thời gian lưu kho luân phiên đổi hàng không lớn hơn 3 năm. 4.6.2. Đối với vật tư, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ quang học, thời gian lưu kho luân phiên đổi hàng không lớn hơn 5 năm./.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 13501:2022 BS EN 200:2008 VÒI NƯỚC VỆ SINH - VÒI ĐƠN VÀ VÒI KẾT HỢP CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC KIỂU 1 VÀ KIỂU 2 - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG Sanitary tapware - Single taps and combination taps for water supply systems of type 1 and type 2 - General technical specification Lời nói đầu TCVN 13501:2022 hoàn toàn tương đương BS EN 200:2008 TCVN 13501:2022 do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố VÒI NƯỚC VỆ SINH - VÒI ĐƠN VÀ VÒI KẾT HỢP CHO HỆ THỐNG CẤP NƯỚC KIỂU 1 VÀ KIỂU 2 - YÊU CẦU KỸ THUẬT CHUNG Sanitary tapware - Single taps and combination taps for water supply systems of type 1 and type 2 - General technical specification 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định: a) Lĩnh vực áp dụng cho vòi trụ, vòi tường, vòi đơn và vòi kết hợp nhiều lỗ để sử dụng trong: 1) hệ thống cấp Kiểu 1 (xem Hình 1); 2) hệ thống cấp Kiểu 2 (xem Hình 2); b) Các đặc tính kích thước, độ kín, khả năng chịu áp lực, đặc tính thủy lực, độ bền cơ học, độ bền lâu và đặc tính âm học của các vòi đơn và vòi kết hợp có kích cỡ danh nghĩa ½ và ¾ cần phải tuân theo; c) Các phương pháp thử để kiểm tra đánh giá các đặc tính. Các phép thử mô tả trong tiêu chuẩn này là các phép thử điển hình (phép thử phòng thí nghiệm) và không phải là phép thử kiểm tra chất lượng được thực hiện trong quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòi xả (vòi đơn và vòi kết hợp) dùng cho các thiết bị vệ sinh được lắp đặt trong, buồng vệ sinh, buồng tắm.v.v... và trong nhà bếp, chẳng hạn dùng cho các bồn tắm, chậu rửa, bồn vệ sinh, sen vòi và chậu rửa bát. Hình 1 thể hiện hệ thống cấp Kiểu 1 có dải áp suất từ (0,05 đến 1,0) MPa [(0,5 đến 10) bar]. Hình 2 thể hiện hệ thống cấp Kiểu 2 có dải áp suất từ (0,01 đến 1,0) MPa [(0,1 đến 10) bar], Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòi xả nước vệ sinh có kích cỡ danh nghĩa ½ và ¾ (PN 10). Các điều kiện sử dụng và phân loại được nêu trong Bảng 1. Bảng 2 nêu các đặc tính tính năng được lưu ý nếu vòi được sử dụng ngoài phạm vi hoạt động được khuyến cáo. Bảng 1 - Các điều kiện cho sử dụng/phân loại Bảng 2 - Các tính năng cần lưu ý nếu sử dụng ngoài phạm vi hoạt động được khuyến cáo CHÚ DẪN: 1 Nước lạnh 2 Nước nóng 3 Ống cung cấp chính (Áp suất cung cấp lên đến 10 bar) 4 Bình nước nóng Hình 1 - Hệ thống cấp nước kiểu 1 có phạm vi áp suất (0,05 đến 1,0) MPa [(0,5 đến 10) bar] CHÚ DẪN: 1 Két chứa nước sạch (không vẽ nắp để nhìn rõ) 2 Ống xả tràn 3 Ống xả khí 4 Bình nước nóng 5 Đường cung cấp nước lạnh khác từ két nước tới thiết bị vệ sinh 6 Tới nồi hơi 7 Ống cấp chính (áp suất cung cấp lên đến 10 bar) Hình 2 - Hệ thống cấp nước Kiểu 2 có phạm vi áp suất (0,01 đến 1,0) MPa [(0,1 đến 10) bar] Hình 2 mô tả một hệ thống cấp nước lạnh và nước nóng kết hợp giữa nguồn cung cấp nước nóng trọng lực, nguồn cung cấp nước lạnh chính và nguồn cung cấp nước lạnh trọng lực xen kẽ tới các thiết bị vệ sinh. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố áp dụng thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). TCVN 8887-1 (ISO 228-1), Ren ống cho mối nối kín có áp không được chế tạo bằng ren - Phần 1: Kích thước, dung sai và ký hiệu TCVN 11717 (BS EN 1112), Vòi nước vệ sinh - Sen vòi dùng làm vòi nước vệ sinh cho hệ thống cấp nước Kiểu 1 và Kiểu 2 - Yêu cầu kỹ thuật chung; TCVN 11718 (BS EN 1113), Vòi nước vệ sinh. Ống mềm lắp sen vòi dùng làm vòi nước sinh hoạt cho các hệ thống cấp nước Kiểu 1 và Kiểu 2 - Yêu cầu kỹ thuật chung. TCVN 11869 (BS EN 246), Vòi nước vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật chung cho bộ phận điều chỉnh lưu lượng; TCVN 12646, Vòi nước vệ sinh - Yêu cầu kỹ thuật chung đối với lớp phù mạ điện Ni-Cr TCVN (BS EN 1717), Bảo vệ chống nhiễm bẩn nước sinh hoạt trong lắp đặt nước và các yêu cầu chung đối với thiết bị ngăn ô nhiễm do dòng chảy ngược EN 1254-2, Copper and copper alloys - Plumbing fittings - Part 2: Fittings with compression ends for use with copper tubes (Đồng và đồng hợp kim - Phụ tùng đường ống - Phần 2: Phụ tùng với đầu ép để sử dụng với ống đồng) EN 13618-1, Hose assembly - Flexible hose assembly - Part 1: Product standard for flexible hose assembly (with or without braiding) (Lắp đặt ống - Lắp đặt ống mềm dễ uốn - Phần 1: Sản phẩm tiêu chuẩn cho lắp đặt ống mềm dễ uốn (có hoặc không dây bọc ngoài)); EN 13618-21, Water supply Hose assembly - Part 2: Semi-rigid hose assembly (Lắp ráp ống cắp nước - Phần 2: Lắp ráp mối nối mềm); EN 14506, Devices to prevent pollution by backflow of potable water - Automatic diverter - Family H, type C (Thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm do dòng nước sạch chảy ngược - Cụm đổi dòng tự động - Dòng H, Loại C); EN ISO 3822-1, Acoustics - Laboratory tests on noise emission from appliances and equipment used in water supply installations - Part 1: Method of measurement (ISO 3822-1:1999) (Âm học - Các phép thử phòng thí nghiệm về tiếng ồn phát ra từ các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong hệ thống cấp nước - Phần 1: Phương pháp đo). EN ISO 3822-2, Acoustics - Laboratory tests on noise emission from appliances and equipment used in water supply installations - Part 2: Mounting and operating conditions for draw-off taps and mixing valves (ISO 3822-2: 1995) (Âm học - Các phép thử phòng thí nghiệm về tiếng ồn phát ra từ các dụng cụ và thiết bị sử dụng trong hệ thống cấp nước - Phần 2: Các điều kiện lắp đặt và vận hành các vòi hút xả nước và các van trộn). EN ISO 3822-4: 1997, Acoustics - Laboratory tests on noise emission from appliances and equipment used in water supply installations - Part 4: Mounting and operating conditions for special appliances (ISO 3822-4: 1997) (Âm học - Các phép thử phòng thí nghiệm về tiếng ồn phát ra từ dụng cụ và thiết bị sử dụng trong hệ thống cấp nước - Phần 4: Các điều kiện lắp đặt và vận hành cho các thiết bị chuyên dùng). 3 Ký hiệu Vòi nước được quy định trong tiêu chuẩn này được ký hiệu bởi các đặc tính xác định trong Bảng 3. VÍ DỤ Ví dụ của ký hiệu: Vòi nước kết hợp sử dụng trong hệ thống cấp Kiểu 1, kích cỡ danh nghĩa ½, 2 lỗ, thân kết hợp nhìn thấy, để gắn trên bề mặt ngang, cụm đổi dòng, lỗ xả cố định, cấp lưu lượng C/B, nhóm âm học I, TCVN 13501 (BS EN 200). Bảng 3 - Ký hiệu 4 Ghi nhãn và nhận dạng 4.1 Ghi nhãn 4.1.1 Yêu cầu cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1 Vòi sử dụng trong hệ thống cấp Kiểu 1 phải được ghi nhãn bền lâu và dễ đọc: - tên của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hoặc ký hiệu nhận dạng - trên thân hoặc tay cầm; - tên của nhà sản xuất hoặc ký hiệu nhận dạng - trên đường nước vào (không áp dụng khi đường nước vào có thiết kế đặc biệt để thích hợp với thân vòi); - nhóm âm học (xem Bảng 14) và cấp lưu lượng (xem Bảng 13), nếu áp dụng - trên thân vòi. Đối với vòi tiết kiệm nước, phải cung cấp thông tin phù hợp cho người lắp đặt và người sử dụng. CHÚ THÍCH: Trong trường hợp vòi của bồn tắm /sen vòi, lưu lượng được chỉ thị bởi chữ cái thứ nhất cho lỗ xả bồn tắm và bởi chữ cái thứ hai cho lỗ xả sen vòi. VÍ DỤ: Ví dụ về ghi nhãn: Tên hoặc ký hiệu nhận dạng và IA, hoặc IIA (nhóm âm học và cấp lưu lượng). Tên hoặc ký hiệu nhận dạng và I/-, hoặc II/- (nhóm âm học, không có cấp lưu lượng). Tên hoặc ký hiệu nhận dạng và IC/A, hoặc IIC/A (vòi bồn tắm/sen vòi, chữ cái thứ nhất cho lỗ xả bồn tắm, chữ cái thứ hai cho lỗ xả sen vòi). 4.1.2 Yêu cầu cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2 Vòi sử dụng trong hệ thống cấp Kiều 2 phải được ghi nhãn bền lâu và dễ đọc: - tên của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hoặc ký hiệu nhận dạng - trên thân hoặc tay cầm; - tên của nhà sản xuất hoặc ký hiệu nhận dạng - trên đường nước vào (không áp dụng khi đường nước vào có thiết kế đặc biệt để thích hợp với thân vòi). VÍ DỤ: Ví dụ về ghi nhãn: Tên của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hoặc ký hiệu nhận dạng. 4.2 Nhận dạng 4.2.1 Mã màu Các cơ cấu điều khiển cho các vòi nước phải được nhận dạng: - đối với nước lạnh bằng màu xanh hoặc từ/các chữ cái chỉ nước lạnh; - đối với nước nóng bằng màu đỏ hoặc từ/các chữ cái chỉ nước nóng; - hoặc bất cứ biện pháp thích hợp nào khác. 4.2.2 Bố trí cơ cấu điều khiển 4.2.2.1 Bố trí theo chiều ngang Cơ cấu điều khiển nước lạnh phải nằm bên phải và cơ cấu điều khiển nước nóng phải ở bên trái khi nhìn từ mặt trước. 4.2.2.2 Bố trí theo chiều dọc Khi bố trí các cơ cấu điều khiển theo chiều dọc, phải để cơ cấu điều khiển nước nóng ở trên cùng. 4.2.3 Vòi kết hợp có lỗ xả phân nhánh Trong trường hợp vòi kết hợp có lỗ xả phân nhánh sử dụng trong các hệ thống cấp nước Kiểu 2 (đường ống dẫn nước chính đấu vào đầu cấp lạnh) cho lưu lượng nước lạnh ở 0,01 MPa (0,1 bar) nhỏ hơn 7,5 L/min thì lỗ nạp nước lạnh phải có mã màu xanh dương, ví dụ sử dụng dải màu, dấu tròn, sơn hoặc bất cứ biện pháp thích hợp nào khác. 5 Vật liệu 5.1 Yêu cầu về hóa học và vệ sinh Tất cả các vật liệu tiếp xúc với nước sinh hoạt và ăn uống của con người không được gây rủi ro cho sức khỏe. Các vật liệu không được gây ra bất cử sự thay đổi nào của nước uống về mặt chất lượng, cảm quan, mùi hoặc vị. 5.2 Điều kiện cho bề mặt bên ngoài Các bề mặt mạ crom nhìn thấy được và các lớp phủ Ni-Cr phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 12646. 6 Đặc tính kích thước 6.1 Lưu ý chung Cho phép có các giải pháp thiết kế khác nhau trong thiết kế và kết cấu các bộ phận không có các kích thước quy định được nhà sản xuất chấp nhận. Các trường hợp đặc biệt được nêu trong 6.5. 6.2 Kích thước của lỗ nạp vào Các kích thước của lỗ nạp vào phải theo quy định trong Bảng 4, Hình 3, Hình 4 và Hình 5. Bảng 4 - Các kích thước của lỗ nạp vào (Vòi trụ và vòi tường, vòi đơn và vòi kết hợp nhiều lỗ) CHÚ DẪN: 1 Ống mềm dễ uốn 2 Ống trụ trơn Hình 3 - Vòi tường ½ và ¾ - Vòi đơn ½ Hình 4 - Vòi kết hợp có nhiều lỗ Hình 5 - Các đầu nối cung cấp nước cho vòi và các lỗ xả ở cách xa 6.3 Kích thước của lỗ xả Các kích thước của lỗ xả phải theo quy định trong Bảng 5, Hình 6, Hình 7, Hình 8 và Hình 9. Khi các lỗ xả của vòi được sử dụng với các bộ điều chỉnh lưu lượng phù hợp với TCVN 11869 (EN 246), các dung sai chế tạo được chọn cho các ren mối nối của các lỗ xả phải tương thích với các dung sai của các ren mối nối của các bộ điều chỉnh lưu lượng để bảo đảm tính lắp lẫn. Bảng 5 - Kích thước của lỗ xả (các lỗ xả ở cách xa, vòi trụ, vòi tường, vòi đơn và vòi kết hợp nhiều lỗ) CHÚ DẪN: 1 Vòi trụ 2 Vòi tường Hình 6 - Vòi trụ và vòi tường Hình 9 - Vòi kết hợp bồn tắm/sen vòi 6.4 Kích thước lắp đặt Các kích thước lắp đặt phải theo quy định trong Bảng 6, Hình 10, Hình 11 và Hình 12. Bảng 6 - Các kích thước lắp đặt (vòi trụ, vòi kết hợp có một lỗ và nhiều lỗ) CHÚ DẪN: 1 Bồn rửa - bồn vệ sinh - chậu rửa bát 2 Vòi phun xa 3 Vòi trụ Hình 10 - Vòi kết hợp có một lỗ Hình 11- Vòi kết hợp có hai lỗ (tâm cố định) Hình 12 - Vòi kết hợp có ba lỗ (tâm điều chỉnh được) 6.5 Các trường hợp đặc biệt Vòi đơn và vòi kết hợp dùng cho các ứng dụng đặc biệt, ví dụ để lắp đặt trên các thiết bị vệ sinh không theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc khi không yêu cầu tính lắp lẫn của kích thước thì có thể đưa vào các sai lệch kích thước với điều kiện: - đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của tiêu chuẩn này; - việc kẹp chắc chắn vào bề mặt lắp đặt được thực hiện thông qua các lỗ đã được để sẵn; - các mối nối ren cho các ống cấp nước phù hợp với TCVN 8887-1 (ISO 228-1); - cung cấp kích thước của khe hở không khí E ≥ 25 mm hoặc cơ cấu ngăn ngừa dòng chảy ngược phù hợp với TCVN .......(EN 1717); - kích thước D1 phải phối hợp được với thiết bị vệ sinh tương thích. Tài liệu của nhà sản xuất bao gồm hướng dẫn lắp đặt cùng với vòi nước vệ sinh, và phải chỉ rõ các ứng dụng đặc biệt của vòi. 6.6 Ống mềm dễ uốn cho các lỗ xả của sen vòi Các yêu cầu cho ống mềm dễ uốn dùng cho các lỗ xả của sen vòi phải theo quy định trong TCVN 11718:2016 (BS EN 1113). 6.7 Lỗ xả sen vòi Các yêu cầu cho lỗ xả của sen vòi phải theo quy định trong TCVN 11717:2016 (BS EN 1112). 7 Trình tự thử Các mẫu thử phải được thử nghiệm theo trình tự được nêu trong Bảng 7. Bảng 7 - Trình tự thử nghiệm CHÚ THÍCH: Thử nghiệm âm học sẽ cần đến ba mẫu thử, các mẫu thử này có thể khác với hai mẫu nêu trên. 8 Đặc tính độ kín 8.1 Yêu cầu chung Điều này mô tả các phương pháp thử phải được thực hiện để kiểm tra độ kín của vòi và quy định các yêu cầu tương ứng (xem Bảng 8). 8.2 Phương pháp thử 8.2.1 Nguyên lý Nguyên tắc của phép thử gồm có kiểm tra độ kín khi chịu tác động của áp suất nước lạnh của: - cơ cấu bít kín (xem 8.3); - toàn bộ vòi (xem 8.4); - cụm đổi dòng của bồn tắm/sen vòi (quay về thủ công hoặc tự động) (xem 8.5 và 8.6 và 8.7). Trong trường hợp cụm đổi dòng quay về tự động để ngăn ngừa dòng chảy ngược thì phải phù hợp với các yêu cầu của EN 14506. 8.2.2 Thiết bị Mạch thủy lực có khả năng cung cấp áp suất yêu cầu và duy trì áp suất trong suốt thời gian thử. Mạch thủy lực có khả năng cung cấp từ từ áp suất tĩnh và áp suất động theo yêu cầu và duy trì các áp suất này trong suốt thời gian thử. 8.3 Độ kín của cơ cấu bít kín và vòi ở phía trước khi cơ cấu bít bín ở vị trí đóng 8.3.1 Cách tiến hành a) Đấu nối vòi vào mạch thử; b) với lỗ xả mở, thông thường được xoay theo chiều hướng xuống, đóng cơ cấu bít kín bằng mô men xoắn (1,5 ± 0,15) Nm cho vòi có kích cỡ danh nghĩa ½ và (2,5 ± 0,25) Nm cho vòi có kích cỡ danh nghĩa ¾; nếu sử dụng hộp chống thấm để đảm bảo độ kín của đường nước vào thì nới lỏng vòng đệm kín (packing gland) trước khi áp dụng mô men đóng vòi; c) áp dụng vào lỗ nạp của vòi với áp suất (1,6 ± 0,05) MPa [(16,0 ± 0,5) bar] và duy trì áp suất này trong (60 ± 5) s. 8.3.2 Yêu cầu - Kiểm tra độ kín ở phía trước cơ cấu bít kín: - trong suốt thời gian thử, không được có rò rỉ hoặc thấm nước qua các thành (vách). - Kiểm tra độ kín của cơ cấu bít kín: - trong suốt thời gian thử, không được có rò rỉ ở cơ cấu bít kín, nghĩa là không có rò rỉ tại lỗ xả. 8.4 Độ kín của vòi ở phía sau cơ cấu bít kín khi cơ cấu bít kín được mở 8.4.1 Yêu cầu chung Không áp dụng khi lỗ xả không thể đóng lại được. 8.4.2 Cách tiến hành a) Đấu nối vòi vào mạch thử; b) nếu sử dụng hộp chống thấm để đảm bảo độ kín của đường nước vào thì cần đảm bảo siết chặt vòng đệm kín (packing gland) theo hướng dẫn của nhà sản xuất; c) đóng lỗ xả bằng tay và thông thường xoay hướng xuống dưới để mở cơ cấu bít kín; d) cấp nước vào lỗ nạp của vòi với áp suất (0,4 ± 0,02) MPa [(4,0 ± 0,2) bar] và duy trì áp suất này trong (60 ± 5) s; e) giảm dần áp suất đến (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar] và duy trì áp suất này trong (60 ± 5) s. 8.4.3 Yêu cầu Trong suốt khoảng thời gian thử không được có sự rò rỉ hoặc thấm nước qua các thành vòi. 8.5 Độ kín của cụm đổi dòng vận hành thủ công 8.5.1 Cách tiến hành: Dòng chảy tới bồn tắm a) Đấu nối vòi ở vị trí sử dụng bình thường vào mạch thử; b) đặt cụm đổi dòng ở chế độ dòng chảy tới bồn tắm, đóng lỗ xả của bồn tắm thủ công và mở lỗ xả của sen vòi; c) cấp nước với áp suất thủy tĩnh (0,4 ± 0,02) MPa [(4,0 ± 0,2) bar] và duy trì áp suất này trong thời gian (60 ± 5) s; d) giảm dần áp suất đến (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar] và duy trì áp suất này trong thời gian (60 ± 5) s; e) kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của sen vòi. 8.5.2 Yêu cầu: Dòng chảy tới bồn tắm Không được có rò rỉ tại lỗ xả của sen vòi. 8.5.3 Cách tiến hành: Dòng chảy tới sen vòi a) Đặt cụm đổi dòng ở chế độ dòng chảy tới sen vòi, đóng lỗ xả của sen vòi thủ công và mở lỗ xả tới bồn tắm; b) cấp nước với áp suất thủy tĩnh (0,4 ± 0,02) MPa [(4 ± 0,2) bar] và duy trì áp suất này trong thời gian (60 ± 5) s; c) giảm dần áp suất đến (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar] và duy trì áp suất này trong thời gian (60 ± 5) s; d) kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm. 8.5.4 Yêu cầu: Dòng chảy tới sen vòi Không được có sự rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm. 8.6 Độ kín và sự vận hành của cụm đổi dòng tự động quay về: Vòi cho hệ thống cấp nước Kiểu 1 8.6.1 Cách tiến hành: Dòng chảy tới bồn tắm a) Đấu nối vòi ở vị trí sử dụng bình thường vào mạch thử; b) đấu nối bộ phận cản thủy lực tương ứng với cấp lưu lượng - xem EN ISO 3822-4 vào lỗ xả của sen vòi (ví dụ, đối với cấp lưu lượng A sẽ sử dụng bộ phận cản loại A trong quá trình thử); c) đặt cụm đổi dòng ở chế độ dòng chảy tới bồn tắm, mở các lỗ xả của bồn tắm và sen vòi; d) cấp nước với áp suất động (0,4 ± 0,02) MPa [(4,0 ± 0,2) bar] và duy trì áp suất này trong thời gian (60 ±5) s; e) kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của sen vòi. 8.6.2 Yêu cầu: Dòng chảy tới bồn tắm Không được có rò rỉ tại lỗ xả tới sen vòi. 8.6.3 Cách tiến hành: Dòng chảy tới sen vòi a) Đặt cụm đổi dòng ở chế độ dòng chảy tới sen vòi, mở các lỗ xả của bồn tắm và sen vòi; b) cấp nước với áp suất động (0,4 ± 0,02) MPa [(4,0 ± 0,2) bar] và duy trì áp suất này trong (60 ± 5) s; c) kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm; d) giảm dần áp suất tới (0,05 ± 0,002) MPa [(0,5 ± 0,02) bar] và duy trì áp suất này trong thời gian (60 ± 5) s; e) kiểm tra vị trí của cụm đổi dòng và kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm; f) đóng cơ cấu bít kín của vòi; g) kiểm tra vị trí cụm đổi dòng. 8.6.4 Yêu cầu: dòng chảy tới sen vòi - Không được có rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm khi cụm đổi dòng vẫn giữ ở vị trí dòng chảy tới sen vòi; - cụm đổi dòng không được quay về vị trí dòng chảy tới bồn tắm ở bất cứ áp suất nào s (0,05 ± 0,002) MPa [(0,5 ± 0,02) bar]; - cụm đổi dòng phải quay về vị trí dòng chảy tới bồn tắm khi cơ cấu bít kín được đóng lại. 8.6.5 Cách tiến hành tiếp theo: dòng chảy tới bồn tắm a) Mở lại cơ cấu bít kín của vòi; b) cấp lại nước với áp suất động (0,05 ± 0,002) MPa [(0,5 ± 0,02) bar] và duy trì áp suất này trong (60 ± 5) s. 8.6.6 Yêu cầu: dòng chảy tới bồn tắm Không được có rò rỉ tại lỗ xả của sen vòi. 8.7 Độ kín và sự vận hành của cụm đổi dòng tự động quay về: Vòi cho hệ thống cấp nước Kiểu 2 8.7.1 Cách tiến hành: dòng chảy tới bồn tắm a) Đấu nối vòi với mạch thử như Hình 13, đóng với các van điều khiển của mạch thử; b) với cụm đổi dòng ở chế độ dòng chảy tới bồn tắm, mở hết cỡ cơ cấu bít kín của vòi; c) mở van điều khiển của mạch thử để cấp lưu lượng 0,75:L/S trong (60 ± 5) s; d) kiểm tra rò rỉ tại điểm đấu nối sen vòi. 8.7.2 Yêu cầu: Dòng chảy tới bồn tắm Không được có rò rỉ tại điểm đấu nối sen vòi. 8.7.3 Cách tiến hành tiếp theo: Dòng chảy tới sen vòi a) Điều chỉnh áp suất động (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar]; b) đóng van áp kế; c) đấu nối bộ phận càn thủy lực như trong Hình 13 (điều chỉnh 0,15 L/s tại 0,02 MPa) tới điểm gắn ống mềm dễ uốn của sen vòi; d) đặt cụm đổi dòng ở chế độ dòng chảy tới sen vòi mà không làm thay đổi sự cài đặt của mạch thử. Mở lỗ xả của bồn tắm; e) kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm trong (60 ± 5) s; f) mở van áp kế; g) điều chỉnh lại áp lực ở lỗ nạp của vòi, bằng cách điều chỉnh van điều khiển mạch thử, tại (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar] tới điểm cố định lỗ xả của bồn tắm; h) kiểm tra vị trí cụm đổi dòng và kiểm tra sự rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm trong (60 ± 5) s; i) đóng van áp kế và đóng cơ cấu bít kín vòi; j) kiểm tra vị trí cụm đổi dòng. 8.7.4 Yêu cầu: Dòng chảy tới sen vòi - Không được có rò rỉ tại lỗ xả của bồn tắm khi cụm đổi dòng vẫn giữ ở vị trí dòng chảy tới sen vòi; - cụm đổi dòng không được quay về vị trí dòng chảy tới bồn tắm cho tới khi cơ cấu bít kín đóng; - cụm đổi dòng phải quay về vị trí dòng chảy tới bồn tắm khi cơ cấu bít kín đóng. 8.7.5 Cách tiến hành tiếp theo: Dòng chảy tới bồn tắm a) Ngắt kết nối bộ phận cản thủy lực b) mở lại hết cỡ cơ cấu bít kín vòi trong (60 ± 5) s; c) ghi lại mọi rò rỉ tại điểm gắn ống mềm dễ uốn của sen vòi. 8.7.6 Yêu cầu: Dòng chảy tới bồn tắm Không được có sự rò rỉ tại điểm gắn ống mềm dễ uốn của sen vòi. Bảng 8 - Tóm tắt các phép thử độ kín CHÚ DẪN: Hình 13 - Thiết bị thử độ kín của cụm đổi dòng tự động quay về cho vòi nước sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2 9 Đặc tính chịu áp lực - đặc tính cơ học dưới tác dụng của áp lực 9.1 Yêu cầu chung Điều này mô tả phương pháp thử được thực hiện để kiểm tra đặc tính cơ học dưới tác động của áp lực và quy định các tiêu chí thử nghiệm (xem Bảng 9). 9.2 Nguyên tắc Nguyên tắc của phép thử là sử dụng áp lực nước lạnh để phát hiện biến dạng có thể xảy ra của vòi. Thử nghiệm này được thực hiện cho cả phía trước và phía sau của cơ cấu bít kín. 9.3 Thiết bị Sơ đồ thử nghiệm thủy lực có khả năng cung cấp và duy trì áp lực theo yêu cầu trong suốt thời gian thử nghiệm. 9.4 Tính năng cơ học ở phía trước của cơ cấu bít kín - Cơ cấu bít kín ở vị trí đóng 9.4.1 Cách tiến hành a) Đấu nối vòi với mạch thử; b) cơ cấu bít kín đóng, cấp nước vào lỗ nạp của vòi với áp suất thủy tĩnh (2,5 ± 0,05) MPa [(25,0 ± 0,5) bar] trong thời gian (60 ± 5) s; d) kiểm tra xem có bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào tại mọi bộ phận nào phía trước cơ cấu bít kín của vòi. 9.4.2 Yêu cầu Trong suốt thời gian thử nghiệm, không xảy ra biến dạng vĩnh viễn tại mọi bộ phận của vòi. 9.5 Biến dạng cơ học phía sau cơ cấu bít kín - Cơ cấu bít kín ở vị trí mở 9.5.1 Cách tiến hành a) Đấu nối vòi với mạch thử; b) mở hoàn toàn cơ cấu bít kín vòi; c) khi vòi được trang bị cơ cấu điều chỉnh lưu lượng, cấp nước vào lỗ nạp của vòi với áp suất động (0,4 ± 0,02) MPa [(4,0 ± 0,2) bar] và duy trì trong thời gian (60 ± 5) s; d) khi vòi không lắp cơ cấu điều chỉnh lưu lượng, tạo áp lực nước cần thiết tại lỗ nạp của vòi để lưu lượng qua vòi là (0,4 ± 0,02) L/s với vòi có kích cỡ danh nghĩa ½ và lưu lượng qua vòi là (0,8 ± 0,08) L/s với vòi có kích cỡ danh nghĩa ¾, duy trì trong thời gian (60 ± 5)s; e) nếu vòi có bộ phận điều chỉnh lưu lượng có thể tháo rời, tiến hành thử nghiệm cả hai trường hợp có và không có bộ phận điều chỉnh này; f) kiểm tra xem có xảy ra biến dạng vĩnh viễn nào tại mọi bộ phận ở phía sau cơ cấu bít kín của vòi. 9.5.2 Yêu cầu Không được có biến dạng vĩnh viễn tại mọi bộ phận của vòi. Bảng 9 - Bảng tóm tắt thử nghiệm đặc tính chịu áp lực 10 Đặc tính thủy lực 10.1 Yêu cầu chung Điều này quy định các phương pháp thử để đo lưu lượng của vòi đơn và vòi kết hợp: 10.2 Phương pháp thử 10.2.1 Nguyên tắc Lưu lượng được xác định tương ứng với áp suất chuẩn, thực hiện phép đo đối với vòi nước mở hoàn toàn. Trong trường hợp vòi kết hợp, mỗi bên vòi được kiểm tra riêng biệt và trong một số trường hợp với cả hai bên mở thì thử nghiệm theo Bảng 10. Đối với vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1 thì áp suất thử là (0,3 ± 0,02) MPa [(3,0 ± 0,2) bar], Trường hợp các vòi này được cung cấp kèm với các phụ kiện theo tiêu chuẩn quốc gia liên quan (chẳng hạn như bộ điều chỉnh lưu lượng, sen vòi), các phụ tùng này được thay thế bằng bộ cản dòng tiếng ồn thấp với lưu lượng đã được hiệu chuẩn (xem EN ISO 3822-4:1997, Phụ lục A) phép đo được thực hiện khi thay thế các phụ tùng này bằng bộ phận cản thủy lực tương ứng với ghi nhãn cấp lưu lượng theo quy định trong Bảng 13; xem thêm TCVN 11869 (EN 246) (ví dụ: đối với ký hiệu A, sức cản cấp A sẽ được sử dụng trong quá trình thử). Nếu vòi được trang bị thiết bị tiết kiệm nước hoặc thiết bị sục khí không phù hợp với kích thước quy định trong TCVN 11869 (EN 246) thì phải thực hiện phép thử lưu lượng và âm học với vòi do nhà sản xuất cung cấp. Đối với vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2, tháo rời các van kiểm tra, thiết bị điều chỉnh lưu lượng, áp dụng áp suất chuẩn (0.01 ± 0,002) MPa [(0,1 ± 0,02) bar] v..v... 10.2.2 Thiết bị Hệ thống cấp nước lạnh có nhiệt độ < 30 °C, có khả năng cung cấp cho vòi thử nghiệm với: - áp suất động (0,3 ± 0,02) MPa [(3,0 ± 0,2) bar] cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1; - áp suất động (0,01 ± 0,002) Mpa [(0,1 ± 0,02) bar] cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2. Thiết bị thử nghiệm, theo Hình 14 cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp Kiểu 2. Thiết bị thử nghiệm, cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1. Thiết bị đo: - áp suất (độ chính xác đo lường ± 1 % của các giá trị đo được); - lưu lượng (độ chính xác đo ± 2% của các giá trị đo được). 10.2.3 Cách tiến hành a) Đấu nối vòi cần thử vào thiết bị thử nghiệm; b) ống mềm cấp vào (ống cấp mềm) phải được thử ở điều kiện thẳng; c) mở cơ cấu bít kín đến vị trí tối đa (chỉ mở một cơ cấu bít kín khi thử nghiệm riêng từng bên của vòi kết hợp); d) điều chỉnh áp suất động tới (0,3 ± 0,02) MPa [(3,0 ± 0,2) bar] cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1; e) điều chỉnh áp suất động tới (0,01 ± 0,002) MPa [(0,1 ± 0,02) bar] cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2. f) khi dòng chảy ổn định liên tục được thiết lập, đo và ghi lại lưu lượng tương ứng. CHÚ DẪN: CHÚ THÍCH: Các đầu ống thẳng, không có gờ và lắp vào chiều sâu tối đa của kích thước A trong Tê đo áp suất Hình 14 - Thiết bị thử lưu lượng cho vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2 10.3 Yêu cầu Với các điều kiện thử được quy định trong 10.2, lưu lượng đo được không được nhỏ hơn lưu lượng cho trong Bảng 10. Bảng 10 - Lưu lượng tối thiểu và áp suất thử theo yêu cầu 11 Đặc tính độ bền cơ học - thử nghiệm độ xoắn cho cơ cấu vận hành 11.1 Yêu cầu chung Điều này mô tả phương pháp thử để xác định độ bền xoắn của cơ cấu vận hành của vòi đơn, vòi kết hợp và quy định tiêu chí thử nghiệm. 11.2 Phương pháp thử 11.2.1 Nguyên tắc Nguyên tắc của thử nghiệm bao gồm việc trình bày cách vận hành cơ cấu tạo mô men xoắn để xác định độ bền mô men xoắn khi không có nước. 11.2.2 Thiết bị Bao gồm cờ lê momen xoắn có độ chính xác 2% phù hợp với bộ phận vận hành hoặc tay gạt và một thiết bị đề đo lực tác dụng. 11.2.3 Mẫu thử Vòi có cơ cấu vận hành. Trong trường hợp mẫu thử là vòi có cơ chế vặn xuống, gỡ bỏ vòng đệm kín. 11.2.4 Cách tiến hành a) Mở hoàn toàn cơ cấu bít kín; b) tăng dần mô men xoắn (6 ± 0,2) Nm trong thời gian hơn (4 + 2) s lên cơ cấu vận hành của van theo hướng mở; c) duy trì mô men xoắn trong thời gian (300 + 15) s; d) đóng hoàn toàn cơ cấu bít kín; e) tăng dần mô men xoắn (6 ± 0,2) Nm trong thời gian trên (4 + 2) s lên cơ cấu vận hành theo hướng đóng; f) duy trì mô men xoắn trong thời gian (300 +15) s. g) lặp lại vòng đệm kín của vòi có cơ chế vặn xuống. 11.2.5 Yêu cầu Sau khi thử nghiệm - không xảy ra biến dạng hoặc hư hỏng khác làm giảm chức năng của vòi; - vòi phải đáp ứng các yêu cầu về độ kín theo 8.3. 12 Đặc tính độ bền lâu cơ học 12.1 Đặc tính độ bền lâu cơ học của cơ cấu vận hành 12.1.1 Quy định chung Điều này mô tả phương pháp thử độ bền lâu cơ học của các cơ cấu vận hành (đầu và tay) của vòi đơn và vòi kết hợp có kích cỡ danh nghĩa ½ và ¾ và quy định các tiêu chí thử nghiệm. Trước tiên, vòi phải đáp ứng các phép thử độ rò rỉ được mô tả trong 8.3 và 8.4. 12.1.2 Phương pháp thử 12.1.2.1 Nguyên tắc Nguyên tắc của phép thử bao gồm kiểm tra trạng thái của cơ chế vận hành bằng cách thực hiện một số hoạt động mở và đóng với nước ở áp suất nhiệt độ cụ thể và với thời gian nghỉ xác định (xem Bảng 11). 12.1.2.2 Thiết bị Thiết bị thử tự động, cho phép xoay theo cả hai hướng, mô men xoắn phải không đổi dưới bất kỳ sự mài mòn nào của mẫu thử. Mômen xoắn cài đặt sẽ không bị ảnh hưởng bởi động lượng của thiết bị trong quá trình thử. Mạch cấp có một máy bơm hoặc một thiết bị tương tự, có khả năng tạo áp suất yêu cầu ở nhiệt độ 30 °C đối với nước lạnh và (65 ± 2) °C đối với nước nóng. Nếu nước được cung cấp bởi hệ thống tuần hoàn, cần đảm bảo chất lượng nước không thay đổi trong suốt quá trình thử nghiệm (ví dụ: xâm nhập dầu mỡ hoặc các chất gây ô nhiễm khác). Thiết bị kích hoạt cơ chế vận hành của vòi. Thiết bị này không chịu ảnh hưởng bởi sự lệch trục hoặc bởi bất kỳ lực dọc hoặc lực xuyên tâm nào mà không xuất hiện trong điều kiện sử dụng thông thường. CHÚ THÍCH: Mẫu thử có thể cho thấy sự mài mòn không bình thường do tải trọng từ thiết bị thử gây ra do độ lệch tâm của hai trục. Điều này dẫn đến việc cảm biến (cảm nhận) ở một phía chỉ do các lực bên mà không xảy ra trong sử dụng bình thường. Dung sai cho tính đồng tâm phải càng nhỏ càng tốt. 12.1.3 Cách tiến hành a) Lắp vòi thử nghiệm hoàn chỉnh với tay gạt lên thiết bị thử và kết nối với nguồn cấp nước; b) đối với vòi có vòng đệm nhựa đàn hồi, điều chỉnh momen xoắn tới giá trị hằng số (2,5 ± 0,25) Nm; đối với van đĩa bằng gốm, điều chỉnh momen xoắn tới giá trị hằng số (1,5 ± 0,25) Nm; c) với vòi đóng, điều chỉnh áp suất thủy tĩnh đến (0,4 ± 0,05) MPa [(4 ± 0,5) bar]; d) với vòi mở, điều chỉnh lưu lượng, bằng cách tiết lưu lỗ xả của vòi tới (6 ± 1) L/min; e) trường hợp sử dụng hộp chống thấm để đảm bảo độ kín của trục chính thì nới lỏng đai ốc (gland nut) như sau: - nới lỏng đai ốc; - với miệng lỗ xả đóng, mở cơ cấu điều chỉnh dòng; áp dụng áp suất nước 0,1 MPa (1,0 bar); - siết đai ốc đến khi đạt được độ chặt của vòng đệm chống thấm nước. f) thực hiện 200 000 chu kỳ mở và đóng, với tốc độ như trong Bảng 11: sử dụng nước nóng và nước lạnh luân phiên cho mỗi khoảng thời gian (15 ± 1) min: - mở đến 75% tổng hành trình mở; - dừng tại vị trí mở từ (1 đến 2) s; - đóng hoàn toàn với mô men (2,5 ± 0,25) Nm hoặc (1,5 ± 0,25) Nm nếu thích hợp và duy trì mô men này trong thời gian t ≤ 0,4 s; - giữ vị trí đóng trong tổng thời gian dừng t (2 đến 3) s; Trong trường hợp sử dụng hộp chống thấm để đảm bảo độ kín của đường nước vào, có thể điều chỉnh đai ốc trong khoảng thời gian không nhỏ hơn 50 000 chu kỳ. CHÚ THÍCH: Bảng 11 tóm tắt các điều kiện kiểm tra độ bền và Hình 15 thể hiện đường cong của mô men xoắn và thời gian. Bảng 11 - Điều kiện thử độ bền lâu CHÚ DẪN: 1 Mô men ngắt (Nm) 2 thời gian (s) Δt ≤ 0,4 s Thời gian dừng ở vị trí đóng có cấp mô men tΔt = 2 đến 3 s tổng thời gian dừng ở vị trí đóng tA thời gian nén vòng đệm cao su tC thời gian phụ thuộc vào loại đường nước vào A: vòng đệm cao su liền vít B1: vòng đệm cao su rời vít B2: đĩa gốm chỉ mở C: đường cong phụ thuộc vào loại đường nước vào (gốm, cao su) Hình 15 - Thử độ bền lâu - Mô men xoắn và thời gian 12.1.4 Yêu cầu Sau khi thử nghiệm, vòi phải đáp ứng các tiêu chí về độ kín được nêu trong 8.3 và 8.4, và không được có hư hại ở bất kỳ thành phần nào. 12.2 Độ bền cơ học của cụm đổi dòng 12.2.1 Yêu cầu chung Điều này mô tả hai phương pháp thử độ bền cơ học, một cho cụm đổi dòng đóng mở thủ công và một cho cụm đổi dòng đóng mở tự động của vòi kết hợp và quy định tiêu chí thử nghiệm. 12.2.2 Phương pháp thử 12.2.2.1 Nguyên tắc Nguyên tắc của phép thử là xác định đặc tính của cụm đổi dòng. Cụm đổi dòng phải chịu số lần vận hành theo quy định khi được cấp luân phiên nước nóng và nước lạnh trong một khoảng thời gian, có tính đến sự ảnh hưởng của nhiệt độ nước. 12.2.2.2 Thiết bị Đối với cụm đổi dòng đóng mở thủ công, dùng một cơ cấu điều khiển tự động đảm bảo vận hành luân phiên ở tốc độ (15 ± 1) chu kỳ mỗi phút, mạch thử gồm một máy bơm hoặc thiết bị tương tự để cấp áp lực thủy tĩnh cho nguồn cấp nước lạnh ở nhiệt độ s 30 °C và nguồn cấp nước nóng ở nhiệt độ (65 ± 2) °C. Đối với cụm đổi dòng đóng mở tự động, dùng một cơ cấu để di chuyển cụm đổi dòng đến vị trí sen vòi theo các điều kiện quy định tại 8.6 hoặc 8.7 và mạch thử như đối với cụm đổi dòng đóng mở thủ công và một van tự động tác động nhanh để ngắt nguồn cấp tới vòi kết hợp khi thử nghiệm. 12.2.3 Cách tiến hành Đối với cụm đổi dòng đóng mở thủ công: a) Lắp đặt vòi như được cung cấp trên sơ đồ thử nghiệm và đấu nối hai lỗ nạp với mạch thử; b) đấu nối cơ cấu điều khiển tới bộ phận vận hành cụm đổi dòng bằng các ống nối mềm; c) điều chỉnh áp lực thủy tĩnh của hai mạch thử nước nóng và nước lạnh: 1) đối với vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1 là (0,4 ± 0,05) MPa [(4 ± 0,5) bar]; 2) đối với vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2 là (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar]; d) điều chỉnh lưu lượng tới bồn tắm và tới sen vòi ở mức (6 ±1) L/min bằng cách tiểu lưu lỗ xả; e) cụm đổi dòng phải trải qua 30 000 chu kỳ kiểm tra, mỗi một chu kỳ là sự dịch chuyển từ vị trí xa nhất về điểm giữa; cấp luân phiên nước lạnh cho vòi trong (15 ± 1) min, sau đó là nước nóng trong (15 ± 1) min trong suốt quá trình thử nghiệm. Đối với cụm đổi dòng đóng/mở tự động: a) Lắp đặt vòi như được cung cấp trên sơ đồ thử nghiệm và đấu nối hai lỗ nạp với mạch thử; b) đấu nối các cơ cấu điều khiển tới bộ phận vận hành cụm đổi dòng bằng các ống nối mềm; c) điều chỉnh áp lực thủy tĩnh của hai mạch thử nước nóng và nước lạnh: 1) đối với vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 1 là (0,4 ± 0,05) MPa [(4 ± 0,5) bar]; 2) đối với vòi sử dụng trong hệ thống cấp nước Kiểu 2 là (0,02 ± 0,002) MPa [(0,2 ± 0,02) bar]; d) điều chỉnh lưu lượng tới bồn tắm và tới sen vòi ở mức (6 ±1) L/min bằng cách tiết lưu lỗ xả; e) cụm đổi dòng được thử nghiệm qua 30 000 chu kỳ, mỗi một chu kỳ được xác định như sau: 1) đặt cụm đổi dòng tại vị trí “dòng chảy tới bồn tắm”, cho nước chảy qua lỗ xả bồn tắm trong (5 ± 0,5) s; 2) chuyển cụm đổi dòng tới chế độ dòng chảy tới sen vòi; 3) cho nước chảy qua lỗ xả sen vòi trong (5 ± 0,5) s; 4) ngắt nhanh nguồn cấp nước vào vòi, để cụm đổi dòng trở lại vị trí “dòng chảy tới bồn tắm”, và mở lại nguồn cấp. Trong suốt quá trình thử nghiệm, cấp luân phiên cho cả hai lỗ nạp của vòi bằng nước lạnh trong (15 ± 1) min, sau đó là nước nóng trong (15 ± 1) min. 12.2.4 Yêu cầu Trong suốt quá trình thử, cụm đổi dòng không bị rò rỉ, hư hỏng do sự khởi động lại, tắc nghẽn v..v... Sau khi hoàn thành 30 000 chu kỳ, hệ thử nghiệm phải đạt độ kín theo 8.5 cho cụm đổi dòng đóng/mở thủ công hoặc 8.6 hoặc 8.7 cho cụm đổi dòng đóng/mở tự động. Bảng 12 - Tóm tắt điều kiện thử nghiệm cho cụm đổi dòng 12.3 Độ bền cơ học của núm xoay (Kiểu lỗ xả đơn và phân nhánh) 12.3.1 Yêu cầu chung Điều này mô tả phương pháp thử để kiểm tra độ bền cơ học của núm xoay (kiểu lỗ xả đơn và phân nhánh) của vòi và quy định tiêu chí thử nghiệm tương ứng. 12.3.2 Phương pháp thử 12.3.2.1 Nguyên tắc Nguyên tắc của phép thử là xác định đặc tính chuyển động tịnh tiến của núm xoay khi vòi được cấp luân phiên nước nóng và nước lạnh theo quy định trong một khoảng thời gian. 12.3.2.2 Thiết bị, dụng cụ Thiết bị tự động, có thể xoay núm xoay như mô tả trong 12.3.3 và 12.3.4 với tốc độ (15 ± 1) chu kỳ mỗi phút; Hệ thống cấp nước lạnh ≤ 30 °C có máy bơm hoặc thiết bị tương tự, để cung cấp áp suất yêu cầu; Quả nặng (1 ± 0,1) kg nếu núm xoay ≤ 200 mm, hoặc có khả năng cấp mô men (2 ± 0,25) Nm nếu núm xoay > 200 mm; Ống thủy tinh chia vạch được bố trí như thể hiện trong Hình 16 (chỉ dành cho loại lỗ xả phân nhánh). 12.3.3 Cách tiến hành cho kiểu lỗ xả phân nhánh a) Lắp ống thủy tinh chia vạch vào lỗ nạp nước lạnh; b) lắp vòi vào thiết bị đo và đấu lỗ nạp nước nóng vào mạch thử; c) lắp thủ công ống thủy tinh chia vạch ở vạch mức ghi (15 ± 0,1) mm trên đỉnh của đầu núm xoay và duy trì mức này nếu quá trình bốc hơi diễn ra trong quá trình thử; d) nếu vòi phun có bộ điều chỉnh lưu lượng, giữ nguyên và đảm bảo bộ điều chỉnh lưu lượng này không cản trở đường dẫn; giữ chắc, cố định trọng lượng thích hợp ở cuối núm xoay; e) đấu nối thiết bị truyền động tới đầu núm xoay; f) khi vòi đóng, điều chỉnh áp suất thủy tĩnh (0,4 ± 0,05) MPa [(4 ± 0,5) bar]; g) mở vòi nước nóng và điều chỉnh lưu lượng (6 ± 1) L/min bằng cách tiết lưu lỗ xả vòi; h) mở vòi lạnh; i) đặt núm xoay thử nghiệm 80 000 chu kỳ, mỗi chu kỳ bao gồm một chuyển động của núm xoay qua một vòng cung 120° ở cả hai hướng hoặc, nếu dừng, trên 90 % hành trình có sẵn. 12.3.4 Cách tiến hành cho kiểu lỗ xả đơn a) Gắn vòi vào thiết bị và đấu các lỗ nạp vào mạch thử; b) khi vòi đóng, điều chỉnh nước với áp suất thủy tĩnh (0,4 ± 0,05) MPa [(4 ± 0,5) bar]; c) mở vòi hết cỡ và điều chỉnh lưu lượng 6 ± 1 L/min bằng cách tiết lưu lỗ xả vòi; d) đặt núm xoay thử nghiệm 80 000 chu kỳ, mỗi chu kỳ bao gồm một chuyển động của núm xoay qua một vòng cung 120° ở cả hai hướng hoặc, nếu dừng, trên 90 % hành trình có sẵn. 12.3.5 Yêu cầu Trong quá trình thử nghiệm: - núm xoay không được có biến dạng hoặc gãy; - thiết bị nối vòi với thân vòi không được có biến dạng hoặc gãy; - bộ phận lắp ráp không bị rò rỉ; - mực nước trong ống thủy tinh chia vạch (kiểu lỗ xả phân nhánh) không bị tăng. Khi kết thúc thử nghiệm, núm xoay không được có rò rỉ theo các điều kiện nêu trong 8.4. Kích thước tính bằng milimét CHÚ DẪN: 1 Nguồn cấp nước lạnh 2 Ống thủy tinh chia vạch 3 Mức nước Hình 16 - Thiết bị thử độ bền cho núm xoay lỗ xả phân nhánh 13 Chống chảy ngược Sử dụng các thiết bị chống chảy ngược theo TCVN .... (EN 1717). 14 Đặc tính âm học 14.1 Yêu cầu chung Điều này quy định phương pháp thử nhằm phân loại vòi đơn và vòi kết hợp theo nhóm âm học và, trong trường hợp cần thiết, để phân loại theo lưu lượng. CHÚ THÍCH: Được sử dụng vòi đơn và vòi kết hợp không phân nhóm âm I hoặc II trong trường hợp không yêu cầu phân nhóm âm học. 14.2 Cách tiến hành Thực hiện phương pháp đo theo EN ISO 3822-1 với các điều kiện được quy định trong EN ISO 3822-2. 14.3 Yêu cầu 14.3.1 Cấp lưu lượng của vòi có phụ kiện đầu ra Vòi đơn và vòi kết hợp có lỗ xả đấu nối các phụ kiện đầu ra có thể hoán đổi được như bộ điều chỉnh lưu lượng, sen vòi, bộ nắn dòng, vv. đã được thử nghiệm với dòng kháng âm thấp theo EN ISO 3822- 4 được phân cấp lưu lượng tương ứng như trong Bảng 13. 14.3.2 Cấp lưu lượng của vòi không đấu nối với các phụ kiện Vòi đơn và vòi kết hợp không kết nối các phụ kiện đầu ra có thể hoán đổi hoặc các phụ kiện tiết kiệm nước, được thử nghiệm theo các thông tin cung cấp và báo cáo lưu lượng khi thử nghiệm ở áp suất (0,3 ± 0,02) MPa [)3,0 ± 0,2) bar], 14.3.3 Sự tương ứng giữa các cấp lưu lượng và phép đo Sức cản thủy lực được quy định trong các cấp (EN ISO 3822-4) là một hàm số của lưu lượng hiệu chuẩn tại áp lực (0,3 ± 0,02) MPa [(3,0 ± 0,2) bar] (xem Bảng 13; xem thêm TCVN 11869 (EN 246). Bảng 13 - Cấp lưu lượng (EN ISO 3822-4:1997, Phụ lục A) 14.3.4 Biểu thị kết quả Kết quả của các phép đo thực hiện theo EN ISO 3822-1 đến 4 được biểu thị bằng độ phát xạ âm học của vòi Lap, đo bằng dB (A). 14.3.5 Xác định nhóm âm học Xác định nhóm âm học bằng giá trị Lap thu được tại áp suất 0,3 MPa (3 bar). Phân nhóm vòi theo nhóm âm học I, II hoặc U như trong Bảng 14. Bảng 14 - Nhóm âm học Phụ lục A (tham khảo) Ống trích áp suất chữ T Kích thước tính bằng milimét CHÚ DẪN: 1 Đai vặn 2 Đầu ren phù hợp loại A, theo EN 1254-2 CHÚ THÍCH: Dung sai khi không xác định rõ là ± 1. Hình A.1 - Ống trích áp suất chữ T (thiết bị thử vòi Kiểu 1) Bảng A.1 - Kích thước của ống trích áp suất chữ T Hình A.2 - Sơ đồ ví dụ ống trích áp suất chữ T (thiết bị thử vòi Kiểu 1) Khuyến cáo thiết kế ống trích áp suất chữ T: Hình A.2 thể hiện ba ví dụ ống trích áp suất chữ T cho các kết quả tương đương: - loại riêng lẻ: loại A và B; - loại khe hình khuyên: loại C. Các yêu cầu liên quan đến việc thiết kế và chế tạo ống trích áp suất chữ T được nêu trong TCVN 8113-1 (ISO 5167-1). Các nguyên tắc chính: a) Loại riêng lẻ: 1) Các trục của lỗ đo áp lực phải giao nhau và vuông góc với trục của đường ống (hoặc vỏ bọc); lỗ mở hình tròn, các cạnh phẳng với thành ống (hoặc vỏ bọc) với góc nhọn nhất có thể; bo tròn nhẹ đầu vào (bán kính ≤ 1/10 đường kính lỗ đo áp lực); 2) d, đường kính của lỗ đo áp lực phải nhỏ hơn 0,1 D (D: đường kính trong của ống hoặc vỏ bọc); 3) số lỗ đo áp lực phải là số chẵn (ít nhất là 4). Các góc hình thành bởi các vòng cung của lỗ đo áp lực phải xấp xỉ bằng nhau; 4) diện tích mặt cắt ngang tự do của khoang hình khuyên của vỏ bọc phải lớn hơn hoặc bằng một phần hai tổng diện tích của các lỗ đấu nối khoang với đường ống. b) Loại khe hình khuyên: 1) Chiều dày f của khe hình khuyên phải bằng hoặc lớn hơn hai lần chiều rộng của khe i; 2) diện tích mặt cắt tự do của khoang hình khuyên phải bằng hoặc lớn hơn một phần hai tổng diện tích của khoang khe hình khuyên nối với đường ống; 3) tất cả các bề mặt tiếp xúc với nước phải sạch và được gia công tốt; 4) chiều rộng danh nghĩa của khe hình khuyên phải là là 1 mm. Thư mục tài liệu tham khảo [1] TCVN 8113-1:2009 (ISO 5167-1:2003), Đo lưu lượng chất lỏng bởi các thiết bị đo áp lực được lắp vào ống dẫn có mặt cắt ngang hình tròn chảy đầy - Phần 1: Các nguyên tắc và yêu cầu chung Mục lục 1 Phạm vi áp dụng 2 Tài liệu viện dẫn 3 Ký hiệu 4 Ghi nhãn và nhận dạng 5 Vật liệu 6 Đặc tính kích thước 7 Trình tự thử 8 Đặc tính độ kín 9 Đặc tính chịu áp lực - đặc tính cơ học dưới tác dụng của áp lực 10 Đặc tính thủy lực 11 Đặc tính độ bền cơ học - thử nghiệm độ xoắn cho cơ cấu vận hành ... 12 Đặc tính độ bền lâu cơ học 13 Chống chảy ngược 14 Đặc tính âm học Phụ lục A_(tham khảo)_Ống trích áp suất chữ T Thư mục tài liệu tham khảo
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Số: 13/CT-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2019 CHỈ THỊ Về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 Căn cứ Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã, các tổng công ty và các công ty nhà nước thuộc Thành phố, các đơn vị sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là các sở, ngành, quận, huyện) triển khai xây dựng kế hoạch năm 2020 theo các nội dung chủ yếu như sau: I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch tài chính 05 năm địa phương giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công các năm 2016-2018, ước thực hiện năm 2019 và dự kiến kế hoạch năm 2020, các sở, ngành, quận, huyện đánh giá toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của sở, ngành, quận, huyện quản lý phân theo từng nguồn vốn cụ thể; bao gồm: kế hoạch đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (vốn ngân sách trung ương, bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ và vốn cân đối ngân sách địa phương); vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay khác của ngân sách địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Trong báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công cần tập trung phân tích các nội dung sau: Tình hình triển khai thực hiện kế hoạch theo ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án theo từng nguồn vốn so với kế hoạch được duyệt, bao gồm: tình hình phân bổ và điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, kế hoạch vốn kéo dài năm trước chuyển sang (nếu có), điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu có), kết quả giải ngân, trong đó chia ra: vốn thuộc kế hoạch năm, vốn năm trước được kéo dài sang năm sau; số lượng dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư so với quyết định đầu tư ban đầu; số lượng dự án thực hiện chậm tiến độ so với quyết định đầu tư và kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt; tình hình lập, thẩm định, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công và điều chỉnh dự án đầu tư công (nếu có) theo quy định của Luật Đầu tư công, các văn bản chỉ đạo điều BÁO CÁO Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công Vốn đầu tư phân cấp Đối với vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện, các quận, huyện, thị xã báo cáo rõ số vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện được giao hằng năm so với số vốn Thành phố giao, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công vốn đầu tư phân cấp cho cấp huyện; việc sử dụng vượt thu ngân sách cấp huyện hằng năm cho đầu tư. Nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) Số dự án có nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) đã bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016-2019 để thanh toán nợ đọng XDCB, số vốn còn lại phải bố trí để thanh toán nợ đọng XDCB trong năm 2020 (phân định rõ nợ đọng thuộc trách nhiệm ngân sách Thành phố; ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp xã). Vốn ứng trước Số vốn ứng trước đã bố trí thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tình hình bố trí vốn các năm 2016 - 2019 để thu hồi vốn ứng trước, dự kiến bố trí số vốn còn lại để thu hồi trong kế hoạch năm 2020. Số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 đã tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ nguồn kế hoạch hằng năm để thu hồi và số vốn ứng trước phát sinh nhưng chưa được tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công trung hạn (nếu có), đề xuất biện pháp xử lý. Dự án hoàn thành, bàn giao Số dự án hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016-2020, số dự án dự kiến khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm, số dự án chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025, chi tiết dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C. Quản lý và điều hành Việc quản lý, điều hành và chấp hành quy định pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Kết quả đầu tư công Các kết quả đầu tư công đã đạt được, như: năng lực tăng thêm, nâng cao chất lượng dịch vụ công,... và những tác động tới việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của các sở, ngành, quận, huyện; việc quản lý và sử dụng các dự án đầu tư giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng. Khó khăn và vướng mắc Các khó khăn, vướng mắc và tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn; các nguyên nhân khách quan và chủ quan, bài học kinh nghiệm; trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân. Giải pháp và kiến nghị Các giải pháp, kiến nghị về cơ chế chính sách cần triển khai trong năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Chương trình mục tiêu Các cơ quan được giao triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình mục tiêu Thành phố, Ban Dân tộc Thành phố phối hợp với các đơn vị sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước triển khai Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 15/7/2016 về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 được lồng ghép thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức đánh giá tình hình thực hiện chương trình theo các nội dung dưới đây: a) Tình hình triển khai Tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu Thành phố giai đoạn 2016-2020. BÁO CÁO/TỜ TRÌNH (Ví dụ) II. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước; định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; bám sát dự kiến trình Đại hội Đảng các cấp về các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 (trong đó có các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ chủ yếu về tài chính, ngân sách, đầu tư); Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025; tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu và định hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025 Mục tiêu đầu tư công giai đoạn 2021-2025: Thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu dự kiến trình Đại hội Đảng các cấp, định hướng tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó vốn đầu tư công tập trung bố trí vốn để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm Thành phố có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền, các chương trình mục tiêu quốc gia. Không bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước vào các lĩnh vực, dự án mà các thành phần kinh tế khác có thể đầu tư. Quán triệt nguyên tắc ưu tiên bố trí, sử dụng vốn ngân sách nhà nước như là vốn mồi để khai thác tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác công - tư để tập trung đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, đặc biệt đối với các dự án có sức lan tỏa rộng và tác động lớn tới phát triển kinh tế; các dự án hạ tầng xã hội phục vụ cộng đồng dân sinh thuộc ngành. Lưu ý: Phần a,b,c,d,đ đã được lược bỏ vì không có đủ ngữ cảnh, nếu cần thiết có thể thêm vào. KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 2.1. Các nguyên tắc chung a) Lập kế hoạch đầu tư công trung hạn Việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của Thành phố và các quy hoạch được phê duyệt. b) Phù hợp với kế hoạch tài chính Phù hợp với kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm các cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công. c) Tuân thủ nguyên tắc phân bổ vốn Việc phân bổ vốn đầu tư công phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 do cấp có thẩm quyền quyết định. d) Đánh giá tình hình thực hiện Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của các sở, ngành, quận, huyện để xác định nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 phù hợp với các mục tiêu phân bổ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025; chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên, các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án trọng điểm Thành phố, dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, của các cấp, các ngành; hoàn trả các khoản vốn NSNN ứng trước kế hoạch; các khoản vốn vay ngân sách địa phương. đ) Không bố trí vốn Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công. e) Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư Bố trí đủ vốn chuẩn bị đầu tư từ kế hoạch năm 2020 và kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để tổ chức lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án đầu tư khởi công mới giai đoạn 2021-2025, vốn để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch. g) Bố trí vốn kế hoạch đầu tư Bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để thanh toán đủ số nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015. h) Bảo đảm công khai, minh bạch Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn. i) Bảo đảm quản lý tập trung Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành và nâng cao hiệu quả đầu tư. Rà soát danh mục dự án đầu tư công giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 Các sở, ngành, quận, huyện tổ chức rà soát các dự án đã được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, lập danh mục dự án đang đầu tư theo từng nguồn vốn; chia ra nhóm các dự án: • (i) Danh mục dự án dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ vốn; • (ii) Danh mục dự án chuyển tiếp, hoàn thành sau năm 2020; • (iii) Danh mục dự án đã được giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa được giao kế hoạch đầu tư công CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản và số vốn ứng trước Các sở, ngành, quận, huyện tổng hợp, rà soát số vốn nợ đọng xây dựng cơ bản phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 nhưng chưa được tổng hợp vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (nếu còn), số vốn ứng trước đến hết kế hoạch năm 2015 còn lại phải thu hồi trong giai đoạn 2021-2025; số vốn ứng trước phát sinh trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí kế hoạch vốn để thu hồi (nếu có). Lập danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cho các dự án đầu tư công Trên cơ sở các căn cứ và các nguyên tắc, mục tiêu, định hướng đầu tư công giai đoạn 2021-2025 quy định tại điểm 1 và 2 của Mục II, các sở, ngành, quận, huyện lựa chọn danh mục và bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn của từng nguồn vốn trong từng ngành, lĩnh vực, chương trình theo thứ tự ưu tiên như sau: • Dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa bố trí đủ vốn; • Vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; • Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; • Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; • Dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch; • Dự án khởi công mới phải đáp ứng điều kiện sau: • Chương trình, dự án cần thiết, có đủ điều kiện được bố trí vốn kế hoạch theo quy định. • Sau khi đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định. • Bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành chương trình, dự án theo tiến độ đầu tư đã được phê duyệt. III. PHÂN CÔNG VÀ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2021-2025 Sở Kế hoạch và Đầu tư a) Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nội dung Chỉ thị này, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết các sở, ngành, quận, huyện lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. b) Xây dựng và dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025, gửi Cục Thuế thành phố Hà Nội để xây dựng số thu NSNN trên địa bàn giai đoạn 2021-2025. c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 trong quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thành phố Hà Nội, báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố để ban hành thực hiện giai đoạn 2021 - 2025. QUYẾT ĐỊNH VỀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN Số văn bản: (Không có trong ảnh) Trích yếu: (Không có trong ảnh) Phân công trách nhiệm a) Các sở, ban, ngành d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xác định vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của Thành phố theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, quận, huyện tổ chức đánh giá kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016 - 2020) và lập kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm (2021-2025), tổng hợp báo cáo UBND Thành phố để trình cấp thẩm quyền theo đúng trình tự và thời gian quy định. Sở Tài chính a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, quận, huyện dự kiến nguồn thu và cân đối thu chi ngân sách nhà nước trong kế hoạch 5 năm (2021 - 2025), kế hoạch tài chính 05 năm của Thành phố, trong đó bảo đảm chi đầu tư phát triển trên tổng chi ngân sách nhà nước ở mức hợp lý và các cân đối tài chính có liên quan trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2021 - 2025) theo quy định. b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư: • Xây dựng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 trong quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách thành phố Hà Nội, báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố để ban hành thực hiện giai đoạn 2021-2025. • Xác định vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển của Thành phố theo từng ngành, lĩnh vực trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. • Rà soát, tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 báo cáo UBND Thành phố để trình cấp thẩm quyền theo đúng trình tự và thời gian quy định. Tổ chức thực hiện Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tổng Công ty nhà nước; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác sử dụng ngân sách nhà nước căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định trong Chỉ thị này, khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện theo tiến độ quy định tại Luật Đầu tư công và hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 có chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả. Nơi nhận: • TT Thành uỷ; • TT HĐND Thành phố; (để báo cáo) • Các đ/c thành viên UBND TP; • Các sở, ban, ngành, Tổng Cty, hội, đoàn thể TP; • UBND các quận, huyện, thị xã; • VPUB: CVP, các PVP, TH, KT, TKBT; • Lưu: VT, KT. AL 29456-15
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG Số: 34 /2024/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kiên Giang, ngày 22 tháng 11 năm 2024 QUYẾT ĐỊNH Quy định chính sách khuyến khích, tổ chức thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tại Tờ trình số 52/TTr-BQLKKT ngày 12 tháng 9 năm 2024. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Phạm vi điều chỉnh a) Quyết định này quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. b) Công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện xã hội hóa đầu 2 tư xây dựng, kinh doanh và vận hành theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bao gồm: - Hệ thống thu gom, thoát nước mưa; hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. - Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định của pháp luật. - Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. dựng. - Diện tích cây xanh bảo đảm tỷ lệ theo quy định của pháp luật về xây 2. Đối tượng áp dụng đến Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên việc thực hiện xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Điều 2. Điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ Dự án đầu tư hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được khuyến khích thực hiện xã hội hóa là công trình hạ tầng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định này và được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận. Điều 3. Nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ 1. Trường hợp các quy định của pháp luật mới được ban hành có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cao hơn những ưu đãi, hỗ trợ mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ mới kể từ ngày những ưu đãi, hỗ trợ mới có hiệu lực đến hết thời gian ưu đãi của dự án. 2. Trường hợp các quy định của pháp luật mới được ban hành có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ thấp hơn những ưu, hỗ trợ mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được tiếp tục hưởng những ưu đãi, hỗ trợ trước đó đến hết thời ưu đãi của dự án. 3. Trường hợp nhà đầu tư được hưởng nhiều mức ưu đãi khác nhau sẽ được áp dụng mức ưu đãi cao nhất. 4. Dự án đầu tư xây dựng thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 3 Điều 4. Nội dung ưu đãi, hỗ trợ thực hiện xã hội hóa 1. Nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh và vận hành các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh được ưu đãi, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật. 2. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn ngân sách địa phương thực hiện đầu tư và duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu như: Hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp, thoát nước, đường giao thông,... ngoài hàng rào các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. 4. Nhà đầu tư dự án xây dựng, kinh doanh và vận hành các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh được hưởng các ưu đãi, khuyến khích theo quy định tại Điều 132; 133; 134 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 1. Quyền của nhà đầu tư a) Lựa chọn hình thức, quy mô, địa bàn đầu tư phù hợp theo quy hoạch, trực tiếp kinh doanh và vận hành hoặc ủy thác kinh doanh và vận hành sản phẩm và các quyền khác theo quy định của pháp luật. b) Thực hiện đầu tư, kinh doanh các ngành nghề mà Luật Đầu tư không cấm, thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Được các cơ quan chức năng của tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý và cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin về quy hoạch, địa bàn, danh mục dự án đầu tư và các thông tin, số liệu cần thiết khác theo yêu cầu của nhà đầu tư trong phạm vi pháp luật cho phép. 2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư a) Nhà đầu tư có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động doanh nghiệp, về đầu tư và các quy định pháp luật liên quan khác của Nhà nước; triển khai dự án đầu tư đúng quy hoạch, tiến độ, thời gian theo quy định của pháp luật. b) Nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường và khoản 1 Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. c) Thực hiện quy định chung về bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. d) Thực hiện yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung theo quy định tại Điều 48 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Điều 6. Tổ chức thực hiện 1. Ban Quản lý Khu kinh tế a) Tổ chức hướng dẫn các Nhà đầu tư thực hiện Quyết định này; tiếp nhận và hỗ trợ Nhà đầu tư lập thủ tục đầu tư vào các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, tổ chức thẩm định các dự án đầu tư và cấp chủ trương đầu tư theo quy định. b) Phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan để hướng dẫn Nhà đầu tư thực hiện thủ tục để được hưởng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo quy định. c) Xây dựng kế hoạch kinh phí có liên quan đến việc lập phương án bồi thường và kinh phí chuẩn bị đầu tư, hỗ trợ đầu tư phục vụ cho việc hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, giải quyết đề nghị của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung về việc bố trí vị trí đất của hồ sự cố xử lý đảm bảo môi trường theo quy định. e) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện quy định này; định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện chậm nhất ngày 30 tháng 3 của năm tiếp theo. 2. Sở Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Kiên Giang và các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn về trình tự, thủ tục về tài nguyên và môi trường đảm bảo theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các Điều tại mục 5 Chương IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư 5 Chủ trì, phối hợp trong thực hiện xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng, kinh doanh và vận hành công trình hạ tầng bảo vệ môi trường đối với các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. 4. Sở Tài chính Thực hiện việc cân đối của ngân sách hàng năm để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp môi trường để thực hiện theo quy định. 5. Các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Các Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị có văn bản phản ánh kịp thời về Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Điều 7. Điều khoản thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các Sở, ban ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. - Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024. Nơi nhận: - Như Điều 7 Quyết định; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Tài nguyên & Môi Trường; - Vụ Pháp chế - Bộ TN&MT; - Website Chính phủ; - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - TT. Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh; - CT, các PCT UBND tỉnh; - UBMTTQ Việt Nam tỉnh; - - Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh; - Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ban QLKKT tỉnh (03 bản); - UBND các huyện, thành phố; - Báo Kiên Giang; Đài PTTH Kiên Giang; - Cổng TTĐT tỉnh; - Công báo tỉnh; Website Kiên Giang; - LĐVP; P.KT; P.NC; P.TH; - Lưu: VT, BQLKKT tỉnh, hdtan (01 bản). NHAN BAN ΑΠ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN T CHỦ TỊCH DAN GANG Thanks Lâm Minh Thành
NGHỊ QUYẾT Về việc sửa đổi, điều chỉnh Nghị quyết số 161/2011/NQ-HĐND ngày 19/4/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV về Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010-2020 ______________ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 8 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004; Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Căn cứ Nghị quyết số 161/2011/NQ-HĐND ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XIV về quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020. Xét Tờ trình số 90/TTr-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 - 2020 với các nội dung sau: 1. Điều chỉnh giảm diện tích rừng để chuyển mục đích sang phi lâm nghiệp, cụ thể: - Giảm diện tích rừng phòng hộ: 17,75 ha tại xã Lê Ninh và xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn để thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. - Giảm diện tích rừng sản xuất: 11,65 ha, trong đó: + Giảm 4,47 ha tại xã Phúc Thành, huyện Kinh Môn để thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương. + Giảm 7,18 ha tại phường Thái Học, thị xã Chí Linh để thực hiện Dự án khai thác đất đồi Ngang Vọng, phường Thái Học làm vật liệu san lấp. 2. Điều chỉnh từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất và ngược lại, cụ thể: - Điều chỉnh 5,67 ha từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất, tại lô 15+7, khoảnh 4 + 7, tiểu khu 15, khu dân cư số 5 Thạch Thủy, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh - Điều chỉnh 5,67 ha từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ, tại lô 3, 4, 7, khoảnh 7, tiểu khu 15, thuộc khu vực Bình Giang, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh. Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết. Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương khóa XVI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2018./.
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________ Số: 5127/CT-TTHT V/v: Chính sách thuế GTGT. CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________ TP.HCM, ngày 05tháng07năm2012 Kính gửi:Công ty TNHHTEMSCO. Địa chỉ: 159 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. MST: 0303375216 Trả lời văn bản số 2012-14-06 ngày 14/06/2012 của Công ty về thuế giá trị gia tăng (GTGT), Cục Thuế TP có ý kiến như sau : - Căn cứ Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (GTGT): - Tại khoản 1 Điều 5 quy định các trường hợp không phải tính kê khai nộp thuế GTGTbao gồm: “Hànghoá, dịchvụđược người nộpthuếtại Việt Namcungcấpởngoài Việt Nam, trừ hoạt độngvậntải quốc tếmàchặngvậnchuyểncóđiểmđi vàđiểmđếnởnước ngoài”. - Tại khoản 1 Điều 9 quy định thuế suất 0%: “Thuếsuất 0%: ápdụngđối với hànghoá, dịchvụxuất khẩu; hoạt độngxây dựng, lắpđặt côngtrình chodoanhnghiệpchếxuất; vậntải quốc tế; hànghoá, dịchvụthuộc diệnkhôngchịuthuếGTGTkhi xuất khẩu, trừ các trườnghợpkhôngápdụngmức thuếsuất 0%hướngdẫntại khoản3Điềunày... ... Dịchvụxuất khẩubaogồmdịchvụđược cungứngtrực tiếpchotổchức, cánhânởnước ngoài hoặc ở trongkhuphi thuếquan. Tổchức ởnước ngoài làtổchức nước ngoài khôngcócơsởthườngtrútại Việt Nam, khôngphải là người nộpthuếgiátrị giatăngtại Việt Nam; Cánhânởnước ngoài làngười nước ngoài khôngcư trútại Việt Nam, người Việt Namđịnhcư ởnước ngoài vàởngoài Việt Namtrongthời giandiễnraviệc cungứngdịchvụ…” - Tại khoản 10 Điều 14 quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGTđầu vào: “Thuếgiátrị giatăngđầuvào củahànghoá, dịchvụsử dụngchocác hoạt độngcungcấphànghoá, dịchvụkhôngkêkhai nộpthuế giátrị giatăngquy địnhtại Điều5Thôngtư này được khấutrừ toànbộ,” - Căn cứ điểm1.4 phần A Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN: “ Cơsởthườngtrúcủadoanhnghiệpnước ngoài làcơsởsảnxuất, kinhdoanhmàthôngquacơsở này, doanhnghiệpnước ngoài tiếnhànhmột phầnhoặc toànbộhoạt độngsảnxuất, kinhdoanhtại Việt Nammanglại thunhập, baogồm: - Chi nhánh, vănphòngđiềuhành, nhàmáy, côngxưởng, phươngtiệnvậntải, hầmmỏ, mỏdầu, khí hoặc địađiểmkhai thác tài nguyênthiênnhiênkhác tại Việt Nam; ...” Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hoà không khí cho doanh nghiệp B được thành lập theo pháp luật Việt Nam, nhưng việc cung cấp và lắp đặt này được thực hiện tại nước ngoài thì không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng. Khoản thuế GTGTđầu vào phục vụ cho việc cung cấp lắp đặt này được kê khai, khấu trừ toàn bộ. Trường hợp Công ty ký hợp đồng trực tiếp với Công ty nước ngoài để thực hiện các dịch vụ cung cấp và lắp đặt hệ thống điều hoà không khí cho nhà máy do Công ty nước ngoài đầu tư xây dựng tại Việt Nam(cơ sở thường trú của Công ty nước ngoài tại Việt Nam) thì hoạt động này không xác định là dịch vụ xuất khẩu phải áp dụng thuế suất thuế GTGTlà 10%. Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạmpháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này. Nơi nhận: - Như trên; - P. KT2; - P. PC; - Web Cục thuế; - Lưu: VT, TTHT. 1293-143366/12.Vhdchau TUQ. CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ Trần Thị Lệ Nga
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ Số:3234/VPCP-KSTT V/v Dự thảo Đề cương Đề án cải cách thể chế và tăng cường phối hợp quản lý kinh tế vi mô giai đoạn 2011-2020 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1127/TTr- BKHĐT ngày 01 tháng 3 năm 2012 về việc trình đề cương Đề án cải cách thể chế và tăng cường phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011 – 2020, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh có ý kiến như sau: 1. Về các Tiểu đề án từ nhóm 1 đến nhóm 4 và Tiểu đề án số 11 thuộc nhóm 5 nêu trong đè cương Đề án: Cần soát xét kỹ và xem lại sự cần thiết phải nêu trong Đề án này, vì các Tiểu đề án này có nhiều nội dung trùng lặp với một số văn bản pháp luật đã được ban hành và trùng lặp với một số đề án, dự án đã 07. được Chính phủ giao cụ thể cho các Bộ, cơ quan thực hiện tại Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 và Chương trình công tác năm 2012 của Chính phủ. Ngày 2. Về Tiểu đề án số 10 thuộc nhóm 5 liên quan đến cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, đây là nội dung quan trọng và chủ yếu của Đề án, vì vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu, xây dựng chi tiết, đầy đủ hơn, trong đó lưu ý đến việc cải cách cơ chế phối hợp, kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan hữu quan và đề xuất cụ thể chế tải, xử lý vi phạm trong phối hợp quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính, tiền tệ. 3. Căn cứ ý kiến trên, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng cho ý kiến trong tháng 7 năm 2012 trước khi trình Chính phủ. Văn phòng Chính phủ thông báo để quý Bộ biết, thực hiện.. Nơi nhận: - Như trên; - TTg, các Phó TTg (để báo cáo) - VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý, Thư ký Thủ tướng, Phó TTg, Các vụ: TH, KTTH, KTN, ĐMDN, PL, Cổng TTĐT - Lưu: VT, KSTT (4). 36 LuatVietnam www.vanbanluat.vn KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM IN O HNI * Kiều Đình Thụ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 19 tháng 10 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành các tiêu chí ưu tiên để lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Căn cứ Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 208/TTr-SXD ngày 28 tháng 8 năm 2017 về việc đề nghị ban hành các tiêu chí ưu tiên để lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Phạm vi điều chỉnh: a) Quy định các tiêu chí ưu tiên để lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. b) Đối với các nội dung về quy định các tiêu chí ưu tiên để lựa chọn đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không thuộc sở hữu nhà nước thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này. Đối tượng áp dụng: Các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Điều 49, Điều 51 của Luật Nhà ở và Điều 14 của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng; Các cơ quan, đơn vị có liên quan đến quản lý, sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Điều 2. Quy định các tiêu chí ưu tiên để lựa chọn đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Các tiêu chí ưu tiên (tối đa không quá 10 điểm), cụ thể: |Stt|Tiêu chí chấm điểm|Số điểm| 1 | Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên. | 10 2 | Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 61% đến 80%. | 9 3 | Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 21% đến 60%; thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng hoặc đại diện thân nhân còn sống của liệt sỹ; người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”, người có công giúp đỡ cách mạng trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù đày; người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng Huân chương Kháng chiến. | 8 4 | Giáo sư, phó giáo sư, nghệ sĩ nhân dân, nghệ nhân, tiến sĩ, nghệ sĩ ưu tú, vận động viên, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các đối tượng khác đạt huy chương vàng trong các giải thi đấu quốc gia, quốc tế. | 7 5 | Đối tượng đang làm việc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước có thời gian công tác liên tục từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm hết hạn nộp đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội | 5 Điều 3. Trách nhiệm Sở Xây dựng Tổ chức thông báo, phổ biến và hướng dẫn cho các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan biết, thực hiện. Đôn đốc, kiểm tra tiến độ các dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm. Tổ chức kiểm tra và tổng hợp báo cáo theo định kỳ tình hình quản lý sử dụng nhà xã hội thuộc sở hữu nhà nước. Theo dõi, tổng hợp tình hình thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu. Điều 4. Hiệu lực thi hành Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04.. tháng 44.. năm 2017. Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định quản lý sử dụng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành. Điều 5. Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh; Các Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các hộ gia đình, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. • Nơi nhận: • Như Đ; • Văn phòng Chính phủ (b/c); • Bộ Xây dựng (b/c); • Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản); • TTr. Tỉnh ủy, TTr. HĐND tinh (b/c); • Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; • UBMTTQ Việt Nam tỉnh; • Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; • Các cơ quan thuộc khối Đảng; • Sở Tư pháp (kiểm tra văn bản); • Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; • Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Website tinh; • Đài PT-TH Bà Rịa - Vũng Tàu; • Trung tâm Công báo – Tin học tỉnh; • Lưu: VT,TH,TH2,TH5. (30)
TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 11078:2015 ISO 16625:2013 Xuất bàn lần 1 CẰN TRỤC VÀ TỜI - CHỌN CÁP, TANG VÀ PULY Cranes and hoists - Selection of wire ropes, drums and sheaves HÀ NỘI -2015 Lời nói đầu TCVN 11078:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 16625:2013. TCVN 11078:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuản quốc gia TCVN/TC 96 cẩn cẩu biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bổ. Cần trục và tời - Chọn cáp, tang và puly Cranes and hoists - Selection of wire ropes, drums and sheaves 1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẳn này quy định các hệ số thiết kế thực tế nhỏ nhát Zp theo càc nhóm chế độ làm việc khác nhau của cơ cấu, các loại cáp, công dụng của cáp và cách cuốn cáp, và các minh hoạ cách sử dụng các hộ sổ náy để xác đinh lực kéo đứt nhỏ nhất của cáp. Tiêu chuẩn này quy đinh các hệ số chọn cho tang và puly theo các nhóm ché độ làm việc khác nhau cùa cơ cấu, các loại cáp và công dụng của cáp, và cách sử dụng các hộ số này đẻ xác định đường kính thực tế nhô nhảt cùa tang và puly để làm việc cùng VỚI cáp đã chọn. Danh sách các loại cần trục và tời thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn nảy được cho trong Phu lục A. Phụ lục B cung cấp các yếu tố bỗ sung phầi xem xét khi chọn cáp và các thiết bị liên quan. 2 Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau rắt cần thiết cho việc áp dụng tiốu chuản này. Đối với các tái liệu viện dẫn ghi năm công bố thl áp dụng phiên bản được nôu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bàn mới nhát, bao gồm cả cảc sửa đỏi, bổ sung (nếu có). TCVN 5757 (ISO 2408), Cáp thép sử dụng cho mục đlch chung - Yỗu cẩu tối thiểu. TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), cồn trục - Từ vựng - Phần 1: Quy đinh chung. TCVN 8490-1:2010 (ISO 4301-1:1986), cần trục - Phân toại theo chế độ làm việc - Phần 1: Quy định chung. TCVN 10837 (ISO 4309), cẩn trục - Dây cáp - Báo dưỡng, bào trì, kiểm tra và loại bỏ. ISO 10425, steel wire ropes for the petroleum and natural gas industries - Minimum equirements and terms of acceptance (Cắp thép dùng'trong cõng nghiệp dều khí - Yêu cẩu tối thiều vệ điều khoản chấp nhận). ISO 17893, Steel wire ropes - Vocabulary, designation and classification (Cốp thép - Từ vựng, kỷ hiệu và phản loại). 3 Thuật ngữ và đỉnh nghĩa Trong tiêu chuẳn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1) và ISO 17893. CHÙ THÍCH 1: Trong tiêu chưản này, ‘cáp một lớp’ và ‘cáp bện song song' như định nghĩa trong ISO 17893 được gọi chung là 'cáp tiêu chưản’ để phân biệt VỚI "cáp chống xoồn’. CHỦ THÍCH 2: Cổp một lớp và cáp bện song song đôi khi cũng được gọi là "cáp không chống xoán'. 4 Chế độ làm việc cùa CO’ cấu xét một cách tổng thể Chế độ làm việc cùa cơ cấu (M4, M5, v.v...) phải được tỉnh đến khi thiết lập hệ số thiết kể nhồ nhất và kích thước nhỏ nhát cùa tang và puly. Chế độ làm việc của cơ cáu xem xẻt toàn diặn cả trạng thái chiu tải (nhạ, trung binh, nặng, v.v...) và cấp sừ dụng cùa cơ cấu (dựa trên tồng thời gian sử dụng), như mô tả chi tiét trong TCVN 8490-1 (ISO 4301-1). CHÚ THÍCH: Các phần khác của TCVN 8490 (ISO 4301) (vl dụ TCVN 8490-2 (ISO 4301-2). áp dụng cho cản trục tự hành) quy định chố độ làm vlộc cùa các loại cằn trục riêng biệt vỏ cấc cơ cấu liên quan cố tinh đán cõng dụng cùa cáp (cáp nâng tải. cáp nâng cằn, v.v...) và diều kiện vận hành cùa càn trục. 5 Chọn cáp 5.1 Loại và kết cắu cáp Cáp được chọn phải đảp ứng TCVN 5757 (ISO 2408) vả ISO 10425, tuỷ theo nơi sử dụng và/hoặc công dụng. 5.2 Hệ số thiết kế zp Hệ số thiết kế nhỏ nhất phải xác định theo Bảng 1, 2 hoặc 3 khi có thể áp dụng, có xét đến chế độ làm việc cùa cơ cấu và công dụng cùa cáp hoặc tời và, đổi vởi cáp tĩnh, lả ché độ làm việc của cần trục. CHÚ THlCH: Hộ sổ thiét kẾ cho trong cốc báng dựa trẽn kinh nghiệm lôu dồi trong lĩnh vực này. Bàng 1 - Hộ số thiết kế nhò nhất đốl với tất cả các cần trục ngoại trừ cần trục tự hành Chế độ làm viộc của CO’ cáu theo TCVN 8490-1 (ISO 4301-1) Nâng tảl Nâng/quay cần Cuổn một lớp Cuốn nhlẰu lớp Cáp tiêu chuẩn Cáp chổng xoắn Cáp tiêu chuẩn Cáp chống xoắn Cáp tiêu chuẩn Cáp chổng xoắn M1 3,15 3,15 3,55 3,55 3,55 4.5 M2 3,35 3,35 3,55 3,55 3,55 4,5 M3 3,55 3,55 3,55 3,55 3,55 4,5 M4 4.0 4,0 4,0 4,0 4,0 4,5 M5 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 M6 5,6 5.6 5,6 5,6 5,6 5.6 M7 7,1 7,1 - - 7,1 - M8 9.0 9,0 - - 9,0 - Bảng 2 - Hệ số thiết kế nhỏ nhất đối với cẩn trục tự hành Chế độ làm việc cùa CO' Cẩu theo TCVN 8490-1 (ISO 4301-1) Cáp chạy Nâng tăl Nâng cần Vào ra cần ống lổng Làm việc Lắp dựng Cáp tiêu chuản Cáp chống xoắn Cáp tiêu chuẩn Cáp chóng xoắn Cáp tlôu chuẩn Cáp chổng xoắn M1 3,55 4,5 3,35 4,5 3,05 4,5 3,15 M2 3,55 4,5 3,35 4,5 3,05 4,5 3,35 M3 3,55 4,5 3,35 4,5 3,05 4,5 3,35 M4 4,0 4.5 3,35 4,5 3,05 4,5 3,35 M5 4,5 4,5 3,35 4,5 - - M6 5,6 5,6 3,35 5.6 - - * Bàng 3 - Cáp tinh và cáp cho lắp dựng Ché độ làm việc của cần trục Tất cả các cần trục Cáp tĩnh Cáp cho lắp dựng A1 3,0 2,73 A2 3,0 2,73 A3 3,0 2,73 A4 3,5 2,73 A5 4,0 2,73 A6 4,5 - A7 5,0 - A8 5,0 * 5.3 Lực kéo đứt nhỏ nhát Lực kéo đứt nhồ nhát của cáp, FroịB. phải được tính theo công thức (1): Fmịn>S*Zp (1) Trong đõ s lực căng cáp lớn nhất, tính bằng kN; Zp hệ số thiết kế nhỏ nhất. Đối với cáp nâng tái, lực căng dây lởn nhất có tính đến các yếu tổ sau: - tài trọng làm việc danh đinh của thiết bi; - khối lượng của cụm puly và/hoặc các thiét bị mang tải khác; - bội suất pa lăng; - hiệu suất của tởi <ví dụ hiệu suát ổ trục); - sự tăng lực căng cáp do cáp bị nghiỗng khi móc ở vj trí cận trên, nếu cáp bi nghiêng quá 22,5° so với trực tang. Đối với cáp tĩnh, s là lực căng dây lớn nhất, tính bằng kN có tinh cà tài trọng tĩnh và tải trpng động. Trong đó Zp là hệ số thiết kế nhỏ nhất. Giá trị của hệ số Zp xem 5.2. Ngoài ra, trong trường hợp sừ dụng cáp chống xoắn nâng tải và không tính đén khối lượng cụm puly cùng các bộ phận mang tài khác cũng như bò qua hiệu suất cùa tời thì hệ số thiết kế phài lấy ít nhất là 5. Trường hợp thiết bi sừ dụng gầu ngoạm, khi khối lượng tải không phải lúc nào cũng phân bố đều giữa cáp đống gầu và cáp nâng gàu trong suốt chu trinh thl giả trị của s phải được xác định như sau: a) Nếu cơ cấu nâng tự nó đảm bảo việc phân đều tâi nâng giữa các cáp đông gầu và cáp nâng gầu, và mọi sự khác biệt giữa tải trọng tác động lên các dây cáp được giới hạn trong khoáng thời gian ngắn tại cuối thời điểm đóng gầu hoặc đầu thời điểm mở gầu thi: 1) Đối với càp đóng gầu, s = 66 % tải trọng của gầu chất đày tải chia cho số nhánh cãp đóng gểư, 2} Đối với các cảp nâng gầu, s = 66 % tài trọng cùa gầu chất đầy tải chia cho số nhónh cáp nẩng gầu. b) Nếu cơ cáu nâng tư nó khỗng thể đảm bào việc phân đều tâi nâng giữa các cáp đóng gầu vá cáp nâng gầu trong chuyển động nâng, và trong thực tế, gần như toàn bộ tải trọng sẽ tác động lên cáp đóng gầu, do đó: 1) Đối với cáp đóng gầu, s = tổng tải trọng của gầu chát đầy tâi chia cho số nhánh câp đóng gềư, 2) Đối với các cáp nâng gầu, s = 66 % tài trọng cùa gầu chất đầy tài chia cho só nhánh cáp nàng gầu. CHÚ THlCH: Đối với nhièu loại cáp vồ két cáu cáp, kể cả cốp độ bèn khl cố thể áp dụng, bằng các hệ số (kinh nghi(m) đẻ tinh lực kéo đứt nhò nhắt cho trong TCVN 5757 (ISO 2408) và ISO 10425 cỏ thồ tinh được giá tri lực kéo đứt nhỏ nhắt theo đường kính danh nghĩa đã biết cùa cáp. Tuy nhlôn phải lưu ý rồng càc hệ số mồ nhà sàn xuất cãp sừ dụng cỗ thẻ lớn hơn so với giá tri cho ở câc tiôu chuẩn trốn sã làm tâng glá tr| lực kéo đứt nhỏ nhẳt như quy đinh. 5.4 Đường kính Trong quá trình chọn cáp nhầm thoả mân yôu cầu vè lực kéo đứt nhỏ nhát như trong 5.3, do các nguyên nhân thực tế (ví dụ sự có sẵn, các kích thước ưu tièn), có thể phát sinh tinh trạng lực kéo đứt nhỏ nhất vượt quá giá trị nhỏ nhất yêu cầu, dẫn đến làm tăng các hệ số thiết kế so với giá trị nhỏ nhất như tại 5.2. Trong trường hợp đó, đường kính danh nghĩa d đã chọn cùa cáp phải được sử c ụng khi tính đường kính tang và puly (xem 6.2). CHÚ.THlCH: Đường kinh danh nghĩa đối với từng kiểu cáp. két cắu hoặc loai càp đa cho. kẻ cả cáp độ bèn khi có thé áp dụng, được thiét lập bời nhè sản xuát cáp. 6 Tang và puly 6.1 Vật llộu puly Nhá sàn xuất phải lưu ỷ đến cách cuốn cáp khi chọn vật liệu puly hoặc lớp lót rỗnh puly. Cáp cuốn một lớp Khi cuốn cáp một lớp lên tang, việc chọn vật liệu puly là rất quan trọng bởi sự hư hòng cùa cáp thường vi mỏi do uốn - đặc biệt nếú gốc lệch không quá lởn. Nếu tất cá các puly hoặc lớp lót rãnh puly được làm tù’ chát dẻo thl có khả năng cảc hư hỏng do uốn bên trong cáp tâng lên mà không nhận biết được khi làm việc, ngoại trừ khi thay đổi một cách thích đáng tiêu chí loại bò cáp hoặc/và tăng tần suất kiểm tra so với quy định trong TCVN 10837 (ISO 4309) và tuân thủ chặt chẽ các thay đổi này. Phải trảnh cách bổ trí này; xem các khuyến cáo trong B.3.1. Nếu góc lệch lớn hơn so với khuyến cáo thi các hư hòng nghiêm trọng nhất của tời cáp có thể ờ dạng tăng mỏn/xước và hư hỏng do mài mòn xuất hiện giữa các vòng cáp trên tang do chiu tài trọng ngang lớn hơn bình thường tại các vị trl cực hạn cùa hành trình. Cáp cuốn nhiều lớp Khi cuốn cáp nhiều lớp lên tang, cỏ thể đoán trước rằng hư hỏng lớn nhắt cùa cáp sẽ ở tại các phần ngay cạnh vùng cáp chéo trồn tang chứ không ở các phần đơn thuần chạy qua puly. Trong trường hợp này, cảc puly -bẳng chắt dồo hoặc lót rẫnh bằng chất dẻo, cũng như các puly thép, đều có thể sừ dụng, vởi điều kiện là các tính chất khác, chẳng hạn áp lực hướng tâm giới hạn, không vượt quá (giá tri cho phép) cùa vật liệu được chọn. 6.2 Tính đường kinh nhò nhất cửa tang và puly Đường kính vòng tròn chia (đường kính danh nghĩa) cửa tang và puly đối với cảp 'nâng* p.iài được tính theo công thức (2) hoặc (3). CHÚ THlCH: Mọl việc tâng đường kính danh nghta so với cổc giá tri tính được đèu lồm tăng độ bèn uổn cùa cáp. Dt>h'*t*d. (2) (3) Trong đó Dì đường kính danh nghĩa nhỏ nhất của tang cuốn cáp; Di đường kính danh nghĩa nhò nhất cùa puly; d đường kinh danh nghĩa của cầp đã chọn; hỵ hệ số đường kính áp dụng cho tang (tĩ số giữa đường kính danh nghĩa của tang và đường kinh danh nghĩa của cáp), lầy theo Bàng 4 và 5; h2 hệ số đường kính áp dụng cho puly (tì số giữa đường kính danh nghĩa của puly và đường kính danh nghĩa của cáp); t hệ số ành hướng của loại cáp theo Bảng 6. Bảng 4 - Hộ số đường kính hu hi và h3 - Cáp nâng tải và nâng/quay càn - Cần trục và tời, ngoại trừ cần trục tự hành Nhóm chế độ làm việc của cơ cấu theo TCVN 8490-1 (ISO 4301-1) Tang, ht Puly, hi Puly cân bàng, />3 nhô nhát nhỏ nhất nhỏ nhát nhỏ nhát nên dùng* M1 11,2 12,5 11,2 12,5 M2 12,5 14,0 12,5 14,0 M3 14,0 16,0 14,0 16,0 M4 16,0 18,0 16,0 18,0 M5 18,0 20,0 18,0 20,0 M6 20,0 22,4 20,0 22,4 M7 22,4 25,0 22,4 25,0 M8 25,0 28,0 25,0 28,0 * Các hệ sổ nây được khuyên cáo đặc biệt đề giảm áp lực hướng tâm giới hạn tại các vùng cáp vào/ra khỉ cuổn một lớp và mỏi do uổn thưởng là kiểu hư hỏng chính. Bâng 5 - Hệ số đường kính hu hì và hí - càn trục tự hành Công dụng của cáp và nhóm chế độ làm việc của cơ cáu theo TCVN 8490-1 (ISO 4301-1} Tang, hì Puly, hi Puly cân bằng, hj Cáp tiêu chuần Cáp chống xoắn Cáp tiỗu chuẩn Cáp chống xoắn Cáp tiêu chuần Cáp chống xoắn nhỏ nhắt nhỏ nhát nhỏ nhất nên dùng’ nhỏ nhốt nhỏ nhảt nhỗ nhất nôn dùng6 nhỏ nhất nhồ nhẳt nhá nhát nên í dùng' I Nắng tải M1 đền M6 16 18 20 18 18 20 14 18 Ị 20 ị Nâng/ quay cần M1 đén M6 14 16 20 16 16 20 12.5 16 20 Vào ra cần M1 đén M4 - - 14 - - 10 - - * Các hệ số này được khuyến cáo đặc biệt đẻ giảm áp lực hưởng tâm giới hạn và các ânh hưởng do I biến dạng cáp kèm theo tai vủng cáp chéo liên quan đén cáp cuốn nhìèu lớp. ° Các hệ số này được khuyến câo đặc biệt đẻ giảm áp lực hướng tâm giới hạn và tăng độ bèn mòi do uốn đối với các cơ cáu cáp cuổn một lớp. e Các hệ sổ nầy được khuyên cáo đặc biệt đẻ giâm áp lực hưởng tâm giới hạn tại các vùng cáp vào/ra khi cuốn một lởp và mòi do uốn thưởng là kiểu hư hông chính. Bảng 6 - Hộ sổ ảnh hường cùa loại cáp Số tao cáp ờ lớp ngoài cùng Hệ số ảnh hưởng t 3 1.25 4 đến 5 1,15 6 đến 10 1,00 8 đến 10, tảm nhựa 0,95 10 và nhièu hơn, chống xoắn 1,00 7 Điêu kiện đặc biệt Đối với các đièu kiện đặc biệt, chẳng hạn vận chuyển kim loại nóng chầy, môi trường quá bẳn hoặc/và ăn mòn cao thi: a) không được sừ dụng ché độ làm việc thấp hơn M5, và b) giá trị Zp phải tăng thêm 25 % nhưng tối đa là 9,0. 8 Bảo dưỡng, bảo trì và loại bỏ Chọn cáp, tang vả puly theo tiêu chuản này không đủ để đẩm bảo cắp vận hành an toàn vô t.iời hạn. Đối với tang và puly, phải tuân thủ các chì dẫn do nhà sản xuất cáp cung cẩp về bảo dưởng, bào tri, kiểm tra và loại bò. Đối với cáp phải áp dụng TCVN 10837 (ISO 4309). Phụ lục A (quy đjnh) Các loại cần trục vả tời có thể áp dụng Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các loại cần trục và tời sau đây, phồn lớn các cần trục này được quy đinh trong TCVN 8242-1 (ISO 4306-1): a) Cầu trục; b) Tời cáp; c) Cần trục chân đế hoặc bán chân đế; d) Cồng trục hoặc bán cổng trục; e) Cần trục cáp hoặc cần trục cáp dạng cổng (chì áp dụng cho cơ cấu nâng hạ tải và cơ cấu di chuyển xe con); í) Cần trục tự hành; g) Cần trục tháp; h) Cần trục đường sắt; i) Cần trục nồi; j) Cần trục tàu thuỳ; k) Cần trục cột buồm và cần trục cột buồm kiểu cáp chằng; l) Cần trục cột buồm kiểu chân cứng; m) Cần trục công xôn (cần trục công xôn trôn cột, cần trục kiều cần, cần trục lắp trên tường, cần trục hai bánh); n) Cần trục trên cững trình biển. Phụ lục B (tham khâo) Các yếu tố thiết kế liỗn quan đến cáp và chọn cáp khác B.1 Quy đỊnh chung Ngoài quy trình chọn cáp (Điều 5) và xác định đường kính nhỏ nhất của tang cuốn cáp và puly (Đièu 6) cần xem xét các yếu tổ thiết kế khác liên quan đến cáp đối với từng loại mảy và công dụng cụ thể cùa cáp để chọn loai cáp, kết cáu cáp, loại lỗi cáp, bề mặt các sợi con và chiều bện cùa cáp. Thông tin và các khuyến cáo trong Phụ lục B trợ giúp người thiét ké khi xem xét các yếu tố trên. B.2 Loại tang và chọn cáp B.2.1 Loại tang B.2.1.1 Quy định chung Bề mặt tang cổ thể trơn nhẵn hoặc được cắt rãnh. Để đạt tuổi thọ lớn nhất, tang chỉ nên cuốn một lớp cáp. Trường hợp không thể được do các hạn chế về kích thước, cần hai hoặc nhiều lớp hơn để cuốn được hết cáp. Tang cắt rãnh giúp cáp cuốn tốt hơn trên tang và cáp mòn ít hơn so vởi khi sử dung tang trơn cuốn nhiều lớp cáp. Khi cuốn nhiều lớp, sau khi lớp thứ nhắt cuốn hết lên tang, cáp phầi quay ngược lai so với chỉèu cuốn cùa lớp dưới để tiép tục cuốn lên tang. Các vùng mà các vòng cáp lớp trên cắt chéo với các vòng I5p dưới đươc gọi lả vùng cáp chéo và cáp trong các phần này dễ bị dập và mòn nhanh. Khi cuốn nhiều lớp, thành tang phải cao hơn so với lớp cáp cuối cùng ít nhất bẳng 0,5 lần đường kính danh nghĩa của cáp. Chiều cuốn lên tang rất quan trọng, đặc biệt ỗ các tang trơn. Chiều cuốn này phụ thuộc vào chiều bện cáp (xem Hinh B.1). Khi sử dụng tang cất rănh cáp bện chiều nảo cũng có thể chọn nhưng ưu tiên chiều bện giống như đối với tang trơn. a) Cáp bện phải - cuốn từ dưới lên Cuốn từ pliài qua trái đối với cáp bện phái b) Cáp bện trài - cuốn từ dưới lên Cuổn từ trái qua phải đối với cáp bện trái c) Cáp bện phải - cuốn từ trên xuống Cuốn từ trái qua phải đối với cáp bện phải a) Cáp bện trải - cuốn từ trên xuổng Cuốn từ phải qua trái đối vởi cáp bện trái Ngón cái chỉ phía cố định đầu cáp. Hình B.1 - Phương pháp đúng để chọn điẻm cổ định đầu cáp trên tang B.2.1.2 Tang trơn Bát kỳ sự chùng cáp hoặc cuốn cáp không đều cũng gây nên môn, dập hoặc xoắn cáp quá mửc. B.2.1.3 Tang cắt rãnh Đối với tang cắt rănh, lớp cáp dưới cùng sẽ được cuốn chính xác và các rãnh sẽ hỗ trợ cho cáp, lám giảm ảp lực lên cáp. Cỏ hai dạng rãnh cảp: a) Rãnh xoắn, được gia công thành đường xoắn ốc liên tục trên tang, đàm bào lớp cáp thứ nhất cuốn đạt yêu cầu (không được khuyến cáo cuốn nhiều hơn 3 lóp); b) Rănh song song, được gia công song song với thành tang. Một phần trên bề mặt tang đề nhẵn hoặc cắt rănh xoắn ốc đễ tạo điều kiện chuyển tiếp cáp từ rãnh song song này sang rãnh kế tiếp. Dạng cắt rãnh này được sử dụng khi cuốn nhiều lớp cáp để tránh hư hỏnc cáp tại các vùng cáp chéo. Mối quan hệ giữa đường kính cáp thực tế và đường kính tang, bước cắt rãnh và kiểu cắt rânh là rất quan họng. Đáy rânh nên có dạng tròn, và khuyến cáo nên chọn bán kính cong, r, của rãnh trong khoảng từ 0.525Ố đến 0,550«/. giá trị tối ưu lả 0,5375</ (xem Hình B.2). CHÚ DÃN: d đường kính danh nghĩa cùa câp h chièu sâu rãnh p bướccẳtrânh r bán kính cong rânh ộứ, đường kinh danh nghĩa của tang cuốn cấp Hình B.2 - Kết câu rãnh trên tang B.2.2 Bộ phận trợ giúp xếp cáp Các chêm cáp hoặc các vồng cáp dẫn có thể được sừ dụng để hướng cáp dọc theo tang vào các vị trí đúng cùa chúng khi cuốn lên tang tại vị trí bắt đầu lớp cáp thứ hai. Tương tự, các tấm bên cũng có thể được dùng để bảo đảm cáp cuốn đạt yêu cầu trên lớp thứ hai và các lớp tiếp theo. B.2.3 Chọn cáp tuỳ theo loạỉ tang Khi yêu cầu cuốn nhiều lớp thì nên dùng cáp lõi thép. Cáp lỗi thép It b| méo hơn. Cáp được sản xuất với các lớp ngoài được ép nhồ hoặc cáp được ép nhò có khá năng chống dập và chống bóp méo tốt hơn. Cáp tảm chất dẻo có thể được chọn đẻ chổng cáp bị bóp méo và hạn chế hơi nước từ môi trường thâm nhập vào. B.3 Puly, con lăn đỡ và chọn cáp B.3.1 Quy định chung Puly được sứ dụng khi cổ yêu cằu đổi hưởng cáp trong cần trục hoặc tời. Puly phải quay tư do vá được thiết kẻ đù khá năng đỡ cáp. tránh ứng suất uốn, áp lực hướng tâm và quần tinh quá lớn. Nếu không thể tránh được uốn đổi chiều thl cần khoảng cách ìt nhất 20d (giữa các điểm uốn) hoặc khoáng thời gian ít nhát 0,25 s (giữa hai lần uốn) để cho phép cáp tư phục hồi từ trạng thái bj uốn theo chiều này sang trạng thái bi uốn theo chiều ngược lại. Puly truyền thống được làm tử gang hoặc thép, nhưng các puly được làm từ chất dẻo hoặc lỏt/phù chắt dèo ngày càng được sử dụng nhièu hơn. Sử dụng puly gang hoặc thép ở nơi làm việc với cường độ cao sẽ dễ lảm cáp bị mòn bên ngoài giúp cho việc kiểm tra cáp dễ hơn. Trong nhiều trường hợp. puly làm từ chắt dẻo hoặc lốt/phù chát dẻo làm tăng tuổi thọ cáp, nhưng cách thức hư hổng càp có thế thay đỗi. Nếu không có các phương tiện thưc tế để nhận biết cách thức hư hồng của cáp, và đặc biệt khi cuốn một lớp, thi khuyến cáo It nhát một puly bằng gang hoặc thép phái được đưa vảo trong sơ đồ mắc cáp (thường là puty nằm gần tang nhất). B.3.2 Biên dạng rânh puly Đẻ đạt tuổi thọ tối ưu, biên dạng rãnh puly cần phải tương xứng vói đường kính cáp. Nếu rãnh puly quá nhỏ, cáp sỗ bi kẹt khi xiết xuống rãnh puly do ảnh hưởng của tải, do đó làm hư hỏng cả cáp và puly. Nếu lãnh puly quá lớn, có khả năng cáp không được đ& đầy đủ, do đó cáp sẽ bi bẹp và méo, làm cáp nhanh hỏng hơn. Bản kinh cong rănh puly, r, nên nằm trong khoảng 0,525dđến 0.550Ơ, giá trị tối ưu là 0.5375Ơ, trong đó d là dường kính danh nghĩa cùa cáp. Puly nén có rânh được gia công nhân, không cỏ các gờ nhỏ, với chièu sâu rănh không nhỗ hơn 1.5 lần đường kính danh nghĩa cùa cáp. Đáy rãnh nên cổ biên dạng tròn.Góc mở 0) giữa các thành bên cùa rănh (xem Hỉnh 8.3) nên nằm trong khoảng 45° đến 6O°.GÓC mở nên láy lớn hơn nếu góc lệch cùa cáp vượt quá giá trí trong B.4, tuy nhiốn đièu này không ãp dụng cho cần trục tư hành, đặc biệt trong sơ đồ mắc cáp thông qua các cụm puly ống lồng. B.3.2 Con lăn đỡ cáp Con lăn đỡ cáp cổ thề được lắp trên những khoảng cách thích hợp khi cản đờ cáp vắt qua những khoảng cách lớn nhằm tránh cáp tiếp xúc với các kết cấu máy. Con lăn nối chung không được dùng để đổi hướng cáp vì với đường kính tương đổi nhô cùa chúng có thể gây ứng suất uốn và nén quá cao, cũng như có thể làm cáp bi xoắn. Sự giòn bề mặt của cáp có thể do việc cáp bị uốn vào puly và con lăn thép với tốc độ cao hoặc tốc độ íhay đồi nhanh, đặc biệt ờ những no'! có góc đồi hướng nhỏ. Nên xem xét sừ dụng vật liệu phi kim loại hoặc lót bằng vật liệu phi kim loại cho các con lăn. B.4 Góc lệch và chọn cáp Hình B.4 a) thể hiện tang dài có góc xoắn của rãnh cảp a cùng với puly đổi hưởng. Nếu cáp được cuốn về hai phía đầu tang, nó sẽ bị lệch so với rảnh puly các góc lệch và bright- Đối với rỗnh trên tang, các góc lệch này sẽ lần lượt là (ổiett + a) và (fright - a). Cáp khi cuốn vào hoặc nhà ra khôi tang hoặc đi qua puly với góc lệch sẽ bj xoắn khi lăn dọc thành xuống đáy rẵnh cáp trên tang hoặc puly (Hình B.5). Việc này sẽ làm thay đổi bước xoắn của các tao cáp, ảnh hưởng đến chất lượng của cảp và cuốn cáp. Trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến hư hỏng kết cấu cáp như kiểu “lồng chim”. Do vậy, gỏc lệch cần được giữ ở mức nhỏ nhắt. Góc lệch trong tời cáp không nên vượt quá 2° đối vói cáp chống xoắn và 4° đổi với cáp tiêu chuản. Góc lệch này cố thể giảm đi, chẳng hạn bằng cách; a) Giảm chiều dải phần cuốn cáp trên tang (xem Hlnh B.4), hoặc b) Tăng khoáng cách giữa puly và tang. Khi cáp cuốn nhiều lớp trên tang, gỏc lệch tại các thành tang phải lờn hơn 0,5° để tránh cáp bi chồng lên nhau. CHÚ THlCH: Hình vẽ thầ hiện sự đỡ của rãnh cáp đổi với cáp cho các kích thước khốc nhau cùa puly vâ cáp. Đó khỗng phải lá đề xuẳt rằng puly nên được thiết kế với góc độ khác nhau giữa cảc thành bên. CHÚ DẪN: o đường kính ngoài của puly b đường k(nh đáy rânh puly h chiều sâu rốnh <0 góc mở d đường kỉnh danh nghĩa của cáp r bánh kinh cong rSnh puly ệDí đường kính danh nghĩa của puly cáp Hình B.3 - Rãnh puly a) Góc lệch và góc xoắn rãnh cáp b) Giảm góc lệch băng cách tăng đường kính và giảm chiều rộng tang Hình B.4- Góc lệch Hinh B.5 - Sự xoắn cáp do góc lệch gây ra B.5 Tốc độ, gia tốc cáp và chọn cáp Sự thay đỗi nhanh tốc độ và gia tốc cáp có thể ảnh hưởng đến hoạt động cùa cáp, làm cho chiêu dài/góc tiếp xúc của càp với puly nhỏ hơn và làm tăng quán tính của puly. Trong một số trường hợp có thể phải chọn cáp có kết cấu vớì đặc tỉnh mỏi uốn tháp hơn để tăng khả năng chống mài mồn. B.6 Xoắn cáp và sử dụng khớp xoay B.6.1 Quyđịnhchung Xoắn lả yểu tố có thồ tác động lôn sự vận hành hiệu quả cùa cắp vả trong phạm vi nào đó cố thể gây hư hồng sớm trước thời hạn cho cáp. Mọi cáp đều có khà năng bị xoắn một gốc nào đó khi làm việc, và khi nâng tải không được dẫn hướng chì bằng một dây thl cáp chống xoắn nên được xem xét sử dụng. B.6.2 Khớp xoay Để hạn chế nguy hiểm do tải bi xoay khi nâng hạ và để đàm bảo an toàn cho người ờ khu vực nâng hạ, nên ưu tiên chọn cáp chống xoắn, loại cáp chì xoay một gốc rất nhỏ khi chịu tái [xem a) dưới đây]. Đối với loại cáp này, các khớp xoay được dùng để giám xoắn cáp gây nên bởi sự lệch góc trên tang hoặc puly. Các loại cáp chổng xoắn với khầ năng chống xoắn ít hơn [xem b) dưới đây] có thể cần sự trợ giúp cúa các khớp xoay để giâm thiểu nguy hiểm. Tuy nhiên, đổi với trưởng hợp này cần phải thừa nhận rằng cáp xoắn quá mức có thể tác động có hại lên hoạt động của cáp và làm giảm lực kéo đứt cáp, mức độ có hại nảy sẽ phụ thuộc vâo khà năng chống xoắn cùa cáp chọn và độ lớn cùa tải nâng. Mỗi thao tảc nâng hạ phài được người có thẩm quyền đánh giá và phài tham khảo sách hướng dẫn sử dụng, sự chấp thuận sử dụng khớp xoay dựa trên cơ sờ điểu kiện nâng tẩi lởn nhất của cáp vả sư kiểm tra cãp tại các khoáng thời gian đã đính. Dưới đây nêu tổm tẳt các hướng dẫn chung khi sừ dụng khớp xoay trên cơ sờ khả năng chống xoắn cùa cáp: a) Khà năng chống xoắn nhỏ hơn hoặc bằng 1 vòng/1000</ và nâng tâì bằng 20% Fmin: khớp xoay có thể sứ dụng; b) Khả năng chống xoắn từ trên 1 đển 4 vòng/1000rf vâ nâng tải bằng 20% Amin: khớp xoay cỏ thể sừ dụng tuỳ thuộc vào khuyến cáo của nhà sản xuất cáp và/hoặc sự chấp thuận của người có thầm quyền; c) Khi khầ nàng chống xoắn lớn hơn 4 vòng/1000rf và nâng tải bằng 20% Fmin'. khớp xoay không nên sừ dụng. Trong đó d đường kính danh nghĩa cùa cáp; Fmin lực kéo đứt nhd nhốt của cáp; 1 vồng - 360°. B.7 Chiều cao nâng và cách luồn cáp Việc chọn cảp cần nhận biết các tính chất chống xoắn cùa loại cáp. Nếu một đầu cáp có thể xoay tư do (cáp treo đơn) một số loại cốp không thể sử dụng. Nếu hai đầu cáp đều được cổ đinh (cáp tĩnh và cáp được sử dụng trong tời cáp) thì cần lưu ý đến mức độ xoắn. Mức độ xoắn có ảnh hưởng đén độ lệch góc cùa cụm puly trong tời cáp và vi trí thlch hợp của cáp tương ứng với chiều cao nâng cần đạt được sao cho cỏ thể tránh được sự lệch góc quá mức F hi cuốn cáp. Sư ổn định cùa hệ thống tời cáp sẽ giẫm khi: a) khoảng cách giữa các nhánh cáp giảm; b) sổ nhánh cáp không chẵn; c) chiều cao nâng tài tăng; đ) mức độ xoắn của loại cáp tăng. Khá năng chống xoắn cùa loại cáp (góc xoay và mức độ xoắn) được lưu ý khi chọn cáp phài được cung cấp bời nhà sản xuất cáp. Nếu cần thiết, phải liôn hộ với nhà sán xuất cáp để được trợ giúp. B.8 Nguyên nhân gây hư hỏng cáp B.8.1 Quy định chung Nguyên nhân chính gây hư hòng cáp cùa cần trục vả tời khi sử dụng gồm mỏi, ăn mòn. các hư hỏng cơ khí và ăn màn. tuỳ theo mòi trường làm việc. Một hoặc nhiều nguyên nhân có thể xuất hiện hoặc vượt trội tuỳ thuộc vào chế độ làm việc, cần thiểt phải chọn cáp phù hợp cho từng chế độ làm việc cụ thẻ, và nhà sản xuẳt hoặc cung ứng cáp thường lã nơi tốt nhất để tư vắn. B.8.2 Mòi do uốn Hiện tượng mồi trong cáp chạy thường do sự uốn lập lại của cáp khi chiu kéo, tức lả khi cáp cuốn vòng qua puly hoặc cuốn váo tang. Các yếu tổ chính ảnh hường lên tuổi thọ mòi của cáp gồm cách cuốn cáp (một hay nhiều lớp), tài tác động lên cảp (lực căng), tí số đưởng kính tang hoặc puly vả đường kính cáp, số tượng puly, hướng di chuyển và tằn suất của chu trinh làm việc. Các yếu tố khác, chẳng han hlnh dạng vả trạng thái của rãnh puly, vật liệu rănh puly, gốc lệch cáp và tái trọng động, cũng ảnh hường đến tuổi thọ cáp. Nhìn chung, khà năng làm việc cùa cáp sỗ tổt hon khi lực căng giảm, với giả định các kích thước khác của cơ cấu không thay đổi. Khà năng tải của cáp cũng tăng rỗ rệt khi tăng các hệ số đường kính /|, và h2. Các yêu cầu đối với kích thước cùa puly và tang, nói một cách đơn giàn, có liên quan trực tiếp đến việc chọn đường kính danh nghĩa cùa cáp, nhưng mối quan hệ giữa đường kính puly hoặc tang và đường kính dây lởp ngoài của cáp sẽ ành hưởng nhiều nhất lên khả năng làm việc của cáp. Tuồi thọ mỏi của cáp tao tràn bện xuôi thưởng tốt hơn cáp bện chéo cùng kểt cấu đổi với cáp chạy qua các puly. Trưởng hợp cuốn nhièu lớp, phải dự đoán trước rằng cáp sẽ bi hư hỏng nhanh hơn ờ các vùng cáp chéo so với các phần cáp chi đơn thuần chạy qua puly trước khi cáp có khả năng đạt đến tuổi thọ mói tiềm năng. Khi đó khà năng tuổi thọ mỏi kéo dài có thể bị che khuất bời yẽu cầu cao hơn về khả năng chống dập, do đỏ trong nhièu trường hợp càn kết cấu cáp có số sợi bên ngoài hoặc số tao ít hơn. B.8.3 Ăn mòn Ăn mỏn, thường kểt hơp với mỏi, là nguyên nhẵn chính gây hư hỏng cáp khi làm việc. Ngoại trừ làm việc trong môi trường rất khô, luỗn cỏ hiện tượng ăn mỏn đối vói các sợi thép để trần, không được bào vệ. Trong một số khía cạnh, các yêu cầu chống mòn và mỏi là mâu thuẫn nhau. Đối với ân mòn, sử dụng ít sợi nhưng sợi to ờ lớp ngoài là một lợi thế, nhưng đối với mỏi lại ưu tiên sừ dụng nhiều sợi thép nhó. Do đó, sư chọn két cấu cáp luôn gần như là một thoả hiệp. Để hạn chể ản mồn, cáp cần được bào vê thường xuyên bởi lớp vò phù hợp trong suốt đời làm việc cùa chúng. Nểu có nguy cơ ãn mòn nghiêm trọng thì nên sử dụng cáp làm từ các sợi tráng kỗm. B.8.4 Mài mồn Sự mài mòn xuất hiện chù yểu ờ cảc sợi thép bẻn ngoài. Trong điều kiện dễ mài mòn, cáp vởi sổ sợi phía ngoài ít nhưng kích thước sợi lớn, ví dụ cáp Seale 6x19, sẽ có tuổi thộ cao hơn so với cáp lớp ngoài gồm nhiều sợi nhỏ, chẳng hạn cáp Warrington-Seale 6x36. Cảp với các tao ngoài được ẻp nhỏ có tuổi thọ cao hơn so với cáp thường. B.8.5 Khả năng chịu mỏi và chịu mài mòn Các yêu cẩu về khả năng chịu mỗi và chịu mài mòn gần như đối lập nhau. Thông thưởng khi số sợi thép ờ tóp ngoài tăng thi khả năng chịu mỏi tăng, trong khi khả năng chịu mài mòn giâm. B.8.6 Sự dập Nếu dập là yếu tố chính gây hư hỏng cáp khi cuốn nhiều lớp thỉ nên lưu ý chọn cảp được ép nhỏ hoặc cáp với các tao lớp ngoài được ép nhá. Ngoài ra để chọn loại cáp thích hợp cồn có hai lựa chọn cho người thiết kế nhằm giảm hạn chế mức độ dập: tăng hệ số đường kinh, A1t và giảm lực căng dây, s. B.9 Sự giãn dài và chọn cáp Sự giân dài của cáp do nhiều nguyên nhân: a) Sư sắp đặt lại các thành phần cùa cáp trong quá trinh ‘chạy rà" (thường liêh quan đến độ giãn dài vĩnh viễn do cáu tạo cáp và xuất hiện tương đối sớm trong tuồi thọ sử dụng cùa cáp); b) Biến dạng đàn hồi do lực căng cáp; c) Thay đổi nhiệt độ; d) Cáp xoay làm tăng chiều dài các tao (tháo xoắn). Cáp lỗi sợi sẽ cổ độ giãn dài lớn hơn so với cáp lõi thép. Nếu giá trị độ giãn dài cáp được yêu cầu khi chọn cáp thi cần được cho sẵn bởi nhà sản xuất cáp tuỳ phạm vi sừ dụng cụ thê. B.10 Nhiệt độ và chọn cáp B.10.1 Cáp Phái lưu ý nhiệt độ lớn nhất có thể đạt tới khi cáp làm việc.Đánh giả thắp nhiệt độ dư kiốn cố thể dẫn đến trạng thái nguy hiểm. Cáp nhièu tao lỗi sợi hoặc các tao lõi sợi có thể sử dụng với nhiệt độ cao nhắt (à 100°C. Cáp nhiều tao lỗi thép và cáp xqắn đơn (tức là cáp một tao binh thường và cáp một tao vởi cốc sợi lớp ngoài có tiết diện đặc biệt để khoá tao) có thể sử dụng đển nhiệt độ 200 °C mặc dù cần giảm tái trọng làm việc giới hạn, lượng giảm này phụ thuộc vào thời gian phơi nhiễm ờ nhiệt độ cao và đường kính sợi. Khi nhiệt độ làm việc trong khoảng từ 100 °C đến 200 °C thl độ bền cúa cáp ước tính sẽ giảm 10 %. Khi r hiệt độ lớn hơn 100 ộc cỏ thể cần đến các chất bôi trơn đặc biệt và sự giảm độ bền của cáp lớn hơn so với dự kiến trên đây cần được chú ỷ. Nên liên hệ với nhà sản xuất cần trục hoặc nhà sán xuất cáp. Độ bền cùa cáp thép không bị ảnh hường xấu khi nhiệt độ mỏi trường thấp hơn -40 °C và không cần giới hạn tài trọng lảm việc; tuy nhiên, khả năng làm việc của cáp có thể suy giảm tuỳ theo sự hiệu quá của chất bôi trơn cáp khi ờ nhiệt độ thấp. Khi cáp được trang bi các đầu nổi, xem B.10.2. B.10.2 Đẩu nói câp Để bỏ sung cho các hướng dẫn tại B.10.1 đối với cáp, và nếu khồng có quy định khác của nhà sán xuất cần trục hoặc nhà sàn xuất cáp thi nhiệt độ làm việc không nên vươt quá các giá trị sau: - Các khuyên cáp tạo bằng cách vỏng ngược đầu cáp và cố định bẳng ống nổi nhôm: 150 °C; - Các khuyên cáp tạo bằng cách bện két hợp vớĩ cố định bằng ống nối thép: 200 °C; - ồng kẹp đổ hợp kim chl: 80 °C; - Ống kẹp đổ kẽm hoặc hợp kim kẽm: 120 °C; - ổng kẹp đổ nhựa: theo cảc chì dẫn cùa người thiết kế hệ thống ống kạp đổ nhựa. B.11 Chọn đầu nổi cáp Cố hai dạng đầu nối cáp cho phép liên kết cáp với cảc bộ phận cáp. Đỏ lả: a) Tạo khuyên ờ đầu cáp (càp được bảo vệ bằng lót cáp); b) Sử dụng đầu nối gắn với cáp. Khuyên được tạo bằng cách bện cáp thông thưởng, hoặc bện kết hợp vói cố định bằng ống nối hoặc vỏng ngược đầu cáp lại và cố định bẳng ống nối. Mỗi kiều đầu nối cáp có hiệu quả và khá năng làm việc khác nhau. Khả năng sử dụng cũng bị ành hưởng bởi loại cảp chọn, do đó cần tham khảo các tiêu chuẳn trong Thư mục tài liệu tham khào. i B.12 Bôi trơn tại nơi sàn xuất Cáp thường được bôi trơn, it nhất là trong quá trình bện (vl dụ khi sân xuất các tao cáp). Bôi trơn tại thời điếm đóng gói sản phẩm được yêu cầu khi sứ dụng và cho các chế độ làm việc với điều kiện sử dụng vả/hoặc môi trưởng khắc nghiệt. Môi trường nhiệt độ quá cao có thể yêu cầu sử dụng chắt bôi trơn đặc biệt. Nén có sự thào luận với nhà sản xuất cáp ngay từ giai đoạn lèn phương án chọn cáp. Nếu môi trường yêu cầu cáp không bôi trơn thl nên thảo luận với nhà sàn xuất cáp ngay từ giai đoạn lên phương án chọn cáp. cỏ những yêu cầu đặc biệt dành cho việc kiểm tra thường xuyên cáp đổi với trường hợp cáp không được bôi trơn. Thư mục tài liệu tham khảo f1] ISO 3189-1, Sockets for wire ropes for general pouposes - Part 1: General characteristicsand conditions of acceptance (ổng kẹp dùng cho cáp cõng dụng chung - Phẩn 1: Đặc tính chung vồ điểu kiện chấp nhện). [2] ISO 3189-2, Sockets for wire ropes for general pouposes - Part 2: Special requirements for sockets pruduced by forging or machined from the solid (ồng kẹp dùng cho cáp công dụng chung - Phần 2: Yêu cầu đặc biệt đối với ống kep chể tạo bằng phương pháp rén hoặc gia công từ phôi dặc). [3] ISO 3189-3, Sockets for wire ropes for general pouposes - Part 3: Special requirements for sockets pruduced by casting (ổng kẹp dùng cho cốp cõng dụng chung - Phồn 3: Yêu cấu đặc biệt đối với ống kẹp chế tạo bằng phương phỗp đúc). [4] TCVN 8490-2 (ISO 4301-2), cần trục - Phăn loại theo chế độ làm việc - Phần 2: cần trục tự hành. [5] ISO 8793, Steel wire ropes - Ferrule-secured eye terminations (Đẳu nối dạng khuyốn cố định bằng ống nối). [6] ISO 8794, Steel wire ropes - Splices eye terminations for slings (Đầu nổi bằng cổch bện dùng cho cốc dẵy treo). [7J ISO 17558, Steel wire ropes - Socketing procedures - Molten metal and resin socketing (Cáp thép - Quy trình tạo ống kẹp - Tạo ổng kẹp bằng kim toại nóng chày vồ bằng nhựa).
Ngày 26/5/2010, Tổng cục Thuế có công văn số 1775/TCT-CC về việc lập báo cáo thống kê phục vụ Đề án Đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Qua thực tế khảo sát tại một số Cục thuế trong quá trình triển khai cũng như nhận được phản ánh của các đơn vị qua điện thoại và e-mail, Tổng cục Thuế bổ sung, hướng dẫn một số nội dung như sau: I. Về sửa đổi, điều chỉnh một số chỉ tiêu báo cáo thống kê: 1. Biểu số 1 – Thống kê tình hình hoạt động của cơ quan thuế: Tại cột số (7) – Cơ quan chi trả thuế TNCN (trừ doanh nghiệp): thống kê các tổ chức không thuộc các loại hình doanh nghiệp, bao gồm: tổ chức chính trị, đơn vị hành chính - sự nghiệp, đơn vị vũ trang, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam,… Tại cột số (8) – Tổ chức khác: thống kê các tổ chức còn loại loại trừ đi những NNT thuộc các cột (3), (4), (5), (6), (7), (9), (10), (11) 2. Biểu số 4a – Thống kê kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thuế theo loại thuế Bổ sung, sửa đổi mẫu biểu theo hướng đơn giản, thuận tiện trong việc lấy số liệu từ ứng dụng QTN. Cụ thể: - Sửa đổi từ ngữ tại một số cột cho phù hợp với ứng dụng và thực tế báo cáo. - Bỏ cột (7) - số NNT có tiền nợ thuế mới phát sinh trong năm 2009 - Bỏ cột (8) - Số NNT đã nộp hết tiền nợ thuế trong năm 2009 (Mẫu biểu 4a đã sửa đổi và hướng dẫn kèm theo công văn) 3. Biểu số 5 - Thống kê kết quả thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế Cột (1) - Số thông báo đôn đốc nợ đã phát hành gửi cho NNT: bao gồm cả thông báo 06/QTR-QLN và thông báo 07/QTR-QLN. 4. Biểu số 6c - Thống kê kết quả thực hiện công tác hoàn thuế Chỉ thực hiện thống kê kết quả thực hiện công tác hoàn thuế đối với thuế GTGT 5. Biểu số 7d – Thống kê kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo NNT vi phạm pháp luật thuế Sửa lại tên biểu cho phù hợp, bỏ cụm từ “vi phạm pháp luật”, thêm từ “của”. Tên biểu được sửa lại như sau: “Thống kê kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của NNT” 6. Biểu số 8b – Thống kê số lượng và trình độ cán bộ thuế Cột (16) – Số cán bộ có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc: thống kê số cán bộ có chứng chỉ về ngoại ngữ (một cán bộ có chứng chỉ cho 2 ngoại ngữ khác nhau cũng chỉ thống kê một lần vào cột (16)) 7. Biểu số 8c – Thống kê kết quả đào tạo cán bộ thuế Sửa lại tiêu đề cho phù hợp, bổ sung cụm từ “bồi dưỡng” trong tên biểu. Theo đó, tên biểu sửa lại như sau: Thống kê kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế Trường hợp thống kê số liệu tại cơ quan Tổng cục Thuế, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế, biểu 8c được tách thành 2 biểu 8c.1 và 8c.2 (mẫu biểu kèm theo) và phân công cụ thể như sau: - Vụ Tổ chức cán bộ (biểu số 8c.1): tổng hợp số liệu liên quan đến công tác đào tạo cơ bản (Đại học, thạc sỹ, tiến sỹ); đào tạo ngoại ngữ; đào tạo tin học cơ bản; đào tạo tin học văn phòng cho cán bộ công chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế - Trường Nghiệp vụ Thuế (biểu số 8c.2): tổng hợp số liệu liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; đào tạo sử dụng ứng dụng ngành thuế; đào tạo đạo đức ứng xử cho cán bộ, công chức thuộc cơ quan Tổng cục Thuế 8. Biểu số 9 – Thống kê trang thiết bị và diện tích làm việc của cơ quan thuế Cột (6) – Tổng diện tích cơ quan thuế: thống kê theo diện tích đất Cột (7) – Diện tích làm việc của cơ quan thuế: thống kê theo diện tích sàn II. Về thời hạn nộp báo cáo thống kê Để đảm bảo công tác thống kê đạt chất lượng, trong khi số liệu thống kê theo các chỉ tiêu đánh giá kết quả 10 chương trình đã ban hành theo Chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đến năm 2010 tương đối nhiều, Tổng cục Thuế đề nghị Cục thuế và các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế gửi báo cáo về Ban Cải cách – Tổng cục Thuế chậm nhất là ngày 29/6/2010. Tổng cục Thuế thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./. Hướng dẫn lập biểu số 4a Thống kê kết quả thực hiện công tác quản lý thu nợ thuế theo loại thuế năm 2009 A. Nội dung báo cáo: Thống kê kết quả thực hiện của công tác quản lý thu nợ thuế do cơ quan thuế cấp Cục và Chi cục thực hiện trong năm 2009 theo từng loại thuế và theo loại hình doanh nghiệp B. Phương pháp lập báo cáo: Cột (A): Số thứ tự Cột (B): Chỉ tiêu: Mỗi một cơ quan thuế là 1 dòng báo cáo, thống kê theo loại thuế và loại hình doanh nghiệp. Ví dụ: - Cục thuế Hà Nội: + Tổng số + Nhóm theo: GTGT, TNDN, TNCN, tiền phạt, khác + Nhóm theo: DNNN, DN ĐTNN, DN NQD. - Chi cục thuế quận Hoàn kiếm: + Tổng số + Nhóm theo: GTGT, TNDN, TNCN, tiền phạt, khác + Nhóm theo: DN NQD, Hộ cá thể. - Chi cục thuế quận Thanh Xuân + .... Cột (1): Số tiền thuế nợ năm 2008 chuyển sang. Tổng số tiền thuế nợ còn phải nộp của tất cả các NNT tính đến 31/12/2008 trên sổ theo dõi thu nộp tháng 12 năm 2008; hoặc số thuế nợ trên báo cáo nợ thuế mẫu 08/QTR-QLN của kỳ báo cáo tháng 12/2008; hoặc số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang trên sổ theo dõi thu nộp tháng 1/2009 (tương ứng với cột 2 - Báo cáo kết quả thu nợ thuế của kỳ báo cáo tháng 01/2009 trong ứng dụng QLN) Cột (2): Số thuế nợ phát sinh trong năm 2009. Tổng số thuế nợ phát sinh phải nộp trong năm 2009 của các NNT tính từ 1/1/2009 đến 31/12/2009 trên sổ theo dõi thu nộp thuế từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2009 bao gồm toàn bộ số thuế phát sinh phải nộp vào NSNN (tương ứng tổng các cột 10 – Báo cáo kết quả thu nợ thuế của các kỳ báo cáo từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 trong ứng dụng QLN) Cột (3): Số tiền thuế nợ đã nộp trong năm 2009 Tổng số thuế nợ đã nộp NSNN trong năm 2009 của các NNT từ 1/1/2009 đến 31/12/2009 (tương ứng với tổng các cột 6 – Báo cáo kết quả thu nợ thuế của các kỳ báo cáo từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009 trong ứng dụng QLN) Cột (4): Số tiền thuế nợ đến 31/12/2009 Số tiền thuế nợ còn phải nộp của tất cả các NNT tính đến 31/12/2009 trên sổ theo dõi thu nộp tháng 12 năm 2009; hoặc số thuế nợ trên báo cáo nợ thuế BC8 tháng 12/2009; hoặc số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang trên sổ theo dõi thu nộp tháng 1/2010 (tương ứng với cột 11 – Báo cáo kết quả thu nợ thuế của kỳ báo cáo tháng 12 năm 2009 trong ứng dụng QLN) Cột (5): Số NNT có tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2008 Thống kê tổng số NNT có nợ tiền thuế tại thời điểm 31/12/2008 trên sổ theo dõi thu nộp tháng 12 năm 2008 (tương ứng với cột 2 – Báo cáo thống kê tình hình nợ thuế theo tuổi nợ của kỳ báo cáo tháng 12 năm 2008 trong ứng dụng QLN). Cột (6): Số NNT có tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2009 Thống kê tổng số NNT có tiền thuế nợ tại thời điểm 31/12/2009 (tương ứng với cột 2 – Báo cáo thống kê tình hình nợ thuế theo tuổi nợ của kỳ báo cáo tháng 12 năm 2009 trong ứng dụng QLN). Cột (7): Số lượt NNT bị tính phạt chậm nộp trong năm 2009 Thống kê số NNT bị tính phạt nộp chậm tiền thuế trong năm 2009 Cột (8): Số tiền phạt chậm nộp trong năm 2009 Tổng số tiền phạt nộp chậm cơ quan thuế đã tính và ra Quyết định phạt cho các NNT trong năm 2009.
TỔNGCỤC THUẾ CỤC THUẾ TP HÀNỘI ___________ Số: 50832/CT-TTHT V/vgiải đápchínhsáchthuế CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ HàNội, ngày 28tháng7năm2017 Kính gửi: Công ty Tài chính cổ phần Handico (Đ/c: T9, T10, T11TNVPThăngLong, TLTower, 98Ngụy Như KonTum, PhườngNhânChính, Quận ThanhXuân, TPHàNội - MST: 0101748666) Trả lời công văn số 179/CV-CTngày 26/6/2017 của Công ty Tài chính cổ phần Handico (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: - Căn cứ Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảmgiá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp: + Tại Khoản 3 Điều 1 quy định như sau: “3. Dự phòngnợphải thukhóđòi: làdự phòngphầngiátrị bị tổnthất củacác khoảnnợphải thuquá hạnthanhtoán, nợphải thuchưaquáhạnnhưngcóthểkhôngđòi được dokháchnợkhôngcókhả năngthanhtoán.” + Tại Điều 3 quy định về nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng như sau: “Điều3. Nguyêntắc chungtrongtríchlậpcác khoảndự phòng. 1. Các khoảndự phòngnêutại điểm1, 2, 3, 4Điều2Thôngtư này được tríchtrước vàochi phíhoạt độngkinhdoanhnămbáocáocủadoanhnghiệp, giúp, chodoanhnghiệpcónguồntài chínhđểbùđắp tổnthất cóthểxảy ratrongnămkếhoạch, nhằmbảotoànvốnkinhdoanh; đảmbảochodoanhnghiệp phảnánhgiátrị vật tư hànghóatồnkho, các khoảnđầutư tài chínhkhôngcaohơngiácảtrênthị trườngvàgiátrị củacác khoảnnợphải thukhôngcaohơngiátrị cóthểthuhồi được tại thời điểmlập báocáotài chính. 2. Thời điểmlậpvàhoànnhậpcác khoảndự phònglàthời điểmcuối kỳ kếtoánnăm. Trườnghợp doanhnghiệpđược BộTài chínhchấpthuậnápdụngnămtài chínhkhác với nămdươnglịch(bắt đầu từ ngày 1/1vàkết thúc 31/12hàngnăm) thìthời điểmlậpvàhoànnhậpcác khoảndự phònglàngày cuối cùngcủanămtài chính. …” + Tại Điều 6 hướng dẫn như sau: “Điều6. Dự phòngnợphải thukhóđòi 1. Điềukiện: làcác khoảnnợphải thukhóđòi đảmbảocác điềukiệnsau: - Khoảnnợphải cóchứngtừ gốc, cóđối chiếuxác nhậncủakháchnợvềsốtiềncònnợ, baogồm: hợp đồngkinhtế, khếước vay nợ, bảnthanhlý hợpđồng, camkết nợ, đối chiếucôngnợvàcác chứngtừ khác. Các khoảnkhôngđủcăncứ xác địnhlànợphải thutheoquy địnhnày phải xử lý như một khoảntổn thất. - Cóđủcăncứ xác địnhlàkhoảnnợphải thukhóđòi: + Nợphải thuđãquáhạnthanhtoánghi trênhợpđồngkinhtế, các khếước vay nợhoặc các camkết nợkhác. + Nợphải thuchưađếnthời hạnthanhtoánnhưngtổchức kinhtế(các côngty, doanhnghiệptư nhân, hợptác xã, tổchức tíndụng..) đãlâmvàotìnhtrạngphásảnhoặc đanglàmthủtục giải thể; người nợ mất tích, bỏtrốn, đangbị các cơquanphápluật truy tố, giamgiữ, xét xử, đangthi hànhánhoặc đã chết. 2. Phươngpháplậpdự phòng: Doanhnghiệpphải dự kiếnmức tổnthất cóthểxảy rahoặc tuổi nợquáhạncủacác khoảnnợvàtiến hànhlậpdự phòngchotừngkhoảnnợphải thukhóđòi, kèmtheocác chứngcứ chứngminhcác khoản nợkhóđòi nói trên. Trongđó: - Đối với nợphải thuquáhạnthanhtoán, mức tríchlậpdự phòngnhư sau: + 30%giátrị đối với khoảnnợphải thuquáhạntừ trên6thángđếndưới 1năm. + 50%giátrị đối với khoảnnợphải thuquáhạntừ 1nămđếndưới 2năm. + 70%giátrị đối với khoảnnợphải thuquáhạntừ 2nămđếndưới 3năm. + 100%giátrị đối với khoảnnợphải thutừ 3nămtrởlên. - Đối với nợphải thuchưađếnhạnthanhtoánnhưngtổchức kinhtếđãlâmvàotìnhtrạngphásản hoặc đanglàmthủtục giải thể; người nợmất tích, bỏtrốn, đangbị các cơquanphápluật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đangthi hànhánhoặc đãchết... thìdoanhnghiệpdự kiếnmức tổnthất khôngthuhồi được đểtríchlậpdự phòng. - Saukhi lậpdự phòngchotừngkhoảnnợphải thukhóđòi, doanhnghiệptổnghợptoànbộkhoảndự phòngcác khoảnnợvàobảngkêchi tiết đểlàmcăncứ hạchtoánvàochi phíquảnlý củadoanh nghiệp. …” - Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau: “Điều6. Các khoảnchi được trừ vàkhôngđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuế … 2. Các khoảnchi khôngđược trừ khi xác địnhthunhậpchịuthuếbaogồm: … 2.19. Trích, lậpvàsử dụngcác khoảndự phòngkhôngtheođúnghướngdẫncủaBộTài chínhvềtrích lậpdự phòng: dự phònggiảmgiáhàngtồnkho, dự phòngtổnthất các khoảnđầutư tài chính, dự phòng nợphải thukhóđòi, dự phòngbảohànhsảnphẩm, hànghóa, côngtrìnhxây lắpvàdự phòngrủi ro nghềnghiệpcủadoanhnghiệpthẩmđịnhgiá, doanhnghiệpcungcấpdịchvụkiểmtoánđộc lập.” Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Tài chính cổ phần Handico thực hiện trích, lập và sử dụng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi để được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN, các khoản nợ mà Công ty thực hiện trích lập dự phòng phải đáp ứng các điều kiện và căn cứ để xác định là khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính đồng thời mức trích, lập và sử dụng được thực hiện theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 228/2009/TT-BTC nêu trên. Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Kiểmtra thuế số 6 - Cục Thuế TP Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể. Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Tài chính cổ phần Handico được biết và thực hiện./. Nơi nhận: - Như trên; - Phòng KT6; - Phòng Pháp chế; - Lưu: VT, TTHT(2). KT. CỤC TRƯỞNG PHÓ CỤC TRƯỞNG Mai Sơn
BỘ CÔNG THƯƠNG ___________ Số: 2527/BCT-HC V/vXác nhậnkhai báohóachất nguy hiểm CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________ HàNội, ngày 25tháng03năm2009 Kính gửi: Tổng cục Hải quan Theo Điều 43 của Luật Hóa chất và Điều 18 Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ khai báo đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo thuộc địa bàn quản lý, Bộ Công thương tiếp nhận hồ sơ khai báo của các tổ chức, cá nhân nhập khẩu các Hóa chất thuộc danh mục phải khai báo đồng thời chủ trì phối hợp với các Bộ quản lý ngành xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo, báo cáo hóa chất qua mạng điện tử trước ngày 31 tháng 12 năm2010 Trong khi chờ đợi xây dựng hệ thống quản lý tiếp nhận thông tin khai báo, báo cáo qua mạng điện tử, Bộ Công thương và các Sở Công thương các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ khai báo theo quy định tại mục B của Thông tư số 12/2006/TT-BCNngày 22 tháng 12 năm2006 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2005/NĐ-CP ngày 20 tháng 05 năm2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất. Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-BCTngày 25 tháng 02 năm2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hóa chất, từ ngày 01 tháng 04 năm 2009 Cục Hóa chất thuộc Bộ Công thương sẽ xác nhận khai báo hóa chất nhập khẩu như "Giấy xác nhận khai báo hóa chất nguy hiểm" kèmtheo Đề nghị Tổng cục Hải quan thông báo cho Hải quan các cửa khẩu để thực hiện. KT.BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Dương Quang
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Số:4595/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2014 QUYẾT ĐỊNH Về ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giáo dạ đoạn 2011-2020; Căn cứ Kế hoạch số 3970/KHLN-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2013 về thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2013 - 2020; Căn cứ Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 14 tháng 6 năm 2014 của Hội đồng nhân dân Thành phố về hỗ trợ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 2195/TTr-GDĐT-VP ngày 03 tháng 7 năm 2014 và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 4142/STP-VB ngày 04 tháng 8 năm 2014, QUYẾT ĐỊNH; Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. LuatVietnam www.vanbanluat.vn Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thủ trưởng các Sở - ngành Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND Thành phố; - TTUB: CT, các PCT; - Ban Tuyên giáo Thành ủy; - Kho bạc Nhà nước Thành phố; - VPUB: Các PVP; - Các Phòng CV, TTCB - Luu: VT, (VX-Nh) D.162 PHO HO VI BAN NHÂN DÂN, THE Саман Hứa Ngọc Thuận www.LuatVietnam.vn Lua vietnam www.vanbanluat.vn 2 NHAN DAN THÀNH PHONO LÔ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non giai đoạn 2014 – 2015 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 4595/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố) Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm học 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể như sau: L. THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG, TRÌNH ĐỘ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN MẦM NON Hiện nay toàn thành phố có số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngành học như sau: 1. Số lượng: dó: jetnam.vn Tổng số 20.669 người, trong đó: Cán bộ quản lý: 2.125 người (công lập: 1.179, ngoài công lập: 946). Giáo viên: 18.544 người (công lập: 9.076, ngoài công lập: 9.468). Sự phát triển về mặt số lượng đối với bậc học mầm non trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển về số lượng trường lớp, nhất là ở khu vực ngoại thành. 2. Chất lượng: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên bậc mầm non thể hiện như sau: Đạt chuẩn Cán bộ quản lý Giáo viên Trên chuẩn Tổng số Tỷ lệ Tổng số 13,03 1.848 Tỷ lệ 86,97 5.323 28,70 Đạt chuẩn Tổng số Tỷ lệ Trên chuẩn Tổng số Tỷ lệ 13.221 71.30 277 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý bậc học mầm non đã từng bước được nâng cao, trình độ đại học tăng nhiều. Tuy nhiên trình độ thạc sĩ còn thấp (chỉ chiếm 1,5%) so với yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Năng lực giảng dạy của giáo viên có chuyển biến nhưng so với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non để nâng cao chất lượng ngành học thì còn một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng kịp. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 3 Hiện tại, thành phố đang thiếu khoảng 2.000 giáo viên mầm non. Mỗi năm, cần thêm 2.000 giáo viên mầm non để đáp ứng yêu cầu nuôi dạy, chăm sóc trẻ của toàn thành phố. Trong thời gian tới, cụ thể là trong năm học 2014 - 2015, dự báo nhu cầu về sử dụng giáo viên mầm non (công lập và ngoài công lập) là 22.956 người. Số lượng giáo viên (công lập và ngoài công lập) hiện có là 18.544 người. Như vậy, số giáo viên cần bổ sung cho năm học 2014 - 2015 là 4.000 người. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Tăng cường công tác bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các trường mầm non công lập và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Yêu cầu Công tác bồi dưỡng gắn với nhiệm vụ nâng cao năng lực kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về công tác chăm sóc trẻ ở các trường mầm non (công lập và ngoài công lập) tại địa phương. Đảm bảo tất cả cán bộ quản lý phụ trách bậc học mầm non các Phòng Giáo dục và Đào tạo; giáo viên (phụ trách mầm non) các Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện; cán bộ quản lý giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ ở các quận, huyện tham gia đầy đủ các nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. I. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠ III. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG Cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy và nhân viên tại các trường mầm non công lập, ngoài công lập trên địa bàn thành phố. IV. CHỈ TIÊU CỤ THỂ Cán bộ quản lý và giáo viên bậc học mầm non đạt trình độ chuyên môn, chính trị và nghiệp vụ quản lý đến năm Trình độ cao đẳng và đại học Trình độ Thạc sĩ 2015 cụ thể như sau: Cán bộ quản lý Giáo viên 2013 2014-2015 2013 2014 - 2015 85,30% 90,00% 71,30% 80,00% 1,50% 2,00% 0,02% 0,05% Trình độ tiến sĩ 0,15% 0,40% 0,00% 0,02% Trung cấp chính trị trở lên 10,3 0% 50,00% 2,00% 4,00% Nghiệp vụ quản lý 98,00% 100,00% IV. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG A. Công tác bồi dưỡng: 1. Các lớp ngắn hạn: Trong năm học 2014 - 2015 Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn tổ chức lớp bồi dưỡng về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi như sau: LuatVietnam www.vanbanluat.vn 4 1.1. Đối tượng bồi dưỡng: Khoảng 500 người (5 lớp) bao gồm: Cán bộ quản lý, chuyên viên, giáo viên Trường Bồi dưỡng Giáo dục phụ trách bậc học mầm non của 24 quận, huyện. - Cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi đã đủ chuẩn đào tạo đang giảng dạy tại các Trường Mầm non ở 8 quận, huyện thí điểm là: Bình Chánh, Bình Tân, Củ Chi, Nhà Bè, Tân Phú, Thủ Đức, Quận 7, Quận 12. TT 1 1.2. Nội dung bồi dưỡng: Môn học Đặc điểm sinh lý trẻ 6-18 tháng - Kỹ năng phòng tránh tại nạn thường gặp - Sơ cấp cứu. Ghi chú 2 Vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. 3 Dinh dưỡng, tổ chức bữa ăn cho trẻ. 4 Xây dựng môi trường an toàn và tổ chức chế độ sinh hoạt cho trẻ. 5 Luyện giác quan, phát triển cảm xúc. 6 Phát triển vận động, các bài chơi tập cho trẻ. 7 Kiến tập, đi thực tế tại cơ sở có nhóm trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi. Nội dung giảng dạy sẽ mang tính thực tiễn cao, kèm theo video và hình ảnh thực tế. Có đánh giá cuối khóa và cấp chứng nhận của Trường Đại học Sư Trung ương Thành phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng sư phạm phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn. 1.3. Thời lượng bồi dưỡng: 120 tiết. 1.4. Thời gian, địa điểm bồi dưỡng: a) Thời gian: Dự kiến tháng 10 năm 2014. b) Địa điểm: - Trưởng Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. - Trưởng Cao đẳng Sư phạm - Trường Đại học Sài Gòn. 1.5. Báo cáo viên: Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh. Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn. Từ năm học 2015 - 2016 đến năm 2020, công tác bồi dưỡng về chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi được thực hiện như sau: Luat Tietnam www.vanbanluat.vn 5 Các Trường Bồi dưỡng Giáo dục quận, huyện chủ động phối hợp liên kết với các cơ sở đào tạo (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gòn...) tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi theo nhu cầu thực tế của từng quận, huyện. Phối hợp tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi tại quận, huyện theo kế hoạch chung của Sở Giáo dục và Đào tạo khi có yêu cầu. Đối với các trường sư phạm trên địa bàn thành phố, cần đưa nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 tháng tuổi vào chương trình đào tạo. hè,...): 2. Bồi dưỡng theo yêu cầu thực tiễn (bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng - Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề theo yêu cầu thực tiễn, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hè, .... Các đơn vị trực thuộc Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo quận, huyện căn cứ vào các kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạp để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương tổ chức bồi dưỡng hè cho cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên. - Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ mở các lớp bồi dưỡng cho chủ nhóm trẻ, nhân viên chăm sóc (bảo mẫu) các cơ sở mầm non ngoài công lập kiến thức cơ bản về chăm sóc giáo dục trẻ. Khi học xong sẽ được cấp giấy chứng nhận và được phép mở nhóm, lớp hoặc được vào làm ở các trường mầm non. Đối với những người không đủ trình độ văn hóa để theo học các lớp bồi dưỡng thì sẽ được tham dự các chuyên đề về công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Thành phố và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố biên soạn tài liệu tuyên truyền (tờ bướm) về công tác chăm sóc giáo dục trẻ, Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu (cẩm nang bỏ túi) để tuyên truyền về ngành giáo dục mầm non. B. Công tác đào tạo: Trên địa bàn thành phố, hiện có 8 trường đang đào tạo giáo viên Mầm non hệ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học; thời gian qua các quận, huyện đã chủ động liên kết với các trường sư phạm mở nhiều lớp đào tạo giáo viên mầm non, Căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non hiện nay, Thành phố đang thiếu khoảng 2.000 giáo viên mầm non. Ngoài ra, mỗi năm cần thêm 2.000 giáo viên mầm non để đáp ứng nhu cầu nuôi dạy, chăm sóc trẻ của toàn Thành phố. Như vậy số giáo viên cần bổ sung cho năm học 2014-2015 là 4.000 người. - Năm học 2014-2015, số lượng sinh viên ngành sư phạm mầm non tốt nghiệp là 1.567 người, trong đó dự đoán thu hút khoảng 80% (1.253 giáo sinh) sẽ công tác tại thành phố. Số sinh viên do quận, huyện mở lớp đào tạo là 379 người. Như vậy, năm 2014-2015 thành phố còn thiếu khoảng 2.368 giáo viên mầm non. LuatVietnam www.vanbanluat.vn 6 Năm học 2015-2016, số lượng sinh viên ngành sư phạm mầm non tốt nghiệp là khoảng 2.768 người, trong đó dự đoán thu hút khoảng 80% (2.215 giáo sinh) sẽ công tác tại thành phố. Số sinh viên do quận, huyện mở lớp đào tạo là 438. Như vậy, đến năm 2015-2016 thành phố còn thiếu khoảng 1.715 giáo viên mầm non. KM Năm học 2016-2017 theo dự báo sẽ cần thêm 2.000 giáo viên, như vậy năm học 2016-2017 sẽ cần 3.716 giáo viên. Số lượng học sinh hệ Trung cấp và Cao đẳng và Đại học ngành Sư phạm Mầm non tốt nghiệp vào năm 2016 là 3.537 người. Dự kiến khoảng 80% số sinh viên tốt nghiệp (2.829 sinh viên) sẽ ở lại Thành phố làm việc. Như vậy năm học 2016-2017 còn thiếu 886 giáo viên. - Năm học 2017-2018, số lượng học sinh hệ Trung cấp và Cao đẳng và Đại học ngành Sư phạm Mầm non tốt nghiệp vào năm 2017 là 4.080 người. Dự kiến khoảng 80% số sinh viên tốt nghiệp (3.264 sinh viên) sẽ ở lại thành phố làm việc. Năm học 2017-2018 cần bổ sung 2.886 (2.000 là dự kiến tăng thêm hàng năm và 886 là thiếu của năm học trước). Số lượng giáo viên mầm non từ các lớp của quận, huyện hệ Đại học ngành Sư phạm Mầm non tốt nghiệp vào năm 2017 là 91 người. Như vậy năm học 2017-2018 Thành sẽ có đủ giáo viên/lớp theo quy định. Năm học 2018-2019 đến các năm t tiếp theo ni, thành phố theo số lượng học sinh hệ Trung cấp và Cao đẳng và Đại học ngành Sư phạm Mầm non tốt nghiệp mỗi năm là trên 2.000 giáo viên, đảm bảo đủ giáo viên để bổ sung cho việc tăng trường lớp mầm non. Pháo việ Công tác xét tuyển giáo viên ngành học sư phạm mầm non từ năm học 2015-2016 đến năm 2020 thực hiện như sau: - Tiếp nhận tất cả các sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non từ các trường Đại học, Cao đẳng hoặc Trung cấp chuyên nghiệp về công tác trên địa bàn thành phố (nếu có KT3). Yêu cầu các trường có đào tạo sư phạm mầm non trên địa bàn bổ sung chương trình đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu thực tế của Thành phố. - Có chính sách thu hút số lượng học sinh đã tốt nghiệp ngành Điều dưỡng nhi hệ Trung cấp năm 2014 (chưa có việc làm) là khoảng 1.000 người sẽ tiếp tục được bồi dưỡng về về nghiệp vụ sư phạm mầm non hoặc đào tạo văn bằng 2 trung cấp chuyên nghiệp (thời gian đào tạo là 01 năm). Số điều dưỡng nhi này sẽ được tuyển dụng vào các lớp có trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi - Trong những năm tiếp theo, tùy tình hình thực tiễn, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ có kế hoạch cùng với các trường có đào tạo ngành sư phạm mầm non điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh và mở rộng đào tạo mầm non ở các trường có điều kiện. Lua Vietnam www.vanbanatum 7 VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức về chính trị, ý thức trách nhiệm, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Từ đó, từng cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức phấn đấu tự bồi dưỡng, tự rèn luyện, tu dưỡng để vươn lên đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn, chức danh và nhận thức được việc rà soát điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ là việc làm cần thiết, cấp bách để góp phần thực hiện thắng lợi chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 2. Thực hiện việc rà soát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từ nay đến hết năm 2015: Tiến hành xây dựng kế hoạch rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc Mầm non trên cơ sở xác minh rõ mục đích, yêu cầu, giải pháp phù hợp nhằm vừa đảm bảo được tính ổn định, vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ. Tổ chức triển khai thực hiện việc rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, công bằng, khách quan, chính xác. 3. Đào tạo giáo viên ngành học mầm non: Căn cứ vào quy hoạch phát triển trường lớp của địa phương, hàng năm các Phòng Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và giáo viên Mầm non về chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ, ... gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch và phối hợp với các trường Đại học tổ chức đào tạo theo nhu cầu của các đơn vị và địa phương. 4. Bồi dưỡng nhân viên: Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên trường đối với các chức danh: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế, thư viện, thiết bị, thí nghiệm, bảo vệ, phục vụ, tư vấn học đường, tư vấn hướng nghiệp. Phấn đấu đến 2015 tất cả đều phải qua các lớp bồi dưỡng. Giao cho các trường Bồi dưỡng Giáo dục và Trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện tổ chức bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ và tin học cho nhân viên phù hợp với hoạt động nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của từng chức danh. 5. Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước Tiếp tục phối hợp với cấp ủy địa phương quy hoạch và tham mưu với Ban tổ chức quận (huyện) ủy bồi dưỡng trình độ trung cấp lý luận chính trị, cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị cho một số cán bộ chủ chốt của ngành. Lua Vietnam www.vanbanluat.vn 8 VII. KINH PHÍ 1. Kinh phí các lớp bồi dưỡng ngắn hạn: Kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên Mầm non về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi năm học 2014 - 2015 từ ngân sách nhà nước như sau: Kinh phí: Dự kiến 1.800.000 đồng/người (theo khung học phí của trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh). Tổng kinh phí: 1.800.000 đồng x 500 người = 900.000.000 đồng (chín trăm triệu đồng) Kinh phí cho công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi năm học 2014 - 2015 được cấp từ ngân sách nhà nước. 2. Kinh phí đào tạo: Hỗ trợ cho giáo sinh ngành sư phạm mầm non (có hộ khẩu thành phố) đang học tại các trường tư thục trên địa bàn được cấp bù học phí theo mức học phí của các trường công lập. - Dự kiến số giáo sinh năm 2014: 800 x 3 triệu = 2,4 tỷ. | | | - Dự kiến số giáo sinh năm 2015: 1.500 x 3 triệu = 4,5 tỷ. 1.500 x - Những năm tiếp theo: 1.500 x 3 triệu = 4,5 tỷ. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo bổ sung từ ngân sách thành phố và quyết toán theo thực tế. 3. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2015 đến năm 2020: - Nguồn kinh phí được cấp hàng năm cho giáo dục và đào tạo. - Nguồn kinh phí thường xuyên được - Nguồn kinh phí cá nhân tự chi trả. phân bổ hàng năm cho các trường. - Các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp khác (nếu có). - Đối với các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn: kinh phí thực hiện một phần từ nguồn vốn chương trình mục tiêu xây dựng hàng năm (nếu có), hoặc đơn vị, cá nhân đi học tự chi trả. - Đối với cán bộ công chức và Hiệu trưởng các đơn vị được cử đi đào tạo: thực hiện theo Điều 23, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức. - Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (trừ thủ trưởng đơn vị): thực hiện theo Mục 3 “Đào tạo bồi dưỡng” của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Lua Vietnam www.vanbalat.vn 9 VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Sở Giáo dục và Đào tạo: - Là cơ quan thường trực, phối hợp với Sở, ngành liên quan để trình Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành các chế độ, chính sách, cấp phát kinh phí theo yêu cầu của đề án được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. - Triển khai cụ thể kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020. - Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tổ chức kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố. nay Xác minh nhu cầu và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non từ đến năm 2015. - Tham mưu nội dung và báo cáo viên cho công tác bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non từ nay đến năm 2015. Tham mưu chỉ tiêu đào tạo sinh viên ngành sư phạm mầm non, tham mưu việc mở mã ngành đào tạo sinh viên hệ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học ngành sư phạm mầm non trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo. học sinh phổ nhiên lại y đến, - Tuyên truyền, vận động học sinh phổ thông dự tuyển vào ngành sư phạm mầm non, xác định chuẩn đầu ra cho công tác đào tạo giáo viên mầm non để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của các trường mầm non (công lập và ngoài công lập) trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo. - - Tổ chức sơ kết, tổng kết về thực hiện đề án, rút kinh nghiệm trình Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo kịp thời những phát sinh trong quá trình thực hiện. 2. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu các chế độ, chính sách cho giáo viên, nhân viên tham gia giữ trẻ từ 6 tháng đến 18 tháng tuổi. 3. Sở Tài chính: Cân đối, bố trí ngân sách thường xuyên, chương trình mục tiêu chi để đảm bảo các mục tiêu, tiến độ thực hiện đề án; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. 4. Ủy ban nhân dân quận - huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện: Ủy ban nhân dân quận - huyện tiến hành rà soát, thống kê số trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng và từ 12 tháng đến 18 tháng, từ đó nắm được tổng số trẻ hiện có và nhu cầu thực tế của phụ huynh đối với trẻ ở độ tuổi này. Dựa trên số liệu để chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ. Lua Vietnam www.vanbanatum 10 - Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận - huyện cử cán bộ quản lý, chuyên viên và giáo viên của đơn vị tham gia đầy đủ lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo; chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và quản lý việc tham gia học bồi dưỡng của các cán bộ quản lý, giáo viên trong đơn vị. - Trong năm học 2014 - 2015, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận - huyện chỉ đạo cho các Trường Bồi dưỡng Giáo dục tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên mầm non phụ trách nhóm trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi ở các nhóm, lớp cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tại địa phương với đội ngũ báo cáo viên là các chuyên viên, giáo viên đã tham gia lớp bồi dưỡng do Sở Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Kể từ năm 2015, Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận - huyện chỉ đạo cho các trường Bồi dưỡng Giáo dục chủ động phối hợp liên kết với các cơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý mầm non về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi theo nhu cầu thực tế của quận, huyện. Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại quận, huyện theo kế hoạch chung của Sở Giáo dục và Đào tạo khi có yêu cầu. 5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức đoàn thể: Thường xuyên tuyên truyền cho các bà mẹ về việc nuôi dạy trẻ an toàn, nući day kiên quyết không gửi trẻ ở những điểm giữ trẻ không phép; tổ chức giám sát hoạt động giáo dục, chăm sóc và nuôi dạy trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở ngoài công lập và nhóm trẻ gia đình, phát hiện kịp thời những điểm giữ trẻ không phép để kịp thời phối hợp chấn chỉnh, xử lý những sai phạm. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị lãnh đạo các cơ quan liên quan thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để được xem xét, giải quyết.. Lua vietnam www.vanbanluat.vn ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ 11
ÚY BAN NHĂN DÃN THÀNH PHÓ HÀ NỘI số: ‘tó-tô /QĐ-UBND CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2021 QUYÊT ĐỊNH về việc ban hành Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, cơ quan tương đương Sớ và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Nghị quyết sổ 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chỉnh phủ về việc ban hành Chương trình tống thế cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Chương trĩnh so 01-CTr/TƯ ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; đay mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 -2025”; Căn cứ Kẻ hoạch số 136/KH-UBND ngày 01/6/2021 của UBND thành phố Hà Nội vê Ke hoạch cải cách hành chỉnh nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình so /TTr-SNV ngày 4 ồ /9/2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chỉ số cải cách hành chính của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, với các nội dung chủ yếu sau: I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ ĐÓI TƯỢNG 1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung Theo dõi, đánh giá thực chất và khách quan kết quả thực hiện cải cách hành chính (CCHC) hàng năm của các Sở, cơ quan tương đương Sở (sau đây gọi tat là Sở), Úy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã (sau đây gọi tắt là Huyện) trong quá trình triến khai thực hiện Ke hoạch CCHC nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025. b) Mục tiêu cụ thể - Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công tác CCHC hàng năm của các Sở, các Huyện. - Xác định thang điểm, phương pháp đánh giá cho các nội dung, tiêu chí đánh giá, làm cơ sở xác định Chỉ số CCHC của từng cơ quan, đơn vị. 2. Yêu cầu a) Chỉ số CCHC phù hợp, bám sát nội dung, yêu cầu tại Ke hoạch CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 của ƯBND Thành phố. b) Chỉ số CCHC bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của các Sở, các Huyện và đánh giá thực chất, khách quan kết quả triển khai CCHC hàng năm của các Sở, các Huyện. c) Tăng cường sự tham gia đánh giá của cá nhân, tổ chức đối với quá trình triển khai CCHC của các Sở, các Huyện. d) Hình thành được hệ thống theo dõi, đánh giá đồng bộ, thống nhất trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. 3. Phạm vi và đối tượng áp dụng a) Phạm vi áp dụng Công tác theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện CCHC hàng năm của các Sở, ƯBND các Huyện. b) Đối tượng áp dụng Các Sở và cơ quan tương đương Sở; ƯBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội. (Danh sách chỉ tiết tạỉ Phụ lục ỉ đính kèm Quyết định này). II. NỘI DUNG CHỈ SÓ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH 1. Nội dung đánh giá Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC áp dụng cho các Sở, các Huyện được cấu trúc thành 8 nội dung đánh giá: (1) Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC. (2) Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật. (3) Cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. (4) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. (5) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. (6) Cải cách tài chính công. (7) Xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số. (8) Tác động CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. (Bộ tiêu chỉ xác định Chỉ số CCHC của các Sở, các Huyện được nêu chỉ tiết tại Phụ ĩục 2, Phụ ỉục 3 đỉnh kèm Quyết định này) 2. Thang điểm đánh giá - Thang điểm đánh giá là 100. - Điểm đánh giá qua thẩm định (tối đa) là 70/100. " Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học (tối đa) là 30/100. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng nội dung, tiêu chí. 3. Phương pháp đánh giá Ket hợp giữa đánh giá của Hội đồng thẩm định (đánh giá bên trong) và đánh giá qua điều tra xã hội học (đánh giá bên ngoài). - Đánh giá của Hội đồng thẩm định: + Các Sở, các Huyện tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí được quy định trong Chỉ số CCHC và hướng dẫn của Sở Nội vụ. + Điểm tự đánh giá của các cơ quan, đơn vị được Hội đồng thẩm định của Thành phố thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh (nếu cần thiết). - Đánh giá qua điều tra xã hội học (ĐT XHH): + Các tiêu chí đánh giá qua ĐT XHH được quy định trong Chỉ số CCHC. + Bộ câu hỏi ĐT XHH được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí được đánh giá qua ĐT XHH quy định trong Chỉ số CCHC. 4. Xác định Chỉ số CCHC - Điểm đạt được là tổng họp điểm qua ĐT XHH và điểm Hội đồng thẩm định Thành phố thấm định, đánh giá; và là căn cứ xác định Chỉ số CCHC của từng cơ quan, đơn vị. - Chỉ so CCHC được xác định bằng tỷ lệ % giữa “Tổng điểm đạt được” và “Tổng điểm tối đa (100 điểm)”. - Chỉ số thành phần theo nội dung, tiêu chí được xác định bằng tỷ lệ % giữa điếm đạt được và điểm tối đa của từng nội dung, tiêu chí. III. TỎ CHỨC THỰC HIỆN • « 1. Trách nhiệm thực hiện • • ♦ a) Sở Nội vụ - Hàng năm nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh, cập nhật Chỉ số CCHC phù hợp với tình tình thực tế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định cơ cấu điếm cụ thế của từng nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần; xây dựng hướng dẫn chấm điểm đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền về Chỉ số CCHC của các Sở, Chỉ số CCHC của ƯBND cấp huyện. - Định kỳ xây dựng kế hoạch (kèm theo dự toán kinh phí) triển khai xác định Chỉ số CCHC trình ƯBND Thành phố xem xét, ban hành; chủ trì, tổ chức thực hiện sau khi Ke hoạch được UBND Thành phố phê duyệt. Theo dõi, đôn đốc các Sở, ƯBND cấp huyện triển khai kế hoạch xác định Chỉ số CCHC. - Hướng dẫn các Sở, ƯBND cấp huyện triển khai công việc xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm của Sở, ƯBND cấp huyện; tập huấn, bồi dưỡng đối với công chức chuyên trách CCHC của các Sở, UBND cấp huyện về công tác theo dõi, đánh giá và xác định Chỉ số CCHC. - Tổng hợp, xử lý số liệu để xác định Chỉ số CCHC và xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả Chỉ số CCHC, trình ƯBND Thành phố xem xét, quyết định. - Trình ƯBND Thành phố quyết định thành lập Hội đồng thẩm định xác định Chỉ số CCHC của các Sơ, Chi số CCHC của UBND cấp huyện., - Tham mưu ƯBND Thành phố tổ chức công bố Chỉ số CCHC của các Sở, Chỉ số CCHC của các Huyện. b) Sở Tài chính Bố trí đủ kinh phí thực hiện kế hoạch xác định Chỉ số CCHC hàng năm; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí triền khai xác định Chỉ số CCHC theo kế hoạch. c) Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng các tiêu chí, tiêu chí thành phần ĐT XHH; xác định nhóm đối tượng, quy mô mẫu điều tra xã hội học và xây dựng bộ câu hỏi điều tra xã hội học. d) Các Sở, cơ quan tương đương Sở, ƯBND các quận, huyện, thị xã - Triển khai công việc xác định Chỉ số CCHC trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, đơn vị theo chỉ đạo của UBND Thành phố. - Xây dựng báo cáo xác định Chỉ số CCHC của cơ quan, đơn vị theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. - Phân công công chức chuyên trách theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả CCHC của cơ quan, đơn vị. - Bố trí kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC theo quy định. “Văn phòng ủy ban nhân dân Thành phố, Thanh tra Thành phố và các Sở: Tư pháp; Thông tin và Truyền thông; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Ke hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp với Sở Nội vụ trong việc theo dõi, đánh giá kết quả CCHC đối với từng nội dung, tiêu chí theo chức năng, nhiệm vụ và phân công của UBND Thành phố. 2. Kinh phí thực hiện a) Kinh phí triển khai xác định Chỉ số CCHC được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ hợp pháp khác (nếu có). b) Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho triển khai xác định Chỉ số CCHC hàng năm thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các vãn bản hướng dẫn Luật. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 6677/QĐ-ƯBND ngày 25/09/2017 của ƯBND Thành phố về việc ban hành Chỉ số đánh giá kết quả CCHC của các Sở, cơ quan ngang Sở, ƯBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020. Điều 3. Chánh Văn phòng ƯBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở và cơ quan tương đương Sở, Chủ tịch ƯBND các quận, huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Để cảo Nơi nhận: - Như Điều 3; - Bộ Nội vụ; Để - TT Thành ủy, TT HĐND TP; bảo - BCĐ CT số 01-CTr/TU; ' cảo - Chủ tịch UBND Thành phố; , Các PCT UBND Thành phổ; - Các Sở, ban, ngành TP; _ - UBND các quận, huyện, thị xã; - VPUB: CVP, các PCVP, TK-BT, NC, TH; -Lưu: VT, NC(B), SNVoob)./^ TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ tịch PHỤ LỤC 1 CÁC Cơ QUAN, ĐƠN VỊ XÁC ĐỊNH CHỈ SỚ CCHC HÀNG NĂM (Ban hành kèm theo Quyết định sể: 4240 /QĐ-UBND ngày /9/2021 của Uy ban nhân dân thành phố Hà Nội) STT TÊN Cơ QUAN, ĐƠN VỊ I Các Sở và cơ quan tương đương Sờ 1 Văn phòng ƯBND Thành phố 2 Sở Nội vụ 3 Sở Công thương 4 Sở Giáo dục và Đào tạo 5 Sở Giao thông Vận tải 6 Sở Ke hoạch và Đầu tư 7 Sở Khoa học và Công nghệ 8 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 9 Sở Ngoại vụ 10 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11 Sở Quy hoạch Kiến trúc 12 Sở Tài chính 13 Sở Tài nguyên và Môi trường 14 Sở Thông Tin và Truyền Thông 15 Sở Tư pháp 16 Sở Văn hóa và Thể thao 17 Sở Xây dựng 18 SỞYtế 19 Sở Du lịch 20 Ban Dân tộc 21 Thanh tra Thành phố 22 Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Chế xuất II Các quận, huyện, thị xã 1 ƯBND quận Ba Đình 2 ƯBND quận cầu Giấy 3 ƯBND quận Đống Đa 4 ƯBND quận Hai Bà Trung 5 ƯBND quận Hoàn Kiếm 6 ƯBND quận Hoàng Mai 7 UBND quận Long Biên 8 UBND quận Tây Hồ 9 ƯBND quận Thanh Xuân 10 UBND quận Hà Đông 11 ƯBND quận Nam Từ Liêm 12 UBND quận Bắc Từ Liêm 13 UBND thị xã Sơn Tây 14 UBND huyện Ba Vì 15 ƯBND huyện Chương Mỹ 16 UBND huyện Đan Phượng 17 ƯBND huyện Đông Anh 18 ƯBND huyện Gia Lâm 19 ƯBND huyện Hoài Đức 20 ƯBND huyện Mê Linh 21 UBND huyện Mỹ Đức 22 ƯBND huyện Phú Xuyên 23 ƯBND huyện Phúc Thọ 24 ƯBND huyện Quốc Oai 25 ƯBND huyện Sóc Sơn 26 ƯBND huyện Thạch Thất 27 ƯBND huyện Thanh Oai 28 UBND huyện Thanh Trì 29 UBND huyện Thường Tín 30 UBND huyện ứng Hòa PHỤ LỤC 2 CHỈ SÓ ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐÓI VỚI CÁC SỞ, Cơ QUAN TƯƠNG ĐƯƠNG SỞ (Ban hành kèm theo Quyết định sổ: /QĐ-ƯBND ngàyW/9/202ỉ của UBND thành phố Hà Nội) STT Nội dung/Tiêu chí/tiêu chí thành phần Điểm tối đa Chú thích 1 CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIÈU HÀNH CCHC 23.75 1.1 Ban hành và triển khai Kế hoạch 7.50 1.1.1 Kế hoạch CCHC 3.25 1.1.1.1 Ban hành kể hoạch năm 0.5 ỉ.ỉ.1.2 Chất lượng Kế hoạch 1.25 ỉ.ỉ.1.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 1.5 1.1.2 Kế hoạch PAPI 1.5 ỉ. ỉ.2. ỉ Ban hành kế hoạch 0.25 ỉ.1.2.2 Chất lượng Ke hoạch 0.5 1.1.2.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 0.75 1.1.3 Kế hoạch SIPAS 1.5 ỉ.1.3.1 Ban hành kế hoạch 0.25 ỉ.1.3.2 Chất lượng Kế hoạch 0.5 1.1.3.3 Mức độ hoàn thành kể hoạch 0.75 1.1.4 Ke hoạch khác 1.25 1.1.4.1 Ban hành kể hoạch năm 0.25 1.1.4.2 Chất lượng Kế hoạch 0.5 ỉ. 1.4.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 0.5 1.2 Công tác báo cáo 2.75 1.2.1 Báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, nãm 1.5 1.2.1.1 Số lượng báo cảo 0.25 1.2.1.2 Thời hạn gửi báo cáo 0.5 ỉ.2.1.3 Nội dung báo cáo 0.75 1.2.2 Báo cáo khác 1.25 ỉ.2.2. ỉ Số lượng báo cáo 0.25 ỉ.2.2.2 Thời hạn gửi báo cáo 0.5 ỉ.2.2.3 Nội dung báo cáo 0.5 1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra 2.75 1.3.1 Kiểm tra CCHC 1.5 1.3.1. ỉ Xây dựng Kế hoạch kiểm tra 0.25 ỉ.3.1.2 Mức độ hoàn thành kể hoạch kiểm tra 0.75 1.3.1.3 Xử lý, giải quyết các vấn đề phát hiện qua kiểm tra 0.5 1.3.2 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở 0.75 ỉ.3.2.1 Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra 0.25 ỉ.3.2.2 Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra 0.5 1.3.3 Thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý của Sở 0.5 1.4 Thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành phố giao (Kế hoạch, Kết luận hoặc vãn bản khác) 2.5 1.5 Công tác thông tin tuyên truyền về CCHC 1.25 1.5.1 Ke hoạch tuyên truyền CCHC (có kế hoạch tuyên truyền CCHC riêng hoặc nằm trong kế hoạch CCHC năm) 0.25 1.5.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC 0.5 1.5.3 Mức độ đa dạng trong tuyên truyền CCHC 0.5 1.6 Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành CCHC 2.5 1.6.1 Tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức theo quy định 0.5 1.6.2 Phụ trách trực tiếp công tác CCHC 0.5 1.6.3 Sáng kiến hoặc giải pháp mới trong cải cách hành chính 1.5 1.7 Hiệu quả triển khai các nhiệm vụ CCHC theo lĩnh vực được phân công (Kết quả các chỉ số như PAR-Inđex, PAPI, S1PAS... của Thành phố) 2 1.8 Tiêu chíĐTXHH 2.5 1.8.1 Tác động của tuyên truyền đối với việc nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về CCHC 0.5 ĐTXHH 1.8.2 Chất lượng các vãn bản chi đạo, điều hành CCHC của Sở 0.5 ĐTXHH 1.8.3 Tính kịp thời của các văn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của Sở 0.5 ĐTXHH 1.8.4 Sử dụng nguồn lực (nhân lực, tài chính...) cho công tác CCHC của Sờ 0.5 ĐTXHH 1.8.5 Công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ CCHC của Sở 0.5 ĐTXHH 2 XÂY DựNG VÀ TỔ CHỨC THựC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) 9 2.1 Xây dựng VBQPPL thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực Sở quản lý trình Thành phố ban hành 1 2.1.1 Xây dựng VBQPPL trong năm theo yêu cầu và thực tiễn quản lý nhà nước của Thành phố 0.5 2.1.2 Thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL 0.5 2.2 Theo dõi thỉ hành pháp luật 1.5 2.2.1 Xây dựng Ke hoạch theo dõi thi hành pháp luật 0.5 2.2.2 Thực hiện Ké hoạch theo dõi thi hành pháp luật 0.5 2.2.3 Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật 0.5 2.3 Công tác rà soát vãn bản quy phạm pháp luật 1 2.3.1 Thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của UBND Thành phố đối với ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Sở 0.5 2.3.2 Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hoá vãn bản QPPL 0.5 2.4 Tổ chức triển khai và tự kiểm tra việc thực hiện VBQPPL theo ngành, lĩnh vực quản lý của Sở 2 2.4.1 Tổ chức triển khai thực hiện VBQPPL thuộc lĩnh vực ngành Sở quản lý 0.5 2.4.2 Thực hiện công tác báo cáo hàng năm về kiểm tra, xử lý VBQPPL 0.5 2.4.3 Xử lý, giải quyết các vấn đề phát hiện qua kiểm tra 1 2.5 Số lượng và nộỉ dun^ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, chuyên đề (nếu có) về xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật 0.5 2.6 Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật 0.5 2.7 Tổ chức thực hiện việc đánh giá kết quả thi hành Luật thủ đô; nghiên cứu, đề xuất chính sách, lập hồ sơ đề nghỉ và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) 0.5 2.7.1 Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chất lượng các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch của Thành phố và Kế hoạch Liên tịch số 777/KH-BTP-UBNDTPHN ngày 19/3/2021 0.25 2.7.2 Phối hợp, tham mưu Thành phố trong việc nghiên cứu, đề xuất chính sách nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị và xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) 0.25 2.8 Tiêu chíĐTXHH 2 2.8.1 Tính đồng bộ, thống nhất, hợp lý, khả thi của hệ thống VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phố do Sờ tham mưu Thành phố ban hành 0.5 ĐTXHH 2.8.2 Tính kịp thời trong việc tồ chức triển khai VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phố do Sở tham mưu Thành phổ ban hành 0.5 ĐTXHH .... . 2.8.3 Tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thành phổ do Sở tham mưu Thành phố ban hành 0.5 ĐTXHH 2.8.4 Tác động của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến người dân, tổ chức 0.5 ĐTXHH 3 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THựC HIỆN Cơ CHÉ MỘT CỬẤ, MỘT CỬA LIÊN THÔNG 23.25 3.1 Kiểm soát quy định thủ tục hành chính (TTHC) 2 3.1.1 Ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Sở theo quy định của Thành phố 0.5 3.1.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch 0.5 3.1.3 Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát 0.5 3.1.4 Kiểm tra, kiểm soát TTHC 0.5 3.2 Rà soát, đơn giản hóa TTHC 0.5 3.3 Công bố thủ tục hành chính 1 3.3.1 Công bố thủ tục hành chính theo quy định 0.5 3.3.2 Công bố quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính 0.5 3.4 Công khai thủ tục hành chính 1 3.4.1 TTHC thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết của Sở được công khai đầy đủ, theo quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 0.5 3.4.2 TTHC thuộc thẩm quyền, trách nhiệm quản lý theo ngành, lĩnh vực của Sở được công khai đầy đủ, theo quy định trên cổng thông tin điện tử của Sở 0.5 3.5 Kết quả giải quyết TTHC 1.5 3.5.1 Hồ sơ hành chính của Sở được giải quyết trước hẹn vả đúng hẹn 1 3.5.2 Thực hiện quy định về xin lỗi trong quá trình giải quyết TTHC tại Sở 0.5 3.6 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông 3.25 3.6.1 TỔ chức tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông 2 3.6.1.1 Ban hành đầy đù các vãn bản về tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo quy định cùa Thành phổ 0.5 3.6.Ỉ.2 Bổ trí người ỉàm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 0.5 3.6.1.3 Thực hiện chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đổi với người làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định cùa Thành phổ 0.5 3.6. ỉ. 4 Điều kiện cơ sở vạt chất, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 0.5 3.6.2 TTHC giải quyết theo cơ ché một cửa, một cửa liên thông 1.25 3.6.2.ỉ TTHC thực hiện tại Sở được xây dựng quy trình và tổ chức giải quyết theo cơ chế một cửa 0.25 3.6.2.2 TTHC được xây dựng quy trình và tổ chức giải quyết theo cơ chế một cửa ỉiên thông 0.25 3.6.2.3 Chủ trì, xây dựng Quy chể phổi hợp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa liên thông mà nội dung chỉnh của công việc thuộc ỉĩnh vực, ngành cùa Sở quản ỉỷ, trình Thành phổ ban hành và triển khai thực hiện 0.5 3.6.2.4 Hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện trong việc xây đựng, triển khai Quy chể phổi hợp giải quyết công việc cùa cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa liên thông thuộc thẩm quyền cấp Huyện liên quan đến lĩnh vực, ngành Sở quán ỉý 0.25 3.7 Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối vói TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sớ 0.5 3.7.1 Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính hoặc việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở 0.25 3.7.2 Xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính hoặc việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở 0.25 3.8 Tiêu chí ĐTXHH 13.5 3.8.1 Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ 2 ĐTXHH 3.8.2 Chỉ số hài lòng về tổ chức giải quyết TTHC 2 ĐTXHH 3.8.3 Chỉ số hài lòng về công chức giải quyết TTHC 3.5 ĐTXHH 3.8.4 Chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC 2.5 ĐTXHH 3.8.5 Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC 3.5 ĐTXHH 4 CẢI CÁCH TÔ CHỨC Bộ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 6.5 4.1 Thực hiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở 0.5 4.2 Thực hiện quy định về giảm đầu mối tổ chức bên trong các cơ quan hành chính 0.5 4.3 Thực hiện quy định về quản lý biên chế 1.5 4.3.1 Thực hiện quy định về sử dụng biên chế hành chính 0.5 4.3.2 Thực hiện quy định về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở 0.5 4.3.3 Thực hiện quy định về biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước 0.5 4.4 Thực hiện phân cấp quản lý theo ngành, lĩnh vực 2 4.4.1 Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ, Bộ chủ quản ban hành 0.5 4.4.2 Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Thành phố ban hành 0.5 4.4.3 Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ của ngành đã phân cấp cho cấp huyện và các đơn vị trực thuộc 0.5 4.4.4 Xử lý, giải quyết các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra 0.5 4.5 Tiêu chí ĐTXHH 2 4.5.1 Tính hợp lý trong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức phòng, ban, đơn vị của Sở 0.5 ĐTXHH 4.5.2 Tính hợp lý trong việc Sở tham mưu UBND thành phố phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực giữa Sở và Huyện 0.5 ĐTXHH 4.5.3 Kết quả thực hiện công tác tiếp công dân và tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Sở 0.5 ĐTXHH 4.5.4 Kết quả thực hiện quy chế làm việc của Sở 0.5 ĐTXHH 5 XÂY DựNGVÀ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN Bỏ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 11.25 5.1 Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm 1 5.1.1 Thực hiện Đề án vị trí việc làm được phê duyệt 0.5 5.1.2 Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở xây dựng Đề án vị trí việc làm được Thành phố thẩm định, thông qua 0.5 5.2 Tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức 1.5 5.2.1 Thực hiện việc tuyển dụng công chức 0.5 5.2.2 Thực hiện việc tuyển dụng viên chức 0.5 5.2.3 Sử dụng công chức, viên chức theo quy định 0.5 5.3 Thực hiện quy định về bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cấp phòng và tương đương hoặc đơn vị sự nghiệp trực thuộc và tương đưomg thuộc Sở trở xuống 0.5 5.4 Đánh giá, phân loại công chức, viên chức 3 5.4.1 Thực hiện quy định về đánh giá, phân loại công chức, viên chức 1.5 5.4.2 Thực hiện kỷ cương hành chính, vân hóa ứng xử 1.5 5.5 Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 0.75 5.5.1 Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng nâm của Sở 0.25 5.5.2 Mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hàng năm cùa Sở 0.5 5.6 Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức 1 5.6.1 Cập nhật, quản lý dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trên Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (Phần mềm quản lý nhân sự) theo quy định 0.5 5.6.2 Đạt chỉ tiêu về chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP 0.5 5.7 Tiêu chí ĐTXHH 3.5 5.7.1 Năng lực giải quyết công việc của công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.7.2 Tinh thần trách nhiệm đối với công việc của công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.7.3 Thái độ phục vụ của công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.7.4 Tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân của công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.7.5 Thực hiện Quy tăc ứng xừ cùa công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan và nơi công cộng 0.5 ĐTXHH 5.7.6 Thực trạng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển và phân công nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.7.7 Tính công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, bố nhiệm công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 6 CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG 7 6.1 Tổ chức thực hiện công tác tài chính - ngân sách 2 6.1.1 Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 1 6.1.2 Thực hiện quy định về việc sừ dụng kinh phí nguồn từ NSNN 0.5 6.1.3 Tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách 0.5 6.2 Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách 1 6.2.1 Xây dựng và báo cáo dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách 0.5 6.2.2 Thực hiện công khai dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi báo cáo theo quy định 0.5 6.3 Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kỉnh phí quăn lý hành chính tại sở, chi cục thuộc sở; co' chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đon vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở 1.5 6.3.1 Cơ quan sở và tỷ lệ các đơn vị dự toán trực thuộc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định 0.5 6.3.2 Tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho công chức, viên chức và lao động hợp đồng làm việc tại Sở và các đơn vị trực thuộc 0.5 6.3.3 Báo cáo đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập 0.5 6.4 Thực hiện quy định về số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ 0.5 6.5 Tiêu chí ĐTXHH 2 6.5.1 Đánh giá việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí của Sở và các đơn vị trực thuộc Sở 0.5 ĐTXHH 6.5.2 Tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài sản công 0.5 ĐTXHH 6.5.3 Tác động của việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại sở, đơn vị trực thuộc 0.5 ĐTXHH 6.5.4 Đảm bảo phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định 0.5 ĐTXHH 7 XÂY DỤNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ, CHÍNH QUYỀN so 17.25 7.1 Ung dụng công nghệ thông tin của Sở 6.25 7.1.1 Ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT của sở (trong vòng 01 tháng sau khi UBND Thành phố ban hàn Kế hoạch) 0.25 7.1.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch ứng dụng CNTT của Sở 0.5 7.1.3 Tỷ lệ hồ sơ công việc được xừ lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) 0.5 7.1.4 Tỷ lệ cuộc họp trực tuyến do đơn vị chủ trì tổ chức 0.5 7.1.5 Vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng Dịch vụ công của Thành phố 2 7.7.5.7 Tỳ lệ hồ sơ giải quyết thù tục hành chỉnh được ỉuãn chuyển giữa nội bộ cơ quan cỏ thẩm quyền giải quyết hoặc giữa cảc cơ quan liên quan được thực hiện bằng phương thức điện từ 0.5 7.1.5.2 Tỷ ỉệ kết quả giải quyết TTHC đã giải quyết thành công được sổ hỏa, lưu trữ và có giá trị tải sử dụng. 0.5 7.1.5.3 Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của đơn vị phát sình hồ sơ 0.5 7.Ỉ.5.4 Tỷ ỉệ các địch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã và cùa Sở, ngành) theo lĩnh vực quản lý kết nổi, tích hợp với Công Dịch vụ công quổc gia 0.5 7.ì.6 Tỷ lệ số CSDL cùa đơn vị trong danh mục CSDL của Thành phố đã triển khai kết nối, chia sẻ với LGSP của Thành phố 0.5 7.1.7 Tỷ lệ hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý 0.5 7.1.8 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố được đảo tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng 0.5 7.1.9 Tỷ lệ Hệ thống thông tin của đơn vị được phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin 0.5 7.1.10 Sử dụng đầy đủ, triệt để, hiệu quả các phần mềm dùng chung của Thành phố 0.5 7.2 Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.5 7.2.1 Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phát sinh hồ sơ 0.5 7.2.2 Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phát sinh hồ sơ 0.5 7.2.3 Tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết TTHC 0.5 7.3 Thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích 1.5 7.3.1 Tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả két quả giải quyết qua dịch vụ BCCI 0.5 7.3.2 Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận qua dịch vụ BCCI 0.5 7.3.3 Tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được trả qua dịch vụ BCCĨ 0.5 7.4 Xây dựng Quy trình nội bộ và Áp dụng hệ thống quản lý chat lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001* 4.5 7.4.1 Xây dựng Quy trình nội bộ 2.5 7.4.1.ỉ Xây dựng Quy trĩnh nội bộ trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở và các đơn vị trực thuộc 0.5 7.4. ỉ.2 Hưởng dẫn UBND cấp huyện xây dựng Quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC theo ngành, lĩnh vực 0.5 7.4.1.3 Xây dựng Quy trĩnh nội bộ trong giải quyết công việc hành chỉnh tại Sở 0.75 7.4.1.4 Xây dựng Quy trình nội bộ trong giải quyết công việc hành chính tại các đơn vị trực thuộc Sở 0.75 7.4.2 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2 7.4.2.ỉ Công bổ hệ thống quản ỉỷ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động quản lý tại sở và đơn vị trực thuộc 0.5 7.4.2.2 Duy trì, cải tiến hệ thống quản ỉý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động quản lỷ tại sở và đơn vị trực thuộc 0.75 7.4.2.3 Tỷ lệ quy trình ISO 9001 thực hiện đủng tiêu chuẩn trong hoạt động tại Sở và dơn vị trực thuộc 0.75 7.5 Tiêu chí ĐTXHH 3.5 7.5.1 Người đúng đầu cơ quan, đơn vị có sử dụng phần mềm quản lý vãn bản và điều hành tác nghiệp 0.5 ĐTXHH 7.5.2 Mức độ sử dụng thư điện tử công vụ và ứng dụng CNTT trong điều hành, trao đổi công việc của cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 7.5.3 Tính kịp thời của thông tin được cung cấp trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của Sở 0.5 ĐTXHH 7.5.4 Mức độ đầy đủ của thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở. 0.5 ĐTXHH 7.5.5 Mức độ thuận tiện trong truy cập, khai thác thông tin trên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện từ của Sở 0.5 ĐTXHH 7.5.6 Mức độ thuận tiện của quy trình nội bộ đáp ứng việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân tổ chức 0.5 ĐTXHH 7.5.7 Tính hiệu quả trong việc thực hỉện quy trình ISO 9001 0.5 ĐTXHH 8 TÁC ĐỘNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐÉN PHÁT TRIỂN KINH TÉ Xà HỘI CỦA THÀNH PHO 2 8.1 Hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội Thành phố giao 1 8.2 Tiêu chí ĐTXHH 1 8.2.1 Hiệu quả trong tổ chức, triển khai các nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội Thành phố theo ngành, lĩnh vực 1 ĐTXHH Tỗng 100.00 PHỤ LỤC 3 CHỈ SÓ ĐÁNH GIÁ KÉT QUẢ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG ĐỚI VỚI UBND CÁC QUẬN, HUYỆN, THỊ Xà (Ban hành kèm theo Quyết định sổ: /QĐ-UBND ngày 2D /9/2021 của ƯBND thành phố Hà Nội) STT Nội dung/Tiêu chí/tiêu chí thành phần Điểm tối đa Chú thích 1 CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIÈU HÀNH CCHC 20.75 1.1 Ban hành và triển khai Ke hoạch 7.00 1.1.1 Kế hoạch CCHC 2.75 ỉ.ỉ.ỉ,ỉ Ban hành kể hoạch năm 0.25 ỉ.1.1.2 Chất lượng Kể hoạch 1.25 Ll.1.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 1.25 1.1.2 Kế hoạch PAPI 1.5 ỉ.1.2.1 Ban hành kế hoạch năm 0.25 Lĩ.2.2 Chất lượng Kế hoạch 0.5 Lỉ.2.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 0.75 1.1.3 Kế hoạch SIPAS 1.5 1.1.3. ỉ Ban hành kế hoạch năm 0.25 1.1.3.2 Chất lượng Kể hoạch 0.5 ỉ.1.3.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 0.75 1.1.4 Kế hoạch khác 1.25 1.1.4.1 Ban hành kể hoạch năm 0.25 ỉ.1.4.2 Chất lượng Ke hoạch 0.5 ỉ. 1.4.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch 0.5 1.2 Công tác báo cáo 2 1.2.1 Báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, năm 1 1.2.1.1 Sổ lượng bảo cáo 0.25 1.2.1.2 Thời hạn gửi bảo cáo 0.25 1.2.1.3 Nội dung bảo cảo 0.5 1.2.2 Báo cáo khác 1 Ỉ.2.2.Ỉ Sổ lượng báo cảo 0.25 ỉ.2.2.2 Thời hạn gửi bảo cảo 0.25 1.2.2.3 Nội dung bảo cáo 0.5 1.3 Công tác thanh tra, kiểm tra 3.5 1.3.1 Kiểm ưa CCHC 2.25 1.3.1.1 Xây dựng Kế hoạch kiểm tra 0.25 1.3.1.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm tra ỉ 1.3.1.3 Xử lý, giải quyết các vấn đề phát hiện qua kiểm tra 1 1.3.2 Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của huyện 0.75 1.3.2,ỉ Mức độ hoàn thành kế hoạch thanh tra 0.25 1.3.2.2 Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra 0.5 1.3.3 Thực hiện các quy định pháp luật về quản lý nhà nước trên địa bàn huyện 0.5 1.4 Thưc hiện các nhiệm vu Chính phủ, Thành ủy, UBND Thành pho giao (Kế hoạch, Ket luận hoặc văn băn khác) 1.5 1.5 Công tác thông tin tuyên truyền về CCHC 1.25 1.5.1 Kế hoạch tuyên truyền CCHC (có kế hoạch tuyên truyền CCHC riêng hoặc nằm trong kế hoạch CCHC năm) 0.25 1.5.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch tuyên truyền CCHC 0.5 1.5.3 Mức độ đa dạng trong tuyên truyền CCHC 0.5 1.6 Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành CCHC 2 1.6.1 Tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức theo quy định 0.5 1.6.2 Phụ trách trực tiép công tác CCHC 0.5 1.6.3 Sáng kiến hoặc giải pháp mới trong cải cách hành chính 1 1.7 Hiệu quả triển khai các nhiệm vụ CCHC theo lĩnh vực được phân công (Kết quả các chỉ số như PAR-Index, PAPI, SIPAS ... của Thành phố) 1 1.8 Tiêu chí ĐTXHH 2.5 1.8.1 Tác động của tuyên truyền đối với việc nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức về CCHC 0.5 ĐTXHH 1.8.2 Chất lượng các vãn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của Huyện 0.5 ĐTXHH 1.8.3 Tính kịp thời của các vãn bản chỉ đạo, điều hành CCHC của Huyện 0.5 ĐTXHH 1.8.4 Sử dụng nguồn lực (nhân lực, tài chính...) cho công tác CCHC của Huyện 0.5 ĐTXHH 1.8.5 Công tác chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ CCHC cùa Huyện 0.5 ĐTXHH 2 XÂY DựNG VÀ TỒ CHỨC THựC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (VBQPPL) 8 2.1 Theo dõỉ thi hành pháp luật 1.5 2.1.1 Xây dựng và thực hiện Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật 1 2.1.2 Báo cáo và xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật 0.5 2.2 Công tác rà soát vãn bản quy phạm pháp luật 1.5 2.2.1 Ban hành kế hoạch rà soát VBQPPL 0.5 2.2.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch rà soát VBQPPL 0.5 2.2.3 Xử lý kết quả rà soát, hệ thống hoá vãn bản QPPL 0.5 2.3 TỔ chức triển khai và tự kiểm tra việc thực hiện VBQPPL tại huyện 2.5 2.3.1 Tổ chức thực hiện VBQPPL do cấp trên ban hành 0.5 2.3.2 Ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện VBQPPL tại huyện 0.5 2.3.3 Mức độ hoàn thành kế hoạch kiểm tra 0.5 2.3.4 Xử lý, giải quyết các vấn đề phát hiện qua kiểm tra 1 2.4 Sổ lượng và nội dun^ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất, chuyên đề (nếu có) về xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật 0.5 2.5 Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật 1 2.6 Tiêu chí DTXHH 1 2.6.1 Tính kịp thời trong việc phát hiện và xử lý các bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện VBQPPL thuộc phạm vi quản lý nhà nước Huyện 0.5 ĐTXHH 2.6.2 Tác động của hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đôi với công dân, tổ chức 0.5 ĐTXHH 3 CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ THựC HIỆN cơ CHÉ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG 22 3.1 Kiểm soát quy định thủ tục hành chính (TTHC) 1.5 3.1.1 Ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của huyện theo quy định của Thành phố 0.5 3.1.2 Thực hiện rà soát thường xuyên danh mục TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền và đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định 0.5 3.1.3 Kiểm tra, kiểm soát TTHC 0.5 3.2 Rà soát, đon giản hóa TTHC 0.5 3.3 Công khai thủ tục hành chính 2 3.3.1 TTHC cấp huyện được công khai đầy đủ, đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện 0.5 3.3.2 TTHC cấp xã được công khai đầy đủ, đúng quy định tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của xã 0.5 3.3.3 TTHC của cấp huyện, cấp xã được công khai đầy đủ, đúng quy định trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của huyện, xã. 1 3.4 Kết quả giải quyết TTHC 2 3.4.1 Hồ sơ hành chính cấp huyện được giải quyết trước hẹn và đúng hẹn 0.75 3.4.2 Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã có 100% số hồ sơ hành chính được giải quyết trước hẹn và đúng hẹn 0.75 3.4.3 Thực hiện quy định về xin lỗi trong quá trình giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện 0.25 3.4.4 Thực hiện quy định về xin lỗi trong quá trình giải quyết TTHC tại UBND cấp xã 0.25 3.5 Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông 5 3.5.1 UBND cấp huyện và UBND cấp xã tố chức tiếp nhận và giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, cơ ché một cửa liên thông 3.5 3.5. ỉ.7 UBND cấp huyện và ƯBND cấp xã ban hành đầy đủ các văn bản về tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo quy định của Thành phổ 0.5 3.5.L2 UBND cấp huyện bố tri người ỉàm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đủng quy định 0.5 3.5.Ỉ.3 UBND cap xã bố trí người làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kểt quả đủng quy định 0.5 3.5.Ỉ.4 UBND cấp huyện và UBND cap xã thực hiện đúng quy định chế độ bồi dưỡng, cấp trang phục đối với người làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định Thành phổ 0.5 3.5. ĩ. 5 Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện và cấp xã L5 3.5.2 TTHC giải quyết theo cơ ohế một cửa, một cửa liên thông 1.5 3.5.2.ĩ TTHC thực hiện tại UBND cap huyện được xây dựng quy trình và tổ chức giải quyêt theo cơ chê một cửa, cơ chế một cửa liên thông 0.5 3.5.2.2 Xây dựng, ban hành, triển khai Quy chế phổi hợp giải quyết công việc của cả nhân, tổ chức theo cơ chề một cửa liên thông thuộc thẩm quyền ban hành cùa UBND cấp huyện 0.5 3.5.2.3 TTHC được xây dựng quy trình và tổ chức giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ che một cửa liên thông cùa UBND cấp xã 0.5 3.6 Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên địa bàn 1 3.6.1 Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính hoặc việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên địa bàn 0.5 3.6.2 Xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị cùa cá nhân, tổ chức đối với quy định hành chính hoặc việc giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyêt của trên địa bàn 0.5 3.7 Tiêu chí ĐTXHH 10 3.7.1 Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ 1.5 ĐTXHH 3.7.2 Chi số hài lòng về tổ chức giải quyết TTHC 1.5 ĐTXHH 3.7.3 Chỉ số hài lòng về công chức giải quyết TTHC 2.5 ĐTXHH 3.7.4 Chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC 2 ĐTXHH 3.7.5 Chi số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC 2.5 ĐTXHH 4 CẢI CÁCH TỎ CHỬC Bộ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 6.25 4.1 Thực hiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của huyện 0.5 4.2 Thực hiện quy định về đầu mối tổ chức bên trong các cơ quan hành chính 0.25 4.3 Thực hiện quy định về quản lý biên chế 1 4.3.1 Thực hiện quy định về sử dụng biên chế hành chính 0.25 4.3.2 Thực hiện quy định về số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập của huyện 0.5 4.3.3 Thực hiện quy định về biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước 0.25 4.4 Thực hiện phân cấp quản lý theo ngành, lĩnh vực 2 4.4.1 Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước do Trung ương ban hành 0.5 4.4.2 Thực hiện các quy định về phân cấp quàn lý nhà nước do UBND Thành phô ban hành 0.5 4.4.3 Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân cấp cho cấp cho huyện và các đơn vị trực thuộc 0.5 4.4.4 Xử lý, giải quyết các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra 0.5 4.5 Tiêu chí ĐTXHH 2.5 4.5.1 Tính hợp lý trong việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Huyện 0.5 ĐTXHH 4.5.2 Đánh giá thực hiện công tác tiếp công dân và tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Huyện 0.5 ĐTXHH 4.5.3 Đánh giá thực hiện công tác tiếp công dân và tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Xã 0.5 ĐTXHH 4.5.4 Kết quả thực hiện quy chế làm việc của Huyện 0.5 ĐTXHH 4.5.5 Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp xã 0.5 ĐTXHH 5 XÂY DựNG VÀ NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN Bộ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 12.25 5.1 Thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm 0.5 5.1.1 Tỷ lệ các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Huyện thực hiện cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt 0.25 5.1.2 Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp thuộc Huyện thực hiện đúng cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt 0.25 5.2 Tuyển dụng và sử dụng công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện theo phân cấp 1 5.2.1 Thực hiện quy định về tuyển dụng công chức cấp xã 0.5 5.2.2 Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức 0.25 5.2.3 Sử dụng công chức, viên chức, công chức cấp xã theo quy định 0.25 5.3 Thực hiện quy định về bổ nhiệm vỉ trí lãnh đạo cấp phòng và tương đương hoặc đon vị sự nghiệp trực thuộc và tương đương thuộc Huyện trở xuống 0.5 5.4 Đánh giá, phân loại công chức, viên chức 3 5.4.1 Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định (hướng dẫn) của Thành phố 1.5 5.4.2 Thực hiện kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử 1.5 5.5 Công tác đào tạo, bồỉ dưỡng cán bộ, công chức, viên chức 0.75 5.5.1 Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của huyện 0.25 5.5.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hàng nãm của huyện 0.5 5.6 Đổi mới công tác quăn lý cán bộ, công chức, viên chức 1 5.6.1 Cập nhật, quản lý dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức trên Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức (Phần mềm quản lý nhân sự) theo quy định 0.5 5.6.2 Đạt chỉ tiêu về chuyển đổi vị trí công tác theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP 0.5 5.7 Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn 1 5.7.1 Tỷ lệ số cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong nãm 1 5.8 Tiêu chí ĐTXHH 4.5 5.8.1 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.8.2 Tinh thần trách nhiệm đối với công việc cùa cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.8.3 Thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.8.4 Tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.8.5 Thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, nơi công cộng, nơi cư trú 0.5 DTXHH 5.8.6 Thực trạng công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.8.7 Tính công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 5.8.8 Mức độ hoàn thành theo chức trách nhiệm vụ được giao của Chủ tịch UBND cấp xã 0.5 ĐTXHH 5.8.9 Mức độ hoàn thành theo chức trách nhiệm vụ được giao của Trường phòng cấp huyện 0.5 ĐTXHH 6 CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG 8.5 6.1 TỔ chức thực hiện công tác tài chính - ngân sách 2 6.1.1 Thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước 1 6.1.2 Thực hiện quy định về việc sử dụng kinh phí nguồn từ NSNN 0.5 6.1.3 Tổ chức thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước về tài chính, ngân sách 0.5 6.2 Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách 1 6.2.1 Xây dựng và báo cáo dự toán, chấp hành, quyết toán ngân sách 0.5 6.2.2 Thực hiện công khai dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi báo cáo theo quy định 0.5 6.3 Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại quận, huyện, thị xã 1.5 6.3.1 Các đơn vị dự toán của quận, huyện, thị xã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng quy định 0.5 6.3.2 Tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP 0.5 6.3.3 Báo cáo đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính 0.5 6.4 Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập 2 6.4.1 Số đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên (đảm bảo chi thường xuyên 100%) 0.5 6.4.2 Tỷ lệ đơn vị SNCL thực hiện đúng quy định về việc phân phối kết quả tài chính hoặc sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên trong năm 0.5 6.4.3 Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện có tiết kiệm kinh phí, tăng thu nhập cho viên chức, người lao động hợp đồng 0.5 6.4.4 Báo cáo đánh giá hiệu quả cùa việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập 0.5 6.5 Tiêu chí ĐTXHH 2 6.5.1 Đánh giá việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sừ dụng kinh phí của cơ quan, đơn vị và các đơn vị trực thuộc 0.5 ĐTXHH 6.5.2 Tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài sản công 0.5 ĐTXHH 6.5.3 Tác động của việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của UBND huyện 0.5 ĐTXHH 6.5.4 Đảm bảo phương tiện, điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng (Theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) thuộc Huyện theo quy định 0.5 ĐTXHH 7 XÂY DỰNG CHÍNH QUYÊN ĐIỆN TỬ, CHÍNH QUYỀN SỐ 16.25 7.1 ứng đụng công nghệ thông tin của Huyện 5.5 7.1.1 Ban hành ké hoạch ứng dụng CNTT của huyện (trong vòng 01 tháng sau khi UBND Thành phố ban hành Ke hoạch) 0.25 7.1.2 Mức độ hoàn thành kế hoạch ứng dụng CNTT của huyện 0.5 7.1.3 Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước) 0.5 7.1.4 Tỷ lệ cuộc họp trực tuyến do đơn vị chủ trì tố chức 0.5 7.1.5 Vận hành Hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng Dịch vụ công của Thành phố 1.25 7.1.5.ỉ Tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển giữa nội bộ cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc giữa các cơ quan liên quan được thực hiện bằng phương thức điện từ 0.5 7.1.5.2 Tỷ ỉệ kết quả giải quyết TTHC đã giải quyết thành công được sổ hóa, lưu trữ và có giá trị tải sử dụng. 0.S 7.1.5.3 Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của đơn vị phát sình hồ sơ 0.25 7.1.6 Tỷ lệ hoạt động kiểm tra của cơ quan quân lý nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý 0.5 7.1.7 Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước thuộc Thành phố được đảo tạo ngắn hạn về kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng 0.5 7.1.8 Tỷ lệ Hệ thống thông tin của đơn vị đưực phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin 0.5 7.1.9 Sử dụng đầy đủ, triệt để, hiệu quả các phần mềm dùng chung của Thành phố 0.5 7.1.10 Trang thông tin điện tử cấp xã 0.5 7.2 Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 1.5 7.2.1 Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 phát sinh hồ sơ 0.5 7.2.2 Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phát sinh hồ sơ 0.5 7.2.3 Tỳ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên tổng so hồ sơ giải quyết TTHC 0.5 7.3 Thực hiện quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích 1.5 7.3.1 Tỳ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI 0.5 7.3.2 Tỷ lệ hồ sơ TTHC đưực tiếp nhận qua dịch vụ BCCI 0.5 7.3.3 Tỷ lệ kết quả giải quyết TTHC được trả qua dịch vụ BCCI 0.5 7.4 Xây dựng Quy trình nội bộ và Áp dụng hệ thống quản lý chất ỉưựng theo tiêu chuẩn ISO 9001 4.25 7.4.1 Xây dựng Quy trình nội bộ 2 7.4.1.ỉ Xây dựng Quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC 0.5 7.4.Ỉ.2 Xây dựng Quy trình nội bộ trong giải quyết công việc hành chính tại UBND cấp huyện 0.75 7.4.1.3 Xây dựng Quy trình nội bộ trong giải quyết công việc hành chỉnh tại UBND cấp xã 0.75 7A.2 Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 2.25 7.4.2.ỉ Công bố hệ thống quản ỉý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động quản lý tại ƯBND cấp huyện 0.5 7.4.2.2 Duy trì, cải tiến hệ thống quản ĩý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động quản lý tại ƯBND cẩp huyện 0.5 7.4.2.3 Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã duy trì, cải tiến và công bố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 vào hoạt động quàn lỷ. 0.25 7.4.2.4 Cơ quan cấp huyện áp dụng ISO 9001 trong quy trĩnh tiếp nhận, giải quyết và trả kểt quả giải quyết TTHC và thực hiện đúng tiêu chuẩn ISO 9001 trong hoạt động 0.5 7.4.2.5 Tỷ lệ đơn vị hành chỉnh cấp xã áp dụng ISO 9001 trong quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC và thực hiện đúng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động 0.5 7.5 Tiêu chí ĐTXHH 3.5 7.5.1 Người đứng đầu cơ quan, đơn VỊ có sử dụng phần mềm quản lý văn bản và chỉ đạo, điều hành 0.5 ĐTXHH 7.5.2 Mức độ sử dụng thư điện tử công vụ và ứng dụng CNTT trong điều hành, trao đổi công việc của cán bộ, công chức, viên chức 0.5 ĐTXHH 7.5.3 Tính kịp thời của thông tin 0.5 ĐTXHH 7.5.4 Mức độ đầy đủ của thông tin về các iĩnh vực quản lý nhà nước của huyện 0.5 ĐTXHH 7.5.5 Mức độ thuận tiện ưong truy cập, khai thác thông tin 0.5 ĐTXHH 7.5.6 Mức độ thuận tiện của quy trình nội bộ đáp ứng việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân tổ chức 0.5 ĐTXHH 7.5.7 Tính hiệu quả trong việc thực hiện quy trình ISO 9001 0.5 ĐTXHH 8 TÁC ĐỘNG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIẺN KINH TỂ Xà HỘI CỦA THÀNH PHÓ 6 8.1 Hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu kỉnh tế - xã hội Thành phố giao 1 8.2 Thực hiện thu ngân sách hàng năm của huyện theo Kế hoạch được Thành pho giao 1 8.3 Tiêu chí ĐTXHH 4 8.3.1 Chỉ số hài lòng của người dân về việc thực hiện một số nội dung PAPI của chính quyền 4 ĐTXHH Tổng 100.00
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 45/QĐ-NH NGÀY 27 THÁNG 02 NĂM 1997 VỀ VIỆC QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC ẤN ĐỊNH TỶ GIÁ MUA BÁN NGOẠI TỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH NGOẠI TỆ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC - Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước công bố tại Lệnh số 37/HĐNN8 ngày 24/5/1990 của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; - Căn cứ vào Nghị định 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ; QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay cho phép Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ được ấn định tỷ giá mua, bán ngoại tệ trong phạm vi biên độ cộng, trừ 5% (năm phần trăm) so với tỷ giá chính thức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố hàng ngày). - Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: + Đối với ngoại tệ chuyển khoản: Tỷ giá bán ra tối đa bằng tỷ giá mua vào cộng 0,1% tỷ giá mua vào. + Đối với ngoại tệ tiền mặt: Tỷ giá bán ra tối đa bằng tỷ giá mua vào cộng 0,5% của tỷ giá mua vào. Điều 2: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo theo định hướng chính sách tỷ giá từng thời kỳ. Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 311/QĐ-NH7 ngày 21/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Điều 4: Các ông Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ trưởng các Vụ, Cục ở Ngân hàng Trung ương có liên quan, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng Giám đốc, Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
BỘ XÂY DỰNG ------------------ Số: 792/BXD-KTQH V/v: triển khai Quyết định số 112/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh phúc ---------------------- Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2010   Kính gửi:  UBND các tỉnh, thành phố .   Ngày 03/09/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “ Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020” tại Quyết định số 112/QĐ-TTg. Bộ Xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam và các cơ quan liên quan, các cơ quanquản lý nhà nước tại địa phương, tổ chức khoa học tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quyết định 112/2002/QĐ-TTg theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại văn bản số 2140/VPCP - KTN của Văn phòng Chính ngày 01/04/2010. Để có cơ sở tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai một số công việc như sau: Rà soát chương trình triển khai Quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày 03/09/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá tình hình phát triển kiến trúc những năm qua (2003-2010), những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị cần “Điều chỉnh định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020”. Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành tại địa phương tiến hành rà soát, các báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15/6/2010 để Bộ Xây dựng tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ./. Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng Bộ Xây dựng (để b/c); - Lưu VT, Vụ KTQH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã ký Nguyễn Đình Toàn   PHỤ LỤC (Kèm theo công văn số: /BXD-KTQH ngày /3/2010 của Bộ Xây dựng) DANH SÁCH CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ BÁO CÁO THEO CÔNG VĂN SỐ 1614/BXD-KTQH NGÀY 04/8/2009 CỦA BỘ XÂY DỰNG TT Địa phương Đã báo cáo Chưa báo cáo    Đồng bằng sông Hồng    1 Hà Nội  X  2 Hải Phòng  X  3 Vĩnh Phúc  X  4 Bắc Ninh X   5 Hải Dương X   6 Hưng Yên X   7 Hà Nam  X  8 Nam Định X   9 Thái Bình X   10 Ninh Bình X     Trung du và miền núi phía bắc    11 Hà Giang  X  12 Cao Bằng X   13 Lào Cai X   14 Bắc Cạn  X  15 Lạng Sơn  X  16 Tuyên Quang X   17 Yên Bái  X  18 Thái Nguyên  X  19 Phú Thọ X   20 Bắc Giang X   21 Quảng Ninh X   22 Điện Biên X   23 Lai Châu X   24 Sơn La  X  25 Hoà Bình X     Ven biển miền Trung    26 Thanh Hoá X   27  Nghệ An X   28  Hà Tĩnh  X  29  Quảng Bình  X  30 Quảng Trị X   31 Thừa Thiên-Huế  X  32 Đà Nẵng X   33 Quảng Nam  X  34 Quảng Ngãi  X  35 Bình Định X   36 Phú Yên  X  37 Khánh Hoà X     Tây Nguyên    38 Kon Tum  X  39 Gia Lai X   40 Đăk Lăk X   41 Đăk Nông X   42 Lâm Đồng   X    Đông Nam bộ    43 TP. HCM  X  44 Ninh Thuận  X  45 Bình Phước  X  46 Tây Ninh  X  47 Bình Dương X   48 Đồng Nai  X  49 Bình Thuận  X  50 B.Rịa-V.Tàu  X    Đồng bằng sông Cửu Long    51 Long An  X  52 Đồng Tháp X   53 An Giang X   54 Tiền Giang X   55 Vĩnh Long  X  56 Bến Tre    57 Kiên Giang  X  58 Cần Thơ  X  59 Hậu Giang  X  60 Trà Vinh X   61 Sóc Trăng X   62 Bạc Liêu X   63 Cà Mau  X  
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Só: 2951 /TCT-KK V/v Quyết toán thuế đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo hướng dẫn tại công văn số 2361/TCT-KK CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 4 tháng 8 năm 2008 Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Thuận, Cần Thơ, Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn Tổng cục Thuế nhận được báo cáo của một số Cục Thuế và cơ sở kinh doanh phản ánh về việc thực hiện quyết toán thuế năm 2006, 2007 đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo hướng dẫn tại công văn số 2361/TCT-KK ngày 20/6/2008 của Tổng cục Thuế; Về vấn đề này, Tổng cục Thuế đã báo cáo Bộ Tài chính, thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau: Yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, Thành phố tổ chức thực hiện quyết toán thuế năm 2006, 2007 theo đúng các nội dung hướng dẫn tại công văn số 2361/TCT-KK ngày 20/6/2008 của Tổng cục Thuế. - Đối với các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng đủ các điều kiện để được áp dụng chế độ thuế khoán theo hướng dẫn tại công văn 2361/TCT-KK tiêu trên, Cục Thuế phải báo cáo Tổng cục Thuế về điều kiện đã xác định mức thuế khoán áp dụng và số thuế nộp, kết quả kinh doanh của đơn vị trước khi quyết toán các loại thuế theo mức thuế khoán quy định tại Quy chế quản lý tài chính đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng ban hành kèm theo Quyết định số 91/2005/QĐ-BTC để Tổng cục Thuế xem xét, chỉ đạo thực hiện. - Đối với các cơ sở kinh doanh chưa đủ các điều kiện để áp dụng chế độ thuế khoán thì thực hiện quyết toán thuế theo kê khai và áp dụng mức thuế theo quy định của các Luật thuế. Cơ sở kinh doanh căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ phát sinh của hoạt động kinh doanh này tại thời điểm tính thuế để kê khai, tính số thuế phải nộp của hoạt động kinh doanh này và kết quả kinh doanh chung của đơn vị. Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào các văn bản pháp luật thuế và hướng dẫn về việc tính, quyết toán thuế của Tổng cục Thuế xác định phương thức kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế năm 2006, 2007 cho từng đơn vị và báo cáo kết quả thực hiện về kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng của các đơn vị trên địa bàn về Tổng cục Thuế Bộ Tài chính trước ngày 15/8/2008. Tổng cục Thuế thông báo để các Cục Thuế biết và triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để xem xét giải quyết.. Nơi nhận: - Như trên; Công ty Đại Dương; CT LD Hải Thành-Kotobuki - Vụ PC, Vụ CST; Cục TCĐN, TTra - Các Ban CS, PC, TTTĐ; - Lưu VT; KK(3b). KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG CỤC TRƯỜNG INN
BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Số: 1455 /TCT-TNCN V/v quyết toán thuế TNCN. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2010 Kính gửi: Công ty TNHH MS METAL. Trả lời công văn số MSMT003/10 ngày 31/3/2010 của Công ty TNHH MS Metal về việc quyết toán thuế TNCN; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau: 1. Tại điểm 2, Điều 1 Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của Bộ Tài chính quy định: “Đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 30/6/2009 bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương, tiền công; từ nhận thừa kế; từ nhận quà tặng.”. 2. Tại điểm 3.4, khoản 3, mục I công văn số 451/TCT-TNCN ngày 08/02/2010 của Tổng cục Thuế về việc “Quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2009” đã hướng dẫn cụ thể như sau: “Do thực hiện miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2009 theo Nghị quyết của Quốc hội nên khi xác định số thuế phải nộp của 6 tháng cuối năm 2009, để nghị cơ quan thuế thực hiện như sau: - Lấy tổng thu nhập tính thuế của 6 tháng cuối năm chia (:) cho 6 để xác định thu nhập tính thuế bình quân tháng; - Căn cứ thu nhập tính thuế bình quân tháng và mức thuế suất thuế TNCN tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần để xác định số thuế TNCN phải nộp của tháng. - Lấy số thuế TNCN phải nộp của tháng nhân (x) với 6 để xác định được số thuế phải nộp của cả 6 tháng cuối năm.”. Căn cứ các quy định trên thì tổng thu nhập tính thuế của cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương, tiền công năm 2009 là tổng các khoản thu nhập tính thuế phát sinh từ ngày 01/7/2009 đến hết ngày 31/12/2009. Theo đó để xác định thu nhập tính thuế bình quân tháng sẽ lấy tổng thu nhập tính thuế của 6 tháng cuối năm chia (:) cho 6. Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH MS Metal biết./ Nơi nhận: - Như trên; - Cục thuế tỉnh Đồng Nai, - Lưu VT, TNCN (2b).s KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG TONG CUC TIDINGS лал Phạm Duy Khương