text
stringlengths 3
5.19M
|
---|
# TỔNG CỤC THUẾ
# CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
## Số: 3155/CT-TTHT
## V/v: Thuế Thu nhập cá nhân
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2015*
Kính gửi: Chi nhánh Công ty TNHH Bosch Việt Nam tại TP.HCM
Địa chỉ: 473 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Mã số thuế: 3603119522-001
Trả lời văn bản số 10022015/HR-BVNHCM ngày 11/12/2014 của Chi nhánh về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN:
### Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Tại Khoản 2 Điều 2 quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công:
> “Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
* a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
* b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
...
* đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
>”
### Khấu trừ thuế
- Tại Khoản 1 Điều 25 quy định khấu trừ thuế:
> “1) Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
...
* b) Thu nhập từ tiền lương, tiền công:
* b.1) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
* b.2) Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần.”
# CỤC THUẾ TP
## Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp
### Các trường hợp cụ thể:
#### 1. Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
#### 2. Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
Trường hợp Chi nhánh Công ty theo trình bày chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động *từ ngày 1/2/2015* có chi trả các khoản: tiền ngày phép còn tồn, tiền trợ cấp thôi việc, các phụ cấp phát sinh còn lại, khoản đóng góp bảo hiểm y tế (không theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội) cho người lao động sau thời gian người lao động đã nghỉ việc *(từ sau ngày 01/02/2015)* thì Chi nhánh có trách nhiệm khấu trừ theo thuế suất 10% trên tổng mức chi trả từ 2 triệu đồng trở lên.
Cục Thuế TP thông báo để Chi nhánh biết và thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
---
Nơi nhận:
- Như trên
- KT2
- Phòng PC
- Lưu: VT, TTHT
- 490-20001386/2015-atn
**KT. CỤC TRƯỞNG**
**PHÓ CỤC TRƯỞNG**
*Trần Thị Lệ Nga*
|
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 35/2023/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2023
THÔNG TƯ
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng
phí thẩm định các đồ án quy hoạch
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015,
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015,
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014, Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến
quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018,
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị định
số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30
tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và
quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm
2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng,
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và
lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số
91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy
định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu,
nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các đồ án quy hoạch.
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
2
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí
thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng
vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch
nông thôn (đồ án quy hoạch xây dựng).
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với: Người nộp phí, tổ chức thu phí, các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định các
đồ án quy hoạch xây dựng.
Điều 2. Người nộp phí
Người nộp phí là cơ quan trình thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng theo
quy định tại Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Nghị định số
37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định,
phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị, Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30
tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
37/2010/NĐ-CP và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Tổ chức thu phí
Tổ chức thu phí là cơ quan có thẩm quyền thẩm định đồ án quy hoạch xây
dựng theo quy định tại Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
Điều 4. Mức thu phí
1. Mức thu phí thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng thực hiện theo
quy định tại Biểu mức thu phí dưới đây. Mức thu phí tính theo tỷ lệ % trên tổng
chi phí lập từng đồ án quy hoạch đề nghị thẩm định (chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng).
Chi phí lập đồ án
≤200 500 700 1.000 2.000 5.000 7.000 10.000
quy hoạch
(triệu đồng)
Mức thu phí
(tỷ lệ %)
12,3
9,7 8,4 7,5
5,5 3,9 3.2 2,8
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
3
2. Số phí thẩm định phải nộp được xác định theo công thức sau:
a) Số phí thẩm định phải nộp = Tổng chi phí lập từng đồ án quy hoạch
đề nghị thẩm định (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) x Mức thu phí.
b) Trường hợp chi phí lập đồ án quy hoạch nằm trong khoảng giữa chi phí
lập đồ án quy hoạch quy định tại Biểu mức thu phí nêu trên thì mức thu phí
được xác định trên cơ sở chi phí lập đồ án của cận trên và cận dưới khoảng chi
phí lập đồ án quy hoạch được quy định tại Biểu mức thu phí theo công thức sau:
%).
Trong đó:
N₁ =
Nb
-
Nb - Na
{x (Gb - G₁ ) }
Gb - Ga
- N: Mức thu theo chi phí lập đồ án quy hoạch cần tính (đơn vị tính: tỷ lệ
- G: Chi phí lập đồ án quy hoạch cần tính mức thu (đơn vị tính: triệu
đồng).
- Ga: Chi phí lập đồ án quy hoạch cận dưới quy mô cần tính mức thu (đơn
vị tính: triệu đồng).
- G: Chi phí lập đồ án quy hoạch cận trên quy mô cần tính mức thu (đơn
vị tính: triệu đồng).
- Na: Mức thu phí tương ứng với Ga (đơn vị tính: tỷ lệ %).
- No: Mức thu phí tương ứng với G, (đơn vị tính: tỷ lệ %).
3. Đối với đồ án quy hoạch điều chỉnh theo quy định tại Luật Xây dựng,
Luật Quy hoạch đô thị và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên
quan đến quy hoạch:
a) Trường hợp điều chỉnh tổng thể
- Phạm vi điều chỉnh vượt quá quy mô diện tích và dân số của đồ án đã
được phê duyệt: Mức thu phí bằng 100% mức thu phí quy định tại khoản 1 Điều
này.
- Phạm vi điều chỉnh không vượt quy mô diện tích hoặc dân số của đồ án
đã được phê duyệt: Mức thu phí bằng 80% mức thu phí quy định tại khoản 1
Điều này.
b) Trường hợp điều chỉnh cục bộ: Mức thu phí bằng 50% mức thu phí quy
định tại khoản 1 Điều này.
Điều 5. Kê khai, nộp phí
1. Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định tại Điều 4
Thông tư này cho tổ chức thu phí theo hình thức quy định tại Thông tư số
74/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
Luat vietnam
Tiện ích văn bản luật
4
định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm
quyền quy định của Bộ Tài chính.
2. Chậm nhất là ngày 05 hằng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí
đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của tổ chức thu phí
mở tại Kho bạc Nhà nước. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, thu, nộp và quyết
toán phí theo quy định tại Thông tư số 74/2022/TT-BTC (tổ chức thu phí thuộc
Trung ương quản lý thì tiền phí nộp vào ngân sách trung ương; tổ chức thu phí
thuộc địa phương quản lý thì tiền phí nộp vào ngân sách địa phương).
Điều 6. Quản lý và sử dụng phí
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà
nước. Nguồn chi phí trang trải cho việc thẩm định và thu phí do ngân sách nhà
nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu phí theo chế độ, định mức chi ngân
sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tổ chức thu phí là cơ quan nhà nước được khoán chi phí
hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số
120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí được để lại 90% số tiền
phí thu được để trang trải chi phí cho việc thẩm định và thu phí theo quy định tại
Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP; nộp 10% số tiền phí thu được vào ngân
sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện
hành.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2023. Khoản 2
Điều 6 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng
từ thu, công khai chế độ thu phí không quy định tại Thông tư này được thực hiện
theo quy định tại các văn bản: Luật Phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-
CP; Luật Quản lý thuế; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm
2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Nghị
định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP; Nghị định số
11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục
hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ;
Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6
năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của
Chính phủ quy định về hoá đơn, chứng từ.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan viện dẫn tại
Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản
mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
-
5
4. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí và các cơ quan liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài
chính để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận:
KT. BỘ TRƯỞNG
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc;
- Ủy ban Tài chính, Ngân sách;
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các Hội, Đoàn thể;
- Sở Tài chính, Cục Thuế, KBNN các tỉnh, thành phố
trực thuộc TW;
- Công báo;
Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Vụ CST (3500). truy
TAI
THỨ TRƯỞNG
Cao Anh Tuấn
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
|
BỘ XÂYDỰNG
_______
Số: 2825/BXD-KTXD
V/vhướngdẫnthẩmquyềnthẩmđịnh, phêduyệt dự toángói thầuxây dựng
điềuchỉnh.
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________
HàNội, ngày 01tháng12năm2015
Kính gửi: Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 279/CV-CĐDLHngày 24/10/2015 của Trường Cao đẳng nghề Du
lịch Huế đề nghị hướng dẫn thẩmquyền thẩmđịnh, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng điều chỉnh.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Thẩmquyền thẩmđịnh, phê duyệt dự toán gói thầu xây dựng điều chỉnh:
Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng quy định: Chủđầutư tổchức xác định, cậpnhật dự toángói thầuxây dựng, thực hiệnthẩm
định, phêduyệt đểthay thếgiágói thầuxây dựngghi trongKếhoạchlựachọnnhàthầuđãphêduyệt,
làmcơsởđểlậpHồsơmời thầuhoặc Hồsơyêucầuvàđánhgiálựachọnnhàthầuxây dựng.
Căn cứ quy định nêu trên, đối với trường hợp 04 gói thầu mua sắmvật tư, thiết bị, lắp đặt vào công trình
nêu trong văn bản số 279/CV-CĐDLHngày 24/10/2015, chủ đầu tư tổ chức xác định, cập nhật dự toán
gói thầu; thực hiện thẩmđịnh, phê duyệt làmcơ sở lập Hồ sơ mời thầu hoặc Hồ sơ yêu cầu và đánh giá
lựa chọn nhà thầu xây dựng theo quy định.
2. Thẩmquyền thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh:
Thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán xây dựng công trình đã được chủ đầu tư phê duyệt tại Quyết định
số 222/QĐ-CĐDLHngày 25/4/2014. Theo nội dung văn bản số 279/CV-CĐDLHngày 24/10/2015, đối với
những thay đổi nhỏ trong quá trình thi công (như thay đổi về chủng loại vật liệu hoàn thiện, vị trí cửa,...)
nhưng không có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu của kết cấu
chịu lực, biện pháp tổ chức thi công ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình, không làmvượt
tổng mức đầu tư đã được phê duyệt (không thuộc trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 84 Luật Xây dựng
2014), thì chủ đầu tư tự tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế điều chỉnh. Trường hợp này, nếu chỉ điều
chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí nhưng không làmthay đổi giá trị dự toán xây dựng công trình đã
được phê duyệt bao gồmcả chi phí dự phòng, thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, thẩmđịnh và phê
duyệt dự toán điều chỉnh.
Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế căn cứ hướng dẫn trên tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu VT, Vụ KTXD(G).
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi PhạmKhánh |
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
Số: 4177/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
ĐỒNG THỜI CHẤP THUẬN NHÀ ĐẦU TƯ
Dự án xuất tuyến 110kV sau trạm biến áp 220kV khu kinh tế Nghi Sơn tại
các phường Hải Thượng, Mai Lâm, Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn
(Cấp lần đầu: ngày 18 tháng 10 năm 2024)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công
tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh
nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng
01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 31/2021NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt
động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu
tư; sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 25/2023/TT-BKHĐT ngày 31/12/2023 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo do
Tổng công ty điện lực Miền Bắc lập, nộp;
Theo đề nghị của Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu
công nghiệp tại Tờ trình số 3262/TTr-BQLKKTNS&KCN ngày 04/10/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư
với nội dung như sau:
1. Nhà đầu tư
a) Tổng Công ty Điện lực miền Bắc; Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp công ty TNHH MTV số 0100100417 do Phòng Đăng ký Kinh doanh,
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 31/3/2010, thay đổi
lần thứ 9 ngày 07/10/2021.
2
a) Địa chỉ trụ sở chính: số 20 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
2. Tên dự án: Xuất tuyến 110kV sau trạm biến áp 220kV Khu kinh tế
Nghi Sơn.
3. Mục tiêu dự án: khai thác hiệu quả dự án trạm 220kV Khu kinh tế
Nghi Sơn; chống quá tải cho hệ thống lưới điện, đảm bảo độ tin cậy cung cấp
điện, đảm bảo chất lượng điện năng trong việc cung cấp điện cho các phụ tải
khu vực Khu kinh tế Nghi Sơn và lân cận (thuộc mã ngành VSIC: 3512 -
Truyền tải và phân phối điện).
4. Quy mô dự án
a) Diện tích sử dụng đất khoảng: 11.802,1 m2 (chi tiết sẽ được chuẩn xác
theo hồ sơ thiết kế và sau khi Hội đồng bồi thường đo vẽ, kiểm đếm).
b) Công suất thiết kế: xây dựng mới và cải tạo 04 xuất tuyến đường dây
mạch kép tổng chiều dài 9,415 km, dẫy dẫn AC400 và AC2x330; thay thế, đảo
chuyển rơ le bảo vệ F87; biến dòng điện và dây dẫn trong trạm biến áp 110kV
Tĩnh Gia.
c) Quy mô xây dựng dự án
- Phần đường dây 110kV: xây dựng cột, móng cột, bu lông neo, tiếp địa,
dây dẫn.
-
Phần đấu nối trạm biến áp 110kV: Thay thế, đảo chuyển rơ le bảo vệ
F87; biến dòng điện và dây dẫn trong trạm biến áp 110kV Tĩnh Gia.
(Chi tiết các hạng mục công trình theo hồ sơ về xây dựng, quy hoạch
được cấp thẩm quyền phê duyệt).
5. Vốn đầu tư của dự án: khoảng 111.903.950.256 đồng (bằng chữ: một
trăm mười một tỷ, chín trăm linh ba triệu, chín trăm năm mươi nghìn, hai trăm
năm mươi sáu đồng); trong đó: vốn tự có 27.975.950.256 đồng (chiếm 25%),
vốn huy động 83.928.000.000 đồng (chiếm 75%).
6. Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm.
7. Địa điểm thực hiện dự án: tại phường Hải Thượng, phường Mai Lâm
và phường Tĩnh Hải, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
8. Tiến độ thực hiện dự án: hoàn thành trong vòng 12 tháng, kể từ thời
điểm được Nhà nước bàn giao đất.
9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng: dự án được hưởng các ưu
đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển
khai thực hiện dự án đầu tư:
1. Trách nhiệm của nhà đầu tư
a) Khẩn trương hoàn thành hồ sơ, thủ tục về đầu tư (bao gồm cả thủ tục
bảo đảm thực hiện dự án đầu tư), quy hoạch, xây dựng, điện lực, đất đai, lâm
3
nghiệp,... trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thỏa thuận theo quy định;
triển khai thực hiện dự án theo đúng với các nội dung được chấp thuận theo
quyết định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật; thực hiện báo
cáo định kỳ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư năm 2020.
b) Chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu tính toán tại hồ sơ dự án và
các văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hiệu quả đầu tư dự án; hiệu
quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.
c) Khi tuyến đường sắt nối từ ga hàng hóa tại Cảng Nghi Sơn đến gạ
GA-01 được đầu tư theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung Khu kinh tế
Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050, yêu cầu
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Ban Quản lý dự án lưới điện thực hiện theo
đúng cam kết của đơn vị tại Công văn số 2264/BQLDA-KT ngày 30/7/2024 và
Thông báo số 179/TB-UBND ngày 27/8/2024, có trách nhiệm di chuyển các
đoạn tuyến ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ hành lang an toàn đường sắt theo
quy định của pháp luật chuyện ngành ngay khi có thông báo của cơ quan có
thẩm quyền; kinh phí di chuyển bằng nguồn kinh phí của ngành điện mà không
được bồi thường, không được hỗ trợ kinh phí đã đầu tư xây dựng công trình.
d) Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý dự án theo đúng quy định của
pháp luật. Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và mọi thiệt hại phát
sinh trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục quy
định tại Luật Đầu tư, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính
phủ, pháp luật có liên quan và các nội dung quy định tại Quyết định này.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
a) Giao Sở Tài nguyên và môi trường hướng dẫn Tổng Công ty Điện lực
miền Bắc lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, hồ sơ thuê đất và tham
mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thông qua việc chuyển
mục đích sử dụng đất; quyết định cho thuê đất, đảm bảo phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy
định. Trong quá trình xử lý hồ sơ, thủ tục về cho thuê đất của dự án, trường
hợp phát hiện việc cho Tổng Công ty Điện lực miền Bắc thuê đất không thông
qua đấu giá, đấu thầu chưa đảm bảo quy định hiện hành của pháp luật về đất
đai, phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, làm cơ sở để xử lý các nội
dung liên quan đến chủ trương đầu tư theo quy định.
b) Giao UBND thị xã Nghi Sơn chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các
thủ tục giải phóng mặt bằng dự án, đảm bảo tiến độ theo quy định; cập nhật dự
án vào các quy hoạch có liên quan (nếu có), trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt, để đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023.
c) Đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện đầy đủ chức năng,
nhiệm vụ đối với việc đầu tư dự án của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc theo
quy định; chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức thực hiện quản lý
đầu tư dự án đảm bảo hiệu quả đầu tư, tuân thủ đúng quy định của pháp luật; tổ
4
chức giám sát, đánh giá đầu tư dự án theo quy định và báo cáo kịp thời về các
sai phạm (nếu có), thực hiện đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ đối với quá trình
thực hiện đầu tư dự án.
d) Các sở: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và
Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ban Quản lý Khu kinh tế
Nghi Sơn và các khu công nghiệp, UBND thị xã Nghi Sơn và các đơn vị có
liên quan, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên
quan về tính chính xác, phù hợp của nội dung tham mưu, thẩm định, tham gia ý
kiến và các điều kiện theo quy định (kể cả các nội dung thuộc chức năng,
nhiệm vụ của các đơn vị, có liên quan đến dự án nêu trên nhưng chưa được đề
cập tại các văn bản tham mưu, thẩm định, tham gia ý kiến); đồng thời, theo
chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết
kịp thời những công việc liên quan đến dự án đầu tư xây dựng trên theo quy
định hiện hành của pháp luật; báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh những khó
khăn, vướng mắc và vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi
Sơn và các khu công nghiệp, Giám đốc các sở: Xây dựng, Công Thương, Giao
thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch
UBND thị xã Nghi Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
3. Quyết định này được cấp một bản cho Tổng Công ty Điện lực miền
Bắc, một bản gửi Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp
và một bản được lưu tại UBND tỉnh Thanh Hóa./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THKH, CN, NN. (525.2024)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
NHAN
BAN
DAN
TIN
102
THANH
Mai Xuân Liêm
|
ỦY BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------
Số: 2646/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc------------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 5 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BỔ NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y
-------------------------
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BYT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ Y tế hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần;
Căn cứ Quyết định số 1461/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Trung tâm Pháp y thành phố thuộc Sở Y tế thành phố;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Công văn số 1318/STP-BTTP ngày 15 tháng 5 năm 2009 và của Sở Y tế tại Công văn số 4528/SYT-TCCB ngày 07 tháng 8 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay bổ nhiệm các Ông, Bà có tên sau đây làm giám định viên pháp y thuộc Trung tâm Pháp y thành phố:
1. Bà Đinh Nguyễn Thiên Kim, Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y thành phố;
2. Bà Nguyễn Thị Ngọc Lệ, Bác sĩ Trung tâm Pháp y thành phố;
3. Ông Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức;
4. Ông Trịnh Đình Thắng, Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115;
5. Ông Nguyễn Đình Phú, Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115;
6. Ông Nguyễn Hữu Minh, Bác sĩ Bệnh viện Nhân dân 115;
7. Ông Lê Thành Phương, Bác sĩ Bệnh viện chấn thương chỉnh hình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Y tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Trung tâm Pháp y thành phố và các Ông, Bà có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:- Như Điều 3;- Bộ Tư pháp;- Thường trực Thành ủy;- Thường trực HĐND thành phố;- TTUB: CT, các PCT;- UB MTTQ và các Đoàn thể TP;- Tòa án nhân dân TP, CATP;- Viện kiểm sát nhân dân thành phố;- Các Sở - ngành thành phố;- Ủy ban nhân dân các quận – huyện;- VPUB : PVP/PC,VX;- Phòng PCNC;- Lưu: VT, (NC/K) MH.
KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰCNguyễn Thành Tài
|
Kính gửi: Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang
Địa chỉ: Số 18 ngõ 44, Phố Đức Giang, P. Thượng Thanh,
Quận Long Biên, TP Hà Nội - MST: 0101452588
Cục Thuế TP Hà Nội nhận được Phiếu chuyển số 1002/PC-TCT ngày 29/11/2019 kèm theo công văn 1127/2019/CV-DGC ngày 27/11/2019 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
…”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến về nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty phát sinh các khoản chi cho “Câu lạc bộ Bóng chuyền Nữ Hóa chất Đức Giang Hà Nội”, nếu các khoản chi này không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì không được xác định là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với các khoản chi phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 và không thuộc các khoản chi không được trừ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 9 để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang được biết và thực hiện./. |
TỔNGCỤC HẢI QUAN
CỤC THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU
-------
Số: 6790/TXNK-CST
V/vmãsốhànghóavàthuếGTGT
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HàNội, ngày 29tháng7năm2019
Kính gửi: Công ty TNHHOsstemImplant Vi Na.
(Phòng K0.01 Tầng trệt, Cao ốc Docklands, Số 99 Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7,
TP. Hồ Chí Minh)
Cục Thuế xuất nhập khẩu nhận được công văn số 190628/CV-TCHQngày 28/06/2019 và công văn số
190629/CV-TCHQngày 29/06/2019 của Công ty TNHHOsstemImplant Vi Na đề nghị hướng dẫn mã số
hàng hóa và chính sách thuế giá trị gia tăng của mặt hàng ghế nha khoa và một số mặt hàng y tế dùng
trong nha khoa. Về vấn đề này, Cục Thuế xuất nhập khẩu có ý kiến như sau:
1. Về phân loại hàng hóa
Căn cứ Điều 26 Luật Hải quan; Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểmtra chất lượng,
kiểmtra an toàn thực phẩmđối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-
BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt
Nam; Thamkhảo chú giải chi tiết HS.
a) Mã số HS mặt hàng ghế nha khoa:
Ghế nha khoa có lắp dụng cụ nha khoa của nhóm90.18 thì phân loại thuộc nhóm90.18.
Ghế nha khoa không đi kèmcác dụng cụ nha khoa của nhóm90.18 thì phân loại thuộc nhóm94.02.
b) Mã số HS một số thiết bị y tế dùng trong nha khoa:
Đối với mặt hàng là khoan dùng trong nha khoa, Công ty có thể thamkhảo mã số 9018.41.00.
Đối với các thiết bị khác dùng trong nha khoa, Công ty có thể thamkhảo các mã số tương ứng thuộc
nhóm90.18.
Do hồ sơ kèmtheo không đầy đủ tài liệu kỹ thuật cũng như các thông tin cần thiết, Cục Thuế xuất nhập
khẩu không đủ cơ sở để có ý kiến về mã số cụ thể cho các mặt hàng. Đề nghị Công ty căn cứ thực tế
hàng hóa nhập khẩu, hồ sơ tài liệu kỹ thuật của mặt hàng để xác định, khai báo mã số phù hợp theo các
quy định dẫn trên. Trường hợp có vướng mắc đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan hải quan nơi đăng ký
tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.
2. Về chính sách thuế giá trị gia tăng
Căn cứ khoản 8 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung khoản 11 Điều 10 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“11. Thiết bị, dụngcụy tếgồmmáy móc vàdụngcụchuyêndùngchoy tếnhư: các loại máy soi, chiếu, chụpdùngđểkhám, chữabệnh; các thiết bị, dụngcụchuyêndùngđểmổ, điềutrị vết thương, ô tôcứuthương; dụngcụđohuyết áp, tim, mạch, dụngcụtruyềnmáu; bơmkimtiêm; dụngcụphòng tránhthai vàcác dụngcụ, thiết bị chuyêndùngchoy tếkhác theoxác nhậncủaBộYtế.
Bông, băng, gạc y tếvàbăngvệsinhy tế; thuốc phòngbệnh, chữabệnhbaogồmthuốc thànhphẩm, nguyênliệulàmthuốc, trừ thực phẩmchức năng; vắc-xin; sinhphẩmy tế, nước cất đểphachếthuốc tiêm, dịchtruyền; mũ, quầnáo, khẩutrang, săngmổ, baotay, baochi dưới, baogiày, khăn, găngtay chuyêndùngchoy tế, túi đặt ngực vàchất làmđầy da(khôngbaogồmmỹ phẩm); vật tư hóachất xét nghiệm, diệt khuẩndùngtrongy tếtheoxác nhậncủaBộYtế.”
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Thông tư số 83/2014/TT-BTC ngày 26/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện thuế GTGTtheo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Namquy định:
“5. Thiết bị, dụngcụy tếgồmmáy móc vàdụngcụchuyêndùngchoy tếnhư: các loại máy soi, chiếu, chụpdùngđểkhám, chữabệnh; các thiết bị, dụngcụchuyêndùngđểmổ, điềutrị vết thương, ôtôcứu thương; dụngcụđohuyết áp, tim, mạch, dụngcụtruyềnmáu; bơmkimtiêm; dụngcụphòngtránhthai; các dụngcụ, thiết bị chuyêndùngchoy tếkhác thực hiệntheoquy địnhtại Biểuthuếgiátrị giatăng banhànhkèmtheoThôngtư này.”
Đề nghị Công ty TNHHOsstemImplant Vi Na thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 26/2015/TT-BTC
và Thông tư số 83/2014/TT-BTC nêu trên.
Cục Thuế xuất nhập khẩu trả lời để Công ty TNHHOsstemImplant Vi Na được biết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, CST(3b).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Hưng |
UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH BẮC NINH______________
Số: 16/2011/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________
Bắc Ninh, ngày 30 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH
_________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ Thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09 tháng 4 năm 2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại tờ trình 05/TTr-STTTT ngày 13.10.2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: "Quy chế quản lý sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở, Ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UBND TỈNHKT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCHBùi Vĩnh Kiên
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 30/01/2011)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Hệ thống thư điện tử trong các cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh
Hệ thống thư điện tử của cơ quan nhà nước tỉnh Bắc Ninh là phần mềm ứng dụng phục vụ trao đổi thông tin trong các cơ quan nhà nước, góp phần cải cách hành chính, giảm văn bản giấy, thực hiện tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động quản lý hành chính trong các cơ quan nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Ninh sử dụng hệ thống thư điện tử trong việc gửi, nhận thông tin dưới dạng thư tín qua mạng tin học, phục vụ công tác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Bắc Ninh tham gia khai thác, sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Bắc Ninh phục vụ mục đích công tác và giao dịch hành chính.
Điều 3. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chi tiết về việc quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương II
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ TỈNH BẮC NINH
Điều 4. Thiết lập và vận hành hệ thống thư điện tử
1. Hệ thống Thư điện tử được thiết lập và vận hành trên hạ tầng Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh gồm Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, mạng nội bộ (LAN), mạng diện rộng của tỉnh(WAN) và mạng Internet. Hệ thống Thư điện tử tỉnh Bắc Ninh có địa chỉ tên miền duy nhất là: http://mail.bacninh.gov.vn, các địa chỉ thư điện tử có dạng [tên_đăng_nhập]@bacninh.gov.vn và được chia thành 2 loại:
a) Hộp thư điện tử dành cho các cơ quan nhà nước của tỉnh Bắc Ninh: là loại hộp thư đặc biệt dành cho cơ quan nhà nước được lập ra nhằm trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau. Hộp thư điện tử dành cho cơ quan nhà nước được đặt tên đăng nhập theo quy định: các cơ quan, đơn vị sử dụng từ viết tắt để đặt tên; các địa phương cấp huyện sử dụng nguyên tên gọi. Đối với hộp thư điện tử của các địa phương cấp xã thì được đặt tên theo quy định: <tên của địa phương viết liền>.<tên hộp thư của địa phương cấp huyện trực thuộc>. Ví dụ: xã Tam Giang thuộc huyện Yên phong có địa chỉ thư điện tử là: [email protected].
Các phòng, ban chức năng, đơn vị trực thuộc các cơ quan nhà nước có nhu cầu sử dụng hộp thư điện tử thì được đặt tên theo quy định: <tên đơn vị viết tắt>.<tên hộp thư của cơ quan, đơn vị, địa phương>. Ví dụ phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ được đặt tên là: [email protected].
b) Hộp thư điện tử dành cho cá nhân (dùng cho cán bộ, công chức, viên chức): Tùy vào yêu cầu công tác của các cơ quan, đơn vị và địa phương, hộp thư điện tử dành cho cá nhân được đặt tên theo một trong hai cách:
- <tên> + <viết tắt của họ và tên đệm>.
- <tên> + <viết tắt của họ và tên đệm>.<tên hộp thư của cơ quan, đơn vị, địa phương đang công tác >.
Ví dụ: Nguyễn Văn Hậu thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường sẽ được đặt tên là: [email protected].
Trong trường hợp tên hộp thư điện tử cá nhân bị trùng thì sẽ do Sở Thông tin và Truyền thông thay đổi trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm đảm bảo tính dễ nhớ, dễ hiểu của tên hộp thư điện tử cá nhân.
Điều 5. Lưu trữ, quản lý danh bạ thư điện tử
Địa chỉ thư điện tử của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong tỉnh được đăng ký và quản lý bởi Sở Thông tin và Truyền thông. Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông trực tiếp lưu trữ, quản lý danh bạ hệ thống thư điện tử tỉnh và chịu trách nhiệm công bố, cập nhật danh bạ thư điện tử của các cơ quan trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, của cán bộ, công chức có thẩm quyền lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Điều 6. Quy trình cấp mới, thay đổi, hủy bỏ hộp thư điện tử
Bước 1. Gửi yêu cầu
- Khi cần cấp mới địa chỉ hộp thư điện tử cho cơ quan hoặc cho cán bộ, công chức mới tuyển (thuộc diện được cấp hộp thư điện tử), Thủ trưởng cơ quan lập yêu cầu cấp mới hộp thư điện tử;
- Khi có thay đổi về tổ chức (sáp nhập, giải thể một cơ quan) hoặc khi có cán bộ, công chức thôi việc, nghỉ việc, nghỉ hưu, chuyển công tác sang địa phương khác, cơ quan được cấp lập yêu cầu thay đổi hay huỷ bỏ hộp thư điện tử;
- Khi có nhu cầu thay đổi hộp thư điện tử như thay đổi tên truy cập, cấp lại mật khẩu, cá nhân hoặc cơ quan được cấp hộp thư lập yêu cầu thay đổi.
Các yêu cầu trên phải được gửi đến Sở Thông tin và Truyền thông từ hộp thư điện tử chính thức của đơn vị hoặc gửi bằng văn bản giấy (nếu chưa có hộp thư).
Bước 2. Thực hiện yêu cầu
Sở Thông tin và Truyền thông tiếp nhận và chuyển yêu cầu cho Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện dựa theo các quy định của Quy chế này.
Trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi khác với yêu cầu ban đầu, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực tiếp trao đổi với người gửi yêu cầu.
Bước 3. Cập nhật, phản hồi thông tin
Sau khi giải quyết yêu cầu, Trung tâm Công nghệ thông tin gửi một thông báo kết quả thực hiện (hoặc nếu không thực hiện thì giải thích lý do) đến cơ quan, cá nhân gửi yêu cầu:
- Gửi thông báo cấp mới hộp thư điện tử dạng văn bản giấy đến cơ quan yêu cầu cấp hộp thư hoặc cơ quan chủ quản (đối với hộp thư cá nhân);
- Gửi thông báo thay đổi hộp thư điện tử bằng thư điện tử đến cơ quan yêu cầu thay đổi hoặc cơ quan chủ quản (đối với hộp thư cá nhân);
- Gửi thông báo huỷ bỏ hộp thư điện tử bằng thư điện tử đến Sở Nội vụ (trường hợp hủy bỏ hộp thư cơ quan) hoặc gửi đến cơ quan chủ quản.
Điều 7. Thời gian bắt buộc ứng dụng hệ thống thư điện tử trong công việc
Hệ thống thư điện tử tỉnh được chính thức áp dụng trong công việc kể từ khi quyết định có hiệu lực thi hành. Các cơ quan, cá nhân được cấp hộp thư điện tử trong hệ thống thư điện tử tỉnh phải sử dụng hộp thư này để gửi, nhận các loại văn bản được quy định tại Điều 8 của quy chế này.
Điều 8. Các loại văn bản được trao đổi qua Hệ thống thư điện tử
1. Ngoại trừ những văn bản mật và những nơi đã triển khai các hệ thống thông tin điện tử khác hỗ trợ, các loại văn bản sau đây bắt buộc phải trao đổi qua thư điện tử giữa các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong tỉnh:
- Lịch làm việc của UBND tỉnh, UBND cấp huyện (khi gửi thay thư mời);
- Các tài liệu trao đổi phục vụ công việc, tài liệu phục vụ các cuộc họp;
- Những văn bản gửi đến những cơ quan để biết, để báo cáo.
2. Các loại văn bản được khuyến khích trao đổi qua thư điện tử giữa các cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức trong tỉnh:
- Thư mời;
- Công văn;
- Báo cáo các cấp;
- Những thông tin chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện (đối với những thông tin chưa có trên Cổng thông tin điện tử hoặc thông tin cần gửi riêng đến người nhận).
3. Văn bản được chuyển qua thư điện tử nếu đáp ứng hai điều kiện sau đây thì có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các cơ quan nhà nước:
- Văn bản có chữ ký số của người gửi;
- Chữ ký số đó được tạo ra từ một chứng thư số còn hiệu lực được cấp bởi một nhà cung cấp dịch vụ chứng thực số (CA) phù hợp pháp luật Việt Nam.
Điều 9. Những loại thông tin được trao đổi qua hộp thư điện tử của cơ quan
1. Đối với các cơ quan nhà nước trong tỉnh: chỉ những thông tin phục vụ công việc mới được trao đổi qua hộp thư điện tử của cơ quan. Mọi tổ chức, cá nhân, không được sử dụng hộp thư này để trao đổi những thông tin quảng cáo, thông tin riêng của cá nhân hoặc những thông tin không chính thức khác.
2. Tất cả các cơ quan nhà nước trong tỉnh phải tiếp nhận góp ý, thắc mắc, khiếu nại do tổ chức, cá nhân gửi đến qua đường thư điện tử. Trường hợp các thư điện tử gửi đến có nêu rõ danh tính, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người gửi, cơ quan có trách nhiệm trả lời trong phạm vi thẩm quyền.
Các thông báo, giấy mời qua hộp điện tử của cơ quan có hiệu lực như văn bản giấy.
Điều 10. Quy định về việc gửi văn bản điện tử kèm theo văn bản giấy
Cơ quan nhà nước khi phát hành văn bản giấy gửi đến các cơ quan nhà nước khác (trừ những văn bản mật) ngoài việc gửi văn bản tới nơi nhận theo cách thông thường, phải gửi văn bản điện tử (tương ứng nội dung văn bản giấy đã được ban hành chính thức) vào địa chỉ thư điện tử của cơ quan có tên trong phần “nơi nhận” hoặc cung cấp địa chỉ để có thể liên lạc, nhận văn bản điện tử.
Ví dụ: khi gửi các văn bản đề nghị, tờ trình làm cơ sở để các cơ quan liên quan xử lý trả lời thì phải vừa gửi văn bản giấy, vừa gửi văn bản điện tử. Đối với các cơ quan tham mưu cho cơ quan cấp trên ban hành các quyết định, chỉ thị, nội dung các bài phát biểu, tham luận… thì nhất thiết phải gửi bản dự thảo dạng văn bản điện tử.
Điều 11. Quy định sử dụng bộ mã các ký tự chữ Việt và định dạng văn bản gửi kèm thư điện tử
Các tổ chức, cá nhân trong tỉnh phải sử dụng bộ mã các ký tự chữ Việt theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 (Unicode) để thể hiện các nội dung trao đổi qua thư điện tử. Các văn bản đính kèm thư điện tử phải có định dạng phù hợp với danh mục tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước (do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 20/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/4/2008) như: .txt, .rtf, .pdf, .doc, .odt, .csv, .xls, .ods, .ppt, .odp. Khi cần thiết, có thể gửi tập tin đính kèm theo định dạng nén: .zip, .gz. Không được đính kèm các tập tin thực thi (dạng .com, .exe, .bat …).
Điều 12. Quy định về kiểm tra, trả lời thư điện tử
Mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, công chức phải kiểm tra hộp thư điện tử tối thiểu hai lần trong ngày làm việc: buổi sáng từ 8 giờ đến 9 giờ, buổi chiều từ 14 giờ đến 15 giờ. Nếu để xảy ra tình trạng thiếu thông tin do không sử dụng thư điện tử, Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm.
Khi nhận được thư điện tử, người nhận phải trả lời ngay đến địa chỉ thư điện tử của người gửi với nội dung “đã nhận được thư bao gồm các văn bản đính kèm (nếu có)”. Trong trường hợp nội dung thư đáp ứng các yêu cầu và được pháp luật quy định phải giải quyết thì người nhận phải thêm thông tin “thời điểm giải quyết, trả lời chính thức”.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động của hệ thống thư điện tử tỉnh, bao gồm các công việc:
1. Xây dựng và triển khai kế hoạch, kinh phí duy trì, phát triển hàng năm hệ thống thư điện tử tỉnh đáp ứng nhu cầu công việc, bảo đảm sự đồng bộ với các hệ thống thông tin điện tử khác;
2. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng khai thác, sử dụng thư điện tử cho cán bộ, công chức;
3. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế, định hướng tổ chức xây dựng hệ thống thư điện tử tỉnh;
4. Kiểm tra đánh giá hoạt động của hệ thống thư điện tử tỉnh.
Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông trực thuộc Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
1. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống thư điện tử tỉnh (xây dựng, nâng cấp, duy trì hệ thống, bảo đảm các điều kiện kỹ thuật: tính ổn định, tốc độ trao đổi, dung lượng hộp thư, an toàn, bảo mật, khả năng lưu trữ dự phòng…);
2. Thông báo công khai và tiến hành các biện pháp khắc phục sự cố ngay sau khi hệ thống thư điện tử tỉnh bị lỗi phải ngưng hoạt động. Nội dung thông báo phải nêu rõ khoảng thời gian dự kiến phục hồi hệ thống;
3. Quản lý hộp thư điện tử của cơ quan, cá nhân (tạo mới, thay đổi, hủy bỏ…);
4. Thông báo các thông số kỹ thuật cần thiết để người dùng kết nối với hệ thống thư điện tử tỉnh;
5. Quản lý, cập nhật danh bạ thư điện tử.
Cá nhân được phân công quản lý, vận hành hệ thống thư điện tử tỉnh có trách nhiệm:
1. Quản lý hộp thư điện tử (cấp mới, điều chỉnh, huỷ bỏ) của các cơ quan, cá nhân phù hợp với các Điều thuộc Chương II của Quy chế này, phân phối dung lượng sử dụng phù hợp cho từng hộp thư;
2. Bảo vệ mật khẩu các hộp thư, bí mật nội dung của từng hộp thư; đảm bảo các vấn đề an toàn, an ninh của hệ thống thư điện tử tỉnh;
3. Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống thư điện tử tỉnh đảm bảo hệ thống ở mức sẵn sàng cao; báo cáo cấp trên các trường hợp sử dụng hộp thư điện tử sai mục đích, phát tán thư rác và đề xuất biện pháp xử lý;
4. Tổ chức định kỳ sao lưu, lưu trữ lại nội dung các hộp thư và có thể phục hồi khi cần thiết;
5. Lập báo cáo về tình hình sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh theo yêu cầu của Điều 17 Quy chế này hoặc khi có yêu cầu đột xuất của cấp trên;
6. Cung cấp thông tin về hoạt động của hệ thống thư điện tử tỉnh khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 14. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan khác trong việc quản lý, duy trì hoạt động của hệ thống thư điện tử tỉnh
1. Sở Nội vụ có trách nhiệm bảo đảm nhân sự cho việc xây dựng, duy trì hệ thống thư điện tử tỉnh; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc cập nhật danh bạ thư điện tử, rà soát hướng dẫn đưa tiêu chí về mức độ sử dụng thư điện tử vào nội dung xét thi đua khen thưởng đối với các cơ quan và cá nhân.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cân đối kinh phí cho các dự án nâng cấp và phát triển hệ thống thư điện tử tỉnh đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để vận hành;
3. Sở Tài chính có trách nhiệm bảo đảm kinh phí duy trì hoạt động hệ thống thư điện tử tỉnh; kinh phí tuyên truyền, tập huấn, cài đặt, triển khai sử dụng thư điện tử tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh;
4. Công an tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo an toàn thông tin hệ thống thư điện tử tỉnh.
Điều 15. Trách nhiệm chung của các cơ quan và cá nhân sử dụng thư điện tử
1. Các cơ quan nhà nước trong tỉnh có trách nhiệm:
- Tuyên truyền đảm bảo nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức về việc sử dụng thư điện tử trong công việc;
- Tổ chức đăng ký, quản lý và sử dụng hộp thư điện tử của cơ quan và hộp thư điện tử cho từng cán bộ, công chức; thông báo về Sở Thông tin và Truyền thông khi có thay đổi về nhân sự, tổ chức liên quan đến sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh;
- Xác định danh mục các loại văn bản mật và các văn bản khác không được gửi qua thư điện tử;
- Ban hành Quy chế sử dụng thư điện tử áp dụng cho cơ quan mình phù hợp với các quy định của Quy chế này.
2. Cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước của tỉnh phải tuân thủ các quy định sử dụng thư điện tử tại Chương II Quy chế này. Ngoài ra, mỗi cán bộ, công chức phải thực hiện các nội dung sau đây:
- Tự quản lý mật khẩu cá nhân hộp thư, không cung cấp mật khẩu cho người khác; trường hợp bị lộ hoặc quên mật khẩu, phải yêu cầu thay đổi mật khẩu theo quy định tại điều 6 của Quy chế này;
- Tự quản lý và lưu trữ nội dung thư điện tử bảo đảm an toàn, bảo mật;
- Không truy nhập trái phép thư của người khác;
- Không trao đổi thông tin trái quy định qua hộp thư điện tử đã được cấp;
- Tuân thủ các quy định về bảo mật, an toàn an ninh thông tin trong quá trình sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh; không được có hành vi ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống như phát tán virus, thư rác.
Điều 16. Trách nhiệm của cá nhân liên quan khác
Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp trong tỉnh có trách nhiệm:
- Đầu tư về hạ tầng kỹ thuật đảm bảo triển khai ứng dụng thư điện tử trong công việc;
- Chỉ đạo triển khai ứng dụng thư điện tử, tích hợp việc sử dụng thư điện tử với hệ thống quản lý văn bản và các hệ thống thông tin khác trong quản lý điều hành;
- Chịu trách nhiệm quản lý thư điện tử của cơ quan đơn vị mình.
- Gương mẫu sử dụng thư điện tử trong công việc;
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thư điện tử của cán bộ, công chức và các đơn vị thuộc quyền quản lý.
Cán bộ, công chức trong tỉnh có trách nhiệm báo cáo đến cơ quan chức năng những vấn đề bất thường trong sử dụng thư điện tử nhằm giúp hệ thống thư điện tử của tỉnh vận hành ổn định.
Chương III
CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO VÀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 17. Công tác kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng thư điện tử
Hàng năm, các cơ quan nhà nước trong tỉnh lập báo cáo tình hình sử dụng thư điện tử của cơ quan theo biểu mẫu và hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
Giao Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối tiếp nhận và tổng hợp số liệu báo cáo từ các cơ quan khác gửi về UBND tỉnh, Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông cũng là đầu mối kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình hoạt động của hệ thống thư điện tử tỉnh tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, hiệu quả thực tế sử dụng thư điện tử tại các cơ quan khác.
Điều 18. Khen thưởng - Kỷ luật
Hàng năm, căn cứ tiêu chí do Sở Nội vụ đề xuất và báo cáo kết quả thực tế của Sở Thông tin và Truyền thông, Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức xét và khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có tiêu chí về mức độ ứng dụng hiệu quả thư điện tử trong công việc.
Các tổ chức, cá nhân không thực hiện tốt Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm, sẽ bị xem xét kỷ luật hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh với Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh xem xét quyết định./. |
Kính gửi: Công ty TNHH Ngọc Linh
Địa chỉ: Số 381, đường Giải Phóng - phường Phương Liệt -
Quận Thanh Xuân - Hà Nội
Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn nhận được Công văn 13/2023/NL-CV ngày 07/02/2023 của Công ty TNHH Ngọc Linh về việc hướng dẫn các loại thuế trong hoạt động khai thác khoáng sản. Vấn đề này, Cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 5, Điều 7 Quyết định số 78/2007/QĐ-BTC ngày 18/9/2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” quy định:
“Điều 5. Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế
1. Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý trực tiếp người nộp thuế hoặc được giao nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ thuế của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật (sau đây gọi chung là cơ quan thuế quản lý trực tiếp) có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế của người nộp thuế.... ”
“Điều 7. Yêu cầu đối với người nộp thuế
1. Người nộp thuế khi có yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế thì gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn, giải quyết. Trường hợp không đồng ý với nội dung giải quyết của cơ quan thuế quản lý trực tiếp, người nộp thuế gửi yêu cầu hướng dẫn, giải đáp vướng mắc liên quan đến chính sách thuế, quản lý thuế lên cơ quan thuế cấp trên kèm theo văn bản giải quyết của cơ quan thuế quản lý trực tiếp đó....”
Căn cứ quy định trên, Công ty TNHH Ngọc Linh, mã số thuế 0100512315 không thuộc Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn quản lý trực tiếp. Do đó nội dung Công ty hỏi đề nghị Công ty liên hệ đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn./. |
QUYẾT ĐỊNH CHẤP THUẬN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ ĐỒNG THỜI CHẤP THUẬN NHÀ ĐẦU TƯ
Dự án Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn
(Cấp lần đầu: ngày 12 tháng 10 năm 2023)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 10/2023/NĐCP ngày 03/4/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 3202/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấp thuận cho Công ty TNHH BOB Thanh Hóa nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn;
Căn cứ văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư và hồ sơ kèm theo do Công ty TNHH BOB Thanh Hóa nộp ngày 13 tháng 9 năm 2023;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 6417/TTr-SKHĐT ngày 05/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với nội dung như sau:
1. Nhà đầu tư
a. Công ty TNHH BOB Thanh Hóa; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số 2803074789 do Phòng Đăng ký Kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, đăng ký lần đầu ngày 28/6/2023.
b. Địa chỉ trụ sở chính: Lô 59B, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga (giai đoạn II), phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2. Tên dự án: Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô.
3. Mục tiêu dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô (mã ngành theo VSIC: 2930 - Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác).
4. Quy mô dự án:
a. Diện tích đất thực hiện dự án: Khoảng 37.036 m2.
b. Quy mô xây dựng: Đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình: 02 xưởng sản xuất, nhà ăn ca, nhà văn phòng, nhà để xe, nhà nghỉ ca, 02 nhà bảo vệ, nhà để xe ô tô, nhà chứa rác thải sinh hoạt và các hạng mục công trình phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật khác (quy mô các hạng mục công trình sẽ theo quy hoạch chi tiết xây dựng, giấy phép xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
5. Vốn đầu tư của dự án: Khoảng 100 tỷ đồng. Trong đó: Vốn tự có của Công ty là 20 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư), vốn vay ngân hàng là 80 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư).
6. Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm.
7. Địa điểm thực hiện dự án: Tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
a. Phạm vi khu đất được xác định theo Trích lục bản đồ địa chính khu đất số 499/TLBĐ, tỷ lệ 1/2000 do Văn phòng Đăng ký Đất đai Thanh Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường lập ngày 18/8/2023.
b. Ranh giới khu đất như sau:
- Phía Đông Bắc giáp đất rừng sản xuất và đất ở (kế tiếp là hành lang đường Nghi Sơn - Sao Vàng).
- Phía Tây Bắc giáp đất rừng sản xuất và đường giao thông (vị trí đấu nối giao thông của dự án).
- Phía Tây giáp đất rừng sản xuất.
- Phía Nam giáp đất rừng sản xuất và đất khoáng sản.
8. Tiến độ thực hiện dự án
a. Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn: Theo tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động, khai thác vận hành.
b. Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành: Hoàn thành, đưa dự án vào hoạt động chậm nhất trong 12 tháng kể từ thời điểm được Nhà nước bàn giao đất.
9. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng: Dự án được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật.
10. Điều kiện khác để thực hiện dự án đầu tư: Trong thời hạn 12 tháng, nếu Công ty TNHH BOB Thanh Hóa không hoàn thành thủ tục, hồ sơ để được thuê đất thực hiện dự án Nhà máy sản xuất, gia công lắp đặt bộ dây điện ô tô tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn theo quy định, thì Quyết định này không còn giá trị pháp lý, Công ty TNHH BOB Thanh Hóa không được bồi thường, hỗ trợ bất kỳ các khoản kinh phí đã đầu tư, chi phí liên quan đến dự án.
Việc gia hạn thời gian hoàn thành hồ sơ thuê đất sẽ được xem xét trong trường hợp cụ thể theo đề nghị của nhà đầu tư và trên cơ sở các quy định của pháp luật, nhưng không quá ngày 11/9/2026 (trong trường hợp nhà đầu tư chưa hoàn thành việc nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án), tương đương với thời hạn thực hiện nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án được quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định số 3202/QĐ-UBND ngày 11/9/2023 của UBND tỉnh về việc chấp thuận cho Công ty TNHH BOB Thanh Hóa nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án phi nông nghiệp tại xã Thọ Tiến, huyện Triệu Sơn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư:
1. Trách nhiệm của nhà đầu tư
a. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để thực hiện, hoàn thành các hồ sơ, thủ tục về đầu tư (bao gồm cả thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư), xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, đấu nối giao thông, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thỏa thuận theo quy định trước khi thi công xây dựng dự án; triển khai thực hiện theo đúng chủ trương đầu tư được chấp thuận và các quy định có liên quan khác của pháp luật; chỉ được triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án sau khi hoàn thành các hồ sơ, thủ tục về đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, phòng cháy chữa cháy...
b. Hằng quý, hằng năm, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư và cơ quan Thống kê trên địa bàn về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 72 Luật Đầu tư năm 2020.
c. Chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và mọi thiệt hại phát sinh trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thủ tục quy định tại Luật Đầu tư, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ, pháp luật có liên quan và các nội dung quy định tại Quyết định này.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
a. Giao UBND huyện Triệu Sơn chỉ đạo UBND xã Thọ Tiến quản lý nguyên trạng, không cho phép thực hiện bất kỳ hoạt động nào trên khu đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho thuê đất; phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH BOB Thanh Hóa thực hiện thủ tục đấu nối giao thông dự án theo thẩm quyền; quản lý, giám sát việc thực hiện dự án trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động.
b. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Công ty TNHH BOB Thanh Hóa lập hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh đề nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định. Trong quá trình xử lý hồ sơ, thủ tục về cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của dự án, trường hợp phát hiện việc cho Công ty TNHH BOB Thanh Hóa thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu chưa đảm bảo quy định pháp luật về đất đai, phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh xem xét, làm cơ sở xử lý các nội dung liên quan đến chủ trương đầu tư theo quy định.
c. Giao Sở Xây dựng chủ trì, hướng dẫn Công ty TNHH BOB Thanh Hóa thực hiện các thủ tục về quy hoạch, xây dựng đảm bảo việc đầu tư xây dựng các hạng mục công trình của dự án tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và các quy định của pháp luật.
d. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn hướng dẫn Công ty TNHH BOB Thanh Hóa thực hiện đấu nối giao thông của dự án theo quy định.
đ. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Cục thuế tỉnh, UBND huyện Triệu Sơn và các ngành, đơn vị liên quan, chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan về tính chính xác, phù hợp của nội dung tham mưu, thẩm định, tham gia ý kiến và các điều kiện theo quy định (kể cả các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, có liên quan đến dự án nêu trên nhưng chưa được đề cập tại các văn bản tham mưu, thẩm định, tham gia ý kiến); đồng thời, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, giải quyết kịp thời những công việc liên quan đến dự án trên theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn, Công ty TNHH BOB Thanh Hóa và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
3. Quyết định này được cấp một bản cho Công ty TNHH BOB Thanh Hóa, một bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và một bản được lưu tại UBND tỉnh Thanh Hóa./. |
:
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
SỐ: 9456/TB-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2015
THÔNG BÁO
Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải
quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính
hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để
kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 156/2011/TT-BTC
ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
ietnam mục,
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa
XNK – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tại thông báo số 1475/TB-PTPLHCM ngày
30/6/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông
báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1.Tên hàng theo khai báo: Mục 3: Chất xử lý (Dung dịch polyme) – TR-330K
(NPL dùng để sx giày dép, mới 100%).
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai; ĐC: 1/1 Phạm Văn
Thuận, Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai; MST: 3600241531.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10039063743/E31 ngày 06/5/2015 tại Chi cục HQ
Biên Hòa (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai).
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chất phủ đi từ cao su và polyacrylate
trong dung môi hữu cơ, hàm lượng dung môi ~ 85%, thành phần dung môi là
LuatVietnam
www.vanban watum
Lade nam
www.vanbanluat.un
-
-
ethyl acetate; isobutylaldehyde; toluene; methyl methacrylate...
5. Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chất phủ đi từ cao su và polyacrylate trong dung
môi hữu cơ, hàm lượng dung môi ~ 85%, thành phần dung môi là ethyl acetate;
isobutylaldehyde; toluene; methyl methacrylate...
thuộc nhóm 32.10 “Sơn và vecni khác (kể cả các loại men trảng (enamels) và dầu
bóng và màu keo); các loại thuốc màu nước đã pha chế dùng để hoàn thiện da”,
phân nhóm“- Loại khác”, mã số 3210.00.99 “ - - Loại khác” tại Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.Q./
Nơi nhận: quy
- Tổng cục trưởng (để b/c);
Các Cục HQ tỉnh,TP (để t/hiện);
Chi
cục HQ Biên Hòa (Cục Hải quan tỉnh
Đồng Nai);
- Trung tâm PTPL HH XNK và các Chi
nhánh (để t/hiện);
Công ty TNHH Bình Tiên Đồng Nai; ĐC:
1/1 Phạm Văn Thuận, Tam Hiệp, Biên Hòa,
Đồng Nai;
Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Hằng (3b).
80
*
ITONG
KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyên Dương Thái
i
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 7745 /VPCP-QHQT
V/v thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng
ASEAN (AIF)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2010
HOA TỐC
Kính gửi:
-
-
Bộ Tài chính;
- Bộ Ngoại giao;
-
Bộ Tư pháp;
Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Xét đề nghị của Bộ Tài chính tại công văn số 14277/BTC-HTQT
ngày 25 tháng 10 năm 2010 về việc thành lập Quỹ cơ sở hạ tầng
ASEAN (AIF), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến
như sau:
1. Đồng ý về nguyên tắc chủ trương tham gia đóng góp vào Quỹ
AIF như kiến nghị của Bộ Tài chính tại công văn nêu trên. Mức đóng
góp không vượt quá 2% tổng quy mô của Quỹ (16 triệu USD) lấy từ
nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương.
2. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên
quan đàm phán, thẩm định và ký Thoả thuận thành lập Quỹ AIF. Sau
khi ký, Bộ Tài chính báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về kế
hoạch, phương án sử dụng Quỹ.
hiện.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo các cơ quan biết, thực
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các PTTg;
- VPCP: BTCN, các PCN,
các Vụ: TH, KTTH,Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, QHQT (2b). 4
N
HONG
CH
प्रे
Phạm Viết Muôn
|
# ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
##
### Số: 2469/UBND-NL Về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
Gia Lai, ngày 17 tháng 12 năm 2020
Kính gửi:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm gần đây, thời tiết trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Để chủ động trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), tổ chức huy động lực lượng chữa cháy rừng kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan có liên quan và các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc: Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật phòng cháy và chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy chữa cháy năm 2013; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 29/3/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 3671/KH-UBND, ngày 21/9/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ; Kế hoạch số 2161/KH-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh về Kế hoạch PCCCR tỉnh Gia Lai mùa khô 2020-2021; các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo việc triển khai các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và PCCCR.
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện): Củng cố, kiện toàn và hoàn thiện quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy PCCCR (sau đây viết tắt là BCH.PCCCR) cấp huyện, xã; chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã), Hạt kiểm lâm, đơn vị chủ rừng và các đơn vị có liên quan trên địa bàn thực hiện công tác PCCCR; ban hành Kế hoạch PCCCR mùa khô 2020 - 2021 cấp huyện; lập kế hoạch và tiến hành kiểm tra, đôn đốc các đơn vị chủ rừng, UBND cấp xã, cộng đồng dân cư, hộ gia đình được nhận rừng và các đơn vị khác có liên quan trên địa bàn trong việc thực hiện.
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
3. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo:
3.1. Chi cục Kiểm lâm:
- Chủ động, nắm bắt tình hình thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh, báo cáo và đề xuất kịp thời các biện pháp PCCCR hiệu quả cho UBND tỉnh để chỉ đạo các cấp, các ngành, các đơn vị chủ rừng triển khai thực hiện; chủ trì phối hợp với Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH) kiểm tra, đôn đốc các Ban Chỉ huy PCCCR cấp huyện, các đơn vị chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR; cung cấp số liệu cấp dự báo cháy rừng cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để thông báo 2 lần/tuần trong mùa khô năm 2020-2021.
- Chỉ đạo Hạt kiểm lâm các huyện, thị xã, Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR số 02 tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác PCCCR trên địa bàn và BCH.PCCCR cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốc các xã, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp PCCCR; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR cho cộng đồng dân cư; hướng dẫn người dân xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy không để xảy ra cháy lan vào rừng; triển khai thực hiện các công trình PCCCR theo kế hoạch năm 2021; bố trí lực lượng trực PCCCR (tại cơ quan và các trọng điểm cháy); thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ Website: kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm điểm cháy rừng.
- Đối với 03 Đội Kiểm lâm cơ động & PCCCR thuộc Chi cục Kiểm lâm: Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng; sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động.
3.2 Các đơn vị chủ rừng:
- Chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng đối với diện tích do đơn vị quản lý theo quy định tại điều 45, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR đến cộng đồng dân cư; kiểm tra, hướng dẫn người dân xử lý thực bì trong sản xuất nương rẫy không để xảy ra cháy lan vào rừng; thực hiện các biện pháp an toàn về PCCCR; xây dựng các công trình PCCCR đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả PCCCR trong mùa khô; rà soát, bổ sung quy chế phối hợp trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR với các xã, cơ quan, đơn vị trên địa bàn; bố trí lực lượng bảo vệ rừng trực PCCCR; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các hộ nhận khoán bảo vệ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, hậu cần sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh:
Tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí PCCCR, tạm ứng kinh phí dịch vụ môi trường rừng để các đơn vị chủ động triển khai thực hiện công tác PCCCR ngay từ đầu mùa khô năm 2021 theo kế hoạch quản lý bảo vệ rừng và PCCCR đã được UBND tỉnh phê duyệt.
5. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 2161/KH-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện các trang thiết bị ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
6. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Báo Gia Lai; Đài Truyền thành Truyền hình cấp huyện:
Có trách nhiệm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh về công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung và PCCCR nói riêng; Đài phát thanh và Truyền hình thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng 2 lần/tuần trong suốt mùa khô 2020 - 2021.
Nhận được văn bản này, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị chủ rừng; các sở, ban ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm;
Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và TT;
Công an tỉnh;
BCH Quân sự tỉnh;
BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh;
Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh;
Đài Phát thanh - TH tỉnh;
Báo Gia Lai;
Lưu: VT, TTTH, KGVX, NL.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Kpă Thuyên
|
Trả lời văn bản số 06/VT/2024 ngày 04/4/2024 của Công ty TNHH thép Vĩnh Thành (gọi tắt là Công ty) về việc chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ. Cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
+ Tại khoản 9 Điều 2 quy định:
“9. Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.”
+ Tại khoản 1 Điều 3 quy định tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
“Điều 3. Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:
1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
...”
+ Tại khoản 2 Điều 9 quy định nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
“Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:
...
2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ quy định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
“a) Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”
Căn cứ phụ lục I Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ hướng dẫn kê khai một số chỉ tiêu:
“- Chỉ tiêu “Chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ”:
+ Cột (3), (4) và (5): Người nộp thuế để trống không kê khai.
+ Cột (6): Ghi tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào chi phí trong kỳ và được xác định bằng tổng giá trị chi phí khấu hao đã tính vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có phát sinh giao dịch liên kết thì tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP. Trong đó chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 132/2020/NĐ-CP ngày 05/11/2020 của Chính phủ.
Công ty căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, đối chiếu với quy định tại văn bản pháp luật nêu trên để thực hiện đúng quy định.
Cục Thuế trả lời cho Công ty được biết và thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./. |
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Số: 2527/CT-TTHT
V/v Báo cáo tổ chức “Tuần lễ lắng
nghe ý kiến người nộp thuế năm 2010”
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2010
Kính gởi : - Uỷ Ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh
- Tông Cục Thuế
Để tiếp tục thực hiện chương trình cải cách thủ tục hành hành chính về
thuế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế nắm vững chính sách
thuế cũng như thủ tục hành chính thuế, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh dự định sẽ tổ
chức tuần lễ suy nghĩ về thuế với chủ đề: “ Lắng nghe ý kiến người nộp thuế”
mục đích:
nhằm
1/ Nhấn mạnh cho người nộp thuế biết : cơ quan thuế là người luôn lắng
nghe ý kiến và nguyện vọng của nộp thuế
2/ Từ lắng nghe ý kiến của nộp thuế sẽ dẫn đến đáp ứng các nguyện vọng
của người nộp thuế
3/ Từng bước thắt chặt quan hệ tin cậy, tạo niềm tin vào cơ quan thuế của
người nộp thuế, cơ quan thuế luôn luôn là người bạn đáng tin cậy nhất hỗ trợ
người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
4/ Thông qua chương trình, cơ quan thuế muốn tuyên truyền chính sách,
pháp luật thuế, các thủ tục hành chính về thuế đã được cải cách đồng thời thông
tin cho người nộp thuế về các dịch vụ hỗ trợ mà cơ quan thuế TP. Hồ Chí Minh
hiện nay đang cung cấp cho người nộp thuế
Tuần lễ suy nghĩ về thuế dự kiến tổ chức hàng năm vào tuần lễ cuối cùng
của tháng 5 hàng năm, năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện chương trình tuần lễ
“Lắng nghe ý kiến người nộp thuế” và được tổ chức vào tuần lễ từ ngày
24/05/2010 đến hết ngày 30/05/2010, Cục Thuế TP xin báo cáo Uỷ ban Nhân dân
thành phố, Tổng Cục Thuế (đính kèm bản kế hoạch tổ chức chương trình tuần lễ
suy nghĩ về thuế với chủ đề “Lắng nghe ý kiến người nộp thuế”)
Thué
Cục Thuế TP kính báo cáo Uỷ Ban Nhân dân TP. Hồ Chi Minh, Tổng Cục
xem xét.
Nơi Nhận :
- Như trên ;
- Vụ TTHT – TCT
- Vụ TCCB – TCT
- Ban Lãnh đạo Cục
- Các Phòng, các CCT quận huyện
- Lưu (HC, TTHT).
QT
KT/CỤC TRƯỞNG
PHỐ CỰC TRƯỞNG
CỤC THUẾ
TP.HO CHI MINH
TONE
CHE
Nguyễn Trọng Hạnh
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH TUẦN LỄ SUY NGHĨ VỀ
THUẾ VỚI CHỦ ĐỀ CỦA NĂM 2010:
“LẮNG NGHE Ý KIẾN NGƯỜI NỘP THUẾ”
(kèm theo văn bản số 2527 /CT-TTHT ngày 29/04/2010)
I/ Mục đích của chương trình:
1/ Nhấn mạnh cho người nộp thuế biết : cơ quan thuế là người luôn lắng nghe ý
kiến và nguyện vọng của nộp thuế
2/ Từ lắng nghe ý kiến của nộp thuế sẽ dẫn đến đáp ứng các nguyện vọng của
người nộp thuế
3/ Từng bước thắt chặt quan hệ tin cậy, tạo niềm tin vào cơ quan thuế của người
nộp thuế, cơ quan thuế luôn luôn là người bạn đáng tin cậy, hỗ trợ người nộp thuế
thực hiện tốt nghĩa vụ thuế
4/ Thông qua chương trình, cơ quan thuế muốn tuyên truyền chính sách, pháp
luật thuế, thông tin cho người nộp thuế về các dịch vụ hỗ trợ mà cơ quan thuế TP.
Hồ Chí Minh hiện nay đang cung cấp cho người nộp thuế
II/ Thời gian thực hiện tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế:
Tuần lễ suy nghĩ về thuế với chủ đề của năm 2010 sẽ tổ chức từ ngày 24/05/2010
đến hết ngày 30/05/2010
Năm 2010 là năm đầu tiên thực hiện chương trình và dự kiến hàng năm sẽ được
tổ chức vào tuần thứ tư của tháng 5 hàng năm.
III/ Các hoạt động của tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế :
1/ Tổ chức các hội nghị đối thoại lắng nghe ý kiến người nộp thuế : Tại Cục thuế
TP và các Chi Cục Thuế quận huyện (Riêng các Chi Cục Thuế phối hợp với các
Ủy ban nhân dân các quận huyện) tổ chức ít nhất 2 buổi lắng nghe và đáp ứng ý
kiến người nộp thuế ngay trong tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế (chậm
nhất không quá ngày cuối cùng của tuần lễ tiếp theo)
2/ Tổ chức lắng nghe và đáp ứng ý kiến người nộp thuế qua các mạng thông tin
điện tử, trang web của Cục Thuế, qua Hệ Thống đối thoại doanh nghiệp chính
quyền thành phố của Ủy Ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh.
3/ Trong tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế (5 ngày) tổ chức riêng 1 bàn (5
nhân viên) bố trí tại trụ sở cơ quan thuế để trực tiếp trả lời ngay những câu hỏi
của người nộp thuế nhận được trong tuần.
4/ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các báo, đài (báo Sài Gòn Giải
Phóng, Tuổi trẻ, Thanh niên, Pháp Luật, ...) tổ chức thu thập lắng nghe và đáp
ứng ý kiến người nộp thuế. Bố trí cán bộ trả lời những ý kiến do người nộp thuế
phản ánh thông qua các Báo, đài ngay khi tiếp nhận
5/ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp Luật về thuế cho 3 trường Đại học trên địa bàn
TP.Hồ Chí Minh (các trường sẽ cử 1 đội 3 sinh viên để tham gia cuộc thi), Cục
Thuế TP sẽ tổ chức thi vào ngày 30/05/2010
Nội dung thi : thi dưới hình thức bấm chuông trả lời trực tiếp các câu hỏi liên
quan đến pháp luật thuế
Phần thưởng cho chương trình: các Trường có các sinh viên tham gia chương
trình sẽ được nhận 1 giấy khen về việc tham gia công tác phổ biến tuyền truyền
pháp luật Thuế trên địa bàn TP.HCM, có giải thưởng cho 3 đội đoạt giải nhất (10
triệu đồng và cúp), giải nhì ( 7 triệu đồng) và giải ba (5 triệu đồng) và một số giải
thưởng phụ cho cổ động viên ( 3 giải mỗi giải : 100.000 đồng).
Chương trình sẽ được phổ biến trên đài truyền hình trên kênh HTV9- chương
trình phổ biến Pháp Luật hành tháng của Cục Thuế TP vào ngày thứ bảy đầu
tháng tháng 6/2010
6/ Tổ chức tuyên truyền cho tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế qua các báo,
đài, tờ rơi và các băng rôn trên một số tuyến đường tại TP Hồ Chí Minh (các Chi
Cục thuế quận huyện bố trí một số băng rôn (khẩu hiệu sẽ do Cục thuế thông
báo) trước và trong thời gian thực hiện tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế
(thời gian trước tuần lễ suy nghĩ về thuế dự kiến khoảng 1 tuần)
IV/ Triển khai thực hiện chương trình:
- Phòng Tuyên Truyền Hỗ trợ chịu trách nhiệm về nội dung của toàn bộ chương
trình, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các hoạt động của chương trình và phổ
biến cho các Chi Cục Thuế để cùng thống nhất triển khai
Kế hoạch phân công chi tiết cho từng bộ phận, cán bộ thực hiện nội dung chương
trình chậm nhất không quá ngày 05/5/2010
-
- Có văn bản báo cáo Ủy Ban Nhân dân thành phố, Tổng Cục Thuế sau khi đã có
kế hoạch, nội dung chi tiết thực hiện chương trình đã được Lãnh đạo Cục duyệt.
Thời gian chậm nhất trước ngày 03/5/2010
- Có văn bản gởi các trường đại học tham gia thực hiện chương trình . Thời gian
chậm nhất trước ngày 03/5/2010
- Các Chi cục thuế quận, huyện chịu trách thực hiện các hoạt động của chương
trình quy định tại điểm 1, 3, 4 và điểm 6 mục III. Thời gian phố biến cho các Chi
Cục Thuế thực hiện vào đầu tháng 5/2010 (dự kiến sẽ triển khai chocác Chi Cục
Thuế tại cuộc họp giao ban công tác tuyên truyền hỗ trợ vào ngày 07/05/2010)
- Phòng TTHT phối hợp Phòng Quản trị tài vụ chịu trách nhiệm xây dựng kinh
phí và trình lãnh đạo Cục Thuế phê duyệt kinh phí cho chương trình, bố trí hội
trường, các phương tiện phục vụ cho chương trình
V/ Tổng kết chương trình :
Thống kê số lượng các câu hỏi và trả lời của Cục Thuế TP, các Chi Cục thuế
quận huyện trong tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế
- Đánh giá kết quả đạt được trong chương trình, mặt đạt được, không đạt được để
rút kinh nghiệm thực hiện năm sau
- Có văn bản báo cáo Uỷ Ban nhân dân TP và Tổng Cục Thuế về kết quả thực
hiện chương trình.
Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 41/2007/QĐ-BGDĐT NGÀY 08 THÁNG 8 NĂM 2007 VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH VÀ LIÊN TỊCH BAN HÀNH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2005 HẾT HIỆU LỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ, sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 6 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Sau khi thống nhất với các Bộ, ngành có liên quan và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực thi hành; Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực thi hành (có các Danh mục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thiện Nhân
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BAN HÀNH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2005 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2007/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tổng số: 84 văn bản
TT
Ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành; trích yếu văn bản
Lý do hết hiệu lực
Văn bản hoặc điều khoản
văn bản thay thế
QUYẾT ĐỊNH
1
Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học và cao đẳng hệ chính quy
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
2
Quyết định số 05/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 08/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;
Quyết định số 11/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh hệ chính quy trung học chuyên nghiệp
3
Quyết định 06/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 18/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông
4
Quyết định số 07/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/02/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế thi tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học chuyên ban và trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 15/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/4/1998
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
5
Quyết định số 08/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh vào các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông
6
Quyết định số 12/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp tiểu học
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 5 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội Nước CHXHCNVN về Giáo dục quy định “Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005”;
Khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học”
7
Quyết định số 17/1999/QĐ- BGD&ĐT ngày 05/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ Hội thao Điền kinh và Thể thao Quốc phòng sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ IV (Thuộc nội dung Đại hội TDTT sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ I-1999)
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 1999
8
Quyết định số 23/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ 13 môn thi đấu tại Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ V
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho hội thi năm 1999
9
Quyết định số 37/1999/QĐ- BGD&ĐT ngày 30/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo và xét tuyển vào đại học, cao đẳng đối với học sinh dự bị đại học
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo học sinh hệ dự bị đại học và xét tuyển vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ dự bị đại học
10
Quyết định số 40/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/11/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Quy định tạm thời về tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá và công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở”
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở
11
Quyết định số 41/1999/QĐ- BGD&ĐT ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 phổ thông trung học ban hành theo Quyết định số 65/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/12/1998
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi
12
Quyết định số 43/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế làm việc của cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 3013/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế làm việc của Bộ Giáo dục và Đào tạo
13
Quyết định số 03/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 28/02/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế thi tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học chuyên ban và trung học cơ sở ban hành kèm theo Quyết định số 15/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/4/1998
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
14
Quyết định số 05/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 06/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/2/1999
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 18/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông;
15
Quyết định số 06/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 14/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung, sửa đổi một số điều trong quy chế thi tốt nghiệp tiểu học được ban hành theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/3/1999
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 5 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội Nước CHXHCNVN về Giáo dục quy định “Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005”;
Khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học”;
16
Quyết định số 11/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành mẫu bằng tốt nghiệp tiểu học
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học”;
Khoản 5 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội Nước CHXHCNVN về Giáo dục quy định “Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005”
17
Quyết định số 13/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh tiểu học
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
18
Quyết định số 20/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 05/1999/QĐ-BDG&ĐT ngày 23/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 08/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;
Quyết định số 11/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh hệ chính quy trung học chuyên nghiệp
19
Quyết định số 23/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
20
Quyết định số 26/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ giải bóng bàn “người giáo viên nhân dân” tranh giải “Báo Giáo dục và Thời đại” lần thứ V - 2000
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho giải tổ chức vào năm 2000
21
Quyết định số 30/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 25/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về biên chế năm học 2000-2001 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và sư phạm
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 2000-2001
22
Quyết định số 43/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 25/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên
23
Quyết định số 45/2000/QĐ- BGD&ĐT ngày 18/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học”;
Khoản 5 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội Nước CHXHCNVN về Giáo dục quy định “Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005”
24
Quyết định số 49/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Âm lịch Tân Tỵ của GDPT, mầm non, GDTX và sư phạm
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2000
25
Quyết định số 05/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ “Liên hoan tiếng hát giáo viên mầm non” toàn quốc
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2001
26
Quyết định số 06/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 24/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo
27
Quyết định số 07/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy chế thi tốt nghiệp phổ thông trung học, trung học chuyên ban và trung học cơ sở ban hành theo Quyết định số 15/1998/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định số 07/1999/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định số 03/2000/QĐ-BGD&ĐT
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 17/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
28
Quyết định số 08/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi Điều 6 quy chế tuyển sinh vào trường trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 08/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông
29
Quyết định số 09/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi một số điều của quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 06/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/2/1999
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 18/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 08/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thi tốt nghiệp bổ túc trung học cơ sở và bổ túc trung học phổ thông
30
Quyết định số 16/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Hội thao điền kinh và thể thao quốc phòng sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ V năm 2001
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2001
31
Quyết định số 18/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ thi đấu giải vô địch cầu lông học sinh toàn quốc giai đoạn 2001-2005
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho các giải thi đấu giai đoạn 2001-2005
32
Quyết định số 24/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc uỷ quyền cho giám đốc Đại học quốc gia cấp bằng tiến sỹ
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 4 Điều 43 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ, có đủ điều kiện thì được bảo vệ luận án và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học, Viện trưởng viện nghiên cứu khoa học cấp bằng tiến sĩ”
33
Quyết định số 33/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về biên chế năm học 2001-2002 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung học và cao đẳng sư phạm
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm học 2001-2002
34
Quyết định số 41/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Hội thi nghiệp vụ sư phạm - văn nghệ - thể dục thể thao của học sinh, sinh viên các trường sư phạm toàn quốc lần thứ II/2001
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2001
35
Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Tiểu học
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
36
Quyết định số 44/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ban hành theo Quyết định số 65/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/12/1998 và Quyết định số 41/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi
37
Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình trung học cơ sở
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông
38
Quyết định số 06/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ hội thi văn hoá - thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ IV năm 2002
Hết hiệu lực văn vì văn bản chỉ áp dụng cho Hội thi trong năm 2002
39
Quyết định số 12/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi các khoản 2 và 3 của Điều 11 trong quy chế thi tốt nghiệp tiểu học ban hành theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/3/1999 và Quyết định số 06/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 5 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội Nước CHXHCNVN về Giáo dục quy định “Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005”;
Khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học”;
40
Quyết định số 15/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 08/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/2/1999 và Quyết định số 08/2001/QĐ/BGD&ĐT ngày 30/3/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 12/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông
41
Quyết định số 16/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hệ chính quy (ban hành theo Quyết định số 05/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/2/1999 đã được sửa đổi bổ sung theo Quyết định số 20/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy;
Quyết định số 05/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 21/2/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Quyết định số 06/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế Tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp
42
Quyết định số 23/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi Điều 7 trong Quy chế thi tốt nghiệp bổ túc tiểu học ban hành theo Quyết định số 45/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do không phù hợp với văn bản có hiệu lực cao hơn
Khoản 5 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội Nước CHXHCNVN về Giáo dục quy định “Bỏ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học năm học 2004-2005”;
Khoản 1 Điều 31 Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học”
43
Quyết định số 25/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ hội thi giảng viên dạy giỏi môn học giáo dục quốc phòng các đại học, học viện, trường đại học, trung tâm giáo dục quốc phòng năm 2002
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho hội thi năm 2002
44
Quyết định số 27/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 06/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành điều lệ thi đấu giải vô địch bóng rổ các trường trung học phổ thông toàn quốc giai đoạn 2002-2006
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho giai đoạn 2002-2006
45
Quyết định số 35/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về biên chế năm học 2002-2003 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng và trung học sư phạm
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm học 2002-2003
46
Quyết định số 36/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định tạm thời về mục tiêu giáo dục và kế hoạch dạy học bổ túc trung học cơ sở
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 48/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 27/11/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Bổ túc trung học cơ sở
47
Quyết định số 37/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 03/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
48
Quyết định số 38/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ giải bóng bàn “Người Giáo viên Nhân dân” tranh giải “Báo Giáo dục và Thời đại” lần thứ VI - 2002
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2002
49
Quyết định số 08/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
50
Quyết định số 11/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế tuyển sinh hệ chính quy trung học chuyên nghiệp
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 13/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học chuyên nghiệp
51
Quyết định số 27/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ hội thi giảng viên dạy giỏi môn học Giáo dục quốc phòng các trường cao đẳng năm 2003
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho hội thi năm 2003
52
Quyết định số 28/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI năm 2004
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho hội thi năm 2004
53
Quyết định số 37/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về biên chế năm học 2003-2004 của Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục thường xuyên, Trung học sư phạm và Cao đẳng sư phạm
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 2003-2004
54
Quyết định số 44/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, lớp 2
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
55
Quyết định số 46/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Bổ túc tiểu học
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình Xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
56
Quyết định số 02/2004/QĐ- BGD&ĐT ngày 23/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bổ sung quy chế tổ chức, đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 04/1999/QĐ-BGD&ĐT
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
57
Quyết định số 04/2004/QĐ- BGD&ĐT ngày 27/02/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 08/2003/QĐ- BGD&ĐT ngày 13/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 07/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
58
Quyết định số 05/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/03/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 65/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/12/1998; Quyết định số 41/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/1999 và Quyết định số 44/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi
59
Quyết định số 06/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 08/03/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Quy chế Tuyển sinh hệ chính quy Trung học chuyên nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 11/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 13/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung học chuyên nghiệp
60
Quyết định số 08/2004/ QĐ-BGD&ĐT ngày 31/03/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ VI - 2004 ban hành kèm theo Quyết định số 28/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho hội thi năm 2004
61
Quyết định số 24/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về biên chế năm học 2004 - 2005 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung học sư phạm và cao đẳng sư phạm
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 2004-2005
62
Quyết định số 27/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ Hội thao giáo dục quốc phòng học sinh trung học phổ thông toàn quốc
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm 2004
63
Quyết định số 29/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định tạm thời về đánh giá, xếp loại học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
64
Quyết định số 04/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 16/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông
65
Quyết định số 05/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 17/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 65/1998/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/12/1998; Quyết định số 41/1999/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/1999; Quyết định số 44/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2001 và Quyết định số 05/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/03/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 52/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi
66
Quyết định số 13/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 11/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế Tuyển sinh trung học chuyên nghiệp
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 06/2006/QĐ-BGDĐT ngày 17 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp
CHỈ THỊ
67
Chỉ thị số 02/1999/CT/BGD&ĐT ngày 10/2/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giáo viên, học sinh, sinh viên các trường tham gia công tác tuyên truyền cho cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm 1999
68
Chỉ thị số 16/1999/CT-BGD&ĐT ngày 24/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng nhà giáo cán bộ quản lý giáo dục đào tạo hè 1999
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 1999
69
Chỉ thị số 26/1999/CT-BGD&ĐT ngày 04/6/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 1999
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho hội kỳ thi năm 1999
70
Chỉ thị số 32/1999/CT-BGD&ĐT ngày 07/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 1999-2000 của Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục không chính quy
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 1999-2000
71
Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD&ĐT ngày 17/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về các biện pháp cấp bách tăng cường quản lý dạy thêm, học thêm
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về dạy thêm học thêm
72
Chỉ thị số 17/2000/CT-BGD&ĐT ngày 29/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đào tạo hè năm 2000
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2000
73
Chỉ thị số 19/2000/CT-BGD&ĐT ngày 08/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 2000
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh năm 2000
74
Chỉ thị số 29/2000/CT-BGD&ĐT ngày 29/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm toàn ngành trong năm học 2000-2001
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 2000-2001
75
Chỉ thị số 13/2001/CT-BGD&ĐT ngày 02/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và công tác tuyển sinh năm 2001
Hết hiệu lực vì văn bản chỉ áp dụng trong năm 2001
76
Chỉ thị số 19/2001/CT-BGD&ĐT ngày 31/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo hè năm 2001
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm 2001
77
Chỉ thị số 32/2001/CT-BGD&ĐT ngày 01/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2001-2002
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm học 2001-2002
78
Chỉ thị số 34/2002/CT-BGD&ĐT ngày 01/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2002-2003
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng trong năm học 2002-2003
79
Chỉ thị số 38/2003/CT-BGD&ĐT ngày 04/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ toàn ngành trong năm học 2003-2004
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 2003-2004
80
Chỉ thị số 16/2004/CT-BGD&ĐT ngày 14/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2004
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho kỳ thi tuyển sinh năm 2004
81
Chỉ thị số 25/2004/CT-BGD&ĐT ngày 02/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ toàn ngành trong năm học 2004-2005
Hết hiệu lực do văn bản chỉ áp dụng cho năm học 2004-2005
THÔNG TƯ
82
Thông tư số 07/2000/TT-BGD&ĐT ngày 17/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú lần thứ 7
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Thông tư số 01/2002/TT-BGD&ĐT ngày 14/1/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú lần thứ 8
83
Thông tư số 01/2002/TT-BGD&ĐT ngày 14/1/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú lần thứ tám
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày 20/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
84
Thông tư số 07/2004/TT-BGD&ĐT ngày 30/3/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
DANH MỤC
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LIÊN TỊCH BAN HÀNH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2005 HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/2007/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tổng số: 04 văn bản
TT
Ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành; trích yếu văn bản
Lý do hết hiệu lực
Văn bản hoặc điều khoản
văn bản thay thế
1
Thông tư liên tịch số 26/1999/TTLT-BLĐTB&XH-BTC-BGD&ĐT ngày 2/11/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và con của họ đang học tại các trường
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ
2
Thông tư liên tịch số 3672/BQP-BGD&ĐT của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/11/1999 hướng dẫn Nghị định số 96/CP ngày 11/09/1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh tình báo đối với lực lượng tình báo thuộc Bộ Quốc phòng
Hết hiệu lực
3
Thông tư liên tịch số 11/2002/TTLT-BGD&ĐT-BTCCBCP-BTC-BLĐTBXH ngày 27/3/2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 9/7/2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
4
Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BTC-BGD&ĐT-BNV ngày 24/3/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập có thu
Hết hiệu lực do đã có văn bản thay thế
Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
|
-
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
Số : 4947CT-TTHT
V/v: Thuế bảo vệ môi trường
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 6 năm 2012.
Kính gửi: Công ty TNHH nhựa Sunway Mario
Địa chỉ: E9/58A An Phú Tây-Hưng Long, xã Hưng Long, H.Bình Chánh,
TPHCM
Mã số thuế: 0303577357
Trả lời văn thư số 112012/SMP-CT ngày 13/06/2012 của Công ty về thuế
bảo vệ môi trường, Cục thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 4 Điều 1 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của
Bộ Tài Chính hướng dẫn về thuế bảo vệ môi trường:
“Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng
làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low
density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao
bì đóng gói sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường
theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty sản xuất túi nhựa xuất khẩu, theo
quy trình sản xuất như trình bày Công ty sẽ có phế phẩm nhập kho thì khi thanh lý
hàng phế phẩm này cho bên mua trong nước nếu mặt hàng phế phẩm dạng túi, bao
bì làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE thì thuộc đối tượng chịu
thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp mặt hàng phế phẩm không phải dạng túi, bao
bì làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE thì không thuộc đối tượng
chịu thuế bảo vệ môi trường.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại văn
bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này...Y/
Nơi nhận:
- Như trên;
- KT2
- P.PC
- Web Cục thuế
Luru (TTHT, HC).
1310-145709/12-TPVu
-
TUQ.CỤC TRƯỞNG
TRƯỞNG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN
HỖ TRỢ NGƯỜI NỘP THUẾ
TEM THI
HINH
Trấn Thị Lệ Nga
|
Trả lời Công văn số 5356/EVN-TCKT ngày 23/9/2022 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công văn số 1962/STC-QLG&CS ngày 22/7/2022 của Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh, Công văn số 1985/CTTVI-HKDCN ngày 20/7/2022 của Cục Thuế tỉnh Trà Vinh về việc thu tiền thuê đất của hệ thống đường dây truyền tải điện, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Đối với đề nghị của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
a) Về hệ thống đường dây truyền tải điện.
Liên quan đến hệ thống đường dây truyền tải điện, tại Công văn số 574/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 10/02/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, cơ quan chủ trì xây dựng Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ) có ý kiến như sau: Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 56, khoản 2 Điều 155 Luật Đất đai năm 2013 thì hệ thống tải điện như cột điện, đường dây tải điện, trạm biến áp và các hệ thống phụ trợ ngành điện của hệ thống lưới điện quốc gia mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang sử dụng thuộc nhóm đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh, thuộc đối tượng Nhà nước thu tiền thuê đất.
b) Về thủ tục giao đất, cho thuê đất, hồ sơ pháp lý đối với hệ thống đường dây truyền tải điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng của địa phương; trường hợp vướng mắc, đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Về xác định tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây truyền tải điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai từng thời kỳ (Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ, Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/5/2005 của Bộ Tài chính; Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi bổ sung).
Căn cứ tính tiền thuê đất gồm: Đơn giá thuê đất, diện tích đất được thuê, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, thời điểm xác định tiền thuê đất; hình thức Nhà nước cho thuê đất, trong đó:
- Diện tích đất được thuê là diện tích đất Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên được Nhà nước cho thuê đất.
- Mục đích sử dụng đất là đất sản xuất, kinh doanh thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
d) Về trách nhiệm của các cơ quan trong việc xác định thu tiền thuê đất
Theo quy định tại Điều 25, Điều 30 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ: (1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: (i) Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đai đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa có quyết định cho thuê đất, hợp đồng thuê đất; (ii) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với cơ quan thuế tổ chức thực hiện việc quản lý đối tượng thuê và thu tiền thuê đất theo quy định. (2) Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm xác định địa điểm, vị trí, diện tích, loại đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn thuê đất. (3) Cơ quan thuế có trách nhiệm xác định đơn giá thuê đất; xác định số tiền thuê đất; tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, giải đáp thắc mắc, giải quyết khiếu nại về thu nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
đ) Đối với hệ thống đường dây truyền tải điện đi qua nhiều địa phương, vùng miền thì việc tính và nộp tiền thuê đất được thực hiện tại từng địa phương có hệ thống đường dây truyền tải điện đi qua của địa phương đó theo các quy định nêu trên.
e) Về thời gian bắt đầu thực hiện thu tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây truyền tải điện:
Bộ Tài chính đã có Công văn số 5381/BTC-QLCS ngày 08/6/2022 gửi các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông báo về thời gian bắt đầu thực hiện thu tiền thuê đất phải nộp theo pháp luật về đất đai của hệ thống đường dây truyền tải điện hiện có tại các địa phương từ ngày 01/6/2022 trở về sau.
Căn cứ các quy định trên, đề nghị Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc xác định, thu nộp tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây truyền tải điện hiện có tại các địa phương theo đúng quy định của pháp luật và trách nhiệm được giao; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ pháp lý về đất đối với trường hợp chưa có Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với đề nghị của Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh, Cục Thuế tỉnh Trà Vinh:
a) Việc xác định tiền thuê đất đối với hệ thống đường dây truyền tải điện được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai từng thời kỳ.
b) Bắt đầu thực hiện thu tiền thuê đất phải nộp theo pháp luật về đất đai của hệ thống đường dây truyền tải điện hiện có tại các địa phương từ ngày 01/6/2022 trở về sau theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 296/TB-VPCP ngày 03/11/2021, Công văn số 2394/VPCP-NN ngày 16/4/2022 của Văn phòng Chính phủ.
- Đối với hệ thống đường dây truyền tải điện đã có Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất, Biên bản giao đất trên thực địa trước ngày 01/6/2022: Việc xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai từng thời kỳ nhưng không thực hiện thu tiền thuê đất kể từ ngày có Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất, Biên bản giao đất trên thực địa đến hết ngày 31/5/2022 (tức là chỉ thu tiền thuê đất kể từ ngày 01/6/2022 trở về sau; đơn giá thuê đất được ổn định theo quy định kể từ ngày có Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất). Trường hợp, đơn giá thuê đất của năm 2022 thuộc thời kỳ ổn định đơn giá thuê đất của chu kỳ gần nhất (trước ngày 01/6/2022 thì đơn giá thuê đất của năm 2022 được xác định theo đơn giá thuê đất của chu kỳ này).
- Đối với hệ thống đường dây truyền tải điện chưa có Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng thuê đất, Biên bản giao đất trên thực địa nhưng đã sử dụng đất trước ngày 01/6/2022: Diện tích tính tiền thuê đất là diện tích đất thực tế đang sử dụng và không thực hiện thu tiền thuê đất kể từ ngày sử dụng đất đến hết ngày 31/5/2022 (tức là chỉ thu tiền thuê đất kể từ ngày 01/6/2022 trở về sau và không được ổn định đơn giá thuê đất). Khi có Quyết định cho thuê đất thì thực hiện xác định lại đơn giá thuê đất theo quy định tại thời điểm có Quyết định cho thuê đất và đơn giá này được ổn định theo quy định.
Bộ Tài chính có ý kiến để Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Sở Tài chính tỉnh Trà Vinh, Cục Thuế tỉnh Trà Vinh biết chỉ đạo, tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ./. |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
_________
Số: 9569/VPCP-NN
V/vthực hiệnDự ángiải quyết ngậpdo triềukhuvực ThànhphốHồChíMinh cóxét đếnyếutốbiếnđổi khíhậu-
giai đoạn1.
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________
HàNội, ngày 04tháng10năm2018
Kính gửi: Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Về đề nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại văn bản số 771/UBND-DA ngày 04 tháng 9
năm2018 và của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Trung Namtại văn bản số 592/018/CV/TNGngày
09 tháng 9 năm2018, ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Namtại văn bản số 7236/NHNN-CSTTngày
24 tháng 9 năm2018 về việc thực hiện Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến như sau:
1. Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu -
giai đoạn 1 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan nhà nước có thẩmquyền quyết định
đầu tư. Ủy ban nhân dân Trial phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệmtoàn diện về việc đầu tư và hiệu quả
của Dự án.
2. Việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án trên và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện
Dự án là thuộc thẩmquyền và trách nhiệmcủa Ủy ban nhân dân Thành phố. Đề nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, kịp thời giải quyết các vướng mắc để triển khai
thực hiện Dự án theo đúng thẩmquyền, đúng quy định của pháp luật, đảmbảo tiến độ, chất lượng, hiệu
quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quá trình thực hiện Dự án.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan
biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Thành ủy, HĐND Thành phố HCM;
- Các Bộ: TP, NN&PTNT, XD, KHĐT, TC;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
- Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Trung Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ: CN, KTTH;
- Lưu: VT, NN(3). Tuynh
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Mai Tiến Dũng |
BỘ XÂY DỰNG
---------------
Số 819 /QĐ-BXD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------
Hà Nội, ngày 06 tháng 8 năm 2009
QUYẾT ĐỊNHVề việc xếp hạng Bệnh viện Xây dựng -----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 23/2005/TT-BYT ngày 25/8/2005 của Bộ Y tế hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự nghiệp y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Bệnh viện Xây dựng tại Tờ trình số 200/BVXD-TCCB ngày 30/6/2009 và đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Xếp Bệnh viện Hạng I (Một) đối với Bệnh viện Xây dựng kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2009.
Điều 2. Căn cứ vào các tiêu chuẩn của Bệnh viện hạng I, Giám đốc Bệnh viện Xây dựng hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện và các đơn vị trực thuộc; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh của Bệnh viện để không ngừng nâng cao hiệu quả phục vụ cán bộ, công nhân viên, lao động trong Ngành và xã hội.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ và Giám đốc Bệnh viện Xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế
- Lưu: VP, Vụ TCCB, KHTC.
BỘ TRƯỞNGĐã ký
Nguyễn Hồng Quân
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
Số: 34/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thủ Dầu Một, ngày 04 tháng 9 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 2, Điểm c, Khoản 8
Điều 1 Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014
của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành mức thu, quản lý sử dụng phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Phí, lệ phí số
năm 2001;
2 38/2001/PL-UBTVQH 1
10 ngày 28 tháng 8
Căn cứ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng
5 năm 2013 của liên Bộ Tài Chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ về phí bảo vệ
về o vệ môi trường đối với nước thải;
Căn cứ Nghị quyết số 43/2014/NQ-HĐND8 ngày 10 tháng 12 năm 2014
của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ
môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Văn bản số 1492/STC-GCS
ngày 27 tháng 7 năm 2015 và ý kiến của Sở Tư pháp tại Văn bản số 116/BC-
STP ngày 24 tháng 8 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu dòng thứ 2, Điểm c, Khoản 8 Điều 1
Quyết định số 66/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành mức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường
đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
Quản lý, sử dụng số tiền phí nộp vào ngân sách nhà nước: Phần phí thu
được còn lại sau khi trừ đi phần trích để lại cho đơn vị thu phí được nộp vào
Lua Vietnam
www.vanbanluat.vn
bổ
sung
vốn
ngân sách nhà nước để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường,
hoạt động cho Quỹ Bảo vệ môi trường của tỉnh để sử dụng cho việc phòng ngừa,
hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải, tổ chức thực hiện các giải
pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải và được phân cấp tỷ lệ
điều tiết nguồn thu như sau:
+ Đối với phần phí thu được do các tổ chức, đơn vị cung cấp nước sạch
thu: phát sinh trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) nào
thì ngân sách cấp huyện đó hưởng 100%;
+ Đối với phần phí thu được do Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
(gọi chung là cấp xã) thu: phát sinh trên địa bàn cấp xã nào thì ngân sách cấp xã
đó hưởng 100%.
Hàng năm, khi thẩm định quyết toán ngân sách nếu địa phương nào có
nguồn thu lớn hơn chi nhưng không có nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không
đúng quy định, Sở Tài chính sẽ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều về
ngân sách tỉnh để bổ sung cho Quỹ Bảo vệ môi trường của tỉnh.
ký.
-
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Tài chính,
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, ngành có liên
quan; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra Văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- TT.TU, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
Các Sở, ban, ngành, Đoàn thể cấp tỉnh;
UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm công báo tỉnh;
- Website tỉnh Bình Dương;
- LĐVP, CV, TH, HCTC;
Luu VT.✓
NHAN
BA
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
DAN
AD
TINH
BINH
BUONS
т
Trần Văn Nam
Lua Vietnam
www.vanbanluat.um
2
|
NH
NGHE
SAO Y; Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An; Thời gian ký: 2024-07-25T10:04:39+07:00
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
Số: 1859/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nghệ An, ngày25 tháng 7 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
Công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính thay thế trong lĩnh vực
tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của
Sở Tài nguyên và Môi trường
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015,
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính
phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ
tục hành chính:
Căn cứ Quyết định số 1545/QĐ-BTNMT ngày 10/6/2024 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ
tục hành chính được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế; thủ tục hành
chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý
nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số
4937/TTr-STNMT.NBĐ&BĐKH ngày 22 tháng 7 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 25 thủ tục hành chính
mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính
thay thế trong lĩnh vực tài nguyên nước thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà
nước của Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể:
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành: 06 thủ tục hành chính.
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung: 11 thủ tục hành chính.
NY
2
3. Danh mục thủ tục hành chính thay thế: 08 thủ tục hành chính.
(Có danh mục thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định 1723/QĐ-UBND ngày 16/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về việc
công bố danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa
đổi, bổ sung lĩnh vực tài nguyên nước, thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước
của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này. thanh b
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
Phó chủ tịch UBND tỉnh (đ/c Đệ);
- Phó CVP UBND tỉnh (đ/c Thiền);
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTT (Nam).
NHAN
BAN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Đệ
3
3
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỎ SUNG; THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1859/QĐ-UBND ngày 25 /7/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An)
A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
Mã hồ sơ
thủ tục
STT
hành
Tên thủ tục
hành chính
Thời hạn
giải quyết
Cách thức, địa điểm thực hiện
Phí, lệ
phí
(nếu có)
Căn cứ pháp lý
chính
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Tạm dừng hiệu
23 ngày kể từ
lực giấy phép | ngày nhận hồ sơ
thăm dò nước
dưới đất, giấy
phép khai thác
10
01
1.012500
tài nguyên nước
|
Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ
An, số 16, đường Trường Thi, Thành
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
phố Vinh;
Không
- Luật Tài nguyên nước năm
2023;
Nghị định số 54/2024/NĐ-
CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định việc
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến | quy định hành nghề khoan nước dưới
toàn trình trên Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
Trả lại giấy | 8 ngày từ ngày | - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
phép hành nghề | nhận hồ sơ
02
1.012501
khoan nước
Không
vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ | quy định
An, số 16, đường Trường Thi, Thành
đất, kê khai, đăng ký, cấp
phép dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai thác
tài nguyên nước.
- Luật Tài nguyên nước năm
2023;
| - Nghị định số 54/2024/NĐ-
CP ngày 16/5/2024
của
4
dưới đất quy mô
vừa và nhỏ
Đăng ký sử
dụng mặt nước,
đào hồ, ao,
sống, suối,
14 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ
13
03
1.012502
kênh, mương,
rạch
04
40
05
1.012503
Lấy ý kiến về
phương án bổ
sung nhân tạo
nước dưới đất
30 ngày, kể từ
ngày nhận hồ
SƠ
1.012504
Lấy ý kiến về
kết quả vận
30 ngày, kể từ
ngày nhận hồ sơ
phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
Tổ chức, cá nhân hoàn thành tờ
khai và nộp cho Sở Tài nguyên và
Môi trường hoặc nộp cho Ủy ban
nhân dân cấp xã. Trường hợp tổ
chức, cá nhân nộp tờ khai cho Ủy ban
nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai
đăng ký cho Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Nộp
hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ
An, số 16, đường Trường Thi, Thành
phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Không
quy định
Không
quy định
Chính phủ quy định việc
hành nghề khoan nước dưới
đất, kê khai, đăng ký, cấp
phép dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai thác
tài nguyên nước.
- Luật Tài nguyên nước năm
2023;
- Nghị định số 54/2024/NĐ-
CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định việc
hành nghề khoan nước dưới
đất, kê khai, đăng ký, cấp
phép dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai thác
tài nguyên nước.
- Luật Tài nguyên nước năm
2023;
Thông tư số 03/2024/TT-
BTNMT ngày 16/5/2024 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước.
Không - Luật Tài nguyên nước năm
quy định | 2023
90
06
5
1.012505
hành
thử
nghiệm bổ sung
nhân tạo nước
dưới đất
Tính tiền cấp
quyền khai thác |
tài nguyên nước
đối với công
trình cấp cho
sinh hoạt đã đi
vào vận hành và
được cấp giấy
phép khai thác
tài nguyên nước
26 ngày kể từ
ngày nhận hồ sơ
Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ
An, số 16, đường Trường Thi, Thành
phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính công ích đến Trung tâm
Phục vụ hành chính công tỉnh Nghệ
An, số 16, đường Trường Thi, Thành
phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin giải
quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
Không
quy định
Thông tư số 03/2024/TT-
BTNMT ngày 16/5/2024 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật
Tài nguyên nước.
- Luật Tài nguyên nước năm
2023;
- Nghị định số 54/2024/NĐ-
CP ngày 16/5/2024 của
Chính phủ quy định việc
hành nghề khoan nước dưới
đất, kê khai, đăng ký, cấp
phép dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai thác
tài nguyên nước.
nhưng
chưa
được phê duyệt
tiền cấp quyền
B. DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
Mã hồ sơ
Tên thủ tục
TT
thủ tục
hành chính
Thời hạn
giải quyết
Cách thức, địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
(nếu có)
Căn cứ pháp lý
Ghi chú
hành chính
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
01
Cấp giấy phép 45 ngày kể - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
1.004232 thăm dò nước từ ngày nhận vụ bưu chính công ích đến Trung
+
Đối với đề - Luật Tài nguyên nước
án
thiết kế năm 2023;
dưới đất đối với hồ sơ
công trình có quy
mô dưới 3.000
m3/ngày đêm
6
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giếng có lưu Nghị định số
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi, lượng nước|54/2024/NĐ-CP ngày
200|16/5/2024 của Chính phủ
Thành phố Vinh;
dưới
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến m3/ngày đêm: quy định việc hành nghề
một phần trên Hệ thống thông tin 400.000 khoan nước dưới đất, kê
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: đồng/1 đề án; khai, đăng ký, cấp phép
https://dichvucong.nghean.gov.vn
-
+ Đối với dịch vụ tài nguyên nước
đề án, báo cáo và tiền cấp quyền khai
thăm, dò, khai thác tài nguyên nước.
thác có lưu - Nghị quyết
quyết số
lượng nước từ 43/2016/NQ HOND
200 m3 đến ngày 16/12/2016 của Hội
duới 500 đồng nhân dân tỉnh quy
m3/ngày đêm: định phí thẩm định đề án,
|báo cáo thăm dò đánh giá
đồng/1 đề án, trữ lượng, sử dụng nước
dưới đất, phí thẩm định
1.100.000
báo cáo;
+ Đối với hồ sơ, điều kiện hành
đề án, báo cáo nghề khoan nước dưới
thăm dò, khai đất; phí thẩm định đề án
thác có lưu khai thác, sử dụng nước
lượng nước từ mặt, nước biển; phí thẩm
500 m3 đến định đề án xả nước thải
dưới 1.000 vào nguồn nước, công
m3/ngày đêm: trình thủy lợi trên địa
2.500.000 bàn tỉnh Nghệ An.
dong/1 de án,
7
báo cáo;
Nghi quyết Số
+ Đối với 14/2023/NQ-HĐND
đề án, báo cáo ngày 27/10/2023 của Hội
thăm dò, khai đồng nhân dân tỉnh về
thác có lưu việc quy định mức thu
lượng nước từ phí, lệ phí thực hiện thủ
1.000 m3 đến tục hành chính thông qua
3.000 dịch vụ công trực tuyến
dưới
|m3/ngày đêm:|trên địa bàn tỉnh Nghệ
5.000.000
đồng/1 đề án,
báo cáo.
*
Trường
hợp thực hiện
thủ tục hành
chính thông
qua dịch vụ
công
trực
tuyến thì mức
An.
thu phí, lệ phí
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
bằng 60%.
Gia hạn, điều 38 ngày kể
+ Đối với Luật Tài nguyên nước
chỉnh giấy phép từ ngày nhận vụ bưu chính công ích đến Trung đề án thiết kế năm 2023;
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giếng có lưu -
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi, lượng
thăm dò nước hồ sơ
02
12
1.004228
dưới đất đối với
công trình có quy
mô dưới 3.000
Thành phố Vinh;
durói
Nghi định Số
nước|54/2024/NĐ-CP ngày
200|16/5/2024 của Chính phủ
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến m3/ngày đêm: quy định việc hành nghề
m3/ngày đêm
8
một phần trên Hệ thống thông tin 200.000 khoan nước dưới đất, kê
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: đồng/1 đề án; khai, đăng ký, cấp phép
https://dichvucong.nghean.gov.vn + Đối với dịch vụ tài nguyên nước
đề án, báo cáo và tiền cấp quyền khai
thăm, dò, khai thác tài nguyên nước.
quyết số
|thác có lưu Nghị quyết
-
-
lượng nước từ 43/2016/NQ HĐND
200 m3 đến ngày 16/12/2016 của Hội
dưới 500 đồng nhân dân tỉnh quy
m3/ngày đêm: định phí thẩm định đề án,
báo cáo thăm dò đánh giá
đồng/1 đề án, trữ lượng, sử dụng nước
dưới đất, phí thẩm định
550.000
báo cáo;
+ Đối với hồ sơ, điều kiện hành
đề án, báo cáo nghề khoan nước dưới
thăm dò, khai đất; phí thẩm định đề án
thác có lưu khai thác, sử dụng nước
lượng nước từ mặt, nước biển; phí thẩm
500 m3 đến định đề án xả nước thải
dưới 1.000 vào nguồn nước, công
m3/ngày đêm: trình thủy lợi trên địa
1.250.000 bàn tỉnh Nghệ An.
dong/1 de án,- Nghị quyết
| báo cáo; | 14/2023/NQ-HĐND
số
+ Đối với ngày 27/10/2023 của Hội
đề án, báo cáo đồng nhân dân tỉnh về
thăm dò, khai việc quy định mức thu
9
Cấp giấy phép
khai thác nước
dưới đất đối với
công trình có
quy mô dưới
60
03
1.004223
3.000 m3/ngày
dêm
45 ngày kể từ - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
ngày nhận hồ vụ bưu chính công ích đến Trung
SƠ
thác có lưu phí, lệ phí thực hiện thủ
lượng nước từ tục hành chính thông qua
1.000 m3 đến dịch vụ công trực tuyến
duói
3.000 trên địa bàn tỉnh Nghệ
m3/ngày đêm: An.
2.500.000
đồng/1 đề án,
| báo cáo.
* Trường hợp
thực hiện thủ
| tục hành chính
|thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
bằng 60%.
+ Đối với đề
-
Luật Tài nguyên nước
án
thiết kế năm 2023;
định
-
Nghị
số
nước|54/2024/NĐ-CP ngày
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giếng có lưu
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi, lượng
Thành phố Vinh;
dưới 200|16/5/2024 của Chính phủ
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến m3/ngày đêm: quy định việc hành nghề
một phần trên Hệ thống thông tin 400.000 khoan nước dưới đất, kê
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: đồng/1 đề án; khai, đăng ký, cấp phép
https://dichvucong.nghean.gov.vn
+ Đối với dịch vụ tài nguyên nước
đề án, báo cáo và tiền cấp quyền khai
thăm, dò, khai thác tài nguyên nước.
10
10
thác có lưu Nghị quyết số
lượng nước từ 43/2016/NQ
-
HOND
200 m3 đến ngày 16/12/2016 của Hội
duói 500 đồng nhân dân tỉnh quy
m3/ngày đêm: định phí thẩm định đề án,
1.100.000 báo cáo thăm dò đánh giá
đồng/1 đề án, trữ lượng, sử dụng nước
báo cáo; dưới đất, phí thẩm định
+ Đối với hồ sơ, điều kiện hành
đề án, báo cáo nghề khoan nước dưới
thăm dò, khai đất; phí thẩm định đề án
thác có lưu khai thác, sử dụng nước
lượng nước từ mặt, nước biển; phí thẩm
500 m3 đến định đề án xả nước thải
dưới 1.000 vào nguồn nước, công
m3/ngày đêm: trình thủy lợi trên địa
2.500.000 bàn tỉnh Nghệ An.
đồng/1 đề án, Nghị quyết số
báo cáo; 14/2023/NQ-HĐND
+ Đối với ngày 27/10/2023 của Hội
đề án, báo cáo đồng nhân dân tỉnh về
thăm dò, khai việc quy định mức thu
thác có lưu phí, lệ phí thực hiện thủ
lượng nước từ tục hành chính thông qua
1.000 m3 đến dịch vụ công trực tuyến
3.000 trên địa bàn tỉnh Nghệ
m3/ngày đêm: An.
dưới
11
Gia hạn, điều
chỉnh giấy phép
khai thác nước
| dưới đất đối với
công trình có
quy mô dưới
3.000 m3/ngày
5.000.000
đồng/1 đề án,
| báo cáo.
* Trường hợp
thực hiện thủ
tục hành chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
bằng 60%.
38 ngày kể từ - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
ngày nhận hồ vụ bưu chính công ích đến Trung án
SO
+ Đối với đề - Luật Tài nguyên nước
thiết kế năm 2023;
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh giếng có lưu - Nghị dinh Số
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi, lượng
Thành phố Vinh;
dưới
nước 54/2024/NĐ-CP ngày
200|16/5/2024 của Chính phủ
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến m3/ngày đêm: quy định việc hành nghề
một phần trên Hệ thống thông tin 200.000 khoan nước dưới đất, kê
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ: đồng/1 đề án; khai, đăng ký, cấp phép
https://dichvucong.nghean.gov.vn
+ Đối với dịch vụ tài nguyên nước
đề án, báo cáo và tiền cấp quyền khai
thăm, dò, khai thác tài nguyên nước.
thác có lưu Nghị quyết số
lượng nước từ 43/2016/NQ HOND
200 m3 đến ngày 16/12/2016 của Hội
500 đồng nhân dân tỉnh quy
m3/ngày đêm: định phí thẩm định đề án,
dưới
-
đêm
04
1.004211
12
550.000
báo cáo thăm dò đánh giá
đồng/1 đề án, trữ lượng, sử dụng nước
báo cáo;
dưới đất, phí thẩm định
+ Đối với hồ sơ, điều kiện hành
đề án, báo cáo nghề khoan nước dưới
thăm dò, khai đất; phí thẩm định đề án
thác có lưu khai thác, sử dụng nước
lượng nước từ mặt, nước biển; phí thẩm
500 m3 đến định đề án xả nước thải
duói 1.000 vào nguồn nước, công
m3/ngày đêm: trình thủy lợi trên địa
1.250.000 bàn tỉnh Nghệ An.
dong/1 de án,
báo cáo;
-
Nghị quyết số
14/2023/NQ-HĐND
+ Đối với ngày 27/10/2023 của Hội
đề án, báo cáo đồng nhân dân tỉnh về
thăm dò, khai việc quy định mức thu
thác có lưu phí, lệ phí thực hiện thủ
lượng nước từ tục hành chính thông qua
1.000 m3 đến dịch vụ công trực tuyến
3.000 trên địa bàn tỉnh Nghệ
dưới
m3/ngày đêm:|An.
2.500.000
dong/1 de án,
báo cáo.
* Trường hợp
thực hiện thủ
65
05
1.004122
13
Cấp giấy phép
hành
nghề
khoan nước
dưới đất quy
|mô vừa và nhỏ
24 ngày kể từ - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
ngày nhận hồ vụ bưu chính công ích đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Nghệ An, số 16, đường Trường Thị,
Thành phố Vinh;
SƠ
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
một phần trên Hệ thống thông tin
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
tục hành chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
bằng 60%.
Phí thẩm định
hồ sơ:
1.400.000
đồng/ 01 hồ
SƠ
* Trường hợp
thực hiện thủ
tục hành chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
| bằng 60%.
- Luật Tài nguyên nước
| năm 2023;
Nghị dinh Số
|54/2024/NĐ-CP
ngày
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
-
Nghị quyết số
43/2016/NQ HEND
ngày 16/12/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh quy
định phí thẩm định đề án,
| báo cáo thăm dò đánh giá
trữ lượng, sử dụng nước
dưới đất, phí thẩm định
hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới
90
06
2.001738
14
Gia hạn, điều
chỉnh giấy phép
durới dát quy
17 ngày kể từ - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch Phí thẩm định
ngày nhận hồ vụ bưu chính công ích đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;
nghề sơ
hành
khoan nước
mô vừa và nhỏ
hồ sơ:
700.000 đồng/
hồ sơ
* Trường hợp
tục hành chính
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến thực hiện thủ
một phần trên Hệ thống thông tin
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
thông qua dịch
https://dichvucong.nghean.gov.vn vụ công trực
tuyến thì mức
đất; phí thẩm định đề án
khai thác, sử dụng nước
mặt, nước biển; phí thẩm
định đề án xả nước thải
vào nguồn nước, công
trình thủy lợi trên địa
| bàn tỉnh Nghệ An.
Nghị quyết số
14/2023/NQ-HĐND
ngày 27/10/2023 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về
việc quy định mức thu
phí, lệ phí thực hiện thủ
tục hành chính thông qua
dịch vụ công trực tuyến
trên địa bàn tỉnh Nghệ
-
An.
Luật Tài nguyên nước
năm 2023
Nghị dinh
|54/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
15
thu phí, lệ phí và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước;
| bằng 60%.
Nghị quyết số
43/2016/NQ
-
HEND
ngày 16/12/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh quy
định phí thẩm định đề án,
| báo cáo thăm dò đánh giá
trữ lượng, sử dụng nước
dưới đất, phí thẩm định
hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới
đất; phí thẩm định đề án
|khai thác, sử dụng nước
mặt, nước biển; phí thẩm
định đề án xả nước thải
vào nguồn nước, công
trình thủy lợi trên địa
| bàn tỉnh Nghệ An.
-
Nghị quyết số
14/2023/NQ-HĐND
ngày 27/10/2023 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về
việc quy định mức thu
phí, lệ phí thực hiện thủ
tục hành chính thông qua
dịch vụ công trực tuyến
10
07
1.004253
16
Cấp lại giấy
phép hành nghề
khoan nước
dưới đất quy
mô vừa và nhỏ
8 ngày kể từ - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
ngày nhận hồ vụ bưu chính công ích đến Trung
SƠ
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
Phí thẩm
định hồ sơ :
420.000 đồng/|
ho so
* Trường hợp
thực hiện thủ
tục hành chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
bằng 60%.
trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
- Luật Tài nguyên nước
năm 2023;
Nghi định số
54/2024/NĐ-CP
ngày
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
Nghị quyết số
43/2016/NQ
HEND
ngày 16/12/2016 của Hội
đồng nhân dân tỉnh quy
định phí thẩm định đề án,
báo cáo thăm dò đánh giá
trữ lượng, sử dụng nước
dưới đất, phí thẩm định
hồ sơ, điều kiện hành
nghề khoan nước dưới
đất; phí thẩm định đề án
khai thác, sử dụng nước
mặt, nước biển; phí thẩm
định đề án xả nước thải
88
08
09
60
17
Tính tiền cấp
quyền khai thác
tài nguyên nước
đối với công
trình chưa vận
1.009669
hành
26 ngày kể từ - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
ngày nhận hồ vụ bưu chính công ích đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Nghệ An, số 16, đường Trường Thị,
Thành phố Vinh;
SƠ
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
Không quy
định
Theo
Tính tiền cấp
thời - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
2.001770 quyền khai thác gian giải quyết vụ bưu chính công ích đến Trung
tài nguyên nước của hồ sơ đề tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Không quy
định
-
vào nguồn nước, công
trình thủy lợi trên địa
bàn tỉnh Nghệ An;
Nghị quyết số
14/2023/NQ-HĐND
ngày 27/10/2023 của Hội
đồng nhân dân tỉnh về
việc quy định mức thu
phí, lệ phí thực hiện thủ
tục hành chính thông qua
dịch vụ công trực tuyến
trên địa bàn tỉnh Nghệ
An.
- Luật Tài nguyên nước
năm 2023;
ngày
Nghị dinh
54/2024/NĐ-CP
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
Luật Tài nguyên nước
năm 2023;
1.004283
10
18
đối với công nghị cấp, gia Nghệ An, số 16, đường Trường Thi,
điều | Thành phố Vinh;
trình đã vận hạn,
hành
chỉnh
giấy
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
phép khai thác toàn trình trên Hệ thống thông tin
tài
nước,
đó:
nguyên giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
trong https://dichvucong.nghean.gov.vn
45
ngày
(trường hợp
Nghị định số
|54/2024/NĐ-CP
ngày
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
nộp cùng với
hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép
khai
thác
tài
nguyên
nước);
38 ngày
(trường hợp
nộp cùng hồ
sơ đề nghị gia
hạn,
dieu
chỉnh
giấy
phép khai thác
tài
nguyên
nước)
Điều chỉnh 21 ngày kể từ
tiền cấp quyền ngày nhận hồ
khai thác tài
SƠ
- Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch
vụ bưu chính công ích đến Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
Không quy
định
- Luật Tài nguyên nước
năm 2023;
19
11 1.011516
nguyên nước
Đăng ký khai
thác, sử dụng
nước mặt, nước
biển
Nghệ An, số 16, đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ công trực tuyến
toàn trình trên Hệ thống thông tin
giải quyết TTHC tỉnh tại địa chỉ:
https://dichvucong.nghean.gov.vn
14 ngày kể từ Tổ chức, cá nhân hoàn thành tờ
ngày nhận hồ khai và nộp cho Sở Tài nguyên và
sơ. Riêng đối Môi trường hoặc nộp cho Ủy ban
với trường hợp nhân dân cấp xã. Trường hợp tổ
công trình chức, cá
nhân nộp
khai thác nước tờ khai cho Ủy ban nhân dân cấp xã Không quy
là hồ chứa, thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách
đập dâng thời nhiệm
hạn giải quyết nộp tờ khai đăng ký cho Sở Tài
thủ tục hành nguyên và Môi trường.
chính trong
| vòng 28 ngày.
dinh
Nghi định số
54/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
|- Luật Tài nguyên nước
năm 2023;
Nghị định số
54/2024/NĐ-CP ngày
16/5/2024 của Chính phủ
quy định việc hành nghề
khoan nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp phép
dịch vụ tài nguyên nước
và tiền cấp quyền khai
thác tài nguyên nước.
C. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC
Mã hồ sơ
Tên thủ tục
Ghi
ST
thủ tục
T
hành
Tên thủ tục hành
chính được thay thế
hành chính
thay thế
Thời hạn
giải quyết
Cách thức, địa
điểm thực hiện
Phí, lệ phí
(nếu có)
chú
Căn cứ pháp lý
chính
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
20
20
Cấp giấy phép khai | Cấp giấy phép | 45 ngày kể
thác, sử dụng nước mặt | khai thác nước từ ngày
cho sản xuất nông | mặt, nước biển | nhận hồ sơ
nghiệp, nuôi trồng thủy | (đối với các
sản đối với hồ chứa, đập | trường hợp quy
dâng thuỷ lợi có lưu | định tại khoản 2
lượng khai thác dưới 2 | Điều 15 Nghị
m/giây và dung tích định số
toàn bộ dưới 20 triệu | 54/2024/NĐ
m”, hoặc lưu lượng khai |-CP ngày 16
thác từ 2 m/giây trở lên | tháng 5 năm
và dung tích toàn bộ | 2024
dưới 3 triệu m3, hoặc
1.004179 | đối với công trình khai
thác, sử dụng nước khác
với lưu lượng khai thác
dưới 5 m/giây; phát
điện với công suất lắp
máy dưới 2.000 kw;
cho các mục đích khác
với lưu lượng dưới
50.000m3/ngày dêm;
cấp giấy phép khai thác,
sử dụng nước biển cho
mục đích sản xuất bao
gồm cả nuôi trồng thủy
sản, kinh doanh, dịch
Nộp hồ sơ trực + Đối với đề
Luật Tài
nước
tiếp hoặc qua dịch vụ | án, báo cáo khai | nguyên
| bưu chính công ích | thác, sử dụng | năm 2023;
đến Trung tâm Phục | nước mặt cho |- Nghị định số
vụ hành chính công | mục đích khác | 54/2024/NĐ-CP
tỉnh Nghệ An, số 16, có lưu lượng ngày 16/5/2024
đường Trường Thi, nhỏ hơn 500 | của Chính phủ
Thành phố Vinh; m3/ngày đêm: quy định việc
- Nộp qua dịch vụ | 600.000đ/đề hành nghề khoan
công trực tuyến một | án, báo cáo; nước dưới đất,
phần trên Hệ thống + Đối với đề | kê khai, đăng ký,
thông tin giải quyết án, báo cáo khai | cấp phép dịch vụ
TTHC tỉnh tại địa | thác, sử dụng | tài nguyên nước
nước mặt cho | và tiền cấp
sản xuất nông quyền khai thác
nghiệp với lưu | tài nguyên nước;
lượng từ - Nghị quyết số
0,1m3/giây đến | 43/2016/NQ
chỉ:
https://dichvucong.
nghean.gov.vn
dưới
-
HEND ngày
0,5m3/giây; để | 16/12/2016 của
phát điện với Hội đồng nhân
công suất từ dân tỉnh quy
50kw đến dưới định phí thẩm
200kw; cho các định đề án, báo
mục đích khác | cáo thăm dò
với lưu lượng | đánh giá trữ
từ 500m3/ngày | lượng, sử dụng
01
vụ trên đất liền với lưu
lượng dưới 1.000.000
m3/ngày đêm
21
đêm/
đêm đến dưới nước dưới đất,
3.000m3/ngày phí thẩm định hồ
sơ, điều kiện
1.700.000₫/ đề | hành nghề khoan
án, báo cáo; nước dưới đất;
+ Đối với đề | phí thẩm định đề
án, báo cáo khai | án khai thác, sử
thác, sử dụng | dụng nước mặt,
nước mặt cho | nước biển; phí
sản xuất nông|thẩm định đề án
nghiệp với lưu | xả nước thải vào
lượng từ | nguồn nước,
0,5m3/giây đến | công trình thủy
lợi trên địa
dưới
1,0m3/giây; để bàn tỉnh Nghệ
phát điện với An;
công suất từ - Nghị quyết số
200kw đến | 14/2023/NQ-
dưới 1.000kw; | HĐND
ngày
nước mặt cho | 27/10/2023 của
các mục đích | Hội đồng nhân
khác và nước | dân tỉnh về việc
biển với lưu | quy định mức
lượng
3.000m3/ngày
từ | thu phí, lệ phí
thực hiện thủ tục
đêm đến dưới | hành
chính
20.000m3/ngày | thông qua dịch
22
22
đêm/4.300.000 vụ công trực
đ/ đề án, báo tuyến trên địa
bàn tỉnh Nghệ
cáo;
+ Đối với Đề | An.
án, báo cáo khai
thác, sử dụng
nước mặt cho
sản xuất nông
nghiệp với lưu
lượng
từ
1,0m3/giây đến
dưới
2,0m3/giây; để
phát điện với
công suất từ
1.000kw dén
dưới 2.000kw;
cho các mục
đích khác với
lưu lượng từ
20.000m3/ngày
đêm đến dưới
50.000m3/ngày
đêm; khai thác,
sử dụng nước
biển với lưu
lượng
từ
50
02
23
1.004167
Gia hạn/điều chỉnh giấy | Gia
phép khai thác, sử dụng | chỉnh
nước mặt cho sản xuất khai thác nước | nhận hồ sơ
nông nghiệp, nuôi trồng | mặt, nước biển
thủy sản đối với hồ
chứa, đập dâng thuỷ lợi
có lưu lượng khai thác
dưới 2 m/giây và dung
tích toàn bộ dưới 20
triệu m3, hoặc lưu lượng
khai thác từ 2 m3/giây
trở lên và dung tích toàn
bộ dưới 3 triệu m3, hoặc
-
30.000m3/ngày
đêm đến dưới
100.000m3/ngà
y
đêm/
8.200.000đ/ de
án, báo cáo.
* Trường hợp
thực hiện thủ
tục hành chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
bằng 60%.
-
-
Luật Tài
nước
hạn, điều | 38 ngày kể Nộp hồ sơ trực + Đối với đề
giấy phép | từ ngày | tiếp hoặc qua dịch vụ án, báo cáo khai | nguyên
bưu chính công ích | thác, sử dụng | năm 2023;
đến Trung tâm Phục | nước mặt cho . Nghị định số
vụ hành chính công | mục đích khác | 54/2024/NĐ-CP
tỉnh Nghệ An, số 16, có lưu lượng | ngày 16/5/2024
đường Trường Thi, nhỏ hơn 500|của Chính phủ
Thành phố Vinh; m3/ngày đêm: quy định việc
- Nộp qua dịch vụ | 300.000đ/đề
hành nghề khoan
công trực tuyến một án, báo cáo; nước dưới đất.
phần trên Hệ thống + Đối với đề | kê khai, đăng ký,
thông tin giải quyết án, báo cáo khai | cấp phép dịch vụ
TTHC tỉnh tại địa | thác, sử dụng | tài nguyên nước
24
24
đối với công trình khai
thác, sử dụng nước khác
với lưu lượng khai thác
dưới 5 m3/giây; phát
điện với công suất lắp
máy dưới 2.000 kw;
cho các mục đích khác
với lưu lượng dưới
50.000 m3/ngày đêm;
cấp giấy phép khai thác,
sử dụng nước biển cho
mục đích sản xuất bao
gồm cả nuôi trồng thủy
sản, kinh doanh, dịch
vụ trên đất liền với lưu
lượng dưới 1.000.000
m3/ngày đêm
chỉ:
nghean.gov.vn
nước mặt cho | và
tiền cấp
https://dichvucong. |sản xuất nông | quyền khai thác
nghiệp với lưu | tài nguyên nước;
lượng từ | - Nghị quyết số
0,1m3/giây đến | 43/2016/NQ
dưới
HĐND
ngày
0,5m3/giây; để | 16/12/2016 của
phát điện với Hội đồng nhân
công suất từ dân tỉnh quy
50kw đến dưới | định phí thẩm
200kw; cho các | định đề án, báo
mục đích khác | cáo thăm dò
với lưu lượng | đánh giá trữ
từ 500m3/ngày | lượng, sử dụng
đêm đến dưới nước dưới đất,
3.000m3/ngày phí thẩm định hồ
đêm/ 850.000₫/ | sơ, điều kiện
đề án, báo cáo; hành nghề khoan
+ Đối với đề | nước dưới đất;
án, báo cáo khai | phí thẩm định đề
thác, sử dụng | án khai thác, sử
nước mặt cho | dụng nước mặt,
sản xuất nông nước biển; phí
nghiệp với lưu | thẩm định đề án
lượng từ | xả nước thải vào
0,5m3/giây đến nguồn nước,
dưới
công trình thủy
25
1,0m3/giây; để lợi trên địa
phát điện với|bàn tỉnh Nghệ
công suất từ| An;
200kw
đến | - Nghị quyết số
dưới 1.000kw; | 14/2023/NQ-
nước mặt cho | HĐND
ngày
các mục đích | 27/10/2023 của
khác và nước|Hội đồng nhân
biển với lưu | dân tỉnh về việc
lượng từ | quy định mức
3.000m3/ngày thu phí, lệ phí
đêm đến dưới| thực hiện thủ tục
20.000m3/ngày | hành chính
thông qua dịch
2.150.000₫/ đề | vụ công trực
án, báo cáo; tuyến trên địa
+ Đối với|bàn tỉnh Nghệ
Đề án, báo cáo | An.
đêm/
khai thác, sử
dụng nước mặt
cho sản xuất
nông nghiệp
với lưu lượng
từ 1,0m/giây
dén
dưới
2,0m3/giây; để
phát điện với
26
26
công suất từ
1.000kw dén
dưới 2.000kw;
cho các mục
đích khác với
lưu lượng từ
20.000m3/ngày
đêm đến dưới
50.000m3/ngày
đêm; khai thác,
sử dụng nước
biển với lưu
lượng
từ
30.000m3/ngày
đêm đến dưới
y
100.000m3/ngà
đêm/
4.100.000₫/ dè
án, báo cáo.
* Trường hợp
thực hiện thủ
tục hành chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến thì mức
thu phí, lệ phí
bằng 60%.
33
03
1.011518
04
1.000824
Trả lại giấy phép tài | Trả lại giấy
nguyên nước
phép thăm dò
nước dưới
đất, giấy phép
khai thác tài
nguyên nước
27
-
23 ngày Nộp hồ sơ trực
kể từ ngày | tiếp hoặc qua dịch vụ
nhận hồ sơ bưu chính công ích
đến Trung tâm Phục
vụ hành chính công
tỉnh Nghệ An, số 16,
đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;
17 ngày
Cấp lại giấy phép tài | Cấp lại giấy
nguyên nước
phép thăm dò kể từ ngày
nước dưới đất, | nhận hồ sơ
giấy phép khai
thác tài nguyên
nước
- Nộp qua dịch vụ
công trực tuyến toàn
trình trên Hệ thống
thông tin giải quyết
TTHC tỉnh tại địa
chỉ:
https://dichvucong.
nghean.gov.vn
-
Không quy
dinh
Nộp hồ sơ trực Phí thẩm định
Luật Tài
nguyên
năm 2023;
nước
- Nghị định số
54/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024
của Chính phủ
quy định việc
hành nghề khoan
nước dưới đất,
kê khai, đăng ký,
cấp phép dịch vụ
-
tài nguyên nước
và tiền cấp
quyền khai thác
tài nguyên nước.
Luật Tài
| tiếp hoặc qua dịch vụ | hồ sơ: Bằng nguyên
nước
| bưu chính công ích | 30% mức thu so | năm 2023;
đến Trung tâm Phục | với cấp giấy | - Nghị quyết số
vụ hành chính công | phép
43/2016/NQ
ngày
tỉnh Nghệ An, số 16, | * Trường hợp | HĐND
đường Trường Thi, thực hiện thủ | 16/12/2016 của
Thành phố Vinh; tục hành chính | Hội đồng nhân
- Nộp qua dịch vụ | thông qua dịch | dân tỉnh quy
công trực tuyến toàn vụ công trực định phí thẩm
trình trên Hệ thống tuyến thì mức | định đề án, báo
28
28
thông tin giải quyết thu phí bằng | cáo
thăm dò
TTHC tỉnh tại địa | 60% mức thu | đánh giá trữ
chỉ:
trên.
https://dichvucong.
nghean.gov.vn
lượng, sử dụng
nước dưới đất,
phí thẩm định hồ
sơ, điều kiện
hành nghề khoan
nước dưới đất;
phí thẩm định đề
án khai thác, sử
dụng nước mặt,
nước biển; phí
thẩm định đề án
xả nước thải vào
nguồn nước,
công trình thủy
lợi trên địa
bàn tỉnh Nghệ
An;
- Nghị quyết số
14/2023/NQ-
HĐND ngày
27/10/2023 của
Hội đồng nhân
dân tỉnh về việc
quy định mức
thu phí, lệ phí
29
2
35
05
2.001850
06 1.001740
định 49 ngày - Nộp hồ sơ trực
duyệt | kể từ ngày | tiếp hoặc qua dịch vụ
| phương án cắm | nhận hồ sơ | bưu chính công ích
Thẩm định, phê Thẩm
duyệt phương án cắm | phê
mốc giới hành lang bảo
vệ nguồn nước đối với
hồ chứa thủy điện và
hồ chứa thủy lợi
Lấy ý kiến Ủy ban nhân
| mốc giới hành
| lang bảo vệ
nguồn nước của
hồ chứa thủy
điện
Lấy ý kiến đại
56 ngày
dân cấp tỉnh đối với các | diện cộng đồng | kể từ ngày
dự án đầu tư có chuyển dân cư và tổ | nhận hồ
nước từ nguồn nước | chức, cá nhân
SƠ
|
đến Trung tâm Phục
vụ hành chính công
tỉnh Nghệ An, số 16,
đường Trường Thi,
Thành phố Vinh;
- Nộp qua dịch vụ
công trực tuyến một
phần trên Hệ thống
thông tin giải quyết
TTHC tỉnh tại địa
chỉ:
https://dichvucong.
nghean.gov.vn
Tổ chức, cá nhân
đầu tư dự án gửi văn
Không quy
định
thực hiện thủ tục
hành
chính
thông qua dịch
vụ công trực
tuyến trên địa
bàn tỉnh Nghệ
An.
nước
- Luật Tài
nguyên
năm 2023;
- Nghị định số
54/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024
của Chính phủ
quy định việc
hành nghề khoan
nước dưới đất,
kê khai, đăng ký,
cấp phép dịch vụ
tài nguyên nước
tiền cấp
và
quyền khai thác
tài nguyên nước.
Tổ chức, cá - Luật Tài
nhân đầu tư dự | nguyên
bản lấy ý kiến kèm | án chi trả
theo tài liệu, nội
năm 2023;
nước
30
30
Nghị định số
54/2024/NĐ-CP
hành nghề khoan
nước dưới đất,
liên tỉnh; dự án đầu tư | (đối với trường
xây dựng hồ chứa, đập | hợp cơ quan tổ
dâng trên dòng chính | chức lấy ý kiến
lưu vực sông liên tỉnh | là ủy ban nhân
thuộc trường hợp phải | dân cấp tỉnh)
xin phép; công trình
khai thác, sử dụng nước
mặt (không phải là hồ
chứa, đập dâng) sử
dụng nguồn nước liên
tỉnh với lưu lượng khai
thác từ 10 m/giây trở
lên
dung thông tin (theo
khoản 3 Điều 3 Nghị
định
dén
số
54/2024/NĐ-CP)
ngày 16/5/2024
của Chính phủ
Ủy
quy định việc
ban nhân dân cấp
tỉnh và Sở Tài
nguyên
và Môi
trường.
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
khai
nước
dát
01
1.001662
Đăng ký Đăng ký khai 14 ngày
thác thác, sử dụng kể từ ngày
dưới nước dưới đất nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân
nộp 02 tờ khai cho Ủy
ban nhân dân cấp
huyện hoặc Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Trường hợp tổ chức,
cá nhân nộp cho Ủy
ban nhân dân cấp xã
thì Ủy ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm
nộp tờ khai cho Ủy
ban nhân dân cấp
huyện. Trường hợp
Không
dinh
quy
kê khai, đăng ký,
cấp phép dịch vụ
tài nguyên nước
tiền cấp
và
| quyền khai thác
tài nguyên nước.
|- Luật Tài nguyên
nước năm 2023;
Nghị định số
54/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024
của Chính phủ
quy định việc
hành nghề khoan
nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp
phép dịch vụ tài
nguyên nước và
tiền cấp quyền
70
02
31
chưa có công trình
khai thác nước dưới
đất, tổ chức, cá nhân
khai thác tài
nguyên nước.
Láy
phải thực hiện việc
| đăng ký trước khi xây
dựng công trình.
ý
Lấy ý kiến đại
42
ngày|
Tổ chức, cá nhân
từ
ngày
kiến Ủy ban diện cộng đồng kể
nhân
dândân cư và tổ chức, nhận hồ sơ
cấp huyện cá nhân (đối với
đối với các trường hợp cơ
dự án đầu tư quan tổ chức lấy ý
có chuyển kiến là ủy ban
nước từ nhân dân cấp
nguồn nước huyện)
nội tỉnh; dự
1.001645 |án đầu tư
xây dựng hồ
chúra,
dập
dâng
trên
sông suối
nội
tỉnh
thuộc
đầu tư dự án gửi văn
bản lấy ý kiến kèm
theo tài liệu, nội dung
thông tin (theo khoản
3 Điều 3 Nghị định số
54/2024/NĐ-CP) đến
Ủy
ban nhân dân cấp
huyện và Phòng Tài
Không
quy
nguyên và Môi
dinh
trường.
|- Luật Tài nguyên
nước năm 2023;
- Nghị định số
|54/2024/NĐ-CP
ngày 16/5/2024
của Chính phủ
quy định việc
hành nghề khoan
nước dưới đất, kê
khai, đăng ký, cấp
phép dịch vụ tài
nguyên nước và
tiền cấp quyền
khai thác tài
nguyên nước.
trường hợp
phải xin
phép; công
trình khai
thác,
sử
dụng nước
mặt (không
phải là hồ
chúra, đập
dâng)
sú
dụng nguồn
nước nôi
tỉnh với lưu
lượng khai
thác từ 10
m3/giây trở
lên; công
trình khai
thác, sử
dụng nước
dưới đát
(gồm một
hoặc nhiều
giếng
khoan,
giếng đào,
hó
đào,
hành lang,
mạch lô,
hang động
khai thác
32
32
33
nước
dưới
đất thuộc sở
|hữu của một
tổ chức, cá
nhân và có
khoảng cách
liền kề giữa
chúng
|không lớn
hơn 1.000
m) có lưu
lượng từr
12.000
m3/ngày
đêm trở lên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN L
|
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5046-90
HỢP KIM CỨNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG ROCVEN
Cơ quan biên soạn: Vụ Tổng hợp kế hoạch
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan đề nghị ban hành và trình duyệt: Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
Cơ quan xét duyệt và ban hành:
Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.
Quyết định ban hành số 287/QĐ ngày 22 tháng 05 năm 1990.
HỢP KIM CỨNG
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ CỨNG ROCVEN
Hardmetals Method of determination of hardness Rocwell
Tiêu chuẩn này áp dụng cho hợp kim cứng và quy định phương pháp xác định độ cứng Rocven.
Khi tiến hành thử cần tuân theo các yêu cầu của TCVN 257-85 (thang A).
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 2003-79
1. MẪU THỬ
1.1. Lấy mẫu theo TCVN 5044-90
1.2. Chiều dày lớp mài bóc khỏi bề mặt mẫu không được nhỏ hơn 0,2mm. Đối với mẫu thử có bề mặt cong cần tạo ra một diện tích phẳng có chiều rộng không nhỏ hơn 2mm để tiến hành đo độ cứng. Độ nhám bề mặt đã gia công của mẫu thử Ra ≤ 0,63µm.
1.3. Chiều dày mẫu thử phải phủ dày (không nhỏ hơn 1,6mm) để có thể tiến hành thử mà không phá hủy hoặc gây sự biến dạng mẫu thử dưới tác dụng của tải trọng đã chọn.
1.4. Các bề mặt của mẫu thử và giá đỡ mẫu thử phải song song với nhau trong phạm vi sai số nhỏ hơn 0,1mm trên 10mm chiều dài.
2. THIẾT BỊ
2.1. Thiết bị thử độ cứng Rocven có độ chính xác 0,5HRA.
2.2. Mũi nén kim cương hình côn có góc tạo thành ở đỉnh côn α = 120 ± 0,5º và đỉnh vo tròn có đường kính cầu r = 0,200 ± 0,005mm. Ở khoảng cách 0,3mm cách đỉnh tính theo trụ, bề mặt mũi kim cương hình côn phải được mài bóng và không có vết nứt và các khuyết tật bề mặt khác nhìn thấy được ở độ phóng đại 30 lần.
2.3. Ba tấm chuẩn hợp kim cứng đáp ứng yêu cầu trong bảng. Độ nhám bề mặt trên và dưới của tấm chuẩn Ra ≤ 0,63 µm.
Chú thích: Chuẩn trên máy thử độ cứng có độ chính xác 0,1 HRA. Cho phép sử dụng các tấm chuẩn thép hợp kim tôi nếu có sự thỏa thuận giữa các bên hữu quan.
3. TIẾN HÀNH THỬ
3.1. Tiến hành thử ở 15-40ºC
3.2. Tiến hành thử với các tải trọng sau: Tải trọng sơ bộ
Fo = 98 ± 2N; tải trọng bổ sung F1 = 490 ± 2N; tải trọng tổng cộng F = Fo ± F1 = (98 ± 2N) + (490 ± 2N) = 588 ± 4N.
3.3. Tốc độ đặt tải bổ sung cần phải điều chỉnh sao cho sự chuyển động của mũi nén khi đặt tải F = 588N dừng lại trong khoảng 5-8s khi không có mẫu thử.
3.4. Thời gian đặt tải bổ sung sau khi kim dừng chuyển động không được lớn hơn 2 s. Giữ nguyên tải sơ bộ, từ từ tháo tải bổ sung trong thời gian 2 s.
3.5. Chọn tấm chuẩn có giá trị gần trị số độ cứng dự kiến của mẫu thử. Xác định độ cứng của tấm chuẩn tại 3 điểm. Sai lệch của giá trị trung bình 3 phép đo so với trị số độ cứng danh nghĩa của tấm chuẩn không được lớn hơn ± 0,5 HRA.
Nếu giá trị trung bình khác trị số độ cứng hơn ± 0,5 HRA thì phải kiểm định lại mũi nén kim cương để loại trừ nguyên nhân gây ra sai lỗi.
Nếu giá trị trung bình độ cứng tấm chuẩn khác trị số độ cứng danh nghĩa 0,3; 0,4 và 0,5 HRA thì cộng thêm trị số hiệu chỉnh có dấu tương ứng vào giá trị độ cứng trung bình của mẫu thử (0,3; 0,4 và 0,5 HRA)
Khi kiểm định tấm chuẩn mới cần lưu ý tới các tấm chuẩn cũ bằng cách xác định độ cứng của chúng tại 5 điểm trên từng bề mặt tấm chuẩn. Các bề mặt này phải nằm trên cùng một phía của tấm chuẩn và đối với từng bề mặt kế tiếp phải mài đi một lớp dày 0,2mm.
Giá trị trung bình của 5 phép đo mỗi lần phải nằm trong giới hạn cho phép đối với nhóm tấm chuẩn này
3.6. Trước khi xác định độ cứng của mẫu thử cần loại bớt giá trị của phép đo đầu tiên, sau đó xác định độ cứng ở 3 điểm tùy ý trên mẫu thử.
Sau khi lắp mũi kim cương mới không được lấy 2 giá trị đo đầu tiên.
3.7. Khoảng cách giữa tâm của 2 vết nén gần nhau cũng như từ tâm vết nén đến mép mẫu thử không được nhỏ hơn 1,5mm.
3.8. Trị số độ cứng của từng mẫu thử là giá trị trung bình của 3 phép đo được làm tròn đến 0,5 HRA.
4. BIÊN BẢN THỬ
Trong biên bản thử cần ghi rõ:
1) ký hiệu quy ước của mẫu thử;
2) kết quả thử;
3) ký hiệu TCVN này;
4) ngày tháng năm thử. |
ỦY BAN NHÂN DÂN
TÍ NH TRÀ VINH
Sổ: 35/2019/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự (lo - Hạnh phúc
Trà Vinh, ngậy 20 tháng 12 năm 2019
QUYÉT DỊNI!
Ban hành Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024)
trên địa bàn tính Trà Vinh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật Tỏ chức chính quyển địa phương ngày 19 thảng 6 nám 2015;
Căn cứ Luật Bơn hành vởn bán quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng ỉ ỉ nám 2013;
Căn cứ Nghị định số 43/20Ỉ4/ND-CP ngắy Ị5 thảng 5 năm 20 ỉ4 của Chinh
phù quy định chỉ tỉết thi hành một sổ điều của Luật Đát đai;
Căn cứ Nghị định số 44/20/4/ND-CP ngày ỉ5 thảng 5 năm 20ỉ4 cùa Chỉnh
phủ quy định ve giá đát;
Căn cứ N^hị định sổ 47/20Ỉ4/ND-CP ngày 30 thảng 6 năm 2014 cùa Chính
phủ quy định về bổi thưởng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hói đât;
Căn cứ Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chỉnh
pint sừa đối, bồ sung một số nghị định quy định chì tiêt thì hành Luật đât dai;
Cân cứ Thông tư sắ 36/20 ì4/11-13'1 NMT ngày' 30 tháng 6 năm 2014 Cĩỉa 130
trướng Bộ Tài nguyên và Mói trường quy định chi tiết phương pháp định giả đất;
xẩy dựng, điểu chinh bâng giá đất; định giá đất cụ thê và tư ván xác định gìá đât;
Căn cứ Thông tư sổ 33/2017/TT-BTN MT ngày 29 thảng 9 năm 2017 của Bỏ
trường Bô Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Nghị định so 01/2017/NĐ-
CP ngà)' 06 tháng 01 nãm 2017 cùa Chính phủ sứa đỏi, bô sung một sô nghi định
quy định chi tiết thi hành Luật Đắt đai và sửa đổi, bô sung một số điều của cảc
thông tư hướng dãn thi hành Luật Dắt đai;
Can cứ Nghị quyết so 97/20 ỉ9/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 cua
Hội đồng nhân dán tỉnh về việc thông qua Bâng giá đất 05 nãm (2020 - 2024) trên
địa bàn tình Trà Vinh;
Theo để nghị của Giâm dốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
L>'ToHAMAn đinlii)172 13 3J1 hant u.uiy Ệid Jaỉ<Ạ nainlriCTidij trtiíi hnh
QUYÉT DINH:
Diều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng giả đất 05 nấm (2020 -
2024) trên dịu bùn lĩnh Trả Vinh.
Diều 2. Quyết định này có hiệu lựu kể từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2020 và
thay thế Quyết định số 15/2017/ỌĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2017 của ủy ban
nhân dân tỉnh về việc ban hành Bảng giá đất điều chinh 05 năm (2015 - 2019) trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Đối vời trường hợp hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính hợp lệ của người sử
dụng dất được bộ phàn tiếp nhận và trã kết quả dã liếp nhận trước ngày Quyết định
này có hiệu lực thi hành thi áp dụng giá dẩt quy định trong Bâng giá dát diều chỉnh
05 nãm (2015 - 2019) trên dịu bàn tình Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số
15/2017/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 nám 2017 cua ủy ban nhân dân tinh để xác
định nghĩa vụ tài chính.
Diều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân linh. Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường. Thủ trường các Sở, Ban ngành linh (3 hệ), Chú tịch Ùy ban nhản dân
các huyện, thị xà, thành phố và tồ chức, hộ gia dinh, cá nhân cỏ liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết dinh này./.
Nưi nhận:
- Vân phòng Chính phu;
- Cảc Bộ: Tư pháp, Tài nguyên
và Mỏi (rường, Tài chính;
- TT.TU. TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tinh;
- Như Điều 3;
- LDVP, cãc phông. Trung tâm thuộc VP;
- Website Chính phù;
- Lưu: VT, NN. .4
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH t*
I kTc41 “AỌựy <Ị| nWJ 172 ìlísrt hort-g ũaítK ẠiA d-51 í IS fl -im tren hrưi tinh
LuatVietnam
Dông Văn Lâm
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
CỘNG HÒA XÀ HỘI CHÙ NGHĨA VỈỆT NAM
Độc lập - Tụ do - Hạnh phúc
BẢNG GIÁ ĐẤT 05 NĂM (2020 - 2024) TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm Ị heo Qĩiyét định số 35/2019/QD-ƯBND
ngày 20 tháng 12 năm 2019 của UBND linh Trà Vịnh)
Chuông 1
NHỮNG QUY DĨNH CHƯNG
Diều 1. Phạm vì đỉều chỉnh
Bảng giá đất 05 năm (2020 - 2024) trên địa bân linh Trà Vinh được sứ dụng
làm căn cú' de:
1. Tính liền sử dụng dấl khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ờ của
hộ gia đình, cá nhân dôi với phân diện lích trong hạn mức; cho phép chuỵên mục
đích sứ dụng đât từ dát nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là dal ở sang
đất ở đối với phan diện tích trong hạn mức giao dất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
2. Tinh thuế sử dụng đất.
3. Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai.
4. Tinh tiền xử phạt vi phạm hãnh chính trong lĩnh vực đất đai.
5. Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại Irong quản lý và sử
dụng đất đai.
6. Tinh giá trị quyền sứ dụng đất để trà cho người tự nguyên trả lại đâĩ cho
Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu liền sứ
dụng đất, công nhận quyền SU' dụng dất có (hu lien sử dụng đất, đất thuê trá liền
thuê đắt mộl lần cho ca thời gian thuê.
7. Xác định giá đấl CỊI thể (heo phương pháp hệ số diều chỉnh giá đất theo
Điều 18 của Nghị định sổ 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy
định về giá dầt.
Điều 2. Bảng giá các loại đất
Nhóm đất nông nghiệp
a) Bồng giá dắt trồng cây hàng năm gồm dất trồng lúa và dất trồng cây hàng
nồm khác: giá dất nuôi trồng thủy sân.
b) Bủng giá dấl trồng cây lâu năm.
c) Bảng giá đất rừng sản xuất.
d) Báng giá dấl rừng phòng hộ.
đ) Bảng giá đất làm muối.
/
e) Bảng giã đất nông nghiệp khác.
2, Nhóm đất phi nông nghiệp
a) Bảng giá đất ờ.
b) Bang giá dal thương mại, dịch vụ.
c) Bảng giá dất sán xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khùng phải là đất
thương mại. dịch vụ.
d) Bảng giá đấi xây dựng còng trình sự nghiệp.
d) Bang giá dát cơ sờ lỏn giáo; đất cơ sơ tín ngưỡng; đất nghía trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; đất phi nông nghiệp khác.
e) Báng giá dất sứ dụng vào mục đích công cộng.
g) Bảng giá đất sòng, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng
3. Giá dấl trong bang giá dất dối với đất sử dụng có thời hạn dược tinh tương
ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.
Điều 3, Phân loại đường trong hệ thống đưòng giao thõng
I lệ thống dường giao thông gồm có: quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện,
dường xà, dường dô thị và đường chuyên dùng. Trong khư vực dô thị còn có:
Đường phố. hỏm chính, hem phụ.
1. Đường pho là những dường giao thông trong dô thị (các tuyên đường
được liệt kê trong danh mực Bang giá đất ở ban hành kèm theo Bàng giá này, trừ
các luyến dường giao thông trên dịa bàn các xã).
2. Hẻm chính là các hẻm nối trực liếp vào hệ thống đường giao thông.
3. liêm phụ là các hẻm nối trực tiếp vào hẻm chính vả các hẻm phụ với
nhau.
Diều 4. Cách xác đinh diêm 0 de tính vị trí cho các ỉoạí đất
Áp dụng chung việc xác định vị tri dầl nông nghiệp và vị trí đất phi nông
nghiệp, cách xác định diem 0 cụ thể như sau:
- kính từ hành lang an loàn đường bộ hoặc chỉ giời đường đo dối vời đường
dô thị.
- Tính từ hành lang an toàn đoi với cầu, cống, đê điêu, ben phà có quỵ định
hành lang an toàn.
ku.
- l ính từ ranh giới hoặc mốc giới Nhà nước dã thực hiện dền bù, giãi phóng
mặt bang doi vói biên, sông, kênh. rạch.
- Tính từ ranh giới thưa dắt trên ban đồ dịa chính dối với:
+ Thừa dất tiếp giáp các luyến (.lường không quy định hành lang an toàn
dường bộ.
+ Thửa dảt tiếp giáp biên, sông, kênh, rạch không cỏ ranh giời hoặc mốc
giới Nhà nước thục hiện dền bu. giài phỏng mặt bang.
2
LuatVietnam g
Tiện ích văn bản luật <
Diều 5. Phân loại ví trí nhóm đất nông nghiệp
1. Đất tròng cây hàng năm, đất trồng cây làu năm, dất nuôi tròng thủy san,
đâl nóng nghiệp khác
Gôm 03 vị trí: vị trí 1, vị trí 2 và vị trí 3 (vị trí còn lại)
a) Dối vời thành phố Trà Vinh, các phường thuộc thị xà Duyên Hải và các
thị trẩn:
- Vị (rí I: lử diêm í) cùa đường giao thông vào 60 mét.
- VỊ trí 2:
-T 60 mét liếp theo vị trí 1.
+ Từ điểm 0 cùa sông, kênh, rạch có chiều rộng mặt sông (kênh, rạch) lớn
hơn 5 met vào 60 mét.
- VỊ trí 3 (vị trí còn lại): ngoài các vị trí trên (bao gôm vị trí dát tinh lừ diêm
0 trớ ra ngoài sông, biến).
b) Dôi với các xã còn lại:
- Vị trí 1: lừ điểm 0 của quốc lộ, đường lỉnh, dường huyên, đường nhựa và
dường dal bê tông có chiều rộng tù' 3.5 mét trờ lên vào 60 mét.
- VỊ trí 2:
+ 60 mét tiếp theo vị trí I.
+ Từ diêm 0 các dường giao thông còn lại vào 60 met.
H- Từ diem 0 cua sông, kênh, rạch có chiều rộng mặt sông (kênh, rạch) lờn
hơn 5 mét vào 60 mét.
+ Từ diêm 0 của biển vào 60 mét.
- Vị trí 3 (vị trí còn lại): ngoài các vị trí trên (bao gồm vị trí đất tính từ diêm
0 trờ ra ngoài sông, biên).
2. Dal làm muôi, dât rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ
Gồm 02 vị trí: vị tri 1, vị trí 2.
a) Vị trí ỉ: từ điềm 0 cua dường giao thông, biên, sông, kênh, rạch vào 60
mét.
b) VỊ trí 2: Là vị trí dất còn lại (bao gồm vị tri dất tinh (ừ diem 0 trờ ra ngoài
sông, biền ).
Diều 6. Phân loai vị trí nhóm đấí phi nâng nghiệp (trừ đất sán xuât,
kinlì doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ)
Gồm 05 vị trí: vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 và vị trí 5 (vị trí còn lại).
1. Dối với thừa dất tiếp giáp mặt lien dường nêu tại Phụ lục kèm theo Bang
giá này
- Vị trí I: từ diem 0 vào 30 mét.
“ VỊ trí 2: 30 mét tiếp theo vị tri 1.
- Vị trí 3: 30 mét liếp theo vị trí 2.
- Vị trí 4: 30 met tiếp theo vị tri 3.
- Vị trí 5 (vị tri cỏn lại): từ trên 120 mét.
2. Đối với thửa đất tiếp giáp mặt tiền hem trong khu vực đô thị (trừ các hèm
đã nêu tại Phụ lục cùa Bâng giá này)
- í lẻm chính có chiều rộng tiĩ 4 mét trỏ lên,
+ Vị tri 2: lờ điểm 0 vào 30 mét,
I Vị tri 3: 30 mét tiếp theo vị trí 2.
+ Vị trí 4: 30 mét tiếp theo vị trí 3.
+ Vị trí 5 (vị tri còn lại): ngoài các vị trí trcn.
- Hẻm chính có chiều rộng tir 2,0 đến dưới 4,0 mét; đổi vời hẻm phụ có
chiều rộng từ 2.5 mét trờ lên.
4- Vị trí 3: từ diem 0 vào 30 mét.
+ Vị trí 4: 30 met liếp theo vị trí 3.
+ VỊ trí 5 (vị trí còn lại): ngoài các vị trí trên.
- 1 lém chính có chiêu rộng từ 1.0 mét đến dưới 2,0 mét; đối với hẻm phụ có
chiều rộng từ 1,0 mét đén dưới 2,5 mét.
4- Vị trí 4: từ diem 0 vảo 30 mét.
+ Vị tri 5 (vị trí còn lại): ngoải các vị trí trên.
Ghi chủ: VỊ trí 2, vị trí 3 của hẻm chỉ áp dụng (rong phạm vi 150 mét theo
chiều sâu linh tù’ lìm dường nêu lại Phụ lục của Bảng giá này. Ngoài phạm vi 150
mét dược lính vị trí 4. Truông hợp vị trí 150 mét không trọn thưa dât dược lính vị
trí 4 cho toàn hộ thưa dầl.
3. Đối vời các thừa dấi nàm phía sau thưa dal mặt liền cua chu sử dựng khác
nhưng không tiếp giáp hem và các đường giao (hông trên dịa bản tính nói với đoạn,
tuyến dường nêu tại Phụ lục cùa Bang giá này.
- Vị trí 1: từ diêm 0 dến 30 mét.
- Vị trí 2: 30 mét tiếp theo vị trí I.
- VỊ trí 3: 30 mét tiếp theo vị trí 2.
- VỊ trí 4: 30 mét tiếp theo vị trí 3.
- VỊ trí 5 (vị trí còn lại): lừ trcn 120 mét.
4. Đối với thửa dất không tiếp giáp trực tiếp với mặt lien đường do ngăn
cách bới kênh. rạch.
- Vị trí 3: từ điểm 0 vào 30 mét.
- Vị trí 4: 30 mét tiếp theo vị trí 3.
- VỊ trí 5 (vị trí còn lại): lừ trôn 60 mét.
5. Đối vời thửa dắt tiếp giáp mặt liền của các dường giao thông trên dịa bủn
các xà nối với đoạn, tuyên đường nêu tại Phụ lục của Bảng giá nay.
- Đường giao thông có chiều rộng lừ 4 mét trờ len:
4- Vị trí 2: từ dicm 0 vào 30 mét trong phạm vi dưới 200 mét theo chiều sâu
tinh lừ lim dường nêu tại Phụ lục cúa Bâng giá này,
+ VỊ trí 3: lừ điểm 0 vào 30 mél trong phạm vi lừ 200 mét đốn dưới 400 mét
theo chiêu sâu tinh từ lim dường nêu tai Phụ lục của Bảng giá này.
4- Vị trí 4: lừ diêm 0 vào 30 mét trong phạm vỉ lừ 400 mét trờ lên theo chiêu
sâu tính từ tim đường nêu lại Phụ lục cua Bảng giá này.
+ Vị trí 5 (vị trí còn lại): cảc vị trí dất còn lạỉ.
- Đường giao thông cỏ chiều rộng dưới 4 mét:
4- Vị iri 3: từ điềm 0 vào 30 mét trong phạm vi dưới 200 mét theo chiều sâu
tính từ tim đường nâu tại Phụ lục của Bang giá này.
4- Vị tri 4: từ điểm 0 vào 30 mét trong phạm vì lừ 200 mét đến dưới 400 mét
theo chiều sâu lính lừ tim dường nêu tại Phụ lục cua Bang giá này.
4- Vị trí 5 (vị trí còn lại): cãc vị trí dất còn lại.
6. Các vị trí dất còn lại ngoài các VỊ trỉ dà nêu tại Khoản I, Khoan 2. Khoản
3, Khoản 4, Khoán 5 Diều này dược lính vị tri 5.
7. Khi chuyển mục đích sư dụng đất lir dâl nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp, khi xác định vị trí theo quỵ định nhưng giá dất phì nông nghiệp thấp hơn
giá đai nông nghiệp trước khi chuyển mục đích sử dụng đai dược xãc định bàng giá
đất nông nghiệp.
Điều 7. Phân loại vị tri đất sân xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không
phải đất th trong mại, dịch vụ
Gồm 03 vị trí: vỊ tri K vị trí 2 và vị trí 3 (vị iri còn lại)
- VỊ trí 1: từ điếm 0 vào 60 mét của các dường giao thông nêu tụi Phụ lục
kèm theo Bang giá này.
- Vị irí 2:
4- 60 mél tiếp theo vị trí 1;
4- Từ diêm 0 vào 60 mét cùa dường giao thông còn lại.
- Vị trí 3 (vị trí còn lại): ngoài các vị trí trên
Diều 8. Các nguyên tắc XU' lý khi vị trí đất và giá đất trong cùng một
khu vực chua họp lý
1. Giá dãt năm trong phạm vi hành lang an toàn đường giao ihông, dê diêu
được tính bằng giá dất phan loại vị trí cao nhai cùng loại liên kê.
2. Trường họp giá dắt vị tri 2, 3, 4 của loại đất phi nông nghiệp thấp hơn giá
đất vị trí 5 cùa loại dát tương ứng, thì được áp dụng hằng giá đất vị tri 5.
3. Trưởng hợp thửa đất phi nông nghiệp có 02 mặt liền dường trớ lên, thì giã
đất dược xác định theo mặt tiền đường có mức giá dất cao nhất nhân (x) với hệ số
1,2.
4. Trường hợp thửa dấl dược xác dinh nhiều vị tri thì giá đắt dược xác dịnh
theo vị trí có mức giá đất cao nhât.
5. Trường hợp thưa đất thuộc hèm hoặc các dường giao thông (hẻm, đường
không quy định giá dất lại phụ ỉục kèm theo bang giá này) thòng với nhiều tuyền
đường có quy định giá đắt khác nhau thì gìá đất dược tính căn cứ vào gió đất cua
tuyên dường có khoang cách gàn với thửa dât tinh theo chiêu dọc hèm, đường giao
thông.
6. Đồi với thửa dắt phi nông nghiệp năm trong phạm vi từ điếm 0 den 30
mét không liếp giáp mặt tiền dường (không cùng chú sử dụng với thửa dất tiếp
giáp mặt tiền đường phô nêu tại Phụ lục kèm theo Bảng giá này), dông thời tiếp
giáp với hèm thì giá dất được tính theo mức giá quy định cửa hem tương ứng.
7. Trường hợp giá đất phi nông nghiệp cua 02 đoạn dường tiếp giáp nhau
trên cùng 01 trục đường có tỷ lệ chênh lệch giữa đoạn dường có giá cao với doạn
dường cỏ giá thấp trên 30% thì gíá đất của 100 mét liền kề nơi tiếp giáp thuộc doạn
dường có giá dất thấp hon được xứ lý như sau:
- Các thưa dắt trong phạm vi 50 mét dầu tiên tính lừ điểm tĩểp giáp thuộc
đoạn đường có giá thấp được cộng thèm 70% phân chênh lệch giá giừa 02 doạn
đường.
IU.'
“ Các thửa đất trong phạm vi lừ trên 50 mét den 100 mét tiếp theo thuộc
đoạn dường cỏ giá thấp dược cộng thêm 40% phân chênh lệch giá giừa 02 đoạn
đường.
- Trường hợp tại vị trí 50 mét không trọn thửa, thi giá dát cua thừa dất có 02
mức giá sẽ dược cộng thêm 55% phần chênh lệch giá giữa 02 đoạn đường.
- Trường hợp tại vị tri 100 mét không trọn thửa, thì giả đất của thửa dấl có
02 mức giá sẽ dược cộng thèm 20% phần chênh lệch giã giừa 02 doạn dường.
Ví (Ịụ minh họa:
Giá dâl ờ vị trí 1 cua dường Trương Vãn Kính đoạn tứ Phạm Ngũ l.ão dên
đường Vò Văn Kiệt có giá 3.000.000 đồng/m2, giá dấl ớ vị trí I cua dường Trương
Văn Kinh đoạn từ đường Vò Văn Kiệt đến hết ranh Phường I có giá 2.000,000
dồng/m2.
- Mức chênh lệch = 3.000.000 - 2.000.000 = í .000.000 đổng.
1.000.000
“ ly lệ chcnh lệch = ——---------- X 100% - 33.33% (>30%)
3.000.000
- Các thửa đất trong phạm vi 50 met. giá dất được tính:
Mức giá = 2.000.000 + 1.000.000 X 70% = 2.700.000 đồng/m2.
- Các thưa đất trong phạm vi tử trẽn 50 mét đến 100 mét, mức giá được
tinh:
Mức giá = 2.000.00!) + 1.000.000 X 40% = 2.400.000 đồng/m2.
- Trường họp tại vị trí 50 mét thưa đất không trọn thửa, mức giá được tính:
Mức giá = 2.000.000 + 1.000.000 X 55% = 2.550.000 đồng/m\
- Trường hợp lại vị trí 100 mét thưa dát không trọn thửa, mức giá dược
tinh:
Mức giá = 2.000.000+ 1.000.000 x 20% = 2.200.000 đồng/m’.
8. Giá đất nóng nghiệp tại vùng giáp ranh giừa các xà. phường, thị tran có
múc giá chênh lệch từ 20% trơ lên so với vùng có giá thấp thi mức giá cua vùng có
giá thâp trong phạm vi 120 mét linh từ dường địa giới hành chính nơi tiếp giáp
dược lính bang mức giá cua vùng có giá cao (mức giã tương ứng theo lừng vị trí:
vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3 và mục đích sứ dụng).
9. Xác định chiều rộng cua hem, đường giao thòng
Chiều rộng hem, đường giao thông được tính tại đầu hẻm. dường giao thông
và dược xác định theo ban dồ địa chính mới nhai.
10. Dối vói các đường giao thông đã dàu tư (hẻm, dường nội bộ ...) nhưng
chưa dược chu sư dụng đất trả lại dắt cho nhà nước thì xác định vị trí đường giao
thông theo quy định cùa bảng giá đất này.
Ch liong II
GIÁ DÁT NỔNG NGHIỆP
Mục 1
ĐÁT TRÒNG CÂY HÀNG NĂM, DAT NUÔI TRÒNG THỦY SẢN
VÀ DAT TRỎNG CÂY LÂU NÁM
Diều 9. Giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây
hàng năm khác; giá đất nuôi trồng (húy sản
- Giá đất trong cày hàng nâm, giá dai nuôi trồng thủy sản vị trí 1 tiếp giáp
Quốc lộ (trừ khư vực thành phố Trà Vinh) dược tính bàng giá dất trống cây hàng
năm. giá dắt nuôi trồng thuy san vị trí 1 cưa thị trân, phường tương ứng với lừng
dịa bàn huyện, thị xã.
- Giá đất các khu vực và vị tri dược xác định cụ the như sau:
I. Thành phô Trà Vinh
(Đưh vị đồng/nộ
Dơn vị hành chính Vị trí ■* Don giá
Phường 2, Phường 3 1 318.000
2 220.000
5 155.000
Phường 1, Phường 4, Phường 5, 310.000
Đon vị hành chính Vị trí Đơn giá
Phường 6. Phường 7 2 215.000
3 ỉ 50.000
Phường 8. Phường 9 I 300.000
ọ 210.000
3 145.000
Xã Long Đức (trừ ấp Long Trị) 1 270.000
2 160.000
3 95.000
* Riêng ấp Long Trị. xã Long 2. Huyện Trà Củ )írc áp dụng theo mức giá 95.000 đồng/m2. (Đơn vị tinh: đồng/m2)
Đơn vị hành chính Vị trí Đơn giá
Thị trấn: Trà Cú, Định An ] 250.000
2 150.000
3 90.000
Các xà: Kim Sơn, Hâm Tân, Đại An 1 130.000
2 70.000
3 50.000
Các .xã còn lại 1 1 10.000
ọ 65.000
5 45.000 —
3. Huyện cầu Ngang
íDơn vị tỉnh: cỉỏng/m2)
Dơn vi hành chính Vị trí Đơn giá
Thị trấn: cầu Ngang, Mỹ Long 1 250.000
2 150.000
3 90.000
Các xã 1 110.000
2 65.000
3 45.000
4. Huyện Châu Thành
(Đơn vị tính: dồng/my
Dơn vị hành chính VỊ trí Đon giả
Thị trấn Châu Thành, 1 250.000
xã Nguyệt Hỏa. Hòa Thuận 2 150.000
Don vị hành chín 11 VỊ trí Đon giá
3 90.000
Các xà: Lương Hòa A, Lương Hòa, ỉ lòa Lợi 1 150.000
9 85.000
3 65.000
Các xà côn lại 1 1 10.000
2 65.000
3 45.000
5. Huyện Duyên Hải
(Đơn vị lĩnh: đồng/nr)
Don vị hành chí nil Vị trí Don giá
Thị trấn Long Thành 1 1 50.000
9 98.000
3 60.000
Các xã 1 110.000
2 65.000
45.000
6. Huyện l ieu Can
' *' * JJ 0 ộ
(Đơn vị ỉ inh: đòng-né)
Do’11 vị hành chỉnh Vị trí Do n giá
Thị Iran: Lieu cần, càu Quan 1 250.000
9 Xa 150.000
3 90.000
Các xà 1 150.000
2 85.000
3 65.000
7. Huyện cầu Kè
V *
________________________(Đơn vị tính: iíồng/nt2)
Don vị hành chỉnh Vị trí Dun giá
Thị trấn cầu Kè 1 250.000
2 150.000
3 90.000
Đon vị hành chính Vị trí Đon giá
Các xã 150.000
2 85.000
3 65.000
8. Huyện Càng Long
____________________________ __________________________(Đơn vị tính: đóng/ni')
Don vị hành chính Vị tri Don giá)
Thị trân Càng Long • -W C7 1 250.000
2 150.000
3 90.000
Các xẩ 1 1 50.000
85.000
3 65.000
9. Thị xã Duyên Hải
____________(Đơn vị tính: dong/nf)
Don vị hành chinh VỊ trí Do n giá
Phường 1, Phường 2 l 270.000
2 160.000
3 95.000
Các xã ỉ ỉ 30.000
2 70.000
3 50.000
Điều 1(1. Giả đất trồng cây lâu năm
- Giá đất trồng cây lâu năm vị trí 1 tiếp giáp Quốc lộ (trừ khu vực thành phố
Trà Vinh) dược tính báng giá dât trông cây lâu năm vị trí 1 của thị tràn, phường
tương ứng với lừng dịa bàn huyện, thị xã.
- Giá đất các khu vực và vị trí dược xác định cụ thê như sau:
1. Thà nil phố Trà Vinh
(Đơn vị tỉnh: đồng/m2)
Dơn vị hành chính Vị trí Dơn giá
Phường 2, Phường 3 ỉ 375.000
9 280.000
3 210.000
Phường 1, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7 ] 350.000
2 260.000
ỈO
Đoìi vị hành chính Vị tri Don giá
3 195.000
Phường 8, Phường 9 1 340.000
2 240.000
3 165.000
Xã Long Đức (trừ ấp Long Trị) 1 320.000
2 190.000
3 115.000
* Riêng ấp Long Trị của xã Long Đức áp dụng theo mức giá lì5.000
đồng/m .
2. Huyện Trà Cú
* * «. n
Đon vị hành chính Vị tri Don giá
Thị trấn: Trà Cú, Định An 1 280.000
2 165.000
3 100.000
Các xã: Kìm Sơn, Hàm lân. Dại An 1 150.000
2 90.000
3 55.000
Các xã còn lại 1 130.000
2 75.000
3 55.000
3. Huyện Câu Ngãng
________________________________________________(Dơn vị rinh: đâtĩỊỊ-'nf)
Don vị hành chính Vị trí Đơn giá
Thị trấn: cầu Ngang, My Long 1 280.000
2 165.000
3 100.000
Các xã 1 130.000
2 75.000
3 55.000
4. Huyện Châu Thành
___________________________________________________(Dơn vị tỉnh: íỉóng m~)
Don vị hành chính Vị trí Đoìi giá
Thị trân Châu Ihành. xa 1 280.000
ỉ!
Đơn vị hành chính Vị trí Don giá
Nguyệt Hóa, Hòa Thuận 2 165.000
3 100.000
Các xã: Lương Hòa A. Lương Hòa, 1 lòa Lợi 1 165.000
2 100.000
3 70.000
Các xã còn lại 1 150.000
2 90.000
3 55.000
5. Huyện Duyên Hải
_______________________(Đơn vị tính: đồng/niy
Đơn vị hành chính Vị trí Đơn giá
Thị tran Long Thành 1 180.000
2 105.000
3 64.000
Các xà 1 130.000
ọ 75.000
5 55.000
6. Huyện Tiêu Cân
________(í)ơn vị fifth: dong/nf)
Don vị hành chính ĩ VỊ trí Don giá
Thị trấn: Tiều cần, cầu Quan 1 280.000
2 165.000
2 100.000
Các xã 1 165.000
2 100.000
3 70.000
7. Huyện cầu Kè
(thơi vị tỉnh: đồng/mj
Đơn vị hành chinh VỊ trí Dơn giá
Thị Iran cầu Kè 1 280.000
2 165.000
3 100.000
Các xã 1 165.000
2 100.000
3 70.000
8» Huyện Càng Long
(Đơn vị tính: đồng/ĩĩĩ)
Tiện ích vãn bản luật I
Don vị hành chính Vị trí Don gi lí
Thị trân Càng Long 1 280.000
2 165.000
3 100.000
Các xâ 1 165.000
2 100.000
5 70.000
9. Thị xã Duyên Hải
______________(Dơn vị tinh: đông/m2)
Dơn vị hành chính Vị trí Don giá
Phường 1, Phường 2 1 320.000
2 190.000
3 115.000
Các xã 1 160.000
2 95.000
3 64.000
Mục 2
GIÁ ĐẤT RỪNG SAN XUẤT, ĐẮT LÀM MUỎ1,
DÁT RỪNG PHÒNG HỘ, DẮT NÔNG NGHIỆP KHÁC
Dỉều í I. Giả đất rừng sân xuất
(Đơn vị thĩh^đồng/fny
Vị (rí Đơn giá
1 40.000
2 30.000
Điều 12. Giá đất làm 111 Bối
tíhm vị linh: dỏng ỉỉf)
Vị trí Don giá
1 60.000
2 40.000
Diều 13. Giá đất rừng phòng hộ
Giá đất rửng phòng hộ dược tỉnh hàng giá đất rừng sân xuất (heo (ừng khu
vực, lừng vị trí lương ứng.
Diều 14. Giá đất nông nghiệp khác
Giá đất nông nghiệp khác được dược tính bang giá dal tròng cây lâu năm
theo từng khu vực, từng vị trí lương ứng.
Chương III
GIÁ DAT PHI NÔNG NGHIỆP
Điều 15. Giá đắt ỏ
1. Giá đất ờ VI tri 1 quy định tại các Phụ lục (lừ Phụ lực 1 den Phụ lục 9)
kèm theo Bàng giá này.
2. Giá đát ó cho các vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 dược xác định như sau:
+ VỊ tri 2: bàng 60% vị trí 1;
+ Vị trí 3: bằng 40% vị trí I:
+ Vị trí 4: bằng 30% vị trí 1.
3. Giá đất các hẻm chính, hẻm phụ tạí Khoản 2, Điều 6 và dường giao thông
thuộc các xà tại Khoan 5. Diều 6 dược áp dụng theo hệ sò sau:
4" Hem. dường giao thông mặt rai nhựa, bẽ tông hoặc king xi măng, hệ sỏ:
1,0
+ Hẻm, dường giao thông mặt rải đá, hệ số: 0,7
+ Hẻm. dường giao thông mặt đất, hệ số: 0,5
4. Giá dắt ờ vị trí 5 (vị trí cùn lại)
(Đơn vị ỉirỉh: đồng/m2)
Khu vực Đon giá
Thành phô 450.000
Các phường cùa thị xà 350.000
Thị trấn, các xã của thị xà 300.000
Các xã của các huyện 240.000
* Kiêng ấp Long Tri cua xã Long Đức, thành phố Trà Vinh áp dụng theo
mức giá 240.000 đồng/m2.
Diều 16. Giá đất Thương mại, dịch vụ
1. Giá đất thương mại, dịch vụ vị trí 1, vị trí 2. vị trí 3, vị trí 4 được tính
bằng 80% giá dất ở cùng vị trí và loại đường tương ứng.
2. Giá dất thương mại. dịch vụ vị trí 5 (vị trí còn lại)
(Đơn vị tỉnh: đồng/m')
Khu vực Đơn giá
1 hành phô 360.000
Các phường cùa thị xà 280.000
Thị tran, các xà cua thị xà 240.000
Các xã cua các huyện 200.000
* Riêng ấp Long Trị cua xã Long Đức, thành phố Trà Vinh áp dụng theo
mức giá 200.000 dồng/m2.
14
Điều 17. Gill đất sail xuất, kinh (loanh phi nông nghiệp không phải đất
thương mại, dịch vụ
1. Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thưimg mại.
dịch vụ cho các vị trí 1 và vị trí 2 được xác định như sau:
+ Vị tri 1: bàng 55% giá dấl ờ vị trí 1 và loại dường tương ứng.
4- VỊ tri 2: bàng 25% giá dất ở vị trí 1 vù loại dường tương ứng.
2. Giá đất sán xuất, kinh doanh phi nòng nghiệp không phải đất thương mại.
dịch vụ vị trí 3 (vị trí cỏn lại).
(Đơn vị tính: đồng/ỉĩJ2)
Khu vục Đoìì giá
Thành phố 300.000
Các phường của thị xã 240.000
Thị trấn, các xà của thị xã 200 000
Các xă cùa các huyện 180.000
* Riêng ấp Long Trị, xà Long Đức, thành phố Trà Vinh áp dụng theo mức
giá 180.000 dồng/m2.
Điều 18. Giá đất xây dựng công trình sự nghiệp
Giá đất xây dựng công trinh sự nghiệp gốm đất xây dựng trụ sờ của tô chức
sự nghiệp; đất xây dựng cơ sờ văn hóa; dất xây dựng cơ sơ dịch vụ xà hội; dat xây
dựng CƯ sờ y tế; dắt xây dựng cơ sở giáo dục và dào tạo; đắt xây dụng cư sơ thê
dục thể thao; đất xây dựng cơ sờ khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại
giao và đảt xây dựng công trình sự nghiệp khác dược lính bàng giá đất sân xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp không phai đắt thương mại. dịch vụ theo từng khu vực
vã vị trí tương ứng.
Điều 19. Giá đất CO' sô tôn giáo; đất co sỏ’ tín ngưỡng; đất nghĩa trang,
nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hòa táng; đắt phi nông nghiệp khác
Giá dấl cơ sờ tôn giáo; dất cơ sở tín ngường; đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà
tang lễ. nhà hỏa táng; dắt phi nông nghiệp khác được tinh bàng giá đất dất sàn
xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải đất thương mại, dịch vụ theo từng
khu vực và ví trí tương ứng.
Điều 20. Giá đắt sử dụng vào mục đích công cộng
Dắt sứ dụng vào mục đích công cộng gom dât giao thông; đât thủy lợi; dât
có di lích lịch sứ - vàn hóa; đắt danh lam thang cánh; dát sinh hoạt cộng đong; đất
khu vui chơi, giai tri công cộng; đất còng trinh năng lượng; dal công trinh bưu
chính. viền thông; dất chợ; dẩl bãi thai, xử lý chất thải; dất công trình công cộng
khác dược tính bảng giá dất dắt sân xuất, kinh doanh phi nóng nghiệp không phải
dắt thương mại, dịch vụ theo từng khu vực và vị trí tương ứng.
Diêu 21, Giá đắt sông, kênh, rạcii và mặt nirửc chuyên dùng
Đất sông, kênh, rạch và mặt nước chuyên dùng khi sư dựng vào nuôi trông
thủy sân thì giá dất tinh bằng giá đất nuôi trống (húy san có cùng khu vực và vị trí
lương ứng.
Trường hợp đất sông. kênh, rạch và mạt nước chuyên dùng sử dụng vào mục
đích phi nông nghiệp thì giá dát tính theo loại dắt phí nông nghiệp thực tế dưa vào
sử dụng được quy dịnh trong bang giá dất có cùng khu vực và vị tri tương ứng.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦTỊCH?-
Phụ íục ỉ
Ạục BÁNG GIÁ DÁT Ở 05 NĂM (2020-2024) TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH TRÀ VINH
í{ỊỊẩỉl halifi K'w teo Ọuyểt định sổ 35/2019/ỌĐ-ƯBND ngày 20/12/2019 của ừy ban nhân dán tĩnh Trà Tinh)
\ C-ồPỉ" Ci
Đơn vị í inh: ỉ000 dyng/m"
TT Tên đrrùụg phố^sí^ Doạn đường Loại dường phổ Giá đất Ghi chú
Từ l>ến
l Thành phố Trà Vinh (Đô thị loại 2)
l.l Dường Phạm Thãi Bưỏmg Đường Hừng Vương Vòng xoay Chợ 1 rà Vinh 1 36.500
I.2 Dường Điện Biên Phũ Vòng xoay Chợ Trà Vinh Dường Phạm Hồng 'Phải 1 36.500
1.3 Dường Điện Biên Phũ Dường Phạm Hổng Thái Dưỡng Trằn Phủ 1 30.800
I.4 Đường Điện Biên Phú Dường Trần Phú Đường Nguyen Dảtig 1 19.500
I.5 Dưỡng Dộc Lập (bên trái) Dường Phạm rháí Bướng Đường Bạch Dang 1 25.000
I.6 Dường Dộc Lặp (hèn phái) Dưỡng Diện Biên Phu Đường Võ Thị Sáu 1 25.000
I.7 Dường Dộc Lập (hèn pl ai) Dưỡng Vò Thị Sáu Dường Bạch Đãng ỉ 24.000
I.8 Đ ườn g H ứ ng V ươn g Dường Lẽ Lợi Câu Long Bình 1 1 15.120
I.9 Đường Hùng Vương Cẩu Long Bình 1 Đường D5; Het ranh thừa sổ i 8. tờ bân dồ số 30,phường 5 1 6.000
I.IO Đường 1 lùng Vương Đường D5; Hất ranh thùa sỗ 18. rờ bân dồ số 30. phương 5 Het ranh Phường 5 2 4.800
1.11 Đường Nguyen Thị út Dường Lý Thường Kiệt Dường Phạm Thải Bường 2 9.000
1.12 Dường Lý Thường Kiệt Đường Trán Quốc Tuân Dường Hùng Vương 1 18.000
1.13 Dường Lý Thường Kiệt Dưỡng Hùng Vương Đưởng Lý Tự Trọng 2 7.000
1.14 Dường Bạch Dang Dưỡng Hoảng Hoa Thám Đường Trần Phú 2 7.800
1.15 Đường Bạch Dằng Dường Trần Phủ Đường Hùng Vương ỉ 9.600
1.16 Đường Bạch Đẳng Dường Hùng Vương Cầu Tiệm Tương 2 6.600
1.17 Đường Bạch Dằng Cẩu Tiệm Tương Đường Chu Vãn An 2 3.600
Giá đảt ở vị trí 1 Thánh phố Trà Vinh
Trang 1/9
Tiện ích văn bản luật
TT Tên đường phổ Đoạn đu ừng Loại đ tròng phố Giá đất Ghi chú
Từ ĐỂn
LI 8 Đường Bạch Đảng Đường Chu Vãn An Đường Vũ Dỉnh Liệu 3 2.7110
LỈ9 Đường Võ Thị Sáu Đường Trần Phú Đường Độc Lập 1 16.000
1.20 Dường Nguyễn Đình Chicu Đường Phạm Hồng Thái Đường Dộc Lập 1 14.800
L21 Dường Lẻ Lợi Dường Trằn Quốc Tuần Đường Phạm Hồng Thái 2 6.500
1.22 Dường Lê Lợi Dường Phạm 1 lồng Thái Dường 19/5 1 15.100
L23 Đường Lê Lợi Đường 19/5 Đường Quang Trung 2 7.000
L24 Dường Lẽ Lợi Đường Quang Trung Đường Phạm Ngủ Lào (Ngã ba Mũi l àu) ạ 4.700
I.25 Dường Phạm Ngũ Lào Đường Trần Phú Đường Quang Trung; đối diện hết ranh thưa 111. tò bản dồ 22 2 5.500 -
I.26 Dường Phạm Ngũ Lão Dường Quang Trung, đỏi diện hết ranh thửa 111. tờ ban đồ 22 Ngà ba Mũi Tàu; dối diện đen hem vảo nhã trọ Phũ Quí 7 5.000
I.2 7 Dường Phạm Ngỉi Lão Ngã ba Mũi Tàu; đồi diện dền hèm vảo nhà trọ Phú Qui Vòng xoay Sóc Ruộng 2 3.900
1.28 Dường Vũ Dinh Liệu Võng xoay Sôc Ruộng Dường Bạch Dằng; đoi diện hết ranh trường Tiểu học Long Dire 3 2.500
1.29 Dường Vũ Đinh Liệu Dường Bạch Dang: dối diện hết ranh trường Tiều học Long Dức Hẽt công ty XNK Lương thực (Vàm Trà Vinh) 4 1.400
1.30 Đường Huỳnh Thúc Kháng Dường Lê Lợi Đường Phạm Ngu Lảo 3 3.600
1,31 Đường Bùi Thị .Xuân (bén hông Trường Mảu giao 1 loa Hông) Đường Lẽ Lợi Đường Phạm Ngũ Láo 3 3.000
1.32 Dường Nguyen An Ninh Đường Trân Quite Tuân Dường Lê Thánh Tôn 2 4.500
1.33 Đường Phan Dỉnh Phùng Đường Nguyễn Đáng Đường LỄ Thánh Tòn 2 6.500
1.34 Dường Nguyễn Thái Học Đường Trằn Phú Đường Quang Trung 9 X. 5.000
1.35 Đường Nguyễn Tẩn Liềng Đường Vũ Đinh Liệu Đường Trần Thành Dại 4 1.500
1.36 Dường Nguyễn Tẩn Lièng Đường Trần Thành Dại Ngã ba đường tmh 9I5B vả Nguyền Tẩn Liếng 4 1.000
Giả đất ở vị tri 1 Thảnh phó Trả Vinh
Trang 2/9
Tiện (ch văn bản luật
11 Tín dirờng phổ Doạn đường Loại <1 trừng phố Giá dắt (■hi chú
Từ Đến
1.37 Đường Iran Thành Dại Dường Nguyền Tân Liẻng Dường tinh 915B (Dường Bùi Hữu Nghĩa cu) 4 1.500
1.38 Các đường nội bộ khu tái Cu (KCN nghiệp Long Dirc) 4 800
1.39 Đường Nguyễn Thị Minh Khai Dường 19/5 Đường Nguyen Dáng 2 8.000
1.40 Đường Võ Nguyên Giáp Dường Nguyền Dáng Het ranh thừa 71. tờ ban sổ 25. Phường 7 (Trung tâm Hội nghị) 2 5.500
1.41 Dương Võ Nguyên Giáp Het ranh thừa 71. tở ban số 25. Phường 7 (Trung tâm 1 lội nghị) Hết ranh giới Phường 7 (tuyẻn 1) 2 5.500
1.42 Đương Võ Nguyên Giáp (Quốc lộ 53. bên phai) Hẻt ranh giói Phướng 7 (tuyên 1) Hết ranh phường .8 4.(100
1.43 Dường Võ Nguyên Giáp (Ọuóe lộ 53. bẽn trái) Het ranh giới Phường 7 (tuyến 11 Dưỡng đôi vào Ao Rà Oni 4.000
1.44 Đường Vò Nguyên Giáp (Ọuõc lộ 53. bẽn trài) Dường đôi vảo Ao Bã Om í let ranh phương 8 1.500
1.45 Dường Ngó Quyền Đường Lè Lợi Dường Quang Trung .3 2.500
1.46 Dường Hai Rà Trưng Đường Châu Vãn Tiếp Dường Quang Trung 5 3.000
1.47 Dường Đong Khới Đường nàn Phú Dương Nguyễn Dáng 2 4.000
1.48 Đường Đổng Khới Đường Nguyen Dáng 1 lết ranh Phường 6 3 3.000
1.49 Dường Dồng Khởi Het ranh Phường 6 Dương vảo Trạm Y lé Phường 9 4 1.500
1.50 Đường Đồng Khới Đường vâo Trạm ¥ lé Phường 9 Câu Tâm Phương 2 4 1.000
1.51 Đường Hoàng 1 loa Thảm Dường Dồng Khơi Dường Bạch Dằng 2 4.000
1.52 Đường Tô Thị Huỳnh Đường 19/5 Đưởng Quang Trung 2 3.800
1.53 Đường Kiên Thị Nhẩn Đường Trần phũ Đường Nguyền Dáng 2 4.200
1.54 Đường Dương Quang Dỏng (Dường Lò Hột) Dưỡng 1 lúng Vương Hết Miếu Bà khóm 1, Phường 5 (Cliùa Liên 1 loa) 3 3.000
1.55 Dương Dương Quang Đông (Đường Lò Hột) Hết Miếu Bã khóm 1, Phường 5 (Chùa Liên Hoa) Gĩap ranh xã Hòa Thuận 3 2.200
Giá đái ờ VỊ trí 1 Thành phố Trà Vinh
Trang 3/9
LuatVietnam
Tiện ích văn bản luật
TT rên đường phố Doạn đirởng Loại đường phổ Giá đát Ghi chú
Từ Đến
1.56 Đường Dương Quang Đông (Đường Kho Dâu) Dường Hùng Vương Đường Nguyễn Thiện Thành (Đường tránh Ọuổc lộ 53) 4 3.200
1.57 Đường Dương Ọuarìg Đông (Dường Kho Dầu) Đường Nguyễn Thiện Thảnh (Đường tránh Ọuổc lộ 53) Hèm dal (cặp thưa 490. tờ han đồ 16. Phường 5) 4 1.800
l ,5B Dường Dương Quang Đông (Dường Kho Dâu) Hèm đal (cặp thửa 490. tờ ban đồ 16, Phường 5) Kênh thúy lợi (Cống Diệp Thạch cũ) 4 1.000
1.59 Dường đal cập sông Long Binh Kênh thúy lợi (Cống Diệp Thạch cũ) Giáp ranh Cháu Thảnh 4 "’110
1.60 Dường Nguyễn Đáng Cầu Long Bĩnh 2 Đường Nguyễn ĩ11Ị Minh Khai 1 7.500
1.61 Dường Nguyen Dáng Đường Nguyễn Thị Minh Khai Dường Vỡ Vãn Kiệt (Dường Vành đai) 1 6.000
1.62 Dường Nguyễn Vãn Trỗi Dường Điện Biên Phu Dường Dồng Khơi 3 6.000
1.63 Dương Phạm Ngục Thạch Đường Điên Biên Phu Dương Dồng Khơi 3 3.200
Ị .64 Dường Trần Phu Dường Võ Văn Kiệt (Dường Vãnh dai) Dường Nguyền Thị Minh Khai 6.000
1.65 Đường Trằn Phú Đường Nguyền Thị Minh Khai Dưòĩig Dồng Khôi ơ 6.000
1.66 Đường Trân Piìii Dường Dồng Khơi Dường Bạch Dằng 7 5.200
67 Dương Trần Quốc Tuần Đường Nguyễn Thị Minh Khai Dưỡng Bạch Dang ■% 6.000
1.68 Đường Phạm Hổng Thãi Dường Nguyễn Thị Mình Khai Dường Lũ Lợi 2 6.000
1.69 Dường Phạm Hổng 1 hái Dường Lê Lợi Dường Bạch Dằng 2 6.500
1.70 Dường Nam Kỳ Khới Nghĩa Dường Nguyen Thị Minh Khai Vòng xoay Chợ Trả Vinh 2 5.000
1.71 Dường Lẽ Thánh Tôn Dường Nguyền Thị Minh Khai Dường Lê Lợi •J 5.000
1.72 Dường 19/5 Dường 1 ẽ 1 ọi Dường Nguyen Thị Minh Khai (trước cồng Cõng viên I rung tâm thành phổ Trà Vinh) 2 5 000
1.73 Dương 19/5 Dường Nguyễn Thị Minh Khai (trước công Cõng viên Trung tâm thảnh phổ Trà Vinh) Dường phía sau Trường Dân tộc nội trú (ngã tư giap đường B) 4.000
'1.74 Dường 19/5 Đường phía sau Trường Dân tộc nội trú (nga tư giáp dường B) Dường Võ Văn Kiệt 3.500
Giá đất ớ vị tri 1 Thành phố Trà Vinh
ĩ rang 4/9
Tiộn ích vẫn bân luật ______F
TT rên đường phổ Đoạn điròmg Loại đường phố Giã <lất Ghi chú
Tù l>ến
1.75 Đường Trưng Vương Dường Phạm Ngũ Lào Dường Tô Thị I luýnh 2 3.000
L76 Đường Nguyễn Trãi Đường Lê Lợi Dường Tờ Thị Huỳnh 3 2.500
1.77 Đường Lỹ Tự Trụng Đường Bạch Dăng Dường Phạm Ngũ Lảo 2 4.400
1.78 Đường Phan Chu 1 rinh Đường Lè Lợi Dường Phạm Ngù Lão 3 3.400
1.79 Đường Quang Trung Dường Bạch Đang Dường Phạm Ngũ Lâo 2 3.800
1.80 Đường Trương Vĩnh Ký Dường Lê Lợi Đường Ngỏ Quyển 4 1.800
1.81 Dưỡng Châu Văn Tiếp Dường Lẽ Lợi Dường Ngỏ Quyền 3 2.300
1.82 Dường Nguyên rhiện Thánh (Dường tránh Quốc lộ 53) càu Long Binh 2 1 let ranh Dại học Trá Vinh 2 6.000
1.83 Dường Nguyền rhỉện 1 hành (Dưỡng trành Quồc lộ 53) Hết ranh Dại học Trà Vinh Giáp ranh Hòa Thuận ■Ị 4.300
1.84 Dường Nguyễn Chi Thanh (Quôc lộ 54) Vòng xoay Nguyen Dáng Het ranh Phòng cháy chữa cháy; đổi diện hết ranh thưa 422. tờ bàn đổ 17. Phường 6 2 5.400
1.85 Đường Nguyen Chi 1 hanh (Quốc lộ 5 1) 1 lết ranh Phòng chảy chữa cháy: dơi diện het ranh thửa 422. lớ han dồ 17, Phường 6 lỉếl ranh giời Phường 6 ọ 3.300
1.86 Dường Nguyền Chi Thanh (Quốc lộ 54) Giáp ranh giới Phường 6 Het ranh ỉhưa Chua Mặt Dồn: đói diện đường vảo Trạm V te Phường 9 4 2.000
1.87 Dương Nguyền Chí Thanh (Quốc lộ 54) Het ranh thửa Chúa Mặt Dờn; đôi diện dường vào Trạm Y tế Phường 9 Cổng Tarn Phương 4 2.200
1.88 Dường Sơn Thông Dường Nguyền Đáng Đường Nguyen Minh Thiện; đối diện giáp thừa 68, tờ ban đồ 59, Phường 9 4 2.800
1.89 Đường Sơn Thông Đường Nguyễn Minh Thiện; đối diện giáp thừa 68, tớ bân đồ 59. Phường 9 Đường Lẽ Vãn Tám 4 2.1)00
1.90 Dưỡng Nguyễn Minh Thiện (Đường vào công an thánh phổ) Dường Sơn Thóng Cuối tuyển (đến đường đất) 1.500
1.91 Quốc lộ 60 Dương Vỏ Nguyên Giáp Giáp ranh huyện Châu Thánh 2.400
. 1.92 Dưỡng 30/4 (Dường ra Dền thờ Bác) Vòng xoay Sóc Ruộng Cầu Sóc Ruộng 2.500
1.93 Dường 30/4 (Dường ra Dồn thờ Bác) Cầu Sóc Ruộng Đền thờ Bác; đối diên đen dường da 1 2.000
Giá đât ở vị tri ĩ Thanh pr>ố Trà Vinh Trang 5/9
Tiện ích văn bản luật
TT len đưòng phố Doan đưửng 1 .oại đường phố Giá đất Ghi chú
ITT Đến
1.94 Dường 30/4 (Dường ra Đền thờ Bác) Đèn thờ Bác; đối diện den dường dal Dường Bui 1 lữu Nghĩa (Ngã ba Long Dại) 1.000
1.95 Dường Trương Vãn Kinh Đường Phạm Ngũ Lão Dưỡng Võ Vãn Kiệt 3.00(1
1.96 Dường Trương Văn Kinh Đường Vô Vãn Kiệt (Đường Vành Đai) Hết ranh Phường 1 2.000
1.97 Đường Trương Văn Kinh Hểỉ ranh Phường 1 Đường Trần Văn Ân (ngã tư cần Ra Trường) 1.000
1.98 Dường 1 rương Văn Kinh Trần Văn Ân (ngằ lư cầu lia Trường) Mặt dập Ba T rường 65(1
1.99 Dường đất (đối diện dường 19/5 nối dài) Đường Võ Vãn Kiệt (Dường Vánh Dai) Kênh Phường 7, T PTV 1.500
1.100 Đường phía sau Trường Dãn tộc nội trú (dưỡng B) Dường Trương Văn Kinh Dường 19/5 1.500
ĩ.101 Đường cặp Trường Phạm Thái Bướng Dường Phạm Ngũ 1 ão 1.200
1.102 Đường Khóm 2. Phường 1 (đường 2B) Dường Võ Ván Kiệt Dưỡng phía sau Trường Dân tộc nội tru (đường B) 1.800
1.103 f lém váo chợ Phường 2 Dường Nguyền 1 hị Minh Khai Hẽl khu vực cho Phường 2 3.000
1.104 Dường Mậu Thân Dường Nguyền Đáng ì léí đường vào khu tập thê Công an tmh 3.500
1.105 Dường Mậu Thân Hốt dưừng vảo khu tập thể Công an tinh Dường Lè Vặn Tám 3.0im
1.106 Dường Nguyễn Du (vảo Ao Bà Om) Đường Vò Nguyên Giáp (Ọuổc lộ 53) Quốc lộ 60 1.000
1.107 Đường đôi vào Ao Bà Om Dường Võ Nguyên < iiãp (Quốc lộ 53) Đường Nguyễn Du 1.000
1.108 Dường Lê Văn Tám Quốc lộ 60 Dưỡng Nguyễn Chi Thanh (Quốc lộ 54) 1.5110
1.109 Dường Ngô Ọuốc Trị Dường Phạm Ngũ Lão Đường Võ Văn Kiệt 2.200
l.l 10 Dường vào Chợ Khóm 3, Phường 1 Dưỡng Lê Lợi Rạch Tiệm Tương 3.000
1.111 Đường vào Chợ Khóm 3. Phường 1 Rạch Tiệm Tương Đường Bạch Dang 2.500
1.112 Đường Bùi Hữu Nghĩa Ngã ba Đường Bùi Hữu Nghĩa vã dường tinh 9153 Dường 30/4 (Ngã ba Long Dại) 700
1.113 Dường Bùi Hữu Nghĩa Đường 30/4 (Ngã ba Long Dại) Cầu Rạch Kinh 600
Giá đất ỏ VỊ tri 1 Thảnh phổ Trà Vinh
Trang 6/9
Tiộn ích vân bàn luật
TT I én điròmg phố itaạn (hrừng Loại duÒTig pho Giá đất Ghi chú
Từ Den
1.1 14 Dường Bui í lìru Nghỉa Cầu Rạch Kinh Dường Trương Vãn Kinh (ngã ba lèn cong Láng Thé) 550
1115 Đường tinh 915B (Trần Văn Ân) Cầu Ba Trưởng Đường 30/4 (Dường ra Đen thờ Bác) 1.500
1.116 Dường tinh 915B Đường 30/4 1 Dường ra Dồn thờ Bác) Cẩu Long Binh 3 LOOII
1.117 Đường vào Trường dạy nghê Đường Vũ Dinh Liệu (ngã ba) (Dường Bùi lĩửu Nghĩa i Dường 1 rần 1 hành Dại (Het ranh Trường dạy nghề) 750
1.118 Dường Dương Cõng Nữ Dường Võ Nguyen Giáp {Cồng chảo phường 8) Đường Võ Nguyên Giáp (Đên Thêu - Cây xăng Quốc Hùng phường 8) 1.200
1.119 Dường Lê Hông Phong Đường Võ Nguyên Gìap Dường Sơn Thông 1.200
1.120 í uyển 3 1 Phường 8) Đường Lê Vãn '1 ám Phường 7 (Dường đôi Dự án GT) 800
1.12) ĩ uyên 4 1 Phường 8) Dưỡng Lé Văn Tám (UBND xã Lương Hoa) Phường 7 (Đường đói Dự án GT) 800
1.122 Tuyên 5 (Phường 8) Đường Lẽ Vãn Tâm ( Tha La) Phường 7 (Đường dôi Dự án GI) 800
1.123 Đường Sơn Vọng (Tuyến 6 phường 8) Đường Sơn Thõng (Chùa ( hăm Ca) 1 uyển 7 800
1.124 luyến 7 (đường 1 chiều) Dường Vỡ Nguyên Giáp (Ọuốc lộ 53 qua Quồc lộ 60! Cày xăng 1 luyến Trang dên giáp ranh Phường 7 3.000
1.125 Dường Thạch Ngọc Biên Đường Lê Vãn Tám Dường Sơn 1 hông 1.000
1.126 Đường Nguyền Trung Trực Dường Phạm Ngũ Lão Dường Vổ Vãn KỈỘI (Cầu Kinh Dại 21 1.200
1.127 Dưởng Nguyền ỉ lòa Luông Dường Phạm Ngũ Lẵo Đường Vò Văn Kiệt (Cầu Kinh Dại 1) 1.500
1.128 Đường Võ Văn Kiệt Dường Võ Nguyen Giáp (Quốc lộ 53) ỉ lết ranh xã Nguyệt 1 lóa (Chúa Chim); dối diện dưỡng đấl 3.000
1.129 Đường Võ Vãn Kiệt Hết ranh xã Nguyệl Hỏa (Chúa Chim); dổi diện đường đất Vòng xoay Sóc Ruộng 3.500
1.130 Đường Thạch Thị Thanh Đường Võ Nguyên Giáp Dường Nguyen Du 1.000
1.131 Đường Cida Long Đức Đường Trương Văn Kình (Cây xàng Phu Hòa) (Dường Sida) Dường hờ hao Sa Rinh - Huệ Sanh 550
Ỉ.132 Dường hờ bao Sa Bình ' Huệ Sanh Chợ Sóc Ruộng Ngâ ba Hòa Hữu 600
1.133 Đường Chu Văn An Dường Bạch Đẳng Dường Phạm Ngũ Lão 1.700
Giã đát ờ VỊ trí 1 Thành phổ Trà Vinh Trang 7/9
Tiện ích vân bản luật Mr
II Tên đường phố Đoạn đirìmg Loại d living phổ Giá (hit Ghi chú
Tù Đến
1.134 Đường nội bộ khu tái định cư Phường 4 1.500
1.135 Đường tránh Quốc lộ 54 Dường Nguyền Chi Thanh (Quốc lộ 54) Dường Đổng Khởi 1.000
1.136 Đường vào lò giết mô tập trung Dường Võ Văn Kiệt Lô giết mổ 1.000
1.137 Đê bao Cam Son nho Đường 30/4 (công ấp vãn hóa Sa Binh) Dường Trương Vân Kinh hOú
1.138 Đường 1)5 Đường Hùng Vương Dường Nguyen Thiện Thành (Dường tranh Quốc lộ 53) 3.000
1.139 Đường nhành Đ5 (bẽn hông Trưởng mam non Sơn Ca) Dường Dương Quang Dỏng (Dường Kho Dầu) Đường D5 1.800
1.140 Đường Hậu cần Cõng an tinh Đường Nguyền Thị Minh Khai ỉíưừng Võ Vân Kiệt 2.600
1.141 Dường nhựa cạp DNTN Quận Nhuần Đường Nguyền Chi ‘1 hanh Đồng Khởi 1.500
1.142 Dương vào Trạm ¥ (ẻ phường 9 Dường Nguyễn Chí Thanh (Ọuòc lộ 54) Sông Long Binh 700
1.143 Các đường đal. hem còn lại tròn địa bán Phường 9 550
1.144 Các đường đal, hẽm côn lại trên địa bàn Phường 8 600
ỉ. 145 Các đường nhựa trên địa bân xã Long Dức (trữ các đoạn đường đã nêu tại phụ lục Bâng giá nảy) 600
1.146 Các đường còn lại trẻn địa bàn xã Long Đức 550
1.147 Đường vào khu tái định cư và các tuyến đường trong khu lái định cư Phường 1 - Long Đức 1.000
1.148 Dường Hồ 1 hị Nhâm Dường 30/4 Dường vào cồng khu CN Long Dức 1.(100
1.149 Dưỡng vào còng khu CN Long Dức Dường Vũ Dinh Liệu Dường Tran T hành Dại 1.500
1.150 Đường nhựa khóm 1, phường 5 Dường Dương Quang Dóng (Dường Lò HỘI) Nhà công vụ phường 5 1.800
1.151 Đường nhựa khóm 1, phường 5 Nhà công vụ phường 5 Hem số 81 í.800
1.152 Dưỡng nhụa khóm 1, khóm 2, phường 5 Đường Dirơng Quang Đông Đến hết thưa 106 LỞ 24 2.000
Giá đất ờ V( trí 1 Thành phó Trà Vinh Trang 8/9
Tiện ích vãn bản luật
TT r êii (linmo phồ Đoạn đường Loại đưòng phố Giá (lát Ghi í hú
Từ Đến
1.153 Dường nhựa khóm 2. phường 5 (Cặp Chùa Long Bình ■ Phường 5) Thừa 379 tờ bàn đổ số 30 Giáp ranh xã 1 lỏa 1 huận 1.800
1.154 Đường cặp Sờ Nông Nghiệp Đường Phạm Ngũ Lão Rạch Tiệm Tương (giáp ranh phường 4) 2.500
LI 55 Tuyển đường N (cặp Dài truyền hình) Dường Phạm Ngũ Lão Hết dường nhựa 2.500
1.156 Đường khu chung cư 1 lồng Lực Dường Phạm Ngữ Lão Cuối tuyên 2.500
1 157 Dường làng nghè phường 4 Dường Bạch Đảng Chu Văn An 1.500
1.158 Dường vào UBND phường 6 Dường Dồng Khửi Đường bờ kẽ Sông Long Binh 2.500
1.159 Dường Iniyện 03 (Dường Hạ làng thiết yếu vùng cây ăn trải) Đường Vô Vàn Kiệt Giáp ranh xã Nguyệt Hỏa. huyện Châu Thảnh 3.500
1.160 Dường Lias khóm 5. phường X (bên hồng nhà nghi 1 lồng Quỳnh) Đường Nguyễn Du Hết tuyển 1.000
1.161 Dưỡng 135 phường 9 Dường Lè Vãn Tám 1 lết tuyển 1.000
1.162 Tuyền sô 1 Đường Nguyen Đáng Hổt ranh thưa dất 50 80L tớ ban đỏ sổ 1. phường 9 3.000
1 163 Tuyển so 1 1 lết ranh ihứa dắt số 80 L tỡ bân dỏ sô 1. phường 9 Dường Lè Vãn Tám 2.000
1.164 Dường Lias phường 9 (dường vào nhã rrọ Quang Phán Dưòng Dồng Khới Đường Nguyễn Chí Thanh (Quốc lộ 54) 1.500
1.165 Dường Lias khóm ỉ, phường 9 (bén hông sô nhả Dường Đồng Khơi Dường Nguyen Chi Thanh (Quốc lộ 54) 1.000
Giá đắt ở vị trí 1 Thảnh phố Trà Vinh
Trang 9/9
Tiện ích văn bản luật
Tính: Trà Vinh Xo APhụ lục 2
g r'" .'■“- ■ '3i,-'■ ‘ > , „ . , . .
/■^^■/^nỤỆỤC^ÂNG GIÁ ĐẤT Ổ 05 NẢM (2020-2024) TRẼN ĐỊA BÀN TÍNH TRÀ VIN H
Ị^ẩỉí (ĩằtỉỉì kèm lhềỷộwết định số 35/2019/ỌĐ-UBND ngày 20/12/2019 cửa ủy ban nhân dân rính Trà rinh)
V J 'M
■ £ I y>N2 -■/<■/ I I J. -’
V d.Kgs.',y / J ũơn VI lính: ỈOOO đóng m *
TI Tên dườngypliổ;. Đoạn đường Loại (lining phố Giá đất Ghi chú
Từ Den
2 Hiỉyện Trà CÍ1
Thị Iran Trà Cú (Đô thị loại 5)
2.1 Đương 3 tháng 2 Giáp ranh xả Ngãi Xuyên Cống Trà Cú 2 1.800
■7 2 Đường 3 tháng 2 Cổng Prà Cu Dường Nguyễn Huệ 1 4.500
2 3 Dường 3 tháng 3 Đường Nguyen I ỉuệ Dương huyện 36 (ngã ba đi Bây Sào) ì 3.500
2.4 Đường 3 tháng 2 (àp dựng chung cho xã Kim San) Dường huyện 36 (ngã ba di Bay Sào) Giáp ranh xã Thanh Sơn 2 3.000
2.5 Đường Nguyền Huệ 2 2.350
2.6 Đường 2 tháng 9 2 1.900
2.7 Dường 30 tháng 4 1 2.000
2.8 Dãy phố phía Nam cặp nhã hát 2 1.800
2.9 Dường Trần Hưng Đạo 2 2.5011
2.10 Đường Nam Kỳ Khái Nghĩa 2 2.000
2.1 1 Đường Đồng Khởi 2 1.900
2.12 Dường 19 tháng 5 1 3.000
2.13 Dường Thông Nhất 1 6.000
2.14 Dường Độc Lập 1 6.000
Giã đất ở VỊ trí 1 huyện Trả Cú
Trang 1/12
Tiện ỉch vãn bản luật
TT Tên đường phổ Đoạn dường 1 .nại đường phố Giá đất Ghi chú
I ìr Den
2.15 Dường Mậu Thân ỉ 2.000
2.16 Đường Hai Bà T rưng 2 2.200
2.17 Đường Cách Mạng 1 hãng 8 2 1.800
2.18 Dường Lô 2 1 2.500
2.19 Dường vào Bệnh viện da khoa Dương 3/2 Hốt ranh Chùa Tịnh Độ 2 l.sno
2.20 Đường vảo Rệnli viện da khoa Het ranh Chùa Tịnh Độ 1 lết ranh thị tran .3 1.000
2.21 Đường huyện 36 (áp dụng chung cho xã Kim Sơn) Dường 3/2 Het ranh thị nấn 3 .800
2.22 Đường huyên 28 (ãp dụng chung cho xã Ngãi Xuyên) Dường 3/2 Hẻt ranh thi trân 2 800
2.23 Đường nội thị (hen xe) (áp dụng chung cho xã 1 hanh Sưn) Dương 3'2 Dường tránh Quừc lộ 53 2 L200
2.24 Các dường cón lạỉ trong thị trân 3 500
Dường vão 1 rung lãm y té dự phỏng Dường .3/2 1 let ranh 1 rung tầm Y tề dự phông 3 800
2.26 Đường đai khõm 1 Đường Nguyen Huệ Dường vào Bệnh viện 1.000
2.27 Dường nhựa nhanh rè Nguyền Huệ Dường Nguyen ỉ luệ Het tuyến I.OOứ
THỊ TRÂN DỊNH AN(Đôíhị loai 5)
2.28 Lò 1 (phía Dỏng kênh Xáng) Cầu Cá l.ôc Ngã ba (hềt ranh thừa -130, tờ bàn đồ 15) 1 3,000
2.29 Lô 1 (phía Dông kênh Xáng) Ngã ba (hết ranh thửa 430. tờ bán đồ 15) Kênh dào Quan Chánh Bô 2 2.000
2.30 Lõ 2. 3 (phía Dông kẻnh Xáng) 2 2.000
2.31 Lô 1 (phía Tây kênh Xáng) Đường đal Kênh đào Quan Chánh Bõ 2 3.000
2.32 Lô 2.3 (phía Tây kênh Xang) 3 1.000
Giá (ĩảt ớ vị tri 1 huyện Trà Cú
Trang 2/12
Tiện ích văn bản luật
TT l èn đường phổ Đoạn đường Loại đirửng phố Giá (lất Ghi chú
Từ Den
2.33 l lai dãy phổ chợ cũ 2 1.500
2.34 Dãy phổ sau nhá vãn hóa 7 1.000
2.35 Dường, nhựa Quốc lộ 53 (ngã 5 Mé Láng) Hot ranh Cây xăng (khóm 5); đối diện hết thừa 74. lộ I3 2 1.(100
2.36 Đường nhựa nết ranh Cây xăng (khóm 5): đổi diện hết thửa 74.tờ I3 llết ranh Nhà Bia; đối diện hét ranh thửa 678, tờ bàn đô số 13 2 1.800
2.37 Đường nhựa lúi ranh Nhã Bia; dôi điện hết ranh thửa 678. tờ bản đò sô 13 Cầu Cá lóc l 2.000
2.38 Dường nhựa Cầu Cá Lóc Het ranh ĩruờng học; đối diện hết ranh thưa 184, tờ ban đỏ sổ |4 2 1.200
2.39 Dường nhựa Híi ranh Trường học; đoi diện het ranh thửa ỉ 84. tờ bán dô số I I Giáp ranh xã Định An 3 1.000
2.40 Đường đal vàô khu tái dịnh cu Bên Cá Đường nhựa Kênh dào Quan Chảnh Bô I 2.200
2.4 i Các đường díìl còn lại trong khu lái định cư 7 1.200
242 Các dường đal còn lại thuộc thị trần Dịnh An ■} 1.000
2.43 Dường đal kliỏtn 7 Quôc lộ 53 (Ngã 5 Mẽ Lãng) Sông Khoen 2 900
2.44 Đường đal khóm 3 San nhả Vãn hỏa (nhã õng 3 Chương) Giáp ranh xã Dại An £ 1.000
2.45 Hai dãy phố chợ mời thị trấn Dịnh An 2.000
QUÔC Lộ
2.46 Quốc lộ 53 (xã Tập Sơn) Quốc lộ 54 (ngã ba l ập Sơn) Bển cổng Tập Sơn 1.500
2.47 Quốc lộ 53 (xã Tập Sơn) Bẻn cổng Tập Son Cầu Ngọc Biên I.tnm
2.48 Ọuốc lộ 53 (xã Ngãi Xuyên) Cẩu Ngọc Biên Cầu Bưng Sen 1.000
2.49 Quốc lộ 53 (xã Ngãi Xuyên) Cẩu Bưng Sen Dường 3 tháng 2 1.900
2.50 Quốc lộ 53 (xã Thanh Sơn) Ranh thị tràn Trà Cú Đẩu ranh Chùa Koala; doi diện hết ranh thừa 1768. tờ ban đồ sổ 5 2.000
Gìẳ đãtớ vị tri 1 huyên Trà Cũ
Trang 3/12
Tiện ích vân bản luật
IT Ten điròng phô Đoạn đường 1 .oạ i đường phổ Gìá đất Ghi chú
Tù Đen
2.5 ] Quổc lộ 53 (xã Thanh Sơn - Hảm Giang) Đẩu ranh Chùa Kosỉa: đối diện hềt ranh ỉhứa 1768. tở bàn đồ số 5 Đường huyện 12 (ngà ba đi Trà Tro); đái diện hết ranh đất 'Tiệm tu Hoàng Nguyên 1.000
2.52 Quổc lộ 53 (xã Hâm Giang) Đường huyện 12 (ngã ba di Trả Tro); đổi diện het ranh đất Tiệm tú Hoàng Nguyên Hểt ranh Cây xáng Minh Hoàng: đổi diện hểt thửa 2107, tờ bán dồ số 7 (xã Hàm Tàn) 1.000
2.53 Ọuổc lộ 53 (xã Hãm Giang - Hảm Tân ) Hốt ranh Cầy xăng Minh Hoảng; dải diện hết thừa 2107, tờ bản đồ số 7 (xã Hàm Tân) Giáp ranh xẫ Đại An 1.000
2.54 Quốc lộ 53 (xã Dại An) Giáp ranh xã Hàm Giang Dầu ranh Chúa Giồng Lớn: dổi diện đen dường dal 1.000
2.55 Quác lộ 53 (xã Dại An) Dầu ranh Chùa Giồng Lớn; dõi diện đèn đường đal Cầu Đại An 1.200
2.56 Quốc lộ 53 (Xíì Đại An) Cáu Đại An Ngà tư Dường ũnh 914.915 2.300
2.57 Quốc lộ 53 (xà Dại Alli Ngà tư Dường tinh ọ 14. 915 1 let ranh xã Đạị An 1.500
2.58 Quốc lộ 53 (.thị trẩn Dịnh An) Giáp ranh xã Đại An Kênh dào Quan Chành BÓ 1.500
2.59 Đường 1 rán lì Quốc lộ 5? Ọuóc íộ 53 (cây xăng ràn Thánh) Quôc lộ 53 (cày xăng Minh Hoàng) 1.200
2.60 Dường tránh Quủc lộ 53 Quốc lộ 53 (Ngà ba cấu Burg Sen) Quốc lộ 53 (Ngã ha Chùa Kosla) 1.500
2.61 Quốc lộ 54 (xã Phước Hung) Ranh huyện Châu Thánh Dường huyện 17: đổi diện hết ranh Cây xăng Dầu Giồng 900
2.62 Quổc lộ 54 (xã phước Hưng) Dường huyện 171 đổi diện hết ranh Cây xủng Dầu Giồng Đường huyện 251 dôi diện đền ranh Cây xăng Thuận Phát i .000
2.63 Quốc lộ 54 (xã Phước Hưng) Dường huyện 25: đối diện đến ranh Cày xáng Thuận Phát Dầu ranh Sàn vận động; đối diện het thùa 453, tở bản dồ số 21 1.000
2.64 Quốc lộ 51 (xã phước I lung) Dầu ranh Sàn vận động: đôi diện hết thửa 453. tờ bàn đồ số 21 Cầu Phước 1 lung 1.200
2.65 Quốc lộ 54 (xà Phước Hưng) Cầu Phước Hưng Het ranh UBND xã Phước Hưng; dối diện hết thủa 2257. tở bản đồ số 9 1.200
2.66 Quốc lộ 54 (xã Phước 1 lưng) Hết ranh UBND xà Phước Hưng; đổi diện hểt thừa 2257, tò bản do so 9 Het ranh ắp Chòm Chitối 1.200
2.67 Quốc lộ 54 (xà Phước Hưng) Het ranh ấp Chỏm Chuối Hết ranh xã Phước Htrng 900
Giá đát ở vị trí 1 huyện Trả Cũ Trang 4/12
Tiện ích vãn bản luật
TT Tên đường phổ Đoạn đường Loại đường phổ Giá đất Ghi chủ
lù Đến
2.68 Quốc lộ 54 (xằ Tập Sơn) Hết ranh xã Phước 1 ỉ ưng Đường vào Sàn vận động (Tháp Sơn Nghiêm) 900
2.69 Quốc lộ 54 (xã 'l ập Sơn) Dương vào Sân vận dộng (Tháp s<yn Nghiêm) Hết ranh Ngân hãng Nông nghiệp; đói diện dền hết tanh Trường Mau giáo Tập Sơn 1.000
2.70 Ọuốc lộ 54 (xã rập Sơn) 1 let ranh Ngăn hàng Nông nghiệp: đối diện dền het ranh Trường Mần giảo Tập Sơn Cống trường cap 3 Tập Sơn; đối điện dường nhựa vào ấp Ben Trị 1.700
2.71 Ọuốc lộ 54 (xã l ập Sơn) cổng Trường cấp III Tập Sơn: dường nhựa vào àp Bẽn l i Ị í lết ranh xã l ập Sơn 800
2.72 Ọuốc lộ 54 (xã Tân Sơn) ) lết ranh xã Tập Sơn Câu Ong Rùm (giáp ranh huyện Tiêu Cân) 800
DƯỜNG TÌNH
2.73 Đường tinh 9I4 ixà Dại An) Quốc lộ 53 (ngã tư đi ĐỠI1 Xuân) Hếl ranh Trường Tiêu Học B Dại An; dõi diện hết thưa 50 5, tờ bàn đỏ sổ 15 1,0(10
2.74 Đường tinh 914 t xã Dại An) Hét ranh ĩ rưững Tiêu Học B Đại An; dõi điện hết thưa sổ 5, tờ ban do so 15 nét ranh xã Dạĩ An 800
2.75 Đường tinh 915 (xã Dại An) Quw lộ 53 (ngã ba dí Dờn Xuân) llẻi ranh xã Dại An 1.000
2.76 Dường tinh 915 (xã Dinh An - An Quãng Hữu) 1 lết ranh xả Dai An Giáp ranh huyộn riêu Cân 50(1
ĐƯỜNG IILỈYỆN
2.77 Đường huyện 12 (xã Hàm Tân) Sông Hậu Hốt ranh ắp Vàm Ray 500
2.78 Dường huyện 12 (xã Hàm rân) Het ranh ấp Vàm Ray Quốc lộ 53 650
1 79 Đường huyện 12 (xã Hàm Giang) Quóc lộ 53 (Ngả ba đi Trâ Trơ) Het ranh Chữa Ba Cụm: dối diện hét ranh thừa 654, tờ ban dồ sổ 7 600
2.80 Đirỡng huyện 12 (xà Ngọc Biên) 1 ỉết ranh Chúa Ba Cụm; dối diện hêt ranh thưa 654. tơ ban đổ sổ 7 Het ran)) àp Sà Van A 500
2.81 Đường huyện 12 (XỂÍ Ngợc Biên) Het ranh ấp Sà vần A Dương vào Trường Tiểu học A ẩp Rạch Bót 300
2.82 Đường huyện 12 (xã Ngọc Biên) Dường vào Trường Tiêu học A âp Rạch Bót Hết ranh Chùa Tha La: đổi diện hết ranh thưa 573, lờ bân dồ số 2 500
2.83 Đường huyện 12 (xã Ngọc Biên) riết ranh Chừa Tha La; đổi diện hết ranh thửa 573. tơ ban dồ số 2 Giáp xã Long Sơn. huyện cầu Ngang 300
Giá (ĩất ờ vị trí 1 huyện 7rà Cú
Trang 5/12
Tiện ích vãn bản luật
TT Tên đưửng phô Đoạn đường Loại đ tròng phố Giá đất Ghi chú
Từ Đến
2.84 Đường huyện 17 (xã Phưởc Hưng) Quốc lộ 54 (ngã ba Dầu Giồng) Giảp xà Trưởng Thọ. huyện Càu Ngang 750
2.85 Đường huyện 18 (xã l ân 1 Liệp) Giáp xí) Trường Thọ, huyện Cảu Ngang Đường huyện 25 (ngã tư Long Trường) 300
2.86 Đường huyện 18 (xã 'l ân 1 liệp) Dường huyện 25 (ngã lư Long Trường) Câu Tàn Hiệp 300
2.87 Đường huyện 25 (xã Phước Hưng) Quốc lộ 54 (ngã ba di Tân Hiệp) Hết ranh xã Phước Hưng 550
2.88 Dường huyện 25 (xã Tân Hiệp - Long 1 ỉiộp) Giáp ranh xã Phước Hưng Cầu Ba So (xã Leng Hiệp) 300
2.89 Đường huyện 25 (xã Long Hiệp) Cầu Ba So Cây xăng Triệu Thành 750
2.00 Dường huyên 25 (xã Long Hiệp) Cây .xăng Triệu Ihành liểt ranh xã Ngọc Biên 550
2.91 Dường huyện 27 (\:ì Tân Sưn) Quôc lộ 54 (ngã ba Leng) Cầu Leng 850
2.92 Dường huyện 27 (xà An Quang 1 lữu) Càu Leng Het ranh Trường Tiêu học A diêm ảp Chợ; đòi diện het ranh ihửa 808. tờ bán đồ số 4 700
2.93 Dường huyên 27 (xã .An Quang Hữu) Het ranh Trướng 1'ĩêu học A diem âp Chợ: dôi dỉện hểt ranh (hưa 808. lờ ban dồ số 4 Đường huyện 28: đối diện đen het ranh Nhá máy xay Lúa 1.100
2.94 Dường huyện 27 (xã An Quãng 1 lừu) Dường huyện 28: đổi diện đen het ranh Nhã máy xay Lũa Sông Hâu 700
2.95 Dường huyện 28 (xã Ngãi Xuyèn) Giãp ranh thị trán Trả Cú Hết ranh xà Ngãi Xuyên 700
2.96 Dưỡng huyện 28 (xã 1 ưu Nghiệp Anh > Giáp ranh xã Ngãi Xuyên Cẩu Mù L! 800
2.97 Dường huyên 28 (xã Lưu Nghiệp Anh ) Câu Mù L nết ranh ẩp Chợ 700
2.98 Dường huyện 28 (xà 1 ưu Nghiệp Anh) Ranh ấp Chợ Giáp ranh ấp Xoai Lơ 30(1
2.99 Dường huyện 28 (xả Lưu Nghiệp Anh) Ranh ấp Xoài Lơ Còng Trường Tiêu học B, Lưu Nghiệp Anh: dôi diện hết ranh thừa 1343, tờ ban đồ sổ 5 500
2.) 00 Dường huyện 28 (xã 1 ưu Nghiệp Anh) Cổng Trường Tiếu học B, Lưu Nghiệp Anh; đoi diện hết ranh thưa 1343, tờ ban đồ so 5 llểt ranh xã Lưu Nghiệp Anh 300
2.101 Dường huyện 28 (xã An Quang Hừu) Giáp ranh .xã Lưu -Nghiệp Anh Dường huyện 27 (ngã ba về Xoài Lo) 600
Giá đát ờ VỊ trí t huyện Trá Cu Trang 6/12
Tiện ích văn bản luật 1
TT Tên đường phổ Doạn đtrỏĩig Loại (iinrng phổ Giá đất Gtú chú
Từ Đốn
2.102 Dưỡng huyện 36 (xà Long Hiệp) Dường huyện 25 (ngã ba di Ba ĩ ục) Het ranh Trường THCS Long Hiệp; đối diện đển đường nhựa 500
2.103 Đường huyện 36 (xã Long Hiệp) Het ranh Trưởng THCS Long Hiệp; đổi diện đen đường nhựa Hêl ranh xâ 1 (>ng 1 liệp 400
2.104 Đường huyện 36 (xã Thanh Sơn) Giáp ranh xã Long Hiệp Hết ranh Chùa Tân Long; đoi diện hết ranh thừa 25, lở bản dồ số 2 550
2.105 Đường huyện 36 (xã Thanh Sơn) Hẻt ranh Chừa Tân Long: dối diện het ranh thưa 25, tờ bán đổ số 2 Cầu Ba Tục 600
2.106 Đường huyện 36 (xã Thanh Sơn) Cấu Ba Tục Cẩu Sóc Cha 500
2.107 Dường huyộn 36 (xã Kỉm Sơn) Giảp ranh thị tràn '[ rà Cú llểt ranh Chùa Trà Cú A; đồi dĩện hết ranh thưa 58, tờ bàn đồ sổ 7 80(1
2.108 Dương huyện 36 (xã Kim Sơn) 1 lểt ranh Clùia Trà Củ A; dối diện hềt ranh thua 58, tờ ban dồ số 7 Hốt ranh Chua Bày Sào Dơi; đối diện hểt ranh thưa 635. tờ ban dồ số 8 500
2.109 Dường huyện 36 (xã Kim Son) 1 lết ranh Chùa Bảy Sáo Dơi; dõi diện hẽt ranh thưa 635. tờ ban đồ số 8 1 lết ranh ắp Bay Sãơ Giừa 600
2.1 10 Đường huyện 36 (xã Kim Sơn) 1 lết ranh ấp Bay Sào Giửa Sông Hậu 500
XÃ NGÃI XIĨYÉN
2.1 11 Chợ Xoài Xiêm 500
2.1 12 Đường nhựa Xoài Xiêm Câu Xoài Xiêm Đường tranh Quốc lộ 53 400
2.113 Dường nhựa Xoài Xiêm Đường tránh Quốc lộ 53 Quốc lộ 53 (Ngã tư Xoài Xiânt) 500
2.1 14 Dương nhựa Xoài 1 hum Quốc lộ 53 (Ngã tư Xoài Xiêm} nết thửa 901: đối diện hết thừa 923, tờ bán đồ số 6 400
2.115 Đường nhựa Xoài Thum Het thừa 901, dổi diện het thừa 923. tờ ban đổ số 6 Giáp ranh xã 1.1.HI Nghiệp Anh 300
2.116 Đường đal còn lạt 300
XÃ DẠI AN
2.117 Hai dày phố mật liền Chợ 2.500
2.118 Dường nhựa đi về Mé Rạch B Quốc lộ 53 Hẽt ranh chùa Ong Bao 1.000
Giả đẩt ờ vi tri 1 huyên Trả Cu
Trang 7/12
LuatVietnam
Tiện ích vãn bân luật
TT It'll đường phô Đoạn ilưẽmg Loại đuÒTlg phố Giá đất Ghi chứ
Từ Đen
2.119 Đường nhựa đi về Mẽ Rạch B 1 lết ranh chùa Ông Bao Giáp ranh xã Định An 600
2.120 Đường nhựa vào ấp Giồng Dinh Quốc Jộ 53 Dường đal đi thị trân Định An 700
2.121 Đường nhựa vào ấp Xà Lòn Quéc lộ 53 Giáp ranh xã Đôn Xuân 600
n 122 Dường nhựa ảp Giồng Lớn Quốc lộ 53 Het đường nhựa 600
2.123 Đường nhựa ầp Giồng Lớn Doạn côn lại Giáp ranh xà Định An 400
2.124 Đường nhựa (Chúa Cô) Quốc lộ 53 Giâp ranh xã Dôn Xuân 600
2.125 Các đường dal còn lại 400
2.126 Đường vào khu lái định CƯ vá các luyến đường trong khu lâĩ định cư cóng trinh Luồng tàu (ấp Giồng Đinh, xã Dại An) 500
2.127 Dường nhưa ấp Me rạch L Giáp chợ Dại An Het dường nhựa 600
XÃ LONG IIIẸP
2 128 ĩ lai day pho mặl lien chợ 1.000
2.129 Dường nhụa đi ắp Nô Ré B Cầu Chùa Gĩãp ranh xã Long Sơn. huyện cầu Ngang 500
2.130 Các Đường nhựa còn lại ihtiộc xã Long Hiệp 500
2.131 Dường tránh Đường huyện 25 ((hiu Ba So) 300
2.132 Các đường daI còn lại 300
XÃ PHƯỚC HƯNG
2.133 Các díy phổ chợ mới 1.500
2.134 Các dãy phố chợ cũ ỉ .000
2.135 Chợ Dâu Giồng 500
Gta đất ờ vị tri 1 huyện Trá Củ
Trang 8/12
■Uatvietnam
Tiện ích văn bản luật
TT Ten đưừng phô Đoạn đường Loại đường phố Giá đất Ghì chú
Tù- Đen
2.136 Đường nhựa cập kênh 3 thảng 2 (phia Đông) Giãp ranh xã Ngãi 1 lùng Kênh sẻ 2 400
2.137 Đường nhựa cặp kênh 3 thảng 2 (phía Đông) Kênh sổ 2 Ọuổc lộ 54 (Cầu Phước Hưng) 700
2.138 Đường dal cặp kẽnh 3 tháng 2 (phía Đông) Quổc lộ 54 (Cầu Phước Hưng) Kênh sổ 1 (đổng Irước) 700
2.139 Đường đal cặp kênh 3 tháng 2 (phía Đóng) Kênh sả 1 (đổng trước) Giáp ranh xã Tân Hiệp 300
2.140 Đường dal cập kênh 3 thăng 2 (phía Tây) Quốc lộ 54 (Cầu Phước Hưng) Kênh số 1 (dằng trước) 700
2 141 Đường dal cặp kênh 3 tháng 2 (phía Tây) Kènh số 1 (đồng trước) Giãp ranh xa Tân Hiệp 350
2.142 Dưỡng nhựa ầp Ông Rung Kênh 3 tháng 2 Giáp ranh âp 1 rà Mem, xã. Tập Sơn 300
2.143 Dường Vạp kênh 3 tháng 2 (phut tiivj Dường nhựa ẩp ô Rung Kênh số 1 400
2.Ĩ44 Dường dai cặp kénh 3 ihártâ 2 (phía lá} Kẽ nh sỗ 1 Qnóc .1 54 (Cầu 1’huỡc Hưng) 700
XÃ TẬP SƠN
2.145 Dãy phố mặt tiền Chợ 1.300
2. í 46 Dường ílal phía Tây kênh Chợ Cầu Ben Trị (ngã lư Kênh Xáng) Đường đất vào ẩp Ben Trị 300
2.147 Đường đal phía Tày kênh Chợ Dường đất vào ấp Ben Trị Quốc lộ 54 (Cầu Tập Sơn) 750
2.148 Đường dal phía Tây kênh Chợ Quốc lộ 54 (Cẩu Tập Son) Kènh Ben cống Tập Sơn 750
2.149 Đường đal phía Đông kênh ( hự Dường vảo ắp Bả Táy A Ọuốc lộ 54 (Cầu Tập Sơn) 750
2.150 Đường dal phía Dông kênh Chợ Quốc lộ 54 (Cầu Tập Sơn) Đường nhựa âp Đòng sơn 750
2.151 Đường nhựa ấp Dông Sơn Quốc lộ 54 Cầu ấp Ô 350
2.152 Đường nhựa vào ấp Bến Trị Quốc lộ 54 Giáp ranh xã Tản Srm 300
2.153 Dường dal còn lại 300
Giả đẩt ờ vị trí 1 huyện Trà Cú
Trang 9/12
LuatVietnam [
Tiện fch vằn bẳn luật
II Tên đirừng phổ Đoạn đường Loại đường phố Giá đất Ghi chú
Từ Đen
2.I54 Đưinig nhựa ấp Trà Mền Giáp ranh ấp Ớ Rung - xã Phước Hưng Kênh xáng 300
2.155 Đường nhựa ấp Cây Da Giáp ranh xã Tân Sơn 1 lết đường nhựa 300
XÃ AN QUẢNG 11ĨT
2.156 Hai dãy phố mặt tiền Chợ Dường huyện 27 Kênh 2.000
2.157 Đường đal hướng Dòng Chợ Nhà lồng Chợ Het ranh ấp Chợ 800
2.158 Các đường đai còn lại 350
2. ỉ 59 Dường nhựa ầp Sóc Tro Giừa Duong huyện 28 Hết đường nhựa (thưa 211. tờ 10) 300
XẢ LƯU NGHIỆP ANH
2.160 Hai dãy pho mặt lien chợ Lun Nghiệp Anh 1.100
2.161 Dưỡng nhựa đì áp Mộc Anh Dường huyện 28 (Trạm Y tè xã cũ) Hèt ranh áp Chợ 750
2.162 Đường nhựa đi âp Mộc Anh Ranh âp Chợ Ngã ha (nhà anh Na) 400
2.163 Dường đắt áp Mộc Anh Đường huyện 28 Giap ranh xã Ngãi Xuycn 300
2.164 Đường nhựa ấp Xoài Lơ Đưừng huyện 28 (ngã ba Xoài Lơ) Sòng Hậu 400
2.165 Đường nhựa xuống ( hùa Phật Đường huyện 28 (Cây Xãng) Sòng Trã Cũ 500
2.166 Các đường dal cỏn lại 300
XÃ HÀM GIANG
2.167 Hai dày mặt tiền chợ mới 800
2.16« Dày phố chợ cù 800
2.169 Dường dắt ấp Chợ Quốc lộ 53 (ngã lư di Cà Tốc) Dường huyện 12 500
Trang 10/12
LuatVietnam g
Tiộn ích vãn bản luật
Giá đát ó- vi tri 1 huyện Trã Củ
Tĩnh: Trá Vinh
n A s-
Phụ íụe J
PHỤ LỤG BANG GIÁ ĐÃT Ớ 05 NĂM (2020-2024) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ểìâĩĩ ỉĩàn/ì kèm ihẹf>\Ọuy&i định .W 35/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 cùa ủy ban nlĩâỉĩ dán í ình Trà Vinh/
Ko . W/
Dơn vị tinh: ỈÒOO đữngán ■
TT V. 2/ yiV'-y/y 1 én đưửìíịrptó— Doạn đirờng Loại đường phổ Gíã đất Ghi chú
TÌI Đến
3 Huyện Cầu Ngang
1. Thị trấu Cầu Ngang (Đồ thị loại 5 ỉ
3.1 Ọuỏc ỉộ 53 Kênh i hồng Nhái Dường Sơn Vọng - 1.800
3 2 Quốc íộ 53 Dương Sơn Vọng Cầu Cầu Ngang 1 1.800
3.3 ụ :i >c lỹ 5 » cằn C:'1U Ngưng Dường 2/9 I 2.300
3.4 Ọ ink K 5 í Du ■: 1 t Giáp 1 .mil li ìạn Hnâ 1.800
3.5 Dãy phố cl lự I’ll 1 mại trời mọc Ị 3.250
3.6 Dữ} phô chợ l’h .1 mặ| tròi lộn 1 2.700
.3.7 Dường 30/4 Quốc lộ 53 Dường Nguyền Vãn Hung 1 2.300
J.X Dường 3' V4 Dường Nguyền Ván Hưng Sóng Cầu Ngang: dổi diện hết thừa 162- tờ bàn đả 12 (dường đẩil 1 1.500
3.9 Dường 2/9 Sóng Cầu Ngang (Minh Thuận Bí Ọuổc lộ 53 3 1.100
3.10 Dường 2/9 Quốc lộ 53 Cầu 1 huỳ Lợi 2 1.500
3.11 Dường 2/9 (áp dụng chung cho xà Thuận 1 lòa) CằuThuỹ l.ụi Lộ sổ 7 (giáp ranh Thuận Hòa); đổi diện hềt 2557, tở ban đồ 5 xS Thuận Hòa 7 1.200
3.12 Dường Trương Văn Kinh Dường 30/4 lỉờ sông Chợ cả 1 I.5DŨ
3.13 Dường Lương thực cũ Quốc lộ 53 Bờ sóng nhà máy chà 1 1.500
3.5 4 Dường Huyện đội cũ Quốc lộ 53 Sông Cầu Ngang (Cầu dal) 2 1.450
3.15 Dường Nguyền Vân Hưng Đường 30/4 Đường 2/9 1 1.900
Giã đất ờ vi tri 1 huyện cẩu Ngang
Trang 1/14
Tiện ích văn bản luật
TT Tên đường phố Eỉnạn đường Loại dưỡng phố Giá dắt Ghi chứ
Tủ Đen
3.16 Dường Nguyền Tri Tài Đường 2/9 Quốc lộ 53 2 1.500
3.17 Dường I ran Thành Dại Quốc lộ 53 (doạn vảo Nhà Thờ) Đường Sơn Vọng 3 1.100
3.18 Đường Hồ Văn Biện Dường Trần Thành Dại Sông Cẩu Ngang (nhã Chín Truyền) 2 1.000
3.19 Dường 1 ỉuỹnh Vãn Lộng Đường 2/9 Giáp ranh xã Thuận Hòa 7 1.200
3.20 Dường Sơn Vọng Giáp ranh, xà Mỷ 1 lòa Dường bờ kênh 2 1 ỉ 00
3.21 Dưỡng Dương Minh Cảnh Quốc lộ 53 (Cây .Xàng) Cầu Thanh Niên I hống Nhất 3 800
3.22 Dường Dương. Minh Canh Can Thanh Niên Thống Nhai Bờ sông ihị II ân cầu Ngang 3 400
3.2 i Dường lu; Dạợ Ọuổc lộ 53 (Bưu điện huyộn) càu Áp Rạch 1 450
3 .' 1 1 )ỉ! 1 ■■ . ■ 6 Quỡc lộ 53 (Trường Dương Quang Dớiiịí 1 Kênh cấp 111 (Minh í 11 tận ID 3 500
3.25 Dường : 7 Dư< lìy Nguyễn ỉ ri lúi Dướ g í luýnh V., i ộ 3 800
3.26 Dười g .M ■ 7 i1 r 1 hội.ứ Vãn Lộng Dường 2/9 3 600
3 77 Dười ■ .15: h ‘ Min dân CƯ Dưỡi . N. uyền Ván Hcmg Dườiỉg dal (nhà Nguyen i hỉ Hiu Sương} 2 1.600
3.28 Dường nhựa Dường Nguyễn Vàn Hưng Đường dal 9 1.500
ì 29 Dưỡng nhựa Dường 2/9 Dường 30/4 2 1.60(1
3.30 Dường nhựa (khu vực nhà ihuóc Minh Dức) Quồc lộ 53 Giáp Trung tâm Thương mại 1 X,400
3.31 Dường nhựa Dường Nguyễn Ván Hưng (Dinh khóm Minh Thuận A) Nhà bà Nãm Hào 2 1,6110
3.32 Dường nhựa (nhà hác sỉ Lan) Đường 2/9 Cầu Thanh Niên 3 800
3.33 Dường nhựa (Cây xAng Kim Anh) Quốc lộ 53 Dường Trần Thành Dụi 1.000
3.34 Dường trửnh Quốc lộ 53 Sông Cầu Ngang Giáp ranh xâ Thuận Hòa 600
3.35 Dường nhựa Minh Thuận A Dường 2/9 1 ỉểt Dường nhựa (đẩu dường dal) 70(1
3.36 Đường Daỉ Minh Thuận B Quốc lộ 53 ( Thưa Ị 49, tờ bán đồ 13) Sông cầu Ngang 450
Trang 2/14
Giả đât ỡ vị Írí 1 huyên cầu Ngang
Tiện ích văn bản luật
TT Tẻn đtrờng phố Díiạn điròng Loại đ uÒTig phổ Giá đất Ghi chú
Từ Den
3.37 Dường Dal (Lờ hội ba Vân) Quốc lộ 53 Song Cấu Ngang 450
3,38 Dưỡng Da! Minh Thuận B Quốc lộ 53 Cầu Thất 450
3.39 Dưỡng đa! Minh i huận A Dường nhựa (nhã bác sĩ Lan) Dường nhựa Minh Thuận A 400
3.40 Dường dal '1 hống Nhải Quốc lộ 53 Kênh cắp 11 400
2. Thị tran Mỹ [.ong (Đô thi loại 5)
3,41 1 lai dãy phố chợ Dường huyện |9 Giúp ranh Khóm 3 I 2 1)00
3.42 1 lém í Khòm 3 ) Dường dal (nhã õng Ksni 1 loãng Sơn) Dường đất (giáp ranh Khóm 4) 2 900
3.43 ỉ lem (Khòm 4) Dường dât (giáp ranh Khóm 4): dôi diỹn hếl thừa 93. tò bán dồ 2 ỉ )ưỡng unh 9| 5B 3 700
3.44 1 lem lĩtru điên Dưỡĩ.g 1111} ện 1” < ìỉúp ranh Khóm 3 3 600
3.45 1 lem (dư ng dab Hớ., dan í. hựu ha õng Ycnj Giap ranh Khóm 1 3 400
3 46 Dướn. dal Giáp ranh khóm 2 (nhà ông Doãn Vãn Hiép) í ưáp ranh Khom 1 3 500
3.47 Dưẽii. dal Dường dẵl (:.11,1 ■>: ĩ l iêu Vún Siộn) < ii!,' n nh Khó n ; 3 450
3.48 Dường dal Kỉ >6.1 1 Chợ 1 [ai Su 1 I let dường dal (nhà ông Sâu Nguyen) 3 400
3.49 Dường dal Khóm 4 Nhã Sáu ỉ ám Nhã \ự Ba Khê 3 400
3.50 Hèm (dường đal Khóm 4j Nhà hà Vệ Nh 1 ông Nguội 3 400
3.51 Dường í inh 915B Giáp ranh xă Mỷ Long Bắc Hết ranh thị Iran My Long 2 900
3.52 Dường huyộn 19 Giáp ranh xà Mỹ Long Bắc Đường tinh 915B I 1,200
3.53 Dường huyện 19 Dường tình 915B Dầu Chợ Hài San l LKOO
3.54 Dường huyện 19 Chợ Hải Săn Nhà ông Nguyền l ân Hưng 1 1.600
3.55 Đường đal Khóm 3 Dưửng tinh 91513 Nhâ ông Ngõ Văn Sanh 3 400
1 3.56 Dường đa! Khóm 1 Nhã õng Cò Trạm kiốm lâm 350
Trang 3/14
LuatVietnam
Tiộn ích vãn bản luật
Giá đầí ớ vị tri 1 huyện cảu Ngang
TT rèn dưòng phổ Đoạn dường Loại đuòìig phố Giá đất Ghi chú
Tù t)én
3.57 Đường nhựa Khu Liên Doanh Bia Đồng Khởi Dường huyện 19 2 1.200
3.58 Dương đất khóm 2 Nhả ỏng chín Buôl Nhả ông Bé Cu 3 350
3,59 Dường đát khóm 2 Nhả ỏng Bè Nhà ông 'rám Lý .3 350
3.60 Dường đất khóm 2 Dường linh 915B Nhả ông Tư Lúng 3 350
3.61 Dường đâi khóm l Nhả Mười Manh Nhã ông Cường 3 350
3.62 Dường đất khom 3 Nhà ông Ba Hào chinh lên: Nhà ồng Nguyên Vãn Nguyện Khóm 4 (nhà bà Nguyền 1 hị Bé) 3 350
3.63 Dưỡng đất khóm 4 Nhã óng rám Chấn Bốn dô 3 500
3, Các tuyến Quốc lộ, Dưòaig lính, Du óng hu vện
3.61 Ọ .ớ? lộ 53 cóng 1 rá Cuón Dường tránh Quà. lộ 53; dỏí diện het thưa 167. ĩ . ban dỗ ỉ. xà Kim 1 lõa 700
3 65 Qiỉớc lộ 53 Dường ưánh Quóc lộ 53: dói diện hễi thưa 167, lữ han đồ 1. xả kim 1 lòa Cầu Vinh Ki 1 600
Q hc lọ '1 Cã X nh K 1TÌ Dường dal (G . ■ Sai) UM .
3.67 Quốc lộ 53 Dường dal (Giồng Nu: 1 let ranh Vinh Kim (giáp ranh Mỹ 1 lòa) “11 ■
3.68 Quồc lộ 53 1 lết ranh Vinh Kim (giáp ranh Mỳ 1 IỜÍ1Ì Ngà ba Mỹ Long; đôi diện hềt ranh Cây xủng Cảu Ngang 1.200
3.69 Quảc lộ 53 Giáp ranh ỉ lỉị Iran ('an Ngang 1 1 hiiận 1 lóa) Cống Chúa Sóc Chùa; đối diện hết thưa 190. tờ bán dồ 9. xã 1 huận Hòa 1.200
3.70 Quốc lộ 53 Cống Chùa Sóc Chùa: đối diỳn het thửa 190, lờ han dồ 9, xã 1 huân 1 lòa Đường tránh Quổc lộ 53: đối diện hết thừa nhà Thạch Nang «50
3.71 Quốc iộ 53 Dường irảnh Quổc lộ 53.’ dối diên hét thưa nhà Thạch Nang Dường Gióng Ngành 700
3.72 Quốc lộ 53 Đường Giồng Ngánh Cầu Hiệp Mỹ 750
3.73 Ọuổc lộ 53 Cầu Hiệp My Giáp thị xã Duyên Hủi 650
Đưõtig tinh
1 3.74 Đường linh 9I5B Cồng Chả Vã I lểl ranh xã Vinh Kim (giáp Mỳ Long Bắc) 300
Giả đât ở VI tri 1 huyên càu Ngang Trang 4/14
Tiện ích vãn bẳn luật
TT Tên dưòìig phố Đoạn đường Loại d tròng phố Giã cĩất Ghi chít
Tù Đền
3.75 Dường lỉnh 915B Hét ranh xã Vinh Kim (giáp Mỳ Long Bẳc) Cống Lung Mỉt 280
3.76 Dường linh 915B Cống Lung Mít Giáp khóm 4 thị trần Mỹ Long 32(1
3.77 Dường tình 915B Giáp khóm 1 thị trân Mỳ Long (xã Mỹ Long Băc) Giáp ấp Nhì - xã Mỹ Long Nam 400
ĩ) irõn ” 11 uyên
3.78 Dường huyện 5 Đường huyện 19 Dường tinh 91513 5(10
3.79 Dường huyện 17 Ọuỗc lộ 53 (cống Trà Cuôn) Dường dầl (cập Trường riêu học Hiệp Hê:;) 400
.3.80 Dường huy, n 17 Dường đui (cặp i rưửiig Tiêu học lliộp ỉ lòa) Cấu Sóc Cụi 300
3.81 Dường huy ện 1 7 càu Sóc Ci.í Giáp ranh xà Phước l lưng 300
3.8' Dương huyện 18 <’ áp ra ii 1 ỉ Tắn Ci!ii N Ịitrự' < ':ÌL1 ()ng Tá 900
3.83 Dường huyện 18 Câu í )n:: ỉ á 1 lết ranh xã Thuận ỉ lua ( iãp ranh \. 1 Itcp Hòa) 100
3.84 Dưimg huy . ii 18 1 tê:ran \ủ ỉhuạn í lụa(giáp ranh xà 1 ỉiệp 1 1. . 1 Dưởng lìuyện 17 350
3.85 Dưếmy huy .1. 18 nờì dũi Dưỡng huyện 17 Giáp ranh xà ràn I liệp ( í ra Cú) ■■!!>
3.86 Dường huyện 19 Quốc lộ 53 (ngà ba Mỳ Long) Dường tránh Quổc lộ 53 700
3.87 Dường huygn 19 Dường tránh Quốc lộ 53 Giáp ranh nhá máy nước dá Tán Thuận: dồi diện hết thửa 2056. tờ bân dồ xổ 2. xiì My Hóa 500
3.88 Dường huyện 19 Gĩáp ranh nhả máy nước đá Tân Thuận; dổi diện hết thửa 2056. lờ bàn đồ sỏ 2, xã Mỹ Hòa Ngẵ ha T ư Kiệí (nhả ông Lọ) 450
3.89 Dường huyện 19 Ngà ba Tư Kiệt (Nhà ông, Lộ) 1 let ranh xâ Mỳ Long Bảc (giáp thị trấn Mỳ Long) 900
3.90 Đường huyện 20 Quốc lộ 53 (ngă ba Ô Rủng) Nhả bà Kim Thị Tòng 650
3.9I Dường huyện 20 Nhà hã Kim Ihị lóng Dường huyện 17 400
3.92 Dường huyện 2J Quổc lộ 53 Het ranh ảp Sem Lang (giáp Sóc Giụp) 700
Trang S/14
Giá đất ở vị tri 1 huyện cầu Ngang
Tiện ích văn bản luật I
TT Tên điràng phố Doạri đuòng, Loại ílưòno phó Gíá đất Ghì chú
Từ nến
3.93 Đường huyện 21 ỉ lết ranh ấp Sơn Lang (giáp Sóc Giụp) Chùa Tân Lập 5511
3.94 Dường huyện 21 Chùa 'Tân Lặp Giếip ranh xà Ngư ỉ .ạc 400
3.95 Dường huyện 22 Quốc lộ 53 (dầu dường Mỹ Quý) Dường huyện 21 300
3.96 Dường huyện 23 Đường huyện 19 Giáp ranh xả Long 1 h'ni 350
3.97 Dường huyện 35 Giáp ranh Thị Iran cầu Ngang (Sàn vận dộng) Kênh (dổi diện nhà ồng Nguyền Văn Diêm) 400
3.98 Dường huyện 35 Kênh (đối dĩện nhả ỏng Nguyền Váíi Diêm) Trụ sờ ầp Cái Giá Trùn 300
3.99 Dường huyện 35 Trụ sớ ẩp Cái Già Trên Trạm V lẽ xà 350
3d (Xỉ Dường huy ên 35 Trạm 5 lé xã Giáp ranh xã 1 liệp Mỳ í ây 300
4. Xã Thuần 1 lõa
3 101 Dường lộ Sóc Chùa < 'óng Chùa i Sóc Chùa) (iíãp ụ 11 iệp Háu 300
3 HP Dining lộ ' • Kim ( ■ '!) 1 rá Kỉni Chùa ‘1 rà Kim ■ :■
3.HH 1 )iríĩ lộ Ễ huận An Quốc lộ 53 Giĩip ra '1 III' trằn cầu Ngíing 700
3.104 Dtrúmg số 7 Nhà ông Bay Biền Dường huyện 18 500
3.105 Dường trãnh Quốc lộ 53 Giáp ranh thị tran Can Ngang Quổc lộ 53 500
3.1ÍIÍẠ Dường dãí Thuận An Qtíốc lộ 53 (Cống Trường I IICS Thuận Hòa) Dường nhựa Sóc Chùa 350
3.107 Dường đất Thuận An Quốc lộ 53 (Cây xăng Ngọc Rạng) Dường nhựa Sóc Chùa - 350
3.108 5. Xã Long Soil
Dường nội bộ khu vực chợ xã Ló số 5 Lô sô 21 600
3.109 Dường nội bộ khu vực chợ x3 Đường huyện 21 Dường nội hộ phía Đông 600
3.110 Dường nội bộ khu vực chợ xã Trường mẫu giáo Lô 31 50(1
3.1 ỉ 1 Dường nội bộ khu vực chợ xã Nhả công vụ giáo viên Lô 37 450
Trang 6/14
Giá đất ở vị trí 1 huyện cầu Ngang
Tiện ích vãn bân luật I
TT Tên dường phố Đoạn đường Loại đưừng phồ Giá dẩt Ghi chú
Tír Díu
3.H2 Dường nhựa Ô Răng Ngà Tưô Răng Ng3 Tư Bão Mốt 3511
3.ỈI3 Dường tránh Quốc lộ 53 Quốc lộ 53; đổi diện hết thừa 1107, Sừ bân dồ số 4 (nhà Thạch Nang) llểt thửa 1913. lờ bán đổ số 4 (Lý Kim Cương); dốt diện hết (hứa 1270 tờ bán đồ sổ 4 (Trần Thị Vĩnh) 80(1
3.114 Dường nhựa (dối diện chợ Tân Lập) Dường huyện 21 Nhả máy õng í lai Dạĩ 4(10
3.Ỉ I5 Đường nhựa (dồi diện chợ Tân Lập) Nhà máy õng 1 lai Dại Giáp xà Ngọc Bỉẽn 400
3.ỈI6 Dường nhựa ỉ Diện năng lượng một trời) Dương huyện 20 (Chùa 0 Răng) Ngã tư nhã ông Hai Dại 400
6, Xã Hiệp Mỹ Tây
3.II7 ỉ lai dãy pho chự Qưúc lộ 53 Dường dai sau chợ 700
IỈ8 Dưiìí ’• ■ àu ITưng lãm lỉiộp Mỷ Dẽi! > Qưóu lộ ' l Can ảp ( hự Iren Dưừt ■ htiyvn 35 (VC I hẹp Mỳ Dông) 500
:.l ió Dưữnẹ Till :.1 Ú.I cha! QnAe ộ 51 1 cl dirờnt n It,í:ỉ 300
LI20 Dưới g dầ! 'rầm Dll 1 a (June. ộ 5 .3 NI .1 óng 1 .ẽ Vân Năm 280
;.l2l Dường irúnh Quôc lộ 53 1 ĩl 1480. lữ ban đồ sỗ 8 {Nhá Irợ B y 1 lưỡng): dối diệti héi íhtìii 1385 ỉô han dơ só 8 Ng;ì ba Mỹ Qui (ínrù : ■ i 11} 400
3.L22 Dường đá Sóng Lưu Quóc lộ 53 Giáp ranh ẳp 14 xủ Long I ỉũu 300
7. Xã Mỹ Hỏa
3.I23 Hai dăy phổ chV 770
3.I24 Bờ ké sông Cầu Ngang - Mỹ i lòa 1 hứa sổ 1323. tờ bán dồ sô 5 (Nhà ông Nguyền Văn Tro) Hết thừa số 1100. lờ hãn dồ xổ 5 (Nhá õng Nguyễn Vân Rỡ) 350
3.I25 Dường nhựa (1 lòa Hưng - cầm I lương) Dường huyên 19 Đưừng huyện 35 300
3.I26 Dường tránh Quốc lộ 53 Giảp ranh xà Vinh Kim Sông cảu Ngang 400
8. Xà Vinh Kim
3.127 Hai dã} phố Chợ T rực diện nhà lồng 950
Giá đắt ờ vị tri 1 huyên cẩu Ngang
Trang 7/14
Tiện ích văn bản luật
rr lên đường phố Đoạn đuò tig Loại đirÒTig phó Gỉá đất Ghi chiì
Tù Đốn
3.12« Khu vực chợ Mai 1 lương 300
3.129 Dường nhựa Maỉ Hương Dường huyện 19 Quảc lộ 53 300
3.130 Đường nhựa Quốc lộ 53 Giáp ranh ấp 1 lạnh Mỹ. xã Mỹ Long Bẳc 311(1
3 131 Dường nhựa (dường Giồng Lớn) Chợ Thôn Ròn Giáp ranh xã Mỹ Long Bắc (Bão Giá) 300
3.132 Dường nhựa (dí nhà thờ Giỏng Lớn) Quồc lộ 53 Nhà thừ Giồng Lỏn 300
3,133 Dường tránh Quite lộ 53 1 iềt thưa 191. tờ han dồ số 7 (Lủm Vãn l.iĩy): đợi diộn hố thừa 83. tờ bân dồ sổ 7 Đường dak dôi diện hết Ihừa 337. tờ bủn dò số 7 700
3.134 Dường tránh Qiiổc lộ 53 1 let thừa 1234, lợ hán đồ S<1 10: dối diện 11CI 11 lira 2637 :ừ ban dồ Sí) 7 Giúp ninh Síì My Hòa 500
3 155 Dường I rấnh b.ĩí) Quỗc lộ 53 Dưỡng tinh9I5B 280
9, Xã Kim 1 lõa
-.136 Dã} phổ c Ợ Quẵc li ỠT Dầu Chự dưới 500
■. 1 ■ 7 Dưừ. g tránh Quóc ộ 53 Qilík lộ S3 Giáp ranh x:ì Phước 1 láo 600
3.138 Dường đul Nlilng Nơii Dường hiẠỹ-Ị 17 Het dường đal (Nhủ hà 1 ran 1 hỉ Quỹ) 280
3.139 Dường dai Chùa Ong Chua ỏng Kênh Xáng 280
3.110 Dường đu) hờ kénh Kim Hòa Dường huyên 17 Giáp ranh xá Mỹ Hòa 280
3,111 Dưỡng nhựa (Kênh Xàng I Dường dai Chùa Õng Dường đal Năng Non 280
10. Xã Mỹ Long Bắc
3.142 Dưỡng nhựa (di Trưừng Trung hục phô thống) Dường huyện 19 Dường nhựa giáp ranh áp Nhì 320
3.1 13 Đường Nhựa (đi Hụnh Mỹ) Đường huyện 5 Itểt thừa 1 150. tờ bản đồ sỗ 3 {Nhà bà Trẳn Thí Gụn); dổi diện hết thưa 1153, lờ bản đà sổ 3 400
3.144 Dường Nhựa (đi Hạnh Mỳ) 1 let thưa 1150. lở ban dồ sồ 3 (Nhà bả 1 rần rhị Gọn): dối diện het thưa 1153. tờ bân đồ số 3 Giáp ranh xà Vinh Kim 300
Giả đát ờ vị tri 1 huyện cầu Ngang
Tiện ích văn bàn luật I
Trang 8/14
n 1 êtt dưóng phổ Đoạn đ trùng 1 ,<1Ị1 i (liròng phổ Giá đất Ghi chủ
Tù Don
3.145 Đường đaỉ ẩp Mỹ Thập Dường huyện 19 Nhà ống Phan Văn Nho 280
3. ỉ 46 Đường daỉ ấp Nhứt A Dường huyện 23 Dường huyện 19 280
3.147 Đường nhựa Dường huyện 5 Dường huyộn 19 280
3.148 Đường nhựa Hạnh Mỹ Nhà Chín Thảng Cầu Thanh niên 280
11. Xã Nil Ị Truông
3.149 Dây phố chợ phía Bắc Thưa 2199. tỡ hãn đồ số 10 (Nhã Từ 1 hị Cúc) 1 let thưa 870, lờ bàn dồ số 10 (Nhà Phạm Minh Chánh) 400
3.15U Dày phó chụ phía Dóng Thưa 2h. tờ đỏ số 15 (Nh 1 Trịnh Thị Ngọc Oanh) 1 let thừa 46.1 ứ bân do so 1 5 (Nhà l’r.án Vãn Dùng) 400
3.151 Dày phô chợ phía Nam Thủa 6. tờ hãn d?! ó 15 (Nhà anh I’hang 1 llếl thừa 15. TỜ bân dỗ sổ 15 (Nhã'1 hạch Du) 400
3.152 ỉ > rí mg 11 ĩ‘i í Khu quy hoạch ) Dường lu y CI1 .?■ 1 Hết dường tihựa 300
3.153 Dường tit . Dưcmg huyện 211 Chip ranh \ã 1 liộp ! lùi! 280
<154 Dơứiig nhựa Dường huy ện ?(l Giáp iip Báo Mốt ■ \:ĩ Long Sơn) 280
3.155 Dường nhựa (Nô Lựu 13) Dường huy.n 20 i híta Bồi Bi 280
3.156 Dưỡng nhựa í Nó Lựit A.l Dưỡng huy ện 20 Dường huyên 18 nỗi dài 280
3.157 Dường nhựa Dường huygn 17 Giáp ấp Củn Nom (Trưởng Thọ) 280
3.158 Dường nhựa lien ấp (ấp Chông Bát) Dường huyện i8 Hết dường nhựa 280
3.159 Dường nhựa lien ấp Nó Lựa n Nhà ông Ihạch 1 loàn Kênh Tư Nhường 280
3.160 Dường nhựa Là Ca A Dường huyện 18 Trường Tiếu hục Nhị Trường; đối diện nhà bà Thạch Thị Kim I.ê 280
3*161 Đường nhựa (Nô Lựa B) Nhã ông Thạch An Nhà óng Mười Dực 280
3.162 Dường dal (Nô Lựa 13) Nhà ông Ngọ Sen Câu ông bày Thân 280
3. í 63 Dường đal (Nô Lựa 13) Nhà ông Mười Dực Nhả ỏng Sơn Chịa (kênh cấp 11) 280
Giá đát ở vị trí 1 huyện cầu Ngany
Trang 9/14
Tiện ích văn bản luật I
I T I èn đường phố Đoạn đường Loại dường phố Giá đấi Ghi chú
Tỉr Đển
3.164 Đường nhựa (Nô Lựa A) Đường huyện 18 nốĩ dải Dường huyện 20 280
3.165 Đường nhựa (Nô Lựa A) Dường huyện 20 Giáp Dường nhựa quy hoạch 28(1
3.166 Đường nhựa (Bông Ven) Dường huyện 17 Giáp Dường dai 1 liệp t [òa 280
3.167 Đường nhụa (Bông Ven ỉ Dường huyện 17 Giáp Ihửa dấl ruộng (ỏng Kim Nuộnọ 280
3.168 Dường nhựa (Bóng Ven) Đường huyện 17 Dường huyện 18 nối dài 280
3. ì 69 Dường dal (Giồng 1 hành) Nha bà Từ ì hị Nga Giáp ranh ẩp 4 rì 1 iẽm. xà 1 ligp Hỏa 280
3.170 Dường nhựu (Ba So) Dường huy ện 20 Giáp thừa dẩt hà 1 1 ạch 1 hi, Sone 280
>.171 Dường nhựa ; 1 à Ca B s Đường huy ỘI1 18 nối đài Nhà óng Liêm 280
3.172 Di ừng nhựa 1ỈJ Stt Duứng huy ộn 2' Dường dal (Gióng Thánỉl) 280
ĩ2. Nã llíộp ỉỉỏa
3.173 Thừa 59. tờ bán dồ hồ 10 (Niià ótig Nãiti Nhựt) Nhá Kho 1 /rơtig (hực 400
3.174 Khu vựL' Chự Binh ĩãr 370
3.175 Dường nhựa (di ắp Phiêu) Dường huyện 17 Hối đường nhựa 280
3.176 Dường nhựa Ra So Dường ì.uyộiỉ 18 nết đường nhựa 280
3.1 77 Dường nhựa 1 ri Liêm Dường huyện 17 nết lhừa 928. LỜ bủn dồ sổ 8 (Nhã bã rhựch Thị Pha Ly); đồi diộii hốt thửa 1465 ỉờ bán dồ sô 8 280
3.178 Dường nhựa Sóc Chuối Đường huy ện 1 7 nết thừa 386. lỡ bân dồ sổ 5 (nhà bà Kim Tiỉị Phương) 280
3.179 Dường nhựa Tri Licm Nhã bà Phan Thi Hièn Dường huyện 18 280
3.180 Dường nhựa sỏc Xoài Dường huyện í 7 Kênh Thống Nhắt 5 280
3.181 Đường nhựa Ba So nổi dài Nhà bà Thạch Thị Pha Ly Giáp ranh xà Nhi Trường 280
3.182 Dường nhựa Ba So nổi dài Chùa Ba So Giảp ranh xã Thuận 1 lõa 28Ơ
Giá dẩỉ ờ Vf tri 1 huyện cầu Ngang
Trang 10/14
Tiện ỉch vằn bản luật I
TT rên đường phố Đoạn during Loại đ tròng phố Giá (lất Ghi chú
Tù Đến
3.I83 Dường đai Phiêu Đường dal nhà Diệu Trang Nhà năm Lien 280
13. Xă Trường Thọ
3.I84 Khu sực Chợ Trường Thọ 350
3 185 Dường nhựa Cản Nom Dưỡng huyện 17 Trường học Căn Nom 300
3. ISO Dường nhựa Căn Nom r rường học Cãn Nom llét thừa 1343. lờ bàn đỗ số 3 (hét đường nhựa) 280
3.I87 Dường nhựa Giồng Chanh Cồng Chùa Sóc Cụt llết thừa 777. tờ bán dồ số 9 (Thạch ìhj Hon) 280
3 IKK Dường nhựa Cóc Xoài Công Ci'iiu c> c Xoài 1 lei đường nhựa 280
3 I 89 Dưong nhựa Giồng Dày Giáp nhã õng Hiiich Yên Nhã óng 1'hạch Tư 280
; ■ Dường iihựa t án N1 Ĩ1 Dường hỉ<\ en í 7 Câu Ị 1 Nén Cũn Nom 280
3.I9J Dường nhựa Séc < ụl Dường huyên i 7 Nhá õng Thạch Ph' ■ 280
Dường nhựt Cós Xo 1 Dưỡng huyền 17 18 Nhá T: Hự Thu 1 lai 280
’.T'i Dường nhựa Căn \om 1 hưa 1 ? 1? '■’ĩ but '■ só 3 1 lết thư: 1529. tờ han dồ sồ 3 280
3.I94 Dường nhựa Cân Nom câu 1'1 Nén Cán Nom het thưa 47. tó hàn dồ sổ 2 280
3.195 Dường nhựa Sóc Cụt Chợ Trường ỉ họ Kênh IV 280
Li 96 Dưỡng nhựa Sóc Cụl Dường huyện 17 Kênh 1 280
.3,197 Dường nhựa Sóc Cụi Nhà Kicn Vãn Tinh Kênh 1 280
3.198 Dường nhựa Giảng Chanh Tử thửa 777. lờ ban dố số 9 (Thạch Thị Hon) Cầu EC 281)
3.199 Dường nhựa Giồng Chanh Dường huyện 17 Tử thừa 2679. tờ bán dồ sổ 5 (nhà óng Dặng Ván lỉã) 280
3.200 Dường nhựa Cós Xoài Từ thừa 807. xở bán dồ sổ 4 (nhả ông Hiạch Kim Long) Dường huyện 17 280
3.201 Dường nhựa Nộ Pộk. 1 lư nhà ông ì ừ Ái Minh Thửa 147. tờ bán đả sổ 4 280
Gié đẪt ỡ vị tri 1 huyện càu Ngang
Trang 11/14
Tiện ích văn bản luật
TT rân dường phố Đoạn đường LrOẠÃ đường phổ Giá đắt Ghi chú
Tù ĐỂn
3.202 Đường nhựa Nộ Pộk 2 Từ nhả bả Thạch Thi Sa Hoan Nhả ông Thạch Sơn 280
3.203 Dường nhựa Cós Xùải trong Chùa Cós Xoài Nhã ỏng Thạch Vuông 280
14. Xà Thạnh Hỏa Sorn
3,204 Khu vực Chợ Thạnh Hòa Sơn 350
3.205 Dường nhựa Sóc Chuối Dưởng huyện 21 1 let đường nhựa 280
3.206 Dường nhựa Lạc Sơn Dầu lộ Lục Sơn Sóc Chuối 280
3 207 Dường nhựa di ITưỡng Ban Dường huyện 21 Hèl đường nhựa 280
3 20S 1 iường Nhựa di ! liệp Mí Láy Dường huycri ‘1 Giáp ranh xã 1 ỉiệp Mỹ Láy 300
: ?i 1 Dtrỡng lộ 1 .ục Sem - Sõc Cl uối Lộ 1 ục Sơn 1 let đưimg nhựa 280
3.210 Dưỡng nhựa Lực 1' 121111 lì Dường huyện 2 ỉ Câu Giông Mi.m 280
3.211 í' ■ 'I.y nhựa 1.V- ! hanh A . p : 2 280
3.212 Dường nhựa Trường Bã 1 nôi dũi Nhã Mười Bãc Giáp ranh xà Ngọc Biên 280
3 213 Dướn .’ dal cầu Vì huyện 22 Nhã óng Năm 280
3 211 Dường nhựa 1 ạc Sơn Nhà ỏng Chanh Nhã Ông 10 Bae 280
3 215 Dường nhựa 1 ạc Thanh A Dưỡng huyện 22 Kềnh cắp li N12 280
3.216 Dường dal Lạc 1 hanh A Dường huyện 21 Dường huyện 22 280
3.217 Dường nhựa L.ạc Thanh A Đường huyện 22 Dường nhựa Sân vận động 280
3.218 Dưimg nhựa í ạc Thanh B Đường huyện 21 Dường nhựa Sân vận dộng 280
3.219 Dường nhựa Lạc Sem Lộ Lạc Sơn Giáp ranh xà Ngũ Lạc 280
3.220 Dường đa! Lạc Sơn Lộ Lạc Sơn Chùa Lạc Sơn 280
3.221 Dường đai l^ạc Sưn Lộ Lạc Sơn Nhả ông Lân 280
Trang 12/14
LuatVietnam
Giá đất ở V| trí 1 huyện cầu Ngang
IT lẽn íluÒTtg phò Dnạn đu õ ng Loại đirÒTig phố Giá đất Ghi chú
Từ Đền
3.222 Dường đal cảu Vĩ Dường huyên 22 Cầu Thanh Niên 280
3.223 Dường đãl cầu Vì Dường huyện 22 Nhà ông Kiên Ba 280
3.224 Dường dal cầu Vĩ Dường huyện 22 ì lết Dường nhựa 280
3.225 Dưỡng dai cầu Vì Dường huyện 22 Nhà ỏng Thạch 1 lit 280
3.226 Dưỡng dal Lạc 1 lơa Dường huyện 22 Nhà Lê Thị Hằng 280
3.227 Dường dal Lạc 1 lòa Dương huyện 22 Ị lỏi dường đa ì 280
3.228 Dường dal Lục ỉ lõa Dường huy én 22 Nhá ờng 1 t kcp 280
3.229 Dường dal I ạc 1 lòa Dường huyỹn 22 Cầu Sơ 4 2811
3.23(1 Dường dal ỉ ục Thanh A Dường iỉiiy ỹi 21 Kênh Tâm Du 280
15. Xã Mỳ 1 ong Xam
3.231 Khu ụre Ch ■ 400
3.232 Dường nhựa áp Nhỉ Dưỡng linyộn 23 óé lĩiêr 280
3.2 3 3 Dưimg nhựa up Nhì lléi thưa 247. lớ bân dồ sơ 8 '.nhã Lư Dao 'ỉ Dù Bien 280
3.234 Dường nhựa ấp Nhi Del thưa l(ỉ9. lờ ban dồ sổ 8 í nhà Bay Phấn) Giáp ranh xả Mỹ Long Bắc 280
3.235 Dường nhựa ãp Ba Dường huyện 23 Giáp ranh xã l ỉiộp Mỹ Dông 280
3.236 Dường nhựa ấp Ba Cống Đống l áy Kênh Cấu Váng 280
3.237 Dường nhựa áp Ba Dường huyện 23 Giáp Bờ Giồng Ngang 280
3.238 Dường nhựa ấp 1 ỉa Dường huyên 23 Nhà òng Ngoan 280
3.239 Dường nhựa ấp Tư Dường huyện 23 1 let đường nhựa 280
3.240 Dường nhựa ấp Tư Dường huyện 23 Dê Bien 280
3.241 Dường nhựa ấp Năm Dường huyện 23 Giáp ranh xâ 1 íiệp Mỹ Đông 280
Trang 13/14
LuatVietnam!
Tiện ích vãn bản luật B
Gíá đất ở vị tri 1 huyện cầu Ngang
TI rên dnớng phổ Đoạn (luông Loại d tròng phố Gỉá đất Ghi chú
Tù Đến
3.242 Dường nhựa ấp Nhìn 13 Dường huyện 23 Đê Bien 2X11
3.243 Dường nhựa ầp Nhứt 13 Giảp ranh xà Mỹ Long Bấc cảng Dồng l ây 280
3.244 Dường nội ở Trung tám xà Đường huyện 23 Dường dal I làng Dào 2X0
16. Xã Hiệp Mỹ Đông
3 215 Dường nhựa (giồng bờ yên) Đường huyện 35 Hết dường nhựa 280
3.246 Dường nhựa (di ầp Dổng Cò) Dưỡng liuyen 35 Giáp ranh xà Mỹ Long Nam 280
3.247 Dường nhựa (di côn., âp Ba) Dường htiyín 35 Giảp ranh xà Mỹ Long Nam 280
3.24« Dường bé lóng 3.5 unit Hương lộ 35 (lihâ mày Nà 1 Bơ) i lương lộ 35 ■ nhá Mười Sáng) 280
3 219 Dương í.hự: tBén d" cù) Hương lộ 35 Het dường nhựa (nhà ông Ba Dan) 280
3 ”C Dườĩnl . 1 kênh cầu Ván c -1 ;■ Dóng ’L iiy ì let dưỡng n' ựiì 280
Gíâ đầt ớ vị tri 1 huyện cầu Ngang
Trang 14/14
Tiện ích văn bản luật
lĩnh: Trả Vinh
p/rạ lục 4
.ầPỊt^LỤC RANG GIÁ DÁT Ỡ 05 NĂM (2020-2024) TRÊN DỊ A BẤN TÌNH TRÀ VĨNH
kei/i theo Quyết định ,ĩớ 35/20ỉ 9/QD-ƯBND ngày 2O/Ỉ2/2O/9 cùa ủy ban nhân dán tinh Trờ Tình)
i)ựiì vi tính: ỈOf)(> dồng.m ’
[T I ên dirôiỉg phô ^*4^.— Đoạn dường Loại đường phố Giá đắt Ghi chú
Từ Đến
4 Huyện Châu Thành
1. ThỊ trấn Châu rtiành (Đô thị toại 5)
4.1 Dường Kiên Thị Nhầu < áp dụng chung xã Da Lộc) Quốc lộ 54 (1 rung tàm giảo dục thanh thiêu niên) Quốc lộ 54 (đoạn UBND thí trấn Châu I hành) 3 60(1
4.2 Dường Kiên Thị Nhần Quốc lộ 54 (Bão hiếm xà hội) Dường 30/4 (Chợ (’hâu Thành) 1 600
4.3 Dường nhụa di Chùa Mõ Net) ( sau Công an huyện 1 Dường Kiẻn 1 hi Mian 1 let ranh thị trần Châu Thành 3 450
4.4 Quòu lộ 54 Cổng l am Phương Duong Doàn Cõng Chánh (nhá máy 2 Chư) 1 1.300
4.5 Quôc lộ 54 (áp dụng chưng xã Da l.ộc) Dương Doãn Công ( hanh (nhàmáỵ 2 Chư) Hốt ranh thị trấn Châu Thảnh: dổi diện hết ranh 1 rưừiỊỊíĩ mẫu giáo Tuôi Xanh 1 l.soo
4.6 Dưỡng Quốc lộ 54 ( ổng Da 1 ộc 1 2.200
4.7 Đườiỉg '0- Cong Da Lộc Lìiãp Bâu s<m 600
4.8 Dường 30 4 Quốc lộ 54 1 lết ranh khem 2 (Chữa 1 lưng Long Tự) ■> 800
4.9 Đường 30/4 Hut ranh khom 2 (Chúa Hưng Long) 1 lểt ranh thị trấn Châu Thánh 2 600
4.10 Đường 3/2 Quốc lộ 54 Dường 30/4 i 1.500
4.1 1 Dường Doãn Công Chánh Quốc lộ 54 Đường Mậu Thãn 2 750
4.12 Dường Doãn Còng Chánh Quốc lộ 54 (nhã máy 1 lai Chư) Dưỡng Kiên Thị Nhẩn 3 70(1
4. ỉ.' Dường Mậu Thân Dường 30/4 Đường tránh Quôc lộ 54 (Chữa Hang) 2 800
■í.14 Đường Mậu Thân Dường trành Quốc lộ 54 (Cầu Tầm Phương 2) Quôc lộ 54 (Công Tàm Phương) 2 800
4.15 Dường tránh Quốc lộ 54 Cầu Tầm Phương 2 Quốc lộ 54 2 1.000
4.ló Đường Tó Thị Huỳnh Quốc lộ 54 Đường Mậu Thân 2 800
Giá đảt ờ vi tri 1 huyên Châu Thanh
Trang 1/13
Tiộn ích văn bản luật
FT I ên đường phố Dơạn đường Loại dường phố Giá đất Ghi ch lì
Tù- Den
4.I7 Các vị trí còn lại cùa thị trấn (Trong ngồ hem của thị trấn) 3 400
4.I8 Đường nhựa (nhà ỏng Sơn Cang) Quốc lộ 54 Hết ranh ỉhị trấn Châu Thảnh 3 400
4.I9 Đường nhựa cặp nghía trang Quốc lộ 54 Ngă ba (hết ranh nghĩa trang) 3 450
4.20 Đường nhựa sau nghĩa trang Đường Kiên Thị Nhẫn Het đường nhựa (hết ranh nghĩa trang) 3 400
4.21 Đương nhựa cập Sàn vận động cũ Quôc lộ 54 Đường 3 2 3 600
4.22 Đường nhựa cặp 1 hãnh that Cao Đãi Quốc lộ 54 Đường Kiên Thị Nhẫn 3 500
4 23 Đường nhựa cập Đình Thần Dường nhụa cặp Sáiỉ vận dộng cữ Dường Kiên Thị Nhản J 6O0
4 '4 Đường D.XĨ (iheoQH đô hi loai 5) Dường Kiên Thị Nhân Dưỡng 30’4 600
4 25 Dườn trành cóng Da L 'C Quôe lộ 5-1 Sông Da Lộc 800
4 26 Đường irãnh cồng Da Lộc Sõng Đa 1 'C Dườiu 30.4 600
2. Khu vực Clìọ
4.27 Chợ Châu ! hãnh 2 000
1 28 Chợ Cầu Xây 800
4.29 Chợ Mỳ Chanh 1.000
4.30 Chự Hoả 1 huận 850
4.31 Chợ Hoả Lọi 800
4.32 Chợ Nguyệt Hỏa 700
4.33 Chợ Bàĩ Vàng 700
4.34 Chự Sám Bua 850
4.35 Cảc Chợ càn lại 500
3. Các tuyển Quốc lộ, Đưừng tinh, Đưừng, huvện
Giã đảt ờ vị trí 1 huyện Châu Thành Trang 2/13
Tiện ích vằn bản luật Be-
TT I en đường phố Đoạn đuòng Loại đ UÒ11Ẹ phó Giá đất Ghi chú
Từ Den
4.36 Quổc !ộ 53 Cầu Ba Si 1 lết ranh Công ty TM Sabeco Sông Tiền; giáp ranh Công ly cầu đường 715 1.400
4.37 Quốc lộ 53 Hết ranh công ty TM Sabeco Sông Tiền: giáp ranh Công, ly Càu đường 715 Can Ben Có 1.600
4.38 Quốc lộ 53 Cẩu Ben Cô Giáp ranh Phường 8 1.600
4.39 Dường 1 lúng Vương (Quốc lộ 53) Từ ranh phường 5 liểl ranh Trường Chính trị; doi diện hẽl ranh LJBND xã Hòa Thuận 2.800
4.40 Quốc lộ 53 lĩểt ranh Trường Chinh irị; dổi diện het ranh LBND x3 Hòa I huận Dưỡng Nguyền Thiện Ihánh; đối diện hét ranh thưa ì 56. tờ ban đô 35, xã 1 lõa Thuận 1 500
4.41 Quốc lộ 53 Dường Nguyễn Thiện Thành: đỏi diện hết ranh thừa 156. lò bán dồ 35. xã Hòa rhuận llết ranh Trường cap II Hoà Lợi; dổi diện hết ranh thưa 75. tơ ban đả 22. xà Hòn Lợi 1.500
4.42 Quốc lộ 53 nết ranh Truông cap ií Hóã Lợi; đôi diên het ranh thưa 75. lớ han dồ 22. xà 1 lõa 1 ợi Giáp ranh huyện cẳu Ngang 1.200
4.4.1 Dường Ngưyễn Thiện rhành (Hòa Lợi) Giáp títnli IP 1 rã Vinh Quốc lộ 53 3.0110
4.44 Quốc lộ 54 Ranh thị tràn Châu Thành; dôi diện lir hẽt ranh T rường mầu giao 1 uôi Xanh Giáp ranh huyện 1 rã Cú 700
4.4? Quóc lộ 60 Giáp Ranh phường 8 Dường tinh 91 1 (về hướng Huyền Hội); đôi diện hết thưa 2007. lờ ban đồ 16 xã Song Lộc 1.1100
4.46 Quôc lộ 60 Dường linh 91 1 (vê hướng Huyền Hội); dôi diên hết thừa 2007. tò ban dồ 16 xã Song Lộc Giáp riêu Cần 800
4.47 Dường tránh Quốc lộ 53 mời (Phước 1 láo) Quốc !ộ 53 Giá], ranh huyện Câu Ngang 1.000
Dirủìig tinh
4 48 Đường tinh 911 Dường tinh 912 Quốc lộ 60 500
4.49 Đường linh 91 1 Quốc lộ 60 Kênh V7 80(1
4.50 Đường tinh 91 1 Kênh V7 Cầu Đập Sen 600
4.51 Dưỡng tinh 912 Toàn tuyên 600
4.52 Đường tinh 915B Toàn luyến 500
Dining huyện
Giá đất ờ VI tri 1 huyện Châu Thảnh
Trang 3/13
Luatvietnam
Tiện ích văn bản luật
LT 1 ên đirâng phô Đoạn đường Loại đllÒTlg phố Giã đất Ghi chú
Từ ĐỂn
4.53 Đường huyện 9 (Song Lộc) Quốc lộ 60 Đường Tập Ngãi 500
4.54 Dường huyện 10 Đường Hùng Vương (Ọuỗc lộ 53) Vĩnh Bào 700
4.55 Dường huyện 13 Đường Lé Văn Tám (Dường huyện 11) Đường linh 911 500
4.56 Đường huyện 13 nổi dát Dường tinh 911 Giáp ranh huyện Lieu Cân 300
4.57 Dưỡng huyện 1 4 Quốc lộ 53 (Chợ 1 lòa Lợi) 1 let ranh xã Hòa Lợi 600
4.58 Dưỡng huyện ĩ 4 Ranh xã Hòa Lọi De bao 1 lưng Mỹ 500
4.59 Dường huyện 15 Ọuảc lộ 5 3 Sông Bai Vàng 60(1
4.60 Dưỡng huyện 16 Quốc lộ 53 (Bàu Son): Giáp ranh iliị trân Châu Iliành ()0(i
4.6 í Dường huyện 16 Giáp ranh thị trán Chầu Lỉiàrih (Cong Thanh Tii) Dường huyện 13 600
4.62 Dường huyện 30 (Hỏa Minh) Dầu Mỏm Trường TI ICS 1 lòa Mitill B 300
4.63 Dường huyện 30 í 1 lõa Minh) '1 rường 11 ICS 1 lõa Minh B Giáp ranh àp Ong Yên vã Long Hưng 1 500
4.64 Dường huyện 30 (Hôft Minh) Giap ranh ẳ|i ỏng Yên và Lọng í lung 1 cảu sát 300
4.65 Đường huyện 30 (Hóa Minh) Cầu sát Cầu Ca Bay 600
4.66 Đường huyện 30 í Hôn Minh) cầu Cả tìáy 1 lết ranh xã 1 lỏa Minh 300
4.67 Dường huyện 30 (Long 1 lòa) Hel ran 11 xã Hòa Minh Cầu Rạch Gốc (thưa 340. tờ ban đồ 4) 300
4.68 Dương huyện 30 (Long 1 lòa) Cầu Rách Gốc (chợ ỉ ong f lõa) Cầu Cổ Bống (thừa 113. tờ bán đồ 5) 500
4.69 Dường huyện 30 (Long Hóa) Cầu Cô Bồng (thưa 114, lữ han dồ 5) Cầu Bã Chân (thưa 104, tở ban tlồ 7) 300
4.70 Dường huyện 30 (Long 1 lõa) Cẩu Bà Chân (thưa 128, tờ bán đồ 7 ) Cầu Bung Binh (thưa 79, lờ bán dô 8) 500
4.71 Dường huyện 30 (Long 1 lòa) Cẩu Bung Binh (thưa 96, tờ bán đồ 8) Hết Đường huyện 30 (thửa 591, tờ bản dồ 8) 300
4. Xả Lương Hòa
4.72 Dường Lê Văn Lâm (Dường huyện 1 ỉ) Giáp Ranh phường 8 Cẩu Ổ Xây 1.200
Giá đất ờ vị tri 1 huyện Châu Thành Trang 4/13
Tiện ích văn bản luật
TT rén đường phố Đoạn đirờng Loại dường phổ Gìá đất Ghi chú
Từ Đen
4.73 Đường Nguyễn Du Quồc lộ 53 Giáp ranh Phường 8 1.000
4,74 Đường Bình La-Bót Chếch Đưởng huyện 11 Het ranh Chùa Binh La (thửa 465, tờ bản dồ 39) 400
4.75 Đường Binh La-Bốt Chếch 1 ỉết ranh Chùa Bình La (thưa 465, lờ bán đồ 39) Cầu Bót Chếch (thừa 1218, lờ bân đồ 19) 350
4.76 Đường vào Bệnh viện Lao Quỗc lộ 60 Bệnh viện Lao ỐOO
4.77 Dường nhựa Đa Sc A Quốc lộ 60 (thừa 129, tờ ban dồ 321 Trường mảu giáo Ô Chích A (thừa 175, tở bản đồ 30) 350
ị.78 Dường nhựa (Nguyền Du cú) Đường Nguyễn Du (Chua Phật Quang) (thua 96. tờ bân dồ 9) Dưởng nhựa Ba Sc A (thừa 42, tờ ban đô 8) 400
ị 79 Đường nil ụ a Dường Nguyên Du 1 thưa 33. Lờ bân đố 10) Dường nhựa Đa Se A (thưa 44. tử bail đò 8) 400
4.8I) Dường vảo Chợ Bíí Sc B Dường Nguyền Dií (Chùa Phật Quang) (thira 1 27. tỡ han đo 9 Net dường nhựa (giáp đường dal) ithữa 739. tờ hun dó 3 21 450
ị Sì Dướr g vao Bãi rác I11ỚÌ Ọuoc 7 60 í thư : 1 n ỉ. lớ ban dớ 41 1 Bùi rác (thưa 70. lừ ban dô 41) 400
4.8 ĩ Dương nhựa L.ộ nga Quốc 7 60 (thừa 58. lừ ban đố 38í Dưỡng nhựa Ba Se A (thừa 284 lờ bàn đồ ’2) 300
4.83 Đương nhựa Sâm Bua 1 Truông 1 run hue cơ sơ 1 ưcíiìg Hoa (thừa 104. tờ bán dơ 11 i Dưởnt đíd Sam Bua (thừa 8" tở ban dí' 39) 350
1.8 1 Dương nhựa Sảm Bua Quốc ỉộ 60 (thưa 59, lờ ban đổ 8) Chợ Sâm Bua 350
4.85 Dường nhua Bình La 02 Chùa Binh La Nhà hờa tăng ẩp Binh Lu (thừa 35, to ban đả 44) 280
4.86 Đường đal Ỏ < 'hích B6 Quốc lộ 60 (thừa 7.3. lờ ban đổ 40í Dưỡng đal ấp ổ Chích A (thưa 175, tờ bán dồ 30) 280
4.87 Đường dal Ba Se A Trụ sở ấp Ba Se A (thừa 257. tờ ban đổ 31) Chùa Lò Gạch (thưa 95, tờ bàn đồ 32) 28U
4.88 Đường dai Ba Se A Dưỡng nhựa Lộ ngang (thừa 307,1.Ờ bán dô 32) Giáp ranh Phướng 8 280
4.89 Đường vàn chùa Lò Gạch Đưimg nhựa Ba Se A (thừa đai sỗ 80, tờ băn dồ Sổ 32) Chùa Lò Gạch (thừa đất số 27, tờ ban dồ sổ 32) 350
4.90 Đường vào Trường TH Tô Thí Huỳnh Đường huyện 11 (thừa 77, tờ ban đồ 39) Chùa Binh La (thừa 597, lờ bàn đồ 39) 280
4.91 Đường GTNT kênh Sáu Tâm Đường huyện 1 ] (thừa 23, tờ ban đồ 39) Đường nhựa Sâm Bua (thứa 126, tờ ban đả 38) 280
4.92 Đường GTNT kẻnh nền thiêu Binh La Đường nhựa Ỡ 2 Bỉnh La (thủa 13 ỉ, tờ ban đồ 42) Dường nhựa đe bao Bót Chếch (thửa 794, lờ bân đổ 19) 300 ỉ
Giá đât ở VỊ tri 1 huyện Châu Thảnh
Trang 5/13
Tiện ích văn bản luật I
TT 1 ên đuừng phố Doạn đường Loại đương phố Giá (lát Ghi chú
Tù Đến
4.93 Đường nhựa đẽ bao BÓI Chech Quổc lộ 60 (thừa 361. tờ bản đè 40) Giáp ranh xã Lương Hòa A 400
4.94 Đường vảo Nhà vùn hóa Bót Chếch Đường nhựa dê bao Bót Chếch (thừa 1079, tở ban đồ 19) Nhà vàn hóa Bót Chếch (thửa 2797. tờ bàn đổ 19) 280
4.95 Đường GTNT Ò Chích A Quốc lộ 53 (thửa 42, tờ băn dồ 23) Điểnt Trường Mẫu giáo Hoa Sen (thừa 175, tờ ban đồ 30) 350
4.96 Dường GTN’T ò Chích A 5 Dường GTNT Õ Chích A (thừa 225. tờ bán đồ 23) cầu Òng Bốn, Ba Sc B (thừa 508. tờ hãn dồ 26) 350
4.97 Các tuyến dường đaì côn lại 2811
5. Xã Lương Hỏa A
4.98 Dương nhựa (Cầu Õ Xây) Dường huyện 11 Dường đa! rạch Dai Tèn (thím 394. tờ bán đỏ 281 280
4.99 Dường nhựa rằn Phương 2 Kénh Xáng Kênh Cập Giông 280
4.100 Dường nhựa l ân Phương 5 Kênh Xang Dướn; huyện ! ; 280
4.101 Đường nhựa Bác Phèn llưỡng huyện 16 Giáp ranh xã Thanh Mỹ 280
4.102 Dường nhụa lộ mới Dai 1 êi3 (’ổng Bẳc Phen ' Cầu Xóm Kinh 2 280
4,103 Dưỡng nhựa rầm Phương 3 Kênh cập Giông {thừa 667. tờ hỉìn đó 26 Đurmg nhựa kênh Xáng (thửa 1275, tờ ban dồ 26) 280
4.104 Dường nhựa râm Phương 6 Dường huyện 13 (thưa 124. tờ bán đồ 28) Dường nhựa kềnh Xáng (thưa 391. tờ ban đồ 28) 280
4.105 Dưỡng Bờ Tã\ Thanh Nguyên Cầu Trường học (thừa 652. tờ bản dó 26) Giáp ranh thanh trì B 300
4.106 Đường Bờ Dông Bẳc Phèn Đường huyện 16 (thừa 275. lờ bân dơ 45) Gỉảp xã Thanh Mỹ 280
4.107 Dường nhựa Tân Ngại, Hòa Lạc A Dưỡng huyên 13 Ị thưa 593, tờ bán dơ 31) Đường huyên 11 (thưa 224, tờ ban đồ 14) 411(1
4.108 Đường nhựa Chà Dư lớn Đường huyện 13 (thưa 54, tờ ban dồ 16) Đường huyện 11 (thưa ì. tở bân dồ 13) 400
4.109 Đường đal Chà Dư nhó Đường huyện 13 (thửa 90, tở bàn dô ló) Đường huyện 1! (thừa 10, tờ bàn đồ 13) 350
4.1 10 Dường nhựa kênh ông Thai Dường huyện 13 (thưa 112, tờ băn dô 40) Giáp ranh xã Lương Hòa 300
4.111 Đường nhựa Bót ch cell Dường huyện 13 (thửa 210. tở bản dô 23) Giáp ranh xã Lương Hòa 400
4
Già đât ở vị trí 1 huyện Châu Thành Trang 6/13
Tiện ích văn bản luật
TT Tín (tường phố Đoạn đường Loại duong phổ Giá dất Ghi chú
Từ Den
44 12 Cảc tuyển dường đal còn lại 280
6. Xiĩ Nguyệt Hóa
4,1 I.3 Đường vào Trung tâm xâ Nguyệt Hóa Ọuốc lộ 53 Giáp ranh Phường 7 800
44 I4 Đường nhựa Dường vào Trung tâm xã Nguyệt Hỏa (Ngă ba Trà Đét) Quốc lộ 53 500
4.1I5 Đường Võ Víìn Kiệt (âp Xóm Trang) 2,400
LI I6 Dường vào Bệnh viện Sân - Nhi Quốc lộ 53 Hốt phạm vi đường nhựa 1.200
4.1 17 Dưỡng dal Dưỡng vào 1 rung tâm xã Nguyệt Hóa (Cô Tháp Aỉ Chùa Xóm Tráng 400
. s Dương dai (sau 1 ièu đoan 50] ■ Dường vào Trung tàm vã Nguy ỹt Hỡa Giáp ranh 1 hành phố Trà Vinh 400
4.1 19 Dỉ. ứng nhựa Trường 1 iéu li ọc sóc t hát Giap ranh xả l ong Đức 400
4.120 ('ác dư >ng đal cỏn lại 280
■Ị 121 Dương huyện 03 (Dường Hạ lảng thiết y cu s ùng cây ăn trãi) Giáp ranh Phin ng 7 thán ) phô Tri Vinh Giap ranli xằ Phương Thạnh, huyện Cảng Long 2.000
4.122 Dương dal ầp Sóc í hát - '1 ra Dét nha ủng Vô Vãn 1 liuậit Dường nhựa 1 35 300
4.123 Dường dal ẩp Sóc Thai - 1 rá Dẽt Cầu nhá ỏng Bùi Vãn Túng Dưừng nhựa 1 35 300
4,124 Đường đal âp Sóc Thát Cầu nhã õng BÙI Văn Tùng Nhà ông Lê Tần Lợi 300
4.125 Đường đal ấp Sóc Thát Nhà bã Búi Thị Hue Thanh Dường nhựa phục vụ vùng cày ăn trãi 300
4.126 Đường dai Sóc Thát- Trả Đct (nhả ỏng Nguyen Văn Tây) Dường nhựa phục vụ vùng cây ân trái Dường nhựa 135 4ÍHI
44 27 Đường đal ẩp Sóc Thát Ngã ba nhã õng 1 luýnh Quốc Thanh Đường nhựa phục vụ vùng cây ăn trải 300
44 28 Dường dal ẩp Bển Có Quốc lộ 53 Đến nhà ông Huynh Vãn Y 300
4.129 Đường đal ẩp Bển Có Quốc lộ 53 Nhà ỏng Huỳnh Ván Ký 3(H)
44 30 Đường nhựa Sóc Thát- Ben Có Quổc lộ 53 Câu nhà ông Bùi Văn Tùng 40(1
Giá đất ờ vị trí 1 huyện Châu Thành
Trang 7/13
Tiện ích văn bản luật
•|T Ten đường phố Đoạn đường Loại đường phố Giá đắt Ghi chú
Từ Dền
4.I31 Dường đal ẩp Sóc Thát* cồ Tháp A. B Đường nhựa 135 (nhà ông huỳnh Vản Hẹ) Đường nhựa phục vụ vừng cây án trái 300
4.I32 Dường dal ấp cổ Tháp B Đường nhựa 135 Nhá ỏng Trần Vân Cường 30(1
4.I33 Dường da 1 ấp cổ Tháp B Đường nhựa 135 (nhà ỏng Thạch Mong) Dường nhựa phục vụ vùng cây àn trái 300
4.L34 Dưỡng nhựa ẩp cổ Tháp A'CỔ Tháp B Cầu nhủ ỏng ũùi Vân Dân Giáp ranh phường 7. TPTV >00
4.1.35 Dường đai ấp cổ Tháp A Dường TT xã Dẻ bao Phú 1 lòa 500
4 136 Dường đal ãp cổ Tháp B Dường TT xã ngã ha Bưu diện Kênh sỏ 1 300
4.137 Dưỡng đal ấp cổ 1 háp B Dường TT xã (dồi diện l BND xã) Kênh sô 1 300
4.138 Dường da! ẩp cổ Thảp A Dường'1 [ xã (nhã õng Hứa Thuận) Kênh 50 i 400
4.: 39 Dường dill ẩp c. ò 1 háp A Dường 11 xà (nhá bà sơn Thị Lệ) Kênh só 1 40(1
4.149 Đường nhụa Ap Tháp A Dường 1 i xâ (nhã ong Kim p.rn:, ỉ hone) G iãp ranh phướng 7. 'Ị p l V 600
7. Xã Hùn Thuận
4 141 Đường ván Khu xữ lý chất thai Dường huyện 10 (Ngã ba chợ Hòa Thuận) Dương linh 9Ỉ5B 500
4.142 Đường nhựa Bích Tri Khu váo Khu xư ìý chẩt thai Gíãp ranh xã Hóa Lợi 300
4.143 Dường bờ kè Long Bỉnh Dường huyện 10 (Câu Long Bình 3) Giáp ranh Thành phố Trà Vinh 700
4.144 Dường bờ kẽ Long Binh Dường huyện 10 (Cằu Long Rinh 3 ) Het đường bờ kẽ hướng ra Sông ('ỏ Chiên 50(1
4.145 Đường nhựa Đa Cản (áp dụng chung xã Hóa Lợi) Dường Hùng Vương (Chung cư Kỹ La) Dường Nguyền Thiện Thành 500
4.146 Đường đal ầp Vĩnh Lựi Dường huyện 10 (bành xèo) Dường tinh 915B 300
4.147 Đường đal (chung cư Kỳ La) Dường Hùng Vương Giáp ranh áp Vĩnh Trường >011
4.148 Đường đal (sau chữa Giừa) ấp Đíỉ Cần Giáp ranh xã Hòa Lợi 300
4,149 Đường kênh (giáp ranh phường 5) Giáp ranh xă Hòa Lợi Het đoạn đường ([hứa 42, lở bân đồ 30) >0(1
4.150 Đường đal Dầu Bờ - Lý La ấp Đầu Bờ ấp Kỳ La 300
Giả đất ờ Ví tri 1 huyện Châu Thành Trâng 3/13
Tiện ích vân bản luật I
TT 1 ên duòìig phô Đoạn đường Loại ihiờng phố Giá đất Ghi chú
Tù Dền
4.151 Đường đai ấp Đẩu Bờ Đường huyện 10 Đường huyện 10 (thửa 228, từ bản dồ 28) 300
4.152 Đường đa ỉ Đằu Bỡ - Rạch Kỉnh Đường huyện 10 (cõng miêu Đâu Bờ) Cống Rạch Kinh 300
8. Xil Hòa Lọi
4.153 Dường nhựa {cẩu 1 loa Thuận phía Đông) Dường Nguyễn Thiện Thành Cầu dân lộc ấp Kinh Xáng (het thưa 993, tờ bân đố 50 ị 1.000
4.154 Dường đấi (cầu Hòa rhuận phía Tây) Dường Nguyền i hiện 1 hãnh Cầu thứ 1 (kênh thúy lợi, thira 556, lờ bán đồ 41) 800
4.155 Dưỡng vảo chùa Ỏ Quốc lộ 53 (Dại dội Thiết giáp) Đường daỉ (Chừa Ở) 700
4.156 Dường nhựa váo Nhà vãn hóa Quốc lộ 53 Nhà văn hóa 300
4.157 Dường nhựa vàn trụ 5Ờ àp Qui Nông A Quốc lộ 53 4rạ sớap Qui Nóng A 300
4. ỉ 5 8 Dường nhiíii van chữa Liên Quang Quốc lộ 53 Chita Liên Quang 300
4.1-7 Dưỡng đ;il Dưòìíg huyýít 14 (Chợ Hí>a Lợi; Giáp ranh xã 1 loa 1 huận 300
.. Dường 11 -tí.. ki ih (ìióu ' 1 .ức Dường huyt . 1 15 cằu xuõrt2 ap Rạch Giừa 300
4.161 Đường tihựa {dôi diện sân bóng Duy Không 1 Dường Nguyền Ihiện 1 hãnh 1 let ranh xã 1 lòa L.ọi 1.000
4.162 Dường nhụa cặp Sán hóng dà Duy Không Dường Nguyễn 1 hiện 1 hành Ngâ tu kênh (gỉàp ranh Phường 5 và Phường 9ị (thửa 569. (ờ hãn dồ 41 ỉ ỉ. 000
1.163 Dường nhựa cầu 1 lòa 1 huận t Lò giết mô Phương Num) Dường Nguyễn Thiện Thành Quốc lộ 53 1.000
4 164 Đường <1at Triên Dường huyện 14 Giáp ranh chửa Qut Nông B 300
4.165 Dường nhựa ấp Chăng Mật Quốc lộ 53 (thừa 104, tở bím đồ số 16) thùa 306, tờ bân dồ số 39 300
4.166 Dường nhựa ảp Ọui Nông A Quốc ló 53 (thừa 93. tở ban đổ sả 22) thừa 43. lớ băn đô sô 46 300
9, Xã Hưng Mỹ
4.167 Dường đal Đường huyện 15 Ben phả mới 700
4.168 Dường nhựa Rạch vồn Đường huyện 15 ( thừa 56. tờ bân đo số 12) Chợ Rạch vồn (thừa 45, tờ bàn đồ số 12) 400
Grá đầt ờ vị trí 1 huyện Châu Thành Trang 9/13
Tiộn ích vắn bân luật ML
Tỉ í en dường phố Đoạn đường Loại đuỏllg phó Ghi chú
Tìr Đen
4.I69 Đường nhựa Làng nghề Đường linh 915R (thừa 131. lử hàn đẻ số 48} Cầu Đa Hòa 3 (thửa 69. lò bàn đồ số 50) 300
4.I70 Đường đa Hên áp Rạch Vồn-Đựi Tliôn- Bãi Vàng Đường huyện 15 ấp Rạch vồn Đường huyện 15 âp Bãi Vảng 300
4.171 Dường đal Bà Trầm, xã 1 lưng Mỹ Đương linh 91513 X3 1 lòa Lợi 300
4.172 Đường đal Rạch Giữa, xã Hưng Mỹ Dường linh 91513 Xã 1 lòa Lợi 300
4.173 Đường rial liên ắp Ngãi Hlêp-Ngãi Lợi- Bà Trầm Ầp Ngãi Hiệp Áp (3à Trâm 300
4.174 Dường đal ấp Ngiỉi 1 lìệp Dương huyện 15 Kinh đường long 300
4.175 Gác đường dal còn lạỉ 280
10. \:i Song Lộc
4.176 1 ộ £ iừa àp Kinh Xáng (giáp ranh xã H CU L) Qu* >c lộ 60 Cua dưỡng nhựa 450
4.177 Đirò'11 nhành Trà Nóc Dường huyện 9 Dường tinh 91 ỉ 400
4 178 Đưừri; Mien Lãng Kh '1 Mica (thua 2T»>. 23 , lò han đô sô 7) Nhã 1 Rinh (thưa 272. 2 3. n ban dô sổ 7 í 350
4.179 Đườn lihựa Láng Khoét Alien Càu Láng Khoét (thưa 310. tirban dô sỏ 47) Nhã 6 [ huy (thửa 1302, tờ ban dồ sồ 19) 300
1.180 Dường nhựa Trà 1 lóng Dường linh 911 (ỉhưa 81. 23 L tờ ban dơ số 451 Cẩu 4 Dũng (thưa 652. tờ ban dồ sổ 19) 300
4.181 Dường nhựa bờ lộ ấp Khanh Lộc Quốc lộ 60 (thưa 797. lờ han đồ số 16) Đường tinh 91 ỉ (thưa 130, lỡ hán đố số 25) 350
4.182 Dưỡng đal Phú Làn Dương linh 911 (thưa 17. tờ bán dồ sổ 34) Nhà 3 Trãi (Sông Ỏ Chãi) 300
4.183 Đường nhựa 1 tã Nóc - Phú Lãn Cẩu Phú Lãn (thưa 930. tờ ban đổ sổ 16) cảu Chùa Trà Nóc (thửa 2206. tờ bàn đồ số 16) 350
4.184 Đường nhựa Lò Ngô (Tỏ 9) Quốc lộ 60 (ihửa 60, tờ bân đồ số 32) Cầu LRA.M (thưa 887, tờ ban đồ 15) 300
4.185 Đường nhựa Lò Ngõ (Tô 2) Ọuổc lộ 60 (thửa 111, lờ ban đồ sổ 37) Kẻnh Gõ Lire (thừa 234. tờ bán đồ 37) 300
4.186 Đường nhụra Phil Làn Quốc lộ 60 (thừa 434. lừ ban đo sả 11) Dường nhựa Trà Nỏc. Phú kin (thừa 976, tỡ bàn dồ số 16) 350
4.187 Dường nhựa Nê Có - Trả. Nóc Dường tình 911 (ĩhứa 19, tờ bán dồ số 17) cảu 2 Sj (thưa 1713, tô bàn đồ số 19) 300
Giá đất ờ vị tri 1 huyện Chàu Thành
Trang 10/13
Tiện ích văn bản luật
TT ĩèn dưò’ng phố ĩ)oạn đường Loại đương phố Giá đất Ghi chú
Tír Đểu
4.188 Đường Bồ Nửa Áp Nể Có (Thưa 1629. tờ bàn đổ số 16) Nhã óng Đặng Văn 1 huận (hểt thửa 1487, tờ ban đổ sổ 16) 300
11. Xã l>a Lộc
4.189 Đường nhựa Giáp thị tràn Châu Thành (sau Công an cơ động) Đường vào Chùa Mõ Neo 500
4.190 Dường vảo Chua Mỏ Neo Quốc lộ 54 Quốc lộ 54 (cõng vảo ắp I lương Phụ C) 500
4.19] Dường nhựa ủp Thanh Tri Trụ sơ ấp Thanh Tri B Hốt phạm vi đường nhựa 400
4.192 Dưỡng nhựa áp 1 hanh 1 ri A Dường huyện 16 Dường đal ấp Thanh Trì A (thưa 199. tử bàn đồ sẲ 44) 400
4.193 Dưỡng vào '1 rung rám Cai nghiện Dường huyội í ồ Trung tãi' 1 Cai nghiện (thưa 84. tỡ ban đố sú 37) 500
4.191 1 lường nhựa vào i rạm Y tế xã Da Lộc Ọttổc lọ 54 Giáp dưỡng nhựa dự án [MPP 500
4. ỉ 95 Dư< lii nhựa Cổng Ba Thao Kê: h (Cầu ■ ;ìí Bàu Sơn) 40(1
4 J 96 Dường nhựa Ball Sơn Dường huyện 16 (càu sát Bàu Sơn) Giáp ran 1 xà Hòa í .ợi 400
4.197 Dường nhựn Hương Phụ B Quốc ộ 54 Duương nhựa IFAt {thua 170 tờlKíndồsc 17) 500
4.198 Dưỡnt daỉ Dương huyện 16 (sai: cày xăng 1 loảng Oanh) Dưỡng Kiên Thị Nhản (1 rụ sớ ấp Thanh 1 ri A) 450
4.199 Dường dai liên âp (hông Lire. 1 lương Phụ A. B. c. Bàu Sựn Ranh iìp Giồng Lức (điẽni le Trường riêu hục Đa Lộc R) Giáp dưỡng nhựa Ti ling lãm Cai nghiện 450
4.200 Dường nhựa cãp kênh Thanh Nguyên (2 bờ kênh) Giảp ranh xã Thanh My Dưỡng huyện 16 (Cầu Thanh Nguyen) 500
4.201 Các tuyển dưỡng đal côn lại 400
12. Xả Mỹ Chánh
4.202 Dường nhựa Phú Nhíéu Ọuồc lộ 54 Đường dal (Bổn Xuồng) 350
4.203 Dường Giồng Trốm-Phú Mỳ-Ô Dài Quốc lộ 54 Cầu dường dal (Miều Bà Chủa Xứ) 300
4,204 Dường cặp Kinh Xáng í phía Đông) Đường tinh 912 Giảp Da Lộc 500
4.205 Dường cặp Kinh Xảng (phía Tây) Đường tinh 912 Giáp Đa l.ộc 300
điá đất ở vi tri 1 huyện Châu Thánh Trang 11/13
Tiện ích vân bản luật
TT rén (lini ng phố Đoạn đường Loại đ trừng phổ Giá đất Ghi chứ
Tù Đến
4.206 Đường nhựa Quốc lộ 54 1 lết thừa 676 lờ 50; đổi diện hết thửa 420 tờ 50 xằ Mỷ Chánh 300
4.207 Đường nhựa Chùa sỏc Nách Ben Xuồng 300
4.208 Các tuyển đường đai Trọn đường 280
4.209 Đường nhựa Thanh Nguyen A Hai Sư (thưa 22. tờ ban đồ sổ 30) Khâu Sơ Sinh (thừa 904. tờ bán đồ số 54) .MỈU
4.210 Đường nhựa Hai Nam (thua 246. tờ ban đồ số 3 ì ị Nhà bà Phượng (thưa 272, tờ bàn đổ $ổ 56) 300
4.2 ỉ 1 Dường nhựa Quốc [ộ 54 (thưa 30. lỡ bàn đô sổ 21) Nhà ông Lieu (ihừa 47S. tơ ban đồ số 56) 300
4.212 Dường nhựa cằu ong Lục (mưa 2. tư han dồ số 45» chíia Phú Mỹ (dường Giồng Trôni - Phú Mỳ - Ô 1 300
4.2 ■ Dưỡng nhựa 1 lét thirst 676, Từ bán đò 50, đi.’ i diện hêt ihữíì 420 lư ban dò xã Mỹ < hanh Nha cá Bời (thừa 77 lờ ban đố sò 49) 300
13. Xã 11 òa Minh
4 -■ ! Dường vào Trưng làm xà Bên pha Dường huyện 30 600
4.215 Dường dal Gióng Giá Dường huyện .41 Ben Bạ 500
4.216 Dường dnl < ìiơng Giá Dường huyện 30 Dương dai Giống Già 300
4.217 Dưỡng dai Giàng Giã 1 rường HIP I Hòa Minh Trv sơãp Giồng Giã •00
4.218 Dường đã phó: B;'t Tung Câu Long Hưng 1 Dương dal Giỏng Giá 300
4.219 Dường dal Chợ Long 1 lưng Dường huyện 30 Cầu Long Hưng 400
4.220 Dường Đê bao (áp dụng chung xã Long Hòa) Toàn tuyển 280
14. Thanh Mỹ
4.221 Đường nhựa trước LBND xã (phía Tây kênh Đoàn cỏng Chanh) Dường tinh 912 Đường huyện 16 300
4.222 Đường dal (phía đòng kênh Cây Dương - Phú Thọ) Dường tinh 912 (ihtra 610, tờ bán đồ số 7) Giáp ranh xã Lương 1 lòa A (ihửa 323, tờ bàn đả số 7) 300
4.223 Dường đal i phía đồng kênh Cây Dương - Phú Thọ) thưa 204. tờ bàn dồ số 7 thưa 95, tờ bản đồ số 1 300
(3;á đất ờ vị trí 1 huyên Châu Thành Trang 12/13
Tiện (ch văn bản luật
TT 1 ên dường phố Đoạn đường 1 .oại đường phố Giá dất Ghí chứ
Từ Đen
4.224 Đường đal cổng 5 Bắc ấp Kinh Xuôi Đường tinh 912 (thưa 457. tờ bãn dồ sổ 9 Giáp ranh ấp Ỏ Trs Nhò (thửa 863, tờ hẳn đổ sồ 5> 30(1
4.225 Đường đal Ổ Tre Lớn Nhả ông Nguyễn Vãn Phu Hợp tác xã Kim Trung 300
4.226 Đường đal o Tre Lớn Đoạn giáp ranh ẩp Thanh Tri, xã Đa Lộc 3(H)
4.227 Đường đal Nhà Dựa Nhà Bãy Hiền Ranh ấp Ô Dài, xà Mỹ Chánh 3(H)
4 228 Đường nhựa trước UBND xã (phía Đỏng kênh Đoàn Công Chành) Đường tinh 912 Đường huyện 16 3(10
4.229 Các tuyên dưỡng dal còn lại 300
15. Long Hòa
4.230 Cíic tuyến dtrảng da 1 côn lụi 280
16. 1’hiróe Hao
4.231 í)lg nhựa (kènh Nhũ ThỡJ Ọtiừi lộ "ỉ Kênh Xán. Kim Hòa 35(1
- ?'■? Đường nhựa Đưẽng hiẠŨii 15 Đường đal Da Hậu - Ngài 1 lóa 350
Dường dal 1 lóa í lao - Trà Cưõn Ọiiốí lộ 53 Cóng Chả Và 350
4.234 Các tưyễn đường đal C( '0 lại 300
G!á đát ớ vị ỉri 1 huyện Cháu Thành
Trang 13/13
Tiện ỉch vãn bản luật
Tỉnh: Trà Vinh
c BÀNG GIẢ ĐẤT Õ 05 NĂM (2020-2024) TRÊN ĐỊA BÀN TÍNH TRÀ VINH
ộỉ/yếi’ định số 35/20í 9/QD-UBND ngày 20/12/20ỉ 9 cùa ửy ban nhân dân tinh Trà Vinh)
Phụ /ục 4
W tii
TT r- — 1 ên đường phố N/ * Doạn đường Loại đường phổ Giá đất Ghi ch lì
Tù Den
4 1 luyện Châu Thành
1. Thị trail Cháu Thành (Đù thị loại 5)
4.I Dường Kiên 1 hị Nhần (ãp dụng chung xà Đa Lộc) Quốc lộ 54 (Trung târn giáo due thanh thiếu niên) Quốc lộ 54 (đoạn UBND thị trần C hâu Thành) 3 (»00
4.2 Dường Kiên 1 hị Nhần Quổc lộ 54 (Bào hiếm xã hội ị Đường 30/4 (Chạ Châu Thành) 3 600
4.3 Đường nhựa đi Chùa Mò Neo (sau Còng an huyện) Dường Kiên ỉ hị Nhãn 1 ỉết ranh thị trần Chấu 1 hãnh 3 450
4.4 Quôc lô 54 < mg Tằm Phương Dường Doãn Cóng chánh (nhà máy 2 Chư) 1 1.300
4.5 Quốc lộ 54 (áp dụng chung xà Da Lộc) Dương Doãn Cõng ( hãnh (nhá may 2 Chư) Hêĩ ranh thị trấn Châu Ihãnh; đối diện hit ranh Trường màu ỊỊĨáơ íụối Xanh 1 1.800
4.6 Dường ìn 4 Quốc lộ 5 ; cóng Da Lệ: 1 2.200
4.7 Dườiu 30/4 < mg Da Lộc Giáp Báu Son -) 600
4.8 Dường 30 ỉ Quổc lộ 54 1 let ranh khóm 2 (Chùa 1 lưng 1 .ong Tự) - 800
4.9 Dường 30 4 Hét ranh khóm 2 (Chùa Hưng Long) Hềt ranh thị trần Châu Thành 2 600
4.10 Dường 3/2 Quốc lộ 54 Dường 30/4 1 1.500
4. II Đường Đoàn Cõng Chánh Quốc lộ 54 Dường Mậu Thân T 750
4.I2 Dường Doãn Cõng Chánh Quổc lộ 54 (nhã máy Hai Chư) Đuỡng Kiêu Thị Nhản 3 700
4.I3 Đường Mậu Thăn Đường 30/4 Đường tránh Ọuổc lộ 54 (Chùa Hang) 9 800
4.I4 Đường Mậu Thân Đường tránh Quốc lộ 54 (Cẩu Tarn Phương 2) Quốc lộ 54 (Cống Tầm Phương) 7 800
4.I5 Đường tránh Quốc lộ 54 Cầu Tấm Phương 2 Quốc lộ 54 2 1.000
4.16 Đường Tô Thị Huỳnh Quốc lộ 54 Đường Mậu Thân 2 800
Giả đắt ở VỊ trí 1 huyện Châu Thành
Trang 1/13
LuatVietnam
Tiện ích vãn bản luật
TT 1 en đường phố Đoạn đtrửng Loại đường phố Giá đất Ghi chú
Tù De 11
4 17 Cảc vị trí còn lại của thị trán (Trong ngỡ hẽrn của thị trấn) 3 40(1
4.18 Đường nhựa (nhà ông Sơn Cang) Quốc lộ 54 Hết ranh thị trấn Châu Thành 3 400
4.19 Đường nhựa cập nghĩa trang Quốc lộ 54 Ngã ba (hết ranh nghĩa trang) 3 450
4.20 Đường nhựa sau nghĩa trang Đường Kiên Thị Nhản Het đường nhựa (hết ranh nghĩa trang) 3 400
4.21 Dường nhựa cặp Sân vận động cũ Quốc lộ 54 Đường 3/2 3 600
4.22 Đường nhựa cặp í hanh thất Cao Đài Quốc lộ 54 Dường Kiên Thị Nhẫn 3 500
4.23 Dường nhựa cặp Điỉili Thân Đường nhựa cập Sân vận dộng cũ Đường Kiẻn Thị Nhẫn 600
4.24 Dường DM (theo QH dỏ thị loại 5) Dưỡng Kiên Thị Nhẫn Dường 30/4 600
4.25 Dưỡng tránh công Da Lộc Qnồc lộ 54 Sũng Da Lộc 800
4 26 Dường tíũnh cống Da Lộc Sông Da 1(\ Dư' rng 30/4 600
4 27 2„ Khu vực c'hự
Chợ Châu Thành 2.000
4 28 Chợ Cấu Xã} 800
4,29 Chợ Mỹ Chánh 1.0110
4.30 Chợ Hoà Thuận 850
4.31 Chợ Hoà Lợi 800
4.32 Chợ Nguyệt 1 lóa 700
4.33 Chợ Bãi Vàng 700
4.34 Chợ Sâm Bua 850
4.35 Các Chợ còn lại 500
3. Các tuyến Quốc lộ, Dirirng tĩnh, Duững huyện
Giá đát ở vị tri 1 huyện Châu Thành Trang 2/13
Tiộn ích vân bản luật
11 1 étt đường phố Đoạn (luông Loại dường phổ Giá (lất Ghi chú
Từ Đch
4.36 Quốc lộ 5 3 Cầu Ba Si nểt ranh Còng ty TM Sabeco Sòng Tiền; giáp ranh Công ly Cầu đường 715 1.46(1
4,37 Quốc lộ 53 Hết ranh Còng ty TM Sabecơ Sông Tiền: giáp ranh Công ly cầu đường 715 Cầu Bển Có 1.600
4 38 Quốc lộ 53 Cầu BẾn Cỏ Giáp ranh Phường 8 1.600
4.39 Đường Hùng Vương (Quỡc lộ 53) Từ ranh phường 5 Ilex ranh Trường Chính trị; dổi diện hểt ranh UBND xà Hòa Thuận 2.800
4.40 Quốc lộ 53 Het ranh Trường Chính trĩ; đổi diện hết ranh U13ND xã Hỏa Thuận Đường Nguyền Thiện Thành: đối diện hết ranh thưa 156. tờ bân đồ 35, xã 1 lòa Thuận 1.500
4.41 Quốc lộ 53 Đường Nguyen Thiện Thành; dối diện hẽt ranh thừa 156. lờ ban đố 35. xã 1 lòa Thuận Hẻl ranh Trường câp II Hoà Lợi; dõi diên hêl ranh thưa 75, lở ban đồ 22. xã 1 Lòa Lợi 1.50(1
4.42 Quốc lộ 53 Hét ranh Trường cấp ỉ ỉ Hoa Lợi; dối diện hết ranh thưa 75, tứ bán đổ 22, xã I lõa Lợi Giáp ranh huyện Cẩu Ngang 1.200
4.43 Dường Nguyen Thiện rhữnh [HỜÍI Lợi) Giáp ranh 1 p I rà Vinh Quốc lộ 53 3.000
4.44 Quốc ộ 54 Ranh thị trăn Châu Thánh: dẽi diện lờ hêl ranh ĩ rường mẫu giáo 1 uói Xanh Giáp ranh huyện Tra Cú ■ 'i!
4 45 Qíiỏc lộ 60 Giáp Ranh phường 8 Dtrưng tinh Of ỉ (về hưởng Hiiyẽi Hội); dổi diên hèt thửa 2007. tờ bán đồ 16 xã Song Lộc 1.000
4.46 Quơc lộ 60 Đường tinh 911 (vê hưởng Huyên Hội); đủi diện het thưa 2007, tỹf ban đọ 16 xã Song Lộc Giãp Tiêu Can 800
4.47 Dưỡng trành Ọuỏe lộ 53 mói (Phước Hào) Quốc lộ 53 Giáp ranh huyên cầu Ngang 1.000
Duỳrng tinh
4.48 Đường tinh 911 Dường tinh 9Ỉ2 Quốc lộ 60 500
4.49 Đường tinh 911 Quốc lộ 60 Kẻnh V 7 800
4.50 Đường lính 911 Kênh V7 Cẩu Dập Sen 600
4.5 ỉ Dường tinh 912 Toàn tuyến 600
4.52 Dường tinh 915B Toàn tuyến 500
Đường huyện
ữiá đất ở vị tri 1 huyện Châu Thảnh Trang 3/13
Tiện ỉch vãn bản luật
IT Tên đtròìig phổ Đoạn đường Loại đường phố Giá đất Ghi chú
Từ Đến
4.53 Đường huyện 9 (Song Lộc) Ọuổc lộ 60 Đường Tập Ngãi 500
4.54 Đường huyện 10 Dường Hừng Vương (Quốc lộ 53) Vĩnh Bào 700
4.55 Đường huyện 13 Dường Lê Văn Tâm (Đường huyện 11) Đường linh 91 ỉ 500
4.56 Đường huyện 13 nỗi dải Đường tỉnh 91 I Giảp ranh huyện Tiêu Cân 300
4.57 Dường huyện 14 Ọuồc lộ 53 (Chợ Hòa ỉ ợi) Het ranh xã 1 lòa Lợi 600
4.58 Dường huyện 14 Ranh xã Hòa Lợi De bao 1 lưng Mỷ 500
4.59 Dường huyện 15 Ọuổc lộ 53 Sông Bãi Vãng 600
4.60 Dường huyện 16 Quốc lộ 53 (Bàu Sơn): Giảp ranh thị trân Chan 1 hành 600
4 6 I Dưỏi huyện 16 Giáp ranh thị irẩn Cháu Tliànli (Cống '1 hanh 1 rì) Dưỡng huyện 13 600
■1.62 Dường huyện 30 (Hòa Minh) Dâu Mỏm Trường THCS Hòa Minh B 300
63 Dường huyện 30 (1 lòa Minh) T r rừng rỉ ỈCS Hu.1 Minh B Giáp ranh ấp óng vẻn và Long 1 lưng 1 500
4.64 Đưõng huyện 30 (Hòa Minh) Giap ranh ãp Ong Yên vã 1 ong Hưng 1 Cầu Sắt 300
1.65 Đường huyện 30 (Hỏa Minh) Cầu sẳt Cầu Ca Bay 600
4.66 Đường huyện 30 (Hóa Minh) cằu Cá Bây Hẽt ranh xã Hóa Minh 300
4.67 Dường huyện 30 (Long Hòa) HÓI ranh xã Hòa Mình cằu Rạch Gốc (thửa 340, lờ bân đồ 4) 300
4.68 Đường huyện 30 (Long f lòa) Cầu Rạch Gốc (chợ Long Hóa) Cầu Cỏ Bông (thừa 1 13, tờ bản đõ 5) 500
4.69 Đường huy ện 30 (Long [ lỏa) Cẩu Cổ Bồng (thưa 114. tờ ban đổ 51 Cầu Bà Chấn {thừa 104, tờ bân đồ 7) 300
4.70 Đường huyện 30 (Long Hỏa) Cầu Bà Chẩn (thưa 128. tờ ban đồ 7) Cầu Bùng Binh (thừa 79, tờ ban đồ 8) >00
4.71 Đường huyện 30 (Long Hỏa) Cầu Bùng Binh (thưa 96, tở ban đồ 85 Het Đường huyện 30 (thira 591. tờ bản đồ 8} 300
4. Xã Luong Hỏa
4.72 Dường Lê Vãn rám (Dường huyện 11) Giáp Ranh phường 8 Cầu Õ Xảy í.200
Giá đảt ờ vị tri 1 huyện Châu Thành Trang 4/13
Tiộn ích văn bản luật
IT ĩ én dining pho Doạn đirôìig 1 .oại đường phổ Giá đ;íi Ghi chú
Từ ĐẾn
4 73 Đường Nguyen Du Quốc lộ 53 Giáp ranh Phường 8 1.000
4.74 Đường Bình La-Bót Chếch Đường huyện 11 Het ranh chùa Bình La (thứa 465, tở ban dồ 39) 400
4.75 Đường Binh La-Bóí Chech Hết ranh Chùa Binh La (thứa 465. tở bàn đồ 39) Cầu Bót Chếch (Ihứa 1218, tờ bản đồ I9) 35(1
4.76 Đường vào Bệnh viện Lao Quốc lộ 60 Bệnh viện Lao 600
4.77 Đường nhụa Ba Sc A Quốc lộ 60 (thừa 129. tờ bán dồ 32) Trường mầu giáo 0 Chích A (thửa 175, tờ bản dó 30) 35(1
4.78 Đường nhựa (Nguyen Đu cũ) Đường Nguyễn Du (Chùa Phật Quang) (thủa 96. tở ban dồ 9) Dường nhựa Ba Se A (thừa 42, tờ bàit đồ 8) 400
'..79 Dường nhựa Dường Nguyen Du (thưa 33. lờ han dồ 10} Dường nhựa Ba Se A (thưa 44, lờ bán đồ 8) 400
4.80 Dường vào Chợ Ba Sc B Duong Ngtixền Dti (Chùa Phật Quang) (thưa 1 27. lô hán dó 9) Hềl đường nhựa (giáp đương dal) (thun 739. tờ bãn dồ 32) 450
4.81 Dường và<5 Bài rác mới Quốc lộ 60 (thưa 164. tờ ban đồ 4 ) Bãi rác (thưa 70. lờ ban đò 111 400
4.82 Dường nhựa l ■ ngang Quo-. lộ 60 (lỉura 58. lờ han đổ LSí Dường nhựa Ba Se A (thừa 284, tờ han đỏ 32) 300
4.83 Dường nhựa sâm Bua I 1 rường Trung học cơ sơ Lương 1 lỏa (thừa IÚ4. ti' ban dò 1 1) Đường dal Sâm Bua (thửa 87, tò ban dỗ 39) 35ÍI
4.84 Dường nhựa Sâm Bua Quốc lộ 60 (thừa 59. lừ bàn đồ 38) Chợ Sâm Bua 350
4.85 Dường nhụa Binh La Ô2 Chùa Binh La Nhã hoa táng ấp Binh La (thưa 35. tớ ban dồ 43) 280
4.86 Đường đai Ô Chích Bổ Quốc lộ 60 (thừa 73. íờ ban dồ 40) Đường dal ấp Ô Chích A (thừa 175, tờ bân dà 30) 280
4.87 Dường đal Ba Se A Trụ sơ ẩp Ba Sc A (thùa 257, từ bán dồ 31} Chùa Lò Gạch (thửa 95. tờ bán dồ 32) 280
4.88 Dường đaỉ Ba Se A Dưimg nhựa Lộ ngang (thưa 307,10' bán đồ 32) Gỉáp ranh Phướng 8 280
4.89 Đường vào chùa Lò Gạch Dường nhựa Ba Se A (thưa ổat số 80. lở bân đồ số 32) Chùa Lõ Gạch (thừa dát sỏ 27, tờ bán đỏ sô 32) 350
4.90 Đường vào Trướng TH Tỏ Thị Huynh Đường huyện 1 ĩ (thưa 77, tờ ban đô 39) Chùa Bình La (thửa 597. tờ ban dồ 39) 280
4.91 Đường GTNT kênh Sáu Tâm Đường huyện 11 (thửa 23, tở bàn đồ 39) Đường nhựa Sâm Bua (thừa 126. tờ bân đồ 38) 280
4.92 Đường GTNT kênh nền thiêu Binh La Đường nhựa Ổ 2 Bỉnh La (thửa 13 L tở bàn đồ 42) Dường nhựa đê bao Bởt Chếch (thưa 794, tờ bân đồ 19) 300
Giá đất ờ vị trí 1 huyện Châu Thành Trang 5/13
II Tên đường, phổ Doạn đường Loại đường phố Giá đất Ghi chủ
Tù Đến
4.93 Dưỡng nhựa đê bao Bót Chếch Quốc lộ 60 (thừa 361, lớ bản đồ 40) Giáp rành xã Lương Hỏa A 400
4.94 Đường vảo Nhả văn hóa Bót Chếch Đường nhựa đê bao BÓI Chếch (thừa 1079. tờ bán đồ 19) Nhà văn hóa Bót Chếch (thira 2797. tờ ban dổ 19) 280
4.95 Đường GTNT Ó Chích A Quốc lộ 53 (thừa 42. lờ băn đồ 23} Điếm Trường Mau giáo Hoa Sen (thira 175. tờ bàn dồ 30) 350
4.96 Đường GTNĨ ó Chích A 5 Đường CỉTNT Ó Chích A (thừa 225. tở ban đẻ 23} cầu Óng Bốn, Ba Se B (thừa 508, tở bân đồ 26) 350
4.97 Các tuyến dường dai còn lại 28(1
5. Xã Luong Hòa A
1.98 Dường nhựa (Cầu Ô Xảy) Dường huyện 11 Dưỡng dal rạch Dai Tèn (ihứa 394. tờ ban đồ 28) 280
4.99 . Dưỡng nhựa Tâm Phương 2 Kcnh Xang Kénh Cập Giồng 280
4.1011 Dươn.. nhựa Tàm Phương 5 Kẻnh Xáng Dường huyện i ì 280
4 101 Dường nhựa Bắc Phèn Dường huyện 16 Giáp ranh xã '1 hanh Mỷ 280
4 102 Đưừng nhựa lộ mới ĐaỄ rên cóng Bắc Phèn 3 Cầu Xóm Kinh 2 280
4! 03 Dương nhựa Tâm Phương 3 Kềnh cập Giống (thưa 667. lò han dồ 26) Dưỡng nhựa kênh Xáng (tiiưa 1275. tờ bân dô 26) 280
4.104 Đường nhựa râm Phương 6 Dường huyện 13 (thưa 124. lờ bán đổ 28) Dường nhựa kênh Xáng (thưa 394. tờ ban dồ 28) 280
4.105 Đường Bờ Tày Thanh Nguyên Cấu Trường học (thừa 652. lớ bản đồ 26) Giáp ranh thanh tri B 300
4.106 Dường Bờ Dông Bẳc Phen Đường huyện 16 (thửa 275. lờ băn đô 45) Giáp xã Thanh Mỹ 280
4.107 Dương nhựa l ân Ngại. í lòa Lạc A Đường huyện 1 3 (thừa 593, tờ băn đổ 31) Đtrờng huyên 1 1 (thủa 224, tờ báu do 14) 400
4.108 Đường nhựa chả Dư lỡn Đường huyện 13 (thửa 54, từ ban đổ 16) Đường huyện 1 1 (thừa 1, tở băn đồ 13) 400
4.109 Dường đal Chà Dư nhô Dường huyện 13 (thửa 90. lờ bàn đồ 16) Dưỡng huyện 11 (thửa 10, tờ bản do 13) 350
4.110 Dường nhựa kênh ồng Thai Đường huyện 13 (thừa 1 ĩ2, tờ bản đõ 40) Giáp ranh xã Lương Hỏa 300
4.111 Dường nhựa Bót chếch Đường huyện 13 ( thưa 210, tờ ban đó 23) Giáp ranh xã Lương Hỏa 400
Giá đất ờ vị trí 1 huyện Châu Thành Trang 6/13
Tiện ích vãn bản luật
TT Tên (.lưỡng phố Đoạn đường Loại dường phố Giá đất Ghi chú
Từ Đến
4.112 Các tuyến đường đal còn lại 280
6. Xã Nguyệt Hóa
4.113 Đường vào Trung tâm xã Nguyệt 1 lóa Quốc lộ 53 Giáp ranh Phường 7 800
4,114 Đường nhựa Đường vào Trung tâm xã Nguyệt Hóa (Ngã ba Trà Del) Quốc lộ 53 500
4.115 Dường Võ Vãn Kiệt (ốp Xóm Trảng) 2.4(H)
4.116 Dường vào Bệnh viện San - Nhi Quốc lộ 53 1 lểi phạm vi dường nhưa 1.200
4.1 17 Đường dal Đường vào Trung tàm xà Nguyệt Hóa (Có 1 hảp A) Chùa Xóm Trang 400
4.1 IS Dường da' (sau Tiêu doàtỉ 501 ỉ Dường vào Trung lâm xà Nguyệt Hỏa Giáp ranh Thành phò Trả Vĩnh 400
4.1 19 Dường nhựa Triróng Tiêu học Sóc Thãi Cìiãp ranh \â Long Dưc 100
4.120 Các đường đal < -n lại 280
4.121 Dường huyên (Ỉ3 (Đường Hạ tàng ihiềi yéu vùng < ày An trái ị < iíãp ranh Phường 7. thanh phố 1 ra \ inh Giáp ranh vã Phương Thạnh, huyện Cang Long 2.000
4.122 Dường đai ãp Sóc Thát ■ Trá Del nha ông Võ Vãn Thuận Đường nhựa 135 300
4.123 Dưòngđal àp Sóc Thái - Trà Dé( Cầu nhà ông Bùi Vãn Tùng Đường nhựa 1 35 300
4.124 Dường dal ấp sóc Thát câu nhá ỏng Bùi Vãn Tùng Nhã õng í ê Tấn Lợi 300
4.125 Dưỡng dal ấp Sóc Thát Nhà bá Bùi Thị Huế Thanh Dường nhựa phục vụ vũng cây ãn trái 300
4.126 Đường dal Sóc Thát’ Trả Đét (nhà ông Nguyen Văn Tây) Đường nhựa phục vụ vũng cây ãn trái Dường nhựa 135 400
4.127 Đường đal ap Sóc Thãi Ngã ba nhà ông Huỳnh Quốc Thanh Dường nhựa phục vụ vùng cây ăn trãi 300
4.128 Dường đal ấp Ben Có Quốc lộ 53 Dền nhà ông Huỳnh Văn Ỷ 300
4.129 Dường đal ấp Bồn Có Quốc lộ 53 Nhà ông Huỳnh Vãn Kỷ 300
4.130 Đường nhựa sỏc Thát- Bến cỏ Quốc lộ 53 Cầu nhả õng Bùi Văn Tùng 400
&ã đâi ờ vị tri 1 huyện Chàu Thành
Trang 7/13
Tiện ích văn bản luật
TT Tín đường phu Doạn đường Loại dương phổ Giá đất Ghi chú
Từ Đến
4.13] Đường đal ấp sỏc Thát- cố Thảp A, B Dường nhựa 135 (nhà óng huỳnh Văn Hẹ) Đường nhựa phục vụ vũng cây ăn trái 300
4.132 Đường đal ấp Cố Thãp B Đường nhựa 135 Nhà ông Trần Vân Cường 300
4.133 Đường đal ấp cổ Tháp B Đường nhựa 135 (nhà ông Thạch Mong) Đường nhựa phục vụ vùng cây àn trái 300
4.134 Đường nhựa ẩp cổ Tháp A-Cố Tháp B Cầu nhà õng Bùi Văn Dân Giáp ranh phường 7. TPTV 500
4.135 Đường đãl ầp Cồ Tháp A Đường T r xã Đẽ bao Phú 1 lỏa 500
4.136 Đường dal áp cổ Tháp B Dường TI' xã ngâ ba Bưu điện Kênh số 1 300
4.137 Dường đal ầp cả Tháp B Đường T I xã (đối diện LIBND xã) Kênh sô 1 300
1.138 Dưỡng đal ấp cố rháp A Dưònig n xã (nhà ỏng ĩ [ứa Thuận) Kênh số 1 400
4.139 Dường đal ấp cồ rháp A Dường TI x:i (nhà há '<rn Thị Lỹ) Kênh số 1 400
4.140 Dường nhựa Ap 1 háp A Dường I I xà (nha ỏng Kim hứng Th m. 1 Giáp ranh phường 7 TPTV 6Ơ0
7. Xà IIÒ11 Thuận
4.141 Dường vủú Khu xư lý chắt ihíũ Dưỡng huyện 1 0 (Xgà ba chợ 1 lòa Thuận) Dường tinh 9I5B 500
4.142 Dưỡng nhựa Bích ITi Khu vào Khu xtr ly chat thai Giáp ranh xà Hòa Lợi 300
4.143 Dường bờ kè Long Binh Dưỡng huyện 10 (Cầu Long Binh 3) Giáp ranh Thành phố Trà Vinh 700
4 144 Dưỡng bở kè Long Biíilì Dường huyện 10 (Câu Long Bình 3) Het dưỡng bờ ké hướng ra Sông cồ Chiên 500
4.145 Dưỏng nhựa Đa cần (ap dụng chung xã Hòa l.ợi) Dường 1 King Vương (Chung cư Kỳ 1.3) Đường Nguyen Thiện Thành 500
4.146 Đường đal ấp Vĩnh Lợi Đường huyện 10 (bánh xèo) Dưỡng tinh 91513 300
4.147 Đường đal (chung cư Kỳ La) Đường Húng Vương Giáp ranh ấp Vỉnh Trường 500
4.148 Đường đal (sau chùa Giữa) ấp Da Cẩn Giáp ranh xã í lòa Lợi 300
4.149 Dường kênh (giáp ranh phường 5) Giáp ranh xã Hòa Lợi Hết đoạn dường (thửa 42. tờ bán đồ 30) 500
4.150 Dường dal Đầu Bờ - Lỳ La áp Dầu Bở ấp Kỳ La 300
Giá đất ớ vị tri 1 huyện Cháu Thành Trang S/13
Tiện ích vãn bân luật
TI I ên đirờng phố Doạn (luông Loại đường phố Giá dẩt Ghi chủ
Từ Đến
4.151 Dường đal ầp Đan Bở Đường huyện 10 Đường huyện 10 (thửa 228, tở bân dồ 28) .300
4.152 Dường dal Dầu Rờ - Rạch Kinh Đường huyện 10 (công miếu Đầu Bở) Cống Rạch Kinh 300
8. Xã Hòa Lọi
4.153 Dường iìhựa (cầu Hòa Thuận phía Đông) Đường Nguyễn [ hiện Thành Cẩu dân tộc ấp Kinh Xáng (hết thừa 993, tờ bán dồ 50) 1.0011
4. Ị 54 Đường dất í cẩu Hòa Thuận phía Tây) Dường Nguyền Thiện [ hành Cầu thứ 1 (kênh thủy lợi, thưa 556, tờ bân đẻ 41) soil
4.155 Dường vào Chùa ở Quổc lộ 53 (Dại đội Thiết giáp) Đường dal (Chúa Ô) -(H)
4.156 Dường nhụa váo Nhá vãn hóa Quảc lộ 53 Nhà ván hóa 300
4.157 Dường nhựa vào trụ su âp Quỉ Nóng A Quốc lộ 53 Trụ sờ ắp Qui Nông A 300
4.158 Dường nhựa váo Chúa l.ìêii Quang Quốc lõ 53 c hùa Liên Quang 301.)
4.159 Dường dal Dường huyện 14 (Chự Hôa I.ỢI! Giáp ranh xã lỉõa Thuận 300
4.160 Dường nhựa kùnii Giôíiy Lức Dường huyẹn 15 CỠ xuống áp Rạch Giìra 300
4.161 Dường nhựa (dõi diện sân bóng Duy Không) Dường Nguyen ỉ hiện rhành 1 lù ranh xà 1 lòa Lọi ] .000
4.162 Dường nhụa cặp Sân hóng đá Duy Không Dương Nguyền í hiện Thành Ngâ Eư kênh (giáp ranh Phường 5 và Phường 9) (tlnra 569, tờ bân đổ 4) ì LOGO
4.163 Dường nhựa cầu 1 lòa ! huặn (Lò gict mỏ Phuong Nam) Dường Nguyền Thiện Thành Quốc lộ 53 1.000
4.164 Đường dal Triền Dường huyện 14 Giáp ranh chùa Qui Nông B 300
4.165 Dường nhựa ấp Chảng Mật Quốc lộ 53 (thừa 104, tờ bàn đồ số 16) thừa 306, tờ bân dồ số 39 300
4.166 Đường nhựa ấp Qui Nông A Quốc lộ 53 (thưa 93, lờ ban đồ sả 22) thừa 43, tờ bản dồ sò 46 300
9. Xã Hưng Mỹ
4,167 Đưởng dal Đường huyện 15 Ben phà mới 700
4.168 Đường nhựa Rạch vồn Đường huyện 15 (thửa 56, lừ bàn đô sô 12) Chợ Rạch vồn (thừa 45, tờ bán đồ số 12) 400
Giá đất ờ vị Iri 1 huyện Châu Thành Trang 9/13
Tiện ích vãn bản luật
TT 1 ên dường phố Đoạn đường Loại đirõìig phố Giá đát Ghi chú
Từ Đen
4.169 Dtrờng nhựa Làng nghề Đường linh 91 SB (thừa 13 L íờ ban đả số 48) cảu Đa Hòa 3 (thừa 69, íờ ban dồ số 50) 300
4.170 Đường da liên ẩp Rạch VồỉbĐạí Thôiì- Bài Vồng Đường huyện 15 ắp Rạch vốn Đường huyện 15 ấp Bãi Vãng 300
4.171 Dường đai Bà Trảm, xã Hưng Mỹ Đường tính 9I5B Xà 1 lỏa Lợi 300
4.172 Dường dai Rạch Giữa. xã Hưng Mỹ Dường tinh 9I5B Xã 1 lòa Lợi 300
4.173 Dường dal liên áp Ngãi Hiệp-Ngãi Lợi- Bà Trầm Áp Ngãi 1 ỉiệp Áp Bà Trầm 300
4.174 Dương đal Ắp Ngãi 1 liệp Dường huyện 15 Kinh đường long 300
4.175 Gác đường dal cỏn lạĩ 280
10. X;ì s<ưig 1 .ộc
4.1 ó Lộ giữa áp Kinh Xáng (giáp ranli xã Hiểu Tư) Quốc lộ 60 Cua đường nhựa 450
4.177 Dường ihânh '1 rã Nói Dương huyên 9 Dường Tinh 911 400
4.I7S Dường Miều Lá’ g Khnẽi Miều (thừa 230, 231, tờ XIII đô sô 7ỉ Nt4 Rinh (thư.: 272. 273. từ bân đố số 7) 3511
4.179 Dường nhựa l áng Khoét Alien Câu Lảng Khoét (thừa 3 10. tò ban dớ sô 47) Nhà 6 ỉ huy (thưa 1302. tờ bốn đồ số 19) 300
4. ISO 4.181 Dường nhựa Trà Còng Dường linh 911 (thưa 8Ì. 23ĩ. tờ bán đò số 45) Cầu 4 Dũng (thưa 652, tỡ bân đồ sổ 19) 300
Dường nhựa bờ lộ ấp Khánh Lộc Ọuốc lộ 60 (thưa 797, tư ban đồ sổ 16) Đường tinh 911 (thưa 130. tử ban đó số 25} 350
4.182 Đường đal Phú Làn Đường linh 911 (thừa 17. (ờ ban đẻ số 34) Nhả 3 Trãi (Sông ô Chát) 300
4.183 Dường nhựa Trà Nóc - Phũ Lân Cầu Phú Lân (íhưa 930. tờ ban dồ sỗ 16) Cầu Chùa Trà Nóc (thửa 2206. tờ ban đẻ sổ 16) 3511
4.Ĩ84 Đường nhựa Lò Ngỏ (Tổ 9) Ọuổc lộ 60 (thưa 60. tờ ban dè sổ 32) Cẩu LRAM (thừa 887, lở bàn đồ 15) 300
4.185 Đường nhựa Lò Ngỏ (Tồ 2) Ọuổc lộ 60 (thưa 111, tờ bân đả sổ 37) Kênh Gở Lức (thừa 234. tờ bân đổ 37) 300
4.186 Đường nhựa Phú Lân Ọuốc lộ 60 (thưa 434, tờ bán dồ số 11) Dường nlựra Trà Nỏc. Phú Lân (thừa 976. tờ bân dồ số 16) 350
4.187 Đường nhựa Nê Có - Trà Nóc Dường tinh 911 (thưa 19, tờ ban đồ số 17) Cầu 2 Sị (thừa 1713, tờ bán đồ sổ 19) 300
Giả đểt ờ vị tri 1 huyện Châu Thành Trang 10/13
Tiện ích vãn bẳn luật
n ĩ ẽn íiưỏng phô Đoạn đường Loại dường phố Giá đất Ghi chú
Từ Dền
4.18« Đường Bồ Nứa Ãp Nê Có (thừa 1629. tờ ban đồ sổ 16} Nhà ông Đặng Vấn Thuận (hết thừa 1487, lờ bản đồ sổ lố) 300
11. Xíl Da Lộc
■1.189 Đường nhựa Giáp thị Iran Châu Thành (sau Công an cư động) Đường vào Chùa Mõ Neo 500
4.190 Dường vảo Chùa Mõ Neo Quốc lộ 54 Qưổc lộ 54 (cống vào ấp 1 lương Phụ C) 500
4.191 Dường nhựa ấp 1 hanh 'í ri Trụ sơ ấp Thanh Trì B [ lết phạm vi đương nhựa 400
4.192 Dường nhựa ấp 1 hanh Tri A Dường huyện 16 Dường dal ấp 1 hanh Tri A (thửa 199. lờ ban dồ sổ 44) 401)
4.193 Dường vủơ 1’ruiig lâm Cui nghiện Dường huyện 16 1 rung lâm Cíii nghiện (thưa «4. tờ bán đố 50 37) 500
4.194 Dường nhựa vào i rụm Y lé xà Da Lộc Qtioc lộ 54 Giảp đường nhựa dự án IMPP 50(1
4.195 Dưỡng nhựa 1 • ìr Ti 1 1 ■ Kénh (càu sát Báu Sơn) 400
4.196 Dường nhưn Bàu Sor Dương huyện 16 [câu sat Bàu Sơn) Giáp ranh xã Hoa Lợi 4(10
4 197 Dưỡng nhựa í lương Phụ B Qiiổc lộ ‘4 Duường nhựa ILAC (thưa 170.lớ ban dồ so 1 7 ■ 500
4.198 Dường dỉil Đường huyện 16 (sau cây xăng Hoàng Oanh) Dường Kiên Thị Nhân (1 rụ sờ áp Thanh Tri A) 450
4.199 Dường đal liên ằp Giông Lức. Hương Phụ A. B. c\ Bàu Sơn Ranh âp Giông 1 ức (diêm lẽ TrườngTiêu học Đa Lộc B) Giap dường nhựa Trung làm cai nghiện 450
4.200 Dường nhựa cặp kẽnh Thanh Nguyên (2 bò kênh) Giảp ranh xã Thanh Mỹ Dường huyện 16 (Câu 1 hanh Nguyên) 500
4.201 Các tuyên đường dal cỡn lại 400
12. Xã Mỷ Chánh
4.202 Dường nhựa Phú Nhiêu Quổc lộ 54 Đường đal (Bến Xuồng) 350
4.203 Dường Giồng Trôm-Phú Mỹ-Ô Dài Quốc lộ 54 Cẩu đường đal (Miều Bã Chúa Xứ) 300
4.204 Đường cặp Kinh Xáng (phía Đông} Đường tinh 912 Giáp Đa Lộc 50(1
4.205 Dường cặp Kinh Xáng (phía Tây) Đường tinh 912 Giáp Đa Lộc 300
Giá đấỉ ớ vị tri 1 huyên Cháu Thành
Trang 1V13
Tiện ích vãn bản luật
IT 1 êỉì điròììg phô Dnạn đirờng Loại đường phố Giá đất Ghi chủ
Từ Den
4.206 Đường nhựa Quốc lộ 54 Het thừa 676 tờ 50; dối diện hết thửa 420 tở 50 xà Mỹ Chánh 300
4.207 Đường nhựa Chùa Sóc Nách Ben Xuồng 300
4.208 Các tuyển đường đaỉ Trọn đường 280
4.209 Đường nhựa Thanh Nguyên A Hai Sư (thưa 22, tờ bàn đổ sổ 30) Khâu Sơ Sinh (thừa 904, tở hãn dồ số 54) 300
4 210 Đường nhựa Hai Nam ị thừa 246. tờ bàn đổ sổ 31) Nhà bà Phượng (thừa 272. tờ bàn dẻ số 56) 300
4.211 Đường nhựa Quốc lộ 54 (thưa 30, tở ban đồ sỗ 21) Nhà ỏng Liêu (thưa 478. tờ bán đồ sổ 56) 300
4.212 Đường nhựa Cầu õng Lục (thưa 2. tờ ban dó số 45) Chua Phú Mỹ (đường Giồng Tròm - Phú Mỹ - Ô Dài) 300
4.213 Dường nhựa Hcl thưa 676. lô' han dó 50; dồi diện hèl thưa 420 tỡ ban dồ xả Mỹ ( hãnh Nhá cá Bời (thira 777. tờ bán đo sổ 49} 300
13. Xã ĩíõa Minh
4.214 Dường vào Trung tâm xà Ben pha Dưỡng huyện 30 6111)
4.215 Dường dal Giồng Giả Dường huyện 30 Bèn Bạ 5O0
4.216 Dưõìig dítl Giồng Giã Dường huyện 30 Đường đal Giông Giã 300
4.217 Dường dal Giỏng Giá Dường 1HPỈ Hòa Minh Trụ sớ ấp Giống Gia 300
4 218 Đường dá phổi Bã rùng cảu Lơttg Hưng 1 Đường dal Giồng Giá 300
4.219 Đường dal Chợ Long Hưng Đường huy ộn 30 CÀu Long Hưng 400
4.220 Dường Đê bao (ãp dựng chung xã Long Hòa) Toán tuyền 280
14. Thanh Mỹ
4.221 Đường nhựa trước UBND xã (phía Táy kênh Đoàn Công Chánh) Đưởng tỉnh 912 Đường huyện 16 300
4.222 Đường dal (phía dông kênh Cây Dương - Phú Thọ) Đường tĩnh 912 (thừa 610, lờ hãn dô sả 7) Giáp ranh xả Lương í lòa A (thừa 323, tờ bân đả số 7) 300
4.223 Đường dal (phía dông kênh Cây Dương - Phú Thọ) thưa 204. lờ bàn đồ sổ 7 thừa 95. tờ băn dồ số ! 300
G'a đất ờ vị trí 1 huyện Chàu Thành Trang 12/13
Tiện ích vân bản luật
TI 1 èn (liroìig phổ Đoạn đưòng ĩ,oại đường phố Giá đẩt Ghi chú
Tù Đến
4.224 Dường đal cổng 5 Bẩc ấp Kinh Xuôi Đường tinh 912 ụhửa 457. tờ hãn đồ sổ 9 Giáp ranh ẩp Õ Tre Nhò (thưa 863, tờ bán đó sổ 5) 3(H)
4.225 Dường đal Ò Tre Lớn Nhà ông Nguyễn Vàn Phu Hợp tác xã Kim Trung 300
4.226 Đường đai Ô Tre Lớn Đoạn giáp ranh ấp Thanh Tri, xã Đa Lộc 300
4.227 Đường đal Nhà Dựa Nhà Bay Hiền Rattli ấp Ô Dàĩ. xã Mỳ Chánh 300
4.228 Dường nhựa trước UĐND xã (phía Dõng kênh Đoản Công Chánh) Đường tinh 912 Đường huyện 16 300
4.229 Các tuyên đường dal Gỏn íạí 300
15. Long Hòa
4.230 Các tuyến đường đai côn lại 280
16. Phước Hao
4.231 Đương nhirn (kênh Nhã Thờ) Ọiiũc lệ 5 ? Kính Xăng Kim 1 lòa 350
. ■ • D rơiig nlụr; f-)tr Tnư liuvện 15 Dưỡng dill Da 1 lậu - Ngai 1 lóa 350
•- 2 ■ • í )ường đal 1 lùa ! ĩao - Trà Cuõn Ọtiết lộ 53 Cõng Chà Và 350
4.234 Các tuyển đương đal côn lại 300
đầt ớ vị ló 1 huyện Châu Thành
Trang 13/13
Tiện ỉch vãn bản luật
Tinh: Trà Vinh
ỡ A L
Phụ tục 5
f 'y- rtiu----LỤC-BẬNG GIÁ ĐÁT Ỏ 05 NÀM (2020-2024) TRÊN ĐỊA BÀN TĨNH TRÀ VINH
(ỉỳan hfiiih kè il l dk'& Qịìỳếí định số 35/2019/ỌĐ‘UBND ngày 20/ỉ2/2019 cùa ủy ban nhân dân tĩnh Trà 1'ãì/ọ
( ỉ I -° Il
V z ; ' *7 &ơn VI rỉnh foot) ítóng.'m~
[ I I èn đường ph<x Jr Đoan đường Loại dường phá Giá đất Ghi chủ
Từ l)ển
5 IIIIvện Duyên Hải
1. 1 Itị trấn Long 1 hành (Đó thị liiỉií 5)
5.1 Khu vực chợ 1 hị trấn Hai dãy phô chợ 2.000
5.2 Khu vực chợ cù Quốc lộ 55 Nhã Thờ 1.500
5.3 Duơi _ liên khóm 5. 6 Nhà 1 hờ Giáp áp X ình Khánh, xa 1 ong Khánh Ớ.UÍ
5.4 Dl t g Gi na Bão Nhã ông ha Liêng thưa 48. lơ ban đồ 14) (ì tap ranh khóm 5 700
■ 5 Dươ Lg (jlỏn.v Bíìỡ Giáp ranh <hỏin 5 < lnìa Bông Scu 400
.(> Đương, liên khóm ■ Qườc lộ ■ Niii dwc mẹt Dương c Bãơ
5.7 Đi..”. liên kh- 'in 3.5 Nhà 1 hờ '1 rương Mầu giáo
5.R ĐuơiTg kin in 6 Quốc lộ 53 Nha ba Ken (thưa 48. tờ bân đồ 15) 700
5,9 Dưỡng khom ' Quốc lộ 53 (nhà Bã) Ân) Nhã bà Vĩnh (thua 2.30. tờ ban dỗ số 71 Ợ|Í|
5.10 Dường nội bộ khu tái định cư 400
5.1 1 Dường lién khom 6.5 (lộ lò rén) Quốc lộ 53 Giap dường dal (nhả ông Trương Long Hòa) 400
5.12 Dường Cựu Chien Binh Quốc lộ 53 Giáp ranh xã Long Khánh 400
5.13 Các dường nhựa còn lại thuộc thị Iran Long Thành 400
5.14 Các đường dai cỏn lại thuộc thị trần Long Thảnh 350
2. Cức tuyến Quốc lộ, Đường lính, Đường huyện
G<á đát ờ vị tri 1 huyện Duyên Hái
Trang 1/7
Tiện ích văn bản luật
1T 1 ên đường phổ Đoạn dưỡng Loại đường phố Giá đất Ghi chú
Từ Đen
5.15 Quốc lộ 53 Kênh đào Trà Vinh Het ranh khóm 1; đối diện hêt ihưa 59. tò bán đồ 8 1.000
5.16 Quốc lộ 53 I lết ranh khóm 1; đối diện hết thưa 59. tờ ban đồ 8 Giáp ranh xã Long Khánh vã Thị tràn lx>ng Thành 1.500
5.17 Quốc lộ 53 Giăp ranh xà Long Khánh vả Thị trân Long Thành Giáp ranh xii Long Vĩnh và Long Khánh 700
5.18 Quốc lộ 53 Giáp ranh \ã Long Vĩnh vá Long Khánh Cống Xóm Chùa 700
5.19 Quốc lộ 53 Công Xóm Chùa Ngà ba l.a Ghi (ke ca khu vực Chợ) 1.000
5.20 Quốc lộ 53 Ngã bí-í La Ghi Sõng Nguyễn Vãn Pho (giáp ranh ’1 tả Cũ) 700
5.21 Quắc’ lộ 52 B Kênh dáo Tra Vinh Cầu kènh II cấp còn Cũì 500
5.22 Quốc lộ 5 ì B Cầu kenh II úp còn CÙI <iiíip ranh xâ Đỏng Hai và Dân Thánh (xã cu) 500
n ì ì Quõc’ lộ 53B Giáp ninh xà Dõng Hai và Dàn Thành (xà cu) Dường đal âp Dộng Cao (nhà õng l.uycii) 400
5.24 l,)uóc ló 53 B Duong dàl ắp Dộng Ciio (ỉihii óng Luyón) Ngã ba UBND xà Dõng 1 lai 500
5.25 Quốc lộ 53 Ỉ3 (đoạn TI 1.011 LỊ rhiìnb) Quốc lộ 53 <iiãp ranh thị Iran Long Thành va xS Long Khanh "00
5.2(1 Quắc lộ 53 B (đoạn xà Long Khánh) Giáp ranh thị (ràn Long 1'hãnh và xà Long Khánh Giáp ranh xã Long Khanh va .xã Dỏng Hai {cầu Ba Vinh 1 400
s ^7 Quốc iộ 53 B (đoan xâ Dõng 1 lái) Giáp ranh xà long Khanh và xà Đông Hái (cầu Ba Vinh) Ngà ba IJBND xã Dỏng Hài 5011
Đuừng irnli
5.28 Dường linh 914 ( đi Ngừ Lạc) J let ranh xã Long 1 lữu Ranh ấp Đường Liêu. Mé Lãng 500
5.29 Đưòng linh 914 ( dí Ngũ Lạc) Ranh ấp Dường Liếu, Me Lãng Đường vào Sản vận động; đoi diện het thưa 41. tờ 18, xã Ngứ 1 ,ạc 1.000
5.30 Đưững linh 914 ( đi Ngũ Lạc) Đường vào Sân vận động; đối diện hết thửa 41, tờ 18, .xồ Ngũ Lạc Giảp ranh xâ Đôn Châu 500
5.31 Đường linh 914 (Don Xuân) 1 let ranh xà Đại An (Trà Cú) Het ranh Thành thất Cao Đàì; đôi điện dường nhựa vào ấp Lộ Soi A 500
Giá đất ờ vi tri 1 huyện Duyên Hải
Trang 2/7
Tiện ích văn bản luật
IT 1 ên đường phố Đoạn đirõìig Loại dirờng phú Ghi chú
Tỉr Đen Gíẻ đất
5.32 Đường tinh 914 (.xã DỎI1 Xuân) Hểt ranh 1 hánh that Cao Đai; đối diện đường nhựa vào âp Lộ Sòi A Cứa hãng xủng dầu Đôn Xuân; đối diện hết ranh thưa 85, tở bán đồ số 8 700
5,33 Đường tinh 914 (xã Đôn Xuân) Cưa háng xăng dâu Đôn Xuân; dối diện het ranh thưa 85. tờ ban đò số 8 1 let ranh Chùa Phật ấp Cây Da; đổi diện hết ranh thưa 1772. lờ bán đồ số 6 1.000
5.34 Dường tinh 914 (xà Dôn Xuân) llếi ranh Chua Phật ắp Cày Da; đối diện het ranh thưa 1772. tờ hãn đồ SO 6 Dường huyện 25; doi diện bết ranh Cây xãng Binh An 750
5.35 Dường linh 914 (xà Dờn Xuân) Đường huyện 25: đỏi diện hết ranh Cây xáng Binh An Giáp ranh xã Dôn Châu 5IĨÍ)
C36 Dưỡng linh 914 (xa Dờn (,'hảtỉ) Giáp ranh xà Dồn Xuân Ranh ầp La Bang Chợ. Bà Nhi 500
5.37 Dường tmh 914 (xã DÓI1 Châu) Ranh âpl.a Bung Chợ. Bá Nhi Ranh ẩp La Bang chợ. La Bang Chùa "iị;i
5.38 Dương linh 914 (xã Dón Châu) Ranh ắp 1 a Bang i hự. 1 LI Bang Chùa Giap ranh xà Ngũ Lạc 550
Dining huy ện
5 19 Dtiờng huyện 21 txiì Ngii Lạc) Đường linh 9 ] 4 Câu Báo 1 la 1.090
5.40 Dường liuxụii 21 (xà Ngũ Lạc) câu Bai' 1 ía Hei ranh í rường tiêu học Ngũ Lạc Tì; doi diện dường 1 )ng ( lie ỉ 'hỡi 1 Lit 700
5.4! Dưinig huyện 21 (xã Ngũ Lạc) llềt ranh Rường liêu học Ngũ Lạc B; dôi diện dưỡng Óng Cue 1 hot LỎI 1 hạnh 1 lóa Sơn (huvện cầu Ngang) 400
5.42 Dưỡng huyện 25 (xiỉ Dờn Xuàn - Dọn Châu) 1 let ranh xà Ngọc Bien (Trà Cũ) ĐưĨTng nhựa vào ãp 1 à Rom 500
5.43 Đường huyên 25 (xã Dờn Xuân Dòn Châu) Dương nhựa vào Ấp í ã Rom Dường linh 914 (cây xãng Binh An) 600
3. Xằ Ngũ Lạc
5.44 1 lai dãy phả chợ Dường huyện 21 Dường tinh 914 1.500
5.45 Hai dãy chợ cả Dường linh 914 Ben Xuồng 1.500
5.46 Dường sỏc Ruộng -Bôn Thanh Dường huyện 21 Hết ranh thừa đất 128. tờ 6 (ông Lẻ Minh Hồng) 500
5.47 Đường Sóc Ruộng -Bôn 1 hanh Het ranh thưa đắt 128, tờ 6 (ông Lê Minh 1 lồng) Đường dất (nhà õng Thạch Rane) 4110
Giá đắt ở vi trí 1 huyện Duyên Hà>
Trang 3/7
Tiện ích vãn bản luật J
TL lên đường phố Đoạn thrờng Loại đường phổ Ghi chú
lù Đen Giá đắt
5.48 Đường Cây Da -Cày Xoài Dường tinh 914 (gần chợ Ngũ Lạc) Het ranh UBND xả cũ: đối diện dường đât 500
5.49 Dường Cây Da -Cày Xoài l íểỉ ranh UBND xã cũ: đôi diện đtrờng đất Đường tinh 914 500
5.50 Dường ấp Rọ Say - Tí à Khủp Dường huyện 21 nết ranh thừa đảt 1284. tờ 5 (Thạch Cơn) 400
5.51 Dường ấp Rọ Say - Trà Khúp Hết ranh thưa đất 1284. tờ 5 (Thạch Cơn) Áp 14. xà Long Hữu 400
5 52 Dường ốp sóc ól - ấp Rường Liều Dưỡng áp Rọ Say • ITá Khũp Dường tinh 914 40(1
5 53 Dir ■ !.: ẳp 1 '. 1 1 ốt Dường huyện "1 (Chúa Lớn Giáp \à Đôn Châu, huyện Lrã Cữ 400
5.54 Du KI. Ong Ciic Thắt Lốt Dường huy ện 2 i Đường âp rhôt 1 ót 400
■ ' 5 Dường nhựa tip Rọ Say Dư ■ ... . ■ 2 Dường linh 914 (thưa II?. tứ 17} 400
5.56 Du Hig nh UI áp s >c Ru hig Đường huyện 11 Giáp líiưa 335. iớ 5 400
5,5? 1 uy Ún dướng sỏ 2 Dưỡng tinh 9 4 (df i diên 1 rường mau giao Mé Láng Cãiií 16 (giap ranh xã Long le;ĩnỉ 900
5 58 ■ J. J nhựa con lại thuộc xả Ngừ Lạc 400
■ 1 Các dường đal côn lại thuộc xã Ngũ Lạc 300
4. Xíì l.cmg Khánh
5.60 Đường ẩp iãn Ihành Quốc lộ 53 (hư rng Dông - nhà õng Huynh Vãn Giá) Quôc lộ 53 (hướng Tây - dõi diện Chùa Giác Long) 400
5 61 Đường số 4 Quổc lộ 53 Dường sổ 3 Cái Dôi 400
5,62 Dường vào L‘B xã Long Khánh Quốc lộ 53 Trung tảm Hành chính xã Long Khánh 500
5.63 Dường sổ 4 Cái Đôi Quốc lộ 53 Cẩu cái Dôi 500
5.64 Dường số 2 Tân Thành Quõc lộ 53 Giáp đường sổ 4 Tãn Thành 400
5.65 Đường sổ 3 Tân Thành Quôc lộ 53 Giáp đường sổ 4 Tân Thảnh 400
5.66 Đường số 1 Tân Thành Quổc lộ 53 Giáp đường sả 4 Tàn Thành 400
Giã đãỉ ỡ vị trí 1 huyện Duyồn Hãi
Trang 4/7
Tiện ích vãn bản luật
TT 1 ên đường phố Đoạn đuìrrig Loại đường phố Giá đất Ghi chủ
Tù l.)ến
5.67 Đường nhựa Vĩnh Khánh Quốc lộ 53 Giáp đường liên xã 40(1
5.68 Các dường nhựa còn lại thuộc xã Long Khánh 400
5.69 Các dường đal côn lại thuộc xã Long Khanh 300
5. Xà l ong V ình
5.70 Dường mưong Õng Tri Quốc lộ 53 Dê quôc phòng 1.3 Ghi 300
5.71 Dường đal Cl 1 a Cai cố Quốc lộ 53 (Còng chùa Cai cối) Quốc lộ 53 (Nhã ông Ngô Làm Hông! 300
5.72 Dtroiii i rạm Y lè Quốc lọ 53 ILI3ND xà Long Vĩnh) Trạm Y tề 400
5.7 ì Dường dự in 1 \ Quốc lộ 53 Bền phã rà Nị 350
5.74 DưíHig diỉl IX <Ju K Pl < ng Bèn đò Giống Bán Ben phà Ẫp Vam Rạch c<> 350
5.75 Dỉ..DÍ ựu Li Qi ■ Plume Bôn phá Aị \ ám Rạch ( o 1 lồ Tâu - Dõng 1 lai 400
'76 Dườn ' dill ( ii (‘í 1 Quòc lô 53 (Cô Ig chua Ang Kt 1) Ngà ỉư Cáỉ c ọ 300
> 77 Dưỡng dal ãp rãi Cõdntờng Nam) N .i Ễir ( ai Có (Công, trường Tiêu học Long vinh B) Quôc ỉộ 5 ’ 300
5.78 Dường kính trục ấp Giồng Báu Sân vận dông Cái Cóí Ben dò (hong Bân 300
5.79 Đường đal ãp Vũng í áu Trướng học ắp Vũng Tim Câu Train Bâu 300
5.80 Dường đal La Ghi Vàm Rạch Co De biến (nụ sỡ ấp La Giữ) Đẽ biến (đất Trạm Bien phóng) 300
5.81 Dường dal Vàm Rạch Cc Dê hiền (dổi diện nghĩa địa công cộng) Dê biển (giáp dấl bà l ư Tiiị Hạnh) 300
5.82 Các dường nhựa còn lại thuộc xã Long Vĩnh 400
5.83 Các đường đal còn lại thuộc xã Long Vĩnh 300
6. Xã Đông 1 lái
5.84 Dường nhựa Phước Thiện Đường nhựa (Quốc lộ 53B den cầu Đòng Hái) Hết đường nhựa 1’hưởc Thiện 600
Ôtá đát ở vị trí 1 huyện Duyẻn Hái
Trang 5-7
Tiện ích văn bản luật
II 1 ên đường phố Đoạn đường Loại đường phố Giá dát Ghi chú
Từ I)ến
5.85 Đường đai ấp Động Cao Quốc lộ 53B (nhà ông Luyến) Bền đò Tố Hợp 300
5.86 Đường dai ấp Động Cao Bốn đò Tồ Hợp Trường Mau giáo Động Cao (giãp đường nhựa Ầp Dộng Cao) 400
5.87 Đường nhụa ấp Động Cao Trướng Mầu giáo Dộng Cao (giáp đương đal Ắp Động Cao) Giáp dưỡng nhựa-Miêu Bả 400
5.88 Đường nhựa âp Độ' g Cau Dưỡng nhựa (Quôc lộ 5.1B dên câu Dóng Hãi) Giáp dường nhựa-Mỉếu Bà 49(1
5.84 Dường khu Chợ VĨ! Dưỡng nhụa tỌuôc lộ 53B dén cẩu Dông Hai) Cầu sat giáp dường nhựa Phước Thiện 500
5.90 1 lai dày Chợ mói Khu vực Chợ niứi Dõng Hãi Giáp hai đản Đường nhựa Chợ mới 600
5.9 I Dường nliựa Dương đal [ rường tiểu hoc ấp 1 lõ ! hùng l ỉến đò Tỏ hựp 4ÍỈ(I
5.92 Dường âp Phin te ĩ hiện Cuối dường nhựa Áp Phước 1 hiện Ben dò Tám Len 400
5.91 Dưỡng nhựa Ọiãx lộ 5.Tỉ ( ..u Dông i lai 600
5.9 I Dường d:ìn sinh 1 'ón Cú Ọuỡc lộ 5.ìlỉ Dê Hái 1 liành 1 lõa 400
5 .9 5 Dê Hai Th,inh 1 lòa Cãư :1 ãng 1 lai I ỉét tanh nhã thờ ( út Dôi 400
5.96 Dê 1 lãi Thánh 1 ỉóa Het 1 anh nhá thi' í. 'ái D< ; LC ■■ 1 l : 300
5.97 Dường đẽ Phước Thĩại - 1 lồ Tàn Đường đal bên phả Phước I hiện cầu số 1 Long Vĩnh 300
5.98 Dường đã Dường dân sin li cồn Cũ Kénh Tãt 30(1
5.99 Các dường nhựa còn lại thuộc xà Dóng Hai 400
5. Ị 00 Các dường đal còn lại thuộc xã Dõng Hài 300
7. Xã Ỉ)ÔI» Xuân
5.101 1 lai dày phố mặt tiền Chợ mới 1.200
5.102 Hai dãy phố trước LBND xã dến bển dò di Bào Sấu Dường tĩnh 914 Het ranh Cây xâng Hồng Khới 1 100
5.103 Dãy nhà mặt tiền Chợ cũ 1.200
Gỉà đất ớ Vị tri 1 huyện Duyên Hát
Trang 6/7
Tiện ích vãn bản luật
II Tên đường phả Dnạn đường Loại dường phu Giá (lảt Ghi chú
lừ Đến
5.104 Dường nhựa Bã Giam Đường huyện 25 (ngã tư Ba Sãt) Giáp ranh xã Hàm Giang 400
5.105 Cảc Đường nhựa còn lại thuộc xã Dỏn Xuán 400
5.106 Các đường đal còn lại thuộc xã Đôn Xuân 300
5.107 Dường nhựa vảo ấp Lộ Soi A Dường tinh 9|4 Giáp ranh xã Dại An 40(1
5.108 Di ròng nhựa Xóm rộ Đường unh 914 I lết ranh 1 ha la trước nhã õng Kim Thanc 400
5.109 Dường nhựa Xóm Tộ - Ra Giam B Giáp xã Đại An Dường dal phía dưới chùa Bá Giam 400
8. \ã F)õn (‘hâu
5.1 10 1 ỈLỉi dãy mật lien chợ 800
5.111 Dường cặp hai bẽn kênh .ì/2 Câu rà Rom VC hướng Nil 111 1 let ranh ãp La Rang Chợ 550
5.1 12 Các diíòiig nhựa côn lạỉ thuộc xã Dỡn Châu 40(1
5.11 ' <. ;k đương dill con lại thuộc xà Đòn Chau 30(1
5.1 14 Dương dal phía Dõng Chợ Dởn Chãu Dường linh VII Kùnh (Cầu Tà Rơm) 550
5.1 15 Đường nhựa ảp 1 à Rom A. B Dường huyện 25 Giáp ranh xã Ngũ Lạc 40(1
5.1 16 Dương nhựa ãp Ba Sát. Bão Môn Dương huyện 25 (Ngã tư Ba Sát) Ranh Chua Ba sát (thưa 555): đôi diện hũl ranh thửa 941. tờ 3 400
5.117 Dường nhựa ấp Ba Sát. Bão Món Ranh Chúa Ba sát í thưa 555) dối diện het ranh thừa 941. lờ 3 Còng âp Báo Môn 400
5.118 Đường nhựa áp Ra Sát. Bảo Mòn Cống ắp Bảo Môn Dài nước (thừa 846); dổi diện hêt thưa 1020. tở 2 400
5,119 Dường nhựa ấp Ba Sát. Dào Món (Đoan chợ Rào Môn) Dai Nước (thưa 846); đối diện het thừa 1020. tờ 2 Đường dal di Ngọc Biên; dôi diỹn dường đât vão Chua Bão Mòn 400
5.120 Đường nhựa ãp Ba Sát, Bảo Món Đường đal di Ngọc Biên; dối diện den dường đãt váo Chua Bào Môn Giap ranh xà Thạnh Hòa Sơn, Câu Ngang 400
Ciá đẩt ờ vị tri 1 huyện Duyên Hải
Trang 7/7
Tiện ích văn bản luật
Tĩnh: Trả V inh
Phụ ỉục ó
73«/?
ị BÁNG GIẢ ĐÁT Ờ 05 NÃM (2020-2024) TRẼN ĐỊA BÀN TĨNH TRÀ VINH
ấnh kèm (Jiiyci định số 35/20Ỉ 9/ỌĐ-UBND ngáy 20/Ỉ2/20Ỉ9 cùa ủy ban nhân dân ỉừdi Trà Vinh)
II r- —— rên đirửng’ phụ, * — 17 Đoạn đirờng 1 .oạ i đường phu Giá (Lư Ghi chú
Từ Đến
6 Thị xã Dtivcn Hãi
1. Phirõng 1 (1)6 thị loại 4)
6.1 Đường 3 2 Sông Long 1 oàn Đường 2/9 ] 5.000
6 ? Dường 3 2 Dường 2 9 Dường Lý 1 ự ĩ rọng 2.500
6.3 Dường '2 Dường Lý 1 ự ] rọtợg Bệnh viện Da khoa: đổi diện đường Dư<mg Quang 1 King 3 1.500
6 4 Dường 3-2 Bệnh viên Da khoa: đối diên dường Dương Quang Dóng Quốc lộ ■ 5 1.500
6.5 Dư lựạ 2 <■ D ỡng I9.Ỡ (Võ g x< -Ạ UB Phường ) 2 ■ '00
6.6 Dương 2/9 Dường 19/5 (Vòng xoay Ulĩ Phường 1) Dường ’ 2 (Vong xoay Ngàn hàng Nòng nghiệp) 1 5.000
6.7 Dương 2 9 Dường 3.2 (Võng xoay Ngân hăng Nòng nghiệp) Kcnh 1 (Hạt Kicm lãm) 1 .'.000
6.8 Dương 30/4 Dường 2/9 Dường Điẹn Biên Phú 1 2.500
6.9 Dưỡng 30.4 Dường Điện Biùn Phú Đường Lý Tư Trọng (Trường THCS Chu Vãn An) 1 300
6.10 Dương 19 5 Vòng xoay ngà nãm Đưòng Ngô Quyền 5 000
6.11 Đường 1Á Tự Trụng Đường 19/5 Dường 3/2 2 2.500
6.12 Đường Hồ Dức Thắng Đường 3/2 Bên phãi hét ranh khớm L bén trái đến giáp kênh 3 700
6.13 Dường Hồ Đức Tháng ( 0! đoạn cua tuyến Dường quanh khu nuôi lôm công nghiệp Long Thạnh) Bẽn phải hết ranh khóm 1: bẽn irảĩ đền giáp kênh Sông Long Toàn 500
Giá đât ờ vị trí 1 thị xã Duyên Hái
Tiộn ích vân bản luật I
Trang 1/9
II 1 ên đường pho Đoạn đuòlig Loại (lường phổ Giả dốt Ghi chú
Từ Dến
6.14 Đường Lý Thường Kiệt Đường 19.5 Đường. 3/2 (UBND thị xã) 3 2.000
6.15 Đường Điện Biên Phũ Đường 19/5 Đường 3/2 (Bưu điện) ) 2.50(1
6.16 Cảc dãy phố chợ Khu vực Chơ Duycn Hãi Khu vực Chợ Duyên 1 lái l 5.000
6.17 Dường Phạm Ván Nuôi Đường 2/9 Dường Ngô Ọiiyên I 5.000
6.18 Dường 1/5 (Ben Xuồng) Dường 2/9 Dường 3 2 Ị 1.300
6.19 Dường 111ÌH Hưng Đạo Dường 19? Quốc lộ 53 3 1.200
(. ?a Dường Trân 1 lưng Dạn Quốc lơ 53 ĩ uyên so 1 3 Xic.ì
6 21 Dường Tran 1 lưng. Địịơ ( Nói ckìí > Tuvên sờ 1 . Sân buy đau dưới 3
6.22 1 \ ■ < .1 . . . >i Dưỡng 3.2 Cãỵ xủng ítìễn Phã cù); dôi (tiện dương 19 5 t 2. ill
ì, 23 Dường Ngó Qiợcn Cáy xãng tBùn p' :| cũ); dôi diện dươn. 19/5 (. âu Long loan 1 .'1
6.24 Dưỡng 111 i bự kh 1 nhà ớ khóm 1 Dường. 1/9 Dường Diện lỉièn Phu 1 i.
6.25 Dương nhựa khu ván hóa (sau Phòng Nông nghiỹp vả p 1 NT ị Đường 3 '2 Dưỡng 30 ị 3 1.000
6.26 Dường nhựa mới Dường nhụa Khu vãn hóa (sau Phông Nóng nghiệp và P I NT) Giáp ranh Thị úy 3 1.200
6.27 Dường Nguyên Dáng Vòng xoay ngã năm (Quốc lộ 531 Dường 3 2 2 1.000
6.28 Dường nhựa nhà Sau Khỏi Dường 19 5 Dường đal khóm 3 3 700
6.29 Dường đal khóm 3 Dường 19/5 (Trưởng Tiều học Kim Đồng) i let dường dal: giáp đường đất khóm 3 3 500
630 Đường đất khóm 3 Giáp đường đai khỏrn 3 Dưỡng 3/2 3 500
631 Đường đắt giữa khóm 3 l ý Tự Trọng Đường đẩt khóm 3 500
632 Đường daỉ khóm 2 Dường 19/5 (nhà ông Trần Hoảng 1 lỉệp) 1 lét đường đal 3 500
633 Đương nhựa khóm 2 Dường 19/5 (nhà ông Sự) Dưởng 2/9 3 2.500
&jâ đât ờ VI trí 1 thỊ xã Duyèn Hài
Trang 2!9
Tiện ích văn bản luật
TT 1 ên đường phố Đoạn đường Loại đ tròng phố Giá đất Ghi chú
Từ nến
6.34 Đường Võ Thị Sáu Ọuảc lộ 53 Cơ quan Huyện đội cũ 3 1.000
6.35 Đường Đỗ Xuân Quang Đường Tran Hưng Đạo (gan LíBND xá Lọng Toàn) Dường Võ Thị Sảu (đối diện trụ sở Khóm 4 ỉ 3 1.000
6.36 Tuyến số 1 Vòng xoay ngã nám Đường Trần 1 lưng Dạo 3 1.000
6.37 Dường 30/4 Dường Lý 1 ự Trọng Dường đai khóm 3 1.500
6.38 Dường Dương Quang Dóng Dường 3/2 Het ranh phường 1 (Giáp ranh phường 2) 1.000
6.39 Dường 3/2 Bệnh viện Da khoa; dồi điện đường Dirơng Quang Dõng Quốc lộ 5 3 1.300
!■ -ii Dường quanh khu nuôi tôm cõng nghiệp Long Thạnh Quanh khu 1 ut ị lõm còng nglíiẹp Long 1 hạnh Quanh khư ntỉói lôm công nghiệp 1 .< ng lỉiạnh '00
6.4 I ì g Vẽ ) hị Qui ii lọ ' i Ị háHig dal ấp Giồng Giếng
-? Dường đa 1 ắp Giồng Gicng (áp dụng cho thi xã Duy; 11 í lái ■ Sán bay dâu du ói ÍT ' g dai ầp Long Điền 400
6,43 ' >ưứ Ig đai ãp Long Diềi Ip dụng chu ihị xã Duyũn 1 lãi) Quốc lộ 53 Dưỡng đal àp tỉìõng Giêng 400
6.44 Dưỡng Dinh Phước Lộc i uy en ■■/■ 01 Dường Vở Thị Sáu 1.000
645 Dường Lò Bá Mười Ọuổc lộ 53 Dường Dương Quang Dòng 500
6 46 Dưỡng cạp Kênh 1 Dường 2/9 Kèn 11 1 400
6.47 Dường Ikiỳiìh Thị Câm Dưỡng Nguyễn Dừng Dưỡng đã! khóm 3 500
6.48 Các tuyển đường đai. đường đằt còn lại lại dịu bàn phường 1 400
2. Phường 2 (Đô thị loại 4)
6.49 Các đoạn Quốc lộ 53 mái trên địa bàn Phườns. 2 400
6.50 Đường nhựa ấp ỉ 2-14 Quốc lộ 53 1 lết ranh phường 2. giáp ap 12 xa Long Hữu 400
6.51 Đường nhựa ãp 17 Quốc lộ 53 ỉ lết ranh phường 2. giáp ấp 17 xã Long Hửu 400
feiá đát ở vị tri 1 thị xã Duyên Hải
Trang 3/9
Tiện ích văn bản luật
TT lên đưòĩìg phổ Đoạn đường Loại đường phổ Giá đất Ghi chu
Từ Den
6.52 Đường nhựa vào Trưìmg THPT xã Long Hữu Quốc lộ 53 Hết ranh Thánh thất Long Hữu 400
6.53 Đường nhựa váo Trường THPT xã Long Hữu Het ranh Thánh thất Long Hữu Đường linh 914 400
6.54 Hường đắt liên ắp I0-1 ỉ Quốc lộ 53 ( Trướng tiêu học Lê Qui Đòn) Het ranh phường 2. giáp ắp IỊ xã Long Hữu 400
6.55 Đường Dương Quang Dông Quốc lộ 53 Hè! ranh phường 2 (Giáp ranh phường 1) 700
6.56 Đường dal khóm 30/4 Dương linh 9 13 Cầu Cá Ngát 400
6.57 Các dãy phổ chợ 2.500
6.58 Dưỡng nhira vào nhủ cóng vụ :ìp 12 Quõc lộ 53 Hêi đường nhựa 400
6.59 Dường dal khom ! Chợ phườ g 2 Dưỡng đầt liên ãp 1(1 1 I 400
3. Các tuyến Quốc lộ, Dường tinh, Đuờng huyện
6 60 ỌllỚL lợ ■■ í t liáp ranh : uyệii Cảu Ngang Đường vào bài rúc thị xà Duyên Hai 70(1
6.61 Ọuỏc lộ 5 ’ Dường tão bãi rãc thị xã Duyên Hái Dương lu 11 914 (dĩ Hi- p Thạnh): đoi diện Đương íinh 914 (di Ngũ Lạc) 900
6.62 Quỏc lộ 53 Dường tinh 914 (di Hiệp Thạnh): dũi diệu Dường tinh 914 (di Ngữ Lạc) < ống Ben Gìâ 1.300
6.63 Quốc lộ 53 Cống Ben Giá Dường ra da (giáp ranh thị xã); dot diện hẽt thưa 13, tờ hán đồ 39 phường ỉ 900
6,64 Quốc lộ 53 Dường vào rađa (giáp ranh xã Long Toàn}: đối diện linh tir ranh thừa H và thùa 15, từ ban dồ 39. Phướng 1 Vòng xoay ngã nám 2 1.200
6.65 Qưổc lộ 53 Vòng xoay ngã nãm Cống (nhà ỏng Châu Vãn Thành) ạ 2.500
6.66 Ọuổc lộ 53 Cống (nhà õng Châu Vân Thành) Cầu Long l oàn 2 3.000
6.67 Quốc lộ 53 Cầu Long Toàn Hếl ranh trường Tiều học Vô Thị Quí; doi diện hết thưa 25. tờ bán đổ 32, xã Long Toàn (hộ Trương rhanh Tâm) 1.500
6.68 Quốc lộ 53 Het ranh trường Tiều học Võ Thị Ọuí; dối diện hết thưa 25. tờ ban đồ 32, xã Long Toàn (hộ Trương Thanh Tâm) Kênh đảo Trà Vinh 1.000
ôiá đất ờ vị trí 1 thI xâ Duyên Hài
T rang 4/9
LuatVietnam
Tiện ích vãn bản luật
TT rêu đuờng phố Doạn dirirng Loại đường phó Giá đất Ghi chú
Tù’ Den
6.69 Quốc lộ 53 (nắn tuyến) Quốc lộ 53 Ọuổc lộ 53 (hết khóm 30/4) 900
6.70 Quốc lộ 53 B Quốc lộ 53 Cẩu Lảng Chim 900
6.71 Quốc lộ 53B Cầu Láng Chim Đường nhựa (Dường tinh 913 cũ - ngã ba) 800
6 72 Quốc lộ 53B Dường nhựa (Duờng linh 913 củ - ngã ba) nết ranh Trường Tiêu học Phan Chu Trinh; đối diện hết thủa 74. lừ I, xã Trường Long Hòa 450
6.7 ’ Quòc lộ 5 SB Het ranh Trường Tiêu học Phan Chii 1‘rinh; dơi diện het thửa 74. lờ 1. xã 1 rường Long 1 lòa Cầu Ba Dộng 7(H)
6.74 Quốc lộ 531Ỉ c ầu Ba Dộng Dường số 3: đổi diện hét ranh thưa 83. lừ bán dô 6. Xíì Trường Long Hỏa 500
6-7? Q ;õc '■ * 3B Dưòng ■ ■ 'ừ d i chẹn het raỉili ihưa 83 lò b: 11 đồ 6. \ủ 1 rường 1 .ong 1 ỉóa Hél ranh trưTien học Vò Thị Sau (diêm Cồ Trứng); dó diện hét rành thưa 3 75. lò’ ban .'ó 5, xã I rường l ong Hóa
6.76 Q 1 . !< ’ 53B 1 ỉét ranh trường Lieu học Vò Thị Sáu (diêm Côn Trũng); dòì diện hẽt ranh tl ...1 '75. tở ban đo 5. xà rưứiv. 1 ong 1 lóa Câu ( Trứng ị khu úi lid; bên tiép nhận vũ kl ! (. ổn l áu)
6.77 Q lóc lệ 53B Câu Cồn Tiữĩìg ỉ khu di lích hên tiip nhận ì khỉ Cồn lâu) Het ranh Cây xăng Dân Thành; đè i diện I1CI thừa 180. tò ư-.n dọ 5 ị hộ Phan Quốc Ca) 1.00(1
6.78 Quốc lộ 53B Hẽt ranh Cây xàng Dân Ihánh (ihứa 18í. tò ban đồ 5)1 đói diẹn hci thưa ISO, Ií'ĩ ban đồ 5 (hộ Phan Quốc Ca) Dường váo Khu 1 ái dịnh cư ấp Mù U (ngã ba cây xàng Xàm Lợi: đồi diện lừ ranh thửa 523 lờ ban đổ sổ 5 xã Dân ỉ hãnh (hộ Lẻ Thải í lọc) 1500
6.79 Quốc lộ 53B Dường vào Khu Tải dịnh cư ãp Mũ L (ngã ba cay xăng Nãm Lợỉ: đối diện lừ ranh thửa 523 lờ han đồ Sổ 5 ,xa Dân Thành (hộ Lẽ Thái 1 lọc) Kênh dào Trã Vinh 1.300
Dirínig tĩnh
6.80 Dường tính 914 (đi Hiệp Thạnh) Quổc lộ 53 Đường Xeo Xu; đổi diện hểt ranh Cây Xáng Ben Giã 500
6.81 Dường tinh 914 (đi Hiệp Thạnh) Dường Xéo Xu; đối dicri hết ranh Cây Xăng Ben Giã Cầu Sửng Giăng 350
6.82 Đường tính 914 (di Hiệp Thạnh) Cầu Sông Giăng Kênh thúy ỉợì ấp Cây Da (giáp Bưu điện xã) 450
Giá đắt ờ VỊ trí 1 thị xằ Duyên Hải
Trang 5/9
LuatVietnam [
Tiện ỉch vãn bản luật
IT 1 ên đường phố Đoạn đ tròng Loại đ trừng phố Giả đất Ghì chủ
Từ Đen
6.83 Đường tinh 911 (đi 1 liệp Thạnh) Kênh ihữy lợi ầp Cây Da (giảp Bưu diện xâ) Giáp đê biền 350
6.84 Đường tĩnh 914 ( đí Ngũ Lạc) Quốc lộ 53 Quốc lộ 53 mới 500
6.85 Đường tinh 914 ( đỉ Ngũ Lạc) Quốc lộ 53 môi Giáp ranh huyện Duyên Hãi (xã Ngũ Lạc) 500
1) trừng huyện
6.86 Dương huyện 2 3 Giáp xa Mỹ Long Nam. huyện cẩu Ngang (Sông 1 hâu Râu) Đường Imh 914 350
6.87 Đường huyện KI Quốc lộ 53 (ngã ba âp I hống Nhất) Cầu Kênh Xang 1.50(1
6.88 Đương huyện s 1 <'âu Kénh XiiiiỊ Qưóc lộ 53 B í Ngã ba ảp (hông Gìẽn 1 1.000
4. \ã Long loàn
(, 8<ỉ Du m. Giong Gi ■ - Giông Trờ ■ Dưỡng dai ũp Gió : < iìềtig 1 uyên sô 1 3 '.11
Dư mg 111 ự : áp Giông Trõrn 1uyenso 1 Mặt dập (, lóng Tróni 350
6 ỳ: Dương dai ẩp Giong ITôm Sần hay đâu dưói Dường nl ựa âp Giông 1 róm 350
6.92 Dường đai ẩp Giong ói Mật đập Giỏng Tìớtn Sõng Giông Oi 350
6.93 Dường da ỉ ảp Long Diên Dường đal ãp Giong Giềng Sông Õng Tá 350
6.94 Dường kênh 16 Dường huyện 81 (Cong ván hóa Thong Nhai) Kênh đào Trà Vinh 500
6.95 Dường nhựa (Dường linh 913 củ) Sòng Lang Chim í Bẽn pha cũ) Quốc lộ 53B 700
6.96 Tuyến số 1 (áp dựng cho thị xâ Duyên Hái) Dường I ran Hưng Dạo Kênh Bà Phó 1.500
6.97 Tuyến số 1 Kênh Bả Phó Sõng Giảng ổi (giáp ranh huyện Duyên 1 lai) 900
6.98 Đường Lé Văn Tám (áp dụng cho thị xã Duyên Hai) Quốc lộ 53 (nhà ông Trương Canh Dồng) Quốc lộ 53 (nhà ông Huỳnh Vãn Triệu) 600
5. Xà Long llini
Giá đất ỞV! kí 1 thi xã Duyên Hải
Trang 6/9
Tiện ích văn bản luật
TT 1 ên (lining phố Đoạn đường Loại đường phổ Giá đát Ghi chú
Từ Đen
6.99 Đường ấp 16- Bàu Cát Đường tinh 914 Bàu Cảt ấp 14 400
6.100 Đường nhựa ẩp 12-1-1 Het ranh phường 2. giáp ấp 12 xã Long 1 lưu Giap huyện Duyên Hãi (ẳp Trà Khúp, xã Ngũ Lac) 350
6.101 Đường nhựa ắp 17 Hét ranh phường 2» giáp ấp 17 xã l ong Hữu Giáp Đường tinh 914 400
6.102 Đường nhựa liên ẩp IO 11 Giáp ranh phường 2 Đường tình 914 350
6.103 Dưỡng dill Bên Giá Nhơ Cầu Ben Giá Nhữ Dẽ Nóng trường 350
6.104 Dường nhu" Bàu Cát Dâu đương nhã Ul lam Giáp huyện Duyên Hai (xã Ngủ Lạc ỉ 350
6.105 Dượng Xcơ Xu Đường linh 914 Cống Mưòi Lực 350
6J06 Dưỡng Xco X .1 ( ■ ng Mười 1 ực Dê Nông Trường 3-11
6. [07 Dường Bài ! .1.;- Ọiiik' lộ 53 Bãi r:k 350
6.108 Dưỡng nhựa !p 15 !■' Dướn up 16- Bu í ãi Dướn? ầp 12-14 350
6. £09 Dường nhựa ầp 15 !'■ Dương àp 16- Bàu (/ữi Dường itnh 914 (Ngũ Lạt > 400
6. ỉ 10 Dướn., Ithự. Dương linh 14 Cánh dàng đoư 350
6.! 1 1 Dường nhựa Hang sáu Dương linh 914 Đường nhựa íìp ỉ 7 4(10
6.112 Dường Giống Nòi ấp 14 - 16 Dưỡng ấp 16- Bàu Cãi Dương nhựa ấp 12-14 350
6.113 Đường nhựa Dâu Giỏng Dường nhựa ẩp 12-14 Giáp huyện Duyên Hái (xã Ngũ Lạc) 4011
6.114 Đường ấp 13 Dường tinh 914 Đường nhựa tip 12-14 350
6. Xà i rường Long Hoà
6 115 Đường lên đèn Hãi Đãng Quốc lộ 53B (Ngã tư ra biền) Ngã ba Vàm Láng nước 350
6.116 Đường vào trung tâm Khu du lịch (đường số 2) Ọuôc lộ 52B (Ngã tư ra biên) Bờ biên 800
6.117 Đường ảp Khoán Tiểu Quốc lộ 53B Bến xuồng Khoản riều 350
X3iã đất ờ Ví tri 1 thị xã Duyên Hải
Trâng 7/9
Tiện ích văn bản luật
II lên đường phố Đoạn đường Loại dường phố Giá đất Ghi chú
Từ nến
6.11« Dường ấp Cồn 1 rủng Quồc lộ 5.3B Rên xuồng Côn Trứng 350
6.119 Đường ẩp Ba Dộng Cầu Rạch Lau Đinh Ong 350
6.120 Dưỡng ấp Ba Dộng (bên hông chợ) Quốc lộ 53R Lẩu Bà 350
6.121 Dường dằn váo khu du lịch đường số 1. 3, -1. 5. 6 Quốc lộ 53R Ró biên 350
0.122 Dường nội bộ khu du lịch [tuyên dọc khu du lịch} Dường so 2 Dường sổ 3 350
0.123 Dường nội bộ khu du lịch (tuyên dọc khu till lịch) Dường xó 5 Dường sô 6 350
6.12 1 Dường nhựa ầp CÒI) ỉ rưng Con 1 âu Ngà ha dinh Còn Trừng Câu Cỏn Tàu 350
6,125 1 )ường nhựa (Dường tinh 013 cũ) Sõng 1 .ang ( him (Ren phã cũ) Quốc lộ 5.3B ■150
6,126 Dường dal lùn vam Láng Nưưc Ngã ba vàm Lang Nước Vàm í.áng Nước 350
6,127 Dường lộ bở dưa Quóc lộ 5313 Hci ihưa 140 lờ 1 350
6 128 Dưỡng nhụa âp Nha Mát Khoán 1 iữu Quổc lộ 53 13 Dường áp Khoán 1 iềư 350
7. \:ì Dàn Thành
6 129 Đường áp Côn Ong Quốc lộ 5313 Hét đường nhựa 500
6.130 Dường vát) Khu Tái dịnh cư Mù l.l Quốc lộ 53B (Ngã ha cày xăng Nãm Lợí) Dẽ 1 ỉaí Thành 1 lóa 1.200
6.13 i Dường dãn vào 1 rung tủm Diện lực Duyên 1 lai Quốc lộ 53B (Ngà tu lộ Phú Thánh) Giáp đường vào Khu l ái định cư Mũ Lí 1.200
6.132 Dường nhựa Phú Thành Quốc lộ 53R (Ngã tư lộ Phú Thành') Sông Long Toàn 500
6,133 Dường đal vào khu nuôi tõm công nghiệp Khẽm Đường huyện 81 Giap đường Phu 1 hanh 500
6.134 Dường nhựa cồn ỏng Dường huyện 81 (nhá Sáu Nho) Dường ấp Cồn Ong 500
6.135 Đường nhựa vào Bài rác Ọuổc lộ 53B Bãi rác 500
6.136 Các dưỡng dal còn lại cua xà Dân Thành 350
Giã đắt Ờ vi tri 1 thí xã Duyẽn Hải
Trang 8/9
Tiện ích văn bản luật
n 1 èn ihroìig phố Đoạn (luting Loại during pho Giá đất Ghi chú
Từ Den
6.I37 Dường dẫn vào Trung Lìm Diện lực Duyên Hải (Nhảnh số 01) Ngẫ 3 Dường dẳn vào Trung Tàm diện lực Duyên Hải Đẽ Hài Thảnh Hòa L200
6.138 Dường nhựa cồn Òng - cồn Tàu Ọuốc lộ 53B Cẩu Cồn Tàu 700
6.139 Đường nhựa Lảng Chão - Mù u Đường dẫn vảo Trung tàm Diện lực Duyên Hai (Nhánh sổ 01) Kênh Dào 1 rã Vinh Mill
6.140 Dưỡng nhira Giồng Giếng - Láng Cháo Quốc lộ 53B (chợ Dân I hành) ữưòỉỉg nhựa Làng Cháo - Mũ 1? 800
6.141 ] uyên Dê 1 lai Thành 1 lòa 600
8. Xã Hiệp Thanh
fC T Đưong khu vực < hợ Sông Giăng Dưỡng tinh 914 450
6.143 Duong tnrới.’ đấu chợ khu vực 1 450
ú D J0ng tnrac dẵii chợ khu vực il 40(1
6 . -- D lững ãp (’hơ ! ’ 1 rạm Biền phòng 350
6.146 Duong áp Hũo Xóm Cũ Dường tinh 9 ĩ 4 Dưỡng đa! Xóm Cù 350
ú Duòtig r: Bài Nrhữu Áp ( họ Bien II1IX 4 hãnh Dại) 350
6 148 Dưỡng r! ựa ấp Bào Đường tinh 9Ĩ4 Dê biền 350
6,149 1 uyến dề Ọmk phông Nga ha xuông Trani hiên phòng (áp Chợ) Cống nhà s Nam (up Bào) 350
6. 150 Tuyền đê Quùc phông Công nhà 8 IXaiìi (áp Bào) Sông Giăng 350
Siá đất ờ vị trí 1 thi xã Duyên Hài
LuatVietnam!
Tiện ích vãn bản luật I
Trang 9/9
l inh: Trà Vinh
Phụ lục 7
,NG GIÁ ĐÁT Ở 05 NÃM (2020-2024) TRÊN DỊ A BÀN TỈNH TRÀ VINH
Ỳ’7 định sồ 35/20Ỉ9/QĐ-UBND ngày 20'ỉ 2/20 ỉ y cùa úy ban nhân dân fifth Ị ra kỉnh)
I Dơn vị tinh ■ / 0fỉl) đồng m ■
II \ i.lSz \n. . í ,5^ 1 ên đuửng prrfliL—— Đoạn đường Loại điròmg phố Giá đắt Ghi chú
Từ Den
7 Huyện cầu Kè
1, i lự trần càu ké (Dô thị kiại 5 )
7.1 1 hrờng 30 4 Công Nãin Min 11 Het Chùa Tà Thiêu: đồi diện dồn Dường tránh Qtiồc lộ 54 1 3.000
7,2 Du ừng 30 -'4 Chùn Tã 1 hiẽu; đối diện từ Dường tránh Qttéc lộ 54 Dưỡng Lê Lai: đòi diện hét ranh nhà õng Trân Minh Long 1 4.000
7.4 Dường 30 4 Dường Lê 1.111. đoi diện tư nhã ỏng 1 rân V linh 1.1'111' Dường Vó i'hị Sáu. dõi diện hét ranh dât Ngàn háng Nông nghiệp 1 5.000
Dường 30 '4 Dường 1 ràn 1 hmg Dạo: đối diện từ Ngan háng Nông nghiệp Can Hang Chang 1 4.000
7.6 Dường 30 4 Câu Bang í ’hưng ( ỏng víèn khóm 8 (Ranh d;u nha tinh Thi) 1 3.000
Dưỡng 30 -r4 Cóng viên khóm s (Ranh đât nhá anh Thi) Het ranh Thị tràn 1 2.000
7.7 Dường Nguyền 1 loa Luông Ọuỏc lộ 54 Giáp ranh xã ỉ lòa An 1 1.500
7.8 Dường Nguyen Vãn Kê Ọưôc lộ 5 1 Giáp ranh .xã I íoá Ân 1 1.500
7.9 Dường tranh Quóc lộ 54 Dường 30/4 (khòm 1) Cầu, đường tránh Quốc lộ 54 1 3.500
7.10 Dường tránh Quổc lộ 54 (áp dụng chung cho xa Châu Diên) Call, dường tránh Quốc lộ 54 Giáp dưỡng 30/4 (khóm 8) 1 3.000
7.11 7.12 Dường Nguyễn Văn Trỗi Dường 30’4 (Chùa Vạn Niên Phong Cưng) Đường tránh Quồc lộ 54 1 2.000
Dường Lê Lai Đường 30/4 Dường Lè lợi 1 2.000
7.13 Dương Nguyễn Thị út Dưỡng 30/4 (dốc cầu Câu Kè) Cống Lương thực cũ 1 2.500
Già đất ờ VI trí 1 huyện cảu Kè
Trang 1/7
Tiện ích văn bản luật
ì I Tên đường phố Doạn điròìig Loại đưòng pho Giá đất Ghi CỈ1Ú
lìr nền
7.I4 Đường Nguyễn ì hị úi Cong 1 .ương thực cũ Đường Nguyền Hòa Luông 1 2.0(H)
7.I5 Đường 1 -ê Lợi Cầu Cẩu Kè Chùa Phước Thiện 1 2000
7 !6 Đường Lc 1 ,ựi Chua Phước Thiện Đường Nguyên Hòa Luông 2 141(10
7.17 Đương Lý 1 ự Trọng Đường Lrần Phú Het ranh ílât Huyện uy mời I 5.500
7.1 X Dường 1Ậ Tự Lrọng [luyện uy mói Dương Vũ 1 hị Sau 1 3.000
7.19 Dường Trán Phú Dường 30-1 (ỉiãp dâu cóng 1'BND huvệii 1 5.500
7.20 Dường ITàn Phũ Dâu cõng l BND huyện Cong an huyện j 5.000
7.21 Dường Vò 1 hị Sãii Duờng 30,4 Ben dỏ ỉ 3.000
7 1 Dương 11 iin 1 lưng DịíO Dường •>(('4 (iúip ranh xã 1 lơá 1 ăn 1 3.00(1
ế ... Dường 1 ỉai Ba 1 rưitg Dương t() 4 Giáp ranh xã 1 lữỉi 1 àn ì 1.000
7.24 1'rung Irìin chạ huyện 1 V 5 00
7.2? Dưỡng váo Trung IÚHỈ bôi (.lường Chinh trị huyện Dường 30'4 ĨXrờiig Nguyen Hóa Luông 1 1.500
2. < iìc (lây phố chọ xâ
7.26 Chợ Phong 1 hạnh 1.500
7.27 Chợ Phong Phú 1.000
7.28 Chợ Phố áp I Phong Phú 1.000
7.29 Chợ Đà My Tam Ngãi 1.000
7.30 Chợ Cày Xanh Tam Ngãi 1.000
7.31 Chợ Trà Kháo lỉòa Àn 1.000
Trang 2/7
' Giá đảt ờ vị Irl 1 huyên Cầu Kè
Tiộn ích vãn bản luật
TT Tên đường phố Duạn (lường Loại đường phố Giá đất Ghi chú
Từ Dồn
7.32 Chạ Trà Ôi Thõng 1 lòa 1.000
7.33 C hợ Thạnh Phú 1.000
7,34 C hợ Ben Đình An Phú Tân I .000
7.35 Chợ Dường Đức Ninh Thới 1.000
7,36 Chạ Mỹ Văn Ninh Thời 1.500
7 37 Chợ Ben Cát An Phủ l ãn 1.000
3. ( ác tuyến Quùc lộ, nu ông, í inh. During lìíivẹn
7.3S Quốc lộ 54 Óng Nãm Minh Dường đal tCua C hu Xuân); doi diện hứl ranh dâl Phạm 1 loãng Nhũ 1.500
7.39 Quóc lộ 54 Dưữiig d.11 í( ii.ii 'luj \u.iiij. dổi diện từ ratth dấr ùng Phụrti Hoàng Nhũ Cưa lìàng xáng dùu sò 44 iCóiig IV pliũii dâu khí Mekong) 1.000
7.40 Ọiiỏc lộ 54 Cua hăng xàng dâii 43 (Cọng ty cô phần dầu kin MuKcngì (iiap huyện 1 ra On MU0
7.-5 1 QuAc lộ 54 Cưa Châu Diên (giap ranh 1 1 câu Kẽ) Diro’iig váo chúa 0 Mịch: đối diên liêl ranh dâí óng Thạch Hưng í 3 Lục ) 1.500
7.42 Quốc í ộ 54 Đường váo Chúa (■) Mịch: (lói diện lử ranh dát õng 'I hạch ĩ lưng (3 Lựcl Cầu Phong Phú 1.000
7.43 Ọu5c lộ 54 Cầu Phong Phũ Cống Phong Phũ 1.500
7.44 Quốc lộ 54 Cung Phong Phũ Cầu Phong ’[’hạnh 1.000
7.45 Quốc lộ 54 Cầu Phong rhạnh Het ranh đắt Bưu điện Phong Thạnh; đối diện hét ranh UBND xã Phong 1 hạnh 1.500
7.46 Quốc lộ 54 Bun điện Phong Thạnh; dốĩ diện lừ UBND xả Phong Thạnh Het ranh Trường Tiếu học Phong Thạnh; dối diện giáp dường đal (nhà bã Lưu 1 hi Phụng) 1.000
7.47 Quốc lộ 54 Trưởng Tiêu học Phong Thạnh; dối diện từ đirÒTig đai (nhà bả Lưu Thị Phụng) Ranh Hạt 1.000
Duong tinh
‘Giá dat ớ vị tri 1 huyện cầu Kẻ Trang 3/7
Tiện ích văn bản luật
II Tên dirirng phố Doạn đ trừng Loại đirờng phố Giâ dắt Ghi chủ
Tù nến
7.48 Dường tĩnh 906 Cầu Trà Mẹt Giáp ranh xã 1 lựu Thành 1.0(10
7,49 Đường linh 91 1 Ap 1 Thạnh Phu (giap huyện Trà ôn) Het ranh đất Dài nước; đôi diện ranh đât bà Dâng Thị Mức 800
7.50 Đường tinh 91 1 Het ranh đất Dài nước: đối diện ranh đất bà Dạng Thị Mức Cầu Thạnh Phú 81)0
7,51 Dường tinh 91 1 cảu 1 hạnh Phú 1 lềt ranh Cây xăng Thiên Mã; dòĩ diện hêt ranh dắt '1 tẩn Thị Bích 1.000
7.52 Dường tinh 91 1 nếl ranh Cây xàng 1'hiẽn Ma : đói diện hềi ranh đắt Trằn Thị Bỉch Het ranh L'BND xa Thạnh Phú; dốj diện het ranh đai ông Lẽ Vãn Ba 800
7.5? Dường Iirrh 91 1 HÓI ranh UBXD xà Thạnh Phú: dơi diện het ranh đat õng Lê Vãn Ba Giáp xà l ãn An SOO —
7.54 Dưỡng linh 915 Giáp ranh huyện Trà < )|| Giáp ranh huyện Tiêu cằn 800
Dường hưy ện
7 55 Dường hu} ện 50 Giáp thi trăn Cảu Kè Hút ranh Irạm Điện nông (hỏn: dôi diện het ranh dill lâng 1 hạch Tóc ỉ.500
7,56 Dương huyện 50 Ilẽt l itnh lìạni Diện nông thôn: dùi diện hêt ranh dàí õng ỉ hạch róc Xgã ba 1 rung tâm xã Hon Tân: dôi diệu liẽt ranh dải Cây xàng llũu Binh 800
7.57 Dường 1111} ện 50 Ngà ha 1 rung tàm Xíì Hơã Tăn; dỏi diện từ ranh đắt Cây xăng ỉ lCrư Binh Câu Chỉn 1 inig 500
7.58 Dưỡng huyện 50 Dường vão tụm ( ừng nghiệp Ben đò Bốn Cát 500
7,59 Dường huyện 5 1 Câu kinh Xàng Chợ Đường Dức 800
7.60 7 61 7.62 Dường huyện 29 Cống Bên 1 ,ộ Hết ranh Chùa Áp Tư Phong Phú 500
Dường huyên 29 Hết ranh Chua Ap 1 ư Phong Phú 1 lèt ranh đâl Trường Tiêu hoc Phong Phú; đôi diện hét ranh đai Lục Gĩa Mộ Viên 500
Dường huyện 29 1 lết ranh đát Trường Tiều học Phong Phú; dối diện hêt ranh dãi Lục Gia Mộ Viên Dường tỉnh 915 l.(l(10
7.63 Dường huyện 29 Dường ùnh 915 Sòng Mỹ Văn 1410(1
7.64 Dường huyện 32 Cầu Bà My Quốc lộ 54 Hết ranh dát Chũa Khmer (kề ca phía đối diện) 500
Giá đất ở VI trí 1 huyện cầu Ké
Trang 4/7
LuatVietnam g
Tiện ích văn bản luật
TI Tên dường phố Doạn đường 1 A>ạ i đường phổ Giá đất Ghi chú
Từ Đền
7.65 Dưỡng huyện 32 1 let ranh đát Chùa Khmer (kẽ cả phía đòi diện) 1 let ranh đắt nhã Ba Nhãn; dối diện hẽl ranh dát Cao 1 hi Kiều 500
7.66 Đường huyộn 32 Hếi ranh đất nhá Ba Nhàn; đổi diện het ranh đất Cao Thị Kiều Trụ sơ CU UBN’D xa An Phú Tân (giáp dằu khu vực chợ An Phú Tàn) 500
7.67 Dường huyện 33 Cầu Kinh 15 Đường tĩnh 91 1 50(1
7.68 Dường huyện 34 Ấp 4 Phong Phũ Giáp Định Quới B Cầu Ọỉian 500
7,69 Dường huyện 8 Quốc lộ 54 Chua Caơ dài ấp 3 Phong I hạnh 500
7.70 Dường huyện 8 Chùa Caơ dài ãp 3 Phong Thạnh chọ Trà Ót 500
4. ( ac tuyến duờng cùn lạ ĩ
7.71 Dương 1 hờn Roni Phong Ihạnh Qitõu lộ 54 ỉíét nhã Lỉiin Rờ (Chiu SantK đỏi diện hèt nhà 1 hạch 1 lòa LI 00 500
7.72 Dưùng 3 hôn Rơm Phong Thạnh Hối nhá 1 iim Ri? (< 'hiu Sam): dơi diện hẽt nha 1 hạch ỉ lõa CÚLJ Dập ắp 1 Phong [hạnh
7.73 Dường [.lẽn xù 111X1 lùn - Châu Diên - Pining Phu Dương linh 9 1 5 1 let ranh đai chùa Rùm Sỡc: ĩỉói diện hết ranh dãt 1 rường 1 lêu học ( hâu Dièn B 500
7 74 Dường I.iêíi xìi Hoà làn - ( hàu Diên • Phong Phu Nha may óng Bicỉi Dường huy<-n 51 500
7.75 Dường ô l ưng - 0 Rỏm Quốc ỉộ 54 Cầu (J Kồm 500
7.76 Dường Ngọc I lỡAiiõng Nôỉ Dường huyện 32 1 let dương nhựa (Ẩp Giong Nối) 500
7.77 Dường Bẽn Đinh Ngã ba lộ Ngọc 1 lố -Giồng Nôi Dường Hull 915 500
7.78 7.79 Dường Ben Dinh Dưỡng, tinh 915 Chợ Bổn Dinh 800
Dường l iO Dường huyện 32 Dường linh 915 500
7.80 Dường vào Trung tàm xã 1 lòa Ân Giáp thị trấn cầu Kè Hut ranh Chua Sâm Bua; dối diện hếl ranh đát bà Châu Thị Cọt 800
7.81 Dưỡng vào Trung tâm xa 1 lòa An 1 let ranh Chùa Sâm Bua; dổi diện hết ranh dắl bà Châu Thị Cọt Quốc lộ 54 500
ASiá đẩt ỡ VI tri 1 huyên cầu Ké
Trang 5/7
Tiộn ích văn bản luật I
11 Tên đường phu Đoạn đường 1 mạ i đường phổ Giả đất Ghi chu
Từ Đến
7.S2 Đường vào Trung tâm xã Hoủ Tản Ngà ba Trung lãm xã Hoà Tân: đổi diện từ Cây Xãng Hửu Bình Dường linh 915 500
7.83 Dưỡng vào Trung tâm xã Tam Ngãi Đường huyện 32 Chợ Bả My 500
7.84 Dường nhựa Ranh Hạt -Cây Gòn Ọuóc lộ 54 Het đường nhựa Cây Gòn 500
7.85 Đường tránh ( ầu l rá Mẹt Quỏc lộ 54 Dưỡng linh 906 800
7 8(1 Dường vãí» Cụm Cóng nghiệp Vàm Bẽn Cãi Ị xã An Phú rân) Giáp Dương tinh 915 Doanh nghiệp Vạn Phước II 500
7.87 Đường xuóng Hên Phủ áp An Binh Duong tinh 91 5 Ben phá 500
7.88 Duong \Jo khối dãn vận huyện 1800
7 89 Dường váii LỊUÚII Câm Hưng 1400
7.90 Duong nhựii liên np Ỏ lưng-ỏ Mịeh-Rum Sóc xà Châu Diên Quóc [ộ 54 Càu ( ) Mịch 280
7.91 Dường nhựa liên ắp Châu Hưng-1 rã Bon xã Chúu Dién Dường huyện .8 Giãp ranh xà l an An 28(1
7.92 Dương nhụa ẫp o 1 ưng xã l háu Dièn Ọiióc lộ 54 chúa t} J ưng 280
7.93 Dinmg T1I1ỊK1 ằp o Rôm x:ì Châu Diên phía đông Dường, váo 4 rung lâm XÍ! Ranh ảp Kinh Xáng xã Phong [’hũ 280
7.94 Dường nhựa Tam Ngai I xã lam Ngài Can lam Ngài ĩl Giáp nhã 2 Dũng 280
7.95 Dường nhựa ấp Bưng 1 ớn xà Tam Ngãi Dường huyện 32 Giãp nhã 6 Kiộn 280
7.96 Dường nhựa liên up 1 rã Ot-kinh Xuôi xã 1'hòng Hóa Đưừng huyện 33 Giáp kênh Kinh Xuôi 280
7.97 Đường nhựa ãp Kinh Xuôi xã 1 hông Hóa Ngã ba miêu Cẩu Phan Vân Em 280
7.98 Đường nhựa vào nhã mẹ VNAH (Nguyẻn Thị Xua) xã Thông Hòa Quốc lộ 54 Giáp nhả Nguyền Văn Hiền 280
7.99 Dường nhựa liên ấp Trã Mẹl-Rạch Nghệ xã Thông Hòa Giáp ranh Đỗ Thành Nhân Giáp ranh Nguyền Thị Ngọc Thanh 280
7.100 Đường nhựa áp Rạch Nghệ xã Thông Hòa giai đoạn 1, II Giáp ranh Nguyễn Vàn Khới Ngằ tư Ỏ Chích 280
Í3ĩã đất ờ VỊ tri 1 huyện càu Kè Trang 6/7
Tiện ích vãn bản luật K
TT Tên điròng phá Đoạn đ trừng Loại (ỉ nòng phố Giá dắt Ghi chú
Tù Dền
7.101 f)ưòrng nhựa liên xã l am Ngãi-Thõng Hòa giai đoạn [ Quốc lộ 54 Ngã ba miều 2SII
7.102 Đường nhựa Trá Met xà Thông Hóa Quốc lộ 54 Giáp Nguyễn Văn Đực Nhó 2-SÍI
7.103 Dường nhựaẩp 11 ì, IV xã Phong Phù Cầu ông Hãm Cầu Cắy Tràm 280
piá đất ỡ vị tri 1 huyện cẳu Kè
LuatVietnam C
Tiộn ích văn bản luật I
Trang 7/7
vát'
Tinh: Trả Vinh
Phụ iục <S’
TLyC BẢNG GIÁ ĐÁT Ó 05 NÃM (2020-2024) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
mỉỉìeo Quyểỉ định .vờ 35/2019/QĐ-UBND ngáy 20/ỉ2/20ỉ 9 cùa úy ban nhân dân ỉ inh Trà Vinh)
Dơn vị tính: S.OMl đổng/m *
11 l én dường |ì!i<» Đoan đu ừng 1 .oại đường phố Giá dát Ghi chứ
Tù Den
8 Huyện Càng Long
1. Thị trấn Cũng 1 .ong (Dó thị hiạí 5)
8.1 1 lai dày phó diợ 1 3.700
8.2 Dường 30,'4 Quòc lộ 53 Rù sũng Càng Long 1 3.700
8.3 Dường Phạm 1 hai Hường Quuc lộ 53 Bù sõng Câng Long 1 3,200
8.4 Dường Nguyen Dũng Quốc lộ 53 Bờ sông ('àng 1 ong 1 3.700
8.5 Dường 2 9 Ợuỗc lộ 53 càu 2'9 1 3.500
8.6 Dường VÚCI Bệnh viện Dường huyện 2 ( ông bệnh viện “Ị 2.000
8.7 Dường Bạch Dãiĩg Dường 2'9 cầu Mỹ 1 luẽ 2 ĩ,500
8.8 Dường 19/5 Quũc lộ 53 Giáp ranh xã Mỹ ( àm 1 1.409
8 9 Dường Huynh Van Ngô Dường huyện 31 í khóm 3) Giáp khu nhá ọ Khóm 6 - 1.500
8.10 Dường đa ỉ (Ba Thuấn) Quốc lộ 53 Cẩu Công Si f leo 1 1.000
8.1 l Dường daỉ Câu Còng Si 1 leo Bên dò khóm 9 3 400
8.12 Dường ưội bộ khư nhà ơ khóm 6 1 2.000
8.13 Đường nhựa khóm 3 Quốc lộ 53 (trụ sò Liên doàn Lao động huyện) Đường Huỳnh Vàn Ngô 2 IdOO
8,14 Dường nội bộ khu nhà ờ khóm 3 2 1.700
Giã dấl ở vị trí 1 huyện Cảng Long
Trang 1/12
LuatVietnam E
Tiộn ích vãn bẩn luật
1 r 1 ên đường phả Đoạn đường Loại dinmg phố Giá đất Ghi chú
Tử Đển
8,15 Đường chi (cặp Bưu điện) Quốc lộ 53 Đường Huỳnh Văn Ngỏ 2 600
8.16 Đường 3/2 Quỏc lộ 53 Đường 1 luýnh Ván Ngò 7 1.500
8.17 Dưỡng Dòng Khởi Quốc lộ 53 (Nhá 1 hơ) G iáp Mỷ Câm 2 1.500
8.18 Dường đal (Chinh No) Ọuồc lộ 53 (Chiu Nỡ) Dường 1 luýnh Vãn Ngõ a 600
8 19 Đường nhựa Cầu 2/9 (khóm 8) Bèn dò cũ ( khỏm 9! 1 500
8.20 Dường nhựa Càu 2/9 (khóm 8) Câu khỏni 7. khóm 8 3 500
8.21 ! lem Lương thực 1 )ường 2 dãy phô chợ Dường 2/9 1 3.000
8.22 Dưỡng I ló 1 hị Nhàm Quite lộ 5 ' Hetn Lương thực 1 3.700
8,23 Quốc lộ 53 Cai) Máy 1 ức Dưỡng huyện 31: đồi diện hèí ranh dâl Cày xàng sô ì 1 2.700
8.24 QnỠL' lọ ? ' Dưỡng huvệt) 5 1 dõi diên liữl ninh đàt Cây xãtìg Dương 19/5; dổi diện hét thưa dấl sổ 58. lờ hâu dò sò 8, hộ óng Dăng Viĩn lú l 3.5(10
8.2? Quóc ỉ ộ 5 * Dường 195: dơi diện het thưa dắt sơ 58. tờ han đố sơ 8. I1Ộ óng Đãng Vãn l 1 Hèl ranh Ririỉ điện huyện; đối diện hét ranh Chua An 1 ăm 1 4.000
8.26 Quite lộ 53 nếi ranh Butí diện huyện: đối diẹn I1C1 ranh Chùa Án l ãm Câu Mỳ Huê 1 3.500
8.27 Quổc lộ 53 (áp dụng chung chiỉ xà An Trường) Cầu Mỹ Huê Dường nhựa ầp 3: dồi diện đường nhựa váo khúm 7 7 2.500
8.2ỈỈ Quốc lộ 53 (áp dụng chung cho xả An Truông) Dường daỉ ấp 3; dôi điện Câu đal vào khòm 7 llểt ranh thị nắn Càng Long 5 2.000
8.29 Dường huyện 2 Quốc lộ 53 Đường vào bệnh viện: dơi diện dường vào máy chà ông Chung 1 2.500
830 Đường huyện 2 Dường vào bệnh viện; đổi diện đường vào mày chà óng Chung Cầu Suóì 1 2.200
831 Dường huyện 31 Quốc lộ 53 Giáp xà Mỹ Cẩm 2 1.500
832 Drrờng huyện 37 Giáp xã Nhị Long llếí ranh thị trấn (giáp xà Nhị Long Phú) 3 600
833 Đường nhựa (cầu Suối) Dương huyện 2 Giáp xã Mỹ Câm 600
Giả đẩt ờ vi trí 1 huyện Câng Long
Trang 2/12
LuatVìetnam g
Tiện ích văn bản luật
II 1 èn đường pho Đoạn đưừng Loại dường pho Giá đất Ghi chủ
Tù ĐẾn
8.34 Đường nhựa khóm 2 Quốc lộ 53 Kênh Tắc 800
8.35 Dường nhựa nội bộ khóm 2 700
8 3Ú Dường đal khóm 3 Dường huynh Văn Ngỏ Kênh khai Luông 600
8.'7 Đường nhựa khóm .’ Quổc lộ 53 Đường Huỳnh Vãn Ngó 700
8.38 Các đường nhựa khóm 5 Quốc lộ 53 Dường giừa khóm 5 700
8.34 Dương nhựa khóm 6 Dirờng huyện 2 Chợ Mỳ Huê 600
8.40 Dường đal khóm 6 Dường huyện 2 Dương nhựa khóm 6 500
8.41 Dường nhựa khóm 8 600
8.42 Dường nhựa khom 9 Tứ bẽn dò Dượng huyện 37 (.00 ■
8.43 Dương iỉlưm khom 7 Quỡc ỉộ 53 cần khóm 8 600
8 44 Dương 3.-’2 nới tlai Dường 1 luýnh Vân Ngơ HỎI ranh Trường Mầu giáo '1 uôi Ngạc 1.000
8.45 Dương nhựa khóm 2 (cập chùa Quan Ăm} Quốc lộ 53 Kênh rãc 600
8.46 Dường nhựa khóm 2 ( Xi nghiệp thủy nôn ti) Qiíôc lộ 53 Sóng Mây ‘1 ức 800
8.47 Dương Jill khóm 7. 8. 9. 10 350
2. Các tuyển Quốc lộ. Dtròng tinh. Đưòng huyện
8.48 Quồc lộ 53 Giáp ranh Thị trán Càng ỉ ong Đương vào Trường Câp III. dối diện dâu kênh Ba Tươi (.xã Bính Phu) 1.500
8.49 Quốc lộ 53 Dường váo Trưởng cấp 111: đổi diện đầư kênh Ba Tươi (xà Binh Phũ) Dường huyện 6; đối diện hẻt ranh chợ Bình Phú 2.000
8.50 Ọuốc lộ 53 Đường huyện 6, đối diện từ chợ Bình Phú Cau Lãng Thé 1.600
ữiá đất ở vi trĩ 1 huyện Cảng Long
Tiộn ích văn bản luật
Trang 3/12
TT Tên rhrờng phô Đoạn dường, Loại dường phố Giả đẩt Ghi chú
rù Den
8.51 Quốc lộ 53 cầu Láng Thỏ Đưừng huyện 7: đối diện đồn giáp ranh thửa đất sổ 18 - Cứa hãng vật lư nông nghiệp Kim Ven (xã Phương Thạnh) 1.59(1
S.52 Quốc lộ 53 Đường huyên 7; dổi diện dền giáp ranh thừa dât sổ 18 - Cưa hãng vậi tư nông nghiệp Kim Ven (xã Phương Thạnh) LJBND xã Phương Thạnh cũ 2.500
8,53 Ọuõc lộ 53 UBND xã Phương Thạnh củ Sóng Bú Si 2.200
8.54 Qnõc lộ 60 Ọiiỗc lộ 53 (xà Binh Phu) Cứng gân Huyện đợi (Qưôc lộ (>01 2.000
8.55 Quốc lộ 60 Cóng gân Huyện đội (Ọuôc lộ 6(11 Dường hạ láng ihiềi yếu vừng cày ãn Irái 1.200
8.56 Quốc lộ 60 Dương hạ tâng tliiêt yêu xủng eãv ân trái Cầu c 'ồ Chiên 1.400
Dưỡng linh ■
S.57 1 hrớỉiy linh 91 1 l.ỉiap ranh xà ! hạnh Phu, i tuyụn Can Kè Dường huyện 2: dói diện hẽl ranh dàt thưa sú ì f 1 lờ bait dỏ sô 21. hộ ông 1 rương Vân Dũng 800
8.58 Dường linh 91 1 Dường hưyộii 2; đốì diện hét ranh dãl ihưa sờ 1 11 lờ han dỡ số 21. hộ ỏng 1 rương Vãn 1 hìng Dưỡng váo 1 rạin y lu xã Tàn An 2.900
8 .59 Dường tinh 91 1 Dường vão 1 rạm y lế xã Tân An Câu rãíi An 3.500
8.60 Dường tinh ọ 1 1 Câu l ãn An Dưỡng đa! đi An Chánh; đói diện hêi ranh ihưa 27. lờ bán đồ số 18, hộ há Võ Thí T hủy Trang 2,000
8.61 Dường tinh 911 Dường đal đi An Chánh; đoi diện hết ranh thưa 27 tò ban dổ số 18. hộ bá Võ Thị 1 húy Trang Cầu Chợ Huyên Hội 700
8,62 Đirững tĩnh 911 Cầu Chợ Huyền Hội Dường huyện 6; đội diện hết ranh đat Cây xáng Huyên Hội 1.700
8.63 Đường tinh 91 1 Dường huyện 6; đổi diện hết ranh đất Cay xàng 11 uyên 1 lội Cống Kênh Tây 1,(1111.1
8.64 Đường tinh 911 Cổng Kênh í áy Cầu Dập Sen 700
8 65 Đường tinh 915B Dương dần cầu cổ Chiên càu Ba Trường 1.000
-Giá đãí ỏ’ vi trí 1 huyện Cảng Long
Trang 4/12
Tiện ích văn bản luật
II 1 ẽn đường phổ Đoạn đường Loại đường phố Giá <l:*it Ghi chú
Từ Den
Đường huyện
8.66 Dường huyện 1 Dường lĩnh 915B Dượng vào bền phả cố Chiên 500
8.67 Đường huyện 1 (Đường vào T I xã Dirc Mỷl Dường váo bến phả Có Chiên 1 rung tam xã Đức Mỹ 7(H)
8.68 Đường huyện 2 cằu Suối 1 let ranh Trường Tiêu học A (An Trường); dõi diện hut ranh thưa dât số 15. lờ ban dồ Sũ 12. hộ õng Nguyễn Vãn On 700
8 69 Dưỡng huyện 2 1 let ranh Trường Tiêu học A (Ail ITường); đỏi diện hci ranh xhưn dẩt sổ 15. tỡ bán dó sỏ 12, hộ ỏng Nguyen Vãn On Dường nhựa (cặp 1 rường THCS An Trường \); đồi điện hêt ranh đai thưa so 57, lờ' ban dờ 13. hộ Ba Nguyen Thị ‘lãm 1.100
8 70 Dường huyên 2 Dường nhựa (cặp 1 rường 11 ICS An 1 rường A k đối diện hưt ranh đấi thừa sổ 57. tờ hán đỗ 13. I1Ó Ba Nguyễn l liị Táũl Câu Ván 7(10
8.71 Dương huyện 2 ('ẩu Ván Ngã ba Dương tinh 91 1 (XÙ Tán An) 500
X.72 Đường huyện 2 Dường imh 911 (qua Câu Tàn An) lìiáp ranh xà 1 lieu Trung, huyện 1 it’ll Cản 500
8 73 Đường huyện 2 Kẽiìh 7 Thượng Cíiãp ranh xâ Hiếư Trung, huy ện l iêu cần 400
8.74 Đường huyẹn ' Ọuốc kị 60 (áp Phu Phung 2. Binh Phũ) Dường huyện 1 (ngã ba cua 11. gằn bên phà Cò Chiên) 700
8.75 Dường huyụn 4 Cầu Kinh Chữ 1 hạp Ngả ba ve Rạch Dập 350
8.76 Dường huyện 4 Ngã 3 Đường Rạch Dập (xã Nlii Long) (iỉỉND XIÌ Nhị Long cũ (Dường về Rạch Mát) 600
8.77 Dường huyện 4 (Dường vào chợ Nhi Long) l BND xã Nhị Long cù (Dưỡng vê Rạch Mát) Dường huyện 3 (Ọuỏc lộ 60 cũ) 3.200
8.78 Dường huyện 4 Dưỡng huyện 3 (Quốc lộ 60 cũ, gân cẩu đập Hán 2) Dường dẫn cầu cố Chiên (ngã tư Rạch Dừa) 400
8.79 Dường huyện 4 LfBND xã Nhị 1 .ong Phú Cầu Kinh Chữ '1 hập 400
£ìiã đất ở vị trĩ 1 huyện Càng Long
Trang 5/12
LuatVietnam
Tiện ích vân bàn luật
TT I ên dường phố Đoạn dinVng Loại dường phổ Giá dất Ghi chú
Từ Den
8.80 Dường huyện 6 Ọuốc lộ 5.3 (xã Binh Phu} Cống 3 xả. giáp xã Huyền Hội soil
8.81 Dường huyện 6 Cống 3 Xà, giáp xã I luyẽn I lội Kênh Khương 1 lòa 400
8.82 Dương huyện 6 Kênh Khương Hòa Cầu Át Éch 700
8.83 Dường lnợ ện 6 Cầu Ái Ếch Ngà bit Dường t ình 911 (xà 1 luyân ] lội 1 1.7(50
8,8 I Dưưng huyện 6 Ngà ba Dưỡng tinh 9| i (xã Huyền Hội) Đường về Trã On 600
8.85 Dường huyện 6 Dưỡng vè Trá On I ỉét ranh xã 1luyộn 1 lội 500
8 8h Dương Inn ện 7 Ọuõc lộ 53 (xã [’hương ỉ hanh) ílél ranh 1 BND xả Phương Thạnh, dôi diện hết ranh Trường 'ỉ iẽu học Phương Thạnh c 1.000
8 87 Đương huyện 7 Hét ranh l'B\D xà Phương Thạnh: dôi diện hẽi ranh Trướng ] ịệu học Phương Thạnh c Ranh giới xà phương Thạnh vá Huyền Hội 600
8,88 Dường huyên 7 Ranh xà Huyền I ỉội (giáp xã Phương I hạnh) Dưỡng huyện 6 - ( ằu Át F'l-h (xã 1 luyến Hội} 600
8 89 Dưỡng huyện 7 (Dường váo I I xã Dụi Phúc) Quốc lộ 53 í xã Phương 1 hạnh J Giáp ranh xã Dại Phúc 600
8.90 Dường huyện 7 Ranh xả Đại Phúc (giáp xà Phương ’[ hanh) 1 lết ranh 1. BND xà Dại Phúc: dôi diên dường xướng bèn dò Hai Ni 500
8.91 Dường huy ện 7 UBND xà Dại Phúc: dối diện dường xttồng hến dờ 1 laí Ni < 'ầu Rạch ('át 30(1
8.92 Dường huyện 7 Cần Rạch Cãt Quốc lộ 53 í xã Phương. [hạnh, dường Bờ Keo) 300
8.93 Đường huyên 3 ĩ Giáp ranh ỉ hị tran Càng Long Câu Kinh Lá 800
8.94 Dường huyện 31 Câu Kinh Lá Đường dal đi ãp số 2: đổi diện đèn Công 600
8.95 Dường huyện 31 Dường dal di ấp số 2: dổi diện từ Cong Cail Loco 600
8.96 Đường huyện 31 Càu Loco Ngã 3 Dường đal (UBND xđ An Trường A); đổi diện het tanh đắt thừa sổ 130. lờ ban đồ sổ 8. hộ ông Nguyễn Văn Miéng 900
-Giã đát ỡ V| tri 1 huyện Càng Long
Trang 6/12
LuatVìetnam g
Tiện ích vãn bản luật B
TT l én đ<!O'iijỊ pho Doạn during Loại dưìnig phố Giá đát Ghi chú
Từ ỉ) ổn
8.97 Đường huyện 31 Ngã 3 Dưỡng đal (UBND xã An Trường A); đối diện het ranh đất thừa sả 1 30. lờ bán đồ số 8. hộ ông Nguyền Vãn Miẻng Dường huyện 2 (xà râu Binh) 500
8.98 Dường huyện 31 Ngẫ ba (cua Dường huyện 31); đối diện hết ranh đất thưa số 461. lờ ban dồ số 26, hộ bá Phan l hị Cẩm 1 long càu Ngã Hậu (giáp ranh xã Phạnh Phu. huyện Cầu Kè) 500
8.99 Đường huyện 37 Ọuỏe lộ 53 (xã Nhị 1. ong) Giáp thị trấn Củng Long 700
8. IM Dường huyên 37 Het rãnh thị Iran (giap xã Nhị Long Phu) Hốt ranh L'BN'D Xíì Nhị 1 .ong Phú 600
s. IO I Dường huyện 39 Đường huyện 2 Dường huyện 31 600
8.I02 Dường huyên 7 (Dường liên xã All 1 rương- lììn Binh- 1 lnyển Hội) Ọiióc lộ 53 Dường huyện 6 ( ) luyến Hội) 600
8 HB Dường huyện 03 1 Dường hạ lãng lliìũt xêu \ úngcãy ãn trái) Giáp ranh xà Nguyệt 1 lóa. huyện Chau rhũnh Quốc lộ 60 1.000
3. Xã Huyên Hội
8.] 04 Dường nội hộ chợ xù 1.700
8.] 05 Dường vào chợ Dương tinh 0! ỉ Sòng Huyền Hụi 1.700
R.]í)6 Dường Trá On Dương huyện 6 1 rã On 400
8.107 l ác dường đ;il cỡn lụi 280
4. Xã Nhị 1 .ong
8.108 Dường nội bộ chơ Nhị I ung 2.700
8 [09 Các đường dal còn lai 280
8.110 Dường nhựa Dường huyên 4. Trường Mau giáo Dường huyện 37 350
8.1! ] Dưỡng đãi Từ đương nội bộ chợ Nhị 14ing I rạm y tá xã 2.200
8.112 Đường nhựa Kinh Chữ Thập Ranh ắp Long An Rạch rô 2 280
,Giá đất ờ Vi tri 1 huyện Cang Long
Trang 7/12
Tiện ích văn bản luật H
TI 1 ên đưòng phố Doạn đường Loại dining phố Giá dill Ghi chú
Từ Đền
8.113 Các dường đal (mặt đai từ 3111 ườ lẽn) 300
5. Xã All 1 rưò*ng
8.114 Đường vào chợ Dường huyện 2 Sông An Trường 2.500
8.115 Đường lộ giữa An 1 rường Dưỡng huyện 2 (ồp 3A) Dường can dây giáng (>()(»
8.116 Dường íộ giữa Au Trường Cách đường vào ( hự 150m về àp 8A Cuôi dường nhựa ãp 8A 600
8.117 Dường €311 3/2 Dường huyện 2 Dường lộ giữa An 'Trưởng 2.000
8.118 Dường cầu 3/2 Dưỡng lộ giừa An Trường Dường huyộn 7 700
8.119 Dường nộĩ hộ chợ An 1 rường 2.5Ữ0
8.120 l’ãc đường đa! còn lại 230
8 121 Dường nhựa ãp 8A Dường huyện 2 Dường lộ gi lìa All 1 rường 500
8.Ỉ22 í hrỡrụi nhựa ãp 7A Dường huyên 2 Dường lõ giữa An Trường 500
8.12? Dường nhựa ấp 6A Dường huyện 2 Dưỡng lộgiừa An Trường 5(10
8.124 Dường nhựa ắp 5A Dưỏng huyện 2 Dường lộ giừa An 1 rường 500
8.125 Dường nhựa ãp 4A I Hrờng huyện 2 Dường lộ giừa An Trường 500
8.126 Đường nhựa bờ lộ quẹo Dường huyện 2 Giáp xã An Trường A 500
8.127 Dirong nhựa ấp 8A Dường huyện 2 Kcnh 1 inh 500
8.128 Dường nhựa ấp 4A Đường huyện 2 Kênh 1 inh 500
8.129 Dương nhựa kinh Truyền Mầu 500
8.130 Đường nhựa Kênh rinh ấp 8 A ấp 4 A 500
Giá đát ỏ' VỊ trỉ 1 huyên Càng Long
Trang 8/12
Tiộn ích văn bản luật
11 1 èn (lường phố Đoạn dường Loại đường phố Giá dúi Ghi chủ
Từ Đen
6. xa Đức Mỹ
8.131 Khu vực chợ UI3ND xã cù; đôi diện đẩu ranh đất thừa số 93, tờ bàn dồ số 5. hộ bà Nguyễn Thị Nhàn Sông Rạch Bàng 1.200
8.132 Khu vực bến phá Có Chiên Dường huy ộ 11 3 Ben Phả 700
8.133 Dường 02 bên cống Cái 1 lóp (ắp Mỹ 1 liệp AI Sóng Rạch Bàng Sõng Cỏ Chiên 700
8.134 Đường 02 bén cồng cái 1 lõp (áp Mỹ 1 liệp) Sõng Rạch Bang IIBND xã Dưc Mỹ ngãur 600
8.135 Dường nhựa Ng í ha vào chợ Ngũ ba ấp Đụi Dức 600
8.136 Đường nhựa (Dương đè bao cổng Cái Hop) Cống Cái Hớp Dường huyện 3 (Quốc lộ 60) 400
8.137 Dường nhựa Ngà ba ấp Dại Dức C;ìu Rạch Rirng 500
8.1 38 Cãc dường dai còn lại 280
8.1.39 Dường nhựa Ngâ ba ấp Dại Dức Giáp ranh xà 1 rung Thành Đông, huyện Vũng Liẽni. tinh \ ình 1 .ong 550
8 140 Các dường nhựa âp Thạnh Hiẹp 500
8.141 Dường nhựa íìp Đức Mỹ ('ông ly 1 rá Bãc Dường huyện 1 (1 lợp tác xà Quy cl lãm) 350
7. \à Phương Thạnh
8.142 Chợ Phương 1 hạnh 2 diiy phố chợ 2.000
8.143 Dường nhựa Giáp dường sau dày phố Chợ Dương huyện 7 800
8.144 Dường vào Dầu Giống Quờc lộ 53 (Bưu diện) Máy chà (ba Nhựt) 400
8.145 Các dương đa) còn lại 280
8.146 Dường nhựa ẩp Hưng Nhượng A. B Quốc lộ 53 Dương huyện 7 350
8.147 Đường nhựa vào bãi rác Quốc lộ 53 Bãi rác 280
.Giá đát ỡ vị tri 1 huyện Câng Long
Trang 9/12
LuatVietnamE
Tiện ích văn bản luật ■
TT 1 ên đường phố Đoạn (hrởng Loại đường phổ Giã đất Ghi chú
Từ Dền
8.148 Đường nhựa kênh 1 ư Thuận Quốc lộ 53 Kênh 3 xã 280
8. Xã Binh Phũ
R 149 Đường Phú Hưng 2 (Dường Bở bao 8) Quốc lộ 60 (Phu 1 hnig 1) Quốc lộ 60 (Phu Phong 1) 350
8 !50 (. àv đường đal còn lụi 280
8.151 Các dường dal ( mạt dal Lừ ờm trơ lên) 300
8.152 Dưỡng kênh X 22 Phú ỉ lưng 1 Đường huyện 03 (Dường ha tầng thiết yêu vùng cây ăn trái) 350
9. Xã Xn rrường \
8.153 Khu vực chợ Xíl 800
8.154 Dương uhưa (lộ quẹo) 1 lường huyện 3 1 Kênh Ị Hth 400
8.155 Dườnư nhựa (1.0 Co) 1 )ường hu vện 3 1 Kênh Tinh 400
8.1'6 Dường bú hao ãp 9 Dường huyện 3 1 Kêỉih ỉ inh 400
8.157 Các đường dal còn lại 280
IU. Xã Dại 1'huỏc
8.158 Khu vực Chợ Bài Xan 600
8.159 Đường nhựa Dường tinh 91513 LBND xã cũ 300
8 160 Dương Bơ bỉiơ 5 Dường tinh 915B Dường dal âp Trung 300
8.161 Dường nhựa ắp 1 lạ Dường huyện 1 (ngã ba) Dường, nhựa ap Trung 400
8.162 Các đường đal còn lại 280
8.163 Dường nhựa Long Hòa Công 10 cửa âp Long Hòa Giáp Long Đữc 500
Giá đẩt ỡ vị tri 1 huyện Càng Long
Trang 10/12
Tiộn ích vãn bản luật 1-..
lĩ 1 én đường phố Doạn diiìrng Loại đường phố Giá đất Ghi chủ
lú Đến
8.164 Đường nhựa Trà Gũt Đường huyện 4 Đường huyện 1 (Dường huyện 1) 3(H)
8.165 Đường nhụa Rạch Sen Dường huyện 3 Nhà thớ Bâi Xan 300
11. Xà Tân An
8.166 ỉ lai dãy phổ chợ Dường tinh 911 Sõng Trã Ngoa 3.500
8.167 Đường nội bó chợ rân An 2.(100
8.168 Diróng đíil cảu Tân An Dường linh 91 lídưới cầu I ân An phía chự) Kênh ì uôi Tre 350
8.169 Dường huyện 2 dì Tinh 91 1 (dưới Câu Tán An phía 1 rường 111PT ) Ngã ba; dõi diện hét lliưíi 1417, tờ ban dô 23 (nhá bá Ngõ Thị Mưòn) 400
8.170 Các dường did còn iại 280
8 171 Dường nhựa Tân An Chợ - Ca Chưnng Dường íinh 911 Kỉnh 10 1.ong giáp ấp Nhã i hu 500
8 172 Dường nhựa lán Alt Cbụ - [ 'a Chương Kinh 10 l.ơiig giáp ầp Nhà i hơ Ranh xã ! lieu '1 rung, huyện Tiéu Cân 400
12. Xã l ân Bình
8.173 Dường nhựa (ẫp Ninh Binh! Dường, huyện .3 1 sỏng 1 ra Ngoa (1 hạnh Phũ. cầu Kẽ) 400
8.174 Đường nliự:i (áp 1 hanh Binh) Dương huyện 3! Kênh lình 350
8 175 Dining nliự;s (áp An DỊnh Giông) Dường huyện 31 Kênh rinh 350
8.176 Các đường đal cơn lại 280
13. Xã Mỳ Cẩm
8 177 Dường nhựa ấp SC 6 Ranh thị trấn (Cầu Suối) Dường huyện .3 1 400
8 17.8 Các đường đal côn lại 280
8.179 Dường nhựa đập nhà lâu Dường huyện 31 Cầu Mười Xiêm 400
,Glã đát ờ vị trí 1 huyện Cáng Long
Trang 11/12
Tiện ích văn bàn luật r
n rén dirỉrtig phố Đoạn đ trừng Loại đuÒTIg phổ Giá đát Ghi chú
Từ liến
14. Xã Nhị Long Phủ
X. 180 Cãc đường dal còn lại 280
8.181 Đường nội bộ chợ xà 1.200
8.182 Dưimv nhựa bơ cóng 1 lìtra 2Ỉ5.A. lờ ban đồ só 2 (Nguyễn Vãn Cân) Thưa 116. tờ ban đồ số 2 (1 rần Vân Búp) 300
8.183 Đường nhựa kênh Ca (> íhira 538. lờ ban đồ sô 12 (Xguyền Vãn Phước) Thưa 57B. lớ biiiỉ đồ sỗ ỉ 2 (Lẽ Cõng l eo) 300
8.184 Đường tihựa ap Dưa Do 2 1 hưa 99. lờ ban đó số 4 ( Bùi Tấn Kịch), ầp Dừa Do 2 líct Ihữa 945. tờ bàn đồ sổ 7a (Nguyen Vân u t) áp Dừa Do 300
8.185 Dường nhựa Bờ [ iìy ấp 1 liệp Phũ 1 hứa 261A. tò ban dồ số 2 (Lẽ Thị Dường), ấp 1 lie p Phủ llết thưa 57B, lỡ ban dỏ số 12 (l.ê Công lèn), àp (iò l ien 300
15. Xã Dại Phúc
8.J86 Các đường đal còn lại 280
8.187 Các đường bờ bao 280
rGiá đầt ở Vị tri 1 huyện Càng Long
Trang 12/12
Tiện ích vân bàn luật I
l inh: Trà Vinh ph" 'v‘ 9
Lự(' BẢNG GIÁ ĐẤT 0 115 NÀM (20211-2024) TRÊN DỊ A BAN TỈNH TRÀ VINH
Ị -Ỉ(.ýcfỉ.ì Ỉỉậnh rApii Qt/yếi dịnh S(j 35/20Ị 9/ỌD-UBND ngày 20/12/2019 cùa ủy ban nhân dân (inh Trà rinh)
V z'.. Vbíb-Ỉ . 3^/ / // vị tinh: it)fí0 dỏng ni
TT rèn duohKi&o 7* — Doan đường 1 aiại đirờng phố Giá đất 2020 Ghi chú
lừ Đvn
9 Huyỳn riêu cần
L Thị trấn Tiêu cần (Đó thị loại 5)
9.1 Dường 1 Tằn 1 lưng Đạo Ngũ Năm Cầu sỏc Tre 1 4.000
9.2 Đường 1 lui Bả 1 rung Duong 1 rán Hưng Dụơ Dường Võ Thị Sáu 1 4.000
9.3 Đường 30.'4 Ngã Núm Dường I ran Hưng, Dạo 1 4.500
9.4 Hai dây phũ Chợ riêu Càn Dường I ran 5 lưng Dạo Chợ ca 1 4.000
9.5 Dưỡng Vò 1 hl Sáu Dầu cảu Sóc 1 re cũ Dường Lè Ván rám: dối diện héí ranh thưa dắt 103. tờ bán dỗ 14 IÍ1Ộ Dương 1 hị Phước) 3 2.160 1 i 1
9.6 Dường Vỏ Thi Sau Dường l .ẽ Văn l úm; dôi diện het ranh thưa đât 103. tờ ban dó 14 (hộ Dương Thị Phước) Dương đất giáp ranh xã Phú ( ân: đổi diện hut ranh thưa dầt 8 lờ ban (ló 11 (hộ Lè T hi Mỳ Phượng) 3 1.440 — .
9.7 Dưỡng Võ Ihị Sau (áp dụng chung cho xà Phu Càu) Dtrờng đai giáp ranh xã Phú cấn: đôi điện hữ ranh íhưíi dầt 8 lờ ban đổ II (hộ Le IhỊ Mỳ Phượng) t)nơc lộ 60 3 1.200
9.8 Dirờng Nguyền Ván I rỏi Dường Võ Thị Sáu ((’hự gá) Dương Hai Bã Trưng 1 2.000
9.9 Dường Nguyền Vãn I rối Dường Hai Bà Trưng Dường Lê Văn Tám 1 1.200
9.10 Đường Lè Vãn Tám Ngã Nãm - Bưu Diện Dường Vờ Thị Sáu 3 2.000
9.1 1 Đường Nguyền Huệ Dường 1 rần 1 lưng ỉ )ạo Dường Hai Bà Trưng 1 3.000
9.12 Dường Trần Phú Ngã Ba Quốc lộ 60 Cống Tài Phú 1 3.000
■ Giá đất ờ vi trí 1 huyện Tiểu cần
LuatVietnam g
Tiện ích văn bản luật I
Trang 1/12
TT Tên đtrờng phố Doạn đường Loại đ tròng phổ Giá đất 2020 Ghi chú
Từ Den
9.13 Đường Bà Liêp (Cung Thiêu Nhi) Quốc lộ 60 cầu Bá Liêp 3 1.500
9.14 Đường Sàn Bóng Quốc lộ 60 Kho Lương thực 3 600
9.15 03 luyên (11 ròng ngang Quổe lộ 60 Dường Vỏ Thị Sáu 3 SIXÌ
9.16 Dương Chùa Cây Hẹ Quỏc lộ 60 Dưỡng Vô í hị Sái: 800
9.17 02 hem dường Nguyền 1 ifú Chùa Cao Dài Het hèm Ị 400
9.18 02 hcm đường Trân Phú Đường Trân Phú Cặp sõng 3 400
9.19 Hem đường 30'4 Dường ì 0/4 Dường Nguyen Vãn Trôi _3 1.200
9.20 Hèm dường Nguyền Huỳ Dường Nguyen 1 luộ Đường 30..4 3 500
9 21 Hem đường 30 4 (chợ) Dưỡng 30/4 Dường Vò Thị Sãi! 3 500
9.22 Dương nhá 3 Dỏng (Kho bạc) Dường 30/4 (nhá Dư Dạii Dirớng Chợ gã (nhã bà rhiộo 1 4 000
9.23 1 lem dường Lè Ván 1ám Dường l.è Vãn Tám 1 lem dưỡng 30/4 3 1,200
9.24 1 lem dường Le Vãn 1 ám Dường Lẽ Vãn Tâm Hẻi hem 3 400
9 25 Hèm dường Nguyen Van 1 rôĩ Dưỡng Nguyen Vàn Trôi Het hèm 3 400
9.26 1 lem đường Vò Thị Sáu Dường Vô 1 Tự Sáu (nhã bá 1 rang I hị Láng) 1 lei hem 3 400
9.27 1 lem đương Võ Thị Sau Dưỡng Võ Thị Sau (nhã ỡiỉg Ba Diẹp) Hêt hem 3 400
9 28 Hem đường Vò Thị Sau Dường Võ Thí Sáu (nhã ông 1 a Dây) Hẽi hèm 3 400
9.29 D trạng tránh Quõc lộ 60 (áp dụng chung xã Phủ cần) Dường Bã Liep Ọuốc lộ 60 (1JBND thị trấn) 3 3.000
9 30 04 tuyến dường nhánh Quốc lộ 60 3 2.500
9.31 Hẻm phía sau IỈBND huyện Dường Bà Liếp 1 lết hèm 3 400
• Giá đảt ờ vị trí 1 huyện Tiểu cần
Trang 2/12
Tiộn ích văn bản luật
TI Tên đuòiiụ phố L>oạn đường Loại đirírng phố Giá đắt 2020 Ghi chú
Từ Đốn
9.32 Hèm Khóm 3 (chân cầu Tiỏu cẩn ỉ Quốc lộ 60 Het hèm 3 500
9.33 Dường nhựa khóm 5; dưỡng nhựa cập kênh Bà Liếp Quốc lộ 54 Cầu khóm 5 Víì cầu Rà Liếp 3 700
9.34 Dường đnl Khóm 5 Càu Khóm 5 Dường tinh 912 (Cầu Ba Sét) 3 41)0
9.35 Hèm Bà Liếp Dường Bá I iếp (nhà óng Clnn Quang) ỉ lết hèm 3 400
9.36 Dường da! Khóm 3 (cặp Bệnh viện múi) Quốc lộ 60 (nhà ỏng I ruycn) Het tuyến 3 500
9.37 Dường dal Khóm 3 Quốc lọ 60 {('õng khóm vãn hóa) Sóng Cân Chông 3 400
9.38 Dtròng nhựa khóm 6 Quốc lộ 54 Hết tuyến 700
9.39 Các tuyến đường còn lại Iren địa bân thị trân riêu Cán 3 350
9.40 Các tuyên dường phụ nhành tránh Quôc lộ 60 2.000
9.41 Dường vào càu khóm 2 Dường Vỏ Thị Sáu Cầu khóm 2 700
9.42 Dường lĩhựii khóm 4 Quốc lộ 54 ỉ ỉẽl tuyền 8(10
9.43 Dường nội ô thị trần Tièu cấn (Dường linh 9| 2) Kênh Bã Liêp (nhành sô !) Ngã ba Rạch 1-ựp 400
9.44 Dường cặp I rung lãm Vãn liờa the thao Quốc lộ 60 Đường Võ Thị Sau 800
2. Thị (rân Cân Quan (Đô thị loại 5}
9.45 Dường Nguyền I luệ Trằn I lưng Dạo (ngâ ba Nhà Ihờ) Đường 30/4 (Định Tẩn); đối diện het thưa 37. tờ ban đồ 31 (hộ Nguyền Vàn An) 3 3.000
9.46 I iưÍTng Nguyen I luệ Đường 30/4 (Định Tân): đôi diên het thừa 37. tờ ban dồ 31 (họ Nguyễn Vàn An) Sòng Can chông 3 3.500
9.47 Dường I ran I hmg Dạo (Quổc lộ 60) Quồc lộ 60 (Giap ranh xã Long Tliới) Rền Phả 3 3.000
9.48 Dường Iran Phu (lộ Dịnh Thuận) Nguyễn ỉ luệ Cồng khóm III 3 3.000
vGiá đãt ờ VI tri 1 huyện Tiếu Cân
Trang 3/12
LuatVietnam g
Tiộn ích văn bản luật I
11 Tên dưốĩig phố í>aạn đường Loại đường phổ Giá đất 2020 Ghi chú
Từ Đến
9.49 Đường Trần Phủ (lộ DỊnh Thuận) Cổng khóm 111 Trấn Hưng Dạo i Quồc lộ 60) 3 1.500
9 50 Dường Cách Mạng Tháng 8 (Đường huyện 34 í Giáp xà Long Thói Cống Chín Chia 3 800
9.5 1 Dương Hùng Vương Cống Chín Chia Đường Trần phu 3 2.000
9.52 Dường! lung Vương Dưỡng Trân Phú Sòng Cần ('hông 3 1.500
9.53 Dường Ngang Ọuồc lộ 60 Dường Trần Phũ 1.000
9.5 1 Dương ỉ lai Bá Trưng Dường Trần Ihmư Đạo (ngà ba nhũ í hờ Mục Bắc) Dường Sân hóng, dối diện hếĩ ranh thưa 13. tờ ban đồ 16 (hộ óng ló Kiết Hưng) 3 ỉ .500
9.55 Dường í lai B;ì Trưng Dưỡng Sân bóng; dõi dĩện hẽl ranh thừa 43, lờ ban dồ 16 (hộ ỏng 1 ô Kiel Hưng) Cầu Sal 3 1.400
9.56 Dường 1 lai Bã Trưng (áp dụng chơ xa 1 .ong í hói) Cầu sắt Ciiáp xã Nính Thói, huyên cầu kẽ "2 1.40(1
9 57 Dường 50.4 (Định Tắn) Dưỡng Nguyen Huệ Cong dập Cần i hông 3 í .400
9.58 Trưng lãm Chợ rhuận An 3 3.000
9.59 Dường nhựa ộp chợ Thuận .An Quốc lộ 60 Kênh Dinh 1 hưận 3 2.000
9.60 ITưng lâm Chợ Cảu Quan 3 2.700
9.6 1 Hem Trung tâm Chợ Câu Ọiuui Nha Ong Sáu 1 .ớn Cưới hem 500
9 62 1 lem 1 rung lâm Chợ câu Ọiiíin Nhã Bã Hai Ánh Dương 30 4 3 500
9.63 Dường đal Tran Phu (nhà Nám 1 àu) Tràn Hưng Dạo (Quốc lộ 601 3 500
9.64 Dường dai Xóm 1 .á (áp dung chung xà Long 1 hơi I Nguyen í luệ ( 1 rường lí ICS thị (rần I Rạch (nhá bá Ba 1 leo) 3 500
9.65 Dường đa! Nhã thờ Mặc Bùc Giáp sân hanh, Định Phú A - 400
9.66 Dường đal vào cầu Bày Tiệm Trằn Phú Nguyen Huệ 3 1.000
9.67 Dường Sân Bóng Dường 1 lai Bà Trưng Dầu đường Cách Mạng Tháng 8 3 70(1
.Giá đắt ở VI trí 1 huyện Tiểu cần
Trang 4/12
Tiện ích văn bản luật ,
TT Ten đĩròng phổ Doạn cltròĩtg Loại dường phố Giá đát 2020 Ghi chú
Tù Den
9.68 Dường đa! (Ba Chương) Đầu dường Hai Bà Trưng Sông Khétn 3 500
9.69 Đường dai (Tư Thể) Dầu đường Hai Bà Trưng Kênh Mặc sấm 3 NIU
9.70 Đường đal liên Khóm 1.4.5 (áp dụng chung xi Long Thứi > Dầu đường 1 iai Bá Trưng Dưỡng Cách Mạng Tháng 8 3 400
9 71 Dường d;d cập Nhà th ' Ngụn Đương Cách Mạng 1. háng 8 (Nhà thờ Ngọn 1 Dường Cách Mạng Tháng 8 400
9.72 Các tuyên (lường côn lạĩ cua thị trân Câu Ọ nan ,1 350
■< Đường nôi Quôc lữ 60 - Dương linh 915 Quốc iộ 60 Dường linh 915 1.000
9.7 1 Dường nối Chợ Thuận An - Đường Iran Phú Chợ Thuận An Dường I ran Phu 1.200
9.75 Dưỡng nhựa gạch < rhe 1 lãu Quốc lộ 60 Dường Trần Phu 1.200
3. Các tuyển Quốc lộ. Dilling tinh. Đuóiìg huyện. D trừng liên và
9 76 0 .. .. I< 54 (iiáp ranh xã Pliơng 1 hạnh Giáp ranh 1 hợệit độí: đổ • ệì ht't thư 1 822 tờ 4 (hộ Doãn Vãn An) H '1
9.77 Quới. lo 54 Giáp ranh ỉ Itiyện dội: đỏi diện het thưa 822 tờ 4 (hộ Doãn Vãn Ân) Cống (đến thu.' 19. lờ 19 đất Nhà Thờ): đối diện den thưa 20 tờ 19 hộ Huynh Vãn Ờ 900
- Ọuõc lộ 54 (ú ■■■ moi ì Cóng (dến thưa 19. lờ 19 dằl Nh:i Thớ); đoi diện đền thưa 20 lờ 19 hộ 1 luýnh V ản tí Sòn.’ Cần Chóng 900
9.79 Quõc .. 54 (dơạn r .-vi, Sóng i. 'ân (11 >ng Quốc lộ 54 cù ( [ ản 1 lủng 1
9 80 9.81 Ọnốc lộ 54 Quòc lộ 54 (ong lài Phú 1 let ranh dai Chua Long Sơn; đối diện het ranh dãt Chùa Long Sơn 1.600
HÔI ranh dàl Chua l.ong Sơn; dõi dicii húi ratili dát chùa Long Sơn Ngã ba Rạch Lọp: dỏ; diẹn hẽt thưa 46 lở bán dó 38 (hộ Thạch I ỉìị Sa Vỉcni) 1.000
9.82 Quốc lộ 54 Ngà ba Rạch Lọp: đối diên hêi thưa 46 lõ han đổ 38 (hộ Thạch Thị Sa Viữn) Cẩu Rạch Lợp 9011
9.83 Quốc lộ 54 Cầu Rạch Lựp Cống nhà bia liệt sĩ Tân Hùng; dối diện đường bẽ lông «00
9.84 Quốc lộ 54 Cống Nhà bia liệt sĩ xã Tân Hùng; đối diện đường bé tông Cầu Te Te ■00
Gĩồ đảt ờ VỊ tri 1 huyện Tlều cần Trang 5/12
Tiện ích văn bản luật
II 1 én đường phó Đoạn (ỉuòng Loại ihròiig phổ Giá (hit 2020 Ghi chú
lử l)ển
9.85 Quổc lộ 54 Cầu Tc Te Giáp ranh Trà Cú 600
9.86 Quốc lộ 60 Lò Ngõ (gĩáp xà Song Lộc) nết ranh thưa 73. tờ ban đồ 11 (bà Năm Nga): đổi diện hết thưa 52 tờ ban đõ 11 (hộ Nguyền T he Cao) 600
9.87 Quổc lộ 60 1 lết ranh thửa 73. tờ ban đả 1 1 (ba Năm Nga); đồi diện hết thua 52 lờ ban dồ 1 1 (hộ Nguyen Lliể Cao ỉ Cống Chúa l.iẽn [ lái: dối diện het thtra 119 tớ 10 (hộ Tăng Quốc An) 800
9 88 Qiiõc [ộ 60 Còng Chim 1 ièn H;ii; dõì dỉện hũt ihira l19 tờ 10 í hộ l ảng Quốc An) nết ranh dai Dai nước Ó Dùng: đòi diện het thưa 93 lờ ban dồ 12 (hộ Kim Cũa) 600
9.89 Quốc lộ 60 Het ranh đất Dài nước Ô Đùng: đói digit hết thưa 9} (ự bán dò 12 (hộ Kim Cua) Cống Ỏ Đùng 70(1
9,90 Quốc lộ 60 Cống Ú Dùng Ngã ba Ben Cát: dổi diện hết thưa 50 tờ ban di 33 (hộ 1 .iru Ván Chót) 600
9.91 Quõc lộ 60 Ngả ba Ben ( át: doi diện hết thưa 50 1Ờ han dó 33 (hộ 1 .ưu Will Chói) Dirờng đal Phù ’Ihợ 2; dôi diên đường dal \ằ 1 lieu 1 ư 801)
9,92 Quồc lộ 60 Dường dill Phũ Ihạ 2. dóĩ diện dường dal xã 1 licit Ttr Cổng Cây hẹ 1.100
9,9.1 Quốc lộ 60 (’ ông Cây hẹ Dưỡng ngang số 1 (Karaoke Vĩnh Khang); dối diện het thưa 6. lờ bán dó 8 Cay xăng Thanh Long 2.000
9 94 Quốc lộ 60 Dường ngang sô 1 (Karaoke Vinh Khang); dôi diên het thửa 6. tờ han đồ 8 Cây .xàng Thanh Long Het ranh Trường cấp 1 Tiẻu Can: dổi diện hếl ranh Kho bạc nhã nước huyện cũ 2.500
9.95 Quốc lộ 6Õ Het ranh 1 nrúng Crip 1 Tiêu cằn; đối diện heí ranh Kho bạc nha nước huyện cũ Câu Tiêu Cần 4.000
V.’Jf, Qlóu lỡ Tí.' í 'âu Trẽn (‘ân Dương dal Xóm Vó xà Phú Càn; đói diện dẽn hét raiùì Bộnii viẹii da khi’.;i h.iyệa 3.200
9,97 Ụiióư lộ 60 Dường dũi Xóm Vó xã Phú Cân: dot diện dén het ranh Bệnh viện da khoa huyện Ngà ÍƯ Phú Can (Qtỉớc lõ 54 vá Quỡc lộ 60) 2.000 •
9.98 Quốc lộ 60 Ngà lir Phũ Cần (Quốc lộ 54 vã Quóc lộ 60) Dường đal (Cổng nhà vàn hóa áp cầu Tre); đói diện hểt thưa 239. tờ ban dồ Sù 6 hộ 1 hạch '1 hị Sầm Nang ! .200
9.99 Quốc lộ 60 Đường dal (Còng nhà văn hóa ãp cảu Tre); dôi diện hết thưa 239. tờ bân đồ số 6 hộ Thạch Thi Sâm Nang cảu Cầu Tre 700
. Gỉá đất ờ V| tri 1 huyện Tiểu cần
Trang 6/12
Tiện ích vãn bản luật
TT Tên dưòìig phô Đoạn cliròng Loại điròtng phố Giã đất Ghi chú
Từ Dồn 2020
9.100 Quốc lộ 60 Cẩu Cầu ‘1 rc Cống Trinh Phụ 600
9.KII Ọuổc lộ 60 Cong 1 rinh rhụ Câu Câu Suối 800
9,102 Ợuốc lộ 60 Cầu cảu Suối Giáp ranh thị trân Câu Quan 1.000
Dường tinh
9.I03 Dưỡng tinh 912 Quốc lộ 54 (Ngíì ha Rạch Lợp} Câu Dại Sư 800
9.104 Dường tinh 912 Cầu Dại Sư Cống Chín Bình 600
9.1Ũ5 Dường (inh 91 2 cóng Chiu Binh Cầu Lé Vãn Quới 800
9-106 Dường (inh 912 Càu 1 ẽ Vãn Ụuúi Cầu Nhà 1 hờ 1.000
9. [07 Dườnglinh 912 i 'ấu Nhá Thò Giáp ranh xà Ngãi 1 lìing í 1 ạp Ngãi} 800
9.108 Dường (inh 912 Giáp ranh xã Ngãi 1 lúng (Tập Ngùi) (’ây xãngQuổc Duy (giáp 1 hanh Mỹ) 900
9.109 Đường (111h 9 i 5 Ngà ba dè bao Cân Chông, dồi diện thưa 78 tờ 23 í Nguyen 'ỉhi Hường) Giáp ranh [rã Cũ 500
Dirỏng huyện
9.1 10 Dưỡng huyện 2 Quốc lộ 60 (Ng:ĩ ba Ben (’át) Cầu vàm Bến Cát 700
9.1 i 1 Dường huyện 2 Cầu vàm Ben Ị át Giáp ranh ãp Tản I rung xa Tân All 600
9.112 Đường huyện 6 (đoạn xà Hĩẻu í u) Ọuồc lộưU Câu nhà ộqg Mười cầu 500
9 1 : 3 Dtrỡrig ìliiyệii 6 (duụii x;ì Hiên T’ữ) » Câu nhã óng Muởĩ Câu Giáp ranh xà Huyền I lội 400
9.1 14 Dường huyện 13 Dường tinh 912 (UBND xã lập Ng3i cũ) Cầu Xây (giap ranh Lương 1 ]õa A) 500
9.1 1 5 Dường huyện 26 Ọuổe lộ 54 Cầu Ba Điều 600
9.116 Dường huyện 26 Cầu Ba Điều Cầu KẺiìh Trẹm 500
Giá đẩt ờ VI tri 1 huyện Tiếu cần
Trang 7/12
LuatVietnam g
Tiện ích văn bản luật ằ—.
II Tên dường, |)lìổ Doạn during Loại đirờng phổ Giá đất 2020 Ghi chú
Từ Den
9,117 Dường huyện 26 Cầu Kênh Trẹm càu Cao Một 500
9.1 IS Đường huyện 26 Bưu diện Tán Hóa Kênh 6 Phó 800
9. ỉ Ị 9 Dường huyện 26 Kênh 6 phó Ngà ba dê bao Cân Chông 600
9.120 Đường huyện 34(1 Hig 1 hiĩi 1 Giáp ranh thị tran cảu Quan Giáp ranh xả phong phú. Cáu Kè 600
Duóìig liên xã
9 121 Đư • 'Ngãi 1’rung di Lò ngõ Cầu Ngài Trun Cẩu nhà Hai Tạo 300
9.1' 2 Dưtiiig Ngãi Trung đi Ló ngó Cầu nhà Ilai lạo Cầu 1 lai Ngò 400
9.12 ’ Dưừng Ngãi Trung di 1 ngô câu 1 hí! Ngó Giap ranh ãp Lò Ngó 300
9.1 2-1 1) rong Ngãi 'ỉ r jng đi 1 .<1 ngiì Giáp r.inl : í Li' Ngó Quóc lọ 6(1 í( họ Lô Ngoi 300
9.125 iV ■ r !. ■J Qtiầc lộ 54 (xfi 1 lũng HÓI ■ càu Ngài Hừng 400
9.126 Dường 1) i rao Quốc lộ 60 Chùa o ] 400
9.127 Dường Xóm Vó - An Cư - Định Bỉnh Quốc lộ 60 cẩu Chà Vơ 350
9.128 Dtrỉmg lien X í Phú ( 'ăn - Hiên I ri ng Dường dnl 3.51Ì1 ló IT í Dường huyên 2? 350
4. Xiĩ l ập Ngãi
9.129 1 rung lảm chợ xã 1 ập Ngãi 1.100
9.1 30 1 rung lam chợ Cày Oi • ■ 4 'y
9.1 • 1 Đường nhựa Ngãi 1 rung Dường tinh 912 Dưỡng huyện 1 3 300
9.132 Đường nhựa lien ãp Cầy Oi, Xóm Chòi. Ong Xây Đại Su Dường nhựa ấp (ây ói Giáp Dường linh 912 300
5. Xã Ngãi Hùng
Giá đất ở vị tri 1 huyện Tiểu cần
Trang 8/12
Tiện ích văn bẳn luật
IT TỀn (Iiròns phố Doạn đường Loại đường phố Giá đất 2020 Ghi chú
Từ Đen
9.133 Chợ Ngãi Hùng cũ Dường tỉnh 912 Kênh 1.(100
9.134 Chợ Ngãi Hùng cũ Nha ông Cân Kênh 500
9.135 Trung kim chư Ngài Hùng mơi 800
9.136 Đường vào 1 ! xã Ngãi Húng (Dường huyện 38) Câu Ngà lư 1 Kênh (ft Danh 500
9.137 Dường vào T I xa Ngãi Húng (Đường huyện 38) Kênh ÚI Danh Cầu Ngãi 1 lung 800
9.138 Dường nhựa liên ấp Ngài Chânh-Ngài Thuận- Ngài Phù Dưỡng huyện 33 Nhủ ống Bùi Vãn Quân (thưa 1523, tờ ban đồ số 1 ) 400
9 139 Dường nhựa 3tn Cáu sát Chành Hội B Giáp ranh x;ì Phước 1 lirng. huyên Trà Ciì 400
9.140 Dường nhựa Ngai Chánh - Ngài I lưng Dường huyện 38 Giáp xã l ập Sơn huyện Trà Cú 400
93 41 Dưóiig nhựa true chinh nội dỏng 3.5 m Dường huyên 38 i ltd thưa 41)7 lơ han dồ S-Ỏ 5 400
9.142 Dướnu nhựa trục chinh nôi đóng 3.5 111 Dường hu vện 38 Hêl thùa ì 25 lơ ban dô sô 16 400
6. Xã 1 liêu 1 rung
9.143 Trung lãm diợ 1 liêu Ị rung 1.000
94 44 Dưỡng nhụa Tán Trung Giồng Dường huxện 2 1IÕ1 dường nhựa âp I âu i'j ung (hỏng B 500
9.145 Dưữiig nhựa Phũ Thợ 1 Quóc lộ 60 Can Phú Thợ I 600
9,146 Dường nhựa Phũ Thọ 1 Cẩu Phú Thọ 1 Nha õng Mửa 400
9. ỉ 17 Duỡne r.h.iíi Phú 1 h.1 1! HOirứiii.’ liiivùa ’ ■ - - - 25) Quốc lộ 60 Giáp ranh xã Phono 1 hạnh 800
9.148 Dường nhựa liên ấp Dưỡng huyện 2 Giáp ranh xã 1liêu 'I ư 30(1
7. Xã râu Ilòa
9.149 Đường xã Tân Hòa Giáp mặt hàng (giáp ranh thị trẩu cầu Quan) Cống càn Chông 900
Giá đát ó VỊ tri’ 1 huyện Tiểu cản
Trang 9/12
Tiện ích văn bản luật
TT Tên (lường phố Đoạn đường Loại điròĩig phó Giá đất 2020 Ghi chú
Từ Đen
9.I50 Đường xã l ân Hòa Cống cản Chông Ngã ba đê bao cần Chông 840
9.151 Trung tâm chợ xã Tân Hòa 1.260
9.152 Đường nhựa 3m Dường vảo Trung lâm xã riết tuyên 400
9.153 Dường nhựa ẫp Tàn Thành Dõng Dường vào Trung lâm xà 1 let đường nhựa ằp Tàu Thành Dỏng 500
9.154 Đường liên ắp Sóc Dừa - Trent Dường huyện 26 Dường lĩnh 915 ■im
9.155 Dường nhựa ấp Cao MỘI Giáp Dưỡng huyện 26 Giáp ranh ấp Sóc CằiL xS Hùng 1 lỏa 400
9.156 Dường nhựa áp Cao Một Ngã 3 nha ông ì Tịnh Cầu Cây Chăng 400
9.157 Dường nhựa ãp Cân riêu Giáp Dưỡ :g huyện 26 Tha la âp cần ỉ iẽu 400
8. \ã lĩủng Hòa -
9.15.1 Dưỡng vàn Trung, lân xàlỉũngỉl 1.1 Ọưốc ló 54 Sông lừ o 600
9.15 1 1 rung tăm chợ 1 lùng 1 lõa 700
9.160 Dường 'I rưng tàm cụm chợ Sóc Câu Dường huyện 26 ('họ Sóc Cẩu 400
9.161 Khu hưng tâm cho Sóc Câu 600
9.162 Diứ ng nhựa ãp Ong Rùm l-Oỉig Rùm 2 Quốc ló 54 Nhà ông Sáu Lảu 500
9.163 Dưỡng (111 T5rn liên ảp ting Riiiìi l ữ Ỏ 1 Ụỉl li. . ’ ' • Nhá ba Lạm Hự '1 è 500
; ỉ6-’ • ' . . 1 Ị . Quỡc 1 ’ 5-1 Chợ Hùng H\ I'"1
■■ ' ĩ ■ Cng gia.1 thòng Ci 1 trưng 1 tin c lơ sớ‘- í ■:u lơc iộ 5-1 ■: C.K1 .. ■■.. Sơc í All 5(<9
9.166 Dường Từ Ô 1 Nha hả Lâm Thị Tẻ Trung lâm xã 500
9.167 Dưỡng Sóc cầu - Cày Da - Sóc Tràin Dầu cầu Sóc Câu Chùa o Veng Chas 300
Giả đất ờ vị trí 1 huyện Tiều cần
Trang 10/12
Tiện (ch văn bản luật
TT Tên diròiig phổ Dơạn đường 1 .oại đưòiìg phố Giá đất Ghi chú
Tù- Đen 202(1
9.168 Dường nhựa ắp Ông Rúm 1 Ọuổc lộ 54 Nhà 9 Chòi 400
9. Xã Tàn Hùng
9.1 69 Hai dãy phó Chợ ì án Hùng 900
9.I70 Dường nhựa (1 ộ te) Quốc lộ 54 (BCHQS xà) Ngà ba Quốc lộ 54 (hết đát bà Sa Vane) 700
9.1 7 l Cặp bờ sông khu vực diọ 500
9.172 Dường d;tl (vủo Xi nghiệp gó) Dương nhựa (Lộ te 1 Sông Rạch 1 ,ợp •ư,
9.1 7; Dường Villi TT gióng íỉ íiy sân Đường huyện 26 Trung tám giống thuy sàn 300
9,174 Dường nhựa lie: ấp Chợ, ắp Trà Mem Ciiáp Quóc lộ 54 Cầu Ngãi Hùng 400
9.I75 Đtróng uhtra liên ;ìp Nhứl - Phụng Sa le IV Dtrứng ìp Nhứt Khiêng Hùng ( ông 301)
9 I76 Dướn. nl tra liên ấp: Nhi - le I e Cầu ầp Nhi Điừmg Háng ( ■ >n=_ 300
9.177 Dường nhiia ftp ! rung 1 ièn Đường 1 rung 1 iẽư Can 7 Dậu 300
10. Hiến l u*
9.178 Khu 1 rung tầm chợ ỉ liều Tử 1.000
9.179 Khu Trung kìm chọ Lờ Ngó (kẽ ca 04 Ihưa cặp Quốc lọ 601 1.200
9.180 Dưỡng nhựa 0 Tróui Quốc lộ 60 Cầu Trung ương Doãn ãp Ỏ Tròm 400
9.181 Dưỡng nhựa ftp Chợ Qưỏc lộ 60 (nha Lục Sâci ( âuap 6 nợ 400
9 1 í 1 1 ỉirmig L”ũ:i ầp Kinh Xáng ' . ki fit) Dưéng vjo I tnìg tã 1) Huỵéu II lị ill lã 'I "!! tìel 400
9,183 Đường nhựa liên xã Cầu 135 ấp chợ Giáp ranh xã ] 1 iéu Trung 300
9.184 Đường ô Trao Cầu Ô Trôm di ÔTrao Cồng vân hỏa ẩp ô Trao 300
Giá đẩt ờ vĩ trí 1 huyện Tiểu cản
Trang 11/12
Tiện ích văn bản luật
TT Tên đường phổ Đoạn đường Loại dường phố Giá dấl 2020 Ghi chú
Tír Đen
9.185 Đường nhựa cặp kính té mới Phông thuổc Nam 1 lưng 1 lieu Tự Nhả õng Nguyen Văn Lào 300
9.186 Đường nhựa 3m Đường nhựa ẩp Chợ Kènh 5 thước 300
11. XA Long Thói
9.187 Dường Trinh Phụ Quốc lộ 60 Het 1 anh xã Long Thôi 350
9.18« Đường Dinh Binh Quổc lộ 60lNháihửi Càu Chà Vơ 550
9.189 Dường nhựa ỉỉén :ìp ('âu Tre-DỊnh Hòa Quốc ló 60 Nhà ông Cao Vãn Tám 350
9.190 Dưỡng nhự 1 Giỏng Criử 1 Kênh Trinh Phụ Quôc lộ 60 (thị trăn Câu Quan) 350
9.191 Dưỡng. nhựa liên ắp Định Phú C-Địĩih Phú A Dường nhựa Giõ Ig Giữa cảu 1 lai [luyện 350
9 19 D rớng ( 'âu Ire - 1 rinh phụ (B 1 Quờc) Kênh c in Tre Kênh 1'tinh Phu 350
9.193 Đường nhựa bó' tây kênh 1 rinh Ph'1 Dưỡng Gióng G iữa Kênh Trinh Phụ 350
12. Xã Phu (a 11
9.19-1 Dường liên ổp: ũ lù - Bà Ep - SÓC’ 1 re Quốc lô 54 (Ổ Ét Ị Giáp ranh àp Phú Thọ 1 và càu khóm 2 400
9.195 Dường nhựa ap Dại T rường Quổc lộ 5 i Cầu Cầu Tre 350
9.196 Dường lien ấp Dại Mon - Bã ip QI.60 Giáp dường 3.5 ni 300
13. Các luyến đuimg còn lại
9 197 Các Tuyển đường dal khác Thuộc các xỉí trong Ìn.yộiì . 2«0
Giè đất ờ VI trí 1 huyện Tiểu cẩn
Trang 12/12
Tiện ích vãn bản luật |
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THỐNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 1336/QĐ-BTTTT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thừa nhận Phòng đo kiểm
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Nghị định số 50/2011/NĐ-CP ngày 24/6/2011 của Chính phủ sửa đổi
Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 172/2003/QĐ-BBCVT ngày 29/10/2003 của Bộ trưởng Bộ
Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) quy định về việc thừa
nhận các Phòng đo kiểm đã được các Bên tham gia Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về
đánh giá hợp chuẩn thiết bị viễn thông với Việt Nam chỉ định;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH : ( Nghệ, VI
Điều 1. Thừa nhận phòng đo kiểm:
Nemko Korea Co.,Ltd - KR0026
Địa chỉ: 300267-1,OsanRiMoyenMyeon Chooin-Gu, Yongin Si, Gyeonggi DoKorea449852
(đã được Cơ quan nghiên cứu về Vô tuyến quốc gia (RRA) thuộc Cơ quan quản lý về
truyền thông Hàn Quốc (KCC) chỉ định và đề nghị thừa nhận) đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu về việc thừa nhận các Phòng đo kiểm đã được các Bên tham gia Thoả thuận thừa
nhận lẫn nhau về đánh giá hợp chuẩn thiết bị viễn thông với Việt Nam chỉ định theo
Quyết định số 172/2003/QĐ-BBCVT với phạm vi thừa nhận kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Phòng đo kiểm có tên tại Điều 1 có các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy
định tại Quyết định số 172/2003/QĐ-BBCVT.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực 02 (hai) năm kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Phòng đo
kiểm có tên tại Điều 1 và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./. A
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
VÀ
Nơi nhận:
Như Điều 4;
Bộ trưởng (để b/c);
Trung tâm Thông tin (để đăng website);
Các Tổ chức chứng nhận hợp quy (để th/hiện);
Lưu: VT, KHCN.
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
THONG
TIN
08
TRUY
ONG
Nguyễn Thành Hưng
PHỤ LỤC
PHẠM VI ĐƯỢC THỪA NHẬN
(Kèm theo Quyết định số 1336 /QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 7 năm 2012
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Thông tin về Phòng đo kiểm
Tên phòng đo kiểm: Nemko Korea Co., Ltd – KR0026
Địa chỉ:
Người liên lạc:
Điện thoại:
300-2/67-1, Osan-Ri, Mohyeon-Myeon, Cheoin-Gu, Yongin-
Si, Gyeonggi-Do, Korea 449-852
Sang Woo, Ha
+82-31-330-1717
[email protected]
Email:
2. Phạm vi được thừa nhận
TT
Tên sản phẩm
1. Thiết bị đầu cuối
1.1
1.2
1.3
Thiết bị đầu cuối kết nối mạng viễn thông
công cộng qua giao diện tương tự hai dây
Máy điện thoại không dây (loại kéo dài thuê
bao)
Thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng ISDN sử
dụng tốc độ truy nhập cơ bản (BRA)
1.4 | Thiết bị đầu cuối PHS
2.
Thiết bị vô tuyến
2.1 | Thiết bị vô tuyến hoạt động trong băng tần
2,4 GHz sử dụng kỹ thuật trải phổ
2.2 | Thiết bị vô tuyến trong dải tần từ 9 kHz đến
25 MHz
3. | Thiết bị công nghệ thông tin
Quy định kỹ thuật
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
TCVN 7317:2003 (CISPR 24:1997)
QCVN 18 :2010/BTTTT
TCVN 7317:2003 (CISPR 24:1997)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
TCVN 7317:2003 (CISPR 24:1997)
QCVN 11:2010/BTTTT
QCVN 54 :2011/BTTTT
QCVN 18 :2010/BTTTT
3.1 | Máy tính cá nhân để bàn, máy chủ (desktop,
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
server)
3.2 |Máy tính xách tay (laptop and portable
computer)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
3.3 | Thiết bị trợ giúp cá nhân (PDA)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
3.4 | Thiết bị định tuyến (router)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
3.5 | Thiết bị tập trung (hub)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
3.6 | Thiết bị chuyển mạch (switch)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
3.7 | Thiết bị cổng (gateway)
3.8 | Thiết bị cầu (bridge)
3.9 | Thiết bị tường lửa (firewall)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
TCVN 7189:2009 (CISPR 22:2006)
acDoub
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
Số: 35/2023/NQ-HĐND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Tháp, ngày 28 tháng 5 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết
số 79/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân
Tỉnh ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên
ngân sách nhà nước năm 2022 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách
giai đoạn 2022–2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
KHÓA X - KỲ HỌP ĐỘT XUẤT LẦN THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của
Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;
Xét Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân Tỉnh về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban
hành kèm theo Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021
của Hội đồng nhân dân Tỉnh ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán
chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và áp dụng cho thời kỳ ổn định
ngân sách giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; Báo cáo thẩm tra
của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội
đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo
Nghị quyết số 79/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng
nhân dân Tỉnh ban hành quy định về định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân
sách giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể như sau:
1. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 3 như sau:
2
“b) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số
đối tượng thực tế, mức hỗ trợ theo chế độ quy định, gồm: (1) Kinh phí hỗ trợ
học bổng, chi phí học tập cho học sinh khuyết tật; (2) Kinh phí hỗ trợ chi phí
học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại
học; (3) Kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của
Chính phủ.
Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ được sử dụng từ kinh phí chi thường
xuyên của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn
vị sự nghiệp công lập, định mức 100 triệu đồng/đơn vị/năm; riêng Trường
Nuôi dạy Trẻ khuyết tật phân bổ 650 triệu đồng/đơn vị/năm; định mức phân bổ
công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được chuyển, xếp lương theo lương tối thiểu
vùng quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ,
khi Chính phủ thay đổi lượng tối thiểu vùng thì định mức phân bổ thực hiện theo
tỷ lệ thay đổi mức lương tối thiểu vùng tương ứng”.
2. Sửa đổi đoạn thứ 3 điểm a khoản 1 Điều 4 như sau:
“Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số đối
tượng thực tế, mức hỗ trợ theo chế độ quy định, gồm: (1) Kinh phí hỗ trợ tiền ăn
trưa cho trẻ em 3-5 tuổi; (2) Kinh phí hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học
sinh khuyết tật; (3) Kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo
quy định của Chính phủ.
Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ được sử dụng từ kinh phí chi thường
xuyên của đơn vị theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn
vị sự nghiệp công lập, định mức 100 triệu đồng/đơn vị/năm; định mức phân
bổ công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được chuyển, xếp lương theo lương tối
thiểu vùng quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính
phủ, khi Chính phủ thay đổi lương tối thiểu vùng thì định mức phân bổ thực
hiện theo tỷ lệ thay đổi mức lương tối thiểu vùng tương ứng”.
3. Sửa đổi, bổ điểm c khoản 1 Điều 6 như sau:
sung
“c) Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ được phân bổ cụ thể như sau:
Văn phòng Tỉnh ủy: 800 triệu đồng/đơn vị/năm
Các Ban, đơn vị thuộc cơ quan Đảng (không bao gồm Báo Đồng Tháp):
350 triệu đồng/ban, đơn vị/năm, đơn vị có phát sinh nhiệm vụ đặc thù được
phân bổ thêm 100 triệu đồng/năm (Ban Tổ chức Tỉnh ủy); các huyện ủy,
thành ủy: 400 triệu đồng/đơn vị/năm, riêng 03 huyện ủy, thành ủy thuộc địa
bàn biên giới và Huyện ủy Cao Lãnh được phân bổ thêm 100 triệu đồng/đơn
vị/năm.
Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Tỉnh: 600 triệu
đồng/đơn vị/năm.
Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh: 1.300 triệu đồng/đơn vị/năm.
Các cơ quan hành chính, đơn vị cấp tỉnh (không bao gồm các tổ chức chính
3
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp): 300 triệu đồng/đơn vị/năm. Ngoài ra, đối với (1) đơn vị
có các Chi cục trực thuộc bên ngoài trụ sở chính, (2) đơn vị có số lượng biên
chế được cấp có thẩm quyền giao trên 40 biên chế/đơn vị (không kể đơn vị
trực thuộc) thì phân bổ thêm 50 triệu đồng/đơn vị/năm.
Các tổ chức cấp tỉnh được nhà nước giao biên chế, gồm: tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -
nghề nghiệp (không bao gồm Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh; Hội
Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh; Hội Đông y) và Báo Đồng Tháp: 200 triệu đồng/đơn
vi/năm.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh, Trường Chính trị Tỉnh: 450 triệu
đồng/đơn vị/năm; Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh 300 triệu đồng/đơn vị/năm.
Ban An toàn Giao thông Tỉnh và Hội Đông y Tỉnh: 100 triệu đồng/đơn
vị/năm.
Định mức phân bổ công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được chuyển, xếp
lương theo lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày
12/6/2022 của Chính phủ, khi Chính phủ thay đổi lương tối thiểu vùng thì định
mức phân bổ thực hiện theo tỷ lệ thay đổi mức lương tối thiểu vùng tương ứng”.
4. Sửa đổi khoản 5 Điều 6 như sau:
“5. Chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo
chuyên trách tại các Hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp được phân bổ theo Nghị quyết của cấp có thẩm quyền”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 6 Điều 6 như sau:
“6. Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ
chức nghề nghiệp và đoàn thể khác (bao gồm các tổ chức không giao biên chế)
được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước
năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Ngoài ra, đối với Hội
Khuyến học, Hội Luật gia, Hội Nhà báo, Hội Y học, Hội Người cao tuổi, Hội
Khoa học Lịch sử được hỗ trợ khoán kinh phí hoạt động 400 triệu
đồng/hội/năm (đã bao gồm chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức
danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội; hợp đồng các chức danh còn lại và hoạt
động thường xuyên tại Hội); Hội bảo trợ Người khuyết tật, Nạn nhân chất độc
da cam/Dioxin và Bệnh nhân nghèo được hỗ trợ khoán kinh phí hoạt động 500
triệu đồng/năm (đã bao gồm chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức
danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội; hợp đồng các chức danh còn lại và hoạt
động thường xuyên tại Hội)”.
6. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 7 như sau:
“b) Đối với địa phương thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định
được phân bổ 400 triệu đồng/huyện/năm, riêng 03 địa phương gồm thành phố
Hồng Ngự, thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc được phân bổ thêm 100 triệu
đồng/thành phố/năm; định mức phân bổ công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được
chuyển, xếp lương theo lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số
38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ, khi Chính phủ thay đổi lương
tối thiểu vùng thì định mức phân bổ thực hiện theo tỷ lệ thay đổi mức lương tối
thiểu vùng tương ứng”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 như sau:
“4. Đối với các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ
chức nghề nghiệp và đoàn thể khác (bao gồm các tổ chức không giao biên chế)
được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật được phân bổ thêm 800 triệu
đồng/huyện/năm. Giao Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết
định mức hỗ trợ phù hợp tính chất hoạt động của từng tổ chức. Ngoài ra, đối với
Hội Khuyến học, Ban Đại diện Hội người cao tuổi, Hội Luật gia được hỗ trợ
khoán kinh phí hoạt động 130 triệu đồng/hội/năm (đã bao gồm chế độ thù lao
đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các Hội; hợp
đồng các chức danh còn lại và hoạt động thường xuyên tại Hội)”.
8. Sửa đổi khoản 5 Điều 7 như sau:
“5. Chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo
chuyên trách tại các Hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp thực hiện theo Nghị quyết của cấp có thẩm quyền”.
9. Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 8 như sau:
“c) Chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo
chuyên trách tại các Hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp thực hiện theo Nghị quyết của cấp có thẩm quyền”.
10. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Các nội dung khác
a) Các Hội được hỗ trợ kinh phí hoạt động thực hiện theo cơ chế đặt hàng
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định”.
11. Bổ khoản 2 Điều 9 như sau:
sung
“Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ của Khu Di tích Nguyễn Sinh Sắc được
phân bổ 1.240 triệu đồng/năm; Khu Di tích Xẻo Quít được phân bổ 460 triệu
đồng/năm; Ban Quản lý Khu di tích Gò Tháp được phân bố 780 triệu
đồng/năm; định mức phân bổ công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được chuyển, xếp
lương theo lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày
12/6/2022 của Chính phủ, khi Chính phủ thay đổi lương tối thiểu vùng thì định
mức phân bổ thực hiện theo tỷ lệ thay đổi mức lương tối thiểu vùng tương ứng”.
12. Bổ
điểm d vào khoản 2 Điều 12 như sau:
sung
“d) Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ của Cơ sở Điều trị nghiện được phân
bổ 1.040 triệu đồng/năm; Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp được phân bổ 650
triệu đồng/năm; Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ được phân bổ 1.440 triệu
đồng/năm; định mức phân bổ công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được chuyển, xếp
-
-
5
lương theo lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày
12/6/2022 của Chính phủ, khi Chính phủ thay đổi lượng tối thiểu vùng thì định
mức phân bổ thực hiện theo tỷ lệ thay đổi mức lương tối thiểu vùng tương ứng”.
13. Bo Điều 20 như sau:
sung
“Điều 20. Mức phân bổ công việc hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp
công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên
a) Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh
do ngân sách nhà nước đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên (không kể sự
nghiệp giáo dục và các đơn vị đã được quy định phân bổ mức cụ thể) được phân
bố 100 triệu đồng/đơn vị/năm.
b) Đối với công việc hỗ trợ, phục vụ của đơn vị sự nghiệp công lập cấp
huyện do ngân sách nhà nước đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên (không kể sự
nghiệp giáo dục) được phân bổ tối đa không quá 100 triệu đồng/đơn vị/năm.
Định mức phân bổ công việc hỗ trợ, phục vụ trên đã được chuyển, xếp
lương theo lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày
12/6/2022 của Chính phủ, khi Chính phủ thay đổi lương tối thiểu vùng thì định
mức phân bổ thực hiện theo tỷ lệ thay đổi mức lương tối thiểu vùng tương ứng”.
Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Giao Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ
đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Tỉnh giám sát việc
thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp Khoá X, Kỳ
họp đột xuất lần thứ năm thông qua ngày 28 tháng 5 năm 2023 và có hiệu lực
từ ngày 07 tháng 6 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Tư pháp (Cục kiểm tra VBQPPL);
- TT.TU, UBND, UBMTTQVN Tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
Đại biểu HĐND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- TT.HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Công báo Tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử Tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND.
DONG
NHAN
DAN
CHUTICH
THAP
Phan Văn Thắng
|
UỶ BAN DÂN TỘC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
, 7TL Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : y^/UBDT-KHTC -L—z--------------------
V/v tham gia ý kiến dự thảo Thông Hà Nội, ngayotf tháng năm 2016
tư thu phí, iệ phí trong lĩnh vực khai
thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sàn
Kính gửi: Bộ Tài chính
Phúc đáp Công vãn số 12135/BTC-CST ngày 31/8/2016 của Bộ Tài chính
về việc tham gia ý kiến dự thảo Thông tư thu phí, lệ phí trong lĩnh vực khai thác,
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ủy ban Dân tộc có ý kiên như sau:
1. Cơ bản nhất trí với nội dung của dự thảo Thông tư hướng dẫn mức thu,
chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng kiểm an toàn kỹ thuật tàu cá, phí
thẩm định xác nhận nguồn gổc nguyên liệu thủy sản, phí bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, lệ phí cấp giấy phép khai thác hoạt động thủy sản.
2. Tham gia ý kiến về một sổ nội dung cụ thể như sau:
- Tại khoản 4, Điều 5 dự thảo Thông tư, đề nghị sửa đổi, gia hạn cho tổ
chức thu phí, gửi sổ tiền phí đã thu tháng trước vào tài khoản của Quỹ bảo vệ
nguồn iợi thủy sản: “Chậm nhất là ngày 10 tháng sau,... ” Vì tại khoản 1, Điêu
4 đã quy định thời hạn nộp tiền vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách: “Chậm
nhất là ngày 05 tháng sau, phải gửi số tiền phí đã thu tháng trước vào tài khoản
phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.”
- Đề nghị sửa đổi, thay thế cụm từ “Chương, tiểu mục” thành cụm từ đầy
đủ “Chương, loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng” trong nội dung quy định tại
khoản 1, và khoản 2 Điều 5: “Tổ chức thu lệ phỉ nộp 100% sổ tiền lệ phí thu
được vào ngân sách nhà nước theo Chương, loại, khoản, mục, tiêu mục tương
ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. ’’
Trên đây là ý kiến của ủy ban Dân tộc gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp./.*/
Nưi nhậnỊ^Í
- Như trên;
- Bộ trường, Chủ nhiệm (để b/c);
- Cổng thông tin điện từ UBDT;
- Lưu VT, KHTC. 4
KT. Bộ TRƯỎNG, CHỦ NHIỆM
Lê Son Hải |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, được thay thế lĩnh vực
quản lý giá thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
_________________
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý giá.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính mới ban hành và 01 thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực quản lý giá thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Bãi bỏ thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 176/QĐ-BTC ngày 13/2/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cục Quản lý giá thực hiện việc nhập và đăng tải dữ liệu thủ tục hành chính theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý giá và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, ĐƯỢC THAY THẾ
LĨNH VỰC QUẢN LÝ GIÁ THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Kèm theo Quyết định số 1709/QĐ-BTC ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Bộ Tài
chính)
PHẦN I: DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục Thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
2. Danh mục thủ tục hành chính được thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1. Thủ tục đăng ký hành nghề thẩm định giá
1.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp thẩm định giá nộp hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá cho Bộ phận một cửa của Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức sau: dịch vụ bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có).
- Bước 2: Bộ phận một cửa của Bộ Tài chính chuyển hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá của Doanh nghiệp tới Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) để xử lý theo quy định.
- Bước 3:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có nội dung chưa chính xác, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi đến Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính hướng dẫn, bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ cho thấy người có thẻ thẩm định viên về giá chưa đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá, Bộ Tài chính có văn bản trả lời về lý do chưa đủ điều kiện đăng ký hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và được Bộ Tài chính tiếp nhận trước ngày 15 của tháng đó thì được Bộ Tài chính thông báo là thẩm định viên về giá trong danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp online trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Bộ Tài chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1.3.1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
b) Bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ giấy tờ chứng minh đã cập nhật kiến thức về thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính phù hợp với lĩnh vực chuyên môn đăng ký hành nghề và còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký hành nghề trừ trường hợp thẻ thẩm định viên về giá được cấp dưới 01 năm tính đến thời điểm đăng ký hành nghề;
c) Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bản giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp không quá 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký hành nghề hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ của Phiếu này hoặc Phiếu lý lịch tư pháp số 1 bản điện tử được cấp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử VNeID không quá 06 tháng tính đến thời điểm đăng ký hành nghề;
d) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá với vai trò là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp;
đ) Giấy xác nhận thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ sổ bảo hiểm xã hội thể hiện quá trình đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá trừ trường hợp đã được thông báo là thẩm định viên về giá theo quy định của Luật Giá;
e) Bản sao hợp đồng lao động ký kết giữa doanh nghiệp và người có thẻ thẩm định viên về giá trừ trường hợp người có thẻ thẩm định viên về giá là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
1.3.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
1.4. Thời hạn giải quyết:
a) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có nội dung chưa chính xác, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Hết thời hạn trên, trường hợp doanh nghiệp chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ, hồ sơ sẽ không được xem xét để đưa vào thông báo danh sách thẩm định viên về giá.
b) Trường hợp hồ sơ cho thay người có thẻ thẩm định viên về giá chưa đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến doanh nghiệp lý do chưa đủ điều kiện đăng ký hành nghề trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và được Bộ Tài chính tiếp nhận trước ngày 15 của tháng đó thì được Bộ Tài chính thông báo là thẩm định viên về giá trong danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người có thẻ thẩm định viên về giá và doanh nghiệp thẩm định giá
1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá).
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Thông báo danh sách điều chỉnh thẩm định viên hằng tháng của Bộ Tài chính theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024.
+ Thông báo lý do chưa đủ điều kiện đăng ký hành nghề.
1.8. Phí, Lệ phí: Không có
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Các mẫu số 01, 02, 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá .
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đang còn hiệu lực với doanh nghiệp mà người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá, trừ trường hợp người có thẻ thẩm định viên về giá là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
c) Có tổng thời gian thực tế làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá với trình độ đại học trở lên từ đủ 36 tháng. Trường hợp làm việc với trình độ đại học trở lên về chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá theo chương trình định hướng ứng dụng theo quy định của pháp luật thì tổng thời gian thực tế làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá từ đủ 24 tháng;
d) Đã cập nhật kiến thức về thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thẻ thẩm định viên về giá được cấp dưới 01 năm tính đến thời điểm đăng ký hành nghề;
đ) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Giá.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;
- Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
2. Thủ tục Cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
2.1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tới Bộ Tài chính qua Bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính, bằng một trong các phương thức sau: dịch vụ bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến. Đồng thời, doanh nghiệp nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Bước 2: Bộ phận một cửa của Bộ Tài chính chuyển hồ sơ của Doanh nghiệp đề nghị cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tới Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) để xử lý theo quy định.
- Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận 01 bộ hồ sơ
+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện thì Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) xem xét để cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có nội dung chưa chính xác, Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thiện và gửi bổ sung hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn. Hết thời hạn trên, trường hợp doanh nghiệp chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo không cấp, cấp lại.
+ Trường hợp hồ sơ cho thay doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) có văn bản thông báo lý do không cấp, cấp lại.
+ Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá đề nghị cấp lại chỉ vì lý do giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, rách; trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 78/2024/NĐ-CP, Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo mẫu quy định tại Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
2.2. Cách thức thực hiện:
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính bằng một trong các phương thức sau: dịch vụ bưu chính, nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
2.3.1. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá;
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
c) Hồ sơ đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá của ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, mỗi chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá cần có thêm ít nhất hồ sơ đăng ký hành nghề của 03 người có thẻ thẩm định viên về giá;
d) Danh sách có xác nhận của doanh nghiệp về thành viên góp vốn, cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức hoặc bản sao điện tử hợp lệ của Danh sách này trong trường hợp không có thông tin về danh sách thành viên góp vốn, danh sách cổ đông tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
đ) Bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2.3.2. Số lượng hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá: 01 bộ
2.3.3. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
c) Danh sách có xác nhận của doanh nghiệp về thành viên góp vốn, cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp, thành viên góp vốn, cổ đông là tổ chức hoặc bản sao điện tử hợp lệ của Danh sách này trong trường hợp không có thông tin về danh sách thành viên góp vốn, danh sách cổ đông tại giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Bản gốc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp trong trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi thông tin doanh nghiệp tại giấy chứng nhận hoặc giấy chứng nhận bị rách; bản kê khai lý do bị mất giấy chứng nhận và cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đã kê khai hoặc bản sao điện tử hợp lệ của bản kê khai này trong trường hợp đề nghị cấp lại do giấy chứng nhận bị mất;
đ) Bản sao chứng thực hoặc bản sao điện tử hợp lệ các tài liệu chứng minh cho việc thay đổi thông tin doanh nghiệp tại giấy chứng nhận trong trường hợp đề nghị cấp lại do thay đổi thông tin doanh nghiệp tại giấy chứng nhận;
e) Hồ sơ đăng ký hành nghề theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá của những người có thẻ thẩm định viên về giá có liên quan đến việc cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá (nếu có).
2.3.4. Số lượng hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận 01 bộ hồ sơ theo quy định:
- Trường hợp hồ sơ cho thấy doanh nghiệp không đủ điều kiện cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính có văn bản thông báo lý do không cấp, cấp lại;
- Trường hợp hồ sơ cho thấy doanh nghiệp đủ điều kiện cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, Bộ Tài chính cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, có nội dung chưa chính xác, Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện hồ sơ bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến. Doanh nghiệp có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và gửi đến Bộ Tài chính trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Hết thời hạn 10 ngày, trường hợp doanh nghiệp chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo đến doanh nghiệp về việc không cấp, cấp lại bằng văn bản hoặc thông qua dịch vụ công trực tuyến.
- Trường hợp đề nghị cấp lại vì lý do giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá bị mất, bị rách, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm 2.3.3, Bộ Tài chính cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 05 tại Phụ lục của Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp thẩm định giá
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Mẫu số 06 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024;
+ Thông báo về việc không cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
2.8. Phí, lệ phí : 4.000.000 đồng đối với cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; 2.000.000 đồng đối với cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá
2.10. Yêu cầu, Điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
2.10.1. Điều kiện chung:
+ Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Có ít nhất 05 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định của khoản 1 Điều 45 của Luật Giá. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, mỗi chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá cần có ít nhất 03 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định của khoản 1 Điều 45 của Luật Giá.
+ Đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá (quy định tại Điều 51 Luật Giá 2023):
(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(ii) Là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
(iii) Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
(iv) Có ít nhất 03 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá;
(v) Không thuộc các trường hợp đã giữ vị trí người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 12 tháng đối với doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá lần đầu và 60 tháng đối với doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá từ lần 02 trở lên tính tới thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
(vi) Có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đang còn hiệu lực với doanh nghiệp mà người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá, trừ trường hợp người có thẻ thẩm định viên về giá là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
(vii) Đã cập nhật kiến thức về thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp thẻ thẩm định viên về giá được cấp dưới 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
(viii) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Giá 2023.
+ Tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
+ Đối với thành viên góp vốn hoặc cổ đông của doanh nghiệp thẩm định giá là tổ chức: (i) Thành viên là tổ chức được góp không quá 35% vốn điều lệ. Trường hợp có nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa bằng 35% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn thẩm định giá hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thẩm định giá. (ii) Người đại diện theo ủy quyền của của tổ chức góp vốn phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.
2.10.2. Điều kiện tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp:
+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh thì chủ doanh nghiệp, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp tư nhân; người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật Giá. Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp;
+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần thì người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 51 của Luật Giá; đồng thời doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn hoặc 02 cổ đông phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp.
2.10.3 Điều kiện đối với chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá có chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:
a) Phải có ít nhất 03 người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại chi nhánh. Những người này không được đồng thời đăng ký hành nghề thẩm định giá tại trụ sở chính hoặc chi nhánh khác của doanh nghiệp thẩm định giá;
b) Người đứng đầu chi nhánh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại chi nhánh đó.
c) Quyết định bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá cho phép chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện hoạt động thẩm định giá.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Giá ngày 19/6/2023; Nghị định số 78/2024/NĐ-CP ngày 01/07/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. |
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1293/TCHQ-TXNK
V/v phân loại xe trộn bê tông Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018
Kính gửi: Công ty TNHH Thương mại Tài chính Hải Âu.
(Số 50, Lô D3B-2, khu đấu giá 18.6ha, P. Phú Thượng, Q. Tây Hồ, Hà Nội)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 25/HA-XNK/2018 ngày 26/01/2018 của Công ty TNHH Thương mại Tài chính Hải Âu về việc xem xét mã HS của mặt hàng xe trộn bê tông, về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Căn cứ Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh Mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Tham khảo Chú giải chi tiết HS: Nhóm 87.05 bao gồm "Xe tải trộn bê tông gồm một ca bin và một khung gầm xe cơ giới, trên đó lắp cố định một máy trộn bê tông, có thể sử dụng cho cả nhào trộn và vận chuyển bê tông". Nhóm 84.74 bao gồm "Máy trộn bê tông hoặc vữa. Tuy nhiên, máy trộn bê tông được gắn cố định vào xe goòng hoặc trên khung gầm xe tải không được xếp vào nhóm này (nhóm 86.04 hoặc 87.05)".
Đối chiếu với các chú giải trên, mặt hàng của Công ty theo hồ sơ và tài liệu kỹ thuật là xe trộn và vận chuyển bê tông nhãn hiệu ADDFORCE, model LT3500,1 có thùng trộn bê tông dung tích 5,3 m3 đặt trên khung xe hoàn chỉnh có 4 bánh lốp, có cabin lái xe; sử dụng động cơ diesel 4 xi lanh; có hệ thống truyền động và hệ thống phanh; phù hợp phân loại thuộc nhóm 87.05 "Xe chuyên dùng có động cơ, trừ các loại được thiết kế chủ yếu dùng để chở người hay hàng hóa (ví dụ, xe cứu hộ, xe cân cẩu, xe cứu hỏa, xe trộn bê tông, xe quét đường, xe phun tưới, xe sửa chữa lưu động, xe chiếu chụp X-quang)", mã số 8705.40.00 "Xe trộn bê tông".
Liên quan đến việc áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải Euro 4, đề nghị Công ty liên hệ với Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) để được hướng dẫn chi tiết.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH Thương mại Tài chính Hải Âu biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Nguyễn Dương Thái (để báo cáo);
- Lưu: VT, TXNK-Hoàng (3b). TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trịnh Mạc Linh
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
Số:04 /2012/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đắk Lắk, ngày 15 tháng 3 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu đối với xe ô tô con
sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ công tác
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chỉ thị số 26/2005/CT-TTg ngày 20/7/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường tiết kiệm trong tiêu dùng xăng dầu,
Căn cứ Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg, ngày 07/5/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử
dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
Công ty Nhà nước; Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
59/2007/QD-TTg
Căn cứ Thông tư số 103/2007/TT-BTC, ngày 29/8/2007 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg, ngày 07/5/2007 của Thủ
tướng Chính phủ; Thông tư số 06/2011/TT-BTC ngày 14/01/2011 của Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 103/2007/TT-BTC ngày 29/8/2007;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 44/TT-
GTVT ngày 16/01/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức tiêu hao nhiên liệu
đối với xe ô tô con sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước phục vụ công tác
(chi tiết như phụ lục kèm theo).
Điều 2. Định mức tiêu hao nhiên liệu trên là căn cứ cho công tác quản lý,
cung cấp nhiên liệu cho các loại xe ô tô con phục vụ công tác có sử dụng kinh phi
từ ngân sách Nhà nước.
Đối với các loại ô tô chuyên dùng thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị căn cứ
vào định mức trên để quy định cụ thể cho phù hợp.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định 36/2007/QĐ-UBND ngày
12/9/2007 của UBND tỉnh ĐắkLắk về việc ban hành định mức tiêu hao nhiên liệu
cho các loại ôtô con sử dụng ngân sách Nhà nước phục vụ công tác.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài
chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố và các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy (thay b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (nt);
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Vụ Pháp chế, Cục QLCS – Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra VB - Bộ Tư pháp;
- CT, PCT. UBND tỉnh;
- Các tổ chức CT-XH thuộc tỉnh;
- Báo ĐắkLắk; Công báo;
- Đài Phát thanh và Truyền hình tinh
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng CM - VP UBND tỉnh;
Line: VT, TCTM. C
100 Thắng
BAN
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
DAN
INN
DAA
Lê Ngọc Cư
2
PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NHIÊN LIỆU XE Ô TÔ CON
(Kèm theo Quyết định số: C4 /2012/QĐ-UBND ngày 45 /3/2012 của UBND tỉnh ĐắkLắk)
Nhiên liệu, thể tích
ĐVT: Lit/100km
TOYOTA MAZDA NISAN MITSUBISHI ISUZU FORD HYUNDAI DEWOO YAZ
STT
làm việc của động cơ
(Cm³)
1
2
I . Động cơ sử dụng nhiên liệu xăng
từ 4 đến dưới 7 chỗ
1. Xe có thể tích làm việc của động cơ
dưới 1.800Cm3
2. Xe có thể tích làm việc của động cơ tử
1.800Cm đến dưới 2.000Cm3
3
4
5
6
7
8
9
10
IE
10
9
10
10
10
10
12
12
12
12
12
12
3 | Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2.000Cm đến dưới 2.400Cm3
13
13,5
14
13,5
4 Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
14
14,5
2400Cm đến dưới 3.000Cm3
5 Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
3000Cm trở lên
15
II
Động cơ sử dụng nhiên liệu xăng
từ 7 đến dưới 10 chỗ ngồi
1 Xe có thể tích làm việc của động cơ
dưới 2.000Cm3
2 Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2.000Cm đến dưới 2.400Cm3
12
12
13
13,5
-
14
14
-
12,5
11
13,5
14
3 |Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2400Cm đến dưới 3,000Cm
16
15
16,5
4 Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
3.000Cm đến dưới 3.500Cm
17
18,5
17
5 |Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
20
3.500Cm đến dưới 4.500Cm3
17
17
6 Xe có Thể tích làm việc của động cơ
23
từ 4.500Cm trở lên
III Động cơ sử dụng nhiên
liệu xăng
Số chỗ ngồi từ 10 đến 16 chỗ
1 Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2.000Cm3 đến dưới 2.400Cm
2. Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2400Cm đến dưới 3.000Cm3
VI Động cơ sử dụng nhiện liệu Diezen
1. Xe có thể tích làm việc của động cơ
dưới 2.000Cm3
14
15
14
15
16,5
16
15
17
16
9
2 | Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2.000Cm đến dưới 2.500Cm3
10,5
9
11
3 |Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
2500Cm3 đến dưới 3.000Cm3
12
10
10
12
10
4 Xe có thể tích làm việc của động cơ từ
13
13
3.000Cm đến dưới 3.500Cm
5 Xe có thể tích làm việc của động cơ tử
3.500Cm đến dưới 4.500Cm3
14
14
F
12
T
T
9
9,5
10
12
I. Định mức tiêu hao nhiên liệu trên đã tính phụ cấp cho tất cả các trường hợp như:
+ Quay trở đầu, hoạt động trong thành phố, cung đoạn đường ngắn...
+ Qua cầu phao, cầu tạm, cầu khác có tín hiệu đi lại một chiều mà xe phải dừng, đỗ, dồn, dịch, chờ đợi,...
II. Trường hợp ô tô trong thời gian chạy roda (từ 0 đến 10.000km); phục vụ trên các tuyển đường giao thông chưa hình thành như đi khảo sát,
hoạt động vùng sâu, vùng xa, đường quá xấu, đường do mưa lũ, lụt lội, trơn, lầy, gây nhiều khó khăn cho ô tô, tắc đường ở các thành phố đô thị cấp 1
(vận tốc < 30 km/h) thì các đơn vị có thể tăng thêm định mức tiêu hao nhiên liệu nhưng không vượt quá 20% so với định mức đã quy định.
(chỉ áp dụng cho các cung đoạn đường đó).
III. Đối với xe ô tô đã sử dụng chỉ số km trên đồng hồ bảo đã vận hành 150.000 km trở lên thì nhiên liệu được cộng thêm như sau:
+ Xe có thể tích làm việc của động cơ dưới 2.400Cm thì nhiên liệu được cộng thêm 1 lít/100km.
+ Xe có thể tích làm việc của động cơ từ 2.400Cm trở lên thì nhiên liệu được cộng thêm 1,5 lit/100km.
+ Đối với xe có động cơ Diezen có thể tích làm việc của động cơ từ 2.500Cm trở lên thì nhiên liệu được cộng thêm 1,5 lít/100km.
IV. Định mức trên không áp dụng cho những dòng xe Hybrid
+ Xe sử dụng 02 nguồn nhiên liệu (xăng, điện).
|
Bộ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM
--------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /2017/TT-BTTTT Hà Nội, ngày^ tháng^ĩăm 2017
THÔNG Tư
Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim
thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông
Căn cử Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định sổ 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 cùa
Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quàn lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tổ chức của
Bộ Thông tin và Truyền thông;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ To chức cán bộ,
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định tiêu
chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm thanh viên, phát thanh viên, Ảỹ
thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thõng.
Chương 1
NHƯNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức âm
thanh viên, phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim thuộc chuyên ngành
Thông tin và Truyền thông.
2. Thông tư này áp dụng đối với các chức danh viên chức âm thanh viên,
phát thanh viên, kỹ thuật dựng phim, quay phim trong các đơn vị sự nghiệp cồng
lập thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân khác
có liên quan.
Điều 2. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chù trương, đường lối, chính sách cùa Đảng, pháp luật của
Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về thông tin và truyền thông.
2. Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc
được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong
hoạt động nghề nghiệp.
3. Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp;
không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công đe trục lợi; đoàn kết,
sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ; có ý thức phối
hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; tích cực tham gia
nghiên cứu khoa học đe phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ.
Chuong II
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHÈ NGHIỆP
Mục 1
CHỨC DANH ÂM THANH VIÊN
Điều 3. Âm thanh viên hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chù trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; chuẩn bị nội dung, tham gia các
cuộc hội thảo chuyên ngành trong nước và trên the giới;
- Tổ chức thực hiện ghi âm, hòa âm cho nhừng phim, công trình nghệ
thuật có quy mò lớn, phải sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật đảm bảo chất
lượng âm thanh cao;
- Đưa ra định hướng phát triển kỹ thuật cùa đơn vị, ngành và cấp nhà nước;
- Quy hoạch, ỉập kế hoạch phát triển hệ thong kỹ thuật mang tính tiên tiến
trong trung và dài hạn;
- Phát hiện và tổ chức ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong
lĩnh vực âm thanh nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật đối với các
chương trình biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;
- Chù trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức
bồi dưỡng cho ngạch âm thanh viên hạng dưới;
- Chuẩn bị nội dung, trực tiếp tham gia các cuộc hội thảo về âm thanh
trong nước và trên the giới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông
hoặc tương đương trở lên;
2
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư sổ 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sừ
dụng công nghệ thông tin (sau đây viết tắt là Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT);
c) Có trình độ ngoại ngừ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (sau
đây viết tắt là Thông tư sổ 01/2014/TT-BGDĐT);
d) Có chửng chi bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vừng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thảnh thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; Am hiểu về âm nhạc, nắm
vững nguyên tác kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh với hình ảnh
hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Đà chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội
đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giài thưởng; hoặc
tham gia ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học
nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);
d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng II lên chức
danh Âm thanh viên hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Âm thanh viên hạng II và chức
danh tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm (từ đù 72 tháng), trong đó có ít nhất
02 (hai) năm (từ đủ 24 tháng) giừ chức danh Âm thanh viên hạng II.
Điều 4. Âm thanh viên hạng II
1. Nhiệm vụ:
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội
thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Xây dựng phương án kỹ thuật, trang âm và dự toán âm thanh đáp ứng
yêu cầu chương trình và thực tể hiện trường;
- Tổ chức thực hiện ghi âm (lời thoại, âm nhạc, tiếng động...) và phối
họp âm thanh (hòa âm) cho các the loại phim;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản các thiết bị ghi âm thanh, quy chế và
quy trình công nghệ;
- Thiết lập hệ thống dự phòng đảm bảo yểu tố an toàn khi có yêu cầu đổi
với các sự kiện truyền hình trực tiếp;
- Tổ chức triển khai lắp đặt, cân chình hệ thống theo yêu càu chương trình
và phương án kỹ thuật đề ra;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Âm thanh viên hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành âm thanh, điện tử viễn thông
hoặc tương đương trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sừ dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (Bl) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuần chức danh Âm thanh viên hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
của Nhà nước và các vãn bản liên quan đến chính trị, tư tưởng lĩnh vực mình
hoạt động;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; am hiểu về âm nhạc, nam
vững nguyên tắc kết hợp giữa các loại âm thanh, giữa âm thanh vó'i hình ảnh
hoặc với nghệ thuật biểu diễn;
c) Đã chủ trì hoặc tham gia biên tập ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội
đồng nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc
tham gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý
luận về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);
d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng III lên chức
danh Âm thanh viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chửc danh Âm thanh viên hạng III và
chức danh tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm (từ đủ 108 tháng), trong đó có
ít nhất 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng) giừ chức danh Âm thanh viên hạng III.
Điều 5. Âm thanh viên hạng III
1. Nhiệm vụ:
- Triển khai to chức thực hiện ghi âm, tiếng động cho các thể loại phim
theo sự phân công của chức danh nghề nghiệp âm thanh viên hạng trên;
- Thực hiện thu thanh, chọn nhạc, lồng nhạc, hòa âm theo quy trình sản
xuất đề ra;
- Phối hợp những loại âm thanh không phức tạp cho các thể loại phim;
- Tiến hành cân chỉnh hệ thống thiết bị kỹ thuật trước khi tiến hành thực
hiện chương trình nhàm đảm bào chất lượng yêu cầu;
- Thực hiện khai thác hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả âm
thanh thu được về không gian âm thanh, tiếng chương trình và đảm bảo chất
lượng âm thanh;
- Sử dụng thành thạo và bảo quản trang thiết bị kỹ thuật được giao theo
quy trình sản xuất chương trình,
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tử viễn thông, âm thanh,
điện thanh, vô tuyến điện trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng III.
3, Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; những thành tựu mới, các sự kiện quan
trọng của đời song chính trị, kinh tế, xã hội;
b) Thành thạo nghiệp vụ chuyên ngành;
c) Viên chức thăng hạng từ chức danh Âm thanh viên hạng IV lên chức
danh Âm thanh viên hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Âm thanh viên hạng IV và
chức danh tương đương tối thiểu là 03 (ba) năm (từ đù 36 tháng), trong đó có ít
nhất 01 (một) năm (hr đủ 12 tháng) giữ chức danh Âm thanh viên hạng IV
Điều 6. Âm thanh viên hạng IV
1. Nhiệm vụ:
- Khảo sát hiện trường nơi thực hiện chương trình bao gồm không gian,
địa hình, các yêu cầu kỹ thuật để đảm chất lượng chương trình;
- Chuẩn bị thiết bị kỹ thuật theo yêu cầu cùa viên chức âm thanh viên hạng trên;
LuatVietnam
www.van ba n luat.vn
- Thực hiện triển khai theo yêu cầu, bảo quàn, trang thiết bị kỹ thuật phục
vụ sản xuất chương trình ngoài hiện trường cũng như tại đơn vị theo quy trình
đề ra;
- Quản lý, bảo dưõng và các trang thiết bị sản xuất của đơn vị.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp các ngành âm nhạc, điện tử, điện thanh
hoặc vô tuyến điện trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (Al) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Âm thanh viên hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nam vững quan điểm, đường loi, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh và truyền hình;
b) Nắm được các kiến thức chuyên ngành về âm thanh;
c) Nắm được các hình thức và phương pháp biểu diễn nghệ thuật, điện
ành và truyền hình;
d) Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong các hoạt động chuyên
môn nghiệp vụ;
đ) Có khả năng đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác nghệ
thuật biểu diễn, điện ảnh và truyền hình.
Mục 2
CHÚC DANH KỸ THUẬT DựNG PHIM
Điều 7. Kỹ thuật dựng phim hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì tổng kết chuyên môn, nghiệp vụ; soạn thảo nội dung các hội thảo
nghiệp vụ trong và ngoài nước;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới;
- Chủ trì tổ chức và xử lý tổng thể hình ảnh và âm thanh bộ phim nhằm
đạt hiệu quả nghệ thuật cao;
- Nắm vững ý đồ tác giả cùa đạo diễn để xử lý các thủ pháp dựng phim
một cách thành thạo;
- Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức
danh nghề nghiệp cho viên chức kỷ thuật dựng phim hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bàng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dựng phim, kỳ thuật sản xuất
chương trình hoặc tương đương trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngừ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh kỹ thuật dựng phim
hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vừng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật cùa
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ
theo quy định cùa Luật Báo chí và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
c) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 04 (bốn) tác phẩm được Hội đồng nghệ
thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thường; hoặc tham gia ít
nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ
chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);
d) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ thuật dựng phim hạng II lên
chức danh kỹ thuật dựng phim hạng I phải đáp ứng đầy đù các quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều này và cỏ tổng thời gian giữ chức danh kỹ thuật dựng
phim hạng II và chức danh tương đương tối thiểu lả 06 (sáu) năm (từ đủ 72
tháng), trong đó có ít nhất 02 (hai) năm (từ đủ 24 tháng) giữ chức danh kỹ thuật
dựng phím hạng II.
Điều 8. Kỹ thuật dụng phim hạng II
1. Nhiệm vụ:
- Tổng kết chuyên mòn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội
thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
- Nắm vững kịch bàn và ý đồ sáng tác của dạo diễn, tham gia với đạo diễn
để dựng phim đạt hiệu quả;
- Tham gia quá trình xử lý hình ảnh và âm thanh các thể loại phim truyền
hình để bộ phim hoàn thành đạt tiêu chuẩn nghệ thuật và kỹ thuật;
aĩvieinaiìi
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dựng phim, kỳ thuật sản xuất
chương trình hoặc tương đương trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (Bl) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh kỹ thuật dựng phim
hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách cùa Đàng và pháp luật của
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về tổ chức, hoạt động cùa
ngành, đơn vị, địa phương cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công và
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định
của pháp luật khác có liên quan;
c) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ
thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia
viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về
khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);
d) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ thuật dựng phim hạng III lên
chức danh kỹ thuật dựng phim hạng II phải đáp ứng đầy đù các quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều này và có tong thời gian giữ chức danh kỳ thuật dựng
phim hạng III và chức danh tương đương tổi thiểu là 09 (chín) năm (từ đủ 108
tháng), trong đó có ít nhất 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng) giữ chức danh kỹ thuật
dựng phim hạng III.
Điều 9. Kỹ thuật dụng phim hạng III
1. Nhiệm vụ:
- Tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở
trong và ngoài nước;
- Nắm được nội dung phim và ý đồ sáng tác của đạo diễn;
- Tiến hành sơ dựng để cho đạo diễn, dựng phim xem xét và điều chinh
hoàn thiện tác phẩm;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức kỹ thuật dựng phim hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bang tốt nghiệp đại học chuyên ngành dựng phim, kỹ thuật sản xuất
chương trình hoặc tương đương;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngũ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Cỏ chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh kỹ thuật dựng phim
hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về tổ chức, hoạt động của
ngành, đơn vị, địa phương, cơ sở có liên quan đến nhiệm vụ được phân công và
thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo quy định của Luật Báo chí và các quy định
của pháp luật khác có liên quan.
d) Viên chức thăng hạng từ chức danh kỹ thuật dựng phim hạng IV lên
chức danh kỳ thuật dựng phim hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại
khoản 2, khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh kỹ thuật dựng
phim hạng IV và chức danh tương đương tối thiểu là 03 (ba) năm (từ đủ 36
tháng), trong đó có ít nhất 01 (một) năm (từ đủ 12 tháng) giữ chức danh kỹ thuật
dựng phim hạng IV.
Điều 10. Kỹ thuật dựng phim hạng IV
1. Nhiệm vụ:
- Tham gia thực hiện các công việc về kỹ thuật quay phim; giữ gìn bảo
quản máy móc cùa đơn vị;
- Thực hiện quay theo kịch bàn hoặc theo ý đồ chỉ đạo của biên tập viên,
đạo diễn;
- Thực hiện biên tập kịch bản và dựng phim theo chỉ đạo cùa đạo diễn;
phối hợp tốt với các bộ phận khác trong đơn vị.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật dựng phim, kỳ thuật dựng
phim hoặc tuơng đương trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (Al) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh dựng phim hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách cùa Đổng và pháp luật
cùa Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về tổ chức; hoạt động của
ngành, đơn vị, địa phương, cơ sở có liên quan đen nhiệm vụ được phân công.
Mục 3
CHỨC ĐANH PHÁT THANH VIÊN
Điều 11. Phát thanh viên hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng, biên tập kịch bản đọc, giới thiệu và dẫn chương trình;
chủ trì biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dường nghiệp vụ cho phát
thanh viên hạng dưới;
- Tham gia hội đồng tuyển dụng chức danh nghề nghiệp phát thanh viên;
- Chủ trì xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật cùa công tác
phát thanh trên sóng;
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát tất cả các thể loại văn bản có tính
phức tạp cao, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
- Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ phát thanh viên hạng dưới trong việc biên
tập, xây dựng kịch bản; đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chương trình;
- Nắm vững tinh thần, nội dung vãn bản để tiết ché ngữ điệu, âm lượng,
chất giọng và sừ dụng ngôn ngữ phù hợp với bối cảnh, tính chất và thể loại văn
bản truyền tải; chủ động trong mọi tình huống, có biện pháp kịp thời khác phục,
ứng phó với trường hợp đột xuất ngoài kịch bản;
- Biên tập những sai sót, lỗi ngừ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong
văn bản thể hiện; kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm hoàn thiện chương trình cả
về hình thức lẫn nội dung;
- Định hướng, xây dựng phong cách phát thanh riêng cho đội ngũ phát
thanh viên mang bản sắc cùa đơn vị;
- Thực hiện nghiêm chinh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của
phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;
- Chủ trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia hội đồng tuyển dụng, bo nhiệm chức danh hoặc thăng hạng
chức danh nghề nghiệp cho viên chức phát thanh viên hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dường:
a) Có bàng tốt nghiệp đại học trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chi bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh phát thanh viên hạng I.
. ...
3. Tiêu chuân vê năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vừng quan điểm, đường loi, chù trương, chính sách, chỉ thị, nghị
quyết cùa Đảng và pháp luật của Nhà nước; các quy định của Luật Báo chí, Luật
Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy
phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong cùa ngôn ngữ;
c) Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu cùa
bạn đọc trong nước và nước ngoài;
d) Đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 03 (ba) tác phẩm được Hội đồng
nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham
gia ít nhất 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ
chuyên ngành (cấp Bộ, tinh hoặc tương đương);
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh Phát thanh viên hạng II lên chức
danh Phát thanh viên hạng I phài đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Phát thanh viên hạng II và
chức danh tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm (từ đủ 72 tháng), trong đó có ít
nhất 02 (hai) năm (từ đủ 24 tháng) giữ chức danh Phát thanh viên hạng II.
Điều 12. Phát thanh viên hạng II
1. Nhiệm vụ:
- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
cho phát thanh viên hạng dưới;
- Tham gia xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công
tác phát thanh trên sóng;
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình chính xác, thành thạo các thể loại văn bản
với chất lượng cao; sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phưong;
- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bản để có thể điều chỉnh ngữ
điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại vãn bản truyền tải;
phàn ứng linh hoạt đối vói những tình huống, trường họp đột xuất ngoài kịch bản;
- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả và lỗi nội dung trong
văn bản đọc, giới thiệu; đề xuất với người có trách nhiệm hướng xử lý, khắc
phục nhằm hoàn thiện chương trình cả về hình thức lẫn nội dung;
- Xây dựng phong cách, giọng đọc phát thanh viên mang bản sắc của đơn vị;
- Thực hiện nghiêm chình nội quy, quy che, nguyên tắc hoạt động của
phòng thu, phòng đọc và của đơn vị;
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội
thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở trong và ngoài nước;
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bàng tốt nghiệp đại học trờ lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư sổ 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (Bl) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát thanh viên hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, chỉ thị, nghị
quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về các van đề đối nội và dổi ngoại có
12
liên quan đến nội dung được phân công thực hiện; các quy định của Luật Báo
chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, quy
phạm kỹ thuật, các thuật ngữ, văn phạm và văn phong của ngôn ngữ;
c) Am hiểu về xã hội học, phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của
bạn đọc trong nước và nước ngoài;
d) Đã chủ trì hoặc tham gia đọc ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng
nghệ thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham
gia viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận
về khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh Phát thanh viên hạng III lên chức
danh Phát thanh viên hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Phát thanh viên hạng III và
chức danh tương đương toi thiểu là 09 (chín) năm (từ đủ 108 tháng), trong đỏ có
ít nhất 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng) giữ chức danh Phát thanh viên hạng III.
Điều 13. Phát thanh viên hạng III
ỉ. Nhiệm vụ:
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát các thể loại vãn bản như ở mức
độ phức tạp trung bình, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiêng Việt, không lẫn từ địa
phương;
- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung vãn bản để có thể điều chỉnh ngữ
điệu, âm lượng, giọng đọc phù hợp với tính chất và thể loại vãn bản truyền tải;
biết phản ứng linh hoạt đoi với những tình huống, trường họp đột xuất ngoài
kịch bản;
- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản đọc,
giới thiệu; đề nghị với người có trách nhiệm kịp thời sửa chữa, khắc phục nhằm
hoàn thiện chương trình cà về hình thức lẫn nội dung;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động của
phòng thu, phòng đọc và của đơn vị.
- Tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ở
trong và ngoài nước;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức Phát thanh viên hạng dưó'i.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trờ lên;
13
jatVietnam
vw.van ba n luat.vn
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Phát thanh viên hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được dường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật cùa
Nhà nước liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo
chí, Luật Xuất bản và các quy định cùa pháp luật khác có liên quan;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; ve quy trình nghiệp vụ, các
thuật ngữ, văn phạm và văn phong cùa ngôn ngữ trong lĩnh vực biên dịch;
c) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiếu của bạn đọc trong
nước và nước ngoài;
d) Viên chức thàng hạng từ chức danh Phát thanh viên hạng IV lên chức
danh Phát thanh viên hạng III phải đáp ứng đầy đù các quy định tại khoản 2,
khoản 3 Điều này và có tổng thời gian giữ chức danh Phát thanh viên hạng IV
và chức danh tương đương tối thiểu là 03 (ba) năm (từ đủ 36 tháng), trong đó có
ít nhất 01 (một) nãm (từ đủ 12 tháng) giữ chức danh Phát thanh viên hạng IV.
Điều 14. Phát thanh viên hạng IV
1. Nhiệm vụ:
- Đọc, giới thiệu và dẫn lời bình lưu loát các thể loại văn bản như ở mức
độ cơ bản, sử dụng ngôn ngữ chuẩn tiếng Việt, không lẫn từ địa phương;
- Chủ động nắm bắt tinh thần, nội dung văn bàn để có thể truyền tải chính
xác thông tin; biết phản ứng linh hoạt đối với những tình huống, truờng hợp đột
xuất ngoài kịch bản ờ mức độ đơn giản;
- Phát hiện những sai sót, lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả trong văn bản đọc,
giới thiệu; báo cáo với người có trách nhiệm và xin ý kiến nhằm hoàn thiện
chương trình;
- Thực hiện nghiêm chinh nội quy, quy che, nguyên tắc hoạt động của
phòng thu, phòng đọc và của don vị.
2, Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dường:
a) Có bang tốt nghiệp trung cấp các ngành trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (Al) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chỉ bồi dường tiêu chuẩn chức danh Phát thanh viên hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được đường loi, chủ trương, chính sách cùa Đảng và pháp luật cùa
Nhà nưó’c liên quan đến nhiệm vụ được phân công; các quy định của Luật Báo
chí, Luật Xuất bàn và các quy định cùa pháp luật khác có liên quan;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về quy trình nghiệp vụ, các
thuật ngữ, văn phạm và văn phong cùa ngôn ngữ trong lĩnh vực biên dịch;
c) Nắm được phong tục, tập quán, nhu cầu và thị hiểu của khán, thính giả
vùng, miền thuộc địa bàn đài đóng trụ sở;
Mục 4
CHỨC DANH QUAY PHIM
Điều 15. Quay phim hạng I
1. Nhiệm vụ:
- Là tác giả chính về hình ảnh và chịu trách nhiệm chính về chất lượng
nghệ thuật và kỹ thuật hình ảnh của bộ phim, đoạn phim;
" Chủ trì xây dựng quy trình, quy phạm nghiệp vụ, kỹ thuật của công tác
quay phim; chủ trì biên soạn tài liệu, nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp
vụ cho quay phim viên hạng dưới;
- Chủ trì đạo diễn, biên tập phân tích, xử lý kịch bản; xây dựng ý tường
kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý dồ nghệ thuật và thủ pháp tạo hình, sáng tạo trong
quá trình xây dựng tác phẩm nhàm hoàn thiện nội dung và chất lượng nghệ thuật
cao nhất cho bộ phim;
- Phát hiện và đánh giá những khuynh hướng nghệ thuật mới và các tạo
hình điện ảnh trong nước và thế giới;
- Xây dựng phương án kỹ thuật, đảm bảo chất lượng máy quay, trang thiết
bị hồ trợ và vật liệu phục vụ quá trình quay phim và lưu trữ, bảo quản dữ liệu
sau quay phim;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công
tác quay phim của đơn vị.
- Chù trì xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình, tài liệu và tổ chức
bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức Quay phim hạng dưới;
“ Tham gia hội đồng xét duyệt bổ nhiệm chức danh hoặc thăng hạng chức
danh nghề nghiệp cho viên chức quay phim hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bàng tốt nghiệp đại học chuyên ngành quay phim trở lên;
b) Cỏ trình độ tin học đạt chuẩn kỳ nàng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngừ bậc 4 (B2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quay phim hạng I.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lôi, chủ trương, chính sách, pháp luật cùa Đảng và
Nhà nước về văn hoá văn nghệ; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng; các
thành tựu về văn hoá, vãn nghệ ở trong nước và thế giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn học nghệ
thuật; đặc trưng và đặc điểm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ
thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quà vào việc xây dựng
hình lượng nghệ thuật;
c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an
toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định cùa pháp luật khác có liên quan;
d) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 04 (bổn) tác phẩm được Hội đồng nghệ
thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thường; hoặc tham gia ít
nhât 02 (hai) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về khoa học nghiệp vụ
chuyên ngành (cấp Bộ, tỉnh hoặc tương đương);
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh Quay phim hạng II lên chức danh
Quay phim hạng I phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
này và có tổng thời gian giữ chức danh Quay phim hạng II và chức danh tưong
đương tối thiểu là 06 (sáu) năm (từ đủ 72 tháng), trong đó có ít nhất 02 (hai)
năm (từ đủ 24 tháng) giữ chức danh Quay phim hạng II.
Điểu 16. Quay phim hạng II
1. Nhiệm vụ:
- Là tác giả hình ảnh và chịu trách nhiệm về chất lượng nghệ thuật và kỹ
thuật hình ảnh của bộ phim, đoạn phim;
- Thành thạo kỹ năng quay phim đối với các thể loại: phóng sự, tài liệu,
khoa học, giải trí, phim ngắn... có nội dung đa dạng đạt chất lượng kỹ thuật theo
tiêu chuẩn ngành điện ảnh;
- Tham gia, phối hợp với đạo diễn, biên tập viên đánh giá, phân tích, xử lý
kịch bàn; chù động đề xuất ý tưởng xây dựng kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý đồ
nghệ thuật và thủ pháp tạo hình, sáng tạo trong quá trình xây dựng tác phẩm
nhằm đảm bảo nội dung tư tưởng và chất lượng nghệ thuật của bộ phim;
- Đe xuất phương án bảo quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trừ theo quy
chế, quy định; hướng dẫn bàn giao tư liệu, điều chinh kỹ thuật quay phim, lưu
trữ nguồn phim với người có trách nhiệm;
- Đề xuất phương án nghệ thuật xây dựng bố cục, tạo hình để tư liệu thu
được có chất lượng tốt nhất về nội dung và hình ảnh;
- Xây dựng phương án kỳ thuật, đảm bảo chất lượng máy quay, trang thiết
bị hỗ trợ và vật liệu phục vụ quá trình quay phim và lưu trữ, bảo quản dữ liệu
sau quay phim;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công
tác quay phim của đơn vị;
- Tổng kết chuyên môn nghiệp vụ; tham gia chuẩn bị nội dung các hội
thào nghiệp vụ chuyên ngành ờ trong và ngoài nước;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức quay phim hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Cỏ bang tổt nghiệp đại học chuyên ngành quay phim trở lên;
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bàn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (Bl) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chửng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quay phim hạng II.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chù trương, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng;
các thành tựu về văn hoá nghệ thuật ở trong nước và thế giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành; về các loại hình văn học nghệ
thuật; đặc trưng và đặc điềm của môn nghệ thuật kết hợp, các môn khoa học kỹ
thuật có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả vào việc xây dựng
hình tượng nghệ thuật;
c) Nắm vững các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an
toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định cùa pháp luật khác có liên quan;
d) Đã chủ trì hoặc tham gia ít nhất 02 (hai) tác phẩm được Hội đồng nghệ
thuật, khoa học chuyên ngành thừa nhận hoặc đạt giải thưởng; hoặc tham gia
viết chuyên đề trong ít nhất 01 (một) công trình lý luận, nghiên cứu lý luận về
khoa học nghiệp vụ chuyên ngành (cấp Bộ, tinh hoặc tương đương);
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh Quay phim hạng III lên chức danh
Quay phim hạng II phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
nảy và có tổng thời gian giữ chức danh Quay phim hạng III và chức danh tương
đương tối thiểu là 09 (chín) năm (từ đù 108 tháng), trong đó có ít nhất 03 (ba)
năm (từ đủ 36 tháng) giữ chức danh Quay phim hạng III.
Điều 17. Quay phim hạng III
1. Nhiệm vụ:
- Thành thạo kỹ năng quay phim đối với các thể loại phim có nội dung
không phức tạp hoặc quay theo từng cành, từng phàn đoạn cùa một bộ phim dài
đạt chất lượng kỳ thuật;
- Tham gia, phổi hợp với dạo diễn, biên tập viên đánh giá, phân tích, xử lý
kịch bản, giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật, sáng tạo trong quá trình xây dựng
tác phẩm;
- Đáp ứng quy định, quy trình cơ bản về hình ảnh, quay theo đúng kịch
bàn phân cảnh;
- Bào quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trữ theo quy chế, quy định; bàn
giao tư liệu với những chỉ dẫn cần thiết và đề xuất điều chỉnh trong kỹ thuật
quay phim, lưu trừ nguồn phim với người có trách nhiệm;
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công
tác quay phim cùa đơn vị;
- Tham gia chuẩn bị nội dung các hội thảo nghiệp vụ chuyên ngành ờ
trong và ngoài nước;
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức quay phim hạng dưới.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dường:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành quay phim trờ lên;
18
b) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ
bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số
01/2014/TT-BGDĐT;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh Quay phim hạng III.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật cùa Đàng và
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng;
các thành tựu về nghệ thuật ờ trong nước và thể giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, dặc trưng cơ bản và đặc điểm
của các môn nghệ thuật kết hợp; kiến thức cơ bản về các môn khoa học kỹ thuật
có liên quan; về xã hội học và vận dụng có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ
được phân công;
c) Nắm được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an
toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Viên chức thăng hạng từ chức danh Quay phim hạng IV lên chức danh
Quay phim hạng III phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều
này và có tổng thời gian giữ chức danh Quay phim hạng IV và chức danh tương
đương tối thiểu là 03 (ba) năm (từ đù 36 tháng), trong đó có ít nhất 01 (một)
năm (từ đủ 12 tháng) giữ chức danh Quay phim hạng IV.
Điều 18. Quay phim hạng IV
1. Nhiệm vụ:
- Thành thạo kỹ năng quay phim cơ bản đối với các thẻ loại phim có nội
dung không phức tạp hoặc quay theo từng cảnh, từng phân đoạn của một bộ
phim dài đạt chất lượng kỹ thuật;
- Thực hiện đúng giải pháp kỹ thuật, ý đồ nghệ thuật, sáng tạo của đạo
diễn trong quá trình xây dựng tác phẩm;
- Thực hiện công tác bảo quản phim, băng hình và dữ liệu lưu trữ theo
quy chế, quy định;
- Thực hiện nghiêm chình nội quy, quy chế, nguyên tắc hoạt động công
tác quay phim của đơn vị.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có băng tốt nghiệp trung cấp quay phim (hoặc các ngành gần đào tạo
về công nghệ thông tin trở lên);
19
b) Có trình độ ngoại ngừ bậc 1 (Al) theo quy định tại Thông tư sổ
01/2014/TT-BGDĐT;
c) Có chứng chì bồi dường tiêu chuẩn chức danh Quay phim hạng IV.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành; các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng;
các thành tựu về nghệ thuật ờ trong nước và thế giới;
b) Thành thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, đặc trưng cơ bản và đặc điểm
của các môn nghệ thuật kết hợp; vận dụng có hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ
được phân công;
c) Nắm vững kỹ thuật, đảm bảo chất lượng máy quay, trang thiết bị hỗ
trợ và vật liệu phục vụ quá trình quay phim và lưu trữ, bảo quàn dữ liệu sau
quay phim;
d) Nam được các quy định của pháp luật về bảo hộ lao động, kỹ thuật an
toàn trong luyện tập, biểu diễn và các quy định của pháp luật khác cỏ liên quan.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2018.
2. Thay thế các quy định về tiêu chuẩn viên chức cùa các chức danh được
quy định tại Quyết định số 428/TCCP-VC ngày 02 tháng 6 năm 1993 của Bộ
trưởng - Trường Ban Tổ chức cán bộ Chính phù về việc ban hành Tiêu chuẩn
công chức viên chức ngành Văn hoá - Thông tin tương ứng với các chức danh
quy định tại Thông tư này.
3. Thay thế các quy định về các ngạch công chức và ngạch viên chức tại
Quyết định sổ 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng ỉ 1 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ về danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức tương ứng với
các chức danh quy định tại Thông tư này.
Điều 20. Tổ chúc thực hiện
1. Thông tư này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quàn lý,
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ viên chức chuyên ngành Thông tin và Truyên
thông trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
20
2. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, sử
dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bo nhiệm vào chức
danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn vị thuộc thầm quyền mình quản lý,
trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền
phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp tương ứng trong các đơn
sự nghiệp công lập theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ũy quyền sau khi
phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức
danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức trong các đơn vị công lập;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp
lương đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản
lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng
trong đơn vị công lập quy định tại Thông tư này; giải quyết theo thẩm quyền
những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và xếp
lưong đối với viên chức;
c) Quyết định bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức thuộc diện quản
lý vào các chức danh nghề nghiệp tương ứng trong đơn vị sự nghiệp công lập
theo thẩm quyền;
d) Xem xét và đề nghị Bộ Nội vụ bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp và
xếp lương đối với viên chức hạng I;
đ) Định kỳ báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương
đổi với viên chức trong các đon vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gửi
Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ.
5. Các cơ sở, tổ chức, đơn vị ngoài công lập được vận dụng quy định tại
Thông tư này để tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân sự.
Điều 21. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chù tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ
Thông tin và Truyền thông để tổng hợp và xem xét, giải quyết./. CJO
Noi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thù tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tình, thành phố trực thuộc TW
- Vãn phòng Trung ương và các Ban cùa Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
-Văn phòng Chù tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các ùy ban của Quốc hội;
- Vãn phòng Quổc hội;
- Văn phòng Chính phù;
TRƯỞNG
Minh Tuấn
- Tòa án nhân dân tôi cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- ùy ban Giám sát tài chính Quổc gia;
- ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thê;
- Cục Kiềm tra vãn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở TT&TT các tĩnh, thành phô ưực thuộc TW;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phù;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trường;
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; cồng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, TCCB, VMH (200). |
NGHỊ QUYẾT
Về việc ban hành chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
_____________________
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 15
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Người cao tuổi năm 2009;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;
Căn cứ Nghị định số 136/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét Tờ trình số 8570/TTr-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Nghị quyết chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thẩm tra số 909/BC-HĐND ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Ban Văn hóa - Xã hội; ý kiến thảo luận thống nhất của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cụ thể như sau:
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
a) Người từ đủ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trợ cấp xã hội hằng tháng khác.
b) Người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi đang sinh sống trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc khu vực I, khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hằng tháng khác.
c) Người từ đủ 70 tuổi đến dưới 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
d) Người từ đủ 70 tuổi trở lên đến dưới 80 tuổi không có lương hưu, không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng và chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo các chính sách khác.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Trợ cấp xã hội hàng tháng: Đối tượng quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Mức trợ cấp bằng 1,0 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng của tỉnh đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
b) Hỗ trợ bảo hiểm y tế: Đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế. Mức hỗ trợ bằng mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Hỗ trợ mai táng phí: Đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết này đang hưởng trợ cấp xã hội, trợ cấp tuất do Bảo hiểm xã hội chi trả được hỗ trợ mai táng phí khi chết. Mức hỗ trợ bằng mức hỗ trợ mai táng phí của tỉnh đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
3. Nguyên tắc hưởng trợ cấp xã hội
Mỗi trường hợp quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 Điều 1 nghị quyết này chỉ được hưởng 01 mức trợ cấp xã hội, bằng 1.0 lần mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng của tỉnh đối với đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách tỉnh.
Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực, các ban, các tổ và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XIII, Kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 và thay thế Nghị quyết số 48/2011/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XII./. |
. Cơ quan phát hành: Văn phòng Chính phủ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 604/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2022 của
Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế năm 2022
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 08 tháng 12 năm 2021
của Ủy ban Thường vụ quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp giai đoạn 2022-2024;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của
Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022,
Căn cứ Nghị quyết số 40/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 của
Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022,
Thư . Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của
tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp;
Thủ
Căn cứ Quyết định số 38/2019/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2019 của
Căn cứ Quyết cha đổi, bổ sung Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày
27 tháng 11 năm 2 2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc Bảo hiểm xã
hội Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Sửa đổi Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm
2022 của Thủ tướng Chính phủ
1. Sửa đổi nội dung Mục II bảng số liệu khoản 2 Điều 1 Quyết định số
583/QĐ-TTg như sau:
STT
II
4
Chỉ tiêu
(Đơn vị: triệu đồng)
Dự toán
TỔNG SỐ CHI
Chi phí quản lý bộ máy của cơ quan Bảo hiểm xã hội các
cấp, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội
Công an nhân dân và các đơn vị được giao thực hiện chính
sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh
nghề nghiệp thuộc ngành lao động
5 Chi các nhiệm vụ về tuyên truyền, phát triển đối tượng tham
gia, quản lý người thụ hưởng, tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, cải cách thủ tục hành chính, phối hợp thu,
chi trả chế độ, thanh tra, kiểm tra
4.452.139
6.828.107
2. Sửa đổi nội dung khoản 4 Mục II Phụ lục kèm theo Quyết định số
583/QĐ-TTg về chi tiết dự toán thu, chi và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 – theo Phụ lục đính kèm.
-
Điều 2. Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động
Thương binh và xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chịu trách nhiệm trước
Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan về các thông tin, số liệu đề xuất
sửa đổi.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và áp dụng đối với
năm tài chính 2022.
Điều 4. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động –
Thương binh và Xã hội, Y tế, Quốc phòng, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý
Bảo hiểm xã hội, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định
này./
-
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng, PTTg Lê Minh Khái;
- Uỷ ban Xã hội của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
VPCP: BTCN, PCN Mai Thị Thu Vân,
Trợ lý TTg, các Vụ: KGVX, PL;
- Lưu: VT, KTTH (2b)g
TUON
THU
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
HINH
Feeselian
Lê Minh Khái
NG
CH
*
CHI TIẾT DỰ TOÁN THU, CHI VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2022
Kèm theo Quyết định số 604 /QĐ-TTg ngày 08 /7/2024 của Thủ tướng Chính phủ
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2022
so năm 2021
Dự toán năm 2022
Bộ LĐTBXH
Nội dung chi
TT
UTH năm
2021
Tổng số
BHXH Việt
Nam
BHXH Bộ
Quốc
BHXH Bộ
Công an
phòng
Tổng số
CPQL
BHTN
CPQL BH
TNLĐ,
BNN
Tăng, giảm | Tỷ lệ (%)
A
B
0
4
Chi phí quản lý
1=2+3+4+5
2
12.108.960 12.724.246 11.632.677
3
4
5=6+7
6
7
8=1-0
9-(1-0)/0
503.457
120.775
467.337
440.800
26.537
615.286
5,08%
4.1 |Tổ chức thu, chi, phát triển và quản lý đối tượng
5.855.906 6.828.107 6.295.114
260.200
101.376
171.417
145.580
25.837
972.201
16,60%
1 Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật
343.977
409.000
341.667
16.000
6.816
44.517
32.600
11.917
65.023
18,90%
2
Tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
98.219
120.000
82.396
17.137
5.667
14.800
8.800
6.000
21.781
22,18%
3
Cải cách thủ tục về BHXH, BHYT, BHTN
345.105
408.360
404.860
3.500
0
0
0
0
63.255
18,33%
4
Phát triển, quản lý người tham gia, người hưởng
846.695
833.556
684.117
83.076
8.063
58.300
57.200
1.100
-13.139
-1,55%
5 Công tác tổ chức thu, chi trả các chế độ
3.895.122
4.568.114 4.334.337
124.987
69.230
39.560
38.050
1.510
672.992
17,28%
6
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
7
Hoạt động của Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam
Tỷ trọng tỉnh trên tổng số
325.923
865
48,4%
488.212
865
53,7%
446.872
865
15.500
11.600
14.240
8.930
5.310
162.289
49,79%
0
0,00%
42
4.2
2
Chi phí quản lý bộ máy của cơ quan BHXH các
cấp, BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Bộ Công an
và các đơn vị được giao thực hiện chính sách
BHTN, TNLĐ – BNN thuộc ngành lao động
1 Chi quỹ tiền lương theo chế độ quy định
|Chi quản lý hành chính theo định mức
3 Các khoản chi không thường xuyên
Tỷ trọng tính trên tổng số
4.419.070
4.452.139 4.110.435
76.385
19.399
245.920
245.220
700
33.069
0,75%
4.3 |Chi ứng dụng CNTT, chi đầu tư phát triển
3.426.935 3.399.227 3.230.122
684.369 614.424 575.665
307.766 438.488 304.648
36,5%
1.833.984
3.105
0
679
0
72.601
19.399
166.000
38.080
41.840
166.000
38.080
41.140
0
-27.708
-69.945
-0,81%
-10,22%
700
130.722
42,47%
35,0%
1.444.000 1.227.128
166.872
0
50.000
50.000
0
-389.984
-21,26%
1 Chi ứng dụng CNTT, xây dựng CSDL quốc gia
Trong đó chi ứng dụng tin học hóa trong KCB
BHYT
833.984
744.000
527.128
166.872
0
50.000
50.000
0
-89.984 -10,79%
50.000
0
-50.000
2 . Chi đầu tư phát triển
1.000.000
700.000
700.000
0
-300.000
0,00%
-30,00%
Tỷ trọng tính trên tổng số
15,1%
11,3%
|
Bộ TÀI CHÍNH
TỐNG CỤC HẢI QƯAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -Hạnh phúc
Số: 4170 /TCHQ-TCCB
V/v phát động phong trào
thi đua chào mừng ngày thảnh lập
ngành Hải quan
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 20 ỉ 4
Kính gửi:
- Cục Hài quan các tỉnh, thành phố;
- Các Vụ, Cục, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục.
N^ày 25/3/2014, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 865/QĐ-
TCHQ vê việc ban hành Ke hoạch triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS thuộc Dự
án triển khai thực hỉện Hải quan điện tử và Một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa
Hải quan; Để tạo động lực thi đua sôi nổi, góp phần triển khai thành công Kế
hoạch, Tổng cục Hài quan phát động phong trào thi đua ngắn hạn từ nay đển hết
10/9/2014, cụ thể như sau:
I* Mục tiêu thi đua:
Tạo khỉ thế thi đua sôi nổi, nâng cao nhiệt huyết, tinh thần làm việc của cán
bộ, công chức, người lao động trong ngành Hải quan, phấn đấu thực hiện thành
công Kế hoạch triển khai hệ thống VNACCS/VCIS thuộc dự án triền khai thực
hiện Hải quan điện từ và một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa Hải quan.
II. Thời gian và đối tưựng thi đua:
1. Thời gian: từ ngày 20/04/2014 đến ngày 10/9/2014.
2. Đối tượng: các tập thể và cán bộ, cỏng chức, viên chức vả người lao
động trong ngành Hải quan.
III. Nội dung phong trào thỉ đua:
1. Khẩu hiệu: “Ngành Hảỉ quan quyết tâm triền khai thành công hệ thống
VNACCSACIS’.
2. Nội dung:
Đầy mạnh thi đua, đoàn kết, nhất ưí thực hiện thành công Kế hoạch triển
khai Hệ thống VNACCS/VCIS thuộc Dự án triển khai thực hiện Hải quan điện từ
và Một cửa quốc gia nhằm hiện đại hóa Hảì quan. Cụ thể:
2.1. Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, thủ tục hải quan
nâng cao hiệu quả quản lý hải quan đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động xuất
nhập khẩu.
2.2. Phát huy tối đa các nguồn lực cùa ngành Hải quan thực hiện Kế hoạch
ưiển khai Hệ thống VNACCS/VCIS; Từng bước hoàn thiện cơ cấu tô chức, bộ
máy phù hợp với việc triển khai thực hiện hệ thống VNACCS/VCIS đáp ứng yêu
cầu quản lý hải quan hiện đại.
2.3. Phối hợp hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan
đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS.
2.4. Tăng cường tuyên truyền rộng rãi về việc thực hiện Kế hoạch triển khai
Hệ thống VNACCS/VCIS.
IV. Tổ chức thực hiện:
1. Tồ chức phát động, triển khai phong trào thi đua:
- Hội đồng Thi đua- Khen thưởng ngành Hải quan tổ chức phát động phong
trào thi đua; Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện tại các đơn vị Hải
quan; Chi đạo các đơn vị trong ngành Hải quan thực hiện đánh giá tổng kết phong
trào thi đua.
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan:
+ Quán triệt nội dung thi đua của ngành Hài quan tới toàn thể cán bộ, công
chức và người lao động.
+ Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức Đàng, đoàn thể với lãnh đạo chính
quyền trong việc tổ chức, triển khai phong trào thi đua.
+ Tổ chức tổng kết và khen thường thành tích của các tập thể, cá nhân tiêu
biếu xuất sắc trong các phong trào thi đua.
2. Thẩm quyền xét khen thưởng:
Căn cứ thành tích tiêu biểu, xuất sắc mà các tập thể, cá nhân đạt được trong
các phong trào thi đua, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức đánh giá, bình xét khen
thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo tham quyền.
2.1. Cục trưởng và tương đương: tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân
nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua, đạt thành tích thực hiện tốt mọi nhiệm vụ
được giao.
2.2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hài quan: tặng Giấy khen cho các tập thể, cá
nhân là hạt nhân nòng côt trong phong trào thi đua, đạt thành tích thực hiện xuất
sắc mọi nhiệm vụ được giao.
2.3. Đổi với những trường hợp có thành tích tiêu biểu, xuất sắc có ảnh
hưởng trong phạm vi ngành Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ xem xét đề nghị Bộ
Tài chính khen thường.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT* Teh +84-28-3930 3279 * www.ThuVieiiPhapLuat.vn
3. Tiêu chỉ xét khen thưởng:
3.1. Giấy khen của Cục trưỏmg và tương đương:
- Đối với tập thể: Xét khen thưởng cho tập thể tiêu biểu đạt được các tiêu
chí sau:
+ Đoàn kết, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn.
+ Có thành tích nổi bật trong triển khai hệ thông VNACCS/VCIS góp phần
nâng cao hiệu quả công tác, thành tích đạt được có ảnh hưởng tích cục trong đơn
vị.
+ Không có cá nhân vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
- Đối với cá nhân: Xét khen thưởng cho cá nhân tiêu biểu đạt được các tiêu
chí sau:
+ Nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện tốt các nội dung thi đua đã đề ra.
+ Hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; có sáng kiến cải tiến, giải pháp,
thành tích đột xuất góp phần vào việc ưiển khai hệ thống VNACCS/VCIS, thành
tích đạt được có ảnh hưởng tích cực trong đơn vị và được tập thê suy tôn, đê nghị
khen thưởng.
+ Chấp hành tốt quy định về kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ.
3.2. Giấy khen của Tổng cục trưửng:
- Đối với tập thể: Xét khen thưởng cho tập thể tiêu biểu đạt được các tiêu
chí sau:
+ Đoàn kết, vững mạnh, hoàn thành xuất sẳc các nhiệm vụ được giao; đi
đầu trong phong trào thi đua của Ngành.
+ Có thành tích nổi bật trong phạm vi toàn Ngành đối với việc triển khai hệ
thống VNACSS/VCIS, góp phần nâng cao hiệu quà công tác.
+ Không có cá nhân vi phạm kỷ luật.
- Đối với cá nhân: Xét khen thường cho cá nhân tiêu biểu đạt được các tiêu
chí sau:
+ Nhiệt tình hưởng ứng và thực hiện tốt các nội dung thi đua đã đề ra.
+ Có thành tích nổi bật, sáng kiến, giải pháp cải tiến trong triển khai hệ
thống VNACSS/VCIS; Thành tích đạt được có ảnh hưởng tích cực trong toàn
Ngành và được tập thể suy tôn, đề nghị khen thường.
4. Tổng kết phong trào:
4.1. Thời gian tổng kết:
Các đơn vị tiến hành sơ kết, đánh giá kết quà thực hiện phong trào thi đua
và gửi tờ ưình đề nghị khen thưởng về Tổng cục Hải quan trước ngày 05/9/2014.
THƯ VIỆN PHẢP LUẬT* Tet +84-28-3930 3279 * www.ThuV1e11PhapL11at.vn
4.2. Tỷ lệ xét khen thưởng:
+ Cấp Cục khen: Không quá 10% số lượng tập thể, cá nhân tham gia phong
trào thi đua.
+ Cấp Tổng cục khen: Không quá 10% số lượng tập thể, cá nhân tham gia
phong trào thi đua.
Tổng cục Hài quan hướng dẫn để các đơn vị thuộc và trực thuộc biết, tổ
chức triển khai. Quá trình thực hiện, nếu các đơn vị có vướng mắc thì có công văn
báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để được hướng dẫn kịp
thời./.
• Như trên;
- Vụ TĐKT- Bộ Tài chính (để b/c);
- LĐTC (để b/c);
- Lưu: VT, TCCB-TDKT (3b).
KT. TỎNG CỤC TRƯỞNG
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT* Tet +84-28-3930 3279 * WWW. ThuVieiìP Il ap Lu at .VII |
# ỦY BAN NHÂN DÂN
## THÀNH PHỐ HÀ NỘI
### Số: 158/QĐ-UBND
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2021
## QUYẾT ĐỊNH
Về việc kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Hà Nội
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 11/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện;
Căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố: Số 480/QĐ-UBND ngày 24/01/2018; số 1905/QĐ-UBND ngày 22/4/2019; số 3163/QĐ-UBND ngày 11/6/2019 về việc kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Hà Nội;
Theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 1036/TTr-SLĐTBXH ngày 02/3/2021,
## QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Hà Nội gồm các thành viên sau:
- *Trưởng Ban*
1. Đ/c Chử Xuân Dũng - Phó Chủ tịch UBND Thành phố.
- *Phó Ban Thường trực*
2. Đ/c Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- *Các Phó Ban:*
3. Đ/c Trần Đình Cảnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Thành uỷ.
4. Đ/c Hoàng Thành Thái - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
5. Đ/c Lê Kim Anh - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội.
6. Đ/c Nguyễn Thị Liễu - Phó Giám đốc Sở Nội vụ.
- *Các Ủy viên:*
7. Đ/c Nguyễn Văn Đức - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư.
8. Đ/c Nguyễn Thị Mai Hương - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
9. Đ/c Trần Văn Chung - Phó Giám đốc Sở Y tế.
10. Đ/c Nguyễn Nam Hải - Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ.
11. Đ/c Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
12. Đ/c Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- # Danh sách cán bộ và thành viên tổ thư ký
- ## Thành viên Ban
- ### Danh sách cán bộ
- **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
13. Đ/c Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao.
14. Đ/c Phạm Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tư pháp.
15. Đ/c Nguyễn Tiến Thiết - Phó Giám đốc Sở Tài chính.
16. Đ/c Đào Thanh Hải - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội.
17. Đ/c Vũ Văn Tấn - Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Nội.
18. Đ/c Đinh Quốc Hùng - Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố phụ trách Khoa giáo - Văn xã.
19. Dương Quốc Toản - Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
20. Đ/c Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội.
21. Đ/c Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.
22. Đ/c Lê Ngọc Thắng - Phó chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội.
23. Đ/c Nguyễn Đức Tiến - Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội.
* Tổ Thư ký Ban
1. Đặng Ngọc Hà - Phó Trưởng phòng Bảo vệ chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động Thương binh và Xã hội - Tổ trưởng.
Các Tổ viên:
2. Đ/c Nguyễn Thị Hiền Thúy - Chánh Văn phòng Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà nội
3. Đ/c Hoàng Lê Việt Anh - Chuyên viên phòng Khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND Thành phố.
4. Đ/c Đặng Thị Hồng Hà - Trưởng phòng Thống kê Xã hội, Cục Thống kê Hà Nội.
5. Đ/c Phạm Tiến Lực - Phó Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo.
6. Đ/c Mai Doãn Ngọc Thúy - Chuyên viên phòng Tổ chức biên chế, Sở Nội vụ.
7. Đ/c Nguyễn Thị Bích Nga - Chuyên viên Văn phòng Công đoàn Ngành Y tế Hà Nội.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Hà Nội, Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan và các Đồng chí có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Đ/c PCT UBND Chử Xuân Dũng;
- VPUB: PCVP Đinh Quốc Hùng,
phòng KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX (HLVA).
`4689-14`
|
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
Số: 4719 /QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 11 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
Về việc đính chính Quyết định số 4699/QĐ-UBND ngày 28/11/2024 của Chủ
tịch UBND tỉnh về Công bố tình huống khẩn cấp, ban hành Lệnh xây dựng
công trình khẩn cấp, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; phê duyệt
danh mục công trình sửa chữa đột xuất, công trình xử lý ùn tắc,
đảm bảo giao thông trên các tuyến đường tỉnh
(do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và các đợt mưa lớn tháng 9 năm 2024)
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày năm 2015; Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính
quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Xây dựng ngày
18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và
bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 03/2019/TT-BGTVT ngày 11/01/2019 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt thiên
tai trong lĩnh vực đường bộ đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông
tư: số 43/2021/TT-BGTVT ngày 31/12/2021; số 22/2023/TT-BGTVT ngày
30/3/2023 và số 25/2024/TT-BGTVT ngày 28/6/2024 (sau đây gọi là Thông tư
số 03/2019/TT-BGTVT);
Căn cứ Quyết định số 4699/QĐ-UBND ngày 28/11/2024 của Chủ tịch
UBND tỉnh về việc công bố tình huống khẩn cấp, ban hành Lệnh xây dựng công
trình khẩn cấp, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; phê duyệt danh mục
công trình sửa chữa đột xuất, công trình xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông trên
2
các tuyến đường tỉnh do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và các đợt mưa lớn tháng
9 năm 2024;
Theo đề nghị của Văn phòng UBND tỉnh về việc đính chính Quyết định số
4699/QĐ-UBNDngày 28/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố tình
huống khẩn cấp, ban hành Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp, phòng chống,
khắc phục hậu quả thiên tai; phê duyệt danh mục công trình sửa chữa đột xuất,
công trình xử lý ùn tắc, đảm bảo giao thông trên các tuyến đường tỉnh do ảnh
hưởng của cơn bão số 4 và các đợt mưa lớn tháng 9 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đính chính Quyết định số 4699/QĐ-UBND ngày 28/11/2024 của
Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố tình huống khẩn cấp, ban hành Lệnh xây
dựng công trình khẩn cấp, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai; phê duyệt
danh mục công trình sửa chữa đột xuất, công trình xử lý ùn tắc, đảm bảo giao
thông trên các tuyến đường tỉnh do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và các đợt mưa
lớn tháng 9 năm 2024; cụ thể như sau:
1. Thay thế Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định số 4699/QĐ-UBND
ngày 28/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh bằng Phụ lục 3 ban hành kèm theo
Quyết định này.
2. Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 4699/QĐ-UBND
ngày 28/11/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Xây
dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn; Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện:
Thọ Xuân, Thường Xuân, Quan Hoá, Bá Thước, Mường Lát, Lang Chánh, Quan
Sơn, Như Thanh, Vĩnh Lộc và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
- Như Điều 2-QĐ;
-
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- Các PCT UBND tỉnh;
-
Luu: VT, CN (V).
NHAN
BAN
DAN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
TINA
HOA
THANH
10
Mai Xuân Liêm
/QĐ-UBND ngày
PHỤ LỤC 3: Danh mục công trình: Khắc phục hậu quả thiên tai, xử lý ùn tắc, bảo đảm giao thông
trên các tuyến đường tỉnh do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và các đợt mưa lớn tháng 9 năm 2024
(Kèm theo Quyết định số:
năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)
tháng
STT
Công trình
Địa điểm
Khối lượng thiệt hại
Giải pháp khắc phục
sơ bộ
Kinh phí
khái toán
(triệu đồng)
Đường TT Thiệu Hóa
1
-
Xuân Vinh Xuân
Thọ Xuân
Sạt lở, hư hỏng tứ nón cầu Đen tại Km27+900.
Sửa chữa tứ nón cầu
500
Lam (DT.506B)
Đường TT Sao Vàng-
Bình
2
Sơn-Luận
Thành-Bù Đồn|
Thọ Xuân, Sạt lở taluy âm tại 02 vị trí Km8+100,
Thường Xuân | Km40+160.
Xử lý sạt lở taluy âm.
300
(DT.519B)
Đường Vạn Mai
3
Quan Hoá
Trung Sơn (ĐT.521)
trí.
Đường Cành Nàng
4
Bá Thước
Lũng Cao (ĐT.521B)
Đường Tén
Tǎn-
5
Quang Chiểu-Mường | Mường Lát
Chanh (ĐT.521E)
Đường Lang Chánh
6
Yên
(DT.530)
Khương
Lang Chánh
Sạt taluy dương, sạt lở đá lăn, sa bồi mặt
đường, sa bồi rãnh dọc, sa bồi cống tại 05 vị
Sạt taluy dương, phá đá tại 01 vị trí.
Sạt taluy dương, sa bồi mặt đường, sa bồi rãnh
dọc,
bồi cống tại 54 vị trí.
sa
Sạt taluy dương, sạt lở đá lăn, sa bồi mặt
đường, sa bồi rãnh dọc tại 18 vị trí.
Xói lồng tứ nón cầu vị trí Km37+800, xói lở
Hót đất đá sạt lở taluy
dương, hót sa bồi mặt
đường, rãnh dọc, nạo
vét cống.
Hót đất đá sạt lở taluy
dương, hót đá.
Hót đất đá sạt lở taluy
dương, hót sa bồi mặt
đường, rãnh dọc, nạo
vét cống, đắp bù phụ
lề đường.
mặt
Hót sạt lở taluy
bồi
dương, sa
đường, rãnh dọc, đắp
bù phụ lễ đường, sửa
500
180
330
50
STT
Công trình
Địa điểm
7
Đường Lang Chánh
Trung Hạ (ĐT.530B)
Lang Chánh
Đường Pù Nhi
Mường Chanh
Mường Lát
Đường Tuần tra Biên
9
giói
Tổng kinh phí
-
Khối lượng thiệt hại
lề đường tại Km16+185-Km16+285, hư hỏng
rãnh chiều dài trung bình khoảng 78m.
Sạt taluy dương, sạt lở đá lăn, sa bồi mặt
đường, sa bồi rãnh dọc, sa bồi cống tại 34 vị
trí.
Sạt taluy dương, sạt lở đá lăn, sa bồi mặt
đường, sa bồi rãnh dọc, sa bồi cống tại 92 vị
trí. Kinh phí khắc phục thiệt hại khoảng 490
triệu đồng.
Giải pháp khắc phục
sơ bộ
chữa tứ nón cầu, hư
hỏng rãnh dọc.
Hót sạt lở taluy
dương, sa
bồi mặt
đường, rãnh dọc.
Hót đất sạt lở taluy
dương, sa bồi mặt
Kinh phí
khái toán
(triệu đồng)
210
đường, rãnh dọc, nạo
vét cống, sửa chữa
660
Hư hỏng mặt đường vị trí Km4+620, hư hỏng mặt đường, rãnh dọc
rãnh dọc chiều dài khoảng 48m.
Sạt taluy dương, sạt lở đá lăn, sa bồi rãnh
dọc, sa bồi cống tại 21 vị trí.
Quan Son
-
- Hư hỏng lề đường Km32+115
Hót đất sạt lở taluy
dương, sa bồi rãnh
175
dọc, nạo vét cống, sửa
chữa mang cống
2.905
|
CHÍNH PHỦ
Số: 02/2010/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2010
NGHỊ ĐỊNH
Về khuyến nông
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NHỮNG
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
Phạm vi hon vi điều chỉnh QUY ĐỊNH CHUNG).vn
Điều 1. Phạm vi
1.
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
điều chỉnh
a) Ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp, ngành
nghề nông thôn;
b) Dịch vụ nông nghiệp nông thôn bao gồm giống, bảo vệ thực vật, thú
y, vật tư nông nghiệp, thiết bị, máy cơ khí, công cụ nông nghiệp, thuỷ nông,
nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn;
Các hoạt động khuyến nông liên quan đến các chương trình, dự án, điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì tuân theo chương trình, dự án, điều
ước quốc tế đó.
2. Đối tượng áp dụng
a) Người sản xuất, bao gồm: nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất
hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và
hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ;
b) Tổ chức khuyến nông trong nước và nước ngoài thực hiện các hoạt
động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực
nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
LuatVietnam
www.vaobanluat.vn
2
c) Người hoạt động khuyến nông là cá nhân tham gia thực hiện các hoạt
động hỗ trợ nông dân để phát triển sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực
nêu tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này;
d) Cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về khuyến nông.
Điều 2. Mục tiêu của khuyến nông
1. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu
nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về
kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản
xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và
thị trường.
2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực
phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
3. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
tham gia khuyến nông.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động khuyến nông
1. Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông nghiệp
của Nhà nước.
2. Phát huy vai trò chủ động, tích cực và sự tham gia tự nguyện của nông
dân trong hoạt động khuyến nông.
3. Liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học,
các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân.
4. Xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông
để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài
tham gia hoạt động khuyến nông.
5. Dân chủ, công khai, có sự giám sát của cộng đồng,
6. Nội dung, phương pháp khuyến nông phù hợp với từng vùng miền, địa
bàn và nhóm đối tượng nông dân, cộng đồng dân tộc khác nhau.
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
3
Chương II
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
Điều 4. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1. Đối tượng
a) Người sản xuất theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định này
chưa tham gia chương trình đào tạo dạy nghề do Nhà nước hỗ trợ;
b) Người hoạt động khuyến nông theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1
Nghị định này.
2. Nội dung
Bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật; tập
huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản
xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông theo quy định tại khoản 1
Điều 1 Nghị định này; tập huấn cho người hoạt động khuyến nông nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
3. Hình thức
bị Tổ chức quan mô hình trình tạietnam.vi
a) Thông
diễn;
Tổ chức các lớp học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành;
c) Thông qua các phương tiện truyền thông: báo, đài, tờ rơi, tài liệu
(sách, đĩa CD - DVD);
d) Qua chương trình đào tạo từ xa trên kênh truyền thanh, truyền hình;
xây dựng kênh truyền hình dành riêng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
ưu tiên là đào tạo nông dân trên truyền hình;
đ) Qua trang thông tin điện tử khuyến nông trên internet;
e) Tổ chức khảo sát, học tập trong và ngoài nước.
4. Tổ chức triển khai
a) Việc đào tạo nông dân và đào tạo người hoạt động khuyến nông do
các tổ chức khuyến nông quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định này
đảm trách;
b) Giảng viên nòng cốt là các chuyên gia, cán bộ khuyến nông có trình
độ đại học trở lên, các nông dân giỏi, các cá nhân điển hình tiên tiến, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, có đóng góp, cống hiến cho xã hội,
cộng đồng, đã qua đào tạo về kỹ năng khuyến nông.
LuatVietnam
www.vanbanluat.um
Điều 5. Thông tin tuyên truyền
1. Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị
xã hội.
2. Phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong
sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí
khuyến nông, tài liệu khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển
lãm, diễn đàn và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; xuất bản và phát
hành ấn phẩm khuyến nông.
3. Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin
khuyến nông.
Điều 6. Trình diễn và nhân rộng mô hình
1. Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của
ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn với tiêu thụ sản phẩm.
2. Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
3. Xây dựng mô hình tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả và bền vững.
4. Chuyển giao kết quả khoa học và công nghệ từ các mô hình trình diễn,
điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng.
Chuyển giao khi chức, quản lý sản nghề cao trong nôn năm.
Điều 7. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông
1. Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 1
Nghị định này về:
a) Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp,
nông thôn;
b) Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng
cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng
cao sức cạnh tranh của sản phẩm;
c) Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ về lập dự án
đầu tư, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao
động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường;
d) Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hợp đồng bảo hiểm sản xuất, kinh doanh;
đ) Cung ứng vật tư nông nghiệp.
2. Tư vấn và dịch vụ khác liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.
LuatVietnam
www.vanbanluat.un
5
Điều 8. Hợp tác quốc tế về khuyến nông
1. Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình
hợp tác quốc tế.
2. Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài và tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam.
3. Nâng cao năng lực, trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến
nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình học tập
khảo sát trong và ngoài nước.
Chương III
TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
Điều 9. Tổ chức khuyến nông Trung ương
1. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
quy định.
Điều tra và tiểu do Bộ trưởng thành và tổ chức Ban
Điều 10. Tổ chức khuyến nông địa phương
1. Tổ chức khuyến nông địa phương được quy định như sau:
a) Ở cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) có trung tâm
khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông
nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Ở cấp xã (xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) có khuyến
nông viên với số lượng ít nhất 02 khuyến nông viên ở các xã thuộc địa bàn
khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại;
d) Ở thôn (thôn, bản, ấp, phum, sóc) có cộng tác viên khuyến nông và
câu lạc bộ khuyến nông.
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức
khuyến nông địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quy định.
LuatVielnam
www.vanbanluat.vn
Điều 11. Tổ chức khuyến nông khác
1. Tổ chức khuyến nông khác bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, tổ
chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục
đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước có tham gia hoạt động khuyến nông trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Tổ chức khuyến nông khác thực hiện các nội dung hoạt động khuyến
nông theo quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật liên quan.
3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến
nông khác thuộc tổ chức, cá nhân nào do tổ chức, cá nhân đó quy định.
Chương IV
CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG
Điều 12. Chính sách bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề
1. Đối với người sản xuất
a) Nông dân sản xuất nhỏ, nông
100% chi phí tài liệu và 100% chi
dân thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ
ở khi tham dự đào tạo;
thuộc diện hội n
dân sản xuất hàng chi phí đi lại,
chủ
ăn
b) Nông dân sản xuất hàng hóa, trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp
tác xã, công nhân nông, lâm trường được hỗ trợ 100% chi phí tài liệu và 50%
đi lại, ăn ở khi tham dự đào tạo;
c) Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực tiếp hoạt động trong các lĩnh vực nêu
tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này được được hỗ trợ 50% chi phí tài liệu khi
tham dự đào tạo.
2. Đối với người hoạt động khuyến nông
a) Ưu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, là người dân tộc thiểu số;
b) Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước
được hỗ trợ 100% chi phí về tài liệu và nơi ở, khi tham dự đào tạo;
c) Người hoạt động khuyến nông không hưởng lương được hỗ trợ 100%
chi phí về tài liệu, đi lại, ăn và nơi ở khi tham dự đào tạo.
Điều 13. Chính sách thông tin tuyên truyền
1, Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động
khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
LuatVietnam
www.vanbanluat.un
7
2. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thi, hội chợ, triển lãm,
diễn đàn khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 14. Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn
1. Chính sách hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn
a) Mô hình trình diễn ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, được hỗ trợ
100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón,
hoá chất, thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản);
b) Mô hình trình diễn ở địa bàn trung du miền núi, bãi ngang được hỗ trợ
100% chi phí mua giống và 50% chi phí mua vật tư thiết yếu,
c) Mô hình trình diễn ở địa bàn đồng bằng được hỗ trợ 100% chi phí
mua giống và 30% chi phí mua vật tư thiết yếu;
d) Đối với các mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và
ngành nghề nông thôn, nghề muối, được hỗ trợ kinh phí để mua công cụ,
máy cơ khí, thiết bị với mức 100% ở địa bàn khó khăn, huyện nghèo, không
quá 75% ở địa bàn trung du miền núi,
50% ở địa bàn
đồng bằng;
bãi
diễn ứng dụng có tin fang, không quá
phi
đ) Mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ không quá
30% tổng kinh phí thực hiện mô hình.
6 tổng kinh p
2. Chính sách nhân rộng mô hình
Được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị
đầu bờ để nhân rộng mô hình.
Điều 15. Chính sách khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ
khuyến nông
1. Các tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được
tham gia tư vấn và dịch vụ khuyến nông quy định tại Điều 7 Nghị định này
và theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông được ưu
tiên thuê đất để xây dựng và triển khai các chương trình, dự án khuyến nông,
được vay vốn ưu đãi, miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16. Chế độ đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông
viên cơ sở
1. Người hoạt động khuyến nông hưởng lương từ ngân sách nhà nước
khi chỉ đạo triển khai các dự án khuyến nông được hưởng các chế độ theo quy
định hiện hành.
Ima Vietnam
www.vanbanluat.un
8
2. Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng lương theo
trình độ đào tạo, không thuộc công chức xã được hưởng chế độ phụ cấp hoặc
lương theo trình độ đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
3. Khuyến nông viên cấp xã chưa có bằng cấp, cộng tác viên khuyến
nông cấp thôn được hưởng thù lao khuyến nông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định.
Điều 17. Chính sách tuyển chọn dự án khuyến nông
1. Các dự án khuyến nông Trung ương do ngân sách nhà nước cấp
được tuyển chọn theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh do
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.
2. Các dự án khuyến nông cấp địa phương do ngân sách nhà nước cấp
được tuyển chọn theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu cạnh tranh do Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quy định.
3. Mọi tổ chức khuyến nông, người hoạt động khuyến nông đều được
tham gia đấu thầu cạnh tranh, đăng ký xét chọn các dự án khuyến nông do
ngân sách nhà nước cấp.
W
V
KINH PHÍ KHUYẾN NÔNG
Điều 18. Nguồn kinh phí khuyến nông
1. Kinh phí khuyến nông Trung ương được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách trung ương cấp theo dự toán chương trình, dự án khuyến
nông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương bao gồm kinh phí khuyến nông cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã, thôn được hình thành từ các nguồn:
a) Ngân sách địa phương cấp theo dự toán chương trình, dự án khuyến
nông được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt;
b) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
9
c) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
d) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kinh phí của tổ chức khuyến nông khác được hình thành từ các
nguồn sau:
a) Nguồn vốn tự có của tổ chức khuyến nông khác;
b) Hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình,
dự án khuyến nông (Trung ương, địa phương, hợp tác quốc tế) được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông;
d) Tài trợ và đóng góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước;
đ) Từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Sử dụng kinh phí
năng Phi khuyến
của
pháp
nông
2
1
1
phương thuộc ngân sách nhà
1. Kinh phí khuyến nông Trung ương và địa
nước được cấp theo dự toán chương trình, dự án khuyến nông và sử dụng cho:
được cấp theo dự toán trình, dự án khuyến
nông và sử dụng cho:
a) Các nội dung quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 8 của Nghị định này;
b) Chi phí quản lý cho các dự án khuyến nông được trích từ nguồn
kinh phí khuyến nông. Mức cụ thể giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;
c) Mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới phù hợp, thuê chuyên gia
trong và ngoài nước phục vụ hoạt động khuyến nông, thuê chuyên gia đánh
giá hoạt động khuyến nông;
d) Mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động khuyến nông;
đ) Tổ chức khảo sát, học tập, hội thảo, hội thi, hội chợ, diễn đàn, triển
lãm trong và ngoài nước;
e) Các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động khuyến nông.
2. Khoản thu từ tư vấn và dịch vụ khuyến nông được quản lý và sử
dụng theo quy định tài chính hiện hành đối với các tổ chức khuyến nông là
đơn vị sự nghiệp công lập và người hoạt động khuyến nông thuộc tổ chức
khuyến nông đó.
LuatVietnam
www.vanbanluat.un
10
Điều 20. Quản lý kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương
1. Kinh phí khuyến nông Trung ương được sử dụng cho những hoạt
động khuyến nông do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và tổ
chức thực hiện ở quy mô vùng, miền và quốc gia phù hợp với chiến lược, quy
hoạch phát triển nông nghiệp toàn quốc. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến
nông Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp vào
dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.
2. Kinh phí khuyến nông địa phương được sử dụng cho những hoạt động
khuyến nông do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện tại địa
phương phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa
phương. Kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm của địa
phương do Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Việc thực hiện chi, thanh toán kinh phí khuyến nông Trung ương và
địa phương căn cứ vào chương trình và dự án khuyến nông được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
4. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông không thuộc ngân sách
nhà nước do tổ chức khuyến nông quyết định phù hợp với quy định của Nghị
định này và quy định của pháp luật.
5. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn cụ thể trình tự lập, quản lý và sử dụng kinh phí khuyến nông
Trung ương và kinh phí khuyến nông địa phương.
Điều 21. Quỹ hoạt động khuyến nông
1. Quỹ hoạt động khuyến nông (sau đây được gọi chung là quỹ khuyến
nông), được hình thành từ các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các cá
nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
2. Sử dụng và quản lý quỹ khuyến nông
a) Tổ chức nào thành lập quỹ thì tổ chức đó ban hành quy chế quản lý và
vận hành quỹ khuyến nông theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng quỹ khuyến nông phục vụ kịp thời và hiệu quả các nội dung
hoạt động khuyến nông theo các Điều 4, 5, 6, 7, 8 của Nghị định này;
c) Các tổ chức khuyến nông có trách nhiệm bảo toàn và phát triển quỹ
khuyến nông.
LuatVietnam
www.vanbanluat.un
11
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 22. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về hoạt động khuyến nông theo các nội dung sau:
a) Xây dựng, ban hành và đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành
chiến lược khuyến nông và các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về
khuyến nông;
b) Xây dựng, phê duyệt chương trình, kế hoạch và dự án khuyến nông
Trung ương và chỉ đạo tổ chức thực hiện;
c) Hướng dẫn các địa phương về nghiệp vụ chuyên môn trong hoạt động
khuyến nông;
d) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn
và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến nông;
đ) Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu
động khuyến nông Trung ương;
ăn
tố cáo trong các hoạt
ma lent khiếu nại, tố cáo
khuyên của
e) Quản lý kinh phí khuyến nông Trung ương;
g). Theo dõi kinh
khi
dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ
việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trong phạm vi toàn quốc.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với hoạt động khuyến nông theo quy định của Chính phủ.
Điều 23. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức
năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến nông trên phạm vi địa
phương theo các nội dung sau:
1. Xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách về khuyến nông phù
hợp với điều kiện địa phương.
2. Xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch, dự
án khuyến nông tại địa phương.
3. Bảo đảm nguồn vốn để hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông và
thực hiện chính sách khuyến nông tại địa phương theo các quy định tại Nghị
định này.
LuatVietnam
www.varbanluatin
12
4. Huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút nguồn
lực cho hoạt động khuyến nông của địa phương.
5. Quản lý kinh phí khuyến nông địa phương.
6. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, định kỳ sáu tháng báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về hoạt động khuyến nông tại địa phương.
Điều 24. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động khuyến nông được
khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường
theo quy định của pháp luật.
3. Hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung chúc tổng kết, rút kinh
nghiệm trong hoạt động khuyến nông.
Điều 25. Khiếu
5. Khiếu nại,
S
ấn nông Trung, trong cổ chí không và
tố cáo
1. Cá nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi
hành chính của cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết
định, hành vi đó trái với các quy định của Nghị định này theo quy định của
pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này của các tổ
chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực
hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2010 và
thay thế Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính
phủ quy định về khuyến nông, khuyến ngư.
LuatVietnam
www.vanbanluat.un
13
-
Điều 27. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành
liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm
- Ngân hàng Nhà nước;
-
sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
NƯỚC
PHÚ
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
CONG
NA
atVietnam.vm
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b). M 90
21
Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam
www.karbanat.un
|
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tại Tờ trình số 128/TTr-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2023 về phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (kèm theo hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:
1. Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát danh mục các dự án điện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được đưa vào Quy hoạch thành phố, đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch điện VIII được duyệt theo đúng quy định hiện hành; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trước ngày 07 tháng 8 năm 2023.
2. Các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao có ý kiến về các nội dung liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại và phương án quy hoạch vùng huyện Hoàng Sa trong Quy hoạch thành phố; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trước ngày 07 tháng 8 năm 2023.
3. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng:
a) Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ: Công Thương, Quốc phòng, Ngoại giao nêu tại điểm 1, điểm 2 công văn này;
b) Rà soát danh mục công trình, dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch theo đúng quy định, trong đó loại khỏi danh mục các công trình, dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư; các công trình, dự án đang rà soát, xử lý theo các kết luận thanh tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án;
c) Phối hợp với các Bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư rà soát Quy hoạch thành phố nội dung về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 616/CĐ- TTg ngày 04 tháng 7 năm 2023 về rà soát, hoàn thiện các quy hoạch để thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
d) Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch thành phố, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 09 tháng 8 năm 2023.
4. Trên cơ sở báo cáo của các Bộ: Công Thương, Quốc phòng, Ngoại giao và hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch thành phố đã được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng bổ sung, hoàn thiện nêu trên, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì rà soát tổng thể hồ sơ và dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định tại điểm l khoản 1 mục I Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại công văn số 713/VPCP-QHĐP ngày 08 tháng 2 năm 2023 của Văn phòng Chính phủ; có ý kiến bằng văn bản, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 12 tháng 8 năm 2023.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./. |
BỘ Y TẾ
Số:7100 /BYT-TB-CT
V/v tăng cường công tác quản lý
TTBYT.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2012
Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trang thiết bị y tế (TTBYT) là hàng hóa đặc thù góp phần chăm sóc, bảo
vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe
của người bệnh cần được quản lý chặt chẽ ngay từ khâu sản xuất, lưu thông,
quảng cáo, khai thác và sử dụng. Bộ Y tế hoan nghênh các đơn vị đã nghiêm
chỉnh thực hiện đúng các quy định về kinh doanh TTBYT, tuy nhiên qua kiểm
tra, theo dõi, trong thời gian qua, vẫn còn một số đơn vị vi phạm.
Để đảm bảo chất lượng và tăng cường công tác quản lý TTBYT, Bộ Y tế
đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc ương thực hiện các nội
dung sau:
1. Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị sản xuất và kinh
doanh TTBYT trên địa bàn thực hiện đúng các quy định sau:
a) Sản phẩm TTBYT sản xuất trong nước chỉ được phép lưu hành trên thị
trường khi đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành theo quy định tại Thông tư số
07/2002/TT-BYT ngày 30/5/2002 của Bộ Y tế.
b) Việc nhập khẩu TTBYT được thực hiện theo Thông tư số 24/2011/TT-
BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn nhập khẩu TTBYT. Sản phẩm
TTBYT nằm trong Phụ lục 01 của Thông tư 24/2011/TT-BYT khi nhập khẩu
phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế. Đối với TTBYT không nằm trong Phụ
lục 01 và không phải là trang thiết bị ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, điều
trị mới và lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam phải đảm bảo các quy định tại điểm b
và c khoản 1 Điều 5 của Thông tư trên, đơn vị cần xuất trình hồ sơ liên quan khi
làm thủ tục thông quan tại Hải quan hoặc khi có yêu cầu kiểm tra và lưu tại đơn
vị để phục vụ trong công tác hậu kiểm.
c) Quảng cáo TTBYT phải trung thực, chính xác, rõ ràng, bảo đảm chất
lượng sản phẩm phù hợp với nội dung quảng cáo theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 01/2004/TTLT-BVHTT-BYT ngày 12/01/2004 của Bộ Văn hóa - Thông
tin và Bộ Y tế hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế và các quy
định hiện hành.
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
1
-
d) Luật Khám, chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 và đã bãi bỏ
Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân số 07/2003/PL-UBTVQH11. Hiện nay, Bộ
Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất xây dựng một Nghị định của
Chính phủ về TTBYT, trong đó sẽ quy định điều kiện đối với các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ kỹ thuật TTBYT. Bộ Y tế sẽ xin ý kiến rộng rãi các Sở Y tế,
các đơn vị sản xuất, kinh doanh TTBYT để đảm bảo tính chặt chẽ và khả thi
trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTBYT, đề nghị các Sở
Y tế cần kịp thời xử lý theo quy định của Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày
18/10/2011 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ
phẩm và trang thiết bị y tế và có báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công
trình y tế).
Nhận được công văn này, đề nghị Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (đặc biệt là các tỉnh, thành phố có các khu công nghiệp)
có trách nhiệm khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện.
Bộ Y tế sẽ có kế hoạch làm việc với các Sở Y tế để kiểm tra việc triển khai
thực hiện công văn này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc
hoặc cần hướng dẫn đề nghị liên hệ với Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế - Bộ
Y tế (138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội, điện 04 62732272) để được
hướng dẫn, giải quyết./.
Nơi nhận:
Như trên;
cow.LuatVietn thoại c
Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
Vụ PC, Vụ K2ĐT, Thanh tra Bộ,
Cục QL KCB;
. Website Bộ Y tế; Báo SK&ĐS;
- TT. Truyền thông &GDSK TW;
Luu: VT, TB-CT (2).
0
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Nguyễn Thị Xuyên
2
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 20/2003/QĐ-BGDĐT NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH MÔN CHÍNH TRỊ DÙNG CHO HỆ TUYỂN HỌC SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số 21/2001/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp,
Căn cứ Công văn số 829/CV-KGTW ngày 18/4/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương về việc thẩm định chương trình môn Chính trị dùng cho hệ tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này chương trình môn Chính trị dùng cho hệ tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trong các trường trung học chuyên nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp dụng từ năm học 2003 - 2004. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn giáo trình theo Chương trình này và hướng dẫn các trường thực hiện sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương tổ chức thẩm định.
Điều 4. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Hiệu trưởng các trường trung học chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
CHƯƠNG TRÌNH
MÔN CHÍNH TRỊ DÙNG CHO HỆ TUYỂN HỌC SINH TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP
(ban hành kèm theo Quyết định số 20/2003/QĐ-BGDĐT ngày 20/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
A. VỊ TRÍ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Vị trí:
Môn Chính trị là môn học nằm trong chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp và là môn thi tốt nghiệp.
2. Mục đích:
Trang bị cho học sinh những kiến thức lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cơ sở xây dựng thế giới quan: phương pháp luận khoa học, giúp họ định hướng lý tưởng, xác định động cơ học tập, rèn luyện theo mục tiêu đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ đủ bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng phục vụ Tổ quốc và nhân dân, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3. Yêu cầu:
Vì đối tượng là tuyển sinh tốt nghiệp trung học cơ sở nên chương trình này học sinh phải vừa hoàn thiện chương trình môn Giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông lại vừa phải nâng cao đáp ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình Chính trị theo mục tiêu đào tạo của người kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ, do vậy khi giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh từ dễ đến khó đặc biệt gắn với thực tiễn đào tạo ngành nghề trung học chuyên nghiệp, những năng lực, phẩm chất, đạo đức cần thiết để hành nghề, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao khi ra trường.
B. PHÂN BỔ THỜI GIAN
Tổng số thời gian: 120 tiết.
- Giảng: 90 tiết.
- Xêmina: 80 tiết.
- Kiểm tra, thi: theo quy chế chung.
Phân bổ cụ thể:
PHẦN I. MỘT SỐ NỘI ĐUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN
Bài
Tên bài
Thời gian
Giảng
Xêmina
1
Triết học và Triết học Mác - Lê nin
2
2
Vật chất và ý thức
5
2
3
Hai nguyên lý và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng
duy vật
8
2
4
Tự nhiên và xã hội - Những vấn đề về môi trường và dân số
2
5
Sản xuất xã hội và những quy luật cơ bản của sự vận động,
phát triển của xã hội
5
2
6
Cấu trúc xã hội
4
7
Vấn đề con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
5
2
8
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
5
2
9
Nhận thức và hoạt động thực tiễn
5
2
10
Một số giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam và
học sinh trung học chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay
4
2
Cộng:
45
14
PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI VÀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Bài
Tên bài
Thời gian
Giảng
Xêmina
11
Thời đại hiện nay và quá trình cách mạng thế giới
4
1
12
Chủ nghĩa tư bản
5
2
13
Chủ nghĩa xã hội
5
2
14
Đường lối và chính sách kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
5
2
15
Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị
4
1
16
Đường lối và chính sách văn hoá - xã hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
3
1
17
Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
4
1
18
Đảng cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
5
2
19
Những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
5
2
20
Tư tưởng Hồ Chí Minh
5
2
Cộng:
45
16
C. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
PHẦN IMỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Bài l: Triết học và Triết học Mác-Lênin
I. Triết học
1. Triết học là gì?
2. Vấn đề cơ bản của Triết học.
II. Sự phát triển của Triết học
1. Sự ra đời của Triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
2. Triết học Mác - Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học.
III. Vai trò của Triết học trong đời sống xã hội.
Bài 2: Vật chất và ý thức
I. Phạm trù vật chất
1. Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác.
2. Quan niệm triết học mác xít về vật chất (định nghĩa vật chất của Lênin).
II. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
1. Định nghĩa vận động.
2. Nguồn gốc của vận động.
3. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất.
4. Vận động và đứng im.
III. Tính thống nhất của thế giới
1. Những quan điểm khác nhau.
2. Quan điểm triết học Mác - Lênin.
IV. ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1. Phạm trù ý thức.
2. Nguồn gốc, bản chất của ý thúc.
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
Bài 3: Hai nguyên lý và ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
I. Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
2. Nguyên lý về sự phát triển.
II. Thế giới vận động và phát triển theo quy luật
1. Phạm trù quy luật.
2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội.
3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người.
III. Những nội dung chủ yếu của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất).
2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (gọi tắt là quy luật mâu thuẫn).
3. Quy luật phủ định của phủ định.
Bài 4: Tự nhiên và xã hội - Những vấn đề về môi trường và dân số
I. Tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
II. Môi trường sinh thái và dân số đối với đời sống xã hội
1. Môi trường tự nhiên là điều kiện vật chất của đời sống xã hội.
2. Vấn đề bảo vệ môi sinh hiện nay.
3. Dân số và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của xã hội.
Bài 5: Sản xuất xã hội và những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xã hội
I. Sản xuất vật chất
1. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2. Vai trò của phương thức sản xuất.
II. Những quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của xã hội
1. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất.
2. Quy luật về mồi quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Bài 6: Cấu trúc xã hội
I. Cấu trúc xã hội
1. Cấu trúc xã hội chưa có giai cấp.
2. Cấu trúc xã hội có giai cấp.
II. Giai cấp và đấu tranh giai cấp
1. Vấn đề giai cấp.
2. Đấu tranh giai cấp và vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội có giai cấp.
III. Nhà nước
1. Một số vấn đề lý luận về Nhà nước.
2. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
IV. Dân tộc, quan hệ dân tộc
1. Quá trình hình thành dân tộc.
2. Tính giai cấp của vấn đề dân tộc.
V. Gia đình
1. Khái niệm, lịch sử gia đình.
2. Vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội.
3. Gia đình trong chế độ xã hội chủ nghĩa.
Bài 7: Vấn đề Con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
I. Bản chất con người
1. Khái niệm về con người.
2. Bản chất con người.
II. Cá nhân và xã hội
1. Khái niệm cá nhân trong xã hội.
2. Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.
3. Những tiền đề hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội
1. Quan hệ giữa cá nhân với tập thể.
2. Quan hệ giữa cá nhân với xã hội.
Bài 8: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội
I. Tồn tại xã hội
1. Khái niệm tồn tại xã hội.
2. Vai trò của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.
II. ý thức xã hội
1. Khái niệm ý thức xã hội.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
III. Hình thái ý thức xã hội
1. ý thức chính trị.
2. ý thức pháp quyền.
3. ý thức khoa học.
4. ý thức tôn giáo.
5. ý thức thẩm mỹ.
Bài 9: Nhận thức và hoạt động thực tiễn
I. Bản chất của nhận thức
1. Một số quan điểm trong lịch sử về bản chất của nhận thức.
2. Quan điểm triết học Mác - Lê nin về bản chất của nhận thức.
II. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
1. Phạm trù thực tiễn.
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Bài 10: Một số giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam và học sinh trung học chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay
I. Đạo đức học
1. Khái niệm.
2. Một số phạm trù cơ bản đạo đức học.
II. Một số giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện nay
1. Một số giá trị đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện nay.
2. Yêu cầu về đạo đức của học sinh trong các trường trung học chuyên nghiệp và sau khi tốt nghiệp ra trường.
PHẦN IIMỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI VÀ ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Bài 11: Thời đại hiện nay và quá trình cách mạng thế giới
I. Thời đại và nội dung cơ bản của thời đại
1. Quan niệm về thời đại và vai trò vấn đề thời đại.
2. Nội dung cơ bản của thời đại hiện nay.
II. Những mâu thuẫn cơ bản và đặc điểm của thời đại hiện nay
1. Những mâu thuẫn cơ bản của thời đại hiện nay.
2. Đặc điểm và xu thế chủ yếu của thế giới hiện nay.
Bài 12: Chủ nghĩa tư bản
I. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
1. Sản xuất hàng hóa và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản.
3. Quá trình lưu thông tư bản, sự phân chia giá trị thặng dư trong xã hội tư bản và đặc điểm của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Những đặc điểm kinh tế chính trị cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.
III. Địa vị lịch sử của chủ nghĩa tư bản
1. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những nhân tố mới thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2. Chủ nghĩa tư bản đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhân loại.
3. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra tiền đề vật chất đầy đủ và tiền đề xã hội chín muồi cho sự ra đời của xã hội mới.
Bài 13: Chủ nghĩa xã hội
I. Tính tất yếu và những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
2. Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
II. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2. Những điều kiện để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bài 14: Đường lối và chính sách kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
I. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
1. Tính tất yếu và vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu và quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
II. Sở hữu và các thành phần kinh tế
1. Đặc điểm, vai trò của các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế.
2. Chính sách đối với các thành phần kinh tế.
III. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1. Sự cần thiết phát triển kinh tế thị trường.
2. Đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Phương hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
IV. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế
1. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
2. Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế.
Bài 15: Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị
I. Khái niệm, nội dung, phương hướng đổi mới hệ thống chính trị
1. Khái niệm hệ thống chính trị.
2. Phương hướng, nội dung cơ bản xây dựng hệ thống chính trị hiện nay.
II. Thực hiện và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
1. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới.
2. Thực hiện và phát huy dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Bài 16: Đường lối và chính sách văn hóa - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
I. Vai trò của các lĩnh vực văn hóa - xã hội
1. Sự cần thiết phải phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.
2. Quan hệ chính sách phát triển văn hóa - xã hội với chính sách kinh tế.
II. Quan điểm và nhiệm vụ chủ yếu phát triển văn hóa - xã hội trên các lĩnh vực
1. Lĩnh vục giáo dục - đào tạo.
2. Lĩnh vực khoa học công nghệ.
3. Lĩnh vực văn hóa.
4. Lĩnh vực lao động, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
5. Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế, dân số, gia đình, trẻ em, thể dục thể thao...
6. Lĩnh vực phòng chống các tệ nạn xã hội.
Bài 17: Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
I. Tầm quan trọng và quá trình xác định đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới
1. Tầm quan trọng.
2. Quá trình xác định đường lồi đối ngoại trong thời kỳ đổi mới.
II. Nguyên tắc và phương châm quan hệ đối ngoại
1. Nguyên tắc.
2. Phương châm.
III. Mục tiêu, nội dung đường lối đối ngoại
Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
I. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu lịch sử, là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam
1. Yêu cầu khách quan và sự ra đời của Đảng.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.
3. Sự ra đời của Đảng - bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
II. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình cách mạng Việt Nam
1. Thời kỳ 1930 - 1945 lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền.
2. Thời kỳ 1945 - 1975 lãnh đạo kháng chiến chống đế quốc xâm lược.
3. Thời kỳ 1975 đến nay lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
III. Những nhân tố bảo đảm vai trò lãnh đạo cách mạng thắng lợi của đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng.
2. Tính khoa học và cách mạng trong đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
4. Coi trọng công tác xây dựng Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử.
Bài 19: Những thắng lợi vĩ đại và bài học kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam
I. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam
1. Cách mạng tháng Tám thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930 - 1945).
2. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội (1945 - 1975).
3. Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
II. Những bài học kinh nghiệm lịch sử
1. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2. Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
3. Không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
4. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Bài 20: Tư tưởng Hồ Chí Minh
I. Nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh:
3. Quá trình hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. Một số nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.
III. Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình này phải vừa bảo đảm khối lượng kiến thức của chương trình Giáo dục công dân ở bậc trung học phổ thông, vừa phải nâng cao phù hợp với mục tiêu đào tạo gắn với thực tế trung học chuyên nghiệp và tương đương với hệ chuẩn trung học chuyên nghiệp, nên khi giảng dạy, giáo viên phải rất chú ý đến đối tượng học sinh phải lấy mục tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp làm định hướng để giảng dạy.
Chương trình chia làm 2 học phần, mỗi học phần giảng dạy ở một học kỳ, theo trật tự được bố trí trong kế hoạch đào tạo (học phần I giảng 45 tiết, xêmina 14 tiết; học phần II giảng 45 tiết, xêmina 16 tiết). Các đề tài xêmina theo hướng câu hỏi trong giáo trình. Thời gian thi, kiểm tra theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tùy theo đối tượng học sinh của mỗi ngành cụ thể, số tiết bài có thể xê dịch từ 1 - 2 tiết so với bố trí trong chương trình, nhưng tổng số tiết của chương trình không giảm.
- Đây là chương trình dùng chung cho tất cả hệ tuyển sinh trung học cơ sở của các trường trung học chuyên nghiệp, tùy theo mục tiêu đào tạo, yêu cầu cụ thể của mỗi ngành, các trường phải bổ sung phần mềm liên hệ vào từng bài hoặc có những bài riêng và những hoạt động thực tiễn cho phù hợp, đồng thời tăng cường các hoạt động tham quan thực tế chung và ngành nghề đào tạo, thực tiễn địa phương mà học sinh sau khi tốt nghiệp sẽ ra phục vụ.
- Tùy theo đặc thù của mỗi trường, ở mỗi phần lý luận phải tổ chức tham gia thực tế có viết thu hoạch. |
BỘ XÂY DỰNG
Số: 1983/BXD-KTXD
V/v: Mẫu giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2008
Kính gửi:
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Các Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng
Bộ Xây dựng nhận được báo cáo của một số Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kiến nghị của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng về một số nội dung của giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng chưa phù hợp với mẫu giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BXD ngày 01/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Về việc này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Sau khi kiểm tra một số sai sót trong nội dung giấy chứng nhận đã cấp so với mẫu giấy chứng nhận theo qui định tại Quyết định số 01/2008/QĐ-BXD, Bộ Xây dựng thấy rằng những sai sót này không làm sai nội dung cơ bản so với mẫu giấy chứng nhận theo qui định. Do vậy để tránh lãng phí, Bộ Xây dựng chấp thuận giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng do các cơ sở đào tạo cấp cho các học viên trước ngày 01/10/2008 có một số nội dung chưa phù hợp với mẫu giấy chứng nhận ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BXD để sử dụng làm hồ sơ xin cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.
Bộ Xây dựng yêu cầu các cơ sở đào tạo cần nghiêm túc rút kinh nghiệm về những sai sót không đáng có này và kể từ ngày 01/10/2008 các cơ sở đào tạo phải thực hiện theo đúng các nội dung trong mẫu giấy chứng nhận đã hoàn thành khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, trường hợp nội dung giấy chứng nhận cấp không phù hợp với mẫu giấy chứng nhận theo qui định của Quyết định số 01/2008/QĐ-BXD thì phải cấp lại./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VP, Vụ KTXD. T06.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(đã ký)
Cao Lại Quang
|
VĂN BẢN PHÁP LUẬT KHÁC
VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay,
trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối
đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15
tháng 4 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 05/2016/TT-NHNN ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ
nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
Thông tư số 05/2017/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay,
trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6
năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy Ban Thường
vụ Quốc hội ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13
ngày 18 tháng 3 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ
bảo lãnh;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dân một
số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh
nghiệp1’2.
1 Thông tư số 05/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/
TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số
nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có căn cứ
ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH 13 ngày 18 tháng 3 năm 2013
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản
lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của
doanh nghiệp.”
2 Thông tư số 05/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/
TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng
dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh
nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 3 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản
lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối;
Chương I
QUY ĐỊNH Chung
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về:
a) Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp
không được Chính phủ bảo lãnh;
b) Việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại tổ chức tín dụng
được phép tại Việt Nam;
c) Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác liên quan đến thực hiện các khoản
vay nước ngoài;
d) Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch liên quan đến bảo lãnh khoản vay
nước ngoài;
đ) Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên Trang điện tử quản lý vay,
trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Trang điện tử);
e) Chế độ báo cáo thống kê về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh
nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
2.3 Việc đăng ký, đăng ký thay đổi, chế độ báo cáo đối với các khoản vay nước
ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được
Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
3. Việc đăng ký, đăng ký thay đổi, chế độ báo cáo đối với các khoản vay nước
ngoài (bao gồm cả khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc
tế của doanh nghiệp) được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định riêng của
Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước
ngoài của doanh nghiệp (sau đây gọi là Thông tư số 03/2016/TT-NHNN) ”
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2017/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối
đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
4. Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay
nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
5. Việc người không cư trú mua công cụ nợ do người cư trú phát hành trên
lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư gián
tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín
dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam là Bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là Bên đi vay).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng dịch vụ tài
khoản liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo lãnh cho khoản vay
nước ngoài tại Việt Nam.
3. Các tổ chức, cá nhân là bên bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài của Bên đi vay.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ
Bên ủy thác cho vay là người không cư trú.
5. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vay nước ngoài của Bên đi vay.
6. Các cá nhân, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý và
khai thác thông tin trên Trang điện tử.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản vay nước ngoài là cụm từ dùng chung để chỉ khoản vay nước ngoài
không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là khoản vay tự vay tự trả) và khoản
vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh dưới mọi hình thức vay nước ngoài
thông qua hợp đồng vay, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm, hợp đồng ủy
thác cho vay, hợp đồng cho thuê tài chính hoặc phát hành công cụ nợ trên thị
trường quốc tế của Bên đi vay.
2. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản là ngân hàng thương mại, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nơi Bên đi vay, bên bảo lãnh cho
khoản vay nước ngoài mở tài khoản thanh toán để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản
vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả
nợ nước ngoài, bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài; ngân hàng thương mại, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài nơi nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản thanh toán
để chuyển vốn cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
3. Thuê tài chính nước ngoài là việc người cư trú nhận khoản tín dụng trung
hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính với Bên cho thuê là người
không cư trú và hợp đồng này đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 113
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010.
4. Công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu do Bên đi vay phát hành ngoài
lãnh thổ Việt Nam cho người không cư trú.
5. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được
giải ngân bằng đồng Việt Nam hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định
bằng đồng Việt Nam.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập
khẩu hàng hóa trả chậm
1. Các khoản vay tự vay tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm
không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài theo
quy định tại Chương III Thông tư này.
2. Việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài, chuyển tiền trả nợ
khoản vay nước ngoài và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài dưới
hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thực hiện theo các quy định tại Thông tư
này và các quy định của pháp luật có liên quan.
34 Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là
khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối
cùng.
4.5 Ngày rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng
hóa trả chậm là:
a) Ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp
ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có
chứng từ vận tải;
4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm, 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
b) Ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải
quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản
không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
5.6 Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
a) Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
b) Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo
hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.
6.7 Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả
chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối
cùng.
Điều 5. Nguyên tắc lựa chọn hình thức khai báo thông tin đăng ký, đăng
ký thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay tự trả
1. Bên đi vay có thể lựa chọn thực hiện khai báo thông tin đăng ký, đăng ký
thay đổi khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay tự trả theo một
trong các hình thức sau:
a) Hình thức sử dụng Trang điện tử, được gọi là hình thức trực tuyến;
b) Hình thức không sử dụng Trang điện tử, được gọi là hình thức truyền thống.
2. Bên đi vay có thể thay đổi việc lựa chọn từ hình thức truyền thống sang hình
thức trực tuyến. Trường hợp đã thay đổi từ hình thức truyền thống sang hình thức
trực tuyến, Bên đi vay không được thay đổi lại sang hình thức truyền thống.
3. Ngân hàng Nhà nước khuyến khích Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến.
Chương II
TRANG ĐIỆN TỬ
Điều 6. Trang điện tử
6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý thông tin dữ liệu về hoạt động vay,
trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thông qua
Trang điện tử được truy cập qua địa chỉ www.sbv.gov.vn hoặc www.qlnh-sbv.cic.org.vn.
2. Việc sử dụng Trang điện tử để khai báo thông tin đăng ký, đăng ký thay đổi
khoản vay và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay tự vay tự trả được thực hiện
theo quy định tại Thông tư này và Tài liệu hướng dẫn người sử dụng được đăng tải
trên Trang điện tử.
3. Các Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến thực hiện đăng ký tài khoản
truy cập theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Điều 7. Xử lý trong trường hợp gặp lỗi kỹ thuật khi sử dụng Trang điện tử
1. Trường hợp Trang điện tử gặp lỗi kỹ thuật (không phải lỗi của Bên đi vay),
Bên đi vay tạm thời sử dụng hình thức truyền thống để thực hiện khai báo thông
tin đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài, báo cáo tình hình thực hiện
khoản vay nước ngoài tại thời điểm sự cố chưa được khắc phục. Sau khi sự cố
được khắc phục, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Ngân hàng
Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối), theo thẩm quyền, có trách nhiệm cập nhật
thông tin có liên quan vào Trang điện tử trên cơ sở Đơn đăng ký khoản vay, Đơn
đăng ký thay đổi khoản vay, báo cáo bằng văn bản của Bên đi vay tương tự như
trường hợp Bên đi vay sử dụng hình thức truyền thống.
2. Trường hợp Bên đi vay gặp lỗi kỹ thuật (do lỗi của Bên đi vay), Bên đi vay
có trách nhiệm:
a) Tích cực chủ động, khẩn trương tìm giải pháp khắc phục lỗi hoặc chủ động
phối hợp với bộ phận kỹ thuật phụ trách Trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước
tìm giải pháp khắc phục lỗi;
b) Tạm thời sử dụng hình thức truyền thống để thực hiện việc đăng ký, đăng
ký thay đổi khoản vay, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài tự vay tự
trả, đồng thời có văn bản báo cáo với Ngân hàng Nhà nước về sự cố kỹ thuật này;
c) Cập nhật thông tin khoản vay được đăng ký, đăng ký thay đổi, báo cáo tình
hình thực hiện khoản vay tự vay, tự trả vào Trang điện tử ngay sau khi sự cố được
khắc phục.
3. Sau khi lỗi kỹ thuật được khắc phục theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều
này, Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến tiếp tục sử dụng Trang điện tử để
thực hiện các nội dung có liên quan đến khoản vay nước ngoài theo quy định tại
Thông tư này.
Điều 8. Tài khoản truy cập
1. Tài khoản truy cập là tên và mật khẩu truy cập Trang điện tử cấp cho người
sử dụng gồm:
a) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) Các cá nhân thuộc Vụ Quản lý Ngoại hối và Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh, thành phố tham gia quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không
được Chính phủ bảo lãnh;
c) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được phân quyền khai thác số liệu
vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
2. Khi đã được cấp tài khoản truy cập, người sử dụng thực hiện việc khai báo
thông tin, báo cáo, quản lý và sử dụng thông tin trên Trang điện tử theo quy định
tại Thông tư này thông qua tài khoản truy cập của mình.
3. Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với Bên đi vay đang có dư nợ vay
nước ngoài:
a) Người sử dụng điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị cấp tài khoản truy
cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử, in tờ khai từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Người sử dụng gửi tờ khai quy định tại điểm a khoản này qua đường bưu
điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 6
Điều này;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai đề nghị
cấp tài khoản truy cập của người sử dụng với các thông tin đầy đủ và hợp lệ, cơ
quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này duyệt và cấp tài
khoản truy cập qua hộp thư điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ
chối cấp tài khoản truy cập phải có trả lời trực tuyến nêu rõ lý do.
4. Đăng ký và cấp tài khoản truy cập đối với Bên đi vay không có dư nợ vay
nước ngoài nhưng có phát sinh việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước
ngoài với Ngân hàng Nhà nước:
a) Việc đề nghị cấp tài khoản truy cập được thực hiện đồng thời với việc khai
báo thông tin khoản vay tại Đơn đăng ký khoản vay hoặc Đơn đăng ký thay đổi
khoản vay với Ngân hàng Nhà nước trên Trang điện tử theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 13 và điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
b) Việc cấp tài khoản truy cập cho Bên đi vay được thực hiện đồng thời với
việc xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài cho Bên
đi vay. Vào ngày khoản vay nước ngoài được xác nhận đăng ký, cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại khoản 6 Điều này duyệt và cấp tài khoản truy cập qua hộp
thư điện tử mà Bên đi vay đã đăng ký tại Đơn đăng ký, Đơn đăng ký thay đổi
khoản vay nước ngoài.
5. Đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập:
a) Bên đi vay đăng ký thay đổi thông tin tài khoản truy cập khi có thay đổi như
sau: Tên Bên đi vay, loại hình doanh nghiệp của Bên đi vay, địa chỉ, mã số thuế,
điện thoại liên hệ, địa chỉ hộp thư điện tử;
b) Quy trình thực hiện:
(i) Bên đi vay điền thông tin trên tờ khai điện tử đề nghị thay đổi thông tin tài
khoản truy cập theo hướng dẫn trên Trang điện tử;
(ii) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai điện tử
đề nghị thay đổi thông tin về tài khoản truy cập, cơ quan có thẩm quyền theo quy
định tại khoản 6 Điều này duyệt nội dung thay đổi tài khoản truy cập qua hộp thư
điện tử mà người sử dụng đã đăng ký. Trường hợp từ chối phải có trả lời trực
tuyến nêu rõ lý do.
6. Thẩm quyền cấp và quản lý tài khoản truy cập:
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi
Bên đi vay đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Chi nhánh) cấp và quản lý tài khoản
truy cập cho các đối tượng sau:
(i) Bên đi vay đang có dư nợ vay nước ngoài;
(ii) Bên đi vay không có dư nợ vay nước ngoài nhưng có phát sinh việc đăng
ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký
thay đổi với Chi nhánh theo quy định tại Thông tư này;
b) Vụ Quản lý Ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước cấp và quản lý tài khoản truy
cập cho các đối tượng sau:
(i) Các cá nhân, đơn vị quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;
(ii) Bên đi vay không có dư nợ vay nước ngoài nhưng có phát sinh việc đăng
ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký
thay đổi với Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) theo quy định tại Thông
tư này.
Chương III
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
CỦA DOANH NGHIỆP KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Mục 1
ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY
Điều 9. Khoản vay phải thực hiện đăng ký
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước
bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên
01 (một) năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại
thời điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay
hoàn thành việc trả nợ khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời điểm
tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên.
Điều 10. Thời hạn khoản vay để xác định nghĩa vụ đăng ký
1. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, thời hạn
khoản vay được xác định từ ngày dự kiến rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ
cuối cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài.
2. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, thời hạn
khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối
cùng trên cơ sở các quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận gia hạn vay
nước ngoài.
3. Đối với các khoản vay quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này, thời hạn
khoản vay được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày dự kiến trả nợ cuối
cùng.
4. Ngày rút vốn quy định tại Điều này là ngày giải ngân tiền vay đối với các
khoản vay giải ngân bằng tiền, ngày thông quan hàng hóa đối với các khoản vay
dưới hình thức thuê tài chính nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật
có liên quan.
Điều 11. Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay
1. Thỏa thuận vay nước ngoài để thực hiện đăng ký khoản vay (sau đây gọi là
thỏa thuận vay nước ngoài) là các thỏa thuận có hiệu lực rút vốn được ký kết giữa
Bên đi vay và Bên cho vay là người không cư trú làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của
Bên đi vay hoặc các công cụ nợ do người cư trú phát hành cho người không cư trú.
2. Bên đi vay không phải thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay khi ký các thỏa
thuận không có hiệu lực rút vốn với người không cư trú như hiệp định tín dụng
khung, biên bản ghi nhớ và các thỏa thuận tương tự khác (sau đây gọi là thỏa thuận
khung), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Nội dung các thỏa thuận
khung phải đảm bảo không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Trường hợp phát sinh khoản vay tự vay tự trả trung, dài hạn của Bên đi vay
do có thỏa thuận rút vốn bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận khung, Bên đi vay
thực hiện đăng ký khoản vay theo quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Đối tượng thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay
Bên đi vay thực hiện đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay bao gồm:
1. Bên đi vay ký kết thỏa thuận vay nước ngoài giải ngân trực tiếp bằng tiền
với Bên cho vay là người không cư trú.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ
Bên ủy thác là người không cư trú.
3. Bên có nghĩa vụ trả nợ theo công cụ nợ phát hành cho người không cư trú.
4. Bên đi thuê trong hợp đồng cho thuê tài chính với Bên cho thuê là người
không cư trú.
Điều 13. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện
khai báo Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên
Trang điện tử để nhận mã số khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn
thành mẫu đơn theo Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ:
a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký khoản vay theo quy định tại Thông tư này qua
đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay theo
thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này;
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ
sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Thời hạn gửi hồ sơ:
Bên đi vay phải gửi hồ sơ trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ:
a) Ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài trung, dài hạn hoặc ngày ký văn bản
bảo lãnh trong trường hợp khoản vay có bảo lãnh hoặc ngày ký thỏa thuận rút vốn
bằng văn bản trong trường hợp các bên thỏa thuận việc rút vốn trên cơ sở thỏa
thuận khung đã ký và trước khi thực hiện rút vốn;
b) Ngày ký thỏa thuận gia hạn khoản vay nước ngoài ngắn hạn thành trung, dài
hạn đối với khoản vay tự vay tự trả quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này;
c) Ngày tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên đối với khoản vay tự
vay tự trả quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký
khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của
Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của
Bên đi vay trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống; hoặc
c) 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp
lệ của Bên đi vay đối với trường hợp khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận theo quy định pháp luật
hiện hành về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ
bảo lãnh;
d) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có
văn bản nêu rõ lý do.
5. Đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện vay
nước ngoài, thủ tục đăng ký khoản vay đồng thời là thủ tục đề nghị Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận khoản vay; văn bản xác nhận đăng ký
khoản vay đồng thời là văn bản chấp thuận khoản vay của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước.
6. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký khoản vay và các
thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên Trang
điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình
thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của khoản vay trên Trang điện tử để
tạo mã khoản vay và lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của
doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa
chọn hình thức truyền thống.
Điều 14. Hồ sơ đăng ký khoản vay
1. Đơn đăng ký khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
2. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên
sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay
gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác,
Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các
văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh
mục đích vay bao gồm:
a) Đối với khoản vay quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này:
(i) Phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài
được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh
nghiệp và Điều lệ doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn
bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với khoản vay để thực hiện phương
án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư, trừ trường hợp dự án đầu tư đã được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư xác định rõ quy mô vốn đầu tư;
(ii) Phương án cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của Bên đi vay được cấp có
thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ doanh
nghiệp, Luật Hợp tác xã và Điều lệ Hợp tác xã và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan đối với khoản vay để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của
Bên đi vay;
b) Đối với khoản vay quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư này:
Báo cáo việc sử dụng khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu đáp ứng quy
định về điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn (kèm theo các tài liệu chứng minh) và
phương án trả nợ đối với khoản vay nước ngoài đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác
nhận đăng ký.
c) 8 Các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a và b khoản này không áp dụng
đối với trường hợp khoản vay nước ngoài của các ngân hàng thương mại do Nhà
nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đã được người đại diện chủ sở hữu trực tiếp
hoặc người đại diện phần vốn nhà nước tại các ngân hàng này báo cáo và được
cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt hoặc cho ý kiến chấp thuận trước khi
biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên.
4. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) thỏa thuận vay
nước ngoài và thỏa thuận gia hạn khoản vay ngắn hạn thành trung, dài hạn (nếu có);
hoặc văn bản rút vốn kèm theo thỏa thuận khung.
5. Bản sao và bản dịch tiếng Việt (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản cam
kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh
khác) trong trường hợp khoản vay được bảo lãnh.
6.9 Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền phê
duyệt việc vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về phân công, phân cấp
thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh
nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp đối với Bên đi vay là
doanh nghiệp nhà nước, trừ trường hợp Bên đi vay là ngân hàng thương mại do
Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
7. Báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn
cấp tín dụng và các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm cuối tháng gần nhất trước ngày ký thỏa
8, Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 05/2017/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối
đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
9 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 05/2017/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối
đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
thuận vay nước ngoài và văn bản chứng minh việc chưa tuân thủ các quy định của
pháp luật về giới hạn cấp tín dụng và các tỷ lệ đảm bảo an toàn đã được Thủ tướng
Chính phủ hoặc Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo quy định của
pháp luật (nếu có) đối với Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
8. Xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp vay nước ngoài để cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài: Văn bản
của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên đi vay về tình hình rút vốn, trả
nợ đối với khoản vay nước ngoài sẽ được cơ cấu lại từ nguồn vốn vay nước ngoài;
b) Trường hợp phần vốn nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào Việt Nam đã sử
dụng để đáp ứng các khoản chi phí chuẩn bị đầu tư được chuyển thành khoản vay
nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo quy định hiện hành của pháp luật có liên quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên cho
vay xác nhận các giao dịch thu, chi liên quan đến việc hình thành khoản vay;
c) Trường hợp khoản vay thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3
Điều 9 Thông tư này: Văn bản của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên
đi vay về tình hình rút vốn, trả nợ đối với khoản vay nước ngoài ngắn hạn ban đầu.
9. Văn bản, chứng từ chứng minh lợi nhuận được chia hợp pháp bằng đồng
Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài
góp vốn tại Bên đi vay và xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về
tình hình chia và chuyển lợi nhuận về nước của Bên cho vay nhằm chứng minh
việc giải ngân khoản vay đối với trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam
theo quy định hiện hành về điều kiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam
10. Văn bản giải trình về nhu cầu vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đối với
trường hợp vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước cho phép theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về điều kiện
vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
Mục 2
ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY
Điều 15. Các trường hợp phải đăng ký thay đổi khoản vay
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, trường hợp thay
đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận
đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (theo mẫu tại Phụ lục số
02 kèm theo Thông tư này), Bên đi vay có trách nhiệm thực hiện đăng ký thay đổi
khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí thực tế thay đổi trong
phạm vi 10 (mười) ngày so với kế hoạch rút vốn, trả nợ, chuyển phí đã được Ngân
hàng Nhà nước xác nhận trước đó, Bên đi vay có trách nhiệm thông báo bằng văn
bản cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ theo kế
hoạch thay đổi; không yêu cầu phải đăng ký thay đổi khoản vay với Ngân hàng
Nhà nước.
3. Bên đi vay chỉ thực hiện thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước,
không thực hiện đăng ký thay đổi khoản vay đối với các nội dung sau:
a) Thay đổi địa chỉ Bên đi vay trong tỉnh, thành phố nơi Bên đi vay đặt trụ sở
chính;
b) Thay đổi Bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản
vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp Bên cho vay
đồng thời là đại diện các bên cho vay trong khoản vay hợp vốn và việc thay đổi
bên cho vay làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
c) Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài
khoản.
4. Trong thời gian 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày thay đổi hoặc nhận được
thông báo thay đổi về các nội dung nêu tại khoản 3 Điều này, Bên đi vay gửi văn
bản thông báo qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký
khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
Điều 16. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký thay đổi khoản vay:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện
khai báo Đơn đăng ký thay đổi khoản vay trên Trang điện tử, in Đơn từ Trang điện
tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn
thành mẫu đơn theo Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày ký thỏa thuận thay đổi hoặc
trước thời điểm diễn ra nội dung thay đổi (đối với trường hợp nội dung thay đổi
không cần ký thỏa thuận thay đổi song vẫn đảm bảo phù hợp với Thỏa thuận vay
nước ngoài), Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay qua đường bưu điện
hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký khoản vay hoặc cơ quan xác nhận
đăng ký thay đổi khoản vay lần gần nhất đối với trường hợp đã có đăng ký thay đổi
khoản vay để thực hiện việc đăng ký thay đổi khoản vay theo thẩm quyền quy định
tại Điều 18 Thông tư này;
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ
sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
3. Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận hoặc từ chối xác nhận đăng ký
thay đổi khoản vay trong thời hạn:
a) 12 (mười hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của
Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến), hoặc;
b) 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của
Bên đi vay (trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống);
c) Trường hợp từ chối xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay, Ngân hàng Nhà
nước có văn bản nêu rõ lý do.
4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 Thông tư này có trách
nhiệm:
a) Kiểm tra tính thống nhất, chính xác của hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay
và các thông tin khai báo trên Trang điện tử; cập nhật tình hình xử lý hồ sơ trên
Trang điện tử để Bên đi vay kịp thời theo dõi trong trường hợp Bên đi vay lựa
chọn hình thức trực tuyến;
b) Tổ chức nhập các thông tin liên quan của khoản vay trên Trang điện tử để
lưu trữ thông tin vào cơ sở dữ liệu vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp
không được Chính phủ bảo lãnh trong trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức
truyền thống.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay
1. Đơn đăng ký thay đổi khoản vay theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông
tư này.
2. Bản sao và bản dịch tiếng Việt các thỏa thuận thay đổi khoản vay đã ký (có
xác nhận của Bên đi vay) trong trường hợp các nội dung thay đổi cần được thỏa
thuận giữa các bên.
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) ý kiến chấp thuận của bên bảo lãnh về
nội dung thay đổi khoản vay đối với trường hợp khoản vay của Bên đi vay được
bảo lãnh.
4. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) văn bản của cấp có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm,
nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp về việc chấp thuận thay đổi phương án vay nước ngoài
của Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước đối với trường hợp thay đổi tăng kim
ngạch vay hoặc kéo dài thời hạn vay.
5. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này đối với trường
hợp thay đổi tăng kim ngạch vay.
6. Thành phần hồ sơ quy định tại khoản 7 Điều 14 Thông tư này đối với trường
hợp Bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng kim
ngạch vay nước ngoài.
7. Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về tình hình
rút vốn, trả nợ (gốc và lãi) đến thời điểm đăng ký thay đổi khoản vay đối với
trường hợp đăng ký thay đổi kim ngạch vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ
hoặc ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ tài khoản.
Mục 3
XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ, XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY
NƯỚC NGOÀI KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Điều 18. Thẩm quyền xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản
vay
1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) thực hiện việc xác nhận đăng
ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay có kim ngạch vay trên 10 (mười) triệu
USD (hoặc loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương) và các khoản vay nước ngoài
bằng đồng Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi
Bên đi vay đặt trụ sở chính thực hiện việc xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi đối
với các khoản vay có kim ngạch vay đến 10 (mười) triệu USD (hoặc loại ngoại tệ
khác có giá trị tương đương).
3. Trường hợp việc thay đổi tăng hoặc giảm kim ngạch vay, thay đổi đồng tiền
vay, thay đổi trụ sở chính của Bên đi vay, thay đổi Bên đi vay sang doanh nghiệp
có trụ sở chính thuộc địa bàn khác làm thay đổi cơ quan có thẩm quyền xác nhận
đăng ký thay đổi khoản vay, cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản
vay ban đầu có trách nhiệm như sau:
a) Làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay của Bên đi vay;
b) Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký
thay đổi của Bên đi vay, chuyển toàn bộ bản gốc hồ sơ đề nghị đăng ký thay đổi
khoản vay và bản sao hồ sơ đăng ký, hồ sơ đăng ký thay đổi đã thực hiện của
khoản vay (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2
Điều này để tiếp tục xử lý.
4. Trường hợp phát sinh nội dung thay đổi của các khoản vay nước ngoài bằng
đồng Việt Nam đã được Chi nhánh xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi,
việc xử lý hồ sơ đăng ký thay đổi được thực hiện theo quy trình quy định tại khoản 3
Điều này.
5. Trường hợp khoản vay bằng đồng Việt Nam phải được Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước xem xét, chấp thuận, Vụ Quản lý Ngoại hối làm đầu mối, phối hợp
với các đơn vị có liên quan của Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
Điều 19. Cơ sở thực hiện xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay
1. Tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài tự vay, tự trả hàng năm do Thủ
tướng Chính phủ duyệt.
2. Việc tuân thủ và đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện vay nước ngoài,
quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay, trả nợ nước ngoài theo quy định hiện
hành của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan
của Bên đi vay.
3. Thông tin do các tổ chức và cơ quan có liên quan cung cấp theo đề nghị của
Ngân hàng Nhà nước.
Điều 20. Xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay trong trường
hợp Bên đi vay có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại
hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài
Trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay, trường hợp
Ngân hàng Nhà nước phát hiện Bên đi vay có hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý ngoại hối, quản lý vay, trả nợ nước ngoài (bao gồm cả hành vi
không tuân thủ chế độ báo cáo về vay, trả nợ nước ngoài), việc xem xét xác nhận
đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay của Bên đi vay được thực hiện sau
khi hoàn tất xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
Điều 21. Trường hợp văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản
vay đương nhiên hết hiệu lực
1. Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà
nước đối với khoản vay nước ngoài đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp quá
thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày cuối cùng của kỳ rút vốn đã được Ngân hàng
Nhà nước xác nhận mà Bên đi vay không thực hiện việc rút vốn và không đăng ký
thay đổi kế hoạch rút vốn khoản vay theo quy định có liên quan tại Thông tư này.
2. Sau khi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp tiếp tục
thực hiện khoản vay, Bên đi vay phải thực hiện lại thủ tục đăng ký khoản vay nước
ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể
từ ngày các bên có thỏa thuận bằng văn bản về việc tiếp tục thực hiện khoản vay.
Điều 22. Chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi
khoản vay
1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng
ký thay đổi khi khoản vay chưa được rút vốn:
a) Hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay của Bên đi vay có thông tin gian
lận để có đủ điều kiện được xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước
ngoài;
b) Hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi đáp ứng quy định về thủ tục đăng ký, đăng
ký thay đổi khoản vay theo quy định tại Thông tư này song thông tin đề nghị đăng
ký, đăng ký thay đổi không chính xác dẫn đến sai lệch về nội dung văn bản xác
nhận, xác nhận đăng ký thay đổi của Ngân hàng Nhà nước;
c) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi được ban hành không đúng
thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này.
2. Khi khoản vay đã được rút vốn, cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấm
dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi trong các trường
hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay theo thẩm quyền
quy định tại Điều 18 Thông tư này có văn bản gửi Bên đi vay và các bên có liên
quan về việc chấm dứt hiệu lực và lý do chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng
ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay.
4. Đối với trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau
khi văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay bị chấm dứt
hiệu lực, Bên đi vay có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện
việc đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay theo đúng quy định tại Thông tư này để
có cơ sở tiếp tục thực hiện khoản vay.
Điều 23. Sao gửi văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay;
văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi
khoản vay
1. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối và Chi nhánh) sao gửi các văn
bản sau đây cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để phối hợp theo dõi và
thực hiện:
a) Văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay;
b) Văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký
thay đổi khoản vay.
2. Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) sao gửi các văn bản quy định
tại điểm a, b khoản 1 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay có trụ sở chính để phối hợp quản lý, theo
dõi và đôn đốc báo cáo.
3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sao
gửi các văn bản chấm dứt hiệu lực văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký
thay đổi khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) để phối hợp
quản lý.
Chương IV
MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Mục 1
TÀI KHOẢN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
Điều 24. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay không phải là
ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của Bên đi vay mở
tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay
nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ
nước ngoài, bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài.
2.10 Đối với Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: Tài khoản vay, trả nợ nước
ngoài là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Ngoài các nội dung thu, chi liên quan đến
hoạt động vay, trả nợ nước ngoài quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này,
Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng tài khoản
vốn đầu tư trực tiếp (đồng thời là tài khoản vay, trả nợ nước ngoài) cho các nội
dung thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối đối với hoạt động
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: Bên đi vay có thể sử dụng tài
khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản này hoặc tài khoản vay,
trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện
các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay ngắn
hạn nước ngoài chỉ được thực hiện thông qua 01 (một) ngân hàng cung ứng dịch
vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho 01 (một) hoặc nhiều
khoản vay nước ngoài ngắn hạn. Nội dung thu, chi của tài khoản nay được quy
định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.
3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản
để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến kho ản vay nước ngoài (rút vốn, trả
nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 (một) ngân
hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 (một) tài khoản cho
01 (một) hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này
được quy định tại Điều 26 và Điều 27 Thông tư này.
Điều 25. Theo dõi vay, trả nợ nước ngoài của Bên đi vay là ngân hàng thương
mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là Bên đi vay có trách
nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của
mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực
hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn
10 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm, 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 04 năm 2016.
bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước
ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 26. Nội dung thu, chi trên Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng
ngoại tệ
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện
các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau:
1. Các giao dịch thu:
a) Thu tiền rút vốn khoản vay nước ngoài;
b) Thu từ mua ngoại tệ từ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để chuyển
tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài, thanh toán các loại phí theo thỏa
thuận vay;
c) Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn khoản vay nước ngoài trong
trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đồng tiền của tài
khoản vay, trả nợ nước ngoài;
d) Thu từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của Bên đi vay mở tại tổ chức tín
dụng được phép tại Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của Bên đi vay mở tại nước
ngoài.
2. Các giao dịch chi:
a) Chi chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài;
b) Chi chuyển ra nước ngoài để thanh toán khoản nhận nợ bắt buộc cho Bên
bảo lãnh là người không cư trú theo quy định tại Chương V Thông tư này;
c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của Bên đi vay;
d) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
đ) Chi chuyển sang tài khoản ngoại tệ của Bên đi vay mở tại nước ngoài để
thực hiện các cam kết theo thỏa thuận vay nước ngoài;
e) Chi chuyển tiền thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay nước ngoài;
g) Chi chuyển đổi ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài
trong trường hợp đồng tiền trả nợ không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả
nợ nước ngoài.
Điều 27. Nội dung thu, chi trên Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng
Việt Nam
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để
thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài như sau:
1. Các giao dịch thu:
a) Thu chuyển khoản tiền rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp Bên
cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
b) Thu tiền rút vốn từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép tại Việt
Nam trong trường hợp Bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng
Việt Nam mở tại Việt Nam để giải ngân khoản vay;
c) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của Bên đi vay.
2. Các giao dịch chi:
a) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của Bên
cho vay để thanh toán nợ (gốc, lãi) trong trường hợp Bên cho vay sử dụng tài
khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;
b) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường
hợp Bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu
hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;
c) Chi thanh toán khoản nhận nợ cho Bên bảo lãnh theo quy định tại Chương V
Thông tư này;
d) Chi thanh toán các loại phí bằng đồng Việt Nam, chi mua ngoại tệ để thanh
toán các loại phí bằng ngoại tệ liên quan đến khoản vay nước ngoài;
đ) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của Bên
đi vay.
Điều 28. Thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài11
1. Trường hợp thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài do thay đổi
ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, Bên đi vay không phải là ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch
vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay
nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình
hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả
nợ nước ngoài.
11 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm, 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
2. Trường hợp thay đổi tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài do thay đổi
đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng
cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay
nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
Điều 29. Thực hiện khoản vay nước ngoài từ nguồn lợi nhuận được chia
bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay
1. Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực
hiện vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam từ nguồn lợi nhuận được chia bằng đồng
Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp của Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài
góp vốn tại Bên đi vay.
2. Bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú góp vốn tại Bên
đi vay được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không
cư trú để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay bằng đồng Việt
Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mục 2
RÚT VỐN, CHUYỂN TIỀN THỰC HIỆN KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
Điều 30. Nguyên tắc minh bạch dòng tiền
1. Đối với Bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản
vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của Bên
đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến
việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài
phải được làm rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản
có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.
3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu Bên cho vay ghi rõ mục đích
của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác
định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn
thanh toán.
Điều 31. Chuyển tiền thực hiện khoản vay nước ngoài
1. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước,
Bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài
sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, trừ trường hợp rút
vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay ngắn hạn chuyển
trung, dài hạn.
2. Bên đi vay chỉ được nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi)
khoản vay thông qua tài khoản của Bên cho vay, Đại diện của các Bên cho vay
hoặc ngân hàng đại lý thanh toán của các Bên cho vay trong trường hợp khoản vay
hợp vốn hoặc khoản vay có sử dụng ngân hàng đại lý thanh toán theo quy định tại
thỏa thuận vay.
3. Trường hợp nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản
vay nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tài khoản của bên thứ ba là người
không cư trú không phải các đối tượng nêu tại khoản 2 Điều này, nội dung này
cần được quy định rõ trong thỏa thuận vay (hoặc thỏa thuận thay đổi), trường
hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì nội
dung này phải được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký
thay đổi khoản vay nước ngoài.
Điều 32. Chuyển tiền thực hiện trả nợ khoản vay nước ngoài dưới hình
thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm12
Khi thực hiện chuyển tiền trả nợ gốc, lãi của khoản vay nước ngoài dưới hình
thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm, Bên đi vay có trách nhiệm xuất trình các tài
liệu, chứng từ theo yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
Điều 33. Mua ngoại tệ và chuyển tiền trả nợ nước ngoài
1. Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nợ
gốc, lãi và phí liên quan đến khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng
từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của
pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
2. Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu
cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hợp pháp
của Bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút
vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân
hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký với Ngân hàng Nhà
nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
12 Điều này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm, 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
Điều 34. Các trường hợp rút vốn, trả nợ không thực hiện qua tài khoản vay,
trả nợ nước ngoài
1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người
không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
với người cư trú;
b) Rút vốn dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm từ Bên cho vay;
c) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
d) Rút vốn thông qua tài khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường
hợp Bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay
nước ngoài;
đ) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán
bù trừ với các nghĩa vụ thanh toán trực tiếp với Bên cho vay.
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho Bên cho vay;
b) Trả nợ bằng cổ phần hoặc phần vốn góp của Bên đi vay phù hợp với quy
định của pháp luật;
c) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ
các khoản phải thu trực tiếp với Bên cho vay;
d) Trả nợ thông qua tài khoản của Bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường
hợp Bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay
nước ngoài).
đ)13 Trả nợ các khoản vay nước ngoài ngắn hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng
hóa trả chậm.
Chương V
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI LIÊN QUAN ĐẾN GIAO DỊCH
BAO LÃNH KHOẢN VAY NướC NGOÀI
Điều 35. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
13 Điểm này được bổ sung theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm, 2016
của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với
việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016.
1. Đối với khoản vay nước ngoài có bảo lãnh, bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh đối với Bên cho vay nước ngoài (bên nhận bảo lãnh) khi được yêu cầu
theo cam kết tại thỏa thuận vay, văn bản cam kết bảo lãnh (thư bảo lãnh, hợp đồng
bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác) đã ký kết giữa các bên liên quan.
2. Trường hợp Bên bảo lãnh sử dụng tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng
cung ứng dịch vụ tài khoản để chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, ngân hàng
cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên bảo lãnh thực hiện giao dịch chuyển tiền bảo
lãnh trên cơ sở các chứng từ sau:
a) Thỏa thuận vay nước ngoài;
b) Văn bản cam kết bảo lãnh;
c) Văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh từ Bên cho vay (bên nhận bảo
lãnh) hoặc Bên đi vay (bên được bảo lãnh) phù hợp với Thỏa thuận vay nước ngoài
và văn bản cam kết bảo lãnh;
d) Văn bản xác nhận của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên đi
vay về việc Bên đi vay chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán với Bên cho vay phù
hợp với văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại điểm c khoản 2
Điều này;
đ) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của
Ngân hàng Nhà nước trong đó xác nhận Bên bảo lãnh đối với khoản vay nước
ngoài (áp dụng đối với trường hợp khoản vay nước ngoài thuộc đối tượng phải
đăng ký với Ngân hàng Nhà nước);
e) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng cung ứng
dịch vụ tài khoản nơi Bên bảo lãnh thực hiện giao dịch chuyển tiền bảo lãnh.
Điều 36. Khoản nhận nợ bắt buộc
1. Khoản nhận nợ bắt buộc là khoản nợ mà bên được bảo lãnh (Bên đi vay)
phải hoàn trả cho bên bảo lãnh sau khi bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
thông qua việc thanh toán cho bên nhận bảo lãnh (Bên cho vay).
2. Việc thỏa thuận đồng tiền nhận nợ và đồng tiền thanh toán khoản nhận nợ
bắt buộc trên lãnh thổ (gồm cả phí bảo lãnh) phải phù hợp với quy định về hạn chế
sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ.
Điều 37. Hoàn trả khoản nhận nợ bắt buộc
1. Bên đi vay (bên được bảo lãnh) thực hiện hoàn trả khoản nhận nợ bắt buộc
cho Bên bảo lãnh trên cơ sở xuất trình cho ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản
cho Bên đi vay:
a) Thỏa thuận vay nước ngoài và các tài liệu liên quan đến giao dịch vay, trả
nợ nước ngoài;
b) Thỏa thuận về việc bảo lãnh, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và hoàn trả khoản
nhận nợ bắt buộc giữa Bên đi vay và Bên bảo lãnh;
c) Chứng từ chứng minh việc Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Các chứng từ, tài liệu khác (nếu có) theo quy định của ngân hàng cung ứng
dịch vụ tài khoản.
2. Việc hoàn trả khoản nhận nợ bắt buộc cho Bên bảo lãnh phải thực hiện
thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài hoặc thông qua một tài khoản khác mở
tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên đi vay trong trường hợp đồng
tiền thanh toán khoản nhận nợ bắt buộc khác với đồng tiền của tài khoản vay, trả
nợ nước ngoài.
Chương VI
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Điều 38. Chế độ báo cáo đối với ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản
Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản thực hiện chế độ báo cáo theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị
thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài được phép.
Điều 39. Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ
báo cáo, Bên đi vay phải báo cáo trực tuyến tình hình thực hiện các khoản vay
ngắn, trung và dài hạn tại Trang điện tử.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của
Bên đi vay trên Trang điện tử, Chi nhánh duyệt báo cáo trên Trang điện tử để lưu
thông tin vào cơ sở dữ liệu. Trường hợp thông tin báo cáo chính xác, Bên đi vay sẽ
được thông báo qua thư điện tử về việc đã hoàn thành việc báo cáo theo quy định.
Trường hợp có thông tin chưa chính xác hoặc cần làm rõ, Chi nhánh thông báo
bằng thư điện tử cho Bên đi vay để thực hiện điều chỉnh số liệu.
Điều 40. Chế độ báo cáo đối với Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống
1. Định kỳ hàng quý, chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau
kỳ báo cáo, Bên đi vay phải gửi Chi nhánh báo cáo bằng văn bản về tình hình
thực hiện các khoản vay ngắn, trung và dài hạn theo mẫu tại Phụ lục 04 kèm theo
Thông tư này.
2. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của
Bên đi vay, Chi nhánh tổ chức việc nhập báo cáo của Bên đi vay vào mẫu biểu trên
Trang điện tử để lưu thông tin vào cơ sở dữ liệu.
Điều 41. Báo cáo đột xuất
Các trường hợp đột xuất hoặc khi cần thiết, Bên đi vay, ngân hàng cung ứng
dịch vụ tài khoản thực hiện báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chương VII
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều 42. Trách nhiệm của Bên đi vay
1. Xuất trình chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của ngân
hàng cung ứng dịch vụ tài khoản khi thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản
vay nước ngoài; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của
các thông tin cung cấp.
2. Thực hiện các quy định về khai báo thông tin, báo cáo và bảo mật thông tin
theo đúng quy định tại Thông tư này.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông
tin cung cấp, khai báo tại Trang điện tử thông qua tài khoản truy cập của mình, các
thông tin, tài liệu cung cấp kèm theo hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay,
các báo cáo gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
4. Tuân thủ các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài tại Thông tư này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan khi ký kết thỏa thuận vay nước ngoài
và thực hiện khoản vay nước ngoài.
Điều 43. Trách nhiệm của Bên bảo lãnh
Bên bảo lãnh sử dụng tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ
tài khoản của Bên bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh có trách nhiệm:
1. Xuất trình các chứng từ theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của
ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản của Bên bảo lãnh.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông
tin cung cấp.
3. Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp
luật có liên quan khi thực hiện bảo lãnh cho Bên đi vay.
Điều 44. Trách nhiệm của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản
1. Thực hiện việc cung ứng dịch vụ tài khoản cho các giao dịch liên quan đến
khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ, trả phí, giao dịch liên quan đến bảo lãnh)
trên cơ sở:
a) Văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài (trong
trường hợp khoản vay phải đăng ký) của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thỏa thuận vay và các thỏa thuận khác có liên quan;
c) Các chứng từ chứng minh việc rút vốn, trả nợ do Bên đi vay xuất trình theo
yêu cầu của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
2. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các tài liệu do Bên đi vay và các bên liên
quan xuất trình để đảm bảo các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay
nước ngoài phù hợp với văn bản xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký thay đổi
(trong trường hợp khoản vay phải đăng ký), thỏa thuận vay và các thỏa thuận khác
có liên quan.
3. Cung cấp thông tin chính xác về khoản vay nước ngoài của Bên đi vay (bao
gồm các nội dung số tiền đã rút vốn, trả nợ; thời gian rút vốn, trả nợ; thông tin
tham chiếu thỏa thuận vay, bên cho vay) tại văn bản xác nhận tình hình thực hiện
khoản vay nước ngoài của Bên đi vay khi được yêu cầu.
Điều 45. Trách nhiệm của Vụ Quản lý Ngoại hối
1. Chủ trì xây dựng mô hình quản lý thông tin vay, trả nợ nước ngoài thông
qua Trang điện tử.
2. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài phục vụ công tác
xây dựng, điều hành chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ.
4. Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam:
a) Xây dựng Tài liệu hướng dẫn người sử dụng, đăng tải và cập nhật thường
xuyên trên Trang điện tử;
b) Chỉnh sửa và nâng cấp nội dung Trang điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho
người sử dụng, đảm bảo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước
ngoài không được Chính phủ bảo lãnh;
c) Giải đáp vướng mắc liên quan đến Trang điện tử; tiếp nhận và kịp thời
hướng dẫn, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng trong quá trình khai
thác, vận hành Trang điện tử;
d) Hướng dẫn việc đăng ký và cấp tài khoản truy cập, đăng ký thay đổi thông
tin tài khoản truy cập cho các đối tượng quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 8
Thông tư này.
Điều 46. Trách nhiệm của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam
1. Duy trì vận hành Trang điện tử an toàn và ổn định, đảm bảo Trang điện tử
và cơ sở dữ liệu quản lý vay, trả nợ nước ngoài không bị truy cập trái phép.
2. Sử dụng thông tin từ Trang điện tử theo quy định về hoạt động thông tin tín
dụng của Ngân hàng Nhà nước.
3. Phối hợp với Vụ Quản lý Ngoại hối thực hiện các nội dung quy định tại
khoản 4 Điều 45 Thông tư này.
Điều 47. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính
1. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền theo quy định tại
Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, nhắc nhở, đôn đốc các Bên đi vay
thực hiện khai báo thông tin, báo cáo theo quy định tại Thông tư này.
3. Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vay, trả nợ nước ngoài trong phạm vi
thẩm quyền phục vụ công tác quản lý vay, trả nợ nước ngoài trên địa bàn phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ.
4. Kiểm tra, thanh tra, và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với
các trường hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại
Thông tư này.
Điều 48. Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng
Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với các trường
hợp vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH14'15
Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2016 trừ quy định tại
Khoản 3 Điều này.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các văn bản sau đây hết hiệu
lực thi hành:
14 Điều 2 của Thông tư số 05/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn
một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có
hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2016 quy định như sau:
'“Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2016.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thi
hành Thông tư này.”
15 Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 05/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước
ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017 quy định như sau:
“Điều 2. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng
Giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
2. Thông tư này bãi bỏ:
a) Thông tư số 18/2011/TT-NHNN ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay trung, dài hạn nước ngoài
của các ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước.
b) Cụm từ ‘“(trừ ngân hàng thương mại là doanh nghiệp nhà nước) ” và cụm từ “và khoản 3 ” tại
khoản 1 Điều 1; khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh
nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh./.”
a) Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/2004 của Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
b) Thông tư số 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014 của Ngân hàng Nhà nước
hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh
nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
3. Chế độ báo cáo thông qua Trang điện tử đối với các Bên đi vay lựa chọn
hình thức trực tuyến được áp dụng bắt đầu từ kỳ báo cáo Quý II/2016. Trước thời
hạn này, các Bên đi vay nói trên thực hiện chế độ báo cáo bằng văn bản theo quy
định tại Điều 40 Thông tư này.
Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với việc thực hiện các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu
hàng hóa trả chậm:
a) Các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn dưới hình thức nhập khẩu hàng
hóa trả chậm đã được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, xác nhận đăng ký
thay đổi khoản vay nước ngoài trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục
thực hiện (rút vốn, trả nợ) theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi
khoản vay nước ngoài.
Đối với các nội dung thay đổi phát sinh sau ngày Thông tư này có hiệu lực,
Bên đi vay thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên cho vay, không cần thực hiện
đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước;
b) Đối với các khoản vay nước ngoài trung dài hạn dưới hình thức nhập khẩu
hàng hóa trả chậm được ký hợp đồng trong vòng 30 (ba mươi) ngày trước thời
điểm Thông tư này có hiệu lực, Bên đi vay không cần thực hiện đăng ký khoản vay
nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước. Việc thực hiện rút vốn, chuyển tiền trả nợ và
báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
2. Đối với khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam:
Các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam đã được Chi nhánh xác nhận
đăng ký, đăng ký thay đổi trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực
hiện theo các văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi của Chi nhánh. Các nội
dung thay đổi của các khoản vay này phát sinh sau ngày Thông tư này có hiệu lực
phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này.
3. Đối với việc thực hiện khoản vay nước ngoài ngắn hạn:
a) Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn đã được thực hiện (rút vốn, hoặc trả
nợ) trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện qua các tài khoản
hiện thời;
b) Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn mới được ký kết kể từ ngày Thông tư
này có hiệu lực phải tuân thủ quy định về mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ
nước ngoài tại Thông tư này.
Điều 51. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành
viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài, doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
Phụ lục 1
TÊN BÊN ĐI VAY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:..........
V/v đăng ký khoản vay
nước ngoài không được
Chính phủ bảo lãnh
....., ngày tháng năm
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1
(__ _ _ _ _ _ _ _ _ _)
- Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính
phủ bảo lãnh;
- Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp
không được Chính phủ bảo lãnh;
- Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối
đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
- Căn cứ Thỏa thuận vay nước ngoài đã ký với Bên (các bên) cho vay nước
ngoài ngày.../.../...;
Bên đi vay có tên sau đây đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về
Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài của Bên đi vay như sau:
PHẦN THỨ NHẤT: THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
I. Thông tin về Bên đi vay:
1. Tên Bên đi vay:...................
2. Loại hình Bên đi vay2:
3. Địa chỉ:..........................
4. Điện thoại:..........Fax:.............Mã số thuế:.............
5. Họ và tên Người đại diện có thẩm quyền:.......................
Chức vụ:..............................
6. Hồ sơ pháp lý3:
7. Phạm vi hoạt động hợp pháp của Bên đi vay4:
8. Tổng vốn đầu tư của dự án sử dụng vốn vay (áp dụng với Khoản vay nước
ngoài phục vụ Mục đích thực hiện dự án đầu tư) là....................trong đó
tổng số vốn góp là......., tổng số vốn vay là...............(quy USD)
9. Tình hình dư nợ tín dụng phục vụ dự án tại thời Điểm gửi hồ sơ đăng ký
(quy USD):
- Dư nợ vay ngắn hạn nước ngoài:.....(trong đó quá hạn:.................)
- Dư nợ vay ngắn hạn trong nước:.....(trong đó quá hạn:.................)
- Dư nợ vay trung, dài hạn nước ngoài:......(trong đó quá hạn:...........)
- Dư nợ vay trung, dài hạn trong nước:....(trong đó quá hạn:.............)
Số khoản vay nước ngoài trung, dài hạn của doanh nghiệp (đang thực hiện
hoặc còn dư nợ đến ngày báo cáo):........................khoản vay
II. Thông tin về Bên cho vay5:
1. Tên Bên cho vay (hoặc đại diện Bên cho vay)6:.........................
2. Quốc gia của Bên cho vay (hoặc đại diện Bên cho vay):.................
3. Loại hình Bên cho vay (hoặc đại diện Bên cho vay)7:...................
III. Thông tin về các Bên liên quan khác:
1. Bên bảo lãnh:
1.1. Tên đơn vị bảo lãnh:..........................
1.2. Quốc gia của Bên bảo lãnh:.............................
2. Bên bảo hiểm:
2.1. Tên đơn vị bảo hiểm:...................................
2.2. Quốc gia của Bên bảo hiểm:.............................
3. Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:
3.1. Tên Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:...........................
3.2. Địa chỉ ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản:.......................
3.3. Thông tin về tài khoản vay, trả nợ nước ngoài mở tại ngân hàng cung ứng
dịch vụ tài khoản8: ....
4. Các bên liên quan khác (ghi rõ tên, địa chỉ của bên liên quan trong Khoản
vay - nếu có)....
PHẦN THỨ HAI: THÔNG TIN VỀ MỤC ĐÍCH VAY
1. Mục đích vay9:.............................
2. Tên dự án đầu tư sẽ sử dụng khoản vay (nếu có):.........................
3. Các tài liệu chứng minh tính hợp pháp của mục đích vay (văn bản phê duyệt
dự án, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản phê duyệt phương án kinh
doanh...)
3.1. Tên tài liệu:.........................................................
3.2. Cấp có thẩm quyền phê duyệt:..........................................
4. Địa phương, nơi khoản vay sẽ được sử dụng:..............................
PHẦN THỨ BA: THÔNG TIN VỀ KHOẢN VAY:
1. Ngày ký Thỏa thuận vay nước ngoài:......................................
2. Ngày Thỏa thuận vay nước ngoài có hiệu lực10:...........................
3. Giá trị Khoản vay:......................................................
- Giá trị bằng số: ........................................................
- Giá trị bằng chữ: .......................................................
4. Đồng tiền thực hiện khoản vay:..........................................
4.1. Đồng tiền nhận nợ:....................................................
4.2. Đồng tiền rút vốn:....................................................
4.3. Đồng tiền trả nợ:.....................................................
5. Hình thức vay11:........................................................
6. Hình thức trả nợ12:.....................................................
7. Thời hạn vay:.................(trong đó thời gian ân hạn:..............)
8. Lãi suất vay:
8.1. Lãi suất cố định:.....................................................
8.2. Lãi suất thả nổi13:...................................................
9. Các loại phí14:.........................................................
10. Lãi phạt:..............................................................
11. Chi phí vay15:........................................%/năm
12. Hình thức bảo đảm (bảo lãnh, cầm cố, ký quỹ, thế chấp...):.............
13. Kế hoạch rút vốn16:....................................................
14. Kế hoạch trả nợ:.......................................................
14.1. Kế hoạch trả nợ gốc17:.......................................
14.2. Kế hoạch trả nợ lãi18:.......................................
15. Các Điều kiện khác (nếu có):...................................
* Chú ý: ghi rõ điều khoản tham chiếu tại Hợp đồng vay đối với mỗi nội
dung tại phần này.
16. Dự kiến việc sử dụng ngoại tệ từ nguồn vốn vay (không áp dụng đối với
khoản vay bằng VNĐ):19
(i) Tỷ lệ phần trăm giá trị khoản giải ngân bằng ngoại tệ dự kiến sẽ được bán
cho TCTD được phép:.........%
(ii) Mục đích sử dụng số ngoại tệ còn lại (trong trường hợp tỷ lệ tại Điểm 16(i)
nói trên nhỏ hơn 100%):......................
17. Dự kiến mua ngoại tệ trả nợ từ TCTD được phép:..........% giá trị
khoản vay
18. Các nội dung giải trình thêm (nếu có):
PHẦN THỨ TƯ: CAM KẾT
1. Người ký tên dưới đây (đại diện hợp pháp của Bên đi vay) cam kết chịu
trách nhiệm về sự chính xác của mọi thông tin ghi trong Đơn này và các tài liệu
kèm theo tại Hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài của Bên đi vay.
2. [Tên Bên đi vay] cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam, các
quy định tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ
bảo lãnh; Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp
không được Chính phủ bảo lãnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên
quan.
Hồ sơ đính kèm:
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA BÊN
ĐI VAY
Thông tin liên hê:
Cán bộ phụ trách: .................................
Điện thoại:...............Fax:.....................
Địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nhận công văn:.......
Hướng dẫn một số nội dung liên quan tại Đơn đăng ký khoản vay nước ngoài
không được Chính phủ bảo lãnh
1 Ghi chú rõ gửi Vụ Quản lý Ngoại hối hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này).
2 Ghi loại hình Bên đi vay theo phân tổ sau:
- Đối với khối doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại):
+ Khối doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ (SOE); doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ từ 50% đến dưới 100%
vốn điều lệ (S50).
+ Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu
của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% đến 100% vốn Điều lệ (F51); Doanh nghiệp có
từ 10% đến dưới 51% vốn đầu tư nước ngoài (F10).
+ Khối doanh nghiệp khác: Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã; Doanh nghiệp
khác.
- Đối với khối ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
+ Khối ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngoài: Ngân hàng liên
doanh, ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngoài; Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài (FOB).
+ Khối ngân hàng thương mại khác: BAK.
3 Ghi rõ các nội dung về loại hồ sơ pháp lý; số, ngày cấp, cơ quan có thẩm
quyền cấp và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Tùy từng Bên đi vay, các loại
hồ sơ pháp lý này bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy phép thành lập, Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy
chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy đăng ký Hợp tác xã,
Liên hiệp Hợp tác xã của Bên đi vay và của Doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia
góp vốn đầu tư trực tiếp (trong trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện
phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài của
doanh nghiệp mà Bên đi vay tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp) theo quy định của
pháp luật.
4 Chỉ liệt kê lĩnh vực hoạt động kinh doanh ghi tại giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, giấy phép thành lập, điều lệ công ty... liên quan đến dự án, phương án
sản xuất kinh doanh sử dụng vốn từ khoản vay nước ngoài.
5 Trường hợp khoản vay hợp vốn không có đại diện các bên cho vay, ghi rõ
các thông tin tại mục này đối với từng bên cho vay, ghi chú bên cho vay chiếm đa
số. Trường hợp khoản vay hợp vốn có Đại diện các bên cho vay: ghi các thông tin
của bên Đại diện các bên cho vay.
Trường hợp khoản vay dưới hình thức phát hành công cụ nợ không ghi danh,
các thông tin về Bên cho vay được thay thế bằng các thông tin về Bên làm đại lý
phát hành.
6 Ghi chính xác tên Bên cho vay theo các Thỏa thuận vay vốn/Hợp đồng tín
dụng
7 Loại hình Bên cho vay ghi theo phân tổ sau:
+ Công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ
+ Tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế
+ Các đối tượng khác
8 Ghi rõ các thông tin về tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài mở tại TCTD
được phép: số lượng tài khoản sử dụng và số tài khoản của từng tài khoản cụ thể.
Trong trường hợp Bên đi vay là Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tài khoản này chính là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bên đi
vay.
9 Ghi rõ mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài như: cho vay lại, thực hiện dự
án đầu tư, thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại khoản nợ nước
ngoài, mua máy móc, thiết bị, ...
10 Trường hợp khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam phải được Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, thỏa thuận vay nước ngoài chỉ có hiệu lực
đầy đủ sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận và xác nhận đăng
ký.
11 Hình thức vay:
+ Vay bằng tiền: bao gồm vay trực tiếp bằng tiền hoặc thông qua hợp đồng ủy
thác cho vay với Bên ủy thác là người không cư trú
+ Vay thông qua phát hành công cụ nợ (không bao gồm trái phiếu quốc tế)
+ Vay thông qua hình thức thuê tài chính
12 Hình thức trả nợ: ghi rõ trả nợ bằng tiền hay bằng hàng hóa, cổ phần,...
13 Ghi rõ loại lãi suất lựa chọn (cố định hay thả nổi; đối với lãi suất thả nổi: ghi
rõ lãi suất cơ sở, lãi lề); cách tính (lãi đơn hay lãi gộp), ngày bắt đầu tính lãi.
14 Ghi rõ tên và cách tính các loại phí như phí bảo lãnh, phí bảo hiểm, phí thu
xếp, phí quản lý, phí trả trước, phí cam kết và các phí khác.
15 Doanh nghiệp tính chi phí vay ước tính của khoản vay tại thời điểm nộp hồ
sơ đăng ký khoản vay. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ
lệ phần trăm hàng năm trên kim ngạch khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài
và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà Bên đi vay chắc
chắn phải trả cho Bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản
vay, các đại lý và các bên liên quan khác.
16 Kế hoạch rút vốn phù hợp với Thỏa thuận vay. Trường hợp Thỏa thuận vay
không quy định kế hoạch rút vốn cụ thể, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh
và nhu cầu vốn của Bên đi vay phù hợp với Thỏa thuận vay, Bên đi vay chủ động
ghi kế hoạch rút vốn dự kiến chi tiết theo tháng hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.
17 Kế hoạch trả nợ phù hợp với Thỏa thuận vay. Trường hợp Thỏa thuận vay
không quy định kế hoạch trả nợ cụ thể, trong phạm vi các cam kết tại hợp đồng
vay, dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh và khả năng cân đối nguồn vốn trả nợ
của Bên đi vay, Bên đi vay ghi chi tiết kế hoạch trả nợ theo tháng hoặc quý hoặc
6 tháng hoặc năm.
18 Ghi rõ kỳ trả lãi và thời Điểm bắt đầu trả lãi.
19 Doanh nghiệp ước tính kế hoạch sử dụng vốn vay bằng ngoại tệ trong đó bao
nhiêu phần trăm giá trị khoản vay sẽ được bán cho TCTD được phép để lấy VNĐ
thanh toán cho các mục đích sử dụng trong nước (bao gồm cả phần sẽ bán trong
tương lai). Đối với phần ngoại tệ không bán cho TCTD, doanh nghiệp nêu rõ các
mục đích sử dụng vốn bằng ngoại tệ như thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa,
thanh toán cho nhà thầu nước ngoài, trả nợ bằng ngoại tệ,...
Phụ lục 2
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:........... ................................., ngày.... tháng năm
V/v xác nhận đăng ký Khoản vay
nước ngoài
Kính gửi:.......................
Trả lời đề nghị của........(tên doanh nghiệp) tại Đơn đăng ký khoản vay
nước ngoài số..... ngày......... kèm theo hồ sơ liên quan, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam (NHNN) có ý kiến như sau:
1/ Xác nhận (tên doanh nghiệp) đã đăng ký khoản vay nước ngoài tại NHNN
theo các quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài và các văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan.
Mã số Khoản vay nước ngoài là1:.........
2/ Một số nội dung chính của khoản vay nước ngoài được Bên đi vay đăng ký
với NHNN:
2.1/ Bên đi vay: Tên; địa chỉ
2.2/ Bên cho vayn: Tên, quốc gia chủ nợ
2.3/ Bên bảo lãnh: Tên, quốc gia bên bảo lãnh
2.4/ Các Bên liên quan khác (nếu có): (Đại lý Thanh toán, Đại lý nhận tài sản
đảm bảo, ...)
2.5/ Một số nội dung chính của khoản vay:
- Ngày ký hợp đồng vay:
- Mục đích vay:
- Kim ngạch vay:
- Hình thức vay:
- Đồng tiền nhận nợ, rút vốn, trả nợ:
- Thời hạn vay:
- Bảo đảm khác:
- Lãi suất vay:
- Lãi phạt:
- Các loại phí:
- Kế hoạch rút vốn:
- Kế hoạch trả nợ gốc:
- Kế hoạch trả nợ lãi:
- Các nội dung liên quan khác (nếu có):
3/ Khoản vay được thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng
[loại tiền tệ] tại Ngân hàng..........
Khi cung ứng dịch vụ tài khoản cho khoản vay nước ngoài của (tên doanh
nghiệp), Ngân hàng.... cần thực hiện đúng trách nhiệm của ngân hàng thương mại
theo quy định của NHNN hướng dẫn việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh
nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
4/ (Tên doanh nghiệp) tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký và thực
hiện các hợp đồng vay nước ngoài trên nguyên tắc tự vay - tự chịu trách nhiệm trả
nợ. NHNN không chịu bất cứ trách nhiệm pháp lý và tài chính nào ngoài việc xác
nhận (tên doanh nghiệp) đã đăng ký khoản vay nước ngoài với một số nội dung
chính được nêu tại văn bản này.
5/ Các nội dung khác (nếu có)
6/ NHNN yêu cầu (tên doanh nghiệp):
6.1/ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về quản lý vay và trả nợ nước
ngoài; quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6.2/ Thực hiện đúng các nội dung trong thỏa thuận vay nước ngoài đã ký và
các thỏa thuận khác liên quan đến khoản vay với nội dung không trái với quy định
của pháp luật Việt Nam.
6.3/ Thực hiện báo cáo theo quy định hiện hành về báo cáo vay, trả nợ nước
ngoài của doanh nghiệp.
7/ Trường hợp vi phạm các quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài, tùy
mức độ vi phạm, (tên doanh nghiệp) sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để (tên doanh nghiệp) biết và thực
hiện.
Noi nhận: THỐNG ĐỐC
I Mã số khoản vay được áp dụng sau khi Trang điện tử đi vào hoạt động
II Bên cho vay (đối với khoản vay nước ngoài song phương, khoản vay nước ngoài hợp
vốn không sử dụng đại diện Bên cho vay) hoặc đại diện Bên cho vay (đối với khoản vay
nước ngoài hợp vốn sử dụng đại diện bên cho vay) và các bên có liên quan đến khoản
vay nước ngoài
Phụ lục 3
TÊN BÊN ĐI VAY
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:................ọ
V/v đăng ký thay đổi khoản
vay nước ngoài không được
Chính phủ bảo lãnh
........, ngày... tháng... năm...
ĐƠN ĐĂNGKÝ THAY ĐỔI KHOẢN VAY NƯỚC NGOÀI
KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam1
- Căn cứ Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của
Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính
phủ bảo lãnh;
- Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp
không được Chính phủ bảo lãnh;
- Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02 năm 2016 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối
đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
- Căn cứ Thỏa thuận vay nước ngoài đã ký với Bên (các bên) cho vay nước
ngoài ngày.../.../...;
- Căn cứ vào Thỏa thuận vay nước ngoài sửa đổi đã ký với Bên (các bên) cho
vay nước ngoài ngày./.../ (nếu có);
Bên đi vay có tên sau đây đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc
thay đổi một số nội dung liên quan đến khoản vay nước ngoài như sau:
I. BÊN VAY:
1. Tên Bên đi vay:....................
2. Số, ngày của văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Số, ngày của (các) văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (liệt kê theo trình tự thời gian tất cả các văn
bản xác nhận đăng ký thay đổi - nếu có).
II. NỘI DUNG THAY ĐỔI:
1. Thay đổi 12.................:
- Nội dung hiện tại:................
- Nội dung thay đổi:................
Lý do thay đổi:.....................
2. Thay đổi n 3:....
* Chú ý: ghi rõ Điều Khoản tham chiếu tại Thỏa thuận thay đổi đối với
mỗi nội dung thay đổi (nếu có)
III. GIẢI TRÌNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP KHÔNG CÓ THỎA THUẬN
THAY ĐỔI VÀ/HOẶC KHÔNG CÓ Ý KIẾN CỦA BÊN BẢO LÃNH ĐỐI
VỚI NỘI DUNG THAY ĐỔI4
IV. KIẾN NGHỊ:
[Tên Bên đi vay] đề nghị Ngân hàng Nhà nước xác nhận [Tên Bên đi vay] đã
đăng ký thay đổi nội dung khoản vay nước ngoài tại Ngân hàng Nhà nước.
V. CAM KẾT
1. Người ký tên dưới đây (đại diện của Bên đi vay) cam kết chịu trách nhiệm
về sự chính xác của mọi thông tin ghi trong Đơn này và các tài liệu kèm theo tại
Hồ sơ đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của Bên đi vay.
2. [Tên Bên đi vay] cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp Việt Nam, các
quy định tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính
phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ
bảo lãnh; Thông tư số 12/2014/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam quy định về điều kiện vay nước ngoài của doanh nghiệp
không được Chính phủ bảo lãnh; Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26 tháng 02
năm 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số nội dung về quản
lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp và các văn bản
quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Hồ sơ gửi kèm:
ĐẠI DIỆN CỦA BÊN ĐI VAY
Thông tin liên hệ:
Cán bộ phụ trách:.........................................
Điện thoại:..................Fax:.........................
Địa chỉ giao dịch (hoặc địa chỉ nhận công văn)
Hướng dẫn một số nội dung liên quan tại Đơn đăng ký thay đổi Khoản vay
nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
1 Ghi chú rõ gửi Vụ Quản lý Ngoại hối hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
2 Ghi rõ nội dung cần thay đổi, ví dụ:
1. Thay đổi Bên cho vay:
- Bên cho vay hiện tại: ................
- Bên cho vay thay đổi:.................
Trường hợp thay đổi kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ mà các Thỏa thuận vay
không nêu rõ kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ thay đổi, căn cứ vào kế hoạch sản
xuất kinh doanh và nhu cầu vốn của Bên đi vay phù hợp với Thỏa thuận vay, Bên
đi vay chủ động ghi kế hoạch rút vốn, kế hoạch trả nợ dự kiến chi tiết theo tháng
hoặc quý hoặc 6 tháng hoặc năm.
3 Trường hợp có nhiều nội dung thay đổi, Bên đi vay ghi rõ từng nội dung cần
thay đổi tương tự như hướng dẫn nêu trên.
4 Trường hợp có thỏa thuận thay đổi và/hoặc có ý kiến của Bên bảo lãnh đối
với nội dung thay đổi, Bên đi vay để trống nội dung này và ghi rõ các nội dung
tham chiếu đến Thỏa thuận thay đổi và/hoặc ý kiến của Bên bảo lãnh tại mục Lý
do thay đổi của từng nội dung thay đổi tại Mục II.
Trường hợp không có thỏa thuận thay đổi và/hoặc không có ý kiến của Bên bảo
lãnh đối với nội dung thay đổi, Bên đi vay giải trình cụ thể về việc không có các tài
liệu này.
Phụ lục 4A
Tên Bên đi vay:........................
Điện thoại:............................
Địa chỉ:......................
Loại hình bên đi vay:..........
BÁO CÁO TÌNH HÌNHTHỰC HIỆN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI NGẮN HẠN
KHÔNG ĐượC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
(Quý... năm.)
Đơn vị: quy nghìn USD
Hình thức vay Kỳ báo cáo Kế hoạch kỳ tiếp theo
Dư nợ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Rút vốn Trả gốc Trả lãi
Tổng Trong đó quá hạn Rút vốn Trả gốc Trả lãi Thay đổi (*) Tổng Trong đó, quá hạn Tổng số Trong đó, số ngoại tệ bán cho TCTD Tổng số Trong đó, số ngoại tệ mua từ TCTD
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
1. Tổng vay bằng tiền, trong đó:
- Vay từ công ty mẹ và các đơn vị thành viên công ty mẹ
- Vay từ các đơn vị khác
2. Tổng vay bằng hàng, trong đó:
- Vay từ Công ty mẹ và các đơn vị thành viên công ty mẹ
- Vay từ các đơn vị khác
3. Tổng
Ghi chú: (*) Nêu rõ lý do phát sinh Thay đổi tại Cột 7 và các nội dung (nếu có)....................
Lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)
...., ngày tháng năm............
Đại diện hợp pháp của Bên đi vay
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn lập báo cáo
1. Đối tượng áp dụng: Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ
chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam thực hiện báo cáo chi tiết tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài
ngắn hạn không được Chính phủ bảo lãnh còn dư nợ trong kỳ báo cáo.
2. Thòi hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau quý báo cáo.
3. Hình thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính.
4. Đon vị nhận báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính.
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Các khoản vay thuộc phạm vi báo cáo là các khoản vay nước ngoài ngắn hạn (có thời
hạn vay đến 1 năm). Thời hạn vay được tính từ ngày dự kiến rút vốn (nhận tiền hay thông
quan hàng hóa) đến ngày dự kiến trả nợ cuối cùng theo quy định tại Thỏa thuận vay. Các
khoản vay nước ngoài ngắn hạn quá hạn nhưng Bên đi vay đã thu xếp thanh toán nợ
trong vòng 10 ngày kể từ ngày tròn 1 năm của khoản vay (do đó không phải thực hiện
đăng ký khoản vay với NHNN) sẽ được báo cáo như một khoản vay ngắn hạn.
- Bên đi vay gửi báo cáo điền Mã loại hình bên đi vay theo phân tổ loại hình như sau:
Loại hình Bên đi vay Mã loại hình
Nhóm doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
1 Doanh nghiệp Nhà nước theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2015 SOE
2 Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ S50
3 Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% đến 100% vốn điều lệ F51
4 Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% đến 51% F10
5 Doanh nghiệp khác KHA
Nhóm ngân hàng
6 Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài FOB
7 Ngân hàng thương mại cổ phần khác BAK
816 Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ SOB
Bên đi vay gửi báo cáo điền Mã loại hình bên đi vay tại dòng “Loại hình Bên đi vay”
- Cột 7 - Thay đổi: điều chỉnh tăng/giảm khác của dư nợ của khoản vay nước ngoài trong
kỳ báo cáo nhưng không làm phát sinh dòng tiền do: (i) biến động tỷ giá khi quy đổi từ
đồng tiền vay sang USD giữa các kỳ báo cáo; (ii) điều chỉnh do báo cáo sai ở (các) kỳ
trước; (iii) khoản vay ngắn hạn chuyển trung dài hạn; (iv) chuyển vốn vay thành vốn góp;
(v) xóa nợ;...
Cột 7 nhận giá trị (+) nếu phát sinh tăng, giá trị (-) nếu phát sinh giảm. Bên đi vay báo
cáo rõ nội dung phát sinh chênh lệch.
- Cột 8 = Cột 2 + Cột 4 - Cột 5 + Cột 7
- Công thức kiểm tra: Cột 2 của Kỳ báo cáo = Cột 8 của Kỳ báo cáo liền trước
16 Loại hình Bên đi vay này được bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư
số 05/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN
ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số
nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực
kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
Phụ lục 4B
Tên Bên đi vay:
Điện thoại:......
Địa chỉ:.............
Loại hình bên đi vay:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VAY, TRẢ NỢ NƯỚC NGOÀI
TRUNG, DÀI HẠN KHÔNG ĐƯỢC CHÍNH PHỦ BẢO LÃNH
(Quý... năm...)
Đơn vị: nghìn nguyên tệ
Mã số Khoản vay Thông tin Khoản vay Kỳ báo cáo Kế hoạch kỳ tiếp theo Ngân hàng cung ứng dịch vụ TK
Tên Bên cho vay Kim ngạch vay Bảo lãnh Loại hình Bên cho vay Dư nợ đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Rút vốn Trả gốc Trả lãi
Tổng Trong đó quá hạn Rút vốn Trả gốc Trả lãi Thay đổi (*) Tổng Trong đó quá hạn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
I. Tổng giá trị các khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập hàng trả chậm (quy nghìn USD) ’ ’ ’
xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
II. Chi tiết các khoản vay với hình thức khác (không phải dưới hình thức nhập hàng trả chậm) - Nghìn nguyên tệ
1. Các Khoản vay bằng USD
Tổng
2. Các Khoản vay bằng EUR
Tổng
3. Các Khoản vay bằng.
Tổng
Tổng quy nghìn USD các Khoản vay nước ngoài thuộc Mục II xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx xxx
Ghi chú: (*) Nêu rõ lý do phát sinh Thay đổi tại Cột 11 và các nội dung (nếu có)..........
Lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm soát
(Ký, ghi rõ họ tên)
....., ngày tháng năm..........
Đại diện hợp pháp của Bên đi vay
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn lập báo cáo
1. Đối tượng áp dụng: Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ
chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh
tại Việt Nam thực hiện báo cáo chi tiết tình hình thực hiện các khoản vay nước ngoài
trung, dài hạn không được Chính phủ bảo lãnh còn dư nợ trong kỳ báo cáo.
2. Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau quý báo
cáo.
3. Hình thức báo cáo: Báo cáo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính.
4. Đon vị nhận báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi Bên đi vay đặt trụ sở chính
5. Hướng dẫn lập báo cáo:
- Bên đi vay gửi báo cáo điền Mã loại hình bên đi vay theo phân tổ loại hình như sau:
Loại hình Bên đi vay Mã loại hình
Nhóm doanh nghiệp (không bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)
1 Doanh nghiệp Nhà nước theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2015 SOE
2 Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn Điều lệ S50
3 Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 51% đến 100% vốn Điều lệ F51
4 Doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 10% đến 51% F10
5 Doanh nghiệp khác KHA
Nhóm ngân hàng
6 Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài FOB
7 Ngân hàng thương mại cổ phần khác BAK
817 Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ SOB
- Cột 1: Ghi mã số Khoản vay do phần mềm tại Trang điện tử tạo ra. Mã số này được áp
dụng đối với những khoản vay được xác nhận đăng ký sau khi Trang điện tử đi vào hoạt
động và những khoản vay đã được tạo mã sau khi thực hiện điều tra nợ.
- Cột 4 “Bảo lãnh”: Ghi tắt đối tượng bảo lãnh cho khoản vay theo ký hiệu sau: Bảo lãnh
bởi người cư trú (R); Bảo lãnh bởi người không cư trú (NR); Khoản vay không có bảo
lãnh (N).
- Cột 5 “Loại hình Bên cho vay”: ghi theo các Mã loại hình bên cho vay như sau: (i) Bên
cho vay là công ty mẹ, công ty thành viên thuộc công ty mẹ (IN); (ii) Bên cho vay là: Tổ
chức tín dụng, tổ chức tài chính quốc tế (CI); (iii) Bên cho vay là Các đối tượng khác
không thuộc 2 đối tượng nêu trên (Đối với khoản vay hợp vốn, ghi theo Bên cho vay
chiếm đa số) (KH).
- Cột 11 “Thay đổi” điều chỉnh giá trị dư nợ trong kỳ nhưng không làm phát sinh dòng
tiền do: (i) biến động tỷ giá khi quy đổi từ đồng tiền vay sang USD giữa các kỳ báo cáo;
(ii) điều chỉnh do báo cáo sai ở (các) kỳ trước; (iii) khoản vay ngắn hạn chuyển trung dài
hạn; (iv) chuyển vốn vay thành vốn góp; (v) xóa nợ; ...
Cột 11 nhận giá trị (+) nếu phát sinh tăng, giá trị (-) nếu phát sinh giảm. Bên đi vay báo
cáo rõ nội dung phát sinh thay đổi.
- Cột 12 = Cột 6 + Cột 8 - Cột 9 + Cột 11
- Công thức kiểm tra: Cột 6 của Kỳ báo cáo = Cột 12 của Kỳ báo cáo liền trước
17 Loại hình Bên đi vay này được bổ sung theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 của Thông tư
số 05/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2016/TT-NHNN
ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số
nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, có hiệu lực
kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2017.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
Số: 03/VBHN-NHNN Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2017 kT. thống đốc PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế quản lý vốn của
công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Luật doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
- Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
- Căn cứ Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn;
- Căn cứ Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
- Căn cứ Nghị định 52/2009/NĐ-CP và Nghị định sửa đổi số 04/2016/NĐ-CP ngày 06/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;
- Căn cứ Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn;
- Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Thay thế Quyết định số 1513/QĐ-TLĐ ngày 16/12/2014 của Tổng Liên đoàn.
Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHẾ
Quản lý vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1912/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016
của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định quản lý nguồn tài chính của các cấp công đoàn, các đơn vị trực thuộc đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
2. Đối tượng áp dụng:
- Các cấp công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các đơn vị trực thuộc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế (công ty TNHH MTV không thuộc đối tượng thực hiện quy chế này).
- Người đại diện phần vốn của tổ chức Công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Điều 2. Mục đích sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản công đoàn, tăng nguồn thu tài chính công đoàn, hỗ trợ thu nhập của cán bộ công đoàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Điều 3. Nguyên tắc về sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
1. Bảo toàn và phát triển nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
2. Theo dõi, phản ánh nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
3. Phân công, phân cấp gắn quyền với trách nhiệm của từng cấp, của tập thể, cá nhân trong việc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Điều 4. Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu
1. Chủ sở hữu.
Tổng Liên đoàn là chủ sở hữu tài chính, tài sản công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
2. Đại diện Chủ sở hữu.
Tổng Liên đoàn ủy quyền cho các cấp Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam là đại diện Chủ sở hữu vốn của đơn vị đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu theo phân cấp; đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về quyền hạn, nhiệm vụ được giao về quyết định sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
Chương II
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU, ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
Điều 5. Quyền của Chủ sở hữu
1. Ban hành quy chế quản lý sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
2. Thẩm định, quyết định sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế theo đề nghị của đại diện Chủ sở hữu.
3. Quyết định việc sử dụng tài chính của các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp, cho thuê doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
4. Cử đại diện quản lý vốn của Chủ sở hữu đầu tư tài chính, đầu tư vào doanh nghiệp khác.
5. Kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn, các đơn vị trực thuộc sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế. Xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tập thể, cá nhân vi phạm quy chế sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, tham ô, lãng phí, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
6. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
Điều 6. Quyền của đại diện Chủ sở hữu
1. Thẩm định, đề nghị Chủ sở hữu quyết định sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế của cấp mình và cấp dưới. Quyết định việc sử dụng tài chính công đoàn của cấp mình và cấp dưới đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế theo phân cấp của Chủ sở hữu.
2. Cử đại diện quản lý vốn của đơn vị đầu tư tài chính, đầu tư vào doanh nghiệp khác.
3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc sử dụng tài chính đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế. Xử lý vi phạm hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý tập thể, cá nhân vi phạm quy chế sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế, tham ô, lãng phí, làm thất thoát tài sản, tiền vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
4. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
Điều 7. Nghĩa vụ của Chủ sở hữu và đại diện Chủ sở hữu
1. Nghĩa vụ của Chủ sở hữu
- Bảo toàn và phát triển vốn của công đoàn đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc sử dụng tài chính đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế theo đúng quy chế đã ban hành, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý cho tất cả các hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.
- Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc sử dụng tài chính đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế.
- Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động theo Quy chế ban hành kèm Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ; Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính.
2. Nghĩa vụ của đại diện Chủ sở hữu
2.1. Thực hiện tất cả các nghĩa vụ của Chủ sở hữu tại Mục 1 của điều này đối với các khoản đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế công đoàn của cấp mình và cấp dưới.
2.2. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về các khoản đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế công đoàn của cấp mình và cấp dưới.
Chương III
QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG ĐOÀN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH,
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
Điều 8. Quản lý nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính
1. Các cấp công đoàn và các đơn vị trực thuộc được mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để quản lý nguồn tài chính công đoàn, phải đảm bảo nguyên tắc:
- Tiền gửi có kỳ hạn phải gửi tại ngân hàng có lãi suất cao nhất; Tiền gửi không kỳ hạn chỉ gửi với số lượng ít và chỉ đề dùng chi thường xuyên.
- Chỉ thực hiện gửi tiền ở các ngân hàng có uy tín, đảm bảo an toàn.
Việc gửi tiền phải đảm bảo phần lớn nguồn tiền kết dư tài chính công đoàn gửi ở tài khoản có kỳ hạn với lãi suất cao nhất, số ít gửi ở tài khoản không kỳ hạn chỉ dùng cho việc sử dụng trước mắt; việc gửi ở tài khoản nào do lãnh đạo đơn vị quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình với nguyên tắc trên.
2. Về sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần.
2.1. Công đoàn cơ sở doanh nghiệp được sử dụng tài chính công đoàn để mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa theo quy định của Chính phủ. Khi Công đoàn cơ sở mua cổ phần, phải lập tờ trình, kèm theo phương án cổ phần hóa của doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền duyệt, trình công đoàn cấp trên trực tiếp đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
2.2. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương được sử dụng tài chính công đoàn của đơn vị để trực tiếp mua cổ phần hoặc thông qua công đoàn cơ sở và cấp dưới trực thuộc mua cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp công đoàn cổ phần hóa. Đơn vị mua cổ phần phải lập tờ trình, kèm theo văn bản của Ban cổ phần hóa doanh nghiệp chấp thuận cho tổ chức Công đoàn được mua cổ phần, trình công đoàn cấp trên có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện.
2.3. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn mua cổ phần.
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phê duyệt mua cổ phần ưu đãi đến 2 tỷ đồng.
- Tổng Liên đoàn phê duyệt mua cổ phần ưu đãi mức trên 2 tỷ đồng và mua cổ phần không ưu đãi.
3. Sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết.
3.1. Đối tượng thực hiện
Các cấp công đoàn theo Điều lệ Công đoàn và các đơn vị trực thuộc.
3.2. Thẩm quyền quyết định sử dụng tài chính công đoàn góp vốn.
Đơn vị sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết phải lập đề án trình Tổng Liên đoàn phê duyệt để thực hiện.
4. Cấp quyết định việc mua cổ phần, sử dụng tài chính công đoàn góp vốn thành lập doanh nghiệp được quyết định việc chuyển nhượng cổ phần, chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp của các cấp công đoàn (trừ trường hợp đấu giá trên sàn chứng khoán).
5. Cho thuê tài sản của các cơ quan công đoàn
Tài sản của các cơ quan công đoàn (từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên) được cho thuê là tài sản chờ chuyển giao, chờ thực hiện dự án xây dựng cơ bản, chờ sắp xếp lại…. Việc cho thuê tài sản các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương phải báo cáo xin ý kiến Tổng Liên đoàn phê duyệt chủ trương trước khi thực hiện.
Điều 9. Sử dụng tài chính công đoàn cho vay
1. Nguyên tắc cho vay.
- Việc sử dụng tài chính công đoàn cho vay phải tuân thủ chặt chẽ quy trình, nguyên tắc, đúng mục đích, đúng thẩm quyền, đảm bảo việc thu hồi tiền cho vay.
- Tập thể, cá nhân có nguồn tài chính công đoàn cho vay nếu để đơn vị vay sử dụng tiền vay không đúng mục đích, làm thất thoát phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và phải bồi hoàn số tiền thất thoát.
- Đơn vị vay tiền phải có đề án kèm theo tờ trình gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định số tiền cho vay, lãi suất cho vay, sử dụng vốn vay và khả năng thu hồi vốn, thời hạn thu hồi tiền vay.
2. Đối tượng, phạm vi cho vay
2.1. Đối tượng vay
Đơn vị sự nghiệp của tổ chức công đoàn, Công ty TNHH MTV công đoàn, doanh nghiệp cổ phần công đoàn giữ cổ phần chi phối, cơ quan công đoàn (từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên).
2.2. Phạm vi cho vay
Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay thực hiện dự án đầu tư XDCB, mua sắm tài sản cố định, cho vay để bảo lãnh, làm vốn đối ứng vay ngân hàng, tổ chức tài chính.
2.3. Thẩm quyền cho vay
- Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương cho vay đến 2 tỷ đồng/đơn vị.
- Tổng Liên đoàn xem xét, quyết định cho vay mức trên 2 tỷ đồng/đơn vị.
2.4. Quy trình vay
- Đơn vị vay tiền phải lập đề án, dự án và tờ trình gửi cấp trên trực tiếp quản lý.
- Cấp trên trực tiếp quản lý thẩm định tính khả thi và hiệu quả của đề án/dự án đảm bảo nguyên tắc cho vay, quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định theo mục 2.3 của Điều này (số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, tiến độ thu hồi tiền vay…).
- Lập Hợp đồng vay, cam kết cho vay giữa đơn vị vay và cấp trên trực tiếp cho vay.
Sau khi đã được vay vốn, đơn vị cho vay phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của đơn vị vay, hiện trạng tài sản bảo đảm, tình hình tài chính, để đảm bảo khả năng thu hồi tiền vay.
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) vốn của công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp
1. Thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn theo quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
2. Cử người đại diện phần vốn của công đoàn hay người đại diện theo ủy quyền để thực hiện quyền của nhà đầu tư, cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh.
3. Cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật, quyết định tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và các quyền lợi khác đối với người đại diện phần vốn của công đoàn hoặc người đại diện theo ủy quyền tại doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là người đại diện) theo quy định của pháp luật.
4. Yêu cầu người đại diện báo cáo tình hình kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp khác và các vấn đề khác có liên quan của doanh nghiệp nơi Chủ sở hữu hoặc đại diện Chủ sở hữu đầu tư vốn.
5. Quyết định việc tăng vốn đầu tư, thu hồi vốn đầu tư theo thẩm quyền; giám sát việc thu hồi lợi tức được chia từ doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp khác phù hợp với quy định của pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp khác.
6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của người đại diện phần vốn công đoàn.
7. Chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn công đoàn đầu tư vào doanh nghiệp.
8. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn.
1. Quyền của Người đại diện
1.1. Thực hiện các quyền theo ủy quyền Chủ sở hữu (đại diện chủ sở hữu)
1.2. Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp khi được Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) giới thiệu.
1.3. Được hưởng thù lao, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế của doanh nghiệp
1.4. Được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật thông tin, kiến thức do doanh nghiệp tổ chức (nếu có).
1.5. Được doanh nghiệp cung cấp thông tin, diễn biến kinh tế và thị trường, tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của Người đại diện (nếu có).
1.6. Được doanh nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp và Người đại diện khác.
2. Nghĩa vụ của Người đại diện
2.1. Báo cáo Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tình hình tài chính, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; xin ý kiến Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu về những vấn đề biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông hoặc các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, các cuộc họp khác (nếu có) đối với các nội dung sau, trừ trường hợp Điều lệ của doanh nghiệp có quy định khác:
- Mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinh doanh; việc tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản doanh nghiệp;
- Điều lệ, sửa đổi và bổ sung điều lệ của doanh nghiệp;
- Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ: thời điểm và phương thức huy động vốn;
- Việc đề cử để bầu, kiến nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm của thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát; đề cử để bổ nhiệm, kiến nghị miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp. Thù lao, tiền lương, tiền thưởng và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp; số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp;
- Chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm;
- Chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của doanh nghiệp đầu tư vào doanh nghiệp khác; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết;
- Chủ trương đầu tư, mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ của doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
- Báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ, mức cổ tức hàng năm của doanh nghiệp;
- Chế độ tuyển dụng; chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
- Các hợp đồng, giao dịch phát sinh giữa doanh nghiệp và Người đại diện.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế của doanh nghiệp về tổ chức và hoạt động Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên; phân cấp giữa Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên và Ban Giám đốc; quản lý tài chính và đầu tư.
- Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên doanh nghiệp.
2.2. Theo dõi, đôn đốc, thực hiện thu hồi vốn, thu cổ tức hoặc các khoản được chia khác từ vốn góp theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp khác.
2.3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, quy định khác của Điều lệ doanh nghiệp và Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) giao.
Điều 12. Tiền lương, thưởng và quyền lợi khác của Người đại diện
1. Người đại diện là cán bộ chuyên trách tại doanh nghiệp: Được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp và do doanh nghiệp đó trả theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người đại diện được hưởng các quyền lợi khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chi trả theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Người đại diện là cán bộ của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu)
a) Trường hợp biệt phái làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp: Được hưởng tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng, các quyền lợi khác, các chế độ bảo hiểm và phúc lợi theo quy định về việc cử biệt phái cán bộ đến làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp có vốn đầu tư của công đoàn. Ngoài ra, người đại diện được các quyền lợi khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chi trả theo quy định của pháp luật (nếu có).
b) Trường hợp làm việc kiêm nhiệm: Được hưởng tiền lương, tiền thưởng, thù lao, phụ cấp trách nhiệm (nếu có) và các quyền lợi khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chi trả. Trường hợp Người đại diện được các doanh nghiệp trả thù lao, tiền thưởng thì Người đại diện có trách nhiệm nộp cho Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) hoặc thông báo cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển trực tiếp cho Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) để hình thành quỹ chung.
Điều 13. Chấm dứt ủy quyền Người đại diện
Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) chấm dứt ủy quyền Người đại diện trong các trường hợp sau:
1. Không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Người đại diện theo quy định của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
2. Không tuân thủ và thực hiện đúng các chỉ đạo của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
3. Không thực hiện các nghĩa vụ Người đại diện, gây ảnh hưởng đến uy tín, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền và lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tại doanh nghiệp;
4. Không hoàn thành nhiệm vụ Người đại diện trong hai năm liên tiếp mà không có lý do chính đáng;
5. Vi phạm Điều lệ doanh nghiệp, quyết định vượt thẩm quyền, không đúng thẩm quyền gây thiệt hại cho doanh nghiệp và quyền lợi, lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
6. Mất tín nhiệm với Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và/hoặc đa số cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp (trường hợp Người đại diện là người quản lý, điều hành doanh nghiệp);
7. Không trung thực, lợi dụng vai trò Người đại diện để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp;
Điều 14. Khen thưởng, xử lý vi phạm Người đại diện
1. Khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng Người đại diện theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn, theo các tiêu chí sau:
a) Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của Tổng công ty tại doanh nghiệp;
b) Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của Người đại diện;
c) Tính tuân thủ của Người đại diện đối với các chỉ đạo của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
d) Mức độ, chất lượng các đề xuất, kiến nghị của Người đại diện cho Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu);
đ. Việc chấp hành pháp luật và thực hiện Điều lệ doanh nghiệp của Người đại diện;
e) Việc phối hợp với Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên của doanh nghiệp để thực hiện Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên doanh nghiệp;
2. Xử lý vi phạm
Trường hợp Người đại diện không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của Người đại diện (không phụ thuộc vào việc có thiệt hại phát sinh hay không), đặc biệt đối với những trường hợp Người đại diện không xin ý kiến hoặc xin ý kiến nhưng biểu quyết, quyết định hoặc tham gia ý kiến không theo đúng chỉ đạo của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) đối với những nội dung phải xin ý kiến. Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) áp dụng các hình thức xử lý sau:
a) Thay thế hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động và quy định của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) đối với Người đại diện là cán bộ Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu).
b) Ngoài những hình thức xử lý nêu trên, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, Người đại diện có thể phải chịu các hình thức kỷ luật và trách nhiệm pháp lý khác do Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng công ty.
Điều 15. Trách nhiệm bồi thường vật chất của Người đại diện
1. Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nghĩa vụ Người đại diện, gây thiệt hại vật chất liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tại doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.
2. Khi phát hiện Người đại diện gây thiệt hại vật chất đến quyền, lợi ích hợp pháp của Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tại doanh nghiệp, Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật. Trường hợp Người đại diện cố ý không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, hoàn trả thì sẽ bị khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Sau khi thôi hoặc chấm dứt ủy quyền Người đại diện, Người đại diện vẫn phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại vật chất phát sinh do Người đại diện gây ra trong thời gian làm Người đại diện.
Điều 16. Phân phối kết quả đầu tư tài chính, hoạt động kinh tế
1. Đối với công đoàn cơ sở.
Lợi nhuận sử dụng tài chính công đoàn đầu tư tài chính, đầu tư hoạt động kinh tế sau khi trừ chi phí (nếu có) ghi thu tài chính công đoàn cơ sở.
2. Đối với công đoàn các cấp trên cơ sở và các đơn vị trực thuộc.
2.1. Đối công đoàn các cấp trên cơ sở
Lãi tiền gửi, lãi cho vay nguồn tài chính công đoàn ghi thu tài chính công đoàn.
Tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận được chia từ góp vốn liên doanh trích 40% vào Quỹ cơ quan, 60% ghi thu tài chính công đoàn.
Lợi nhuận mua cổ phần được trích 20% vào quỹ cơ quan, 80% ghi thu tài chính công đoàn.
Lợi nhuận từ các hoạt động kinh tế khác (Cho thuê doanh nghiệp, lợi nhuận từ các đơn vị trực thuộc nộp lên,…) nộp cấp trên trực tiếp 50%, để lại đơn vị 50%. Trong số lợi nhuận để lại đơn vị, trích quỹ Cơ quan 40%, ghi thu tài chính công đoàn 60%.
2.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
Lợi nhuận sau thuế từ đầu tư tài chính và hoạt động kinh tế nộp Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tối đa 30%, phần còn lại trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Tài sản Chủ sở hữu, đại diện Chủ sở hữu giao đơn vị sự nghiệp trực thuộc (ngoài vốn điều lệ) để quản lý, khai thác, lợi nhuận thu được từ hoạt động của tài sản này nộp Chủ sở hữu (đại diện Chủ sở hữu) tối thiểu 50%.
4. Các khoản trích tại Khoản 2 Điều này được bổ sung vào quỹ cơ quan. Việc quản lý và sử dụng quỹ cơ quan theo quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định hiện hành.
Điều 17. Điều khoản thi hành
1. Ban Tài chính, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn, các đơn vị trực thuộc thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Tổng Liên đoàn để nghiên cứu giải quyết. |
Bộ TÀI CHÍNH
TỎNG CỤC THUẾ
CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC lập - Tự do - Hạnh phúc
s°: ''TCT’CS Hà Nộit ngày & thảng# năm 20 ỉ 5
V/v: chính sách thuế.
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Bến Tre.
Trả lời công văn số 1018/CT-THNVDT ngày 10/06/2015 cũa Cục Thuế
tỉnh Ben Tre về việc hoàn thuế cùa Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ du lịch và
vận chuyển hàng hóa thương mại Mình Tâm, Tồng cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 1, Điều 3, khoản 2 Điều 4 Thông tư số
191/2010/TT-BTC ngày 01/12/2010 của Bộ Tài chính về quản lý, sừ dụng hoá
đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô.
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
cùa Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 15 Thong tư số 219/2013/TT-BTC ngày
31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng
đầu vào.
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn ấn định thuế đổi với trường hợp người nộp thuế
nộp thuế theo phương pháp kê khai vỉ phạm pháp luật thuế.
Căn cứ Thông tư sổ 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính
quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Theo trình bày của Cục thuế tỉnh Bến Tre, Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ
du lịch và vận chuyển hàng hóa thương mại Minh Tâm là doanh nghiệp kinh
doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và theo tuyến cố định Bến Tre - thành
phô Hô Chí Minh; thực hiện việc kê khai thuê GTGT theo phương pháp khâu
trừ. Đối với dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến cố định, Chi nhánh sử dụng
vé cước vận tải được đãng ký đặt in với Chi cục thuế thành phố Bến Tre (vé
cước loại 2 liên: lỉên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho hành khách, trên vé ghi giá
thanh toán đã bao gồm thuế GTGT, giá vé không vượt quá 200.000đồng/vé);
hàng ngày Chi nhánh lập bàng kẽ sổ vé bản ra, cuôi tháng tông hợp lên số chi
tiết bán hàng của tháng về số lượng vé, doanh thu, thuế GTGT đầu ra làm cơ sờ
lập tờ khai thuế GTGT tháng. Tuy nhiên, Cục thuế chưa báo cáo rõ Chi nhánh
đề nghị hoàn thuế trong thời gian nào.
Đe đảm bảo việc kê khai doanh thu cùa doanh nghiệp kinh doanh vận tải
hành khách bằng xe ôtô theo tuyến cố định sát với thực te, tránh việc kê khai
không đầy đủ doanh thu hoặc không xuất vé cước vận tải giao cho hành khách
của chủ phương tiện nhằm mục đích ưốn thuế, đề nghị Cục thuế tinh Bến Tre
thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình kiểm tra, thanh tra cùa Tổng cục Thuế.
Trường hợp qua kiểm ưa thấy dơn vị có dấu hiệu vỉ phạm về thuế thì Cục thuế
phối hợp với cơ quan chức nãng ường tỉnh tồ chúc thanh tra thực tế tại Chi
nhánh vê phương pháp quản lý doanh thu và chi phí của từng đâu xe, doanh thu
tối thiều của từng đầu xe (căn cứ giá cước vận tài thực tê của Chi nhánh), sô
chuyến vận chuyên trung bình trong tháng, hệ số sừ dụng trong tải trung bình
của xe ... Trường hợp Chi nhánh kê khai không đúng với thực tê thì thực hiện
ấn định thuế theo hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư SO 156/2013/TT-BTC ngày
06/11/2013 của Bộ Tài chính và xử lý về hành vỉ trốn thuế theo quy định tại
Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính.
Tổng cục Thuế trà lời để Cục thuế tỉnh Bến Tre biết./ựj^
Nơi nhện:
-Như
-Vụ PC-BTC;
- Vụ PC, TTr-TCT;
- Lưu VT, cs (3).
KT. TỎNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỎNG CỤC TRƯỞNG |
BỘTÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
Số: 4505/TCT-DNL
V/vthu, nộplợi nhuậncònlại vàcổ
tức được chia.
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HàNội, ngày 28tháng09năm2016
Kính gửi: Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1720/ĐTKDV-TCKTngày 4/8/2016 của Tổng công ty đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nêu vướng mắc về việc thu nộp Ngân sách nhà nước (NSNN) các
khoản cổ tức, lợi nhuận được chia trong năm2016.
Về vấn đề này, sau khi báo cáo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 187/2013/TT-BTC ngày 5/12/2013 hướng dẫn thực hiện Nghị
định số 204/2013/NĐ-CP ngày 5/12/2013 của Chính phủ quy định cổ tức được chia cho phần vốn nhà
nước tại công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ, ngành, địa phương làmchủ sở hữu phải nộp về Quỹ
hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đặt tại SCIC (sau đây gọi chung là Quỹ) và SCIC thực hiện
nộp vào NSNNTrung ương.
Tại Điều 2 Thông tư số 187/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính nêu trên quy định lợi nhuận còn lại của công
ty trách nhiệmhữu hạn (TNHH) một thành viên độc lập do nhà nước sở hữu 100% vốn phải nộp về SCIC
và SCIC thực hiện nộp vào NSNN.
Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/04/2016 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp quy định lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi
nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHHhai thành viên trở
lên doanh nghiệp thực hiện nộp vào NSNN.
Căn cứ các quy định nêu trên, kể từ khi Thông tư số 61/2016/TT-BTC có hiệu lực, cách thức nộp cổ
tức, lợi nhuận được chia có thay đổi, các khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của
công ty TNHHmột thành viên độc lập do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ; cổ tức được chia cho
phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần được nộp trực tiếp vào NSNN, không nộp qua SCIC. Do đó, đề
nghị SCIC thông báo cho các đơn vị liên quan biết để thực hiện đúng quy định. Trường hợp các khoản
lợi nhuận còn lại, cổ tức được chia phải nộp vào NSNNnhưng doanh nghiệp đã nộp về SCIC hoặc
khoản lợi nhuận còn lại, cổ tức được chia phải nộp về SCIC nhưng doanh nghiệp chưa nộp, để đảm
bảo các khoản thu này được nộp vào NSNNkịp thời, Tổng cục Thuế hướng dẫn như sau:
1. Đối với các khoản cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần doanh nghiệp đã
nộp về Quỹ nhưng SCIC chưa xác định được thời điểmban hành Nghị quyết chia cổ tức, đề nghị SCIC
đối chiếu với doanh nghiệp để xác định:
- Khoản cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần theo Nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị ban hành từ năm2015 trở về trước.
- Khoản cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại Công ty cổ phần theo Nghị quyết Đại hội
đồng cổ đông, Hội đồng quản trị ban hành trong năm2016, trong đó: của doanh nghiệp do Trung ương
quản lý; của doanh nghiệp do địa phương quản lý.
Căn cứ vào số liệu về các khoản cổ tức được chia đã xác định nêu trên, SCIC nộp toàn bộ khoản cổ
tức được chia cho phần vốn nhà nước doanh nghiệp đã nộp vào Quỹ vào tài khoản thu NSNNtại Sở
giao dịch Kho bạc nhà nước Trung ương và cung cấp số liệu về khoản cổ tức được chia theo Nghị
quyết ban hành từ năm2015 trở về trước (bao gồmdoanh nghiệp Trung ương và doanh nghiệp địa
phương) và cổ tức được chia của doanh nghiệp Trung ương theo Nghị quyết ban hành trong năm2016
để Kho bạc nhà nước Trung ương điều tiết 100% cho Ngân sách nhà nước Trung ương; cung cấp số
liệu về cổ tức được chia theo Nghị quyết ban hành năm2016 của doanh nghiệp địa phương để Kho bạc
nhà nước Trung ương phối hợp với Kho bạc nhà nước địa phương điều tiết 100% cho NSNNđịa
phương từng địa bàn theo đúng quy định.
2. Đối với các khoản lợi nhuận còn lại của Công ty TNHHmột thành viên độc lập niên độ từ năm2015
trở về trước và cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần theo Nghị quyết
ban hành từ năm2015 trở về trước phải nộp về Quỹ nhưng doanh nghiệp chưa nộp, đề nghị SCIC rà
soát, phân loại các khoản phải thu để xác định:
- Cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại Công ty cổ phần theo Nghị quyết ban hành từ
năm2015 trở về trước.- Lợi nhuận còn lại của công ty TNHHmột thành viên độc lập do Nhà nước sở
hữu 100% vốn điều lệ niên độ từ năm2015 trở về trước, trong đó: của doanh nghiệp do Trung ương
quản lý; của doanh nghiệp do địa phương quản lý.
Trên cơ sở số liệu đã rà soát, phân loại nêu trên SCIC phối hợp với Tổng cục Thuế và Cục Thuế địa
phương đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp nộp trực tiếp vào tài khoản thu NSNN, trong đó: lợi nhuận
còn lại của công ty TNHHmột thành viên độc lập do Trung ương quản lý và cổ tức được chia cho phần
vốn Nhà nước tại công ty cổ phần (gồmcả doanh nghiệp do Trung ương quản lý và doanh nghiệp do địa
phương quản lý) nộp vào NSNNTrung ương; Lợi nhuận còn lại của công ty TNHHmột thành viên độc
lập do địa phương quản lý nộp vào NSNNđịa phương theo quy định.
3. Đối với các khoản lợi nhuận còn lại của công ty TNHHmột thành viên độc lập từ 2015 trở về trước
doanh nghiệp đã nộp về Quỹ thuộc nguồn thu của NSNNđịa phương nhưng một số địa phương chưa
cung cấp số tài khoản để SCIC nộp vào NSNNđịa phương: đề nghị SCIC có văn bản gửi UBND các
tỉnh đề nghị cung cấp số tài khoản để SCIC thực hiện nộp số lợi nhuận còn lại vào NSNNđịa phương
theo đúng quy định.
Tổng cục Thuế hướng dẫn để Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng: Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để báo cáo);
- Vụ CĐKT, NSNN, PC, Cục TCDN(BTC);
- Cục Thuế các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Vụ PC (TCT);
- Lưu: VT, DNL (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Ngọc Minh |
TỔNG CỤC HẢI QUANCỤC GSQL VỀ HẢI QUAN-------------------
Số: 430/GSQL-THV/v: Hàng hóa gửi kho ngoại quan
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2012
Kính gửi:
Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam(Đ/c: Số 364, Cộng Hòa, F13, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số 117/CV-NEV-2012 ngày 18/6/2012 của Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam đề nghị hướng dẫn làm thủ tục hải quan xuất vào kho ngoại quan, Cục Giám sát quản lý về hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 4 Điều 23 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan được đưa từ nội địa Việt Nam vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu và hàng hóa gửi kho ngoại quan được chuyển quyền sở hữu. Do vậy:
1/ Trường hợp Công ty của Hàn Quốc bán sản phẩm đặt gia công tại Công ty A, Công ty B (là doanh nghiệp gia công Việt Nam) cho Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam, thì Công ty A, Công ty B phải làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa và gửi vào kho ngoại quan theo chỉ định của Công ty Hàn Quốc; Tại kho ngoại quan, Công ty Hàn Quốc sẽ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam
2/ Trường hợp Công ty C (là doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài khu chế xuất) và Công ty D (là doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu chế xuất) bán hàng cho Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam, thì Công ty C và Công ty D làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa từ doanh nghiệp chế xuất và gửi vào kho ngoại quan. Tại kho ngoại quan, Công ty C và Công ty D sẽ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam.
Thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan đối với các trường hợp nêu tại điểm 1 và 2 nêu trên thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 55 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
3/ Sau khi hàng hóa được chuyển quyền sở hữu, Công ty liên doanh TNHH Nippon Express Việt Nam bán lô hàng đang gửi kho ngoại quan nêu trên cho Công ty Y (Nhật Bản) và được chỉ định giao hàng cho các đối tác nước ngoài tại Asean, thì làm thủ tục theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 55 Thông tư số 194/2010/TT-BTC.
Cục Giám sát quản lý về hải quan trả lời và đề nghị Công ty liên hệ với Chi cục hải quan quản lý kho ngoại quan để được hướng dẫn cụ thể.
Nơi nhận:- Như trên;- Lưu: VT, TH (3b).
KT. CỤC TRƯỞNGPHÓ CỤC TRƯỞNGNguyễn Nhất Kha
|
TTDT
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số:4006 /VPCP-KTN
v/v giao đất ở và đất dịch vụ tại
các khu tái định cư thuộc
Khu kinh tế Nghi Sơn
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2009
CÔNG VĂN ĐÊ Kính gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
4513.
Ngày 16 tháng 6 năm 19
Kính chuyển:
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (công văn
số 2464/UBND-TH ngày 25 tháng 5 năm 2009 về việc giao đất ở và đất dịch vụ tại
các khu tái định cư thuộc Khu Kinh tế Nghi Sơn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải
có ý kiến như sau:
Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ vào quỹ đất của địa phương thực
hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân bị thu hồi đất tại
Khu kinh tế Nghi Sơn theo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn
số 277/TTg-KTN ngày 25 tháng 02 năm 2009.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và
các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
CHỦ NHIỆM
Nơi nhận:
-
Như trên;
-
- Thủ tướng, PTT Hoàng Trung Hải;
- Các Bộ: TC, TNMT;
- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng Lý,
PCN Phạm Văn Phượng
Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, ĐP;
- Lưu: VT, KTN (4) Th. 17
NOH
N
A
CHIN
Văn Trọng Lý
|
Ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật (Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg). Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2019 và thay thế Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật. Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung sau đây:
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi chung là bộ, ngành, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):
1.1. Ban hành văn bản triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; phổ biến, quán triệt, truyền thông về nội dung của Quyết định này, tập trung vào những điểm mới cho các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý bằng hình thức phù hợp. Văn bản triển khai thực hiện đề nghị gửi về Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để theo dõi, tổng hợp chung.
1.2. Chỉ đạo rà soát, đánh giá hiệu quả, xác định nhu cầu khai thác, sử dụng và quyết định hướng xử lý Tủ sách pháp luật hiện có tại cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn (cấp xã) không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg và hoàn thành trước ngày 31/12/2019; gửi thông tin về số lượng Tủ sách pháp luật cấp xã, Tủ sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị sẽ tiếp tục duy trì về Bộ Tư pháp.
1.3. Tổ chức rà soát các sách, tài liệu pháp luật do các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ trì biên soạn, sách, tài liệu pháp luật có bản quyền và dự kiến sách, tài liệu cần số hóa, cập nhật trên dữ liệu thành phần về sách, tài liệu pháp luật của bộ, ngành, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tại Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo quy định tại Điều 8 cửa Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg và hướng dẫn sau đây:
a) Việc rà soát, lựa chọn sách, tài liệu pháp luật để số hóa, cập nhật phải bảo đảm thiết thực, toàn diện theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực quản lý, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nhu cầu của cán bộ, công chức, Nhân dân.
b) Rà soát các sách, tài liệu pháp luật đã được xuất bản theo quy định hoặc không xuất bản nhưng được cơ quan, đơn vị sử dụng, khai thác công khai (đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử, phát hành trong hội nghị, hội thảo, diễn đàn...) đến năm 2019, trong đó tập trung vào các loại sách, tài liệu quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 4 Điều 6 của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; video clips pháp luật có nội dung đang còn giá trị sử dụng.
c) Sau khi rà soát, bộ, ngành, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự kiến sách, tài liệu pháp luật cần số hóa, cập nhật trên dữ liệu thành phần của Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia trong năm 2019, dự kiến số lượng sách, tài liệu sẽ cập nhật hằng năm trong giai đoạn 2020 - 2021 theo Phụ lục II kèm Công văn này về Bộ Tư pháp trước ngày 30/6/2019 để tổng hợp, xây dựng phần mềm, phương án xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia cho phù hợp.
1.4. Quan tâm, bố trí kinh phí xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo định mức quy định tại Điều 4 của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg (tối thiểu 03 (ba) triệu đồng/tủ sách/năm). Nội dung chi, mức chi thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; chỉ đạo, hướng dẫn việc bố trí người phụ trách Tủ sách pháp luật theo quy định tại Điều 13 của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg.
1.5. Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng, duy trì, khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân, Tủ sách pháp luật tại xã đặc biệt khó khăn quy định tại Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; gửi thông tin về số lượng cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và số lượng xã đặc biệt khó khăn sẽ duy trì Tủ sách pháp luật thuộc đối tượng áp dụng của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg tại Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật/Báo cáo kết quả công tác tư pháp (lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật) 6 tháng đầu năm 2019 (riêng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập danh sách theo Phụ lục I kèm Công văn này).
1.6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn việc quản lý, khai thác thống nhất sách, tài liệu của Tủ sách pháp luật với sách, tài liệu của Thư viện xã, điểm Bưu điện - Văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng; Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Tư pháp trong xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia.
1.7. Bộ Tài chính hướng dẫn việc ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí đối với các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách để chi xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; quan tâm bố trí kinh phí bổ sung năm 2019 và kinh phí hàng năm để các bộ, ngành, cơ quan Trung ương thực hiện các nhiệm vụ được giao.
1.8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham mưu việc bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ của Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg theo quy định tại khoản 7 Điều 14 của Quyết định này, trước hết ưu tiên vốn xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia.
2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư về việc quản lý, khai thác thống nhất sách, tài liệu pháp luật của Đề án trang bị sách cho cơ sở xã, phường, thị trấn với sách, tài liệu của Tủ sách pháp luật.
3. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận (sau đây gọi chung là đoàn thể) phối hợp với Bộ Tư pháp trong thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị trực thuộc tại địa phương phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật.
4. Đề nghị bộ, ngành, đoàn thể, cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời thông tin, báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp theo hướng dẫn tại Công văn này và báo cáo định kỳ 06 tháng, năm trong Báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật/Báo cáo kết quả công tác tư pháp (lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Bộ Tư pháp (qua Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; địa chỉ: 58-60 Trần Phú, Ba Đình, TP Hà Nội; số điện thoại 024.62739469/0916496880; email: [email protected] - đ/c Lê Nguyên Thảo)./.
PHỤ LỤC I
DANH SÁCH XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2019/QĐ-TTg
(Ban hành kèm theo Công văn số 1700/BTP-PBGDPL ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
DANH SÁCH XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2019/QĐ-TTG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH/THÀNH PHỐ...
Ghi chú:
(1), (2), (3): Theo Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020
(4): Theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016 - 2020
(5): Theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020
Lưu ý:
- Nếu một xã thuộc nhiều trường hợp phân loại xã nêu trên thi đánh dấu X vào tất cả các ô.
- Nếu các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu trên có sửa đổi, bổ sung, thay thế thì rà soát các xã theo Quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
- Tỉnh, thành phố không có xã đặc biệt khó khăn thì không phải lập danh sách này.
PHỤ LỤC II
DỰ KIẾN SÁCH, TÀI LIỆU PHÁP LUẬT THỰC HIỆN SỐ HÓA, CẬP NHẬT TRÊN DỮ LIỆU THÀNH PHẦN CỦA TỦ SÁCH PHÁP LUẬT ĐIỆN TỬ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Công văn số 1700/BTP-PBGDPL ngày 14/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
DỰ KIẾN SÁCH, TÀI LIỆU PHÁP LUẬT THỰC HIỆN SỐ HÓA, CẬP NHẬT TRÊN DỮ LIỆU THÀNH PHẦN CỦA TỦ SÁCH PHÁP LUẬT ĐIỆN TỬ QUỐC GIA |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
_______
Số: 11345/VPCP-CN
V/vgiải quyết vướngmắc phươngán
tài chínhDự ánhầmquaĐèoCả
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________
HàNội, ngày 21tháng11năm2018
Kính gửi:- Các Bộ: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (văn bản số 10167/BGTVT-ĐTCTngày 11 tháng 9 năm2018), ý
kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (văn bản số 7106/BKHĐT-KCHTĐTngày 08 tháng 10 năm2018), Tài
chính (văn bản số 13654/BTC-ĐTngày 07 tháng 11 năm2018) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(văn
bản số 7181/NHNN-TD ngày 21 tháng 9 năm2018) về việc giải quyết vướng mắc phương án tài chính
Dự án hầmqua Đèo Cả, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ có ý kiến như sau:
Giao Bộ Giao thông vận tải tiếp thu, làmrõ các nội dung như ý kiến của các Bộ, ngành tại các văn bản
nêu trên; đồng thời, tổng hợp các dự án có sự sụt giảmdoanh thu so với doanh thu trong phương án tài
chính ban đầu, trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết theo Thông báo số 430/TB-VPCP ngày 13
tháng 11 năm2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận tại cuộc họp Thường trực Chính phủ xử lý
vướng mắc đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng
BOT. Báo cáo nêu trên gửi Thủ tướng Chính phủ trước ngày 28 tháng 11 năm2018.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, PTTg Vương Đình Huệ, PTTg
Trịnh Đình Dũng;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT; các Vụ: KTTH, TKBT, V.I, TH;
- Lưu: VT, CN(2). Ha
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Cao Lục |
# BỘ TÀI CHÍNH
# TỔNG CỤC HẢI QUAN
## Số: 329 /TCHQ-TXNK
### V/v chuyển nợ trên Hệ thống KTTTT
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
*Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2016*
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
### Về việc chuyển nợ thuế
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 3513/HQQN-TXNK ngày 31/12/2015 của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đề nghị hướng dẫn chuyển nợ trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung từ Công ty giấy Hải Phòng (MST: 2031025) sang nợ thuế của Công ty cổ phần tập đoàn HAPACO (MST: 0200371361). Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
#### Cơ sở pháp lý
Theo quy định tại Điều 55 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp thì:
> "...2. Doanh nghiệp bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp bị tách và các doanh nghiệp mới được thành lập từ doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp hợp nhất, doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
>
> ...4. Việc tổ chức lại doanh nghiệp không làm thay đổi thời hạn nộp thuế của doanh nghiệp bị tổ chức lại. Trường hợp doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc các doanh nghiệp thành lập mới không nộp thuế đầy đủ theo thời hạn nộp thuế đã quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật”.
#### Hướng dẫn thực hiện
Theo đó, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh thực hiện chuyển số tiền thuế nợ là 12.057.000 đồng (thuộc tờ khai số 106/NKD/98 đăng ký ngày 21/8/1998 tại Chi cục HQCK Móng Cái) từ Công ty giấy Hải Phòng (MST: 2031025) sang nợ thuế của Công ty cổ phần tập đoàn HAPACO (MST: 0200371361) tại chức năng 3.2-Cập nhật thông tin về doanh nghiệp đổi mã số XNK trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung.
Căn cứ số liệu đã chuyển đổi trên Hệ thống Kế toán thuế tập trung, đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo dõi nợ thuế và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định thuế theo quy định (nếu có) đối với Công ty cổ phần tập đoàn HAPACO.
# Tổng cục Hải quan
Thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố biết và thực hiện.
---
## Nơi nhận
- Như trên;
- Cục CNTT và TKHQ (để p/h thiện);
- Lưu VT, TXNK-P.Hiên (3b).
---
> TL.TỔNG CỤC TRƯỞNG
> KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
> PHÓ CỤC TRƯỞNG
[Hình ảnh con dấu]
> Suthinh Hải Trang
|
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
VỤ THANH TRA - KIỂM TRA
Số: 3058/QĐ-BHXH Về việc sửa đổi, bổ sung quy định trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 885/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 07 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2019
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội;
Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-TTCP ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về trang phục của cán bộ, thanh tra viên, công chức, viên chức thuộc các cơ quan thanh tra nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy định cấp, quản lý, sử dụng, thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 7 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi quy định trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 102/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thanh tra - Kiểm tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung Khoản 1, Điều 1 Quyết định số 885/QĐ-BHXH ngày 12 tháng 07 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi quy định trang phục của người được giao thực hiện... |
TỔNGCỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_________
Số: 8728/CT-TTHT
V/v: lập hóa đơn
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
TP. HồChíMinh, ngày 15tháng10năm2014
Kính gửi:Công ty TNHHDây và Cáp điện Thành Công
Địa chỉ: 11/4 Ấp 3, Quốc lộ 1A, xã Tân Quý Tây, huyện Bình
Chánh, TP. HCM
Mã số thuế: 0302453630
Trả lời văn bản số 01/14/CV-TC ngày 24/09/2014 của Công ty về lập hóa đơn, Cục Thuế TP có ý kiến
như sau:
Căn cứ Khoản 2b Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về
hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn:
“Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”: ghi tên
đầy đủ hoặc tên viết tắt theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
...”
Về nguyên tắc, khi lập hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán, người mua phải ghi đầy đủ
hoặc viết tắt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.
Trường hợp Công ty theo trình bày địa chỉ đúng của Công ty là: “11/4 Ấp 3, Quốc lộ 1A, xã Tân Quý
Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam” nhưng khi lập hồ sơ đăng ký với Sở Kế
hoạch đầu tư TP.HCMdo sai sót nên địa chỉ ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh là: “11/4 Ấp 3, xã
Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam”. Khi Công ty lập hóa đơn bán hàng
cho khách hàng và mua hàng hóa dịch vụ đã ghi theo địa chỉ đúng của Công ty thì các hóa đơn này vẫn
được chấp nhận để làmcăn cứ kê khai thuế.
Đề nghị Công ty thực hiện điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo địa chỉ đúng để lập hóa
đơn đúng qui định.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạmpháp
luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- P. Pháp chế;
- P. KT4;
- Lưu VT-TTHT
3284-244417/14 tran
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Thị Lệ Nga |
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHÓ CẤN THƠ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 2483 /QĐ-UBND cần Thơ, ngày tháng năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền
tiếp nhận và giải quyết của Sở Tư pháp
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 thảng 4 năm 2018 của
Chinh phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chỉnh;
Căn cứ Thông tư sổ 01/2018/TT-VPCP ngày 23 thảng 11 năm 2018
của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một sổ quy định của Nghị
định sô 61/20Ỉ8/NĐ-CP ngày 23 thảng 4 năm 2018 của Chính phủ vê việc
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Quyết định số Ỉ01/QĐ-BKHCN ngày 21 thảng 01 năm 2019
của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bổ mô hình khung Hệ thông
quản lý chất lượng theo tiêu chuân quốc gia TCVN ISO 9001:20ỉ5 cho các
cơ quan, to chức thuộc hệ thong hành chinh nhà nước tại địa phương;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
QUYÉT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyểt của Sở Tư pháp (kèm Danh mục).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp rà soát, điều chỉnh các quy trình
nội bộ đà phê duyệt đảm bảo phù hợp với Quyết định này. Giao Giám đốc
Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp
xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm của
Hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công thành phố để áp
dụng.
Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở
Tư pháp, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.6e
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, VPCP;
- CT, PCT UBND TP;
- VP UBND TP (2,3CG);
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT.QN^
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Thanh Dũng
DANH MỤC QUY TRÌNH NỘI Bộ
QUYỀN TIẾP NHẠN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ Tư PHÁP
f í ^(Kềm^ò^uyết định sổ: 2483 /QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020
/^7/ cùa Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố cần Thơ)
\Sọ~--^ẴỈy^. ,,,,,, . A , ., , Á .
A^Qúy trình thủ tục hành chính câp tỉnh
STT Tên quy trình nội bộ
I. Lĩnh vực Trọng tài thương mại
1 Đăng ký hoạt động của Trung tâm Trọng tài; sau khi được Bộ Tư pháp cấp Giấỵ phép thành lập; đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài khi thay đôi địa điêm đặt trụ sở sang tỉnh, thành phô trực thuộc trung ương khác
2 Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài; đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài khi thay đôi địa điêm đặt trụ sở sang tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương khác
3 Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; thay đôi nội dung Giấy đãng ký hoạt động của Chi nhánh Tô chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
4 Thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm trọng tài khi thay đôi Trưởng chi nhánh, địa diêm đặt trụ sở của chi nhánh trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
5 Đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp chuyển địa điểm trụ sở sang tỉnh thành phổ trực thuộc trung ương khác
6 Cấp lại Giấy đãng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài, Chi nhánh Trung tâm trọng tài, Chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
II. Lĩnh vực Hòa giải thương mại
1 Đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc
2 Đãng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại khi thay đổi địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
3 Thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại
4 Đăng ký hoạt động của Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
5 Cấp lại Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh tố chức hòa giải
thương mại nước ngoài tại Việt Nam
6 Châm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại trong trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại tự chấm dứt hoạt động
7 Đãng ký hoạt động của chi nhánh tố chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; đăng ký hoạt động của chi nhánh tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam khi thay đổi địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
8 Thay đối tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đãng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
9 Châm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của tô chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoặc tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài |
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số:8840 (VPCP-KTN
V/v bổ sung cụm công nghiệp
đóng tàu huyện An Lão-Hải
Phòng vào Quy hoạch phát
triển ngành CNTT Việt Nam
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
CÔNG VĂN ĐẾN
So: 9526.
Ngày... 1 tháng 2 năm .......
Kính chuyển:
gửi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 40 tháng 12 năm 2009
Các Bộ: Giao thông vận tải, Công Thương,
Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư;
Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Về đề nghị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (văn bản số
49/TTr-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2009) và ý kiến các Bộ: Giao thông vận
tải (văn bản số 7735/BGTVT-KHĐT ngày 5 tháng 11 năm 2009); Kế hoạch
và Đầu tư (văn bản số 8355/BKH-KTCN ngày 30 tháng 10 năm 2009); Xây
dựng (văn bản số 2531/BXD-KTQH ngày 19 tháng 11 năm 2009);
Công Thương (văn bản số 10757/BCT- CNNg ngày 27 tháng 10 năm 2009)
về việc bổ sung Cụm công nghiệp đóng tàu tại huyện An Lão, thành phố Hải
Phòng vào Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải có ý kiến như sau :
Về nguyên tắc, đồng ý với đề nghị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải
Phòng về việc bổ sung Cụm công nghiệp đóng tàu huyện An Lão-Hải Phòng
vào Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Giao Bộ
Giao thông vận tải cập nhật Cụm công nghiệp đóng tàu này trong quá trình
lập Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đến năm 2020
và tầm nhìn 2030, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nơi nhận:
. Như trên;
- TTg, PTTg Hoàng Trung Hải;
- Cty CP Tập đoàn VinaMegastar;
-VPCP: BTCN, các PCN: Văn Trọng Lý,
Phạm Văn Phượng; Cổng TTĐT;
Các Vụ: KTTH, ĐP;
Lưu: Văn thư, KTN (5). 2/
ON
CH
Văn Trọng Lý
TTOT
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 10282/VPCP-CN
V/v triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dùng tại các trạm thu phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2019
Kính gửi:
• Bộ Giao thông vận tải;
• Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Về việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ
Xét báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại văn bản số 4355/UBND-ĐT ngày 22 tháng 10 năm 2019 về việc tiến độ thực hiện và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng có ý kiến như sau:
Giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xử lý các đề xuất, kiến nghị của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại văn bản nêu trên (văn bản đã gửi Bộ Giao thông vận tải), báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
• Như trên;
• Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
• VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Cao Lục, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, PL;
• Lưu: VT, CN (2) cp 10
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Cao Lục |
# BỘ Y TẾ
## Số: 3805/BYT-DP
### V/v củng cố năng lực, đảm bảo chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
*Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2021*
KHẨN
Kính gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để phòng chống dịch COVID-19 từ năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành các Kế hoạch, hướng dẫn, văn bản chỉ đạo đầy đủ về công tác xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2, bao gồm các tình huống dịch, đối tượng ưu tiên xét nghiệm theo nhóm nguy cơ, phương pháp xét nghiệm (xét nghiệm mẫu đơn, mẫu gộp) và sử dụng nhiều kỹ thuật xét nghiệm khác nhau (xét nghiệm vật chất di truyền, xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm kháng thể) để phù hợp với công tác giám sát. Bộ Y tế cũng đã cấp giấy phép đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu cho các sinh phẩm sản xuất trong nước, nước ngoài cho các kỹ thuật xét nghiệm này (Các sinh phẩm đã được Bộ Y tế cho phép hoặc được WHO, US CDC khuyến các đều được phép sử dụng trong công tác phòng, chống dịch). Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Giám đốc Sở Y tế thực hiện các nội dung sau:
1. Chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai công tác xét nghiệm với kỹ thuật phát hiện ARN của vi rút SARS-CoV-2 theo nội dung tại Mục 5.1 của “Kế hoạch xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong giai đoạn dịch COVID-19" ban hành kèm Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/9/2020, xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên theo Mục 3.1 tại “Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2" ban hành kèm Quyết định 2022/QĐ-BYT ngày 28/4/2021, tùy điều kiện có thể xem xét xét nghiệm huyết thanh học phát hiện kháng thể để hỗ trợ; thực hiện gộp mẫu xét nghiệm theo “Hướng dẫn gộp mẫu tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2” ban hành kèm Quyết định số 1817/QĐ-BYT ngày 07/4/2021.
2. Căn cứ tình hình dịch tễ tại địa phương, năng lực và nhu cầu của đơn vị xét nghiệm, chỉ đạo các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, sử dụng sinh phẩm đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu để phục vụ nhu cầu phòng chống dịch (Danh mục gửi kèm).
3. Tiếp tục tăng cường năng lực xét nghiệm Realtime RT-PCR vi rút SARS-CoV-2 tại địa phương, đảm bảo đủ năng lực xét nghiệm khẳng định (Trường hợp cần thiết mới huy động nguồn lực của các cơ quan trung ương). Các phòng xét nghiệm đã được cấp phép khẳng định mắc SARS-CoV-2 thì cần khẳng định kết quả dương
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Thời gian, địa điểm (Thông tin không rõ trong ảnh)*
>tính và triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, không bắt buộc phải gửi mẫu đến các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để thực hiện khẳng định lại, tránh mất thời gian, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.
>
>Đề nghị Đồng chí Giám đốc khẩn trương chỉ đạo thực hiện./.
---
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Các Đơn vị trực thuộc Bộ Y tế có thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2;
- Y tế các Bộ/ngành;
- TTKSBT tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, DP.
|||
|:------------------------------|:------------------------------|
||KT. BỘ TRƯỞNG|
||THỨ TRƯỞNG|
|||
||Trần Văn Thuấn|
|
Kính gửi: Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội
(Địa chỉ: Số 69 phố Đinh Tiên Hoàng, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm,
Thành phố Hà Nội; MST: 0100101114)
Trả lời công văn số 1671/EVNHANOI-TCKT đến ngày 26/3/2021 bổ sung cho công văn số 1391/EVNHANOI-TCKT của Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (sau đây gọi tắt là (“EVNHANOI”) về việc lập hóa đơn GTGT đầu ra, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật thuế về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc lập hóa đơn như sau:
+ Tại Điểm a Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định lập hóa đơn như sau:
“a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)
…”
+ Tại Điểm b Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung điểm b, Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau:
“b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”
Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.
…
Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.”
- Căn cứ các quy định trên, trường hợp Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) giao Công ty Công nghệ thông tin Điện lực Hà Nội thực hiện toàn bộ 100% khối lượng công việc “thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2020” thì khi công việc hoàn thành, Công ty Công nghệ thông tin Điện lực Hà Nội phải lập hóa đơn cho khối lượng thực hiện được giao tương ứng theo hướng dẫn tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC nêu trên.
Đề nghị Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị đối chiếu với nội dung hướng dẫn nêu trên để thực hiện đúng quy định của Pháp luật.
Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP -Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 3 để được hỗ trợ giải quyết.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội biết để thực hiện./. |
BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
số 5147TCHQ-TXNK
V/v gia hạn nộp thuế
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Kính gửi: Công ty TNHH MTV điện máy & đầu tư.
( 135 Trần Hưng đạo, P. Đông Hải ,Q. Hải An, TP. Hải Phòng)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 136/ĐM-ĐT ngày
11/12/2014 của Công ty TNHH MTV điện máy & đầu tư về việc bị áp dụng các
biện pháp cưỡng chế và xin khoanh nợ thuế. Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan
có ý kiến như sau:
Căn cứ Điều 92 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11: Trường hợp bị
cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
“1. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền vi phạm pháp luật về thuế đã quả
chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp
luật về thuế theo quy định,
2. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế khi
đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế,
3. Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài
sản, bỏ trốn. »
"
Căn cứ Khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
quản lý thuế số 21/2012/QH13:
gồm:
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
khác; yêu cầu phong tỏa tài sản;
luật;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết
định hành chính do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Theo các các quy định dẫn trên, do Công ty có nợ thuế quá hạn quá 90
ngày nên bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế là đúng
quy định.
Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế thì Công ty không đủ
điều kiện để gia hạn nộp thuế.
Đề nghị Công ty TNHH MTV điện máy & đầu tư thực hiện nộp số tiền nợ
thuế vào ngân sách nhà nước.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công ty TNHH MTV điện máy & đầu
tư được biết và thực hiện. khuc
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TXNK-QLN-Dũng(3b).
TL.TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT.CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
TONG
BO
TÀI ĐA CỤC TRƯỞNG
Cụ
A'
еее
Nguyễn Hải Trang
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
Số:/8 /2024/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày of tháng 6 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải
trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của
Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 47/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2022 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày
17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải
bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 02/2021/TT-BGTVT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 17/2022/TT-BGTVT ngày 15 tháng 7 năm 2022 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số
1462/TTr-SGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý hoạt động
của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2024.
2
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
tổ
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan,
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.. nghe
Nơi nhận: /
-
-
- Như Điều 3;
Văn phòng Chính phủ;
- Bộ GTVT (Vụ pháp chế);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra Văn bản QPPL);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin - Hội nghị tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Sở Tư pháp (CSDLQG về pháp luật);
-Luu: VT, KT29.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
NH
BAN
DAN
*
TINH
N
Trần Quốc Văn
Ký bởi: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
HƯNG YÊN
Cơ quan: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
HƯNG YÊN
Thời gian ký: 26/06/2024 16:37:02
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
(Kèm theo Quyết định số: 18 /2024/QĐ-UBND
ngày 20 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung
chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã (viết tắt: đơn
vị vận tải) kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định có sử
dụng xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH
Điều 3. Quy định đối với xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách
1. Xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách là xe ô tô chở người từ 16
chỗ trở xuống (kể cả người lái xe) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
hợp pháp của các đơn vị vận tải kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo
tuyến cố định được sử dụng để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố
định của đơn vị đến bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố
định trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Nghị
định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Thông tư số
12/2020/TT-BGTVT ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ
hỗ trợ vận tải đường bộ và được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
cấp phép hoạt động.
2
2. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách phải có phù hiệu
“XE TRUNG CHUYỂN” theo mẫu quy định của Bộ Giao thông vận tải và được
dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, phải được niêm yết đầy
đủ các thông tin trên xe theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Nghị định số
10/2020/NĐ-CP và Điều 21 Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT.
3. Xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành
trình và camera theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được sửa
đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 47/2022/NĐ-CP
ngày 19 tháng 7 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị
định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của chính phủ quy định về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và khoản 2 Điều 13
Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
4. Xe được cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” không được hoạt
động kinh doanh vận tải theo quy định tại Khoản 10 Điều 26 Thông tư số
12/2020/TT-BGTVT.
5. Xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách hoạt động phải tuân thủ các
quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn
của hệ thống báo hiệu đường bộ và hướng dẫn của lực lượng làm nhiệm vụ chỉ
huy điều khiển giao thông.
6. Trên xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách phải trang bị dụng cụ
thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
7. Tại điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định, mỗi xe ô tô vận tải
trung chuyển chỉ được dừng tối đa không quá 03 phút để đón, trả khách.
Điều 4. Phạm vi hoạt động
1. Các đơn vị vận tải kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định sử
dụng xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách được Sở Giao thông vận tải Hưng
Yên cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” chỉ được sử dụng để vận chuyển
hành khách đi các tuyến cố định của đơn vị đến bến xe khách, điểm dừng đón,
trả khách trên tuyến thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên theo phương án kinh doanh
của đơn vị đã đăng ký với Sở Giao thông vận tải Hưng Yên.
2. Xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách không được hoạt động vượt quá
ranh giới địa bàn tỉnh Hưng Yên sang phạm vi tỉnh liền kề để đón, trả khách.
Điều 5. Thời gian hoạt động
1. Xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách được phép hoạt động trung
chuyển hành khách trên địa bàn trong phạm vi quy định 24/24 giờ, nhưng phải
đảm bảo phù hợp với thời gian đi và đến theo phương án, biểu đồ hoạt động của
phương tiện vận tải tuyến cố định mà đơn vị đã đăng ký với cơ quan quản lý
tuyến và niêm yết tại bến xe.
3
2. Đối với các tuyến đường, cầu có đặt biển báo hiệu quy định hạn chế xe
khách theo trọng tải và thời gian ghi trên biển báo vào các giờ cao điểm để tránh
gây ùn tắc giao thông thì các xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách phải chấp
hành nghiêm quy định của hệ thống biển báo hiệu.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức quản lý và cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN” theo quy
định cho các xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách của các đơn vị vận tải kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh.
sung,
2. Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ điều chỉnh
quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và phù hợp với tình
hình thực tế của địa phương.
3. Phối hợp với Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố,
thị xã trong công tác quản lý hoạt động xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách
trên địa bàn tỉnh.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động vận chuyển
hành khách bằng xe trung chuyển theo quy định của pháp luật và Quy định này.
Điều 7. Công an tỉnh
1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, thị xã trong công tác giữ gìn bảo đảm trật tự an toàn giao
thông liên quan đến hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách.
2. Chỉ đạo các lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp lái xe ô
tô vận tải trung chuyển hành khách vi phạm trật tự an toàn giao thông, an ninh
trật tự trên địa bàn tỉnh; gửi danh sách xe trung chuyển bị xử lý vi phạm về Sở
Giao thông vận tải để xem xét thu hồi phù hiệu và xử lý đơn vị có liên quan theo
quy định.
3. Tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động vận chuyển hành khách
bằng xe ô tô trung chuyển theo quy định của pháp luật và Quy định này.
Điều 8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
1. Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải trong công tác quản lý
hoạt động xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách thuộc địa bàn quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định về công tác quản lý hoạt
động xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn.
4
Điều 9. Đơn vị quản lý và khai thác bến xe khách
1. Sắp xếp, bố trí và quy định vị trí để xe ô tô vận tải trung chuyển hành
khách dừng, đỗ, ra vào bến xe thuận tiện đón, trả hành khách đảm bảo an ninh
trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi bến xe quản lý.
2. Phối hợp với các đơn vị vận tải trong việc niêm yết thông tin của xe ô
tô vận tải trung chuyển hành khách hoạt động tại bến xe thuộc phạm vi quản lý.
3. Theo dõi hoạt động của các xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách,
báo cáo về Sở Giao thông vận tải Hưng Yên các trường hợp xe trung chuyển vi
phạm quy định để xử lý.
4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng/1 lần) và đột xuất tình hình
hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách tại bến xe khi có yêu
cầu của cơ quan quản lý.
Điều 10. Đơn vị vận tải sử dụng xe ô tô trung chuyển hành khách
1. Xây dựng phương án tổ chức hoạt động xe ô tô vận tải trung chuyển
hành khách (theo mẫu tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này), đăng ký
với Sở Giao thông vận tải Hưng Yên trước khi đưa phương tiện vào hoạt động
và đề nghị cấp phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”. Phương án tổ chức hoạt động
xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách phải đảm bảo các nội dung về số lượng
và thông tin của phương tiện, phạm vi tuyến đường, thời gian hoạt động, vị trí
điểm dừng đỗ đón, trả khách; các cam kết trong việc chấp hành quy định về hoạt
động đối với xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách.
2. Trước khi đưa xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách vào phục vụ
hành khách, các đơn vị kinh doanh vận tải phải đăng ký với bến xe về số lượng
xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách để được kiểm tra, quản lý trong suốt
thời gian phục vụ xe ra, vào bến để đón, trả khách.
3. Đảm bảo tuân thủ đúng các quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP
và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT.
Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc hoặc thực tiễn
có phát sinh vấn đề mới, các cơ quan, đơn vị, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở
Giao thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định
bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương./.
Phụ lục
MẪU PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XE Ô TÔ VẬN TẢI
TRUNG CHUYỂN HÀNH KHÁCH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/2024/QĐ-UBND
ngày … tháng … năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)
TÊN ĐƠN VỊ VẬN TẢI
Số: ..........
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hưng Yên, ngày … tháng … năm ...
PHƯƠNG ÁN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG CHUYỂN
1. Thông tin xe trung chuyển
HÀNH KHÁCH
TT | Biển kiểm soát
Trọng tải
Nhãn hiệu
Năm SX
Ghi chú
2. Hoạt động trung chuyển hành khách đối với các tuyến vận tải khách cố
định sau:
a) Tuyến hoạt động:
(1)......
Bến xe đón trả khách:
(2).........
Giờ xuất bến xe tuyến cố định tại bến xe .... (2)...... lúc: ... giờ... phút
Các khu vực, điểm dừng đón trả khách của xe trung chuyển:..
b) Tuyến hoạt động: ... (1)...........
Bến xe đón trả khách:
..........
(2).............
Giờ xuất bến xe tuyến cố định tại bến xe .... (2)...... lúc: ..
Các khu vực, điểm dừng đón trả khách của xe trung chuyển:
c) Tuyến hoạt động: ...
Bến xe đón trả khách
(1)..............
(2).......
Giờ xuất bến xe tuyến cố định tại bến xe (2)...... lúc:
....
Các khu vực, điểm dừng đón trả khách của xe trung chuyển:
giờ..... phút
giờ..... phút
(Tên đơn vị vận tải) Cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh vận
tải và phương án đã đăng ký./.
Hướng dẫn:
(1) Ghi tên tuyến hoạt động của xe cố định
(2) Ghi tên bến xe trên địa bàn
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ VẬN TẢI
(Ký tên, đóng dấu)
|
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
Số: 13/2024/NQ-HĐND
HOAX.H.C.N
CÁN CỘNG HỎI
TINH
CON VIỆT NA
SỞ
TƯ PHÁP
BÌNH
DINH
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Định, ngày 12 tháng 7 năm 2024
NGHỊ QUYẾT
Quy định một số chính sách bảo tồn và phát huy các loại hình
nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định, giai đoạn 2024 - 2028
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm
2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định
số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ
một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội,
sung
Căn cứ Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của
Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn;
Căn cứ Quyết định số 14/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2015 của
Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi
dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn;
Xét Tờ trình số 120/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban
nhân dân tỉnh về Nghị quyết Quy định một số chính sách bảo tồn và phát huy
các loại hình nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định, giai đoạn 2024 - 2028;
Báo cáo thẩm tra số 39/BC-VHXH ngày 09 tháng 7 năm 2024 của Ban Văn
hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng
nhân dân tại kỳ họp.
2
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất thông qua Nghị quyết Quy định một số chính sách
bảo tồn và phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định, giai
đoạn 2024 - 2028, gồm các nội dung như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định một số chính sách bảo tồn và phát huy các loại
hình nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định được công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm nghệ
thuật Hát bội (Tuồng) và nghệ thuật Bài chòi (sau đây gọi chung là các loại hình
nghệ thuật truyền thống).
2. Đối tượng áp dụng
a) Nghệ sĩ nghỉ hưu, nghệ nhân được cấp có thẩm quyền công nhận đang
thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình nghệ thuật
truyền thống (thực hành, biểu diễn và truyền dạy), hiện đang thường trú trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
b) Các câu lạc bộ, các đoàn nghệ thuật ngoài công lập hoạt động biểu diễn
các loại hình nghệ thuật truyền thống được thành lập và hoạt động trên địa bàn
tỉnh Bình Định.
c) Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.
3. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ đối với nghệ sĩ nghỉ hưu, nghệ nhân luyện tập, biểu diễn và
truyền dạy phục vụ công tác bảo tồn, quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa phi vật
thể. Số buổi hỗ trợ theo quyết định của cơ quan được giao nhiệm vụ, bảo đảm
trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao:
- Mức chi tiền luyện tập: 180.000 đồng/người/buổi.
Mức chi tiền biểu diễn: 360.000 đồng/người/buổi.
- Mức chi tiền truyền dạy:
+ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú: 800.000 đồng/người/buổi.
+ Nghệ sĩ Nhân dân nghỉ hưu, Nghệ sĩ Ưu tú nghỉ hưu: 600.000
đồng/người/buổi.
+ Nghệ sĩ nghỉ hưu, Nghệ nhân: 500.000 đồng/người/buổi.
- Mức chi tiền nước uống trong thời gian luyện tập, biểu diễn và truyền
dạy: 20.000 đồng/người/buổi.
b) Hỗ trợ đối với câu lạc bộ
- Điều kiện hỗ trợ:
lgh Qual
3
+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập theo quy
định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính
phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-
CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và các văn bản hướng dẫn thi hành
(trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị quyết này
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo văn bản
mới).
+ Thực hành, biểu diễn, truyền dạy ít nhất 12 buổi/năm.
- Mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị (một lần): 30.000.000 đồng/câu
lạc bộ.
+ Hỗ trợ kinh phí hoạt động hàng năm cho các câu lạc bộ hoạt động
thường xuyên, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn
đạt hiệu quả:
Câu lạc bộ có từ 10 thành viên đến dưới 20 thành viên: 5.000.000
đồng/câu lạc bộ/năm.
Câu lạc bộ có từ 20 thành viên đến dưới 30 thành viên: 10.000.000
đồng/câu lạc bộ/năm.
Câu lạc bộ có từ 30 thành viên đến dưới 50 thành viên: 15.000.000
đồng/câu lạc bộ/năm.
Câu lạc bộ có từ 50 thành viên trở lên: 25.000.000 đồng/câu lạc bộ/năm.
c) Hỗ trợ đối với các đoàn nghệ thuật truyền thống ngoài công lập
- Điều kiện hỗ trợ:
+ Đoàn được thành lập và cấp phép hoạt động biểu diễn của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
+ Có số buổi biểu diễn ít nhất 12 buổi/năm.
- Mức hỗ
trợ:
+ Hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị (một lần): 100.000.000
đồng/đoàn.
+ Hỗ trợ kinh phí tổ chức biểu diễn: 2.000.000 đồng/buổi, tối đa không
quá 30.000.000 đồng/đoàn/năm.
4. Nguồn kinh phí thực hiện
Từ nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành và
các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Igh Ch
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện
Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân
dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dẫn tỉnh
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp
thứ 17 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 22 tháng 7
2024./.
năm 20241, thành ngh
Nơi nhận:
- UBTVQH; Chính phủ (b/cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ VH,TT&DL;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội;
-
-
Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH&HĐND, UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, hồ sơ kỳ họp.
NHAN
ONG
OH
TINH
DAN
CHỦ TỊCH
unh
Hồ Quốc Dũng
|
Kính gửi: Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP.
(Địa chỉ: Số 124 Minh khai, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội - MST: 0100106313)
Trả lời công văn số 881/TCT-TCKT ghi ngày 09/10/2019 và hồ sơ bổ sung ngày 24/10/2019 của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/213 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.
- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN.
+ Tại Khoản 1 Điều 5 hướng dẫn doanh thu như sau:
“Điều 5. Doanh thu
1. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
…”
- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/ 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng.
+ Tại Khoản 7 Điều 3 sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hóa đơn thì không phải gạch chéo.
…”
Căn cứ quy định trên, trường hợp Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP ký hợp đồng cung cấp các dịch vụ cho Công ty LILAMA SEA ở Brunei, dịch vụ thực hiện tại Brunei thì Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP thực hiện lập hoá đơn và nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc ghi nhận doanh thu để tính thu nhập chịu thuế, Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 3 để được hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP được biết và thực hiện./. |
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TỈNH KIÊN GIANG
Số: 1219/CTKGI-TTHT
V/v giảm số thuế còn nợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 14 tháng 9 năm 2023
-
-
Kính gửi: Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Kiên Giang
Mã số thuế: 1701947619
Địa chỉ: Đường D1-D2 KCN Thạnh Lộc,
xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.
Trả lời Công văn số 02/2023/BSGKG ngày 08/9/2023 của Công ty Cổ
phần Bia Sài Gòn - Kiên Giang (sau đây gọi là Công ty) V/v đề nghị hỗ trợ thuế
cho Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Kiên Giang, Cục Thuế có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 79 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019;
lý
- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008;
- Căn cứ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày
03/6/2008;
- Căn cứ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.
Căn cứ các quy định trên, Công ty không thuộc đối tượng được giảm thuế
còn nợ theo quy định tại các Luật thuế hiện hành.
Cục Thuế thông báo cho Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Kiên Giang biết
để thực hiện theo đúng quy định tại văn bản quy phạm pháp luật đã được trích
dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh Kiên Giang (thay báo cáo)
- Phòng NVDTPC, QLN,
KTNB, KK, TTKT1, TTKT2;
- TTT Website Cục Thuế;
-
Lưu: VT, TTHT, LVLUAN.
CONG
HOA
KT. CỤC TRƯỞNG
X.H.C. PHÓ CỤC TRƯỞNG
CỤC THUẾ
TỈNH
\KIÊN GIANG)
TONG
сус
THUE
NAM
*guyễn Văn Nồng
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 83 /QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm lại ông Doãn Mậu Diệp
giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công Thương tại Tờ trình số 99/TTr-LĐTBXH ngày 19
tháng 11 năm 2015, Bộ Nội vụ tại Tờ trình số 244/TTr-BNV ngày 26 tháng 11
năm 2015,
QUYÉT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ nhiệm lại ông Doãn Mậu Diệp giữ chức Thứ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và ông Doãn Mậu Diệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này..
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Ban Tổ chức Trung ương;
VPCP: BTCN, các PCN,
TGĐ Cổng TTĐT, VPBCS (3);
- Lưu: VT, TCCV. TLK
TƯỢNG
TH
THỦ TƯỚNG
CR
2
Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
|
THÔNG BÁO
Về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2019
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Chi cục Kiểm định Hải quan 1 tại thông báo số 538/TB-KĐ1 ngày 19/11/2018 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
Phần chính
Tên hàng theo khai báo: Sợi cáp có đầu nối dài 10FT vỏ bọc bằng nhựa tổng hợp, màu xanh, đường kính lõi 24AWG, CAT6, PN: 1-1859247-0, Hàng mới 100%.
Đơn vị xuất khẩu/nhập khẩu: Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ quốc gia ADG; địa chỉ: Số 42+44, Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội; mã số thuế: 0102023052.
Số, ngày tờ khai hải quan: 10229275546/H11 ngày 24/10/2018 tại Chi cục Hải quan CK Sân bay quốc tế Nội Bài – Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Cáp dẫn điện, đã lắp đầu nối, điện áp sử dụng lớn nhất 80V. Cấu tạo: một dây có ruột gồm 08 sợi dây đồng, mỗi sợi bọc cách điện riêng bằng plastic với màu sắc khác nhau; xoắn làm 04 cặp, ngoài cùng được bọc chung bằng plastic màu xanh. Sử dụng truyền dữ liệu trong mạng máy tính và các thiết bị khác trong hệ thống điều khiển có máy tính.
Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Cáp dẫn điện, đã lắp đầu nối, điện áp sử dụng lớn nhất 80V. Cấu tạo: một dây có ruột gồm 08 sợi dây đồng, mỗi sợi bọc cách điện riêng bằng plastic với màu sắc khác nhau; xoắn làm 04 cặp, ngoài cùng được bọc chung bằng plastic màu xanh. Sử dụng truyền dữ liệu trong mạng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
• Máy tính và các thiết bị khác trong hệ thống điều khiển có máy tính thuộc nhóm 85.44 "Dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối”, phân nhóm “- Dây dẫn điện khác, dùng cho điện áp không quá 1.000 V”, phân nhóm 8544.42 "- -- Đã lắp với đầu nối điện”, phân nhóm "- - - Loại khác”, mã số 8544.42.99 "---- Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
• Tổng cục trưởng (để b/cáo);
• Các Cục HQ tỉnh, TP (để t/hiện);
• Chi cục HQ CK Sân bay quốc tế Nội Bài (Cục HQ TP. Hà Nội);
• Cục KĐHQ và các Chi cục trực thuộc (để t/hiện);
• Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ quốc gia ADG (SỐ 42+44, Ngụy Như Kon Tum, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, Hà Nội);
• Website Hải quan;
• Lưu: VT, TXNK-PL-Hoàng (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái |
Bộ GIAO THÔNG VẶN TẢI
Số: 27 /2021/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2021
THÔNG Tư
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2019/TT-BGTVT ngày 09
tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt
động nạo vét trong vùng nước cảng biển và Thông tư số 42/2019/TT- BGTVT
ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định
tiêu chí, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự
nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải
Cổw cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định so 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chỉnh
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tố chức của Bộ Giao thông
vận tải;
Căn cứ Nghị định so 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt
động hàng hải;
Căn cứ Nghị định so 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính
phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biến và vùng nước đường
thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định sổ 32/2019/NĐ-CP ngày 10 thảng 4 năm 2019 của Chỉnh
phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ
công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kỉnh phí chi thường xuyên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cẩu hạ tầng giao thông và Cục trưởng
Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bô sung một số
điều của Thông tư so 35/2019/TT-BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biên và
Thông tư số 42/2019/TT-BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định tiêu chí, kiêm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất
lượng dịch vụ sự nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2019/TT-
BGTVT ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy
định về hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 5 Điều 28 như sau:
"a) Kinh phí thực hiện nạo vét bao gồm: kinh phí nạo vét; kinh phí hoàn trả
cho nhà nước đã thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều
25 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP; kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; thuế,
phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của dự án, chi phí khác;”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2019/TT-
BGTVT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy
định tiêu chí, kiểm tra, giám sát, đánh giá, nghiệm thu chất lượng dịch vụ sự
nghiệp công bảo đảm an toàn hàng hải
1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 4 như sau:
“b) Tiêu chí chất lượng, dịch vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu
dẫn luồng hàng hải công cộng được xác định gồm: chức năng của báo hiệu; tính sẵn
sàng hoạt động của thiết bị báo hiệu; nhân sự bố trí tại các trạm luồng; công tác bảo
trì, sửa chữa cơ khí, công trình; công tác quản lý tại trạm luồng; chỉ số khả dụng của
báo hiệu hàng hải trên luồng.”
2. Bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Các phương tiện thuỷ phục vụ công tác tiếp tế tại các đèn biến và trạm
quản lý luồng hàng hải; phục vụ công tác kiếm tra tống quan, kiếm tra bảo trì luồng
hàng hải phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động (AIS). Việc quản lý, khai thác, sử
dụng thông tin AIS thực hiện theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BGTVT
ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định quản lý
và khai thác thông tin nhận dạng tự động của tàu thuyền.”
3. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Phụ lục 1: Tiêu chí chất lượng dịch
vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống đèn biển, đăng tiêu độc lập như sau:
a) Sửa đối, bô sung Mục 1.1.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban
đêm), cột “Phương pháp xác định” như sau:
“Sử dụng phương tiện di chuyến từ xa về phía đèn (hoặc từ đèn ra xa), trực
quan kết họp hải đồ, la bàn, thiết bị định vị vệ tinh hoặc sử dụng thiết bị đế đo đạc,
kiếm tra, tính toán xác định tầm hiệu lực của báo hiệu.”
b) Sửa đổi, bổ sung Mục 3: Nhân sự bố trí tại các trạm đèn biển, cột “Yêu cầu
đáp ứng” như sau:
“Bảo đảm nhân sự bố trí tại trạm theo kế hoạch sử dụng lao động của đơn vị.”
c) Sửa đổi, bổ sung Mục 6: Chỉ số khả dụng của đèn biển, đăng tiêu độc lập,
cột “Phương pháp xác định” như sau:
“- Chỉ số khả dụng của báo hiệu tính toán theo công thức sau:
+ T là thời gian đánh giá hoạt động của đèn biển, đăng tiêu độc lập (ứng với
chu kỳ đánh giá là 6 tháng và 01 năm, đuợc tính bằng ngày);
+1 là tổng thời gian (được tính quy đổi ra đơn vị ngày) mà đèn biển, đăng tiêu
độc lập không hoạt động hoặc hoạt động không đúng một trong các chức năng đã
được cơ quan có thấm quyền công bố (sai lệch quá mức cho phép).”
4. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Phụ lục 2: Tiêu chí chất lượng dịch
vụ quản lý vận hành, bảo trì hệ thống báo hiệu luồng hàng hải công cộng như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.2.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban
đêm), cột “Phương pháp xác định” như sau:
“Sử dụng phương tiện di chuyển từ xa về phía đèn báo hiệu (hoặc từ đèn báo
hiệu ra xa), trực quan kết hợp hải đồ, la bàn, thiết bị định vị vệ tinh hoặc sử dụng
thiết bị đế đo đạc, kiếm tra, tính toán xác định tầm hiệu lực của báo hiệu.”
b) Sửa đổi, bổ sung Mục 1.2.2: Tầm hiệu lực của báo hiệu (ban ngày, ban
đêm), cột “Yêu cầu đáp ứng” như sau:
Phù hợp với đặc tính ánh sáng đã công bố tại thông báo hàng hải và địa
hình thực tế tại khu vực (bao gồm cả tính chất chớp đồng bộ nếu có).
- Trong vùng hiệu lực ban ngày của báo hiệu phải đảm bảo quan sát và dễ
dàng nhận biết được: thân báo hiệu; các màu sắc khác nhau phân biệt rõ nét, mồi
màu riêng biệt phải đồng nhất. Trong vùng hiệu lực báo hiệu, tầm hiệu lực ánh sáng
của báo hiệu xác định trong điều kiện kiếm tra bình thường không được phép thấp
hơn 75% giá trị tầm hiệu lực ánh sáng đã được công bố.”
c) Sửa đổi, bổ sung Mục 2.3: Nguồn cung cấp năng lượng, cột “Tên Tiêu chí”
như sau:
“Nguồn cung cấp năng lượng tại trạm quán lý báo hiệu”.
d) Sửa đổi, bổ sung Mục 2.3: Nguồn cung cấp năng lượng, cột “Yêu cầu đáp
ứng” như sau:
“Hệ thống cung cấp năng lượng điện bảo đảm khả năng sẵn sàng hoạt động.”
đ) Sửa đổi, bổ sung Mục 3: Nguồn nhân lực tại trạm luồng, cột “Yêu cầu đáp
ứng” như sau:
“Bảo đảm nhân sự bố trí tại trạm theo kế hoạch sử dụng lao động của đơn vị.”
e) Sửa đổi, bổ sung Mục 6: Chỉ số khả dụng của báo hiệu hàng hải trên luồng,
cột “Phương pháp xác định” như sau:
“- Chỉ số khả dụng của báo hiệu tính toán theo công thức sau:
+ T là thời gian đánh giá hoạt động của báo hiệu hàng hải (ứng với chu kỳ
đánh giá là 6 tháng và 01 năm, được tính bằng ngày);
+ t là tổng thời gian (được tính quy đổi ra đơn vị ngày) mà báo hiệu hàng hải
không hoạt động hoặc hoạt động không đúng một trong các chức năng đã được cơ
quan có thấm quyền công bố (sai lệch quá mức cho phép) không bao gồm thời gian
dừng hoạt động do nguyên nhân bất khả kháng (do thiên tai, dịch bệnh,...);
- Chỉ số khả dụng tống họp của hệ thống báo hiệu hàng hải trên luồng là tỷ lệ
phần trăm giữa số lượng báo hiệu đạt yêu cầu chỉ số khả dụng với số lượng báo hiệu
trên luồng. Chỉ số này được dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ vận hành luồng
trong chu kỳ đánh giá.”
Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ
Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và cơ quan, tố chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. IL
Noi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phũ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Sở Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ,
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT.
KT. Bộ TRƯỞNG |
# UỶ BAN NHÂN DÂN
## THÀNH PHỐ CẦN THƠ
### Số: 247/QĐ-UBND
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - hạnh phúc*
*Cần Thơ, ngày 29 tháng 01 năm 2021*
## QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Ủy ban bầu cử thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2021-2026
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14;
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 133/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội về Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;
Sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ.
## QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ủy ban bầu cử thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2021-2026 (sau đây viết tắt là Ủy ban bầu cử thành phố), gồm ông, bà có tên sau:
- Chủ tịch Ủy ban bầu cử thành phố:
Mời ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố.
- Phó Chủ tịch Ủy ban bầu cử thành phố:
1. Mời ông Nguyễn Xuân Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố.
2. Mời ông Nguyễn Trung Nhân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
3. Mời ông Nguyễn Thành Đông, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố.
4. Ông Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thư ký Ủy ban bầu cử thành phố:
Ông Nguyễn Hoàng Ba, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ.
- Ủy viên Ủy ban bầu cử thành phố:
1. Mời ông Lê Văn Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
2. Mời ông Lê Tấn Thủ, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Ban Tổ chức Thành ủy.
3. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố.
4. Đại tá Chiêm Thống Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố.
5. Mời ông Nguyễn Ngọc Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy.
6. Mời bà Trần Thị Vĩnh Nghi, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Ban Dân vận Thành ủy.
7. Mời bà Võ Kim Thoa, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố.
8. Mời ông Võ Anh Huy, Chánh Văn phòng Thành ủy.
9. Mời ông Lâm Văn Thành, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
10. Mời bà Lê Cẩm Thoa, Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành ủy.
11. Mời bà Huỳnh Thị Hiền, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn lao động thành phố.
12. Mời ông Tống Văn Nhịn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố.
13. Mời ông Trương Thanh Vân, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố.
14. Mời ông Trần Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố.
15. Mời bà Lư Thị Ngọc Anh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố.
16. Mời ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng ban Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố.
17. Mời ông Tô Tuấn Nghĩa, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố.
18. Ông Nguyễn Quang Nghị, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính.
19. Ông Nguyễn Khánh Tùng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
20. Ông Trần Phước Hoàng, Chánh Thanh tra thành phố.
21. Ông Hồ Văn Gia, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
22. Ông Huỳnh Hoàng Mến, Thành ủy viên, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
23. Ông Trương Hồng Dự, Phó Giám đốc Sở Nội vụ.
24. Ông Cao Hoàng Anh, Phó Giám đốc Sở Y tế.
25. Bà Phan Quỳnh Dao, Phó Giám đốc Sở Tư pháp.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban bầu cử thành phố thực hiện theo quy định tại Điều 23 và kết thúc nhiệm vụ theo Điều 28 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân số 85/2015/QH13. Ủy ban bầu cử thành phố có con dấu riêng.
Cơ quan Thường trực Ủy ban bầu cử thành phố đặt tại số 02 đường Ngô Hữu Hạnh, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 90/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Ủy ban bầu cử thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2021-2026.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và ông, bà có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Hội đồng bầu cử quốc gia;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban thường trực UBTƯMTTQVN;
- Bộ Nội vụ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia;
- TT. TU; TT. HĐND TP;
- Đoàn ĐBQH TP;
- TT. UBMTTQVN TP;
- Các Ban xây dựng Đảng thuộc TU;
- Các Đoàn thể TP;
- CT, PCT UBND TP;
- Đài Phát thanh và Truyền hình TPCT;
- Báo Cần Thơ;
- VP UBND TP (2,3,4,5,6,7,8);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, H
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Tấn Hiển
|
BỘ CÔNG AN
Só: 1497 /BCA - C41
V/v sơ kết công tác PCTP, PCMT
và PCMBN 6 tháng đầu năm 2014.
Kính gửi:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2014
- Các Bộ, ngành, đoàn thể thành viên Ban chỉ đạo 138/CP và
Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm,
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để phục vụ Ban chỉ đạo 138/CP; Ủy ban quốc gia phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm sơ kết công tác phòng, chống tội phạm,
phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm mua bán người 6 tháng đầu năm và
triển khai chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2014; Bộ Công an đề nghị Ban
chỉ đạo phòng, chống tội phạm các Bộ, ngành, đoàn thể và các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương báo cáo tình hình kết quả công tác phòng, chống tội phạm;
phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm mua bán người 6 tháng đầu năm và
dự kiến phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2014 theo
từng lĩnh vực.
Báo cáo các đơn vị, địa phương đề nghị gửi về Bộ Công an (qua Văn phòng
thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy, số 47 Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy,
Hà Nội) trước ngày 25/5/2014 để kịp thời tổng hợp báo cáo Chính phủ.
(mốc thời gian báo cáo tinh từ ngày 21/11/2013 đến ngày 20/5/2014. Thông
tin liên hệ: Chuyên đề phòng, chống tội phạm 069.22.600, Fax: 043.934.5087;
Chuyên đề phòng, chống ma túy 069.22.563, Fax: 043.939.3376 và Chuyên đề
Phòng, chống mua bán người 069.22.565, Fax: 043.938.7170)./
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Đ/c Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam (để b/c);
- Đíc Bộ trưởng Bộ Công an (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Đức Tổng cục trưởng TC VI, VIII (để th/h);
- Công an các tỉnh, thành phố (để th/h);
- Lưu: VT, C41 (C56).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
N
Thượng tướng Lê Quy Vương
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
SỐ 31/2000/TT-BLĐTBXH NGÀY 29/12/2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ĐỐI VỚI NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG, GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH,
BỆNH BINH, NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
Thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ; sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức- Cán bộ Chính phủ và Bộ Tài chính; Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công giúp đỡ cách mạng như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP HÀNG THÁNG
1. Người hoạt động cách mạng trước năm 1945.
a) Mức trợ cấp: 171.000 đồng/tháng.
Ngoài mức trợ cấp nói trên, còn được hưởng mức phụ cấp như sau:
- Người hoạt động cách mạng thoát ly đang hưởng lương hoặc lương hưu được phụ cấp hàng tháng tính theo số năm hoạt động trước cách trạng, cứ mỗi năm được phụ cấp mức 38.000 đồng;
- Người hoạt động cách mạng không thoát ly, không có lương hoặc lương hưu, nếu hoạt động mách mạng từ năm 1935 trở về trước thì được phụ cấp 253.000 đồng/tháng, nếu hoạt động cách mạng từ năm 1936 đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thì được phụ cấp 190.000 đồng/tháng.
b) Thân nhân chủ yếu của người hoạt động cách mạng trước năm 1945 hưởng tuất từ trần:
Mức trợ cấp tuất cơ bản: 120.000 đồng/người/ tháng;
Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 370.000 đồng/ người/tháng.
2. Người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa": Mức phụ cấp: 90.000 đồng/tháng.
3. Thân nhân hưởng tuất liệt sĩ:
- Mức trợ cấp tuất cơ bản: 120.000 đồng/người/tháng;
- Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 370.000 đồng/người/tháng;
- Mức trợ cấp tuất 2 liệt sĩ: 250.000 đồng/người/ tháng.
4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động:
a) Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
- Mức trợ cấp: 450.000 đồng/tháng;
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống cô đơn, không nơi nương tựa: 467.000 đồng/tháng.
b) Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động: Mức trợ cấp: 120.000 đồng/tháng.
5. Thương binh:
a) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh:
Mức trợ cấp hàng tháng theo bản tính các mức trợ cấp thương tật kèm theo.
Riêng thương binh, người hưởng chính sách thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được phụ cấp thêm hàng tháng mức: 100.000 đồng/người; nếu mất sức lao động do thương tật từ 81% trở lên không có vết thương đặc biệt nặng thì được phụ cấp thêm hàng tháng mức: 30.000 đồng/người.
b) Quân nhân bị tai nạn lao động (là thương binh B được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1993 trở về trước) mức trợ cấp như sau:
- Mất sức lao động từ 21% đến 30%: Mức trợ cấp = 78.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 31% đến 40%: Mức trợ cấp = 97.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 41% đến 50%; Mức trợ cấp = 136.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 51% đến 60%: Mức trợ cấp = 155.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 61% đến 70%: Mức trợ cấp = 213.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 71% đến 80%: Mức trợ cấp = 252.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 81% đến 90%: Mức trợ cấp = 310.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 91% đến 100%: Mức trợ cấp = 349.000 đồng/tháng.
Riêng quân nhân bị tai nạn lao động (là thương binh B được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1993 về trước) bị mất sức lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng được phụ cấp thêm hàng tháng mức 70.000 đồng/người; nếu mất sức lao động từ 81% trở lên không có vết thương đặc biệt nặng thì được phụ cấp thêm hàng tháng mức: 20.000 đồng/người.
c) Thân nhân chủ yếu của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên hưởng tuất từ trần:
- Mức trợ cấp tuất cơ bản: 84.000 đồng/người/tháng;
- Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 147.000 đồng/người/tháng.
d) Người phục vụ thương binh (kể cả quân nhân bị tai nạn lao động là thương binh loại B được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1993 về trước) và người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động 81% trở lên đang điều dưỡng ở gia đình (gọi chung là thương binh):
- Mức trợ cấp của người phục vụ thương binh mất sức lao động 81% trở lên: 170.000 đồng/tháng;
- Mức trợ cấp của người phục vụ thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng: 210.000 đồng/tháng.
6. Bệnh binh:
a) Mức trợ cấp như sau:
+ Mất sức lao động từ 61% đến 70%: 227.000 đồng/tháng;
+ Mất sức lao động từ 71% đến 80%: 261.000 đồng/tháng;
+ Mất sức lao động từ 81% đến 90%: 314.000 đồng/tháng;
+ Mất sức lao động từ 91% đến 100%: 349.000 đồng/tháng.
Riêng bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng được phụ cấp thêm hàng tháng mức 100.000 đồng/người; nếu mất sức lao động từ 81% trở lên không có bệnh tật đặc biệt nặng thì được phụ cấp thêm hàng tháng mức 30.000 đồng/người.
b) Quân nhân bị bệnh nghề nghiệp (là bệnh binh hạng 3 được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước) được trợ cấp như sau:
- Mất sức lao động từ 41% đến 50%: mức trợ cấp = 122.000 đồng/tháng;
- Mất sức lao động từ 51% đến 60%: mức trợ cấp = 139.000 đồng/tháng;
c) Người phục vụ bệnh binh mất sức lao động 81% trở lên đang điều dưỡng ở gia đình:
- Mức trợ cấp của người phục vụ bệnh binh, mất sức lao động 81% trở lên: 170.000 đồng/tháng;
- Mức trợ cấp của người phục vụ bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng: 210.000 đồng/tháng.
d) Thân nhân chủ yếu của bệnh binh (mất sức lao động từ 61% trở lên) hưởng tuất từ trần:
- Mức trợ cấp tuất cơ bản: 84.000 đồng/người/tháng;
- Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng: 147.000 đồng/người/tháng.
7. Người có công giúp đỡ cách mạng:
a) Người có công giúp đỡ cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:
- Mức trợ cấp cơ bản: 120.000 đồng/tháng;
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng: 370.000 đồng/tháng.
b) Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến:
- Mức trợ cấp cơ bản: 80.000 đồng/tháng;
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng: 250.000 đồng/tháng.
8. Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng trong giáo dục đào tạo:
Trợ cấp hàng tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách ưu đãi đang học tại các trường đào tạo của Nhà nước: Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, dự bị đại học và trường phổ thông dân tộc nội trú mà không hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học quy định tại Điều 66 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ:
a) Mức trợ cấp 175.000 đồng/tháng cấp cho học sinh, sinh viên là: Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, thương binh; người hưởng chính sách như thương binh; con của thương binh, con của bệnh binh và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên có vết thương, bệnh tật đặc biệt nặng.
b) Mức trợ cấp 140.000 đồng/tháng cấp cho học sinh, sinh viên là: Con liệt sĩ đang hưởng tuất hàng tháng; con của thương binh, con của bệnh binh và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
c) Mức trợ cấp 115.000 đồng/tháng cấp cho học sinh, sinh viên là: Con liệt sĩ đang hưởng tuất nuôi dưỡng; con của thương binh, con của bệnh binh và con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80%.
Các khoản trợ cấp, phụ cấp không quy định ở Thông tư này vẫn giữ nguyên như mức trợ cấp, phụ cấp tháng 12 năm 2000.
II. TRỢ CẤP CHÔN CẤT
Người hy sinh được xác nhận là liệt sĩ; người từ trần là thương binh và bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày; người hoạt động cách mạng trước năm 1945 (lão thành cách mạng); thân nhân chủ yếu của liệt sĩ và người có công giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp nuôi dưỡng thì người đảm nhiệm việc chôn cất được trợ cấp tiền chôn cất (mai táng phí) như đối với công chức, viên chức từ trần (mức từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 là 1.680.000 đồng).
III. PHỤ CẤP KHU VỰC (NẾU CÓ) VÀ MỨC ĐÓNG
BẢO HIỂM Y TẾ
Được tính theo quy định chung của Nhà nước trên mức lương tối thiểu hiện hành (mức lương tối thiểu thực hiện từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 là 210.000 đồng/tháng).
IV. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Tổ chức lao động xã hội) cấp huyện lập 2 bản danh sách gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh 1 bản, lưu 1 bản.
2. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội cấp tỉnh lập bản tổng hợp các đối tượng thuộc diện được điều chỉnh mức trợ cấp, phụ cấp (3 bản) kèm theo danh sách trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định, sau đó gửi bản tổng hợp về Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Cục Thương binh Liệt sĩ và Người có công) 2 bản.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp các đối tượng thuộc diện điều chỉnh mức trợ cấp phụ cấp, lập dự toán quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm gửi Bộ Tài chính.
4. Bộ Tài chính căn cứ vào dự toán của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp kinh phí ủy quyền quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm của các đối tượng thuộc diện điều chỉnh theo quy định.
5. Sau khi tiếp nhận thông báo kinh phí, Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố điều chỉnh trợ cấp, phụ cấp theo danh sách đã được duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt đối tượng được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp theo Thông tư này.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính - Vật giá; Kho bạc tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn và tổ chức thực hiện đúng các nội dung quy định tại Thông tư này
3. Để đáp ứng kịp thời cho các đối tượng hưởng mức trợ cấp, phụ cấp điều chỉnh theo hướng dẫn tại Thông tư này ngay từ tháng 1 năm 2001, Bộ Tài chính sẽ tạm cấp quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm của quý I năm 2001 để các địa phương thực hiện. Từ quý II năm 2001 trở đi, Bộ Tài chính sẽ cấp quỹ trợ cấp, phụ cấp tăng thêm cho các địa phương sau khi có danh sách và bản tổng hợp được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố duyệt theo trình tự quy định tại Mục IV của Thông tư này.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sau khi thỏa thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành đối với lực lượng vũ trang thuộc phạm vi quản lý.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1 năm 2001.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc thì báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
BIỂU MỨC TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH,
NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
(Kèm theo Thông tư số 31/2000/TT-LĐTBXH ngày 29/12/2000
của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội).
Thứ tự
Tỷ lệ thương tật - %
Mức trợ cấp
01
- Mất sức lao động 21%
92.000 đồng
02
- Mất sức lao động 22%
96.000 đồng
03
- Mất sức lao động 23%
100.000 đồng
04
- Mất sức lao động 24%
105.000 đồng
05
- Mất sức lao động 25%
109.000 đồng
06
- Mất sức lao động 26%
114.000 đồng
07
- Mất sức lao động 27%
118.000 đồng
08
- Mất sức lao động 28%
122.000 đồng
09
- Mất sức lao động 29%
127.000 đồng
10
- Mất sức lao động 30%
131.000 đồng
11
- Mất sức lao động 31%
135.000 đồng
12
- Mất sức lao động 32%
140000 đồng
13
- Mất sức lao động 33%
144.000 đồng
14
- Mất sức lao động 34%
148.000 đồng
15
- Mất sức lao động 35%
153.000 đồng
16
- Mất sức lao động 36%
157.000 đồng
17
- Mất sức lao động 37%
162.000 đồng
18
- Mất sức lao động 38%
166.000 đồng
19
- Mất sức lao động 39%
170.000 đồng
20
- Mất sức lao động 40%
175.000 đồng
21
- Mất sức lao động 41%
179.000 đồng
22
- Mất sức lao động 42%
183.000 đồng
23
- Mất sức lao động 43%
188.000 đồng
24
- Mất sức lao động 44%
192.000 đồng
25
- Mất sức lao động 45%
196.000 đồng
26
- Mất sức lao động 46%
201.000 đồng
27
- Mất sức lao động 47%
205.000 đồng
28
- Mất sức lao động 48%
210.000 đồng
29
- Mất sức lao động 49%
214.000 đồng
30
- Mất sức lao động 50%
218.000 đồng
31
- Mất sức lao động 51%
223.000 đồng
82
- Mất sức lao động 52%
227.000 đồng
83
- Mất sức lao động 53%
231.000 đồng
84
- Mất sức lao động 54%
236.000 đồng
35
- Mất sức lao động 55%
240.000 đồng
36
- Mất sức lao động 56%
244.000 đồng
37
- Mất sức lao động 57%
249.000 đồng
38
- Mất sức lao động 58%
252.000 đồng
39
- Mất sức lao động 59%
258.000 đồng
40
- Mất sức lao động 60%
262.000 đồng
41
- Mất sức lao động 61%
266.000 đồng
42
- Mất sức lao động 62%
271.000 đồng
43
- Mất sức lao động 63%
275.000 đồng
44
- Mất sức lao động 64%
279.000 đồng
45
- Mất sức lao động 65%
284.000 đồng
46
- Mất sức lao động 66%
288.000 đồng
47
- Mất sức lao động 67%
293.000 đồng
48
- Mất sức lao động 68%
297.000 đồng
49
- Mất sức lao động 69%
301.000 đồng
50
- Mất sức lao động 70%
306.000 đồng
51
- Mất sức lao động 71%
310.000 đồng
52
- Mất sức lao động 72%
314.000 đồng
53
- Mất sức lao động 73%
319.000 đồng
54
- Mất sức lao động 74%
323.000 đồng
55
- Mất sức lao động 75%
327.000 đồng
56
- Mất sức lao động 76%
332.000 đồng
57
- Mất sức lao động 77%
336.000 đồng
58
- Mất sức lao động 78%
341.000 đồng
59
- Mất sức lao động 79%
345.000 đồng
60
- Mất sức lao động 80%
349.000 đồng
61
- Mất sức lao động 81%
354.000 đồng
62
- Mất sức lao động 82%
358.000 đồng
63
- Mất sức lao động 83%
362.000 đồng
64
- Mất sức lao động 84%
367.000 đồng
65
- Mất sức lao động 85%
371.000 đồng
66
- Mất sức lao động 86%
375.000 đồng
67
- Mất sức lao động 87%
380.000 đồng
68
- Mất sức lao động 88%
384.000 đồng
69
- Mất sức lao động 89%
389.000 đồng
70
- Mất sức lao động 90%
393.000 đồng
71
- Mất sức lao động 91%
397.000 đồng
72
- Mất sức lao động 92%
402.000 đồng
78
- Mất sức lao động 93%
406.000 đồng
74
- Mất sức lao động 94%
410.000 đồng
75
- Mất sức lao động 95%
415.000 đồng
76
- Mất sức lao động 96%
419.000 đồng
77
- Mất sức lao động 97%
424.000 đồng
78
- Mất sức lao động 98%
428.000 đồng
79
- Mất sức lao động 99%
432.000 đồng
80
- Mất sức lao động 100%
437.000 đồng
|
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
Số: 72985/CT-TTHT V/v chính sách thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2017
Kính gửi: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Địa chỉ: Số 191 Bà Triệu, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
MST: 0100230800
Trả lời công văn số 7982/2017/TCKH-TCB đề ngày 05/10/2017 của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng) về việc thuế TNCN liên quan đến nhân viên nhà thầu nước ngoài, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
• Căn cứ Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung Điều 1 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân:
“Điều 1. Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập"
• Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP
+ Tại Điều 1 hướng dẫn về người nộp thuế như sau:
"...1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 1, Điều này.
+ Tại Khoản 2 Điều 2 (đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
+ Tại Điều 25 hướng dẫn khấu trừ thuế TNCN:
“1. Khấu trừ thuế
Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Thời gian, địa điểm
Thu nhập của cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú
Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Số thuế phải khấu trừ được xác định theo hướng dẫn tại Chương III (từ Điều 17 đến Điều 23) Thông tư này.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế)."
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Ngân hàng có chi trả hộ các khoản lợi ích thuộc diện chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công cho người lao động là chuyên gia nước ngoài (nhân viên của nhà thầu nước ngoài) theo thỏa thuận ký với nhà thầu nước ngoài thì Ngân hàng căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của chuyên gia nước ngoài ghi trên văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế) theo hướng dẫn tại Điểm b.3 Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.
Các khoản lợi ích Ngân hàng chi trả hộ người lao động thuộc diện chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công được xác định theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC nêu trên.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam được biết và thực hiện.
Nơi nhận:
4 dấu cách
• Như trên;
• Phòng KT4;
• Phòng pháp chế;
• Lưu: VT, TTHT(2).
4 dấu cách |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7161-1:2002
ISO 14520-1:2000
HỆ THỐNG CHỮA CHÁY BẰNG KHÍ - TÍNH CHẤT VẬT LÝ VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design
Phần 1: Yêu cầu chung
Part 1: General requirements
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 7161-1:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 14520-1:2000
TCVN 7161-1:2002 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC21 thiết bị phòng cháy chữa cháy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
HƯỚNG DẪN
Hệ thống chữa cháy theo tiêu chuẩn này được thiết kế nhằm tạo ra môi trường chữa cháy thể khí để dập tắt đám cháy. Một số phương pháp cung cấp chất chữa cháy khác nhau và phun chất chữa cháy vào điểm yêu cầu để dập tắt đám cháy được triển khai trong những năm gần đây, nên cần phải phổ biến thông tin về các hệ thống và phương pháp chữa cháy này. Tiêu chuẩn này được soạn thảo nhằm đáp ứng yêu cầu trên.
Đặc biệt, tiêu chuẩn còn quy định các yêu cầu mới về phòng tránh thải ra các chất chữa cháy trong quy trình thử và phương pháp thực hiện. Các yêu cầu này bao gồm trong thử nghiệm tính nguyên vẹn. Các yêu cầu của tiêu chuẩn được biên soạn trên cơ sở các dữ liệu kỹ thuật tốt nhất mà nhóm công tác có tại thời điểm soạn thảo, nhưng vì phạm vi tiêu chuẩn quá rộng nên không thể xem xét hết được các yếu tố hoặc trường hợp có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các yêu cầu trên.
Trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn này, việc xây dựng các điều khoản của tiêu chuẩn được giao cho những người đủ trình độ và kinh nghiệm về đặc tính kỹ thuật, thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm phê duyệt, kiểm tra, vận hành và bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy bằng khí và các thiết bị, và họ có thể thực hiện được các nhiệm vụ là tránh phải phun chất chữa cháy một cách không cần thiết.
Cần chú ý đến Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng Ôzôn.
Điều quan trọng là ivệc phòng cháy cho một tòa nhà hoặc nhà máy, xưởng máy cần được xem như một công việc tổng thể. Hệ thống chữa cháy bằng khí chỉ là một bộ phận, mặc dù là một bộ phận quan trọng của các phương tiện hiện có, nhưng cũng không nên loại bỏ các biện pháp khác như trang bị các thiết bị chữa cháy xách tay hoặc các thiết bị chữa cháy di động khác sử dụng cho sự trợ giúp ban đầu hoặc sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc để giải quyết sự cố đặc biệt.
Từ nhiều năm nay, các chất chữa cháy thể khí đã được công nhận là một loại chất chữa cháy dập tắt có hiệu quả đối với các đám cháy chất lỏng dễ cháy và các đám cháy do điện và các sự cố cháy thông thường thuộc đám cháy loại A, nhưng cũng không nên quên rằng, khi vạch ra phương án phòng cháy toàn diện có thể có các đám cháy không thích hợp với loại chất chữa cháy bằng khí hoặc trong một số trường hợp hoặc tình huống có thể có nguy hiểm khi sử dụng loại chất chữa cháy này và cần có sự đề phòng đặc biệt.
Nhà sản xuất chất chữa cháy hoặc hệ thống chữa cháy có thể đưa ra lời khuyên về các vấn đề trên. Cũng có thể nhận được thông tin từ cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cơ quan an toàn và bảo vệ sức khỏe và các công ty bảo hiểm. Ngoài ra, khi cần thiết có thể tìm tài liệu tham khảo trong các tiêu chuẩn Nhà nước và các quy định pháp luật khác.
Thiết bị chữa cháy cần được bảo trì cẩn thận để đảm bảo sẵn sàng ở mọi lúc khi cần. Sự bảo dưỡng hàng ngày của chủ nhân hệ thống chữa cháy bằng khí là xem xét hoặc chăm sóc các thiết bị.
Tuy nhiên, không cần thiết phải nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc bảo dưỡng hệ thống chữa cháy bằng khí.
1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và đưa ra các kiến nghị về thiết kế, lắp đặt, thử nghiệm, bảo dưỡng và an toàn của các hệ thống chữa cháy bằng khí trong các tòa nhà, nhà máy hoặc các công trình kiến trúc khác và các đặc tính của các chất chữa cháy và các loại đám cháy khác nhau, thích hợp với các chất chữa cháy này.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống chữa cháy theo thể tích ứng dụng cho các tòa nhà, nhà máy và các ứng dụng đặc biệt khác, chất khí chữa cháy không dẫn điện, không để lại cặn sau khi phun và có đủ số liệu thông dụng để có thể đánh giá được đặc tính kỹ thuật của nó do một cơ quan độc lập thích hợp tiến hành. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho hệ thống phòng nổ.
Tiêu chuẩn này không đưa ra để công nhận hoặc phê duyệt các chất chữa cháy đã được liệt kê bởi cơ quan có thẩm quyền, bởi vì còn có các chất chữa cháy khác cũng có thể được phê duyệt. Tiêu chuẩn này không quy định cho CO2 vì đã được đề cập trong các tiêu chuẩn khác.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chữa cháy được liệt kê trong Bảng 1. Tiêu chuẩn được sử dụng cùng với các phần của TCVN 7161:2002 (ISO 14520) cho các chất chữa cháy riêng như đã liệt kê trong Bảng 1.
Bảng 1: Các chất chữa cháy
Chất chữa cháy
Tên hóa học
Công thức
Tên thương mại
Số hiệu tiêu chuẩn
CF3I
Trifloiodua metan
CF3I
Triodit
ISO 14520-2
FC-2-1-8
Peflopropan
CF3CF2CF3
CEA 308
ISO 14520-3
FC-3-1-10
Peflobutan
C4H10
CEA 410
ISO 14520-4
HCFC Blend A
NAFS-III
ISO 14520-6
HCFC – 123
Diclotriflometan
CHC12CF3
HCFC – 22
Clodiflometan
CHClF2
HCFC – 124
Clotetrafloetan
CHClFCF3
Isopropenyl – 1– metylxyclo – hexen
C10H16
HCFC 124
Clotetrafloetan
CHClFCF3
FE – 241
ISO 14520-7
HCFC 125
Pentafloetan
CHF2CF3
FE – 25
ISO 14520-8
HFC – 227 ea
Heptaflo propan
CF3CHFCF3
FM – 200
TCVN 7161-9:2002 (ISO 14520-9)
HFC – 23
Triflometan
CHF3
FE – 13
ISO 14520-10
HFC – 236fa
Hexaflopropan
CF3CH2CF3
FE – 36
ISO 14520-11
IG – 01
Argon
Ar
Acgotec
ISO 14520-12
IG – 100
Nito
N2
TCVN 7161-13:2002 (ISO 14520-13)
IG – 55
Nito (50%)
Argon (50%)
N2
Ar
Acgonit
ISO 14520-14
IG – 541
Nito (52%)
Argon (40%)
Cacbon dioxit (8%)
N2
Ar
CO2
Inergen
ISO 14520-15
2. TIÊU CHUẨN TRÍCH DẪN
TCVN 4878:89 (ISO 3941) Phân loại cháy
ISO 14520-2 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 2: CF3I extinguishant. (ISO 14520-2: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy CF3I)
ISO 14520-3 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 3: FC-2-1-8 extinguishant. (ISO 14520-3: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 2: Chất chữa cháy FC-2-1-8)
ISO 14520-4 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 4: FC-3-1-10 extinguishant. (ISO 14520-4: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 4: Chất chữa cháy FC-3-1-10)
ISO 14520-6 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 6: HFC Blend A extinguishant. (ISO 14520-6: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 6: Chất chữa cháy HFC Blend A)
ISO 14520-7 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 7: HFC 124 extinguishant. (ISO 14520-7: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 7: Chất chữa cháy HFC 124)
ISO 14520-8 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 8: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-8: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 8: Chất chữa cháy HFC 125)
TCVN 7161-9:2002 (ISO 14520-9) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 9: Chất chữa cháy HFC 227ea.
ISO 14520-10 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 10: HFC 23 extinguishant. (ISO 14520-10: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 10: Chất chữa cháy HFC 23)
ISO 14520-11 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 11: HFC 125 extinguishant. (ISO 14520-11: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 11: Chất chữa cháy HFC 236fa)
ISO 14520-12 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 12: IG – 01 extinguishant. (ISO 14520-12: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 12: Chất chữa cháy IG – 01)
TCVN 7161-13:2002 (ISO 14520-13) Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 13: Chất chữa cháy IG – 100.
ISO 14520-14 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 14: IG – 55 extinguishant. (ISO 14520-14: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 14: Chất chữa cháy IG – 55)
ISO 14520-15 Gaseous fire-extinguishing systems – Physical properties and system design – Part 15: IG – 541 extinguishant. (ISO 14520-15: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 15: Chất chữa cháy IG – 541)
IEC 60364-7 Electrical installation of buildings – Part 7: Requirements for special installations or locations. (IEC-60364-7: Lắp đặt điện ở các tòa nhà – Phần 7: Yêu cầu đối với việc lắp đặt hoặc bố trí đặc biệt)
3. THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Được phê duyệt (Approved): Được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận (xem 3.2).
Chú thích: Khi xác định khả năng chấp nhận sự lắp đặt hoặc phương pháp, thiết bị hoặc vật liệu, cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào sự chấp nhận phù hợp với các tiêu chuẩn thích hợp.
3.2. Cơ quan có thẩm quyền (Authority): Tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân chịu trách nhiệm phê duyệt thiết bị, sự lắp đặt hoặc phương pháp.
3.3. Công tắc tự động/bằng tay (Automatic/Manual Switch): Phương tiện chuyển đổi hệ thống từ khởi động tự động sang khởi động bằng tay.
Chú thích: Công tắc này có thể có một công tắc điều khiển bằng tay trên bảng điều khiển hoặc các thiết bị khác hoặc là khóa liên động cửa ra vào của cá nhân. Trong một số trường hợp, cơ cấu này làm thay đổi cách khởi động của hệ thống từ khởi động tự động và bằng tay sang chỉ khởi động bằng tay hoặc ngược lại.
3.4. Chất chữa cháy (Extinghuishant): Chất khí chữa cháy không dẫn điện, không để lại cặn khi bay hơi (xem Bảng 1).
3.5. Khoảng hở (Clearance): Khoảng không khí giữa thiết bị, bao gồm cả đường ống và các vòi phun, và các bộ phận có dòng điện chạy qua không được bọc cách điện hoặc che kín ở vị trsi không ở trên mặt đất.
3.6. Nồng độ (Concentration)
3.6.1. Nồng độ thiết kế (Design Concentration): Nồng độ của chất chữa cháy, bao gồm cả hệ số an toàn dùng để thiết kế hệ thống.
3.6.2. Nồng độ lớn nhất (Maximum Concentration): Nồng độ đạt được từ lượng chất chữa cháy cần để dập tắt đám cháy do nhiên liệu riêng trong điều kiện thực nghiệm xác định, bao gồm cả hệ số an toàn nào đó.
3.7. Hệ thống thiết kế (Engineered System): Hệ thống trong đó nguồn cung cấp chất chữa cháy được bảo quản tập trung được phun qua một hệ thống đường ống và vòi phun mà kích thước của mỗi đoạn ống và lỗ vòi phun đã được tính toán phù hợp với các phần tương ứng của TCVN 7161:2002 (ISO 14520).
Chú thích: Lưu lượng thiết kế của các vòi phun có thể thay đổi theo các yêu cầu thiết kế có tính đến sự cố.
3.8. Tỷ trọng nạp (Fill Density): Khối lượng của chất chữa cháy trên một đơn vị thể tích bình chứa.
3.9. Lượng chất chữa cháy (Flooding Quantity): Khối lượng thể tích chất chữa cháy cần thiết để đạt được nồng độ thiết kế trong khối tích được bảo vệ với thời gian phun quy định.
3.10. Thể tích chữa cháy (Gross Volume): Thể tích được bao bọc bởi các cấu kiện của công trình xung quanh khu vực được bảo vệ trừ đi thể tích của các cấu kiện không thẩm thấu của công trình bên trong khu vực này.
3.11. Thời gian duy trì (Hold Time): Khoảng thời gian trong đó nồng độ của chất chữa cháy được duy trì lớn hơn nồng độ dập tắt đám cháy bao quanh vùng nguy hiểm.
3.12. Kiểm tra (Inspection): Kiểm tra bằng mắt thường để đảm bảo chắc chắn hệ thống chữa cháy được nạp đầy và hoạt động được.
Chú thích: Việc kiểm tra được thực hiện bằng cách nhìn thấy hệ thống ở vị trí sẵn sàng để làm việc, hệ thống chưa đưa vào hoạt động hoặc chưa bị làm xáo trộn, không có hư hỏng rõ rệt về vật lý và tình trạng ngăn cản hoạt động của hệ thống.
3.13. Khí hóa lỏng (Liquefied Gas): Khí hoặc hỗn hợp khí (thường là halocacbon) ở thể lỏng dưới áp suất của bình chứa và ở nhiệt độ phòng (20oC).
3.14. Cơ cấu khóa (Lock-off Device): Van khóa điều khiển bằng tay được lắp trên đường ống dẫn của bình chứa chất chữa cháy; hoặc một loại cơ cấu khác thực hiện việc khóa bằng cơ khí để phòng hoạt động của bình chứa chất chữa cháy.
Chú thích:
1. Trạng thái của cơ cấu phải được hiển thị để dễ nhận biết;
2. Tác dụng ngăn ngừa sự phun chất chữa cháy vào khu vực nguy hiểm được thực hiện khi cơ cấu hoạt động.
3.15. Mức tác động có hại thấp nhất quan trắc được (Lowest Observered Adverse Effect Level – LOAEL): Nồng độ thấp nhất tại đó quan trắc được tác động có hại tới sinh lý hoặc tác động độc hại.
3.16. Bảo dưỡng (Maintanance): Kiểm tra xem xét cẩn thận để bảo đảm tới mức tối đa sự hoạt động như đã dự định của hệ thống chữa cháy.
Chú thích: Bảo dưỡng bao gồm sự xem xét cẩn thận, toàn diện và sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết của hệ thống.
3.17. Áp suất làm việc lớn nhất (Maximum Working Pressure): Áp suất cân bằng trong bình chứa ở nhiệt độ làm việc lớn nhất. Chú thích:
1. Đối với các khí hóa lỏng, áp suất này được xác định ứng với tỷ lệ nạp lớn nhất và có thể bao gồm cả sự nén tăng áp cao.
2. Áp suất cân bằng đối với bình chứa vận chuyển dọc đường có thể khác áp suất cân bằng của bình chứa được bảo quản trong công trình.
3.18. Hệ thống mô đun (Modular System): Hệ thống bao gồm các bình chứa được phân phối để bảo quản, thường là loại hệ thống thiết kế sơ bộ, trong đó mỗi đơn vị được thiết kế để bảo vệ riêng một thể tích đã cho trong giới hạn cho phép của thể tích này là tổng các thể tích sẽ bao trùm toàn bộ vùng có nguy cơ bị cháy.
3.19. Mức tác hại không quan trắc được (No Observered Adverse Effect Level – NOAEL): Nồng độ cao nhất tại đó không quan trắc được ảnh hưởng của chất độc hại hoặc ảnh hưởng có hại tới sinh lý.
3.20. Khí không hóa lỏng (Non-liquefied Gas): Khí hoặc hỗn hợp khí (thường là khí trơ) mà ở áp suất làm việc và trong điều kiện nhiệt độ cho phép luôn luôn tồn tại ở trạng thái khí.
3.21. Vùng thường không có người (Normally Unoccupied Area): Vùng thường không có người nhưng thỉnh thoảng có người đi vào trong thời gian ngắn.
3.22. Hệ thống thiết kế sơ bộ (Pre-engineered Systems): Hệ thống gồm có một nguồn cung cấp chất chữa cháy có dung lượng quy định ghép nối với đường ống thiết bị vòi phun cân bằng đạt tới mức thiết kế lớn nhất cho phép.
Chú thích: Không cho phép có sai lệch của các giới hạn do nhà sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định.
3.23. Van chọn (Selector Valve): Van được lắp sau ống phun của bình chất chữa cháy để hướng chất chữa cháy tới thể tích vùng nguy hiểm cháy.
Chú thích: Van chọn được dùng sau khi bố trí một hoặc nhiều bình chứa chất chữa cháy để phun có chọn lọc chất chữa cháy tới một thể tích nào đó trong một số thể tích riêng biệt vùng nguy hiểm cháy.
3.24. Sự nén tạo áp (Superpressurization): Sự tăng thêp khí cho bình chứa chất chữa cháy, khi cần thiết để đạt được áp suất quy định cho hoạt động của hệ thống.
3.25. Hệ thống phun chất chữa cháy tổng (Total Flooding System): Hệ thống được lắp để phun chất chữa cháy vào một không gian xung quanh được bịt kín để đạt được nồng độ thiết kế thích hợp.
3.26. Vùng không có người (Unoccupied Area): Vùng không ở được do hạn chế về kích thước hoặc các hạn chế khác đối với cơ thể con người.
Ví dụ: Các phòng quá nhỏ hẹp, khoảng trống quá nhỏ hẹp.
4. CÁCH SỬ DỤNG VÀ CÁC GIỚI HẠN
4.1. Quy định chung
Thiết kế, lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng các hệ thống chữa cháy bằng khí phải do những người đủ năng lực về chuyên môn đối với hệ thống chữa cháy thực hiện.
Các nguy cơ (sự cố) về cháy được bảo vệ bằng các hệ thống chữa cháy này và các hạn chế trong sử dụng hệ thống phải được giới thiệu trong hoạt động của nhà cung cấp hệ thống chữa cháy.
Các hệ thống chữa cháy theo kiểu thể tích chủ yếu được dùng để bảo vệ chống các nguy cơ về cháy ở trong các vùng được bao bọc kín hoặc thiết bị được bao bọc kín có thể chứa được chất chữa cháy. Sau đây là các nguy cơ về cháy điển hình, nhưng bản liệt kê này chưa đầy đủ:
a. Điện và điện tử;
b. Phương tiện liên lạc viễn thông;
c. Các chất lỏng và chất khí khác;
d. Các tài sản có giá trị cao khác;
4.2. Chất chữa cháy
Các chất chữa cháy được quy định trong tiêu chuẩn này là các chất không dẫn điện.
Các chất chữa cháy và các thông số của hệ thống chuyên dụng được quy định trong các phần của TCVN 7161:2002 (ISO 14520) cho các chất chữa cháy riêng. Các phần của TCVN 7161:2002 (ISO 14520) phải được dùng kết hợp với tiêu chuẩn này.
Các chất chữa cháy được đề cập trong TCVN 7161:2002 (ISO 14520) không được phép sử dụng cho các đám cháy sinh ra các chất sau, trừ khi đã được thử nghiệm thích hợp thỏa mãn các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
a. Các hóa chất tự chứa nguồn cung cấp oxy, như xenlulo nitrat;
b. Các hỗn hợp có chứa các chất oxy hóa, như natri clorat hoặc natri nitrat;
c. Các hóa chất có khả năng tự phân hủy nhiệt, như một số perxit hữu cơ;
d. Các kim loại hoạt động (như natri, kali, magie, titan và ziriconi), các hydrua hoạt động khác, amit kim loại, một số kim loại trong các kim loại này có thể phản ứng rất mạnh với một số chất chữa cháy thể khí.
e. Môi trường xung quanh mà các bề mặt đáng kể của nó có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ phá hủy của chất chữa cháy, và được đốt nóng bằng phương tiện khác với đám cháy.
4.3. Sự phóng tĩnh điện
Phải chú ý khi phun chất chữa cháy vào môi trường có khả năng gây nổ. Có thể xảy ra sự nạp tĩnh điện của các vật dẫn điện chưa được nối đất trong quá trình phun chất chữa cháy. Các vật dẫn điện này có thể phóng tới các vật khác một năng lượng đủ lớn để gây ra vụ nổ. Khi hệ thống được dùng với đường ống dẫn khí trơ thì phải nối đất đầy đủ.
4.4. Tính tương thích với các chất chữa cháy khác
Chỉ được phép trộn lẫn các chất chữa cháy trong cùng một bình chứa khi hệ thống được công nhận sử dụng được với hỗn hợp này. Không được phép cho các hệ thống chữa cháy phun đồng thời các chất chữa cháy khác nhau để bảo vệ cùng một không gian đã được bao kín.
4.5. Giới hạn nhiệt độ
Tất cả các thiết bị phải được thiết kế cho sử dụng, chúng phải sẵn sàng hoạt động hoặc hoạt động bất cứ lúc nào. Các thiết bị thường được thiết kế để hoạt động tốt trong khoảng nhiệt độ từ -20oC đến +50oC, hoặc được ghi nhãn để chỉ các giới hạn nhiệt độ hoặc phải được ghi nhãn phù hợp với các đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất trên nhãn, hoặc (khi không có biển nhãn) phải theo hướng dẫn trong tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. YÊU CẦU VỀ AN TOÀN
5.1. Nguy hiểm cho con người
Mọi nguy hiểm cho con người do sự phun các chất chữa cháy thể khí tạo ra phải được xem xét trong thiết kế hệ thống chữa cháy, đặc biệt là các mối nguy hiểm đối với các chất chữa cháy đặc biệt trong các phần bổ sung của TCVN 7161:2002 (ISO 14520). Khi không cần thiết tránh tiếp xúc với tất cả các chất khí chữa cháy.
Việc áp dụng TCVN 7161:2002 (ISO 14520) không loại bỏ trách nhiệm về pháp lý của người sử dụng là tuân thủ các quy tắc an toàn thích hợp.
Các sản phẩm phân hủy được tạo ra bởi sự phá hủy chất chữa cháy sạch khi có mặt của nhiệt lượng rất lớn có thể là nguy hiểm. Tất cả các chất halo cacbon hiện nay đều chứa flo. Với sự có mặt của hydro (từ hơi nước hoặc bản thân quá trình cháy) sản phẩm phân hủy chính là hydro florua (HF).
Các sản phẩm phân hủy này có mùi rất hắc, cay mặc dù nồng độ không đáng kể, chỉ là một vài phần triệu. Đặc tính này là dấu hiệu cảnh báo đối với chất chữa cháy, nhưng cũng là môi trường độc hại cho người phải đi vào vùng nguy hiểm sau khi chữa cháy.
Lượng chất chữa cháy sạch bị phân hủy trong khi dập tắt đám cháy phụ thuộc vào sự mở rộng kích thước đám cháy, chất chữa cháy sạch đặc biệt, nồng độ của chất chữa cháy và khoảng thời gian mà chất chữa cháy tiếp xúc với ngọn lửa hoặc bề mặt được nung nóng. Nếu nồng độ tăng rất nhanh tới giá trị tới hạn thì đám cháy sẽ được dập tắt nhanh và sự phân hủy sẽ được hạn chế ở mức nhỏ nhất có thể đối với chất chữa cháy này. Nếu thành phần của chất chữa cháy có thể tạo ra số lượng lớn các sản phẩm phân hủy và thời gian để đạt tới giá trị tới hạn dài thì số lượng các sản phẩm phân hủy sẽ rất lớn. Nồng độ thực tế của các sản phẩm phân hủy lúc này phụ thuộc vào thể tích của căn phòng trong đó có đám cháy đang cháy, mức độ hòa trộn và sự thông gió.
Sự tiếp xúc của chất chữa cháy trong thời gian dài với nhiệt độ cao có thể tạo ra các nồng độ lớn hơn của các khí này. Nên chọn kiểu và độ nhạy của dụng cụ phát hiện kết hợp với tốc độ xả sao cho có thể giảm tới mức nhỏ nhất thời gian tiếp xúc của chất chữa cháy sạch vơi nhiệt độ cao nếu nồng độ của các sản phẩm bị phá hủy là nhỏ nhất.
Các chất chữa cháy không khóa lỏng không phân hủy một cách đáng kể trong dập tắt một đám cháy. Như vậy, không tìm thấy các sản phẩm phân hủy độc hại hoặc ăn mòn. Tuy nhiên, các sản phẩm bị phá hủy của bản thân đám cháy có thể lớn và có thể làm khu vực đám cháy không bảo vệ được những người có mặt.
5.2. Các phòng ngừa về an toàn
5.2.1. Đối với các vùng có người
Các phòng ngừa tối thiểu về mặt an toàn phù hợp với Bảng 2.
Bảng 2: Các phòng ngừa tối thiểu về an toàn
Nồng độ lớn nhất
Cơ cấu làm trễ thời gian
Công tắc tự động /tay
Cơ cấu khóa
Tới và bao gồm NOAEL
x
Không yêu cầu
Không yêu cầu
Trên NOAEL và tới LOAEL
x
x
Không yêu cầu
LOAEL và lớn hơn
x
x
x
Chú thích: Mục đích của bảng này là để tránh sự tiếp xúc không cần thiết của con người với chất chữa cháy được phun ra. Các yếu tố như thời gian tiếp xúc và rủi ro cho người bởi đám cháy nên được xem xét khi xác định sự trễ thời gian phun của hệ thống. Theo yêu cầu của các tiêu chuẩn nhà nước, có thể có các phòng ngừa khác.
5.2.2. Đối với vùng thường và không có người
Nồng độ lớn nhất không được vượt quá LOAEL đối với chất chữa cháy được sử dụng trừ khi có lắp đặt một van khóa.
Các hệ thống trong đó mức tác hại không quan sát được NOAEL bị vượt quá nên được đặt ở chế độ không tự động, trong khi căn phòng có người.
Cảnh báo: Bất kỳ sự thay đổi nào về thể tích khu vực được bảo vệ, hoặc sự bổ sung thêm hoặc loại bỏ các thành phần không có trong thiết kế ban đầu sẽ ảnh hưởng tới nồng độ của chất chữa cháy. Trong những trường hợp này, hệ thống phải được tính toán lại để bảo đảm đạt được nồng độ thiết kế yêu cầu và nồng độ lớn nhất phù hợp với Bảng 2.
5.2.3. Đối với vùng không có người
Nồng độ lớn nhất có thể vượt quá LOAEL đối với chất chữa cháy được dùng mà không cần phải lắp một van khóa.
5.3. Vùng có người
Trong các vùng được bảo vệ bằng các hệ thống phun chất chữa cháy toàn bộ và có thể có người phải được trang bị như sau:
a. Cơ cấu làm trễ thời gian
1) Đối với các ứng dụng trong đó sự làm trễ đối với quá trình phun không làm tăng lên đáng kể mối hiểm họa cháy cho người hoặc tài sản thì các hệ thống chữa cháy phải được trang bị tín hiệu báo động trước khi xả với độ trễ thời gian cho phép sơ tán người;
2) Cơ cấu làm trễ thời gian chỉ được sử dụng để sơ tán người hoặc để chuẩn bị tạo vùng nguy hiểm cháy cho việc phun;
b. Công tắc tự động / tay và cơ cấu khóa nếu cần theo 5.2;
Chú thích: Các cơ cấu khóa thường không có nhu cầu, chúng được sử dụng chủ yếu trong một số trường hợp, đặc biệt là cho một số chức năng bảo dưỡng riêng.
c. Đường thoát hiểm, phải được giữ sạch sẽ trong mọi lúc, đèn chiếu sáng khẩn cấp và chỉ dẫn thoát nạn cần đầy đủ để giảm tới mức nhỏ nhất quãng đường phải đi;
d. Cửa ra vào tự động đóng mở ra phía ngoài, có thể mở được từ bên trong ngay cả khi được khóa từ bên ngoài;
e. Các tín hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng và âm thanh tại các cửa vào và ra được chỉ định bên trong vùng được bảo vệ và các tín hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng bên ngoài vùng bảo vệ, phải hoạt động cho tới khi vùng bảo vệ đã an toàn.
f. Các tín hiệu cảnh báo và hướng dẫn thích hợp;
g. Khi có yêu cầu, các tín hiệu báo động trước khi phun có đặc điểm riêng so với tất cả các tín hiệu báo động khác sẽ hoạt động tức thời từ lúc bắt đầu của sự trễ thời gian để phát hiện đám cháy;
h. Các phương tiện thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức ở các vùng này sau khi phun chất chữa cháy. Sự thông gió cưỡng bức thường rất cần thiết. Phải chú ý làm khuếch tán hoàn toàn các khí nguy hiểm và không để chúng lây lan sang các vị trí khác vì phần lớn các chất chữa cháy đều nặng hơn không khí;
i. Các hướng dẫn và các bài tập luyện cho tất cả những người ở trong hoặc ở lân cận các vùng được bảo vệ, bao gồm cả việc duy trì hoặc tổ chức nhân lực để đưa vào vùng bảo vệ để đảm bảo những người này hành động đúng khi hệ thống chữa cháy hoạt động. Ngoài các yêu cầu trên cần đáp ứng các vấn đề sau:
- Nên cung cấp thiết bị hô hấp và các nhân viên được đào tạo về sử dụng thiết bị này.
- Các nhân viên không đi vào trong khu vực được bảo vệ cho tới khi đã được kiểm tra là họ có đủ điều kiện đảm bảo an toàn để làm nhiệm vụ.
5.4. Các nguy hiểm về điện
Khi có mặt các vật dẫn điện, các khoảng hở giữa các vật dẫn điện và tất cả các chi tiết của hệ thống có tiếp xúc trong quá trình bảo dưỡng, không được nhỏ hơn các giá trị được cho trong Bảng 3. Khi không đạt được các khoảng hở này phải có lời cảnh báo và hệ thống đảm bảo an toàn cho công việc bảo dưỡng.
Hệ thống phải được bố trí sao cho có thể thực hiện được tất cả các hoạt động bình thường với việc đảm bảo an toàn cho người vận hành.
5.5. Nối đất
Các hệ thống bên trong trạm điện hoặc buồng điều khiển phải được đấu nối có hiệu quả và được nối đất để đề phòng kim loại bị rò điện.
5.6. Sự phóng tĩnh điện
Hệ thống phải được đấu nối thích hợp và được nối đất để giảm tới mức nhỏ nhất sự cố phóng tĩnh điện.
6. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
6.1. Quy định chung
Điều này đưa ra các yêu cầu đối với thiết kế hệ thống chữa cháy.
Tất cả các hệ thống và chi tiết phụ trợ phải tuân theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
6.2. Cung cấp chất chữa cháy
6.2.1. Số lượng
6.2.1.1. Lượng chất chữa cháy tối thiểu trong hệ thống phải đủ để dập tắt một đám cháy lớn nhất riêng biệt hoặc một nhóm đám cháy được bảo vệ đồng thời.
Bảng 3: Khoảng cách an toàn để có thể thcự hiện việc vận hành, kiểm tra, làm vệ sinh, sửa chữa, sơn và các công việc bảo dưỡng thông thường.
Điện áp danh định lớn nhất (kV)
Khoảng hở nhỏ nhất từ bất kỳ điểm nào ở trên hoặc xung quanh thiết bị mà một người có thể đứng được(a)
Tới vật có dòng điện chạy qua gần nhất không bị che khuất trong không khí (khoảng cách bộ phận), m
Tới phần gần nhất không nối đất của một bộ phận cách điện(b) đỡ vật có dòng điện chạy qua (khoảng cách tới đất), m
15
33
44
66
88
110
132
165
220
275
2,6
2,75
2,90
3,10
3,20
3,35
3,50
3,80
4,30
4,60
2,5
(a) Được đo từ vị trí của các bàn chân;
(b) Thuật ngữ bộ phận cách điện bao gồm tất cả các dạng của các giá cách điện như bệ, chân, trụ cách điện, vật cách điện treo, ống cách điện, các đầu bịt cáp cách điện và các giá đỡ cách điện của một số loại cầu dao điện.
Phải có giá đỡ thích hợp cho các vòi phun và các phản lực của chúng sao cho không có trường hợp nào mà khoảng cách từ giá đỡ cuối cùng lớn hơn các giá trị sau:
a. Đối với ống có đường kính ≤25mm; ≤100mm
b. Đối với ống có đường kính >25mm; ≤250mm
Sự dịch chuyển của đường ống do các dao động nhiệt độ môi trường tăng lên hoặc khi phun chất chữa cháy có thể là đáng kể, đặc biệt là trên các chiều dài lớn và nên được xem xét treong các phương pháp kẹp cố định giá đỡ.
Bảng 4: Nhịp đỡ lớn nhất của đường ống
Đường kính danh nghĩa của ống (DN), mm
Nhịp đỡ lớn nhất của đường ống, m
6
10
0,5
1,0
15
20
25
1,5
1,8
2,1
32
40
50
2,4
2,7
3,4
65
80
100
3,5
3,7
4,3
125
150
200
4,8
5,2
5,8
6.3.5.Van
6.3.5.1. Tất cả van, đệm kín, vòng đệm chữ O, vật liệu bịt kín và các chi tiết khác của van phải được thiết kế bằng vật liệu thích hợp với chất chữa cháy và phải thích hợp với các áp suất và nhiệt độ khi làm việc.
6.3.5.2. Các van phải được bảo vệ chống hư hỏng cơ học, hóa học hoặc các hư hỏng khác.
6.3.5.3. Phải sử dụng các vật liệu chịu ăn mòn hoặc các lớp phủ trong môi trường có sự ăn mòn khốc liệt.
6.3.6. Đầu phun
6.3.6.1. Lựa chọn và bố trí đầu phun
Các đầu phun, bao gồm cả các đầu phun được gắn trực tiếp vào các bình chứa phải được phê duyệt và phải được định vị phù hợp với kích thước hình học của khu vực được bảo vệ đã xem xét.
Số loại (kiểu) và sự bố trí các đầu phun phải sao cho:
a) Đạt được nồng độ thiết kế trong tất cả các phần của khu vực được bảo vệ;
b) Khi phun không được phun quá mức các chất lỏng cháy được hoặc tạo ra các đám mây bụi có thể mở rộng đám cháy, tạo ra tiếng nổ hoặc các ảnh hưởng có hại khác đối với những người đang có mặt;
c) Tốc độ phun không được ảnh hưởng có hại đến khu vực được bảo vệ hoặc các vật dụng chứa bên trong.
Khi có thể bị tắc bởi các vật liệu lạ, các đầu vòi phun phải được trang bị các đĩa hoặc các nắp nổ. Các bộ phận này phải có một khe hở cho hoạt động của hệ thống và phải được thiết kế và bố trí để không gây thương tích cho người. Các đầu phun phải thích hợp cho sử dụng và phải được phê duyệt về đặc tính phun, bao gồm các giới hạn của diện tích bao phủ và chiều cao.
Các đầu phun phải có độ bền thích hợp cho sử dụng với áp suất làm việc quy định, chúng phải có khả năng chịu được sự tác động quá mức về cơ học và phải được thiết kế để chịu được nhiệt độ quy định mà không biến dạng.
Các ống lót lỗ phun của đầu phun phải được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn.
6.3.6.2. Đầu phun cho lớp mái trần nhẹ
Để giảm tới mức tối thiểu khả năng làm nâng lên hoặc dịch chuyển các mái trần nhẹ có khối lượng nhẹ, phải chú ý đảm bảo giữ chặt mái trần nhẹ cách mỗi đầu phun một khoảng nhỏ nhất là 1,5m.
Chú thích: Các tốc độ phun được tạo ra bởi kết cấu của các đầu phun có thể là một yếu tố làm dịch chuyển các mái trần nhẹ.
6.3.6.3. Ghi nhãn
Các đầu phun phải được ghi nhãn bền vững để nhận diện nhà sản xuất và kích thước của lỗ phun.
6.3.6.4. Bộ lọc
Đầu vào của bất kỳ cụm đầu phun hoặc cụm giảm áp nào có lỗ phun với diện tích nhỏ hơn 7mm2 phải được lắp một bộ lọc bên trong có khả năng ngăn ngừa làm tắc lỗ phun.
6.4. Các hệ thống phát hiện, vận hành và điều khiển
6.4.1. Quy định chung
Các hệ thống phát hiện, vận hành và điều khiển có thể là hệ thống tự động hoặc bằng tay. Các hệ thống tự động cũng phải có khả năng vận hành bằng tay.
Các hệ thống phát hiện, vận hành, báo động và điều khiển phải được lắp đặt, thử nghiệm và bảo trì phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam thích hợp.
Nếu trong tiêu chuẩn Việt Nam không có quy định nào khác, phải sử dụng các nguồn năng lượng tối thiểu là trong 24h để cung cấp cho các yêu cầu hoạt động về phát hiện, tín hiệu, điều khiển và vận hành của hệ thống.
6.4.2. Phát hiện tự động
Sự phát hiện tự động phải được thực hiện bằng một phương pháp hoặc thiết bị nào đó do cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và phải có khả năng phát hiện sớm và chỉ báo mức độ tăng nhiệt, ngọn lửa, khói, các hơi cháy hoặc trạng thái không bình thường trong sự cố tạo ra đám cháy.
Chú thích: Các đầu báo phát hiện, nếu lắp ở khoảng cách lớn nhất cho phép để báo động đám cháy, có thể gây ra sự chậm trễ quá mức trong việc phun chất chữa cháy, đặc biệt là khi cần nhiều hơn một thiết bị phát hiện để báo động các kết quả trước khi vận hành tự động.
6.4.3. Các thiết bị vận hành
6.4.3.1. Vận hành tự động
Các hệ thống tự động phải được điều khiển bằng đầu bình chứa tự động và vận hành tự động thích hợp cho hệ thống chữa cháy, sự cố cháy và cũng phải được trang bị phương tiện cho vận hành bằng tay.
Các hệ thống bình chứa hoạt động bằng điện phải tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam thích hợp. Nguồn cung cấp điện phải độc lập đối với nguồn điện cho vùng có sự cố cháy và phải có một nguồn cung cấp điện phụ khẩn cấp với bộ đổi nối mạch điện tự động trong trường hợp nguồn cung cấp điện chính bị hỏng.
Khi sử dụng hai hoặc nhiều bộ đầu báo như các đầu báo khói hoặc đầu báo lửa, chỉ nên cho hệ thống hoạt động sau khi đã nhận được các tín hiệu từ hai đầu báo.
6.4.3.2. Vận hành bằng tay
Phải chuẩn bị đầy đủ cho vận hành bằng tay hệ thống chữa cháy bằng một bộ điều khiển đặt ở bên ngoài không gian được bảo vệ hoặc liền kề với lối ra chính từ không gian này.
Ngoài phương tiện vận hành tự động, hệ thống chữa cháy phải được cung cấp các trang bị sau:
a) Một hoặc nhiều phương tiện vận hành bằng tay đặt cách xa các bình chứa;
b) Một cơ cấu điều khiển bằng tay để điều khiển trực tiếp bằng cơ khí đối với hệ thống; hoặc:
c) Một hệ thống ngắt điện bằng tay, trong đó thiết bị kiểm soát giám sát tình trạng không bình thường trong nguồn cung cấp điện và cung cấp tín hiệu khi nguồn điện không đủ.
Sự vận hành bằng tay phải tạo ra hoạt động đồng thời của các van tự động thích hợp để ngắt và phân phối chất chữa cháy.
Chú thích 1: Các tiêu chuẩn Việt Nam có thể không yêu cầu sự ngắt bằng tay hoặc có thể yêu cầu ngắt để vận hành thông qua các tín hiệu báo phun sơ bộ và sự trễ thời gian.
Cơ cấu vận hành bằng tay phải có một tác động kép hoặc bộ phận an toàn khác để hạn chế sự vận hành bất ngờ. Cơ cấu phải được trang bị phương tiện để ngăn ngừa sự vận hành trong quá trình bảo dưỡng hệ thống chữa cháy.
Chú thích 2: Việc lựa chọn phương tiện vận hành sẽ phụ thuộc vào bản chất của mối nguy hiểm cháy được bảo vệ. Thiết bị tự động phát hiện đám cháy và báo động thường được trang bị cho một hệ thống chữa cháy bằng tay để chỉ báo sự xuất hiện của đám cháy.
6.4.4. Thiết bị điều khiển
6.4.4.1. Thiết bị điều khiển bằng điện
Phải sử dụng thiết bị điều khiển bằng điện để giám sát mạch phát hiện, mạch ngắt bằng tay và tự động, mạch tín hiệu, cơ cấu khởi động điện và đường dây dẫn và khi có yêu cầu, để khởi động vận hành các bộ phận trên. Thiết bị điều khiển phải có khả năng hoạt động cùng với số lượng và kiểu cơ cấu khởi động được dùng.
6.4.4.2. Thiết bị điều khiển bằng khí nén
Khi sử dụng thiết bị điều khiển bằng khí nén, đường ống phải được bảo vệ chống bị uốn, gấp và hư hỏng cơ khí. Khi các thiết bị lắp đặt có thể bị phơi ra trong điều kiện dẫn đến tổn thất hoặc không đảm bảo tính toàn vẹn của đường ống khí nén, phải đặc biệt chú ý để đảm bảo không xảy ra sự tổn thất hoặc mất đi tính toàn vẹn của đường ống.
6.4.5. Các bộ phận báo động và chỉ báo vận hành
6.4.5.1. Các bộ phận báo động và chỉ báo, hoặc cả hai phải được sử dụng để chí báo sự hoạt động của hệ thống chữa cháy, mối nguy hiểm đối với con người hoặc sự hư hỏng của cơ cấu giám sát. Kiểu (nghe, nhìn hoặc ngửi mùi), số lượng, vị trí của các bộ phận phảo đảm bảo sao cho cùng hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Mức độ báo động hoặc chỉ báo và kiểu bộ phận báo động hoặc chỉ báo hoặc cả hai phải được phê duyệt.
6.4.5.2. Các bộ phận báo động bằng âm thanh và ánh sáng trước khi phun phải được lắp đặt trong khu vực bảo vệ để cảnh báo một cách chắc chắn cho việc sắp phun; sự hoạt động của bộ phận cảnh báo phải liên tục từ khi phun chất chữa cháy tới khi việc báo động đã được xác nhận và bắt đầu một hoạt động thích hợp.
6.4.5.3. Các bộ phận báo động chỉ báo hư hỏng của các cơ cấu giám sát hoặc thiết bị phải cung cấp nhanh và chính xác các chỉ báo về hư hỏng và phải khác với tín hiệu các bộ phận báo động chỉ báo tình trạng hoạt động hoặc nguy hiểm.
6.4.6. Công tắc dừng
Các công tắc dừng, khi được lắp đặt, phải được bố trí trong khu vực được bảo vệ và gần đường ra. Công tắc dừng phải là loại có lực tay không đổi để dừng hoạt động của hệ thống chữa cháy. Hoạt động của chức năng dừng phải dẫn đến cả hai hình thức chỉ báo bằng âm thanh và ánh sáng phân biệt về sự hư hỏng của hệ thống. Công tắc dừng hoạt động khi hệ thống ở trạng thái tĩnh phải chuyển thành tín hiệu chỉ báo lỗi ở thiết bị điều khiển. Mục đích sử dụng của công tắc dừng phải được nhận ra một cách rõ ràng.
7. CHẤT CHỮA CHÁY
7.1. Quy định chung
Điều này quy định các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, tính toán lưu lượng của hệ thống chữa cháy và nồng độ của chất chữa cháy. Nội dung của điều này có liên quan đến phần thích hợp của TCVN 7161:2002 (ISO 14520) cho các chất chữa cháy riêng.
7.2. Đặc tính kỹ thuật, kế hoạch và phê duyệt
7.2.1. Đặc tính kỹ thuật
Đặc tính kỹ thuật của các hệ thống chữa cháy bằng khí phải được soạn thảo dưới sự giám sát của người có đầy đủ kinh nghiệm trong việc thiết kế hệ thống chữa cháy bằng khí và khi thích hợp có sự cố vấn của cơ quan có thẩm quyền. Đặc tính kỹ thuật phải bao gồm các điều khoản thích đáng cần thiết thiết cho việc thiết kế chính xác hệ thống như đặt ký hiệu của cơ quan có thẩm quyền; các thay đổi so với tiêu chuẩn được phép của cơ quan có thẩm quyền, các tiêu chuẩn thiết kế, trình tự hoạt động của hệ thống, kiểu và quy mô thử chấp nhận (nghiệm thu) được thực hiện sau khi lắp đặt hệ thống và các yêu cầu về đào tạo người sử dụng. Đặc tính kỹ thuật của chất chữa cháy được bao gồm trong các phần khác nhau của TCVN 7161:2002 (ISO 14520) cho các chất chữa cháy riêng.
7.2.2. Tài liệu làm việc
Các tài liệu bố trí và đề nghị phê duyệt hệ thống phải được trình cho cơ quan có thẩm quyền trước khi lắp đặt hoặc bắt đầu cải tiến. Loại tài liệu yêu cầu được quy định trong Phụ lục A.
7.3. Tính toán lưu lượng của hệ thống
7.3.1. Quy định chung
Tính toán lưu lượng của hệ thống áp dụng ở điều khiển nhiệt độ bảo quản chất chữa cháy danh nghĩa 20oC, phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bằng các thử nghiệm thích hợp như đã quy định trong tiêu chuẩn này và phải được nhận diện một cách chính xác. Việc thiết kế hệ thống phải ở trong các giới hạn quy định của nhà sản xuất.
Chú thích:
1. Các biến đổi so với nhiệt độ bảo quản danh nghĩa 20C sẽ ảnh hưởng tới các điều kiện, lưu lượng đã dùng trong tính toán.
2. Các hệ thống được thiết kế sơ bộ không yêu cầu tính toán lưu lượng khi được sử dụng trong các giới hạn phê duyệt.
7.3.2. Hệ thống cân bằng và không cân bằng
7.3.2.1. Hệ thống cân bằng phải là hệ thống trong đó:
a. Mỗi chiều dài ống thực tế hoặc tương đương tính từ bình chứa tới mỗi đầu phun chênh lệch nhau không quá 10%.
b. Lưu lượng phun của mỗi đầu phun đều bằng nhau (xem Hinh 1)
7.3.2.2. Các hệ thống không đáp ứng được các yêu cầu này phải được xem là các hệ thống không cân bằng (xem Hình 2)
7.3.3. Tổn thất do ma sát
Cho phép có tổn thất do ma sát trong các ống, van, bình chứa, các ống nghiêng, các đầu nối dẻo, uốn được, van chọn, cơ cấu làm trễ thời gian và các thiết bị khác (ví dụ: cơ cấu giảm áp) trong dòng chảy.
Chú thích: Dòng khí hóa lỏng đã được chứng minh là một hiện tượng hai pha, pha lỏng gồm một hỗn hợp của chất lỏng và hơi, tỷ lệ của chúng phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ. Sự sụt áp không theo quy luật tuyến tính, sự tăng tổn thất áp suất là vì áp suất trong đường ống giảm đi do ma sát.
7.3.4. Sự sụt áp
Sự sụt áp phải được tính toán khi sử dụng các phương trình dòng hai pha đối với các khí hóa lỏng và các phương trình dòng một pha đối với các khí không hóa lỏng.
Chú thích: Các phương trình này sử dụng các hệ số ma sát và các hằng số phụ thuộc ào áp suất và mật độ đạt theo kinh nghiệm. Vì các phương trình không thể giải được một cách trực tiếp nên thường dùng một chương trình máy tính để trợ giúp với số lượng lớn các tính toán lặp lại; trong đó, các kích thước của ống và đầu phun và nếu thích hợp, kích thước của các cơ cấu giảm áp suất được chọn trong phạm vi các tổn thất áp suất quy định.
Hình 1: Hệ thống cân bằng điển hình
Hình 2: Hệ thống không cân bằng điển hình
7.3.5. Van và phụ tùng đường ống
Các van và phụ tùng đường ống phải được đánh giá về hệ số cản hoặc chiều dài tương đương bằng ống hoặc các kích thước ống được sử dụng với van và phụ tùng đường ống. Chiều dài tương đương của các van, bình chứa phải được quy định và phải bao gồm ống xi phông (nếu được lắp đặt), van, đầu xả và đầu nối mềm (uốn được).
7.3.6. Chiều dài đường ống
Chiều dài đường ống, đầu phun và hướng lắp đặt phải theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất đã được phê duyệt để đảm bảo tính năng làm việc đúng đắn của hệ thống chữa cháy.
7.3.7. Bản vẽ thiết kế
Nếu việc lắp đặt lần cuối có sự thay đổi so với bản vẽ tính toán đã được soạn thảo thì phải lập bản vẽ lắp đặt mới và các tính toán mới.
7.3.8. Các khí hóa lỏng: yêu cầu kỹ thuật riêng
7.3.8.1. Cho phép có các thay đổi nâng lên như đã quy định trong phần tương ứng của TCVN 7161:2002 (ISO 14520) có liên quan đến chất chữa cháy riêng.
7.3.8.2. Tốc độ phun nhỏ nhất đối với các chất chữa cháy hóa lỏng phải đủ để duy trì tốc độ yêu cầu cho dòng chảy rối để phòng tránh sự chia tách.
Chú thích: Nếu không duy trì được dòng chảy sẽ xảy ra sự chia tách giữa các pha lỏng và khi có thể dẫn đến các đặc tính không thể đoán trước được của dòng chảy.
7.4. Cấu kiện bao che
7.4.1. Cấu kiện bao che bảo vệ phải có đủ độ bền và tấm liền để chặn lại dòng phun chất chữa cháy. Phải có lỗ thủng để ngăn ngừa sự tăng hoặc giảm áp quá mức trong cấu kiện bao che.
7.4.2. Để tránh sự tổn hao chất chữa cháy qua các khoảng hở khu vực liền kề với vùng nguy hiểm cháy hoặc khu vực làm việc, các lỗ mở phải được bịt kín cố định hoặc được lắp đặt các cấu kiện bao che đóng mở tự động. Khi không thực hiện được việc hạn chế chất chữa cháy, vùng bảo vệ phải được mở rộng để bao gồm cả vùng lân cận nối với vùng có nguy hiểm cháy hoặc vùng làm việc.
7.4.3. Các hệ thống thông gió cưỡng bức phải dừng lại hoặc tự động ngắt khi sự hoạt động tiếp tục của chúng ảnh hưởng có hại đến tính năng làm việc của hệ thống chữa cháy hoặc làm cho đám cháy lan rộng. Các hệ thống thông gió cần thiết để đảm bảo an toàn cho phép không cần phải dừng lại khi hệ thống chữa cháy hoạt động. Phải tính thêm lượng chất chữa cháy duy trì nồng độ thiết kế trong thời gian bảo vệ quy định. Các thể tích của đường ống dẫn không khí thông gió và đường ống hệ thống gió phải được xem là một phần của thể tích tổng vùng nguy hiểm cháy khi xác định số lượng chất chữa cháy.
Tất cả các hoạt động trong khu vực bảo vệ (ví dụ: sự cung cấp nhiên liệu, năng lượng, các thiết bị đun nóng, sự phun sơn) có thể làm suy giảm tính năng làm việc của hệ thống chữa cháy nên dừng lại trước khi hoặc cùng một lúc với việc phun chất chữa cháy.
7.5. Yêu cầu về nồng độ chất chữa cháy
7.5.1. Dập tắt ngọn lửa
7.5.1.1. Đối với việc phân loại đám cháy, xem TCVN 4878-89 (ISO 3941).
7.5.1.2. Nồng độ thiết kế nhỏ nhất cho đám cháy loại B đối với mỗi chất chữa cháy phải là nồng độ dập tắt cho mỗi nhiên liệu thuộc đám cháy loại B nhân với hệ số an toàn 1,3. Nồng độ dập tắt được dùng phải là nồng độ được xác định bằng cách đốt chất khí thử nghiệm theo phương pháp được yêu cầu trong Phụ lục B. Phương pháp này đã được kiểm tra với heptan khi dùng quy trình thử đám cháy bằng cách dập tắt lửa/phủ khu vực cháy được chi tiết hóa trong Phụ lục C. Đối với các sự cố cháy do nhiên liệu có nhiều thành phần, phải dùng nồng độ thiết kế lớn nhất.
7.5.1.3. Nồng độ dập tắt đối với các đám cháy bề mặt loại A phải được xác định bằng thử nghiệm khi sử dụng quy trình thử đám cháy được mô tả trong Phụ lục C. Nồng độ thiết kế nhỏ nhất đối với đám cháy loại A phải là nồng độ dập tắt nhân với hệ số an toàn 1,3. Đối với nhiên liệu đám cháy loại A không có thành phần xenlulo có thể cần đến nồng độ thiết kế cao hơn.
Lưu ý: Cần thấy rằng đám cháy cũi gỗ có thể không cho biết nồng độ dập tắt thích hợp cho việc chữa cháy nhiên liệu chất dẻo (ví dụ các phòng máy tính và phòng trung tâm). Các thử nghiệm thích hợp đang được triển khai và đưa vào soát xét sắp tới của ISO 14520. Cho tới khi các thử nghiệm này được hoàn thành, nên sử dụng nồng độ không nhỏ hơn 90% nồng độ được xác định từ thử nghiệm đám cháy heptan.
Hệ số an toàn 1,3 có liên quan tới việc tăng 30% từ nồng độ dập tắt tới nồng độ thiết kế, dẫn tới việc bổ sung thêm lượng chất chữa cháy. Trong trường hợp hệ số an toàn này không đủ thì có thể cho phép bổ sung thêm chất chữa cháy (nghĩa là lớn hơn 30%) nhưng không bị bạn chế bởi các vấn đề sau:
a) Khi xảy ra rò rỉ từ một cấu kiện bao che không kín. Vấn đề này được bao hàm trong tiêu chuẩn này bởi yêu cầu đối với thử nghiệm trong phòng về sự toàn vẹn và độ kín của cấu kiện bao che để đạt được thời gian duy trì đã định.
b) Khi xảy ra sự rò rỉ do các cửa được mở trong quá trình phun hoặc ngay sau khi phun. Vấn đề này được ghi trong các biên bản vận hành cho các sự cố riêng.
c) Khi sự giảm thiểu lượng chất độc hại hoặc các sản phẩm ăn mòn của quá trình cháy của đám cháy là quan trọng.
d) Khi sự giảm thiểu chất độc hại hoặc sản phẩm ăn mòn do bản thân chất chữa cháy phân hủy ra là quan trọng.
e) Khi xảy ra sự rò rỉ qusa mức từ một cấu kiện bao che do sự giãn nở của chất chữa cháy.
f) Khi bề mặt được đốt nóng bởi ngọn lửa có thể hoạt động như một nguồn sinh nhiệt nếu không được làm mát đầy đủ trong quá trình phun chất chữa cháy và trong thời gian duy trì.
Trong thực tế, việc áp dụng tiêu chuẩn này dẫn đến các hệ số an toàn cao hơn, ví dụ người ta thích dùng các thể tích thô hơn là các thể tích tinh và thiết kế các hệ thống chữa cháy với nhoạt động định trước nhỏ nhất hơn là nhiệt độ áp dụng trong các điều kiện thực tế.
Cảnh báo: Trong một số điều kiện cụ thể, có thể xảy ra nguy hiểm khi dập tắt ngọn lửa gas đang cháy. Biện pháp trước tiên là phải cắt nguồn cung cấp gas.
7.5.2. Làm trơ
Phải sử dụng nồng độ làm trơ trong các tình trạng có thể xảy ra sự bùng cháy lại hoặc nổ tiếp sau khi đám cháy được dập tắt. Các tình trạng này xảy ra khi có hai điều kiện sau:
a. Lượng nhiên liệu được phép trong cấu kiện bao che đủ để tạo thành một nồng độ bằng hoặc lớn hơn một nửa giới hạn nồng độ cháy dưới trong toàn bộ cấu kiện bao che.
b. Sự bay hơi của nhiên liệu trước khi cháy để đạt tới giới hạn của sự cháy trong không khí (nhiệt độ lớn nhất của môi trường xung quanh hoặc nhiệt độ của nhiên liệu vượt quá nhiệt độ bùng cháy được xác định bằng chén kín) hoặc độ nhạy của hệ thống không đủ nhạy để phát hiện và dập tắt lửa trước khi sự bay hơi của nhiên liệu tăng lên tới mức nguy hiểm như là kết quả của đám cháy.
Nồng độ thiết kế nhỏ nhất được dùng để làm trơ khí quyển các chất lỏng và chất khí cháy phải được xác định bằng thử nghiệm được quy định trong Phụ lục D, cộng với 10%.
7.6. Lượng chất chữa cháy tổng
7.6.1. Quy định chung
Lượng chất chữa cháy yêu cầu để đạt được nồng độ thiết kế phải được tính toán rong các phương trình trong 7.6.2 hoặc 7.6.3 hoặc từ các dữ liệu trong Bảng 3. Lượng chất chữa cháy tổng trong các phần của tiêu chuẩn này áp dụng cho các chất chữa cháy riêng. Ngoài các yêu cầu về nồng độ tính toán này, các tiêu chuẩn Việt Nam có thể yêu cầu lượng chất chữa cháy bổ sung để bù trừ cho các điều khiển đặc biệt nào đó có thể ảnh hưởng có hại đến hiệu quả dập tắt đám cháy (xem 7.5.1), hoặc các đặc tính vật lý của chất chữa cháy cũng có yêu cầu bổ sung lượng chất chữa cháy (xem 7.9.1.2).
7.6.2. Các khí hóa lỏng
Trong đó:
M là lượng chất chữa cháy tổng, tính bằng kilogam (kg);
C là nồng độ thiết kế, % thể tích;
V là thể tích tinh của vùng nguy hiểm cháy, tính bằng mét khối (nghĩa là thể tích được chắn bởi cấu kiện bao che trừ đi các cấu trúc cố định không thẩm thấu chất chữa cháy);
S là thể tích riêng, m3/kg : S = k1 + k2T ;
k1; k2 là các hằng số đặc trưng cho chất chữa cháy được sử dụng do nhà sản xuất chất chữa cháy cung cấp;
T là nhiệt độ nhỏ nhất được định trước của môi trường xung quanh của thể tích được bảo vệ, oC.
7.6.3. Khí không hóa lỏng
Trong đó:
Q là lượng chất chữa cháy tổng, m3, ở áp suất và nồng độ chuẩn lúc nạp đầy;
C là nồng độ thiết kế, % thể tích;
V là thể tích của vùng nguy hiểm cháy (nghĩa là thể tích được chắn bởi cấu kiện bao che trừ đi các cấu trúc cố định không thấm chất chữa cháy);
SR là thể tích riêng, ở nhiệt độ T và áp suất tuyệt đối 1,013bar; m3/kg
S là thể tích riêng, m3/kg : S = k1 + k2T
k1; k2 là các hằng số đặc trưng cho chất chữa cháy được sử dụng do nhà sản xuất chất chữa cháy cung cấp;
T là nhiệt độ nhỏ nhất được định trước của môi trường xung quanh của thể tích được bảo vệ, oC.
8.2.6.5. Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị ở cuối tuyến đã được lắp đặt.
8.2.6.6. Kiểm tra tất cả các mạch giám sát về độ nhạy đối với lỗi sai sót.
8.2.7. Thử chức năng hoạt động của hệ thống
8.2.7.1. Vận hành các mạch phát hiện ban đầu. Tất cả các chức năng báo động phải diễn ra theo đúng các đặc tính kỹ thuật thiết kế.
8.2.7.2. Vận hành kiểm tra mạch thiết yếu để kd một mạch báo động thứ hai, nếu có. Kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các chức năng báo động thứ hai diễn ra theo đúng các đặc tính kỹ thuật thiết kế.
8.2.7.3. Vận hành thiết bị ngắt điều khiển bằng tay. Kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các chức năng ngắt bằng tay diễn ra theo đúng các đặc tính kỹ thuật thiết kế.
8.2.7.4. Khi thích hợp, vận hành công tắc duy trì. Kiểm tra để bảo đảm rằng tất cả các chức năng diễn ra theo đúng các đặc tính kỹ thuật thiết kế, xác nhận việc thực hiện các tín hiệu giám sát bằng ánh sáng và âm thanh ở bảng điều khiển.
8.2.7.5. Kiểm tra chức năng của tất cả các van có thể chỉnh đặt lại và các bộ kích thích trừ khi việc thử nghiệm van sẽ làm ngắt chất chữa cháy. Không nên thử các van bi, như các van được gắn vào các đĩa nổ.
8.2.7.6. Kiểm tra thiết bị khí nén, nếu được lắp, và tính toàn vẹn để bảo đảm sự hoạt động đúng.
8.2.8. Các hoạt động giám sát từ xa (nếu có)
8.2.8.1. Tháo nguồn cung cấp năng lượng chính, sau đó vận hành mỗi loại thiết bị đưa vào bằng năng lượng dự phòng. Kiểm tra để đảm bảo rằng thu được tín hiệu báo động ở bảng điều khiển từ xa sau khi thiết bị được vận hành. Nối lại nguồn cung cấp năng lượng chính.
8.2.8.2. Vận hành mỗi loại tình trạng báo động và kiểm tra sự thu nhận tình trạng sai sót ở trạm điều khiển từ xa.
8.2.9. Nguồn năng lượng chính ở bảng điều khiển
8.2.9.1. Kiểm tra để bảo đảm rằng bảng điều khiển được nối với một mạch không có công tắc và được ghi nhãn chính xác. Bảng điều khiển này phải tiếp cận được dễ dàng nhưng sự tiếp cận chỉ được hạn chế cho người có thẩm quyền.
8.2.9.2. Thử nghiệm sự hư hỏng nguồn năng lượng chính phù hợp với đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất với hệ thống chữa cháy được hoạt động đầy đủ bằng nguồn năng lượng dự trữ.
8.2.10. Hoàn thành các thử nghiệm về chức năng
Khi tất cả các thử nghiệm về chức năng được hoàn thành (8.2.6 đến 8.2.9), nối lại mỗi bình chứa bảo quản chất chữa cháy sao cho mạch ngắt hoạt động sẽ ngắt chất chữa cháy. Đưa hệ thống chữa cháy trở về điều kiện hoạt động đầy đủ theo thiết kế. Báo cho trạm báo động trung tâm và tất cả những người có liên quan tới việc sử dụng thiết bị rằng thử nghiệm hệ thống chữa cháy được hoàn thành và hệ thống đã được đưa trở về điều kiện sẵn sàng hoạt động theo quy trình được quy định trong các đặc tính kỹ thuật của nhà sản xuất.
8.3. Giấy chứng nhận hoàn thành lắp đặt và tài liệu
Người lắp đặt phải cung cấp cho người sử dụng giấy chứng nhận hoàn thành lắp đặt và một bộ tài liệu hướng dẫn, tính toán và các bản vẽ về hệ thống đã được lắp đặt, sự tuân thủ toàn bộ hệ thống với các yêu cầu thích hợp của tiêu chuẩn này và nội dung chi tiết của các kiến nghị thích hợp. Giấy chứng nhận phải cho các nồng độ thiết kế và nếu được thực hiện, các báo cáo về thử nghiệm bổ sung bao gồm thử nghiệm quạt ở cửa ra vào.
9. KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG, THỬ NGHIỆM VÀ ĐÀO TẠO
9.1. Quy định chung
Điều này quy định các yêu cầu về kiểm tra, bảo dưỡng và thử nghiệm hệ thống chữa cháy bằng khí và các yêu cầu về đào tạo các nhân viên kiểm tra và bảo dưỡng.
9.2. Kiểm tra
9.2.1. Quy định chung
9.2.1.1. Tối thiểu mỗi năm một lần hoặc nhiều hơn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tất cả các hệ thống chữa cháy phải được kiểm tra và thử nghiệm toàn bộ về sự hoạt động đúng, chính xác bởi người có đủ năng lực, trình độ.
9.2.1.2. Báo cáo kiểm tra cùng với các kiến nghị phải được gửi cho người chủ sử dụng hệ thống chữa cháy.
9.2.1.3. Tối thiểu là 6 tháng một lần, các chất trong bình chứa phải được kiểm tra như sau:
a) Các khí hóa lỏng: Đối với các chất chữa cháy halocacbon, nếu một bình chứa có lượng tổn thất chữa cháy lớn hơn 5% hoặc tổn thất áp suất (được điều chỉnh đối với nhiệt độ) lớn hơn 10% thì phải được nạp lại hoặc thay thế.
b) Các khí không hóa lỏng: Đối với các chất chữa cháy dạng khí trơ không hóa lỏng, áp suất là sự chỉ thị lượng chất chữa cháy. Trừ khi có quy định khác của cơ quan có thẩm quyền, nếu một bình chứa chất chữa cháy dạng khí trơ có tổn thất áp suất (được điều chỉnh đối với nhiệt độ) lớn hơn 5% thì phải được nạp lại hoặc thay thế. Khi sử dụng áp kế hoặc dụng cụ giám sát khối lượng bình chứa cho mục đích này thì tối thiểu mỗi năm một lần chúng phải được so sánh với một dụng cụ đã được hiệu chỉnh riêng rẽ.
9.2.1.4. Toàn bộ chất chữa cháy tháo ra từ các bình chứa trong các quy trình bảo dưỡng hoặc bảo trì phải được gom lại hoặc quay vòng lại hoặc được bố trí hợp lý về mặt môi trường và phù hợp với luật pháp và quy định hiện hành.
9.2.1.5. Số liệu kiểm tra và tên người kiểm tra phải được ghi trên thẻ gắn với bình chứa.
9.2.2. Bình chứa
Các bình chứa phải được kiểm tra định kỳ theo yêu cầu của tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan.
9.2.3. Ống mềm
Tất cả các ống mềm của hệ thống chữa cháy phải được kiểm tra hàng năm về sự hư hỏng. Nếu kiểm tra bằng mắt cho thấy có khuyết tật nào đó thì ống mềm phải được thay thế.
9.2.4. Cấu kiện bao che
9.2.4.1. Tối thiểu là 12 tháng một lần phải xác định xem sự thâm nhập qua đường biên giới hoặc thay đổi cấu kiện bao che bảo vệ có ảnh hưởng tới sự rò rỉ và tính năng của chất chữa cháy hay không. Nếu yêu cầu này không thể xác định được bằng mắt thì phải lặp lại phép thử về tính toàn vẹn của cấu kiện bao che theo Phụ lục E.
9.2.4.2. Khi phép thử toàn vẹn phát hiện có sự rò rỉ tăng lên dẫn đến không có khả năng giữ được chất chữa cháy trong khoảng thời gian yêu cầu, cần phải tiến hành việc sửa chữa.
9.2.4.3. Khi có sự thay đổi về thể tích của cấu kiện bao che hoặc loại nguy hiểm cháy bên trong cấu kiện bao che hoặc xảy ra cả hai, thì hệ thống chữa cháy phải được thiết kế lại để cung cấp được mức độ bảo vệ ban đầu.
Loại nguy hiểm cháy bên trong cấu kiện bao che và thể tích của cấu kiện bao che nên được kiểm tra thường xuyên để bảo đảm nồng độ yêu cầu của chất chữa cháy có thể đạt được và duy trì.
9.3. Bảo dưỡng
9.3.1. Quy định chung
Người sử dụng phải thực hiện một chương trình xem xét, sắp xếp một lịch trình bảo dưỡng và lưu giữ các biên bản xem xét và bảo dưỡng.
Chú thích: Khả năng làm việc tiếp tục có hiệu quả của một hệ thống chữa cháy phụ thuộc vào các quy trình bảo dưỡng đầy đủ với việc kiểm tra thử nghiệm định kỳ, khi có thể.
Người lắp đặt nên cung cấp cho người sử dụng một biên bản trong đó ghi các nội dung chi tiết về kiểm tra và bảo dưỡng.
9.3.2. Chương trình kiểm tra của người sử dụng
Người lắp đặt phải cung cấp cho người sử dụng chương trình kiểm tra hệ thống chữa cháy và các phần cấu thành của hệ thống. Chương trình phải bao gồm các hướng dẫn về các hành động cần được thực hiện có liên quan đến sai sót, hư hỏng.
Chương trình kiểm tra của người sử dụng được dùng để phát hiện sớm các sai sót để cho phép sửa chữa trước khi hệ thống chữa cháy được vận hành. Sau đó là một chương trình thích hợp:
a. Hàng tuần: Kiểm tra bằng mắt sự cố và tính toàn vẹn của cấu kiện bao che đối với các thay đổi có thể làm giát sút hiệu quả làm việc của hệ thống chữa cháy. Thực hiện kiểm tra bằng mắt để đảm bảo rằng không có hư hỏng rõ rệt của đường ống và tất cả các bộ phận và chi tiết điều khiển, vận hành được chỉnh đặt đúng và không bị hư hỏng. Phải kiểm tra các áp kế và dụng cụ cân, nếu được lắp, về số chỉ thị chính xác và thực hiện các hành động thích hợp được quy định trong sách hoạt động của người sử dụng.
b. Hàng tháng: Kiểm tra để đảm bảo rằng tất cả mọi người phải vận hành thiết bị hoặc hệ thống chữa cháy được đào tạo thích hợp và được phép thực hiện công việc này, đặc biệt là, các nhân viên mới phải được hướng dẫn sử dụng hệ thống chữa cháy.
9.3.3. Lịch trình bảo dưỡng
Lịch trình bảo dưỡng phải bao gồm các yêu cầu về kiểm tra và thử nghiệm định kỳ đối với toàn bộ hệ thống chữa cháy đã lắp đặt, bao gồm các bình chứa có áp lực như đã quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam thích hợp.
Lịch trình phải thực hiện bởi người có đủ năng lực, người làm lịch trình phải cung cấp cho các người sử dụng báo cáo về nội dung và ngày xem xét, báo cho biết về các sửa chữa nào đó được thực hiện hoặc cần thiết.
Trong quá trình bảo dưỡng phải chú ý đề phòng để tránh làm thoát ra chất chữa cháy. Phụ lục F giới thiệu một lịch trình bảo dưỡng thích hợp.
9.4. Đào tạo
Tất cả những người có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thử nghiệm, bảo trì hoặc vận hành các hệ thống chữa cháy phải được đào tạo và được đào tạo đầy đủ về chức năng nhiệm vụ mà họ phải hoàn thành.
Tất cả những người làm việc bên trong khu vực kín được bảo vệ bằng chất chữa cháy thể khí phải được huấn luyện về cách vận hành và sử dụng hệ thống chữa cháy, đặc biệt là đối với các vấn đề an toàn.
PHỤ LỤC A
(quy định)
CÁC TÀI LIỆU LÀM VIỆC
A.1. Quy định chung
Các tài liệu này phải do những người có đầy đủ kinh nghiệm trong thiết kế các hệ thống chữa cháy soạn thảo. Sự sai khác so với các tài liệu này phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
A.2. Các tài liệu làm việc
Các tài liệu bao gồm các khoản sau:
a. Các bản vẽ theo tỷ lệ đã cho của hệ thống phân phối chất chữa cháy bao gồm các bình chứa, vị trí của các bình chứa, đường ống và các vòi phun, các van và cơ cấu giảm áp suất và khoảng cách giữa các giá treo đường ống;
b. Tên người chủ và người thuê hệ thống chữa cháy;
c. Vị trí của tòa nhà trong đó có mối nguy hiểm cháy được xác định;
d. Sự bố trí và cấu trúc của các thành và vách ngăn của cấu kiện bao che bảo vệ;
e. Mặt cắt ngang của cấu kiện bao che, chiều cao toàn bộ hoặc sơ đồ lắp, bao gồm sàn tiếp cận đi lên và tường treo;
f. Loại chất chữa cháy được dùng;
g. Nồng độ dập tắt hoặc nồng độ trơ, nồng độ thiết kế và nồng độ lớn nhất;
h. Mô tả các vùng có nguy cơ cháy lan do cháy và các nguy hiểm cháy đã được bảo vệ;
i. Đặc tính kỹ thuật của bình chữa cháy được sử dụng, bao gồm dung tích, áp suất bảo quản và khối lượng kể cả chất chữa cháy;
j. Mô tả về các vòi phun được sử dụng, bao gồm kích thước cửa vào, hình dạng miệng lỗ phun, kích cỡ/mã lỗ phun, và kích cỡ của cơ cấu giảm áp suất nếu có;
k. Mô tả đường ống, các van phụ tùng đường ống được sử dụng, bao gồm các đặc tĩnh kỹ thuật của vật liệu, cấp và trị số áp suất;
l. Danh mục thiết bị hoặc hóa đơn các vật liệu đối với mỗi thành phần của thiết bị hoặc cơ cấu biểu thị tên cơ cấu, thiết bị, nhà sản xuất, mẫu (model) hoặc số liệu chi tiết, số lượng và sự mô tả;
m. Hình vẽ cùng kích thước của hệ thống phân phối chất chữa cháy biểu thị chiều dài và đường kính của mỗi đoạn ống, các số chuẩn có liên quan tới các tính toán lưu lượng;
n. Sự nén tăng áp suất của cấu kiện bao che và các tính toán về thông gió;
o. Mô tả về sự phát hiện đám cháy, các hệ thống vận hành và điều chỉnh.
A.3. Các chi tiết riêng
A.3.1. Hệ thống thiết kế sơ bộ
Đối với các hệ thống thiết kế sơ bộ, người sử dụng phải được cung cấp thông tin về thiết kế hệ thống của nhà sản xuất.
A.3.2 Hệ thống thiết kế
Các chi tiết về hệ thống phải bao gồm những thông tin sau:
a. Thông tin và các tính toán về lượng chất chữa cháy;
b. Áp suất của bình chứa bảo quản;
c. Dung tích của bình chứa;
d. Vị trí, kiểu loại và lưu lượng của mỗi đầu phun, bao gồm diện tích tương đương của lỗ phun và các cơ cấu giảm áp suất, nếu có;
e. Vị trí, kích cỡ và các chiều dài tương đương hoặc các hệ số cản của phụ tùng đường ống và các ống mềm; sự thu nhỏ kích thước ống và sự định hướng của các ống nối T phải được chỉ ra rõ ràng;
f. Vị trí và kích thước của các thiết bị bảo quản.
Thông tin phải gắn liền với vị trí và chức năng của các thiết bị phát hiện, các thiết bị vận hành, thiết bị phụ và phải được nhận thấy. Bất kỳ các đặc điểm cũng phải được giải thích đầy đủ. Bản chương trình tính toán lưu lượng phải được nhận biết trên trang in (print out) tính toán của máy tính.
PHỤ LỤC B
(quy định)
XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ DẬP TẮT NGỌN LỬA CỦA CÁC CHẤT KHÍ CHẤT CHỮA CHÁY BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHÉN NUNG
B.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này quy định các yêu cầu tối thiểu cho việc xác định nồng độ dập tắt ngọn lửa của một chất khí chữa cháy trong không khí đối với các chất lỏng và khí cháy được dùng thiết bị kiểu chén nung.
B.2. Nguyên lý
Các ngọn lửa khuếch tán của việc đốt cháy nhiên liệu trong một chén tròn, bố trí ở tâm của một dòng không khí chảy đồng trục (với trục của bình), được dập tắt bằng cách bổ sung một chất chữa cháy thể khí cho không khí.
B.3. Các yêu cầu đối với thiết bị
B.3.1. Yêu cầu chung
Thiết bị kiểu chén nung dùng cho các phương pháp đo này phải được bố trí và có kết cấu như trong Hình B.1 với các kích thước đã cho; dung sai của tất cả các kích thước phải là ±5% trừ khi có quy định khác.
B.3.2. Chén nung
Chén nung là hình trụ tròn và làm bằng thủy tinh, thạch anh hoặc thép. Đường kính ngoài của chén phải ở trong phạm vi từ 28mm đến 32mm, với chiều dày thành chén từ 1mm đến 2mm. Chén có mặt vát 45o ở mặt đỉnh của bình. Phải có dụng cụ đo nhiệt độ của nhiên liệu đặt ở vị trí và cách đỉnh bình từ 2mm đến 5mm và bộ phận dốt chén nhiên liệu như đã chỉ ra trên Hình B.1. Chén nung phải có hình dạng gần giống như hình dạng được giới thiệu trong ví dụ trên Hình B.1. Chén được dùng với các nhiên liệu thể khí phải có phương tiện để làm đồng đều dòng khí ở đỉnh chén (ví dụ, chén có thể được bọc bằng các vật liệu chịu lửa)
B.3.3. Buồng đốt Buồng đốt phải có kết cấu hình trụ tròn bằng thủy tinh hoặc thạch anh. Buồng đốt phải có đường kính trong 85±2mm và chiều dày thành từ 2mm đến 5mm, chiều cao 535±5mm.
B.3.4. Bộ khuếch tán Bộ khuếch tán phải có kết cấu lắp đặt với buồng đốt và thu nhận dòng trộn sơ bộ của không khí và chất chữa cháy và phải có phương tiện để phân phối đều dòng không khí/chất chữa cháy đi qua mặt cắt ngang của buồng đốt. Nhiệt độ hỗn hợp không khí/chất chữa cháy bên trong bộ khuếch tán phải là 25±10C, được đo bằng một cảm biến nhiệt độ đã được hiệu chuẩn.
B.3.5. Nguồn cung cấp nhiên liệu
Nguồn cung cấp nhiên liệu phải có khả năng cung cấp nhiên liệu lỏng cho chén nung trong khi vẫn duy trì được một mức chất lỏng cố định nhưng điều chỉnh được bên trong chén.
Nguồn cung cấp nguyên liệu khí phải có khả năng cung cấp nhiên liệu khí cho chén nung ở mức cố định và điều chỉnh được.
B.3.6. Đường ống phân phối
Đường ống phân phối phải tiếp nhận không khí và chất chữa cháy và cung cấp dòng hỗn hợp không khí – chất chữa cháy cho bộ khuếch tán.
B.3.7. Nguồn cung cấp không khí
Phương tiện cung cấp không khí cho đường ống phân phối phải cho phép điều chỉnh lưu lượng không khí. Phải có khí cụ đo lưu lượng không khí đã được hiệu chuẩn.
B.3.8. Nguồn cung cấp chất chữa cháy
Phương tiện cung cấp chất chữa cháy cho đường ống phân phối phải cho phép điều chỉnh lưu lượng chất chữa cháy. Nếu dùng phương pháp đo B.7.2 để xác định nồng độ chất chữa cháy thì phải có khí cụ đo lưu lượng chất chữa cháy đã được hiệu chuẩn.
B.3.9. Hệ thống lấy mẫu
Hệ thống lấy mẫu phải cung cấp một mẫu thử thể khí đại diện và có thể đo được cho chén nung.
B.4. Yêu cầu về vật liệu
B.4.1. Không khí
Không khí phải sạch, khô và không chứa dầu nhờn. Nồng độ oxy theo thể tích phải là (20,9±5)%. Phải ghi lại nguồn và hàm lượng oxy của không khí được sử dụng.
Chú thích: “Không khí” được cung cấp trong các bình cao áp có thương phẩm có thể có hàm lượng oxy khác với giá trị 20,9% một cách đáng kể.
B.4.2. Nhiên liệu
Nhiên liệu phải là loại có chất lượng đã được chứng nhận.
B.4.3. Chất chữa cháy
Chất chữa cháy phải là loại đã được chứng nhận và đáp ứng các đặc tính kỹ thuật của nhà cung cấp. Các chất chữa cháy có nhiều thành phần phải được cung cấp ở dạng đã được trộn sơ bộ. Các chất chữa cháy được hóa lỏng phải được cung cấp ở dạng tinh khiết, nghĩa là không bị nén bằng nitơ.
B.5. Quy trình đối với các chất lỏng không cháy được
B.5.1. Để chất lỏng cháy được trong bình chứa cung cấp nhiên liệu.
B.5.2. Đưa nhiên liệu vào chén nung, điều chỉnh mức chất lỏng trong khoảng từ 5mm đến 10mm so với đỉnh của chén nung.
B.5.3. Vận hành bộ phận nung nóng chén để đưa nhiệt độ nhiên liệu tới 25±3oC hoặc cao hơn nhiệt độ bốc cháy trong chén hở 5±3oC, chọn nhiệt độ nào cao hơn. Trong thời gian này, mức chất lỏng trong chén nung phải được điều chỉnh sao cho mức nhiên liệu ở bên trên khí cụ đo nhiệt độ nhiên liệu.
Chú thích: Nhiệt độ nhiên liệu được cho trong B.5.3 là nhiệt độ lúc bắt đầu thử nghiệm.
B.5.4. Điều chỉnh dòng không khí để đạt được lưu lượng 10l/phút.
B.5.5. Đốt cháy nhiên liệu
B.5.6. Cho phép nhiên liệu cháy trong khoảng thời gian từ 60 giây đến 120 giây trước khi bắt đầu dòng chất chữa cháy. Trong thời gian này, mức chất lỏng trong chén nung được điều chỉnh sao cho mức nhiên liệu cách đỉnh chén nung trong khoảng 1mm.
B.5.7. Bắt đầu cho dòng chất chữa cháy hoạt động. Tăng lưu lượng chất chữa cháy tới khi dập tắt được ngọn lửa và ghi lại lưu lượng chất chữa cháy và lưu lượng không khí lúc dập tắt được ngọn lửa. Sự tăng lưu lượng chất chữa cháy sẽ dẫn đến việc tăng nồng độ chất chữa cháy không lớn hơn 2% so với giá trị trước đó. Các điều chỉnh về lưu lượng chất chữa cháy cần có khoảng thời gian chờ đợi ngắn (10 giây) để cho phép các tỷ lệ mới của chất chữa cháy và không khí trong đường ống phân phối tới được vị trí của chén nung. Trong thời gian này, mức chất lỏng phải được duy trì cách đỉnh chén nung khoảng 1mm.
Chú thích: Lúc bắt đầu vận hành, nên tăng lưu lượng chất chữa cháy ở mức tương đối lớn để xác định lưu lượng xấp xỉ với yêu cầu để dập tắt ngọn lửa và sau đó dùng lưu lượng gần với lưu lượng tới hạn và tăng dần lưu lượng với lượng tăng nhỏ cho tới khi đạt được sự dập tắt ngọn lửa.
B.5.8. Xác định nồng độ dập tắt của chất chữa cháy phù hợp với B.7.
B.5.9. Trước khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo, tháo nhiên liệu ra khỏi chén nung, tháo hết cặn hoặc làm sạch muội than có trong chén nung.
B.5.10. Lặp lại các trình tự từ B.5.1 đến B.5.9 khi sử dụng lưu lượng không khí 20l/phút; 30l/phút; 40l/phút và 50l/phút.
B.5.11. Xác định miền giá trị cao trong biểu đồ nồng độ dập tắt/lưu lượng không khí (nghĩa là phạm vi của lưu lượng không khí mà vượt quá phạm vi này nồng độ dập tắt là cực đại và không phụ thuộc vào lưu lượng không khí) bằng cách vẽ biểu độ nồng độ chất dập tắt, như đã xác định trong B.5.8 đối với lưu lượng không khí.
Nếu không tìm được miền giá trị cao trong biểu đồ này, phải thực hiện thêm các phép đo theo B.5.10 khi dùng các lưu lượng không khí cao hơn 50l/phút.
B.5.12. Để chất lỏng cháy trong bình cung cấp nhiên liệu.
B.5.13. Đưa nhiên liệu vào chén nung, điều chỉnh tới mức chất lỏng trong khoảng từ 5mm đến 10mm so với đỉnh chén nung.
B.5.14. Vận hành bộ phận nung nóng chén nung để đưa nhiệt độ nhiên liệu tới 25±3oC hoặc nhiệt độ cao hơn điểm bốc cháy trong chén hở 5±3oC, chọn nhiệt độ nào cao hơn. Trong thời gian này, mức chất lỏng trong chén nung phải được điều chỉnh sao cho mức nhiên liệu ở bên trên khí cụ đo nhiệt độ nhiên liệu.
Chú thích: Nhiệt độ nhiên liệu được cho trong B.5.14 là nhiệt độ lúc bắt đầu thử nghiệm.
B.5.15. Điều chỉnh dòng không khí để đạt được lưu lượng ở trên miền giá trị cao được xác định theo B.5.11.
B.5.16. Đốt cháy nhiên liệu.
B.5.17. Cho phép nhiên liệu cháy trong khoảng thời gian từ 60 giây đến 120 giây, trước khi bắt đầu phun chất chữa cháy. Trong thời gian này, mức chất lỏng trong chén nung phải được điều chỉnh sao cho mức nhiên liệu cách đỉnh chén nung trong khoảng 1mm.
B.5.18. Bắt đầu cho dòng chất chữa cháy hoạt động. Tăng lưu lượng chất chữa cháy tới khi dập tắt được ngọn lửa và ghi lại lưu lượng chất chữa cháy và lưu lượng không khí lúc dập tắt được ngọn lửa.
Sự tăng lưu lượng chất chữa cháy sẽ dẫn đến việc tăng nồng độ chất chữa cháy không lớn hơn 2% so với giá trị trước đó. Các điều chỉnh về lưu lượng chất chữa cháy cần có khoảng thời gian chờ đợi ngắn (10 giây) để cho phép các tỷ lệ mới của chất chữa cháy và không khí trong đường ống phân phối tới được vị trí của chén nung. Trong thời gian này, mức chất lỏng phải được duy trì cách đỉnh chén nung khoảng 1mm.
Chú thích: Lúc bắt đầu vận hành, nên tăng lưu lượng chất chữa cháy ở mức tương đối lớn để xác định lưu lượng xấp xỉ với yêu cầu để dập tắt ngọn lửa và sau đó dùng lưu lượng gần với lưu lượng tới hạn và tăng dần lưu lượng với lượng tăng nhỏ cho tới khi đạt được sự dập tắt ngọn lửa.
B.5.19. Trước khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo, tháo nhiên liệu ra khỏi chén nung, tháo hết cặn hoặc làm sạch muội than có trong chén nung.
B.5.20. Lặp lại các trình tự từ B.5.1 đến B.5.9 cho 4 lần thử tiếp theo.
B.5.21. Xác định nồng độ dập tắt của chất chữa cháy cho trường hợp nhiên liệu được nung nóng theo đúng B7 bằng cách lấy trung bình của 5 lần thử.
B.5.22. Lặp lại các bước từ B.5.12 đến B.5.20 với nhiệt độ nhiên liệu thấp hơn điểm sôi của nhiên liệu là 5oC hoặc với nhiệt độ 200oC, chọn nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ nhiên liệu phải được giữ ở nhiệt độ quy định này trong suốt quá trình thử.
B.5.23. Xác định nồng độ dập tắt của chất chữa cháy cho trường hợp nhiên liệu được nung nóng theo đúng B.7 bằng cách lấy trung bình của 5 lần thử.
B.6. Quy trình đối với các khí cháy được
B.6.1. Chén nung được dùng với các nhiên liệu khí phải có phương tiện để đạt được dòng khí đồng đều ở đỉnh chén. Ví dụ, chén nung dùng cho nhiên liệu lỏng có thể được bao bọc bởi vật liệu chịu lửa.
B.6.2. Nhiên liệu khí phải từ một nguồn cung cấp có áp suất điều chỉnh được, có phương tiện điều chỉnh và đo lưu lượng khí đã được hiệu chuẩn.
B.6.3. Điều chỉnh lưu lượng không khí với 10l/phút.
B.6.4. Bắt đầu cho dòng nhiên liệu vào chén nung và điều chỉnh lưu lượng để đạt được tốc độ dòng khí thường là bằng tốc độ dòng khí đi qua chén. Nhiệt độ nhiên liệu phải là 25±10oC.
Chú thích: Tốc độ không khí đi qua chén đốt có thể được tính toán từ lưu lượng không khí và hiệu giữa mặt cắt ngang của ống khói và mặt cắt ngang của chén nung.
B.6.5. Đốt cháy nhiên liệu.
B.6.6. Cho phép nhiên liệu cháy trong khoảng thời gian 60 giây trước khi bắt đầu dòng chất chữa cháy.
B.6.7. Bắt đầu cho dòng chất chữa cháy hoạt động. Tăng lưu lượng chất chữa cháy tới khi dập tắt được ngọn lửa và ghi lại lưu lượng không khí, chất chữa cháy và lưu lượng nhiên liệu lúc dập tắt được ngọn lửa. Sự tăng lưu lượng chất chữa cháy sẽ dẫn đến việc tăng nồng độ chất chữa cháy không lớn hơn 3% so với giá trị trước đó. Các điều chỉnh về lưu lượng chất chữa cháy cần có khoảng thời gian chờ đợi ngắn (10 giây) để cho phép các tỷ lệ mới của chất chữa cháy và không khí trong đường ống phân phối tới được vị trí của chén nung.
Chú thích: Lúc bắt đầu vận hành, nên tăng lưu lượng chất chữa cháy ở mức tương đối lớn để xác định lưu lượng xấp xỉ với yêu cầu để dập tắt ngọn lửa và sau đó dùng lưu lượng gần với lưu lượng tới hạn và tăng dần lưu lượng với lượng tăng nhỏ cho tới khi đạt được sự dập tắt ngọn lửa.
B.6.8. Vào lúc dập tắt ngọn lửa, ngắt dòng khí cháy được.
B.6.9. Trước khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo, tháo hết cặn hoặc muội than, nếu có, ra khỏi chén nung.
B.6.10. Xác định nồng độ dập tắt của chất chữa cháy phù hợp với B.7.
B.6.11. Lặp lại các bước từ B.6.4 đến B.6.9 ở các lưu lượng không khí 20l/phút; 30l/phút; 40l/phút và 50l/phút.
B.6.12. Xác định miền giá trị cao trong biểu đồ nồng đột dập tắt/lưu lượng không khí (nghĩa là phạm vi của lưu lượng không khí mà vượt quá phạm vi này, nồng độ dập tắt là cực đại à không phụ thuộc vào lưu lượng không khí) bằng cách vẽ biểu đồ nồng độ dập tắt. như đã xác định trong B.6.10 đối với lưu lượng không khí.
Nếu không tìm được miền giá trị cao trong biểu đồ này, phải thực hiện thêm các phép đo theo B.5.11 khi dùng các lưu lượng không khí cao hơn 50l/phút.
B.6.13. Điều chỉnh lưu lượng không khí tới một giá trị ở miền giá trị cao trong biểu đồ nồng độ dập tắt/lưu lượng không khí.
B.6.14. Bắt đầu đưa nhiên liệu vào chén nung và điều chỉnh lưu lượng để đạt tới tốc độ của khí bằng tốc độ của không khí đi qua chén nung. Nhiệt độ nhiên liệu phải là 25±10oC.
B.6.15. Đốt cháy nhiên liệu
B.6.16. Cho phép nhiên liệu cháy trong khoảng thời gian 60 giây trước khi bắt đầu dòng chất có dòng chảy chất chữa cháy.
B.6.17. Bắt đầu cho dòng chất chữa cháy hoạt động. Tăng lưu lượng chất chữa cháy tới khi dập tắt được ngọn lửa và ghi lại lưu lượng không khí, chất chữa cháy và lưu lượng nhiên liệu lúc dập tắt được ngọn lửa. Sự tăng lưu lượng chất chữa cháy sẽ dẫn đến việc tăng nồng độ chất chữa cháy không lớn hơn 3% so với giá trị trước đó. Các điều chỉnh về lưu lượng chất chữa cháy cần có khoảng thời gian chờ đợi ngắn (10 giây) để cho phép các tỷ lệ mới của chất chữa cháy và không khí trong đường ống phân phối tới được vị trí của chén nung.
Chú thích: Lúc bắt đầu vận hành, nên tăng lưu lượng chất chữa cháy ở mức tương đối lớn để xác định lưu lượng xấp xỉ với yêu cầu để dập tắt ngọn lửa và sau đó dùng lưu lượng gần với lưu lượng tới hạn và tăng dần lưu lượng với lượng tăng nhỏ cho tới khi đạt được sự dập tắt ngọn lửa.
B.6.18. Vào lúc dập tắt ngọn lửa, ngắt dòng khí cháy được.
B.6.19. Trước khi tiến hành các thử nghiệm tiếp theo, tháo hết cặn hoặc muội than, nếu có, ra khỏi chén nung.
B.6.20. Xác định nồng độ dập tắt của chất chữa cháy phù hợp với B.7.
B.6.21. Lặp lại các bước từ B.6.13 đến B.6.20 cho 4 lần thử tiếp theo.
B.6.22. Xác định nồng độ dập tắt của chất chữa cháy cho trường hợp nhiên liệu được nung nóng theo đúng B.7 bằng cách lấy trung bình của 5 lần thử.
B.7. Nồng độ trung bình của chất chữa cháy
B.7.1. Phương pháp thường dùng
Phương pháp thường dùng để xác định nồng độ chất chữa cháy trong hỗn hợp chất chữa cháy cộng với không khí để dập tắt ngọn lửa là sử dụng một thiết bị phân tích khí được hiệu chuẩn đối với phạm vi nồng độ của hỗn hợp chất chữa cháy – không khí được đo. Thiết bị có khả năng lấy mẫu liên tục (ví dụ máy phân tích khi lắp ngay trên đường ống phân phối) hoặc có thể là loại phân tích các mẫu thử riêng biệt (ví dụ sắc kí khí). Kỹ thuật đo liên tục được ưa chuộng hơn.
Cách khác, nồng độ còn lại của oxy trong hỗn hợp không khí/chất chữa cháy trong ống khói phía bên dưới chén nung có thể được đo bằng một máy phân tích oxy liên tục. Giá trị nồng độ oxy chịu ảnh hưởng của nồng độ chất chữa cháy. Nồng độ chất chữa cháy lúc này được tính toán như sau:
Trong đó:
C là nồng độ chất chữa cháy, % thể tích;
O2 là nồng độ oxy của hỗn hợp không khí/chất chữa cháy trong ống khói, % thể tích;
O2(cc) là nồng độ oxy trong không khí được cung cấp, % thể tích.
B.7.2. Phương pháp tùy chọn
Nồng độ chất chữa cháy trong hỗn hợp chất chữa cháy cộng với không khí có thể được tính toán từ các lưu lượng đo được của chất chữa cháy và không khí. Khi dùng khí cụ đo lưu lượng theo khối lượng, lưu lượng cần được chuyển đổi thành lưu lượng thể tích như sau:
Trong đó
Vi là lưu lượng thể tích của khí i, l/phút;
mi là lưu lượng khối lượng của khí i, g/phút;
pi là tỷ trọng của khí i; g/l.
Nên chú ý sử dụng tỷ trọng hơi thực tế. Tỷ trọng hơi của nhiều chất hydro cacbon halogen hóa ở nhiệt độ và áp suất môi trường xung quanh có thể sai khác vài phần trăm so với tỷ trọng được tính toán theo định luật lý tưởng.
Ví dụ: Tỷ trọng của hơi HFC – 227 ea ở áp suất 101,3kPa và nhiệt độ 295oK cao hơn tỷ trọng được tính toán đối với khí lý tưởng xấp xỉ 2,4%. Ở áp suất 6,7kPa (6,6%), tuy nhiên, sự khác nhau giữa tỷ trọng hơi thực tế và tỷ trọng hơi được tính toán cho khí lý tưởng nhỏ hơn 0,2%.
Nên sử dụng các dữ liệu đã được công bố khi có thể. Có thể sử dụng các kỹ thuật đánh giá khi thiếu các dữ liệu đã được công bố. Nguồn các giá trị về tính chất vật lý đã sử dụng nên được ghi vào báo cáo thử nghiệm.
Nồng độ chất chữa cháy theo phần trăm thể tích được tính như sau:
Trong đó:
C là nồng độ chất chữa cháy, % thể tích;
Vkk là lưu lượng thể tích của không khí, l/phút;
Vcc là lưu lượng thể tích của chất chữa cháy, l/phút.
B.8. Báo cáo kết quả
Tối thiểu nên đưa các thông tin sau vào báo cáo kết quả:
a. Sơ đồ mạch của thiết bị, bao gồm cả kích thước và mô tả các vật liệu sử dụng;
b. Nguồn và sự phân tích của chất chữa cháy, nhiên liệu và không khí;
c. Đối với mỗi thử nghiệm, nhiệt độ nhiên liệu lúc bắt đầu thử, nhiệt độ nhiên liệu lúc dập tắt lửa và nhiệt độ của hỗn hợp không khí/chất chữa cháy lúc dập tắt lửa;
d. Lưu lượng chất chữa cháy, nhiên liệu khí và không khí; nếu sử dụng phương pháp B.7.1 thì nồng độ chất chữa cháy hoặc nồng độ oxy sẽ thay cho lưu lượng chất chữa cháy;
e. Phương pháp được sử dụng để xác định nồng độ dập tắt;
f. Nồng độ chất chữa cháy lúc dập tắt lửa đối với mỗi thử nghiệm;
g. Nồng độ dập tắt đối với nhiên liệu không được nung nóng và đối với nhiên liệu được nung nóng với nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sôi 5oC hoặc 200oC, chọn nhiệt độ thấp hơn;
h. Phân tích sai số đo;
i. Biểu đồ nồng độ dập tắt/lưu lượng không khí và nồng độ chất chữa cháy lúc dập tắt lửa đối với các thử nghiệm theo B.5.9 đến B.5.11 và B.6.10 đến B.6.12.
a) Chén nung và bình chứa nhiên liệu thử b) Các chi tiết của chén nung
1. Kích nâng chỉnh mức 5. Dây nung nóng ở giữa thành trong và ngoài
2. Lưu lượng kế kiểu phao 6. Ống nhiệt ngẫu
3. Không khí 7. Đầu nối của bộ nung
4. Chất chữa cháy
Hình B.1: Thiết bị chén nung
PHỤ LỤC C
(Quy định)
QUY TRÌNH THỬ DẬP TẮT ĐÁM CHÁY/PHỦ DIỆN TÍCH ĐÁM CHÁY CHO CÁC THIẾT BỊ CHỮA CHÁY ĐƯỢC THIẾT KẾ VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ
C.1. Yêu cầu
C.1.1. Hệ thống chữa cháy được thiết kế hoặc thiết kế sơ bộ phải hòa trộn và phân phối chất chữa cháy và phải làm tràn ngập toàn bộ một khu vực được bảo vệ kín khi được thử theo phương pháp thử này trong các giới hạn thiết kế tối đa và các hoạt động lắp đặt chặt chẽ nhất (xem C.1.2).
C.1.2. Khi được thử theo quy định trong C.5, C.6.2 và C.6.3, một hệ thống thiết bị chữa cháy phải dập được tắt cả các ngọn lửa nhìn thấy được trong 30 giây sau khi kết thúc việc phun chất chữa cháy. Khi được thử theo quy định trong C.6.1, một hệ thống thiết bị chữa cháy phải ngăn ngừa được sự cháy lại của cũi gỗ sau khoảng thời gian phủ chất chữa cháy 10 phút.
C.2. Kiểu thử
Các thử nghiệm được mô tả dưới đây quan tâm đến việc sử dụng và các giới hạn của hệ thống thiết bị chữa cháy về các yêu cầu sau:
a. Sự phủ diện tích đám cháy đối với mỗi kiểu đầu phun;
b. Phạm vi nhiệt độ làm việc của hệ thống;
c. Vị trí của các đầu phun trong khu vực được bảo vệ, đầu phun được dùng trong các thử nghiệm này không được phun chất chữa cháy trực tiếp vào đám cháy thử;
d. Chiều dài lớn nhất và cỡ kích thước đường ống, và số lượng các phụ tùng đường ống cho mỗi đầu phun, hoặc áp suất nhỏ nhất của đầu phun;
e. Thời gian phun lớn nhất;
f. Tỷ trọng nạp lớn nhất; và:
g. Nồng độ dập tắt đối với các nhiên liệu đặc biệt. Các thử nghiệm được tiến hành cho trong Bảng C.1.
Bảng C.1. Các thử nghiệm được tiến hành
Đối tượng thử
Kích thước cấu kiện bao che
Đám cháy thử
Điều
Độ cao nhỏ nhất của đầu phun/diện tích lớn nhất
Thích hợp với đầu phun
Các can chứa heptan thử
C.5
Chiều cao lớn nhất của đầu phun/nồng độ dập tắt
≥100m3
Không có cạnh nào nhỏ hơn 4m. Chiều cao thích hợp với đầu phun (không nhỏ hơn 3.5m)
a. Cũi gỗ
b. Khay chứa heptan
c. Can chứa heptan thử
Chú thich: Tất cả các thử nghiệm nên được tiến hành với cùng một kiểu và loại đầu phun.
C.3. Hệ thống chữa cháy
C.3.1. Hệ thống chữa cháy phải được lắp đặt như sau:
a. Hệ thống thiết bị chữa cháy phải được thiết kế sơ bộ sử dụng các giới hạn lớn nhất của đường ống về số lượng các phụ tùng đường ống và chiều dài đường ống tới các đầu phun và hình dạng của đầu phun như đã quy định trong thiết kế và hoạt động lắp đặt của nhà sản xuất.
b. Hệ thống thiết bị chữa cháy được thiết kế, sử dụng một thiết bị đường ống dẫn áp suất thiết kế nhỏ nhất của đầu phun ở 20±2oC.
C.3.2. Trừ các thử nghiệm dập tắt đối với các khay chứa heptan và cũi gỗ, các bình chứa chất chữa cháy phải được điều hòa tới nhiệt độ làm việc nhỏ nhất được quy định trong hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
C.3.3. Đối với các thử nghiệm dập tắt khay chứa heptan và cũi gỗ, các bình chứa chất chữa cháy được ổn nhiệt ở 20±2oC trong thời gian tối thiểu là 16h trước khi tiến hành thử nghiệm. Trong các thử nghiệm này, năng lượng phun từ các vòi phun không được thúc đẩy sự phát triển của đám cháy.
C.3.4. Hệ thống chữa cháy phải được bố trí và xác định kích thước có liên quan đến các yêu cầu sau:
a. Đối với các chất chữa cháy hóa lỏng, thời gian phun của pha khí trước lỏng cộng với dòng hai pha phải từ 8 đến 10 giây.
b. Đối với các chất chữa cháy không hóa lỏng, thời gian phun phải từ 50 đến 60 giây.
C.4. Nồng độ dập tắt
C.4.1. Nồng độ dập tắt cho mỗi thử nghiệm phải là 76,92% (nghĩa là 100 chia cho hệ số an toàn, ở đây hệ số an toàn là 1,3) của nồng độ thiết kế cho sử dụng được quy định trong thiết kế và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất ở nhiệt độ môi trường xấp xỉ 20oC bên trong cấu kiện bao che. Nồng độ bên trong cấu kiện bao che đối với tất cả các chất chữa cháy phải được tính toán khi sử dụng phương trình (1) và (2) trong 7.6. Nếu có sự rò rỉ đáng kể của cấu kiện bao che thử thì công thức dùng để xác định nồng độ chất chữa cháy của cấu kiện bao che thử có thể được sửa đổi do lượng rò rỉ đo được.
C.4.2. Thử phun nguội khu dùng cùng một lượng chất chữa cháy phải được tiến hành để kiểm tra nồng độ thực của chất chữa cháy.
C.5. Thử độ cao nhỏ nhất của đầu phun/diện tích phủ lớn nhất
C.5.1. Thiết bị thử
C.5.1.1. Cấu trúc
Thiết bị thử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a. Diện tích (a×b) và độ cao (H) của cấu kiện bao che (xem Hình C.1) phải phù hợp với sự phủ (quét) diện tích lớn nhất của đầu phun và độ cao nhỏ nhất của đầu phun do nhà sản xuất quy định;
b. Phải được làm bằng vật liệu thích hợp, nếu là gỗ dán thì phải có chiều dày tối thiểu là 9,5mm;
c. Phải được trang bị phương tiện để giảm áp suất;
d. Phải có các lỗ có thể đóng kín được ngay trên các can thử để cho phép thông gió trước khi cho hệ thống hoạt động.
e. Phải lắp đặt vách ngăn giữa sàn (a, b) và trần. Ở trung điểm của khoảng cách giữa vị trí đầu phun và các vách của cấu kiện bao che. Vách ngăn phải vuông góc với hướng phun của các đầu phun và phải bằng 20% chiều dài hoặc chiều rộng của cấu kiện bao che, chọn kích thước nào thích hợp với vị trí đầu phun.
1. Hộp thử 3. Vách ngăn
2. Vòi phun 4. Lỗ có thể đóng kín
H là độ cao nhỏ nhất của đầu phun do nhà sản xuất quy định cho đầu phun
a × b là diện tích (quét) lớn nhất của đầu phun đối với một đầu phun đơn
Hình C.1: Ví dụ về sự bố trí thử nghiệm độ cao nhỏ nhất của đầu phun/diện tích lớn nhất
C.5.1.2. Sự trang bị dụng cụ đo kiểm
C.5.1.2.1. Nồng độ oxy
Mức oxy phải được đo bằng máy phân tích oxy đã hiệu chuẩn có khả năng đo oxy theo phần trăm tối thiểu là 0,1%. Dụng cụ cảm biến phải có khả năng giám sát liên tục và ghi lại nồng độ oxy bên trong cấu kiện bao che trong suốt quá trình thử. Tối thiểu phải bố trí ba cảm biến bên trong cấu kiện bao che (xem Hình C.2 và C.3).
Ba cảm biến phải được bố trí cách tâm của phòng thử từ 850mm đến 1250mm theo phương nằm ngang và ở các độ cao so với mặt sàn như sau: 0,1H; 0,5H và 0,9H (H là chiều cao của tường bao).
C.5.1.2.2. Nồng độ cacbon dioxit và khí chữa cháy
Ngoài nồng độ oxy, cũng nên giám sát nồng độ CO2 và nồng độ khí chữa cháy (dập tắt). Độ chính xác của các dụng cụ đo không được bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm đám cháy.
C.5.1.2.3. Áp suất của đầu phun
Áp suất của đầu phun trong quá trình phun của hệ thống chữa cháy phải được ghi lại.
C.5.1.2.4. Nhiệt độ bên trong cấu kiện bao che
Tối thiểu phải ghi lại nhiệt độ ở vị trí cách tâm phòng thử từ 850mm đến 1250mm theo phương nằm ngang và ở các độ cao so với mặt sàn như sau: 0,1H; 0,5H và 0,9H (H là chiều cao của tường bao). Nên sử dụng nhiệt ngẫu kiểu K (Ni – CrNi) có đường kín 1mm.
Nên quan sát quá trình dập tắt đám cháy bằng máy quay camera hồng ngoại.
C.5.1.2.5. Nhiệt độ ở gần đầu phun
Đối với các chất chữa cháy hóa lỏng, nhiệt độ ở phía trước cách đầu phun từ 10mm đến 30mm bên trong đầu phun phải được ghi thêm vào.
Kích thước tính bằng milimét
Hình C.2: Hình chiếu trên mặt bằng về bố trí dụng cụ đocho thí nghiệm độ cao nhỏ nhất của đầu phun/diện tích phủ nhỏ nhất
Các điểm đo
M1 ghi nồng độ oxy
M2 ghi nồng độ oxy và nhiệt độ
M3 ghi nồng độ oxy
Hình C.3: Hình chiếu cạnh về bố trí dụng cụ đocho thí nghiệm độ cao nhỏ nhất của đầu phun/diện tích phủ nhỏ nhất
C.5.2. Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu
C.5.2.1. Can thử
Các can thử phải là hình trụ tròn có đường kính từ 766,2mm đến 88,9mm và chiều cao tối thiểu là 100mm. C.5.2.2. Heptan
Heptan phải là loại thương phẩm, có các đặc tính sau:
a. Chưng cất
1) Điểm bắt đầu sôi 90oC;
2) 50% 93oC;
3) Điểm khô 96,5oC;
b. Trọng lượng riêng (15,6oC/15,6oC) 0,719
c. Áp suất hơi Reid 2,0psi
d. Chỉ số octan nghiên cứu 60
e. Chỉ số octan môtơ 50
C.5.2.3. Hình dạng và bố trí đám cháy
C.5.2.3.1. Các can thử có thể chứa heptan hoặc heptan và nước. Nếu các can thử chứa heptan và nước, heptan phải có chiều sâu tối thiểu là 50mm. Mức heptan trong các can thử tối thiểu phải cách nắp can 50mm.
C.5.2.3.2. Các can thử phải được lắp đặt trong phạm vi 50mm ở các góc của cấu kiện bao che thử, ngay phía sau vách ngăn (xem C.5.1.1) và được bố trí theo phương thẳng đứng cách đỉnh hoặc đáy cấu kiện bao che khoảng 300mm nếu cấu kiện bao che cho phép như vậy.
C.5.3. Quy trình thử
C.5.3.1. Trước khi bắt đầu thử nghiệm, phải phân tích thành phần của khí chữa cháy.
C.5.3.2. Các can thử chứa đầy heptan phải được đốt cháy và cho phép cháy trong 30 giây với các lỗ thông hơi có thể đóng kín được ở phía trên đỉnh can thử ở vị trí tự mở.
C.5.3.3. Sau 30 giây, tất cả các lỗ thông hơi phải được đóng kín và hệ thống chữa cháy phải được vận hành bằng tay. Tại lúc vận hành hệ thống, lượng oxy bên trong cấu kiện bao che không được lớn hơn nồng độ bình thưởng của oxy trong khí quyển trừ đi 0,5%. Trong quá trình thử, nồng độ oxy không được thay đổi lớn hơn 1,5% do các sản phẩm của đám cháy. Sự thay đổi này phải được xác định bằng cách so sánh nồng độ oxy tính toán từ nồng độ chất chữa cháy với nồng độ oxy đo được.
C.6. Thử nghiệm độ phủ ở độ cao lớn nhất của đầu phun
C.6.1. Thử cũi gỗ
C.6.1.1. Thiết bị thử
C.6.1.1.1. Cấu trúc
Cấu kiện bao che phải đáp ứng yêu cầu sau:
a. Cấu kiện bao che thử phải có thể tích nhỏ nhất là 100m3. Chiều cao tối thiểu phải là 3,5m. Các kích thước của sàn tối thiểu là: chiều rộng 4m, chiều dài 4m.
b. Cấu kiện bao che thử phải có chiều cao trần lớn nhất như quy định trong hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.
c. Phải có kết cấu gỗ dán ở bên trong hoặc bên ngoài, chiều dày nhỏ nhất 9,5mm, hoặc vật liệu tương đương.
d. Phải được trang bị phương tiện để giảm áp suất.
C.6.1.1.2. Trang bị dụng cụ đo kiểm
C.6.1.1.2.1. Nồng độ oxy
Nồng độ oxy phải được đo bằng máy phân tích oxy đã hiệu chuẩn có khả năng đo oxy theo phần trăm tới mức tối thiểu là 0,1%. Dụng cụ cảm biến phải có khả năng giám sát liên tục và ghi lại nồng độ oxy bên trong cấu kiện bao che trong suốt quá trình thử. Tối thiểu phải bố trí ba cảm biến bên trong cấu kiện bao che (xem các hình C.4 và C.5).
Một cảm biến phải được bố trí ở chiều cao tương đương với đỉnh của vật thử tính từ sàn và cách vật thử thừ 0,6 đến 1m. Hai cảm biến kia phải được bố trí ở độ cao 0,1H và 0,9H (H là chiều cao của cấu kiện bao che) (xem các hình C.4 và C.5).
C.6.1.1.2.2. Các nồng độ cacbon dioxit và khí chữa cháy
Ngoài các nồng độ oxy, cũng nên giám sát nồng độ CO2 và nồng độ khí chữa cháy. Độ chính xác của các dụng cụ đo không được bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm cháy.
C.6.1.1.2.3. Áp suất của đầu phun
Áp suất của đầu phun trong quá trình phun của hệ thống chữa cháy phải được ghi lại.
C.6.1.1.2.4. Nhiệt độ bên trong cấu kiện bao che
Hai cảm biến nhiệt độ phải được bố trí theo chiều cao phòng thử, một cách đỉnh của vật thử 100m, một cách sàn 0,9H (H là chiều cao phòng thử) và cảm biến thứ bai được bố trí ở chiều cao tương đương với đỉnh của vật thử; theo chiều nằm ngang, các cảm biến nhiệt độ phải được bố trí cách vật thử từ 0,6 đến 1m (xem các hình C.4 và C.5).
Nếu sử dụng nhiệt ngẫu kiểu K (Ni – CrNi) có đường kính 1mm, nên quan sát quá trình dập tắt đám cháy bằng máy quay camera hồng ngoại. C.6.1.1.2.5. Nhiệt độ ở gần đầu phun
Đối với các chất chữa cháy hóa lỏng, nồng độ bên trong đầu phun và ở phía trước, cách đầu phun từ 10mm đến 30mm phải được ghi thêm vào.
Hình C.4: Hình chiếu trên mặt bằng về bố trí dụng cụ đo cho thử nghiệm nồng độ dập tắt ở độ cao lớn nhất của đầu phun
Chỉ dẫn
1- Vật thử
Các điểm đo
M1 ghi nồng độ oxy
M2 ghi nồng độ oxy và nhiệt độ
M3 ghi nồng độ oxy
M4 ghi nhiệt độ
M5 ghi nhiệt độ
Hình C.5: Hình chiếu cạnh về bố trí dụng cụ đo cho thử nghiệm nồng độ dập tắt ở độ cao lớn nhất của đầu phun
C.6.1.2. Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu
C.6.1.2.1. Nhiên liệu đốt cháy cũi
Đốt cháy cũi bằng cách đốt cháy heptan loại thương phẩm (được quy định trong C.5.2.2) trên một lớp nước 12,5l trong một khay vuông bằng thép diện tích 0,25m2, chiều cao không nhỏ hơn 100mm và chiều dày thành 6mm (được quy định trong C.6.2.2.2).
C.6.1.2.2. Hình dạng và sự bố trí đám cháy
C.6.1.2.2.1. Cũi gỗ phải bao gồm 4 lớp, mỗi lớp có sáu thanh gỗ vân sam có kích thước 40mm×450mm, độ ẩm từ 9% đến 13%. Các thanh gỗ giữa hai lớp liên tiếp được xếp đặt để tạo thành với nhau các góc vuông. Các thanh gỗ trong mỗi lớp được đặt cách đều nhau và các thanh ngoài cùng tạo thành hình vuông có cạnh là chiều dài của thanh gỗ. Đóng đinh hoặc đinh kẹp các thanh gỗ với nhau để tạo thành các mặt ngoài của cũi.
C.6.1.2.2.2. Cũi được đốt cháy trước bên ngoài cấu kiện bao che trên một giá đỡ cũi ở phía trên cách khay chứa nhiên liệu đốt cháy 300mm. Sau thời gian đốt cháy trước, cũi phải được di chuyển vào bên trong cấu kiện bao che và được bố trí trên giá đỡ cũi, cách sàn 600mm và ở trung tâm phía bên trong cấu kiện bao che.
C.6.1.3. Quy trình thử
C.6.1.3.1. Vận hành
C.6.1.3.1.1. Trước khi bắt đầu các thử nghiệm, phải phân tích thành phần của khí chữa cháy.
C.6.1.3.1.2. Đặt cũi với đáy cũi ở giữa, phía trên và cách đỉnh khay đốt khoảng 300mm trên một giá thử có kết cấu sao cho đáy cũi được phơi ra môi trường không khí. Việc đốt cháy trước phải được thực hiện ở bên ngoài cấu kiện bao che, nếu có thể, ở trong một phòng đủ rộng (tối thiểu phải bằng 5 lần thể tích của cấu kiện bao che thử). Trong bất kỳ trường hợp nào, việc đốt cháy trước cũng không được bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như mưa, gió, nắng v.v... Tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần đám cháy phải là 3m/s. Nếu cần có thể sử dụng phương tiện thích hợp để chắn gió. Ghi lại các điều kiện về thời tiết bao gồm vị trí đốt cháy trước, nhiệt độ không khí, độ ẩm và tốc độ gió.
C.6.1.3.1.3. Đốt cháy heptan và cho phép cũi cháy tự do. 1,5l heptan sẽ cho thời gian cháy xấp xỉ 3 phút. Sau khi heptan cháy hết, cũi phải được phép cháy tự do trong thời gian bổ sung thêm 3 phút và tổng thời gian đốt cháy trước bên ngoài cấu kiện bao che là 6 phút (±10 giây).
C.6.1.3.1.4. Ngay trước khi kết thúc giai đoạn đốt cháy trước, di chuyển cũi vào bên trong cấu kiện bao che thử và đặt cũi trên một giá đỡ sao cho đáy cũi ở bên trên và cách sàn 600mm. Bịt kín cấu kiện bao che và vận hành hệ thống chữa cháy. Thời gian cần cho định vị cũi đang cháy bên trong cấu kiện bao che và vận hành phun hệ thống chữa cháy không được vượt quá 15 giây.
C.6.1.3.1.5. Lúc vận hành hệ thống chữa cháy, lượng oxy bên trong cấu kiện bao che ở độ cao của cũi không được lớn hơn nồng độ bình thường của oxy trong khí quyển trừ đi 0,5%. Trong quá trình thử, nồng độ oxy không được thay đổi lớn hơn 1,5% do ảnh hưởng của các sản phẩm đám cháy. Sự thay đổi này phải được xác định bằng cách so sánh nồng độ oxy tính toán từ nồng độ chất chữa cháy với nồng độ oxy đo được.
C.6.1.3.1.6. Sau khi kết thúc việc phun của hệ thống chữa cháy, cấu kiện bao che phải được giữ ở trạn thái bịt kín trong suốt thời gian 10 phút. Sau thời gian 10 phút trì chất chữa cháy, di chuyển cũi ra khỏi cấu kiện bao che và quan sát để xác định dấu hiệu của sự cháy lại và xác định rằng nhiên liệu đủ để duy trì sự đốt cháy. Phải ghi lại các yêu cầu sau:
a. Sự hiện diện và vị trí của than hồng;
b. Than hồng hoặc cũi có cháy lại hay không; và:
c. Khối lượng của cũi sau khi thử.
C.6.1.3.1.7. Nếu cần thiết, bổ sung thêm nồng độ chất chữa cháy và lặp lại chương trình thử nghiệm tới khi đạt được ba lần liên tiếp dập tắt đám cháy thành công.
C.6.1.3.2. Ghi các kết quả
Sau giai đoạn đốt cháy trước theo yêu cầu, ghi lại các dữ liệu sau cho mỗi thử nghiệm:
a. Thời gian phun của chất chữa cháy được tính toán, nghĩa là thời gian cần thiết để đạt tới 95% nồng độ chất chữa cháy trong phòng thí nghiệm, tính bằng giây;
b. Thời gian xả có hiệu quả, nghĩa là, đối với các chất chữa cháy hóa lỏng là thời gian của pha khí trước lỏng cộng với thời gian của dòng hai pha; đối với các chất chữa cháy không hóa lỏng là thời gian từ lúc mở van bình chứa tới khi ngừng phun;
c. Thời gian yêu cầu để kiểm soát đám cháy hoặc để đạt được sự dập tắt, tính bằng giây.
d. Tổng khối lượng chất chữa cháy được phun vào bên trong cấu kiện bao che thử;
e. Thời gian ngâm chất chữa cháy (thời gian từ lúc kết thúc việc phun của hệ thống chữa cháy tới khi mở cấu kiện bao che thử);
f. Profin nhiệt độ của cũi gỗ khi ưu tiên sử dụng máy quay camera hồng ngoại.
C.6.1.3.3. Xác định nồng độ thiết kế của chất chữa cháy
Nồng độ chất chữa cháy thí nghiệm là nồng độ đạt được khi dập tắt hoàn toàn đám cháy với ba lần thử liên tiếp. Nồng độ thiết kế là nồng độ thí nghiệm nhân với một hệ số an toàn thích hợp.
C.6.2. Khay chứa heptan thử
C.6.2.1. Thiết bị thử
C.6.2.1.1. Cấu trúc
Cấu trúc của cấu kiện bao che phải theo quy định trong C.6.1.1.1.
C.6.2.1.2. Sự trang bị dụng cụ đo kiểm
Sự trang bị dụng cụ đo kiểm cho cấu kiện bao che phải theo quy định trong C.6.1.1.2.
C.6.2.2. Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu
C.6.2.2.1. Heptan
Heptan phải là loại heptan thương phẩm như quy định trong C.5.2.2.
C.6.2.2.2. Hình dạng và bố chí đám cháy
Đám cháy phải ở trong một khay thép vuông có diện tích đáy 0,25m2, chiều cao 200mm và chiều dày thành 6mm. Khay thử phải chứa được mức heptan ở độ cao 50mm và mức heptan cách (nắp) khay 50mm, nghĩa là phải chứa được 12,5l heptan. Khay thép phải được bố trí ở trung tâm của cấu kiện bao che thử với đáy khay ở phía trên và cách sàn cấu kiện bao che thử 600mm.
C.6.2.3. Quy trình thử
C.6.2.3.1. Vận hành
Trước khi bắt đầu các thử nghiệm phải phân tích thành phần của khí chữa cháy.
Đốt cháy heptan và cho phép heptan cháy trong 30 giây. Sau 30 giây, tất cả các lỗ thông hơi phải được đóng kín và hệ thống chữa cháy phải được vận hành bằng tay. Tại lúc vận hành hệ thống, lượng oxy bên trong cấu kiện bao che không được lớn hơn nồng độ bình thưởng của oxy trong khí quyển trừ đi 0,5%. Trong quá trình thử, nồng độ oxy không được thay đổi lớn hơn 1,5% do các sản phẩm của đám cháy. Sự thay đổi này phải được xác định bằng cách so sánh nồng độ oxy tính toán từ nồng độ chất chữa cháy với nồng độ oxy đo được.
C.6.2.3.2. Ghi lại các kết quả
Các kết quả phải được ghi lại theo quy định trong C.6.1.3.2, trừ các điều e và f. C.6.2.3. Xác định nồng độ thiết kế của chất chữa cháy
Xác định nồng độ thiết kế của chất chữa cháy phải theo quy định trong C.6.1.3.3.
C.6.3. Can chứa heptan thử
C.6.3.1. Thiết bị thử
C.6.3.1.1. Cấu trúc
Cấu trúc của cấu kiện bao cheo phải theo quy định trong C.6.1.1.1.
C.6.3.1.2. Sự trang bị dụng cụ đo kiểm
Sự trang bị dụng cụ đo kiểm của cấu kiện bao che phải theo quy định trong C.6.1.1.2.
C.6.3.2. Đặc tính kỹ thuật của nhiên liệu
C.6.3.2.1. Heptan
Heptan phải là loại heptan thương phẩm như quy định trong C.5.2.2.
C.6.3.2.2. Cấu trúc và sự bố trí đám cháy
Đặc tính kỹ thuật của các bình thử được quy định trong C.5.2.1. Các yêu cầu về đổ đầy bình thử và bố trí bình thử bên trong cấu kiện bao che được quy định trong C.5.2.3.
C.6.3.3. Quy trình thử
C.6.3.3.1. Vận hành
Trước khi bắt đầu các thử nghiệm phải phân tích thành phần của khí chữa cháy.
Đốt cháy heptan và cho phép heptan cháy trong 30 giây. Sau 30 giây, tất cả các lỗ thông hơi phải được đóng kín và hệ thống chữa cháy phải được vận hành bằng tay. Tại lúc vận hành hệ thống, lượng oxy bên trong cấu kiện bao che không được lớn hơn nồng độ bình thưởng của oxy trong khí quyển trừ đi 0,5%. Trong quá trình thử, nồng độ oxy không được thay đổi lớn hơn 1,5% do các sản phẩm của đám cháy. Sự thay đổi này phải được xác định bằng cách so sánh nồng độ oxy tính toán từ nồng độ chất chữa cháy với nồng độ oxy đo được.
C.6.3.3.2. Ghi lại các kết quả
Các kết quả phải được ghi lại theo quy định trong C.6.1.3.2, trừ các điều e và f.
C.6.3.4. Yêu cầu của thử nghiệm
Nồng độ chất chữa cháy thí nghiệm là nồng độ đạt được khi dập tắt hoàn toàn đám cháy (tất cả các can thử được dập tắt trong 30 giây sau khi kết thúc phun chất chữa cháy) với ba lần thử liên tiếp. Nồng độ thiết kế là nồng độ thí nghiệm nhân với một hệ số an toàn thích hợp.
PHỤ LỤC D
(Quy định)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NỒNG ĐỘ TRƠ CỦA HƠI DẬP TẮT ĐÁM CHÁY
D.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này quy định phương pháp xác định nồng độ trơ hoặc nồng độ ức chế của chất chữa cháy dựa trên các số liệu của biểu đồ khả năng cháy của hệ thống ba yếu tố (nhiên liệu, chất chữa cháy, không khí).
D.2. Nguyên lý
Hỗn hợp nhiên liệu/chất chữa cháy/không khí ở áp suất 1at (1bar hoặc 14,7psi) được đốt cháy bằng tia lửa hồ quang và đo sự tăng lên của áp suất.
D.3. Thiết bị
D.3.1. Bình thử hình cầu có dung tích 7,9±0,25l, với đường dẫn khí vào lỗ thông hơi, nhiệt ngẫu và bộ chuyển đổi áp suất theo quy định trên Hình D.1.
D.3.2. Bộ đánh lửa có điện trở thông thường là 1Ω, bao gồm 4 thanh graphit (chì của bút chì H) được giữ với nhau bằng hai dây buộc dẫn điện ở một đầu mút, khe hở giữa hai dây buộc xấp xỉ 3mm.
D.3.3. Các tụ điện gồm 2 chiếc 525mF, 450V được mắc nối tiếp với bộ đánh lửa.
D.3.4. Quạt hòa trộn trong thích hợp để chịu được nhiệt độ và sự quá áp của một vụ nổ.
D.4. Quy trình
D.4.1. Bình hình cầu và các bộ phận nên để ở nhiệt độ bình thường trong phòng (22±3oC). Ghi lại bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ nào ngoài phạm vi này.
D.4.2. Nối bộ chuyển đổi áp suất với một khí cụ ghi để đo độ tăng áp suất trong bình thử tới giá trị xấp xỉ 70Pa.
D.4.3. Tạo chân không cho bình thử
D.4.4. Tiếp nhận chất chữa cháy đến nồng độ quy định bằng phương pháp áp suất riêng và nếu là chất lỏng, cho phép có thời gian bay hơi.
D.4.5. Tiếp nhận hơi nhiên liệu và không khí (độ ẩm tương đối 50±5%) tới nồng độ yêu cầu bằng phương pháp áp suất riêng phần tới khi áp suất trong bình là 1at (1bar hoặc 14,7psi).
D.4.6. Bật quạt và cho phép hòa trộn trong 1 phút. Tắt quạt và đợi 1 phút để hỗn hợp đạt tới điều kiện yên tĩnh.
D.4.7. Nạp các tụ điện để có điện thế từ 720V đến 740V (một chiều) và tạo ra năng lượng dự trữ từ 68J đến 70J.
D.4.8. Đóng công tắc và phóng điện các tụ điện
Chú thích: Tụ điện phóng dòng điện dẫn đến sự ion hóa bề mặt thanh graphit tạo ra tia lửa phóng qua khe hở phóng điện.
D.4.9. Đo và ghi lại độ tăng áp, nếu có.
D.4.10. Làm sạch bên trong bình thử bằng nước cất và khăn lau vải để tránh tại thành cặn.
D.4.11. Giữ lại tỷ lệ nhiên liệu/không khí và lặp lại thử nghiệm khi dùng các lượng chất chữa cháy khác nhau tới khi đạt được điều kiện tăng áp suất bằng 0,07 lần áp suất ban đầu.
Chú thích: Định nghĩa về ranh giới dễ cháy được hiểu là sự hợp thành tạo ra độ tăng áp suất 0,07 lần áp suất ban đầu hoặc 1psi khi áp suất ban đầu là 1at (1bar hoặc 14,7psi).
D.4.12. Lặp lại thử nghiệm khi làm thay đổi tỷ lệ nhiên liệu/không khí và nồng độ chất chữa cháy để tạo ra nồng độ hơi chất chữa cháy cao nhất cần thiết để làm trơ hỗn hợp.
D.5. Nồng độ trơ
Nồng độ trơ là nồng độ được tạo ra trong các bước D.4.12.
1- Lỗ có vách ngăn
2- Lỗ dẫn khí vào
3- Bình thử, 7,9l
4- Bộ đánh lửa
5- Lỗ thông hơi
6- Chân không
7- Áp kế
8- Khoang thử
Hình D.1: Thiết bị làm trơ
PHỤ LỤC E
(Quy định)
THỬ QUẠT Ở CỬA ĐỂ XÁC ĐỊNH THỜI GIAN DUY TRÌ NHỎ NHẤT
E.1. Phạm vi áp dụng
Phụ lục này bao hàm các thông tin để xác minh sự nguyên vẹn của các phòng và cấu kiện bao che để duy trì nồng độ chất chữa cháy trong khoảng thời gian thích hợp. Phụ lục bao gồm các nội dung chi tiết của các phương pháp thử.
E.2. Thử để xác định thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán trước
E.2.1. Thử nguyên lý
Bố trí tạm thời một quạt tại cửa vào để tăng giảm áp suất của khu vực bảo vệ. Thực hiện một loạt các phép đo áp suất và lưu lượng không khí và từ đó xác lập các đặc tính rò rỉ của cấu kiện bao che.
Thời gian duy trì dự đoán trước được tính toán khi sử dụng các đặc tính rò rỉ này dựa trên các giả thiết sau:
a. Sự rò rỉ xảy ra trong các điều kiện xấu nhất, nghĩa là khi một nửa diện tích rò rỉ thực là ở chiều cao lớn nhất của cấu kiện bao che biểu thị sự rò rỉ bên trong của không khí, và nửa kia (diện tích rò rỉ ở dưới thấp) của tổng diện tích rò rỉ bên ngoài của chất chữa cháy/không khí.
b. Tất cả dòng rò rỉ là theo 1 chiều, nghĩa là bỏ qua các phương trình dòng chảy.
c. Dòng chảy đi qua một diện tích riêng nào đó là đi vào hoặc đi ra khỏi cấu kiện bao che và đi vào hoặc đi ra từ một không gian rộng vô hạn.
d. Hệ thống thử ở chiều cao của mực nước biển, ở nhiệt độ 20oC và áp suất khí quyển 1013bar tuyệt đối.
E.2.2. Thiết bị
E.2.2.1. Thiết bị quạt bao gồm một khung sẽ được lắp vào trong cấu kiện bao che và bịt kín cửa vào cấu kiện bao che, một hoặc nhiều quạt có tốc độ thảy đổi được, với các quạt có lưu lượng thấp phải có khả năng tạo ra độ chênh áp không nhỏ hơn 25Pa đi qua ranh giới của cấu kiện bao che.
E.2.2.2. Hai dụng cụ đo áp suất, một đo độ chênh áp của cấu kiện bao che và một đo áp suất của dòng khí quạt.
E.2.2.3. Đường ống mềm, để nối các dụng cụ đo áp suất.
E.2.2.4. Thiết bị phát khói than chì và/hoặc khói bằng phương pháp hóa học.
E.2.2.5. Hai nhiệt kế để đo nhiệt độ môi trường.
E.2.2.6. Các tín hiệu “KHÔNG ĐƯỢC MỞ - ĐANG THỬ ÁP SUẤT” và “KHÔNG ĐƯỢC ĐÓNG KÍN – ĐANG THỬ ÁP SUẤT”.
Chú thích: Có thể cần đến các trang bị bổ sung như thước dây, mỏ hàn, thang, dụng cụ để tháo sàn và ngói trần, máy tính hoặc các thiết bị tính toán khác.
E.2.3. Hiệu chuẩn thiết bị
E.2.3.1. Thiết bị quạt
Hiệu chuẩn thiết bị quạt ở các khoảng thời gian và theo phương pháp do nhà sản xuất đề nghị. Lưu giữ các ghi chép và khi thích thích hợp, cần lưu trữ các giấy chứng nhận hiệu chuẩn. Sử dụng lưu lượng kế có độ chính xác tới ±5% và dụng cụ đo áp suất có độ chính xác tới ±1Pa. E.2.3.2. Dụng cụ đo áp suất
Các dụng cụ đo áp suất phải được hiệu chuẩn không vượt quá 12 tháng trước khi thử. Lưu giữ các ghi chép và khi thích thích hợp, cần lưu trữ các giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
Nếu sử dụng áp kế nghiên, phải thay chất lỏng không quá 3 tháng trước khi thử. Điều chỉnh cho ngang bằng và điều chỉnh điểm không có các áp kế nghiêng trước mỗi thử nghiệm.
E.2.4. Chuẩn bị ban đầu
E.2.4.1. Nhận bản mô tả thiết bị xử lý không khí và các hệ thống tách chiết chất chữa cháy trong các cấu kiện bao che từ người sử dụng.
E.2.4.2. Kiểm tra các yêu cầu sau:
a. Các sân nâng và khoảng không gian của trần giả;
b. Các rò rỉ nhìn thấy rõ trong cấu kiện bao che;
c. Các đường quay ra ở bên ngoài cấu kiện bao che giữa tất cả các chỗ rò rỉ và thiết bị quạt.
d. Các hoạt động trái ngược lại ở trong và xung quanh cấu kiện bao che.
E.2.4.3. Cung cấp các thông tin sau cho người sử dụng
a. Bản mô tả thử nghiệm;
b. Thời gian để hoàn thành thử nghiệm;
c. Cần có sự trợ giúp gì từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân của người sử dụng;
d. Thông tin về việc làm náo động hoặc xáo trộn cho các tòa nhà hoặc các công việc phục vụ tòa nhà trong quá trình thử nghiệm (ví dụ: tháo sàn nhà hoặc ngói trần, ngắt (tắt) các hệ thống xử lý không khí, giữ cho các cửa mở và/hoặc đóng).
E.2.5. Đánh giá cấu kiện bao che
Nhận hoặc chuẩn bị bản thiết kế phác thảo chỉ rõ các thành vách cấu kiện bao che, vị trí của cửa ra vào và các cửa khác để lưu thông không khí trong quá trình thử, vị trí của các ống dẫn thâm nhập vào cấu kiện bao che và các van trong đường ống dẫn. Chỉ ra tình trạng (nghĩa là được mở hoặc đóng khi hệ thống chữa cháy được phun) của mỗi cửa ra vào, cửa sập và van và cửa vào nào được sử dụng cho thiết bị quạt.
Chỉ ra vị trí của sân và rãnh thải nước.
E.2.6. Đo cấu kiện bao che
Đo thể tích cấu kiện bao che bảo vệ khi cần và ghi lại các số liệu sau:
a. Chiều cao toàn bộ cấu kiện bao che bảo vệ, Ho;
b. Chiều cao cao nhất của sự cố cháy trong cấu kiện bao che, H;
c. Thể tích thô của cấu kiện bao che bảo vệ, Vg;
E.2.7. Quy trình thử
E.2.7.1. Chuẩn bị cho thử
E.2.7.1.1. Thông báo cho các giám sát viên trong khu vực thử.
E.2.7.1.2. Tháo bỏ các loại giấy hoặc các vật tương tự bị xáo lộn do dòng xoáy phát ra từ quạt.
E.2.7.1.3. Chèn các cửa ra vào cho có đủ chỗ hở bên ngoài vỏ bao cấu kiện bao che để cung cấp đủ đường quay về cho không khí giữa các thiết bị quạt và các chỗ rò rỉ của cấu kiện bao che, trong khi hiệu chỉnh các yêu cầu của thiết bị, bao gồm cả các yêu cầu về an toàn, phòng cháy và các ranh giới về môi trường.
E.2.7.1.4. Sử dụng bản thiết kế phác thảo (xem E.2.5), chỉnh đặt tất cả các thiết bị xử lý không khí và các hệ thống tách chiết chất chữa cháy đạt tới trạng thái như khi phun hệ thống chữa cháy, trừ các trường hợp sau:
a. Thiết bị xử lý không khí tuần hoàn không có sự bù đắp không khí sạch, không làm thay đổi áp suất qua ranh giới của cấu kiện bao che hoặc không ngăn cản thử nghiệm đạt được độ chính xác yêu cầu và được ngắt (tắt) vào lúc phun chất chữa cháy, có thể vẫn hoạt động trong quá trình thử nếu yêu cầu này là cần thiết tránh tăng nhiệt độ trong thiết bị như các máy tính và
b. Thiết bị xử lý không khí tuần hoàn tiếp tục hoạt động lúc phun chất chữa cháy nên được ngừng lại nếu nó làm cho áp suất tăng lên quá mức.
E.2.7.1.5. Ghi các tín hiệu thích hợp trên các cửa ra vào (xem E.2.2.6).
E.2.7.1.6. Mở các cửa ra vào và tháo sàn hoặc các mái trần nhẹ trong các phần vỏ cấu kiện bao che được bảo vệ bằng chất chữa cháy sao cho thể tích được bảo vệ bằng chất chữa cháy được xử lý như là một không gian không tháo các ngói trần giả nếu thể tích phía trên trần giả không được bảo vệ bằng chất chữa cháy.
E.2.7.1.7. Đóng kín tất cả các cửa ra vào và cửa sổ trong vỏ cấu kiện bao che.
E.2.7.1.8. Kiểm tra đảm bảo rằng các bộ phận gom chất lỏng trong sàn và các vành thải được làm kín bằng chất lỏng.
E.2.7.2. Đặt thiết bị quạt
E.2.7.2.1. Đặt thiết bị quạt ở một cửa vào dẫn từ cấu kiện bảo vệ vào trong thể tích lớn nhất của không gian tòa nhà, nơi sẽ được bổ sung dòng không khí từ quạt đi qua cấu kiện bao che, các chỗ rò rỉ và không gian tòa nhà rồi trở về quạt.
E.2.7.2.2. Thổi nhẹ hoặc hút từ đường ống mềm sao cho các số chỉ thị của dụng cụ đo áp suất đi ngang qua toàn thang đo. Giữ số chỉ thị lớn nhất trong thời gian không nhỏ hơn 10 giây. Cắt giảm áp suất và đưa dụng cụ về số 0 (zero).
E.2.7.2.3. Nối dụng cụ đo độ chênh lệch áp suất của cấu kiện bao che. Bảo đảm rằng các đầu mút hở của ống mềm gần thiết bị quạt nên ở xa dòng không khí của thiết bị quạt và các dòng không khí khác có thể ảnh hưởng tới các số chỉ thị (đọc) của dụng cụ đo.
E.2.7.2.4. Sử dụng quạt để tăng hoặc giảm áp suất của cấu kiện bao che xấp xỉ 15Pa. Kiểm tra tất cả các van bằng khói và đảm bảo rằng chúng được đóng kín hoàn toàn. Kiểm tra các cửa ra vào và các cửa sập và đảm bảo rằng các cửa này được đóng kín. Kiểm tra các chỗ rò rỉ xung quanh các thành vách (phía trên và phía dưới sàn giả) và tấm sàn, ghi lại kích thước và vị trí của những chỗ rò rỉ này.
E.2.7.3. Độ chênh áp suất
E.2.7.3.1. Bịt kín đường vào hoặc đường ra của thiết bị quạt và không cho quạt hoạt động, quan sát dụng cụ đo độ chênh áp suất trong thời gian tối thiểu là 30 giây.
E.2.7.3.2. Nếu độ chênh lệch áp suất được chỉ thị, sử dụng khói để phát hiện dòng không khí sinh ra và hướng của dòng không khí này. Nếu khẳn g định được có độ chênh áp suất thì ghi lại số chỉ thị độ chênh áp suất (Pa) của dụng cụ đo.
E.2.7.3.3. Nếu cấu kiện bao che có kích thước lớn hoặc độ chênh áp suất lớn gây ra bởi gió hoặc ảnh hưởng của vật cản chất đống cần lặp lại phép đo ở một hoặc nhiều cửa vào khác nhau. Ghi lại tất cả các giá trị đo được và sử dụng giá trị dương lớn nhất (hoặc nếu chỉ ghi được các giá trị âm sử dụng giá trị gần với số 0 nhất) là độ chênh lệch áp suất.
Độ chênh áp suất thấp bằng 0,5Pa có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả thử. Nếu độ chênh áp suất có giá trị bằng số lớn hơn 25% áp suất chữa cháy/cột không khí thì thời gian duy trì thấp và cấu kiện bao che không thể giữ được nồng độ quy định của chất chữa cháy. Nên nhận biết nguồn gốc của độ chênh áp suất quá lớn và nếu có thể, nên thường xuyên giảm độ chênh áp này.
Trong trường hợp có sự dao động của các giá trị độ chênh áp (do ảnh hưởng của gió) thì không thể đạt được độ chính xác tương quan cần thiết trong các kết quả thử quạt. Các áp suất dao động này cần được loại trừ trước khi thực hiện phép thử quạt chính xác.
E.2.7.4. Đo mức rò rỉ
E.2.7.4.1. Đo nhiệt độ không khí bên trong cấu kiện bao che Te và đo nhiệt độ không khí bên ngoài cấu kiện bao che T0 ở vài thời điểm. Nếu không biết vị trí của các chỗ rò rỉ thì sử dụng giá trị trung bình; mặt khác, sử dụng giá trị trung bình được xử lý theo vị trí đã biết của các chỗ rò rỉ.
E.2.7.4.2. Không bịt kín đường vào hoặc ra của quạt và nối dụng cụ đo áp suất của quạt.
E.2.7.4.3. Sử dụng thiết bị quạt để giảm áp suất cấu kiện bao che tới mức lớn nhất, nhưng không lớn hơn 60Pa. Cho phép số chỉ thị đo độ chênh áp suất của cấu kiện bao che ổn định (chiếm khoảng thời gian 30 giây) và ghi giá trị (P1 + Pb) giá trị này sẽ âm. Lặp lại không ít hơn 4 giá trị lưu lượng của thiết bị quạt để có được 5 số chỉ thị cách đều nhau một khoảng lớn hơn hoặc nhỏ hơn 10Pa.
E.2.7.4.4. Sử dụng thiết bị quạt để tăng áp bên trong cấu kiện bao che và lặp lại quy trình.
E.2.7.4.5. Ghi lại giá trị (P1 + Pb), giá trị này là dương.
E.2.8. Tính toán
E.2.8.1. Các ký hiệu
Ae
Diện tích rò rỉ có hiệu quả
(m2)
Af
Diện tích rò rỉ thực dưới thấp ở bên dưới chiều cao H
(m2)
At
Tổng diện tích rò rỉ thực
(m2)
C
Nồng độ thiết kế của chất chữa cháy trong không khí đối với cấu kiện bao che
(%)
Cmin
Nồng độ nhỏ nhất của chất chữa cháy trong không khí đối với cấu kiện bao che
(%)
F
Phần rò rỉ dưới thấp diện tích thực của các chỗ rò rỉ dưới thấp chia cho diện tích thực của tất cả các chỗ rò rỉ
(không thứ nguyên)
gn
Gia tốc trọng trường (=9,81)
H
Chiều cao sự cố cháy cao nhất
(m)
H0
Chiều cao của toàn bộ cấu kiện bao che
(m)
K0
Hệ số xả của diện tích rò rỉ thực (=0,61 đến 1,0)
(không thứ nguyên)
k1
Đặc tính rò rỉ (xem phương trình E.8)
k2
Hằng số tương quan (xem phương trình E.9)
k3
Hằng số đơn giản hóa (xem phương trình E.10)
k4
Hằng số đơn giản hóa (xem phương trình E.11)
n
Đặc tính rò rỉ (xem phương trình E.7)
(không thứ nguyên)
ρt
Độ chênh áp suất được tạo bởi quạt
(Pa)
ρm
Áp suất chữa cháy/cột không khí
(Pa)
ρb
Độ chênh áp
(Pa)
Q
Lưu lượng không khí
Qt
Lưu lượng không khí đo được qua quạt
Ql
Lưu lượng không khí, nhiệt độ được hiệu chỉnh
Qlm
Giá trị trung bình của Q1 ở Pf = Pm
Qlm/2
Giá trị trung bình của Q1 ở Pf = 1/2 Pm
T0
Nhiệt độ không khí bên ngoài cấu kiện bao che
(oC)
t
Thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán
(s)
Vg
Thể tích thô của cấu kiện bao che
(m )
ρa
Khối lượng riêng của không khí (1,205 ở 20oC và 1,013bar)
ρmf
Mật độ hỗn hợp chất chữa cháy/không khí tại 80% nồng độ thiết kế nhỏ nhất ở 20oC và áp suất khí quyển 1,013bar
ρmi
Mật độ hỗn hợp chất chữa cháy/không khí tại nồng độ thiết kế nhỏ nhất ở 20oC và áp suất khí quyển 1,013bar
ρm
Mật độ của hỗn hợp chất chữa cháy/không khí
ρ0
Mật độ hỗn hợp chữa cháy quá nhiệt
E.2.8.2. Lưu lượng không khí
Từ các giá trị đo được của (Pf + Pb), tính toán các giá trị của Pf và tính toán các lưu lượng không tương ứng Qf đi qua quạt, khi sử dụng các số liệu hiệu chuẩn của quạt (xem E.2.2.1).
Tính toán các lưu lượng không khí hiệu chỉnh (E.1) và (E.2) khi thích hợp.
Đối với trường hợp giảm áp:
(E.1)
Đối với trường hợp tăng áp:
E.2)
Đối với mỗi bộ các kết quả (tăng áp suất và giảm áp suất), biểu thị các kết quả thử quạt dưới dạng:
(E.3)
và kiểm tra để đảm bảo rằng các hệ số tương quan của mỗi bộ các kết quả không nhỏ hơn 0,99 khi dùng phương pháp bình phương cực tiểu. Hai bộ các kết quả sẽ hầu như có các giá trị k1 và n khác nhau.
E.2.8.3. Mật độ của hỗn hợp chất chữa cháy/không khí
Tính toán mật độ của hỗn hợp chất chữa cháy/không khí ở 20oC và nồng độ thiết kế khi sử dụng phương trình:
(E.4)
Đối với các cấu kiện bao che có sự hòa trộn, tính toán mật độ của hỗn hợp chất chữa cháy/không khí ở 20oC và 80% nồng độ thiết kế nhỏ nhất khi sử dụng phương trình
(E.5)
Tính toán áp suất của cột không khí chất chữa cháy tương ứng ở đáy cấu kiện bao che khi sử dụng phương trình sau:
(E.6)
E.2.8.4. Đặc tính rò rỉ
Xác định các giá trị trung bình của các đặc tính rò rỉ k1 và n như sau:
Tính toán các giá trị trung bình (nghĩa là các số liệu tăng áp và giảm áp) của Qlm và Qlm /2
(E..7)
(E.8)
E.2.8.5. Hằng số tương quan
Tính toán hằng số tương quan k2 bằng phương trình:
(E.9)
Tính toán hằng số đơn giản hóa k3 bằng phương trình
(E.10)
Tính toán hằng số đơn giản hóa k4 bằng phương trình
(E.11)
E.2.8.6. Thời gian duy trì dự đoán: cấu kiện bao che không có sự hòa trộn:
Đối với các cấu kiện bao che không có sự hòa trộn, giả sử F=0,5 và tính toán thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán t đối với mặt phân cách chất chữa cháy/không khí để rơi tới độ cao h, khi dùng phương trình:
(E.12)
E.2.8.7. Thời gian duy trì dự đoán: cấu kiện bao che có sự hòa trộn
Đối với các cấu kiện bao che có sự hòa trộn, giả sử F=0,5 và tính toán thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán t đối với nồng độ dập tắt trong cấu kiện bao che để sụt giảm nồng độ thiết kế tới 80% nồng độ thiết kế nhỏ nhất (xem 1.2) khi dùng phương trình:
(E.13)
Giải phương trình bằng phương pháp gần đúng, ví dụ: bằng sử dụng quy tắc Simson với một số chẵn các khoảng (không ít hơn 20).
E.2.9. Báo cáo thử
Soạn thảo báo cáo thử bao gồm các thông tin sau:
a. Các đặc tính dòng rò rỉ của cấu kiện bao che (nghĩa là các giá trị trung bình của k1 và n);
b. Nồng độ thiết kế của chất chữa cháy;
c. Số lượng các chất chữa cháy được cung cấp;
d. Số lượng các chất chữa cháy được cung cấp;
e. Chiều cao cấu kiện bao che;
f. Chiều cao của sự cố cháy cao nhất;
g. Thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán và trong bất kỳ trường hợp nào giá trị này phải theo (7.8.2.c), nghĩa là nhỏ hơn 10 phút hoặc cao hơn khi thích hợp;
h. Bản thiết kế phải tháo được dùng để đánh giá cấu kiện bao che như đã quy định trong 7.4;
i. Các số liệu hiệu chuẩn thường dùng cho thiết bị quạt và các dụng cụ đo áp suất, và các giấy chứng nhận tương ứng nếu có;
j. Các kết quả thử, bao gồm bản ghi chép các số đo khi thử và các bản in trên máy tính.
E.3. Xử lý các cấu kiện bao che có thời gian duy trì nhỏ nhất dự báo nhỏ hơn giá trị đã cho
E.3.1. Quy định chung
Nếu thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán, được tính toán theo E.2.8.6 hoặc E.2.8.7 nhỏ hơn giá trị được giới thiệu trong 7.8.2 thì E.3.2 và E.3.3 được thực hiện theo trình tự.
E.3.2. Đánh giá diện tích rò rỉ
Để minh họa phạm vi của vấn đề, tính toán diện tích rò rỉ có hiệu quả Ae từ phương trình
(E.14)
Thường không thể đo được Ae hoặc k0 (nó ở trong khoảng từ 0,61 đến 1,0 tùy thuộc vào dạng hình học của các đường rò rỉ).
E.3.3. Làm kín có cải thiện đối với cấu kiện bao che
Nên quan tâm tới việc cải thiện sự làm kín đối với cấu kiện bao che. Nếu việc làm kín được cải thiện và thời gian duy trì nhỏ nhất dự đoán mới không nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất đã cho thì không cần thiết phải làm gì thêm đối với cấu kiện bao che.
E.3.4. Xác định số lượng và vị trí của các chỗ rò rỉ
E.3.4.1. Quy định chung
Các chỗ rò rỉ dưới thấp là các chỗ rò rỉ mà hỗn hợp chất chữa cháy/không khí sẽ đi qua để thoát ra khỏi cấu kiện bao che; ngược lại, các chỗ rò rỉ trên cao là các chỗ rò rỉ mà qua đó không khí sẽ đi vào trong cấu kiện bao che. Đối với mục đích của việc đánh giá này, các chỗ rò rỉ dưới thấp được giả thiết là các chỗ rò rỉ ở bên dưới độ cao của sự cố cháy cao nhất H, còn các chỗ rò rỉ trên cao là các chỗ rò rỉ ở phía trên độ cao H.
Phép thử quạt không chỉ ra vị trí của các chỗ rò rỉ hoặc giá trị của phần rò rỉ dưới thấp F. Trong E.2.8.6 và E.2.8.7 giả sử rằng các giá trị của F là 0,5, với tất cả các chỗ rò rỉ dưới thấp nằm ở đáy cấu kiện bao che và tất cả các chỗ rò rỉ trên cao nằm ở đỉnh cấu kiện bao che. Đây là trường hợp xấu nhất và cho giá trị nhỏ nhất của thời gian duy trì.
Nếu một vài chỗ rò rỉ dưới thấp ở phía trên đáy của cấu kiện bao che hoặc nếu một số chỗ rò rỉ trên cao ở phía dưới đỉnh cấu kiện bao che thì thời gian duy trì cũng được đánh giá thấp nhưng trong trường hợp này không thể dùng được phương pháp toán học để xử lý.
Thời gian duy trì cũng sẽ được đánh giá thấp nếu F không phải là 0,5 và có thể tính toán được hiệu quả của việc đánh giá này.
E.3.4.2. Sự tính toán thứ hai về thời gian duy trì
Thực hiện sự tính toán thứ hai về thời gian duy trì khi dùng các phương trình (E.10), (E.11) và (E.12) hoặc phương trình (E.13) khi thích hợp với giả thiết rằng F=0,15. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị nhỏ nhất quy định (xem 7.8.2.c), thực hiện việc đánh giá giá trị thực của F khi dùng một hoặc cả hai phương pháp của E.3.4.3.
E.3.4.3. Các phương pháp đánh giá F
E.3.4.3.1. Phương pháp thứ nhất
Tạm thời bịt kín các chỗ rò rỉ đã biết hoặc còn nghi ngờ như các van lớn, các trần treo hoặc các sàn nâng bằng cách sử dụng tấm chất dẻo và băng dính, và tiến hành các thử nghiệm bổ sung đối với quạt. Tính toán diện tích rò rỉ có hiệu quả từ phương trình (E.14), so sánh với giá trị ban đầu (xem E.3.2) và đánh giá F cho điều kiện ban đầu.
E.3.4.3.2. Phương pháp thứ hai
Kiểm tra cấu kiện bao che một cách chi tiết bằng cách dùng khói hóa học để xác minh rằng không có các chỗ rò rỉ đáng kể ở dưới thấp và các chỗ rò rỉ quan trọng ở trên cao, và đánh giá F.
E.3.5. Tính toán lần cuối thời gian duy trì
Với việc sử dụng giá trị F được đánh giá trong E.3.4.3, giá trị này không nên lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,15, tính toán lại thời gian duy trì theo các phương trình (E.10), (E.11) và (E.12) hoặc phương trình (E.13) khi thích hợp.
PHỤ LỤC F
(Tham khảo)
KIỂM TRA TÍNH NĂNG CỦA HỆ THỐNG CHỮA CHÁY
Quy trình thích hợp cho kiểm tra hệ thống như sau:
a. Ba tháng một lần: Thử và bảo dưỡng các hệ thống phát hiện và bảo dưỡng các hệ thống phát hiện và báo động dùng điện theo quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam thích hợp.
b. Sáu tháng một lần: Thực hiện các kiểm tra và xem xét sau:
1. Xem xét bên ngoài đường ống để xác định tình trạng của đường ống. Thay thể hoặc thử áp suất và sửa chữa khi cần thiết, đường ống có hư hỏng cơ khí hoặc bị ăn mòn;
2. Kiểm tra chức năng vận hành bằng tay của tất cả các van điều khiển và chức năng vận hành tự động của các van tự động;
3. Xem xét bên ngoài các bình chứa để phát hiện các dấu hiệu hư hỏng, hoặc cải tiến không được phép và hư hỏng các ống mềm của hệ thống;
4. Kiểm tra các áp kế của bao che chất chữa cháy của hệ thống khí hóa lỏng nếu có sai số trong khoảng 10%, và khí không hóa lỏng có sai số trong khoảng 5% so với áp suất nạp quy định. Thay thế hoặc đổ đầy thêm với các bao che có tổn thất lớn hơn quy định trên.
5. Đối với các khí hóa lỏng, kiểm tra bằng cân hoặc sử dụng dụng cụ chỉ báo mức chất lỏng để xác minh dung lượng đúng của các bình chứa. Thay thế hoặc đổ đầy thêm vào các bình chứa có tổn thất lớn hơn 5%.
c. Mười hai tháng một lần: Thực hiện việc kiểm tra sự toàn vẹn của cấu kiện bao che theo phương pháp được cho trong phụ lục E. Nếu tổng diện tích rò rỉ đo được đã tăng lên so với giá trị đo được trong quá trình lắp đặt hệ thống chữa cháy và ảnh hưởng có hại tới tính năng làm việc của hệ thống thì cần thực hiện công việc làm giảm sự rò rỉ.
d. Theo yêu cầu của các quy định pháp luật và khi thuận tiện, cần tháo các bình chứa và kiểm tra áp suất khi cần thiết. |
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngày 26/10/2021, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 11278/BGTVT- CNTT gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sử dụng ứng dụng PC-Covid trong khai báo y tế đối với hành khách di chuyển nội địa. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông: “Bổ sung tính năng cho phép các đơn vị được chỉ định của Bộ Giao thông vận tải, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các tỉnh/thành phố có thể trích xuất được thông tin hành khách có khai báo đến địa phương mình để có phương án triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định”.
Trong thời gian ứng dụng PC-Covid nâng cấp chức năng trên, để tạo điều kiện cho các hãng hàng không tổng hợp thông tin khai báo di chuyển nội địa, chuyển cho Cảng vụ hàng không, sân bay (để gửi các địa phương nơi hành khách đến), Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xuất dữ liệu khai báo di chuyển nội địa của hành khách từ ứng dụng PC-Covid cho các hãng hàng không theo mẫu gửi kèm.
Bộ Giao thông vận tải giao Trung tâm Công nghệ thông tin - Bộ GTVT là đầu mối phối hợp với các đơn vị của Quý Bộ thực hiện. Liên hệ đ/c Ngô Đại Thắng, điện thoại: 0988 903 386, email: [email protected].
Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp thực hiện./.
MẪU THÔNG TIN DI CHUYỂN NỘI ĐỊA
(kèm theo văn bản số 11386/BGTVT-TTCNTT ngày 28/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải)
Ghi chú: Trường có dấu * là bắt buộc |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6397-1 : 2020
YÊU CẦU AN TOÀN CHO THANG CUỐN VÀ BĂNG TẢI CHỞ NGƯỜI - PHẦN 1: CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT
Safety of escalators and moving walks - Part 1: Construction and installation
Lời nói đầu
TCVN 6397-1:2020 thay thế TCVN 6397:2010.
TCVN 6397-1:2020 được biên soạn trên cơ sở EN 115-1:2017.
TCVN 6397-1:2020 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 178 Thang máy, thang cuốn và băng tải chở người biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 6397 (EN 115) "Yêu cầu an toàn cho thang cuốn và băng tải chở người”, bao gồm các phần sau.
- TCVN 6397-1:2020 (EN 115-1:2017), Cấu tạo và lắp đặt
Bộ EN 115, Safety of escalators and moving walks, còn các phần sau:
- EN 115-2, Quy định về nâng cao an toàn cho thang cuốn và băng tải chở người đang sử dụng;
- EN 115-3, Tương quan giữa EN 115:1995 và các bản sửa đổi và EN 115-1:2008 [Báo cáo kỹ thuật];
- EN 115-4, Diễn giải liên quan đến bộ tiêu chuẩn EN 115 [Đặc tính kỹ thuật].
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại C theo quy định trong ISO 12100:2010.
Tiêu chuẩn này đặc biệt phù hợp cho các bên tham gia thị trường liên quan đến an toàn cơ khí sau đây:
- Các nhà sản xuất máy (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn);
- Các cơ quan về sức khỏe và an toàn (cơ quan quản lý,tổ chức ngăn ngừa tai nạn, giám sát thị trường,...).
Những đối tượng khác có thể bị ảnh hưởng bởi các mức độ về an toàn cơ khí theo tài liệu của các tổ chức đề cập bên trên:
- Người sử dụng máy/người thuê mướn lao động (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn);
- Người sử dụng máy/nhân viên (ví dụ công đoàn, tổ chức dành cho những người có nhu cầu đặc biệt);
- Nhà cung cấp dịch vụ, ví dụ như bảo trì (doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn);
- Khách hàng (trong trường hợp máy được sử dụng bởi khách hàng).
Các nhóm có liên quan nêu trên có thể tham gia vào quá trình phác thảo tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này đề cập đến các vấn đề về thiết bị và các mối nguy hiểm, tình huống nguy hiểm hoặc sự cố nguy hiểm.
Khi các quy định trong tiêu chuẩn loại C này khác với các quy định trong tiêu chuẩn loại A hoặc loại B thì các quy định trong tiêu chuẩn loại C này được ưu tiên áp dụng đối với máy đã được thiết kế và chế tạo theo quy định của tiêu chuẩn lại C.
Mục đích của tiêu chuẩn này là nhằm xác định các yêu cầu về an toàn cho thang cuốn và băng tải chở người nhằm bảo vệ người và đồ vật khỏi nguy cơ tai nạn trong quá trình lắp đặt, vận hành, bảo trì và kiểm tra.
Nội dung trong tiêu chuẩn này dựa trên giả định người sử dụng thang cuốn và băng tải chở người có thể tự mình sử dụng mà không cần sự trợ giúp. Tuy nhiên đặc điểm thể chất và các giác quan của mỗi người có thể có khác biệt rất lớn, do đó thang cuốn và băng tải chở người cũng có khả năng được sử dụng bởi những người có khuyết tật khác.
Một số người, đặc biệt là người già, có thể bị mất một vài chức năng. Một số sẽ không thể tự mình sử dụng thang cuốn hoặc băng tải chở người và phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của người đi cùng. Hơn nữa, một số người có thể bị vướng víu bởi đồ vật hay phải chăm sóc người khác, và do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Mức độ một người bị mất năng lực do bệnh tật hay bị gì đó cản trở thường tùy thuộc vào tính khả dụng của sản phẩm, phương tiện và môi trường.
Việc sử dụng xe lăn trên thang cuốn và băng tải chở người có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm không thể lường trước khi thiết kế máy và do đó nên bị cấm.
Thang máy là phương tiện được khuyến khích để di chuyển theo chiều thẳng đứng đối với hầu hết người khuyết tật, đặc biệt là người ngồi xe lăn và người sử dụng chó dẫn đường.
Cần cung cấp các báo hiệu bổ sung chỉ vị trí của các phương tiện khác, các phương tiện này nên ở gần thang cuốn và băng tải chở người và dễ dàng tìm thấy.
Các rủi ro phát sinh từ việc bố trí thang cuốn và băng tải chở người trong tòa nhà (ví dụ có chướng ngại hoặc khoảng trống liền kề với thang cuốn) nên được đánh giá rủi ro bởi người thiết kế/chủ tòa nhà tại giai đoạn thiết kế tòa nhà dựa vào phương pháp trong ISO 14798 và có các biện pháp loại trừ nguy hiểm hay giảm thiểu rủi ro về một mức chấp nhận được.
Mặc định rằng trong mỗi hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp/lắp đặt (xem phụ lục A) luôn có những thương lượng về:
a) Mục đích sử dụng thang cuốn và băng tải chở người;
b) Điều kiện môi trường;
c) Các vấn đề về xây dựng;
d) Các nội dung khác liên quan đến vị trí lắp đặt.
Việc lập kế hoạch lưu lượng và sơ tán/cứu hộ thuộc về trách nhiệm của người thiết kế/chủ tòa nhà.
Nếu thang cuốn và băng tải chở người được dùng trong điều kiện đặc biệt, chẳng hạn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết hay tại môi trường cháy nổ, hoặc trong những trường hợp ngoại lệ như làm lối thoát hiểm, thì các tiêu chí thiết kế phù hợp, vật liệu, linh kiện và hướng dẫn sử dụng phải đáp ứng được các điều kiện đặc biệt đó.
YÊU CẦU AN TOÀN CHO THANG CUỐN VÀ BĂNG TẢI CHỞ NGƯỜI - PHẦN 1: CẤU TẠO VÀ LẮP ĐẶT
Safety of escalators and moving walks - Part 1: Construction and installation
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thang cuốn và băng tải chở người mới (dạng tấm nền hoặc băng) theo định nghĩa ở Điều 3.
Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các mối nguy hiểm đáng kể, tình huống và sự cố nguy hiểm liên quan đến thang cuốn và băng tải chở người khi chúng được sử dụng đúng mục đích và trong các tình huống sử dụng sai đã được nhà sản xuất dự báo trước (xem Điều 4).
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thang cuốn và băng tải chở người được sản xuất trước khi tiêu chuẩn này ban hành. Tuy nhiên việc các thang cuốn đang sử dụng áp dụng tiêu chuẩn này vẫn được khuyến khích.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4502 (ISO 868), Chất dẻo và ebonit - Xác định độ cứng bằng thiết bị đo độ cứng (độ cứng Shore)
TCVN 6592-4-1:2009 (IEC 60947-4-1:2007), Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 4-1: Công tắc tơ và bộ khởi động động cơ - Công tắc tơ và bộ khởi động động cơ kiểu điện-cơ (EN 60947-4- 1:2010).
TCVN 7699-2-6:2009 (IEC 60068-2-6:2007), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-6: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Fc: Rung (hình sin) (IEC 60068-2-6:2008).
TCVN 7699-2-14:2007 (IEC 60068-2-14:2007), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14: Các thử nghiệm - Thử nghiệm N: Thay đổi nhiệt độ (EN 60068-2-14:2009).
TCVN 7699-2-27:2008 (IEC 60068-2-27:1987), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-27: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ea và hướng dẫn: Xóc) (EN 60068-2-27:2009).
TCVN 10884-1:2007 (IEC 60664-1:2007), Phối hợp cách điện dùng cho thiết bị trong hệ thống điện hạ áp - Phần 1: Nguyên tắc, yêu cầu và thử nghiệm (EN 60664-1:2007).
ISO 3864-1:2011, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 1: Design principles for safety signs and safety markings (Ký hiệu bằng hình vẽ - Màu sắc và dấu hiệu an toàn - Phần 1: Nguyên tắc thiết kế đối với dấu hiệu an toàn và nhãn an toàn).
ISO 3864-3:2012, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Part 3: Design principles forgraphical symbols for use In safety signs (Ký hiệu bằng hình vẽ - Màu sắc và dấu hiệu an toàn - Phần 3: Nguyên tắc thiết kế cho ký hiệu bằng hình vẽ dùng trong dấu hiệu an toàn).
ISO 12100:20101, Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and riskreduction (An toàn máy - Nguyên tắc chung cho thiết kế - Đánh giá rủi ro và giảm rủi ro).
ISO 13850:20152, Safety of machinery - Emergency stop function - Principles for design (An toàn máy - Chức năng dừng khẩn cấp - Nguyên tắc thiết kế).
ISO 13857:2008, Safety of machinery - Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn ngừa tay chân người không vươn tới vùng nguy hiểm).
EN 1929-2:2004, Basket trolleys - Part 2: Requirements, tests and inspection for basket trolleys with or without a child carrying facility, intended to be used on passenger conveyors (Xe đẩy có giỏ - Phần 2: Các yêu cầu, thử nghiệm và kiểm tra đối với xe đẩy có giỏ kèm hoặc không kèm thiết bị chở trẻ em, được sử dụng trên thiết bị vận chuyển hành khách).
EN 1929-4:2005, Basket trolleys - Part 4: Requirements and tests for basket trolleys with additionalgoods carrying facility (ies), with or without a child carrying facility, intended to be used on passengerconveyors (Xe đẩy có giỏ - Phần 4: Các yêu cầu và thử nghiệm xe đẩy có giỏ có thêm bộ phận mang hàng hóa, kèm hoặc không kèm thiết bị chở trẻ em, được sử dụng trên thiết bị vận chuyển hành khách).
EN 1993-1-1:2005, Eurocode 3: Design of Steel structures - Part 1-1: General rules and rules forbuildings (Eurocode 3: Thiết kế kết cấu thép - Phần 1-1: Quy định và quy định tổng quát cho tòa nhà).
EN 1998-1:2004, Eurocode 8: Design of structures for earthquake resistance - Part 1: General rules, seismic actions and rules for buildings (Eurocode 8: Thiết kế kết cấu chịu động đất - Phần 1: Quy định chung, các hoạt động địa chấn và quy định cho tòa nhà).
EN 10025-1.2004, Hot rolled products of structural steels - Part 1: General technical delivery conditions (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 1: Điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp).
EN 10025-2:2004, Hot rolled products of structural steels - Part 2: Technical delivery conditions for nonalloy structural steels (Sản phẩm cuộn cán nóng của thép kết cấu - Phần 2: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép kết cấu không hợp kim).
EN 10025-3:2004, Hot rolled products of structural steels - Part 3: Technical delivery conditions fornormalized/normalized rolled weldable fine grain structural steels (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 3: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép kết cấu hạt mịn thường hóa/cán thường hóa hàn được).
EN 10025-4:2004, Hot rolled products of structural steels - Part 4: Technical delivery conditions for thermomechanical rolled weldable fine grain structural steels (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 4: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép kết cấu hạt mịn cán cơ nhiệt hàn được).
EN 10025-5:2004, Hot rolled products of structural steels - Part 5: Technical delivery conditions forstructural steels with improved atmospheric corrosion resistance (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 5: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép kết cấu được tăng cường lớp chống ăn mòn trong không khí).
EN 10025-6:2004/A1:2009, Hot rolled products of structural steels - Part 6: Technical delivery conditions for flat products of high yield strength structural steels in the quenched and tempered condition (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 6: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với sản phẩm thép kết cấu dẹt có giới hạn chảy cao trong điều kiện tôi và ram).
EN 10083-1:2006, Steels for quenching and tempering - Part 1: General technical delivery conditions (Thép dùng để tôi và ram - Phần 1: Điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp).
EN 10083-2:2006, Steels for quenching and tempering - Part 2: Technical delivery conditions for nonalloy steels (Thép dùng để tôi và ram - Phần 2: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép phi hợp kim).
EN 10083-3:2006, Steels for quenching and tempering - Part 3: Technical delivery conditions for alloy steels (Thép dùng để tôi và ram - Phần 3: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp đối với thép hợp kim).
EN 12015:2014, Electromagnetic compatibility - Product family standard for lifts, escalators andmoving walks - Emission (Tương thích điện từ - Bộ tiêu chuẩn sản phẩm cho thang máy, thang cuốn và băng tải chở người - Phát xạ).
EN 12016:2013, Electromagnetic compatibility - Product family standard for lifts, escalators andmoving walks - Immunity (Tương thích điện từ - Bộ tiêu chuẩn sản phẩm cho thang máy, thang cuốn và băng tải chở người - Miễn nhiễm).
EN 13501-1:2007/A1:2009, Fire classification of construction products and building elements - Part 1: Classification using data from reaction to fire tests (Phân loại Chống cháy cho vật liệu xây dựng và các cấu kiện tòa nhà - Phần 1: Phân loại bằng cách dùng dữ liệu từ thử nghiệm phản ứng cháy).
EN 60204-1:2006, Safety of machinery - Electrical equipment of machines - Part 1: General requirments (An toàn máy - Thiết bị điện của máy - Phần 1: Yêu cầu chung) (IEC 60204-1.2005, modified).
EN 60947-5-1:20041, Low-voltage switchgear and controlgear - Part 5-1: Control circuit devices and switching elements - Electromechanical control circuit devices (Thiết bị đóng cắt và điều khiển hạ áp - Phần 5-1: Thiết bị mạch điều khiển và phần tử đóng cắt - Thiết bị mạch điều khiển loại điện-cơ) (IEC 60947-5-1:2003).
EN 61249 (all parts), Materials for printed boards and other interconnecting (Vật liệu cho bản mạch in và các cấu trúc kết nối khác).
EN 62061:20052, Safety of machinery - Functional safety of safety-related electrical, electronic and programmable electronic control systems (An toàn máy - An toàn chức năng của các hệ thống điện điện tử và điện tử lập trình được liên quan đến an toàn) (IEC 62061:2005).
EN 62326-1:2002, Printed boards - Part 1: Generic specification (Bảng mạch in - Các thông số kỹ thuật cơ bản) (IEC 62326-1:2002).
HD 60364-4-41:20073, Low-voltage electrical installations - Part 4-41: Protection for safety - Protection against electric shock (Hệ thống lắp đặt điện hạ áp - Phần 4-41: Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống điện giật).
3 Thuật ngữ và định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt
3.1 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 12100:2010 và các thuật ngữ định nghĩa sau:
3.1.1
Góc nghiêng (angle of inclination)
Góc lớn nhất giữa chiều chuyển động của các bậc thang, tấm nền hoặc băng so với phương nằm ngang.
3.1.2
Người có thẩm quyền (authorized person)
Người được đào tạo phù hợp được phép vào khu vực bị hạn chế của thang cuốn và băng tải chở người (ví dụ khu vực máy móc, phòng máy riêng) và thực hiện kiểm tra, thử nghiệm và bảo trì tại đó.
CHÚ THÍCH: Người có thẩm quyền phải có khả năng làm nhiệm vụ khi được giao (xem thêm 3.1.8).
3.1.3
Lan can (balustrade)
Một bộ phận của thang cuốn/băng tải chở người đảm bảo an toàn cho người dùng bằng cách tạo độ ổn định, bảo vệ khỏi các bộ phận chuyển động và chống đỡ tay vịn.
3.1.4
Gờ Ian can (balustrade desking)
Bộ phận nằm ngang của lan can tiếp xúc với biến dạng tay vịn, tạo thành nắp che phía trên lan can.
3.1.5
Tải trọng hãm (brake load)
Mức tải trên bậc thang/tấm nền/băng được thiết kế cho hệ thống hãm để dừng thang cuốn/băng tải chở người.
3.1.6
Tấm lược (comb)
Phần răng lược tại các đầu ra vào đan vào các rãnh.
3.1.7
Đế tấm lược (comb plate)
Phần đế tại các đầu ra vào để lắp tấm lược.
3.1.8
Người có chuyên môn (competent person)
Người có kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật cần thiết để thực hiện công việc hay nhiệm vụ.
3.1.9
Thang cuốn (escalator)
Hệ thống thang bậc vận hành bằng điện chuyển động liên tục theo góc nghiêng đưa người lên hoặc xuống trong đó bề mặt cho người đứng (ví dụ bậc thang) luôn nằm ngang.
CHÚ THÍCH: Thang cuốn là một hệ thống máy - do đó không thể xem như cầu thang cố định ngay cả khi không hoạt động.
3.1.10
Vách ngoài (exterior panel)
Bộ phận bên ngoài phần bao che thang cuốn hoặc băng tải chở người.
3.1.11
Mạch đảm bảo an toàn (failsafe circuit)
Hệ thống điện và/hoặc điện tử liên quan đến an toàn với hoạt động đã được định trước khi có sự cố.
3.1.12
Tay vịn (handrail)
Bộ phận chuyển động vận hành bằng điện để người đi thang cuốn hoặc băng tải chở người vịn tay.
3.1.13
Vách trong (interior panel)
Tấm nằm giữa tấm chắn dưới hoặc gờ trong phía dưới và ray dẫn hướng tay vịn hoặc gờ trên lan can.
3.1.14
Gờ mặt trong phía dưới (lower inner decking)
Tấm ốp nối tấm chắn dưới với vách trong khi hai bộ phận này không tiếp xúc nhau.
3.1.15
Gờ mặt ngoài phía dưới (lower outer decking)
Tấm ốp nối vách trong và vách ngoài.
3.1.16
Máy dẫn động (machinery)
Cơ cấu máy dẫn động thang cuốn hoặc băng tải chở người và thiết bị đi kèm.
3.1.17
Buồng máy (machinery space)
Khoảng không gian bên trong hoặc bên ngoài khung đỡ nơi đặt một phần hoặc toàn bộ máy.
3.1.18
Năng suất tối đa (maximum capacity)
Lưu lượng người tối đa có thể đạt được trong điều kiện vận hành.
3.1.19
Băng tải chở người (moving walk)
Thiết bị vận hành bằng điện để chở người trong đó bề mặt chở người song song với chiều chuyển động và liên tục (ví dụ tấm nền hay băng).
CHÚ THÍCH: Băng tải chở người là một hệ thống máy - do đó không thể sử dụng như lối đi cố định ngay cả khi không hoạt động.
3.1.20
Đầu lan can (newel)
Phần cuối của lan can.
3.1.21
Tốc độ danh nghĩa (nominal speed)
Tốc độ theo hướng di chuyển của các bậc thang, tấm nền hay băng khi không mang tải, sử dụng nguồn với tần số và điện áp danh định, được sử dụng để thiết kế thang cuốn hoặc băng tải chở người và được công bố bởi nhà sản xuất.
3.1.22
Độ cao tầng (rise)
Khoảng cách theo phương đứng giữa các mặt sàn hoàn thiện của lối vào và lối ra thang cuốn.
3.1.23
Mạch an toàn (safety circuit)
Một phần của hệ thống an toàn điện gồm các thiết bị an toàn điện.
3.1.24
Thiết bị an toàn (safety devices)
Một phần của mạch an toàn gồm các bộ chuyển mạch an toàn và/hoặc mạch đảm bảo an toàn và/hoặc E/E/PE, dùng để thực hiện các chức năng an toàn.
3.1.25
Cấp an toàn SIL (safety integrity level SIL)
Các cấp độ rời rạc để xác định các yêu cầu về tính toàn vẹn an toàn của chức năng an toàn được áp dụng cho E/E/PE.
CHÚ THÍCH: Trong tiêu chuẩn này, SIL 1 được xem là cấp thấp nhất và SIL 3 là cấp cao nhất, mặc dù không sử dụng đến cấp SIL 3
3.1.26
Thiết bị điện, điện tử, điện tử lập trình được liên quan đến an toàn, E/E/PE (safety related electrical, electronic and programmabel electronic devices, E/E/PE)
Hệ thống điều khiển, bảo vệ hoặc giám sát sử dụng một hoặc nhiều thiết bị điện, điện tử hoặc điện tử lập trình được, bao gồm tất cả các phần tử của hệ thống như bộ nguồn, cảm biến và các thiết bị đầu vào khác, kênh dữ liệu tốc độ cao hoặc đường truyền thông tin khác, các bộ truyền động và thiết bị đầu ra khác, được sử dụng trong các ứng dụng liên quan đến an toàn như liệt kê trong Bảng 8 và Bảng 9.
3.1.27
Hệ thống an toàn (safety system)
Phần liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển điện trong đó bố trí các mạch an toàn và thiết bị giám sát.
3.1.28
Tấm chắn dưới (skirting)
Phần thẳng đứng của lan can tiếp giáp với các bậc thang, tấm nền hay băng.
3.1.29
Thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới (skirt deflector)
Thiết bị giảm thiểu rủi ro bị mắc kẹt vào phần giữa bậc thang và tấm chắn dưới.
3.1.30
Tải kết cấu định mức (structural rated load)
Mức tải được sử dụng khi thiết kế kết cấu.
3.2 Ký hiệu và chữ viết tắt
Tiêu chuẩn này sử dụng các ký hiệu và đơn vị đo tương ứng như Bảng 1 dưới đây.
Bảng 1 - Ký hiệu và đơn vị đo được sử dụng trong tiêu chuẩn
4 Danh mục mối nguy hiểm đáng kể
4.1 Yêu cầu chung
Điều này liệt kê tất cả các mối nguy hiểm, các tình huống và sự cố nguy hiểm, thông qua quá trình đánh giá rủi ro dành cho thang cuốn và băng tải chở người đã được xác định là đáng kể và đòi hỏi phải được loại bỏ hoặc giảm rủi ro. Các mối nguy hiểm đáng kể này được căn cứ theo ISO 12100:2010.
4.2 Mối nguy hiểm về cơ khí
Các mối nguy hiểm về cơ khí trên thang cuốn và băng tải chở người và ở khu vực lân cận có thể xảy ra do cách thiết kế của thiết bị hoặc do tiếp xúc với chúng.
Các mối nguy hiểm này gồm:
- Tiếp xúc với các bộ phận máy đang chuyển động mà thông thường người sử dụng không thể tiếp cận, ví dụ như bộ dẫn động, bộ truyền động tay vịn (xem 5.2.1.1, 5.2.1.2, 5.2.1.3, 5.2.1.5, 5.2.1.6, 5.2.3, 5.2.4, 5.8.1, 5.12.2.7.17, 5.12.3.13, A.3.2, A.3.3);
- Ngón tay bị nghiến hay bị cắt khi kẹt giữa tay vịn và lan can hay giữa các lan can (xem 5.5.2.5, 5.6.2);
- Rủi ro đứt tay do các bộ phận che chắn gây ra (xem 5.5.2.4);
- Tác động lên cơ thể do va chạm với kết cấu tòa nhà (tường, mái, các tổ hợp đan chéo), hoặc với người khác trên thang cuốn/băng tải chở người lân cận (xem A.2.1, A.2.2, A.2.3, A.2.4);
- Bị cuốn theo tay vịn khi đi vào lan can (xem 5.6.4.3, 5.6.5);
- Bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang, giữa tấm lược và bậc thang/tấm nền (xem 5.3.4, 5.3.5, 5.5.3, 5.5.5, 5.7.2.5, 5.7.3, Hình G.2);
- Bị kẹt giữa sàn/thiết bị cố định và tay vịn (xem 5.6.4.1, 5.6.4.2, A.5);
- Bị kẹt giữa các bậc thang hoặc giữa các tấm nền (xem 5.3.2).
4.3 Mối nguy hiểm về điện
Tình huống nguy hiểm về điện có thể xảy ra khi:
- Người tiếp xúc với bộ phận mang điện (xem 5.8.3.3, 5.11.1.3);
- Tiếp xúc gián tiếp (xem 5.11.1.4, A.6);
- Dừng khẩn cấp không phù hợp (xem 5.12.3.8);
- Lắp ráp sai các bộ phận điện (xem 5.11.4.4);
- Hiện tượng tĩnh điện (xem 5.12.1.5);
- Tác động từ bên ngoài lên thiết bị điện (xem 5.12.2.4, 5.12.2.6.1.3).
4.4 Mối nguy hiểm do phát xạ
4.4.1 Bức xạ điện từ do máy
Bức xạ điện từ có thể phát ra từ thang cuốn hay băng tải chở người trong quá trình hoạt động (xem 5.11.1.2.3, 5.12.2.4).
4.4.2 Bức xạ điện từ từ bên ngoài
Bức xạ điện từ, như phát xạ tần số thấp, phát xạ tần số radio và vi sóng có thể được hấp thụ bởi thang cuốn và băng tải chở người trong quá trình hoạt động (xem 5.11.1.2.3, 5.12.2.4).
4.5 Mối nguy hiểm do hỏa hoạn
Rủi ro hỏa hoạn có thể được tạo ra do sự tích tụ của vật liệu dễ cháy bên trong khung đỡ, do vật liệu cách điện của cáp điện hoặc do động cơ quá tải (xem 5.2.1.4, 5.9).
4.6 Mối nguy hiểm do việc bỏ qua nguyên tắc ecgônômi trong thiết kế máy
Tình huống nguy hiểm có thể xảy ra do:
- Không để ý đến thiết kế về kích thước cho người dùng (ví dụ độ cao lan can, độ rộng tay vịn) (xem 5.5.2.1, 5.6.2, 5.6.3);
- Nơi làm việc và lối vào bị thiếu sáng (xem 5.8.3.1, 5.8.3.2, A.3.3, A.3.4);
- Nơi làm việc chật chội (xem 5.8.2.1, 5.8.2.2, 5.8.2.3, A.3.5, A.3.6, A.3.7);
- Không có thiết bị nâng cho tải nặng (xem 5.8.2.2, 5.10).
4.7 Mối nguy hiểm do mạch điều khiển bị lỗi
Tình huống nguy hiểm có thể xảy ra do:
- Không thể dừng lại trong tình huống nguy hiểm (xem 5.11.2, 5.12.1.2);
- Lắp đặt điện bị ngắn mạch (xem 5.11.1.4, 5.11.1.6, 5.11.4);
- Lắp đặt điện bị quá tải (xem 5.12.1.3, 5.11.4, 5.12.1.2, 5.12.3);
- Máy khởi động bất ngờ sau khi bị dừng (xem 5.12.3, 5.12.3.5.1);
- Động cơ đổi chiều bất ngờ (xem 5.4.2.3, 5.12.1.2);
- Quá tốc độ (xem 5.4.2.3, 5.12.1.2);
- Gia tốc hãm quá lớn trong quá trình dừng (xem 5.12.1.2).
4.8 Mối nguy hiểm do bị gián đoạn trong quá trình hoạt động
Ngay cả khi thiết kế của thang cuốn hoặc băng tải chở người tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này, vẫn có những nguy cơ đặc trưng xảy ra do:
- Vượt quá giá trị quy định về số người sử dụng và mức tải kết cấu trên khung đỡ (xem 5.2.5);
- Tải trên lan can vượt mức quy định (xem 5.5.2.3, 5.5.2.4);
- Tải trên bậc thang/tấm nền vượt mức quy định do sử dụng sai ngoài dự tính (xem 5.3.3);
- Tải trên bộ phận dẫn động vượt mức quy định (xem 5.4.1.3, 5.4.3, 5.4.4).
4.9 Mối nguy hiểm do bị trượt, vấp và ngã
Hầu hết các tình huống nguy hiểm trên thang cuốn hoặc băng tải chở người là do người dùng bị trượt hay rơi ngã.
Các tình huống này bao gồm:
- Trượt trên bậc thang/tấm nền/băng, trên tấm lược và tấm sàn (xem 5.3.1, 5.5.4, 5.7.1);
- Ngã do tốc độ tay vịn bị sai lệch (bao gồm tình trạng đứng yên) (xem 5.6.1, Hình G.1, Hình G.3);
- Ngã do hướng chuyển động thay đổi (xem 5.4.2.3);
- Ngã do tăng gia tốc/gia tốc hãm (xem 5.2.2, 5.4.1.1, 5.4.1.2, 5.4.2.1, 5.4.2.2, 5.7.2.1, 5.7.2.2, 5.7.2.3, 5.7.2.4);
- Ngã do động cơ khởi động/ngừng bất ngờ hoặc vượt tốc (xem 5.12.3.5.1);
- Ngã do khu vực hai đầu ra vào thiếu sáng (xem A.2.8, A.2.9).
4.10 Mối nguy hiểm đặc trưng cho loại thiết bị này
Có nhiều mối nguy hiểm đặc trưng cho loại thiết bị này, bao gồm:
- Bị thiếu bậc thang hay tấm nền (xem 5.3.6);
- Bị kẹt vào thiết bị quay bằng tay (xem 5.4.1.4);
- Sử dụng sai do vận chuyển đồ vật khác thay vì người (ví dụ xe đẩy hàng hay hành lý, xe lăn) [xem 7.4.1 d), A.4, Hình G.4, Phụ lục I];
- Leo ra ngoài lan can (xem 5.5.2.2);
- Trượt giữa các lan can (xem 5.5.2.2);
- Trèo lên lan can (xem 5.5.2.6);
- Trượt trên tay vịn (xem 5.5.2.2);
- Chứa hàng hóa ngay cạnh lan can (xem 7.4.1 d));
- Người ùn tắc tại hai đầu ra vào hoặc lối ra chung của các thang cuốn hay băng tải chở người (xem A.2.5, A.2.6);
- Sự xáo trộn của dòng người di chuyển trên các thang cuốn/băng tải chở người nối tiếp (xem A.2.5, A.2.6);
- Tay vịn bị nâng lên tại đầu cuối lan can và rơi vào rào chắn cố định lân cận hoặc lan can của thang cuốn/băng tải chở người (xem A.2.7).
CHÚ THÍCH: Đối với loại thiết bị cụ thể này, tiếng ồn không được xem là mối nguy hiểm đáng kể hoặc có liên quan.
4.11 Mối nguy hiểm đáng kể do động đất
- Thiệt hại cho thiết bị (xem M.2, M.3, M.5);
- Bị nghiền do thiết bị dịch chuyển (xem M.4).
5 Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
5.1 Yêu cầu chung
Thang cuốn và băng tải chở người phải tuân theo các yêu cầu an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ/giảm thiểu rủi ro trong điều này.
Ngoài ra thang cuốn và băng tải chở người cũng được thiết kế theo các nguyên tắc trong ISO 12100:2010, 6.2, đối với những nguy cơ có liên quan nhưng không phải là đáng kể và không được đề cập trong tiêu chuẩn này.
Một số thang cuốn hoặc băng tải chở người nhất định được sử dụng trong điều kiện hoạt động và môi trường đặc biệt. Đối với những trường hợp này sẽ có các khuyến nghị bổ sung (xem H.2 và Phụ lục M).
5.2 Khung đỡ và bao che
5.2.1 Yêu cầu chung
5.2.1.1 Tất cả các bộ phận cơ khí chuyển động của thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được bao che kín hoàn toàn bằng các vách hoặc tấm ngăn không có lỗ, ngoại trừ bậc thang, tấm nền hay băng và phần tay vịn cho hành khách sử dụng. Cũng được phép mở các lỗ thông gió (xem thêm 5.2.1.5).
5.2.1.2 Bất kỳ khe hở hay ô mở nào tạo ra rủi ro tiếp xúc với các bộ phận chuyển động phải được giới hạn ở mức 4 mm. Vách ngoài phải chịu được lực 250 N theo phương vuông góc, phân bố trên diện tích 2.500 mm2 tròn hoặc vuông tại bất kỳ vị trí nào trên vách mà không bị vỡ. Các bộ phận kết nối phải được thiết kế để chịu được tải ít nhất gấp đôi tải trọng tĩnh của phần bao che.
5.2.1.3 Cho phép không bao che bộ phận cơ khí chuyển động nếu có các biện pháp khác để tránh nguy hiểm cho người sử dụng (ví dụ đặt trong phòng có cửa khóa chỉ người có thẩm quyền mở được).
5.2.1.4 Tích tụ các vật liệu có thể gây nguy cơ cháy (ví dụ dầu, mỡ, bụi, giấy). Do đó cần phải làm sạch phần bên trong của thang cuốn/băng tải chở người.
5.2.1.5 Lỗ thông gió phải được thiết kế và bố trí tuân theo ISO 13857:2008, Bảng 5. Tuy nhiên độ rộng các lỗ thông gió này phải sao cho không thể đưa một thanh cứng đường kính 10 mm xuyên qua và chạm vào các bộ phận chuyển động.
5.2.1.6 Bất kỳ vách ngoài nào được thiết kế có thể mở được (ví dụ để làm vệ sinh) phải được đi kèm với thiết bị an toàn theo 5.12.2.7.14
5.2.2 Góc nghiêng
Góc nghiêng α của thang cuốn không được quá 30°, nhưng khi độ cao h13 không quá 6 m và tốc độ danh nghĩa không quá 0,50 m/s thì góc nghiêng có thể được phép tăng lên đến 35° (xem α trong Hình 5).
Góc nghiêng của băng tải chở người không được lớn hơn 12°.
5.2.3 Lối vào bên trong
Chỉ những người có thẩm quyền mới được phép vào buồng máy trong khung đỡ (ví dụ dùng chìa khóa hay bộ điều khiển ra vào).
5.2.4 Nắp kiểm tra
Nắp kiểm tra phải được lắp cùng thiết bị an toàn theo 5.12.2.7.14.
Nắp kiểm tra chỉ có thể được mở bằng chìa khóa hoặc một dụng cụ phù hợp cho mục đích này. Các phần của lan can (ví dụ đế hay vách) cần phải tháo dỡ cho mục đích bảo trì thì không được xem là nắp kiểm tra.
Nếu nắp kiểm tra gồm nhiều bộ phận thì cần phải có một thiết bị an toàn trên bộ phận được mở ra đầu tiên. Đối với các bộ phận liên tiếp nhau thì cũng không được tháo ra cùng lúc, ví dụ dùng khóa cơ liên động, đè khớp lên nhau hoặc mỗi bộ phận sẽ có một thiết bị an toàn riêng.
Nếu phía sau nắp kiểm tra có phòng có thể bước vào thì phải đảm bảo rằng có thể mở ra từ bên trong mà không cần chìa khóa hay dụng cụ, ngay cả khi đã bị khóa lại.
Nắp kiểm tra không được có lỗ. Nắp kiểm tra phải tuân theo những điều kiện giống như nơi chúng được gắn vào (ví dụ lan can, lớp bao che, tấm sàn).
CHÚ THÍCH: Tấm sàn có thể cũng có chức năng như nắp kiểm tra. Trong trường hợp này cũng áp dụng các điều kiện giống như cho nắp kiểm tra.
5.2.5 Thiết kế kết cấu
Cơ cấu chịu lực phải được thiết kế sao cho có thể chịu được tải trọng tĩnh của thang cuốn hoặc băng tải chở người cộng thêm tải kết cấu định mức 5 000 N/m2. Tính toán được dựa theo EN 1993-1-1:2005.
CHÚ THÍCH Khu vực chịu tải = (độ rộng danh nghĩa z1 (xem Hình 6) của thang cuốn hoặc băng tải chở người) x (khoảng cách l1 giữa các gối đỡ) (xem Hình 5).
Dựa trên tải kết cấu định mức, độ võng tối đa đo được hoặc tính được phải không vượt quá 1/750 khoảng cách l1 giữa các gối đỡ.
Dựa trên tải kết cấu định mức cho tấm lược và tấm sàn, độ võng tối đa không được quá 4 mm và phải đảm bảo các tấm lược được cài vào nhau.
5.3 Bậc thang, tấm nền và băng
5.3.1 Yêu cầu chung
Trên khu vực chở người của thang cuốn, bề mặt đặt chân của bậc thang phải nằm theo phương ngang với dung sai ± 10 theo hướng di chuyển.
CHÚ THÍCH 1: Độ cao tối đa được phép giữa hai bậc thang liên tiếp nhau tại hai đầu ra vào được xác định tại 5.3.4 và 5.7.2.1.
Bề mặt đặt chân của thang cuốn và băng tải chở người phải tạo chỗ đứng vững chắc cho người dùng.
CHÚ THÍCH 2: Xem Phụ lục J để biết định nghĩa về vật liệu và phương pháp thử nghiệm.
5.3.2 Kích thước
5.3.2.1 Yêu cầu chung
Đối với thang cuốn và băng tải chở người, độ rộng danh nghĩa z1 không được ít hơn 0,58 m và không quá 1,10 m.
Đối với băng tải chở người có góc nghiêng nhỏ hơn hoặc bằng 6° thì cho phép độ rộng lên đến 1,65 m.
5.3.2.2 Bề mặt đặt chân của bậc thang và tấm nền (xem Hình 5, chi tiết X và Hình 8)
5.3.2.2.1 Chiều cao bậc thang x1, không được vượt quá 0,24 m.
5.3.2.2.2 Chiều sâu bậc thang y1 không được ít hơn 0,38 m.
5.3.2.2.3 Bề mặt đặt chân của bậc thang và tấm nền phải có các rãnh nằm cùng chiều di chuyển của các răng tấm lược.
5.3.2.2.4 Mặt trước bậc thang phải có các gân có bề mặt nhẵn. Phần cuối của bề mặt đặt chân của bậc thang phải khớp vào gân ờmặt trước của bậc thang tiếp theo.
5.3.2.2.5 Bề rộng b7 của các rãnh phải ít nhất là 5 mm và không vượt quá 7 mm.
5.3.2.2.6 Độ sâu h7 của các rãnh không ít hơn 10mm
5.3.2.2.7 Bề rộng của gân b8 phải ít nhất là 2,5 mm và không vượt quá 5 mm.
5.3.2.2.8 Phần mép bên của bề mặt đặt chân và mặt trước bậc thang hoặc tấm nền không được có rãnh.
5.3.2.2.9 Mép nằm giữa bề mặt đặt chân và mặt trước bậc thang không được có các cạnh sắc.
5.3.2.3 Băng (xem Hình 5, chi tiết X)
5.3.2.3.1 Mặt băng phải có các rãnh nằm cùng chiều di chuyển của các răng tấm lược.
5.3.2.3.2 Độ rộng b7 của các rãnh phải ít nhất 4,5 mm nhưng không vượt quá 7 mm và được đo tại bề mặt đặt chân của băng.
5.3.2.3.3 Độ sâu h7 của các rãnh không ít hơn 5 mm.
5.3.2.3.4 Bề rộng của răng cưa b8 phải ít nhất là 4,5 mm nhưng không vượt quá 8 mm và được đo tại bề mặt đặt chân của băng.
5.3.2.3.5 Phần mép bên của băng không được có rãnh.
Phần tiếp nối với bề mặt đặt chân của băng phải tạo thành bề mặt liên tục và không bị gãy khúc.
5.3.3 Thiết kế kết cấu
5.3.3.1 Yêu cầu chung
Vật liệu phải giữ được độ bền trong suốt vòng đời sản phẩm, trong đó có tính đến tác động của các điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, phát xạ tia UV, hay ăn mòn.
Bậc thang, tấm nền và băng phải được thiết kế để chịu được toàn bộ tải và các tác động biến dạng khả dĩ do hệ thống kéo, dẫn hướng và truyền động gây ra trong quá trình vận hành bình thường và được thiết kế để chịu được tải phân bố đều tương đương 6.000 N/m2.
CHÚ THÍCH: 6.000 N/m2 được suy ra từ tải kết cấu định mức 5 000 N/m2 (xem 5.2.5) với hệ số tác động 1,2.
Để thiết lập kích thước cho băng và hệ thống đỡ, mức tải tương ứng trên đây phải đặt trên vùng có độ rộng bằng chiều rộng hiệu dụng và chiều dài 1,0 m để làm cơ sở tính toán (ngoài ra cũng phải tuân theo các yêu cầu cho trong 5.3.3.2.4).
Tổ hợp bậc thang và tấm nền phải được thiết kế sao cho tất cả các bộ phận, ví dụ miếng đệm, được gắn chắc chắn và không bị lỏng ra trong suốt vòng đời hoạt động. Các miếng đệm và các chi tiết liên kết phải chịu được lực tác động do sự vận hành của thiết bị an toàn của tấm lược/đế tấm lược (5.12.2.7.7).
5.3.3.2 Thử nghiệm tĩnh
5.3.3.2.1 Bậc thang
Bậc thang phải được thử nghiệm độ võng bằng cách sử dụng một tấm thép có kích thước 0,20 m x 0,30 m và dầy ít nhất 25 mm đặt chính giữa bề mặt đặt chân và với một lực đơn 3.000 N (bao gồm cả trọng lượng của tấm thép) tác động vuông góc vào chính giữa tấm thép này. Phần mép rộng 0,20 m của tấm thép phải được đặt song song với mép ngoài của bậc thang, phần mép dài 0,30 m của tấm thép đặt vuông góc với mép ngoài của bậc thang.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, độ võng đo được của bề mặt đặt chân không được quá 4 mm. Không được có biến dạng dư (cho phép nằm trong độ dung sai được thiết lập ban đầu).
Bậc thang phải được thử nghiệm chung với các con lăn (không quay), các trục hoặc trục chìa (nếu có) ở vị trí nằm ngang (kết cấu đỡ ngang) và tại đoạn có góc nghiêng lớn nhất áp dụng cho bậc thang (kết cấu đỡ nghiêng).
Không cần thêm các thử nghiệm khác cho các đoạn có góc nghiêng nhỏ hơn góc nghiêng lớn nhất cho phép. Cũng không cần thêm thử nghiệm khác cho bậc thang được lắp đặt cùng với ray dẫn hướng và kết cấu đỡ của thang cuốn.
Bề mặt đặt chân ở phía tấm chắn dưới không được võng hơn 4 mm tại bất kỳ vị trí nào, khi một lực đơn 1500 N tác động vuông góc vào bề mặt đặt chân của bậc đầu tiên, trên một diện tích 2.500 mm2, thông qua một tấm thép hình vuông dày tối thiểu 25 mm. Xem Hình 1. Trong trường hợp có các miếng đệm/chi tiết liên kết trên bề mặt đặt chân thì lực thử nghiệm sẽ chỉ được tác động lên các miếng đệm/chi tiết liên kết này, khi chúng đã được lắp vào bậc thang. Vùng đặt tải phải dài 50 mm và rộng bằng độ rộng miếng đệm/chi tiết liên kết. Xem Hình 2. Lực tác động phải được giữ cố định theo phương đứng. Hướng lực tác động không được thay đổi trong quá trình thử nghiệm. Không được có biến dạng dư.
5.3.3.2.2 Mặt trước bậc thang
Mặt trước bậc thang không được võng hơn 4 mm khi chịu một lực đơn 1.500 N tác động vuông góc vào bề mặt của bậc đầu tiên, trên một diện tích 2500 mm2, thông qua tấm thép hình vuông hoặc hình tròn dày tối thiểu 25 mm, có hình dạng vừa khít với độ cong của mặt trước bậc thang. Lực này được tác động vào chính giữa theo chiều đứng của mặt trước bậc thang tại ba vị trí, một nằm chính giữa và còn lại nằm ở hai mép của bậc thang được lắp hoàn chỉnh. Lực tác động phải được giữ cố định và hướng tác động không thay đổi trong suốt quá trình thử nghiệm. Bậc thang được thử nghiệm tại vị trí cố định cùng với trục hoặc ngõng trục (nếu có). Không được có biến dạng dư (cho phép nằm trong độ dung sai được thiết lập ban đầu).
CHÚ DẪN
F1 3000N
F2 1500N
a1 50mm
b 50mm
Hình 1 - Thử nghiệm bậc thang
Trong trường hợp có miếng đệm/chi tiết liên kết trên mặt trước bậc thang, cần tiến hành thêm thử nghiệm khác trên bậc thang lắp hoàn chỉnh với lực tác động lên miếng đệm/chi tiết liên kết trên mặt trước bậc thang, vào chính giữa mặt trước bậc thang theo chiều đứng, trên một vùng dài 50 mmvà rộng bằng độ rộng miếng đệm/chi tiết liên kết.
CHÚ DẪN
F1 3000 N
F2 1500 N
a2 độ rộng miếng đệm/chi tiết liên kết
b 50 mm
Hình 2 - Thử nghiệm bậc thang có miếng đệm/chi tiết cố định
5.3.3.2.3 Tấm nền
Tấm nền diện tích 1 m2 phải được thử nghiệm độ võng bằng cách sử dụng một tấm thép có kích thước 0,30 m x 0,45 m và dày ít nhất 25 mm đặt chính giữa bề mặt đặt chân và với một lực đơn 7.500 N (bao gồm cả trọng lượng của tấm thép), tác động vuông góc với tấm đặt chân và phần mép dài 0,45 m của tấm thép được đặt song song với mép bên của tấm nền.
Đối với tấm nền có diện tích nhỏ hơn hoặc lớn hơn, lực và vùng tác động cũng thay đổi theo tương ứng, trong đó vùng tác động có kích thước theo tỷ lệ 1:1,5; tuy nhiên lực tác động không được nhỏ hơn 3.000 N (bao gồm trọng lượng tấm thép), kích thước tấm thép không được nhỏ hơn 0,20 m x 0,30 m và độ dày không ít hơn 25 mm.
Đối với tấm nền có chiều sâu nhỏ hơn 0,30 m thì tấm thép phải rộng 0,20 m và chiều dài bằng chiều sâu của tấm nền.
Trong suốt quá trình thử nghiệm, độ võng đo được trên bề mặt đặt chân không được quá 4 mm. Không được có biến dạng dư (cho phép nằm trong độ dung sai được thiết lập ban đầu).
Tấm nền phải được thử nghiệm chung với các con lăn (không quay), các trục hoặc trục chìa (nếu có) ở vị trí nằm ngang. Không cần thử nghiệm với tấm nền đã được lắp đặt hoàn chỉnh, ví dụ, cùng với ray dẫn hướng và kết cấu đỡ của băng tải chở người.
5.3.3.2.4 Băng
Băng được kéo căng theo điều kiện vận hành và thông qua một tấm thép có kích thước 0,15 m x 0,25 m x 0,025 m tác động một lực đơn 750 N (bao gồm trọng lượng tấm thép) lên băng. Tấm thép được đặt chính giữa giữa các con lăn đỡ mép ngoài sao cho trục dọc của tấm thép song song với trục dọc của băng. Độ võng tại trung tâm không được vượt quá 0,01 z3, trong đó z3 là khoảng cách ngang giữa các con lăn đỡ (xem z3 tại Hình 11).
5.3.3.3 Thử nghiệm động
5.3.3.3.1 Bậc thang
5.3.3.3.1.1 Thử tải
Bậc thang được thử nghiệm tại đoạn có góc nghiêng lớn nhất của thang cuốn (kết cấu đỡ nghiêng), cùng với các con lăn (không quay), trục hoặc trục chìa (nếu có). Lực tác động dao động từ 500 N đến 3.000 N tại một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với quy luật thay đổi hình sin không bị nhiễu loạn. Lực tác động theo phương vuông góc lên bề mặt đặt chân thông qua tấm thép kích thước 0,20 m x 0,30 m dày ít nhất 25 mm, được bố trí như mô tả trong 5.3.3.2.1, vào chính giữa bề mặt đặt chân.
Sau thử nghiệm, bậc thang không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Bậc thang và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
Nếu các con lăn bị hư hỏng trong quá trình thử nghiệm, được phép thay thế chúng.
5.3.3.3.1.2 Thử nghiệm xoắn
Kết cấu của bậc thang phải có thể chịu được lực xoắn tương đương với độ dịch chuyển ± 2 mm của tâm bánh xe kéo, di chuyển hình vòng cung quanh tâm đĩa xích. Độ dịch chuyển ± 2 mm tương ứng với khoảng cách 400 mm từ bánh xe kéo đến tâm đĩa xích. Tỷ lệ này phải được duy trì khi khoảng cách 400 mm thay đổi (xem Phụ lục F để biết ví dụ thử nghiệm).
Thử nghiệm động phải được điều chỉnh để đảm bảo đạt độ võng mô tả bên trên trong quá trình thử nghiệm. Sử dụng một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5x106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn.
Sau thử nghiệm, bậc thang không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Bậc thang và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
5.3.3.3.2 Tấm nền
5.3.3.3.2.1 Thử tải
Tấm nền, bất kể với kích thước nào, phải được thử nghiệm tại vị trí nằm ngang cùng với các con lăn (không quay), trục hay trục chìa (nếu có). Lực tác động dao động từ 500 N đến 3.000 N tại một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn. Lực tác động theo phương vuông góc lên bề mặt đặt chân thông qua tấm thép kích thước 0,20 m x 0,30 m dày ít nhất 25 mm, vào chính giữ bề mặt đặt chân.
Đối với tấm nền có độ dài nhỏ hơn 0,30 m thì tấm thép sẽ có chiều rộng là 0,20 m và chiều dài bằng chiều dài tấm nền.
Sau thử nghiệm, tấm nền không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Tấm nền và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
Nếu các con lăn bị hư hỏng trong quá trình thử nghiệm, được phép thay thế chúng.
5.3.3.3.2.2 Thử nghiệm xoắn
Thử nghiệm xoắn chỉ cần thiết nếu tấm nền được lắp với các con lăn kéo.
Kết cấu tấm nền phải có thể chịu được lực xoắn tương đương độ dịch chuyển ± 2 mm của tâm bánh xe kéo, di chuyển hình vòng cung có tâm là tâm đĩa xích. Độ dịch chuyển ± 2 mm tương ứng với khoảng cách 400 mm từ bánh xe kéo đến tâm đĩa xích. Tỷ lệ này phải được duy trì khi khoảng cách 400 mm thay đổi (xem Phụ lục F để biết ví dụ thử nghiệm).
Thử nghiệm động được điều chỉnh để đảm bảo đạt độ võng có dung sai -5 % trong suốt quá trình thử nghiệm. Sử dụng một tần số nằm trong khoảng 5 Hz và 20 Hz trong ít nhất 5 x 106 chu kỳ với lực thay đổi theo quy luật hình sin không bị nhiễu loạn.
Đối với tấm nền có độ dài nhỏ hơn 0,30 m thì tấm thép sẽ có chiều rộng là 0,20 m và chiều dài bằng chiều dài tấm nền.
Sau thử nghiệm, tấm nền không xuất hiện dấu hiệu của vết nứt.
Biến dạng dư không được lớn hơn 4 mm, đo tại bề mặt đặt chân. Tấm nền và các bộ phận đi kèm, ví dụ miếng đệm/chi tiết cố định, phải được liên kết chắc chắn và không bị lỏng ra.
5.3.4 Dẫn hướng bậc thang, tấm nền và băng
Độ dịch chuyển ngang của bậc thang hoặc tấm nền so với hệ thống dẫn hướng của chúng không được quá 4 mm ở cả hai bên và 7 mm đối với tổng khoảng hở đo ở hai bên và độ dịch chuyển theo phương đứng không quá 4 mm đối với bậc thang và tấm nền và 6 mm đối với băng.
Yêu cầu này chỉ áp dụng cho phần diện tíchcó thể sử dụng trên bậc thang, tấm nền hoặc băng.
Các trụ đỡ bề mặt đặt chân của băng phải được bố trí với khoảng cách không quá 2 m dọc đường tâmcủa bề mặt đặt chân. Các trụ đỡ này phải đặt tại độ cao không quá 50 mm bên dưới mặt dưới của bề mặt đặt chân khi chịu tải theo điều kiện yêu cầu cho trong 5.3.3.2.4.
5.3.5 Khe hở giữa các bậc thang hoặc tấm nền
Khe hở giữa hai bậc thang hoặc tấm nền liên tiếp trên bất kỳ vị trí khả dụng nào đo được trên bên mặt đặt chân không được vượt quá 6 mm (xem Hình 5, chi tiết Y, Z, Hình 9, chi tiết S và Hình 10, chi tiết U). Đối với bậc thang, phép đo được tiến hành giống như đo kích thước khe hở trong Hình 5. Đối với tấm nền phép đo được thực hiện theo Hình 9 và Hình 10.
Vạch chỉ ranh giới (ví dụ gân trên bề mặt đặt chân bậc thang) phải được làm nổi bật tại mép rìa bên trong của bậc thang ở hai đầu ra vào.
Trong khu vực đường cong chuyển tiếp của băng tải chở người với mép phía trước và phía sau được khớp vào của tấm nền, khe hở này được phép tăng lên đến 8 mm (xem Hình 10, chi tiết V).
5.3.6 Thiết bị phát hiện bậc thang hoặc tấm nền bị thiếu
Thang cuốn/băng tải chở người chỉ được phép hoạt động khi có dải bậc thang/tấm nền đầy đủ. Bậc thang/tấm nền bị thiếu phải được phát hiện thông qua một thiết bị hay chức năng an toàn theo 5.12.2.7.11.
5.4 Hệ thống truyền động
5.4.1 Máy dẫn động
5.4.1.1 Yêu cầu chung
Một hệ thống truyền động không được sử dụng để vận hành cho nhiều hơn một thang cuốn hoặc băng tải chở người.
5.4.1.2 Tốc độ
5.4.1.2.1 Tốc độ của thang cuốn không tải không được sai lệch quá ± 5 % so với tốc độ danh nghĩa tại tần số và điện áp danh định.
5.4.1.2.2 Tốc độ danh nghĩa của thang cuốn không được vượt quá:
- 0,75 m/s đối với thang cuốn có góc nghiêng α nhỏ hơn hoặc bằng 30°;
- 0,50 m/s đối với thang cuốn có góc nghiêng α lớn hơn 30° và nhỏ hơn hoặc bằng 35°.
5.4.1.2.3 Tốc độ danh nghĩa của băng tải chở người không được cao hơn 0,75 m/s.
Sai lệch so với tốc độ danh nghĩa trên đây lên đến 0,90 m/s vẫn được phép miễn là bề rộng tấm nền hoặc mặt bằng không vượt quá 1,10 m, và tại hai đầu ra vào, tấm nền hoặc băng di chuyển theo phương ngang với độ dài ít nhất 1,60 m trước khi đi vào tấm lược.
Các yêu cầu đề cập trên đây không áp dụng cho băng tải chở người có các đường tăng tốc hoặc hệ thống băng tải chở người có sự chuyển tiếp trực tiếp giữa các băng tải từ các tốc độ khác nhau.
5.4.1.3 Liên kết giữa phanh vận hành và bộ dẫn động bậc thang, tấm nền hoặc băng
5.4.1.3.1 Đối với liên kết giữa phanh vận hành và bộ dẫn động bậc thang, tấm nền hoặc băng, ưu tiên sử dụng thiết bị dẫn động không ma sát, ví dụ trục, bánh răng, xích nhiều dãy, hai hoặc nhiều xích đơn. Khi sử dụng các chi tiết ma sát như đai thang (không được phép sử dụng đai dẹt) cần phải sử dụng thêm phanh phụ theo 5.4.2.2.
5.4.1.3.2 Thiết kế của các bộ phận dẫn động phải đáp ứng được thời hạn sử dụng danh nghĩa.
Hệ số an toàn của tất cả các bộ phận dẫn động phải ít nhất là 5 cho các tính toán tĩnh. Trong trường hợp đai thang thì phải sử dụng ít nhất 3 đai.
Hệ số an toàn này được xác định bằng tỷ lệ giữa lực phá hủy của bộ phận dẫn động và lực tĩnh tác động lên bộ phận dẫn động khi thang cuốn hoặc băng tải chở người theo phương nghiêng chịu tải kết cấu định mức theo 5.2.5 cùng với lực căng của thiết bị kéo căng.
Đối với băng tải chở người nằm ngang, lực động theo 5.4.2.1.3.3 tương ứng với 5.4.2.1.3.4 cùng với lực căng của thiết bị kéo căng sẽ được sử dụng để xác định hệ số an toàn.
CHÚ THÍCH: Các bộ phận dẫn động, ví dụ trục, bánh răng, xích nhiều dãy, là bộ phận chuyển động và do đó chịu tải động. Việc cố định các bộ phận này vào khung đỡ phải được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của các bộ phận này (ví dụ khung đỡ theo tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode), mối hàn và mối ghép ren theo các tiêu chuẩn phù hợp).
5.4.1.4 Thiết bị quay bằng tay
Nếu có thiết bị quay bằng tay thì thiết bị này phải nằm ở nơi dễ tiếp cận và an toàn khi vận hành [xem 7.2.1.3 và 7.4.1 g) để biết thêm chỉ dẫn].
Nếu thiết bị quay bằng tay có thể tháo rời được thì cần phải có thiết bị hoặc chức năng an toàn theo 5.12.2.7.16.
Tay quay hoặc vô lăng có lỗ không được phép sử dụng.
5.4.2 Hệ thống phanh
5.4.2.1 Phanh vận hành
5.4.2.1.1 Yêu cầu chung
5.4.2.1.1.1 Thang cuốn và băng tải chở người cần phải có hệ thống phanh vận hành để:
a) làm dừng thang cuốn hoặc băng tải chở người với gia tốc hãm đồng nhất;
b) giữ cho thang cuốn hoặc băng tải chở người đứng yên.
Xem thêm 5.12.3.5.
5.4.2.1.1.2 Dừng vận hành bằng phanh điện cơ
Khi dừng vận hành bằng phanh điện cơ, áp dụng các yêu cầu tại 5.4.2.1.2.
5.4.2.1.1.3 Dừng vận hành bằng phanh điện
Khi dừng vận hành bằng phanh điện (ví dụ phanh điện dùng biến tần), áp dụng các yêu cầu tại 5.4.2.1.1 a).
Phanh điện cơ theo 5.4.2.1.2 được yêu cầu và cũng phải được phát động theo điều kiện tại 5.12.3.5.2.
5.4.2.1.1.4 Dừng vận hành bằng phương tiện khác
Nếu sử dụng phương tiện khác để dừng vận hành thì phải có thêm một phanh phụ theo 5.4.2.2.
5.4.2.1.1.5 Với các phanh có thể nhả được bằng tay thì phải yêu cầu sử dụng lực liên tục bằng tay để giữ chúng ở trạng thái nhả.
5.4.2.1.2 Phanh điện cơ
Phanh điện cơ phải được nhả bằng dòng điện liên tục. Hoạt động hãm sẽ ngay lập tức diễn ra khi mạch phanh điện được mở.
Lực hãm phải được tạo ra bởi lò xo nén có dẫn hướng. Hiện tượng tự kích thích điện của thiết bị nhả phanh phải được loại trừ.
5.4.2.1.3 Tải trọng hãm và quãng đường phanh của phanh vận hành
5.4.2.1.3.1 Xác định tải trọng hãm cho thang cuốn
Bảng 2 được áp dụng để xác định tải trọng hãm cho thang cuốn.
Bảng 2- Xác định tải trọng hãm cho thang cuốn
Số lượng bậc thang cần xem xét được xác định bởi “độ cao h3 chia cho độ cao tối đa nhìn thấy được của mặt trước bậc thang” (xem x1 trên Hình 8).
Với mục đích thử nghiệm, tổng tải trọng hãm được phép phân bố trên hai phần ba số lượng bậc thang tính được.
5.4.2.1.3.2 Quãng đường phanh cho thang cuốn
Quãng đường phanh cho thang cuốn không tải đi lên, không tải đi xuống và mang tải đi xuống (xem 5.4.2.1.3.1) được cho ở Bảng 3.
Bảng 3 - Quãng đường phanh cho thang cuốn
Với tốc độ danh nghĩa ở khoảng giữa, quãng đường phanh được tính bằng cách nội suy.
Quãng đường phanh được đo từ thời điểm thiết bị phanh điện được kích hoạt.
Gia tốc giảm, đo trên thang cuốn đi xuống, theo hướng di chuyển không được vượt 1 m/s2 trong suốt quá trình hệ thống phanh hoạt động. Để đo lường, tín hiệu giảm tốc thô sẽ được giới hạn băng thông bằng bộ lọc thông thấp Butterworth 4,0 Hz hai cực.
Nên đạt được quãng đường phanh ngắn nhất có thể trong giới hạn gia tốc hãm đã cho.
5.4.2.1.3.3 Xác định tải trọng hãm cho băng tải chở người
Bảng 4 được áp dụng để xác định tải trọng hãm cho băng tải chở người.
Bảng 4 - Xác định tải trọng hãm cho băng tải chở người
Để xác định tải trọng phanh cho băng tải chở người trong đó chiều dài băng trải qua nhiều đoạn nghiêng (khác nhau về độ cao), chỉ xem xét những phần chuyển động đi xuống.
5.4.2.1.3.4 Quãng đường phanh cho băng tải chở người
Quãng đường phanh cho băng tải chở người không tải đi lên, không tải đi xuống và mang tải đi xuống với các băng tải nghiêng (xem 5.4.2.1.3.3) được cho ở Bảng 5. Điều này cũng áp dụng cho băng tải chở người có mang tải hay không tải di chuyển ngang theo cả hai hướng.
Bảng 5 - Quãng đường phanh cho băng tải chở người
Với tốc độ danh nghĩa ở khoảng giữa, quãng đường phanh được tính bằng cách nội suy.
Quãng đường phanh được đo từ thời điểm thiết bị phanh điện được kích hoạt.
Gia tốc hãm, đo trên thang cuốn đi xuống, theo hướng di chuyển không được vượt 1 m/s2 trong suốt quá trình hệ thống phanh hoạt động. Để đo lường, tín hiệu giảm tốc thô sẽ được giới hạn băng thông bằng bộ lọc thông thấp Butterworth 4,0 Hz hai cực.
Nên đạt được quãng đường phanh ngắn nhất có thể trong giới hạn gia tốc hãm đã cho. Đối với băng tải chở người, chỉ cần một cuộc thử nghiệm phanh ở điều kiện không tải.
Với băng tải chở người mang tải, nhà sản xuất sẽ thể hiện quãng đường phanh bằng cách tính toán [xem 6.2 c)].
5.4.2.2 Phanh phụ
5.4.2.2.1 Thang cuốn và băng tải chở người theo phương nghiêng cần được trang bị thêm phanh phụ nếu:
a) liên kết giữa phanh vận hành (xem 5.4.2.1) và đĩa xích dẫn động của các bậc thang/tấm nền hoặc tang trống của băng không được thực hiện bằng các trục, bánh răng, xích nhiều dãy, hoặc nhiều dây xích một dãy, hoặc
b) phanh không phải loại phanh điện cơ theo 5.4.2.1.2, hoặc
c) chiều cao h13 vượt quá 6 m (xem thêm H.2).
Liên kết giữa phanh phụ và đĩa xích dẫn động của các bậc thang/tấm nền hoặc tang trống của băng phải thực hiện bằng các trục, bánh răng, xích nhiều dãy, hoặc bằng nhiều dây xích một dãy. Liên kết này không được chứa bộ phận dẫn động ma sát, chẳng hạn như ly hợp.
5.4.2.2.2 Hệ thống phanh phụ phải có kích thước sao cho thang cuốn và băng tải chở người đang chuyển động với tải trọng hãm hướng xuống có thể giảm tốc dừng lại và giữ trạng thái đứng yên.
Gia tốc hãm theo chiều xuống không được vượt quá 1 m/s2 dưới mọi điều kiện hoạt động. Để đo lường, tín hiệu giảm tốc thô sẽ được giới hạn băng thông bằng bộ lọc thông thấp Butterworth 4,0 Hz hai cực.
Trường hợp sử dụng phanh phụ, không cần phải giữ quãng đường phanh như quy định cho phanh vận hành (xem 5.4.2.1.3).
5.4.2.2.3 Phanh phụ phải là loại Cơ (ma sát).
5.4.2.2.4 Phanh phụ sẽ hoạt động theo yêu cầu tại 5.12.3.5.3
Việc kích hoạt phanh phụ phải được giám sát bằng thiết bị hoặc chức năng an toàn điện tại 5.12.2.7.4.
5.4.2.2.5 Phanh phụ được phép hoạt động cùng với phanh vận hành khi các điều kiện dừng theo 5.4.2.1.3.2 và 5.4.2.1.3.4 được duy trì như trường hợp mất điện hoặc có sự gián đoạn của mạch an toàn; nếu không thì việc phanh phụ và phanh vận hành cùng lúc hoạt động chỉ được phép theo điều kiện tại 5.4.2.2.4
5.4.2.3 Bảo vệ khỏi nguy cơ vượt tốc và hướng chuyển động bất ngờ thay đổi
Phải trang bị một thiết bị hoặc chức năng an toàn theo 5.12.2.7.2 và 5.12.2.7.3.
5.4.3 Dẫn động cho bậc thang và tấm nền
5.4.3.1 Các bậc thang của thang cuốn phải được dẫn động bằng ít nhất hai dây xích trong đó mỗi bên bậc thang phải có ít nhất một dây.
Các tấm nền của băng tải chở người được phép dẫn động với chỉ một dây xích nếu chuyển động song song của các tấm nền trên vùng khả dụng được đảm bảo bằng các giải pháp cơ khí khác.
Phải trang bị một thiết bị hoặc chức năng an toàn theo 5.12.2.7.5 để phát hiện trường hợp xích dẫn động bậc thang/tấm nền bị đứt hoặc bị giãn quá mức.
5.4.3.2 Việc thiết kế xích dẫn động bậc thang/tấm nền phải đáp ứng được tuổi thọ mỏi danh nghĩa.
Hệ số an toàn chống đứt xích phải ít nhất là 5 (xem 5.4.1.3.2) với thép kết cấu theo EN 10025-1:2004 kết hợp với EN 10025-2:2004, EN 10025-3:2004, EN 10025-4:2004, EN 10025-5:2004 và EN 10025- 6:2004/A1:2009 và với thép tôi và ram theo EN 10083-1:2006 kết hợp với EN 10083-2:2006 và EN 10083-3:2006. Xích phải được thử nghiệm kéo.
Khi có hơn một dây xích được sử dụng, tải được giả định phân bố đều trên các dây xích.
5.4.3.3 Các dây xích phải được kéo căng liên tục. Cần có một thiết bị hoặc chức năng an toàn theo 5.12.2.7.6 để theo dõi chuyển động của thiết bị kéo căng. Không cho phép sử dụng lò xo kéo làm thiết bị căng xích. Khi sử dụng đối trọng để tạo lực căng, chúng phải được giữ an toàn trong trường hợp bị đứt dây treo.
5.4.4 Dẫn động băng
5.4.4.1 Hệ số an toàn cho băng bao gồm cả các mối nối phải ít nhất là 5 (xem 5.4.1.3.2) cho các lực động theo 5.4.2.1.3.3 tương ứng với 5.4.2.1.3.4. Các tính toán được thực hiện cho trường hợp xấu nhất.
5.5 Lan can
5.5.1 Yêu cầu chung
Cần lắp lan can tại mỗi bên của thang cuốn hoặc băng tải chở người.
5.5.2 Kích thước lan can
5.5.2.1 Ở phần nằm nghiêng, độ cao theo chiều thẳng đứng hi tính từ mũi bậc thang hoặc bề mặt tấm nền hoặc bề mặt bằng đến mép trên của tay vịn không được ít hơn 0,90 m và không vượt quá 1,10 m (xem Hình 5 và 6).
5.5.2.2 Lan can không được có bộ phận để người có thể đứng lên đó.
Cần áp dụng các biện pháp phù hợp để ngăn người sử dụng trèo ra bên ngoài lan can nếu có rủi ro rơi ngã khỏi lan can.
Để đảm bảo yêu cầu này, trên thang cuốn và băng tải chở người phải có thiết bị chống leo trèo (xem 1 trong Hình 7) trên gờ mặt ngoài phía dưới tại một điểm cao 1.000 ± 50 mm so với mặt sàn (xem h9 trong Hình 7) trong đó phần dưới cùng của thiết bị giao với phần gờ lan can và kéo dài thêm độ dài l5 ít nhất 1 000 mm song song với phần gờ lan can nơi không thể đặt chân. Thiết bị cần được kéo dài lên một độ cao ít nhất ngang với mép trên cùng của tay vịn và không vi phạm các yêu cầu đối với b10 và b12.
Nếu thang cuốn và băng tải chở người nằm liền kề với bức tường thì phải có thiết bị hạn chế xâm nhập (xem 2 trong Hình 7) ở phần trên cùng và dưới cùng của bức tường để hạn chế tiếp xúc với phần gờ lan can khi độ rộng phần gờ ngoài phía dưới b13 vượt quá 125 mm. Trên các bộ phận được bố trí song song lân cận, biện pháp bảo vệ này cũng phải được thực hiện khi độ rộng gờ lan can kết hợp b14 vượt quá 125 mm. Thiết bị phải được kéo dài lên độ cao h10.
Đầu bu lông của các thiết bị tiếp xúc với môi trường bên ngoài phải thuộc loại chống phá hoại.
Khi phần gờ lan can của tay vịn được lắp giữa thang cuốn/băng tải chở người theo phương nghiêng và bức tường lân cận thì phải có thiết bị chống trượt (xem 3 trong Hình 7) trên phần gờ lan can nếu khoảng cách b15 giữa kết cấu tòa nhà (tường) và đường tâm tay vịn lớn hơn 300 mm. Các thiết bị này bao gồm các bộ phận gắn chặt vào gờ lan can, cách tay vịn không ít hơn 100 mm (xem b17) và cách nhau không quá 1.800 mm. Độ cao h11 không ít hơn 20 mm. Các thiết bị này không được có các góc hoặc cạnh sắc.
Yêu cầu trên cũng được áp dụng cho thang cuốn/băng tải chở người theo phương nghiêng khi khoảng cách b16 giữa đường tâm của các tay vịn lớn hơn 400 mm.
5.5.2.3 Lan can phải được thiết kế để chịu được đồng thời tác động của các lực tĩnh 600 N theo phương ngang và 730 N theo phương đứng, cả hai lực phân bố đều trên độ dài 1 m và tác động lên mép trên cùng của hệ thống ray dẫn hướng tay vịn tại cùng một vị trí.
5.5.2.4 Phần lan can đối diện bậc thang, tấm nền hoặc băng phải trơn nhẵn. Các bộ phận bao che theo hướng chuyển động không được nhô lên quá 3 mm. Các bộ phần này phải cứng và có mép được về tròn hoặc được vát. Các bộ phận dạng này không được sử dụng tại tấm chắn chân dưới.
Các mối nối bộ phận bao che theo hướng chuyển động (cụ thể là giữa tấm chắn chân dưới và vách trong) phải được bố trí và có hình dạng sao cho tránh được nguy cơ bị kẹt.
Khe hở giữa vách trong và lan can không được rộng quá 4 mm. Các mép phải được vát hoặc vê tròn.
Khi một lực 500 N tác động thẳng góc lên bề mặt vách trong tại bất kỳ vị trí nào trên một diện tích hình tròn hoặc hình vuông 2.500 mm2, thì không có khe hở lớn hơn 4 mm và không có biến dạng dư.
Nếu vật liệu kính được sử dụng cho vách trong thì đó phải là kính an toàn. Lan can vách đơn phải có độ dày tối thiểu 6 mm. Khi lan can sử dụng loại kính nhiều lớp, đó phải là loại kính dán an toàn và ít nhất một lớp phải có độ dày không được ít hơn 6 mm.
5.5.2.5 Khoảng cách theo phương ngang (đo vuông góc với hướng chuyển động) giữa vách trong tại điểm phía dưới phải bằng hoặc nhỏ hơn khoảng cách theo phương ngang tại các điểm phía trên.
5.5.2.6 Gờ trong phía dưới và vách trong phải tạo thành góc nghiêng γ ít nhất 25° theo phương ngang (xem Hình 6). Yêu cầu này không áp dụng cho phần nằm ngang của gờ trong phía dưới nối trực tiếp vào vách trong (xem b4 trong Hình 6).
5.5.2.6.1 Phần nằm ngang b4 lên đến vách trong không được nhỏ hơn 30 mm.
5.5.2.6.2 Độ rộng b3, đo theo phương ngang, của mỗi miếng ốp trong phía dưới có góc nghiêng nhỏ hơn 45° theo phương ngang không được nhỏ hơn 0,12 m (xem Hình 6).
5.5.3 Tấm chắn dưới
5.5.3.1 Tấm chắn dưới phải theo phương đứng, phẳng và được ghép nối dạng khớp mộng.
CHÚ THÍCH: Tuy nhiên, cũng có thể dùng kết cấu đặc biệt khác thay cho ghép nối dạng khớp mộng (ví dụ khớp dạng trượt) đối với băng tải chở người dài tại những điểm vượt qua các kết nối mở rộng của tòa nhà.
5.5.3.2 Khoảng cách vuông góc h2 giữa mép trên của tấm chắn dưới hoặc mép dưới cùng phần liên kết nhô ra của nắp che hoặc mép dưới của phần cứng của thiết bị làm lệch tấm chắn dưới và đường thẳng mũi bậc thang hoặc bề mặt đặt chân của tấm nền hoặc băng không được nhỏ hơn 25 mm (xem Hình 6).
5.5.3.3 Tấm chắn dưới gồm cả thiết bị chiếu sáng và thiết bị khác không lệch quá 4 mm khi chịu một lực đơn 1.500 N tác động vuông góc lên bề mặt tại điểm bất lợi nhất trên một vùng hình vuông hoặc hình tròn diện tích 2.500 mm2. Lực trên đây phải không gây ra biến dạng dư. Yêu cầu này phải đáp ứng cho phần chiều cao đến 25 mm phía trên đường thẳng mũi bậc thang hoặc bề mặt đặt chân m nền hoặc băng. Phần chiều cao trên 25 mm phải đáp ứng yêu cầu về khả năng chịu lực 500 N đối với lan can (xem 5.5.2.4). Xem Hình 5, chi tiết R.
5.5.3.4 Trên thang cuốn phải giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm chắn dưới và các bậc thang.
Để đạt được yêu cầu này, cần đáp ứng bốn điều kiện sau:
a) Tấm chắn dưới phải đạt đủ độ cứng theo 5.5.3.3;
b) Các khoảng trống phải theo 5.5.5.1;
c) Việc lắp đặt các thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải gồm một phần cứng và một phần mềm (ví dụ chổi, miếng cao su).
- Có phần nhô ra tối thiểu 33 mm và tối đa 50 mm tính từ bề mặt đứng của tấm chắn dưới.
- Chịu được lực 900 N phân bố đều trên một vùng 600 mm2 ở phần nhô ra của phần cứng theo phương đứng song song với đường nối phần cứng mà không bị rời ra hay bị biến dạng dư.
- Phần cứng phải có phần nằm ngang nhô ra khoảng từ 18 mm đến 25 mm và đáp ứng các yêu cầu về độ cứng. Phần nằm ngang nhô ra của phần linh hoạt phải tối thiểu là 15 mm và tối đa 30 mm.
- Cần có một khoảng cách từ 25 mm đến 30 mm giữa phần thấp nhất của mặt dưới phần cứng và vuông góc với đường thẳng mũi bậc thang tại các đoạn nghiêng của hành trình.
- Khoảng cách giữa phần thấp nhất của mặt dưới phần cứng của thiết bị làm lệch tấm chắn dưới và phần trên của bất kỳ rãnh nào trên bậc thang ở khu vực chuyển tiếp và nằm ngang phải nằm trong khoảng từ 25 mm đến 55 mm.
- Bề mặt dưới của phần cứng được vát không ít hơn 25° hướng lên và bề mặt trên được vát không ít hơn 25° hướng xuống từ tấm chắn dưới.
- Ở một biến thể khác với Hình 3a, cho phép một bề mặt phẳng vuông góc với tấm chắn dưới có độ rộng ≤ 5 mm được tiếp nối bằng một phần uốn cong xuống dần (ở mặt trên)/uốn cong lên (ở mặt dưới). Hình dạng này phải tạo thành góc nghiêng 25° trên ít nhất một nửa phần nhô ra của phần cứng (Hình 3b).
- Nếu có một bề mặt phẳng vuông góc với tấm chắn dưới được tiếp nối bằng một đường dốc thẳng (≥25°) thì bề mặt phẳng ở mặt trên được phép có độ rộng ≤ 10 mm và bề mặt phẳng ở mặt dưới được phép có độ rộng ≤ 5 mm (Hình 3c).
- Thiết bị làm lệch được thiết kế với các mép tròn. Các đầu bu lông và đầu kết nối không được nhô ra phần hành trình chuyển động.
- Phần đầu cuối được vuốt gọn tạo thành bề mặt nhẵn với tấm chắn dưới. Phần đầu cuối của bất kỳ thiết bị làm lệch nào cũng chỉ được phép nằm trong khoảng từ 50 mm đến 150 mm phía trước giao tuyến tấm lược.
- Nếu thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới là phần mở rộng của gờ trong phía dưới thì áp dụng 5.5.2.6.2. Nếu thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới được gắn vào hay là một phần liền với tấm chắn dưới thì áp dụng 5.5.3.1.
d) Sử dụng vật liệu phù hợp hay loại lớp lót phù hợp bên dưới thiết bị làm lệch để đạt được hệ số ma sát cho cao su với lớp dầu thử nghiệm ít hơn 0,45. Đây là loại Cao su thuộc loại SBR bao gồm mủ cao su SBR, khoáng chất làm đầy, phụ gia xử lý, chất lưu hóa với nồng độ 1,23 ± 0,2 g/cm3, và có độ cứng Shore D50 ± 3 theo ISO 868:2003. Lớp dầu thử nghiệm được định nghĩa là hỗn hợp sodium dodecyl sulfate (độ tinh khiết ≥ 99 %) khử ion hoặc nước cất (để biết thông tin về phương pháp thử nghiệm, xem Phụ lục K).
Hình 3 - Yêu cầu đối với thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới
CHÚ DẪN
1 phần linh hoạt
2 phần cứng
a trong khu vực nằm nghiêng
b trong khu vực chuyển tiếp và nằm ngang
CHÚ THÍCH: Hình này không vẽ chính xác theo tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa cho yêu cầu.
Hình 3 - Yêu cầu đối với thiết bị làm lệch của tấm chắn dưới (kết thúc)
5.5.4 Đầu lan can
5.5.4.1 Đầu lan can bao gồm tay vịn phải nhô ra theo phương ngang ít nhất 0,60 m so với giao tuyến tấm lược theo chiều dọc (xem L2 và l2 trong Hình 5 và chi tiết X).
5.5.4.2 Phần nằm ngang của tay vịn phải vươn ra theo chiều dọc tại hai đầu ra vào một khoảng cách l3 (xem Hình 5) ít nhất 0,30 m vượt quá giao tuyến tấm lược (xem L2 trong Hình 5 và chi tiết X).
Trong trường hợp băng tải chở người theo phương nghiêng không có phần nằm ngang tại hai đầu ra vào, phần tiếp nối của tay vịn được phép song song với hướng nghiêng.
5.5.5 Khe hở giữa bậc thang, tấm nền hoặc băng với tấm chắn dưới
5.5.5.1 Nếu tấm chắn chân dưới thang cuốn hoặc băng tải chở người nằm cạnh các bậc thang và tấm nền hoặc băng thì khe hở theo chiều ngang không được vượt quá 4 mm ở cả hai bên, và 7 mm cho tổng độ rộng khe hở đo ở hai bên tại hai điểm đối diện nhau.
5.5.5.2 Nếu tấm chắn dưới của băng tải chở người được lắp bên trên tấm nền hoặc băng, khe hở không được quá 4 mm đo theo chiều đứng tính từ bề mặt đặt chân. Chuyển động của tấm nền hoặc băng ở hai bên không được tạo ra khe hở giữa mép bên tấm nền hoặc băng và phần nhô ra theo chiều đứng của tấm chắn dưới.
5.6 Hệ thống tay vịn
5.6.1 Yêu cầu chung
Trên mỗi lan can phải có một tay vịn di chuyển cùng chiều và với tốc độ có dung sai từ - 0 % đến + 2 % so với tốc độ của bậc thang, tấm nền và băng trong điều kiện vận hành bình thường.
Cần phải có thiết bị hoặc chức năng giám sát tốc độ tay vịn theo 5.12.2.7.13.
5.6.2 Biên dạng và vị trí
5.6.2.1 Biên dạng của tay vịn và thanh dẫn hướng trên lan can phải có hình dạng hoặc được bao kín xung quanh sao cho có thể giảm thiểu khả năng gây kẹt ngón tay hoặc bàn tay.
Tay vịn phải cách các bề mặt lân cận tối thiểu 80 mm theo phương ngang (b10) và 25 mm theo phương đứng (b12). Các khoảng cách này có thể được giảm xuống miễn là khoảng cách b18 không thấp hơn 8 mm như thể hiện tại chi tiết W của Hình 6 (Điểm A trên biên dạng tay vịn - Điểm B theo phương đứng tối thiểu 25 mm bên dưới mép dưới của tay vịn và tối đa theo phương ngang đến mép ngoài của tay vịn). Không được có điểm nào trên lan can nằm bên trên đường thẳng nối trực tiếp điểm A và B.
Khoảng cách giữa biên dạng tay vịn và ray dẫn hướng hoặc biến dạng bao che trong mọi trường hợp không được lớn hơn 8 mm (xem b6’ và b6’’ trong Hình 6, chi tiết W).
5.6.2.2 Chiều rộng b2 của tay vịn nằm trong khoảng từ 70 mm và 100 mm (xem Hình 6, chi tiết W).
5.6.2.3 Khoảng cách b5 giữa tay vịn và mép lan can không được vượt quá 50 mm (xem Hình 6).
5.6.3 Khoảng cách giữa các đường tâm tay vịn
Khoảng cách b1 giữa các đường tâm tay vịn không được lớn hơn 0,45 m so với khoảng cách giữa các tấm chắn dưới (xem b1 và z2 trong Hình 6).
5.6.4 Đầu vào tay vịn
5.6.4.1 Điểm thấp nhất của đường vào tay vịn tại hai đầu lan can phải có khoảng cách đến sàn h3 không nhỏ hơn 0,10 m và không lớn hơn 0,25 m (xem Hình 5 và Hình 6).
5.6.4.2 Khoảng cách nằm ngang l4 giữa điểm xa nhất của tay vịn và điểm vào của tay vịn tại mỗi đầu lan can không được nhỏ hơn 0,30 m (xem Hình 5). Nếu l4 lớn hơn (l2 – l3 + 50 mm) thì tay vịn phải đi vào lan can với một góc α ít nhất 20° đo theo phương ngang.
5.6.4.3 Tại điểm vào của tay vịn ở mỗi đầu lan can phải lắp chi tiết bảo vệ để tránh bị kẹt ngón tay và bàn tay.
Phải lắp đặt một thiết bị hoặc chức năng an toàn theo 5.12.2.7.9.
5.6.5 Dẫn hướng
Tay vịn phải được dẫn hướng và kéo căng sao cho không bị bật ra khỏi bộ phận dẫn hướng trong quá trình sử dụng bình thường.
5.7 Hai đầu ra vào
5.7.1 Đặc tính bề mặt
Khu vực đầu vào và ra của thang cuốn và băng tải chở người (tấm lược và tấm sàn) phải có bề mặt để người đứng vững với khoảng cách tối thiểu 0,85 m đo từ chân của răng lược (xem L1 ở Hình 5 và chi tiết X).
CHÚ THÍCH: Xem Phụ lục J để biết định nghĩa về vật liệu và phương pháp thử nghiệm.
Ngoại lệ cho yêu cầu này là các tấm lược theo 5.7.3.
5.7.2 Cấu hình bậc thang, tấm nền và băng
5.7.2.1 Tại lối vào và lối ra của thang cuốn, các bậc thang phải được dẫn hướng sao cho cạnh trước của bậc thang rời khỏi tấm lược và cạnh sau của bậc thang đi vào tấm lược đều chuyển động theo phương nằm ngang trên chiều dài không nhỏ hơn 0,80 m được đo từ điểm L1 (xem Hình 5 và chi tiết X).
Khi vận tốc danh nghĩa vượt quá 0,50 m/s hoặc độ cao h13 vượt quá 6 m thì chiều dài này phải không nhỏ hơn 1,20 m đo từ điểm L1 (xem Hình 5 và chi tiết X).
Khi vận tốc danh nghĩa vượt quá 0,65 m/s thì chiều dài này phải ít nhất 1,60 đo từ điểm L1 (xem Hình 5 và chi tiết X).
Khoảng chênh lệch theo chiều đứng giữa hai bậc thang liên tiếp được phép ở mức 4 mm.
5.7.2.2 Đối với các thang cuốn, bán kính cong của đoạn chuyển tiếp phía trên từ nghiêng sang nằm ngang phải là:
- tối thiểu 1,0 m đối với vận tốc danh nghĩa v ≤ 0,5 m/s (nghiêng tối đa 35°);
- tối thiểu 1,50 m đối với vận tốc danh nghĩa 0,5 m/s < v ≤ 0,65 m/s (nghiêng tối đa 30°);
- tối thiểu 2,60 m đối với vận tốc danh nghĩa v > 0,65 m/s (nghiêng tối đa 30°).
Bán kính cong của đoạn chuyển tiếp phía dưới từ nghiêng sang nằm ngang của thang cuốn phải ít nhất 1,00 m với tốc độ danh nghĩa lên đến 0,65 m/s và ít nhất 2,00 m với tốc độ trên 0,65 m/s.
5.7.2.3 Đối với băng tải chở người dạng băng, bán kính cong của đoạn chuyển tiếp từ nghiêng sang nằm ngang không được nhỏ hơn 0,40 m.
Đối với băng tải chở người dạng tấm, không cần thiết phải xác định bán kính cong bởi vì khi tính đến khoảng cách lớn nhất cho phép giữa hai tấm nền liên tiếp (xem 5.3.5) thì bán kính cong này luôn đủ lớn.
5.7.2.4 Tại lối vào và lối ra phía trên của băng tải chở người có góc nghiêng lớn hơn 6°, các tấm nền hoặc băng phải chuyển động trên phần có góc nghiêng tối đa 6° với chiều dài không nhỏ hơn 0,40 m trước khi vào khớp hoặc ra khớp khỏi tấm lược.
Tương tự như trong 5.7.2.1, đối với các băng tải dạng tấm chở người, chuyển động được quy định như sau:
Cạnh trước của tấm nền ra khớp khỏi tấm lược và cạnh sau của tấm nền vào khớp với tấm lược phải chuyển động mà không thay đổi góc nghiêng trên chiều dài không nhỏ hơn 0,40 mm.
5.7.2.5 Phải có biện pháp bảo đảm cho các răng lược trong khu vực chứa tấm lược ăn khớp chính xác với các rãnh của bề mặt đặt chân (xem 5.7.3.3).
Trong khu vực này, băng phải được đỡ bằng các cơ cầu thích hợp, ví dụ như tang trống, con lăn hoặc tấm trượt.
Phải trang bị chức năng hoặc thiết bị an toàn theo 5.12.2.7.10.
5.7.3 Tấm lược
5.7.3.1 Yêu cầu chung
Tấm lược phải được lắp ở cả lối vào và lối ra để dễ dàng cho việc di chuyển của hành khách. Tấm lược phải có thể thay thế dễ dàng.
5.7.3.2 Cấu tạo
5.7.3.2.1 Răng của tấm lược phải ăn khớp với các rãnh của bậc thang, tấm nền hoặc băng (xem 5.7.3.3). Chiều rộng của răng tấm lược không được nhỏ hơn 2,5 mm, được đo tại bề mặt đặt chân (xem Hình 5, chi tiết X).
5.7.3.2.2 Đầu răng tấm lược phải được mài tròn và có hình dạng sao cho giảm thiểu rủi ro bị kẹt giữa tấm lược và các bậc thang, tấm nền hoặc băng.
Bán kính phần mài tròn của đầu răng không được lớn hơn 2 mm.
5.7.3.2.3 Răng của tấm lược phải có hình dạng và độ nghiêng sao cho hành khách khi rời khỏi thang cuốn hoặc băng tải chở người không bị vấp chân vào chúng. Góc nghiêng thiết kế ß thể hiện ở Hình 5, chi tiết X, không được vượt quá 35°.
5.7.3.2.4 Tấm lược hoặc kết cấu đỡ tấm lược phải có khả năng điều chỉnh để bảo đảm sự ăn khớp chính xác (xem Hình 5, chi tiết X).
5.7.3.2.5 Tấm lược phải được thiết kế sao cho khi có vật lạ bị kẹt vào thì các răng của tấm lược sẽ lệch đi nhưng vẫn ăn khớp với các rãnh của bậc thang hoặc tấm nền hoặc vật lạ bị vỡ ra.
5.7.3.2.6 Cần trang bị chức năng hoặc thiết bị an toàn theo 5.12.2.7.7.
5.7.3.3 Độ sâu ăn khớp của tấm lược vào các rãnh
5.7.3.3.1 Độ sâu ăn khớp h8 của tấm lược vào các rãnh trên bề mặt đặt chân (xem Hình 5, chi tiết X) phải ít nhất là 4 mm.
5.7.3.3.2 Khe hở h6 (xem Hình 5, chi tiết X) không được vượt quá 4 mm.
5.8 Buồng máy, trạm dẫn động và trạm đổi hướng
5.8.1 Yêu cầu chung
Các phòng máy/buồng máy chỉ được sử dụng để chứa thiết bị cần cho hoạt động, bảo trì và kiểm tra thang cuốn hoặc băng tải chở người.
Hệ thống báo cháy, thiết bị dập lửa trực tiếp và đầu vòi phun, nếu đảm bảo được bảo vệ khỏi hư hại sẽ được phép đặt trong những không gian trên, miễn là các thiết bị này không tạo ra thêm rủi ro cho hoạt động bảo trì.
CHÚ THÍCH: Xem 7.4.1d), 7.4.1e) và 7.4.1f) để biết các yêu cầu về bảo trì và hoạt động kiểm tra.
Theo Điều 5 của ISO 12100:2010, 6.3, phải có biện pháp bảo vệ và che chắn hữu hiệu cho các bộ phận chuyển động và quay nếu các bộ phận này có thể tiếp cận và nguy hiểm, đặc biệt là với:
a) Then và vít trên các trục;
b) Dây xích, đai;
c) Bánh răng, đĩa xích;
d) Trục động cơ nhô ra;
e) Bộ khống chế vượt tốc không được che chắn;
f) Sự đảo ngược của bậc thang và tấm nền tại trạm dẫn động/trạm đổi hướng nếu cần vào những nơi này để bảo trì;
g) Tay quay và tang phanh.
5.8.2 Kích thước và thiết bị
5.8.2.1 Trong buồng máy, đặc biệt là tại trạm dẫn động và trạm đổi hướng nằm trong khung đỡ, phải có một không gian đủ rộng để đứng và không có bất kỳ bộ phận lắp cố định nào tại đây. Diện tích của khu vực để đứng phải ít nhất 0,30 m2 và độ dài cạnh nhỏ ít nhất là 0,50 m.Trong khu vực để đứng này vẫn được phép có bộ phận lắp cố định miễn là bộ phận này được đặt phía sau góc tròn bán kính tối đa 0,25 m (xem Hình 4) và ở độ cao ít nhất 0,12 m bên trên khu vực thông thủy để đứng này.
Kích thước tính bằng mét
Hình 4 - Khu vực để đứng
5.8.2.2 Nếu phải di dời hoặc tháo tủ điều khiển để bảo trì, phải có thiết bị gắn kết phù hợp để nâng, ví dụ bu lông vòng, tay cầm.
5.8.2.3 Khi bộ phận dẫn động chính hoặc phanh được bố trí giữa nhánh có tải và nhánh không tải thì diện tích chỗ đứng thích hợp trong vùng làm việc không được nhỏ hơn 0,12 m2. Kích thước cạnh nhỏ nhất không được nhỏ hơn 0,30 m.
Phần diện tích này có thể cố định hoặc tháo lắp được.
CHÚ THÍCH: Đối với buồng máy, xem thêm A.3.
5.8.3 Chiếu sáng và ổ cắm
5.8.3.1 Thiết bị điện chiếu sáng và các ổ cắm điện phải độc lập với bộ nguồn cho máy và được cấp điện bằng dây dẫn điện riêng hoặc dây nhánh được nối từ điểm trước thiết bị đóng cắt chính của thang cuốn hoặc băng tải chở người. Có thể ngắt nguồn của tất cả các pha bằng một thiết bị đóng cắt riêng biệt (xem 5.11.3.1).
5.8.3.2 Thiết bị điện chiếu sáng, trong các trạm dẫn động, trạm đổi hướng, khoang máy đặt bên trong khung đỡ của thang cuốn hoặc băng tải chở người phải là đèn cầm tay sẵn có ở một trong những nơi này. Tại những nơi đó phải có một hoặc nhiều ổ cắm điện.
Cường độ ánh sáng phải ít nhất là 200 Ix tại khu vực làm việc.
5.8.3.3 Các ổ cắm điện phải:
a) Thuộc loại 2 P+PE (2 cực + dây nối đất), 250 V, cấp điện trực tiếp từ nguồn chính, hoặc
b) Thuộc loại được cấp điện từ nguồn điện áp cực thấp an toàn theo HD 60364-4-41:2007.
5.9 Phòng ngừa hỏa hoạn
Các yêu cầu về phòng ngừa hỏa hoạn và xây dựng sẽ khác nhau tùy theo mỗi quốc gia và cho đến nay vẫn chưa thống nhất.
Do đó tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu cụ thể về phòng ngừa hỏa hoạn và xây dựng. Tuy nhiên thang cuốn và băng tải chở người theo khuyến nghị nếu có thể thì nên làm từ vật liệu không tạo ra thêm nguy hiểm trong trường hợp có hỏa hoạn. Để tránh nguy cơ hỏa hoạn, xem thêm 5.2.1.4.
Gờ trong và ngoài, khung đỡ, tấm nền/bậc thang, hệ thống kéo phải ít nhất thuộc nhóm C theo EN 13501-1:2007/A1:2009, 11.5.
Đối với vật liệu chưa được phân loại thì cần có bước kiểm tra tuân thủ theo EN 13501-1:2007/A1:2009 (Kiểm tra SBI theo EN 13823:2010/A1:2014 [2]).
Đối với bậc thang và tấm nền có bộ phận bằng nhựa trên bề mặt đặt chân hoặc mặt trước, thử nghiệm này phải được tiến hành với bậc thang hoặc tấm nền ở vị trí thẳng đứng sao cho khu vực chứa bộ phận bằng nhựa tạo thành bề mặt để thử nghiệm.
Đối với kết cấu trong đó phần nhựa/tấm đệm bằng nhựa xếp liên tục theo chiều di chuyển của hành trình thì phải thực hiện riêng thử nghiệm theo EN 13501 -1:2007/A1:2009 (Thử nghiệm SBI theo EN 13823:2010/A1:2014) với phần đệm bằng nhựa tạo thành toàn bộ bề mặt thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Cách bố trí liên tục được áp dụng cho các bậc thang được trang bị tấm đệm nhựa trên bề mặt đặt chân hoặc mặt trước bậc thang và cho các tấm nền với tấm đệm bằng nhựa theo chiều di chuyển của hành trình. Khe hở giữa các bậc thang và tấm nền không được xem là sự ngắt quãng đối với cách bố trí liên tục.
Nếu đầu phun nước hoặc hệ thống phun sương được sử dụng thì khi tích hợp và lắp đặt các thiết bị này vào thang cuốn và băng tải chở người phải tính đến các yêu cầu đặc biệt của hệ thống máy.
5.10 Vận chuyển
Thang cuốn/băng tải chở người hoàn chỉnh, cụm tổ hợp hoặc các bộ phận của thang cuốn/băng tải chở người không thể mang vác bằng tay thì cần phải:
a) trang bị phụ kiện để di chuyển thông qua thiết bị nâng hoặc phương tiện vận chuyển, hoặc
b) được thiết kế sao cho có thể gắn các phụ kiện trên vào (ví dụ lỗ có ren), hoặc
c) có hình dạng sao cho thiết bị nâng hoặc phương tiện vận chuyển có thể dễ dàng gắn vào.
Hình 5 - Thang cuốn, kích thước cơ bản (tiếp theo)
CHÚ DẪN
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa các yêu cầu.
Hình 5 - Thang cuốn, kích thước cơ bản (kết thúc)
CHÚ DẪN:
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa các yêu cầu
Hình 6 - Thang cuốn/băng tải chở người (mặt cắt ngang), kích thước cơ bản
CHÚ DẪN
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa các yêu cầu.
Hình 7 - Thiết bị ngăn sử dụng sai
CHÚ DẪN
1 bề mặt đặt chân bậc thang
2 mặt trước bậc thang
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa các yêu cầu.
Hình 8 - Bậc thang, kích thước cơ bản
Kích thước tính bằng milimét
Hình 9 - Tấm nền - Khe hở và chiều sâu ăn khớp (băng tải chở người loại tấm nền không có phần khớp phía trước và ở mép rìa sau) ở lối vào và lối ra và phần đường cong chuyển tiếp
Kích thước tính bằng milimét
Hình 10 - Tấm nền - Khe hở và chiều sâu ăn khớp (băng tải chở người loại tấm nền có phần khớp phía trước và ở mép rìa sau) ở lối vào và lối ra và phần đường cong chuyển tiếp
CHÚ DẪN:
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa các yêu cầu.
Hình 11 - Băng (mặt cắt ngang), lực đơn
5.11 Thiết bị điện
5.11.1 Yêu cầu chung
5.11.1.1 Giới thiệu
Thiết bị điện của thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được thiết kế và chế tạo sao cho trong điều kiện sử dụng đúng dự kiến và được bảo dưỡng đầy đủ, thích hợp, không gây ra nguy hiểm do bản thân thiết bị điện hoặc do các nguyên nhân bên ngoài tác động lên thiết bị điện.
Do đó thiết bị điện phải:
a) Tuân theo các yêu cầu trong các tiêu chuẩn tương thích với CENELEC;
b) Nếu không có tiêu chuẩn tương thích theo a), thì phải tuân theo các yêu cầu của Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và những quy định đề cập trong các tài liệu tương thích CENELEC.
Một khi các tiêu chuẩn này được sử dụng, phải cung cấp các nội dung tham chiếu và giới hạn phạm vi áp dụng của chúng.
5.11.1.2 Giới hạn áp dụng
5.11.1.2.1 Các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này liên quan đến việc lắp đặt và liên quan đến các bộ phận cấu thành thiết bị điện, được áp dụng cho:
a) Bộ chuyển mạch chính của mạch được cấp nguồn độc lập (ví dụ máy dẫn động, thiết bị sưởi) của thang cuốn hoặc băng tải chở người và các mạch phụ thuộc;
b) Bộ chuyển mạch của mạch chiếu sáng thang cuốn hoặc băng tải chở người và các mạch phụ thuộc.
Thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được xem như một thiết bị trọn bộ, tương tự như một cái máy với các thiết bị tích hợp trên đó.
5.11.1.2.2 Việc cấp điện cho các cực vào của các các bộ chuyển mạch đã nêu trong 5.11.1.2.1 và việc cấp điện cho hệ thống chiếu sáng trong các buồng máy, trạm dẫn động và trạm đổi hướng không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này.
5.11.1.2.3 Yêu cầu về tương tích điện từ phải tuân theo EN 12015:2014 và EN 12016:2013.
5.11.1.3 Bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp
Áp dụng các yêu cầu của EN 60204-1:2006, 6.2 để bảo vệ tránh tiếp xúc trực tiếp.
5.11.1.4 Kiểm tra điện trở cách điện
Áp dụng EN 60204-1:2006,18.3 cho điện trở cách điện giữa các dây dẫn và giữa các dây dẫn với đất.
5.11.1.5 Giới hạn điện áp cho các mạch an toàn và điều khiển
Đối với các mạch điều khiển và mạch an toàn, giá trị của điện áp một chiều hoặc giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều giữa các dây dẫn hoặc giữa dây dẫn với đất không được vượt quá 250 V.
5.11.1.6 Dây trung tính và dây tiếp đất
Dây trung tính và dây tiếp đất phải tuân theo EN 60204-1:2006, Điều 8.
5.11.2 Công tắc tơ, rơle - công tắc tơ, linh kiện của mạch đảm bảo an toàn
5.11.2.1 Công tắc tơ và rơle - công tắc tơ
5.11.2.1.1 Để dừng máy dẫn động (xem 5.12.3.5) các công tắc tơ chính phải thuộc những nhóm sau như định nghĩa tại TCVN 6592-4-1 (EN 60947-4-11):
a) AC-3 cho công tắc tơ của động cơ điện xoay chiều;
b) DC-3 cho công tắc tơ của các máy điện một chiều.
5.11.2.1.2 Phải sử dụng các rơle - công tắc tơ (xem 5.12.3.5) thuộc những nhóm sau như định nghĩa tại EN 60947-5-12:
a) AC-15 cho công tắc tơ của các mạch điều khiển xoay chiều;
b) DC-13 cho công tắc tơ của các mạch điều khiển một chiều.
5.11.2.1.3 Đối với các công tắc tơ chính (xem 5.11.2.1.1), với các biện pháp nhằm đáp ứng 5.12.1.2.2, được phép giả định rằng:
- nếu một trong các tiếp điểm chính (thường mở) ở vị trí đóng thì tất cả các tiếp điểm thường đóng phải ở vị trí mở TCVN 6592-4-1 (EN60947-4-1), Phụ lục F;
5.11.2.1.4 Đối với các rơle - công tắc tơ (xem 5.11.2.1.2) và rơle an toàn (xem EN 50205), tức là rơle với các tiếp điểm bị cưỡng bức tác động (liên kết cơ khí), với các biện pháp nhằm đáp ứng 5.12.1.2.2, được phép giả định rằng:
a) Nếu một trong các tiếp điểm thường đóng ở vị trí đóng thì tất cả các tiếp điểm thường mở phải ở vị trí mở (EN 60947-5-1);
b) Nếu một trong các tiếp điểm thường mở ở vị trí đóng thì tất cả các tiếp điểm thường đóng phải ở vị trí mở (EN 60947-5-1).
CHÚ THÍCH: Các tiếp điểm phụ được dùng như một phần riêng biệt thêm vào công tắc tơ chính hoặc rơ le - công tắc tơ chính chỉ được phép khi đáp ứng các yêu cầu tại EN 60947-5-1.
5.11.2.2 Linh kiện của mạch đảm bảo an toàn
5.11.2.2.1 Khi các thiết bị theo 5.11.2.1.2 được sử dụng như rơle trong mạch đảm bảo an toàn thì phải áp dụng các giả định trong 5.11.2.1.3.
5.11.2.2.2 Nếu sử dụng các rơle mà các tiếp điểm thường đóng và các tiếp điểm thường mở không thể cùng đóng đối với bất cứ vị trí nào của phần ứng thì cho phép bỏ qua khả năng phần ứng không bị hút hoàn toàn [xem 5.12.1.2.2 f)].
5.11.2.2.3 Các thiết bị được nối phía sau thiết bị an toàn điện phải đáp ứng các yêu cầu của 5.12.2.6.1.3 về chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa hai bộ phận mang điện (không liên quan đến khoảng cách tách biệt).
Yêu cầu này không áp dụng cho thiết bị đề cập tại 5.11.2.1.
5.11.3 Bộ chuyển mạch chính
5.11.3.1 Ở gần máy hoặc trạm đổi hướng hoặc ở gần thiết bị điều khiển phải có bộ chuyển mạch chính để ngắt điện vào động cơ, cơ cấu phanh và mạch điều khiển trên các dây dẫn cấp điện.
Bộ chuyển mạch này không được ngắt điện cung cấp cho các ổ cắm hoặc mạch điện chiếu sáng cần thiết cho việc kiểm tra và bảo dưỡng (xem 5.8.3).
Nếu trang bị nguồn điện riêng cho các thiết bị phụ như sưởi, chiếu sáng lan can và chiếu sáng tấm lược thì phải có khả năng ngắt điện độc lập đối với các thiết bị này. Các bộ chuyển mạch dùng cho các thiết bị phụ này phải được đặt gần bộ chuyền mạch chính và được đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
5.11.3.2 Bộ chuyển mạch chính như định nghĩa tại 5.11.3.1 phải có khả năng khóa hoặc phải được đảm bảo chắc chắn ở vị trí “ngắt” bằng việc sử dụng một ổ khóa hoặc chi tiết tương đương để đảm bảo không thể vận hành bởi các tác động vô ý khác (xem EN 60204-1:2006, 5.3.3). Cơ cấu điều khiển của bộ chuyển mạch chính phải có khả năng truy cập dễ dàng và nhanh chóng sau khi mở các cửa hoặc các cửa sập.
5.11.3.3 Bộ chuyển mạch chính phải có khả năng ngắt dòng điện cực đại phát sinh trong các điều kiện làm việc bình thường của thang cuốn hoặc băng tải chở người. Bộ chuyển mạch này phải tuân theo các yêu cầu của EN 60204-1:2006, Điều 5.
5.11.3.4 Khi các bộ chuyển mạch chính của nhiều thang cuốn hoặc băng tải chở người được đặt chung với nhau thì phải dễ dàng nhận biết chúng được dùng cho thang cuốn hoặc băng tải chở người nào.
5.11.4 Đường dây điện
5.11.4.1 Dây dẫn và cáp điện
Dây dẫn và cáp điện phải được chọn theo EN 60204-1:2006, Điều 12.
5.11.4.2 Tiết diện của dây dẫn
Nhằm đảm bảo sức bền cơ học, tiết diện dây dẫn phải không thấp hơn yêu cầu tại EN 60204-1:2006, Bảng 5.
5.11.4.3 Phương pháp lắp đặt
5.11.4.3.1 Áp dụng các yêu cầu chung tại EN 60204-1:2006, 13.1.1, 13.1.2 và 13.1.3.
5.11.4.3.2 Dây dẫn và cáp điện phải được lắp đặt trong ống hoặc máng bảo vệ hoặc sử dụng giải pháp bảo vệ cơ học tương đương. Dây dẫn và cáp có hai lớp cách điện có thể lắp đặt không cần ống hoặc máng bảo vệ nếu vị trí lắp đặt tránh được hư hại bất ngờ, ví dụ do các bộ phận chuyển động gây ra.
5.11.4.3.3 Yêu cầu của 5.11.4.3.2 không cần áp dụng cho:
a) Dây dẫn và cáp không nối vào thiết bị an toàn điện, miễn là chúng:
1) không có công suất định mức đầu ra lớn hơn 100 VA, và
2) là một phần của mạch SELV hoặc PELV;
b) Dây dẫn của các thiết bị vận hành hoặc phân phối trong các tủ điện hoặc bảng điện nối giữa:
1) các bộ phận khác nhau của thiết bị điện hoặc
2) các bộ phận của thiết bị và các cực nối dây.
5.11.4.3.4 Nếu các mối nối, cực nối và bộ nối dây không nằm trong phương tiện bảo vệ thì phải duy trì cấp độ bảo vệ IP2X TCVN 4255 (EN 60529) khi kết nối hoặc ngắt kết nối và được lắp đặt phù hợp để ngăn ngừa hành động vô tình gây ngắt kết nối.
5.11.4.3.5 Nếu sau khi mở bộ chuyển mạch chính hoặc các bộ chuyển mạch của thang cuốn/băng tải chở người mà một vài cực nối vẫn còn mang điện và nếu điện áp vượt quá 25 VAC hoặc 60 VDC, thì phải có một biển cảnh báo cố định theo EN 60204-1:2006, Điều 16, lắp ở nơi phù hợp ngay gần bộ chuyển mạch chính hoặc các bộ chuyển mạch và trong sổ tay hướng dẫn bảo trì phải có nội dung cảnh báo tương ứng.
Ngoài ra, đối với các mạch nối vào các cực nối mang điện như trên, phải đáp ứng các yêu cầu về gắn ký hiệu, tách biệt hoặc được nhận diện qua màu sắc theo EN 60204-1:2006, 5.3.5.
5.11.4.3.6 Các cực nối khi kết nối vô tình có thể dẫn đến sự cố nguy hiểm cho thang cuốn/băng tải chở người phải được phân biệt rõ ràng trừ khi phương pháp lắp đặt chúng đã ngăn ngừa trước rủi ro này.
5.11.4.3.7 Để bảo đảm tính liên tục của biện pháp bảo vệ cơ học, các bao che dây dẫn và cáp điện phải được gài toàn toàn vào các vỏ hộp bộ chuyển mạch và thiết bị điện, hoặc phải có kết cấu kẹp cố định đầu dây phù hợp.
Tuy nhiên nếu có rủi ro hư hại cơ học do các bộ phận chuyển động hoặc chính cạnh sắc của khung thì dây dẫn nối vào thiết bị điện an toàn phải được bảo vệ cơ học.
5.11.4.4 Bộ nối dây
Tổ hợp phích - ổ cắm phải tuân theo các yêu cầu của EN 60204-1:2006, 13.4.5, ngoại trừ c), d) và i).
Bộ nối dây và các thiết bị dạng phích cắm lắp trong các mạch của thiết bị an toàn điện phải được thiết kế sao cho không thể cắm vào nơi có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm.
5.12 Hệ thống điều khiển điện
5.12.1 Thiết bị và chức năng bảo vệ
5.12.1.1 Yêu cầu chung
Bảng 6 giới thiệu tổng quan về các thiết bị và chức năng bảo vệ được xem xét cùng với các mục tham chiếu tương ứng.
Bảng 6 - Thiết bị và chức năng bảo vệ
5.12.1.2 Bảo vệ các lỗi về điện
5.12.1.2.1 Bất kỳ lỗi đơn lẻ nào như trong 5.12.1.2.2 đối với thiết bị điện của thang cuốn hoặc băng tải chở người, nếu không được loại trừ theo các điều kiện mô tả trong 5.12.1.2.3 và/hoặc Phụ lục B, cũng không được tạo ra tình trạng nguy hiểm cho thang cuốn hoặc băng tải chở người.
5.12.1.2.2 Các lỗi về điện thường là:
5.12.1.2.3 Không cần quan tâm đến lỗi không mở được của một tiếp điểm trong trường hợp thiết bị đóng cắt an toàn phù hợp với 5.12.2.6.1.
5.12.1.3 Bảo vệ động cơ
5.12.1.3.1 Động cơ nối trực tiếp vào nguồn chính phải được báo vệ ngắn mạch.
5.12.1.3.2 Các động cơ được nối trực tiếp vào nguồn chính phải được bảo vệ quá tải bằng các thiết bị ngắt mạch tự động có khả năng khôi phục lại bằng tay (trừ trường hợp theo 5.12.1.3.3), để ngắt điện cung cấp cho động cơ trên tất cả các dây dẫn cấp điện [xem TCVN 6952-4-1 (EN 60947-4-11)].
5.12.1.3.3 Khi việc phát hiện quá tải được dựa trên cơ sở nhiệt độ tăng lên trong các cuộn dây của động cơ thì thiết bị bảo vệ được phép tự động đóng lại tiếp điểm của nó sau khi đã đủ nguội. Tuy nhiên thang cuốn hoặc băng chở người chỉ có thể khởi động lại theo các điều kiện tại 5.12.3.2.
5.12.1.3.4 Các quy định trong 5.12.1.3.2 và 5.12.1.3.3 phải áp dụng cho mỗi cuộn dây nếu động cơ có các cuộn dây được cấp điện từ các mạch khác nhau.
5.12.1.3.5 Khi các động cơ dẫn động của thang cuốn hoặc băng tải chở người được cấp điện bởi máy phát một chiều dẫn động bằng động cơ thỉ các động cơ dẫn động máy phát cũng phải được bảo vệ quá tải.
5.12.1.4 Bảo vệ thiết bị an toàn
Lỗi tiếp đất của mạch có thiết bị an toàn phải làm cho máy dẫn động ngừng hoạt động ngay lập tức.
5.12.1.5 Bảo vệ tải tĩnh điện
Phải có giải pháp để xả tải tĩnh điện (ví dụ chổi chống tĩnh điện).
5.12.2 Thiết bị và chức năng an toàn
5.12.2.1 Yêu cầu chung
Bảng 7 giới thiệu tổng quan về yêu cầu cho việc áp dụng các mạch an toàn điện.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ thiết bị trong ngữ cảnh của 5.12.2 bao gồm cả thiết bị và chức năng.
Bảng 7 - Yêu cầu cho việc áp dụng hệ thống điều khiển an toàn
5.12.2.2 Chức năng của thiết bị an toàn
Các thiết bị an toàn liệt kê trong Bảng 8 sẽ làm dừng và ngăn việc khởi động lại theo 5.12.3.9. Chúng bao gồm:
a) Một hoặc nhiều bộ chuyển mạch an toàn đáp ứng 5.12.2.6.1, và/hoặc
b) Mạch đảm bảo an toàn đáp ứng 5.12.2.6.2 với các thiết bị điện tử được loại trừ lỗi theo Phụ lục B, và/hoặc
c) Các thiết bị điện, điện tử và điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (E/E/PE) theo 5.12.2.6.3.
5.12.2.3 Giám sát thiết bị an toàn
Không thiết bị điện nào được nối song song với thiết bị an toàn trừ trường hợp:
a) Thiết bị an toàn được dùng cho điều khiển kiểm tra (5.12.3.13);
b) Các kết nối đến các điểm khác nhau của mạch an toàn để thu thập thông tin về trạng thái của thiết bị an toàn; thiết bị sử dụng cho mục đích này phải đáp ứng các yêu cầu của Phụ lục B.
5.12.2.4 Nguồn cấp cho thiết bị an toàn
Cấu trúc và cách bố trí bộ cấp nguồn nội bộ phải ngăn được sự xuất hiện của tín hiệu giả tại đầu ra của thiết bị an toàn do hiệu ứng chuyển mạch. Cụ thể, điện áp đỉnh do vận hành của thang cuốn và băng tải chở người hoặc thiết bị khác trên mạng lưới phải không tạo ra nhiễu loạn vượt mức cho phép trên các linh kiện điện tử (khả năng chống nhiễu) theo EN12015:2014 và EN12016:2013.
5.12.2.5 Kích hoạt thiết bị an toàn
Các bộ phận kích hoạt thiết bị an toàn phải được lựa chọn và lắp ráp sao cho hoạt động đúng chức năng ngay cả khi xuất hiện các ứng suất cơ học do hoạt động liên tục.
Các phần tử cố định của mạch an toàn phải đảm bảo chức năng hoạt động thông qua cách bố trí về cơ và hình học.
Trong trường hợp mạch dự phòng là mạch đảm bảo an toàn thì phải đảm bảo cách lắp đặt về cơ và hình học của các phần tử dò lỗi để các lỗi cơ khí không làm mất tính năng dự phòng mà không có cảnh báo.
Các phần tử dò lỗi trong mạch đảm bảo an toàn phải đáp ứng các yêu cầu tại D.4.2 và D.4.3 nếu không thể phát hiện sự cố của chúng.
5.12.2.6 Bộ phận của thiết bị an toàn
5.12.2.6.1 Bộ chuyển mạch an toàn
5.12.2.6.1.1 Sự vận hành của bộ chuyển mạch an toàn phải đảm bảo các tiếp điểm tách rời hoàn toàn về cơ khí. Sự tách rời hoàn toàn về cơ khí này phải diễn ra ngay cả khi các tiếp điểm bị dính với nhau.
Sự tách rời hoàn toàn về cơ khí đạt được khi tất cả các tiếp điểm được đưa về vị trí mở sao cho phần chính của hành trình ngắt mạch giữa các tiếp điểm động và phần chi tiết của cơ cấu phát động nơi chịu lực phát động không bị sự tác động của các chi tiết đàn hồi (ví dụ, lò xo).
Việc thiết kế phải làm giảm thiểu hệ quả ngắn mạch do một bộ phận mạch bị lỗi.
5.12.2.6.1.2 Bộ chuyển mạch an toàn phải có điện áp cách điện định mức 250 V nếu vỏ bao che có cấp bảo vệ tối thiểu là IP4X phù hợp với TCVN 6255 (EN 60529) hoặc 500 V nếu cấp bảo vệ của vỏ bao che nhỏ hơn IP4X.
Bộ chuyển mạch an toàn nên chọn loại đã được định nghĩa trong EN 60947-5-1:20041:
a) AC-15 đối với bộ chuyển mạch an toàn trong mạch điện xoay chiều, và
b) DC-13 đối với bộ chuyển mạch an toàn trong mạch điện một chiều.
5.12.2.6.1.3 Nếu vỏ bao che có cấp bảo vệ thấp hơn IP4X thì khe hở không khí giữa hai bộ phận có điện áp khác nhau không được nhỏ hơn 3 mm và chiều dài đường rò không được nhỏ hơn 4 mm.
Khoảng cách giữa các tiếp điểm sau khi tách rời không được nhỏ hơn 4 mm.
5.12.2.6.1.4 Trong trường hợp có nhiều tiếp điểm thì các khoảng cách riêng đối với các tiếp điểm ngắt mạch không nhỏ hơn 2 mm sau khi tách rời nhau.
5.12.2.6.1.5 Các mảnh vụn rơi ra từ vật liệu dẫn điện không được gây ngắn mạch các tiếp điểm.
5.12.2.6.2 Các mạch đảm bảo an toàn
5.12.2.6.2.1 Bất kỳ lỗi nào trong 5.12.1.2 đều không được phép gây ra tình trạng nguy hiểm.
5.12.2.6.2.2 Ngoài ra các điều kiện sau được áp dụng cho các lỗi nêu trong 5.12.1.2.2:
Nếu một lỗi đi kèm với một lỗi thứ hai có thể gây ra sự cố nguy hiểm thì thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được dừng trước khi diễn ra chu trình hoạt động kế tiếp có sự tham gia của phần tử bị lỗi.
Không xét đến khả năng xảy ra sự cố nguy hiểm do lỗi thứ hai gây ra trước khi thang cuốn hoặc băng tải chở người đã dừng lại theo trình tự nêu trên.
Nếu không thể phát hiện được lỗi của bộ phận gây ra sự cố thứ nhất thông qua sự thay đổi trạng thái thì phải có các biện pháp thích hợp bảo đảm rằng sự cố được phát hiện và chuyển động được ngăn chặn chậm nhất là khi thang cuốn hoặc băng tải chở người được khởi động lại theo 5.12.3.2.
Thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng của mạch đảm bảo an toàn ít nhất là 2,5 năm. Thời gian này được xác định với giả định là trong khoảng thời gian 3 tháng, mỗi thang cuốn hoặc mỗi băng tải chở người được khởi động lại theo 5.12.3.2 ít nhất một lần để thay đổi trạng thái.
5.12.2.6.2.3 Nếu hai lỗi đi kèm với lỗi thứ ba có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm thì thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được dừng trước khi diễn ra chu trình hoạt động tiếp theo có sự tham gia của phần tử bị lỗi.
Không xem xét khả năng xảy ra sự cố nguy hiểm do lỗi thứ ba gây ra trước khi thang cuốn hoặc băng tải chở người đã dừng lại theo trình tự nêu trên.
Nếu không thể phát hiện được lỗi của bộ phận gây ra hai lỗi thông qua sự thay đổi trạng thái thì phải có các biện pháp thích hợp để đảm bảo phát hiện ra lỗi và không cho vận hành máy chậm nhất là khi thang cuốn hoặc băng tải chở người khởi động lại theo 5.12.3.2.
Thời gian trung bình giữa các lần lỗi của mạch đảm bảo an toàn ít nhất là 2,5 năm. Thời gian này được xác định với giả định là trong khoảng thời gian 3 tháng, mỗi thang cuốn hoặc mỗi băng tải chở người được khởi động lại theo 5.12.3.2 ít nhất một lần để thay đổi trạng thái.
5.12.2.6.2.4 Có thể bỏ qua sự kết hợp của nhiều hơn ba lỗi nếu:
a) Mạch đảm bảo an toàn được thiết kế có ít nhất là hai kênh và có mạch điều khiển giám sát trạng thái giống nhau của các kênh này. Mạch điều khiển phải được kiểm tra trước khi khởi động lại thang cuốn hoặc băng tải chở người theo 5.12.3.2 (xem Phụ lục C), hoặc
b) Mạch đảm bảo an toàn được thiết kế có ít nhất là ba kênh và có mạch điều khiển giám sát trạng thái giống nhau của các kênh này.
Nếu không đáp ứng yêu cầu a) hoặc b) thì không cho phép ngừng việc phân tích lỗi và việc này phải được tiếp tục giống như ở 5.12.2.6.2.3.
Để thực hiện điều này phải áp dụng 5.11.2.2.
5.12.2.6.2.5 Việc thiết kế và đánh giá mạch đảm bảo an toàn phải thực hiện theo Hình C.1.
5.12.2.6.3 Các thiết bị điện, điện tử, điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (E/E/PE)
Các thiết bị điện, điện tử, điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (E/E/PE) phải được thiết kế theo các yêu cầu của EN 62061:20051.
Nếu một thiết bị E/E/PE và một thiết bị không liên quan đến an toàn cùng chia sẻ phần cứng thì phải đáp ứng các yêu cầu cho E/E/PE.
5.12.2.7 Sự cố được phát hiện bởi thiết bị an toàn
5.12.2.7.1 Yêu cầu chung
Bảng 8 giới thiệu tổng quan về các sự cố được phát hiện bởi thiết bị an toàn.
Bảng 8 - Sự cố được phát hiện bởi thiết bị an toàn
5.12.2.7.2 Phát hiện vượt tốc
Phải trang bị thiết bị để phát hiện vượt tốc trước khi vận tốc vượt quá 1,2 lần vận tốc danh nghĩa.
Cho phép không tuân theo yêu cầu này nếu cách thiết kế đã ngăn ngừa được sự cố vượt tốc.
5.12.2.7.3 Phát hiện đổi chiều hành trình bất ngờ
Phải trang bị thiết bị cho thang cuốn và băng tải chở người theo phương nghiêng (α ≥ 6°) để phát hiện ngay lập tức sự đổi chiều bất ngờ của hành trình.
5.12.2.7.4 Phát hiện phanh phụ không nhả
Phải trang bị thiết bị để phát hiện hiện tượng không nhả của phanh phụ sau khi thang cuốn/băng tải chở người khởi động (xem 5.4.2.2).
5.12.2.7.5 Phát hiện sự đứt gãy hoặc dãn dài bất thường của bộ phận dẫn động trực tiếp bậc thang, tấm nền hoặc băng.
Phải trang bị thiết bị để phát hiện hiện tượng đứt gãy hoặc dãndài bất thường của bộ phận dẫn động trực tiếp bậc thang, tấm nền hoặc băng, ví dụ dây xích hoặc thanh răng.
5.12.2.7.6 Phát hiện sự chuyển động của thiết bị kéo căng
Phải trang bị thiết bị để phát hiện hiện tượng tăng hoặc giảm quá 20 mm của khoảng cách giữa thiết bị dẫn động và thiết bị kéo căng (xem 5.4.3.3 và 5.4.4.2).
5.12.2.7.7 Phát hiện sự cố bị kẹt tại tấm lược
Phải trang bị thiết bị để phát hiện các vật bị kẹt không thể được xử lý bởi phương tiện được mô tả tại 5.7.3.2.5.
5.12.2.7.8 Phát hiện thang cuốn hoặc băng tải chở người kế tiếp bị dừng hoặc có kết cấu công trình chặn mất lối ra của thang cuốn hoặc băng tải chở người
Phải có thiết bị để phát hiện thang cuốn hoặc băng tải chở người kế tiếp bị dừng khi không có lối thoát ở giữa (xem A.2.6) hoặc lối ra của thang cuốn hoặc băng tải chở người bị chặn bởi kết cấu công trình (ví dụ cửa cuốn, cửa chống hỏa hoạn). Xem A.2.5 về thiết bị phanh phụ cho tình huống khẩn cấp và định nghĩa về khu vực lối ra.
5.12.2.7.9 Phát hiện sự cố bị kẹt tại đầu vào tay vịn
Phải trang bị thiết bị để phát hiện vật lạ bị kẹt ở lối vào tay vịn (xem 5.6.4.3).
5.12.2.7.10 Phát hiện bậc thang hoặc tấm nền bị võng
Phải trang bị một thiết bị an toàn nếu bất kỳ phần nào của bậc thang hoặc tấm nền bị võng dẫn đến tấm lược không còn được ăn khớp. Thiết bị an toàn này phải được bố trí trước mỗi phần cong chuyển tiếp tại một khoảng cách phù hợp trước đường giao tuyến tấm lược để đảm bảo bậc thang hoặc tấm nền bị võng không chạm tới đường giao tuyến tấm lược (xem quãng đường phanh được quy định tại 5.4.2.1.3.2 và 5.4.2.1.3.4). Thiết bị an toàn có thể áp dụng tại bất kỳ điểm nào của bậc thang hoặc tấm nền (xem 5.7.2.5).
Yêu cầu này không áp dụng cho băng tải chở người dạng băng.
5.12.2.7.11 Phát hiện bậc thang hoặc tấm nền bị thiếu
Phải phát hiện bậc thang/tấm nền bị thiếu và thang cuốn/băng tải chở người dừng lại trước khi khoảng trống (do bị thiếu bậc thang/tấm nền) ra khỏi tấm lược. Yêu cầu này được đáp ứng thông qua một thiết bị hoặc chức năng an toàn tại mỗi trạm dẫn động và trạm đổi hướng ở chiều di chuyển ngược về của bậc thang/tấm nền. Phương tiện giám sát cho thiết bị này không được phép lắp đặt ở phần thẳng giữa các đoạn cong chuyển tiếp vì phần này không thuộc trạm dẫn động hay trạm đổi hướng.
5.12.2.7.12 Phát hiện sự cố không nhả của phanh vận hành
Phải trang bị thiết bị để phát hiện sự cố phanh vận hành không nhả sau khi khởi động thang cuốn/băng tải chở người (xem 5.4.2.1).
5.12.2.7.13 Phát hiện sai lệch tốc độ của tay
Phải trang bị thiết bị giám sát tốc độ tay vịn và kích hoạt quá trình dừng thang cuốn hoặc băng tải chở người trong trường hợp độ sai lệch tốc độ tay vịn vượt quá +15 % /-15 % so với tốc độ bậc thang/tấm nền trong khung thời gian từ 5 s đến 15 s (xem 5.6.1).
Cho phép bỏ qua yêu cầu +15 % nếu cách thiết kế đã giúp ngăn ngừa được sự cố này.
5.12.2.7.14 Phát hiện cửa kiểm tra bị mở
Phải trang bị thiết bị để phát hiện cửa kiểm tra bị mở (xem 5.2.4)
5.12.2.7.15 Phát hiện hoạt động của thiết bị dừng khi có tình huống khẩn cấp
Phải trang bị thiết bị để phát hiện hoạt động của thiết bị dừng khi có tình huống khẩn cấp.
CHÚ THÍCH: Các thiết bị theo ISO 13850:2015 không hỗ trợ cho yêu cầu chức năng đối với thiết bị an toàn theo 5.12.2.7.15. Đối với mục đích cụ thể về an toàn cho thang cuốn và băng tải chở người, thiết bị dừng khi có tình huống khẩn cấp sẽ khác với ISO 13850:2015.
5.12.2.7.16 Phát hiện thiết bị quay tay đã được lắp đặt
Phải trang bị thiết bị để phát hiện sự có mặt của một thiết bị quay tay tháo lắp được (xem 5.4.1.4).
5.12.2.7.17 Phát hiện công tắc dừng để bảo trì và sửa chữa
Phải có thiết bị dừng tại trạm dẫn động và trạm đổi hướng.
Thang cuốn và băng tải chở người với thiết bị dẫn động bố trí nằm giữa phần sử dụng cho hành khách của bậc thang, tấm nền hoặc băng và phần đổi hướng, hoặc bên ngoài trạm đổi hướng, cần phải có thêm thiết bị dừng trong khu vực của thiết bị dẫn động.
Thiết bị dừng phải có chức năng đáp ứng ISO 13850:2015. Vị trí của bộ phận kích hoạt thiết bị dừng phải được đánh dấu rõ ràng và cố định hoặc trạng thái của công tắc an toàn phải được thể hiện rõ ràng trên thiết bị an toàn.
TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ: Không cần trang bị thiết bị dừng trong buồng máy nếu tại đó có bộ chuyển mạch chính theo 5.11.3.
CHÚ THÍCH: Một thiết bị dừng tương ứng với thiết bị dừng khẩn cấp theo ISO 13850:2015 sẽ đáp ứng các yêu cầu trên.
5.12.2.7.18 Phát hiện hoạt động của thiết bị dừng trên thiết bị kiểm tra
Phải trang bị thiết bị để phát hiện hiện hoạt động của thiết bị dừng trên thiết bị kiểm tra. Thiết bị dừng phải:
a) Được vận hành bằng tay;
b) Có các vị trí đóng cắt được đánh dấu rõ ràng và bền chắc;
CHÚ THÍCH: Một thiết bị dừng tương ứng với thiết bị dừng khẩn cấp theo IS013850:2015 sẽ đáp ứng các yêu cầu trên.
Thiết bị này chỉ hoạt động khi thiết bị điều khiển kiểm tra được cắm vào nguồn.
5.12.2.7.19 Phát hiện sự có mặt/thiếu rào chắn di động nhằm ngăn xe đẩy chở hàng và xe đẩy hành lý đi vào
Nếu thang cuốn/băng tải chở người hoạt động theo cả hai chiều và có thể lắp đặt rào chắn di động trong khu vực không hạn chế thì phải phát hiện được sự có mặưthiếu rào chắn di động đó nhằm tránh đặt rào chắn sai vị trí dẫn đến có hoạt động hướng vào rào chắn này (xem thêm A.4).
Phải trang bị thiết bị để phát hiện việc tháo dỡ rào chắn khi thang cuốn/băng tải chở người đang chạy và sự có mặt/thiểu rào chắn di động nhằm ngăn xe đẩy chở hàng và xe đẩy hành lý đi vào và cho phép di chuyển khỏi rào chắn đã được lắp đặt.
Xem A.2.5 về thiết bị phanh phụ cho tình huống khẩn cấp và định nghĩa về khu vực lối ra.
5.12.2.8 Chức năng khóa sự cố
Khi sự cố bị khóa, quá trình khởi động của các thiết bị và chức năng điều khiển điện đề cập tại Bảng 8 và Bảng 9 sẽ bị ngăn chặn.
CHÚ THÍCH: Chức năng khóa sự cố ngăn quá trình khởi động. Thiết lập lại bằng tay sẽ nhả khóa.
Thiết bị an toàn (xem Bảng 8 và Bảng 9), thiết bị bảo vệ (xem Bảng 6) và thiết bị điều khiển (xem Bảng 10) phải được trang bị với chức năng khóa sự cố như đề cập.
Việc chuẩn bị sẵn sàng theo Bảng 10, mục A, chỉ được phép sau khi khóa sự cố đã được thiết lập lại bằng tay. Không được phép dùng điều khiển từ xa để thực hiện quá trình thiết lập lại bằng tay khóa sự cố.
Quá trình thiết lập lại bằng tay chỉ được thực hiện bởi người có trách nhiệm.
Trước quá trình thiết lập lại bằng tay, nguyên nhân gốc khiến hoạt động bị dừng lại phải được điều tra, thiết bị dừng phải được kiểm tra và thực hiện hoạt động chỉnh sửa nếu cần.
Khóa sự cố vẫn ở trạng thái kích hoạt trong trường hợp:
a) Ngay cả một sự cố tiếp theo của Bảng 6, Bảng 8 hoặc Bảng 9 xảy ra;
b) Khi phục hồi lại nguồn điện hoặc
c) Chuyển sang hoặc quay lại chế độ kiểm tra.
Ở chế độ kiểm tra, cho phép hoạt động/ngừng hoạt động của thiết bị an toàn theo Bảng 8 và Bảng 9.
5.12.2.9 Chức năng phát hiện sai lệch của trình tự phanh điện
5.12.2.9.1 Yêu cầu chung
Bảng 9 - Yêu cầu về phát hiện sai lệch của trình tự phanh điện
5.12.2.9.2 Phát hiện sai lệch thời gian của trình tự phanh đối với phanh điện
Phải trang bị thiết bị để phát hiện việc vượt quá giới hạn theo các yêu cầu tại 5.12.3.5.2.2.2.
5.12.3 Chức năng và thiết bị điều khiển
5.12.3.1 Yêu cầu chung
Bảng 10 giới thiệu tổng quan về các thiết bị và chức năng điều khiển.
Bảng 10 - Thiết bị và chức năng điều khiển
5.12.3.2 sẵn sàng sử dụng và khởi động - Vận hành bằng tay
Chỉ có thể chuyển thang cuốn/băng tải chở người sang trạng thái sẵn sàng sử dụng và khởi động khi không có người sử dụng và phải thông qua một hoặc nhiều bộ chuyển mạch chỉ dùng riêng cho người có trách nhiệm (ví dụ bộ chuyển mạch vận hành bằng chìa khóa, bộ chuyển mạch với cần gạt tháo rời được, bộ chuyển mạch có nắp bảo vệ được khóa lại, thiết bị khởi động từ xa), có thể với tới từ khu vực bên ngoài giao tuyến tấm lược. Các bộ chuyển mạch này không thể hoạt động cùng lúc như là bộ chuyển mạch mô tả tại 5.11.3. Người vận hành bộ chuyển mạch phải có thể xác,định bằng mắt hoặc thông qua phương tiện khác rằng trên bậc thang/tấm nền không có người sử dụng và đồ vật trước khi thao tác. Chiều di chuyển của hành trình phải có thể phân biệt được một cách rõ ràng dựa theo các dấu hiệu trên bộ chuyển mạch.
Bộ chuyển mạch khởi động phải nằm trong phạm vi với tới của thiết bị dừng theo 5.12.3.8.
Đối với thiết bị khởi động từ xa, phải áp dụng các yêu cầu trên.
CHÚ THÍCH: Xem 7.4.1 d) về khởi động bằng tay và 7.4.1 e) về các quy định cần tuân thủ để quan sát một vòng làm việc hoàn chỉnh của các bậc thang/tấm nền trước khi đưa thang cuốn/băng tải chở người vào sử dụng sau khi bảo trì.
5.12.3.3 Vận hành tự động - Khởi động theo chiều được thiết lập trước
5.12.3.3.1 Quá trình vận hành tự động chỉ có thể thực hiện được sau khi áp dụng 5.12.3.2.
Thang cuốn hoặc băng tải chở người khởi động hoặc tăng tốc tự động khi phát hiện có người bước vào phải chuyển động với tốc độ ít nhất bằng 0,2 lần tốc độ danh nghĩa khi người dùng bước qua giao tuyến tấm lược và sau đó đạt gia tốc nhỏ hơn 0,5 m/s2.
Các thiết bị cảm biến phát hiện có người bước vào phải tính đến tốc độ đi bộ trung bình 1 m/s của người dùng.
Có thể cần có các giải pháp xây dựng để ngăn ngừa việc can thiệp làm mất chức năng của các thiết bị cảm biến.
Đối với chế độ khởi động tự động (áp dụng 5.12.1.2), cần ngăn ngừa hậu quả do lỗi của thiết bị cảm biến kích hoạt quá trình khởi động tại lối vào (ví dụ cảm biến không hoạt động hoặc chỉ hoạt động một phần).
CHÚ THÍCH: Mục đích của các yêu cầu trên là nhằm phát hiện có người bước vào hai đầu thiết bị. Tùy vào vị trí của thiết bị cảm biến mà khu vực giám sát có thể mở rộng bằng hoặc nhỏ hơn diện tích lối vào thiết bị (ví dụ lắp thêm cột điều tiết lưu lượng).
5.12.3.3.2 Trên thang cuốn/băng tải chở người khởi động tự động khi có người bước vào thì chuyển động phải được định trước. Chiều chuyển động này phải được người sử dụng thấy rõ và được đánh dấu rõ ràng trên thang cuốn/băng tải chở người (xem 7.2.2).
Trong trường hợp thang cuốn hoặc băng tải chở người khởi động tự động khi có người bước vào như trên mà người sử dụng có thể bước vào ngược với chiều chuyển động định trước thì thiết bị phải khởi động theo chiều đã định trước và tuân theo các yêu cầu trong 5.12.3.3.1. Thời gian chuyển động không được ít hơn 10 s.
5.12.3.3.3 Yêu cầu về điều khiển dưới đây đối với người dùng đang chờ tại bất kỳ đầu vào nào của thiết bị được áp dụng cho:
- Bậc thang/dãy tấm nền chuyển động; hoặc
- Trường hợp bậc thang/dãy tấm nền đã dừng theo 5.12.3.7.
5.12.3.3.3.1 Yêu cầu khi bậc thang/dãy tấm nền chuyển động:
Cần trang bị phương tiện để phát hiện bất kỳ người dùng nào tại lối vào. Cần có tín hiệu truyền đến hệ thống điều khiển để giữ cho thang cuốn/băng tải chở người chuyển động cho đến khi hành khách cuối cùng rời khỏi đầu ra hoặc bước vào bậc thang/dãy tấm nền đang chuyển động. Áp dụng 5.12.3.7 cho các yêu cầu về dừng hoạt động.
5.12.3.3.3.2 Yêu cầu khi bậc thang/dãy tấm nền đã dừng theo 5.12.3.7:
Khi người dùng chuẩn bị bước vào bậc thang/dãy tấm nền, phải có thiết bị cảm biến cách không quá 0,3m trước giao tuyến tấm lược, cung cấp tín hiệu điều khiển cho hệ thống điều khiển để:
a) Kết thúc quá trình vận hành tự động (5.12.3.3) và chuyển trạng thái thang cuốn/băng tải chở người về tình trạng không hoạt động. Quá trình khởi động chỉ áp dụng theo 5.12.3.2; hoặc
b) Tái kích hoạt quá trình khởi động tự động theo 5.12.3.12; hoặc
c) Kích hoạt quá trình khởi động của dãy bậc thang/tấm nền với gia tốc không lớn hơn 0,3m/s2.
5.12.3.4 Vận hành tự động - Khởi động ở chế độ hai chiều
5.12.3.4.1 Quá trình vận hành tự động chỉ có thể thực hiện được khi áp dụng 5.12.3.2.
Thang cuốn khởi động tự động khi phát hiện có người bước vào phải chuyển động với tốc độ ít nhất bằng 0,2 lần tốc độ danh nghĩa khi người dùng bước qua giao tuyến tấm lược và sau đó tăng tốc với gia tốc nhỏ hơn 0,5 m/s2.
Các thiết bị cảm biến phát hiện có người bước vào phải tính đến tốc độ đi bộ trung bình 1 m/s của người dùng.
Có thể cần có các giải pháp xây dựng để ngăn ngừa việc can thiệp làm mất chức năng của các thiết bị cảm biến.
Đối với chế độ khởi động tự động (áp dụng 5.12.1.2), cần ngăn ngừa hậu quả do lỗi của thiết bị cảm biến dùng để kích hoạt quá trình khởi động tự động tại lối vào (ví dụ cảm biến không hoạt động hoặc chỉ hoạt động một phần).
Chế độ chuyển động 2 chiều không được phép sử dụng cho băng tải chở người.
CHÚ THÍCH 1: Mục đích của các yêu cầu trên là nhằm phát hiện có người bước vào hai đầu thiết bị. Tùy vào vị trí của thiết bị cảm biến mà khu vực giám sát có thể mở rộng bằng hoặc nhỏ hơn diện tích lối vào thiết bị (ví dụ lắp thêm cột điều tiết lưu lượng).
CHÚ THÍCH 2: Đối với thang cuốn, chủ đầu tư cần phân tích dòng lưu lượng để đáp ứng lượng hành khách theo cả hai chiều.
5.12.3.4.2 Trên thang cuốn khởi động tự động khi có người bước vào ở cả hai chiều (Chế độ 2 chiều), người sử dụng phải có thể thấy một cách rõ ràng chế độ hoạt động và có dấu hiệu phân biệt rõ trên thang cuốn (xem thêm 7.2.2). Thang sẽ khởi động theo hướng người đầu tiên bước,vào. Khi thang cuốn được khởi động do có người bước vào ở bất kỳ đầu nào, thì ở hướng ngược lại với hướng khởi động sẽ tự động hiện cảnh báo “không vào” (xem 7.2.1.2.3).
5.12.3.4.3 Các yêu cầu về điều khiển dưới đây đối với người dùng đang chờ tại bất kỳ đầu vào nào của thiết bị được áp dụng cho:
- Bậc thang/dãy tấm nền chuyển động; hoặc
- Trường hợp bậc thang/dãy tấm nền đã dừng theo 5.12.3.7.
5.12.3.4.3.1 Các yêu cầu khi bậc thang/dãy tấm nền chuyển động:
Cần trang bị phương tiện để phát hiện bất kỳ người dùng nào tại lối vào. Cần có tín hiệu truyền đến hệ thống điều khiển để giữ cho thang cuốn/băng tải chở người chuyển động cho đến khi hành khách cuối cùng rời khỏi đầu ra hoặc bước vào bậc thang/dãy tấm nền đang chuyển động. Áp dụng 5.12.3.7 cho các yêu cầu về dừng hoạt động.
5.12.3.4.3.2 Các yêu cầu khi bậc thang/dãy tấm nền đã dừng theo 5.12.3.7:
Khi người dùng chuẩn bị bước vào bậc thang/dãy tấm nền, phải có thiết bị cảm biến cách không quá 0,3 m trước giao tuyến tấm lược, cung cấp tín hiệu điều khiển cho hệ thống điều khiển để:
a) Kết thúc quá trình vận hành tự động (5.12.3.3) và chuyển trạng thái thang cuốn/băng tải chở người về tình trạng không hoạt động. Quá trình khởi động chỉ áp dụng theo 5.12.3.2; hoặc
b) Tái kích hoạt quá trình khởi động tự động theo 5.12.3.12; hoặc
c) Kích hoạt quá trình khởi động của dãy bậc thang/tấm nền với gia tốc không lớn hơn 0,3 m/s2.
5.12.3.5 Dừng thang cuốn hoặc băng tải chở người
5.12.3.5.1 Yêu cầu chung
Dừng được xem là sự kích hoạt chuỗi thao tác hãm do các thiết bị và chức năng bảo vệ, an toàn và điều khiển thực hiện.
Quá trình dừng được vận hành tự động:
a) Trong trường hợp mất nguồn;
b) Trong trường hợp mất nguồn cung cấp cho mạch điều khiển.
CHÚ THÍCH: Sự gián đoạn của mạch an toàn không được xem là mất nguồn.
Nguồn cho động cơ phải được ngắt bởi ít nhất hai công tắc tơ độc lập, tiếp điểm của các công tắc tơ này phải được lắp nối tiếp trong mạch cấp nguồn của động cơ. Nếu khi thang cuốn hoặc băng tải chở người dừng lại, một trong các tiếp điểm chính của một trong các công tắc tơ không mở, thì việc khởi động lại phải được ngăn chặn.
Việc ngắt nguồn điện cho phanh vận hành phải được thực hiện qua ít nhất hai thiết bị điện độc lập. Chúng có thể là thiết bị ngắt nguồn động cơ. Nếu sau khi thang cuốn hoặc băng tải chở người dừng lại mà một trong các thiết bị điện này không mở, thì việc khởi động lại phải được ngăn chặn.
5.12.3.5.2 Kích hoạt quá trình hãm của phanh vận hành
5.12.3.5.2.1 Yêu cầu chung
Hệ thống phanh vận hành phải hoạt động không có độ trễ chủ ý. Nếu hệ thống kiểm soát kích hoạt ngay chuỗi thao tác hãm để làm dừng thang cuốn/băng tải chở người thì điều này không được xem là độ trễ có chủ ý.
5.12.3.5.2.2 Phanh điện
5.12.3.5.2.2.1 Khi có sử dụng phanh điện theo 5.4.2.1.1.2, việc ngắt nguồn cấp điện cho phanh cơ điện phải diễn ra không chậm hơn 1 s sau thời điểm đạt được thời gian phanh bằng điện định trước, thời gian định trước này được tính từ khi bắt đầu quá trình phanh bằng điện.
5.12.3.5.2.2.2 Tổng thời gian cho quá trình phanh định trước này tính đến thời điểm kích hoạt phanh cơ điện không được quá 4 s.
Đối với các trường hợp 5.12.2.7.2, 5.12.2.7.3 và 5.12.2.9.2 thì quá trình phanh điện sẽ chấm dứt và phanh cơ điện sẽ hoạt động ngay lập tức.
5.12.3.5.2.3 Kích hoạt quá trình hãm bằng phanh phụ
Phanh phụ sẽ có tác dụng khi đáp ứng một trong các điều kiện sau (xem thêm 5.4.2.2.5):
a) Trước khi tốc độ vượt quá 1,4 lần tốc độ danh nghĩa;
b) Khi bậc thang và tấm nền hoặc băng thay đổi hướng chuyển động.
5.12.3.6 Dừng và chuyển sang chế độ nghỉ do người vận hành thực hiện - Vận hành bằng tay
Trước khi dừng phải có biện pháp để đảm bảo không còn ai đang sử dụng thang cuốn hoặc băng tải chở người. Đối với thiết bị dừng từ xa cũng phải áp dụng yêu cầu tương tự.
5.12.3.7 Dừng - Vận hành tự động
Thiết bị điều khiển được phép thiết kế sao cho thang cuốn hoặc băng tải chở người tự động dừng sau một khoảng thời gian nhất định (tối thiểu bằng thời gian vận chuyển hành khách được dự báo trước cộng thêm 10 s) sau khi hành khách đã kích hoạt cảm biến mô tả tại 5.12.3.3 và 5.12.3.4.
5.12.3.8 Dừng bằng thiết bị dừng khẩn cấp, vận hành bằng tay
5.12.3.8.1 Thiết bị dừng khẩn cấp phải được trang bị để dừng thang cuốn hoặc băng tải chở người trong trường hợp khẩn cấp theo 5.12.2.7.15 khi bộ vận hành thiết bị hãm được kích hoạt. Bộ vận hành thiết bị dừng khẩn cấp phải được đặt ở vị trí dễ thấy, dễ tiếp cận hoặc gần lối vào và ra của thang cuốn hoặc băng tải chở người (xem 7.2.1.2.2 về thiết kế quang học). Tại các đầu vào ra, công tắc dừng phải nằm trong tầm với từ khu vực bên ngoài dãy bậc thang/tấm nền.
Nếu công tắc dừng nằm ở nửa dưới độ cao lan can h1, phải đặt thêm chỉ dẫn theo Hình 12 ở vách trong lan can với các đặc điểm sau:
- Đường kính tối thiểu 80 mm;
- Màu đỏ;
- Có báo hiệu “STOP” ("DỪNG") bằng chữ trắng;
- Nằm ở nửa trên độ cao lan can h1
- Có một mũi tên - cũng có thể nằm ở nửa dưới độ cao lan can h1 - chỉ hướng từ biển báo đến thiết bị dừng.
Khoảng cách giữa các thiết bị dừng khẩn cấp không được vượt quá:
- 30 m trên thang cuốn;
- 40 m trên băng tải chở người.
Nếu cần thiết, phải trang bị thêm công tắc dừng để duy trì khoảng cách trên.
Đối với băng tải chở người dùng để vận chuyển xe đẩy chở hàng và xe chở hành lý, xem I.2.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH: Hình này được vẽ không đúng tỷ lệ. Hình chỉ nhằm mục đích minh họa yêu cầu.
Hình12 - Biển báo thiết bị dừng
5.12.3.8.2 Thiết bị dừng khẩn cấp là các thiết bị an toàn theo 5.12.2.6.1.
CHÚ THÍCH: Thiết bị theo ISO 13850:2015 không hỗ trợ yêu cầu chức năng cho thiết bị dừng theo 5.12.3.8. Đối với chức năng an toàn cụ thể cho thang cuốn và băng tải chở người, công tắc dừng khẩn cấp được xác định khác với ISO 13850:2015.
5.12.3.9 Quá trình dừng được kích hoạt bằng chức năng và thiết bị bảo vệ và an toàn
Tất cả các phương tiện bảo vệ trong Bảng 6, mục A, B, C và các bộ cảm biến trong Bảng 8 và Bảng 9 sẽ kích hoạt quá trình dừng theo 5.12.3.5.
5.12.3.10 Ngăn khởi động khi vượt quá quãng đường phanh cho phép
Phải có thiết bị để ngăn khởi động trong trường hợp vượt quá 20 % quãng đường phanh tối đa được phép (5.4.2.1.3.2 và 5.4.2.1.3.4).
Phải có chức năng khóa sự cố theo 5.12.2.8.
5.12.3.11 Đổi chiều hành trình theo chủ ý
Sự thay đổi có chủ ý đối với chiều hành trình chỉ được phép nếu thang cuốn hoặc băng tải chở người đứng yên và áp dụng 5.12.3.2.
5.12.3.12 Tái kích hoạt chức năng khởi động lại tự động
Khi quá trình dừng được thực hiện bằng công tắc dừng khẩn cấp theo 5.12.3.8, cho phép tiến hành việc kích hoạt lại chức năng khởi động lại tự động của thang cuốn hoặc băng tải chở người mà không qua các bộ chuyển mạch đã nêu trong 5.12.3.2 nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Các bậc thang, tấm nền hoặc băng phải được giám sát trong khoảng cách từ các giao tuyến của tấm lược đến vị trí 0,30 m phía ngoài mỗi tấm lược sao cho việc khởi động lại tự động chỉ được thực hiện khi không có người hoặc vật xuất hiện trong khu vực này.
Thiết bị có thể phát hiện một khối hình trụ bằng vật liệu chắn sáng có đường kính 0,30 m và chiều cao 0,30 m, đặt thẳng đứng tại bất cứ vị trí nào trong khu vực đã nêu trên.
b) Thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được khởi động khi người sử dụng bước vào theo 5.12.3.3 và 5.12.3.4.
Quá trình khởi động chỉ có hiệu lực nếu trong khoảng thời gian ít nhất là 10 s thiết bị điều khiển không phát hiện ra bất cứ người hoặc vật nào trong khu vực đã xác định.
c) Việc điều khiển kích hoạt lại chức năng tự khởi động phải được kích hoạt bởi một thiết bị điều khiển, thiết bị này là thiết bị an toàn theo 5.12.2. Các linh kiện truyền tín hiệu tự điều khiển được phép sử dụng trong thiết kế kênh đơn.
5.12.3.13 Thiết bị điều khiển kiểm tra
5.12.3.13.1 Thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được trang bị các thiết bị điều khiển kiểm tra để được phép vận hành trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hoặc kiểm tra bằng các thiết bị điều khiển thủ công hay xách tay. Ít nhất phải có một thiết bị điều khiển xách tay cho mỗi thang cuốn hoặc băng tải chở người.
Thiết bị này phải yêu cầu sử dụng liên tục và đồng thời cả hai tay để vận hành, một tay trên thiết bị điều khiển chiều chuyển động và tay kia trên thiết bị điều khiển vận hành, khi cần kích hoạt và duy trì một chức năng hoạt động nào đó của thang cuốn/băng tải chở người.
CHÚ THÍCH: Hoạt động kích hoạt đồng thời là độc lập với bất kỳ khoảng thời gian trễ nào giữa các lần kích hoạt của hai thiết bị điều khiển.
5.12.3.13.2 Ít nhất phải bố trí tại mỗi lối vào và lối ra, ví dụ trong trạm dẫn động và trạm đổi hướng một ổ cắm sử dụng khi kiểm tra để nối điện với cáp mềm của bộ điều khiển xách tay. Chiều dài của cáp mềm ít nhất phải là 3,00 m. Các ổ cắm dùng cho việc kiểm tra phải được bố trí sao cho cáp mềm có thể tiếp cận được từ bất cứ điểm nào của thang cuốn hoặc băng tải chở người.
5.12.3.13.3 Các chi tiết hoạt động của bộ điều khiển này phải được bảo vệ tránh các thao tác không chủ ý. Thang cuốn hoặc băng tải chở người chỉ được phép chạy khi đóng mạch các bộ phận hoạt động bằng cách dùng tay tạo áp lực liên tục lên nút điều khiển. Có thể nhận diện rõ ràng chiều di chuyển thông qua chỉ báo trên bộ chuyển mạch.Mỗi bộ điều khiển phải có một công tắc dừng theo 5.12.2.7.18.
Khi cắm thiết bị điều khiển kiểm tra vào, sự vận hành của công tắc dừng phải ngắt kết nối của nguồn điện khỏi máy dẫn động và phanh vận hành sẽ được kích hoạt.
5.12.3.13.4 Khi ở chế độ kiểm tra, thiết bị điều khiển kiểm tra là phương tiện duy nhất để khởi động thang cuốn hoặc băng tải chở người. Tất cả các thiết bị khởi động khác phải ngừng hoạt động.
Tất cả các ổ cắm cho kiểm tra phải được lắp đặt sao cho khi có nhiều hơn một bộ điều khiển được kết nối vào thì tất cả đều không thể vận hành để khởi động thang cuốn/băng tải chở người (xem Bảng 8 và Bảng 9 đối với các thiết bị an toàn còn hoạt động trong chế độ điều khiển kiểm tra).
6 Kiểm tra xác nhận yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
6.1 Yêu cầu chung
Bảng 11 chỉ ra các phương pháp được nhà sản xuất dùng để kiểm tra xác nhận các yêu cầu và biện pháp an toàn được mô tả trong Điều 5 cho mỗi thang cuốn/băng tải chở người mới, cùng với việc tham chiếu các khoản mục con tương ứng trong tiêu chuẩn này. Các khoản mục con cấp hai không được liệt kê trong bảng sẽ được kiểm tra xác nhận như là một phần của khoản mục con được trích dẫn. Nhà sản xuất phải lưu trữ tất cả các hồ sơ kiểm tra.
Được phép thiết lập các khoảng dung sai cho thử nghiệm cơ khí được yêu cầu theo tiêu chuẩn này.
Bảng 11 - Phương pháp sử dụng để kiểm tra xác nhận sự phù hợp
6.2 Dữ liệu cụ thể, báo cáo thử nghiệm và giấy chứng nhận
Nhà sản xuất phải lưu giữ những tài liệu sau:
a) phân tích ứng suất của khung đỡ hoặc giấy chứng nhận tương đương bởi một chuyên viên phân tích ứng suất;
b) bằng chứng tính toán đảm bảo độ bền đứt gãy đáp ứng yêu cầu của các chi tiết dẫn động trực tiếp các bậc thang, tấm nền hoặc băng, ví dụ, xích dẫn động bậc thang, thanh răng;
c) tính toán quãng đường phanh đối với các băng tải chở người mang tải (xem 5.4.2.1.3.4) cùng với các số liệu điều chỉnh;
d) chứng chỉ về thử nghiệm cho bậc thang hoặc tấm nền;
e) chứng chỉ về độ bền đứt của xích dẫn động bậc thang/tấm nền hoặc băng;
f) chứng chỉ về hệ số trượt cho tấm chắn dưới;
g) chứng chỉ về đặc tính chống trượt của bề mặt đặt chân (bậc thang, tấm nền, sàn và đế lược không mang tấm lược);
h) chứng chỉ về quãng đường phanh và giá trị gia tốc hãm;
i) chứng chỉ về tương thích điện từ.
7 Thông tin cho sử dụng
7.1 Yêu cầu chung
Tất cả thang cuốn và băng tải chở người cần phải kèm theo tài liệu bao gồm số tay hướng dẫn liên quan đến sử dụng, bảo trì, kiểm tra, kiểm tra định kỳ và hoạt động cứu hộ. Tất cả thông tin cho việc sử dụng phải theo ISO 12100:2010, 6.4, và cũng chứa các nội dung bổ sung cho việc sử dụng máy trong phạm vi của tiêu chuẩn này.
Thông tin sử dụng phải bao gồm, riêng lẻ hoặc kết hợp, các nội dung liên quan đến việc vận chuyển, lắp ráp và lắp đặt, vận hành, sử dụng (thiết lập, giảng dạy/lập trình, hoạt động, làm sạch, tìm lỗi và bảo trì) của thang cuốn và băng tải chở người, và cho dừng hoạt động, tháo rời và thanh lý, nếu cần thiết.
7.2 Dấu hiệu và thiết bị cảnh báo
7.2.1 Biển báo, mô tả và thông báo dành cho sử dụng
7.2.1.1 Yêu cầu chung
Tất cả các biển báo, mô tả và thông báo cho sử dụng phải được làm bằng vật liệu bền, được đặt ở vị trí dễ thấy và được viết bằng ký tự rõ ràng dễ đọc theo ngôn ngữ của quốc gia nơi thang cuốn hoặc băng tải chở người hoạt động.
7.2.1.2 Biển báo an toàn gần lối vào thang cuốn hoặc băng tải chở người
7.2.1.2.1 Phải gắn cố định ở gần lối vào biển báo về hành động bắt buộc và biển cấm cho người sử dụng như sau:
a) “Giữ chắc trẻ em” (xem Hình G.1):
b) “Chó phải được bế lên” (xem Hình G.2);
c) “Nắm tay vịn” (xem Hình G.3, số Đăng ký ISO 7010-M012);
d) “Cấm xe đầy” (xem Hình G.4).
Khi cần thiết, theo yêu cầu sở tại, có thể sử dụng thêm các biển cấm, ví dụ "Không được phép chuyển hàng nặng và cồng kềnh", và biển báo hành động bắt buộc như "chỉ được phép sử dụng khi mang giày dép", hoặc "vì lý do an toàn, người sử dụng xe lăn nên sử dụng thang máy”.
7.2.1.2.2 Thiết bị dừng theo 5.12.3.8 phải được sơn đỏ và phải viết chữ "STOP" ("DỪNG") trên bản thân thiết bị hoặc ở ngay gần thiết bị. Biển báo đề cập trong 5.12.3.8.1 không được xem là đáp ứng yêu cầu này.
7.2.1.2.3 Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra hoặc thực hiện các công việc tương tự thì lối vào thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được ngăn lại đối với người không phận sự bằng dụng cụ:
a) có ghi thông báo “Không đi vào”, hoặc
b) biển báo “Cấm vào” (biển cấm C,1a như mô tả trong “Quy ước về biển báo và tín hiệu đường bộ” [3]) và đặt tại khu vực liền kề.
7.2.1.3 Hướng dẫn cho thiết bị quay tay
Nếu có trang bị dụng cụ quay tay thì phải có hướng dẫn sử dụng tương ứng đặt ở gần đó. Chiều chuyển động của thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được chỉ rõ.
7.2.1.4 Thông báo trên cửa vào buồng máy nằm bên ngoài khung đỡ, trạm dẫn động và trạm đổi hướng
Trên các cửa vào buồng máy nằm bên ngoài khung đỡ, trạm dẫn động và trạm đổi hướng phải có biển báo được gắn cố định với dòng chữ:
“Buồng máy - nguy hiểm, không nhiệm vụ cấm vào”.
7.2.2 Thông báo đặc biệt cho thang cuốn và băng tải chở người khởi động tự động
Trong trường hợp thang cuốn hoặc băng tải chở người khởi động tự động (xem 5.12.3.3 và 5.12.3.4), phải có hệ thống tín hiệu rõ ràng nhìn thấy được, ví dụ các tín hiệu giao thông đường bộ để chỉ dẫn cho người sử dụng khi nào thang cuốn hoặc băng tải chở người sẵn sàng để sử dụng và chiều chuyển động của chúng. Vận hành tự động trong chế độ 2 chiều (5.12.3.4) yêu cầu có biên hiệu bổ sung cho hoạt động này (ví dụ biển báo giao thông hai chiều).
7.3 Kiểm tra và thử nghiệm
7.3.1 Yêu cầu chung
Thang cuốn và băng tải chở người cần được kiểm tra trước lần sử dụng đầu tiên.
7.3.2 Kiểm tra thi công, kiểm tra nghiệm thu và thử nghiệm
Kiểm tra thi công, kiểm tra nghiệm thu và thử nghiệm phải được thực hiện tại nơi làm việc khi hoàn thành việc lắp đặt thang cuốn hoặc băng tải chở người.
Để kiểm tra thi công, kiểm tra nghiệm thu và thử nghiệm, các dữ liệu quy định tại 6.2 nên được đưa vào như một phần của bảng kết quả thử nghiệm sơ bộ. Ngoài ra còn phải cung cấp bản vẽ mặt bằng, mô tả thiết bị và sơ đồ đi dây (sơ đồ điện kèm chú giải hoặc giải thích, và sơ đồ kết nối đầu cuối) cho phép kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu an toàn quy định trong tiêu chuẩn này.
Kiểm tra thi công bao gồm kiểm tra việc tuân thủ các dữ liệu theo yêu cầu đối với thiết bị lắp đặt hoàn chỉnh và chất lượng thi công phù hợp được quy định trong tài liệu này.
Kiểm tra nghiệm thu và thử nghiệm bao gồm:
a) Kiểm tra trực quan tổng quát;
b) Thử nghiệm chức năng;
c) Thử nghiệm hoạt động hiệu quả của thiết bị an toàn điện;
d) Thử nghiệm phanh của thang cuốn hoặc băng tải chở người không tải về mức độ tuân thủ quãng đường phanh được quy định (xem 5.4.2.1.3.2 và 5.4.2.1.3.4). Cũng cần kiểm tra việc điều chỉnh phanh theo tính toán được yêu cầu tại 6.2 c).
Ngoài ra, đối với thang cuốn, cần có thử nghiệm về quãng đường phanh trong điều kiện mang tải (xem 5.4.2.1.3.2) trừ khi quãng đường phanh có thể được xác định bằng các phương pháp khác;
e) Do điện trở cách điện của các mạch khác nhau giữa dây dẫn và đất (xem 5.11.1.4). Đối với phép đo này, các linh kiện điện tử phải được ngắt kết nối.
Yêu cầu này cần bao gồm thử nghiệm về tính liên tục của dây nối giữa đầu cuối tiếp đất trong trạm dẫn động và các bộ phận khác, nơi có thể bất ngờ dẫn điện, của thang cuốn hoặc băng tải chở người.
7.4 Tài liệu đi kèm (đặc biệt là sổ tay hướng dẫn sử dụng)
7.4.1 Nội dung
Sổ tay hướng dẫn sử dụng (ví dụ theo EN 13015:2001/A1:2008) hoặc các hướng dẫn bằng văn bản khác phải có các nội dung sau:
a) Thông tin liên quan đến việc vận chuyển, nâng hạ và lưu kho thang cuốn hoặc băng tải chở người, ví dụ:
- điều kiện lưu kho;
- kích thước, khối lượng, vị trí tâm trọng lực;
- thông tin cho việc nâng hạ (ví dụ bản vẽ chỉ vị trí kết nối cho thiết bị nâng);
b) Thông tin liên quan đến việc lắp đặt và vận hành thang cuốn hoặc băng tải chở người, ví dụ:
- kết nối giữa thiết bị và tòa nhà (xem Phụ lục A);
- các yêu cầu về cố định/neo và khử rung động;
- điều kiện lắp ráp và lắp đặt;
- khoảng không gian cần cho việc sử dụng và bảo trì;
- các điều kiện môi trường cho phép (ví dụ nhiệt độ, độ ẩm, rung động, phát xạ điện từ, động đất và quốc phòng);
- hướng dẫn kết nối nguồn (đặc biệt về việc bảo vệ chống quá tải);
- lời khuyên về loại bỏ rác thải;
- nếu cần thiết, khuyến nghị về biện pháp bảo vệ được thực hiện bởi chủ đầu tư; ví dụ các rào chắn bổ sung (xem ISO 12100:2010, Hình 2, Chú thích d)), khoảng cách an toàn, tín hiệu và biển báo an toàn;
c) Thông tin liên quan đến bản thân thang cuốn hoặc băng tải chở người, ví dụ:
- mô tả chi tiết của thang cuốn hoặc băng tải chở người, phụ tùng, rào chắn và/hoặc thiết bị bảo vệ của chúng;
- toàn bộ phạm vi các ứng dụng của thang cuốn và băng tải chở người, bao gồm việc cấm sử dụng, nếu có, có tính đến các biến thể của máy nguyên bản nếu phù hợp;
- sơ đồ (đặc biệt là sơ đồ mạch thể hiện các chức năng an toàn và sơ đồ chi tiết về cách bố trí);
- tài liệu kỹ thuật về thiết bị điện (xem EN 60204 [4]);
- tài liệu chứng nhận thang cuốn hoặc băng tải chở người tuân thủ theo các quy định có liên quan;
- tài liệu chỉ rõ cấp độ chống trượt;
d) Thông tin liên quan đến việc sử dụng thang cuốn hoặc băng tải chở người, ví dụ về:
- khởi động bằng tay (ví dụ bắt buộc phải kiểm tra bậc thang, tấm nền, hai đầu ra vào thiết bị không có người và đồ vật);
- mục đích sử dụng;
- mô tả bộ điều khiển thủ công (thiết bị vận hành);
- thiết lập và hiệu chỉnh;
- các rủi ro không thể loại trừ thông qua các biện pháp bảo vệ sử dụng bởi nhà thiết kế;
- ngăn chặn việc để hàng hóa giữa các lan can kế nhau hoặc giữa lan can và các kết cấu liền kề của tòa nhà;
- ngăn ngừa các cách bố trí ở lân cận thang cuốn/băng tải chở người có thể dẫn đến sử dụng sai;
- giữ khu vực không bị hạn chế được thông thoáng (xem A.2.5);
- một số mục đích sử dụng nhất định có thể gây ra rủi ro (bao gồm sử dụng xe đẩy hàng siêu thị và/hoặc xe đẩy hành lý trên thang cuốn và băng tải chở người, xem Phụ lục I), và về các biện pháp an toàn cụ thể cần cho các mục đích sử dụng trên;
- các hành động sử dụng sai có thể được dự đoán trước một cách hợp lý và hành vi sử dụng bị cấm;
- khuyến nghị không sử dụng thang cuốn như cầu thang thông thường hoặc lối thoát hiểm;
- đối với thang cuốn và băng tải chở người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các điều kiện thời tiết, khuyến nghị khách hàng nên lắp mái che hoặc vách che chắn;
- cách xác định lỗi và vị trí lỗi, sửa chữa và khởi động lại sau khi có can thiệp;
- cần thực hiện điều tra và có hoạt động sửa lỗi cần thiết trước khi thiết lập lại và khởi động lại trong trường hợp sự cố đòi hỏi phải thiết lập lại bằng tay;
e) Thông tin về bảo trì, ví dụ:
- cần làm theo các chỉ dẫn bảo trì trong số tay hướng dẫn;
- các phương tiện bảo hộ cá nhân cần sử dụng và nội dung đào tạo cần thiết;
- tính chất và tần suất kiểm tra;
- các hướng dẫn liên quan đến hoạt động bảo trì đòi hỏi kiến thức kỹ thuật nhất định hoặc kỹ năng đặc biệt và do đó cần được thực hiện bởi người có chuyên môn (ví dụ nhân viên bảo trì, chuyên gia);
- các hướng dẫn liên quan đến thao tác bảo tri (ví dụ thay thế các bộ phận) không đòi hỏi những kỹ năng nhất định và do đó có thể được thực hiện bởi chủ đầu tư;
- bản vẽ và sơ đồ (ví dụ sơ đồ mạch và đi dây) cho phép nhân viên bảo trì tiến hành công việc một cách hiệu quả (đặc biệt là nhiệm vụ tìm lỗi);
- các hướng dẫn liên quan đến việc làm sạch và làm mới;
- sự cần thiết phải kiểm tra một vòng vận hành hoàn chỉnh của bậc thang/tấm nền trước khi đưa thang cuốn/băng tải chở người vào sử dụng cho hành khách sau khi bảo trì;
- các hướng dẫn về việc sử dụng bộ điều khiển kiểm tra trong quá trình bảo trì và sửa chữa;
f) Thông tin về kiểm tra và thử nghiệm định kỳ để chắc rằng thang cuốn hoặc băng tải chở người hoạt động an toàn, bao gồm:
- các thiết bị điều khiển và an toàn điện với hoạt động hiệu dụng của chúng;
- phanh theo 7.3.2 d);
- các chi tiết dẫn động để xem dấu hiệu trực quan về hiện tượng rách, mòn và độ căng không đủ của băng và xích;
- bậc thang, tấm nền hoặc băng về các khuyết tật, chạy đúng và việc dẫn hướng;
- kích thước và dung sai quy định trong tiêu chuẩn này;
- tấm lược về điều kiện phù hợp và điều chỉnh;
- vách trong và tấm chắn dưới;
- tay vịn;
- thử nghiệm tính liên tục của dây nối giữa đầu cuối tiếp đất trong trạm dẫn động và các bộ phận khác, nơi có thể bất ngờ dẫn điện, của thang cuốn hoặc băng tải chở người;
g) Thông tin cho tình huống khẩn cấp, ví dụ:
- chế độ hoạt động cần áp dụng trong trường hợp có tai nạn hoặc ngừng hoạt động;
- sử dụng thiết bị quay tay, nếu có (xem 5.4.1.4 và 7.2.1.3);
- cảnh báo về khả năng phát xạ hoặc rò rỉ của các chất nguy hiểm, và các phương tiện xử lý có thể có để khắc phục ảnh hưởng của chúng;
- đối với thang cuốn và băng tải chở người làm việc ở điều kiện địa chấn, phải kiểm tra những hướng dẫn mô tả cách các bộ phận hoạt động trong trường hợp có động đất và yêu cầu duy trì và thử nghiệm định kỳ để xem các thiết bị cảm biến địa chấn hoạt động tốt, và các hướng dẫn về khả năng hoạt động an toàn của thang cuốn hoặc băng tải chở người sau địa chấn;
h) Một bản thông tin thể hiện cường độ âm thanh phát thải, đo trong điều kiện trường tự do tại khoảng cách 1,00 m tính từ bề mặt máy và tại độ cao 1,60 m từ tấm sàn, được kỳ vọng không vượt 70 dB(A).
7.4.2 Trình bày tài liệu hướng dẫn
a) Loại và kích cỡ bản in phải đảm bảo khả năng dễ đọc nhất có thể. Các tín hiệu cảnh báo và/hoặc các chú ý cần được làm nổi bật thông qua màu sắc, ký hiệu và/hoặc in khổ lớn.
b) Thông tin sử dụng được cung cấp bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi thang cuốn hoặc băng tải chở người được sử dụng đầu tiên và ở dạng nguyên bản. Nếu sử dụng nhiều ngôn ngữ thì mỗi ngôn ngữ phải được phân biệt với những ngôn ngữ khác, và cố gắng đặt nội dung được dịch và hình minh họa có liên quan đi cùng nhau.
c) Để dễ hiểu, nội dung nên đi kèm với hình minh họa. Trên hình minh họa cần được bổ sung thêm phần mô tả chi tiết bằng chữ nhằm cho phép, chẳng hạn như, định vị và xác định bộ điều khiển bằng tay (thiết bị kích hoạt); các hình minh hoạ không được tách rời phần nội dung và phải theo đúng trình tự hoạt động.
d) Có thể cân nhắc thể hiện nội dung dưới dạng bảng nhằm giúp dễ hiểu. Bảng cũng phải nằm liền kề với nội dung tương ứng.
e) Cân nhắc sử dụng màu sắc, đặc biệt với các bộ phận cần được nhận diện nhanh.
f) Khi thông tin sử dụng quá dài, cần cung cấp mục lục.
g) Các hướng dẫn liên quan đến an toàn bao gồm các hành động tức thì cần được cung cấp dưới dang mẫu biểu luôn sẵn có cho người vận hành.
7.4.3 Khuyến nghị về việc phác thảo và biên soạn thông tin sử dụng
a) Thông tin phải liên quan rõ ràng tới mã hiệu cụ thể của thang cuốn hoặc băng tải chở người.
b) Khi thông tin sử dụng đang được soạn thảo, quy trình giao tiếp “xem - nghĩ - sử dụng” cần được thực hiện theo thứ tự nhằm tối đa hóa hiệu quả và cần theo đúng trình tự hoạt động. Cần dự đoán và trả lời các câu hỏi “thế nào?” và “tại sao?”.
c) Thông tin sử dụng càng đơn giản và ngắn gọn càng tốt, và nên thể hiện nhất quán các thuật ngữ và đơn vị với phần giải thích rõ ràng đối với những thuật ngữ không phổ biến.
d) Tài hiệu cung cấp hướng dẫn sử dụng nên làm bằng vật liệu có độ bền cao (để chịu được tần suất sử dụng nhiều). Cũng có thể có ích khi ghi “giữ để tham khảo về sau”. Nếu thông tin sử dụng ở dưới dạng điện tử (ví dụ CD, DVD, băng từ) thì thông tin về các vấn đề liên quan đến an toàn cần phải hành động ngay phải luôn luôn được dự phòng dưới dạng bản cứng sẵn sàng mọi lúc.
7.5 Ghi nhãn
Ít nhất tại lối ra và lối vào phải được ghi nhãn, trong đó các thông tin sau đây phải được thể hiện và nhìn thấy từ bên ngoài:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và đại diện được ủy quyền, nếu có;
- Ký hiệu dòng máy hoặc chủng loại máy;
- Số sêri;
- Năm sản xuất (năm hoàn thành việc sản xuất).
Phụ lục A
(quy định)
Kết nối giữa thiết bị và tòa nhà
A.1 Yêu cầu chung
Các yêu cầu trong những chương tiếp theo rất quan trọng đối với an toàn của người sử dụng và nhân viên bảo trì.
Nếu nhà sản xuất thang cuốn hoặc băng tải chở người không thể đáp ứng các yêu cầu này (hoặc chỉ một phần) với lý do chẳng hạn như họ không phải là người lắp đặt thang cuốn hoặc băng tải chở người thì các yêu cầu chưa được đáp ứng phải là một phần của sổ tay hướng dẫn thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư (xem 7.4).
A.2 Không gian thông thoáng cho người sử dụng
A.2.1 Độ cao thông thủy phía trên các bậc thang thang cuốn hoặc tấm nền hoặc băng của băng tải chở người tại tất cả mọi điểm bao gồm khu vực hai đầu lan can và khu vực không bị hạn chế không được nhỏ hơn 2,30 m (xem h4 trong Hình 5 và Hình A.1).
A.2.2 Để tránh va chạm, phải có một khu vực thông thoáng tối thiểu xung quanh thang cuốn hoặc băng tải chở người như xác định tại Hình A.1. Độ cao thông thủy h4 có thể được giảm xuống độ cao h12 ở bên ngoài tay vịn, được đo từ bậc thang thang cuốn hoặc tấm nền hoặc băng của băng tải chở người phải ít nhất là 2,10 m. Khoảng cách giữa mép ngoài tay vịn và vách tường hoặc các vật cản khác (xem bio trong Hình A.1) trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 80 mm theo chiều ngang và 25 mm theo chiều đứng bên dưới mép dưới tay vịn (xem h12 trong Hình 6). Kích thước khu vực được phép nhỏ hơn nếu có biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro chấn thương.
A.2.3 Đối với các thang cuốn và băng tải chở người bố trí nằm cạnh nhau kiểu song song hoặc đan chéo, khoảng cách giữa các tay vịn phải không nhỏ hơn 160 mm (xem h11 trong Hình A.1).
A.2.4 Nếu các chướng ngại của tòa nhà có thể gây thương tích thì phải có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Cụ thể, tại phần giao giữa các tầng và thang cuốn hoặc băng tải chở người dạng đan chéo, phải có một thiết bị làm lệch theo phương đứng cao không quá 0,30 m và không có các cạnh sắc lắp phía bên trên tay vịn và vươn ra ít nhất 25 mm phía dưới mép dưới của tay vịn, ví dụ các miếng hình tam giác không khoan lỗ (xem h5 trong Hình 5 và Hình 7).
Không cần tuân theo các yêu cầu này nếu khoảng cách b9 giữa mép ngoài tay vịn và bất kỳ vật cản nào bằng hoặc lớn hơn 400 mm (xem Hình A.1).
A.2.5 Tại đầu ra của mỗi thang cuốn hoặc băng tải chở người phải có một khu vực không bị hạn chế đủ rộng cho người sử dụng. Bề rộng của khu vực này ít nhất phải tương ứng với khoảng cách giữa mép ngoài tay vịn cộng thêm 80 mm mở mỗi bên. Chiều sâu phải ít nhất 2,50 m đo từ đầu cuối lan can. Chiều sâu này được phép giảm xuống còn 2,00 m nếu bề rộng của khu vực thông thoáng tăng lên ít nhất là gấp đôi khoảng cách giữa mép ngoài tay vịn cộng thêm 80 m mở mỗi bên. Đây là kích thước được phép tối thiểu áp dụng cho tất cả các điều kiện với giả định rằng khu vực thông thoáng này không bị ảnh hưởng, ví dụ bởi dòng người khác bên trong tòa nhà.
CHÚ THÍCH: Với các rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng, xem A.5.
Khu vực không bị hạn chế không được phép chồng lấn lên nhau. Khu vực không bị hạn chế được phép xê dịch theo phương ngang.
Mặt sàn khu vực không bị hạn chế phải phẳng. Cho phép có độ nghiêng tối đa 6°: Không được phép lắp cầu thang cố định trong khu vực không bị hạn chế.
Nếu lối ra thang cuốn hoặc băng tải chở người bị chắn bởi một kết cấu nào đó (ví dụ cửa cuốn, cửa chống hỏa hoạn, rào chắn di động) hoặc trong trường hợp không có đủ lối ra giữa các thang cuốn/băng tải chở người liên tiếp, phải trang bị một thiết bị dừng bổ sung cho tình huống khẩn cấp:
a) nằm trong tầm với từ bên trong thang cuốn/băng tải chở người;
b) nằm trong khoảng cách từ 2,00 m đến 3,00 m trước khi bậc thang/tấm nền/băng chạm đến giao tuyến tấm lược;
c) nằm trong phạm vi theo phương đứng 200 mm phía dưới và 400 mm phía trên tay vịn đo từ phần trên tay vịn đến chính giữa bộ phận vận hành (ví dụ nút nhấn hoặc tay cầm).
Phần bên trong hoặc bên ngoài lan can được phép gắn thêm các bộ phận nếu chúng được bố trí và có kết cấu sao cho loại trừ được bất kỳ rủi ro nguy hiểm nào do bị kẹt (có tính đến 5.5.2.4, A.2.2 và A.5).
A.2.6 Trong trường hợp các thang cuốn và băng tải chở người liên tiếp không có lối ra ở giữa, chúng phải có cùng năng suất, cần trang bị thiết bị an toàn theo 5.12.2.7.8.
A.2.7 Nếu người dùng có khả năng tiếp xúc với mép ngoài tay vịn tại hai đầu thang cuốn/băng tải chở người và có nguy cơ gặp tình huống nguy hiểm, chẳng hạn ngã vào lan can, thì phải có biện pháp phòng ngừa phù hợp (xem ví dụ Hình A.2).
Một vài ví dụ:
- chặn lối vào khu vực bằng cách đặt rào chắn cố định;
- tăng độ cao của lan can thuộc kết cấu tòa nhà trong khu vực nguy hiểm thêm ít nhất 100 mm phía trên độ cao tay vịn tại vị trí trong khoảng 80 mm đến 120 mm từ mép ngoài tay vịn.
A.2.8 Xung quanh thang cuốn/băng tải chở người phải được chiếu sáng, đặc biệt là khu vực lân cận tấm lược.
Thông tin cần được trao đổi giữa nhà sản xuất và khách hàng.
A.2.9 Được phép bố trí ánh sáng ở không gian xung quanh và/hoặc tại chính thiết bị. Cường độ chiếu sáng tại hai đầu thiết bị bao gồm tấm lược phải có liên quan đến cường độ chiếu sáng chung của khu vực. Cường độ chiếu sáng không ít hơn 50 Ix tại giao tuyến tấm lược đo tại mặt sàn.
A.3 Buồng máy bên ngoài khung đỡ
A.3.1 Phải có lối đi an toàn vào buồng máy.
A.3.2 Buồng máy phải được khóa và chỉ có người có trách nhiệm được phép vào.
A.3.3 Buồng máy phải được trang bị đèn điện lắp cố định với tiêu chuẩn sau:
a) tối thiểu 200 Ix tại mặt sàn khu vực làm việc;
b) tối thiểu 50 Ix tại mặt sàn lối vào dẫn đến khu vực làm việc trên.
A.3.4 Đèn chiếu sáng khẩn cấp phải được lắp đặt để người làm việc trong buồng máy có thể sơ tán an toàn.
CHÚ THÍCH: Đèn chiếu sáng khẩn cấp không nhằm sử dụng cho việc kéo dài hoạt động bảo trì hoặc các hoạt động khác.
A.3.5 Kích thước buồng máy phải đủ để làm việc dễ dàng và an toàn trên thiết bị, đặc biệt là thiết bị điện.
Cụ thể phải có một độ cao thông thủy ít nhất 2,00 m tại khu vực làm việc, và:
a) một khu vực thông thoáng theo chiều ngang nằm trước tủ và bảng điều khiển. Khu vực này được xác định như sau:
1) chiều sâu, đo từ bề mặt bên ngoài phần bao che: ít nhất 0,70 m;
2) chiều rộng, ít nhất bằng kích thước lớn hơn trong các kích thước sau: 0,50 m hoặc chiều rộng toàn phần của tủ hay bảng điều khiển;
b) một khu vực thông thoáng theo chiều ngang rộng ít nhất 0,50 m x 0,60 m để bảo trì và kiểm tra các bộ phận chuyển động tại những điểm cần thiết.
A.3.6 Chiều cao thông thủy để di chuyển không ít hơn 1,80 m.
Lối vào khu vực thông thoáng được đề cập tại A.3.6 phải rộng ít nhất 0,50 m. Giá trị này có thể giảm xuống còn 0,40 m nếu không có các bộ phận chuyển động.
Chiều cao toàn phần cho việc di chuyển này kéo dài lên đến phần bên dưới của dầm mái của kết cấu và được đo từ cả hai nơi:
a) mặt sàn của lối vào;
b) mặt sàn khu vực làm việc.
A.3.7 Trong buồng máy độ cao thông thủy trong mọi trường hợp không nhỏ hơn 2,00 m.
A.4 Biện pháp ngăn xe đẩy hàng siêu thị và xe đẩy hành lý đi vào
A.4.1 Yêu cầu chung
Nếu có rủi ro có thể được dự đoán trước một cách hợp lý liên quan đến việc xe đẩy hàng siêu thị và/hoặc xe đẩy hành lý đi vào thang cuốn hoặc băng tải chở người, cần có biện pháp phù hợp để loại trừ rủi ro và ngăn các phương tiện này đi vào trong những điều kiện sau:
a) đối với thang cuốn: nếu xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý có trong khu vực xung quanh;
b) đối với thang cuốn: nếu xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý không ở trong khu vực gần thang cuốn nhưng có thể được dự đoán trước một cách hợp lý là chúng sẽ được đẩy vào thang cuốn;
c) đối với băng tải chở người: nếu xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý không được phép sử dụng trên băng tải chở người.
CHÚ THÍCH: Chủ đầu tư có trách nhiệm xác định chiều rộng xe đẩy để đảm bảo rằng xe đẩy không vào lọt giữa lan can và rào chắn.
A.4.2 Rào chắn
Nếu có sử dụng rào chắn, phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Rào chắn chĩ lắp đặt tại lối vào. Không được phép lắp đặt ở lối ra tại khu vực không bị hạn chế
b) Thiết kế của rào chắn khống được tạo ra rủi ro khác.
c) Chiều rộng thông thủy của lối vào giữa phần cuối hai đầu lan can và rào chắn - và giữa … chắn với nhau - phải ít nhất là 500 mm và nhỏ hơn chiều rộng của xe đẩy hàng siêu thị hoặc hành lý được sử dụng.
d) Chiều cao rào chắn từ 900 mm đến 1.100 mm.
e) Rào chắn và các chi tiết kết nối phải chịu được lực 3.000 N, tác động theo phương ngang tại độ cao 200 mm.
CHÚ THÍCH: Lực này là do sự va chạm của khung xe đẩy hàng siêu thị, theo EN 1929-1 [5], hoặc xe đẩy hành lý mang tải 160 kg di chuyển với tốc độ 1,00 m/s.
Rào chắn được lắp cố định tốt nhất là vào kết cấu tòa nhà. Cũng có thể cho phép lắp vào tấm sàn. Trong trường hợp đó, khi có một lực như đã xác định tác động thì không được có biến dạng dư và tạo thêm khe hở hoặc làm khe hở rộng hơn.
A.5 Rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng cố định
Nếu cần có rào chắn dẫn hướng và/hoặc cột điều tiết lưu lượng cố định tại khu vực không bị hạn chế (bao gồm chẳng hạn như thiết bị điều khiển và thiết bị dừng khẩn cấp) thì thiết kế của chúng không được tạo thêm rủi ro. Phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng có khoảng cách theo chiều ngang (bán kính) tối thiểu 500 mm đến bất kỳ điểm nào trên tay vịn và được đặt bên ngoài đường tâm tay vịn (xem cách bố trí A ở Hình A.3).
b) Khoảng cách theo chiều ngang (bán kính) tối thiểu đến bất kỳ điểm nào trên tay vịn có thể giảm xuống còn 300 mm, miễn là rào chắn dẫn hướng hoặc cột điều tiết lưu lượng được đặt bên ngoài đường tâm tay vịn và một rào chắn phụ được lắp giữa rào chắn dẫn hướng hoặc cột điều tiết lưu lượng và đường tâm theo phương đứng của đầu lan can (xem cách bố trí B trong Hình A.3).
Rào chắn phụ phải có khoảng cách theo phương ngang từ 80 mm đến 120 mm so với mép ngoài tay vịn và ít nhất phải gần khu vực nằm giữa điểm thực tế thấp nhất của đầu tay vịn đi vào phần cuối lan can và biến dạng gờ lan can và có đầu vào dạng kín với khe hở < 25 mm (xem Hình A.3).
c) Khoảng cách theo chiều ngang (bán kính) tối thiểu đến bất kỳ điểm nào trên tay vịn có thể giảm xuống còn 180 mm, miễn là rào chắn dẫn hướng hoặc cột điều tiết lưu lượng được đặt bên ngoài đường tâm tay vịn và một rào chắn phụ được lắp giữa rào chắn dẫn hướng hoặc cột điều tiết lưu lượng và đường tâm theo phương đứng của đầu lan can (xem cách bố trí C trong Hình A.3).
Rào chắn phụ phải có khoảng cách theo phương ngang từ 80 mm đến 120 mm so với mép ngoài tay vịn và ít nhất phải gần khu vực nằm giữa điểm thực tế thấp nhất của đầu tay vịn đi vào phần cuối lan can và biến dạng gờ lan can và có đầu vào dạng kín với khe hở < 25 mm (xem Hình A.3).
d) Khoảng cách theo chiều ngang (bán kính) tối thiểu đến bất kỳ điểm nào trên tay vịn có thể giảm xuống còn 100 mm, miễn là rào chắn dẫn hướng hoặc cột điều tiết lưu lượng được đặt bên ngoài đường tâm tay vịn và một rào chắn phụ được lắp giữa rào chắn dẫn hướng hoặc cột điều tiết lưu lượng và đường tâm theo phương đứng của đầu lan can (xem cách bổ trí D trong Hình A.3).
Rào chắn phụ phải có khoảng cách theo phương ngang từ 80 mm đến 120 mm so với mép ngoài tay vịn và ít nhất phải gần khu vực nằm giữa điểm thực tế thấp nhất của đầu tay vịn đi vào phần cuối lan can và biến dạng gờ lan can và có đầu vào dạng kín với khe hở < 25 mm (xem Hình A.3). Ngoài ra cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể sau:
e) Rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng và các chi tiết kết nối của chúng phải chịu được lực 1 kN/m tác động theo phương ngang lên phần trên của thiết bị.
f) Rào chắn được lắp cố định tốt nhất là vào kết cấu tòa nhà. Cũng có thể cho phép lắp vào tấm sàn. Trong trường đó, khi có một lực như đã xác định tác động thì không được có biến dạng dư và tạo thêm khe hở hoặc làm khe hở rộng hơn.
g) Chiều cao cột điều tiết lưu lượng phải ít nhất bằng chiều cao tay vịn.
h) Chiều cao rào chắn dẫn hướrng ít nhất bằng chiều cao gờ lan can.
i) Nếu rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng được đặt bên trong khu vực không bị giới hạn thì kích thước khu vực không bị giới hạn vẫn được giữ nguyên và trong trường hợp này phần chiều dài của khu vực này sẽ được tăng thêm.
j) Rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng không được xem là phương tiện kết cấu làm chắn lối ra.
Đối với rào chắn dẫn hướng và cột điều tiết lưu lượng nằm sát khu vực không bị hạn chế thì vẫn áp dụng các quy định này. Đối với các thiết bị/bộ phận khác lắp bên ngoài khu vực hạn chế nhưng nằm sát bên thì áp dụng các yêu cầu a), b), c) và d).
A.6 Nguồn điện
Chủ đầu tư và nhà sản xuất phải thống nhất các yêu cầu về nguồn điện và bảo vệ điện (ví dụ điện giật, ngắn mạch; quá tải).
Việc lắp đặt phải tuân theo:
a) EN 60204-1:2006, hoặc
b) Yêu cầu trong các quy định quốc gia tại nước lắp đặt thiết bị.
CHÚ DẪN
1 chướng ngại (ví dụ cột)
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa cho các yêu cầu.
Hình A.1 - Khoảng trống giữa kết cấu tòa nhà và thang cuốn/băng tải chở người
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ THÍCH: Hình này không được vẽ theo đúng tỷ lệ. Hình chỉ có tác dụng minh họa cho các yêu cầu.
Hình A.2 - Ví dụ về rào chắn tại các đầu vào đầu ra
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 khoảng cách giữa các mép ngoài tay vịn cộng thêm 80 mm ở mỗi bên
A vị trí: bên ngoài đường tâm tay vịn;
rào chắn phụ: không cần
B vị trí: bên ngoài đường tâm tay vịn;
rào chắn phụ: nằm giữa cột/rào chắn dẫn hướng và đường tâm theo phương đứng của tay vịn
C vị trí: bên ngoài mép ngoài tay vịn;
rào chắn phụ: nằm giữa cột/rào chắn dẫn hướng và đường tâm theo phương đứng của tay vịn
D cột tròn/rào chắn dẫn hướng, vị trí: bên ngoài mép ngoài tay vịn;
rào chắn phụ: nằm giữa cột/rào chắn dẫn hướng và đường tâm theo phương đứng của tay vịn
R khoảng cách theo phương ngang (bán kính) giữa một điểm bất kỳ trên tay vịn và cột điều tiết lưu lượng/rào chắn dẫn hướng
Hình A.3 - Bố trí khả thi của rào chắn dẫn hướng cố định và cột điều tiết lưu lượng trong khu vực không bị hạn chế
Phụ lục B
(quy định)
Linh kiện điện tử - Loại trừ lỗi
B.1 Phạm vi áp dụng
Điều 5.12.1 đưa ra một số lỗi của thiết bị điện trong thang cuốn và băng tải chở người.
Trong quá trình phân tích lỗi, một vài lỗi có thể được loại trừ trong một số điều kiện nhất định.
Phụ lục này mô tả những điều kiện đó và đưa ra các yêu cầu để đáp ứng.
B.2 Loại trừ lỗi - các điều kiện
Bảng B.1 thể hiện:
a) Một danh sách các linh kiện chính và thường gặp nhất trong kỹ thuật điện tử hiện tại; các linh kiện này được phân nhóm theo “dòng sản phẩm”:
c) Khả năng và điều kiện loại trừ lỗi:
Điều kiện đầu tiên để loại trừ lỗi là các linh kiện phải luôn được sử dụng trong giới hạn xấu nhất của chúng, thậm chí trong điều kiện xấu nhất được mô tả trong các tiêu chuẩn, liên quan đến nhiệt độ, độ ẩm, điện áp và rung động.
d) Một vài ký hiệu.
Trong bảng:
- chữ “KHÔNG” trong ô có nghĩa là: lỗi không được loại trừ, có nghĩa là phải xem xét;
- các ô không được đánh dấu có nghĩa là: loại lỗi được xác định không phù hợp.
Hướng dẫn thiết kế cho mạch an toàn được cung cấp trong Phụ lục E.
Bảng B1 - Loại trừ lỗi sự cố
Phụ lục C
(quy định)
Thiết kế và đánh giá mạch đảm bảo an toàn
Hình C.1 - Lưu đồ cho việc thiết kế và đánh giá các mạch an toàn
Phụ lục D
(quy định)
Thử nghiệm mạch đảm bảo an toàn chứa các linh kiện điện tử và/hoặc các thiết bị điện, điện tử và điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (E/E/PE)
D.1 Yêu cầu chung
Đối với các mạch đảm bảo an toàn chứa các linh kiện điện tử, quá trình kiểm tra trong phòng thí nghiệm là cần thiết vì việc kiểm tra thực tế tại công trình do các kiểm tra viên thực hiện là không thể.
Các yêu cầu dưới đây đề cập đến bảng mạch in. Nếu mạch an toàn không được lắp theo đúng như vậy thì giả định đó là kết cấu tương đương.
D.2 Điều khoản chung
D.2.1 Mạch an toàn chứa các linh kiện điện tử
Người yêu cầu thử nghiệm phải cung cấp cho phòng thí nghiệm:
a) ký hiệu trên bảng mạch;
b) các điều kiện làm việc;
c) danh sách các linh kiện sử dụng;
d) sơ đồ bảng mạch in;
e) sơ đồ mạch lai và đánh dấu của các đường dẫn được sử dụng trên mạch an toàn;
f) bản mô tả chức năng;
g) dữ liệu điện gồm cả sơ đồ đi dây, nếu có, mô tả đầu vào và đầu ra trên bảng mạch.
D.2.2 Thiết bị điện, điện tử và điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (E/E/PE)
Ngoài nội dung trong D.2.1 phải cung cấp thêm các tài liệu sau:
a) tài liệu và bản mô tả liên quan đến các giải pháp chung cho thiết kế và quy trình áp dụng;
b) mô tả chung về phần mềm sử dụng (ví dụ nguyên tắc lập trình, ngôn ngữ, trình biên dịch, mô đun);
c) mô tả chức năng bao gồm kiến trúc phần mềm và tương tác phần cứng/phần mềm;
d) mô tả các khối, mô đun, dữ liệu, biến và giao diện;
e) danh sách phần mềm.
D.3 Mẫu thử nghiệm
Phải nộp cho phòng thí nghiệm: một bảng mạch in;
a) một bảng mạch in trắng (không có linh kiện).
D.4 Thử nghiệm cơ khí
D.4.1 Yêu cầu chung
Trong quá trình thử, đối tượng được thử (mạch in) phải ở trạng thái hoạt động. Trong và sau khi thử, trong mạch an toàn không được xuất hiện hoạt động hoặc tình trạng mất an toàn.
D.4.2 Rung
Các bộ phận phát tín hiệu của mạch an toàn phải chịu được các yêu cầu sau:
a) EN 60068-2-6:2008, A.6.1, Bảng C.2 (Sức chịu đựng tần số quét):
20 chu kỳ quét trên mỗi trục:
1) tại biên độ 0,35 mm hoặc 5 gn; và
2) trong dãy tần số từ 10Hz đến 55 Hz;
và:
b) EN 60068-2-27:2009, 4.1, Bảng 1 (gia tốc và độ rộng xung) kết hợp với:
1) 1 xung trên mỗi trục với gia tốc đỉnh 294 m/s2 hoặc 30 gn;
2) độ rộng xung tương ứng 11 ms; và
3) sự thay đổi vận tốc tương ứng 2,1 m/s nửa hình sin.
CHÚ THÍCH: Nếu có lắp thiết bị hắp thụ sốc cho bộ phát tín hiệu thì thiết bị đó cũng là một phần của bộ phát tín hiệu.
Sau khi thử, khe hở không khí và chiều dài đường rò không được nhỏ hơn các giá trị nhỏ nhất được chấp nhận.
D.4.3 Va đập
D.4.3.1 Yêu cầu chung
Thử nghiệm va đập phải mô phỏng các trường hợp khi các mạch in bị rơi dẫn đến rủi ro các linh kiện bị nứt gãy và trạng thái không an toàn. Thử nghiệm này được tiến hành theo EN 60068-2-27:2009.
Quá trình thử nghiệm được phân ra thành thử va đập cục bộ và thử va đập liên tục. Trong quá trình thử không yêu cầu mạch phải ở trạng thái hoạt động.
D.4.3.2 Thử va đập cục bộ
Đối tượng được thử phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
D.4.3.3 Thử va đập liên tục
Đối tượng được thử phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
D.5 Thử nghiệm chịu tác động của khí hậu
D.5.1 Thử nghiệm nhiệt độ
Thử nghiệm nhiệt độ được tiến hành theo EN 60068-2-14:2009 như sau:
a) Giới hạn nhiệt độ môi trường làm việc: 0°C,+65 °C (nhiệt độ môi trường của thiết bị an toàn điện, trên bảng điều khiển);
b) Các điều kiện thử nghiệm:
1) Bảng mạch in phải ở vị trí làm việc.
2) Bảng mạch in được cung cấp điện áp định mức thông thường.
3) Thiết bị an toàn điện phải hoạt động trong và sau khi thử. Nếu bảng mạch in gồm các linh kiện khác với các linh kiện của mạch an toàn thì chúng phải hoạt động trong quá trình thử (không xem xét lỗi của chúng).
4) Phép thử phải được thực hiện ở nhiệt độ nhỏ nhất và nhiệt độ lớn nhất (0 °C + 65 °C); các phép thử kéo dài trong khoảng thời gian tối thiểu là 4 h.
Nếu bảng mạch in được sử dụng để làm việc trong các giới hạn nhiệt độ rộng hơn thì phải tiến hành thử nghiệm đối với các giới hạn nhiệt độ này.
D.5.2 Thử nghiệm độ ẩm
Không cần thiết phải thử độ ẩm đối với các mạch an toàn bởi vì cấp độ ô nhiễm đối với thang cuốn/băng tải chở người là cấp 3 theo yêu cầu trong EN 60664-1:2007, và chiều dài đường rò tương đối cũng như khe hở không khí đã được quy định trong tiêu chuẩn này.
D.6 Thử nghiệm chức năng và an toàn của thiết bị E/E/PE
Thử nghiệm chức năng và an toàn cho thiết bị E/E/PEđược thực hiện theo EN 62061:20051.
Phụ lục E
(tham khảo)
Hướng dẫn thiết kế cho mạch an toàn
Hướng dẫn thiết kế này cung cấp khuyến nghị nhằm tránh các tình huống nguy hiểm trong trường hợp thông tin thu thập được từ mạch an toàn dùng cho mục đích điều khiển, điều khiển từ xa, điều khiển báo động,...
Một số tình huống nguy hiểm được nhận diện xuất phát từ khả năng xảy ra hiện tượng đấu nối một hoặc một số thiết bị an toàn điện do ngắn mạch hoặc do sự gián đoạn nội bộ của chức năng nối đất kết hợp với một hoặc một vài lỗi khác. Khuyến nghị nên áp dụng các đề xuất sau:
- Thiết kế bảng mạch và mạch với các khoảng cách theo đặc tính kỹ thuật tại 3.1 và 3.6 của Bảng B.1.
- Bố trí nối đất sao cho phần nối đất của bộ điều khiển thang cuốn/băng tải chở người nằm sau các linh kiện điện tử. Bất kỳ sự đứt gãy nào cũng sẽ khiến cho bộ điều khiển ngừng hoạt động (tồn tại mối nguy hiểm làm thay đổi hệ thống dây dẫn trong suốt vòng đời hoạt động của thang cuốn/băng tải chở người).
- Luôn thực hiện tính toán trong điều kiện “trường hợp xấu nhất”.
- Luôn sử dụng điện trở ngoài (nằm ngoài các linh kiện) như thiết bị bảo vệ cho các linh kiện đầu vào; điện trở nội bộ trên mạch của thiết bị không được xem là an toàn.
- Chỉ sử dụng linh kiện theo đặc tính kỹ thuật được liệt kê.
- Lưu ý đến điện áp ngược từ các bộ phận điện tử. Sử dụng mạch cách ly có thể giải quyết được vấn đề trong một số trường hợp.
- Thiết kế lắp đặt điện theo HD 60364-5-54:2011 [6].
- Tính toán “trường hợp xấu nhất” không được bỏ qua dù trong bất kỳ thiết kế nào. Nếu có thêm chỉnh sửa hoặc bổ sung sau khi lắp đặt thang cuốn/băng tải chở người thì tính toán cho “trường hợp xấu nhất", bao gồm cả thiết bị đang sử dụng và thiết bị mới, phải được thực hiện lại.
- Có thể chấp nhận một số loại trừ lỗi, theo Bảng B.1.
- Lỗi bên ngoài môi trường thang cuốn/băng tải chở người không cần phải xem xét.
“Có thể loại trừ sự gián đoạn nối đất từ nguồn chính của tòa nhà đến thanh nối đất của bộ điều khiển kiểu tập hợp, miễn là việc lắp đặt tuân theo HD 60364-5-54:2011”.
Phụ lục F
(tham khảo)
Ví dụ về thử nghiệm xoắn động khả thi đối với bậc thang và tấm nền
F.1 Yêu cầu chung
Các ví dụ dưới đây mô tả những phương pháp thực tiễn cho việc tiến hành thử nghiệm xoắn động theo yêu cầu 5.3.3.3.1.2 và 5.3.3.3.2.2.
F.2 Thử nghiệm xoắn 1
Bậc thang/tấm nền được thử nghiệm tại độ nghiêng tối đa (kết cấu đỡ nghiêng) mà các bộ phận này sẽ hoạt động, cùng với con lăn (không quay), trục hoặc trục chìa (nếu có). Các bộ phận này được đỡ và cố định thông qua dây xích dẫn động bậc thang/tấm nền. Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của con lăn do bị biến đổi hình dạng, tất cả con lăn đỡ bậc thang được thay bằng con lăn thép có cùng các kích thước chính. Ngoài ra con lăn đỡ bằng thép có thể chuyển động với độ ma sát thấp trên mặt phẳng trụ đỡ để cho phép chuyển động thêm theo chiều ngang. Để tránh cho con lăn của bậc thang/tấm nền đối diện với con lăn kéo tự do không được đỡ như đề cập dưới đây không bị nhấc lên, cần có một ngàm khóa song song với khu vực trụ đỡ với khe hở nhỏ hơn 0,2 mm (xem Hình F.1 về thiết bị thử nghiệm).
Để bậc thang/tấm nền có thể xoắn, một con lăn kéo sẽ không được đỡ hoặc sẽ được tháo ra. Ngoài ra tâm của con lăn này có thể dịch chuyển xuống phía dưới từ 0 đến -4 mm, di chuyển theo hình vòng cung với tâm là tâm con lăn xích của bậc thang/tấm nền. Khoảng dịch chuyển 4 mm này liên quan đến khoảng cách 400 mm từ con lăn kéo đến tâm con lăn xích của bậc thang/tấm nền. Tỷ lệ này sẽ được duy trì khi kích thước 400 mm thay đổi.
Một tải động sẽ tác động vuông góc lên bề mặt đặt chân trên một tấm thép được bố trí theo mô tả lần lượt tại 5.3.3.2.1 và 5.3.3.2.3, tại tâm của bề mặt đặt chân, từ đó tạo ra hiện tượng võng tại vị trí con lăn kéo không được đỡ hoặc bị thiếu.
CHÚ DẪN
1 có con lăn thép
1 không có con lăn
2 ngàm khóa song song với khu vực trụ đỡ
F tải động
CHÚ THÍCH: Cấu tạo của thiết bị thử nghiệm không cần đáp ứng theo hình vẽ. Hình chỉ nhằm minh họa cho yêu cầu.
Hình F.1 - Thử nghiệm xoắn 1 cho bậc thang và tấm nền - Thiết bị thử
F.3 Thử nghiệm xoắn 2
Tổ hợp bậc thang/tấm nền được gắn bằng chốt xích của chúng và bằng một đầu của trục bánh xe kéo như Hình F.2 (thử nghiệm này không lắp bánh xe). Chốt xích được đỡ tại vị trí mà bình thường xích bậc thang/tấm nền gắn vào đó. Bậc thang/tấm nền xoay tự do quanh chốt xích, nhưng không được trượt dài. Đầu "cố định" của trục bánh xe kéo được gắn vào ngõng trục bằng tay đòn có khớp hình cầu cho phép chuyển động tự do theo mọi hướng. Đầu phía dưới của tay đòn được nối dạng khớp hình cầu vào một bệ đỡ cố định.
Đầu "tự do" của trục bánh xe kéo được nối bằng khớp hình cầu vào thiết bị vận hành. Đầu phía dưới thiết bị vận hành được nối bằng khớp hình cầu vào một bệ đỡ cố định sao cho đầu “tự do” của trục bánh xe kéo có thể chuyển động theo mọi hướng. Trục của thiết bị vận hành vuông góc với mặt phẳng chứa chốt của xích và trục của bánh xe kéo.
Các kết nối kìm giữ và tác động sử dụng vòng bi có thiết kế giống vòng bi lắp vào bánh kéo. Sử dụng các bộ phận kết nối bánh xe kéo thông thường, và tác động mô men xoắn theo quy định cho thiết bị thử nghiệm.
Thiết bị vận hành được tác động và nhả theo mỗi chiều sao cho tạo ra sự chuyển dịch tuyến tính tuần hoàn. Độ dịch chuyển cao nhất là 2 mm, bên trên và dưới vị trí "số không" danh nghĩa của bậc thang/tấm nền (nghĩa là từ điểm nơi chốt của xích và trục bánh xe kéo nằm trong cùng mặt phẳng).
Độ dịch chuyển ± 2 mm này liên quan đến đến khoảng cách 400 mm từ con lăn kéo đến tâm con lăn xích của bậc thang/tấm nền. Tỷ lệ này sẽ được duy trì khi kích thước 400 mm thay đổi.
CHÚ DẪN
1 trục quay
2 cầu nối (chỉ tại một mặt của bậc thang)
F tải động
Hình F.2 - Thử nghiệm xoắn 2 cho bậc thang và tấm nền - Nguyên lý thử nghiệm
Phụ lục G
(quy định)
Biển hiệu an toàn cho người sử dụng thang cuốn và băng tải chở người
Thiết kế của biển hiệu an toàn phải tuân theo ISO 3864-1:2011 và ISO 3864-3:2012. Đường kính tối thiểu của biển hiệu là 80 mm.
Hình G.1 - Biển hiệu hành động bắt buộc “Giữ chắc trẻ em”
Hình G.2 - Biển hiệu hành động bắt buộc “Chó phải được bế lên”
Hình G.3 - Biển hiệu hành động bắt buộc “Nắm tay vịn”
Hình G.4 - Biển hiệu hành động bị cấm “Cấm xe đẩy”
Phụ lục H
(tham khảo)
Hướng dẫn lựa chọn và lập kế hoạch cho thang cuốn và băng tải chở người
H.1 Năng suất tối đa
Đối với việc lập kế hoạch lưu lượng, số người tối đa một thang cuốn hoặc băng tải chở người có thể chở trong 1 h được cho trong Bảng H.1:
Bảng H.1 - Năng suất tối đa
H.2 Thang cuốn hoặc băng tải chở người cho vận chuyển công cộng
Đối với thang cuốn hoặc băng tải chở người:
- là một phần của hệ thống vận chuyển công cộng bao gồm các điểm vào và ra, hoặc
- phù hợp cho cường độ sử dụng cao, hoạt động liên tục xấp xỉ 140 h/tuần với tải đạt đến 100 % tải trọng hãm (xem 5.4.2.1.3.1 và 5.4.2.1.3.3) cho tổng thời gian tối thiểu 0,5 h trong bất kỳ khoảng thời gian 3 h nào,
thì được khuyến nghị lắp thêm phanh phụ ngay cả khi độ cao h13 nhỏ hơn 6 m.
Điều kiện tải và các nội dung an toàn bổ sung phản ánh mức độ lưu lượng thực tế cần được thống nhất giữa nhà sản xuất và chủ đầu tư.
Phụ lục I
(quy định)
Yêu cầu đối với thang cuốn và băng tải chở người dùng để vận chuyển xe đẩy hàng siêu thị và xe đẩy hành lý
I.1 Thang cuốn
Việc sử dụng xe đẩy hàng siêu thị và xe đẩy hành lý đều không an toàn Và không được phép.
Lý do chính tại sao việc sử dụng các thiết bị này được xem là không an toàn là do cách sử dụng sai có thể dự đoán trước được, quá tải và hạn chế về chiều rộng.
Nếu xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý ở trong khu vực gần thang cuốn và nếu có cơ sở để dự đoán là chúng có thể được đẩy vào thang cuốn thì phải có rào chắn phù hợp để ngăn lại (xem A.4).
Nếu phương tiện vận chuyển an toàn, trong trường hợp này là xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý, có thể sử dụng trên thang cuốn thì phải xác định các biện pháp đặc biệt giữa nhà sản xuất thang cuốn, nhà sản xuất phương tiện vận chuyển và khách hàng dựa trên đánh giá rủi ro theo ISO 14798:2013 [7].
Các hướng dẫn chính:
Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý được chọn sử dụng trên thang cuốn phải được xác định rõ giữa nhà sản xuất xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý và nhà sản xuất thang cuốn. Nếu loại xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý sử dụng trong khu vực thang cuốn không được xác định rõ thì có thể dẫn đến rủi ro nghiêm trọng do sử dụng không đúng. Do đó cần phải chặn lại ở lối vào thang cuốn.
Chiều rộng xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý và hàng hóa mang theo ít nhất phải nhỏ hơn 400 mm so với chiều rộng danh nghĩa của bậc thang. Hành khách vẫn có thể rời khỏi thang cuốn ngay cả khi đang có xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý trên thang cuốn.
Thang cuốn cần có các bậc thang chuyển tiếp nằm ngang trên đoạn dài 1,6 m tại cả hai đầu thiết bị, bán kính chuyển tiếp tối thiểu 2,6 m tại đầu phía trên thang cuốn và 2,0 m tại đầu phía dưới thang cuốn, tốc độ danh nghĩa giới hạn ở mức không quá 0,5 m/s và góc nghiêng không quá 30°.
Tấm lược được thiết kế với một góc β tối đa 19° kết hợp với điều kiện đường kính bánh xe của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải ít nhất 120 mm.
Cần trang bị thêm các thiết bị cho tình huống khẩn cấp theo A.2.5. Thiết bị dừng khẩn cấp gần phần cong chuyển tiếp phải có thể với tới được từ bên trong thang cuốn và thiết bị dừng khẩn cấp tại lối ra có thể được với tới từ bên ngoài thang cuốn.
Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải tuân theo thiết kế thang cuốn:
- Thiết kế của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải đảm bảo mang tải đúng và an toàn.
- Trọng lượng tối đa của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý là 160 kg khi mang tải.
- Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý tự động khỏa lại trên phần nằm nghiêng của thang cuốn.
- Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải phù hợp với hệ thống phanh hoặc thiết bị ngăn chặn.
- Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải có thiết b| làm lệch (bộ phận cản) để giảm rủi ro bị kẹt.
- Để ra khỏi thang cuốn an toàn, bánh xe sau của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý có thể đẩy bánh trước qua khỏi tấm lược. Bánh trước và/hoặc hệ thống ngăn chặn phải dễ dàng thoát ra khỏi bậc thang.
- Thiết bị làm lệch và thiết bị dẫn hướng phải được lắp vào khu vực xung quanh để đảm bảo căn chỉnh ngay ngắn xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý khi chúng đi vào thang cuốn.
- Cần có các báo hiệu an toàn về cách sử dụng đúng và an toàn của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý.
I.2 Băng tải chở người
Cho phép sử dụng xe đẩy hàng siêu thị (theo EN 1929-2:2004 và EN 1929-4:2005) hoặc xe đẩy hành lý có thiết kế phù hợp.
Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý được chọn sử dụng trên băng tải chở người phải được xác định rõ giữa nhà sản xuất xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý và nhà sản xuất băng tải chở người. Nếu loại xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý sử dụng trong khu vực băng tải chở người không được xác định rõ thì có thể dẫn đến rủi ro nghiêm trọng do sử dụng không đúng. Do đó cần phải chặn lại ở lối vào băng tài chở người (xem A.4).
Chiều rộng xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý và hàng hóa mang theo ít nhất phải nhỏ hơn 400 mm so với chiều rộng danh nghĩa của tấm nền/băng. Hành khách vẫn có thể rời khỏi băng tải chở người ngay cả khi đang có xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đầy hành lý trên băng tải chở người.
Đối với băng tải chở người có góc nghiêng lớn hơn 6°, tốc độ danh nghĩa được giới hạn ở mức 0,5 m/s.
Tấm lược được thiết kế với một góc β tối đa 19° kết hợp với điều kiện đường kính bánh xe của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải ít nhất 120 mm.
Cần trang bị thêm các thiết bị cho tình huống khẩn cấp theo A.2.5. Thiết bị dừng khẩn cấp gần phần cong chuyển tiếp phải có thể với tới được từ bên trong băng tải chở người và thiết bị dừng khẩn cấp tại lối ra có thể được với tới từ bên ngoài băng tải chở người.
Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải tuân theo thiết kế băng tải chở người:
- Thiết kế của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải đảm bảo mang tải đúng và an toàn.
- Trọng lượng tối đa của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý là 160 kg khi mang tải.
- Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý tự động khóa lại trên phần nằm nghiêng của băng tải chở người.
- Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải phù hợp với hệ thống phanh hoặc thiết bị ngăn chặn.
- Xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý phải có thiết bị làm lệch (bộ phận cản) để giảm rủi ro bị kẹt.
- Để ra khỏi băng tải chở người an toàn, bánh xe sau của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý có thể đẩy bánh trước qua khỏi tấm lược. Bánh trước và/hoặc hệ thống ngăn chặn phải dễ dàng thoát ra khỏi tấm nền.
- Thiết bị làm lệch và thiết bị dẫn hướng phải được lắp vào khu vực xung quanh để đảm bảo căn chỉnh ngay ngắn xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý khi chúng đi vào băng tải chở người.
Cần có các báo hiệu an toàn về cách sử dụng đúng và an toàn của xe đẩy hàng siêu thị hoặc xe đẩy hành lý.
Phụ lục J
(tham khảo)
Xác định đặc tính chống trượt của bề mặt đặt chân của bậc thang và tấm nền, của tấm lược và tấm sàn
J.1 Giới thiệu
Yêu cầu tổng quát về thiết kế chống trượt cho bề mặt đặt chân của bậc thang và tấm nền cũng như của tấm lược và tấm sàn trong tiêu chuẩn này cần được thực hiện chính xác hơn để sử dụng an toàn trong thực tế.
Quy trình xác định và đánh giá đặc tính chống trượt của các nắp che trước đây chưa được chuẩn hóa quốc tế hoặc ở khu vực Châu Âu.
Tuy nhiên, tại Cộng Hòa Liên Bang Đức đã có các quy trình thử và kiểm tra để xác định đặc tính chống trượt của vật liệu bề mặt sàn trong nhiều năm - xem DIN 51130:2014 [8] hoặc các quy định về an toàn và sức khỏe khi làm việc của Hiệp hội Bảo hiểm Trách nhiệm Chủ doanh nghiệp: DGUV Regel 108-003 [9].
Các nhà sản xuất thang cuốn và băng tải chở người làm việc cùng nhau về CEN/TC 10/WG 2 đã kiểm tra quy trình phù hợp này để xem nó có thể được áp dụng cho các linh kiện tương ứng của thang cuốn và băng tải chở người. Kết quả đạt được cho thấy quy trình DIN 51130 để xác định đặc tính chống trượt của vật liệu bề mặt bậc thang, tấm nền, tấm lược và tấm sàn là phù hợp.
Việc giải quyết theo quy trình DIN 51130 không loại trừ các quy trình khác, ít nhất là các giải pháp an toàn được đề ra trong các quy định kỹ thuật của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia khác đã ký thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu.
Giấy chứng nhận thử nghiệm từ các trung tâm thử nghiệm được đăng ký tại các quốc gia thành viên khác thuộc Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia khác đã ký thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu được xem xét theo cách giống như giấy chứng nhận thử nghiệm DIN 51130 nếu các thử nghiệm, quy trình thử nghiệm và yêu cầu cấu tạo mà các giấy chứng nhận thử nghiệm của các trung tâm thử nghiệm này dựa vào tương đương với các phần của DIN 51130. Các trung tâm này phần lớn đáp ứng các yêu cầu trong TCVN ISO/IEC 17025:2005 [10] hoặc TCVN ISO/IEC 17065:2012 [11].
Giấy chứng nhận thử nghiệm được ban hành theo tiêu chuẩn này chứa các kết quả của thử nghiệm DIN 51130 và đánh giá kết quả theo J.2.
J.2 Thử nghiệm và đánh giá các đặc tính chống trượt
Quy trình thử nghiệm các đặc tính chống trượt được quy định bởi DIN 51130.
Cần lưu ý là môi trường trung gian của dầu trong quy trình thử nghiệm DIN 51130 không được sử dụng nhằm tạo cho quá trình thử nghiệm một điều kiện hoạt động không thuận lợi. Sử dụng một loại dầu riêng biệt như là một tham số thử cố định như đã được chứng tỏ, cho ra sự phân biệt tốt hơn đối với kết quả thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Quy trình này dựa trên việc những người tham gia thử nghiệm bước đi trên bề mặt của vật liệu được thử trên một mặt phẳng nghiêng. Nó được sử dụng để hỗ trợ việc quyết định vật liệu bề mặt tương ứng có phù hợp để sử dụng cho thang cuốn và băng tải chở người hay không.
Góc nghiêng trung bình được xác định từ một chuỗi các phép đo là rất quan trọng để phân loại vật liệu bề mặt vào một trong năm nhóm đánh giá. Nhóm đánh giá được sử dụng như thang đo cho các đặc tính chống trượt trong đỏ vật liệu bề mặt thuộc nhóm R9 đáp ứng các yêu cầu chống trượt ở mức thấp nhất và nhóm R13 là cao nhất. Việc phân nhóm đánh giá cho phạm vi các góc nghiêng được thể hiện tại Bảng J.1.
Bảng J.1 - Phân nhóm các giá trị trung bình tổng thể của các góc nghiêng cho các nhóm đánh giá chống trượt
Việc đánh giá các đặc tính chống trượt của vật liệu bề mặt có các mẫu định hình phải tính đến mọi hướng. Nhóm đánh giá thấp nhất là nhóm phù hợp cho mục đích an toàn.
Vật liệu bề mặt đáp ứng ít nhất là nhóm R9 nhìn chung sẽ được xem là chống trượt cho các thiết bị. Khi bị tác động bởi nước và tuyết thì nhóm R10 cho thang cuốn và băng tải chở người và nhóm R11 cho tấm nền của băng tải chở người dạng nghiêng sẽ được xem xét.
Nếu tại hai đầu thang cuốn và băng tải chở người và các tầng tương ứng có các nhóm đánh giá khác nhau, thì cần chú ý là nhóm đánh giá ở các tầng lân cận chỉ được cách biệt nhau một mức.
Phần thử nghiệm liên quan đến khu vực bên dưới bề mặt dạng gân sẽ không được sử dụng để đánh giá đặc tính chống trượt của vật liệu bề mặt sử dụng cho thang cuốn và băng tải chở người.
Phụ lục K
(tham khảo)
Xác định đặc tính trượt của giày dép trên tấm chắn dưới lan can
K.1 Giới thiệu
Trên thang cuốn tồn tại rủi ro nguy hiểm bị kẹt giữa dãy bậc thang đang chuyển động và tấm chắn dưới của lan can nằm cố định. Để giảm thiểu rủi ro, một số yêu cầu đã được đưa ra tại 5.5.3.4. Một trong số đó là các biện pháp phù hợp cần thực hiện để giảm ma sát trượt của tấm chắn dưới. Yêu cầu tổng quát này cần được cụ thể hơn để sử dụng an toàn trong thực tế.
Quy trình xác định và đánh giá đặc tính trượt của vật liệu bề mặt chưa được chuẩn hóa quốc tế hoặc ở khu vực Châu Âu.
Nhưng Đức có DIN 51131:2014 [12], được nộp CEN như là đề xuất của Đức cho tiêu chuẩn Châu Âu. Tiêu chuẩn này đề ra các tham số để đo hệ số ma sát động trên bề mặt thường được giày dép bước lên. Sử dụng quy trình này, các điều kiện cần xem xét trên thang cuốn có thể được sử dụng lại một cách rộng rãi.
Các nhà sản xuất thang cuốn và băng tải chở người làm việc với nhau về CEN/TC 10/WG 2 đã kiểm tra quy trình phù hợp này để xem có thể áp dụng không. Kết quả đạt được cho thấy quy trình theo DIN 51131 để xác định đặc tính trượt của tấm chắn dưới lan can là phù hợp. Ngoài ra giới hạn trên cho hệ số ma sát µ của vách tấm chắn dưới được xác định từ kết quả kiểm tra, cùng với các yêu cầu khác trong tiêu chuẩn này, là đủ để giảm thiểu rủi ro bị kẹt.
Việc giải quyết theo quy trình DIN 51131 không loại trừ các quy trình khác, ít nhất là các giải pháp an toàn được đề ra trong các quy định kỹ thuật của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia khác đã ký thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu.
Giấy chứng nhận thử nghiệm từ các trung tâm thử nghiệm được đăng ký tại các quốc gia thành viên khác thuộc Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia khác đã ký thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu được xem xét theo cách giống như giấy chứng nhận thử nghiệm DIN 51131 nếu các thử nghiệm, quy trình thử nghiệm và yêu cầu cấu tạo mà các giấy chứng nhận thử nghiệm của các trung tâm thử nghiệm này dựa vào tương đương với các phần của DIN 51130. Các trung tâm này phần lớn đáp ứng các yêu cầu trong TCVN ISO/IEC 17025:2005 hoặc TCVN ISO/IEC 17065:2012.
Giấy chứng nhận thử nghiệm được ban hành theo tiêu chuẩn này chứa các kết quả của thử nghiệm DIN 51131 và đánh giá kết quả theo K.2.
K.2 Thử nghiệm và đánh giá các đặc tính trượt
Quy trình thử nghiệm các đặc tính trượt được quy định bởi DIN 51131.
Để tái tạo lại các điều kiện trên thang cuốn giống thực tế nhất có thể, thử nghiệm phải được tiến thành theo DIN 51131 chỉ với cao su.
Đối với vật liệu cho phần trượt và vách tấm chắn dưới sử dụng cho thử nghiệm, giá trị trung bình của hệ số ma sát động µ được tính từ lần đo riêng lẻ thứ ba đến thứ năm.
Phụ lục L
(tham khảo)
Cải tạo lớn
Cải tạo lớn là sự thay đổi về vị trí, thay đổi về tốc độ danh nghĩa, thiết bị an toàn điện, hệ thống phanh, bộ dẫn động, bộ điều khiển, dãy bậc thang, khung đỡ và lan can. Nếu có thể thì những nguyên tắc được dùng cho việc kiểm tra xây dựng, kiểm tra nghiệm thu và thử nghiệm (7.3.2) sẽ được áp dụng cho các điều kiện môi trường mới, các linh kiện được cải tạo và các linh kiện khác bị tác động.
Việc thay thế các bộ phận bằng các bộ phận có thiết kế tương tự không được xem là cải tạo lớn. Cải tạo theo EN 115-2 không được xem là cải tạo lớn.
Thang cuốn và băng tải chở người nên được kiểm tra sau cải tạo lớn và theo định kỳ. Các thử nghiệm và kiểm tra này phải được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Phụ lục M
(quy định)
Thang cuốn và băng tải chở người sử dụng trong điều kiện địa chấn
M.1 Giới thiệu
Phụ lục này xác định các điều khoản đặc biệt và quy định về an toàn cho thang cuốn và băng tải chở người lắp cố định trong tòa nhà tuân theo EN 1998-1:2004 (Eurocode 8).
M.2 Yêu cầu về kết cấu
M.2.1 Yêu cầu chung
Thang cuốn và băng tải chở người trong phạm vi của tiêu chuẩn này phải tuân theo các yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ trong phụ lục này khi chúng được sử dụng trong các điều kiện địa chấn.
M.2.2 Gối đỡ
Tình trạng của gối đỡ thang cuốn và băng tải chở người khi kết hợp với tòa nhà phải được cố định sao cho thang cuốn và băng tải chở người trong điều kiện địa chấn không bị ngàm chặt (siêu định vị). Một gối đỡ được thiết kế như gối đỡ cố định còn những gối đỡ khác được thiết kế di chuyển được theo phương ngang. Trạng thái gối đỡ phải được xem xét như một kết cấu tĩnh định đơn giản.
Thang cuốn và băng tải chở người phải được giữ trên gối đỡtheo chiều đứng bằng biện pháp phù hợp sao cho chúng không thể bị dịch chuyển khỏi gối đỡ trong điều kiện địa chấn.
M.2.3 Bố trí
Chiều dài và khả năng dịch chuyển của thang cuốn và băng tải chở người phải được lựa chọn phù hợp với chuyển động của tòa nhà giữa hai sàn. Các gối đỡ phải được thiết kế sao cho chúng gối lên giao diện tòa nhà. Để xác định độ chồng lấn, sử dụng độ xê dịch tầng tối đa theo lý thuyết của tòa nhà.
M.2.4 Thiết bị an toàn cơ khí cho thang cuốn và băng tải chở người
Nếu thiết kế của thang cuốn và băng tải chở người kết hợp với tòa nhà không đảm bảo thang cuốn hoặc băng tải chở người nằm ở vị trí an toàn trên gối đỡ thì cần sử dụng thiết bị an toàn cơ khí, sao cho thang cuốn và băng tải chở người không rơi khỏi gối đỡ.
M.3 Yêu cầu thiết kế
M.3.1 Yêu cầu chung
Giả định rằng khách hàng và nhà cung cấp/lắp đặt trong mỗi hợp đồng đều có thỏa thuận về gia tốc nền cực đại agR cần xem xét (xem thêm phần Giới thiệu). Nhà thiết kế tòa nhà hoặc chủ đầu tư phải cung cấp gia tốc thiết kế và được ghi vào phần thông tin. Chủ đầu tư phải thống nhất về một giá trị gia tốc chung agR. Giá trị gia tốc agR cần được trao đổi giữa các bên liên quan trong hợp đồng.
M.3.2 Khung đỡ
Dựa trên các yêu cầu của EN 1998-1:2004, thiết kế của khung đỡ cho thang cuốn và băng tải chở người phải đủ đáp ứng điều kiện địa chấn xung quanh. Thiết kế kết cấu phải có khả năng hấp thụ để chịu được mức địa chấn phù hợp với thiết kế của khu vực nơi thiết bị được lắp đặt.
M.3.3 Khối lượng của khung đỡ thang cuốn và băng tải chở người
Đối với tính toán thiết kế của thang cuốn và băng tải chở người, các lực phải được xác định cùng với gia tốc nền được thống nhất (agR).
Để xác định lực theo phương ngang và phương đứng trên thang cuốn và băng tải chở người cần sử dụng tải trọng tĩnh cộng với tải trọng bậc thang được cho ở Bảng M.1.
Tải trọng bậc thang được xác định bằng năng suất tối đa của thang cuốn theo H.1 với trọng lượng trung bình cho mỗi người là 75 kg.
Bảng M.1 - Xác định tải trọng bậc thang
Với hệ số ψ là 0,6 (lấy từ EN 1990:2013, Bảng A.1, nhóm C/D) dẫn đến tải trọng địa chấn QSE sẽ là 60 kg cho mỗi bậc thang.
M.3.4 Tình trạng tải và biến dạng khi xảy ra hoạt động địa chấn
Để tính toán, điều kiện địa chấn phải được phân loại là trường hợp tải ngoại lệ. Trong khu vực thường xảy ra hoạt động địa chấn, trường hợp tải phải được phân loại như là tải chuẩn biến thiên.
Giả thuyết cộng tác dụng và hệ số an toàn được lựa chọn theo EN 1990:20021, EN 1993-1-1:2005 và EN 1998-1:2004.
Cho phép có biến dạng dẻo, miễn là không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn về kết cấu của khung đỡ và gối đỡ. Tính toàn vẹn của kết cấu khung đỡ với gối đỡ và chức năng vận hành an toàn của thang cuốn hoặc băng tải chở người phải được kiểm tra bởi chuyên gia sau sự kiện địa chấn trước khi thang cuốn hoặc băng tải chở người được đưa vào hoạt động lại.
Hệ số tầm quan trọng γ1 được lựa chọn là 0,85.
Ma sát cho gối đỡ không cần xem xét trong tính toán phản lực của gối đỡ.
M.3.5 Quy trình tính toán theo EN 1998-1:2004
Quy trình tính toán phải được thực hiện theo Hình M.1.
M.4 Máy
Máy phải được thiết kế và neo lại để ngăn dịch chuyển do tác động của lực, bao gồm lực tạo ra bởi gia tốc thiết kế (agR).
M.5 Thiết bị điện và thiết bị khác
Trong trường hợp tòa nhà được trang bị bộ cảm biến/phát hiện địa chấn, hệ thống điện của thang cuốn hoặc băng tải chở người phải cung cấp giao diện cho kết nối đến bộ cảm biến/phát hiện địa chấn và dừng thang cuốn hoặc băng tải chở người trong trường hợp có hoạt động địa chấn. Chức năng này phải là loại thiết lập lại bằng tay.
Hình M.1 - Quy trình tính toán theo EN 1998-1:2004
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] CEN/TS 115-4, Safety of escalators and moving walks - Part 4: Interpretations related to EN 115 family of standards (An toàn thang máy và băng tải chở người - Phần 4: Diễn giải liên quan đến bộ tiêu chuẩn EN 115).
[2] EN 13823:2010/AT.2014, Reaction to fire tests for building products - Building products excluding floorings exposed to the thermal attack by a single burning item (Phản ứng của thử nghiệm cháy đối với sản phẩm công trình - Sản phẩm công trình không bao gồm sàn chịu tác động của nhiệt do vật bị cháy đơn lẻ).
[3] Convention on roadsigns and signals. Vienna, 8.11.1968 (Quy ước về tín hiệu và báo hiệu đường bộ. Vienna, 8.11.1968).
[4] EN 60204 (all parts), Safety of machinery - Electrical equipment of machines (An toàn máy - Thiết bị điện của máy).
[5] EN 1929-1:1998, Basket trolleys - Part 1: Requirements and tests for basket trolleys with or without a child carrying facility (Xe đẩy có giỏ - Phần 1: Yêu cầu và thử nghiệm xe đẩy có giỏ có hoặc không có bộ phận mang trẻ em).
[6] HD 60364-5-54:2011, Low-voltage electrical installations - Part 5-54: Selection and erection of electrical equipment - Earthing arrangements and protective conductors (Thiết bị điện điện áp thấp - Phần 5-54: Lựa chọn và lắp ráp thiết bị điện - Bố trí nối đất và dây dẫn bảo vệ (IEC 60364-5-54:2011))
[7] ISO 14798:2013, Lifts (elevators), escalators and moving walks - Risk assessment and reduction methodology (Thang máy, thang cuốn và băng tải chở người - Phương pháp đánh giá và giảm thiểu rủi ro.
[8] DIN 51130:2014, Prüfung von Bodenbelägen - Bestimmung der rutschhemmenden Eigenschaft - Arbeitsräume und Arbeitsbereiche mit Rutschgefahr, Begehungsverfahren - Schiefe Ebene (Tiếng Anh: Testing of floor coverings - Determination of the anti-slip properties - Workrooms and fields of activities with slip danger, walking method - Ramp test; Tiếng Pháp: Essais des révêtements de sol - Determination de la résistance au glissement - Pièces et zones de travail exposées aux risques de glissement - Methode de marche sur plan incline) (Thử nghiệm vật liệu bề mặt sàn - Xác định đặc tính chống trượt - Phòng làm việc và khu vực hoạt động với nguy cơ bị trượt, phương pháp đi lại - Thử nghiệm đường dốc).
[9] DGUV Regel 108-003, Fußböden In Arbeitsräumen und Arbeitsbereichen mit Rutschgefahr (Quy định DGUV108-003, Sàn phòng làm việc và khu vực làm việc có rủi ro bị trượt).
[10] TCVN ISO/IEC 17025:2005, Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
[11] TCVN ISO/IEC 17065:2012, Đánh giá sự phù hợp - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm, quá trình và dịch vụ.
[12] DIN 51131:2014, Prüfung von Bodenbelägen - Bestimmung der rutschhemmenden Eigenschaft - Verfahren zur Messung des Gleitreibungskoeffizienten (Tiếng Anh: Testing of floor coverings - Determination of the anti-slip property - Measurement of sliding friction coefficient; Tiếng Pháp: Essais des revêtements de sol - Détermination de la résistance au glissement - Mesurage du coefficient de la friction de glissement) (Thử nghiệm vật liệu bề mặt sàn - Xác định đặc tính chống trượt - Đo hệ số trượt)).
[13] ASME A17.2-2004, Guide for Inspection of Elevators, Escalators, and Moving Walks (Hướng dẫn cho kiểm tra thang máy, thang cuốn và băng tải chở người).
[14] Japan Guide for Earthquake Resistant Design & Construction of Vertical Transportation (Edition 1998) (Hướng dẫn của Nhật Bản về Thiết kế chống động đất & cấu tạo của phương tiện vận chuyển theo chiều đứng (Xuất bản 1998)).
[15] NZS 4332:1997, Non-domestic passenger and good conveyors (Thiết bị chuyên chở hàng hóa và hành khách quốc tế).
[16] EN 13015:2001/A1:2008, Maintenance for slifts and escalators - Rules for maintenance Instructions (Bảo trì thang máy và thang cuốn - Quy định về hướng dẫn bảo trì).
[17] EN 60269-1:20071, Low-voltage fuses - Part 1: General requirements (Cầu chảy điện áp thấp - Phần 1: Yêu cầu chung).
[18] EN 60747-5-5:2011, Semiconductor devices - Discrete devices - Part 5-5: Optoelectronic devices - Photocoupler (Thiết bị bán dẫn -Thiết bị rời rạc - Phần 5-5: Thiết bị quang điện tử- Phần tử cách ly quang).
[19] EN 61558-1:2005, Safety of power transformers, power supplies, reactors and similar products - Part 1: General requirements and tests (An toàn biến áp nguồn, nguồn, bộ điện kháng và sản phẩm tương tự-Phần 1: Yêu cầu chung và thử nghiệm).
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa, ký hiệu và chữ viết tắt
4 Danh mục mối nguy hiểm đáng kể
5 Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
6 Kiểm tra xác nhận yêu cầu an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ
7 Thông tin cho sử dụng
Phụ lục A (quy định) Kết nối giữa thiết bị và tòa nhà
Phụ lục B (quy định) Linh kiện điện tử -Loại trừ lỗi
Phụ lục C (quy định) Thiết kế và đánh giá mạch đảm bảo an toàn
Phụ lục D (quy định) Thử nghiệm mạch đảm bảo an toàn chứa các linh kiện điện tử và/hoặc các thiết bị điện, điện tử và điện tử lập trình được liên quan đến an toàn (E/E/PE)
Phụ lục E (tham khảo) Hướng dẫn thiết kế cho mạch an toàn
Phụ lục F (tham khảo) Ví dụ về thử nghiệm xoắn động khả thi đối với bậc thang và tấm nền
Phụ lục G (quy định) Biển hiệu an toàn cho người sử dụng thang cuốn và băng tải chở người
Phụ lục H (tham khảo) Hướng dẫn lựa chọn và lập kế hoạch cho thang cuốn và băng tải chở người
Phụ lục I (quy định) Yêu cầu đối với thang cuốn và băng tải chở người dùng để vận chuyển xe đẩy hàng siêu thị và xe đẩy hành lý
Phụ lục J (tham khảo) Xác định đặc tính chống trượt của bề mặt đặt chân của bậc thang và tấm nền, của tấm lược và tấm sàn
Phụ lục K (tham khảo) Xác định đặc tính trượt của giày dép trên tấm chắn dưới lan can
Phụ lục L (tham khảo) Cải tạo lớn
Phụ lục M (quy định) Thang cuốn và băng tải chở người sử dụng trong điều kiện địa chấn |
- # QUYẾT ĐỊNH
- ## BỘ NỘI VỤ
- ### Số: 108/QĐ-BNV
- **CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
- *Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
- *Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2021*
- > Về việc công nhận Quỹ đủ điều kiện hoạt động và công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam
---
- BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
- Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
- Căn cứ Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
- Xét đề nghị của Hội đồng quản lý Quỹ Xã hội - Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
- QUYẾT ĐỊNH:
- Điều 1. Công nhận Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam đủ điều kiện hoạt động.
- Điều 2. Công nhận thành viên Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam nhiệm kỳ II (2020 - 2025) gồm các ông có tên sau:
1. Ông Đỗ Nga Việt, Chủ tịch;
2. Ông Nguyễn Văn Lưu, Phó Chủ tịch;
3. Ông Quách Xuân Vinh, Thành viên.
- Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Điều 4. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Từ thiện Công đoàn giao thông vận tải Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ và các ông có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công an (C03, C06);
- Lưu: VT, TCPCP, MT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Anh Tuấn
|
ỦYBAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
______
Số: 22/2023/QĐ-UBND
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________
NghệAn, ngày 26tháng9năm2023
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của các cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ
An
______
ỦYBAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căncứ Luật Tổchức chínhquyềnđịaphươngngày 19tháng6năm2015; Luật sửađổi, bổsungmột sốđiềucủaLuật Tổchức ChínhphủvàLuật Tổchức chínhquyềnđịaphươngngày 22tháng11năm 2019;
Căncứ Luật banhànhvănbảnquy phạmphápluật năm2015, Luật sửađổi, bổsungmột sốđiềucủa Luật banhànhvănbảnquy phạmphápluật năm2020;
Căncứ Luật Côngnghệthôngtinngày 29tháng6năm2006;
Căncứ Luật Giaodịchđiệntử ngày 29tháng11năm2005;
Căncứ Luật Antoànthôngtinmạngngày 19tháng11năm2015;
Căncứ Luật Anninhmạngngày 12tháng6năm2018;
Căncứ Luật Tiếpcậnthôngtinngày 06tháng4năm2016;
Căncứ các Nghị địnhcủaChínhphủ: Số13/2023/NĐ-CPngày 17tháng04năm2023vềbảovệdữ liệu cánhân; số47/2020/NĐ-CPngày 09tháng4năm2020vềquảnlý, kết nối vàchiasẻdữ liệusốcủacơ quannhànước; số85/2016/NĐ-CPngày 11tháng7năm2016vềbảođảmantoànhệthốngthôngtin theocấpđộ;
Căncứ Thôngtư số13/2017/TT-BTTTTngày 23tháng6năm2017củaBộtrưởngBộThôngtinvà Truyềnthôngquy địnhcác yêucầukỹ thuật vềkết nối các hệthốngthôngtin, cơsởdữ liệuvới cơsở dữ liệuquốc gia;
Theođềnghị củaGiámđốc SởThôngtinvàTruyềnthôngtại Tờtrìnhsố1814/TTr-STTTTngày 22/8/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèmtheo Quyết định này Quy chế quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của các cơ
quan nhà nước tỉnh Nghệ An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giámđốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c);
- Cục kiểmtra VB QPPL (Bộ Tư pháp);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQHtỉnh;
- Chủ tịch, các PCTUBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Trung tâmCông báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH(T).
TM. ỦYBAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đình Long
QUYCHẾ
Quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của các cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An
(KèmtheoQuyết địnhsố22/2023/QĐ-UBNDngày 26tháng9năm2023củaUBNDtỉnhNghệAn) ______
Chương I
QUYĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạmvi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bao gồm: Quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng,
khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức,
cá nhân; quyền và trách nhiệmtrong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
2. Quy chế này không áp dụng đối với việc chia sẻ dữ liệu số chứa thông tin thuộc phạmvi bí mật nhà
nước được quy định tại Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Việc chia sẻ dữ liệu số chứa thông tin thuộc
phạmvi bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, kết
nối và chia sẻ dữ liệu số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Điều 3. Kho dữ liệu tỉnh Nghệ An
1. Kho dữ liệu tỉnh Nghệ An là điểmđầu mối truy cập thông tin, dữ liệu (có địa chỉ data.nghean.gov.vn)
phục vụ việc công bố dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng nhằmtăng cường
tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh và thúc đẩy sáng tạo, phát
triển kinh tế, xã hội. Đây cũng là đầu mối cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh; cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công
bố bởi các cơ quan nhà nước tỉnh Nghệ An. Là đầu mối cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, giámsát tình hình kết
nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan nhà nước có trách nhiệmtheo dõi, đăng ký và cung cấp thông tin về dữ liệu, dữ liệu mở;
quản lý dữ liệu mở; khả năng chia sẻ dữ liệu và nhu cầu khai thác dữ liệu trên Kho dữ liệu tỉnh Nghệ An.
3. Hệ thống quản lý dịch vụ chia sẻ dữ liệu là một thành phần của Kho dữ liệu tỉnh Nghệ An.
Điều 4. Nguyên tắc chia sẻ cơ sở dữ liệu lên kho dữ liệu tỉnh Nghệ An
1. Các thông tin, dữ liệu chuyên ngành các sở, ban, ngành cấp tỉnh được thu thập, cập nhật, duy trì,
khai thác và sử dụng thường xuyên; đảmbảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan.
Việc cập nhật cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải bao gồmcả thông tin chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động
của Cơ quan cung cấp được hình thành trước và sau khi Quy chế này có hiệu lực thi hành và được
thực hiện như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệmcập nhật dữ liệu phối hợp với cơ quan quản lý, vận hành kho dữ
liệu tỉnh Nghệ An để cập nhật các dữ liệu chuyên ngành có trước khi Quy chế này có hiệu lực.
b) Sau khi Quy chế này có hiệu lực, cơ quan, đơn vị có trách nhiệmcập nhật dữ liệu định kì cập nhật
thông tin chuyên ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan vào các Quý trong nămlên kho dữ liệu tỉnh
Nghệ An trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đầu tiên của Quý sau. Đối với các cơ quan, đơn vị đã có cơ
sở dữ liệu chuyên ngành, có hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo các tiêu chuẩn của ngành và Bộ Thông
tin và Truyền thông quy định, thì cung cấp API để hệ thống kết nối.
2. Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu chuyên ngành phải đảmbảo đúng mục đích, tuân theo các
quy định của pháp luật.
3. Các thông tin chuyên ngành do các cơ quan nhà nước cung cấp được công bố trên kho dữ liệu tỉnh
Nghệ An phải đảmbảo các quy định hiện hành về bảo mật thông tin, không xâmphạmlợi ích của Nhà
nước, tổ chức và cá nhân.
4. Cơ sở dữ liệu được các đơn vị, địa phương chia sẻ lên kho dữ liệu tỉnh Nghệ An không được chồng
lấn với các cơ sở dữ liệu của bộ, ngành và phải đảmbảo đồng bộ với cơ sở dữ liệu dùng chung của
các bộ, ngành.
5. Các cơ quan phối hợp thực hiện trên kho dữ liệu tỉnh Nghệ An được cấp phát tài khoản truy cập và
được phân quyền để cập nhật các thông tin chuyên ngành do đơn vị phụ trách được quy định theo
chức năng nhiệmvụ.
Điều 5. Quy định hoạt động quản lý dữ liệu, quản trị dữ liệu và đảmbảo khả năng sẵn sàng kết
nối, chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm2020 của Chính
phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số
47/2020/NĐ-CP).
Điều 6. Yêu cầu trong việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Cơ quan nhà nước thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu phải thực hiện, tuân thủ các yêu cầu được quy
định tại Điều 7 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
2. Cán bộ đầu mối phụ trách kết nối và chia sẻ dữ liệu phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có khả
năng thammưu, thực hiện các nhiệmvụ liên quan đến quản trị dữ liệu.
Chương II
QUẢN LÝDỮ LIỆU, CƠ SỞ DỮ LIỆU, QUẢN TRỊ DỮ LIỆU TRONG CƠ QUAN NHÀNƯỚC VÀBẢO
ĐẢMKHẢNĂNG SẴN SÀNG KẾT NỐI, CHIASẺ DỮ LIỆU
Điều 7. Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước
1. Cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu Quốc gia;
b) Cơ sở dữ liệu của sở, ban, ngành, địa phương bao gồm: Cơ sở dữ liệu dùng chung của sở, ban,
ngành; cơ sở dữ liệu dùng chung của địa phương;
c) Cơ sở dữ liệu khác trong nội bộ một hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước không thuộc điểma
khoản này;
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục, cập nhật danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh.
3. Giámđốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã ban hành, cập nhật danh mục các cơ sở dữ liệu thuộc đơn vị, địa phương quản lý.
Điều 8. Danh mục cơ sở dữ liệu cấp tỉnh, duy trì danh mục cơ sở dữ liệu tỉnh Nghệ An
1. Trường hợp bổ sung cơ sở dữ liệu vào danh mục, chỉnh sửa danh mục hoặc rút cơ sở dữ liệu khỏi
danh mục cơ sở dữ liệu cấp tỉnh, cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu có văn bản đề nghị kèmthuyết minh
lý do đề nghị, gửi Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xemxét,
quyết định điều chỉnh danh mục cơ sở dữ liệu của tỉnh.
2. Trong trường hợp đề nghị bổ sung cơ sở dữ liệu vào danh mục cơ sở dữ liệu cấp tỉnh, thuyết minh do
cơ quan đề nghị gửi Sở Thông tin và Truyền thông phải bao gồmcác nội dung chính sau:
a) Tên cơ sở dữ liệu cấp tỉnh;
b) Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu cấp tỉnh;
c) Phạmvi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu tỉnh Nghệ An; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu cấp tỉnh
sẽ lưu trữ và chia sẻ;
d) Đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu cấp tỉnh;
đ) Nguồn thông tin theo kế hoạch xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu cấp tỉnh;
e) Phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu cấp tỉnh.
3. Cơ sở dữ liệu cấp tỉnh đưa vào danh mục phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Dữ liệu số đảmbảo giá trị pháp lý tương đương các văn bản giấy chứa thông tin được cơ quan có
thẩmquyền cung cấp;
b) Chứa dữ liệu chủ của Ủy ban nhân dân tinh làmcơ sở thamchiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở
dữ liệu của sở, ban, ngành, địa phương;
c) Dữ liệu được chia sẻ, sử dụng cho nhiều sở, ban, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục
hành trial, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp;
4. Danh mục cơ sở dữ liệu cấp tỉnh được cập nhật theo nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin của
từng giai đoạn phát triển Chính quyền điện tử/Chính quyền số hoặc khi có đề nghị của các sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.
Điều 9. Phương thức, dịch vụ chia sẻ dữ liệu
Thực hiện theo quy định tại Điều 23, 24 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Điều 10. Dữ liệu mở cửa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh
Dữ liệu mở của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thực hiện theo các điều khoản quy định tại Mục
2 Chương III Nghị định số 47/2020/NĐ-CP. Các dữ liệu mở được cung cấp thống nhất, tập trung, duy
nhất tại kho dữ liệu tỉnh Nghệ An.
Điều 11. Chia sẻ dữ liệu mặc định
1. Cơ quan, đơn vị gửi yêu cầu kết nối, khai thác dữ liệu bằng văn bản điện tử có ký số qua phần mềm
quản lý văn bản và điều hành đến Sở Thông tin và Truyền thông và cơ quan chủ quản dữ liệu mặc định.
Nội dung yêu cầu kết nối, sử dụng dữ liệu thực hiện theo Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Trong thời hạn tối đa 05 ngày làmviệc kể từ khi nhận được yêu cầu và văn bản chấp thuận của cơ quan
chủ quản dữ liệu, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệmtạo tài khoản kết nối và thông báo cho
cơ quan, đơn vị yêu cầu và cơ quan chủ quản dữ liệu. Trong trường hợp từ chối yêu cầu phải nêu rõ lý
do từ chối.
2. Giámđốc các sở, Thủ trưởng các ban ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, thị xã phải tổ chức triển khai rà soát định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần gửi Sở Thông tin và Truyền thông
để cập nhật danh mục dữ liệu chia sẻ theo hình thức mặc định và có kế hoạch, lộ trình thực hiện
chuyển dần việc chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù sang hình thức mặc định khi đủ điều kiện.
Điều 12. Hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Cơ quan cung cấp và sử dụng dữ liệu có trách nhiệmbảo đảmđiều kiện hạ tầng phục vụ kết nối, trao
đổi dữ liệu được quy định tại Điểma Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai nền tảng tích
hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh Nghệ An phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan nhà nước trên
địa bàn tỉnh.
Điều 13. Chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù
Các hoạt động chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù thực hiện theo các điều khoản quy định tại Mục 3
Chương III Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Điều 14. Bảo đảman toàn trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu
Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh
mạng và các quy định tại Điều 28 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Điều 15. Hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh phải được
cơ quan chủ quản hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh cho phép khai thác thông tin, dữ liệu phù
hợp với đối tượng sử dụng.
2. Người dân và doanh nghiệp có quyền khai thác dữ liệu mở, dữ liệu công khai do các cơ quan nhà
nước cung cấp trên hệ thống kho dữ liệu tỉnh Nghệ An.
3. Ngoài việc được quyền khai thác dữ liệu được quy định tại khoản 2 Điều này, các cơ quan nhà nước
có quyền khai thác các dữ liệu chuyên ngành được cơ quan chủ quản hệ thống cơ sở dữ liệu dùng
chung cung cấp theo quy định.
4. Dữ liệu phải được thẩmđịnh, kiểmtra, đánh giá, duy trì định kỳ hàng năm.
Điều 16. Quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu
Hoạt động quản lý kết nối, chia sẻ dữ liệu thực hiện theo các điều khoản quy định tại Mục 4 Chương
111 Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
Điều 17. Kinh phí đảmbảo kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Đối với kinh phí thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu; nền tảng tích hợp, chia sẻ
dữ liệu cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa
phương đảmbảo theo phân cấp.
2. Ưu tiên, khuyến trial đầu tư theo phương thức hợp tác với khu vực tư nhân, nhất là các hình thức
thuê dịch vụ công nghệ thông tin, tận dụng nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ
thống, ngân sách nhà nước chi trả tiền thuê dịch vụ hàng năm.
3. Kinh phí duy trì, vận hành, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu được dự toán trong kinh phí quản lý, vận
hành và duy trì các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và được cân đối từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên ngân sách nhà nước hàng nămtheo phân cấp ngân sách (kinh phí thực hiện nhiệmvụ không
thường xuyên, không thực hiện chế độ tự chủ) của cơ quan nhà nước.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Trách nhiệmcủa Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tỉnh
Nghệ An tuân thủ các quy định về kết nối, chia sẻ dữ liệu, đảmbảo an toàn thông tin và phù hợp với
Khung kiến trúc Chính quyền điện tử Việt Namvà Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Nghệ An.
2. Hướng dẫn thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ liệu trong cơ quan
nhà nước của tỉnh; giámsát việc thực hiện các hoạt động quản trị dữ liệu, quản trị chia sẻ, khai thác dữ
liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu tỉnh Nghệ An.
3. Thu thập, thẩmđịnh và công bố danh sách các cơ quan cung cấp dữ liệu, danh mục dữ liệu được
cung cấp làmcơ sở để các cơ quan nhà nước khai thác, sử dụng. Thu thập, quản lý dữ liệu danh mục
dùng chung trong phạmvi toàn tỉnh cung cấp cho các cơ quan có nhu cầu.
4. Thu thập, đánh giá các kết nối theo hình thức chia sẻ dữ liệu theo yêu cầu đặc thù để yêu cầu các
cơ quan cung cấp dữ liệu chuyển thành chia sẻ dữ liệu theo hình thức mặc định.
5. Triển khai các giải pháp, sáng kiến, tiện ích hỗ trợ chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ các đối tượng thamgia thủ
tục hành chính công trực tuyến trên cơ sở kết nối, chia sẻ dữ liệu.
6. Là đầu mối tiếp nhận, giải quyết các vướng mắc kỹ thuật trong quá trình triển khai kết nối các hệ
thống thông tin với hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.
7. Tổ chức hướng dẫn, phổ biến, đôn đốc các cơ quan thực hiện các quy định tại Quy chế này. Tổng
hợp việc thực hiện các quy định tại Quy chế này, kết quả quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số trong các
cơ quan nhà nước của tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (là một nội dung trong báo cáo kết quả
Chuyển đổi số hàng năm).
8. Hướng dẫn các chủ quản cơ sở dữ liệu tự kiểmtra, đánh giá dữ liệu; lập chương trình, kế hoạch
kiểmtra, đánh giá dữ liệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và thực hiện chương trình, kế
hoạch kiểmtra, đánh giá dữ liệu hàng năm.
9. Chỉ đạo Trung tâmCông nghệ thông tin và Truyền thông Nghệ An
a) Quản trị kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và nâng cấp kho dữ liệu tỉnh Nghệ An đảmbảo hoạt
động ổn định liên tục 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần trên mạng Internet; thường xuyên kiểmtra, giámsát
và hỗ trợ kịp thời các cơ quan, đơn vị khai thác sử dụng.
b) Thực hiện nâng cấp, mở rộng các chức năng, tính năng kho dữ liệu tỉnh Nghệ An đảmbảo an toàn
thông tin mạng.
c) Định kỳ hàng nămbáo cáo đánh giá kết quả hoạt động của kho dữ liệu tỉnh Nghệ An và lập kế hoạch,
dự toán kinh phí quản trị kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và nâng cấp kho dữ liệu tỉnh Nghệ An
trình cấp có thẩmquyền phê duyệt theo quy định.
Điều 19. Trách nhiệmcủa Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bố trí kinh phí đầu tư phát trial cho việc xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản
lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu theo các quy định tại Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 20. Trách nhiệmcủa Sở Tài chính
Thammưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nội dung thuộc nhiệmvụ chi thường xuyên của ngân
sách địa phương theo phân cấp trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
Điều 21. Trách nhiệmcủa Công an tỉnh Nghệ An
Hướng dẫn, thực hiện các biện pháp bảo đảman ninh mạng trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu số.
Điều 22. Trách nhiệmcủa các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
1. Thực hiện và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nhiệmvụ được giao tại Quy
chế này. Tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệmvụ với vai trò là cơ quan cung cấp dữ liệu đối với dữ
liệu do mình quản lý theo quy định tại Quy chế này.
2. Trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật về
cấu trúc dữ liệu trao đổi, quy trình thẩmđịnh, chia sẻ dữ liệu trong phạmvi dữ liệu chuyên ngành thuộc
thẩmquyền quản lý; ban hành quy chế thẩmđịnh, khai thác, sử dụng dữ liệu của cơ sở dữ liệu được
giao làmchủ quản, cơ sở dữ liệu của các ngành thuộc phạmvi quản lý của mình.
3. Bố trí kinh phí cho các hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu đảmbảo đúng quy định của pháp luật.
4. Căn cứ tình hình thực tế, điều chỉnh, đề xuất điều chỉnh các văn bản quy phạmpháp luật theo thẩm
quyền để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nghiệp vụ hành chính chuyên ngành trên cơ sở khai
thác dữ liệu được chia sẻ.
5. Chỉ đạo, kiểmtra, đánh giá quá trình kết nối, chia sẻ và duy trì dữ liệu tại đơn vị, địa phương mình
quản lý. Việc kiểmtra, đánh giá, duy trì dữ liệu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định
số 47/2020/NĐ-CP.
6. Xử lý các vướng mắc liên quan đến chia sẻ dữ liệu trong nội bộ của đơn vị, địa phương mình quản
lý.
Điều 23. Trách nhiệmcủa cơ quan quản lý các hệ thống thông tin
1. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về kết nối, thu thập, thẩmđịnh, chia sẻ dữ liệu với vai trò là
cơ quan cung cấp dữ liệu đối với dữ liệu do mình quản lý.
2. Tuân thủ các tài liệu kỹ thuật của hệ thống cơ sở dữ liệu tỉnh Nghệ An khi xây dựng các hệ thống
thông tin, triển khai kết nối.
3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểmtra, đánh giá
khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu của các hệ thống thông tin hiện có nhằmđáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật, cấu trúc dữ liệu trao đổi phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống Kho dữ liệu tỉnh Nghệ An, cụ
thể:
a) Đối với hệ thống thông tin đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về kết nối: Các cơ quan xác định những
thông tin dữ liệu cần chia sẻ đảmbảo cung cấp đầy đủ, đúng quy định.
b) Đối với hệ thống thông tin chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về kết nối: Các cơ quan chủ trì, phối
hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan thammưu, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh để thực hiện đầu tư, nâng cấp hệ thống đảmbảo đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu.
4. Rà soát, cập nhật các quy chế khai thác và sử dụng dữ liệu của các hệ thống thông tin thuộc hệ thống
cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh đảmbảo đồng bộ và phù hợp với các quy định tại Quy chế này và
Nghị định số 47/2020/NĐ-CP.
5. Chủ động tổ chức kiểmtra đánh giá định kỳ dữ liệu và gửi báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông
trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 24. Khen thưởng và kỷ luật
1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực
hiện nghiêmtúc, có hiệu quả Quy chế này được biểu dương, khen thưởng theo quy định pháp luật hiện
hành về thi đua khen thưởng.
2. Kết quả thực hiện Quy chế này là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệmvụ,
bình xét các danh hiệu thi đua khen thưởng hàng nămcủa các tổ chức, cá nhân và chỉ số chuyển đổi
số của các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
3. Các đơn vị và cá nhân thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạmcác quy định của Quy chế này, tùy theo
mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Điều khoản thi hành
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc và cần sửa đổi, bổ sung Quy chế này,
các cơ quan và cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh xemxét, giải quyết theo quy định./. |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 50/2003/QĐ-BTC NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2003 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ THÀNH VIÊN, NIÊM YẾT, CÔNG BỐ THÔNG TIN VÀ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 79/2000/QĐ-UBCK NGÀY 29/12/2000 CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 07 năm 1998 của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11 tháng 07 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán;
Căn cứ công văn số 1046/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 3 năm 2003 của Văn phòng Chính phủ về việc sửa đổi Quyết định 79/QĐ-UBCK và Quyết định 05/QĐ-UBCK;
Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 79/2000/QĐ-UBCK ngày 29/12/2000 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước như sau:
1. Bổ sung thêm khoản 20, Điều 2 như sau:
20. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh (ATO) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán nhưng không ghi trước giá do người đầu tư đưa ra cho người môi giới để thực hiện theo mức giá khớp lệnh.
2. Điều 46 được sửa đổi như sau:
1. Lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh bao gồm lệnh giới hạn và lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh do đại diện giao dịch của thành viên nhập vào hệ thống giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
2. Lệnh nhập vào hệ thống giao dịch không được phép hủy bỏ trong cùng đợt khớp lệnh.
3. Được phép huỷ phần còn lại của lệnh gốc hoặc lệnh gốc chưa được thực hiện ở lần khớp lệnh trước.
4. Lệnh nhập vào hệ thống có hiệu lực đến khi kết thúc ngày giao dịch.
5. Đại diện giao dịch được phép sửa lệnh khi nhập sai lệnh giao dịch của khách hàng, nhưng phải xuất trình lệnh gốc và phải được Trung tâm giao dịch chứng khoán chấp thuận. Việc sửa lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực khi lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh gốc chưa được thực hiện.
3. Khoản 1, Điều 48 được sửa đổi như sau:
Đơn vị giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh quy định như sau:
Cổ phiếu: 10 cổ phiếu
Trái phiếu: 10 trái phiếu
Chứng chỉ quỹ đầu tư: 10 chứng chỉ.
4. Mục b, Khoản 3, Điều 49 được sửa đổi như sau:
Trường hợp chứng khoán mới được niêm yết, trong ngày giao dịch đầu tiên Trung tâm giao dịch chứng khoán chỉ nhận lệnh giới hạn, không áp dụng biên độ dao động giá và chỉ khớp lệnh một lần. Nếu trong lần khớp lệnh đầu tiên không có giá khớp lệnh thì được phép nhận lệnh tiếp trong đợt khớp lệnh tiếp theo. Mức giá của lần khớp lệnh này sẽ làm giá tham chiếu cho ngày giao dịch kế tiếp. Biên độ dao động giá được áp dụng từ ngày giao dịch kế tiếp.
5. Khoản 1, Điều 57 được sửa đổi như sau:
Khi đặt lệnh bán chứng khoán, khách hàng phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản chứng khoán mở tại thành viên. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng mở tại thành viên phải đáp ứng quy định ký quỹ tối thiểu là 70% giá trị chứng khoán đặt mua.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với Quyết định này không còn hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. |
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG CỤC THUẾ SỐ 4162 TCT/CS NGÀY 16 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ VIỆC ƯU ĐÃI VỀ THUẾ
Kính gửi: Cục thuế tỉnh Khánh Hoà
Trả lời Công văn số 897/CV-NV ngày 27/9/2001 của Cục thuế tỉnh Khánh Hoà hỏi về ưu đãi về thuế theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Tổng cục thuế có ý kiến như sau:
Hoạt động mua lúa về xay xát thành gạo rồi đóng bao để tiêu thụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh là hoạt động chế biến nông sản thuộc ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Danh mục A ban hành kèm theo Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 24/9/2001 của Chính phủ.
Tổng cục thuế thông báo Cục thuế biết và thực hiện. |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phong tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc
________________
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chánh án Toà án nhân dân tối cao (Tờ trình số 103/TTr-ĐCT ngày 25 tháng 02 năm 2008, số 134/TTr-TNVN ngày 01 tháng 02 năm 2008, số 101/TTr-TA ngày 31 tháng 12 năm 2007) và Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Tờ trình số 670/TTr-BTĐKT ngày 19 tháng 5 năm 2008),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phong tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho 7 cá nhân thuộc: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,Tòa án nhân dân tối cao (có danh sách kèm theo), đã có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Điều 2. Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam,Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, các cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
DANH SÁCH
PHONG TẶNG DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA TOÀN QUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 656/QĐ-TTg, ngày 30/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ)
I. TRUNG ƯƠNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM:
1. Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
2. Bà Hứa Thị Sắc, Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban, Ban Dân tộc - Tôn giáo, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
3. Bà Bùi Thị Kim Quế, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Hòa Bình, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
4. Ông Đỗ Văn Bắc, Trưởng phòng, phòng Hành chính tổng hợp, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
II. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM:
1. Ông Đào Duy Hứa, Phó Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam;
2. Ông Ngô Xuân Thi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty phát triển Phát thanh - Truyền hình thông tin EMI.co, Đài Tiếng nói Việt Nam.
III. TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO:
1. Ông Mai Xuân Bình, Chánh án Tòa án nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh,
|
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP.HỒ CHÍ MINH
Số: 4146 /CT-THNVDT
V/v: Thuế suất thuế - TNCN.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 5 năm 2011
Kính gởi: Chi Cục thuế Quận 4.
Trả lời văn bản số 133/CCT.Q4 ngày 01/03/2011 về áp dụng thuế suất
thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản; Cục thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 2 Điều 6 Thông tư 161/2009/TT-BTC ngày 12/08/2009 của
Bộ Tài chính quy định:” Việc áp dụng thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế chỉ
áp dụng đối với các trường hợp cá nhân chuyển nhượng bất động sản có đầy đủ
hồ sơ, chứng từ hợp lệ làm căn cứ xác định được giá chuyển nhượng, giá vốn và
các chi phí có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng; trường hợp không
xác định được giá vốn và các chi phí liên quan thì áp dụng thuế suất 2% tính trên
giá chuyển nhượng”.
Căn cứ Điều 5 Thông tư 02/2010/TT-BTC ngày 11/01/2010 của Bộ Tài
chính quy định: “... Giá mua và các chi phí liên quan (các chi phí liên quan đến
cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; chi phí cải tạo đất, nhà; chi phí xây
dựng; các chi phí có liên quan khác) người nộp thuế kê khai phải có hoá đơn,
chứng từ hợp pháp làm căn cứ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan
mà người nộp thuế kê khai là đúng”
Căn cứ văn bản số 536/TCT-TNCN ngày 17/2/2011 trả lời cho Cục thuế
TP Hồ Chí Minh và văn bản số 3019/TCT-TNCN ngày 12/8/2010 trả lời cho
Cục thuế tỉnh Lâm Đồng thì cá nhân chuyển nhượng nhà ở, đất ở không có
chứng từ do cơ quan nhà nước hoặc tổ chức kinh tế lập; cá nhân chỉ căn cứ vào
hợp đồng mua bán giữa hai bên để kê khai giá mua, giá chuyển nhượng
thì không được xem là có đủ hóa đơn, chứng từ để nộp theo thuế suất 25%
trên chênh lệch giữa giá mua, giá bán. Trường hợp này, cơ quan thuế sẽ áp dụng
tính thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản theo thuế suất 2% trên
giá chuyển nhượng.”
Cục thuế trả lời để Chi Cục thuế biết và giải quyết đúng quy định.
Nơi nhận:
- Như trên.
- Các Chi Cục thuế QH
- Lưu (HC, THNVDT).
KT. CỤC TRƯỞNG
“PHÓ CỤC TRƯỞNG,
QUC TRUE
TEME CHIMINE
Trần Đình Cử
|
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 3991:2012
TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG - THUẬT NGỮ - ĐỊNH NGHĨA
Standard for fire protection in building design. Terminology - definitions
Lời nói đầu
TCVN 3991 : 2012 thay thế TCVN 3991 : 1985.
TCVN 3991 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TIÊU CHUẨN PHÒNG CHÁY TRONG THIẾT KẾ XÂY DỰNG - THUẬT NGỮ - ĐỊNH NGHĨA
Standard for fire protection in building design. Terminology - definitions
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa áp dụng trong hệ thống tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Ngọn lửa
Quá trình cháy được đặc trưng bằng sự tỏa nhiệt, khói và có ngọn lửa.
2.2. Tính chịu lửa
Khả năng của cấu kiện và kết cấu xây dựng giữ được khả năng chịu lửa cũng như khả năng chống lại sự hình thành các lỗ hổng và sự nung nóng đến nhiệt độ tới hạn và lan truyền ngọn lửa.
2.3. Sự lan truyền ngọn lửa theo kết cấu
Sự lan truyền cháy trên bề mặt và bên trong các cấu kiện và kết cấu xây dựng.
2.4. Sự cháy
Tác dụng qua lại giữa vật chất với ôxy kèm theo tỏa nhiệt hoặc khói, có xuất hiện ngọn lửa hoặc cháy âm ỉ.
2.5. Sản phẩm cháy
Vật chất được tạo nên do cháy.
2.6. Sự phát sáng
Sự cháy không có ngọn lửa nhưng có phát sáng.
2.7. Cháy âm ỉ
Sự cháy không phát sáng, nhận biết được do xuất hiện khói.
2.8. Khói
Thể nhìn thấy được trong không khí được tạo ra từ những phần tử rắn, lỏng hoặc khí khi cháy.
2.9. Sự mồi lửa
Sự gây cháy.
2.10. Nguồn cháy
Nhiệt năng dẫn đến sự bốc cháy.
2.11. Sự đốt cháy
Sự cháy có mục đích, kiểm soát được.
2.12. Sự các bon hóa
Sự tạo thành các bon do kết quả nhiệt phân hay cháy không hoàn toàn của chất hữu cơ.
2.13. Sự bốc cháy
Sự bắt đầu cháy do tác động của nguồn cháy.
2.14. Sự tự bốc cháy
Sự bắt đầu cháy không do tác động của nguồn cháy.
2.15. Tính bốc cháy
Khả năng cháy của vật chất dưới tác động của nguồn cháy.
2.16. Nhiệt độ bốc cháy
Nhiệt độ thấp nhất mà các vật liệu có thể bốc cháy do tác động của nguồn cháy.
2.17. Nhiệt độ tự bốc cháy
Nhiệt độ thấp nhất mà các vật liệu có thể bốc cháy mà không cần tác động của nguồn cháy.
2.18. Ngọn lửa
Sự cháy ở dạng khí có kèm theo phát sáng và nhiệt.
2.19. Sự lan truyền ngọn lửa
Sự lan truyền cháy ở dạng khí có kèm theo phát sáng và nhiệt.
2.20. Sự bốc lửa
Sự bốc cháy có ngọn lửa
2.21. Sự tự bốc lửa
Sự tự bốc cháy có ngọn lửa
2.22. Đám cháy
Sự cháy không kiểm soát được, phát triển theo thời gian và không gian.
2.23. Nhiệt phân
Sự phá hủy hóa học không thuận nghịch do kết quả tăng nhiệt độ, có hoặc không có ôxy hóa.
2.24. Chế độ nhiệt tiêu chuẩn
Sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình thử khi xác định các giới hạn chịu lửa của kết cấu.
2.25. Giới hạn chịu lửa
Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện.
2.26. Giới hạn lan truyền cháy
Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một dấu hiệu nào đó đặc trưng cho sự lan truyền ngọn lửa theo kết cấu.
2.27. Bậc chịu lửa
Đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
2.28. Năng lượng nhiệt
Năng lượng tỏa ra khi cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của vật liệu.
2.29. Tải trọng cháy
Tổng thể nhiệt của toàn bộ khối lượng vật liệu cháy được trên 1 m2 diện tích sàn nhà hoặc công trình.
2.30. Xử lý chống cháy
Tạo lớp phủ trên bề mặt hoặc ngâm tẩm kỹ các bộ phận kết cấu để làm tăng giới hạn chịu lửa và giới hạn lan truyền của ngọn lửa.
2.31. Tính bốc cháy của vật liệu
Đặc trưng tiêu chuẩn về tính bốc cháy của vật liệu.
2.32. Vật liệu không cháy
Vật liệu dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao nhưng không bốc cháy, không cháy âm ỉ và không bị các bon hóa.
2.33. Vật liệu dễ cháy
Vật liệu dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao gây bốc cháy, cháy âm ỉ hay bị các bon hóa sau khi đã cách ly khỏi nguồn cháy.
2.34. Vật liệu khó cháy
Vật liệu dưới tác động của ngọn lửa hay nhiệt độ cao thì bốc cháy, cháy âm ỉ hoặc các bon hóa và tiếp tục cháy, cháy âm ỉ hoặc bị các bon hóa khi có nguồn cháy, nhưng sau khi cách ly khỏi nguồn cháy thì ngừng cháy hoặc ngừng cháy âm ỉ.
2.35. Bộ phận ngăn cách cháy
Kết cấu có giới hạn chịu lửa theo tiêu chuẩn ngăn cản sự lan truyền ngọn lửa từ bộ phận này sang bộ phận khác của công trình.
2.36. Thang chữa cháy ngoài nhà
Thang dùng để đưa nhân viên chữa cháy và thiết bị kỹ thuật chữa cháy lên mái nhà và công trình.
2.37. Lối thoát nạn
Lối dẫn đến cửa thoát nạn ra ngoài.
2.38. Cửa thoát nạn
Cửa ra trực tiếp bên ngoài hay vào khu vực an toàn.
MỤC LỤC
1. Phạm vi áp dụng
2. Thuật ngữ và định nghĩa |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số: 15/2023/NQ-HĐND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
Về ban hành mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm
2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày
14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ
phí;
Căn cứ Thông tư số 85/2019/TT-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ
Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng
nhân dân tỉnh, thành phố thuộc trung ương;
Căn cứ Thông tư số 106/2021/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 85/2019/TT-
BTC ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phi
2
và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương,
Xét Tờ trình số 4537/TTr-UBND ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè
phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; Báo cáo thẩm tra số 855/BC-HĐND
ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng nộp phí
1. Phạm vi điều chỉnh:
Nghị quyết này quy định mức phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đối tượng nộp phí:
a) Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời lòng đường để:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông,
giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông
giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của Ủy ban nhân dẫn
Thành phố Hồ Chí Minh và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước);
- Làm điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi
trường đô thị;
- Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
b) Các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng tạm thời hè phố để:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông,
giữ xe phục vụ các hoạt động văn hóa (trừ các hoạt động văn hóa, điểm trông, giữ
xe phục vụ các hoạt động văn hóa theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố
Hồ Chí Minh và các hoạt động tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước);
- Làm điểm tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa;
-Làm điểm bố trí các công trình, tiện ích phục vụ giao thông công cộng có
thu tiền người sử dụng và lắp đặt các công trình tạm trên hè phố, dải phân cách,
đảo giao thông;
- Làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công
công trình;
- Bố trí điểm trông giữ xe có thu tiền dịch vụ trông giữ xe.
3
c) Trường hợp các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô
tô thì áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND của Hội đồng
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16 tháng 03 năm 2018 về việc ban hành
mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
Điều 2. Mức thu phí:
Giá đất
Mức thu phí cho các hoạt
động (trừ hoạt động đỗ xe
và trông giữ xe)
(đồng/m2/tháng)
Mức thu phí cho hoạt động
trông giữ xe (đồng/m2/tháng)
STT
Khu vực
bình quân
Khu vực
(đồng/m2)
Các tuyến
Các tuyến
Các tuyến
đường
đường còn
đường Trung
Trung tâm
lại
tâm
Các tuyến
đường còn lại
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
1
Khu vực 1
36.812.169
100.000
50.000
350.000
180.000
2
Khu vực 2
13.659.296
30.000
20.000
100.000
70.000
3
Khu vực 3
8.524.113
20.000
20.000
60.000
60.000
4
Khu vực 4
4.013.724
20.000
20.000
60.000
60.000
5
5
Khu vực 5
912.000
20.000
20.000
50.000
50.000
Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong một (01) tháng
thì tính nửa tháng. Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố từ 15 ngày trở lên
trong một (01) tháng thì tính 01 tháng.
- Khu vực 1, gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 10, quận Phú
Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
- Khu vực 2, gồm: Quận 2 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức) (trừ Khu đô thị
mới Thủ Thiêm), Quận 6, Quận 7 (trừ Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố),
Quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Bình Tân.
- Khu vực 3, gồm: Quận 8, Quận 9 (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), Quận
12, quận Thủ Đức (nay thuộc Thành phố Thủ Đức), quận Tân Phú, quận Gò Vấp.
- Khu vực 4, gồm: Huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè,
huyện Củ Chi.
-
- Khu vực 5, gồm huyện Cần Giờ.
- Các tuyến đường trung tâm là các tuyến đường có giá đất bằng hoặc cao
hơn giá đất bình quân khu vực.
4
- Các tuyến đường còn lại là các tuyến đường có giá đất thấp hơn giá đất bình
quân khu vực.
Điều 3. Quản lý phí và sử dụng nguồn thu:
1. Đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí:
Sở Giao thông vận tải tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường đối với
các tuyến đường do Sở Giao thông vận tải quản lý.
Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè
phố đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
2. Sử dụng nguồn thu:
Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách nhà nước và được sử dụng
có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng
đường, hè phố.
Khi xây dựng dự toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm, các đơn vị thu
phí căn cứ các quy định và phân cấp ngân sách hiện hành để xây dựng dự toán
kinh phí phục vụ công tác thu phí gửi Sở Tài chính cân đối, tham mưu Ủy ban
nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bố trí dự toán kinh phí thực hiện theo quy định.
3. Đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí:
Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Chương II Nghị định số 120/2016/NĐ-
CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật phí và lệ phí và quy định của các văn bản liên quan.
4. Công khai chế độ thu phí:
Thực hiện niêm yết công khai tại địa điểm thu và công khai trên trang thông
tin điện tử của các đơn vị được giao nhiệm vụ thu phí về tên phí, mức thu, phương
thức thu và các văn bản quy định thu phí.
5. Thời gian thu phí: Ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, Hội đồng nhân
dân Thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm một số vấn đề sau:
:
a) Chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết này thống nhất trên địa
bàn Thành phố; đảm bảo thu đúng, thu đủ, công khai, minh bạch và kịp thời.
b) Ban hành, công bố danh mục các tuyến đường, vỉa hè đủ điều kiện, dự
kiến thu phí.
c) Đảm bảo nguồn lực, cách thức tổ chức thực hiện việc thu phí; công tác
quản lý, sử dụng hiệu quả đúng mục đích nguồn thu phí; áp dụng giải pháp thu
hiện đại và các biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thu phí
nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, không để phát sinh tiêu cực.
d) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thu phí sử dụng tạm thời lòng
5
đường, hè phố trên địa bàn Thành phố, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy
định; yêu cầu xử lý nghiêm đối với mọi hành vi vi phạm, không để xảy ra tiêu
cực, chiếm dụng lòng đường, vỉa hè trái phép.
đ) Kiểm tra, giám sát trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các quận, huyện và
thành phố Thủ Đức trong công tác tổ chức thực hiện thu phí sử dụng tạm thời lòng
đường, hè phố trên địa bàn quản lý.
e) Tiếp tục nghiên cứu hoàn chỉnh Đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng
đường, hè phố trên địa bàn Thành phố. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân Thành
phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các Ban, các
Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giám sát chặt
chẽ quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa
X, kỳ họp thứ mười một thông qua ngày 19 tháng 9 năm 2023, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 2024./.
-
-
-
-
-
-
-
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính; Tổng Cục Thống kê;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM;
- Thường trực Ủy ban nhân dân TP.HCM;
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân TP.HCM;
. Văn phòng Thành ủy;
Văn phòng ĐĐBQH và HĐND TP.HCM: CVP, PVP;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM,
Thủ trưởng các Sở, ngành TP.HCM;
- Thường trực HĐND TP Thủ Đức, 05 huyện;
- Ủy ban nhân dân TP Thủ Đức, quận, huyện;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Phòng CTHĐND: TP, PTP; Phòng HC-TC-QT;
Lưu: VT, (Phòng CTHĐND-TDuyên).
NHAN
DAN
DONG
IOH
CHỦ TỊCH
THÀNH
PHO
HNI
سلعة
CHI
Nguyễn Thị Lệ
|
BỘ NỘI VỤ
Số: 1556 /BNV-TCCB
V/v hướng dẫn quy trình thực hiện
chế độ nghỉ ngơi đối với cán bộ,
công chức trong cơ quan Bộ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2009
Kính gửi: Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Thực hiện Pháp lệnh cán bộ, công chức về áp dụng một số điều của Bộ Luật
Lao động về một số chế độ nghỉ ngơi đối với cán bộ, công chức; để thực hiện thống
nhất chế độ nghỉ ngơi đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ, sau khi lấy ý
kiến đóng góp của các đơn vị thuộc Bộ và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Vụ Tổ
chức cán bộ hướng dẫn quy trình giải quyết và quản lý nghỉ phép năm, nghỉ việc
riêng và nghỉ không hưởng lương của cán bộ, công chức và lao động hợp đồng (sau
đây gọi tắt là cán bộ, công chức) trong cơ quan Bộ (các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn
phòng Bộ) như sau:
1. Chế độ nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương của cán
bộ, công chức trong cơ quan Bộ thực hiện theo khoản 1 và 2, điều 9 Pháp lệnh cán
bộ, công chức.
2. Cán bộ, công chức trong cơ quan Bộ khi nghỉ phép, nghỉ việc riêng và nghỉ
không hưởng lương phải có giấy hoặc đơn xin nghỉ và được cấp có thẩm quyền giải
quyết bằng văn bản.
3. Quy trình giải quyết nghỉ phép năm đối với cán bọ, công chức:
a) Khi có nhu cầu nghỉ phép năm, cán bộ, công chức phải viết giấy xin nghỉ
phép (theo mẫu đính kèm) gửi thủ trưởng quản lý trực tiếp xem xét quyết định.
b) Thẩm quyền giải quyết nghỉ phép:
- Thủ trưởng các đơn vị do Bộ trưởng xem xét và phê duyệt vào giấy xin
phép.
- Phó thủ trưởng, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán
sự, nhân viên do thủ trưởng đơn vị xem xét, phê duyệt vào giấy xin nghỉ phép.
4. Quy trình giải quyết nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương đối với cán
bộ, công chức:
-
Khi có nhu cầu nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, cán bộ, công
chức phải làm đơn xin nghỉ (theo mẫu đính kèm) và có ý kiến của thủ trưởng đơn vị
gửi Bộ trưởng, thông qua Vụ Tổ chức cán bộ; trừ trường hợp nghỉ việc riêng do bố,
mẹ, vợ, chồng, con chết thì không phải làm đơn.
-
b) Vụ Tổ chức cán bộ thẩm định, đề xuất ý kiến và trình Bộ trưởng xem xét,
quyết định.
Căn cứ vào ý kiến của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo bằng văn
bản để thủ trưởng đơn vị, kế toán Văn phòng Bộ và người có đơn xin nghỉ việc biết
thực hiện.
5. Quản lý nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương đối
với cán bộ, công chức:
a) Mỗi đơn vị phân công một chuyên viên kiêm nhiệm mở sổ theo dõi (theo
mẫu đính kèm) nghỉ phép năm của cán bộ, công chức trong năm.
b) Vụ Tổ chức cán bộ mở sổ theo dõi nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng
lương của cán bộ, công chức cơ quan Bộ trong năm.
c) Thủ trưởng các đơn vị không tự ý giải quyết cho cán bộ, công chức được
nghỉ ngày làm việc trái với chế độ Nhà nước quy định.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ hướng dẫn về quy trình giải quyết
và quản lý nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương đối với cán bộ,
công chức trong cơ quan Bộ để thủ trưởng các đơn vị và cán bộ, công chức biết thực
hiện..
Nơi nhận:
- Như trên
- Bộ trưởng (để b/c);
Các đồng chí Thứ trưởng;
Lưu: VT, TCCB.
TL BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
Phạm Minh Tạo
2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-
Hà Nội, ngày
tháng năm 200...
Tên tôi là:
Kính gửi:
GIẤY XIN NGHỈ PHÉP
Chức vụ, đơn vị công tác….........
Nay tôi làm giấy này xin phép
cho tôi được nghỉ phép năm
200... với thời gian là ngày (từ ngày ...../...../..... đến hết ngày…../…./…..)
Nơi nghỉ phép:
Kính mong Lãnh đạo
xem xét giải quyết.
Ý KIẾN THỦ TRƯỞNG
NGƯỜI XIN NGHỈ PHÉP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày
tháng năm 200...
ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG (NGHỈ KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG)
Kính gửi: - Bộ Trưởng Bộ Nội vụ
Tên tôi là:
- Vụ Tổ chức cán bộ
Chức vụ, đơn vị công tác.........
Nay tôi làm đơn này xin phép Bộ trưởng cho tôi được nghỉ việc riêng (nghỉ
không hưởng lương) thời gian là
ngày...../....../....)
Lý do xin nghỉ:
ngày (từ ngày ............... đến hết
Nơi nghỉ:......
Kính mong Bộ trưởng xem xét giải quyết!
Ý KIẾN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NỘI VỤ
SỔ THEO DÕI NGHỈ PHÉP NĂM: .........
ĐƠN VỊ:........
(Cách tính thời gian nghỉ phép năm. Theo quy định tại chương VII của Bộ luật Lao động nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thời gian nghỉ phép năm của người lao động được tính như sau:
- Người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường (Không phải những người làm những công việc đặt
hiện nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo danh mục quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế
ban hành) có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì được tính ngày nghỉ phép hàng năm là 12 ngày làm việc và
cứ 5 năm làm việc liên tục được tính thêm một ngày nghỉ phép là 01 ngày làm việc;
Người lao động có thời gian làm việc chưa đủ 12 tháng thì thời gian nghỉ phép năm sẽ được tính theo tỷ lệ tương
ứng với thời gian làm việc.
TT
Họ và Tên
Chức vụ
Thâm
Thời gian nghỉ
niên công | phép hoặc nghỉ
ý kiến của
Nơi nghỉ
Ghi chú
thủ trưởng
tác
khác
đơn vị hoặc
(từ: ... đến:.....)
lãnh đạo Bộ
(51
12:
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Số: 4406 QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 03 tháng 10
năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi một số điều của quyết định số 2650/QĐ-UB ngày 14/6/2012 của
UBND Thành phố quy định về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh
nghiệp của Thành phố Hà Nội
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 02 năm 1997 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 05 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ
về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
bảo đảm an sinh xã hội;
Căn cứ Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 3/01/2012 của Chính phủ về những giải
pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự
toán ngân sách nhà nước năm 2012 và chương trình hành động số 10/Ctr-UBND
ngày 6/2/2012 của UBND Thành phố;
Căn cứ công văn số 367 /HĐND-KTNS ngày 20 / 9 /2012 của Hội đồng nhân
dân Thành phố về điều chỉnh quyết định hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố;
Xét đề nghị của liên ngành: Sở Kế hoạch và Đầu tư – Sở Tài chính – Sở Công
thương - Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hà Nội tại Tờ trình liên
ngành số 640 /TTrLN:KH&ĐT-TC-NHNN-CT ngày 10 tháng 9 năm 2012,
QUYÉT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 Mục 5 của Quyết định số 2650/QĐ-UB ngày
14/6/2012 của UBND Thành phố quy định về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các
doanh nghiệp của Thành phố Hà Nội như sau:
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
1
“Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư tối đa là 24 tháng. Việc hỗ trợ
lãi suất tiền vay sau đầu tư được áp dụng đối với các khoản vay phải trả lãi vay
trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012.
Đối với các khoản vay thuộc dự án hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xử lý khoanh,
miễn, giảm nợ gốc, lãi vay tại ngân hàng thì không được tính hỗ trợ lãi suất tại thời
điểm đó”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các nội dung
không sửa đổi, bổ sung tại quyết định này vẫn thực hiện theo quyết định số
2650/QĐ-UBND ngày 14/6/2012 và quyết định số 5487/QĐ-UBND ngày
24/11/2011 của UBND Thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các sở: Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Lao động thương binh và xã hội và Thủ trưởng các ngành: Ngân hàng Nhà nước
Chi nhánh Thành phố, Cục thuế Hà Nội, Cục Hải quan Hà Nội, Bảo hiểm xã hội
Thành phố, Các doanh nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này
Nơi nhận: V/
- Thường trực HĐND (Để b/c);
- Đ/c CT UBND Thành phố (Để b/c);
- Các PCT UBNDTP;
- Như điều 3;
- CVP, PCPv6, CT{u};
- Luu VT.
30
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH )
AN
NYHN
DAN
8/19
TAPHÓ CHỦ TỊCH
M
Nguyễn Văn Sửu
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
2
|
BỘTÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------
Số: 4568/TCT-DNL
V/v: lậphóađơnGTGT
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
HàNội, ngày 03tháng10năm2016
Kính gửi: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam.
(Địachỉ: 57HuỳnhThúc Kháng, ĐốngĐa, HàNội)
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2883/VNPT-KTTC của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
(VNPT) đề nghị hướng dẫn về hóa đơn GTGTđối với hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ
thông tin, hoạt động khuyến mại dưới hình thức cho biếu tặng khách hàng, về vấn đề này, Tổng cục
Thuế có ý kiến như sau:
Tại Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 16
Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về việc lập hóa đơn như sau:
“a) Sửa đổi, bổ sung điểmb Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư
số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồmcả các trường hợp hàng hóa, dịch
vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả
thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình
sản xuất).
…
b) Sửa đổi, bổ sung điểmb Khoản 2 Điều 16 như sau:
…
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy
hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ
“người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
…”.
Căn cứ vào quy định nêu trên và đặc điểmkinh doanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, Tổng cục
Thuế hướng dẫn việc lập hóa đơn đối với VNPT(bao gồmcác đơn vị trực thuộc, đơn vị thành viên của
VNPT) như sau:
1. Về việc lập hóa đơn GTGTdịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.
Trường hợp Tập đoàn VNPTkinh doanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin thông qua bán thẻ trả
trước; thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin
(không phân biệt tổng giá trị trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng) mà khách hàng không yêu cầu
xuất hóa đơn GTGThoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày đơn vị kinh doanh
thuộc Tập đoàn VNPTlập chung một (01) hóa đơn GTGTghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng
dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. Trên hóa đơn
GTGTchỉ tiêu người mua trên hóa đơn ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không
cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Namphải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về tính chính xác của số
liệu về giá trị dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho khách hàng để kê khai nộp thuế của các đơn vị
bán hàng trực thuộc. Dữ liệu bán hàng phải đảmbảo lưu trữ để phục vụ công tác thanh tra, kiểmtra của
cơ quan thuế và các cơ quan chức năng khác.
2. Về việc lập hóa đơn GTGTđối với hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng khách hàng.
Trường hợp VNPTkhuyến mại hàng hóa cho khách hàng nhưng không đáp ứng theo quy định của pháp
luật về xúc tiến thương mại hoặc tặng quà cho khách nàng nếu khách hàng không lấy hóa đơn GTGTthì
cuối mỗi ngày đơn vị bán hàng, cung cấp dịch vụ thuộc VNPTlập chung một (01) hóa đơn GTGTghi
nhận tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên địa chỉ mã số thuế. Trên
hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính, kê khai, nộp thuế GTGTkèmtheo bảng kê chi tiết mặt hàng
khuyến mại, quà tặng theo từng khách hàng (không phân biệt giá trị khuyến mại trên 200.000 đồng hay
dưới 200.000 đồng).
Trường hợp VNPTkí hợp đồng thuê các tổ chức thực hiện tổ chức sự kiện hội nghị chămsóc khách
hàng trong đó có quy định đơn vị tổ chức sự kiện hội nghị chămsóc khách hàng chịu trách nhiệmtặng
quà cho khách hàng thamdự, giá trị hợp đồng đã bao gồmquà tặng thì đơn vị tổ chức sự kiện lập hóa
đơn theo tổng giá trị hợp đồng theo quy định. VNPTkhông phải lập hóa đơn đối với giá trị hàng hóa,
dịch vụ tặng khách hàng.
Tổng cục Thuế trả lời để Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Namđược biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Vụ: PC, CS, KK;
- Cục Thuế TP. Hà Nội;
- Lưu: VT, DNL (2b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Ngọc Minh |
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
Sổ: /2017/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lăm Đồng, ngày tháng 4 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017
trên địa bàn huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chỉnh quyền địa phương ngày 19 thảng 6 năm
2015;
Căn cứ Luật đất đai so 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Điều 21 Nghị định sổ 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ quy định vể giá đất;
Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định so 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng
01 năm 2017 của Chính phủ sửa đôi, bố sung một sổ nghị định chi tiết thi
hành Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của
Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Nghị định sổ 46/2014/NĐ-CP
ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chỉnh phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước;
Căn cứ Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2016 của
Chỉnh phủ về sửa đối, bố sung một số điều của các Nghị định quy định về thu
tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Căn cứ Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 thảng 6 năm 2014 của
Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểu của Nghị định sổ 45/2014/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất; Thông
tư sổ 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng
dân một số điểu của Nghị định sổ 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
Theo để nghị của Giám đốc Sở Tài chinh tại Tờ trình so 808/TTr-STC
ngày 13 tháng 4 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng hệ số điều chỉnh giá
đât năm 2017 trên địa huyện Đơn Dưong, tỉnh Lâm Đồng đê làm cơ sở:
1. Xác định giá đất cụ thế các loại đất (đất nông nghiệp, đất ở, đất phi
nông nghiệp không phải đất ở) theo qui định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4
Điều 114, Khoản 2 Điều 172 và Khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai năm
2013 mà thửa đất hoặc khu đất của dự án có giá trị (tính theo đơn giá đất bảng
giá đất) dưới 10 tỷ đồng; cụ thể:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không
phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ
gia đình, cá nhân; tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức
giao đất, vượt hạn mức nhận chuyến quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ
gia đình, cá nhân;
b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử
dụng đất, cho phép chuyến mục đích sử dụng đất đối với tổ chức phải nộp tiền
sử dụng đất;
c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất;
d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao
đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cố
phần hóa được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đang được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng
năm được chuyến sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê và phải
xác định lại giá đất cụ thế đế tính tiền thuê đất tại thời điếm có quyết định cho
phép chuyển sang thuê đất theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê;
f) Người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất trong thời
gian sử dụng đất còn lại theo giá đất cụ thể, sử dụng đất đúng mục đích đã
được xác định trong dự án.
2. Xác định giá thuê đất thu tiền hàng năm cho trường hợp phải xác
định lại đơn giá thuê đất đế điều chỉnh cho chu kỳ tiếp theo; giá khởi điểm để
đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng
năm.
3. Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất, quyền cho thuê
đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà lô đất đấu giá có giá trị
nhỏ hơn 10 tỷ đồng tính theo bảng giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 5 năm 2017 và
thay thế Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2016 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Bảng hệ số điều chỉnh giá đất năm
2016 trên địa bàn huyện Đon Dưong, tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng úy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài
chính, Tài nguyên và Môi Trường, Xây dựng; Cục trưởng Cục Thuế; Chủ tịch
Úy ban nhân dân huyện Đon Dưong; Thủ trưởng các tổ chức, đon vị và các cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.tì^
Nffi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
-Như Điều 3;
- Sở Tư pháp;
- TT Công báo tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐÔNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢNG HỆ SÓ ĐIỀU CHỈNH GIÁ ĐẤT NĂM 2017
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số (£/8 /2017/QĐ-UBND ngàyM' / /2017
của Úy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
A. ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1. ĐẤT NÔNG NGHIẸP TRỒNG CÂY HÀNG NĂM
Sổ TT Tên đon vị hành chính Giá đất (1.000 đồng/m2) Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
V| trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 1 VỊ trí 2 VỊ trí 3
1 Thị trấn Dran 105 84 53 2,7 2,2 1,9
2 Thị trấn Thạnh Mỹ 105 84 53 2,7 2,2 1,9
3 Xã Lạc Xuân 84 67 42 2,7 2,2 1,9
4 Xã Lạc Lâm 84 67 42 2,7 2,2 1,9
5 Xã Ka Đô 84 67 42 2,7 2,2 1,9
6 Xã Đạ Ròn 60 48 30 2,7 2,2 1,9
7 Xã Quảng Lập 84 67 42 2,7 2,2 1,9
8 Xã Pró 60 48 30 2,7 2,2 1,9
9 Xã Ka Đơn 60 48 30 2,7 2,2 1,9
10 Xã Tu Tra 84 67 42 2,7 2,2 1,9
2. ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÒNG CÂY LÂU NẤM
Số TT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000 đồng/m2) Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 1 Vị trí 2 VỊ trí 3
1 Thị trấn Dran 105 84 53 2,7 2,2 1,9
2 Thị trấn Thạnh Mỹ 105 84 53 2,7 2,2 1,9
3 Xã Lạc Xuân 84 67 42 2,7 2,2 1,9
4 Xã Lạc Lâm 84 67 42 2,7 2,2 1,9
5 Xã Ka Đô 84 67 42 2,7 2,2 1,9
6 Xã Đạ Ròn 60 48 30 2,7 2,2 1,9
7 Xã Quảng Lập 84 67 42 2,7 2,2 1,9
8 Xã Pró 60 48 30 2,7 2,2 1,9
9 Xã Ka Đơn 60 48 30 2,7 2,2 1,9
I 10 I XãTuTra______I 84 I 67 I 42 I 2,7 I 2,2 I 1,9 I
3. ĐẤT NUÔI TRÒNG THỦY SẢN
Số TT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000 đồng/m2) Hệ sổ điều chỉnh giá đất (lần)
VỊ trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3
1 Thị trấn Dran 60 48 30 2,2 1,9 1,7
2 Thị trấn Thạnh Mỹ 60 48 30 2,2 1,9 1,7
3 Xã Lạc Xuân 45 36 23 2,2 1,9 1,7
4 Xã Lạc Lâm 45 36 23 2,2 1,9 1,7
5 Xã Ka Đô 45 36 23 2,2 1,9 1,7
6 Xã Đạ Ròn 32 27 16 2,2 1,9 1,7
7 Xã Quảng Lập 45 36 23 2,2 1,9 1,7
8 Xã Pró 32 27 16 2,2 1,9 1,7
9 Xã Ka Đơn 32 27 16 2,2 1,9 1,7
10 Xã Tu Tra 45 36 23 2,2 1,9 1,7
4. ĐẤT NÔNG NGHIỆP KHẤC
----------------*-------
Số TT Tên đơn vị hành chính Giá đất (1.000 đồng/m2) Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
VỊ trí 1 VỊ trí 2 VỊ trí 3 Vị trí 1 VỊ trí 2 Vị trí 3
1 Thị trấn Dran 105 84 53 2,7 2,2 1,9
2 Thị trấn Thạnh Mỹ 105 84 53 2,7 2,2 1,9
3 Xã Lạc Xuân 84 67 42 2,7 2,2 1,9
4 Xã Lạc Lâm 84 67 42 2,7 2,2 1,9
5 Xã Ka Đô 84 67 42 2,7 2,2 1,9
6 Xã Đạ Ròn 60 48 30 2,7 2,2 1,9
7 Xã Quảng Lập 84 67 42 2,7 2,2 1,9
8 Xã Pró 60 48 30 2,7 2,2 1,9
9 Xã Ka Đơn 60 48 30 2,7 2,2 1,9
10 Xã Tu Tra 84 67 42 2,7 2,2 1,9
5. ĐẤT LÂM NGHIỆP: Hệ số điều chỉnh giá đất 1,0 lần.
B. ĐẤT Ở TẠI NÔNG THÔN
Số TT Tên đơn vị hành chính, khu vực, đường, đoạn đường Giá đất (1.000 đồng/m2) Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
1 XÃ ĐẠ RÒN
1.1 Khu vực 1
1.1.1 Đất có một mặt tiếp giáp QL27
1 -Từ giáp RGHC Thạnh Mỳ đến đầu cống thuỷ lợi ngang qua Quốc lộ 27 623 1,6
2 -Từ cống thuỷ lợi ngang qua QL 27 đến giáp cống giữa 2 thôn Suối Thông B và Suối Thông A 815 1,7
3 -Từ cống giữa 2 thôn STB và STA đến đầu ngã 3 vào Trường tiểu học Đạ Ròn 815 1,7
4 -Từ ngã 3 vào Trường tiểu học Đạ Ròn đến đầu ngã 3 đường vào Thôn I 833 1,7
5 -Từ ngã 3 đường vào Thôn I đến cầu Bắc Hội (RGHC Huyện Đức Trọng) 805 1,7
1.1.2 Đất có mặt tiếp giáp đường 413B
1 - Từ giáp ngã ba giáp đất Công ty Thụy Hồng Quốc tế thuê đến giáp ngã ba ĐH 12 546 1,6
1.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH12
1 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (ngã 3 Nông trường) đến giáp ngã 3 đường ĐH 12 và đường 413B 357 1,6
2 - Từ giáp giáp ngã ba ĐH 12 và đường 413B đến cầu nông trường 546 1,6
1.1.4 Đường Liên Thôn, Liên xã
1 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (nhà ông Chín Ống) đến giáp ngã 4 đất nhà ông Đỗ Mười 330 1,6
2 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (STB) đến giáp ngã 3 hết đất nhà ông Hồ Trân 465 1,6
3 - Từ giáp ngã 3 hết đất nhà ông Hồ Trân đến giáp ngã 3 hết đất nhà Ông Nhựt 422 1,6
4 -Từ giáp ngã 3 QL27 (đất nhà ông Nguyễn Công Đài Nguyên) đến giáp ngã 3 (hét đất nhà bà NguyễnThị Bốn) 396 1,6
5 - Các đường nhánh nối với đoạn đường (Từ giáp ngã 3 Suối Thông B QL27 đến giáp ngã 4 hết đất đất Dòng nữ tu ĐaMinh) vào sâu 100m 303 1,6
6 -Từ giáp ngã 3 QL27 (Cổng thôn văn hoá STA 2) đến giáp ngã 3 đất nhà ông HaAi (thửa 146 tờ 24) 302 1,6
7 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (Nhà đất Phượng Kỳ) đến giáp ngã 4 (đất nhà KaNé hết thửa 61 tờ 24) 288 1,7
8 -Từ giáp ngã 3 QL27 (Quán Café Uyên thửa 157 tờ 27) đến giáp ngã 4 (Đất ông HaJong hết thửa 169 tờ 27) 302 1,6
9 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (Cổng thôn văn hoá STA 1) đến giáp ngã 4 (Đất nhà ông Ha Chai) hết thửa 125 tờ 27) 302 1,6
10 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (Nhà đất ông Vương Đại Tẩu) đến giáp đất Trường Tiểu Học Đạ ròn 302 1,6
11 -Từ giáp ngã 3 QL27 (Nhà đất ông Quốc ) đến giáp ngã 3 đường giữa hai thôn (Thôn Ròn và thôn STA1) 288 1,6
12 -Từ giáp ngã 3 QL 27 đến giáp cổng gác hồ Đạ Ròn 295 1,6
13 - Các đường nhánh nối với đoạn đường (Từ đường giữa hai thôn Ròn và thôn STA 1) đến đoạn đường (Từ ngã 3 QL27 đến nhà ông HaAi) 275 1,6
14 -Từ giáp ngã 3 QL27 (nhà đất ông Cương) đến giáp ngã 4 (hết đất Trường Trung học cơ sở Đạ Ròn) 302 1,6
15 - Từ giáp ngã 3 QL27 (nhà đất ông Biểu) đến hết đất khu TĐC sân gol 330 1,6
16 - Từ hết đất khu tái định cư sân gol đến giáp ngã 3 (hết đất khu tái định cư thôn Ròn) 316 1,6
17 -Từ giáp ngã 3 QL27 (Cổng thôn văn hoá thôn 1) đến hét đất nhà bà Loan Xoan 330 1,6
18 -Từ giáp ngã 3 QL 27 đến giáp ngã 4 (hết đất bà Vương Thị Ngọ, đường dự án cạnh tranh Nông nghiệp 450 1,6
19 - Từ giáp ngã quốc lộ 27 (Cầu Bắc hội) đến giáp ngã 3 (nhà đất ông Tiến) 450 1,6
20 - Từ giáp ngã 3 (nhà ông Tiến Tuất) đến giáp đất nhà bà Chính 413 1,6
21 - Từ giáp ngã 3 (nhà ông Chánh) đến hết đất nhà bà Yến 413 1,6
1.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m. 245 1,4
1.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 217 1,4
2 XÃ LẠC LÂM
2.1 Khu vực 1
2.1.1 Đất có mặt tiếp giáp với QL27
1 -Từ giáp ranh giới hành chính TT Thạnh Mỹ (thửa 43, 54 và 75 TBĐ số 6) đến giập thửa 97 (đất Cây xăng Hiệp Phú Thành) và thửa 99 Tờ số 5 878 1,9
2 -Từ thửa 97 (đất Cây xăng Hiệp Phú Thành) và thửa 99 TBĐ số 5 đến đầu cầu Lạc Sơn: hết thửa 213 TBĐ số 3 và thửa số 2 TBĐ số 5 1.315 2,0
3 -Từ cầu Lạc Sơn: hết thửa 213 TBĐ số 3 và thửa số 2 TBĐ số 5 đến giáp đầu cống công trình nước sạch (cống máng cũ thửa 58 và 59 TBĐ số 4A) 1.820 2,1
4 -Từ giáp đầu cống công trình nước sạch ( cống máng cũ thửa 58 và 59 TBĐ số 4A) đến giáp ngã ba hết thửa 170 (cây xăng Hùng Hoa) và thửa 172 TBĐ số 3 2.275 2,2
5 -Từ ngã ba hểt thửa 170 (cây xăng Hùng Hoa) và thửa 172 TBĐ sổ 3 đến giáp ranh giới hành chính xã Lạc Xuân (thửa 153 và 155 TBĐ so 3) 1.595 2,2
2.1.2 Các đường nối với Quốc lộ 27
1 -Từ giáp ngã 3 QL 27 (thửa 29 và 37 TBĐ số 5) đến cầu Ka Đô (thửa 119a nay là thửa 170, 137 TBĐ số 5): Đường 413 1.047 1,7
2 - Từ giáp QL 27 thửa 213 và 214 TBĐ số 3a đến giáp ngã ba hết thửa 79 và giáp thửa 46 (đất nhà thờ Lạc Sơn) TBĐ số 3a: Thôn Lạc Sơn 722 1,7
3 - Từ giáp ngã ba hết thửa 79 và giáp thửa 46 (đất nhà thờ Lạc Sơn) TBĐ số 3a đến hết thửa 1 và 16 TBĐ 3a: Thôn Lạc Sơn 409 1,7
4 -Từ giáp Q127 thửa 86 và 87 TBĐ 4a đến hết thửa 615; thửa 516 và 521 TBĐ 2a: Thôn M' Răng 713 1,7
5 - Từ giáp QL 27 thửa 33 và 34 đến hết thửa 1074 và 1081 TBĐ sổ 4a: Thôn Lạc Lâm Làng 600 1,7
6 - Từ giáp QL27 thửa 72 và 73 Tờ số 4a đến ngã ba hết thửa 234 và 356 Tờ số 4a: Thôn Lạc Lâm Làng 750 1,7
7 - Từ ngã ba hết thửa 234 và 356 TBĐ số 4a đến hết thửa 490 và 515; hết thửa 518 và 583 TBĐ số 4a: Thôn Lạc Lâm Làng 552 1,7
8 - Từ ngã ba hết thửa 234 và 356 TBĐ số 4a đến giáp ngã tư nhà ông Hồ Xuân Khắc 600 1,7
9 -Từ giáp QL 27 thửa 295 yà 262 TBĐ số 2 đến giáp mương hết thửa 402 và 448 TBĐ số 2 671 1,7
10 - Từ giáp mương hết thửa 402 và 448 TBĐ số 2 đến hết thửa 615 và 617 TBĐ số 2 518 1,7
11 -Từ giáp QL 27 thửa 157 TBĐ số 2 và 345 TBĐ sổ 3 đến giáp mương hết thửa 393 TBĐ số 2 và 913 TBĐ số 3: Thôn Quỳnh Châu Đông 718 1,7
12 -Từ giáp mương hết thửa 393 Tờ số 2 và 913 Tờ số 3 đến hết đất ông Trần Hạnh (Thôn Lạc Thạnh) 570 1,7
13 - Từ ngã tư thửa 1037 TBĐ số 3 đến hết thửa 953 TBĐ số 3 và thửa số 34 TBĐ số 4 450 1,7
14 - Các đường nhánh phía bắc nối với QL27 đến giáp đường dân cư số 10 (thuộc khu vực từ UBND xã - giáp Trường Trung học cơ sở Lạc Lâm) 848 1,8
15 - Đường dân cư số 10 từ UBND xã đến Trường Trung học cơ sở Lạc Lâm 627 1,7
16 - Các đường nhánh phía bắc nối tiếp giáp với đường dân cư số 10 517 1,7
17 - Các đường nhánh Phía nam còn lại nối với QL27 vào đến 200m có bề rộng từ 3 m trở lên (thuộc khu vực từ cống máng đến giáp RGHC xã Lạc Xuân) 682 1,8
2.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m. 345 1,6
2.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 224 1,4
3 XÃ LẠC XUÂN
3.1 Khu vực I
3.1.1 Đất ờ có mặt tiếp giáp với QL27
1 -Từ giáp ranh giới hành chính xã Lạc Lâm (thửa 211 và 261 TBĐ số 24) đến hết nghĩa địa Lạc Viên (thửa 31) và ngã ba hết thửa 41 TBĐ số 24 1.599 1,9
2 -Từ giáp nghĩa địa Lạc Viên (thửa 31) và ngã ba hết thửa 41 TBĐ số 24 đến hết Trường tiểu học Lạc Xuân (thửa 818 và 642 TBĐ số 14) 1.742 1,9
3 -Từ giáp đất Trường tiểu học Lạc Xuân (thửa 818 và 642 TBĐ số 14) đến đầu cổng lở Labuoye (thửa 714 TBĐ sổ 12) 971 1,8
4 -Từ cống lở Labuoye ( thửa 714 TBĐ số 12) đến giáp cống chợ mới Lạc Xuân Giáp (thửa 458 và 402 TBĐ số 6 ) 1.036 1,8
5 -Từ cống chợ mới Lạc Xuân (thửa 458 và 402 TBĐ số 6) đến giáp ngã ba giáp thửa 915 (nhà ông Trương Dựa) và hết thửa 300 TBĐ số 7 1.495 1,8
6 -Từ ngã ba giáp thửa 915 (nhà ông Trương Dựa) và hết thửa 300 Tờ số 7 đến giáp ranh giới hành chính thị trấn Dran (thửa 190 và 191 Tờ số 3) 1.212 1,9
3.1.2 Các đường noi với Quốc lộ 27
1 - Từ giáp ngã 3 thửa 230 và 255 Tờ số 24 đến giáp ngã ba hết thửa 72 Tờ số 25: Thôn Đồng Thạnh 536 1,5
2 - Từ giáp ngã ba thửa 43 (đất nhà ông Hùng Khiêm) và thửa 45 TBĐ số 24 đến giáp ngã ba hết thửa 17 và 18 TBĐ số 25 : Thôn Lạc Viên 616 1,5
3 - Từ giáp ngã ba (thửa 72 TBĐ 24 đất nhà ông Lân) đến giáp thửa 132 TBĐ 24: Thôn Lạc Viên 643 1,5
4 - Từ giáp ngã ba (thửa 88 TBĐ 24 đất nhà Thuý Liễu) đến hết thửa 3 TBĐ 13: Thôn Lạc Viên 643 1,5
5 - Từ giáp ngã ba ( thửa 37 TBĐ 13 đất nhà ông Khoái) đến giáp ngã ba hết thửa 40 TBĐ 13: Thôn Lạc Viên 643 1,5
6 - Từ giáp ngã 3 (thửa 244 Tờ 14) đến giáp thửa 250 Tờ 23: thôn Lạc Viên 643 1,5
7 - Từ giáp ngã ba ( hửa 112 TBĐ 14 đất nhà bà Hiếu) đến hết thửa 77 TBĐ 14: Thôn Lạc Viên 643 1,5
8 - Từ giáp ngã 3 (thửa 69 TBĐ 14) đến hết thửa 35 Tờ 14: thôn Lạc Viên 560 1,5
9 - Từ giáp ngã 3 (thửa 69 Tờ 14) đến giáp thửa 32 Tờ 14: Thôn Lạc Viên 560 1,5
10 - Từ giáp ngã ba (thửa 892 Tờ 14) đến hết thửa 4 Tờ 14: Thôn Lạc Viên 560 1,5
11 - Từ giáp ngã ba (thửa 918 Tờ 14 đất nhà bà Hà) đến giáp sông Đa nhim (hết thửa 539 Tờ 23): Thôn Lạc Viên 672 1,5
12 - Từ giáp ngã ba (thửa 172 TBĐ 14 đất nhà ông Dương) đến giáp sông Đa nhim (hết thửa 549 TBĐ 23): Thôn Lạc Viên 672 1,5
13 - Các đường nhánh còn lại nối với QL 27 vào đến 200m thuộc các Thôn Đồng Thạnh, Lạc Viên A, Lạc Viên B 536 1,5
14 - Từ giáp ngã ba ( thửa 517 TBĐ 14 đất nhà ông Hoàn) đến giáp mương nước (thửa 238 TBĐ 15): Thôn La bouye A 568 1,5
15 - Từ giáp ngã ba (thửa 905 TBĐ 12 đất nhà ông Thời Trang) đến hết thửa 79 TBĐ 12: Thôn Lạc bình 568 1,5
16 - Từ giáp ngã ba (thửa 836 TBĐ 12 đất ông Nở) đến hết thửa 624 TBĐ 12: Thôn Lạc bình 453 1,5
17 - Từ giáp ngã ba (thửa 45 TBĐ 12 đất nhà ông Trương Lâu) đến hết thửa 10 TBĐ 12: Thôn La bouye B 568 1,5
18 - Từ giáp ngã ba (thửa 820 TBĐ 12 đất bà Nhung) đến giáp suối Lạc bình (thửa 285 TBĐ 11) 521 1,5
19 - Từ giáp ngã ba (thửa 677 TBĐ 6) đến giáp suối (hết thửa 690 TBĐ 6): Khu chợ cũ Lạc xuân. 545 1,5
20 -Từ giáp ngã ba (Nhà đất Ban Quản lý rừng phòng hộ Dran) đến giáp cầu Châu Sơn 818 1,5
21 -Từ cầu Châu Sơn đến giáp đường 412 (Thôn Châu Sơn) 545 1,5
22 - Từ giáp ngã ba (thửa 711 TBĐ số 6 đất nhà ông Giao) đến giáp suôi (hêt thửa 87 TBĐ số 6): Thôn Lạc xuân 2. 568 1,5
23 - Từ giáp ngã ba (thửa 729 TBĐ 6 cây xăng Song Anh) đến hết thửa 511 TBĐ 6: Thôn Lạc xuân 2. 521 1,5
24 - Từ giáp ngã ba (thửa 974 TBĐ số 7 đất trường Vành khuyên) đến hết thửa 409 TBĐ số 7: Thôn Lạc xuân 2. 521 1,5
25 - Từ giáp ngã ba (thửa 907 TBĐ 7 đất nhà ông Trương Thống) đến giáp ngã ba (hết thửa 26 TBĐ 6): Thôn Lạc xuân 2. 568 1,5
26 - Từ giáp ngã ba (thửa 915 TBĐ 7 đất nhà ông Trương Dựa) đến giáp ngã ba (hết thửa 132 TBĐ 7): Thôn Lạc xuân 2. 453 1,5
27 - Từ giáp ngã ba (thửa 407 TBĐ số 4 đất ông Phước) đến giáp suối (hết thửa 172 TBĐ số 4): Thôn Lạc xuân 1. 453 1,5
28 - Từ giáp ngã ba (thửa 414 TBĐ 4) đến hết thửa 105 TBĐ 4: Thôn Lạc xuân 1. 453 1,5
29 - Từ giáp ngã ba (thửa 189 TBĐ 3) đến hết thửa 10 TBĐ 3 (đường ranh giới hành chính giữa Xã Lạc xuân và TT Dran): Thôn Lạc xuân 1. 453 1,5
30 - Các đường nhánh còn lại nối QL27 vào 200m thuộc các thôn Labouye A, B, Lạc bình, Lạc xuân 2 và Lạc Xuân 1. 431 1,5
3.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường 412
1 -Từ giáp ranh giới hành chính Thị trấn Dran đến càu Diom B 512 1,7
2 -Từ cầu Diom B đến giáp ranh giới hành chính xã Kađô 566 1,7
3.1.4 Các đường nối với đường 412
1 - Từ giáp ngã ba (thửa 39 TBĐ 10 đất ông Hải) đến giáp ngã ba (thửa 91 TBĐ 10): Thôn Châu sơn. 275 1,5
2 - Từ giáp ngã ba ( thửa 314 TBĐ 10) đến giáp ngã ba ( hết thửa 276 TBĐ 16): Thôn KTM Châu sơn. 275 1,5
3 - Từ giáp ngã ba ( thửa 193 TBĐ 16 đất bà Liêu) đến giáp thửa 115 TBĐ 21: Thôn Diom B. 275 1,5
4 - Từ giáp ngã ba (thửa 328 TBĐ 21 đất ông Dụ) đến giáp hết thửa 365 TBD 21 275 1,5
5 - Từ giáp ngã 3 (thửa 289 Tờ 21 đất ông Ần) đến giáp ngã 3 (hết thửa 123 Tờ 22): Thôn Giãn dân 343 1,5
6 - Từ giáp ngã 3 (thửa 50 Tờ 27 đất ông Quảng) đến giáp ngã 3 ( hết thửa 121 Tờ 22): Thôn Giãn dân 345 1,5
7 - Từ giáp ngã tư (thửa 122 TBĐ 27 đất ông Sơn) đến giáp ngã 3 ( hểt thửa 230 Tờ 22): Thôn Diom A 275 1,5
8 - Từ giáp ngã tư (thửa 121 TBĐ 27 đất trường Tiểu học) đến hết thưa 85 TBD 28): Thôn BKăn 275 1,5
9 - Từ giáp ngã ba ( đất nhà ông Dương Hùng Bảo) đến giáp hồ Tân hiên: Thôn Tân hiên 262 1,5
3.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m.
1 -Phía bắc sông Đa Nhim 292 1,5
2 -Phía nam sông Đa Nhim 200 1,4
3.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã.
1 -Phía bắc sông Đa Nhím 200 1,4
2 -Phía nam sông Đa Nhim 178 1,4
4 XẲKAĐÔ
4.1 Khu vực 1
4.1.1 Đất có mặt tiếp giáp đường 413
1 -Từ cầu Ka Đô (thửa 8 và 9 Tờ số 9) đển giáp ngã ba đường cụm CN Ka Đô đi cầu Quảng lập (thửa 87 và hết thửa 90 Tờ so 9) 1.043 1,7
2 -Từ giáp ngã ba đường cụm CN Ka Đô đi cầu Quảng lập (thửa 87 và hết thửa 90 TBĐ số 9) đến ngã ba hết thửa đất số 15 và 487 TBĐ số 13 1.446 2,0
3 -Từ giáp ngã ba hét thửa đất số 15 và 487 TBĐ sổ 13 đến giáp ranh thửa đất 264 (đất nhà bà Hồng Đạt) và hết thửa 296 Tờ 14 1.588 2,2
4 - Từ thửa đất 264 (đất nhà bà Hồng Đạt) và hết thửa 296 TBĐ số 14 đến ngã 3 Trường Tiểu Học Ka Đô (hết thửa 626 TBĐ số 14 và thửa 229 TBĐ số 13) 2.187 2,2
5 -Từ ngã ba Trường Tiểu Học Ka Đô (hết thửa 626 Tờ số 14 và thửa 229 Tờ số 13) đến giáp ngã tư thửa 94 (đất Quang Yên) và thửa 95 Tờ số 20 1.730 2,2
6 - Từ ngã tư thửa 94 (đất Quang Yên) và thửa 95 TBĐ số 20 đến giáp ranh giới hành chính xã Quảng Lập (thửa 242 và 243 TBĐSỐ20) 1.381 2,0
4.1.2 Đất có mặt tiếp giáp huyện lộ 412
1 -Từ giáp ranh giới hành chính xã Lạc Xuân (thửa 147 và 150 TBĐ Số 4) đến ngã tư dốc lò than (thửa 78 và 600 TBĐ số 15) 571 1,7
2 -Từ ngã tư dốc lò than đến ngã tư Nhà vãn hóa xã (hết thửa 737và247TBĐ số 14) 1.431 2,2
3 -Từ ngã tư Nhà văn hóa xã : từ hết thửa 737 và 247 TBĐ số 14 đến giáp ngã 3 Đường 413 UBND xã (hết thửa đất 259 và 301 TBĐ số 14) 1.897 2,2
4.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH11
1 -Từ huyện lộ 412 ngã 4 Nhà văn hóa xã (thửa 721 và 737 TBĐ số 14) đến giáp ngã 4 Ông Thành (thửa 364 và 363 TBĐ số 14) 810 1,9
2 -Từ ngã 4 Ông Thành (thửa 364 và 363 TBĐ số 14) đến đầu ngã 3 đất nhà ông Gọn (hết thửa 251 và 327 TBĐ số 18) 677 1,9
3 -Từ ngã 3 đất nhà ông Gọn ( hết thửa 251 và 327 Tờ số 18) đến giáp ngã ba ranh giới hành chính 3 xã Ka Đô, Pró, Quảng Lập (thửa 266 Tờ số 25) 432 1,7
4.1.4 Các đường nối vói huyện lộ 413
1 - Đường phía đông bắc chợ: từ thửa 293 đến hết thửa 488 TBĐ số 14 2.242 2,2
2 -Đường phía tây nam chợ: từ thửa 541 đến hết thửa 578 TBĐ số 14 2.242 2,2
3 -Đường cuối chợ: từ thửa 577 và 587 đến hết thửa 487 và 488 Tờ 14 1.578 2,2
4 - Đường cụm công nghiệp: Từ ngã ba giáp huyện lộ 413 (thửa 87 và 83 Tờ số 9) đến giáp ranh giới xã Quảng Lập (hết thửa số 121 Tờ sổ 9 và hết thửa số 5 Tờ số 12) 1.267 1,9
5 - Từ ngã ba thửa 32 và 33 TBĐ số 9 đến giáp ngã ba thửa 163 và 219 TBĐ số 8 250 1,6
6 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 144 và 143 (nhà ông Sinh) Tờ số 9 đến hết thửa đất số 333 và 335 Tờ số 12 415 1,7
7 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 129 và 130 TBĐ số 13 đến hết thửa đất số số 76 và 86 TBĐ số 12 325 1,7
8 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 13 Tờ 13 (nhà ông phê) đến hết thửa đất số 64 Tờ 12 (nhà ông Khiêm) 296 1,6
9 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 91 TBD số 9 đến hết thửa đất số 37 TBĐ sổ 9 325 1,6
10 - Từ huyện lộ 413 ngã 3 thửa 532 TBĐ số 8 (đất Công an phòng cháy chữa cháy) đến giáp ngã 3 hết thửa đất số 217 (đất ông Đệ) và thửa 435 tờ số 8 510 1,7
11 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 15 (nhà ông Hùng Chài) và thửa 15 TBĐ số 13 đến hết thửa đất số 255 TBĐ số 8 (nhà ông Dắn Tắc Chắn) 328 1,6
12 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 40 và 64 (nhà ông Đệ) TBĐ số 13 đến hết thửa đất số 391 (đất nhà ông Tuyên) và 202 Tờ số 8 343 1,6
13 - Từ huyện lộ 413 ngã ba trường Mầm Non: thửa 280 và thửa 279 TBĐ số 14 đến ngã ba Giáp thửa 372 (nhà ông Minh) và giáp thửa 371 TBĐ số 7 575 1,7
14 -Từ huyện lộ 413 ngã ba từ thửa 298 và 299 (nhà ông Việt Hùng) TBĐ số 14 đến thửa 369 và 1275 TBĐ số 14 700 1,7
15 - Từ huyện lộ 413 ngã ba từ thửa 295 và 296 (nhà ông Tính Cộng) đến giáp ngã ba thửa 454 (nhà ông Diên) và thửa 455 TBĐsố 14 920 1,7
16 -Từ huyện lộ 413 ngã ba từ thửa 550 (nhà ông Lê Phu) và thửa 615 TBĐ số 14 đến giáp ngã ba thửa 590 và 464 TBĐ số 14 920 1,7
17 -Từ huyện lộ 413 ngã ba từ thửa 616 và 629 (nhà Hùynh Đào) TBĐ số 14 đến giáp ngã ba thửa 592 và 667 TBĐ số 14 920 1,7
18 - Từ huyện lộ 413 ngã ba thửa 628 và 627 (Thánh Thất Cao Đài) TBĐ số 14 đến ngã ba thửa 654 TBĐ số 14 275 1,6
19 - Từ giáp huyện lộ 413 ngã 3 thửa 656 (chùa Giác Quang) đến giáp ngã tư ông Thành thửa 364 và 679 Tờ 14 801 1,7
20 - Từ giáp huyện lộ 413 ngã ba cổng văn hoá nghĩa hiệp 2: Thửa 57 TBĐ 19 và 24 TBĐ số 20 đến hết thửa đất 182 và 183 TBĐ số 12 742 1,7
21 - Từ hết thửa đất 182 và 183 Tờ số 12 đến giáp ngã 3 đường mới cụm CN Ka Đô (thửa số 5 Tờ số 12) 445 1,5
22 - Từ huyện lộ 413 thửa 8 và 157 TBĐ số 19 đến giáp ngã ba hết thửa đất số 16 và 154 TBĐ số 19 546 1,7
23 - Từ huyện lộ 413 thửa 165 Tờ số 19 và thửa 88 Tờ số 20 đến giáp ngã 3 hết thửa 172 và 273 Tờ 19 546 1,7
24 - Từ huyện lộ 413 thửa 95 và 96 TBĐ số 20 đến hết thửa đất số 709 và 744 TBĐ 19 546 1,7
25 - Từ huyện lộ 413 thửa 183 và 184 TBĐ số 20 đến giáp Bến Lội Sáu Khanh (hét thửa đất số 419 và 426 TBĐ sổ 19) 546 1,7
26 - Từ huyện lộ 413 thửa 94 và 105 TBĐ 20 đến hết thửa số 65 (đất đình Thanh Minh) và thửa 124 Tờ 20 517 1,7
27 - Từ huyện lộ 413 thửa 37 và 39 TBĐ số 20 đến ngã tư hết thửa đất số 58 TBĐ số 20 566 1,7
28 - Từ huyện lộ 413 ngã ba trường tiểu học: thửa 229 và 433 TBĐ số 13 đến ngã tư hết thửa số 110 và thửa 113 TBĐ sổ 20 566 1,7
29 - Từ huyện lộ 413 ngã ba trường tiểu học: thửa 229 và 433 TBĐ số 13 đến hết thưa đất số 417 và 378 TBĐ 13 435 1,7
4.1.5 Các đường nối với huyện lộ 412
1 - Từ huỵện lộ 412 ngã ba thửa 256 và 253(nhà ông Lịch) TBĐ số 14 đến giáp ngã ba Đài Truyền hình Cũ (hết thửa đất số 293 TBĐ so 8) 540 1,7
2 - Từ huyện lộ 412 ngã tư Nhà văn hóa xã: thửa 252 và 247 Tờ số 14 đến giáp ngã tư hết thửa đất số 385 (nhà ông Cảnh) và thửa 387 Tờ số 7 765 1,7
3 - Từ ngã tư hết thửa đất số 385 (nhà ông Cảnh) và thửa 387 TBĐ số 7 đến giáp ngã ba hết thửa đất số 105 (nhà ông Hiệp) và 106 TBĐ số 7 620 1,7
4 - Từ huyện lộ 412 ngã ba thửa 319 và thửa 318 (nhà ông Chúng) TBĐ số 14 đến thửa 350 và thửa đất sổ 309 TBĐ số 14 (nhà bà Hồng) 342 1,7
5 - Từ huyện lộ 412 ngã ba thửa 245 và thửa 232 (nhà bà Hương) TBĐ số 14 đến giáp ngã tư thửa 37 (nhà ông Phúc) và 238 TBĐ số 14 262 1,7
6 - Từ đường 412 thửa 319 và 320 TBĐ số 14 đến giáp ngã tư hết thửa 317 và 320 TBĐ số 14 262 1,7
7 - Từ giáp huyện lộ 412 ngã tư dốc lò Than: thửa 78 và 600 TBĐ số 15 đến giáp ngã tư Ông Thành thửa 363 và 682 TBĐ sổ 14 697 1,7
8 - Từ huyện lộ 412 ngã 3 thửa 740 yà 859 TBĐ sổ 15 đến ngã 3 hết thưa đất số 165 và 168 TBĐ số 15 262 1,6
9 - Từ huyện lộ 412 thửa 215 TBĐ số 5 đển hết thửa sổ 36 TBĐ số 6 301 1,6
10 - Từ huyện lộ 412 cổng văn hoá Ka Đô mới 2: thửa 123 và 133 Tờ số 6 đến hết thửa đất số 45 Tờ số 6 326 1,6
11 - Từ huyện lộ 412 ngã ba thửa 172 và 218 TBĐ số 15 đến hết thửa đất số 90 và 162 TBĐ số 15 262 1,5
12 - Từ huyện lộ 412 cổng văn hoá Taly I: thửa 217 và 383 Tờ 15 đến giáp huyện lộ 412 thửa 744 Tờ 15 262 1,6
13 - Từ huỵện lộ 412 ngã tư dốc lò than: từ thửa 78 và 641 TBĐ số 15 đến giáp ngã ba hết thửa 122 và 123 TBĐ số 18: thôn Taly2 262 1,5
4.1.6 Các tuyến đường nông thôn còn lại
1 - Từ ngã ba thửa 25 và 34 Tờ số 14 đến giáp ngã ba hết thửa đất số 287 (nhà bà Khuyến) và 282 Tờ số 8 315 1,6
2 -Từ thửa 509 (nhà ông Vinh) và thửa 464 Tờ 14 đến thửa 476 (nhà bà Liên Đài) và thửa 477 Tờ 14 777 1,7
3 - Từ ngã ba thửa 464 (đất nhà ông Dư Cao) và thửa 463 đến giáp ngã 3 thửa 475 và 458 Tờ 14 382 1,7
4 - Từ nhà ông Dũng Phở (hết thửa đất số 162) và thửa 160 Tờ sổ 23 đến ngã ba hết thửa 623 và 661 Tờ số 23 362 1,6
5 - Từ ngã 3 thửa 716 và 613 Tờ số 15 đến giáp ngã 3 ông Gọn (hết thửa đất số 324 và 251 Tờ số 18) 382 1,7
6 - Từ ngã ba nhà ông Tâm Nhiên (thửa 668 và 669 Tờ 14) đến hết thửa đất sổ 406 và 394 TBĐ 19 330 1,6
7 - Từ cổng trào văn hóa thôn Ta Ly 2: hết thửa 111 và thửa 122 TBĐ sổ 18 đến cuối thôn Ta Ly 2 (hết thửa đất số 502 TBĐ số 15) 262 1,5
8 - Từ ngã ba dốc lò than: thửa 642 Tờ 15 và thửa 28 Tờ 18 đến giáp ngã ba nhà ông Dũng phở (hết thửa đất số 162) và thửa 160 Tơ 23 262 1,5
9 - Từ hết thửa 122 yà 123 TBĐ số 18 đến giáp ngã ba hết thửa 305 và 365 TBĐ số 17 262 1,5
10 - Từ thửa 370 và 385 TBĐ số 7 đến hết thửa 373 và 378 TBĐ số 7 437 1,6
4.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m. 250 1,5
4.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 193 1,4
4.4 Khu vực thôn Ya Hoa thuộc xã Ka Đô 76 1,3
5 XÃ QUẢNG LẬP
5.1 Khu vực 1
5.1.1 Đất có mặt tiếp giáp đường 413
1 - Từ giáp ranh giới hành chính xã Ka Đô thửa 162 TBĐ số 3 và thửa 4 TBĐ số 11 đến hết thửa 211 tờ BĐ sổ 3 và thửa 33 TBĐ số 11 781 1,9
2 - Từ hết thửa 211 tờ số 3 và thửa 33 TBĐ 11 đến giáp ngã tư chợ cũ thửa 189 TBĐ số 3 và thửa 43 TBĐ 11 1.098 2,0
3 - Từ giáp ngã 4 chợ cũ thửa 189 Tờ số 3 và thửa 43 Tờ số 11 đến giáp ngã tư Trạm xá (thửa 84 Tờ số 10) và Trường học (thửa 49 Tờ số 11) 1.773 2,2
4 - Từ giáp ngã tư thửa 34 tờ số 12 và Trường học (thửa 49 tờ số 11) đến giáp ngã ba đường số 13 (hết thửa 48 đất nhà ông Huỳnh Tẩn Cường và thửa 102 tờ sổ 12) 1.081 2,2
5 - Từ giáp ngã ba đường sổ 13 (hết thửa 48 đất nhà ông Huỳnh Tẩn Cường và thửa 102 TBĐ số 12) đến giáp ngã ba rẽ đi Ka Đơn thửa 53 TBĐ số 13 và 690 TBĐ số 15 612 1,6
6 - Từ ngã 3 rẽ đi Ka Đơn thửa 53 tờ số 13 và 690 TBĐ số 15 đến giáp ngã ba ranh giới 3 xã Q.Lập, Pró, Ka Đơn (thửa 33 tờ 313b) 734 1,7
7 - Từ giáp ngã ba ranh giới 3 xã Q.Lập, Pró, Ka Đơn (thửa 33 TBĐ số 313b) đến giáp đối diện ngã ba đường vào trường Krănggo (hết thửa số 1A và 18 TBĐ số 314a) 768 1,7
8 - Từ giáp đối diện ngã ba đường vào trường Krănggọ (hết thửa so 1A và 18 TBĐ số 314a) đến giáp ngã ba (thửa 62 tờ BĐsố 19 đất nhà ông Ngô Viết Nguyên) 670 1,7
5.1.2 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH11
1 - Từ ngã 4 chợ cũ thửa 43 và 44 Tờ 11 đến (ngã 3 Bà Ký) hết thửa 175 Tờ 11 và hết thửa 35 Tờ 16 1.019 1,7
2 - Từ (ngã 3 Bà Ký) hết thửa 175 TBĐ số 11 và hết thửa 35 TBĐ sổ 16 đến giáp ngã ba hết thửa 585 (cây xăng) và thửa 580 TBĐ số 17 702 1,7
3 - Từ giáp ngã ba hết thửa 585 (cây xăng) và thửa 580 TBĐ số 17 đến hết đất ông Ngô Viết Nguyên (hết thửa 62 TBĐ số 19) 772 1,7
4 - Từ giáp thửa đất số 31 TBĐ số 18 đến hết thửa đất số 244 TBĐ số 18 (ngã ba ranh giới hành chính xã Ka Đô, Quảng Lập, Pró) 432 1,7
5.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH15
1 - Từ ngã tư Trạm xá (thửa 84 TBĐ sổ 10) và thửa 404 TBĐ 12 đến hết đất chùa Giác Ngộ (thửa 428, 429) và thửa 416 TBĐ số 4 1.219 1,7
2 - Từ hết đất chùa Giác Ngộ (thửa 428, 429) và thửa 416 TBĐ số 4 đến ngã ba đường sổ 8 thửa 288 và thửa 233 TBĐ số 4 960 1,7
3 - Từ ngã ba đường số 8 thửa 288 và thửa 233 TBĐ 4 đến giáp cống hết thửa 202 và 244 TBĐ số 2 838 1,7
4 - Từ giáp cống hết thửa 202 và 244 tờ số 2 đến cầu Quảng Lập hết thửa sổ 1 tờ số 2 1.050 1,7
5.1.4 Các tuyến đường nối với đường 413 và đường ĐH 15
1 - Từ giáp huyện lộ 413 thửa 5 và 28 TBĐ số 11 (ngã 3 dốc đập) đên giáp huyện lộ 413 hết thửa 174 và 175 TBĐ số 11 (ngã 3 bà Ký) 362 1,5
2 - Đường số 1:
3 + Từ giáp huyện lộ 413 ngã tư chợ cũ ( 289 TBĐ số 3 và thửa 84 tờ sổ 10) đến giáp ngã 4 đường ĐH 15 thửa 82 và 84 tờ số 10 1.043 1,7
4 + Từ giáp ngã 4 đường ĐH 15 thửa 101 Tờ 9 và thửa 33 Tờ 12 đến hết ranh đất thửa số 115 TBĐ số 9 702 1,7
5 + Từ thửa đất số 335 TBĐ số 10 và thửa đất số 189 TBĐ sổ 03 đến hết thửa đất sổ 153 và 47 TBĐ số 03 520 1,7
6 - Đất có mặt tiền tiếp giáp chợ mới xã Quảng Lập (Phía đông, phía tây và phía nam) 1.573 2,1
7 - Từ giáp ngã ba đường ĐH 15 thửa 34 (trạm xăng dầu Quảng lập) và thửa 404 TBĐ số 12 đến giáp đường số 13 (hết thửa 28 va48TBĐsốl2) 362 1,5
8 - Các đường nằm trong khu quy hoạch trung tâm xã tiếp giáp giữa huyện lộ 413 và đường số 1 874 1,7
9 - Đường số 2: Từ giáp ngã 3 đường số 13 (thửa 81 và 82 TBĐ số 9) đến hết ranh đất thửa 65 và 83 Tờ sổ 10 536 1,5
10 - Đường số 3: Từ giáp ngã 3 đường số 13 (thửa 36 và 37 Tờ số 9) đến hết ranh đất thửa 10 và 32 Tờ số 10 538 1,5
11 - Đường số 4: Từ giáp ngã tư đường 13 thửa 1 TBĐ số 9 và thửa 46 TBĐ số 5 đến hết thửa 7 TBĐ số 10 và thửa 504 tờ số 4 525 1,5
12 - Đường số 5: Từ giáp ngã tư đường 13 thửa 44 và 8 TBĐ số 5 đến hết thửa 174 và thửa 432 TBĐ số 4 525 1,5
13 - Đường số 6: Từ giáp ngã ba đường số 13 thửa 3 TBĐ số 5 và thửa 425 TBĐ số 4 đến giáp ngã 3 đường số 7 hết thửa 308 và 337 TBĐ số 4 525 1,5
14 - Đường số 7: Từ giáp ngã ba đường sổ 13 thửa 424 và 348 TBĐ số 4 đến hết thửa 308 và 310 TBĐ số 10 525 1,5
15 - Đường số 8 và đường số 9: Từ giáp ngã 3 huyện lộ 413 (thửa 48 nhà ông Huỳnh Tấn Cường) và thửa 475 Tờ 12 đến giáp ngã 3 đường ĐH 15 hết thửa 288 Tờ 4 và 387 Tờ số 2 503 1,5
16 - Đường số 11: Từ giáp ngã tư đường số 1 (thửa 72 và 73 Tờ số 10) đến giáp ngã ba đường số 4 (hết thửa số 6 và 7 Tờ số 10) 517 1,5
17 - Đường số 13: từ giáp đường số 1 (thửa 15 TBĐ số 12 và thửa 116 TBĐ số 9) đến giáp đường số 7 (thửa 107 TBĐ số 6 và thửa 424 TBĐ số 4 446 1,5
18 - Đường cụm Công nghiệp: Từ giáp ngã ba đường ĐH 15 thửa 50 và 75 TBĐ so 2 đến giáp ranh giới hành chính xã Ka Đô thửa 24 TBĐ số 2 và thửa 41 TBĐ số 1 1.267 1,9
5.1.5 Các tuyến đường nối đường ĐH11
1 - Từ giáp ngã 3 đường ĐH 11 (thửa 585 Cây xăng) và 586 TBĐsố 17 địn giáp ngã ba huyện lộ 413 (thửa 62 đất ông Ngô Viết Nguyên ) và 142 TBĐsố 19 330 1,5
2 - Từ giáp ngã 3 đường ĐH 11 (ranh giới hành chính xã Q.Lập) thửa 54 TBĐ số 19 đến giáp ngã ba (Ranh giới hành chính 3 xã Kađô, Pró và Q.lập) thửa 244 TBĐ sổ 18 316 1,5
3 - Từ giáp ngã 3 đường ĐH 11 (thửa 104 và 105 Tờ 16) đến giáp ngã 3 hết thửa 262 và 265 Tờ số 16 302 1,5
5.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m. 260 1,5
5.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 189 1,4
6 XÃP’RÓ
6.1 Khu vực 1
6.1.1 Đất có mặt tiếp giáp đường 413
1 - Từ ngã 3 ranh giới hành chính xã Quảng lập (thửa 10 TBĐ số 314b) đến giáp ngã ba (Giáp ranh đất ông Huỳnh Văn Hưng thửa 3 TBĐ so 314b) 768 1,7
2 - Từ giáp ngã 3 ( Giáp ranh đất ông Huỳnh Văn Hưng thửa 3 Tờ số 314b) đến giáp ngã 3 nhà ông Phạm Tấn Của (Thửa đất số 212, Tờ 314A) 768 1,7
3 - Từ ngã ba nhà ông Phạm Tấn Của (Thửa đất số 212, TBĐ 314A) đến giáp ngã ba nhà ông Ya Lin (Thửa đất số 40, TBĐ 314A) 670 1,7
4 - Từ ngã ba nhà ông Ya Lin (Thửa đất số 40, TBĐ 314A) đến giáp ngã ba (hểt đất Trường PTTH Pró thửa 137 tờ 313b) 734 1,7
6.1.2 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH11
1 - Từ ngã ba ranh giới hành chính 3 xã Pró, QLập, KaĐô (thửa 10 và 11 TBĐ số 315a) đến giáp ngã ba hết thửa 413 và 459 TBĐ số 315a nhà ông Đinh Tấn Thảo: Hamanhail 248 1,5
2 - Từ ngã ba hết thửa 413 và 459 TBĐ số 315a nhà ông Đinh Tấn Thảo đến giáp ngã ba dốc ông Đào (thửa 13 và 464 TBĐ số 315c) 343 1,5
3 - Từ giáp thửa số 28a nay là thửa 263 (Nhà bà Xang) và thửa 9 Tờ số 314b đến giáp thửa 166 (Đất bà Loan Hồng) và thửa 163TỜ314b 448 1,5
4 - Từ giáp thửa đất số 166 (Đất bà Loan Hồng) và thửa 163 TBĐ số 314b đến giáp ngã ba dốc ông Đào (thửa 13 và 464 TBĐsố315c) 343 1,5
6.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH12
1 - Từ giáp ngã ba (hết đất Trường PTTH Pró thửa 137 tờ bản đồ 313b) đến giáp ngã ba hành chính xã Ka Đon (thửa 163 TBĐ Số313b) 734 1,7
6.1.4 Các đường nối vói đường 413 và đường ĐH 11
1 - Từ huyện lộ 413 (ngã ba ranh giới xã Quảng Lập thửa 10 TBĐ số 314b) đến giáp ngã ba ranh giới ba xã Pró, QLập, KaĐô (thửa 10 TBĐ 315a) 316 1,5
2 - Từ huỵện lộ 413 Ngã 4 UBND xã (thửa 8 và 9 TBĐ sổ 314d ) đến hết thửa số 12 (đất ông Ya Nho) và thửa 193b TBĐ số 314b 450 1,5
3 - Từ huyện lộ 413 ngã 3 nhà ông Của (Thửa đất số 212, Tờ 314A) đến giáp ngã 3 hết Trường Tiểu học Pró thửa 405 và thửa 406 TỜ314c 418 1,5
4 - Từ huyện lộ 413 ngã 3 nhà ông Ya Lin (thửa 40 Tờ 314a) đến giáp ngã 3 (Phân Hiệu Trường Krăng gọ thửa 103) và thửa 102 Tờ 314a 347 1,5
5 - Từ huyện lộ 413 ngã 3 Trường cấp 3 Pró (thửa 137 tờ 313b) đến giáp ngã 3 (hết đất ông TouProng Cường thửa 200 Tờ 313b) 401 1,5
6 - Từ giáp ngã ba huyện lộ 413 (thửa đất số 31, tờ 314A nhà ông Tươi) đến giáp ngã ba (hết thửa đất số 66, tờ 314A đất bà Lý) 252 1,4
7 - Từ giáp ngã 3 (thửa 459 Tờ 315a nhà ông Đinh Tấn Thảo) đến giáp ngã 3 trạm hết thửa 123 Tờ 315c 260 1,5
8 - Từ ngã ba dốc ông Đào thửa 13 TBĐ sổ 315c đến ngã ba đồi Cù (hết thửa 582 TBĐ315e) 210 1,4
9 - Từ giáp ngã ba nhà ông Quảng (thửa 386 TBĐ sổ 315c) đến giáp ngã ba nhà ông Huỳnh thửa 105 và thửa 138 TBĐ 315c 275 1,5
6.1.5 Khu trung tâm xã
1 - Các đường trong khu trung tâm có mặt tiếp giáp đường quy hoạch 373 1,5
6.1.6 Các tuyến đường nông thôn
1 - Từ ngã ba thửa 38 Tờ 314d đến giáp ngã ba hết thửa 116 và 118 Tờ 315c (đi vòng đập Tám Muống) 216 1,4
2 - Từ giáp hết thửa số 12 (đất ông Ya Nho) và thửa 193b TBĐ số 314b đến giáp ngã ba Trường Tiểu Học Pró thửa 405 và 406 TBĐ314C 216 1,4
3 - Từ ngã ba trường Tiểu Học Pró thửa 405 và 406 TBĐ 314c đến giáp ngã ba (phân hiệu trường Krăng gọ thửa 103) và thửa 102 TBĐ so 314a 216 1,4
4 - Từ giáp ngã 3 (phân hiệu trường Krăng gọ thửa 103) và thửa 102 Tờ 314a đến giáp ngã 3 nhà ông TouProng Cường thửa 200TỜ313b 216 1,4
5 - Từ giáp ngã ba nhà ông TouProng Cường thửa 200 TBĐ số 313b đến giáp ngã ba ranh giới 2 xã (Pró-Ka Đơn) thửa 102 TBĐ313b 216 1,4
6.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m. 207 1,4
6.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 151 1,4
6.4 Khu vực thôn ủ Tờ Lâm thuộc xã Pró 76 1,3
7 XÃ KA ĐƠN
7.1 Khu vực 1
7.1.1 Đất có mặt tiếp giáp đường 413
1 - Từ ngã 3 rẽ đi Ka Đơn (thửa 89 TBĐ số 289g đất ông Quảng) đến ngã ba ranh giới 3 xã Q.lập, Pró, Ka Đơn ( hết thửa 126 TBĐ số 313b đất nhà ông Nguyễn Xin) 734 1,7
7.1.2 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH12
1 - Từ ngã ba ranh giới 3 xã Q.Lập, Pró, Ka Đơn (hết thửa 126 tờ bản đồ 313b đất nhà ông Nguyễn Xin) đến giáp ngã ba ranh giới hành chính xã Pró (giáp thửa 73 và hết thửa 60 TBĐ số 313 b) 734 1,7
2 -Từ ngã ba hết ranh giới hành chính xã Pró (giáp thửa 73 và hết thửa 60 TBĐ số 313b) đến hết ranh thửa 709 và 163 TBĐ số 313A 635 1,7
3 - Từ hết ranh thửa 709 và 163 TBĐ số 313A đến đầu cầu Ka Đơn hết thửa 16 TBĐ số 336b 729 1,7
4 - Từ cầu KaĐơn hết thửa 16 TBĐ số 336b đến hết thửa 501 và 492 TBĐ số 336a nhà đất ông Lâm Vũ Hà (Thôn Karái 2) 676 1,7
5 - Từ hết thửa 501 và 492 TBĐ số 336a nhà đất ông Lâm Vũ Hà (Thôn Karái 2) đến hết đất Chùa Giác Châu thửa 385 và 443 TBĐ sổ 336a 514 1,7
6 - Từ hết đất Chùa Giác Châu thửa 385 và 443 TBĐ số 336a đến đầu ngã ba vào thôn Sao Mai thửa 344 và 346 TBĐ so 335b 300 1,6
7 -Từ ngã ba vào thôn Sao Mai thửa 344 và 346 TBĐ số 335b đến giáp ranh giới hành chính xã Tu Tra 500 1,7
7.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH14
1 - Từ giáp ngã ba ĐH 12 thửa 759 TBĐ 336b ( cầu Ka Đê) đến giáp ngã tư hết đất Trường Trung học cơ sở Kađơn (thửa 478 và 797 TBĐ số 336b): Thuộc khu quy hoạch trung tâm xã Ka Đơn 695 1,7
2 - Từ giáp ngã tư hết đất Trường Trung học cơ sở Ka Đơn thửa 478 và 797 TBĐ số 336b đển giáp ngã ba (hết thửa 146 và thửa 151 TBĐ 336c đất nhà bà Vân Điểm): Thuộc thôn Sao Mai 357 1,7
3 - Từ giáp ngã 3 (hết thửa 146 và thửa 151 Tờ 33 6c đất nhà bà Vân Điểm) đến giáp suối thôn Ka Đơn (thửa 358 Tờ 335g): Thuộc thôn Ka Đơn 297 1,5
4 - Từ giáp suối thôn Ka Đơn (thửa 358 TBĐ 335g) đến giáp suối Nse giáp ranh giới hành chính xã Tu Tra: Khu vực thuộc các TBĐ 359a, 359b và 359d xã Ka Đơn 251 1,5
7.1.4 Các đường nối với đường ĐH 14
1 Từ giáp ngã ba (thửa đất số 104 tờ bản đồ 336c) đển giáp ngã ba (hết thửa 606 tờ bản đồ 336d) 262 1,4
7.1.5 Các đường nối với đường ĐH 12
1 - Từ huyện lộ 413 (ngã 3 rẽ đi Ka Đơn thửa 89 TBĐ số 289g đất ông Quảng) đên giáp ngã 3 đường huyện ĐH 12 thửa 30 và 121 TBD số 313b (nhà ong Hao) 233 1,4
2 Từ giáp ngã 3 (giáp RGHC xã Pro thửa 873 tờ bản đồ 313d) đến giáp thửa 521 và 764 TBĐ số 336b (Thôn Krăng chớ + thôn Krăngọ) 262 1,4
3 - Từ đường huỵện ĐH 12 thửa 47 và 45 TBĐ 313a (ngã 3 đối diện Trường Mầm non) đến ngã ba (hết thửa 383 tờ BĐ 313a) 281 1,5
4 - Từ đường huyện ĐH 12 thửa 33a TBĐ 313a (ngã 3 Trường Mầm non) đến hết thửa 118 tờ BĐ 289e 257 1,5
5 - Từ đường huyện ĐH 12 (ngã 3 nhà bà Cúc) đển ngã ba (giáp thửa 405 tơ 313a) 413 1,6
6 Từ giáp thửa 405 tờ bản đồ 313a đến giáp ngã ba (hết thửa 372 tờ 313a) 262 1,5
7 Từ giáp thửa 521 tờ bản đồ 313a đến giáp ngã ba (hết thửa 16 tờ 313c) 312 1,4
8 Từ giáp ngã ba (Thửa 426 tờ bản đồ 313a) đến giáp ngã ba (hết thửa đất 84 tờ bản đồ 313c 275 1,4
9 - Từ đường huyện ĐH 12 (ngã 3 nhà ông Thành) đến ngã ba (hết thửa 245 tờ BĐ 289e) 257 1,5
10 -Từ đường huyện ĐH 12 (ngã 3 nhà ông Khi) đến giáp ngã 3 (hết thửa 521 tơ BĐ 33 6b) 257 1,5
11 -Từ đường huyện ĐH 12 (ngã 3 đi Hoà lạc) đến giáp ngã ba nhà đất ông Kiều Đình Tuấn 247 1,4
12 -Từ đường huyện ĐH 12 (ngã 3 vào thôn Sao Mai nhà ông Bùi Châu) đến giáp ngã ba đường đi thôn Ka Đơn đường huyện ĐH 14 240 1,4
7.1.6 Khu Trung tâm xã
1 -Khu trung tâm xã có một mặt tiếp giáp đường qui hoạch 579 1,7
2 -Từ hết thửa đất số 495 tờ bản đồ số 336b (đất bà Thu) đến giáp đường quy hoạch (thửa đất số 450 tờ 336b) 260 1,7
3 - Từ đất nhà ông Lê Phúc thửa 186 tờ BĐ 312d đến hết đất nhà ông Lê Văn Khuyết thửa đất số 11 tờ bản đồ số 312c ) Khu vực thôn Hoà Lạc 225 1,4
7.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng >3m. 208 1,4
7.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 142 1,4
8 XÃ TU TRA
8.1 Khu vực 1
8.1.1 Đất có mặt tiếp giáp đường 413
1 -Từ cây xăng Lạc Thạnh đến hết khu qui hoạch trung tâm xã 1.092 1,9
2 -Từ hết khu qui hoạch Trung tâm xã đến ngã 4 đường vào thôn Ma Đanh (nhà ông Sáu) 626 1,7
3 -Từ ngã ba đường vào thôn Ma Đanh (nhà ông Sáu) đến giáp ngã 4 (Trường Tiểu học Kămbute) 412 1,5
8.1.2 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH12
1 -Từ giáp ranh giới Ka Đơn đến đầu cầu ông Quý 546 1,7
2 -Từ cầu ông Quý đến giáp đất nhà thờ Tu Tra 652 1,7
3 -Từ đất nhà thờ Tu Tra đến giáp cây xăng Lạc Thạnh 984 1,7
4 -Từ Cây xăng Lạc Thạnh đến giáp đất trụ sở công ty sữa Đà Lạt 525 1,7
5 -Từ đất trụ sở Công ty sữa Đà Lạt đến giáp cầu Nông trường bò sữa 617 1,7
8.1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH13
1 - Từ huyện lộ 413 ngã 3 Sao Mai (thửa 875 và 930 Tờ số 8) đến cầu ông Thiều (thửa 1 và 4 Tờ số 6) 509 1,7
8.1.4 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH14
1 - Từ giáp ngã ba đường 413 (thửa 15 TBĐ11) đến giáp ngã ba (hết thửa 71 TBĐ11): Khu quy hoạch trung tâm xã Tutra 681 1,9
2 - Từ giáp ngã 3 (hết thửa 71 Tờ 11) đến giáp ngã 3 đi Thôn RLơm và Thôn Mađanh (Nhà đất ông Thanh) 277 1,7
3 -Từ giáp ngã ba đi Thôn RLơm và Thôn Mađanh (Nhà đất ông Thanh) đến giáp ngã ba hết thửa đất số 65 TBĐ số 37 (đất nhà ông Ya Minh thôn Ka Lót) 260 1,5
4 -Từ giáp ngã ba hết thửa đất số 65 Tờ số 37 (đất nhà ông Ya Minh thôn Ka Lót) đến giáp suối Nse (Ranh giới hành chính xã Tutra thửa 47 tờ 37) 251 1,5
8.1.5 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH16
1 -Từ đường ĐH16 (ngã 3 cầu NTBS) đến ngã 4 (Trường TH Kămbute) 300 1,5
2 -Từ ngã 4 Trường TH Kămbut đến giáp ngã 3 đường vào Cty Thắng Đạt 260 1,5
8.1.6 Khu Trung tâm xã
1 - Các đường QH khu Trung tâm xã (Theo bản đồ QH nông thôn mới) 652 1,9
8.1.7 Các đường nối vói huyện lộ 413
1 -Từ giáp huyện lộ 413 (ngã 3 nhà ông Sáu) đến hết thửa đất số 83 Tờ 41 (đất nhà bà MaTen thôn MaĐanh) 260 1,7
2 -Từ giáp huyện lộ 413 đến giáp ngã ba trụ sở 2 công ty sữa Đà Lạt 413 1,5
8.1.8 Các đường nối với đường ĐH 12
1 -Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã 3 cầu ông Quý) đến giáp ngã ba cầu bà Trí (Thôn STC 2) 350 1,7
2 - Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã ba bà Khánh) đến giáp ngã ba (nhà đất ông Nguyễn Thạch) 321 1,7
3 -Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã 4 thôn Lạc Trường) đến hết nhà đất ông Lê Diên 290 1,7
4 -Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã 4 Lạc trường) đến giáp ngã 3 ông Niệm 268 1,7
5 -Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã ba tập đoàn 1 Thôn Suối Thông C) đến ngã ba cầu bà Trí 352 1,7
6 - Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã ba cầu Nông Trường) đến giáp ngã ba nhà đất ông Phụng 385 1,7
7 -Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã 3 công ty APOLLO) đến giáp ngã 3 trụ sở 2 c.ty sữa Đà Lạt 457 1,7
8 - Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã ba nhà đất ông Lê Phước Hiệp) đến giáp ngã ba (nhà đất ông Sáu) 297 1,7
9 - Từ giáp đường huyện ĐH12 (ngã 3 cây xăng) đến giáp ngã 3 (nhà đất ông Khôi Hương) 260 1,7
10 - Từ giáp đường huyện ĐH 12 (ngã 3 hội trường thôn Lạc Nghiệp) đến giáp ngã 3 (nhà đất ông Khôi Hương) 260 1,6
8.1.9 Các đường nối với đường ĐH 13
1 - Từ ngã ba cầu bà Trí đến giáp ngã 3 đường ĐH13 (nhà đất ông Phạm Hữu Thạnh) 481 1,7
2 - Từ ngã 3 đường ĐH13 (nhà đất ông Phước) đến giáp ngã 3 đất ông Thạch 260 1,7
8.1.10 Đường nông thôn
1 -Từ giáp ngã 3 đi R'lơm, MaĐanh (nhà ông Thanh) đến hết thửa đất 160 Tờ 33 (đất bà Ma Will thôn MaĐanh) 260 1,5
8.2 Khu vực 2: Đất không thuộc khu vực I nêu trên, tiếp giáp với trục giao thông trong thôn, liên thôn có bề mặt đường rộng trên 3m. 216 1,4
8.3 Khu vực 3: Những vị trí còn lại trên địa bàn xã. 151 1,4
c. ĐẤT Ở TẠI ĐÔ THỊ
Số TT Tên đơn v| hành chính, khu vực, đường, đoan đường Giá đất (1.000 đồng/m2) Hệ số điều chỉnh giá đất (lần)
1 THỊ TRẤN THẠNH MỸ
1.1 Đất có mặt tiền giáp với QL27
1 -Từ giáp RGHC xã Lạc Lâm đến hết dốc Bà Ký (cống QL27 giáp thửa số 2 TBĐ 28) 855 1,6
2 -Từ hết dốc Bà Ký (cống QL 27 giáp thửa số 02 TBĐ 28) đến hết thửa 116 TBĐ 27 2.505 2,3
3 -Từ hết thửa 116 TBĐ số 27 đến giáp đường Nguyễn Du 2.481 2,3
4 -Từ đường Nguyễn Du đến hết đất trụ sở ƯBND thị trấn Thạnh Mỹ (hết thửa 145 TBĐ 18) 3.399 2,3
5 -Từ hết đất trụ sở UBND thị trấn Thạnh Mỹ (hết thửa 145 Tờ 18) đến giáp cống 5 (hết thửa 428 Tờ số 17) 3.009 2,3
6 -Từ giáp cống 5 ( hết thửa 428 TBĐ số 17) đến ngã 3 xây dựng (Đường Lý Tự Trọng) 2.450 2,3
7 -Từ ngã 3 xây dựng (Đường Lý Tự Trọng) đến hết thửa 85 TBD 12 2.195 2,1
8 -Từ hết thửa 85 TBĐ 12 đến giáp ranh giới hành chính xã Đạ Ròn 1.338 1,9
1.2 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH 13 (đường Nguyễn Chí Thanh và phần đưửng Phạm Ngọc Thạch)
1 - Từ giáp QL27 đến giáp ngã 3 (giáp thửa 74 Tờ 19 đất bà Phạm Thị Vóc) 845 1,9
2 - Từ giáp ngã ba (từ giáp thửa 74 tờ 19 đất bà Phạm Thị Vóc) đến hết thửa đất số 195 và thửa đất số 271 TBĐ số 30 578 1,7
3 - Từ hết thửa đất sổ 195 và thửa đất số 271 TBĐ số 30 đến giáp đường Phạm Ngọc Thạch (hết thửa 80 TBĐ 35) 525 1,5
4 - Từ giáp đường Nguyễn Chí Thanh (thửa 80 TBĐ 35) đến giáp cầu ông Thiều (hết thửa 27 TBĐ 34) 690 1,7
1.3 Đất có mặt tiếp giáp đường ĐH15
1 - Đoạn từ giáp QL27 đến cầu Q.Lập 1.614 2,1
1.4 Đường nhánh trong Thị trấn
1 -Đường Lê Thị Pha (từ giáp Qlộ 27 đến hết thửa 16 Tờ 14 đất ông Xuân) 438 1,7
2 -Đường Lý Tự Trọng:
+Từ giáp QL27 đến hết đất Trường Tiểu học Nghĩa lập (thửa 328 Tờ 13) 883 1,9
+Từ giáp đất Trường Tiểu học Nghĩa lập (thửa 328 TBĐ 13) đến hết đất Trường Dân tộc nội trú huyện (thửa 129TBĐ15) 848 1,7
+Từ hết đất Trường Dân tộc nội trú huyện (thửa 129 TBĐ 15) đến giáp đường Nguyễn Chí Thanh (ĐH15) 416 1,5
3 -Đường Nguyễn Thị Minh Khai : Từ giáp QL27 đến giáp Kênh thuỷ lợi (hết thửa 258 TBĐ 04) 761 1,9
4 -Đường Trần Bình Trọng: Từ giáp QL27 đến giáp Kênh thuỷ lợi ( hết thửa 115 tờ 04) 689 1,9
5 -Đường Phan Chu Trinh: từ giáp QL27 đến hết thửa 438 TBĐ 16 777 1,9
6 -Đường Phan Bội Chầu: Từ giáp QL27 đến giáp đường Lê thị Hồng Gấm (hết thửa 3 TBĐ 17) 891 1,9
7 -Đường Võ Thị Sáu: Từ giáp QL27 đến giáp đường Lê thị Hồng Gấm (hết thửa 23 tờ 18) 1.260 1,9
8 -Đường phía tây trụ sở ƯBND Thị trấn Thạnh Mỹ: Từ giáp QL27 đến giáp thửa 75 TBĐ 18 940 1,9
9 -Đường Nguyễn Văn Trỗi:
+Từ giáp QL27 đến giáp đường Lưong Thế Vinh 1.458 2,2
+ Từ giáp Đường Lương Thế Vinh đến giáp kênh thuỷ lợi ( hết thửa 1057 TBĐ 06) 830 1,7
10 -Đường Lê Thị Hồng Gấm (Từ giáp đường Nguyễn Văn Trỗi đến giáp đường Võ Thị Sáu) 728 1,7
11 -Đường Phạm Ngọc Thạch:
+Từ giáp QL27 đến hết đất Trung tâm y tế (thửa 281 Tờ số 16) 1.509 2,2
+Từ hết đất Trung tâm y tế (thửa 281 Tờ số 16) đến giáp Kênh thuỷ lợi 1.376 1,9
+Từ kênh thuỷ lợi đến giáp đường Nguyễn Chí Thanh 1.042 1,7
12 -Đường Chu Văn An (Từ giáp đường Âu Cơ đến chợ Thạnh Mỹ) 1.284 1,9
13 -Đường Đoàn Thị Điểm 899 1,9
14 - Đường Nguyễn Đình Chiểu 936 1,9
15 - Đường Nguyễn Viết Xuân 773 1,7
16 -Đường Trần Hưng Đạo
+ Từ giáp ngã ba đường Phạm Ngọc Thạch đến giáp đường Âu Cơ 1.245 2,2
+ Từ giáp đường Âu Cơ đến giáp đường Lạc Long Quân 871 1,9
17 -Đường Âu Cơ:
+Từ giáp QL27 đến giáp đường Chu Văn An 1.428 2,2
+Từ giáp đường Chu Văn An đến giáp đường Trần Hưng Đạo 1.176 1,9
+Từ giáp đường Trần Hưng Đạo đến giáp đường Lạc Long Quân (hết thửa 529 TBĐ số 21) 540 1,7
+Từ giáp đường Lạc Long Quân (hết thửa 529 TBĐ số 21) đến giáp đường Nguyễn Văn Linh 700 1,7
18 -Đường Lê Văn Tám:
+ Từ giáp QL27 đến giáp đường Lương Thế Vinh 1.590 2,2
+ Từ giáp Đường Lương Thế Vinh đến giáp thửa 991 TBĐ6 770 1,7
19 -Đường Lương Thế Vinh 1.110 2,1
20 -Đường Lạc Long Quân:
+Từ giáp QL27 đến giáp đường Trần Hưng Đạo 1.244 1,9
+Từ giáp đường Trần Hưng Đạo đến giáp đường Âu Cơ (hết thửa 529 TBĐ số 21) 609 1,7
21 -Đường Huỳnh Thúc Kháng: Từ giáp Qlộ 27 đến hết thửa23TBĐ21 993 1,9
22 -Đường Nguyễn Văn Linh:
+Từ giáp QL27 đến giáp đường Thế Lữ ( hết thửa 551 TBĐ so 23) 1.467 2,2
+ Từ giáp đường Thế Lữ (hết thửa 551 TBĐ 23) đến giáp Đường Âu Cơ (thửa 377 TBĐ số 21) 1.338 1,9
+Từ giáp đường Âu Cơ (hết thửa 551 TBĐ số 23) đến kênh thuỷ lợi (hết thửa 237 TBĐ số 32) 932 1,7
+Từ kênh thuỷ lợi (hết thửa 237 Tờ số 32) đến hết thửa 157 Tờ số 33 614 1,7
23 -Đường Thế Lữ 766 1,7
24 -Đường Trần Phú
+ Từ giáp QL27 đến đất Công an huyện (giáp thửa 32 TBD 21) 1.304 1,9
+ Từ giáp đất Công an huyện (giáp thửa 32 TBD 21) đến giáp suối (thửa 1094 tờ 06) 605 1,7
+ Từ giáp đất Công an huyện (giáp thửa 32 TBĐ 21) đến hết thửa đất số 970 và 924 TBĐ số 06 450 1,7
25 -Đường Bà Huyện Thanh Quan 1.155 1,9
26 -Đường Hoàng Diệu 1.155 1,9
27 -Đường Quang Trung
+Từ giáp đường Nguyễn Thái Bình đến hết thửa số 7 TBĐ 26 833 1,9
+Từ hết hết thửa số 7 Tờ 26 đến giáp đất trường bắn (thửa 575 Tờ 7) 501 1,7
28 -Đường Nguyễn Thái Bình: Từ giáp đường Trần Phú đế giáp đường Nguyễn Vãn Cừ 1.113 1,9
29 -Đường Xuân Diệu: Từ giáp QL27 đến giáp ngã ba (hết thửa 383 Tờ 26) 1.359 2,1
30 -Đường Nguyễn Du
+ Từ giáp QL27 đến giáp ngã tư hết thửa 352 TBĐ 26 (đất Đài truyền thanh truyền hình) 1.307 2,1
+ Từ giáp ngã tư hết thửa 352 TBĐ 26 (đất Đài truyền hình) đến hết thửa 518 TBĐ 26 630 1,7
31 -Đường Nguyễn Văn Cừ: từ giáp Qlộ 27 đến hết thửa 15 TBĐ so 27 1.177 1,9
32 -Đường Phan Đình Phùng:
+ Từ giáp QL27 đến giáp thửa 476 TBĐ sổ 26 (đất Nhà máy ươm tơ cũ) 932 2,1
+ Đoạn còn lại (từ giáp 422 TBĐ số 26 đến hết thửa 304 TBĐ số 26) 588 1,7
33 -Đường từ tiếp giáp QL 27 đến hết khu hành chính XN Vạn Đức (hết thửa 1451 TBĐ số 07) 899 1,9
34 -Đường Đinh Tiên Hoàng:
+Từ giáp QL27 đến giáp ngã ba đường đi trường bắn ( hết thưa 883 TBĐ sổ 07) 1.070 2,1
+Từ giáp ngã ba đường đi trường bắn (hết thửa 883 TBĐ sổ 07) đến hết đất Công ty Địa Ốc (hết thửa 13 TBĐ số 07) 606 1,9
35 -Khu vực chợ Thạnh Mỹ (có một mặt tiếp giáp với chợ) 873 2,1
36 -Các đường qui hoạch phía Tây Nam chợ Thạnh Mỹ 632 1,9
37 - Đường Phan Đình Giót: Từ giáp đường Nguyễn Văn Linh đến giáp đường Phạm ngọc Thạch 453 1,9
38 - Từ giáp ngã ba QL 27 đến giáp ngã ba đường Chu Văn An (đường giáp ranh đất Đài liệt sỹ) 1.425 2,1
1.5 Các đoạn đường hẻm
1 - Hẻm 24: Từ giáp QL27 đến hết thửa 1298 Tờ số 7 684 1,9
2 - Hẻm 86: Từ giáp QL 27 đến giáp suối (hết thửa 43 TBĐ 27) 421 1,9
3 - Hẻm 98: Từ giáp Qlộ 27 đến hết thửa 41 TBĐ 27 438 1,9
4 - Hẻm 194: Từ giáp QL 27 đến hết thửa 66 TBĐ số 23 (đất nhà dòng Phan xinh) 887 1,9
5 - Hẻm 205 đất khu quy hoạch thương nghiệp cũ: Từ giáp QL 27 đến hết thửa 385 TBĐ số 23 1.085 1,9
6 - Hẻm 371: Từ giáp QL 27 đến hết thửa 181 TBĐ số 16 647 1,9
7 - Hẻm 387: Từ giáp QL 27 đến giáp thửa 175 TBĐ số 16 641 1,9
8 - Hẻm 447: Từ giáp QL 27 đến giáp ngã ba hết thửa 31 TBĐ số 15 664 1,9
9 - Từ ngã ba số nhà 10 (đường Nguyễn Chí Thanh) đến giáp ngã ba đường Lý Tự Trọng (Trường Tiểu Học Nghĩa Lập 1) 548 1,9
10 - Từ ngã 3 số nhà 16 (đường Nguyễn Chí Thanh) đến giáp ngã 3 đường Lý Tự Trọng (Trung Tâm dạy nghề) 483 1,9
11 - Từ giáp ngã ba đường Xuân Diệu (nhà ông Phạm Tấn Đức) đến giáp ngã ba đường Nguyễn Du (hết thửa 417 TBĐSỐ26) 438 1,9
2 THỊ TRẤN D’RAN
2.1 Đất có mặt tiền giáp vói QL27
1 -Từ giáp ranh giới hành chính xã Lạc Xuân (từ thửa 294 và 157 TBĐ số 29) đến giáp ngã ba đường vào thôn Lạc Quảng (hết thửa 170 và 176 TBĐ số 27) 1.204 1,9
2 -Từ ngã ba đường vào thôn Lạc Quảng (hết thửa 170, 176 Tờ sổ 27) đến giáp ngã ba đường rẽ vào xóm Láng (hết thửa 222, 230 Tờ số 15) 1.368 1,9
3 -Từ ngã ba đường rẽ vào xóm Láng (hết thửa 222 và 230 TBĐ số 15) đến ngã 3 bùng binh thị trấn Dran (hết thửa 864,655 và 113 TBD số 50) 2.080 2,1
4 -Từ ngã 3 bùng binh Thị trấn Dran (hết thửa 864, 655 và 113 TBĐ số 50) đến đầu cầu Dran (thửa 1127 TBĐ số 50) 2.700 2,3
5 -Từ cầu Dran (thửa 1127 TBĐ 50) đến đầu ngã 3 đường huyện lộ 412 (hết thửa 14 và 74 TBĐ 52) 2.599 2,3
6 -Từ đầu ngã 3 đường huyện lộ 412 (hết thửa 14 và 74 tờ số 52) đến hết đất Văn phòng nhà máy thủy điện Đa Nhim-Hàm Thuận - Đa My (hết thửa 495 và 421 tờ 16) 1.239 1,7
7 -Từ hết đất Văn phòng nhà máy thủy điện Đa Nhim- Hàm Thuận - Đa My (hết thửa 495 và 421 TBĐ số 16) đến đầu cống bể (hết thửa 417 TBĐ số 18 và 7 TBĐ số 24) 756 1,7
8 - Từ đầu cống bể (hết thửa 417 TBĐ số 18 và 7 TBĐ số 24) đến hết đất Trạm kiểm soát Eo Gió (hết thửa 399 và 400 Tờ 23) 604 1,7
9 -Từ hết đất trạm kiểm soát Eo Gió (hết thửa 399 và 400 TBĐ số 23) đến giáp ranh giới hành chính tỉnh Ninh Thuận (hết thửa 163 Tờ số 22) 444 1,7
2.2 Đất có một mặt tiền giáp vói QL20
1 -Từ giáp ngã 3 bùng binh QL 27 đi QL 20 (từ hết 655 và 113 Tờ 50) đến giáp ngã ba nhà Ông Thanh (hết thửa 50 và 37 Tờ 14) 759 1,7
2 -Từ ngã ba nhà ông Thanh (hết thửa 50 và 37 TBĐ số 14) đến giáp ranh giới hành chính xã Trạm Hành - TP Đà Lạt (hết thửa 43 TBĐ số 12) 495 1,7
2.3 Đường nhánh trong Thị trấn
1 - Từ giáp ngã ba Qlộ 20 (thửa 51 TBĐ số 14) đến giáp đường Nguyễn Trãi (hết thửa 16 và 25 TBĐ số 50) Khu phố III 575 1,6
2 - Đường Ngô Quyền: Từ giáp QLỘ 27 (thửa 920 và 934 TBĐ số 50) đến giáp đường Trần Quốc Toản (thửa 437 và 549 TBĐ số 50) 1.919 1,9
3 - Đường Bà Triệu
+ Từ giáp QL 27 (thửa 1033 và 978 TBĐ 50) đến cống Quảng Lạc (hết thửa 484 và 466 TBĐ 50) 1588 1,9
+ Từ cống Quảng Lạc (hết thửa 484 và 466 TBĐ số 50) đến giáp hành lang bảo vệ đập Đa Nhim (hết thửa 10 và 27 TBD số 9) 625 1,7
- Đường Hai Bà Trưng: Từ giáp Qlộ 27 (từ thửa 655 và 596 TBĐ số 50) đến giáp ngã tư ông Hậu (thửa 272 và 314TBĐSỐ50) 1.403 1,9
4 - Đường Nguyễn Trãi
+ Từ giáp QL27 (thửa 675 và 694 Tờ 50) đến ngã 3 đường Phạm Thế Hiển (hết thửa 174 và 148 Tờ 50) 1.755 2,1
+ Từ ngã ba đường Phạm Thế Hiển (hết thửa 174 và 148 TBĐ số 50) đến đầu cầu khóm 3 (đầu thửa 586 và 583 TBĐ sổ 10) 1.000 1,7
5 - Đường Chu Văn An: Từ cầu khóm 3 (đầu thửa 586 và 583 TBĐ số 10 đến hành lang bảo vệ đập ĐaNhim (hết thửa 18 và 16TBĐ sổ 10) 570 1,6
6 - Đường Lê Văn Sỹ: (từ thửa 905 và 900 TBĐ số 50) đến (hết thửa 1171 và 1181 TBĐ số 50) 728 1,9
7 - Khu chợ và Khu xung quanh chợ (có một mặt tiếp giáp với chợ) 2.287 2,3
8 -Đường Trần Quốc Toản
+ Từ ngã 4 ông hậu (từ thửa 271 và 1311 TBĐ 50) đến giáp đường Ngô Quyền (thửa 437 TBĐ 50) 1.040 1,9
+ Từ đường Ngô Quyền (thửa 437 TBĐ 50) đến giáp đường Bà Triệu (thửa 595 và 622 TBĐ 50) 1.244 1,9
9 - Đường Lê Văn Tám: từ thửa 431 và 504 TBĐ số 50 đến hết thửa 485 và 454 TBĐ số 50) 1.000 1,7
10 - Từ giáp QL 27 đến giáp ngã 3 nhà ông Nguyễn Ngọc Châu (hết thửa 329; 425 Tờ 28): TDP Lạc Quảng 716 1,6
11 - Từ giáp giáp ngã ba nhà ông Nguyễn Ngọc Châu (thửa 329 và 431 TBĐ số 28) đến hết thửa 557 và 654 TBĐ số 28: TDP Lạc Quảng 500 1,6
12 - Từ giáp giáp ngã ba nhà ông Nguyễn Ngọc Châu (thửa 329, 431 Tờ sổ 28) đến giáp ngã tư (hết thửa 233. 234 Tờ sổ 27): TDP Lạc Quảng 500 1,6
13 Từ giáp ngã ba thửa 331 và 674 TBĐ số 28 đến hết thửa 506 và 443 TBĐ số 28. TDP Lạc Quảng 500 1,6
14 - Từ giáp QL 27 (thửa 259 và 317 TBĐ số 16) đến hành lang bảo vệ đập Đa Nhím (hết thửa 61 và 99 TBĐ số 16): TDP Lâm Tuyền 650 1,6
15 - Từ giáp QL 27 (thửa 495 TBĐ sổ 16 và 418 TBĐ số 17 đất VP nhà máy thủy điện Đa Nhim-HT-ĐM) đến hết 25 TBĐ 26 và thửa 90 TBĐ số 25 đất công ty Truyền tải điện 4 625 1,7
16 - Từ giáp ngã ba đường 412 (thửa 353 và 374 TBĐ số 27) đến giáp thửa 419 và 429 TBĐ số 33 (TDP Hòa Bình) 496 1,6
17 - Đường Nguyễn Trung Trực: Từ giáp QL 27 (thửa 398 và 404 TBĐ sổ 14) đến giáp ngã ba thửa 548 và 556 TBĐSỐ15 413 1,6
18 - Từ ngã ba thửa 548 và 556 TBĐ số 15 đến giáp đường Hoả Xa (giáp thửa 223 TBĐ số 15) 359 1,6
19 - Đường PhạmThế Hiển: Từ giáp ngã ba đường Nguyễn Trãi (thửa 174 và 161 TBĐ số 50) đến giáp ngã ba đường Nguyễn Trãi cầu Khóm III (thửa 17 và 1230 TBĐ sổ 50) 575 1,7
20 - Đường Nguyễn Văn Trổi: Từ giáp QLỘ 27 (thửa 775 và 791 TBĐ sổ 50) đến giáp đường Trần Quốc Toản (thửa 16 và 300 TBĐ số 50) 750 1,7
21 - Nguyễn Thái Bình: Từ giáp QLỘ 27 (thửa 827 và 1308 TBĐ số 50) đển giáp đường Trần Quốc Toản (thửa 382 TBĐ số 50) 750 1,7
22 - Từ giáp Qlộ 27 ( thửa 200, 204 Tờ số 51) đến giáp đường (thửa 95, 289 Tờ sổ 52) Khu phố Đường mới 481 1,7
23 - Từ giáp Qlộ 27 (thửa 875 và 935 TBĐ số 50) Đến hết thửa 1275 TBĐ số 10 (Khu phố I) 750 1,7
24 - Từ giáp QL27 (thửa 726 và 737 TBĐ số 50) đến hết thửa 593 và 662 TBĐ số 50: Khu kho Hồng Sưong cũ 1.000 1,7
25 - Từ giáp QL27 (thửa 390 TBĐ 17 Nhà ông Lê Thuộc) đến hết thửa 22 TBĐ 17: TDP Lâm Tuyền 360 1,6
26 -Từ giáp đường Ngô Quyền (thửa 808 và 915 TBĐ số 50) đến giáp đường Nguyễn Văn Trỗi (thửa 629 và 650 TBĐ số 50) 750 1,7
27 -Từ giáp đường Bà Triệu (thửa 474 và 1355 TBĐ số 50) đến giáp đất Phòng khám đa khoa khu vực Dran (hết thửa 294 và 1300 TBĐ số 50) 438 1,7
28 - Từ giáp ngã ba Qlộ 27 đất ông Lạc (thửa 227 và 307 TBĐ số 14) đến hết thửa 206 và 125 TBĐ số 14: TDP Lạc thiện 625 1,7
29 - Từ giáp ngã 3 QL27 (Thửa 196 và 199 Tờ 23) đến giáp ngã 3 (hết thửa 30và35TỜ23) TDP Phú thuận 375 1,6
30 - Từ giáp ngã 3 đường 412 (thửa 1 và 48 Tờ số 32) đến hết thửa 207 và 208 tờ số 32: Thôn KănKill 306 1,6
31 - Từ giáp ngã ba Qlộ 27 (thửa 78 và 82 TBĐ số 23) đến giáp ngã ba (hết thửa 177 và 151 TBĐ số 23) đường vào chùa Giác hoa TDP Phú thuận 313 1,6
32 - Từ giáp ngã ba QL27 (thửa 63, 64 Tờ 24) đến giáp ngã ba (hết thửa 255, 257 Tờ 24) TDP Phú thuận 363 1,6
33 - Từ giáp ngã ba QL27 (thửa 11 và 12 TBĐ 24) đến hết thửa 228 và 236 TBĐ 24 TDP Phú thuận 363 1,6
34 - Từ giáp ngã ba QL27 (Thửa 416, 417 Tờ 18) đến ngã ba (het thửa 302, 304 Tờ 18) TDP Phú thuận 363 1,6
35 - Từ giáp ngã ba QL27 (Thửa 449, 450 Tờ sổ 17) đến ngã ba (hết thửa 158, 160 Tờ 25) TDP Lâm Tuyền 363 1,6
2.4 Đất có mặt tiếp giáp đường 412
1 -Từ giáp ngã 3 QL27 (thửa 72 và 132 Tờ 52) đến đầu cầu Lam Phương (thửa 395 và 433 Tờ 32) 801 1,9
2 -Từ cầu Lam Phương (thửa 395 và 433 TBĐ số 32) đến giáp ranh giới hành chính xã Lạc Xuân (hết thửa 11 và 16 Tờ 30) 511 1,9 |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7044:2002
RƯỢU MÙI – QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
Liqueur – Specification
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rượu mùi pha chế từ cồn thực phẩm.
2 Tiêu chuẩn viện dẫn
Quyết định 3742/2001/QĐ-BYT: "Qui định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm".
Quyết định 178/1999/QĐ - TTg: "Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu".
TCVN 378 : 1986 Rượu trắng. Phương pháp thử.
TCVN 1052 : 1971 Etanol tinh chế. Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 1273 : 1986 Rượu mùi. Phương pháp thử.
TCVN 3217 : 1979 Rượu. Phân tích cảm quan. Phương pháp cho điểm.
TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về phương pháp đếm vi khuẩn Staphylococcus aureus. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
TCVN 4882 : 2001 (ISO 4831 : 1991) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng coliform. Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.
TCVN 4991-89 (ISO 7937 : 1985) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về phương pháp đếm Clotridium perfringens. Kỹ thuật đếm khuẩn lạc.
TCVN 5165 : 1990 Sản phẩm thực phẩm. Phương pháp xác định tổng số vi khuẩn hiếu khí.
TCVN 5166 : 1990 Sản phẩm thực phẩm – Phương pháp xác định tổng số bào tử nấm men nấm mốc.
TCVN 5501 : 1991 Nước uống. Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 5989 : 1995 (ISO 5666/1 : 1983) Chất lượng nước. Xác định thủy ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa. Phương pháp sau khi xử lý với tia cực tím.
TCVN 6193 : 1996 (ISO 8288 : 1996) Chất lượng nước. Xác định niken, coban, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
TCVN 6626 : 2000 (ISO 11969 : 1996) Chất lượng nước. Xác định hàm lượng asen. Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử.
TCVN 6846 : 2001 (ISO 7251 : 1993) Vi sinh vật học. Hướng dẫn chung về định lượng E.Coli giả định. Kỹ thuật đếm số có xác suất lớn nhất.
3 Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
3.1 Rượu mùi (Liquor): Sản phẩm được pha chế từ cồn thực phẩm với nước, có thể bổ sung thêm đường, dịch chiết trái cây và phụ gia thực phẩm.
4 Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Nguyên liệu
Etanol dùng để pha chế rượu mùi: theo TCVN 1052 : 1971.
Nước dùng để pha chế rượu mùi: theo TCVN 5501 : 1991.
4.2 Yêu cầu cảm quan
Các chỉ tiêu cảm quan của rượu mùi được quy định trong bảng 1.
Bảng 1 – Yêu cầu cảm quan của rượu mùi
Tên chỉ tiêu Yêu cầu
1. Màu sắc Đặc trưng của sản phẩm
2. Mùi Đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ
3. Vị Đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ
4. Trạng thái Trong, không vẩn đục, không có cặn
4.3 Chỉ tiêu hóa học
Các chỉ tiêu hóa học của rượu mùi được quy định trong bảng 2.
Bảng 2 – Các chỉ tiêu hóa học của rượu mùi
Tên chỉ tiêu Mức
1. Hàm lượng etanol (cồn) ở 20 0C, % (V/V) Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất
2. Hàm lượng axetaldehyt trong 1 l etanol 1000, mg, không lớn hơn 20
3. Hàm lượng etylaxetat trong1 l etanol 1000, mg, không lớn hơn Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất
4. Hàm lượng metanol trong 1 l etanol 1000, tính bằng % (V/V), không lớn hơn 0,1
5. Hàm lượng rượu bậc cao tính theo tỷ lệ hỗn hợp izopentanol và izobutanol, hỗn hợp 3:1, trong 1 l etanol 1000, mg, không lớn hơn 60
6. Hàm lượng axit, tính theo mg axit xitric trong 1 l etanol 1000, không lớn hơn 18
7. Hàm lượng đường Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất
8. Hàm lượng furfurol, mg/l, không lớn hơn 0
4.4 Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng
Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng của rượu mùi được quy định trong bảng 3.
Bảng 3 – Giới hạn tối đa hàm lượng kim loại nặng của rượu mùi
Tên chỉ tiêu Giới hạn tối đa (mg/l)
1. Asen (As) 0,2
2. Chì (Pb) 0,2
3. Thuỷ ngân (Hg) 0,05
4. Cadimi (Cd) 1,0
5. Đồng (Cu) 5,0
6. Kẽm (Zn), mg/l 2,0
4.5 Chỉ tiêu vi sinh vật
Các chỉ tiêu vi sinh vật của rượu mùi được quy định trong bảng 4 (chỉ áp dụng cho rượu mùi có hàm lượng etanol dưới 250).
Bảng 4 – Yêu cầu về vi sinh vật của rượu mùi
Chỉ tiêu Giới hạn tối đa
1. Tổng số vi sinh vật hiếu khí, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm 102
2. E.Coli, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0
3. Coliforms, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 10
4. Cl. perfringens, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0
5. S. aureus, số vi khuẩn trong 1 ml sản phẩm 0
6. Tổng số nấm men - nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 ml sản phẩm 10
4.6 Phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm: theo "Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm" ban hành kèm theo Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT.
5 Phương pháp thử
5.1 Xác định các chỉ tiêu cảm quan của rượu, theo TCVN 3217 : 1979.
5.2 Xác định hàm lượng etanol, theo TCVN 1273 : 1986.
5.3 Xác định hàm lượng metanol, theo TCVN 378 :1986.
5.4 Xác định hàm lượng este, theo TCVN 378 : 1986.
5.5 Xác định hàm lượng aldehyt, theo TCVN 378 :1986.
5.6 Xác định hàm lượng rượu bậc cao (dầu fusel), theo TCVN 378 : 1986.
5.7 Xác định độ axit, theo TCVN 1273 : 1986.
5.8 Xác định hàm lượng đường, theo TCVN 1273 : 1986.
5.9 Xác định hàm lượng asen, theo TCVN 6626 : 2000 (ISO 11969 : 1996).
5.10 Xác định thủy ngân tổng số, theo TCVN 5989 : 1995 (ISO 5666/1 : 1983).
5.11 Xác định đồng, kẽm, cadimi và chì, theo TCVN 6193 : 1996 (ISO 8288 : 1996).
5.12 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí, theo TCVN 5165 : 1990.
5.13 Xác định E.coli, theo TCVN 6846 : 2001 (ISO 7251 : 1993).
5.14 Xác định coliform, theo TCVN 4882 : 2001 (ISO 4831 : 1991).
5.15 Xác định Staphylococcus aureus, theo TCVN 4830-89 (ISO 6888 : 1983).
5.16 Xác định Clostridium perfringens, theo TCVN 4991-89 (ISO 7937 : 1985).
5.17 Xác định tổng số bào tử nấm men, nấm mốc, theo TCVN 5166 : 1990.
6 Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển
6.1 Bao gói
Rượu trắng phải được đựng trong các chai kín, chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.
6.2 Ghi nhãn
Theo " Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ - TTg.
6.3 Bảo quản
Các thùng đựng rượu mùi phải để ở nơi bảo đảm vệ sinh, tránh ánh nắng trực tiếp.
6.4 Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển rượu mùi phải khô, sạch, không có mùi lạ và không ảnh hưởng đến chất lượng của rượu.
|
Tại công văn số 5280/VPCP-ĐMDN ngày 25 tháng 7 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chỉ đạo Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có ý kiến về dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo kết luận của Bộ Chính trị gửi về Văn phòng Chính phủ trong ngày 26 tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên, đến nay, Văn phòng Chính phủ chưa nhận được báo cáo của Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương báo cáo theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái./. |
UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
______________
Số: 1033/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 3 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đê, kè biểnxã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
______________________
CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 27/7/2018 của UBND tỉnh quy định phân công, phân cấp thẩm định dự án, thiết kế cơ sở và thiết kế, dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;
Căn cứ các Quyết định số 1561/QĐ-UBND ngày 09/5/2016, số 4668/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt điều chỉnh dự án, điều chỉnh nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đê, kè biển xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1691/SKHĐT-KTNN ngày 19/3/2021 và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 519/SNN&PTNT-QLXDCT ngày 08/02/2021 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đê, kè biển xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình đê, kè biển xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, với nội dung sau:
1. Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ “không quá 5 năm (2016-2020)” thành “đến ngày 31/12/2021”.
2. Các nội dung khác: Thực hiện theo các Quyết định số 1561/QĐ-UBND ngày 09/5/2016, số 4668/QĐ-UBND ngày 11/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Thống nhất chủ trương gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng các gói thầu số 5 (Bảo hiểm xây dựng công trình) và số 8 (Xây dựng công trình đê, kè biển xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương) thuộc dự án đê, kè biển xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
2. Cho phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ đầu tư) căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật, phê duyệt điều chỉnh TKBVTC-DT công trình thực hiện đến điểm dừng kỹ thuật.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ dự án được duyệt và quy định có liên quan:
- Tính toán cụ thể thời gian chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan (điều chỉnh thiết kế, khó khăn về nguồn vốn) và khối lượng còn lại của các gói thầu để quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng (quyết định gia hạn hợp đồng) các gói thầu số 5, số 8 thuộc dự án nêu trên, đảm bảo không được vượt thời gian thực hiện dự án (sau điều chỉnh); đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh về quyết định của mình.
- Tổ chức thực hiện dự án đến điểm dừng kỹ thuật theo đúng chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 14722/UBND-NN ngày 30/10/2019 (kinh phí thực hiện đến điểm dừng kỹ thuật dự kiến khoảng 41.532 triệu đồng).
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương và Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT UBND tỉnh Lê Đức Giang;
- Lưu: VT, NN.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 22 /CT-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2012
CHỈ THỊ
Về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước
những tháng cuối năm 2012
Trong những tháng đầu năm 2012, các Bộ ngành, địa phương đã tích cực,
chủ động triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Đảng, Quốc
hội và Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2012, nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội đã có những
chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng
trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; tăng trưởng kinh tế
đạt thấp hơn so với mục tiêu nhiệm vụ và thấp hơn cùng kỳ các năm trước, chỉ số
tồn kho ở mức cao, sức mua thị trường trong nước tăng chậm, số doanh nghiệp
giải thể, ngừng hoạt động tăng; qua đó ảnh hưởng đến thu, chi ngân sách nhà
nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển.
nhất và đầu tư
Để phấn đấu hoàn thành mức cao nhất và bảo đảm sự chủ động trong điều
hành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2012 theo dự toán đã được Quốc
hội phê duyệt, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo thực hiện đồng
bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và
các Nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2012; số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm
2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị
trường; các Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng; các văn bản
chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời tập trung chỉ đạo điều
hành, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
1. Về thu ngân sách nhà nước
Các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
bám sát tình hình thực tế, chủ động có giải pháp phù hợp trong chỉ đạo điều hành
để phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2012 đã
được phê duyệt; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ sau:
Rà soát, nắm chắc các nguồn thu và đối tượng thu nộp ngân sách trên địa
bàn, phấn đấu thu ở các lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện để bù đắp các phần
giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế.
Lu - Kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ
www.ww2baru.vn
phí và thu khác vào ngân sách nhà nước. Đôn đốc thu đối với số thuế được gia
hạn đến hạn phải nộp vào ngân sách. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo
đảm đúng đối tượng và theo đúng chế độ quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế và phối hợp giữa cơ quan
thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu,
chống thất thu và xử lý nợ đọng.
- Tăng cường phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá
nhập khẩu và buôn lậu qua biên giới, nhất là các mặt hàng xăng, dầu, thuốc lá,
khoáng sản. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về
quản lý giá, thuế, phí đối với những mặt hàng thuộc danh mục nhà nước định giá,
mặt hàng thực hiện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống.
2. Về chi ngân sách nhà nước
ương:
a) Các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ
và hiệu quả. Nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong chi thường xuyên; rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực
hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; tiết giảm tối đa chi phí điện, nước,
điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, chi phí lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội
thảo, đi công tác trong và ngoài nước,....
Rà soát, sắp xếp và phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên và
thực hiện chi trong phạm vi nguồn thu được hưởng theo phân cấp và dự toán
được giao, đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu đã quy định. Hạn chế tối
đa việc bổ sung ngoài dự toán và ứng vốn, trừ trường hợp thật sự cần thiết, cấp
bách và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước các cấp tăng cường công tác
kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước, đảm bảo chi ngân sách đúng chế độ.
Chỉ cho phép chuyển nguồn để thực hiện chế độ tiền lương mới, chuyển nguồn
của các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ về tài
chính, chi cho các đề tài nghiên cứu khoa học theo Nghị quyết của Quốc hội.
- Tập trung thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư phát triển, nhất là đối với nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn các chương
trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi ngân
sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm sử
dụng ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng chế độ quy định.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
-
Căn cứ khả năng thu để chủ động tổ chức điều hành chi ngân sách địa
phương. Trường hợp thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất)
giảm so với dự toán giao, sau khi đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi mà vẫn
không bù đắp được số giảm thu, các địa phương chủ động sử dụng các nguồn lực tài
www.anbanual.vn
2
chính của địa phương, như: nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã đảm bảo
nguồn cải cách tiền lương theo lộ trình, tăng thu ngân sách địa phương năm 2011
sau khi đã dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định (nếu có), quỹ
dự trữ tài chính và kết dư ngân sách địa phương năm 2011 theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước... để bảo đảm cân đối ngân sách địa phương. Đối với số thu
tiền sử dụng đất, trường hợp giảm thu so với dự toán thì thực hiện cắt giảm, hoặc
hoãn, giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án được bố trí chi từ nguồn thu này.
- Chủ động dành nguồn từ ngân sách địa phương và sử dụng dự phòng
ngân sách địa phương để tập trung cho các nhiệm vụ chi phòng chống, khắc phục
hậu quả thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc
phòng, an ninh tại địa phương. Hạn chế tối đa đề nghị Trung ương hỗ trợ, ứng
vốn, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
- Trường hợp ngân sách địa phương trong quá trình điều hành bị thiếu hụt
tạm thời do nguồn thu chưa tập trung kịp; sau khi đã chủ động sử dụng các nguồn
lực tài chính của địa phương mà vẫn không đủ đáp ứng các nhu cầu chi, địa
phương có báo cáo về Bộ Tài chính để xử lý.
3. Tổ chức thực hiện:
a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan
khác ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức triển
khai thực hiện Chỉ thị này, có
hoạch cụ the trong chỉ đạo điều hành để bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách theo dự toán được duyệt.
ó ké
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng
Nhà nước và các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình
và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị; tổng hợp, báo cáo tình hình ngân sách nhà
nước tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng.
THỦ TƯỚNG
Nơi nhận:
-
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
-
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
-
- Văn phòng Quốc hội;
-
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP,
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b). 240
CH
لا
Nguyễn Tấn Dũng
3
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 44 /TB-VPCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2012
THÔNG BÁO
Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
tại buổi làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngày 23 tháng 3 năm 2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã làm việc với
Ngân hàng Chính sách xã hội về Đề án tái cơ cấu và Chiến lược phát triển đến
năm 2020. Cùng dự làm việc có đại diện các cơ quan: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Sau khi nghe Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo về tình
xã hội h
hình hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội từ khi thành lập đến năm
2011, dự thảo Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020,
dự thảo Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách xã hội và ý kiến của các đại biểu
tham dự, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:
1. Về nội dung đánh giá kết quả 9 năm hoạt động của Ngân hàng Chính
sách xã hội:
a) Đồng ý cơ bản với báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội do đồng chí
Tổng giám đốc trình bày và ý kiến bổ sung của các đại biểu. Trong bối cảnh kinh tế
trong nước còn nhiều khó khăn, Ngân hàng Chính sách xã hội đã có nhiều cố gắng
và đạt được nhiều kết quả, đóng góp vào thành tích chung của cả nước trong phát
triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo.
b) Về kết quả đạt được: Ngân hàng chính sách xã hội cần tập trung phân tích,
đánh giá kỹ thêm về kết quả 9 năm hoạt động trên các nội dung chính như sau:
- Ngân hàng Chính sách xã hội đã trở thành một trong những công cụ quan
trọng nhằm thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm
nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.
- Quy mô tín dụng chính sách xã hội ngày càng mở rộng; mô hình tổ chức của
Ngân hàng Chính sách xã hội từng bước được hoàn thiện; chất lượng tín dụng được
nâng cao; phương thức quản lý tương đối phù hợp với từng giai đoạn, từng yêu cầu
nhiệm vụ và sự phát triển chung của đất nước.
LuaVietnam
www.vanbanluat.vn
- Thông qua hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội đã huy động được sự
tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác xoá đói, giảm nghèo, góp phần
tích cực vào thành tựu chung về kinh tế - xã hội của đất nước trong tùng thời kỳ.
c) Về các tồn tại, hạn chế: Ngân hàng Chính sách xã hội cần phân tích trên một
số nội dung như sau:
-
Nhu cầu về tín dụng chính sách lớn, nhưng nguồn lực thì có hạn, gây áp
lực đối với Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc huy động và cân đối vốn.
- Đối tượng thụ hưởng, mức độ và phương thức hỗ trợ tín dụng còn chưa
hợp lý, thiếu thống nhất; một số nơi vẫn còn tình trạng cho vay sai đối tượng.
- Chưa có cơ chế tài chính (cơ chế xử lý rủi ro, hỗ trợ thu hồi nợ khó đòi,...)
thực sự phù hợp với đặc thù hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
d) Với kết quả đạt được qua 9 năm hoạt động, thay mặt Thủ tướng Chính phủ,
Phó Thủ tướng chúc mừng và biểu dương kết quả công tác của Hội đồng quản
trị Ngân hàng Chính sách xã hội, của toàn thể cán bộ, viên chức trong hệ thống
Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời, Phó Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Chính
sách xã hội và các Bộ, ngành liên quan cần sớm có biện pháp khắc phục các tồn tại,
hạn chế.
2. Về dự thảo Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến
năm 2020 :
a)
ủa Ngân hàng chỉ có ng Chín
Chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội cần bám sát, cụ thể
hoá nội dung của Chiến lược Phát triển Kinh tế - xã hội 10 năm mà Đảng ta đã đề ra,
xác định rõ Ngân hàng Chính sách xã hội là một công cụ chính, trụ cột và rất cần
thiết trong công cuộc xóa đói giảm nghèo không chỉ trong 10 năm tới mà là cả một
quá trình lâu dài.
b) Chính sách tín dụng xã hội cần được tập trung để phục vụ sản xuất, nâng
cao đời sống của người dân, ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bảo
ở các vùng khó khăn, gắn tín dụng chính sách với việc thực hiện mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tăng tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận vốn
của Ngân hàng Chính sách xã hội. Đối với những đối tượng khác, cần có các có
giải pháp hỗ trợ phù hợp với khả năng của ngân sách và tình hình phát triển của
đất nước. Hình thức và mức độ ưu đãi cần được thiết kế phù hợp với từng nhóm
đối
tượng, đối tượng khó khăn nhiều thì được ưu đãi nhiều, đối tượng khó khăn
ít thì hưởng mức ưu đãi thấp hơn. Cần có chỉ tiêu đánh giá chất lượng phù hợp
đối với tín dụng chính sách xã hội.
c) Trong chiến lược cần có định hướng về cơ cấu nguồn vốn phù hợp, trong
đó xác định nguồn vốn chủ yếu là do Chính phủ cấp. Ưu tiên cho Ngân hàng
Chính sách xã hội được vay hoặc tạm ứng từ các nguồn vốn nhàn rỗi, lãi suất
thấp hoặc không lãi. Xây dựng lộ trình cấp vốn điều lệ cho Ngân hàng Chính
sách xã hội trong 10 năm trên cơ sở cân đối các nguồn vốn từ ngân sách, nguồn
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
2
ODA, nguồn viện trợ, hoặc các nguồn vốn giá rẻ khác, đảm bảo cho Ngân hàng
Chính sách xã hội hoạt động chủ động, ổn định. Nâng cao vai trò, trách nhiệm
của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc đảm bảo nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các
nhiệm vụ chính trị đã được Đảng và Nhà nước giao.
d) Cần có cơ chế khoán tài chính ổn định trong từng giai đoạn, có cơ chế
quản trị phù hợp với hoạt động đặc thù, có quỹ dự phòng rủi ro, cơ chế cấp bù
thích hợp để phát huy tính chủ động và đảm bảo khả năng đánh giá hiệu quả
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội. Có cơ chế khoán, phân phối tiền
lương, thưởng, phúc lợi phù hợp với đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội
nhằm khuyến khích và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên.
đ) Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của
Ngân hàng Chính sách xã hội, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về
đạo đức nghề nghiệp, học tập tấm gương của bác Hồ. Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ hiện đại vào các nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội cho phù hợp với
phương thức hoạt động.
e) Chiến lược cần khẳng định và xác định rõ vai trò, nghĩa vụ của cấp ủy,
chính quyền địa phương các cấp và của các tổ chức hội, đoàn thể.
3. Về Đề án tái cơ cấu Ngân hàng Chính sách xã
sách xã hội:
Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thực
hiện các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vì vậy nội dung cơ cấu cần
phù hợp với đặc thù hoạt động, về cơ bản được tiến hành theo những nội dung
đã được xác định trong Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến
năm 2020, bao gồm ba nội dung chính là: tái cơ cấu nguồn vốn và cơ chế tài
chính; củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng; hoàn thiện công tác quản trị và
điều hành.
4. Về các kiến nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Về Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2020 và
Đề án tái cơ cấu đến năm 2015: Trên cơ sở các gợi ý nêu trên, Hội đồng quản trị
Ngân hàng Chính sách xã hội nghiên cứu, hoàn thiện các dự thảo, trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét phê duyệt.
b) Đồng ý Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức tổng kết 10 năm hoạt động.
5. Về nguồn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội:
a) Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
quan tâm, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các
chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ đã ban hành.
b) Để đảm bảo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng Chính sách xã hội ngay từ
năm 2012, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
3
xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2012 phương án tổng thể
đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay các
chương trình tín dụng chính sách mà Chính phủ đã ban hành.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, tổ chức liên quan biết,
thực hiện./.
-
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
Các Bộ: TC, LĐ-TB&XH, GD&ĐT,
KHĐT, Nội vụ, Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Uỷ ban dân tộc;
- Ngân hàng Chính sách xã hội:
- Hội Cựu chiến binh VN;
- Hội Nông dân VN,
- TW Hội LH Phụ nữ VN;
TW Đoàn TNCSHCM;
VPCP: BTCN, các PCN,
các Trợ lý Thủ tướng,
các Vụ: TH, TKBT, KGVX, ĐP, PL,
Cổng TTĐT:
- Lưu: VT, KTTH (4) MCường 39
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
NG
CHIN
Phạm Văn Phượng
www.LuatVietnam.vn
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
4
|
-
-
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 574 /QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xuất cấp lương thực từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tại văn bản số 676/TTr-UBND
ngày 03 tháng 4 năm 2015, ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại
văn bản số 1313/LĐTBXH-BTXH ngày 15 tháng 4 năm 2015, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư tại văn bản số 2271/BKHĐT-KTĐPLT ngày 20 tháng 4 năm 2015, Bộ
Tài chính tại văn bản số 5460/BTC-NSNN ngày 24 tháng 4 năm 2015,
chính xuất hà, QUYẾT ĐỊNH . háng 4 năm 2
:
Điều 1. Bộ Tài chính xuất cấp (không thu tiền) 750,570 tấn gạo từ nguồn
dự trữ quốc gia để hỗ trợ tỉnh Cao Bằng cứu đói cho nhân dân trong thời gian
giáp hạt năm 2015.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp
nêu trên hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định. Trường hợp sau khi
thực hiện vẫn còn khó khăn, tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét tiếp tục hỗ trợ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội,
Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng CP, các PTTg: Vũ Văn Ninh, Hoàng Trung Hải
.
- VPCP: BTCN, PCN Nguyễn Sỹ Hiệp,
Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: KTN, V.III, KGVX, TH, TKBT, HC.
- Lưu: VT, KTTH(3). 24
TUUNG
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
CHI
LuatVietnam
www.vanbanluat.vn
Vũ Văn Ninh
|
THÔNG BÁO
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
tại cuộc họp về bảo đảm nguồn vật liệu cho Dự án đầu tư xây dựng
đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án đường cao tốc
khu vực đồng bằng sông Cửu Long
_______________
Ngày 01 tháng 4 năm 2024, tại Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan về bảo đảm nguồn vật liệu cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tham gia cuộc họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bến Tre, Đồng Tháp và lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang và đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh: Vĩnh Long, An Giang. Sau khi nghe báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải và ý kiến của các đại biểu dự họp về nhu cầu và khả năng cung ứng nguồn vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát san lấp cho Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chỉ đạo như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và công trình đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long là rất cấp thiết nhằm cụ thể hóa các mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh các tỉnh phía Nam và cả nước; đây là trách nhiệm chung của tất cả các bộ, ngành, địa phương, trong đó có các tỉnh, thành phố có dự án đi qua. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, trong đó có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp, đắp nền đường.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, biểu dương sự chủ động, tích cực của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tỉnh có nguồn vật liệu san lấp (cát sông), nhất là các tỉnh: An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bến Tre... đã phối hợp điều phối, hỗ trợ nguồn vật liệu cho các dự án; đến nay, về cơ bản đã bố trí được nguồn vật liệu san lấp để các dự án không bị gián đoạn. Hoan nghênh tinh thần trách nhiệm cao của tỉnh Tiền Giang, Bến Tre đã chủ động đề xuất hỗ trợ cơ bản đủ nguồn cát san lấp cho Dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và dự kiến tiếp tục hỗ trợ cho các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, việc triển khai ở một số dự án chưa tốt, chưa xây dựng kế hoạch về nhu cầu vật liệu cho từng tháng, quý, năm; còn có sự lúng túng trong việc phối hợp tìm kiếm, điều phối nguồn vật liệu (mỏ vật liệu); một số địa phương có nguồn vật liệu nhưng chậm trễ trong việc triển khai các thủ tục cấp phép và khai thác mỏ vật liệu..., có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để bảo đảm cung cấp đủ vật liệu san lấp cho Dự án đường Vành Đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và các dự án đường cao tốc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập ngay Tổ công tác liên ngành do đồng chí Thứ trưởng làm Tổ trưởng, với sự tham gia của các Bộ: Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hỗ trợ giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu san lấp; trực tiếp làm việc với các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ (đặc biệt là Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng...), vận dụng các cơ chế, chính sách được Quốc hội cho phép trong thăm dò, cấp phép và khai thác vật liệu san lấp cho các dự án giao thông trọng điểm phía Nam; lưu ý ưu tiên tiêu chí an toàn môi trường và chất lượng tài nguyên trong quá trình thực hiện việc cấp phép, khai thác vật liệu (đối với từng địa phương: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh... phải nêu rõ khu vực dự kiến khai thác, nạo vét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 4 năm 2024.
2. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các Ban quản lý dự án, nhà thầu, đơn vị tư vấn huy động các chuyên gia kỹ thuật giỏi, máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ thi công và giám sát thi công, giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển vật liệu, giám sát sự tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường...
3. Về sử dụng cát biển làm vật liệu sang lấp
a) Bộ Giao thông vận tải cùng với Ủy ban nhân dân các tỉnh: Sóc Trăng, Bến Tre, Thái Bình và các cơ quan có liên quan công bố kết quả thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp, hoàn thành trước ngày 10 tháng 4 năm 2024.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản hướng dẫn, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân các địa phương làm thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và cấp phép khai thác cát biển làm vật liệu san lấp.
c) Trong tháng 4 năm 2024, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan hoàn thành phương án khai thác cát biển làm vật liệu san lấp cho các dự án đường cao tốc, trong đó phải thể hiện rõ địa điểm khai thác, địa chỉ sử dụng...
d) Bộ Xây dựng sớm công bố giá vật liệu khai thác tại mỏ, làm cơ sở để các đơn vị triển khai thực hiện.
4. Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, rà soát, đánh giá lại nhu cầu và khả năng cung ứng, công suất khai thác các mỏ vật liệu san lấp theo tiến độ đối với từng dự án đường cao tốc tại các tỉnh phía Nam (bao gồm cả dự án do Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các địa phương là cơ quan chủ quản), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 4 năm 2024.
5. Về ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến nhập khẩu cát từ Campuchia: Giao Bộ Công Thương chủ trì (có thể thành lập đoàn công tác liên bộ) làm việc với Campuchia về phương án nhập khẩu cát làm vật liệu xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trước ngày 30 tháng 4 năm 2024.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan biết, thực hiện./. |
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------
Số: 24/2009/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 3 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế phối hợp xử lý biến động thị trường
bất thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
---------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;
Căn cứ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09 tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 1461/SCT ngày 26 tháng 11 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp xử lý biến động thị trường bất thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố và Tổng Giám đốc các Tổng Công ty, Giám đốc các Công ty trực thuộc thành phố quản lý chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hồng
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
Phối hợp xử lý biến động thị trường bất thường
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24 /2009/QĐ-UBND
ngày 24 tháng 3 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các sở - ban - ngành, quận - huyện, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước); giữa các doanh nghiệp đầu mối về sản xuất - kinh doanh, các hợp tác xã thương mại của thành phố (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp đầu mối) với các cơ quan quản lý nhà nước để tập trung xử lý những biến động thị trường bất thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Điều 2. Ban Chỉ đạo Xử lý những biến động thị trường bất thường thành phố (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo thành phố) là cơ quan chủ trì, điều phối hoạt động và quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các doanh nghiệp đầu mối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc triển khai các giải pháp cấp bách khi thị trường xảy ra biến động bất thường, nhằm tác động tích cực đến việc bình ổn giá cả và cân đối cung - cầu trên địa bàn thành phố. Sở Công Thương là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo thành phố.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Các mặt hàng thiết yếu là các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong từng thời kỳ.
2. Biến động bất thường là biến động về giá cả hoặc về lượng cung - cầu đối với các mặt hàng thiết yếu xảy ra không bình thường, làm giá bán lẻ trên thị trường tăng hoặc giảm bình quân 15% trở lên so với mức giá trên thị trường trước khi có biến động trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục; do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế; các tổ chức, cá nhân lạm dụng vị thế độc quyền, liên kết độc quyền để quy định giá gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân khác; do đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; do tác động bởi tin đồn thất thiệt, thông tin không chính xác; hoặc do các điều kiện bất thường khác gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn thành phố.
3. Doanh nghiệp đầu mối là một trong các loại doanh nghiệp sau đây:
a) Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh chuyên ngành hoặc đa ngành, trong đó có một hoặc nhiều mặt hàng thiết yếu là mặt hàng kinh doanh chủ lực thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố từng thời kỳ;
b) Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh được Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ hàng năm tham gia tạo nguồn hàng bình ổn thị trường thực hiện Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu bình ổn thị trường thành phố.
Chương II
QUY TRÌNH VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP
XỬ LÝ BIẾN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG BẤT THƯỜNG
Điều 4. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước khi xảy ra biến động thị trường bất thường
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phát hiện sự việc phải tiến hành ngay các công việc sau:
a) Tổ chức lực lượng, chủ động kiểm tra, rà soát, nắm sát tình hình, diễn biến giá cả, thị trường;
b) Xác định mặt hàng, nhóm hàng cụ thể đang biến động bất thường; điểm xuất phát và phạm vi lan tỏa của biến động bất thường;
c) Nghiên cứu, tìm hiểu nguyên nhân cụ thể gây biến động bất thường;
d) Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi xảy ra biến động và cấp trên trực tiếp quản lý, chậm nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện có biến động thị trường bất thường trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân cấp quận - huyện và cơ quan chủ quản khi nhận được thông tin có biến động thị trường bất thường xảy ra trên địa bàn phải tập trung kiểm tra, chỉ đạo xử lý biến động theo thẩm quyền, báo cáo kết quả cho Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố chậm nhất trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được thông tin có biến động bất thường. Trường hợp đánh giá biến động bất thường có khả năng lan rộng, Ủy ban nhân dân cấp quận - huyện phải báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố xử lý biến động bất thường và thực hiện ngay công tác bình ổn giá.
3. Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố căn cứ tình hình thực tế, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn thành phố theo quy định tại điểm 3 khoản 3 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ, chậm nhất trong vòng 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp quận - huyện. Cụ thể như sau:
a) Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ;
b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ;
c) Đăng ký giá, kê khai giá: thực hiện theo quy định tại Điều 22b khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại Mục VI và VII Phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính;
d) Công khai thông tin về giá theo quy định tại Điều 22c, khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:
- Quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi có biến động bất thường.
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý giá, bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo giá niêm yết; xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm.
4. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thực hiện ở từng vùng, khu vực hoặc trên phạm vi cả nước. Đồng thời, tổ chức triển khai ngay các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao.
Điều 5. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp đầu mối
1. Khi đánh giá biến động bất thường có khả năng gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, Thường trực Ban Chỉ đạo liên hệ ngay với các doanh nghiệp đầu mối về hàng hóa, dịch vụ có biến động thị trường để thông báo đầy đủ về biến động bất thường và yêu cầu phối hợp thực hiện công tác bình ổn giá.
2. Doanh nghiệp đầu mối có trách nhiệm:
a) Tập trung kiểm tra, xác định số lượng, chất lượng, chủng loại nguồn hàng hóa đang kinh doanh hoặc dự trữ có thể cung cấp cho thị trường để bình ổn giá. Nguồn dự trữ bao gồm nguồn hàng hóa có thể điều động từ các địa phương khác đưa về thành phố;
b) Báo cáo ngay với Thường trực Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân thành phố về khả năng điều tiết thị trường, đề xuất các phương án tổ chức thực hiện;
c) Thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố thi hành trên địa bàn thành phố:
- Tập trung mọi nguồn lực phân phối hàng hóa hoặc đưa hàng hóa từ các nơi khác về để điều tiết thị trường; đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa và giá cả hợp lý đến từng đại lý, từng khu vực;
- Liên hệ với địa phương để được hỗ trợ về nhân sự phục vụ cho công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự tại các địa điểm phân phối hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường;
d) Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng dư luận qua các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần ổn định tâm lý người tiêu dùng, ngăn chặn các tác nhân gây xáo trộn thị trường;
đ) Khi cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp đầu mối phải báo cáo: chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá để phục vụ yêu cầu kiểm soát và thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả thị trường trên địa bàn thành phố.
3. Đối với các doanh nghiệp tham gia Đề án Chiến lược tạo nguồn hàng thiết yếu phục vụ cung cầu và bình ổn thị trường thành phố giai đoạn 2008 - 2010, định hướng đến năm 2015, đồng thời có hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân thành phố giao tại Quyết định phê duyệt Đề án này.
Điều 6. Phối hợp trong công tác thông tin, báo cáo và xử lý thông tin
1. Sở Công Thương là cơ quan chủ trì, có trách nhiệm tiếp nhận thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng chức năng của thành phố về biến động bất thường; tổng hợp tình hình để báo cáo Ban Chỉ đạo thành phố và các Bộ - ngành Trung ương; tiếp nhận thông tin chỉ đạo của các Bộ - ngành Trung ương và Ban Chỉ đạo thành phố để triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố. Đồng thời, thực hiện chế độ báo cáo nhanh và đột xuất hàng ngày cho Ban Chỉ đạo.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước, các ngành chức năng thiết lập ngay đường dây nóng hoặc số điện thoại phối hợp; phân công lãnh đạo cơ quan trực tiếp xử lý nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, chính xác; chỉ đạo, giải quyết kịp thời các tin báo hoặc tố giác của nhân dân và các cơ quan có liên quan khi có biến động bất thường; thực hiện chế độ báo cáo nhanh và đột xuất hàng ngày cho Ban Chỉ đạo.
3. Các ngành, các cấp khi nhận được thông tin, báo cáo hoặc phát hiện có xảy ra biến động bất thường phải chủ động xử lý và báo cáo, đề xuất ngay cho Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố để có biện pháp bình ổn kịp thời. Công tác báo cáo và xử lý thông tin phải được thực hiện khẩn trương, cấp bách, trực tiếp đến cấp có thẩm quyền giải quyết, không nhất thiết phải theo trình tự từ cấp dưới lên cấp trên, từ cấp thấp hơn lên cấp cao hơn.
4. Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các cơ quan báo, đài tập trung, ưu tiên đưa tin về tình hình biến động bất thường và các chủ trương, chính sách bình ổn thị trường đang được triển khai thực hiện để định hướng dư luận; kịp thời đưa tin về những đơn vị, cá nhân tham gia hưởng ứng, triển khai tích cực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời làm rõ và công khai dư luận những hành vi, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm.
5. Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố là cơ quan phát ngôn của Ban chỉ đạo.
Điều 7. Phối hợp trong hoạt động kiểm tra liên ngành
1. Khi phát hiện xảy ra biến động bất thường, tùy tình hình cụ thể, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có thể quyết định thành lập các Tổ kiểm tra liên ngành đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân quận - huyện nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá; các Sở quản lý hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do lực lượng thanh tra chuyên ngành chủ trì và các cán bộ của các ngành chức năng tham gia, phối hợp với Công an và chính quyền địa phương để kiểm tra, xử lý các biến động thị trường theo chức năng, nhiệm vụ của ngành.
2. Trường hợp cần thiết, Sở Công Thương thành lập hoặc báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức kiểm tra, xử lý biến động thị trường theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Công tác phối hợp trong hoạt động kiểm tra liên ngành được thực hiện theo quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC
VÀ DOANH NGHIỆP
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
1. Sở Công Thương:
a) Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố, có trách nhiệm nghiên cứu, dự báo cung - cầu các mặt hàng thiết yếu; kiểm tra, rà soát và đánh giá khả năng cung ứng hàng hóa từng thời kỳ của các doanh nghiệp đầu mối; đảm bảo dự trữ hàng hóa thiết yếu ở mức tối thiểu, sẵn sàng cung ứng, tham gia điều phối thị trường khi cần thiết. Tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố giao nhiệm vụ dự trữ hàng hóa thiết yếu cho các doanh nghiệp hàng năm để tạo nguồn hàng bình ổn thị trường;
b) Tổ chức đường dây nóng của Ban Chỉ đạo thành phố, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận thông tin của các cơ quan nhà nước, các lực lượng chức năng và của nhân dân về biến động bất thường;
c) Phối hợp với các Sở quản lý hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá có hàng hóa, dịch vụ đang biến động và các ngành chức năng báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố các giải pháp xử lý kịp thời;
d) Là đầu mối quan hệ phối hợp với Bộ Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện chỉ đạo của cấp thẩm quyền về bình ổn giá;
đ) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thành phố có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, tiến hành kiểm tra đột xuất theo chức năng nhiệm vụ được giao và theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo thành phố.
2. Sở Tài chính:
a) Là cơ quan quản lý nhà nước về giá, có trách nhiệm thu thập thông tin, phân tích tình hình biến động giá cả; thường xuyên theo dõi, phát hiện các biến động bất thường, báo cáo, đề xuất Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố xử lý kịp thời.
b) Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm:
- Phối hợp Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá để thực hiện trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP của Chính phủ và quy định tại Mục V Thông tư số 104/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính; thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Quản lý thị trường, Công Thương, Thuế, Hải quan, Công an... kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng chủ trương điều hành giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá, ép giá bất hợp lý.
- Kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Tài chính về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố áp dụng trên địa bàn thành phố.
3. Sở Thông tin và Truyền thông:
a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng tập trung, ưu tiên đưa tin về tình hình biến động bất thường và các chủ trương, chính sách bình ổn thị trường đang được triển khai thực hiện; kịp thời đưa tin về những đơn vị, cá nhân tham gia hưởng ứng, triển khai tích cực các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; đồng thời làm rõ và công khai dư luận những hành vi, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm.
b) Hỗ trợ Sở Công Thương trong công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình xử lý biến động bất thường để định hướng dư luận; phối hợp cơ quan an ninh kịp thời ngăn chặn những hành vi phát tán, gây nhiễu thông tin, làm biến động thị trường bất thường hoặc lợi dụng biến động thị trường làm mất ổn định chính trị và trật tự - an toàn xã hội.
4. Sở Giao thông vận tải:
a) Có kế hoạch chỉ đạo các phương tiện vận tải thủy, bộ phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết để vận chuyển hàng hóa được thông suốt, nhanh chóng khi xảy ra biến động bất thường.
b) Cấp giấy phép vận chuyển vào đường cấm, vận chuyển vào giờ cao điểm cho các phương tiện vận tải theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo thành phố, nhằm ưu tiên vận chuyển hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường.
5. Các Sở quản lý hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá:
a) Tổ chức thực hiện công tác bình ổn giá, trực tiếp xử lý các vấn đề có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do cơ quan mình quản lý khi xảy ra biến động bất thường. Đồng thời, nhanh chóng báo cáo, đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố và các Bộ, ngành chỉ đạo, giải quyết kịp thời.
b) Phối hợp với cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, các ngành chức năng để thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo từng địa bàn, khu vực, ngành hàng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các biến động bất thường theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
6. Cục Thuế:
a) Chỉ đạo các phòng chức năng và Chi cục Thuế quận - huyện kiểm tra chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng những biến động bất thường để đầu cơ trục lợi, nâng giá bất hợp lý; xử lý vi phạm về thuế đối với các địa điểm kinh doanh và dịch vụ tự ý nâng giá, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.
b) Phối hợp kiểm tra và tiếp nhận các hồ sơ vi phạm có liên quan, xử lý ngay trong thời gian ngắn nhất, báo cáo Ban Chỉ đạo thành phố đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo tác động răn đe.
7. Công an thành phố:
a) Chỉ đạo các phòng chức năng và Công an quận - huyện áp dụng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành điều tra, xác định cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm làm biến động thị trường bất thường; làm rõ động cơ, mục đích và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
b) Chỉ đạo Công an các quận - huyện, phường - xã cử nhân sự phối hợp với các lực lượng chức năng hoặc tham gia vào các tổ, đoàn kiểm tra liên ngành khi được yêu cầu; kịp thời xử lý các đối tượng có hành vi gây rối, đảm bảo trật tự - an toàn xã hội tại các địa điểm kinh doanh và trên địa bàn trong thời gian xảy ra biến động bất thường.
c) Tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho các phương tiện vận chuyển lưu thông cung ứng hàng hóa thiết yếu, khi có yêu cầu của Ban Chỉ đạo thành phố.
8. Cục Hải quan thành phố:
a) Khi xảy ra biến động bất thường đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá, có biện pháp nhanh chóng giải quyết thông quan các mặt hàng có liên quan đến biến động, đảm bảo cho các doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra tiêu thụ, cân đối cung cầu của thị trường.
b) Trường hợp phát hiện có chủ hàng cố tình lưu giữ tại cảng, không thông quan nhằm găm hàng, đầu cơ, tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo thì tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm chủ hàng, xem xét, xử lý theo pháp luật và báo cáo Ban Chỉ đạo thành phố.
9. Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố:
Chỉ đạo lực lượng quân sự quận - huyện, phường - xã, nhanh chóng phối hợp với các lực lượng chức năng ở địa phương để giữ gìn an ninh, trật tự khi xảy ra biến động bất thường về giá cả, thị trường tại các địa điểm kinh doanh.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố:
a) Phối hợp với các lực lượng chức năng của thành phố và các tỉnh giáp ranh tăng cường giám sát trên các tuyến cửa khẩu, ngăn chặn các hành vi lợi dụng những biến động bất thường để gây rối, phao tin đồn thất thiệt, có biện pháp tuyên truyền vận động, trấn an dư luận tại các địa bàn được phân công quản lý.
b) Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ trong điều tra, xác minh các đối tượng tung tin đồn thất thiệt, đầu cơ, găm hàng ở khu vực cửa khẩu cảng và biển của thành phố.
c) Chi viện phương tiện, lực lượng hỗ trợ cho các ngành chức năng, đảm bảo phân phối các mặt hàng thiết yếu đến tận tay người dân vùng sâu, vùng xa khi xảy ra biến động bất thường.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện:
a) Có cơ chế tiếp nhận thông tin về biến động bất thường, kịp thời xử lý theo thẩm quyền; báo cáo, đề xuất ngay cho Thường trực Ban Chỉ đạo và Ủy ban nhân dân thành phố trong trường hợp cần thiết.
b) Tập trung xử lý những vấn đề có liên quan đến biến động bất thường, xảy ra trên địa bàn quản lý theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 Quy chế này.
c) Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, bảo vệ trật tự an toàn xã hội, phát hiện các dấu hiệu phao tin đồn thất thiệt, đầu cơ, tích trữ, găm hàng, đẩy giá lên cao để kịp thời xử lý.
d) Chịu trách nhiệm với Ủy ban nhân dân thành phố khi không kịp thời xử lý hoặc không nắm được những biến động bất thường, xảy ra trên địa bàn quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của các doanh nghiệp đầu mối
1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch và biện pháp để phát triển sản xuất - kinh doanh; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, không để tăng giá bất hợp lý; nâng cao chất lượng phục vụ, hạ giá thành sản phẩm; tổ chức mạng lưới phân phối cố định và lưu động rộng khắp đến người tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
2. Chủ động phân tích tình hình, có kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu tối thiểu theo yêu cầu, nhằm kịp thời bảo đảm nguồn cung ứng trong thời gian sớm nhất ra thị trường; cùng với các cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng triển khai các biện pháp bình ổn giá khi xảy ra biến động bất thường theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố.
Điều 10. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan Mặt trận và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề
1. Ủy ban nhân dân các quận - huyện và Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố có trách nhiệm thông tin cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề về tình hình biến động, diễn biến thị trường; các biện pháp bình ổn đã và đang thực hiện và đề nghị phối hợp triển khai công tác xử lý biến động bất thường.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề:
a) Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cùng cấp và Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố, tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn để nhân dân tin tưởng vào sự chỉ đạo, điều hành và tích cực hưởng ứng các biện pháp bình ổn giá của chính quyền địa phương;
b) Vận động nhân dân kịp thời phát hiện và tố cáo các tổ chức, cá nhân có hành vi tung tin đồn thất thiệt, lợi dụng biến động bất thường nhằm đầu cơ trục lợi, tăng giá bất hợp lý, gây rối loạn thị trường đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý.
c) Các Hiệp hội ngành - nghề có hội viên hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ đang biến động bất thường có trách nhiệm vận động hội viên tham gia phối hợp cùng với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương sớm can thiệp, xử lý biến động, nhanh chóng bình ổn thị trường.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Căn cứ nội dung Quy chế này, Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các ngành, các cấp cụ thể hóa chế độ công tác và tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng ứng phó và chủ động phối hợp xử lý những biến động thị trường bất thường xảy ra trên địa bàn thành phố.
Điều 12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành - nghề phối hợp thực hiện tốt Quy chế này.
Điều 13. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, cần điều chỉnh, bổ sung Quy chế này, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần báo cáo, đề xuất Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố và Ủy ban nhân dân thành phố để xem xét, xử lý kịp thời./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hồng |
Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận.
Trả lời công văn số 4764/CTNTH-NVDTPC ngày 20/11/2023 của Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận về việc miễn tiền thuê đất đối với dự án lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu , Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại tiết a khoản 1 Điều 11 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“1. Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; ”
Tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai bổ sung Điều 14b Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:
“12. Bổ sung Điều 14b như sau:
Điều 14b. Giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất một số năm hoặc miễn toàn bộ thời gian sử dụng đất đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện giao đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất, trừ các trường hợp sau đây:
1. Chỉ được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản của dự án.
2. Sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ.
3. Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.”
Tại khoản 2 khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định:
“2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước. Trường hợp người thuê đất sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm) theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thời gian xây dựng cơ bản vườn cây được miễn tiền thuê đất áp dụng đối với từng loại cây thực hiện theo quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lâu năm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Việc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản được thực hiện theo dự án gắn với việc Nhà nước cho thuê đất mới, chuyển từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang thuê đất, không bao gồm các trường hợp đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng cơ sở sản xuất kinh doanh và tái canh vườn cây trên diện tích đất đang được Nhà nước cho thuê.
3. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản theo quy định tại Khoản 2 Điều này... ”
Tại khoản 6 Điều 18 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP quy định:
“Điều 18. Nguyên tắc thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước
6. Người thuê đất, thuê mặt nước chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định.”
Tại khoản 5 Điều 51 Nghị định số 103/2024/NĐ-CP ngày 30/7/2024 của Chính phủ về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định chuyển tiếp về miễn, giảm tiền thuê đất:
“5. Trường hợp được Nhà nước cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà người đang sử dụng đất thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc theo các quy định khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước ngày Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thi hành:
a) Trường hợp người sử dụng đất đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn thuê đất còn lại theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Hết thời gian miễn, giảm thì thực hiện nộp tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này.
b) Trường hợp người sử dụng đất đã nộp hồ sơ theo đúng quy định tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đang còn trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa có quyết định miễn, giảm tiền thuê đất thì áp dụng ưu đãi (miễn, giảm) tiền thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành; trường hợp mức ưu đãi tại Nghị định này cao hơn thì áp dụng mức ưu đãi theo quy định tại Nghị định này cho thời gian ưu đãi còn lại.
c) Trường hợp người sử dụng đất chưa làm thủ tục để được miễn, giảm tiền thuê đất nhưng đang còn trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này cho thời gian ưu đãi còn lại.
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này mà thuộc trường hợp được miễn tiền thuê đất thì cơ quan thuế chuyển trả hồ sơ cho cơ quan quản lý đất đai để thực hiện các thủ tục về đất đai (không phải làm thủ tục miễn tiền thuê đất); đối với trường hợp còn lại thì cơ quan thuế tiếp tục làm thủ tục và thông báo cho người sử dụng đất và cơ quan quản lý đất đai theo quy định tại Nghị định này.”
Pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP, khoản 2 khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP đã có quy định về nguyên tắc miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước, điều kiện để được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản. Đồng thời tại khoản 5 Điều 51 Nghị định số 103/2024/NĐ-CP đã có quy định chuyển tiếp về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận căn cứ quy định của pháp luật về tiền thuê đất nêu trên và hồ sơ cụ thể của người nộp thuế để xác định việc miễn tiền thuê đất theo đúng quy định của pháp luật.
Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Ninh Thuận biết./. |
QUYẾT ĐỊNH
Của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ban hành “Quy chế làm việc của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam”
_________
CỤC TRƯỞNG CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Căn cứ Quyết định số 08/2004/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam;
Căn cứ Quy chế làm việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định số 1152/2003/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế làm việc của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2004 và thay thế Quyết định số 143QĐ/ĐCKS-VP ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam về việc ban hành Quy chế làm việc của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Chánh Văn phòng Cục có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Cục, Chi cục trưởng Chi cục Khoáng sản khu vực, Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ của Cục, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 585 QĐ/ĐCKS-VP ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)
Chương 1:
NGUYÊN TẮC, PHẠM VI VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Điều 1. Nguyên tắc làm việc của Cục
1- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tuân thủ các quy định của pháp luật.
2- Cục trưởng là người đứng đầu lãnh đạo Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và pháp luật về toàn bộ các hoạt động của Cục.
3- Phó Cục trưởng là người giúp việc Cục trưởng, được Cục trưởng phân công giải quyết, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác. Theo yêu cầu điều hành trong từng thời gian, Cục trưởng có thể điều chỉnh lại sự phân công các phó Cục trưởng.
4- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục (Liên đoàn trưởng, Giám đốc), Chi Cục trưởng, Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ của Cục (dưới đây gọi chung là Thủ trưởng các đơn vị) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác được quy định trong quyết định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị và theo sự chỉ đạo của Cục trưởng, Phó Cục trưởng. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục phải chấp hành các quyết định của Cục trưởng; trường hợp có ý kiến khác với các quyết định đó thì vẫn phải chấp hành nhưng được trình bầy ý kiến bằng văn bản với Cục trưởng.
5- Cục trưởng, các phó Cục trưởng (dưới đây gọi chung là Lãnh đạo Cục), Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng các quy định của pháp luật hoặc chương trình, kế hoạch công tác của Cục và theo yêu cầu cải cách hành chính; coi trọng sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc.
Điều 2. Phạm vi và thẩm quyền giải quyết công việc của Cục trưởng
Phạm vi và thẩm quyền giải quyết công việc của Cục trưởng được quy định như sau:
1- Giải quyết công việc thuộc thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 08/2004/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 5 năm 2004 và các Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giao cho Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, cũng như các quy định khác của Pháp luật có liên quan. 2- Lãnh đạo và điều hành hoạt động của các Phó Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục.
3- Xử lý những vấn đề đã được các Phó Cục trưởng phối hợp xử lý, nhưng chưa xử lý được vì ý kiến còn khác nhau.
4- Giải quyết những vấn đề đột xuất hoặc mới phát sinh.
5- Đưa ra tập thể Lãnh đạo Cục bàn trước khi quyết định các vấn đề sau:
a- Chương trình hoạt động của Cục, Chương trình công tác hàng năm của Cục;
b- Chương trình xây dựng pháp luật;
c- Chương trình hành động của Cục triển khai thực hiện c¸c QuyÕt ®Þnh của Bé trëng;
d- Các vấn đề quan trọng về chủ trương, chính sách và cơ chế liên quan đến kinh tế, xã hội, đối nội và đối ngoại thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Cục hoặc được Bộ phân cấp, uỷ quyền;
đ- Dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm của Cục; các dự án đầu tư, hợp tác quốc tế quan trọng; dự toán Ngân sách Nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách đơn vị và tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước hàng năm của Cục;
e- Đề án trình Bộ trưởng về cơ cấu tổ chức của Cục. Các vấn đề về thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Cục, về đổi mới và sắp xếp các đơn vị của Cục;
g- Những vấn đề khác mà Bộ trưởng và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của Cục mà Cục trưởng thấy cần thiết.
6- Cục trưởng thường xuyên giữ mối liên hệ với Bí thư Đảng uỷ cơ quan Cục, Chủ tịch Công đoàn Cục, Chủ tịch công đoàn và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ quan Cục.
7- Khi Cục trưởng vắng mặt, Cục trưởng uỷ quyền cho Phó Cục trưởng phụ trách khoa học - công nghệ Địa chất thay mặt, điều hành công việc của Cục. Trường hợp Phó Cục trưởng phụ trách khoa học - công nghệ Địa chất vắng mặt, Cục trưởng sẽ uỷ quyền trực tiếp cho phó Cục trưởng khác giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Cục trưởng và báo cáo với Cục trưởng những vấn đề đã giải quyết.
Điều 3. Phạm vi và thẩm quyền giải quyết công việc của các Phó Cục trưởng
Trong phạm vi lĩnh vực được Cục trưởng phân công thay mặt Cục trưởng giải quyết, phó Cục trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn:
1- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Cục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án về cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đào tạo phát triển Cục, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Cục trưởng.
2- Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Cục và địa phương trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Cục trưởng, Bộ trưởng, các chủ trương, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Nếu phát hiện các đơn vị thuộc Cục và địa phương ban hành văn bản hoặc làm những việc trái pháp luật thì báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng, để Cục trưởng xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định theo quy định của pháp luật.
3- Giải quyết công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Cục trưởng trong phạm vi các lĩnh vực được Cục trưởng phân công; xin ý kiến Cục trưởng để xử lý những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách chưa được pháp luật, Bộ, Chính phủ quy định hoặc những vấn đề quan trọng khác có liên quan đến Cục.
4- Theo dõi về nguồn lực tổ chức bộ máy của Cục và chỉ đạo việc xử lý các vấn đề nội bộ Cục, thuộc thẩm quyền của Cục trưởng, trong lĩnh vực được giao, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng khi xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, mất đoàn kết trong các đơn vị được phân công theo dõi, chỉ đạo.
Điều 4. Phạm vi và thẩm quyền giải quyết công việc của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục giải quyết các công việc sau đây:
1- Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong quyết định của Bộ trưởng, Cục trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị đó và theo quy định tại các văn bản pháp luật khác.
2- Chủ trì hoặc tham gia giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý nhà nước của Cục theo phân công của Cục trưởng.
3- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đúng quyền hạn được giao (kể cả các việc đã được Cục trưởng phân cấp, uỷ quyền), không chuyển công việc thuộc chức năng, thẩm quyền của mình lên Lãnh đạo Cục hoặc cho các đơn vị khác và cũng không giải quyết công việc không thuộc chức năng, thẩm quyền được giao.
4- Khi cần thiết, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục đăng ký với Chánh Văn phòng Cục bố trí làm việc với Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng) để xin ý kiến chỉ đạo về những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình, đề xuất ý kiến với lãnh đạo Cục về các công việc chung của Cục và của đơn vị. Trong trường hợp đột xuất, thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục có thể liên hệ trực tiếp với Cục trưởng (phó Cục trưởng ) để làm việc ( kể cả báo cáo làm việc bằng điện thoại ).
5- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy quyền cho cấp phó.
Điều 5. Thẩm quyền ký các loại văn bản
1- Cục trưởng ký các văn bản:
a- Tờ trình văn bản quy phạm pháp luật do Cục chuẩn bị để trình Bộ trưởng;
b- Quyết định về tổ chức, nhân sự, Chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, 5 năm của Cục trình Bộ trưởng, hoặc giao cho các đơn vị trực thuộc;
c- Các văn bản quan trọng khác.
2- Trong phạm vi lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Phó Cục trưởng ký thay Cục trưởng:
a- Các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Cục thuộc lĩnh vực phụ trách và các văn bản, báo cáo trình Bộ trưởng hoặc các văn bản gửi các đơn vị, tổ chức ngoài Bộ Tài nguyên và Môi trường được Cục trưởng ủy quyền;
b- Các quyết định, các văn bản để xử lý các vấn đề cụ thể nảy sinh theo lĩnh vực được Cục trưởng phân công phụ trách;
c- Công văn chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, địa phương thực hiện những công việc cụ thể thuộc các lĩnh vực quản lý của Cục.
3- Phó Cục trưởng theo lĩnh vực phân công phụ trách được uỷ quyền khi Cục trưởng đi vắng ký các báo cáo công tác định kỳ và đột xuất của Cục; ký các công văn trao đổi công tác, trả lời về những vấn đề chung hoặc có liên quan đến nhiều lĩnh vực quản lý của Cục; các văn bản khác khi được Cục trưởng ủy quyền và báo cáo cho Cục trưởng khi Cục trưởng về cơ quan.
4- Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ cơ quan Cục được thừa lệnh Cục trưởng ký một số văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm gồm:
a- Văn bản gửi cho các đơn vị thuộc Cục có nội dung mang tính chỉ đạo hoặc có những yêu cầu bắt buộc tổ chức, cá nhân trong Cục phải thực hiện, nhưng trước khi ký phải báo cáo Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng phụ trách lĩnh vực) xin ý kiến từng văn bản, hoặc chỉ ký khi đã được Cục trưởng uỷ quyền;
b- Một số văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ; thông báo tình hình triển khai thực hiện các quyết định, chỉ thị của Cục trưởng; báo cáo công tác tuần, tháng của cơ quan Cục; giấy mời dự họp các cuộc họp chuyên môn, liên quan đến phạm vi quản lý của đơn vị. Những văn bản này chỉ gửi đến các đơn vị trong Cục, các cơ quan, đơn vị ngang cấp của Cục và các tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến lĩnh vực địa chất và khoáng sản. Trường hợp có những văn bản mà Lãnh đạo Cục đã ký ban hành nhưng chưa được thực hiện đầy đủ, Chánh Văn phòng Cục được quyền ký thừa lệnh Cục trưởng gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để nhắc nhở, đôn đốc thực hiện những nội dung nêu trong văn bản mà Lãnh đạo Cục đã ký, tuyệt đối không được có những quy định và yêu cầu mới hoặc cao hơn;
c- Không ký thừa lệnh Cục trưởng các văn bản gửi trực tiếp cho Lãnh đạo các Cục hoặc cấp tương đương trở lên.
5- Thủ trưởng các đơn vị khác thuộc Cục (không thực hiện chức năng quản lý nhà nước) không ký thừa lệnh Cục trưởng các văn bản mang danh nghĩa của Cục.
Chương 2:
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC, GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC THƯỜNG XUYÊN CỦA LÃNH ĐẠO CỤC
Điều 6. Các loại chương trình công tác
1- Chương trình công tác bao gồm: Chương trình công tác năm, quý và tháng; lịch công tác tuần của Lãnh đạo Cục.
2- Các đề án, công việc quy định trong Quy chế này và được đưa vào Chương trình công tác của Cục bao gồm:
a- Các đề án, công việc quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế này;
b- Các đề án phát sinh từ sự chỉ đạo, điều hành của Cục trưởng;
c- Các đề án công việc do sáng kiến của các đơn vị thuộc Cục.
3- Việc xây dựng Chương trình công tác phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a- Chương trình công tác năm (quý, tháng) gồm ba phần: phần thứ nhất đánh giá thực hiện chương trình công tác năm (quý, tháng) trước; phần thứ hai nêu các định hướng, các nhiệm vụ và các giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực công tác; phần thứ ba là danh mục các đề án cần triển khai. Các đề án ghi trong Chương trình công tác phải xác định rõ tên đề án, nội dung chính của đề án, cấp quyết định (do Cục trưởng quyết định hoặc do Cục trình Bộ trưởng quyết định); đơn vị chủ trì chuẩn bị và thời hạn trình từng đề án (được dự kiến đến từng quý, từng tháng);
b- Chương trình công tác quý cần căn cứ các kết luận của Cục trưởng tại các cuộc họp Lãnh đạo Cục trong quý nhằm bổ sung, điều chỉnh để chuẩn xác hóa các đề án và thời gian trình. Các đề án ghi trong Chương trình công tác quý của Cục được phân chia theo các lĩnh vực do Cục trưởng, phó Cục trưởng được phân công phụ trách. Chương trình công tác quý I năm sau được xác định trong Báo cáo công tác năm trước;
c- Chương trình công tác tháng cần căn cứ các kết luận của Cục trưởng tại cuộc họp Lãnh đạo Cục trong tháng nhằm bổ sung, điều chỉnh để chuẩn xác hóa các đề án và thời gian trình. Các đề án ghi trong Chương trình công tác tháng của Cục được phân chia theo các lĩnh vực do Cục trưởng, phó Cục trưởng được phân công phụ trách. Chương trình công tác tháng đầu quý sau được xác định trong Báo cáo công tác quý trước;
d- Lịch công tác tuần bao gồm các hoạt động của Cục trưởng và các Phó Cục trưởng theo từng ngày trong tuần.
Điều 7. Trình tự xây dựng chương trình công tác
1- Chương trình công tác năm:
a- Chậm nhất ngày 15 tháng 10 hàng năm, các đơn vị thuộc Cục gửi Văn phòng Cục Chương trình công tác năm sau;
b- Trên cơ sở những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và danh mục đề án đăng ký của các đơn vị thuộc Cục, Văn phòng Cục dự thảo Chương trình công tác năm sau của Cục trình Lãnh đạo Cục xem xét cho ý kiến chỉ đạo trước ngày 20 tháng 10. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được dự thảo Chương trình công tác của Cục, Lãnh đạo Cục có ý kiến chỉ đạo chính thức cho Văn phòng Cục để tổng hợp trình Cục trưởng ký gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 25 tháng 10;
c- Trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Chương trình công tác năm của Bộ ban hành, Văn phòng Cục hoàn chỉnh lại Chương trình công tác năm của Cục, trình Cục trưởng ký ban hành gửi Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục biết, thực hiện.
2- Chương trình công tác quý:
a- Trong tháng cuối của mỗi quý, các đơn vị thuộc Cục phải đánh giá tình hình thực hiện Chương trình công tác quý đó, rà soát lại các đề án, công việc của quý tiếp theo đã ghi trong Chương trình công tác năm và xem xét các vấn đề mới phát sinh để đề nghị điều chỉnh chương trình công tác quý sau. Gửi dự kiến điều chỉnh Chương trình công tác quý sau cho Văn phòng Cục trước ngày 05 của tháng cuối quý. Trên cơ sở đó, Văn phòng Cục tổng hợp, gửi chương trình công tác điều chỉnh của Cục cho Văn phòng Bộ trước ngày 10 của tháng cuối quý;
b- Căn cứ vào chương trình công tác năm, sự chỉ đạo, điều hành của Cục trưởng và đề nghị điều chỉnh của các đơn vị thuộc Cục và chương trình công tác quý đã được điều chỉnh, Văn phòng Cục dự thảo Chương trình công tác quý của Cục trình Cục trưởng quyết định ban hành. Chậm nhất là ngày 30 của tháng cuối quý, Văn phòng Cục gửi Chương trình công tác quý sau cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục biết, thực hiện.
3- Chương trình công tác tháng:
a- Căn cứ vào tiến độ chuẩn bị các đề án đã ghi trong Chương trình công tác quý, những vấn đề tồn đọng và phát sinh, các đơn vị thuộc Cục gửi đề nghị điều chỉnh Chương trình công tác tháng sau đến Văn phòng Cục trước ngày 15 hàng tháng.Trên cơ sở đó, Văn phòng Cục dự thảo chương trình công tác tháng điều chỉnh của Cục gửi cho Văn phòng Bộ trước ngày 20 của tháng;
b- Căn cứ vào Chương trình công tác quý, sự chỉ đạo, điều hành của Cục trưởng và đề nghị điều chỉnh của các đơn vị thuộc Cục và chương trình công tác đã được Bộ điều chỉnh, Văn phòng Cục dự thảo Chương trình công tác tháng của Cục trình Cục trưởng quyết định ban hành. Chậm nhất là ngày 30 hàng tháng, Văn phòng Cục gửi chương trình công tác tháng sau cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục biết, thực hiện.
4- Lịch công tác tuần:
Căn cứ Chương trình công tác tháng và sự chỉ đạo, điều hành của Cục trưởng, các Phó Cục trưởng, Văn phòng Cục phối hợp với các đơn vị thuộc Cục và các cơ quan liên quan, xây dựng lịch công tác tuần của Cục trưởng, các Phó Cục trưởng, vào chiều thứ sáu trong tuần và gửi các đơn vị thuộc Cục chậm nhất vào sáng thứ 2 tuần sau.
5- Việc điều chỉnh chương trình công tác được thực hiện trên cơ sở chỉ đạo điều hành của Cục trưởng và đề nghị của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục. Trường hợp các đơn vị có yêu cầu điều chỉnh hoặc Văn phòng Cục thấy cần thiết phải điều chỉnh thì Văn phòng Cục báo cáo Cục trưởng xem xét quyết định và thông báo kịp thời cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục biết.
Điều 8. Kế hoạch chuẩn bị các đề án, công việc
1- Căn cứ Chương trình công tác năm của Cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục chủ trì đề án, công việc (gọi tắt là chủ đề án) phải lập kế hoạch chuẩn bị các đề án, trong đó xác định rõ danh mục các vấn đề cần phải hướng dẫn thi hành khi văn bản hoặc vấn đề chính được thông qua, phạm vi của từng đề án, các đơn vị phối hợp; chủ đề án chịu trách nhiệm về nội dung, tiến độ thực hiện và thể thức văn bản khi trình Cục trưởng ký ban hành hoặc ký trình cấp trên ban hành.
2- Nếu chủ đề án muốn thay đổi yêu cầu, phạm vi giải quyết vấn đề của đề án hoặc thời hạn trình thì phải báo cáo và được sự đồng ý của Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng phụ trách lĩnh vực đó).
3- Đối với một số đề án phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương và phải xử lý trong một thời gian dài thì Cục trưởng có thể thành lập các tổ chức làm tư vấn cho Cục trưởng để giải quyết. Nhiệm vụ, phương thức hoạt động, thành phần và thời gian hoạt động của các tổ chức tư vấn được Cục trưởng quy định trong văn bản thành lập.
Điều 9. Quan hệ phối hợp chuẩn bị đề án, công việc
1- Sự phối hợp trong khâu chuẩn bị đề án trình Cục trưởng là trách nhiệm của chủ đề án và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan.
2- Chủ đề án mời Thủ trưởng các đơn vị có liên quan bàn việc chuẩn bị đề án hoặc cử cán bộ Cục tham gia chuẩn bị đề án. Đơn vị được mời có trách nhiệm cử người tham gia theo yêu cầu của chủ đề án. Người được cử tham gia chuẩn bị đề án phải thường xuyên báo cáo và xin ý kiến Thủ trưởng đơn vị trong quá trình tham gia xây dựng đề án.
Các hoạt động phối hợp xây dựng đề án trên đây không thay thế các thủ tục xin ý kiến chính thức quy định tại Khoản 3 Điều này.
3- Sau khi đề án đã được chuẩn bị xong, chủ đề án phải xin ý kiến chính thức của các đơn vị liên quan bằng một trong hai hình thức sau đây:
a- Tổ chức họp: chủ đề án gửi giấy mời và tài liệu cho các đơn vị được mời ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày họp. Thủ trưởng đơn vị chủ đề án chủ trì cuộc họp, giới thiệu nội dung và thu thập ý kiến để bổ sung hoàn chỉnh đề án, những ý kiến thảo luận phải được ghi vào biên bản, có chữ ký của chủ tọa cuộc họp.
Đơn vị được mời họp phải cử đại diện có đủ thẩm quyền đến họp, phát biểu ý kiến của Thủ trưởng đơn vị (nếu có) và phải báo cáo đầy đủ kết luận cuộc họp cho Thủ trưởng đơn vị biết. Trường hợp đại diện đơn vị được mời vắng mặt, chủ đề án có thể gửi phần kết luận có liên quan cho đơn vị đó. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn, Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản. Nếu quá thời hạn trên, Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến không trả lời thì coi như đồng ý với đề án và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan;
b- Gửi công văn xin ý kiến: Chủ đề án gửi bản thảo cuối cùng của đề án và hồ sơ kèm theo đến Thủ trưởng đơn vị có liên quan để lấy ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có ý kiến chính thức của mình bằng văn bản gửi chủ đề án trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị với đầy đủ hồ sơ cần thiết. Văn bản góp ý kiến phải chỉ rõ nhận xét chung về đề án, những điểm không đồng ý, những kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ đề án chưa đủ rõ hoặc do vấn đề phức tạp cần có thêm thời gian nghiên cứu thì đơn vị được hỏi ý kiến có quyền yêu cầu chủ đề án làm rõ hoặc cung cấp thêm các tài liệu cần thiết và thỏa thuận lại thời hạn trả lời nhưng tối đa không quá 10 ngày làm việc. Nếu quá thời hạn trên, Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến không trả lời thì coi như đồng ý với đề án và phải chịu trách nhiệm về các nội dung có liên quan.
4- Đối với việc chuẩn bị các văn bản quy phạm pháp luật thì phải thực hiện theo quy định tại Quyết định của Cục trưởng và Bộ trưởng về việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ.
Điều 10. Thủ tục gửi công văn, tờ trình giải quyết công việc
Thủ tục gửi công văn, tờ trình giải quyết công việc thực hiện theo quy chế công tác văn thư lưu trữ ban hành theo quyết định 373 QĐ/ĐCKS-VP ngày 07 tháng 9 năm 2003 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Điều 11. Cách thức giải quyết công việc thường xuyên của Lãnh đạo Cục
1- Cục trưởng, Phó Cục trưởng xem xét, giải quyết công việc thường xuyên chủ yếu trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các phòng chuyên môn, đơn vị và đã được phân tích, tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc.
2- Cục trưởng, Phó Cục trưởng có thể tổ chức họp lấy ý kiến về những vấn đề quan trọng, cần thiết trước khi quyết định giải quyết công việc.
Điều 12. Trách nhiệm của Văn phòng Cục trong việc trình Lãnh đạo Cục giải quyết công việc
1- Khi nhận được hồ sơ đề án, công việc của các phòng, đơn vị gửi trình Lãnh đạo Cục, Văn phòng Cục có nhiệm vụ:
a- Thẩm tra về mặt thủ tục: Nếu hồ sơ đề án, công việc trình không đúng quy định, trong thời hạn không quá 1 ngày làm việc, Văn phòng Cục gửi lại phòng trình và yêu cầu chuẩn bị thêm. Đối với những công việc phải giải quyết gấp, Văn phòng Cục làm phiếu báo cho đơn vị trình bổ sung hồ sơ, đồng thời báo cáo Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng biết;
b- Thẩm tra về mặt nội dung:
- Văn bản trình không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng, Phó Cục trưởng, trong thời hạn không quá 1 ngày làm việc, Văn phòng Cục gửi lại đơn vị trình và nêu rõ lý do trả lại;
- Văn bản trình còn có những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau về quan điểm xử lý giữa các đơn vị có liên quan, Văn phòng Cục trao đổi lại với phòng, đơn vị soạn thảo văn bản để làm rõ thêm. Trường hợp còn có những ý kiến khác nhau thì trong phiếu trình giải quyết công việc phải nêu đầy đủ những ý kiến chưa nhất trí để Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng xem xét, quyết định.
2- Khi nhận được hồ sơ đúng thủ tục, Văn phòng Cục phải hoàn chỉnh Phiếu trình ngay Cục trưởng, Phó Cục trưởng. Phiếu trình giải quyết công việc phải thể hiện rõ, đầy đủ và chính xác ý kiến của các đơn vị, kể cả các ý kiến khác nhau; ý kiến đề xuất của chuyên viên trực tiếp theo dõi và lãnh đạo Văn phòng Cục. Phiếu trình giải quyết công việc phải trình kèm theo đầy đủ hồ sơ.
Điều 13. Xử lý Phiếu trình và ban hành văn bản
1- Cục trưởng, Phó Cục trưởng xử lý hồ sơ trình và có ý kiến chính thức vào Phiếu trình giải quyết công việc trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Cục trình.
2- Khi xử lý Phiếu trình, đối với các đề án, công việc mà Cục trưởng, Phó Cục trưởng thấy cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia hoặc yêu cầu chủ đề án và đơn vị liên quan giải trình trước khi quyết định, Văn phòng Cục có trách nhiệm phối hợp với chủ đề án công việc chuẩn bị đầy đủ các nội dung và tổ chức để Cục trưởng hoặc phó Cục trưởng họp, làm việc với các chuyên viên, chủ đề án và các đơn vị có liên quan trước khi quyết định.
3- Khi đề án, công việc, được lãnh đạo Cục phê duyệt chủ đề án phối hợp với Văn phòng Cục hoàn chỉnh dự thảo văn bản trình Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng ký ban hành hoặc ký trình lên cấp trên.
Đối với các trường hợp cần thiết phải ban hành văn bản để sửa chữa, bổ sung hoàn chỉnh đề án, theo chỉ đạo của Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng, Văn phòng Cục thông báo bằng văn bản cho đơn vị trình và các đơn vị liên quan biết.
4- Các dự thảo văn bản trình cấp trên ban hành, Văn phòng Cục phối hợp với đơn vị chủ trì soạn thảo theo dõi tình hình xem xét của cấp trên và kịp thời báo cáo Cục trưởng những vướng mắc (nếu có) về dự thảo văn bản đó.
Điều 14. Tổ chức cuộc họp của Cục trưởng, phó Cục trưởng để xử lý công việc thường xuyên.
1- Trong trường hợp cần thiết, Cục trưởng, Phó Cục trưởng họp với các chuyên gia, chủ đề án và đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan để nghe ý kiến tư vấn, tham mưu trước khi quyết định giải quyết công việc.
2- Trách nhiệm của Văn phòng Cục:
a- Phối hợp với chủ đề án chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp, gửi giấy mời cùng tài liệu họp đến các thành phần được mời trước ngày họp ít nhất 2 ngày làm việc (trừ trường hợp đặc biệt, nếu được Cục trưởng, Phó Cục trưởng đồng ý thì có thể gửi tài liệu muộn hơn);
b- Chuẩn bị địa điểm và các điều kiện phục vụ họp, bảo đảm an toàn cho các cuộc họp (nếu cuộc họp được tổ chức tại trụ sở Cục); nếu cuộc họp không tổ chức tại trụ sở Cục, Văn phòng Cục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các nhiệm vụ này;
c- Ghi biên bản cuộc họp và khi cần thiết có thể ghi âm; việc ghi âm đối với các cuộc họp có nội dung cơ mật phải được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp;
d- Phối hợp với chủ đề án ra các văn bản sau cuộc họp theo kết luận của Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng.
3- Trách nhiệm của chủ đề án công việc và đơn vị chủ đề án công việc.
a- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu họp theo thông báo của Văn phòng Cục;
b- Chuẩn bị ý kiến giải trình về các vấn đề cần thiết liên quan đến nội dung họp;
c- Sau cuộc họp, phối hợp với Văn phòng Cục hoàn chỉnh đề án hoặc văn bản trình theo kết luận của Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng.
4-Trong trường hợp buổi họp không được tổ chức, Chánh Văn phòng có trách nhiệm thông báo đến các cá nhân, đơn vị đã gửi giấy mời.
Điều 15. Công bố và kiểm tra việc thi hành văn bản
1- Chánh Văn phòng Cục chịu trách nhiệm tổ chức hoặc tham gia tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với các đơn vị thuộc Cục tổ chức tuyên truyền, theo dõi và kiểm tra, đôn đốc thi hành các văn bản của Cục và các văn bản của cấp trên đã được ký ban hành có nội dung liên quan đến hoạt động của Cục.
2- Cục trưởng, các Phó Cục trưởng, Thủ trưởng các đơn vị, các phòng trực thuộc Cục có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được giao phụ trách; kịp thời phát hiện, đề xuất sửa đổi bổ sung cho phù hợp.
3- Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, Ngành có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Cục, các văn bản hành chính quan trọng do Cục ban hành đều được cập nhật trên trang thông tin điện tử (Website), trừ các nội dung thuộc danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, HỘI NGHỊ
Điều 16. Họp Lãnh đạo Cục
1- Hai tuần một lần Lãnh đạo Cục họp giải quyết công việc dưới hình thức giao ban vào sáng thứ hai, trừ khi có quyết định khác của Cục trưởng.
2- Cục trưởng chủ trì họp giao ban; khi Cục trưởng đi vắng, Cục trưởng uỷ quyền cho phó Cục trưởng chủ trì ( như nói tại điểm 7 Điều 2). Chánh Văn phòng Cục,Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ chuẩn bị và cùng dự họp giao ban của Lãnh đạo Cục. Trường hợp cần thiết, theo chỉ đạo của Cục trưởng, Văn phòng Cục mời thêm Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục và đại biểu khác tham dự.
3- Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ Cục báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác trọng tâm liên quan đến hoạt động quan trọng trong tuần của Cục; trình những vướng mắc trong việc triển khai các nhiệm vụ và kiến nghị của các đơn vị trực thuộc Cục (nếu có); Dự kiến các công tác cần triển khai trong tuần tới; Văn phòng thông báo lịch công tác tuần của Lãnh đạo Cục.
4- Hàng tháng, vào tuần cuối tháng (có thể kết hợp với buổi họp giao ban) Lãnh đạo Cục họp với Chánh Văn phòng Cục, các Trưởng phòng chuyên môn họp để kiểm điểm tình hình công tác trong tháng và bàn nhiệm vụ công tác tháng sau. Cục trưởng hoặc Phó Cục trưởng được ủy quyền chủ trì cuộc họp.
5- Các Phó Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm chuẩn bị và tham dự đầy đủ cuộc họp giao ban Lãnh đạo Cục, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Cục trưởng đồng ý; trường hợp vắng được cử cấp phó dự họp. Chánh Văn phòng có trách nhiệm ghi biên bản cuộc họp lãnh đạo Cục và chuẩn bị các văn bản liên quan theo chỉ đạo của Cục trưởng.
Điều 17. Các cuộc họp chuyên đề
Lãnh đạo Cục chủ trì họp giải quyết các công việc chuyên đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý của Cục, hình thức và nội dung đã có quy định riêng.
1- Hội đồng xét duyệt đề án báo cáo địa chất.
2- Hội đồng thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
3- Hội đồng thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
4- Hội đồng lương.
5- Các Hội đồng khác do Cục trưởng thành lập theo thẩm quyền và theo yêu cầu của công việc.
Điều 18. Các hội nghị của Cục
1- Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm được tiến hành vào khoảng tuần cuối tháng 6 hoặc tuần đầu tháng 7.
2- Hội nghị tổng kết năm được tiến hành vào khoảng tuần cuối tháng 12 hoặc tuần đầu tháng 1 năm sau.
3- Hội nghị chuyên đề tổ chức các đơn vị trực thuộc Cục.
4- Nội dung, thành phần, thời gian, địa điểm và trình tự hội nghị nói tại Khoản 1, 2, 3 Điều này được xác định trong chương trình hội nghị do Văn phòng Cục chuẩn bị và được Cục trưởng thông qua.
Điều 19. Hội họp của các đơn vị thuộc Cục
1- Mỗi năm ít nhất 1 lần, Cục trưởng (hoặc Phó Cục trưởng) làm việc với lãnh đạo từng đơn vị thuộc Cục để chỉ đạo và kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ và của Cục.
2- Các Đơn vị thuộc Cục khi cần tổ chức hội nghị có thể mời lãnh đạo Cục họp các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác (6 tháng hoặc năm) Thủ trưởng đơn vị thuộc Cục có quyền quyết định tổ chức các cuộc họp của đơn vị mình để bàn về nội dung chuyên môn hoặc tập huấn nghiệp vụ. Tất cả các cuộc họp này phải được tổ chức ngắn gọn, thiết thực và tiết kiệm.
Chương 4:
THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 20. Trách nhiệm của Lãnh đạo Cục
1- Chỉ đạo việc thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
2- Vào sáng thứ tư tuần cuối tháng, Cục trưởng (hoặc phó Cục trưởng được Cục trưởng uỷ quyền) bố trí thời gian tiếp dân một buổi tại cơ quan Cục, Chánh Văn phòng Cục theo dõi để bố trí lịch công tác và hướng dẫn công dân đến địa điểm tiếp dân (Phòng họp số 2 -Nhà A).
Điều 21. Trách nhiệm của Thanh tra Cục
1- Giúp Cục trưởng tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Cục trưởng .
2- Trình Cục trưởng xử lý kịp thời, đúng pháp luật, kết luận thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết của Cục trưởng; xử lý những khiếu nại, tố cáo do Cục trưởng giao.
3- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ công vụ và chống tham nhũng, lãng phí trong các đơn vị thuộc Cục.
4- Dự tiếp dân khi lãnh đạo Cục yêu cầu.
Điều 22. Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục
1- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra hoặc phối hợp với Thanh tra Cục thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Cục và hoạt động của đơn vị, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các vi phạm và giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.
2- Gắn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác quản lý hành chính Nhà nước; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
3- Khi được các cơ quan liên quan đề nghị giải quyết công việc hoặc xin ý kiến giải quyết về những vấn đề có liên quan đến chức năng quản lý của đơn vị mình thì Thủ trưởng đơn vị thuộc Cục phải đề cao trách nhiệm giải quyết, trả lời kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
4- Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng khi có những khuyết điểm về quản lý và để xẩy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, những vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, gay gắt trong đơn vị; thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng; sửa chữa kịp thời các vi phạm.
Chương 5:
ĐI CÔNG TÁC, TIẾP KHÁCH
Điều 23. Đi công tác trong nước
1. Các chuyến đi công tác của lãnh đạo Cục đến làm việc với các đơn vị trực thuộc, với các địa phương (UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường) và các cơ quan, đơn vị có liên quan ngoài Cục được Văn phòng Cục đưa vào chương trình công tác hàng tuần của lãnh đạo Cục.
2. Văn phòng Cục phải thông báo trước cho đơn vị, địa phương nơi lãnh đạo Cục sẽ đến làm việc về nội dung, thành phần, thời gian làm việc và có trách nhiệm bố trí phương tiện đi lại phù hợp cho đoàn công tác.
3. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ được yêu cầu cử cán bộ cùng đi công tác với lãnh đạo Cục phải cử cán bộ nắm chắc phần việc phù hợp với nội dung chuyến công tác.
4. Chánh Văn phòng, Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ đi công tác trong nước vắng mặt tại cơ quan Cục đến 02 ngày phải báo cáo và được Cục trưởng, hoặc phó Cục trưởng phụ trách lĩnh vực đồng ý. Trường hợp vắng mặt tại cơ quan Cục trên 02 ngày phải được Cục trưởng đồng ý.
Điều 24. Tiếp khách trong nước
1- Khách đến làm việc với các phòng chuyên môn nghiệp vụ trong cơ quan Cục phải vào sổ đăng ký tại thường trực Cục và qua Văn phòng Cục để được chỉ dẫn.
2- Khách có nhu cầu làm việc với Lãnh đạo Cục đăng ký với Văn phòng về nội dung và thời gian để Văn phòng báo cáo Lãnh đạo Cục tiếp.
Điều 25. Tiếp khách nước ngoài, đi công tác nước ngoài
Tiếp khách nước ngoài, đi công tác nước ngoài được thực hiện theo Quy định của Bộ trưởng và chế độ Nhà nước ban hành.
Chương 6:
CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 26. Nhiệm vụ của Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục về công tác báo cáo, thông tin
1- Văn phòng Cục chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hệ thống thông tin nội bộ Cục để nắm được tình hình chủ yếu diễn ra hàng ngày trong lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách; thực hiện chế độ thông tin báo cáo Cục trưởng và cung cấp thông tin cho cấp dưới.
2- Báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm), báo cáo chuyên đề, báo cáo đột xuất theo quy định của Cục trưởng. Văn phòng Cục tổng hợp, báo cáo gửi Văn phòng Bộ theo Quy chế làm việc của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các báo cáo định kỳ được thực hiện theo quy định sau:
a- Báo cáo tuần (chỉ quy định đối với các phòng chuyên môn nghiệp vụ cơ quan Cục, Chi cục Khoáng sản khu vực) gửi đến Văn phòng Cục chậm nhất vào 9h00 sáng thứ 5 hàng tuần;
b- Báo cáo tháng, gửi đến Văn phòng Cục trước ngày 18 hàng tháng;
c- Báo cáo công tác quý I, gửi đến Văn phòng Cục trước ngày 13 tháng 3;
d- Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng, gửi đến Văn phòng Cục trước ngày 13 tháng 6;
đ- Báo cáo công tác quý III, đồng thời là báo cáo 9 tháng, gửi đến Văn phòng Cục trước ngày 13 tháng 9;
e- Báo cáo tổng kết năm, gửi đến Văn phòng Cục trước ngày 10 tháng 11.
3- Chuẩn bị các báo cáo của Cục để trình các cơ quan cấp trên theo sự phân công của Cục trưởng.
4- Thường xuyên trao đổi thông tin với các cơ quan trung ương và địa phương có liên quan. Thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin khi nhận được yêu cầu hợp lệ của các cơ quan, địa phương khác.
5- Tổ chức biên soạn, cập nhật cung cấp tin bài liên quan đến hoạt động của đơn vị để Văn phòng Cục tổng hợp, trình lãnh đạo Cục xét duyệt theo “Quy chế cung cấp, quản lý sử dụng thông tin trên trang Web Internet của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam”.
Điều 27. Nhiệm vụ của Văn phòng Cục
Ngoài nhiệm vụ như các đơn vị khác thuộc Cục, Văn phòng Cục còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1- Tổ chức việc cung cấp thông tin hàng ngày cho Lãnh đạo Cục về các vấn đề đã và đang được Lãnh đạo Cục giải quyết; các vấn đề quan trọng do các đơn vị thuộc Cục, các cơ quan ở trung ương, địa phương gửi trình Cục trưởng và một số thông tin nổi bật liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Cục.
2- Tổ chức việc điểm báo hàng ngày trình Lãnh đạo Cục, thông báo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Cục xử lý các vấn đề báo nêu liên quan đến các lĩnh vực quản lý của Cục cho các cơ quan liên quan và theo dõi, báo cáo việc thực hiện với Lãnh đạo Cục.
3- Báo cáo tổng hợp hàng tuần, hàng tháng tình hình nổi bật về các lĩnh vực quản lý của Cục gửi Lãnh đạo Cục và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Quy chế làm việc của Bộ.
4- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo và tổ chức khai thác các thông tin này phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Cục.
5- Chánh Văn phòng Cục là người phát ngôn của Cục trưởng cho báo, đài và thông tin đại chúng về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Cục trừ khi có sự phân công khác của Cục trưởng.
Điều 28. Thông tin về hoạt động của Cục
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cục có nhiệm vụ:
1- Duy trì mối quan hệ thường xuyên và tạo thuận lợi cho các cơ quan thông tin đại chúng trong việc cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về các sự kiện xẩy ra trong các lĩnh vực quản lý của Cục, của đơn vị.
2- Thường xuyên điểm báo và thực hiện việc trả lời trên báo chí theo đề nghị của các cơ quan báo chí hoặc theo yêu cầu của Cục trưởng; xử lý những vụ việc tiêu cực do báo chí nêu và trả lời cho báo; yêu cầu cơ quan báo chí cải chính các tin, bài có nội dung sai sự thật.
3- Tăng cường quản lý công tác thông tin, báo chí và có quy chế cung cấp thông tin của đơn vị; không để lộ bí mật của Nhà nước.
4- Nếu có nhu cầu đưa tin trên đài, báo thì có thể mời phóng viên báo chí đến tham dự các hoạt động của đơn vị của Cục.
Điều 29. Thông tin đối ngoại
Phòng Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Cục tổ chức việc thông tin đối ngoại theo quy định của pháp luật về thông tin đối ngoại và sự chỉ đạo của Cục trưởng.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
Quy chế này thay thế Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 143QĐ/ĐCKS-VP ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2004.
Điều 31. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Cục có trách nhiệm tổ chức triển khai, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị trực thuộc Cục có ý kiến bằng văn bản gửi về Văn phòng Cục để tổng hợp trình Cục trưởng xem xét, quyết định./. |
BỘ GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO
______________
Số: 2223/BGDĐT-KTKĐCLGD
V/vhướngdẫntổchức thi tốt nghiệp
trunghọc phổthôngnăm2012
CỘNG HÒAXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________
HàNội, ngày 13tháng4năm2012
Kính gửi:- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
Căn cứ Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèmtheo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT
ngày 06/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) hướng dẫn
các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng (gọi chung là các sở GDĐT) tổ chức thi
tốt nghiệp trial học phổ thông năm2012 như sau:
1. Môn thi và hình thức thi
1.1. Giáo dục trung học phổ thông
Thi 6 môn: Ngữ văn, Hoá học, Địa lí, Lịch sử, Toán, Ngoại ngữ; trong đó, các môn: Ngoại ngữ, Hoá học
thi theo hình thức trắc nghiệm. Với môn Ngoại ngữ, thí sinh phải thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh,
Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật;
Thí sinh không theo học hết chương trình trung học phổ thông hiện hành hoặc có khó khăn về điều kiện
dạy-học môn Ngoại ngữ (giáo viên thiếu hoặc chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, năng lực dạy học yếu;
việc thực hiện chương trình không liên tục; học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu ngoại
ngữ yếu; học sinh do chuyển trường nên phải học đổi môn Ngoại ngữ; các điều kiện về trang thiết bị
dạy học, thực hành tiếng chưa đáp ứng yêu cầu dạy - học,... ) thì được Giámđốc sở GDĐTxemxét
quyết định cho phép thi thay thế bằng môn Vật lí (thi theo hình thức trắc nghiệm).
1.2. Giáo dục thường xuyên
Thi 6 môn: Ngữ văn, Hoá học, Địa lí, Lịch sử, Toán, Vật lí; trong đó, các môn: Hoá học, Vật lí thi theo
hình thức trắc nghiệm.
1.3. Tổ chức các Hội đồng coi thi
Giámđốc sở GDĐTra quyết định thành lập tại mỗi địa điểmthi một Hội đồng coi thi để thực hiện công
việc chuẩn bị và tổ chức coi thi theo quy định tại Điều 10 của Quy chế.
Lưu ý: Không tổ chức Hội đồng coi thi riêng cho giáo dục thường xuyên, mà thi ghép giáo dục thường
xuyên với giáo dục trung học phổ thông trong cùng 1 Hội đồng coi thi, có phòng thi riêng cho giáo dục
thường xuyên.
2. Lịch thi và thời gian làmbài thi
2.1. Giáo dục trung học phổ thông
Ngày
02/6/2012
Buổi Môn thi
SÁNG Ngữ văn
Thời gian
làmbài
150 phút
Giờ phát đề thi
cho thí sinh
7 giờ 25
Giờ bắt đầu làm
bài
7 giờ 30
CHIỀU Hoá học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30
03/6/2012 SÁNG Địa lí 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
CHIỀU Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30
04/6/2012 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
Ngoại ngữ CHIỀU
Vật lí
60 phút 14 giờ 15
60 phút 14 giờ 15
14 giờ 30
14 giờ 30
2.2. Giáo dục thường xuyên
Ngày
02/6/2012
Buổi Môn thi
SÁNG Ngữ văn
Thời gian
làmbài
150 phút
Giờ phát đề thi
cho thí sinh
7 giờ 25
Giờ bắt đầu làm
bài
7 giờ 30
CHIỀU Hoá học 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30
03/6/2012 SÁNG Địa lí 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
CHIỀU Lịch sử 90 phút 14 giờ 25 14 giờ 30
04/6/2012 SÁNG Toán 150 phút 7 giờ 25 7 giờ 30
CHIỀU Vật lí 60 phút 14 giờ 15 14 giờ 30
3. Phần mềmquản lý thi
Các sở GDĐTthống nhất sử dụng phần mềmquản lý thi do Bộ GDĐTcung cấp; thực hiện đúng quy
trình, cấu trúc, thời hạn xử lý dữ liệu và chế độ báo cáo theo quy định của Bộ GDĐT.
4. Chế độ báo cáo và lưu trữ
4.1. Chế độ báo cáo
Các sở GDĐTphải thực hiện chế độ báo cáo nghiêmtúc, chính xác, kịp thời, đúng biểu mẫu quy định;
phải kiểmtra và cập nhật đầy đủ số liệu của kỳ thi trước khi báo cáo Bộ GDĐT.
4.2. Địa chỉ nhận báo cáo
a) Gửi bằng e-mail và fax:
- Các đơn vị phía Bắc (từ Thừa Thiên-Huế trở ra) gửi theo địa chỉ:
e-mail: [email protected]; fax04.38683700;
- Các đơn vị phía Nam(từ Đà Nẵng trở vào) gửi theo địa chỉ:
e-mail: [email protected]; fax04.38683892.
b) Gửi theo đường công văn:
Cục KTKĐCLGD, 30 Tạ Quang Bửu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
4.3. Thời hạn, nội dung và hình thức báo cáo
a) Báo cáo trước kỳ thi: Chậmnhất là ngày 16/5/2012.
b) Báo cáo nhanh coi thi: Gồm6 báo cáo, được cập nhật theo thứ tự các buổi thi trong lịch thi; gửi bằng
e-mail ngay sau khi kết thúc mỗi buổi thi; chậmnhất 11 giờ 00 đối với buổi thi sáng, 16 giờ 30 đối với
buổi thi chiều (cấu trúc các tệp báo cáo được xuất từ phần mềmquản lý thi).
c) Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi: Gửi bằng e-mail chậmnhất vào 16 giờ 30 ngày
06/6/2012.
d) Báo cáo nhanh thống kê kết quả chấmthi các môn tự luận theo tiến độ chấmthi: Gồm4 báo cáo, lần
lượt theo thứ tự sau khi chấmxong khoảng 15% số bài thi; 30 % số bài thi; 50% số bài thi; 80% số bài
thi theo mẫu quy định tại Phụ lục đính kèm.
đ) Ngoài những lần báo cáo trên, nếu có tình hình đặc biệt trong các ngày coi thi, chấmthi, các sở
GDĐTphải báo cáo ngay về Ban Chỉ đạo thi Trung ương theo số faxvà e-mail ở mục 4.2.
e) Báo cáo sơ bộ kết quả chấmthi, xét tốt nghiệp và cơ sở dữ liệu của kỳ thi: Chậmnhất ngày 18/6/2012
(cấu trúc tệp báo cáo và cơ sở dữ liệu của kỳ thi được xuất từ phần mềmquản lý thi và gửi qua e-mail
về Cục KTKĐCLGD).
g) Sau khi báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giámđốc sở giáo dục và đào tạo công bố kết quả thi tốt
nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêmyết danh sách tốt nghiệp và cấp giấy chứng
nhận tốt nghiệp tạmthời cho thí sinh.
h) Báo cáo kết quả tốt nghiệp chính thức. Chậmnhất là ngày 05/7/2012, các sở GDĐTphải gửi về Cục
KTKĐCLGD:
+ Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp;
+ Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp;
+ Báo cáo tổng hợp kết quả kỳ thi;
+ Đĩa CD lưu các tệp dữ liệu xử lý và chấmthi trắc nghiệmchính thức ;
+ Đĩa CD lưu toàn bộ dữ liệu kết quả tốt nghiệp được xuất từ phần mềmquản lý thi.
i) Chậmnhất vào 17 giờ ngày 17/6/2012, tất cả bài thi đã chấm, đầu phách phải được niêmphong và
chuyển về sở GDĐTlưu trữ. Hồ sơ phúc khảo lưu trữ theo điểmb khoản 2 Điều 40 của Quy chế thi tốt
nghiệp trung học phổ thông; Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp và chuyển xếp loại tốt nghiệp
do phúc khảo lưu trữ cùng Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp theo quy định tại điểma
khoản 2 Điều 40 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
5. Kinh phí cho kỳ thi
Áp dụng theo các quy định hiện hành.
Công việc cụ thể cho từng khâu của kỳ thi thực hiện theo Quy chế và hướng dẫn chi tiết tại các Phụ lục
đính kèm.
Bộ GDĐTyêu cầu các sở GDĐTnghiêmtúc thực hiện hướng dẫn này. Nếu có vướng mắc hoặc đề xuất
cần báo cáo ngay về Cục Khảo thí và Kiểmđịnh chất lượng giáo dục: 30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội; điện thoại 04.38683992, 04.38684826; e-mail: [email protected]; fax
04.38683700, 04.38683892 để Bộ GDĐTxemxét, điều chỉnh, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Bộ Quốc phòng;
- Các UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Website Bộ;
- Lưu: VT, Cục KTKĐCLGD.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
PHỤ LỤC 1
LỊCHCÔNGTÁC KỲ THI TỐTNGHIỆP TRUNGHỌC PHỔTHÔNGNĂM2012
(Kèmtheocôngvănsố2223/BGDĐT-KTKĐCLGDngày 13/4/2012củaBộGiáodục vàĐàotạo)
TT Nội dung công tác Đơn vị chủ trì Đơn vị thamgia
Thời gian thực
hiện
1 Tổ chức tập huấn cho sử dụng phần Cục KTKĐCLGD Các sở GDĐT
mềmQLTcho cán bộ sở GDĐT
Trước ngày
25/4/2012
TT Nội dung công tác Đơn vị chủ trì Đơn vị thamgia
Thời gian thực
hiện
2 Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán
bộ các nhà trường, địa phương.
3 Thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng
ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh
vào phần mềmquản lý thi.
Các sở GDĐT
Các trường PT
Các trường PT
Các sở GDĐT
Trước ngày
25/4/2012
Từ ngày 25/4 đến
07/5/2012
4 Lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi Các trường PT
theo từng môn thi Ngoại ngữ và thí sinh
của GDTX (nếu có) theo thứ tự a, b, c,
...
Chậmnhất ngày
07/5/2012
5 Bàn giao danh sách và đĩa CD chứa
danh sách thí sinh đăng ký dự thi cho
sở GDĐT
6 Các sở GDĐTthực hiện việc tổ chức
các Hội đồng coi thi và làmcác công
việc chuẩn bị coi thi.
7 Cục Nhà trường-Bộ Quốc phòng bàn
giao số liệu cần thiết (về số phòng thi,
số thí sinh dự thi từng phòng, loại hình
đề thi…), để in sao đề thi.
8 Sở GDĐTgửi báo cáo trước kỳ thi về
Bộ.
9 Sở GDĐTgửi đến các trường phổ
thông Danh sách các Hội đồng coi thi,
Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi
thi và dữ liệu để in thẻ dự thi của thí
sinh.
10 Thành lập Hội đồng in sao đề thi; quy
định ngày bắt đầu làmviệc, số lượng
đề thi cần in sao, danh sách phân phối
đề thi và phương án chuyển đề thi đến
các Hội đồng coi thi.
Các trường PT
Các sở GDĐT
Cục Nhà trường
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT
Các trường PT
Các sở GDĐT
Cục KTKĐCLGD
Các trường PT
Hội đồng coi thi
Trước ngày
10/5/2012
Từ ngày 10/5/2012
Chậmnhất ngày
15/5/2012
Chậmnhất ngày
16/5/2012
Trước ngày
20/5/2012
Trước ngày
23/5/2012
TT Nội dung công tác
11 Nhận đề thi gốc của Bộ GDĐT(địa
điểmvà thời gian theo văn bản thông
báo của Bộ GDĐT).
12 In sao đề thi và chuyển giao đề thi đã
in sao cho các Hội đồng coi thi
Đơn vị chủ trì
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT
Đơn vị thamgia
Cục KTKĐCLGD
Hội đồng coi thi
Thời gian thực
hiện
Chậmnhất ngày
25/5/2012
Giámđốc sở quy
định
13 - Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Hội
đồng coi thi làmviệc tại địa điểmthi.
- Giámthị làmviệc tại địa điểmthi
Hội đồng coi thi Các sở GDĐT - Từ ngày 31/5/2012
- Chậmnhất ngày
01/6/2012
14 Thành lập Hội đồng chấmthi Các sở GDĐT Trước ngày
01/6/2012
15 Coi thi theo lịch thi
16 Bàn giao bài thi cho sở GDĐTvà tổng
kết công tác coi thi
17 Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình
coi thi
18 - Tổ chức chấmthi
- Gửi chuyển phát nhanh 02 đĩa CD
lưu các tệp dữ liệu thi trắc nghiệm
(theo Điều 25 Quy chế thi TNhiện
hành) về Cục KTKĐCLGD.
Hội đồng coi thi
Hội đồng coi thi
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT;
Ban chỉ đạo thi
cấp tỉnh
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT
Cục KTKĐCLGD
Cục KTKĐCLGD
Các ngày 02, 03,
04/6/2012
Trước 16h30 ngày
05/6/2012
Chậmnhất 16h30
ngày 06/6/2012
- Từ ngày 06-
18/6/2012
- Chậmnhất ngày
14/6/2012
- Báo cáo nhanh thống kê kết quả
chấmthi các môn tự luận sau khi chấm
xong 15% số bài thi ; 30 % số bài thi;
50% số bài thi ; 80% số bài thi.
- Theo tiến độ chấm
của đơn vị
TT Nội dung công tác Đơn vị chủ trì Đơn vị thamgia
Thời gian thực
hiện
19 - Tổ chức ghép điểmvà xét tốt nghiệp Hội đồng chấmthi Các sở GDĐT
theo phần mềmquản lý thi; tổng kết
công tác chấmthi.
Chậmnhất ngày
18/6/2012
- Duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết
quả tạmthời của kỳ thi.
- Báo cáo sơ bộ kết quả chấmthi, xét Các sở GDĐT Cục KTKĐCLGD
tốt nghiệp và cơ sở dữ liệu của kỳ thi
(CSDL của kỳ thi được xuất từ phần
mềmQLTvà gửi qua email về Cục).
20 Cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm
thời, trả học bạ và các loại giấy chứng
nhận (bản chính) cho thí sinh.
21 - Tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có).
- Xét tốt nghiệp sau phúc khảo.
Các trường PT
Hội đồng Phúc
khảo
Các sở GDĐT
Các sở GDĐT
Trước ngày
24/6/2012.
Trước ngày
25/6/2012.
Chậmnhất ngày
28/6/2012
22 Hoàn chỉnh hồ sơ duyệt thi. Hội đồng chấmthi Các sở GDĐT Trước ngày
2/7/2012
23 Các đơn vị gửi Báo cáo kết quả tốt
nghiệp chính thức và dữ liệu về Cục
KTKĐCLGD
Các sở GDĐT, Cục KTKĐCLGD
Cục Nhà trường
Chậmnhất ngày
05/7/2012
PHỤ LỤC 2
ĐĂNGKÝ DỰ THI VÀ TỔCHỨC HỘI ĐỒNGCOI THI
I. Đăng ký dự thi
1. Mỗi sở GDĐTđược gán 01 mã số do Bộ GDĐTquy định. Tên các sở GDĐT(chữ cái đầu tiên) được
xếp theo thứ tự a, b, c; Cục Nhà trường xếp cuối cùng; gán mã số từ 01 đến 64 (bảng mã M1).
2. Các sở GDĐTchỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng thí sinh đăng ký dự thi theo
quy định tại Điều 11 của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là Quy chế). Quán
triệt thực hiện đúng các nội dung sau:
a) Người học thuộc đối tượng quy định tại điểma khoản 1 Điều 4 của Quy chế đăng ký dự thi tại
trường phổ thông nơi học lớp 12, không được đăng ký dự thi ở cơ sở giáo dục khác; học sinh lớp 12
nămhọc 2011-2012 ở giáo dục THPTkhông được đăng ký dự thi tốt nghiệp THPTnăm2012 theo
chương trình giáo dục thường xuyên.
b) Thí sinh tự do đăng ký dự thi tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã) hoặc tại trường phổ thông nơi học lớp
12. Trong đó, cần lưu ý:
- Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những nămtrước do bị xếp loại kémvề học lực ở lớp 12,
phải đăng ký và dự kỳ kiểmtra cuối nămhọc tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự
thi một số môn học có điểmtrung bình dưới 5,0; sao cho khi lấy điểmbài kiểmtra thay cho điểmtrung
bình môn học để tính lại điểmtrung bình cả nămthì đủ điều kiện về học lực theo quy định.
- Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học trong những nămtrước nếu vẫn đủ
điều kiện về học lực thì không cần có xác nhận kiểmtra học lực.
- Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi ở những nămtrước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểmtrong năm
học lớp 12 thì phải có xác nhận của chính quyền cấp xã về phẩmchất đạo đức và việc chấp hành chính
sách pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh, trật tự của địa phương nơi cư trú trong Phiếu đăng
ký dự thi và được xếp loại hạnh kiểmtrung bình trong hồ sơ thí sinh.
- Thí sinh tự do của giáo dục THPTđược phép đăng ký dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên nhưng
không được bảo lưu điểmthi như thí sinh tự do đã dự thi tốt nghiệp giáo dục thường xuyên (hoặc bổ túc
THPTtrước đây).
- Xác định điểmbảo lưu của thí sinh đăng ký dự thi GDTX như sau:
+ Đối với thí sinh đang học tại trường phổ thông: nhà trường căn cứ vào kết quả dự thi năm2011 (nếu
có) để xác định điểmbảo lưu;
+ Đối với thí sinh tự do đến từ cơ sở giáo dục khác: có xác nhận kết quả thi năm2011 của trường phổ
thông nơi thí sinh đăng ký dự thi nămđó.
- Thí sinh tự do đang đi công tác xa được đăng ký dự thi trên địa bàn nơi công tác, nếu có đủ căn cứ
về việc không thể dự thi tại nơi cư trú hoặc nơi học lớp 12.
- Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ THPTnhưng có nguyện vọng được dự thi năm2012 phải có
xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi
học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.
d) Cần hướng dẫn cụ thể việc đăng ký dự thi và có những biện pháp tích cực giúp thí sinh có đủ các
loại giấy chứng nhận để được hưởng cộng điểmkhuyến khích và chế độ ưu tiên (nếu có); tuyệt đối
không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ. Lưu ý:
Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản photocopy được cơ quan công chứng xác nhận. UBND
cấp xã xác nhận về cư trú, về không trong thời gian truy cứu trách nhiệmhình sự của thí sinh; cơ quan
chuyên môn cấp huyện xác nhận các điều kiện được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên khác theo quy định tại
Điều 31 và khoản 2 Điều 35 của Quy chế.
3. Thời hạn đăng ký dự thi:
- Từ 25/4/2012 đến 07/5/2012, trường phổ thông thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập
dữ liệu của thí sinh vào phần mềmmáy tính. Sau khi đã nhập xong dữ liệu của từng lớp, cán bộ máy
tính in Danh sách đăng ký dự thi theo lớp (mẫu M3) và giao cho giáo viên chủ nhiệmtổ chức cho học
sinh rà soát và ký xác nhận.
- Ngày 07/5/2012 hết hạn đăng ký, trường phổ thông kiểmtra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi và các hồ sơ
có liên quan đến kỳ thi, xemxét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết định
không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ; đồng thời, thông báo trực tiếp cho thí
sinh. Sau đó, lập danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo từng môn thi Ngoại ngữ và thí sinh của giáo dục
thường xuyên (nếu có) theo thứ tự a, b, c, ... của tên thí sinh (mẫu M4).
- Chậmnhất là ngày 10/5/2012, các trường phổ thông hoàn chỉnh các công việc trên, bàn giao danh
sách và đĩa CD chứa danh sách thí sinh đăng ký dự thi (mẫu M4) cho sở GDĐT; đồng thời chịu trách
nhiệmbảo quản hồ sơ đăng ký dự thi và danh sách thí sinh đăng ký dự thi để xuất trình kịp thời phục vụ
công tác thanh tra, kiểmtra và yêu cầu sửa chữa (nếu có).
4. Các sở GDĐTkiểmtra và cập nhật đầy đủ số liệu đăng ký dự thi trước khi báo cáo Bộ GDĐT.
II. Tổ chức Hội đồng coi thi
1. Sở GDĐTlập Danh sách các trường phổ thông trong đơn vị (mẫu M5) có các thông tin về mã số
trường, tên trường, địa chỉ, số điện thoại di động/cố định, địa chỉ e-mail, số fax; thông tin về Hiệu
trưởng và chuyên viên máy tính.
Trường phổ thông có mã số loại hình trường như sau: 1 - THPTcông lập (Trường chuyên của tỉnh
không nằmtrong loại hình này); 2 - khối THPTchuyên, trường THPTchuyên đặt trong trường đại học,
trường THPTchuyên của tỉnh; 3 - THPTcông lập và bán công/tư thục/dân lập (có cả lớp công lập và lớp
bán công hoặc tư thục, dân lập); 4 - THPTbán công/tư thục/dân lập; 5 - giáo dục thường xuyên; 6 -
THPTcông lập và giáo dục thường xuyên (có cả lớp THPTcông lập và giáo dục thường xuyên); 7- các
loại hình trường khác. Danh sách M5 được lập theo thứ tự các loại hình trường; trong mỗi loại hình, tên
các trường (chữ cái đầu tiên, không kể phần loại hình trường) và xếp theo a, b, c.
Mỗi trường được gán một mã số trường, gồm6 chữ số:
- 2 chữ số đầu: Mã số sở GDĐT;
- Chữ số thứ 3: Mã số loại hình trường;
- Chữ số thứ 4, 5 và 6: Số thứ tự của trường theo loại hình của trường trong danh sách.
2. Quy trình thực hiện
Tùy theo thực tế của đơn vị, các sở GDĐTcăn cứ khung thời gian cho các công việc chính dưới đây
xây dựng kế hoạch chi tiết để thực hiện, đảmbảo sự hợp lý trong phân công nhiệmvụ và tính chính xác
của hệ thống cơ sở dữ liệu.
a) Từ ngày 07/5/2012 đến ngày 10/5/2012: nhận danh sách và đĩa CD chứa danh sách do các trường
phổ thông bàn giao (mẫu M4).
b) Từ ngày 10/5/2012 đến trước ngày 30/5/2012:
- Lập Danh sách thí sinh đăng ký dự thi (mẫu M6) theo các bước sau:
+ Bước 1. Xếp môn thi Ngoại ngữ (trừ thí sinh giáo dục thường xuyên) theo thứ tự: Tiếng Anh, Tiếng
Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, sau đó đến môn thi thay thế (trong trường
hợp có cả thí sinh học chương trình Ngoại ngữ THPT7 nămvà 3 nămthì từng môn Ngoại ngữ xếp theo
thứ tự 7 nămtrước, 3 nămsau);
+ Bước 2. Xếp danh sách thí sinh dự thi theo thứ tự môn thi Ngoại ngữ, môn thi thay thế, sau đó đến thí
sinh của giáo dục thường xuyên (nếu có), theo thứ tự a, b, c, ... của tên thí sinh.
Lưu ý: Số báo danh của thí sinh gồm6 chữ số được đánh tăng dần, liên tục đến hết số thí sinh của Hội
đồng coi thi, đảmbảo không có thí sinh nào của sở GDĐTtrùng số báo danh.
- Sắp xếp phòng thi và lập Danh sách thí sinh theo phòng thi (mẫu M7) theo quy định: đảmbảo khoảng
cách tối thiểu giữa 02 thí sinh ngồi cạnh nhau theo hàng ngang là 1,2 mét; mỗi phòng thi có 24 thí sinh,
phòng thi cuối cùng của mỗi môn Ngoại ngữ hoặc giáo dục thường xuyên có không quá 28 thí sinh; có
thể ghép các phòng thi cuối trong 1 phòng, nhưng không quá 28 thí sinh (nếu quá 28 thì xếp thêm01
phòng).
- Lập Danh sách các Hội đồng coi thi (mẫu M8). Phòng thi được đánh 3 chữ số, liên tục từ 001 đến hết
số phòng thi của Hội đồng coi thi.
- Lập Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi thi (mẫu M9).
- Gửi dữ liệu Danh sách thí sinh dự thi theo trường (mẫu M10) để Hiệu trưởng trường phổ thông in và ký
tên, đóng dấu nộp cho sở.
- Lập Bảng ghi tên dự thi cho từng phòng thi (mẫu M11).
- Lập Danh sách thí sinh trong phòng thi (mẫu M12).
- Lập Phiếu thu bài thi (mẫu M32).
- Gửi dữ liệu để trường phổ thông in Thẻ dự thi (mẫu M13) cho thí sinh đăng ký dự thi tại trường. Yêu
cầu Hiệu trưởng trường phổ thông ký tên, đóng dấu vào Thẻ dự thi, đóng dấu giáp lai vào ảnh trên Thẻ
và phát cho thí sinh.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất cho mỗi Hội đồng coi thi: phòng thi, phòng làmviệc của Hội đồng coi thi, các
văn bản, bảng biểu, văn phòng phẩm, máy vi tính kết nối internet (nếu có)…
c) Trước ngày 20/5/2012: gửi đến các trường phổ thông trong đơn vị Danh sách các Hội đồng coi thi
(mẫu M8), Danh sách thí sinh dự thi theo trường (mẫu M10). Yêu cầu Hiệu trưởng trường phổ thông rà
soát, xác nhận tính chính xác của các thông tin, sau đó, nộp lại sở và niêmyết các danh sách để thông
báo cho thí sinh.
d) Chậmnhất ngày 31/5/2012: bàn giao cho các Hội đồng coi thi Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi
thi (mẫu M9); Bảng ghi tên dự thi cho từng phòng thi (mẫu M11), Danh sách thí sinh trong phòng thi
(mẫu M12); Phiếu thu bài thi (mẫu M32); văn phòng Hội đồng coi thi, các phòng thi; các văn bản, bảng
biểu, văn phòng phẩm,…
PHỤ LỤC 3
INSAOĐỀ THI
1. Các sở GDĐTcó trách nhiệmin sao đề thi của kỳ thi tốt nghiệp cho tất cả các Hội đồng coi thi thuộc
phạmvi quản lý và các Hội đồng coi thi thuộc Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng trên địa bàn tỉnh (nếu
có). Cục Nhà trường chỉ đạo các trường phổ thông trong Quân đội thông báo chính xác cho các sở
GDĐTtrên địa bàn, chậmnhất là ngày 15/5/2012, số liệu cần thiết (về số phòng thi, số thí sinh dự thi
từng phòng, loại hình đề thi…), để in sao đề.
2. Giámđốc sở GDĐT:
a) Thành lập một Hội đồng in sao đề thi tốt nghiệp THPTtheo Điều 16 của Quy chế.
b) Chịu trách nhiệmtoàn bộ về:
- Tiếp nhận bì đề thi gốc còn nguyên niêmphong của Bộ GDĐT;
- Quy định thời gian in sao đề thi, số lượng đề thi in sao, chuyển giao đề thi gốc còn nguyên niêm
phong cho Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi; tiếp nhận đề thi in sao đã được niêmphong; tổ chức chuyển
đề thi đã được niêmphong đến các Hội đồng coi thi; đảmbảo an toàn, bí mật của đề thi trong quá trình
vận chuyển;
- Đảmbảo cho khu vực in sao đề thi phải là một địa điểman toàn, kín đáo, biệt lập và được bảo vệ
nghiêmngặt trong suốt thời gian làmviệc, có đầy đủ điều kiện về thông tin liên lạc, phương tiện bảo mật,
phòng cháy, chữa cháy.
3. Thực hiện nghiêmtúc yêu cầu cách ly theo 3 vòng độc lập, những người làmviệc trong khu vực in
sao đề thi chỉ được hoạt động trong phạmvi không gian cho phép:
a) Vòng 1 - Vòng in sao đề thi: chỉ gồmcó các cán bộ in sao đề thi, tiếp xúc trực tiếp với đề thi; là khu
vực khép kín, cách ly tuyệt đối với bên ngoài từ khi mở đề thi gốc và bắt đầu in sao đến khi thi xong môn
cuối cùng; cửa sổ các phòng phải đóng kín và niêmphong; các khoảng trống thông ra bên ngoài phải bịt
kín bằng vật liệu bền, chắc. Hằng ngày, cán bộ ở vòng 1 tiếp nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ bên ngoài
chuyển vào qua vòng 2;
b) Vòng 2 - Vòng bảo vệ trong: chỉ gồmcó 1-2 cán bộ an ninh bảo vệ và 1 cán bộ thanh tra trong đoàn
thanh tra; là khu vực khép kín, tiếp giáp với vòng 1, cách ly tuyệt đối với bên ngoài đến khi thi xong môn
cuối cùng; là đầu mối giao tiếp giữa vòng 3 với vòng 1. Những người làmviệc ở vòng 2 có nhiệmvụ tiếp
nhận vật liệu và đồ ăn, uống từ vòng 3 chuyển vào vòng 1; kiểmtra các đồ vật từ vòng 1 chuyển ra (bát
đũa, đồ ăn, đồ uống, …).
c) Vòng 3 - Vòng bảo vệ ngoài: tiếp giáp với vòng 2; gồmcông an và nhân viên bảo vệ có nhiệmvụ bảo
vệ và là đầu mối giao tiếp giữa vòng 2 với bên ngoài; đảmbảo tối thiểu 2 người trực và phải trực 24/24
giờ.
Người không có trách nhiệm, tuyệt đối không được vào khu vực in sao đề thi.
Trong khu vực in sao đề thi, không được sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, các loại điện thoại,
trừ 01 điện thoại cố định có loa ngoài SP-phone đặt tại vòng 2 được cán bộ công an kiểmsoát 24/24
giờ. Mọi cuộc liên lạc đều phải bật loa ngoài, phải ghi biên bản hoặc ghi âm.
4. Hội đồng in sao đề thi có nhiệmvụ theo khoản 4 Điều 16 của Quy chế:
a) Tiếp nhận, bảo quản đề thi gốc còn nguyên niêmphong từ Bộ GDĐTdo Giámđốc sở GDĐTchuyển
đến, chịu trách nhiệmtoàn bộ về sự an toàn, bí mật của đề thi.
b) Trước khi in sao đề thi, Chủ tịch Hội đồng in sao đề thi phải kiểmtra đảmbảo có các phương tiện
thiết bị phục vụ in sao đề thi như: máy photo siêu tốc (khổ giấy A4 hoặc A3, tốc độ 90 - 130 bản một
phút; độ phân giải 400/600 dpi..), máy sắp xếp tài liệu và máy đếmtrang (nếu có),... Khi kiểmtra phải
lập biên bản đảmbảo các máy máy móc, thiết bị không gắn bộ phận thu phát và không nối mạng
Internet.
Mọi phương tiện, thiết bị, vật tư trong khu vực in sao dù bị hư hỏng hay không dùng đến chỉ được đưa
ra ngoài khu vực cách ly khi thi xong môn thi cuối cùng của kỳ thi.
c) Trong quy trình in sao, phải cử người đọc kiểmtra đề thi gốc trước khi nhân bản, rà soát thật kỹ,
tránh nhầmlẫn, sai sót và khắc phục lỗi mất ký tự hoặc ký tự lạ bất hợp lý (nếu có) trong đề thi. Tất cả
các đề thi phải được in sao rõ ràng, chính xác, đảmbảo đủ số lượng đề thi cho thí sinh, đề thi được
niêmphong đến từng phòng thi.
d) In sao đề thi các môn theo số lượng được giao; chú ý các phòng thi cuối, các môn Ngoại ngữ và
giáo dục thường xuyên có số thí sinh khác 24, các phòng thi ghép. Nếu có vướng mắc, đề nghị Bộ
GDĐTgiải đáp về kỹ thuật in sao, nội dung đề thi trong quá trình in sao; việc in sao đề thi phải được
thực hiện theo kiểu cuốn chiếu: In sao đề thi lần lượt cho từng môn thi theo lịch thi. In sao xong, vào bì,
niêmphong, đóng gói đến từng phòng thi, thu dọn sạch sẽ, sau đó mới chuyển sang in sao đề thi của
môn tiếp theo; không in sao đề thi cho Chủ tịch Hội đồng coi thi và bộ phận trực thi ở sở GDĐThoặc ở
Cục Nhà trường - Bộ Quốc phòng.
Phải in sao thêmcho mỗi Hội đồng coi thi một túi đề dự phòng, trong đó đề thi trắc nghiệmphải có đầy
đủ các mã đề thi.
Riêng đề thi trắc nghiệm: có thể sao 2 mặt giấy trên khổ giấy A3 (nên sử dụng giấy loại 70 gam/m2); in
sao từng mã đề thi, dập ghimxong (nếu có) mới chuyển sang in sao đến mã đề thi khác; phải kiểmtra
đúng mã đề thi, số lượng tờ, thứ tự sắp xếp và chất lượng bản sao.
đ) Phải có biện pháp cụ thể để phân biệt túi đề thi của các môn thi khác nhau, ví dụ: túi đề thi của các
môn khác nhau có màu khác nhau, hoặc dùng dây buộc và giấy dán có màu khác nhau.
e) Hội đồng in sao đề chuyển giao các bì đề thi đã niêmphong cho Giámđốc sở GDĐThoặc người
được Giámđốc sở GDĐTuỷ quyền bằng văn bản.
Tuỳ theo điều kiện thực tế của địa phương, Giámđốc sở GDĐTquyết định phương án và thời gian giao
đề thi cho các Hội đồng coi thi, trên cơ sở đảman toàn và bảo mật.
g) Bộ GDĐTkhông gửi trước đề thi dự bị về các sở GDĐT; khi cần thiết, Bộ GDĐTquyết định việc sử
dụng đề thi dự bị của kỳ thi và sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc này.
PHỤ LỤC 4
COI THI
1. Thực hiện theo quy định tại chương IV của Quy chế; trong đó, cần lưu ý một số điểmsau:
a) Trước mỗi buổi thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi đảmbảo các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân
(nếu có) của tất cả những người làmnhiệmvụ tại Hội đồng được lưu giữ tại phòng trực của Hội đồng.
Khi cần thông tin khẩn cấp, cán bộ làmnhiệmvụ thi phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng coi thi để xử lý.
b) Chủ tịch Hội đồng coi thi quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêmphong cho giámthị.
c) Mỗi phòng thi phải được trang bị 1 chiếc kéo dành cho giámthị cắt túi đề thi. Trước khi cắt túi đề thi
và phát đề thi vào đúng thời điểmghi trong lịch thi, giámthị phải cho toàn thể thí sinh trong phòng thi
chứng kiến tình trạng niêmphong của túi đề thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh trong
phòng thi.
d) Ngay sau khi phát đề cho thí sinh, giámthị yêu cầu thí sinh kiểmtra tình trạng đề thi: nếu thấy đề thi
bị thiếu trang hoặc rách, nhòe, mờ, phải lập tức báo cho giámthị để kịp thời xử lý. Nếu không phát hiện
hoặc để quá 15 phút sau khi phát đề mới báo cáo thì thí sinh phải tự chịu trách nhiệm. Tất cả những
trường hợp phát sinh về đề thi giámthị phải báo cáo cho Chủ tịch Hội đồng coi thi ngay sau khi phát
hiện (qua giámthị ngoài phòng thi).
đ) Chậmnhất 30 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làmbài, Thư ký hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng coi thi
phải hoàn thành việc đến các phòng thi, nhận số đề thi thừa (nếu có), cùng 2 giámthị trong phòng thi
lập biên bản giao nhận và niêmphong tại chỗ túi đựng đề thi thừa để chuyển cho Chủ tịch Hội đồng coi
thi bảo quản.
e) Khi thu bài, giámthị trong phòng thi xếp các bài thi theo quy định của sở GDĐT. Giámthị trong phòng
thi yêu cầu thí sinh điền vào Phiếu thu bài thi số tờ giấy thi của mình và ký xác nhận; đảmbảo không
xảy ra nhầmlẫn, thiếu sót.
2. Giao nộp bài thi
a) Thời gian giao nộp bài thi: hoàn thành ngay sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi; ngày giờ và địa điểmcụ
thể do Giámđốc sở GDĐTquy định.
b) Chủ tịch Hội đồng coi thi giao nộp bài thi tự luận, bài thi trắc nghiệmvà hồ sơ coi thi cho sở GDĐT
hoặc giao nộp trực tiếp cho Chủ tịch Hội đồng chấmthi theo quy định của Giámđốc sở GDĐT.
PHỤ LỤC 5
CHẤMTHI, PHÚC KHẢOVÀ CÔNGNHẬNTỐTNGHIỆP
1. Chấmthi
a) Hội đồng chấmthi tốt nghiệp THPT(sau đây gọi là Hội đồng chấmthi) đảmbảo đúng thành phần và
thực hiện nhiệmvụ theo đúng quy định tại các Điều 23, 24 và 25 của Quy chế.
b) Chấmbài thi trắc nghiệm
- Tổ chấmbài thi trắc nghiệm: Tổ trưởng là một lãnh đạo Hội đồng chấmthi, các thành viên là cán bộ và
kỹ thuật viên, chuyên viên máy tính;
- Các phiếu TLTN(bài làmcủa thí sinh) đều được chấmbằng máy;
- Quy trình quét bài trắc nghiệm, xử lý, chấmthi và báo cáo: theo hướng dẫn chi tiết của Cục KTKĐCL
về quét, xử lý và chấmbài thi trắc nghiệm;
- Bộ phận giámsát chấmbài trắc nghiệm(gồmcán bộ thanh tra và công an) thực hiện giámsát trực
tiếp, liên tục các hoạt động của tổ chấmbài thi trắc nghiệm;
- Quét phiếu TLTN: việc quét phiếu TLTNphải được giámsát chặt chẽ. Trước khi quét phải lập biên bản
mở niêmphong. Sau khi quét phải lập biên bản niêmphong. Các thành viên thamgia xử lý phiếu TLTN
tuyệt đối không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấmthi và không được sửa chữa, thêmbớt
vào phiếu TLTNcủa thí sinh với bất kỳ lý do gì. Sau khi quét, tất cả phiếu TLTNvà phiếu thu bài thi được
niêmphong, lưu giữ và bảo mật tại đơn vị;
Các tệp: (a) Danh sách Hội đồng coi thi; (b) Danh sách thí sinh dự thi; (c) Danh sách thí sinh vắng theo
từng môn thi; (d) Kết quả quét bài thi gốc (kèmtheo số báo danh, chưa kiểmdò, chưa sửa đổi, chưa
chấmthi) được ghi vào 02 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD1), dán niêmphong, có chữ ký của những
cán bộ giámsát: một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng chấmthi cất giữ, một đĩa gửi về Cục KTKĐCLGD.
- Xử lý bài thi và chấmthi:
+ Sau khi niêmphong đĩa CD lưu các tệp dữ liệu gốc, các đơn vị mới được phép mở niêmphong các
tệp dữ liệu phục vụ chấmthi do Cục KTKĐCLGD đã gửi đến, gồmcó: (a) Đáp án các câu trắc nghiệm
của đề chuẩn và thang điểmcủa đề chuẩn; (b) Tổ hợp hoán vị câu trắc nghiệmvà tổ hợp hoán vị các
phương án lựa chọn của các mã đề thi; (c) Bảng quy đổi thang điểm100 sang thang điểm10. Tổ chấm
trắc nghiệmtiến hành việc xử lý bài thi và chấmthi chính thức.
Các tệp dữ liệu: (a) Biên bản sửa lỗi kỹ thuật các phiếu TLTN; (b) Kết quả chấmthi chính thức của các
bài thi trắc nghiệmđược ghi vào 02 đĩa CD giống nhau (gọi là đĩa CD2), dán niêmphong, có chữ ký
của những cán bộ giámsát: một đĩa giao cho Chủ tịch Hội đồng chấmthi cất giữ, một đĩa gửi về Cục
KTKĐCLGD.
+ Chậmnhất là ngày 14/6/2012, các đơn vị gửi chuyển phát nhanh đĩa CD1 và đĩa CD2 về Cục
KTKĐCLGD.
c) Chấmbài thi tự luận
- Phải bố trí đủ giámkhảo chấmthi tự luận (bình quân 1 giámkhảo chấm75 - 100 bài/ngày) để chấm
đúng tiến độ đề ra.
- Tiến hành nghiên cứu, thảo luận kỹ về đáp án, biểu điểmvà thực hiện nghiêmtúc khâu chấmchung
ban đầu theo quy định của Quy chế; nếu một sở GDĐTcó nhiều Hội đồng chấmthi thì các công việc
này được tiến hành chung, thống nhất giữa các Hội đồng.
- Bố trí giámkhảo chấmlần 1 và lần 2 ngồi ở 2 phòng chấmkhác nhau.
- Tổ trưởng tổ chấmthi phải thực hiện nghiêmtúc nhiệmvụ kiểmtra, giámsát việc chấmthi của các
giámkhảo trong tổ chấmthi. Trước khi giao bài đã chấmxong 2 vòng độc lập cho 2 giámkhảo thống
nhất điểm, phải đối chiếu điểmcủa bài thi trên phiếu chấmcá nhân của 2 giámkhảo đó, phát hiện
những trường hợp chênh lệch từ 1,0 điểmtrở lên để theo dõi, xác định nguyên nhân, kết quả xử lý
thống nhất của 2 giámkhảo nhằmphòng ngừa các sai sót, vi phạmQuy chế. Đồng thời, quán triệt giám
khảo không được sửa chữa điểmtrên phiếu chấmcá nhân và trên bài thi trong quá trình thống nhất
điểm.
- Xử lý thật nghiêmđối với những bài làmvi phạmQuy chế hoặc cán bộ không thực hiện đúng Quy chế
chấmthi; khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làmcủa thí sinh, dẫn đến kết quả chấm
không phản ánh đúng thực chất.
- Để tránh để xảy ra sai sót trong khâu hồi phách và vào điểmthi, mỗi Hội đồng chấmthi tiến hành khớp
phách ngẫu nhiên ít nhất 20% số bài thi tự luận để kiểmtra độ chính xác của việc quản lý chấmthi bằng
máy tính.
2. Phúc khảo
Sau khi công bố kết quả tạmthời của kỳ thi, các đơn vị tổ chức việc phúc khảo bài thi theo Điều 26 của
Quy chế; lưu ý những điểmdưới đây:
a) Trường phổ thông nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh và lập Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi
trắc nghiệmvà bài thi tự luận (mẫu M21) gửi sở GDĐT.
b) Giámđốc sở GDĐTthành lập một Hội đồng phúc khảo để phúc khảo các bài thi.
c) Sở GDĐTtập hợp Danh sách đề nghị phúc khảo và giao Danh sách đề nghị phúc khảo cho Hội đồng
phúc khảo (mẫu M22, M23, M24).
d) Phúc khảo bài thi trắc nghiệm
Chấmlại bài thi trắc nghiệmđược phúc khảo; giao kết quả cho sở GDĐTtheo các bước sau:
- Khi có mặt đầy đủ thành viên của Tổ chấmphúc khảo và thanh tra, giámsát viên, Tổ chấmphúc khảo
tiến hành mở niêmphong và rút bài phúc khảo.
- Thanh tra, giámsát viên và thành viên Tổ chấmphúc khảo đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên phiếu
TLTNvới kết quả tệp đã quét lưu trong máy tính.
- Nếu có những sai lệch, phải in phiếu chấm(từ phần mềmchấmthi) trước và sau khi sửa để lưu làmhồ
sơ. Xác định nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch. Việc điều chỉnh điểm(nếu có) thực hiện theo Quy chế.
- Bài thi sau khi đối chiếu xong phải được niêmphong lại; thanh tra, giámsát viên và thành viên Tổ chấm
phúc khảo cùng ký niêmphong; sau đó được lưu giữ theo quy định.
- Kết thúc việc chấmphúc khảo, Tổ chấmphúc khảo lập biên bản tổng kết, có chữ ký của tất cả các
thành viên, giámsát viên và thanh tra.
- Lập các biên bản, thông báo kết quả phúc khảo bài thi trắc nghiệmvà chuyển cho sở GDĐTsở tại.
Lưu ý: khi điểmchấmlại chênh lệch so với điểmchấmlần trước thì điểmphúc khảo là điểmmới của bài
thi.
đ) Phúc khảo bài thi tự luận
- Rút bài thi tự luận (kèmtheo đầu phách), đánh phách mới, che kín điểmcũ (cả số và chữ) ở ô điểm
của bài thi và tổ chức chấmlại bài thi theo hướng dẫn chấm, đảmbảo đúng nguyên tắc 2 giámkhảo
chấmđộc lập trên một bài thi.
e) Niêmphong riêng các bài thi trắc nghiệm, các bài thi tự luận đã phúc khảo kèmtheo phách và bàn
giao cho sở GDĐTlưu trữ.
g) Lập hồ sơ phúc khảo, bao gồm: Quyết định thành lập Hội đồng phúc khảo, các biên bản của Hội
đồng phúc khảo, các biên bản đối thoại giữa các cặp chấmthi (nếu có), danh sách thí sinh được thay
đổi điểmbài thi.
3. Công nhận tốt nghiệp
a) Thực hiện đúng quy định tại Chương VI của Quy chế.
Lưu ý:
- Thí sinh là người học trong các trung tâmgiáo dục thường xuyên không thuộc diện xếp loại hạnh kiểm
và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn nếu được xét đặc cách theo quy định tại Điều 28 của
Quy chế thì không phải có điều kiện về xếp loại hạnh kiểm;
- Việc bảo lưu điểmthi quy định tại Điều 33 của Quy chế chỉ áp dụng với thí sinh đã dự thi tốt nghiệp ở
giáo dục thường xuyên trong kỳ thi năm2011; nếu thí sinh đã đăng ký bảo lưu điểmthi thì không được
dự thi các môn có điểmbảo lưu;
- Nếu thí sinh có nhiều giấy chứng nhận nghề theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Quy chế thì chỉ
được cộng điểmưu đãi đối với 1 giấy chứng nhận có kết quả xếp loại cao nhất;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học (bao gồmcả chứng chỉ kỹ thuật viên tin học) quy định tại khoản 3 Điều
34 của Quy chế là chứng chỉ được cấp theo quy định của Bộ GDĐT;
- Về các tiêu chuẩn ưu tiên theo vùng miền quy định tại Điều 31 và Điều 35 Quy chế:
+ Danh mục các xã, phường, thị trấn thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... được quy
định tại các Quyết định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi hoặc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, còn
hiệu lực thi hành.
+ Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn
II được quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-
2010 (Chương trình 135 giai đoạn II); Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình
phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng
sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 1999-2005); Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 -
2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang
ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảmnghèo giai đoạn 2006 -
2010 và Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
+ Thí sinh có hộ khẩu thường trú ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn không thuộc các xã đặc biệt khó
khăn cũng được hưởng chế độ ưu tiên như thí sinh có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn.
b) Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệmtrước Bộ GDĐTvề việc duyệt thi tốt nghiệp cho thí sinh thuộc
đơn vị mình. Khâu xét duyệt tốt nghiệp tại đơn vị phải được thực hiện nghiêmtúc theo đúng Quy chế;
nếu có biểu hiện chạy theo thành tích cần phải làmrõ, quy trách nhiệmcụ thể và xử lý đúng mức.
c) Trước khi công bố chính thức danh sách tốt nghiệp, các đơn vị phải gửi dữ liệu báo cáo về Bộ
GDĐT.
PHỤ LỤC 6
CẤUTRÚC CÁC TỆP BÁOCÁOTHI TRẮC NGHIỆM
I. Thôngtincácđơnvị gửi báocáovềCụcKTKĐCLGD(đợt 1)
Tất cả các tệp đơn vị nộp báo cáo về Cục KTKĐCLGD trong phụ lục này đều thống nhất dùng Format
tệp DBF, font TCVN3 (ABC) (phù hợp với chương trình tuyển sinh và chương trình quản lý thi).
Foxpro for DOS: từ phiên bản 2.0 trở về sau.
VFP từ phiên bản 2.6 trở về sau.
Cụmtrường được định nghĩa là 1 trường hoặc nhiều trường phổ thông theo quyết định thành lập các
Hội đồng coi của Sở GD&ĐT.
Tệp 1: Tệp danh mục Hội đồng coi thi (Tệp chứa thông tin Hội đồng coi thi)
Tên tệp: <madonvi>_DSHD.DBF
<madonvi> là mã các đơn vị, quy định của Bộ GDĐT.
Field_name
DONVI
TRUONG
TENTRUONG
TRUONG1
TENTRUONG1
Diễn giải
Mã đơn vị
Mã hội đồng coi thi
Tên hội đồng coi thi
Mã cụmtrường
Tên cụmtrường
Type Len
C 3
C 4
C 60
C 2
C 60
Ý nghĩa của các field:
DONVI
TRUONG
TENTRUONG
TRUONG1
TENTRUONG1
Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Tên hội đồng coi thi (Font TCVN3 (ABC)).
Mã cụmtrường, do các đơn vị tự quy định.
Tên cụmtrường (Font TCVN3 (ABC)).
Tệp 2: Tệp Danh sách thí sinh đăng kí dự thi
Tên tệp: <madonvi>_DSTS.DBF
<madonvi> là mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
(Tất cả thí sinh đăng kí dự thi, kể cả các thí sinh không thi môn trắc nghiệm)
Field_name
DONVI
SBDC
HOTENTS
NGAYSINH
Diễn giải
Mã đơn vị
Số báo danh
Họ và tên thí sinh
Ngày sinh (dạng DD/MM/YY)
Type Len
C 3
C 6
C 30
C 8
TRUONG
TRUONG2
HOKHAU
VANGTHI
TRUONG3
TRUONG4
Mã hội đồng coi thi
Mã trường phổ thông mà học sinh theo học lớp 12 (Mã do
Bộ GDĐTquy định)
Mã hộ khẩu (tỉnh+huyện)
Vắng thi
Mã trường phổ thông mà học sinh theo học lớp 12 (mã do
đơn vị quy định)
Tên trường phổ thông mà học sinh theo học lớp 12
C 4
C 6
C 4
C 1
C 6
C 60
Ý nghĩa của các field:
DONVI Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
SBDC Số báo danh (dạng chuỗi),
HOTENTS
NGAYSINH
TRUONG
TRUONG2
Họ tên thí sinh (Font TCVN3 (ABC)).
Ngày sinh kiểu chuỗi (dạng DD/MM/YY).
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Mã trường THPTmà thí sinh theo học lớp 12, mã này tuân thủ theo quy định mã trường
phổ thông mà Bộ GDĐTquy định khi thí sinh nộp hồ sơ thi ĐH, CĐ.
a) Trong trường hợp bảng mã mà Bộ GDĐTquy định bị sót tên, đơn vị tự đặt thêmmã và kèmtheo một
văn bản quy định các trường hợp riêng này.
b) Trong trường hợp không có thông tin về trường THPTmà thí sinh theo học lớp 12, thì bỏ trắng field
này.
Mã trường THPTdo Bộ GDĐTquy định có thể thamkhảo tại:
http://www.moet.gov.vn
HOKHAU Là mã hộ khẩu thường trú (tỉnh+huyện) mà Bộ GDĐTquy định khi thí sinh nộp hồ sơ dự
thi ĐH, CĐ.
Trong trường hợp không có thông tin về hộ khẩu của thí sinh thì đơn vị bỏ trắng field này.
Mã hộ khẩu thường trú có thể thamkhảo từ cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao
đẳng”.
VANGTHI Vắng thi, đánh dấu vắng thi (ký tự x) cho thí sinh vắng từ 1 môn thi trở lên (kể cả môn thi
tự luận, nếu có).
TRUONG3 Mã trường THPTmà thí sinh theo học lớp 12, mã này do đơn vị quy định (theo quy định
tại Phụ lục 2).
TRUONG4 Tên trường mà thí sinh theo học lớp 12.
Tệp 3: Danh sách thí sinh vắng cho từng môn thi
Tên tệp: <madonvi>_DSVG.DBF
<madonvi> là mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
(Chỉ các thí sinh vắng thi môn trắc nghiệm)
Field_name
DONVI
MAMON
TRUONG
SBDVANG
Diễn giải
Mã đơn vị
Mã môn thi
Mã hội đồng coi thi
Số báo danh vắng thi
Type Len
C 3
C 8
C 4
C 6
Ý nghĩa của các field
DONVI Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
MAMON
TRUONG
SBDVANG
Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD.
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Số báo danh vắng thi.
Tệp 4: Kết quả quét bài thi gốc (dạng text, kèmtheo số báo danh, chưa kiểmdò, chưa sửa đổi, chưa
chấmthi) trước khi xử lí.
Nộp tất cả các tệp text do máy quét xử lý (chưa qua sửa chữa).
(Lưu ý: Gộp chung tất cả các tệp text vào 1 thư mục)
Tên tệp
Các tệp này được đặt tên theo quy ước sau:
<madonvi>_<mahoidong>_<mamonthi>_<malocham>.TXT
Trong đó:
<madonvi> Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
<mahoidong>
<mamonthi>
<malocham>
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD.
Theo lô mà Tổ chấmđặt tên (thông thường là 01=Lô 1).
Format tệp text quét bài thi như sau:
STT Từ cột Số cột Thông tin lưu trữ Ký tự hợp lệ
1 1 42 Thông tin do phần mềmquét quy địnhKhông quy định
2 43 10 Số báo danh
3 53 6 Mã đề thi
4 59 50 Phần trả lời
0 đến 9
0 đến 9
A, B, C, D, Dấu trừ (-), Dấu
sao (*)
5 2 Ký tự xuống hàng (0D0A)
II. Thôngtincácđơnvị gửi báocáovềCụcKTKĐCLGD(đợt 2, chậmnhất ngày14/6)
Tất cả các tệp đơn vị nộp báo cáo về Cục KTKĐCLGD trong phụ lục này đều thống nhất dùng Format
tệp DBF, font TCVN3 (ABC) (phù hợp với chương trình tuyển sinh và chương trình quản lý thi).
Foxpro for DOS: từ phiên bản 2.0 trở về sau.
VFP từ phiên bản 2.6 trở về sau.
Tệp 1: Biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu trả lời trắc nghiệm.
Tên tệp <madonvi>_BBSC.DBF
(Chứa dữ liệu của tất cả các môn thi có trong kỳ thi)
Field_name
DONVI
MAMON
TRUONG
MALOCHAM
MAUTIN
SUAMAUTIN
SBDC
MADE
TRALOI
Diễn giải
Mã đơn vị
Mã môn thi
Mã hội đồng coi thi
Mã lô chấmthi
Mẫu tin
Hình thức sửa bài làm
Số báo danh (nếu có sửa)
Mã đề (nếu có sửa)
Bài làm(nếu có sửa)
Type Len
C 3
C 8
C 4
C 3
N 6
N 2
C 8
C 3
C 100
Ý nghĩa của các field:
DONVI
MAMON
TRUONG
MALOCHAM
MAUTIN
Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD.
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Mã lô chấmcủa 1 môn trong 1 hội đồng coi thi (do thư ký quy định).
Số mẫu tin trong tệp text ban đầu.
Ghi 0 nếu là mẫu tin thêmmới hoàn toàn.
SUAMAUTINHình thức sửa đổi
-1: Huỷ mẫu tin này.
0: Sửa dữ liệu mẫu tin này.
1: Mẫu tin thêmmới so với tệp text.
SBDC Số báo danh (nếu có sửa hoặc thêmmới) (dạng chuỗi).
Với kỳ thi ĐH, CĐ chỉ lưu phần số, không lưu phần mã đơn vị.
MADE Mã đề (nếu có sửa hoặc thêmmới), là mã đề trên bài làmcủa thí sinh.
TRALOI Phần trả lời (nếu có sửa hoặc thêmmới): Mỗi ký tự là câu trả lời tương ứng của bài làmthí
sinh.
- Ký tự thứ 1 dành cho câu hỏi số 1, ký tự thứ 2 dành cho câu hỏi số 2 ...
- Các câu trả lời hợp lệ thì ghi ký tự trả lời là A hoặc B, C, D (chữ in).
- Câu không trả lời thì ghi ký tự: - (dấu trừ).
- Câu thí sinh trả lời từ 2 chọn lựa trở lên thì ghi ký tự: * (dấu sao).
(Nếu số câu hỏi nhỏ hơn 100 để trắng phần thừa ở phía sau của field hoặc có thể giảmbớt chiều
dài của field cho thích hợp).
Tệp 2: Kết quả bài thi chính thức đã chấmthi
Tên tệp <madonvi>_KQCT.DBF.
<madonvi> là mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
(Gộp chung tất cả cảc môn thi vào một tệp)
Field_name Diễn giải Type Len
DONVI Mã đơn vị C 3
MAMON Mã môn thi C 8
SBDC Số báo danh C 6
TRUONG
MALOCHAM
MADE
TRALOI
DIEM
Mã hội đồng coi thi C 4
Mã lô chấm C 3
Mã đề C 3
Bài làm C 100
Điểmthang 10 C 5
Ý nghĩa của các field:
DONVI Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
MAMON Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD .
SBDC Số báo danh (dạng chuỗi).
Với kỳ thi ĐH, CĐ chỉ lưu phần số, không lưu phần mã đơn vị.
TRUONG
MALOCHAM
MADE
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Theo lô mà đơn vị đặt tên (thông thường là 01=Lô 1).
Mã đề, là mã đề trên bài làmcủa thí sinh.
TRALOI Phần trả lời: Mỗi ký tự là câu trả lời tương ứng của bài làmthí sinh.
- Ký tự thứ 1 dành cho câu hỏi số 1, ký tự thứ 2 dành cho câu hỏi số 2 ...
- Các câu trả lời hợp lệ thì ghi ký tự trả lời là A hoặc B, C, D (chữ in).
- Câu không trả lời thì ghi ký tự: - (dấu trừ).
- Câu thí sinh trả lời từ 2 chọn lựa trở lên thì ghi ký tự: * (dấu sao).
(Nếu số câu hỏi nhỏ hơn 100 để trắng phần thừa ở phía sau của field hoặc có thể giảmbớt chiều
dài của field cho thích hợp).
DIEM Là điểmthi thang điểm10 (làmtròn đến 0,5 điểm).
III. Thôngtincácđơnvị gửi báocáovềCụcKTKĐCLGD(đợt 3, chậmnhất ngày05/7)
Tất cả các tệp đơn vị nộp báo cáo về Cục KTKĐCLGD trong phụ lục này đều thống nhất dùng Format
tệp DBF, font TCVN3 (ABC) (phù hợp với chương trình tuyển sinh và chương trình quản lý thi).
Foxpro for DOS: từ phiên bản 2.0 trở về sau.
VFP từ phiên bản 2.6 trở về sau.
Tệp 1: Kết quả quét bài thi gốc (dạng text, kèmtheo số báo danh, chưa kiểmdò, chưa sửa đổi, chưa
chấmthi) trial khi xử lí.
Nộp tất cả các tệp text do máy quét xử lý (chưa qua sửa chữa).
(Lưu ý: Gộp chung tất cả các tệp text vào 1 thư mục)
Tên tệp
Các tệp này được đặt tên theo quy ước sau:
<madonvi>_<mahoidong>_<mamonthi>_<malocham>.TXT
Trong đó:
<madonvi> Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
<mahoidong>
<mamonthi>
<malocham>
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD.
Theo lô mà Tổ chấmđặt tên (thông thường là 01=Lô 1).
Format tệp text quét bài thi như sau:
STT Từ cột Số cột Thông tin lưu trữ Ký tự hợp lệ
1 1 42 Thông tin do phần mềmquét quy định
2 43 10 Số báo danh
3 53 6 Mã đề thi
4 59 50 Phần trả lời
Không quy định
0 đến 9
0 đến 9
A, B, C, D, Dấu trừ (-), Dấu
sao (*)
5 2 Ký tự xuống hàng (0D0A)
Tệp 2: Biên bản sửa lỗi kỹ thuật của phiếu trả lời trắc nghiệm.
Tên tệp <madonvi>_BBSC.DBF
(Chứa dữ liệu của tất cả các môn thi có trong kỳ thi)
Field_name
DONVI
MAMON
TRUONG
MALOCHAM
MAUTIN
SUAMAUTIN
SBDC
Diễn giải
Mã đơn vị
Mã môn thi
Mã hội đồng coi thi
Mã lô chấmthi
Mẫu tin
Hình thức sửa bài làm
Số báo danh (nếu có sửa)
Type Len
C 3
C 8
C 4
C 3
N 6
N 2
C 8
MADE Mã đề (nếu có sửa) C 3
TRALOI Bài làm(nếu có sửa) C 100
Ý nghĩa của các field:
DONVI
MAMON
TRUONG
MALOCHAM
MAUTIN
Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD.
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Mã lô chấmcủa 1 môn trong 1 hội đồng coi thi (do thư ký quy định).
Số mẫu tin trong tệp text ban đầu.
Ghi 0 nếu là mẫu tin thêmmới hoàn toàn.
SUAMAUTINHình thức sửa đổi
-1: Huỷ mẫu tin này.
0: Sửa dữ liệu mẫu tin này.
1: Mẫu tin thêmmới so với tệp text.
SBDC Số báo danh (nếu có sửa hoặc thêmmới) (dạng chuỗi).
Với kỳ thi ĐH, CĐ chỉ lưu phần số, không lưu phần mã đơn vị.
MADE Mã đề (nếu có sửa hoặc thêmmới), là mã đề trên bài làmcủa thí sinh.
TRALOI Phần trả lời (nếu có sửa hoặc thêmmới): Mỗi ký tự là câu trả lời tương ứng của bài làmthí
sinh.
- Ký tự thứ 1 dành cho câu hỏi số 1, ký tự thứ 2 dành cho câu hỏi số 2 ...
- Các câu trả lời hợp lệ thì ghi ký tự trả lời là A hoặc B, C, D (chữ in).
- Câu không trả lời thì ghi ký tự: - (dấu trừ).
- Câu thí sinh trả lời từ 2 chọn lựa trở lên thì ghi ký tự: * (dấu sao).
(Nếu số câu hỏi nhỏ hơn 100 để trắng phần thừa ở phía sau của field hoặc có thể giảmbớt chiều
dài của field cho thích hợp).
Tệp 3: Kết quả bài thi chính thức đã chấmthi sau phúc khảo.
Tên tệp <madonvi>_KQCTSPK.DBF.
<madonvi> là mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
(Gộp chung tất cả cảc môn thi vào một tệp)
Field_name Diễn giải Type Len
DONVI
MAMON
SBDC
TRUONG
MALOCHAM
MADE
TRALOI
DIEM
Mã đơn vị C 3
Mã môn thi C 8
Số báo danh C 6
Mã hội đồng coi thi C 4
Mã lô chấm C 3
Mã đề C 3
Bài làm C 100
Điểmthang 10 C 5
Ý nghĩa của các field:
DONVI Mã các đơn vị, theo quy định của Bộ GDĐT.
MAMON Mã môn thi, theo quy định của Cục KTKĐCLGD.
SBDC Số báo danh (dạng chuỗi).
Với kỳ thi ĐH, CĐ chỉ lưu phần số, không lưu phần mã đơn vị.
TRUONG
MALOCHAM
MADE
Mã hội đồng coi thi, do các đơn vị tự quy định.
Theo lô mà đơn vị đặt tên (thông thường là 01=Lô 1).
Mã đề, là mã đề trên bài làmcủa thí sinh.
TRALOI Phần trả lời: Mỗi ký tự là câu trả lời tương ứng của bài làmthí sinh.
- Ký tự thứ 1 dành cho câu hỏi số 1, ký tự thứ 2 dành cho câu hỏi số 2 ...
- Các câu trả lời hợp lệ thì ghi ký tự trả lời là A hoặc B, C, D (chữ in).
- Câu không trả lời thì ghi ký tự: - (dấu trừ).
- Câu thí sinh trả lời từ 2 chọn lựa trở lên thì ghi ký tự: * (dấu sao).
(Nếu số câu hỏi nhỏ hơn 100 để trắng phần thừa ở phía sau của field hoặc có thể giảmbớt chiều
dài của field cho thích hợp).
DIEM Là điểmthi thang điểm10 (làmtròn đến 0,5 điểm).
PHỤ LỤC 7
CÁC BIỂUMẪUDÙNGTRONGKỲ THI
Danh sách các mẫu: 36 mẫu
(Các mẫukhác nếucó, giữ nguyênnhư kỳ thi năm2011)
TT Tên mẫu
1. M1
2. M2
3. M3
4. M4
5. M5
6. M6
7. M7
8. M8
9. M9
10. M10
11. M11
12. M12
13. M13
14. M14
15. M15
16. M16
17. M17
18. M18
19. M19
20. M20
21. M21
22. M22
23. M23
24. M24
25. M25
26. M26
27. M27
Nội dung
Mã số các đơn vị tổ chức thi
Phiếu đăng ký dự thi
Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo lớp
Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo trường
Danh sách các trường phổ thông
Danh sách thí sinh đăng ký dự thi theo trường/ cụmtrường
Danh sách thí sinh theo phòng thi của trường/ cụmtrường
Danh sách các Hội đồng coi thi
Danh sách thí sinh theo Hội đồng coi thi
Danh sách thí sinh dự thi theo trường (đã có số báo danh)
Bảng ghi tên dự thi (thiếu phần điểmbảo lưu)
Danh sách thí sinh trial phòng thi
Thẻ dự thi
Giấy thi tự luận
Phiếu trả lời trắc nghiệm
Bảng tổng hợp số lượng thí sinh vắng thi và vi phạmquy chế
Danh sách thí sinh vắng thi và vi phạmquy chế
Bảng ghi điểmthi tự luận theo môn
Bảng ghi điểmthi các môn tự luận
Bảng ghi điểmthi
Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi của trường
Bảng tổng hợp Danh sách đề nghị phúc khảo bài thi
Danh sách phúc khảo bài thi tự luận
Danh sách phúc khảo bài thi trắc nghiệm
Báo cáo trước kỳ thi
Báo cáo nhanh coi thi
Báo cáo tổng hợp số liệu và tình hình coi thi
28. M28 Báo cáo sơ bộ kết quả chấmthi và xét tốt nghiệp
29. M29 Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp
30. M30 Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp
31. M31 Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT(tạmthời)
32. M32 Phiếu thu bài
33. M33 Phiếu chấmcá nhân (gửi theo Hướng dẫn chấmthi từng môn tự luận)
34. M34 Phiếu thống nhất điểm
35. M35 Danh sách cấp thẻ cho thí sinh
36. M36 Báo cáo tiến độ chấmthi |
Người ký: CÔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Email: [email protected]
VGP
Cơ quan: VẪN PHÒNG CHÍNH PHỦ
CHINHPHU.VNThời gian ký: 28.08.2024 16:09:03 +07:00
Thr
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 920/QĐ-TTg
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2024
: CỔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
QUYẾT ĐỊNH ĐẾN
Glo:.
Ngày..
$.
28/8/24.
Về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương
về an toàn thực phẩm
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 1460/QĐ-TTg ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 506/QĐ-TTg ngày 13 tháng 06 năm 2024 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2023 của
Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp
liên ngành;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn
thực phẩm
Tên gọi: Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương vè
Điều 2. Chức năng của Ban Chỉ đạo
an toàn thực phẩm.
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng
Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan
trọng, liên ngành về an toàn thực phẩm.
2
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1. Nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất với Thủ tướng chính phủ
phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về
an toàn thực phẩm; kịp thời đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ biện pháp
xử lý trong trường hợp công tác bảo đảm an toàn thực phẩm có những diễn biến
phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên diện rộng.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc
giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về an toàn thực phẩm.
Điều 4. Thành viên Ban Chỉ đạo
- Trưởng ban: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
- Phó Trưởng ban thường trực: Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Các Phó trưởng ban:
+ Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông
+ Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Ủy viên thường trực: Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách lĩnh vực an toàn
thực phẩm.
-
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Thông tin và
Truyền thông, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương;
+ Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc
Đài Tiếng nói Việt Nam;
+ Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Nông
dân Việt Nam.
- Các bộ, ban, ngành, đoàn thể có trách nhiệm cử đại diện lãnh đạo làm
Thành viên Ban Chỉ đạo và gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo.
3
Điều 5. Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách
nhiệm người đứng đầu; các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ
kiêm nhiệm.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó
Trưởng ban và ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của bộ, ngành, cơ quan
mình trong công tác chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm
được giao.
3. Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm bảo
đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để tổ
chức thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo, bảo đảm không làm tăng
đầu mối tổ chức và biên chế.
Điều 6. Chế độ thông tin báo cáo
1. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ theo Quy chế tổ chức hoạt
động và đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
2. Định kỳ trước 31 tháng 12 hàng năm, Bộ Y tế báo cáo tình hình hoạt
động của Ban Chỉ đạo gửi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Điều 7. Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước bảo đảm,
được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của Bộ Y tế và các nguồn
kinh phí hợp pháp khác.
Điều 8. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế
Quyết định số 300/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính
phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn
thực phẩm.
-
1
-
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và
các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm theo
Điều 4 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
-
-
Nơi nhận:
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội;
Tòa án nhân dân tối
cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
-
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ: NN, CN, KTTH, QHQT, QHĐP, TCCV, NC, PL;
- Lưu: VT, KGVX (2). 50
JONG
THE
Ô TƯỚNG
THE
IN
Pham Minh Chính
|
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG-------
Số: 11/2016/TT-BTNMT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2016
THÔNG TƯ
BAN HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG TÁC ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT, ĐÁ CÁC VÙNG MIỀN NÚI VIỆT NAM TỶ LỆ 1/50.000
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Pháp chế.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 8 năm 2016.
Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:- Văn phòng Chính phủ;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;- Kiểm toán nhà nước;- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ TN&MT;- Sở TN&MT các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;- Website Bộ Tài nguyên và Môi trường;- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Lưu: VT, PC, ĐCKS.Nhữ (130b).
KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNGNguyễn Linh Ngọc
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT
CÔNG TÁC ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT, ĐÁ CÁC VÙNG MIỀN NÚI VIỆT NAM TỶ LỆ 1/50.000(Ban hành kèm theo Thông tư số 11/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng cho các dạng công việc sau: Văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công tỷ lệ 1/50.000; Khảo sát thực địa tỷ lệ 1/50.000; Văn phòng tại thực địa tỷ lệ 1/50.000; Văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công tỷ lệ 1/50.000.
2. Các hạng Mục công việc bao gồm: Lộ trình khảo sát sơ bộ; Số hóa các loại sơ đồ; Thi công các công trình khai đào; Lấy mẫu và vận chuyển mẫu từ nơi lấy đến cơ sở phân tích; Phân tích mẫu cơ lý đất nguyên trạng; Phân tích mẫu cơ lý đá; Phân tích mẫu rãnh được áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định tại Thông tư số 11/2010/TT-BTNMT ngày 05/7/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Định mức kinh tế - kỹ thuật này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện công việc Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000.
Điều 3. Điều kiện áp dụng
1. Công tác Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000 khi tiến hành trên vùng có địa hình phân cắt được Điều chỉnh theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
2. Công tác Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000 khi thực hiện trên diện tích khu vực chưa đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 thì được Điều chỉnh hệ số theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
3. Công tác Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000 khi thi công tại vùng có phóng xạ, định mức thời gian được nhân với hệ số 1,33.
Điều 4. Văn bản dẫn chiếu
- Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
- Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước.
- Quyết định số 2321/QĐ-BTNMT ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy định kỹ thuật công tác Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam tỷ lệ 1/50.000.
Điều 5. Định mức kinh tế - kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm:
1. Định mức lao động
a) Định mức lao động là thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm, để thực hiện một bước công việc hoặc công việc. Đơn vị tính là công nhóm/đơn vị sản phẩm.
b) Nội dung của định mức lao động bao gồm:
- Yêu cầu và nội dung công việc: gồm các thao tác chính, thao tác phụ để thực hiện hoàn thành một đơn vị sản phẩm;
- Phân loại khó khăn: các yếu tố cơ bản gây ảnh hưởng đến việc thực hiện của bước công việc, công việc làm căn cứ để xây dựng định mức theo loại khó khăn;
- Định mức biên chế lao động (gọi tắt là “định biên”) xác định cụ thể loại lao động, chức danh nghề nghiệp và cấp bậc công việc;
- Thời gian làm việc theo chế độ lao động quy định:
+ Thời gian làm việc trong năm: 303 ngày;
+ Thời gian làm việc trong một tháng bình quân: 25,25 ngày;
+ Thời gian làm việc trong 01 ngày 8 giờ cho những công việc bình thường; Riêng công tác Lộ trình khảo sát Điều tra hiện trạng và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở tại thực địa, tại vùng núi cao, biên giới, hải đảo thời gian làm việc 6 giờ/ngày;
2. Định mức vật liệu, dụng cụ, thiết bị
a) Định mức nhiên vật liệu, dụng cụ, thiết bị bao gồm: định mức tiêu hao vật liệu, định mức nhiên liệu, định mức sử dụng dụng cụ và định mức sử dụng thiết bị
- Định mức về tiêu hao vật liệu: là số lượng vật liệu cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm;
- Định mức hao mòn dụng cụ và khấu hao thiết bị: là dụng cụ và thiết bị, số ca sử dụng cụ và thiết bị cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
b) Thời hạn sử dụng dụng cụ: đơn vị là tháng; thời hạn khấu hao tài sản cố định thực hiện theo quy định hiện hành.
c) Điện năng tiêu thụ của các dụng cụ, thiết bị dùng điện được tính trên cơ sở công suất và định mức dụng cụ, thiết bị cộng với 5% hao hụt.
Điều 6. Quy định viết tắt
Các cụm từ viết tắt liên quan đến định mức được quy định như sau:
TT
Nội dung viết tắt
Viết tắt
TT
Nội dung viết tắt
Viết tắt
1
Số thứ tự
TT
6
Định mức thời gian
ĐMTG
2
Đơn vị tính
ĐVT
7
Kỹ thuật viên bậc 7
KTV 7
3
Bảo hộ lao động
BHLĐ
8
Kỹ thuật viên bậc 9
KTV 9
4
Lái xe
CN6 (B12)
9
Kỹ sư bậc 2 (Điều tra viên bậc 2)
KS 2
5
Kỹ sư bậc 3 (Điều tra viên bậc 3)
KS 3
10
Kỹ sư chính bậc 5 (Điều tra viên chính bậc 5)
KSC 5
Phần II
ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG TÁC ĐIỀU TRA VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TRƯỢT LỞ ĐẤT, ĐÁ CÁC VÙNG MIỀN NÚI VIỆT NAM TỶ LỆ 1/50.000
Chương I
ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG
Mục 1. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TRƯỚC THỰC ĐỊA VÀ CHUẨN BỊ THI CÔNG
Điều 7. Nội dung công việc
1. Chuẩn bị diện tích nghiên cứu.
2. Thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu hiện có bao gồm: địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, vỏ phong hóa, cấu trúc - kiến tạo, khí tượng thủy văn, thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng trượt lở đất, đá, lũ quét, các tài liệu địa vật lý, tài liệu trắc địa và các báo cáo đi kèm của vùng nghiên cứu và các vùng lân cận ở các tỷ lệ khác nhau.
a) Thu thập dữ liệu viễn thám (ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, kèm theo bộ ảnh phải có sơ đồ bay chụp);
b) Kiểm tra, nghiên cứu thông tin thu thập được từ báo cáo và bản đồ địa chất để phục vụ Mục tiêu lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá;
c) Phân tích đặc Điểm cấu tạo, thành phần thạch học, đặc Điểm liên kết, quan hệ địa tầng của các hệ tầng để phục vụ công tác đánh giá, phán đoán sơ bộ khả năng trượt lở đất, đá;
d) Thu thập tài liệu về Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, mạng sông suối, thảm thực vật; Điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm: đặc Điểm kinh tế, Điều kiện giao thông, dân cư, dân trí, y tế, giáo dục, các cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công - nông nghiệp, giao thông, thủy lợi và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương;
đ) Thu thập tài liệu tai biến địa chất: thu thập các tài liệu Điều tra hiện trạng trượt lở đất đá, bao gồm các tài liệu khảo sát, phân vùng trượt lở đất đá, các báo cáo, đề tài nghiên cứu Điều tra hiện trạng trượt lở đất đá tại các khu vực khảo sát, các bản đồ, sơ đồ hiện trạng trượt lở đất đá; các tài liệu về thiệt hại do trượt lở đất, đá xảy ra trước đó, các tài liệu về công tác khắc phục, dự báo, phòng tránh hiện tượng trượt lở đã được tiến hành.
3. Giải đoán sơ bộ ảnh hàng không, xác định hiện trạng trượt lở đất, đá và các yếu tố liên quan (đứt gãy, thạch học, thảm phủ).
4. Tạo ảnh lập thể tỷ lệ 1/10.000.
5. Tiến hành phân tích, xác định trên ảnh lập thể tỷ lệ 1/10.000 các dạng địa hình có nguy cơ trượt lở đất, đá, kết hợp với giải đoán ảnh hàng không.
6. Chuyển kết quả phân tích lên sơ đồ địa hình cùng tỷ lệ, trên sơ đồ có thể hiện các yếu tố photolement và cấu trúc vòng. Định hướng cho công tác Điều tra khảo sát tại thực địa.
7. Thành lập phiếu Điều tra trượt lở đất, đá; lũ ống, lũ quét; xói lở bờ sông, suối; các Điểm khai thác khoáng sản, công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện.
8. Lập kế hoạch khối lượng công việc; tính toán khối lượng cho từng dạng công việc, mẫu lấy phân tích phù hợp cho từng đối tượng, từng loại công việc, từng diện tích, lập sơ đồ thiết kế thi công và thành lập các sơ đồ: sơ đồ tài liệu thực tế vùng Điều tra trượt lở; thiết kế mặt cắt chi Tiết, các vùng chuẩn, diện tích Điều tra hiện trạng tai biến địa chất và các loại bản đồ chuyên đề (cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy, địa chất thủy văn, địa chất công trình, tai biến địa chất, bảo tồn địa chất), diện tích Điều tra hiện trạng trượt lở chi Tiết; hồ sơ các phân vị địa chất, các mỏ khoáng sản, biểu hiện tai biến địa chất.
9. Dự thảo đề cương, viết phần lời, lập các loại sơ đồ và phụ lục kèm theo.
10. Xác định cơ sở lập dự toán và lập dự toán cụ thể của dự án.
11. Báo cáo trước hội đồng thẩm định đề cương chi Tiết khu vực nghiên cứu Điều tra hiện trạng trượt lở đất, đá, sửa chữa trình phê duyệt.
12. Kiểm tra, kiểm định các thiết bị khảo sát.
13. Chuẩn bị vật tư thiết bị làm việc của các cán bộ khảo sát.
14. Chuẩn bị các thủ tục hành chính, kế hoạch cho khảo sát thực địa.
Điều 8. Định biên lao động
Định biên lao động công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công cho diện tích 100 km2 được quy định như sau:
Nội dung công việc
KSC5
KS3
KS2
KTV9
KTV7
Cộng
Văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công
1
1
3
1
2
8
Điều 9. Định mức thời gian
Định mức thời gian công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công được quy định theo công nhóm/100km2 là 1,77.
Mục 2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Điều 10. Nội dung công việc
1. Chuẩn bị tài liệu, phương tiện, vật tư, trang thiết bị.
2. Nghiên cứu tài liệu mặt cắt chi Tiết địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, vỏ phong hóa nơi thi công.
3. Phát hiện và nghiên cứu các Điểm trượt lở đất, đá, mô tả, xác định vị trí, chụp ảnh, đo đạc các yếu tố hình thái của thân trượt, nhận định quy mô, kiểu, trạng thái hoạt động, mức độ nguy hại (theo phiếu Điều tra quy định tại Quyết định số 2321/QĐ-BTNMT ngày 20/11/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
4. Nghiên cứu xác định các yếu tố tự nhiên, nhân tạo liên quan đến trượt lở, quá trình hoạt động của thân trượt, sơ bộ xác định nguyên nhân gây trượt, biện pháp xử lý, phòng tránh, giảm thiểu hậu quả.
5. Điều tra, thu thập thông tin về: địa chất, hoạt động đứt gãy kiến tạo, các đới phá hủy, đặc Điểm thạch học, đặc Điểm vỏ phong hóa (diện phân bố, bề dày và đặc Điểm thành phần), địa hình, địa mạo, thảm thực vật, đặc Điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình và các tác động của hoạt động nhân sinh, đánh giá mối liên quan với trượt lở đất, đá và tai biến địa chất liên quan trên diện tích nghiên cứu.
6. Kiểm tra đối sánh kết quả giải đoán ảnh viễn thám hay ảnh hàng không với tài liệu địa chất thực tế.
7. Điều tra, tổng hợp và ghi chép thông tin theo yêu cầu của phiếu Điều tra và phân bố các vùng dân cư, các công trình hạ tầng kỹ thuật.
8. Lộ trình kiểm tra chỉnh lý tài liệu và liên kết các tuyến trong và ngoài diện tích đo vẽ.
9. Xác định vị trí thi công các công trình khai đào và vị trí lấy mẫu nghiên cứu, quan trắc theo thiết kế đề án (mẫu cơ lý đất nguyên dạng, cơ lý đá, mẫu rãnh theo quy định tại Quyết định số 2321/QĐ-BTNMT ngày 20/11/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). Các mô tả và ảnh chụp các Điểm lộ và công trình khai đào là cơ sở cho những kết luận trượt lở đất, đá, môi trường địa chất, tai biến địa chất và các Điểm, khu vực có ý nghĩa bảo tồn địa chất.
10. Di chuyển trong vùng công tác.
11. Điều tra, thu thập tài liệu biên tập để thành lập sơ đồ cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy, sơ đồ vỏ phong hóa thực địa khu vực khảo sát, khoanh định diện tích trượt lở đất, đá tại tất cả các Điểm trượt theo kích thước và quy mô thực tế.
Điều 11. Định biên lao động
Định biên lao động công tác khảo sát thực địa cho diện tích 100 km2 được quy định như sau:
Nội dung công việc
KSC 5
KS 3
KS 2
KTV 7
CN6 (B12)
Cộng
Khảo sát thực địa
1
1
1
1
1
5
Điều 12. Định mức thời gian
1. Định mức thời gian công tác khảo sát thực địa được quy định theo công nhóm là 19,79 và được áp dụng cho diện tích khảo sát là 100km2, với các yêu cầu sau:
a) Có số Điểm trượt lở 15/100km2, trong đó có ít nhất 1 Điểm có thể tích khối trượt trên 1.000m3;
b) Diện tích khu vực khảo sát đã được đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000;
c) Độ cao địa hình xác định ở mức từ dương 600 mét đến dương 1200 mét;
2. Định mức thời gian được Điều chỉnh cho công tác khảo sát thực địa như sau:
a) Tăng lên hoặc giảm xuống 2% cho mỗi Điểm trượt lở;
b) Tăng lên hoặc giảm xuống 5% cho mỗi Điểm Điểm trượt lở có thể tích khối trượt trên 1.000m3;
c) Tăng lên 10% cho diện tích khu vực khảo sát chưa đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000.
d) Khi độ cao địa hình khác với quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này thì được Điều chỉnh theo hệ số k quy định như sau.
TT
Độ cao địa hình
Hệ số Điều chỉnh
1
Nhỏ hơn dương 200 mét
0,8
2
Từ dương 200 mét đến dương 600 mét
0,9
3
Từ dương 1200 mét đến dương 1800 mét
1,1
4
Lớn hơn dương 1800 mét
1,2
Mục 3. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI THỰC ĐỊA
Điều 13. Nội dung công việc
1. Hoàn thiện sổ nhật ký thực địa, sơ đồ tài liệu thực tế của diện tích đo vẽ hiện trạng theo quy định tại Quyết định số 2321/QĐ-BTNMT ngày 20/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Chỉnh lý hoàn thiện các tài liệu nguyên thủy thu thập, Điều tra lập tại thực địa, nhận định sơ bộ về tai biến trượt lở đất, đá và các dạng tai biến địa chất liên quan.
3. Sau khảo sát thực địa hoặc sau khi kết thúc một vùng Điều tra, đo vẽ từ 15 ngày đến 20 ngày, phải thực hiện các công việc sau:
a) Chỉnh lý tài liệu thu thập ngoài thực địa; xử lý, giải đoán sơ bộ địa chất các tài liệu địa vật lý, tư liệu viễn thám trên cơ sở tài liệu mới thu thập.
b) Đối sánh kết quả giải đoán với các tài liệu hiện có như: tài liệu địa chất, khoáng sản, địa vật lý, địa hóa.
c) Bổ sung, chính xác hóa các loại sơ đồ tài liệu thực tế Điều tra hiện trạng trượt lở đất, đá, cấu trúc địa chất, mặt cắt địa chất, hình vẽ mô tả trượt lở đất, đá, cấu trúc địa chất - kiến tạo, đới phá hủy, sơ đồ vỏ phong hóa, tài liệu các khu vực Điều tra trượt lở đất, đá chi Tiết, nhập số liệu Điều tra vào cơ sở dữ liệu; khoanh định sơ bộ các diện tích có nguy cơ xảy ra các loại trượt lở đất, đá và các tai biến địa chất liên quan.
d) Xử lý, sắp xếp các loại mẫu, lập phiếu yêu cầu phân tích và gửi đi phân tích, hoàn chỉnh các loại sổ mẫu.
đ) Tổng hợp, xử lý sơ bộ phiếu Điều tra trượt lở đất, đá; lũ ống, lũ quét; xói lở bờ sông, suối; các Điểm khai thác khoáng sản.
e) Khoanh định sơ bộ về trượt lở đất, đá và khả năng trượt lở đất, đá theo diện tích, nhóm lộ trình.
g) Lập báo cáo nhanh về các Điểm có nguy cơ rất cao (nếu có) phục vụ công tác chỉ đạo Điều hành phòng chống thiên tai.
h) Dự kiến kế hoạch công tác cho đợt khảo sát tiếp theo, trong đó chỉ ra các vấn đề địa chất và trượt lở đất, đá cần chú ý Điều tra.
i) Di chuyển nơi ở nội vùng công tác.
k) Nhập số liệu vào máy tính; ứng dụng tin học để xử lý số liệu, thành lập các loại sơ đồ theo quy định.
l) Hoàn thiện các tài liệu thực địa, viết báo cáo kết quả, đánh máy, photo tài liệu và bảo vệ trước Hội đồng nghiệm thu.
Điều 14. Định biên lao động
Định biên lao động công tác văn phòng tại thực địa cho diện tích 100 km2 được quy định như sau:
Nội dung công việc
KSC 5
KS 3
KS 2
KTV 7
Cộng
Văn phòng tại thực địa
1
1
1
1
4
Điều 15. Định mức thời gian công tác văn phòng tại thực địa
1. Định mức thời gian công tác văn phòng tại thực địa được quy định theo công nhóm là 6,29 và được áp dụng cho diện tích khảo sát là 100km2, với các yêu cầu sau:
a) Có số Điểm trượt lở 15/100km2, trong đó có ít nhất 1 Điểm có thể tích khối trượt trên 1.000m3;
b) Diện tích khu vực khảo sát đã được đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000;
c) Độ cao địa hình xác định ở mức từ dương 600 mét đến dương 1200 mét.
2. Định mức thời gian công tác văn phòng tại thực địa được Điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
Mục 4. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG SAU THỰC ĐỊA VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THI CÔNG
Điều 16. Nội dung công việc
1. Ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật tài liệu, kết quả đo đạc, kết quả phân tích mẫu.
2. Phân tích các tài liệu địa vật lý, tư liệu viễn thám để xác định cụ thể ranh giới các diện tích có nguy cơ trượt lở đất đá cao, đã xảy ra trượt lở đất đá trên diện rộng; xác định khả năng xảy ra các tai biến địa chất.
3. Tổng hợp, xử lý thông tin các Điểm khảo sát tai biến địa chất theo các mẫu phiếu Điều tra (trượt lở đất, đá; lũ ống, lũ quét; xói lở bờ sông, suối; các Điểm khai thác khoáng sản).
4. Tổng hợp kết quả nghiên cứu thạch học, địa tầng, địa động lực, hóa, cơ lý, Điều tra tai biến địa chất. Lập, hoàn thiện các bản đồ, sơ đồ để làm rõ cấu trúc, lịch sử phát triển địa chất, làm rõ các yếu tố tác động gây nên trượt lở đất đá, đánh giá khả năng xảy ra trượt lở đất đá và các loại hình tai biến địa chất khác nếu có.
5. Bổ sung và hoàn thiện các bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá, các sơ đồ, bản đồ khu vực Điều tra hiện trạng trượt lở đất, đá chi Tiết trên cơ sở các tài liệu và kết quả mới được phát hiện.
6. Xác định các vấn đề tồn tại cần tiếp tục Điều tra và đề xuất phương pháp, công việc cần thực hiện. Lập kế hoạch cho việc thực hiện các hạng Mục công việc tiếp theo.
7. Đề xuất các biện pháp cảnh báo, quan trắc, phòng tránh, giảm thiểu hậu quả do nguy cơ trượt lở đất, đá và các tai biến địa chất khác liên quan; định hướng công tác nghiên cứu, đánh giá tiếp theo.
8. Sử dụng các phần mềm tin học để xử lý số liệu, thành lập các loại bản đồ theo quy định.
9. Lập báo cáo kết quả Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm định.
10. Hoàn thiện báo cáo kết quả Điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất, đá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 17. Định biên lao động
Định biên lao động công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công cho diện tích 100 km2 được quy định như sau:
Nội dung công việc
KSC 5
KS 3
KS 2
KTV 9
KTV 7
Cộng
Văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công
1
3
1
2
1
8
Điều 18. Định mức thời gian công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công
1. Định mức thời gian công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công được quy định theo công nhóm là 13,85 và được áp dụng cho diện tích khảo sát là 100km2, với các yêu cầu sau:
a) Có số Điểm trượt lở 15/100km2, trong đó có ít nhất 1 Điểm có thể tích khối trượt trên 1.000m3;
b) Diện tích khu vực khảo sát đã được đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000;
c) Độ cao địa hình xác định ở mức từ dương 600 mét đến dương 1200 mét.
2. Định mức thời gian được Điều chỉnh cho công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.
Chương II
ĐỊNH MỨC VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ
Mục 1. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TRƯỚC THỰC ĐỊA VÀ CHUẨN BỊ THI CÔNG
Điều 19. Định mức tiêu hao vật liệu
Định mức tiêu hao vật liệu công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công cho 100km2 được quy định như sau:
TT
Tên vật liệu
ĐVT
Mức tiêu hao
1
Bản đồ các loại tỷ lệ
mảnh
0,60
2
Băng dính 5cm
cuộn
0,18
3
Bút bi
cái
0,79
4
Bút chì kim
cái
0,12
5
Bút kim các loại
cái
0,12
6
Bút đánh dấu dòng
cái
0,12
7
Chì màu
hộp
0,12
8
Tẩy
cái
0,07
9
Bút xoá
cái
0,19
10
Cặp tài liệu nilon
cái
0,65
11
Đĩa CD
cái
0,12
12
Giấy A3
ram
0,13
13
Giấy A4
ram
0,42
14
Bìa màu A4
ram
0,03
15
Bìa mica A4
ram
0,03
16
Giấy in khổ 60cm
m
0,72
17
Giấy in khổ 84cm
m
1,56
18
Giấy kẻ ly khổ 60x80
m
0,41
19
Giấy kẻ ngang
tập
0,48
20
Hộp ghim dập
hộp
0,06
21
Hộp ghim kẹp
hộp
0,11
22
Hộp mực (Catridge) in laze
hộp
0,05
23
Hộp mực (Catridge) photocopy
hộp
0,04
24
Hộp mực (Catridge) in màu
hộp
0,06
25
Sổ tay khổ 15 x 20 cm
quyển
0,18
26
Túi clear bag
cái
1,04
27
Pin tiểu
đôi
0,33
Điều 20. Định mức sử dụng dụng cụ
Định mức sử dụng dụng cụ công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên dụng cụ
ĐVT
Thời hạn (tháng)
Mức
1
Bàn dập ghim nhỏ
cái
12
14,17
2
Bàn dập ghim lớn
cái
24
3,54
3
Bàn làm việc
cái
60
14,17
4
Bàn máy vi tính
cái
60
14,17
5
Tủ đựng tài liệu
cái
60
7,08
6
Chuột máy tính
cái
24
14,17
7
Com pa 32 chi Tiết
bộ
24
3,54
8
Dao dọc giấy
cái
12
14,17
9
Kéo cắt giấy
cái
12
14,17
10
Đèn neon 40w
bộ
24
14,17
11
Đồng hồ treo tường
cái
36
3,54
12
Ghế tựa
cái
60
14,17
13
Ghế xoay
cái
48
14,17
14
Kính lập thể
cái
60
7,08
15
Máy hút ẩm 2kw
cái
60
3,54
16
Máy hút bụi 1,5kw
cái
60
3,54
17
Quạt thông gió 0,04 kw
cái
60
3,54
18
Quạt trần 0,1 kw
cái
60
3,54
19
GPS cầm tay
cái
36
1,77
20
Thước đo độ
cái
24
14,17
21
Thước nhựa 0,5m
cái
24
14,17
22
Thước nhựa 1 m
cái
24
3,54
23
Thước tỷ lệ 3 cạnh
cái
24
7,08
24
Thước vẽ đường cong
cái
24
7,08
25
Ổ cứng di động
cái
24
14,17
26
Ổ cắm lioa 10m
cái
24
14,17
27
USB
cái
24
14,17
28
Máy ảnh
cái
24
3,54
29
Thẻ nhớ máy ảnh
cái
12
3,54
30
Máy tính Casio
cái
12
7,08
31
Kính lúp 20x
cái
24
14,17
32
Bộ lưu điện
cái
12
14,17
33
Hộp tài liệu A4
cái
12
17,71
34
Máy in laser A4-500w
cái
36
3,54
35
Máy scaner A4-0,05kw
cái
36
3,54
36
Điện năng
kwh
18,35
Điều 21. Định mức thiết bị
Định mức sử dụng thiết bị công tác văn phòng trước thực địa và chuẩn bị thi công cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên thiết bị
ĐVT
Mức
1
Máy vi tính - 400w
cái
14,17
2
Máy in Ao - 1kw
cái
1,77
3
Máy Điều hòa 12.000 BTU-2,2 kw
cái
3,74
4
Máy photocopy - 0,99kw
cái
1,77
5
Điện năng
kwh
77,39
6
Phòng làm việc 24m2
phòng
3,54
Mục 2. CÔNG TÁC KHẢO SÁT THỰC ĐỊA
Điều 22. Định mức tiêu hao vật liệu
Định mức tiêu hao vật liệu công tác khảo sát thực địa cho 100km2 được quy định như sau:
TT
Tên vật liệu
ĐVT
Mức tiêu hao
1
Ắc quy ôtô 12V-70A
cái
0,03
2
Bảng phooc nhỏ
cái
0,15
3
Bao tải dứa
cái
2,79
4
Bạt dứa
cái
3,01
5
Bìa A4
ram
0,09
6
Bìa mica
ram
0,09
7
Bút bi
cái
1,20
8
Bút chì kim
cái
0,46
9
Bút kẻ nét kép
cái
0,60
10
Bút kim
cái
0,72
11
Bút xóa
cái
0,34
12
Đĩa CD
hộp
0,09
13
Giấy A3
ram
0,07
14
Giấy A4
ram
0,86
15
Giấy diamat
tờ
0,14
16
Giấy mm
cuộn
0,21
17
Khẩu trang
cái
1,03
18
Pin tiểu
đôi
30,00
19
Lốp ô tô
bộ
0,02
20
Sổ công tác
quyển
0,52
21
Sổ nhật ký
quyển
3,26
22
Tẩy nhật
cái
0,26
23
Túi nilon nhỏ
kg
0,03
24
Túi clearbag
cái
1,72
25
Xăng A92
lít
28,00
Điều 23. Định mức sử dụng dụng cụ
Định mức sử dụng dụng cụ công tác khảo sát thực địa cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên dụng cụ
ĐVT
Thời hạn (tháng)
Mức
1
Ba lô bạt
cái
24
79,14
2
Búa địa chất
cái
24
79,14
3
Can 0,5 lít
cái
12
79,14
4
Cặp đựng tài liệu
cái
24
79,14
5
Compa
cái
24
59,36
6
Cuốc chim
cái
24
39,57
7
Choòng 0,7m
cái
24
39,57
8
Dao phát
con
12
39,57
9
Dao rựa
con
12
39,57
10
Đèn pin
cái
24
79,14
11
E ke
cái
24
39,57
12
Găng tay
đôi
6
79,14
13
Giầy BHLĐ
đôi
6
79,14
14
GPS cầm tay
cái
36
19,79
15
Mũ BHLĐ
cái
12
79,14
16
Ống đựng bản vẽ
cái
24
39,57
17
Quần áo BHLĐ
bộ
12
79,14
18
Quần áo mưa
bộ
12
79,14
19
Tất bảo hộ
đôi
6
79,14
20
Túi lộ trình
cái
12
79,14
21
Thuổng
cái
24
39,57
23
Thước dây vải 20m
cái
12
19,79
24
Thước dây vải 50m
cái
12
19,79
25
Thước đo độ
cái
24
79,14
Điều 24. Định mức thiết bị
Định mức sử dụng thiết bị công tác khảo sát thực địa cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên thiết bị
ĐVT
Mức
1
Máy vi tính xách tay
cái
39,57
2
Ô tô 2 cầu, 7 chỗ
cái
19,79
Mục 3. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG TẠI THỰC ĐỊA
Điều 25. Định mức tiêu hao vật liệu
Định mức tiêu hao vật liệu công tác văn phòng tại thực địa cho 100km2 được quy định như sau:
TT
Tên vật liệu
ĐVT
Mức
1
Ac quy ôtô 12V-70A
cái
0,01
2
Bìa A4
ram
0,02
3
Bìa mica
ram
0,02
4
Bóng điện
cái
0,04
5
Bút bi
cái
0,30
6
Bút chì kim
cái
0,12
7
Bút kẻ nét kép
cái
0,15
8
Bút kim
cái
0,18
9
Bút xóa
cái
0,09
10
Hộp mực (catridge) in laze
hộp
0,04
11
Hộp mực (catridge) photocopy
hộp
0,04
12
Đĩa CD
hộp
0,02
13
Giấy A3
ram
0,02
14
Giấy A4
ram
0,21
15
Giấy diamat
cuộn
0,03
16
Giấy mm
cuộn
0,05
17
Pin tiểu
đôi
10,00
18
Sổ công tác
quyển
0,13
19
Tẩy
cái
0,10
20
Túi nilon nhỏ
kg
0,01
21
Túi clearbag
cái
0,43
Điều 26. Định mức sử dụng dụng cụ
Định mức sử dụng dụng cụ công tác văn phòng tại thực địa cho 100km2, đơn vị tính là ca, được quy định như sau:
TT
Tên dụng cụ
ĐVT
Thời hạn (tháng)
Mức
1
Bàn dập ghim nhỏ
cái
24
25,17
2
Bàn dập ghim lớn
cái
24
6,29
3
Can 0,5 lít
cái
12
25,17
4
Cặp 3 dây
cái
24
25,17
5
Cặp đựng tài liệu
cái
24
25,17
6
Compa
cái
24
6,29
7
Dao dọc giấy
cái
24
12,59
8
Đèn bàn
cái
12
25,17
9
Đèn pin
cái
12
25,17
10
E ke nhỏ
cái
24
25,17
11
Giầy BHLĐ
đôi
24
25,17
12
GPS cầm tay
cái
36
6,29
13
Hòm tôn nhỏ
cái
6
12,59
14
Hòm tôn to
cái
6
6,29
15
Máy in laser A4-500w
cái
36
6,29
16
Máy scaner A4-0,05kw
cái
36
6,29
17
Mũ BHLĐ
cái
12
25,17
18
Ổ cắm lioa 10m
cái
24
25,17
19
Ống đựng bản vẽ
cái
12
12,59
20
Quạt cây
cái
12
12,59
21
Tất sợi
đôi
6
25,17
22
Thước 30cm
cái
12
25,17
23
Thước đo độ
cái
24
12,59
24
Thước eke
cái
12
12,59
Điều 27. Định mức thiết bị
Định mức sử dụng thiết bị công tác văn phòng tại thực địa cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên thiết bị
ĐVT
Mức
1
Máy vi tính xách tay
cái
25,17
2
Máy photocopy- 0,99kw
cái
6,29
Mục 4. CÔNG TÁC VĂN PHÒNG SAU THỰC ĐỊA VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ THI CÔNG
Điều 28. Định mức tiêu hao vật liệu
Định mức tiêu hao vật liệu công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công cho 100km2 được quy định như sau:
TT
Tên vật liệu
ĐVT
Mức tiêu hao
1
Bìa A4
ram
0,04
2
Bìa bóng kính
ram
0,04
3
Bút bi
cái
0,60
4
Bút chì kim
cái
0,23
5
Bút chì kim bấm nhật
cái
0,17
6
Bút kẻ nét kép
cái
0,30
7
Bút kim
cái
0,36
8
Bút xóa
cái
0,17
9
Hộp mực (catridge) in laze
hộp
0,09
10
Hộp mực (catridge) in màu A0
hộp
0,01
11
Hộp mực (catridge) photocopy
hộp
0,02
12
Đĩa CD
hộp
0,04
13
Giấy A3
ram
0,03
14
Giấy A4
ram
0,43
15
Giấy A0
cuộn
0,04
16
Giấy diamat
cuộn
0,07
17
Giấy mm
cuộn
0,10
18
Sổ công tác
quyển
0,13
19
Tẩy nhật
cái
0,13
20
Túi nilon nhỏ
kg
0,02
21
Túi clear bag
cái
0,86
Điều 29. Định mức sử dụng dụng cụ
Định mức sử dụng dụng cụ công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên dụng cụ
ĐVT
Thời hạn (tháng)
Mức
1
Bàn dập ghim nhỏ
cái
48
55,40
2
Bàn dập ghim lớn
cái
36
27,70
3
Cặp 3 dây
cái
12
138,50
4
Cặp đựng tài liệu
cái
24
55,40
5
Compa
cái
24
27,70
6
Dao dọc giấy
cái
12
55,40
7
E ke nhỏ
cái
24
55,40
8
Hòm tôn nhỏ
cái
60
27,70
9
Hòm tôn to
cái
60
27,70
10
Ổ cắm lioa 10m
cái
12
55,40
11
Ống đựng bản vẽ
cái
24
55,40
12
Quạt cây
cái
48
27,70
13
Thước 30cm
cái
24
55,40
14
Thước đo độ
cái
24
27,70
15
Thước eke vuông
cái
24
27,70
16
Bàn làm việc
cái
60
110,80
17
Bàn máy vi tính
cái
60
110,80
18
Ghế tựa
cái
60
110,80
19
Ghế xoay
cái
60
110,80
20
Đèn neon
cái
24
110,80
21
Đồng hồ treo tường
cái
36
27,70
22
Máy hút bụi
cái
60
27,70
23
Máy hút ẩm
cái
60
27,70
24
Quạt thông gió
cái
60
27,70
25
Quạt trần
cái
60
27,70
26
Máy in A4
cái
60
27,70
27
Máy scaner -0,05kw
cái
60
27,70
28
Điện năng
kwh
12
108,00
Điều 30. Định mức thiết bị
Định mức sử dụng thiết bị công tác văn phòng sau thực địa và báo cáo kết quả thi công cho 100km2, đơn vị tính là ca được quy định như sau:
TT
Tên thiết bị
ĐVT
Mức
1
Máy vi tính - 400w
cái
110,80
2
Máy in Ao - 1kw
cái
27,70
3
Máy Điều hòa 12.000 BTU-2,2 kw
cái
13,85
4
Máy photocopy - 0,99kw
cái
13,85
5
Phòng làm việc 24m2
phòng
27,70
6
Điện năng
kwh
486,78
|
BỘTÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
__________
Số: 1951 TCT/ĐTNN
V/vthuếGTGTdịchvụgiám
địnhchotàubiểnnước ngoài
CỘNG HOÀXÃHỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________
HàNội, ngày 29tháng6năm2004
Kính gửi:Công ty TNHHBureau Veritas Việt Nam
(P1A&6, Tầng 6, Saigon Center, 65 Lê Lợi, Q.1, Tp. HCM)
Trả lời công văn số BVVN/627/OHngày 29/5/2004 của Công ty TNHHBureau Veritas Việt Nam(Công ty
BV) về chính sách thuế GTGTđối với dịch vụ giámđịnh trang thiết bị cho tàu biển nước ngoài , Tổng
cục Thuế có ý kiến như sau:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000; Thông tư số 120/2003/TT-BTC
ngày 12/12/2003 và công văn số 4575 TC/TCTngày 29/4/2004 của Bộ Tài chính: dịch vụ giámđịnh
trang thiết bị cung cấp cho phương tiện vận tải quốc tế là dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT. Phương tiện vận tải quốc tế là phương tiện có doanh thu về vận tải quốc tế đạt trên 50% trên tổng
số doanh thu về vận tải của phương tiện đó.
Cơ sở kinh doanh không được khấu trừ và hoàn thuế GTGTđầu vào của hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGTmà phải tính vào nguyên
giá tài sản cố định, giá trị nguyên vật liệu hoặc chi phí kinh doanh.
Tổng cục Thuế trả lời để Công ty BV biết và thực hiện
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
PhạmVăn Huyến |
# QUYẾT ĐỊNH
## ỦY BAN NHÂN DÂN
## TỈNH QUẢNG NAM
**CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM**
*Độc lập - Tự do - Hạnh phúc*
Số: 3653/QĐ-UBND
*Quảng Nam, ngày 14 tháng 12 năm 2021*
### Về việc bổ sung nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 cho Hội Nhà báo tỉnh
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 3567/QĐ-UBND ngày 09/12/2020 của UBND tỉnh về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 622/TTr-STC ngày 10/12/2021.
---
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung nhiệm vụ chi NSNN năm 2021 cho Hội Nhà báo tỉnh, số tiền: 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng), từ nguồn Quản lý hành chính chưa phân bổ trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2021, để tham dự Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Hội Nhà báo tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích và thực hiện thanh, quyết toán theo quy định.
2. Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh kiểm soát chi, thanh, quyết toán theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc: Sở Tài chính, Kho bạc
Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký/.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP;
- Lưu: VT, KGVX, KTTH.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Quang
|
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
Số: 43/2010/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đà Lạt, ngày 03 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Thành lập và Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức,
biên chế của Chi cục Văn thư, Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về Lưu trữ Quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 111/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ Quốc gia;
Căn cứ Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ Quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
Căn cứ Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28/4/2010 của Bộ Nội vụ Hướng
dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các cấp;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Chi cục Văn thư, Lưu trữ trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Lâm
Đồng, trên cơ sở hợp nhất Phòng Quản lý Văn thư, Lưu trữ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh
Lâm Đồng.
Điều 2. Vị trí chức năng của Chi cục Văn thư, Lưu trữ.
1. Chi cục Văn thư - Lưu trữ là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ có chức năng giúp
Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nước về văn thư, lưu trữ
của tỉnh và trực tiếp quản lý tài liệu lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định của pháp
luật.
2. Chi cục Văn thư - Lưu trữ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và
hoạt động của Sở Nội vụ, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
3. Chi cục Văn thư - Lưu trữ có tư cách pháp nhân, con dấu, có tài khoản riêng,
có trụ sở, kinh phí hoạt động do Ngân sách Nhà nước cấp theo quy định pháp luật.
Trụ sở của Chi cục Văn thư - Lưu trữ đặt tại địa bàn thành phố Đà Lạt.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Văn thư – Lưu trữ.
1. Trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm,
các chương trình, đề án, dự án và tổ chức thực hiện chế độ, quy định về văn thư, lưu
trữ;
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về văn thư, lưu trữ;
3. Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Danh mục nguồn và thành
phần tài liệu thuộc diện nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh”;
4. Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Danh mục tài liệu hết giá
trị” của Lưu trữ lịch sử tỉnh;
5. Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Danh mục tài liệu hết giá
trị” bảo quản tại cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh;
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác văn thư, lưu trữ;
7. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư, lưu trữ;
8. Phối hợp với Thanh tra Sở Nội vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về văn thư, lưu trữ;
9. Thực hiện báo cáo, thống kê về văn thư, lưu trữ;
10. Sơ kết, tổng kết công tác văn thư, lưu trữ;
11. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về văn thư, lưu trữ;
12. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu chuẩn bị hồ
liệu đến hạn nộp lưu;
trữ;
13. Thu thập hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh;
14. Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị, thống kê, sắp xếp hồ sơ, tài liệu;
15. Bảo vệ, bảo quản, thống kê tài liệu lưu trữ;
16. Tu bổ, phục chế, và bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
sơ, tài
17. Xây dựng công cụ tra cứu và tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu lưu
18. Thực hiện một số dịch vụ công về lưu trữ;
19. Quản lý tài chính, tài sản và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở
Nội vụ quy định.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Văn thư - Lưu trữ.
1. Lãnh đạo Chi cục:
Chi cục có Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ và trước pháp luật
về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục
trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng và Phó Chi cục trưởng
thực hiện theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Chi cục Văn thư – Lưu trữ (gồm 04
phòng):
- Phòng Hành chính – Tổng hợp.
- Phòng Quản lý Văn thư – Lưu trữ.
- Phòng Thu thập – Chỉnh lý.
- Phòng Quản lý kho và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ.
Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng chuyên môn; bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức trưởng, phó phòng thực hiện theo quy định của
pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
3. Biên chế của Chi cục nằm trong tổng biên chế của Sở Nội vụ được UBND
tỉnh giao hàng năm.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thuộc
tỉnh Lâm Đồng và Chi cục Văn thư, Lưu trữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Huỳnh Đức Hòa
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.